Phụng Vụ - Mục Vụ
Tội ác và hình phạt - Tội ác và phúc ân
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
00:10 13/09/2008
TỘI ÁC VÀ HÌNH PHẠT - TỘI ÁC VÀ PHÚC ÂN
(Chúa Nhật XXIV Thường niên A – Lễ Suy tôn Thánh Giá)
Anh em đừng quên lãng những việc Thiên Chúa đã làm. Những việc Thiên Chúa đã làm là những việc gì ? Phần Phụng vụ Lời Chúa ngày Lễ Suy tôn Thánh giá dần đưa chúng ta đến mầu nhiệm tình yêu khôn tả của Thiên Chúa. Đức Bênêdictô XVI trong Thông điệp “ Thiên Chúa là Tình Yêu” đã từng khẳng định: Tình yêu của Thiên Chúa như chống lại sự công minh của Người. ( x. số 10 ).
Vất vả trong chuyến hành trình về đất hứa, trong sa mạc, dân Chúa đã mất kiên nhẫn, họ đã kêu trách Thiên Chúa và Môsê. Sách Dân số tường thuật rằng Thiên Chúa đã cho rắn độc cắn chết nhiều người. Phạm tội ác thì bị trừng phạt. Văn hào Nga, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, khắc họa rõ nét tâm lý kẻ tội phạm qua sự kiện bị trừng phạt bởi lương tâm. Trong cuộc sống, người ta cũng dễ liên tưởng hoặc thích gán ghép theo tương quan nguyên nhân - hậu quả giữa các tai ương, hoạn nạn với tội lỗi của con người.
Sau tội ác là hình phạt: một lôgich của con người xét như một hữu thể có lý trí và tự do. Đã phạm tội ác là phải chịu trừng phạt. Cần phải có sự công bình để duy trì trật tự chung của xã hội bất kỳ lớn bé. Các hình thức kỷ luật, các biện pháp chế tài là điều tất yếu hiện hữu trong các bộ luật của các hình thái xã hội, các tập thể, các quốc gia lẫn tổ chức quốc tế. Công bằng giao hoán là một hình thức nền tảng căn bản để gìn giữ sự ổn định xã hội. Đã là người trưởng thành trong điều kiện bình thường, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
Niềm tin vào các mối liên hệ nhân quả như ở hiền gặp lành, ác giả ác báo…vẫn bàng bạc trong lòng con người mọi thời, mọi nơi, cách này, cách khác. Lưới trời tuy thưa nhưng khó thoát. Niềm tin vào một ông Trời, vào một Đấng Tạo Hóa công minh vẫn luôn có đó nơi tâm thức con người. Tuy nhiên, sự thường, người ta lại thích thấy luật nhân quả được ứng ngay trong cuộc đời này. Một phần là để nghiệm rõ chân lý mình tin nhận, nhưng cũng có thể một phần nào đó muốn hả hê khi cái khao khát báo thù đang ẩn sâu đáy lòng của ta được thỏa mãn. Thế là cái ý không tốt của ta, nếu không muốn nói huỵch toẹc ra, đó là cái dã tâm của ta đã được hóa trang bằng sự công bình của Tạo Hóa.
Đường lối của Ta không phải là đường lối của ngươi…( x.Is 55,8-9 ).Thập giá là một sự điên rồ, một cớ vấp phạm không chỉ cho người Do Thái, cho người Hy Lạp xưa kia, mà còn cho rất nhiều người thuộc nhiều quốc gia, nhiều thế hệ. Vốn được từng nghe kể một truyền thuyết về Đức Phật Thích ca: Khi Ngài tham thiền dưới gốc cây bồ đề, một tên vô lại, do quỷ xúi giục đến phỉ nhổ Ngài với những lời lẽ đê tiện, hạ đẳng kèm theo cả những bãi nước bọt bẩn thỉu. Đúc Phật vẫn thản nhiên, hiền hòa khép mắt thiền định. Sau một hồi chửi rủa, không thấy Đức Phật tỏ thái độ, tên vô lại phải ngưng vì thấm mệt. Khi ấy Đức Phật từ tốn mở mắt nhìn anh ta và nói:
- Tôi xin phép hỏi anh một điều.
- Được thôi, tao đang sẵn sàng, mày muốn gì, cứ nói.
- Nếu ai muốn trao cho anh một cái gì đó mà anh không nhận thì cái đó ở đâu ?
- Thì ở nơi cái thằng muốn trao, chứ ở đâu nữa.
- Vậy những gì anh muốn trao cho tôi từ nãy đến giờ, xin phép anh, tôi không nhận.
Tên vô lại mặt đỏ bừng vì xấu hổ, bèn bỏ đi.
“Bấy giờ, Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân” ( Ds 21,6 ). Theo nhãn quan Cựu Ước thì các tai ương hoạn nạn xảy ra thường là do Thiên Chúa sắp xếp để trừng phạt dân phản bội. Dưới ánh sáng của Tân Ước, đặc biệt của Tin Mừng, chúng ta khẳng định rằng Thiên Chúa không trực tiếp muốn điều dữ cho con người cho dù với hậu ý tốt lành nào đi nữa, nhưng thỉnh thoảng Người lại cho phép những sự dữ xảy ra để qua đó, cảnh tỉnh và uốn nắn con người lầm lạc. Và nhất là Người đã dùng chính sự dữ do tay con người gây ra để tuôn ban ân phúc. Điều này được tiên báo qua việc Chúa biểu Môsê tạc hình con rắn treo lên một cây cột để cứu chữa dân, khi dân bị rắn cắn.
Vào trần gian, Chúa Kitô đã hiện thực hóa hình ảnh tiên trưng là con rắn xưa bằng việc chịu treo trên thập giá. Trái Tim Người bị đâm thâu và mở toang ra, đôi tay Người giang rộng trên thập giá, là để đón nhận mọi sự gian ác của con người. Chúa đón nhận tất cả tội ác nhân loại để rồi tuôn ban dòng máu cứu độ, tuôn ban ân sủng thần thiêng, giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi và thần dữ. Thập giá đã trở thành Thánh giá cứu độ. Tội ác của con người đã trở thành nguyên cớ để Thiên Chúa tỏ bày lòng lân tuất vô biên.
Anh em đừng lãng quên những việc Thiên Chúa đã làm. Khi Chúa Kitô bị treo lên cao, nhân loại sẽ nhận biết Người là Thiên Chúa, Đấng Hằng Hữu ( x. Ga 8,28 ). Chân dung Đấng giàu lòng xót thương, chậm bất bình và rất mực khoan dung đã tỏ hiện cách hoàn hảo nơi Đấng bị treo trên thập giá. Ngoại trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần là chủ ý khước từ tình yêu, thì không có gì, không có sự ác nào có thể thắng được tình Chúa yêu thương ta. Một chân lý ngàn đời chẳng hề đổi thay: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3, 16-17 ).
Thánh giá là dấu chỉ của tình yêu. Thánh giá củng cố niềm tin. Thánh giá khơi nguồn hy vọng. Và Thánh giá là phương thế đáp trả ân tình cách tuyệt hảo. Niềm vinh dự của ta là Thánh giá Chúa Kitô. Hãy làm cho trái đất này, vũ trụ này ngập tràn Thánh giá bằng tâm hồn, thân xác chúng ta, cuộc đời chúng ta, bằng chính con người chúng ta, những con người sống bởi tình yêu, sống nhờ tình yêu, sống vì tình yêu và sống cho tình yêu.
(Chúa Nhật XXIV Thường niên A – Lễ Suy tôn Thánh Giá)
Anh em đừng quên lãng những việc Thiên Chúa đã làm. Những việc Thiên Chúa đã làm là những việc gì ? Phần Phụng vụ Lời Chúa ngày Lễ Suy tôn Thánh giá dần đưa chúng ta đến mầu nhiệm tình yêu khôn tả của Thiên Chúa. Đức Bênêdictô XVI trong Thông điệp “ Thiên Chúa là Tình Yêu” đã từng khẳng định: Tình yêu của Thiên Chúa như chống lại sự công minh của Người. ( x. số 10 ).
Vất vả trong chuyến hành trình về đất hứa, trong sa mạc, dân Chúa đã mất kiên nhẫn, họ đã kêu trách Thiên Chúa và Môsê. Sách Dân số tường thuật rằng Thiên Chúa đã cho rắn độc cắn chết nhiều người. Phạm tội ác thì bị trừng phạt. Văn hào Nga, Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, khắc họa rõ nét tâm lý kẻ tội phạm qua sự kiện bị trừng phạt bởi lương tâm. Trong cuộc sống, người ta cũng dễ liên tưởng hoặc thích gán ghép theo tương quan nguyên nhân - hậu quả giữa các tai ương, hoạn nạn với tội lỗi của con người.
Sau tội ác là hình phạt: một lôgich của con người xét như một hữu thể có lý trí và tự do. Đã phạm tội ác là phải chịu trừng phạt. Cần phải có sự công bình để duy trì trật tự chung của xã hội bất kỳ lớn bé. Các hình thức kỷ luật, các biện pháp chế tài là điều tất yếu hiện hữu trong các bộ luật của các hình thái xã hội, các tập thể, các quốc gia lẫn tổ chức quốc tế. Công bằng giao hoán là một hình thức nền tảng căn bản để gìn giữ sự ổn định xã hội. Đã là người trưởng thành trong điều kiện bình thường, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình.
Niềm tin vào các mối liên hệ nhân quả như ở hiền gặp lành, ác giả ác báo…vẫn bàng bạc trong lòng con người mọi thời, mọi nơi, cách này, cách khác. Lưới trời tuy thưa nhưng khó thoát. Niềm tin vào một ông Trời, vào một Đấng Tạo Hóa công minh vẫn luôn có đó nơi tâm thức con người. Tuy nhiên, sự thường, người ta lại thích thấy luật nhân quả được ứng ngay trong cuộc đời này. Một phần là để nghiệm rõ chân lý mình tin nhận, nhưng cũng có thể một phần nào đó muốn hả hê khi cái khao khát báo thù đang ẩn sâu đáy lòng của ta được thỏa mãn. Thế là cái ý không tốt của ta, nếu không muốn nói huỵch toẹc ra, đó là cái dã tâm của ta đã được hóa trang bằng sự công bình của Tạo Hóa.
Đường lối của Ta không phải là đường lối của ngươi…( x.Is 55,8-9 ).Thập giá là một sự điên rồ, một cớ vấp phạm không chỉ cho người Do Thái, cho người Hy Lạp xưa kia, mà còn cho rất nhiều người thuộc nhiều quốc gia, nhiều thế hệ. Vốn được từng nghe kể một truyền thuyết về Đức Phật Thích ca: Khi Ngài tham thiền dưới gốc cây bồ đề, một tên vô lại, do quỷ xúi giục đến phỉ nhổ Ngài với những lời lẽ đê tiện, hạ đẳng kèm theo cả những bãi nước bọt bẩn thỉu. Đúc Phật vẫn thản nhiên, hiền hòa khép mắt thiền định. Sau một hồi chửi rủa, không thấy Đức Phật tỏ thái độ, tên vô lại phải ngưng vì thấm mệt. Khi ấy Đức Phật từ tốn mở mắt nhìn anh ta và nói:
- Tôi xin phép hỏi anh một điều.
- Được thôi, tao đang sẵn sàng, mày muốn gì, cứ nói.
- Nếu ai muốn trao cho anh một cái gì đó mà anh không nhận thì cái đó ở đâu ?
- Thì ở nơi cái thằng muốn trao, chứ ở đâu nữa.
- Vậy những gì anh muốn trao cho tôi từ nãy đến giờ, xin phép anh, tôi không nhận.
Tên vô lại mặt đỏ bừng vì xấu hổ, bèn bỏ đi.
“Bấy giờ, Đức Chúa cho rắn độc đến hại dân” ( Ds 21,6 ). Theo nhãn quan Cựu Ước thì các tai ương hoạn nạn xảy ra thường là do Thiên Chúa sắp xếp để trừng phạt dân phản bội. Dưới ánh sáng của Tân Ước, đặc biệt của Tin Mừng, chúng ta khẳng định rằng Thiên Chúa không trực tiếp muốn điều dữ cho con người cho dù với hậu ý tốt lành nào đi nữa, nhưng thỉnh thoảng Người lại cho phép những sự dữ xảy ra để qua đó, cảnh tỉnh và uốn nắn con người lầm lạc. Và nhất là Người đã dùng chính sự dữ do tay con người gây ra để tuôn ban ân phúc. Điều này được tiên báo qua việc Chúa biểu Môsê tạc hình con rắn treo lên một cây cột để cứu chữa dân, khi dân bị rắn cắn.
Vào trần gian, Chúa Kitô đã hiện thực hóa hình ảnh tiên trưng là con rắn xưa bằng việc chịu treo trên thập giá. Trái Tim Người bị đâm thâu và mở toang ra, đôi tay Người giang rộng trên thập giá, là để đón nhận mọi sự gian ác của con người. Chúa đón nhận tất cả tội ác nhân loại để rồi tuôn ban dòng máu cứu độ, tuôn ban ân sủng thần thiêng, giải thoát con người khỏi ách nô lệ tội lỗi và thần dữ. Thập giá đã trở thành Thánh giá cứu độ. Tội ác của con người đã trở thành nguyên cớ để Thiên Chúa tỏ bày lòng lân tuất vô biên.
Anh em đừng lãng quên những việc Thiên Chúa đã làm. Khi Chúa Kitô bị treo lên cao, nhân loại sẽ nhận biết Người là Thiên Chúa, Đấng Hằng Hữu ( x. Ga 8,28 ). Chân dung Đấng giàu lòng xót thương, chậm bất bình và rất mực khoan dung đã tỏ hiện cách hoàn hảo nơi Đấng bị treo trên thập giá. Ngoại trừ tội phạm đến Chúa Thánh Thần là chủ ý khước từ tình yêu, thì không có gì, không có sự ác nào có thể thắng được tình Chúa yêu thương ta. Một chân lý ngàn đời chẳng hề đổi thay: “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ” ( Ga 3, 16-17 ).
Thánh giá là dấu chỉ của tình yêu. Thánh giá củng cố niềm tin. Thánh giá khơi nguồn hy vọng. Và Thánh giá là phương thế đáp trả ân tình cách tuyệt hảo. Niềm vinh dự của ta là Thánh giá Chúa Kitô. Hãy làm cho trái đất này, vũ trụ này ngập tràn Thánh giá bằng tâm hồn, thân xác chúng ta, cuộc đời chúng ta, bằng chính con người chúng ta, những con người sống bởi tình yêu, sống nhờ tình yêu, sống vì tình yêu và sống cho tình yêu.
Suy Tôn Thánh Giá
L.m Giuse Hòang Kim Toan
00:14 13/09/2008
Suy Tôn Thánh Giá
Thánh Giá mang chiều kích nhân loại được thể hiện trong chiều kích dọc và ngang. Chiều dọc mang tính biểu hiện con người hướng tới trời cao, chiều kích ngang mang tính biểu hiện tình yêu nối kết.
Hai chiều kích biểu thị một khát vọng duy nhất, con người được tham dự vào đời sống thần linh, biểu hiện chiều dọc và ngang được cắm vào trong trái đất hướng lên trời cao.
Chiều kích ngang biểu thị cho tình yêu nối kết nhưng cũng là một tình yêu bị xâu xé và giằng co nhất của biểu hiện chiều ngang bị đóng đinh vào trong đó. Trong nối kết bị đinh đóng vào, bao giờ cũng thấy sự phân rẽ giữa những nỗ lực nối kết và phân tán.
Sự phân tán này có nhiều ý nghĩa:
Đóng đinh và tính hy sinh:
Tình yêu đưa đến hiệp thông không phải là một tình yêu dễ dàng đạt được. Đó là kết quả của một tình yêu chịu hiến tế vì anh chị em của mình. Hy sinh bao giờ cũng là mặt ẩn của tình yêu được tỏ lộ. Không có hy sinh tình yêu chỉ là ngoài môi miệng. Để đạt được tình yêu đích thực, con đường duy nhất đó là con đường thập giá. Con đường này đi qua trong cuộc sống mỗi ngày. Từ những đêm thức trắng của bà mẹ chăm sóc giữ gìn giấc ngủ ngon của đứa con đến những hy sinh đau khổ và có khi cả máu của những con người canh giấc bình yên cho một dân tộc. Những hy sinh đời thường nhất đến những hy sinh cao cả nhất đều có chung một biểu lộ tình yêu cao thượng vượt trên chính bản thân. Chính vì chịu đóng đinh nên tình yêu phải đổ máu, phải hy sinh và sự hy sinh đó chỉ có thể hòan thành khi chịu đóng đinh cho tới cùng.
Đóng đinh và tính đối chiều:
Tình yêu bao giờ cũng có một đối lực của bất công, thù hận. Càng treo lên cao tính đối lực lại càng mạnh thế. Bất công thù hận bao giờ cũng mạnh thế hơn tình yêu về mặt bạo lực. Hai con đường khác nhau và trái chiều nhau. Bạo lực luôn có sẵn một câu kết, có những khí giới, có những dụng cụ thi hành bạo lực; tình yêu cũng luôn có hiệp thông, chịu đựng, nhẫn nại, và tha thứ. Thi hành của bạo lực là hành xử bất công, thi hành cua tình yêu là bao dung tha thứ. Một con đường bạo lực luôn manh động mang chiều kích tấn công và một con đường của tình yêu mang tính thầm lặng và nhân từ. Tính biểu hiện rõ nét được trình bày rõ ràng và cụ thể nhất là nơi đỉnh cao của con đường thập giá. Con đường về phía phải và về phía trái được minh bạch rõ ràng, không còn mập mờ giữa hai phía. Sự chọn lựa lối phải hay lối trái cũng mang tính quyết định sống còn của người lựa chọn. Sự kiện này được thấy từ hai phía người trộm lành và người trộm dữ. Kết quả của tính đối chiều trên thập giá đã cho thấy, không có một sức mạnh khí giới nào thắng được sức mạnh của tình yêu trong khí cụ tha thứ.
Đóng đinh mang tính ràng buộc:
Cam kết là một lối đường của hy sinh. Cam kết trong sự thiện hay cam kết trong sự dữ đều qua con đường của hy sinh. Không thể tránh né vấn đề của những con người đi trong cam kết với sự dữ, bởi vì sự dữ, cái xấu, cái ác đều mang lại một phần thưởng vật chất cụ thể nào đó trước mắt cho những người cam kết với nó. Tính nguyên nhân và hậu quả lại luôn đúng với mọi trường hợp cam kết. Cam kết với sự dữ, hậu quả của sự dữ là sự chết, cái chết không đến ở trong lúc cuối cùng trong cuộc đời mà đến từng giây phút trong cuộc sống. Cái chết luôn xuất hiện khi một sự ác được thực hiện: cái chết của lương tri, cái chết của tình người, cái chết của nhân tính, cái chết của lòng tự trọng… Và cũng vì bị chết quá nhiều về mọi mặt và mọi khía cạnh của con người cam kết với sự dữ cho nên con người lại phải có một bình phong che đậy: áo giáp, vũ khí, lạnh lùng, trong thời hiện đại, áo giáp bình phong: Nhà cửa, vật chất xa hoa, quyền thế… Càng có bình phong xa hoa, vật chất sang trọng lại càng chứng tỏ con người nghèo về nhân cách, run sợ trước cái chết. Đấy là cái giá của sự ràng buộc với sự dữ.
Cam kết với sự thiện luôn mang tính hiệu quả của việc cam kết, đó là sự sống. Sự dữ chỉ có thể trói buộc cánh tay của hành động chứ không bao giời trói buộc được tình yêu. Gandhi nói trong sứ mạng của mình. “Đem tình yêu tưới vào chân lý”. Không thể nào trói được tình yêu và hoa trái của tình yêu mang lại đầy vẻ huy hòang của sự sống. Viên sĩ quan tháo mũ quỳ trước con người bị đóng đính vừa tử tội. Kết quả của sự thiện đạt tới mức cao độ khi không cần phải có những vật chất xa hoa, quyền lực làm bình phong. Con người ở mức độ đem tình yêu tưới vào chân lý cao nhất là con người trần trụi, bị treo giữa trời mà vẫn còn nói lên chân lý cuối cùng của tình yêu: “Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hãy đi trên con đường sự thiện vì con đường sự thiện luôn mở ra những con đường sống.
Đóng đinh biểu hiện một chắc chắn thành công của sự thiện: Sự dữ chỉ đe dọa đến mức cuối cùng là lấy đi mạng sống của một người hay một nhóm người chứ không thể xóa bỏ hết được mọi người theo sự thiện. Lịch sử đã nhiều làn chứng minh điều ấy, sự dữ leo thang thì chân lý lại càng rạng ngời. Chân lý sự thiện chỉ có một, những nẻo đường sự thiện thì có nhiều, chân lý sự thiện đã chiến thắng sự chết thì mọi con đường sự thiện dõi theo cũng chiến thắng. Thập giá vì thế vừa mang tính đe dọa của sự dữ nhưng đồng thời cũng biểu hiện rạng ngời của chân lý. Người ta không thể đóng đinh chân lý vào cây gỗ đời của công lý bị bẻ cong bởi sức nặng của sự dữ. Đỉnh cao của thành công của thập giá là con đường đau khổ dẫn tới vinh quang. Không có con đường vinh quang của chân lý mà không qua con đường đau khổ bởi chân lý; bởi thế, tính thành công của chân lý vẫn luôn cuốn hút nhiều người dám chết cho chân lý hiển trị, biểu thị bằng đôi tay giang ngang giữa trời ôm lấy tòan thể với hết lòng yêu mến trái đất. Khi nào con người mới đạt được tới mức yêu thương tất cả đó là khi con người chịu đựng tất cả, hy sinh tất cả, tha thứ tất cả.
Chiều kích dọc: Hướng về trời trong khi chân cột vẫn chôn chặt dưới đất. Loại hình chiều dọc này mang nhiều suy tư:
Chiều dọc và tính nối kết: Thánh Vịnh 85, 12, nói lên tính cách biểu lộ tuyệt vời của tình nối kết: “Ân nghĩa, tín thành cùng nhau hội ngộ, công chính bình an áp má hôn nhau, từ đất tín nghĩa nảy mầm, từ trời công chính đoái lại”. Kết quả của kết nối được phát sinh từ tín nghĩa ân tình của nhân thế. Chiều dọc của thập giá là một chiều dọc mang tính cố định, nghĩa là xác định của sự nối kết. Xưa kia, con người vác thập giá chỉ mang theo thanh ngang buộc chặt trên đôi vai người tử tội. Hình ảnh này xác định một biểu lộ nhân cách của con người tín nghĩa, tín nghĩa trong con đường thập giá của mình, tín nghĩa giữa những roi đòn, phỉ báng của sự dữ. Tín nghĩa còn là thái độ đón nhận với tất cả của lòng yêu mến. Thập giá không còn là gánh nặng của sự dữ mà trở nên việc gánh vác mọi buồn vui cuộc đời bằng tình yêu. Với tình yêu, Chúa Giêsu mời gọi: “Hãy mang lấy ách của Ta và gánh Ta nhẹ nhàng”. Tình yêu mới là sức mạnh của tín nghĩa mà mỗi người mang lấy trên đôi vai của mình. Hãy mang vác cuộc đời này bằng tình yêu, để ráp nối với chiều dọc của cuộc hội ngô giao duyên. Kết quả công chính chiếu tỏa từ trời cao và bình an thực hiện dưới thế. Ai đang mang vác những gánh nặng của sự dữ cuộc đời, hãy mang vác bằng tình yêu với Chúa sẽ chinh phục được trái đất, xóa bỏ được những bất công và thấy hòa bình được thực hiện.
Chiều dọc mang tính kéo lên: “Khi các ngươi treo Ta lên mới biết Ta Là”. Chân lý chỉ được tỏ bày hòan hảo khi Con Người được treo lên. Dấu hiệu báo trước cho những thành công của chân lý là sự dữ đã đi đến chỗ tột cùng. Nghĩa là ở đỉnh điểm của con người bị treo lên chân lý được tỏ hiện. Không có cái chết của sự thiện nào trở thành vô nghĩa bởi vì nó còn tác động lên chính con người thi hành án xử bất công. Tại Thánh Giá treo thân hình Chúa giêsu, chúng ta gặp được ở đó biết bao sự an ủi khívch lệ của lời mời gọi: Hãy đến với Ta, hỡi những ai gánh nặng và mệt mỏi. Chúa Giêsu chân lý biểu lộ tòan vẹn đã làm một tác động kéo lên một cách dứt khóat của mọi thực tại trần thế: Sống trong thế gian mà không thuộc về thế gian.
Suy tôn Thánh Giá, con người chúng ta suy tôn Chúa Giêsu mạc khải của Chúa Cha trên Thánh Giá, chúng ta suy tôn chân lý trọn vẹn đã được thực hiện, chúng ta suy tôn Tình Yêu đã nói lên tất cả sự sống chiến thắng sự chết. Xin muôn ngàn đời chúc tụng suy tôn Thánh Giá của Chúa đã biểu lộ nơi con người chúng con.
Thánh Giá mang chiều kích nhân loại được thể hiện trong chiều kích dọc và ngang. Chiều dọc mang tính biểu hiện con người hướng tới trời cao, chiều kích ngang mang tính biểu hiện tình yêu nối kết.
Hai chiều kích biểu thị một khát vọng duy nhất, con người được tham dự vào đời sống thần linh, biểu hiện chiều dọc và ngang được cắm vào trong trái đất hướng lên trời cao.
Chiều kích ngang biểu thị cho tình yêu nối kết nhưng cũng là một tình yêu bị xâu xé và giằng co nhất của biểu hiện chiều ngang bị đóng đinh vào trong đó. Trong nối kết bị đinh đóng vào, bao giờ cũng thấy sự phân rẽ giữa những nỗ lực nối kết và phân tán.
Sự phân tán này có nhiều ý nghĩa:
Đóng đinh và tính hy sinh:
Tình yêu đưa đến hiệp thông không phải là một tình yêu dễ dàng đạt được. Đó là kết quả của một tình yêu chịu hiến tế vì anh chị em của mình. Hy sinh bao giờ cũng là mặt ẩn của tình yêu được tỏ lộ. Không có hy sinh tình yêu chỉ là ngoài môi miệng. Để đạt được tình yêu đích thực, con đường duy nhất đó là con đường thập giá. Con đường này đi qua trong cuộc sống mỗi ngày. Từ những đêm thức trắng của bà mẹ chăm sóc giữ gìn giấc ngủ ngon của đứa con đến những hy sinh đau khổ và có khi cả máu của những con người canh giấc bình yên cho một dân tộc. Những hy sinh đời thường nhất đến những hy sinh cao cả nhất đều có chung một biểu lộ tình yêu cao thượng vượt trên chính bản thân. Chính vì chịu đóng đinh nên tình yêu phải đổ máu, phải hy sinh và sự hy sinh đó chỉ có thể hòan thành khi chịu đóng đinh cho tới cùng.
Đóng đinh và tính đối chiều:
Tình yêu bao giờ cũng có một đối lực của bất công, thù hận. Càng treo lên cao tính đối lực lại càng mạnh thế. Bất công thù hận bao giờ cũng mạnh thế hơn tình yêu về mặt bạo lực. Hai con đường khác nhau và trái chiều nhau. Bạo lực luôn có sẵn một câu kết, có những khí giới, có những dụng cụ thi hành bạo lực; tình yêu cũng luôn có hiệp thông, chịu đựng, nhẫn nại, và tha thứ. Thi hành của bạo lực là hành xử bất công, thi hành cua tình yêu là bao dung tha thứ. Một con đường bạo lực luôn manh động mang chiều kích tấn công và một con đường của tình yêu mang tính thầm lặng và nhân từ. Tính biểu hiện rõ nét được trình bày rõ ràng và cụ thể nhất là nơi đỉnh cao của con đường thập giá. Con đường về phía phải và về phía trái được minh bạch rõ ràng, không còn mập mờ giữa hai phía. Sự chọn lựa lối phải hay lối trái cũng mang tính quyết định sống còn của người lựa chọn. Sự kiện này được thấy từ hai phía người trộm lành và người trộm dữ. Kết quả của tính đối chiều trên thập giá đã cho thấy, không có một sức mạnh khí giới nào thắng được sức mạnh của tình yêu trong khí cụ tha thứ.
Đóng đinh mang tính ràng buộc:
Cam kết là một lối đường của hy sinh. Cam kết trong sự thiện hay cam kết trong sự dữ đều qua con đường của hy sinh. Không thể tránh né vấn đề của những con người đi trong cam kết với sự dữ, bởi vì sự dữ, cái xấu, cái ác đều mang lại một phần thưởng vật chất cụ thể nào đó trước mắt cho những người cam kết với nó. Tính nguyên nhân và hậu quả lại luôn đúng với mọi trường hợp cam kết. Cam kết với sự dữ, hậu quả của sự dữ là sự chết, cái chết không đến ở trong lúc cuối cùng trong cuộc đời mà đến từng giây phút trong cuộc sống. Cái chết luôn xuất hiện khi một sự ác được thực hiện: cái chết của lương tri, cái chết của tình người, cái chết của nhân tính, cái chết của lòng tự trọng… Và cũng vì bị chết quá nhiều về mọi mặt và mọi khía cạnh của con người cam kết với sự dữ cho nên con người lại phải có một bình phong che đậy: áo giáp, vũ khí, lạnh lùng, trong thời hiện đại, áo giáp bình phong: Nhà cửa, vật chất xa hoa, quyền thế… Càng có bình phong xa hoa, vật chất sang trọng lại càng chứng tỏ con người nghèo về nhân cách, run sợ trước cái chết. Đấy là cái giá của sự ràng buộc với sự dữ.
Cam kết với sự thiện luôn mang tính hiệu quả của việc cam kết, đó là sự sống. Sự dữ chỉ có thể trói buộc cánh tay của hành động chứ không bao giời trói buộc được tình yêu. Gandhi nói trong sứ mạng của mình. “Đem tình yêu tưới vào chân lý”. Không thể nào trói được tình yêu và hoa trái của tình yêu mang lại đầy vẻ huy hòang của sự sống. Viên sĩ quan tháo mũ quỳ trước con người bị đóng đính vừa tử tội. Kết quả của sự thiện đạt tới mức cao độ khi không cần phải có những vật chất xa hoa, quyền lực làm bình phong. Con người ở mức độ đem tình yêu tưới vào chân lý cao nhất là con người trần trụi, bị treo giữa trời mà vẫn còn nói lên chân lý cuối cùng của tình yêu: “Xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm”. Hãy đi trên con đường sự thiện vì con đường sự thiện luôn mở ra những con đường sống.
Đóng đinh biểu hiện một chắc chắn thành công của sự thiện: Sự dữ chỉ đe dọa đến mức cuối cùng là lấy đi mạng sống của một người hay một nhóm người chứ không thể xóa bỏ hết được mọi người theo sự thiện. Lịch sử đã nhiều làn chứng minh điều ấy, sự dữ leo thang thì chân lý lại càng rạng ngời. Chân lý sự thiện chỉ có một, những nẻo đường sự thiện thì có nhiều, chân lý sự thiện đã chiến thắng sự chết thì mọi con đường sự thiện dõi theo cũng chiến thắng. Thập giá vì thế vừa mang tính đe dọa của sự dữ nhưng đồng thời cũng biểu hiện rạng ngời của chân lý. Người ta không thể đóng đinh chân lý vào cây gỗ đời của công lý bị bẻ cong bởi sức nặng của sự dữ. Đỉnh cao của thành công của thập giá là con đường đau khổ dẫn tới vinh quang. Không có con đường vinh quang của chân lý mà không qua con đường đau khổ bởi chân lý; bởi thế, tính thành công của chân lý vẫn luôn cuốn hút nhiều người dám chết cho chân lý hiển trị, biểu thị bằng đôi tay giang ngang giữa trời ôm lấy tòan thể với hết lòng yêu mến trái đất. Khi nào con người mới đạt được tới mức yêu thương tất cả đó là khi con người chịu đựng tất cả, hy sinh tất cả, tha thứ tất cả.
Chiều kích dọc: Hướng về trời trong khi chân cột vẫn chôn chặt dưới đất. Loại hình chiều dọc này mang nhiều suy tư:
Chiều dọc và tính nối kết: Thánh Vịnh 85, 12, nói lên tính cách biểu lộ tuyệt vời của tình nối kết: “Ân nghĩa, tín thành cùng nhau hội ngộ, công chính bình an áp má hôn nhau, từ đất tín nghĩa nảy mầm, từ trời công chính đoái lại”. Kết quả của kết nối được phát sinh từ tín nghĩa ân tình của nhân thế. Chiều dọc của thập giá là một chiều dọc mang tính cố định, nghĩa là xác định của sự nối kết. Xưa kia, con người vác thập giá chỉ mang theo thanh ngang buộc chặt trên đôi vai người tử tội. Hình ảnh này xác định một biểu lộ nhân cách của con người tín nghĩa, tín nghĩa trong con đường thập giá của mình, tín nghĩa giữa những roi đòn, phỉ báng của sự dữ. Tín nghĩa còn là thái độ đón nhận với tất cả của lòng yêu mến. Thập giá không còn là gánh nặng của sự dữ mà trở nên việc gánh vác mọi buồn vui cuộc đời bằng tình yêu. Với tình yêu, Chúa Giêsu mời gọi: “Hãy mang lấy ách của Ta và gánh Ta nhẹ nhàng”. Tình yêu mới là sức mạnh của tín nghĩa mà mỗi người mang lấy trên đôi vai của mình. Hãy mang vác cuộc đời này bằng tình yêu, để ráp nối với chiều dọc của cuộc hội ngô giao duyên. Kết quả công chính chiếu tỏa từ trời cao và bình an thực hiện dưới thế. Ai đang mang vác những gánh nặng của sự dữ cuộc đời, hãy mang vác bằng tình yêu với Chúa sẽ chinh phục được trái đất, xóa bỏ được những bất công và thấy hòa bình được thực hiện.
Chiều dọc mang tính kéo lên: “Khi các ngươi treo Ta lên mới biết Ta Là”. Chân lý chỉ được tỏ bày hòan hảo khi Con Người được treo lên. Dấu hiệu báo trước cho những thành công của chân lý là sự dữ đã đi đến chỗ tột cùng. Nghĩa là ở đỉnh điểm của con người bị treo lên chân lý được tỏ hiện. Không có cái chết của sự thiện nào trở thành vô nghĩa bởi vì nó còn tác động lên chính con người thi hành án xử bất công. Tại Thánh Giá treo thân hình Chúa giêsu, chúng ta gặp được ở đó biết bao sự an ủi khívch lệ của lời mời gọi: Hãy đến với Ta, hỡi những ai gánh nặng và mệt mỏi. Chúa Giêsu chân lý biểu lộ tòan vẹn đã làm một tác động kéo lên một cách dứt khóat của mọi thực tại trần thế: Sống trong thế gian mà không thuộc về thế gian.
Suy tôn Thánh Giá, con người chúng ta suy tôn Chúa Giêsu mạc khải của Chúa Cha trên Thánh Giá, chúng ta suy tôn chân lý trọn vẹn đã được thực hiện, chúng ta suy tôn Tình Yêu đã nói lên tất cả sự sống chiến thắng sự chết. Xin muôn ngàn đời chúc tụng suy tôn Thánh Giá của Chúa đã biểu lộ nơi con người chúng con.
Thập tự
Lm Vũđình Tường
02:36 13/09/2008
Hy sinh với mục đích khác nhau đưa đến phần thưởng khác nhau. Cho gia đình được thân nhân nhớ ơn. Cho đất nước tổ quốc ghi công. Cho chủ nghĩa chủ thuyết khen thưởng. Cho tình yêu Kitô được nhập đoàn các thánh. Niềm tin người vác thập tự mang ý nghĩa trái ngược nhau. Một là dấu chỉ của sự sống dẫn đến phục sinh khải hoàn. Trái lại là dấu chỉ khổ đau mầm mống sự chết.
Quan niệm
Quan niệm thập tự là lẽ sống. Thập tự tuy nặng, vất vả, khổ sở. Vác khi ngã quị, khi té gục, nhưng vẫn gắng gượng đứng lên đi tiếp vì mỗi bước chân tiến gần hy vọng. Mỗi lần gắng gượng đứng lên tiến gần vinh quang thập giá. Hy sinh cho tình yêu, cho tha nhân, cho nước trời thập giá biến thành thánh giá.
Sinh ra ai cũng như nhau, cũng là người phàm. Người phàm biến thành thánh nhân vì cuộc sống người đó đặt nền tảng trên lời thánh, Lời Chúa Kitô và cố gắng hết sức sống trung tín với Ngài. Họ luôn quy hướng về sự thánh, suy tưởng lời thánh, sống thánh thiện, hành động thánh. Cả đời hy sinh cho tình yêu Kitô để phục vụ tha nhân. Khi người đó chết Giáo Hội Chúa nơi trần thế tôn vinh họ là thánh. Thập giá không làm cho ta nên thánh, là phương tiện giúp ta sống thánh thiện. Việc làm thánh thiện, tình yêu, lòng mến, đức khiêm nhường, hy sinh, hãm mình giúp tiến bước trên đường nên thánh. Do đó có xương thánh, áo thánh, máu thánh, lời thánh và thánh nhân. Tình yêu Chúa thể hiện qua việc làm bác ái, hy sinh biến toàn thể con người đó nên thánh, kể cả thập giá cuộc đời cũng biến đổi thành thánh giá. Anh hùng trong Kitô giáo đổ máu mình ra vì tha nhân, cho tha nhân được sống. Trái lại các thế lực chính trị tha nhân đổ lệ, dùng máu mình tô điểm cho anh hùng của họ.
Quan niệm thập giá là gánh nặng cuộc đời. Sức nặng thập giá trên vai nặng hơn. Cố vùng vẫy, chạy trốn thập giá càng đáng sợ, tương lai u tối. Hy sinh cho trần thế, vật chất, danh vọng, phe phái, chủ thuyết, thập giá muôn đời là thập giá.
Phó Thác
Thánh giá là dấu chỉ của sự sống, phục sinh khải hoàn khi người đó hướng tầm nhìn vượt qua khỏi các biến cố xảy ra trong đời sống. Qua các biến cố đó họ nhận biết ân sủng Chúa luôn gần bên. Thiên Chúa luôn hiện diện, đồng hành, chia sẻ và sẵn sàng ban ơn trợ giúp con người vượt qua mọi biến cố để con người vươn lên nhận biết Chúa là chủ cuộc sống, là chủ đời ta. Cuộc đời là một chuỗi những biến cố lớn, nhỏ liên tục kéo dài từ lúc Chúa gọi ta vào đời cho đến sau khi ta lìa đời. Các biến cố này liên quan đến ta và đến người chung quanh. Tất cả các biến cố lớn, nhỏ hợp lại tạo thành lịch sử đời người.
Giới hạn
Mỗi người là một mầu nhiệm. Không ai thấu hiểu mầu nhiệm đời mình. Sinh ra, lớn lên, học hỏi, phấn đấu sống là những thực tại trong cuộc sống.
Mọi cố gắng tìm hiểu rành rẽ ý nghĩa từng biến cố trong đời là điều dường như không thể thực hiện được. Một là có quá nhiều biến cố để tìm hiểu so với đời người lại ngắn ngủi. Hai là biến cố to lớn vượt quá tầm suy hiểu của trí óc con người. Ba là ngược lại nhiều biến cố nhỏ, nhẹ nhàng, êm đềm đến độ chúng đến rồi đi mà chúng ta vẫn không nhận ra sự hiện hữu và tầm ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống. Biến cố giúp ta trưởng thành, khôn lớn và từng trải cuộc đời.
Mặc dù không hiểu hết ý nghĩa các biến cố. Điều chắc chắn biến cố cần thiết cho cuộc sống, nếu không Chúa đã không cho phép chúng hiện diện trong đời. Chúng tồn tại trong đời không phải để che lấp ánh tương lai mà chính là làm giầu cho cuộc sống. Ơn khôn ngoan giúp ta nhận biết ý nghĩa tiềm ẩn sau mỗi biến cố. Bình tĩnh nhìn lại các biến cố dâng lời tạ ơn Chúa tin tưởng giao phó trong tay ta. Càng về già ta càng nhận rõ chân giá trị cuộc sống, càng nhận biết giới hạn cuộc đời, càng nhìn rõ hư ảo vinh quang trần thế, càng kinh nghiệm cái mau qua, chóng tàn trong cuộc sống. Suy xét chín chắn hơn khi cần phán đoán và phó thác mọi thành công thất bại cho Chúa. Thất bại thì đau khổ nhưng nhờ thất bại mà có bài học khiêm nhường. Nghèo đói giúp hiểu rõ và cảm thông với người cùng cảnh ngộ. Bệnh tật không ai tránh khỏi chúng giúp hiểu hơn lòng từ tâm của bác sĩ, y tá. Già nua là dấu chỉ rõ ràng con người yếu đuối, bất toàn, tránh cậy mình.
Chúng ta được mời gọi trung thành sống Lời Chúa. Để hoàn thành ơn gọi phải học bước đi từng bước một, học vác thập giá hàng ngày theo Chúa. Vác trong tin yêu, phó thác.
Mồ hôi, nước mắt, đau thương, tủi hờn hay chiến thắng, thất bại, thành công tất cả những thứ đó quyện lại, gắn liền với đời sống. Có sống là có đau khổ, có kinh nghiệm đau thương, có vui, có buồn. Chúng rất thật, thật đến độ thể hiện trên khuôn mặt, dáng đi, người ngoài cũng cảm nhận được nhưng chúng không phải là chiến thắng của ta, chúng cũng không phải là bất hạnh đời ta. Chúng tôi luyện, gọt dũa, liên kết ta với Chúa, giúp ta bước từng bước một trên con đường lên thánh.
Dấu chỉ thập tự
Nhìn lên thập tự để nhận biết tình thương Chúa, mặc dù có lúc ta phản bội, nhưng Chúa vẫn yêu ta. Tình thương Chúa vĩ đại, cao trọng, rộng lượng hơn ta tưởng. Chúa Kitô biến thập tự thành Thánh giá ban ơn tái sinh, sự sống cho những ai biết đóng đinh sự chết quá khứ, học lối sống cho tương lai. Theo nghĩa đó thánh giá mang lại sự sống vĩnh cửu.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Quan niệm
Quan niệm thập tự là lẽ sống. Thập tự tuy nặng, vất vả, khổ sở. Vác khi ngã quị, khi té gục, nhưng vẫn gắng gượng đứng lên đi tiếp vì mỗi bước chân tiến gần hy vọng. Mỗi lần gắng gượng đứng lên tiến gần vinh quang thập giá. Hy sinh cho tình yêu, cho tha nhân, cho nước trời thập giá biến thành thánh giá.
Sinh ra ai cũng như nhau, cũng là người phàm. Người phàm biến thành thánh nhân vì cuộc sống người đó đặt nền tảng trên lời thánh, Lời Chúa Kitô và cố gắng hết sức sống trung tín với Ngài. Họ luôn quy hướng về sự thánh, suy tưởng lời thánh, sống thánh thiện, hành động thánh. Cả đời hy sinh cho tình yêu Kitô để phục vụ tha nhân. Khi người đó chết Giáo Hội Chúa nơi trần thế tôn vinh họ là thánh. Thập giá không làm cho ta nên thánh, là phương tiện giúp ta sống thánh thiện. Việc làm thánh thiện, tình yêu, lòng mến, đức khiêm nhường, hy sinh, hãm mình giúp tiến bước trên đường nên thánh. Do đó có xương thánh, áo thánh, máu thánh, lời thánh và thánh nhân. Tình yêu Chúa thể hiện qua việc làm bác ái, hy sinh biến toàn thể con người đó nên thánh, kể cả thập giá cuộc đời cũng biến đổi thành thánh giá. Anh hùng trong Kitô giáo đổ máu mình ra vì tha nhân, cho tha nhân được sống. Trái lại các thế lực chính trị tha nhân đổ lệ, dùng máu mình tô điểm cho anh hùng của họ.
Quan niệm thập giá là gánh nặng cuộc đời. Sức nặng thập giá trên vai nặng hơn. Cố vùng vẫy, chạy trốn thập giá càng đáng sợ, tương lai u tối. Hy sinh cho trần thế, vật chất, danh vọng, phe phái, chủ thuyết, thập giá muôn đời là thập giá.
Phó Thác
Thánh giá là dấu chỉ của sự sống, phục sinh khải hoàn khi người đó hướng tầm nhìn vượt qua khỏi các biến cố xảy ra trong đời sống. Qua các biến cố đó họ nhận biết ân sủng Chúa luôn gần bên. Thiên Chúa luôn hiện diện, đồng hành, chia sẻ và sẵn sàng ban ơn trợ giúp con người vượt qua mọi biến cố để con người vươn lên nhận biết Chúa là chủ cuộc sống, là chủ đời ta. Cuộc đời là một chuỗi những biến cố lớn, nhỏ liên tục kéo dài từ lúc Chúa gọi ta vào đời cho đến sau khi ta lìa đời. Các biến cố này liên quan đến ta và đến người chung quanh. Tất cả các biến cố lớn, nhỏ hợp lại tạo thành lịch sử đời người.
Giới hạn
Mỗi người là một mầu nhiệm. Không ai thấu hiểu mầu nhiệm đời mình. Sinh ra, lớn lên, học hỏi, phấn đấu sống là những thực tại trong cuộc sống.
Mọi cố gắng tìm hiểu rành rẽ ý nghĩa từng biến cố trong đời là điều dường như không thể thực hiện được. Một là có quá nhiều biến cố để tìm hiểu so với đời người lại ngắn ngủi. Hai là biến cố to lớn vượt quá tầm suy hiểu của trí óc con người. Ba là ngược lại nhiều biến cố nhỏ, nhẹ nhàng, êm đềm đến độ chúng đến rồi đi mà chúng ta vẫn không nhận ra sự hiện hữu và tầm ảnh hưởng của chúng đối với cuộc sống. Biến cố giúp ta trưởng thành, khôn lớn và từng trải cuộc đời.
Mặc dù không hiểu hết ý nghĩa các biến cố. Điều chắc chắn biến cố cần thiết cho cuộc sống, nếu không Chúa đã không cho phép chúng hiện diện trong đời. Chúng tồn tại trong đời không phải để che lấp ánh tương lai mà chính là làm giầu cho cuộc sống. Ơn khôn ngoan giúp ta nhận biết ý nghĩa tiềm ẩn sau mỗi biến cố. Bình tĩnh nhìn lại các biến cố dâng lời tạ ơn Chúa tin tưởng giao phó trong tay ta. Càng về già ta càng nhận rõ chân giá trị cuộc sống, càng nhận biết giới hạn cuộc đời, càng nhìn rõ hư ảo vinh quang trần thế, càng kinh nghiệm cái mau qua, chóng tàn trong cuộc sống. Suy xét chín chắn hơn khi cần phán đoán và phó thác mọi thành công thất bại cho Chúa. Thất bại thì đau khổ nhưng nhờ thất bại mà có bài học khiêm nhường. Nghèo đói giúp hiểu rõ và cảm thông với người cùng cảnh ngộ. Bệnh tật không ai tránh khỏi chúng giúp hiểu hơn lòng từ tâm của bác sĩ, y tá. Già nua là dấu chỉ rõ ràng con người yếu đuối, bất toàn, tránh cậy mình.
Chúng ta được mời gọi trung thành sống Lời Chúa. Để hoàn thành ơn gọi phải học bước đi từng bước một, học vác thập giá hàng ngày theo Chúa. Vác trong tin yêu, phó thác.
Mồ hôi, nước mắt, đau thương, tủi hờn hay chiến thắng, thất bại, thành công tất cả những thứ đó quyện lại, gắn liền với đời sống. Có sống là có đau khổ, có kinh nghiệm đau thương, có vui, có buồn. Chúng rất thật, thật đến độ thể hiện trên khuôn mặt, dáng đi, người ngoài cũng cảm nhận được nhưng chúng không phải là chiến thắng của ta, chúng cũng không phải là bất hạnh đời ta. Chúng tôi luyện, gọt dũa, liên kết ta với Chúa, giúp ta bước từng bước một trên con đường lên thánh.
Dấu chỉ thập tự
Nhìn lên thập tự để nhận biết tình thương Chúa, mặc dù có lúc ta phản bội, nhưng Chúa vẫn yêu ta. Tình thương Chúa vĩ đại, cao trọng, rộng lượng hơn ta tưởng. Chúa Kitô biến thập tự thành Thánh giá ban ơn tái sinh, sự sống cho những ai biết đóng đinh sự chết quá khứ, học lối sống cho tương lai. Theo nghĩa đó thánh giá mang lại sự sống vĩnh cửu.
TÌM BÀI CŨ:
Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html
Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html
Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
Thánh ca: Mừng Thập Giá
Sơn Ca Linh
10:21 13/09/2008
Những lá thư tình không cần chữ viết (thơ)
Nguyễn Thị Xuân
12:33 13/09/2008
Tâm Tình Ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá
Tuyết Mai
13:14 13/09/2008
Tâm Tình Ngày Lễ Suy Tôn Thánh Giá
Lậy Chúa Giêsu Kitô Thầy Chí Thánh của chúng con!
Ngài là Đường là Sự Thật và là Sự Sống của toàn thể nhân loại chúng con! Nhân ngày Lễ mà toàn thể Giáo Hội trên khắp mọi nơi Suy Tôn Thánh Giá Chúa, chúng con cũng xin được dâng lên Ngài những Thánh Giá cuộc đời của chúng con. Đây là những gì thật hèn mọn và thật chịu đựng trong cuộc sống xẩy ra hằng ngày cho chúng con, hy vọng Chúa đừng hiểu lầm là chúng con kêu ca, trách cứ, hay than thở đâu!? Nhưng chúng con hy vọng rằng Chúa hiểu những gì cũng gọi là đau khổ, cũng nước mắt, cũng thương đau, cũng bi đát, cũng mất mát, cũng khốn cùng, và cũng có tử vong, để phần nào thông phần vào cuộc tử nạn của Chúa năm nào!
Thánh Giá Chúa thì vô cùng thảm khốc lắm, tang thương lắm, thảm thương lắm, đau đớn lắm, chúng con trong xác thân yếu hèn và đầy tội lỗi này không thể nào có nghị lực mà vác nổi Thánh Giá của Chúa được đâu! Nhưng không vì thế mà chúng con không có thể cố gắng vác Thánh Giá của chúng con theo Chúa được hay sao!?
Nguyện xin Chúa là Vua Tình Thương luôn thương xót toàn thể anh chị em chúng con là những người con tội lỗi và đớn hèn. Xin thương ban cho chúng con mỗi ngày từ khi sáng sớm lúc vừa thức dậy, biết dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, tri ân, và đầy lòng biết ơn sâu xa của chúng con. Chúng con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng con một đêm an lành cả hồn lẫn xác. Xin cho tất cả chúng con một ngày mới tràn đầy hồng ân, bình an, và sức mạnh, để chúng con sống trong yêu thương, nhịn nhục, chịu đựng, hy sinh, và tha thứ cho nhau, để tội của chúng con được Thiên Chúa tha.
Xin cho chúng con mỗi ngày một nên giống Chúa là có được đôi mắt luôn nhìn anh chị em chúng con một cách thân thiện và trìu mến. Xin cho chúng con có đôi tai biết lắng nghe của Chúa để anh chị em của chúng con có cơ hội được quẳng bớt những phiền muộn và nỗi đau đớn đã chứa đựng trong lòng thật lâu. Xin cho chúng con có được đôi môi luôn tươi cười là khí cụ quý giá biết chừng nào, Chúa ban cho nhưng không để đem lại cho anh chị em chúng con sự bình an, vui vẻ, yêu đời, và bớt lo lắng. Xin cho miệng chúng con biết thốt lên những lời gây dựng, xoa dịu, an ủi, cắt nghĩa để làm vơi đi sự lo lắng thái quá khi không cần thiết hay đến nỗi như anh chị em lo nghĩ!? Xin cho miệng chúng con bớt ăn nói tầm bậy mà thay vào đó là những lời nói Tin Mừng hay những lời nói hữu ích cho anh chị em chúng con, cũng để cho những anh chị em ngoại đạo không hiểu lầm về sự giữ đạo của chúng con. Con thiết nghĩ đây là cái tội lớn nhất của chúng con hay phạm và mắc phải là luôn ăn nói diễu cợt thường quá trớn. Nếu có dịp xin cho chúng con được đem Tin Mừng Chúa đến cho anh chị em ngoại đạo của chúng con, hay nhắc nhở những anh chị em đã lơ là với Chúa, hay quên sống Phúc Âm của Chúa trên chính mình, để khi có được hỏi thì không mắc cở nhìn nhận mình là con cái Chúa Kitô, Đấng đã chịu khổ hình vì tội lỗi của toàn thể nhân loại và chịu chết treo trên Thập Tự Giá.
Vâng thưa lậy Chúa Giêsu Kitô! Xin ban cho Thế Giới được bình an, bớt chiến tranh, bớt thiên tai, bớt nghèo đói, bớt bệnh tật để chúng con được sống một cuộc sống yên hàn hơn. Xin ban cho Giáo Hội Chúa ngày càng thêm nhiều ơn gọi, thêm được nhiều Linh Mục, Tu sỹ nam nữ, để cánh đồng truyền giáo Chúa được thêm thật nhiều thợ gặt trung thành đầy nhiệt huyết, để Tin Mừng và Tình Yêu Thiên Chúa được đến khắp mọi nơi trên hoàn cầu. Xin Thiên Chúa chữa lành và chữa bệnh cho tất cả chúng con từ tâm thần cho đến thể xác và nhất là thương ban thêm sức mạnh cho những anh chị em chúng con mang chứng bệnh hiểm nghèo, mãn tính, nan y, can đảm và chịu đựng để được sống theo Thánh Ý Chúa. Xin Thiên Chúa cũng luôn xót thương đến ông, bà, cha, mẹ, thân bằng, quyến thuộc, cùng tất cả những anh chị em của chúng con đang ở lửa luyện tội, sớm được về hưởng Thánh Nhan Chúa muôn đời hạnh phúc vô cùng. Xin cho chúng con biết chu toàn bổn phận và trách nhiệm của chúng con trong tinh thần là một người Kitô hữu hay là trong hàng giáo phẩm đang giữ chức vụ của mọi phẩm trật trong Giáo Hội của Chúa. Có bổn phận và trách nhiệm đúng đắn nơi công sở, ngoài xã hội, họ hàng thân quyến, và trong gia đình của chúng con.
Suy tôn Thánh Giá Chúa, có phải là chuyện nên làm hằng ngày của chúng con hay không!? Con thiết nghĩ chuyện lớn và vĩ đại chúng con có thể không có điều kiện để làm bây giờ hay dám gánh vác những chuyện phi thường như đi đâu thật xa để đem Tin Mừng và Tình Yêu Chúa đến khắp mọi nơi, khi những gì thật gần mà chúng con còn ờ hơ, lơ đãng, và không có trách nhiệm, không thiết tha, thì có phải chuyện nhỏ chúng con còn không cáng đáng nổi thì ai? Ai sẽ cáng đáng và dám giao cho chúng con những trọng trách quá tải hay quá khả năng của chúng con? Thưa có phải không? Ước mong sao lòng chúng con luôn Suy Tôn Thánh Giá của Ngài trong những việc làm nhỏ hằng ngày mà Chúa đang gởi gắm và tin tưởng nơi chúng con thì nhỡ trong tương lai Chúa có cần thì đương nhiên Chúa phải ban thêm ơn cho chúng con để gánh vác thêm, vì có phải chúng con luôn yếu hèn thì khi Thánh Giá có nặng Thiên Chúa lại có cách để làm cho Thánh Giá vơi nhẹ đi, để chúng con vác cho nên và cùng vác Thánh Giá của đời mình đi song song với tất cả những anh chị em khác của chúng con mà mỗi người đều có Thánh giá riêng của mình? Kích thước cũng khác nhau nhiều lắm! Nhưng dẫu sao mình đừng nhìn vào Thánh Giá của người khác mà tưởng nhẹ rồi so sánh, rồi than trách rằng Thánh Giá của mình Chúa trao cho nặng quá! Thánh Giá Chúa trao cho nặng hay nhẹ cũng giống như số bạc mà người nhà giầu có phú hộ kia bận việc trẩy đi xa mà giao cho người giúp việc những số nén bạc không đều nhau, người thì 2 nén, người thì 5 nén, người thì 10 nén, và người thì chỉ có 1 nén. Có phải nhiều hay ít là người chủ đó ông biết sức lực và tài năng của từng người giúp việc hay không? Và khi ông trở về sẽ là ngày tính sổ của từng người một, mà từ đó ông sẽ thưởng hay phạt tùy theo số lời ông góp được do số tiền ông trao cho. Ai có tai thì nghe!
Quả thật cuộc đời có lắm khi chúng ta hay có tánh so sánh!? Chỉ khi chúng ta có hạnh phúc thật sự là khi chúng ta biết chấp nhận những gì Chúa trao ban cho nhưng không vì có phải ta là gì trên trái đất này nếu không có bàn tay tác tạo quyền năng của Thiên Chúa!? Nguyên thủy ta là gì có phải ta là đất!? Đất thì có đáng gì để chúng con đòi hỏi phải không thưa Chúa!? Nhưng khi Chúa tác tạo nên chúng con thì Chúa thương yêu vô cùng đã quyết định được sanh ra nơi dương trần, nơi chốn hôi hám và dơ bẩn nhất, sống với chúng con trong cảnh đơn nghèo ở trong một căn nhà tranh vách đất, mà nghề nghiệp của dưỡng phụ chỉ là một ông thợ mộc không danh dự gì, để dậy dỗ hướng dẫn dìu dắt chúng con suốt 33 năm dài ròng rã, rày đây mai đó không nơi tựa đầu, và đã chết vì tội lội bất xứng của toàn thể nhân loại chúng con, và ngay bây giờ đây thì chính Thầy Giêsu vẫn trông chờ từng con chiên của Ngài, đang sống công chính hay đang sống trong tội lỗi, được lần lượt trở về Thiên Quốc, để được sống một cuộc sống sung mãn trường tồn vĩnh cửu hạnh phúc đời đời bên Ba Ngôi Thiên Chúa, Đức Mẹ, các Thánh, các Thiên Thần, cùng toàn thể Triều Thần Thiên Quốc.
Hy vọng chúng con hiểu được Thánh Giá mà chúng con đang vác đây là xin được nên trọn hảo theo Thánh Ý Chúa là những điều rất nhỏ, rất gần, và rất chân tình hằng ngày chúng con chu toàn đối với mình, gia đình, và tất cả anh chị em sống chung quanh chúng con. Vì luật của Chúa chỉ quy về hai điều chính là Kính Chúa và Yêu người như yêu chính mình. Chúng con cũng không quên xin Chúa hằng ngày tha thứ cho những gì là bất toàn, khiếm khuyết, và những thiếu xót của chúng con. Luôn nhớ xưng tội với Chúa và trò chuyện với Chúa hằng ngày để có thể lắng nghe được tiếng Chúa. Amen.
Lậy Chúa Giêsu Kitô Thầy Chí Thánh của chúng con!
Ngài là Đường là Sự Thật và là Sự Sống của toàn thể nhân loại chúng con! Nhân ngày Lễ mà toàn thể Giáo Hội trên khắp mọi nơi Suy Tôn Thánh Giá Chúa, chúng con cũng xin được dâng lên Ngài những Thánh Giá cuộc đời của chúng con. Đây là những gì thật hèn mọn và thật chịu đựng trong cuộc sống xẩy ra hằng ngày cho chúng con, hy vọng Chúa đừng hiểu lầm là chúng con kêu ca, trách cứ, hay than thở đâu!? Nhưng chúng con hy vọng rằng Chúa hiểu những gì cũng gọi là đau khổ, cũng nước mắt, cũng thương đau, cũng bi đát, cũng mất mát, cũng khốn cùng, và cũng có tử vong, để phần nào thông phần vào cuộc tử nạn của Chúa năm nào!
Thánh Giá Chúa thì vô cùng thảm khốc lắm, tang thương lắm, thảm thương lắm, đau đớn lắm, chúng con trong xác thân yếu hèn và đầy tội lỗi này không thể nào có nghị lực mà vác nổi Thánh Giá của Chúa được đâu! Nhưng không vì thế mà chúng con không có thể cố gắng vác Thánh Giá của chúng con theo Chúa được hay sao!?
Nguyện xin Chúa là Vua Tình Thương luôn thương xót toàn thể anh chị em chúng con là những người con tội lỗi và đớn hèn. Xin thương ban cho chúng con mỗi ngày từ khi sáng sớm lúc vừa thức dậy, biết dâng lên Thiên Chúa lời cảm tạ, tri ân, và đầy lòng biết ơn sâu xa của chúng con. Chúng con cảm tạ Thiên Chúa đã ban cho chúng con một đêm an lành cả hồn lẫn xác. Xin cho tất cả chúng con một ngày mới tràn đầy hồng ân, bình an, và sức mạnh, để chúng con sống trong yêu thương, nhịn nhục, chịu đựng, hy sinh, và tha thứ cho nhau, để tội của chúng con được Thiên Chúa tha.
Xin cho chúng con mỗi ngày một nên giống Chúa là có được đôi mắt luôn nhìn anh chị em chúng con một cách thân thiện và trìu mến. Xin cho chúng con có đôi tai biết lắng nghe của Chúa để anh chị em của chúng con có cơ hội được quẳng bớt những phiền muộn và nỗi đau đớn đã chứa đựng trong lòng thật lâu. Xin cho chúng con có được đôi môi luôn tươi cười là khí cụ quý giá biết chừng nào, Chúa ban cho nhưng không để đem lại cho anh chị em chúng con sự bình an, vui vẻ, yêu đời, và bớt lo lắng. Xin cho miệng chúng con biết thốt lên những lời gây dựng, xoa dịu, an ủi, cắt nghĩa để làm vơi đi sự lo lắng thái quá khi không cần thiết hay đến nỗi như anh chị em lo nghĩ!? Xin cho miệng chúng con bớt ăn nói tầm bậy mà thay vào đó là những lời nói Tin Mừng hay những lời nói hữu ích cho anh chị em chúng con, cũng để cho những anh chị em ngoại đạo không hiểu lầm về sự giữ đạo của chúng con. Con thiết nghĩ đây là cái tội lớn nhất của chúng con hay phạm và mắc phải là luôn ăn nói diễu cợt thường quá trớn. Nếu có dịp xin cho chúng con được đem Tin Mừng Chúa đến cho anh chị em ngoại đạo của chúng con, hay nhắc nhở những anh chị em đã lơ là với Chúa, hay quên sống Phúc Âm của Chúa trên chính mình, để khi có được hỏi thì không mắc cở nhìn nhận mình là con cái Chúa Kitô, Đấng đã chịu khổ hình vì tội lỗi của toàn thể nhân loại và chịu chết treo trên Thập Tự Giá.
Vâng thưa lậy Chúa Giêsu Kitô! Xin ban cho Thế Giới được bình an, bớt chiến tranh, bớt thiên tai, bớt nghèo đói, bớt bệnh tật để chúng con được sống một cuộc sống yên hàn hơn. Xin ban cho Giáo Hội Chúa ngày càng thêm nhiều ơn gọi, thêm được nhiều Linh Mục, Tu sỹ nam nữ, để cánh đồng truyền giáo Chúa được thêm thật nhiều thợ gặt trung thành đầy nhiệt huyết, để Tin Mừng và Tình Yêu Thiên Chúa được đến khắp mọi nơi trên hoàn cầu. Xin Thiên Chúa chữa lành và chữa bệnh cho tất cả chúng con từ tâm thần cho đến thể xác và nhất là thương ban thêm sức mạnh cho những anh chị em chúng con mang chứng bệnh hiểm nghèo, mãn tính, nan y, can đảm và chịu đựng để được sống theo Thánh Ý Chúa. Xin Thiên Chúa cũng luôn xót thương đến ông, bà, cha, mẹ, thân bằng, quyến thuộc, cùng tất cả những anh chị em của chúng con đang ở lửa luyện tội, sớm được về hưởng Thánh Nhan Chúa muôn đời hạnh phúc vô cùng. Xin cho chúng con biết chu toàn bổn phận và trách nhiệm của chúng con trong tinh thần là một người Kitô hữu hay là trong hàng giáo phẩm đang giữ chức vụ của mọi phẩm trật trong Giáo Hội của Chúa. Có bổn phận và trách nhiệm đúng đắn nơi công sở, ngoài xã hội, họ hàng thân quyến, và trong gia đình của chúng con.
Suy tôn Thánh Giá Chúa, có phải là chuyện nên làm hằng ngày của chúng con hay không!? Con thiết nghĩ chuyện lớn và vĩ đại chúng con có thể không có điều kiện để làm bây giờ hay dám gánh vác những chuyện phi thường như đi đâu thật xa để đem Tin Mừng và Tình Yêu Chúa đến khắp mọi nơi, khi những gì thật gần mà chúng con còn ờ hơ, lơ đãng, và không có trách nhiệm, không thiết tha, thì có phải chuyện nhỏ chúng con còn không cáng đáng nổi thì ai? Ai sẽ cáng đáng và dám giao cho chúng con những trọng trách quá tải hay quá khả năng của chúng con? Thưa có phải không? Ước mong sao lòng chúng con luôn Suy Tôn Thánh Giá của Ngài trong những việc làm nhỏ hằng ngày mà Chúa đang gởi gắm và tin tưởng nơi chúng con thì nhỡ trong tương lai Chúa có cần thì đương nhiên Chúa phải ban thêm ơn cho chúng con để gánh vác thêm, vì có phải chúng con luôn yếu hèn thì khi Thánh Giá có nặng Thiên Chúa lại có cách để làm cho Thánh Giá vơi nhẹ đi, để chúng con vác cho nên và cùng vác Thánh Giá của đời mình đi song song với tất cả những anh chị em khác của chúng con mà mỗi người đều có Thánh giá riêng của mình? Kích thước cũng khác nhau nhiều lắm! Nhưng dẫu sao mình đừng nhìn vào Thánh Giá của người khác mà tưởng nhẹ rồi so sánh, rồi than trách rằng Thánh Giá của mình Chúa trao cho nặng quá! Thánh Giá Chúa trao cho nặng hay nhẹ cũng giống như số bạc mà người nhà giầu có phú hộ kia bận việc trẩy đi xa mà giao cho người giúp việc những số nén bạc không đều nhau, người thì 2 nén, người thì 5 nén, người thì 10 nén, và người thì chỉ có 1 nén. Có phải nhiều hay ít là người chủ đó ông biết sức lực và tài năng của từng người giúp việc hay không? Và khi ông trở về sẽ là ngày tính sổ của từng người một, mà từ đó ông sẽ thưởng hay phạt tùy theo số lời ông góp được do số tiền ông trao cho. Ai có tai thì nghe!
Quả thật cuộc đời có lắm khi chúng ta hay có tánh so sánh!? Chỉ khi chúng ta có hạnh phúc thật sự là khi chúng ta biết chấp nhận những gì Chúa trao ban cho nhưng không vì có phải ta là gì trên trái đất này nếu không có bàn tay tác tạo quyền năng của Thiên Chúa!? Nguyên thủy ta là gì có phải ta là đất!? Đất thì có đáng gì để chúng con đòi hỏi phải không thưa Chúa!? Nhưng khi Chúa tác tạo nên chúng con thì Chúa thương yêu vô cùng đã quyết định được sanh ra nơi dương trần, nơi chốn hôi hám và dơ bẩn nhất, sống với chúng con trong cảnh đơn nghèo ở trong một căn nhà tranh vách đất, mà nghề nghiệp của dưỡng phụ chỉ là một ông thợ mộc không danh dự gì, để dậy dỗ hướng dẫn dìu dắt chúng con suốt 33 năm dài ròng rã, rày đây mai đó không nơi tựa đầu, và đã chết vì tội lội bất xứng của toàn thể nhân loại chúng con, và ngay bây giờ đây thì chính Thầy Giêsu vẫn trông chờ từng con chiên của Ngài, đang sống công chính hay đang sống trong tội lỗi, được lần lượt trở về Thiên Quốc, để được sống một cuộc sống sung mãn trường tồn vĩnh cửu hạnh phúc đời đời bên Ba Ngôi Thiên Chúa, Đức Mẹ, các Thánh, các Thiên Thần, cùng toàn thể Triều Thần Thiên Quốc.
Hy vọng chúng con hiểu được Thánh Giá mà chúng con đang vác đây là xin được nên trọn hảo theo Thánh Ý Chúa là những điều rất nhỏ, rất gần, và rất chân tình hằng ngày chúng con chu toàn đối với mình, gia đình, và tất cả anh chị em sống chung quanh chúng con. Vì luật của Chúa chỉ quy về hai điều chính là Kính Chúa và Yêu người như yêu chính mình. Chúng con cũng không quên xin Chúa hằng ngày tha thứ cho những gì là bất toàn, khiếm khuyết, và những thiếu xót của chúng con. Luôn nhớ xưng tội với Chúa và trò chuyện với Chúa hằng ngày để có thể lắng nghe được tiếng Chúa. Amen.
Lễ Suy tôn Thánh Giá
LM Phêrô Nguyễn Hương
13:16 13/09/2008
Lễ Suy tôn Thánh Giá
(Chúa Nhật 24 Thường niên)
Thánh Gioan Thánh Giá nói rằng: “nơi thập giá, Thiên Chúa đã nói hết tất cả những gì cần phải nói với con người”. Vậy thì, thập giá Đức Kitô nói với chúng ta điều gì? Thập giá là chữ T, nói với chúng ta về ba chữ T khác đó là: Tình Yêu, Tội Lỗi và Tha Thứ.
1. Thập giá nói về chữ T thứ nhất, Tình Yêu của Thiên Chúa
Trước hết, thập giá nói với chúng ta về Tình Yêu lớn lao của Thiên Chúa: Thánh Gioan nói rằng: “Quả thế, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin vào Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,15).
Khi yêu ai thì muốn thuộc về và nên một với người đó. Vì chúng ta nên Đức Kitô bước vào đời, nói như thánh Phaolô là “Người hũy bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người”. Thiên Chúa đảm nhận, cưu mang và chia sẽ mọi nỗi vui buồn, sướng khổ của kiếp người, từ tiếng khóc oa ao chào đời, từ mồ hôi, nước mắt và nụ cười của cuộc sống chúng ta.
Và vì yêu chúng ta nên Đức Kitô bước lên thập giá. Thiên Chúa đau nỗi đau của chúng ta như người mẹ đau nỗi đau của đứa con mình. Nên Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Quả thế, cái chết trên thập giá tột đỉnh của việc Thiên Chúa quay ra đối nghịch với mình, trong đó Ngài trao ban chính mình để nâng con người dậy và cứu rỗi con người. Đây là tình yêu ở dạng thức cao nhất. (x. Thông Điệp Deus caritas est, s. 12), một tình yêu dám hiến mạng vì người mình yêu.
2. Thập giá nói về chữ T thứ hai, đó là tội lỗi chúng ta
Khi người do thái phạm tội chống lại Thiên Chúa, họ bị rắn cắn. Thiên Chúa truyền cho ông Môisê hãy đúc một con rắn đồng và treo nó lên, hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được lành. Việc treo con rắn là nhắc nhở cho họ nhớ lại tội lỗi mà họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa (bài đọc I).
Cũng thế, Thập giá Đức Kitô nhắc nhở chúng ta ý thức rằng: tất cả chúng ta là tội nhân. Tội lỗi của con người thật lớn lao và nặng nề. Thánh Catêrina thành Siena chiêm ngắm thập giá và thốt lên rằng: “Thập giá của Chúa không phải là một sự đùa giỡn”. Tuy không mắc tội tình gì nhưng Ngài đã phải chết trên Thập giá, một cái chết nhục nhã, đau đớn và tức tưởi. Theo như lời Kinh thánh (1Cr 15,3), Đức Kitô đã chết thay, chết vì tội chúng ta. Mọi tội lỗi người đã gánh trên vai người. Mọi đau khổ người đã hứng chụi thay cho chúng ta!
3. Nhưng thập giá nói với chúng ta về chữ T thứ ba, sự tha thứ
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ và oán thù, thì thập giá của Đức Kitô là biểu tượng của lòng tha thứ và ơn cứu độ của Thiên Chúa cho chúng ta.
Thập giá không có Đức Kitô trở thành khổ giá, nhưng thập giá có Đức Kitô trở thành thánh giá, là nguồn ơn cứu độ, là công cụ hòa giải giữa Thiên Chúa với loài người và giữa loài người với nhau. Qua thánh giá Đức Kitô chứng tỏ rằng tình yêu chiến thắng tất cả, lòng tha thứ lớn lao hơn sự hận thù và khỏa lấp mọi tội lỗi. Nhờ thánh giá mà chúng ta được tha thứ, được cứu độ và được làm con cái của Thiên Chúa.
Thánh Edit Stein trong đêm tối lao tù của đế quốc xã, suy ngắm thập giá Chúa và thốt lên rằng: “Tôi thấy bình minh của thế giới đang bắt đầu ló dạng qua thập giá Đức Kitô”.
Như vậy, việc suy tôn thánh Giá, chính là suy tôn chính Đức Kitô và suy tôn con đường Chúa đã đi, vì “yêu ai yêu cả đường đi” (Ca dao). Nhưng việc suy tôn thánh giá ở trong nhà thờ phải được kéo dài trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nghĩa là tất cả chúng ta được mời gọi trở thành những nhân chứng tình yêu của Chúa, trở thành chứng nhân của lòng tha thứ, trở thành công cụ cứu độ của Chúa cho những người xung quanh mình, nhất là những người đau khổ, bệnh tật và nghèo đói. Amen!
(Chúa Nhật 24 Thường niên)
Thánh Gioan Thánh Giá nói rằng: “nơi thập giá, Thiên Chúa đã nói hết tất cả những gì cần phải nói với con người”. Vậy thì, thập giá Đức Kitô nói với chúng ta điều gì? Thập giá là chữ T, nói với chúng ta về ba chữ T khác đó là: Tình Yêu, Tội Lỗi và Tha Thứ.
1. Thập giá nói về chữ T thứ nhất, Tình Yêu của Thiên Chúa
Trước hết, thập giá nói với chúng ta về Tình Yêu lớn lao của Thiên Chúa: Thánh Gioan nói rằng: “Quả thế, Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một Người để tất cả những ai tin vào Con của Người thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3,15).
Khi yêu ai thì muốn thuộc về và nên một với người đó. Vì chúng ta nên Đức Kitô bước vào đời, nói như thánh Phaolô là “Người hũy bỏ chính mình mà nhận lấy thân phận tôi đòi, đã trở nên giống như loài người”. Thiên Chúa đảm nhận, cưu mang và chia sẽ mọi nỗi vui buồn, sướng khổ của kiếp người, từ tiếng khóc oa ao chào đời, từ mồ hôi, nước mắt và nụ cười của cuộc sống chúng ta.
Và vì yêu chúng ta nên Đức Kitô bước lên thập giá. Thiên Chúa đau nỗi đau của chúng ta như người mẹ đau nỗi đau của đứa con mình. Nên Đức Kitô đã chết vì chúng ta. Quả thế, cái chết trên thập giá tột đỉnh của việc Thiên Chúa quay ra đối nghịch với mình, trong đó Ngài trao ban chính mình để nâng con người dậy và cứu rỗi con người. Đây là tình yêu ở dạng thức cao nhất. (x. Thông Điệp Deus caritas est, s. 12), một tình yêu dám hiến mạng vì người mình yêu.
2. Thập giá nói về chữ T thứ hai, đó là tội lỗi chúng ta
Khi người do thái phạm tội chống lại Thiên Chúa, họ bị rắn cắn. Thiên Chúa truyền cho ông Môisê hãy đúc một con rắn đồng và treo nó lên, hễ ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được lành. Việc treo con rắn là nhắc nhở cho họ nhớ lại tội lỗi mà họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa (bài đọc I).
Cũng thế, Thập giá Đức Kitô nhắc nhở chúng ta ý thức rằng: tất cả chúng ta là tội nhân. Tội lỗi của con người thật lớn lao và nặng nề. Thánh Catêrina thành Siena chiêm ngắm thập giá và thốt lên rằng: “Thập giá của Chúa không phải là một sự đùa giỡn”. Tuy không mắc tội tình gì nhưng Ngài đã phải chết trên Thập giá, một cái chết nhục nhã, đau đớn và tức tưởi. Theo như lời Kinh thánh (1Cr 15,3), Đức Kitô đã chết thay, chết vì tội chúng ta. Mọi tội lỗi người đã gánh trên vai người. Mọi đau khổ người đã hứng chụi thay cho chúng ta!
