Ngày 10-09-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tư tưởng
Lm Vũđình Tường
06:52 10/09/2009
Tư tưởng dẫn đến hành động. Hành động tốt hướng dẫn bởi tư tưởng tốt. Hành động xấu chỉ đạo bởi tư tưởng xấu. Thực thể này không thể chối cãi. Tư tưởng gắn liền với sự sống con người. Bao lâu còn sống, bấy lâu tư tưởng còn ảnh hưởng đến cuộc sống cá nhân và tha nhân. Dù khác tôn giáo hay vô thần, tư tưởng vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống. Người ta dựa vào xu hướng xã hội, khuynh hướng chính trị, đưa ra các tư tưởng, quan niệm sống khác nhau. Vậy đâu là quan niệm sống đáng tin cậy.

Dựa vào niềm tin

Niềm tin Kitô giáo được coi là chính đáng, đáng tin hơn cả vì niềm tin Kitô giáo đặt căn bản trên tình yêu Chúa. Một tình yêu cao quí; một tình yêu hiến thân chết trên thập giá cứu chuộc người Chúa yêu mà không có điều kiện kèm theo. Một tình yêu đề cao.

  • Sự sống con người.
  • Đề cao công lí.
  • Chống lại nghèo đói, bất công.
  • Cỗ võ tinh thần bác ái, vị tha.


Chính những điều căn bản trên hướng dẫn tư tưởng con người, là nền móng xây dựng một xã hội yêu thương, công bằng, thứ tha và tôn trọng mạng sống con người đời này và đời sau. Xu hướng xã hội, chính trị cũng kêu gọi hy sinh, hiến thân cho tự do, cho công lí do giới lãnh đạo đặt ra. Lí thuyết tình yêu họ cổ võ giới hạn cho cuộc sống trần thế. Tình yêu Chúa dậy hữu ích nơi trần thế và còn kéo dài bất tận, đến hạnh phúc trường cửu đời sau.

Lời Chúa là đèn soi

Tình yêu trong sáng là quà tặng Chúa đặt vào lòng người, vì thế Lời Chúa là đèn soi giúp Kitô hữu thực thi công bằng, bác ái, yêu thương. Ngoài Lời Ngài ra không còn lời nào tốt đẹp, cao trọng, chính đáng hơn.

Không nhận biết Đức Kitô không thể có một tình yêu chân thật, trong sáng. Ngoài Đức Kitô ra, lí thuyết tình yêu do con người suy đoán ra thường bất toàn, giới hạn và đôi khi phản lại tình người.

Giả mù

Một số lợi dụng tình yêu với tham vọng, mong đạt mục đích riêng. Thực thi đức ái trong hoàn cảnh này khó tránh khỏi lươn lẹo.

Dựa vào suy đoán để giải nghĩa tình yêu sẽ rơi vào tình trạng khi thì suy không thấu, lúc thì đoán sai. Tình yêu vì thế muôn mặt. Kẻ tin theo rơi vào tình trạng nhìn không thấy, nghe không hiểu, suy không tới. Đoán mù mờ; xem vu vơ; suy không thấu sao gọi là công lí.

Phán đoán theo suy luận loài người khó tránh khỏi sai lầm, thiếu sót. Đức Kitô không ngần ngại nói cho môn đệ Phêrô rõ.

Satan, lui lại đằng sau Thầy. Vì tư tưởng của anh không phải là của Thiên Chúa mà là của loài người. V.33

Suy tưởng của loài người ít nhiều ngầm chứa sai lầm, dù là suy tưởng với lòng ngay, chân thành. Phêrô không muốn Thầy phải đau khổ, bị các kì mục, thượng tế cùng kinh sư hành hạ trước khi giết chết. Phêrô lên tiếng can ngăn. Đức Kitô vạch ra cho Phêrô thấy con người rất dễ lầm lẫn, bị ma quỉ lợi dụng khi chúng dùng tư tưởng, hình ảnh xem ra có vẻ tốt lành để dẫn vào mê hồn trận.

Lòng chai, dạ đá

Phêrô không phải là người duy nhất sai lầm. Trước đó đã có nhiều người trong đám đông sai lầm khi nhận định về Đức Kitô. Có kẻ tin Đức Kitô là Gioan Tẩy Giả tái sinh; kẻ thì bảo là tiên tri Êlia; kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó.

Nghe sai, nhìn lầm, hiểu trật không do ngũ quan, thiếu khả năng lắng nghe, nhận biết, mà do tấm lòng, lòng chai, dạ đá. Không lắng nghe với lòng chân thành, hiếu học, tìm hiểu Lời Chúa. Mục đích nghe rình rập, tìm cách bắt bẻ, bắt lỗi. Phúc Âm gọi những tấm lòng thiếu chân thành là lòng dạ chai đá. Một khi đã ra chai đá thì việc đón nhận lời công chính là một trở ngại lớn. Để đón nhận lời công chính cần có một lương tâm ngay thẳng. Một tâm hồn giầu tình thương, giầu bác ái. Chai đá tâm hồn là tình trạng dễ dãi với mình, khó khăn với người.

Sai lầm trong nhận định gây nên bởi hạn hẹp của trí tuệ, ảnh hưởng bởi giới hạn của con người. Đây chính là trường hợp của Phêrô. Chữa bệnh này cần chân thành, và lòng khiêm nhường.

Thành quả

Dùng ngôn ngữ của thánh Giacôbê tông đồ để nhận biết cụ thể tình yêu nào là tình yêu chân chính. Theo thánh nhân tình yêu chân chính thể hiện qua hy sinh không vụ lợi, không tìm vinh danh cho mình, không mong đền ơn, đáp trả. Tất cả chỉ là phục vụ không màng lợi danh, ngay cả phần thưởng, khuyến khích cũng chỉ là tạm bợ. Theo thánh Giacôbê thì tình yêu chết nếu tình yêu đó không có hành động tốt lành kèm theo.

Tình yêu phải diễn ra qua hành động, nhất là trong các hành động bác ái đi đôi với cầu nguyện. Thánh Phaolô cũng xác định một niềm tin

Nếu tôi có đầy lòng tin, đến nỗi chuyển dời được núi non, mà không có bác ái, thì tôi vẫn là không… Nếu tôi nộp mình để chịu thiêu đốt mà không có bác ái, thì không làm ích gì cho tôi 1cor 13,2-3

Tình yêu chân chính cần thể hiện qua bác ái, yêu thương, không vụ lợi. Không tìm lợi ích riêng cá nhân nhưng mưu cầu hạnh phúc chung cho toàn thể nhân loại.
 
Nghe và thực hành Lời Chúa để nhận biết Chúa
Lm. Jude Siciliano, OP
07:28 10/09/2009
CHÚA NHẬT 24 THƯỜNG NIÊN (B)

Is 50: 5-9a; Tv 59; Gc 2: 14-18; Mc 8: 27-35

I-sa-ia viết 4 ca khúc về người tôi tớ trong phần II từ chương 40-55 nói về “Sách an ủi Israel”. Đây là thiên trường ca nói lên việc một người đang cổ gắng trung thành thực hiện nhiệm vụ Đức Chúa đã giao với biết bao đau khổ.

Đức tin của chúng ta bị thử thách trong đau khổ do sự liên kết với Thiên Chúa. Vậy “Nếu Thiên Chúa thương yêu tôi sao lại để tôi phải đau khổ?”. Trong những trường hợp như muôn vàn khổ đau bất ngờ đổ ập đến do bệnh hoạn, mà nếu người ấy chịu được thì đó là bằng chứng của một tôi tớ Chúa. Khi đau khổ do nhiệm vụ mang tới; nếu muốn tránh né; chỉ cần từ chối nhiệm vụ là xong. Thế nhưng người tôi tớ muốn trung thành; do vì “Đức Chúa đã mở tai cho tôi được nghe”; nên tôi vẫn chấp nhận hứng chịu đau khổ vì tôi tin rằng Đức Chúa sẽ không quên tôi là người đang trung kiên thực hiện nhiệm vụ Ngài.

Làm đúng chưa chắc chúng ta sẽ thành công. Vì ở đây không nói đến sự thành công, nhưng nói về cách thể hiện lòng trung thành. Nhưng làm sao trung thành được khi phải trả giá bằng đau khổ? Sự đau khổ là điều khó tránh khỏi và không lối thoát? Và người tôi tớ này đưa chúng ta đến một ý tưởng khôn ngoan là “Đức Chúa sẽ hổ trợ tôi khiến tôi không phải hổ thẹn”.

Người tôi tớ này là ai, nói về sự đau khổ của nhiệm vụ trong thời xa xưa của nhiều thế kỷ trước Chúa Kytô? Phải chăng là một người đang cố gắng sống theo đường lối của Thiên Chúa giữa những đố kỵ của thế gian. Hay đó là dân Israel, đang bị lưu đày xa quê hương trong một xã hội khác văn hóa và tín ngưỡng. Hay có thể là một ngôn sứ như I-sai-a chẳng hạn; đang bị dân phản đối vì nói lời Chúa cho họ nghe.

Những câu hỏi trên có thể đặt ra cho chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Trong cộng đoàn đang thờ phượng hôm nay, cũng có một số người là những tôi tớ Chúa đang chịu đau khổ vì đang cố gắng sống đức tin trong một xã hội đầy dị biệt, chống đối khinh miệt. Là một Kytô hữu chúng ta hãy học nơi Đức Giêsu Kytô là tạo cho chúng ta một “vẻ mặt lạnh” đối với thế gian và luôn hướng về Thánh Đô để rao giảng tin mừng trong thân phận người được Thánh Linh xức dầu luôn trung thành với sứ vụ cho dù có bị thế gian “đánh vặt râu..”nói theo cách I-sai-a (Is50,6)

Trong phúc âm hôm nay, thánh Mác-cô đưa ra trường hợp về danh tính của người tôi tớ Thiên Chúa. Ngài đặt câu hỏi với các môn đệ là người ta và cả các ông nữa nói thầy là ai. Câu hỏi này đánh dấu bước đầu huấn luyện của Ngài cho các môn đồ, tuy ngắn gọn nhưng thật đầy đủ trong việc làm và nếp nghỉ của các môn đồ, trên đường đến Thánh Đô và những miền xa xôi khác. Chúa Giêsu hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Có thể câu trả lời sẽ làm sáng tỏ sứ vụ của Chúa Giêsu. Ngài không ám chỉ Ngài là người tôi tớ đang bị đau khổ như I-sai-a; nhưng, lời Ngài nói về những đau khổ sắp đến Ngài sẽ nhận có liên quan đến những tôi tớ đau khổ của I-sai-a; và đó cũng là hệ quả mà những Kytô hữu chúng ta; những tôi tớ của Chúa; sẽ nhận được khi đang cố gắng thực thi sứ vụ ở trần gian.

Trên đường đến Giê-ru-sa-lem, Chúa Giêsu muốn các môn đệ hiểu rằng các ông sẽ phải gặp những gian truân đau khổ và các ông có còn quyết tâm làm môn đệ của Ngài không. Vì thế Chúa Giêsu đặt câu hỏi đó cho các ông và qua đó Ngài cũng hỏi chúng ta nữa. Câu trả lời của chúng ta sẽ chứng minh sự tuyên xưng đức tin của mình về Ngài ra sao, và chúng ta sẽ đáp lại lời mời gọi của Ngài trong cuộc sống hàng ngày nơi trần gian thế nào?

Các môn đệ đã trả lời câu hỏi của Chúa Giêsu nhưng không sâu sắc. Ngài không phải chỉ là một ngôn sứ hay một người thánh thiện nhất trong lịch sử trần gian. Đúng Ngài là một ngôn sứ lớn, là đấng Mê-si-a, là Đức Kytô. Nhưng Ngài không đem đến quyền lực huy hoàng và thống trị trần gian để trả về cho dân Israel. Trái lại, Ngài nói đến sự chống đối của các lãnh đạo tôn giáo. Ngài sẽ bị ”các kỳ mục, thượng tế kinh sư từ chối” Vậy Ngài là ai và Ngài lãnh đạo thế nào mà khác lạ vậy?.

Cũng như “Người tôi tớ đau khổ” của I-sai-a Chúa Giêsu sẽ chịu nhiều đau khổ về lẻ công chính. Tôi quen một người, vì bất đồng ý kiến với người chủ về việc thường lừa gạt khách hàng, nên bị cắt lương và cho tạm thôi việc có thời gian. Tôi cũng biết một phụ nữ có trình độ chuyên môn vững chắc ở ngoài đời lại làm việc trong hội đồng giáo xứ, vì bà nói “Tôi muốn thực hiện cuộc sống cho có ý nghĩa”. Tôi cũng biết một thợ sữa xe hơi khi anh sữa xe cho ai ít hơn thời gian dự kiến thì anh tính tiền ít lại so với ước tính ban đầu. Tôi quen với một nữ sinh viên khi được biết các bạn mình nhận được một đáp án bài thi bị đánh cắp trước đó; cô đã không hề nhìn vào đó để làm bài cho mình mặc dầu điểm các môn thi của cô ta không được tốt. Khi nghe về những người này; những người đã bị thiệt hại khi làm những điều đúng; có người cho rằng họ ngu. Không phải dễ gì ai cũng làm được việc đó. Những tôi tớ đau khổ của I-sai-a nói “Đức Chúa đã mở tai cho tôi được nghe, nên tôi không chống đối hay quay lưng lại với Ngài”. Chúa Giêsu cũng vậy, Ngài muốn cho các môn đệ nhìn thấy mọi việc trong cái nhìn mới qua đó các môn đệ sẽ hiểu được Ngài qua việc chấp nhận hay từ chối đau khổ là một yếu tố không thể thiếu được trong sứ vụ của các ông.

Thư của thánh Gia-cô-bê hôm nay nói rất rõ là nếu tai chúng ta được mở rồi, và đã một lòng tin vào phúc âm thì chỉ có một hành động duy nhất là “Hãy thực hiện những điều chúng ta đã nghe”. Cuộc sống và lời dạy của Chúa Giêsu đã mở tai chúng ta, Vì vậy hãy nên giống Ngài bằng cách khi nghe ở đâu cần dến sự giúp đỡ, chúng ta hãy đáp lời ngay vì theo thánh Gia-cô-bê: ”Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2,17)

Vừa qua tôi có đi đo thị lực. Trong khi đo, bác sĩ thường thay đổi những tròng kính như thế nào để tôi có thể đọc rõ được những hàng chữ chiếu trên tường. Chúa Giêsu cũng như bác sĩ mắt vậy, Ngài hỏi các môn đệ nhiều câu hỏi để các ông thấy rõ hơn về Ngài. Khi họ trả lời là mắt họ đã mở ra. Và cũng để cải thiện thêm tầm nhìn của tâm hồn họ, Ngài đã dùng các lời giảng dạy, các phép lạ chữa lành bệnh, qua cuộc khổ nạn, cái chết và sự phục sinh của Ngài đã làm các ông thấy rõ hơn để có thể nói rằng “Bây giờ tôi thấy rất rõ rồi”. Vì là con người, nên trong tương lai các ông lại không trông thấy rõ ràng nữa và đôi khi bị mờ đi vì những tia sáng khác lạ chiếu vào.

Cũng như các môn đệ, chúng ta là những cá nhân sinh hoạt trong cộng đoàn giáo hội để cùng nhau thờ phượng Chúa. Theo lịch sử giáo hội, chúng ta thấy đã nhiều lần giáo hội dựa vào quyền thế trần gian; đàn áp một số cá nhân có nhiều thắc mắc vấn nạn, chấp nhận chế độ nô lệ, lập nên quân đội tấn công bắn giết những người thệ phản, từ chối những nhân tài trong giới nữ. v.v… Trong suốt thời quá khứ và một số lần trong thời hiện tại, giáo hội đã không trông thấy rõ được. Thế nên giáo hội cần những người có đôi mắt sáng suốt hơn như các thánh, các ngôn sứ để kích thích giáo hội trông thấy rõ hơn. Đời sống của họ chính là một câu hỏi cho chúng ta: ”Bạn nghĩ Chúa Giêsu là ai?”. Các thánh đã giúp chúng ta sống và tuyên xưng đức tin qua những hành động và lời nói. Và như thánh Gia-cô-bê đã nhắc: Đức tin không có việc làm là đức tin chết

Để trả lời câu hỏi, “Còn anh em, anh em nghỉ Thầy là ai?”. Chỉ có một cách trả lời là làm cho cộng đoàn chúng ta trở nên như các môn đệ đầu tiên đến với Chúa Giêsu để xem Ngài là ai. Những điều các ông đã thấy, được trình bày trong các sách phúc âm, trong các thư gởi cho tín hữu các cộng đoàn tiên khởi. Hôm nay chúng ta cùng nhau thờ phượng Chúa cũng là một cách để nghe những điều mà các môn đệ các môn đệ đã thấy rõ Chúa Giêsu là ai. Đức tin của các ông giúp cho chúng ta tin thờ Thiên Chúa hôm nay, qua bí tích thánh thể chúng ta nhận dược mình máu thánh Chúa Giêsu sẽ giúp chúng ta thấy tỏ tường hơn

Chuyển ngữ FX Trọng Yên, OP
 
Sống Tnh Thức # 42: Hãy Sống Tiết Độ & Tỉnh Thức
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
08:00 10/09/2009
Sống Tỉnh thức # 42

HÃY SỐNG TIẾT ĐỘ & TỈNH THỨC

* Chuyện kể: Slapton Sands ở bờ biển phía Nam nước Anh. Vùng biển xinh đẹp này mang một ký ức bi thảm nhất từ quá khứ.

