Ngày 14-09-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:02 14/09/2016
19. HAI NAM TƯƠNG PHỐI.
Huyện Thư có miếu Đỗ Xã Di (Đỗ Phủ đã phụ trách Xã Di), người đời sau truyền lại gọi là “Đỗ thập thê” bèn nặn đất sét làm tượng một người phụ nữ đặt trong miếu.
Những người hay bày vẽ chuyện ở trong thành đều nghĩ rằng “tướng công Ngũ Toát Tu” cô đơn không có người phối ngẫu, bèn đem tượng “Đỗ thập thê” qua để kết thành phu phụ.
Thật ra “Ngũ Toát Tu” cũng là “Ngũ Tử Tư” (1) , chỉ là đọc sai mà thôi.
(Quy Điền lục)

Suy tư 19:
Các trẻ em vừa mới được rước lễ lần đầu cãi nhau về các thiên thần là ai: có em thì nói không phải là thiên thần mà là thiên sứ, có em thì nói không phải là thiên sứ mà là thiên thần, còn có em thì nói không phải là thiên sứ cũng không phải là thiên thần, mà là sứ thần. Nhưng thật ra, thiên sứ, thiên thần hay sứ thần cũng là thiên thần của Thiên Chúa mà thôi.
Trong đời sống tín ngưỡng tâm linh, cũng có những lúc chúng ta cũng như các trẻ em không phân biệt được đâu là cái đem lại sự sống đời đời, đâu là cái khiến chúng ta phải chết đời đời, chúng ta gộp hai cái làm một, lẫn lộn với nhau rồi tuyên bố: đạo đời kết hợp.
Đúng là phải đạo đời kết hợp, nhưng kết hợp như thế nào khi có người Ki-tô hữu nói rằng, lễ lạc (thánh lễ) là do Giáo Hội bày vẽ ra chứ Đức Chúa Giê-su không hề làm như thế trong Phúc Âm, cho nên ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng khác cứ đi làm việc kiếm tiền, không cần đi tham dự thánh lễ, chỉ cần tấm lòng là Chúa nhậm lời (!); hoặc có người còn nói rằng, đi xưng tội là chuyện do Giáo Hội bày ra, Chúa cần tấm lòng thống hối ăn năn, cho nên chỉ cần thống hối là được Chúa tha tội, cần chi phải vào toà giải tội thú tội với mấy ông linh mục cũng tội lỗi như ai vậy (!?).vân vân và vân vân...
Thật tội nghiệp cho chúng ta, khi chúng ta gộp trí khôn hèn kém của mình với tình yêu vô cùng thượng trí của Thiên Chúa làm một, chúng ta đem cái ích kỷ nhỏ nhen của mình gộp lại với sự quảng đại to lớn của Thiên Chúa làm một. Đạo đời kết hợp để chúng ta nên thánh là khi chúng ta cố gắng quyết tâm xây dựng một xã hội đời nầy tốt đẹp theo ý của Thiên Chúa, chứ không phải đạo đời kết hợp để rồi chúng ta đem cái lý luận quá ư là con người của chúng ta để phản bác những điều mà Giáo Hội Công Giáo –Mẹ của chúng ta- dạy bảo để con cái được sự sống đời đời.
Đừng gộp việc đạo và việc đời làm một, bởi vì của Xê-da thì trả cho Xê-da, của Thiên Chúa thì trả cho Thiên Chúa, nhưng cần phải phân biệt rõ ràng đâu là việc của Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:04 14/09/2016

6. Rước Thánh Thể có thể nhắc nhở chúng ta phát xuất hành động yêu thương, yêu thương này có thể tiêu diệt tội lỗi của chúng ta.

(Thánh Thomas Aquinas)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

---------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Thiên Đàng Hay Trần Thế
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
21:21 14/09/2016
Thiên Đàng Hay Trần Thế

SUY NIỆM TIN MỪNG Chúa Nhật XXV - C

(Lc 16, 1-13)

Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta thực hiện một sự lựa chọn dứt khoát trong cuộc sống: hoặc Thiên Chúa hoặc tiền bạc, chúng ta không thể là một Kitô hữu “nửa vời” muốn cả “thiên đàng và trần thế”, lời Chúa Giêsu tuyên bố : “Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại làm tôi tiền của được” (Lc 16,13).

Một Kitô hữu không thể có cả thiên đàng và trần thế

Là một hiện tượng nhân sinh, tiền không bao giờ hoàn toàn có tính khách quan. Vì mang chiều kích tương giao, nơi tiền tiềm ẩn những điểm mơ hồ, nước đôi. Theo thánh Phaolô thì : “Cội rễ sinh ra mọi điều ác là lòng ham thích tiền bạc” (1Tm 6,10). Tiền là chỗ dựa không vững chắc, là thước đo lường sai và với sự quyến rũ của tiền, con người có nguy cơ bị tiền chế ngự.

Không chắc chắn, dụ ngôn người phú hộ là một bằng chứng : “Đồ ngốc, nội đêm nay người ta sẽ đòi mạng ngươi, thì những gì ngươi đã sắm sẵn đó sẽ về tay ai?” (Lc 12,20). Câu hỏi của chính Thiên Chúa đòi buộc chúng ta chất vấn và tự hỏi về giá trị thực sự của tiền bạc.

Thước đo lường sai : Thần Tiền biến chúng ta trở thành kẻ nô lệ. Ơn huệ và tính nhưng không bị đào thải. Con người quên đi ước muốn căn bản đầu tiên là sự sống, một ơn nhưng không do Chúa tặng ban ngay từ lúc mới sinh. Người giầu xây thêm kho lương cho mình và nghĩ mình có thể tận hưởng phần còn lại của đời mình (x. Lc 12,19). Tiếc thay, cái lý luận về số lượng lại tạo ra sự rầu rĩ và một lương tâm bất an.

Tiền chế ngự con người : Thần Tiền tạo ra ảo giác rằng khi có tiền, người ta có thể có được mọi thứ, mọi ước muốn sẽ được thoả mãn, và qua đó, tiền biến con người thành kẻ tôn thờ tiền thay vì tôn thờ Thiên Chúa. Người Kitô hữu muốn cả thiên đàng lẫn trần thế là điều không thể.

Tiền làm cho chúng ta xa Chúa

Vì ham thích tiền mà một số người bị sức mạnh của đồng tiền lôi cuốn khiến họ xa rời đức tin và thậm chí, đức tin yếu dần và đi đến chỗ mất đức tin. Một khi người ta dành tình yêu cho tiền và hướng về tiền, thì tiền làm cho người ta xa rời Thiên Chúa, nên chúng ta phải chọn lựa, chúng ta không thể làm tôi Thiên Chúa và làm tôi tiền của được. Chúng ta không thể. Hoặc là Thiên Chúa hoặc là tiền của.

Có ba điều : sự giàu có, hư danh và kiêu ngạo làm cho chúng ta xa cách Chúa. Đó là lý do vì sao chúng quá nguy hiểm, vì nó làm cho chúng ta hư vô và nghĩ rằng mình quan trọng. Lúc nghĩ rằng mình quan trọng, là lúc chúng ta đánh mất cái đầu và mất luôn chính bản thân mình.

Trong Mười Điều Răn, không có điều răn nào nói về tiền bạc. Tuy nhiên, chúng ta có thể lỗi phạm Điều Răn Thứ Nhất, nếu chúng ta hành động vì tiền. Đây là tội thờ ngẫu tượng. Ma quỷ luôn cám dỗ người ta về: sự giàu có, thỏa mãn; tự phụ, kiêu ngạo. Sau cùng, tiền trở nên thần tượng để chúng ta tôn thờ nó và loại bỏ Thiên Chúa ra ngoài.

Sống lời khuyên Phúc Âm

Điều mà Chúa muốn chúng ta là thoát khỏi mãnh lực của đông tiền, Giêsu khuyên chúng ta : “Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu, để khi mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời.” (Lc 16, 9).

Câu nói của thánh Ambrosio thành Milan thật mãnh liệt : “Anh cho người nghèo không phải tiền của anh, nhưng anh hãy trả cho người nghèo phần thuộc về họ, bởi vì tất cả những gì của chung là của mọi người, anh lại lấy làm của riêng. Đất đai là cho mọi người, không phải sở hữu riêng của người giầu”. Thánh Phaolô cũng nói, “những gì chúng ta có chẳng phải là chúng ta đã nhận được đó sao? ” (1Cr 4,7). Đó là sự nghịch lý của người tín hữu trong việc sự dụng tiền của. Dunn và Norton cho rằng, làm cho người khác hạnh phúc trước và chắc chắn bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc sau. Đây là một điều hiển nhiên, nhưng thật ngạc nhiên, quá nhiều người quên rằng, đây là điều phù hợp với tinh thần Kitô.

Như thế, khi người nghèo xin ta, họ không làm ta nghèo đi, nhưng là dịp cho ta thực thi đức Ái. Trước mặt Chúa, họ là người tạo dịp để ta học cho đi. Cái ta cho đi không làm ta mất mát gì nhiều, nhưng đó là dịp để giúp đỡ tha nhân sống và tìm lại phẩm giá của họ. Tóm lại, nhờ người nghèo mà ta có dịp tích luỹ cho mình kho tàng trên trời.

Của cải vật chất là những thực tại tốt hảo do Thiên Chúa tặng ban, chúng ta phải yêu mến chúng. Nhưng chúng ta không thể “tôn sùng quá đáng” vì Chúa mới là Đấng chúng ta tôn thờ ; chúng ta phải thanh thoát với chúng. Của cải là để phụng sự Thiên Chúa và phục vụ đồng loại; không được dùng để loại trừ Thiên Chúa ra khỏi con tim và việc làm của chúng ta.

Chúng ta không phải là chủ nhân ông đối với của cải vật chất, mà chỉ là những viên quản lý; chúng ta còn làm ra chúng trong theo khả năng của chúng ta (x. Mt 25,14-30).

Đừng để mình rơi vào sự tham lam; phải thực hành sự rộng lượng, vì đây là một nhân đức Kitô giáo chúng ta nên sống, giàu và nghèo, mỗi người tuỳ theo hoàn cảnh mà chia sẻ cho người khác!

Người Kitô hữu được mời gọi sống tinh thần khó nghèo trong sự chia sẻ. Theo truyền thuyết, thánh Gioan Kim và thánh Anne, song thân của Đức Maria, mỗi năm họ chia thu nhập làm ba phần, một phần cho người nghèo, một phần dâng vào Đền thờ, và phần còn lại cho cuộc sống gia đình. Chắc chắn ai cũng muốn có thêm tiền để đáp ứng mọi nhu cầu, nhưng thực tế mà nói thì không phải dễ.

Chúng ta phấn đấu gia tăng của cải vật chất để có thể đóng góp nhiều hơn cho giáo xứ, giáo phận, ban bác ái, và tông đồ. Nếu chúng ta tích lũy của cải vật chất cho chính mình, chúng ta là người ích kỷ, như viên quản lý trong Tin Mừng, bí mật, ăn cắp, tham lam và cứng lòng, cản trở anh chị em nghĩ đến nhu cầu của người khác? Hãy nhớ lời thánh Phaolô, “Thiên Chúa yêu thích kẻ cho đi cách vui vẻ” (2 Cr 9,7). Vậy hãy ở rộng lượng.

Lạy Chúa, giữa sự cuốn hút của thế gian, xin giúp con biết yêu mến thiên đàng, chọn Chúa làm gia nghiệp đời con. Amen.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Khôn ngoan của con cái sự sáng
Lm. Vũ Xuân Hạnh
07:13 14/09/2016
KHÔN NGOAN CỦA CON CÁI SỰ SÁNG

Chúa Nhật 25 THƯỜNG NIÊN NĂM C

Chúng ta vừa kỷ niệm tròn 15 năm, chủ nghĩa khủng bố tấn công nước Mỹ, giết chết gần 3.000 người cùng lúc (11.9.2001 – 11.9.2016). Kể từ đó đến nay, khủng bố như bóng ma kinh hoàng ám ảnh nhân loại.

Mạng lưới khủng bố ngày càng mạnh, càng lan rộng nhiều vùng, nhiều quốc gia và càng tấn công nhiều nơi trên thế giới hơn. Hành động của chúng táo tợn hơn, tàn bạo hơn. Chúng điên cuồng và hăng máu hơn. Chúng tấn công bất kể người đó là ai, cho dù trẻ con hay phụ nữ. Đối với chúng, càng sát hại được nhiều, càng gây tiếng vang lớn, càng làm cho mọi người hoang mang, càng thành công.

Những kẻ ấy là ai? Đó là những kẻ rất khôn ngoan, biết suy nghĩ, khả năng tính toán rất cao. Vì thế họ biết cách chọn lựa những phương án hành động tội ác, nhưng kín đáo, không ai có thể phát hiện. Rất tiếc sự khôn ngoan ấy đã bị lạm dụng, đã đặt sai chỗ, vì thế trở nên quá nguy hiểm cho nền hòa bình của thế giới, nguy hiểm cho sự sống của con người.

Trong đời sống thường nhật, chúng ta vẫn nghe nhiều đến sự khôn ngoan. Một người ăn nên làm ra, người ta bảo anh ta khôn ngoan. Ai đó ăn nói lợi khẩu, nói những lời duyên dáng, khoan thai, nói những lời hay, ý đẹp không làm phật ý người nghe, họ được gọi là khôn ngoan.

Hay ai đó có thể đoán biết ý đồ xấu của người khác, và tránh né được sự hãm hại dành cho mình, cũng là người khôn ngoan. Một em học sinh khôn ngoan biết chăm lo cho việc học tập của mình, học ngày một tiến tới. Ngay cả một người giỏi mánh khóe, xu nịnh, làm giàu bằng móc ngoặc, ăn cắp của công, hối lộ, tham nhũng… cũng được gọi là khôn ngoan.

Cũng vậy, hôm nay trong dụ ngôn Người quản lý, một bên Chúa Giêsu gọi anh ta là bất lương, bên kia Chúa cũng dùng một kiểu nói mà thói thường người đời vẫn nói: Đó là gọi người quản lý bất lương kia đã hành động khôn khéo. Vì anh ta đã sử dụng trí thông minh, sự gian dối, xảo quyệt của mình để hưởng lợi, để thỏa mãn những tính toán vụ lợi cho riêng mình.

Ở đây có một vấn đề được đặt ra là: Vậy Chúa khen ngợi người quản lý bị coi là bất lương ấy? Bởi đó cũng sẽ là bài học cho chúng ta? Chắc không ai ngây thơ đến nổi nghĩ như thế. Vì ngay sau đó, Chúa Giêsu đã phân biệt rạch ròi: “con cái thế gian” và “con cái sự sáng”.

Đã gọi là con cái thế gian, nó chẳng bao giờ thuộc về thế giới của con cái sự sáng, nhưng nó chỉ thuộc về cuộc đời này, đi xa hơn, nó tắm mình và chìm đắm trong cuộc đời này. Vì thuộc về thế gian, con cái thế gian sẽ giỏi mọi ngóc ngách, mọi luồn lách để có thể có được càng nhiều, càng tốt những bảo đảm cho bản thân khi sống trong cuộc đời này.

Bởi vậy, nếu chỉ nhìn về phía thế gian với một tâm hồn chỉ toàn chiếm hữu, vụ lợi, ích kỷ…, thì đúng là “con cái thế gian khôn ngoan hơn con cái sự sáng”.

Phân biệt rạch ròi giữa “sự sáng” và “thế gian” cho thấy sự tối tăm của thế gian là đêm tối giăng mắc đầy hiểm nguy. Làm sao bóng tối ấy lại có thể là bài học cho chúng ta!

Chúa Giêsu cũng không khen ngợi việc làm bất lương của người quản lý. Đúng hơn, Chúa chỉ nhắm đến việc sử dụng trí thông minh, sự khôn ngoan sao cho phù hợp, đúng nơi, đúng lúc, nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho đời sống của mình.

Trên hết, ta phải hiểu đây là một so sánh, Chúa đưa ra để giúp ta chọn lựa thái độ sống theo đòi hỏi của đức tin. Vì nếu con cái thế gian dùng sự khôn ngoan của nó để sống, thì con cái của ánh sáng hãy dùng sự khôn ngoan trong đức tin để đạt đến sự sống đời đời.

Vậy, qua câu chuyện người quản lý bất lương, Chúa kêu mời chúng ta rút ra từ đó những ý nghĩa, những bài học cần thiết cho đời sống đức tin của mình. Vì có khi đổ vỡ của người khác, ngay cả tội lỗi của chính mình hay của ai đó, cũng có thể là bài học kinh nghiệm cần thiết cho chúng ta sống tốt hơn, đến gần Chúa hơn, biết xa tránh mọi dịp tội hơn. Vì nếu chiếc xe trước đã đổ trên lối mòn, thì xe sau phải tìm lối khác mà đi cách đường hoàng hơn, an toàn hơn.

Đó là sự khôn ngoan. Đó cũng chính là “con cái của sự sáng”. Vì sự khôn ngoan của con cái sự sáng là luôn biết nhận ra chính mình, để không bao giờ tự biến mình thành mối nguy cho mình hay cho anh chị em.

Còn hơn thế, sự khôn ngoan của con cái sự sáng sẽ dẫn họ đi trên con đường có tên Giêsu để mỗi ngày tự hoàn bị mình nhờ chính mẫu gương sống của Chúa Giêsu và Lời Người dẫn lối. Tắt một lời, sự khôn ngoan của người tín hữu Kitô là đi trên Chính Lộ mà chính Chúa Giêsu đã vạch ra.

Chính Lộ ấy, sự khôn ngoan ấy là một lối sống được tóm gọn trong Tám mối Phúc thật như sống nghèo khó, hiền lành, chấp nhận Thánh giá, khao khát sự công chính, thương yêu anh chị em, giữ tâm hồn thanh sạch để sống thánh thiện, biết gây bầu khí hòa bình, chấp nhận mọi thử thách vì lòng yêu mến Chúa. Đi trên chính lộ do chính Chúa Giêsu khai mở, ta sẽ chẳng bao giờ phải lo lạc lối.

Bạn thân mến, là Kitô hữu, bạn và tôi có chính đời sống của Chúa Kitô làm mẫu mực và có chính Lời của Người làm chuẩn mực cho mọi suy nghĩ, hành vi, lối sống của mình. Bởi vậy, vì là Kitô hữu, sự khôn ngoan của bạn và tôi, không phải là sự không ngoan mà ta vẫn nghe thấy trong đời thường quanh mình, càng không thể chấp nhận thái độ chỉ chọn lựa sống khôn ngoan theo thói đời mà làm cho đời sống đức tin trở thành tăm tối.

Sự khôn ngoan của Kitô hữu chỉ có một con đường, đó là ướm mình theo khuôn mẫu của đời sống Chúa Kitô và sống theo Lời Người dạy mà tám mối phúc thật là bảng tóm gọn của những lời dạy ấy.

Từ những hình ảnh cụ thể của tội ác khủng bố, đến hình ảnh của một người khéo vun quén cho đời sống trần gian của mình mà Chúa Giêsu cho thấy trong vụ ngôn Người quản lý bất lương, chúng ta rút ra bài học đáng giá cho mình: sự khôn ngoan của người tín hữu là trở nên giống Chúa Kitô để được Thiên Chúa yêu thương, đón nhận.

Bạn ạ, đời sống Kitô hữu có một nỗi giằng co lớn lắm. Đó là vì ta cũng giống như anh chị em mình: rất say mê cuộc đời, say mê không thua bất kỳ ai. Nhưng ta cũng lại rất say mê vĩnh cửu, say mê đến tận cùng.

Bởi vậy chúng ta hãy làm sao để có thể gặp cái vĩnh cửu trong cái mau qua; vui chơi như mọi người nhưng vẫn tìm niềm vui thiên quốc; làm việc và sống trong cuộc đời, nhưng cũng thăng tiến Nước Trời trong chính cuộc đời ấy.

Sự khôn ngoan của chúng ta, những người Kitô hữu đó là sự khôn ngoan biết để Chúa đi vào toàn bộ cuộc đời mình.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tông Huấn ‘Amoris Laetitia’ là Cẩm nang hướng dẫn cho hôn nhân.
Bùi Hữu Thư
05:21 14/09/2016

Tuần Báo Arlington Catholic Herald, 7-14, tháng 9, 2016

‘Amoris Laetitia’, Tông Huấn năm 2016 của Đức Thánh Cha Phanxicô về hôn nhân và đời sống gia đình, không chỉ là một khí cụ lợi ích cho các chương trình của giáo xứ, nhưng còn cung cấp những huấn dụ thực tiễn cho các cặp đính hôn.

