Ngày 04-09-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Một sự biến đổi tự bên trong của Ân Sủng
Lm. Minh Anh
00:00 04/09/2020

MỘT SỰ BIẾN ĐỔI TỰ BÊN TRONG CỦA ÂN SỦNG
“Rượu mới phải đổ vào bầu da mới”.

Kính thưa Anh Chị em,

Sẽ bất ngờ khi nói, Phụng vụ Lời Chúa hôm nay mời chúng ta về nhà một người thu thuế, nhà ông Lêvi; Lêvi đang mở tiệc khoản đãi thầy trò Chúa Giêsu, đông đảo đồng nghiệp và những người quen biết. Có lẽ không ai hiểu tại sao mình được mời ngoài chủ nhà và vị khách quý của ông, Chúa Giêsu. Ở đó, có rượu, thịt và có cả một bí mật vốn cũng là lý do của bữa tiệc mà chúng ta sẽ tìm hiểu.

So với các biệt phái, phong cách của Chúa Giêsu thật khác người. Đang khi ‘các thánh trên đất’, tự coi mình là công chính, không giao du với hạng thu thuế và tội lỗi thì Chúa Giêsu lại lân la với họ đến nỗi chịu tiếng mang lời là tay ăn nhậu chuyên la cà. Hôm nay, tại nhà Lêvi, một lần nữa, ‘các thánh’ không thể cầm mình, họ đặt vấn đề, “Tại sao môn đồ của Gioan năng ăn chay và cầu nguyện, cả môn đồ của biệt phái cũng vậy, còn môn đệ của Thầy lại cứ ăn uống” nhởn nhơ? Ở đây, chẳng phải ‘các ngài’ lo cho phần rỗi người khác; đúng hơn, họ lên án. Chúa Giêsu phân minh, “Các phù rể có thể ăn chay đang khi tân lang còn ở với họ không? ”; “Rượu mới phải đổ vào bầu da mới”. Ngài nói đến sự cần thiết của một sự biến đổi tự bên trong của ân sủng, để mỗi người có thể nhìn mọi sự một cách mới mẻ dưới mắt kính lòng thương xót của Thiên Chúa.

Chúa Giêsu thấy trong tâm hồn các biệt phái một cái gì đó cũ kỹ, hẹp hòi; thư Côlôssê gọi họ là những “con người cũ”. Tâm hồn họ tựa những bầu da cũ với bản tính cũ, não trạng cũ vốn bám chặt vào sự cổ hủ của lề luật cũ. Chúa Giêsu không ngần ngại phơi trần những ẩn khuất tâm hồn họ; điều mà cũng chính Phaolô đã nói đến trong thư Côrintô hôm nay, “Thiên Chúa sẽ đưa ra ánh sáng những điều giấu kín trong bóng tối và phơi bày ý định của tâm hồn”; “Người sẽ ban khen tương xứng cho mỗi người”.

Khi dùng hình ảnh bầu da mới, Chúa Giêsu, Đấng thấu suốt tâm can từng gang tấc, muốn nói đến sự cần thiết của một tư duy mới, suy nghĩ mới, não trạng mới vốn phải được biến đổi trong “con người mới”, “một tạo vật mới trong Chúa Kitô”. Tất cả như là chuẩn bị cho việc đón nhận rượu mới của Thiên Chúa, cũng là ân sủng mới mẻ của Người. Chính sự mới mẻ này đã biến đổi con người cũ Lêvi thành một con người mới, “Matthêu”, có nghĩa là “quà tặng của Thiên Chúa”; sự mới mẻ nội tại này đã làm cho niềm vui bên trong không thể tiếp tục giấu kín, nó phải bộc lộ và hậu kết là tiệc mừng. Đó là bí mật của bữa tiệc, lý do để ăn mừng. Điều tương tự cũng đã xảy ra với một đồng nghiệp của Matthêu, Giakêu thu thuế, ông cũng mở tiệc mừng; tại nhà Giakêu, Chúa Giêsu đã tuyên bố, “Hôm nay, nhà này được ơn cứu độ”. Đó cũng là tâm tình của Thánh Vịnh đáp ca hôm nay, “Người công chính được Chúa thương cứu độ”. Đây là niềm vui của những người được Thiên Chúa cứu độ, bầu da mới là tâm hồn được cứu độ, được Thánh Thần biến đổi; Matthêu, Giakêu là những tạo vật mới trong Chúa Kitô. Họ thực là những người công chính, những người đã chết nay sống lại, đã mất nay được tìm thấy; đó là những tạo vật mới được biến đổi tự bên trong bởi ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa.

Sứ điệp Chúa Giêsu gửi đến người biệt phái và cho cả chúng ta hôm nay thật rõ ràng: Ai muốn lãnh nhận ân sủng và lòng thương xót của Thiên Chúa, người ấy phải để Thánh Thần biến đổi con người cũ của mình từ bên trong; từ đó, họ trở nên những tạo vật mới có khả năng chấp nhận những quy ước mới của ân sủng. Họ sẽ được gọi là con cái Thiên Chúa ở một cấp độ hoàn toàn mới, không còn dính trết vào định kiến nệ luật cũ kỹ của mình. Từ đó, Thiên Chúa mới có thể tự do thực hiện những điều kỳ diệu và quyền năng của Người nơi chúng ta, những điều kỳ diệu vốn vượt quá bất cứ những gì mỗi người có thể tự mình làm nên. Được như thế, chúng ta đã trở thành một “bình rượu” mới phù hợp để Thiên Chúa đổ đầy ân sủng của Người vào; rượu mới là Thánh Thần đang nắm giữ và sở hữu cuộc sống của mỗi người. Và chỉ khi đó, con người được gọi là công chính đúng nghĩa. Matthêu, Giakêu và những ai đã được hoán cải tự bên trong là những người công chính; các biệt phái thì không.

Ngày kia, có một cụ già, già đến nỗi cụ không còn nhớ đến tuổi tác, cũng không biết đến tuổi xuân của mình. Cụ chẳng hy vọng, cũng không buồn thất vọng; cụ không biết cười, chẳng biết khóc. Trên đời nầy, không gì làm cụ ngạc nhiên, cũng chẳng có gì làm cụ phật lòng; cụ không biết no, chẳng biết đói. Cụ bất cần, sống lập dị như một con thú ở bìa rừng. Cho đến một sáng mùa xuân, một em bé chạy lại căn lều của cụ. Cụ chưa kịp xua đuổi, em bé đã ôm lấy cụ và hôn hồi lâu. Cụ bàng hoàng, tưởng mình đang mơ… vì một thiên thần từ trời đang đậu xuống. Lần đầu tiên trong đời, cụ xúc động. Mắt cụ sáng lên, lần đầu tiên tâm hồn chai lỳ của cụ thức giấc. Bỗng cụ trở nên lạc quan, hạnh phúc và yêu đời.

Anh Chị em,

Chỉ một nụ cười, một chiếc hôn, em bé đã biến đổi tâm hồn cụ; phương chi một cú hích của Thánh Thần tự bên trong linh hồn. Một lần đón nhận, ngàn lần ân phúc. Thánh Thần của Đấng Phục Sinh sẽ làm nên một cuộc tạo thành mới, Ngài sẽ biến đổi chúng ta từ bên trong bằng chính ân sủng của Ngài.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin cho con ngoan nguỳ mở lòng hưởng lấy những ngọn gió mới của Thánh Thần, Đấng muốn thổi đâu thì thổi, xin Ngài thổi phăng những gì mờ ám, mụ mị trong con”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Sửa lỗi giúp đời đẹp hơn
Lm. Nguyễn Xuân Trường
14:57 04/09/2020
SỬA LỖI GIÚP ĐỜI ĐẸP HƠN

Con người “nhân vô thập toàn”, ai cũng mắc lỗi ít nhiều. Lỗi làm cho con người hay đồ vật xấu kém đi. Thế nên, muốn trở nên tốt đẹp hơn thì con người phải luôn sửa chữa lỗi lầm.

Con người không sống một mình mà sống với người khác làm thành những cộng đoàn lớn nhỏ. Sống liên đới với nhau nên con người có trách nhiệm phải sửa lỗi cho nhau.

Mặc kệ, không góp ý sửa lỗi cho anh em mình là ta thiếu yêu thương chăm lo cho nhau, ta không muốn giúp anh em mình tốt đẹp lên.

Ngược lại, hăng hái sửa lỗi thái quá như thể chỉ trích, chê trách, bôi tro trát trấu vào mặt người ta thì lại là làm nhục người khác, dìm họ xuống để mình được nổi lên. Nguy hiểm hơn khi người ta rêu rao lỗi lầm của người khác cho cả làng, cả thế giới ném đá trên các trang mạng xã hội hiện nay.

Tin Mừng tuần này Chúa Giêsu đã nêu cách thức sửa lỗi cho nhau từng bước một: từ nhẹ nhàng góp ý riêng tư tới việc đưa ra cộng đoàn chung góp ý chân thành trong tình bác ái và tôn trọng nhằm giúp người có lỗi sửa đổi trở nên tốt đẹp hơn.

Người góp ý sửa lỗi cần tế nhị, thương yêu, tôn trọng. Người có lỗi cần mở lòng khiêm nhường đón nhận với ý thức sửa lỗi để làm đời mình tốt đẹp hơn.
Không có yêu thương thì sửa lỗi dễ thành vùi dập đời nhau te tua vì lầm lỗi. Trong Chúa yêu thương thì sửa lỗi là nâng đỡ nhau dậy, mở lối xây đời tốt đẹp hơn. Amen.
 
Ta Sẽ Đòi Ngươi Đền Nợ Máu Nó
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:14 04/09/2020
Ta Sẽ Đòi Ngươi Đền Nợ Máu Nó

Chúa Nhật XXIII TN A

Tin Mừng Thánh Matthêu chương 18 tập chú vào chủ đề đời sống cộng đoàn. Thoặt nghe bài Tin Mừng Mt 18, 15-20 với những lời căn dặn của Đấng Cứu Thế về việc sửa bảo anh em, chúng ta dễ liên tưởng đến việc cần có thái độ tế nhị tôn trọng anh em trong khi sửa bảo nhau. Điều này thì không ai chối cãi. Yêu thương và tôn trọng là hai động thái tất yếu phải sánh đôi. Tuy nhiên, qua những lời dạy của Thầy Chí Thánh, chúng ta còn phải lưu ý đến tính triệt để của việc sửa sai, dạy bảo nhau. Nghĩa là khi thấy anh em, thấy tha nhân sai lỗi thì cần phải tích cực sửa bảo nhau cách triệt để, tức là cho đến cùng.

Số phận của tha nhân cũng là số phận của chính ta:

Ngôn sứ Êdêkiel đã minh nhiên lời dạy của Thiên Chúa: “Ngươi sẽ nghe lời từ miệng Ta phán ra, rồi thay Ta nói cho chúng biết. Nếu Ta phán với kẻ gian ác rằng: “Hỡi tên gian ác, chắc chắn ngươi phải chết”, mà ngươi không chịu nói để cảnh cáo nó từ bỏ con đường xấu xa, thì chính kẻ gian ác ấy sẽ phải chết vì tội của nó, thì Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” (Ed 33, 8). Không ai được phép vào Nước Trời một mình. Thiên Chúa không phải là Cha của mình tôi. Người là Cha của “chúng ta”, của mọi người (x.Kinh Lạy Cha). Thái độ dửng dưng, kiểu sống mặc kệ nó, là kiểu sống, là thái độ không xứng với người con cái Chúa.

Người ta có thể không ghét bỏ tha nhân, không tìm cách mưu hại tha nhân, thế nhưng chính khi không màng đến số phận của tha nhân cũng là khi ta góp phần làm hại tha nhân cách gián tiếp. Đã nhiều lần Chúa Kitô nhấn mạnh chân lý này khi Người trách cứ tấm lòng dửng dưng của những luật sĩ biệt phái trước bao nỗi khổ của đồng loại. Thấy anh em đang sai lỗi cũng như thấy anh em đang đứng bên bờ vực thẳm mà ta không lên tiếng cảnh báo hay sửa sai thì chính ta đã vô tình, đúng hơn là đã vô tâm để người anh em rơi xuống vực. Không cứu người theo khả năng và hoàn cảnh của mình là đã giết người. Dưới cái nhìn này chúng ta mới hiểu những lời đanh thép của Thiên Chúa qua miệng Ngôn sứ Êdêkiel ở trên: “Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó”.

Khi vạch rõ lộ trình sửa bảo anh em, bắt đầu từ hình thức cá nhân đến cộng đoàn, thì ngoài việc tôn trọng phẩm giá, danh dự người có lỗi, Chúa Kitô đã minh nhiên dạy ta tích cực sửa bảo người anh em cho đến cùng. Khi người anh em lỗi phạm không nghe cộng đoàn thì hãy xem họ như người ngoại giáo hay người thu thuế thì vẫn không là buông xuôi mà là trao phó cho Chúa, Đấng không có sự gì là không thể (x.Mt 19, 26). Ngay cả khi trao phó người anh em lỗi phạm cho Chúa thì ta vẫn còn đó bổn phận góp phần bằng lời cầu nguyện. Để làm rõ hiệu quả của lời cầu, thì liền sau đó Chúa Kitô đã khẳng định: “Thầy còn bảo thật anh em: nếu ở dưới đất, hai người trong anh em hợp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho. Vì ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ” (Mt 18, 20).

Chúng ta cần phân biệt các hành vi sai trái mang tính cá nhân và hậu quả của hành vi lỗi phạm thì hạn chế với những sai lầm mang tính tập thể và hậu quả di hại cho xã hội là rộng lớn và lâu dài khó có thể khắc phục ngày một ngày hai hoặc hành vi lỗi phạm của cá nhân trở thành gương xấu gương mù cho xã hội, cho những kẻ bé mọn. Cung cách hành xử của Chúa Kitô thật rõ ràng. Nguời từ tâm, nhân hậu với những trường hợp đầu mà trái lại rất thẳng thắn và cương quyết với những trường hợp sau. Người tỏ lòng nhân hậu với chị phụ nữ phạm tội ngoại tình. Người thật khoan dung với sự yếu hèn của Phêrô khi chối Người, nhưng Người lại nghiêm khắc trước sự sai trái cũng của chính Phêrô khi ông ngăn cản Người lên Giêrusalem để thực thi công trình cứu độ bằng sự khổ nạn. Và với nhiều vị lãnh đạo Do Thái giáo hay các bậc vị vọng thời bấy giờ là Biệt Phái, Luật sĩ… thì thái độ của Chúa Kitô là rất thẳng thừng và cương quyết. Tuy nhiên dù cương quyết hay nhân hậu, dù nghiêm khắc hay dịu dàng thì các hành vi của Chúa Kitô đều ắp đầy lòng xót thương. Đến trần gian, một sứ mạng của Đức Kitô là mạc khải cho nhân trần chân dung của Thiên Chúa, Đấng từ bi và hay thương xót, Đấng không muốn bất cứ một ai phải hư mất.

Đức ái là động lực, là hình thức và là mục đích của việc sửa sai nhau:

Chúng ta dễ dàng chân nhận sự cần thiết của việc sửa bảo nhau. Tuy nhiên cần biết sửa bảo nhau vì yêu thương nhau, muốn cho nhau đổi thay và nên tốt lành, thánh thiện hơn, bằng những hình thức, những phương thế chính đáng và phải đạo. Làm sao minh chứng được động cơ và mục đích của việc ta sửa bảo nhau là vì yêu thương nhau? Quả là khó khi thẩm định những gì thuộc chiều sâu của tâm hồn. Với lời mạc khải, qua tấm gương của các ngôn sứ, đặc biệt của Chúa Kitô chúng ta có thể xác định rằng đức ái chính là động cơ và mục đích của việc sửa bảo nhau dựa vào một vài dấu chỉ sau:

- Có nhổ thì có trồng; có phá thì có xây: Ta không chỉ nói lên cái sai trái, sự lầm lỗi của nhau mà ta còn vạch ra cách thế sửa đổi, còn đề xuất phương hướng khắc phục cho nhau.

- Sẵn sàng đón nhận những sự hiểu lầm, những nghịch cảnh và cả những ngược đãi khi ta chân thành sửa bảo nhau bằng lòng khoan dung, tha thứ.

“Anh em đừng mắc nợ gì ai, ngoài món nợ tình yêu” (Rm 13, 8). Đã mắc nợ là phải trả. Một trong những món nợ tình yêu chúng ta cần phải trả liên lĩ đó là món nợ liên đới trong lỗi tội của nhau. Để trả món nợ này, chúng ta không chỉ can đảm đón nhận các hậu quả do tội lỗi của nhau mà còn phải tích cực sửa bảo nhau trong đức ái. Nếu ngươi không sửa bảo kẻ có tội thì “Ta sẽ đòi ngươi đền nợ máu nó” là một lời cảnh báo thật đáng sợ. Tuy nhiên để cho việc sửa bảo nhau đạt kết quả thì chúng ta đừng quên rằng ngoài việc cầu xin ơn Chúa soi sáng, nâng đỡ, thì bản thân chúng ta trước hết cần làm thanh sạch bản thân mình một cách nào đó. Vì khi đã lấy cái xà ra khỏi mắt mình thì mình mới thấy rõ và biết cách lấy cái rác ra khỏi mắt anh em (x.Mt 7, 1-5). Xin đừng viện cớ rằng tôi chưa hoàn thiện, nghĩa là vẫn còn vương nhiều lầm lỗi, nên tôi không được phép sửa bảo ai. Ngoại trừ Mẹ Maria, chúng ta thảy đều là tội nhân, mức này, mức kia. Hãy nhớ lời dạy của thánh Giacôbê: “Thưa anh em, nếu có người nào trong anh em lạc xa chân lý và có ai đưa người ấy trở về, thì anh em hãy biết rằng: kẻ nào làm cho một tội nhân bỏ đường lầm lạc mà trở về, thì cứu được linh hồn người ấy khỏi chết và che lấp được muôn vàn tội lỗi của mình”(Gc 5, 19-20).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Quốc bắt giữ ký giả Úc: phát súng cảnh cáo trước mũi tầu
Đặng Tự Do
16:49 04/09/2020


Báo chí tại Úc đã cho chạy những hàng tít lớn cho thấy những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và Canberra. Chẳng hạn như hàng tít này của Sky News Australia: “Detainment of Australian journalist is China’s ‘shot across the bows’” liên quan đến vụ bắt giữ một ký giả người Hoa nhưng có quốc tịch Úc.

Lan Vy xin được giải thích một chút về thành ngữ ‘shot across the bows’. Trước đây khi chưa phát minh ra các sóng vô tuyến và các loa phát thanh công suất lớn, tầu bè di chuyển trên biển buộc phải treo các lá cờ để chỉ rõ quốc gia xuất xứ của mình. Những tầu bè không treo cờ có thể bị hải quân các nước đánh chìm.

Đối với tầu bè có treo cờ, hải quân các nước có thể bắn cảnh cáo bằng cách bắn những quả đại bác trước mũi tầu. Thành ngữ ‘shot across the bows’ nghĩa là ‘bắn trước mũi tầu’, tương tự như người Việt thường nói ‘bắn chỉ thiên’, nghĩa là bắn để cảnh cáo chưa có ý muốn sát thương.

Trong một diễn biến cho thấy Trung Quốc đang muốn bắn cảnh cáo Úc Đại Lợi, bọn cầm quyền Trung Quốc đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Úc Đại Lợi rằng chúng đã bắt một ký giả có quốc tịch Úc vào ngày 14 tháng 8.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết:

“Các quan chức Úc đã có thăm cô Trình tại một cơ sở giam giữ thông qua liên kết video vào ngày 27 tháng 8 và sẽ tiếp tục hỗ trợ và hỗ trợ cô và gia đình cô. Hiện nay chúng tôi không thể đưa ra thêm các lời bình luận để bảo vệ quyền tư ẩn của cô”.

Người ký giả bị bắt là Trình Lôi (Cheng Lei, 程雷). Cô là người Hoa, sinh quán tại Bắc Kinh

Cô đã sang Úc du học và tốt nghiệp Đại học Queensland, sau đó làm việc 5 năm với Cadbury Schweppes và ExxonMobil ở Melbourne và nhập quốc tịch Úc trước khi trở lại Bắc Kinh vào năm 2003.

Cô cũng là phóng viên Trung Quốc hoạt động cho mạng truyền hình CNBC của Mỹ trong chín năm. Từ năm 2013, cô là phóng viên kinh doanh của mạng truyền thông nhà nước Trung Quốc CGTN-News, kênh tiếng Anh của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

Cô Trình Lôi có hai người con đang sống ở Melbourne.

Hôm 16 tháng Hai, cô viết trên Facebook rằng nhóm của cô đã năn nỉ cấp trên cho họ đến Vũ Hán để tường trình về tình trạng đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, họ đã không thành công.

Sau biến cố này, có thể là vì tự tin vào tư cách công dân Úc của mình, Trình Lôi thường xuyên viết các bài chỉ trích bọn cầm quyền Trung Quốc về mọi chuyện, đặc biệt là những vấn đề xoay quanh COVID-19.

Đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây được Bộ Ngoại giao Úc thực hiện vào năm 2018 để quảng bá cho hệ thống Đại Học của Úc. Cô Trình Lôi đã không tiếc lời ca ngợi hệ thống giáo dục Úc Đại Lợi là tiên tiến và nhân bản.

“Giáo dục Úc, các nền văn hóa và các giá trị Úc đều đan quyện vào nhau và điều đó có nghĩa là có rất nhiều sự tôn trọng tự do, rất nhiều sự tôn trọng cho sự sáng tạo, cá tính, ” cô nói.

“Và tôi nghĩ điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong công việc. Nó cho phép bạn tự do suy nghĩ cho chính mình, đặt câu hỏi ngay cả đối với sách giáo khoa, thậm chí cả với các giáo sư, và tự đánh giá, điều này rất quan trọng trong ngành báo chí.”

Đến nay Trình Lôi vẫn chưa bị buộc tội, nhưng đang bị giam giữ. Luật pháp Trung Quốc cho phép các nhà điều tra Trung Quốc giam giữ và thẩm vấn một nghi phạm trong tối đa sáu tháng, mà không được tiếp cận với trợ giúp pháp lý.

Trước đây Dương Hằng Quân (Yang Hengjun, 杨恒君) một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, trở thành công dân Úc năm 2002, đã ngồi tù hơn 18 tháng sau khi bị Cục An ninh Nhà nước Bắc Kinh bắt giữ vì tình nghi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc.

Cô Trình Lôi được tin vẫn còn quốc tịch Trung Quốc. Điều này là một mối nguy hiểm đối với cô.

Những câu chuyện về sự xâm nhập của người Trung Quốc vào các trường đại học ở Úc là 'thực sự đáng sợ'

Người dẫn chương trình Sky News, Paul Murray nói rằng những câu chuyện được tiết lộ cuối tuần qua về việc chính phủ Trung Quốc xâm nhập vào các trường đại học ở Úc là “ thực sự đáng sợ.”

Ông Murray cho biết theo các báo cáo vừa được tiết lộ University of Technology Sydney, tức là Đại học Công nghệ Sydney, trường Đại Học của nhà nước này đã tuyển dụng một người trước đây từng làm việc cho lãnh sự quán Trung Quốc. Trước đó, Sky News Australia từng tiết lộ rằng tại trường Đại Học này có cả một chi bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hoạt động rất tích cực.

Murray cho biết thêm: “Có cả một học giả Úc lại đang làm việc cho một trường đại học có liên quan đến các thông tin quốc phòng của phía Trung Quốc.”

“Rồi còn có một nghị sĩ Đảng Tự do Nam Úc… cô ấy, theo tờ The Australian, đã cố gắng xóa hết những hình ảnh trên mạng xã hội của mình tại một tổ chức cộng đồng do Bắc Kinh hậu thuẫn.”


Source:Sydney Morning Herald
Source:Sky News Australia

 
Các Giám Mục Ba Lan bày tỏ lo ngại về sự gia tăng các hành vi phạm thánh.
Đặng Tự Do
16:50 04/09/2020


Trong một tuyên bố được đưa ra vào cuối phiên họp toàn thể vào ngày 29 tháng 8, các Giám Mục Ba Lan đã kêu gọi tôn trọng nhiều hơn đối với tình cảm tôn giáo.

Tuyên bố cho biết: “Các Giám Mục bày tỏ quan ngại về những trường hợp xúc phạm những nơi thờ tự và các biểu tượng tôn giáo, ngày càng thường xuyên hơn, gây đau đớn cho rất nhiều người”.

“Hội đồng Giám Mục Ba Lan kêu gọi sự tôn trọng cảm xúc tôn giáo của các tín hữu và tất cả những ai mà những địa điểm và biểu tượng này tạo thành một giá trị độc đáo bất kể thế giới quan của họ là gì.”

Các Giám Mục không trích dẫn bất kỳ ví dụ nào trong tuyên bố của các ngài, nhưng rõ ràng quan tâm của các ngài đã diễn ra theo sau một vụ việc nghiêm trọng vào tháng 7, trong đó những người đồng tính đã gắn cờ cầu vồng lên một bức tượng lịch sử của Chúa Kitô ở thủ đô Warsaw.

Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Warsaw mô tả vụ việc xảy ra bên ngoài Nhà thờ Thánh Giá của thành phố là một “sự xúc phạm” “gây đau đớn cho các tín hữu, giáo dân của Nhà thờ Thánh Giá và nhiều cư dân của thủ đô”.

Trong cuộc họp của các Giám Mục tại Jasna Góra vào tuần trước, các Giám Mục đã ban hành một tài liệu dài 27 trang kêu gọi người Công Giáo tôn trọng những người được xác định là LGBT+ nhưng không chấp nhận quan điểm của họ một cách thiếu cân nhắc. Văn bản có tựa đề “Lập trường của Hội đồng Giám mục Ba Lan về LGBT+” cũng lên án bạo lực bằng lời nói và thể chất đối với những người liên quan đến phong trào LGBT+.

Tại buổi họp mặt từ ngày 27-29 tháng 8, các Giám Mục cũng đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày các bài học tôn giáo được trở lại các trường học ở Ba Lan sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Các ngài thảo luận về tình trạng giáo dục tôn giáo hiện nay, cũng như việc chuẩn bị và đào tạo giáo lý viên thích hợp.


Source:Catholic News Agency
 
Úc Châu: Tòa thánh suy xét về các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia
Thanh Quảng sdb
19:05 04/09/2020
Úc Châu: Tòa thánh suy xét về các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia

Các giám mục Úc bình luận về những phản hồi của Tòa thánh về các khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia trước các ứng phó của Giáo hội trong việc lạm dụng tình dục trẻ em.

(Tin Vatican)

Hội đồng Giám mục Công Giáo Úc đã xem xét các phản hồi của Tòa thánh đối với các khuyến nghị do Ủy ban Hoàng gia đưa ra về các phản ứng của Giáo hội đối với việc lạm dụng tính dục trẻ em.

Một thông cáo được công bố trên trang web của HĐGM giải thích “Ủy ban Hoàng gia đề nghị Hội đồng Giám mục tham khảo với Tòa thánh về những khuyến nghị đó, vì chúng liên quan đến luật pháp hay truyền thống của Giáo hội hoàn vũ”.

80 khuyến nghị

Trong 80 khuyến nghị do Ủy ban Hoàng gia đề xuất, 47 khuyến nghị được chấp nhận, 1 khuyến nghị không được chấp nhận, 13 khuyến nghị được gửi về Tòa thánh, 1 khuyến nghị đang được xem xét thêm, 5 khuyến nghị được chấp nhận trên nguyên tắc, 12 khuyến nghị được ủng hộ và 1 khuyến nghị được ủng hộ trên nguyên tắc.

Đáp lại tất cả các khuyến nghị được chấp nhận hoặc được hỗ trợ, phản ứng của Tòa thánh nêu rõ chúng đã được tuân giữ như thế nào, thì các tổ chức của Giáo hội sẽ tuân thủ bất kỳ luật nào trong tương lai hoặc các tiêu chuẩn đang được Tổ chức Chuyên gia Công Giáo nghiên cứu (Catholic Professional Standards Ltd).

Các suy xét của Tòa Thánh được công bố trên mục về Ủy ban Hoàng gia trên trang web của Hội đồng Giám mục.