Vào ngày 28 tháng tư, 1944, thời thế chiến thứ II, binh lính Đồng Minh bận rộn với Operating Tiger, luyện tập hành binh với Hải Lục quân dàn quân trên bãi biển, để chuẩn bị cho ngày quan trọng đổ bộ Normandy. Thình lình pháo hạm của địch xuất hiện và giết chết trên 700 quân nhân Mỹ trong một lần tấn công bất ngờ. Ngày nay, một tượng đài dựng được dựng trên bãi biển Slapton Sands, để tưởng niệm sự hy sinh của những thanh niên đã chết trong lúc luyện tập chiến đấu; nhưng họ chưa hề được vào trận chiến với quân thù.

* Một phút hồi tâm: Bi kịch này là một ẩn dụ cảnh báo người Tín hữu đang sống trong Chúa Kitô phải cảnh giác đề phòng. Tôi cũng đang phải chiến đấu một kẻ thù hùng mạnh, xảo trá là ba thù.

Phaolô khuyên: Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều phải trải qua… (Pr 5, 8-9)

Giống như binh lính trên Slapton Sands, tôi phải đối diện với kẻ thù đang muốn phá hoại. Trong lúc phục vụ Chúa tha nhân, tôi phải cảnh giác. Lời kêu gọi tôi cần đánh trận hiệu quả mà thánh Phaolô gởi ông Ti-mô-thê như sau: “Anh hãy đồng lao cộng khổ như một người lính giỏi của Đức Giêsu Kitô. Trong nghề binh, không ai vướng mắc vào những việc thuộc đời sống dân sự, có thể mới đẹp lòng người đã tuyển mộ. (2 Tm 2, 3-4). Câu này kêu gọi tôi hãy sẵn sàng cho những cuộc tấn công bất ngờ của kẻ thù tâm linh, để tôi tiếp tục phục vụ Chúa trong sứ vụ mà Ngài đã kêu gọi hiện nay.

Vì thế, tôi đừng ngủ mê như những người khác; nhưng hãy tỉnh thức và sống tiết độ (1 Tx 5, 6). Vậy tôi hãy đứng vững: “Lưng thắt đai là chân lý, mình mặc áo giáp là sự công chính, chân đi giầy là lòng hăng say loan báo Tin mừng bình an, hãy luôn cầm khiên mộc là đức tin, nhờ đó anh em sẽ có thể dập tắt mọi tên lửa của ác thần. Sau cùng hãy đội mũ chiến là ơn cứu độ và cầm gươm của Thần khí ban cho, tức là Lời Thiên Chúa.” (Ep 6, 14-17)

Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Nhìn Thập Giá
Anmai. CSsR
08:54 10/09/2009
Thập giá, tự ngàn xưa là biểu tượng của Kitô giáo.

Thập giá được treo khắp mọi nơi. Mỗi nhà thờ, mỗi gia đình và ngay trên người kitô giáo, người ta sẽ bắt gặp một cây Thập giá được dành một vị trí đặc biệt, được treo nơi trang trọng nhất để mọi người có thể chiêm ngắm, suy tư. Trên cây Thập tự đó, ai ai cũng nhìn thấy một Con Người bị treo lên trên đó và rồi ai nhìn lên cây thập tự ấy với lòng tin thật sẽ được cứu độ.

Thật kinh khủng và khó hiểu với những người không tin. Vì sao lại đi tin nhận cái con người chịu chết treo trên cây thập tự cùng với các tên trộm cướp ? Có gì đâu nơi các xác khô tiều tuỵ và bị lưỡi đòng đâm thâu ?

Đúng thật ! dưới con mắt người đời quả là khùng để tin người chết treo trên ấy ! Nhưng không, nếu ta dừng lại, ta chiêm ngắm Con Người đang bị treo trên ấy với tâm hồn sâu lắng, với cái cõi lòng lắng đọng ta sẽ thấy thật là kỳ diệu. Người ta vẫn nói cái chết của Người treo trên ấy và cây thập tự ấy là mầu nhiệm nên rằng không có sách vở, không có trí khôn nhân loại nào có thể giải thích được cái mầu nhiệm đau khổ ấy. Chỉ trong lòng tin và chỉ những ai cảm nhận được cái gọi là mầu nhiệm Tình Yêu ở trên cây thập giá ấy thì mới phần nào thấu hiểu được thôi. Nếu không ngắm, không chiêm ngưỡng, không lắng đọng thì khó có thể hiểu được mầu nhiệm Tình Yêu trên thập giá ấy.

Trong tâm tình suy gẫm ấy, linh mục nhạc sĩ Thành Tâm đã mời gọi mọi người:

“Nhìn thập giá ngất cao Giêsu chịu treo. Con ngẫm suy sao Chúa yêu con làm chi ? Kìa trên thiên quốc cõi phúc vinh quang nào thiếu đâu, mà đến đây chung cùng chia sẻ kiếp người.

Đường lên núi, dốc cao Calvê chiều nao. Lê bước đi nghiêng ngã trên con đường gai. Này sao hỡi Chúa, mang lấy bao nhiêu là đớn đau ? Lòng xót xa nghẹn ngào không nói lên lời.

Mặc ai đó bỉu môi khinh khi cười chê. Tin nổi sao một Chúa ngô nghê chịu treo ? Phần con chỉ biết một Chúa Kitô chịu đóng đinh, và chết treo thập hình để cứu muôn người.

Kìa trông Chúa, mắt môi như đang gọi ta. Yêu trách ta, sao nỡ vô tâm thờ ơ ? Vòng gai, đinh sắt, chưa đủ lên lòng cảm thương sao? Nào hãy mau quay về bên Chúa nhân từ !”

Để rồi, sau cái nhìn, sau cái suy, sau cái gẫm đó con người phải thốt lên: “Giêsu, Giêsu con muốn yêu Ngài tha thiết, ôi Giêsu Giêsu, tình Chúa xiết bao diệu kỳ. Giêsu, Giêsu vì sao Ngài hy sinh chết ? Chết treo khổ đau. Thập giá ngất cao chiều nao”.

Rõ ràng rằng, chỉ có tình yêu mới có thể lý giải được mầu nhiệm Tình Yêu. Thế nhưng, tình yêu, tự muôn thuở, nó mênh mông quá, nó bao la quá. Chẳng có ai hiểu được tình yêu là gì nếu như người ấy chưa yêu. Và những ai không yêu, không cảm sẽ cho rằng những ai yêu và nhất là những người chết vì yêu là những người điên.

Thật vậy, chẳng có trí khôn nào của nhân loại có thể giải thích được mầu nhiệm Tình Yêu của người chịu chết treo trên thập tự được. Chỉ những ai cảm nhận mình yếu đuối, chỉ những ai cảm nhận mình tội lỗi thì mới biết được tình yêu cứu độ trên Thập tự giá mang con người sống vì yêu, chết vì yêu là gì.

Cũng như Thánh Phaolô đã nói nhiều lần cái mầu nhiệm Thập giá cũng như Con Người treo trên Thập giá ấy. Với thế gian thì thế gian gọi là điên rồi còn với Thiên Chúa đó chính là sự khôn ngoan. Cái khôn ngoan của Thiên Chúa thì xa vời vợi cái điên rồ của con người. Như trời cao bao nhiêu thì sự khôn ngoan của Thiên Chúa cũng xa vời vợi cái mà con người cho là điên rồ ấy. Cũng vậy, tình yêu mà Thiên Chúa dành cho con người cũng xa thăm thẳm với tình yêu của con người. Con người, khi yêu còn tính toán còn Thiên Chúa thì lại không. Thiên Chúa yêu bằng cái tình yêu tuyệt hảo. Và với cái tình yêu tuyệt hảo ấy, đỉnh điểm nhất trên cây thập tự lại là tình yêu cứu độ, tình yêu đưa con người qua khỏi tội lỗi, qua khỏi sự chết và đến bến vinh quang.

Cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã viết: “Sống trên đời chỉ có thân phận và tình yêu. Thân phận thì hữu hạn còn tình yêu thì vô cùng, ta hãy sống làm sao với cái tình yêu để tình yêu có thể cứu ta trên cây thập giá đời”.

Vâng ! thân phận thì hữu hạn, tình yêu thì vô cùng. Phận của con người quá nhỏ bé, quá tù túng nhưng tình yêu thì lúc nào cũng tràn đầy, cũng dào dạt. Ai nào đó sống tròn đầy cái tình yêu có trong mình bỗng dưng mình sẽ thấy cuộc đời này sao mà vui quá, sao mà hạnh phúc quá và sao mà đáng sống quá.

Là một con người, ai cũng mang trong mình thân phận cũng như mang trong mình tình yêu. Nếu như trong mọi nơi, mọi lúc và mọi sự, con người sống tràn ngập cái niềm vui, cái tình yêu mà Người chịu chết treo trên thập giá mời gọi thì con người cũng sẽ thấy hạnh phúc và vinh quang.

Cái gì trong cuộc đời này đều có cái giá của nó cả. Đã hơn một lần Chúa Giêsu mời gọi mỗi người kitô hữu hãy vác thập giá, hãy bước theo Ngài trên con đường thập giá thì sẽ được cứu và sẽ được hạnh phúc. Cái hạnh phúc mà Thiên Chúa hứa cũng ngược với cái hạnh phúc của thế gian như trong tin mừng Matthêu: “Phúc cho những ai bị bách hại vì lẽ công chính vì Nước Trời là của họ”.

Ngày hôm nay, con người vẫn bị giằng co giữa cái hạnh phúc thế gian và hạnh phúc Nước Trời. Hạnh phúc thế gian thì sẽ không có thập giá còn hạnh phúc Nước Trời thì ngược lại. Nếu cứ mãi đi tìm hạnh phúc của trần gian thì đừng mong có hạnh phúc của Nước Trời. Hạnh phúc của trần gian được trải đầy những hình bóng của vật chất, tiền tài, danh vọng và sắc dục còn hạnh phúc của Nước Trời thì được trải bằng những hình bóng của thập giá phảng phất trong đời ta.

Ngày mỗi ngày, kitô hữu vẫn được mời gọi, vẫn được thúc bách để sống cái công chính ở ngay cái cõi tạm này. Và rồi, những ai bị bách hại hãy kiên tâm: “Nếu chúng ta đã cùng chết với Đức Ki-tô, chúng ta cũng sẽ cùng sống với Người: đó là niềm tin của chúng ta. Thật vậy, chúng ta biết rằng: một khi Đức Ki-tô đã sống lại từ cõi chết, thì không bao giờ Người chết nữa, cái chết chẳng còn quyền chi đối với Người. Người đã chết, là chết đối với tội lỗi, và một lần là đủ. Nay Người sống, là sống cho Thiên Chúa. Anh em cũng vậy, hãy coi mình như đã chết đối với tội lỗi, nhưng nay lại sống cho Thiên Chúa, trong Đức Ki-tô Giê-su”. (Rm 6, 1-11).

Chúng ta vẫn được mời gọi để chết đi với con người cũ, con người tội lỗi để được đồng hình đồng dạng với Thiên Chúa nhưng thực tế nó làm sao ấy. Tâm trạng của chúng ta vẫn mang trong mình tâm trạng của thế gian. Chúng ta muốn giũ bỏ cái thập giá mà Chúa gửi đến cho cuộc đời mỗi người chúng ta. Chúng ta vẫn thường so đo, tính toán thiệt hơn với người này người kia. Chắc gì thập giá đời của ta nặng hơn người khác mà chúng ta vẫn mãi than van. Cứ nhìn cuộc đời, cứ nhìn con người quanh ta, ta hạnh phúc lắm mà ta không biết đó thôi. Thánh giá mà Chúa gửi cho ta còn nhẹ lắm mà ta cứ mãi than.

Thử một lần vào các bệnh viện, thử một lần vào trung tâm ung bướu, vào viện mắt, vào trung tâm nuôi bệnh nhân sida hay vào những trung tâm nuôi người khuyết tật ta sẽ thấy ta hạnh phúc là dường nào ?

Thánh giá mà Chúa đang gửi cho ta chẳng là gì so với những người lân cận cả ấy vậy mà chúng ta cứ mãi kêu than.

Cố lên và cố lên để vác cây thập giá mà Chúa gửi đến cho đời ta để ta cảm nghiệm được những đau đớn mà ngày xưa con người chết vì yêu đã gánh chịu và chúng ta cố vác cây thập giá mà Chúa gửi đến để ta cũng được hưởng vinh quang phục sinh với Ngài.

Mỗi lần mừng lễ Suy Tôn Thánh Giá là mỗi một lần chúng ta có dịp nhìn thập giá ngất cao Giêsu chịu treo ấy để rồi ta cùng thốt lên với Cha Thành Tâm: “Giêsu, Giêsu con muốn yêu Ngài tha thiết”. Và khi chúng ta yêu Ngài tha thiết thì Ngài cũng sẽ yêu chúng ta thiết tha. Khi Chúa yêu chúng ta thiết tha rồi thì chẳng còn chi, chẳng có ai làm hại chúng ta được.
 
Chúa Giêsu loan báo về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngài
Lm Ignatiô Hồ Thông
08:57 10/09/2009
CHÚA NHẬT XXIV THƯỜNG NIÊN

Chúa Nhật XXIV nầy được định vị vào trong viễn cảnh của cuộc Khổ Nạn mà lần đầu tiên Đức Giê-su loan báo theo Tin Mừng Mác-cô.

  • Is 50: 5-9: Bài đọc I trích từ tác phẩm của ngôn sứ I-sai-a đệ nhị là bài ca thứ ba trong bốn bài ca về Người Tôi Trung chịu đau khổ; Người Tôi Trung nầy tìm gặp nơi Chúa sức mạnh của mình và chấp nhận mọi đau thương thử thách.
  • Gc 2: 14-18: Trong đoạn trích thư của thánh Gia-cô-bê hôm nay, thánh nhân dạy rằng “đức tin không hành động là đức tin chết”.
  • Mc 8: 27-35: Trong Tin Mừng Mác-cô, sau khi đã nghe lời tuyên xưng đức tin của thánh Phê-rô, Đức Giê-su loan báo cuộc Khổ Nạn sắp đến của Ngài.
BÀI ĐỌC I (Is 50: 5-9)

Bản văn nầy được trích dẫn từ một trong bốn bài thơ về một dung mạo bí ẩn của một Người Tôi Trung hoàn hảo của Đức Chúa trong tác phẩm của I-sai-a đệ nhị. Hai bài thơ sau cùng cho thấy Người Công Chính nầy chịu mắng nhiếc phỉ nhổ (bài thơ thứ ba mà chúng ta đọc hôm nay), đoạn bị giết chết một cách nhục nhã nhưng tiếp đó tràn đầy vinh quang (bài thơ thứ tư). Ở nơi các bài thơ về Người Tôi Trung chịu đau khổ nầy, Mặc Khải về dung mạo của Đấng Mê-si-a không còn là dung mạo của một vị vua vinh quang, nhưng dung mạo của một Người Công Chính chịu đau khổ để đem lại ơn cứu độ cho nhân loại.

1. Dung mạo của Người Tôi Trung đau khổ.

Người Tôi Trung nầy là một sứ giả của Thiên Chúa, ông đã được thông báo cho biết; sứ mạng được trao phó cho ông không là dể dàng, nhưng ông “không cưỡng lại cũng chẳng tháo lui”, đó là sứ mạng được xác định ở đoạn trên: “biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức”. Ông chẳng đón nhận gì ngoài những vô ơn bạc nghĩa: bách hại, đánh đòn, nhục mạ; ông cam chịu mà không hề than vãn một lời. Sức mạnh và sự thanh thản của ông đến từ niềm tín thác vào Thiên Chúa, Đấng phù trợ ông, Đấng tuyên bố rằng ông công chính, Người ở kề bên ông. Vì thế chẳng có gì phải nao núng cả: “Ai tranh tụng với tôi? Cùng nhau ta hầu tòa! Ai muốn kiện cáo tôi ? Cứ thử đến đây coi!”.

2. Dung mạo của Đức Ki tô.

Ở nơi dung mạo của Người Tôi Trung nầy chúng ta đọc thấy số phận của Đức Ki tô. Chính Ngài cũng là Đấng được Thiên Chúa sai đến; sứ điệp mà Ngài mang đến là Tin Mừng cho những người nghèo khổ, ấy vậy chính Ngài phải gánh chịu muôn vàn bách hại, đối mặt với những đau khổ mà không hề than van một lời; chính Ngài công bố: “Ai có thể bắt lỗi tôi điều gì?” Ngài biết rằng Chúa Cha sẽ tôn vinh Ngài và Chúa Thánh Thần sẽ minh oan cho Ngài.

BÀI ĐỌC II (Gc 2: 14-18)

Chúng ta tiếp tục đọc Thư của thánh Gia-cô-bê. Bức thư nầy khai triển hai chủ đề chính yếu: ca ngợi người nghèo và cảnh báo nghiêm khắc người giàu.

1. Đức tin không hành động là đức tin chết:

Đoạn trích hôm nay tập trung vào một chủ đề: “đức tin không hành động là đức tin chết”, đức tin sống động là đức tin hướng đến việc thực thi đức ái. Lời khuyên bảo của thánh Gia-cô-bê rất thực tế: lời khuyên nầy đặt nền tảng trên một ví dụ cụ thể, được trình bày một cách thấm thía. Những lời hay ý đẹp chỉ là như gió thoảng qua, thậm chí chỉ là giả hình nếu người ta không đề ra những phương cách cứu giúp những đau khổ của anh em chúng ta.