Đức Thánh Cha viết như sau trong suy niệm của ngài về Thượng Hội Đồng Giám Mục tháng 10, năm 2015: “Việc học biết cách yêu thương một người nào đó không tự động xẩy ra, và cũng không thể được giảng dậy trong một khóa huấn luyện ngay trước phép hôn phối.”

Ngài cũng viết rằng mục tiêu chính yếu của chương trình chuẩn bị hôn nhân của các giáo xứ phải là giúp đỡ cho các cặp đã đính hôn “học cách thật sự yêu thương người mà chàng hay nàng dự tính sẽ chia xẻ suốt cuộc đời với mình.”

Ngài đề nghị rằng các cặp đính hôn phải học hỏi trước hết nơi cha mẹ họ, và sau đó là nơi các chương trình của giáo xứ. Đức Thánh Cha cũng khuyên họ nên tận dụng Bí Tích Hoà Giải để tìm được sự thương xót và “sức mạnh hàn gắn chữa lành,” và cũng phải suy niệm về các bài đọc đã được lựa chọn cho Thánh Lễ Hôn Phối của họ, nhất là ý nghĩa của việc họ trao nhau nhẫn cưới.

Trên phương diện thưc tiễn, ngài lưu ý về cảm nghiệm “bị kiệt sức hay căng thẳng” của nhiều lứa đôi vào ngày cưới, và đề nghị nên tránh tình trạng này bằng các nghi thức giản dị hơn.

Ngài nói giống như người cha một cô dâu: “Hãy có can đảm để làm những gì khác người. Đừng để cho mình bị lối cuốn bởi một xã hội tiêu thụ và những bề ngoài trống rỗng. Điều quan trọng là tình yêu chia xẻ cho nhau, phải được tăng sức và thánh hóa bởi ân sủng.”

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng viết trong “Amoris Laetitia” là có nhiều lý do để các cặp trẻ tuổi không làm đám cưới – lý do tài chánh và sợ hãi hôn nhân sẽ giới hạn sự tự do của họ.

Để chống lại các tư tưởng này, ngài nói các cặp trẻ tuổi cần được giúp đỡ để khám phá ra hấp dẫn của một sự kết hợp hoàn toàn khi nâng cao được chiều kích xã hội của đời sống, giúp cho tình yêu chăn gối có ý nghĩa xâu đậm, và có lợi ích cho con cái vì cung ứng cho chúng nội dung tốt đẹp nhất cho sự trưởng thành và phát triển.”

Ngài cũng nói rằng những người phụ trách chương trình dự bị hôn nhân nên cố gắng không
nhồi sọ họ với quá nhiều tài liệu, thay vào đó nên chú trọng vào việc giúp họ chấp nhận các giáo huấn của Giáo Hội và tìm kiếm các khuyên cáo và các chương trình thực tiễn.

Đức Thánh Cha đề nghị rằng các chương trình chuẩn bị hôn nhân cần phải giúp cho các cặp đính hôn nhận biết các vấn đề sẽ xẩy ra và những nguy hiểm họ có thể phải đối phó.

Ngài nói: “Bằng cách này các lứa đôi ý thức được sự khôn ngoan của việc cắt đứt mối tương quan khi có thể tiên đoán là sẽ thất bại và có những hậu quả đau đớn.”

Đức Thánh Cha cũng nói rằng “có nhiều cặp lấy nhau mà không thực sự hiểu biết nhau.” Muốn tránh điều này, ngài nói: họ cần phải thảo luận về những gì họ chờ đợi và mong muốn nơi hôn nhân và cuộc sống chung họ hy vọng sẽ có thể cùng chung xây với nhau sẽ ra sao.

Ngài nói: Hôn nhân không phải là “điểm cuối con đường”, nhưng là “một ơn gọi cam kết suốt đời, dựa trên một quyết định vững chắc và thực tế là sẽ cùng nhau đối phó với mọi thử thách và các giây phút khó khăn. “

Đức Thánh Cha cũng khuyên các cặp đính hôn hãy tiếp tục tìm kiếm sự trợ giúp của cha mẹ họ sau ngày cưới và nhất là trong các năm đầu của cuộc sống chung.

Ngài viết: “Các tình yêu trẻ cần phải tiếp tục nhẩy múa trên hành trình hướng về tương lai với niềm hy vọng bao la.”

Ngài tiếp: “Chính niềm hy vọng này là men nồng trong những năm đầu của việc đính hôn và hôn nhân giúp cho họ có thể vượt thắng các tranh cãi, mâu thuẫn và xung khắc, và có thể nhìn mọi sự trong một viễn cảnh rộng lớn hơn.”

 
ĐTC Phanxicô :''Giết người nhân danh Thượng Đế đúng là ác qủy''
Lê Đình Thông
07:19 14/09/2016
Đức Thánh Cha PHANXICÔ : ‘‘GIẾT NGƯỜI NHÂN DANH THƯỢNG ĐẾ ĐÚNG LÀ ÁC QUỶ SATAN’’

Vào lúc 7 giờ sáng ngày 13/09/2016 (nhằm lễ Suy tôn Thánh giá), tại nguyện đường Sainte-Marthe trong khuôn viên Tòa thánh Vatican, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử hành thánh lễ tưởng niệm cố linh mục Jacques Hamel bị quân khủng bố Daesh chặt đầu sáng 26/07/2016, trong lúc đang dâng lễ tại thánh đường Saint-Etienne-du-Rouvray.

Đức Thánh Cha mặc phẩm phục casula màu đỏ tưởng nhớ vị linh mục suốt đời tôn thờ thánh giá, hy sinh và hiến dâng cuộc sống vì Thiên Chúa.

Đức Cha Dominique Lubrun, giám mục giáo phận Rouen (Pháp), nhiều linh mục, các thân nhân cố linh mục Hamel và khoảng 80 tín hữu giáo xứ Saint-Etienne-du-Rouvray đã dự thánh lễ.

Trong bài giảng dài 45 phút, Đức Thánh Cha Phanxicô tuyên dương ‘‘vị linh mục tử đạo đã dâng hiến cuộc sống cho chúng ta. Ngày nay, con số các vị tử đạo còn nhiều hơn Giáo Hội sơ khai. Các tín hữu được phúc tử đạo, bị chặt đầu, vì họ không chối bỏ Chúa Kitô. Cha Jacques Hamel có trong số các vị tử đạo xuyên suốt lịch sử. Chúng ta cầu nguyện ngài trong số các tiền nhân tử đạo. Cái chết hào hùng của ngài đem lại cho chúng ta tình huynh đệ, sự an hòa và lòng cam đảm để nói lên điều này : nhân danh Thượng Đế để giết người chính là hành động của ác quỷ satan. Việc cha Hamel hiền lương, chính trực, nhân ái bị sát hại như một tội phạm đã hào hùng vặt mặt chỉ tên kẻ sát nhân. Này quỷ satan, hãy xéo đi.’’

Tưởng cũng nên nhắc lại ngày 27/07/2016, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ngỏ lời với báo chí trong khuôn khổ Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Ba Lan như sau : ‘‘Thánh nhân linh mục Hamel chịu chết đúng vào lúc dâng Thánh lễ để cầu nguyện cho toàn thể Hội thánh được hiệp nhất, cho các tín hữu.’’ Ngài còn nhận định thế giới hiện trong tình trạng chiến tranh vì đã đánh mất bình an đích thực.’’

Ngày 31/07/2016, ngài tuyên bố : ‘‘Đạo nào cũng có một nhóm nhỏ cực đoan. Lời nói và việc làm của họ đều là hành động giết người. Cái chết của cha Jacques đã nói lên điều này. Một sứ thần Tòa thánh tại một nước châu Phi cho biết có nhiều tín đồ hồi giáo đến nhà thờ cầu nguyện trước thánh tượng Đức Bà.’’ Ngài nói tiếp : ‘‘Có bao nhiêu người trẻ thất nghiệp, nghiện ngập xì ke ma túy, rượu chè, rồi rơi vào cạm bẫy cực đoan. Tổ chức Daesh hiện nguyên hình bạo động. Trên bờ biển Lybie, họ giết hại những người Ai cập. Nhưng nói cho cùng, Daesh cũng chỉ là một thiểu số cực đoan mà thôi.’’

Phát biểu sau thánh lễ, linh mục Lhermitte thuộc giáo phận Rouen cho rằng ‘‘cuộc hành hương của chúng tôi là để cầu nguyện cho mọi người.’’ Cha Hamel là một vị thánh tử đạo của Giáo Hội giữa thế giới hôm nay, như ca nguyện tử đạo nước ta : ‘‘Càng đau đớn nhiều, càng thêm hoa trên đường mới ; dắt lên chốn trời cao còn hạnh phúc nào hơn.’’

Giáo xứ Paris, ngày 14/09/2016

Lê Đình Thông
 
Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích vấn đề ban bí tích cho những người đã ly dị và tái hôn
Trần Mạnh Trác
18:12 14/09/2016

Vatican, 13 Tháng 9 2016: Theo EWTN News, Đức Thánh Cha Phanxicô vừa mới viết thư riêng chấp thuận những thể thức mục vụ mà các giám mục Buenos Aires đã phê duyệt về việc tái hôn ly dị dựa vào tông huấn Amoris Laetitia về gia đình.

Trong bức thư, Ngài nhấn mạnh đến điều căn bản này, là những đáp ứng mục vụ cho những người đã ly dị và tái hôn, không bao giờ nên tạo ra sự nhầm lẫn về giáo huấn hôn nhân là bất khả phân ly cuả Giáo Hội, nhưng cũng có thể cho phép họ được nhận các bí tích trong những giới hạn cụ thể. Có thể bao gồm các tình huống khi một hối nhân ở trong một tình trạng giảm khinh (under attenuated culpability,) thí dụ nếu phải bỏ nhau thì có thể gây nguy hại cho con cái của mình.

Các giám mục của khu vực Buenos Aires đã viết các tiêu chí cơ bản cho hàng linh mục dựa theo tông huấn Amoris Laetitia của Đức Giáo Hoàng.

Đức Giáo Hoàng đã thảo luận các tiêu chí này trong một lá thư ngày 5 tháng 9 gửi đến Đức Giám Mục Sergio Alfredo Fenoy của San Miguel, là một đại biểu trong cuộc hội thảo khu vực cuả các giám mục Buenos Aires, Argentina.

"Bản văn thì rất tốt và đã thấu triệt một cách đầy đủ ý nghĩa của chương thứ tám của 'Amoris Laetitia'," Đức Giáo Hoàng Phanxicô viết. "Không có cách giải thích nào khác. Và Ta chắc chắn nó sẽ tạo ra nhiều điều tốt đẹp. Nguyện xin Chúa chúc lành cho những nỗ lực bác ái mục vụ này cuả ĐGM. "

Nhắc lại, chương tám Amoris Laetitia đã gây ra nhiều tranh cãi. Một số lập luận cho rằng bản tông huấn loại bỏ kỷ luật hôn nhân cuả Giáo Hội khi cho phép một số trường hợp ly dị-và-tái hôn nhận lãnh Bí Tích Thánh Thể "mà không cần phải thay đổi cách sống của họ."

ĐGH nói việc bác ái trong mục vụ "đưa chúng ta tiếp cận với những người đã bị trôi đi (rối đạo), và một khi chúng ta gặp họ, chúng ta phải bắt đầu một con đường chào đón, đồng hành, nhận thức sáng suốt và đưa hội nhập vào cộng đồng cuả Giáo Hội."

Bản văn Buenos Aires, ban hành ngày 05 Tháng Chín, có mục đích là cung cấp các "tiêu chí tối thiểu" để tìm ra phương cách giúp các hối nhân , là những người đã ly dị và đang có một gia đình mới, lãnh nhận các bí tích. Mỗi Giám mục có thể làm rõ hơn, đầy đủ hơn, hoặc thiết lập thêm giới hạn trên các tiêu chí đó trong giáo phận của mình.

Lời khuyên này không được hiểu là "cho nhận lãnh một cách không hạn chế" các bí tích, làm như thể là "bất kỳ tình huống nào cũng là đủ để biện minh cho sự cho phép này," bản văn cho biết.

"Điều được đề xuất ở đây là cần có một sự nhận thức sáng suốt và đầy đủ cho từng trường hợp," bản văn viết.

Bản văn nhấn mạnh một tiến trình nhận thức cuả một hối nhân dưói sự chăm sóc cuả một linh mục. Vị linh mục phải nhấn mạnh đến việc làm sáng danh Chúa Kitô. Con đường mục vụ này kêu gọi các linh mục thể hiện sự bác ái mục vụ khi chào đón hối nhân, lắng nghe họ cách cẩn thận, và chấp nhận "ý định thẳng thắn" cuả hối nhân và chấp nhận họ "có mục đích đặt toàn bộ cuộc sống của họ trong ánh sáng của Tin Mừng và việc thực hành bác ái."

"Con đường này không nhất thiết phải kết thúc bằng việc cho lãnh nhận các bí tích, mà là nó có thể hướng dẫn đi vào một hướng khác để cho phép gia nhập nhiều hơn vào đời sống của Giáo Hội," bản văn nói. Điều này có thể là tham gia đời sống cộng đồng một cách rộng lớn hơn, gia nhập các nhóm cầu nguyện, và sống cam kết với các dịch vụ cuả Giáo Hội dành cho những người đã ly dị tái hôn.

"Khi hoàn cảnh cụ thể của một cặp vợ chồng là tiện lợi, đặc biệt khi cả hai đều là Kitô hữu và sống gắn bó với đức tin, chúng ta có thể đề nghị họ cố gắng sống khiết tịnh," bản văn cho biết.

"Trong những trường hợp phức tạp hơn, và khi không có hy vọng tiêu hôn, thì những chọn lựa có thể là khó khăn hơn, có thể là 'bất khả thi'. Dù thế, một con đường sáng suốt vẫn có thể tìm ra được. "

Bản văn Buenos Aires đề nghị rằng các hối nhân trong một số ít trường hợp, sau khi phân biệt kỹ lưỡng, vẫn có thể truy cập vào các bí tích.

"Nếu nhận ra rằng một trường hợp cụ thể, có những tiêu chỉ làm giảm bớt trách nhiệm và tội lỗi, đặc biệt là khi một người tin rằng họ sẽ rơi vào một tội lỗi lớn hơn là làm hại những đứa con của gia đình mới, Amoris Laetitia đã mở ra con đường để họ có thể truy cập vào các bí tích Hòa Giải và Thánh Thể. Là những bí tích giúp họ tiếp tục trưởng thành và phát triển dưới sức mạnh của ân sủng. "

Cần chú tâm để nhận thức sáng suốt và đầy đủ hơn đối với các trường hợp "chăm sóc đặc biệt", như tình trạng ly dị và tái hôn mới xảy ra, hay là tình trạng của một người luôn luôn bỏ bê các nghĩa vụ gia đình.

Bản văn Buenos Aires cũng cảnh báo về những tình huống mà người hối nhân lại khoe khoang hay bào chữa cho mình "như thể họ là một hiện thân của lý tưởng Kitô giáo."

"Trong những trường hợp khó khăn hơn này, chúng ta là nhửng mục tử phải đồng hành với sự kiên nhẫn, cố gắng tìm phương cách để phục hồi," bản văn Buenos Aires cho biết.

Bản văn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc kiểm tra lương tâm cũng như sự cần thiết để tránh sự nhầm lẫn về giáo huấn cuả Giáo Hội.

Trong một số trường hợp, có thể thích hợp là sự cho phép lãnh nhận các bí tích nên diễn ra "một cách kín đáo."

"Nhưng đồng thời người hối nhân không nên ngưng tham gia đời sống cộng đồng để có thể phát triển thêm tinh thần hiểu biết và được chào đón, không có sự tham gia này sẽ tạo ra thêm sự nhầm lẫn về giáo huấn của Giáo Hội về sự bất khả phân ly của hôn nhân."

Bức thư ngày 05 Tháng Chín cuả Đức Thánh Cha Phanxicô gửi cho các giám mục Buenos Aires cũng phản ánh về những khó khăn để có thể phân biện.

"Ta biết rằng điều này là mệt mỏi, là một vấn đề mục vụ giữa 'người với người", đừng nên chỉ hài lòng với những chương trình, tổ chức, luật lệ. Nhưng đơn giản, nên: đón nhận, đồng hành, phân biện, hoà hợp. Trong bốn thái độ mục vụ đó thì việc phân biện thường ít được thực hành nhất; và Ta nhận thấy rằng sự đào tạo cho một tinh thần phân biện sáng suốt, đối xử cách cá nhân và trong cộng đoàn, là cấp bách trong các chủng viện của chúng ta , " ĐGH nói.

Ngài nói thêm rằng tông huấn Amoris Laetitia là "hoa trái của việc làm và lời cầu nguyện của toàn thể Giáo Hội, qua trung gian của hai công nghị và Đức Giáo Hoàng."
 
Trump dành chỗ cho Đức Tin
Vũ Văn An
20:23 14/09/2016
Trước khi viết về đức tin của ứng cử viên Hillary Clinton, Ký Giả Michael O’Loughlin cũng đã có bài về đức tin của ứng cử viên Donald Trump, tựa là “Trump Makes a Place for Faith”.

Ký giả này cho rằng đã hơn một năm nay, các cử tri nặng lòng với Đạo đã cố tưởng tượng xem đức tin đóng vai trò ra sao trong cuộc sống và nền chính trị của Donald Trump, liệu ông ta có là một người hùn hạp (partner) tốt hay không về các vấn đề như phá thai, tự do tôn giáo…

Kết luận của những người từng lục lọi quá khứ của ông, thăm viếng các nhà thờ cũ của ông và nghiên cứu các cuộc phỏng vấn của ông cho thấy, giống như chính chiến dịch tranh cử của ông, người ta khó lòng xếp các niềm tin của ông vào loại ý thức hệ hay phong trào nào...

Ông Trump sinh năm 1946 trong một gia đình theo phái Presbyterian, tham dự phụng vụ tại một nhà thờ của giáo phái này tại Queens, N.Y., một nhà thờ, theo một bài gần đây của tờ The Atlantic, cho tới tận thập niên 1950, chỉ cấp tư cách thành viên cho người da trắng mà thôi. Ngày nay, nhà thờ ấy gần như chỉ có tín hữu da đen và Nam Mỹ.

Khoảng thập niên 1970, cha mẹ của Trump tham gia Nhà Thờ Marble Collegiate ở Manhattan, do Mục Sư “có đầu óc tích cực” là Norman Vincent Peale cai quản. Theo tờ Washington Post, chính bản thân Ông Trump cũng thờ phượng tại Nhà Thờ này tới tận thập niên 1980 và một trong các con ông được rửa tội tại đây. Ông Trump nhiều lần ca ngợi kỹ năng giảng thuyết và sứ điệp làm được mọi chuyện trong lối suy nghĩ tích cực của Mục Sư Peale.

Tưởng cũng nên nhắc lại sự kiện này: trong mùa bầu cử tổng thống năm 1960, lúc Thượng Ngị Sĩ Công Giáo Kennedy ra tranh cử, Mục Sư Peale từng nói một câu khá kỳ thị sau đây: “Đứng trước viễn ảnh một người Công Giáo được bầu, nền văn hóa của ta thực sự lâm nguy”. Sau đó, ông tỏ ra hối hận về lời tuyên bố đó và thề sẽ đứng ngoài chính trị.

Ảnh hưởng của Mục Sư Peale đối với Trump vẫn còn hiển hiện lúc này căn cứ vào khá đông những người có uy tín ủng hộ ông ta. Vì những người này đại diện cho điều người ta vẫn gọi là “tin mừng thịnh vượng”, một quan niệm cho rằng nếu bạn xử sự theo các giá trị của Tin Mừng, Thiên Chúa sẽ thưởng công, giúp bạn thịnh vượng thành công. Quan niệm này không hẳn họa hiếm nơi một số giới Kitô Giáo. Mục Sư Joel Osteen, chẳng hạn, vẫn lôi cuốn được rất nhiều người tới đầy các vận động trường để nghe ông và đã bán được hàng triệu đôla tiền sách cổ vũ thứ quan niệm này.