3. Nhưng thập giá nói với chúng ta về chữ T thứ ba, sự tha thứ
Nếu thập giá là biểu tượng của đau khổ và oán thù, thì thập giá của Đức Kitô là biểu tượng của lòng tha thứ và ơn cứu độ của Thiên Chúa cho chúng ta.
Thập giá không có Đức Kitô trở thành khổ giá, nhưng thập giá có Đức Kitô trở thành thánh giá, là nguồn ơn cứu độ, là công cụ hòa giải giữa Thiên Chúa với loài người và giữa loài người với nhau. Qua thánh giá Đức Kitô chứng tỏ rằng tình yêu chiến thắng tất cả, lòng tha thứ lớn lao hơn sự hận thù và khỏa lấp mọi tội lỗi. Nhờ thánh giá mà chúng ta được tha thứ, được cứu độ và được làm con cái của Thiên Chúa.
Thánh Edit Stein trong đêm tối lao tù của đế quốc xã, suy ngắm thập giá Chúa và thốt lên rằng: “Tôi thấy bình minh của thế giới đang bắt đầu ló dạng qua thập giá Đức Kitô”.
Như vậy, việc suy tôn thánh Giá, chính là suy tôn chính Đức Kitô và suy tôn con đường Chúa đã đi, vì “yêu ai yêu cả đường đi” (Ca dao). Nhưng việc suy tôn thánh giá ở trong nhà thờ phải được kéo dài trong đời sống hằng ngày của chúng ta. Nghĩa là tất cả chúng ta được mời gọi trở thành những nhân chứng tình yêu của Chúa, trở thành chứng nhân của lòng tha thứ, trở thành công cụ cứu độ của Chúa cho những người xung quanh mình, nhất là những người đau khổ, bệnh tật và nghèo đói. Amen!
Ông Chủ
Thanh Thanh
13:46 13/09/2008
ÔNG CHỦ
Ba người đi ngang qua qua sa mạc. Một là quan đầu tỉnh, một là thương gia, một là nhà trí thức. Cả 3 bị bọn cướp chặn đường đánh dở sống dở chết và bỏ giữa sa mạc.
May sao họ tìm đến được túp lều của vị ẩn sĩ. Băng bó vết thương cho họ, vị ẩn sĩ nói: túp lều của tôi quá nhỏ mà mùa đông lại sắp đến, xin các ông hãy tự làm cho mình mỗi người một căn lều để trú ẩn. Tuyết bắt đầu rơi và các ông không thể ra khỏi sa mạc được. Nhưng chúng tôi làm thế nào bây giờ ?
Nhà trí thức thở dài: Tôi không có sách vở trong tay.
Thương gia nói: cả đời tôi chỉ biết đến tiền của và giao dịch.
Vị quan lên tiếng: ta làm được gì nếu không có thuộc hạ.
Thế nhưng, cả 3 vẫn phải làm, vì trời sắp đổ lạnh. Khi mùa đông đến cũng là lúc họ làm xong lều. Suốt mùa đông, họ chẳng biết làm gì ngoài ôn lại chuyện cũ bên bếp lửa. Còn vị ẩn sĩ thì thường xuyên ghé thăm họ.
Hết mùa đông, 3 người muốn lên đường trở về nhà, nhưng lòng tốt và tình bạn của vị ẩn sĩ không nỡ để họ ra đi. Vì thế, họ ở nán lại một thời gian để giúp ông gieo trồng và chăm sóc gia súc và rồi khi ánh xuân chiếu toả trên sa mạc, họ cũng ở lại một thời gian để ngắm cảnh thiên nhiên.
Một ngày kia, vị ẩn sĩ hỏi, có chuyện gì xảy ra mà sao không nghe thấy các ông nhắc đến chuyện làm ăn, sách vở và những thuộc hạ nữa.
Cả 3 đều thinh lặng. Vị ẩn sĩ nói: trước đây các ông có một ông chủ mang tên tiền bạc, sách vở, thuộc hạ. Giờ không còn nữa, các ông cảm thấy tự do.
Nhưng tôi khuyên các ông nên trở về với tiền bạc, sách vở, thuộc hạ. Nhưng đừng nô lệ cho nó, hãy làm chủ chính mình. [Sưu tầm]
Nếu xét kỹ từng giai đoạn trong đời, ít nhiều có thể có những ông chủ lớn nhỏ trong ta.
Ông chủ là nguyên tắc và lề luật
Hình ảnh của người Samaria nhân lành giúp đỡ kẻ bị nạn trái ngược lại với những tiến sĩ, tư tế, biệt phái khư khư giữ lấy luật tế tự, cần tránh đụng chạm… cho khỏi ô uế, mà bỏ qua một Thiên Chúa đang hiện diện trong kẻ bất hạnh dọc đường.
Hình ảnh của những người bị quỷ ám, và đủ mọi thứ bệnh được Chúa Giêsu chữa vào ngày sa bát trái ngược lại với những người chủ trương ngày nghỉ thì không được làm bất cứ việc gì, dù là việc tốt, cứu sống, giải thoát.
Hình ảnh của một nhu cầu được giúp đỡ, phục vụ, nhận lãnh các bí tích trái ngược lại với một số lối sống rập khuôn theo chương trình định sẵn trong ngày, và tất cả đều phải tuân thủ thứ tự kế hoạch đã lên.
Hình ảnh của những người con đang cần được chia sẻ, nâng đỡ, gợi mở để có một hướng đi, một lý tưởng đúng đắn trái ngược lại với cha mẹ chỉ áp dụng nguyên tắc cha-con, mẹ-con, mà không phải là bạn, thích răn đe, doạ nạt, thưởng phạt.
Hình ảnh của một tầng lớp cần được hội nhập vào văn hoá, văn minh thời hiện đại trái ngược lại với những người đấu tranh để tầng lớp này phải giữ những lề thói, truyền thống cổ xưa của một gia đình, hay một tập thể dù không còn phù hợp.
Hình ảnh của một số người cần được giải toả ức chế tâm lý trong đời sống tự nhiên của con người trong cộng đoàn tu trì như về thăm gia đình, anh em, bệnh nhân, người qua đời, hay đi du lịch… trái ngược lại với một số quan điểm lấy bình phong là hãy hy sinh, là luật dòng để nghiêm túc phải giữ, phải thực hiện, phải vào khuôn khổ. Vì thế, yếu tố “con người” bị bỏ quên.
Ông chủ là tiền bạc và vật chất
Có tiền mua tiên cũng được. Có tiền làm chuyện gì cũng thuận lợi, dễ dàng. Thử hỏi không có tiền thì làm được gì với mọi nhu cầu của của sống: Học vấn, nghề nghiệp, giải trí, du lịch, văn hoá, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, y tế, tiện nghi, lễ nghĩa, giao tiếp, tương quan, trao đổi, mua bán, tôn giáo, phục vụ, bác ái, truyền giáo, xây dựng, chia sẻ…
“Mạnh vì gạo bạo vì tiền”. Vật chất trở thành sức mạnh và lực hấp dẫn lôi cuốn con người. Nhờ nó mà con người tự tin, can đảm hơn. Nói năng, phát biểu, quyết định mạnh dạn, nhanh chóng hơn, và, xem ra cũng được nhiều người dễ tin tưởng hơn. Thế rồi, tiền bạc trở thành cây gậy, thành mái nhà che nắng tránh mưa, thành bạn thân, thành thầy, trở thành người cha, thành ông chủ và thành chúa của mình.
Thật nguy hiểm khi con người chỉ dựa vào tiền bạc vật chất như là thước đo sự thành đạt, cho mọi giá trị trong đời sống. Và mọi giá trị đạo đức, luân lý, lương tâm, tình yêu, hạnh phúc và Thiên Chúa đều được quy đổi ra bằng tiền bạc. Tình yêu, ân sủng, bình an, hạnh phúc ư, giá bao nhiêu?
Để thoát khỏi vực thẳm này, Chúa Giêsu nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc ghét chủ này mà yêu chủ kia, gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6,24).
Ông chủ là chức vụ và quyền lực
Tiền bạc hấp dẫn nhiều bao nhiêu, thì chức quyền cũng hấp dẫn nhiều bấy nhiêu. Con người bị lôi cuốn. Nó là chỗ dựa, mà nhờ nó, mọi thứ vinh quang, danh dự, vinh hoa phú quý, thú vui sẽ đến. Rồi nhờ nó mà ta dễ dàng ăn to nói lớn, đôi khi quát nạt, hù doạ, khống chế, chế tài, áp bức người khác.
Nhờ chiếc ghế này, không những bản thân, gia đình mà còn họ hàng được nở mặt nở mày, được giàu sang, sung túc. Ta sẽ trở thành người trên, thành kẻ ban ơn, bố thí. Mọi người phải cậy dựa, phải nhớ ơn và bày tỏ lòng biết ơn tôi.
Cũng vì chỗ ngồi này mà biết bao người tranh đấu, bon chen, khử trừ, mua bán, trao đổi để có được. Vậy, nên ta sẽ tìm cách bảo vệ, lấy lại những gì đã bỏ ra. Nó là một phương tiện để kiếm lợi nhanh và an toàn.
Vì ông chủ này, mà nhiều người nghiêng mình, cúi đầu, rạp gối làm theo mọi thứ điều khiển, đôi khi bất chấp thủ đoạn, mưu mẹo. Vì để giữ chiếc ghế này mà nhiều người bất chấp công lý, nhân cách, nhân phẩm, mặc cho lương tâm kêu la, mặc cho mọi người oán trách, không màng đến biết bao người đang bị hại.
Ông chủ là kiến thức và bằng cấp
Chưa chắc đi tìm khôn ngoan là một nhu cầu vì thăng tiến, nhưng có thể vì bù trừ. Vì thế, kiến thức trở thành mục tiêu tìm kiếm, là chỗ dựa vững chắc, là cùng đích đời mình.
Bằng cấp là khuôn mẫu chi phối mọi suy nghĩ và hành động trong các tương quan ứng xử với con người, vũ trụ, với Thiên Chúa.
Kiến thức là mặt trời sáng chói thu hút hết thời gian của con người như thể cuộc sống không còn điều gì khác nữa.
Bằng cấp là tiêu chuẩn để nói chuyện, so sánh, đánh giá người khác, cũng như với mọi lãnh vực trong cuộc sống.
Kiến thức và bằng cấp có thể trở thành sức mạnh, thành nguồn hạnh phúc sướng vui nhất của cuộc đời, cho riêng ta.
Ông chủ là đạo đức và số lượng
Tôi không giết người, chẳng trộm cắp, cướp giựt hay ngoại tình.
Tôi không làm chứng gian hay làm hại ai.
Tôi không bỏ lễ Chúa nhật, lễ trọng.
Tôi không bỏ xưng tội rước lễ theo luật buộc năm một lần.
Tôi không bỏ giữ chay 2 ngày một năm.
Tôi đã đọc kinh rất nhiều, lần chuỗi mân côi thì vô kể.
Nói chung là tôi luôn có mặt trong các việc đạo đức:
thánh lễ, chặng đàng thánh giá, kính lòng thương xót, chầu Thánh thể, dâng hoa…
rồi đến quét dọn nhà thờ, vệ sinh môi trường nhà xứ…
Được vậy cũng tốt. Nhưng điều quan trọng không phải là làm nhiều việc đạo đức, mà trở thành người đạo đức. Người đạo đức thì luôn kính sợ, yêu mến và đặt Thiên Chúa làm trung tâm chi phối mọi hoạt động trong cuộc sống của mình.
Không phải cứ làm nhiều việc đạo đức thì trở thành người đạo đức. Nhưng người đạo đức thì luôn chứng minh lòng đạo đức bằng hành động theo sự mách bảo của trái tim tình yêu và kính thờ. Vì mến Chúa yêu người, tôi phục vụ, tham gia các sinh hoạt đạo đức để có thêm ân sủng Chúa, nhờ vậy, đức tin được vững vàng và can trường.
Nguy hiểm khi các việc đạo đức trở thành thước đo để so sánh với người xung quanh. Ai không tham gia như mình là khô khan nguội lạnh. Ai không làm nhiều như mình là lười biếng. Ai không đi đúng giờ, không đọc kinh to như mình là thiếu đạo đức.
Đạo và Thiên Chúa trở thành bình phong để che đậy, khoả lấp tham vọng nâng mình lên hàng đầu, dù là cố ý hay vô tình.
Cuối cùng, Thiên Chúa đáng lẽ phải được thờ phượng, thì ta lại trở thành trung tâm, là khuôn mẫu cho mọi người xem vào, noi theo.
Ông chủ là thói quen và định kiến
Từ bấy lâu nay, trong gia đình đâu có ai kêu ca gì.
Từ trước đến giờ, mọi công việc và nghề nghiệp đều do người lớn chuẩn bị cho tốt lắm.
Từ xưa tới nay, gia đình và dòng họ tôi vẫn ăn uống, ngủ nghỉ, nói năng, giao tiếp, cư xử, đi đứng, làm việc và sống như vậy.
Từ nào tới giờ, tư tưởng, quan điểm và lối sống của cả làng là vậy mà.
Cả bao đời nay mọi người vẫn thế, vẫn tốt, có chết chóc gì đâu.
Quả thực mỗi gia đình, thôn xóm, giáo xứ đều có những truyền thống khác nhau và cũng đã duy trì thời gian dài thành một thói quen. Rồi dần nó trở thành một ý thức hệ, một luồng tư tưởng xoay quanh tôi, gia đình tôi, xóm làng tôi. Cái nếp ấy đã đóng khung lại với thế giới, với văn minh. Và cái thói quen ấy trở thành khuôn mẫu để người đời noi theo.
Vì là khuôn mẫu nên phải càng tích luỹ cho nhiều, đầu tư cho chắc, phát triển cho mạnh, chứ làm gì có chuyện từ bỏ để theo cái khác, dù là mới, là hay, là tuyệt vời.
Ta sẽ dễ dàng khoanh tay làm ngơ hay từ chối người khác cùng với mọi sự tốt lành của họ và Thiên Chúa họ thờ.
Chưa kể cái ý thức hệ này biến ta thành kẻ độc đoán, nghi kỵ, định kiến đối với làng xóm khác, với xã hội và con người nói chung. Nó làm cho ta nhìn mọi sự theo một công thức định sẵn trong đầu vốn đã bị nhồi nhét hoặc hấp thụ cái gọi là truyền thống, thói quen ấy.
Những ông chủ như thế này dần biến con người thành cỗ máy. Nên thiếu hội nhập và uyển chuyển, khó du di và hoà hợp, càng khó đón nhận thế giới với tất cả mọi tốt lành và thánh thiện của nó.
Con người sẽ bị mất quân bình, chao đảo hoặc mất đi sự thanh thản, bình an, nếu lệ thuộc vào thứ gì đó không phải là Thiên Chúa. Nếu bị một ông chủ nào đó chi phối, khống chế, cuộc đời ta sẽ mất dần hết ý nghĩa, mất hết chất lượng, mất hết tự do. Và con người sẽ chẳng có thể cảm nhận và đón nhận ân sủng, công lý từ trời cao, cũng như hạnh phúc niềm vui từ nơi đất thấp.
Hỡi thế nhân, đừng tự đóng khung lại với thế giới, đừng tách mình ra khỏi tình yêu Thiên Chúa, nhưng hãy mở lòng ra như trẻ thơ đón nhận tình yêu cha mẹ; như phượng hoàng, hãy tung cánh bay cao để ngắm nhìn kỳ công Chúa đã thực hiện cho con người. Nó thật đẹp và hoàn hảo.
Ba người đi ngang qua qua sa mạc. Một là quan đầu tỉnh, một là thương gia, một là nhà trí thức. Cả 3 bị bọn cướp chặn đường đánh dở sống dở chết và bỏ giữa sa mạc.
May sao họ tìm đến được túp lều của vị ẩn sĩ. Băng bó vết thương cho họ, vị ẩn sĩ nói: túp lều của tôi quá nhỏ mà mùa đông lại sắp đến, xin các ông hãy tự làm cho mình mỗi người một căn lều để trú ẩn. Tuyết bắt đầu rơi và các ông không thể ra khỏi sa mạc được. Nhưng chúng tôi làm thế nào bây giờ ?
Nhà trí thức thở dài: Tôi không có sách vở trong tay.
Thương gia nói: cả đời tôi chỉ biết đến tiền của và giao dịch.
Vị quan lên tiếng: ta làm được gì nếu không có thuộc hạ.
Thế nhưng, cả 3 vẫn phải làm, vì trời sắp đổ lạnh. Khi mùa đông đến cũng là lúc họ làm xong lều. Suốt mùa đông, họ chẳng biết làm gì ngoài ôn lại chuyện cũ bên bếp lửa. Còn vị ẩn sĩ thì thường xuyên ghé thăm họ.
Hết mùa đông, 3 người muốn lên đường trở về nhà, nhưng lòng tốt và tình bạn của vị ẩn sĩ không nỡ để họ ra đi. Vì thế, họ ở nán lại một thời gian để giúp ông gieo trồng và chăm sóc gia súc và rồi khi ánh xuân chiếu toả trên sa mạc, họ cũng ở lại một thời gian để ngắm cảnh thiên nhiên.
Một ngày kia, vị ẩn sĩ hỏi, có chuyện gì xảy ra mà sao không nghe thấy các ông nhắc đến chuyện làm ăn, sách vở và những thuộc hạ nữa.
Cả 3 đều thinh lặng. Vị ẩn sĩ nói: trước đây các ông có một ông chủ mang tên tiền bạc, sách vở, thuộc hạ. Giờ không còn nữa, các ông cảm thấy tự do.
Nhưng tôi khuyên các ông nên trở về với tiền bạc, sách vở, thuộc hạ. Nhưng đừng nô lệ cho nó, hãy làm chủ chính mình. [Sưu tầm]
Nếu xét kỹ từng giai đoạn trong đời, ít nhiều có thể có những ông chủ lớn nhỏ trong ta.
Ông chủ là nguyên tắc và lề luật
Hình ảnh của người Samaria nhân lành giúp đỡ kẻ bị nạn trái ngược lại với những tiến sĩ, tư tế, biệt phái khư khư giữ lấy luật tế tự, cần tránh đụng chạm… cho khỏi ô uế, mà bỏ qua một Thiên Chúa đang hiện diện trong kẻ bất hạnh dọc đường.
Hình ảnh của những người bị quỷ ám, và đủ mọi thứ bệnh được Chúa Giêsu chữa vào ngày sa bát trái ngược lại với những người chủ trương ngày nghỉ thì không được làm bất cứ việc gì, dù là việc tốt, cứu sống, giải thoát.
Hình ảnh của một nhu cầu được giúp đỡ, phục vụ, nhận lãnh các bí tích trái ngược lại với một số lối sống rập khuôn theo chương trình định sẵn trong ngày, và tất cả đều phải tuân thủ thứ tự kế hoạch đã lên.
Hình ảnh của những người con đang cần được chia sẻ, nâng đỡ, gợi mở để có một hướng đi, một lý tưởng đúng đắn trái ngược lại với cha mẹ chỉ áp dụng nguyên tắc cha-con, mẹ-con, mà không phải là bạn, thích răn đe, doạ nạt, thưởng phạt.
Hình ảnh của một tầng lớp cần được hội nhập vào văn hoá, văn minh thời hiện đại trái ngược lại với những người đấu tranh để tầng lớp này phải giữ những lề thói, truyền thống cổ xưa của một gia đình, hay một tập thể dù không còn phù hợp.
Hình ảnh của một số người cần được giải toả ức chế tâm lý trong đời sống tự nhiên của con người trong cộng đoàn tu trì như về thăm gia đình, anh em, bệnh nhân, người qua đời, hay đi du lịch… trái ngược lại với một số quan điểm lấy bình phong là hãy hy sinh, là luật dòng để nghiêm túc phải giữ, phải thực hiện, phải vào khuôn khổ. Vì thế, yếu tố “con người” bị bỏ quên.
Ông chủ là tiền bạc và vật chất
Có tiền mua tiên cũng được. Có tiền làm chuyện gì cũng thuận lợi, dễ dàng. Thử hỏi không có tiền thì làm được gì với mọi nhu cầu của của sống: Học vấn, nghề nghiệp, giải trí, du lịch, văn hoá, nghệ thuật, âm nhạc, khoa học, y tế, tiện nghi, lễ nghĩa, giao tiếp, tương quan, trao đổi, mua bán, tôn giáo, phục vụ, bác ái, truyền giáo, xây dựng, chia sẻ…
“Mạnh vì gạo bạo vì tiền”. Vật chất trở thành sức mạnh và lực hấp dẫn lôi cuốn con người. Nhờ nó mà con người tự tin, can đảm hơn. Nói năng, phát biểu, quyết định mạnh dạn, nhanh chóng hơn, và, xem ra cũng được nhiều người dễ tin tưởng hơn. Thế rồi, tiền bạc trở thành cây gậy, thành mái nhà che nắng tránh mưa, thành bạn thân, thành thầy, trở thành người cha, thành ông chủ và thành chúa của mình.
Thật nguy hiểm khi con người chỉ dựa vào tiền bạc vật chất như là thước đo sự thành đạt, cho mọi giá trị trong đời sống. Và mọi giá trị đạo đức, luân lý, lương tâm, tình yêu, hạnh phúc và Thiên Chúa đều được quy đổi ra bằng tiền bạc. Tình yêu, ân sủng, bình an, hạnh phúc ư, giá bao nhiêu?
Để thoát khỏi vực thẳm này, Chúa Giêsu nói: “Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc ghét chủ này mà yêu chủ kia, gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ nọ. Anh em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được” (Mt 6,24).
Ông chủ là chức vụ và quyền lực
Tiền bạc hấp dẫn nhiều bao nhiêu, thì chức quyền cũng hấp dẫn nhiều bấy nhiêu. Con người bị lôi cuốn. Nó là chỗ dựa, mà nhờ nó, mọi thứ vinh quang, danh dự, vinh hoa phú quý, thú vui sẽ đến. Rồi nhờ nó mà ta dễ dàng ăn to nói lớn, đôi khi quát nạt, hù doạ, khống chế, chế tài, áp bức người khác.
Nhờ chiếc ghế này, không những bản thân, gia đình mà còn họ hàng được nở mặt nở mày, được giàu sang, sung túc. Ta sẽ trở thành người trên, thành kẻ ban ơn, bố thí. Mọi người phải cậy dựa, phải nhớ ơn và bày tỏ lòng biết ơn tôi.
Cũng vì chỗ ngồi này mà biết bao người tranh đấu, bon chen, khử trừ, mua bán, trao đổi để có được. Vậy, nên ta sẽ tìm cách bảo vệ, lấy lại những gì đã bỏ ra. Nó là một phương tiện để kiếm lợi nhanh và an toàn.
Vì ông chủ này, mà nhiều người nghiêng mình, cúi đầu, rạp gối làm theo mọi thứ điều khiển, đôi khi bất chấp thủ đoạn, mưu mẹo. Vì để giữ chiếc ghế này mà nhiều người bất chấp công lý, nhân cách, nhân phẩm, mặc cho lương tâm kêu la, mặc cho mọi người oán trách, không màng đến biết bao người đang bị hại.
Ông chủ là kiến thức và bằng cấp
Chưa chắc đi tìm khôn ngoan là một nhu cầu vì thăng tiến, nhưng có thể vì bù trừ. Vì thế, kiến thức trở thành mục tiêu tìm kiếm, là chỗ dựa vững chắc, là cùng đích đời mình.
Bằng cấp là khuôn mẫu chi phối mọi suy nghĩ và hành động trong các tương quan ứng xử với con người, vũ trụ, với Thiên Chúa.
Kiến thức là mặt trời sáng chói thu hút hết thời gian của con người như thể cuộc sống không còn điều gì khác nữa.
Bằng cấp là tiêu chuẩn để nói chuyện, so sánh, đánh giá người khác, cũng như với mọi lãnh vực trong cuộc sống.
Kiến thức và bằng cấp có thể trở thành sức mạnh, thành nguồn hạnh phúc sướng vui nhất của cuộc đời, cho riêng ta.
Ông chủ là đạo đức và số lượng
Tôi không giết người, chẳng trộm cắp, cướp giựt hay ngoại tình.
Tôi không làm chứng gian hay làm hại ai.
Tôi không bỏ lễ Chúa nhật, lễ trọng.
Tôi không bỏ xưng tội rước lễ theo luật buộc năm một lần.
Tôi không bỏ giữ chay 2 ngày một năm.
Tôi đã đọc kinh rất nhiều, lần chuỗi mân côi thì vô kể.
Nói chung là tôi luôn có mặt trong các việc đạo đức:
thánh lễ, chặng đàng thánh giá, kính lòng thương xót, chầu Thánh thể, dâng hoa…
rồi đến quét dọn nhà thờ, vệ sinh môi trường nhà xứ…
Được vậy cũng tốt. Nhưng điều quan trọng không phải là làm nhiều việc đạo đức, mà trở thành người đạo đức. Người đạo đức thì luôn kính sợ, yêu mến và đặt Thiên Chúa làm trung tâm chi phối mọi hoạt động trong cuộc sống của mình.
Không phải cứ làm nhiều việc đạo đức thì trở thành người đạo đức. Nhưng người đạo đức thì luôn chứng minh lòng đạo đức bằng hành động theo sự mách bảo của trái tim tình yêu và kính thờ. Vì mến Chúa yêu người, tôi phục vụ, tham gia các sinh hoạt đạo đức để có thêm ân sủng Chúa, nhờ vậy, đức tin được vững vàng và can trường.
Nguy hiểm khi các việc đạo đức trở thành thước đo để so sánh với người xung quanh. Ai không tham gia như mình là khô khan nguội lạnh. Ai không làm nhiều như mình là lười biếng. Ai không đi đúng giờ, không đọc kinh to như mình là thiếu đạo đức.
Đạo và Thiên Chúa trở thành bình phong để che đậy, khoả lấp tham vọng nâng mình lên hàng đầu, dù là cố ý hay vô tình.
Cuối cùng, Thiên Chúa đáng lẽ phải được thờ phượng, thì ta lại trở thành trung tâm, là khuôn mẫu cho mọi người xem vào, noi theo.
Ông chủ là thói quen và định kiến
Từ bấy lâu nay, trong gia đình đâu có ai kêu ca gì.
Từ trước đến giờ, mọi công việc và nghề nghiệp đều do người lớn chuẩn bị cho tốt lắm.
Từ xưa tới nay, gia đình và dòng họ tôi vẫn ăn uống, ngủ nghỉ, nói năng, giao tiếp, cư xử, đi đứng, làm việc và sống như vậy.
Từ nào tới giờ, tư tưởng, quan điểm và lối sống của cả làng là vậy mà.
Cả bao đời nay mọi người vẫn thế, vẫn tốt, có chết chóc gì đâu.
Quả thực mỗi gia đình, thôn xóm, giáo xứ đều có những truyền thống khác nhau và cũng đã duy trì thời gian dài thành một thói quen. Rồi dần nó trở thành một ý thức hệ, một luồng tư tưởng xoay quanh tôi, gia đình tôi, xóm làng tôi. Cái nếp ấy đã đóng khung lại với thế giới, với văn minh. Và cái thói quen ấy trở thành khuôn mẫu để người đời noi theo.
Vì là khuôn mẫu nên phải càng tích luỹ cho nhiều, đầu tư cho chắc, phát triển cho mạnh, chứ làm gì có chuyện từ bỏ để theo cái khác, dù là mới, là hay, là tuyệt vời.
Ta sẽ dễ dàng khoanh tay làm ngơ hay từ chối người khác cùng với mọi sự tốt lành của họ và Thiên Chúa họ thờ.
Chưa kể cái ý thức hệ này biến ta thành kẻ độc đoán, nghi kỵ, định kiến đối với làng xóm khác, với xã hội và con người nói chung. Nó làm cho ta nhìn mọi sự theo một công thức định sẵn trong đầu vốn đã bị nhồi nhét hoặc hấp thụ cái gọi là truyền thống, thói quen ấy.
Những ông chủ như thế này dần biến con người thành cỗ máy. Nên thiếu hội nhập và uyển chuyển, khó du di và hoà hợp, càng khó đón nhận thế giới với tất cả mọi tốt lành và thánh thiện của nó.
Con người sẽ bị mất quân bình, chao đảo hoặc mất đi sự thanh thản, bình an, nếu lệ thuộc vào thứ gì đó không phải là Thiên Chúa. Nếu bị một ông chủ nào đó chi phối, khống chế, cuộc đời ta sẽ mất dần hết ý nghĩa, mất hết chất lượng, mất hết tự do. Và con người sẽ chẳng có thể cảm nhận và đón nhận ân sủng, công lý từ trời cao, cũng như hạnh phúc niềm vui từ nơi đất thấp.
Hỡi thế nhân, đừng tự đóng khung lại với thế giới, đừng tách mình ra khỏi tình yêu Thiên Chúa, nhưng hãy mở lòng ra như trẻ thơ đón nhận tình yêu cha mẹ; như phượng hoàng, hãy tung cánh bay cao để ngắm nhìn kỳ công Chúa đã thực hiện cho con người. Nó thật đẹp và hoàn hảo.
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần
LM Nguyễn Vinh Gioang
17:26 13/09/2008
Mười tư tưởng đơn sơ về Nhân Bản và Đạo Đức mỗi tuần (48)
471. Chúa Giêsu và Cây Thánh Giá
Chúng ta đừng bao giờ nhìn Chúa Giêsu mà không có Cây Thánh Giá ở sau lưng Ngài.
Chúng ta cũng đừng bao giờ nhìn Cây Thánh Giá mà không thấy có Chúa Giêsu ở trên đó.
Đạo chúng ta là Đạo Chúa Kitô. Chúng ta là người Kitô-hữu, người có Chúa Kitô, người theo Chúa Kitô.
Đạo chúng ta là Đạo Thánh Giá. Theo Chúa Kitô, chúng ta phải vác thập giá hằng ngày mà theo: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16,24)
472. Cuốn sách Thánh Giá
Thánh Giá là cuốn sách ta phải học.
Những trang sách là Thân Thể của Đấng Cứu Thế.
Những chữ là những thương tích của Đấng Cứu Thế.
Mực là Máu của Đấng Cứu Thế.
Ngòi viết dùng để viết Sách Thánh Giá là sự công bình và sự nhân từ vô biên của Đức Chúa Cha.
Nhan đề của Sách Thánh Giá là tước hiệu của Đấng Cứu Thế: “Giêsu Nadarét, Vua Dân Do Thái.”
473. Khi nào đời chúng ta có ích nhất?
Trong đời sống chúng ta, chính lúc chúng ta vác thánh giá một cách nặng nề, bị bỏ rơi, không một ai chứng kiến, chiến đấu một cách khó khăn đau đớn, chính lúc đó là lúc chúng ta đem lại nhiều ích lợii nhất cho Chúa, cho Giáo Hội và cho nhân loại.
474. Công nghiệp của chúng ta khi vác Thánh Giá Chúa gởi đến
Khi vác Thánh Giá Chúa gởi đến, công nghiệp của chúng ta không chủ tại Cây Thánh Giá nặng hay nhẹ, nhưng chủ tại cách chúng ta vác có vui vẻ hay không.
475. Thập giá đè nặng trong cuộc đời của mỗi một người chúng ta
- những đau khổ hồn xác, những cực nhọc vất vả hằng ngày của chúng ta,
- những khắc nghiệt của thời tiết, của cuộc sống trên mặt đất nầy,
- những trách nhiệm nặng nề của bổn phận,
- những nặng nề của kẻ khác đè nặng trên chúng ta trong đời sống chung của gia đình, cộng đoàn,
- những bất ngờ đau thương xảy đến,
- những lỗi lầm và những lầm lỡ của chính chúng ta,
- ……
476. Giá trị của sự thành thật
Đừng bao giờ quên rằng: thành thật là một tài sản quý giá trong cuộc đời bạn.
Thành thật là đức tính tốt đẹp, là sự thể hiện của lòng tốt. Nó không những làm cho người khác tin tưởng vào bạn, mà nó còn đem đến cho bạn nhiều cơ hội hơn.
Trong cuộc sống, sự thành thật là tia nắng. Nó có thể chiếu sáng và sưởi ấm trái tim con người.
Thành thật là chiếc cầu nối tâm linh người với người. Nó là hiện thân của bông hoa mỹ đức, là nấc thang giúp người ta thành công. (Những Bài Học Cuộc Đời)
477. Hãy sống như một bông hoa
Bông hoa sống rất tự nhiên, nó mở lòng đón nhận tất cả: sương mai, ánh nắng, gió xuân, mưa lũ, và cả đêm đen; không tham lam, không kiểu cách, không phàn nàn, không hãi sợ.
Với tất cả vẻ đẹp duyên dáng, bông hoa biết mình hiện diện là hiện diện cho đời.
Người ta dùng hoa làm ngôn ngữ trong niềm vui cũng như trong nỗi buồn, nói lên tâm hồn, ý nghĩ.
Nếu bạn sống như một bông hoa, bạn thật có ý nghĩa đối với người khác, đem lại niềm vui, sự an ủi, nâng đỡ người khác. (234 Lời Thú Vị Nhất Về Cuộc Sống)
478. Hãy vui sống với thiên nhiên!
Thiên nhiên là nguồn thư giãn phong phú nhất trong đời sống hiện tại.
Chúng ta có thể vui thích với vẻ đẹp của thiên nhiên do sự thay đổi thời tiết mang lại và miệt mài trong vẻ đẹp đa dạng của nó.
Việc thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên là một trong những phương pháp thư giãn tốt nhất…..
Những món quà của thiên nhiên có rất nhiều, chẳng hạn những khoảng không gian rộng mở của vùng quê hay bãi biển….
Hãy hưởng thụ thiên nhiên trong chính ngôi nhà của mình chỉ bằng việc mở rộng cánh cửa sổ để chào đón luồng không khí thoáng đãng.
Hãy đặt những bụi cây, chậu hoa trên thềm cửa hoặc ngoài ban công.
Hãy đem thiên nhiên đến với bạn, nuôi dưỡng một loại thực vật nào đó, quan sát chúng lớn lên và nở hoa.
Hãy chọn những loại hoa có mùi thơm tinh tế làm bạn cảm thấy dễ chịu cũng như những loại hoa có nhiều màu sắc tươi sáng.
Như một nhà thơ đã gợi ý: “Chúng ta đang đến gần hơn với trái tim của Thượng Đế trong một khu vườn hơn là ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất.” (Thuật Thư Giãn)
479. Thái độ ứng phó vững vàng trước tai nạn, tai họa, nghịch cảnh
Tai nạn, tai họa thường gây nhiều đau khổ.
Hãy luôn cảnh giác, đề phòng tránh tai nạn, tai họa.
Nhưng khi tai nạn xảy ra, phải có thái độ ứng phó vững vàng.
Biết chấp nhận, biết thích nghi, biết cải tiến, biết thay đổi, đó là bốn biện pháp hữu hiệu ứng phó vững vàng với tai nạn, tai họa. (Sống Hạnh Phúc)
480. Thái độ trước một vấn đề xảy đến.
- Luôn luôn kiểm tra vấn đề trước khi chấp nhận nó.
- Vấn đề không là gì cả, mà chỉ là những tình huống thử thách.
- Xác định vấn đề, chọn ra một giải pháp thích hợp và lên kế hoạch theo từng bước có thể thực hiện.
- Đừng lo lắng vì những vấn đề tưởng tượng và đừng bao giờ thổi phồng chúng. Hãy nhìn chúng bằng một cái nhìn thực tế và hợp lý. (Tự Tin Để Thành Công)
471. Chúa Giêsu và Cây Thánh Giá
Chúng ta đừng bao giờ nhìn Chúa Giêsu mà không có Cây Thánh Giá ở sau lưng Ngài.
Chúng ta cũng đừng bao giờ nhìn Cây Thánh Giá mà không thấy có Chúa Giêsu ở trên đó.
Đạo chúng ta là Đạo Chúa Kitô. Chúng ta là người Kitô-hữu, người có Chúa Kitô, người theo Chúa Kitô.
Đạo chúng ta là Đạo Thánh Giá. Theo Chúa Kitô, chúng ta phải vác thập giá hằng ngày mà theo: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo.” (Mt 16,24)
472. Cuốn sách Thánh Giá
Thánh Giá là cuốn sách ta phải học.
Những trang sách là Thân Thể của Đấng Cứu Thế.
Những chữ là những thương tích của Đấng Cứu Thế.
Mực là Máu của Đấng Cứu Thế.
Ngòi viết dùng để viết Sách Thánh Giá là sự công bình và sự nhân từ vô biên của Đức Chúa Cha.
Nhan đề của Sách Thánh Giá là tước hiệu của Đấng Cứu Thế: “Giêsu Nadarét, Vua Dân Do Thái.”
473. Khi nào đời chúng ta có ích nhất?
Trong đời sống chúng ta, chính lúc chúng ta vác thánh giá một cách nặng nề, bị bỏ rơi, không một ai chứng kiến, chiến đấu một cách khó khăn đau đớn, chính lúc đó là lúc chúng ta đem lại nhiều ích lợii nhất cho Chúa, cho Giáo Hội và cho nhân loại.
474. Công nghiệp của chúng ta khi vác Thánh Giá Chúa gởi đến
Khi vác Thánh Giá Chúa gởi đến, công nghiệp của chúng ta không chủ tại Cây Thánh Giá nặng hay nhẹ, nhưng chủ tại cách chúng ta vác có vui vẻ hay không.
475. Thập giá đè nặng trong cuộc đời của mỗi một người chúng ta
- những đau khổ hồn xác, những cực nhọc vất vả hằng ngày của chúng ta,
- những khắc nghiệt của thời tiết, của cuộc sống trên mặt đất nầy,
- những trách nhiệm nặng nề của bổn phận,
- những nặng nề của kẻ khác đè nặng trên chúng ta trong đời sống chung của gia đình, cộng đoàn,
- những bất ngờ đau thương xảy đến,
- những lỗi lầm và những lầm lỡ của chính chúng ta,
- ……
476. Giá trị của sự thành thật
Đừng bao giờ quên rằng: thành thật là một tài sản quý giá trong cuộc đời bạn.
Thành thật là đức tính tốt đẹp, là sự thể hiện của lòng tốt. Nó không những làm cho người khác tin tưởng vào bạn, mà nó còn đem đến cho bạn nhiều cơ hội hơn.
Trong cuộc sống, sự thành thật là tia nắng. Nó có thể chiếu sáng và sưởi ấm trái tim con người.
Thành thật là chiếc cầu nối tâm linh người với người. Nó là hiện thân của bông hoa mỹ đức, là nấc thang giúp người ta thành công. (Những Bài Học Cuộc Đời)
477. Hãy sống như một bông hoa
Bông hoa sống rất tự nhiên, nó mở lòng đón nhận tất cả: sương mai, ánh nắng, gió xuân, mưa lũ, và cả đêm đen; không tham lam, không kiểu cách, không phàn nàn, không hãi sợ.
Với tất cả vẻ đẹp duyên dáng, bông hoa biết mình hiện diện là hiện diện cho đời.
Người ta dùng hoa làm ngôn ngữ trong niềm vui cũng như trong nỗi buồn, nói lên tâm hồn, ý nghĩ.
Nếu bạn sống như một bông hoa, bạn thật có ý nghĩa đối với người khác, đem lại niềm vui, sự an ủi, nâng đỡ người khác. (234 Lời Thú Vị Nhất Về Cuộc Sống)
478. Hãy vui sống với thiên nhiên!
Thiên nhiên là nguồn thư giãn phong phú nhất trong đời sống hiện tại.
Chúng ta có thể vui thích với vẻ đẹp của thiên nhiên do sự thay đổi thời tiết mang lại và miệt mài trong vẻ đẹp đa dạng của nó.
Việc thường xuyên tiếp xúc với thiên nhiên là một trong những phương pháp thư giãn tốt nhất…..
Những món quà của thiên nhiên có rất nhiều, chẳng hạn những khoảng không gian rộng mở của vùng quê hay bãi biển….
Hãy hưởng thụ thiên nhiên trong chính ngôi nhà của mình chỉ bằng việc mở rộng cánh cửa sổ để chào đón luồng không khí thoáng đãng.
Hãy đặt những bụi cây, chậu hoa trên thềm cửa hoặc ngoài ban công.
Hãy đem thiên nhiên đến với bạn, nuôi dưỡng một loại thực vật nào đó, quan sát chúng lớn lên và nở hoa.
Hãy chọn những loại hoa có mùi thơm tinh tế làm bạn cảm thấy dễ chịu cũng như những loại hoa có nhiều màu sắc tươi sáng.
Như một nhà thơ đã gợi ý: “Chúng ta đang đến gần hơn với trái tim của Thượng Đế trong một khu vườn hơn là ở bất cứ nơi nào khác trên trái đất.” (Thuật Thư Giãn)
479. Thái độ ứng phó vững vàng trước tai nạn, tai họa, nghịch cảnh
Tai nạn, tai họa thường gây nhiều đau khổ.
Hãy luôn cảnh giác, đề phòng tránh tai nạn, tai họa.
Nhưng khi tai nạn xảy ra, phải có thái độ ứng phó vững vàng.
Biết chấp nhận, biết thích nghi, biết cải tiến, biết thay đổi, đó là bốn biện pháp hữu hiệu ứng phó vững vàng với tai nạn, tai họa. (Sống Hạnh Phúc)
480. Thái độ trước một vấn đề xảy đến.
- Luôn luôn kiểm tra vấn đề trước khi chấp nhận nó.
- Vấn đề không là gì cả, mà chỉ là những tình huống thử thách.
- Xác định vấn đề, chọn ra một giải pháp thích hợp và lên kế hoạch theo từng bước có thể thực hiện.
- Đừng lo lắng vì những vấn đề tưởng tượng và đừng bao giờ thổi phồng chúng. Hãy nhìn chúng bằng một cái nhìn thực tế và hợp lý. (Tự Tin Để Thành Công)
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:11 13/09/2008
NÓI LUNG TUNG
Khi một vị đệ từ đang tĩnh tọa cầu nguyện thì sư phụ cầm đến một viên gạch, lấy hết sức chà trên đất.
Khởi đầu vị đệ tử này lấy nó làm sự luyện tập để khảo nghiệm sự chuyên tâm của mình, nên vui vẻ tiếp nhận. Nhưng tạp âm càng lúc càng chát chúa, nên vị đệ tử không thể chuyên tâm được, hét lên: “Trời ạ, sư phụ làm gì thế ? Lẽ nào thầy không thấy con đang tĩnh tọa cầu nguyện đây sao ?
Sư phụ nhẹ nhàng nói: “Ta muốn đem viên gạch này chà thành mặt kính.”
- ¬“Thầy điên à, viên gạch thì làm sao có thể chà thành mặt kính được ?”
- “Không sao không sao, trong cái tôi thì làm sao có thể sinh ra người nhận thức sự yên tĩnh chân chính được.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Ai cũng có cái tôi của mình: cái tôi sân si, cái tôi dục vọng, cái tôi kiêu căng, cái tôi tham lam.v.v...nhưng ít người có cái tôi nhận thức được sự yên tĩnh là gốc của mọi hoạt động.
- Cầu nguyện mà tâm không tĩnh thì chỉ nghe được rất nhiều lời tạp âm của bạn bè khi trà dư tửu hậu, chỉ nghe được tiếng yêu thương nũng nịu của người yêu, chỉ nghe được lời chửi mắng của người ghen ghét mỉnh.v.v...chứ không nghe được lời của Chúa đang nói trong tâm hồn.
- Cầu nguyện mà tâm không tĩnh thì chỉ thấy mấy em ở quán cà phê ôm, chỉ thấy bia rượu với bạn bè, chỉ thấy áp phe lớn nhỏ sắp thực hiện, chứ không hề nhìn thấy Chúa Giê-su hiện diện trong tâm hồn mình.
Tâm không an tĩnh thì dù cho ngồi cả ngày trong nhà thờ hoặc ngồi trong phòng đóng cửa lại để cầu nguyện, thì vẫn cứ không thấy được Chúa.
Nhưng nếu tâm yên tĩnh thì dù cho đứng giữa rừng người lao xao di chuyển, hay bị bao vây tứ bề thì vẫn cứ nhìn thấy được Chúa đang cùng đồng hành với mình...
Các thánh tử đạo đã làm như thế khi hiên ngang vui sướng tiến ra pháp trường, vì tâm họ yên tĩnh kết hợp với Chúa Giê-su.
N2T |
Khi một vị đệ từ đang tĩnh tọa cầu nguyện thì sư phụ cầm đến một viên gạch, lấy hết sức chà trên đất.
Khởi đầu vị đệ tử này lấy nó làm sự luyện tập để khảo nghiệm sự chuyên tâm của mình, nên vui vẻ tiếp nhận. Nhưng tạp âm càng lúc càng chát chúa, nên vị đệ tử không thể chuyên tâm được, hét lên: “Trời ạ, sư phụ làm gì thế ? Lẽ nào thầy không thấy con đang tĩnh tọa cầu nguyện đây sao ?
Sư phụ nhẹ nhàng nói: “Ta muốn đem viên gạch này chà thành mặt kính.”
- ¬“Thầy điên à, viên gạch thì làm sao có thể chà thành mặt kính được ?”
- “Không sao không sao, trong cái tôi thì làm sao có thể sinh ra người nhận thức sự yên tĩnh chân chính được.”
(Trích: Huệ nhãn thiền tâm)
Suy tư:
Ai cũng có cái tôi của mình: cái tôi sân si, cái tôi dục vọng, cái tôi kiêu căng, cái tôi tham lam.v.v...nhưng ít người có cái tôi nhận thức được sự yên tĩnh là gốc của mọi hoạt động.
- Cầu nguyện mà tâm không tĩnh thì chỉ nghe được rất nhiều lời tạp âm của bạn bè khi trà dư tửu hậu, chỉ nghe được tiếng yêu thương nũng nịu của người yêu, chỉ nghe được lời chửi mắng của người ghen ghét mỉnh.v.v...chứ không nghe được lời của Chúa đang nói trong tâm hồn.
- Cầu nguyện mà tâm không tĩnh thì chỉ thấy mấy em ở quán cà phê ôm, chỉ thấy bia rượu với bạn bè, chỉ thấy áp phe lớn nhỏ sắp thực hiện, chứ không hề nhìn thấy Chúa Giê-su hiện diện trong tâm hồn mình.
Tâm không an tĩnh thì dù cho ngồi cả ngày trong nhà thờ hoặc ngồi trong phòng đóng cửa lại để cầu nguyện, thì vẫn cứ không thấy được Chúa.
Nhưng nếu tâm yên tĩnh thì dù cho đứng giữa rừng người lao xao di chuyển, hay bị bao vây tứ bề thì vẫn cứ nhìn thấy được Chúa đang cùng đồng hành với mình...
Các thánh tử đạo đã làm như thế khi hiên ngang vui sướng tiến ra pháp trường, vì tâm họ yên tĩnh kết hợp với Chúa Giê-su.
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:12 13/09/2008
N2T |
30. Cầu nguyện là việc khiến cho ma quỷ ghét nhất, nó quyết tâm tận lực ngăn cản người cầu nguyện.
(Thánh John Berchmans)Suy tôn Thánh giá (thơ)
Hai Tê Miệt Vườn
23:07 13/09/2008
SUY TÔN THÁNH GIÁ
Suy tôn Thánh giá của Ngài
Đó là loại bỏ trái, sai nơi mình.
Cùng Ngài con chịu đóng đinh,
Chết cho người cũ tiền, tình dối gian.
Sẵn sàng để chết trao ban,
Bản thân cuộc sống cho ngàn chúng sinh
Quyết tâm giữ trọn chữ tình,
Với cùng Thiên Chúa đệ huynh mọi người.
Cuối đời con được về trời,
Nghìn thu được sống bên Người Cha yêu.
Chúa nhật 24 thường niên
Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/09/2008
Suy tôn Thánh giá của Ngài
Đó là loại bỏ trái, sai nơi mình.
Cùng Ngài con chịu đóng đinh,
Chết cho người cũ tiền, tình dối gian.
Sẵn sàng để chết trao ban,
Bản thân cuộc sống cho ngàn chúng sinh
Quyết tâm giữ trọn chữ tình,
Với cùng Thiên Chúa đệ huynh mọi người.
Cuối đời con được về trời,
Nghìn thu được sống bên Người Cha yêu.
Chúa nhật 24 thường niên
Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/09/2008
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha gặp gỡ giới văn hóa của Pháp
LM Trần Đức Anh, OP
00:17 13/09/2008
PARIS - Chiều ngày 12-9-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã gặp gỡ 700 người thuộc giới văn hóa của Pháp và đề cao sự tìm kiếm Thiên Chúa như nền tảng và căn cội của nền văn hóa Âu Châu.
Cuộc gặp gỡ diễn ra lúc 5 giờ rưỡi chiều tại Học Viện Bernardins ở quận 5 của Paris. Học viện cổ kính này có gốc tích từ thế kỷ 13 với cuộc cách mạng trí thức tại Âu Châu. Các đại học dần dần thay thế cho các đan viện như những trung tâm trí thức của Âu châu, từ đại học Bologna bên Italia, đến Paris thủ đô Pháp, Cambridge bên Anh quốc và Heidelberg bên Đức.. Các vị Giáo Hoàng cũng cổ võ sự phổ biến kiến thức tại các thành thị. Trong ý hướng đó, ĐGH Innocenzo 4 cũng khuyến khích các Đan sĩ dòng Xitô mở một trung tâm học vấn tại Paris. Năm 1247, Viện Phụ Étienne de Lexington của Đan viện Clairvaux, đã thành lập một Học Viện như trung tâm giảng dạy thần học cho các đan sĩ của dòng, nay là Học viện Bernardins. Một trong những môn sinh của ngài sau trở thành Giáo Hoàng Benedetto 12.
Học viện này bị tịch thu trong thời các mạng Pháp, rồi lần lượt được biến thành nhà tù, nhà kho chứa đồ, trường học, trại lính cứu hỏa, trường nội trú của cảnh sát. Sau cùng được Tổng giáo phận Paris mua lại, rồi tu bổ trong vòng 5 năm qua và mới được mở lại cho công chúng ngày 4-9 vừa qua, để làm nơi triển lãm, gặp gỡ và thảo luận. Trường thần học của giáo phận Paris cũng được đặt tại đây.
Trong số các vị hiện diện tại Học viện Bernardins cũng có một số đại diện của tổ chức Unesco thuộc Liên hiệp quốc, và cộng đoàn Hồi giáo Pháp, hai vị cựu tổng thống Pháp Giscard d'Estaing và Jacques Chirac, cũng như bà Bộ trưởng Văn hóa của Pháp.
Sau lời chào mừng của ĐHY Vingt-Trois, TGM Paris và vị chưởng ấn của Liên Hàn lâm viện Pháp, ĐTC đã trình bày với mọi người về đề tài ”nguồn gốc thần học tây phương và các căn cội văn hóa Âu Châu”.
Ngài đi từ địa điểm diễn ra cuộc gặp gỡ là Học viện Bernadins. ĐTC ghi nhận rằng mục đích của các đan sĩ không phải là kiến tạo một nền văn hóa mới cũng chẳng phải là để bảo tồn một nền văn hóa quá khứ, nhưng là tìm kiếm Thiên Chúa. Giữa những xáo trộn của thời ấy, những xáo trộn mà dường như chẳng gì có thể kháng cự lại được, các đan sĩ chỉ mong muốn một điều quan trọng nhất, đó là nỗ lực tìm được cái gì có giá trị và trường tồn, tìm được chính Con Đường. Họ tìm kiếm Thiên Chúa..
Từ tiền đề trên đây, ĐTC dần dần dẫn đến vai trò của Lời Chúa, được chứa đựng trong Kinh Thánh, các thư viện tại các Đan viện, tầm quan trọng của phụng vụ, thánh ca, hát lên Lời Chúa. Ngài cũng nhấn mạnh rằng Kinh Thánh cần được giải thích, Kinh Thánh cần có cộng đoàn trong đó Kinh Thánh được hình thành và được sống thực.. . Kitô giáo nhận thức trong các lời của sách Thánh chính Đấng là Lời, là Logos, là Đấng biểu dương mầu nhiệm qua muôn hình dạng.
ĐTC cũng nhận rằng trong thế hệ chúng ta đang tái xuất hiện sự căng thẳng giữa hai cực: một bên là sự chủ quan hoàn toàn và bên kia là thái độ cuồng tín cực đoan. Và ngài cảnh giác rằng: ”Nếu nền văn hóa Âu Châu ngày nay hiểu tự do như sự vắng bóng mọi sự ràng buộc, thì đó thực là một điều đưa tới chết chóc và chắc chắn nó sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho thái độ cuồng tín và độc đoán. Sự vắng bóng mọi rằng buộc và sự độc đoán chủ quan không phải là tự do, nhưng là sự hủy hoại tự do”.
Ngài kết luận bài thuyết trình dài rằng: "Một nền văn hóa hoàn toàn duy thực nghiệm đẩy lui vấn đề liên quan tới Thiên Chúa vào lãnh vực chủ quan, như thể đó là điều không có tính chất khoa học, thì đó là một sự đầu hàng của lý trí, từ bỏ những khả năng cao cả nhất của lý trí, và như thế đó là một sự thất bại của chủ thuyết nhân bản, với những hậu quả thật là trầm trọng. Điều vốn là nền tảng của nền văn hóa Âu Châu, tức là sự tìm kiếm Thiên Chúa và sẵng sàng lắng nghe Chúa, ngày nay vẫn còn là nền tảng của mọi nền văn hóa đích thực.”
Cuối bài thuyết trình, ĐTC còn chào thăm một số vị trong chính quyền, thị trưởng thành Paris, các đại diện của Hồi giáo và các giới văn hóa. Liền đó ngài tới Nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris vào lúc gần 7 giờ để hát kinh chiều với 2.800 linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và chủng sinh. Sau đó ngài tiến ra bên ngoài thánh đường để chào thăm hàng ngàn bạn trẻ tụ tập ở bên ngoài, chuẩn bị cuộc canh thức cầu nguyện cho thánh lễ sáng thứ bẩy hôm nay với ĐTC tại Quảng trường Viện Phế Binh.
Cuộc gặp gỡ diễn ra lúc 5 giờ rưỡi chiều tại Học Viện Bernardins ở quận 5 của Paris. Học viện cổ kính này có gốc tích từ thế kỷ 13 với cuộc cách mạng trí thức tại Âu Châu. Các đại học dần dần thay thế cho các đan viện như những trung tâm trí thức của Âu châu, từ đại học Bologna bên Italia, đến Paris thủ đô Pháp, Cambridge bên Anh quốc và Heidelberg bên Đức.. Các vị Giáo Hoàng cũng cổ võ sự phổ biến kiến thức tại các thành thị. Trong ý hướng đó, ĐGH Innocenzo 4 cũng khuyến khích các Đan sĩ dòng Xitô mở một trung tâm học vấn tại Paris. Năm 1247, Viện Phụ Étienne de Lexington của Đan viện Clairvaux, đã thành lập một Học Viện như trung tâm giảng dạy thần học cho các đan sĩ của dòng, nay là Học viện Bernardins. Một trong những môn sinh của ngài sau trở thành Giáo Hoàng Benedetto 12.
Học viện này bị tịch thu trong thời các mạng Pháp, rồi lần lượt được biến thành nhà tù, nhà kho chứa đồ, trường học, trại lính cứu hỏa, trường nội trú của cảnh sát. Sau cùng được Tổng giáo phận Paris mua lại, rồi tu bổ trong vòng 5 năm qua và mới được mở lại cho công chúng ngày 4-9 vừa qua, để làm nơi triển lãm, gặp gỡ và thảo luận. Trường thần học của giáo phận Paris cũng được đặt tại đây.
Trong số các vị hiện diện tại Học viện Bernardins cũng có một số đại diện của tổ chức Unesco thuộc Liên hiệp quốc, và cộng đoàn Hồi giáo Pháp, hai vị cựu tổng thống Pháp Giscard d'Estaing và Jacques Chirac, cũng như bà Bộ trưởng Văn hóa của Pháp.
Sau lời chào mừng của ĐHY Vingt-Trois, TGM Paris và vị chưởng ấn của Liên Hàn lâm viện Pháp, ĐTC đã trình bày với mọi người về đề tài ”nguồn gốc thần học tây phương và các căn cội văn hóa Âu Châu”.
Ngài đi từ địa điểm diễn ra cuộc gặp gỡ là Học viện Bernadins. ĐTC ghi nhận rằng mục đích của các đan sĩ không phải là kiến tạo một nền văn hóa mới cũng chẳng phải là để bảo tồn một nền văn hóa quá khứ, nhưng là tìm kiếm Thiên Chúa. Giữa những xáo trộn của thời ấy, những xáo trộn mà dường như chẳng gì có thể kháng cự lại được, các đan sĩ chỉ mong muốn một điều quan trọng nhất, đó là nỗ lực tìm được cái gì có giá trị và trường tồn, tìm được chính Con Đường. Họ tìm kiếm Thiên Chúa..
Từ tiền đề trên đây, ĐTC dần dần dẫn đến vai trò của Lời Chúa, được chứa đựng trong Kinh Thánh, các thư viện tại các Đan viện, tầm quan trọng của phụng vụ, thánh ca, hát lên Lời Chúa. Ngài cũng nhấn mạnh rằng Kinh Thánh cần được giải thích, Kinh Thánh cần có cộng đoàn trong đó Kinh Thánh được hình thành và được sống thực.. . Kitô giáo nhận thức trong các lời của sách Thánh chính Đấng là Lời, là Logos, là Đấng biểu dương mầu nhiệm qua muôn hình dạng.
ĐTC cũng nhận rằng trong thế hệ chúng ta đang tái xuất hiện sự căng thẳng giữa hai cực: một bên là sự chủ quan hoàn toàn và bên kia là thái độ cuồng tín cực đoan. Và ngài cảnh giác rằng: ”Nếu nền văn hóa Âu Châu ngày nay hiểu tự do như sự vắng bóng mọi sự ràng buộc, thì đó thực là một điều đưa tới chết chóc và chắc chắn nó sẽ tạo điều kiện dễ dàng cho thái độ cuồng tín và độc đoán. Sự vắng bóng mọi rằng buộc và sự độc đoán chủ quan không phải là tự do, nhưng là sự hủy hoại tự do”.
Ngài kết luận bài thuyết trình dài rằng: "Một nền văn hóa hoàn toàn duy thực nghiệm đẩy lui vấn đề liên quan tới Thiên Chúa vào lãnh vực chủ quan, như thể đó là điều không có tính chất khoa học, thì đó là một sự đầu hàng của lý trí, từ bỏ những khả năng cao cả nhất của lý trí, và như thế đó là một sự thất bại của chủ thuyết nhân bản, với những hậu quả thật là trầm trọng. Điều vốn là nền tảng của nền văn hóa Âu Châu, tức là sự tìm kiếm Thiên Chúa và sẵng sàng lắng nghe Chúa, ngày nay vẫn còn là nền tảng của mọi nền văn hóa đích thực.”
Cuối bài thuyết trình, ĐTC còn chào thăm một số vị trong chính quyền, thị trưởng thành Paris, các đại diện của Hồi giáo và các giới văn hóa. Liền đó ngài tới Nhà thờ chính tòa Đức Bà Paris vào lúc gần 7 giờ để hát kinh chiều với 2.800 linh mục, phó tế, tu sĩ nam nữ và chủng sinh. Sau đó ngài tiến ra bên ngoài thánh đường để chào thăm hàng ngàn bạn trẻ tụ tập ở bên ngoài, chuẩn bị cuộc canh thức cầu nguyện cho thánh lễ sáng thứ bẩy hôm nay với ĐTC tại Quảng trường Viện Phế Binh.
Đức Thánh Cha khởi sự cuộc viếng thăm tại Pháp
LM Trần Đức Anh, OP
00:19 13/09/2008
PARIS - Sáng 12-9-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã khởi sự cuộc viếng thăm 4 ngày, từ 12 đến 15-9-2008, tại Pháp nhân dịp kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.
Cuộc viếng thăm của ĐTC tuy ngắn ngủi, nhưng rất khẩn trương, với 12 bài diễn văn, 3 thánh lễ ngoài trời, và nhiều cuộc gặp gỡ với các giới, từ chính quyền, tới cộng đồng Do thái, giới văn hóa, giới trẻ, các linh mục, tu sĩ và chủng sinh.
Tháo tùng ĐTC trên chuyến bay này có 30 vị thuộc đoàn tùy tùng, đứng đầu là ĐHY Taricisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và 3 vị HY người Pháp tại Tòa Thánh. Đặc biệt có 70 ký giả quốc tế, trong đó có 18 người thuộc các cơ quan truyền thông của Pháp.
Trên máy bay, theo thông lệ, ĐTC đã dành 15 phút để gặp gỡ và trả lời 4 câu hỏi do các kỷ giả tháp tùng nêu lên liên quan đến đặc tính đời (laicité), được bàn đến nhiều tại Pháp; quan hệ giữa ĐTC với văn hóa Pháp, việc ngài cho phép cử hành thánh lễ nghi thức cũ bằng tiếng la tinh và sau cùng là cuộc hành hương của ngài tại Lộ Đức.
Sau gần 2 giờ bay, máy bay chở ĐTC đã đáp xuống phi trường Orly ở mạn nam Paris là phi trường lớn thứ hai của Pháp. Tuy nghi thức ngoại giao không đòi buộc nhưng Tổng thống Nicola Sarkozy và phu nhân Carla Bruni đã ra tận sân bay đón tiếp ĐTC khi ngài vừa bước xuống. Và đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Pháp ra phi trường để đón một vị quốc khách.
Sau nghi thức đón tiếp đơn sơ tại Phi trường, ĐTC đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh, rồi từ đây đến phủ tổng thống Pháp là điện Elysée để viếng thăm tổng thống và gặp các giới chức chính quyền vào lúc gần 1 giờ trưa.
Trong diễn văn chào mừng ĐTC, Tổng thống Pháp đề cao mối quan tâm của ĐTC cổ võ đối thoại giữa đức tin và văn hóa, và minh chứng hai thực tại này có thể dung hợp với nhau; Ông tái khẳng định lập trường về đặc tính đời tích cực (laicité positive), Nhà Nước và tôn giáo tích cực đối thoại với nhau. Tổng thống Pháp chia sẻ mối quan tâm của ĐTC đối với các cộng đoàn Kitô bị bách hại và gặp khó khăn.
Về phần ĐTC, trong bài đáp từ ngài nhắc đến lý do chính ngài cuộc viếng thăm của ngài là để mừng kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.
Đề cập đến vấn đề thời sự là tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước, ĐTC nói: ”Về vấn đề quan hệ giữa lãnh vực chính trị và tôn giáo, Chúa Kitô đã đề ra nguyên tắc để giải quyết đúng đắn khi ngài trả lời câu hỏi được đề ra cho Ngài: ”Hãy trả lại cho César điều gì thuộc về Cesar, và trả lại cho Thiên Chúa điều gì thuộc về Thiên Chúa” (Mc 12,17). Giáo Hội tại Pháp hiện đang được hưởng một chế độ tự do. Sự nghi kỵ trong quá khứ dần dần biến thành một cuộc đối thoại thanh thản và tích cực, ngày càng được củng cố. Một văn kiện mới về đối thoại đã có từ năm 2002 và tôi rất tin tưởng nơi công việc đối thoại này vì có thiện chía của cả hai bên. Chúng ta biết vẫn còn nhiều lãnh vực đối thoại được mở ngỏ cần phải tiến qua và dần dần làm cho trong sáng một cách quyết liệt và kiên nhẫn”.
ĐTC ghi nhận sự kiện tổng thống Sarkozy dùng ý niệm “đặc tính đời tích cực” để nói lên sự cảm thông cởi mở hơn. Ngài nói: ”Trong thời điểm lịch sử này, giữa lúc các nền văn hóa ngày càng giao nhau, tôi xác tín sâu xa rằng một sự suy tư mới về ý nghĩa đích thực và về tầm quan trọng của đặc tính đời là điều cần thiết.. Thực vậy, thật là điều cơ bản khi nhấn mạnh về sự phân biệt giữa chính trị và tôn giáo để bảo đảm tự do tôn giáo của người dân cũng như trách nhiệm của Nhà Nước đối với họ, và đàng khác cần ý thức rõ ràng hơn về chức năng không thể thay thế được của tôn giáo trong việc huấn luyện lương tâm và sự đóng góp mà việc huấn luyện ấy có thể mang lại cho việc thiết lập sự đồng thuận cơ bản về luân lý trong xã hội”.
Sau cuộc gặp gỡ tổng thống và các giới chức chính quyền Pháp, ĐTC đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 2 cây só để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi, kết thúc hoạt động đầu tiên trên đất Pháp.
Cuộc viếng thăm của ĐTC tuy ngắn ngủi, nhưng rất khẩn trương, với 12 bài diễn văn, 3 thánh lễ ngoài trời, và nhiều cuộc gặp gỡ với các giới, từ chính quyền, tới cộng đồng Do thái, giới văn hóa, giới trẻ, các linh mục, tu sĩ và chủng sinh.
Tháo tùng ĐTC trên chuyến bay này có 30 vị thuộc đoàn tùy tùng, đứng đầu là ĐHY Taricisio Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, và 3 vị HY người Pháp tại Tòa Thánh. Đặc biệt có 70 ký giả quốc tế, trong đó có 18 người thuộc các cơ quan truyền thông của Pháp.
Trên máy bay, theo thông lệ, ĐTC đã dành 15 phút để gặp gỡ và trả lời 4 câu hỏi do các kỷ giả tháp tùng nêu lên liên quan đến đặc tính đời (laicité), được bàn đến nhiều tại Pháp; quan hệ giữa ĐTC với văn hóa Pháp, việc ngài cho phép cử hành thánh lễ nghi thức cũ bằng tiếng la tinh và sau cùng là cuộc hành hương của ngài tại Lộ Đức.
Sau gần 2 giờ bay, máy bay chở ĐTC đã đáp xuống phi trường Orly ở mạn nam Paris là phi trường lớn thứ hai của Pháp. Tuy nghi thức ngoại giao không đòi buộc nhưng Tổng thống Nicola Sarkozy và phu nhân Carla Bruni đã ra tận sân bay đón tiếp ĐTC khi ngài vừa bước xuống. Và đây cũng là lần đầu tiên một tổng thống Pháp ra phi trường để đón một vị quốc khách.
Sau nghi thức đón tiếp đơn sơ tại Phi trường, ĐTC đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh, rồi từ đây đến phủ tổng thống Pháp là điện Elysée để viếng thăm tổng thống và gặp các giới chức chính quyền vào lúc gần 1 giờ trưa.
Trong diễn văn chào mừng ĐTC, Tổng thống Pháp đề cao mối quan tâm của ĐTC cổ võ đối thoại giữa đức tin và văn hóa, và minh chứng hai thực tại này có thể dung hợp với nhau; Ông tái khẳng định lập trường về đặc tính đời tích cực (laicité positive), Nhà Nước và tôn giáo tích cực đối thoại với nhau. Tổng thống Pháp chia sẻ mối quan tâm của ĐTC đối với các cộng đoàn Kitô bị bách hại và gặp khó khăn.
Về phần ĐTC, trong bài đáp từ ngài nhắc đến lý do chính ngài cuộc viếng thăm của ngài là để mừng kỷ niệm 150 năm Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức.
Đề cập đến vấn đề thời sự là tương quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước, ĐTC nói: ”Về vấn đề quan hệ giữa lãnh vực chính trị và tôn giáo, Chúa Kitô đã đề ra nguyên tắc để giải quyết đúng đắn khi ngài trả lời câu hỏi được đề ra cho Ngài: ”Hãy trả lại cho César điều gì thuộc về Cesar, và trả lại cho Thiên Chúa điều gì thuộc về Thiên Chúa” (Mc 12,17). Giáo Hội tại Pháp hiện đang được hưởng một chế độ tự do. Sự nghi kỵ trong quá khứ dần dần biến thành một cuộc đối thoại thanh thản và tích cực, ngày càng được củng cố. Một văn kiện mới về đối thoại đã có từ năm 2002 và tôi rất tin tưởng nơi công việc đối thoại này vì có thiện chía của cả hai bên. Chúng ta biết vẫn còn nhiều lãnh vực đối thoại được mở ngỏ cần phải tiến qua và dần dần làm cho trong sáng một cách quyết liệt và kiên nhẫn”.
ĐTC ghi nhận sự kiện tổng thống Sarkozy dùng ý niệm “đặc tính đời tích cực” để nói lên sự cảm thông cởi mở hơn. Ngài nói: ”Trong thời điểm lịch sử này, giữa lúc các nền văn hóa ngày càng giao nhau, tôi xác tín sâu xa rằng một sự suy tư mới về ý nghĩa đích thực và về tầm quan trọng của đặc tính đời là điều cần thiết.. Thực vậy, thật là điều cơ bản khi nhấn mạnh về sự phân biệt giữa chính trị và tôn giáo để bảo đảm tự do tôn giáo của người dân cũng như trách nhiệm của Nhà Nước đối với họ, và đàng khác cần ý thức rõ ràng hơn về chức năng không thể thay thế được của tôn giáo trong việc huấn luyện lương tâm và sự đóng góp mà việc huấn luyện ấy có thể mang lại cho việc thiết lập sự đồng thuận cơ bản về luân lý trong xã hội”.
Sau cuộc gặp gỡ tổng thống và các giới chức chính quyền Pháp, ĐTC đã về tòa Sứ Thần Tòa Thánh cách đó 2 cây só để dùng bữa trưa và nghỉ ngơi, kết thúc hoạt động đầu tiên trên đất Pháp.
Lộ Đức, sự hiện diện mênh mông của Mẹ
Vũ Văn An
04:01 13/09/2008
Lộ Đức, sự hiện diện mênh mông của Mẹ
Hôm nay, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đến viếng Lộ Đức, để kỷ niệm năm thứ 150 việc Đức Mẹ hiện ra tại đây với Thánh Nữ Bernadette Soubirous. Tina Beattie, một nhà khoa bảng, trước đây vốn không mấy thích nơi này, nay viết về sức mạnh lạ thường của nó trên tờ tuần báo The Tablet của Anh ngày 13 tháng Chín năm 2008.
Tờ Observer mới đây cho đăng trên trang nhất bức hình Ingrid Betancourt tại Lộ Đức. Sau sáu năm bị giam tại Colombia, nay bà tới tạ ơn Đức Nữ Trinh Maria vì đã được giải thoát, và cầu xin cho các con tin khác được trả tự do. Bức hình này chắc làm cho các độc giả của tờ báo, mà phần lớn là thế tục, có tinh thần phóng khoáng, phải bối rối, vì đã lồng một nữ anh hùng của nền dân chủ hiện đại vào cái khung thực hành tôn giáo mà nhiều người vốn cho là đị đoan mê tín.
Đền thánh tại Lộ Đức chắc chắn là một nơi của niềm tin tôn giáo nhẹ dạ, và trong suốt 150 năm qua, nó từng được dùng làm pháo đài Công Giáo chống lại việc hiện đại hóa nền chính trị và văn hóa Âu Châu. Nhưng trong một thời đại các lực lượng thuần lý hóa và cá nhân chủ nghĩa đầy cạnh tranh đang thống trị các xã hội Tây Phương này, Lộ Đức cũng biểu tượng cho một trật tự khác hẳn. Đối với hàng triệu con người tuôn đổ tới đó, nó là nơi hy vọng, nơi đau khổ nhận được ý nghĩa mới mẻ, không còn là kẻ thù phải chinh phục nữa mà là một phần của mầu nhiệm sự sống.
Lộ Đức là nơi người bệnh và người đau khổ chiếm khán đài chính, còn tất cả chúng ta có đó như người giúp đỡ và khách bàng quang, hay như khách hành hương đến đó với ý thức rằng một thân xác mạnh khỏe vẫn có thể bị cực hình tâm lý hành hạ đến phải kêu xin được chữa lành và bình an. Cơ quan Y Tế Thế Giới ước lượng đến năm 2020, bệnh trầm cảm (depression) sẽ là nguyên nhân hàng đầu đưa đến sức khỏe tồi tệ cho thế giới Tây Phương. Trong khi thân xác ta càng ngày càng được chăm sóc và chú ý nhiều hơn, thì hình như tinh thần ta mỗi ngày một lụi đi vì bị quên lãng.
Ấy thế nhưng, thơ mộng hóa Lộ Đức như một nơi thánh thiện và chữa lành cũng quá ngây thơ y như coi nó là nơi mê tín dị đoan và lễ bái lố lăng, vì nó có thể là cả hai mà cũng có thể chả là điều gì trong những điều ấy hết. Victor Turner, nhà nhân chủng học Công Giáo, đã khai triển ra ý niệm “liminality” (cửa ngõ) để diễn tả các nghi thức và các kinh nghiệm thay đổi cuộc đời đem lại hiệu quả biến đổi trong ta. Đó là các thời điểm trong đó các quy định vốn tạo cơ cấu cho cuộc sống ta bị ngưng không còn giá trị nữa, đến độ ta có thể bước vào một trạng thái đầy ý thức, vào các mối liên hệ và phương thức tự phát biểu mình ra một cách không ngờ. Tôi nghĩ hiện tượng Lộ Đức ít ra cũng có thể giải thích được bằng sự kiện này: nó là nơi ta cảm nghiệm sâu xa được tính cửa ngõ kia, cảm nghiệm được một phá đổ hoàn toàn các biên giới vốn xác định ra ta, đến nỗi óc tưởng tượng của ta có thể sáng lên nhiều lối nhìn và lối hiểu mới.
Tôi đã vượt qua được sự chống đối đáng kể trong nội tâm để lần đầu tiên lên đường qua Lộ Đức. Trước đây, dù đã dành phần lớn cuộc đời khoa bảng để nghiên cứu thánh mẫu học, nhưng vì là người mới từ Giáo Phái Trưởng Lão (Presbyterianism) trở lại, tôi vẫn tỏ ra quan ngại đối với điều tôi coi là khía cạnh lòe loẹt trong lòng sùng kính Đức Maria. Tuy nhiên, năm 2007, lúc đang làm việc tại Đại Học Roehampton, tôi quyết định tham gia cuộc hành hương hàng năm đến Lộ Đức của tổ chức Pilgimage Trust, dưới chiêu bài phụ giáo đưa sinh viên đi thực tập. Danh nghĩa ấy giúp tôi lối thoát, khi cần, nếu bị tố cáo là thiếu khách quan. Sau một ít ngày, tôi bắt đầu nhận ra cảm thức cửa ngõ nói trên. Nhờ các biên giới xã hội giữa sinh viên và giáo sư mau chóng tan biến (do các buổi cốc-tai chúng tôi cùng nhau tham dự mỗi tối), tôi được biết nhiều truyện bản thân thật cảm động trong đó mỗi sinh viên tự thuật lại các niềm đau và hy vọng của riêng họ. Không hề có việc chọn lọc chi hết, dù có người nghi chúng tôi đã tự tay chọn lựa người nói để bảo đảm có được những đại biểu rộng rãi nhất về tôn giáo, tuổi tác, sắc tộc và lối sống. Sinh viên tin lành rất khó chịu vì cuộc rước nến trong đó Đức Maria được rước trên một con tầu rực sáng, nhưng đối với một sinh viên Ấn Giáo, thì nghi thức đó hết sức quen thuộc.
Cảm thức cửa ngõ có lẽ bắt đầu với chính Thánh Nữ Bernadette, một huyền thoại đầy thơ mộng ngay cả trước khi qua đời. Nhưng câu truyện của Bà là một trong những câu truyện vô cùng cảm động. Bà là một em nhỏ bệnh hoạn xuất thân từ một gia đình nghèo mạt. Lúc Đức Mẹ hiện ra, Bà đang sống với cha mẹ và 4 anh chị em tại một căn nhà tù bỏ hoang. Tháng Hai năm 1858, người thiếu nữ 14 tuổi này đi lượm củi đun với chị em tại hang Massabielle, nơi Cô được chứng kiến lần xuất hiện đầu tiên của điều Cô gọi là “L’Aquero” (cái sự ấy), một chữ được Cô dùng để tả lại người thiếu phụ nhỏ nhắn xinh đẹp cô gặp tại Hang. Tới lần hiện ra thứ 16 vào ngày Lễ Truyền Tin (25 tháng Ba), thiếu phụ đó cho biết bà là ai, bằng cách nói bằng thổ ngữ rằng "Que soy era immaculada concepciou" (Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai). Dù tín điều Vô Nhiễm Thai đã được Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố trước đó 4 năm, nhưng một cô gái quê dốt nát khó lòng biết được tín điều ấy, cho nên việc tiết lộ trên được giải thích như là lời khẳng nhận đối với tín điều này. Truyện của Bernadette là truyện của một người bị bỏ rơi, bị đẩy ra bên lề xã hội, nhắc người ta nhớ rằng ngay tại Âu Châu, lúc ấy đang thống trị thế giới cận đại, trẻ em đã bị đói lả, phải đi kiếm củi đun.