2. So sánh giáo huấn của thánh Gia-cô-bê và giáo huấn của thánh Phao-lô:

Liệu có nên nghĩ rằng thánh Gia-cô-bê có lập trường trái ngược với thánh Phao-lô được trình bày trong các thư gởi tín hữu Ga-lát và Rô-ma: “Con người được nên công chính không phải nhờ làm những gì Luật dạy, nhưng nhờ tin vào Đức Ki tô” (Gl 2: 16)?. Chính xác hơn, thánh Gia-cô-bê cố gắng cảnh giác những người Ki tô hữu gốc Do thái coi chừng một lối giải thích lạm dụng giáo huấn của thánh Phao-lô. Người ta không thể trách cứ thánh Phao-lô là không ca ngợi những việc làm, đặc biệt là đức ái, vì không có đức ái đức tin “chỉ là tiếng phèn la inh ỏi”. Nhưng vị Tông Đồ dân ngoại muốn chứng minh rằng những việc lành phúc đức của luật Mô-sê không thể đạt được ơn cứu độ, từ nay chỉ có một nguồn ơn cứu độ duy nhất là “tin vào Đức Ki tô”. Mục đích của thánh Gia-cô-bê là làm nổi bật những thành quả của luật mới, mà thành quả hàng đầu là tình yêu thương đồng loại. Đành rằng đức tin là Thiên Ân và nhờ đức tin chứ không vì công nghiệp mà chúng ta được nên công chính hóa, nhưng việc làm của chúng ta chứng tỏ rằng đức tin ấy đầy sức sống, chứ không èo uột héo khô.

Liệu có nên nghĩ rằng ở bên kia những tư tưởng, có một dư âm nào đó về hai thái độ của hai vị thánh nầy xuất hiện ở Công Đồng Giê-ru-sa-lem? Thánh Gia-cô-bê bày tỏ lập trường phải giữ vài mối giây ràng buộc với luật Mô-sê, trong khi thánh Phao-lô muốn giải thoát các Ki tô hữu tiên khởi khỏi những thực hành Lề Luật…Có thể lắm chứ.

TIN MỪNG (Mc 8: 27-35)

Chúng ta đang ở giai đoạn Đức Giê-su tìm kiếm một sự yên tỉnh ngoài biên giới miền Ga-li-lê để được ở một mình với các môn đệ và dành trọn thời gian vào việc huấn luyện họ.

1. Bối cảnh của cuộc chuyện trò:

Như chúng ta đã biết, Đức Giê-su đã rút lui vào vùng Tia, đoạn miền Thập Tỉnh. Bây giờ Ngài rời Bết-sai-da để tới các làng xã vùng Xê-da-rê Phi-líp, vùng cực Bắc xứ Pha-lê-tinh. Lãnh địa nầy không thuộc quyền của tiểu vương Hê-rô-đê, nhưng em của ông là Phi-líp, một nhà cai trị cẩn trọng và khôn ngoan. Chính Phi-líp là người xây dựng thành Xê-da-rê mang tên ông để phân biệt với thành Xê-da-rê duyên hải. Như vậy Đức Giê-su đã dẫn các môn đệ đi sâu vào vùng đất lương dân, lên đến thượng nguồn của dòng sông Giô-đan.

Trên lãnh địa nầy, người ta có thể đi lại một cách yên tỉnh. Đức Giê-su đồng hành với các môn đệ của Ngài; những dòng suối của sông Giô-đan thì rất gần, cảnh vật êm ả, chính trong khung cảnh êm ả và bầu khí thanh bình nầy mà cuộc nói chuyện giữa Thầy trò diễn ra.

Thánh Lu-ca đặt câu chuyện nầy vào trong bối cảnh Đức Giê-su cầu nguyện một mình và có các môn đệ ở đó với Ngài (Lc 9: 18-21: thánh Lu-ca không bao giờ quên kể ra việc Đức Giê-su cầu nguyện vào những giờ phút trang trọng), trong khi thánh Mác-cô nói với chúng ta rằng Đức Giê-su và các môn đệ vừa đi vừa trò chuyện với nhau. Chính nhờ đồng hành với Đức Giê-su, lắng nghe Ngài đặt ra câu hỏi mà chúng ta có thể hiểu được khuôn mặt đích thật của Ngài hơn.

2. Thăm dò niềm tin của các môn đệ về Ngài:

Trước hết Đức Giê-su hỏi các môn đệ về dư luận quần chúng về Ngài ngõ hầu giúp các ông hiểu rõ hơn niềm tin của họ vào Ngài. Các môn đệ đáp: “Họ bảo Thầy là Gioan Tẩy Giả; có kẻ bảo là ông Ê-li-a; kẻ khác lại cho là một ngôn sứ nào đó”. Trong những dư luận nầy, việc đồng hóa Đức Giê-su với ông Gioan Tẩy Giả thật lạ lùng nhưng nhắc nhớ lời phát biểu của tiểu vương Hê-rô-đê khi nghe danh tiếng Đức Giê-su: “Đó chính là ông Gioan Tẩy Giả; ông đã từ cõi chết trỗi dậy, nên mới có quyền năng làm phép lạ” (Mt 14: 1-2). Việc dân chúng nhận biết Đức Giê-su là một trong những đại ngôn sứ đã là một bước tiến đáng kể trên con đường đức tin rồi, tuy nhiên vẫn còn xa với chân lý.

Vì thế, Đức Giê-su muốn trắc nghiệm niềm tin của họ về Ngài sau những ngày tháng được sống bên Ngài, lắng nghe những lời Ngài nói và thấy những việc Ngài làm: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?”. Thay mặt cho các môn đệ, ông Phê-rô đáp: “Thầy là Đấng Ki tô”. Tại Mát-thêu, thánh Phê-rô còn nói thêm: “Con Thiên Chúa hằng sống”. Tại Lu-ca, thánh Phê-rô nói: “Thầy là Đấng Ki tô của Thiên Chúa”. Quả thật, đây là một câu trả lời vượt quá khả năng của thánh nhân mà trong cùng một câu chuyện, thánh Mát-thêu ghi lại nhận xét của Đức Giê-su: “Không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều nầy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt 16: 17), bởi vì chỉ mới vừa trước đây thôi Ngài đã quở trách các ông vì lòng trí các ông quá chậm hiểu trước sứ điệp và con người của Ngài.

Ngay lập tức Đức Giê-su cấm ngặt các ông không được nói với ai về Ngài. Lệnh cấm nầy được lập đi lập lại nhiều lần trong Tin Mừng Mác-cô mà các nhà chuyên môn gọi “bí mật Đấng Mê-si-a”. Bí mật Đấng Mê-si-a nầy thường liên quan đến các phép lạ, bây giờ chính là căn tính Mê-si-a của Ngài. Tại sao lại có lệnh cấm nầy? Bởi vì Ngài sợ người ta hiểu lầm tước hiệu Mê-si-a trên bình diện trần thế và chính trị. Mặt khác, lúc nầy các môn đệ không thể hiểu hết được mầu nhiệm Mê-si-a hàm chứa trong ý định của Thiên Chúa. Chính xác, Đức Giê-su sắp vén bức màn mầu nhiệm.

3. Loan báo đầu tiên về cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngài:

Đây là lần đầu tiên Đức Giê-su loan báo cho họ cuộc Khổ Nạn và Phục Sinh của Ngài: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều, bị các kỳ mục, các thượng tế cùng kinh sư loại bỏ, bị giết chết, và sau ba ngày sẽ sống lại.” Cái tất yếu mà Đức Giê-su nêu lên: “Con Người phải…”, không là tất yếu của định mệnh, nhưng là cái tất yếu thuộc trật tự thần học, chính là cái tất yếu của chương trình Thiên Chúa. Cuộc Khổ Nạn không là một tai nạn mà biến cố Phục Sinh sẽ sửa sai, nhưng là một phần của mầu nhiệm cứu độ nhân loại. Vào giây phút nầy, Đức Giê-su không cho các ông bất cứ lời giải thích nào khác ngoài cái tất yếu (“phải”) nầy.

4. Phản ứng của thánh Phê-rô:

Trong lời loan báo đầu tiên về cuộc Khổ Nạn của Ngài, Đức Giê-su cẩn trọng tránh nói đến việc Ngài bị đánh đập và bị đóng đinh vào khổ giá. Nhưng như thế cũng đủ gây nên một sự choáng váng ở nơi các môn đệ. Một cách tế nhị, “thánh Phê-rô liền kéo riêng Người ra mà trách”. Chúng ta có thể hiểu được phản ứng của thánh Phê-rô; trong tâm trí của thánh nhân đã hình thành nên ở nơi Thầy mình một Đấng Mê-si khải hoàn và vinh quang: thánh nhân ôm ấp những kỳ vọng trần thế; nhưng chắc chắn lời trách cứ của thánh nhân hàm chứa lòng yêu mến của mình đối với Thầy mình. Không ai có thể chấp nhận người mình yêu có thể bị đau khổ.

5. Phản ứng của Đức Giê-su:

Đức Giê-su phản ứng rất mãnh liệt; thái độ của thánh Phê-rô làm hiện ra trong tâm trí của Ngài cơn cám dỗ mà Ngài đã kinh qua trong hoang địa; Đức Giê-su đáp trả vị Tông Đồ của Ngài cũng bằng những lời mà Ngài đã dùng để trục xuất Tên Cám Dỗ: “Xa-tan kia, xéo đi!” (Mt 4: 10), nhưng với thánh Phê-rô, Ngài còn nói thêm: “Lui ra đằng sau Thầy”, nghĩa là “Hãy theo Thầy, anh không hiểu rằng nếu là môn đệ trung thành, anh phải bước đi theo con đường của Thầy”.

Và với tất cả những ai muốn làm môn đệ của Ngài, Đức Giê-su cũng căn dặn một lời như vậy: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo”. Hễ mỗi lần gợi lên cuộc Khổ Nạn của Ngài, Đức Giê-su đều liên kết các môn đệ của Ngài, và qua họ, tất cả các Ki tô hữu, vào con đường đau khổ nầy: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì cứu được mạng sống ấy”. Ở đây Đức Giê-su sử dụng một từ hai nghĩa: “mạng sống” vừa có nghĩa cuộc sống tạm thời ở đời nầy vừa cuộc sống đời đời ở mai sau.

Những lời nầy âm vang xuyên suốt nhiều thế kỷ và đã tạo nên niềm tin tưởng và phó thác của các thánh tử đạo mọi thời, hôm qua cũng như hôm nay.
 
Lời tuyên xưng đức tin của Phêrô và lời loan báo thương khó lần đầu
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
09:00 10/09/2009
LỜI TUYÊN XƯNG ĐỨC TIN CỦA PHÊRÔ
VÀ LỜI LOAN BÁO THƯƠNG KHÓ LẦN ĐẦU
(Mc 8,27-35 – CN XXIV TN - B)

1.- Ngữ cảnh

Có thể nói đoạn 8,27-30 đưa quyển TM II sang một khúc quanh, vì chúng ta ghi nhận được nhiều khác biệt giữa phần này với phần trước. Có những thay đổi về từ vựng và cách hành văn như: không còn nhắc đến “bánh” nữa; không còn minh nhiên nhắc đến sự tối tăm (= không hiểu) của các môn đệ nữa (dù đề tài này vẫn được đề cập đến dưới một dạng khác); Đức Giêsu nói thẳng ra với các môn đệ… Có những thay đổi trong cách trình bày dung mạo của Đức Kitô: tác giả bắt đầu giới thiệu Đức Giêsu với định mệnh của Người bằng câu “Con Người phải chịu đau khổ” (8,31). Đây là định mệnh nằm trong chương trình của Thiên Chúa. Số phận ấy trở thành nền tảng để Đức Giêsu khuyến khích các môn đệ: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (8,34).

Về nội dung, ta thấy trước đó, Đức Giêsu đã liên tục đặt cho các môn đệ một số câu hỏi (x. 8,17-21). Các câu hỏi này cho hiểu rằng các môn đệ phải hiểu chuyện gì đó, nhưng các ông lại không hiểu. Lý do: lòng các ông còn ngu muội (8,17: dịch sát: “trái tim các ông còn chai cứng”).

Có thể nói rằng: sau khi đã chứng kiến Đức Giêsu chữa người vừa điếc vừa ngọng (7,31-37) và chữa người mù (8,22-26), và đặt mình vào vị trí của những người ầy, các môn đệ hẳn phải biết là những người ấy tượng trưng cho tình trạng mù lòa điếc lác của chính các ông trước mầu nhiệm Đức Giêsu, và chỉ mình Người có thể giúp các ông đánh tan sự tăm tối ngu muội khiến các ông không hiểu biết Người. Và khi đã được mở tai, mở miệng, mở mắt, hẳn các môn đệ có thể tuyên xưng niềm tin vào Người và chấp nhận mọi đòi hỏi của đời môn đệ.

2.- Bố cục

Bản văn có thể chia thành ba phần:
1) Lời tuyên xưng đức tin của Phêrô (8,27-30);
2) Lời loan báo Thương Khó lần đầu (8,31-33);
3) Giáo huấn về đời các môn đệ (8,34-35).

3.- Vài ghi chú về chú giải

- Xêdarê Philipphê (27): Đức Giêsu tiến về miền Iturê, nơi có thành Xêdarê Philipphê trấn ngữ. Thành này là nơi cư trú của Hêrôđê Philipphê, được gọi là “Xêdarê” để tôn vinh hoàng đế Rôma. Nó nằm tại nguồn sông Giođan trên sườn núi Khemôn. Trong khi “đi đường” tiến gần đến trung tâm quyền lực chính trị này, Đức Giêsu hỏi các môn đệ về dư luận liên quan đến chân tính của Người.

- Họ bảo Thầy…, có kẻ thì bảo…, kẻ khác… (28): Những ý kiến mà các môn đệ nêu ra thì tương tự với ba ý kiến trước đây liên hệ đến Gioan Tẩy Giả (x. 6,15). Sự tương đồng giữa Đức Giêsu và vị Tẩy Giả đã khiến một số người tin rằng Đức Giêsu là vị Tẩy Giả đã sống lại. Có những người lại nghĩ rằng Người là ngôn sứ Êlia, nay đã trở lại để hoạt động lần thứ hai. Lại có những người chỉ coi Đức Giêsu là như một ngôn sứ. Những phỏng đoán trên xuất hiện theo cùng một thứ tự vào thời gian Gioan bị chém đầu. Đấy là quan điểm của những người quan sát Đức Giêsu và những hoạt động của Người từ xa.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn, đó là nhận định của những người ở gần bên Đức Giêsu, những người đã gắn bó với Đức Giêsu như là môn đệ của Người, và những người sẽ nhận tác phẩm Mc: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai ?”

- Anh em bảo Thầy là ai? (29): Đức Giêsu đã được gọi bằng nhiều danh hiệu: “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (1,24), “Con Thiên Chúa” (3,11), “Thầy” (4,38), “Con Thiên Chúa tối cao” (5,7), “Ngài (Chúa)” (7,28). Nhưng Người không hề tỏ ra muốn làm cho những kẻ đi theo Người xác định Người là Đấng Mêsia. Người chỉ cho thấy rằng Người hiểu mình có sứ mạng như “Con Người”, có quyền hành động trên trái đất nhân danh Thiên Chúa (x. 2,10).

Vào thuở đầu, các môn đệ gọi Đức Giêsu là “Thầy” (4,38). Với thời gian đi theo Người, các ông đã chứng kiến các tà thần bị trục xuất (1,21-27; 5,1-20), những bệnh nhân được chữa lành (1,29-31; 1,40-45…), những người chết được sống lại (5,21-24.35-43) và đông đảo những người nghèo đói được ăn no (6,30-44; 8,1-10). Lời nói và việc làm được Đức Giêsu liên kết với nhau. Người vừa là Đấng công bố vừa là Đấng hoàn tất Tin Mừng của Thiên Chúa.

Nhưng các môn đệ thời Đức Giêsu cũng như thời Mc đã ý thức về những điều đó đến mức nào? Họ nghĩ Đức Giêsu là ai, và như thế, họ nghĩ làm môn đệ Đức Giêsu nghĩa là gì? Lần đầu tiên họ đã nêu lên câu hỏi về chân tính Đức Giêsu khi chứng kiến trận bão bị dẹp yên (4,35-41; x. 1,27). Bây giờ dường như các môn đệ đã có một câu trả lời mà Phêrô vừa nói ra như là người phát ngôn: “Thầy là Đấng Kitô”.

- Phêrô trả lời: “Thầy là Đấng Kitô”: Tên “Phêrô” đã biến mất sau 5,37, nhưng từ đây tên này sẽ được nhắc đến thường xuyên. Phêrô đã nhận thức được những gì khi tuyên xưng như thế? Tất cả những gì chúng ta có thể nói là, ít ra, ông coi Đức Giêsu hẳn là Đấng hoàn tất những niềm hy vọng từ lâu đời là tái thiết Dân Thiên Chúa. Bản văn Lc thêm “của Thiên Chúa”, và bản văn Mt: “Con Thiên Chúa hằng sống”.

- Đức Giêsu liền cấm ngặt (30): Hẳn là câu trả lời của Phêrô đúng, thế mà Đức Giêsu đã cấm không những ông mà tất cả những môn đệ nữa là “không được nói với ai về Người”. “Cấm ngặt”, epitimaô, đã được dùng trong các câu truyện trừ quỷ (1,25; 3,12). Với từ ngữ này, chúng ta hiểu không phải Đức Giêsu muốn che giấu chân tính đích thực của Người, mà là muốn tránh cho người ta khỏi hiểu sai hoàn toàn Người là ai và Người đang làm gì. Các tông đồ không được phổ biến một lối nhìn sai lạc như thế.

Xuyên qua Cựu Ước, danh hiệu Mêsia (Kitô) gợi lên nơi tâm trí đám dân đen cũng như giới lãnh đạo hình ảnh một vị vua ngự trên đỉnh kim tự tháp xã hội kinh tế để mà điều khiển kim tự tháp này. Để cho triều đại được tồn tại mãi mãi, ngài dùng quân đội, thu thuế, và nâng đỡ một đền thờ có giới tư tế phục dịch. Giống như vua Đavít, Đấng Mêsia phải là vị thủ lãnh được xức dầu mang uy quyền thần thánh mà điều hành xã hội sao cho có công bình về mọi mặt. Nhưng các cơ cấu của xã hội này là cơ cấu hàng dọc, chúng đưa đến sự áp chế và bóc lột, nên chúng có tính phi nhân.

Luật lệ của Thiên Chúa mà Đức Giêsu thiết lập trong tư cách là con người mới là trật tự luân lý mới, theo chiều ngang, hoàn toàn bình đẳng, trong đó định mệnh con người được thể hiện vừa theo cách cá nhân vừa theo cách tập thể. Vậy, cần giữ lại lời tuyên xưng của Phêrô, nhưng cần phải lấp đầy lời tuyên xưng ấy bằng một nội dung mới. Vì thế, Đức Giêsu bắt đầu dạy các ông về số phận của Con Người.

- Con Người phải chịu đau khổ nhiều (31): Trong nửa đầu của quyển TM Mc, Đức Giêsu đã nối kết Con Người với tư cách chúa tể và với uy quyền (2,10.28). Nhưng bây giờ, phản ứng lại lời tuyên xưng của Phêrô, Người đưa vào một viễn tượng gắn liền với chân tính của Con Người: “Con Người phải chịu đau khổ nhiều”. Người diễn tả hai đối cực trong một khái niệm. Một đàng, Người được ngự trên ngai cùng với Đấng Tạo hoá, và như thế, cùng có quyền chủ tể với Đấng Tạo hoá. Đàng khác, Người phải chịu đau khổ và chịu chết, bởi vì Người chia sẻ mọi phương diện của thân phận con người. Tuy nhiên, sự sống, chứ không phải sự chết, mới có tiếng nói cuối cùng. Cho dù Người có bị giết, Người sẽ lại trỗi dậy. Không gì có thể cản trở việc thể hiện nhân tính mới để loài người hoàn toàn sống theo luật Thiên Chúa. “Phải; cần thiết”, dei, diễn tả một điều nằm trong chương trình của Thiên Chúa.

Đức Giêsu là Đấng Mêsia, như Phêrô (và các anh em) đã tuyên xưng. Nhưng Người là Đấng Mêsia một cách nghịch lý: là vị đại diện của Thiên Chúa, Người có quyền tối cao. Nhưng tương lai gần lại đưa Người đến đau khổ và cái chết, chứ không phải là sự huy hoàng và vinh quang của một vị vua.

- bị các kỳ mục, thượng tế cùng kinh sư loại bỏ: Điều đáng lưu ý là những đau khổ và cái chết của Người lại bị gây ra bởi giới ưu tuyển đang nắm giữ quyền bính và đặc quyền trên đỉnh cao kim tự tháp Do-thái: đó là các kỳ mục, các thượng tế và các kinh sư. Họ sẽ loại trừ Người và giao nộp Người cho nhà cầm quyền Rôma xử tử. Họ làm như thế, bởi vì luật lệ của Thiên Chúa mà Đức Giêsu đang thiết lập có nghĩa là đã đến lúc chấm dứt cái trật tự mà họ cho là phát xuất từ Thiên Chúa và họ đang ra sức bảo vệ bằng mọi phương thế có thể được.

- Phêrô liền kéo riêng Người ra và bắt đầu trách Người (32): Phêrô (và các anh em) không thể chấp nhận được rằng trong khái niệm Đấng Mêsia họ vẫn hiểu, lại có sự đau khổ và sự chết. Ông liền kéo Đức Giêsu ra một bên và trách Người (epitimaô).

- Satan! Lui lại đằng sau Thầy (33): Đức Giêsu đã mắng ngược lại: “Vì tư tưởng của anh không phải là tư tưởng của Thiên Chúa, mà là của loài người”. Ý kiến của Phêrô không diễn tả nếp sống môn đệ mà ông được mời gọi theo. Tư cách Mêsia mà ông tuyên xưng và cách hiểu đời môn đệ tương ứng với Đấng Mêsia ấy không thể hài hoà với cách Đức Giêsu hiểu thánh ý Thiên Chúa. Ý kiến của Phêrô chỉ dựa trên những quan điểm của loài người, nên đã tương đương với những nỗ lực của Satan nhằm kéo Đức Giêsu ra khỏi đường sứ mạng (so với Mt 4,10). Trong Mc 8,31-33, tác giả đề cập đến những hậu quả của tư cách Mêsia đối với chính Đức Giêsu. Trong 8,34-38; 9,1, ông sẽ đề cập đến hậu qủa đối với các môn đệ của Đức Giêsu.

Lời tuyên xưng duy nhất về Đấng Mêsia mà Đức Giêsu chấp nhận được, là lời tuyên xưng đưa các môn đệ đến chỗ hiểu về tư cách môn đệ phù hợp với đường lối của Thiên Chúa về mầu nhiệm Đức Kitô.

- Đức Giêsu gọi đám đông cùng vói các môn đệ (34): Đức Giêsu tiếp tục giải thích chân lý trên đây thật rõ ràng cho các môn đệ, nhưng, bởi vì điều này hết sức quan trọng, Người gọi cả đám đông lại mà nghe.

- Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình …: Nẻo đường tuân thủ thánh ý Thiên Chúa bắt đầu với cái chết, như chính Đức Giêsu đã cho thấy. Aparneomai, “chối mình”, nghĩa là không màng tới quyền lợi hoặc sở thích của mình. Vì Phêrô không chịu “chối mình” (aparneomai), sau này ông đã chối (arneomai) Thầy (14,68).

- ai liều mất mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng, thì cứu được (35): Lời này cho thấy Đức Giêsu tự đồng hoá với Tin Mừng của Thiên Chúa. Chính Đức Giêsu, Con Người, sẽ hướng dẫn người ta đi vào một cuộc tái lập trật tự cho thế giới chúng ta, trong đó giá trị của con người không nằm ở “sở hữu” (cái “có”), nhưng ở “hiện hữu” (cái “là”). Người môn đệ Đức Giêsu sẽ đạt được sự sống vĩnh cửu ở bên kia kinh nghiệm về cái chết được diễn tả bằng công thức “vác thập giá bước theo Đức Giêsu”. Đây là sự sống vĩnh cửu bởi vì đạt được xuyên qua cuộc tái tạo bằng hơi thở ban sự sống của Thiên Chúa và bằng việc tháp nhập vào trong đời sống không bao giờ chấm dứt của Con Người (nhân loại mới).

4.- Ý nghĩa của bản văn

* Lời tuyên xưng đức tin của Phêrô (27-30)

Tác giả TM II đã nêu bật tầm quan trọng của câu hỏi của Đức Giêsu khi đặt câu hỏi ấy ở trung tâm của tác phẩm của ngài. Những gì ngài tường thuật trước đó (trong phân đoạn 1,1–8,26) nhắm đưa tới câu hỏi này và cung cấp các nền tảng để trả lời. Các môn đệ đã đồng hành với Đức Giêsu trong mọi chuyến đi và đã chứng kiến tất cả hoạt động của Người, phải có thể trả lời câu hỏi Người đặt ra.

Đức Giêsu không nhấn mạnh tổng quát về tình trạng thiếu hiểu biết của các môn đệ nhưng, với một độ tăng dần, Người nêu ra cho họ hai câu hỏi: ý kiến của dân chúng và của chính các ông về bản thân Người. Các môn đệ, qua Phêrô, đã tỏ ra hiểu hơn về bản thân Người: họ thấy Người là Đấng Mêsia, Đấng Xức dầu của Đức Chúa, Vị Sứ giả tối hậu và vĩnh viễn của Thiên Chúa, sẽ thực hiện ơn cứu độ trọn vẹn cho loài người bằng quyền lực và nhân danh Thiên Chúa. Câu đáp của Phêrô sẽ được triển khai bởi mạc khải của Thiên Chúa đến sau đó: “Đây là Con Ta yêu dấu, hãy vâng nghe lời Người” (9,7). Chính vì Đức Giêsu là Con Thiên Chúa mà các môn đệ phải nghe lời Người và để cho Người hướng dẫn.

* Lời loan báo Thương Khó lần đầu (31-33)

Phêrô vừa tuyên xưng niềm tin xong, Đức Giêsu tức khắc nói về cuộc Thương Khó. Đây là lần đầu tiên Người nói rõ ra những gì đang chờ đợi Người ở cuối “con đường”. Người sẽ còn ngỏ lời với các ông về đề tài này hai lần nữa (9,31; 10,33-34). Vì các ông đã nhận biết và tuyên xưng Người là Đấng Mêsia, các ông phải được chuẩn bị đi trên con đường mà Đấng Mêsia sẽ rảo qua. Đức Giêsu coi như các môn đệ có khả năng đón nhận lời loan báo này. Nhưng bây giờ lại chính là Phêrô phản đối Người (c. 32). Ông muốn cho Đức Giêsu hiểu rằng lộ trình Người loan báo đó là một lộ trình điên rồ, phi lý. Nhưng Đức Giêsu cũng đã đẩy ông đi với một sự quyết liệt không kém. Lộ trình Người theo là lộ trình Thiên Chúa muốn, nên khi phản đối Người, Phêrô đã trở thành hiện thân của ma quỷ mà chống lại Thiên Chúa.

* Giáo huấn về đời các môn đệ (34-35)

Kế đó, vì biết rằng giáo huấn Người sắp ban có giá trị cho mọi người, Đức Giêsu đã nói với toàn dân và các môn đệ: Ai muốn làm môn đệ Người, thì phải mô phỏng đời mình theo lối sống của Người. “Vác thập giá mình mà theo” là công thức nói lên một công việc sẽ kéo dài, công việc đưa lại nhiều tủi nhục đau đớn, như chuyến đi vác thập giá đến nơi chịu đóng đinh, tiến bước giữa hai hàng người say sưa chế nhạo, căm hờn chửi bới,. .. Đấy chính là chấp nhận thua thiệt vì trung thành sống theo Tin Mừng, cũng chính là trung thành bước theo Đức Kitô.

+ Kết luận

Cuộc sống của người ki-tô hữu tham dự vào nghịch lý của bản thân Đức Kitô. Đức Kitô đã chỉ đạt được vinh quang thiên sai nhờ đi qua Khổ Nạn và cái chết, theo đúng chương trình của Thiên Chúa. Bất cứ ai tự hào mang danh “Kitô hữu”, đều phải sống nghịch lý Kitô giáo: muốn cứu mạng sống mình, là mất mạng; chấp nhận mất mạng vì Đức Kitô, là cứu được mạng. Các môn đệ phải thích ứng với nẻo đường của Đức Giêsu, mặc dù trái tim chai đá sẽ toan tính đủ cách để tránh xa con đường này, để đẩy nó đi.

5.- Gợi ý suy niệm

1. Đức Giêsu không chỉ muốn có những môn đệ chấp nhận phần nào giáo huấn của Người với một chút thiện cảm hoặc một chút quan tâm. Họ phải biết rõ Người là ai và tương quan của Người với Thiên Chúa là thế nào, để dám bỏ hết mọi sự mà ký thác trọn vẹn cuộc đời vào tay Người. Phản ứng của Phêrô sau khi Đức Giêsu loàn báo Thương Khó (8,32b) cũng như chuyện các ông tranh cãi về sự cao cả và danh dự (9,33-34), và lời thỉnh cầu của hai anh em nhà Dêbêđê (10,37) cho hiểu rằng các môn đệ xác tín rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, nhưng lại gán cho Người những quan niệm, những ước muốn và hy vọng của riêng họ, tức họ chưa hoàn toàn biết rõ Người trong cái nhìn của Thiên Chúa. Muốn biết rõ Người, phải “bước theo” Người (x. 1,17).

2. Phản ứng theo bản năng con người chúng ta rất có thể khiến ta ở trong thế chống lại ý muốn của Thiên Chúa. Những lời Đức Giêsu trách mắng Phêrô cho hiểu là chúng ta không được để cho ý muốn của bản năng phàm trần hướng dẫn, nhưng phải bước theo Đức Giêsu và đón nhận những lời dạy dỗ của Người, bởi vì chỉ Người mới hiểu rõ mục tiêu và biết con đường đưa tới đó.

3. Như vậy, người nào nhìn nhận Đức Giêsu là Đấng Kitô thì cũng bị bó buộc bước theo Người vô điều kiện. Ai muốn cung cấp cho Người những chỉ dẫn về những gì Người phải làm hoặc phải bỏ, thì đã tuyên xưng Đức Kitô với những lời vô nghĩa.
 
Đường yêu thương
Lm. Giuse Nguyễn văn Nghĩa
09:06 10/09/2009
Chúa Nhật XXIV Thường niên B

Vì chúng ta, Chúa Kitô đã chịu khổ hình thập giá. Chúa đón nhận thập giá là để nhân loại chúng ta được thứ tha tội lỗi, được giải hòa với Chúa Cha. Nói nôm na rằng Chúa vác thập giá là để nhân loại chúng ta được hạnh phúc. Vậy thì cớ sao Chúa Kitô lại khẳng định rằng ai muốn theo Ngài thì phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo Người ? ( x.Mc 8,34 ). Vác thập giá là chấp nhận hy sinh, bỏ mình, chấp nhận cả những bất công, nhục hình. Những người Macxit cũng như một vài triết gia thế kỷ ánh sáng đã vin vào điều này để kết án Kitô giáo là một loại thuốc phiện ru ngủ đám đông dân cùng khổ cam chịu cảnh bất công đàn áp với niềm hy vọng sẽ được hưởng phần phúc sau này mà vô tình tạo cớ cho bất công ngự trị, tạo dịp cho kẻ thống trị bốc lột, đàn áp. Dù kết án Kitô giáo nhưng khi đã nắm được quyền thì người ta lại giương khẩu hiệu rằng nhân dân hãy hy sinh chịu khó, chịu khổ vì một tương lai tươi sáng sau này to đẹp gấp mười lần hôm nay, một tương lai mà nhiều người nhận định rằng chỉ là một viễn ảnh khó thành hiện thực, dĩ nhiên là đối với đám dông dân chúng bị trị. Phải chăng cái khẩu hiệu ấy cũng là một thứ thuốc an thần ? Cái vòng lẩn quẩn và cũng là một nghịch lý xem ra khó có câu trả lời.

Không gì hơn là tập chú vào cuộc đời và những lời giảng dạy của Chúa Giêsu để tìm lời giải đáp cho vấn nạn nêu trên, cho dù biết rằng trong kiếp lữ hành này chúng ta không thể nào đến với sự thật toàn vẹn, vì được mấy ai dám chắc chắn là mình đã mở hết lòng để đón nhận Thần Chân Lý. Trước hết cần khẳng định rằng khi mời gọi chúng ta, mời gọi dân chúng hãy từ bỏ mình, vác thập giá mà theo, thì Chúa Giêsu không hề và không bao giờ muốn chúng ta cúi mình cam chịu cảnh khổ, cảnh bất công cách tiêu cực, làm cớ cho những người bóc lột những kẻ gian ác lợi dụng để vinh thân phì da và ngụp lặn trong tội ác của họ. Việc tìm sự sung sướng hay hạnh phúc trong chính sự đau khổ là điều lệch lạc mà ngày nay người ta gọi đó là một dạng tâm bệnh, bệnh khổ dâm. Một điều chắc chắn không kém, là người cha thực sự thì không bao giờ muốn con cái phải khổ đau. Chúa Giêsu đã từng nói rằng dù chỉ là người cha trần thế với nhiều khiếm khuyết thế mà sự thường khi con cái xin bánh thì chẳng ai lại ném cho chúng hòn đá, như thế người cha trên mọi người, là Đấng trọn hảo chỉ muốn và làm điều tốt lành cho con cái ( x.Lc 11,9-13; 12,32 ). Vậy lý giải thế nào về sự hiện hữu của thập giá mà Chúa Giêsu đã gánh trên vai và Người đã minh nhiên mời gọi chúng ta vác lấy để đi theo Người ?

Đường yêu thương, con đường làm người chính là chìa khóa giải đáp cho vấn nạn này. Thiên Chúa là Tình yêu ( 1Ga 4,8 ). Đây không phải là một tình yêu quy ngã nhưng là tình yêu hướng tha từ trong bản thể của cộng đoàn Thiên Chúa Ba Ngôi và rồi được thông chia cho các loài thụ tạo, đặc biệt cho loài người. Yêu thương đích thực thì không sống cho chính mình mà sống cho ai đó và vì ai đó. Chính khi hướng đến tha thể là lúc ta mới thực sự là mình. Chúa Cha thực sự là mình trong tương quan với Chúa Con, trao ban tất cả cho Chúa Con. Ngược lại Chúa Con thực sự là mình khi luôn hướng về Chúa Cha, tìm kiếm và thực hiện ý Chúa Cha, trao ban lại tất cả cho Chúa Cha. Và Chúa Thánh Thần chỉ thực sự là Tình Yêu Ngôi Vị giữa Chúa Cha và Chúa Con khi luôn tìm vinh danh hai Ngôi cực trọng ấy.

Sống trong tương quan liên vị và ra khỏi chính mình là động thái từ bỏ mà Chúa Giêsu đã nhấn mạnh khi khẳng định: “Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mạng sống mình vì tôi và vì Tin Mừng thì sẽ cứu được mạng sống ấy” ( Mc 8,35 ). Như thế thập giá hay những hy sinh, từ bỏ không phải là sự khổ đau ta đành phải trả giá theo nghĩa tiêu cực mà chính là dữ kiện hay điều kiện ta phải vượt qua trong tiến trình sống yêu thương, tiến trình thể hiện bản thân mình là hình ảnh và là họa ảnh của Thiên Chúa Tình Yêu.