Ông Trump, người mà các cử tri coi là ứng cử viên tổng thống ít lòng đạo nhất của cả hai đảng trong cuộc thăm dò hồi tháng Giêng của Trung Tâm Pew, tự cho mình là người tích cực đi nhà thờ và hồi Mùa Hè năm ngoái từng cho các nhà báo hay: Ông vẫn đi lễ ở Nhà Thờ Marble Collegiate. Nhưng Tháng Tám năm ngoái, Nhà Thờ này gửi cho CNN một tuyên bố, cho hay: dù cả Ông Trump lẫn cha mẹ Ông có một lịch sử lâu dài với Nhà Thờ, ứng cử viên tổng thống “không phải là một thành viên tích cực”.

Căn cứ vào con người kinh doanh cứng rắn của mình, người từng tạo ra cả một gia tài kếch xù nhờ sòng bài, người vốn tự hào về “thành tích” tính dục của mình và từng kết hôn tới ba lần, Ông Trump đã phải thừa nhận rằng người ta chắc chắn sẽ ngạc nhiên khi nghe Ông nói về đức tin.

Trong một biến cố tại Iowa năm ngoái, Ông nói rằng “Người ta rất đỗi ngạc nhiên khi họ khám phá ra… rằng tôi là một người Thệ Phản. Tôi thuộc giáo phái Presbyterian. Và tôi đi nhà thờ, tôi yêu mến Thiên Chúa và tôi yêu mến Giáo Hội của tôi”.

Tuy nhiên, trong nhiều dịp khác, Ông lại nói rằng Ông là một Kitô hữu tin lành. Đầu năm nay, James Dobson, người sáng lập ra phong trào Focus on the Family gọi Ông Trump là một “Kitô hữu mới sinh” (a baby Christian) vì tuy ứng cử viên này chấp nhận “mối liên hệ với Chúa Kitô” nhưng hơi chểnh mảng vì không được dưỡng dục trong một gia đình tin lành.

Tuy nhiên, một số người không tin lòng đạo của Ông Trump vì họ cho rằng Ông rất lộn xộn đối với biệt ngữ và nền thần học Kitô Giáo. D. Michael Lindsay, chủ tịch Gordon College của Tin Lành và là tác giả cuốn Faith in the Halls of Power: How Evangelicals Joined the American Elite, chẳng hạn, cho rằng: “Chắc chắn người ta không coi Donald Trump như một người có thể hiểu được âm điệu khi người tin lành hát các bài thánh ca truyền thống của họ. Đến các từ ngữ đáng nói để lôi cuốn người Tin Lành, ông ta cũng không biết”.

Ông Trump có tiếng là người không biết gọi Thư Thứ Hai gửi tín hữu Côrintô của Thánh Phaolô ra sao, ông gọi nó là “Two Corinthians” (Hai Côrintô), nhưng có lẽ đáng kể hơn cả là ông đã phớt lờ cả 2,000 năm lịch sử thần học Kitô Giáo, khi ông quả quyết: Ông chưa bao giờ xin Thiên Chúa tha thứ cả!

Thực thế, ở Iowa năm ngoài, Ông nói: “tôi nghĩ nếu tôi làm điều gì sai, tôi nghĩ, tôi chỉ cố gắng sửa chữa nó. Tôi không đem Thiên Chúa vào bức tranh ấy. Tôi không đem Người vào”.

Ngoài ra cũng nên lưu ý tới cung cách Ông Trump xử lý nền chính trị tôn giáo. Vì các ứng cử viên tổng thống có khuynh hướng ve vãn các cử tri có đức tin, một là bằng cách đề cao đức tin tôn giáo của họ hai là bằng cách chứng tỏ với họ rằng ít nhất mình cũng hiểu thế giới quan của họ. Ông Trump không làm được cả hai điều vừa kể.

Ông từng điều qua tiếng lại với Đức Giáo Hoàng Phanxicô khi ngài cho rằng những ai ủng hộ việc xây tường không phải là Kitô hữu, do đó, ông đã ra xa lạ đối với một số nhà lãnh đạo bảo thủ cả ở phía Tin Lành lẫn ở phía Công Giáo.

Tuy nhiên, Ông Trump vẫn giữ được sự ủng hộ của khối cử tri xưa nay vẫn có cảm tình với Đảng Cộng Hòa nhưng các chuyên viên và đối thủ chính trị nghĩ rằng rất có thể bị thối chí bởi lối sống riêng của Ông ta: đó là người Thệ Phản Tin Lành (Evangelical Protestants).

Đầu mùa hè năm nay, Ông nói với một đám đông các nhà hoạt động và mục sư Tin Lành ở New York rằng “Tôi mang ơn Kitô Giáo rất nhiều. Rất thành thực mà nói, tôi mang ơn nó rất nhiều khi được đứng ở đây vì tôi chiếm được phần lớn lá phiếu Tin Lành”.

Các cuộc thăm dò xem ra xác nhận điều trên.

Hồi tháng Bẩy, Trung Tâm Nghiên Cứu Pew tường trình rằng 78 phần trăm cử tri Tin Lành da trắng dự tính sẽ bỏ phiếu cho Ông Trump vào tháng Mười Một này, 3 điểm cao hơn so với cựu ứng cử viên Mitt Romney của Đảng Cộng Hòa vào thời điểm này năm 2012. Tuy nhiên, phân nửa người Công Giáo da trắng cho biết họ sẽ ủng hộ Ông Trump, hơi kém con số ủng hộ Ông Romney năm 2012.

Một số nhà lãnh đạo Tin Lành sáng giá như Ông Dobson, Chủ Tịch Jerry Falwell Jr. của Đại Học Liberty và nhân vật truyền thanh Eric Metaxas lên tiếng ủng hộ Ông Trump, nhưng các nhà phê bình cho rằng những người này đại diện cho thế hệ già của phong trào Tin Lành.

Họ cho rằng thế hệ trẻ hơn không có thiện cảm bao nhiêu với Ông Trump, trong đó, có Russell Moore, Chủ Tịch Ủy Ban Đạo Đức và Tự Do Tôn Giáo của Người Baptist Miền Nam. Andrew Johnson, một nhà nghiên cứu tại Trung Tâm Tôn Giáo và Văn Hóa Công Dân của Đại Học Nam California, cho rằng đây là bằng chứng cho thấy sự rạn nứt giữa lớp lão thành và lớp lãnh đạo trẻ hơn và ít lưu ý tới chính trị hơn của Phong Trào này.

Ông Johnson nói rằng “Trump cho thấy các rạn nứt trong điều gọi là ‘Nước Mỹ Tin Lành’. Một số các nhà lãnh đạo Tin Lành đang đánh cược gấp đôi đối với các chiến lược ‘khuynh hữu tôn giáo’ của quá khứ trong khi các người Tin Lành trẻ trung hơn đang cố gắng tách mình ra khỏi khuynh hướng này”.

Về phía Công Giáo, các người bảo thủ hàng đầu như Giáo Sư Robert George của Đại Học Princeton và George Weigel, người viết tiểu sử của Thánh Gioan Phaolô II, đã lên tiếng thúc giục đồng đạo đừng ủng hộ Ông Trump, mặc dù họ không nói nên bỏ phiếu cho Bà Clinton.

Ngay một số vị giám mục Công Giáo được coi là bảo thủ về chính trị trong quá khứ cũng đã tỏ ý hoài nghi đối với Ông Trump, cho rằng ông đã thô lỗ hóa cuộc bàn luận chính trị của quốc gia, vì đã tấn công các di dân.

Nhưng nếu Ông Trump có khả năng xoay chuyển chiến dịch tranh cử của Ông và đánh bại được Bà Clinton, các cộng đồng đức tin tại Hoa Kỳ không còn chọn lựa nào khác hơn là làm việc với chính phủ của ông. Tình thế lúc ấy sẽ ra sao? Một số cử tri được tôn giáo linh hứng, đang ủng hộ Ông Trump, nhấn mạnh tới hai vấn đề: lời ông hứa sẽ bổ nhiệm các chánh án phò sự sống và cam kết của ông đối với tự do tôn giáo. Đầu mùa hè này, Marjorie Dannenfelser, Chủ Tịch của Susan B. Antholy List, cho Christian Broadcasting Network hay Bà hài lòng với việc Ông Trump hứa sẽ bổ nhiệm các chánh án phò sự sống vào Tối Cao Pháp Viện.

Sau khi Ông Trump gặp gỡ gần 1,000 nhà hoạt động tôn giáo và chính trị Tin Lành ở New York hồi tháng Sáu, Bà nói rằng: “Tôi được khích lệ khi Ông Trump lặp lại cam kết phò sự sống quan trọng nhất của ông cho tới nay: rằng ông sẽ bổ nhiệm các chánh án phò sự sống vào SCOTUS”.

Nhưng xem ra vấn đề tự do tôn giáo là vấn đề khiến người ta nghiêng về Donald Trump hơn cả. Ai cũng biết: trong mấy năm gần đây, vấn đề tự do trở nên hết sức sôi động đối với người Công Giáo, chủ yếu vì chỉ thị ngừa thai trong Đạo Luật Affordable Care và việc hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính năm 2015. Ông Trump không nói nhiều tới các vấn đề này, chỉ nói tới tự do tôn giáo theo quan điểm quyền lực chính trị.

Ông từng kết án các nhà lãnh đạo chính trị “đã bán rẻ người Tin Lành”, vì cho rằng Kitô Giáo ở Hoa Kỳ “càng ngày càng yếu đi” và Ông hứa sẽ gia tăng ảnh hưởng chính trị và văn hóa của các Kitô hữu nếu thắng cử. Để đạt mục tiêu này, ông hứa sẽ bãi bỏ qui định của Sở Thuế Liên Bang thời thập niên 1950 cấm các Giáo Hội không được tham dự vào các tác phong chính trị rõ ràng, vốn được biết dưới tên Tu Chính Án Johnson.

Ông nói: “Tôi nghĩ đóng góp lớn nhất của tôi cho Kitô Giáo – và các tôn giáo khác – có lẽ là giúp qúy vị để khi qúy vị nói về tự do tôn giáo, qúy vị có thể tiến hành và nói công khai, và nếu qúy vị thích ai hoặc muốn ai đại diện cho qúy vị, qúy vị nên được quyền làm như thế”.

Jonathan Merritt, một tác giả viết về Kitô Giáo Tin Lành, nhận định rằng những lời hứa như thế “rất vang vọng đối với những người còn sót lại của phong trào tôn giáo cánh hữu”, một phong trào, tuy đang suy giảm trong mấy năm gần đây, nhưng “nay vẫn còn rất đông”.

Tác giả này lưu ý hố phân cách giữa các nhà lãnh đạo trẻ của Tin Lành là những người chống đối Ông Trump và các “người Tin Lành ngồi ở ghế nhà thờ” là những người hy vọng nơi Ông Trump khả thể kìm hãm đà thay đổi văn hóa khắc nghiệt đang diễn ra trong đời họ.

Merritt cho rằng “Donald Trump nói nhiều về ‘những ngày xưa thân ái’; ông ta nói nhiều tới việc ‘làm cho Nước Mỹ vĩ đại trở lại’; và trong các bài diễn thuyết của ông ta, ông ta nói phải trở về với thời của Ronald Reagan. Đối với một số người Tin Lành, đó là thời vinh quang, một thứ kỷ nguyên 1950”.

Như về trường giáo lý Chúa Nhật chẳng hạn, Ông Trump than phiền trước một đám đông Kitô Hữu Tin Lành rằng trước đây, việc này “tự động. Còn bây giờ, nó không còn tự động nữa. Có lẽ ta cần phải trở lại vị thế tự động của nó”.

Nhưng đối với một số cử tri có lòng đạo, ngay cả những người vốn có truyền thống ủng hộ Đảng Cộng Hòa, các hứa hẹn của Ông Trump có thể làm cho một số công trình xã hội của họ trở nên khó khăn hơn.

Như vấn đề di dân chẳng hạn.

Trong mấy năm gần đây, các nhà lãnh đạo Công Giáo và Tin Lành càng ngày càng mạnh mẽ ủng hộ cuộc cải cách di dân; theo họ, các chính sách về biên giới của Hoa Kỳ đã gây biết bao chia cách giữa các gia đình di dân. Chính vì thế, trước đây, họ ủng hộ các địch thủ của ông trong vấn đề này như Bush hoặc Rubio.

Trong khi đó, Ông Trump lại chủ trương xây tường chặn đứng di dân và đe dọa sẽ tống xuất 12 triệu người đang sống bất hợp pháp tại Hoa Kỳ, mặc dù, trong mấy tuần gần đây, các phụ tá của ông cho hay ông đang xem xét lại chủ trương này.
Rồi còn vấn đề dưới quyền Tổng Thống Trump, ai sẽ được phép vào Hoa Kỳ nữa. Ông từng hứa sẽ ngăn không cho người Hồi Giáo vào nước ông, và ứng cử viên phó tổng thống do ông chọn lựa, tức Thống Đốc Mike Pence của Indiana, từng chống chọi với Đức Tổng Giám Mục Joseph W. Tobin của Indianapolis khi cơ quan bác ái Công Giáo địa phương công bố kế hoạch định cư một gia đình Syria hồi năm ngoái. Những người hỗ trợ việc di dân vào Hoa Kỳ chỉ trích kế hoạch của Ông Trump, cả trên bình diện nhân đạo lẫn trên bình diện tự do tôn giáo.

Ông Trump còn đổ thêm dầu vào lữa hồi tháng Tám, khi tuyên bố rằng những người di dân trong tương lai sẽ bị kiểm tra kỹ hơn nữa về an ninh, gồm cả các câu hỏi về quan điểm của họ đối với quyền đồng tính luyến ái. Dù chiến dịch tranh cử của Ông Trump không cho biết rõ các câu hỏi này sẽ ra sao, nhưng trong Đại Hội Đảng Cộng Hòa, Ông Trump hứa sẽ “làm mọi sự trong quyền hạn của tôi để che chở các công dân đồng tính luyến ái hoặc đổi phái tính, khỏi bị bạo lực và áp bức do các ý thức hệ kỳ thị của ngoại quốc”. Nếu thế, chắc chắn các di dân tương lai buộc phải có quan niệm phóng khoáng đối với người đồng tính và đổi phái tính hơn các Kitô hữu bảo thủ hiện nay.

Hiện không có câu trả lời dễ dàng cho các câu hỏi trên vì chiến dịch tranh cử của Ông Trump không cho biết nhiều chi tiết quanh các đề xuất của Ông về di dân và tự do tôn giáo. Điều này, theo Ông Lindsay của Cao Đẳng Gordon, làm nhiều cử tri có đức tin dè dặt trong việc hỗ trợ Ông ta.

Ông Lindsay cho hay: dù Ông Trump ve vãn các Kitô Hữu bảo thủ, nhưng Ông không chắc chắn họ sẽ ủng hộ ông hết lòng sau khi Ông chiến thắng. Theo Ông Lindsay: “Nhiệm kỳ tổng thống của Trump sẽ nêu ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời đối với người Tin Lành; và đây sẽ là điều mới lạ vì mọi ứng cử viên của Đảng Cộng Hòa trong các cuộc chạy đua tổng tuyển cử từ Ronald Reagan trở đi đều là những người được người Tin Lành cảm nhận là họ biết và hiểu”.

Ông Lindsay kết luận: “Với Donald Trump, người ta có nhiều điều khó hiểu”.
 
Top Stories
Chine: Comment les Chinois s’aiment-ils?
Eglises d'Asie
09:14 14/09/2016
Grand reporter et chef du service Asie pour le quotidien La Croix, Dorian Malovic a publié en mai dernier une longue enquête, fruit de nombreux séjours sur le terrain, consacrée à l’amour en Chine. China Love - Comment s’aiment les Chinois s’attache à percer, derrière le développement économique du pays, comment le sentiment amoureux et l’institution du mariage sont traversés, bouleversés, malmenés par la modernisation de la société, une société qui demeure toutefois empreinte de traditions très ancrées.

Le P. Pierre Jeanne a lu l’ouvrage de Dorian Malovic et en donne ici son point de vue. Membre de la Société des Missions Etrangères de Paris, Pierre Jeanne est prêtre à Hongkong ; son expérience pastorale et d’enseignant, en Chine continentale et à Hongkong, l’a amené à longuement côtoyer la jeunesse chinoise.

Dorian Malovic vient de rédiger un livre qui s’intitule : China Love, sous-titré « Comment s’aiment les Chinois » (Tallandier, 2016). Pour cela, il a multiplié les voyages en Chine, dans les régions côtières du pays, a interrogé de nombreuses personnes, mais surtout des femmes, et s’est documenté sur les mœurs et les coutumes du pays. Il a accompli un gros travail pour nous faire comprendre comment les Chinois aujourd’hui entrent en contact avec les Chinoises, pour se marier ou pas ; quelles sont les motivations des uns et des autres et dans quel état d’esprit sont les jeunes gens et les jeunes filles durant ces contacts.

La Chine est un vaste pays, le sujet traité l’est encore plus. Quand on a terminé la lecture du livre, on reste sur sa faim. L’ouvrage est pessimiste, il noircit considérablement le tableau. Pour l’auteur, les préoccupations des jeunes, lors de leur mariage, sont terre-à-terre et centrées sur l’argent. Il est vrai que, dans bien des cas, les mariages dans l’ancien « Empire du Milieu » sont l’objet de tractations financières mais peut-on, comme le fait tout naturellement l’auteur, généraliser le phénomène à tout le pays ? En bon journaliste, il nous présente des cas extrêmes pour attiser la curiosité des lecteurs. Mais n’aurait-il pas été nécessaire, tout d’abord, de considérer la lente évolution du pays à ce sujet ? Le mariage d’amour est un phénomène relativement récent en Occident. Il suffit, pour s’en convaincre, de lire Molière. En Chine, c’est encore plus nouveau, et de même, pour le mariage monogame. Les riches Chinois ont toujours entretenu, à côté de leur épouse officielle, plusieurs concubines. C’était (et c’est toujours pour certains) un signe extérieur de richesse.

La longue tradition du mariage arrangé, perpétuée après la Libération de 1949, est prise en compte par l’auteur. Mais il ne semble pas percevoir combien le devoir des parents, de marier de leur vivant leurs enfants, est impératif. Dans un pays où le système des retraites est très, très insuffisant et où la pauvreté à la campagne est toujours menaçante, les personnes âgées comptent sur les jeunes pour leur assurer financièrement une fin de vie décente.

Dans le mariage arrangé, que l’amour naisse ou pas de l’intimité est d’importance mineure ; la satisfaction de l’amour n’est pas le premier objectif du mariage, qui était défini comme l’alliance de familles, de fortunes et de prospérités. Dans le mariage chinois, ce qui compte avant tout c’est la descendance par les hommes, pour assurer la continuité du culte des ancêtres. C’est une des raisons pour lesquelles l’inégalité entre hommes et femmes demeure importante. Le Yang (阳) est positif, ce sont les hommes, mais le yin (阴) est négatif, ce sont les femmes. Par ailleurs, cela explique aussi pourquoi les garçons reçoivent une éducation différente de celle des filles. On est davantage à leurs petits soins, on cède plus souvent à leurs caprices, on vante leurs qualités. En conséquence, ils deviennent plus autoritaires, plus indépendants, plus à même de choisir ce qui leur plaît, voire plus égocentriques.

Les jeunes en Chine ont, de nos jours, le droit de se marier par amour et, (mais l’auteur ne le note pas), beaucoup le font. Il suffit de se promener le soir sur le campus d’une université pour s’en convaincre. On y rencontre souvent des couples d’étudiants enlacés qui vivent une relation forte et riche. Mais le poids de siècles de préjugés sur l’importance familiale et sociale du mariage, accable encore les jeunes d’un fardeau lourd à porter. Beaucoup cherchent à se débarrasser, d’une façon plus ou moins respectueuse, des pressions de leur famille. Les jeunes filles sont tout particulièrement frustrées. On leur a vanté en cours de politique les bienfaits de la libération de la femme, elles ont vu des films d’Occident dans lesquels les épouses sont libres, heureuses et épanouies mais, dans le concret de leur vie de jeunes filles, elles sont toujours considérées comme inférieures aux hommes et c’est encore l’ancien système matrimonial qui fonctionne.

D’ailleurs, en lisant le livre, on a l’impression que les femmes sont beaucoup plus touchées par la pauvreté que les hommes. Ceci est dû au fait que l’enquête de l’auteur a été réalisée dans les régions côtières du pays. Elles sont relativement riches et attirent les jeunes de l’intérieur qui aspirent à une vie plus facile, plus confortable. Parmi eux, il y a bien des bergères qui rêvent de trouver le prince charmant.

Dorian Malovic ne mentionne pas le point de vue des jeunes hommes (sauf en quelques phrases, page 288). Ils sont obligés de travailler très dur de longues heures pour assurer le bien-être de leur famille, femme et enfants, mais aussi celui leurs parents, grands-parents etc. Beaucoup vivent loin de leur famille (les mingong 民工), habitent entre hommes dans des dortoirs et ne rentrent chez eux que quelques jours, pour le Nouvel An chinois. Ceux qui trouvent le moyen de gagner plus rapidement de l’argent (corruption, prostitution, commerce illégal) ne résistent que difficilement à la tentation.

L’auteur se fait passer, pour les besoins de son enquête, pour un étranger qui voudrait se marier avec une Chinoise (pages 55 à 89). Raconte-t-il toutes les ruses qu’il a dû employer pour arriver à ses fins ? C’est peu probable. Mais quoi qu’il en soit, le procédé est contestable car il risque d’enfoncer encore un peu plus les femmes qu’on lui présente (alors que le livre prétend les défendre) ; sans compter l’argent qu’il a dû verser aux agences matrimoniales.

Disons, en conclusion, que le livre de Dorian Malovic est instructif, même s’il insiste trop sur ce qui est négatif dans la société chinoise. Il y a bien des couples heureux en Chine qui vivent une relation forte et riche. Mais le livre n’en parle pas.

P. Pierre JEANNE, MEP

PS : Le livre de Dorian Malovic ne parle pas de la responsabilité du Parti communiste chinois dans la situation actuelle. En fait, elle est énorme ! C’est une véritable entreprise de démolition de la famille traditionnelle chinoise. Dans un premier temps, après la « Libération » de 1949, le Parti s’est arrogé le droit de se prononcer sur la ‘pertinence’ des unions proposées. En effet, il fallait l’accord du secrétaire du Parti pour pouvoir se marier et espérer une promotion par la suite. Dans le mariage socialiste, ce qui comptait c’était d’être bien orienté politiquement et de partager ses efforts dans l’intérêt de la nation. Voilà ce qui passait pour être aussi bon que l’amour – voire même sa forme la plus élevée.

Pendant la Révolution culturelle (1966-76), le Parti a même obligé des couples, mariés depuis des années et heureux ensemble, à divorcer parce que l’un des deux était considéré comme un « contre-révolutionnaire » ou n’ayant pas d’assez bonnes origines de classe (à savoir prolétariennes ou paysannes pauvres). Certains de ces couples ont pu se reformer après 1976 et se remarier mais beaucoup n’ont jamais pu se retrouver.

Après la Révolution culturelle, le gouvernement a imposé la loi de l’enfant unique, qui a engendré bien des maux : avortements forcés, trafic d’enfants, citoyens sans état civil, meurtres des bébés de sexe féminin, jeunes couples qui doivent entretenir six adultes (parents et grands-parents), déséquilibre entre le nombre d’hommes et de femmes dans le pays, etc.

Désormais, la loi a élargi la possibilité pour les couples d’avoir un deuxième enfant. De plus, la pauvreté recule en Chine. Espérons que les prochaines décennies permettront à la société de guérir ses blessures et aux jeunes fiancés d’avoir des relations plus saines.


(Source: Eglises d'Asie, le 14 septembre 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu nhi Bình Khánh, giáo phận Xuân Lộc vui trung Thu
Giáo xứ Bình Khánh
09:50 14/09/2016
THIẾU NHI BÌNH KHÁNH ĐÓN TRUNG THU CÙNG Đức Cha

Hòa chung không khí rộn ràng, háo hức của trẻ em trong cả nước mừng tết Trung Thu. Tối ngày 13/9/2016 tại giáo xứ Bình Khánh, Giáo phận Xuân Lộc hân hoan và bất ngờ được Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục giáo phận Xuân Lộc về dâng thánh lễ chúc lành và phát quà cho thiếu nhi trong giáo xứ.

Xem Hình

Tại ngôi nhà thờ tạm bé nhỏ, thánh lễ lúc 18 giờ được diễn ra thật long trọng và ấm áp. “Mục đích của chuyến viếng thăm này chính là được chia sẻ niềm vui, cầu nguyện để Chúa chúc phúc. Khi đó niềm vui được lan toả ra khắp nơi: ở gia đình, nơi đang sinh sống và ngay nơi làm việc” đó là lời Đức Cha chia sẻ trước khi thánh lễ được diễn ra. Nó thật giản dị và tràn đầy tình yêu thương, nói lên sự mộc mạc của vị chủ chiên nhân lành.

Hãy tạ ơn Chúa vì Chúa nhân từ,

Muôn ngàn đời Chúa vẫn trọn tình thương

(TV 135)

Đó là câu nói có trong bài cám ơn của em Maria Phan Nguyễn Hoài My khi thay mặt cho thiếu nhi toàn giáo xứ gởi đến Đức Cha. Qua đây, em cũng bày tỏ lòng tri ân của thiếu nhi giáo xứ đến Đức Cha, vì nhờ sự quan tâm của Ngài mà lớp học Tiếng Anh (do các thầy ở Chủng viện dạy) được duy trì và phát triển suốt nhiều năm qua. Các em còn hứa sẽ quyết tâm học tập, rèn luyện để xây dựng giáo xứ ngày càng đoàn kết và phát triển.

Ngay khi thánh lễ kết thúc, Đức Cha đã phát hơn 500 phần quà cho các em thiếu nhi trong giáo xứ và cả các em thiếu nhi khác trong xã Bình Lộc, được biết các phần quà này do Đức Cha và một ân nhân khác trao tặng. Khó có thể diễn tả hết niềm vui mừng thể hiện trên gương mặt các em thiếu nhi khi cùng nhau lên xếp hàng để nhận quà. Sự có mặt của Đức Cha hôm nay sẽ là một kỉ niệm khó quên trong suốt tuổi thơ các em khi được “Vui Trung Thu cùng Chúa” - như lời của một bài hát mà các em được nghe.

Trước đó, Đức Cha đã đi thăm viếng, chúc lành và tặng quà cho một số gia đình trong giáo xứ.

Sau thánh lễ, Giới Gia Trưởng, Giới Hiền Mẫu và Giới Trẻ có tổ chức hội chợ ẩm thực để gây quỹ học bổng cho các em Thiếu Nhi trong Giáo xứ.

Ánh trăng tỏa ánh sáng hiền hoà trên bầu trời như xua đi những cơn mưa dầm gió bấc nơi vùng quê nghèo trong những ngày qua. Đêm nay, niềm vui được lan toả ở khắp mọi gia đình trong giáo xứ Bình Khánh.

Nguyện xin Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Maria ban cho Đức Cha luôn khỏe mạnh, bình an, khôn ngoan và thánh đức, để Ngài tiếp tục mang tình yêu và sự hiệp thông cho các em thiếu nhi và mọi người ở mọi nơi mà Ngài đến.

Truyền thông Giáo xứ Bình Khánh
 
Hội Ái Hữu Tổng Giáo Phận Huế / Seattle mừng Bổn Mạng.
Nguyễn An Qúy
16:04 14/09/2016
Hội Ái Hữu Tổng Giáo Phận Huế / Seattle mừng Bổn Mạng.

Tukwila. Hội Ái Hữu TGP Huế tại tiểu bang Washington hằng năm mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ là ngày Bổn Mạng của Hội. Năm nay Hội mừng kính Sinh Nhật Đức Mẹ vào Chúa Nhật ngày 11 tháng 9 lúc 11:30 tại nhà thờ giáo xứ CTTĐVN.

Xem Hình

Từ sáng sớm, các anh chị trong Hội đã có mặt tại nhà thờ để lo sắp xếp bàn ghé và trang trí phòng tiệc thật chu đáo. Các bạn trẻ trong bộ áo dài tím mang màu sắc trang nhã của xứ Huế Đô thật tươi đẹp. Thánh lễ được ử hành Đồng Tế, Đoàn đồng tế gồm cha chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế, ngài cũng là linh hướng của Hội, cha Nguyễn Sơn Miên, Cha Trần Hữu Lân và thầy phó tế Nguyễn Đức Mậu phụ tế thánh lễ.

Đúng 11:30, ca đoàn hát bài ca nhập lễ, nghi đoàn cùng với đoàn đồng tế cung nghinh Thánh Giá tiến lên bàn thánh theo tiếng hát của Ca Đoàn: " Trăm triệu lời ca: " Ngàn lời ca vang mừng Chúa uy linh. Ngàn lời ca vang một khúc ca thanh bình. Xin dâng Chúa trăm triệu lời ca, trăm triệu lời ca". Hôm nay Ca Đoàn Mông Triệu phụ trách hát lễ.

Mở đầu thánh lễ cha chánh xứ chào mừng cộng đoàn dân Chúa hiện diện, ngài nói: hôm nay Giáo Hội mừng kính Chúa Nhật 24 nùa thường niên, tin mừng nói lên Lòng Thương Xót Chúa được diễn tả qua hình ảnh của người cha nhân hậu, cùng với các gia đình Hội Ái Hữu Tổng Giáo Phận Huế mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ Bổn Mạng của Hội. Chúc mừng Hội trong ngày mừng Bổn mạng cũng là ngày họp mặt thân hữu của Hội, xin cho một tràng pháo tay để chào đón nhau trong tình yêu lòng thương xót của Chúa ( tiếng vỗ tay kéo dài khá lâu).

Thánh lễ được tiếp nối qua phần phụng vụ Lời Chúa theo Chúa Nhật 24 Thường Niên: "Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải ". Tin mừng hôm nay Thánh Luca thuật lại câu chuyện Chúa phán bảo dụ ngôn với những người biệt phái, luật sĩ đang thấy Chúa giảng dạy và trò chuyện ăn uống với những người thu thuế kể cả những người tội lỗi thì họ đang bàn tán với nhau cho nên Chúa phán với họ dụ ngôn: "Ai trong các ông có một trăm con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con khác trong hoang địa mà đi tìm con chiên lạc, cho đến khi tìm được sao? Và khi đã tìm thấy, người đó vui mừng vác chiên trên vai, trở về nhà, kêu bạn hữu và những người lân cận mà nói rằng: "Anh em hãy chia vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên lạc!" Cũng vậy, Tôi bảo các ông: "Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải.

"Hay là người đàn bà nào có mười đồng bạc, nếu mất một đồng, mà lại không đốt đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm thấy sao? Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em bạn và những người láng giềng đến mà rằng: 'Chị em hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã mất'. Cũng vậy, Tôi bảo các ông: Các Thiên Thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải".

Cha chủ tế phụ trách giảng lễ: Bài chia sẻ, ngài nhấn mạnh đến Lòng Thương Xót Chúa qua bài tin mừng mà năm nay Giáo Hội đang cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa. Ngài đề cập đến hình ảnh của người cha nhân hậu, ngài nói: hình ảnh của người con cả và con thứ khi đang ở bên cạnh cha thì không ai biết tình thương vô bờ bến của cha mình. Người em thì đòi chia gia tài để sống tự do phóng khoáng, người anh cả ở bên cạnh cha thì tỏ ra ghen ghét khi người em trở về, chẳng ai thấy được sự nhân hậu của cha mình. .., điều thâm thuý của đoạn tin mừng hôm nay, sau khi người cha đã phân trần với người con cả nhưng anh ta vẫn không một chút mảy may xót thương em mình mà nổi giận trước lòng nhân hậu của người cha, nên cuối cùng người cha bảo: 'Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng phải ăn tiệc mừng, vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy'"., ngài nhấn mạnh: tất cả Chúa đã cho mình hết:

Ngài tiếp: Hôm nay cùng với Hội Ái Hữu TGP Huế mừng lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, xin Đức Mẹ là quan thầy của Hội và của mọi gia đình Kitô Hữu, xin Mẹ luôn gìn giữ chúng con và soi dẫn cho chúng con từng giây phút biết sống với Lòng Thương Xót Chúa, nhất là biết kết hiệp với nhau trong tình yêu của Chúa. Chúc mừng Hội Ái HũuTGP Huế trong ngày vui mừng lễ Bổn mạng..."

Sau lời nguyện kết lễ: Ông Nguyễn Kiên Chủ tịch HĐMV giáo xứ lên chúc mừng Hội trong ngày mừng lễ bổn mạng và có lời cám ơn, ông chủ tịch nói: " trong giáo xứ chúng ta hiện có nhiều Hội Ái Hữu mang đặc tính của từng miền thật đa dạng và phong phú, nhờ đó mà giáo xứ được thêm phần phong phú vì tiếp nhận được các nền văn hóa Việt Nam của ba miền Trung Nam Bắc. Xin cám ơn quý gia đình trong Hội Ái Hữu TGP Huế đã luôn liên kết với giáo xứ trong mọi sinh hoạt của giáo xứ một cách tốt đẹp..."

Ông Hội Trưởng Hội Ái Hữu TGP Huế có lời cám ơn Quý Cha, cám ơn Ca Đoàn Mông Triệu và toàn thể cộng đoàn dân Chúa hiện diện và cuối cùng ông nói: Hội Ái Hữu TGP Huế, sau thánh lễ, kính mời quý cha, thầy Mậu, Ca Đoàn Mông Triệu, quý gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế và toàn thể quý vị hiện diện đến tham dự tiệc mừng với Hội chúng tôi tại Hội trường giáo xứ...."

Trước khi kết thúc thánh lễ, cha chủ tế mời quý gia đình Hội Huế đứng dậy và Quý Cha đã chúc lành cho toàn thể gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế hiện diện với nghi thức trọng thể.

Gần 1 giờ, phòng tiệc đã đầy kín các ghế ngồi, số người tham dự khá đông đảo ngoài dự trù của ban tổ chức, nên anh em bạn trẻ đã nhanh tay sắp thêm bàn ghế và đã đáp ứng ngay nhu cầu cho mọi người tham dự một cách tốt đẹp. Mở đầu buổi tiệc, cha chánh xứ khai mạc bằng nghi thức cầu nguyện xin Chúa chúc lành cho tất cả của ăn trong bữa tiệc và mọi người thoải mái đi chọn thức ăn một cách thích thú. Phần văn nghệ đuợc mỡ đầu bằng vũ khúc do các em mầm non của gia đình Hội Ái Hữu TGP Huế trình diễn khá xuất sắc, mục kế tiếp khá sinh động là màn cải lương do anh chị Liêm và Sương từ vùng North Seattle đến giúp vui.

Chương trình văn nghệ được tiếp nối với những bài hát về Huế qua các giọng ca rất nhà nghề như giọng ca của cha Đào XuânThành, của Kim Chi, Văn Mến và nhiều vị khác...

Buổi tiệc đầy ắp tình thương và vui Huế được kết thúc vào khoảng 3 giờ chiều, mọi người chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn.

Nguyễn An Quý
 
Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá
Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
21:29 14/09/2016
HỘI DÒNG MẾN THÁNH GIÁ XUÂN LỘC MỪNG LỄ SUY TÔN THÁNH GIÁ

“Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (Gl 6, 14)

Hôm nay, thứ tư ngày 14/09/2016, khi trời chiều dần khép lại, màn đêm đang phủ đầy mặt đất, cùng với những hạt mưa rơi tí tách… trước cổng Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc đong đưa dập dìu nhiều sắc màu của những cây dù, tiếng chào hỏi của quý chị em từ các cộng đoàn xa gần trở về Hội dòng để mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá - Tước hiệu Hội dòng.

Xem Hình

Từ ngoài đường, chị em nhìn thấy bóng chiếc xe đang từ từ tiến vào. Trời mưa đấy - nhưng là những giọt mưa của ân phúc và niềm vui. Chuông nhà thờ đổ, tiếng pháo tay đón mừng vang lên dòn dã đong đầy hanh phúc của những người con khi thấy sự hiện diện của người cha.

Thánh lễ hôm nay do Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo - Giám Mục giáo phận Xuân Lộc chủ tế. Mở đầu thánh lễ Đức Cha mời gọi chị em cảm tạ tình thương và lòng thương xót của Thiên Chúa đã chọn gọi chị em trong Hội dòng Mến Thánh Giá.

Người cha nào cũng thao thức và khao khát cho con cái của mình sống niềm vui và hạnh phúc tròn đầy trong cuộc đời dâng hiến, Đức Cha Giuse nhắn nhủ chị em trong phần giảng lễ: “Thánh Phaolô nói với chúng ta: “Những gian nan thử thách Đức Kitô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh” (Cl 1, 24). Như vậy, những đau khổ của Đức Kitô còn phải được tiếp tục trong thân xác những người môn đệ. Đức Cha gợi ý cho chị em hai điểm để quyết tâm sống khi mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá: Thứ nhất - Hãy xác tín đau khổ là kho tàng ơn cứu độ, là dấu chỉ tình yêu và là giá cứu chuộc. Xác tín như thế khi chị em gặp đau khổ chị em sẽ bình an trong tâm hồn. Thứ hai - Chị em hãy thả nổi hết những gì còn dính bén, những gì không thuộc về Đức Kitô bằng cách sống triệt để ba lời khấn: Khiết tinh, nghèo khó, vâng phục. “Khi ở với anh em, tôi không biết chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, Đức Giêsu Kitô trên thập giá” (1Cr 2, 2). Kết thúc bài giảng, Đức Cha chúc cho quý chị em khi mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá, chị em không chỉ dừng lại ở việc thờ phượng nhưng phải có lòng khao khát trở nên giống Chúa Kitô và họa lại cuộc đời của Ngài.

Sau thánh lễ, chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc thay lời cho chị em kính dâng lên Đức Cha lời cảm mến tri ân vì tình thương của người cha dành cho con cái Mến Thánh Giá Xuân Lộc, chị cảm động thưa: “Tình thương của Đức Cha dành cho chúng con thật lớn lao. Cha đã thắp sáng niềm vui để đoàn con được ấm áp. Cha đã hy sinh đời mình để đời con được lớn lên…”

Niềm vui nối tiếp niềm vui, Đức Cha Giuse đã lưu lại với chị em trong buổi tiệc mừng đơn sơ nhưng chan hòa tình Chúa, mặn nồng tình người.

T. T Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
 
Giáo xứ Tân Việt Sàigòn mừng lễ Đức Mẹ Sầu Bi
Vinh sơn Trần văn Đẩu
07:28 14/09/2016
“ Hình ảnh con đường đau khổ Chúa đã chọn để cứu độ nhân loại đó là con đường Thập Giá. Đức Mẹ cũng vậy, Mẹ đã hiệp thông với những đau khổ của Con mình… “. Đó là lời chia sẻ của Cha Chủ tế trong thánh lễ kính Đức Mẹ Sầu bi bổn mạng Huynh Đoàn Đa Minh được cử hành lúc 9g ngày 14 tháng 9 tại thánh đường Giáo xứ Tân việt.

Xem Hình

Thánh lễ do Cha Chánh xứ Đa minh chủ tế cùng với sự hiện diện đông đảo cộng đoàn dân Chúa.

Qua bản văn tin mừng Cha chủ tế chia sẻ: Hình ảnh đau khổ Chúa đã chọn để cứu độ nhân loại là con đường Thập Giá, Đức Mẹ cũng vậy, Mẹ đã hiệp thông với Con mình, hiệp thông với những đau khổ của Con mình. Đức Mẹ Sầu bi cũng nhắc lại những đau khổ mà Mẹ phải chịu đã chia sẻ và hiệp thông với Con mình.

Nếu Thập giá hình khổ mà con người dành cho nhau, dành cho những người phạm tội, thì Đức Giê su chịu chết trên thập giá thì thập giá ấy trở thành Thánh giá, là cái giá mà một vị Thánh phải trả, để rồi chúng ta noi gương Đức Mẹ được mời gọi hiệp thông với Chúa Giê su trong đau khổ của chúng ta. Hy vọng mỗi người Ki tô hữu chúng ta luôn noi gương mẹ, từ bỏ mọi sự, luôn vâng phúc ý Chúa mỗi ngaỳ trong cuộc sống hàng ngày.