HĐGM nhắc lại cam kết của Tòa thánh trong việc bảo vệ trẻ em, cũng như mong muốn “cộng tác với các cơ quan dân sự để theo đuổi mọi con đường nhằm chấm dứt tệ nạn lạm dụng tình dục”.

Thông cáo báo chí của Tòa thánh lưu ý rằng “Đức Hồng Y Quốc vụ khanh của Vatican là ĐHY Pietro Parolin xác nhận rằng các khuyến nghị, và toàn bộ văn kiện báo cáo cuối cùng của Ủy ban Hoàng gia, đã và đang được một số viên chức của Tòa thánh nghiên cứu kỹ lưỡng”.

Phản hồi của Tòa thánh

Phản hồi của Tòa thánh cho hay “cam kết đã dẫn đến việc chấp nhận, từ Tòa thánh đến các Giáo phận, Hội đồng Giám mục và Ủy ban Tôn giáo, với một loạt các biện pháp, được thiết lập nhằm đảm bảo phản ứng thích hợp cho những trường hợp như vậy, theo quy trình của mọi cấp, cũng như khuyến khích hợp tác với các cơ quan dân sự, cả trong nước lẫn quốc tế”.

Thông cáo báo chí Tòa thánh cho biết nhiều khuyến nghị của Ủy ban Hoàng gia đã được Tòa thánh giải quyết.

“Những trường hợp đang được kiện tụng tại tòa án địa phương được coi là một phần của việc sửa đổi rộng hơn các luật của Giáo hội vẫn được áp dụng trên toàn thế giới.

Liên quan đến ấn tín Giải tội, Tòa thánh khẳng định tính bất khả xâm phạm của bí tích, nhưng nhìn nhận rằng một linh mục giải tội ‘có thể, và trong một số trường hợp nhất định, nên khuyến khích nạn nhân tìm kiếm sự trao đổi ngoài tòa giải tội’. Linh mục cũng có thể khuyến khích người đó báo cáo việc lạm dụng với chính quyền”.

Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, Chủ tịch Hội đồng Giám mục, tuyên bố rằng “các giám mục mong muốn hỗ trợ các cuộc đối thoại công khai đang diễn ra về các chính sách, những thực tại và tâm thức để đảm bảo rằng trẻ em và những người gặp rủi ro khác được an toàn trong cộng đồng của chúng ta. Trên tinh thần này, các nhận xét đã và sẽ được công bố." ĐTGM nói thêm rằng các giám mục Úc tại cuộc họp vào tháng Năm vừa qua đã bày tỏ hy vọng rằng các đại diện sẽ được gặp trực tiếp Bộ trưởng Tư pháp để trình bày và thảo luận về các phản hồi của Tòa thánh.“ Do hạn chế di chuyền vì Covid-19, các phản hồi đã được cung cấp bằng văn bản”.
 
Hội Đồng Giám Mục Úc công bố các câu trả lời của Tòa Thánh đối với các khuyến cáo của Ủy Ban Hoàng Gia Úc
Vũ Văn An
19:34 04/09/2020


Theo trang mạng của Hội Đồng Giám Mục Úc, Hội đồng này đã cung cấp cho Chính Phủ Úc các nhận định của Tòa Thánh đối với 12 khuyến cáo của Ủy Ban Hoàng gia điều tra Đáp Ứng Định chế đối với Việc Lạm dụng Tình dục Trẻ em.



Ủy Ban Hoàng Gia đề nghị Hội Đồng Giám Mục Úc tham khảo Tòa Thánh về các khuyến cáo này vì chúng liên hệ tới luật lệ và thực hành của Giáo Hội hoàn vũ. Quốc vụ Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, xác nhận rằng các khuyến cáo, và toàn bộ phúc trình cuối cùng của Ủy ban Hoàng gia, đã được một số bộ của Vatican nghiên cứu kỹ lưỡng.

Tòa thánh nhắc lại cam kết bảo vệ trẻ em, và ý muốn “không tiếc công sức… cộng tác với các cơ quan dân sự để theo đuổi mọi con đường nhằm chấm dứt thảm họa lạm dụng tình dục”.

Bản nhận định viết “Đức Giáo Hoàng vốn tìm cách cổ vũ cải cách và cảnh giác ở mọi bình diện trong Giáo hội và khuyến khích nỗ lực của các Giáo hội địa phương theo cùng một định hướng”.

“Cam kết đó đã dẫn đến việc cả Tòa thánh lẫn các Giáo phận, Hội đồng Giám mục và Viện tu trì thông qua một loạt các biện pháp sâu rộng, được thiết kế để bảo đảm một đáp ứng thích hợp cho những trường hợp như vậy, kể cả ở bình diện giáo luật, cũng như khuyến khích sự hợp tác với các cơ quan dân sự, cả trong nước lẫn quốc tế. ”

Nhiều khuyến cáo của Ủy ban Hoàng gia đã được Tòa thánh giải quyết, bao gồm một số vấn đề liên quan đến việc đào tạo linh mục và bổ nhiệm các giám mục. Những khuyến cáo khác, chẳng hạn như lập các tòa án địa phương để lo các trường hợp kỷ luật, vẫn đang được xem xét vì chúng là một phần của việc sửa đổi rộng hơn các luật lệ của Giáo hội vốn được áp dụng trên toàn thế giới.

Liên quan đến ấn tín tòa Giải tội, Tòa thánh khẳng định tính bất khả xâm phạm của bí tích, nhưng nhận định rằng một linh mục khi giải tội “có thể, và thực sự trong một số trường hợp, nên khuyến khích nạn nhân tìm kiếm sự giúp đỡ ở bên ngoài tòa giải tội”. Linh mục cũng có thể khuyến khích người đó báo cáo việc lạm dụng với các nhà chức trách.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục, Đức Tổng Giám Mục Mark Coleridge, cho biết cam kết đối với sự an toàn của trẻ em vốn được dùng làm cơ sở cho các nhận định của Tòa thánh là một trong những điều mà Giáo hội ở Úc chia sẻ.

Trong một lá thư gửi cho Bộ trưởng Tư pháp kèm với các nhận định của Tòa thánh, Đức Tổng Giám Mục Coleridge bày tỏ niềm hy vọng cho rằng các nhận định và cam kết của Giáo hội địa phương, trong hợp tác với mọi bình diện chính quyền ở Úc, sẽ giúp tạo ra và duy trì các môi trường thực sự an toàn.

Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho hay: “Các nhận định của Tòa Thánh được ngỏ cùng các giám mục hơn là cùng Chính phủ Liên bang, nhưng điều hiển nhiên quan trọng là chúng phải được thông báo cho Chính phủ để có sự cộng tác thích hợp”.

“Các giám mục mong muốn hỗ trợ cuộc đàm luận công khai đang diễn ra về các chính sách, thực hành và giao thức có thể bảo đảm để trẻ em và những người gặp nguy cơ khác được an toàn trong cộng đồng của chúng ta. Chính trong tinh thần này, các nhận định đã được công bố. "

Đức Tổng Giám Mục Coleridge cho biết các giám mục Úc trong cuộc họp vào tháng Năm đã bày tỏ hy vọng rằng các đại diện sẽ gặp trực tiếp Bộ trưởng Tư pháp để trình bày và thảo luận về những nhận định của Tòa thánh. Do các hạn chế do COVID-19 đang gây ra, các nhận định đã được cung cấp bằng văn bản thay vì chờ đợi lâu hơn.

Đón đọc: Nguyên Văn Bản Trả Lời của Tòa Thánh
 
Top Stories
Lam Dong: dans les montagnes centrales du Vietnam, le père Ho soutient les plus démunis face à la crise
Églises d'Asie
08:37 04/09/2020
Le père Paul Duong Cong Ho, nommé curé de la paroisse de Thanh Tam en 2016, dans le district de Bao Loc, dans les montagnes centrales (province de Lam Dong), a entrepris de construire des kiosques destinés aux vendeurs de rue de sa paroisse, sur un terrain rendu récemment à l’Église locale par le gouvernement. « Ainsi, ils auront un lieu sûr où ils pourront travailler et faire vivre leurs familles », explique le prêtre, âgé de 64 ans, qui a contribué à rénover le cimetière et les routes autour de l’église, et qui a fait construire de nouvelles écoles pour les enfants des minorités ethniques, et favoriser leur accès à l’éducation.

Le père Paul Duong Cong Ho, vêtu d’un vieux jean et d’un t-shirt, dirige une équipe de travailleur construisant des kiosques sur un terrain appartenant à la paroisse de Thanh Tam, à Bao Loc, dans les montagnes centrales du Vietnam. Le terrain a été rendu à la paroisse récemment par le gouvernement vietnamien. Le prêtre explique qu’il espère rassembler des vendeurs de rue dans les kiosques une fois les travaux achevés. « Ainsi, ils auront un lieu sûr où ils pourront travailler et gagner de l’argent pour faire vivre leurs familles », explique le prêtre, ajoutant que sa priorité est d’aider les plus défavorisés. Le père Ho, qui a été nommé dans la paroisse de Thanh Tam en 2016, a pavé le jardin de l’église, construit une grotte dédiée à Marie ainsi qu’une salle paroissiale, où les enfants peuvent jouer et où des mariages, des baptêmes et des fêtes d’anniversaires sont célébrés. La paroisse compte 5 500 membres, dont les ancêtres sont venus du nord du Vietnam en 1954. Le prêtre de 64 ans organise aussi des cours d’anglais, de musique et de théâtre pour les enfants. Il a également reconstruit le cimetière de la paroisse, dont la construction remonte à 1954 et qui ne comptait que peu de zones vacantes. Les paroissiens ont accepté de déplacer des tombes construites il y a vingt ans, afin de les replacer dans le nouveau cimetière.

« Au début, les gens ont refusé de déterrer les dépouilles de leurs ancêtres, car déplacer les tombes est interdit selon la tradition. Mais ils ont fini par accepter pour la communauté », explique le prêtre. Le cimetière, d’une superficie de 15 000 m², compte une grande statue de Marie, un éclairage électrique, de la pelouse et des décorations florales, attirant ainsi de nombreux visiteurs. Les gens y viennent tous les jours pour prier pour leurs ancêtres. « Les contributions du père Ho ont apporté beaucoup de changements dans nos vies », confie Thérèse Nguyen Thi Thuy Tien, juste après être venue prier devant la statue mariale du cimetière avec son enfant. Thérèse Thuy Tien, âgée de 34 ans, explique que beaucoup de gens de la région viennent à la messe régulièrement, et qu’ils envoient leurs enfants participer au catéchisme et à d’autres activités paroissiales, en particulier depuis que les routes boueuses autour de l’église ont été rénovées. Ils peuvent également économiser durant les mariages, en organisant les fêtes dans la paroisse plutôt que dans des restaurants. Le père Ho a également fait rénover les routes et les chemins autour de la paroisse en juillet. Les habitants du quartier se sont portés volontaires afin d’y travailler ou en faisant des dons pour couvrir une partie des frais. Le prêtre a également construit des logements pour les plus démunis.

Constructions d’églises

Le père Ho, ordonné en 1992, a servi comme vicaire dans la paroisse de Madaguoi, dans la province de Lam Dong, avant de construire une première église en 1999 dans le district voisin de Da Teh. La nouvelle église accueille les villageois de l’ethnie K’Ho, qui devaient auparavant parcourir jusqu’à 30 km à pieds pour pouvoir assister à la messe. Cette année-là, le prêtre est devenu le premier curé de la paroisse de De Teh, avec environ 1 500 paroissiens. Selon lui, la nouvelle église a attiré beaucoup de monde; ainsi fin 1999, près de cinq cent membres des minorités ethniques s’étaient convertis au catholicisme. Le père Ho, qui se déplace à moto, a également participé à la construction de deux nouvelles églises à Madaguoi et à Dambri, en 2000 et en 2006, et à celle d’une autre église à Da Nha, en 2014, pour une communauté d’environ mille fidèles. Le prêtre explique qu’il est particulièrement attentif aux enfants issus des familles précaires. C’est pourquoi il a construit deux écoles maternelles et une école primaire entre 1994 et 2010, en les confiant aux religieuses. Les établissements scolaires accueillent les enfants de toutes les familles, quelles que soient leurs origines. Les enfants des minorités ethniques sont accueillis gratuitement, ce qui leur évite de travailler aux champs et d’être privés d’accès à l’éducation. La directrice de l’école primaire, sœur Agnès Bui Thi Kim Ngoc, membre de la Congrégation Notre-Dame (basée à Hô-Chi-Minh-Ville), confie qu’une centaine d’élèves ont terminé l’école primaire en juillet. L’école enseigne notamment l’anglais, l’informatique et la natation, des matières qui ne sont pas enseignées dans les autres écoles primaires.

« L’éducation est la clé »

Le père Ho cherche actuellement à obtenir des permis de construction auprès du gouvernement local, afin de pouvoir ériger une nouvelle école primaire, sur un terrain situé près de l’église de Thanh Tam. Le terrain de 4 000 m² a été offert par une catholique de la paroisse. Le futur établissement de trois étages devrait accueillir 160 élèves issus des familles défavorisées. Le prêtre prévoit également de construire un deuxième internat pour les élèves, en particulier ceux issus des minorités ethniques. « Nous faisons de notre mieux pour aider les élèves les plus défavorisés, afin de leur permettre de continuer d’étudier autant que possible et pour qu’ils puissent avoir de meilleures perspectives d’avenir. Sinon, ils risquent de quitter l’école trop tôt et de devoir travailler pour soutenir leurs familles », explique le prêtre. « L’éducation est la clé du développement humain. Nos efforts seront vains si les pauvres n’ont pas accès à l’éducation. » Pham Hoang Thai Duong, de la paroisse de Da The, se dit profondément reconnaissante. « Il se sacrifie pour donner une vie meilleure aux plus démunis », témoigne Pham Dong, fleuriste.

(Églises d'Asie - le 04/09/2020, Avec Ucanews, Bao Loc)
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Rửa tay giữ vệ sinh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:39 04/09/2020
Xưa nay trong đời sống rửa tay giữ vệ sinh là điều tư nhiên thông thường căn bản từ buổi sáng khi thức dậy cho tới buổi chiều tối trước khi đi ngủ.

Nhưng từ đầu năm nay từ khi bệnh đại dịch do vi trùng Corona bùng phát gây lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người, việc rửa tay giữ vệ sinh trở thành như chính sách y tế khẩn thiết khuyến khích khắp mọi người trên thế giới, để đề phòng ngăn ngừa bị lây nhiễm vi trùng bệnh dịch, nhằm giữ gìn sức khoẻ cho con người.

Vậy trong nền văn hóa tôn giáo việc rửa tay mang ý nghĩa gì?

Trong sách kinh thánh Cựu ước thời ông Mose có luật buộc thanh tẩy tắm giặt khắp thân thể cho sạch sẽ bằng nước khi bị ô uế nhiễm bệnh nhiễm trùng, trước khi ăn uống, khi phạm tội lỗi phạm lề luật, nhất là Thầy cả thượng phẩm trước khi bước vào cung thánh đền thờ dâng lễ tế lên Thiên Chúa. Có thế mới xứng đáng tế lễ cầu nguyện trước Thiên Chúa Giave cùng được chung sống trong cộng đoàn dân Thiên Chúạ. (Sách Levi từ chương 11. đến chương 15., và sách Dân số chương 19).

Nghi thức luật buộc thanh tẩy theo nghi thức theo truyền thống mang nhiều ý nghĩa về tôn giáo đạo Do Thái.

Trong nền văn hóa Kitô giáo việc thanh tẩy thân xác không đặt nặng. Nhưng việc giữ gìn thanh tẩy tâm hồn cho trở nên thanh sạch quan trọng hơn.

Chúa Giêsu trong cuộc đối thoại tranh luận về nghi thức rửa tay thanh tẩy đã có nhận xét:

„ Có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến.2 Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa.3 Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; 4 thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.5 Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: "Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa? "6 Người trả lời họ: "Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân.

8 Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm."9 Người còn nói: "Các ông thật khéo coi thường điều răn của Thiên Chúa để nắm giữ truyền thống của các ông“ ( Phúc âm Marco 7, 1-9).

Trong thánh lễ Misa, linh mục chủ tế trước khi bước sang phần chính thánh lễ lấy nước rửa tay với lòng thành khẩn cầu Thiên Chúa qua lời kinh của Thánh vịnh 51, 4: „ Lạy Chúa, xin rửa con sạch hết lỗi lầm, tội con phạm, xin Ngài thanh tẩy.“

Trong lịch sử, Kinh Thánh nói đến một trường hợp rửa tay để minh oan cho chính mình. Đó là Pontius Pilatus khi xử án Chúa Giêsu Kitô năm xưa : “ Tổng trấn Phi-la-tô thấy đã chẳng được ích gì mà còn thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: "Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy! „ (Phúc âm Thánh Mattheo 27, 24).

Pontius Pilatus rửa tay không phải để thanh tẩy giữ luật buộc theo truyền thống Do Thái giáo, cũng chẳng phải để giữ vệ sinh chống phòng bệnh, và cũng chẳng phải để nói lên biểu trưng thanh tẩy tâm hồn. Nhưng là để phủi tay nói lên sự bất lực cùng không muốn dính dáng để trốn trách nhiệm.

Ngày nay lúc này trước nguy cơ bị vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm, chính phủ các quốc gia, các nhà khoa học ngành y tế đã đề ra biện pháp kêu gọi mọi người phải thường xuyên rửa tay cùng cẩn thận, để phòng chống ngăn ngừa không cho vi trùng bệnh nạn xâm nhập vào bên trong các cơ quan thân thể gây nguy hiểm đe dọa sức khoẻ đời sống cá nhân cũng như xã hội.

Rửa tay giữ vệ sinh ngăn ngừa không cho vi trùng xâm nhập phá hủy sự sống là cung cách qúi trọng bảo vệ món qùa sự sống do Thiên Chúa ban cho con người.

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
 
Từ Hịch Văn Thân Đến Bài Vè Thân Hào Sát Tả…
Nguyễn Đức Cung
15:43 04/09/2020
Ngày 30-5-2020, Giáo phận Đà Nẵng vừa bế mạc Đại hội Hành hương Năm thánh Đức Mẹ Trà Kiệu (Quảng Nam) cũng còn có tên “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”. Một buổi lễ bế mạc tổ chức thật hoành tráng tại Giáo Xứ Trà Kiệu với sự tham dự của Đức Giám Mục Giuse Đặng Đức Ngân, đương kim Giám Mục và Đức Giám Mục Giuse Châu Ngọc Tri, cựu Giám Mục Đà Nẵng và đương kim Giám Mục Lạng Sơn – Cao Bằng cùng hàng trăm linh mục dòng triều, các tu sĩ nam nữ cùng rất nhiều tổ chức, hiệp hội, hội đoàn tôn giáo, khách mời trong chính quyền cùng các tôn giáo bạn cùng khoảng 50, 000 giáo dân thuộc các giáo hạt Trà Kiệu, Hòa Khánh, Đà Nẵng, Tam Kỳ, Hội An v.v… Biến cố lịch sử này không thể không gợi lại cho người tín hữu Công Giáo miền Trung nhớ về thời điểm cách đây 135 năm với niềm tin rằng Đức Mẹ đã hiện ra cứu giúp người giáo dân Quảng Nam trong đại nạn Văn Thân tàn sát vì đạo Chúa và điều đó nhắc chúng ta lần giở lại những trang sử cũ…

Vấn đề Văn Thân 文 紳 sát hại người Công Giáo ở bốn tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên (gọi tắt Nam, Ngãi, Bình, Phú) xuất phát từ hịch Văn Thân “Bình Tây Sát Tả” nói riêng và trên các tỉnh Trung Bộ nói chung trong năm 1885, sau biến cố vua Hàm Nghi bỏ kinh đô Huế chạy ra Quảng Trị, cùng những hậu quả của việc làm này tác động trên phong trào Cần Vương và đặc biệt đối với đạo Công Giáo Việt Nam đến nay vẫn còn là sự kiện lịch sử nhức nhối, tạo nên nhiều luận chứng kết án trong các giới nghiên cứu sử học, văn học cũng như niềm đau thương khôn nguôi trong dư luận nhân dân Việt Nam. Ở đây chúng tôi dùng các chữ “Thân Hào Sát Tả” 紳 豪 刹 左 thêm trong tiêu đề cho bài viết này vốn là chữ của chính người Công Giáo ở Bình Định lúc bấy giờ đã dùng trong một bài vè nổi tiếng xuất hiện sau biến cố đó không lâu để viết về các sự kiện lịch sử đau thương đó.

Về vấn đề này, sử gia Trần Trọng Kim cho biết nguyên nhân như sau: “Tháng giêng năm giáp tuất (1874) là năm Tự Đức thứ 27, đất Nghệ An có hai người tú tài là Trần Tấn 陳 縉 và Đặng Như Mai 鄧 如 枚 hội tập các văn thân trong hạt, rồi làm một bài hịch gọi là “Bình Tây sát Tả” 平 西 殺 左 đại lược nói rằng: “Triều đình dẫu hòa với Tây mặc lòng, sĩ phu nước Nam vẫn không chịu, vậy trước nhất xin giết hết giáo dân, rồi sau đánh đuổi Tây cho hết, để giữ lấy cái văn hóa của ta đã hơn 1000 năm nay v.v.”Bọn văn thân cả thảy độ non ba nghìn người, kéo nhau đi đốt phá những làng có đạo.”Nước ta mà không chịu khai hóa ra như các nước khác là cũng bởi tại bọn sĩ phu cứ giữ thói cũ, không chịu theo thời thế mà thay đổi. Nay sự suy nhược của mình đã sờ sờ ra đấy, thế mà vẫn cứ không chịu mở mắt ra mà nhìn, lại vì sự tức giận một lúc mà làm việc nông nổi càn rỡ, để cho thiệt hại thêm, như thế thì cái tội trạng của bọn sĩ phu đối với nước nhà chẳng to lắm ru!” (Trần Trọng Kim, Việt Nam Sử Lược, bản in lần VII, Tân Việt, Sài Gòn, 1964, trang 520).

Xét về thời điểm của biến cố, cụ Trần Trọng Kim đã ghi lại không mấy chính xác khi cho rằng bài hịch được đưa ra vào “Tháng Giêng” năm giáp tuất (1874), nhưng văn bản này lại ghi rõ “Tự Đức nhị thập thất niên nhị nguyệt sơ nhị nhật” nghĩa là Tự Đức ngày mồng 2 tháng Hai năm 27.

Xét về ý nghĩa hai chữ “văn thân”, Giáo sư Yoshiharu Tsuboi đã giải thích rõ ràng như sau: “Từ văn có nghĩa là “chữ” và cũng có nghĩa là “người biết chữ”. Trong xã hội cổ xưa, ở Trung Hoa và ở Việt Nam, từ này thông thường dung để chỉ người có học thức. Từ thân có nghĩa chính từ nguồn gốc là cái dải thắt lung tơ mà viên chức thời Trung Hoa cột áo ngang lưng: từ này dùng để chỉ các thân hào, thư lại ở địa phương; hoặc viên chức đã về hưu – các chuyên gia tiếng Anh viết lịch sử Trung Hoa phiên dịch chữ này ra tiếng Anh là gentry, tiếng Pháp dịch: petitte noblesse. Vậy theo ngữ nguyên, văn thân chỉ chung các nhân sĩ, thân hào, thư lại ở địa phương và các viên chức đã về hưu. Và ở thời kỳ Tự Đức, hình như từ ngữ này giữa cái nghĩa ấy.” (Yoshiharu Tsuboi, Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, L’Empire Vietnamien face à la France et à la Chine, bản dịch của Nguyễn Đình Đầu, Nxb. Trẻ, TPHCM, bản in lần thứ ba, 1999, trang 255.)

Giáo sư Tsuboi, hiện dạy học ở Viện Đại Học Paris, cũng cho biết thêm: “Chính các thân hào và nhân sĩ đảm nhận việc phiên dịch cho dân chúng các tuyên cáo chính thức, các bài viết bằng Hán tự và dân chúng sẽ không hiểu nếu đọc nguyên văn. Điều này và chức vụ “trung gian cần thiết” của văn thân giữa các cấp lãnh đạo và quần chúng đặc biệt quan trọng đối với các biến cố mà chúng tôi nghiên cứu nhân các bài hịch và các cuộc vận động chống Pháp, chống Công Giáo" (Tsuboi, sách đã dẫn, tr. 256). Tsuboi còn nói rõ hơn trình độ của lớp văn thân này: “Trung tâm của giới nhân sĩ là nhóm tú tài, một vị trí không rõ rệt giữa quan và dân: “gần thành công”, sánh với các quan, vì họ không lên đến được tột đỉnh kỳ thi - không đỗ cử nhân, tiến sĩ - nhưng trái lại, họ thành công ở chỗ hơn các người hỏng thi và quần chúng…” (Tsuboi, sđd, tr. 257) Đi sâu vào việc phân tích cá tính của lớp người có chút ít chữ nghĩa trong xã hội Việt Nam trước đây, vốn là những người mang rất nhiều mặc cảm tự tôn lẫn tự ti, Giáo sư Tsuboi cho biết về tâm trạng của văn thân như sau: “Là những người có đầu óc luôn luôn tìm cách vươn lên trong ước vọng chưa đạt được nên tinh thần có khi quẫn bách vì sinh kế, họ trở nên những người “rất nhạy cảm” và chú ý đến tình hình chính trị hoặc xã hội bùng nổ, một số người của họ, với tư cách lãnh đạo, đứng ra lãnh đạo và tập trung dân chúng chống lại những người mà họ cho là kẻ thù. Ngoài ra là người truyền bá Nho giáo, họ đặc biệt xem người Pháp và người Công Giáo là thù địch.” (Tsuboi, sđd, tr. 258). Những đoạn ngắn trích dẫn của Giáo sư Tsuboi cho chúng ta một nhận xét thêm là “nhóm tú tài” cộng với những người có đi thi mà không đỗ biến thành một con số rất cao trong xã hội VN thời trước chứ không phải chỉ là một, hay nhóm, kể thêm quần chúng thì đó là một lực lượng đáng kể nếu manh động cho một kế hoạch phiêu lưu chính trị nào đó.

Trong bài Hịch Văn Thân được đăng tải ở phần phụ lục của cuốn sách của GS Tsuboi (nguyên văn chữ Hán và do Trương Chính và Đinh Xuân Lâm dịch ra tiếng Việt, công bố trên tạp chí Hán Nôm số 2, năm 1990), chúng tôi đọc thấy các câu như: “… Dẫn tư Da Tô nhập vu ngã quốc, ngữ kỳ thuật tắc xưng Thiên xưng Thánh, lung cổ ngu mông; ngữ kỳ giáo tắc vô phụ vô quân khuyển dương tộc loại…靷 茲 爺 蘇 入 于 我 國, 語 其 術 則 稱 天稱 聖, 聾 瞽 愚 蒙; 語 其 敎 則 無 父 無 君 犬 羊 族 類. Dịch là: “Huống nay, đạo Gia-tô đã lọt vào bờ cõi. Cầu nguyện thì xưng Trời xưng Thánh, thật là đui điếc ngu si; Giảng rao thì vô phụ vô quân, đúng là loài dê loài chó.”

Bỏ ra ngoài giọng điệu khinh miệt mà nhóm Văn thân thường hay có đối với người Công Giáo Việt Nam, rất nhiều đoạn trong nội dung bài hịch chứng tỏ họ không biết hay không cần biết (vì óc tự tôn) đến nội dung giáo lý đạo Công Giáo khi cho rằng người Công Giáo Việt Nam không biết đến tổ tiên, vua chúa. Thuyết “tam phụ” trong sách “Phép giảng tám ngày” của Cha Đắc Lộ đã chỉ rõ người Công Giáo Việt Nam coi Chúa là “thượng phụ” (cha trên hết), kế đến coi vua là “trung phụ” và bậc cha mẹ là “hạ phụ” (Trần Văn Toàn, Đạo trung tùy bút, Nhà xb. Tôn Giáo, 2008, trang 96).

Theo sử gia Philippe Devillers, ở Quảng Ngãi, quê hương của dòng tộc Nguyễn Thân, ngay từ ngày 13/7/1885, nhóm văn thân đứng đầu là Lê Trung Đình - Nguyễn Tự Tân đã chiếm cứ được tỉnh thành nhưng ngày 26/7 Nguyễn Thân (con của Tiễu Phủ Sứ Nguyễn Tấn) lúc bấy giờ là một vị dũng tướng chỉ huy căn cứ Sơn Phòng (cứ điểm miền núi trấn áp người Thượng Đá Vách do nhà Nguyễn thiết lập từ nhiều thế kỷ về trước) đã thu lại tỉnh thành và dẹp được nhóm nổi dậy một cách dễ dàng. Để trả thù, văn thân Quảng Ngãi kéo đi tàn sát các làng Công Giáo mà họ coi là những bọn phản trắc tay chân của người Pháp. (Philippe Devillers, Francais et Annamites, Partenaires ou Ennemis, 1856-1902, Nhà xuất bản Denoel, 1998, tr. 293).

Mục tiêu của Văn Thân được nêu lên từ năm 1874 là “bình Tây sát Tả” nhưng như một số nhận định của nhiều người trong đó có Giáo sư Lê Hữu Mục thì “tuy nhan đề bài hịch là Bình Tây sát Tả nhưng suốt bài hịch, ta chỉ thấy Trần Tấn say mê có một chuyện sát Tả mà thôi. Vậy Cần Vương và Văn Thân cùng là hai phong trào chính trị, nhưng nếu Cần vương nhắm vào việc đánh Pháp là chính, còn việc đánh Công Giáo là phụ, thì Văn Thân chỉ coi việc trả thù người Công Giáo là lí tưởng của đời mình.” (Lê Hữu Mục, Cụ Sáu đối diện với phong trào Văn Thân, trong Trần Lục (viết chung với nhiều tác giả), Canada, 1996, tr. 340).

Tổng hợp các tài liệu của Linh mục Phan Phát Huồn và của Nguyễn Thanh Cao, tại Quảng Ngãi, cơ quan trọng yếu của Văn Thân đặt tại huyện Bình Sơn. Núp dưới chiêu bài hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, các nhóm Văn Thân kéo quân đi đốt phá hầu hết các giáo xứ và các địa sở Trà Câu, Bàu Gốc, Phú Vang, Kỳ Tân, Châu Me, Phú Hòa, Tân Lộc, Cù Và, sát hại hơn 6.000 giáo dân. Bọn họ giết Thừa sai Poirier Tân tại Bàu Gốc (Mộ Đức), Thừa sai Guégan Hoàng tại Phú Hòa, Thừa sai Garin Châu và các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá tại Cù Và (phía tây Sơn Tịnh).

Đặc biệt tại Trung Sơn, tức Trung Tín (huyện Bình Sơn) có 1.000 tín hữu sống trong 5 họ đạo gọi là Ngũ hội gồm có Trung Tín, Trung Hậu, Trung Thành, Trung Chánh, Long Giang. Ngày 15-7-1885 quân Văn Thân kéo đến Trung Tín. Trong 5 sở họ có 1 sở họ Long Giang hầu hết giáo dân bị Văn Thân sát hại, còn giáo dân các sở họ kia tập trung về nhà thờ sở chính Trung Tín. Tại đây giáo dân hiệp nhau chống trả và đẩy lui được 13 đợt tấn công của Văn Thân, đồng thời cho người ra Phú Thượng (Quảng Nam) cầu cứu cha Maillard Nhơn. Ngày 24-8 cha Maillard thuê tàu từ Đà nẵng vào cửa Sơn Trà (Bình Sơn) đưa giáo dân Trung Sơn đi tị nạn tại Phú Thượng.

Tại Bình Định, các Thừa sai Barrat Chung (Thác Đá), Dupont Ninh (Hội Đức), Martin Bạch (Gò Thị) cùng với hai linh mục Việt Nam tên Mão và Nhứt bị Văn Thân giết, nhà của Giám mục Van Camelbecke, chủng viện Làng Song và hơn 150 họ đạo bị đốt. Đức cha Van Camelbecke cùng một số các cha, các thầy, các dì phước ở Làng Song cùng với khoảng 8.000 giáo dân các họ đạo phải chạy xuống Quy Nhơn lánh nạn. Charles Fourniau tổng kết về thảm trạng Công Giáo ở Trung Bộ cho biết ở Quảng Ngãi và Bình Định vào cuối tháng 8 – 1885 đã có hơn một nửa số dân Công Giáo bị giết chết (24.000 trên 40.000 người). (Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, Tập 1, Dòng Chúa Cứu Thế xb. 1960, tr, 535; Charles Fourniau, Annam-Tonkin 1885-1896, Lettrés et paysans vietnamiens face à la conquête colonial, L’Harmattan, Paris, 1989, tr. 49; Nguyễn Thanh Cao, Tình hình Công Giáo Quảng Ngãi trong going lịch sử Giáo phận Qui Nhơn từ triều vua Gia Long (1802) đến vua Khải Định (1916), Nội san Hoa Tình Thương, Hội thân hữu Địa phận Qui Nhơn Hải Ngoại, số 5, tháng 7-2001, tr. 79).

Tại Phú Yên, trước năm 1885 có khoảng 6890 giáo dân, sau năm 1885 còn lại khoảng 1.000 giáo dân.

Theo tài liệu của Huỳnh Nhuận (Nhân Kỷ Niệm Mười Năm Tôn Vinh Hiển Thánh 117 Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam (1988-1998), Nội san Liên Lạc số 7, Hội Ái Hữu Cựu Chủng Sinh Làng Song, Qui Nhơn, 1998, tr. 77) hiện nay trong tỉnh Bình Định có ba nhà mồ tập thể của các nạn nhân Văn Thân: một tại Gia Hựu (xã Hoài Châu), một tại Thác Đá Bình Chương (xã Hoài Đức, quận Hoài Nhơn) và một tại Đồng Quả Kim Sơn (xã An Nghĩa, quận Hoài Nhơn). Sau đây là bài Vè của đống bào Bình Định và đã thành sử liệu về vụ Văn Thân sát hại và cướp của các làng Công Giáo trong Khu V:

THÂN HÀO SÁT TẢ

Ra Quảng Ngãi giả đó ngăn là Chú Án [1]

Sao còn vây Gia Hựu nát như tương?

Xuống Làng Song đi phủ ủy có Lão Thương [2]

Sao còn đốt Chánh Khoan mù những khói?

Quyết làm hiểm như loài muông sói.



Thương thay giáo nhơn khi ấy,

Gửi nắm xương theo sông biển,

Mà rửa bụi trần ai,

Rơi giọt máu với cỏ cây,

Mà nhuần ơn vũ lộ.

Vì đạo Chúa chịu lấp chôn hào hố.



Phú hình dung trong đám lửa than,

Đã xong cho mũi mác ngoài đàng,

Lại rồi với lưỡi gươm trong cửa.

Thả trôi nổi lúc bụi lau bụi dứa,

Mà phơi chín chiều ruột chưa se.

Mà vắt một lá gan chưa ráo.

Đã đốt trong nhà không cửa tháo,

Còn quăng xuống giếng chẳng đàng lên.

Thương xá sanh thủ nghĩa [3] lòng bền,

Muôn dặm chẳng nao cơn sấm sét.

Kính tuẫn đạo vong thân [4] đại tiết,

Trăm năm không sợ cuộc biển dâu.



Dân làng xóm thảy tàng đầu xuất vỹ [5].

Khi trước giả đò như phủ ủy,

Đến nay đà vày mặt hung hoang.

Lấy của người bất luận bạc vàng,

Lúa gạo nồi mâm chi cũng tóm.

Trở mặt lạ cũng trong làng xóm,

Trâu bò hòm trấp thảy đều thâu!

Ngoài miệng rằng xướng nghĩa làm đầu,

Chánh ý thiệt giết người lấy của.

Đương khi ấy giáo nhơn,

Cam liều chết đặng về cùng Thiên Chúa.

Tấm lòng vàng đá,

Tân, Châu, Hoàng, Minh, Sĩ, Chung, Thành [6]

Quyết xã sanh cho được tới Thiên Đình,

Tấc dạ sắt đinh,

Thông, Mão, Hậu Bảo, Trang, Nhứ, Lý [7]

Các tỉnh giáo sư cùng giáo sĩ,

Cũng cam lòng vì đạo liều mình.

Mọi nơi phước viện chốn tu trinh,

Đã nhiều kẻ quyên sinh trí mạng.

Bằng thuật đủ tóc tơ quá ngán,

Hãy nói qua sơ lược ít tờ.

Hai trăm mười bốn sở nhà thờ,

Tính lại mười phần đã ráo.

Bốn mươi ngàn người bổn đạo,

Sót lại còn muôn rưỡi là may.

Một là vì ý Chúa cao dày…



Đã khiến nên ong dậy muôn trùng [8]

Mà vắng tiếng rồng ngâm một mối [9].

Ở đây chúng tôi xin nói rõ về các chú thích của bài vè “Thân hào sát Tả” được đưa vào các dấu ngoặc [ ] ở trên:

1.- Chú Án tức quan Án sát Nguyễn Kham có nhiệm vụ bảo vệ dân lành, nhưng ông ta bất lực. Giả hiệu đi ngăn quân sát tả nhưng ông đã để cho giáo hữu Gia Hựu chết thảm, do đó dân chúng không tôn trọng mà gọi là “chú Án”.

2.- Lão Thương: quan Thương biện Trần Đăng Phong.

3.- Xá sinh thủ nghĩa: bỏ mạng sống để giữ điều nghĩa.

4.- Tuẫn đạo vong thân: liều mình chết vì đạo. Đại tiết: nghĩa lớn.

5.- Tàng đầu xuất vĩ: dấu đầu lòi đuôi.

6.- Đây là tên Việt Nam của 7 vị giáo sĩ ngoại quốc, người Việt thường gọi là Cố:

-Cố Tân : Père Poirier ở Bàu Gốc;

-Cố Châu : - Garin ở Phường Chuối;

-Cố Hoàng : - Guégan ở Phú Hòa;

-Cố Minh : - Dupont ở Hội Đức;

-Cố Sĩ : - Macé ở Nước Nhỉ;

-Cố Chung : - Barrat ở Thác Đá;

-Cố Thành : - Tribarne ở Mằng Lăng.

7.- Tên của 7 Linh mục Việt Nam.

8.- Ong dậy muôn trùng : Loạn lạc khắp nơi; từ ngữ Hán văn: đạo tặc phong khởi.

9.-Rồng ngâm một mối: một ông vua nắm quyền nhất thống, dân trong nước đều tuân theo mệnh lệnh. (Chú thích từ số 1 đến 9 là của Huỳnh Nhuận).

Theo Vũ Ngự Chiêu, “phong trào đánh phá giáo dân Ki-tô này bành trướng rất nhanh sang Bình Định. Ngày 6/8 tại Huế, de Champeaux nhận được báo cáo của công sứ Quy Nhơn, cho biết khoảng 3000 giáo dân cùng các nhà truyền giáo và linh mục bản xứ kéo về tị nạn tại khu nhượng địa. Hôm sau, Van Camelbecke, Giám mục Đông Đàng Trong từ đầu năm 1884, phao tin quân Cần Vương đã chiếm thành Bình Định, còn giết chết 5 giáo sĩ Pháp, và đốt cháy chủng viện Quy Nhơn. Ngày 7/8 Tướng Prudhomme và de Champeaux thân hành đến Quy Nhơn thị sát, và khẳng định tin tình báo khá chính xác: khoảng 7 tới 8000 giáo dân tị nạn quanh tòa trú sứ Pháp. Trở lại Huế, Prudhomme gửi một tiểu đội TQLC tới Quy Nhơn. Sự xuất hiện của TQLC Pháp cùng hai chiến hạm Lutin và Lion ngoài khơi khiến tình hình tạm thời êm dịu phần nào. Sáng ngày 3/9, khi thấy bóng quân Pháp, Tổng đốc Bình Định mở cửa thành đón tiếp. Theo tỉnh quan này, thoạt tiên quân Cần Vương chỉ chống giáo dân Ki-tô, sau mới đổi sang chống Pháp.” (Vũ Ngự Chiêu, Các Vua Cuối Nhà Nguyễn, Tập 2, Nhà xb. Văn Hóa, 2000, tr. 432).

Riêng với Quảng Nam, Linh mục Vũ Thành cho biết đây là nơi mà trước đây người Công Giáo đã phải chịu nhiều thảm cảnh, “quan đã bắt Đức Cha Charbonnier, thừa sai Van Camelbecke, ba linh mục Việt và nhiều thầy giảng. Họ đánh đập và giam giữ nhiều ngày.” (Vũ Thành, Đạo Công Giáo dưới triều vua Tự Đức (trong Trần Lục), do nhóm tác giả gồm Nguyễn Gia Đệ, Lê Hữu Mục, Bằng Phong, Phạm Xuân Thu, Trần Trung Lương, Canada, 1996, tr. 419).

Tại giáo xứ Trà Kiệu thuộc huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, vùng đất thuộc kinh đô cũ của Chiêm Thành (Shimhapura), từ ngày 1/9/1885 là ngày bị bao vây, Linh mục Bruyère tức Cố Nhơn biết khó chống lại Văn Thân nhưng ông ra lệnh cho chế tạo khí giới, tụ tập được khoảng 350 giáo dân tráng kiện có thể chiến đấu được, và khoảng 500 phụ nữ trong làng để thủ thành và cứu thương. Lực lượng Văn Thân kéo đến đánh đuổi giáo dân Kim Sơn về Trà Kiệu và chiếm đồi Kim Sơn để uy hiếp Trà Kiệu. Lực lượng Trà Kiệu nghe tin là sẽ có giáo dân Phú Thượng do Linh mục Maillard kéo đến giúp nên họ hăng say kéo ra đánh Văn Thân chạy tán loạn. Sau 6 ngày vây hãm Trà Kiệu, Văn Thân đem nhiều rơm rạ chất từ Kim Sơn đến núi Trọc để đốt lũy tre quanh làng Trà Kiệu nhưng giáo dân Trà Kiệu một lần nữa tấn công chớp nhoáng ra và thắng lợi, phe Văn Thân để lại 36 xác quanh làng Trà Kiệu. Trong trận này phía Văn Thân có con của Ông Ích Khiêm dự chiến.

Qua ngày thứ tám, Văn Thân kéo vào đánh một trận nữa nhưng bị toán nữ binh Công Giáo võ trang mã tấu phản kích mãnh liệt nên Văn Thân phải rút lui thua chạy. Tài liệu của Teysseyre, “Monseigneur Galibert” trang 320 và “Ravier”, Sử Ký Hội Thánh, T. III, tr. 581 cho biết sau trận thua đám đàn bà con gái này, phe Văn Thân lấy làm nhục kéo nhau lên núi Kim Sơn chửi bới người Công Giáo cho chán rồi lại chửi nhau. “Sau cùng chúng đồng ý đem đại bác ở tỉnh đến bắn phá họ đạo Trà Kiệu. Chúng có ý nhắm Thừa sai Bruyère và nhà thờ, vì Thừa sai Bruyère là hồn của các anh em binh sĩ Công Giáo Trà Kiệu; nhắm nhà thờ, vì nếu nhà thờ đổ, dân Trà Kiệu sẽ mất tinh thần. Chúng biết thường Thừa sai năng ngồi giữa nhà, chúng bắn vào đó 5 đạn lớn, làm thủng cả nhà rồi chúng hò reo: “Ông Tây chết rồi”. Nghe vậy thừa sai ra đầu hè và trả lời lớn tiếng: “ Chưa dễ chết đâu, hãy đến đây mà đánh.” Vừa nói xong, Văn Thân trả lời bằng cách gởi cho người một phát đại bác kinh hồn. Văn Thân tuyên bố ai bắt được thừa sai sẽ được thưởng từ 20 đến 30 nén bạc.” (Phan Phát Huồn, Việt Nam Giáo Sử, tập I, bản in lần hai, 1966, trang 535). Có ba lần quân Văn Thân tràn vào tận trung tâm giáo xứ Trà Kiệu, định bắt sống thừa sai Bruyère nhưng theo sự tin tưởng của các giáo dân kể cả lương dân quanh vùng, Đức Mẹ đã cứu thoát Linh mục và Giáo xứ này.

Tư liệu của Teysseyre cho biết giáo hữu ở Trà Kiệu đã nghe nhiều binh lính Văn Thân bắn phá nhà thờ kể lại là đã thấy: “ Một Bà Đẹp” hiện ra trên nóc nhà thờ cùng với nhiều trẻ em mặc đồ trắng và đỏ xuất hiện trên những ngọn tre làng để che chở cho giáo hữu.”

Đặc biệt vào hai ngày 10 & 11 tháng 9 năm 1885, giáo dân Trà Kiệu và Thừa sai Bruyère Nhơn đều nghe tiếng bàn cãi với nhau của binh lính Văn Thân ở trên đồi Kim Sơn : “Thật lạ lùng, có một người đàn bà luôn đứng trên nóc nhà thờ. Bà rất đẹp, mặc áo trắng, mà bắn không trúng.” Trong các súng lấy ở tỉnh, có một súng đại bác cỡ lớn, chúng để cách nhà thở 200 thước, một cựu sĩ quan thiện nghệ có trách nhiệm xử dụng súng này. Vậy mà nhà thiện nghệ này bắn trúng nhà thờ chỉ có một lần.

Sau hai tuần lễ bao vây Trà Kiệu, quân Văn Thân rước một vị tướng rất giỏi là tướng Tý đến chỉ huy mặt trận này cùng với quân số đông như kiến cỏ. Thừa sai Bruyère đưa giáo dân ra cự chiến mãnh liệt khiến quân của Tý bỏ chạy tán loạn và Tý bị chém đầu trong trận này. Ngày 21/9 giáo dân chiếm núi Trọc và hỏa thiêu đại đồn của Văn Thân. (Phan Phát Huồn, Sđd, trang 537).

Trong tờ trình về Tòa Giám Mục Quy Nhơn, Cố Bruyère Nhơn đã thành thật quả quyết rằng: “Đối với con thú thật là con không được thấy phép lạ, nhưng điều con tin chắc chắn đó là phép lạ và chỉ có phép lạ thôi là nhà thờ, nhà xứ đã thoát khỏi sự tàn phá ghê gớm của đại pháo, chỉ đặt cách đó chục mét và bắn trực xạ vào nhà thờ, nhà xứ.” (Compte rendu, Octobre 1886, tài liệu trên Web của Giáo Phận Đà Nẵng, ngày 30-5-2020).

Kết quả việc “sát Tả” ở Quảng Nam, theo tài liệu của Charles Fourniau, “con số nạn nhận giảm bớt (400 trên tổng số 5, 400) nhờ việc đề phòng đã được tổ chức ở nhiều địa điểm ngay từ ngày đầu do các cha Thừa sai đặc biệt là Linh mục Maillard, khoảng độ 40 tuổi, cao lớn, gầy để râu đen và khuôn mặt khắc khổ, đã tổ chức giáo dân thành từng toán võ trang, điều động họ và khi “bọn loạn quân xuất hiện…”người thường đi đầu các toán quân trang bị giáo mác, rìu, sung điểu thương cũ và đẩy lui bọn chúng.” (Charles Fourniau, Annam-Tonkin, 1885-1896, Lettrés et paysans vietnamiens face à la conquête colonial, L’Harmattan, Paris, 1989, trang 53.)

Việc giết hại người Công Giáo do các nhóm Cần Vương và Văn Thân chủ trương đã ghi những vết nhơ trong lịch sử dân tộc. Khoảng 300, 000 giáo dân bị giết trong các cuộc bắt đạo, phân sáp, tróc nả và ngục hình của vua chúa Việt Nam và các nhóm Văn Thân ngụy trang dưới các hoạt động của phong trào Cần Vương cho thấy những tổn thất không chỉ nằm về phía người Công Giáo mà còn là một đau thương lớn lao cho dân tộc. Bản thân các lãnh tụ Cần Vương trải qua các cuộc khởi nghĩa đã chứng minh khả năng lãnh đạo yếu kém, tầm nhìn hạn hẹp, ý thức tổ chức thui chột, thậm chí vô kỷ luật của họ, không có trình độ để tiên liệu tình hình như sự thú nhận của Nguyễn Duy Hiệu, một lãnh tụ Cần Vương ở Quảng Nam: “Bọn ta cử sự biết chắc thế nào cũng bại, chỉ vì danh nghĩa mà thôi.” (Nguyễn Đức Cung, Diên-Lộc Quận Công Nguyễn Thân, Nhà x.b. Nhật Lệ, 2002, trang 235) mà hành động giết bừa bãi người Công Giáo cũng là đồng bào của mình là một chứng minh cụ thể.

Chính sách của Văn Thân là “chỉ chú trọng chém giết và cướp của, không có một sách lược uyển chuyển để thêm bạn bớt thù, nên dần dà bị cô lập và tự tiêu diệt, nhường chỗ cho sự yên hàn mà mọi người mong đợi. (Hồ Đức Hân, Lược Sử Giáo Phận Vinh, Nhóm thân hữu Nghệ Tĩnh Bình phát hành, không ghi năm in, (Lời tựa Phan Viết Phùng), tháng 7, 1989, trang 60).

Trong tinh thần của thuyết “tam phụ” thấm nhuần từ sách “Phép giảng Tám ngày” của Cha Alexandre de Rhodes từ thế kỷ XVII, theo lời tường thuật của Linh mục A. Delvaux, (Quelques précisions sur une période troublée de l’histoire d’Annam, BAVH, 1941, Juillet-Septembre, trang 304), vua Hàm Nghi trong những năm tháng dãi dầu sương gió ở vùng cao Quảng Bình rồi Hà Tĩnh trong cuộc xuất bôn 1885, khi rời bỏ Thanh Lạng ngày 6 tháng 11, đã được Linh mục Trung, cha sở Làng Truông (Ngàn Sâu, Hà Tĩnh) dâng một cái cáng bịt bùng, để được kín đáo hơn trong lúc di chuyển. Linh mục này còn cấp cho 12 giáo dân mặc lễ phục để khiêng cáng. Nhà vua lấy làm cảm động hỏi cha Trung:

-Quí danh ông là gì?

Ngài đáp:

-Ngày nhỏ học chữ Hán, tôi chỉ còn nhớ mỗi một chữ “Trung” 忠.

Hàm Nghi hiểu ý, gật đầu:

-Xin cám ơn.

Nguyễn Đức Cung

Philadelphia, ngày 02-7-2020



 
Thông Báo
Cáo phó : Thân mẫu Phó Tế Vũ Đình Hòa qua đời tại Canada
Tang gia
21:35 04/09/2020
 
Văn Hóa
Lịch sử Viễn Đông trong kho tài liệu của Viện IRFA, Hội Thừa Sai Paris
Thu Hằng / RFI
08:26 04/09/2020
Hội Thừa Sai Paris (Missions étrangères de Paris, MEP) nổi tiếng với kho tài liệu và lưu trữ được hơn 4.300 linh mục của hội sưu tập từ năm 1658 trong quá trình truyền giáo tại 15 nước từ Nam đến Đông và Đông Nam Á. Từ tháng 09/2019, Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á (Institut de Recherche France-Asie, IRFA) đã được thành lập để quản lý kho tài liệu để có thể tiếp cận rộng rãi hơn đến công chúng.

Ngoài khả năng truy cập trên trang web của IRFA, công chúng có thể đến tận nơi, chạm tay vào những tác phẩm cổ như cuốn Cathéchimus (Phép giảng tám ngày cho kẻ muốn chịu phép rửa tội) của Cha Alexandre de Rhodes, xuất bản năm 1651 tại Roma hoặc cuốn Dictionnaire chinois-annamite-latin (Từ điển Hán - An Nam - La tinh), xuất bản thế kỷ XVIII…

RFI Tiếng Việt phỏng vấn bà Marie-Alpais Dumoulin, giám đốc Viện IRFA. (Cuộc phỏng vấn được thực hiện trước khi có dịch Covid-19).

****

RFI : Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á (Institut de Recherches France-Asie, IRFA), thuộc Hội Thừa Sai Paris (Missions étrangères de Paris), được chính thức khánh thành ngày 16/01/2020. Xin bà cho biết Viện IRFA được thành lập với mục đích gì?

Marie-Alpais Dumoulin : Hội Thừa Sai Paris (MEP) muốn thành lập Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á (IRFA) vào năm 2019 để quảng bá rộng rãi hơn về nguồn tư liệu lưu trữ của Hội. Thực vậy, Hội Thừa Sai Paris đã tồn tại từ gần bốn thế kỷ, cụ thể là hơn 360 năm. Và trong khoảng thời gian đó, Hội Thừa Sai Paris đã hiện diện ở 15 nước châu Á, từ Ấn Độ đến Nhật Bản, cũng như ở Ấn Độ Dương, tại đảo Réunion và Madagascar.

Bốn thế kỷ lịch sử đó đã để lại rất nhiều bằng chứng, tài liệu và hiện được chia thành nhiều khu vực, gồm thư viện, lưu trữ bản thảo, kho hình ảnh và bản đồ. Tất cả những tài liệu này được tập trung trong Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á, được thành lập vào năm 2019 và mở cửa đón công chúng từ ngày 06/01/2020. Từ thời điểm đó, chúng tôi đã tiếp đón rất nhiều nhà nghiên cứu đến tìm tài liệu trong những kho lưu trữ và thư viện. Ngay khi họ có một chủ đề nghiên cứu liên quan đến Pháp - châu Á, không nhất thiết phải liên quan đến tôn giáo, mà có thể là khoa học hoặc liên quan đến cuộc sống của những nhà truyền giáo, hoặc công trình nghiên cứu của các nhà truyền giáo, chúng tôi hoan nghênh họ đến phòng đọc của Viện.

RFI : Tại sao phải chờ lâu đến như vậy để Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á ra đời?

M. A. Dumoulin : Thực ra, Hội Thừa Sai Paris không chờ đến tận năm 2019 để mở kho lưu trữ cho công chúng, mà ngược lại, giống như những tổ chức tôn giáo khác, Hội luôn có một chuyên viên lưu trữ, mà mục tiêu đầu tiên là tập hợp lại, phân chia, quảng bá và miêu tả lịch sử của Hội Thừa Sai Paris. Vì thế, ngay từ những năm 1882, cha Adrien Launay đã làm rất nhiều việc trong suốt 40 năm liền để sắp xếp hồ sơ lưu trữ trong kho của MEP. Cũng vào thời kỳ đó, chính cha Adrien Launay là người viết lịch sử về mỗi Hội ở địa phương, ví dụ Hội Thừa Sai Nam Kỳ, Hội Thừa Sai Bắc Kỳ, Hội Thừa Sai Trung Quốc… Có thể nói, cha Adien Launay là người đầu tiên quảng bá về nhiệm vụ của MEP.

Và truyền thống này được tiếp tục kể từ cuối thế kỷ XIX và MEP có nhiều chuyên viên lưu trữ trong suốt thế kỷ XX. Họ cũng cho xuất bản nhiều bản thảo, trong đó có tác phẩm của cha Louis Laneau, một trong số những nhà sáng lập MEP. Như vậy, ngay từ thế kỷ XX, MEP đã xuất bản tác phẩm của các nhà truyền giáo.

Nhưng điểm mới trong năm 2019 là chúng tôi muốn Hội có mang tính chất nghiên cứu hơn và đây là lý do giải thích tên gọi « Viện nghiên cứu » để thu hút đông đảo độc giả hơn, để họ hiểu rằng chúng tôi không chỉ viết về mỗi lịch sử về tôn giáo, về các nhà truyền giáo, mà ở đây, chúng tôi có những nguồn tài liệu rộng lớn hơn và mọi người đừng ngại bước qua cửa để tìm hiểu về lịch sử Pháp - châu Á theo nghĩa rộng hơn.

RFI : Hội Thừa Sai Paris nổi tiếng với kho lưu trữ lớn, cũng như những tài liệu, đồ vật được tích lũy từ hơn 360 năm nay. Xin bà nêu một số ví dụ công chúng có thể tìm được gì trong những kho tài liệu đó?

M. A. Dumoulin : Tôi xin đưa ra đây vài ví dụ tiêu biểu. Tại tòa nhà ở số 28 phố Babylone mà chúng ta đang đứng có một kho lưu trữ, gồm lưu trữ bản thảo viết tay, được tính theo mét dài, có nghĩa là nếu xếp gối đầu các bộ lưu trữ này thì độ dài là 513 mét tài liệu, từ đầu thế kỷ XVII đến nay vì chúng tôi vẫn tiếp tục sưu tầm bản thảo của các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai Paris.

Trong số những tài liệu lưu trữ này, có thư từ trao đổi của những nhà truyền giáo tử vì đạo. Ví dụ liên quan đến Việt Nam có nhà truyền giáo Théophane Vénard, rất nổi tiếng vì cha bị kết án tử hình bằng hình thức chém đầu ở gần Hà Nội vào năm 1861, dưới thời vua Tự Đức. Vua Tự Đức nhận thấy mối đe dọa từ tiến trình thuộc địa hóa của Pháp nên quay sang chống các nhà truyền giáo Pháp, kể cả một số giáo dân địa phương cũng bị hành hình. Ở đây, chúng tôi lưu tất cả thư từ của cha Théophane Vénard, kể cả bức thư cuối cùng nói lời vĩnh biệt đến gia đình khi cha biết là sẽ bị chết. Cha Vénard viết là dù sao cha vui mừng được chết vì Chúa. Đây là một ví dụ về tài liệu lưu trữ.

Ngoài ra, trong kho lưu trữ còn có rất nhiều từ điển viết tay, nhiều tác phẩm về ngôn ngữ hoặc ngữ pháp… của hơn 70 thứ tiếng, thậm chí là khoảng 100 ngôn ngữ ở khắp châu Á bởi vì các nhà truyền giáo đi đến nhiều địa điểm khác nhau. Đôi khi họ còn là những người đầu tiên soạn từ điển La tinh - Pháp và ngôn ngữ địa phương.

Ngoài ra, Viện còn có nhiều tài liệu địa phương mà các nhà truyền giáo được tặng. Ví dụ liên quan đến Trung Quốc, cha Paul Vial, qua đời trong thập niên 1910, từng sống ở khu vực biên giới giữa Vân Nam (Yunan) và Tứ Xuyên (Sichuan) với tộc người thiểu số Di (còn gọi là người Lô Lô) và họ đã tặng cha Vial vài cuốn sách học thổ ngữ và hiện tất cả được lưu ở đây. Điều này muốn nói là chúng tôi không chỉ có mỗi tài liệu bằng tiếng Pháp.

RFI : Ngoài ra, MEP còn có kho tranh ảnh và kho tiền xu rất đáng giá !

M. A. Dumoulin : Kho tập hợp tất cả biểu đồ hoặc tranh ảnh và phải nói là có rất nhiều tranh ảnh. Chúng tôi thống kê được khoảng 200.000 hình ảnh, trong đó có cả ảnh in trên kính. Gần đây, trong kho hình ảnh này, chúng tôi đã xếp loại thêm tài liệu nghe nhìn bởi vì từ những năm 1950-1960, một số nhà truyền giáo cũng nghiên cứu về nhân chủng học và họ thu băng cát-sét những loại nhạc điệu, âm thanh nghi lễ mà họ nghe thấy. Những tài liệu này hiện trở thành kho tư liệu rất thú vị và chủ yếu liên quan đến Việt Nam và Cam Bốt.

Dĩ nhiên chúng tôi còn có cả những thước phim nữa, chủ yếu của cha Simonnet, sống ở Việt Nam trong những năm 1950 và cha đã quay lại tất cả những gì nhìn thấy, nhờ đó chúng tôi có những thước phim độc nhất vô nhị và Viện muốn nhấn mạnh đến giá trị của những thước phim đó.

Về kho tiền xu, đó là một kho nhỏ vì có hai cha, là anh em ruột, quan tâm đến tiền xu và họ đã sưu tập tiền Đông Dương và bộ sưu tập hiện được lưu ở MEP. Ngoài ra, chúng tôi còn có rất nhiều đồ vật hàng ngày mà các nhà truyền giáo mang về, như những bộ trang phục, đồ dùng để ăn uống… nói chung là những vật dụng đời thường thân thuộc.

Cuối cùng, Viện IRFA cũng có rất nhiều bản đồ, do các nhà truyền giáo tự vẽ để làm nhiệm vụ vì họ thường phải đến những vùng đất chưa được đo đạc vẽ thành bản đồ. Nhưng cũng có nhiều bản đồ sau đó được in, được phân phát, thậm chí có một số nhà truyền giáo tự bán bản đồ mà họ in cho các cơ quan thuộc địa Pháp bởi vì chính quyền Pháp tin vào kinh nghiệm thực địa của các nhà truyền giáo.

RFI : Viện IRFA được thành lập để đón đông đảo độc giả hơn. Như ở trên, bà gửi lời đến độc giả là đừng ngại đẩy cửa bước vào Viện, vậy bà có lời khuyên gì gửi đến độc giả?

M. A. Dumoulin : Trước hết, tôi muốn nhấn mạnh là 80 đến 90% độc giả của chúng tôi không theo Công Giáo, có nghĩa là họ đến nghiên cứu không phải vì mục đích tôn giáo. Và việc mọi người không ngần ngại bước qua ngưỡng cửa Hội Thừa Sai Paris đã là một điều rất hay, có từ lâu rồi.

Còn về lời khuyên gửi đến những độc giả tương lai, trước hết là nên chuẩn bị nội dung nghiên cứu vì mọi chuyện sẽ thuận lợi, suôn sẻ hơn nếu họ đến Viện với một đề tài nghiên cứu tương đối cụ thể, hoặc ít nhất là liên quan đến một khu vực địa lý hoặc một quãng thời gian nào đó. Sau đó, đội ngũ nhân viên của Viện, gồm những người biết rất rõ về kho tài liệu vì làm việc ở đây từ rất lâu, sẽ hướng dẫn họ chọn những tài liệu giúp ích cho đề tài nghiên cứu.

Ngoài ra, độc giả nên đặt hẹn trước bởi vì khả năng đón độc giả của Viện khá hạn chế. Phòng tra cứu chỉ có thể đón cùng lúc tối đa là 10 người, vì thế, nên đặt hẹn trước ít nhất hai ngày bằng cách gửi thư điện tử cho Viện, giải thích chủ đề nghiên cứu và chúng tôi sẽ ấn định thời gian hẹn thích hợp.

Tôi xin giải thích thêm về quy định sử dụng của Viện về việc được phép sao chụp tài liệu hay không; quy định sử dụng cũng yêu cầu độc giả cam kết không bóp méo thông tin mà họ thu thập được. Có nghĩa là có quy định về đạo đức, vừa liên quan đến bản quyền, vừa liên quan đến nội dung. Tóm lại, quy định của chúng tôi không có gì là khác biệt so với quy định ở những cơ quan lưu trữ, nghiên cứu khác.

RFI Tiếng Việt xin chân thành cảm ơn bà Marie-Alpais Dumoulin, giám đốc Viện Nghiên cứu Pháp - Châu Á tại Paris.
 
VietCatholic TV
Thế giới sau đại dịch: Huấn đức của Đức Thánh Cha về tình liên đới chân thực 3/9/2020
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
06:21 04/09/2020


Buổi yết kiến có tín hữu tham dự tại Sân San Damaso, bên trong Điện Vatican, đã diễn ra lúc 9 giờ 30 sáng ngày 2 tháng 9, tuy những người mộ mến Đức Phanxicô đã có mặt từ lúc 7 giờ 30. Theo hãng tin Zenit, Sân Damaso chứa tối đa được chừng 500 người và người ta có thể vào đó từ Cửa Đồng phía tay phải của Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô. Buổi yết kiến dành cho mọi người, không cần có vé trước, nhưng phải nghiêm ngặt tôn trọng các qui định gián cách và vệ sinh cũng như chịu đo nhiệt độ ở địa điểm kiểm soát an ninh.



Hôm nay, theo Zenit, Đức Thánh Cha tiếp nhận được một cuộc nghinh đón đầm ấm và dù giữ khoảng cách, ngài vẫn dành thì giờ đến chào một số tín hữu muốn gặp ngài.

Trong bài giáo lý sau đó, Đức Thánh Cha nói rằng sống qua cơn đại dịch hiện nay, chúng ta tiến đến chỗ nhận ra rằng chúng ta hết sức lệ thuộc lẫn nhau, nên ta phải biểu lộ tình liên đới với nhau, vì tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa dựng nên và cùng chia sẻ ngôi nhà chung.

Ngài cho rằng tình liên đới chân chính không hẳn chỉ là cung ứng sự giúp đỡ cho người khác, mà nó còn là vấn đề công lý nữa, đòi “một sự thay đổi triệt để trong lối suy nghĩ của ta, một lối suy nghĩ biết nhìn tới thiện ích của cộng đồng, bảo vệ quyền sống cho mọi người, và cổ vũ việc chia sẻ công bằng các của cải của trái đất”.

Dưới đây là nguyên văn bài giáo lý, dựa vào bản tiếng Anh không chính thức của Vatican do Zenit phổ biến:

***
Anh chị em thân mến, chúc anh chị em một buổi sáng tốt đẹp!

Sau nhiều tháng, chúng ta lại gặp lại nhau mặt đối mặt chứ không phải đối với màn hình. Mặt đối mặt. Điều này thật tốt! Đại dịch hiện thời làm nổi bật sự liên lập của chúng ta: tất cả chúng ta đều được liên kết với nhau, dù tốt hay xấu. Vì vậy, để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này tốt hơn trước đây, chúng ta phải làm như vậy cùng với nhau; cùng với nhau, không một mình. Cùng với nhau. Một mình, không, bởi vì nó không thể thực hiện được. Hoặc nó được thực hiện cùng với nhau, hoặc nó không được thực hiện. Chúng ta phải làm điều đó cùng với nhau, tất cả chúng ta, trong tình liên đới. Hôm nay tôi xin gạch dưới hạn từ này: liên đới.

Là một gia đình nhân loại, chúng ta có nguồn gốc chung của chúng ta nơi Thiên Chúa; chúng ta cư ngụ trong ngôi nhà chung, vườn-hành-tinh, trái đất nơi Chúa đặt chúng ta vào; và chúng ta có một điểm đến chung trong Chúa Kitô. Nhưng khi chúng ta quên tất cả những điều này, sự phụ thuộc qua lại của chúng ta trở thành sự phụ thuộc của một số người vào những người khác, chúng ta mất đi sự hài hòa của liên lập và liên đới và chúng ta trở nên phụ thuộc - sự phụ thuộc của một số người vào một số ít, vào những người khác - làm gia tăng sự bất bình đẳng và bị gạt ra ngoài lề xã hội; nó làm suy yếu cấu trúc xã hội và làm môi trường xấu đi. Nó luôn luôn là như thế. Hành động cùng một cách như vậy.

Do đó, nguyên tắc liên đới lúc này cần thiết hơn bao giờ hết, như Thánh Gioan Phaolô II đã dạy (xem Sollicitudo rei socialis, 38-40). Trong một thế giới liên kết qua lại với nhau, chúng ta cảm nghiệm được việc sống trong cùng một “ngôi làng hoàn cầu” có nghĩa gì; kiểu nói này thật đẹp, không phải sao? Thế giới rộng lớn không là gì khác hơn một ngôi làng hoàn cầu, bởi vì mọi sự đều được nối kết qua lại với nhau, nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng biến sự liên lập này thành tình liên đới. Có một hành trình dài giữa sự liên lập và tình liên đới. Tính ích kỷ - cá nhân, quốc gia và các nhóm quyền lực - và sự cứng ngắc về ý thức hệ thay vào đó đã duy trì “các cơ cấu tội lỗi” (Đã dẫn, 36).

“ Hạn từ ‘liên đới’hơi bị sáo mòn và đôi khi ít được hiểu biết, nhưng nó ám chỉ điều gì đó hơn là một vài hành động lẻ tẻ - hành động lẻ tẻ đây đó - của lòng rộng lượng”. Nhiều hơn thế! “Nó giả định việc tạo ra một tư duy mới; một tư duy mới biết suy nghĩ theo hướng cộng đồng và dành ưu tiên cho sự sống của mọi người hơn là cho việc chiếm đoạt của cải nơi một số ít người” (Tông huấn Evangelii gaudium, 188). Đó là điều "liên đới" muốn nói. Nó không đơn thuần là việc giúp đỡ người khác - làm như vậy là tốt, nhưng nó còn hơn thế nữa - nó là vấn đề công lý (xem Sách Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, 1938-1949). Sự liên lập, muốn ở trong tình liên đới và sinh hoa trái, cần có cội rễ bền chặt trong nhân tính và thiên nhiên do Thiên Chúa dựng nên; nó cần tôn trọng các khuôn mặt và đất đai.

Kinh thánh, ngay từ đầu, đã cảnh cáo chúng ta về điều này. Hãy nghĩ đến câu chuyện về Tháp Babel (xem St 11: 1-9); câu chuyện này mô tả những gì xảy ra khi chúng ta cố gắng vươn tới trời- tức là đích đến của chúng ta – mà bỏ qua mối ràng buộc của chúng ta với nhân loại, tạo thế và Đấng Tạo Hóa. Đây là một kiểu nói văn hoa. Điều này xảy ra bất cứ khi nào ai đó muốn leo lên và leo lên mà không lưu ý gì tới người khác. Chỉ bản thân tôi, phải không? Hãy nghĩ tới ngọn tháp. Chúng ta đang xây những ngọn tháp và các tòa nhà chọc trời, nhưng chúng ta đang phá hủy cộng đồng. Chúng ta thống nhất các tòa nhà và ngôn ngữ, nhưng chúng ta bóp chết tính phong phú của văn hóa. Chúng ta muốn trở thành chủ nhân của Trái đất, nhưng chúng ta lại hủy hoại sự đa dạng sinh học và cân bằng sinh thái. Trong một buổi yết kiến khác, tôi đã nói về những ngư dân phát xuất từ San Benedetto del Tronto, những người từng đến đây năm nay, và họ nói với tôi rằng năm nay: “Chúng con đã vớt 24 tấn chất thải khỏi biển, một nửa trong số đó là chất nhựa”. Hãy nghĩ đến việc những người này có nhiệm vụ bắt cá - vâng - nhưng cũng từ chối, và ra khơi để làm sạch biển. Nhưng đây là việc hủy hoại trái đất - không có tình liên đới với trái đất, vốn là một hồng phúc - và sự cân bằng sinh thái.

Tôi nhớ một câu chuyện thời trung cổ về "hội chứng Babel", xảy ra khi không có tinh thần liên đới. Câu chuyện thời Trung cổ này nói rằng, trong lúc xây dựng ngọn tháp, khi một người đàn ông ngã xuống - họ là nô lệ, không phải sao? - và chết, không ai nói gì, hoặc cùng lắm, "Thật tội nghiệp, anh ta đã phạm sai lầm và anh ta bị ngã". Thay vào đó, nếu một viên gạch rơi xuống, mọi người đều phàn nàn. Và nếu ai đó bị qui lỗi, anh ta sẽ bị trừng phạt. Tại sao? Bởi vì một viên gạch tốn kém để làm, chuẩn bị, nung… Tất cả những điều như thế. Phải mất thời gian để sản xuất một viên gạch, và việc làm. Một viên gạch đáng giá hơn một mạng người. Mỗi chúng ta, hãy nghĩ tới những gì xảy ra ngày hôm nay.

Thật không may, một điều gì đó thuộc loại này cũng có thể xảy ra ngày nay. Khi cổ phiếu giảm giá trên thị trường tài chánh, tất cả các cơ quan đều báo cáo tin tức - chúng ta đã thấy nó trên các tờ báo trong những ngày này. Hàng ngàn người gục ngã vì đói và nghèo, nhưng không ai nói về điều đó.

Lễ Ngũ tuần hoàn toàn trái ngược với Tháp Babel (xin xem Công vụ 2: 1-3), chúng ta đã nghe ở phần đầu của buổi yết kiến. Chúa Thánh Thần, từ trên cao ngự xuống như gió và lửa, lướt trên cộng đoàn đang co cụm trong Nhà Tiệc Ly, truyền sức mạnh của Thiên Chúa cho họ, và thôi thúc họ ra đi loan báo Chúa Giêsu cho mọi người. Thần Khí tạo ra sự hợp nhất trong đa dạng; Người tạo ra sự hài hòa.

Trong câu chuyện Tháp Babel, không có sự hài hòa nào; chỉ thôi thúc tiến lên để kiếm tiền. Ở đó, những người khác chỉ đơn giản là dụng cụ, chỉ là “nhân lực”, nhưng ở đây, trong Lễ Ngũ Tuần, mỗi người chúng ta là một công cụ, nhưng là một công cụ cộng đồng tham gia đầy đủ vào việc xây dựng cộng đồng. Thánh Phanxicô Assisi biết rõ điều này, và được Thần Khí linh ứng, ngài đã gọi mọi người, thực sự mọi tạo vật, là anh chị em (xin xem Laudato Si' 11; xin xem LS 11; xem Thánh Bonaventure, Legenda maior, VIII, 6: FF 1145). Thâm chí, anh sói, hãy nhớ điều đó. Với Lễ Ngũ Tuần, Thiên Chúa làm cho chính Người hiện diện và soi dẫn đức tin của cộng đồng hợp nhất trong đa dạng và liên đới. Sự đa dạng và liên đới hợp nhất trong hài hòa, đó mới là cách.

Sự đa dạng trong liên đới sở hữu nhiều “kháng thể” bảo đảm rằng tính độc đáo của mỗi con người – vốn là một hồng phúc, độc đáo và không thể lặp lại được - không bị chủ nghĩa duy cá nhân, tính ích kỷ làm cho bệnh hoạn. Sự đa dạng trong liên đới cũng sở hữu các kháng thể có thể hàn gắn các cơ cấu và diễn trình xã hội từng thoái hóa trở thành các hệ thống bất công, các hệ thống áp bức (xem Bản Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội, 192). Do đó, liên đới ngày nay là con đường phải đi hướng tới một thế giới hậu đại dịch, hướng tới việc chữa lành những căn bệnh xã hội và liên ngã của chúng ta. Không có con đường nào khác. Hoặc là chúng ta cùng đi trên con đường liên đới, hoặc là mọi sự sẽ trở nên tồi tệ hơn. Tôi muốn nhắc lại điều này: người ta sẽ không thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng mà vẫn y như trước đây. Đại dịch là một cuộc khủng hoảng. Chúng ta thoát khỏi khủng hoảng một là tốt hơn hai là tệ hơn trước. Tùy ý chúng ta lựa chọn. Và liên đới thực sự là một cách để thoát khỏi khủng hoảng mà được tốt hơn, chứ không phải bằng những thay đổi phiến diện, với một lớp sơn mới để mọi thứ trông đều ổn. Không. Phải tốt hơn!

Giữa những cuộc khủng hoảng, tình liên đới được đức tin hướng dẫn cho phép chúng ta chuyển dịch tình yêu của Thiên Chúa trong nền văn hóa hoàn cầu hóa của chúng ta, không phải bằng cách xây các ngọn tháp hay bức tường - và ngày nay có biết bao bức tường đang được xây lên! – để chia rẽ, nhưng rồi sụp đổ, nhưng bằng cách dệt nối các cộng đồng và duy trì các diễn trình phát triển thực sự nhân bản và bền vững. Và để làm điều này, sự vững chắc sẽ giúp ích. Tôi muốn hỏi một câu hỏi: tôi có nghĩ đến nhu cầu của người khác không? Mọi người hãy trả lời trong trái tim mình.

Giữa những cuộc khủng hoảng và sóng bão, Chúa kêu gọi chúng ta và mời gọi chúng ta đánh thức và kích hoạt tình liên đới có khả năng mang lại sự vững chắc, nâng đỡ và ý nghĩa cho những giờ phút trong đó mọi sự dường như đang bị phá hủy. Cầu xin tính sáng tạo của Chúa Thánh Thần khuyến khích chúng ta tạo ra những hình thức mới của lòng hiếu khách quen thuộc, của tình huynh đệ sinh hoa trái và của tình liên đới phổ quát. Cảm ơn anh chị em.
 
Trung Quốc bắn phát súng cảnh cáo Úc. Hội Đồng Giám Mục Ba Lan lo ngại trước các vụ phạm thánh
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:47 04/09/2020


1. Trung Quốc bắt giữ ký giả Úc: phát súng cảnh cáo trước mũi tầu

Báo chí tại Úc đã cho chạy những hàng tít lớn cho thấy những căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Bắc Kinh và Canberra. Chẳng hạn như hàng tít này của Sky News Australia: “Detainment of Australian journalist is China’s ‘shot across the bows’” liên quan đến vụ bắt giữ một ký giả người Hoa nhưng có quốc tịch Úc.

Lan Vy xin được giải thích một chút về thành ngữ ‘shot across the bows’. Trước đây khi chưa phát minh ra các sóng vô tuyến và các loa phát thanh công suất lớn, tầu bè di chuyển trên biển buộc phải treo các lá cờ để chỉ rõ quốc gia xuất xứ của mình. Những tầu bè không treo cờ có thể bị hải quân các nước đánh chìm.

Đối với tầu bè có treo cờ, hải quân các nước có thể bắn cảnh cáo bằng cách bắn những quả đại bác trước mũi tầu. Thành ngữ ‘shot across the bows’ nghĩa là ‘bắn trước mũi tầu’, tương tự như người Việt thường nói ‘bắn chỉ thiên’, nghĩa là bắn để cảnh cáo chưa có ý muốn sát thương.

Trong một diễn biến cho thấy Trung Quốc đang muốn bắn cảnh cáo Úc Đại Lợi, bọn cầm quyền Trung Quốc đã thông báo cho Bộ Ngoại giao Úc Đại Lợi rằng chúng đã bắt một ký giả có quốc tịch Úc vào ngày 14 tháng 8.

Ngoại trưởng Úc Marise Payne cho biết:

“Các quan chức Úc đã có thăm cô Trình tại một cơ sở giam giữ thông qua liên kết video vào ngày 27 tháng 8 và sẽ tiếp tục hỗ trợ và hỗ trợ cô và gia đình cô. Hiện nay chúng tôi không thể đưa ra thêm các lời bình luận để bảo vệ quyền tư ẩn của cô”.

Người ký giả bị bắt là Trình Lôi (Cheng Lei, 程雷). Cô là người Hoa, sinh quán tại Bắc Kinh

Cô đã sang Úc du học và tốt nghiệp Đại học Queensland, sau đó làm việc 5 năm với Cadbury Schweppes và ExxonMobil ở Melbourne và nhập quốc tịch Úc trước khi trở lại Bắc Kinh vào năm 2003.

Cô cũng là phóng viên Trung Quốc hoạt động cho mạng truyền hình CNBC của Mỹ trong chín năm. Từ năm 2013, cô là phóng viên kinh doanh của mạng truyền thông nhà nước Trung Quốc CGTN-News, kênh tiếng Anh của Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc.

Cô Trình Lôi có hai người con đang sống ở Melbourne.

Hôm 16 tháng Hai, cô viết trên Facebook rằng nhóm của cô đã năn nỉ cấp trên cho họ đến Vũ Hán để tường trình về tình trạng đại dịch coronavirus. Tuy nhiên, họ đã không thành công.

Sau biến cố này, có thể là vì tự tin vào tư cách công dân Úc của mình, Trình Lôi thường xuyên viết các bài chỉ trích bọn cầm quyền Trung Quốc về mọi chuyện, đặc biệt là những vấn đề xoay quanh COVID-19.

Đoạn video quý vị và anh chị em đang xem thấy đây được Bộ Ngoại giao Úc thực hiện vào năm 2018 để quảng bá cho hệ thống Đại Học của Úc. Cô Trình Lôi đã không tiếc lời ca ngợi hệ thống giáo dục Úc Đại Lợi là tiên tiến và nhân bản.

“Giáo dục Úc, các nền văn hóa và các giá trị Úc đều đan quyện vào nhau và điều đó có nghĩa là có rất nhiều sự tôn trọng tự do, rất nhiều sự tôn trọng cho sự sáng tạo, cá tính, ” cô nói.

“Và tôi nghĩ điều đó đã giúp tôi rất nhiều trong công việc. Nó cho phép bạn tự do suy nghĩ cho chính mình, đặt câu hỏi ngay cả đối với sách giáo khoa, thậm chí cả với các giáo sư, và tự đánh giá, điều này rất quan trọng trong ngành báo chí.”

Đến nay Trình Lôi vẫn chưa bị buộc tội, nhưng đang bị giam giữ. Luật pháp Trung Quốc cho phép các nhà điều tra Trung Quốc giam giữ và thẩm vấn một nghi phạm trong tối đa sáu tháng, mà không được tiếp cận với trợ giúp pháp lý.

Trước đây Dương Hằng Quân (Yang Hengjun, 杨恒君) một nhà hoạt động ủng hộ dân chủ, trở thành công dân Úc năm 2002, đã ngồi tù hơn 18 tháng sau khi bị Cục An ninh Nhà nước Bắc Kinh bắt giữ vì tình nghi gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia Trung Quốc.

Cô Trình Lôi được tin vẫn còn quốc tịch Trung Quốc. Điều này là một mối nguy hiểm đối với cô.


Source:Sydney Morning Herald

2. Những câu chuyện về sự xâm nhập của người Trung Quốc vào các trường đại học ở Úc là 'thực sự đáng sợ'

Người dẫn chương trình Sky News, Paul Murray nói rằng những câu chuyện được tiết lộ cuối tuần qua về việc chính phủ Trung Quốc xâm nhập vào các trường đại học ở Úc là “ thực sự đáng sợ.”

Ông Murray cho biết theo các báo cáo vừa được tiết lộ University of Technology Sydney, tức là Đại học Công nghệ Sydney, trường Đại Học của nhà nước này đã tuyển dụng một người trước đây từng làm việc cho lãnh sự quán Trung Quốc. Trước đó, Sky News Australia từng tiết lộ rằng tại trường Đại Học này có cả một chi bộ của Đảng Cộng sản Trung Quốc đang hoạt động rất tích cực.

Murray cho biết thêm: “Có cả một học giả Úc lại đang làm việc cho một trường đại học có liên quan đến các thông tin quốc phòng của phía Trung Quốc.”

“Rồi còn có một nghị sĩ Đảng Tự do Nam Úc… cô ấy, theo tờ The Australian, đã cố gắng xóa hết những hình ảnh trên mạng xã hội của mình tại một tổ chức cộng đồng do Bắc Kinh hậu thuẫn.”


Source:Sky News Australia

3. Các Giám Mục Ba Lan bày tỏ lo ngại về sự gia tăng các hành vi phạm thánh.

Trong một tuyên bố được đưa ra vào cuối phiên họp toàn thể vào ngày 29 tháng 8, các Giám Mục Ba Lan đã kêu gọi tôn trọng nhiều hơn đối với tình cảm tôn giáo.

Tuyên bố cho biết: “Các Giám Mục bày tỏ quan ngại về những trường hợp xúc phạm những nơi thờ tự và các biểu tượng tôn giáo, ngày càng thường xuyên hơn, gây đau đớn cho rất nhiều người”.

“Hội đồng Giám Mục Ba Lan kêu gọi sự tôn trọng cảm xúc tôn giáo của các tín hữu và tất cả những ai mà những địa điểm và biểu tượng này tạo thành một giá trị độc đáo bất kể thế giới quan của họ là gì.”

Các Giám Mục không trích dẫn bất kỳ ví dụ nào trong tuyên bố của các ngài, nhưng rõ ràng quan tâm của các ngài đã diễn ra theo sau một vụ việc nghiêm trọng vào tháng 7, trong đó những người đồng tính đã gắn cờ cầu vồng lên một bức tượng lịch sử của Chúa Kitô ở thủ đô Warsaw.

Đức Hồng Y Kazimierz Nycz của Warsaw mô tả vụ việc xảy ra bên ngoài Nhà thờ Thánh Giá của thành phố là một “sự xúc phạm” “gây đau đớn cho các tín hữu, giáo dân của Nhà thờ Thánh Giá và nhiều cư dân của thủ đô”.

Trong cuộc họp của các Giám Mục tại Jasna Góra vào tuần trước, các Giám Mục đã ban hành một tài liệu dài 27 trang kêu gọi người Công Giáo tôn trọng những người được xác định là LGBT+ nhưng không chấp nhận quan điểm của họ một cách thiếu cân nhắc. Văn bản có tựa đề “Lập trường của Hội đồng Giám mục Ba Lan về LGBT+” cũng lên án bạo lực bằng lời nói và thể chất đối với những người liên quan đến phong trào LGBT+.

Tại buổi họp mặt từ ngày 27-29 tháng 8, các Giám Mục cũng đánh dấu kỷ niệm 30 năm ngày các bài học tôn giáo được trở lại các trường học ở Ba Lan sau sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Các ngài thảo luận về tình trạng giáo dục tôn giáo hiện nay, cũng như việc chuẩn bị và đào tạo giáo lý viên thích hợp.


Source:Catholic News Agency