Hình ảnh con nhộng lột xác để hóa thành bướm, hình ảnh con rắn lột vỏ để lớn lên vẫn thường được gợi lên để minh họa cho ý tưởng này. Chúa Giêsu cũng đã đề cập đến hình ảnh hạt lúa mì chịu mục nát đi để nẩy mầm, thành cây, đơm bông, kết hạt, thì mới thực sự là chính nó khi thể hiện ý nghĩa hiện hữu của nó ( x. Ga 12,24 ). Mọi so sánh dù cố nhắm làm rõ một khái niệm nào đó, nhưng vẫn là khập khiễng, nghĩa là còn hạn chế. Lột xác để thành bướm hay lột vỏ để lớn lên thì vẫn có cái gì đó vì chính mình. Trong khi đó chuyện vác thập giá là vì tha nhân. Chúa Giêsu vác thập giá là vì chúng ta. Người chịu khổ hình là để chúng ta được cứu độ. Người tự nguyện nên nghèo khó là để chúng ta nên sang giàu. Và khi sống vì chúng ta, thì Người thể hiện chính Người là Giêsu, Đấng Cứu Độ, là Kitô, Đấng được Thiên Chúa xức dầu, loan báo Tin Mừng cho người nghèo khó, băng bó những tâm hồn đau thương, giải thoát kẻ bị giam cầm, công bố năm hồng ân và ngày khen thưởng ( x. Lc 4,18-19 ).

“Đức tin không có hành động, thì quả là đức tin chết” ( Gc 2, 17 ). Một trong những hành động để làm sống đức tin theo thánh Giacôbê đó là yêu thương tha nhân cách cụ thể và toàn diện, cả linh hồn lẫn thể xác. Để sống yêu thương thì chuyện vác thập giá là chuyện đương nhiên phải có. Tuy nhiên cần ý thức rằng chúng ta vác thập giá là vì tha nhân, nghĩa là để cho tha nhân được hạnh phúc, cho người nghèo khỏi cảnh khổ, cho người bị áp bức được tự do, cho người tội lỗi biết sám hối ăn năn, cho người gian ác biết quay gót trở về… Hiểu được điều này thì hy vọng chúng ta sẽ biết cách thế vác thập giá như thế nào để thực sự là theo Chúa Giêsu chứ không phải là làm cớ cho sự dữ thống trị, làm cớ cho kẻ gian ác thích chí, cười khì.
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:58 10/09/2009
BAY

N2T


Con chim cuốc kháng nghị với Đấng tạo hóa:

- “Trong các loài chim mà Ngài sáng tạo, lại sao có loại có lông cánh xinh đẹp, có loài thì tướng mạo khó coi, rất là không công bằng ạ!”

Đấng tạo hóa trả lời như than thở:

- “Điều con nói đó với chuyện biết bay có quan hệ gì chứ?”

(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")

Suy tư:

Thiên Chúa dựng nên mọi sự và Ngài thấy chúng đều tốt lành.

Chuyện đẹp hay xấu nó chẳng quan hệ gì với sự tốt lành cả, con giun đất nó xấu xí như thế nhưng lại làm cho đất tơi xốp, không phải là tốt lành sao ?

Chim sơn ca hót hay như thế, bộ lông nó cũng đẹp, không phải là tốt lành sao ? Mọi sự đều tệ hại đi sau khi nguyên tổ chúng ta phạm tội. Nhưng sự tệ hại ấy đã được Chúa Giê-su xuống thế làm người, lấy máu thánh của mình để rửa sạch tội lỗi của nhân loại và làm cho nó trở nên tốt lành hơn.

Đẹp xấu bên ngoài không quan trọng, tốt lành bên trong tâm hồn mới là quan trọng.

Đẹp xấu là do cái tâm của mình.

---------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:59 10/09/2009
N2T


51. Khiêm tốn là bắt chước Chúa Giê-su Ki-tô; huênh hoang bừa bãi không biết nhục là bắt chước ma quỷ.

(Thánh Benedict)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:09 10/09/2009
N2T


223. Cuộc sống giống như hộp cá ngừ nước sốt cà chua, ai ai cũng đều đi tìm dao để mở nó.

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tài Liệu Chúa Nhật Giáo Lý - Thánh Nhạc và việc Công Bố Lời Chúa
Phaolô Phạm Xuân Khôi
08:40 10/09/2009
Lời và nhạc thuộc về nhau. Đôi khi sự liên kết giữ lời và nhạc quá chặt chẽ đến nỗi chúng ta khó mà nói nên lời nếu không cất lên tiếng hát, hay thật khó khi nghe một điệu nhạc quen thuộc mà không nghĩ đến lời. Từ lâu đời, nhạc cũng đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của Hội Thánh, đặc biệt là trong việc công bố Tin Mừng, cầu nguyện, và đáp lại Lời Chúa. Các Giám Mục họp nhau tại Công Đồng Vaticanô II đã nhận ra sự liên hệ mật thiết giữa lời và nhạc, nên các ngài đã công bố rằng truyền thống thánh nhạc của Hội Thánh có một giá trị đặc biệt bởi vì “như là một sự tổng hợp của thánh nhạc và lời ca, nó tạo thành một phần của toàn bộ Phụng Vụ trọng thể” (Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium, số 112).

Thánh Nhạc Công Bố Lời Chúa


Thánh nhạc cung cấp một phương tiện hùng hồn cho việc công bố Lời Chúa, nhất là trong việc cử hành Phụng Vụ. Có một truyền thống lâu đời trong cả Hội Thánh Đông Phương lẫn Tây Phương, mặc dầu hiện thời không còn được thực hành cách thông thường trong nghi lễ Rôma, là việc các phó tế hay các thầy đọc sách hát Tin Mừng và những bài đọc Thánh Kinh khác trong Phụng Vụ.

Phần lớn người Công Giáo ngày nay quen thuộc với việc nghe những bài hát Đáp Ca dùng Thánh Vịnh. Những tài liệu chính thức về Phụng Vụ coi việc hát Đáp Ca Thánh Vịnh là một điều rất quan trọng đến nỗi thường thì phải được hát từ tòa giảng, là nơi những bài Thánh Kinh khác được công bố, bởi những người hát Thánh Vịnh được chỉ định.

Tài liệu chuẩn bị cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về “Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh” năm 2008 thôi thúc các tín hữu thời đại hãy dùng mọi phương tiện sẵn có trong tay mà rao giảng Tin Mừng, kể cả “truyền thanh, truyền hình, sân khấu, phim ảnh và ca nhạc, gồm cả những phương tiện truyền thông gần đây hơn, như CD, DVD, Internet,…” (Bản Lineamenta dành cho Thượng Hội Đồng Giám Mục về Lời Chúa trong Đời Sống và Sứ Vụ Hội Thánh, số 26). Các nhạc sĩ và nhạc công đóng vai trò quan trọng trong công việc loan báo Lời Chúa cả bên trong cũng như bên ngoài bốn bức tường Thánh Đường.

Thánh Nhạc trong việc Cầu Nguyện bằng Lời Chúa


Thánh nhạc là một ngôn ngữ hùng hồn để công bố Lời Chúa, nhưng cũng là một cách diễn tả hiệu nghiệm giúp cộng đồng dùng Thánh Kinh mà cầu nguyện. Trong chuyến tông du nước Pháp vào tháng chín 2008, ĐTC Bênêđictô XVI đã ghi nhận rằng: “đối với những kinh nguyện được trích ra từ Lời Chúa, lời đọc xuông thì chưa đủ: mà bắt buộc phải có âm nhạc”.

Các Kitô hữu thường cầu nguyện bằng Lời Chúa qua việc hát các Thánh Vịnh và những bài Thánh Thi khác trong Thánh Kinh, như bài Magnificat của Đức Mẹ. Những bài thánh ca dựa trên Thánh Kinh này tạo thành nền tảng cho việc cho Phụng Vụ Giờ Kinh là kinh nguyện hằng ngày của Hội Thánh, và được dùng thường xuyên trong khi cử hành Thánh Lễ, các Bí Tích và những nghi thức khác.

Việc hát những bài Thánh Vịnh đã được dùng từ lâu trong những cuộc rước Phụng Vụ: thí dụ như khi tiến lên bàn thánh và khi đi lên Rứớc Lễ trong Thánh Lễ. Ở thế kỷ thứ năm, Thánh Cyrillô, Giám Mục Giêrusalem, nhắc cho các Kitô hữu vừa nhập đạo những bài Thánh Vịnh đã được hát khi họ và những phần tử khác của buổi tụ họp Phụng Vụ tiến lên lãnh nhận Thánh Thể: “Sau đó anh chị em nghe người ca viên dùng thánh ca để mời gọi anh chị em tham dự vào mầu nhiệm thánh. Lời Ngài là: ‘Hãy nếm thử và hãy nhìn xem Chúa thiện hảo dường bao’ (TV 34:9)” (Thánh Cyrillô thanh Giêrusalem. Bài Giảng Rửa Tội số 5, trong The Awe-Inspiring Rites of Initiation, 2nd ed., trans Edward Yarnold, SJ [Collegeville, MN, Liturgical Press, 1994], số 20).

Những tài liệu chính thức của Hội Thánh về Phụng Vụ tiếp tục khuyến khích việc hát một bài Thánh Vịnh hay một bài Thánh Thi vào lúc nhập lễ, lúc sửa soạn lễ vật, và trong khi Rước Lễ. Những tài liệu này còn cung cấp những bản văn Thánh Kinh thích hợp cho mỗi Thánh Lễ. Tuy nhiên những người chuẩn bị âm nhạc cho Thánh Lễ có thể chọn những Thánh Vịnh thích hợp khác để hát vào những lúc này.

Cộng thêm với những Thánh Vịnh và Thánh Thi, cộng đồng cũng hát những đoạn Thánh Kinh khác trong Phụng Vụ. Linh Mục và dân chúng cùng nhau hát những bài ca trích từ Thánh Kinh ở chính trọng tâm của Thánh Lễ - trong Lời Nguyện Thánh Thể - khi họ hợp cùng các Thánh và các Thiên Thần trong bài ca siêu việt chúc tụng Thiên Chúa dựa trên thị kiến của ngôn sứ Isaia: “Thánh, Thánh, Thánh, Thiên Chúa uy quyền và toàn năng. Trời đất đầy vinh quang Chúa” (xem Is 6:3).

Việc Dạy Giáo Lý, Thánh Nhạc và Lời Chúa


Bởi vì thánh nhạc là một yếu tố quan trọng như thế trong việc công bố Lời Chúa và cầu nguyện bằng Lời Chúa, cho nên nó cũng là một thành phần trong việc dạy Giáo Lý cho có hiệu quả.

Việc dạy Giáo Lý phải giúp cộng đoàn lắng nghe cách linh hoạt Lời Chúa khi được công bố trong thánh nhạc của Phụng Vụ. Dạy Giáo Lý tốt giúp mở tâm trí những người đến thờ phượng ra để họ nghe và suy gẫm Lời Chúa khi Lời này được những người hát Thánh Vịnh công bố trong những câu Đáp Ca hay trong một bản văn trích từ Tân Ước mà ca đoàn hát lên trong khi sửa soạn Lễ Vật. Những lời công bố bằng tiếng hát này đương nhiên tự chúng đã có một giá trị huấn giáo, bởi vì chúng giúp cộng đồng trở nên mỗi ngày một quen thuộc hơn với sự phong phú của Lời Chúa. Thánh nhạc có thể nhấn mạnh ý nghĩa của bản văn bằng cách làm cho cảm nghiệm của người nghe Lời Chúa được thêm sâu đậm.

Việc dạy Giáo Lý cũng phải đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho cộng đồng tham gia tích cực vào việc hát Lời Chúa. Thánh Phaolô truyền rằng khi tụ họp, các Kitô hữu phải “hát Thánh Vịnh, Thánh Thi, và những bài hát thiêng liêng với một tâm hồn biết ơn đối với Thiên Chúa” (Col 3:16). Các chương trình Giáo Lý phải giúp làm cho các tín hữu thấm nhuần trong lòng ý niệm rằng hát ca là một phần bình thường của những cuộc tụ họp của các Kitô hữu.

Các trường Công Giáo phải coi việc dạy âm nhạc và nghệ thuật (thánh) là một phần của chương trình đào luyện Giáo Lý, bằng cách cung cấp cho học sinh những tài năng cần thiết để tham gia tích cực vào Phụng Vụ. Việc dạy Giáo Lý một cách vững chắc đòi buộc rằng mỗi phần tử của cộng đồng được dạy về âm nhạc, rằng họ sẽ được mời ca hát, ngõ hầu họ có thể tham gia cách tự tín và vững tin (vào Phụng Vụ).

Những suy niệm nhiệm hiệp về phần ca nhạc của Thánh Lễ và các nghi thức khác cũng giúp cộng đoàn đào sâu việc gặp gỡ Đức Kitô trong Lời Chúa họ vừa nghe và cầu nguyện. Thí dụ, khi các dự tòng được mời ra đi trong Phụng Vụ Lời Chúa ngày Chúa Nhật, họ có thể cùng cộng đồng hát bài đáp ca Thánh Vịnh trong khi họ suy niệm về những bài đọc Thánh Kinh và những yếu tố khác của buổi cử hành Phụng Vụ. Những nhóm khác tụ họp để suy niệm về những bài đọc ngày Chúa Nhật cũng có thể thực hành theo cách này.

Thánh Nhạc Việt Nam trong các Lớp Việt Ngữ và Giáo Lý ở Hoa Kỳ


Một trong những lo âu của nhiều vị lãnh đạo các Giáo Xứ Việt Nam cũng như các phụ huynh Việt Nam tại Hoa Kỳ là làm sao để làm cho giới trẻ hăng say tham gia các sinh hoạt của Giáo Xứ. Vì trở ngại ngôn ngữ, rất nhiều người trẻ Việt Nam đã và đang tham gia Phụng Vụ ở các Giáo Xứ Mỹ thay vì đến Giáo Xứ Việt Nam. Có nhiều người cho rằng phải dạy Giáo Lý bằng tiếng Việt thì mới giữ được các em trong Giáo Xứ Việt Nam. Nhưng hậu quả của việc dạy Giáo Lý bằng tiếng Việt là các em không thấu triệt điều mình học nên mất căn bản về Giáo Lý. Khi phải bảo vệ Đức Tin trong một xã hội đa tôn giáo và tục hóa như Hoa Kỳ, các em dễ trở nên hồ nghi và lung lạc Đức Tin. Dạy Giáo Lý bằng song ngữ là một giải pháp dung hòa và rất hợp lý. Đó là lý do tại sao Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ đang cố gắng soạn thảo những sách giáo khoa Giáo Lý bằng song ngữ, và chúng tôi cố gắng phiên dịch những tài liệu mới nhất của Hội Thánh và của HĐGMHK ra tiếng Việt Nam để chia sẻ với các Giáo Lý viên. Muốn biết thêm chi tiết về bộ Giáo Lý song ngữ xin vào website Giáo Lý (http://giaoly.org/vn/modules.php?name=News&op=viewst&sid=365). Tuy nhiên sức người có hạn, dù cố gắng cách mấy đi nữa, thì các sách giáo khoa này cũng không được cập nhật hóa cho phù hợp với những biến cố hiện đại như các sách Giáo Lý của các nhà xuất bản Hoa Kỳ. Đồng thời với thời gian eo hẹp chỉ có 1 giờ đến 1giờ 30 phút một tuần, dạy Giáo Lý bằng song ngữ là một thách đố lớn đối với nhiều Giáo Lý viên.

Ở đây chúng tôi xin đê nghị một giải pháp là dạy các em những bài Thánh Ca Việt Nam trong các lớp Việt Ngữ. Học tiếng Việt bằng Thánh Ca giúp các em tập đọc các dấu chính xác hơn vì hầu hết nhạc Việt Nam đều được sáng tác cách nào để âm điệu phù hợp với dấu tiếng Việt. Lớp nhỏ thì tập những bài ngắn, lớp lớn thì tập những bài dài. Từ từ các em vừa đọc được tiếng Việt, vừa hát và hiểu ý nghĩa của Thánh ca Việt Nam. Nói như thế không có nghĩa là chúng tôi đề nghị biến các lớp Việt Ngữ thành những buổi tập hát, nhưng đề nghị là vẫn dạy Việt Ngữ và văn hóa Việt Nam như thường, nhưng chỉ thay thế một số bài tập đọc bằng tập hát, tôi đa là 15 phút mỗi tuần.

Làm như thế chúng ta vừa dạy được tiếng Việt, vừa giúp các em tham gia vào những buổi Phụng Vụ bằng tiếng Việt một cách hiểu biết, tích cực và linh hoạt hơn. Nhờ thế các em không còn cảm thấy xa lạ mà rời xa Giáo Xứ Việt Nam khi các em thoát ra khỏi vòng tay của cha mẹ.

Gặp Gỡ Lời Hằng Sống của Thiên Chúa


Dù được dùng trong việc công bố Lời Chúa hoặc cầu nguyện, âm nhạc hợp tác với Lời Chúa như một phương tiện để thu hút người ta đến gặp gỡ Lời Hằng Sống của Thiên Chúa, là Đức Kitô. Công Đồng Vaticanô II công bố rằng trong Phụng Vụ sự hiện diện của Đức Kitô được tỏ bày bằng nhiều cách – trong con người của những thừa tác viên có chức thánh, trong việc công bố Lời Chúa, trong hình bánh rượu, và sau cùng “khi Hội Thánh cầu nguyện và ca hát” (Sacrosanctum Concilium, số 7).

Âm nhạc là một món quà của Thiên Chúa mở ra cho chúng ta một cái nhìn thoáng qua về vinh quang của Ngài. Mặc dù thẩm mỹ, âm nhạc và những nghệ thuật khác tỏ cho chúng ta thấy những khía cạnh của chân lý mà lời nói mà thôi không thể truyền đạt được. ĐTC Gioan Phaolô II đã ghi nhận rằng “trong không biết bao nhiêu trường hợp, lời trong Thánh Kinh đã trở thành hình ảnh, âm nhạc và các vần thơ, gợi lên mầu nhiệm của ‘Ngôi Lời làm người’ trong ngôn ngữ của nghệ thuật” (Thư gửi các Nghệ Sĩ, số 5, ngày 23 tháng 4, 1999).

“Như một tiếng kêu tận đáy lòng con người, âm nhạc là cách Thiên Chúa dẫn đưa chúng ta đến địa hạt của những điều cao cả” (HĐGMHK, Sing to The Lord: Music and Devine Workship, Pastoral Liturgy Series 4, 2007, số 2). Dú chúng ta hát hay lắng nghe, âm nhạc có sức đem chúng ta vào những cảm nghiệm vượt trên những lời nói - đến một cuộc gặp gỡ riêng với chính Đức Kitô, Ngôi Lời làm người.

---------------------------------------------------

Viết phỏng theo Tài Liệu Chúa Nhật Giáo Lý 2009 của HĐGMHK, thay đổi đôi chút cho hợp với người Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ.
 
Đêm Canh Thức cầu nguyện để việc cải cách y tế ở Mỹ ngưng tài trợ phá thai
Trần Mạnh Trác
12:51 10/09/2009
Washington DC, ngày 9 Tháng 9 2009 / 06:21 (CNA). - Một Đêm Tỉnh Thức kéo dài 27 giờ sẽ được tổ chức trên bãi cỏ phía Tây của toà bạch ốc vào chủ nhật này với mục đích là để cầu nguyện cho tiền thuế sẽ không dùng vào việc tài trợ phá thai trong những dự luật cải cách Y Tế sắp tới.

Theo thông cáo cuả ban tổ chức, Đêm Tỉnh Thức sẽ bắt đầu từ ngày Chủ nhật 13 tháng 9 lúc 07:00pm và sẽ kết thúc vào ngày hôm sau lúc 10:00pm.

Mục Sư Rob Schenck (evangeical church alliance), chủ tịch của nhóm Faith and Action (Đức tin và hành động), nói rằng quốc gia này không chỉ đang có một cuộc khủng hoảng kinh tế và một cuộc khủng hoảng chăm sóc sức khỏe nhưng còn ở trong "một cuộc khủng hoảng tinh thần". MS cho rằng cách duy nhất để đương đầu với cuộc khủng hoảng tinh thần đó là cầu nguyện.

"Mỗi người Mỹ, dù trẻ hay già, có thể và phải cầu nguyện,".

Mục Sư Patrick J. Mahoney (Reformed Presbyterian Church), Giám đốc Christian Defense Coalition (Liên hiệp bảo vệ Kito giáo), nói rằng người Mỹ đã luôn luôn quay về Thiên Chúa qua lời cầu nguyện vào các thời điểm có thách thức lớn và khủng hoảng.

"Chúng tôi để ra 27 giờ để tìm kiếm từ nơi Thiên Chúa sự khôn ngoan, sự chỉ đạo và lời dạy bảo cho quốc gia này. Điều này đặc biệt thích hợp cho các cuộc tranh luận trên toàn quốc về chăm sóc sức khỏe. "

Những người tham dự, Mục Sư cho biết, sẽ "khiêm tốn và khóc than với Đức Chúa Trời cho công bằng xã hội và nhân quyền."

"Chúng tôi sẽ cụ thể cầu nguyện để cho không có một khoản tiền công cộng nào được sử dụng trong bất kỳ cách nào để trả tiền phá thai trong luật cải cách Y tế."

Theo Mục Sư Mahoney, những người tham gia sẽ "dũng cảm công khai làm chứng" rằng phá thai không phải là chăm sóc y tế và cải cách Y Tế phải là "chữa lành đi đôi với lòng trắc ẩn" chứ không phải là "bạo lực và phá đổ."

"Là những người có đức tin, chúng tôi không được ngồi bên lề mà dửng dưng nhìn những diễn biến xảy ra cho cuộc diện đất nước. Thay vào đó, thông qua lời cầu nguyện, ăn chay và hối cải, chúng tôi có thể giúp lịch sử hình thành. "
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ phản hồi bài diễn văn cải tổ y tế của TT. Obama
Trần Mạnh Trác
15:08 10/09/2009
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ phản hồi bài diễn văn của TT. Obama

Trước một phiên họp lưỡng viện Quốc Hội vào thứ Tư ngày 9 Tháng 9 2009, tổng thống Barack Obama đã gửi một thông điệp rõ ràng rằng chăm sóc y tế cơ bản là một quyền, không phải là một đặc ân, một lập trường được hổ trợ bởi các giám mục Hoa Kỳ.

Một hệ thống Y Tế phổ quát mà mọi người có đủ khả năng truy cập và tôn trọng sự Sống từ thụ thai cho đến cái chết tự nhiên là hai nguyên tắc cần thiết đã được hội đồng giám mục đưa ra trong bức thư tháng bảy gửi tới Quốc hội.

Trong các chi tiết của kế hoạch, TT Obama đã đề cập trực tiếp đến hai mối quan tâm chính của các giám mục Công Giáo Hoa Kỳ: "Và thêm một sự hiểu lầm mà tôi muốn làm sáng tỏ - theo kế hoạch của chúng tôi, không có đô la liên bang được sử dụng để tài trợ phá thai, và luật lương tâm cuả liên bang sẽ vẫn tiếp tục. "

Đề cập đến những nỗ lực cải cách Y Tế kể từ thời Theodore Roosevelt, Obama nói, "Tôi không phải là tổng thống đầu tiên đã đề xuất ra nghĩa vụ này, nhưng tôi quyết định sẽ là người cuối cùng."

Kế hoạch đang đề nghị, ông nói, “ sẽ cung cấp an toàn và ổn định hơn cho những người đã có bảo hiểm y tế. Sẽ cung cấp bảo hiểm cho những người không có. Và sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các chi phí cho gia đình, doanh nghiệp, và chính quyền. Đó là một kế hoạch mà tất cả mọi người đều có trách nhiệm phải vượt qua các thách đố - không chỉ là chính phủ và các công ty bảo hiểm, nhưng kể cả chủ nhân và cá nhân. "

Hội Đồng Giám mục Công Giáo Hoa Kỳ đã công bố những phản hồi này:

"Chúng tôi đồng ý rằng 'Nên không có ai bị phá sản bởi vì họ bị bệnh,'" Bà Kathy Saile, Giám đốc phát triển xã hội ở USCCB nói. "Đó là lý do tại sao các Giám mục Hoa Kỳ đã làm việc trong nhiều thập niên để có chăm sóc sức khỏe cho tất cả các mọi người. Giáo hội Công giáo cung cấp hoặc mua dịch vụ để cung cấp việc chăm sóc sức khỏe cho hàng triệu người, lãnh nhận các dịch vụ y tế cuả những hệ thống đã bị thất bại, và có một truyền thống lâu đời giảng dạy về đạo đức trong việc chăm sóc sức khỏe. Việc tôn trọng sự sống và phẩm giá của tất cả mọi người trong vấn đề cải cách Y Tế là một ưu tiên bắt buộc và khẩn cấp cuả quốc gia. Chúng tôi hoan nghênh bài phát biểu của Tổng thống như là một đóng góp quan trọng cho cuộc tranh luận và thực thi cấp quốc gia này"

"Chúng tôi đặc biệt chào mừng lời cam kết cuả TT để loại trừ các nguồn tài trợ liên bang cho việc phá thai, và để duy trì luật pháp hiện hành của liên bang bảo vệ quyền lương tâm trong Y Tế", Richard Doerflinger, Phó Giám đốc của các Hoạt động Phò-Sự Sống tại USCCB tuyên bố. "Chúng tôi tin rằng kết hợp những luật pháp liên bang thiết yếu và lâu đời này vào bất kỳ đề xuất mới nào sẽ tăng cường cho các cải cách Y Tế. Chúng tôi sẽ làm việc với Quốc hội và Chính quyền để bảo đảm rằng những bảo vệ được phản ánh rõ nét trong pháp luật mới, từ đó, không ai bị yêu cầu phải trả tiền hoặc tham gia vào phá thai do kết quả của cải cách Y Tế "

"Chúng tôi đồng ý với Tổng thống rằng có những chi tiết cần được gọt giũa thêm", Bà Saile nói thêm. "Và với diễn văn cuả TT đêm qua, chúng tôi nhìn thấy hé mở những cơ hội làm việc hướng tới một chính sách y tế thực sự phổ quát với sự tôn trọng cho cuộc sống con người và nhân phẩm, dễ truy cập cho tất cả mọi người và quan tâm đặc biệt đến người nghèo, kể cả những người nhập cư hợp pháp. Chúng tôi cũng thấy có khả năng đạt tới mục đích của hội đồng giám mục là theo đuổi lợi ích chung và bảo tồn đa nguyên, bao gồm cả quyền tự do lương tâm và có nhiều lựa chọn, kiềm chế chi phí và áp dụng một cách bình đẳng trên mọi đối tượng. "
 
Một triều đại đã chấm dứt
Vũ Văn An
17:49 10/09/2009
Giới truyền thông vẫn còn nói nhiều tới hai cái chết khá gần nhau của hai chị em nhà Kennedy, được nhiều người coi là đại biểu cho hai thái độ sống và hành động trái ngược nhau.

Thỏa hiệp cho vinh quang

Elizabeth Lev, một cộng tác viên của hãng tin Zenit, vốn dạy môn nghệ thuật và kiến trúc Kitô Giáo tại cơ sở Ý của Đại Học Duquesne và do đó, từ Rome, cô thường viết về các chủ đề nghệ thuật. Nhưng không biết có phải vì tình cờ mà cô trở về Boston để gặp hai cái tang lớn của gia đình Kennedy. Bài viết của cô sau đây cho ta hiểu phần nào triết lý sống và hành động của phần lớn các thành viên trong gia đình này.

Việc tôi thăm viếng Mỹ vào hồi tháng Tám năm nay được đóng ngoặc bởi hai cái chết của Eunice Kennedy Shriver và Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy. Đối với một người dân Boston như tôi, hai biến cố trên, đại biểu cho sự kết liễu thế hệ Kennedy ngoại thường từng đẩy thành phố này lên danh sách hạng A về chính trị, đã hạ màn cho một thời đại.

Đám tang của hai chị em nhà Kennedy chắc chắn đã đẩy nền văn hóa Công Giáo lên hàng đầu và tâm điểm của chú ý truyền thông. Richard Dawkins, thập tự quân của phong trào đòi vứt bỏ tôn giáo ra khỏi quảng trường công cộng, hẳn phải giật tóc bứt tai khi thấy Đức Tổng Giám Mục Sean O’Malley, với đầy đủ phẩm phục, long trọng xông hương quan tài của Thượng Nghị Sĩ Kennedy trên mọi màn truyền hình lớn.

Đối với người Công Giáo Boston, những hình ảnh ấy có một ý nghĩa còn lớn lao hơn nhiều.

Từ hang ổ Công Giáo tới chính đài Hoa Thịnh Đốn

Boston được thiết lập trên những cột trụ hoa cương bài Công Giáo. Từ thời các bậc sáng lập Thanh Giáo của nó, thành phố từng duy trì một dân số đại đa phần Thệ Phản suốt trong ba thế kỷ cho tới lúc người Ái Nhĩ Lan, vốn không được ưa và cần, bước chân tới vào giữa thế kỷ thứ 19.

Các luật lệ Thanh Giáo của thế kỷ 17 đã trục xuất mọi linh mục ra khỏi lãnh thổ này, và còn dự liệu án tử hình, nếu có vị nào đó dám trở lại (năm 1690, hình phạt đó được giảm khinh thành án tù chung thân). Người Công Giáo bị cấm không được thờ phượng công khai cho tới năm 1780. Mỗi mồng 5 tháng 11, vào Ngày Guy Fawkes, người Boston cử hành “Ngày Giáo Hoàng” để đốt hình nộm giáo hoàng, tổ chức diễu hành với giáo hoàng La Mã và quỷ vương tay trong tay và phát động việc phá phách nhà cửa và tiệm buôn Công Giáo.

Năm 1834, những kẻ nổi loạn đã thiêu rụi tu viện Ursuline tại Bắc Boston và qua năm 1840, một đảng chính trị cực kỳ chống Công Giáo, tức bọn “Không Biết Gì” (Know Nothings) được thành lập để chống lại việc du nhập người Công Giáo vào Hiệp Chúng Quốc. Đảng Không Biết Gì thắng lớn trong cuộc tuyển cử tại Massachusetts năm 1854, chiếm cả ghế thống đốc lẫn quốc hội.

Luật lệ Thanh Giáo ngăn cấm không cho người Công Giáo giữ bất cứ chức vụ chính trị nào và Boston có thói quen mô tả người Công Giáo như những con rối vô hồn một lòng phục vụ giáo hoàng ngoại lai.

Năm 1962, tất cả những điều đó đều thay đổi hẳn. Việc bầu John F. Kennedy, một người Boston không hơn không kém, làm tổng thống Hiệp Chúng Quốc đem lại cho Boston một sự phấn chấn y hệt việc bầu chọn Barack Obama. Cái vết nhơ kỳ thị Công Giáo cuối cùng đã được tẩy sạch.

Thỏa hiệp Kennedy

Cái giá để gia đình Công Giáo này nắm được chiếc vòng vàng quả hết sức cao và kể từ ngày đó, người Công Giáo Mỹ lúc nào cũng phải trả tiền lời. Trong một cuộc trả lời truyền hình vào năm 1960, John F. Kennedy tuyên bố rằng: “Tôi không nói thay cho Giáo Hội tôi về các vấn đề công, và Giáo Hội tôi cũng không nói thay cho tôi. Bất cứ vấn đề nào xuất hiện với tôi trong tư cách tổng thống, về ngừa thai, ly dị, kiểm duyệt, bài bạc hay bất cứ vấn đề nào khác, tôi cũng sẽ đưa ra quyết định của mình dựa theo các quan điểm trên, phù hợp với điều lương tâm tôi nói với tôi là phục vụ quyền lợi quốc gia, chứ không bị áp lực hay chỉ thị tôn giáo nào từ bên ngoài”.

Câu nói đáng hổ thẹn ấy đã giúp JFK được bầu làm tổng thống, nhưng đã tạo thành tiền đề cho bất cứ luận điểm nào của một chính trị gia Công Giáo phò phá thai: “bản thân tôi chống đối, nhưng…”.

Edward Kennedy, em trai út của JFK, đã phải sống để thấy con đường thảm họa mà cuộc thỏa hiệp Kennedy đã đem lại. Năm 1971, Thượng Nghị Sĩ Kennedy viết như sau: “Mặc dù rất quan tâm tới việc người đàn bà mang thai đứa con không ước muốn, một điều đáng được xem sét và thương cảm, tôi vẫn cảm nhận rằng hợp pháp hóa phá thai theo yêu cầu không phù hợp với giá trị mà nền văn minh của ta vốn đặt lên sự sống con người”.

Ông cũng từng phát biểu: “Được ước muốn hay không được ước muốn, tôi tin rằng sự sống con người, ngay ở giai đoạn sớm nhất, vẫn có một số quyền cần phải được công nhận, quyền được sinh ra, quyền được yêu thương, quyền được về già. Khi lịch sử nhìn trở lui thời đại này, nó sẽ nhận ra thế hệ này là thế hệ biết quan tâm tới các hữu thể nhân bản, đủ để chặn đứng thói quen chiến tranh, đem lại mức sống xứng đáng cho mọi gia đình, và chu toàn trách nhiệm của mình đối với các trẻ em ngay chính lúc chúng được tượng thai”.

Trong một thảm kịch luân lý ngang hàng với việc ám sát khủng khiếp hai người anh của ông, Ted Kennedy đã đầu hàng áp lực chính trị để trở thành người nhiệt liệt ủng hộ phá thai. Tuần trước, không một ai khóc than Kennedy lớn tiếng bằng tổ chức NARAL, nhóm hô hào phá thai hàng đầu tại Hoa Kỳ, nhóm đã dành cho ông tỷ số ủng hộ 100%.

Cứu cấp và hòa giải

Mặt khác, Eunice Shriver, đứa con thứ 5 trong gia đình, lại biết sử dụng cái tên thần diệu của nhà Kennedy, một việc sử dụng không đâm rễ trong che đậy và thoả hiệp. Bà cương quyết cứu lấy cái tên ấy và phục hồi lại cái ánh sáng đầy hy vọng và hứa hẹn của nó.

Ngay thập niên 1950, bà đã hướng chú tâm của mình vào người khuyết tật tâm thần và cuối cùng đã lập ra Thế Vận Hội Đặc Biệt. Bà vận động cho quyền sống, không ngừng thách thức nhóm phò phá thai vì đã trích dẫn người anh tổng thống của mình một cách sai ngữ cảnh, biến ông xem ra như người ủng hộ phá thai. Là đảng viên Đảng Dân Chủ, bà cương quyết duy trì vị thế ít được tiếng tăm là đảng viên Dân Chủ phò sự sống.

Trong một buổi lễ vinh danh bà được tổ chức tại thư viện JFK ở Boston vào ngày 16 tháng 11 năm 2007, Eunice đã gán tất cả những gì tốt đẹp dưới thời tổng thống của anh mình, tất cả những gì thực sự giúp được người yếu ớt và cô thế, cho chị Rosemary của mình, mà nói rằng: “hơn bất cứ cá nhân nào khác, Rosemary đã tạo ra khác biệt”.