Thánh lễ tiếp túc với phần khấn gia nhập Huynh đoàn Đa minh, xin cho các anh chị luôn thành với nhửng gì mình đã khấn hứa.

Trước khi kết thúc thánh lễ, Anh Đaị diện ngỏ lời cám ơn Cha Chánh xứ cũng như toàn thể cộng đoàn đã cùng tham dự Thánh lễ mừng bổn mạng hôm nay.

Mừng kính Lễ Mẹ Sầu bi, xin Mẹ ban cho chúng con hiểu lòng Mẹ, an ủi Mẹ và sẵn lòng chịu mọi sự khó cho nên vì lòng yêu mến Chúa như Mẹ, để sau cuộc đời này, chúng con được bên Mẹ trong nước của Con chí thánh Mẹ là Đức Giê su Ki tô.

Thánh lễ kết thúc lúc 11g trong niềm hân hoan của toàn thể cộng đoàn Giáo xứ.

Vinh sơn Trần văn Đẩu
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Theo đạo là quyền của ai ?
Phạm Trần
20:47 14/09/2016
THEO ĐẠO LÀ QUYỀN CỦA AI ?


Ở Việt Nam thời Cộng sản cai trị không có chuyện gì mà thiếu bàn tay lông lá của Nhà nước dù dân có muốn hay không. Chuyện tâm linh cũng vậy.

Điều 24 trong Hiến pháp viết:

1.Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.

Trong điều 24, không có câu quen thuộc:”Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định” như vẫn thấy ghi trong nhiều điều của Hiến pháp 2013. Mấy chữ “do pháp luật quy định” chỉ có tác dụng nhằm vô hiệu hóa ý nghĩa và mục đích của Hiến pháp.

Chẳng hạn như Điều 25 của Hiến pháp quy định rằng:” Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”

Nhưng trong thực tế người dân Việt Nam không có tự do ngôn luận, tự do báo chí vì nhà nước tự cho phép mình cấm tư nhân ra báo và giữ độc quyền thông tin và kiểm soát dư luận.

Luật báo chí chỉ dành riêng cho các cơ quan đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị và xã hội của đảng. Các tổ chức này là chủ nhân (cơ quan chủ qủan) của số 845 cơ quan báo chí, trong đó có 199 cơ quan báo chí in, 646 tạp chí, 1 hãng thông tấn quốc gia, 98 báo - tạp chí điện tử, 67 đài phát thanh truyền hình.

Số gần 18 nghìn nhà báo được cấp thẻ nhà báo và khoảng 5 nghìn phóng viên hoạt động báo chí, nhưng chưa đủ điều kiện cấp thẻ đều phải làm việc phục vụ và tuyên truyền cho chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước.

Công dân Việt Nam cũng không có quyền được tự do hội họp, chưa được phép lập hội và biểu tình vì chưa có luật theo quy định của điều 25.

Như vậy họ có vi phạm Hiến pháp không ?
Vậy tại sao nhà nước lại cần có Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để kiểm soát người theo đạo trong khi Hiến pháp không đòi hỏi phải có luật quy định ?
Có nhiều nguyên nhân nhưng điểm cốt lõi là đảng cầm quyền Cộng sản Việt Nam (CSVN) là một đảng vô thần. Trên 3 triệu đảng viên cũng vô thần. Tiêu biểu như trong Quốc hội, khóa XIV có 494 Đại biểu (thay vì 500 như kề họach ban đầu) thì đã có tới 473 đảng viên. Ngoài đảng chỉ có 21 người, nhưng số người có tôn giáo chỉ đếm trên đầu ngón tay. Tất cả lãnh đạo Đảng, Quốc hội và Nhà nước đều khai lý lịch “không có tôn giáo” thì họ biềt gì về ý nghĩa của Tôn giáo mà bầy biện ra luật để kiểm soát và làm khó dễ người có đạo ?

Như vậy đem chuyện Tôn giáo nói với đảng cầm quyền vô thần và những người vô thần thì có hơn gì nói chuyện với đầu gối ?
Vẫn biết là phí thời giờ và vô ích, nhưng vì nhà nước vô thần này vẫn muốn húc đầu vào đá để viết ra dự thảo “Luật tín ngưỡng, tôn giáo” nên người dân phải lên tiếng.
Cho đến tháng 9/2016 đã có tiếng nói góp ý của Mặt trận Tổ quốc, cơ quan đại biểu của các Tổ chức chính trị và xã hội, hầu hết của đảng và nhà nước lập ra để yểm trợ việc thi hành các chính sách của đảng và nhà nước ;của một số Đại biều Quốc hội và của Giáo Hội Công Giáo.

Nhận xét chung của các giới này là bản Dự thảo mới, dường như lần thứ 6 thì phải, đã thông thóang hơn trước nhưng còn nhiều điểm cần làm rõ hơn trước khi đem ra thảo luận tại kỳ họp 2 của Khóa XIV vào tháng 10/2016. Nhiều giới hạn, kiểm soát tôn giáo và gây khó khăn cho người theo đạo vẫn tồn tại.

MỘT SỐ ĐIỂM CHÍNH

Căn cứ vào bản Dự thảo Luật trình cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Chuyên trách ngày 8/8/2016 thì Luật này xác nhận:
1.“Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người; bảo đảm để các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
2. Nhà nước tôn trọng, bảo vệ giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tín ngưỡng, tôn giáo, truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân.”

Nhưng tại sao lại “bảo hộ” rồi còn “qủan lý” nữa ?

Dự luật viết thế này:”1.Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.

2. Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo.

3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được pháp luật quy định.”

Như thế thì không phải là kiểm soát các tổ chức tôn giáo và tín đồ của họ là gì ?

Dự luật còn quy định việc gọi là “Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo”.

Dự luật viết:”Thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.”

“Cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo trong phạm vi cả nước.

Nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành về tín ngưỡng, tôn giáo:
a) Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo của ủy ban nhân dân các cấp;
b) Thanh tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.”

Về những điều mở mới của Dự luật thì nhà nước cho phép các tôn giáo và người dân được quyền “khiếu nại và khởi kiện”.

Dự thảo viết:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có quyền khiếu nại, khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước liên quan đến hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo….”

Nhà nước còn cho phép:”Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tài Tòa án có thẩm quyền đối với hành vi của tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác….”

Và:”Mọi cá nhân có quyền tố cáo hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo. Việc giải quyết tố cáo vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.”
Lần đầu tiên nhà nước đã nhìn nhận “Tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại”
Dự thảo cũng cho phép:”Người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành hình phạt tù, người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của mình.”

Và:”Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo hoặc theo học tại trường đào tạo tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu hoặc theo học tại các trường đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.”

Cho đến nay việc tu hành của công dân vẫn gặp nhiều khó khăn về lý lịch.


KHÓ KHĂN TỒN TẠI

Tuy nhiên, việc tổ chức các buổi lễ thờ phượng vẫn gặp trở ngại tại nơi mà chính quyền “không công nhận là hợp pháp” như Dự thảo minh thĩ rằng:”Chức sắc, chức việc, người lãnh đạo tổ chức đã được cấp đăng ký hoạt động tôn giáo có quyền tự do thực hiện lễ nghi tôn giáo trong phạm vi phụ trách; giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.”

Chế độ “đăng ký” và xin phép tổ chức lễ và các hoạt động của tôn giáo không thay đổi. Tỷ dụ như họ viết:”Cơ sở tín ngưỡng phải đăng ký hoạt động tín ngưỡng diễn ra trong năm. Việc đăng ký này chỉ thực hiện một lần.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đăng ký hợp lệ, ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trả lời bằng văn bản, trường hợp không chấp thuận nội dung đăng ký thì phải nêu rõ lý do.”

Hay:”Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ trong thời hạn chậm nhất là 20 ngày trước khi tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau:
a) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là xã) gửi thông báo đến ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội;
b) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là huyện), gửi thông báo đến ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp huyện) nơi tổ chức lễ hội;
c) Đối với lễ hội tín ngưỡng tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là tỉnh) hoặc trong nhiều tỉnh, gửi thông báo đến ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi tổ chức lễ hội.
2. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm an toàn, trật tự trong lễ hội.
3. Việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ tại cơ sở tín ngưỡng là di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thực hiện theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
4. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có trách nhiệm bảo đảm việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng theo nội dung thông báo.”
Nhưng bắt buộc này tuy không mới nhưng tiếp tục gây khó khăn cho các Tôn giáo vì trong qúa khứ đã xẩy ra nhiều trường hợp chậm giải quyết, hay không đồng ý mà không hề cho biết lý do khiến các tôn giáo chới với hay phải hủy bỏ sau khi đã tốn phí tổ chức.


Ngoài ra, Dự thảo cũng vẫn duy trì những ngăn cấm mơ hồ và nguy hiểm như:

“1. Phân biệt đối xử, kỳ thị vì lý do tín ngưỡng, tôn giáo.
2. Ép buộc hoặc cản trở người khác theo hoặc không theo tín ngưỡng, tôn giáo.
3. Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo của người khác.

4. Hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dẫn đến:
a) Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường;
b) Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác;
c) Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.
d) Chia rẽ dân tộc, chia rẽ người theo tín ngưỡng, tôn giáo với người không theo tín ngưỡng, tôn giáo, giữa người theo các tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau;
đ) Chia rẽ người theo tín ngưỡng, tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân.
5. Lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo để trục lợi.”

Nhưng Dự thảo không giải thích thế nào là “Xâm hại quốc phòng, an ninh, chủ quyền quốc gia, trật tự, an toàn công cộng, môi trường; Xâm hại đạo đức xã hội, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác; Cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân.” ?

Như vậy, nhà nước vẫn có thể, như trong qúa khứ, lạm dụng quyền hành để hạn chế hay chống phá các hoạt động tôn giáo.
Khi nói đến “nghĩa vụ công dân” thì chuyện này, vẫn thường xẩy ra cho tín đồ Công Giáo vào những ngày Chúa Nhật hay lễ hội đặc biệt của Giáo Hội Công Giáo.
Nếu không muốn giáo dân đi lễ hay tìm cách gây khó khăn cho người theo đạo có thể giữ đạo thì các cấp chính quyền chỉ việc bày ra các công tác lao động có tính bắt buộc vào đúng ngày giờ giáo dân phải đến nhà Thờ. Bởi vì giữa giữ đạo và phải lao động theo đòi hỏi của nhà nước để giữ miếng cơm manh áo thì người dân không còn cách nào khác là phải tuân theo lệnh nhà nước !

THAY ĐỔI KHÍCH LỆ

Ngoài những khó khăn và ràng buộc, Dự thảo mới cũng đã có những điều thay đổi mới quan trọng đáng khích lệ trong việc bổ nhiệm, thuyên chuyển các chức sắc và việc các Tôn giáo tham gia vào công tác giáo dục và xã hội.

Thay đổi lớn gồm:”Tổ chức tôn giáo sau khi thực hiện việc phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở trung ương trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả: Hoà thượng, thượng tọa, ni trưởng, ni sư của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; mục sư của các tổ chức Tin lành, phối sư trở lên của các Hội thánh Cao đài và những phẩm trật tương đương của các tổ chức tôn giáo khác.
2. Đối với các trường hợp phong phẩm, suy tôn, suy cử chức sắc không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này, tổ chức tôn giáo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi chức sắc cư trú và hoạt động tôn giáo trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày có kết quả.”

Trước đây, đặc biệt đối với Giáo Hội Công Giáo thì việc “phong phẩm” trong Giáo Hội phải có phép và phải được nhà nước đồng ý theo cách “xin-cho” từng gây rất nhiều khó khăn cho việc thay thế hay bổ nhiệm.

Bằng chứng như trong qúa khứ nhà nước CSVN đã nhúng tay vào nhiều vụ bổ nhiệm các Giám mục mới cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam của Tòa thánh Vatican.

Từ việc phong phẩm, việc thuyên chuyển cũng dễ dàng hơn theo đề nghị của Dự thảo mới. Họ viết:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc khi thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi và nơi đến trước khi thuyên chuyển chậm nhất là 20 ngày.

Văn bản thông báo nêu rõ họ tên, phẩm trật, chức vụ trong tổ chức tôn giáo của người được thuyên chuyển, lý do thuyên chuyển, nơi hoạt động tôn giáo trước khi thuyên chuyển, nơi thuyên chuyển đến.”

3. Trường hợp chức sắc, chức việc, nhà tu hành vi phạm một trong các quy định tại Điều 5 Luật này, cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo cấp tỉnh nơi đi có văn bản yêu cầu tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc dừng việc thuyên chuyển.

(Điều 5 quy định những ngăn cấm như đã nêu trên)

Ngoài ra, Dự thảo mới cũng cho phép lần đầu tiên các Tôn giáo được hoạt động giáo dục và y tế.

Chẳng hạn như họ viết:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở giáo dục của hệ thống giáo dục quốc dân và thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục.”
Hay cũng có thể là giải pháp thứ 2:”Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thực hiện các hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật về giáo dục.”
Các Tôn giáo cũng được phép “ Hoạt động y tế, bảo trợ xã hội, từ thiện, nhân đạo.”

Dự Luật đề xướng:”1. Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội và thực hiện các hoạt động y tế, bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh và bảo trợ xã hội.
2. Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện để tổ chức tôn giáo, chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ thực hiện hoạt động từ thiện, nhân đạo theo quy định của pháp luật.”

Đây là kết qủa của đề nghị trong nhiều năm của các tổ chức Tôn giáo, đặc biệt là Giáo Hội Công Giáo.
Tuy nhiền, tất cả những điều ghi trong Dự thảo còn phải được Quốc hội chấp thuận thông qua tại kỳ họp vào tháng 10. Quốc hội có thể sẽ thay đổi nhiều hay ít, nhưng bên cạnh những cởi mở, nhà nước CSVN vẫn không từ bỏ kiểm soát các Tôn giáo.

Đó là hậu qủa của một đảng cầm quyền vô thần và một nhà nước không hề biết đến gía trị của Tín ngưỡng-Tôn giáo. -/-


Phạm Trần
(09/016)


 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Lời Khuyên Của Mẹ
Trà Lũ
07:36 14/09/2016
Lá thư Canada : LỜI KHUYÊN CỦA MẸ


Canada đang bước vào thu. Mấy tiệm bán hoa đã bầy la liệt các chậu hoa cúc. Tôi yêu loại hoa này quá. Hoa cúc là sứ giả đưa tin mùa thu. Cúc báo tin trước thôi chứ trời vẫn còn nóng gắt, lá cây vẫn còn xanh đậm, nắng vẫn còn chói chang, và vườn rau nhà cụ Chánh tiên chỉ làng An Lạc của chúng tôi vẫn còn tươi tốt.

Tuần qua dân làng được ăn một bữa bún bò Huế ngon quá sức. Các cụ có biết ai nấu món này không ? Thưa, cô Tôn Nữ. Làng tôi có hai cô Huế, cô Tôn Nữ và cô Cao Xuân. Hai mệ nấu ăn cũng giỏi lắm nhưng xưa nay tài của hai cô đã bị những siêu sao Cụ Chánh, cụ B.95, Chị Ba Biên Hòa làm mờ nhạt. Bữa nay hai cô mới được thi thố tài năng là vì vụ Yên Bái ở quê nhà. Nghe có lạ tai không các cụ. Chuyện như thế này : Tháng trước ở Thế Vận Hội Mùa Hè Rio 16 xứ Brazil, trong đó đoàn VN đã đạt huy chương vàng ngay ngày đầu. Đó là công của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Cô Tôn Nữ thấy tài năng bắn súng của anh Vinh này siêu quá, đánh bại nhiều tài bắn của các tay quốc tế trong đó có cả anh Tàu, thì cô sướng quá. Cô đã hét lên : Anh Vinh ơi, khi về nước, anh nhớ đem tài này ra mà bắn chết hết tụi Tàu Cộng và tụi VC đang hèn với giặc mà ác với dân nha. Ai ngờ lời xin này của Cô Tôn Nữ đã được thi hành ngay ở Yên Bái : ba ông cán bộ gộc được về chầu Bác Hồ. Việc này đẹp lòng dân quá. Báo chí cho biết 95% dân chúng đều hả hê sung sướng, trong bụng ai cũng nghĩ : chúng mày chết là đúng lắm, đáng đời đáng kiếp.

Ông ODP niên trưởng trong làng bảo Cô Tôn Nữ : Lời Cô bảo xạ thủ Hoàng Xuân Vinh bắn giặc Tàu và lũ tay sai nay đang thành sự thực, miệng Cô có thần, thiêng quá, bởi vậy Cô phải làm một bữa ăn mừng, chung vui với đồng bào trong nước. Lời khen này làm cô Huế thích quá nên Cô đã tình nguyện làm một bữa bún bò Huế đãi cả làng.

Và cô đã ra tay, với sự góp sức của cô bạn thân Cao Xuân, và Chị Ba Biên Hòa. Vì tò mò, tôi cũng xin đến phụ bếp, nhưng than ôi, cái xe nó làm hại tôi, nó không chịu nổ máy. Tôi kêu thợ sửa xe khẩn cấp, thế nhưng khi xe nổ máy được rồi, đến nhà Cụ Chánh thì mọi sự đã trễ, tô bún bò Huế đã sắp sửa bưng lên bàn tiệc. Ai cũng đã ngồi vào bàn và náo nức chờ ăn.

Cốt ‎‎ý cho mọi người đói thêm chút nữa để ăn cho ngon hơn, Cô Tôn Nữ xin đọc diễn văn khai mạc bữa ăn. Cô lôi trong túi ra một bài báo viết về bún bò Huế của nhà văn Huy Phương. Không biết ông Huy Phương có phải là người gốc Huế không mà ông viết thiệt là hay. Cô đọc lướt những ‎ý chính của bài này để mọi người thấy cái nét đặc biệt của tác phẩm mà cô sắp đãi mọi người. Rằng không nóng không cay thì không phải bún bò. Tô bún bò nguyên thủy không có huyết, không có chả, không ăn với rau, với giá hay băp chuối. Những thứ này mà ăn kèm theo thì còn chi là mùi vị bún bò. Bún bò Huế còn có một cái tên nữa là ‘ bún bò giò heo’. Giò đây là chân hay cẳng heo chứ không phải là giò chả Bắc Kỳ. Người sành ăn thì biết chọn loại giò : giò khoanh, giò móng hay giò búp. Ăn bún bò Huế trúng cách thì chỉ dùng đũa chứ không dùng muỗng, nghĩa là phải vừa ăn vừa húp. Thế mới ngon. Cũng như ăn phở, vừa ăn vừa húp mới đã. Hình như ông Vũ Bằng khi luận về ăn phở đã đề cao việc húp phở. Rằng nếu dùng muỗng mà đưa miếng phở từ bát lên miệng thì bao nhiêu cái nóng cái thơm bị bay đi hết rồi. Còn nếu húp phở thì mũi ta được hưởng trọn vẹn cái nóng cái ngon, nó trực tiếp từ bát vào thẳng miệng. Ăn bún bò Huế cũng y như vậy.

Cô Cao Xuân nghe bàn đến việc này thì góp thêm ‎ý. Rằng ngày xưa người bán bún bò là những mệ bán hàng rong, bằng gánh. Bún này mới là chính gốc nguyên thủy, mới ngon hết sức, chứ bún bán trong hiệu thì đã bị kỹ nghệ hóa mất rồi. Vì ăn bún từ o bán bún rong nên người ăn không có ngồi bàn ngồi ghế. Ai cũng ăn đứng. Một tay bưng bát một tay cầm đũa thì còn tay nào nữa mà cầm muỗng. Ăn phở Bắc Kỳ và bún bò Huế ngày xưa không bao giờ có muỗng là thế.

Nói đến đây rồi các tô bún bò mới được các người đẹp bưng ra. Ôi tô bún ngon làm sao. Nó bốc lên mùi cay, đậm mùi sả, mùi ruốc. Cô Tôn Nữ cười giả lả : Em biết các bác quen ăn bún bò với huyết với giá với bắp chuối với chả lụa, nên em cũng làm thêm và đem ra đây. Xin tùy nghi nha.

Cả làng tôi đã ăn món bún bò Huế một cách rất nồng nhiệt và say sưa. Quả là ngon, vì là hương vị chính truyền do hai mệ Huế chính gốc nấu cơ mà.

Anh John ăn xong tô thứ nhất, rồi trong khi chờ nhà bếp làm cho tô thứ hai, anh nói với Cô Tôn Nữ : Cô nấu món bún bò giò heo này đãi chúng tôi vậy xin hỏi : cô đã xin phép Cơ Sở Trí Tuệ Thừa Thiên Huế dể nấu món này chưa?

Bà cụ B.95 lên tiếng : Anh John hỏi cái gì kỳ cục vậy ? Anh John trả lơi ngay là thấy báo chí nói rằng ở Huế , VC lập ra một văn phòng mới gọi là Cơ Sở Trí Tuệ chuyên về món Bùn Bò Huế. Những ai muốn mở nhà hàng bán món này thì phải làm đơn xin phép họ, l‎ý‎ do : Món ăn này là món của nhân dân, họ là đại diện nhân dân, nên ai xài thì phải xin phép. Không ai được cãi lệnh này vì là lệnh của những tinh hoa trí tuệ loài người.

Anh John nói nhỏ vào tai tôi : tổ cha trí tuệ chúng bay!

Anh H.O. lên tiếng : Xin Cô Tôn Nữ gọi ngay cho xạ thủ huy chương vàng Thế Vận Hội Rio 16 Hoàng Xuân Vinh, xin anh Vinh sai đàn em ở ngoài Yên Bái vào hỏi thăm cái bọn Trí Tuệ Huế , hỏi thăm chừng 3 đỉnh cao như ở Yên Bái là được rồi.

Cụ B.95 nghe đến đây thì xin cả làng chuyển đề tài, bữa ăn đang ngon mà nhắc tới VC thì mất ngon. Anh John xin lãnh nhiệm vụ chuyển đề. Anh xin được nói lại chuyện cũ mà các nhà quân tử chúng tôi hằng say mê. Anh xin kể chút xíu về cái dư âm các huy chương vàng của Thế Vận Hội Rio vừa qua.

Vì tổ tiên anh John thuộc gốc người Anh Cát Lợi nên anh được biết họ hàng nhà anh vẫn còn sửng sốt về trận cầu giửa đội Anh Quốc và đội Đảo quốc Iceland ngày 27 tháng 6 vừa qua. Anh quốc là nước sáng lập ra môn bóng đá, tức môn túc cầu / soccer, cách đây hơn 100 năm, và đã thắng bao nhiêu trận vinh quang trong nhiều năm, thế mà kỳ vừa qua, trong thế vận hội Rio, đội tuyển Anh đã thua đội tuyển Iceland ! Thật là một bất ngờ vỡ tim cho người Anh ! Đội tuyển Anh như một chàng khổng lồ bị một thằng tí hon đánh ngã. Giận quá chứ.

Nhưng chuyện bất ngờ trên đây là chuyện nhỏ, chuyện mà người Anh hân hoan sung sướng là đoàn thể thao của Anh đã đoạt được nhiều huy chương nhất kể từ xưa tới nay, ngoài sự ước mơ , những 67 huy chương và 27 chức vô địch. Nhiều nhà bình luận thể thao có máu tếu thì đã cười khà khà khi nhìn tới các huy chương vàng của Anh về các môn thể thao Đua xe đạp, Chèo thuyền, Chèo xuồng, Cưỡi ngựa. Họ cười hể hả vì toàn những môn NGỒI không à !

Xin hết chuyện thế vận hội mùa hè, nhưng xin trình các cụ phương xa : Canada là xứ mê thể thao vô cùng. Ở xứ này, cụ mở TV ra mà coi, không đài này thì đài kia đều có các chương trình thể thao, không môn bóng rổ thì bóng chày, không môn hockey thì môn bơi lội. Chính quyền khắp nơi đều có ngân sách đề cao môn thể thao. Gần đây Toronto bùng nổ chương trình cổ võ việc đi xe đạp. Nhiều con đường vẽ thêm lối chạy xe cho người đi xe đạp. Cái mà gây ấn tượng mạnh nhất cho tôi ở Toronto là gần các ngã tư đông người đều có hệ thống tự động cho mướn xe đạp. Bạn cứ cho thẻ vào trụ máy là bạn lấy được một cái xe đạp. Đi xong, bạn cứ việc cho xe vào bất cứ ngã tư nào có hệ thống này. Chưa hết, xe đạp của bạn gặp trục trặc ư? Mời bạn ghé bất kỳ trạm xe điện ngầm, ngay ngoài cửa sát lối vào, bạn sẽ thấy một góc có đầy đủ dụng cụ chữa xe, nào cái kìm, cái búa, nào cái mỏ lết, ông bơm bánh xe, hoàn toàn miễn phí. Những thứ này là những lời mời gọi : bạn hãy bỏ xe hơi ở nhà, hãy lấy xe đạp mà di chuyển, vừa tập thể thao vừa không làm ô nhiễm không khí. Các cụ có mê không. Tôi là người đi xe đạp từ nhỏ, nhưng từ ngày sang đất nước thiên đàng này, thấy xe hơi chạy vù vù ở ngoài đường là tự nhiên tôi sợ đi xe đạp. Xe nó chạy vù vù như thế, mình tuổi già sức yếu lạng quạng lạc tay lái một cái, chạm vào xe hơi là coi như mất mạng ngay. Đây là tôi nói chuyện của một ông già, chứ bạn còn trẻ, còn đầy sức sống, mời bạn cứ đi xe đạp nha.

Chưa hết thể thao. Chính quyền liên bang Canada vừa cho biết đang hoàn tất hệ thống đường mòn liên bang cho xe đạp chạy, dài những 24.000 cây số, từ Đại Tây Dương miền đông sang tới Thái Bình Dương miền tây, và chạy lên tới miền bắc gần Bắc Cực. Đây là con đường dài nhất thế giới. Con đường lịch sử này sẽ hoàn tất vào tháng Bảy sang năm khi Canada mừng quốc khánh 150 tuổi. Bản tin tiếng Anh viết như thế này : Canada opening 24,000 km car-free Bike path. Cụ nào nhiều máu thể thao xin đến Canada chạy xe đạp trên con đường lịch sử này nha. Thực ra thì Canada không mất công xây con đường này mà chỉ làm công việc nối kết hơn 500 công viên đường mòn đã có sẵn trên toàn quốc, trên những công viên này đều có những đường dành cho xe đạp .

Một tin thời sự nóng bỏng khác, đó là tin Canada cho biết đang thiết lập thêm nhiều phòng lãnh sự ở đất Tàu, vì số người Tàu nộp đơn xin visa đi Canada tăng lên rất đông. Rõ ràng đây là dấu hiệu các ông bà Tàu nhà giàu đang tìm cách di cư sang Canada. Ông ODP nghe chuyện này thì nhớ tới chuyện mà báo chí vừa đưa tin : Ông Nguyễn Tấn Dũng đang chuẩn bị di cư sang Mỹ. Ông có người con rể VN ở Mỹ. Anh rể này là gốc thuyền nhân tỵ nạn. Ông ODP bảo : giá mà tôi có cơ hội được gặp anh con rể này thì tôi sẽ bảo anh ta : hãy xúi bố vợ làm một Gorbachev VN. Ông Dũng đừng bỏ chạy, hãy ở lại VN. Hãy cùng đàn em thân tín tìm cách giải thể Đảng CSVN như ông Gorbachev bên Nga đã làm hồi 1989. Quê hương sẽ nhớ ơn ông và lịch sử sẽ ghi tên ông là anh hùng cứu nước. Chứ cả nhà ông ăn uống no say rồi ôm bạc chạy sang Mỹ sống thì hèn lắm.

Ông ODP nhấp một hớp cà phê rồi nói tiếp : Không biết phe nhóm ông Dũng có ai biết đến cuốn sách nổi tiếng hiện đang bán chạy như tôm tươi ở Hong Kong và Đài Loan không, cuốn ‘Farewell to the Chinese Liberation Army General Staff’ - Vĩnh biệt bộ tham muu Giải Phóng Quân Trung Quốc, của tác giả La Vũ. Giá có ai mua được cuốn này rồi gửi riêng cho Nguyễn Tấn Dũng, bảo Dũng cố nghiền ngẫm cuốn này, rồi hành động, thì thật là đại phước cho VN.

Nghe đến đây thì cả làng tôi đều ngơ ngác. Ông nói cái gì mà bí hiểm quá vậy ?

Thấy bà con ngơ ngác thì ông cười xòa rồi giải thích. Vì tôi nghe tới viêc Gorbachev bên Nga giải thể đảng CS Nga thành công nên tôi ao ước TC và VC cũng có được người như vậy. Muốn được thế thì nên đọc cuốn sách trên đây của La Vũ. La Vũ, tên tiếng Tàu là Luo Yu. La Vũ là bạn thân của Tập Cận Bình hiện nay, xưa đã từng vào sinh ra tử với nhau. La Vũ là con của Đại Tướng La Thụy Khanh từng tham gia Vạn L‎ý‎ Trường Chinh với Mao Trạch Đông. La Vũ làm tới chức đại tá trong quân dội Tàu Cộng, rồi ông mở mắt. Ông đã thấy mặt thật gian ác của CS, ông đã bỏ CS. Năm 1992, La Vũ cùng vợ con trốn được ra khỏi Tàu, hiện La Vũ đang sống ở Harrisburg, Pennsylvania. Ông viết cuốn sách trên khuyên Tập Cận Bình hãy can đảm giải thể đảng cộng sản, rồi dựng nên chế độ đa dảng, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc.

Vì là bạn thân nên La Vũ cho biết trong một lá thư gần đây, ông đã khuyên Tập Cận Bình, ngoài gương Gorbachev ra, Tập nên nghiên cứu chuyện Tưởng Kinh Quốc con của lãnh tụ Tưởng Giới Thạch. Ông Tưởng Kinh Quốc khi lên làm thủ tướng Đài Loan đã chấm dứt chế độ độc đảng của Quốc Dân Đảng, rồi dựng nên chế độ dân chủ đa đảng, nhờ đó Đài Loan đã bước vào thời phát triển kinh tế huy hoàng

Xin Ơn Trên cho VN có một Gorbachev hay một Tưởng Kinh Quốc, ông kết bài như thế rồi xin hết phẩn diễn văn ngẫu hứng, và xin nhường diễn đàn cho các chuyện thời sự.

Anh John kể ngay : Sau lễ Lao Động mồng 5 tháng Chín là ngày khai trường mở đầu một niên học mới ở Canada. Chỉ riêng thành phố Toronto này, với 2.7 triệu dân mà có tới hơn một triệu học sinh trung và tiểu học, ngành đại học có tới hơn 200.000 sinh viên trong đó có 4.000 sinh viên ngoại quốc. Tương lai đất nước nằm trong tay giới trẻ này đây.

Ngày khai trường, ông ODP rủ tôi đi uống cà phê buổi sáng sớm. Ông bảo đi tìm lại tuổi thơ. Chúng tôi đã chọn quán cà phê ngay ngã tư, ngồi cái bàn ngoài hiên. Các cụ có biết ông ODP nói với tôi gì không ? Thưa, ông bảo ngồi đây để ta ngắm cảnh cha mẹ dắt con cháu đi học. Ôi, cảnh bà mẹ dắt những đứa con đi học ngày đầu sao mà nó đẹp lạ lùng. Các em bé mặt mũi thơ ngây như thiên thần, em này sẽ vào mẫu giáo, em này sẽ vào vườn trẻ, em này sẽ vào nhà giữ trẻ. Các em đều có đôi mắt nai tơ, dễ thương hết sức. Một cái đẹp đặc biệt nữa mà chỉ Canada mới có, là mầu da của các em khác nhau, đa phần là trắng, nhưng cũng có nhiều em da vàng, da nâu và da đen.

Ông ODP vừa nhấp ly cà phê vừa nhìn các em bé lẫm chẫm bước theo mẹ tới trường, rồi nói : Xin trao các thiên thần bé nhỏ này vào tay các thầy giáo các cô giáo. Rồi ông kể chuyện ngày xưa, về cái cổng trường Đại Học Sư Phạm Saigon trước 1975 của ông. Cổng này làm bằng sắt, trên cao là một tấm bảng lớn, mặt phải quay ra đường thì viết tên trường, và mặt sau quay vào trong thì ghi 4 chữ lớn : Lương Sư Hưng Quốc, nghĩa là thày giỏi thì sẽ làm quốc gia hưng thịnh. 4 chữ này tôi cho là ‎hay tuyệt vời, nó nói lên thiên chức của nhà giáo, bởi vậy các sinh viên chọn ngành sư phạm được nhắc nhở về sứ mạng của mình hằng ngày, mỗi lần đi qua cổng trường. Tương lai quốc gia ở trong tay giới trẻ, tương lai giới trẻ ở trong tay nhà giáo. Quả là ‎ý‎ nghĩa, quả là hay.

Rồi ông miên man sang chuyện học giỏi của học sinh VN. Ông hỏi tôi có biết chuyện nhà khoa học nguyên tử Mỹ từng đạp xích lô ở Việt Nam không, tôi lắc đầu không biêt. Thế là ly cà phê ngon đã làm ông nhớ lại chuyện này. Đó là chuyện Tiến sĩ Võ Tá Đức, người Việt đầu tiên hiện đang làm việc trong phòng thí nghiệm quốc gia Los Alamos, N.M. Ông chuyên về nghiên cứu và sáng chế ra những thiết bị dò tìm nguyên tử đang bị thất thoát ra khỏi Mỹ. Ông là thuyền nhân tỵ nạn, gốc Phú Yên, là con trưởng một gia đình có 12 anh em. Nhà nghèo, đi học về là anh Đức đi đạp xích lô kiếm thêm tiền chợ cho cha mẹ. Năm 1981, bố của anh đã tìm cách móc nối gửi được anh vượt biên. Chuyến đi thành công. Và anh dược một gia đình Mỹ ở Iowa bảo trợ nhận làm con nuôi. Anh biết thân phận của mình nên đã ra sức học hành. Anh đã đậu nhất nhiều kỳ thi và đã đoạt được nhiều học bổng, đã đỗ tới bậc tiến sĩ ngành vật l‎ý‎ nguyên tử. Tiến Sĩ Đức đã nói với người phỏng vấn : Tôi muốn gửi một thông điệp cho các bạn trẻ Việt Nam là nếu có ‎ý‎ chí thì ta sẽ vượt qua được mọi khó khăn.

Ông ODP kể đến đây xong thì cười ha ha rồi thêm : vì ông là người VN nên ông có cái giống ‘gene’ tốt, và ông gặp môi trường giáo dục Hoa Kỳ tuyệt vời nên ông mới thành công được như thế. Nếu ông không thoát khỏi VN, thoát khỏi sự cùm kẹp của CSVN thì liệu cái giống tốt trong người ông có cơ phát triển được không. VC đã và đang giết bao nhiêu thiên tài.

Việc này làm tôi nhớ tới Linh Muc Đinh Nguyễn Anh Nhuệ ở Roma. Cũng y như đời của TS Đức, đời tu của Cha Nhuệ cũng long đong, từ VN sang Nga rồi sang Ba Lan rồi sang Ý. Tới Ý ngài quyết tâm học, đậu tới tiến sĩ Thần Học rất xuất sắc. Ngài được Đức Thánh Cha Phanxicô bổ nhiệm làm khoa trưởng phân khoa Thần Học tại Học Viện Giáo Hoàng Thánh Bonaventure nổi tiếng ở Roma. Rõ ràng cái giống VN tốt gặp đất Đức Giáo Hoàng tốt nên đã phát triển tột cùng. Một linh mục gốc Việt bé nhỏ mà thành vị khoa trưởng một trường đại học danh tiếng của hoàn cầu, chuyện thần tiên, phải không các cụ.

Nếu chuyện TS Đức và LM Nhuệ trên đây là chuyện thần tiên thì tôi cho là chuyện thân tiên đi lên, chứ chuyện thần tiên của Mẹ Teresa Calcutta thì tôi coi là thần tiên đi xuống. Mẹ là một bà dòng da trắng xứ giầu có mà đi phục vụ xứ nghèo hèn thì quả là đi xuống. Mà không phải xuống sơ sơ mà xuống tới đáy tận cùng. Mẹ đã ôm các em bé bệnh tật dơ bẩn bị bỏ rơi bên lề đường vào lòng, mẹ đem về nhà chăm nuôi săn sóc, không phải một ngày, không phải một tuần mà nhiều tháng nhiều năm như vậy, hình như là trên 40 năm. Mẹ không chỉ cho bé ăn mà mẹ còn cho bé nụ cưòi, cho bé tình yêu thương. Trong bài diễn văn khi lãnh giải Nobel Hòa Bình ngày 10 tháng 12 năm 1979 ở Olso, Na Uy, Mẹ nói :

…Khi tôi mang một người nghèo đói nằm ở vệ đường về nhà, tôi cho họ một chén cơm, một miếng bánh, vậy là đã xua được cơn đói của họ. Thế nhưng một người bị ruồng bỏ, bị hắt hủi khước từ, không được yêu thương, không được quan tâm, đó mới là thứ nghèo khổ khủng khiếp và rất khó chữa lành…

Tổng kết lại, tất cả các việc bác ái Mẹ Teresa đã làm đều xoay quanh hai chữ ‘ yêu thương’, yêu cả xác, cả hồn. Biểu hiệu của tình yêu đích thực là nụ cười, do đó lời Me trối trước khi lìa đời là các con hãy cười nhiều hơn nữa.

Cụ Chánh tiên chỉ làng tôi nghe tới đây thì đã cười ha ha sung sướng : Cụ nói : Nếu vậy thì làng An Lạc chúng ta đã thi hành lời khuyên của Me đúng nhất. Xin Mẹ Thánh Teresa Calcutta phù hộ chúng con. Amen.

TRÀ LŨ

LTS : Bạn đọc đã có bộ ‘Chuyện Cười Trà Lũ Toàn Tập’ chưa? Một bộ gồm 4 cuốn, 1800 tiếng cười khác nhau, tiếng cươi đông tây kim cổ. Cười là đúng lời khuyên của Mẹ Teresa. Giá $85 mỹ kim. Xin liên lạc trực tiếp với tác giả : petertralu@gmail.com
 
Mẹ Teresa Calcutta : Yêu
Đinh Văn Tiến Hùng
21:18 14/09/2016
YÊU

Biết bao người viết hồi ký bộc lộ tình yêu: cha mẹ, vợ chồng, con cái, người tình, quê hương, danh vọng, tiền tài…

Nhưng có một người con gái 18 như cánh bướm mỏng manh khoe sắc, hy sinh tuổi xuân, nhan sắc, tài năng, rời bỏ quê hương Albani thân yêu nhỏ bé, đến tận chân trời xa xôi Ấn Độ nghèo nàn, dâng hiến đời mình cho một tình yêu tuyệt vời- Đó là nàng Agnes Gonxha Bojaxhiu trở thành Dì Maria Teresa- và Mẹ Teresa Calcutta.

Mẹ đã thấy hình ảnh Chúa qua những người cùng khổ, bệnh tật, đói khát, cô nhi…bị xã hội ruồng bỏ lê lết ngoài đường. Noi gương người Samitanô nhân hậu, Mẹ đem về săn sóc yêu thương.

Mẹ không đi loan báo Tin Mừng cho người nghèo khổ, vì chính họ loan Tin Mừng thay Mẹ.

Và chính họ đã cho đi thật nhiều hơn là nhận được.Theo lời Mẹ “Càng có ít, chúng ta càng cho nhiều, mới nghe có vẻ vô lý, nhưng đó là chân lý của Tình yêu.”

Không hoặch định chương trình vĩ đại, tổ chức to lớn, không một đồng trong chương mục ngân hàng, vì Mẹ cho rằng nguy hiểm lớn nhất là trở nên giàu có- Người giàu có vào Nước Trời khó hơn lạc đà chui qua lỗ kim.

Không đòi hỏi địa vị thế trần hay trong Giáo Hội. Không cần phải là Hồng Y, Giám mục, Linh mục…Chính Mẹ nhiều lần ngỏ ý muốn từ chức Bề Trên Tổng Quyền.

Mẹ lội ngược dòng khi xã hội ngày nay đang đua chen giành giật địa vị, sang giàu, quyền thế…Và xa lánh người nghèo khổ.

Việc làm khiêm tốn của Mẹ được cả thế giới ngưỡng phục mến yêu. Một con đường Tình yêu đã được khánh thành vào cùng ngày Mẹ được tôn vinh Hiển Thánh 4/9/16 tại thị trấn Orissa Ấn Độ để ghi nhớ công ơn Mẹ.

Và ngày 8/9/16, một Bệnh viện Tình yêu kính Mẹ đã được khánh thành tại tiểu bang Arunachal Pradesh.

Mẹ Teresa Calcutta dược trao tặng giải Nobel Hòa Bình năm 1979. Khi nhận giải Mẹ đã thẳng thắn cảnh báo một trong những tội ác mà nhân loại đang vấp phạm:

“Hiện nay, phá thai là kẻ tàn phá lớn nhất đối với hòa bình, bởi vì nếu người mẹ có thể giết chết đứa con của mình, thì không có gì có thể ngăn cản tôi giết bạn và bạn giết tôi “

Mẹ viết nên trang sử đời mình với một chữ Yêu cuốn hút tuyệt vời khi Hiến dâng để Phục vụ, nên Mẹ được nhân loại trao tặng nhiều danh hiệu tôn kính thân thương:

-Thiên Sứ từ trời !

-Sứ Giả hòa bình !

-Bạn Nhân Ái người nghèo !

-Vị Thánh trong bóng tối !

-Vĩ Nhân sáng ngời thế kỷ !

-Tông Đồ Lòng Chúa xót thương !

Trước cửa chính Dòng Truyền Giáo Bác Ái, đưới chân Thánh Giá là hai chữ ‘Ta Khát’ để nhắc nhớ cho các Đệ tử là Thiên Chúa nhân từ luôn khát khao Tình yêu nhân loại. Vì ‘Sự đói khát ngày nay thì rộng lớn hơn, đó là đói khát Tình thương.’

Cùng với những lời chiêm niệm hàng ngày rất đơn sơ nhiệt thành:

-‘Lạy Chúa Giê-su xin giải thoát con,

Khỏi ao ước được mọi người kính yêu,

Khỏi ao ước được tán dương,

Khỏi ao ước được vinh danh,

Khỏi ao ước được chúc tụng,

Khỏi ao ước được quí trọng,

Khỏi ao ước được hỏi ý kiến,

Khỏi ao ước được cho phép,

Khỏi ao ước được nổi tiếng,

Khỏi sợ hãi bị lăng nhục,

Khỏi sợ hãi bị khinh miệt,

Khỏi sợ hãi bị đau khổ vì khiển trách,

Khỏi sợ hãi bị vu oan,

Khỏi sợ hãi bị quên lãng,

Khỏi sợ hãi bị sai lầm,

Khỏi sợ hãi bị nhạo cười,

Khỏi sợ hãi bị chất vấn.’

*Ôi Mẹ ! Tấm thân nhỏ bé hành động phi thường,

Cả đời dâng hiến để phục vụ yêu thương,

Mẹ là Vĩ Nhân Tông Đồ Lòng Chúa Thương Xót,

Của người cùng khổ xã hội vất bỏ bên đường.

Nhìn gương Mẹ con thấy mình hèn yếu tầm thường,

Cả cuộc đời danh lợi luôn đeo đuổi vấn vương,

Để mang theo được gì khi xuôi tay nằm xuống,

Xin hãy dìu dắt con khỏi lạc lối Thiên Đường.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Cầu nguyện bất cứ lúc nào hay ở đâu
Bùi Hữu Thư
05:20 14/09/2016
Không lúc nào đặc biệt đêm hay ngày
Chúa đòi hỏi chúng ta phải thờ kính.
Hay phải quỳ gối cầu nguyện với Ngài.
Vì tâm sự với Ngài là điều chính.

Ngài là linh hồn của mọi trái tim
Ngài nghe biết những gì chúng ta nói.
Cả những khi chúng ta còn lặng im,
Cầu xin thế nào ngài không đòi hỏi.

Trong một nhà nguyện, hay ở ngoài đường,
Ngài không đòi hỏi chúng ta bái quỳ.
Khi làm việc hay nghỉ ngơi bình thường,
Để dâng lên một kinh cầu giản dị.

Tại nơi công sở hay khi ở nhà
Ngài chỉ muốn chúng ta thờ kính.
Theo cách thức riêng tư của chúng ta.
Và tùy theo ý chúng ta quyết định

Bất cứ ở đâu và bất cứ khi nao,
Dù là ban ngày hay trong đêm tối.
Không quan trọng đối với Chúa chút nào,
Cứ nguyện cầu là được thương gấp bội.

Chúa luôn hiện diện trong trái tim ta.
Miễn chúng ta dành thời gian cầu khấn,
Ngài nghe được những lời không nói ra.
Vì Ngài luôn luôn đoái thương chút phận.

Cầu nguyện bất cứ lúc nào hay ở đâu!

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Rằm
Tấn Đạt
21:09 14/09/2016
TRĂNG RẰM
Ảnh của Tấn Đạt
Đêm qua len lén nhìn trăng
Trời ơi sáng rõ sánh bằng tầm tay
Đêm sao mà ngỡ ban ngày
Nên mình thức trắng ngắm say bóng rằm.
(Trích thơ của Đoàn Minh Hợp)
 
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 08 – 14/09/2016: Tự thuật của Đức Bênêđíctô thứ 16
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
22:32 14/09/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 nói việc quản trị Giáo Hội là một yếu điểm của ngài

Tờ báo Ý Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, đã công bố một trích đoạn trong cuộc phỏng vấn dài Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 dành cho Peter Seewald. Cuộc phỏng vấn đã được viết thành cuốn “Last Testament: In His Own Words”, được xuất bản ở Ý vào ngày 9 tháng 9 và tại Hoa Kỳ vào tháng Mười Một tới đây.

“Một điểm yếu của tôi có lẽ là sự thiếu quyết tâm trong việc quản lý và đưa ra các quyết định,” Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 nói. “Trong thực tế tôi là một giáo sư, một người phản ánh và suy tư về các vấn đề tâm linh nhiều hơn.”

“Quản trị thực tế không phải là điểm mạnh của tôi và điều này chắc chắn là một điểm yếu. Nhưng tôi không xem bản thân mình như là một thất bại.”

Đức Giáo Hoàng Danh dự cho biết ngài đã rất ngạc nhiên trước kết quả cuộc bầu cử khi các Hồng Y bầu cho Đức Phanxicô nhưng ngài “hài lòng” và “hạnh phúc” khi thấy vị tân Giáo Hoàng nói chuyện với đám đông từ ban công hướng ra Quảng trường Thánh Phêrô. Đức Giáo Hoàng Danh dự cũng ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô như một người biết “cải cách thực tế.”

“Ngài là một tổng giám mục trong một thời gian dài, ngài hiểu biết mọi chuyện. Ngài là một bề trên của dòng Tên và có khả năng bắt tay vào hành động một cách có tổ chức. Tôi biết rằng đây không phải là điểm mạnh của tôi” .

2. Cha Lombardi bình luận cuốn sách mới về Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16

Hôm thứ Sáu 9 tháng 9, cuốn sách “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Những cuộc trò chuyện cuối cùng” đã được phát hành bằng tiếng Ý trên toàn thế giới.

Cuốn sách thuật lại các cuộc phỏng vấn của ký giả người Đức Peter Seewald với Đức Giáo Hoàng danh dự, bao gồm những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của ngài, từ thời niên thiếu dưới chế độ Đức quốc xã, việc khám phá ơn gọi, những năm khó khăn trong chiến tranh, phục vụ ở Vatican và mối liên kết chặt chẽ với thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II cho đến cuộc bầu Giáo hoàng và quyết định thoái vị. Đức Giáo Hoàng danh dự cũng nói về Đức Giáo Hoàng Phanxicô, bày tỏ sự ngạc nhiên và rồi vui mừng vì việc bầu Đức Phanxicô chứng tỏ rằng Giáo Hội sống động, linh hoạt và không cứng nhắc trong những chương trình và điều này đáng khen ngợi và khuyến khích.

Cha Federico Lombardi, nguyên là Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh và đương kim chủ tịch Hội đồng quản trị Quỹ Joseph Ratzinger-Benedetto 16 của Vatican đã nhận định: cuốn sách mới thuật lại cuộc phỏng vấn với Đức Bênêđíctô thứ 16, được phát hành bằng các thứ tiếng khác nhau, chắc chắn đối với nhiều người là một ngạc nhiên, nhưng chúng ta có thể nói đó là một sự ngạc nhiên tốt đẹp.”

3. Đức Thượng Phụ Đại Kết Chính Thống Giáo phủ nhận có liên can trong vụ đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ

Tiếp tục các cáo buộc hoang tưởng chống lại Kitô Giáo, báo chí tại Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc Đức Thượng Phụ Đại kết thành Constantinople đã có những liên can nào đó trong âm mưu đảo chính hồi tháng Bảy chống lại Tổng thống Tayyip Erdogan. Tòa Thượng phụ Đại kết thành Constantinople đã mạnh mẽ phủ nhận những cáo buộc trên.

Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô I, người có quyền tối thượng danh dự trên Chính thống giáo Đông phương đã rời Thổ Nhĩ Kỳ bay sang Slovenia chỉ vài giờ trước khi cuộc đảo chính bắt đầu.

Dựa vào chuyện này, báo chí Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng ngài đã nhận được cảnh báo trước.

4. Trung quốc bắt cóc một Giám Mục Công Giáo

Chính quyền Trung Quốc đã bắt giữ một giám mục Công Giáo và đưa ngài đi xa khỏi giáo phận nơi ngài đang phục vụ, rõ ràng để ngăn chặn việc tấn phong ngài trong vai trò lãnh đạo mới của giáo phận. Thông tấn xã AsiaNews cho biết như trên hôm 8 tháng 9.

Đức Giám Mục Phêrô Thiệu Chúc Mẫn(邵祝敏) là Giám Mục phó giáo phận Ôn Châu với quyền kế vị. Ngài đã bị bắt giam ngay trước khi Đức Giám Mục Vinh Sơn Chu Duy Phương (朱維芳) qua đời vì bệnh ung thư. Các nguồn tin địa phương cho AsiaNews biết là Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn hiện đang bị giam tại tây bắc Trung Quốc, cách xa giáo phận của ngài.

Giáo dân địa phương tin rằng ngài đã bị bắt cóc để không thể chủ trì tang lễ cho Đức Giám Mục Chu Duy Phương và không thể được tấn phong như là người kế nhiệm hợp pháp.

Các quan chức Trung Quốc không chấp nhận Đức Cha Thiệu Chúc Mẫn là Giám Mục Công Giáo vì ngài đã được Tòa Thánh công nhận, chứ không do Hội Công Giáo Yêu nước chỉ định.

Công an địa phương cũng đang tìm cách ngăn chặn các thành viên của Giáo Hội Công Giáo hầm trú tham dự tang lễ Đức Giám Mục Chu Duy Phương. Những người tham dự lễ tang phải có giấy phép của nhà cầm quyền. Chỉ có 400 giấy phép được dự trù cấp.

5. 100,000 người biểu tình phò sự sống tại Chilê

Ước tính có khoảng 100,000 người đã tham gia vào một cuộc biểu tình ủng hộ cuộc sống tại Santiago, Chile, khi đất nước đang đứng trước một thách đố chính trị khi một số chính trị gia mưu toan hợp pháp hóa phá thai.

Lệnh cấm phá thai, được ban hành vào năm 1989, vẫn còn hiệu lực ở Chilê. Nhưng một biện pháp cho phép phá thai trong một số trường hợp nhất định đã được thông qua bởi Hạ viện của cả nước, và với sự ủng hộ nhiệt tình của Tổng thống Michelle Bachelet. Luật này chỉ cần sự chấp thuận của Thượng viện nữa là sẽ thành luật.

6. Đức Thánh Cha tiếp các Giám Mục xứ truyền giáo

Đức Thánh Cha khích lệ các Giám Mục tại các xứ truyền giáo cảm nghiệm và biểu lộ lòng thương xót của Thiên Chúa trong sứ vụ Giám Mục của mình.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 9 tháng 9 dành cho 94 Giám Mục thuộc các xứ truyền giáo, đang tham dự khóa bồi dưỡng do Bộ truyền giáo tổ chức tại Giáo Hoàng Học Viện Thánh Phaolô ở Roma, cho đến ngày 16-9 tới đây. Hiện diện tại buổi tiếp kiến cũng có Đức Hồng Y Fernando Filoni, Tổng trưởng Bộ truyền giáo, và các chức sắc của Bộ.

Trong số các tham dự viên, có 6 Giám Mục Việt Nam, đó là Đức Cha Nguyễn Tấn Tước, Giám Mục Phú Cường, Đức Cha Nguyễn Văn Hai, Giám Mục Vĩnh Long, Đức Cha Nguyễn Hùng Vị, Giám Mục Komtum, Đức Cha Trần Văn Toản, Giám Mục Phụ tá Long Xuyên, Đức Cha Nguyễn Hồng Sơn, Giám Mục Phụ tá Bà Rịa, và Đức Cha Đỗ Mạnh Hùng, Giám Mục Phụ tá Sàigòn.

Nhắc đến khóa học của các Giám Mục diễn ra trong Năm Thánh lòng thương xót, Đức Thánh Cha nói rằng: “Mỗi Giám Mục đích thân cảm nghiệm thực tại lòng thương xót của Chúa, và trong tư cách là đại diện “Vị Đại Mục tử của đoàn chiên” (Dt 13,20), Giám Mục được kêu gọi biểu lộ bằng cuộc sống và sứ vụ Giám Mục, tình phụ tử của Thiên Chúa, lòng từ nhân, sự ân cần, lòng thương xót, sự dịu dàng và đồng thời biểu lộ thế giá của Chúa Kitô, Đấng đã đến để hiến mạng sống và làm cho tất cả mọi người thành một gia đình duy nhất, được hòa giải trong tình yêu của Chúa Cha”.

Đức Thánh Cha nhắc nhở các Giám Mục thuộc các xứ truyền giáo rằng: “Theo hình ảnh vị Mục Tử nhân lành, anh em được mời gọi chăm sóc đoàn chiên và đi tìm các con chiên, nhất là những chiên ở xa xăm hoặc lạc đường; tìm kiếm những thể thức mới để loan báo, đi gặp gỡ con người, giúp đỡ những người đã nhận hồng ân bí tích rửa tội tăng trưởng trong đức tin, để các tín hữu, cả những người “nguội lạnh” hoặc không thực hành đạo, tái khám phá niềm vui đức tin và sự phong phú truyền giáo (EG 11). Vì thế, tôi khuyến khích anh em đi gặp cả những con chiên chưa thuộc đoàn chiên của Chúa Kitô”.

Trong bài huấn dụ, Đức Thánh Cha cũng kêu gọi các Giám Mục quan tâm đến các giáo dân, khuyến khích, đồng hành và khích lệ các sáng kiến và nỗ đang có để duy trì niềm hy vọng và đức tin được luôn sinh động...

Các Giám Mục cũng cần chú ý đến việc đào tạo linh mục trong những năm ở chủng viện, và không quên đồng hành với họ trong việc thường huấn sau khi chịu chức. “Anh em hãy cống hiến cho các linh mục một tấm gương cụ thể và hữu hình. Khi có thể anh em cũng hãy cố gắng tham dự với họ những giai đoạn chính trong việc huấn luyện, luôn chăm sóc cả chiều kích bản thân nữa”.

Sau cùng Đức Thánh Cha cảnh giác các Giám Mục “làm sao để những hoạt động mục vụ mà anh em cổ võ không bị thương tổn hoặc bị tiêu tán vì những chia rẽ hiện có hoặc có thể xảy ra. Chia rẽ là võ khí mà ma quỉ có trong tay nhiều nhất để phá hủy Giáo Hội từ bên trong. Hắn có hai võ khí, nhưng cái chính yếu là chia rẽ; võ khí kia là tiền bạc. Ma quỉ đi vào qua các túi và phá hủy bằng miệng lưỡi, với những lời nói hành nói xấu gây chia rẽ, và thói quen nói hành nói xấu là tập quán “khủng bố”. Kẻ nói hành nói xấu là một “tên khủng bố” ném bom để phá hủy. Xin anh em vui lòng chiến đấu chống chia rẽ vì đó là một trong những võ khí của ma quỉ để phá hoại Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn vũ. Nhất là những khác biệt vì các sắc tộc khác nhau trong cùng một lãnh thổ không được xen vào các cộng đồng Kitô đến độ ảnh hưởng trên thiện ích của các tín hữu. Giáo Hội luôn được kêu gọi vượt lên trên những sắc thái bộ lạc, văn hóa, và Giám Mục là nguyên lý hữu hình của tình hiệp nhất, có nghĩa vụi không ngừng xây dựng Giáo Hội địa phương trong tình hiệp thông của tất cả các phần tử của mình”

7. Pháp phá vỡ âm mưu khủng bố gần nhà thờ Đức Bà Paris

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã ca ngợi các lực lượng an ninh vì đã bắt giữ được vào hôm thứ Sáu một nhóm nghi phạm khủng bố đang âm mưu một cuộc tấn công lớn.

Một quan chức Bộ Nội Vụ nói với hãng tin Reuters rằng bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã mưu toan tấn công nhà ga Lyon, một nhà ga xe lửa ở phía đông nam của Paris. Đó là một trong những nhà ga bận rộn nhất ở châu Âu.

“Có một nhóm đã bị tiêu diệt, nhưng còn những nhóm khác,” tổng thống Hollande nói. “Những thông tin từ các cơ quan tình báo đã cho phép chúng tôi hành động trước khi quá muộn.”

Vẫn còn bị quay cuồng sau hai cuộc tấn công lớn vào năm 2015, thủ đô Pháp đã trên bờ vực nguy hiểm hôm Chúa Nhật vừa qua, sau khi một người bán hàng báo cho cảnh sát về một chiếc xe hơi chứa đầy bình gas bị bỏ gần Nhà thờ Notre Dame. Đèn trên xe nhấp nháy trong vòng ít nhất hai giờ trước khi thu hút sự chú ý của người bán hàng này.

Khu vực này là một địa điểm du lịch thường xuyên thu hút các đám đông những người muốn đi bộ trên các đường phố và nhâm nhi cà phê tại các quán trên vỉa hè, tương tự như khu vực đường đi dạo bên bờ biển Nice trong cuộc tấn công hồi tháng Bảy đã giết chết 86 người và làm bị thương hơn một trăm người khác.

Hôm thứ Năm, nhà chức trách bắt giữ ba người phụ nữ, 19, 23 và 39 tuổi, bên ngoài Paris có liên quan đến âm mưu này. Người trẻ nhất, 19 tuổi, là Ines Madani, đã đâm một cảnh sát viên trong lúc bị bắt giữ. Chiếc xe hơi chứa đầy bình gas do cha của Madani đứng tên.

Cảnh sát Pháp đã bắt tiếp 2 người đàn ông và 2 phụ nữ khác, nâng tổng số những người bị bắt lên tổng cộng 7 người.

Theo đài phát thanh RTL, Madani đã viết một bức tâm thư ủng hộ quân khủng bố Hồi Giáo IS. Ba phụ nữ rõ ràng đã cố gắng trả thù cho cái chết của Abu Muhammad al-Adnani, là tên cầm đầu bộ máy tuyên truyền của quân khủng bố Hồi Giáo IS bị thiệt mạng tại Syria vào cuối tháng Tám vừa qua.

Trước khi chết, Adnani đã kêu gọi các tín đồ của Nhà nước Hồi Giáo hãy thực hiện các cuộc tấn công quy mô nhỏ trên “những kẻ không tin” ở châu Âu và Hoa Kỳ

Theo tờ Le Monde, Madani đã có hồ sơ với nhà chức trách từ năm 2015, khi cô không thành công trong việc rời Pháp đến Syria chiến đấu chung với hàng ngàn người nước ngoài đang tham gia chiến đấu trong hàng ngũ quân khủng bố Hồi Giáo IS.

Bộ trưởng Nội vụ Pháp, Bernard Cazeneuve, cho biết con số công dân và cư dân Pháp đến Syria để gia nhập bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã giảm đáng kể, nhưng bày tỏ quan ngại rằng khả năng của các vụ tấn công trong nước sẽ lên cao hơn khi những kẻ cuồng tín này chọn ở nhà để tham gia vào các cuộc khủng bố ngay trên đất Pháp.

8. Trung Quốc và Vatican tin tưởng vào tương lai của mối quan hệ giữa hai bên.

Tại Bắc Kinh cũng như tại Roma, đã những tín hiệu thuận lợi cho thấy các cuộc đàm phán đang có tiến triển.

Cuối tháng Tám vừa qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh, đã khẳng định rằng quan hệ giữa Vatican và Bắc Kinh đã được cải thiện. Bà nói: “Trung Quốc luôn chân thành trong việc cải thiện quan hệ với Vatican và đã nỗ lực không mệt mỏi cho mục tiêu này”.

Ðược hỏi về lời phát biểu của Ðức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Toà Thánh, được công bố hai ngày trước đó, rằng ngài “hy vọng và mong đợi một giai đoạn mới trong quan hệ giữa Toà Thánh và Trung Quốc”, bà Hoa Xuân Oánh trả lời: “Kênh đối thoại và tiếp xúc giữa hai bên đang tiến hành tốt và hiệu quả”; và bà nói tiếp: “Dựa vào những nguyên tắc nhất định, chúng tôi muốn cùng nhau làm việc với phía Vatican để đối thoại cách xây dựng, thoả thuận được với nhau và phấn đấu cho các mối quan hệ song phương không ngừng phát triển”.

Hồi đầu tháng Tám năm 2016, trong một bài viết dài đăng trên tuần báo của giáo phận, Ðức Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám mục Hương Cảng, đã khẳng định các cuộc đàm phán giữa Bắc Kinh và Vatican đã có tiến triển, đặc biệt là vấn đề nhạy cảm về việc bổ nhiệm các giám mục ở Trung Quốc.

Ðức Hồng Y quả quyết: Một thỏa thuận cuối cùng về vấn đề này sẽ đạt được mà không phản bội những đặc tính nền tảng của Giáo Hội là “duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền” và cũng không bỏ rơi hoặc hy sinh các tín hữu và các linh mục của Giáo Hội thầm lặng ở Trung Quốc.

9. Các Giám Mục Brazil tin tưởng vào khả năng phục hồi của dân tộc

Một tuần sau khi Tổng thống Brazil Dilma Rousseff bị truất phế khỏi chức vụ tổng thống, các giám mục của quốc gia này bày tỏ sự tin tưởng vào khả năng phục hồi của dân tộc.

Trong thông điệp nhân ngày Độc Lập Brazil, trích dẫn “sự vắng mặt của các giá trị đạo đức và luân lý”, đã “gây ra một cuộc khủng hoảng chính trị, kinh tế và xã hội sâu sắc,” các giám mục viết: “Chúng tôi ghi nhận những khó khăn của thời điểm này, nhưng chúng tôi tin vào khả năng của người dân Brazil vượt qua nghịch cảnh, luôn luôn thông qua các cuộc biểu tình hòa bình”.

Các Giám Mục nhấn mạnh rằng:

“Mọi tổ chức đều được kêu gọi để thực hiện nhiệm vụ của mình theo những nguyên tắc dân chủ của pháp luật, vì thiện ích của người dân Brazil, chứ không bao giờ vì những lợi ích cá nhân hay phe nhóm”

10. Tòa Thánh ký hiệp định với Cộng Hòa Trung Phi

Hôm 06 Tháng Chín, tại dinh Palais de la Renaissance, là dinh tổng thống Cộng Hòa Trung Phi ở thủ đô Bangui một hiệp định cơ bản giữa Tòa Thánh và Cộng hòa Trung Phi về các vấn đề cùng quan tâm đã được ký kết với sự hiện diện của vị nguyên thủ quốc gia là tổng thống Faustin-Archange Touadéra.

Ký kết trong hiệp định này về phía Tòa Thánh có Đức Tổng Giám mục Franco Coppola, Sứ Thần Tòa Thánh; về phía Cộng Hòa Trung Phi có ông Charles Armel Doubane, Bộ trưởng Ngoại giao.

Hiệp định cơ bản này bao gồm một Lời nói đầu và 21 điều, thiết lập khuôn khổ pháp lý cho quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước, chi phối các vấn đề cùng quan tâm. Hai bên, trong khi duy trì sự độc lập và tự chủ của mình, thực hiện sự hợp tác vì lợi ích và sự thịnh vượng về đạo đức, tinh thần và vật chất của con người và vì thiện ích chung.

11. Đức Hồng Y Reinhard Marx lo ngại trước lời kêu gọi ngưng các cuộc đàm phán mậu dịch giữa Liên Hiệp Âu Châu và Hoa Kỳ

Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich, và là chủ tịch của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Âu, đã bày tỏ lo ngại trước lời kêu gọi của các nhà lãnh đạo châu Âu về việc đình chỉ các cuộc đàm phán TTIP.

TTIP, viết tắt bởi chữ Transatlantic Trade and Investment Partnership, là hiệp ước Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương, đang được đàm phán bí mật giữa Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu.

“Dừng các cuộc đàm phán TTIP sẽ không giải quyết được các vấn đề hiện tại,” Đức Hồng Y Marx nói. “Một trật tự kinh tế toàn cầu đòi hỏi phải có các quy định chung. TTIP có thể là một cách để đạt được mục tiêu này.”

12. Lãnh đạo Công Giáo Nam Sudan hoan nghênh đề nghị Liên Hiệp Quốc gửi quân gìn giữ hòa bình

Nhà lãnh đạo hàng đầu của Nam Sudan đã lên tiếng hoan nghênh đề xuất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc triển khai một lực lượng 4,000 quân gìn giữ hòa bình tại quốc gia đang bị tàn phá bởi các cuộc xung đột vũ trang.

“Chúng tôi cần sự giúp đỡ này,” Đức Tổng Giám Mục Paulino Lukudu Loro nói. “Chúng tôi không thể tự mình đưa đất nước đi đúng hướng.”

Theo đuổi chính sách bài Kitô Giáo, chính quyền Hồi Giáo tại Khartoum, đã mượn tay quân Trung quốc thực thi một chính sách diệt chủng các Kitô hữu sống tập trung tại miền Nam Sudan.

Một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc đã mở đường cho một cuộc trưng cầu dân ý vào tháng Giêng năm 2011. 98.83% dân chúng đã bỏ phiếu thành lập Cộng Hòa Nam Sudan, tách ra khỏi Sudan. Ngày 9 tháng 7 năm 2011, quốc gia non trẻ này ra đời.

Tuy nhiên, nội chiến đã nổ ra giữa các lực lượng của chính quyền tổng thổng Salva Kiir và các lực lượng phiến quân của phó tổng thống Riek Machar, vào giữa tháng 12 năm 2013 khi tổng thổng Salva Kiir cáo buộc phó tổng thống Riek Machar âm mưu đảo chính mình.

Cuộc nội chiến đã khiến cho ít nhất 300 ngàn người bị giết, 400,000 phải lánh nạn sang các nước khác và 1 triệu người phải tản cư trong nước.

13. Đức Thánh Cha bày tỏ đau buồn trước cái chết của nữ tu Isabel tại Haiti

Trong buổi đọc kinh Truyền Tin sau lễ tuyên thánh cho Mẹ Têrêsa, Đức Thánh Cha đã nhắc mọi người nhớ tới những người xả thân phục vụ các anh chị em phải sống trong các hoàn cảnh khó khăn và nguy hiểm, đặc biệt là biết bao nhiêu nữ tu không quản ngại hiến mạng sống mình cho tha nhân. Ngài xin mọi người đặc biệt cầu nguyện cho chi Isabel người Tây Ban Nha bị sát hại cách đây hai ngày tại thủ đô Haiti, một đất nước bị thử thách nhiều và ngài cầu mong các hành động bạo lực như thế chấm dứt và có nhiều an ninh hơn cho tất cả mọi người.

Đức Thánh Cha nói thêm:

“Chúng ta cũng hãy nhớ tới các nữ tu khác mới đây đã là nạn nhân của bạo lực tại các nước khác. Chúng ta làm điều này bằng cách hướng lời cầu lên Đức Trinh Nữ Maria là Mẹ và là Nữ Vương các Thánh. Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cất Kinh Truyền Tin và ban phép lành cho mọi người.”

Nữ tu Monica Joseph, Tổng phụ trách dòng Nữ tu Chúa Giêsu Ðức Maria đã thông báo về cái chết của nữ tu Isabel Solá Matas, 51 tuổi, gốc Barcelona, Tây ban nha, truyền giáo tại Haiti từ nhiều năm qua.

Thông cáo viết: “Với sự đau buồn lớn lao, chúng tôi xin chia sẻ tin tức vừa nhận được từ Tỉnh dòng Hoa kỳ. Nữ tu Isabel Solá Matas đã bị giết ở Haiti trong một vụ cướp gần Nhà thờ Chánh tòa Port au Prince. Xin quý vị cầu nguyện cho chị Isabel, cho gia đình của chị, cho các nữ tu của chúng tôi ở Haiti, ở Hoa kỳ và Tây ban nha. Xin Chúa chúc lành cho quý vị”.

Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, vụ sát hại đã xảy ra vào sáng ngày 2 tháng 9 năm 2016 giờ địa phương trong khi chị Isabel đang lái xe trên đường ở trung tâm thủ đô. Chị đã trúng 2 phát đạn có lẽ là từ những kẻ cướp, vì giỏ xách và các đồ dùng cá nhân của chị đã bị cướp.

Chị Isabel đã dấn thân với những người khiêm tốn và nghèo khổ nhất của Haiti và đã thật sự sống cùng với họ sau trận động đất xảy ra năm 2010: chị giúp họ xây dựng lại nhà cửa, dấn thân như y tá và để làm dịu đi các đau khổ của những người đã bị mất tay chân trong trận động đất.

Haiti là nước nghèo nhất ở vùng Tây bán cầu, đánh dấu bởi sự thiếu giáo dục, nghèo đói và tội phạm lan tràn. Từ lâu nước này bị tê liệt bởi một cuộc khủng hoảng chính trị. Ngày 8 tháng 10 năm 2010, Julien Kénord, điều hành cơ quan bác ái Thụy sĩ đã bị giết ở Port-au-Prince trong một vụ cướp. Ngày 24 tháng 4 năm 2013, cha Richard E. Joyal, người Canada, thuộc dòng Ðức Maria cũng đã bị giết trong vụ cướp tiền khi cha vừa rút từ ngân hàng.

14. Đức Thánh Cha cổ võ đối thoại liên tôn tại Mỹ châu

Đức Thánh Cha đề cao vai trò của các tôn giáo trong việc chăm sóc căn nhà chung của nhân loại và ngài cổ võ các tôn giáo cộng tác với nhau trong lý tưởng này.

Đức Thánh Cha bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến sáng 8-9, dành cho 200 tham dự viên hội nghị đối thoại liên tôn đầu tiên của Mỹ châu, nhóm tại Roma từ hôm 7-9 với mục đích thiết lập Viện đối thoại liên tôn cho đại lục này.

Hội nghị do Viện đối thoại liên tôn ở Buenos Aires Á Căn Đình cùng với Tổ chức các quốc gia Mỹ châu đứng ra phối hợp dưới sự giám sát của Hội đồng Tòa Thánh đối thoại liên tôn. Các tham dự viên đã bàn về việc bảo vệ căn nhà chung của nhân loại, theo thông điệp 'Laudato sí' của Đức Thánh Cha Phanxicô.

Ngỏ lời trong buổi tiếp kiến, Đức Thánh Cha nói: “Các tôn giáo có một vai trò rất quan trọng trong việc thăng tiến sự chăm sóc và tôn trọng môi trường. Niềm tin nơi Thiên Chúa đưa chúng ta đến chỗ nhìn nhận Ngài trong thiên nhiên, là kết quả tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Niềm tin ấy cũng kêu gọi chúng ta chăm sóc và bảo vệ thiên nhiên. Vì thế, các tôn giáo cần cổ võ một nền giáo dục chân chính, trên mọi cấp độ, giúp phổ biến thái độ trách nhiệm và quan tâm đối với những đòi hỏi của việc chăm sóc thế giới, và đặc biệt bảo vệ, thăng tiến và bênh vực các quyền con người” (LS 201).

Trong ý hướng đó, Đức Thánh Cha cổ võ sự cộng tác liên tôn, dựa trên sự thăng tiến một nền đối thoại chân thành và tôn trọng nhau. Ngài nói: “Nếu không có sự tôn trọng nhau thì sẽ không có đối thoại liên tôn: đó là nền tảng để có thể đồng hành và đương đầu với các thách đố. Cuộc đối thoại này dựa trên chính căn tính của mình và sự tín nhiệm lẫn nhau, nó nảy sinh khi ta có khả năng nhìn nhận người khác như một món quà của thiê Chúa và ta chấp nhận họ cũng có những điều để nói với ta”.

Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “Mỗi cuộc gặp gỡ với tha nhân là một hạt giống nhỏ được gieo vãi; nếu nó được tưới gội chăm chỉ và tôn trọng, dựa trên sự thật, thì sẽ lớn thành cây xum xuê, với nhiều hoa trái, nơi mà tất cả có thể hưởng bóng mát và có thể nuôi dưỡng mình, không ai bị loại trừ, và tại đó mọi người sẽ trở nên thành phần của một dự án chung, liên kết những nỗ lực và khát vọng của mình”.

Sau cùng, Đức Thánh Cha cũng cổ võ sự cộng tác của những tín hữu và những người thiện chí, những người không tín ngưỡng trong việc bảo vệ các quyền con người, chống lại những tai ương của thế giới chúng ta như chiến tranh và đói kém, nạn lầm than đang đè nặng trên hàng triệu ngừơi, cuộc khủng hoảng môi trường, bạo lực, tham ô, và sự suy đồi luân lý. cuộc khủng hoảng gia đình, và kinh tế, nhất là sự thiếu hy vọng”.

Đức Thánh Cha không quên lên án sự lạm dụng tôn giáo để gây ra những hành vi tàn ác như khủng bố, gieo rắc sợ hãi và bạo lực, và vì thế có những người coi tôn giáo như là những tổ chức tạo nên tai gương trên thế giới. Cần phải cùng nhau quyết liệt lên án những hành động đáng kinh tởm như thế và xa tránh tất cả những gì tìm cách làm ô nhiễm các tâm hồn, chia rẽ và hủy hoại sự sống chung. Cần chứng tỏ các giá trị tích cực gắn liền với các truyền thông tôn giáo của chúng ta, để mang lại một động lực hy vọng vững chắc”

15. Đức Thánh Cha tiếp các Viện Phụ và Bề trên dòng Biển Đức

Sáng 8-9 Đức Thánh Cha tiếp kiến các Viện Phụ và Bề trên dòng Biển Đức thế giới, và ngài đề cao vai trò của ơn gọi chiêm niệm trong việc biểu lộ sự đáng tin cậy của sứ điệp Kitô.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Đức Thống Phụ Notker Wolf của Liên hiệp các Đan viện Biển Đức, Đức Thánh Cha nhắc lại rằng “Đời sống đan tu là con đường tuyệt hảo để giúp cảm nghiệm kinh nghiệm chiêm nhiệm và biểu lộ kinh nghiệm ấy qua chứng tá bản thân và cộng đoàn.

“Thế giới ngày nay ngày càng chứng tỏ rõ ràng nhu cầu lòng thương xót. Lòng thương xót không phải là một khẩu hiệu hay là một công thức, nhưng là trọng tâm của đời sống Kitô và đồng thời là một lối sống cụ thể, là hơi thở linh hoạt những quan hệ giữa con người với nhau và làm cho chúng ta quan tâm hơn tới những người nghèo, liên đới với họ. Xét cho cùng, lòng thương xót biểu lộ sự đáng tin cậy của sứ điệp mà Giáo Hội gìn giữ và loan báo.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng “thời nay, Giáo Hội được kêu gọi ngày càng chú ý đến điều thiết yếu, và các đan sĩ nam nữ do ơn gọi, giữ gìn một hồng ân và một trách nhiệm đặc biệt, đó là giữ cho các ốc đảo tinh thần được sinh động, nơi mà các vị mục tử và tín hữu có thể kín múc nơi các nguồn mạch lòng thương xót của Chúa”.

Đức Thánh Cha không quên đề cao sự hiếu khách của các đan sĩ Biển Đức, qua đó, “Anh chị em có thể gặp những tâm hồn bị lạc hướng hoặc xa lìa Giáo Hội, những người ở trong tình cảnh nghèo khổ trầm trọng về mặt nhân bản và tinh thần”...

“Tuy sống tách biệt với thế gian, nhưng khu nội cấm của anh chị em không hề khô cằn, trái lại, đó là một sự phong phú chứ không phải là một cản trở tình hiệp thông. Việc lao tác, hòa hợp với kinh nguyện, làm cho anh chị em tham gia vào công trình sáng tạo của Thiên Chúa và liên đới với người nghèo là những người không thể sống mà không làm việc”.

Đại Hội các Viện Phụ và Bề trên dòng Biển Đức tiến hành tại Đan viện Thánh Anselmo ở Roma từ ngày 3 đến 16-9 tới đây. Trong số khoảng 250 tham dự viên cũng có một số là người Việt.

Ngày 9-9 này, Cha Notker Wolf, 76 tuổi, người Đức, đã chấm dứt nhiệm kỳ thứ 3 làm Thống Phụ (Abbas Primas), tổng cộng là 16 năm. Ngày 10-9, Tổng hội bầu người kế vị đại diện cho hơn 20 ngàn đan sĩ nam nữ dòng Biển Đức trên thế giới.

Theo niên giám năm nay của Tòa Thánh, dòng nam Biển Đức hiện có 340 đan viện với khoảng 7,200 đan sĩ, họp thành 19 chi dòng, mỗi chi dòng có Viện Phụ Tổng Quyền riêng.

Các Đan viện Biển Đức tại Việt Nam thuộc chi dòng Subiaco, có trụ sở trung ương ở Roma và gồm có 80 đan viện ở các nước với gần 1,400 đan sĩ. Chi dòng Việt Nam hiện là chi dòng lớn nhất của dòng Biển Đức.

16. Sự kiện lịch sử của Giáo Hội Lào: lễ truyền chức Linh mục và phong chân phước

Giáo Hội Công Giáo tại Lào đang vui mừng chuẩn bị cho hai sự kiện quan trọng trong lịch sử của Giáo Hội tại đây.

Theo thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc, ngày 16/09 tại Savannakhet sẽ có lễ truyền chức cho 3 phó tế người Lào và ngày 11/12, Chúa Nhật thứ II mùa Vọng, như Tòa Thánh quy định, tại Viên Chăn sẽ có lễ phong chân phước cho 17 vị tử đạo, gồm có các Linh mục, tu sĩ và giáo dân đã hy sinh mạng sống tại Lào.

Đức Hồng Y Orlando Quevedo, Tổng Giám mục Cotabato, đặc sứ của Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự Thánh lễ phong chân phước ngày 11/12. Các vị tử đạo đã được Đức Thánh Cha Phanxicô nhìn nhận trong 2 án phong chân phước. Án thứ nhất có cha Mario Borzaga, thừa sai người Italia, thuộc dòng Hiến sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm (OMI) và Paolo Thoj Xyooj, giáo lý viên đầu tiên của Lào; 2 vị đã bị giết bởi những kẻ thù ghét đức tin. Án thứ hai gồm có vị Linh mục người Lào đầu tiên, đó là cha Giuse ThaoTien và 14 vị khác, gồm 10 vị thuộc Hội thừa sai Parí (MEP) và Hiến sĩ Đức Mẹ Vô nhiễm (OMI), cùng với 4 giáo lý viên giáo dân người bản địa. 15 vị này bị giết giữa các năm 1954 và 1970 bởi các chiến binh cộng sản Pathet Lao.

Trong Thánh lễ truyền chức Linh mục vào ngày 16/09 sẽ có sự hiện diện của các Giám mục Lào của các địa phận Tông tòa Viên chăn, Luang Prabang, Savannakhet và Paksè. 3 phó tế sẽ được thụ phong Linh mục đến từ địa phận Tông tòa Luang Prabang.