Cảm thức cửa ngõ cũng phát sinh từ vị trí địa dư của Lộ Đức. Nó hiện là nơi có thật nhiều sinh hoạt nhân bản. Trừ Paris ra, nó có số lượng cao nhất về khách sạn so với bất cứ thị trấn nào của Pháp, và nó bị mang tiếng nhất vì các cửa tiệm bán đồ kỷ niệm với đủ mọi thứ hầm bà làng xí cấu. Ấy thế nhưng nó lại thọt lỏn vào giữa dẫy Pyrenees, được tắm gội bởi một cảnh trí hùng vĩ gồm nhiều ngọn núi có tuyết phủ, khiến cho cảnh náo nhiệt của con người chúng ta trở nên vô nghĩa trước vẻ uy nghi của sáng thế. Cửa ngõ vì vậy cũng có ý chỉ cái cảm nghiệm được đứng giữa núi non hùng vĩ để thấy cái nhân tính của mình được rời cư và được cõi huyền nhiệm của vũ trụ mời vào tra vấn.
Nhưng có lẽ cửa ngõ cũng có ý nói tới tính thiêng liêng của Lộ Đức nhiều hơn, vì đây là khía cạnh thần bí và hấp dẫn nhất của đền thánh này. Theo Bernadette, Đấng Hiện Ra yêu cầu xây một thánh đường và hiện nay một vương cung thánh đường vĩ đại đã mọc lên bên trên đền thánh, trở thành chứng tích hữu hình cho thấy sự giầu có và quyền lực của Giáo Hội định chế. Ấy thế nhưng, sinh hoạt thiêng liêng của Lộ Đức lại chỉ tập chú vào hang đá và khu vực chung quanh phía dưới vương cung thánh đường, và cái đặc điểm địa giới ấy quả là một ẩn dụ biểu tượng cho mối tương quan giữa định chế tôn giáo và những triều sống đức tin mạnh mẽ nằm sâu bên dưới, khó có thể kiểm soát hoàn toàn được. Những viên đá chung quanh hang đã mòn bóng vì được hàng triệu bàn tay rờ tới, nơi đó người ta cảm nhận ra một điều gì đó có tính bản năng, không theo lý trí (visceral), một cái gì có tính ngoại giáo nữa, trong đó, lòng sùng kính và kinh nguyện Công Giáo được hòa tan, được trộn lẫn với cái huyền nhiệm đầy kính sợ về một Thiên Chúa vừa dấu mặt vừa tỏ mặt ra trong thế giới, trong gío trong lửa, trong cái hoang dã núi rừng và trong cái trì chí không tài nào thuần hóa được của thiên nhiên, bất chấp các vọng động của con người nhằm văn minh hóa và kiểm soát nó. Niềm tin nhập thể chắc chắn là một niềm tin phải tự đặt mình vào nơi hội ngộ giữa điều cao siêu và điều nực cười, giữa vẻ uy nghi khôn dò của Thiên Chúa và những trộn lộn đôi khi ngu dại của các hình thức tôn sùng nhân bản.
Nước vọt lên từ suối được phân phối qua những ống dẫn nước nơi đó khách hành hương có thể đổ đầy các chai bằng nhựa, sặc sỡ với ảnh Đức Mẹ Mầu xanh, của mình. Bên cạnh hang đá, nhiều hàng nến được đốt cháy và nhiễu chẩy suốt đêm cho tới sáng sớm, khi người ta tới quét dọn, những hàng nến này trông giống những hình tượng ở các nhà máy xay đen đủi ma vương của Blake. Suốt đêm, vẫn có khách hành hương tại hang, lời lẩm rẩm cầu nguyện của họ vì thế tan vào bầu khí đầy mùi nến hương. Rồi còn các bể tắm nữa. Trưa hôm ấy trời như muốn bão, lúc tôi cùng một số sinh viên đứng đợi để được vào tắm ở phía phụ nữ. Đợi tới hai tiếng đồng hồ mới tới lượt, nên mỗi lúc tôi càng cảm thấy không an tâm, vì cứ phải dịch dần trên ghế để tới bể tắm. Ngồi dưới vòm xi măng có màn bằng nhựa phân cách, để khỏi thấy chuyện xẩy ra ở bên cạnh, một sinh viên nói lên một điều mà tôi không dám nhắc lại, cho cả chính mình. Cô ta bảo: “Giống như trại tập trung”. Rồi mưa ập xuống như thác, tôi tự hỏi mình, nếu tha thiết với việc ngâm mình trong nước thánh, thì sao lại không chạy ra ngoài mà ngửa mặt lên trời?
Nhưng cuối cùng, rồi cũng đến lượt chúng tôi. Một người đàn bà quấn một tấm khăn rộng mầu dương quanh tôi để tôi thay quần áo. Rồi tôi được dẫn tới một phòng nhỏ xíu có bể tắm đào dưới đất và được hai người đàn bà giúp đỡ choàng một tấm vải lạnh và ướt quanh mình rồi theo bậc thềm dẫn xuống bể nước lạnh, hôn tượng Đức Mẹ ở cuối đường. Hai người đàn bà lẩm rẩm cầu nguyện và đỡ cánh tay tôi khi tôi dìm mình xuống nước. Tuy vẫn còn ướt, tôi vẫn phải mặc lại quần áo của mình, và thế là xong. Nhưng, tự nhiên tôi cảm thấy mình sạch sẽ, tươi mới, nước mắt lưng tròng và thật hết sức biết ơn. Điều tôi khám phá ra ở phía sau tấm màn kia chỉ là dịu ngọt, cảm thức được sự hiện diện mênh mông của Mẹ. Tôi thấy mình không thể diễn tả được lý do tại sao lời nhận xét về trại tập trung kia lại có ý nghĩa như thế đối với kinh nghiệm này: nó có liên quan tới cái nhân tính chúng ta bắt gặp mỗi lần mình bước vào cõi vô tri và đành phó mình trong tay người khác, và biết rõ rằng đây có thể là một phản bội kinh hoàng nhất, nhưng cũng có thể là một xót thương vô bờ.
Năm nay, một buổi chiều kia, tôi tình nguyện làm thiện nguyện viên tại bể tắm. Tôi cảm thấy như mình được tham dự vào một buổi vũ ballet có tập dượt cẩn thận vì chúng tôi phải phối hợp nhịp nhàng các động tác của mình để bảo đảm đưa được người đàn bà xuống nước một cách an toàn và được khích lệ mà không xâm phạm tới phẩm giá của bà cũng như giúp bà cầu nguyện. Tôi có cảm nhận như các phụ nữ thế giới đang lướt qua hai bàn tay tôi với đủ nét dễ thương tổn, nét đa dạng và đầy tin tưởng của họ. Tôi không nghe thấy lời cầu nguyện xin phép lạ nào. Tôi chỉ được nghe hết làn sóng cầu nguyện này đến làn sóng cầu nguyện khác xin được nâng đỡ, can đảm, hiểu nhau, xin cho người thân yêu, cho chồng cho con, cho đức trông cậy. Và một lần nữa, tôi lại cảm nhận được sự hiện diện mênh mông của Mẹ, đang đỡ nâng, đang an ủi, đang ở đó với tất cả mọi người chúng tôi.
Sau đó, khi đã mặc lại quần áo bên ngoài của mình, tôi nói truyện với người đàn bà tôi cùng làm việc thiện nguyện với. Tôi hỏi bà ấy thuộc giáo xứ nào ở Anh. Bà ấy mỉm cười bảo tôi: “Tôi không có giáo xứ nào cả. Tôi là người Hồi Giáo”. Bà từng tới viếng Lộ Đức khi con trai bà bị bệnh, và từ đó, vẫn tiếp tục trở lại. Bà giải thích rằng Đức Maria được người Hồi Giáo tôn kính và bà không có khó khăn gì trong việc tham dự nghi thức tại bể tắm. Cửa ngõ quả đã tạo không gian cho con người gặp gỡ và nhìn nhận nhau, nhờ thế ta có thể nhìn quá các biên cương của cuộc sống hàng ngày mà khám phá ra những cách thế khác nhau giúp nhau cùng hiện hữu quá bên kia các biên cương ấy.
Có một điều gì đó rất lạ lùng về Lộ Đức, không hẳn vì luật tự nhiên không áp dụng ở đây, nhưng là một điều gì đó ta không rờ mó được, đó là việc không áp dụng luật chia rẽ, luật hợm hĩnh (cynicism), luật thủ đoạn và luật loại trừ vốn là nền tảng cho thế giới ngày nay. Nói như thế không hẳn có nghĩa: Lộ Đức là nơi hoàn hảo. Không, nó không hoàn hảo. Nó vẫn có tính nhân bản. Có lẽ đó là điều những người chủ trương chủ nghĩa thuần lý khoa học ghét nhất, nó không phải chỉ là việc của Thiên Chúa, nhưng còn là những nhốn nháo nhộn nhạo đôi khi vô kỷ luật của con người với đủ các nét hy vọng, cầu nguyện của một sinh hoạt phong phú nhưng cũng rồ dại không kiểm soát nổi.
Hôm nay, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đến viếng Lộ Đức, để kỷ niệm năm thứ 150 việc Đức Mẹ hiện ra tại đây với Thánh Nữ Bernadette Soubirous. Tina Beattie, một nhà khoa bảng, trước đây vốn không mấy thích nơi này, nay viết về sức mạnh lạ thường của nó trên tờ tuần báo The Tablet của Anh ngày 13 tháng Chín năm 2008.
Tờ Observer mới đây cho đăng trên trang nhất bức hình Ingrid Betancourt tại Lộ Đức. Sau sáu năm bị giam tại Colombia, nay bà tới tạ ơn Đức Nữ Trinh Maria vì đã được giải thoát, và cầu xin cho các con tin khác được trả tự do. Bức hình này chắc làm cho các độc giả của tờ báo, mà phần lớn là thế tục, có tinh thần phóng khoáng, phải bối rối, vì đã lồng một nữ anh hùng của nền dân chủ hiện đại vào cái khung thực hành tôn giáo mà nhiều người vốn cho là đị đoan mê tín.
Đền thánh tại Lộ Đức chắc chắn là một nơi của niềm tin tôn giáo nhẹ dạ, và trong suốt 150 năm qua, nó từng được dùng làm pháo đài Công Giáo chống lại việc hiện đại hóa nền chính trị và văn hóa Âu Châu. Nhưng trong một thời đại các lực lượng thuần lý hóa và cá nhân chủ nghĩa đầy cạnh tranh đang thống trị các xã hội Tây Phương này, Lộ Đức cũng biểu tượng cho một trật tự khác hẳn. Đối với hàng triệu con người tuôn đổ tới đó, nó là nơi hy vọng, nơi đau khổ nhận được ý nghĩa mới mẻ, không còn là kẻ thù phải chinh phục nữa mà là một phần của mầu nhiệm sự sống.
Lộ Đức là nơi người bệnh và người đau khổ chiếm khán đài chính, còn tất cả chúng ta có đó như người giúp đỡ và khách bàng quang, hay như khách hành hương đến đó với ý thức rằng một thân xác mạnh khỏe vẫn có thể bị cực hình tâm lý hành hạ đến phải kêu xin được chữa lành và bình an. Cơ quan Y Tế Thế Giới ước lượng đến năm 2020, bệnh trầm cảm (depression) sẽ là nguyên nhân hàng đầu đưa đến sức khỏe tồi tệ cho thế giới Tây Phương. Trong khi thân xác ta càng ngày càng được chăm sóc và chú ý nhiều hơn, thì hình như tinh thần ta mỗi ngày một lụi đi vì bị quên lãng.
Ấy thế nhưng, thơ mộng hóa Lộ Đức như một nơi thánh thiện và chữa lành cũng quá ngây thơ y như coi nó là nơi mê tín dị đoan và lễ bái lố lăng, vì nó có thể là cả hai mà cũng có thể chả là điều gì trong những điều ấy hết. Victor Turner, nhà nhân chủng học Công Giáo, đã khai triển ra ý niệm “liminality” (cửa ngõ) để diễn tả các nghi thức và các kinh nghiệm thay đổi cuộc đời đem lại hiệu quả biến đổi trong ta. Đó là các thời điểm trong đó các quy định vốn tạo cơ cấu cho cuộc sống ta bị ngưng không còn giá trị nữa, đến độ ta có thể bước vào một trạng thái đầy ý thức, vào các mối liên hệ và phương thức tự phát biểu mình ra một cách không ngờ. Tôi nghĩ hiện tượng Lộ Đức ít ra cũng có thể giải thích được bằng sự kiện này: nó là nơi ta cảm nghiệm sâu xa được tính cửa ngõ kia, cảm nghiệm được một phá đổ hoàn toàn các biên giới vốn xác định ra ta, đến nỗi óc tưởng tượng của ta có thể sáng lên nhiều lối nhìn và lối hiểu mới.
Tôi đã vượt qua được sự chống đối đáng kể trong nội tâm để lần đầu tiên lên đường qua Lộ Đức. Trước đây, dù đã dành phần lớn cuộc đời khoa bảng để nghiên cứu thánh mẫu học, nhưng vì là người mới từ Giáo Phái Trưởng Lão (Presbyterianism) trở lại, tôi vẫn tỏ ra quan ngại đối với điều tôi coi là khía cạnh lòe loẹt trong lòng sùng kính Đức Maria. Tuy nhiên, năm 2007, lúc đang làm việc tại Đại Học Roehampton, tôi quyết định tham gia cuộc hành hương hàng năm đến Lộ Đức của tổ chức Pilgimage Trust, dưới chiêu bài phụ giáo đưa sinh viên đi thực tập. Danh nghĩa ấy giúp tôi lối thoát, khi cần, nếu bị tố cáo là thiếu khách quan. Sau một ít ngày, tôi bắt đầu nhận ra cảm thức cửa ngõ nói trên. Nhờ các biên giới xã hội giữa sinh viên và giáo sư mau chóng tan biến (do các buổi cốc-tai chúng tôi cùng nhau tham dự mỗi tối), tôi được biết nhiều truyện bản thân thật cảm động trong đó mỗi sinh viên tự thuật lại các niềm đau và hy vọng của riêng họ. Không hề có việc chọn lọc chi hết, dù có người nghi chúng tôi đã tự tay chọn lựa người nói để bảo đảm có được những đại biểu rộng rãi nhất về tôn giáo, tuổi tác, sắc tộc và lối sống. Sinh viên tin lành rất khó chịu vì cuộc rước nến trong đó Đức Maria được rước trên một con tầu rực sáng, nhưng đối với một sinh viên Ấn Giáo, thì nghi thức đó hết sức quen thuộc.
Cảm thức cửa ngõ có lẽ bắt đầu với chính Thánh Nữ Bernadette, một huyền thoại đầy thơ mộng ngay cả trước khi qua đời. Nhưng câu truyện của Bà là một trong những câu truyện vô cùng cảm động. Bà là một em nhỏ bệnh hoạn xuất thân từ một gia đình nghèo mạt. Lúc Đức Mẹ hiện ra, Bà đang sống với cha mẹ và 4 anh chị em tại một căn nhà tù bỏ hoang. Tháng Hai năm 1858, người thiếu nữ 14 tuổi này đi lượm củi đun với chị em tại hang Massabielle, nơi Cô được chứng kiến lần xuất hiện đầu tiên của điều Cô gọi là “L’Aquero” (cái sự ấy), một chữ được Cô dùng để tả lại người thiếu phụ nhỏ nhắn xinh đẹp cô gặp tại Hang. Tới lần hiện ra thứ 16 vào ngày Lễ Truyền Tin (25 tháng Ba), thiếu phụ đó cho biết bà là ai, bằng cách nói bằng thổ ngữ rằng "Que soy era immaculada concepciou" (Ta là Đấng Vô Nhiễm Thai). Dù tín điều Vô Nhiễm Thai đã được Đức Giáo Hoàng Piô IX công bố trước đó 4 năm, nhưng một cô gái quê dốt nát khó lòng biết được tín điều ấy, cho nên việc tiết lộ trên được giải thích như là lời khẳng nhận đối với tín điều này. Truyện của Bernadette là truyện của một người bị bỏ rơi, bị đẩy ra bên lề xã hội, nhắc người ta nhớ rằng ngay tại Âu Châu, lúc ấy đang thống trị thế giới cận đại, trẻ em đã bị đói lả, phải đi kiếm củi đun.
Cảm thức cửa ngõ cũng phát sinh từ vị trí địa dư của Lộ Đức. Nó hiện là nơi có thật nhiều sinh hoạt nhân bản. Trừ Paris ra, nó có số lượng cao nhất về khách sạn so với bất cứ thị trấn nào của Pháp, và nó bị mang tiếng nhất vì các cửa tiệm bán đồ kỷ niệm với đủ mọi thứ hầm bà làng xí cấu. Ấy thế nhưng nó lại thọt lỏn vào giữa dẫy Pyrenees, được tắm gội bởi một cảnh trí hùng vĩ gồm nhiều ngọn núi có tuyết phủ, khiến cho cảnh náo nhiệt của con người chúng ta trở nên vô nghĩa trước vẻ uy nghi của sáng thế. Cửa ngõ vì vậy cũng có ý chỉ cái cảm nghiệm được đứng giữa núi non hùng vĩ để thấy cái nhân tính của mình được rời cư và được cõi huyền nhiệm của vũ trụ mời vào tra vấn.
Nhưng có lẽ cửa ngõ cũng có ý nói tới tính thiêng liêng của Lộ Đức nhiều hơn, vì đây là khía cạnh thần bí và hấp dẫn nhất của đền thánh này. Theo Bernadette, Đấng Hiện Ra yêu cầu xây một thánh đường và hiện nay một vương cung thánh đường vĩ đại đã mọc lên bên trên đền thánh, trở thành chứng tích hữu hình cho thấy sự giầu có và quyền lực của Giáo Hội định chế. Ấy thế nhưng, sinh hoạt thiêng liêng của Lộ Đức lại chỉ tập chú vào hang đá và khu vực chung quanh phía dưới vương cung thánh đường, và cái đặc điểm địa giới ấy quả là một ẩn dụ biểu tượng cho mối tương quan giữa định chế tôn giáo và những triều sống đức tin mạnh mẽ nằm sâu bên dưới, khó có thể kiểm soát hoàn toàn được. Những viên đá chung quanh hang đã mòn bóng vì được hàng triệu bàn tay rờ tới, nơi đó người ta cảm nhận ra một điều gì đó có tính bản năng, không theo lý trí (visceral), một cái gì có tính ngoại giáo nữa, trong đó, lòng sùng kính và kinh nguyện Công Giáo được hòa tan, được trộn lẫn với cái huyền nhiệm đầy kính sợ về một Thiên Chúa vừa dấu mặt vừa tỏ mặt ra trong thế giới, trong gío trong lửa, trong cái hoang dã núi rừng và trong cái trì chí không tài nào thuần hóa được của thiên nhiên, bất chấp các vọng động của con người nhằm văn minh hóa và kiểm soát nó. Niềm tin nhập thể chắc chắn là một niềm tin phải tự đặt mình vào nơi hội ngộ giữa điều cao siêu và điều nực cười, giữa vẻ uy nghi khôn dò của Thiên Chúa và những trộn lộn đôi khi ngu dại của các hình thức tôn sùng nhân bản.
Nước vọt lên từ suối được phân phối qua những ống dẫn nước nơi đó khách hành hương có thể đổ đầy các chai bằng nhựa, sặc sỡ với ảnh Đức Mẹ Mầu xanh, của mình. Bên cạnh hang đá, nhiều hàng nến được đốt cháy và nhiễu chẩy suốt đêm cho tới sáng sớm, khi người ta tới quét dọn, những hàng nến này trông giống những hình tượng ở các nhà máy xay đen đủi ma vương của Blake. Suốt đêm, vẫn có khách hành hương tại hang, lời lẩm rẩm cầu nguyện của họ vì thế tan vào bầu khí đầy mùi nến hương. Rồi còn các bể tắm nữa. Trưa hôm ấy trời như muốn bão, lúc tôi cùng một số sinh viên đứng đợi để được vào tắm ở phía phụ nữ. Đợi tới hai tiếng đồng hồ mới tới lượt, nên mỗi lúc tôi càng cảm thấy không an tâm, vì cứ phải dịch dần trên ghế để tới bể tắm. Ngồi dưới vòm xi măng có màn bằng nhựa phân cách, để khỏi thấy chuyện xẩy ra ở bên cạnh, một sinh viên nói lên một điều mà tôi không dám nhắc lại, cho cả chính mình. Cô ta bảo: “Giống như trại tập trung”. Rồi mưa ập xuống như thác, tôi tự hỏi mình, nếu tha thiết với việc ngâm mình trong nước thánh, thì sao lại không chạy ra ngoài mà ngửa mặt lên trời?
Nhưng cuối cùng, rồi cũng đến lượt chúng tôi. Một người đàn bà quấn một tấm khăn rộng mầu dương quanh tôi để tôi thay quần áo. Rồi tôi được dẫn tới một phòng nhỏ xíu có bể tắm đào dưới đất và được hai người đàn bà giúp đỡ choàng một tấm vải lạnh và ướt quanh mình rồi theo bậc thềm dẫn xuống bể nước lạnh, hôn tượng Đức Mẹ ở cuối đường. Hai người đàn bà lẩm rẩm cầu nguyện và đỡ cánh tay tôi khi tôi dìm mình xuống nước. Tuy vẫn còn ướt, tôi vẫn phải mặc lại quần áo của mình, và thế là xong. Nhưng, tự nhiên tôi cảm thấy mình sạch sẽ, tươi mới, nước mắt lưng tròng và thật hết sức biết ơn. Điều tôi khám phá ra ở phía sau tấm màn kia chỉ là dịu ngọt, cảm thức được sự hiện diện mênh mông của Mẹ. Tôi thấy mình không thể diễn tả được lý do tại sao lời nhận xét về trại tập trung kia lại có ý nghĩa như thế đối với kinh nghiệm này: nó có liên quan tới cái nhân tính chúng ta bắt gặp mỗi lần mình bước vào cõi vô tri và đành phó mình trong tay người khác, và biết rõ rằng đây có thể là một phản bội kinh hoàng nhất, nhưng cũng có thể là một xót thương vô bờ.
Năm nay, một buổi chiều kia, tôi tình nguyện làm thiện nguyện viên tại bể tắm. Tôi cảm thấy như mình được tham dự vào một buổi vũ ballet có tập dượt cẩn thận vì chúng tôi phải phối hợp nhịp nhàng các động tác của mình để bảo đảm đưa được người đàn bà xuống nước một cách an toàn và được khích lệ mà không xâm phạm tới phẩm giá của bà cũng như giúp bà cầu nguyện. Tôi có cảm nhận như các phụ nữ thế giới đang lướt qua hai bàn tay tôi với đủ nét dễ thương tổn, nét đa dạng và đầy tin tưởng của họ. Tôi không nghe thấy lời cầu nguyện xin phép lạ nào. Tôi chỉ được nghe hết làn sóng cầu nguyện này đến làn sóng cầu nguyện khác xin được nâng đỡ, can đảm, hiểu nhau, xin cho người thân yêu, cho chồng cho con, cho đức trông cậy. Và một lần nữa, tôi lại cảm nhận được sự hiện diện mênh mông của Mẹ, đang đỡ nâng, đang an ủi, đang ở đó với tất cả mọi người chúng tôi.
Sau đó, khi đã mặc lại quần áo bên ngoài của mình, tôi nói truyện với người đàn bà tôi cùng làm việc thiện nguyện với. Tôi hỏi bà ấy thuộc giáo xứ nào ở Anh. Bà ấy mỉm cười bảo tôi: “Tôi không có giáo xứ nào cả. Tôi là người Hồi Giáo”. Bà từng tới viếng Lộ Đức khi con trai bà bị bệnh, và từ đó, vẫn tiếp tục trở lại. Bà giải thích rằng Đức Maria được người Hồi Giáo tôn kính và bà không có khó khăn gì trong việc tham dự nghi thức tại bể tắm. Cửa ngõ quả đã tạo không gian cho con người gặp gỡ và nhìn nhận nhau, nhờ thế ta có thể nhìn quá các biên cương của cuộc sống hàng ngày mà khám phá ra những cách thế khác nhau giúp nhau cùng hiện hữu quá bên kia các biên cương ấy.
Có một điều gì đó rất lạ lùng về Lộ Đức, không hẳn vì luật tự nhiên không áp dụng ở đây, nhưng là một điều gì đó ta không rờ mó được, đó là việc không áp dụng luật chia rẽ, luật hợm hĩnh (cynicism), luật thủ đoạn và luật loại trừ vốn là nền tảng cho thế giới ngày nay. Nói như thế không hẳn có nghĩa: Lộ Đức là nơi hoàn hảo. Không, nó không hoàn hảo. Nó vẫn có tính nhân bản. Có lẽ đó là điều những người chủ trương chủ nghĩa thuần lý khoa học ghét nhất, nó không phải chỉ là việc của Thiên Chúa, nhưng còn là những nhốn nháo nhộn nhạo đôi khi vô kỷ luật của con người với đủ các nét hy vọng, cầu nguyện của một sinh hoạt phong phú nhưng cũng rồ dại không kiểm soát nổi.
Sứ điệp Đức Thánh Cha gởi các tín hữu Pháp
Ðặng Thế Dũng
04:20 13/09/2008
"Anh chị em thân mến, thứ Sáu này -- (tức ngày 12-9-2008), -- tôi sẽ thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ đầu tiên của tôi tại Pháp, trong tư cách là người kế vị Thánh Phêrô. Trước khi đến, tôi muốn gửi lời chào thăm thân tình đến dân tộc Pháp và mọi người dân sinh sống tại quốc gia yêu quí này. Tôi đến đất nước anh chị em như một sứ giả của hòa bình và tình huynh đệ. Ðất nước của anh chị em không phải là xa lạ đối với tôi. Nhiều lần tôi đã vui mừng đến Pháp và được dịp đánh giá cao truyền thống quảng đại tiếp rước khách và tinh thần bao dung, cũng như đức tin Kitô vững chắc và nền văn hóa cao trên bình diện nhân bản và thiêng liêng của anh chị em. Lần này, cơ hội cho cuộc viếng thăm của tôi là việc mừng kỷ niệm 150 năm Ðức Mẹ hiện ra tại Lộ Ðức. Sau khi viếng thăm Paris, thủ đô đất nước của anh chị em, tôi sẽ được vui mừng lớn lao được hiệp đoàn với đông đảo các tín hữu hành hương lần theo các giai đoạn của con đường cử hành lễ Kỷ Niệm, theo bước thánh nữ Bernadette, cho tới hang đá Massabielle.
Tôi sẽ sốt sắng cầu nguyện dưới chân Ðức Mẹ cho những ý chỉ của toàn thể Giáo Hội, cầu nguyện cách đặc biệt cho các bệnh nhân, cho những người bị bỏ rơi nhất, và cũng cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới. Ước gì Mẹ Maria trở thành cho tất cả anh chị em, đặc biệt là cho các người trẻ, (trở thành) một người Mẹ luôn sẵn sàng đối với các nhu cầu của con cái, trở thành một nguồn ánh sáng hy vọng soi chiếu và hướng dẫn bước đường của anh chị em! Các bạn Pháp thân mến, tôi mời các bạn hiệp ý cầu nguyện với tôi, ngõ hầu cuộc viếng thăm này mang lại những hoa trái dồi dào. Trong niềm hân hoan chờ đợi được ở nơi các bạn trong vài ngày tới, tôi khẩn xin sự bảo vệ hiền mẩu của Ðức Nữ Trinh Maria, Ðức Mẹ Lộ Ðức, xuống trên mỗi người, trên các gia đình và các cộng đoàn của anh chị em. Nguyện Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em!
Ðó là toàn văn bản dịch tiếng Việt Sứ Ðiệp của ÐTC gởi cho dân chúng Pháp, trước khi đến thăm, từ ngày 12 đến 15 tháng 9 năm 2008, tại hai địa điểm Paris và Lộ Ðức, để mừng kỷ niệm 150 năm Ðức Mẹ hiện ra tại Lộ Ðức cho thánh nữ Bernadette.
Ðây là lần đầu tiên ÐTC lên tiếng như thế trước một cuộc viếng thăm mục vụ. Người ta ghi nhận sứ điệp của ngài, --- được đọc trước máy thu hình của Trung tâm truyền hình Vatican vào cuối buổi tiếp kiến chung, --- là câu trả lời cho nhiều yêu cầu của giới báo chí Pháp muốn được phỏng vấn ÐTC. Trước đây, trong các năm 2005 và 2006, ngài đã trả lời các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông Ðức và Ba Lan, vào lúc sắp đến thăm các quốc gia này, nhưng sau đó, ÐTC đã bỏ đi thông lệ trả lời phỏng vấn. Bù lại, trước cuộc viếng thăm tại Hoa Kỳ hồi tháng 4 năm 2008 này, ÐTC đã thu sẵn trước một sứ điệp Video để gửi đến nhân dân Hoa Kỳ.
Theo hãng tin Công Giáo Thụy Sĩ, thì vị tiền nhiệm của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI, là Ðức Gioan Phaolô II, đã đến thăm Pháp Quốc đến 8 lần, và có sức thu hút giới truyền thông báo chí. Còn Ðức đương kim giáo hoàng Bênêđitô XVI, tuy đã đến Pháp nhiều lần trước đây, nhưng nay với tư cách giáo hoàng, thì đến thăm Nước Pháp lần đầu tiên. Ðức Hồng Y người Pháp, Jean-Louis Tauran đã nói với hãng tin Apic như sau: Ðức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đã mặc cho Giáo Hội tính cách hữu hình trong thế giới. Còn Ðức Bênêđitô XVI thì đang đưa Giáo Hội đi vào con đường nội tâm, trở về với truyền thống, một truyền thống xem ra như không còn hoà hợp với một Nuớc Pháp đã bị trần tục hoá và mau mắn chạy theo những mới lạ sau Công Ðồng Vaticanô II.
Tôi sẽ sốt sắng cầu nguyện dưới chân Ðức Mẹ cho những ý chỉ của toàn thể Giáo Hội, cầu nguyện cách đặc biệt cho các bệnh nhân, cho những người bị bỏ rơi nhất, và cũng cầu nguyện cho hòa bình trên thế giới. Ước gì Mẹ Maria trở thành cho tất cả anh chị em, đặc biệt là cho các người trẻ, (trở thành) một người Mẹ luôn sẵn sàng đối với các nhu cầu của con cái, trở thành một nguồn ánh sáng hy vọng soi chiếu và hướng dẫn bước đường của anh chị em! Các bạn Pháp thân mến, tôi mời các bạn hiệp ý cầu nguyện với tôi, ngõ hầu cuộc viếng thăm này mang lại những hoa trái dồi dào. Trong niềm hân hoan chờ đợi được ở nơi các bạn trong vài ngày tới, tôi khẩn xin sự bảo vệ hiền mẩu của Ðức Nữ Trinh Maria, Ðức Mẹ Lộ Ðức, xuống trên mỗi người, trên các gia đình và các cộng đoàn của anh chị em. Nguyện Xin Thiên Chúa chúc lành cho anh chị em!
Ðó là toàn văn bản dịch tiếng Việt Sứ Ðiệp của ÐTC gởi cho dân chúng Pháp, trước khi đến thăm, từ ngày 12 đến 15 tháng 9 năm 2008, tại hai địa điểm Paris và Lộ Ðức, để mừng kỷ niệm 150 năm Ðức Mẹ hiện ra tại Lộ Ðức cho thánh nữ Bernadette.
Ðây là lần đầu tiên ÐTC lên tiếng như thế trước một cuộc viếng thăm mục vụ. Người ta ghi nhận sứ điệp của ngài, --- được đọc trước máy thu hình của Trung tâm truyền hình Vatican vào cuối buổi tiếp kiến chung, --- là câu trả lời cho nhiều yêu cầu của giới báo chí Pháp muốn được phỏng vấn ÐTC. Trước đây, trong các năm 2005 và 2006, ngài đã trả lời các cuộc phỏng vấn của giới truyền thông Ðức và Ba Lan, vào lúc sắp đến thăm các quốc gia này, nhưng sau đó, ÐTC đã bỏ đi thông lệ trả lời phỏng vấn. Bù lại, trước cuộc viếng thăm tại Hoa Kỳ hồi tháng 4 năm 2008 này, ÐTC đã thu sẵn trước một sứ điệp Video để gửi đến nhân dân Hoa Kỳ.
Theo hãng tin Công Giáo Thụy Sĩ, thì vị tiền nhiệm của Ðức Thánh Cha Bênêđitô XVI, là Ðức Gioan Phaolô II, đã đến thăm Pháp Quốc đến 8 lần, và có sức thu hút giới truyền thông báo chí. Còn Ðức đương kim giáo hoàng Bênêđitô XVI, tuy đã đến Pháp nhiều lần trước đây, nhưng nay với tư cách giáo hoàng, thì đến thăm Nước Pháp lần đầu tiên. Ðức Hồng Y người Pháp, Jean-Louis Tauran đã nói với hãng tin Apic như sau: Ðức Gioan Phaolô II là vị giáo hoàng đã mặc cho Giáo Hội tính cách hữu hình trong thế giới. Còn Ðức Bênêđitô XVI thì đang đưa Giáo Hội đi vào con đường nội tâm, trở về với truyền thống, một truyền thống xem ra như không còn hoà hợp với một Nuớc Pháp đã bị trần tục hoá và mau mắn chạy theo những mới lạ sau Công Ðồng Vaticanô II.
Tuyên bố đúc kết của Hội nghị Toàn thể lần thứ 7 Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo
John Bosco Nguyễn Hoàng Thương
10:29 13/09/2008
Tuyên bố đúc kết của Hội nghị Toàn thể lần thứ 7 Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo
Hội nghị Toàn thể lần thứ 7 Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo được Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo tổ chức ở Dar es Salaam, Tanzania, từ ngày 24/06 đến 30/07/2008 với chủ đề: ‘Lời Chúa – Nguồn mạch của Hoà giải, Công lý và Hoà bình’
I. Bối cảnh của Hội nghị Toàn thể lần thứ 7
[1] “Hãy đến với Phi Châu” đã là lời reo chung khi bế mạc Hội nghị lần 6 ở Libăng. Tuyên bố Vùng Phi Châu và Madagascar là ưu tiên hàng đầu của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo (Catholic Biblical Federation - CBF) trong những năm từ 2002 đến 2008, chúng tôi đã bày tỏ nhận thức rõ ràng của chúng tôi liên quan đến lục địa Phi Châu về sự hiện diện của Giáo Hội trong hiện tại và tương lai. Khi tiến hành các phiên họp trước đây ở Âu Châu (Vienna 1972, Malta 1978), Á Châu (Bangalore 1984, Hồng Kông 1996), Mỹ Châu Latin (Bogotá 1990) và Trung Đông (Beirut 2002), cuộc hành trình đã đưa chúng tôi đến lục địa Phi Châu, vốn mở ra đón nhận Tin Mừng bằng tinh thần quảng đại phi thường.
[2] Chúng tôi, 230 đại biểu và quan sát viên từ các tổ chức thành viên của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo có mặt ở 133 quốc gia trên thế giới gặp gỡ nhau đây tại Dar es Salaam, nơi mà chúng tôi tận hưởng lòng mến khách nồng ấm của người dân Tanzania và của Giáo Hội nơi đây. Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI truyền đạt cho chúng tôi nhân dịp này đã mang lại cho chúng tôi sự cổ vũ của toàn thể Giáo Hội.
[3] Được truyền cảm hứng từ ưu tư mục vụ trọng tâm của Giáo Hội Phi Châu đã được diễn tả trong chủ đề Thượng Hội đồng Giám Mục Phi Châu vào năm 2009 chọn, chúng tôi quyết định đặt trọng tâm vào cùng chủ đề cho Hội nghị này và chọn chủ đề ‘Lời Chúa – Nguồn mạch của Hoà giải, Công lý và Hoà bình’. Chủ đề này là ưu tư chính yếu mang ý nghĩa cấp bách không chỉ dành cho người dân Phi Châu mà còn là của toàn thể thế giới ngày nay trong lịch sử của chúng ta. Gặp gỡ nhau khi Năm Thánh Phaolô đã được khai mạc, chúng tôi cũng kết múc nguồn cảm hứng từ khẳng định của ngài rằng chúng tôi được kêu gọi để trở thành những sứ giả của Chúa Kitô cho sứ mạng hoà giải (x 2 Cr 5,19-20).
[4] Sau ba năm kể từ khi Hội nghị Kinh Thánh Quốc tế mà Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo cùng Hội đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo kết hợp tổ chức ở Rôma năm 2005 để kỷ niệm 40 năm công bố Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa - Dei Verbum, Hội nghị này được tổ chức để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám Mục với chủ đề: “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mạng của Giáo Hội”. Một Thượng Hội đồng như thế đã được đề nghị từ Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 (Bangalore 1984), chúng tôi hy vọng rằng những suy tư của chúng tôi có thể góp phần vào sự kiện quan trọng này của đời sống Giáo Hội chúng ta và mong rằng Thượng Hội đồng không chỉ có tác dụng nâng cao kiến thức mà thực sự có ảnh hưởng mục vụ cụ thể và hướng người dân tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tích cực hơn nữa.
[5] Tin vào sức mạnh và hiệu năng của Lời Chúa, vốn chu toàn sứ mạng mà nó được giao phó (x Is 55,11), chúng tôi quy tụ nhau đây để gặp gỡ Lời trở thành xác phàm, chỉ có Lời Chúa mới có thể dẫn dắt chúng ta đến hoà giải, công lý và hoà bình. Chúng tôi cảm thấy được làm phong phú thêm bằng sự chia sẻ lẫn nhau trong bầu khí của tình bằng hữu và sự gặp gỡ với người dân Tanzania. Lắng nghe Lời Chúa và sẻ chia kinh nghiệm của chúng tôi trong việc ngẫm đọc Lời Chúa (lectio divina) hằng ngày; cử hành phụng vụ Lời Chúa, nhất là trong Tiệc Thánh; suy tư về Lời Chúa với sự giúp sức của các nghiên cứu uyên thâm, của những kinh nghiệm, những hiểu biết sâu sắc của tín hữu đã được chia sẻ trong các cộng đoàn Kitô giáo trên khắp thế giới, chúng tôi muốn đưa ra hồi đáp riêng tư bằng lời nói và việc làm của chúng tôi.
II. Nhìn vào thực tại của chúng ta
[6] Để trở nên trung tín với Thiên Chúa chúng ta, Đấng nghe dân Ngài kêu than (x Xh 3,7), chúng tôi đã cố giắng mở mắt ra để thấy được thực tại của các dân tộc chúng ta nhằm phân biệt ánh sáng và bóng tối của sự sống con người, để nhận thức được những dấu chỉ thời đại và đáp trả lại chúng.
[7] Chúng tôi chia sẻ một số những phát triển tích cực mà chúng ta có thể thấy trên thế giới, như sự gia tăng mối quan hệ giữa các nước, việc tăng dần nhận thức về tính đa dạng của các nền văn hoá, cuộc đấu tranh vì nhân quyền và phẩm giá con người, nhất là người nghèo và người bị loại bỏ, sự gia tăng việc dấn thân bảo vệ cho tính toàn vẹn của sáng tạo và sự khát khao công lý, hoà giải và hoà bình.
[8] Nhưng chúng tôi không thể nhắm mắt trước bóng đêm bao phủ trên cuộc sống của nhiều người: những chia rẽ và xung đột, bạo lực và căm thù, sự lạm dụng tôn giáo nhằm cổ vũ cho các ý thức hệ quá khích và khủng bố, khoảng cách giàu nghèo hiện đang nới rộng hơn bao giờ hết, sự khổ đau của nhiều người vì sự tột cùng của nghèo khổ, đói khát và bệnh tật, như HIV/AIDS, nhiều bất công và lạm dụng quyền lực như chính quyền tham nhũng, mậu dịch không kiểm soát được, việc mua bán vũ khí và việc tàn phá môi trường. Chúng tôi cũng cần phải nói thêm về các thế lực khác làm hạ thấp sự sống như chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa khoái lạc và thuyết tương đối, ảnh hưởng tiêu cực của phương tiện truyền thông đại chúng và sự tan vỡ đời sống gia đình. Vì chính sách khủng bố lan rộng toàn cầu nên sự sợ hãi của những người khác cũng leo thang và trải rộng. Chúng tôi lo lắng về hoàn cảnh đau khổ của các Kitô hữu ở Trung Đông, nhất là ở Thánh Địa, nơi mà nhiều anh em và chị em phải cam chịu đau khổ.
[9] Trong số nhiều phát triển tiến tích cực trong Giáo Hội, chúng tôi nêu bật đặt biệt về sự gia tăng tình yêu đối với Lời Chúa, vốn làm cho Giáo Hội loan báo Tin Mừng và truyền giáo hơn nữa. Với lòng biết ơn, chúng tôi chú ý đến thực tại khao khát Lời Chúa trong những con người đơn sơ và trong giới trẻ ở nhiều vùng, việc đọc Kinh Thánh chung ngày càng phổ biến, sự đa dạng về các khía cạnh và các cách tiếp cận để gặp gỡ Lời Chúa. Chúng tôi cũng muốn đề cập đến việc canh tân nhận thức về Kinh Thánh trong phụng vụ, trong giáo lý, trong các nghiên cứu chú giải và thần học. Ở nhiều nơi, việc thực hành ngẫm đọc Kinh Thánh theo lối cổ xưa lectio divina đang được khôi phục. Việc sử dụng phương pháp bối cảnh hoá cho việc ngẫm đọc cầu nguyện theo Kinh Thánh để xây dựng cộng đoàn.
[10] Tuy nhiên, có một số nước, nơi mà Kinh Thánh không còn được trải nghiệm như là nguồn mạch sự sống, cũng là nơi mà lòng nhiệt thành mục vụ Kinh Thánh gặp khó khăn và thất bại. Nhìn vào toàn thể Giáo Hội, chúng tôi nhận thức rằng vẫn còn nhiều trở ngại nhằm ngăn Lời Chúa trở thành trung tâm giá trị của hoạt động mục vụ của Giáo Hội: thất học, nghèo khổ, chủ nghĩa quá khích, tâm thức theo thuyết giáo quyền – của các linh mục, giám mục và cũng có trong giáo dân - điều đó diễn tả sự thiếu quan tâm và lo lắng để cổ vũ cho việc đọc Kinh Thánh, và vẫn còn khoảng cách lớn giữa chú giải và công việc mục vụ vốn dễ làm cho việc tiếp cận Kinh Thánh gặp khó khăn. Chúng tôi lấy làm tiếc về một nghịch lý là sự khao khát Lời Chúa của tín hữu lại không được đáp ứng một cách thích đáng bằng sự giảng giải của các linh mục và các thừa tác viên giáo dân về Lời Chúa vì những thiếu sót trong mục vụ cũng như trong chuẩn bị tri thức.
Nhận định thực tại trong ánh sáng của Lời Chúa
[11] Chúng tôi đã noi gương Kitô hữu Phi Châu đầu tiên được mô tả trong Cv 8,26-39. Qua việc lưu tâm đọc Kinh Thánh và đối thoại với người đồng hành, người trở thành sứ giả của Chúa Kitô vì ông, viên thái giám người Ethiopia đã nhận thức được sự hiện diện của Ngôi Lời Nhập thể trong Kinh Thánh và cả trong đời sống của ông. Việc suy tư, cầu nguyện và chia sẻ chung của chúng tôi được truyền cảm hứng từ Is 55 và Mt 5-7.
[12] Bằng việc ngẫm đọc cầu nguyện đoạn Is 55,1-13 và suy tư về bản văn, chúng tôi đã khám phá ra hình ảnh của một Thiên Chúa động lòng thương xót, Ngài mời gọi chúng tôi đến với bàn tiệc tình yêu của Ngài. Ngài đưa ra sáng kiến hòa giải giữa chính Ngài và dân Ngài. Quyền năng sáng tạo, năng động và thánh hóa của Lời Ngài có thể khôi phục và biến đổi những gì bị tàn phá và đổ vỡ. Việc tái lập giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Ngài dẫn đến sự hòa giải giữa các dân tộc và mang lại hòa bình.
[13] Như thời Đệ nhị Isaia, ngày nay Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta quà tặng là Lời Ngài, là nguồn mạch của sự hòa giải, công lý và hòa bình. Ngài kêu gọi chúng ta hoán cải con tim tận gốc rễ trên mọi bình diện, trở về với Ngài bằng sự vâng phục, bằng cách này tạo nên khả năng hòa giải đích thực với tha nhân. Thế giới của chúng ta, một thế giới mong mỏi cho hòa bình và công lý có thể được biến đổi và tái tạo bởi Lời Chúa, vốn có quyền năng và hiệu năng. Lời Chúa có thể chữa lành những vết thương của bất công và thù hận, đưa đến đời sống mới. Trong cuộc gặp gỡ Lời Chúa hằng ngày, chúng ta có thể trải nghiệm sức lôi cuốn của Lời Chúa, vốn kêu gọi chúng ta tích cực dấn thân cho công lý và hòa bình.
[14] Chúng tôi cũng suy tư về Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12), phần dẫn nhập của Bài giảng trên Núi mà các Giáo Phụ xem như là một bản tóm lượt toàn bộ Tin Mừng. Được chỉ dẫn bởi sứ điệp của Tám Mối Phúc Thật như được tìm thấy trong truyền thống của Giáo Hội, bằng sự nghiên cứu uyên thâm và bằng việc chia sẻ trong các cộng đồng nhỏ của các đất nước khác nhau, chúng tôi một lần nữa khám phá thách đố to lớn của Chúa về sự biến đổi các giá trị. Tám Mối Phúc Thật phản ánh các giá trị tiêu biểu trong Vương Quốc Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đã công bố và làm cho hiện thực qua đời sống, sự chết và sự sống lại của Người. Chúng diễn tả sự ưu đãi của Thiên Chúa dành cho người nghèo và diễn tả lập trường tương phản hoàn toàn với thế giới bị toàn cầu hoá của chúng ta, một thế giới bị đánh dấu bởi sự sùng bái ngẫu tượng, tiền bạc, quyền lực, khoái lạc và kiến thức. Tuy nhiên, người nghèo, người đau khổ và những người khao khát công lý được gọi là có phúc không vì hoàn cảnh sống hiện tại của họ nhưng đúng hơn là quyền được hứa ban cho Nước Trời. Lời hứa được chúng ta mong đợi để mở ra con tim, khối óc và sự đáp trả quảng đại. Một thế giới mới được thống trị bởi các giá trị của công lý và hòa bình là điều có thể có nếu chúng ta, các môn đệ Chúa Kitô, được biến đổi bởi sức mạnh của Lời Người và cùng nhau phấn đấu hướng đến sự nhận thức rõ về Nước Trời.
[15] Công cuộc hòa giải sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu Giáo Hội thấm nhuần những thái độ cơ bản được thể hiện trong Tám Mối Mối Phúc. Những người sống trong tinh thần của Tám Mối Phúc Thật chính là những tác nhân của Thiên Chúa để dẫn đến hòa giải, công lý và hòa bình. Họ nhận thức được rằng họ không bao giờ có thể trốn tránh thánh giá của Chúa Kitô (x. Mt 5,9). Chứng tá của các vị tử đạo mới trong thời đại chúng ta, như Giám mục Oscar Romero của Salvador và các tu sĩ Dòng Xitô nhặt phép (Trappist) của Algeria, cho thấy rõ ràng rằng thách đố này không chỉ được xem xét theo đường hướng duy linh. Chỉ có Giáo Hội vốn không chọn con đường rộng rãi và dễ dàng để tránh những xung đột mới có thể là muối và ánh sáng cho thế gian (x. Mt 7,13-14; 5,13-16).
IV. Đáp trả của chúng ta đối với các thách đố của thực tại
[16] Chúng tôi đưa ra lời kêu gọi canh tân việc sử dụng Kinh Thánh để cổ vũ cho việc hòa giải, công lý và hòa bình. Đối chiếu với Lời Chúa, chúng tôi không thể chỉ kết án những điều xấu xa làm kích động bạo lực và bất công trong thế giới của chúng ta mà chúng tôi còn phải dấn thân chính mình và mời gọi những người khác cùng kết hợp đấu tranh vì một thế giới công bằng và hòa bình.
[17] Nhiệm vụ của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo là thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh, cung cấp cho Giáo Hội sự nuôi dưỡng thiêng liêng qua sự sinh động của Kinh Thánh để Lời Chúa có thể là linh hồn thật sự (anima) của đời sống mục vụ của Giáo Hội. Nhân dịp Hội nghị Toàn thể lần thứ 7, các thành viên của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo nhắc lại cam kết của mình về nhiệm vụ này. Suy tư của chúng tôi trong những ngày này đã làm sáng tỏ rằng linh đạo Kinh Thánh không phải là thuyết duy linh một chút nào, nhưng bao quát trên mọi khía cạnh của đời sống con người.
Chúng tôi mong đợi Thượng Hội đồng Giám Mục sắp tới về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mạng của Giáo Hội” và ủng hộ bằng lời cầu nguyện và những đề nghị của chúng tôi gửi đến các thành viên của hội đồng sẽ tham gia vào các buổi thảo luận. Chúng tôi sẵn lòng phục vụ Giáo Hội trong việc thi hành các quyết định và khuyến cáo của Thượng Hội đồng sẽ được nói rõ trong Tông Huấn sẽ được ban hành sau đó.
[18] Các ưu tiên trong công việc của chúng tôi từ 2008 đến 2014
Đưa vào miêu tả cả những thách đố mà chúng tôi khám phá trong hội nghị này cũng như các nhu cầu của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo cùng các thành viên, Hội nghị Toàn thể xác định các ưu tiên tổng quát dưới đây cho sáu năm tới:
- Sự sinh động của Kinh Thánh trong toàn thể đời sống Giáo Hội, để mọi thừa tác vụ mục vụ được truyền cảm hứng, được sống động bởi Lời Chúa.
- Cổ vũ việc huấn luyện Kinh Thánh cho mọi tác nhân của việc loan báo Tin Mừng: giáo dân, nhất là giáo lý viên, các tu sĩ, linh mục và giám mục – bằng cách cung cấp kiến thức sâu hơn về Kinh Thánh, niềm vui thích trở về với Lời Chúa, linh đạo Kinh Thánh với những khả năng để phát triển các phương pháp sáng tạo và các kỹ năng dành cho thừa tác vụ mục mục vụ Kinh Thánh. Điều này phải nằm trong các chương trình huấn luyện của trong các phân khoa thần học và các học viện giáo dục.
- Cổ vũ tập quán ngẫm đọc lectio divina theo bối cảnh hoá và có sáng tạo, vốn có thể thúc đẩy làm cho đức tin và đời sống xứng hợp nhau hơn, dẫn đến sự biến đối xã hội.
- Sự sinh động trong các Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản và các cộng đoàn Kitô giáo nhỏ khác làm cho họ thật sự trở nên những chủ thể của việc đọc Kinh Thánh. Điều này đòi hỏi sự thăng tiến khả năng lãnh đạo của giáo dân, sự đào sâu thêm đức tin trong gia đình và đặc biệt nhấn mạnh đến các viễn tượng thông diễn chuyên biệt (như người Nữ, người Nam, trẻ em, giới trẻ, người bản xứ và các nhóm sắc tộc di dân).
- Cổ vũ sự sinh động của Kinh Thánh trong trẻ em, giới trẻ, và các sinh viên đại học, để qua Lời Chúa giúp họ tìm kiếm đường hướng đích thực để sống viên mãn.
- Sáng tạo và đổi mới trong việc sử dụng phương tiện truyền thông điện tử và kỹ thuật số để truyển đạt và phổ biến sứ điệp của Kinh Thánh.
- Tăng cường mọi nỗ lực của chúng ta về đối thoại đại kết, liên tôn, liên văn hóa và đối thoại với tất cả mọi người thiện chí với quan điểm hòa giải, công lý và hòa bình.
- Nuôi dưỡng thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh tại Á Châu với sự chú trọng đặc biệt đối với Trung Quốc như một ưu tiên của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo trong thời kỳ 2008-2014, và điều này nhằm đáp ứng những yêu cầu đến từ Á Châu.
[19] Để thực hiện được những ưu tiên này trên các bình diện khác nhau của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo, Hội nghị Toàn thể đã đưa ra những kế hoạch hoạt động như sau:
- Đặt kế hoạch và phương pháp mục vụ Kinh Thánh sinh động nhằm đảm bảo sự hiện diện của Lời Chúa trong các khu vực mục vụ và để thực hiện tốt hơn sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Các thành viên của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo phải cổ vũ cho việc hợp nhất “thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh” trong các chương trình huấn luyện linh mục, tu sĩ và giáo dân.
- Thành lập các ủy ban chuyên biệt về thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh trong các giáo phận và các Hội Đồng Giám Mục, những nơi xem đây chưa phải là một ưu tiên.
- Cổ vũ việc giảng dạy Kinh Thánh, linh đạo Kinh Thánh và dấn thân đại kết dựa trên nền tảng Kinh Thánh.
- Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa Lời Chúa, thừa tác vụ mục vụ và dấn thân xã hội.
- Tìm kiếm những hình thức mới của thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh, nhất là ở những quốc gia và những thành phố lớn đang bị đánh dấu bởi lối sống hậu hiện đại, với những đặc điểm của chủ nghĩa tiêu thụ, mất đi các giá trị cuộc sống và sự tan vỡ trong cuộc sống.
- Tổ chức những ngày hòa giải trong đó cổ vũ cầu nguyện, suy tư, dấn thân và đọc Kinh Thánh từ viễn tượng mục vụ, xã hội, văn hóa, sinh thái và đại kết. Chuẩn bị các loại tài liệu liên quan đến các chủ đề về hòa giải, công lý và hòa bình.
- Củng cố các cơ cấu phối hợp trên bình diện vùng và tiểu vùng nhằm phát triển hơn nữa mạng lưới truyền thông, trao đổi và ủng hộ, với sự giúp sức của các phương tiện thông tin liên lạc điện tử và kỹ thuật số.
- Theo đuổi cuộc đối thoại giữa Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo và Liên Hiệp Thánh Kinh Hội (UBS) để Lời Chúa có thể đến với nhiều dân tộc.
[20] Chúng tôi nhận thức được rằng “Ví như CHÚA chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 127,1). Bản thân chúng tôi cam kết sẽ cầu nguyện và làm việc vì mục đích hòa giải, công lý và hòa bình. Chúng tôi nhận thức rằng chúng tôi phải tin cậy vào ơn huệ Chúa Thánh Thần, Đấng trao quyền cho chúng tôi hoàn thành công việc cấp bách này trong thời đại của chúng ta. Theo dấu chân của các môn đệ trên đường Emmaus, những người đã gặp gỡ Chúa Phục Sinh trong việc chia sẻ Lời Chúa và bẻ bánh, chúng tôi tin chắc rằng toàn thể Giáo Hội luôn cần được nuôi dưỡng bằng “bánh ban sự sống lấy từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô” (MK 21) và cố gắng đóng góp vào những nỗ lực này qua thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh của chúng tôi.
Hội nghị Toàn thể lần thứ 7 Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo được Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo tổ chức ở Dar es Salaam, Tanzania, từ ngày 24/06 đến 30/07/2008 với chủ đề: ‘Lời Chúa – Nguồn mạch của Hoà giải, Công lý và Hoà bình’
I. Bối cảnh của Hội nghị Toàn thể lần thứ 7
[1] “Hãy đến với Phi Châu” đã là lời reo chung khi bế mạc Hội nghị lần 6 ở Libăng. Tuyên bố Vùng Phi Châu và Madagascar là ưu tiên hàng đầu của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo (Catholic Biblical Federation - CBF) trong những năm từ 2002 đến 2008, chúng tôi đã bày tỏ nhận thức rõ ràng của chúng tôi liên quan đến lục địa Phi Châu về sự hiện diện của Giáo Hội trong hiện tại và tương lai. Khi tiến hành các phiên họp trước đây ở Âu Châu (Vienna 1972, Malta 1978), Á Châu (Bangalore 1984, Hồng Kông 1996), Mỹ Châu Latin (Bogotá 1990) và Trung Đông (Beirut 2002), cuộc hành trình đã đưa chúng tôi đến lục địa Phi Châu, vốn mở ra đón nhận Tin Mừng bằng tinh thần quảng đại phi thường.
[2] Chúng tôi, 230 đại biểu và quan sát viên từ các tổ chức thành viên của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo có mặt ở 133 quốc gia trên thế giới gặp gỡ nhau đây tại Dar es Salaam, nơi mà chúng tôi tận hưởng lòng mến khách nồng ấm của người dân Tanzania và của Giáo Hội nơi đây. Sứ điệp của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI truyền đạt cho chúng tôi nhân dịp này đã mang lại cho chúng tôi sự cổ vũ của toàn thể Giáo Hội.
[3] Được truyền cảm hứng từ ưu tư mục vụ trọng tâm của Giáo Hội Phi Châu đã được diễn tả trong chủ đề Thượng Hội đồng Giám Mục Phi Châu vào năm 2009 chọn, chúng tôi quyết định đặt trọng tâm vào cùng chủ đề cho Hội nghị này và chọn chủ đề ‘Lời Chúa – Nguồn mạch của Hoà giải, Công lý và Hoà bình’. Chủ đề này là ưu tư chính yếu mang ý nghĩa cấp bách không chỉ dành cho người dân Phi Châu mà còn là của toàn thể thế giới ngày nay trong lịch sử của chúng ta. Gặp gỡ nhau khi Năm Thánh Phaolô đã được khai mạc, chúng tôi cũng kết múc nguồn cảm hứng từ khẳng định của ngài rằng chúng tôi được kêu gọi để trở thành những sứ giả của Chúa Kitô cho sứ mạng hoà giải (x 2 Cr 5,19-20).
[4] Sau ba năm kể từ khi Hội nghị Kinh Thánh Quốc tế mà Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo cùng Hội đồng Giáo Hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô giáo kết hợp tổ chức ở Rôma năm 2005 để kỷ niệm 40 năm công bố Hiến Chế Tín Lý về Mạc Khải của Thiên Chúa - Dei Verbum, Hội nghị này được tổ chức để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám Mục với chủ đề: “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mạng của Giáo Hội”. Một Thượng Hội đồng như thế đã được đề nghị từ Hội nghị Toàn thể lần thứ 3 (Bangalore 1984), chúng tôi hy vọng rằng những suy tư của chúng tôi có thể góp phần vào sự kiện quan trọng này của đời sống Giáo Hội chúng ta và mong rằng Thượng Hội đồng không chỉ có tác dụng nâng cao kiến thức mà thực sự có ảnh hưởng mục vụ cụ thể và hướng người dân tham gia vào đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tích cực hơn nữa.
[5] Tin vào sức mạnh và hiệu năng của Lời Chúa, vốn chu toàn sứ mạng mà nó được giao phó (x Is 55,11), chúng tôi quy tụ nhau đây để gặp gỡ Lời trở thành xác phàm, chỉ có Lời Chúa mới có thể dẫn dắt chúng ta đến hoà giải, công lý và hoà bình. Chúng tôi cảm thấy được làm phong phú thêm bằng sự chia sẻ lẫn nhau trong bầu khí của tình bằng hữu và sự gặp gỡ với người dân Tanzania. Lắng nghe Lời Chúa và sẻ chia kinh nghiệm của chúng tôi trong việc ngẫm đọc Lời Chúa (lectio divina) hằng ngày; cử hành phụng vụ Lời Chúa, nhất là trong Tiệc Thánh; suy tư về Lời Chúa với sự giúp sức của các nghiên cứu uyên thâm, của những kinh nghiệm, những hiểu biết sâu sắc của tín hữu đã được chia sẻ trong các cộng đoàn Kitô giáo trên khắp thế giới, chúng tôi muốn đưa ra hồi đáp riêng tư bằng lời nói và việc làm của chúng tôi.
II. Nhìn vào thực tại của chúng ta
[6] Để trở nên trung tín với Thiên Chúa chúng ta, Đấng nghe dân Ngài kêu than (x Xh 3,7), chúng tôi đã cố giắng mở mắt ra để thấy được thực tại của các dân tộc chúng ta nhằm phân biệt ánh sáng và bóng tối của sự sống con người, để nhận thức được những dấu chỉ thời đại và đáp trả lại chúng.
[7] Chúng tôi chia sẻ một số những phát triển tích cực mà chúng ta có thể thấy trên thế giới, như sự gia tăng mối quan hệ giữa các nước, việc tăng dần nhận thức về tính đa dạng của các nền văn hoá, cuộc đấu tranh vì nhân quyền và phẩm giá con người, nhất là người nghèo và người bị loại bỏ, sự gia tăng việc dấn thân bảo vệ cho tính toàn vẹn của sáng tạo và sự khát khao công lý, hoà giải và hoà bình.
[8] Nhưng chúng tôi không thể nhắm mắt trước bóng đêm bao phủ trên cuộc sống của nhiều người: những chia rẽ và xung đột, bạo lực và căm thù, sự lạm dụng tôn giáo nhằm cổ vũ cho các ý thức hệ quá khích và khủng bố, khoảng cách giàu nghèo hiện đang nới rộng hơn bao giờ hết, sự khổ đau của nhiều người vì sự tột cùng của nghèo khổ, đói khát và bệnh tật, như HIV/AIDS, nhiều bất công và lạm dụng quyền lực như chính quyền tham nhũng, mậu dịch không kiểm soát được, việc mua bán vũ khí và việc tàn phá môi trường. Chúng tôi cũng cần phải nói thêm về các thế lực khác làm hạ thấp sự sống như chủ nghĩa tiêu thụ, chủ nghĩa khoái lạc và thuyết tương đối, ảnh hưởng tiêu cực của phương tiện truyền thông đại chúng và sự tan vỡ đời sống gia đình. Vì chính sách khủng bố lan rộng toàn cầu nên sự sợ hãi của những người khác cũng leo thang và trải rộng. Chúng tôi lo lắng về hoàn cảnh đau khổ của các Kitô hữu ở Trung Đông, nhất là ở Thánh Địa, nơi mà nhiều anh em và chị em phải cam chịu đau khổ.
[9] Trong số nhiều phát triển tiến tích cực trong Giáo Hội, chúng tôi nêu bật đặt biệt về sự gia tăng tình yêu đối với Lời Chúa, vốn làm cho Giáo Hội loan báo Tin Mừng và truyền giáo hơn nữa. Với lòng biết ơn, chúng tôi chú ý đến thực tại khao khát Lời Chúa trong những con người đơn sơ và trong giới trẻ ở nhiều vùng, việc đọc Kinh Thánh chung ngày càng phổ biến, sự đa dạng về các khía cạnh và các cách tiếp cận để gặp gỡ Lời Chúa. Chúng tôi cũng muốn đề cập đến việc canh tân nhận thức về Kinh Thánh trong phụng vụ, trong giáo lý, trong các nghiên cứu chú giải và thần học. Ở nhiều nơi, việc thực hành ngẫm đọc Kinh Thánh theo lối cổ xưa lectio divina đang được khôi phục. Việc sử dụng phương pháp bối cảnh hoá cho việc ngẫm đọc cầu nguyện theo Kinh Thánh để xây dựng cộng đoàn.
[10] Tuy nhiên, có một số nước, nơi mà Kinh Thánh không còn được trải nghiệm như là nguồn mạch sự sống, cũng là nơi mà lòng nhiệt thành mục vụ Kinh Thánh gặp khó khăn và thất bại. Nhìn vào toàn thể Giáo Hội, chúng tôi nhận thức rằng vẫn còn nhiều trở ngại nhằm ngăn Lời Chúa trở thành trung tâm giá trị của hoạt động mục vụ của Giáo Hội: thất học, nghèo khổ, chủ nghĩa quá khích, tâm thức theo thuyết giáo quyền – của các linh mục, giám mục và cũng có trong giáo dân - điều đó diễn tả sự thiếu quan tâm và lo lắng để cổ vũ cho việc đọc Kinh Thánh, và vẫn còn khoảng cách lớn giữa chú giải và công việc mục vụ vốn dễ làm cho việc tiếp cận Kinh Thánh gặp khó khăn. Chúng tôi lấy làm tiếc về một nghịch lý là sự khao khát Lời Chúa của tín hữu lại không được đáp ứng một cách thích đáng bằng sự giảng giải của các linh mục và các thừa tác viên giáo dân về Lời Chúa vì những thiếu sót trong mục vụ cũng như trong chuẩn bị tri thức.
Nhận định thực tại trong ánh sáng của Lời Chúa
[11] Chúng tôi đã noi gương Kitô hữu Phi Châu đầu tiên được mô tả trong Cv 8,26-39. Qua việc lưu tâm đọc Kinh Thánh và đối thoại với người đồng hành, người trở thành sứ giả của Chúa Kitô vì ông, viên thái giám người Ethiopia đã nhận thức được sự hiện diện của Ngôi Lời Nhập thể trong Kinh Thánh và cả trong đời sống của ông. Việc suy tư, cầu nguyện và chia sẻ chung của chúng tôi được truyền cảm hứng từ Is 55 và Mt 5-7.
[12] Bằng việc ngẫm đọc cầu nguyện đoạn Is 55,1-13 và suy tư về bản văn, chúng tôi đã khám phá ra hình ảnh của một Thiên Chúa động lòng thương xót, Ngài mời gọi chúng tôi đến với bàn tiệc tình yêu của Ngài. Ngài đưa ra sáng kiến hòa giải giữa chính Ngài và dân Ngài. Quyền năng sáng tạo, năng động và thánh hóa của Lời Ngài có thể khôi phục và biến đổi những gì bị tàn phá và đổ vỡ. Việc tái lập giao ước giữa Thiên Chúa và Dân Ngài dẫn đến sự hòa giải giữa các dân tộc và mang lại hòa bình.
[13] Như thời Đệ nhị Isaia, ngày nay Thiên Chúa cũng ban cho chúng ta quà tặng là Lời Ngài, là nguồn mạch của sự hòa giải, công lý và hòa bình. Ngài kêu gọi chúng ta hoán cải con tim tận gốc rễ trên mọi bình diện, trở về với Ngài bằng sự vâng phục, bằng cách này tạo nên khả năng hòa giải đích thực với tha nhân. Thế giới của chúng ta, một thế giới mong mỏi cho hòa bình và công lý có thể được biến đổi và tái tạo bởi Lời Chúa, vốn có quyền năng và hiệu năng. Lời Chúa có thể chữa lành những vết thương của bất công và thù hận, đưa đến đời sống mới. Trong cuộc gặp gỡ Lời Chúa hằng ngày, chúng ta có thể trải nghiệm sức lôi cuốn của Lời Chúa, vốn kêu gọi chúng ta tích cực dấn thân cho công lý và hòa bình.
[14] Chúng tôi cũng suy tư về Tám Mối Phúc Thật (Mt 5,1-12), phần dẫn nhập của Bài giảng trên Núi mà các Giáo Phụ xem như là một bản tóm lượt toàn bộ Tin Mừng. Được chỉ dẫn bởi sứ điệp của Tám Mối Phúc Thật như được tìm thấy trong truyền thống của Giáo Hội, bằng sự nghiên cứu uyên thâm và bằng việc chia sẻ trong các cộng đồng nhỏ của các đất nước khác nhau, chúng tôi một lần nữa khám phá thách đố to lớn của Chúa về sự biến đổi các giá trị. Tám Mối Phúc Thật phản ánh các giá trị tiêu biểu trong Vương Quốc Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Kitô đã công bố và làm cho hiện thực qua đời sống, sự chết và sự sống lại của Người. Chúng diễn tả sự ưu đãi của Thiên Chúa dành cho người nghèo và diễn tả lập trường tương phản hoàn toàn với thế giới bị toàn cầu hoá của chúng ta, một thế giới bị đánh dấu bởi sự sùng bái ngẫu tượng, tiền bạc, quyền lực, khoái lạc và kiến thức. Tuy nhiên, người nghèo, người đau khổ và những người khao khát công lý được gọi là có phúc không vì hoàn cảnh sống hiện tại của họ nhưng đúng hơn là quyền được hứa ban cho Nước Trời. Lời hứa được chúng ta mong đợi để mở ra con tim, khối óc và sự đáp trả quảng đại. Một thế giới mới được thống trị bởi các giá trị của công lý và hòa bình là điều có thể có nếu chúng ta, các môn đệ Chúa Kitô, được biến đổi bởi sức mạnh của Lời Người và cùng nhau phấn đấu hướng đến sự nhận thức rõ về Nước Trời.
[15] Công cuộc hòa giải sẽ chỉ có thể thực hiện được nếu Giáo Hội thấm nhuần những thái độ cơ bản được thể hiện trong Tám Mối Mối Phúc. Những người sống trong tinh thần của Tám Mối Phúc Thật chính là những tác nhân của Thiên Chúa để dẫn đến hòa giải, công lý và hòa bình. Họ nhận thức được rằng họ không bao giờ có thể trốn tránh thánh giá của Chúa Kitô (x. Mt 5,9). Chứng tá của các vị tử đạo mới trong thời đại chúng ta, như Giám mục Oscar Romero của Salvador và các tu sĩ Dòng Xitô nhặt phép (Trappist) của Algeria, cho thấy rõ ràng rằng thách đố này không chỉ được xem xét theo đường hướng duy linh. Chỉ có Giáo Hội vốn không chọn con đường rộng rãi và dễ dàng để tránh những xung đột mới có thể là muối và ánh sáng cho thế gian (x. Mt 7,13-14; 5,13-16).
IV. Đáp trả của chúng ta đối với các thách đố của thực tại
[16] Chúng tôi đưa ra lời kêu gọi canh tân việc sử dụng Kinh Thánh để cổ vũ cho việc hòa giải, công lý và hòa bình. Đối chiếu với Lời Chúa, chúng tôi không thể chỉ kết án những điều xấu xa làm kích động bạo lực và bất công trong thế giới của chúng ta mà chúng tôi còn phải dấn thân chính mình và mời gọi những người khác cùng kết hợp đấu tranh vì một thế giới công bằng và hòa bình.
[17] Nhiệm vụ của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo là thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh, cung cấp cho Giáo Hội sự nuôi dưỡng thiêng liêng qua sự sinh động của Kinh Thánh để Lời Chúa có thể là linh hồn thật sự (anima) của đời sống mục vụ của Giáo Hội. Nhân dịp Hội nghị Toàn thể lần thứ 7, các thành viên của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo nhắc lại cam kết của mình về nhiệm vụ này. Suy tư của chúng tôi trong những ngày này đã làm sáng tỏ rằng linh đạo Kinh Thánh không phải là thuyết duy linh một chút nào, nhưng bao quát trên mọi khía cạnh của đời sống con người.
Chúng tôi mong đợi Thượng Hội đồng Giám Mục sắp tới về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Mạng của Giáo Hội” và ủng hộ bằng lời cầu nguyện và những đề nghị của chúng tôi gửi đến các thành viên của hội đồng sẽ tham gia vào các buổi thảo luận. Chúng tôi sẵn lòng phục vụ Giáo Hội trong việc thi hành các quyết định và khuyến cáo của Thượng Hội đồng sẽ được nói rõ trong Tông Huấn sẽ được ban hành sau đó.
[18] Các ưu tiên trong công việc của chúng tôi từ 2008 đến 2014
Đưa vào miêu tả cả những thách đố mà chúng tôi khám phá trong hội nghị này cũng như các nhu cầu của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo cùng các thành viên, Hội nghị Toàn thể xác định các ưu tiên tổng quát dưới đây cho sáu năm tới:
- Sự sinh động của Kinh Thánh trong toàn thể đời sống Giáo Hội, để mọi thừa tác vụ mục vụ được truyền cảm hứng, được sống động bởi Lời Chúa.
- Cổ vũ việc huấn luyện Kinh Thánh cho mọi tác nhân của việc loan báo Tin Mừng: giáo dân, nhất là giáo lý viên, các tu sĩ, linh mục và giám mục – bằng cách cung cấp kiến thức sâu hơn về Kinh Thánh, niềm vui thích trở về với Lời Chúa, linh đạo Kinh Thánh với những khả năng để phát triển các phương pháp sáng tạo và các kỹ năng dành cho thừa tác vụ mục mục vụ Kinh Thánh. Điều này phải nằm trong các chương trình huấn luyện của trong các phân khoa thần học và các học viện giáo dục.
- Cổ vũ tập quán ngẫm đọc lectio divina theo bối cảnh hoá và có sáng tạo, vốn có thể thúc đẩy làm cho đức tin và đời sống xứng hợp nhau hơn, dẫn đến sự biến đối xã hội.
- Sự sinh động trong các Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản và các cộng đoàn Kitô giáo nhỏ khác làm cho họ thật sự trở nên những chủ thể của việc đọc Kinh Thánh. Điều này đòi hỏi sự thăng tiến khả năng lãnh đạo của giáo dân, sự đào sâu thêm đức tin trong gia đình và đặc biệt nhấn mạnh đến các viễn tượng thông diễn chuyên biệt (như người Nữ, người Nam, trẻ em, giới trẻ, người bản xứ và các nhóm sắc tộc di dân).
- Cổ vũ sự sinh động của Kinh Thánh trong trẻ em, giới trẻ, và các sinh viên đại học, để qua Lời Chúa giúp họ tìm kiếm đường hướng đích thực để sống viên mãn.
- Sáng tạo và đổi mới trong việc sử dụng phương tiện truyền thông điện tử và kỹ thuật số để truyển đạt và phổ biến sứ điệp của Kinh Thánh.
- Tăng cường mọi nỗ lực của chúng ta về đối thoại đại kết, liên tôn, liên văn hóa và đối thoại với tất cả mọi người thiện chí với quan điểm hòa giải, công lý và hòa bình.
- Nuôi dưỡng thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh tại Á Châu với sự chú trọng đặc biệt đối với Trung Quốc như một ưu tiên của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo trong thời kỳ 2008-2014, và điều này nhằm đáp ứng những yêu cầu đến từ Á Châu.
[19] Để thực hiện được những ưu tiên này trên các bình diện khác nhau của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo, Hội nghị Toàn thể đã đưa ra những kế hoạch hoạt động như sau:
- Đặt kế hoạch và phương pháp mục vụ Kinh Thánh sinh động nhằm đảm bảo sự hiện diện của Lời Chúa trong các khu vực mục vụ và để thực hiện tốt hơn sứ mạng loan báo Tin Mừng của Giáo Hội. Các thành viên của Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo phải cổ vũ cho việc hợp nhất “thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh” trong các chương trình huấn luyện linh mục, tu sĩ và giáo dân.
- Thành lập các ủy ban chuyên biệt về thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh trong các giáo phận và các Hội Đồng Giám Mục, những nơi xem đây chưa phải là một ưu tiên.
- Cổ vũ việc giảng dạy Kinh Thánh, linh đạo Kinh Thánh và dấn thân đại kết dựa trên nền tảng Kinh Thánh.
- Đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa Lời Chúa, thừa tác vụ mục vụ và dấn thân xã hội.
- Tìm kiếm những hình thức mới của thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh, nhất là ở những quốc gia và những thành phố lớn đang bị đánh dấu bởi lối sống hậu hiện đại, với những đặc điểm của chủ nghĩa tiêu thụ, mất đi các giá trị cuộc sống và sự tan vỡ trong cuộc sống.
- Tổ chức những ngày hòa giải trong đó cổ vũ cầu nguyện, suy tư, dấn thân và đọc Kinh Thánh từ viễn tượng mục vụ, xã hội, văn hóa, sinh thái và đại kết. Chuẩn bị các loại tài liệu liên quan đến các chủ đề về hòa giải, công lý và hòa bình.
- Củng cố các cơ cấu phối hợp trên bình diện vùng và tiểu vùng nhằm phát triển hơn nữa mạng lưới truyền thông, trao đổi và ủng hộ, với sự giúp sức của các phương tiện thông tin liên lạc điện tử và kỹ thuật số.
- Theo đuổi cuộc đối thoại giữa Liên Hiệp Thánh Kinh Công Giáo và Liên Hiệp Thánh Kinh Hội (UBS) để Lời Chúa có thể đến với nhiều dân tộc.
[20] Chúng tôi nhận thức được rằng “Ví như CHÚA chẳng xây nhà, thợ nề vất vả cũng là uổng công” (Tv 127,1). Bản thân chúng tôi cam kết sẽ cầu nguyện và làm việc vì mục đích hòa giải, công lý và hòa bình. Chúng tôi nhận thức rằng chúng tôi phải tin cậy vào ơn huệ Chúa Thánh Thần, Đấng trao quyền cho chúng tôi hoàn thành công việc cấp bách này trong thời đại của chúng ta. Theo dấu chân của các môn đệ trên đường Emmaus, những người đã gặp gỡ Chúa Phục Sinh trong việc chia sẻ Lời Chúa và bẻ bánh, chúng tôi tin chắc rằng toàn thể Giáo Hội luôn cần được nuôi dưỡng bằng “bánh ban sự sống lấy từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô” (MK 21) và cố gắng đóng góp vào những nỗ lực này qua thừa tác vụ mục vụ Kinh Thánh của chúng tôi.
Vatican đã kỷ luật một nhân vật quan trọng thuộc trung tâm hành hương Medjugorje
Lm Nguyễn Hữu Thy
10:44 13/09/2008
Vatican đã kỷ luật một nhân vật quan trọng thuộc trung tâm hành hương Medjugorje
Linh mục Tomislav Vlasic, Dòng Thánh Phanxicô, một người bênh vực quan trọng của phong trào sùng kính Đức Mẹ ở Medjugorje/Bosnia-Herzogwina, đã bị Toà Thánh kỷ luật nặng vì tội bất phục tùng, gian xảo, truyền bá những lạc thuyết và có những sai phạm về tính dục trầm trọng. Đức Cha Ratko Peric, Giám Mục giáo phận Mostar-Duvno và đồng thời phụ trách cả trung tâm hành hương Medjugorje, đã cho hay là Linh Mục Vlasic buộc phải rời bỏ Medjugorje và đến tạm trú tại một Tu Viện Thánh Phanxicô ở Bắc Ý cho tới khi có lệnh mới. Ngoài ra, Linh Mục Vlasic còn phải chấm dứt tất cả mọi liên lạc với cộng đoàn sùng kính Mẹ Maria do ngài thành lập, cấm ngặt không được giảng lễ, không được thi hành công tác Mục Vụ cũng như xuất hiện công khai trước giáo dân.
(trích tuần báo Paulinus, giáo phận Trier/Đức, số 37, ngày 14.9.2008)
Medjugorje, mỗi năm có tới hàng triệu khách hành hương về kính viếng Đức Mẹ |
(trích tuần báo Paulinus, giáo phận Trier/Đức, số 37, ngày 14.9.2008)
40 Ngày Bảo Vệ Đời Sống Con Người từ 24 tháng 9 đến 2 tháng 11, 2008
Bùi Hữu Thư
10:48 13/09/2008
40 Ngày Bảo Vệ Đời Sống Con Người từ 24 tháng 9 đến 2 tháng 11, 2008
Fals Church, VA, ngày 13 tháng 9, 2008: Mùa Thu năm nay từ 24 tháng 9 đến 2 tháng 11, 2008, cộng đồng Falls Church sẽ kết hiệp với nhiều thành phố khác trên quốc gia Hoa Kỳ - và trên thế giới – để tham dự vào một cuộc trưng dụng nhân lực lớn nhất trong lịch sử - đó là Chiến Dịch 40 Ngày Bảo Vệ Đời Sống. Những người có Đức Tin sẽ cầu nguyện cho nỗ lực này nhằm đánh dấu được sự khởi đầu của chung cuộc của việc phá thai.
40 Ngày Bảo Vệ Đời Sống Con Người là một chiến dịch tập trung đã có kết qủa là đạt được những biện pháp cứu mạng sống tại 130 thành phố. Một vài thành phố đã báo cáo là có tới 28% sự giảm bớt trong số các vụ phá thai, và hàng trăm người đã tham dự vào các nỗ lực tông đồ cứu mạng sống tại các địa phương.
Chiến dịch 40 Ngày Bảo Vệ Đời Sống Con Người có 3 thành phần thiết yếu:
• Cầu nguyện và ăn chay: Mời gọi mọi người cùng ăn chay và cầu nguyện sốt sắng cho việc chầm dứt phá thai.
• Canh thức hòa hoãn: Đứng bên ngoài Falls Church Healthcare Center tại 900 S. Washington Street trong 40 ngày để phản đối.
• Họat động trong cộng đồng: Đem một điệp văn tích cực và hăng hái đến mọi ngõ ngách của thành phố của chúng ta qua giới truyền thông, qua các buổi thuyết trình tại các nhà thờ, lấy chữ ký, và làm cho mọi người thấy việc làm của mình.
Muốn biết cách “nói thay cho những đứa bé không thể tự nói lên tiếng nói của chúng” tại Falls Church xin hãy gọi điện thoại cho Ruby Nicdao: 703-795-2216 hay Mary Clark: 540-797-1699 và vào mạng: www.40daysforlife.com/fallschurch
Tại Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Arlington, Virgina, được sự hỗ trợ của Đoàn Hiệp Sĩ 9655, nếu Quý Đoàn Thể hay Cá Nhân nào muốn tham gia xin ghi tên, số phôn dưới đây; hoặc liên lạc với Các bạn thanh Sinh Công qua số Điện Thoại cuả cô Christine Hồ: (703) 328-7679
40 Ngày Bảo Vệ Đời Sống Con Người từ 24 tháng 9 đến 2 tháng 11, 2008 |
Chống Phá Thai Trước Công Chúng |
Top Stories
Bishop warns Vietnamese officials not to ‘use the sword’ against Catholic demonstrators
Catholic News Agency
07:19 13/09/2008
Hanoi, Sep 11, 2008 / 06:48 pm (CNA).- Despite Vietnamese officials’ threats of “extreme actions,” many Catholic faithful are converging on Hanoi to join the demonstrations seeking the return of confiscated church property. Some laity, priests, and bishops have traveled more than 200 miles to join the demonstrations at Thai Ha church.
Writing in two newspapers on Monday, Lt. General Nguyen Van Huong, Vice-Minister of Public Security and Major-General Nguyen Duc Nhanh, the Director of the Hanoi Police Agency warned the Archbishop of Hanoi, Ngo Quang Kiet, of an imminent crackdown on the demonstrators.
Major-General Nhanh even reportedly threatened to punish anyone who writes and distributes any internet articles about the Catholics’ demonstrations.
Francis Nguyen Van Sang, the Bishop of Thai Binh, responded to the officals’ comments in a Thursday statement titled “All who take the sword will perish by the sword.” He warned the government “not to use the sword,” saying “using the sword against innocent civilians is shameful, and will be condemned by international public opinion.”
Bishop Francis Nguyen explained that the Thai Ha parishioners have repeatedly requested the return of their property, arguing that it was seized illegally.
“Only those who are totally devoid of all conscience can ignore the truth,” Bishop Francis Nguyen added in his statement, warning that “Dishonesty and brutality cannot dominate forever.”
Regardless of threats of violence from the government, “thousands of Catholics continue to gather daily here to pray,” Fr. Joseph Nguyen, a priest from Hanoi, told CNA.
“They go in procession from the monastery to the disputed land where, most of the time, they just stand in silence to pray for hours while braving cold rain and hot sun,” he added.
“The prayer protest is very peaceful,” Fr. Joseph explained. “Sometimes protestors sing hymns, sometimes they sing the rosary together. But they never yell or shout any slogans. They just stand there silently but stubbornly asking for justice.”
Several bishops from other dioceses, along with many priests and laymen, have joined the protest. Thousands of Catholics in nearby provinces had to ride bicycles to Thai Ha after police forced their buses to return.
The 82-year-old Bishop of Vinh, Paul Cao Dinh Thuyen, traveled more than 200 miles to Thai Ha on Wednesday.
“The problem of Thai Ha is also a trouble of Vinh and Thanh Hoa diocese, and of the entire Church in Vietnam,” the bishop said on his arrival.
Joseph Nguyen Chi Linh, the Bishop of Thai Hoa, concelebrated Mass for protestors with Bishop Paul Cao and Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, who has been with the protestors since last Friday.
“We are here to show our communion with you,” said Bishop Joseph Nguyen in his sermon. He asked everyone to pray intensely “for those who were arrested and for those who have been harassed somehow by the government.”
Another bishop had joined the protestors on Tuesday. Bishop Cosme Hoang Van Dat of Bac Ninh led 39 priests and hundreds of faithful from his diocese to Thai Ha to pray with the demonstrators.
“I have prayed for you from a far distance,” the bishop said. “Today, I want to be with you here at the church where I used to attend Mass in childhood… to show my solidarity with you.”
Bishop Cosme Hoang was appointed bishop of Bac Ninh on April 4. Last week he consecrated a church in Tam Dao which had been seized by the government 54 years ago. The church was returned to the diocese on August 8, after which the congregation of more than 2,000 faithful knelt down in front of the church’s altar asking God to forgive them for their failure to protect the Lord’s House.
Writing in two newspapers on Monday, Lt. General Nguyen Van Huong, Vice-Minister of Public Security and Major-General Nguyen Duc Nhanh, the Director of the Hanoi Police Agency warned the Archbishop of Hanoi, Ngo Quang Kiet, of an imminent crackdown on the demonstrators.
Major-General Nhanh even reportedly threatened to punish anyone who writes and distributes any internet articles about the Catholics’ demonstrations.
Francis Nguyen Van Sang, the Bishop of Thai Binh, responded to the officals’ comments in a Thursday statement titled “All who take the sword will perish by the sword.” He warned the government “not to use the sword,” saying “using the sword against innocent civilians is shameful, and will be condemned by international public opinion.”
Bishop Francis Nguyen explained that the Thai Ha parishioners have repeatedly requested the return of their property, arguing that it was seized illegally.
“Only those who are totally devoid of all conscience can ignore the truth,” Bishop Francis Nguyen added in his statement, warning that “Dishonesty and brutality cannot dominate forever.”
Regardless of threats of violence from the government, “thousands of Catholics continue to gather daily here to pray,” Fr. Joseph Nguyen, a priest from Hanoi, told CNA.
“They go in procession from the monastery to the disputed land where, most of the time, they just stand in silence to pray for hours while braving cold rain and hot sun,” he added.
“The prayer protest is very peaceful,” Fr. Joseph explained. “Sometimes protestors sing hymns, sometimes they sing the rosary together. But they never yell or shout any slogans. They just stand there silently but stubbornly asking for justice.”
Several bishops from other dioceses, along with many priests and laymen, have joined the protest. Thousands of Catholics in nearby provinces had to ride bicycles to Thai Ha after police forced their buses to return.
The 82-year-old Bishop of Vinh, Paul Cao Dinh Thuyen, traveled more than 200 miles to Thai Ha on Wednesday.
“The problem of Thai Ha is also a trouble of Vinh and Thanh Hoa diocese, and of the entire Church in Vietnam,” the bishop said on his arrival.
Joseph Nguyen Chi Linh, the Bishop of Thai Hoa, concelebrated Mass for protestors with Bishop Paul Cao and Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, who has been with the protestors since last Friday.
“We are here to show our communion with you,” said Bishop Joseph Nguyen in his sermon. He asked everyone to pray intensely “for those who were arrested and for those who have been harassed somehow by the government.”
Another bishop had joined the protestors on Tuesday. Bishop Cosme Hoang Van Dat of Bac Ninh led 39 priests and hundreds of faithful from his diocese to Thai Ha to pray with the demonstrators.
“I have prayed for you from a far distance,” the bishop said. “Today, I want to be with you here at the church where I used to attend Mass in childhood… to show my solidarity with you.”
Bishop Cosme Hoang was appointed bishop of Bac Ninh on April 4. Last week he consecrated a church in Tam Dao which had been seized by the government 54 years ago. The church was returned to the diocese on August 8, after which the congregation of more than 2,000 faithful knelt down in front of the church’s altar asking God to forgive them for their failure to protect the Lord’s House.
Vietnamese Visschop neemt afscheid van gelovigen
Asia-News
12:18 13/09/2008
VIETNAMESE BISSCHOP NEEMT AFSCHEID VAN GELOVIGEN
http://www.kerknet.be/actua/nieuws_detail.php?nieuwsID=81628
BRUSSEL (KerkNet/CWN/Asianews) – Bisschop Francis Nguyen Van Sang van het bisdom Thai Binh in Vietnam heeft afscheid genomen van zijn gelovigen. Hij vertrouwde hen toe dat hij ervan uitgaat dat hij de komende dagen gearresteerd wordt, wegens zijn actieve aandeel in de acties voor de teruggave van de gronden van de parochie Trai Ha van de redemptoristen in Hanoi. De Vietnamese krant ‘Dan Tri’ schreef deze week dat Vietnamese politie aanhoudingsbevelen heeft uitgeschreven voor de leiders van de al maanden durende protestacties.
De openbare aanklager Vuong Trong had het in een gesprek met de krant ‘New Hanoi’ zelfs over “georganiseerde misdaad”. Bisschop Francis Nguyen Van Sang zei: “Ik wil afscheid nemen van mijn gelovigen om naar de gevangenis te gaan, omdat ik alle ‘zonden’ begaan heb die de staatsmedia de actievoerders van Thai Ha ten laste leggen.” De bisschop verwerpt echter de beschuldiging dat de actie illegaal is, omdat ze niet gericht is tegen de overheid. Hij onderstreepte dat de Kerk alleen terugvraagt wat haar eigendom is en de droom van recht, rechtvaardigheid en vrede wil levend houden.
(Source: Kerknet)
http://www.kerknet.be/actua/nieuws_detail.php?nieuwsID=81628
BRUSSEL (KerkNet/CWN/Asianews) – Bisschop Francis Nguyen Van Sang van het bisdom Thai Binh in Vietnam heeft afscheid genomen van zijn gelovigen. Hij vertrouwde hen toe dat hij ervan uitgaat dat hij de komende dagen gearresteerd wordt, wegens zijn actieve aandeel in de acties voor de teruggave van de gronden van de parochie Trai Ha van de redemptoristen in Hanoi. De Vietnamese krant ‘Dan Tri’ schreef deze week dat Vietnamese politie aanhoudingsbevelen heeft uitgeschreven voor de leiders van de al maanden durende protestacties.
De openbare aanklager Vuong Trong had het in een gesprek met de krant ‘New Hanoi’ zelfs over “georganiseerde misdaad”. Bisschop Francis Nguyen Van Sang zei: “Ik wil afscheid nemen van mijn gelovigen om naar de gevangenis te gaan, omdat ik alle ‘zonden’ begaan heb die de staatsmedia de actievoerders van Thai Ha ten laste leggen.” De bisschop verwerpt echter de beschuldiging dat de actie illegaal is, omdat ze niet gericht is tegen de overheid. Hij onderstreepte dat de Kerk alleen terugvraagt wat haar eigendom is en de droom van recht, rechtvaardigheid en vrede wil levend houden.
(Source: Kerknet)
Thousand of Catholics protest at Hanoi former nunciature, police raid a Hanoi parish
Joseph Nguyen
22:37 13/09/2008
Traffic came to a halt when three Bishops, hundreds of priests and nuns, and thousands of faithful made a sudden protest at Hanoi former nunciature on Saturday morning. Out of their wits, police raided a children festival at Cua Bac (North Gate) parish on the evening.
32 sisters of the Adorers of the Holy Cross congregation in Hanoi took their solemn, perpetual profession of vows in a Mass on Saturday morning at Hanoi Cathedral. Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet concelebrated the Mass with Bishop Joseph Dang Duc Ngan of Lang Son, Coadjutor Bishop Peter Nguyen Van De of Bui Chu, and 70 priests of Hanoi archdiocese and nearby dioceses.
After the Mass, priests led the faithful march in procession from St. Joseph cathedral to the former nunciature where they had held daily protests until Feb. 1 when the government promised to return it to the Church.
Local police was reinforced by special units. However, they did nothing other than blocking the area to prevent people to join protestors who virtually converted the street in front of the building into an open church for hours.
Earlier this month, Archbishop Joseph Ngo complained that there are "numerous obstacles" in the dialogue with the authorities of Hanoi and the inability to solve the matter of the former nunciature, highlighting that the lack of good will on the part of the government has also made it more difficult to solve the question of the land belonging to the parish of Thai Ha.
"The dispute over the former nunciature," he said on Sept. 4, "has dragged on for more than eight months. We have followed the policy of the Holy See to solve the dispute with frank dialogue. But it seems to be so slow.”
“In fact,” Fr. Joseph Nguyen from Hanoi reported “the dialogue with the government is fruitless. It’s not my personal view. Most Catholics in Hanoi share it. The government was supposed to have taken a series of steps to implement its commitment, but nine months now and nothing happened.” “It’s just a hollow promise,” he concluded.
Trembled by sudden developments at Hanoi nunciature and the influx into the capital of ten thousands of Catholics from northern provinces, hundreds of anti-riot police raided Cua Bac parish at 6 pm local time. A police intelligence unit had reported a protest in the said parish. However, it was not a protest at all. Thousands of faithful gathered at the church to celebrate Mid-Autumn festival for children- a feast includes unicorn dances, children songs, stage performances and a full moon lantern parade.
An open church |
Thousands of Catholics on the street |
After the Mass, priests led the faithful march in procession from St. Joseph cathedral to the former nunciature where they had held daily protests until Feb. 1 when the government promised to return it to the Church.
Local police was reinforced by special units. However, they did nothing other than blocking the area to prevent people to join protestors who virtually converted the street in front of the building into an open church for hours.
Earlier this month, Archbishop Joseph Ngo complained that there are "numerous obstacles" in the dialogue with the authorities of Hanoi and the inability to solve the matter of the former nunciature, highlighting that the lack of good will on the part of the government has also made it more difficult to solve the question of the land belonging to the parish of Thai Ha.
"The dispute over the former nunciature," he said on Sept. 4, "has dragged on for more than eight months. We have followed the policy of the Holy See to solve the dispute with frank dialogue. But it seems to be so slow.”
“In fact,” Fr. Joseph Nguyen from Hanoi reported “the dialogue with the government is fruitless. It’s not my personal view. Most Catholics in Hanoi share it. The government was supposed to have taken a series of steps to implement its commitment, but nine months now and nothing happened.” “It’s just a hollow promise,” he concluded.
Trembled by sudden developments at Hanoi nunciature and the influx into the capital of ten thousands of Catholics from northern provinces, hundreds of anti-riot police raided Cua Bac parish at 6 pm local time. A police intelligence unit had reported a protest in the said parish. However, it was not a protest at all. Thousands of faithful gathered at the church to celebrate Mid-Autumn festival for children- a feast includes unicorn dances, children songs, stage performances and a full moon lantern parade.
Tin Giáo Hội Việt Nam
32 Nữ Tu Mến Thánh tuyên Khấn Trọn Đời tại Nhà Thờ Chính Toà Hà Nội
MTG Hà Nội
11:46 13/09/2008
HÀ NỘI - Lúc 9 giờ sáng ngày 13 tháng 9 năm 2008, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Giáo phận đã chủ sự lễ tuyên Khấn Trọn đời của 32 nữ tu Mến Thánh Giá Hà Nội. Cùng đồng tế với Ngài có Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, Giám Mục giáo phận Lạng Sơn; Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám Mục Phụ Tá giáo phận Bùi Chu; Quý Đức Ông và khoảng gần 70 Linh mục trong và ngoài giáo phận, có rất đông các tu sĩ nam nữ, chủng sinh, giáo dân và các thân nhân, ân nhân của Hội dòng từ khắp nơi về tham dự Thánh Lễ.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục nhắc lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: Ai muốn theo Ta, thì hãy vác thập giá mình mọi ngày mà theo Ta. Và điều đó cũng rất phù hợp với Linh Đạo Mến Thánh Giá: Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí mỗi chị em Mến Thánh Giá. Ngài mời gọi tất cả cộng đoàn cầu nguyện thật nhiều cho các chị em được trung thành trong ơn gọi sống đời thánh hiến.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân đã nói về ơn gọi của Abraham, một con người có lòng tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Và Ngài cũng kêu gọi các chị em khấn sinh cũng hãy tin tưởng, phó thác như Abraham cho dù có được sai đến bất kể nơi nào. Đặc biệt Ngài còn nói: "người đi tu không phải là những người bất bình thường, không phải là những người điên, những người không biết yêu nhưng là những người có một tình yêu cao thượng vượt trên mọi thứ tình yêu khác vì tình yêu này được bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa".
Nghi thức tuyên khấn Trọn Đời, 32 chị đã nói lên quyết tâm hiến thân trọn đời thuộc về Chúa. Đức Tổng đã xướng Kinh Cầu Các Thánh, để nhờ lời chuyển cầu và theo gương các Ngài, chị em sẽ can đảm bước đi trên đường theo Chúa, phục vụ Giáo Hội và xã hội.
Kết thúc Thánh Lễ, chị Têrêsa Đỗ Thị Hoạt, Tổng Phụ trách Hội Dòng đã cám ơn Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Đức Ông, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh cùng toàn thể thân nhân, ân nhân và cộng đoàn dân Chúa đã đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các tân khấn sinh và Hội Dòng.
Sau Thánh Lễ toàn thể cộng đoàn dân Chúa ra viếng Đức Mẹ bên Toà Khâm Sứ.
Mở đầu Thánh Lễ, Đức Tổng Giám Mục nhắc lại lời mời gọi của Chúa Giêsu: Ai muốn theo Ta, thì hãy vác thập giá mình mọi ngày mà theo Ta. Và điều đó cũng rất phù hợp với Linh Đạo Mến Thánh Giá: Đức Kitô chịu đóng đinh là đối tượng duy nhất của lòng trí mỗi chị em Mến Thánh Giá. Ngài mời gọi tất cả cộng đoàn cầu nguyện thật nhiều cho các chị em được trung thành trong ơn gọi sống đời thánh hiến.
Trong bài giảng, Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân đã nói về ơn gọi của Abraham, một con người có lòng tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Và Ngài cũng kêu gọi các chị em khấn sinh cũng hãy tin tưởng, phó thác như Abraham cho dù có được sai đến bất kể nơi nào. Đặc biệt Ngài còn nói: "người đi tu không phải là những người bất bình thường, không phải là những người điên, những người không biết yêu nhưng là những người có một tình yêu cao thượng vượt trên mọi thứ tình yêu khác vì tình yêu này được bắt nguồn từ tình yêu Thiên Chúa".
Nghi thức tuyên khấn Trọn Đời, 32 chị đã nói lên quyết tâm hiến thân trọn đời thuộc về Chúa. Đức Tổng đã xướng Kinh Cầu Các Thánh, để nhờ lời chuyển cầu và theo gương các Ngài, chị em sẽ can đảm bước đi trên đường theo Chúa, phục vụ Giáo Hội và xã hội.
Kết thúc Thánh Lễ, chị Têrêsa Đỗ Thị Hoạt, Tổng Phụ trách Hội Dòng đã cám ơn Đức Tổng, quý Đức Cha, quý Đức Ông, quý cha, quý nam nữ tu sĩ, chủng sinh cùng toàn thể thân nhân, ân nhân và cộng đoàn dân Chúa đã đến tham dự thánh lễ cầu nguyện cho các tân khấn sinh và Hội Dòng.
Sau Thánh Lễ toàn thể cộng đoàn dân Chúa ra viếng Đức Mẹ bên Toà Khâm Sứ.
Nhóm Bông Hồng Xanh với căn nhà tình thương cho gia đình chị Đào
Maria Vũ Loan
19:57 13/09/2008
KIÊN GIANG - Kết thúc mùa hè, nhóm công tác xã hội Bông Hồng Xanh lại có một chuyến đi về miền tây. Cũng vào sáng thứ bảy trong tháng 9 này, tôi và một cộng tác viên khăn gói quả mướp về Kiên Giang để tiếp nhận căn nhà tình thương do độc giả VietCatholic trợ giúp, nhân tiện, chúng tôi còn ghé thăm giáo xứ An Bình và giáo họ Xáng Cụt ở huyện Gò Quao nữa.
Xem hình ảnh mái ấm mới của gia đình Chị Đào
Căn nhà do độc giả Vietcatholic đóng góp.
Vừa bước lên xe, tâm lý của tôi đã có phần căng thẳng vì đi xa mà mang theo một số tiền khá lớn. Số tiền Việt được giắt vào bên trong người làm cho tôi yên tâm hơn. Không khí trong xe của tư nhân khá ngột ngạt, tôi thầm đọc kinh lần hạt bằng bàn tay gầy guộc của mình; không có kinh Mân Côi, tôi không thể chịu nổi cái xe và quãng đường dài 240 km này.
Thời gian từ lúc “nhảy bổ vào laptop” đến lúc tiếp nhận căn nhà chỉ có hai mươi lăm ngày, quả là nhanh chóng. Trước hết là do Chúa chúc lành cho việc này, rồi đến tấm lòng của quí độc giả ân nhân, mỗi người một vẻ, mỗi người một nét nhưng nhìn chung là ai cũng nhanh tay vì qui vào hai chữ “yêu thương”.
Sau bài viết lần trước, còn có thêm anh Dominic, một vị thường coi tôi như cô em gái; chị Diệu Mỹ, một phụ nữ rất thương người, sống độc thân và thích gọi điện nói chuyện với tôi vào lúc đêm đã khuya; còn anh chị Vũ Đức Khoa thì tôi nhận tiền hai ba lần rồi mà chẳng biết anh là người thế nào.
Đến thời điểm tôi cất bước lên đường, số tiền cần là 3100 usd, mà thu được và dự chi chưa đủ, còn thiếu đến 900 usd, nhưng tôi nhất định mượn thêm tiền của người em để tiến hành nhanh gọn. Khi có người đồng ý bán đất, tôi liền mua thật nhanh để ý định được thành sự, không kịp cho ai bàn tán vì ở vùng quê, người nói ra kẻ nói vào là rất dễ hỏng chuyện. Ở vùng thôn quê này, có lẽ người ta chỉ phải đền cái tội “lắm chuyện” mà thôi, chứ không có cướp bóc, ngoại tình, gian dối; Chúa Giêsu mà đi đến thăm nơi này với những môn đồ thân cận thì thế nào bà Ma-đa-len-na cũng bị lườm bị nguýt!
Căn nhà mới được xây trên diện tích ngang 5 mét dài 16 mét, gồm một trệt, một mái tôn, hai cây mít và một cây ổi phía trước; chưa có nhà bếp, mái trước và mái sau hai ngày nữa sẽ lợp tiếp; như thế cũng quí lắm rồi. Tuy trông đơn sơ nhưng đúng là “hàng Việt Nam chất lượng cao” vì phải mua cả đất mới xây lên được; còn ở những nơi khác, khi cấp nhà tình thương, bản thân gia đình nghèo ấy thường phải có đất mới được giúp xây cất lên.
Sáng ngày 01/9/2008, chúng tôi vào nhận nhà và giúp chị Đào đưa đồ đạc từ ghe lên. Hai bà cộng tác viên mang tượng Chúa, Đức Mẹ và thánh Giuse để lên bàn thờ. Bà CTV ăn chay trường mời chúng tôi và mẹ con chị Đào quì xuống đọc kinh đến nửa giờ đồng hồ. Tôi quì được một tí thì giả bộ đứng lên chụp hình rồi ra ngoài luôn. Xin đừng cười nhé, bắt tôi làm việc xã hội gian khổ thì được, nhưng đọc kinh lâu quá thì đành chào thua.
Việc ở lại vùng này bốn ngày làm tôi có thời giờ hiểu thêm lý lịch của chị Đào và bà CTV ăn chay đạo đức ấy. Cũng ly kỳ như chuyện phim. Mẹ chị Đào là một người phụ nữ say mê công việc nào đó nên khi sinh chị ra, bà đã để lại bệnh viện rồi âm thần bỏ đi. Một bà mẹ khác, cũng vào bệnh viện sinh con, có đứa con mới sinh bị chết, thế là chị Đào được lấp vào khoảng trống đau khổ của bà mẹ kia.
Lớn lên, không biết cha mẹ là ai, chị vui vẻ sống với những anh chị em khác cha khác mẹ với mình. Khi bố mẹ nuôi chết đi chị nhận được ba công đất gia tài. Vì túng thiếu, chị bán đất có vị trí tốt đó để mua đất ở nơi khác rẻ hơn mong có dư tiền tiêu pha. Nào ngờ, mua nhầm phải đất nhiễm phèn, làm lúa không được nhiều rồi con lại ốm đau liên miên, chị bán quách chỗ đất ấy về cất chòi ở nhờ người em con bà mẹ nuôi.
Ở chung, cả trẻ con và người lớn sinh cãi vã đời thường, thế là chị đành mua cái ghe nhỏ xuống bờ sông ở, đến nay đã bảy tám năm rồi. Nay, nhờ tiền của độc giả Vietcatholic, chị lại được lên bờ. Nếu là đạo diễn, tôi sẽ làm một phim truyện ngắn về cuộc đời chị Đào, với tên của phim là: “Trôi theo dòng tiền!”
Tôi còn phải ra xã để làm giấy tờ, rất dễ dàng, không khó như ở Sài Gòn. Nhớ lại, khi xây căn nhà của cha mẹ tôi thì thật là khổ sở vô cùng. Nếu không nhờ cô em dâu “làm dữ” ở phường thì xây không nổi. Tôi uất ức và chán nản, đòi viết bài lên báo nhưng ba tôi không cho. Chắc là từ bây giờ đến chết, tôi chẳng còn muốn đổi nhà hay xây cất gì nữa. Cái mộng làm giám đốc một trại nuôi người già, trợ giúp thanh niên và trẻ em bụi đời cũng tan theo mây khói. Mà làm việc thì phải được tự do phát triển chứ lúc nào cũng phải làm đơn xin phép này nọ thì chán chết!
Đám thợ muốn “nhậu một bữa” để hoàn công. Tôi đồng ý đãi một lần “cầy tơ” và rượu đế nhưng từ chối tham dự vì phải về Sài Gòn làm việc. Tôi thích thưởng thức món “nai đồng quê” (thịt chó) với bia Heneiken; mà chỉ cụng ly với các bạn trẻ Bông Hồng Xanh tôi mới thấy vui thật sự.
Từ đầu kênh đến cuối kênh, nhiều người khen tặng công việc Nhóm chúng tôi đã thực hiện cho gia đình nghèo khó này.
Chúng tôi còn ghé thăm một bà bị mù ở kênh 10 B. Đó là người phụ nữ đã lục tuần, sống độc thân, bị mù từ năm 53 tuổi vì khi đi kiếm củi bị mảnh vỏ cây văng vào mắt. Bà sống trong căn chòi dựng nhờ trên đất của người ta, với hai đứa cháu gái không biết chữ, tối ngày đi mò cua bắt cá. Vì cạn tiền, chúng tôi chỉ tặng bà năm ký gạo, chai dầu xanh Singapore, cục xà bông và khi nhìn thấy cái chiếu trên vạt tre quá cũ, tôi nhờ người hàng xóm đi mua chiếu mới. Bà nương nhờ hai đứa cháu gái và thường được giáo dân quanh đó giúp đỡ.
Trước ngày sinh nhật Đức Maria 2008 vừa qua, bà trở thành người Kitô hữu trong niềm vui của nhiều người. Dù khởi đầu ý định theo đạo là gì đi chăng nữa, tôi vẫn thấy niềm tin nơi những người tân tòng thật là đáng quí trọng.
Quí vị độc giả ân nhân đóng góp xây căn nhà tình thương đợt hai là:
Cha Alfongso Trần Đức Phương 300 USD
Một cha dòng Chúa Cứu Thế (hải ngoại) 100 + 50 USD
Anh Dominic (anh 6) 200 USD
Chị Diệu Mỹ 100 USD
Anh chị Vũ Đức Khoa 200 USD
Thăm giáo xứ An Bình, huyện Gò Quao
Sáng Chúa nhật, từ bến đò kênh 1, sáu người chúng tôi ngồi trên ba xe gắn máy, phải đi qua hơn 50 km để đến nhà thờ An Bình. Đường dễ đi, cây hai ven đường xanh mượt, có đoạn hàng dừa cao quá đầu người, tạo một cảm giác là lạ như đang di chuyển dưới lòng đất. Sáng Chúa nhật mà được đi qua những con đường quê thế này thì thật là thú vị.
Chợ ở huyện Giồng Riềng khá rộng nhưng sắp xếp luộm thuộm quá. Mấy chiếc xe lôi chờ khách trông đơn sơ nghèo nàn, thấy thương thương làm sao người dân Việt cần cù chịu khó. Khi nhìn những người mà vẫn phải đi kiếm tiền vào ngày Chúa nhật, tôi cứ thấy trong lòng hiện lên một nỗi buồn.
Một cây cầu cong, đẹp chính là đầu con đường dẫn vào nhà thờ. Cha xứ đã xin nơi này nơi kia được khoảng 100 triệu đồng (gần 7 ngàn usd) để làm con đường tráng xi măng nên lối đi mới được sạch đẹp thế này.
Tiếp chúng tôi trong phòng khách của nhà xứ, cha chánh xứ Hier Nguyễn Văn Ngọ nói về sinh hoạt của nhà thờ này. Cũng có những nét như bao nhiêu nhà thờ vùng sâu vùng xa khác: vắng vẻ, thưa người, điều kiện hội họp lễ lạc không được như nơi thành phố. Ở đây tuy người dân không còn xin lễ bằng cách “chân thành” là đưa nải chuối hay chục trứng gà như ngày trước nữa, nhưng một năm giáo dân xin lễ rất ít. Cha xứ vừa lỗ mấy chục triệu đồng vì nuôi cá tra. Còn trồng lúa thì năm nay mới bắt đầu làm. Tôi nói:
“ - Sao con tặng các cháu vở học sinh và cặp mà cha không nhận? Con đã cạn túi vì xây nhà tình thương rồi, tiếc quá chúng con không thể giúp học bổng bằng tiền mặt.”
“ - Tập thì tôi đã phát cho các cháu rồi, còn dùng cặp ở đây thì phí quá!”
Cho đến lúc cha dẫn chúng tôi đến ấp An Thọ, xã Định An, một nơi nhiều người dân ngoại đạo và người dân tộc Khơ-me, thì mới có nhiều điều để nói. Bà trưởng ấp kể rằng: “Mấy năm về trước ở đây còn rất nghèo, nghèo đến nỗi khi có người chết, người ta tự làm đám ma tại nhà rồi bó xác vào cái chiếu hoặc vào hòm bằng cây tạp, mang ra chỗ đất trống, để tơ hơ giữa trời, chất củi vào rồi thiêu rất vô tư. Có những trường hợp ít củi quá, lúc thiêu xác cháy hết, xương lẫn lộn vào than đỏ, nhưng lục phủ ngũ tạng (bộ đồ lòng) không cháy hết vì ẩm ướt, người ta hốt tro và cả cỗ lòng đó đem hất xuống sông. Thấy mà ớn nhưng thật tội nghiệp! Hơn một năm qua, một ngôi chùa đã xây lò thiêu nên người ta chỉ xin hòm và tiền chuyên chở để đưa xác đi thiêu.”
Cũng dễ hiểu thôi, cuộc sống của họ xem ra quá bấp bênh: làm được ngày nào “xào” ngày đó. Có 314 hộ, là khoảng 1700 người thì thanh niên dạt lên thành phố kiếm sống 30%, còn phụ nữ người dân tộc sinh đẻ thoải mái nên trẻ con khá đông. Buổi sáng chúng học trường công lập, buổi chiều đi lượm bọc nilon ở bãi rác. Đến tối, đứa nào siêng và ham vui đùa thì đến Chùa học tiếng Khơ-me. Hằng năm vào tháng 7 và 8, nơi này cần cứu đói vì ruộng ở đây một năm hai vụ nhưng mùa màng thất bát, chăn nuôi heo gà lúc được lúc không…Trước đây người ta lấy lục bình (bèo) đan thành giỏ rất đẹp nhưng rồi thấy được ít tiền lại chẳng có ai làm nữa, dù lục bình ở đây to cánh, to hơn bình thường và dai, dễ lấy và cũng dễ trồng ở sông.
Lần trước, cha Ngọ xin được 15 cái giếng nước đóng, mỗi cái hơn 100 usd để cho ấp này. Thỉnh thoảng cha còn góp tiền cùng với địa phương làm đường xi măng vài đoạn nữa, nếu không thì thật khó đi lại. Mới đi được một nửa ấp tôi đã thấy chùn chân muốn trở về, nhưng không được nữa, phải xuống cái ghe bé xíu mà đi tiếp.
Điều đang cần ở nơi đây là làm mấy cây cầu. Đi qua mấy cây cầu khỉ tôi sợ quá mà hằng ngày trẻ con vẫn đi học. Để làm một cây cầu gỗ mất khoảng 500 usd, nếu làm cầu lớn hơn một chút, có mặt cầu bằng xi măng thì mất nhiều tiền hơn. Chắc là phải có bàn tay nhiệm mầu mới làm cho nơi này thay da đổi thịt.
Trở lại nhà xứ, cha đãi chúng tôi bữa cơm trưa rất ngon miệng.
Tạm biệt cha xứ An Bình, chúng tôi hứa là khi có tiền sẽ đến đây làm cầu và sẽ được “see you again” cha.
Đến giáo họ Xáng Cụt, huyện Gò Quao
Cũng trong ngày Chúa nhật, rời xã Định An, chúng tôi đi thêm 13 km và qua một cái phà mới đến được giáo xứ Xáng Cụt. Chỉ có con đường nhỏ dẫn vào nhà thờ, xe hơi không có đường đi, nói chung là thật hẻo lánh, khó khăn. Gọi là hẻo lánh vì nhà thờ thuộc giáo phận Long Xuyên mà từ chỗ này lên nhà thờ chánh tòa Long Xuyên phải hơn 100 cây số. Đang mải ngắm cảnh, tôi thấy chiếc xe gắn máy đi phía trước đổ xuống, một phụ nữ mập tròn văng xuống ruộng. Vừa thấy lạ vừa buồn cười, tôi lấy máy ra chụp cảnh hiếm có này, mấy bạn trẻ đi cùng nói:
“ – Cô chụp mau lên!
- Cô ấy ấy đang lóp ngóp dưới ruộng mà la ó cái gì!
- Ái chà, chị Loan mà bị tắm bún như thế thì gặp cha bọn mình sẽ vui lắm nhỉ!
- Ôi chao, chị Loan mà tắm bùn thì phải đưa ảnh lên mạng gấp!”
Nhà thờ nhỏ trên một khuôn viên rộng, có một lý lịch cũng lâu đời vì được thành lập từ năm 1941. Xáng Cụt, một vùng đất vốn từ lâu là rừng tràm và đồng hoang, dân cư thưa thớt. Lúc đầu chỉ có hai gia đình Công giáo sau có thêm mấy gia đình nữa; họ thường đọc kinh chung vào ngày Chúa nhật. Đến năm 1952, có một giáo dân hiến đất để làm nhà thờ bằng cây lá; từ đó, mỗi tháng có linh mục đến dâng lễ và ban các bí tích cho giáo dân.
Sau nhiều năm nhà thờ được tu sửa và có số giáo dân đông thêm. Năm 2000, nhà thờ Xáng Cụt được khánh thành và năm 2004, linh mục trẻ Mathias Vũ Văn Thương về phụ trách họ đạo với 500 giáo dân. Tuy là nhà thờ nhỏ nhưng cũng có ca đoàn, giới trẻ, thiếu nhi, các ông trùm chánh trùm phó, gia trưởng, hiền mẫu với những sinh hoạt rất vui.
Vì giáo dân ít nên cha Thương thường sinh hoạt giao lưu với cả những người ngoại giáo bằng cách cộng tác với một trường trung học cơ sở ở gần đó phát quà học tập cho học sinh. Vào các dịp Trung Thu thì cha cho rước đèn phát bánh kẹo, còn vào dịp Noel thì diễn văn nghệ, số người đến coi khá đông làm cho vùng đồng ruộng xa xăm này vui hẳn lên.
Nhà thờ Xáng Cụt mới xây được một nhà giáo lý ngang 10 mét dài 18 mét nhưng cái nền chưa hoàn tất nên cha xứ muốn được lát nền cho sạch sẽ để chuẩn bị dạy giáo lý, dạy Anh văn và cha chỉ ước mơ saao có được 10 máy vi tính để dạy các em học sinh cả đạo lẫn đời.
Nhìn linh mục trẻ nét mặt hân hoan, có vẻ vui tươi và yêu thương cuộc sống hiện tại, tôi thấy mừng. Hạnh phúc ở trong tầm tay mình thôi, cứ khát khao hay khắc khoải mong đợi những gì cao xa chỉ làm cho mình mệt và đánh mất thời gian quí báu Chúa ban mà thôi.
Mùa hè năm 2003, tôi tặng cha hạt trưởng Rạch Giá một cây thánh giá gỗ cao hơn đầu người; cha mời tôi tham quan vùng trung tâm của Rạch Giá, lúc đó thầy Thương có nhiệm vụ hướng dẫn chúng tôi, thế là trở thành người quen biết. Sau khi thụ phong linh mục cha ghé thăm gia đình tôi một lần rồi bặt tăm. Lần này, được cha Ngọ mời đến giáo xứ, tôi mới bất ngờ gặp lại cha Thương ở nhà thờ nhỏ này.
Vì giáo dân ít nên cha thường được quí cha trong linh mục đoàn và bè bạn chia sẻ thêm công việc, thế cũng có phần yên tâm. Ai tận hiến đời mình cho Chúa thì sống ở nơi nào cũng cảm thấy vui trong công việc.
Một chút suy tư về chuyến đi
Sau chuyến đi này tôi vui và ăn được nhiều hơn. Số tiền 3100 usd để thay đổi cuộc sống của bốn mẹ con chị Đào là rẻ hay mắc, là ít hay nhiều? Không thể nghĩ như thế vì đây là sự sắc bén của tình thương mà thôi. Vì sự sắc bén đó mà quí ân nhân gửi tiền rất nhanh, còn tôi thì cố gắng. Nhớ lại lúc bị chích đau trong bệnh viện. Tôi sợ mà không muốn đi xa nữa, nhưng phải cố đi để hoàn tất công việc và để giới thiệu đến độc giả hai nhà thờ còn nghèo.
Thầy phó tế Justin Lê nói rằng: “Chị đừng đưa tên em lên mạng, em giúp thì chỉ có Chúa và chị với em biết mà thôi!” Tôi lấn cấn giữa hai ý tưởng của Tin Mừng: Tay phải làm đừng cho tay trái biết hay một việc tốt thì cần “treo đèn trên giá cho người ta biết đến”. Còn anh chị Tùng thì hứa cho AUD, nhưng lại cho số tiền Việt bằng giá Đô la… thế mới biết đó là nét sắc bén rất riêng của từng quí ân nhân.
Đây là lần đầu tiên tôi bắt chước “cái liều” của mẹ Têresa Calcutta, không đủ tiền mà dám làm. Sau sự việc này, chỉ xin gửi đến mọi người một ý nghĩ: “Khi chia sẻ tình thương của Chúa Kitô, bạn cứ việc liều lĩnh.
Xin chân thành cảm ơn cha Giám đốc Vietcatholic, quí anh chị Ban biên tập và quí độc giả ân nhân đã tạo điều kiện và theo dõi những hành trình của nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi. Lại xin được hẹn một chuyến đi khác.
yeutrehepho@yahoo.com
Xem hình ảnh mái ấm mới của gia đình Chị Đào
Căn nhà do độc giả Vietcatholic đóng góp.
Nơi sống trước đây của gia đình Chị Đào |
Thời gian từ lúc “nhảy bổ vào laptop” đến lúc tiếp nhận căn nhà chỉ có hai mươi lăm ngày, quả là nhanh chóng. Trước hết là do Chúa chúc lành cho việc này, rồi đến tấm lòng của quí độc giả ân nhân, mỗi người một vẻ, mỗi người một nét nhưng nhìn chung là ai cũng nhanh tay vì qui vào hai chữ “yêu thương”.
Sau bài viết lần trước, còn có thêm anh Dominic, một vị thường coi tôi như cô em gái; chị Diệu Mỹ, một phụ nữ rất thương người, sống độc thân và thích gọi điện nói chuyện với tôi vào lúc đêm đã khuya; còn anh chị Vũ Đức Khoa thì tôi nhận tiền hai ba lần rồi mà chẳng biết anh là người thế nào.
Đến thời điểm tôi cất bước lên đường, số tiền cần là 3100 usd, mà thu được và dự chi chưa đủ, còn thiếu đến 900 usd, nhưng tôi nhất định mượn thêm tiền của người em để tiến hành nhanh gọn. Khi có người đồng ý bán đất, tôi liền mua thật nhanh để ý định được thành sự, không kịp cho ai bàn tán vì ở vùng quê, người nói ra kẻ nói vào là rất dễ hỏng chuyện. Ở vùng thôn quê này, có lẽ người ta chỉ phải đền cái tội “lắm chuyện” mà thôi, chứ không có cướp bóc, ngoại tình, gian dối; Chúa Giêsu mà đi đến thăm nơi này với những môn đồ thân cận thì thế nào bà Ma-đa-len-na cũng bị lườm bị nguýt!
Căn nhà mới được xây trên diện tích ngang 5 mét dài 16 mét, gồm một trệt, một mái tôn, hai cây mít và một cây ổi phía trước; chưa có nhà bếp, mái trước và mái sau hai ngày nữa sẽ lợp tiếp; như thế cũng quí lắm rồi. Tuy trông đơn sơ nhưng đúng là “hàng Việt Nam chất lượng cao” vì phải mua cả đất mới xây lên được; còn ở những nơi khác, khi cấp nhà tình thương, bản thân gia đình nghèo ấy thường phải có đất mới được giúp xây cất lên.
Sáng ngày 01/9/2008, chúng tôi vào nhận nhà và giúp chị Đào đưa đồ đạc từ ghe lên. Hai bà cộng tác viên mang tượng Chúa, Đức Mẹ và thánh Giuse để lên bàn thờ. Bà CTV ăn chay trường mời chúng tôi và mẹ con chị Đào quì xuống đọc kinh đến nửa giờ đồng hồ. Tôi quì được một tí thì giả bộ đứng lên chụp hình rồi ra ngoài luôn. Xin đừng cười nhé, bắt tôi làm việc xã hội gian khổ thì được, nhưng đọc kinh lâu quá thì đành chào thua.
Việc ở lại vùng này bốn ngày làm tôi có thời giờ hiểu thêm lý lịch của chị Đào và bà CTV ăn chay đạo đức ấy. Cũng ly kỳ như chuyện phim. Mẹ chị Đào là một người phụ nữ say mê công việc nào đó nên khi sinh chị ra, bà đã để lại bệnh viện rồi âm thần bỏ đi. Một bà mẹ khác, cũng vào bệnh viện sinh con, có đứa con mới sinh bị chết, thế là chị Đào được lấp vào khoảng trống đau khổ của bà mẹ kia.
Lớn lên, không biết cha mẹ là ai, chị vui vẻ sống với những anh chị em khác cha khác mẹ với mình. Khi bố mẹ nuôi chết đi chị nhận được ba công đất gia tài. Vì túng thiếu, chị bán đất có vị trí tốt đó để mua đất ở nơi khác rẻ hơn mong có dư tiền tiêu pha. Nào ngờ, mua nhầm phải đất nhiễm phèn, làm lúa không được nhiều rồi con lại ốm đau liên miên, chị bán quách chỗ đất ấy về cất chòi ở nhờ người em con bà mẹ nuôi.
Ở chung, cả trẻ con và người lớn sinh cãi vã đời thường, thế là chị đành mua cái ghe nhỏ xuống bờ sông ở, đến nay đã bảy tám năm rồi. Nay, nhờ tiền của độc giả Vietcatholic, chị lại được lên bờ. Nếu là đạo diễn, tôi sẽ làm một phim truyện ngắn về cuộc đời chị Đào, với tên của phim là: “Trôi theo dòng tiền!”
Tôi còn phải ra xã để làm giấy tờ, rất dễ dàng, không khó như ở Sài Gòn. Nhớ lại, khi xây căn nhà của cha mẹ tôi thì thật là khổ sở vô cùng. Nếu không nhờ cô em dâu “làm dữ” ở phường thì xây không nổi. Tôi uất ức và chán nản, đòi viết bài lên báo nhưng ba tôi không cho. Chắc là từ bây giờ đến chết, tôi chẳng còn muốn đổi nhà hay xây cất gì nữa. Cái mộng làm giám đốc một trại nuôi người già, trợ giúp thanh niên và trẻ em bụi đời cũng tan theo mây khói. Mà làm việc thì phải được tự do phát triển chứ lúc nào cũng phải làm đơn xin phép này nọ thì chán chết!
Đám thợ muốn “nhậu một bữa” để hoàn công. Tôi đồng ý đãi một lần “cầy tơ” và rượu đế nhưng từ chối tham dự vì phải về Sài Gòn làm việc. Tôi thích thưởng thức món “nai đồng quê” (thịt chó) với bia Heneiken; mà chỉ cụng ly với các bạn trẻ Bông Hồng Xanh tôi mới thấy vui thật sự.
Từ đầu kênh đến cuối kênh, nhiều người khen tặng công việc Nhóm chúng tôi đã thực hiện cho gia đình nghèo khó này.
Chúng tôi còn ghé thăm một bà bị mù ở kênh 10 B. Đó là người phụ nữ đã lục tuần, sống độc thân, bị mù từ năm 53 tuổi vì khi đi kiếm củi bị mảnh vỏ cây văng vào mắt. Bà sống trong căn chòi dựng nhờ trên đất của người ta, với hai đứa cháu gái không biết chữ, tối ngày đi mò cua bắt cá. Vì cạn tiền, chúng tôi chỉ tặng bà năm ký gạo, chai dầu xanh Singapore, cục xà bông và khi nhìn thấy cái chiếu trên vạt tre quá cũ, tôi nhờ người hàng xóm đi mua chiếu mới. Bà nương nhờ hai đứa cháu gái và thường được giáo dân quanh đó giúp đỡ.
Trước ngày sinh nhật Đức Maria 2008 vừa qua, bà trở thành người Kitô hữu trong niềm vui của nhiều người. Dù khởi đầu ý định theo đạo là gì đi chăng nữa, tôi vẫn thấy niềm tin nơi những người tân tòng thật là đáng quí trọng.
Quí vị độc giả ân nhân đóng góp xây căn nhà tình thương đợt hai là:
Cha Alfongso Trần Đức Phương 300 USD
Một cha dòng Chúa Cứu Thế (hải ngoại) 100 + 50 USD
Anh Dominic (anh 6) 200 USD
Chị Diệu Mỹ 100 USD
Anh chị Vũ Đức Khoa 200 USD
Thăm giáo xứ An Bình, huyện Gò Quao
Sáng Chúa nhật, từ bến đò kênh 1, sáu người chúng tôi ngồi trên ba xe gắn máy, phải đi qua hơn 50 km để đến nhà thờ An Bình. Đường dễ đi, cây hai ven đường xanh mượt, có đoạn hàng dừa cao quá đầu người, tạo một cảm giác là lạ như đang di chuyển dưới lòng đất. Sáng Chúa nhật mà được đi qua những con đường quê thế này thì thật là thú vị.
Chợ ở huyện Giồng Riềng khá rộng nhưng sắp xếp luộm thuộm quá. Mấy chiếc xe lôi chờ khách trông đơn sơ nghèo nàn, thấy thương thương làm sao người dân Việt cần cù chịu khó. Khi nhìn những người mà vẫn phải đi kiếm tiền vào ngày Chúa nhật, tôi cứ thấy trong lòng hiện lên một nỗi buồn.
Một cây cầu cong, đẹp chính là đầu con đường dẫn vào nhà thờ. Cha xứ đã xin nơi này nơi kia được khoảng 100 triệu đồng (gần 7 ngàn usd) để làm con đường tráng xi măng nên lối đi mới được sạch đẹp thế này.
Tiếp chúng tôi trong phòng khách của nhà xứ, cha chánh xứ Hier Nguyễn Văn Ngọ nói về sinh hoạt của nhà thờ này. Cũng có những nét như bao nhiêu nhà thờ vùng sâu vùng xa khác: vắng vẻ, thưa người, điều kiện hội họp lễ lạc không được như nơi thành phố. Ở đây tuy người dân không còn xin lễ bằng cách “chân thành” là đưa nải chuối hay chục trứng gà như ngày trước nữa, nhưng một năm giáo dân xin lễ rất ít. Cha xứ vừa lỗ mấy chục triệu đồng vì nuôi cá tra. Còn trồng lúa thì năm nay mới bắt đầu làm. Tôi nói:
“ - Sao con tặng các cháu vở học sinh và cặp mà cha không nhận? Con đã cạn túi vì xây nhà tình thương rồi, tiếc quá chúng con không thể giúp học bổng bằng tiền mặt.”
“ - Tập thì tôi đã phát cho các cháu rồi, còn dùng cặp ở đây thì phí quá!”
Cho đến lúc cha dẫn chúng tôi đến ấp An Thọ, xã Định An, một nơi nhiều người dân ngoại đạo và người dân tộc Khơ-me, thì mới có nhiều điều để nói. Bà trưởng ấp kể rằng: “Mấy năm về trước ở đây còn rất nghèo, nghèo đến nỗi khi có người chết, người ta tự làm đám ma tại nhà rồi bó xác vào cái chiếu hoặc vào hòm bằng cây tạp, mang ra chỗ đất trống, để tơ hơ giữa trời, chất củi vào rồi thiêu rất vô tư. Có những trường hợp ít củi quá, lúc thiêu xác cháy hết, xương lẫn lộn vào than đỏ, nhưng lục phủ ngũ tạng (bộ đồ lòng) không cháy hết vì ẩm ướt, người ta hốt tro và cả cỗ lòng đó đem hất xuống sông. Thấy mà ớn nhưng thật tội nghiệp! Hơn một năm qua, một ngôi chùa đã xây lò thiêu nên người ta chỉ xin hòm và tiền chuyên chở để đưa xác đi thiêu.”
Cũng dễ hiểu thôi, cuộc sống của họ xem ra quá bấp bênh: làm được ngày nào “xào” ngày đó. Có 314 hộ, là khoảng 1700 người thì thanh niên dạt lên thành phố kiếm sống 30%, còn phụ nữ người dân tộc sinh đẻ thoải mái nên trẻ con khá đông. Buổi sáng chúng học trường công lập, buổi chiều đi lượm bọc nilon ở bãi rác. Đến tối, đứa nào siêng và ham vui đùa thì đến Chùa học tiếng Khơ-me. Hằng năm vào tháng 7 và 8, nơi này cần cứu đói vì ruộng ở đây một năm hai vụ nhưng mùa màng thất bát, chăn nuôi heo gà lúc được lúc không…Trước đây người ta lấy lục bình (bèo) đan thành giỏ rất đẹp nhưng rồi thấy được ít tiền lại chẳng có ai làm nữa, dù lục bình ở đây to cánh, to hơn bình thường và dai, dễ lấy và cũng dễ trồng ở sông.
Lần trước, cha Ngọ xin được 15 cái giếng nước đóng, mỗi cái hơn 100 usd để cho ấp này. Thỉnh thoảng cha còn góp tiền cùng với địa phương làm đường xi măng vài đoạn nữa, nếu không thì thật khó đi lại. Mới đi được một nửa ấp tôi đã thấy chùn chân muốn trở về, nhưng không được nữa, phải xuống cái ghe bé xíu mà đi tiếp.
Điều đang cần ở nơi đây là làm mấy cây cầu. Đi qua mấy cây cầu khỉ tôi sợ quá mà hằng ngày trẻ con vẫn đi học. Để làm một cây cầu gỗ mất khoảng 500 usd, nếu làm cầu lớn hơn một chút, có mặt cầu bằng xi măng thì mất nhiều tiền hơn. Chắc là phải có bàn tay nhiệm mầu mới làm cho nơi này thay da đổi thịt.
Trở lại nhà xứ, cha đãi chúng tôi bữa cơm trưa rất ngon miệng.
Tạm biệt cha xứ An Bình, chúng tôi hứa là khi có tiền sẽ đến đây làm cầu và sẽ được “see you again” cha.
Đến giáo họ Xáng Cụt, huyện Gò Quao
Cũng trong ngày Chúa nhật, rời xã Định An, chúng tôi đi thêm 13 km và qua một cái phà mới đến được giáo xứ Xáng Cụt. Chỉ có con đường nhỏ dẫn vào nhà thờ, xe hơi không có đường đi, nói chung là thật hẻo lánh, khó khăn. Gọi là hẻo lánh vì nhà thờ thuộc giáo phận Long Xuyên mà từ chỗ này lên nhà thờ chánh tòa Long Xuyên phải hơn 100 cây số. Đang mải ngắm cảnh, tôi thấy chiếc xe gắn máy đi phía trước đổ xuống, một phụ nữ mập tròn văng xuống ruộng. Vừa thấy lạ vừa buồn cười, tôi lấy máy ra chụp cảnh hiếm có này, mấy bạn trẻ đi cùng nói:
“ – Cô chụp mau lên!
- Cô ấy ấy đang lóp ngóp dưới ruộng mà la ó cái gì!
- Ái chà, chị Loan mà bị tắm bún như thế thì gặp cha bọn mình sẽ vui lắm nhỉ!
- Ôi chao, chị Loan mà tắm bùn thì phải đưa ảnh lên mạng gấp!”
Nhà thờ nhỏ trên một khuôn viên rộng, có một lý lịch cũng lâu đời vì được thành lập từ năm 1941. Xáng Cụt, một vùng đất vốn từ lâu là rừng tràm và đồng hoang, dân cư thưa thớt. Lúc đầu chỉ có hai gia đình Công giáo sau có thêm mấy gia đình nữa; họ thường đọc kinh chung vào ngày Chúa nhật. Đến năm 1952, có một giáo dân hiến đất để làm nhà thờ bằng cây lá; từ đó, mỗi tháng có linh mục đến dâng lễ và ban các bí tích cho giáo dân.
Sau nhiều năm nhà thờ được tu sửa và có số giáo dân đông thêm. Năm 2000, nhà thờ Xáng Cụt được khánh thành và năm 2004, linh mục trẻ Mathias Vũ Văn Thương về phụ trách họ đạo với 500 giáo dân. Tuy là nhà thờ nhỏ nhưng cũng có ca đoàn, giới trẻ, thiếu nhi, các ông trùm chánh trùm phó, gia trưởng, hiền mẫu với những sinh hoạt rất vui.
Vì giáo dân ít nên cha Thương thường sinh hoạt giao lưu với cả những người ngoại giáo bằng cách cộng tác với một trường trung học cơ sở ở gần đó phát quà học tập cho học sinh. Vào các dịp Trung Thu thì cha cho rước đèn phát bánh kẹo, còn vào dịp Noel thì diễn văn nghệ, số người đến coi khá đông làm cho vùng đồng ruộng xa xăm này vui hẳn lên.
Nhà thờ Xáng Cụt mới xây được một nhà giáo lý ngang 10 mét dài 18 mét nhưng cái nền chưa hoàn tất nên cha xứ muốn được lát nền cho sạch sẽ để chuẩn bị dạy giáo lý, dạy Anh văn và cha chỉ ước mơ saao có được 10 máy vi tính để dạy các em học sinh cả đạo lẫn đời.
Nhìn linh mục trẻ nét mặt hân hoan, có vẻ vui tươi và yêu thương cuộc sống hiện tại, tôi thấy mừng. Hạnh phúc ở trong tầm tay mình thôi, cứ khát khao hay khắc khoải mong đợi những gì cao xa chỉ làm cho mình mệt và đánh mất thời gian quí báu Chúa ban mà thôi.
Mùa hè năm 2003, tôi tặng cha hạt trưởng Rạch Giá một cây thánh giá gỗ cao hơn đầu người; cha mời tôi tham quan vùng trung tâm của Rạch Giá, lúc đó thầy Thương có nhiệm vụ hướng dẫn chúng tôi, thế là trở thành người quen biết. Sau khi thụ phong linh mục cha ghé thăm gia đình tôi một lần rồi bặt tăm. Lần này, được cha Ngọ mời đến giáo xứ, tôi mới bất ngờ gặp lại cha Thương ở nhà thờ nhỏ này.
Vì giáo dân ít nên cha thường được quí cha trong linh mục đoàn và bè bạn chia sẻ thêm công việc, thế cũng có phần yên tâm. Ai tận hiến đời mình cho Chúa thì sống ở nơi nào cũng cảm thấy vui trong công việc.
Một chút suy tư về chuyến đi
Sau chuyến đi này tôi vui và ăn được nhiều hơn. Số tiền 3100 usd để thay đổi cuộc sống của bốn mẹ con chị Đào là rẻ hay mắc, là ít hay nhiều? Không thể nghĩ như thế vì đây là sự sắc bén của tình thương mà thôi. Vì sự sắc bén đó mà quí ân nhân gửi tiền rất nhanh, còn tôi thì cố gắng. Nhớ lại lúc bị chích đau trong bệnh viện. Tôi sợ mà không muốn đi xa nữa, nhưng phải cố đi để hoàn tất công việc và để giới thiệu đến độc giả hai nhà thờ còn nghèo.
Thầy phó tế Justin Lê nói rằng: “Chị đừng đưa tên em lên mạng, em giúp thì chỉ có Chúa và chị với em biết mà thôi!” Tôi lấn cấn giữa hai ý tưởng của Tin Mừng: Tay phải làm đừng cho tay trái biết hay một việc tốt thì cần “treo đèn trên giá cho người ta biết đến”. Còn anh chị Tùng thì hứa cho AUD, nhưng lại cho số tiền Việt bằng giá Đô la… thế mới biết đó là nét sắc bén rất riêng của từng quí ân nhân.
Đây là lần đầu tiên tôi bắt chước “cái liều” của mẹ Têresa Calcutta, không đủ tiền mà dám làm. Sau sự việc này, chỉ xin gửi đến mọi người một ý nghĩ: “Khi chia sẻ tình thương của Chúa Kitô, bạn cứ việc liều lĩnh.
Xin chân thành cảm ơn cha Giám đốc Vietcatholic, quí anh chị Ban biên tập và quí độc giả ân nhân đã tạo điều kiện và theo dõi những hành trình của nhóm Bông Hồng Xanh chúng tôi. Lại xin được hẹn một chuyến đi khác.
yeutrehepho@yahoo.com
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Trả lời bài viết ''Không được làm tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc'' đăng trên Hà Nội Mới
Phan Dũng
00:05 13/09/2008
Trả lời bài viết "Không được làm tổn hại đến khối đại đoàn kết dân tộc"
(Tác giả bài viết là Hải Thái. Bài này được đăng trên báo Hà Nội Mới, ngày 11/09/2008)
Thưa bạn Hải Thái,
Tôi không biết bạn bao nhiêu tuổi, là phóng viên hay là một độc giả thường xuyên của báo Hà Nội Mới, Tuy nhiên, xin mạn phép được gọi là bạn trong trang viết này để trả lời với bạn về 5 mục ý kiến phát biểu của bạn đã đăng trên báo Hà nội mới về vấn đề Giáo xứ Thái Hà.
Trước tiên, tôi rất thông cảm cho bạn vì bạn đã viết rằng, để phát biểu những ý kiến đó là do bạn đọc thông tin trên báo chí, mà có lẽ là các bài viết được đăng trên Hà Nội Mới. Tôi tin rằng bạn là người có tâm nhưng xin thưa với bạn rằng cái tâm phải được đặt đúng chỗ, phải chín chắn mà muốn được như thế, thông tin cần phải kiểm tra, thẩm định sàng lọc để có độ tin cậy thật cao mới giúp cái tâm của ta đạt được ước nguyện, bây giờ, không dài dòng mà xin trả lời ngay từng luận điểm của bạn đây.
1. Tôi đồng ý với bạn khi bạn viết: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, có Hiến pháp và hệ thống pháp luật của mình. Đất đai là công thổ quốc gia, là tài sản của nhân dân do nhà nước quản lý bằng pháp luật.”
Tuy nhiên về nghị quyết 23 mà bạn viết là thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, điều này thì đã được khẳng định trong hiến pháp quyền làm chủ, tức quyền sở hữu tài sản của nhân dân. Nhà nước chỉ là người quản lý, vậy người quản lý có được quyết định tài sản mình được giao quản lý không? Như ở Thái hà, ý chí làm chủ của nhân dân trên tài sản của mình có được “người quản lý”tôn trọng, tôi thấy “Tay quản lý”này đang lộng quyền chủ để cướp không tài sản mà người chủ đang giao cho mình quản lý, Cũng tại Thái Hà, Người quản lý bao năm vẫn không mang lại một tí lợi ích nho nhỏ cho cộng đồng, cho Chủ sở hữu, vậy theo bạn có nên cần thay thế “Tay quản lý”bất tài này, Vậy bạn có biết dụ ngôn “Nén bạc” trong phúc âm không vậy?
Bạn lại viết “Pháp luật nhà nước là tối thượng, không thể ngang hàng, đối trọng với bất cứ qui định của tổ chức nào.”
Đứng trên quan điểm thuần tuý là một công dân, tôi gần như đồng ý với bạn, vì việc tuân thủ luật pháp là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân, Tuy nhiên, nếu luật pháp được lập ra không nhắm tới mục đích công bằng xã hội thì luật đó có nên tuân thủ không hay phải làm lại vì dân không ủng hộ, hay Công dân cũng cứ phải nhắm mắt bịt tai để theo thứ luật rừng ấy? Người hành pháp nhưng không tuân thủ luật pháp, vi phạm hiến pháp nhân dân cũng phải làm theo sao!. Điển hình ở Thái hà, những kẻ có quyền nhưng tham nhũng sử dụng NĐ23 vi hiến kia để áp dụng và manh nha chiếm đoạt tài sản sở hữu chung của tôn giáo thì sao? Việc bắt người và đàn áp nhân dân không tuân thủ luật pháp thì sao?. . và còn biết bao cái thì sao ấy xảy ra tại Thái hà thì sao?. Thêm nữa, bạn nên biết rằng. Người Công giáo chúng tôi còn phải giữ một đạo luật còn cao trọng gấp ngàn lần các thứ luật của con người bởi “Được lợi ích cả thế gian mà mất linh hồn thì nào có ích gì” Đối với người Công giáo chúng tôi đạo luật của Thiên Chúa mới là tối thượng.
Bạn lại viết: “Các thế hệ người Việt Nam đã tốn bao xương máu để giành độc lập cho Tổ quốc. Trong cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân, có biết bao gia đình vợ mất chồng, mẹ mất con, con mất cha, mất mẹ; còn biết bao trẻ em tật nguyền do chất độc da cam, các em đâu có cuộc đời đích thực, và luôn là hiện thân những nỗi đau. Chúng ta mang nặng công ơn của những người đã hy sinh để có cuộc sống hòa bình hôm nay. Cả nước đã gồng mình khắc phục hậu quả chiến tranh và từng bước đổi mới đất nước, góp phần để vị thế Việt Nam trên trường quốc tế có được như hôm nay.”
Tôi lại đồng ý với bạn về quan điểm này, không có gì phải bàn cãi, chỉ thêm vào với bạn rằng, để được như vậy cũng có phần đóng góp không nhỏ của những người Công giáo chúng tôi, từ đấu tranh bảo vệ tổ quốc cho đến giáo dục, y tế, từ thiện, văn hoá, chính trị, xã hội, v.v... Rất nhiều lần Đảng và Nhà Nước đã công khai tuyên bố như vậy. Vậy tại sao vẫn coi Công giáo chúng tôi là những công dân hạng hai mà hành như như kẻ cướp như vậy?
Bạn viết: “Từ một nước thiếu đói triền miền, nay đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Thành công này cùng với nhiều thành tựu khác đủ bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, kích động của những thế lực thù địch chống đối cách mạng Việt Nam trong và ngoài nước”.
Chuyện này thì phải xem lại bạn ạ, tôi không phủ nhận các thành tựu của Việt nam trong những năm qua, nhưng thành tựu ấy có làm cho xã hội có tốt hơn không? Có làm cho môi trường trong lành hơn không, Bác Hồ đã từng nói “Để dân có cơm đủ no, áo đủ mặc.” Tuy nhiên theo tôi như thế chưa đủ đâu, nếu chỉ là ăn là mặc, là tiền là bạc, là quyền là lực thì vẫn chưa đủ để làm người đúng nghĩa, còn phải lo cho tinh thần, lo cho tâm hồn, lo cho công bằng xã hội cho tương lai phát triển, chứ tôi thấy bây giờ, rừng không còn là vàng, biển không còn là bạc, sông suối ao hồ không còn nên thơ, không khí không đủ trong lành để hít, một cái giầu ảo khi con cháu chúng ta đang đang mắc một món nợ khổng lồ cho các nhà tài phiệt nước ngoài, cái thành tựu ấy so với cái đang lụn bại của khắp các vấn đề xã hội có đáng không?
Bạn viết như sau: “Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những ai lợi dụng tình hình khó khăn của đất nước, gây mất ổn định xã hội, cố tình tạo ra những căng thẳng, không chịu hợp tác với chính quyền giải quyết vấn đề đất đai trong khuôn khổ pháp luật là đi ngược lại đạo lý của công dân yêu nước, là vô ơn với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do cho đất nước này, là vô hồn trước những nỗi đau nạn nhân của chất độc da cam và quan trọng hơn là coi thường, chà đạp pháp luật.”
Lại đồng ý với bạn, nhưng câu hỏi này bạn hãy hỏi những kẻ cầm dùi cui roi điện quất vào thân thể đồng bào, bạn hãy hỏi kẻ dùng hơi cay xịt vào các em thiếu nhi bé bỏng, bạn hãy hỏi những kẻ đã dùng luật rừng để còng tay người dân, bạn hãy hỏi kẻ vu khống mạ lị chúng tôi. Họ sẽ trả lời thay tôi vì nếu không, như có ai đó đã đe nẹt chúng tôi, những người dám nói lên sự thật là vu khống và bôi nhọ nói xấu chính quyền. Nhưng nghe họ trả lời xong nhớ nhìn kỹ lại bạn nhé.
2. Bạn viết: “Vấn đề “Thái Hà”là một việc làm có tổ chức. Xin thưa các công dân - Linh mục Thái Hà, nếu bảo rằng đó là hành động tự phát của giáo dân để đòi lại khu đất vốn của nhà thờ, các linh mục không cản được, thì ai dẫn giáo dân của mình, trong đó có cả các cháu học sinh, phải bỏ học, trang phục chỉnh tề ra khu đất lấn chiếm trái luật để hành lễ? Mà đâu chỉ có một vị linh mục, có lúc nhiều hơn thế. Sự hiện diện của các linh mục chỉ đạo giáo dân tụ tập cầu nguyện trái phép lại không thể cấu thành hành vi có tổ chức ư? Tuy nhiên, một số linh mục lại biện minh đây chỉ là sự tranh chấp đất đai bình thường giữa Nhà thờ Thái Hà với Công ty cổ phần may Chiến Thắng, Nhà thờ có người phụ trách là các vị linh mục, đứng đầu là Chánh xứ Thái Hà, chưa bàn tới tính chất tranh chấp từ góc độ pháp luật, thì như thế các vị đã tự thừa nhận là có tổ chức rồi đấy.”
Bạn viết vậy là bạn chưa hiểu về Công giáo rồi. Công giáo chúng tôi không những là có tổ chức mà là một tổ chức thống nhất chặt chẽ, từ Vatican cho đến mọi Kitô hữu trên toàn cầu, tổ chức có phẩm trật trật tự từ trên xuống dưới, rất chặt chẽ, rất khoa học, rất thần học. Nhưng tổ chức của chúng tôi không dùng để mưu lợi cá nhân mình, không dùng để lật đổ chính quyền, không dùng để tạo bất công. Chính vì vậy mà tại Thái hà, nếu không có tổ chức thì làm sao giúp cho giáo dân cầu nguyện trong an hoà, làm sao ngăn nổi sự giận dữ khi bị đàn áp bất công, làm sao hướng dẫn con chiên làm đúng luật đời luật đạo như các Linh mục tại Thái hà đang làm, Công giáo chúng tôi trên bảo lẽ phải dưới phải vâng lời, không có chuyện như các tổ chức nào đó trên bảo dưới chẳng nghe như chúng ta thường nghe thấy tại Việt nam này.
Bạn viết rằng: “Bên cạnh đó, theo tôi các công dân - giáo dân đang tham gia luân phiên túc trực trên đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, cũng suy nghĩ xem việc làm của mình đã đúng với trách nhiệm công dân chưa? Thử hỏi Chúa vui làm sao được, khi các con chiên của Người gây cản trở giao thông, mất trật tự công cộng làm dân cư khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng mất ngủ, nhất là những người có tuổi và các học sinh không có yên ổn học tập. Qua truyền hình, tôi đã nghe bà Lê Thị Hợi, một nhân vật “tích cực”phá tường rào của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, đã trả lời công an là: “Biết là vi phạm pháp luật thì tôi đã không làm, tôi kêu gọi mọi người không được làm thế”.
Đoạn viết này, dường như bạn đọc báo Hà Nội Mới hơi nhiều nên đoạn này tôi nghe quen quen. Bạn lại áp đặt kiểu của nhóm phóng viên nội chính nên cho rằng khu đất đó là của Công ty CP may Chiến thắng. Điều này mâu thuẫn với phát biểu tiền đề của bạn rồi. Không công nhận của Giáo xứ Thái hà vì đề cao vai trò của “Tay quản lý tồi” giờ lại công nhận là của Công ty CP may Chiến thắng. Có một điều tôi đồng ý với bạn là Chúa làm sao vui được vì con người tội lỗi quá, con người cướp bóc, tàn sát lẫn nhau nhiều quá, con người vu khống mạ lị nhau nhiều quá. Tội lỗi, bất công đã quá đủ trên đất nước Việt nam này chứ chẳng riêng gì Thái hà nhỏ bé với vài mét tường rào mục nát mà người ta đã nỡ bắt đi cả chục người dân yếu đuối. Chỉ vì tham lam mà nỡ xịt cả khói cay vào thiếu nhi của Chúa nữa, mắt cay thế làm sao các em học tập. Phải không bạn?
Trích tiếp lời bạn nhé: “Tôi đã đọc báo, thấy bà con là giáo dân ở Hà Nội và các tỉnh khác, không hài lòng với việc những người cùng đạo đã phá tài sản của người khác, mang ảnh Đức Mẹ, tượng Chúa vào một khu đất của Nhà nước để thờ nguyện, nhất là đặt các Ngài lên mặt bể nước, treo ảnh lên cây cối khắp trong vườn. Chốn này đâu trang nghiêm, lại còn vi phạm việc hành lễ không đúng nơi quy định. Nhà nước qui định nơi hành lễ cũng là để các đức tin được tôn trọng, tôn nghiêm đó thôi.”
Thật tội cho bạn, thời đại computer rồi mà bạn không có gì để xem ngoài báo chí hay sao? Bạn có chắc 100% là báo chí Việt nam luôn đúng? Vậy chắc bạn cũng biết việc các nhà báo của hai tờ báo lớn nhất VN mới đi tù chứ và các lãnh đạo báo chí bị tước thẻ nhà báo chứ. Sao bạn ngây thơ quá, phải kiểm chứng lại mình đi bạn ạ. Thái hà cũng vậy thôi bạn ạ.
3. Bạn viết: “Nghị quyết 23 của Quốc hội đã ghi rất rõ là không xem xét lại đất đai, nhà cửa của các cá nhân, tổ chức mà nhà nước đã quản lý từ năm 1991 trở về trước. Nghị quyết này cũng còn ghi, nếu cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu về nhà cửa, thì đề xuất để xem xét theo trình tự pháp luật. Vậy, cớ sao các công dân - linh mục và các công dân là giáo dân ở Thái Hà cứ khăng khăng lý sự “đòi”cái Nhà nước đã quản lý bằng pháp luật. Các vị cũng không phải không biết Nghị quyết này, nhất là các công dân - linh mục. Vậy, tại sao các công dân - linh mục cứ hành xử bất chấp luật"?
Cái nghị quyết cướp này nghe nhiều rồi, để tránh dài dòng và làm mất thời gian của độc giả, mời bạn đọc các bài phân tích của Luật sư Trần Lê Nguyên trên trang mạng chuacuuthe.com hay vietcatholic.net, bạn sẽ hiểu tại sao? Ai cứ khăng khăng vi phạm pháp luật, ai cứ lý sự đòi ăn của người khác, ai hành xử bất chấp pháp luật.
4. Mục 4 bạn phát biểu: “Bây giờ là thế kỷ XXI, còn nhớ năm 1954 để gây mất ổn định chính trị, các thế lực thù địch đã phao tin “Chúa đã di cư vào Nam”để bao người thất vọng. Nay lại có kẻ tung tin: “Đức mẹ hiển linh”để lừa gạt bà con giáo dân kéo về gây mất trật tự Thủ đô. Nhưng tất cả đều không thấy “Đức Mẹ hiển linh”? Chúa không đi đâu xa cả, Đức Mẹ không hiển linh được, nhưng Đức tin của Người luôn ở trong lòng những con chiên ngoan đạo. Và ai cho là “Đức Mẹ hiển linh”thì tôi chắc, Người phải hết sức giận dữ khi thấy các con chiên, nhất là các linh mục đã không tôn kính Người, treo ảnh Người nơi gốc cây bụi cỏ, dùng hình ảnh Người làm bình phong cho những hành động trái pháp luật, tụ tập cầu nguyện giữa nơi không tôn nghiêm, làm phiền muộn lòng nhân dân cả trong và ngoài đạo, trong đó có nhiều cụ già và trẻ nhỏ. Dù tôn giáo nào cũng là con dân đất Việt. Buồn thay! Tôi chia sẻ nỗi buồn cùng Đức Mẹ, vì tôi tin vào điều giáo huấn mang tính nhân bản của Đức Chúa”.
Đích thị câu này không phải của bạn rồi, Bạn lại chơi trò đạo văn của nhóm phóng viên nội chính, lần trước tôi đã tính trả lời câu này với nhóm PVNC về câu này, nhưng nghĩ lại đám này nói cũng chẳng hiểu gì đâu nên thôi, nay lại phải trả lời bạn, chán thật. Nói cho bạn biết nhé, Bỏ hết cửa nhà, ruộng vườn, mồ mả cha ông ra đi với hai bàn tay trắng năm 1954 phải nói là một quyết định đau xót vô cùng với Chúng tôi, thế nhưng, sống mà không được thờ phượng Thiên Chúa một cách đàng hoàng hẳn hoi lại còn là sự đau đớn gấp ngàn lần, vì thế Chúng tôi phải đi và đó là quyết định đúng đắn, Sự đời đôi khi lại tréo ngoe vô cùng, tưởng rằng đang an cư lạc nghiệp Thờ phượng Thiên Chúa được đến cuối đời, rất nhiều người trong chúng tôi một lần nữa phải lại phải trắng tay ra đi một lần nữa vào cái ngày thống nhất đất nước 30/04/1975 cũng chỉ để được tự do Thờ phượng Thiên Chúa, Giờ mới được may mắn chính quyền phong cho danh hiệu Việt kiều yêu nước. Nay quay về thấy cảnh Thái hà lại thấy rằng quyết định ra đi của mình là đúng đắn. Tôi cũng cảm động khi thấy bạn muốn chia sẻ nỗi buồn cùng Đức Mẹ, Nhân danh là một Kitô hữu, tôi chia sẻ với bạn rằng. Đức Mẹ cũng là Mẹ của bạn và rất yêu thương bạn, nhưng bạn phải đến với Mẹ bằng tấm lòng khiên nhu và sám hối tội lỗi, phải biết phân biệt thiện ác và sống yêu thương chan hoà. Đem bình an đến cho mọi người chứ không phải là dùi cui roi điện, nhà tù hay bắt bớ, …vv. Có vậy Mẹ sẽ đỡ buồn đấy bạn ạ.
5. Cuối cùng bạn viết: “Đề nghị các công dân - linh mục Nhà thờ Thái Hà, sớm chân thành trở về với Đức tin nơi Chúa. Nếu cứ tiếp tục thông hiệp với mọi nơi để kéo bà con giáo dân lương thiện về Hà Nội là các linh mục đang dẫn dắt họ lâm vào con đường làm mất thanh danh Chúa, đi ngược lại Đức tin. Xin bà con cảnh giác. Người dân chốn Hà thành này đang chờ xem các linh mục Thái Hà thể hiện hành động dũng cảm trước trách nhiệm của mình như thế nào để không tổn hại đến khối đoàn kết toàn dân tộc?”
Bạn đề nghị chuyện gì chứ chuyện giáo huấn đức tin và hành đạo cho các linh mục tu sỹ thì nói thật nhé, Bạn không đủ tư cách lẫn trình độ để lên tiếng đâu bạn ạ, cả mục 5 này tôi không thể đồng ý với bạn rồi. Hiện nay, hằng ngày có hàng chục ngàn giáo dân khắp nơi cùng đến để hiệp thông và cầu nguyện cho Thái hà, việc cầu nguyện không phải là do dụ dỗ lôi kéo mà được đâu bạn ạ, vì nhu cầu từ trong sâu thẳm trái tim mỗi con người Công giáo đều nhận thấy mình cần phải hiệp thông và cầu nguyện khi bất công ngày càng nặng nề với anh em mình, khi anh em lâm vào cảnh chà đạp thì mỗi người công giáo càng cảm thấy trách nhiệm phải hiệp thông với nhau, khối đoàn kết tràn đầy sức mạnh yêu thương gắn bó chúng tôi lại với nhau trong chân lý và sự thật, dù có phải gian nan vất vả, dù có phải hiểm nguy. Đó chính là hành động dũng cảm chân chính của chân lý và là cội nguồn cho khối đại đoàn kết dân tộc xưa nay. Chào bạn.
(Tác giả bài viết là Hải Thái. Bài này được đăng trên báo Hà Nội Mới, ngày 11/09/2008)
Thưa bạn Hải Thái,
Tôi không biết bạn bao nhiêu tuổi, là phóng viên hay là một độc giả thường xuyên của báo Hà Nội Mới, Tuy nhiên, xin mạn phép được gọi là bạn trong trang viết này để trả lời với bạn về 5 mục ý kiến phát biểu của bạn đã đăng trên báo Hà nội mới về vấn đề Giáo xứ Thái Hà.
Trước tiên, tôi rất thông cảm cho bạn vì bạn đã viết rằng, để phát biểu những ý kiến đó là do bạn đọc thông tin trên báo chí, mà có lẽ là các bài viết được đăng trên Hà Nội Mới. Tôi tin rằng bạn là người có tâm nhưng xin thưa với bạn rằng cái tâm phải được đặt đúng chỗ, phải chín chắn mà muốn được như thế, thông tin cần phải kiểm tra, thẩm định sàng lọc để có độ tin cậy thật cao mới giúp cái tâm của ta đạt được ước nguyện, bây giờ, không dài dòng mà xin trả lời ngay từng luận điểm của bạn đây.
1. Tôi đồng ý với bạn khi bạn viết: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quốc gia độc lập, có chủ quyền, có Hiến pháp và hệ thống pháp luật của mình. Đất đai là công thổ quốc gia, là tài sản của nhân dân do nhà nước quản lý bằng pháp luật.”
Tuy nhiên về nghị quyết 23 mà bạn viết là thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, điều này thì đã được khẳng định trong hiến pháp quyền làm chủ, tức quyền sở hữu tài sản của nhân dân. Nhà nước chỉ là người quản lý, vậy người quản lý có được quyết định tài sản mình được giao quản lý không? Như ở Thái hà, ý chí làm chủ của nhân dân trên tài sản của mình có được “người quản lý”tôn trọng, tôi thấy “Tay quản lý”này đang lộng quyền chủ để cướp không tài sản mà người chủ đang giao cho mình quản lý, Cũng tại Thái Hà, Người quản lý bao năm vẫn không mang lại một tí lợi ích nho nhỏ cho cộng đồng, cho Chủ sở hữu, vậy theo bạn có nên cần thay thế “Tay quản lý”bất tài này, Vậy bạn có biết dụ ngôn “Nén bạc” trong phúc âm không vậy?
Bạn lại viết “Pháp luật nhà nước là tối thượng, không thể ngang hàng, đối trọng với bất cứ qui định của tổ chức nào.”
Đứng trên quan điểm thuần tuý là một công dân, tôi gần như đồng ý với bạn, vì việc tuân thủ luật pháp là nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi công dân, Tuy nhiên, nếu luật pháp được lập ra không nhắm tới mục đích công bằng xã hội thì luật đó có nên tuân thủ không hay phải làm lại vì dân không ủng hộ, hay Công dân cũng cứ phải nhắm mắt bịt tai để theo thứ luật rừng ấy? Người hành pháp nhưng không tuân thủ luật pháp, vi phạm hiến pháp nhân dân cũng phải làm theo sao!. Điển hình ở Thái hà, những kẻ có quyền nhưng tham nhũng sử dụng NĐ23 vi hiến kia để áp dụng và manh nha chiếm đoạt tài sản sở hữu chung của tôn giáo thì sao? Việc bắt người và đàn áp nhân dân không tuân thủ luật pháp thì sao?. . và còn biết bao cái thì sao ấy xảy ra tại Thái hà thì sao?. Thêm nữa, bạn nên biết rằng. Người Công giáo chúng tôi còn phải giữ một đạo luật còn cao trọng gấp ngàn lần các thứ luật của con người bởi “Được lợi ích cả thế gian mà mất linh hồn thì nào có ích gì” Đối với người Công giáo chúng tôi đạo luật của Thiên Chúa mới là tối thượng.
Bạn lại viết: “Các thế hệ người Việt Nam đã tốn bao xương máu để giành độc lập cho Tổ quốc. Trong cuộc đấu tranh chống đế quốc thực dân, có biết bao gia đình vợ mất chồng, mẹ mất con, con mất cha, mất mẹ; còn biết bao trẻ em tật nguyền do chất độc da cam, các em đâu có cuộc đời đích thực, và luôn là hiện thân những nỗi đau. Chúng ta mang nặng công ơn của những người đã hy sinh để có cuộc sống hòa bình hôm nay. Cả nước đã gồng mình khắc phục hậu quả chiến tranh và từng bước đổi mới đất nước, góp phần để vị thế Việt Nam trên trường quốc tế có được như hôm nay.”
Tôi lại đồng ý với bạn về quan điểm này, không có gì phải bàn cãi, chỉ thêm vào với bạn rằng, để được như vậy cũng có phần đóng góp không nhỏ của những người Công giáo chúng tôi, từ đấu tranh bảo vệ tổ quốc cho đến giáo dục, y tế, từ thiện, văn hoá, chính trị, xã hội, v.v... Rất nhiều lần Đảng và Nhà Nước đã công khai tuyên bố như vậy. Vậy tại sao vẫn coi Công giáo chúng tôi là những công dân hạng hai mà hành như như kẻ cướp như vậy?
Bạn viết: “Từ một nước thiếu đói triền miền, nay đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo thứ hai thế giới. Thành công này cùng với nhiều thành tựu khác đủ bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc, kích động của những thế lực thù địch chống đối cách mạng Việt Nam trong và ngoài nước”.
Chuyện này thì phải xem lại bạn ạ, tôi không phủ nhận các thành tựu của Việt nam trong những năm qua, nhưng thành tựu ấy có làm cho xã hội có tốt hơn không? Có làm cho môi trường trong lành hơn không, Bác Hồ đã từng nói “Để dân có cơm đủ no, áo đủ mặc.” Tuy nhiên theo tôi như thế chưa đủ đâu, nếu chỉ là ăn là mặc, là tiền là bạc, là quyền là lực thì vẫn chưa đủ để làm người đúng nghĩa, còn phải lo cho tinh thần, lo cho tâm hồn, lo cho công bằng xã hội cho tương lai phát triển, chứ tôi thấy bây giờ, rừng không còn là vàng, biển không còn là bạc, sông suối ao hồ không còn nên thơ, không khí không đủ trong lành để hít, một cái giầu ảo khi con cháu chúng ta đang đang mắc một món nợ khổng lồ cho các nhà tài phiệt nước ngoài, cái thành tựu ấy so với cái đang lụn bại của khắp các vấn đề xã hội có đáng không?
Bạn viết như sau: “Việt Nam đang tích cực hội nhập kinh tế quốc tế và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Những ai lợi dụng tình hình khó khăn của đất nước, gây mất ổn định xã hội, cố tình tạo ra những căng thẳng, không chịu hợp tác với chính quyền giải quyết vấn đề đất đai trong khuôn khổ pháp luật là đi ngược lại đạo lý của công dân yêu nước, là vô ơn với những người đã hy sinh vì độc lập, tự do cho đất nước này, là vô hồn trước những nỗi đau nạn nhân của chất độc da cam và quan trọng hơn là coi thường, chà đạp pháp luật.”
Lại đồng ý với bạn, nhưng câu hỏi này bạn hãy hỏi những kẻ cầm dùi cui roi điện quất vào thân thể đồng bào, bạn hãy hỏi kẻ dùng hơi cay xịt vào các em thiếu nhi bé bỏng, bạn hãy hỏi những kẻ đã dùng luật rừng để còng tay người dân, bạn hãy hỏi kẻ vu khống mạ lị chúng tôi. Họ sẽ trả lời thay tôi vì nếu không, như có ai đó đã đe nẹt chúng tôi, những người dám nói lên sự thật là vu khống và bôi nhọ nói xấu chính quyền. Nhưng nghe họ trả lời xong nhớ nhìn kỹ lại bạn nhé.
2. Bạn viết: “Vấn đề “Thái Hà”là một việc làm có tổ chức. Xin thưa các công dân - Linh mục Thái Hà, nếu bảo rằng đó là hành động tự phát của giáo dân để đòi lại khu đất vốn của nhà thờ, các linh mục không cản được, thì ai dẫn giáo dân của mình, trong đó có cả các cháu học sinh, phải bỏ học, trang phục chỉnh tề ra khu đất lấn chiếm trái luật để hành lễ? Mà đâu chỉ có một vị linh mục, có lúc nhiều hơn thế. Sự hiện diện của các linh mục chỉ đạo giáo dân tụ tập cầu nguyện trái phép lại không thể cấu thành hành vi có tổ chức ư? Tuy nhiên, một số linh mục lại biện minh đây chỉ là sự tranh chấp đất đai bình thường giữa Nhà thờ Thái Hà với Công ty cổ phần may Chiến Thắng, Nhà thờ có người phụ trách là các vị linh mục, đứng đầu là Chánh xứ Thái Hà, chưa bàn tới tính chất tranh chấp từ góc độ pháp luật, thì như thế các vị đã tự thừa nhận là có tổ chức rồi đấy.”
Bạn viết vậy là bạn chưa hiểu về Công giáo rồi. Công giáo chúng tôi không những là có tổ chức mà là một tổ chức thống nhất chặt chẽ, từ Vatican cho đến mọi Kitô hữu trên toàn cầu, tổ chức có phẩm trật trật tự từ trên xuống dưới, rất chặt chẽ, rất khoa học, rất thần học. Nhưng tổ chức của chúng tôi không dùng để mưu lợi cá nhân mình, không dùng để lật đổ chính quyền, không dùng để tạo bất công. Chính vì vậy mà tại Thái hà, nếu không có tổ chức thì làm sao giúp cho giáo dân cầu nguyện trong an hoà, làm sao ngăn nổi sự giận dữ khi bị đàn áp bất công, làm sao hướng dẫn con chiên làm đúng luật đời luật đạo như các Linh mục tại Thái hà đang làm, Công giáo chúng tôi trên bảo lẽ phải dưới phải vâng lời, không có chuyện như các tổ chức nào đó trên bảo dưới chẳng nghe như chúng ta thường nghe thấy tại Việt nam này.
Bạn viết rằng: “Bên cạnh đó, theo tôi các công dân - giáo dân đang tham gia luân phiên túc trực trên đất của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, cũng suy nghĩ xem việc làm của mình đã đúng với trách nhiệm công dân chưa? Thử hỏi Chúa vui làm sao được, khi các con chiên của Người gây cản trở giao thông, mất trật tự công cộng làm dân cư khu vực 178 Nguyễn Lương Bằng mất ngủ, nhất là những người có tuổi và các học sinh không có yên ổn học tập. Qua truyền hình, tôi đã nghe bà Lê Thị Hợi, một nhân vật “tích cực”phá tường rào của Công ty cổ phần may Chiến Thắng, đã trả lời công an là: “Biết là vi phạm pháp luật thì tôi đã không làm, tôi kêu gọi mọi người không được làm thế”.
Đoạn viết này, dường như bạn đọc báo Hà Nội Mới hơi nhiều nên đoạn này tôi nghe quen quen. Bạn lại áp đặt kiểu của nhóm phóng viên nội chính nên cho rằng khu đất đó là của Công ty CP may Chiến thắng. Điều này mâu thuẫn với phát biểu tiền đề của bạn rồi. Không công nhận của Giáo xứ Thái hà vì đề cao vai trò của “Tay quản lý tồi” giờ lại công nhận là của Công ty CP may Chiến thắng. Có một điều tôi đồng ý với bạn là Chúa làm sao vui được vì con người tội lỗi quá, con người cướp bóc, tàn sát lẫn nhau nhiều quá, con người vu khống mạ lị nhau nhiều quá. Tội lỗi, bất công đã quá đủ trên đất nước Việt nam này chứ chẳng riêng gì Thái hà nhỏ bé với vài mét tường rào mục nát mà người ta đã nỡ bắt đi cả chục người dân yếu đuối. Chỉ vì tham lam mà nỡ xịt cả khói cay vào thiếu nhi của Chúa nữa, mắt cay thế làm sao các em học tập. Phải không bạn?
Trích tiếp lời bạn nhé: “Tôi đã đọc báo, thấy bà con là giáo dân ở Hà Nội và các tỉnh khác, không hài lòng với việc những người cùng đạo đã phá tài sản của người khác, mang ảnh Đức Mẹ, tượng Chúa vào một khu đất của Nhà nước để thờ nguyện, nhất là đặt các Ngài lên mặt bể nước, treo ảnh lên cây cối khắp trong vườn. Chốn này đâu trang nghiêm, lại còn vi phạm việc hành lễ không đúng nơi quy định. Nhà nước qui định nơi hành lễ cũng là để các đức tin được tôn trọng, tôn nghiêm đó thôi.”
Thật tội cho bạn, thời đại computer rồi mà bạn không có gì để xem ngoài báo chí hay sao? Bạn có chắc 100% là báo chí Việt nam luôn đúng? Vậy chắc bạn cũng biết việc các nhà báo của hai tờ báo lớn nhất VN mới đi tù chứ và các lãnh đạo báo chí bị tước thẻ nhà báo chứ. Sao bạn ngây thơ quá, phải kiểm chứng lại mình đi bạn ạ. Thái hà cũng vậy thôi bạn ạ.
3. Bạn viết: “Nghị quyết 23 của Quốc hội đã ghi rất rõ là không xem xét lại đất đai, nhà cửa của các cá nhân, tổ chức mà nhà nước đã quản lý từ năm 1991 trở về trước. Nghị quyết này cũng còn ghi, nếu cá nhân, tổ chức nào có nhu cầu về nhà cửa, thì đề xuất để xem xét theo trình tự pháp luật. Vậy, cớ sao các công dân - linh mục và các công dân là giáo dân ở Thái Hà cứ khăng khăng lý sự “đòi”cái Nhà nước đã quản lý bằng pháp luật. Các vị cũng không phải không biết Nghị quyết này, nhất là các công dân - linh mục. Vậy, tại sao các công dân - linh mục cứ hành xử bất chấp luật"?
Cái nghị quyết cướp này nghe nhiều rồi, để tránh dài dòng và làm mất thời gian của độc giả, mời bạn đọc các bài phân tích của Luật sư Trần Lê Nguyên trên trang mạng chuacuuthe.com hay vietcatholic.net, bạn sẽ hiểu tại sao? Ai cứ khăng khăng vi phạm pháp luật, ai cứ lý sự đòi ăn của người khác, ai hành xử bất chấp pháp luật.
4. Mục 4 bạn phát biểu: “Bây giờ là thế kỷ XXI, còn nhớ năm 1954 để gây mất ổn định chính trị, các thế lực thù địch đã phao tin “Chúa đã di cư vào Nam”để bao người thất vọng. Nay lại có kẻ tung tin: “Đức mẹ hiển linh”để lừa gạt bà con giáo dân kéo về gây mất trật tự Thủ đô. Nhưng tất cả đều không thấy “Đức Mẹ hiển linh”? Chúa không đi đâu xa cả, Đức Mẹ không hiển linh được, nhưng Đức tin của Người luôn ở trong lòng những con chiên ngoan đạo. Và ai cho là “Đức Mẹ hiển linh”thì tôi chắc, Người phải hết sức giận dữ khi thấy các con chiên, nhất là các linh mục đã không tôn kính Người, treo ảnh Người nơi gốc cây bụi cỏ, dùng hình ảnh Người làm bình phong cho những hành động trái pháp luật, tụ tập cầu nguyện giữa nơi không tôn nghiêm, làm phiền muộn lòng nhân dân cả trong và ngoài đạo, trong đó có nhiều cụ già và trẻ nhỏ. Dù tôn giáo nào cũng là con dân đất Việt. Buồn thay! Tôi chia sẻ nỗi buồn cùng Đức Mẹ, vì tôi tin vào điều giáo huấn mang tính nhân bản của Đức Chúa”.
Đích thị câu này không phải của bạn rồi, Bạn lại chơi trò đạo văn của nhóm phóng viên nội chính, lần trước tôi đã tính trả lời câu này với nhóm PVNC về câu này, nhưng nghĩ lại đám này nói cũng chẳng hiểu gì đâu nên thôi, nay lại phải trả lời bạn, chán thật. Nói cho bạn biết nhé, Bỏ hết cửa nhà, ruộng vườn, mồ mả cha ông ra đi với hai bàn tay trắng năm 1954 phải nói là một quyết định đau xót vô cùng với Chúng tôi, thế nhưng, sống mà không được thờ phượng Thiên Chúa một cách đàng hoàng hẳn hoi lại còn là sự đau đớn gấp ngàn lần, vì thế Chúng tôi phải đi và đó là quyết định đúng đắn, Sự đời đôi khi lại tréo ngoe vô cùng, tưởng rằng đang an cư lạc nghiệp Thờ phượng Thiên Chúa được đến cuối đời, rất nhiều người trong chúng tôi một lần nữa phải lại phải trắng tay ra đi một lần nữa vào cái ngày thống nhất đất nước 30/04/1975 cũng chỉ để được tự do Thờ phượng Thiên Chúa, Giờ mới được may mắn chính quyền phong cho danh hiệu Việt kiều yêu nước. Nay quay về thấy cảnh Thái hà lại thấy rằng quyết định ra đi của mình là đúng đắn. Tôi cũng cảm động khi thấy bạn muốn chia sẻ nỗi buồn cùng Đức Mẹ, Nhân danh là một Kitô hữu, tôi chia sẻ với bạn rằng. Đức Mẹ cũng là Mẹ của bạn và rất yêu thương bạn, nhưng bạn phải đến với Mẹ bằng tấm lòng khiên nhu và sám hối tội lỗi, phải biết phân biệt thiện ác và sống yêu thương chan hoà. Đem bình an đến cho mọi người chứ không phải là dùi cui roi điện, nhà tù hay bắt bớ, …vv. Có vậy Mẹ sẽ đỡ buồn đấy bạn ạ.
5. Cuối cùng bạn viết: “Đề nghị các công dân - linh mục Nhà thờ Thái Hà, sớm chân thành trở về với Đức tin nơi Chúa. Nếu cứ tiếp tục thông hiệp với mọi nơi để kéo bà con giáo dân lương thiện về Hà Nội là các linh mục đang dẫn dắt họ lâm vào con đường làm mất thanh danh Chúa, đi ngược lại Đức tin. Xin bà con cảnh giác. Người dân chốn Hà thành này đang chờ xem các linh mục Thái Hà thể hiện hành động dũng cảm trước trách nhiệm của mình như thế nào để không tổn hại đến khối đoàn kết toàn dân tộc?”
Bạn đề nghị chuyện gì chứ chuyện giáo huấn đức tin và hành đạo cho các linh mục tu sỹ thì nói thật nhé, Bạn không đủ tư cách lẫn trình độ để lên tiếng đâu bạn ạ, cả mục 5 này tôi không thể đồng ý với bạn rồi. Hiện nay, hằng ngày có hàng chục ngàn giáo dân khắp nơi cùng đến để hiệp thông và cầu nguyện cho Thái hà, việc cầu nguyện không phải là do dụ dỗ lôi kéo mà được đâu bạn ạ, vì nhu cầu từ trong sâu thẳm trái tim mỗi con người Công giáo đều nhận thấy mình cần phải hiệp thông và cầu nguyện khi bất công ngày càng nặng nề với anh em mình, khi anh em lâm vào cảnh chà đạp thì mỗi người công giáo càng cảm thấy trách nhiệm phải hiệp thông với nhau, khối đoàn kết tràn đầy sức mạnh yêu thương gắn bó chúng tôi lại với nhau trong chân lý và sự thật, dù có phải gian nan vất vả, dù có phải hiểm nguy. Đó chính là hành động dũng cảm chân chính của chân lý và là cội nguồn cho khối đại đoàn kết dân tộc xưa nay. Chào bạn.
Vụ Thái Hà: giáo dân bất chấp những đe dọa từ chính quyền
Trà Mi, RFA
00:48 13/09/2008
Vụ Thái Hà: giáo dân bất chấp những đe dọa từ chính quyền
(Cuộc phỏng vấn 4 giáo dân Thái Hà ngày 12.9.2008 do Trà Mi của đài RFA thực hiện)
Bất chấp các biện pháp trấn dẹp mạnh tay của chính quyền, các cuộc cầu nguyện tập thể yêu cầu nhà nước trả lại đất đai của nhà thờ bị trưng dụng cho mục đích thương mại vẫn tiếp diễn ôn hoà tại giáo xứ Thái Hà, thu hút ngày càng đông đảo giáo dân, giáo sĩ từ các nơi về tham gia.
Nhà nước khẳng định sẽ điều tra, "xử lý nghiêm khắc" tất cả những ai "cố tình vi phạm" trong việc "tụ tập, cầu nguyện trái phép." Phản ứng của giáo dân trước những lời đe doạ của nhà nước ra sao? Trà Mi hỏi thăm một số giáo dân tham gia đều đặn các buổi cầu nguyện tại vùng đất tranh chấp từ suốt 8-9 tháng nay để ghi nhận ý kiến của họ.
Cầu nguyện từ 8, 9 tháng nay
Trước hết, một giáo dân cho biết:
1. Bà Tâm: Tôi là Tâm Luận, người của Giáo Xứ Thái Hà. Tôi ở đây hơn 9 tháng đấy ạ.
Trà Mi: Có lời đe doạ từ phía chính quyền là sẽ truy tố giáo dân tham gia cầu nguyện. Bà nghe được những thông tin này thì bà không lo ngại là những rắc rối sẽ đến với bản thân của mình hay sao?
Bà Tâm: Nếu như mà có bị bắt đi chăng nữa thì đấy cũng là một hình thức là tử vì đạo. Chúng tôi rất lấy làm vinh dự nếu như được chết như thế. Chỉ sợ là chưa đến lượt tôi vì có những người khác người ta còn hơn tôi, người ta đã được đi trước rồi.
Trà Mi: Từ bấy tới nay thì có bao nhiêu người bị bắt rồi, theo như chỗ bà được biết ạ?
Bà Tâm: Tất cả là 8 người bị bắt rồi ạ. Chưa được thăm nuôi ạ.
Trà Mi: Ngay tại hiện trường mà bà con cầu nguyện thì lực lượng an ninh có đông hay không ạ?
Bà Tâm: Những ngày đầu thì người ta mặc sắc phục, chúng tôi còn biết được. Còn bây giờ người ta mặc thường phục thì còn biết đâu là công an và đâu là giáo dân nữa cả!
Trà Mi: Bà có thể cho chúng tôi được thưa chuyện với một vài người khác được không ạ?
Bà Tâm: Được. Chị nói chuyện với chị bên cạnh.
(2) Bà Mai: Tôi tên là Mai ạ. Giáo dân ở đây cầu nguyện mỗi lúc một đông. Đến 10 giờ thì bắt đầu tự giải tán về. Còn một số bà con ở lại ngủ tại đấy từ 8 tháng nay rồi.
Trà Mi: Thế bà con tập trung đông như vậy rồi cái tình hình sinh hoạt như thế nào? Có gây mất trật tự lắm không ạ?
Bà Mai: Không hề bị mất trật tự một chút nào. Người ta cũng không quăng rác, tại vì người ta đã ăn uống ở nhà. Người ta ra đây thì cũng có những hàng quán bán chung quanh thì người ta cũng có thể là tự mua. Rất là cảm phục tấm lòng của tất cả mọi người. Có những hôm giời rất là mưa nhưng người ta đội cả áo mưa người ta đứng người ta cầu nguyện. Và có những hôm rất là nắng nhưng mà vẫn cứ đứng dưới cả nắng để cầu nguyện. Người ta trông chờ, người ta cầu xin cho cái sự công bằng của xã hội.
Bị xúi giục?
Trà Mi: Báo chí nhà nước có lên án là bà con tập trung cầu nguyện là do cái sự xúi giục của phía giáo sĩ, các hàng giáo phẩm. Không biết là thực tế như thế nào mà bà con lại bỏ công an việc làm, đời sống sinh hoạt hàng ngày để tập trung ở đây cầu nguyện, thưa bà?
Bà Mai: Tất cả là do cái tâm linh của người ta chứ không ai có thể xúi giục được. Tôi nói ngay như bản thân tôi, không có ai có thể xúi giục được tôi làm những cái chuyện đó, mà đây là tự lòng tin của tôi. Tôi trông cậy vào Thiên Chúa bởi vì mình quá nhỏ bé và người ta quá là áp lực đối với chúng tôi. Cho nên là cái ước nguyện nhỏ nhoi nhất của chúng tôi là chúng tôi đều hướng về Chúa, mong Chúa và Mẹ rũ lòng thương chúng tôi mà giúp cho chúng tôi bởi vì xung quanh chúng tôi không còn có ai để mà có thể trợ giúp được chúng tôi.
Tôi không có sợ bất cứ một cái gì hết cho dù tôi có phải chết. Đời người ai cũng phải chết nhưng chết làm sao để cho mọi người nhìn vào mình có một cái chết vinh quang. Chứ còn sống mà để cho người đời khinh bỉ thì tôi mới sợ, chứ còn chúng tôi sẵn sàng chết cho sự thật.
Trà Mi: Ở Việt Nam thì cũng thấy có những bài phóng sự người ta thực hiện ngay tại chỗ bà con đang cầu nguyện đó, thì có những người nêu lên bức xúc là họ bị nhầm lẫn khi đến đây cầu nguyện, v.v…
Bà Mai: Những người đấy là ở đâu chứ không phải phỏng vấn thực sự những người đang cầu nguyện đâu ạ. Có một hôm mà có 3 người ăn mặc rất là chỉnh tề tự xưng là giáo dân để quay phỏng vấn, thế nhưng mà được một số giáo dân ra hỏi đến tên thánh thì người ta ớ ra, người ta không nói được mới lộ tẩy ra là không phải Công Giáo, mà đem dến vùng đất đấy để quay phim để nói là đấy là giáo dân.
Trà Mi: Cảm ơn bà rất nhiều. Chúng tôi xin phép được hỏi thăm người kế tiếp được không ạ?
Bà Mai: Dạ vâng ạ.
(3) Ông Nam: Tôi là Nam.
Đã quen với những đe dọa
Trà Mi: Ông đã tham gia các buổi cầu nguyện này từ bao lâu rồi, thưa ông?
Ông Nam: Liên tục từ 8 tháng nay chị ạ. Nói chung là các giáo dân cầu nguyện ở đây thì nhiều thành phần. Ở cái tuổi về hưu như tôi cũng có, tuổi bà già cũng có, tuổi các em các cháu đều có hết.
Trà Mi: Báo đài mấy ngày nay loan tin thì những người cầu nguyện như vậy là vi phạm pháp luật và sẽ có biện pháp "nghiêm trị đích đáng", ông có cảm nghĩ ra sao?
Ông Nam: Chúng tôi là người dân sống ở Miền Bắc lâu rồi đâm ra chúng tôi quen với cái đó rồi. Chúng tôi không sợ bị vì chúng tôi đang làm công việc không sai. Chúng tôi muốn nhà nước giao lại cái phần đất mà của cha ông chúng tôi đã bỏ tiền ra mua để xây nhà thờ.
Trà Mi: Vâng. Trong trường hợp cái nguyện vọng đó không được đáp ứng mà ngược lại, có những điều đáng tiếc xảy ra với bà con giáo dân, hay là ngay cả chính bản thân ông, thì...
Ông Nam: Chúng tôi rất là buồn. Chúng tôi không biết làm gì khác cả. Chúng tôi chỉ biết có cầu nguyện. Cũng có một số bà con nhiệt tình, chính quyền nhà nước họ đến tận nhà hỏi han rồi cũng có làm cho người ta hoảng sợ, nhưng mà tôi thấy là tất cả những người đó đều không sợ. Hiện nay là các nơi vẫn kéo về Hà Nội, và thậm chí cả từ Vinh, rồi Miền Trung, Miền Nam họ cũng đã ra đây để cầu nguỵện cho công lý.
Trà Mi: Dạ. Cảm ơn ông rất nhiều.
(4) - Alô! Tôi là giáo dân của Thái Hà. Chúng tôi cầu nguyện ở đây như vậy là gần 9 tháng rồi. Chúng tôi chỉ mong muốn làm sao mà bây giờ thì nhà nước hô hào dân chúng tôi là "làm theo pháp luật và hiến pháp" vì vậy chúng tôi cũng yêu cầu nhà nước cũng phải làm theo pháp luật và hiến pháp.
Trà Mi: Nhưng phía nhà nước lại cho rằng cái hành động mà giáo dân tập trung cầu nguyện trái phép đã là phạm pháp rồi.
- Họ lên án như vậy là không theo đúng luật pháp. Nếu theo luật pháp thì chúng tôi được tự do tụ tập, tự do hội họp và có thể tự do đi lại, mà như vậy vừa rồi nó cản trở một số giáo dân chúng tôi về đây cầu nguyện.
Trà Mi: Cảm ơn ông rất nhiều. Chúng tôi mong được hỏi thăm một người từ xa đến.
(5) - Thưa vâng. Em là người từ Bắc Ninh. Cũng giống như tất cả những người giáo dân, không những ở Thái Hà này mà toàn giáo dân Công Giáo ở Việt Nam, chúng em cứ tự động mà tìm đến cầu nguyện cho công lý được thực thi.
Vai trò của truyền thông?
Trà Mi: Những thông tin là những người từ xa mà đến muốn tham gia cầu nguyện ở Thái Hà cũng bị cản trở không ít, nhưng riêng bản thân anh thì anh có gặp những điều đó không?
- Cái hiện tượng đó thì chị có thể hỏi cả ngàn người ở đây thì ai cũng trả lời một cách chắc chắn là có xảy ra, đặc biệt là những người giáo dân ở trong Miền Trung và Miền Nam.
Trà Mi: Số những người trẻ cũng tham gia cầu nguyện ở đây như anh, anh thấy có nhiều không?
Tất cả các cơ quan truyền thông đại chúng thì đấy là phục vụ cho lợi ích nhà nước chứ không phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân, chính vì thế mà họ nói đấy là việc của họ.
- Thanh niên rất đông. Họ trực cả ngày lẫn đêm. Họ rất hăng hái trong vấn đề tham gia bảo quản cho sự trị an, cho giáo xứ.
Trà Mi: Truyền thông nhà nước khẳng định rằng việc làm này là phạm pháp, thế thì chúng tôi muốn hỏi là phản ứng của những người chung quanh anh khi bíêt anh tham gia vào những việc mà được cho là phạm pháp đó thì họ nhìn anh ra sao?
- Tất cả các cơ quan truyền thông đại chúng thì đấy là phục vụ cho lợi ích nhà nước chứ không phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân, chính vì thế mà họ nói đấy là việc của họ. Những người có cái nhìn khách quan và trung thực thì họ đánh giá như vậy là không đúng.
Em chẳng có chút gì phải lo ngại và lo sợ cả. Việc của em vẫn là hàng ngày em đến đây và vẫn cầu nguyện cùng với mọi người. Tất cả mọi người đều hân hoan. Còn vấn đề cản trở thì lúc nào cũng có. Họ không dùng cách này thời họ dùng cách khác. Bây giờ công an họ không mặc sắc phục nữa mà họ mặc thường phục họ đến, họ lẫn lộn với giáo dân, họ cũng giống những người khác thì chúng em cũng chẳng biết họ là ai.
Trà Mi: Xin cảm ơn anh rất là nhiều.
- Dạ. Vâng. Vâng.
Vừa rồi là phản hồi của một số giáo dân túc trực cầu nguyện ngày đêm tại giáo xứ Thái Hà trước sự đe doạ từ phía nhà nước sẽ "hình sự hoá" vụ việc.
Chia sẻ với bức xúc của bà con giáo dân rằng nguyện vọng tha thiết của những người đòi hỏi công lý không được truyền thông nhà nước ghi nhận trung thực, Linh mục Nguyễn Văn Thật thuộc giáo xứ Thái Hà, phát biểu:
- Thật sự ở đây chúng tôi chẳng có tiếng nói gì cả. Mọi tiếng nói truyền thông thì chỉ nhà nước thôi, chứ còn tiếng nói của giáo dân chúng tôi đã có ai biết là chúng tôi nói gì, không có quyền nói. Khi người ta (nhà nước) nói một điều gì, những người không hiểu gì thì người ta cứ cho là chúng tôi đi chiếm đất. Thật sự nhà thờ với nhà chùa chả ai đi chiếm đất. Người ta muốn bắt thì người ta bắt thôi. Mà sự thật vẫn là sự thật
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các diễn tiến liên quan đến vụ tranh chấp đất đai ở Thái Hà và thông tin đến quý vị trong thời gian sớm nhất.
(Cuộc phỏng vấn 4 giáo dân Thái Hà ngày 12.9.2008 do Trà Mi của đài RFA thực hiện)
Bất chấp các biện pháp trấn dẹp mạnh tay của chính quyền, các cuộc cầu nguyện tập thể yêu cầu nhà nước trả lại đất đai của nhà thờ bị trưng dụng cho mục đích thương mại vẫn tiếp diễn ôn hoà tại giáo xứ Thái Hà, thu hút ngày càng đông đảo giáo dân, giáo sĩ từ các nơi về tham gia.
Nhà nước khẳng định sẽ điều tra, "xử lý nghiêm khắc" tất cả những ai "cố tình vi phạm" trong việc "tụ tập, cầu nguyện trái phép." Phản ứng của giáo dân trước những lời đe doạ của nhà nước ra sao? Trà Mi hỏi thăm một số giáo dân tham gia đều đặn các buổi cầu nguyện tại vùng đất tranh chấp từ suốt 8-9 tháng nay để ghi nhận ý kiến của họ.
Cầu nguyện từ 8, 9 tháng nay
Trước hết, một giáo dân cho biết:
1. Bà Tâm: Tôi là Tâm Luận, người của Giáo Xứ Thái Hà. Tôi ở đây hơn 9 tháng đấy ạ.
Trà Mi: Có lời đe doạ từ phía chính quyền là sẽ truy tố giáo dân tham gia cầu nguyện. Bà nghe được những thông tin này thì bà không lo ngại là những rắc rối sẽ đến với bản thân của mình hay sao?
Bà Tâm: Nếu như mà có bị bắt đi chăng nữa thì đấy cũng là một hình thức là tử vì đạo. Chúng tôi rất lấy làm vinh dự nếu như được chết như thế. Chỉ sợ là chưa đến lượt tôi vì có những người khác người ta còn hơn tôi, người ta đã được đi trước rồi.
Trà Mi: Từ bấy tới nay thì có bao nhiêu người bị bắt rồi, theo như chỗ bà được biết ạ?
Bà Tâm: Tất cả là 8 người bị bắt rồi ạ. Chưa được thăm nuôi ạ.
Trà Mi: Ngay tại hiện trường mà bà con cầu nguyện thì lực lượng an ninh có đông hay không ạ?
Bà Tâm: Những ngày đầu thì người ta mặc sắc phục, chúng tôi còn biết được. Còn bây giờ người ta mặc thường phục thì còn biết đâu là công an và đâu là giáo dân nữa cả!
Trà Mi: Bà có thể cho chúng tôi được thưa chuyện với một vài người khác được không ạ?
Bà Tâm: Được. Chị nói chuyện với chị bên cạnh.
(2) Bà Mai: Tôi tên là Mai ạ. Giáo dân ở đây cầu nguyện mỗi lúc một đông. Đến 10 giờ thì bắt đầu tự giải tán về. Còn một số bà con ở lại ngủ tại đấy từ 8 tháng nay rồi.
Trà Mi: Thế bà con tập trung đông như vậy rồi cái tình hình sinh hoạt như thế nào? Có gây mất trật tự lắm không ạ?
Bà Mai: Không hề bị mất trật tự một chút nào. Người ta cũng không quăng rác, tại vì người ta đã ăn uống ở nhà. Người ta ra đây thì cũng có những hàng quán bán chung quanh thì người ta cũng có thể là tự mua. Rất là cảm phục tấm lòng của tất cả mọi người. Có những hôm giời rất là mưa nhưng người ta đội cả áo mưa người ta đứng người ta cầu nguyện. Và có những hôm rất là nắng nhưng mà vẫn cứ đứng dưới cả nắng để cầu nguyện. Người ta trông chờ, người ta cầu xin cho cái sự công bằng của xã hội.
Bị xúi giục?
Trà Mi: Báo chí nhà nước có lên án là bà con tập trung cầu nguyện là do cái sự xúi giục của phía giáo sĩ, các hàng giáo phẩm. Không biết là thực tế như thế nào mà bà con lại bỏ công an việc làm, đời sống sinh hoạt hàng ngày để tập trung ở đây cầu nguyện, thưa bà?
Bà Mai: Tất cả là do cái tâm linh của người ta chứ không ai có thể xúi giục được. Tôi nói ngay như bản thân tôi, không có ai có thể xúi giục được tôi làm những cái chuyện đó, mà đây là tự lòng tin của tôi. Tôi trông cậy vào Thiên Chúa bởi vì mình quá nhỏ bé và người ta quá là áp lực đối với chúng tôi. Cho nên là cái ước nguyện nhỏ nhoi nhất của chúng tôi là chúng tôi đều hướng về Chúa, mong Chúa và Mẹ rũ lòng thương chúng tôi mà giúp cho chúng tôi bởi vì xung quanh chúng tôi không còn có ai để mà có thể trợ giúp được chúng tôi.
Tôi không có sợ bất cứ một cái gì hết cho dù tôi có phải chết. Đời người ai cũng phải chết nhưng chết làm sao để cho mọi người nhìn vào mình có một cái chết vinh quang. Chứ còn sống mà để cho người đời khinh bỉ thì tôi mới sợ, chứ còn chúng tôi sẵn sàng chết cho sự thật.
Trà Mi: Ở Việt Nam thì cũng thấy có những bài phóng sự người ta thực hiện ngay tại chỗ bà con đang cầu nguyện đó, thì có những người nêu lên bức xúc là họ bị nhầm lẫn khi đến đây cầu nguyện, v.v…
Bà Mai: Những người đấy là ở đâu chứ không phải phỏng vấn thực sự những người đang cầu nguyện đâu ạ. Có một hôm mà có 3 người ăn mặc rất là chỉnh tề tự xưng là giáo dân để quay phỏng vấn, thế nhưng mà được một số giáo dân ra hỏi đến tên thánh thì người ta ớ ra, người ta không nói được mới lộ tẩy ra là không phải Công Giáo, mà đem dến vùng đất đấy để quay phim để nói là đấy là giáo dân.
Trà Mi: Cảm ơn bà rất nhiều. Chúng tôi xin phép được hỏi thăm người kế tiếp được không ạ?
Bà Mai: Dạ vâng ạ.
(3) Ông Nam: Tôi là Nam.
Đã quen với những đe dọa
Trà Mi: Ông đã tham gia các buổi cầu nguyện này từ bao lâu rồi, thưa ông?
Ông Nam: Liên tục từ 8 tháng nay chị ạ. Nói chung là các giáo dân cầu nguyện ở đây thì nhiều thành phần. Ở cái tuổi về hưu như tôi cũng có, tuổi bà già cũng có, tuổi các em các cháu đều có hết.
Trà Mi: Báo đài mấy ngày nay loan tin thì những người cầu nguyện như vậy là vi phạm pháp luật và sẽ có biện pháp "nghiêm trị đích đáng", ông có cảm nghĩ ra sao?
Ông Nam: Chúng tôi là người dân sống ở Miền Bắc lâu rồi đâm ra chúng tôi quen với cái đó rồi. Chúng tôi không sợ bị vì chúng tôi đang làm công việc không sai. Chúng tôi muốn nhà nước giao lại cái phần đất mà của cha ông chúng tôi đã bỏ tiền ra mua để xây nhà thờ.
Trà Mi: Vâng. Trong trường hợp cái nguyện vọng đó không được đáp ứng mà ngược lại, có những điều đáng tiếc xảy ra với bà con giáo dân, hay là ngay cả chính bản thân ông, thì...
Ông Nam: Chúng tôi rất là buồn. Chúng tôi không biết làm gì khác cả. Chúng tôi chỉ biết có cầu nguyện. Cũng có một số bà con nhiệt tình, chính quyền nhà nước họ đến tận nhà hỏi han rồi cũng có làm cho người ta hoảng sợ, nhưng mà tôi thấy là tất cả những người đó đều không sợ. Hiện nay là các nơi vẫn kéo về Hà Nội, và thậm chí cả từ Vinh, rồi Miền Trung, Miền Nam họ cũng đã ra đây để cầu nguỵện cho công lý.
Trà Mi: Dạ. Cảm ơn ông rất nhiều.
(4) - Alô! Tôi là giáo dân của Thái Hà. Chúng tôi cầu nguyện ở đây như vậy là gần 9 tháng rồi. Chúng tôi chỉ mong muốn làm sao mà bây giờ thì nhà nước hô hào dân chúng tôi là "làm theo pháp luật và hiến pháp" vì vậy chúng tôi cũng yêu cầu nhà nước cũng phải làm theo pháp luật và hiến pháp.
Trà Mi: Nhưng phía nhà nước lại cho rằng cái hành động mà giáo dân tập trung cầu nguyện trái phép đã là phạm pháp rồi.
- Họ lên án như vậy là không theo đúng luật pháp. Nếu theo luật pháp thì chúng tôi được tự do tụ tập, tự do hội họp và có thể tự do đi lại, mà như vậy vừa rồi nó cản trở một số giáo dân chúng tôi về đây cầu nguyện.
Trà Mi: Cảm ơn ông rất nhiều. Chúng tôi mong được hỏi thăm một người từ xa đến.
(5) - Thưa vâng. Em là người từ Bắc Ninh. Cũng giống như tất cả những người giáo dân, không những ở Thái Hà này mà toàn giáo dân Công Giáo ở Việt Nam, chúng em cứ tự động mà tìm đến cầu nguyện cho công lý được thực thi.
Vai trò của truyền thông?
Trà Mi: Những thông tin là những người từ xa mà đến muốn tham gia cầu nguyện ở Thái Hà cũng bị cản trở không ít, nhưng riêng bản thân anh thì anh có gặp những điều đó không?
- Cái hiện tượng đó thì chị có thể hỏi cả ngàn người ở đây thì ai cũng trả lời một cách chắc chắn là có xảy ra, đặc biệt là những người giáo dân ở trong Miền Trung và Miền Nam.
Trà Mi: Số những người trẻ cũng tham gia cầu nguyện ở đây như anh, anh thấy có nhiều không?
Tất cả các cơ quan truyền thông đại chúng thì đấy là phục vụ cho lợi ích nhà nước chứ không phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân, chính vì thế mà họ nói đấy là việc của họ.
- Thanh niên rất đông. Họ trực cả ngày lẫn đêm. Họ rất hăng hái trong vấn đề tham gia bảo quản cho sự trị an, cho giáo xứ.
Trà Mi: Truyền thông nhà nước khẳng định rằng việc làm này là phạm pháp, thế thì chúng tôi muốn hỏi là phản ứng của những người chung quanh anh khi bíêt anh tham gia vào những việc mà được cho là phạm pháp đó thì họ nhìn anh ra sao?
- Tất cả các cơ quan truyền thông đại chúng thì đấy là phục vụ cho lợi ích nhà nước chứ không phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân, chính vì thế mà họ nói đấy là việc của họ. Những người có cái nhìn khách quan và trung thực thì họ đánh giá như vậy là không đúng.
Em chẳng có chút gì phải lo ngại và lo sợ cả. Việc của em vẫn là hàng ngày em đến đây và vẫn cầu nguyện cùng với mọi người. Tất cả mọi người đều hân hoan. Còn vấn đề cản trở thì lúc nào cũng có. Họ không dùng cách này thời họ dùng cách khác. Bây giờ công an họ không mặc sắc phục nữa mà họ mặc thường phục họ đến, họ lẫn lộn với giáo dân, họ cũng giống những người khác thì chúng em cũng chẳng biết họ là ai.
Trà Mi: Xin cảm ơn anh rất là nhiều.
- Dạ. Vâng. Vâng.
Vừa rồi là phản hồi của một số giáo dân túc trực cầu nguyện ngày đêm tại giáo xứ Thái Hà trước sự đe doạ từ phía nhà nước sẽ "hình sự hoá" vụ việc.
Chia sẻ với bức xúc của bà con giáo dân rằng nguyện vọng tha thiết của những người đòi hỏi công lý không được truyền thông nhà nước ghi nhận trung thực, Linh mục Nguyễn Văn Thật thuộc giáo xứ Thái Hà, phát biểu:
- Thật sự ở đây chúng tôi chẳng có tiếng nói gì cả. Mọi tiếng nói truyền thông thì chỉ nhà nước thôi, chứ còn tiếng nói của giáo dân chúng tôi đã có ai biết là chúng tôi nói gì, không có quyền nói. Khi người ta (nhà nước) nói một điều gì, những người không hiểu gì thì người ta cứ cho là chúng tôi đi chiếm đất. Thật sự nhà thờ với nhà chùa chả ai đi chiếm đất. Người ta muốn bắt thì người ta bắt thôi. Mà sự thật vẫn là sự thật
Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật các diễn tiến liên quan đến vụ tranh chấp đất đai ở Thái Hà và thông tin đến quý vị trong thời gian sớm nhất.
Thư ngỏ của Đức Giám Mục giáo phận Thái Bình
+ GM F.X Nguyễn Văn Sang
01:09 13/09/2008
Thư ngỏ của Đức Giám mục F.X. Nguyễn Văn Sang, Giám mục Giáo phận Thái Bình
gửi Cha Bề trên, các Tu sĩ DCCT và Anh Chị Em giáo xứ Thái Hà
Kể từ ngày Lễ Kim khánh linh mục của tôi mà Cha Bề trên đã chiếu cố tới thăm cho đến ngày nay chưa có dịp gặp Cha lần nào nữa.
Vừa qua tôi có hân hạnh mở đầu cho các lần viếng thăm của các Giám Mục tới linh đài Đức Mẹ ở bản xứ (9:30 sáng ngày 4/9/08 tôi đến nhà dòng thấy giáo dân rất sốt sắng và vui vẻ dự lễ cho dù trời mưa to. Hôm đó Cha Bề trên đang dự cuộc tĩnh tâm ở TGM Hà Nội, chắc Cha cầu nguyện nhiều trong đó có cầu nguyện cho tôi... Sau đó tôi được đến viếng linh đài Đức Mẹ và cầu nguyện cho mọi người hiện diện tại đó, ra tận đồn công an gần đó bắt tay mọi người và chúc bình an hạnh phúc... Khi tôi về cũng thấy xe chở ĐGM Giáo phận Hải Phòng đến thăm. Như vậy nếu là phạm pháp thì tôi chính là người “đầu têu”...). Nay tôi được tin vui mừng Cha Bề trên và một số Cha trong dòng đã được mời ra quận Đống Đa để làm việc chủ yếu là tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp để đi đến một giải pháp thấu tình đạt lý cho cả đôi bên.
Tôi lại được tin rất vui mừng hơn nữa: Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt - Tổng GM Hà Nội - Tổng thư ký HĐGMVN cùng Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - chủ tịch Ủy ban truyền thông của HĐGMVN (đại diện cho Đức Cha Giáo phận Bùi Chu đi vắng) cũng đến cầu nguyện tại linh đài Đức Mẹ và tiếp xúc vui vẻ với mọi người. Phải chăng đó là điều rất tốt lành, một chiếc cầu vồng trên không trung báo hiệu mặt trời ló rạng sau những ngày mưa. Với tinh thần hiệp thông của tôi trong tư cách là chủ chăn một giáo phận đồng thời là công dân của đất nước, tôi xin đề nghị:
A – Về phía mỗi bên: hãy tự chế, đừng thêm dầu thêm củi vào công cuộc đấu tranh tại giáo xứ Thái Hà:
a/ Các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, nhất là trong nước, các nhà văn nhà báo với lương tâm của kẻ cầm bút và là sĩ phu của thời đại nên thận trọng cân nhắc. Chỉ đưa tin, viết bài trong sự thật, công lý trong tình thương yêu, tránh các bài viết đao to búa lớn, hàng cá hàng thịt chửi rủa lẫn nhau... hoặc tung ra những tin tức, sự kiện thiếu sự thật có tính chất chửi rủa mạ lị lẫn nhau; tạo điều kiện, bầu không khí cho những cuộc đối thoại, thảo luận sau này.
b/ Về phía các cơ quan an ninh hoặc bảo vệ dân sự nên rút bớt con số, giữ thái độ trầm tĩnh trước những người anh em ruột thịt là đồng bào họ hàng của mình (tránh thái độ ngôn ngữ coi những người công giáo nói chung và những người đang cầu nguyện nói riêng như thù địch, phản động, mê tín... như có một số dư luận không đúng hiện nay. Chúng ta hãy tôn trọng ý kiến của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương: nơi nào có đồng bào Công Giáo sinh sống, nơi đó ít tiêu cực, an ninh trật tự được giữ vững. Và sự thực ngày nay đã làm chứng như vậy. Những người Công Giáo chúng tôi ở hết mọi nơi sống yêu thưƠng đùm bọc, hòa thuận với hết mọi người, ít khi xảy ra những sự cố đáng tiếc).
Về phía chính quyền: ngưng các cuộc bắt bớ, khởi tố... Và có thể được, tha cho những người đang bị tạm giam được trở về gia đình (vì nếu theo tiêu chuẩn bắt bớ tạm giam như thế thì hàng vạn hàng ngàn người trong và ngoài nước, thậm chí các Giám mục, Linh mục và nam nữ tu sĩ cũng như giáo dân đều ở trong tình trạng vi phạm theo quan điểm của nhà nước). Hơn nữa, dù có bị khởi tố ra tòa thì cũng không đáng gì, nhất là với tội danh phá hoại tài sản, theo tính toán của ban xây dựng quận Đống Đa thì trị giá bức tường chỉ ở mức 3.700.000 đồng. Nếu phải đền bù thì 7 người can phạm kia chia đều ra không đáng là bao. Trong khi đó, dựng nên một phiên tòa có đầy đủ nhân viên, điện nước... sẽ tốn phí rất nhiều mà không đi đến đâu... đang khi trong nước còn rất nhiều vụ án to tát hơn, tốn kém hơn cần được khởi tố. Và như luật sư Trần Lê Nguyên trong bài phát biểu ngày 12/9/08 về góp ý kiến với báo HNM (xin xem bài “Trả lời luận điểm pháp lý của chủ nhiệm luật sư đoàn Hà Nội về nghị quyết 23/2003/QH 11 ngày 26/11/2003”) thì điều 143 BLHS “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không thể áp dụng vào trường hợp của những giáo dân xứ Thái Hà."
c/ Mau chóng hình thành một cuộc họp đôi bên: giáo xứ Thái Hà gồm linh mục cùng giáo dân và đại diện chính quyền địa phương hoặc công ty có trách nhiệm liên quan đến đất đai ở Thái Hà. Cả hai bên hãy trưng ra lý văn bản chứng minh lập trường của mình. Nên có một ủy ban trung lập hòa giải chứng giám về mọi mặt: luật pháp, sự kiện, tình lý... Ủy ban hòa giải này nên có những thành viên trung lập như các chức sắc trong đạo ngoài đời có uy tín, các vị luật sư trung lập tôn trọng sự thật, ôn hòa nhẫn nại, đứng đắn, ví dụ như luật sư Lê Trần Nguyên thường viết bài trên báo vietnamnet, luật sư Nguyễn Trọng Tỵ của báo HNM... Nếu cần, mời một vị luật sư quốc tế trong các nước trung lập... Như vậy, tôi nghĩ rằng công việc sẽ được giải quyết mau chóng, vì là công việc nội bộ giữa người Việt Nam với nhau, không ai bị ảnh hưởng từ phía này phía khác. Chúng ta... thử xem sao. Xu thế của thời đại ngày nay là đối thoại, đảng và nhà nước đang cổ vũ phong trào phản biện để tìm rõ nguyên nhân tiêu cực trong xã hội. Ngay cả cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng nói: “Cần phải phản biện ngay từ lúc đầu soạn thảo rồi thi hành chính sách, không phải đợi đến ban hành chính sách trong xã hội rồi mới phản biện”. Tôi xin tâm đầu ý hợp với vị nguyên tổng bí thư đáng kính đó.
d/ Để khắc phục hậu quả, chúng tôi đề nghị lập một quỹ tương trợ những người bị bắt để xoa dịu những đau thương, giúp đỡ những người ở nhà phục vụ họ, tạo cho họ phấn khởi an ủi trong điều kiện hiện nay của họ. Để thực hiện lời đề nghị này, tôi xin là người đầu tiên đóng góp 5 triệu đồng gửi đến Cha Bề trên để sử dụng như ý đã nói trên và kêu gọi mọi người đáp ứng.
B – Để giải quyết vấn đề tranh chấp (thực ra rất bé nhỏ) tại khu đất Thái Hà, không đáng cho chúng ta phải bỏ ra quá nhiều công sức. Chúng ta hãy tiết kiệm thời gian và tiền bạc để làm cho dân giàu nước mạnh, đối đầu với những vấn đề còn quan trọng gấp nghìn lần trong xã hội chúng ta như việc giáo dục, chống tham nhũng, tranh chấp đất đai quốc tế...
Chúng ta nghĩ và hy vọng rất nhiều rằng đất nước chúng ta thừa sức có những con người thiện chí tôn trọng sự thật và công lý, với những nhà văn nhà báo thượng tôn sự thật và tình nghĩa đồng bào chắc chắn mau chóng giải quyết vấn đề đất đai cỏn con ở Thái Hà, góp phần an ninh trật tự xã hội, đóng góp vào việc đoàn kết các công dân, các tôn giáo, các thành phần xã hội, làm thành sức mạnh xây dựng đất nước ngày càng văn minh tiến bộ hơn.
Xin kính chào Cha Bề trên, các tu sĩ DCCT và anh chị em xứ Thái Hà. Kính chúc Cha Bề trên và anh em cùng toàn thể mọi người trong giáo xứ được bình an, mạnh khỏe và nhờ ơn Chúa giúp cộng với sự hợp tác của các bên sẽ mau chóng giải quyết trong tinh thần chân lý và yêu thương.
Xin Cha Bề trên, các anh em tu sĩ cùng mọi người cầu nguyện cho tôi – một Giám Mục già cả, yếu đuối được vâng theo ý Chúa trong nhiệm vụ Chúa trao phó cho tôi.
Thái Bình, ngày 13 tháng 9 năm 2008.
Giám Mục Giáo phận Thái Binh
gửi Cha Bề trên, các Tu sĩ DCCT và Anh Chị Em giáo xứ Thái Hà
Kể từ ngày Lễ Kim khánh linh mục của tôi mà Cha Bề trên đã chiếu cố tới thăm cho đến ngày nay chưa có dịp gặp Cha lần nào nữa.
Vừa qua tôi có hân hạnh mở đầu cho các lần viếng thăm của các Giám Mục tới linh đài Đức Mẹ ở bản xứ (9:30 sáng ngày 4/9/08 tôi đến nhà dòng thấy giáo dân rất sốt sắng và vui vẻ dự lễ cho dù trời mưa to. Hôm đó Cha Bề trên đang dự cuộc tĩnh tâm ở TGM Hà Nội, chắc Cha cầu nguyện nhiều trong đó có cầu nguyện cho tôi... Sau đó tôi được đến viếng linh đài Đức Mẹ và cầu nguyện cho mọi người hiện diện tại đó, ra tận đồn công an gần đó bắt tay mọi người và chúc bình an hạnh phúc... Khi tôi về cũng thấy xe chở ĐGM Giáo phận Hải Phòng đến thăm. Như vậy nếu là phạm pháp thì tôi chính là người “đầu têu”...). Nay tôi được tin vui mừng Cha Bề trên và một số Cha trong dòng đã được mời ra quận Đống Đa để làm việc chủ yếu là tìm cách giải quyết vấn đề tranh chấp để đi đến một giải pháp thấu tình đạt lý cho cả đôi bên.
Tôi lại được tin rất vui mừng hơn nữa: Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt - Tổng GM Hà Nội - Tổng thư ký HĐGMVN cùng Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ - chủ tịch Ủy ban truyền thông của HĐGMVN (đại diện cho Đức Cha Giáo phận Bùi Chu đi vắng) cũng đến cầu nguyện tại linh đài Đức Mẹ và tiếp xúc vui vẻ với mọi người. Phải chăng đó là điều rất tốt lành, một chiếc cầu vồng trên không trung báo hiệu mặt trời ló rạng sau những ngày mưa. Với tinh thần hiệp thông của tôi trong tư cách là chủ chăn một giáo phận đồng thời là công dân của đất nước, tôi xin đề nghị:
A – Về phía mỗi bên: hãy tự chế, đừng thêm dầu thêm củi vào công cuộc đấu tranh tại giáo xứ Thái Hà:
a/ Các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, nhất là trong nước, các nhà văn nhà báo với lương tâm của kẻ cầm bút và là sĩ phu của thời đại nên thận trọng cân nhắc. Chỉ đưa tin, viết bài trong sự thật, công lý trong tình thương yêu, tránh các bài viết đao to búa lớn, hàng cá hàng thịt chửi rủa lẫn nhau... hoặc tung ra những tin tức, sự kiện thiếu sự thật có tính chất chửi rủa mạ lị lẫn nhau; tạo điều kiện, bầu không khí cho những cuộc đối thoại, thảo luận sau này.
b/ Về phía các cơ quan an ninh hoặc bảo vệ dân sự nên rút bớt con số, giữ thái độ trầm tĩnh trước những người anh em ruột thịt là đồng bào họ hàng của mình (tránh thái độ ngôn ngữ coi những người công giáo nói chung và những người đang cầu nguyện nói riêng như thù địch, phản động, mê tín... như có một số dư luận không đúng hiện nay. Chúng ta hãy tôn trọng ý kiến của cựu chủ tịch nước Trần Đức Lương: nơi nào có đồng bào Công Giáo sinh sống, nơi đó ít tiêu cực, an ninh trật tự được giữ vững. Và sự thực ngày nay đã làm chứng như vậy. Những người Công Giáo chúng tôi ở hết mọi nơi sống yêu thưƠng đùm bọc, hòa thuận với hết mọi người, ít khi xảy ra những sự cố đáng tiếc).
Về phía chính quyền: ngưng các cuộc bắt bớ, khởi tố... Và có thể được, tha cho những người đang bị tạm giam được trở về gia đình (vì nếu theo tiêu chuẩn bắt bớ tạm giam như thế thì hàng vạn hàng ngàn người trong và ngoài nước, thậm chí các Giám mục, Linh mục và nam nữ tu sĩ cũng như giáo dân đều ở trong tình trạng vi phạm theo quan điểm của nhà nước). Hơn nữa, dù có bị khởi tố ra tòa thì cũng không đáng gì, nhất là với tội danh phá hoại tài sản, theo tính toán của ban xây dựng quận Đống Đa thì trị giá bức tường chỉ ở mức 3.700.000 đồng. Nếu phải đền bù thì 7 người can phạm kia chia đều ra không đáng là bao. Trong khi đó, dựng nên một phiên tòa có đầy đủ nhân viên, điện nước... sẽ tốn phí rất nhiều mà không đi đến đâu... đang khi trong nước còn rất nhiều vụ án to tát hơn, tốn kém hơn cần được khởi tố. Và như luật sư Trần Lê Nguyên trong bài phát biểu ngày 12/9/08 về góp ý kiến với báo HNM (xin xem bài “Trả lời luận điểm pháp lý của chủ nhiệm luật sư đoàn Hà Nội về nghị quyết 23/2003/QH 11 ngày 26/11/2003”) thì điều 143 BLHS “hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản không thể áp dụng vào trường hợp của những giáo dân xứ Thái Hà."
c/ Mau chóng hình thành một cuộc họp đôi bên: giáo xứ Thái Hà gồm linh mục cùng giáo dân và đại diện chính quyền địa phương hoặc công ty có trách nhiệm liên quan đến đất đai ở Thái Hà. Cả hai bên hãy trưng ra lý văn bản chứng minh lập trường của mình. Nên có một ủy ban trung lập hòa giải chứng giám về mọi mặt: luật pháp, sự kiện, tình lý... Ủy ban hòa giải này nên có những thành viên trung lập như các chức sắc trong đạo ngoài đời có uy tín, các vị luật sư trung lập tôn trọng sự thật, ôn hòa nhẫn nại, đứng đắn, ví dụ như luật sư Lê Trần Nguyên thường viết bài trên báo vietnamnet, luật sư Nguyễn Trọng Tỵ của báo HNM... Nếu cần, mời một vị luật sư quốc tế trong các nước trung lập... Như vậy, tôi nghĩ rằng công việc sẽ được giải quyết mau chóng, vì là công việc nội bộ giữa người Việt Nam với nhau, không ai bị ảnh hưởng từ phía này phía khác. Chúng ta... thử xem sao. Xu thế của thời đại ngày nay là đối thoại, đảng và nhà nước đang cổ vũ phong trào phản biện để tìm rõ nguyên nhân tiêu cực trong xã hội. Ngay cả cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu cũng nói: “Cần phải phản biện ngay từ lúc đầu soạn thảo rồi thi hành chính sách, không phải đợi đến ban hành chính sách trong xã hội rồi mới phản biện”. Tôi xin tâm đầu ý hợp với vị nguyên tổng bí thư đáng kính đó.
d/ Để khắc phục hậu quả, chúng tôi đề nghị lập một quỹ tương trợ những người bị bắt để xoa dịu những đau thương, giúp đỡ những người ở nhà phục vụ họ, tạo cho họ phấn khởi an ủi trong điều kiện hiện nay của họ. Để thực hiện lời đề nghị này, tôi xin là người đầu tiên đóng góp 5 triệu đồng gửi đến Cha Bề trên để sử dụng như ý đã nói trên và kêu gọi mọi người đáp ứng.
B – Để giải quyết vấn đề tranh chấp (thực ra rất bé nhỏ) tại khu đất Thái Hà, không đáng cho chúng ta phải bỏ ra quá nhiều công sức. Chúng ta hãy tiết kiệm thời gian và tiền bạc để làm cho dân giàu nước mạnh, đối đầu với những vấn đề còn quan trọng gấp nghìn lần trong xã hội chúng ta như việc giáo dục, chống tham nhũng, tranh chấp đất đai quốc tế...
Chúng ta nghĩ và hy vọng rất nhiều rằng đất nước chúng ta thừa sức có những con người thiện chí tôn trọng sự thật và công lý, với những nhà văn nhà báo thượng tôn sự thật và tình nghĩa đồng bào chắc chắn mau chóng giải quyết vấn đề đất đai cỏn con ở Thái Hà, góp phần an ninh trật tự xã hội, đóng góp vào việc đoàn kết các công dân, các tôn giáo, các thành phần xã hội, làm thành sức mạnh xây dựng đất nước ngày càng văn minh tiến bộ hơn.
Xin kính chào Cha Bề trên, các tu sĩ DCCT và anh chị em xứ Thái Hà. Kính chúc Cha Bề trên và anh em cùng toàn thể mọi người trong giáo xứ được bình an, mạnh khỏe và nhờ ơn Chúa giúp cộng với sự hợp tác của các bên sẽ mau chóng giải quyết trong tinh thần chân lý và yêu thương.
Xin Cha Bề trên, các anh em tu sĩ cùng mọi người cầu nguyện cho tôi – một Giám Mục già cả, yếu đuối được vâng theo ý Chúa trong nhiệm vụ Chúa trao phó cho tôi.
Thái Bình, ngày 13 tháng 9 năm 2008.
Giám Mục Giáo phận Thái Binh
Phim Thái Hà: Phần kết?
Pascal Nguyễn Ngọc Tỉnh, ofm
07:33 13/09/2008
PHIM THÁI HÀ: PHẦN KẾT?
Sẽ kết thúc ra sao?
Nếu ta đặt câu hỏi: Câu chuyện Thái Hà sẽ kết thúc ra sao, cho đến giờ phút này, chưa ai có thể trả lời được. Nhưng có một điều chắc chắn: Nếu có ai (ví dụ Đức Hồng Y Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh) bảo chúng ta rằng: từ từ thôi, chờ đối thoại rồi Nhà Nước sẽ giải quyết, thì chúng ta có quyền trả lời: “Cứ coi vụ Toà Khâm Sứ: Đã 8 tháng qua, chờ dài cổ ra rồi, mà có thấy gì đâu ! Và phen này thì không mắc lừa nữa”. Câu chuyện sẽ kết thúc thế nào thì chưa rõ, nhưng chúng ta đã có thể rút tỉa được một số kinh nghiệm cho những bước tiếp theo.
Xác định ý nghĩa của việc làm
Các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và anh chị em giáo xứ Thái Hà tổ chức cầu nguyện để miếng đất của mình trở lại với mình. Vấn đề đơn giản chỉ có vậy. Và đó là một việc làm hợp lý, chẳng có chi phải bàn. Nhưng nếu đơn giản chỉ là cầu xin Thiên Chúa, thì không nhất thiết phải đến nơi mảnh “đất cấm” để phải ăn roi điện với dùi cui. Cứ ở trong nhà thờ mà cầu nguyện thì đâu có ai cấm cản gì. Nhưng đằng này lại đến nơi mảnh “đất cấm”. Tại sao? Thưa vì cùng lúc tập thể linh mục và giáo dân cầu nguyện với Thiên Chúa, thì cũng muốn nói với công luận, nhất là với chính quyền: “Các ông coi nè, chúng tôi đã chờ 12 năm nay rồi, đã đến lúc chúng tôi muốn một giải pháp, và phải là một giải pháp công bằng chúng tôi mới chịu. Chúng tôi tranh đấu trong ôn hoà, nhưng chúng tôi tranh đấu.” Nói rõ ra khi cầu nguyện để đòi đất theo kiểu đó, chúng ta làm một hành vi vừa có tính thánh thiêng, vừa có tính chính trị. Đọc đến đây, có thể ai đó đã giật nẩy người, nhưng sự thật là như thế, và chẳng có gì phải sợ.
Cơ hội lớn lên trong đức tin
Tuy là người gốc Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhưng sống ở miền Nam từ hồi di cư 1954, khi nghĩ đến anh chị em tín hữu miền Bắc, thú thật tôi thường cho là anh chị em ngoài đó ưa những chuyện bên ngoài hơn là đi vào chiều sâu của đạo. Nhưng kể từ vụ Toà Khâm Sứ, nay đến vụ Thái Hà, tư duy đó đã sụp đổ. Tôi khâm phục những anh chị em tín hữu, có thể là hiểu biết về đạo của họ chưa sâu, nhưng phải có một lòng tin sắt đá, họ mới có sức tháng này qua tháng khác chịu dầm mưa dãi nắng, bất chấp bao thiệt thòi cho bản thân, cho gia đình, bất chấp bao phiền nhiễu, có người bị đánh đập, phải mang thương tích, phải ngồi tù… Nếu đúng như lời thánh Gia-cô-bê: đức tin không có việc làm là đức tin chết, thì qua vụ Toà Khâm Sứ và vụ Thái Hà, đức tin của anh em chị tín hữu ở đây sống động mãnh liệt vô cùng.
Xác định mục tiêu
Trong Thánh lễ hiệp thông tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-gòn đêm 28-08-2008, từ chủ tế là Cha Giám Tỉnh Phạm Trung Thành, đến người giảng lễ là Cha Vũ Khởi Phụng, đến người dẫn lễ là Cha Lê Quang Uy, mỗi người một cách, nhưng cả ba đều nói rõ mục tiêu: Khởi điểm là mảnh đất Thái Hà, nhưng xa hơn, sâu hơn là mảnh đất tâm linh, là công bằng xã hội, là công lý và hoà bình. Thửa đất 6 mẫu tây, giá bao nhiêu ngàn cây vàng tuy lớn, nhưng có những cái khác lớn hơn nhiều, mới thật sự đáng cho ta chấp nhận trả giá để tranh đấu.
Trăm người như một
Vẫn trong Thánh lễ đồng tế đêm 28-08-2008 tại nhà thờ Kỳ Đồng Sài-gòn, chung quanh Cha Giám Tỉnh Chủ tế là 24 linh mục bề trên tu viện cùng với trên 100 linh mục của Tỉnh Dòng, ai cũng thấy được sự đồng tâm nhất trí của cả một Tỉnh Dòng. Trước cũng như sau 1975, không thiếu những linh mục Dòng Chúa Cứu Thế dấn thân tranh đấu cho công bằng xã hội, cho tự do dân chủ, nhưng đó là những cá nhân. Lần này là cả một tập thể. Và vì là một Dòng quốc tế, điều không thể nghi ngờ là anh em Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được sự hỗ trợ rộng rãi của anh em toàn Dòng trên thế giới.
Thái Hà không cô đơn
Tranh đấu mà đơn thân độc mã thì Thái Hà đã bị dẹp từ khuya rồi, nhưng nếu Thái Hà cầm cự được đến hôm nay là nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ và rộng rãi. Ở nước ngoài (Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu) các cộng đồng Công Giáo người Việt đã tổ chức những buổi cầu nguyện và ký thỉnh nguyện thư gửi đến các vị lãnh đạo quốc gia liên hệ. Họ được thông tin sớm và đầy đủ, nên hiểu rõ tình hình, lại được tự do tổ chức, nên chuyện này không có gì lạ. Điều đáng để ý là tình hình trong nước. So với vụ Toà Khâm Sứ, lần này các Giám mục nhập cuộc khá sớm. Đức Tổng Giám Mục Hà Nội lên tiếng ngay khi còn ở Hoa Kỳ, và trong dịp tĩnh tâm tháng đầu tiên sau khi ngài trở về Hà Nội, thì linh mục đoàn Hà Nội đã ký thỉnh nguyện thư ủng hộ Thái Hà. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài-gòn thì viết một thư mục vụ ngắn gọn nhưng đầy đủ cho anh chị em tín hữu trong giáo phận hiểu vấn đề và hiệp thông cầu nguyện. Các linh mục hạt Xóm Mới Sài-gòn cũng đã ký một lá thư hiệp thông với cộng đoàn Thái Hà.
Cùng với Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, tất cả các Giám mục giáo tỉnh miền Bắc đã công khai lên tiếng ủng hộ (ngoại trừ Giám mục Bùi Chu, đang ở nước ngoài) và khi các Giám mục công khai nhập cuộc như thế thì đến lượt các linh mục hăng hái tham gia cầu nguyện là chuyện bình thường. Đức Giám Mục Bắc Ninh tuy chưa được tấn phong, nhưng đã cùng với các linh mục giáo phận đến Thái Hà khá sớm để cầu nguyện và bày tỏ tình liên đới. Riêng Đức Cha Cao Đình Thuyên, 82 tuổi, giám mục Giáo phận Vinh, đã tuyên bố: Việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh, của Thánh Hoá… và của cả Giáo Hội Việt Nam. Do đó chúng tôi đến đây để cầu nguyện cùng anh chị em cho công lý và hoà bình…
Nhưng đặc biệt hơn cả là lời tuyên bố của Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Giám mục Thái Bình: Xin chào tất cả mọi người, tôi sẽ đi tù… Vì trong số những tội phạm mà Nhà Nước kể ra, tôi thấy mình đều phạm cả. Ví dụ như tôi đã tham gia buổi cầu nguyện với giáo dân tại linh đài Đức Mẹ… Tôi đã dám viết bài kích động nhiều nơi, không gửi đến các báo chí trong nước mà tự ý tung lên mạng một cách trái phép… Nếu tôi có phải đi tù, xin anh chị em cầu nguyện cho tôi và đừng tin vào tôi nữa như trường hợp của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền… Tôi sợ rằng sau này có những văn bản hoặc những lời phát biểu sai sót gán cho tôi, thì xin anh chị em đừng tin tôi như đã từng tin tôi ngày nay trong cuộc sống. Những lời lẽ như thế của một vị Giám mục, chắc chắn không riêng gì tôi, mà rất nhiều người khác chờ đợi từ lâu lắm rồi. Để thấy rõ điều này, ta chỉ cần đọc đoạn thư sau đây của một nữ giáo dân trẻ thuộc giáo phận Phan Thiết, cô Anna Nguyễn Thuỳ Linh gửi quý cha, quý ông bà và anh chị em giáo dân đăng trên VietCatholic ngày 12 tháng 09 năm 2008: Con thật cảm kích và trân trọng hình ảnh của quý Giám mục, Linh mục, các giáo dân xa gần đã đến hiệp thông chia sẻ với giáo xứ Thái Hà. Con cũng vui mừng mỗi lần đọc được các bức thư hiệp thông từ các Giám mục, Linh mục, các cộng đoàn hải ngoại. Con cũng hy vọng sẽ được tiếp tục đọc thư hiệp thông từ Bề trên các dòng tu, các Cha xứ ở những nơi không thể đến Thái Hà vì nhiều lý do.
Vai trò của công nghệ thông tin
Có người đã nhắc đến Thái Bình và Thiên An Môn. Nhưng chuyện Toà Khâm Sứ và chuyện Thái Hà cách xa chuyện Thái Bình cả chục năm và chuyện Thiên An Môn gần hai chục năm. Nay với một cái điện thoại di động, thì một người dân thường cũng có thể trở thành phóng viên. Và trong khi trên đài truyền hình Nhà Nước và qua mấy tờ báo Hà Nội, lãnh đạo công an chối leo lẻo là không đánh người, thì tấm hình người nữ giáo dân mặt đầy máu đã toả đi khắp cùng thế giới. VietCatholic được 200.000 lượt người xem trong một ngày thì đủ biết chuyện ngăn sông cấm chợ thông tin ngày nay không còn như xưa nữa. Và điều không thể nghi ngờ là chính nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại mà các bài viết, các bản tin được cập nhật gần như hằng giờ khiến những ai có phương tiên đều có thể theo dõi tình hình và chia sẻ cho người khác. Chính nhờ vậy mà vụ Toà Khâm Sứ và nay vụ Thái Hà được một sự hiệp thông chia sẻ chưa từng thấy.
Kết Luận
Khi mỗi người tín hữu Công Giáo Việt Nam ý thức và công khai bày tỏ lập trường như Đức Giám Mục Giáo phận Vinh: Chuyện của Thái Hà là chuyện của Vinh, của mỗi chúng ta, thì mọi lời hăm doạ trở thành vô nghĩa, vì Nhà Nước không có đủ nhà tù cho sáu bảy triệu người Công Giáo. Ngày xưa trong thời kỳ kháng chiến, chúng ta thường nghe khẩu hiệu “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi.” Đã chấp nhận đấu tranh, chúng ta phải can đảm, phải kiên trì, và chấp nhận trả giá. Không chính quyền độc tài nào tự nhiên đi ban phát tự do dân chủ cho bàn dân thiên hạ. Muốn được tự do, phải tranh đấu, và vì chúng ta có chính nghĩa, Thiên Chúa sẽ bênh vực chúng ta.
Sài-gòn, ngày 14 tháng 09 năm 2008
Sẽ kết thúc ra sao?
Nếu ta đặt câu hỏi: Câu chuyện Thái Hà sẽ kết thúc ra sao, cho đến giờ phút này, chưa ai có thể trả lời được. Nhưng có một điều chắc chắn: Nếu có ai (ví dụ Đức Hồng Y Bertone, Quốc Vụ Khanh Toà Thánh) bảo chúng ta rằng: từ từ thôi, chờ đối thoại rồi Nhà Nước sẽ giải quyết, thì chúng ta có quyền trả lời: “Cứ coi vụ Toà Khâm Sứ: Đã 8 tháng qua, chờ dài cổ ra rồi, mà có thấy gì đâu ! Và phen này thì không mắc lừa nữa”. Câu chuyện sẽ kết thúc thế nào thì chưa rõ, nhưng chúng ta đã có thể rút tỉa được một số kinh nghiệm cho những bước tiếp theo.
Xác định ý nghĩa của việc làm
Các linh mục tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và anh chị em giáo xứ Thái Hà tổ chức cầu nguyện để miếng đất của mình trở lại với mình. Vấn đề đơn giản chỉ có vậy. Và đó là một việc làm hợp lý, chẳng có chi phải bàn. Nhưng nếu đơn giản chỉ là cầu xin Thiên Chúa, thì không nhất thiết phải đến nơi mảnh “đất cấm” để phải ăn roi điện với dùi cui. Cứ ở trong nhà thờ mà cầu nguyện thì đâu có ai cấm cản gì. Nhưng đằng này lại đến nơi mảnh “đất cấm”. Tại sao? Thưa vì cùng lúc tập thể linh mục và giáo dân cầu nguyện với Thiên Chúa, thì cũng muốn nói với công luận, nhất là với chính quyền: “Các ông coi nè, chúng tôi đã chờ 12 năm nay rồi, đã đến lúc chúng tôi muốn một giải pháp, và phải là một giải pháp công bằng chúng tôi mới chịu. Chúng tôi tranh đấu trong ôn hoà, nhưng chúng tôi tranh đấu.” Nói rõ ra khi cầu nguyện để đòi đất theo kiểu đó, chúng ta làm một hành vi vừa có tính thánh thiêng, vừa có tính chính trị. Đọc đến đây, có thể ai đó đã giật nẩy người, nhưng sự thật là như thế, và chẳng có gì phải sợ.
Cơ hội lớn lên trong đức tin
Tuy là người gốc Quỳnh Lưu, Nghệ An, nhưng sống ở miền Nam từ hồi di cư 1954, khi nghĩ đến anh chị em tín hữu miền Bắc, thú thật tôi thường cho là anh chị em ngoài đó ưa những chuyện bên ngoài hơn là đi vào chiều sâu của đạo. Nhưng kể từ vụ Toà Khâm Sứ, nay đến vụ Thái Hà, tư duy đó đã sụp đổ. Tôi khâm phục những anh chị em tín hữu, có thể là hiểu biết về đạo của họ chưa sâu, nhưng phải có một lòng tin sắt đá, họ mới có sức tháng này qua tháng khác chịu dầm mưa dãi nắng, bất chấp bao thiệt thòi cho bản thân, cho gia đình, bất chấp bao phiền nhiễu, có người bị đánh đập, phải mang thương tích, phải ngồi tù… Nếu đúng như lời thánh Gia-cô-bê: đức tin không có việc làm là đức tin chết, thì qua vụ Toà Khâm Sứ và vụ Thái Hà, đức tin của anh em chị tín hữu ở đây sống động mãnh liệt vô cùng.
Xác định mục tiêu
Trong Thánh lễ hiệp thông tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế Sài-gòn đêm 28-08-2008, từ chủ tế là Cha Giám Tỉnh Phạm Trung Thành, đến người giảng lễ là Cha Vũ Khởi Phụng, đến người dẫn lễ là Cha Lê Quang Uy, mỗi người một cách, nhưng cả ba đều nói rõ mục tiêu: Khởi điểm là mảnh đất Thái Hà, nhưng xa hơn, sâu hơn là mảnh đất tâm linh, là công bằng xã hội, là công lý và hoà bình. Thửa đất 6 mẫu tây, giá bao nhiêu ngàn cây vàng tuy lớn, nhưng có những cái khác lớn hơn nhiều, mới thật sự đáng cho ta chấp nhận trả giá để tranh đấu.
Trăm người như một
Vẫn trong Thánh lễ đồng tế đêm 28-08-2008 tại nhà thờ Kỳ Đồng Sài-gòn, chung quanh Cha Giám Tỉnh Chủ tế là 24 linh mục bề trên tu viện cùng với trên 100 linh mục của Tỉnh Dòng, ai cũng thấy được sự đồng tâm nhất trí của cả một Tỉnh Dòng. Trước cũng như sau 1975, không thiếu những linh mục Dòng Chúa Cứu Thế dấn thân tranh đấu cho công bằng xã hội, cho tự do dân chủ, nhưng đó là những cá nhân. Lần này là cả một tập thể. Và vì là một Dòng quốc tế, điều không thể nghi ngờ là anh em Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam được sự hỗ trợ rộng rãi của anh em toàn Dòng trên thế giới.
Thái Hà không cô đơn
Tranh đấu mà đơn thân độc mã thì Thái Hà đã bị dẹp từ khuya rồi, nhưng nếu Thái Hà cầm cự được đến hôm nay là nhờ sự ủng hộ mạnh mẽ và rộng rãi. Ở nước ngoài (Hoa Kỳ, Âu Châu, Úc Châu) các cộng đồng Công Giáo người Việt đã tổ chức những buổi cầu nguyện và ký thỉnh nguyện thư gửi đến các vị lãnh đạo quốc gia liên hệ. Họ được thông tin sớm và đầy đủ, nên hiểu rõ tình hình, lại được tự do tổ chức, nên chuyện này không có gì lạ. Điều đáng để ý là tình hình trong nước. So với vụ Toà Khâm Sứ, lần này các Giám mục nhập cuộc khá sớm. Đức Tổng Giám Mục Hà Nội lên tiếng ngay khi còn ở Hoa Kỳ, và trong dịp tĩnh tâm tháng đầu tiên sau khi ngài trở về Hà Nội, thì linh mục đoàn Hà Nội đã ký thỉnh nguyện thư ủng hộ Thái Hà. Đức Hồng Y Tổng Giám Mục Sài-gòn thì viết một thư mục vụ ngắn gọn nhưng đầy đủ cho anh chị em tín hữu trong giáo phận hiểu vấn đề và hiệp thông cầu nguyện. Các linh mục hạt Xóm Mới Sài-gòn cũng đã ký một lá thư hiệp thông với cộng đoàn Thái Hà.
Cùng với Đức Tổng Giám Mục Hà Nội, tất cả các Giám mục giáo tỉnh miền Bắc đã công khai lên tiếng ủng hộ (ngoại trừ Giám mục Bùi Chu, đang ở nước ngoài) và khi các Giám mục công khai nhập cuộc như thế thì đến lượt các linh mục hăng hái tham gia cầu nguyện là chuyện bình thường. Đức Giám Mục Bắc Ninh tuy chưa được tấn phong, nhưng đã cùng với các linh mục giáo phận đến Thái Hà khá sớm để cầu nguyện và bày tỏ tình liên đới. Riêng Đức Cha Cao Đình Thuyên, 82 tuổi, giám mục Giáo phận Vinh, đã tuyên bố: Việc của Thái Hà cũng là việc của Vinh, của Thánh Hoá… và của cả Giáo Hội Việt Nam. Do đó chúng tôi đến đây để cầu nguyện cùng anh chị em cho công lý và hoà bình…
Nhưng đặc biệt hơn cả là lời tuyên bố của Đức Cha Nguyễn Văn Sang, Giám mục Thái Bình: Xin chào tất cả mọi người, tôi sẽ đi tù… Vì trong số những tội phạm mà Nhà Nước kể ra, tôi thấy mình đều phạm cả. Ví dụ như tôi đã tham gia buổi cầu nguyện với giáo dân tại linh đài Đức Mẹ… Tôi đã dám viết bài kích động nhiều nơi, không gửi đến các báo chí trong nước mà tự ý tung lên mạng một cách trái phép… Nếu tôi có phải đi tù, xin anh chị em cầu nguyện cho tôi và đừng tin vào tôi nữa như trường hợp của Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền… Tôi sợ rằng sau này có những văn bản hoặc những lời phát biểu sai sót gán cho tôi, thì xin anh chị em đừng tin tôi như đã từng tin tôi ngày nay trong cuộc sống. Những lời lẽ như thế của một vị Giám mục, chắc chắn không riêng gì tôi, mà rất nhiều người khác chờ đợi từ lâu lắm rồi. Để thấy rõ điều này, ta chỉ cần đọc đoạn thư sau đây của một nữ giáo dân trẻ thuộc giáo phận Phan Thiết, cô Anna Nguyễn Thuỳ Linh gửi quý cha, quý ông bà và anh chị em giáo dân đăng trên VietCatholic ngày 12 tháng 09 năm 2008: Con thật cảm kích và trân trọng hình ảnh của quý Giám mục, Linh mục, các giáo dân xa gần đã đến hiệp thông chia sẻ với giáo xứ Thái Hà. Con cũng vui mừng mỗi lần đọc được các bức thư hiệp thông từ các Giám mục, Linh mục, các cộng đoàn hải ngoại. Con cũng hy vọng sẽ được tiếp tục đọc thư hiệp thông từ Bề trên các dòng tu, các Cha xứ ở những nơi không thể đến Thái Hà vì nhiều lý do.
Vai trò của công nghệ thông tin
Có người đã nhắc đến Thái Bình và Thiên An Môn. Nhưng chuyện Toà Khâm Sứ và chuyện Thái Hà cách xa chuyện Thái Bình cả chục năm và chuyện Thiên An Môn gần hai chục năm. Nay với một cái điện thoại di động, thì một người dân thường cũng có thể trở thành phóng viên. Và trong khi trên đài truyền hình Nhà Nước và qua mấy tờ báo Hà Nội, lãnh đạo công an chối leo lẻo là không đánh người, thì tấm hình người nữ giáo dân mặt đầy máu đã toả đi khắp cùng thế giới. VietCatholic được 200.000 lượt người xem trong một ngày thì đủ biết chuyện ngăn sông cấm chợ thông tin ngày nay không còn như xưa nữa. Và điều không thể nghi ngờ là chính nhờ các phương tiện truyền thông hiện đại mà các bài viết, các bản tin được cập nhật gần như hằng giờ khiến những ai có phương tiên đều có thể theo dõi tình hình và chia sẻ cho người khác. Chính nhờ vậy mà vụ Toà Khâm Sứ và nay vụ Thái Hà được một sự hiệp thông chia sẻ chưa từng thấy.
Kết Luận
Khi mỗi người tín hữu Công Giáo Việt Nam ý thức và công khai bày tỏ lập trường như Đức Giám Mục Giáo phận Vinh: Chuyện của Thái Hà là chuyện của Vinh, của mỗi chúng ta, thì mọi lời hăm doạ trở thành vô nghĩa, vì Nhà Nước không có đủ nhà tù cho sáu bảy triệu người Công Giáo. Ngày xưa trong thời kỳ kháng chiến, chúng ta thường nghe khẩu hiệu “Trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi.” Đã chấp nhận đấu tranh, chúng ta phải can đảm, phải kiên trì, và chấp nhận trả giá. Không chính quyền độc tài nào tự nhiên đi ban phát tự do dân chủ cho bàn dân thiên hạ. Muốn được tự do, phải tranh đấu, và vì chúng ta có chính nghĩa, Thiên Chúa sẽ bênh vực chúng ta.
Sài-gòn, ngày 14 tháng 09 năm 2008
Luật rừng (thơ)
Thái Hà
08:36 13/09/2008
Giữa thời đại kỹ khoa cao cấp
Thông tin truyền chính xác lại mau
Nào như cái thuở xưa đâu
Mà dám giở luật rừng sâu ra dùng
Vừa cướp của vừa còng khổ chủ
Tởm lợm thay một lũ “hưởng nhanh”
Ỷ vào quyền thế bạo hành
Như loài dã thú cắn càng sủa ngông
Đồng lõa có truyền thông đài, báo
Thân cẩu nô quên đạo làm người
Để được gậm bã tanh hôi
Lương tâm bán rẻ cho loài quỷ vương
Ấy mà lại dương dương tự đắc
Đưa mặt mo làm bậc trung cang
“Đã là bổn phận người dân
Phải tuân theo luật” (sic): luật rừng cũng nên?
Luật bảo vệ những tên quan cướp
Luật ném người yêu nước vào tù
Luật che chở bọn tàu phù
Luật chi đầy dẫy u sầu xót xa!
Luật giả giấy hiến nhà hiến đất
Luật lấy dùi cui quất người ngay
Luật chi mướn lão ăn mày
Giả người có đạo tiện bề xảo ngôn?
Luật phong cán bộ lên Linh Mục
Luật bắt người không chút lý do
Tự mình trét trấu bôi tro
Cho thế giới thấy cái trò bẩn nhơ!
Thông tin truyền chính xác lại mau
Nào như cái thuở xưa đâu
Mà dám giở luật rừng sâu ra dùng
Vừa cướp của vừa còng khổ chủ
Tởm lợm thay một lũ “hưởng nhanh”
Ỷ vào quyền thế bạo hành
Như loài dã thú cắn càng sủa ngông
Đồng lõa có truyền thông đài, báo
Thân cẩu nô quên đạo làm người
Để được gậm bã tanh hôi
Lương tâm bán rẻ cho loài quỷ vương
Ấy mà lại dương dương tự đắc
Đưa mặt mo làm bậc trung cang
“Đã là bổn phận người dân
Phải tuân theo luật” (sic): luật rừng cũng nên?
Luật bảo vệ những tên quan cướp
Luật ném người yêu nước vào tù
Luật che chở bọn tàu phù
Luật chi đầy dẫy u sầu xót xa!
Luật giả giấy hiến nhà hiến đất
Luật lấy dùi cui quất người ngay
Luật chi mướn lão ăn mày
Giả người có đạo tiện bề xảo ngôn?
Luật phong cán bộ lên Linh Mục
Luật bắt người không chút lý do
Tự mình trét trấu bôi tro
Cho thế giới thấy cái trò bẩn nhơ!
Những thủ đoạn công an hay áp dụng khi bắt người
Lê Thành
11:11 13/09/2008
Kính gửi các quí ông bà anh chị em,
Với tư cách là một người đã phải chịu nhiều oan khiên trong lao tù cộng sản cũng vì chuyện đất đai ở Thái Bình, tôi viết ra những dòng này chia sẻ những kinh nghiệm bị bách hại cùng anh chị em những người đang tranh đấu cho công lý, đang sẵn sàng hy sinh tự do bất chấp những truy bức, và đe dọa:
1. Ngay sau khi bắt người, biết được rằng tâm lý người mới bắt có nhiều xáo động dễ sơ xuất, công an thường dùng thủ đoạn tra hỏi ngay, liên tiếp, không cho nghỉ ngơi kể cả đêm, có thể kèm theo cả nhục hình… Nhưng cũng có khi họ làm ngược lại, để cho ông bà, anh chị phải chờ đợi trong căng thẳng, phải chứng kiến công an hỏi cung đánh đập người khác … Qua đó để làm cho tâm lý ông bà anh chị em thêm xáo động … càng dễ sai lầm khi khai báo, khi ký các giấy tờ …
2. Quá trình lấy cung, công an sẽ dùng các thủ đoạn đe doạ bắt phải nhận điều nọ, điều kia nếu không sẽ cho người hành hung con cái, người thân … Đặc biệt là con trẻ, để đánh vào tâm lý thương con của các bà mẹ …
3. Công an cũng có thể hứa hẹn điều này điều khác với ông bà anh chị em như: Hãy hợp tác vấn đề này, hợp tác vấn đề kia … Thì họ sẽ thả ra, chỉ xử lý hành chính … Thậm chí, họ còn làm sẵn lệnh thả người, quyết định xử lý hành chính … Nhưng đây là giấy tờ giả vì nếu là thật thì họ đã công bố ra trước mọi người về việc cộng tác của ông bà anh chị em với cơ quan công an nhằm làm mất uy tín, bôi nhọ, để tách ông bà anh chị em ra khỏi cộng đồng …
4. Khi giam giữ, họ sẽ cài các đối tượng ở cùng phòng giam để tỉ tê hỏi chuyện … Những đối tượng này họ gọi là “đặc tình trại giam” qua đó khai thác các thông tin của ông bà anh chị em, phục vụ mưu đồ xấu xa của họ …
5. Có khi họ cho xem những bản cung của người khác có liên quan, khai nhận tố giác ông bà anh em … điều nọ điều kia, Nhưng đây là những bản cung giả, công an rất dễ dàng khi làm những bản cung giả chữ ký cứ bất cứ ai, họ có cả một bộ phận kỹ thuật để làm việc này … Công an rất triệt để áp dụng thủ đoạn này để ông bà anh chị em cảm thấy bị phản bội, thất vọng về người anh em của mình …
6. Công an sẽ bắt ông bà anh chị em khai rất nhiều lần về người khác cùng tham gia cầu nguyện như: Tên là gì ở đâu? làm sao biết, có rủ nhau đi không ? Ra đó làm gì? Bê tượng ra như thế nào? mua hoa ở đâu? ai cắm vào bình … Tiền mua hoa ở đâu? Cha nào nói cái gì? Phân công ai làm gì? Có đưa tiền không? …v v … Để khai thác kẽ hở của mình, cũng như của anh em khác phục vụ mưu đồ xấu xa của họ…
7. Hay họ cho xem “thư” của người thân nhờ gửi vào “khuyên bảo” “nhắn nhủ” hãy làm theo anh công an này, anh công an kia là chỗ quen biết, là người tốt … để được giúp … Những tên công an mà được “Người thân gửi gắm” trong thư tay … là những tên họ bày đặt trước, đã từng làm việc với ông bà anh chị em … và có vẻ rất tử tế, hiền lành chứ không bặm trợn như những tên khác …
8. Giống thủ đoạn “Cho xem thư tay của người thân” là thủ đoạn cho gặp luật sư giả … Họ sẽ bày đặt một kẻ tay sai của công an nào đó đóng giả là luật sư vào gặp gỡ ông bà anh chị em … Hỏi han, khai thác thông tin … Đến khi ra toà sẽ không thấy mặt tên “luật sư” này … Ông bà anh chị em hãy chú ý nhớ tên, nhớ mặt, nhớ ngày tháng gặp gỡ, nội dung hỏi han, nhớ có bao nhiêu người xưng là luật sư đến gặp mình, và tại toà có ai là luật sư gặp mình có mặt ai không thấy mặt … Để tố cáo trước toà …
9. Hoặc họ sẽ trưng ra “bằng chứng” … cho ông bà anh chị em biết là họ nắm được “một vi phạm pháp luật” nào đó của người thân như con cái, anh chị em … “Vi phạm pháp luật” có thể là liên quan đến việc làm ăn buôn bán, trốn thuế … hay các sinh hoạt thường ngày nào đó (Với các cháu thanh thiếu niên thì có thể là đã tham gia đua xe, mua phải đồ gian, giúp bạn bè trốn công an … ) Rồi họ mang ra mặc cả hãy hợp tác … thì họ tha cho người thân …
10. Họ sẽ “cắt đoạn” các vấn đề ra làm thành nhiều khúc, rồi sắp xếp các khúc này lộn xộn mục đích để ông bà anh chị em không thể chắp nối lại mà hiểu được ý đồ xấu xa của họ cụ thể là gì … Mỗi hôm họ chỉ hỏi một đoạn, các đoạn này nếu rời nhau xem ra có vẻ vô thưởng vô phạt … Nên dễ làm cho ông bà anh chị em ký nhận biên bản với họ …
11. Cùng với thủ đoạn “cắt xén” vấn đề, họ có thể cho đài truyền hình vào quay phim chụp hình, ghi lại lời nói … Sau đó họ cắt dán biên tập làm thay đổi bản chất … rồi cho phát trên phương tiện của họ … Như hành vi họ đã làm với cụ bà Lê Thị Hợi …
12. Quá trình làm việc với công an trong nhà giam, ông bà và anh chị em sẽ phải ký rất nhiều giấy tờ … Trong đó quan trọng là bản cung … Công an sẽ dùng thủ đoạn viết hết câu, rồi xuống dòng, để trống một khoảng rồi viết câu tiếp theo … Sau khi ông bà anh chị em đã đọc lại bản cung, rồi ký nhận, họ mới mang về phòng làm việc riêng, viết thêm vào những đoạn trống theo ý đồ xấu xa của họ …
13. Trong bản cung có những vấn đề họ cứ tự viết vào … mà xem ra như vô thưởng vô phạt … Nếu ông bà anh chị em phát hiện và hỏi … Họ sẽ đánh lạc hướng bằng cách nói rằng: “Thôi đã lỡ viết vào rồi … Bây giờ viết lại thì lâu lắm bao giờ được nghỉ ăn cơm? Với lại nội dung này chẳng có hại gì … Thôi cứ ký hộ đi …” Thực chất phải có chuyên môn và được đọc toàn bộ hồ sơ, thì mới hiểu hết được cái “vô thưởng vô phạt” đó là có nghĩa là gì … Đây là cái bẫy của công an thường giăng ra.. .
14. Cùng với việc hỏi cung, công an sẽ bắt ông bà anh chị em phải tự viết tường trình rất nhiều lần cho cùng một vấn đề … Mục đích làm ông bà anh chị em không nhớ được mình đã viết gì mà nhầm lẫn sự việc, mâu thuẫn lời khai … Từ đó họ khai thác điểm yếu … Mặt khác các bản tự khai viết tay là chứng cứ rất quan trọng, nó rất ít khi bị làm giả (vì rất khó) … Trong khi chữ ký tại các bản cung thì dễ làm giả hơn … Cả luật sư lẫn quan toà đều rất chú trọng các bản tự khai khi tranh luận tại toà …
15. Quá trình ăn uống trong nhà giam, họ có thể cho vào thức ăn, nước uống những chất tác động đến nhịp tim, thần kinh, gây ảo giác, lo sợ … Để thuận tiện trong việc lấy cung, truy bức ông bà anh chị em …
16. Cuối cùng, nếu họ thấy không thể lung lạc được ông bà anh chị em, họ sẽ giam trong điều kiện ngặt nghèo, sẽ biệt giam, hoặc đem giam chung với các đối tượng ho lao, bệnh tật lở loét trông gớm ghiếc. Những đối tượng này thậm chí còn làm tay sai cho công an, gây sự với ông bà anh chị em … để làm cho ông bà anh chị em sợ hãi mà khuất phục …
Vì vậy xin ông bà anh chị em, khi bị công an bắt thì cần làm như sau:
1. Lúc phải chờ đợi đến lượt mình bị hỏi cung … thì hãy bình tâm cầu nguyện … Đừng chú ý đến bất cứ việc làm gì của người khác …
2. Nếu thấy nhịp tim tăng mạnh, tâm trí lo lắng, thì đó là dấu hiệu ông bà anh chị em đã bị họ đánh thuốc thông qua đồ ăn nước uống … Ông bà anh chị em hãy kêu mệt, dứt khoát xin được nghỉ ngơi, lúc khác làm việc sau … Khi đã được về phòng, hãy uống thêm nước, và giữ nhịp thở …
3. Khi ký các bản cung do công an viết, phải tự đọc kỹ lại rồi mới ký, không được để cho công an đọc lại cho mình nghe, không được nhờ người khác (Có thể là người cùng bị hỏi cung – trong một việc khác) đọc hộ mình …
4. Trước khi ký bản cung, phải dùng bút gạch chéo những chỗ trống trên giấy, có thể viết thêm vào … Ở cuối bản cung trước khi ký, hãy viết thêm mấy dòng chữ … Như tôi đã xem lại bản cung … phần này đúng với lời khai của tôi … phần này chưa đúng … phần này dùng từ này không đúng … phải dùng từ này … Mục đích là để làm cho công an khó giả bản cung của mình hơn …
5. Khi viết bản tự khai cần viết ngắn gọn chữ nghĩa ngay ngắn, nội dung thống nhất … Và kiên quyết chỉ viết đến lần thứ hai … không viết thêm lần nào dù công an bắt ép … Đây là quyền của người bị bắt, Luật Tố Tụng Hình Sự của cộng sản cũng có thừa nhận.
6. Không được tin bất cứ lời nói nào của công an, lời nhắn gửi nào thông qua công an … Bất kể nội dung là gì được phát ra từ ai …
7. Phải cảnh giác trước những người bị giam cùng có thể là đặc tình của công an … Tuy nhiên không kỳ thị họ vì họ không biết việc họ làm … Mà hãy dùng đức bác ái, đức khoan dung Kitô Giáo để cảm hoá họ …
8. Chỉ làm việc, ký các giấy tờ với công an khi cảm thấy sức khoẻ bình thường, đầu óc minh mẫn … Nếu không hãy cáo ốm, dứt khoát không làm việc không ký kết bất cứ giấy tờ gì …
9. Mọi việc của người thân bên ngoài, hãy để cho cộng đồng, cho Giáo Hội, phó thác cho Chúa và Đức Mẹ … Không phải lo lắng, và bận tâm gì khi công an đe doạ sẽ hại con cái, người thân …
10. Hãy tuyệt đối tin tưởng vào Chúa, Đức Mẹ, Giáo Hội, người anh em của mình cùng ở trong lao tù, hay đang ở ngoài … Trước bất cứ “Bằng chứng” hay lời đơm đặt nào của ma quỷ … của công an.
11. Khi công an hỏi đến hành vi của linh mục này nọ … chúng ta bảo thẳng cho họ linh mục thì có các Giám Mục cai quản … Hãy hỏi các Giám Mục …
12. Những vấn đề khác có vẻ như “không liên quan vô thưởng vô phạt” dứt khoát bác bỏ, và hãy viết vào bản cung ý kiến của mình là: Vấn đề này tôi không nhớ, không biết, tôi không xác nhận được …
13. Không tranh luận về bất cứ vấn đề gì với công an, kể cả vấn đề giấy tờ đất đai nhà dòng, việc Cha già Bích trăng trối, làm chứng … Tranh luận với công an chỉ nhọc công vô ích mà thôi … Vấn đề này hãy để cho Giáo Hội và những anh em còn đang ở bên ngoài lo lắng tiếp thay cho ông bà anh chi em …
14. Không tiếp, không trả lời các cơ quan truyền hình báo chí của nhà nước khi đang bị giam giữ … Đây là quyền hợp pháp (dù là luật pháp cộng sản) phải thừa nhận đối với người bị bắt giữ, không bị tước bỏ quyền này.
Với tư cách là một người đã phải chịu nhiều oan khiên trong lao tù cộng sản cũng vì chuyện đất đai ở Thái Bình, tôi viết ra những dòng này chia sẻ những kinh nghiệm bị bách hại cùng anh chị em những người đang tranh đấu cho công lý, đang sẵn sàng hy sinh tự do bất chấp những truy bức, và đe dọa:
1. Ngay sau khi bắt người, biết được rằng tâm lý người mới bắt có nhiều xáo động dễ sơ xuất, công an thường dùng thủ đoạn tra hỏi ngay, liên tiếp, không cho nghỉ ngơi kể cả đêm, có thể kèm theo cả nhục hình… Nhưng cũng có khi họ làm ngược lại, để cho ông bà, anh chị phải chờ đợi trong căng thẳng, phải chứng kiến công an hỏi cung đánh đập người khác … Qua đó để làm cho tâm lý ông bà anh chị em thêm xáo động … càng dễ sai lầm khi khai báo, khi ký các giấy tờ …
2. Quá trình lấy cung, công an sẽ dùng các thủ đoạn đe doạ bắt phải nhận điều nọ, điều kia nếu không sẽ cho người hành hung con cái, người thân … Đặc biệt là con trẻ, để đánh vào tâm lý thương con của các bà mẹ …
3. Công an cũng có thể hứa hẹn điều này điều khác với ông bà anh chị em như: Hãy hợp tác vấn đề này, hợp tác vấn đề kia … Thì họ sẽ thả ra, chỉ xử lý hành chính … Thậm chí, họ còn làm sẵn lệnh thả người, quyết định xử lý hành chính … Nhưng đây là giấy tờ giả vì nếu là thật thì họ đã công bố ra trước mọi người về việc cộng tác của ông bà anh chị em với cơ quan công an nhằm làm mất uy tín, bôi nhọ, để tách ông bà anh chị em ra khỏi cộng đồng …
4. Khi giam giữ, họ sẽ cài các đối tượng ở cùng phòng giam để tỉ tê hỏi chuyện … Những đối tượng này họ gọi là “đặc tình trại giam” qua đó khai thác các thông tin của ông bà anh chị em, phục vụ mưu đồ xấu xa của họ …
5. Có khi họ cho xem những bản cung của người khác có liên quan, khai nhận tố giác ông bà anh em … điều nọ điều kia, Nhưng đây là những bản cung giả, công an rất dễ dàng khi làm những bản cung giả chữ ký cứ bất cứ ai, họ có cả một bộ phận kỹ thuật để làm việc này … Công an rất triệt để áp dụng thủ đoạn này để ông bà anh chị em cảm thấy bị phản bội, thất vọng về người anh em của mình …
6. Công an sẽ bắt ông bà anh chị em khai rất nhiều lần về người khác cùng tham gia cầu nguyện như: Tên là gì ở đâu? làm sao biết, có rủ nhau đi không ? Ra đó làm gì? Bê tượng ra như thế nào? mua hoa ở đâu? ai cắm vào bình … Tiền mua hoa ở đâu? Cha nào nói cái gì? Phân công ai làm gì? Có đưa tiền không? …v v … Để khai thác kẽ hở của mình, cũng như của anh em khác phục vụ mưu đồ xấu xa của họ…
7. Hay họ cho xem “thư” của người thân nhờ gửi vào “khuyên bảo” “nhắn nhủ” hãy làm theo anh công an này, anh công an kia là chỗ quen biết, là người tốt … để được giúp … Những tên công an mà được “Người thân gửi gắm” trong thư tay … là những tên họ bày đặt trước, đã từng làm việc với ông bà anh chị em … và có vẻ rất tử tế, hiền lành chứ không bặm trợn như những tên khác …
8. Giống thủ đoạn “Cho xem thư tay của người thân” là thủ đoạn cho gặp luật sư giả … Họ sẽ bày đặt một kẻ tay sai của công an nào đó đóng giả là luật sư vào gặp gỡ ông bà anh chị em … Hỏi han, khai thác thông tin … Đến khi ra toà sẽ không thấy mặt tên “luật sư” này … Ông bà anh chị em hãy chú ý nhớ tên, nhớ mặt, nhớ ngày tháng gặp gỡ, nội dung hỏi han, nhớ có bao nhiêu người xưng là luật sư đến gặp mình, và tại toà có ai là luật sư gặp mình có mặt ai không thấy mặt … Để tố cáo trước toà …
9. Hoặc họ sẽ trưng ra “bằng chứng” … cho ông bà anh chị em biết là họ nắm được “một vi phạm pháp luật” nào đó của người thân như con cái, anh chị em … “Vi phạm pháp luật” có thể là liên quan đến việc làm ăn buôn bán, trốn thuế … hay các sinh hoạt thường ngày nào đó (Với các cháu thanh thiếu niên thì có thể là đã tham gia đua xe, mua phải đồ gian, giúp bạn bè trốn công an … ) Rồi họ mang ra mặc cả hãy hợp tác … thì họ tha cho người thân …
10. Họ sẽ “cắt đoạn” các vấn đề ra làm thành nhiều khúc, rồi sắp xếp các khúc này lộn xộn mục đích để ông bà anh chị em không thể chắp nối lại mà hiểu được ý đồ xấu xa của họ cụ thể là gì … Mỗi hôm họ chỉ hỏi một đoạn, các đoạn này nếu rời nhau xem ra có vẻ vô thưởng vô phạt … Nên dễ làm cho ông bà anh chị em ký nhận biên bản với họ …
11. Cùng với thủ đoạn “cắt xén” vấn đề, họ có thể cho đài truyền hình vào quay phim chụp hình, ghi lại lời nói … Sau đó họ cắt dán biên tập làm thay đổi bản chất … rồi cho phát trên phương tiện của họ … Như hành vi họ đã làm với cụ bà Lê Thị Hợi …
12. Quá trình làm việc với công an trong nhà giam, ông bà và anh chị em sẽ phải ký rất nhiều giấy tờ … Trong đó quan trọng là bản cung … Công an sẽ dùng thủ đoạn viết hết câu, rồi xuống dòng, để trống một khoảng rồi viết câu tiếp theo … Sau khi ông bà anh chị em đã đọc lại bản cung, rồi ký nhận, họ mới mang về phòng làm việc riêng, viết thêm vào những đoạn trống theo ý đồ xấu xa của họ …
13. Trong bản cung có những vấn đề họ cứ tự viết vào … mà xem ra như vô thưởng vô phạt … Nếu ông bà anh chị em phát hiện và hỏi … Họ sẽ đánh lạc hướng bằng cách nói rằng: “Thôi đã lỡ viết vào rồi … Bây giờ viết lại thì lâu lắm bao giờ được nghỉ ăn cơm? Với lại nội dung này chẳng có hại gì … Thôi cứ ký hộ đi …” Thực chất phải có chuyên môn và được đọc toàn bộ hồ sơ, thì mới hiểu hết được cái “vô thưởng vô phạt” đó là có nghĩa là gì … Đây là cái bẫy của công an thường giăng ra.. .
14. Cùng với việc hỏi cung, công an sẽ bắt ông bà anh chị em phải tự viết tường trình rất nhiều lần cho cùng một vấn đề … Mục đích làm ông bà anh chị em không nhớ được mình đã viết gì mà nhầm lẫn sự việc, mâu thuẫn lời khai … Từ đó họ khai thác điểm yếu … Mặt khác các bản tự khai viết tay là chứng cứ rất quan trọng, nó rất ít khi bị làm giả (vì rất khó) … Trong khi chữ ký tại các bản cung thì dễ làm giả hơn … Cả luật sư lẫn quan toà đều rất chú trọng các bản tự khai khi tranh luận tại toà …
15. Quá trình ăn uống trong nhà giam, họ có thể cho vào thức ăn, nước uống những chất tác động đến nhịp tim, thần kinh, gây ảo giác, lo sợ … Để thuận tiện trong việc lấy cung, truy bức ông bà anh chị em …
16. Cuối cùng, nếu họ thấy không thể lung lạc được ông bà anh chị em, họ sẽ giam trong điều kiện ngặt nghèo, sẽ biệt giam, hoặc đem giam chung với các đối tượng ho lao, bệnh tật lở loét trông gớm ghiếc. Những đối tượng này thậm chí còn làm tay sai cho công an, gây sự với ông bà anh chị em … để làm cho ông bà anh chị em sợ hãi mà khuất phục …
Vì vậy xin ông bà anh chị em, khi bị công an bắt thì cần làm như sau:
1. Lúc phải chờ đợi đến lượt mình bị hỏi cung … thì hãy bình tâm cầu nguyện … Đừng chú ý đến bất cứ việc làm gì của người khác …
2. Nếu thấy nhịp tim tăng mạnh, tâm trí lo lắng, thì đó là dấu hiệu ông bà anh chị em đã bị họ đánh thuốc thông qua đồ ăn nước uống … Ông bà anh chị em hãy kêu mệt, dứt khoát xin được nghỉ ngơi, lúc khác làm việc sau … Khi đã được về phòng, hãy uống thêm nước, và giữ nhịp thở …
3. Khi ký các bản cung do công an viết, phải tự đọc kỹ lại rồi mới ký, không được để cho công an đọc lại cho mình nghe, không được nhờ người khác (Có thể là người cùng bị hỏi cung – trong một việc khác) đọc hộ mình …
4. Trước khi ký bản cung, phải dùng bút gạch chéo những chỗ trống trên giấy, có thể viết thêm vào … Ở cuối bản cung trước khi ký, hãy viết thêm mấy dòng chữ … Như tôi đã xem lại bản cung … phần này đúng với lời khai của tôi … phần này chưa đúng … phần này dùng từ này không đúng … phải dùng từ này … Mục đích là để làm cho công an khó giả bản cung của mình hơn …
5. Khi viết bản tự khai cần viết ngắn gọn chữ nghĩa ngay ngắn, nội dung thống nhất … Và kiên quyết chỉ viết đến lần thứ hai … không viết thêm lần nào dù công an bắt ép … Đây là quyền của người bị bắt, Luật Tố Tụng Hình Sự của cộng sản cũng có thừa nhận.
6. Không được tin bất cứ lời nói nào của công an, lời nhắn gửi nào thông qua công an … Bất kể nội dung là gì được phát ra từ ai …
7. Phải cảnh giác trước những người bị giam cùng có thể là đặc tình của công an … Tuy nhiên không kỳ thị họ vì họ không biết việc họ làm … Mà hãy dùng đức bác ái, đức khoan dung Kitô Giáo để cảm hoá họ …
8. Chỉ làm việc, ký các giấy tờ với công an khi cảm thấy sức khoẻ bình thường, đầu óc minh mẫn … Nếu không hãy cáo ốm, dứt khoát không làm việc không ký kết bất cứ giấy tờ gì …
9. Mọi việc của người thân bên ngoài, hãy để cho cộng đồng, cho Giáo Hội, phó thác cho Chúa và Đức Mẹ … Không phải lo lắng, và bận tâm gì khi công an đe doạ sẽ hại con cái, người thân …
10. Hãy tuyệt đối tin tưởng vào Chúa, Đức Mẹ, Giáo Hội, người anh em của mình cùng ở trong lao tù, hay đang ở ngoài … Trước bất cứ “Bằng chứng” hay lời đơm đặt nào của ma quỷ … của công an.
11. Khi công an hỏi đến hành vi của linh mục này nọ … chúng ta bảo thẳng cho họ linh mục thì có các Giám Mục cai quản … Hãy hỏi các Giám Mục …
12. Những vấn đề khác có vẻ như “không liên quan vô thưởng vô phạt” dứt khoát bác bỏ, và hãy viết vào bản cung ý kiến của mình là: Vấn đề này tôi không nhớ, không biết, tôi không xác nhận được …
13. Không tranh luận về bất cứ vấn đề gì với công an, kể cả vấn đề giấy tờ đất đai nhà dòng, việc Cha già Bích trăng trối, làm chứng … Tranh luận với công an chỉ nhọc công vô ích mà thôi … Vấn đề này hãy để cho Giáo Hội và những anh em còn đang ở bên ngoài lo lắng tiếp thay cho ông bà anh chi em …
14. Không tiếp, không trả lời các cơ quan truyền hình báo chí của nhà nước khi đang bị giam giữ … Đây là quyền hợp pháp (dù là luật pháp cộng sản) phải thừa nhận đối với người bị bắt giữ, không bị tước bỏ quyền này.
Nhà nước phúc đáp Thái Hà (thơ)
Đinh Phan - Thái Hà
11:14 13/09/2008
Nhà nước phúc đáp Thái Hà
Sao lại nói chuyện bẩn với nhơ?
Đầu tao chả sạch, đừng có mơ!
Phỉnh, lừa, gian, dối... ấy bản chất
Bọn mi giáo dân một lũ khờ!
Tao không bỏ tù chúng mày đâu
Bỏ tù phải gác lại phải hầu.
Nghĩa là tao sẽ cho bắn bỏ
Giám Mục bắn trước, giáo dân sau.
Đình Phan
Hà Nội 13/9/08
Thái Hà trả lời nhà nước (thơ)
Dân có nói rằng đảng sạch đâu
Sạch sao ăn cướp để mau giàu
Nhà cao cửa rộng, con du hí
Hễ ai thắc mắc: “Nhốt cho tao!”
Dân cũng biết rằng đảng ăn dơ
Mấy chục năm qua tới bây giờ
Khôn nhà nhưng cứ hay dại chợ
Dân thì chà đạp, giặc thì thờ!
Thái Hà
Hà Nội 14/9/08
Sao lại nói chuyện bẩn với nhơ?
Đầu tao chả sạch, đừng có mơ!
Phỉnh, lừa, gian, dối... ấy bản chất
Bọn mi giáo dân một lũ khờ!
Tao không bỏ tù chúng mày đâu
Bỏ tù phải gác lại phải hầu.
Nghĩa là tao sẽ cho bắn bỏ
Giám Mục bắn trước, giáo dân sau.
Đình Phan
Hà Nội 13/9/08
Thái Hà trả lời nhà nước (thơ)
Dân có nói rằng đảng sạch đâu
Sạch sao ăn cướp để mau giàu
Nhà cao cửa rộng, con du hí
Hễ ai thắc mắc: “Nhốt cho tao!”
Dân cũng biết rằng đảng ăn dơ
Mấy chục năm qua tới bây giờ
Khôn nhà nhưng cứ hay dại chợ
Dân thì chà đạp, giặc thì thờ!
Thái Hà
Hà Nội 14/9/08
Thỉnh nguyện thư tiếng Đức gửi cho các cấp Chính quyền Đức quốc xin can thiệp cho Công lý ở Thái Hà
PC, München
12:01 13/09/2008
Thỉnh nguyện thư tiếng Đức gửi cho các cấp Chính quyền Đức quốc xin can thiệp cho Công lý ở Thái Hà
Một nhóm bạn trẻ ở Đức quốc đạ phát động việc phỏ biến xin chữ ký gửi cho Chính phủ Đức xin can thiệp cho anh chị em giáo dân Thái Hà và Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam và gửi cho chúng tôi Thỉnh nguyện thư bằng tiếng Đức để phổ biến. Lá thư có nội dung như sau:
Kính Thưa Qúy Vị,
Tình hình Giáo Xứ Thái Hà càng ngày càng nghiêm trọng nhưng tinh thần đòi hỏi Công Lý Hòa Bình của Linh Mục Giáo Dân Thái Hà luôn kiên vững và sáng ngời. Kính xin tất cả mọi người chúng ta tiếp tục liên lỉ cầu nguyện, hiệp thông để sự việc mau chóng có kết qủa tốt đẹp.
Trong tuần qua, anh chị em trong Nhóm chúng tôi ở München đã quyết định phát khởi phong trào phổ biến xin chữ ký của người Đức cũng như người Việt gửi Thư xin Chính Phủ Đức quan tâm và xin Chinh Phủ Đức can thiệp. Thư này chúng tôi đã gửi đến một số Giáo Xứ Công Giáo Đức.
Nhấn vào đây để lấy Thỉnh nguyện thư rồi in ra và ký tên
Kính xin Qúi Vị tiếp tay với chúng tôi bằng cách in ấn, phổ biến đến các thân hữu để Phong Trào lan rộng trên tòan nước Đức cũng như các quốc gia nói tiếng Đức
.
Chân thành cám ơn Qúi Vi,
PC, München, email:Thuan.Tran@dlr.de
Một nhóm bạn trẻ ở Đức quốc đạ phát động việc phỏ biến xin chữ ký gửi cho Chính phủ Đức xin can thiệp cho anh chị em giáo dân Thái Hà và Quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam và gửi cho chúng tôi Thỉnh nguyện thư bằng tiếng Đức để phổ biến. Lá thư có nội dung như sau:
Kính Thưa Qúy Vị,
Tình hình Giáo Xứ Thái Hà càng ngày càng nghiêm trọng nhưng tinh thần đòi hỏi Công Lý Hòa Bình của Linh Mục Giáo Dân Thái Hà luôn kiên vững và sáng ngời. Kính xin tất cả mọi người chúng ta tiếp tục liên lỉ cầu nguyện, hiệp thông để sự việc mau chóng có kết qủa tốt đẹp.
Trong tuần qua, anh chị em trong Nhóm chúng tôi ở München đã quyết định phát khởi phong trào phổ biến xin chữ ký của người Đức cũng như người Việt gửi Thư xin Chính Phủ Đức quan tâm và xin Chinh Phủ Đức can thiệp. Thư này chúng tôi đã gửi đến một số Giáo Xứ Công Giáo Đức.
Nhấn vào đây để lấy Thỉnh nguyện thư rồi in ra và ký tên
Kính xin Qúi Vị tiếp tay với chúng tôi bằng cách in ấn, phổ biến đến các thân hữu để Phong Trào lan rộng trên tòan nước Đức cũng như các quốc gia nói tiếng Đức
.
Chân thành cám ơn Qúi Vi,
PC, München, email:Thuan.Tran@dlr.de
Nỗi lòng?
Anh Tí
12:15 13/09/2008
Nỗi lòng?
Mấy ngày nay lòng bần nông tôi cứ rối bời, cứ rảnh lúc nào thì một nỗi day dứt vô hình lại xuất hiện đè nặng nên tâm trí tôi. Có những lúc tôi cố xua đi cái sự day dứt đó mà không thể nào làm được.
Đó không phải là nỗi bận lòng về cơm áo gạo tiền thường ngày, cũng không phải là nỗi lo vì bệnh tật, cũng chẳng phải là nỗi sợ vì viết bài “Bần nông chúng em lên tiếng!” sẽ bị bắt đi tù. Nỗi day dứt mông lung, nhưng cũng hiển hiện.
Không day dứt sao được khi mà có những tin tức sẽ có những cuộc bách hại các Cha, các Thầy và Giáo dân Giáo xứ Thái Hà trong những ngày sắp tới. Cứ có thời gian là tôi lại cưỡi con ngựa sắt gắn bó với mình hơn 10 năm, đến linh địa Thái Hà chỉ để được thấy anh chị em của mình vẫn bình yên vô sự, đứng xa xa nói vài lời thì thầm với mẹ yêu rồi lại quay về văn phòng làm công việc thường nhật, lòng tôi lại yên ả và công việc thường nhật lại tiếp tục.
Không lo sợ sao được khi mà người ta lật lọng như trở bàn tay thế kia. Sự việc rõ một một – Vụ xịt hơi cay vào tối 31/8/2008, hàng mấy nghìn người chứng kiến ấy thế mà họ thổi phù một cái lập tức nạn nhân biến ngay thành “chủ mưu”, chủ mưu biến thành “khổ chủ”. Chứng kiến sự việc ấy nếu còn một chút lương tri, không thể nói lên sự thật thì cũng đừng lên tiếng đổ tội rồi kết tội cho người khác.
Vừa rồi tôi có gặp lại anh bạn có vợ làm biên tập viên ở đài truyền hình Việt Nam, vừa gặp anh trêu tôi:
- Công an đang theo dõi ông đấy!
- Tại sao? Tôi hỏi lại
- Vì ông tham gia biểu tình đòi đất ở Thái Hà
- Biểu tình gì đâu, đi cầu nguyện thôi. Biểu tình thì phải biểu ngữ, khẩu hiệu hô vang chứ. Đàng này đi trong trật tự ôn hòa, chỉ có lời kinh tiếng hát thiết tha thôi thì sao lại phải theo dõi cơ chứ? Tôi giải thích và hỏi lại.
- Công an người ta có danh sách hết rồi, mấy thằng bạn tôi làm công an vừa hỏi tôi về ông đấy!
- Thật không? Căng nhỉ!
- À mà, cái vụ xịt hơi cay sao bên các ông lại bày đặt ra để ăn vạ à?
Nghe đến câu hỏi này của bạn, bần nông tôi như được cởi tấm lòng, sôi nổi hẳn lên:
- Bày cái gì mà bày, Có người ác tâm xịt hơi cay thật đấy.
- Ông có chứng kiến không, hay chỉ nghe kể lại? bạn tôi hỏi lại
- Không chỉ chứng kiến, mà nếu chỉ chậm có 1 phút thôi thì bố con tôi cũng “dính chưởng rồi”.
- Thế à? Thảo nào biết bao nhà thờ, đình chùa miếu mạo bị mất đất mà có ai dám lên tiếng đâu.
Câu truyện hàn huyên rồi cũng kết thúc.
Trong tôi lại tràn về biết bao cảm xúc, hình ảnh xuất hiện lúc này trong tâm trí tôi là thằng con chưa đầy 2 tuổi rưỡi bướng bỉnh. Nghịch là thế, đòi cái gì là phải được cái đó, ham chơi là thế nhưng cứ nghe nhắc đến “lên Nhà Đức Bà”, thì vứt hết mọi thứ đi ngay. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt ngây thơ trong vắt có một sự thích thú lạ thường khi được đến “Nhà Đức Bà” của bé, được chạy nhảy thỏa thích trước những đôi mắt đầy yêu thương của mọi người, được khoanh tay đi trước bố nó lên rước lễ để được “Cha sờ đầu” ban bình an cho.
Tôi lại nhớ lại cái buổi chiều tối hôm 31/8 đó, khi đó cha con tôi cũng đến linh địa Thái Hà. Thằng con tôi chièu đó tung tăng đi “đếm Đức Bà” ở Phố Đức Bà:
- Một Đức Bà này, ạ Đức Bà ạ!
- Hai Đức Bà này, ạ Đức Bà ạ.
- Ba Đức Bà này, ạ Đức Bà ạ.
- Bốn Đức Bà này, …
Đếm hết Đức Bà ở bờ tường, bé đòi tôi bế vào trong linh địa để tìm Đức Bà tiếp. Hai cha con tôi đi hết mọi ngóc ngách của khu đất để được đếm cho thật nhiều Đức Bà:
- Ơ, Đức Bà to chưa, con sang chỗ kia!
Cứ thế, vào đến khu nhà cũ kĩ tối và ẩm, nhìn thấy nhiều công an đang đứng trong góc nhà, bần nông tôi cảm thấy có cái gì bất an và thuyết phục mãi ông tướng con nhà tôi mới đồng ý quay ra. Vừa ra qua linh đài Đức Bà thì thấy ầm ĩ, tiếng hô hoán, tiếng khóc, mọi người chạy vào xem sự thể ra sao, một số người thông báo có một số các bà các mẹ, các em bị xịt hơi cay, nơi mà cha con tôi vừa rời đó cách có mấy chục bước chân. Có nhìn thấy những giọt nước mắt trên khuôn mặt trắng bệch của các em thiếu nhi vì sợ hãi mới cảm nhận được cái cảm giác tức nghẹn như thế nào. Tôi rùng mình, vừa bế con đi cho nhanh ra khỏi khu linh địa về nhà thờ vừa nghĩ quẩn quanh:
Cảm ơn Chúa, Đức Mẹ gìn giữ cha con chúng con, xin ban ơn giúp sức cho những ai đang phải chịu khổ vì làm chứng cho sự thật. Giả như chúng tôi còn nán lại đó khoảng một vài phút nữa thôi thì chuyện gì sẽ xảy ra, một đứa trẻ thơ ngây mắt tròn ngơ ngác không may hít phải hơi cay thì sẽ thế nào, nó có chịu được không, nó chết thì sao? Nếu nó chết thì bần nông tôi mang tội giết con để ăn vạ như nhà nước vẫn rêu rao sao. Lạy Chúa con, Lạy Thiên Chúa của con…Tôi lại rùng mình và không dám nghĩ nữa.
Nghe thông tin trên truyền hình xuyên tạc sự thật, tôi ngồi và suy ngẫm, đạo công giáo được xây dựng trên sự thật, trên tình thương bác ái, và giả như các Cha trong nhà thờ Thái Hà dựng chuyện xịt hơi cay để vu cáo chính quyền thì bần nông tôi nghĩ rằng sẽ chẳng có buổi cầu nguyện nào tại linh địa nữa. Các Đức Giám Mục, các Linh Mục là những vị học cao hiểu rộng sẽ bãi trừ đầu tiên, và tự giáo dân sẽ về hết, chẳng cần ai phải vận động cả.
Nói đúng ra, các báo đài chỉ biết bóp méo sự thật chứ có biết tìm hiểu xem niềm tin của người công giáo được xây dựng trên cái gì đâu, và mục đích sống của người công giáo là gì?
Thiết nghĩ, cho dù đang phải trả giá đắt nhưng bần nông tôi tin tưởng chính nghĩa sẽ chiến thắng, sự thật sẽ sáng tỏ, các Cha các Thầy, giáo dân Thái Hà và người công giáo Việt Nam sẽ được minh oan. Bởi vì, ngay trong một kẻ cướp ác tâm nhất vẫn cùng tồn tại hai cái thiện và ác, đến trước khi trút hơi thở cuối cùng thì cái thiện trong kẻ cướp ác tâm đó cũng có thể có cơ hội chiến thắng cơ mà!
Xin Chúa và Đức Mẹ Hằng Cứu giúp nâng đỡ chúng con trong lúc khó khăn này.
Mấy ngày nay lòng bần nông tôi cứ rối bời, cứ rảnh lúc nào thì một nỗi day dứt vô hình lại xuất hiện đè nặng nên tâm trí tôi. Có những lúc tôi cố xua đi cái sự day dứt đó mà không thể nào làm được.
Đó không phải là nỗi bận lòng về cơm áo gạo tiền thường ngày, cũng không phải là nỗi lo vì bệnh tật, cũng chẳng phải là nỗi sợ vì viết bài “Bần nông chúng em lên tiếng!” sẽ bị bắt đi tù. Nỗi day dứt mông lung, nhưng cũng hiển hiện.
Không day dứt sao được khi mà có những tin tức sẽ có những cuộc bách hại các Cha, các Thầy và Giáo dân Giáo xứ Thái Hà trong những ngày sắp tới. Cứ có thời gian là tôi lại cưỡi con ngựa sắt gắn bó với mình hơn 10 năm, đến linh địa Thái Hà chỉ để được thấy anh chị em của mình vẫn bình yên vô sự, đứng xa xa nói vài lời thì thầm với mẹ yêu rồi lại quay về văn phòng làm công việc thường nhật, lòng tôi lại yên ả và công việc thường nhật lại tiếp tục.
Không lo sợ sao được khi mà người ta lật lọng như trở bàn tay thế kia. Sự việc rõ một một – Vụ xịt hơi cay vào tối 31/8/2008, hàng mấy nghìn người chứng kiến ấy thế mà họ thổi phù một cái lập tức nạn nhân biến ngay thành “chủ mưu”, chủ mưu biến thành “khổ chủ”. Chứng kiến sự việc ấy nếu còn một chút lương tri, không thể nói lên sự thật thì cũng đừng lên tiếng đổ tội rồi kết tội cho người khác.
Vừa rồi tôi có gặp lại anh bạn có vợ làm biên tập viên ở đài truyền hình Việt Nam, vừa gặp anh trêu tôi:
- Công an đang theo dõi ông đấy!
- Tại sao? Tôi hỏi lại
- Vì ông tham gia biểu tình đòi đất ở Thái Hà
- Biểu tình gì đâu, đi cầu nguyện thôi. Biểu tình thì phải biểu ngữ, khẩu hiệu hô vang chứ. Đàng này đi trong trật tự ôn hòa, chỉ có lời kinh tiếng hát thiết tha thôi thì sao lại phải theo dõi cơ chứ? Tôi giải thích và hỏi lại.
- Công an người ta có danh sách hết rồi, mấy thằng bạn tôi làm công an vừa hỏi tôi về ông đấy!
- Thật không? Căng nhỉ!
- À mà, cái vụ xịt hơi cay sao bên các ông lại bày đặt ra để ăn vạ à?
Nghe đến câu hỏi này của bạn, bần nông tôi như được cởi tấm lòng, sôi nổi hẳn lên:
- Bày cái gì mà bày, Có người ác tâm xịt hơi cay thật đấy.
- Ông có chứng kiến không, hay chỉ nghe kể lại? bạn tôi hỏi lại
- Không chỉ chứng kiến, mà nếu chỉ chậm có 1 phút thôi thì bố con tôi cũng “dính chưởng rồi”.
- Thế à? Thảo nào biết bao nhà thờ, đình chùa miếu mạo bị mất đất mà có ai dám lên tiếng đâu.
Câu truyện hàn huyên rồi cũng kết thúc.
Trong tôi lại tràn về biết bao cảm xúc, hình ảnh xuất hiện lúc này trong tâm trí tôi là thằng con chưa đầy 2 tuổi rưỡi bướng bỉnh. Nghịch là thế, đòi cái gì là phải được cái đó, ham chơi là thế nhưng cứ nghe nhắc đến “lên Nhà Đức Bà”, thì vứt hết mọi thứ đi ngay. Tôi nhìn thấy trong ánh mắt ngây thơ trong vắt có một sự thích thú lạ thường khi được đến “Nhà Đức Bà” của bé, được chạy nhảy thỏa thích trước những đôi mắt đầy yêu thương của mọi người, được khoanh tay đi trước bố nó lên rước lễ để được “Cha sờ đầu” ban bình an cho.
Tôi lại nhớ lại cái buổi chiều tối hôm 31/8 đó, khi đó cha con tôi cũng đến linh địa Thái Hà. Thằng con tôi chièu đó tung tăng đi “đếm Đức Bà” ở Phố Đức Bà:
- Một Đức Bà này, ạ Đức Bà ạ!
- Hai Đức Bà này, ạ Đức Bà ạ.
- Ba Đức Bà này, ạ Đức Bà ạ.
- Bốn Đức Bà này, …
Đếm hết Đức Bà ở bờ tường, bé đòi tôi bế vào trong linh địa để tìm Đức Bà tiếp. Hai cha con tôi đi hết mọi ngóc ngách của khu đất để được đếm cho thật nhiều Đức Bà:
- Ơ, Đức Bà to chưa, con sang chỗ kia!
Cứ thế, vào đến khu nhà cũ kĩ tối và ẩm, nhìn thấy nhiều công an đang đứng trong góc nhà, bần nông tôi cảm thấy có cái gì bất an và thuyết phục mãi ông tướng con nhà tôi mới đồng ý quay ra. Vừa ra qua linh đài Đức Bà thì thấy ầm ĩ, tiếng hô hoán, tiếng khóc, mọi người chạy vào xem sự thể ra sao, một số người thông báo có một số các bà các mẹ, các em bị xịt hơi cay, nơi mà cha con tôi vừa rời đó cách có mấy chục bước chân. Có nhìn thấy những giọt nước mắt trên khuôn mặt trắng bệch của các em thiếu nhi vì sợ hãi mới cảm nhận được cái cảm giác tức nghẹn như thế nào. Tôi rùng mình, vừa bế con đi cho nhanh ra khỏi khu linh địa về nhà thờ vừa nghĩ quẩn quanh:
Cảm ơn Chúa, Đức Mẹ gìn giữ cha con chúng con, xin ban ơn giúp sức cho những ai đang phải chịu khổ vì làm chứng cho sự thật. Giả như chúng tôi còn nán lại đó khoảng một vài phút nữa thôi thì chuyện gì sẽ xảy ra, một đứa trẻ thơ ngây mắt tròn ngơ ngác không may hít phải hơi cay thì sẽ thế nào, nó có chịu được không, nó chết thì sao? Nếu nó chết thì bần nông tôi mang tội giết con để ăn vạ như nhà nước vẫn rêu rao sao. Lạy Chúa con, Lạy Thiên Chúa của con…Tôi lại rùng mình và không dám nghĩ nữa.
Nghe thông tin trên truyền hình xuyên tạc sự thật, tôi ngồi và suy ngẫm, đạo công giáo được xây dựng trên sự thật, trên tình thương bác ái, và giả như các Cha trong nhà thờ Thái Hà dựng chuyện xịt hơi cay để vu cáo chính quyền thì bần nông tôi nghĩ rằng sẽ chẳng có buổi cầu nguyện nào tại linh địa nữa. Các Đức Giám Mục, các Linh Mục là những vị học cao hiểu rộng sẽ bãi trừ đầu tiên, và tự giáo dân sẽ về hết, chẳng cần ai phải vận động cả.
Nói đúng ra, các báo đài chỉ biết bóp méo sự thật chứ có biết tìm hiểu xem niềm tin của người công giáo được xây dựng trên cái gì đâu, và mục đích sống của người công giáo là gì?
Thiết nghĩ, cho dù đang phải trả giá đắt nhưng bần nông tôi tin tưởng chính nghĩa sẽ chiến thắng, sự thật sẽ sáng tỏ, các Cha các Thầy, giáo dân Thái Hà và người công giáo Việt Nam sẽ được minh oan. Bởi vì, ngay trong một kẻ cướp ác tâm nhất vẫn cùng tồn tại hai cái thiện và ác, đến trước khi trút hơi thở cuối cùng thì cái thiện trong kẻ cướp ác tâm đó cũng có thể có cơ hội chiến thắng cơ mà!
Xin Chúa và Đức Mẹ Hằng Cứu giúp nâng đỡ chúng con trong lúc khó khăn này.
Cùng nhau xác tín lên thuyền! Amen
Hiền Thạch
12:37 13/09/2008
Cùng nhau xác tín lên thuyền
ÁCH BẠO QUYỀN THẤT ĐIÊN KHI Ý HIỆP
XIỀNG CƯỜNG LỰC BÁT ĐẢO LÚC TÂM ĐỒNG
ĐỂ CHO SỰ THẬT TRỔ BÔNG
ĐỀ CHO CÔNG LÝ DẸP HỒNG BỎ CHUYÊN
CÙNG NHAU XÁC TÍN LÊN THUYỀN ! Amen.
ÁCH BẠO QUYỀN THẤT ĐIÊN KHI Ý HIỆP
XIỀNG CƯỜNG LỰC BÁT ĐẢO LÚC TÂM ĐỒNG
ĐỂ CHO SỰ THẬT TRỔ BÔNG
ĐỀ CHO CÔNG LÝ DẸP HỒNG BỎ CHUYÊN
CÙNG NHAU XÁC TÍN LÊN THUYỀN ! Amen.
Ai là người mang số 118?
Anmai, CSsR
12:48 13/09/2008
Ai là người mang số 118?
Sau giờ cơm sáng, về căn phòng nhỏ bé trong Tu Viện Thái Hà nghỉ ngơi đôi chút để chuẩn bị giúp mục vụ. Những ngày cuối tuần số lượng giáo dân về rất đông về hành hương Đức Mẹ Thái Hà nên anh em thu xếp thư giãn chút để cùng nhau chia sẻ nhau công việc nhiều hơn ngày thường. Thói quen như thường lệ của tôi là nghe nhạc.
Sáng nay “sốt sắng” hơn ngày thường một chút nên mở đẩu chương trình thư giãn bằng đĩa Thánh Ca. Âm vang của dòng nhạc viết về các Thánh Tử Đạo được vang lên một cách hùng hồn từ đĩa nhạc Mp3 mới tậu dưới nhà sách Đức Mẹ Thái Hà chiều qua: “Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời! Dòng máu thắm tô đẹp tuyệt vời còn lưu danh thiên thu. Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo gương Chúa Kitô. Gươm đao thêm dũng chí, nhục hình thêm can trường từng lớp lớp tiến ra pháp trường …”
Nhìn lại trang sử hào hùng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không chỉ có 117 vị được tôn phong tử vì đạo nhưng ngàn ngàn lớp lớp đã tiến ra pháp trường để tô điểm cho lòng tin, cho lòng cậy, cho lòng mến của tín hữu vào Thiên Chúa. Những trang sử ấy không thể nào xoá nhoà được lòng tin - cậy - mến của cha ông chúng ta. Tất cả các thánh tử đạo ngày xưa không ai chết vì một mảnh đất, không chết vì vài sào ruộng nhưng các ngài đã chết vì niềm tin vào Thiên Chúa của mình.
Sự kiện Thái Hà quá căng thẳng và phải nói là lên đến đỉnh điểm của sự tàn nhẫn đó là người ta đã dùng roi điện, xịt hơi cay vào giáo dân đang cầu nguyện. Những ngày ấy, trong Nam, nhiều người vẫn lo lắng cho những giọt máu đào phải đổ ra khi người ta tán tận lương tâm với anh chị em đồng loại - những người Công giáo - sống vì công lý, vì sự thật.
Không chỉ hiệp thông bằng lời cầu nguyện, bằng chia sẻ tâm tình, hơn hai mươi anh em linh mục trẻ chúng tôi đã khăn gói lên đường vội vã ra Thái Hà sau qưyết định tích tắc của các vị có trách nhiệm. Trước khi đi, nhiều người thân của anh em chúng tôi lo lắng cho số phận của các linh mục trẻ khi thấy người ta đã cư xử quá tàn nhẫn với bà con giáo dân. Hầu như anh em chúng tôi không hề chùn bước trước sự lo lắng, lời dặn dò của bà con thân thuộc.
Vừa đặt chân đến Thái Hà, những người giúp cơm nước trong Tu Viện hỏi anh em chúng tôi:
“Sao các cha kéo nhau ra đây đông thế?”
Chúng tôi bảo trả lời:
“Chúng tôi ra đây để bảo vệ cho công lý, cho sự thật, cùng lắm là tử đạo vì công lý và sự thật!”.
Chúng tôi bỡ ngỡ vì câu trả lời:
“Các cha đừng có mơ! Chúng con đây sẵn sàng chết trước các Cha! Không đến lượt các cha đâu mà mơ!”.
Nghe những lời ấy tôi cũng như anh em chưng hững và cụt hứng! Muốn tử đạo vì công lý, vì sự thật, vì niềm tin vào Chúa là Chân Lý cũng chẳng được đến phần mình!
Phải nói là tôi “mất lửa” khi nghe nhiều giáo dân đã chuẩn bị khăn gói ngồi tù để bảo vệ công lý và sự thật. Chẳng hiểu sao mà lòng tin của họ can đảm thật. Cũng như khi còn ở Sài Gòn, anh em trong Dòng đều sợ sau khi bị đàn áp bằng hơi cay và dùi cui điện thì sẽ làm nhụt chí bà con giáo dân nhưng khi ra đến đất Hà Thành mới thấy sự thật. Nhiều giáo dân cảm thấy vui khi bị bắt vì công lý, sự thật. Không chỉ bị bắt mà họ còn tranh nhau để được lọt vào danh sách “Các thánh Tử đạo Việt Nam” mới kinh khủng chứ!
Sau khi ra hiệp thông cầu nguyện tại Linh Địa Đức Bà, tôi vào bàn trực thay ca cho một cha “Hướng dẫn viên” hành hương Linh địa. Đang hướng dẫn cho các đoàn hành hương địa điểm xưng tội, khu vệ sinh, Phố Đức Bà để dẫn ra Linh Địa thì một người đàn ông trung niên đến ghé vào tai tôi hỏi nhỏ:
“Thưa Cha! Con nghe nhà nước có phong chức linh mục cho 2 cha phải không?”
Tôi khẳng định: “Không bao giờ có chuyện nhà nước phong chức cả. Chỉ có các giám mục phong mà thôi. Các linh mục trước khi được trao sứ vụ phải có nguồn gốc là ở Chủng Viện hay Dòng Tu hẳn hoi, có học hành đầy đủ chứ không phải tự dưng muốn làm linh mục là làm linh mục. Ai làm linh mục mà không học từ Chủng Viện hay các Dòng Tu là linh mục dỏm! Phải được các Giám Mục trao sứ vụ sau quyết định của các vị có trách nhiệm chứ không phải muốn phong là phong”.
Tôi giải thích thêm cho giáo dân hiểu: “Chắc có lẽ bà con giáo dân ngạc nhiên khi đọc văn thư thấy hai linh mục Bá và Nhật được mời lên làm việc đất đai của Thái Hà nên hỏi chuyện về hai vị này. Tôi xin thưa là hoàn toàn tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cũng như Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà từ xưa đến nay không có linh mục nào tên Bá và Nhật cả. Như thế, đại diện cho Thái Hà mang tên Bá và Nhật là linh mục dỏm”.
Ông ấy nghe tôi nói mạnh thế và ông lại hỏi thêm:
“Cha có nghĩ Cha là số 118 sau 117 vị tử đạo không?”.
Tôi trả lời ngay không ngần ngại:
“Nếu bảo vệ công lý, sự thật và niềm tin vào Chúa thì tôi sẵn sàng!”.
Tôi lại phải giải thích thêm cho người này: “Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, giáo dân giáo xứ Thái Hà không phải chỉ vì miếng đất thuộc tài sản của Giáo Hội bị chiếm dụng mà chấp nhận mọi đau thương, cam go và thử thách nhưng hơn thế nữa, muốn nói lên một sự bất công, một sự tráo trở của con người về sự thật. Nếu các ông muốn xin nhận các văn bản Pháp lý về đất đai ở Thái Hà sẽ rõ! Người ta gian dối trong các chữ ký của Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, người ta xảo trá trong các văn bản đất đai. Năm 1961 làm gì có font chữ do Bill Gates sáng chế! Vậy mà người ta bịp bợm văn bản để chiếm đoạt đất đai mới kinh chứ!”.
Tôi còn chứng minh thêm: “Chuyện lừa đảo văn bản này đã được linh mục Gioan M. Vianey chính xứ Thánh Cẩm – giáo phận thành phố Hồ Chí Minh vạch mặt bọn lừa đảo cách đây vài tháng về vụ tranh chấp đất nghĩa trang giáo xứ Thánh Cẩm rồi! Họ cũng đánh máy thật đẹp nhưng ngày tháng ở dưới lại là cái ngày tháng mà người ta chỉ dùng được font chữ Vietres chứ làm gì có Vni-times như hiện nay? Sau khi vạch mặt kẻ gian ra, giáo xứ Thánh Cẩm đã đòi lại phần đất sở hữu của giáo xứ rồi!”.
Nghe tôi giải thích xong thì người đàn ông ấy vội vã cất bước lũi vào đám đông.
Ông đi rồi tôi mới chột dạ suy nghĩ không biết ông là giáo dân thật hay giáo dân dỏm. Không biết ông có mang máy ghi âm theo để trong túi hay không? Không biết ông có kịp ghi hình cái “mặt mốc” của tôi vào chiếc máy ảnh ông mang theo bên mình ông không? Những ngày này tại Thái Hà, thật sự vì lượng người quá đông nên chẳng thể nào kiểm soát được ai là giáo dân thật, ai là giáo dân giả.
Sự thật vẫn là sự thật, chân lý vẫn là chân lý. Chân lý và sự thật sẽ được bày tỏ trước ánh sáng và giải thoát anh em (Ga 8,32).
Nếu vì sự thật, vì chân lý, vì niềm tin mà tôi phải đổ máu đào ra để minh chứng cho sự thật, chân lý và niềm tin ấy cũng là niềm hãnh diện không chỉ cho tôi mà cho toàn Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế. Phải chăng tôi là con số 118 trong danh sách tử đạo Việt Nam? Phải chăng tôi là con số 1 trong nhiều con số sau này của các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân Thái Hà tử vì đạo.
“Chết vinh hơn là sống nhục”. Chết vì chân lý, vì sự thật, vì niềm tin là chết trong vinh quang của Thiên Chúa. Sống trong gian dối, sống trong lừa đảo, sống trong sự mạ lị, đàn áp, nhục mạ linh mục - tu sĩ - giáo dân là sống nhục.
“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Ôi Thần Linh Thánh ái xin mở rộng lòng con xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí: ƠN AN BÌNH” Dòng nhạc và tiếng hát đó cứ xoáy mãi trong tôi...
Sau giờ cơm sáng, về căn phòng nhỏ bé trong Tu Viện Thái Hà nghỉ ngơi đôi chút để chuẩn bị giúp mục vụ. Những ngày cuối tuần số lượng giáo dân về rất đông về hành hương Đức Mẹ Thái Hà nên anh em thu xếp thư giãn chút để cùng nhau chia sẻ nhau công việc nhiều hơn ngày thường. Thói quen như thường lệ của tôi là nghe nhạc.
Sáng nay “sốt sắng” hơn ngày thường một chút nên mở đẩu chương trình thư giãn bằng đĩa Thánh Ca. Âm vang của dòng nhạc viết về các Thánh Tử Đạo được vang lên một cách hùng hồn từ đĩa nhạc Mp3 mới tậu dưới nhà sách Đức Mẹ Thái Hà chiều qua: “Nhạc chiến thắng vang dậy rền trời! Dòng máu thắm tô đẹp tuyệt vời còn lưu danh thiên thu. Đây những anh hùng Việt Nam trung thành theo gương Chúa Kitô. Gươm đao thêm dũng chí, nhục hình thêm can trường từng lớp lớp tiến ra pháp trường …”
Nhìn lại trang sử hào hùng của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam không chỉ có 117 vị được tôn phong tử vì đạo nhưng ngàn ngàn lớp lớp đã tiến ra pháp trường để tô điểm cho lòng tin, cho lòng cậy, cho lòng mến của tín hữu vào Thiên Chúa. Những trang sử ấy không thể nào xoá nhoà được lòng tin - cậy - mến của cha ông chúng ta. Tất cả các thánh tử đạo ngày xưa không ai chết vì một mảnh đất, không chết vì vài sào ruộng nhưng các ngài đã chết vì niềm tin vào Thiên Chúa của mình.
Sự kiện Thái Hà quá căng thẳng và phải nói là lên đến đỉnh điểm của sự tàn nhẫn đó là người ta đã dùng roi điện, xịt hơi cay vào giáo dân đang cầu nguyện. Những ngày ấy, trong Nam, nhiều người vẫn lo lắng cho những giọt máu đào phải đổ ra khi người ta tán tận lương tâm với anh chị em đồng loại - những người Công giáo - sống vì công lý, vì sự thật.
Không chỉ hiệp thông bằng lời cầu nguyện, bằng chia sẻ tâm tình, hơn hai mươi anh em linh mục trẻ chúng tôi đã khăn gói lên đường vội vã ra Thái Hà sau qưyết định tích tắc của các vị có trách nhiệm. Trước khi đi, nhiều người thân của anh em chúng tôi lo lắng cho số phận của các linh mục trẻ khi thấy người ta đã cư xử quá tàn nhẫn với bà con giáo dân. Hầu như anh em chúng tôi không hề chùn bước trước sự lo lắng, lời dặn dò của bà con thân thuộc.
Vừa đặt chân đến Thái Hà, những người giúp cơm nước trong Tu Viện hỏi anh em chúng tôi:
“Sao các cha kéo nhau ra đây đông thế?”
Chúng tôi bảo trả lời:
“Chúng tôi ra đây để bảo vệ cho công lý, cho sự thật, cùng lắm là tử đạo vì công lý và sự thật!”.
Chúng tôi bỡ ngỡ vì câu trả lời:
“Các cha đừng có mơ! Chúng con đây sẵn sàng chết trước các Cha! Không đến lượt các cha đâu mà mơ!”.
Nghe những lời ấy tôi cũng như anh em chưng hững và cụt hứng! Muốn tử đạo vì công lý, vì sự thật, vì niềm tin vào Chúa là Chân Lý cũng chẳng được đến phần mình!
Phải nói là tôi “mất lửa” khi nghe nhiều giáo dân đã chuẩn bị khăn gói ngồi tù để bảo vệ công lý và sự thật. Chẳng hiểu sao mà lòng tin của họ can đảm thật. Cũng như khi còn ở Sài Gòn, anh em trong Dòng đều sợ sau khi bị đàn áp bằng hơi cay và dùi cui điện thì sẽ làm nhụt chí bà con giáo dân nhưng khi ra đến đất Hà Thành mới thấy sự thật. Nhiều giáo dân cảm thấy vui khi bị bắt vì công lý, sự thật. Không chỉ bị bắt mà họ còn tranh nhau để được lọt vào danh sách “Các thánh Tử đạo Việt Nam” mới kinh khủng chứ!
Sau khi ra hiệp thông cầu nguyện tại Linh Địa Đức Bà, tôi vào bàn trực thay ca cho một cha “Hướng dẫn viên” hành hương Linh địa. Đang hướng dẫn cho các đoàn hành hương địa điểm xưng tội, khu vệ sinh, Phố Đức Bà để dẫn ra Linh Địa thì một người đàn ông trung niên đến ghé vào tai tôi hỏi nhỏ:
“Thưa Cha! Con nghe nhà nước có phong chức linh mục cho 2 cha phải không?”
Tôi khẳng định: “Không bao giờ có chuyện nhà nước phong chức cả. Chỉ có các giám mục phong mà thôi. Các linh mục trước khi được trao sứ vụ phải có nguồn gốc là ở Chủng Viện hay Dòng Tu hẳn hoi, có học hành đầy đủ chứ không phải tự dưng muốn làm linh mục là làm linh mục. Ai làm linh mục mà không học từ Chủng Viện hay các Dòng Tu là linh mục dỏm! Phải được các Giám Mục trao sứ vụ sau quyết định của các vị có trách nhiệm chứ không phải muốn phong là phong”.
Tôi giải thích thêm cho giáo dân hiểu: “Chắc có lẽ bà con giáo dân ngạc nhiên khi đọc văn thư thấy hai linh mục Bá và Nhật được mời lên làm việc đất đai của Thái Hà nên hỏi chuyện về hai vị này. Tôi xin thưa là hoàn toàn tu viện Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam cũng như Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà từ xưa đến nay không có linh mục nào tên Bá và Nhật cả. Như thế, đại diện cho Thái Hà mang tên Bá và Nhật là linh mục dỏm”.
Ông ấy nghe tôi nói mạnh thế và ông lại hỏi thêm:
“Cha có nghĩ Cha là số 118 sau 117 vị tử đạo không?”.
Tôi trả lời ngay không ngần ngại:
“Nếu bảo vệ công lý, sự thật và niềm tin vào Chúa thì tôi sẵn sàng!”.
Tôi lại phải giải thích thêm cho người này: “Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà, giáo dân giáo xứ Thái Hà không phải chỉ vì miếng đất thuộc tài sản của Giáo Hội bị chiếm dụng mà chấp nhận mọi đau thương, cam go và thử thách nhưng hơn thế nữa, muốn nói lên một sự bất công, một sự tráo trở của con người về sự thật. Nếu các ông muốn xin nhận các văn bản Pháp lý về đất đai ở Thái Hà sẽ rõ! Người ta gian dối trong các chữ ký của Cha Giuse Vũ Ngọc Bích, người ta xảo trá trong các văn bản đất đai. Năm 1961 làm gì có font chữ do Bill Gates sáng chế! Vậy mà người ta bịp bợm văn bản để chiếm đoạt đất đai mới kinh chứ!”.
Tôi còn chứng minh thêm: “Chuyện lừa đảo văn bản này đã được linh mục Gioan M. Vianey chính xứ Thánh Cẩm – giáo phận thành phố Hồ Chí Minh vạch mặt bọn lừa đảo cách đây vài tháng về vụ tranh chấp đất nghĩa trang giáo xứ Thánh Cẩm rồi! Họ cũng đánh máy thật đẹp nhưng ngày tháng ở dưới lại là cái ngày tháng mà người ta chỉ dùng được font chữ Vietres chứ làm gì có Vni-times như hiện nay? Sau khi vạch mặt kẻ gian ra, giáo xứ Thánh Cẩm đã đòi lại phần đất sở hữu của giáo xứ rồi!”.
Nghe tôi giải thích xong thì người đàn ông ấy vội vã cất bước lũi vào đám đông.
Ông đi rồi tôi mới chột dạ suy nghĩ không biết ông là giáo dân thật hay giáo dân dỏm. Không biết ông có mang máy ghi âm theo để trong túi hay không? Không biết ông có kịp ghi hình cái “mặt mốc” của tôi vào chiếc máy ảnh ông mang theo bên mình ông không? Những ngày này tại Thái Hà, thật sự vì lượng người quá đông nên chẳng thể nào kiểm soát được ai là giáo dân thật, ai là giáo dân giả.
Sự thật vẫn là sự thật, chân lý vẫn là chân lý. Chân lý và sự thật sẽ được bày tỏ trước ánh sáng và giải thoát anh em (Ga 8,32).
Nếu vì sự thật, vì chân lý, vì niềm tin mà tôi phải đổ máu đào ra để minh chứng cho sự thật, chân lý và niềm tin ấy cũng là niềm hãnh diện không chỉ cho tôi mà cho toàn Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế. Phải chăng tôi là con số 118 trong danh sách tử đạo Việt Nam? Phải chăng tôi là con số 1 trong nhiều con số sau này của các linh mục, tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế và giáo dân Thái Hà tử vì đạo.
“Chết vinh hơn là sống nhục”. Chết vì chân lý, vì sự thật, vì niềm tin là chết trong vinh quang của Thiên Chúa. Sống trong gian dối, sống trong lừa đảo, sống trong sự mạ lị, đàn áp, nhục mạ linh mục - tu sĩ - giáo dân là sống nhục.
“Chính lúc chết đi là khi vui sống muôn đời. Ôi Thần Linh Thánh ái xin mở rộng lòng con xin thương ban xuống những ai lòng đầy thiện chí: ƠN AN BÌNH” Dòng nhạc và tiếng hát đó cứ xoáy mãi trong tôi...
Hiệp Thông
Lại thế Lãng
12:51 13/09/2008
HIỆP THÔNG
Thời gian gần đây từ ngũ hiệp thông được nói đến khá nhiều. Đối với người Công giáo thì chẳng có ai xa lạ với ý nghĩa của từ ngữ này. Trước thánh lễ linh mục thường mời gọi cộng đoàn cùng hiệp thông để dâng lên Chúa lời cảm tạ hay lời nguyện xin. Trong các buổi đọc kinh cầu nguyện mọi người hiện diện đều được yêu cầu hiệp ý (hiệp thông) để cầu nguyện theo một ý chỉ nào đó. Hiệp thông theo cách hiểu của người Công giáo là hợp một ý, một lòng với nhau trong công việc thiêng liêng.
Lúc còn bé tôi thường đi lễ buổi sáng với bà nội. Đến nhà thờ bà tôi luôn luôn nhắc tôi phải làm những việc sau: chấm nước thánh làm dấu thánh gía, bái gối rồi tiến đến hàng ghế dành cho mình và qùy trên bàn qùy. Sau cùng là nhìn thẳng lên bàn thờ nói với Chúa: Con xin hợp ý cùng Hội thánh và các kẻ làm nên trong thánh lễ hôm nay. Bà tôi gỉai thích rằng cần phải hợp ý với mọi người để lỡ mình có chia lòng chia trí hay là vì lý do gì đó mà không nhận được ơn ích từ thánh lễ thì mình cũng được hưởng nhờ ơn ích từ những kẻ làm nên.
Hình như tự điển ở ngoài đời không có từ ngữ hiệp thông. Tôi nghĩ như vậy là vì tôi đã tìm trên online qua hai bộ tự điển: Tự điển tiếng Việt và Bách khoa toàn thư đều không có từ ngữ hiệp thông. Có lẽ vì không hiểu được ý nghĩa của từ ngữ hiệp thông theo cách hiểu của người Công giáo cho nên những vị cầm quyên ở Hà Nội có vẻ tức tối đối với những lá thư hiệp thông được các nơi gửi đến các linh mục và giáo dân ở Thái Hà hoặc tỏ ra bực dọc đối với những đoàn hành hương từ các nơi đổ về hiệp thông với Thái Hà.
Cũng vì không hiểu theo cách của người Công giáo mà nhà cầm quyền đã nghĩ sai về những lá thư hiệp thông khi coi những lá thư đó như là những bản văn kích động và coi những người đến hiệp thông cầu nguyện là cấu kết với giáo dân Thái Hà vi phạm luật pháp. Sự hiểu lầm tai hại khiến họ cứ khăng khăng cho rằng giáo sỹ và giáo dân đã bị xúi dục từ những “thế lực bên ngoài” để “gây rối trật tự công cộng”.
Trong chuyến hành hương đến Thái Hà hôm 10/9 hai Đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám mục giáo phận Vinh và Đức cha Giuse nguyễn Chí Linh, Giám mục gíao phận Thanh Hóa đã hiệp dâng thánh lễ tại đây. Trong phần chia sẻ với cộng đoàn, hai vị Giám mục đã nói rõ ý nghĩa của từ ngữ hiệp thông và vì sao các ngài đến hiệp thông với Thái Hà.
Đức giám mục giáo phận Thanh Hóa cũng là Phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho rằng “Thật ra hiệp thông là hiệp thông trong Thánh Thần. Hiệp thông có nghiã là chia sẻ với nhau niềm vui nỗi sầu.Chỉ biết rằng người đồng đạo của chúng tôi ở Thái Hà có những người đang bị tạm giữ. Có những người đang bị hỏi thăm và những tình huống phức tạp như thế phải được kể như là những tình huống đang ở trong tình trạng thử thách. Về hiệp thông có nghĩa là về chia sẻ nỗi đau của Giáo xứ Thái Hà. Về hiệp thông còn có nghĩa là về chung lời cầu nguyện với Giáo xứ Thái Hà”.
Về phần Đức Giám mục gíao phận Vinh, ngài nói rằng “Vì nằm trong một thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô cho nên nhất cử nhất động các hành động của người Công giáo đều có liên hệ với nhau cả. Không cần ai bảo ai. Mỗi tín hữu xác tín đây là nhiệm vụ. Vì người ta không hiểu cái mầu nhiệm hiệp thông này cho đến nơi đến chốn cho nên người ta hay nói âm mưu này âm mưu khác, người này kích động người khác. Chúng tôi đây không ai kích động ai cả. Bà con trở về và tôi trở về. Ai cũng về hết. Ai cũng nhận là việc của mình. Cho nên chúng ta hăng hái làm thôi!”.
Từ ngữ hiệp thông không phải chỉ mới ra đời trong những ngày xảy ra biến cố Thái Hà. Trong sách Giáo lý Công giáo đã nói nhiều đến hiệp thông và nhắc nhở người tín hữu phải luôn sống hiệp thông “Giáo hội Việt Nam phải nỗ lực để trở thành một cộng đoàn tín hữu sống hiệp thông đích thực với Chúa để có thể hiệp thông với nhau chân thành hơn”.
Giáo hội Chúa gồm ba thành phần: thành phần đã khải hoàn tức là các thánh, thành phần lữ hành tức là những tín hữu còn tại thế và thành phần đau khổ tức là những tín hữu đã qua đời đang thanh luyện ở luyện ngục. Giáo hội Chúa là giáo hội hiệp thông. Hiệp thông không phải chỉ có giữa các tín hữu trong phạm vi một giáo phận hay một địa phương nhưng là hiệp thông giữa mọi tín hữu ở khắp nơi trên hoàn cầu. Cũng không phải chỉ có sự hiệp thông giữa những người còn sống nơi trần thế nhưng còn hiệp thông với các thánh và cả với những tín hữu đã qua đời. Hiệp thông với các thánh xin các ngài bầu cử mà cầu thay nguyện giúp cho và hiệp thông với người đã chết trong việc cầu nguyện cho họ.
Sự hiệp thông giữa các tín hữu cũng đã có từ thời xa xưa và được nói đến trong thánh kinh. Chẳng hạn trong sách Tông đồ Công vụ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng”(Cv 2:42). Thư Côrintô 1: “Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (1 Cr 1:9). Thư Philipphê: “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau” (Pl 2:1). Thư Gioan 1: “ Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người". (1 Ga 1:3 ) v.v
Đúng như Đức Giám mục giáo phận Vinh nhận định “Không cần ai bảo ai. Mỗi tín hữu xác tín đây là nhiệm vụ” cho nên việc dân Chúa khắp nơi về hiệp thông với Thái Hà chỉ là chuyện bình thường. Bình thường như khi viết thư chia sẻ hay đến nhà an ủi người thân hay bạn hữu đang gặp phải chuyện đau buồn. Đó là việc cần làm sao lại cho là sai trái? Sao lại phải bỏ công theo dõi và tìm mọi cách ngăn cản giáo dân từ các nơi về hiệp thông với Thái Hà?
Các linh mục và giáo dân ở Thái Hà qủa thật đang gặp họan nạn. Đã 12 năm qua họ đệ đơn xin trả lại đất đai của giáo xứ đã bị chiếm dụng trái phép. Nhà cầm quyền đã làm ngơ rồi đến nay lại bác khước lời thỉnh cầu của họ bằng những chứng cớ không trung thực, gỉa mạo, không có sức thuyết phục thì làm sao mà họ có thể tâm phục khẩu phục được. Đã vậy lại còn cả vú lấp miệng em, dùng áp lực áp chế bằng những biện pháp khởi tố, bắt giam, đàn áp, hành hung, khiêu khích đủ điều trong khi họ chỉ cầu nguyện ôn hòa. Họ cầu nguyện cho nguyện vọng của họ được gỉai quyết thỏa đáng. Họ cầu nguyện để họ không bị sai lầm và họ cầu nguyện cho những người có trách nhiệm mau tìm ra được phương cách giải quyết vấn đề cho có tình có lý. Cầu nguyện tuyệt nhiên không làm hại ai thế mà nhà cầm quyền lại hăm he qui kết tội xúi dục, kích động đối với các giáo sỹ có mặt trong các buổi cầu nguyện với giáo dân. Thật là phi lý
Cho đến nay theo tin tức thì đã có một số giáo dân bị bắt giam, một số bị cấm không được rời khỏi nơi cư trú và một số đang bị theo dõi. Gần đây nhà cầm quyền còn đe doạ sẽ bắt bớ thêm nữa và họ còn nói không loại trừ linh mục và ngay cả giám mục. Nếu nhà cầm quyền với đầy đủ phương tiện trong tay và nhất quyết muốn trấn áp người Công giáo thì giáo sỹ và giáo dân không một tấc sắt trong tay sẽ không chống cự mà sẵn sàng chấp nhận mọi sự khó như là thánh gía Chúa gửi đến cho họ. Chúa Giêsu xưa đã phải vác thánh gía, phải chịu khổ hình và tử nạn để rồi mới khải hoàn trong vinh quang. Mỗi người Kitô hữu cũng phải vác thánh gía.
“Ai không vác thập gía mình mà theo Thầy thì không xứng với Thầy” (Mt 10:38) “Ai muốn theo Thầy phải từ bỏ chính mình, vác thập gía mình mà theo” (Mt 16:24). Chấp nhận đi theo Chúa là chấp nhận gian khổ, chấp nhận vác thánh gía. Giáo sỹ và giáo dân Thái Hà chắc đã sẵn sàng ghé vai vác thánh gía. Có điều là thánh gía họ sẽ vác có lẽ sẽ không qúa nặng nề như thánh gía mà tiền nhân của chúng ta xưa kia đã phải vác.
Vermont 13/9/2008
Thời gian gần đây từ ngũ hiệp thông được nói đến khá nhiều. Đối với người Công giáo thì chẳng có ai xa lạ với ý nghĩa của từ ngữ này. Trước thánh lễ linh mục thường mời gọi cộng đoàn cùng hiệp thông để dâng lên Chúa lời cảm tạ hay lời nguyện xin. Trong các buổi đọc kinh cầu nguyện mọi người hiện diện đều được yêu cầu hiệp ý (hiệp thông) để cầu nguyện theo một ý chỉ nào đó. Hiệp thông theo cách hiểu của người Công giáo là hợp một ý, một lòng với nhau trong công việc thiêng liêng.
Lúc còn bé tôi thường đi lễ buổi sáng với bà nội. Đến nhà thờ bà tôi luôn luôn nhắc tôi phải làm những việc sau: chấm nước thánh làm dấu thánh gía, bái gối rồi tiến đến hàng ghế dành cho mình và qùy trên bàn qùy. Sau cùng là nhìn thẳng lên bàn thờ nói với Chúa: Con xin hợp ý cùng Hội thánh và các kẻ làm nên trong thánh lễ hôm nay. Bà tôi gỉai thích rằng cần phải hợp ý với mọi người để lỡ mình có chia lòng chia trí hay là vì lý do gì đó mà không nhận được ơn ích từ thánh lễ thì mình cũng được hưởng nhờ ơn ích từ những kẻ làm nên.
Hình như tự điển ở ngoài đời không có từ ngữ hiệp thông. Tôi nghĩ như vậy là vì tôi đã tìm trên online qua hai bộ tự điển: Tự điển tiếng Việt và Bách khoa toàn thư đều không có từ ngữ hiệp thông. Có lẽ vì không hiểu được ý nghĩa của từ ngữ hiệp thông theo cách hiểu của người Công giáo cho nên những vị cầm quyên ở Hà Nội có vẻ tức tối đối với những lá thư hiệp thông được các nơi gửi đến các linh mục và giáo dân ở Thái Hà hoặc tỏ ra bực dọc đối với những đoàn hành hương từ các nơi đổ về hiệp thông với Thái Hà.
Cũng vì không hiểu theo cách của người Công giáo mà nhà cầm quyền đã nghĩ sai về những lá thư hiệp thông khi coi những lá thư đó như là những bản văn kích động và coi những người đến hiệp thông cầu nguyện là cấu kết với giáo dân Thái Hà vi phạm luật pháp. Sự hiểu lầm tai hại khiến họ cứ khăng khăng cho rằng giáo sỹ và giáo dân đã bị xúi dục từ những “thế lực bên ngoài” để “gây rối trật tự công cộng”.
Trong chuyến hành hương đến Thái Hà hôm 10/9 hai Đức cha Phaolô Cao Đình Thuyên, Giám mục giáo phận Vinh và Đức cha Giuse nguyễn Chí Linh, Giám mục gíao phận Thanh Hóa đã hiệp dâng thánh lễ tại đây. Trong phần chia sẻ với cộng đoàn, hai vị Giám mục đã nói rõ ý nghĩa của từ ngữ hiệp thông và vì sao các ngài đến hiệp thông với Thái Hà.
Đức giám mục giáo phận Thanh Hóa cũng là Phó chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho rằng “Thật ra hiệp thông là hiệp thông trong Thánh Thần. Hiệp thông có nghiã là chia sẻ với nhau niềm vui nỗi sầu.Chỉ biết rằng người đồng đạo của chúng tôi ở Thái Hà có những người đang bị tạm giữ. Có những người đang bị hỏi thăm và những tình huống phức tạp như thế phải được kể như là những tình huống đang ở trong tình trạng thử thách. Về hiệp thông có nghĩa là về chia sẻ nỗi đau của Giáo xứ Thái Hà. Về hiệp thông còn có nghĩa là về chung lời cầu nguyện với Giáo xứ Thái Hà”.
Về phần Đức Giám mục gíao phận Vinh, ngài nói rằng “Vì nằm trong một thân thể mầu nhiệm của Chúa Kitô cho nên nhất cử nhất động các hành động của người Công giáo đều có liên hệ với nhau cả. Không cần ai bảo ai. Mỗi tín hữu xác tín đây là nhiệm vụ. Vì người ta không hiểu cái mầu nhiệm hiệp thông này cho đến nơi đến chốn cho nên người ta hay nói âm mưu này âm mưu khác, người này kích động người khác. Chúng tôi đây không ai kích động ai cả. Bà con trở về và tôi trở về. Ai cũng về hết. Ai cũng nhận là việc của mình. Cho nên chúng ta hăng hái làm thôi!”.
Từ ngữ hiệp thông không phải chỉ mới ra đời trong những ngày xảy ra biến cố Thái Hà. Trong sách Giáo lý Công giáo đã nói nhiều đến hiệp thông và nhắc nhở người tín hữu phải luôn sống hiệp thông “Giáo hội Việt Nam phải nỗ lực để trở thành một cộng đoàn tín hữu sống hiệp thông đích thực với Chúa để có thể hiệp thông với nhau chân thành hơn”.
Giáo hội Chúa gồm ba thành phần: thành phần đã khải hoàn tức là các thánh, thành phần lữ hành tức là những tín hữu còn tại thế và thành phần đau khổ tức là những tín hữu đã qua đời đang thanh luyện ở luyện ngục. Giáo hội Chúa là giáo hội hiệp thông. Hiệp thông không phải chỉ có giữa các tín hữu trong phạm vi một giáo phận hay một địa phương nhưng là hiệp thông giữa mọi tín hữu ở khắp nơi trên hoàn cầu. Cũng không phải chỉ có sự hiệp thông giữa những người còn sống nơi trần thế nhưng còn hiệp thông với các thánh và cả với những tín hữu đã qua đời. Hiệp thông với các thánh xin các ngài bầu cử mà cầu thay nguyện giúp cho và hiệp thông với người đã chết trong việc cầu nguyện cho họ.
Sự hiệp thông giữa các tín hữu cũng đã có từ thời xa xưa và được nói đến trong thánh kinh. Chẳng hạn trong sách Tông đồ Công vụ: “Các tín hữu chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng”(Cv 2:42). Thư Côrintô 1: “Thiên Chúa là Đấng trung thành, Người đã kêu gọi anh em đến hiệp thông với Con của Người là Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta” (1 Cr 1:9). Thư Philipphê: “Nếu quả thật sự liên kết với Đức Ki-tô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau” (Pl 2:1). Thư Gioan 1: “ Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe, chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa, để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi, mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người". (1 Ga 1:3 ) v.v
Đúng như Đức Giám mục giáo phận Vinh nhận định “Không cần ai bảo ai. Mỗi tín hữu xác tín đây là nhiệm vụ” cho nên việc dân Chúa khắp nơi về hiệp thông với Thái Hà chỉ là chuyện bình thường. Bình thường như khi viết thư chia sẻ hay đến nhà an ủi người thân hay bạn hữu đang gặp phải chuyện đau buồn. Đó là việc cần làm sao lại cho là sai trái? Sao lại phải bỏ công theo dõi và tìm mọi cách ngăn cản giáo dân từ các nơi về hiệp thông với Thái Hà?
Các linh mục và giáo dân ở Thái Hà qủa thật đang gặp họan nạn. Đã 12 năm qua họ đệ đơn xin trả lại đất đai của giáo xứ đã bị chiếm dụng trái phép. Nhà cầm quyền đã làm ngơ rồi đến nay lại bác khước lời thỉnh cầu của họ bằng những chứng cớ không trung thực, gỉa mạo, không có sức thuyết phục thì làm sao mà họ có thể tâm phục khẩu phục được. Đã vậy lại còn cả vú lấp miệng em, dùng áp lực áp chế bằng những biện pháp khởi tố, bắt giam, đàn áp, hành hung, khiêu khích đủ điều trong khi họ chỉ cầu nguyện ôn hòa. Họ cầu nguyện cho nguyện vọng của họ được gỉai quyết thỏa đáng. Họ cầu nguyện để họ không bị sai lầm và họ cầu nguyện cho những người có trách nhiệm mau tìm ra được phương cách giải quyết vấn đề cho có tình có lý. Cầu nguyện tuyệt nhiên không làm hại ai thế mà nhà cầm quyền lại hăm he qui kết tội xúi dục, kích động đối với các giáo sỹ có mặt trong các buổi cầu nguyện với giáo dân. Thật là phi lý
Cho đến nay theo tin tức thì đã có một số giáo dân bị bắt giam, một số bị cấm không được rời khỏi nơi cư trú và một số đang bị theo dõi. Gần đây nhà cầm quyền còn đe doạ sẽ bắt bớ thêm nữa và họ còn nói không loại trừ linh mục và ngay cả giám mục. Nếu nhà cầm quyền với đầy đủ phương tiện trong tay và nhất quyết muốn trấn áp người Công giáo thì giáo sỹ và giáo dân không một tấc sắt trong tay sẽ không chống cự mà sẵn sàng chấp nhận mọi sự khó như là thánh gía Chúa gửi đến cho họ. Chúa Giêsu xưa đã phải vác thánh gía, phải chịu khổ hình và tử nạn để rồi mới khải hoàn trong vinh quang. Mỗi người Kitô hữu cũng phải vác thánh gía.
“Ai không vác thập gía mình mà theo Thầy thì không xứng với Thầy” (Mt 10:38) “Ai muốn theo Thầy phải từ bỏ chính mình, vác thập gía mình mà theo” (Mt 16:24). Chấp nhận đi theo Chúa là chấp nhận gian khổ, chấp nhận vác thánh gía. Giáo sỹ và giáo dân Thái Hà chắc đã sẵn sàng ghé vai vác thánh gía. Có điều là thánh gía họ sẽ vác có lẽ sẽ không qúa nặng nề như thánh gía mà tiền nhân của chúng ta xưa kia đã phải vác.
Vermont 13/9/2008
Vẫn không quên Tòa Khâm Sứ- hôm nay có cả 1000 giáo dân và linh mục tới đó cầu nguyện
PV VietCatholic
13:07 13/09/2008
HÀ NỘI - Sáng ngày 13.09.2008 Tại Nhà Thờ Lớn Hà Nội có Thánh Lễ Khấn dòng của 32 nữ tu dòng Mến Thánh Giá Giáo Phận Hà Nội. Sau thánh lễ, các quí Cha, các Sơ, cùng giáo dân đã ra trước Toà Khâm Sứ để cầu nguyện, có khoảng 1000 người. Công an bị bất ngờ và hoàn toàn không có phòng bị, dù cho Trụ Sở CA Quận Hoàn Kiếm chỉ cách khoảng 100m. Họ nhớn nhác báo động cho quân đến, thì buổi cầu nguyện đã được 30 phút. Giáo dân và chừng 70 linh mục khi đọc xong kinh thì kính cẩn đứng ngắm tượng Mẹ Sầu Bi phía trong sân toà Khâm Sứ.
Đức TGM Hà Nội thăm viếng Gia đình các giáo dân Thái Hà bị công an bắt
Chiều ngày 13.09.2008 Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã đến thăm viếng gia đình thân nhân của những giáo dân Thái Hà bị công an bắt. Trong đó có cụ ông Lê Quang Kiện và cụ bà Lê Thị Hợi. Ngài an ủi những đau khổ mà giáo dân của Ngài đang phải hứng chịu một cách bất công. (Chi tiết cuộc thăm viếng của Đức TGM Hà Nội sẽ được thông tin trong bản tin sau).
Công an nhớn nhác tưởng có cầu nguyện biểu tình ở giáo xứ Cửa Bắc... ra bằng Trung Thu:
Tại giáo xứ Cửa Bắc Hà Nội, trong mấy ngày vừa qua giáo dân lo tổ chức, mời nhau đến Nhà thờ vào ngày hôm nay, dặn vận động đưa các em Thiếu nhi Công giáo cùng đi... Việc này đã làm cho công an cộng sản bói rối lo sợ, họ cho người đi đến tận nhà các giáo dân … hỏi dò từng người: Có việc gì mà dự định tập trung đông thế… ? Giáo dân từ chối trả lời cách lịch sự và mời công an vào lúc 18h ngày 13.09.2008 đến Giáo Xứ sẽ biết. Công an lại càng thêm ngờ vực …
Từ 16h công an quận Ba Đình cho tập chung lực lượng khoảng 100 công an mặc sắc phục, cùng 3 xe ôtô đến trực vây chung quanh nhà Thờ giáo xứ Cửa Bắc … 18h Giáo dân tổ chức Trung Thu cho các cháu (Không có Cha Xứ, vì Ngài bận việc tại Toà Tổng Giám Mục ) công an tràn vào khuôn viên giáo xứ Cửa Bắc … Đi lại, ngó nghiêng, dúng máy chụp hình, phát ngôn …
Thấy tư cách của công an xem ra không có một tí văn hóa nào! Nhưng giáo dân vẫn vui vẻ và lịch sự đón tiếp công an. Khoảng 19h công an lặng lẽ bỏ về …
Đức TGM Hà Nội thăm viếng Gia đình các giáo dân Thái Hà bị công an bắt
Chiều ngày 13.09.2008 Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã đến thăm viếng gia đình thân nhân của những giáo dân Thái Hà bị công an bắt. Trong đó có cụ ông Lê Quang Kiện và cụ bà Lê Thị Hợi. Ngài an ủi những đau khổ mà giáo dân của Ngài đang phải hứng chịu một cách bất công. (Chi tiết cuộc thăm viếng của Đức TGM Hà Nội sẽ được thông tin trong bản tin sau).
Công an nhớn nhác tưởng có cầu nguyện biểu tình ở giáo xứ Cửa Bắc... ra bằng Trung Thu:
Tại giáo xứ Cửa Bắc Hà Nội, trong mấy ngày vừa qua giáo dân lo tổ chức, mời nhau đến Nhà thờ vào ngày hôm nay, dặn vận động đưa các em Thiếu nhi Công giáo cùng đi... Việc này đã làm cho công an cộng sản bói rối lo sợ, họ cho người đi đến tận nhà các giáo dân … hỏi dò từng người: Có việc gì mà dự định tập trung đông thế… ? Giáo dân từ chối trả lời cách lịch sự và mời công an vào lúc 18h ngày 13.09.2008 đến Giáo Xứ sẽ biết. Công an lại càng thêm ngờ vực …
Từ 16h công an quận Ba Đình cho tập chung lực lượng khoảng 100 công an mặc sắc phục, cùng 3 xe ôtô đến trực vây chung quanh nhà Thờ giáo xứ Cửa Bắc … 18h Giáo dân tổ chức Trung Thu cho các cháu (Không có Cha Xứ, vì Ngài bận việc tại Toà Tổng Giám Mục ) công an tràn vào khuôn viên giáo xứ Cửa Bắc … Đi lại, ngó nghiêng, dúng máy chụp hình, phát ngôn …
Thấy tư cách của công an xem ra không có một tí văn hóa nào! Nhưng giáo dân vẫn vui vẻ và lịch sự đón tiếp công an. Khoảng 19h công an lặng lẽ bỏ về …
Tiếng chuông Thái Hà
Bảo Giang
13:33 13/09/2008
Tiếng chuông Thái Hà
Kính kong…. Kính kong…. Kính kong…
- Anh có nghe, chị có nghe và em có nghe thấy tiếng chuông từ Thái Hà không?
- Có, em đã nghe và chúng tôi đang lắng nghe đây. Hơn thế, không phải chỉ có riêng Hà Nội chúng em nghe được tếng chuông ngân vang từ Thái Hà đâu, mà là toàn cõi Việt Nam, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu rôi vươn ra bể lớn Trường Sa Hoàng Sa và vang dội ra khắp năm châu bốn bể nữa. Nơi nào cũng nghe được, và nghe rõ những tiếng chuông êm ái, nhẹ nhàng từ gác vọng Thái Hà truyền đến giống như nghe được hơi thở từ chính trong lồng ngực của mình vậy.
Tại sao, tiếng chuơng của Thái Hà lại có sức ngân vang, dọi vào lòng người những rung động êm ái như thế nhỉ?
Có gì lạ đâu. Bởi vì, đó không phải chỉ đơn thuần là tiếng chuông của chân thật, của linh thiêng kêu mời con người trở về với cái thiện của chính mình, rồi đem cái thiện của mình đến cho người và nhờ đó con người có thể tìm gặp mốc điểm Chân Tthiện Mỹ của đấng Linh Thiêng. Nhưng đó còn là tiếng chuông giữa trần tục mang gía trị của lịch sử, của thời gian. Bởi vì ít nhất tiếng chuông ấy đã vang lên từ năm 1928 Nghĩa là nó đã có trước cái ngày mà cộng quyền lập đảng rồi cướp công kháng chiến của toàn dân để áp đặt chế độ bạo tàn cộng sản trên miền bắc vào ngày 02-9-1945. Như thế, Sự Thiện đã có trước và cái ác chỉ là cái ác tính mọc ra sau mà thôi. Theo đó, cái ác dù có là cùng hung cực ác, hoặc gỉa, nó bắt đầu bằng cái tên Satan hay cái tên Hồ chí Minh đi chăng nữa thì Tiếng Chuông Thiện Hảo Thái Hà sẽ vẫn mãi mãi ngân vang. Và hiển nhiên, sẽ không có cái cực ác nào của trần gian có thể làm ngưng hơi thở và sức sống của tiếng chuông được.
Nhưng tại sao cái ác của trần tục lại muốn át tiếng chuông chân lý ngân vang?
- Bởi vì, trần tục muốn phô trương thanh thế của dùi cui mã tấu hòng che lấp chân lý, sự thật. Và kẻ thô bạo thì chẳng bao giờ biết tìm gặp Chân Thiện Mỹ.
Nhưng tại sao một đứa bé, thường thì ngoan hiền, lại bị dụ dỗ và huấn dụ theo đường cực ác, vô đạo để đến nỗi quay lại tấn công tiếng nói của công lý?
- Có hai lý do chính: 1. Được huấn luyện và đào tạo từ trong nhà., 2. Từ di truyền và được đào tạo từ xã hội(ở đây là chế độ)
Nhân chi sơ tính bổn thiện. Cổ nhân ta vẫn dạy thế và điều này chắc chắn là đúng. Ít nhất đúng cho đến ngày 02-9-1045. Lý do, sau ngày 2-9-1945, câu nói này đã sai ở trong một số trường hợp. Bởi vì có nhiều kẻ được sinh ra từ đảng cộng tính, không còn nằm chung trong Nhân Bản Tính của con người nữa. Nhưng trong phạm vi bài viết có hạn, chúng tôi không đề cập đến phần: từ nghiệp nhà. chỉ đề cập đến phần đào tạo từ chế độ mà thôi.
Như bạn đã biết, cái mảnh giấy được gọi là Hiến Pháp của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do Hồ chí Minh và chi bộ đảng cộng sản tại Đông Dương công bố, ít nhất đã được cạo sửa bốn lần kể từ năm 1946 đến nay. Tuy nhiên, trong cả bốn lần cạo sửa ấy, Quốc Hội, gồm toàn là các “đồng chí” đảng viên cán cộng do “nhà nước” đề cử và buộc nhân dân bầu vẫn giữ y nguyên những điểm giống nhau về mặt “định nghĩa kinh tế” như saư:
1. “Hiến pháp” được công bố vào ngày 9/1101946.
Điều 12: Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm.
Đây là bản văn làm nền cho cuộc đấu tố 1954-1957. Bởi lẽ, sau khi bản Hiến Pháp này được công bố thì Hồ chí Minh và Đặng Xuân Khu mở cuộc đấu tố nhân dân vào những năm 1954-57 và tàn sát vào khoảng 60,000 công dân Việt Nam để cướp toàn bộ tài sản của những người này. Nhưng điều trớ trêu là, kẻ công bố và kẻ giết người lại là chủ tịch Hồ chí Minh của cộng sản quốc tế nên được Việt cộng xưng tụng và tôn thờ là cha già đấu tố dân tộc. Trong khi đó ngưòi chết lại là công dân Việt Nam, là chủ sở hữu trên phần tài sản, có khi do nhiều đời để lại.
Họ bị chết ví lòng độc ác và vì chủ trương khủng bố chính trị của Hồ của cộng hay là vì giàu có mà bị ghép vào bản án Trí Phú Địa Hào?
Thật khó trả lời, tuy nhiên, hãy đem sự giàu có của những ngưòi bị ghép vào tội Trí Phú Địa Hào ấy so sánh với cái giàu có một cách nhưng không của cán cộng hôm nay xem thế nào? Có lẽ nó chỉ như một bát nước so với ao hồ, nhưng Trí Phú Địa Hào xưa phải chết, còn cán cộng thì được sống mà hưởng lộc đảng vì đã có công giết người.
Như thế, câu hỏi được đặt ra là: Cái Hiến Pháp ấy bảo vệ quyền đấu tố nhân dân của ông Hồ chí Minh và Đặng Xuân khu hay đảm bảo quyền tư hữu của công dân Việt Nam. Nếu bảo là nó phải bảo vệ quyền tư hữu của công dân Việt Nam thì bản án nào sẽ dành cho những kẻ đã đấu tố nhân dânViệt Nam?
2. Bản gọi là Hiến pháp của CSVN được công bố vào ngày 31/12/1959
Điều 18: Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở các thứ vật dụng riêng khác.
Điều 19, Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân.
Điều 20: Chỉ khi nào cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới có trưng mua, hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định.
Điều 25:Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.
Đây là những điều căn bản được quy định, làm nền cho cuộc cướp của công khai tại nhà thờ Thái Hà vào năm 1961. Bởi lẽ nếu điều 18 và điều 19 được tôn trọng, thì phần đất 60.000m2 của nhà thờ và dòng CCT không thể bị xâm phạm bởi bất cứ một lý do gì. Bởi vì, hai điều 18 và 19 đã được dẫn giải trước điều 20. Hơn thế, tài sản của Thái Hà đã có trước cả cái ngày 2-9-1045 một cách hợp pháp. Và nó cũng sẽ còn được tôn trọng cho đến mãi mãi về sau này. Riêng cái tính hợp pháp của cái ngày 02-9-1945 chẳng qua là chỉ một thời, một giai đoạn cộng còn mà thôi và chắc chắn nó sẽ bị đem ra và xét lại cái tính hợp pháp của nó.
Nên tài sản ấy phải là bất khả xâm phạm. Kể cả trường hợp chúng muốn áp dụng điều 20 vào việc trưng thu, trưng mua hay trưng dụng. Lý do, việc trưng dụng, trưng thu ấy là không chính đáng. Bởi lẽ, đất của cộng đồng nhà thờ là của một tập thể lớn, vĩnh cửu trong lòng dân tộc, đất ấy không thể bị cướp đoạt và giao cho cái tổ hợp may mặc nhảm nhí nào đó để làm tài sản riêng. Gọi là nhảm nhí vì nó sẽ không bao giờ có tinh cách thể hiện quyền lợi về an ninh hay quốc phòng theo quy định để bị trưng thu, trưng dụng.
Ở trường hợp, cái tổ hợp may mặc ấy là của nhà nước và cần thiết phải có, nếu không có thì toàn thể nhân dân Hà Nội phải ở truồng và ông Hồ chí Minh cũng không có miếng vải che thân, thì nhà nước vẫn có thể dùng khu đất khác, có nhiều vùng bị bỏ hoàng hay là do người dân đã bỏ của chạy lấy ngưòi vào nam, để lại mà giao cho cái tổ hợp may mặc ấy. Bởi vì, chẳng có ai lại ngu đần nhìn nhận sự hiện diện chính đáng và cần thiết của cái tổ hợp may mặc kia hơn là sự hiện diện của một ngôi nhà thờ đã có sẵn từ trước.
Nói cách khác, người ta có thể lấy khu đất của tổ hợp không còn nhu cầu hoạt động nhiều để dâng tặng làm nhà Thờ, nhà Chùa, chứ không ai đi cướp đất nhà Thờ, nhà Chùa để giao cho cái tổ hợp may ấm ớ nào đó. Nhưng cộng sản thì lại làm khác người. Và đó là lý do, tôi cho rằng cái bản Hiến Pháp năm 1959 của Việt cộng đã làm nền cơ bản để họ tự do cướp đất của nhà Thờ, nhà Chùa rồi tìm cách sang tên cho nhau theo cái điều 20 trưng thu và trưng dụng này. Riêng cái lý do là có cần thiết hay không thì không cần phải bàn cải. Chỉ viện dẫn điều 20 cộng với cái mã tấu là hợp luật!
Như thế, bản văn này chính là chứng cớ tạo ra sự lừa đảo gian dối để dạy dỗ trẻ lúc ấy (1959), nay đã trở thành các đảng viên cán cộng dung bạo lực mà tiếp tục con đường đấu tố công lý. Nghĩa là, chỉ có cán cộng đọc và hiểu được bản văn này có ý nghĩa gỉ và phải hành động đấu tố công lý ra sao. Người ngoài, không ai hiểu được. Theo đó, công lý không hề có trong cái bản văn ấy, trái lại, cường bạo có ở trong tay kẻ cầm dao mã tấu và viết ra cái bản văn dối trá ấy.
Lại đến cái điều 25 mới là tởn da gà nữa chứ. Đọc xong cái điều khoản này tôi cho rằng, không phải chỉ có người Việt Nam bị lừa mà toàn thể loài người còn bị cộng sản lừa và bị họ lừa đảo cho đến chết!
Giời ạ, ở cái nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà lại có quyền tự do ngôn luận và quyền tự do lập hội và biểu tình thì chắc chỉ có …. Chỉ có ông Hồ, ông Cáo mới đọc và hiểu được cái câu này, còn trí khôn loài người thì hiểu không thấu! Có lẻ vì loài người không hiểu được chữ nghĩa của cộng sản nên Linh Mục Lý, Ls Lê Thị Công Nhân và các nhà đấu tranh dân chủ hiểu…. nhầm mà phải vào tù đấy!
3. Hiến pháp của CSVN năm 1980
Điều 28: Khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có thể trưng mua, trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc của tập thể;
Thể thức trung mua, trưng dụng, trưng thu do pháp luật quy định.
Nếu điều này là đúng và được bảo vệ thì lý do thật cần thiết và vì lợi ích chung nào để nhà nước này được quyền trưng thu khu đất của Tòa Khâm sứ và khu đất thuộc DCCT Thái Hà?
Toà Khâm Sứ, một cơ có sẵn với chủ qưyền sở hữu từ lâu, với mục đích giáo dục con người và xã hội hướng đến Chân Thiện Mỹ, Công Bằng và Bác Ái, lại có thể bị tước đoạt sự hiện diện chính đáng ấy để trao tay cho cái gọi là phòng văn hóa để cho một nhóm người phi nhân sử dụng tổ chức cà phê ôm và nhảy đầm với nhau à? Đó là sự kiện rất cần thiết và chính đáng để nhà nước trưng dụng Toà Khâm Sứ đấy à?
Cùng một lý luận tương tự, một khu đất do nhà dòng nhà thờ bảo quản và có quyền sở hữu hợp pháp từ lâu, lại có thể bị tưóc đoạt sự hiện diện chính đáng (mà tất cả mọi người còn dám nhận mình là người phải công nhận), để giao cho một tổ chức phi nhân là cái tổ hợp may mặc kia, tự do rao bán, chia chác tài sản cho nhau hay sao?
Luật pháp là gi? Nếu điều 28/ 1980 này được tôn trọng thì những kẻ lợi dụng chức vụ quyền hạn đã tiếm đoạt những khu đất ấy sẽ bị tội gì? Chẳng lẽ những chữ nghĩa vốn không biết đến điều gian dối, bịp bợm lại có thể trở thành viên đá mài cho lưỡi dao mã tấu của Việt cộng thêm bén để chúng đi cướp đoãt tài sản của người khác hay sao?
4. Hiến pháp của CSVN năm 1992.
Điều 23: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.
Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.
Nếu nhà nước này chứng minh được rằng hiến pháp này được bảo vệ, được tôn trọng bởi chính nhà nước thì xin qúy vị vui lòng giải thích cho. Việc trưng thu, trưng dụng Toà Khâm Sứ thuộc quyền của Toà Giám Mục Hà Nội và khu đất 60000m2 thuộc nhà thờ và nhà DCCT ở Thái Hà là vì những lý do chính đáng nào? Và nó cần thiết ra sao?
Chẳng lẽ đã vào thế kỷ 21 rồi mà các cậu còn u mê, đọc chữ Việt vẫn không hiểu ý nghĩa nên phải dùng dao mã tấu và dép râu mà giải thích hay sao?
Chẳng lẽ cả cái nhà nước Việt cộng không có lấy một kẻ có đủ trí khôn để hiểu rằng:
Đảng cho đến đời đời không bao giờ có thể bằng và trọng hơn Đạo hay sao?
Bởi lẽ, từ cơ bản, đảng có nhiều loại và người ta quy tụ lại với nhau theo nhiều chủ đích khác nhau. Một nhóm hè nhau đi cướp của giết người không biết tôn trọng luật pháp thì gọi là đảng cướp. Một tổ chức với chủ trương tôn trọng luật pháp và mưu cầu những ích lợi cho dân thì gọi là các đảng phái chính trị. Tuy thế, đảng phái nào thì cũng có những giới hạn, hạn hẹp của nó và hẳn nhiên là nay còn, mai mất, không mang tính vĩnh viễn.
Nhưng Đạo là truyền đời và vĩnh cửu gía trị. Bởi vì Đạo là Đường, là trọn vẹn Chân Thiện Mỹ. Đạo ở Tâm và chiếm trọn trong tâm linh con ngươi. Con người sống vì lẽ Đạo, ngay thẳng chân thật thì không thể bất nghĩa bất nhân, không gian dối và càng không thê dạy bảo người khác làm điều gian dối..
Nhưng người vì đảng thì có thể làm tất cả mọi chuyện xấu xa và tồi tệ nhất. Và dĩ nhiên, nhưng hệ tái quy thật khôn lường. Hitler đã nhận bản án cho mình và Stalin đã không thoát bản án dân Liên sô đã treo vào cổ gã vào năm 1989 rồi vợ chồng Causescu nay ở đâu?
Tóm lại, người ta có thể bỏ đảng như bỏ một cái quần xì dơ bẩn hay như bỏ cái quần áo rách. Nhưng ngươì ta có thể chết Vì Đạo vì Công Chính. Chỉ có kẻ không có trí khôn, văn hóa thấp kém mới ôm mơ cái bác đảng vá cái mã tấu mà đấu tố công lý mà thôi
Theo đó, Tiếng Chuông Thái Hà không hẳn là tiếng chuông êm ái, linh thiêng kêu gọi mọi người trở về với đường Công Lý. Nhưng còn là một lời cảnh tỉnh rõ nét cho kẻ muốn tôn thờ bạo lực biết rằng: Bài học đã có qúa nhiều, đừng khơi máu loang để dân tộc thêm những oan khiên. Hôm nay mới có sáu bảy ngàn đôi chân đến Thái Hà trong niềm tin, đòi lại Công Lý. Nhưng ngày mai, có thể không phải là sáu bảy ngàn, mà cũng không phải là sáu bảy trăm ngàn mà là sáu bảy chục triệu đôi chân, từ bắc chí nam, từ trong ra ngoài cùng đồng loạt bước lên đường tìm công lý. Bạo tàn nào có thể thắng nổi những bước chân kiêu dũng ấy!
Đừng gieo trên những luống cày bất lương, kẻo phải chuốc lấy tai hoạ hủy diệt cho mình!
Tháng 9, 2008
Kính kong…. Kính kong…. Kính kong…
- Anh có nghe, chị có nghe và em có nghe thấy tiếng chuông từ Thái Hà không?
- Có, em đã nghe và chúng tôi đang lắng nghe đây. Hơn thế, không phải chỉ có riêng Hà Nội chúng em nghe được tếng chuông ngân vang từ Thái Hà đâu, mà là toàn cõi Việt Nam, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu rôi vươn ra bể lớn Trường Sa Hoàng Sa và vang dội ra khắp năm châu bốn bể nữa. Nơi nào cũng nghe được, và nghe rõ những tiếng chuông êm ái, nhẹ nhàng từ gác vọng Thái Hà truyền đến giống như nghe được hơi thở từ chính trong lồng ngực của mình vậy.
Tại sao, tiếng chuơng của Thái Hà lại có sức ngân vang, dọi vào lòng người những rung động êm ái như thế nhỉ?
Có gì lạ đâu. Bởi vì, đó không phải chỉ đơn thuần là tiếng chuông của chân thật, của linh thiêng kêu mời con người trở về với cái thiện của chính mình, rồi đem cái thiện của mình đến cho người và nhờ đó con người có thể tìm gặp mốc điểm Chân Tthiện Mỹ của đấng Linh Thiêng. Nhưng đó còn là tiếng chuông giữa trần tục mang gía trị của lịch sử, của thời gian. Bởi vì ít nhất tiếng chuông ấy đã vang lên từ năm 1928 Nghĩa là nó đã có trước cái ngày mà cộng quyền lập đảng rồi cướp công kháng chiến của toàn dân để áp đặt chế độ bạo tàn cộng sản trên miền bắc vào ngày 02-9-1945. Như thế, Sự Thiện đã có trước và cái ác chỉ là cái ác tính mọc ra sau mà thôi. Theo đó, cái ác dù có là cùng hung cực ác, hoặc gỉa, nó bắt đầu bằng cái tên Satan hay cái tên Hồ chí Minh đi chăng nữa thì Tiếng Chuông Thiện Hảo Thái Hà sẽ vẫn mãi mãi ngân vang. Và hiển nhiên, sẽ không có cái cực ác nào của trần gian có thể làm ngưng hơi thở và sức sống của tiếng chuông được.
Nhưng tại sao cái ác của trần tục lại muốn át tiếng chuông chân lý ngân vang?
- Bởi vì, trần tục muốn phô trương thanh thế của dùi cui mã tấu hòng che lấp chân lý, sự thật. Và kẻ thô bạo thì chẳng bao giờ biết tìm gặp Chân Thiện Mỹ.
Nhưng tại sao một đứa bé, thường thì ngoan hiền, lại bị dụ dỗ và huấn dụ theo đường cực ác, vô đạo để đến nỗi quay lại tấn công tiếng nói của công lý?
- Có hai lý do chính: 1. Được huấn luyện và đào tạo từ trong nhà., 2. Từ di truyền và được đào tạo từ xã hội(ở đây là chế độ)
Nhân chi sơ tính bổn thiện. Cổ nhân ta vẫn dạy thế và điều này chắc chắn là đúng. Ít nhất đúng cho đến ngày 02-9-1045. Lý do, sau ngày 2-9-1945, câu nói này đã sai ở trong một số trường hợp. Bởi vì có nhiều kẻ được sinh ra từ đảng cộng tính, không còn nằm chung trong Nhân Bản Tính của con người nữa. Nhưng trong phạm vi bài viết có hạn, chúng tôi không đề cập đến phần: từ nghiệp nhà. chỉ đề cập đến phần đào tạo từ chế độ mà thôi.
Như bạn đã biết, cái mảnh giấy được gọi là Hiến Pháp của nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà do Hồ chí Minh và chi bộ đảng cộng sản tại Đông Dương công bố, ít nhất đã được cạo sửa bốn lần kể từ năm 1946 đến nay. Tuy nhiên, trong cả bốn lần cạo sửa ấy, Quốc Hội, gồm toàn là các “đồng chí” đảng viên cán cộng do “nhà nước” đề cử và buộc nhân dân bầu vẫn giữ y nguyên những điểm giống nhau về mặt “định nghĩa kinh tế” như saư:
1. “Hiến pháp” được công bố vào ngày 9/1101946.
Điều 12: Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm.
Đây là bản văn làm nền cho cuộc đấu tố 1954-1957. Bởi lẽ, sau khi bản Hiến Pháp này được công bố thì Hồ chí Minh và Đặng Xuân Khu mở cuộc đấu tố nhân dân vào những năm 1954-57 và tàn sát vào khoảng 60,000 công dân Việt Nam để cướp toàn bộ tài sản của những người này. Nhưng điều trớ trêu là, kẻ công bố và kẻ giết người lại là chủ tịch Hồ chí Minh của cộng sản quốc tế nên được Việt cộng xưng tụng và tôn thờ là cha già đấu tố dân tộc. Trong khi đó ngưòi chết lại là công dân Việt Nam, là chủ sở hữu trên phần tài sản, có khi do nhiều đời để lại.
Họ bị chết ví lòng độc ác và vì chủ trương khủng bố chính trị của Hồ của cộng hay là vì giàu có mà bị ghép vào bản án Trí Phú Địa Hào?
Thật khó trả lời, tuy nhiên, hãy đem sự giàu có của những ngưòi bị ghép vào tội Trí Phú Địa Hào ấy so sánh với cái giàu có một cách nhưng không của cán cộng hôm nay xem thế nào? Có lẽ nó chỉ như một bát nước so với ao hồ, nhưng Trí Phú Địa Hào xưa phải chết, còn cán cộng thì được sống mà hưởng lộc đảng vì đã có công giết người.
Như thế, câu hỏi được đặt ra là: Cái Hiến Pháp ấy bảo vệ quyền đấu tố nhân dân của ông Hồ chí Minh và Đặng Xuân khu hay đảm bảo quyền tư hữu của công dân Việt Nam. Nếu bảo là nó phải bảo vệ quyền tư hữu của công dân Việt Nam thì bản án nào sẽ dành cho những kẻ đã đấu tố nhân dânViệt Nam?
2. Bản gọi là Hiến pháp của CSVN được công bố vào ngày 31/12/1959
Điều 18: Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu của công dân về của cải thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở các thứ vật dụng riêng khác.
Điều 19, Nhà nước chiếu theo pháp luật bảo hộ quyền thừa kế tài sản tư hữu của công dân.
Điều 20: Chỉ khi nào cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước mới có trưng mua, hoặc trưng dụng, trưng thu có bồi thường thích đáng các tư liệu sản xuất ở thành thị và nông thôn, trong phạm vi và điều kiện do pháp luật quy định.
Điều 25:Công dân nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà có các quyền tự do ngôn luận, báo chí, hội họp, lập hội và biểu tình. Nhà nước bảo đảm những điều kiện vật chất cần thiết để công dân được hưởng các quyền đó.
Đây là những điều căn bản được quy định, làm nền cho cuộc cướp của công khai tại nhà thờ Thái Hà vào năm 1961. Bởi lẽ nếu điều 18 và điều 19 được tôn trọng, thì phần đất 60.000m2 của nhà thờ và dòng CCT không thể bị xâm phạm bởi bất cứ một lý do gì. Bởi vì, hai điều 18 và 19 đã được dẫn giải trước điều 20. Hơn thế, tài sản của Thái Hà đã có trước cả cái ngày 2-9-1045 một cách hợp pháp. Và nó cũng sẽ còn được tôn trọng cho đến mãi mãi về sau này. Riêng cái tính hợp pháp của cái ngày 02-9-1945 chẳng qua là chỉ một thời, một giai đoạn cộng còn mà thôi và chắc chắn nó sẽ bị đem ra và xét lại cái tính hợp pháp của nó.
Nên tài sản ấy phải là bất khả xâm phạm. Kể cả trường hợp chúng muốn áp dụng điều 20 vào việc trưng thu, trưng mua hay trưng dụng. Lý do, việc trưng dụng, trưng thu ấy là không chính đáng. Bởi lẽ, đất của cộng đồng nhà thờ là của một tập thể lớn, vĩnh cửu trong lòng dân tộc, đất ấy không thể bị cướp đoạt và giao cho cái tổ hợp may mặc nhảm nhí nào đó để làm tài sản riêng. Gọi là nhảm nhí vì nó sẽ không bao giờ có tinh cách thể hiện quyền lợi về an ninh hay quốc phòng theo quy định để bị trưng thu, trưng dụng.
Ở trường hợp, cái tổ hợp may mặc ấy là của nhà nước và cần thiết phải có, nếu không có thì toàn thể nhân dân Hà Nội phải ở truồng và ông Hồ chí Minh cũng không có miếng vải che thân, thì nhà nước vẫn có thể dùng khu đất khác, có nhiều vùng bị bỏ hoàng hay là do người dân đã bỏ của chạy lấy ngưòi vào nam, để lại mà giao cho cái tổ hợp may mặc ấy. Bởi vì, chẳng có ai lại ngu đần nhìn nhận sự hiện diện chính đáng và cần thiết của cái tổ hợp may mặc kia hơn là sự hiện diện của một ngôi nhà thờ đã có sẵn từ trước.
Nói cách khác, người ta có thể lấy khu đất của tổ hợp không còn nhu cầu hoạt động nhiều để dâng tặng làm nhà Thờ, nhà Chùa, chứ không ai đi cướp đất nhà Thờ, nhà Chùa để giao cho cái tổ hợp may ấm ớ nào đó. Nhưng cộng sản thì lại làm khác người. Và đó là lý do, tôi cho rằng cái bản Hiến Pháp năm 1959 của Việt cộng đã làm nền cơ bản để họ tự do cướp đất của nhà Thờ, nhà Chùa rồi tìm cách sang tên cho nhau theo cái điều 20 trưng thu và trưng dụng này. Riêng cái lý do là có cần thiết hay không thì không cần phải bàn cải. Chỉ viện dẫn điều 20 cộng với cái mã tấu là hợp luật!
Như thế, bản văn này chính là chứng cớ tạo ra sự lừa đảo gian dối để dạy dỗ trẻ lúc ấy (1959), nay đã trở thành các đảng viên cán cộng dung bạo lực mà tiếp tục con đường đấu tố công lý. Nghĩa là, chỉ có cán cộng đọc và hiểu được bản văn này có ý nghĩa gỉ và phải hành động đấu tố công lý ra sao. Người ngoài, không ai hiểu được. Theo đó, công lý không hề có trong cái bản văn ấy, trái lại, cường bạo có ở trong tay kẻ cầm dao mã tấu và viết ra cái bản văn dối trá ấy.
Lại đến cái điều 25 mới là tởn da gà nữa chứ. Đọc xong cái điều khoản này tôi cho rằng, không phải chỉ có người Việt Nam bị lừa mà toàn thể loài người còn bị cộng sản lừa và bị họ lừa đảo cho đến chết!
Giời ạ, ở cái nước Việt Nam dân chủ cộng hòa mà lại có quyền tự do ngôn luận và quyền tự do lập hội và biểu tình thì chắc chỉ có …. Chỉ có ông Hồ, ông Cáo mới đọc và hiểu được cái câu này, còn trí khôn loài người thì hiểu không thấu! Có lẻ vì loài người không hiểu được chữ nghĩa của cộng sản nên Linh Mục Lý, Ls Lê Thị Công Nhân và các nhà đấu tranh dân chủ hiểu…. nhầm mà phải vào tù đấy!
3. Hiến pháp của CSVN năm 1980
Điều 28: Khi thật cần thiết vì lợi ích chung, Nhà nước có thể trưng mua, trưng dụng hoặc trưng thu có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc của tập thể;
Thể thức trung mua, trưng dụng, trưng thu do pháp luật quy định.
Nếu điều này là đúng và được bảo vệ thì lý do thật cần thiết và vì lợi ích chung nào để nhà nước này được quyền trưng thu khu đất của Tòa Khâm sứ và khu đất thuộc DCCT Thái Hà?
Toà Khâm Sứ, một cơ có sẵn với chủ qưyền sở hữu từ lâu, với mục đích giáo dục con người và xã hội hướng đến Chân Thiện Mỹ, Công Bằng và Bác Ái, lại có thể bị tước đoạt sự hiện diện chính đáng ấy để trao tay cho cái gọi là phòng văn hóa để cho một nhóm người phi nhân sử dụng tổ chức cà phê ôm và nhảy đầm với nhau à? Đó là sự kiện rất cần thiết và chính đáng để nhà nước trưng dụng Toà Khâm Sứ đấy à?
Cùng một lý luận tương tự, một khu đất do nhà dòng nhà thờ bảo quản và có quyền sở hữu hợp pháp từ lâu, lại có thể bị tưóc đoạt sự hiện diện chính đáng (mà tất cả mọi người còn dám nhận mình là người phải công nhận), để giao cho một tổ chức phi nhân là cái tổ hợp may mặc kia, tự do rao bán, chia chác tài sản cho nhau hay sao?
Luật pháp là gi? Nếu điều 28/ 1980 này được tôn trọng thì những kẻ lợi dụng chức vụ quyền hạn đã tiếm đoạt những khu đất ấy sẽ bị tội gì? Chẳng lẽ những chữ nghĩa vốn không biết đến điều gian dối, bịp bợm lại có thể trở thành viên đá mài cho lưỡi dao mã tấu của Việt cộng thêm bén để chúng đi cướp đoãt tài sản của người khác hay sao?
4. Hiến pháp của CSVN năm 1992.
Điều 23: Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức không bị quốc hữu hoá.
Trong trường hợp thật cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích quốc gia, Nhà nước trưng mua hoặc trưng dụng có bồi thường tài sản của cá nhân hoặc tổ chức theo thời giá thị trường.
Thể thức trưng mua, trưng dụng do luật định.
Nếu nhà nước này chứng minh được rằng hiến pháp này được bảo vệ, được tôn trọng bởi chính nhà nước thì xin qúy vị vui lòng giải thích cho. Việc trưng thu, trưng dụng Toà Khâm Sứ thuộc quyền của Toà Giám Mục Hà Nội và khu đất 60000m2 thuộc nhà thờ và nhà DCCT ở Thái Hà là vì những lý do chính đáng nào? Và nó cần thiết ra sao?
Chẳng lẽ đã vào thế kỷ 21 rồi mà các cậu còn u mê, đọc chữ Việt vẫn không hiểu ý nghĩa nên phải dùng dao mã tấu và dép râu mà giải thích hay sao?
Chẳng lẽ cả cái nhà nước Việt cộng không có lấy một kẻ có đủ trí khôn để hiểu rằng:
Đảng cho đến đời đời không bao giờ có thể bằng và trọng hơn Đạo hay sao?
Bởi lẽ, từ cơ bản, đảng có nhiều loại và người ta quy tụ lại với nhau theo nhiều chủ đích khác nhau. Một nhóm hè nhau đi cướp của giết người không biết tôn trọng luật pháp thì gọi là đảng cướp. Một tổ chức với chủ trương tôn trọng luật pháp và mưu cầu những ích lợi cho dân thì gọi là các đảng phái chính trị. Tuy thế, đảng phái nào thì cũng có những giới hạn, hạn hẹp của nó và hẳn nhiên là nay còn, mai mất, không mang tính vĩnh viễn.
Nhưng Đạo là truyền đời và vĩnh cửu gía trị. Bởi vì Đạo là Đường, là trọn vẹn Chân Thiện Mỹ. Đạo ở Tâm và chiếm trọn trong tâm linh con ngươi. Con người sống vì lẽ Đạo, ngay thẳng chân thật thì không thể bất nghĩa bất nhân, không gian dối và càng không thê dạy bảo người khác làm điều gian dối..
Nhưng người vì đảng thì có thể làm tất cả mọi chuyện xấu xa và tồi tệ nhất. Và dĩ nhiên, nhưng hệ tái quy thật khôn lường. Hitler đã nhận bản án cho mình và Stalin đã không thoát bản án dân Liên sô đã treo vào cổ gã vào năm 1989 rồi vợ chồng Causescu nay ở đâu?
Tóm lại, người ta có thể bỏ đảng như bỏ một cái quần xì dơ bẩn hay như bỏ cái quần áo rách. Nhưng ngươì ta có thể chết Vì Đạo vì Công Chính. Chỉ có kẻ không có trí khôn, văn hóa thấp kém mới ôm mơ cái bác đảng vá cái mã tấu mà đấu tố công lý mà thôi
Theo đó, Tiếng Chuông Thái Hà không hẳn là tiếng chuông êm ái, linh thiêng kêu gọi mọi người trở về với đường Công Lý. Nhưng còn là một lời cảnh tỉnh rõ nét cho kẻ muốn tôn thờ bạo lực biết rằng: Bài học đã có qúa nhiều, đừng khơi máu loang để dân tộc thêm những oan khiên. Hôm nay mới có sáu bảy ngàn đôi chân đến Thái Hà trong niềm tin, đòi lại Công Lý. Nhưng ngày mai, có thể không phải là sáu bảy ngàn, mà cũng không phải là sáu bảy trăm ngàn mà là sáu bảy chục triệu đôi chân, từ bắc chí nam, từ trong ra ngoài cùng đồng loạt bước lên đường tìm công lý. Bạo tàn nào có thể thắng nổi những bước chân kiêu dũng ấy!
Đừng gieo trên những luống cày bất lương, kẻo phải chuốc lấy tai hoạ hủy diệt cho mình!
Tháng 9, 2008
Đức TGM Hà Nội thăm gia đình các người bị bắt vì cầu nguyện cho công lý
PV VietCatholic
15:00 13/09/2008
HÀ NỘI – Vào lúc 3g chiều Chiều thứ Bẩy 13/09/2008, Đức Tổng Giám Mục Hà Nội Giuse Ngô Quang Kiệt đã đi thăm gia đình một số nạn nhân bị khởi tố và bắt giam vì công lý trong vụ Thái Hà. Cùng đi với ngài có Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục Phụ tá Bùi Chu, cha Mátthêu Vũ Khởi Phụng, Bề trên Chính xứ Thái Hà, một số linh mục ở Toà TGM và Tu viện DCCT Hà Nội và một số anh chị em giáo dân thuộc các giáo xứ Chính Toà, Hàm Long, Hàng Bột và Thái Hà.
Đức Tổng Giám Mục và các thành viên trong Đoàn đã đi thăm gia đình ông Lê Quang Kiện ở Giáo xứ Hàng Bột và gia đình ông bà Nguyễn Văn Lân và Lê Thị Hợi thuộc Giáo xứ Thái Hà. Đức Tổng Giám Mục và các thành viên trong Đoàn đã ân cần thăm hỏi, trò chuyện với các thân nhân của các nạn nhân vì công lý. Mọi người lắng nghe các nạn nhân và thân nhân các nạn nhân chia sẻ hiện tình của người thân bị giam giữ và hoàn cảnh gia đình của mỗi người.
Được biết cho đến nay, thân nhân của các nạn nhân vẫn chưa thể gặp mặt người thân của mình đang bị giam giữ. Các thân nhân nói rằng công an bảo: “Tội nào thì thăm được chứ tội này thì không!” Đức Tổng Giám Mục và các thành viên trong Đoàn hết sức cảm động và thú vị khi nghe ông Nguyễn Văn Lân chia sẻ nội dung các cuộc hỏi cung mà công an thực hiện đối với ông trong những ngày vừa qua khi ông bị công an triệu tập để điều tra, xét hỏi.
Đức Tổng Giám Mục nói đại ý rằng mặc dù các nạn nhân và thân nhân các nạn nhân đang gặp khó khăn, thử thách và đau khổ, nhưng cả Hội Thánh luôn ở bên từng anh chị em nạn nhân và gia đình của các anh chị em này. Đức Tổng cũng tặng gia đình các nạn nhân quà kỉ niệm là những mẫu ảnh và kỉ vật do chính Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã làm phép từ Roma. Trước khi chia tay với mỗi gia đình, Đức Tổng Giám Mục và Đức Cha Phụ Tá Bùi Chu đã cùng ban phép lành cho các thành viên thuộc gia đình các nạn nhân và mọi người hiện diện.
Các đoàn giáo dân ở xa tiếp tục về Thái Hà cầu nguyện:
Nói về giáo xứ Thái Hà sáng nay, thì ngay từ lúc 8h sáng sớm hôm nay đã có nhiều đoàn hành hương từ rất xa về cầu nguyện ở đây. Lượng người đổ về Thái Hà đến giờ này quá đông, nhưng có điều chúng tôi lấy làm lạ là chỉ có 11 xe ôtô lớn nhỏ đậu ở bên hông nhà thờ. Một số đoàn hành hương cho biết, mấy ngày nay công an địa phương thường đến tận nhà yêu cầu các gia đình công giáo không được đi cầu nguyện ở Thái Hà. Họ cũng ra lệnh cho các nhà xe tuyệt đối không được chở những nhóm người công giáo về Hà Nội.
Dù bị công an gây áp lực và trấn áp, nhưng với tinh thần hiệp thông trong Hội Thánh, các đoàn người từ rất xa vẫn tìm mọi cách để đến được Thái Hà. Một số đoàn hành hương cho biết họ ở tận Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An đi tàu về Thái Hà từ đêm qua.
Lúc 9h30 Thấy lượng người tập trung cầu nguyện ở linh địa qúa đông, một linh mục từ Tu viện đi ra kêu mời bà con trở về nhà thờ tham dự thánh lễ. Tuy vậy, nhiều người vẫn nán lại để cầu nguyện muốn tận mắt chứng kiến những dấu lạ xuất hiện nơi triều thiên trên đầu tượng Đức Mẹ Ban Ơn. Thời tiết lúc này khá oi bức. Ánh nắng mặt trời chói chang khắp linh địa. Ấy vậy giáo dân vẫn sốt sắng cầu nguyện trước tượng Chúa Kitô Vua và trước linh đài Đức Mẹ Ban Ơn.
Lực lượng công an mặc quân phục có mặt tại linh địa lúc này còn rất ít. Tuy nhiên, lực lượng công an chìm mặc thường phục trà trộn vào giáo dân thì rất đông. Một giáo dân tâm sự: “Chỉ cấn tiếp xúc với những người này một lúc là chúng tôi phát hiện ra họ là ai liền. Dù các “đồng chí” vào trong nhà thờ ngồi cũng có vẻ nghiêm trang đấy hoặc khi ra linh địa, môi các đồng chí cũng mấp máy đọc kinh, nhưng cặp mặt liếc ngang liếc dọc của các đồng chí làm cho các đồng chí bị lòi đuôi chuột!”
Không chỉ công an chìm của thành phố Hà Nội đi lẫn vào giáo dân, mà còn có các công án chìm của các tỉnh cũng bám theo giáo dân đến Thái Hà. Một bà ở Yên Bái kể: “Đoàn chúng tôi có 10 người tất cả và thêm một công an chìm của huyện chúng tôi là 11. Tối qua chúng tôi lên tàu thì anh ta cũng lên theo. Hỏi anh ta đi đâu, thì anh ta bảo về Hà Nội chữa bệnh. Đến khi chúng tôi ra linh địa Đức Bà thì cũng lại gặp anh ta ở đấy. Hỏi anh ta tại sao lại đến đây mà khám bệnh, thì anh ta trả lời tỉnh bơ: ‘Nghe nói Đức Bà ở đây thiêng lắm, nên cháu về đây để xin ơn đấy ạ'’”.
Giáo dân giáo xứ Hàm Long và giáo xứ Thách Bích đưa giáo dân đến hành hương Thái Hà
Lúc 12h: Tiếp sau lễ 9h30 là một thánh lễ nữa được tổ chức. Có 9 linh mục đồng tế, trong đó có linh mục phó xứ Hàm Long và linh mục phó xứ Thạch Bích. Các vị này đích thân dẫn đoàn hành hương của mình đến dâng lễ và cầu nguyện cho Thái Hà. Sau lễ, đoàn người đông đảo chưa từng thấy tiến ra linh địa cầu nguyện. Họ rước vòng quanh khu đất. Không thấy những người quay phim chụp hình của các đài báo đâu cả, mà chỉ có các công an chạy đôn chạy đáo để ghi hình. Dù bị quấy rầy bởi những người quay phim chụp hình của nhà nước, nhưng đoàn rước vẫn nghiêm trang đi theo hàng lối, vừa đi vừa đọc kinh cầu nguyện.
Đức TGM Ngô Quang Kiệt (Tổng giám mục Hà nội) và ĐC Nguyễn văn Đệ (giám mục phụ tá Bùi Chu) đi thăm gia đình giáo dân bị công an bắt
Lúc 23h: Đang chuẩn bị nghỉ đêm, chúng tôi nhận được cú điện thoại cấp báo từ một số giáo dân Thái Hà. Nghĩ rằng Thái Hà lại có chuyện lớn, chúng tôi vội vàng liên hệ với một anh bạn đang có mặt tại hiện trường. Anh bạn cho biết: “Lúc này bà con tụ tập rất đông trước tượng Đức Mẹ Mân Côi được đặt ở trong khu đất phía Đông của linh địa. Tất cả mọi người, nam cũng như nữ, đang đăm đăm nhìn ngắm Đức Mẹ. Từ đôi mắt của Đức Mẹ có dòng nước mắt chảy ra”. Sự việc thực hư thế nào, ngày mai chúng tôi sẽ gặp gỡ những người chứng kiến để tìm hiểu thêm và thông tin cho qúy vị sau.Chúng tôi đưa tin này với sự dè dặt như thường lệ, vì chúng tôi không tận mắt thấy và chưa được kiểm chứng.
Đức Tổng Giám Mục và các thành viên trong Đoàn đã đi thăm gia đình ông Lê Quang Kiện ở Giáo xứ Hàng Bột và gia đình ông bà Nguyễn Văn Lân và Lê Thị Hợi thuộc Giáo xứ Thái Hà. Đức Tổng Giám Mục và các thành viên trong Đoàn đã ân cần thăm hỏi, trò chuyện với các thân nhân của các nạn nhân vì công lý. Mọi người lắng nghe các nạn nhân và thân nhân các nạn nhân chia sẻ hiện tình của người thân bị giam giữ và hoàn cảnh gia đình của mỗi người.
Được biết cho đến nay, thân nhân của các nạn nhân vẫn chưa thể gặp mặt người thân của mình đang bị giam giữ. Các thân nhân nói rằng công an bảo: “Tội nào thì thăm được chứ tội này thì không!” Đức Tổng Giám Mục và các thành viên trong Đoàn hết sức cảm động và thú vị khi nghe ông Nguyễn Văn Lân chia sẻ nội dung các cuộc hỏi cung mà công an thực hiện đối với ông trong những ngày vừa qua khi ông bị công an triệu tập để điều tra, xét hỏi.
Đức Tổng Giám Mục nói đại ý rằng mặc dù các nạn nhân và thân nhân các nạn nhân đang gặp khó khăn, thử thách và đau khổ, nhưng cả Hội Thánh luôn ở bên từng anh chị em nạn nhân và gia đình của các anh chị em này. Đức Tổng cũng tặng gia đình các nạn nhân quà kỉ niệm là những mẫu ảnh và kỉ vật do chính Đức Thánh Cha Benedictô XVI đã làm phép từ Roma. Trước khi chia tay với mỗi gia đình, Đức Tổng Giám Mục và Đức Cha Phụ Tá Bùi Chu đã cùng ban phép lành cho các thành viên thuộc gia đình các nạn nhân và mọi người hiện diện.
Các đoàn giáo dân ở xa tiếp tục về Thái Hà cầu nguyện:
Nói về giáo xứ Thái Hà sáng nay, thì ngay từ lúc 8h sáng sớm hôm nay đã có nhiều đoàn hành hương từ rất xa về cầu nguyện ở đây. Lượng người đổ về Thái Hà đến giờ này quá đông, nhưng có điều chúng tôi lấy làm lạ là chỉ có 11 xe ôtô lớn nhỏ đậu ở bên hông nhà thờ. Một số đoàn hành hương cho biết, mấy ngày nay công an địa phương thường đến tận nhà yêu cầu các gia đình công giáo không được đi cầu nguyện ở Thái Hà. Họ cũng ra lệnh cho các nhà xe tuyệt đối không được chở những nhóm người công giáo về Hà Nội.
Dù bị công an gây áp lực và trấn áp, nhưng với tinh thần hiệp thông trong Hội Thánh, các đoàn người từ rất xa vẫn tìm mọi cách để đến được Thái Hà. Một số đoàn hành hương cho biết họ ở tận Thái Nguyên, Yên Bái, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An đi tàu về Thái Hà từ đêm qua.
Lúc 9h30 Thấy lượng người tập trung cầu nguyện ở linh địa qúa đông, một linh mục từ Tu viện đi ra kêu mời bà con trở về nhà thờ tham dự thánh lễ. Tuy vậy, nhiều người vẫn nán lại để cầu nguyện muốn tận mắt chứng kiến những dấu lạ xuất hiện nơi triều thiên trên đầu tượng Đức Mẹ Ban Ơn. Thời tiết lúc này khá oi bức. Ánh nắng mặt trời chói chang khắp linh địa. Ấy vậy giáo dân vẫn sốt sắng cầu nguyện trước tượng Chúa Kitô Vua và trước linh đài Đức Mẹ Ban Ơn.
Lực lượng công an mặc quân phục có mặt tại linh địa lúc này còn rất ít. Tuy nhiên, lực lượng công an chìm mặc thường phục trà trộn vào giáo dân thì rất đông. Một giáo dân tâm sự: “Chỉ cấn tiếp xúc với những người này một lúc là chúng tôi phát hiện ra họ là ai liền. Dù các “đồng chí” vào trong nhà thờ ngồi cũng có vẻ nghiêm trang đấy hoặc khi ra linh địa, môi các đồng chí cũng mấp máy đọc kinh, nhưng cặp mặt liếc ngang liếc dọc của các đồng chí làm cho các đồng chí bị lòi đuôi chuột!”
Không chỉ công an chìm của thành phố Hà Nội đi lẫn vào giáo dân, mà còn có các công án chìm của các tỉnh cũng bám theo giáo dân đến Thái Hà. Một bà ở Yên Bái kể: “Đoàn chúng tôi có 10 người tất cả và thêm một công an chìm của huyện chúng tôi là 11. Tối qua chúng tôi lên tàu thì anh ta cũng lên theo. Hỏi anh ta đi đâu, thì anh ta bảo về Hà Nội chữa bệnh. Đến khi chúng tôi ra linh địa Đức Bà thì cũng lại gặp anh ta ở đấy. Hỏi anh ta tại sao lại đến đây mà khám bệnh, thì anh ta trả lời tỉnh bơ: ‘Nghe nói Đức Bà ở đây thiêng lắm, nên cháu về đây để xin ơn đấy ạ'’”.
Giáo dân giáo xứ Hàm Long và giáo xứ Thách Bích đưa giáo dân đến hành hương Thái Hà
Lúc 12h: Tiếp sau lễ 9h30 là một thánh lễ nữa được tổ chức. Có 9 linh mục đồng tế, trong đó có linh mục phó xứ Hàm Long và linh mục phó xứ Thạch Bích. Các vị này đích thân dẫn đoàn hành hương của mình đến dâng lễ và cầu nguyện cho Thái Hà. Sau lễ, đoàn người đông đảo chưa từng thấy tiến ra linh địa cầu nguyện. Họ rước vòng quanh khu đất. Không thấy những người quay phim chụp hình của các đài báo đâu cả, mà chỉ có các công an chạy đôn chạy đáo để ghi hình. Dù bị quấy rầy bởi những người quay phim chụp hình của nhà nước, nhưng đoàn rước vẫn nghiêm trang đi theo hàng lối, vừa đi vừa đọc kinh cầu nguyện.
Đức TGM Ngô Quang Kiệt (Tổng giám mục Hà nội) và ĐC Nguyễn văn Đệ (giám mục phụ tá Bùi Chu) đi thăm gia đình giáo dân bị công an bắt
Lúc 23h: Đang chuẩn bị nghỉ đêm, chúng tôi nhận được cú điện thoại cấp báo từ một số giáo dân Thái Hà. Nghĩ rằng Thái Hà lại có chuyện lớn, chúng tôi vội vàng liên hệ với một anh bạn đang có mặt tại hiện trường. Anh bạn cho biết: “Lúc này bà con tụ tập rất đông trước tượng Đức Mẹ Mân Côi được đặt ở trong khu đất phía Đông của linh địa. Tất cả mọi người, nam cũng như nữ, đang đăm đăm nhìn ngắm Đức Mẹ. Từ đôi mắt của Đức Mẹ có dòng nước mắt chảy ra”. Sự việc thực hư thế nào, ngày mai chúng tôi sẽ gặp gỡ những người chứng kiến để tìm hiểu thêm và thông tin cho qúy vị sau.Chúng tôi đưa tin này với sự dè dặt như thường lệ, vì chúng tôi không tận mắt thấy và chưa được kiểm chứng.
Hiệp thông với Thái Hà trong Lễ Suy Tôn Thánh Giá
Lm Phêrô Nguyễn Quang Duy
17:18 13/09/2008
Như Mô-sê đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời. (Ga 3,14-15). Đỉnh cao chiêm ngắm của tín hữu và trong hoàn cảnh hiện giờ của Thái Hà là Thánh giá.
Những chuyện xảy ra cho Thái Hà suốt thời gian qua đã được soi sáng và hướng dẫn bởi Lời Chúa tuần tự trong Phụng vụ suốt mấy tuần qua. Quá phù hợp! hay nói đúng hơn là Thánh Thần Chúa luôn ở bên Thái Hà và người Công giáo chúng ta! Sự dữ càng tăng cao thì công lý và sự thật càng rạng tỏ.
Có cái đau thương nhục nhã nào cao hơn Thập giá của Chúa chúng ta. Thập giá là cái ác tột mức mà chính quyền La mã và chư hầu của nó đã trao cho tội nhân. Nó được coi như hình phạt khốn cùng nhất.
Chúa Giê-su đã chịu treo trên Thập giá và Thập giá đã trở thành Thánh giá. Cái nhờm tởm nhất gây khiếp sợ nhất trong thời Đế quốc La mã, ngày nay đã trở thành vật quý giá nhất, bởi vì Con Thiên Chúa đã chết trên cây Thập giá. ‘Tình yêu hy sinh mạng sống’ đã thay đổi cái chết thành sự sống.
Đằng sau Thập giá là Phục Sinh là Vinh Quang. Sao người đời có thể hiểu được ? Chỉ có những kẻ tin mới có thể chiêm ngưỡng và hội ra được. Trong bầu không khí cầu nguyện liên lỉ và sốt sắng, nhất định Chúa Thánh Thần đã đang và sẽ làm cho anh chị em Thái Hà hân hoan trong khổ ải, ngay cả những anh chị em bị tù và bị đày đọa.
Tiếng cầu kinh và lời ca tụng Chúa không biết mỏi mệt làm vững mạnh lòng tin. Chính hoàn cảnh này chứng minh hùng hồn đức tin của chúng ta. Lịch sử lại tái diễn. Xưa Hoàng đế Constantino thấy đức tin kiên cường của các Ki-tô hữu, trong một lúc kẹt cơ, lúc bị địch quân tấn công, đêm trước ngày xuất trận, đã hướng về Chúa của người có đạo kêu cầu và trong thị kiến ông đã thấy một hình thập tự trên trời, có hàng chữ: ‘Bởi dấu này mà ngươi thắng trận’. Khi thắng trận trở về, ông đã tin vào Chúa của người Ki-tô hữu và ban hành sắc lệnh Milan năm 313 và công bố tự do tôn giáo và máu các Thánh tử đạo dưới đế quốc đã trổ sinh nhiều hoa trái.
Ngày nay máu đã đổ và còn nhiều hứa hẹn khổ đau, nhưng có lẽ còn ở Vườn Giết-sê-ma-ni, chưa lên đồi Gol-gô-ta, chưa bị treo trên Thập giá. Điều quý bao giờ cũng đắt giá! Ta cứ tưởng nghĩ trong những con người đại diện cho sự dữ hẵn có nhiều tâm hồn đang hướng về sự thật, đang đắn đo suy nghĩ, và trong bóp của họ có thể đã có hình Thánh giá, có ảnh Đức Mẹ Cứu Giúp như có lần ai đó phát hiện. Trong những anh chị vì miếng cơm manh áo, vì địa vị… bên ngoài ta cho là kẻ rình mò đợi dịp trấn áp ta, nhưng lòng họ đã bị xôn xao cắn rứt… hãy chờ đợi, Chúa Thánh Thần đang hoạt động một ngày nào đó họ nhìn lên Thập giá và họ cũng sẽ được cứu rỗi. Vì từ từ họ cũng thấy ra chân lý bởi thái độ bao dung và sẵn sàng tha thứ của người tín hữu. Hoàng đế La mã Constantino đã quay đầu trở lại đầu phục Chúa; hoàng đế Heraclitus đã bận áo nhặm ăn chay đi bằng đầu gối trước Thập giá Chúa.
Thái Hà đang sống niềm tin vào thập giá, chứng tá đức tin cho mọi người. Thái Hà tiên phong được tuyển chọn, hãy khiêm tốn, bao dung, hiền từ, nhẫn nại và vững tin. Vì hằng triệu con tim đang hiệp thông cầu nguyện cùng Thái Hà.
Bề trên Tu viện DCCT Saigon
Những chuyện xảy ra cho Thái Hà suốt thời gian qua đã được soi sáng và hướng dẫn bởi Lời Chúa tuần tự trong Phụng vụ suốt mấy tuần qua. Quá phù hợp! hay nói đúng hơn là Thánh Thần Chúa luôn ở bên Thái Hà và người Công giáo chúng ta! Sự dữ càng tăng cao thì công lý và sự thật càng rạng tỏ.
Có cái đau thương nhục nhã nào cao hơn Thập giá của Chúa chúng ta. Thập giá là cái ác tột mức mà chính quyền La mã và chư hầu của nó đã trao cho tội nhân. Nó được coi như hình phạt khốn cùng nhất.
Chúa Giê-su đã chịu treo trên Thập giá và Thập giá đã trở thành Thánh giá. Cái nhờm tởm nhất gây khiếp sợ nhất trong thời Đế quốc La mã, ngày nay đã trở thành vật quý giá nhất, bởi vì Con Thiên Chúa đã chết trên cây Thập giá. ‘Tình yêu hy sinh mạng sống’ đã thay đổi cái chết thành sự sống.
Đằng sau Thập giá là Phục Sinh là Vinh Quang. Sao người đời có thể hiểu được ? Chỉ có những kẻ tin mới có thể chiêm ngưỡng và hội ra được. Trong bầu không khí cầu nguyện liên lỉ và sốt sắng, nhất định Chúa Thánh Thần đã đang và sẽ làm cho anh chị em Thái Hà hân hoan trong khổ ải, ngay cả những anh chị em bị tù và bị đày đọa.
Tiếng cầu kinh và lời ca tụng Chúa không biết mỏi mệt làm vững mạnh lòng tin. Chính hoàn cảnh này chứng minh hùng hồn đức tin của chúng ta. Lịch sử lại tái diễn. Xưa Hoàng đế Constantino thấy đức tin kiên cường của các Ki-tô hữu, trong một lúc kẹt cơ, lúc bị địch quân tấn công, đêm trước ngày xuất trận, đã hướng về Chúa của người có đạo kêu cầu và trong thị kiến ông đã thấy một hình thập tự trên trời, có hàng chữ: ‘Bởi dấu này mà ngươi thắng trận’. Khi thắng trận trở về, ông đã tin vào Chúa của người Ki-tô hữu và ban hành sắc lệnh Milan năm 313 và công bố tự do tôn giáo và máu các Thánh tử đạo dưới đế quốc đã trổ sinh nhiều hoa trái.
Ngày nay máu đã đổ và còn nhiều hứa hẹn khổ đau, nhưng có lẽ còn ở Vườn Giết-sê-ma-ni, chưa lên đồi Gol-gô-ta, chưa bị treo trên Thập giá. Điều quý bao giờ cũng đắt giá! Ta cứ tưởng nghĩ trong những con người đại diện cho sự dữ hẵn có nhiều tâm hồn đang hướng về sự thật, đang đắn đo suy nghĩ, và trong bóp của họ có thể đã có hình Thánh giá, có ảnh Đức Mẹ Cứu Giúp như có lần ai đó phát hiện. Trong những anh chị vì miếng cơm manh áo, vì địa vị… bên ngoài ta cho là kẻ rình mò đợi dịp trấn áp ta, nhưng lòng họ đã bị xôn xao cắn rứt… hãy chờ đợi, Chúa Thánh Thần đang hoạt động một ngày nào đó họ nhìn lên Thập giá và họ cũng sẽ được cứu rỗi. Vì từ từ họ cũng thấy ra chân lý bởi thái độ bao dung và sẵn sàng tha thứ của người tín hữu. Hoàng đế La mã Constantino đã quay đầu trở lại đầu phục Chúa; hoàng đế Heraclitus đã bận áo nhặm ăn chay đi bằng đầu gối trước Thập giá Chúa.
Thái Hà đang sống niềm tin vào thập giá, chứng tá đức tin cho mọi người. Thái Hà tiên phong được tuyển chọn, hãy khiêm tốn, bao dung, hiền từ, nhẫn nại và vững tin. Vì hằng triệu con tim đang hiệp thông cầu nguyện cùng Thái Hà.
Bề trên Tu viện DCCT Saigon
Thư ngỏ của một công dân gửi Giám đốc Công an Hà Nội
Song Hà
17:59 13/09/2008
Thư ngỏ của một công dân gửi Giám đốc Công an Hà Nội
Thưa Thiếu tướng,
Lần đầu tiên gửi lá thư này cho một vị tướng, tôi suy nghĩ thật nhiều, bởi muốn viết thư cho Thiếu tướng từ lâu mà tôi chỉ là một công dân. Nếu ai cũng viết thư như tôi, thì Thiếu tướng lấy đâu thời gian để đọc. Nhưng nhiều nỗi băn khoăn, nhiều điều trăn trở đã thúc giục tôi viết những dòng này. Đầu thư, tôi chúc Thiếu tướng luôn khỏe mạnh, thăng tiến trên con đường sự nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ của một người được mang trọng trách trước dân nước.
Những tháng ngày qua, tôi không có thời gian chú ý nhiều đến tình hình thời cuộc, vì tôi chỉ là một dân đen suốt ngày bận rộn với muôn vàn nỗi lo về cơm, áo, gạo, tiền… nỗi lo của những ông chủ đất nước nó nhỏ nhặt và không đáng để cho những công bộc của chúng tôi phải để ý.
Là một vị tướng, kèm theo nhiều chức danh khác, đứng đầu ngành Công an Thủ đô, oai phong lẫm liệt, chắc hẳn Thiếu tướng đã có nhiều chiến công, có nhiều thành tích. Trong tâm trí tôi, luôn khâm phục những người có tài cao, trí lớn đứng ra lo việc dân việc nước. Những người đó đáng để cho nhân dân kính phục, lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm, phúc lộc muôn đời cho con cháu.
Những người bạn tôi, quanh chén nước chè, đã khâm phục nhiều vị tướng trong lịch sử Việt Nam, nhưng cũng có lắm người không hài lòng cách này cách khác.
Nhân đây, tôi muốn nói với Thiếu tướng những thắc mắc của họ, để một lần Thiếu tướng được rõ những nỗi lòng dân đen, nỗi lòng của những trí thức đất nước mà thời buổi này đã ra hèn đớn, ra khiếp nhược, muốn nói mà chẳng cất được nên lời. Chỉ vì họ đang sống không phải với phương châm của ông bà ta đã dạy là ‘Sống trong còn hơn chết nhục’ mà là ‘sống nhục còn hơn là chết’.
Đó là một sự sỉ nhục với hưng khí đất nước, khi kẻ sĩ ra hèn đớn, non sông đất nước này biết cậy vào ai? Thiếu tướng có nghĩ thế không?
Qua những công việc của Thiếu tướng được báo chí đưa lên, chúng tôi thấy rằng: Đúng là danh bất hư truyền khi các cụ nhà ta đặt tên cho Thiếu tướng là Nhanh. Quả thật là Thiếu tướng rất nhanh khi xử lý nhiều vụ án khác nhau, dù phức tạp hay đơn giản, dù đã có chứng cớ hay chưa… Nhưng có khi nào Thiếu tướng nghĩ lại xem những cái nhanh đó, cái nào đúng, cái nào sai hay không?
Vụ Vũ Hoàng Việt làm ra phim đồi trụy, bị đưa lên mạng. Trong khi đó, luật sư nói rõ rằng ‘làm ra, tàng trữ và phát tán văn hóa phẩm đồi trụy’ thì đều có tội. Trong đoạn phim, Vũ Hoàng Việt đã nói rõ ràng ‘đưa lên web nhé’. Nhưng Thiếu tướng khẳng định ngay là không có dấu hiệu tội phạm. Và quả thật, hệ thống công an điều tra và luật pháp của chúng ta đã làm việc và nhân vật Việt (con Công an) này đã không hề hấn gì, chỉ có 4 bạn trẻ được bản án mà thôi.
Rồi vụ việc được báo chí đưa lên tận mắt hình ảnh chiến sỹ Lê Thanh Sơn (số hiệu 125-442, thuộc Đội 4, Phòng CSGT - CA TP Hà Nội) đã vung dùi cui vào mặt người tham gia giao thông vi phạm luật, máu me đầy mình phải vào viện. Các nhà báo đã kiểm tra các nhân chứng ngay trưa 14/2. Cũng rất nhanh, Thiếu tướng nói ngay: ‘Nếu đúng là cảnh sát giao thông có thiếu sót, vi phạm hoặc đánh người sẽ xử lý nghiêm. Còn nếu xảy ra trường hợp người dân vi phạm Luật Giao thông mà lại cố tình chống người thi hành công vụ cũng phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật’. Và vụ việc đã được điều tra với kết quả là ‘không có cơ sở’ kết luận cảnh sát đánh người vi phạm. Nhưng, những nhân chứng tại đó được điều tra, nạn nhân nói gì thì báo chí cũng im bặt.
Một vấn đề nữa, chắc Thiếu tướng không biết, cứ xem những chiếc xe chạy trên đường, xe sang, biển số phải đẹp. Người dân biết rõ, cái thủ tục cấp biển số bấm nút kia có khách quan không, và muốn có biển số đẹp thì phải làm gì. Thiếu tướng kết luận là ‘không có cơ sở’. Nhưng nhiều tiền, có xe sang, thì vẫn có biển số đẹp chạy đầy đường.
Qua mấy việc trên, phải nói là Thiếu tướng đã rất nhanh, và kết quả thì đúng như những điều Thiếu tướng đã nói ngay từ đầu. (Mấy anh bạn xấu miệng của tôi hay nói vụng rằng Thiếu tướng đã chỉ đạo như vậy, lại là con công an, là chiến sỹ công an, quân của Thiếu tướng, thì có trời mà dám điều tra ngược lại). Vì sau đó, người đã chống người thi hành công vụ dập mặt kia, cũng không thấy xét xử?
Thưa Thiếu tướng, Gần đây có sự kiện Thái Hà, qua báo chí và truyền thanh, truyền hình, đặc biệt là hệ thống loa phường ngày ngày chõ vào nhà tôi nói như xát muối nên tôi buộc phải quan tâm. Tôi chú ý hơn và tìm hiểu ngọn nguồn. Trong quá trình đó, nổi bật hình ảnh và những hoạt động của Thiếu tướng về việc này. Tôi nghĩ, cần viết vào đây mấy nỗi băn khoăn của mình gửi lên Thiếu tướng, xin được giải đáp giùm.
Những ngày qua, khi đám dân công giáo cầu nguyện trên khu vực đất trước đây là của họ và giờ họ vẫn cho là của họ với số lượng ngày càng đông, đã làm Thiếu tướng vất vả. Qua báo chí, tôi biết được Thiếu tướng đã nhọc lòng vài lần mời các ông linh mục Thái Hà đến để bàn giải vấn đề này. Thậm chí, Thiếu tướng còn báo cáo Thành phố để mang chứng cứ đến cho họ xem. Chúng tôi đánh giá cao những hoạt động vất vả đó của Thiếu tướng. Dù Thiếu tướng chỉ có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và trị an theo cương vị của mình.
Thế nhưng khi mấy ông linh mục xem chứng cứ đã nhất định không chịu thôi, vì chứng cứ đã thể hiện là theo pháp luật thì Nhà nước không có cơ sở để chiếm đất của họ. Họ cứ khăng khăng đòi làm theo pháp luật thì Thiếu tướng đã cho khởi tố vụ án hình sự ngay. Lần này cũng rất nhanh, Thiếu tướng đã cho đội quân ào ào như sôi vây bắt đám dân đen hiền lành như những tên tội phạm nguy hiểm.
Khi đám giáo dân kia thấy đồng đạo của mình bị bắt vô lý, oan ức vì chỉ mấy mét tường rào mà họ cho là bất hợp pháp nên đưa nhau ra Công an quận cầu nguyện ôn hòa. Rất ôn hòa, thưa Thiếu tướng. Nhưng Thiếu tướng đã cho cả hàng mấy trăm đàn em đánh vỡ mặt họ, cả chục tên xúm vào đánh đập một người bằng giày đinh, dùi cui điện, đánh dân như đánh đòn thù ngay trước mặt nhân dân phố Thái Hà. Đến nỗi những người đi đường, những người dân hai bên đường ngang nhiên chửi cả lũ công an là khốn nạn, là… nhiều từ ngữ không tiện nói ở đây. Và chính tôi cũng là người chứng kiên tận mắt cảnh công an đánh đập hôm đó. Tôi thật đau lòng khi thấy họ bị đối xử như vậy!
Rồi khi đám giáo dân già trẻ, gồm cả linh mục đang cầu nguyện thì bị xịt hơi cay vào mặt những trẻ nhỏ như con của Thiếu tướng, những phụ nữ như vợ của Thiếu tướng, mà cả đội ngũ công an của Thiếu tướng đứng im, lại giở trò không thèm làm chức năng của mình.
Vấn đề đất đai tôi không muốn nói nhiều ở đây, nhưng chắc Thiếu tướng là người thuộc cơ quan luật pháp, thì tự bản thân Thiếu tướng cũng rõ rành rành như canh nấu hẹ là đất này đang thuộc về ai. Chủ quyền sử dụng của nó đang là của ai mà không cần nhiều lời. Tài sản của nhà Thiếu tướng cũng vậy thôi, khi chưa cho, bán, tặng một cách hợp pháp thì không có ai có quyền trên tài sản đó, kể cả là nhà nước. (Xin lỗi Thiếu tướng là tôi không đề cập đến những kiểu như cách mạng cải cách ruộng đất, như đánh tư sản…). Vì thế nên đất này, tài sản này nếu nhà nước không có chứng cứ đã mua, xin, được tặng hay lấy không theo chủ trương chính sách nào, hoặc có, nhưng không có giấy tờ văn bản hợp lệ thì về lý vẫn thuộc giáo dân Thái Hà.
Điều tôi muốn nói với Thiếu tướng, là cách hành xử và tính người, tình người trong đó nên ra sao để cho mình thanh thản mà thôi.
Tôi nghĩ chắc chắn Thiếu tướng đã biết những vụ việc nói trên rất rành rẽ. Nhưng ngay hôm sau, cũng rất nhanh, trước các nhà báo quốc tế và trong nước, Thiếu tướng đã khẳng định không có chuyện đó và chuyện đó là do các ông linh mục ngụy tạo? Kể cả đến khi người ta đưa hình ảnh rõ ràng, Thiếu tướng lại im.
Trong vụ xịt hơi cay, một chiến sĩ công an đã thấy xấu hổ, ân hận với lương tâm mình nên đã đứng ra xin lỗi người bị hại. Đó là chút lương tâm bị đánh thức của con người, nhưng chúng tôi nghĩ họ chỉ là công cụ của Thiếu tướng.
Rồi chuyện Thiếu tướng đã cho mời mấy ông giáo gian lên để tổ chức ‘gặp gỡ nghe ý kiến giáo dân’. Cả việc Thiếu tướng đã tuyên bố ‘các linh mục là người có uy tín nên việc họ đến chỗ giáo dân cầu nguyện đã là kích động… và sẽ điều tra xử lý những ai viết bài viết trên mạng nọ kia để trừng trị…’ .
Nếu nói mấy ông linh mục là người có uy tín, khi đến đó là kích động, thì tức là cả Thiếu tướng, cả đội ngũ công an nhân dân chìm nổi, báo chí, truyền hình của nhà nước này không có uy tín sao? Mà mấy ông linh mục và giáo dân lại bị xúi giục… nên chỉ giáo dục, còn lại bắt mấy người đã nói lên những tiếng nói tâm huyết của mình, bênh vực sự thật và lẽ công chính, bênh vực những người nghèo, những tôn giáo nhân ái…
Thật lòng mà nói, thưa Thiếu tướng, tôi không nghĩ là một vị tướng lại có thể nghĩ và làm như thế, tôi nghĩ Thiếu tướng chỉ nói đùa. Vì nếu làm vậy, chắc một lần nữa được lịch sử ghi tên như những ‘Tần Thủy Hoàng’ của thời đại mới với thành tích ‘đốt sách, giết học trò’.
Tôi thì tôi nghĩ: Dù làm công việc gì, cũng cần phải có năng khiếu, nhưng cái năng khiếu biến không thành có, biến trắng thành đen thì có là cái cần làm để có phúc đức hay không? Bởi vì, chúng ta là những con người, những con người biết suy nghĩ và xác định chuyện thẳng, cong, chuyện trái, phải cũng như chuyện phúc hay tội để dù hoàn cảnh nào, cũng biết mình nên làm gì cho hợp lẽ đời, lẽ đạo đức. Tiền của sẽ hết, nhưng phúc đức mãi còn.
Thật là Thiếu tướng đã rất nhanh, nhưng cái nhanh đó nhiều khi gây phản cảm. Không ai muốn cái nhanh của cảnh sát hàng loạt bắt dân lành như trộm cướp, không ai ưa cái nhanh đưa bọn gian dối lên làm con rối trên sân khấu đổ oan đổ lỗi cho người ngay. Cũng không ai thích cái nhanh kết tội người khác mà không cần đắn đo. Không ai muốn cái nhanh cho đàn lũ đàn em gây tội ác cho dân lành. Càng không ai muốn cái nhanh đưa những người vô tội, yêu chuộng hòa bình, công lý vào chốn lao tù.
Cuối cùng, không ai có thể bằng lòng với lương tâm mình khi làm bằng mọi cách để chiếm đoạt của cải của người khác, nhất là đất đai nhà chùa, nhà thờ, nơi thờ tự linh thiêng là điều mà người ta kiêng kỵ nhất.
Vì những điều thất đức đó, muôn đời con cháu mình sẽ chịu mà không biết kêu ai ngoài oán trách những người đã làm nên nghiệp chướng.
Thưa Thiếu tướng, kể ra những điều này chỉ là chuyện dông dài với Thiếu tướng, khi mà Thiếu tướng đang ở nơi quyền cao chức trọng và đang mê mải con đường thăng tiến. Nhưng tôi không hiểu có khi nào Thiếu tướng nghĩ xem đến lúc nào đó, mình sẽ làm được điều gì cho đỡ những ân hận của mình khi mình đang say máu quyền lực mà đã nhúng vào vụ việc mình phải chịu trách nhiệm trước lương tâm. Những người công giáo kia họ có tội tình gì khi tin vào những điều thánh thiện, tin vào tình yêu thương, tin vào hòa bình như những lý lẽ của lương tâm mách bảo. Họ đang đòi cái gì vô lý không, nếu đó chỉ là sự công bình và nhân ái?
Thiếu tướng có thể yên tâm rằng, những người công giáo kia, họ không hề có ý định trả thù cá nhân, họ lấy tha thứ như một nguyên tắc sống. Nhưng vùng đất mà họ đang kiên quyết đòi lại đó là đất Thánh, vì thế những xúc phạm đến đó, là một tội phạm Thánh, dù họ muốn tha thứ, họ cũng không đủ khả năng. Những kẻ phạm tội đó, chỉ có chuốc cho mình và hậu thế những tai họa khôn lường mà không thể nào cứu vãn. Thiếu tướng cũng có thể lý luận rằng những tài sản đó, nếu Công ty Phước Điền kia có bán được thì Thiếu tướng cũng chưa hẳn đã có phần… Nhưng hiện nay, thì Thiếu tướng vẫn là người chịu trách nhiệm trong việc hành xử với đám giáo dân ở đó.
Là một người Cộng sản, có thể Thiếu tướng coi chuyện đó là vớ vẩn, thì tùy Thiếu tướng mà thôi. Chẳng ai bắt được người khác phải tin những điều mình tin nhưng thực tế cuộc sống thì nhiều điều ngoài sức tưởng tượng của mình.
Thưa Thiếu tướng, Biết Thiếu tướng có nhiều bận rộn, nhưng những dòng này của một công dân, gửi đến Thiếu tướng để nói lên những thắc mắc trong tâm tư của mình. Nếu thấy điều gì không vừa lòng, xin Thiếu tướng lấy hai chữ ‘đại xá’ mà bỏ qua, đừng bắt kẻ tiểu nhân này mang tội phạm thượng thì tiểu nhân này đắc tội lắm.
Tái bút: Là Giám đốc Công an Thủ đô, Thiếu tướng có thể kiểm tra những câu chuyện sau đây ngay trên đất nước mình đã được chép lại:
- Vào năm 1954, sau khi chiếm được Miền Bắc, một vài anh công an đã tự ý « thừa thắng xông lên» đi vào nhà dòng kín Bùi Chu lục soát. Khi đi vào Nhà Nguyện và đúng vào giờ các Nữ Tu đang chầu Mình Thánh, anh công an ngạo mạn hách dịch: «Chúa của các ngươi ở đâu?» Các Nữ Tu giơ tay chỉ vào Nhà Tạm trên bàn thờ. Anh công an liền lấy khẩu súng mang trên người nhắm vào Nhà Tạm, nơi đựng Mình Thánh Chúa, bắn đúng chén thánh và Mình Thánh Chúa đổ ra vương vãi. Bắn xong, anh công an vẫn đứng yên và gầm ghè chĩa súng vào Nhà Tạm như muốn bắn tiếp. Các Nữ Tu vô cùng đau lòng vì cảm thấy Mình Thánh Chúa bị xúc phạm quá trắng trợn, nên chạy đến quì xin anh công an đừng tiếp tục bắn vào Nhà Tạm nữa. Nhưng khi động đến anh ta thì mới biết anh ta đã bị phạt chết đứng từ lâu rồi (1).
- Người ta kể rằng, cũng vào năm 1954, khi chính quyền Bắc Việt lúc bấy giờ ra chính sách "Phát động quần chúng đấu tranh", thì một vài "con chiên ghẻ" trong hàng ngũ các giáo dân đã đứng ra tố cáo và đấu tố "bọn địa chủ Nhà Chung". Trong số đó có một người đã vu khống và xỉ vả Ðức Cha Trần Hữu Ðức (Địa phận Vinh) một cách bất công trước tòa án nhân dân, và hậu quả là mấy ngày sau đó anh ta đã bị con trâu gia đình anh ta báng và lấy sừng xốc sổ ruột chết một cách hết sức tang thương.
Tiếp đến, chính cha xứ của quê tôi cũng vào thời gian đó, bị một người đàn bà xứ cũ của ngài đến đấu và làm nhục ngài vô bằng cứ ở sân đình làng, trước mặt hàng trăm người cả lương lẫn giáo, trong đó có tôi. Và cuối cùng, người ta kể lại là khi về nhà được ít lâu thì hai mí mắt của bà ta bị lật ngược lên, trông như một con ma sống, khiến bà ta cả ngày chỉ ở quanh quẩn trong nhà, chứ không dám ra đường.
- Và vào năm 1963, sau khi cụ Ngô Ðình Diệm bị một số tướng tá phản bội lật đổ, một số bà con bên lương đã tràn vào tòa tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế đập phá mọi "tàn tích gia đình trị" của Họ Ngô. Khi trông thấy bức tượng thánh Gioan Tẩy Giả, quan thầy của cụ Diệm, thì "giận cá bằm thớt", một anh thanh niên đã trèo lên vác búa đập vỡ mặt mũi bức tượng, nhưng không may bị trượt chân ngã xuống chết ngay lập tức.
- Sau cùng là năm 1995, khi tôi có dịp trở lại viện Ðại Học Công Giáo Ðà-lạt, mái trường xưa, thì thấy ngôi Nhà Nguyện, một nơi xưa kia vốn từng là nơi thâm nghiêm kính cẩn cho mọi sinh viên lương giáo đến cầu kinh tâm sự với Thiên Chúa để tìm lại được nghị lực mới, thì nay hoàn toàn bị tục hóa và biến thành phòng đọc sách. Còn khi nhìn lên tháp chuông của ngôi Nhà Nguyện, thì chỉ thấy một ngôi sao đỏ, chứ không thấy tượng Thánh Giá đâu nữa cả. Những bà con giáo dân lân cận kể lại là sau khi vào tiếp thu Ðà-lạt và chiếm đại học, thì có một anh bộ đội đã ngạo mạn đưa súng bắn phá tượng Thánh Giá trên tháp chuông, viên đạn đúng vào giữa Thánh Giá. Nhưng vì được đổ bê-tông kiên cố, nên Thánh Giá không bị hề hấn gì cả, chỉ có một mảnh xi-măng bắn ngược lại xuống trúng mắt anh bộ đội, khiến anh bị mù tại chỗ. Sự kiện đó, tuy không được đăng tải trên báo chí, nhưng dân chúng truyền miệng đi khắp nơi. Bởi vậy, nay người ta chỉ làm một ngôi sao bằng tôn màu đỏ bọc tượng Thánh Giá lại, chứ không ai dám phá.
(1) xem Albert Pfleger, Fioretti de la Vierge Marie, Mambre Éditeur 1992, (Trích Vài trường hợp về án phạt tội Phạm Thánh – LM Nguyễn Hữu Thy)
Còn đây là câu chuyện “Vào Đống Đa – ra Văn Điển: đã kể lại:
- Năm 1973, chính quyền có cử một số đại diện tới ép cha Giuse Vũ Ngọc Bích ký giấy cho mượn để chính quyền cho một đơn vị bộ đội đóng quân. Vị linh mục thánh thiện này, vốn hiểu rõ luật pháp và luật Dòng đã khẳng khái trả lời: "Tôi không có quyền". Ngay tức khắc, vị cán bộ đại diện chính quyền thời đó, đã huyênh hoang tuyên bố: "Ông không có quyền thì tôi có quyền". Sau đó không lâu, linh mục Vũ Ngọc Bích bị cưỡng bức ra khỏi tu viện. Sau khi trục xuất được vị linh mục - người quản lý tài sản của Nhà Dòng tại Hà Nội - ra khỏi tu viện, chính quyền bắt tay vào thực hiện chính sách "phá bỏ tàn dư của chế độ cũ".
Việc đầu tiên mà họ thực hiện là phá bỏ cây thánh giá trên nóc toà nhà tu viện. Chuyện kể rằng người lính được cắt cử phá dỡ thánh giá hôm đó sau nhát búa đầu tiên đã ngã quỵ xuống. Cây thánh giá chỉ bị sứt một miếng nhỏ. Hiện nay, cây thánh giá vẫn đứng vững mang trên mình vết thẹo của thời gian. Cây thánh giá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhưng cũng từ thời điểm ấy hình như có một lời nguyền đã được ban ra, khiến bệnh viện Đống Đa trở thành nơi bị chúc dữ.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2008.
Thưa Thiếu tướng,
Lần đầu tiên gửi lá thư này cho một vị tướng, tôi suy nghĩ thật nhiều, bởi muốn viết thư cho Thiếu tướng từ lâu mà tôi chỉ là một công dân. Nếu ai cũng viết thư như tôi, thì Thiếu tướng lấy đâu thời gian để đọc. Nhưng nhiều nỗi băn khoăn, nhiều điều trăn trở đã thúc giục tôi viết những dòng này. Đầu thư, tôi chúc Thiếu tướng luôn khỏe mạnh, thăng tiến trên con đường sự nghiệp, hoàn thành nhiệm vụ của một người được mang trọng trách trước dân nước.
Thiếu tướng Nhanh (x) có mặt tại Thái Hà hôm nay |
Là một vị tướng, kèm theo nhiều chức danh khác, đứng đầu ngành Công an Thủ đô, oai phong lẫm liệt, chắc hẳn Thiếu tướng đã có nhiều chiến công, có nhiều thành tích. Trong tâm trí tôi, luôn khâm phục những người có tài cao, trí lớn đứng ra lo việc dân việc nước. Những người đó đáng để cho nhân dân kính phục, lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm, phúc lộc muôn đời cho con cháu.
Những người bạn tôi, quanh chén nước chè, đã khâm phục nhiều vị tướng trong lịch sử Việt Nam, nhưng cũng có lắm người không hài lòng cách này cách khác.
Nhân đây, tôi muốn nói với Thiếu tướng những thắc mắc của họ, để một lần Thiếu tướng được rõ những nỗi lòng dân đen, nỗi lòng của những trí thức đất nước mà thời buổi này đã ra hèn đớn, ra khiếp nhược, muốn nói mà chẳng cất được nên lời. Chỉ vì họ đang sống không phải với phương châm của ông bà ta đã dạy là ‘Sống trong còn hơn chết nhục’ mà là ‘sống nhục còn hơn là chết’.
Đó là một sự sỉ nhục với hưng khí đất nước, khi kẻ sĩ ra hèn đớn, non sông đất nước này biết cậy vào ai? Thiếu tướng có nghĩ thế không?
Qua những công việc của Thiếu tướng được báo chí đưa lên, chúng tôi thấy rằng: Đúng là danh bất hư truyền khi các cụ nhà ta đặt tên cho Thiếu tướng là Nhanh. Quả thật là Thiếu tướng rất nhanh khi xử lý nhiều vụ án khác nhau, dù phức tạp hay đơn giản, dù đã có chứng cớ hay chưa… Nhưng có khi nào Thiếu tướng nghĩ lại xem những cái nhanh đó, cái nào đúng, cái nào sai hay không?
Vụ Vũ Hoàng Việt làm ra phim đồi trụy, bị đưa lên mạng. Trong khi đó, luật sư nói rõ rằng ‘làm ra, tàng trữ và phát tán văn hóa phẩm đồi trụy’ thì đều có tội. Trong đoạn phim, Vũ Hoàng Việt đã nói rõ ràng ‘đưa lên web nhé’. Nhưng Thiếu tướng khẳng định ngay là không có dấu hiệu tội phạm. Và quả thật, hệ thống công an điều tra và luật pháp của chúng ta đã làm việc và nhân vật Việt (con Công an) này đã không hề hấn gì, chỉ có 4 bạn trẻ được bản án mà thôi.
Rồi vụ việc được báo chí đưa lên tận mắt hình ảnh chiến sỹ Lê Thanh Sơn (số hiệu 125-442, thuộc Đội 4, Phòng CSGT - CA TP Hà Nội) đã vung dùi cui vào mặt người tham gia giao thông vi phạm luật, máu me đầy mình phải vào viện. Các nhà báo đã kiểm tra các nhân chứng ngay trưa 14/2. Cũng rất nhanh, Thiếu tướng nói ngay: ‘Nếu đúng là cảnh sát giao thông có thiếu sót, vi phạm hoặc đánh người sẽ xử lý nghiêm. Còn nếu xảy ra trường hợp người dân vi phạm Luật Giao thông mà lại cố tình chống người thi hành công vụ cũng phải xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật’. Và vụ việc đã được điều tra với kết quả là ‘không có cơ sở’ kết luận cảnh sát đánh người vi phạm. Nhưng, những nhân chứng tại đó được điều tra, nạn nhân nói gì thì báo chí cũng im bặt.
Một vấn đề nữa, chắc Thiếu tướng không biết, cứ xem những chiếc xe chạy trên đường, xe sang, biển số phải đẹp. Người dân biết rõ, cái thủ tục cấp biển số bấm nút kia có khách quan không, và muốn có biển số đẹp thì phải làm gì. Thiếu tướng kết luận là ‘không có cơ sở’. Nhưng nhiều tiền, có xe sang, thì vẫn có biển số đẹp chạy đầy đường.
Ông Long và Tướng Nhanh nói truyện với các Linh mục DCCT |
Thưa Thiếu tướng, Gần đây có sự kiện Thái Hà, qua báo chí và truyền thanh, truyền hình, đặc biệt là hệ thống loa phường ngày ngày chõ vào nhà tôi nói như xát muối nên tôi buộc phải quan tâm. Tôi chú ý hơn và tìm hiểu ngọn nguồn. Trong quá trình đó, nổi bật hình ảnh và những hoạt động của Thiếu tướng về việc này. Tôi nghĩ, cần viết vào đây mấy nỗi băn khoăn của mình gửi lên Thiếu tướng, xin được giải đáp giùm.
Những ngày qua, khi đám dân công giáo cầu nguyện trên khu vực đất trước đây là của họ và giờ họ vẫn cho là của họ với số lượng ngày càng đông, đã làm Thiếu tướng vất vả. Qua báo chí, tôi biết được Thiếu tướng đã nhọc lòng vài lần mời các ông linh mục Thái Hà đến để bàn giải vấn đề này. Thậm chí, Thiếu tướng còn báo cáo Thành phố để mang chứng cứ đến cho họ xem. Chúng tôi đánh giá cao những hoạt động vất vả đó của Thiếu tướng. Dù Thiếu tướng chỉ có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật và trị an theo cương vị của mình.
Thế nhưng khi mấy ông linh mục xem chứng cứ đã nhất định không chịu thôi, vì chứng cứ đã thể hiện là theo pháp luật thì Nhà nước không có cơ sở để chiếm đất của họ. Họ cứ khăng khăng đòi làm theo pháp luật thì Thiếu tướng đã cho khởi tố vụ án hình sự ngay. Lần này cũng rất nhanh, Thiếu tướng đã cho đội quân ào ào như sôi vây bắt đám dân đen hiền lành như những tên tội phạm nguy hiểm.
Khi đám giáo dân kia thấy đồng đạo của mình bị bắt vô lý, oan ức vì chỉ mấy mét tường rào mà họ cho là bất hợp pháp nên đưa nhau ra Công an quận cầu nguyện ôn hòa. Rất ôn hòa, thưa Thiếu tướng. Nhưng Thiếu tướng đã cho cả hàng mấy trăm đàn em đánh vỡ mặt họ, cả chục tên xúm vào đánh đập một người bằng giày đinh, dùi cui điện, đánh dân như đánh đòn thù ngay trước mặt nhân dân phố Thái Hà. Đến nỗi những người đi đường, những người dân hai bên đường ngang nhiên chửi cả lũ công an là khốn nạn, là… nhiều từ ngữ không tiện nói ở đây. Và chính tôi cũng là người chứng kiên tận mắt cảnh công an đánh đập hôm đó. Tôi thật đau lòng khi thấy họ bị đối xử như vậy!
Rồi khi đám giáo dân già trẻ, gồm cả linh mục đang cầu nguyện thì bị xịt hơi cay vào mặt những trẻ nhỏ như con của Thiếu tướng, những phụ nữ như vợ của Thiếu tướng, mà cả đội ngũ công an của Thiếu tướng đứng im, lại giở trò không thèm làm chức năng của mình.
Vấn đề đất đai tôi không muốn nói nhiều ở đây, nhưng chắc Thiếu tướng là người thuộc cơ quan luật pháp, thì tự bản thân Thiếu tướng cũng rõ rành rành như canh nấu hẹ là đất này đang thuộc về ai. Chủ quyền sử dụng của nó đang là của ai mà không cần nhiều lời. Tài sản của nhà Thiếu tướng cũng vậy thôi, khi chưa cho, bán, tặng một cách hợp pháp thì không có ai có quyền trên tài sản đó, kể cả là nhà nước. (Xin lỗi Thiếu tướng là tôi không đề cập đến những kiểu như cách mạng cải cách ruộng đất, như đánh tư sản…). Vì thế nên đất này, tài sản này nếu nhà nước không có chứng cứ đã mua, xin, được tặng hay lấy không theo chủ trương chính sách nào, hoặc có, nhưng không có giấy tờ văn bản hợp lệ thì về lý vẫn thuộc giáo dân Thái Hà.
Điều tôi muốn nói với Thiếu tướng, là cách hành xử và tính người, tình người trong đó nên ra sao để cho mình thanh thản mà thôi.
Tôi nghĩ chắc chắn Thiếu tướng đã biết những vụ việc nói trên rất rành rẽ. Nhưng ngay hôm sau, cũng rất nhanh, trước các nhà báo quốc tế và trong nước, Thiếu tướng đã khẳng định không có chuyện đó và chuyện đó là do các ông linh mục ngụy tạo? Kể cả đến khi người ta đưa hình ảnh rõ ràng, Thiếu tướng lại im.
Trong vụ xịt hơi cay, một chiến sĩ công an đã thấy xấu hổ, ân hận với lương tâm mình nên đã đứng ra xin lỗi người bị hại. Đó là chút lương tâm bị đánh thức của con người, nhưng chúng tôi nghĩ họ chỉ là công cụ của Thiếu tướng.
Rồi chuyện Thiếu tướng đã cho mời mấy ông giáo gian lên để tổ chức ‘gặp gỡ nghe ý kiến giáo dân’. Cả việc Thiếu tướng đã tuyên bố ‘các linh mục là người có uy tín nên việc họ đến chỗ giáo dân cầu nguyện đã là kích động… và sẽ điều tra xử lý những ai viết bài viết trên mạng nọ kia để trừng trị…’ .
Nếu nói mấy ông linh mục là người có uy tín, khi đến đó là kích động, thì tức là cả Thiếu tướng, cả đội ngũ công an nhân dân chìm nổi, báo chí, truyền hình của nhà nước này không có uy tín sao? Mà mấy ông linh mục và giáo dân lại bị xúi giục… nên chỉ giáo dục, còn lại bắt mấy người đã nói lên những tiếng nói tâm huyết của mình, bênh vực sự thật và lẽ công chính, bênh vực những người nghèo, những tôn giáo nhân ái…
Thật lòng mà nói, thưa Thiếu tướng, tôi không nghĩ là một vị tướng lại có thể nghĩ và làm như thế, tôi nghĩ Thiếu tướng chỉ nói đùa. Vì nếu làm vậy, chắc một lần nữa được lịch sử ghi tên như những ‘Tần Thủy Hoàng’ của thời đại mới với thành tích ‘đốt sách, giết học trò’.
Tôi thì tôi nghĩ: Dù làm công việc gì, cũng cần phải có năng khiếu, nhưng cái năng khiếu biến không thành có, biến trắng thành đen thì có là cái cần làm để có phúc đức hay không? Bởi vì, chúng ta là những con người, những con người biết suy nghĩ và xác định chuyện thẳng, cong, chuyện trái, phải cũng như chuyện phúc hay tội để dù hoàn cảnh nào, cũng biết mình nên làm gì cho hợp lẽ đời, lẽ đạo đức. Tiền của sẽ hết, nhưng phúc đức mãi còn.
Thật là Thiếu tướng đã rất nhanh, nhưng cái nhanh đó nhiều khi gây phản cảm. Không ai muốn cái nhanh của cảnh sát hàng loạt bắt dân lành như trộm cướp, không ai ưa cái nhanh đưa bọn gian dối lên làm con rối trên sân khấu đổ oan đổ lỗi cho người ngay. Cũng không ai thích cái nhanh kết tội người khác mà không cần đắn đo. Không ai muốn cái nhanh cho đàn lũ đàn em gây tội ác cho dân lành. Càng không ai muốn cái nhanh đưa những người vô tội, yêu chuộng hòa bình, công lý vào chốn lao tù.
Cuối cùng, không ai có thể bằng lòng với lương tâm mình khi làm bằng mọi cách để chiếm đoạt của cải của người khác, nhất là đất đai nhà chùa, nhà thờ, nơi thờ tự linh thiêng là điều mà người ta kiêng kỵ nhất.
Vì những điều thất đức đó, muôn đời con cháu mình sẽ chịu mà không biết kêu ai ngoài oán trách những người đã làm nên nghiệp chướng.
Thưa Thiếu tướng, kể ra những điều này chỉ là chuyện dông dài với Thiếu tướng, khi mà Thiếu tướng đang ở nơi quyền cao chức trọng và đang mê mải con đường thăng tiến. Nhưng tôi không hiểu có khi nào Thiếu tướng nghĩ xem đến lúc nào đó, mình sẽ làm được điều gì cho đỡ những ân hận của mình khi mình đang say máu quyền lực mà đã nhúng vào vụ việc mình phải chịu trách nhiệm trước lương tâm. Những người công giáo kia họ có tội tình gì khi tin vào những điều thánh thiện, tin vào tình yêu thương, tin vào hòa bình như những lý lẽ của lương tâm mách bảo. Họ đang đòi cái gì vô lý không, nếu đó chỉ là sự công bình và nhân ái?
Thiếu tướng có thể yên tâm rằng, những người công giáo kia, họ không hề có ý định trả thù cá nhân, họ lấy tha thứ như một nguyên tắc sống. Nhưng vùng đất mà họ đang kiên quyết đòi lại đó là đất Thánh, vì thế những xúc phạm đến đó, là một tội phạm Thánh, dù họ muốn tha thứ, họ cũng không đủ khả năng. Những kẻ phạm tội đó, chỉ có chuốc cho mình và hậu thế những tai họa khôn lường mà không thể nào cứu vãn. Thiếu tướng cũng có thể lý luận rằng những tài sản đó, nếu Công ty Phước Điền kia có bán được thì Thiếu tướng cũng chưa hẳn đã có phần… Nhưng hiện nay, thì Thiếu tướng vẫn là người chịu trách nhiệm trong việc hành xử với đám giáo dân ở đó.
Là một người Cộng sản, có thể Thiếu tướng coi chuyện đó là vớ vẩn, thì tùy Thiếu tướng mà thôi. Chẳng ai bắt được người khác phải tin những điều mình tin nhưng thực tế cuộc sống thì nhiều điều ngoài sức tưởng tượng của mình.
Thưa Thiếu tướng, Biết Thiếu tướng có nhiều bận rộn, nhưng những dòng này của một công dân, gửi đến Thiếu tướng để nói lên những thắc mắc trong tâm tư của mình. Nếu thấy điều gì không vừa lòng, xin Thiếu tướng lấy hai chữ ‘đại xá’ mà bỏ qua, đừng bắt kẻ tiểu nhân này mang tội phạm thượng thì tiểu nhân này đắc tội lắm.
Tái bút: Là Giám đốc Công an Thủ đô, Thiếu tướng có thể kiểm tra những câu chuyện sau đây ngay trên đất nước mình đã được chép lại:
- Vào năm 1954, sau khi chiếm được Miền Bắc, một vài anh công an đã tự ý « thừa thắng xông lên» đi vào nhà dòng kín Bùi Chu lục soát. Khi đi vào Nhà Nguyện và đúng vào giờ các Nữ Tu đang chầu Mình Thánh, anh công an ngạo mạn hách dịch: «Chúa của các ngươi ở đâu?» Các Nữ Tu giơ tay chỉ vào Nhà Tạm trên bàn thờ. Anh công an liền lấy khẩu súng mang trên người nhắm vào Nhà Tạm, nơi đựng Mình Thánh Chúa, bắn đúng chén thánh và Mình Thánh Chúa đổ ra vương vãi. Bắn xong, anh công an vẫn đứng yên và gầm ghè chĩa súng vào Nhà Tạm như muốn bắn tiếp. Các Nữ Tu vô cùng đau lòng vì cảm thấy Mình Thánh Chúa bị xúc phạm quá trắng trợn, nên chạy đến quì xin anh công an đừng tiếp tục bắn vào Nhà Tạm nữa. Nhưng khi động đến anh ta thì mới biết anh ta đã bị phạt chết đứng từ lâu rồi (1).
- Người ta kể rằng, cũng vào năm 1954, khi chính quyền Bắc Việt lúc bấy giờ ra chính sách "Phát động quần chúng đấu tranh", thì một vài "con chiên ghẻ" trong hàng ngũ các giáo dân đã đứng ra tố cáo và đấu tố "bọn địa chủ Nhà Chung". Trong số đó có một người đã vu khống và xỉ vả Ðức Cha Trần Hữu Ðức (Địa phận Vinh) một cách bất công trước tòa án nhân dân, và hậu quả là mấy ngày sau đó anh ta đã bị con trâu gia đình anh ta báng và lấy sừng xốc sổ ruột chết một cách hết sức tang thương.
Tiếp đến, chính cha xứ của quê tôi cũng vào thời gian đó, bị một người đàn bà xứ cũ của ngài đến đấu và làm nhục ngài vô bằng cứ ở sân đình làng, trước mặt hàng trăm người cả lương lẫn giáo, trong đó có tôi. Và cuối cùng, người ta kể lại là khi về nhà được ít lâu thì hai mí mắt của bà ta bị lật ngược lên, trông như một con ma sống, khiến bà ta cả ngày chỉ ở quanh quẩn trong nhà, chứ không dám ra đường.
- Và vào năm 1963, sau khi cụ Ngô Ðình Diệm bị một số tướng tá phản bội lật đổ, một số bà con bên lương đã tràn vào tòa tỉnh trưởng Thừa Thiên Huế đập phá mọi "tàn tích gia đình trị" của Họ Ngô. Khi trông thấy bức tượng thánh Gioan Tẩy Giả, quan thầy của cụ Diệm, thì "giận cá bằm thớt", một anh thanh niên đã trèo lên vác búa đập vỡ mặt mũi bức tượng, nhưng không may bị trượt chân ngã xuống chết ngay lập tức.
- Sau cùng là năm 1995, khi tôi có dịp trở lại viện Ðại Học Công Giáo Ðà-lạt, mái trường xưa, thì thấy ngôi Nhà Nguyện, một nơi xưa kia vốn từng là nơi thâm nghiêm kính cẩn cho mọi sinh viên lương giáo đến cầu kinh tâm sự với Thiên Chúa để tìm lại được nghị lực mới, thì nay hoàn toàn bị tục hóa và biến thành phòng đọc sách. Còn khi nhìn lên tháp chuông của ngôi Nhà Nguyện, thì chỉ thấy một ngôi sao đỏ, chứ không thấy tượng Thánh Giá đâu nữa cả. Những bà con giáo dân lân cận kể lại là sau khi vào tiếp thu Ðà-lạt và chiếm đại học, thì có một anh bộ đội đã ngạo mạn đưa súng bắn phá tượng Thánh Giá trên tháp chuông, viên đạn đúng vào giữa Thánh Giá. Nhưng vì được đổ bê-tông kiên cố, nên Thánh Giá không bị hề hấn gì cả, chỉ có một mảnh xi-măng bắn ngược lại xuống trúng mắt anh bộ đội, khiến anh bị mù tại chỗ. Sự kiện đó, tuy không được đăng tải trên báo chí, nhưng dân chúng truyền miệng đi khắp nơi. Bởi vậy, nay người ta chỉ làm một ngôi sao bằng tôn màu đỏ bọc tượng Thánh Giá lại, chứ không ai dám phá.
(1) xem Albert Pfleger, Fioretti de la Vierge Marie, Mambre Éditeur 1992, (Trích Vài trường hợp về án phạt tội Phạm Thánh – LM Nguyễn Hữu Thy)
Còn đây là câu chuyện “Vào Đống Đa – ra Văn Điển: đã kể lại:
- Năm 1973, chính quyền có cử một số đại diện tới ép cha Giuse Vũ Ngọc Bích ký giấy cho mượn để chính quyền cho một đơn vị bộ đội đóng quân. Vị linh mục thánh thiện này, vốn hiểu rõ luật pháp và luật Dòng đã khẳng khái trả lời: "Tôi không có quyền". Ngay tức khắc, vị cán bộ đại diện chính quyền thời đó, đã huyênh hoang tuyên bố: "Ông không có quyền thì tôi có quyền". Sau đó không lâu, linh mục Vũ Ngọc Bích bị cưỡng bức ra khỏi tu viện. Sau khi trục xuất được vị linh mục - người quản lý tài sản của Nhà Dòng tại Hà Nội - ra khỏi tu viện, chính quyền bắt tay vào thực hiện chính sách "phá bỏ tàn dư của chế độ cũ".
Việc đầu tiên mà họ thực hiện là phá bỏ cây thánh giá trên nóc toà nhà tu viện. Chuyện kể rằng người lính được cắt cử phá dỡ thánh giá hôm đó sau nhát búa đầu tiên đã ngã quỵ xuống. Cây thánh giá chỉ bị sứt một miếng nhỏ. Hiện nay, cây thánh giá vẫn đứng vững mang trên mình vết thẹo của thời gian. Cây thánh giá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt. Nhưng cũng từ thời điểm ấy hình như có một lời nguyền đã được ban ra, khiến bệnh viện Đống Đa trở thành nơi bị chúc dữ.
Hà Nội, ngày 14 tháng 9 năm 2008.
Cộng đoàn Công Giáo St. Bernadette, TGP Boston, hiệp thông với Giáo Xứ Thái Hà
Phêrô Trần Ngọc Ánh
22:37 13/09/2008
BOSTON - Liên tiếp trong hai tuần qua, Cộng đoàn Công Giáo St. Bernadette, Tổng Giáo Phận Boston bày tỏ tình hiệp thông với các Linh Mục và Giáo Dân Giáo Xứ Thái Hà, Hà Nội bằng các lời cầu nguyện trong Thánh Lễ Chúa Nhật, bằng việc ký tên vào Thỉnh Nguyện Thư gởi Tổng Thống Hoa Kỳ George W. Bush, hai Thượng Nghi Sĩ Liên Bang của Tiểu Bang Massachsetts là TNS Edward M. Kennedy và TNS John F. Kerry, cùng hai vị Dân Biểu là Representative Stephen Lynch và Representative Bill Delahunt.
Nội dung các Thỉnh Nguyên Thư là yêu cầu Tổng Thống Bush và các vị Thượng Nghị Sĩ cũng như Dân Biểu lên tiếng can thiệp cùng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Buộc họ tôn trọng quyền tự do Tín Ngưỡng của nhân dân Việt Nam, trả lại các tài sản mà chính quyền cộng sản đã tịch thu trái phép của các tôn giáo và người dân, cụ thể là trả lại khu đất của Giáo xứ Thái Hà mà nhà cầm quyền Hà Nội đã ngụy tạo giấy tờ để cưỡng chiếm trong nhiều thập niên qua, bất kể giáo dân đã nhiều lần làm giấy tờ xin lại, cũng như đã tập trung tại Linh địa Đức Bà để cầu nguyện trong ôn hoà và trật tự để đòi hỏi công lý và tự do.
Bản Thông Tin hàng tuần của Cộng đoàn cũng đăng lời kêu goi giáo dân biết xử dụng internet download các mẫu thư và gởi cho các vị dân cử của đơn vị mình yêu cầu lên tiếng can thiệp và bênh vực giáo dân Xứ Thái Hà đang bị nhà cầm quyền khủng bố, vu cáo, bắt bớ và giam cầm chỉ vì họ lên tiếng nói bênh vực lẽ phải, tranh đấu bất bạo động chống lại bọn “cường hào ác bá” thời mới là các cán bộ công an của bộ máy cầm quyền Hà Nội.
Thư gởi các giới chức dân cử đại diện cho đồng bào trong khu vực tại cấp Chính quyền Liên Bang gồm:
Thượng Nghị Sĩ Edward M. Kennedy tại http://kennedy.senate.gov/senator/contact.cfm
Thượng Nghị Sĩ John F. Kerry tại http://kerry.senate.gov/contact/email.cfm
Dân Biểu Stephen Lynch tại http://www.house.gov/writerep/
Dân Biểu Bill Delahung tại william.delahunt@mail.house.gov
Trong tình hiệp thông, Cộng đồng Dân Chúa tại Giáo xứ Thánh Bernadette tiếp tục cầu nguyện cho sự bình an, sự khôn ngoan, lòng can đảm và bền chí của cộng đồng Dân Chúa Thái Hà.
Chủ tịch Cộng đoàn
Nội dung các Thỉnh Nguyên Thư là yêu cầu Tổng Thống Bush và các vị Thượng Nghị Sĩ cũng như Dân Biểu lên tiếng can thiệp cùng nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam. Buộc họ tôn trọng quyền tự do Tín Ngưỡng của nhân dân Việt Nam, trả lại các tài sản mà chính quyền cộng sản đã tịch thu trái phép của các tôn giáo và người dân, cụ thể là trả lại khu đất của Giáo xứ Thái Hà mà nhà cầm quyền Hà Nội đã ngụy tạo giấy tờ để cưỡng chiếm trong nhiều thập niên qua, bất kể giáo dân đã nhiều lần làm giấy tờ xin lại, cũng như đã tập trung tại Linh địa Đức Bà để cầu nguyện trong ôn hoà và trật tự để đòi hỏi công lý và tự do.
Bản Thông Tin hàng tuần của Cộng đoàn cũng đăng lời kêu goi giáo dân biết xử dụng internet download các mẫu thư và gởi cho các vị dân cử của đơn vị mình yêu cầu lên tiếng can thiệp và bênh vực giáo dân Xứ Thái Hà đang bị nhà cầm quyền khủng bố, vu cáo, bắt bớ và giam cầm chỉ vì họ lên tiếng nói bênh vực lẽ phải, tranh đấu bất bạo động chống lại bọn “cường hào ác bá” thời mới là các cán bộ công an của bộ máy cầm quyền Hà Nội.
Thư gởi các giới chức dân cử đại diện cho đồng bào trong khu vực tại cấp Chính quyền Liên Bang gồm:
Thượng Nghị Sĩ Edward M. Kennedy tại http://kennedy.senate.gov/senator/contact.cfm
Thượng Nghị Sĩ John F. Kerry tại http://kerry.senate.gov/contact/email.cfm
Dân Biểu Stephen Lynch tại http://www.house.gov/writerep/
Dân Biểu Bill Delahung tại william.delahunt@mail.house.gov
Trong tình hiệp thông, Cộng đồng Dân Chúa tại Giáo xứ Thánh Bernadette tiếp tục cầu nguyện cho sự bình an, sự khôn ngoan, lòng can đảm và bền chí của cộng đồng Dân Chúa Thái Hà.
Chủ tịch Cộng đoàn
Tài Liệu - Sưu Khảo
Dân số và sự sống con người (5)
Fx. Trần Kim Ngọc, OP
19:30 13/09/2008
DÂN SỐ VÀ SỰ SỐNG CON NGƯỜI (5)
2. Sự sống con người
Sự sống con người là một đề tài đang thu hút sự chú ý của các khoa học gia và nhất là những nhà đạo đức khi con người đang đối diện với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào vấn đề tạo sinh. Con người là một thực thể xã hội và tôn giáo. Những người sống trong xã hội, vì một lý do nào đó, muốn khám phá ra những điều kỳ diệu trong thiên nhiên và muốn nổi danh nên đã muốn can thiệp vào lãnh vực sự sống con người một cách phi nhân bản. Sự can thiệp vô luân này đã khiến các nhà luân lý không thể không lên tiếng chống lại những nguy cơ làm phương hại đến nhân vị sự sống.
2.1. Thiên Chúa là chủ sự sống
“Thiên Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử” (1Sm 2,6). Sự sống là một điều gì đó rất huyền nhiệm nhưng cũng rất cụ thể có liên quan đến mỗi một con người. Bao lâu con người đang còn sống trên hành tinh này, thì bấy lâu con người đang nỗ lực đi tìm những phương thuốc giúp con người sống khỏe hơn, lâu hơn và hạnh phúc hơn. Cái khát vọng này thật là chính đáng. Nhưng nhiều lúc con người đã dùng những biện pháp để biến khát vọng đó thành hiện thực một cách phi lý, phi lý đến nỗi chống lại phẩm giá cao trọng của chính mình. Người ta dùng những phương pháp để can thiệp vào sự sống con người, nhưng không thiếu những lần những phương pháp đó gây tác hại trên phẩm giá của nhân vị. Người ta có thể nhân danh khoa học hay tiến bộ để can thiệp vào nhân vị sự sống không? Người ta có thể nhân danh lòng từ bi để giết hại những sinh mạng chưa có khả năng tự vệ không? Người ta có thể để bảo vệ mạng sống người này mà hủy diệt sự sống của người khác không? Sự sống là một huyền nhiệm. Không ai có quyền trên sự sống của người khác vì bất cứ lý do gì. Đó không chỉ là một suy tư mang tính triết học, nhưng phải nói đó là một mệnh lệnh Thiên Chúa đã thiết định trong lương tri con người. Câu chuyện trong sách Sáng Thế, Ca-in giết hại em mình là A-ben, Thiên Chúa đã hạch hỏi Ca-in: “A-ben em ngươi đâu rồi?” (St 4,9). Và khi một người nào đó giết hại anh em đồng loại của mình thì Thiên Chúa cũng sẽ hỏi như thế. Điều này cho ta thấy là vì bất cứ lý do gì cũng không được xúc phạm đến mạng sống của người anh em mình, đó là quyền của Thiên Chúa.
Tiên tri Ê-dê-ki-en cho ta biết rõ tư tưởng và mệnh lệnh của Thiên Chúa: “Mạng sống nào cũng thuộc về Ta; mạng sống của cha cũng như mạng sống của con đều thuộc về Ta. Ai phạm tội, kẻ ấy phải chết.” (Ed 18,4).
Không ai có quyền trên mạng sống người khác và ngay cả trên cả mạng sống của mình. Thiên Chúa là chủ sự sống của con người. Và chỉ Thiên Chúa có quyền trên mạng sống ấy.
2.2. Con người là cộng tác viên của sự sống
Sau khi hoàn tất công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã giao lại cho con người. Trong vấn đề sự sống, Thiên Chúa là chủ sự sống và khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người có nam có nữ, một phần nào đó là Thiên Chúa muốn kêu mời con người cộng tác vào việc tạo sinh. Thiên Chúa kêu gọi người nam người nữ đến với nhau làm thành đôi vợ chồng, sống yêu thương, bổ túc cho nhau và sinh dưỡng con cái. Con người có địa vị cao trọng vì con người được kêu gọi cộng tác với Thiên Chúa để sinh ra những hữu thể người mới, một tuyệt tác trên mọi tuyệt tác, hình ảnh Thiên Chúa. “Trọng trách lưu truyền sự sống con người, làm cho đôi bạn trở thành những cộng tác viên tự do và hữu trách của Tạo Hóa, vốn gây cho chính họ những khoái lạc bao la, và nhiều khi đem theo không ít những khó khăn và vất vả.”[1]
2.3. Quà tặng sự sống
Phân tích dưới khía cạnh sinh học, chúng ta thấy những con số về các thành phần có trong con người thật là huyền vi. Sự sống là cả một huyền nhiệm. Từ khi hai người nam nữ có quan hệ với nhau, hàng triệu tinh trùng dành nhau để trở thành người chiến thắng trong cuộc đua làm tác nhân kết hợp với trứng nơi người phụ nữ tạo thành một sự sống mới.[2] Để có được một con người mới, cái trứng được thụ thai phải phát triển qua các giai đoạn thật là kỳ diệu.[3] Trên thế giới có hàng triệu người, nhưng có thể nói là không ai giống ai. Thiên Chúa quả là một nhà điều khắc tuyệt vời. Và khi một sự sống được hình thành thì đó cũng là lúc Thiên Chúa ban tặng cho đôi vợ chồng một món quà vô giá, độc nhất vô nhị: “Ơn sự sống mà Thiên Chúa, là Đấng Sáng Tạo và là Cha, đã trao ban cho con người, đòi hỏi con người phải ý thức về giá trị vô giá của nó và biết lãnh nhận trách nhiệm. Nguyên tắc căn bản đó phải được đặt ngay ở trung tâm của sự suy tư, để soi sáng và giải quyết những vấn đề đạo đức do những can thiệp nhân tạo vào sự sống mới phát sinh và vào những diễn tiến của sự tạo sinh đặt ra.”[4]
2.4. Khởi đầu sự sống
Sự sống khởi sự khi nào? Đó là câu hỏi đã được nhiều nhà khoa học, y học, triết học và luân lý đặt ra. Nhưng khó có câu trả lời dứt khoát. Ai có thể phân tích được linh hồn để xác định sự khởi đầu của sự sống? Dù theo thuyết nào đi nữa thì chúng ta không thể nói một cách chắc chắn hay biết một cách rõ ràng sự khởi đầu của một nhân vị. Để chắc chắn nhất và để tránh nguy cơ lạm dụng, Giáo Hội nói rằng sự sống con người bắt đầu từ giây phút đầu tiên, khi tinh trùng gặp trứng, nghĩa là từ lúc thụ thai. Sẽ không có nhân vị sự sống nếu không có một sự khởi đầu ngay từ giây phút đầu tiên ấy. Ai phủ nhận giây phút đầu tiên thì cũng phủ nhận luôn mọi giây phút của một nhân vị sự sống.
“Ngay từ khi noãn thụ tinh, đã khởi đầu một sự sống vốn không phải là sự sống của người cha cũng không phải là sự sống của người mẹ, nhưng là của một con người mới, phát triển cho chính mình. Nó sẽ không bao giờ thành người, nếu nó không là người ngay từ lúc ấy. Điều hiển nhiên muôn thuở đó, đã được khoa di truyền học hiện đại xác nhận. Khoa di truyền cho thấy, ngay từ giây phút đầu tiên, chương trình phát triển trong tương lai của sinh thể đó đã được định đoạt: một con người, một con người cá biệt với những đặc tính xác định rất rõ ràng. Cuộc phiêu lưu của sự sống trong một con người bắt đầu ngay từ lúc thụ tinh, với thời gian, các khả năng to lớn của sự sống sẽ lần lượt xuất hiện và sẵn sàng hoạt động.”[5]
(còn tiếp)
Chú thích:
[1] Phao-lô VI, Thông điệp Sự sống con người (Humanae Vitae), 25/07/1967, số 1.
[2] Xc. Nhóm Biên soạn, Đạo đức Sinh học Bioethics (Lưu hành nội bộ, 2003), tr. 158-160.
[3] Ibidem, tr. 160-165.
[4] Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Hồng ân Sự sống, 22/02/1987, trích lại trong Một số tài liệu Huấn quyền liên quan đến vấn đề Luân lý (Sài Gòn: Đại chủng viện thánh Giuse, 2004), tr. 391.
[5] Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên ngôn về việc cố ý phá thai (18/11/1974), số 12-13.
2. Sự sống con người
Sự sống con người là một đề tài đang thu hút sự chú ý của các khoa học gia và nhất là những nhà đạo đức khi con người đang đối diện với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào vấn đề tạo sinh. Con người là một thực thể xã hội và tôn giáo. Những người sống trong xã hội, vì một lý do nào đó, muốn khám phá ra những điều kỳ diệu trong thiên nhiên và muốn nổi danh nên đã muốn can thiệp vào lãnh vực sự sống con người một cách phi nhân bản. Sự can thiệp vô luân này đã khiến các nhà luân lý không thể không lên tiếng chống lại những nguy cơ làm phương hại đến nhân vị sự sống.
2.1. Thiên Chúa là chủ sự sống
“Thiên Chúa là Đấng cầm quyền sinh tử” (1Sm 2,6). Sự sống là một điều gì đó rất huyền nhiệm nhưng cũng rất cụ thể có liên quan đến mỗi một con người. Bao lâu con người đang còn sống trên hành tinh này, thì bấy lâu con người đang nỗ lực đi tìm những phương thuốc giúp con người sống khỏe hơn, lâu hơn và hạnh phúc hơn. Cái khát vọng này thật là chính đáng. Nhưng nhiều lúc con người đã dùng những biện pháp để biến khát vọng đó thành hiện thực một cách phi lý, phi lý đến nỗi chống lại phẩm giá cao trọng của chính mình. Người ta dùng những phương pháp để can thiệp vào sự sống con người, nhưng không thiếu những lần những phương pháp đó gây tác hại trên phẩm giá của nhân vị. Người ta có thể nhân danh khoa học hay tiến bộ để can thiệp vào nhân vị sự sống không? Người ta có thể nhân danh lòng từ bi để giết hại những sinh mạng chưa có khả năng tự vệ không? Người ta có thể để bảo vệ mạng sống người này mà hủy diệt sự sống của người khác không? Sự sống là một huyền nhiệm. Không ai có quyền trên sự sống của người khác vì bất cứ lý do gì. Đó không chỉ là một suy tư mang tính triết học, nhưng phải nói đó là một mệnh lệnh Thiên Chúa đã thiết định trong lương tri con người. Câu chuyện trong sách Sáng Thế, Ca-in giết hại em mình là A-ben, Thiên Chúa đã hạch hỏi Ca-in: “A-ben em ngươi đâu rồi?” (St 4,9). Và khi một người nào đó giết hại anh em đồng loại của mình thì Thiên Chúa cũng sẽ hỏi như thế. Điều này cho ta thấy là vì bất cứ lý do gì cũng không được xúc phạm đến mạng sống của người anh em mình, đó là quyền của Thiên Chúa.
Tiên tri Ê-dê-ki-en cho ta biết rõ tư tưởng và mệnh lệnh của Thiên Chúa: “Mạng sống nào cũng thuộc về Ta; mạng sống của cha cũng như mạng sống của con đều thuộc về Ta. Ai phạm tội, kẻ ấy phải chết.” (Ed 18,4).
Không ai có quyền trên mạng sống người khác và ngay cả trên cả mạng sống của mình. Thiên Chúa là chủ sự sống của con người. Và chỉ Thiên Chúa có quyền trên mạng sống ấy.
2.2. Con người là cộng tác viên của sự sống
Sau khi hoàn tất công trình tạo dựng, Thiên Chúa đã giao lại cho con người. Trong vấn đề sự sống, Thiên Chúa là chủ sự sống và khi Thiên Chúa tạo dựng nên con người có nam có nữ, một phần nào đó là Thiên Chúa muốn kêu mời con người cộng tác vào việc tạo sinh. Thiên Chúa kêu gọi người nam người nữ đến với nhau làm thành đôi vợ chồng, sống yêu thương, bổ túc cho nhau và sinh dưỡng con cái. Con người có địa vị cao trọng vì con người được kêu gọi cộng tác với Thiên Chúa để sinh ra những hữu thể người mới, một tuyệt tác trên mọi tuyệt tác, hình ảnh Thiên Chúa. “Trọng trách lưu truyền sự sống con người, làm cho đôi bạn trở thành những cộng tác viên tự do và hữu trách của Tạo Hóa, vốn gây cho chính họ những khoái lạc bao la, và nhiều khi đem theo không ít những khó khăn và vất vả.”[1]
2.3. Quà tặng sự sống
Phân tích dưới khía cạnh sinh học, chúng ta thấy những con số về các thành phần có trong con người thật là huyền vi. Sự sống là cả một huyền nhiệm. Từ khi hai người nam nữ có quan hệ với nhau, hàng triệu tinh trùng dành nhau để trở thành người chiến thắng trong cuộc đua làm tác nhân kết hợp với trứng nơi người phụ nữ tạo thành một sự sống mới.[2] Để có được một con người mới, cái trứng được thụ thai phải phát triển qua các giai đoạn thật là kỳ diệu.[3] Trên thế giới có hàng triệu người, nhưng có thể nói là không ai giống ai. Thiên Chúa quả là một nhà điều khắc tuyệt vời. Và khi một sự sống được hình thành thì đó cũng là lúc Thiên Chúa ban tặng cho đôi vợ chồng một món quà vô giá, độc nhất vô nhị: “Ơn sự sống mà Thiên Chúa, là Đấng Sáng Tạo và là Cha, đã trao ban cho con người, đòi hỏi con người phải ý thức về giá trị vô giá của nó và biết lãnh nhận trách nhiệm. Nguyên tắc căn bản đó phải được đặt ngay ở trung tâm của sự suy tư, để soi sáng và giải quyết những vấn đề đạo đức do những can thiệp nhân tạo vào sự sống mới phát sinh và vào những diễn tiến của sự tạo sinh đặt ra.”[4]
2.4. Khởi đầu sự sống
Sự sống khởi sự khi nào? Đó là câu hỏi đã được nhiều nhà khoa học, y học, triết học và luân lý đặt ra. Nhưng khó có câu trả lời dứt khoát. Ai có thể phân tích được linh hồn để xác định sự khởi đầu của sự sống? Dù theo thuyết nào đi nữa thì chúng ta không thể nói một cách chắc chắn hay biết một cách rõ ràng sự khởi đầu của một nhân vị. Để chắc chắn nhất và để tránh nguy cơ lạm dụng, Giáo Hội nói rằng sự sống con người bắt đầu từ giây phút đầu tiên, khi tinh trùng gặp trứng, nghĩa là từ lúc thụ thai. Sẽ không có nhân vị sự sống nếu không có một sự khởi đầu ngay từ giây phút đầu tiên ấy. Ai phủ nhận giây phút đầu tiên thì cũng phủ nhận luôn mọi giây phút của một nhân vị sự sống.
“Ngay từ khi noãn thụ tinh, đã khởi đầu một sự sống vốn không phải là sự sống của người cha cũng không phải là sự sống của người mẹ, nhưng là của một con người mới, phát triển cho chính mình. Nó sẽ không bao giờ thành người, nếu nó không là người ngay từ lúc ấy. Điều hiển nhiên muôn thuở đó, đã được khoa di truyền học hiện đại xác nhận. Khoa di truyền cho thấy, ngay từ giây phút đầu tiên, chương trình phát triển trong tương lai của sinh thể đó đã được định đoạt: một con người, một con người cá biệt với những đặc tính xác định rất rõ ràng. Cuộc phiêu lưu của sự sống trong một con người bắt đầu ngay từ lúc thụ tinh, với thời gian, các khả năng to lớn của sự sống sẽ lần lượt xuất hiện và sẵn sàng hoạt động.”[5]
(còn tiếp)
Chú thích:
[1] Phao-lô VI, Thông điệp Sự sống con người (Humanae Vitae), 25/07/1967, số 1.
[2] Xc. Nhóm Biên soạn, Đạo đức Sinh học Bioethics (Lưu hành nội bộ, 2003), tr. 158-160.
[3] Ibidem, tr. 160-165.
[4] Bộ Giáo lý Đức tin, Huấn thị Hồng ân Sự sống, 22/02/1987, trích lại trong Một số tài liệu Huấn quyền liên quan đến vấn đề Luân lý (Sài Gòn: Đại chủng viện thánh Giuse, 2004), tr. 391.
[5] Bộ Giáo lý Đức tin, Tuyên ngôn về việc cố ý phá thai (18/11/1974), số 12-13.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Trăng Viễn Xứ - Full Moon
Nguyễn Đức Cung
00:09 13/09/2008
TRĂNG VIỄN XỨ - Full Moon
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Chốn cũ giờ hẳn tiết Trung Thu !.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền