Phụng Vụ - Mục Vụ
Vua Tình Thương
Lm Vũđình Tường
01:47 10/09/2020
Dụ ngôn kể chuyện vị vua nhân từ, đầy bác ái, yêu thương với dân ngài để nói lên Vua nước trời tỏ lòng xót thương với nhân loại. Chuyện kể người đầy tớ mắc nợ vua món nợ khổng lồ, đến kì hạn, anh ta không thể trả được. Anh xin vua ban cho anh thời gian để anh trả nợ vua. Biết rõ dù có cho anh thêm bao nhiêu thời gian đi nữa, anh cũng không thể trả nổi chỉ một phần tiền lời hàng năm, nói chi đến trả vào vốn. Biết rõ nỗi khổ tâm của anh và gia đình, vị vua nhân từ tha cho anh món nợ ngập đầu kia. Anh hân hoan ra về vì mối lo ngày đêm đã tan biến. Trên đường về anh gặp một người nợ anh một món bạc nhỏ hơn, anh đòi người đó trả. Người đó cũng xin khất để sau này sẽ trả. Anh không bằng lòng và bắt người đó vào tù cho đến khi trả xong nợ. Có người biết chuyện tâu vua. Vua cho đòi người đầy tớ vào trách, phạt: 'Tên đầy tớ độc ác kia, ta dã tha hết số nợ ấy cho người, vì ngươi đã van xin ta, đến lượt ngươi, ngươi không phải thương xót đồng bạn, như chính ta đã thương xót ngươi sao? Mt 18,33. Trong cơn thịnh nộ, vua trao cho lí hình hành hạ, cho đến khi anh trả hết nợ.
Đức Kitô, Vua Nước Trời, là vị vua đầy lòng xót thương, bởi lối sống của Ngài là xót thương. Ngài là hình ảnh sống động của lòng Thương xót Chúa. Đức Kitô dậy các môn đệ, không cần phải đếm bao nhiêu lần trong ngày mình tỏ lòng xót thương tới người khác. Đức Kitô nói với Phêrô, tha thứ cho anh em có lỗi với mình không đặt căn bản trên số lần, mà bất cứ khi nào người đó đến nhận điều sai, xin lỗi, xin tha, thì anh có bổn phận phải tha cho họ. Tha thứ trở thành một nghĩa vụ, một bổn phận cần phải thực hiện trong cuộc sống. Lòng Chúa xót thương không giới hạn, không bến bờ, không bao giờ cạn. Chúng ta không làm gì đáng hưởng lòng Chúa xót thương, nhưng Ngài ban cho, chúng ta chỉ biết đón nhận. Hãy đón nhận với lòng biết ơn.
Phêrô đưa ra một giới hạn cho việc tha thứ. Ông cho rằng tha bảy lần là rộng lượng lắm rồi. Đức Kitô nói với ông, không phải chỉ tha bảy lần mà tha bảy mươi bảy lần bảy Mt 18,22. Bạn thử đem bảy nhân bảy, rồi lấy kết quả đó nhân bảy. Cứ tiếp tục lấy kết quà lần nhân trước nhân bảy. Tất cả làm như thế bảy mươi bảy lần. Con số cuối thật khổng lồ. Lớn đến độ mọi người trên toàn thế giới thực hành tha thứ hết cả một thế hệ nhân loại may ra mới đạt được kết quả của bài toán nhân đó. Không cần phải ghi nhớ bao nhiêu lần tha thứ, bởi tha thứ không có giới hạn, nên không cần làm việc vô ích đó. Vị vua gọi người đầy tớ lại quở trách, phạt ông, vì ông không tha thứ cho người vay nợ ông. Tha thứ luôn là hành động có đi, có lại. Có nhận; có cho. Nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa, Kitô hữu cũng học từ Thiên Chúa tha cho anh em có lỗi với mình. Tha thứ không phải là một chọn lựa thích thì tha, không thích thì phạt. Tha thứ là một hành động gắn liền với cuộc sống, mỗi lần người làm lỗi xin tha là mỗi lần ta có trách nhiệm tha cho họ. Tha thứ trở thành trách nhiệm, điều ràng buộc cần thực hiện nơi các Kitô hữu. Tha thứ là qua tặng Thiên Chúa ban cho nhân loại. Mỗi lần tha cho anh em nhắc nhở đến lòng Chúa xót thương, Ngài tha tội ta đã phạm. Để tha tội cho nhân loại, Đức Kitô gánh tội gian trần. Để ban cho ta sự sống, Đức Kitô hiến thân trên thập tự. Để ban cho ta sự sống trường sinh, Đức Kitô sống lại từ chõi chết. Khi chúng ta không tha thứ cho anh em, chúng ta không nhận ra người anh em đó cũng là con cái Chúa, là thành phần trong đại gia đình Chúa. Chúa tha cho ta mỗi khi ta phạm tội và thống hối, vì thế ta cũng cần tha thứ cho anh em mỗi khi họ làm ta phiền lòng. Sống như thế chính là sống theo tinh thần của Đức Kitô. Chúng ta không hiểu ơn tha thứ, nhưng cảm nghiệm được thành quả tốt lành của việc thứ tha. Sự sợ hãi của hình phạt biến mất khi tai nghe lỗi đã được tha. Chúng ta biết tình Chúa cao hơn tội ta phạm, ơn tha thứ Ngài ban có sức mạnh tẩy sạch tội đời. Ơn tha thứ có sức mạnh cảm hoá con tim đau khổ, chữa lành cuộc sống nát tan do xa đọa xã hỗi gây nên. Chữa lành những tâm hồn bệnh hoạn, nối kết lại những đoạn tình đứt quãng. Hãy chung lời tạ ơn cho lòng Chúa xót thương, và học từ Ngài thực hiện cuộc sống tha thứ cho nhau.
TiengChuong.org
King of Mercy
This parable uses the image of an earthly king, who cancelled the huge debt owed by his servant, to talk about the unlimited generosity of the heavenly king. The debt was much larger than the king's servant could ever repay, not even the interest only, to say nothing about the capital loan. When the deadline came, the servant begged the king to give him more time. Knowing that he could never pay it, the king showed pity on him by cancelling the whole sum. This act of mercy was beyond the servant's expectation. On the way home, he happened to meet one of his fellows, who had borrowed from him a much smaller sum, and was unable to repay the debt on his deadline. The fellow begged to have more time. Instead of showing mercy, the servant put him in jail, till he paid the last penny. The king heard of the story. He got angry and said to his servant, 'I cancelled all that debt of yours when you appealed to me. Were you not bound, then, to have pity on your fellow servant just as I had pity on you?'. v.33. The king then reversed his previous decision and put him in jail.
Our Lord, Jesus Christ, the heavenly king, is King of Mercy, because His way is mercy. He is the image of God's mercy. Jesus taught His apostles, that there was no need to count the number of times mercy was shown. Jesus told Peter, forgiveness wasn't based on the number of times of forgiving, but it was to happen each time the offender repented, and asked for forgiveness. Each time she/he comes to say 'I am sorry', then forgiveness is to be granted. Jesus told His apostles, that His mercy had no end. It would never stop; there was no limit. Peter thought that forgiving seven times was generous. Jesus told him, not seven, He said, but multiplication of seventy times seven was needed. The result of this multiplication would take the entire human race to practice forgiveness the full. We don't need to keep track of forgiveness. The king reversed his pardon by putting his servant in jail, because the servant had received the king's pity, but showed no pity on his fellow man. God's mercy works in a reciprocal way. We receive, and in turn, must give. Personal practicing of forgiveness is not an option; it must be a way of life. God's way of life is mercy, and we, His disciples, must do the same. Our way of life must be the way of mercy, showing mercy to a person every time s/he comes and asks for pardon. Forgiveness is God's free gift. It is a reflection of God’s love active in our lives. To cancel our debt, our sins, Jesus took it on himself. To give us life, Jesus died for us. When we are unable to forgive, it means, we fail to see others as members of God's family. We fail to see, that person as our brother or sister in Christ. We receive God's forgiveness daily; we need to forgive others always, because it shows that we are God's children. We must practice forgiveness as freely as we have been forgiven. We don't deserve God's forgiveness. We don't understand God's forgiveness, but we experience that God's love is more powerful than our sin. We also experience, that God's mercy has the power to heal the broken hearted, to make whole a shattered life, and to restore a broken relationship. We thank God for the gift of mercy and show our appreciation of this grace by 'passing it on'.
Đức Kitô, Vua Nước Trời, là vị vua đầy lòng xót thương, bởi lối sống của Ngài là xót thương. Ngài là hình ảnh sống động của lòng Thương xót Chúa. Đức Kitô dậy các môn đệ, không cần phải đếm bao nhiêu lần trong ngày mình tỏ lòng xót thương tới người khác. Đức Kitô nói với Phêrô, tha thứ cho anh em có lỗi với mình không đặt căn bản trên số lần, mà bất cứ khi nào người đó đến nhận điều sai, xin lỗi, xin tha, thì anh có bổn phận phải tha cho họ. Tha thứ trở thành một nghĩa vụ, một bổn phận cần phải thực hiện trong cuộc sống. Lòng Chúa xót thương không giới hạn, không bến bờ, không bao giờ cạn. Chúng ta không làm gì đáng hưởng lòng Chúa xót thương, nhưng Ngài ban cho, chúng ta chỉ biết đón nhận. Hãy đón nhận với lòng biết ơn.
Phêrô đưa ra một giới hạn cho việc tha thứ. Ông cho rằng tha bảy lần là rộng lượng lắm rồi. Đức Kitô nói với ông, không phải chỉ tha bảy lần mà tha bảy mươi bảy lần bảy Mt 18,22. Bạn thử đem bảy nhân bảy, rồi lấy kết quả đó nhân bảy. Cứ tiếp tục lấy kết quà lần nhân trước nhân bảy. Tất cả làm như thế bảy mươi bảy lần. Con số cuối thật khổng lồ. Lớn đến độ mọi người trên toàn thế giới thực hành tha thứ hết cả một thế hệ nhân loại may ra mới đạt được kết quả của bài toán nhân đó. Không cần phải ghi nhớ bao nhiêu lần tha thứ, bởi tha thứ không có giới hạn, nên không cần làm việc vô ích đó. Vị vua gọi người đầy tớ lại quở trách, phạt ông, vì ông không tha thứ cho người vay nợ ông. Tha thứ luôn là hành động có đi, có lại. Có nhận; có cho. Nhận ơn tha thứ từ Thiên Chúa, Kitô hữu cũng học từ Thiên Chúa tha cho anh em có lỗi với mình. Tha thứ không phải là một chọn lựa thích thì tha, không thích thì phạt. Tha thứ là một hành động gắn liền với cuộc sống, mỗi lần người làm lỗi xin tha là mỗi lần ta có trách nhiệm tha cho họ. Tha thứ trở thành trách nhiệm, điều ràng buộc cần thực hiện nơi các Kitô hữu. Tha thứ là qua tặng Thiên Chúa ban cho nhân loại. Mỗi lần tha cho anh em nhắc nhở đến lòng Chúa xót thương, Ngài tha tội ta đã phạm. Để tha tội cho nhân loại, Đức Kitô gánh tội gian trần. Để ban cho ta sự sống, Đức Kitô hiến thân trên thập tự. Để ban cho ta sự sống trường sinh, Đức Kitô sống lại từ chõi chết. Khi chúng ta không tha thứ cho anh em, chúng ta không nhận ra người anh em đó cũng là con cái Chúa, là thành phần trong đại gia đình Chúa. Chúa tha cho ta mỗi khi ta phạm tội và thống hối, vì thế ta cũng cần tha thứ cho anh em mỗi khi họ làm ta phiền lòng. Sống như thế chính là sống theo tinh thần của Đức Kitô. Chúng ta không hiểu ơn tha thứ, nhưng cảm nghiệm được thành quả tốt lành của việc thứ tha. Sự sợ hãi của hình phạt biến mất khi tai nghe lỗi đã được tha. Chúng ta biết tình Chúa cao hơn tội ta phạm, ơn tha thứ Ngài ban có sức mạnh tẩy sạch tội đời. Ơn tha thứ có sức mạnh cảm hoá con tim đau khổ, chữa lành cuộc sống nát tan do xa đọa xã hỗi gây nên. Chữa lành những tâm hồn bệnh hoạn, nối kết lại những đoạn tình đứt quãng. Hãy chung lời tạ ơn cho lòng Chúa xót thương, và học từ Ngài thực hiện cuộc sống tha thứ cho nhau.
TiengChuong.org
King of Mercy
This parable uses the image of an earthly king, who cancelled the huge debt owed by his servant, to talk about the unlimited generosity of the heavenly king. The debt was much larger than the king's servant could ever repay, not even the interest only, to say nothing about the capital loan. When the deadline came, the servant begged the king to give him more time. Knowing that he could never pay it, the king showed pity on him by cancelling the whole sum. This act of mercy was beyond the servant's expectation. On the way home, he happened to meet one of his fellows, who had borrowed from him a much smaller sum, and was unable to repay the debt on his deadline. The fellow begged to have more time. Instead of showing mercy, the servant put him in jail, till he paid the last penny. The king heard of the story. He got angry and said to his servant, 'I cancelled all that debt of yours when you appealed to me. Were you not bound, then, to have pity on your fellow servant just as I had pity on you?'. v.33. The king then reversed his previous decision and put him in jail.
Our Lord, Jesus Christ, the heavenly king, is King of Mercy, because His way is mercy. He is the image of God's mercy. Jesus taught His apostles, that there was no need to count the number of times mercy was shown. Jesus told Peter, forgiveness wasn't based on the number of times of forgiving, but it was to happen each time the offender repented, and asked for forgiveness. Each time she/he comes to say 'I am sorry', then forgiveness is to be granted. Jesus told His apostles, that His mercy had no end. It would never stop; there was no limit. Peter thought that forgiving seven times was generous. Jesus told him, not seven, He said, but multiplication of seventy times seven was needed. The result of this multiplication would take the entire human race to practice forgiveness the full. We don't need to keep track of forgiveness. The king reversed his pardon by putting his servant in jail, because the servant had received the king's pity, but showed no pity on his fellow man. God's mercy works in a reciprocal way. We receive, and in turn, must give. Personal practicing of forgiveness is not an option; it must be a way of life. God's way of life is mercy, and we, His disciples, must do the same. Our way of life must be the way of mercy, showing mercy to a person every time s/he comes and asks for pardon. Forgiveness is God's free gift. It is a reflection of God’s love active in our lives. To cancel our debt, our sins, Jesus took it on himself. To give us life, Jesus died for us. When we are unable to forgive, it means, we fail to see others as members of God's family. We fail to see, that person as our brother or sister in Christ. We receive God's forgiveness daily; we need to forgive others always, because it shows that we are God's children. We must practice forgiveness as freely as we have been forgiven. We don't deserve God's forgiveness. We don't understand God's forgiveness, but we experience that God's love is more powerful than our sin. We also experience, that God's mercy has the power to heal the broken hearted, to make whole a shattered life, and to restore a broken relationship. We thank God for the gift of mercy and show our appreciation of this grace by 'passing it on'.
Hãy Tha Thứ Vì Ta Cần Chúa Thứ Tha
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:51 10/09/2020
Chúa Nhật 24 thường niên - năm A
(Mt 18, 21 - 35)
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày câu hỏi nổi tiếng của Phêrô dành cho Thày Giêsu: “Lạy Thày, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bẩy lần không?” (Mt 18, 21). Ông hỏi Chúa Giêsu như thế vì ông tự nghĩ rằng: Theo các Thầy dạy luật, các Rabbi, thì những người công chính nên tha thứ cho những người xúc phạm đến mình 3 lần, sự bất quá tam. Đến lần thứ IV thì không buộc phải tha thứ cho họ nữa! Do đó, ông tự nghĩ: Tha cho anh em đến bẩy lần là điều quá sức, quá quảng đại và đã chứng tỏ rằng mình thực thi như thế là anh hùng và đáng Chúa khen ngợi rồi!
Thế nhưng, câu trả lời của Chúa làm cho ông chưng hửng, cảm thấy hổ thẹn khi so sánh đề nghị của ông với sự đòi hỏi của Chúa thì thấy mình còn quá xa sự trọn lành, Chúa trả lời: “Thầy không bảo con phải tha đến bẩy lần, nhưng đến bẩy mươi lần bẩy” (Mt 18, 22)
Để giải thích cho Phêrô tại sao cần phải luôn tha thứ, Đức Giêsu kể lại dụ ngôn những kẻ mắc nợ. Người đầu tiên được ông chủ tha hết nợ mặc dầu anh nợ ông chủ một số tiền lớn. Nhưng chính anh chỉ sau đó ít lâu lại không biết thương xót và tha cho người khác là kẻ chỉ mắc nợ anh một số tiền nhỏ.
Chúa Giêsu tuyên bố : “Cha Ta trên trời sẽ xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).
Tha thứ là một hành vi nghiêm chỉnh, nếu có thể thì rất khó đối với con người. Người ta không thể nói về sự tha thứ cách nông nổi, khi yêu cầu người bị xúc phạm tha thứ cho người đã xúc phạm đến mình. Các tôn giáo đều dạy sự tha thứ. Tha thứ để làm cho oán tiêu tan, để phá vỡ cái vòng oan nghiệt trói buộc con người. Đức Phật cũng đã để lại một châm ngôn “Không phải với sự oán giận mà sự oán giận được xoa dịu; với sự không oán giận, sự oán giận mới được xoa dịu”. Tha thứ trong Kitô giáo vượt xa sự không bạo tàn và sự không oán hận. Kitô giáo mời gọi tha thứ vì một lý do khác: “Người này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao?”(Sir 27, ). Tôi phải tha thứ cho anh em tôi vì Chúa đã liên tục tha thứ cho tôi. Ðời tôi là một chuỗi những vấp ngã, được đan kết với bao thứ tha. Ơn tha thứ như dòng suối chảy vào đời tôi, nếu bị ngăn lại, nó sẽ thành ao tù, nó chỉ trong lành khi được chảy đến tha nhân. Tha thứ một cách phi thường và hồn nhiên, đó là thái độ của người thấm nhuần Kitô giáo.
Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện: “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Đức Thánh Cha Phanxi cô nói: Đây là một phương trình phải luôn đi đôi với nhau. Nếu bạn không thể tha thứ, thì làm sao Thiên Chúa có thể tha thứ cho bạn? Ngài muốn tha thứ cho bạn, nhưng nếu bạn đóng cửa lòng, thì lòng thương xót không thể bước vào. Có người sẽ hỏi rằng: ‘Thưa cha, con tha thứ nhưng con chẳng thể quên được điều tồi tệ mà người đó làm cho con…’. Đây lại là một vấn đề khác. ‘Hãy khẩn cầu Thiên Chúa để Ngài giúp bạn quên điều đó đi.’ Thật vậy, người ta có thể tha thứ nhưng để quên đi lỗi lầm thì không luôn luôn thành công. Đôi khi chúng ta nói rằng tôi tha thứ cho bạn nhưng thật ra ý tôi là muốn bắt đền bạn; bạn phải trả giá. Tha thứ kiểu này thật sự không được. Hãy tha thứ như Thiên Chúa tha thứ: đó là tha thứ đến tận cùng.
Ước gì mỗi người chúng ta, để đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa. Nhận lãnh sự tha thứ và rồi chúng ta cũng phải tha thứ cho người khác nữa - tha thứ thật lòng. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ chào tôi khi gặp nhau trên đường nữa, nhưng tự thâm tâm tôi đã tha thứ cho bạn rồi. Và như thế chúng ta xích lại gần điều vĩ đại của Thiên Chúa, đó chính là lòng thương xót. Khi tha thứ, chúng ta mở tâm hồn ra để lòng thương xót của Thiên Chúa đi vào và tha thứ cho chúng ta, vì tất cả chúng ta đều cần phải khẩn nài sự tha thứ. Tha thứ và rồi chúng ta sẽ được thứ tha. Chúng ta hãy có lòng thương xót người khác, và chúng ta sẽ cảm nhận được lòng thương xót đó nơi Thiên Chúa, là Đấng một khi đã tha thứ thì hoàn toàn quên hết lỗi lầm của chúng ta.
Lạy Chúa là Đấng hay tha thứ, xin dạy con bài học thứ tha, để con không giữ lòng hiềm thù, oán hờn và ghen ghét bất cứ ai đã xúc phạm, gây ra đau khổ cho con, xin giúp con luôn tha thứ cho người vô tình hay hữu ý xúc phạm tới con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
(Mt 18, 21 - 35)
Bài Tin Mừng hôm nay trình bày câu hỏi nổi tiếng của Phêrô dành cho Thày Giêsu: “Lạy Thày, khi anh em xúc phạm đến con, con phải tha thứ cho họ mấy lần. Có phải đến bẩy lần không?” (Mt 18, 21). Ông hỏi Chúa Giêsu như thế vì ông tự nghĩ rằng: Theo các Thầy dạy luật, các Rabbi, thì những người công chính nên tha thứ cho những người xúc phạm đến mình 3 lần, sự bất quá tam. Đến lần thứ IV thì không buộc phải tha thứ cho họ nữa! Do đó, ông tự nghĩ: Tha cho anh em đến bẩy lần là điều quá sức, quá quảng đại và đã chứng tỏ rằng mình thực thi như thế là anh hùng và đáng Chúa khen ngợi rồi!
Thế nhưng, câu trả lời của Chúa làm cho ông chưng hửng, cảm thấy hổ thẹn khi so sánh đề nghị của ông với sự đòi hỏi của Chúa thì thấy mình còn quá xa sự trọn lành, Chúa trả lời: “Thầy không bảo con phải tha đến bẩy lần, nhưng đến bẩy mươi lần bẩy” (Mt 18, 22)
Để giải thích cho Phêrô tại sao cần phải luôn tha thứ, Đức Giêsu kể lại dụ ngôn những kẻ mắc nợ. Người đầu tiên được ông chủ tha hết nợ mặc dầu anh nợ ông chủ một số tiền lớn. Nhưng chính anh chỉ sau đó ít lâu lại không biết thương xót và tha cho người khác là kẻ chỉ mắc nợ anh một số tiền nhỏ.
Chúa Giêsu tuyên bố : “Cha Ta trên trời sẽ xử với các con đúng như thế, nếu mỗi người trong các con không hết lòng tha thứ cho anh em mình” (Mt 18, 35).
Tha thứ là một hành vi nghiêm chỉnh, nếu có thể thì rất khó đối với con người. Người ta không thể nói về sự tha thứ cách nông nổi, khi yêu cầu người bị xúc phạm tha thứ cho người đã xúc phạm đến mình. Các tôn giáo đều dạy sự tha thứ. Tha thứ để làm cho oán tiêu tan, để phá vỡ cái vòng oan nghiệt trói buộc con người. Đức Phật cũng đã để lại một châm ngôn “Không phải với sự oán giận mà sự oán giận được xoa dịu; với sự không oán giận, sự oán giận mới được xoa dịu”. Tha thứ trong Kitô giáo vượt xa sự không bạo tàn và sự không oán hận. Kitô giáo mời gọi tha thứ vì một lý do khác: “Người này tích lòng giận ghét người kia, mà dám xin Chúa cứu chữa sao? Nó chẳng thương xót người đồng loại với nó, mà còn cầu xin tha thứ tội lỗi nó làm sao?”(Sir 27, ). Tôi phải tha thứ cho anh em tôi vì Chúa đã liên tục tha thứ cho tôi. Ðời tôi là một chuỗi những vấp ngã, được đan kết với bao thứ tha. Ơn tha thứ như dòng suối chảy vào đời tôi, nếu bị ngăn lại, nó sẽ thành ao tù, nó chỉ trong lành khi được chảy đến tha nhân. Tha thứ một cách phi thường và hồn nhiên, đó là thái độ của người thấm nhuần Kitô giáo.
Trong Kinh Lạy Cha, chúng ta cầu nguyện: “Xin tha nợ cho chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con”. Đức Thánh Cha Phanxi cô nói: Đây là một phương trình phải luôn đi đôi với nhau. Nếu bạn không thể tha thứ, thì làm sao Thiên Chúa có thể tha thứ cho bạn? Ngài muốn tha thứ cho bạn, nhưng nếu bạn đóng cửa lòng, thì lòng thương xót không thể bước vào. Có người sẽ hỏi rằng: ‘Thưa cha, con tha thứ nhưng con chẳng thể quên được điều tồi tệ mà người đó làm cho con…’. Đây lại là một vấn đề khác. ‘Hãy khẩn cầu Thiên Chúa để Ngài giúp bạn quên điều đó đi.’ Thật vậy, người ta có thể tha thứ nhưng để quên đi lỗi lầm thì không luôn luôn thành công. Đôi khi chúng ta nói rằng tôi tha thứ cho bạn nhưng thật ra ý tôi là muốn bắt đền bạn; bạn phải trả giá. Tha thứ kiểu này thật sự không được. Hãy tha thứ như Thiên Chúa tha thứ: đó là tha thứ đến tận cùng.
Ước gì mỗi người chúng ta, để đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa. Nhận lãnh sự tha thứ và rồi chúng ta cũng phải tha thứ cho người khác nữa - tha thứ thật lòng. Có lẽ bạn sẽ không bao giờ chào tôi khi gặp nhau trên đường nữa, nhưng tự thâm tâm tôi đã tha thứ cho bạn rồi. Và như thế chúng ta xích lại gần điều vĩ đại của Thiên Chúa, đó chính là lòng thương xót. Khi tha thứ, chúng ta mở tâm hồn ra để lòng thương xót của Thiên Chúa đi vào và tha thứ cho chúng ta, vì tất cả chúng ta đều cần phải khẩn nài sự tha thứ. Tha thứ và rồi chúng ta sẽ được thứ tha. Chúng ta hãy có lòng thương xót người khác, và chúng ta sẽ cảm nhận được lòng thương xót đó nơi Thiên Chúa, là Đấng một khi đã tha thứ thì hoàn toàn quên hết lỗi lầm của chúng ta.
Lạy Chúa là Đấng hay tha thứ, xin dạy con bài học thứ tha, để con không giữ lòng hiềm thù, oán hờn và ghen ghét bất cứ ai đã xúc phạm, gây ra đau khổ cho con, xin giúp con luôn tha thứ cho người vô tình hay hữu ý xúc phạm tới con. Amen.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 23 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:02 10/09/2020
CHÚA NHẬT 23 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng : Mt 18, 15-20.
“Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em”.
Anh chị em thân mến,
Sống ở đời ai cũng muốn có nhiều bạn hơn kẻ thù, ai cũng muốn người khác có đời sống tốt đẹp hơn, ai cũng cũng mong muốn mọi người sống hòa thuận và biết giúp đỡ nhau hơn, đó là ứơc muốn của những người có lương tâm chân chính.
1. Phê phán trách móc người khác thì dễ hơn là tự kiểm điểm mình.
Chúng ta thường phê phán và trách móc người này không tham dự những sinh hoạt của cộng đoàn, chúng ta có thái độ gay gắt với những người không nghe lời khuyên bảo của mình để trở về sinh hoạt trong giáo xứ, nhưng có lần nào chúng ta tự kiểm điểm lại thái độ của mình khi khuyên bảo người anh em chị em chưa?
Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi lúc việc làm của chúng ta không như lòng chúng ta mong muốn: chúng ta muốn anh chị em sửa đổi tính nết, nhưng thay vì nhẹ nhàng khuyên bảo thì chúng ta la mắng và có khi thóa mạ họ; chúng ta muốn người khác sống tốt đẹp hơn, nhưng chúng ta lại hay trách móc phê bình họ, làm cho họ vì tự ái mà xa dần cộng đoàn, xa dần giáo xứ và dần dần như người xa lạ với những công việc của cộng đoàn, của giáo xứ.
Chúng ta khuyên bảo với thái độ kiêu căng, chúng ta khuyên bảo với lời nói nặng nề, chúng ta nhắc nhở anh chị em với thái độ ta đây tốt lành thánh thiện hơn họ, thì thử hỏi họ có nghe lời chúng ta không? Biết đâu rằng trong số những người có cuộc sống –mà theo chúng ta- không giống như người Ki-tô hữu ấy- có những người mà vô tình hay cố ý chúng ta làm tổn thương họ bằng lời nói của chúng ta, hoặc bằng những thái độ không mấy thân thiện khiêm tốn của chúng ta !
2. Nói lời khuyên bảo thì dễ hơn là tự răn đe mình.
Có những người thích đi khuyên bảo người khác làm điều lành lánh điều dữ, nhưng lời khuyên bảo của họ không có ai nghe, vì họ khuyên người khác làm điều tốt, nhưng chính họ thì lại làm những điều ngược lại lời họ khuyên bảo người khác; có người được Thiên Chúa ban cho cái giọng nói ngọt ngào với người khác, ai nghe lời họ nói cũng thấy mát lòng mát dạ, nhưng sau đó họ lấy làm khó chịu vì đó chỉ là lời ngọt ngào trên môi miệng chứ không phát xuất từ trong tâm hồn mà ra.
Đức Chúa Giê-su chỉ ra cho chúng ta phương pháp để dẫn dắt và sửa đổi anh em chị em trở lại với cộng đoàn khi họ làm điều không đúng, tức là Ngài đặt chúng ta trong tư thế một người có bản lãnh, nghĩa là một người luôn tự vấn lương tâm mình trước khi khuyên bảo người anh em, và đồng thời Ngài cũng gián tiếp cho chúng ta hay: đừng phê bình trách móc người anh em chị em khi bản thân mình cũng nhiều khuyết điểm như họ…
Anh chị em thân mến,
Cuộc sống thật có ý nghĩa và đời sống mỗi người Ki-tô hữu là một mầu nhiệm gắn liền với Đức Chúa Giê-su qua bí tích Rửa Tội, do đó mà chúng ta luôn mong muốn mình được hoàn hảo, và cũng mong ước người khác cũng được hoàn hảo như mình, nên chúng ta -có những lúc- tỏ vẻ khó chịu khi người khác sống không như chúng ta muốn, cho nên chúng ta thường để mất người anh em chị em hơn là được lại họ...
Xin được rửa chân cho anh chị em chứ không muốn làm người sửa lưng anh chị em.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng : Mt 18, 15-20.
“Nếu nó chịu nghe anh, thì anh đã chinh phục được người anh em”.
Anh chị em thân mến,
Sống ở đời ai cũng muốn có nhiều bạn hơn kẻ thù, ai cũng muốn người khác có đời sống tốt đẹp hơn, ai cũng cũng mong muốn mọi người sống hòa thuận và biết giúp đỡ nhau hơn, đó là ứơc muốn của những người có lương tâm chân chính.
1. Phê phán trách móc người khác thì dễ hơn là tự kiểm điểm mình.
Chúng ta thường phê phán và trách móc người này không tham dự những sinh hoạt của cộng đoàn, chúng ta có thái độ gay gắt với những người không nghe lời khuyên bảo của mình để trở về sinh hoạt trong giáo xứ, nhưng có lần nào chúng ta tự kiểm điểm lại thái độ của mình khi khuyên bảo người anh em chị em chưa?
Tuy nhiên, trong cuộc sống đôi lúc việc làm của chúng ta không như lòng chúng ta mong muốn: chúng ta muốn anh chị em sửa đổi tính nết, nhưng thay vì nhẹ nhàng khuyên bảo thì chúng ta la mắng và có khi thóa mạ họ; chúng ta muốn người khác sống tốt đẹp hơn, nhưng chúng ta lại hay trách móc phê bình họ, làm cho họ vì tự ái mà xa dần cộng đoàn, xa dần giáo xứ và dần dần như người xa lạ với những công việc của cộng đoàn, của giáo xứ.
Chúng ta khuyên bảo với thái độ kiêu căng, chúng ta khuyên bảo với lời nói nặng nề, chúng ta nhắc nhở anh chị em với thái độ ta đây tốt lành thánh thiện hơn họ, thì thử hỏi họ có nghe lời chúng ta không? Biết đâu rằng trong số những người có cuộc sống –mà theo chúng ta- không giống như người Ki-tô hữu ấy- có những người mà vô tình hay cố ý chúng ta làm tổn thương họ bằng lời nói của chúng ta, hoặc bằng những thái độ không mấy thân thiện khiêm tốn của chúng ta !
2. Nói lời khuyên bảo thì dễ hơn là tự răn đe mình.
Có những người thích đi khuyên bảo người khác làm điều lành lánh điều dữ, nhưng lời khuyên bảo của họ không có ai nghe, vì họ khuyên người khác làm điều tốt, nhưng chính họ thì lại làm những điều ngược lại lời họ khuyên bảo người khác; có người được Thiên Chúa ban cho cái giọng nói ngọt ngào với người khác, ai nghe lời họ nói cũng thấy mát lòng mát dạ, nhưng sau đó họ lấy làm khó chịu vì đó chỉ là lời ngọt ngào trên môi miệng chứ không phát xuất từ trong tâm hồn mà ra.
Đức Chúa Giê-su chỉ ra cho chúng ta phương pháp để dẫn dắt và sửa đổi anh em chị em trở lại với cộng đoàn khi họ làm điều không đúng, tức là Ngài đặt chúng ta trong tư thế một người có bản lãnh, nghĩa là một người luôn tự vấn lương tâm mình trước khi khuyên bảo người anh em, và đồng thời Ngài cũng gián tiếp cho chúng ta hay: đừng phê bình trách móc người anh em chị em khi bản thân mình cũng nhiều khuyết điểm như họ…
Anh chị em thân mến,
Cuộc sống thật có ý nghĩa và đời sống mỗi người Ki-tô hữu là một mầu nhiệm gắn liền với Đức Chúa Giê-su qua bí tích Rửa Tội, do đó mà chúng ta luôn mong muốn mình được hoàn hảo, và cũng mong ước người khác cũng được hoàn hảo như mình, nên chúng ta -có những lúc- tỏ vẻ khó chịu khi người khác sống không như chúng ta muốn, cho nên chúng ta thường để mất người anh em chị em hơn là được lại họ...
Xin được rửa chân cho anh chị em chứ không muốn làm người sửa lưng anh chị em.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:04 10/09/2020
16. Hôm nay lao khổ có thể được ích lợi, hôm nay khóc lóc có thể được báo thưởng, hôm nay than thở thì Thiên Chúa nghe lời con, hôm nay đau khổ thì có thể đền bù tội lỗi rửa sạch linh hồn.
(sách Gương Chúa Giê-su) Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:08 10/09/2020
22. TƯƠNG HỘI PHẢI COI LỊCH
Lý Đới Nhân tính tình cổ hủ, vợ là Diêm thị đang lúc tuổi xuân niên thiếu, nhưng đã ở riêng mỗi người một phòng, lại còn giao kèo, nói:
- “Tôi có hứng thì đến tương hội cùng ông.”
Một đêm nọ, tên đầy tớ nhỏ đột nhiên đến báo:
- “Phu nhân kêu cổng muốn gặp ông.”
Lý Đới Nhân lấy trong giá sách xuống quyển “lịch bách kỷ” (1) đến trước đèn tra cứu, rất kinh ngạc nói:
- “Mày chuyển lời của tao cho phu nhân biết, đêm nay có hà bá núp trong phòng ngủ, không thể tiến hành việc vợ chồng.”
Diêm thị mắc cở đỏ mặt, vội vàng bỏ đi.
(Nhã Ngược)
Suy tư 22:
Người cổ hủ không nhất thiết là người dốt nát, người hủ lậu cũng không nhất định là người thông minh, nhưng họ là những người không thức thời, bởi vì họ thường cho mình là người đã đúng lắm rồi, nên không cần mở mắt ra để nhìn thiên hạ to lớn...
Cổ hủ là bảo vệ những tập tục nghi thức không còn phù hợp với thế giới ngày nay, cổ hủ cũng có nghĩa là khư khư giữ lấy cái mà người ta đã bỏ đi vì không cần thiết. Mê tín dị đoan là những nơi ẩn núp rất tốt cho thói cổ hủ, và là những cái cớ để cho người ta dễ bị lừa gạt vì thói cổ hủ của mình.
Có những người Ki-tô hữu vẫn còn những thói quen cổ hủ không thích hợp với lễ nghi của Giáo Hội, nên họ thường hay chỉ trích những lễ nghi rất phù hợp với thời đại mà không mất đi tính cách thánh thiêng của Giáo Hội; họ vẫn cho rằng Giáo Hội ngày nay cái gì cũng quá đơn giản mất đi tính cách truyền thống của ngày xưa, thế là họ không còn mặn mà với những ngày đi lễ nhà thờ.
Cổ hủ và hủ lậu cũng chỉ là một, cũng như ông chồng già coi ngày tháng khi vợ trẻ đến thăm, họ không nhìn thấy được nét thanh xuân và rất ý nghĩa của sự đổi mới ở trong Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su, bởi vì đổi mới không phải do con người khởi sự, nhưng là do Thánh Thần Thiên Chúa khởi sự nơi con người, chỉ cần chúng ta khiêm tốn và nghe được ý của Thiên Chúa qua sự đổi mới là chúng ta sẽ không trở thành người cổ hủ, nhưng là trở nên người mới hoàn toàn trong ơn nghĩa của Chúa Thánh Thần.
(1) Lịch coi những ngày cấm kỵ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Lý Đới Nhân tính tình cổ hủ, vợ là Diêm thị đang lúc tuổi xuân niên thiếu, nhưng đã ở riêng mỗi người một phòng, lại còn giao kèo, nói:
- “Tôi có hứng thì đến tương hội cùng ông.”
Một đêm nọ, tên đầy tớ nhỏ đột nhiên đến báo:
- “Phu nhân kêu cổng muốn gặp ông.”
Lý Đới Nhân lấy trong giá sách xuống quyển “lịch bách kỷ” (1) đến trước đèn tra cứu, rất kinh ngạc nói:
- “Mày chuyển lời của tao cho phu nhân biết, đêm nay có hà bá núp trong phòng ngủ, không thể tiến hành việc vợ chồng.”
Diêm thị mắc cở đỏ mặt, vội vàng bỏ đi.
(Nhã Ngược)
Suy tư 22:
Người cổ hủ không nhất thiết là người dốt nát, người hủ lậu cũng không nhất định là người thông minh, nhưng họ là những người không thức thời, bởi vì họ thường cho mình là người đã đúng lắm rồi, nên không cần mở mắt ra để nhìn thiên hạ to lớn...
Cổ hủ là bảo vệ những tập tục nghi thức không còn phù hợp với thế giới ngày nay, cổ hủ cũng có nghĩa là khư khư giữ lấy cái mà người ta đã bỏ đi vì không cần thiết. Mê tín dị đoan là những nơi ẩn núp rất tốt cho thói cổ hủ, và là những cái cớ để cho người ta dễ bị lừa gạt vì thói cổ hủ của mình.
Có những người Ki-tô hữu vẫn còn những thói quen cổ hủ không thích hợp với lễ nghi của Giáo Hội, nên họ thường hay chỉ trích những lễ nghi rất phù hợp với thời đại mà không mất đi tính cách thánh thiêng của Giáo Hội; họ vẫn cho rằng Giáo Hội ngày nay cái gì cũng quá đơn giản mất đi tính cách truyền thống của ngày xưa, thế là họ không còn mặn mà với những ngày đi lễ nhà thờ.
Cổ hủ và hủ lậu cũng chỉ là một, cũng như ông chồng già coi ngày tháng khi vợ trẻ đến thăm, họ không nhìn thấy được nét thanh xuân và rất ý nghĩa của sự đổi mới ở trong Giáo Hội của Đức Chúa Giê-su, bởi vì đổi mới không phải do con người khởi sự, nhưng là do Thánh Thần Thiên Chúa khởi sự nơi con người, chỉ cần chúng ta khiêm tốn và nghe được ý của Thiên Chúa qua sự đổi mới là chúng ta sẽ không trở thành người cổ hủ, nhưng là trở nên người mới hoàn toàn trong ơn nghĩa của Chúa Thánh Thần.
(1) Lịch coi những ngày cấm kỵ.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Chủ Nhật 24 Quanh Năm A 13.9.2020
Lm Francis Lý văn Ca
17:45 10/09/2020
ĐẦU LỄ: Anh Chị Em thân mến,
Trước khi bắt đầu thánh lễ, Cộng Đoàn Dân Chúa bắt đầu nghi thức thống hối. Qua nghi thức nầy, chúng ta nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi, và nài xin Thiên Chúa là Cha từ ái tha thứ, để xứng đáng dâng lên Thiên Chúa thánh lễ. Đồng thời cũng xin anh chị em tha thứ những lỗi lầm của nhau.
Qua bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tha thứ cho nhau như chúng ta được Chúa tha thứ. Thái độ báo thù, báo oán không phải là phương thế độc nhất để giải quyết vấn đề. Đối với Thiên Chúa, Ngài luôn đòi hỏi chúng ta phải vượt lên trên thái độ trả đũa. Ngài đòi hỏi nơi chúng ta một sự tha thứ. Đó chính là chủ đề chính chúng ta sẽ nghe qua các bài đọc và bài chia sẻ hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Nếu một ai trong chúng ta muốn được Chúa tha thứ, thì chính mình phải tha thứ cho anh em đồng loại trước đã. Mời anh chị em nghe tư tưởng nầy trong bài đọc đầu tiên hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu đã làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa đích thực. Do đó, chúng ta không sống cho chính mình mà cho tha nhân. Trong mối tương quan với Thiên Chúa, đòi hỏi phải tha thứ cho anh em.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Đường lối của Thiên Chúa khác xa đường lối của con người. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta tình thương của Thiên Chúa thật bao la. Nhưng con người đối với con người lại quá ích kỷ, tư thù và vị lợi.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta biết rằng Thiên Chúa rất nhân hậu. Ngài sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, nếu thật tâm ăn năn thống hối. Nhưng Ngài cũng mong muốn chúng ta tha thứ cho anh em. Giờ đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin Chúa chúc lành và ban cho Giáo Hội Hoàn Vũ được trở nên một cộng đoàn yêu thương, luôn liên kết với Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật Giáo Hội Địa phương trong sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta nhớ đến những cộng đoàn anh em ly khai. Xin cho tất cả biết nhìn đến những gì là Chân Thiện Mỹ, để cố hàn gắn những rạn nứt trong quá khứ, ngõ hầu cố gắng tiến đến sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những quốc gia đang còn chiến tranh, xin cho tất cả biết dẹp bỏ những tỵ hiềm, hận thù, ngõ hầu tìm một giải pháp hoà bình, mang lại cho thế giới sự an bình mà Chúa đã thiết lập trong vương quốc của Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúa đã trả lời cho thánh Phêrô: "Không phải bảy lần bảy, nhưng là bảy mươi bảy lần bảy". Trong thực tế, chúng ta khó thực hiện điều Chúa truyền dạy. Nhưng với ơn Chúa ban và với sự cố gắng mỗi ngày chúng ta sẽ nên hoàn hảo hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin nhớ đến những tôi tớ của Chúa đã yên nghĩ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến trong thánh lễ tuần nầy, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19… Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa thấy rõ sự yếu đuối của chúng con, qua tình thương hải hà, xin ban cho chúng con ơn tha thứ, qua sự thứ tha nầy, chúng con sẽ nhận ra lòng yêu thương của Chúa, qua cuộc sống chúng con cũng đến với anh chị em với tâm hồn thông cảm và quảng đại. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Trước khi bắt đầu thánh lễ, Cộng Đoàn Dân Chúa bắt đầu nghi thức thống hối. Qua nghi thức nầy, chúng ta nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi, và nài xin Thiên Chúa là Cha từ ái tha thứ, để xứng đáng dâng lên Thiên Chúa thánh lễ. Đồng thời cũng xin anh chị em tha thứ những lỗi lầm của nhau.
Qua bài Tin Mừng, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta tha thứ cho nhau như chúng ta được Chúa tha thứ. Thái độ báo thù, báo oán không phải là phương thế độc nhất để giải quyết vấn đề. Đối với Thiên Chúa, Ngài luôn đòi hỏi chúng ta phải vượt lên trên thái độ trả đũa. Ngài đòi hỏi nơi chúng ta một sự tha thứ. Đó chính là chủ đề chính chúng ta sẽ nghe qua các bài đọc và bài chia sẻ hôm nay.
Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:
TRƯỚC BÀI ĐỌC I:
Nếu một ai trong chúng ta muốn được Chúa tha thứ, thì chính mình phải tha thứ cho anh em đồng loại trước đã. Mời anh chị em nghe tư tưởng nầy trong bài đọc đầu tiên hôm nay.
TRƯỚC BÀI II:
Sự chết và phục sinh của Chúa Giêsu đã làm cho cuộc sống của chúng ta có ý nghĩa đích thực. Do đó, chúng ta không sống cho chính mình mà cho tha nhân. Trong mối tương quan với Thiên Chúa, đòi hỏi phải tha thứ cho anh em.
TRƯỚC BÀI TIN MỪNG:
Đường lối của Thiên Chúa khác xa đường lối của con người. Bài Tin Mừng hôm nay thuật lại cho chúng ta tình thương của Thiên Chúa thật bao la. Nhưng con người đối với con người lại quá ích kỷ, tư thù và vị lợi.
LỜI NGUYỆN GIÁO DÂN
Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta biết rằng Thiên Chúa rất nhân hậu. Ngài sẵn sàng tha thứ cho chúng ta, nếu thật tâm ăn năn thống hối. Nhưng Ngài cũng mong muốn chúng ta tha thứ cho anh em. Giờ đây, chúng ta dâng lên Thiên Chúa những ý nguyện cầu sau đây:
1. Xin Chúa chúc lành và ban cho Giáo Hội Hoàn Vũ được trở nên một cộng đoàn yêu thương, luôn liên kết với Đức Thánh Cha Phanxicô và các phẩm trật Giáo Hội Địa phương trong sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta nhớ đến những cộng đoàn anh em ly khai. Xin cho tất cả biết nhìn đến những gì là Chân Thiện Mỹ, để cố hàn gắn những rạn nứt trong quá khứ, ngõ hầu cố gắng tiến đến sự hiệp nhất. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
2. Chúng ta cầu nguyện cho những quốc gia đang còn chiến tranh, xin cho tất cả biết dẹp bỏ những tỵ hiềm, hận thù, ngõ hầu tìm một giải pháp hoà bình, mang lại cho thế giới sự an bình mà Chúa đã thiết lập trong vương quốc của Ngài. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
3. Chúa đã trả lời cho thánh Phêrô: "Không phải bảy lần bảy, nhưng là bảy mươi bảy lần bảy". Trong thực tế, chúng ta khó thực hiện điều Chúa truyền dạy. Nhưng với ơn Chúa ban và với sự cố gắng mỗi ngày chúng ta sẽ nên hoàn hảo hơn. Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
4. Xin nhớ đến những tôi tớ của Chúa đã yên nghĩ, những linh hồn chúng ta phải nhớ đến trong thánh lễ tuần nầy, đặc biệt là những nạn nhân của Covid-19… Chúng ta cùng nguyện xin.
Xin Chúa nhậm lời chúng con.
Linh mục:
Lạy Chúa, Chúa thấy rõ sự yếu đuối của chúng con, qua tình thương hải hà, xin ban cho chúng con ơn tha thứ, qua sự thứ tha nầy, chúng con sẽ nhận ra lòng yêu thương của Chúa, qua cuộc sống chúng con cũng đến với anh chị em với tâm hồn thông cảm và quảng đại. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Sáng kiến 5.400 thánh lễ dành cho Tổng thống Trump
Đặng Tự Do
16:18 10/09/2020
Noah Weinrich, thư ký báo chí của Heritage Action for America, bày tỏ lo âu với tờ National Catholic Register rằng các tổ chức phò phá thai đang tung ra những số tiền rất lớn nhằm mục đích loại bỏ quyền kiểm soát Thượng viện của Đảng Cộng Hòa bằng cách can thiệp vào các cuộc đua chủ chốt cũng như bảo đảm một nhiệm kỳ tổng thống phò phá thai.
Tại Arizona chẳng hạn, chỉ riêng Planned Parenthood đã chi ra 303,056 dollars để vận động tranh cử cho Mark Kelly và 275,354 dollars nhằm hạ gục Thượng nghị sĩ Cộng hòa Martha McSally ở Arizona.
Planned Parenthood cũng đã chính thức ủng hộ liên danh Dân chủ của Joe Biden và Kamala Harris, và Biden đã đáp lại bằng cách xuất hiện trong một quảng cáo Planned Parenthood, trong đó ông ta hứa sẽ quảng bá việc phá thai trong nước và quốc tế và tuyên bố, “Tôi tự hào được tham gia cùng các bạn trong cuộc chiến đấu này”.
Đối phó với tính huống này một phong trào Công Giáo đang hô hào các tín hữu tham gia vào một chiến dịch cử hành 5,400 Thánh lễ trước Ngày Bầu cử.
Richard Manougian, trưởng ban tổ chức cho biết: “Có rất nhiều vấn đề trong cuộc bầu cử này - tự do tôn giáo, quyền của trẻ sơ sinh, sự chuyên chế của chủ nghĩa cộng sản, các Thẩm phán của Tòa án Tối cao, các thẩm phán liên tiểu bang.” Chính vì thế ông tin rằng “nếu chúng ta cử hành nhiều Thánh lễ, Tổng thống Trump sẽ chiến thắng và Quốc gia sẽ đẩy lùi được những cái ác.”
“Tính đến ngày 3 tháng 9, đã có hơn 1,000 thánh lễ với ý chỉ này. Chúng ta cần thêm 4,200 thánh lễ nữa,” ông nói.
Để tham gia, các giáo xứ có thể truy cập trang web của chiến dịch tại Catholicworld.net.
Source:Church Militant
100 ngày bạo loạn ở Portland, nỗi buồn của Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample
Đặng Tự Do
16:19 10/09/2020
Portland đã trải qua hơn 100 ngày liên tục biểu tình trên đường phố, thường diễn ra dưới hình thức những đám đông hàng trăm người biểu tình, dưới chiêu bài chống phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo của cảnh sát và chủ nghĩa phát xít. Các cuộc biểu tình đã thu hút các tiêu đề quốc gia và quốc tế.
Một số cuộc biểu tình đã đi kèm với bạo loạn và cướp bóc. Ngoài thiệt hại tài sản trên một bình diện rất kinh hoàng ở trung tâm thành phố, thỉnh thoảng còn có những hành vi bạo lực xảy ra bên trong hoặc bên cạnh các cuộc biểu tình, bao gồm cả những vụ xả súng bắn nhau và đâm chém.
Vào ngày thứ 100 của cuộc biểu tình ở Portland những người biểu tình và cảnh sát đã đụng độ với nhau. Cảnh sát đã thực hiện hơn 50 vụ bắt giữ và sử dụng hơi cay để giải tán đám đông. Ít nhất một người bị thương tại hiện trường mà cảnh sát mô tả là các “hành vi hỗn loạn và bạo lực.” Tờ Oregonian của địa phương ước tính số lượng người biểu tình vào khoảng 400 người. Portland đã chứng kiến các cuộc biểu tình hàng đêm trong hơn ba tháng qua, đôi khi biến thành các cuộc đụng độ bạo lực giữa những người biểu tình và cảnh sát, cũng như giữa các nhóm cánh hữu và cánh tả.
Tại Kentucky, trước cuộc đua ngựa Kentucky Derby nổi tiếng, những người ủng hộ cảnh sát đã đụng độ trong một thời gian ngắn với những người thuộc nhóm Black Lives Matter, gọi tắt là BLM.
Đặc biệt, khoảng 250 thành viên của một nhóm dân quân da đen tên là NFAC tập hợp bên ngoài Churchill Downs, tất cả đều được trang bị súng dài. Trưởng nhóm NFAC John Johnson, thường được biết với tên là “Grandmasgter Jay”, đã chế nhạo các viên chức cảnh sát đứng gác phía trước đường đua, nhưng nhóm này sau đó đã rút lui mà không xảy ra va chạm nào.
Louisville nổi lên như một điểm nhấn chính trong tình trạng bất ổn sau cái chết của Breonna Taylor, 26 tuổi, người bị cảnh sát giết vào tháng Ba trong căn hộ của cô. Ở Rochester, New York, khoảng 2.000 người biểu tình đã tuần hành về phía Tòa nhà An toàn Công cộng và hô vang Black Lives Matter và Daniel Prude - ám chỉ người đàn ông da đen đã chết sau cuộc chạm trán với cảnh sát vào tháng Ba.
Đức Cha Alexander Sample, Tổng Giám Mục Portland, Oregon, lặp lại một nhận định trước đây của ngài rằng người Công Giáo nên phẫn nộ trước tội ác phân biệt chủng tộc, nhưng phải cẩn thận, suy nghĩ hợp lý và bình tĩnh, và nên tránh “các nhân đức hời hợt” nhưng thay vào đó hoạt động để thực sự thăng tiến trên đàng thiêng liêng, và đưa các giáo huấn xã hội Công Giáo vào thực hành để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc.
“Nhiều vấn đề của chúng ta ngày nay là do xã hội đã quay lưng lại với Chúa”.
“Nếu nhiều người nhận ra rằng họ được mời gọi vươn đến sự vĩ đại, thánh thiện, đức hạnh, đến cõi vĩnh hằng, họ sẽ không tìm kiếm những cách khác, đặc biệt là những phương thế trần tục để lấp đầy khoảng trống trong trái tim chúng ta.”
Source:Reuters
Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Anh Giáo cầu nguyện cho các nạn nhân trong vụ tấn công bằng dao ở Birmingham
Đặng Tự Do
16:20 10/09/2020
Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Anh giáo ở Birmingham, Anh, cho biết các ngài đang cầu nguyện cho hòa bình hôm thứ Hai sau một vụ tấn công khiến một người chết và 7 người khác bị thương.
Trong một tuyên bố chung ngày 7 tháng 9, Đức Tổng Giám Mục Bernard Longley của tổng giáo phận Công Giáo Birmingham và nhà lãnh đạo Anh giáo, David Urquhart, cho biết suy nghĩ của các ngài đang hướng đến những người bị đâm trong thành phố vào đầu giờ sáng Chúa Nhật.
“Chúng tôi cũng cầu nguyện cho gia đình và bạn bè của họ - và cho các nhân viên trong các dịch vụ khẩn cấp và cho tất cả những gì họ được kêu gọi để ứng phó với những sự kiện gây ngỡ ngàng này,” các vị nói.
Một người đàn ông đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương trong một loạt các vụ đâm chém ở Birmingham, miền trung nước Anh. Phát ngôn viên cảnh sát cho biết trong số 7 người bị thương có một người đàn ông và một phụ nữ đang trong tình trạng nghiêm trọng
Cảnh sát West Midlands cho biết: “Bây giờ chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã mở một cuộc điều tra về vụ giết người sau các sự kiện đêm qua”.
“Một người đàn ông đã chết. Bên cạnh đó, một người đàn ông và một phụ nữ khác bị thương nặng. Năm người khác cũng đã bị thương”.
Source:Reuters
Ấn Độ ghi nhận kỷ lục toàn cầu về các trường hợp coronavirus mới
Đặng Tự Do
16:20 10/09/2020
Trong một thông báo đưa ra hôm thứ Hai 7 tháng 9, Hội Đồng Giám Mục Ấn bày tỏ lo âu và kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho đất nước đang trải qua những giờ phút đen tối.
Dữ liệu của chính phủ cho biết Ấn Độ chỉ riêng ngày Chúa Nhật, Ấn Độ đã có hơn 90,000 trường hợp nhiễm coronavirus, lập kỷ lục mới trên phạm vi toàn cầu về số trường hợp nhiễm bệnh chỉ trong một ngày.
Quốc gia này sẽ vượt qua Brazil vào hôm thứ Hai để trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi tổng số ca nhiễm trùng, sau Hoa Kỳ. Tính đến Chúa Nhật, Mỹ đã có hơn sáu triệu trường hợp, Brazil 4.12 triệu và Ấn Độ, 4.11 triệu.
Tuy nhiên, chỉ 24 giờ sau đó, Ấn Độ đã có 4.27 triệu trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận so với 4.14 triệu người nhiễm bệnh tại Brazil.
“Dân chúng không thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa,” ông Sandeep Nayar, chuyên gia tư vấn cao cấp tại Bệnh viện chuyên khoa BLK ở New Delhi.
“Dân chúng không tuân theo hướng dẫn của chính phủ. Đó thật là một điều không may.”
Trong suốt một tháng qua, Ấn Độ đã có số trường hợp nhiễm coronavirus hàng ngày lớn nhất thế giới, đây là một dấu hiệu cho thấy tâm chấn của đại dịch đã chuyển từ Hoa Kỳ và Mỹ Latinh sang quốc gia Nam Á này. Các chuyên gia y tế cho biết số ca mắc bệnh đã tăng lên do việc xét nghiệm gia tăng và việc nới lỏng các hạn chế đối với việc di chuyển của công chúng.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã thúc đẩy mở cửa kinh doanh để phục hồi nền kinh tế. Và vào thứ Hai, ông ta đã ra lệnh khôi phục một phần các dịch vụ tàu điện ngầm ở thủ đô New Delhi.
Source:Reuters
Hai Nữ tu của dòng Thánh Joseph ở Chambéry, bị phiến quân Mozambique bắt giữ, được thả về an toàn sau gần một tháng
Thanh Quảng sdb
17:50 10/09/2020
Hai Nữ tu của dòng Thánh Joseph ở Chambéry, bị phiến quân Mozambique bắt giữ, được thả về an toàn sau gần một tháng
(Zenit)
"Hai sơ tên là Eliane và Maria Inez, và cộng đoàn đã xin dân chúng Mozambique cầu nguyện vì phiến quân đã bắt cóc và đưa hai sơ đi mất tăm…"
Ngày 10 tháng 9 năm 2020 Thông tấn xã Zenit loan tin Dòng Nữ Thánh Giuse Chambéry đã thông báo vào Chủ Nhật, ngày 6 tháng 9, rằng hai nữ tu của họ, đến từ Brazil là Sơ Maria Inez Leite Ramos và Sơ Eliane Costa Santana, đã được thả tự do bình an sau 24 ngày bị phiến quân nổi dậy ở Mocimboa da Praia, nước Mozambique bắt cóc.
Hai sơ hiện đang ở đang ở Cabo Delgado, nghỉ ngơi và được chăm sóc y tế.
Công đoàn dòng tu của các sơ rất biết ơn Đức cha Luis Fernando Lisboa của Giáo phận Pemba, Mozambique và những nhiều người, cùng với các tổ chức của chính phủ, đã vận động và giúp đỡ, hầu hai sơ được thả về một cách an toàn.
(Zenit)
"Hai sơ tên là Eliane và Maria Inez, và cộng đoàn đã xin dân chúng Mozambique cầu nguyện vì phiến quân đã bắt cóc và đưa hai sơ đi mất tăm…"
Ngày 10 tháng 9 năm 2020 Thông tấn xã Zenit loan tin Dòng Nữ Thánh Giuse Chambéry đã thông báo vào Chủ Nhật, ngày 6 tháng 9, rằng hai nữ tu của họ, đến từ Brazil là Sơ Maria Inez Leite Ramos và Sơ Eliane Costa Santana, đã được thả tự do bình an sau 24 ngày bị phiến quân nổi dậy ở Mocimboa da Praia, nước Mozambique bắt cóc.
Hai sơ hiện đang ở đang ở Cabo Delgado, nghỉ ngơi và được chăm sóc y tế.
Công đoàn dòng tu của các sơ rất biết ơn Đức cha Luis Fernando Lisboa của Giáo phận Pemba, Mozambique và những nhiều người, cùng với các tổ chức của chính phủ, đã vận động và giúp đỡ, hầu hai sơ được thả về một cách an toàn.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Sai đi với Nghi thức trao và đón nhận Văn thư Sứ vụ mới
Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P.
09:09 10/09/2020
Thánh Lễ Sai đi với Nghi thức trao và đón nhận Văn thư Sứ vụ mới
Sáng Thứ Năm, 10/9/2020, quý Cha Quản hạt, quý Cha Chánh và Phó xứ, đặc biệt quý Cha sẽ lãnh nhận sứ vụ mới đã trở về Tòa Giám Mục để cùng hiệp thông, đồng tế với Đức Cha Giáo phận trong Thánh Lễ Sai đi, cũng như lãnh nhận sứ vụ mới qua Bài sai của Đức Giám Mục Giáo phận trao ban.
Vào lúc 9 giờ sáng, Thánh Lễ Sai đi do Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận cử hành tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục. Cùng đồng tế trên bàn thờ với Đức Cha Giáo phận là Đức Cha Phụ Tá Gioan Đỗ Văn Ngân, quý Cha trong Ban Tư vấn, Quý Cha Quản Hạt và đại diện quý Cha sẽ nghỉ hưu sau một chặng hành trình dài phục vụ.
Xem hình
Trong bầu khí trang trọng chuẩn bị bước vào Thánh Lễ, những lời dẫn đầu lễ của Cha Trưởng Ban Phụng vụ khơi mở dần những ý nghĩa, mà từ thẳm sâu, đối với quý Cha sắp lãnh nhận giấy bổ nhiệm sứ vụ mới, ắt hẳn cảm thấy được chiều kích linh thánh trong sứ vụ Chúa trao qua tay Bề Trên Giáo phận. “Nếu chúng ta nghe được trong thẳm sâu tâm hồn sự hiện diện của Chúa, khi bước lên nhận giấy bổ nhiệm ‘Ta đã chọn con, đã yêu con bằng mối tình muôn thưở,’ thì hẳn tình yêu Chúa sẽ trở nên ánh sáng chiếu soi lòng ta, đốt cháy tâm hồn ta, giúp chúng ta đi vào sứ mạng với trọn tình yêu và lòng nhiệt thành mới mẻ, đến độ không chịu nổi khi thấy lòng mình dửng dưng với Chúa và quặn đau khi thấy tín hữu của mình bỏ Ngài.” Nhưng để quý Cha có được tâm tình, sự nhiệt thành của người mục tử, các ngài cần lời cầu nguyện của tất cả
Dân Chúa như lời Đức Cha Giáo Phận đã ngỏ lời với Đức Cha Phụ Tá, quý Cha trong phần nhập lễ “Xin Đức Cha Phụ tá, quý Cha, tất cả cộng đoàn, chúng ta hãy cầu nguyện cho các cha sẽ lãnh nhận sứ vụ mới, để trong bầu khí linh thiêng, mọi người đều cảm thấy như chính Chúa, qua Bề Trên Giáo phận, trao cho từng người sứ vụ coi sóc đoàn chiên của Chúa, thay mặt Chúa để dẫn đưa đoàn chiên về với Chúa.”
Sau bài Tin Mừng, trước khi chia sẻ các ý suy niệm từ trình thuật của Thánh Luca 10, 1-9, bằng một cung giọng trầm và chậm rãi thật tâm tình, Đức Cha Giáo phận đã trải lòng với quý Cha về những ưu tư trong trách nhiệm của một bề trên trong hành trình quyết định bổ nhiệm, sai “những người anh em linh mục” của Ngài ra đi trong một sứ vụ mới. Đức Cha nói rằng “Với nhiều ngày suy nghĩ, tìm hiểu, lắng nghe những khắc khoải, hỏi ý kiến các Cha trong Ban Tư Vấn trong việc bổ nhiệm các cha… nhưng trách nhiệm cuối cùng vẫn là của vị giám mục giáo phận. Bởi vì việc bổ nhiệm này liên quan đến Anh Em Linh mục, liên quan đến đoàn dân của Chúa, vì chính Anh Em Linh Mục sẽ hướng dẫn họ trở về với Chúa. Nên trên hết, là lắng nghe tiếng Chúa nói.” Vẫn trong cung bậc của cảm xút đó, Đức Cha chia sẻ điều mà Ngài vẫn đau đáu, tự hỏi “Làm sao có thể truyền đạt cho Anh Em Linh Mục ý muốn của Chúa” khi gặp gỡ từng các cha của Ngài. Thế nên, những chia sẻ thật gần, rất thật ấy đủ để cho người nghe tin vào thánh ý và chương trình của Thiên Chúa đang hoạt động nơi Giáo Phận Xuân Lộc này.
Tiếp sau những tâm tình riêng, Đức Cha trở lại với bài Tin Mừng mà Luca thuật lại những lời Chúa Giê su căn dặn các môn đệ khi Người chỉ định 72 môn đệ ra đi trong cánh đồng truyền giáo. Với những điểm cụ thể mà Chúa căn dặn, Đức Cha khơi gợi điểm suy tư cật vấn “Vậy đâu là điều mà Chúa nói với chúng ta?”. Đức Cha tiếp “Những điều mà Chúa nói với các môn đệ ngày xưa, cũng là những điều mà Chúa nói với các cha hôm nay.” Nếu Chúa nói với các môn đệ: đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép; đừng chào hỏi ai dọc đường, Đức Cha giải thích rằng, những thứ mà Chúa nói người môn đệ đừng mang theo vẫn có giá trị quan trọng của nó, nhưng như Đức Cha nhấn mạnh “Chúa muốn chúng ta tìm kiếm, đặt sự ưu tiên nào đó lên hàng đầu […] Vậy ưu tiên đó là gì?”
Thứ nhất, khi sai các môn đệ đến những nơi mà chính Chúa sẽ đến, Đức Cha diễn giải, chính là để người môn đệ chuẩn bị cho đoàn dân đón nhận Chúa. Và đó phải là viễn tượng trong sứ vụ của người môn đệ khi được sai đi. Điểm suy niệm thứ hai Đức Cha nói đến liên hệ đến tinh thần cộng tác trong sứ vụ “Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. Đức Cha chia sẻ, “Chúa không nói chúng ta làm cật lực một mình, nhưng là xin thêm người cộng tác.” Tinh thần cộng tác đòi sự quên mình, sự hy sinh, biết cách đón nhận ý kiến của nhau, và nhất là đòi hỏi phải có sự hiệp nhất. Tiếp tục bài giảng, Đức Cha trích lại lời Chúa căn dặn các môn đệ “Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép,” và Đức Cha khuyên nhủ “Chúa dặn rằng: điểm tựa căn bản, sức mạnh của chúng ta là tình yêu của Chúa. Như thế, những thứ khác không phải là điều quan trọng […] Thế nên, chúng ta cần phải nhận ra đâu là điểm tựa của đời mình.” Vẫn chưa dừng lại những ý suy niệm cho hành trình sứ vụ mới, Đức Cha nhắn gửi với các cha rằng “Hãy làm việc nhân danh Chúa” và, “Hãy đưa cho Chúa tất cả sức lực, thời gian của mình để phục vụ Chúa”. Điểm thứ tư trong bài giảng chính là sự “Chúc lành- bình an” mà Đức Cha mong muốn các cha thực hiện. Các ngài sẽ là người đem đến sự bình an cho các tâm hồn, bình an cho những gia đình, bình an và sự hiệp nhất trong giáo xứ “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: ‘Bình an cho nhà này!’”. Nhưng để mọi người có thể nhận ra “Nước Trời đang đến gần”, và “nhận ra Chúa đang yêu thương họ” Đức Cha mong muốn các cha sẽ tự do, thanh thoát trong các mối tương quan, nhờ đó, đoàn Dân Chúa chỉ bám chặt, tương quan thân tình với Chúa mà thôi. Kết thúc bài giảng, Đức Cha Giáo phận xin Chúa thánh hóa sứ vụ mới mà các cha sẽ lãnh nhận, cũng như xin Đức Mẹ cùng đồng hành với các ngài trên con đường sứ vụ, hành trình mới.
Sau bài giảng, Nghi thức trao và lãnh nhận Văn thư bổ nhiệm được diễn ra trong bầu khí linh thánh của Thánh Lễ, cũng như toát lên được ý nghĩa sâu sắc của nghi thức không chỉ đối với quý cha lãnh nhận nhưng còn nơi quý Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn tham dự. Chính hôm nay và tại Nhà Nguyện này, những hình ảnh diễn ra trong nghi thức không còn chỉ là vị Giám Mục Giáo phận trao và sai đi các Anh Em Linh Mục của Ngài, nhưng là hình ảnh chính Chúa Giêsu Kitô đang trao cho các cha sứ vụ ra đi làm việc cho Chúa, như xưa Người đã sai 72 môn đệ đi trước để chuẩn bị cho đoàn dân đón Chúa. Cùng trong nghi thức này, Đức Cha Giáo Phận cũng trao Văn thư Nghỉ hưu cho Cha Giuse Trần Văn Minh- Chánh xứ Thanh Bình, Cha Giuse Đinh Nam Hưng- Chánh xứ Bùi Chu, Cha Giacôbê Lâm Văn Thế- Chánh xứ Thống Nhất, Cha Hiêrônimô Nguyễn Văn Thao- Chánh xứ Mẫu Tâm, và Cha Nguyễn Đinh, giúp xứ Phú Thiện về lại nhà Hưu dưỡng.
Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể, mà chắc rằng, những của lễ được dâng trên bàn thờ hôm nay của quý Cha vừa mới lãnh nhận Văn thư Sứ vụ quả thật rất ý nghĩa vì liên hệ với “tấm bánh được bẻ ra, trao cho muôn người” mà chính Đức Kitô đã hiến tế, trao ban vì tình yêu, và đến lượt, các môn đệ của Người cũng thực hiện trong cùng một cách thức ấy.
Tin và hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Sáng Thứ Năm, 10/9/2020, quý Cha Quản hạt, quý Cha Chánh và Phó xứ, đặc biệt quý Cha sẽ lãnh nhận sứ vụ mới đã trở về Tòa Giám Mục để cùng hiệp thông, đồng tế với Đức Cha Giáo phận trong Thánh Lễ Sai đi, cũng như lãnh nhận sứ vụ mới qua Bài sai của Đức Giám Mục Giáo phận trao ban.
Vào lúc 9 giờ sáng, Thánh Lễ Sai đi do Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo, Giám mục Giáo phận cử hành tại Nhà Nguyện Tòa Giám Mục. Cùng đồng tế trên bàn thờ với Đức Cha Giáo phận là Đức Cha Phụ Tá Gioan Đỗ Văn Ngân, quý Cha trong Ban Tư vấn, Quý Cha Quản Hạt và đại diện quý Cha sẽ nghỉ hưu sau một chặng hành trình dài phục vụ.
Xem hình
Trong bầu khí trang trọng chuẩn bị bước vào Thánh Lễ, những lời dẫn đầu lễ của Cha Trưởng Ban Phụng vụ khơi mở dần những ý nghĩa, mà từ thẳm sâu, đối với quý Cha sắp lãnh nhận giấy bổ nhiệm sứ vụ mới, ắt hẳn cảm thấy được chiều kích linh thánh trong sứ vụ Chúa trao qua tay Bề Trên Giáo phận. “Nếu chúng ta nghe được trong thẳm sâu tâm hồn sự hiện diện của Chúa, khi bước lên nhận giấy bổ nhiệm ‘Ta đã chọn con, đã yêu con bằng mối tình muôn thưở,’ thì hẳn tình yêu Chúa sẽ trở nên ánh sáng chiếu soi lòng ta, đốt cháy tâm hồn ta, giúp chúng ta đi vào sứ mạng với trọn tình yêu và lòng nhiệt thành mới mẻ, đến độ không chịu nổi khi thấy lòng mình dửng dưng với Chúa và quặn đau khi thấy tín hữu của mình bỏ Ngài.” Nhưng để quý Cha có được tâm tình, sự nhiệt thành của người mục tử, các ngài cần lời cầu nguyện của tất cả
Sau bài Tin Mừng, trước khi chia sẻ các ý suy niệm từ trình thuật của Thánh Luca 10, 1-9, bằng một cung giọng trầm và chậm rãi thật tâm tình, Đức Cha Giáo phận đã trải lòng với quý Cha về những ưu tư trong trách nhiệm của một bề trên trong hành trình quyết định bổ nhiệm, sai “những người anh em linh mục” của Ngài ra đi trong một sứ vụ mới. Đức Cha nói rằng “Với nhiều ngày suy nghĩ, tìm hiểu, lắng nghe những khắc khoải, hỏi ý kiến các Cha trong Ban Tư Vấn trong việc bổ nhiệm các cha… nhưng trách nhiệm cuối cùng vẫn là của vị giám mục giáo phận. Bởi vì việc bổ nhiệm này liên quan đến Anh Em Linh mục, liên quan đến đoàn dân của Chúa, vì chính Anh Em Linh Mục sẽ hướng dẫn họ trở về với Chúa. Nên trên hết, là lắng nghe tiếng Chúa nói.” Vẫn trong cung bậc của cảm xút đó, Đức Cha chia sẻ điều mà Ngài vẫn đau đáu, tự hỏi “Làm sao có thể truyền đạt cho Anh Em Linh Mục ý muốn của Chúa” khi gặp gỡ từng các cha của Ngài. Thế nên, những chia sẻ thật gần, rất thật ấy đủ để cho người nghe tin vào thánh ý và chương trình của Thiên Chúa đang hoạt động nơi Giáo Phận Xuân Lộc này.
Tiếp sau những tâm tình riêng, Đức Cha trở lại với bài Tin Mừng mà Luca thuật lại những lời Chúa Giê su căn dặn các môn đệ khi Người chỉ định 72 môn đệ ra đi trong cánh đồng truyền giáo. Với những điểm cụ thể mà Chúa căn dặn, Đức Cha khơi gợi điểm suy tư cật vấn “Vậy đâu là điều mà Chúa nói với chúng ta?”. Đức Cha tiếp “Những điều mà Chúa nói với các môn đệ ngày xưa, cũng là những điều mà Chúa nói với các cha hôm nay.” Nếu Chúa nói với các môn đệ: đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép; đừng chào hỏi ai dọc đường, Đức Cha giải thích rằng, những thứ mà Chúa nói người môn đệ đừng mang theo vẫn có giá trị quan trọng của nó, nhưng như Đức Cha nhấn mạnh “Chúa muốn chúng ta tìm kiếm, đặt sự ưu tiên nào đó lên hàng đầu […] Vậy ưu tiên đó là gì?”
Thứ nhất, khi sai các môn đệ đến những nơi mà chính Chúa sẽ đến, Đức Cha diễn giải, chính là để người môn đệ chuẩn bị cho đoàn dân đón nhận Chúa. Và đó phải là viễn tượng trong sứ vụ của người môn đệ khi được sai đi. Điểm suy niệm thứ hai Đức Cha nói đến liên hệ đến tinh thần cộng tác trong sứ vụ “Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về”. Đức Cha chia sẻ, “Chúa không nói chúng ta làm cật lực một mình, nhưng là xin thêm người cộng tác.” Tinh thần cộng tác đòi sự quên mình, sự hy sinh, biết cách đón nhận ý kiến của nhau, và nhất là đòi hỏi phải có sự hiệp nhất. Tiếp tục bài giảng, Đức Cha trích lại lời Chúa căn dặn các môn đệ “Này Thầy sai anh em đi như chiên con đi vào giữa bầy sói. Đừng mang theo túi tiền, bao bị, giày dép,” và Đức Cha khuyên nhủ “Chúa dặn rằng: điểm tựa căn bản, sức mạnh của chúng ta là tình yêu của Chúa. Như thế, những thứ khác không phải là điều quan trọng […] Thế nên, chúng ta cần phải nhận ra đâu là điểm tựa của đời mình.” Vẫn chưa dừng lại những ý suy niệm cho hành trình sứ vụ mới, Đức Cha nhắn gửi với các cha rằng “Hãy làm việc nhân danh Chúa” và, “Hãy đưa cho Chúa tất cả sức lực, thời gian của mình để phục vụ Chúa”. Điểm thứ tư trong bài giảng chính là sự “Chúc lành- bình an” mà Đức Cha mong muốn các cha thực hiện. Các ngài sẽ là người đem đến sự bình an cho các tâm hồn, bình an cho những gia đình, bình an và sự hiệp nhất trong giáo xứ “Vào bất cứ nhà nào, trước tiên hãy nói: ‘Bình an cho nhà này!’”. Nhưng để mọi người có thể nhận ra “Nước Trời đang đến gần”, và “nhận ra Chúa đang yêu thương họ” Đức Cha mong muốn các cha sẽ tự do, thanh thoát trong các mối tương quan, nhờ đó, đoàn Dân Chúa chỉ bám chặt, tương quan thân tình với Chúa mà thôi. Kết thúc bài giảng, Đức Cha Giáo phận xin Chúa thánh hóa sứ vụ mới mà các cha sẽ lãnh nhận, cũng như xin Đức Mẹ cùng đồng hành với các ngài trên con đường sứ vụ, hành trình mới.
Sau bài giảng, Nghi thức trao và lãnh nhận Văn thư bổ nhiệm được diễn ra trong bầu khí linh thánh của Thánh Lễ, cũng như toát lên được ý nghĩa sâu sắc của nghi thức không chỉ đối với quý cha lãnh nhận nhưng còn nơi quý Đức Cha, quý Cha và cộng đoàn tham dự. Chính hôm nay và tại Nhà Nguyện này, những hình ảnh diễn ra trong nghi thức không còn chỉ là vị Giám Mục Giáo phận trao và sai đi các Anh Em Linh Mục của Ngài, nhưng là hình ảnh chính Chúa Giêsu Kitô đang trao cho các cha sứ vụ ra đi làm việc cho Chúa, như xưa Người đã sai 72 môn đệ đi trước để chuẩn bị cho đoàn dân đón Chúa. Cùng trong nghi thức này, Đức Cha Giáo Phận cũng trao Văn thư Nghỉ hưu cho Cha Giuse Trần Văn Minh- Chánh xứ Thanh Bình, Cha Giuse Đinh Nam Hưng- Chánh xứ Bùi Chu, Cha Giacôbê Lâm Văn Thế- Chánh xứ Thống Nhất, Cha Hiêrônimô Nguyễn Văn Thao- Chánh xứ Mẫu Tâm, và Cha Nguyễn Đinh, giúp xứ Phú Thiện về lại nhà Hưu dưỡng.
Thánh Lễ được tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể, mà chắc rằng, những của lễ được dâng trên bàn thờ hôm nay của quý Cha vừa mới lãnh nhận Văn thư Sứ vụ quả thật rất ý nghĩa vì liên hệ với “tấm bánh được bẻ ra, trao cho muôn người” mà chính Đức Kitô đã hiến tế, trao ban vì tình yêu, và đến lượt, các môn đệ của Người cũng thực hiện trong cùng một cách thức ấy.
Tin và hình ảnh: Nt. Teresa Ngọc Lễ, O.P
Thánh Lễ An Táng Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh
Lê Đình Thông
13:49 10/09/2020
Thánh lễ bắt đầu lúc 10 giờ. Trên cung thánh, linh mục Jean-Marie Micas, giám tỉnh Hội Linh mục Xuân Bích và linh mục Gilbert Nguyễn Kim Sang, giám đốc Giáo xứ cử hành thánh lễ, cùng với trên 100 linh mục Việt Pháp của Hội Thừa Sai Paris, nhiều tỉnh trên khắp nước Pháp và nhiều nước u Châu.
Các nữ tu từ nhiều nhà dòng Paris về dự thánh lễ cùng với các tín hữu Giáo xứ Paris, chiếm hết các hàng ghế của ngôi đại giáo đường giữa kinh thành Paris.
Sau khi ca đoàn tổng hợp Giáo xứ do ca trưởng Bùi Văn Triển điều khiển hát nhập lễ ‘‘Con hãy nhớ rằng Đức Giêsu Kitô từ trong kẻ chết Ngài đã phục sinh. Chúa là ơn cứu độ chúng ta, nguồn vinh quang muôn đời của ta’’, thầy phó tế Cao Trọng Nghĩa đọc thư của thánh Phaolô. Ca đoàn hát đáp ca ‘‘Chúa chăn nuôi tôi, tôi còn mà thiếu gì. Chúa bảo vệ tôi, lẽ nào tôi còn sợ chi.’’ Một linh mục dòng Xuân Bích tuyên đọc Tin Mừng theo thánh Luca, trình thuật Chúa Kitô Phục sinh đồng hành với hai môn đệ trên đường Emmau.
Trong phần hiệp lễ, ca đoàn đồng ca ‘‘Đi trong an bình’’, nguyên tác ‘‘The Lord Bless You and Keep You’’ do Peter C. Lutkin sáng tác, lời Việt của cha Vũ Khởi Phụng, cầu xin Chúa ban ơn lành và gìn giữ linh hổn Đức Ông Giuse.
Trước khi linh mục Vũ Minh Sinh cử hành nghi thức làm phép linh cữu, cha giám đốc Giáo xứ đã ủy nhiệm cho LS Lê Đình Thông thay mặt Giáo xứ có mấy lời cám ơn Hội Dòng Xuân Bích. Sau đây là bản lược dịch:
‘‘Thay mặt Cha Giám đốc và Hội đồng mục vụ Giáo xứ Paris, chúng con xin kính tiễn Cố Đức Ông Giuse Mai Đức Minh, cựu giám đốc; đồng thời bày tỏ lòng kính mến và biết ơn với vị mục tử nhân lành.
Ngài yêu mến và quan tâm đến mọi người, luôn gần gũi với giáo dân, ngài luôn hết lòng chăm sóc cho đoàn chiên.
Trong niềm thương tiếc vô hạn, chúng con quây quần nơi đây để tiễn biệt vị mục tử luôn lo lắng cho chúng con.
‘‘Sống là không ngừng tái sinh. Sự chết là một lần tái sinh tối thượng’’, như lời Marcel Jouhandeau. Kết hợp với ý nghĩa câu nói của nhà văn, giọt lệ sầu đau không phải là cách đáp trả cái chết. Khi một vị mục tử cả đời dâng mình cho Chúa và thương yêu tha nhân về Nhà Chúa, cách đáp trả tốt nhất là một lòng trông cậy vào Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Cộng đoàn Giáo xứ chúng con chân thành cám ơn Cha Giám tỉnh và Hội Dòng Xuân Bích đã lo liệu chu đáo cho tang lễ Đức Ông Giuse. Chúng con xin cám ơn các cha hiệp dâng Thánh lễ và toàn thể bà con tề tựu nơi đây để nói lời tạm biệt với cố Đức Ông Giuse Mai Đức Vinh.’’
Lê Đình Thông
Hình ảnh: Lương Công Bình
Tản Mạn Chuyện Đổi Xứ - Giáo Phận Phan Thiết
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
20:36 10/09/2020
“Linh mục giáo phận là người được sai đi như các tông đồ được Chúa sai đi. Linh mục giáo phận được sai đến với những cộng đoàn Dân Chúa để phục vụ Dân Chúa”.
Ngày thứ ba 11.8, cha Phaolô Hoàng Văn Tới, phó xứ Đức tân đi nhận chức cha sở Giáo xứ Gioan Phaolô II. Ngày thứ năm 10.9, cha Đaminh Lê Hoàng Vương, phó xứ Tầm hưng đi nhận sứ vụ quản xứ Mân côi, kết thúc “mùa thuyên chuyển” 21 linh mục của Giáo phận Phan Thiết. Dù dịch Covid 19 tái phát, các Thánh lễ nhậm chức vẫn đông đảo quý cha đến đồng tế và quý chủng sinh, quý Tu sĩ, bà con giáo dân quy tụ hiệp thông. Đức Giám Mục và Cha Tổng đại diện Giáo phận thay phiên nhau đến chủ sự nghi thức và chủ tế thánh lễ.
Xem hình
Dịp này các cha phó cũng thuyên chuyển theo chương trình mục vụ giáo phận. Các tân linh mục, tân phó tế cũng lên đường nhận sứ vụ theo “Bài sai” của Đức Giám Mục.
Từ nhu cầu mục vụ, việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các cha trong giáo phận trở thành sinh hoạt thường niên không chỉ đối với linh mục đoàn mà cả với cộng đoàn Dân Chúa trong toàn giáo phận. Các cha rời giáo xứ thân yêu, đến nhiệm sở mới.
Chuyển xứ không chỉ là chuyện chuyển đổi nơi ở nơi phục vụ, mà còn là dịp người linh mục thể hiện đức vâng lời triệt để, thể hiện tinh thần hiệp thông phục vụ và từ bỏ khi nhận được thư bổ nhiệm của Đức Giám Mục.
Lẽ thường tình, sau bao năm phục vụ cộng đoàn, đến lúc ra đi, nhiều cung bậc cảm xúc bịn rịn lưu luyến. Nếu xét theo tình cảm tự nhiên thì đó phải là nỗi đau cào cứa trong lòng. Nhưng đối với đời linh mục, đó là chuyện bình thường. Bởi vì linh mục là người chọn Chúa chứ không chọn công việc của Chúa. Mới hôm qua, chính nơi đây là nhà của mình, thì hôm nay không còn là nhà của mình nữa. Mới hôm qua còn lo lắng xây dựng và gìn giữ, thì hôm nay để lại tất cả và ra đi.Thế mới thấy linh mục là người từ bỏ vì Chúa.
Nhìn chung, các giáo xứ đưa tiễn và đón chào các vị mục tử trong tình thương kính mến, ngậm ngùi chia tay và vui mừng chào đón, nước mắt khóc thương và nụ cười tươi nở. Có hành trình xa xôi từ vùng biển “Bàu giòi” vượt đèo cao lên tận đại ngàn La dày, từ sóng biển rì rào lên cao nguyên lộng gió. Từ “Ba bàu” bạt ngàn thanh long lên Đakim ngút ngàn rừng thẳm.Xa mà vẫn hân hoan vì nhiệt thành truyền giáo của linh mục trẻ. Tuy sườn đèo cheo leo, đường vắng teo, hai bên heo hút vực thẳm, từ Lagi hay Hàm thuận nam, lên vùng núi Đami toàn đèo dốc lắm ổ gà ổ voi, người tông đồ được sai đi vẫn dạt dào niềm vui dấn thân phục vụ. Có những chuyến đi từ Thành phố, Thị xã lên miền núi.Có những lần đi từ miền ngược về miền xuôi. Nhìn chung đợt này, các cha thuyên chuyển từ Giáo hạt này sang Giáo hạt khác. Cha nào cũng muốn trải nghiệm đời mục tử qua những“Dấu chân” trên các Giáo hạt. Có “cha già” đã đi qua “bốn vùng chiến thuật”, cuối đời mong vùng năm mà hy vọng mong manh!
Hơn một tháng thuyên chuyển các linh mục, Đức cha Giuse và cha Tổng đại diện hiện diện đầy đủ. Trong lời huấn từ, Đức cha và cha Tổng luôn nói đến chân dung linh mục là người được sai đi, đến với đoàn chiên để làm mục tử. Các ngài giới thiệu đôi nét về giáo xứ, về cha tân quản xứ và huấn từ định hướng mục vụ truyền giáo tại địa bàn ấy.Từ đó Đức cha và cha Tổng mời gọi cộng đoàn hãy cầu xin Chúa Giêsu vị Mục tử Nhân Lành ban tràn đầy ơn phúc xuống trên Cha Tân Quản xứ cũng như tất cả mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ.
Anh em linh mục trong giáo phận đến hiệp thông chia sẻ niềm vui. Có những thánh lễ hơn 50 cha đồng tế. Các Chủng sinh, các Nữ tu nhiều Hội dòng, Tu đoàn cũng hiệp thông thật đông đảo trong các thánh lễ nhậm chức. Và mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận cùng cầu nguyện và cầu chúc cho các mục tử được Đức cha sai đến các giáo xứ “cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10); cùng mọi tín hữu biết đón nhận các Linh mục Chúa ban, như “là đón nhận Thầy.” (Mt 10, 40) !
“Nghi thức nhận xứ nói lên nhiệm vụ của Cha Chánh xứ là người được Đức Giám Mục sai đến để coi sóc một giáo xứ, có nhiệm vụ dẫn dắt đàn chiên, và chịu trách nhiệm về giáo xứ của mình. Ngài ân cần phục vụ với sự hiệp lực của giáo dân, để thông phần với Đức Giám Mục vào 3 chức vụ: Tiên Tri,Tư Tế và Vương Đế của Đức Kitô”. Như thế, linh mục Chánh xứ là thừa tác viên chính thức của Giáo Hội, là người được sai đến để phục vụ sự hiệp thông, là chứng tá Tông truyền và là người hành động nhân danh Đức Kitô, Đầu của Giáo Hội. Linh mục Chánh xứ là dấu chỉ, là hiện thân của Đức Kitô, ngài là đầu, chủ tọa cộng đoàn được trao phó.
Nghi thức nhận xứ khởi đầu cho sứ vụ của Linh mục nơi nhiệm sở mới và cũng là khởi đầu mới trong lịch sử của cộng đoàn Giáo xứ.
“Mùa thuyên chuyển” đã kết thúc. Cầu chúc tất cả các linh mục được Đức cha bổ nhiệm đến giáo xứ mới trong dịp này, được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, luôn được ơn khôn ngoan, nhiều niềm vui Tin mừng tại môi trường mới. Dân Chúa rất khao khát nơi các ngài hình ảnh Đức Kitô Mục Tử nhân hậu, quảng đại và giàu lòng thương xót. Dân Chúa mong muốn các ngài là khuôn mẫu cho lòng đạo đức và bác ái.
Đến giáo xứ mới, đây không chỉ là việc chuyển đổi nơi ở, chuyển đổi nơi làm việc, mà còn là việc lãnh nhận và thực thi sứ vụ Chúa trao ban cho người linh mục. Mong rằng sự chuyển đổi không dừng lại ở sự thay đổi không gian, mà là việc chuyển đổi mang tính biểu tượng cho sự thay đổi tâm linh, đổi mới suy nghĩ, đổi mới cung cách mục vụ. Được thế thì quả thật các ngài đã tạo phúc cho cộng đoàn Dân Chúa nơi xứ mới.
Các linh mục chuyển xứ là được Chúa sai đi trong tư cách nhân danh Chúa, trong quyền năng của Chúa, là hiện thân của Chúa để mang tình yêu Chúa cho đoàn chiên trong viễn tượng ơn cứu chuộc: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28,19).
Ước mong, niềm vui, sự hiệp nhất của ngày nhận nhiệm sở mới sẽ được nối dài mãi nơi cộng đoàn các Giáo xứ.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Ngày thứ ba 11.8, cha Phaolô Hoàng Văn Tới, phó xứ Đức tân đi nhận chức cha sở Giáo xứ Gioan Phaolô II. Ngày thứ năm 10.9, cha Đaminh Lê Hoàng Vương, phó xứ Tầm hưng đi nhận sứ vụ quản xứ Mân côi, kết thúc “mùa thuyên chuyển” 21 linh mục của Giáo phận Phan Thiết. Dù dịch Covid 19 tái phát, các Thánh lễ nhậm chức vẫn đông đảo quý cha đến đồng tế và quý chủng sinh, quý Tu sĩ, bà con giáo dân quy tụ hiệp thông. Đức Giám Mục và Cha Tổng đại diện Giáo phận thay phiên nhau đến chủ sự nghi thức và chủ tế thánh lễ.
Xem hình
Dịp này các cha phó cũng thuyên chuyển theo chương trình mục vụ giáo phận. Các tân linh mục, tân phó tế cũng lên đường nhận sứ vụ theo “Bài sai” của Đức Giám Mục.
Từ nhu cầu mục vụ, việc bổ nhiệm và thuyên chuyển các cha trong giáo phận trở thành sinh hoạt thường niên không chỉ đối với linh mục đoàn mà cả với cộng đoàn Dân Chúa trong toàn giáo phận. Các cha rời giáo xứ thân yêu, đến nhiệm sở mới.
Chuyển xứ không chỉ là chuyện chuyển đổi nơi ở nơi phục vụ, mà còn là dịp người linh mục thể hiện đức vâng lời triệt để, thể hiện tinh thần hiệp thông phục vụ và từ bỏ khi nhận được thư bổ nhiệm của Đức Giám Mục.
Nhìn chung, các giáo xứ đưa tiễn và đón chào các vị mục tử trong tình thương kính mến, ngậm ngùi chia tay và vui mừng chào đón, nước mắt khóc thương và nụ cười tươi nở. Có hành trình xa xôi từ vùng biển “Bàu giòi” vượt đèo cao lên tận đại ngàn La dày, từ sóng biển rì rào lên cao nguyên lộng gió. Từ “Ba bàu” bạt ngàn thanh long lên Đakim ngút ngàn rừng thẳm.Xa mà vẫn hân hoan vì nhiệt thành truyền giáo của linh mục trẻ. Tuy sườn đèo cheo leo, đường vắng teo, hai bên heo hút vực thẳm, từ Lagi hay Hàm thuận nam, lên vùng núi Đami toàn đèo dốc lắm ổ gà ổ voi, người tông đồ được sai đi vẫn dạt dào niềm vui dấn thân phục vụ. Có những chuyến đi từ Thành phố, Thị xã lên miền núi.Có những lần đi từ miền ngược về miền xuôi. Nhìn chung đợt này, các cha thuyên chuyển từ Giáo hạt này sang Giáo hạt khác. Cha nào cũng muốn trải nghiệm đời mục tử qua những“Dấu chân” trên các Giáo hạt. Có “cha già” đã đi qua “bốn vùng chiến thuật”, cuối đời mong vùng năm mà hy vọng mong manh!
Hơn một tháng thuyên chuyển các linh mục, Đức cha Giuse và cha Tổng đại diện hiện diện đầy đủ. Trong lời huấn từ, Đức cha và cha Tổng luôn nói đến chân dung linh mục là người được sai đi, đến với đoàn chiên để làm mục tử. Các ngài giới thiệu đôi nét về giáo xứ, về cha tân quản xứ và huấn từ định hướng mục vụ truyền giáo tại địa bàn ấy.Từ đó Đức cha và cha Tổng mời gọi cộng đoàn hãy cầu xin Chúa Giêsu vị Mục tử Nhân Lành ban tràn đầy ơn phúc xuống trên Cha Tân Quản xứ cũng như tất cả mọi thành phần Dân Chúa trong giáo xứ.
Anh em linh mục trong giáo phận đến hiệp thông chia sẻ niềm vui. Có những thánh lễ hơn 50 cha đồng tế. Các Chủng sinh, các Nữ tu nhiều Hội dòng, Tu đoàn cũng hiệp thông thật đông đảo trong các thánh lễ nhậm chức. Và mọi thành phần Dân Chúa trong giáo phận cùng cầu nguyện và cầu chúc cho các mục tử được Đức cha sai đến các giáo xứ “cho đoàn chiên được sống và sống dồi dào” (Ga 10,10); cùng mọi tín hữu biết đón nhận các Linh mục Chúa ban, như “là đón nhận Thầy.” (Mt 10, 40) !
“Nghi thức nhận xứ nói lên nhiệm vụ của Cha Chánh xứ là người được Đức Giám Mục sai đến để coi sóc một giáo xứ, có nhiệm vụ dẫn dắt đàn chiên, và chịu trách nhiệm về giáo xứ của mình. Ngài ân cần phục vụ với sự hiệp lực của giáo dân, để thông phần với Đức Giám Mục vào 3 chức vụ: Tiên Tri,Tư Tế và Vương Đế của Đức Kitô”. Như thế, linh mục Chánh xứ là thừa tác viên chính thức của Giáo Hội, là người được sai đến để phục vụ sự hiệp thông, là chứng tá Tông truyền và là người hành động nhân danh Đức Kitô, Đầu của Giáo Hội. Linh mục Chánh xứ là dấu chỉ, là hiện thân của Đức Kitô, ngài là đầu, chủ tọa cộng đoàn được trao phó.
Nghi thức nhận xứ khởi đầu cho sứ vụ của Linh mục nơi nhiệm sở mới và cũng là khởi đầu mới trong lịch sử của cộng đoàn Giáo xứ.
“Mùa thuyên chuyển” đã kết thúc. Cầu chúc tất cả các linh mục được Đức cha bổ nhiệm đến giáo xứ mới trong dịp này, được tràn đầy ơn Chúa Thánh Thần, luôn được ơn khôn ngoan, nhiều niềm vui Tin mừng tại môi trường mới. Dân Chúa rất khao khát nơi các ngài hình ảnh Đức Kitô Mục Tử nhân hậu, quảng đại và giàu lòng thương xót. Dân Chúa mong muốn các ngài là khuôn mẫu cho lòng đạo đức và bác ái.
Đến giáo xứ mới, đây không chỉ là việc chuyển đổi nơi ở, chuyển đổi nơi làm việc, mà còn là việc lãnh nhận và thực thi sứ vụ Chúa trao ban cho người linh mục. Mong rằng sự chuyển đổi không dừng lại ở sự thay đổi không gian, mà là việc chuyển đổi mang tính biểu tượng cho sự thay đổi tâm linh, đổi mới suy nghĩ, đổi mới cung cách mục vụ. Được thế thì quả thật các ngài đã tạo phúc cho cộng đoàn Dân Chúa nơi xứ mới.
Các linh mục chuyển xứ là được Chúa sai đi trong tư cách nhân danh Chúa, trong quyền năng của Chúa, là hiện thân của Chúa để mang tình yêu Chúa cho đoàn chiên trong viễn tượng ơn cứu chuộc: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần”(Mt 28,19).
Ước mong, niềm vui, sự hiệp nhất của ngày nhận nhiệm sở mới sẽ được nối dài mãi nơi cộng đoàn các Giáo xứ.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Tại Sao Việt Nam Chưa Kiện Trung Quốc Về Biển Đông ?
Phạm Trần
08:46 10/09/2020
Việt Nam chỉ kiện Trung Cộng về Biển Đông “khi đàm phán bế tắc và chiến tranh đã gần kề”. Việt Nam cũng kiên định không đứng về phe nào trong cuộc tranh chấp quyền lực ở Á Châu-Thái Bình Dương giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ.
Quan điểm xuyên suốt này đã được lan tỏa trong nội bộ những nhà ngoại giao có thẩm quyền nhất của Việt Nam về xung đột ở Biển Đông hiện nay.
Tuy nhiên lập trường này chưa bao giờ được nói chính thức bởi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Do đó khi Bộ Ngoại giao không lên tiếng bình luận thì coi như lời nói của người trong cuộc đã được bật đèn xanh.
TẠI SAO LÚC NÀY?
Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao hai vấn đề được đưa ra cùng một lượt vào lúc này, khi hai nước Việt-Trung không có bất cứ cuộc họp song phương nào về Biển Đông. Nhưng cũng không vô ích khi để cho Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) phổ biến bài viết quan trọng này vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Bộ Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2020), là nhằm trấn an Ban Chấp hành Trung ương dự bị khóa XIII an tâm về đường lối đối ngoại cơ bản giữa Việt Nam - Trung Cộng và Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ không thay đổi trong nhiệm kỳ tới.
Đáng chú ý là bài viết của VOV xuất hiện 2 tháng sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc cảnh cáo Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 12 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, ngày 21/07 (2020).
Đài Phát thanh quốc tế Trung Hoa (CRI, China Radio International) đưa tin trong bản tiếng Việt ngày 22/07 (2020) đã trích lời họ Vương nói với Phó Thù tướng, Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh rằng:”:”Trung Quốc và Việt Nam cần kiên trì kiểm soát bất đồng thông qua đối thoại và hiệp thương song phương theo nhận thức chung đạt được giữa Lãnh đạo tối cao hai Đảng và hai nước, tìm kiếm giải pháp công bằng và hợp lý theo một loạt thỏa thuận ký giữa hai bên. Trung Quốc và Việt Nam còn cần cùng các nước ASEAN, tuân thủ “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải” (DOC, Declaration on the Conduct of the Parties in the South China Sea )., thúc đẩy tham vấn về “Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải” (COC, Code of Conduct), không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài.”
Vương Nghị không nói tên “thế lực bên ngoài”, nhưng ai cũng hiểu là Hoa Kỳ, đồng minh của khối ASEAN, đã tăng cường các cuộc tuần duyên và tập trận của Hạm đội số 7 ở Biển Đông từ đấu năm 2020.
Nhưng Trung Cộng lại không có quyền chủ quyền ở Biển Đông như trong hình Bắc Kinh tự vẽ được gọi là Lưỡi bò, để tiếm nhận ¾ điện tích trên 3 triệu cây số vuông biển đảo ở Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến tháng 1/1974, cả hai Quần đảo này thuộc quyền kiểm soát và bảo vệ bởi Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau năm 1975, bắt đầu từ năm 1988, Trung Cộng đã đánh chiếm thêm 8 vị trí dá và bãi san hô ở quần đào Trường Sa, sau 13 năm hoàn toàn kiểm soát bởi Thủy Quân CSVN.
Các vị trí bị quân Trung Cộng chiếm gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn ( mất năm 1995). Sau khi Vành Khăn mất, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luât Tân và Trung Cộng.
Trong khi đó phía Việt Nam kiểm soát 21 thực thể địa lý ở Trường Sa, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.
Theo Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết Trường Sa được chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa.
Ông nói:”Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng gồm: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.” (theo Infonet)
KHI NÀO KIỆN?
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, tình hình Biển Đông đã đột biến căng thẳng với các hoạt động đe dọa Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Phi Luật Tân và Việt Nam của Hải quân Trung Cộng khiến Mỹ phải lên tiếng.
Trong tuyên bố cứng rắn nhất từ trước đến nay, đưa ra ngày 13/07/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã quyết liệt bác bỏ yêu sách của Trung Quốc dành làm chủ các nguồn tài nguyên ở hầu hết Biển Đông, cũng như việc nước này mở chiến dịch đe dọa để kiểm soát. Ông nói hành động của Bắc Kinh là hoàn toàn phi pháp.
(“Beijing’s claims to offshore resources across most of the South China Sea are completely unlawful, as is its campaign of bullying to control them.” –State Department, July 13/2020)
Tuyên bố của ông Pompeo lưu ý rằng Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để áp đặt ý muốn của mình ở Biển Đông, cũng như không có căn bản pháp lý nào để dành quyền chủ quyền về Đường 9 Đoạn (hay còn gọi là đường Lưỡi bò) mà Bắc Kinh công bố năm 2009. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhắc nhở Bắc Kinh rằng yêu sách vô căn cứ của họ cũng đã bị Tòa hòa giải Quốc tế bác bỏ hoàn toàn ngày 12/07/2016 trong vụ kiện về đường 9 đoạn của Phi Luật Tân.
(“The PRC has no legal grounds to unilaterally impose its will on the region. Beijing has offered no coherent legal basis for its “Nine-Dashed Line” claim in the South China Sea since formally announcing it in 2009. In a unanimous decision on July 12, 2016, an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law of the Sea Convention – to which the PRC is a state party – rejected the PRC’s maritime claims as having no basis in international law. The Tribunal sided squarely with the Philippines, which brought the arbitration case, on almost all claims.”)
Nhiều nước lớn trên Thế giới, kể cá khối Liên hiệp Châu u, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Nhật Bản v.v…đã lên án Trung Cộng lợi dụng nạn dịch phát xuất từ Vũ Hán (Trung Quốc), tên khoa học là Covid 19, để gia tăng áp lực lên các nước có tranh chấp ở Biển Đông với Bắc Kinh, bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Brunei, để dành phần thắng.
Vì ở vào vị trí chiến lược quan trọng và chiếm phần lớn cửa ngõ ra Biển Đông, Việt Nam đã biến thành đối tượng mà Trung Cộng muốn khống chế, hay chiếm đóng nếu có cơ hội. Trong vòng 5 năm qua, kể từ năm 2014, Trung Cộng đã đem tầu thăm dò dầu khí Hải dương 981 vào hoạt động bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chiều rộng 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km). Vụ thứ hai xẩy ra năm 2019, với Hải Dương 8 tại bãi Tư Chính, chỉ cách Vũng Tấu khoảng 370 cây số hướng Đông Nam.
Ngoài ra, Trung Cộng cũng đã ép buộc Việt Nam phải hủy bỏ các dự án tìm kiếm dầu và khí đốt với một sống Công ty nước ngoài ở khu vục nam Hoàng Sa và ở Trường Sa. Trong số này có nhiều Đại công ty gồm BP (Anh, 2008) Chevron (Mỹ, 2015), Repsol (Tây Ban Nha, 2018), ConocoPhillips (2012).
Mới đây, ngày 9/7/2020, liên doanh dầu khí Rosneft Việt Nam đã hủy hợp đồng khoan dầu với công ty Noble Corporation tại Lô 06-01 vì bị áp lực từ Trung Cộng.
Vị trí Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính mà Trung Cộng tự coi thuộc khu vực Đường Chín Đoạn, hay Đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vẽ để dành quyền chủ quyền.
Ngoài ra lính Trung Cộng, giả dạng thường dân đánh cá và tầu Hải giám có võ trang đã liên tục đàn áp hay đâm chìm nhiều thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong nhiều năm qua ỏ vùng biển Hoàng sa và Trường Sa.
Mỗi lần quân Trung Cộng hành hạ, hay sát hại ngư dân là thêm một lần người dân Việt Nam, trong và ngoài nước, đổ tội hèn nhát không dám chống trả của Hải quân và Lực lượng Biên phòng Việt Nam.
Đó đó, đã có nhiều kiến nghị và đề nghị của Trí thức và người dân yêu cầu nhà nước CSVN phải kiện Trung Cộng ra trước Tòa trọng tài Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm và thắng kiện năm 2016. Cho đến nay, phía Việt Nam chỉ nói miệng là đã chuẩn bị mọi phương án và chỉ áp dụng pháp lý khi cần thiết.
Nói thế, nhưng ai cũng biết lãnh đạo đảng CSVN rất sợ bị Trung Cộng trả đũa nên chưa dám nhúc nhích.
Vì vậy, trong cuộc phỏng vấn ngày 7/9/2020, Đài VOV đã đặt vấn đề “kiện Trung Quốc” với ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn.
VOV viết:“Khi Trung Quốc liên tiếp có các hành vi ngang ngược, gây hấn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đã có nhiều ý kiến cho rằng ta nên khởi kiện nước này lên tòa quốc tế. Về vấn đề này, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nói: “Theo tôi hiểu đó là một phương án, và không ai loại trừ phương án đó cả. Ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống, kể cả phương án khởi kiện khi cần thiết cũng như nhiều phương án khác nữa. Nhưng khởi kiện vào lúc nào và khởi kiện như thế nào thì ta cần tính toán hết sức kỹ lưỡng với cái đầu lạnh và tỉnh táo để nếu có làm thì phải đạt được hiệu quả cao nhất”.
Đại sứ Cường nói tiếp:”Không thể phủ nhận một phán quyết công tâm của Tòa sẽ tạo tiền lệ cho các nước theo đuổi một giải pháp pháp lý khi một bên chỉ muốn dùng sức mạnh cơ bắp thay vì đưa ra bằng chứng thuyết phục để chứng minh yêu sách của mình là có cơ sở. Tuy nhiên, giải pháp pháp lý nên chỉ là lựa chọn cuối cùng khi đàm phán bế tắc và chiến tranh đã gần kề.”
Trên thực tế thì các cuộc đàm phán về tranh chấp biển, đảo giữa Việt Nam và Trung Cộng đã bế tắc từ lâu. Lập trường khư khư của Bắc Kinh là : Hãy gác tranh chấp để cùng khai thác. Nhưng khi Trung Cộng không có quyền chủ quyền ở Biển Đông mà lại muốn biến vùng “không có tranh chấp” thành “tranh chấp” thì có phải Bắc Kinh đã xấm lăng nhà hàng xóm rồi bắt người chủ nhà phải thương lượng chia phần thì có vô lý không?
Phía Việt Nam biết rõ như thế nhưng vẫn không dám có hành động chống Trung Cộng, phần chính vì sợ bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế, vì kinh tế của Việt Nam phải lệ thuộc phần lớn vào nguyên liệu và máy móc nhập vào từ Trung Cộng.
Ngoài ra, Việt Nam còn gánh nợ khổng lồ với Trung Cộng mỗi năm. Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, thì:”Tổng số nợ của Việt Nam với Trung Quốc (bao gồm cả Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư) có thể đã lên tới 4 tỉ đô la Mỹ, chỉ có thể tính đến hết năm 2013.
Trên cơ sở đó, với ước tính tổng nợ nước ngoài của quốc gia hiện đang ở mức khoảng 100 tỷ USD (năm 2016 là 86,9 tỷ USD – theo WorldBank), thì số nợ mà Việt Nam đang vay mượn từ Trung Quốc vào năm 2018 có thể lên tới hơn 6 tỷ USD.
Thậm chí số nợ Trung Quốc có thể còn vượt xa con số trên, bởi từ sau năm 2010 Bộ Tài chính chỉ theo dõi và công bố nợ công – bao gồm nợ chính phủ và nợ của các doanh nghiệp nhà nước do chính phủ bảo lãnh.”
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 03/09/2018)
Với những ràng buộc về chính trị, ngoại giao và kinh tế mỗi ngày một lún sâu vòng lệ thuộc Trung Cộng, Việt Nam tỏ ra dè dặt đến mức phải ngậm đắng nuốt cay chịu trận.
Đó là lý do tại sao Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã cắn răng thừa nhận rằng:”Ngay cả khi Tòa ra một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc mà nước này không thực thi thì cũng không mang đến hiệu quả như mong muốn. Đó là còn chưa kể đến việc cán cân công lý có thể bị các thế lực tác động cho mưu đồ riêng.”
ĐỨNG VỀ PHE NÀO?
Vậy vị trí chiến lược của Việt Nam giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đang ở đâu? Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, Nguyễn Quốc Cường trả lời:” Rõ ràng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung là một thực tế, dù có muốn hay không muốn thì cuộc cạnh tranh đó vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách gay gắt, toàn diện. Ta muốn đứng ngoài cuộc cũng không được. Chọn bên thì chắc chắn là không. Lựa chọn đúng đắn nhất cho Việt Nam, đó chính là lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc. Đó là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ tại Hoa Kỳ, Phạm Quang Vinh cũng cho rằng: “Trong cạnh tranh Mỹ-Trung, rõ ràng chúng ta không nên đứng về phía nào mà nên soi chiếu vào luật pháp quốc tế, vào các nguyên tắc, lợi ích chung của khu vực mà đặc biệt là ASEAN, soi chiếu vào lợi ích của ta. Việt Nam cũng như ASEAN muốn quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc vì đây là 2 đối tác rất quan trọng cả về kinh tế, cả về chính trị - an ninh. Chúng ta cần phải tiếp tục tranh thủ”.
(Phỏng vấn của VOV, ngày 7/9/2020)
Vậy cơ bản chính sách ngoại giao của nhà nước CSVN, trong bối cảnh không còn Thế giới Cộng sản sau khi khối Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông u tan rã từ 1989 đến 1991, như thế nào?
Việt Nam Cộng sản tuyên bố:”Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển
Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.”
(theo Bộ Ngoại giao, Tháng 8/2004)
Tuy nói như thế, nhưng đảng CSVN có quan hệ ngoại giao và nhiều mặt khác, trong đó có sự lệ thuộc vào kinh tế với Trung Cộng chặt chẽ hơn với nhiều nước khác. Việt Nam và Trung Cộng, vẫn nói với nhau ngoài miệng “vừa là đống chí, vừa là anh em”, có chung một biên giới dài 1,449.566 cây số, nhưng người Việt Nam không bao giờ quên mối hận lịch sử từng bị các Triều đại người Hán đô hộ 1,000 năm.
Trong khi ấy thì các lãnh đạo Tầu, từ thời đại Đặng Tiểu Bình (13/9/1982-2/11/1987) vẫn luôn nuôi mộng có ngày sẽ “dạy cho Việt Nam bài học” thứ hai khốc liệt hơn” bài học thứ nhất của Đặng Tiểu Bình, xẩy ra ngày 27/2/1979. Hồi ấy, họ Đặng đã xua 600,000 quân với xe tăng và đại pháo yểm trợ tràn qua biên giới đánh vào 6 Tỉnh của Việt Nam gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Cuôc chiến đẫm máu này chỉ kéo dài đến ngày 16/3/1979 là một thất bại cho Trung Cộng, nhưng sau đó, Đặng Tiểu Bình lại cho mở cuộc tấn công qua Việt Nam lần thứ hai, bắt đầu ác liệt từ 1984, tập trung vào vùng biên giới Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang, kết thúc năm 1989.
Bách khoa Toàn thư mở viết về mặt trận ác liệt Vị Xuyên:”Số liệu Việt Nam công bố gần đây ghi nhận khoảng 4.000 bộ đội hy sinh và hơn 9.000 người khác bị thương tại khu vực này trong giai đoạn từ năm 1984 đến 1989. Phía Trung Quốc tuyên bố con số thương vong tương ứng của họ là 4.100, trong đó có hơn 2.000 binh sĩ tử trận.”
Không có thống kê chính thức nào về thiệt hại nhân mạng của đôi bên trong 10 năm chiến tranh biên giới (1979-1989), nhưng ước tính có lối 45,000 quân và dân người Việt Nam thiệt mạng và bị thương. Phương Tây ước tính có 28,000 lính Trung Cộng chết và nhiều ngàn khác bị thương.
VẾT THƯƠNG CHƯA LÀNH
Dù chiến tranh biên giới đã qua 41 năm, nhưng tang thương và đổ vỡ vẫn sống lại vào mỗi dịp 27/2. Thế mà đảng CSVN đã không dám tổ chức truy điệu để ghi ơn những người đã nằm xuống vì chống quân Tầu xâm lược để bảo vệ Tổ quốc. Đảng và nhà nước CSVN cũng vô ơn bạc nghĩa đối với 74 Chiến sỹ Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận chiến bào vệ Hoàng Sa chống quân Tầu đánh chiếm ngày 19/01/1974.
Không những thế, Chính phủ còn cho Công an, Mật vụ và côn đồ khủng bố, đe dọa và ngăn cấm người dân không được tổ chức ghi ơn những chiến sỹ của đôi bên trong cuộc chiến đã hy sinh chống quân Tầu xâm lăng từ Hoàng Sa đến Biên giới (1979-1989) và ở Gạc Ma năm 1988.
Những hành động phản bội này nên được đưa ra tòa nào xét xử để cho các Tử sỹ và dân lành vô tội được ngậm cười nơi Chín suối, hay Việt Nam còn muốn đợi cho đến khi Trung Cộng dạy cho bài học nữa rồi mới vác đơn đi kiện? -/-
Phạm Trần
(09/020)
Quan điểm xuyên suốt này đã được lan tỏa trong nội bộ những nhà ngoại giao có thẩm quyền nhất của Việt Nam về xung đột ở Biển Đông hiện nay.
Tuy nhiên lập trường này chưa bao giờ được nói chính thức bởi Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh. Do đó khi Bộ Ngoại giao không lên tiếng bình luận thì coi như lời nói của người trong cuộc đã được bật đèn xanh.
TẠI SAO LÚC NÀY?
Nhưng câu hỏi đặt ra là tại sao hai vấn đề được đưa ra cùng một lượt vào lúc này, khi hai nước Việt-Trung không có bất cứ cuộc họp song phương nào về Biển Đông. Nhưng cũng không vô ích khi để cho Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV, Voice of Vietnam) phổ biến bài viết quan trọng này vào dịp kỷ niệm 75 năm thành lập Bộ Ngoại giao (28/8/1945-28/8/2020), là nhằm trấn an Ban Chấp hành Trung ương dự bị khóa XIII an tâm về đường lối đối ngoại cơ bản giữa Việt Nam - Trung Cộng và Việt Nam-Hoa Kỳ sẽ không thay đổi trong nhiệm kỳ tới.
Đáng chú ý là bài viết của VOV xuất hiện 2 tháng sau khi Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị của Trung Quốc cảnh cáo Việt Nam tại Hội nghị lần thứ 12 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc, ngày 21/07 (2020).
Đài Phát thanh quốc tế Trung Hoa (CRI, China Radio International) đưa tin trong bản tiếng Việt ngày 22/07 (2020) đã trích lời họ Vương nói với Phó Thù tướng, Bộ trường Ngoại giao Phạm Bình Minh rằng:”:”Trung Quốc và Việt Nam cần kiên trì kiểm soát bất đồng thông qua đối thoại và hiệp thương song phương theo nhận thức chung đạt được giữa Lãnh đạo tối cao hai Đảng và hai nước, tìm kiếm giải pháp công bằng và hợp lý theo một loạt thỏa thuận ký giữa hai bên. Trung Quốc và Việt Nam còn cần cùng các nước ASEAN, tuân thủ “Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Nam Hải” (DOC, Declaration on the Conduct of the Parties in the South China Sea )., thúc đẩy tham vấn về “Bộ Quy tắc ứng xử trên Nam Hải” (COC, Code of Conduct), không dành bất cứ cơ hội nào cho sự quấy rối và phá hoại của thế lực bên ngoài.”
Vương Nghị không nói tên “thế lực bên ngoài”, nhưng ai cũng hiểu là Hoa Kỳ, đồng minh của khối ASEAN, đã tăng cường các cuộc tuần duyên và tập trận của Hạm đội số 7 ở Biển Đông từ đấu năm 2020.
Nhưng Trung Cộng lại không có quyền chủ quyền ở Biển Đông như trong hình Bắc Kinh tự vẽ được gọi là Lưỡi bò, để tiếm nhận ¾ điện tích trên 3 triệu cây số vuông biển đảo ở Biển Đông, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Cho đến tháng 1/1974, cả hai Quần đảo này thuộc quyền kiểm soát và bảo vệ bởi Chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Sau năm 1975, bắt đầu từ năm 1988, Trung Cộng đã đánh chiếm thêm 8 vị trí dá và bãi san hô ở quần đào Trường Sa, sau 13 năm hoàn toàn kiểm soát bởi Thủy Quân CSVN.
Các vị trí bị quân Trung Cộng chiếm gồm Châu Viện, Chữ Thập, Ga Ven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Xu Bi và Vành Khăn ( mất năm 1995). Sau khi Vành Khăn mất, Việt Nam coi như mất luôn quyền kiểm soát bãi Cỏ Mây, một rạn san hô vòng thuộc cụm Bình Nguyên của quần đảo Trường Sa nằm về phía đông nam của đá Vành Khăn. Hiện bãi Cỏ Mây đang bị tranh chấp giữa Phi Luât Tân và Trung Cộng.
Trong khi đó phía Việt Nam kiểm soát 21 thực thể địa lý ở Trường Sa, gồm 7 đảo san hô/cồn cùng 14 rạn san hô.
Theo Tiến sỹ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ cho biết Trường Sa được chia thành thành 2 nhóm đảo, tuyến Bắc Trường Sa và Nam Trường Sa.
Ông nói:”Các đảo Bắc Trường Sa mà Việt Nam đang canh giữ, thực thi chủ quyền gồm 10 đảo, đá lực lượng gồm: Song Tử Tây, Đá Nam, Đá Thị, Sơn Ca, Nam Yết, Len Đao, Cô Lin, Sinh Tồn, Sinh Tồn Đông, Đá Lớn. Các đảo Phía Nam Trường Sa mà Việt Nam đang bảo vệ gồm 11 đảo, đá sau: Trường Sa,Trường Sa Đông, An Bang, Phan Vinh, Thuyền Chài, Tiên Nữ, Núi Le, Tốc Tan, Đá Tây, Đá Đông, Đá Lát.” (theo Infonet)
KHI NÀO KIỆN?
Tuy nhiên, từ đầu năm 2020, tình hình Biển Đông đã đột biến căng thẳng với các hoạt động đe dọa Mã Lai, Nam Dương, Brunei, Phi Luật Tân và Việt Nam của Hải quân Trung Cộng khiến Mỹ phải lên tiếng.
Trong tuyên bố cứng rắn nhất từ trước đến nay, đưa ra ngày 13/07/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo đã quyết liệt bác bỏ yêu sách của Trung Quốc dành làm chủ các nguồn tài nguyên ở hầu hết Biển Đông, cũng như việc nước này mở chiến dịch đe dọa để kiểm soát. Ông nói hành động của Bắc Kinh là hoàn toàn phi pháp.
(“Beijing’s claims to offshore resources across most of the South China Sea are completely unlawful, as is its campaign of bullying to control them.” –State Department, July 13/2020)
Tuyên bố của ông Pompeo lưu ý rằng Trung Quốc không có bất cứ quyền gì để áp đặt ý muốn của mình ở Biển Đông, cũng như không có căn bản pháp lý nào để dành quyền chủ quyền về Đường 9 Đoạn (hay còn gọi là đường Lưỡi bò) mà Bắc Kinh công bố năm 2009. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nhắc nhở Bắc Kinh rằng yêu sách vô căn cứ của họ cũng đã bị Tòa hòa giải Quốc tế bác bỏ hoàn toàn ngày 12/07/2016 trong vụ kiện về đường 9 đoạn của Phi Luật Tân.
(“The PRC has no legal grounds to unilaterally impose its will on the region. Beijing has offered no coherent legal basis for its “Nine-Dashed Line” claim in the South China Sea since formally announcing it in 2009. In a unanimous decision on July 12, 2016, an Arbitral Tribunal constituted under the 1982 Law of the Sea Convention – to which the PRC is a state party – rejected the PRC’s maritime claims as having no basis in international law. The Tribunal sided squarely with the Philippines, which brought the arbitration case, on almost all claims.”)
Nhiều nước lớn trên Thế giới, kể cá khối Liên hiệp Châu u, Úc, Tân Tây Lan, Ấn Độ, Nhật Bản v.v…đã lên án Trung Cộng lợi dụng nạn dịch phát xuất từ Vũ Hán (Trung Quốc), tên khoa học là Covid 19, để gia tăng áp lực lên các nước có tranh chấp ở Biển Đông với Bắc Kinh, bao gồm Việt Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai, Nam Dương và Brunei, để dành phần thắng.
Vì ở vào vị trí chiến lược quan trọng và chiếm phần lớn cửa ngõ ra Biển Đông, Việt Nam đã biến thành đối tượng mà Trung Cộng muốn khống chế, hay chiếm đóng nếu có cơ hội. Trong vòng 5 năm qua, kể từ năm 2014, Trung Cộng đã đem tầu thăm dò dầu khí Hải dương 981 vào hoạt động bên trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam có chiều rộng 200 hải lý (1 hải lý = 1,852 km). Vụ thứ hai xẩy ra năm 2019, với Hải Dương 8 tại bãi Tư Chính, chỉ cách Vũng Tấu khoảng 370 cây số hướng Đông Nam.
Ngoài ra, Trung Cộng cũng đã ép buộc Việt Nam phải hủy bỏ các dự án tìm kiếm dầu và khí đốt với một sống Công ty nước ngoài ở khu vục nam Hoàng Sa và ở Trường Sa. Trong số này có nhiều Đại công ty gồm BP (Anh, 2008) Chevron (Mỹ, 2015), Repsol (Tây Ban Nha, 2018), ConocoPhillips (2012).
Mới đây, ngày 9/7/2020, liên doanh dầu khí Rosneft Việt Nam đã hủy hợp đồng khoan dầu với công ty Noble Corporation tại Lô 06-01 vì bị áp lực từ Trung Cộng.
Vị trí Lô 06-01 nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam tại Bãi Tư Chính mà Trung Cộng tự coi thuộc khu vực Đường Chín Đoạn, hay Đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vẽ để dành quyền chủ quyền.
Ngoài ra lính Trung Cộng, giả dạng thường dân đánh cá và tầu Hải giám có võ trang đã liên tục đàn áp hay đâm chìm nhiều thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam trong nhiều năm qua ỏ vùng biển Hoàng sa và Trường Sa.
Mỗi lần quân Trung Cộng hành hạ, hay sát hại ngư dân là thêm một lần người dân Việt Nam, trong và ngoài nước, đổ tội hèn nhát không dám chống trả của Hải quân và Lực lượng Biên phòng Việt Nam.
Đó đó, đã có nhiều kiến nghị và đề nghị của Trí thức và người dân yêu cầu nhà nước CSVN phải kiện Trung Cộng ra trước Tòa trọng tài Quốc tế như Phi Luật Tân đã làm và thắng kiện năm 2016. Cho đến nay, phía Việt Nam chỉ nói miệng là đã chuẩn bị mọi phương án và chỉ áp dụng pháp lý khi cần thiết.
Nói thế, nhưng ai cũng biết lãnh đạo đảng CSVN rất sợ bị Trung Cộng trả đũa nên chưa dám nhúc nhích.
Vì vậy, trong cuộc phỏng vấn ngày 7/9/2020, Đài VOV đã đặt vấn đề “kiện Trung Quốc” với ông Nguyễn Quốc Cường, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn.
VOV viết:“Khi Trung Quốc liên tiếp có các hành vi ngang ngược, gây hấn, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông, đã có nhiều ý kiến cho rằng ta nên khởi kiện nước này lên tòa quốc tế. Về vấn đề này, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường nói: “Theo tôi hiểu đó là một phương án, và không ai loại trừ phương án đó cả. Ta cần chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống, kể cả phương án khởi kiện khi cần thiết cũng như nhiều phương án khác nữa. Nhưng khởi kiện vào lúc nào và khởi kiện như thế nào thì ta cần tính toán hết sức kỹ lưỡng với cái đầu lạnh và tỉnh táo để nếu có làm thì phải đạt được hiệu quả cao nhất”.
Đại sứ Cường nói tiếp:”Không thể phủ nhận một phán quyết công tâm của Tòa sẽ tạo tiền lệ cho các nước theo đuổi một giải pháp pháp lý khi một bên chỉ muốn dùng sức mạnh cơ bắp thay vì đưa ra bằng chứng thuyết phục để chứng minh yêu sách của mình là có cơ sở. Tuy nhiên, giải pháp pháp lý nên chỉ là lựa chọn cuối cùng khi đàm phán bế tắc và chiến tranh đã gần kề.”
Trên thực tế thì các cuộc đàm phán về tranh chấp biển, đảo giữa Việt Nam và Trung Cộng đã bế tắc từ lâu. Lập trường khư khư của Bắc Kinh là : Hãy gác tranh chấp để cùng khai thác. Nhưng khi Trung Cộng không có quyền chủ quyền ở Biển Đông mà lại muốn biến vùng “không có tranh chấp” thành “tranh chấp” thì có phải Bắc Kinh đã xấm lăng nhà hàng xóm rồi bắt người chủ nhà phải thương lượng chia phần thì có vô lý không?
Phía Việt Nam biết rõ như thế nhưng vẫn không dám có hành động chống Trung Cộng, phần chính vì sợ bị Bắc Kinh trừng phạt kinh tế, vì kinh tế của Việt Nam phải lệ thuộc phần lớn vào nguyên liệu và máy móc nhập vào từ Trung Cộng.
Ngoài ra, Việt Nam còn gánh nợ khổng lồ với Trung Cộng mỗi năm. Theo nghiên cứu của Tiến sỹ Vũ Quang Việt, nguyên Vụ trưởng Vụ Tài khoản Quốc gia thuộc Cục Thống kê Liên Hợp Quốc, thì:”Tổng số nợ của Việt Nam với Trung Quốc (bao gồm cả Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư) có thể đã lên tới 4 tỉ đô la Mỹ, chỉ có thể tính đến hết năm 2013.
Trên cơ sở đó, với ước tính tổng nợ nước ngoài của quốc gia hiện đang ở mức khoảng 100 tỷ USD (năm 2016 là 86,9 tỷ USD – theo WorldBank), thì số nợ mà Việt Nam đang vay mượn từ Trung Quốc vào năm 2018 có thể lên tới hơn 6 tỷ USD.
Thậm chí số nợ Trung Quốc có thể còn vượt xa con số trên, bởi từ sau năm 2010 Bộ Tài chính chỉ theo dõi và công bố nợ công – bao gồm nợ chính phủ và nợ của các doanh nghiệp nhà nước do chính phủ bảo lãnh.”
(Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, 03/09/2018)
Với những ràng buộc về chính trị, ngoại giao và kinh tế mỗi ngày một lún sâu vòng lệ thuộc Trung Cộng, Việt Nam tỏ ra dè dặt đến mức phải ngậm đắng nuốt cay chịu trận.
Đó là lý do tại sao Đại sứ Nguyễn Quốc Cường đã cắn răng thừa nhận rằng:”Ngay cả khi Tòa ra một phán quyết bất lợi cho Trung Quốc mà nước này không thực thi thì cũng không mang đến hiệu quả như mong muốn. Đó là còn chưa kể đến việc cán cân công lý có thể bị các thế lực tác động cho mưu đồ riêng.”
ĐỨNG VỀ PHE NÀO?
Vậy vị trí chiến lược của Việt Nam giữa Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh đang ở đâu? Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn, Nguyễn Quốc Cường trả lời:” Rõ ràng cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung là một thực tế, dù có muốn hay không muốn thì cuộc cạnh tranh đó vẫn đã, đang và sẽ tiếp tục diễn ra một cách gay gắt, toàn diện. Ta muốn đứng ngoài cuộc cũng không được. Chọn bên thì chắc chắn là không. Lựa chọn đúng đắn nhất cho Việt Nam, đó chính là lợi ích tối cao của quốc gia - dân tộc. Đó là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc”.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ tại Hoa Kỳ, Phạm Quang Vinh cũng cho rằng: “Trong cạnh tranh Mỹ-Trung, rõ ràng chúng ta không nên đứng về phía nào mà nên soi chiếu vào luật pháp quốc tế, vào các nguyên tắc, lợi ích chung của khu vực mà đặc biệt là ASEAN, soi chiếu vào lợi ích của ta. Việt Nam cũng như ASEAN muốn quan hệ tốt với cả Mỹ và Trung Quốc vì đây là 2 đối tác rất quan trọng cả về kinh tế, cả về chính trị - an ninh. Chúng ta cần phải tiếp tục tranh thủ”.
(Phỏng vấn của VOV, ngày 7/9/2020)
Vậy cơ bản chính sách ngoại giao của nhà nước CSVN, trong bối cảnh không còn Thế giới Cộng sản sau khi khối Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa Đông u tan rã từ 1989 đến 1991, như thế nào?
Việt Nam Cộng sản tuyên bố:”Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hoá quan hệ quốc tế, chủ động hội nhập quốc tế với phương châm “Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển
Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên cho việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc.”
(theo Bộ Ngoại giao, Tháng 8/2004)
Tuy nói như thế, nhưng đảng CSVN có quan hệ ngoại giao và nhiều mặt khác, trong đó có sự lệ thuộc vào kinh tế với Trung Cộng chặt chẽ hơn với nhiều nước khác. Việt Nam và Trung Cộng, vẫn nói với nhau ngoài miệng “vừa là đống chí, vừa là anh em”, có chung một biên giới dài 1,449.566 cây số, nhưng người Việt Nam không bao giờ quên mối hận lịch sử từng bị các Triều đại người Hán đô hộ 1,000 năm.
Trong khi ấy thì các lãnh đạo Tầu, từ thời đại Đặng Tiểu Bình (13/9/1982-2/11/1987) vẫn luôn nuôi mộng có ngày sẽ “dạy cho Việt Nam bài học” thứ hai khốc liệt hơn” bài học thứ nhất của Đặng Tiểu Bình, xẩy ra ngày 27/2/1979. Hồi ấy, họ Đặng đã xua 600,000 quân với xe tăng và đại pháo yểm trợ tràn qua biên giới đánh vào 6 Tỉnh của Việt Nam gồm Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hoàng Liên Sơn, Hà Tuyên và Quảng Ninh.
Cuôc chiến đẫm máu này chỉ kéo dài đến ngày 16/3/1979 là một thất bại cho Trung Cộng, nhưng sau đó, Đặng Tiểu Bình lại cho mở cuộc tấn công qua Việt Nam lần thứ hai, bắt đầu ác liệt từ 1984, tập trung vào vùng biên giới Vị Xuyên, Tỉnh Hà Giang, kết thúc năm 1989.
Bách khoa Toàn thư mở viết về mặt trận ác liệt Vị Xuyên:”Số liệu Việt Nam công bố gần đây ghi nhận khoảng 4.000 bộ đội hy sinh và hơn 9.000 người khác bị thương tại khu vực này trong giai đoạn từ năm 1984 đến 1989. Phía Trung Quốc tuyên bố con số thương vong tương ứng của họ là 4.100, trong đó có hơn 2.000 binh sĩ tử trận.”
Không có thống kê chính thức nào về thiệt hại nhân mạng của đôi bên trong 10 năm chiến tranh biên giới (1979-1989), nhưng ước tính có lối 45,000 quân và dân người Việt Nam thiệt mạng và bị thương. Phương Tây ước tính có 28,000 lính Trung Cộng chết và nhiều ngàn khác bị thương.
VẾT THƯƠNG CHƯA LÀNH
Dù chiến tranh biên giới đã qua 41 năm, nhưng tang thương và đổ vỡ vẫn sống lại vào mỗi dịp 27/2. Thế mà đảng CSVN đã không dám tổ chức truy điệu để ghi ơn những người đã nằm xuống vì chống quân Tầu xâm lược để bảo vệ Tổ quốc. Đảng và nhà nước CSVN cũng vô ơn bạc nghĩa đối với 74 Chiến sỹ Quân đội Việt Nam Cộng hòa đã bỏ mình trong trận chiến bào vệ Hoàng Sa chống quân Tầu đánh chiếm ngày 19/01/1974.
Không những thế, Chính phủ còn cho Công an, Mật vụ và côn đồ khủng bố, đe dọa và ngăn cấm người dân không được tổ chức ghi ơn những chiến sỹ của đôi bên trong cuộc chiến đã hy sinh chống quân Tầu xâm lăng từ Hoàng Sa đến Biên giới (1979-1989) và ở Gạc Ma năm 1988.
Những hành động phản bội này nên được đưa ra tòa nào xét xử để cho các Tử sỹ và dân lành vô tội được ngậm cười nơi Chín suối, hay Việt Nam còn muốn đợi cho đến khi Trung Cộng dạy cho bài học nữa rồi mới vác đơn đi kiện? -/-
Phạm Trần
(09/020)
Văn Hóa
Ngộ Nhận Ngàn Đời
Lm Vũđình Tường
02:44 10/09/2020
Người mẹ hỏi đứa nhỏ: Con thích cái áo này không.
Nó đáp: Không.
Người mẹ lấy cái áo khác, nói ngọt với nó: Chiếc áo này đẹp lắm, mẹ thích lắm.
Đứa nhỏ đáp: Không.
Người mẹ lấy cái áo mầu khác, nói: màu này thích hợp với con gái, hợp tuổi của con. Con thích không?
Đứa nhỏ đáp: Không
Người mẹ lấy một cái áo khác, đưa lên cao nhìn rồi nói: Chiếc áo này đẹp tuyệt vời, cắt cũng khéo mà may còn khéo hơn. Con mặc vào đẹp tựa thiên thần.
Đứa nhỏ ngó chiếc áo một chút rồi không nói. Nó lắc đầu. Sau đó đứa nhỏ đi đến quầy bán đồ chơi con nít.
Người bố đứng đó, không nói gì. Khi đứa nhỏ đi khỏi ông lên tiếng: Em hỏi í kiến nó làm gì, cái áo nào thích hợp thì mua cho nó.
Người vợ đáp: Nó không bằng lòng, nó không chịu mặc đâu.
Người chống tiếp: Hồi đó mẹ em có hỏi em vậy không?
Người vợ đáp: Có mà hỏi cái roi.
Người bố đáp: hồi sanh ra nó, anh hỏi í kiến em, chứ đâu có hỏi í kiến nó.
Người vợ nhìn chồng âu yếm: Hồi đó đã có nó đâu mà hỏi.
Người bố nói: Thế sao giờ em hỏi í kiến nó mọi sự. Con có ăn món này không? Con có thích đôi dép này không? Con có muốn đi bơi không? Con có muốn đọc sách này không? Nó còn nhỏ quá, đâu biết gì mà hỏi í kiến nó. Chiều quá nó hư đó.
Người vợ đáp: Con ai cũng vậy, lúc này chúng nó đến trường thầy cô giáo cũng phải hỏi í kiến tụi nó cả đấy. Đứa nào không đồng í thầy cô giáo phải tìm cách giải thích cho đến khi nó bằng lòng mới thôi. Quả thực, con nít bây giờ được chiều chuộng hết mình.
Hai người đang nói chuyện thì đứa nhỏ về, tay cầm theo món đồ chơi nó thích. Cả hai quay nhìn nó.
Người mẹ lên tiếng: Hôm nay đi mua quần áo, bữa khác hãy đi mua đồ chơi.
Đứa nhỏ không nói gì. Tay nó nắm chặt món đồ chơi.
Người mẹ lên tiếng: Vậy con không thích mua quần áo à?
Đứa nhỏ đáp: Không.
Người mẹ hỏi: Con thích cái này à?
Đứa nhỏ đáp: Dạ.
Cả nhà đi chợ chỉ mua được mỗi con rùa bằng nhựa, đầu nó biết ngó ngoáy.
Việc hỏi í kiến người liên quan đến sự việc không có chi mới lạ. Nếu có mới lạ chỉ là điều chúng ta chưa nhận ra đó thôi. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa hỏi í kiến Môi sen trong việc giải thoát dân Ngài khỏi ách đô hộ của Pharaô. Môi sen nửa từ chối, nửa lưỡng lự, và Thiên Chúa có cách của Ngài giúp Môisen can đảm hơn, quyết tâm hơn trong việc thực hiện í Chúa. Thời Tân Ước cũng vậy. Thiên Chúa không hỏi í kiến ông Giuse và bà Maria khi tạo dựng nên ông Giuse và bà Maria. Khi kêu gọi ông Giuse làm cha nuôi Đức Kitô. Bà Maria là thân mẫu Đức Kitô, Thiên Chúa hỏi í kiến từng người một. Và Thiên Chúa có cách riêng của Ngài giải thích để cả hai cùng vui lòng chấp nhận cộng tác vào công trình của Ngài. Thiên Chúa mời gọi con người cộng tác vào việc tái tạo và sáng tạo; điều này đồng nghĩa với việc Thiên Chúa cho phép con người làm việc đó. Sách Sáng Thế Kí, chương sáng tạo ghi sau khi tạo dựng con người Thiên Chúa phán hãy sinh sôi cho đầy mặt đất. Thiên Chúa cũng cho con người làm chủ vũ trụ, chim trời cá biển, và mọi sự trong đó. Hai lời phán này cho biết con người được mời tham dự vào việc tái tạo, làm cho mới hơn và sáng tạo làm cho thêm ra nhiều. Con người không bao giờ làm chủ việc sáng tạo. Người phụ nữ mang thai, sanh con, nhưng người ban cho họ ơn đó chính là Thiên Chúa. Như thế việc con người tái tạo hay sang tạo chỉ là công cụ trong tay Thiên Chúa. Người nhờ người nào làm việc gì do quyền tự do của Ngài. Thiên Chúa luôn làm chủ việc tái tạo và sáng tạo; con người đóng vai phụ thuộc, thực hành í định của Thiên Chúa. Việc hỏi í kiến ông Giuse và bà Maria chính là Thiên Chúa làm tròn lời hứa lúc sáng tạo. Điều này cũng nói lên tâm tình quí mến Thiên Chúa dành cho nhân loại. Ngày nay phụ huynh hỏi con cái cũng chỉ là nhận biết việc Thiên Chúa trao quyền cho phụ huynh thực hiện. Quyền này được trao ban từ thuở tạo dựng con người nhưng đến nay người ta mới nhận biết. Nhiều nơi vẫn chưa nhận biết điều này và cha mẹ vẫn đóng vai trò 'tao sinh ra mày nên tao quyết định tương lai mày'. Đây là một ngộ nhận to lớn, ngàn đời. Việc hỏi í kiến nhau trong gia đình còn nói lên tình liên đới, tinh thần cởi mở và tinh thần đối thoại lành mạnh trong gia đình.
TiengChuong.org
Nó đáp: Không.
Người mẹ lấy cái áo khác, nói ngọt với nó: Chiếc áo này đẹp lắm, mẹ thích lắm.
Đứa nhỏ đáp: Không.
Người mẹ lấy cái áo mầu khác, nói: màu này thích hợp với con gái, hợp tuổi của con. Con thích không?
Đứa nhỏ đáp: Không
Người mẹ lấy một cái áo khác, đưa lên cao nhìn rồi nói: Chiếc áo này đẹp tuyệt vời, cắt cũng khéo mà may còn khéo hơn. Con mặc vào đẹp tựa thiên thần.
Đứa nhỏ ngó chiếc áo một chút rồi không nói. Nó lắc đầu. Sau đó đứa nhỏ đi đến quầy bán đồ chơi con nít.
Người bố đứng đó, không nói gì. Khi đứa nhỏ đi khỏi ông lên tiếng: Em hỏi í kiến nó làm gì, cái áo nào thích hợp thì mua cho nó.
Người vợ đáp: Nó không bằng lòng, nó không chịu mặc đâu.
Người chống tiếp: Hồi đó mẹ em có hỏi em vậy không?
Người vợ đáp: Có mà hỏi cái roi.
Người bố đáp: hồi sanh ra nó, anh hỏi í kiến em, chứ đâu có hỏi í kiến nó.
Người vợ nhìn chồng âu yếm: Hồi đó đã có nó đâu mà hỏi.
Người bố nói: Thế sao giờ em hỏi í kiến nó mọi sự. Con có ăn món này không? Con có thích đôi dép này không? Con có muốn đi bơi không? Con có muốn đọc sách này không? Nó còn nhỏ quá, đâu biết gì mà hỏi í kiến nó. Chiều quá nó hư đó.
Người vợ đáp: Con ai cũng vậy, lúc này chúng nó đến trường thầy cô giáo cũng phải hỏi í kiến tụi nó cả đấy. Đứa nào không đồng í thầy cô giáo phải tìm cách giải thích cho đến khi nó bằng lòng mới thôi. Quả thực, con nít bây giờ được chiều chuộng hết mình.
Hai người đang nói chuyện thì đứa nhỏ về, tay cầm theo món đồ chơi nó thích. Cả hai quay nhìn nó.
Người mẹ lên tiếng: Hôm nay đi mua quần áo, bữa khác hãy đi mua đồ chơi.
Đứa nhỏ không nói gì. Tay nó nắm chặt món đồ chơi.
Người mẹ lên tiếng: Vậy con không thích mua quần áo à?
Đứa nhỏ đáp: Không.
Người mẹ hỏi: Con thích cái này à?
Đứa nhỏ đáp: Dạ.
Cả nhà đi chợ chỉ mua được mỗi con rùa bằng nhựa, đầu nó biết ngó ngoáy.
Việc hỏi í kiến người liên quan đến sự việc không có chi mới lạ. Nếu có mới lạ chỉ là điều chúng ta chưa nhận ra đó thôi. Trong Cựu Ước, Thiên Chúa hỏi í kiến Môi sen trong việc giải thoát dân Ngài khỏi ách đô hộ của Pharaô. Môi sen nửa từ chối, nửa lưỡng lự, và Thiên Chúa có cách của Ngài giúp Môisen can đảm hơn, quyết tâm hơn trong việc thực hiện í Chúa. Thời Tân Ước cũng vậy. Thiên Chúa không hỏi í kiến ông Giuse và bà Maria khi tạo dựng nên ông Giuse và bà Maria. Khi kêu gọi ông Giuse làm cha nuôi Đức Kitô. Bà Maria là thân mẫu Đức Kitô, Thiên Chúa hỏi í kiến từng người một. Và Thiên Chúa có cách riêng của Ngài giải thích để cả hai cùng vui lòng chấp nhận cộng tác vào công trình của Ngài. Thiên Chúa mời gọi con người cộng tác vào việc tái tạo và sáng tạo; điều này đồng nghĩa với việc Thiên Chúa cho phép con người làm việc đó. Sách Sáng Thế Kí, chương sáng tạo ghi sau khi tạo dựng con người Thiên Chúa phán hãy sinh sôi cho đầy mặt đất. Thiên Chúa cũng cho con người làm chủ vũ trụ, chim trời cá biển, và mọi sự trong đó. Hai lời phán này cho biết con người được mời tham dự vào việc tái tạo, làm cho mới hơn và sáng tạo làm cho thêm ra nhiều. Con người không bao giờ làm chủ việc sáng tạo. Người phụ nữ mang thai, sanh con, nhưng người ban cho họ ơn đó chính là Thiên Chúa. Như thế việc con người tái tạo hay sang tạo chỉ là công cụ trong tay Thiên Chúa. Người nhờ người nào làm việc gì do quyền tự do của Ngài. Thiên Chúa luôn làm chủ việc tái tạo và sáng tạo; con người đóng vai phụ thuộc, thực hành í định của Thiên Chúa. Việc hỏi í kiến ông Giuse và bà Maria chính là Thiên Chúa làm tròn lời hứa lúc sáng tạo. Điều này cũng nói lên tâm tình quí mến Thiên Chúa dành cho nhân loại. Ngày nay phụ huynh hỏi con cái cũng chỉ là nhận biết việc Thiên Chúa trao quyền cho phụ huynh thực hiện. Quyền này được trao ban từ thuở tạo dựng con người nhưng đến nay người ta mới nhận biết. Nhiều nơi vẫn chưa nhận biết điều này và cha mẹ vẫn đóng vai trò 'tao sinh ra mày nên tao quyết định tương lai mày'. Đây là một ngộ nhận to lớn, ngàn đời. Việc hỏi í kiến nhau trong gia đình còn nói lên tình liên đới, tinh thần cởi mở và tinh thần đối thoại lành mạnh trong gia đình.
TiengChuong.org
Hôn nhân: Tính dục và sự thân mật trong hôn nhân
Vũ Văn An
18:19 10/09/2020
Tính dục là một khía cạnh kéo dài trong đời sống con người. Tính dục không đơn giản chỉ là lãng mạn. Là một tài nguyên của nhân cách, tính dục đem lại sự ấm áp, sự tương cảm, và năng lực cho nhiều cách thế hiện hữu của ta với người khác. Tính dục không phải đơn thuần chỉ dành cho tuổi trẻ. Các nghiên cứu về sự phát triển của người trưởng thành và của người lớn tuổi cho thấy rằng quan tâm và cảm nghiệm về tính dục vẫn tiếp diễn cho đến tận những năm cuối đời như một phần quan yếu trong đời nhiều vị cao niên. Và tính dục không phải là chuyện đơn giản. Đối với nhiều người thuộc nền văn hóa Mỹ, nó hiện hữu như một bí ẩn, một câu hỏi muôn thuở của đời người và là một vấn đề được đặt ra cho kinh nghiệm xã hội.
Ý định của chúng tôi ở đây là thảo luận cái vấn đề nhiều mặt ấy, tức tính dục, trong tương quan với một vấn đề tâm lý rộng lớn hơn, đó là vấn đề thân mật. Mục đích của chúng tôi là đem lại một hiểu biết về các năng động tính tâm lý của sự thân mật, một sự hiểu biết sẽ giúp ta soi sáng được ý nghĩa bản thân và ý nghĩa tôn giáo của hôn nhân. Chúng tôi hy vọng rằng sự hiểu biết trên sẽ được dùng như kiến thức để làm việc, như tín liệu để ảnh hưởng đến các thái độ và khuôn định ra các tác phong. Để đạt mục đích ấy, chúng tôi xin đưa ra một thảo luận liên quan đến các kỹ năng của nghệ thuật hỗ tương, là thứ phải luôn luôn đi kèm với các năng động tính tâm lý kia nếu hai vợ chồng muốn thể hiện được các khả năng thân mật của mình trong cảm nghiệm liên bản ngã phong phú về hôn nhân.
Để khởi đầu, tưởng cần phải làm sáng tỏ một vài điều. Điều thứ nhất có liên quan đến mối tương quan giữa tính dục, việc làm tình (genital expression), và sự thân mật. Những hạn từ này rất thường bị sử dụng lẫn lộn với nhau, như tính dục được hiểu là làm tình và sự thân mật được hiểu như đồng nghĩa với làm tình nhưng được dùng cách “trang nhã lịch sự”. Chúng tôi sẽ sử dụng chúng cách chính xác hơn: việc làm tình cũng như khoái ngất (orgasm) là thành phần của một kinh nghiệm lớn hơn trong tính dục của người trưởng thành. Cái kinh nghiệm tính dục ấy bao gồm việc nhận thức về tôi như đàn ông hay đàn bà, với các cảm nghiệm âu yếm, lôi cuốn xúc cảm và đáp ứng thể lý. Sự thân mật, cái thứ kinh nghiệm còn lớn hơn thế trong cuộc sống trưởng thành, là những phương cách khác nhau qua đó tôi được đem “đến gần” người khác – không phải chỉ để lãng mạn và hưởng tính dục với nhau, nhưng còn là để kết tình bè bạn, cộng tác và tranh đua, mưu tính và hợp tác, cũng như tranh chấp và thương lượng.
Hôn nhân liên hệ đến chúng ta ở mọi bình diện trên. Ta “đến gần” nhau như những người ân ái tính dục, như những bè bạn, như những đồng nghiệp cùng sống cuộc sống gia đình với nhau. Ta cũng cảm thấy “gần gũi” nhau trong những cảm nghiệm tranh chấp, ganh đua và thỏa hiệp, là những cảm nghiệm chắc chắn sẽ tạo nên cuộc sống chung của ta. Những cảm nghiệm này, dù đôi khi tiêu cực, nhưng không vì thế mà không là những thành phần cấu tạo nên sự thân mật trong hôn nhân, giống như sự hợp tác và tỏ tình vậy.
Ở đây, tu từ tôn giáo (religious rhetoric) về hôn nhân xem ra không ủng hộ quan điểm trên bao nhiêu. Thực vậy, trong các nghi thức và bài giảng về hôn nhân, các hình ảnh về hiệp nhất, hoà bình và hân hoan luôn được nhấn mạnh. Những hình ảnh về cuộc sống chung trong hôn nhân Kitô giáo ấy rất quan trọng và đúng sự thật, nhưng hơi phiến diện. Là một cộng đoàn tín hữu, nếu ta không chịu nói một cách cụ thể đến các kinh nghiệm hàm hồ hơn trong hôn nhân, như các kinh nghiệm giận dữ, thất vọng, hiểu lầm, thì vô tình ta đã khiến nhiều cặp vợ chồng cảm thấy cuộc hôn nhân của họ có cái gì không ổn, thiếu sót.
Đã đành tranh chấp và thù nghịch không phải là các mục tiêu của hôn nhân. Nhưng chúng cũng không phải là những dấu chỉ của một hôn nhân đang “đụng đá ngầm”. Tranh chấp là một thành tố bình thường, có thể xẩy ra, trong bất cứ liên hệ nào, bất kể đó là hôn nhân, là nhóm đội, hay là bạn bè; thành tố ấy liên kết người ta trên bình diện những giá trị và những nhu cầu quan yếu. Thách đố không phải là làm ngơ các dấu hiệu của tranh chấp hay, tệ hơn nữa, là từ chối không chịu nhận rằng giữa chúng ta đang có tranh chấp. Đúng hơn, ta phải ráng học lấy các phương cách để nhận ra các lãnh vực có thể có tranh chấp và phải đương đầu với những vấn đề ấy và những cảm quan ấy một cách như thế nào đó khiến ta có thể củng cố chứ không hủy diệt các ràng buộc giữa chúng ta với nhau.
Hôn Nhân Như Một Diễn Trình
Theo lịch sử, ta từng coi hôn nhân như một bậc sống – “bậc sống hôn phối thánh thiện”. Ngày nay ta quan niệm hôn nhân như một diễn trình nhiều hơn, một con đường được theo đuổi, một hành trình có những biến cố hữu ngờ và bất ngờ. Hiểu theo tâm lý học, diễn trình hôn nhân gồm hai chuyển dịch lớn. Một chuyển dịch từ cái “tôi” qua cái “chúng tôi” khi hai con người rời khỏi những công sự của bản sắc độc lập để cùng hướng tới việc tạo dựng nên và duy trì được một cuộc sống chung. Ở đây, cái thách thức hệ ở chỗ tạo ra được cái “chúng tôi” như một biểu thức của cả hai cái “tôi” trong đó bản sắc của mỗi người đã được thử thách và mở rộng ra, nhưng không bị tiêu hủy. Ngày nay, trong cái “chúng tôi” của hôn nhân ấy, người ta đặt nhiều hoài mong mới vào tính hỗ tương của nó. Càng ngày người đàn bà (và cả một số đàn ông nữa) càng ít chấp nhận được quan điểm cho rằng cái “chúng tôi” của hôn nhân ấy chỉ đạt được khi người vợ chịu tan hòa vào bản sắc và tham vọng của người chồng. Trái lại, diễn trình hôn nhân ngày nay phải là một cố gắng khó khăn hơn nhưng cũng khích lệ hơn để tạo ra một cái “chúng tôi” có dấu ấn của cả hai vợ chồng, một cái “chúng tôi” vượt ra ngoài mỗi người để bước vào thực tại lớn hơn của cuộc sống chung với nhau.
Chuyển dịch thứ hai trong hôn nhân hiện đại là từ tình yêu lãng mạn bước qua tình yêu cam kết. Qua giòng lịch sử và qua các nền văn hóa, người ta đã dùng nhiều tiêu chuẩn khác nhau để quyết định xem ai nên kết hôn với ai: tiêu chuẩn ấy có thể là sự tinh tuyền của dòng họ, quyền lợi chính trị, củng cố tài sản, ý kiến mối lái, quyết định của cha mẹ. Ngày nay, hôn nhân chủ yếu là việc tự lựa chọn, dựa trên tiêu chuẩn duy nhất là tình yêu thơ mộng. Diễn trình trưởng thành trong hôn nhân đòi người ta phải ra khỏi cái kinh nghiệm “si mê” đầy phấn chấn nhưng thực ra khá thụ động để bước vào cái kinh nghiệm yêu đương cam kết đầy chọn lựa và vun sới. Nghĩa là chuyển dịch từ tình yêu thơ mộng qua tình yêu tận tụy hỗ tương, mạnh đủ để giữ cho sự cam kết kia vượt qua được những căng thẳng và những bất trắc mà bất cứ cuộc tiếp xúc lâu dài nào cũng nhất định phải có. Tính cách hỗ tương ấy chỉ kéo dài được nếu mỗi người phối ngẫu biết quảng đại quên mình đi (self-disregard). Trong cuốn Insight and Responsibility (Cái Nhìn Sâu Sắc và Trách Nhiệm) (New York, Norton, 1964), nhà tâm lý học Erik Erikson đã nói lên niềm xác tín của cả những người không thành công lẫn những người thành công trong tình trường như sau: “chỉ cần ra khỏi được tuổi thiếu niên một cách tốt đẹp cũng đủ giúp người ta phát triển được sự thân mật ấy, tức sự quên mình đi để cùng sống tận tụy với nhau; chính nó cột chặt tình yêu vào một cam kết hỗ tương” (tr.128).
Hôn Nhân như Một Vượt Qua Có Tính Tôn Giáo
Nếu hôn nhân là một diễn trình tâm lý, thì nó cũng là một cuộc vượt qua có tính tôn giáo. Cuộc vượt qua có tính tôn giáo của hôn nhân gồm nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn đều có những thách đố và những lời mời gọi quan trọng phải sống thân mật với nhau. Giáo hội đang đưa ra nhiều cố gắng để củng cố nền mục vụ tiền Cana của mình; mục vụ này giúp người ta càng ngày càng nhận ra tầm quan trọng của giai đoạn đầu tiên ấy. Khi hai Kitô hữu đính hôn với nhau, nghĩa là chuyển dịch từ những quen thuộc hờ hững và những hẹn hò ban đầu để tiến đến chỗ dính kết với nhau thực sự, thì họ đã bắt đầu một thời kỳ quan trọng trong việc làm cho tình thân mật của họ trở nên vững mạnh. Trong thời kỳ này, cần phải chia sẻ với nhau những hiểu biết có ý nghĩa về nhau, như các điểm mạnh, điểm yếu, hy vọng sợ sệt, để xem xem hai người có thể sống chung với nhau được không. Càng ngày, các thừa tác viên Kitô giáo trong lãnh vực chuẩn bị hôn nhân càng nhìn nhận rằng việc khuyên bảo về phương diện mục vụ sẽ có hiệu quả hơn nếu thêm vào đó ta cũng đồng thời dạy các học viên các kỹ năng về thân mật, tức là giúp các cặp đính hôn những cách thế thực tế giúp họ biết nâng đỡ nhau và khích lệ lẫn nhau trên con đường tiến tới đời sống chung. Các cố gắng tìm lại ý nghĩa lịch sử của việc đính hôn – một thời kỳ cam kết quan trọng tuy chưa dứt khoát– có thể đem lại tầm quan trọng và sự chú tâm đối với giai đoạn chủ yếu trong việc tăng triển tiến tới hôn nhân. Trong lịch sử gần đây của đạo Công Giáo, các thừa tác viên vốn lo lắng làm sao để việc đính hôn tự bản chất không có tính tính dục; ngày nay, người ta lại lo lắng hơn đến việc nó phải là một cái gì khác hơn là tính dục.
Việc bước vào hôn nhân Kitô giáo được cử hành trong Nghi Lễ Hôn Phối. Theo lý tưởng, nghi lễ này không phải là nghi thức đánh dấu việc khởi đầu hai vợ chồng bước vào diễn trình thân mật cũng không đánh dấu việc hoàn tất diễn trình ấy. Đúng hơn, nó phất cờ ra dấu cho một giai đoạn cam kết sâu sắc. Cùng với cộng đoàn, hai người đính hôn cử hành cuộc sống chung, một cuộc sống có những dấu hiệu cho thấy đã được bắt đầu cách tốt đẹp; họ đoan hứa cam kết yêu thương, một cam kết đem lại sự sống vượt qúa cả chính họ. Càng ngày các cặp vợ chồng càng thấy rằng họ cần phải có một năm hay hơn nữa, kể từ lúc khởi đầu việc cam kết trên, mới có thể củng cố được sự thân mật giữa họ với nhau trước khi cho ra đời một đứa con như một biểu lộ tình yêu của họ. Trong những năm đầu cuộc sống hôn nhân ấy, hai vợ chồng sẽ cùng nhau triển khai những mẫu mực chăm sóc đến nhau cũng như những cách thế kiên định xúc cảm, là những thứ thật cần thiết khi gia đình họ mỗi ngày một tăng trưởng hơn cả về kích thước lẫn thách đố.
Nếu đính hôn là giai đoạn tiên khởi để chuẩn bị hôn nhân về phương diện tôn giáo, và những năm đầu trong cuộc sống hôn nhân là giai đoạn thứ hai để sống cam kết thân mật với nhau, thì giai đoạn ba chính là khi đứa con đầu tiên ra đời. Các cặp vợ chồng đều chứng thực rằng mối liên hệ giữa họ với nhau đã thay đổi một cách đột ngột và sâu sắc khi đứa con ấy chào đời. Điều ấy dễ hiểu vì việc một người khác hẳn nay bỗng xuất hiện đem theo những đòi hỏi nhất định và ồn ào, đương nhiên sẽ thay đổi mối liên hệ hôn nhân. Việc chào đời ấy chắc chắn sẽ thách thức những kiểu cách thân mật nay đã thành lệ của hai vợ chồng và đòi họ phải điều chỉnh lại cách họ phải sống cho nhau. Ở đây, mục vụ hôn nhân Kitô giáo và mục vụ Rửa Tội cùng gặp nhau. Biến cố quan trọng trong đó đứa nhỏ được Rửa tội đem lại ơn phúc không những chỉ riêng cho em mà còn cho cả cha mẹ em và mối liên hệ giữa họ với nhau nữa. Việc cộng đoàn mục vụ mời các cha mẹ chia sẻ hy vọng của họ đối với đứa con, cùng nhau suy niệm về đức tin mà họ muốn truyền lại cho con, sẽ đem lại một cơ hội tốt giúp họ tăng trưởng hơn trong tình thân mật có tính tôn giáo của hôn nhân. Chỉ cần nghe những niềm hy vọng cũng như những nỗi lo âu của nhau về đứa trẻ cũng như về tương lai của em cũng có thể sâu sắc hóa được tình thân mật và sự cam kết của cha mẹ.
Thêm vào các giai đoạn thân mật trong những năm đầu tiên này, mới đây người ta còn thấy một cuộc khủng hoảng mới về thân mật trong các cuộc hôn nhân hiện đại. Cách nay khoảng một trăm năm, người đàn bà có chồng thường chỉ mong chồng sống cùng lắm đến lúc đứa con chót sắp sửa lập gia đình. Ngày nay, với tuổi thọ gia tăng, vợ chồng có quyền có hy vọng tiếp tục sống bên nhau đến cả hai ba chục năm, sau khi các con đã rời bỏ gia đình. Như thế ta có cái giai đoạn mới của thân mật hôn nhân, với những thách đố mới mẻ và khác hẳn, chưa bao giờ có trong lịch sử của truyền thống Kitô giáo. Cuộc khủng hoảng và cũng là cơ may giúp cho tình thân mật lớn mạnh lên này xẩy ra trong lớp tuổi 40 đối với nhiều cặp vợ chồng. Lúc này gánh nặng nuôi dạy con cái đã giảm đi và nghề nghiệp cũng không còn làm người ta phải quan tâm như trước nữa, thì đương nhiên hai vợ chồng sẽ cảm thấy nhu cầu phải duyệt lại những cung cách sống với nhau. Vì có nhiều thì giờ bên nhau hơn, nên họ có thể cảm thấy những lối thông đạt cũng như phát biểu thân mật trước đây không còn thoả đáng nữa. Đối với một số cặp, thời kỳ gay cấn này có thể và thực sự đã dẫn họ đến chỗ ly dị nhau. Nhưng nó cũng có thể là thời gian cực diễm phúc khi hai vợ chồng biết bỏ đi những hoài mong và những vai trò trước đây để tìm ra những cung cách thông đạt và tỏ tình mới và trưởng thành hơn. Sự xuất hiện của cơn khủng hoảng về thân mật giữa đời người này nhắc ta nhớ rằng hôn nhân là một diễn trình liên tục, cho nên mục vụ gia đình muốn hữu hiệu cần phải đáp ứng được những thách đố khác nhau và đặc thù gặp thấy trên cuộc hành trình suốt đời này.
Sự Trưởng Thành về Tính Dục Trong Hôn Nhân
Sự trưởng thành về tính dục trong hôn nhân cũng là một diễn trình hơn là một tình trạng. Đó là một diễn trình qua đó hai vợ chồng cùng cố gắng đóng góp vào điều được họ cùng coi là những kinh nghiệm thoải mái chung về tính dục. Nhưng kiểu thức của những kinh nghiệm này rất khác nhau tùy từng cặp vợ chồng. Cũng như đối với các tiêu chuẩn trưởng thành khác, ở đây “bình thường” không hẳn có ý nói đến những tiêu chuẩn bề ngoài qua việc “diễn xuất”. Các mẫu mực trong việc vợ chồng chia sẻ tính dục với nhau, như nhịp độ xẩy ra (frequency), thời gian và nơi chốn, khơi mào và đáp ứng, âu yếm và hăng nồng, nghiêm trang và đùa nghịch, tất cả đều tùy thuộc cảm nhận luôn luôn triển khai, và có thể thay đổi nữa, của vợ chồng trong việc nhận ra điều gì thích hợp với họ, điều gì đem lại thành công cho họ. Các sách vở rất phổ biến ngày nay về cách hành xử tính dục có thể trợ giúp diễn trình trưởng thành về tính dục của hai vợ chồng, bằng cách không đưa ra những tiêu chuẩn ngoại giới để họ phán định, nhưng là cung cấp những hướng dẫn cần thiết để chính hai vợ chồng tự thực nghiệm và tự lựa chọn.
Vợ chồng sẽ đạt tới việc trưởng thành về tính dục khi họ phát triển được và ổn định được khả năng biết chia sẻ sự thân mật ân ái. Erickson, trong cuốn Identity: Youth and Crisis (New York, Norton, 1968) nhận xét rằng :”Kinh nghiệm ấy làm cho tính dục bớt ám ảnh nhiều lắm. Trước khi đạt tới sự trưởng thành về sinh dục như thế, phần lớn sinh hoạt tính dục chỉ là việc mình tự đi tìm mình, một thứ bản sắc đói khát; người phối ngẫu nào cũng chỉ biết ráng vươn tới chính mình. Hoặc chỉ là một thứ ‘đấm đá’ của các dục quan trong đó mỗi bên ráng đo ván bên kia” (tr. 137). Kinh nghiệm làm tình và hưởng khóai ngất trong hôn nhân thực ra góp phần vào việc làm tôi biết dấn thân, biết hạ các hàng rào phòng thủ xuống trước sự hiện diện của một con người khác. Như thế, sự xuồng xã về tính dục mở cửa cho tôi tiến vào những nguồn tài nguyên tâm lý rộng lớn hơn của chính tình thân mật.
Tình yêu tính dục thường được coi là khuôn mẫu và ẩn dụ cho kinh nghiệm lớn hơn đó chính là tình thân mật của con người. Các cung cách lúc làm tình cũng cho thấy rõ những đặc điểm chung cho các kinh nghiệm thân mật khác – sự phấn chấn khi thấy mình bị cuốn hút vào một ai đó, sự thôi thúc phải chia sẻ một cái gì đó của chính mình, giây phút lo lắng khi phải tự bộc bạch mình ra, lời khẳng định mình được chấp nhận, sự khoan khoái trong việc hỗ tương cho đi nhận lại. Sự mơn trớn và khoái ngất cho ta thấy một thí dụ sống động về cách con người đã cùng nhau điều hòa những mẫu tác phong phức tạp ra sao, những mẫu tác phong mà các nhà tâm lý vốn coi như những đặc điểm biệt loại của sự thân mật xuồng xã nơi người trưởng thành. Nếu “việc cùng nhau điều hòa những mẫu tác phong phức tạp” ấy miêu tả được sự thành công trong việc làm tình, thì nó cũng miêu tả được sự thành công trong các kinh nghiệm thân mật khác của đời sống hôn nhân và gia đình – chuẩn bị ngân sách gia đình, đưa gia đình đi nghỉ hè, nuôi dạy con cái ở tuổi thiếu niên.
Cộng Tác và Đua Tranh
Kinh nghiệm tính dục và lòng tận tụy đối với nhau là hai điều chủ yếu để phát triển tình thân mật đầy đủ trong hôn nhân. Tuy nhiên những kinh nghiệm ấy không phải là những kinh nghiệm duy nhất tóm lược hết các tài nguyên của ta để tạo ra cam kết hỗ tương. Vì ngoài chúng ra còn có cộng tác và đua tranh nữa. Cộng tác đưa ta vào hành động kết hợp để thực hiện một mục đích chung. Đua tranh làm ta ở thế đối lập với nhau để theo đuổi một mục tiêu nào đó. Ta nên biết rằng cả hai kinh nghiệm ấy đều có mặt trong hôn nhân. Cả hai minh họa cho ta thấy những yếu tố chủ chốt trong các mối liên hệ thân mật. Muốn là người “cộng tác” tốt, anh phải biết anh đã đóng góp ra sao vào mục tiêu chung, cả điểm mạnh lẫn điểm yếu. Anh phải làm sao bảo đảm đầy đủ rằng anh có thể đem những điểm mạnh ấy vào mục tiêu chung của chúng ta. Đồng thời anh phải mềm dẻo đủ để có thể chấp nhận cho các điểm mạnh của anh được các ý kiến cũng như kế hoạch của em thay đổi đi. Như thế, hiển nhiên các điểm mạnh của anh, trong tư cách cộng tác viên, sẽ góp phần vào việc tạo ra kinh nghiệm thân mật giữa vợ chồng mình với nhau. Ngược lại, đua tranh xưa nay bị tiếng xấu không ít. Nhiều nhà trị liệu học, nhiều nhà giáo dục, và nhiều nhà tôn giáo đều có chung một xác tín là cần phải làm hết sức để loại bỏ đua tranh. Xác tín này sở dĩ có là do những kinh nghiệm không tốt về hậu quả của đua tranh trong cuộc sống cá nhân, hôn nhân và gia đình. Mặc dù không thể chối cãi được các kinh nghiệm không tốt này, chúng tôi cũng xin mời các bạn xem xét một khía cạnh khác của hiện tượng đã được mọi người công nhận là hàm hồ (ambiguous) này. Nhiều nhà tâm lý học ngày nay quả quyết rằng khả năng biết đua tranh một cách trưởng thành tạo nên phần quan trọng trong nhân cách người lớn. Và các đặc điểm tâm lý của người đua tranh trưởng thành giống một cách lạ lùng với các đặc điểm tâm lý của người cộng tác trưởng thành. Như trong thể thao chẳng hạn, muốn đua tranh tốt, tôi phải ý thức được các khả năng của mình một cách thực tiễn, cả điểm mạnh lẫn các điểm yếu. Sự đua tranh buộc tôi phải biểu lộ các khả năng kia ra, đem chúng ra đương đầu với các thách đố cụ thể, dù phải thấy chúng thiếu sót. Cái nguy cơ thất bại ấy tôi phải chấp nhận nếu tôi muốn xác nhận và phát triển các thế mạnh của mình. Sự trao đổi trong đua tranh cho thấy khá nhiều điều về mỗi tham dự viên. Trong đua tranh, tôi sẽ biết tôi nhiều hơn và đặc biệt biết rõ về đối thủ của tôi hơn. Sự thành công của tôi trong cuộc chơi thường tùy thuộc sự mềm dẻo và óc sáng tạo để thay đổi cách đáp ứng của mình theo những gì mình học được nơi đối thủ.
Những đặc điểm như ý thức về mình và về người khác, cảm nhận mình thích đáng đủ với các đòi hỏi của tính hỗ tương và với khả thể có thể thất bại, mềm dẻo để đáp ứng theo cá tính người khác, không phải chỉ là những đặc điểm của thể thao mà thôi. Chúng cũng là những tài nguyên giúp tăng triển sự thân mật trong hôn nhân. Chúng rất qúi giá đối với nhiều loại kinh nghiệm khác nhau trong đời sống hôn nhân, như đặt kế hoạch, giải quyết các mâu thuẫn, thương thảo các khó khăn và thỏa hiệp nhượng bộ.
Hôn Nhân, Một Sự Thân Mật Có Tính Đua Tranh
Những ôm ấp thân mật trong hôn nhân không phải lúc nào cũng ấm áp dịu dàng. Đôi lúc có tính đua tranh, chúng mời gọi ta lâm chiến và đe dọa đem lại thương tích cho ta. Trong Cựu Ước, việc Giacóp vật lộn với Giavê (St 32) cho ta thấy cái tình thân mật đua tranh ấy. Giacóp bị Giavê “ôm cứng” giữa đêm khuya, nhưng cái ôm ấy là cái ôm yêu thương hay cái ôm gây hấn? Sự dự cảm và sững sờ của Giacóp sẽ được lặp lại nơi nhiều người trong chúng ta hoặc trong chính những ôm ấp của chúng ta. Tôi có thể tin cậy những tiếp xúc gần gũi ấy không hay nên rút ra xa an toàn hơn? Liệu tôi có thể sống qua cái ôm ấp này hay không? Vật lộn quả là một hình ảnh tốt để diễn tả tình thân mật vì nó gợi lên sự gần gũi cao độ, một sự gần gũi trong đó mọi điểm mạnh và mọi điểm yếu của ta thẩy đều được thử thách và lộ ra trọn vẹn. Vật lộn nhìn tình thân mật phía đàng sau tính thơ mộng và viễn mơ của nó để thấy ra đủ mùi dự cảm, yếu đuối, và gây đau. Nó nhắc ta nhớ rằng yêu thương là một môn thể thao đụng người (contact sport) trong đó người chơi rất dễ bị thương, mất mát. Giacóp không những dễ bị thương (ta cũng phải như thế thì mới yêu thương được), ông còn thực sự bị thương nữa (ta cũng phải sẵn sàng chờ đợi điều đó nếu ta chịu yêu thương). Trong cuộc đụng độ kia, Giacóp đã mất một cái gì đó: tên ông bị thay đổi. Nhưng cái mất ấy không đem lại mất mát mà là tăng trưởng. Tên mới Israel của ông cho thấy ông là người trội yếu trong mối liên hệ mới với Thiên Chúa. Và cái mất hay nhượng bộ trong cuộc vật lộn ấy có tính hỗ tương. Giavê cũng buộc phải nhường bước, bằng cách chịu chúc lành cho Giacóp.
Tính hàm hồ trong cái ôm của những vật lộn thân mật như thế có rất nhiều. Người ta cho rằng Giacóp thắng thế nhưng sau cuộc đụng độ ông đã phải cà thọt bỏ đi. Cuộc vật lộn ấy quả là hao sức nhưng cũng quả là phấn chấn. Tình thân mật trong hôn nhân hiển nhiên bao gồm mọi đặc tính nêu trên của vật lộn: những cái ôm của giao hoan được những cái ôm (đồm) khác bổ túc, những cái ôm đôi lúc rất hàm hồ nhưng có nhiệm vụ sản sinh ra những quyết định liên quan đến nghề ngỗng, con cái, tiền bạc, và cả những quyết định có tính tầm phào hơn trong việc nội trợ, giờ giấc hàng ngày. Những vật lộn đua tranh ấy xuất hiện trong hôn nhân không hẳn chỉ do sự non nớt hoặc vị kỷ của hai vợ chồng. Chúng còn là những biến cố quan trọng và có thể chờ mong qua đó vợ chồng có thể thử thách được và thâm hậu hóa được tình thân mật trong hôn nhân của họ.
Tình thân mật và sự đua tranh còn gặp nhau ở một điểm khác nữa: cả hai đều đòi có sự tin cậy (trust). Nhà tâm lý học George Valliant trong cuốn Adaptation to Life (Boston: Little, Brown, 1978) nghiên cứu về sự trưởng thành tốt đẹp nơi người lớn tuổi đã tìm ra mối liên hệ ấy giữa sự trưởng thành, lòng tin cậy và các trò chơi. Ông viết như sau: “Khó có thể tách rời khả năng tin cậy ra khỏi khả năng tham dự các cuộc chơi, vì chơi là điều nguy hiểm trừ khi ta có thể tin rằng cả ta lẫn đối thủ sẽ kiểm soát được sự tức bực của mình. Trong cuộc chơi, ta phải tin tưởng đủ và yêu thương đủ mới có thể liều thua mà không thất vọng, có thể thắng mà không cảm thấy có tội, và có thể cười mà không khôi hài trước lầm lỗi” (tr.309). Có những cuộc hôn nhân trong đó người ta chơi không đẹp. Cũng lại có những cuộc hôn nhân trong đó hai người phối ngẫu không còn chơi nữa. Hoặc bị thương tổn bởi những mích lòng quá khứ hoặc sợ bị thương trong tương lai, nên họ đã quyết định không “đua tranh” với nhau nữa. Dù cuộc hôn nhân của họ có thể vẫn tiếp diễn, nhưng nó đã lâm vào thế bí, trở thành một liên hệ hết sinh động giữa những bạn chơi hết xí quách. Hôn nhân chỉ trưởng thành khi hai người phối ngẫu mỗi ngày một tốt hơn dù cuộc phối hiệp của họ có trải qua nhiều trạng huống khác nhau, đôi khi đầy đe dọa nữa. Dù cho đôi khi họ có gây thương tích cho nhau đi chăng nữa, họ vẫn làm cho nhau khỏe khắn hơn nhờ tình thân mật của họ mỗi ngày một thâm hậu hơn lên.
Tình Thân Mật Như Một Sức Mạnh Trong Hôn Nhân
Như thế, sự thân mật là một khả năng, một năng lực, một năng khiếu lâu dài của sự chín chắn nơi người trưởng thành. Nó là một sức mạnh giúp tôi có thể cam kết, không phải với nhân loại một cách chung chung hay với một phong trào lý tưởng nào đó, nhưng với những con người cá biệt trong các mối liên hệ cụ thể, tuy tôi vẫn ý thức được những giới hạn và bất toàn của mình. Một lần nữa những tài nguyên của sự thân mật lại được mang ra để sống trọn các cam kết này. Các mối liên hệ không bất động. Con người luôn thay đổi và các mối liên hệ luôn luôn theo thời gian mà khai triển ra. Có những khai triển sẽ viên mãn; có những khai triển đòi phải được điều chỉnh, được thông cảm, được khoan dung, được tha thứ. Khả năng thân mật, khi đã được triển khai tốt, sẽ giúp ta chống đỡ được các điều chỉnh và thoả hiệp trong cuộc sống với người khác, mà không thiệt hại đến sự tòan vẹn của chính ta. Một bản sắc mềm dẻo, một ý thức tương cảm về người khác, một sự sẵn sàng tiếp tục triển khai bản thân mình, những điểm mạnh do thân mật mang lại sẽ giúp ta có thể bước vào cam kết đầy sáng tạo của hôn nhân.
Ở đây, ta thấy sức mạnh của hôn nhân như dấu chỉ và là nguồn mạch của thân mật. Hôn nhân có khả năng đưa lại một cái khung trong đó hai con người cùng vươn tới sự tận tụy hoàn toàn và hỗ tương đối với nhau. Cơ cấu của nó giúp hai người vượt thoát được những ngại ngùng ban đầu để tự bộc lộ mình ra và chấp nhận đối đầu (confrontation). Những cam kết của nó bảo vệ cho cái hình hài mỏng dòn của cuộc sống chung đang lên khuôn. Những hứa hẹn sống lâu của nó mời gọi hai người cùng đầu tư một cách cởi mở để có được những sinh hoạt sáng tạo (và phụ tạo – procreative) chung với nhau. Như thế, hôn nhân của người Kitô hữu đã chín chắn hoặc đang độ chín chắn có thể nói lên, như Erickson đã ghi nhận trong Insight and Responsibility, “rằng một tổng hợp của minh mẫn trí thức, của già dặn tính dục, và của yêu đương ân cần (không hẳn dễ đạt cũng như duy trì được) sẽ giúp những người đàn ông và những người đàn bà bám trụ được vào chính cái hiện thực của trách nhiệm” (tr. 129).
Các Kỹ Năng Thân Mật
Truyền thống tôn giáo của chúng ta đưa ra rất nhiều lời khôn ngoan phong phú về tình yêu quảng đại. Gia tài ấy cung cấp cho ta cái nền tảng vững chắc cho lòng tận tụy không chút vị kỷ là thứ phải đắp nền cho hôn nhân. Tuy nhiên “những thái độ đúng đắn” mà thôi chưa đủ để nâng đỡ được những cam kết lâu dài của hôn nhân. Vì thái độ cần được diễn dịch thành tác phong thích ứng. Trong diễn trình cho và nhận của hôn nhân, ta cần có khả năng biểu lộ được những khát vọng muốn được gần gũi nhau, muốn được chia sẻ, được hợp tác. Thêm vào đó, ta phải triển khai được những kỹ năng sống thân mật suồng sã với nhau. Khi đã cưới nhau, người ta có thể càng ngày càng “phải biết nhau hơn”. Càng ngày càng phải học những cách thế có hiệu quả hơn để biểu lộ và tiếp nhận việc tự hiến thân cho nhau vốn là cốt lõi của đời sống thân mật vợ chồng. Tự bộc lộ, tương cảm, và sẵn sàng đối mặt là những kỹ năng liên bản ngã đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống thân mật suồng sã (xem Gerard Egan, Interpersonal Living, Montarey, CA: Brooks, Cole, 1976). Mỗi kỹ năng ấy đều bao hàm một thái độ và một số tác phong. Muốn chia sẻ anh với em, anh phải sẵn sàng về phương diện tâm lý, có khả năng vượt qua được sự ngần ngại do sợ sệt, nghi ngờ hay mắc cỡ tạo nên. Nhưng một khi đã vượt qua được những ngần ngại ấy, anh cần có khả năng thực sự chia sẻ, nghĩa là có khả năng bộc bạch mình một cách thích ứng với chính anh và với mối liên hệ của chúng mình. Việc bộc bạch này có thể rất phức tạp. Tuy nhiên, thành công đến bao nhiêu ngay trong lúc này đâu có quan hệ. Mỗi ngày anh sẽ thành thạo hơn, học được những cách hay hơn để biểu lộ các nhu cầu của anh, các ý tưởng của anh, các cảm nghĩ của anh, các giá trị của anh ra.
Với tương cảm (empathy) cũng thế. Nó là sức mạnh tâm lý chủ yếu đắp nền cho khả năng sống chung của anh với người khác, về cả tâm cảm lẫn tri thức. Nhưng sức mạnh căn bản mà thôi chưa đủ. Anh có thể tăng triển khả năng tương cảm chính xác bằng việc triển khai một số kỹ năng thuộc tác phong. Một thế thân (posture) được người khác chấp nhận, biết chăm chú lắng nghe, những câu lặp lại ý nhị, thẩy đều góp phần làm cho sự hiện diện của anh với em có tác dụng.
Đối đầu (confrontation) cũng thế, cũng góp phần chủ yếu vào cuộc sống thân mật vợ chồng. Đối đầu ở đây không hẳn chỉ có nghĩa tiêu cực và chật hẹp là tranh chấp (conflict), dù như trên đã nói, xử lý được các tranh chấp đối với nhau cũng đã là một tài nguyên đối với thân mật rồi. Đúng ra đối đầu là sức mạnh tâm lý giúp ta đưa ra (và tiếp nhận) những thông tri có tính quan trọng về xúc cảm một cách thành thực đến độ phải tự xét mình hơn là tự bào chữa. Để làm được điều ấy, anh phải khéo léo thông đạt mà không phê phán, xử lý những cơn giận của chính anh và của em, và đưa lại cho em sự nâng đỡ xúc cảm ngay cả khi hai đứa mình bất đồng với nhau.
Chắc chắn một điều, là quả thật nếu những kỹ năng về tác phong này không được cái khả năng tâm lý về thân mật chỉ vẽ cho, thì chúng chỉ trống rỗng và vô hiệu. Có khi còn bị sử dụng một cách thao túng nữa. Tuy nhiên điều sau cũng đúng là nếu những kỹ năng căn bản này không có, thì cũng không có sự thúc đẩy tiến tới thân mật và những thách đố của tính hỗ tương trong hôn nhân sẽ nhân lên gấp bội.
Trong suốt cuộc thảo luận này, chúng tôi đã nhắc đến mối tương quan giữa tính dục và sự thân mật. Đối với những người đã lấy nhau, cuộc gặp gỡ tính dục là giây phút thân mật có ý nghĩa cả về phương diện tâm lý lẫn thể lý. Tính dục là một trong “những mẫu tác phong phức tạp” cần “được điều hoà một cách hỗ tương” trong tình thân mật vợ chồng. Chúng tôi thấy cần phải đưa ra đây hai nhận định nữa về mối tương quan giữa tính dục và sự thân mật tâm lý. Nhận định thứ nhất là về sự đóng góp hiển nhiên của sự thân mật tâm lý vào kinh nghiệm nhân bản về tính dục. Kinh nghiệm này và sự phát biểu bằng dục quan của nó sẽ được thăng tiến khi cuộc gặp gỡ thể lý được coi là một phần của tính hỗ tương lớn hơn. Đối với đa số những người đã trưởng thành, sự chia sẻ dục quan sẽ phong phú hơn khi nó xẩy ra như là một phần của kinh nghiệm sẻ chia ở lãnh vực lớn hơn. Trong hầu hết các mối liên hệ, kể cả những mối liên hệ có tính tính dục cao nhất, làm tình cũng vẫn không đủ. Những người yêu nhau muốn và cần có những cái khác chung với nhau nữa. Thiếu khả năng khai triển cái kho lớn hơn để chứa các quan tâm chung ấy sẽ dẫn người ta đến chỗ làm tồi tệ đi chính phẩm chất của kinh nghiệm tính dục.
Nhận định thứ hai là về tầm quan trọng của việc khai triển các kỹ năng liên bản ngã về thân mật đối với sự thân mật tính dục. Các sách vở đang trăm hoa đua nở nói về những trục trặc về tính dục và cách trị liệu chúng cho thấy trong việc đối thoại giữa những người yêu nhau, họ cần phải tự bộc bạch, phải tương cảm và phải đối đầu với nhau. Những người vợ và những người chồng phải có khả năng để cho nhau biết về nhau, không những các sở thích trong giai đoạn chuẩn bị giao hợp (love-play) và chính trong lúc giao hợp, mà còn cả những cảm nghĩ về việc làm tình, những thèm muốn được âu yếm, những cảm thức dễ bị thương tổn của mình nữa. Việc chần chờ không chịu đối đầu với chồng tôi về một vấn đề gia đạo nào đó cũng có thể dẫn tôi tới việc ngần ngừ không chịu giao hợp. Cố gắng khai triển những kỹ năng thông đạt này thường giúp cải thiện cuộc sống lứa đôi nhiều hơn là việc loay hoay tìm cách cải thiện kỹ thuật ăn nằm. Trong thực tế, những cặp vợ chồng nào tự cho rằng tương quan tính dục của họ thoả đáng thường cũng cho rằng nói chung phương cách thông đạt của họ với nhau rất khả quan. Thông đạt có thể không phải là tất cả đối với tình thân mật, nhưng, như cả thần học lẫn tâm lý học đều chứng tỏ, nó nằm ngay tại trái tim của tình yêu.
Viết theo Evelyn E. Whitehead và James D. Whitehead Chicago Studies 18:3 (1979): 251-261
VietCatholic TV
Thế giới sau đại dịch: Huấn đức của Đức Thánh Cha về tình yêu chân thực 10/9/2020
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
04:30 10/09/2020
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!
Cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang sống do đại dịch gây ra đang ảnh hưởng đến mọi người; chúng ta sẽ thoát khỏi nó để tốt hơn nếu tất cả chúng ta cùng tìm kiếm thiện ích chung với nhau; ngược lại, chúng ta sẽ thoát khỏi nó để tồi tệ hơn. Thật không may, chúng ta thấy nhiều lợi ích đảng phái đang xuất đầu lộ diện. Thí dụ, một số người muốn đưa ra các giải pháp khả thi thích hợp cho chính họ, như trong trường hợp vắc xin, để rồi bán chúng cho người khác. Một số người đang lợi dụng tình hình để xúi giục chia rẽ: bằng cách tìm kiếm các lợi thế kinh tế hoặc chính trị, tạo ra hoặc làm trầm trọng thêm các xung đột. Những người khác đơn giản không lưu ý chi tới nỗi đau khổ của người khác, họ bước qua và theo con đường riêng của họ (xem Lc 10: 30-32). Họ là những người sùng kính Phôngxiô Philatô, rửa tay khỏi đau khổ của người khác.
Đáp ứng của Kitô hữu đối với đại dịch và cuộc khủng hoảng kinh tế xã hội do đó mà có đặt căn bản trên tình yêu, trên hết, là tình yêu Thiên Chúa, Đấng luôn đi trước chúng ta (x. 1Ga 4:19). Người yêu chúng ta trước, Người luôn đi trước chúng ta trong tình yêu và các giải pháp. Người yêu chúng ta vô điều kiện và khi chúng ta chào đón tình yêu thần thiêng này, chúng ta cũng biết đáp ứng tương tự. Tôi không chỉ yêu những người yêu tôi - gia đình tôi, bạn bè tôi, nhóm của tôi - mà tôi còn yêu những người không yêu tôi, tôi cũng yêu những người không biết tôi hoặc những người xa lạ, và cả những người làm tôi đau khổ. hoặc người mà tôi coi là kẻ thù (xem Mt 5:44). Đó là sự khôn ngoan của Kitô hữu, đó là cách Chúa Giêsu đã hành động. Và điểm cao nhất của sự thánh thiện, ta hãy nói như thế, là yêu các kẻ thù của mình, một điều không dễ dàng, không dễ dàng chút nào. Chắc chắn, yêu thương mọi người, kể cả kẻ thù, là điều rất khó - tôi có thể nói rằng nó thậm chí còn là một nghệ thuật! Nhưng ta có thể học và cải thiện một nghệ thuật. Tình yêu đích thực, tức tình yêu khiến chúng ta sinh hoa kết trái và tự do, luôn luôn có tính mở rộng, và tình yêu đích thực không chỉ có tính mở rộng mà thôi, nó còn có tính bao gồm nữa. Tình yêu này biết quan tâm, chữa lành và làm điều tốt. Biết bao nhiêu lần một cái vuốt ve còn tốt hơn nhiều lý lẽ tranh luận, một cái vuốt ve, có thể nói, để tha thứ thay vì nhiều luận điểm để bảo vệ chính mình. Chính tình yêu có tính bao gồm chữa lành ta.
Vì vậy, tình yêu không chỉ giới hạn vào mối tương quan giữa hai hoặc ba người, vào bạn bè hay vào gia đình, mà nó còn vượt ra ngoài. Nó bao gồm các mối tương quan dân sự và chính trị (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo [CCC], 1907-1912), gồm cả mối tương quan với thiên nhiên (xem Thông điệp Laudato Si’[LS], 231). Tình yêu có tính bao gồm, bao gồm mọi sự. Vì chúng ta là những hữu thể xã hội và chính trị, nên một trong những biểu thức cao nhất của tình yêu là biểu thức xã hội và chính trị, một điều có tính quyết định đối với sự phát triển của con người và để đương đầu với bất cứ loại khủng hoảng nào (đd, 231). Chúng ta biết rằng tình yêu làm cho gia đình và tình bạn thăng hoa; nhưng ta nên nhớ rằng nó cũng làm cho các mối tương quan xã hội, văn hóa, kinh tế và chính trị phát triển mạnh mẽ, cho phép chúng ta xây dựng một “nền văn minh của tình yêu”, như Thánh Phaolô VI thường nói [1] và cả Thánh Gioan Phaolô II nữa. Không có nguồn cảm hứng này, nền văn hóa vị kỷ, thờ ơ, vứt bỏ sẽ thịnh hành - nghĩa là loại bỏ bất cứ điều gì tôi không thích, bất cứ người nào tôi không thể yêu hoặc những ai đối với tôi dường như không có ích gì cho xã hội. Hôm nay ở cổng vào, một cặp vợ chồng đã nói với tôi: "xin Đức Thánh Cha cầu nguyện cho con (chúng con) vì chúng con có một đứa con trai bị khuyết tật". Tôi hỏi: "cháu mấy tuổi?" "cháu khá lớn". "Và bà làm gì?" "Chúng con tháp tùng cháu, giúp đỡ cháu”. Cả đời làm cha mẹ cho đứa con trai tàn tật đó. Đó là tình yêu. Còn các kẻ thù, những chính trị gia đối địch, theo ý kiến của chúng ta, dường như là các chính trị gia “tàn tật”, về phương diện xã hội, nhưng dường như họ là như vậy. Chỉ có Thiên Chúa mới biết liệu họ có thực sự như vậy hay không. Nhưng chúng ta phải yêu họ, chúng ta phải đối thoại, chúng ta phải xây dựng nền văn minh của tình yêu này, nền văn minh chính trị và xã hội này của sự đoàn kết toàn thể nhân loại. Mặt khác, chiến tranh, chia rẽ, đố kỵ, thậm chí các cuộc chiến tranh trong gia đình: bởi vì tình yêu có tính bao hàm là tình yêu có tính xã hội, nó có tính gia đình, nó có tính chính trị… tình yêu thấm nhiễm mọi sự.
Coronavirus đang cho chúng ta thấy rằng thiện ích thực sự của mỗi con người là thiện ích chung, không chỉ có tính cá nhân, và ngược lại, thiện ích chung là thiện ích thực sự cho con người. (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo , 1905-1906). Nếu người ta chỉ tìm kiếm thiện ích của riêng mình, họ sẽ là người ích kỷ. Thay vào đó, người ta sẽ nhân từ hơn, cao thượng hơn, khi thiện ích riêng của họ được mở ra cho mọi người, khi nó được chia sẻ. Sức khỏe, ngoài việc là thiện ích cá nhân, còn là thiện ích chung. Một xã hội lành mạnh là một xã hội biết chăm sóc sức khỏe của mọi người.
Loại vi-rút nào không thừa nhận rào cản, biên giới, hoặc sự phân biệt về văn hóa hoặc chính trị phải đối diện với một tình yêu không có rào cản, không có biên giới hay sự phân biệt. Tình yêu này có thể tạo ra các cơ cấu xã hội nhằm khuyến khích chúng ta chia sẻ hơn là cạnh tranh, cho phép chúng ta bao gồm những người dễ bị tổn thương nhất và không gạt họ sang một bên, điều này giúp chúng ta biểu lộ những gì tốt đẹp nhất trong bản chất con người của chúng ta chứ không phải điều tồi tệ nhất. Tình yêu đích thực không biết đến nền văn hóa vứt bỏ, không biết nó là thế nào. Thực thế, khi chúng ta yêu thương và phát sinh ra tính sáng tạo, khi chúng ta tạo ra niềm tin và tình liên đới, thì đó là lúc các sáng kiến cụ thể xuất hiện vì thiện ích chung [2]. Và điều này có giá trị ở cả bình diện các cộng đồng nhỏ nhất lẫn lớn nhất, cũng như ở bình diện quốc tế. Những gì được thực hiện trong gia đình, những gì được thực hiện trong khu phố, những gì được thực hiện ở làng quê, những gì được thực hiện ở các thành phố lớn và quốc tế đều y như nhau, cùng là một hạt giống như nhau lớn lên, phát triển, lớn lên và đơm hoa kết trái. Nếu anh chị em trong gia đình anh chị em, trong khu phố anh chị em bắt đầu bằng sự đố kỵ, bằng những trận chiến, thì cuối cùng sẽ có chiến tranh. Thay vào đó, nếu anh chị em bắt đầu bằng tình yêu thương, biết chia sẻ yêu thương, sự tha thứ thì sẽ có tình yêu thương và sự tha thứ cho mọi người.
Ngược lại, nếu các giải pháp cho cơn đại dịch mang dấu ấn của chủ nghĩa vị kỷ, cho dù đó là của cá nhân, doanh nghiệp hay quốc gia, có lẽ chúng ta sẽ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng coronavirus, nhưng chắc chắn không phải khỏi cuộc khủng hoảng xã hội và nhân bản mà virus đã đưa ra ánh sáng và nêu bật. Vì vậy, anh chị em hãy cẩn thận đừng xây dựng trên cát (xem Mt 7, 21-27)! Để xây dựng một xã hội lành mạnh, hòa nhập, công bằng và hòa bình, chúng ta phải làm như vậy trên nền đá thiện ích chung [3]. Công ích là một tảng đá. Và đó là nhiệm vụ của mọi người, không chỉ của một vài chuyên gia. Thánh Tôma Aquinô từng nói rằng việc cổ vũ công ích là nghĩa vụ của công lý đối với mỗi công dân. Mọi công dân đều có trách nhiệm đối với thiện ích chung. Và đối với các Kitô hữu, đó cũng là một sứ mệnh. Như Thánh Inhaxiô thành Loyola đã dạy, hướng các nỗ lực hàng ngày của chúng ta vào công ích là một cách để tiếp nhận và truyền bá vinh quang của Thiên Chúa.
Thật không may, chính trị thường không có tiếng tốt, và chúng ta biết tại sao. Điều này không có nghĩa là mọi chính trị gia đều xấu, không, tôi không muốn nói như thế. Tôi chỉ nói rằng thật không may, chính trị thường không có tiếng tốt. Tại sao? Nhưng nó không cần phải cam chịu viễn kiến tiêu cực này, nhưng thay vào đó, nó nên phản ứng bằng cách chứng tỏ bằng các việc làm rằng nền chính trị tốt là điều khả hữu, hay đúng hơn nền chính trị [4] biết đặt con người và thiện ích chung ở trung tâm là một bổn phận. Nếu anh chị em đọc lịch sử nhân loại, anh chị em sẽ tìm thấy nhiều chính trị gia thánh thiện đã đi trên con đường này. Mọi công dân, và đặc biệt là những người đảm nhận các chức vụ và cam kết xã hội và chính trị, đều có thể đặt căn bản những điều họ làm trên các nguyên tắc đạo đức và nuôi dưỡng nó bằng tình yêu xã hội và chính trị. Các Kitô hữu, đặc biệt là hàng ngũ giáo dân, được mời gọi nêu gương sáng về điều này và có thể làm được điều này nhờ nhân đức bác ái, vun sới chiều kích xã hội nội tại của nó.
Do đó, đây là lúc để cải thiện tình yêu xã hội của chúng ta - tôi muốn nhấn mạnh điều này: tình yêu xã hội của chúng ta - với sự đóng góp của mọi người, bắt đầu từ sự nhỏ bé của chúng ta. Thiện ích chung đòi hỏi sự tham gia của mọi người. Nếu tất cả mọi người đều đóng góp phần của mình và nếu không ai bị bỏ rơi, chúng ta có thể tái tạo các mối tương quan tốt đẹp ở các nình diện cộng đồng, quốc gia và quốc tế và thậm chí hài hòa với môi trường (xem LS, 236). Như vậy, qua những cử chỉ của chúng ta, ngay cả những cử chỉ khiêm tốn nhất, một điều gì đó của hình ảnh Thiên Chúa mà chúng ta mang trong mình sẽ được hiển hiện, vì Thiên Chúa là Ba Ngôi, Thiên Chúa là tình yêu, Thiên Chúa quả là tình yêu. Đây là định nghĩa đẹp đẽ nhất về Thiên Chúa trong Kinh thánh. Thánh Tông đồ Gioan, người rất yêu mến Chúa Giêsu, đã cho chúng ta điều đó. Với sự giúp đỡ của ngài, chúng ta có thể hàn gắn thế giới, bằng cách làm việc, vâng, với nhau vì thiện ích chung, vì thiện ích chung của mọi người. Cảm ơn anh chị em.
Ghi chú
[1] Thông điệp nhân Ngày Thế giới Hòa bình Lần thứ X, ngày 1 tháng 1 năm 1977: AAS 68 (1976), 709.
[2] Xem Thánh Gioan Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, 38.
[3] Đã dẫn, 10.
[4] Xem Thông điệp nhân Ngày Thế giới Hòa bình, ngày 1 tháng 1 năm 2019 (8 tháng 12 năm 2018).
Đức Cha Strickland ủng hộ tuyên bố của Cha Altman: Người Công Giáo không thể bỏ phiếu cho Joe Biden
Giáo Hội Năm Châu
05:36 10/09/2020
Trong một diễn biến được tường trình rộng rãi và được cho là có ảnh hưởng mạnh đến cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ, Đức Cha Joseph Strickland, Giám Mục của giáo phận Tyler, Texas, đã tuyên bố trên Twitter rằng ngài ủng hộ thông điệp của Cha James Altman.
Ngài viết: “Với tư cách là Giám mục của Tyler, tôi tán thành tuyên bố của Cha Altman trong video này. “Sự xấu hổ của tôi là tôi đã để mất quá nhiều thời gian. Cảm ơn Cha Altman vì SỰ CAN ĐẢM của cha. Nếu bạn yêu mến Chúa Giêsu & Giáo hội của Ngài & quốc gia này... vui lòng NGHE THÔNG ĐIỆP NÀY.”
Trong một video do Alpha News sản xuất, Cha James Altman, Cha sở giáo xứ Saint James the Less, ở La Crosse Wisconsin, đã đưa ra một số tuyên bố mạnh mẽ về vai trò của người Công Giáo trong chính trị Hoa Kỳ.
Ngài nói với người Công Giáo rằng họ có “bổn phận và nghĩa vụ” lên tiếng chống lại các chính trị gia vô đạo đức, những người ủng hộ việc giết thai nhi trong các vụ phá thai.
Cha Altman nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thể bỏ phiếu cho đảng Dân chủ vì lập trường ủng hộ phá thai cực đoan của đảng này. Ngài cũng quy lỗi cho “những kẻ nhát gan trong hàng giáo sĩ” vì đã không dạy cho người Công Giáo biết lẽ thật về Thiên Chúa và giá trị của cuộc sống mỗi con người.
Cha Altman nói: “Khi chính trị và các chính trị gia hành động một cách vô đạo đức, chúng ta chắc chắn có bổn phận và nghĩa vụ phải lên tiếng về điều đó. Anh chị em không thể vừa là người Công Giáo lại vừa là một đảng viên Dân chủ. Chấm hết! Cương lĩnh đảng của họ hoàn toàn chống lại mọi điều mà Giáo Hội Công Giáo dạy. Vì vậy, hãy thôi đừng giả vờ rằng mình là người Công Giáo nữa nếu bạn bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.”
Các phương tiện truyền thông bênh vực ông Joe Biden đã tấn công tới tấp Cha Altman và cáo buộc ngài quá thiên về chính trị. Đáp lại những chỉ trích này, Cha Altman trả lời: “Baloney!” – “Vô nghĩa!”. Ngài nói chính trị về cơ bản phải là một công việc đạo đức, và người Công Giáo có “bổn phận và nghĩa vụ lên tiếng” khi các chính trị gia hành động trái đạo đức.
Ví dụ, về vấn đề phá thai, các cử tri Công Giáo không nên nhầm lẫn. Đảng Dân chủ ủng hộ việc phá thai không hạn chế và muốn buộc người nộp thuế phải trả tiền cho các vụ phá thai. Cha Altman lưu ý rằng Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama thậm chí còn cầu xin Chúa “phù hộ” cho Planned Parenthood, là tổ chức phò phá thai lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã được thành lập dựa trên ý tưởng phân biệt chủng tộc, và ưu sinh.
Cha Altman cảnh cáo rằng: “Sẽ có 60 triệu [thai nhi tại Hoa Kỳ] và cơ man các thai nhi bị phá thai [trên thế giới] đang đứng ở cổng thiên đường chắn lối vào của các bạn đảng viên Dân chủ, và cuối cùng chẳng có nói gì có thể bào chữa cho bạn vì sự ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp của bạn đối với chương trình nghị sự ma quỷ đó”.
Ngài nhấn mạnh thêm rằng phá thai là một trong số những vấn đề mà các chính trị gia Đảng Dân chủ ủng hộ nhằm phản đối các giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Ngài cáo buộc nhiều người trong hàng giáo sĩ đã không thực sự dẫn dắt và dạy mọi người về Thiên Chúa và những người khác lại còn dẫn dắt nhiều người đến chỗ lầm đường lạc lối.
“Lý do mà chúng ta đang nhìn thấy dấu chỉ của thời đại… là có quá nhiều người không biết Chúa… và quá nhiều mục tử của Giáo Hội đã không dạy bảo họ”.
“Những vấn đề trên thế giới ngày nay, cũng như vào thời ông Nô-ê… là có quá nhiều người không biết điều đầu tiên về Thiên Chúa Toàn Năng, là Cha, Con và Thánh Thần. Vì vậy, sự thật mà nói, họ không yêu mến Ngài. Thành ra, chúng ta có thể thấy có quá nhiều chính trị gia vô thần ngoài kia… họ chắc chắn không phục vụ Thiên Chúa. Họ không hoàn thành mục đích trong đời là biết, yêu và phụng sự Đức Chúa Trời”.
Ngài khuyến khích mọi người thực sự tìm kiếm Thiên Chúa để yêu mến và phục vụ Ngài và qua Ngài mà phục vụ người khác.
“Gia đình thân mến, điều cơ bản đối với ơn cứu rỗi mà chúng ta phải có, mục đích của chúng ta trong cuộc sống là biết, yêu thương và phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta có bổn phận và nghĩa vụ phải biết Ngài để rồi chúng ta yêu mến Ngài.”
Tuyên bố của Đức Cha Joseph Strickland là một tuyên bố rất can đảm đã được đưa ra trong bối cảnh một trận tấn công cường tập nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver. Ngài đã đăng một tweet trên Twitter hôm thứ Sáu để làm nổi bật sự tương phản giữa hai nữ tu. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.
Sơ Simone Campbell đã hướng dẫn một buổi cầu nguyện vào ngày 20 tháng 8 tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ trong đó sơ ấy nói về việc đấu tranh để chấm dứt “phân biệt chủng tộc, cố chấp và phân biệt giới tính” ở Hoa Kỳ.
Trước khi xuất hiện tại đại hội này, Sơ Campbell đã được hỏi về vấn đề phá thai. Sơ ấy từ chối lên tiếng bênh vực những thai nhi chưa chào đời, và tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “It’s above my pay grade”, nghĩa là “Không đến lượt tôi nói chuyện đó”. Sơ Campbell là một nữ tu khét tiếng chống báng lại lập trường chống phá thai của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Aquila viết:
“Câu chuyện của hai nữ tu. Một người tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, một người thì không. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói: Là một bác sĩ tôi có thể nói một cách quả quyết rằng sự sống bắt đầu vào lúc thụ thai. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân Chủ Sơ Simone nói: Không đến lượt tôi nói đến chuyện phá thai.”
Hàng loạt các tweets tấn công vào Đức Tổng Giám Mục Aquila đã diễn ra. Cố nhiên, có những tweets với những lời lẽ chửi bới hạ cấp không đáng nhắc đến. Xin chỉ nêu ra ở đây những tweets của nhóm gọi là “Catholics for Biden”, tức là nhóm “những người Công Giáo ủng hộ Biden.”
Những người này cảnh cáo Đức Tổng Giám Mục Aquila và các Giám Mục khác rằng việc các ngài công khai ủng hộ lập trường phò sinh của Tổng thống Trump được xem là việc gián tiếp ủng hộ Tổng thống Trump và như thế là đe dọa tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội.
Họ khẳng định rằng: Điều 501 khoản c, triệt 3 của luật liên bang quy định rằng các tổ chức không được “tham gia hoặc can thiệp, bao gồm cả việc xuất bản hoặc phân phối các tuyên bố, vào bất kỳ chiến dịch chính trị nào nhằm ủng hộ hoặc chống lại bất kỳ ứng cử viên nào cho chức vụ công quyền.”
Sự hiện diện của một chức sắc trên mạng xã hội, thậm chí ngoài trang web chính thức của giáo phận hay giáo xứ vẫn có thể được liên kết với giáo phận và giáo xứ.
Họ cho rằng những suy nghĩ và ý kiến cá nhân gây ra rủi ro không thể chấp nhận được và gây nguy hiểm cho tình trạng được miễn thuế của Giáo hội.
Đi xa hơn, tờ Newsweek, ra ngày 3 tháng 9, có bài “Vatican Consultant Urges U.S. Priests To Refrain From Telling People Voting for Joe Biden Is A 'Mortal Sin'“ nghĩa là “Cố vấn của Vatican kêu gọi các linh mục Hoa Kỳ đừng bảo mọi người rằng bỏ phiếu cho Joe Biden là một 'tội trọng'”.
Tờ báo viết:
“Linh mục Dòng Tên người Mỹ và là cố vấn Vatican, Cha James J. Martin, đã kêu gọi đồng bào Công Giáo và hàng giáo sĩ chống lại tuyên bố bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden là một “tội trọng” vào hôm thứ Năm.
Martin, người được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm cố vấn truyền thông của Vatican vào năm 2017, đã cảnh báo các linh mục Công Giáo khác không nên đan xen chính trị thế tục với đức tin của họ vào Chúa. Đăng trên các mạng xã hội, Martin cho biết ngài đã nghe lỏm được ngày càng nhiều linh mục và các nhà lãnh đạo Công Giáo Hoa Kỳ tuyên bố rằng người Công Giáo nào bỏ phiếu cho Biden thì mắc một trong những tội nặng nhất chống lại Chúa. Cha Martin nói với Newsweek hôm thứ Năm rằng ngài và những người Công Giáo khác cảm thấy phải giúp đỡ về ‘bất kỳ vấn đề nào trong đó tính mạng đang bị đe dọa,’ mà ngài nói nên bao gồm việc chăm sóc người nghèo, người vô gia cư và cộng đồng LGBTQ – chứ không chỉ là phá thai.
Cha Martin đã cung cấp cho các tín hữu và đồng bào Công Giáo một hướng dẫn về cách tách biệt đức tin của một người khỏi các chủ đề chính trị gây chia rẽ bao gồm phá thai hay trợ tử.”
Chức “cố vấn Vatican” do tờ Newsweek phong cho Cha Martin được tờ báo làm rõ thêm với tấm hình sau cho thấy các linh mục đang xun xoe quanh ngài hỏi ý kiến.
Cha Martin là người hoạt động cho quyền của những người đồng tính và chuyển giới gọi tắt là LGBTQ thường có lập trường không tương hợp với giáo huấn của Giáo Hội.
Ngài viết: “Với tư cách là Giám mục của Tyler, tôi tán thành tuyên bố của Cha Altman trong video này. “Sự xấu hổ của tôi là tôi đã để mất quá nhiều thời gian. Cảm ơn Cha Altman vì SỰ CAN ĐẢM của cha. Nếu bạn yêu mến Chúa Giêsu & Giáo hội của Ngài & quốc gia này... vui lòng NGHE THÔNG ĐIỆP NÀY.”
Trong một video do Alpha News sản xuất, Cha James Altman, Cha sở giáo xứ Saint James the Less, ở La Crosse Wisconsin, đã đưa ra một số tuyên bố mạnh mẽ về vai trò của người Công Giáo trong chính trị Hoa Kỳ.
Ngài nói với người Công Giáo rằng họ có “bổn phận và nghĩa vụ” lên tiếng chống lại các chính trị gia vô đạo đức, những người ủng hộ việc giết thai nhi trong các vụ phá thai.
Cha Altman nhấn mạnh rằng người Công Giáo không thể bỏ phiếu cho đảng Dân chủ vì lập trường ủng hộ phá thai cực đoan của đảng này. Ngài cũng quy lỗi cho “những kẻ nhát gan trong hàng giáo sĩ” vì đã không dạy cho người Công Giáo biết lẽ thật về Thiên Chúa và giá trị của cuộc sống mỗi con người.
Cha Altman nói: “Khi chính trị và các chính trị gia hành động một cách vô đạo đức, chúng ta chắc chắn có bổn phận và nghĩa vụ phải lên tiếng về điều đó. Anh chị em không thể vừa là người Công Giáo lại vừa là một đảng viên Dân chủ. Chấm hết! Cương lĩnh đảng của họ hoàn toàn chống lại mọi điều mà Giáo Hội Công Giáo dạy. Vì vậy, hãy thôi đừng giả vờ rằng mình là người Công Giáo nữa nếu bạn bỏ phiếu cho đảng Dân chủ.”
Các phương tiện truyền thông bênh vực ông Joe Biden đã tấn công tới tấp Cha Altman và cáo buộc ngài quá thiên về chính trị. Đáp lại những chỉ trích này, Cha Altman trả lời: “Baloney!” – “Vô nghĩa!”. Ngài nói chính trị về cơ bản phải là một công việc đạo đức, và người Công Giáo có “bổn phận và nghĩa vụ lên tiếng” khi các chính trị gia hành động trái đạo đức.
Ví dụ, về vấn đề phá thai, các cử tri Công Giáo không nên nhầm lẫn. Đảng Dân chủ ủng hộ việc phá thai không hạn chế và muốn buộc người nộp thuế phải trả tiền cho các vụ phá thai. Cha Altman lưu ý rằng Tổng thống Đảng Dân chủ Barack Obama thậm chí còn cầu xin Chúa “phù hộ” cho Planned Parenthood, là tổ chức phò phá thai lớn nhất ở Hoa Kỳ, đã được thành lập dựa trên ý tưởng phân biệt chủng tộc, và ưu sinh.
Cha Altman cảnh cáo rằng: “Sẽ có 60 triệu [thai nhi tại Hoa Kỳ] và cơ man các thai nhi bị phá thai [trên thế giới] đang đứng ở cổng thiên đường chắn lối vào của các bạn đảng viên Dân chủ, và cuối cùng chẳng có nói gì có thể bào chữa cho bạn vì sự ủng hộ trực tiếp hoặc gián tiếp của bạn đối với chương trình nghị sự ma quỷ đó”.
Ngài nhấn mạnh thêm rằng phá thai là một trong số những vấn đề mà các chính trị gia Đảng Dân chủ ủng hộ nhằm phản đối các giáo lý của Giáo Hội Công Giáo. Ngài cáo buộc nhiều người trong hàng giáo sĩ đã không thực sự dẫn dắt và dạy mọi người về Thiên Chúa và những người khác lại còn dẫn dắt nhiều người đến chỗ lầm đường lạc lối.
“Lý do mà chúng ta đang nhìn thấy dấu chỉ của thời đại… là có quá nhiều người không biết Chúa… và quá nhiều mục tử của Giáo Hội đã không dạy bảo họ”.
“Những vấn đề trên thế giới ngày nay, cũng như vào thời ông Nô-ê… là có quá nhiều người không biết điều đầu tiên về Thiên Chúa Toàn Năng, là Cha, Con và Thánh Thần. Vì vậy, sự thật mà nói, họ không yêu mến Ngài. Thành ra, chúng ta có thể thấy có quá nhiều chính trị gia vô thần ngoài kia… họ chắc chắn không phục vụ Thiên Chúa. Họ không hoàn thành mục đích trong đời là biết, yêu và phụng sự Đức Chúa Trời”.
Ngài khuyến khích mọi người thực sự tìm kiếm Thiên Chúa để yêu mến và phục vụ Ngài và qua Ngài mà phục vụ người khác.
“Gia đình thân mến, điều cơ bản đối với ơn cứu rỗi mà chúng ta phải có, mục đích của chúng ta trong cuộc sống là biết, yêu thương và phụng sự Thiên Chúa. Chúng ta có bổn phận và nghĩa vụ phải biết Ngài để rồi chúng ta yêu mến Ngài.”
Tuyên bố của Đức Cha Joseph Strickland là một tuyên bố rất can đảm đã được đưa ra trong bối cảnh một trận tấn công cường tập nhắm vào Đức Tổng Giám Mục Samuel Aquila của Denver. Ngài đã đăng một tweet trên Twitter hôm thứ Sáu để làm nổi bật sự tương phản giữa hai nữ tu. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ. Một sơ đã phát biểu tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa.
Sơ Simone Campbell đã hướng dẫn một buổi cầu nguyện vào ngày 20 tháng 8 tại Đại hội Quốc gia của đảng Dân Chủ trong đó sơ ấy nói về việc đấu tranh để chấm dứt “phân biệt chủng tộc, cố chấp và phân biệt giới tính” ở Hoa Kỳ.
Trước khi xuất hiện tại đại hội này, Sơ Campbell đã được hỏi về vấn đề phá thai. Sơ ấy từ chối lên tiếng bênh vực những thai nhi chưa chào đời, và tuyên bố một câu xanh rờn rằng: “It’s above my pay grade”, nghĩa là “Không đến lượt tôi nói chuyện đó”. Sơ Campbell là một nữ tu khét tiếng chống báng lại lập trường chống phá thai của Giáo Hội.
Đức Tổng Giám Mục Aquila viết:
“Câu chuyện của hai nữ tu. Một người tuân theo giáo huấn của Giáo Hội, một người thì không. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Cộng hòa, Sơ Deirdre nói: Là một bác sĩ tôi có thể nói một cách quả quyết rằng sự sống bắt đầu vào lúc thụ thai. Tại Đại hội Quốc gia của Đảng Dân Chủ Sơ Simone nói: Không đến lượt tôi nói đến chuyện phá thai.”
Hàng loạt các tweets tấn công vào Đức Tổng Giám Mục Aquila đã diễn ra. Cố nhiên, có những tweets với những lời lẽ chửi bới hạ cấp không đáng nhắc đến. Xin chỉ nêu ra ở đây những tweets của nhóm gọi là “Catholics for Biden”, tức là nhóm “những người Công Giáo ủng hộ Biden.”
Những người này cảnh cáo Đức Tổng Giám Mục Aquila và các Giám Mục khác rằng việc các ngài công khai ủng hộ lập trường phò sinh của Tổng thống Trump được xem là việc gián tiếp ủng hộ Tổng thống Trump và như thế là đe dọa tình trạng được miễn thuế của Giáo Hội.
Họ khẳng định rằng: Điều 501 khoản c, triệt 3 của luật liên bang quy định rằng các tổ chức không được “tham gia hoặc can thiệp, bao gồm cả việc xuất bản hoặc phân phối các tuyên bố, vào bất kỳ chiến dịch chính trị nào nhằm ủng hộ hoặc chống lại bất kỳ ứng cử viên nào cho chức vụ công quyền.”
Sự hiện diện của một chức sắc trên mạng xã hội, thậm chí ngoài trang web chính thức của giáo phận hay giáo xứ vẫn có thể được liên kết với giáo phận và giáo xứ.
Họ cho rằng những suy nghĩ và ý kiến cá nhân gây ra rủi ro không thể chấp nhận được và gây nguy hiểm cho tình trạng được miễn thuế của Giáo hội.
Đi xa hơn, tờ Newsweek, ra ngày 3 tháng 9, có bài “Vatican Consultant Urges U.S. Priests To Refrain From Telling People Voting for Joe Biden Is A 'Mortal Sin'“ nghĩa là “Cố vấn của Vatican kêu gọi các linh mục Hoa Kỳ đừng bảo mọi người rằng bỏ phiếu cho Joe Biden là một 'tội trọng'”.
Tờ báo viết:
“Linh mục Dòng Tên người Mỹ và là cố vấn Vatican, Cha James J. Martin, đã kêu gọi đồng bào Công Giáo và hàng giáo sĩ chống lại tuyên bố bỏ phiếu cho ứng cử viên tổng thống đảng Dân chủ Joe Biden là một “tội trọng” vào hôm thứ Năm.
Martin, người được Đức Giáo Hoàng Phanxicô bổ nhiệm làm cố vấn truyền thông của Vatican vào năm 2017, đã cảnh báo các linh mục Công Giáo khác không nên đan xen chính trị thế tục với đức tin của họ vào Chúa. Đăng trên các mạng xã hội, Martin cho biết ngài đã nghe lỏm được ngày càng nhiều linh mục và các nhà lãnh đạo Công Giáo Hoa Kỳ tuyên bố rằng người Công Giáo nào bỏ phiếu cho Biden thì mắc một trong những tội nặng nhất chống lại Chúa. Cha Martin nói với Newsweek hôm thứ Năm rằng ngài và những người Công Giáo khác cảm thấy phải giúp đỡ về ‘bất kỳ vấn đề nào trong đó tính mạng đang bị đe dọa,’ mà ngài nói nên bao gồm việc chăm sóc người nghèo, người vô gia cư và cộng đồng LGBTQ – chứ không chỉ là phá thai.
Cha Martin đã cung cấp cho các tín hữu và đồng bào Công Giáo một hướng dẫn về cách tách biệt đức tin của một người khỏi các chủ đề chính trị gây chia rẽ bao gồm phá thai hay trợ tử.”
Chức “cố vấn Vatican” do tờ Newsweek phong cho Cha Martin được tờ báo làm rõ thêm với tấm hình sau cho thấy các linh mục đang xun xoe quanh ngài hỏi ý kiến.
Cha Martin là người hoạt động cho quyền của những người đồng tính và chuyển giới gọi tắt là LGBTQ thường có lập trường không tương hợp với giáo huấn của Giáo Hội.
5,400 thánh lễ được cử hành tại Hoa Kỳ và trên thế giới dành cho Tổng thống Trump
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:16 10/09/2020
1. 5.400 thánh lễ dành cho Tổng thống Trump
Noah Weinrich, thư ký báo chí của Heritage Action for America, bày tỏ lo âu với tờ National Catholic Register rằng các tổ chức phò phá thai đang tung ra những số tiền rất lớn nhằm mục đích loại bỏ quyền kiểm soát Thượng viện của Đảng Cộng Hòa bằng cách can thiệp vào các cuộc đua chủ chốt cũng như bảo đảm một nhiệm kỳ tổng thống phò phá thai.
Tại Arizona chẳng hạn, chỉ riêng Planned Parenthood đã chi ra 303,056 dollars để vận động tranh cử cho Mark Kelly và 275,354 dollars nhằm hạ gục Thượng nghị sĩ Cộng hòa Martha McSally ở Arizona.
Planned Parenthood cũng đã chính thức ủng hộ liên danh Dân chủ của Joe Biden và Kamala Harris, và Biden đã đáp lại bằng cách xuất hiện trong một quảng cáo Planned Parenthood, trong đó ông ta hứa sẽ quảng bá việc phá thai trong nước và quốc tế và tuyên bố, “Tôi tự hào được tham gia cùng các bạn trong cuộc chiến đấu này”.
Đối phó với tính huống này một phong trào Công Giáo đang hô hào các tín hữu tham gia vào một chiến dịch cử hành 5,400 Thánh lễ trước Ngày Bầu cử.
Richard Manougian, trưởng ban tổ chức cho biết: “Có rất nhiều vấn đề trong cuộc bầu cử này - tự do tôn giáo, quyền của trẻ sơ sinh, sự chuyên chế của chủ nghĩa cộng sản, các Thẩm phán của Tòa án Tối cao, các thẩm phán liên tiểu bang.” Chính vì thế ông tin rằng “nếu chúng ta cử hành nhiều Thánh lễ, Tổng thống Trump sẽ chiến thắng và Quốc gia sẽ đẩy lùi được những cái ác.”
“Tính đến ngày 3 tháng 9, đã có hơn 1,000 thánh lễ với ý chỉ này. Chúng ta cần thêm 4,200 thánh lễ nữa,” ông nói.
Để tham gia, các giáo xứ có thể truy cập trang web của chiến dịch tại Catholicworld.net.
Source:Church Militant
2. 100 ngày bạo loạn ở Portland, nỗi buồn của Đức Tổng Giám Mục Alexander Sample
Portland đã trải qua hơn 100 ngày liên tục biểu tình trên đường phố, thường diễn ra dưới hình thức những đám đông hàng trăm người biểu tình, dưới chiêu bài chống phân biệt chủng tộc, sự tàn bạo của cảnh sát và chủ nghĩa phát xít. Các cuộc biểu tình đã thu hút các tiêu đề quốc gia và quốc tế.
Một số cuộc biểu tình đã đi kèm với bạo loạn và cướp bóc. Ngoài thiệt hại tài sản trên một bình diện rất kinh hoàng ở trung tâm thành phố, thỉnh thoảng còn có những hành vi bạo lực xảy ra bên trong hoặc bên cạnh các cuộc biểu tình, bao gồm cả những vụ xả súng bắn nhau và đâm chém.
Vào ngày thứ 100 của cuộc biểu tình ở Portland những người biểu tình và cảnh sát đã đụng độ với nhau. Cảnh sát đã thực hiện hơn 50 vụ bắt giữ và sử dụng hơi cay để giải tán đám đông. Ít nhất một người bị thương tại hiện trường mà cảnh sát mô tả là các “hành vi hỗn loạn và bạo lực.” Tờ Oregonian của địa phương ước tính số lượng người biểu tình vào khoảng 400 người. Portland đã chứng kiến các cuộc biểu tình hàng đêm trong hơn ba tháng qua, đôi khi biến thành các cuộc đụng độ bạo lực giữa những người biểu tình và cảnh sát, cũng như giữa các nhóm cánh hữu và cánh tả.
Tại Kentucky, trước cuộc đua ngựa Kentucky Derby nổi tiếng, những người ủng hộ cảnh sát đã đụng độ trong một thời gian ngắn với những người thuộc nhóm Black Lives Matter, gọi tắt là BLM.
Đặc biệt, khoảng 250 thành viên của một nhóm dân quân da đen tên là NFAC tập hợp bên ngoài Churchill Downs, tất cả đều được trang bị súng dài. Trưởng nhóm NFAC John Johnson, thường được biết với tên là “Grandmasgter Jay”, đã chế nhạo các viên chức cảnh sát đứng gác phía trước đường đua, nhưng nhóm này sau đó đã rút lui mà không xảy ra va chạm nào.
Louisville nổi lên như một điểm nhấn chính trong tình trạng bất ổn sau cái chết của Breonna Taylor, 26 tuổi, người bị cảnh sát giết vào tháng Ba trong căn hộ của cô. Ở Rochester, New York, khoảng 2.000 người biểu tình đã tuần hành về phía Tòa nhà An toàn Công cộng và hô vang Black Lives Matter và Daniel Prude - ám chỉ người đàn ông da đen đã chết sau cuộc chạm trán với cảnh sát vào tháng Ba.
Đức Cha Alexander Sample, Tổng Giám Mục Portland, Oregon, lặp lại một nhận định trước đây của ngài rằng người Công Giáo nên phẫn nộ trước tội ác phân biệt chủng tộc, nhưng phải cẩn thận, suy nghĩ hợp lý và bình tĩnh, và nên tránh “các nhân đức hời hợt” nhưng thay vào đó hoạt động để thực sự thăng tiến trên đàng thiêng liêng, và đưa các giáo huấn xã hội Công Giáo vào thực hành để đối phó với nạn phân biệt chủng tộc.
“Nhiều vấn đề của chúng ta ngày nay là do xã hội đã quay lưng lại với Chúa”.
“Nếu nhiều người nhận ra rằng họ được mời gọi vươn đến sự vĩ đại, thánh thiện, đức hạnh, đến cõi vĩnh hằng, họ sẽ không tìm kiếm những cách khác, đặc biệt là những phương thế trần tục để lấp đầy khoảng trống trong trái tim chúng ta.”
Source:Reuters
3. Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Anh Giáo cầu nguyện cho các nạn nhân trong vụ tấn công bằng dao ở Birmingham
Các nhà lãnh đạo Công Giáo và Anh giáo ở Birmingham, Anh, cho biết các ngài đang cầu nguyện cho hòa bình hôm thứ Hai sau một vụ tấn công khiến một người chết và 7 người khác bị thương.
Trong một tuyên bố chung ngày 7 tháng 9, Đức Tổng Giám Mục Bernard Longley của tổng giáo phận Công Giáo Birmingham và nhà lãnh đạo Anh giáo, David Urquhart, cho biết suy nghĩ của các ngài đang hướng đến những người bị đâm trong thành phố vào đầu giờ sáng Chúa Nhật.
“Chúng tôi cũng cầu nguyện cho gia đình và bạn bè của họ - và cho các nhân viên trong các dịch vụ khẩn cấp và cho tất cả những gì họ được kêu gọi để ứng phó với những sự kiện gây ngỡ ngàng này,” các vị nói.
Một người đàn ông đã thiệt mạng và 7 người khác bị thương trong một loạt các vụ đâm chém ở Birmingham, miền trung nước Anh. Phát ngôn viên cảnh sát cho biết trong số 7 người bị thương có một người đàn ông và một phụ nữ đang trong tình trạng nghiêm trọng
Cảnh sát West Midlands cho biết: “Bây giờ chúng tôi có thể xác nhận rằng chúng tôi đã mở một cuộc điều tra về vụ giết người sau các sự kiện đêm qua”.
“Một người đàn ông đã chết. Bên cạnh đó, một người đàn ông và một phụ nữ khác bị thương nặng. Năm người khác cũng đã bị thương”.
Source:Reuters
4. Ấn Độ ghi nhận kỷ lục toàn cầu về các trường hợp coronavirus mới
Trong một thông báo đưa ra hôm thứ Hai 7 tháng 9, Hội Đồng Giám Mục Ấn bày tỏ lo âu và kêu gọi các tín hữu cầu nguyện cho đất nước đang trải qua những giờ phút đen tối.
Dữ liệu của chính phủ cho biết Ấn Độ chỉ riêng ngày Chúa Nhật, Ấn Độ đã có hơn 90,000 trường hợp nhiễm coronavirus, lập kỷ lục mới trên phạm vi toàn cầu về số trường hợp nhiễm bệnh chỉ trong một ngày.
Quốc gia này sẽ vượt qua Brazil vào hôm thứ Hai để trở thành quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề thứ hai bởi tổng số ca nhiễm trùng, sau Hoa Kỳ. Tính đến Chúa Nhật, Mỹ đã có hơn sáu triệu trường hợp, Brazil 4.12 triệu và Ấn Độ, 4.11 triệu.
Tuy nhiên, chỉ 24 giờ sau đó, Ấn Độ đã có 4.27 triệu trường hợp nhiễm bệnh được xác nhận so với 4.14 triệu người nhiễm bệnh tại Brazil.
“Dân chúng không thực hiện tất cả các biện pháp phòng ngừa,” ông Sandeep Nayar, chuyên gia tư vấn cao cấp tại Bệnh viện chuyên khoa BLK ở New Delhi.
“Dân chúng không tuân theo hướng dẫn của chính phủ. Đó thật là một điều không may.”
Trong suốt một tháng qua, Ấn Độ đã có số trường hợp nhiễm coronavirus hàng ngày lớn nhất thế giới, đây là một dấu hiệu cho thấy tâm chấn của đại dịch đã chuyển từ Hoa Kỳ và Mỹ Latinh sang quốc gia Nam Á này. Các chuyên gia y tế cho biết số ca mắc bệnh đã tăng lên do việc xét nghiệm gia tăng và việc nới lỏng các hạn chế đối với việc di chuyển của công chúng.
Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã thúc đẩy mở cửa kinh doanh để phục hồi nền kinh tế. Và vào thứ Hai, ông ta đã ra lệnh khôi phục một phần các dịch vụ tàu điện ngầm ở thủ đô New Delhi.
Source:Reuters