Như mọi người biết: Rosemary Kennedy, chết ngày 7 tháng Giêng năm 2005 lúc 86 tuổi, đã được làm phẫu thuật thùy não (lobotomy) lúc 23 tuổi và từ đó trở thành bại liệt tâm thần. Eunice bắt đầu giúp đỡ người khuyết tật tâm thần chính vì thảm họa xẩy tới cho chị Rosemary và đã lập ra Thế Vận Hội Đặc Biệt để vinh danh chị. Tổng Thống Kennedy ký đạo luật “Viện Quốc Gia Y Tế Trẻ Em và Phát Triển Nhân Bản” (NICHD) vì được gợi hứng từ chị mình.

Các suối hình ảnh từ Boston và Hyannisport vào tháng Tám vừa qua đã nói lên hai cá tính và hai di sản thật khác xa nhau của chị em nhà Kennedy. Trong số hàng trăm những người thương tiếc tới chào vĩnh biệt Eunice Shriver, nhiều người là vận động viên Thế Vận Hội Đặc Biệt, đã ca ngợi bà bằng những trình thuật kể lại sáng kiến của bà đã thay đổi không biết bao nhiêu cuộc sống cá nhân.

Ngay hình ảnh cảm động được loan truyền khắp thế giới trong đó Carolina Shriver âu yếm vuốt má người ông quá cố của mình cũng cho thấy di sản đầy yêu thương và săn sóc mà Eunice đã để lại.

Biến cố được truyền hình nhiều hơn gấp bội về buổi tang lễ của Ted Kennedy cho thấy các công dân Massachusetts xếp hàng dọc đường để thương tiếc cho một thời đại đã qua trong đó Boston là một trung tâm não bộ chính trị. Chương trình truyền hình mô tả các chính khách đang thi nhau kể công trong các vấn đề chăm sóc sứ khỏe hay muốn kế vị Ted làm thượng nghị sĩ. Có lẽ nhớ tới tập tục La Mã xưa, nhiều người còn đẩy mạnh cả việc thần thánh hóa người quá vãng trong khi không thiếu người la ó đòi kết án sau khi chết (condamnatio memoriae).

Hồi tháng 7, Ted Kennedy gửi một lá thư tới Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, không do ai hơn, mà là do chính Tổng Thống Barack Obama chuyển giao. Bây giờ thì ai cũng biết là (qua Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh) Đức Giáo Hoàng có phúc đáp vị thượng nghị sĩ đang sắp qua đời và một linh mục có ở bên cạnh lúc ông lâm chung. Trong một hành động thực sự cuối cùng, Ted Kennedy đã không cổ vũ cải cách y tế, nhưng đã làm hòa với Chúa Kitô và Giáo Hội của Người, khiến người bàng quan nhớ rằng Giáo Hội luôn giảng dạy lòng từ bi và tha thứ và luôn mở rộng vòng tay đón mọi đứa con hư hỏng trở về.

Mặc dù lúc còn sống, Eunice thường cần tới hỗ trợ mạnh mẽ của các anh em nổi tiếng của mình để thực hiện nhiều dự án bảo vệ sự sống, giờ đây hẳn bà và Rosemary đang ở một vị thế rất tốt để bầu cử cho họ trên thiên đàng. Đó có lẽ là sợi dây mạnh mẽ nhất và chắc chắn là quan trọng nhất nối kết các anh chị em nổi danh này.

Kết thúc thời vàng son

Tờ tuần báo The America, số ngày 14 tháng Chín, liệt Ted Kennedy vào hàng sáu thượng nghị sĩ nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ: Clay, Calhoun, Webster, Lafollette, Taft và Edward M. Kennedy. Một phần vì ông đã góp bàn tay tạo ra gần 1,000 bộ luật, trong đó, hết 300 bộ do chính ông viết, ông lại là một trong ba thượng nghị sĩ phục vụ lâu đời nhất: 47 năm; nhưng nhất là vì ông có đức tính của một người làm luật: một ý chí kiên cường, một đầu óc tinh tường, nhiều chiến lược và một lòng kiên nhẫn không thua đam mê chút nào. Ông cũng được tuần san này xưng tụng là “người bênh vực không khoan nhượng đối với người nghèo và người cô thế khắp nước, một quán quân suốt đời tranh đấu cho chương trình y tế phổ quát và là một người mạnh mẽ chống đối việc sử dụng chiến tranh làm phương tiện cho chính sách ngoại giao”. Tờ báo cho rằng với Ted Kennedy, thượng viện Hoa Kỳ đã trở nên Mỹ hơn là trước khi ông trở thành một thành viên vào năm 1962, và ông cũng là dấu chỉ rõ ràng nhất của một thời đại trong đó người Công Giáo tìm được đường vào nền chính trị quốc gia.

Tuy nhiên, tờ báo nhận định rằng cuộc đời của Ted Kennedy, cả công lẫn tư, là một cuộc đời gồm đủ cả ánh sáng lẫn bóng tối. Có điều, tất cả các thành công lẫn thất bại của ông đều được công khai đem ra trước công chúng. Thí dụ, gương ông anh hùng tranh đấu cho dân quyền bất kể đám đông bạo loạn trong cuộc khủng hoảng xe buýt học đường tại Boston ngày nào, nhưng buồn thay ông lại là người hết lòng ủng hộ việc phá thai theo yêu cầu. Lòng can đảm của ông trong tang lễ của hai người anh đã bị thảm họa đầy tính luân lý và chính trị tại Chappaquiddick và sau này tại Palm Beach phủ mờ. Rõ ràng ông biết đủ mùi tội lỗi và đau khổ. Nhưng cuối cùng, xem ra ông đã học được chút ít về sự cứu độ. Cuộc hôn nhân thứ hai của ông vào năm 1992, với người đàn bà Louisiana đầy tinh thần, là Victoria Reggie, xem ra đã cứu ông ra khỏi cái tồi tệ nhất của ông cũng như bóng ma quá khứ. Nó cũng đem lại những tia sáng đức hạnh mới mẻ.

Tuy là một trong những người sau cùng còn lại của một gia đình Công Giáo nổi tiếng nhất nước Mỹ, ông ít khi công khai nói tới đức tin của mình. Bên mộ huyệt của ông, Đức Hồng Y Theodore McCarrick đã đọc một đoạn trong thư ông mới gửi trước đó cho Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI: “Con biết con là một con người không hoàn hảo, nhưng với đức tin của mình, con đã cố gắng sửa sang lại ngay ngắn đường đi của con”. Ông cũng từng có mối liên hệ khá phức tạp với Giáo Hội của ông. Ông bảo: đức tin của Giáo Hội cũng là đức tin của riêng ông, từng nâng đỡ ông qua nhiều thảm họa hơn bất cứ một con người nào khác. Bài Giảng Trên Núi và giáo huấn xã hội của Giáo Hội luôn gợi hứng cho cuộc sống công của ông. Tuy nhiên, cho tới lúc chết, ông vẫn xung đột với cùng những giáo huấn ấy. “Thưa Đức Thánh Cha, con luôn cố gắng làm một người Công Giáo trung thành và dù con sa sót vì các yếu đuối nhân bản, con chưa bao giờ từ bỏ lòng tin và lòng kính trọng đối với các giáo huấn căn bản”.

Tuần báo The America, với khuynh hướng cấp tiến thường lệ, cho rằng Ted Kennedy không hẳn bất thường, mà chỉ như nhiều người Công Giáo Mỹ hiện nay đang chới với trong việc lèo lái khỏi thế căng thẳng giữa đức tin tôn giáo và các lý tưởng cũng như bổn phận công dân của mình. Hoa Kỳ vốn là một phức thể luân lý trong đó chân lý và tự do xem ra luôn ở thế căng thẳng. Ngày nay, điều ấy đúng hơn bao giờ hết. Có lẽ không ai biết rõ điều ấy bằng Ted Kennedy.
 
Top Stories
BANGLADESH: Le 8 septembre, le culte de Marie-Enfant rassemble les croyants de toutes les religions
Eglises d'Asie
08:52 10/09/2009
A l’occasion de la fête de la Nativité de la Vierge, le 8 septembre dernier, le Bangladesh a été le théâtre de manifestations de piété populaire autour de la statue de la très vénérée Maria Bambina, ou Marie-Enfant, qui rassemble tous les ans des croyants de différentes communautés religieuses.

Gouri Roy, hindoue, explique que sa dévotion à Marie-Enfant a commencé lorsqu’elle est tombée enceinte: « J’étais mariée depuis onze ans mais je n’arrivais pas à concevoir d’enfant. Mon mari et moi avions vu divers médecins, sans aucun résultat. » Elle raconte que sa belle-famille l’insultait, l’appelait « la maudite » ou encore « la stérile ». « J’ai prié l’Enfant-Marie et j’ai donné naissance à un fils, il y a six ans déjà. »

Interrogée par l’agence Ucanews (1), Lipi Chowdhury, musulmane de 54 ans, évoque elle aussi le miracle obtenu par l’intercession de Maria Bambina: « Il y a quelques années, mon jeune fils est tombé dans la drogue sous l’influence de mauvaises relations. A chaque fois que je lui demandais d’arrêter, il devenait fou furieux. » Sur les conseils d’un parent chrétien, elle vient alors supplier Marie-Enfant de tirer son fils de l’enfer de la drogue, et lui promet un ex-voto si elle est exaucée. Peu après, son fils décide de suivre une cure de désintoxication.

De nombreux autres cas de « miracles » sont rapportés par les croyants, qu’ils soient chrétiens ou d’autres confessions religieuses, qui se pressent tous les ans en foule nombreuse à l’église Sainte-Christina à Dacca (Dhaka), pour la fête de la nativité de la Vierge Marie. Célébrée par l’Eglise catholique le 8 septembre, la célébration mariale au Bangladesh voit sa date parfois déplacée, comme cette année où elle a eu lieu le 4 septembre, pendant le week-end, afin de permettre à tous les croyants de venir y prendre part.

Pourtant, cette dévotion locale à Marie-Enfant qui est aujourd’hui d’une telle ampleur ne remonte qu’à 1995, lorsqu’une petite statue de Marie-Enfant, copie de son célèbre original de Milan (1), a été installée dans le couvent de Dacca des Maria Bambina sisters (2). Très rapidement, la renommée de Marie-Enfant s’est étendue, les récits de miracles attribués à son intercession grandissant chaque jour. L’église Sainte-Christina où a été exposée la statue miraculeuse dans son petit reliquaire est toute proche du couvent des religieuses et permet d’accueillir une assistance nombreuse. Ce 4 septembre 2009, ils étaient plus d’un millier de chrétiens, musulmans et hindous, à assister à la célébration.

Michael Baroi, catholique, est venu remercier Marie d’avoir sauvé la vie de sa femme il y a deux ans. « Quelques mois après notre mariage, nous avons eu un grave accident de voiture, raconte-t-il. Ma femme a eu huit côtes cassées et est restée dans le coma durant cinq jours. J’ai prié avec ferveur Sainte Mère Marie, et ma femme est sortie du coma, sa santé s’améliorant rapidement. Désormais, je rendrai toujours grâce à Sainte Mère Marie. »

Sr Mabel Rozario, supérieure des Maria Bambina sisters de Dacca, a déclaré à Ucanews que tous les jours, des gens venaient dans la chapelle prier Marie-Enfant. « Très souvent, ils placent des photos ou des mots devant la statue avec leurs intentions de prière. On nous envoie aussi des intentions de prière, et beaucoup de personnes viennent nous apporter de l’argent ou des dons en remerciements de prières exaucées: nous les utilisons pour les pauvres et les personnes dans le besoin. »

(1) Ucanews, 10 septembre 2009.
(2) La statue de Maria Bambina, vénérée à Milan, a été réalisée en cire par une religieuse clarisse en 1735. A la fin du XIXème siècle, les Sœurs de la Charité de sainte Bartolomea Capitanio et sainte Vincenza Gerosa, qui avaient accueilli la statue pendant les troubles révolutionnaires, la placent dans un reliquaire et ouvrent leur chapelle à la dévotion publique, après que plusieurs guérisons miraculeuses se soient produites au sein de leur communauté. Dans tous les pays où le culte de Maria Bambina a été introduit, les couples stériles ont coutume de venir l’implorer pour avoir un enfant.
(3) Les Sœurs de la Charité de Marie-Enfant (Sœurs de Maria Bambina), ou Sœurs de la Charité de sainte Bartolomea Capitanio et sainte Vincenza Gerosa, appartiennent à une congrégation italienne fondée en 1832, vouée à l’éducation et aux œuvres sociales, selon la règle de saint Vincent de Paul. Environ 6 000 religieuses sont présentes aujourd’hui sur les cinq continents. Arrivées au Bangladesh en 1860, les Sœurs de Maria Bambina sont aujourd’hui au nombre de 115, principalement d’origine locale et animent des écoles et des centres de soins dans différents diocèses du pays.

(Source: Eglises d'Asie, 10 septembre 2009)
 
THAILANDE: Dans la province de Ranong, l’Eglise catholique lutte pour maintenir ouverts ses centres d’aide aux enfants d’immigrés
Eglises d'Asie
08:53 10/09/2009
Située dans le sud de la Thaïlande, sur la côte de la mer d’Andaman, la province de Ranong partage avec la Birmanie voisine une frontière de 170 km de long. Connue des Thaïlandais comme « la province birmane » de Thaïlande, elle est dirigée, depuis la fin de l’année 2008, par Wanchat Wongchaichana, gouverneur qui s’est donné pour objectif de rapatrier en Birmanie les très nombreux migrants clandestins présents dans la province. En mai dernier, l’administration locale a annoncé la fermeture prochaine des centres d’accueil des migrants, gérés notamment par l’Eglise catholique, ou leur transfert sous une tutelle publique. Quatre-vingt-seize écoles de la province doivent être contrôlées pour en exclure les enfants d’immigrés clandestins.

Pour les prêtres et les religieuses catholiques engagés dans l’aide aux immigrés birmans et à la scolarisation de leurs enfants, cette politique est inacceptable et inutile. Le P. Wichien Radomkit, religieux thaïlandais de la congrégation des stigmatins (1), dirige le Maria Learning Center, fondé en 2005 à Ranong pour accueillir les enfants de migrants birmans (2). Aujourd’hui, le centre accueille quelque 300 enfants, pour leur dispenser une éducation élémentaire en thaï, en anglais et en birman ainsi que dans les matières scolaires de base; de plus, le centre finance les études de 34 enfants dans des écoles publiques voisines. Selon le P. Wichien, « la fermeture de nos centres d’accueil et le renvoi des enfants en Birmanie ne résoudront en rien » le problème de l’immigration illégale des Birmans en Thaïlande. « Si nous les renvoyons, ils reviendront de toute manière en Thaïlande car ils souffrent trop en Birmanie de la situation politique et du sort réservé aux minorités », explique le religieux.

Le P. Wichien poursuit en précisant que lui et d’autres responsables d’institutions catholiques ont rencontré à plusieurs reprises des responsables de l’administration provinciale pour leur faire part du point de vue de l’Eglise. La dernière rencontre a eu lieu à la mi-août dernier. « Nous avons parlé du droit à l’éducation dont jouissent tous les enfants, rapporte-t-il. Nous leur avons dit aussi qu’il était mieux pour la société de voir ces enfants éduqués à l’école plutôt que de traîner dans les rues. Nous avons dit enfin que l’administration avait tout à gagner à connaître ces enfants plutôt qu’à les pourchasser. » Pour l’heure, l’administration n’a pas arrêté de date à laquelle le plan de fermeture des institutions d’accueil des enfants d’immigrés serait appliqué.

Pour Sœur Prapatsorn Srivorakul, coordinatrice du Jesuit Refugee Service (JRS) pour la province de Ranong, le rapatriement forcé des immigrés clandestins est lourd de menaces. Selon elle, il est à craindre que les enfants et les adolescents soient enrôlés de force dans l’armée birmane ou vendus à des trafiquants d’êtres humains. Aux autorités thaïlandaises, la religieuse a expliqué que, sans éducation, les enfants d’immigrés sont susceptibles de devenir consommateurs de drogues, ou bien encore de s’engager dans divers trafics criminels, affectant ainsi la tranquillité de la communauté thaïlandaise. Elle a ajouté que le travail des institutions catholiques ne s’inscrivait pas contre la politique de la Thaïlande mais au contraire pouvait venir alléger la tâche des autorités publiques.

Le JRS soutient directement l’éducation de 800 jeunes immigrés dans la province. Agés de 5 à 14 ans, ces enfants sont accueillis dans six structures éducatives où travaillent une trentaine d’enseignants thaïlandais et birmans. Une centaine de bourses sont également allouées aux plus doués de ces enfants afin qu’ils poursuivent leur scolarité dans le système scolaire normal.

Classée parmi les provinces les plus pauvres du pays, Ranong est peu peuplée, avec 160 000 habitants. Selon différentes estimations, les Thaïlandais y seraient au nombre de 100 000 et les immigrés birmans dotés de papiers en règle au nombre de 60 000; quant aux clandestins, leur nombre est estimé entre 100 000 et 150 000, la majorité d’entre eux appartenant à la minorité Mon. La province de Ranong est connue pour être l’un des principaux points d’entrée des migrants birmans en Thaïlande.

(1) Stigmatins ou Congrégation des saints stigmates de Notre Seigneur Jésus Christ, congrégation fondée en Italie en 1816. Selon l'intuition de leur fondateur, Gaspard Bertoni, les stigmatins doivent être des moines dans leur couvent et des apôtres au dehors.
(2) Le plus souvent, les migrants birmans de la province de Ranong trouvent à s’embaucher dans l’industrie de la pêche. Fréquemment exploités, ils se trouvent séparés de leurs enfants durant de longues semaines.

(Source: Eglises d'Asie, 10 septembre 2009)
 
Blogger still detained in Vietnam; three released
Committee to Protect Journalists
15:13 10/09/2009
New York, September 8, 2009—The Committee to Protect Journalists calls on Vietnamese authorities to release immediately and unconditionally Nguyen Ngoc Nhu Quynh, a blogger who writes under the pen name Me Nam, or Mother Mushroom.

Quynh, 31, was arrested on August 28 by a group of 17 police officials who stormed her house at around midnight, according to the Free Journalists Network of Vietnam (FJNV), an independent press freedom group. She has been detained at a police station in the coastal city of Nha Trang, according to FJNV and international news reports.

In recent posts, she had blogged about sensitive topics concerning China-Vietnam relations, including a controversial bauxite mining project led by Chinese investors in the country’s Central Highlands region and territorial disputes with China over sovereignty of the Paracel and Spratley islands. She also posted photos of herself wearing a green t-shirt calling for the cancellation of the bauxite project and declaring Vietnamese sovereignty over the contested islands.

Before her arrest, Quynh had received a police summons requesting her to report to local authorities for questioning on September 3. Security police searched her house and seized her computer, hard drive, and other belongings after her arrest, according to FJNV.

According to an Agence France-Presse report quoting the blogger’s mother, Nguyen Thi Tuyet Lan, Quynh was accused of “abusing democratic freedoms to infringe on the interests of the state,” a crime punishable by prison under Article 258 of the penal code. Police denied the mother access to Quynh on Monday, according to the same news report.

“Vietnam is one of the world’s worst jailers of bloggers and recent actions have underscored that reputation,” said Bob Dietz, CPJ’s Asia program director. “Blogger Nguyen Ngoc Nhu Quynh never should have been detained over her online writing and we call in the strongest terms possible for her immediate release.”

Quynh’s arrest comes amid a harsh government crackdown on freedom of expression online. On August 27, blogger Bui Thanh Hieu, also known as Nguoi Buon Gio, which means “Wind Trader” was arrested for his critical entries on territorial disputes between Vietnam and China. He was released on Saturday after being detained for more than a week.

Pham Doan Trang, a reporter for the online news service VietnamNet, was arrested on August 28 over her news coverage of land disputes between China and Vietnam. Trang was released over the weekend; it wasn’t immediately clear whether she was charged with a crime.

A third Vietnamese blogger who wrote under the pen-name “Sphinx” was detained by authorities on August 29 and released four days later. According to FJNV, he was subjected to sleep deprivation during interrogations over his short and often witty posts that similarly touched on Vietnam-China relations, including the bauxite mining project and territorial disputes. He had also posted pictures of himself wearing a t-shirt saying “Paracel and Spratly Islands belong to Vietnam.”

Editor's note: The original text of this alert has been modified in the penultimate paragraph to correct gender references to Pham Doan Trang.

(Source: http://cpj.org/2009/09/blogger-still-detained-in-vietnam-three-released.php)
 
The Catholic Church in Vietnam welcomes the new bishop of Phat Diem.
Emily Nguyen
20:44 10/09/2009
Following the death of bishop Paul Le Dac Trong (1918-2009), former auxiliary bishop of Hanoi Archdiocese, who passed away on Sept 7, 2009, the Church in Vietnam has just celebrated the ordination of a new bishop of Phat Diem diocese, one of the most significant dioceses in Vietnam in terms of size and its place in the Church's history.

The Rev. Joseph Nguyen Nang (born 1953) formerly Rector of Major Seminary Xuan Loc was officially named the bishop of Phat Diem on July 25 by Pope Benedict XVI. His ordination has been celebrated on Sept. 8 in front of the historic Phat Diem cathedral - a century old church well known for its Oriental architecture, designed by famed Fr. Peter Tran Luc (pastor of Phat Diem parish 1865-1899)

More than 20 prelates, including Archbishop Joseph Ngo Quang Kiet of Hanoi and bishop Peter Nguyen Van Nhon, Chairman of the Vietnamese Conference of Catholic Bishops, and more than 400 priests from 25 dioceses throughout Vietnam had joined Cardinal JB Pham Minh Man in concelebrating the installment ceremony of the newest member of the Conference. More than 20,000 Catholic followers and about a thousand of the religious coming from all areas of the country had also witnessed the event.

Bishop Joseph Nguyen Nang, born in 1953, and a Phat Diem native, was the 100th of the Vietnamese bishops. His home village is also the site where the first Vietnamese church was built by Alexandre De Rhodes the famous French missionary in 1627. However, he had fled with his family to South Vietnam after Geneva's convention in 1954 and settled there until being appointed to serve his home diocese as a bishop this year. According to Bishop Cosma Hoang Van Dat of Bac Ninh diocese, bishop Joseph Nguyen Nang is the 10th bishop from Phat Diem and also the 10th bishop of the diocese. The first Phat Diem native bishop happened to be the first Vietnamese bishop, JB Nguyen Ba Tong (1933-1949).

To Bishop Joseph Nguyen Nang, being appointed bishop of Phat Diem has not just been a personal honor to him, a Phat Diem native, but also because of the how important it is to be the spiritual leader of a major diocese of more than 152,000 baptized Catholics. A diocese that is so well known for its loyalty to the Church. It is the home town of 8 Vietnamese clergy and faithful who had been canonized as martyrs by Pope John Paul II in 1988.

Bishop Joseph Nguyen Nang’ Motto - "Communion and Service" – has been seen by many as an appropriate reflection of noble characteristics of Phat Diem’s Catholics.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức cha Giuse Nguyễn Năng thăm giáo phận Thanh Hóa
Văn Sơn
10:28 10/09/2009
THANH HÓA - Sáng nay, ngày 10.9.2009, Đức Tân Giám Mục Giáo phận Phát Diệm Giuse Nguyễn Năng đã dẫn đoàn đại diện giáo phận Mẹ Phát Diệm vào Tòa giám mục để cảm ơn giáo phận Thanh Hóa, cách riêng Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, nguyên giám quản giáo phận Phát Diệm. Tháp tùng Đức Tân Giám Mục có quý cha trong Ban tư vấn, quý cha quản hạt, quý sơ Dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm và đại diện giáo dân.

Xem hình ảnh

Phía giáo phận Thanh Hóa có Đức cha Giuse, cha Tổng đại diện, quý cha, quý thầy trong Tòa giám mục. Sau khi chào đón và chúc mừng, phái đoàn cùng chung vui rượu khai vị (aperitif) ở nhà cơm Tòa giám mục, sau đó phái đoàn qua Dòng Mến Thánh Giá Thanh Hóa dự tiệc mừng của giáo phận dành cho Đức Tân Giám Mục.

Thanh Hóa và Phát Diệm có chung nguồn gốc là giáo phận Thanh, được tách ra từ giáo phận Tây Đàng Ngoài năm 1901 và mãi đến ngày 07.05.1932, sau khi đã hội đủ điều kiện về nhân sự và cơ sở vật chất, giáo phận Thanh Hóa được chính thức thành lập.

Dù ở riêng, nhưng mối thân tình giữa hai giáo phận luôn bền chặt và gắn bó qua nhiều biến cố. Người xây dựng khu nhà thờ Phát Diệm là người con của Thanh Hóa, cha Phêrô Trần Lục ( Cụ Sáu), quê giáo xứ Kẻ Rừa; Thanh Hóa cũng nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ giáo phận Mẹ Phát Diệm với những người con ưu tú: Đức Cha Phêrô Phạm Tần; Đức Ông J.B Lưu Văn Khuất... và rất nhiều linh mục gốc Phát Diệm hiện nay vẫn nhận mình là Linh mục Thanh Hóa.

Mối thân tình càng được gắn bó sau khi Tòa thánh đặt Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh làm giám quản giáo phận Phát Diệm. Dù bận bịu với nhiều công việc, nhưng Đức Cha Giuse vẫn dành nhiều thời gian để thăm viếng và cử hành các bí tích cũng như chủ sự các buổi chầu lượt tại các giáo xứ trong giáo phận Phát Diệm.

Trong dịp lễ tấn phong vừa qua, giáo phận Thanh Hóa chung vui với giáo phận Mẹ bằng cách cho đội kèn giáo xứ Tam Tổng và đội trống gần 300 em của giáo xứ Ba Làng ra phục vụ thánh lễ.

Ước mong mối thân tình giữa giáo phận Mẹ Phát Diệm và con Thanh Hóa luôn bền lâu bằng những định hướng mục vụ chung trong tương lai giữa hai giáo phận.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hồi ký của cố Giám Mục Lê Đắc Trọng: Đã đến lúc dẹp Ủy Ban Đoàn Kết Công Giáo
GM. Lê Đắc Trọng
08:38 10/09/2009




 
Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt trong trái tim của giáo dân giáo tỉnh Hà Nội
Paulus Lê Sơn
10:17 10/09/2009
HÀ NỘI - Những ngày trung tuần tháng 9. Tổng giáo phận Hà nội đã vui mừng hân hoan đón chào những biến cố trọng đại tại hai giáo phận Phát Diệm và Thái Bình. Đó là hồng ân mà thiên Thiên Chúa gửi đến cho đoàn chiên của hai giáo phận PD và TB nói riêng cũng như tổng giáo phận Hà nội nói chung với sự lãnh đạo của hai tân Đức giám mục; Đức cha Giuse Nguyễn Năng giáo mục giáo phận Phát Diệm và Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Đệ giám mục giáo phận Thái Bình.

Những niềm vui khôn tả nối tiếp nhau trong trái tim, tâm hồn mỗi tín hữu hiện diện trong những thánh lễ diễn ra. Vì lẽ họ được Thiên Chúa quan phòng, ban cho họ những chủ chăn mới, những chủ chăn hết sức nhân lành khiêm nhường và mạnh mẽ.

Sáng ngày 08/09, Một rừng người, rừng cờ, khẩu hiện và băng rôn phủ kín quảng trường tòa giám mục Phát Diệm. Thánh lễ tấn phong Đức cha Giuse Nguyễn Năng được cử hành một cách hết sức trọng thể và thánh thiêng, Với đầy đủ các vị lãnh đạo của hàng giám mục việt Nam, hàng ngàn linh mục, tu sĩ nam nữ, vài chục ngàn giáo dân. “Từ lâu lắm rồi, đến nay chúng tôi mới được ân hưởng một Thánh lễ long trọng và đông đảo nhất ở miền bắc. chúng tôi thật hạnh phúc” – Một nhóm giáo dân nói.

Niềm vui đối với hết thảy anh chị em tín hữu là điều đương nhiên, nhưng thật là một điều thu hút cộng đoàn đó là tâm tình của cộng đoàn tín hữu khắp mọi nơi đối với Đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt.

Quảng trường đặc kín người là người dễ đến vài chục nghìn, khắp mọi nơi các khẩu hiệu được dương cao, đủ các loại mầu sắc, kích cỡ, chữ to có nhiều, chữ nhỏ cũng tràn lan. Ông già, bà lão, thanh niên,sinh viên, mẹ bồng con, anh trung niên ai ai cũng hồ hởi phấn khởi cầm trên tay, đeo trên đầu những băng rôn, khẩu hiệu chúc mừng tân đức cha được thụ phong, lãnh nhiệm sứ vụ mới chăm sóc, hướng dẫn đoàn chiên thăng tiến trong đời sống kitô hữu. Ý nghĩa và những lời được trưng lên không chỉ chúc mừng tân giám mục mà còn cả những lời ngợi khen, cảm tạ, yêu mến và vâng phục đức tổng Giuse Ngô Quang Kiệt – người cha chung của cả giáo tỉnh Hà nội.

Một ngày đại lễ, thần khí tràn lan nơi nơi, rợp trời muôn sắc mầu cờ giáo hội, hoa và băng rôn, hợp hoan tiếng ca được tung hô vinh quang trong Thiên Chúa. Cả khuôn viên rông lớn quảng trường nhà thờ lớn Phát Diệm như nổ tung, bung ra, tràn trề yêu thương trong khối vô tận của tình yêu Chúa. Họ lớn tiếng tung hô, dương cao băng rôn khẩu hiệu trong suốt buổi lễ:

“Chúc mừng đức tân giám mục Phát Diệm,

“Giáo dân tổng giáo phận Hà nội yêu mến đức tổng Giuse, chúc con luôn vâng phục và đồng hành với đức tổng”,

“ chúng con yêu mến đức tổng Giuse” …


lại nữa “Đức tổng giám mục Hà nội chứng nhân của công lý và sự thật”…

“ hiệp thông với đức tổng giám mục Giuse”…


Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội thể hiện tấm lòng với người cha chung của tổng giáo phận và đức tân giám mục Phát diệm cũng như giám mục đang chăm sóc địa phận của mình đức cha Cao Đình Thuyên băng những sự sang tạo hết sức độc đáo, với những băng hiệu quấn quanh đầu, bằng những hình ảnh rất sống động và chân thành, với những khẩu hiệu mộc mạc mà sâu sắc, đắm say: "We love ĐTGM”, Các bạn giải thích khi được hỏi về cụm từ tiếng Anh này:

“Chúng tôi yêu mến Đức Tân Giám Mục hôm nay được thụ phong và chúng tôi yêu mến Đức Tổng Giáo Mục Giuse, chúng tôi cũng hi vọng Đức tân giám mục Phát Diệm cũng sẽ là chứng tá trong mầu nhiệm Hiệp Thông, can trường, trong công lý và sự thật”.

“Chúng con yêu mến đức tổng”… chúng con vâng phục và tin yêu đức tổng”…

“ Đức cha Cao Đình Thuyên, giám mục cao niên can trường”,

“Đức giám mục Cao Đình Thuyên Người sống mầu nhiệm hiệp thông”.


Và còn rất nhiều rất nhiều…

Tại Giáo Phận Thái Bình trong ngày lễ tạ ơn 09/09 Những băng rôn khẩu hiệu lại được dương cao.

Những lời nói và việc làm của hai giám mục trong những biến cố Tòa khâm Sứ - Thái Hà – Tam Tòa là những minh chứng xác thực nhất trong chân lý của Thiên Chúa. Các ngài đã làm tròn bổn phận của người cha chung, thực hiện theo sứ vụ mà Thiên Chúa trao phó. Những lẽ đó các ngài đã nghi sâu trong tâm hồn mỗi người tình cảm chân thành, vì giáo dân đã biết những việc làm của những mục tử tốt lành đều là ý Thiên Chúa, mang lại lợi ích cho những con người thấp cổ bé họng, đem lại tiếng nói cho Giáo Hội Công Giáo, nhưng các ngài đã chịu nhiều nỗi khổ, vì theo Chúa đâu có việc gì sung sướng trên thế gian này.

Nhớ lại trước đây khi biến cố Tòa Khâm Sứ, Thái hà nổ ra cơ quan truyền thông của chính quyền đã bêu riếu, xuyên tạc, chụp mũ và qui kết cho Đức Tổng vô số thứ tội, những cơ quan này cũng luôn nói là Ngài vì mục đích cá nhân … Nhưng chúng ta hãy nhìn một khía cạnh rất nhỏ thôi, tại sao người dân lại dành cho Đức Tổng Giuse những tình cảm đặc biệt như vậy, tại sao chính quyền đã cố công bôi nhọ Ngài trên truyên hình, đài báo mà kết cục ngày hôm nay Ngài lại được” nâng lên tầm cao mới” trong lòng mỗi người giáo dân? Câu trả lời đã rất rõ ràng. Nhà nước dù có dùng những trò đê hèn đến đâu thì cũng không thể làm cho Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt phai nhạt trong tâm thức của mỗi người giáo dân, chính quyền đừng dại dột kẻo tác dụng ngược lại tăng lên gấp bội phần.

Những gì giáo dân giáo tỉnh Hà nội đối với Đức tổng Giuse thì đã được minh chứng và thể hiện rất rõ trong mỗi người dân nên dẫu có ai đó muốn điều gì không hay liên quan đến Đức Tổng thì quả thật không nên hành động và xin hãy dừng lại.

Để kết thúc bài viết xin đưa lại những khẩu hiệu, băng rôn, hình ảnh là những tấm lòng của mỗi giáo dân đối với Đức tổng Giuse kính yêu của chúng ta: “Giáo dân tổng giáo phận Hà nội yêu mến đức tổng Giuse, chúc con luôn vâng phục và đồng hành với đức tổng”, “ chúng con yêu mến đức tổng Giuse” … lại nữa “ Đức tổng giám mục Hà nội chứng nhân của công lý và sự thật”… “ hiệp thông với đức tổng giám mục Giuse”…

Lạy Chúa, bỏ Chúa con biết theo ai. Lạy cha, bỏ cha chúng con biết theo ai. Lạy cha, nếu cha bỏ chúng con, chúng con biết theo ai!

Hà Nội ngày 10/09/09
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Giấc Mơ
Nguyễn Ngọc Danh
18:02 10/09/2009

GIẤC MƠ



Ảnh của Nguyễn Ngọc Danh

Ta chẳng mơ màng cõi liêu trai

Dưới trăng trãi mộng suốt canh dài

Đêm nay hóa kiếp thành tráng sĩ

Giữ đất vua Hùng thủa sơ khai

( Ngọc Danh)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Hiện Hữu
Lm. Trần Cao Tường
18:04 10/09/2009

HIỆN HỮU



Ảnh của Cao Tường

Đã sinh ra giữa hồng trần

Cớ sao lại nghĩ có lần hư không?

Ai xui “không”, “có”, trùng phùng?

(Thơ Trầm Tĩnh Nguyện)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền