Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật Thứ 22 Mùa Quanh Năm 01/9 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:10 31/08/2024
BÀI ĐỌC 1 Đnl 4:1-2,6-8
Bài trích sách Đệ nhị luật.
Khi ấy, ông Mô-sê nói với dân Ít-ra-en rằng:
“Giờ đây, hỡi Ít-ra-en, hãy nghe những thánh chỉ và quyết định tôi dạy cho anh em, để anh em đem ra thực hành. Như vậy anh em sẽ được sống và sẽ được vào chiếm hữu miền đất mà Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, ban cho anh em.
Anh em đừng thêm gì vào lời tôi truyền cho anh em, cũng đừng bớt gì, nhưng phải giữ những mệnh lệnh của Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, mà tôi truyền cho anh em. Anh em phải giữ và đem ra thực hành, vì nhờ đó anh em sẽ được các dân coi là khôn ngoan và thông minh.
Khi được nghe tất cả những thánh chỉ đó, họ sẽ nói: ‘Chỉ có dân tộc vĩ đại này mới là một dân khôn ngoan và thông minh!’ Phải, có dân tộc vĩ đại nào được thần minh ở gần, như Đức Chúa, Thiên Chúa chúng ta, ở gần chúng ta, mỗi khi chúng ta kêu cầu Người? Có dân tộc vĩ đại nào được những thánh chỉ và quyết định công minh, như tất cả Lề Luật mà hôm nay tôi đưa ra trước mặt anh em?”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Gc 1:17-18,21b-22,27
Bài trích thư của thánh Gia-cô-bê tông đồ.
Anh em thân mến, mọi ơn lành và mọi phúc lộc hoàn hảo đều do từ trên, đều tuôn xuống từ Cha là Đấng dựng nên muôn tinh tú; nơi Người không hề có sự thay đổi, cũng không hề có sự chuyển vần khi tối khi sáng. Người đã tự ý dùng Lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người.
Anh em hãy khiêm tốn đón nhận lời đã được gieo vào lòng anh em; lời ấy có sức cứu độ linh hồn anh em. Anh em hãy đem lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình.
Lòng đạo đức tinh tuyền và không tỳ ố trước mặt Thiên Chúa Cha, là thăm viếng cô nhi quả phụ lâm cảnh gian truân, và giữ mình cho khỏi mọi vết nhơ của thế gian.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG
Alleluia, Alleluia!
Chúa Cha đã tự ý dùng lời chân lý mà sinh ra chúng ta, để chúng ta nên như của đầu mùa trong các thọ tạo của Người.
Alleluia
TIN MỪNG Mc 7:1-8,14-15,21-23
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô.
Khi ấy, có những người Pha-ri-sêu và một số kinh sư tụ họp quanh Đức Giê-su. Họ là những người từ Giê-ru-sa-lem đến. Họ thấy vài môn đệ của Người dùng bữa mà tay còn ô uế, nghĩa là chưa rửa. Thật vậy, người Pha-ri-sêu cũng như mọi người Do-thái đều nắm giữ truyền thống của tiền nhân: họ không ăn gì, khi chưa rửa tay cẩn thận; thức gì mua ngoài chợ về, cũng phải rảy nước đã rồi mới ăn; họ còn giữ nhiều tập tục khác nữa như rửa chén bát, bình lọ và các đồ đồng.
Vậy, người Pha-ri-sêu và kinh sư hỏi Đức Giê-su: “Sao các môn đệ của ông không theo truyền thống của tiền nhân, cứ để tay ô uế mà dùng bữa?”
Người trả lời họ: “Ngôn sứ I-sai-a thật đã nói tiên tri rất đúng về các ông là những kẻ đạo đức giả, khi viết rằng: Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì lại xa Ta. Chúng có thờ phượng Ta thì cũng vô ích, vì giáo lý chúng giảng dạy chỉ là giới luật phàm nhân. Các ông gạt bỏ điều răn của Thiên Chúa, mà duy trì truyền thống của người phàm.”
Sau đó, Đức Giê-su lại gọi đám đông tới mà bảo: “Xin mọi người nghe tôi nói đây, và hiểu cho rõ: Không có cái gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ra ô uế được; nhưng chính cái từ con người xuất ra, là cái làm cho con người ra ô uế.
Vì từ bên trong, từ lòng người, phát xuất những ý định xấu: tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tỵ, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng. Tất cả những điều xấu xa đó, đều từ bên trong xuất ra, và làm cho con người ra ô uế.”
Đó là Lời Chúa.
CN 22 QN B: Sạch – Dơ
Anphong Nguyễn Công Minh ofm
16:06 31/08/2024
CN 22 QN B: Sạch – Dơ
Người ta thường nói : Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng cũng nhiều khi chiếc áo giúp người ta nên thầy tu hơn, bởi lẽ khi mặc chiếc áo vào thì cử chỉ đi đứng, lời ăn tiếng nói phải đắn đo hơn. Ra đường mà mặc áo tu thì mắt đâu được ngó liên ngó láo. Lại có những nơi mà chiếc áo tu không được bén mảng tới. Quả chiếc áo tu cũng giúp người ta nên thầy tu hơn. Nhưng đó là đối với những người đã có một chút gốc tu, thì chiếc áo sẽ gia tăng hoa trái tu hành, còn nếu không, thì như người ta nói : Chiếc áo không thể làm nên thầy tu – bởi nếu được, thì các minh tinh màn bạc, các kịch sĩ khi đóng vai nữ tu đã thành ma sæur hết, và các kẻ giả dạng thầy tu với chiếc áo dòng đi lừa đây đó, là những tu sĩ đàng hoàng !
Chính vì chiếc áo (bề ngoài) không làm nên thầy tu (thực chất bên trong) mà hôm nay Chúa Giêsu dẫn chứng thêm cho chân lý ấy qua đoạn thoại về Sạch – Dơ. Giữ sạch bề ngoài (= chiếc áo) không làm cho người ta sạch bề trong đâu (= nên thầy tu).
1) Thử phác vài nét về sạch-dơ của người Do-thái
Quả thật trong Do-Thái giáo có những điều khoản rõ ràng về sạch, dơ. Sách Lêvi 5 chương liền, từ chương 11-15 trình bày về (1) con vật nào là dơ, vật trên cạn, vật dưới nước; (2) con người nào là dơ : hoặc bị bệnh, phong, lác, đốm, ung nhọt; hoặc do đến thời kỳ nào đó thì mắc nhơ : cả đàn ông lẫn đàn bà. Luật còn ghi thêm, do đâu thì bị dơ, dơ bao lâu, làm sao thì hết dơ.
Nhưng luật Chúa trong Cựu Ước không qui định phải rửa tay trước khi ăn, phải rửa chén dĩa trước khi dùng. Đây hoàn toàn là tập tục của tiền nhân, mà các người biệt phái và luật sĩ lại tuân giữ tỉ mỉ tập tục đó và bắt các người Do Thái phải giữ. Họ xem đây như một nghi thức chứ không chỉ là vì vệ sinh, vệ sinh là rửa cho sạch tay kẻo ăn uống nuốt vi trùng. Hoặc rửa để ăn cho ngon : Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon. Không. Dù tay sạch, cũng phải rửa. Và phải rửa đúng bài bản :
Nước rửa: phải đựng trong bình đồng, hoặc bình sành.
Cách rửa : phải rửa từ khuỷu tay trở xuống, chứ không chỉ 2 đầu ngón tay trong nghi thức Thánh lễ mà linh mục làm.
Nhịp rửa: phải rửa 2 lần. Một lần vì “tay dơ,” một lần là để rửa cho sạch hết nước dơ dính ở tay. Vì thế lượng nước phải dùng không ít đâu. Do đó mới có chuyện một Rabbi Abiga Do thái bị tù, mỗi ngày chỉ được cung cấp một lượng nước tối thiểu để uống. Ông không uống, lấy nước đó để rửa tay trước khi ăn, và rồi ông thà chết khát còn hơn là không giữ tập tục rửa tay trước khi ăn.
Trong bài Tin Mừng còn nói thêm cho ta vài tập tục về sạch dơ nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng : không phải là rửa cho sạch, nhưng phải rửa trước khi dùng, dù đã sạch (như chúng ta mời bà con dùng trà, cũng phải tráng qua một lượt mới rót trà). Năm 2006, khi còn ở Saigon, một hôm có cặp vợ chồng cựu Phan Sinh ở Đức về, chúng tôi mời dùng cơm trưa. Khi vào bàn, chị vợ xin một chén nước nóng, tưởng chị uống thuốc. Không ! Chị dùng nước đó để nhúng đũa và tráng đĩa … cho sạch, chẳng khác gì người Do Thái thủa xưa. Người Do thái khi đi nơi công cộng về, họ cũng sẽ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Có lẽ tắm rửa cho bảo đảm, vì khi đi nơi công cộng, thế nào mà chẳng có những vật gì dơ, những người dơ mình đụng vào hoặc không đụng thì ở trong khoảng cách đủ để lây dơ, ta về ta tắm cho bảo đảm sạch sẽ trước khi ăn.
Trong sách Gương Phúc cũng có một câu bi quan kiểu đó : Mỗi lần tôi tiếp xúc với người đời, trở về nhà tôi thấy tôi bớt là người hơn (mất tinh tuyền), nên người Do Thái đi chợ về là… tắm mình để tẩy dơ.
2) Nhưng rồi rửa như vậy, tẩy như thế,
có làm cho con người sạch ra không?
Chúa Giêsu trả lởi cho ta thật rõ ràng : “Xin mọi người nghe tôi nói đây mà hiểu cho rõ : không có gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ô nhơ được, mà cái gì từ con người xuất ra mới làm cho con người ra ô uế”. Và rồi Chúa Giêsu liệt kê 12 tội phạm từ trong lòng người mà ra : “tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.” Vì chính những cái đó từ trong xuất ra mới làm cho người ta ra dơ bẩn, ô uế. Chứ nếu chỉ cần rửa bên ngoài là trong cũng sạch thì dễ quá. Ở dưới dốc, nước nhiều, chắc sẽ trong sạch hơn ở trên đồi cao này, vì hiếm nước.
Chỉ cần khoác áo cà sa là thành thầy sãi, khoác áo dòng nâu là nên thầy tu Phan xi cậu. Ai làm cũng được.
Chính vì rửa bên ngoài, bên trong không sạch, mà ta thấy ngay những người biệt phái và kinh sư trách cứ môn đệ Chúa. Nếu họ rửa tay hằng ngày, họ sạch sẽ, tâm hồn họ cũng sạch sẽ, tức là thanh thản, thì họ đâu còn ganh tị, bẩn (sic) tâm dòm ngó để ý đến người khác không rửa hầu bắt bẻ, hạch sách.
Ta thấy Chúa Giêsu trách người biệt phái, ta mỉm cười sung sướng, vì ta không như họ. ta có thể lầm và lầm to đó.
Có nhiều người Công Giáo không nghĩ rằng họ sẽ tổ chức một bữa ăn mời khách đến mà trên bàn có vết dơ, trên chén đĩa có vết bẩn và trên quần áo họ dính bụi bậm. Họ phải tẩy đi chứ. Đúng. Nhưng tẩy bề ngoài thôi. Còn khi họ phát ngôn trong bữa ăn thì không phải là sự dơ bẩn nữa mà là sự thô bỉ : họ hạ người này, nói xấu người kia, chửi bới người nọ. Nhưng họ còn khá hơn hạng người, biết làm sạch cả lời nói nữa chứ không chỉ quần áo tay chân. “Ngoài thì thơn thớt nói cười, mà trong thâm hiểm giết người không dao”. Chính cõi lòng với 12 con quỉ mà Chúa Giêsu cảnh cáo làm dơ bẩn con người họ.
Rửa tay không phải là xấu. Rửa tay là tốt nếu trong lòng cũng được rửa. Chiếc áo không phải vô ích, nhưng sẽ có ích rất nhiều nếu người mặc cũng xứng với chiếc áo. Đọc kinh đi lễ là tốt, rất tốt nếu trong lòng cũng có tình mến Chúa yêu người. Lạy Chúa xin cho con đừng giả hình. Ngoài thì đi lễ đọc kinh mà trong thâm hiểm rình mò anh em…
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Cho ai muốn biết sạch, dơ theo sách Levi :
( ) Sách Lê-vi 11,1-15,33 (từ chương 11 đến chương 15)
11,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron và bảo các ông rằng :
2 "Hãy nói với con cái Ít-ra-en : Trong tất cả các loài vật sống trên đất, đây là những loài các ngươi được ăn :
3 Mọi con vật có chân chẻ làm hai móng và thuộc loài nhai lại, thì các ngươi được ăn. 4 Tuy nhiên, trong các loài nhai lại và các loài có móng chẻ hai, các ngươi không được ăn các con này : con lạc đà, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai : các ngươi phải coi nó là loài ô uế; 5 con ngân thử, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai : các ngươi phải coi nó là loài ô uế; 6 con thỏ rừng, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai : các ngươi phải coi nó là ô uế; 7 con heo, vì nó có chân chẻ làm hai móng, nhưng không nhai lại : các ngươi phải coi nó là loài ô uế. 8 Thịt của chúng, các ngươi không được ăn, xác chết của chúng, các ngươi không được đụng đến; các ngươi phải coi chúng là loài ô uế.
9 Trong tất cả các loài sống dưới nước, đây là những loài các ngươi được ăn:
Tất cả những loài sống dưới nước, ở sông hay ở biển, có vây và có vảy, thì các ngươi được ăn. 10 Còn tất cả những loài không có vây, không có vảy, ở sông hay ở biển, trong số mọi vật nhỏ sống dưới nước và mọi sinh vật sống dưới nước, thì các ngươi phải coi chúng là loài kinh tởm. 11 Các ngươi phải coi chúng là loài kinh tởm : thịt của chúng, các ngươi không được ăn, xác chết của chúng, các ngươi phải coi là vật kinh tởm. 12 Tất cả những loài sống dưới nước mà không có vây, không có vảy, các ngươi phải coi là loài kinh tởm.
13 Trong các loài chim, đây là những loài các ngươi phải coi là kinh tởm : người ta không được ăn, vì là loài kinh tởm : đại bàng, diều hâu, ó biển, 14 diều hâu đen, mọi thứ kền kền, 15 mọi thứ quạ, 16 đà điểu, cú, mòng biển, mọi thứ bồ cắt, 17 cú vọ, cóc, cú mèo, 18 chim lợn, bồ nông, ó, 19 cò, mọi thứ diệc, chim đầu rìu và dơi.
20 Mọi loài vật nhỏ có cánh đi bằng bốn chân, các ngươi phải coi là loài kinh tởm. 21 Trong các loài vật nhỏ có cánh đi bằng bốn chân, các ngươi chỉ được ăn những thứ sau đây : những con ngoài chân ra có thêm càng để nhảy trên đất. 22 Trong số những loài đó, đây là những loài các ngươi được ăn : mọi thứ cào cào, mọi thứ châu chấu, mọi thứ muỗm, mọi thứ dế. 23 Nhưng mọi vật nhỏ có cánh mà có bốn chân, các ngươi phải coi là loài kinh tởm.
24 Vì các vật ấy, các ngươi sẽ ra ô uế : ai đụng vào xác chết của chúng, sẽ ra ô uế cho đến chiều, 25 bất cứ ai mang xác chết của chúng, thì phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều. 26 Mọi con vật không có chân chẻ làm hai móng và không nhai lại, các ngươi phải coi là loài ô uế : bất cứ ai đụng vào chúng, sẽ ra ô uế. 27 Trong số các loài vật đi bằng bốn chân, tất cả các con đi bằng bàn chân, các ngươi phải coi là loài ô uế; bất cứ ai đụng vào chúng, sẽ ra ô uế cho đến chiều. 28 Bất cứ ai mang xác chết của chúng, thì phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều; các ngươi phải coi chúng là vật ô uế.
29 Trong số các loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi phải coi những loài này là ô uế : chuột chũi, chuột nhắt, mọi thứ thằn lằn, 30 tắc kè, kỳ đà, cắc ké, kỳ nhông, thạch sùng.
31 Trong số mọi loài vật nhỏ, các ngươi phải coi những loài trên là ô uế. Bất cứ ai đụng đến chúng khi chúng đã chết, thì sẽ ra ô uế cho đến chiều.
32 Trong những con vật đó, con nào chết mà rơi trên bất cứ vật gì, thì vật ấy sẽ ra ô uế, dù là đồ dùng bằng gỗ, quần áo, da, bị, mọi đồ dùng để làm một công việc gì; phải nhúng vật ấy vào nước, nó sẽ ra ô uế cho đến chiều, rồi sẽ được thanh sạch. 33 Nếu một con vật rơi vào trong bất cứ bình sành nào, thì tất cả những gì trong đó sẽ ra ô uế, và các ngươi phải đập vỡ bình ấy. 34 Mọi thứ người ta ăn, nếu bị nước bình ấy đổ lên trên, thì sẽ ra ô uế; mọi thứ người ta uống, đựng trong bất cứ bình nào nói trên, sẽ ra ô uế. 35 Một xác chết của chúng mà rơi trên bất cứ vật gì, thì vật ấy sẽ ra ô uế; lò và bếp sẽ phải phá đi : các vật ấy là ô uế và các ngươi phải coi là những vật ô uế. 36 Tuy nhiên suối và hầm nước thì khối nước vẫn thanh sạch, nhưng ai đụng đến xác chết của chúng, sẽ ra ô uế. 37 Nếu một xác chết của chúng rơi trên hạt giống để gieo, thì hạt giống vẫn thanh sạch; 38 nhưng nếu đã đổ nước vào hạt giống, mà một xác chết của chúng rơi trên đó, thì các ngươi phải coi hạt giống đó là ô uế.
39 Nếu một con vật làm đồ ăn cho các ngươi mà chết, thì ai đụng vào xác chết của nó, sẽ ra ô uế cho đến chiều; 40 ai ăn thịt xác chết của nó, sẽ phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều; ai mang xác chết của nó, sẽ phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
41 Mọi loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất là vật kinh tởm, không được ăn. 42 Mọi con vật bò bằng bụng, mọi thứ đi bằng bốn chân hay nhiều chân hơn, tóm lại mọi loài vật lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi không được ăn, vì chúng là vật kinh tởm. 43 Các ngươi đừng làm cho chính mình ra kinh tởm vì mọi loài vật nhỏ lúc nhúc, các ngươi đừng làm cho mình ra ô uế vì chúng : các ngươi sẽ ra ô uế vì chúng. 44 Thật vậy, Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi; các ngươi phải nên thánh và phải thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh; các ngươi đừng làm cho chính mình ra ô uế vì mọi loài vật nhỏ bò trên đất. 45 Thật vậy, Ta là ĐỨC CHÚA, Đấng đã đưa các ngươi từ đất Ai-cập lên, để Ta làm Thiên Chúa của các ngươi; vậy các ngươi phải thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh."
46 Đó là luật về loài vật, chim chóc, mọi sinh vật vẫy vùng dưới nước và mọi sinh vật lúc nhúc trên mặt đất, 47 để phân biệt vật ô uế với vật thanh sạch, loài vật được ăn với loài vật không được ăn.
12,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê rằng :
2 "Hãy nói với con cái Ít-ra-en : Khi một người đàn bà có thai và sinh con trai, thì sẽ ra ô uế trong vòng bảy ngày, nó sẽ ra ô uế như những ngày bị khó ở vì kinh nguyệt. 3 Đến ngày thứ tám, đứa trẻ sẽ được cắt bì nơi da quy đầu. 4 Rồi người đàn bà phải đợi ba mươi ba ngày cho máu được thanh tẩy; nó không được đụng đến vật thánh nào và không được vào thánh điện, cho đến khi mãn thời gian thanh tẩy của mình.
5 Nếu sinh con gái, thì người đàn bà sẽ ra ô uế trong vòng hai tuần, như khi có kinh; rồi nó phải đợi sáu mươi sáu ngày cho máu được thanh tẩy.
6 Khi mãn thời gian thanh tẩy, dù sinh con trai hay con gái, nó phải đem đến cho tư tế, ở cửa Lều Hội Ngộ, một con chiên một tuổi làm lễ toàn thiêu, và một bồ câu non hay một chim gáy làm lễ tạ tội. 7 Tư tế sẽ tiến dâng chúng trước nhan ĐỨC CHÚA và cử hành lễ xá tội cho nó và nó sẽ được thanh tẩy sau khi đã xuất huyết.
Đó là luật về người đàn bà sinh con trai hay con gái. 8 Nếu không có phương tiện kiếm được chiên, thì nó sẽ bắt một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non, một con để làm lễ toàn thiêu, một con để làm lễ tạ tội. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó, và nó sẽ ra thanh sạch."
13,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron :
2 "Khi trên da thịt người nào phát ra nhọt, lác hoặc đốm, và cái đó trở thành vết thương phong hủi, thì người ta sẽ đưa người ấy đến với tư tế A-ha-ron hoặc với một trong các tư tế, con của A-ha-ron. 3 Tư tế sẽ khám vết thương trên da thịt nó : nếu lông ở vết thương đã chuyển sang màu trắng và vết thương xem ra lõm vào da thịt, thì đó là vết thương phong hủi; sau khi khám, tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế. 4 Nếu là đốm trắng trên da thịt, mà xem ra không lõm vào da, và lông không chuyển sang màu trắng, thì tư tế sẽ cô lập người mắc vết thương trong vòng bảy ngày. 5 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám nó : nếu chính mắt tư tế thấy là vết thương vẫn y nguyên, không lan ra trên da, thì tư tế sẽ lại cô lập nó trong vòng bảy ngày nữa. 6 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ tái khám nó : nếu vết thương đã mờ đi và không lan ra trên da, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch : đó là lác; nó sẽ giặt áo và sẽ ra thanh sạch.
7 Nhưng nếu lác cứ lan ra trên da, sau khi người ấy đã được tư tế khám để được tuyên bố là thanh sạch, thì nó phải được tư tế tái khám. 8 Tư tế sẽ khám : nếu lác đã lan ra trên da, tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là bệnh phong hủi.
9 Khi trên người nào có vết thương phong hủi, thì phải đưa nó đến với tư tế. 10 Tư tế sẽ khám : nếu ở trên da có nhọt trắng, và nhọt ấy làm cho lông chuyển sang màu trắng, và trong nhọt có thịt đỏ lòm sùi ra, 11 thì đó là bệnh phong hủi kinh niên ở da thịt nó. Tư tế sẽ tuyên bố nó là ô uế; tư tế sẽ không cô lập nó, vì nó là ô uế.
12 Nhưng nếu phong hủi ấy cứ loang ra trên da và phủ tất cả da của người bệnh, từ đầu đến chân, bất kỳ đâu đâu mắt tư tế nhìn thấy, 13 thì tư tế sẽ khám : nếu phong hủi phủ tất cả da, thì tư tế sẽ tuyên bố người bệnh là thanh sạch : nó đã chuyển tất cả ra màu trắng, nó thanh sạch. 14 Nhưng ngày nào thấy người ấy có chỗ thịt đỏ lòm, thì nó sẽ ra ô uế; 15 tư tế sẽ khám chỗ thịt đỏ lòm và sẽ tuyên bố người ấy là ô uế; thịt đỏ lòm là ô uế : đó là bệnh phong hủi. 16 Hoặc khi thịt đỏ lòm lại chuyển sang màu trắng, thì nó sẽ đến với tư tế; 17 tư tế sẽ khám nó : nếu vết thương đã chuyển sang màu trắng, tư tế sẽ tuyên bố vết thương là thanh sạch : người ấy thanh sạch.
18 Khi người nào có ung ở da mà đã khỏi, 19 nhưng ở chỗ cái ung lại có một nhọt trắng hay một đốm trắng đỏ nhạt, thì nó phải để cho tư tế khám. 20 Tư tế sẽ khám : nếu đốm ấy xem ra ăn sâu vào da và lông đã chuyển sang màu trắng, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là một vết thương phong hủi đã loang ra chỗ cái ung. 21 Nhưng nếu khi tư tế khám mà thấy ở đó không có lông trắng, cái ung không ăn sâu vào da và đã mờ đi, thì tư tế sẽ cô lập nó trong vòng bảy ngày. 22 Nếu vết đốm cứ loang ra trên da, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là một vết thương. 23 Nhưng nếu vết đốm vẫn y nguyên, không lan ra, thì đó là sẹo của cái ung : tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch.
24 Trường hợp khác : khi người nào có chỗ phỏng lửa trên da và ở chỗ phỏng có đốm trắng đỏ nhạt hoặc trắng, 25 thì tư tế sẽ khám chỗ ấy : nếu lông ở đốm đã chuyển sang màu trắng, và vết đốm xem ra lõm vào da, thì đó là phong hủi loang ra ở chỗ phỏng; tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là vết thương phong hủi. 26 Nhưng nếu khi tư tế khám mà thấy vết đốm không có lông trắng, không ăn sâu vào da và đã mờ đi, thì tư tế sẽ cô lập người ấy trong vòng bảy ngày. 27 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám người ấy : nếu vết đốm cứ lan ra trên da, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là vết thương phong hủi. 28 Nhưng nếu vết đốm cứ y nguyên, không lan ra trên da, và đã mờ đi, thì đó là một cái nhọt do phỏng gây ra; tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch, vì đó là sẹo của chỗ phỏng.
29 Khi một người đàn ông hay một người đàn bà có vết thương ở đầu hoặc cằm, 30 thì tư tế sẽ khám vết thương : nếu nó xem ra lõm vào da, có lông vàng và nhỏ, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là chốc, tức là phong hủi ở đầu hay ở cằm. 31 Nhưng nếu khi tư tế khám vết thương chốc, mà nó xem ra không lõm vào da và không có lông đen, thì tư tế sẽ cô lập người có vết thương chốc trong vòng bảy ngày. 32 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám vết thương : nếu chốc không lan ra, không có lông vàng và chốc xem ra không lõm vào da, 33 thì người ấy phải cạo đầu cạo cằm nhưng không cạo chỗ chốc, rồi tư tế sẽ lại cô lập người bị chốc trong vòng bảy ngày nữa. 34 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám chỗ chốc : nếu chỗ chốc không lan ra trên da và xem ra không lõm vào da, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch; nó sẽ giặt áo và sẽ ra thanh sạch. 35 Nhưng nếu chỗ chốc cứ lan ra trên da, sau khi người ấy được tuyên bố là thanh sạch, 36 thì tư tế sẽ khám người ấy : nếu chỗ chốc đã lan ra trên da, thì tư tế sẽ không phải tìm xem có lông vàng không; người ấy ô uế. 37 Nhưng nếu chính mắt tư tế thấy là chỗ chốc vẫn y nguyên và có lông đen mọc ở đó, thì chỗ chốc đã khỏi và người ấy là thanh sạch; tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch.
38 Khi trên da thịt một người đàn ông hay một người đàn bà phát ra những đốm, những đốm trắng, 39 thì tư tế sẽ khám : nếu những đốm trên da thịt họ trắng đục, thì đó là lang ben đã loang ra trên da : họ thanh sạch.
40 Người rụng tóc ở đầu là người sói đầu : người ấy thanh sạch. 41 Người rụng tóc phía trước là người sói trán : người ấy thanh sạch. 42 Nhưng nếu chỗ sói đầu hoặc sói trán có vết thương trắng đỏ nhạt, thì đó là phong hủi loang ra ở chỗ sói đầu hoặc sói trán. 43 Tư tế sẽ khám người ấy : nếu nhọt ở vết thương có màu trắng đỏ nhạt ở chỗ sói đầu hoặc sói trán, trông giống như phong hủi da thịt, 44 thì người ấy bị phong hủi : người ấy ô uế. Tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế; nó bị vết thương ở đầu.
45 Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên : "Ô uế ! Ô uế !" 46 Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế; nó ô uế : nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại. Phong hủi ở quần áo
47 Khi áo có vết phong hủi, áo len hay áo gai, 48 áo dệt hay áo đan bằng gai hoặc bằng len, hoặc da hay bất cứ đồ vật gì bằng da, 49 nếu vết ấy xanh hay đỏ nhạt trên áo, trên da, trên áo dệt hoặc đan, hay trên bất cứ đồ vật gì bằng da, thì đó là vết phong hủi : phải đưa cho tư tế khám. 50 Tư tế sẽ khám vết ấy và để riêng đồ vật có vết ra, trong vòng bảy ngày. 51 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám vết ấy : nếu vết đã lan ra trên áo, áo dệt hay áo đan, trên da, trên bất cứ đồ vật gì làm bằng da, thì đó là phong hủi dễ lây : vật đó là ô uế. 52 Người ta phải đốt áo dệt hay áo đan bằng len hay bằng gai, hay bất cứ đồ vật gì bằng da có vết, vì đó là phong hủi dễ lây; đồ vật ấy phải bỏ vào lửa mà thiêu.
53 Nhưng nếu khi tư tế khám, vết ấy không lan ra trên áo, áo dệt hoặc áo đan, hay trên bất cứ đồ vật gì bằng da, 54 thì tư tế sẽ truyền giặt đồ vật có vết, rồi lại để riêng nó ra, trong vòng bảy ngày nữa. 55 Sau khi vết đã được gột rửa, tư tế sẽ khám : nếu vết ấy không thay đổi hình dạng và không lan ra, thì đồ vật ấy là ô uế, các ngươi phải bỏ vào lửa mà thiêu : đó là đồ vật bị ăn thủng mặt phải hay mặt trái.
56 Nhưng nếu khi tư tế khám, vết ấy đã mờ đi sau khi gột rửa, thì tư tế sẽ xé chỗ đó ra khỏi áo hay khỏi da, khỏi áo dệt hoặc áo đan. 57 Nếu nó lại xuất hiện trên áo, áo dệt hoặc áo đan, hay bất cứ đồ vật gì bằng da, thì đó là phong hủi đã loang ra : ngươi phải bỏ đồ vật có vết vào lửa mà thiêu. 58 Áo, áo dệt hoặc áo đan, hay bất cứ đồ vật gì bằng da, các ngươi đã giặt mà vết đã biến đi, thì sẽ được giặt một lần thứ hai, và sẽ thanh sạch."
59 Đó là luật về vết phong hủi trên áo bằng len hoặc bằng gai, áo dệt hoặc áo đan, hay bất cứ đồ vật gì bằng da, để dựa vào đó mà tuyên bố đồ vật ấy thanh sạch hay ô uế.
14,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê rằng :
2 "Đây là luật về người phong hủi, trong ngày nó được thanh tẩy. Nó sẽ được đưa đến với tư tế; 3 tư tế sẽ ra khỏi trại. Tư tế sẽ khám : nếu người phong hủi đã khỏi vết thương phong hủi, 4 thì tư tế sẽ truyền lấy cho người được thanh tẩy hai con chim còn sống và thanh sạch, gỗ bá hương, phẩm cánh kiến và cành hương thảo. 5 Tư tế sẽ truyền sát tế một con chim trên một bình sành đựng nước mạch. 6 Con chim còn sống, thì tư tế sẽ lấy nó, cùng với gỗ bá hương, phẩm cánh kiến và cành hương thảo, và nhúng hết, kể cả con chim còn sống, vào máu con chim đã bị sát tế trên nước mạch. 7 Tư tế sẽ rảy bảy lần trên người đang được thanh tẩy khỏi phong hủi, tuyên bố nó thanh sạch, rồi thả con chim còn sống ra ngoài đồng. 8 Người được thanh tẩy sẽ cạo hết lông, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra thanh sạch. Sau đó nó sẽ trở về trại, nhưng phải ở bên ngoài lều của mình trong vòng bảy ngày. 9 Đến ngày thứ bảy, nó sẽ cạo hết lông, cạo đầu, râu và lông mày; nó sẽ cạo hết lông, sẽ giặt áo, lấy nước tắm rửa thân thể, và sẽ ra thanh sạch.
10 Ngày thứ tám, nó sẽ lấy hai con chiên đực toàn vẹn, một con chiên cái toàn vẹn, một tuổi, mười ba lít rưỡi tinh bột nhào với dầu làm lễ phẩm, và nửa lít dầu. 11 Tư tế cử hành lễ thanh tẩy sẽ đặt người được thanh tẩy cùng với các lễ vật trước nhan ĐỨC CHÚA, ở cửa Lều Hội Ngộ. 12 Tư tế sẽ bắt một con chiên, tiến dâng làm lễ đền tội cùng với nửa lít dầu, và tư tế sẽ làm nghi thức tiến dâng những thứ ấy trước nhan ĐỨC CHÚA. 13 Tư tế sẽ sát tế con chiên ở nơi sát tế lễ vật tạ tội và lễ vật toàn thiêu, trong nơi thánh; -vì lễ vật đền tội thuộc về tư tế, cũng như lễ vật tạ tội : đó là của rất thánh-. 14 Tư tế sẽ lấy máu lễ vật đền tội bôi vào trái tai phải người được thanh tẩy, vào ngón cái tay phải và ngón cái chân phải nó. 15 Tư tế sẽ lấy nửa lít dầu, đổ một ít vào lòng bàn tay trái; 16 Tư tế sẽ nhúng một ngón tay phải vào dầu ở trong lòng bàn tay trái và lấy ngón tay rảy dầu bảy lần trước nhan ĐỨC CHÚA. 17 Tư tế sẽ lấy dầu còn lại trong lòng bàn tay bôi vào trái tai phải người được thanh tẩy, vào ngón cái tay phải và ngón cái chân phải nó, bên trên máu lễ vật đền tội. 18 Chỗ dầu còn lại trong lòng bàn tay, tư tế sẽ bôi lên đầu người được thanh tẩy. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó trước nhan ĐỨC CHÚA.
19 Tư tế sẽ làm lễ tạ tội và sẽ cử hành lễ xá tội cho người đang được thanh tẩy khỏi sự ô uế, sau đó sẽ sát tế lễ vật toàn thiêu. 20 Tư tế sẽ dâng lễ toàn thiêu và lễ phẩm trên bàn thờ; tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó và nó sẽ thanh sạch.
21 Nếu nó nghèo không thể kiếm được những thứ ấy, thì nó sẽ chỉ bắt một con chiên đực dùng làm lễ đền tội, người ta sẽ làm nghi thức tiến dâng con chiên ấy để cử hành lễ xá tội cho nó; nó cũng sẽ lấy bốn lít tinh bột nhào với dầu làm lễ phẩm, một nửa lít dầu, 22 và một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non, là những thứ nó có thể kiếm được, một con sẽ dùng làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu. 23 Đến ngày thứ tám, nó sẽ mang những thứ ấy đến cho tư tế, ở cửa lều Hội Ngộ, trước nhan ĐỨC CHÚA, để được thanh tẩy. 24 Tư tế sẽ lấy con chiên dâng làm lễ đền tội và nửa lít dầu mà làm nghi thức tiến dâng trước nhan ĐỨC CHÚA. 25 Tư tế sẽ sát tế con chiên làm lễ đền tội, rồi lấy máu lễ vật đền tội bôi vào trái tai phải người được thanh tẩy, vào ngón cái tay phải và ngón cái chân phải nó. 26 Tư tế sẽ đổ một ít dầu vào lòng bàn tay trái; 27 tư tế sẽ dùng một ngón tay phải lấy dầu ở trong lòng bàn tay trái rảy bảy lần trước nhan ĐỨC CHÚA. 28 Tư tế sẽ lấy dầu trong lòng bàn tay bôi vào trái tai phải người được thanh tẩy, vào ngón cái tay phải và ngón cái chân phải nó, ở chỗ đã bôi máu lễ vật đền tội. 29 Chỗ dầu còn lại trong lòng bàn tay, tư tế sẽ bôi lên đầu người được thanh tẩy, để cử hành lễ xá tội cho nó trước nhan ĐỨC CHÚA. 30 Còn đôi chim gáy hay cặp bồ câu non, là những thứ người ấy có thể kiếm được, 31 thì trong những con chim nó đã có thể kiếm được, tư tế sẽ dâng một con làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu kèm với lễ phẩm. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho người được thanh tẩy, trước nhan ĐỨC CHÚA."
32 Đó là luật về người có vết thương phong hủi mà không thể kiếm được cái cần thiết cho lễ nghi thanh tẩy của mình.
33 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron rằng :
34 "Khi các ngươi vào đất Ca-na-an mà Ta ban cho các ngươi làm sở hữu, nếu Ta đặt một vết phong hủi vào một nhà trong đất là sở hữu các ngươi, 35 thì chủ nhà sẽ đến báo cho tư tế rằng : "Tôi thấy trong nhà tôi có cái gì như vết phong hủi." 36 Trước khi vào khám vết đó, tư tế sẽ truyền dọn trống nhà, để không có vật gì trong nhà ra ô uế; sau đó tư tế sẽ vào khám nhà. 37 Tư tế sẽ khám vết : nếu vết ở các tường nhà làm thành những chỗ lõm xanh xanh hoặc đỏ đỏ xem ra như ăn sâu vào tường, 38 thì tư tế sẽ ra khỏi nhà, đến tận cửa, và cô lập căn nhà trong vòng bảy ngày. 39 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ trở lại khám : nếu vết đã lan ra các tường nhà, 40 thì tư tế sẽ truyền gỡ những viên đá có vết và ném ra ngoài thành, vào một nơi ô uế; 41 rồi tư tế sẽ cho cạo tất cả bên trong nhà và đổ vữa đã cạo ra ngoài thành, vào một nơi ô uế. 42 Người ta sẽ lấy những viên đá khác thay vào các viên đá trước, và lấy vữa khác mà trát nhà.
43 Nếu vết lại loang ra trong nhà, sau khi đã gỡ đá ra, sau khi đã cạo và trát nhà, 44 thì tư tế sẽ đến khám : nếu vết đã lan ra trong nhà, thì đó là phong hủi dễ lây trong nhà, nhà đó ô uế. 45 Người ta sẽ phá nhà đi : đá, gỗ, tất cả vữa của nhà ấy, người ta sẽ đưa ra ngoài thành, vào một nơi ô uế.
46 Ai vào nhà trong suốt thời gian nhà bị cô lập, sẽ ra ô uế cho đến chiều. 47 Ai ngủ trong nhà sẽ phải giặt áo, ai ăn trong nhà sẽ phải giặt áo. 48 Nhưng nếu khi tư tế vào khám, vết đã không lan ra trong nhà sau khi trát lại nhà, thì tư tế sẽ tuyên bố nhà ấy là thanh sạch, vì vết phong hủi đã lành.
49 Để xoá tội cho nhà ấy, tư tế sẽ lấy hai con chim, gỗ bá hương, phẩm cánh kiến và cành hương thảo. 50 Tư tế sẽ sát tế một con chim trên một bình sành đựng nước mạch. 51 Tư tế sẽ lấy gỗ bá hương, cành hương thảo, phẩm cánh kiến và con chim còn sống, nhúng vào máu con chim đã bị sát tế và vào nước mạch, và rảy vào nhà bảy lần; 52 sau khi đã dùng máu con chim, dùng nước mạch, con chim còn sống, gỗ bá hương, cành hương thảo và phẩm cánh kiến mà xoá tội cho căn nhà, 53 tư tế sẽ thả con chim còn sống ra ngoài đồng, ở ngoài thành. Tư tế sẽ cử hành nghi thức xá tội cho căn nhà, và nhà ấy sẽ thanh sạch."
54 Đó là luật về mọi vết phong hủi, về chốc, 55 về phong hủi nơi áo và nhà cửa, 56 về nhọt, lác, đốm, 57 để xác định khi nào một vật ô uế, khi nào thanh sạch. Đó là luật về phong hủi.
15,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron rằng :
2 "Hãy nói với con cái Ít-ra-en và bảo chúng : Khi bất cứ một người đàn ông nào mắc bệnh lậu trong thân thể, thì bệnh lậu đó làm nó ra ô uế. 3 Sự ô uế của nó khi có bệnh lậu là thế này :
Dù thân thể nó tiết ra hay giữ lại mủ lậu, thì nó cũng mắc phải ô uế.
4 Mọi giường người bị lậu nằm, sẽ ra ô uế, mọi đồ vật nó ngồi lên, sẽ ra ô uế.
5 Người nào đụng vào giường của nó, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
6 Ai ngồi lên đồ vật người bị lậu đã ngồi lên, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
7 Ai đụng đến thân thể người bị lậu, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
8 Nếu người bị lậu nhổ vào một người thanh sạch, người này sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
9 Mọi cái yên người bị lậu cưỡi lên sẽ ra ô uế.
10 Bất cứ ai đụng vào một đồ vật nào mà người ấy nằm hay ngồi lên, sẽ ra ô uế cho đến chiều.
Ai mang một đồ vật như thế, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
11 Người bị lậu chưa rửa tay mà đụng vào bất cứ người nào, thì người ấy sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
12 Bình sành người bị lậu đụng vào, sẽ phải đập vỡ, còn mọi bình gỗ sẽ được rửa bằng nước.
13 Khi người bị lậu được lành bệnh, nó phải tính bảy ngày mới được thanh tẩy; nó phải giặt áo, lấy nước tắm rửa thân thể, và nó sẽ ra thanh sạch. 14 Ngày thứ tám, nó sẽ bắt một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu non, đến trước nhan ĐỨC CHÚA, ở cửa Lều Hội Ngộ, mà đưa cho tư tế. 15 Tư tế sẽ dâng một con làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu; tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó, trước nhan ĐỨC CHÚA, vì nó đã bị lậu.
16 Khi một người đàn ông xuất tinh, thì phải lấy nước tắm rửa thân thể, và sẽ ra ô uế cho đến chiều, 17 khi có xuất tinh mà giây ra bất cứ áo hay đồ da nào, thì sẽ phải lấy nước mà giặt rửa, và những thứ ấy sẽ ra ô uế cho đến chiều.
18 Khi một người đàn bà giao hợp với một người đàn ông, thì cả hai phải lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
19 Khi một người đàn bà ra huyết, huyết từ thân thể chảy ra, thì nó sẽ ra ô uế bảy ngày vì có kinh. Bất cứ ai đụng vào nó, sẽ ra ô uế cho đến chiều.
20 Mọi cái gì nó nằm khi có kinh, sẽ ra ô uế, mọi đồ vật nó ngồi lên, sẽ ra ô uế. 21 Bất cứ ai đụng vào giường của nó, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều. 22 Bất cứ ai đụng vào đồ vật nó đã ngồi lên, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều. 23 Nếu có cái gì trên giường hoặc trên đồ vật nó đã ngồi lên, thì ai đụng đến cái đó, sẽ ra ô uế cho đến chiều.
24 Nếu một người đàn ông cứ nằm với nó, thì sự ô uế của kinh nguyệt của nó sẽ truyền sang người ấy : người ấy sẽ ra ô uế trong vòng bảy ngày, và bất cứ giường nào người ấy nằm, sẽ ra ô uế.
25 Khi một người đàn bà bị rong huyết trong vòng nhiều ngày, ngoài thời kỳ kinh nguyệt, hoặc rong huyết quá thời kỳ kinh nguyệt, thì sự ô uế sẽ kéo dài suốt thời gian bị rong huyết; nó sẽ ra ô uế như trong thời gian có kinh. 26 Mọi giường nó nằm trong suốt thời gian rong huyết, sẽ ra ô uế như cái giường trong thời gian nó có kinh; mọi đồ vật nó ngồi lên, sẽ ra ô uế, như bị ô uế trong thời gian nó có kinh. 27 Bất cứ ai đụng vào những thứ đó, sẽ ra ô uế; nó sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
28 Nếu nó không còn rong huyết, nó phải tính bảy ngày, sau đó sẽ được thanh sạch. 29 Ngày thứ tám, nó sẽ bắt một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu non và đem đến cho tư tế, ở cửa Lều Hội Ngộ. 30 Tư tế sẽ dâng một con làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu. Trước nhan ĐỨC CHÚA, tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó, khỏi chứng rong huyết làm cho nó ra ô uế.
31 Các ngươi hãy bảo con cái Ít-ra-en kiêng cữ khi bị ô uế, như vậy chúng sẽ không phải chết vì sự ô uế của chúng, khi chúng làm cho Nhà Tạm của Ta ở giữa chúng ra ô uế."
32 Đó là luật về người bị bệnh lậu và người xuất tinh và bởi vậy ra ô uế, 33 về người khó ở vì kinh nguyệt, về người đàn ông bị lậu hay người đàn bà bị rong huyết, cũng như về người đàn ông nằm với người đàn bà bị ô uế.
Người ta thường nói : Chiếc áo không làm nên thầy tu, nhưng cũng nhiều khi chiếc áo giúp người ta nên thầy tu hơn, bởi lẽ khi mặc chiếc áo vào thì cử chỉ đi đứng, lời ăn tiếng nói phải đắn đo hơn. Ra đường mà mặc áo tu thì mắt đâu được ngó liên ngó láo. Lại có những nơi mà chiếc áo tu không được bén mảng tới. Quả chiếc áo tu cũng giúp người ta nên thầy tu hơn. Nhưng đó là đối với những người đã có một chút gốc tu, thì chiếc áo sẽ gia tăng hoa trái tu hành, còn nếu không, thì như người ta nói : Chiếc áo không thể làm nên thầy tu – bởi nếu được, thì các minh tinh màn bạc, các kịch sĩ khi đóng vai nữ tu đã thành ma sæur hết, và các kẻ giả dạng thầy tu với chiếc áo dòng đi lừa đây đó, là những tu sĩ đàng hoàng !
Chính vì chiếc áo (bề ngoài) không làm nên thầy tu (thực chất bên trong) mà hôm nay Chúa Giêsu dẫn chứng thêm cho chân lý ấy qua đoạn thoại về Sạch – Dơ. Giữ sạch bề ngoài (= chiếc áo) không làm cho người ta sạch bề trong đâu (= nên thầy tu).
1) Thử phác vài nét về sạch-dơ của người Do-thái
Quả thật trong Do-Thái giáo có những điều khoản rõ ràng về sạch, dơ. Sách Lêvi 5 chương liền, từ chương 11-15 trình bày về (1) con vật nào là dơ, vật trên cạn, vật dưới nước; (2) con người nào là dơ : hoặc bị bệnh, phong, lác, đốm, ung nhọt; hoặc do đến thời kỳ nào đó thì mắc nhơ : cả đàn ông lẫn đàn bà. Luật còn ghi thêm, do đâu thì bị dơ, dơ bao lâu, làm sao thì hết dơ.
Nhưng luật Chúa trong Cựu Ước không qui định phải rửa tay trước khi ăn, phải rửa chén dĩa trước khi dùng. Đây hoàn toàn là tập tục của tiền nhân, mà các người biệt phái và luật sĩ lại tuân giữ tỉ mỉ tập tục đó và bắt các người Do Thái phải giữ. Họ xem đây như một nghi thức chứ không chỉ là vì vệ sinh, vệ sinh là rửa cho sạch tay kẻo ăn uống nuốt vi trùng. Hoặc rửa để ăn cho ngon : Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon. Không. Dù tay sạch, cũng phải rửa. Và phải rửa đúng bài bản :
Nước rửa: phải đựng trong bình đồng, hoặc bình sành.
Cách rửa : phải rửa từ khuỷu tay trở xuống, chứ không chỉ 2 đầu ngón tay trong nghi thức Thánh lễ mà linh mục làm.
Nhịp rửa: phải rửa 2 lần. Một lần vì “tay dơ,” một lần là để rửa cho sạch hết nước dơ dính ở tay. Vì thế lượng nước phải dùng không ít đâu. Do đó mới có chuyện một Rabbi Abiga Do thái bị tù, mỗi ngày chỉ được cung cấp một lượng nước tối thiểu để uống. Ông không uống, lấy nước đó để rửa tay trước khi ăn, và rồi ông thà chết khát còn hơn là không giữ tập tục rửa tay trước khi ăn.
Trong bài Tin Mừng còn nói thêm cho ta vài tập tục về sạch dơ nữa, như rửa chén, rửa bình, rửa các đồ đồng : không phải là rửa cho sạch, nhưng phải rửa trước khi dùng, dù đã sạch (như chúng ta mời bà con dùng trà, cũng phải tráng qua một lượt mới rót trà). Năm 2006, khi còn ở Saigon, một hôm có cặp vợ chồng cựu Phan Sinh ở Đức về, chúng tôi mời dùng cơm trưa. Khi vào bàn, chị vợ xin một chén nước nóng, tưởng chị uống thuốc. Không ! Chị dùng nước đó để nhúng đũa và tráng đĩa … cho sạch, chẳng khác gì người Do Thái thủa xưa. Người Do thái khi đi nơi công cộng về, họ cũng sẽ không dùng bữa mà không tắm rửa trước. Có lẽ tắm rửa cho bảo đảm, vì khi đi nơi công cộng, thế nào mà chẳng có những vật gì dơ, những người dơ mình đụng vào hoặc không đụng thì ở trong khoảng cách đủ để lây dơ, ta về ta tắm cho bảo đảm sạch sẽ trước khi ăn.
Trong sách Gương Phúc cũng có một câu bi quan kiểu đó : Mỗi lần tôi tiếp xúc với người đời, trở về nhà tôi thấy tôi bớt là người hơn (mất tinh tuyền), nên người Do Thái đi chợ về là… tắm mình để tẩy dơ.
2) Nhưng rồi rửa như vậy, tẩy như thế,
có làm cho con người sạch ra không?
Chúa Giêsu trả lởi cho ta thật rõ ràng : “Xin mọi người nghe tôi nói đây mà hiểu cho rõ : không có gì từ bên ngoài vào trong con người lại có thể làm cho con người ô nhơ được, mà cái gì từ con người xuất ra mới làm cho con người ra ô uế”. Và rồi Chúa Giêsu liệt kê 12 tội phạm từ trong lòng người mà ra : “tà dâm, trộm cắp, giết người, ngoại tình, tham lam, độc ác, xảo trá, trác táng, ganh tị, phỉ báng, kiêu ngạo, ngông cuồng.” Vì chính những cái đó từ trong xuất ra mới làm cho người ta ra dơ bẩn, ô uế. Chứ nếu chỉ cần rửa bên ngoài là trong cũng sạch thì dễ quá. Ở dưới dốc, nước nhiều, chắc sẽ trong sạch hơn ở trên đồi cao này, vì hiếm nước.
Chỉ cần khoác áo cà sa là thành thầy sãi, khoác áo dòng nâu là nên thầy tu Phan xi cậu. Ai làm cũng được.
Chính vì rửa bên ngoài, bên trong không sạch, mà ta thấy ngay những người biệt phái và kinh sư trách cứ môn đệ Chúa. Nếu họ rửa tay hằng ngày, họ sạch sẽ, tâm hồn họ cũng sạch sẽ, tức là thanh thản, thì họ đâu còn ganh tị, bẩn (sic) tâm dòm ngó để ý đến người khác không rửa hầu bắt bẻ, hạch sách.
Ta thấy Chúa Giêsu trách người biệt phái, ta mỉm cười sung sướng, vì ta không như họ. ta có thể lầm và lầm to đó.
Có nhiều người Công Giáo không nghĩ rằng họ sẽ tổ chức một bữa ăn mời khách đến mà trên bàn có vết dơ, trên chén đĩa có vết bẩn và trên quần áo họ dính bụi bậm. Họ phải tẩy đi chứ. Đúng. Nhưng tẩy bề ngoài thôi. Còn khi họ phát ngôn trong bữa ăn thì không phải là sự dơ bẩn nữa mà là sự thô bỉ : họ hạ người này, nói xấu người kia, chửi bới người nọ. Nhưng họ còn khá hơn hạng người, biết làm sạch cả lời nói nữa chứ không chỉ quần áo tay chân. “Ngoài thì thơn thớt nói cười, mà trong thâm hiểm giết người không dao”. Chính cõi lòng với 12 con quỉ mà Chúa Giêsu cảnh cáo làm dơ bẩn con người họ.
Rửa tay không phải là xấu. Rửa tay là tốt nếu trong lòng cũng được rửa. Chiếc áo không phải vô ích, nhưng sẽ có ích rất nhiều nếu người mặc cũng xứng với chiếc áo. Đọc kinh đi lễ là tốt, rất tốt nếu trong lòng cũng có tình mến Chúa yêu người. Lạy Chúa xin cho con đừng giả hình. Ngoài thì đi lễ đọc kinh mà trong thâm hiểm rình mò anh em…
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
Cho ai muốn biết sạch, dơ theo sách Levi :
( ) Sách Lê-vi 11,1-15,33 (từ chương 11 đến chương 15)
11,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron và bảo các ông rằng :
2 "Hãy nói với con cái Ít-ra-en : Trong tất cả các loài vật sống trên đất, đây là những loài các ngươi được ăn :
3 Mọi con vật có chân chẻ làm hai móng và thuộc loài nhai lại, thì các ngươi được ăn. 4 Tuy nhiên, trong các loài nhai lại và các loài có móng chẻ hai, các ngươi không được ăn các con này : con lạc đà, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai : các ngươi phải coi nó là loài ô uế; 5 con ngân thử, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai : các ngươi phải coi nó là loài ô uế; 6 con thỏ rừng, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai : các ngươi phải coi nó là ô uế; 7 con heo, vì nó có chân chẻ làm hai móng, nhưng không nhai lại : các ngươi phải coi nó là loài ô uế. 8 Thịt của chúng, các ngươi không được ăn, xác chết của chúng, các ngươi không được đụng đến; các ngươi phải coi chúng là loài ô uế.
9 Trong tất cả các loài sống dưới nước, đây là những loài các ngươi được ăn:
Tất cả những loài sống dưới nước, ở sông hay ở biển, có vây và có vảy, thì các ngươi được ăn. 10 Còn tất cả những loài không có vây, không có vảy, ở sông hay ở biển, trong số mọi vật nhỏ sống dưới nước và mọi sinh vật sống dưới nước, thì các ngươi phải coi chúng là loài kinh tởm. 11 Các ngươi phải coi chúng là loài kinh tởm : thịt của chúng, các ngươi không được ăn, xác chết của chúng, các ngươi phải coi là vật kinh tởm. 12 Tất cả những loài sống dưới nước mà không có vây, không có vảy, các ngươi phải coi là loài kinh tởm.
13 Trong các loài chim, đây là những loài các ngươi phải coi là kinh tởm : người ta không được ăn, vì là loài kinh tởm : đại bàng, diều hâu, ó biển, 14 diều hâu đen, mọi thứ kền kền, 15 mọi thứ quạ, 16 đà điểu, cú, mòng biển, mọi thứ bồ cắt, 17 cú vọ, cóc, cú mèo, 18 chim lợn, bồ nông, ó, 19 cò, mọi thứ diệc, chim đầu rìu và dơi.
20 Mọi loài vật nhỏ có cánh đi bằng bốn chân, các ngươi phải coi là loài kinh tởm. 21 Trong các loài vật nhỏ có cánh đi bằng bốn chân, các ngươi chỉ được ăn những thứ sau đây : những con ngoài chân ra có thêm càng để nhảy trên đất. 22 Trong số những loài đó, đây là những loài các ngươi được ăn : mọi thứ cào cào, mọi thứ châu chấu, mọi thứ muỗm, mọi thứ dế. 23 Nhưng mọi vật nhỏ có cánh mà có bốn chân, các ngươi phải coi là loài kinh tởm.
24 Vì các vật ấy, các ngươi sẽ ra ô uế : ai đụng vào xác chết của chúng, sẽ ra ô uế cho đến chiều, 25 bất cứ ai mang xác chết của chúng, thì phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều. 26 Mọi con vật không có chân chẻ làm hai móng và không nhai lại, các ngươi phải coi là loài ô uế : bất cứ ai đụng vào chúng, sẽ ra ô uế. 27 Trong số các loài vật đi bằng bốn chân, tất cả các con đi bằng bàn chân, các ngươi phải coi là loài ô uế; bất cứ ai đụng vào chúng, sẽ ra ô uế cho đến chiều. 28 Bất cứ ai mang xác chết của chúng, thì phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều; các ngươi phải coi chúng là vật ô uế.
29 Trong số các loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi phải coi những loài này là ô uế : chuột chũi, chuột nhắt, mọi thứ thằn lằn, 30 tắc kè, kỳ đà, cắc ké, kỳ nhông, thạch sùng.
31 Trong số mọi loài vật nhỏ, các ngươi phải coi những loài trên là ô uế. Bất cứ ai đụng đến chúng khi chúng đã chết, thì sẽ ra ô uế cho đến chiều.
32 Trong những con vật đó, con nào chết mà rơi trên bất cứ vật gì, thì vật ấy sẽ ra ô uế, dù là đồ dùng bằng gỗ, quần áo, da, bị, mọi đồ dùng để làm một công việc gì; phải nhúng vật ấy vào nước, nó sẽ ra ô uế cho đến chiều, rồi sẽ được thanh sạch. 33 Nếu một con vật rơi vào trong bất cứ bình sành nào, thì tất cả những gì trong đó sẽ ra ô uế, và các ngươi phải đập vỡ bình ấy. 34 Mọi thứ người ta ăn, nếu bị nước bình ấy đổ lên trên, thì sẽ ra ô uế; mọi thứ người ta uống, đựng trong bất cứ bình nào nói trên, sẽ ra ô uế. 35 Một xác chết của chúng mà rơi trên bất cứ vật gì, thì vật ấy sẽ ra ô uế; lò và bếp sẽ phải phá đi : các vật ấy là ô uế và các ngươi phải coi là những vật ô uế. 36 Tuy nhiên suối và hầm nước thì khối nước vẫn thanh sạch, nhưng ai đụng đến xác chết của chúng, sẽ ra ô uế. 37 Nếu một xác chết của chúng rơi trên hạt giống để gieo, thì hạt giống vẫn thanh sạch; 38 nhưng nếu đã đổ nước vào hạt giống, mà một xác chết của chúng rơi trên đó, thì các ngươi phải coi hạt giống đó là ô uế.
39 Nếu một con vật làm đồ ăn cho các ngươi mà chết, thì ai đụng vào xác chết của nó, sẽ ra ô uế cho đến chiều; 40 ai ăn thịt xác chết của nó, sẽ phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều; ai mang xác chết của nó, sẽ phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
41 Mọi loài vật nhỏ lúc nhúc trên mặt đất là vật kinh tởm, không được ăn. 42 Mọi con vật bò bằng bụng, mọi thứ đi bằng bốn chân hay nhiều chân hơn, tóm lại mọi loài vật lúc nhúc trên mặt đất, các ngươi không được ăn, vì chúng là vật kinh tởm. 43 Các ngươi đừng làm cho chính mình ra kinh tởm vì mọi loài vật nhỏ lúc nhúc, các ngươi đừng làm cho mình ra ô uế vì chúng : các ngươi sẽ ra ô uế vì chúng. 44 Thật vậy, Ta là ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của các ngươi; các ngươi phải nên thánh và phải thánh thiện, vì Ta là Đấng Thánh; các ngươi đừng làm cho chính mình ra ô uế vì mọi loài vật nhỏ bò trên đất. 45 Thật vậy, Ta là ĐỨC CHÚA, Đấng đã đưa các ngươi từ đất Ai-cập lên, để Ta làm Thiên Chúa của các ngươi; vậy các ngươi phải thánh thiện vì Ta là Đấng Thánh."
46 Đó là luật về loài vật, chim chóc, mọi sinh vật vẫy vùng dưới nước và mọi sinh vật lúc nhúc trên mặt đất, 47 để phân biệt vật ô uế với vật thanh sạch, loài vật được ăn với loài vật không được ăn.
12,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê rằng :
2 "Hãy nói với con cái Ít-ra-en : Khi một người đàn bà có thai và sinh con trai, thì sẽ ra ô uế trong vòng bảy ngày, nó sẽ ra ô uế như những ngày bị khó ở vì kinh nguyệt. 3 Đến ngày thứ tám, đứa trẻ sẽ được cắt bì nơi da quy đầu. 4 Rồi người đàn bà phải đợi ba mươi ba ngày cho máu được thanh tẩy; nó không được đụng đến vật thánh nào và không được vào thánh điện, cho đến khi mãn thời gian thanh tẩy của mình.
5 Nếu sinh con gái, thì người đàn bà sẽ ra ô uế trong vòng hai tuần, như khi có kinh; rồi nó phải đợi sáu mươi sáu ngày cho máu được thanh tẩy.
6 Khi mãn thời gian thanh tẩy, dù sinh con trai hay con gái, nó phải đem đến cho tư tế, ở cửa Lều Hội Ngộ, một con chiên một tuổi làm lễ toàn thiêu, và một bồ câu non hay một chim gáy làm lễ tạ tội. 7 Tư tế sẽ tiến dâng chúng trước nhan ĐỨC CHÚA và cử hành lễ xá tội cho nó và nó sẽ được thanh tẩy sau khi đã xuất huyết.
Đó là luật về người đàn bà sinh con trai hay con gái. 8 Nếu không có phương tiện kiếm được chiên, thì nó sẽ bắt một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non, một con để làm lễ toàn thiêu, một con để làm lễ tạ tội. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó, và nó sẽ ra thanh sạch."
13,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron :
2 "Khi trên da thịt người nào phát ra nhọt, lác hoặc đốm, và cái đó trở thành vết thương phong hủi, thì người ta sẽ đưa người ấy đến với tư tế A-ha-ron hoặc với một trong các tư tế, con của A-ha-ron. 3 Tư tế sẽ khám vết thương trên da thịt nó : nếu lông ở vết thương đã chuyển sang màu trắng và vết thương xem ra lõm vào da thịt, thì đó là vết thương phong hủi; sau khi khám, tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế. 4 Nếu là đốm trắng trên da thịt, mà xem ra không lõm vào da, và lông không chuyển sang màu trắng, thì tư tế sẽ cô lập người mắc vết thương trong vòng bảy ngày. 5 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám nó : nếu chính mắt tư tế thấy là vết thương vẫn y nguyên, không lan ra trên da, thì tư tế sẽ lại cô lập nó trong vòng bảy ngày nữa. 6 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ tái khám nó : nếu vết thương đã mờ đi và không lan ra trên da, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch : đó là lác; nó sẽ giặt áo và sẽ ra thanh sạch.
7 Nhưng nếu lác cứ lan ra trên da, sau khi người ấy đã được tư tế khám để được tuyên bố là thanh sạch, thì nó phải được tư tế tái khám. 8 Tư tế sẽ khám : nếu lác đã lan ra trên da, tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là bệnh phong hủi.
9 Khi trên người nào có vết thương phong hủi, thì phải đưa nó đến với tư tế. 10 Tư tế sẽ khám : nếu ở trên da có nhọt trắng, và nhọt ấy làm cho lông chuyển sang màu trắng, và trong nhọt có thịt đỏ lòm sùi ra, 11 thì đó là bệnh phong hủi kinh niên ở da thịt nó. Tư tế sẽ tuyên bố nó là ô uế; tư tế sẽ không cô lập nó, vì nó là ô uế.
12 Nhưng nếu phong hủi ấy cứ loang ra trên da và phủ tất cả da của người bệnh, từ đầu đến chân, bất kỳ đâu đâu mắt tư tế nhìn thấy, 13 thì tư tế sẽ khám : nếu phong hủi phủ tất cả da, thì tư tế sẽ tuyên bố người bệnh là thanh sạch : nó đã chuyển tất cả ra màu trắng, nó thanh sạch. 14 Nhưng ngày nào thấy người ấy có chỗ thịt đỏ lòm, thì nó sẽ ra ô uế; 15 tư tế sẽ khám chỗ thịt đỏ lòm và sẽ tuyên bố người ấy là ô uế; thịt đỏ lòm là ô uế : đó là bệnh phong hủi. 16 Hoặc khi thịt đỏ lòm lại chuyển sang màu trắng, thì nó sẽ đến với tư tế; 17 tư tế sẽ khám nó : nếu vết thương đã chuyển sang màu trắng, tư tế sẽ tuyên bố vết thương là thanh sạch : người ấy thanh sạch.
18 Khi người nào có ung ở da mà đã khỏi, 19 nhưng ở chỗ cái ung lại có một nhọt trắng hay một đốm trắng đỏ nhạt, thì nó phải để cho tư tế khám. 20 Tư tế sẽ khám : nếu đốm ấy xem ra ăn sâu vào da và lông đã chuyển sang màu trắng, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là một vết thương phong hủi đã loang ra chỗ cái ung. 21 Nhưng nếu khi tư tế khám mà thấy ở đó không có lông trắng, cái ung không ăn sâu vào da và đã mờ đi, thì tư tế sẽ cô lập nó trong vòng bảy ngày. 22 Nếu vết đốm cứ loang ra trên da, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là một vết thương. 23 Nhưng nếu vết đốm vẫn y nguyên, không lan ra, thì đó là sẹo của cái ung : tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch.
24 Trường hợp khác : khi người nào có chỗ phỏng lửa trên da và ở chỗ phỏng có đốm trắng đỏ nhạt hoặc trắng, 25 thì tư tế sẽ khám chỗ ấy : nếu lông ở đốm đã chuyển sang màu trắng, và vết đốm xem ra lõm vào da, thì đó là phong hủi loang ra ở chỗ phỏng; tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là vết thương phong hủi. 26 Nhưng nếu khi tư tế khám mà thấy vết đốm không có lông trắng, không ăn sâu vào da và đã mờ đi, thì tư tế sẽ cô lập người ấy trong vòng bảy ngày. 27 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám người ấy : nếu vết đốm cứ lan ra trên da, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là vết thương phong hủi. 28 Nhưng nếu vết đốm cứ y nguyên, không lan ra trên da, và đã mờ đi, thì đó là một cái nhọt do phỏng gây ra; tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch, vì đó là sẹo của chỗ phỏng.
29 Khi một người đàn ông hay một người đàn bà có vết thương ở đầu hoặc cằm, 30 thì tư tế sẽ khám vết thương : nếu nó xem ra lõm vào da, có lông vàng và nhỏ, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế : đó là chốc, tức là phong hủi ở đầu hay ở cằm. 31 Nhưng nếu khi tư tế khám vết thương chốc, mà nó xem ra không lõm vào da và không có lông đen, thì tư tế sẽ cô lập người có vết thương chốc trong vòng bảy ngày. 32 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám vết thương : nếu chốc không lan ra, không có lông vàng và chốc xem ra không lõm vào da, 33 thì người ấy phải cạo đầu cạo cằm nhưng không cạo chỗ chốc, rồi tư tế sẽ lại cô lập người bị chốc trong vòng bảy ngày nữa. 34 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám chỗ chốc : nếu chỗ chốc không lan ra trên da và xem ra không lõm vào da, thì tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch; nó sẽ giặt áo và sẽ ra thanh sạch. 35 Nhưng nếu chỗ chốc cứ lan ra trên da, sau khi người ấy được tuyên bố là thanh sạch, 36 thì tư tế sẽ khám người ấy : nếu chỗ chốc đã lan ra trên da, thì tư tế sẽ không phải tìm xem có lông vàng không; người ấy ô uế. 37 Nhưng nếu chính mắt tư tế thấy là chỗ chốc vẫn y nguyên và có lông đen mọc ở đó, thì chỗ chốc đã khỏi và người ấy là thanh sạch; tư tế sẽ tuyên bố người ấy là thanh sạch.
38 Khi trên da thịt một người đàn ông hay một người đàn bà phát ra những đốm, những đốm trắng, 39 thì tư tế sẽ khám : nếu những đốm trên da thịt họ trắng đục, thì đó là lang ben đã loang ra trên da : họ thanh sạch.
40 Người rụng tóc ở đầu là người sói đầu : người ấy thanh sạch. 41 Người rụng tóc phía trước là người sói trán : người ấy thanh sạch. 42 Nhưng nếu chỗ sói đầu hoặc sói trán có vết thương trắng đỏ nhạt, thì đó là phong hủi loang ra ở chỗ sói đầu hoặc sói trán. 43 Tư tế sẽ khám người ấy : nếu nhọt ở vết thương có màu trắng đỏ nhạt ở chỗ sói đầu hoặc sói trán, trông giống như phong hủi da thịt, 44 thì người ấy bị phong hủi : người ấy ô uế. Tư tế sẽ tuyên bố người ấy là ô uế; nó bị vết thương ở đầu.
45 Người mắc bệnh phong hủi phải mặc áo rách, xoã tóc, che râu và kêu lên : "Ô uế ! Ô uế !" 46 Bao lâu còn mắc bệnh, thì nó ô uế; nó ô uế : nó phải ở riêng ra, chỗ ở của nó là một nơi bên ngoài trại. Phong hủi ở quần áo
47 Khi áo có vết phong hủi, áo len hay áo gai, 48 áo dệt hay áo đan bằng gai hoặc bằng len, hoặc da hay bất cứ đồ vật gì bằng da, 49 nếu vết ấy xanh hay đỏ nhạt trên áo, trên da, trên áo dệt hoặc đan, hay trên bất cứ đồ vật gì bằng da, thì đó là vết phong hủi : phải đưa cho tư tế khám. 50 Tư tế sẽ khám vết ấy và để riêng đồ vật có vết ra, trong vòng bảy ngày. 51 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ khám vết ấy : nếu vết đã lan ra trên áo, áo dệt hay áo đan, trên da, trên bất cứ đồ vật gì làm bằng da, thì đó là phong hủi dễ lây : vật đó là ô uế. 52 Người ta phải đốt áo dệt hay áo đan bằng len hay bằng gai, hay bất cứ đồ vật gì bằng da có vết, vì đó là phong hủi dễ lây; đồ vật ấy phải bỏ vào lửa mà thiêu.
53 Nhưng nếu khi tư tế khám, vết ấy không lan ra trên áo, áo dệt hoặc áo đan, hay trên bất cứ đồ vật gì bằng da, 54 thì tư tế sẽ truyền giặt đồ vật có vết, rồi lại để riêng nó ra, trong vòng bảy ngày nữa. 55 Sau khi vết đã được gột rửa, tư tế sẽ khám : nếu vết ấy không thay đổi hình dạng và không lan ra, thì đồ vật ấy là ô uế, các ngươi phải bỏ vào lửa mà thiêu : đó là đồ vật bị ăn thủng mặt phải hay mặt trái.
56 Nhưng nếu khi tư tế khám, vết ấy đã mờ đi sau khi gột rửa, thì tư tế sẽ xé chỗ đó ra khỏi áo hay khỏi da, khỏi áo dệt hoặc áo đan. 57 Nếu nó lại xuất hiện trên áo, áo dệt hoặc áo đan, hay bất cứ đồ vật gì bằng da, thì đó là phong hủi đã loang ra : ngươi phải bỏ đồ vật có vết vào lửa mà thiêu. 58 Áo, áo dệt hoặc áo đan, hay bất cứ đồ vật gì bằng da, các ngươi đã giặt mà vết đã biến đi, thì sẽ được giặt một lần thứ hai, và sẽ thanh sạch."
59 Đó là luật về vết phong hủi trên áo bằng len hoặc bằng gai, áo dệt hoặc áo đan, hay bất cứ đồ vật gì bằng da, để dựa vào đó mà tuyên bố đồ vật ấy thanh sạch hay ô uế.
14,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê rằng :
2 "Đây là luật về người phong hủi, trong ngày nó được thanh tẩy. Nó sẽ được đưa đến với tư tế; 3 tư tế sẽ ra khỏi trại. Tư tế sẽ khám : nếu người phong hủi đã khỏi vết thương phong hủi, 4 thì tư tế sẽ truyền lấy cho người được thanh tẩy hai con chim còn sống và thanh sạch, gỗ bá hương, phẩm cánh kiến và cành hương thảo. 5 Tư tế sẽ truyền sát tế một con chim trên một bình sành đựng nước mạch. 6 Con chim còn sống, thì tư tế sẽ lấy nó, cùng với gỗ bá hương, phẩm cánh kiến và cành hương thảo, và nhúng hết, kể cả con chim còn sống, vào máu con chim đã bị sát tế trên nước mạch. 7 Tư tế sẽ rảy bảy lần trên người đang được thanh tẩy khỏi phong hủi, tuyên bố nó thanh sạch, rồi thả con chim còn sống ra ngoài đồng. 8 Người được thanh tẩy sẽ cạo hết lông, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra thanh sạch. Sau đó nó sẽ trở về trại, nhưng phải ở bên ngoài lều của mình trong vòng bảy ngày. 9 Đến ngày thứ bảy, nó sẽ cạo hết lông, cạo đầu, râu và lông mày; nó sẽ cạo hết lông, sẽ giặt áo, lấy nước tắm rửa thân thể, và sẽ ra thanh sạch.
10 Ngày thứ tám, nó sẽ lấy hai con chiên đực toàn vẹn, một con chiên cái toàn vẹn, một tuổi, mười ba lít rưỡi tinh bột nhào với dầu làm lễ phẩm, và nửa lít dầu. 11 Tư tế cử hành lễ thanh tẩy sẽ đặt người được thanh tẩy cùng với các lễ vật trước nhan ĐỨC CHÚA, ở cửa Lều Hội Ngộ. 12 Tư tế sẽ bắt một con chiên, tiến dâng làm lễ đền tội cùng với nửa lít dầu, và tư tế sẽ làm nghi thức tiến dâng những thứ ấy trước nhan ĐỨC CHÚA. 13 Tư tế sẽ sát tế con chiên ở nơi sát tế lễ vật tạ tội và lễ vật toàn thiêu, trong nơi thánh; -vì lễ vật đền tội thuộc về tư tế, cũng như lễ vật tạ tội : đó là của rất thánh-. 14 Tư tế sẽ lấy máu lễ vật đền tội bôi vào trái tai phải người được thanh tẩy, vào ngón cái tay phải và ngón cái chân phải nó. 15 Tư tế sẽ lấy nửa lít dầu, đổ một ít vào lòng bàn tay trái; 16 Tư tế sẽ nhúng một ngón tay phải vào dầu ở trong lòng bàn tay trái và lấy ngón tay rảy dầu bảy lần trước nhan ĐỨC CHÚA. 17 Tư tế sẽ lấy dầu còn lại trong lòng bàn tay bôi vào trái tai phải người được thanh tẩy, vào ngón cái tay phải và ngón cái chân phải nó, bên trên máu lễ vật đền tội. 18 Chỗ dầu còn lại trong lòng bàn tay, tư tế sẽ bôi lên đầu người được thanh tẩy. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó trước nhan ĐỨC CHÚA.
19 Tư tế sẽ làm lễ tạ tội và sẽ cử hành lễ xá tội cho người đang được thanh tẩy khỏi sự ô uế, sau đó sẽ sát tế lễ vật toàn thiêu. 20 Tư tế sẽ dâng lễ toàn thiêu và lễ phẩm trên bàn thờ; tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó và nó sẽ thanh sạch.
21 Nếu nó nghèo không thể kiếm được những thứ ấy, thì nó sẽ chỉ bắt một con chiên đực dùng làm lễ đền tội, người ta sẽ làm nghi thức tiến dâng con chiên ấy để cử hành lễ xá tội cho nó; nó cũng sẽ lấy bốn lít tinh bột nhào với dầu làm lễ phẩm, một nửa lít dầu, 22 và một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non, là những thứ nó có thể kiếm được, một con sẽ dùng làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu. 23 Đến ngày thứ tám, nó sẽ mang những thứ ấy đến cho tư tế, ở cửa lều Hội Ngộ, trước nhan ĐỨC CHÚA, để được thanh tẩy. 24 Tư tế sẽ lấy con chiên dâng làm lễ đền tội và nửa lít dầu mà làm nghi thức tiến dâng trước nhan ĐỨC CHÚA. 25 Tư tế sẽ sát tế con chiên làm lễ đền tội, rồi lấy máu lễ vật đền tội bôi vào trái tai phải người được thanh tẩy, vào ngón cái tay phải và ngón cái chân phải nó. 26 Tư tế sẽ đổ một ít dầu vào lòng bàn tay trái; 27 tư tế sẽ dùng một ngón tay phải lấy dầu ở trong lòng bàn tay trái rảy bảy lần trước nhan ĐỨC CHÚA. 28 Tư tế sẽ lấy dầu trong lòng bàn tay bôi vào trái tai phải người được thanh tẩy, vào ngón cái tay phải và ngón cái chân phải nó, ở chỗ đã bôi máu lễ vật đền tội. 29 Chỗ dầu còn lại trong lòng bàn tay, tư tế sẽ bôi lên đầu người được thanh tẩy, để cử hành lễ xá tội cho nó trước nhan ĐỨC CHÚA. 30 Còn đôi chim gáy hay cặp bồ câu non, là những thứ người ấy có thể kiếm được, 31 thì trong những con chim nó đã có thể kiếm được, tư tế sẽ dâng một con làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu kèm với lễ phẩm. Tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho người được thanh tẩy, trước nhan ĐỨC CHÚA."
32 Đó là luật về người có vết thương phong hủi mà không thể kiếm được cái cần thiết cho lễ nghi thanh tẩy của mình.
33 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron rằng :
34 "Khi các ngươi vào đất Ca-na-an mà Ta ban cho các ngươi làm sở hữu, nếu Ta đặt một vết phong hủi vào một nhà trong đất là sở hữu các ngươi, 35 thì chủ nhà sẽ đến báo cho tư tế rằng : "Tôi thấy trong nhà tôi có cái gì như vết phong hủi." 36 Trước khi vào khám vết đó, tư tế sẽ truyền dọn trống nhà, để không có vật gì trong nhà ra ô uế; sau đó tư tế sẽ vào khám nhà. 37 Tư tế sẽ khám vết : nếu vết ở các tường nhà làm thành những chỗ lõm xanh xanh hoặc đỏ đỏ xem ra như ăn sâu vào tường, 38 thì tư tế sẽ ra khỏi nhà, đến tận cửa, và cô lập căn nhà trong vòng bảy ngày. 39 Đến ngày thứ bảy, tư tế sẽ trở lại khám : nếu vết đã lan ra các tường nhà, 40 thì tư tế sẽ truyền gỡ những viên đá có vết và ném ra ngoài thành, vào một nơi ô uế; 41 rồi tư tế sẽ cho cạo tất cả bên trong nhà và đổ vữa đã cạo ra ngoài thành, vào một nơi ô uế. 42 Người ta sẽ lấy những viên đá khác thay vào các viên đá trước, và lấy vữa khác mà trát nhà.
43 Nếu vết lại loang ra trong nhà, sau khi đã gỡ đá ra, sau khi đã cạo và trát nhà, 44 thì tư tế sẽ đến khám : nếu vết đã lan ra trong nhà, thì đó là phong hủi dễ lây trong nhà, nhà đó ô uế. 45 Người ta sẽ phá nhà đi : đá, gỗ, tất cả vữa của nhà ấy, người ta sẽ đưa ra ngoài thành, vào một nơi ô uế.
46 Ai vào nhà trong suốt thời gian nhà bị cô lập, sẽ ra ô uế cho đến chiều. 47 Ai ngủ trong nhà sẽ phải giặt áo, ai ăn trong nhà sẽ phải giặt áo. 48 Nhưng nếu khi tư tế vào khám, vết đã không lan ra trong nhà sau khi trát lại nhà, thì tư tế sẽ tuyên bố nhà ấy là thanh sạch, vì vết phong hủi đã lành.
49 Để xoá tội cho nhà ấy, tư tế sẽ lấy hai con chim, gỗ bá hương, phẩm cánh kiến và cành hương thảo. 50 Tư tế sẽ sát tế một con chim trên một bình sành đựng nước mạch. 51 Tư tế sẽ lấy gỗ bá hương, cành hương thảo, phẩm cánh kiến và con chim còn sống, nhúng vào máu con chim đã bị sát tế và vào nước mạch, và rảy vào nhà bảy lần; 52 sau khi đã dùng máu con chim, dùng nước mạch, con chim còn sống, gỗ bá hương, cành hương thảo và phẩm cánh kiến mà xoá tội cho căn nhà, 53 tư tế sẽ thả con chim còn sống ra ngoài đồng, ở ngoài thành. Tư tế sẽ cử hành nghi thức xá tội cho căn nhà, và nhà ấy sẽ thanh sạch."
54 Đó là luật về mọi vết phong hủi, về chốc, 55 về phong hủi nơi áo và nhà cửa, 56 về nhọt, lác, đốm, 57 để xác định khi nào một vật ô uế, khi nào thanh sạch. Đó là luật về phong hủi.
15,1 ĐỨC CHÚA phán với ông Mô-sê và ông A-ha-ron rằng :
2 "Hãy nói với con cái Ít-ra-en và bảo chúng : Khi bất cứ một người đàn ông nào mắc bệnh lậu trong thân thể, thì bệnh lậu đó làm nó ra ô uế. 3 Sự ô uế của nó khi có bệnh lậu là thế này :
Dù thân thể nó tiết ra hay giữ lại mủ lậu, thì nó cũng mắc phải ô uế.
4 Mọi giường người bị lậu nằm, sẽ ra ô uế, mọi đồ vật nó ngồi lên, sẽ ra ô uế.
5 Người nào đụng vào giường của nó, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
6 Ai ngồi lên đồ vật người bị lậu đã ngồi lên, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
7 Ai đụng đến thân thể người bị lậu, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
8 Nếu người bị lậu nhổ vào một người thanh sạch, người này sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
9 Mọi cái yên người bị lậu cưỡi lên sẽ ra ô uế.
10 Bất cứ ai đụng vào một đồ vật nào mà người ấy nằm hay ngồi lên, sẽ ra ô uế cho đến chiều.
Ai mang một đồ vật như thế, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
11 Người bị lậu chưa rửa tay mà đụng vào bất cứ người nào, thì người ấy sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
12 Bình sành người bị lậu đụng vào, sẽ phải đập vỡ, còn mọi bình gỗ sẽ được rửa bằng nước.
13 Khi người bị lậu được lành bệnh, nó phải tính bảy ngày mới được thanh tẩy; nó phải giặt áo, lấy nước tắm rửa thân thể, và nó sẽ ra thanh sạch. 14 Ngày thứ tám, nó sẽ bắt một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu non, đến trước nhan ĐỨC CHÚA, ở cửa Lều Hội Ngộ, mà đưa cho tư tế. 15 Tư tế sẽ dâng một con làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu; tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó, trước nhan ĐỨC CHÚA, vì nó đã bị lậu.
16 Khi một người đàn ông xuất tinh, thì phải lấy nước tắm rửa thân thể, và sẽ ra ô uế cho đến chiều, 17 khi có xuất tinh mà giây ra bất cứ áo hay đồ da nào, thì sẽ phải lấy nước mà giặt rửa, và những thứ ấy sẽ ra ô uế cho đến chiều.
18 Khi một người đàn bà giao hợp với một người đàn ông, thì cả hai phải lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
19 Khi một người đàn bà ra huyết, huyết từ thân thể chảy ra, thì nó sẽ ra ô uế bảy ngày vì có kinh. Bất cứ ai đụng vào nó, sẽ ra ô uế cho đến chiều.
20 Mọi cái gì nó nằm khi có kinh, sẽ ra ô uế, mọi đồ vật nó ngồi lên, sẽ ra ô uế. 21 Bất cứ ai đụng vào giường của nó, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều. 22 Bất cứ ai đụng vào đồ vật nó đã ngồi lên, sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều. 23 Nếu có cái gì trên giường hoặc trên đồ vật nó đã ngồi lên, thì ai đụng đến cái đó, sẽ ra ô uế cho đến chiều.
24 Nếu một người đàn ông cứ nằm với nó, thì sự ô uế của kinh nguyệt của nó sẽ truyền sang người ấy : người ấy sẽ ra ô uế trong vòng bảy ngày, và bất cứ giường nào người ấy nằm, sẽ ra ô uế.
25 Khi một người đàn bà bị rong huyết trong vòng nhiều ngày, ngoài thời kỳ kinh nguyệt, hoặc rong huyết quá thời kỳ kinh nguyệt, thì sự ô uế sẽ kéo dài suốt thời gian bị rong huyết; nó sẽ ra ô uế như trong thời gian có kinh. 26 Mọi giường nó nằm trong suốt thời gian rong huyết, sẽ ra ô uế như cái giường trong thời gian nó có kinh; mọi đồ vật nó ngồi lên, sẽ ra ô uế, như bị ô uế trong thời gian nó có kinh. 27 Bất cứ ai đụng vào những thứ đó, sẽ ra ô uế; nó sẽ phải giặt áo, lấy nước mà tắm rửa, và sẽ ra ô uế cho đến chiều.
28 Nếu nó không còn rong huyết, nó phải tính bảy ngày, sau đó sẽ được thanh sạch. 29 Ngày thứ tám, nó sẽ bắt một đôi chim gáy, hay một cặp bồ câu non và đem đến cho tư tế, ở cửa Lều Hội Ngộ. 30 Tư tế sẽ dâng một con làm lễ tạ tội, một con làm lễ toàn thiêu. Trước nhan ĐỨC CHÚA, tư tế sẽ cử hành lễ xá tội cho nó, khỏi chứng rong huyết làm cho nó ra ô uế.
31 Các ngươi hãy bảo con cái Ít-ra-en kiêng cữ khi bị ô uế, như vậy chúng sẽ không phải chết vì sự ô uế của chúng, khi chúng làm cho Nhà Tạm của Ta ở giữa chúng ra ô uế."
32 Đó là luật về người bị bệnh lậu và người xuất tinh và bởi vậy ra ô uế, 33 về người khó ở vì kinh nguyệt, về người đàn ông bị lậu hay người đàn bà bị rong huyết, cũng như về người đàn ông nằm với người đàn bà bị ô uế.
Tôn giáo đích thực
Lm. Minh Anh
20:32 31/08/2024
TÔN GIÁO ĐÍCH THỰC
“Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì xa Ta!”.
“Ở Nga, các Kitô hữu ‘chịu’ thử thách bằng ‘gian khổ’; ở Mỹ, bạn ‘được’ thử thách bằng ‘tự do’. Thử thách bằng tự do khó hơn nhiều! Không ai gây áp lực cho bạn về tôn giáo; bạn thoải mái và không quá tập trung vào Chúa Kitô, vào lời dạy của Ngài và cách sống Ngài muốn bạn sống. Dần dần, tôn giáo đích thực của bạn biến chất!” - Pavel Poloz.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ tự do có thể khiến ‘tôn giáo đích thực’ biến chất nhưng sự giả hình, sự cứng nhắc, cũng có thể làm tôn giáo biến chất. Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, với những người đạo đức giả, Chúa Giêsu cho biết, Isaia rất chí lý khi nói, “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì xa Ta!”.
Sống theo lề luật, Israel được kỳ vọng sẽ sống tốt hơn những hàng xóm ‘ngoại đạo’ - bài đọc một. Đến thời Chúa Giêsu, lề luật trở nên cứng nhắc, không còn là kim chỉ nam giúp mọi người yêu thương và phục vụ Chúa. Giữ luật trở thành mục đích cho chính nó. Trọng tâm luật không còn là xây dựng mối tương quan với Chúa và đồng loại, mà là kiểm tra hành vi bên ngoài của mình. Lời thú tội của chúng ta đôi khi cũng vậy. Nhiều “tội” chúng ta xưng được diễn đạt như là những ‘thất bại cá nhân’ đang khi chúng ta rất ít đề cập đến cách ‘tôi đối xử’ với người khác hoặc ‘tôi gây thương tổn’ cho người khác.
Trong thời đại hôm nay, chúng ta có thể nói, “Ông ấy là người Công Giáo tốt; không bỏ lễ Chúa Nhật”. Không cần biết ông ấy làm gì, nghĩ gì, cảm thấy gì trong nhà thờ; hay ông ấy liên hệ với những người chung quanh thế nào trong Thánh Lễ và đặc biệt, sau Thánh Lễ. Điều quan trọng, cách nào đó - duy nhất quan trọng - là ông ấy có mặt ngày Chúa Nhật. Và quan niệm ‘tôn giáo đích thực’ của chúng ta chỉ ‘cao ngang tầm’ ấy!
Chúa Giêsu còn nói đến sự giả hình khi tiết lộ nguồn gốc của sự ô uế đích thực. Nó không phải là thức ăn đồ uống nào từ bên ngoài; ô uế thực sự nằm ở trong tim. Một người không trở nên ‘ô uế’ khi ăn thịt heo hay tiếp xúc với máu, càng không phải vì không rửa tay trước khi ăn. Nhưng tất cả xung đột này liên quan trực tiếp đến mối quan hệ yêu thương của chúng ta với Chúa, với tha nhân. Theo thánh Giacôbê, ‘tôn giáo đích thực’ thật cụ thể, đó là “Lòng đạo đức tinh tuyền và không tỳ ố trước mặt Chúa, là thăm viếng cô nhi lâm cảnh gian truân, và giữ mình khỏi mọi vết nhơ thế gian” - bài đọc hai.
Anh Chị em,
“Lòng chúng thì xa Ta!”. Theo Đức Phanxicô, “Không phải những thứ bên ngoài làm chúng ta nên thánh hoặc không thánh, mà là trái tim vốn thể hiện ý định, sự lựa chọn và ý chí làm mọi sự vì tình yêu Chúa. Hành vi là kết quả của những gì chúng ta quyết định trong tim, chứ không ngược lại. Thay đổi hành vi, nhưng không thay đổi trái tim, chúng ta không phải là Kitô hữu đích thực. Ranh giới giữa thiện và ác không nằm ngoài, nó nằm trong chúng ta!”. Tôn giáo không liên quan nhiều đến việc giữ luật. Nó liên quan nhiều đến việc được giải thoát khỏi những ảnh hưởng làm hư hỏng môi trường và nhạy cảm với nhu cầu của những kẻ yếu và thiệt thòi nhất. Đó mới là ‘tôn giáo đích thực!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để tôn giáo của con ‘biến chất’ khi con không tập trung vào Chúa, lời dạy của Ngài; và nhất là ‘cách sống’ Chúa muốn con sống!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì xa Ta!”.
“Ở Nga, các Kitô hữu ‘chịu’ thử thách bằng ‘gian khổ’; ở Mỹ, bạn ‘được’ thử thách bằng ‘tự do’. Thử thách bằng tự do khó hơn nhiều! Không ai gây áp lực cho bạn về tôn giáo; bạn thoải mái và không quá tập trung vào Chúa Kitô, vào lời dạy của Ngài và cách sống Ngài muốn bạn sống. Dần dần, tôn giáo đích thực của bạn biến chất!” - Pavel Poloz.
Kính thưa Anh Chị em,
Không chỉ tự do có thể khiến ‘tôn giáo đích thực’ biến chất nhưng sự giả hình, sự cứng nhắc, cũng có thể làm tôn giáo biến chất. Trong Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay, với những người đạo đức giả, Chúa Giêsu cho biết, Isaia rất chí lý khi nói, “Dân này tôn kính Ta bằng môi bằng miệng, còn lòng chúng thì xa Ta!”.
Sống theo lề luật, Israel được kỳ vọng sẽ sống tốt hơn những hàng xóm ‘ngoại đạo’ - bài đọc một. Đến thời Chúa Giêsu, lề luật trở nên cứng nhắc, không còn là kim chỉ nam giúp mọi người yêu thương và phục vụ Chúa. Giữ luật trở thành mục đích cho chính nó. Trọng tâm luật không còn là xây dựng mối tương quan với Chúa và đồng loại, mà là kiểm tra hành vi bên ngoài của mình. Lời thú tội của chúng ta đôi khi cũng vậy. Nhiều “tội” chúng ta xưng được diễn đạt như là những ‘thất bại cá nhân’ đang khi chúng ta rất ít đề cập đến cách ‘tôi đối xử’ với người khác hoặc ‘tôi gây thương tổn’ cho người khác.
Trong thời đại hôm nay, chúng ta có thể nói, “Ông ấy là người Công Giáo tốt; không bỏ lễ Chúa Nhật”. Không cần biết ông ấy làm gì, nghĩ gì, cảm thấy gì trong nhà thờ; hay ông ấy liên hệ với những người chung quanh thế nào trong Thánh Lễ và đặc biệt, sau Thánh Lễ. Điều quan trọng, cách nào đó - duy nhất quan trọng - là ông ấy có mặt ngày Chúa Nhật. Và quan niệm ‘tôn giáo đích thực’ của chúng ta chỉ ‘cao ngang tầm’ ấy!
Chúa Giêsu còn nói đến sự giả hình khi tiết lộ nguồn gốc của sự ô uế đích thực. Nó không phải là thức ăn đồ uống nào từ bên ngoài; ô uế thực sự nằm ở trong tim. Một người không trở nên ‘ô uế’ khi ăn thịt heo hay tiếp xúc với máu, càng không phải vì không rửa tay trước khi ăn. Nhưng tất cả xung đột này liên quan trực tiếp đến mối quan hệ yêu thương của chúng ta với Chúa, với tha nhân. Theo thánh Giacôbê, ‘tôn giáo đích thực’ thật cụ thể, đó là “Lòng đạo đức tinh tuyền và không tỳ ố trước mặt Chúa, là thăm viếng cô nhi lâm cảnh gian truân, và giữ mình khỏi mọi vết nhơ thế gian” - bài đọc hai.
Anh Chị em,
“Lòng chúng thì xa Ta!”. Theo Đức Phanxicô, “Không phải những thứ bên ngoài làm chúng ta nên thánh hoặc không thánh, mà là trái tim vốn thể hiện ý định, sự lựa chọn và ý chí làm mọi sự vì tình yêu Chúa. Hành vi là kết quả của những gì chúng ta quyết định trong tim, chứ không ngược lại. Thay đổi hành vi, nhưng không thay đổi trái tim, chúng ta không phải là Kitô hữu đích thực. Ranh giới giữa thiện và ác không nằm ngoài, nó nằm trong chúng ta!”. Tôn giáo không liên quan nhiều đến việc giữ luật. Nó liên quan nhiều đến việc được giải thoát khỏi những ảnh hưởng làm hư hỏng môi trường và nhạy cảm với nhu cầu của những kẻ yếu và thiệt thòi nhất. Đó mới là ‘tôn giáo đích thực!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, đừng để tôn giáo của con ‘biến chất’ khi con không tập trung vào Chúa, lời dạy của Ngài; và nhất là ‘cách sống’ Chúa muốn con sống!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:37 31/08/2024
23. Tất cả các thánh đức của thánh nhân đều là do suy tư cầu nguyện mà tu luyện thành công.
(Thánh Alphonsus Liguori)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
20:42 31/08/2024
48. COI TƯỚNG NHƯ THẦN
Tề vương mê tín thích coi tướng.
Có một người tự cho mình là có tài coi tướng như thần, nhờ quen với Ngải Tử mà gặp Tề vương, nói
- “ Tôi là học trò của nhà coi tướng Quỷ Cốc tử, thầy của Đường cử, ngài có nghe tiếng chứ?”
Tề vương liền mời ông ta coi tướng.
Người coi tướng nói:
- “Đại vương đừng vội, coi tướng thì phải để một ngày trọn mới biết chi tiết, thì khi nói ra mới đúng được”,
Thế là chắp tay đứng bên cạnh Tề vương để quan sát.
Một lúc sau, có người đưa văn kiện đến, Tề vương coi xong thì biến sắc, người coi tướng vội hỏi xảy ra chuyện gì, Tề vương nói:
- “Tần vương bao vây nước ta đã gần ba ngày rồi, ở đó đang đợi ta xuất binh cứu viện !”-
Người coi tướng gật gật đầu bèn nói:
- “Tôi coi trên trán ngài có sắc khí đen, đây là dự báo có chiến tranh đấy”.
Lại qua một lúc sau, thị vệ đem đến một phạm nhân, mặt Tề vương đầy nộ khí, người coi tướng lại hỏi có chuyện gì, Tề vương nói:
- “Người này coi sóc kho tàng nhà nước, ăn cắp ba vạn tiền vàng, cho nên bắt lại tra hỏi”.
Người coi tướng số ngẩng đầu nói:
- “Tôi thấy mặt đại vương đổi màu nhạt, nhứt định là phá tài”.
Tề vương nghe xong thì có chút không vui, nói:
- “Những điềm này đã ứng nghiệm rồi không cần nói lại. Ông chỉ cần nói chuyện tương lai của ta về hung kiết họa phúc mà thôi”.
Người coi tướng nói:
- “Tôi coi rất chi tiết, đại vương, mặt của ngài nói được là đứng đắn thẳng thắn, tuyệt đối không phải là người dân bình thường”.
Lúc này, Ngải Tử đi lên phía trước nói:
- “Thật coi tướng quá kì diệu, ông đúng là đệ tử của Quỷ cốc !”
Tề vương cười lớn, người coi tướng chỉ có nước rút lui !
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 48:
Coi tướng kỳ diệu ở chỗ là biết được việc tương lai của người ta, chứ không cái đã xảy ra trong quá khứ, coi cái sắp đến chứ không coi cái hiện tại, bởi vì cái gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi, cái hiện tại thì đang xảy ra và cái tương lai thì chưa xảy đến, cho nên người ta cần coi cái sắp xảy ra mà thôi.
Có những người Ki-tô hữu biết rằng mê tín dị đoan là có tội với Thiên Chúa, nhưng vẫn cứ đi đến nhờ thầy bói coi hậu vận; có những người Ki-tô hữu không tin coi bói coi tướng nhưng vẫn cứ thích người khác nói tương lai của mình, bởi vì con người ta thường hay muốn biết cái chưa xảy đến để...lo âu và buồn phiền nhiều hơn là lạc quan yêu đời.
Coi tướng nói rằng ông vua tuyệt đối không phải như dân thường, thì chẳng khác gì người kia coi tướng cho bạn: má mày tóc dài và ba mày tóc ngắn, hoặc coi tướng mấy bà mang bầu: bà sinh con không trai thì là gái.v.v...
Đúng là bịp bợm và đáng tức cười !
Người Ki-tô hữu cũng sẽ bị cười như thế, nếu họ tin vào lời của ông thầy bói hơn là tin vào lời của Thiên Chúa và lời dạy của Giáo Hội...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tề vương mê tín thích coi tướng.
Có một người tự cho mình là có tài coi tướng như thần, nhờ quen với Ngải Tử mà gặp Tề vương, nói
- “ Tôi là học trò của nhà coi tướng Quỷ Cốc tử, thầy của Đường cử, ngài có nghe tiếng chứ?”
Tề vương liền mời ông ta coi tướng.
Người coi tướng nói:
- “Đại vương đừng vội, coi tướng thì phải để một ngày trọn mới biết chi tiết, thì khi nói ra mới đúng được”,
Thế là chắp tay đứng bên cạnh Tề vương để quan sát.
Một lúc sau, có người đưa văn kiện đến, Tề vương coi xong thì biến sắc, người coi tướng vội hỏi xảy ra chuyện gì, Tề vương nói:
- “Tần vương bao vây nước ta đã gần ba ngày rồi, ở đó đang đợi ta xuất binh cứu viện !”-
Người coi tướng gật gật đầu bèn nói:
- “Tôi coi trên trán ngài có sắc khí đen, đây là dự báo có chiến tranh đấy”.
Lại qua một lúc sau, thị vệ đem đến một phạm nhân, mặt Tề vương đầy nộ khí, người coi tướng lại hỏi có chuyện gì, Tề vương nói:
- “Người này coi sóc kho tàng nhà nước, ăn cắp ba vạn tiền vàng, cho nên bắt lại tra hỏi”.
Người coi tướng số ngẩng đầu nói:
- “Tôi thấy mặt đại vương đổi màu nhạt, nhứt định là phá tài”.
Tề vương nghe xong thì có chút không vui, nói:
- “Những điềm này đã ứng nghiệm rồi không cần nói lại. Ông chỉ cần nói chuyện tương lai của ta về hung kiết họa phúc mà thôi”.
Người coi tướng nói:
- “Tôi coi rất chi tiết, đại vương, mặt của ngài nói được là đứng đắn thẳng thắn, tuyệt đối không phải là người dân bình thường”.
Lúc này, Ngải Tử đi lên phía trước nói:
- “Thật coi tướng quá kì diệu, ông đúng là đệ tử của Quỷ cốc !”
Tề vương cười lớn, người coi tướng chỉ có nước rút lui !
(Ngải tử hậu ngữ)
Suy tư 48:
Coi tướng kỳ diệu ở chỗ là biết được việc tương lai của người ta, chứ không cái đã xảy ra trong quá khứ, coi cái sắp đến chứ không coi cái hiện tại, bởi vì cái gì đã xảy ra thì đã xảy ra rồi, cái hiện tại thì đang xảy ra và cái tương lai thì chưa xảy đến, cho nên người ta cần coi cái sắp xảy ra mà thôi.
Có những người Ki-tô hữu biết rằng mê tín dị đoan là có tội với Thiên Chúa, nhưng vẫn cứ đi đến nhờ thầy bói coi hậu vận; có những người Ki-tô hữu không tin coi bói coi tướng nhưng vẫn cứ thích người khác nói tương lai của mình, bởi vì con người ta thường hay muốn biết cái chưa xảy đến để...lo âu và buồn phiền nhiều hơn là lạc quan yêu đời.
Coi tướng nói rằng ông vua tuyệt đối không phải như dân thường, thì chẳng khác gì người kia coi tướng cho bạn: má mày tóc dài và ba mày tóc ngắn, hoặc coi tướng mấy bà mang bầu: bà sinh con không trai thì là gái.v.v...
Đúng là bịp bợm và đáng tức cười !
Người Ki-tô hữu cũng sẽ bị cười như thế, nếu họ tin vào lời của ông thầy bói hơn là tin vào lời của Thiên Chúa và lời dạy của Giáo Hội...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Chuyến tông du thứ 45 của Đức Thánh Cha đến Đông Nam Á. Giới thiệu Giáo Hội tại Đông Timor
Đặng Tự Do
02:17 31/08/2024
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tông du Indonesia, Papua New Guinea, Timor-Leste và Singapore từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9. Đây là chuyến tông du thứ 45 của Đức Thánh Cha, và là chuyến tông du dài nhất trong triều Giáo Hoàng của Ngài.
Chúng tôi xin giới thiệu với quý vị và anh chị em vài nét về đất nước và Giáo Hội tại Timor-Leste.
Tổng Quan
Đông Timor hay Timor-Leste, là một quốc gia ở khu vực Đông Nam Á, bao gồm nửa phía Đông của đảo Timor, những đảo lân cận gồm Atauro và Jaco và Oecussi-Ambeno, một phần nằm ở phía Tây Bắc của đảo, trong khi Tây Timor thuộc Indonesia. Đông Timor là một đất nước nhỏ bé với 15.410 km² cách thành phố Darwin, Úc khoảng 640 km về phía tây bắc.
Bị thực dân Bồ Đào Nha đô hộ vào thế kỷ XVI, Đông Timor được biết đến với tên gọi Timor thuộc Bồ Đào Nha trong hàng thế kỷ. Nước này bị xâm lăng và chiếm đóng bởi Indonesia vào năm 1975 và trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia một năm sau đó. Sau cuộc bỏ phiếu để tự quyết định số phận đất nước do Liên Hợp Quốc tài trợ vào năm 1999, Indonesia rút khỏi Indonesia và Đông Timor trở thành quốc gia có chủ quyền được thành lập đầu tiên trong thế kỷ XXI và thiên niên kỷ thứ 3 vào ngày 20 tháng 5 năm 2002. Cùng với Phi Luật Tân, Đông Timor là một trong hai nước ở châu Á có đa số người dân theo Công Giáo.
Lịch sử cận đại
Cuối năm 1941, Timor thuộc Bồ Đào Nha bị quân đội Hà Lan và Úc chiếm đóng trong một thời gian ngắn nhằm ngăn chặn trước một cuộc xâm lược của Nhật Bản vào hòn đảo này. Thống đốc người Bồ Đào Nha đã phản đối cuộc xâm lược, và các lực lượng Hà Lan đã quay trở về khu vực Hà Lan của hòn đảo. Người Nhật đổ bộ và đẩy lùi lực lượng nhỏ của Úc ra khỏi Dili, và những vùng nội địa núi non bắt đầu trở thành chiến trường của một cuộc chiến tranh du kích, được gọi là Trận Timor. Cuộc chiến đấu giữa các lực lượng Đồng Minh và người tình nguyện Timor chống lại Nhật Bản đã khiến khoảng từ 40,000 tới 70,000 người Timor thiệt mạng. Sau khi chiến tranh chấm dứt, quyền cai trị của Bồ Đào Nha được tái lập.
Quá trình phi thực dân hóa tại Timor thuộc Bồ Đào Nha bắt đầu năm 1974, sau sự thay đổi chính phủ tại Bồ Đào Nha trước Cách mạng Carnation. Trước sự bất ổn chính trị và những lo ngại ngày càng gia tăng về quá trình giải phóng khỏi thực dân tại Angola và Mozambique, Bồ Đào Nha đã hoàn toàn từ bỏ Đông Timor. 9 ngày sau, Đông Timor bị các lực lượng Indonesia xâm lược và chiếm đóng.
Đông Timor được tuyên bố trở thành tỉnh thứ 27 của Indonesia vào 17 tháng 7 năm 1976. Vị thế danh nghĩa của nó tại Liên hiệp quốc còn lại là vị thế của một “lãnh thổ không tự quản dưới quyền hành chính của Bồ Đào Nha.”
Sự cai trị của Indonesia ở Đông Timor thường ghi dấu bởi bạo lực và tàn bạo đặc biệt; ước tính số người Đông Timor chết trong thời gian chiếm đóng từ 60,000 đến 200,000 người, Một báo cáo thống kê chi tiết được thực hiện cho Cao uỷ về Tiếp Nhận, Sự thật và Hoà giải tại Đông Timor đã chỉ ra con số tối thiểu 102,800 cái chết có liên quan tới cuộc xung đột trong giai đoạn 1974–1999, có nghĩa là, xấp xỉ 18,600 vụ giết hại và 84,200 cái chết 'thêm nữa' vì nạn đói và bệnh tật.
Lực lượng du kích Đông Timor, Falintil, đã tổ chức một chiến dịch chống lại các lực lượng Indonesia trong giai đoạn 1975–1999, một số thành viên đã được các lực lượng đặc biệt của Bồ Đào Nha huấn luyện ở nước này. Vụ thảm sát Dili là thời điểm khiến sự nghiệp của người Đông Timor được biết đến trên trường quốc tế, và một phong trào đoàn kết Đông Timor tư sản đã phát triển ở Bồ Đào Nha, Úc và Hoa Kỳ.
Sau một thoả thuận được Liên hiệp quốc bảo trợ giữa Indonesia, Bồ Đào Nha và Hoa Kỳ và một quyết định đáng ngạc nhiên của Tổng thống Indonesia B. J. Habibie, một cuộc trưng cầu dân ý do Liên hiệp quốc giám sát đã được tổ chức ngày 30 tháng 8 năm 1999, để lựa chọn giữa quy chế Tự trị Đặc biệt bên trong Indonesia và độc lập. 78.5% cử tri lựa chọn độc lập.
Chính trị
Đông Timor theo chế độ cộng hòa bán tổng thống chế. Đứng đầu nhà nước là Tổng thống Đông Timor, được bầu lên bằng phổ thông đầu phiếu với nhiệm kỳ 5 năm. Mặc dù vai trò chỉ mang tính biểu tượng và quyền hành pháp hạn chế, tổng thống có quyền phủ quyết đối với một vài loại đạo luật. Sau bầu cử, tổng thống sẽ chỉ định người đứng đầu đảng đa số hoặc liên minh đa số trong nghị viện làm Thủ tướng Timor-Leste. Là người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng sẽ điều hành Nội các.
Cơ quan lập pháp duy nhất ở Đông Timor là Nghị viện Quốc gia (Parlamento Nacional) đơn viện, các nghị sĩ được đầu phổ thông cho nhiệm kỳ 5 năm. Số ghế có thể thay đổi từ mức tối thiểu 52 đến mức tối đa 65 ghế, mặc dù có trường hợp ngoại lệ là 88 thành viên như hiện tại. Hiến pháp Đông Timor phỏng theo Bồ Đào Nha. Đất nước vẫn đang trong quá trình xây dựng hệ thống hành chính và cơ quan chính phủ hoàn chỉnh.
Tổng thống hiện nay là Ông José Ramos-Horta. Thủ tướng là Ông Xanana Gusmão.
Giáo Hội Công Giáo tại Đông Timor
Phần lớn dân số Đông Timor theo Kitô giáo, và Giáo Hội Công Giáo chiếm ưu thế, mặc dù về mặt chính thức, đây không phải là quốc giáo. Ngoài ra còn có những cộng đồng nhỏ theo đạo Tin lành và đạo Hồi Sunni.
Hiến pháp Đông Timor bảo vệ quyền tự do tôn giáo và đại diện của các cộng đồng Công Giáo, Tin lành và Hồi giáo trong nước báo cáo rằng nhìn chung có mối quan hệ tốt.
Vào đầu thế kỷ 16, các thương nhân Bồ Đào Nha và Hòa Lan đã tiếp xúc với Đông Timor. Các nhà truyền giáo duy trì liên lạc không thường xuyên cho đến năm 1642 khi Bồ Đào Nha tiếp quản và duy trì quyền kiểm soát cho đến năm 1974, với một thời gian ngắn bị Nhật Bản xâm lược trong Thế chiến II.
Đức Gioan Phaolô II đã đến thăm Đông Timor vào tháng 10 năm 1989. Ngài đã lên tiếng phản đối bạo lực ở Đông Timor và kêu gọi cả hai bên kiềm chế, cầu xin người Đông Timor “yêu thương và cầu nguyện cho đối phương của họ”. Giám mục đã nghỉ hưu Carlos Ximenes Belo là người đoạt giải Nobel Hòa bình cùng với José Ramos-Horta năm 1996 vì những nỗ lực giải phóng Đông Timor khỏi Indonesia. Giáo Hội Công Giáo vẫn tham gia tích cực vào chính trị. Họ cũng đã ủng hộ Thủ tướng mới trong những nỗ lực của ông nhằm thúc đẩy hòa giải dân tộc.
Dân số Công Giáo hiện nay là 1.362.000 tín hữu chiếm 96% trong tổng số 1.419.000 dân.
Anh chị em giáo dân sinh hoạt trong 65 giáo xứ, 169 cứ điểm truyền giáo bao gồm 7 cứ điểm có linh mục thường trú, 162 không có linh mục thường trú, và 488 trung tâm khác
Giáo Hội tại đây có 2 giám mục, 303 linh mục bao gồm 137 linh mục triều và 166 linh mục dòng, và 1 phó tế vĩnh viễn.
Giáo Hội cũng có 1.136 tu sĩ bao gồm 102 nam tu sĩ không có chức linh mục, và 1.034 nữ tu, 1 thành viên Tu hội đời, 567 đại chủng sinh, 8 nhà truyền giáo, và 1.714 giáo lý viên
Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã thiết lập Tòa Sứ thần Tòa Thánh tại quốc gia này vào năm 2003 sau khi Đông Timor giành được độc lập.
Sứ thần Tòa Thánh hiện nay là Đức Tổng Giám Mục Wojciech Załuski, người Ba Lan. Ngài sinh ngày 5 tháng 4 năm 1960, làm việc trong ngành ngoại giao của Tòa thánh từ năm 1985. Ngày 15 Tháng Bẩy, 2014 ngài được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh ở Burundi. Ngày 29 Tháng Chín, 2020, ngài được bổ nhiệm làm Sứ thần Tòa Thánh tại Mã Lai Á và Đông Timor, và đồng thời là Khâm Sứ Tòa Thánh tại Brunei.
Chuyến tông du của Đức Thánh Cha
Thứ Hai, 9 tháng 9 năm 2024
Lúc 09:45, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ các bạn trẻ tại Sân vận động Sir John Guise. đó là sinh hoạt cuối cùng của Đức Thánh Cha tại Papua New Guinea.
Lúc 11:10 sẽ có lễ tạm biệt tại Phi trường quốc tế Jacksons Port Moresby
30 phút sau đó, Đức Thánh Cha khởi hành bằng máy bay từ Phi trường quốc tế Jacksons Port Moresby đến Dili
Lúc 14:10, Đức Thánh Cha đến Phi trường Quốc tế Presidente Nicolau Lobato của Thủ đô Dili. Tại đây sẽ có nghi thức chào mừng chính thức.
Lúc 18:00, Đức Thánh Cha đến dinh Tổng thống. Tại đây có lễ nghi chào đón ngài.
Lúc 18:30, Đức Thánh Cha có cuộc viếng thăm xã giao với Tổng thống José Ramos-Horta.
Lúc 19:00, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các cơ quan chính quyền, xã hội dân sự và ngoại giao đoàn tại Hội trường Phủ Tổng thống.
Thứ Ba, ngày 10 tháng 9 năm 2024
Lúc 08:45, Đức Thánh Cha thăm trẻ em khuyết tật trường Irmãs Alma
Lúc 09:30, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ các giám mục, linh mục, phó tế, những người được thánh hiến, chủng sinh và giáo lý tại Nhà thờ Chính tòa Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Lúc 10:45, Đức Thánh Cha sẽ có cuộc gặp gỡ với các thành viên của Dòng Tên tại tòa Sứ thần Tòa Thánh.
Lúc 16:30, Đức Thánh Cha sẽ cử hành thánh lễ tại quảng trường Taci Tolu
Thứ Tư, ngày 11 tháng 9 năm 2024
Lúc 09:30, Đức Thánh Cha gặp gỡ giới trẻ tại Centro de Convenções, trước khi ra Phi trường quốc tế Presidente Nicolau Lobato của Dili vào lúc 10h45.
Lúc 11:15, Đức Thánh Cha sẽ khởi hành bằng máy bay từ Phi trường quốc tế Dili để bay đến Singapore
Ông tướng chọi Giáo hoàng một mặt trận mới trong cuộc chiến văn hóa của Ý
Vũ Văn An
14:59 31/08/2024
John L. Allen Jr. của Crux, ngày 31 tháng Tám, 024, đặt tựa đề gần như trên cho bài nhận định của ông về những dị biệt giữa chính sách di dân của Đức Phanxicô và của chính phủ Ý. Ông viết:
Trong bối cảnh cuộc tranh luận về vấn đề nhập cư đang diễn ra căng thẳng ở Ý, hai nhân vật ngày càng tượng trưng cho các lập trường đối lập. Một bên là Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong khi bên kia là cựu Đại Tướng Roberto Vannacci, người có lẽ ngày càng trở thành nhân vật chính trị gây chia rẽ nhất của đất nước.
Hôm nay, với tư cách là thành viên của Nghị viện châu Âu cho đảng Lega chống nhập cư của Ý, Vannacci đã lên tài khoản Facebook của mình vào thứ năm để trả lời Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người đã sử dụng Buổi tiếp kiến chung của ngài vào ngày hôm trước để mô tả việc từ chối người di cư là một "tội lỗi nghiêm trọng".
Phản ứng của Vannacci không hề có những lời mơ hồ.
"Với tất cả sự tôn trọng, Vatican luôn bảo vệ biên giới của mình rất tốt", Vannacci viết. “Tại sao Ý không thể làm như vậy?”
“Cách duy nhất để giảm số tử vong của người di cư là ngăn họ rời đi, củng cố quan niệm này rằng quyền được ở lại đất nước của mình quan trọng hơn mọi thứ”, ông viết.
Sự xoay chuyển tức thời của giới truyền thông vừa nhanh chóng vừa không thể tránh khỏi: “Những cuộc tranh cãi nổ ra giữa Tướng quân và Giáo hoàng” là một tiêu đề phổ biến.
Nói rõ hơn, Vannacci không phải là chính trị gia duy nhất ở Ý phản đối những tuyên bố gần đây của các nhà lãnh đạo giáo hội, bao gồm không chỉ Giáo hoàng mà còn cả những nhân vật cấp cao trong hội đồng giám mục Ý, về vấn đề di cư.
Tuy nhiên, vì bản chất của mình, tiếng nói của Vannacci có thể khơi dậy sự quan tâm lớn hơn bình thường.
Cựu lính dù 55 tuổi và là cựu chiến binh của các hoạt động ở cả Afghanistan và Iraq đã bùng nổ trên sân khấu Ý vào năm 2023 khi ông xuất bản cuốn sách gây tranh cãi Il Mondo al Contrario, có nghĩa là “Thế giới đảo ngược”.
Trong số những điều khác, Vannacci gọi tình trạng đồng tính luyến ái là "không bình thường" và thẳng thắn nói với những người đồng tính "hãy vượt qua nó". Ông nhắc đến Paola Egonu, một ngôi sao bóng chuyền gốc Nigeria, người gần đây đã dẫn dắt Ý giành huy chương vàng tại Thế vận hội Paris, nói rằng mặc dù cô có thể có quốc tịch Ý, nhưng "các đặc điểm cơ thể của cô... không đại diện cho tính cách Ý".
Vannacci cũng bày tỏ sự hoài nghi về biến đổi khí hậu và phản đối việc người vô gia cư chiếm giữ các công trình không sử dụng hoặc xuống cấp, đây là một thông lệ phổ biến ở một số thành phố của Ý và đã được cánh tay phải của Đức Phanxicô về các vấn đề từ thiện, Hồng Y người Ba Lan Konrad Krajewski bảo vệ.
Cuốn sách đã vươn lên dẫn đầu danh sách bán chạy nhất ở Ý, tạo ra một làn sóng phản ứng. Bộ trưởng Quốc phòng Guido Crosetto đã cách chức Vannacci khỏi chức vụ quân sự của mình, nói rằng cuốn sách đã "làm mất uy tín [của] Quân đội, [Bộ] Quốc phòng và Hiến pháp", trong khi một cuộc điều tra của quân đội sau đó kết luận rằng Vannacci đã "làm tổn hại đến nguyên tắc trung lập/bên thứ ba của Lực lượng vũ trang".
Để đáp lại, Vannacci quyết định tham gia chính trường và nhanh chóng tìm được người bảo trợ là Matteo Salvini, lãnh đạo đảng cực hữu Lega.
Vannacci đã trở thành ứng cử viên trong cuộc bầu cử quốc hội châu Âu vào đầu tháng 6 và giành chiến thắng áp đảo với hơn 500,000 phiếu bầu, là tổng số phiếu bầu cao thứ hai trong cả nước sau Thủ tướng Giorgia Meloni.
Tuy nhiên, gần đây, có vẻ như liên minh giữa Vannacci và Salvini có thể đang rạn nứt, đặc biệt là vì ngoài bản thân Vannacci, thành tích của Lega trong các cuộc bầu cử châu Âu và các cuộc thăm dò sau đó đều không mấy khả quan. Mười ngày trước, công ty thăm dò ý kiến của Ý Termometro Politico phát hiện ra rằng gần mười phần trăm người Ý sẽ sẵn sàng ủng hộ một đảng mới do Vannacci lãnh đạo, đảng này thực sự sẽ vượt trội hơn Lega theo các cuộc khảo sát gần đây nhất.
Một đồng minh của Vannacci đã đặt tên cho một đảng mới, “Châu Âu có chủ quyền”, và đưa ra một loại chương trình, bao gồm việc rời khỏi NATO, từ chối quyền bá chủ của Mỹ và biến châu Âu thành một liên bang có quân đội riêng, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với Nga và tất nhiên là trấn áp tình trạng nhập cư bất hợp pháp.
Cương lĩnh do Fabio Filomeni, một trung tá trong quân đội và là cố vấn thân cận của Vannacci, phác thảo cũng bao gồm “việc ngăn chặn việc phá thai như một biện pháp kiểm soát sinh đẻ”.
Mặc dù một số phần trong chương trình nghị sự đó có thể phù hợp với Đức Phanxicô và nhóm Vatican của ngài, bao gồm ý tưởng tạo ra sự khác biệt giữa châu Âu và Hoa Kỳ về chính sách đối ngoại, nhưng rõ ràng là lập trường về nhập cư và môi trường sẽ tạo ra xung đột rõ ràng.
Trong bối cảnh đó, lời đáp trả ngày 29 tháng 8 của Vannacci đánh dấu lần đầu tiên cựu tướng lĩnh công khai phản đối giáo hoàng - có lẽ ám chỉ rằng ông cảm thấy việc làm như vậy không nhất thiết là chính trị tồi đối với phe cánh hữu Ý.
Tuy nhiên, đây không phải là lần đầu tiên Vannacci đấu kiếm với các nhà lãnh đạo Giáo hội ở nơi công cộng. Vào tháng 4, Vannacci chỉ trích nền giáo dục công ở Ý vì cho rằng đó là sự tôn sùng sự bình đẳng, trong khi thực tế, ông lập luận rằng học sinh có năng lực khác nhau nên được đối xử khác biệt. Là một phần của bức tranh đó, ông đề xuất rằng học sinh khuyết tật nên có các lớp học riêng. Đáp lại, phó chủ tịch hội đồng giám mục Ý, Đức cha Francesco Savino của Cassano all’Jonio, đã cảnh báo rằng những bình luận của Vannacci “đưa chúng ta trở lại những giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử của chúng ta”, trong những gì mà hầu hết người Ý hiểu là ám chỉ đến luật phân biệt chủng tộc được thông qua trong thời kỳ phát xít của Ý.
Đức Thánh Cha chia sẻ với các tu sĩ Dòng Phanxicô: ‘Hãy là những người kiến tạo hòa bình theo bước chân của Thánh Phanxicô’
Thanh Quảng sdb
18:09 31/08/2024
Đức Thánh Cha chia sẻ với các tu sĩ Dòng Phanxicô: ‘Hãy là những người kiến tạo hòa bình theo bước chân của Thánh Phanxicô’
Phát biểu tại cuộc họp với các tu sĩ Dòng Capuchin nhân dịp họp Tổng hội, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích họ tiếp tục cam kết theo truyền thống của Dòng đối với hòa bình, tình huynh đệ và lòng bác ái đối với người nghèo, theo bước chân của Thánh Phanxicô Assisi.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Hôm thứ Bảy (31/8/2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ với các thành viên của Dòng Anh em Hèn mọn Capuchin (OFMCap) đang tụ họp tại Rome để tham dự Tổng hội lần thứ 86 của Dòng.
Với phương châm: "Chúa đã ban cho tôi những người anh em để đi vào đời", khoảng 200 tu sĩ, bao gồm các Bề trên, Giám tỉnh và đại biểu từ hơn 100 quốc gia, đang họp hội để duyệt lại giai đoạn sáu năm qua, với những thách thức và cơ hội, và thảo luận về các hướng đi cho sáu năm tới.
Tổng hội, diễn ra từ ngày 15 tháng 9, cũng sẽ bầu lại người kế nhiệm Cha Tổng quyền Roberto Genuin làm Tổng quyền của Dòng và các thành viên mới của Thượng Hội đồng.
Khi nhận định tương lai của chức thánh của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tu sĩ Dòng Capuchin ghi nhớ ba chiều kích chính của linh đạo Thánh Phanxicô: tình huynh đệ, sự sẵn sàng phục vụ người khác và cam kết hòa bình.
Tình huynh đệ
ĐTC nhắc nhớ, theo đặc sủng của Thánh Phanxicô Assisi, sứ mệnh của họ bắt nguồn và phát sinh từ tình huynh đệ cộng đoàn của họ.
Ngài nói rằng cốt lõi của đặc sủng này, “là một ‘chủ thuyết thần bí của sự hợp tác’, trong đó không ai, theo kế hoạch của Chúa, có thể coi mình là một hòn đảo, nhưng mỗi người đều liên kết với người khác để phát triển trong tình yêu, thoát khỏi chính mình và biến sự độc đáo của mình thành một món quà cho người khác.”
Do đó, ngài nhấn mạnh rằng trọng tâm của họ không nên là tối ưu hóa các nguồn lực hoặc bảo tồn các cấu trúc, mà là nuôi dưỡng các mối quan hệ sâu sắc, chân thành dựa trên đức tin. Đức Thánh Cha nói tình huynh đệ phải là chủ đề trọng tâm trong quá trình hình thành và cuộc sống hàng ngày của họ, ngay cả khi điều đó đòi phải hy sinh các dự án khác.
“Một tu sĩ dòng Capuchin không biến sự độc đáo của mình thành món quà cho anh em mình, thì vẫn chưa phải là một tu sĩ dòng Capuchin!”
Sẵn sàng phục vụ người khác
Nói đến sự sẵn sàng phục vụ, Đức Thánh Cha ca ngợi các tu sĩ dòng Capuchin vì danh tiếng sẵn sàng đi đến nơi mà người khác không thể, đồng thời nhấn mạnh rằng sự cởi mở này là minh chứng cho tầm quan trọng của lòng bác ái.
Theo nghĩa này, ngài lưu ý, họ đại diện cho “một dấu hiệu cho toàn thể Cộng đồng Kitô giáo. Theo nghĩa này, điều này rất quan trọng trong một thế giới bị tàn phá bởi xung đột, ích kỷ, bóc lột người nghèo và tàn phá môi trường.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng sự sẵn sàng phục vụ này phải được đánh dấu bằng sự giản dị, tự do và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa mà không tìm kiếm sự phải được công nhận.
Cam kết vì hòa bình
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến cam kết lịch sử của Dòng đối với hòa bình, bắt nguồn từ Thánh Phanxicô, “người đã trở thành biểu tượng của hòa bình thông qua những cuộc gặp gỡ với những người đau khổ và bị thiệt thòi”.
“Khả năng ở bên mọi người, giữa mọi người,” ngài nói, “đã khiến anh em trở thành những ‘người kiến tạo hòa bình’ chuyên nghiệp qua nhiều thế kỷ, có khả năng tạo ra cơ hội gặp gỡ, làm trung gian giải quyết xung đột, đưa mọi người lại gần nhau và thúc đẩy văn hóa hòa giải, ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.”
Phát biểu tại cuộc họp với các tu sĩ Dòng Capuchin nhân dịp họp Tổng hội, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyến khích họ tiếp tục cam kết theo truyền thống của Dòng đối với hòa bình, tình huynh đệ và lòng bác ái đối với người nghèo, theo bước chân của Thánh Phanxicô Assisi.
(Tin Vatican - Lisa Zengarini)
Hôm thứ Bảy (31/8/2024), Đức Thánh Cha Phanxicô đã chia sẻ với các thành viên của Dòng Anh em Hèn mọn Capuchin (OFMCap) đang tụ họp tại Rome để tham dự Tổng hội lần thứ 86 của Dòng.
Với phương châm: "Chúa đã ban cho tôi những người anh em để đi vào đời", khoảng 200 tu sĩ, bao gồm các Bề trên, Giám tỉnh và đại biểu từ hơn 100 quốc gia, đang họp hội để duyệt lại giai đoạn sáu năm qua, với những thách thức và cơ hội, và thảo luận về các hướng đi cho sáu năm tới.
Tổng hội, diễn ra từ ngày 15 tháng 9, cũng sẽ bầu lại người kế nhiệm Cha Tổng quyền Roberto Genuin làm Tổng quyền của Dòng và các thành viên mới của Thượng Hội đồng.
Khi nhận định tương lai của chức thánh của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã mời gọi các tu sĩ Dòng Capuchin ghi nhớ ba chiều kích chính của linh đạo Thánh Phanxicô: tình huynh đệ, sự sẵn sàng phục vụ người khác và cam kết hòa bình.
Tình huynh đệ
ĐTC nhắc nhớ, theo đặc sủng của Thánh Phanxicô Assisi, sứ mệnh của họ bắt nguồn và phát sinh từ tình huynh đệ cộng đoàn của họ.
Ngài nói rằng cốt lõi của đặc sủng này, “là một ‘chủ thuyết thần bí của sự hợp tác’, trong đó không ai, theo kế hoạch của Chúa, có thể coi mình là một hòn đảo, nhưng mỗi người đều liên kết với người khác để phát triển trong tình yêu, thoát khỏi chính mình và biến sự độc đáo của mình thành một món quà cho người khác.”
Do đó, ngài nhấn mạnh rằng trọng tâm của họ không nên là tối ưu hóa các nguồn lực hoặc bảo tồn các cấu trúc, mà là nuôi dưỡng các mối quan hệ sâu sắc, chân thành dựa trên đức tin. Đức Thánh Cha nói tình huynh đệ phải là chủ đề trọng tâm trong quá trình hình thành và cuộc sống hàng ngày của họ, ngay cả khi điều đó đòi phải hy sinh các dự án khác.
“Một tu sĩ dòng Capuchin không biến sự độc đáo của mình thành món quà cho anh em mình, thì vẫn chưa phải là một tu sĩ dòng Capuchin!”
Sẵn sàng phục vụ người khác
Nói đến sự sẵn sàng phục vụ, Đức Thánh Cha ca ngợi các tu sĩ dòng Capuchin vì danh tiếng sẵn sàng đi đến nơi mà người khác không thể, đồng thời nhấn mạnh rằng sự cởi mở này là minh chứng cho tầm quan trọng của lòng bác ái.
Theo nghĩa này, ngài lưu ý, họ đại diện cho “một dấu hiệu cho toàn thể Cộng đồng Kitô giáo. Theo nghĩa này, điều này rất quan trọng trong một thế giới bị tàn phá bởi xung đột, ích kỷ, bóc lột người nghèo và tàn phá môi trường.
Đức Thánh Cha nói thêm rằng sự sẵn sàng phục vụ này phải được đánh dấu bằng sự giản dị, tự do và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa mà không tìm kiếm sự phải được công nhận.
Cam kết vì hòa bình
Cuối cùng, Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến cam kết lịch sử của Dòng đối với hòa bình, bắt nguồn từ Thánh Phanxicô, “người đã trở thành biểu tượng của hòa bình thông qua những cuộc gặp gỡ với những người đau khổ và bị thiệt thòi”.
“Khả năng ở bên mọi người, giữa mọi người,” ngài nói, “đã khiến anh em trở thành những ‘người kiến tạo hòa bình’ chuyên nghiệp qua nhiều thế kỷ, có khả năng tạo ra cơ hội gặp gỡ, làm trung gian giải quyết xung đột, đưa mọi người lại gần nhau và thúc đẩy văn hóa hòa giải, ngay cả trong những tình huống khó khăn nhất.”
Đức Thánh Cha Phanxicô đứng về phe Mạc Tư Khoa trong cuộc đụng độ giữa các Thượng phụ ở Ukraine
J.B. Đặng Minh An dịch
21:50 31/08/2024
Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada. Ngài vừa có bài phân tích nhan đề “Pope Francis Sides with Moscow in Ukraine’s Clash of the Patriarchs”, nghĩa là “Đức Thánh Cha Phanxicô đứng về phe Mạc Tư Khoa trong cuộc đụng độ giữa các Thượng phụ ở Ukraine” đăng trên tờ National Catholic Register ngày 30 tháng Tám, 2024. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Một sự bất đồng quan điểm sâu sắc trong Giáo Hội Công Giáo đã không nhận được nhiều sự chú ý như mong đợi.
Hôm Chúa Nhật 25 Tháng Tám, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hàng tuần của mình, Đức Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án một luật mới của Ukraine liên quan đến Giáo hội Chính thống giáo Nga và sự hiện diện của giáo hội này tại Ukraine. Các giáo hoàng thường không chỉ trích luật pháp quốc gia một cách cụ thể như vậy.
Hơn nữa, người Công Giáo cao cấp nhất ở Ukraine, Thượng phụ Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, gọi tắt là UGCC, đã ủng hộ mạnh mẽ luật này. Do đó, Đức Thánh Cha và Tổng giám mục Shevchuk, “là Cha và là Nhà lãnh đạo” của Giáo hội Nghi lễ Đông phương lớn nhất hiệp thông với Rôma, đã có lập trường đối lập hoàn toàn với nhau.
Hạn chế người Nga
>Quốc hội Ukraine, hay thường được gọi là Verkhovna Rada, đã thông qua một đạo luật hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động của Giáo hội Chính thống giáo Nga tại Ukraine. Cuộc bỏ phiếu, với đa số phiếu là 256 trên 29, đã diễn ra vào ngày 20 tháng 8. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ký luật vào ngày 24 tháng 8 và Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ vào ngày 25 tháng 8.
Luật số 8371, theo tên gọi của nó, cấm các hoạt động của Giáo hội Chính thống giáo Nga tại Ukraine và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo khác có liên kết với Mạc Tư Khoa.
Tiền đề của luật là Thượng phụ Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã liên minh rõ ràng với cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Nga. Do đó, Giáo hội Chính thống giáo Nga đã trở thành đồng lõa trong cuộc xâm lược và nên được coi là đồng phạm hơn là một tổ chức tôn giáo hợp pháp. Luật yêu cầu những người theo Chính thống giáo ở Ukraine phải tránh xa Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa hoặc có nguy cơ bị cấm hoạt động.
Luật số 8371 có cùng một logic đằng sau các lệnh trừng phạt chính thức đối với Kirill được thực hiện bởi, chẳng hạn, Vương quốc Anh và Canada. Họ coi Kirill không phải là một nhà lãnh đạo tôn giáo mà là một tác nhân của quyền lực nhà nước.
Có một số sự tương đồng về mặt lịch sử.
Năm 1979, Nhà thờ Hồi giáo lớn ở Mecca, địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi, đã bị một nhóm al-Qaeda xâm lược. Quân xâm lược không được coi là người hành hương, mặc dù ở trong một địa điểm linh thiêng. Họ bị coi là những kẻ cực đoan chính trị.
Năm 1984, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã ra lệnh tấn công quân sự vào Đền Vàng ở Amritsar, ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh. Trong khi người Sikh coi đây là hành vi báng bổ không thể chấp nhận được đối với một địa điểm linh thiêng và vi phạm quyền tự do tôn giáo, Gandhi lập luận rằng ngôi đền đã mất quyền miễn trừ tôn giáo khi trở thành kho vũ khí cho các lực lượng ly khai. Gandhi đã bị ám sát vài tháng sau đó bởi chính vệ sĩ Sikh của bà.
Sự chia rẽ trong Chính thống giáo
Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng những người theo Chính thống giáo ở Ukraine nằm dưới quyền tài phán của mình — rằng Ukraine là một phần của lãnh thổ lịch sử theo giáo luật của Mạc Tư Khoa. Do đó, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, gọi tắt là UOC, đã phụ thuộc vào Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Sau cuộc xâm lược và sáp nhập Crimea của Nga năm 2014 — được Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa ủng hộ — người Ukraine ngày càng phản đối các yêu sách tôn giáo của Mạc Tư Khoa. Làm sao Thượng phụ Kirill có thể yêu cầu sự trung thành của người Ukraine khi ông ủng hộ Điện Cẩm Linh khuất phục họ bằng bạo lực vũ trang?
Một Giáo hội Chính thống giáo “tự chủ” độc lập tại Ukraine, gọi tắt là OCU, đã được thành lập vào năm 2018. Đức Thượng phụ Đại kết Bácthôlômêô của Constantinople, nhà lãnh đạo Chính thống giáo toàn cầu, đã chính thức công nhận OCU là một Giáo Hội Chính Thống độc lập vào năm 2019. Điều đó khiến Mạc Tư Khoa vô cùng tức giận và Chính thống giáo Nga đã ra vạ tuyệt thông cho Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô.
Hậu quả là, trong khi Chính thống giáo là tôn giáo chiếm đa số ở Ukraine, cộng đồng Chính thống giáo lại bị chia rẽ. Phần lớn Chính thống giáo thuộc về OCU độc lập, trong khi một số ít vẫn thuộc UOC do Mạc Tư Khoa kiểm soát. Luật 8371 nhằm mục đích cắt đứt UOC khỏi sự kiểm soát của người Nga, nếu không, họ sẽ bị cấm hoàn toàn.
Hạn chế hay bảo vệ quyền tự do tôn giáo?
Những người Mỹ ủng hộ Vladimir Putin — Tucker Carlson nổi bật nhất trong số họ - cho rằng quy định của nhà nước về tôn giáo và các hoạt động tôn giáo rõ ràng là vi phạm quyền tự do tôn giáo để lập luận rằng chính phủ Zelenskiy đang đàn áp các Kitô hữu có liên hệ với Nga. Thượng nghị sĩ JD Vance cũng cáo buộc Ukraine vi phạm quyền tự do tôn giáo, một phần trong chiến dịch cắt đứt viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine.
Quan điểm chung ở Ukraine là nói chung, tự do tôn giáo không hề bị hạn chế, nhưng các biện pháp đặc biệt cần phải được thực hiện đối với một tổ chức tôn giáo cụ thể đã bị Nga khống chế. Một biện pháp tương tự cũng đã được đưa ra khi các chính phủ Âu Châu giám sát việc rao giảng trong các đền thờ Hồi giáo để chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong nước.
Luật 8371 của Ukraine lần đầu tiên được đề xuất vào Tháng Giêng năm 2023. Vào tháng 11 năm 2023, một loạt các nhà lãnh đạo tôn giáo Ukraine đã đến Washington để lập luận rằng quyền tự do tôn giáo không bị hạn chế ở Ukraine. Luật 8371 đã được Hội đồng Các Giáo Hội và Tổ chức Tôn giáo Toàn Ukraine thông qua.
Do đó, điều dễ hiểu là việc hạn chế quyền thao túng của hàng giáo phẩm Nga được đa số người dân Ukraine coi là bảo vệ tôn giáo chứ không phải là hạn chế tự do tôn giáo. Đó là điều cần thiết để tránh thảm họa bị Nga khuất phục thông qua các tổ chức tôn giáo. Do đó, Luật 8371 được thúc đẩy ở Ukraine như một biện pháp bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
Tại Mạc Tư Khoa, Đức Thượng phụ Kirill đã lên án mạnh mẽ luật này và vào hôm thứ Bảy 24 Tháng Tám, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới phản đối điều mà ông gọi là cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Tự Do Tôn Giáo
Hôm Chúa Nhật 25 Tháng Tám,, Đức Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp lại lời kêu gọi của Kirill và lên án mạnh mẽ luật mới là vi phạm quyền tự do tôn giáo:
“Khi nghĩ về những luật mới được thông qua tại Ukraine, tôi lo sợ cho sự tự do của những người cầu nguyện, bởi vì những người thực sự cầu nguyện luôn cầu nguyện cho tất cả mọi người. Một người không phạm tội vì cầu nguyện. Nếu ai đó phạm tội với dân tộc mình, anh ta sẽ phải chịu tội, nhưng anh ta không thể phạm tội vì anh ta cầu nguyện. Vì vậy, hãy để những người muốn cầu nguyện được phép cầu nguyện trong nơi mà họ coi là nhà thờ của họ. Xin hãy để không có nhà thờ Kitô nào bị bãi bỏ trực tiếp hoặc gián tiếp. Không được đụng đến nhà thờ!”
Hiếm khi một vị Giáo hoàng lại nói trực tiếp đến vậy về một vấn đề chính trị ở một quốc gia cụ thể.
Bản thân Đức Đức Thánh Cha Phanxicô hiếm khi nói thẳng thắn như vậy về quyền tự do tôn giáo. Ví dụ, các bình luận của Đức Giáo Hoàng về các cuộc tấn công toàn diện vào Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua — trục xuất các nữ tu của Mẹ Têrêsa, trục xuất sứ thần của Giáo hoàng, giam giữ giáo sĩ, tịch thu các tổ chức và tài sản Công Giáo, bao gồm cả trường đại học Dòng Tên — phần lớn đã bị im lặng, kêu gọi đối thoại và không chỉ trích trực tiếp.
Hiệp ước ngoại giao bí mật của Đức Thánh Cha với Trung Quốc có nghĩa là trong nhiều năm, ngài đã từ chối ngay cả việc đề cập đến hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang ở trong các trại tập trung cộng sản. Ngay cả khi đó, những bình luận của ngài cũng chỉ là thoáng qua.
Đức Thánh Cha Phanxicô chưa bao giờ bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho người Công Giáo ở Nicaragua hay Venezuela, hay cho người Hồi giáo ở Trung Quốc, như ngài đã từng làm khi phát biểu để bảo vệ Chính thống giáo Nga ở Ukraine.
Những can thiệp tương đương duy nhất của Đức Thánh Cha vào chính trị thực tiễn đều liên quan đến môi trường và di cư. Ngài thường nói chung chung về kinh tế, phá thai và ý thức hệ giới, nhưng không đề cập đến luật pháp trong một quốc gia cụ thể.
Chính thống giáo phản ứng — Nga và Constantinople
Mặc dù đã được cảnh báo không nên trở thành “cậu giúp lễ của Putin” theo cách diễn đạt chua cay của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Thượng phụ Kirill vẫn kêu gọi Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tham gia cuộc phản kháng của mình.
Trong thông điệp được công bố vào thứ Bảy, cùng ngày Zelenskiy ký luật mới, Kirill nói:
“Vào ngày 20 tháng 8 năm 2024, Quốc hội Ukraine đã thông qua luật Bảo vệ trật tự hiến pháp trong lĩnh vực hoạt động của các tổ chức tôn giáo, mục đích thực sự của luật này là lệnh cấm lập pháp đối với Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, gọi tắt là UOC. Những mâu thuẫn trắng trợn giữa các điều khoản của luật này và các chuẩn mực của Hiến pháp Ukraine, các thỏa thuận quốc tế, quyền con người và các nguyên tắc cơ bản của luật đã được ghi nhận nhiều lần trong các văn bản của các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn.”
Ngày hôm sau, Đức Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời lên án.
Ngược lại, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, vị thượng phụ đại kết, đứng về phía Chính thống giáo không liên kết với Mạc Tư Khoa của Ukraine và những người Công Giáo địa phương. Chỉ ba ngày sau cuộc bỏ phiếu tại Verkhovna Rada, một phái đoàn chính thức đại diện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã có chuyến thăm chính thức và thân mật đến Tổng giám mục Shevchuk và Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Không có cuộc phản đối nào chống lại luật này được ghi nhận; ngược lại, Bácthôlômêô đã bày tỏ sự đoàn kết của mình với quan điểm Công Giáo địa phương.
Hơn nữa, một ngày sau cuộc bỏ phiếu, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Zelenskiy, trong đó tổng thống Ukraine đã bảo vệ Luật 8371 và đề cập đến sự ủng hộ rộng rãi của các nhà lãnh đạo tôn giáo Ukraine.
Một tình huống thực sự phi thường đã xảy ra. Lãnh đạo của “Rôma thứ ba”, Kirill của Mạc Tư Khoa, đã kêu gọi sự ủng hộ chống lại sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo Kitô giáo Ukraine.
“Rôma thứ hai”, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô của Constantinople, đã không ủng hộ điều đó và đã gửi những tín hiệu mạnh mẽ rằng ngài đứng về phía đối lập với Kirill.
Trong khi đó, Đức Thánh Cha Phanxicô thành Rôma đứng về phía Kirill chống lại Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và những người Công Giáo địa phương ở Ukraine.
Người Công Giáo Ukraine: Roma chống lại Kyiv
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Kyiv đã phản biện mạnh mẽ cho Luật 8371, cáo buộc Giáo hội Chính thống giáo Nga và UOC là những tác nhân trong cuộc chiến của Putin, trên thực tế là đối phương của nhà nước Ukraine. Ngài bác bỏ tuyên bố của họ về quyền tự do tôn giáo là không chân thành.
Và thế là một tình huống phi thường khác đã xảy ra.
Đức Thánh Cha, nhà lãnh đạo Giáo hội La tinh, và Đức Thượng phụ Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đang công khai và hoàn toàn xung đột về một vấn đề có tầm quan trọng lớn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có lập trường chống lại sự đồng thuận của đa số Kitô giáo và Công Giáo ở Ukraine.
Có khả năng là người Công Giáo Ukraine không còn có thể ngạc nhiên trước sự thiếu hỗ trợ từ Rôma. Điểm then chốt đã đến vào tháng 3 năm ngoái, khi Đức Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên người Ukraine hãy có “lòng can đảm của lá cờ trắng” và tìm cách đàm phán với Putin để chấm dứt chiến tranh bằng cách nhượng lại lãnh thổ của họ.
Kể từ cuộc gặp năm 2016 giữa Đức Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill tại Cuba, Tổng giám mục Shevchuk đã thừa nhận rằng nhiều người Công Giáo Ukraine cảm thấy rằng Đức Thánh Cha đã phản bội họ khi muốn xoa dịu Đức Thượng phụ Kirill — và cả Putin.
Tranh chấp về Luật 8371 sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ Rôma-Kyiv, nhưng chúng đã ở trong tình trạng tồi tệ. Sự can thiệp của Đức Thánh Cha đã tạo ra một động lực mới và đáng ngạc nhiên: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill ở một bên, giữ lập trường của các nhà bình luận và chính trị gia như Carlson và Vance, trong khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đứng về phía những người Công Giáo đang bị bao vây của Ukraine. Hậu quả sẽ còn kéo dài.
Source:National Catholic RegisterPope Francis Sides with Moscow in Ukraine’s Clash of the Patriarchs
Một sự bất đồng quan điểm sâu sắc trong Giáo Hội Công Giáo đã không nhận được nhiều sự chú ý như mong đợi.
Hôm Chúa Nhật 25 Tháng Tám, trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật hàng tuần của mình, Đức Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên án một luật mới của Ukraine liên quan đến Giáo hội Chính thống giáo Nga và sự hiện diện của giáo hội này tại Ukraine. Các giáo hoàng thường không chỉ trích luật pháp quốc gia một cách cụ thể như vậy.
Hơn nữa, người Công Giáo cao cấp nhất ở Ukraine, Thượng phụ Sviatoslav Shevchuk của Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp Ukraine, gọi tắt là UGCC, đã ủng hộ mạnh mẽ luật này. Do đó, Đức Thánh Cha và Tổng giám mục Shevchuk, “là Cha và là Nhà lãnh đạo” của Giáo hội Nghi lễ Đông phương lớn nhất hiệp thông với Rôma, đã có lập trường đối lập hoàn toàn với nhau.
Hạn chế người Nga
>Quốc hội Ukraine, hay thường được gọi là Verkhovna Rada, đã thông qua một đạo luật hạn chế nghiêm ngặt các hoạt động của Giáo hội Chính thống giáo Nga tại Ukraine. Cuộc bỏ phiếu, với đa số phiếu là 256 trên 29, đã diễn ra vào ngày 20 tháng 8. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ký luật vào ngày 24 tháng 8 và Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ vào ngày 25 tháng 8.
Luật số 8371, theo tên gọi của nó, cấm các hoạt động của Giáo hội Chính thống giáo Nga tại Ukraine và các hoạt động của các tổ chức tôn giáo khác có liên kết với Mạc Tư Khoa.
Tiền đề của luật là Thượng phụ Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa đã liên minh rõ ràng với cuộc xâm lược toàn diện của Vladimir Putin vào Nga. Do đó, Giáo hội Chính thống giáo Nga đã trở thành đồng lõa trong cuộc xâm lược và nên được coi là đồng phạm hơn là một tổ chức tôn giáo hợp pháp. Luật yêu cầu những người theo Chính thống giáo ở Ukraine phải tránh xa Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa hoặc có nguy cơ bị cấm hoạt động.
Luật số 8371 có cùng một logic đằng sau các lệnh trừng phạt chính thức đối với Kirill được thực hiện bởi, chẳng hạn, Vương quốc Anh và Canada. Họ coi Kirill không phải là một nhà lãnh đạo tôn giáo mà là một tác nhân của quyền lực nhà nước.
Có một số sự tương đồng về mặt lịch sử.
Năm 1979, Nhà thờ Hồi giáo lớn ở Mecca, địa điểm linh thiêng nhất của đạo Hồi, đã bị một nhóm al-Qaeda xâm lược. Quân xâm lược không được coi là người hành hương, mặc dù ở trong một địa điểm linh thiêng. Họ bị coi là những kẻ cực đoan chính trị.
Năm 1984, Thủ tướng Ấn Độ Indira Gandhi đã ra lệnh tấn công quân sự vào Đền Vàng ở Amritsar, ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh. Trong khi người Sikh coi đây là hành vi báng bổ không thể chấp nhận được đối với một địa điểm linh thiêng và vi phạm quyền tự do tôn giáo, Gandhi lập luận rằng ngôi đền đã mất quyền miễn trừ tôn giáo khi trở thành kho vũ khí cho các lực lượng ly khai. Gandhi đã bị ám sát vài tháng sau đó bởi chính vệ sĩ Sikh của bà.
Sự chia rẽ trong Chính thống giáo
Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa tuyên bố rằng những người theo Chính thống giáo ở Ukraine nằm dưới quyền tài phán của mình — rằng Ukraine là một phần của lãnh thổ lịch sử theo giáo luật của Mạc Tư Khoa. Do đó, Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, gọi tắt là UOC, đã phụ thuộc vào Tòa Thượng phụ Mạc Tư Khoa.
Sau cuộc xâm lược và sáp nhập Crimea của Nga năm 2014 — được Kirill của Chính Thống Giáo Mạc Tư Khoa ủng hộ — người Ukraine ngày càng phản đối các yêu sách tôn giáo của Mạc Tư Khoa. Làm sao Thượng phụ Kirill có thể yêu cầu sự trung thành của người Ukraine khi ông ủng hộ Điện Cẩm Linh khuất phục họ bằng bạo lực vũ trang?
Một Giáo hội Chính thống giáo “tự chủ” độc lập tại Ukraine, gọi tắt là OCU, đã được thành lập vào năm 2018. Đức Thượng phụ Đại kết Bácthôlômêô của Constantinople, nhà lãnh đạo Chính thống giáo toàn cầu, đã chính thức công nhận OCU là một Giáo Hội Chính Thống độc lập vào năm 2019. Điều đó khiến Mạc Tư Khoa vô cùng tức giận và Chính thống giáo Nga đã ra vạ tuyệt thông cho Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô.
Hậu quả là, trong khi Chính thống giáo là tôn giáo chiếm đa số ở Ukraine, cộng đồng Chính thống giáo lại bị chia rẽ. Phần lớn Chính thống giáo thuộc về OCU độc lập, trong khi một số ít vẫn thuộc UOC do Mạc Tư Khoa kiểm soát. Luật 8371 nhằm mục đích cắt đứt UOC khỏi sự kiểm soát của người Nga, nếu không, họ sẽ bị cấm hoàn toàn.
Hạn chế hay bảo vệ quyền tự do tôn giáo?
Những người Mỹ ủng hộ Vladimir Putin — Tucker Carlson nổi bật nhất trong số họ - cho rằng quy định của nhà nước về tôn giáo và các hoạt động tôn giáo rõ ràng là vi phạm quyền tự do tôn giáo để lập luận rằng chính phủ Zelenskiy đang đàn áp các Kitô hữu có liên hệ với Nga. Thượng nghị sĩ JD Vance cũng cáo buộc Ukraine vi phạm quyền tự do tôn giáo, một phần trong chiến dịch cắt đứt viện trợ của Hoa Kỳ cho Ukraine.
Quan điểm chung ở Ukraine là nói chung, tự do tôn giáo không hề bị hạn chế, nhưng các biện pháp đặc biệt cần phải được thực hiện đối với một tổ chức tôn giáo cụ thể đã bị Nga khống chế. Một biện pháp tương tự cũng đã được đưa ra khi các chính phủ Âu Châu giám sát việc rao giảng trong các đền thờ Hồi giáo để chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan trong nước.
Luật 8371 của Ukraine lần đầu tiên được đề xuất vào Tháng Giêng năm 2023. Vào tháng 11 năm 2023, một loạt các nhà lãnh đạo tôn giáo Ukraine đã đến Washington để lập luận rằng quyền tự do tôn giáo không bị hạn chế ở Ukraine. Luật 8371 đã được Hội đồng Các Giáo Hội và Tổ chức Tôn giáo Toàn Ukraine thông qua.
Do đó, điều dễ hiểu là việc hạn chế quyền thao túng của hàng giáo phẩm Nga được đa số người dân Ukraine coi là bảo vệ tôn giáo chứ không phải là hạn chế tự do tôn giáo. Đó là điều cần thiết để tránh thảm họa bị Nga khuất phục thông qua các tổ chức tôn giáo. Do đó, Luật 8371 được thúc đẩy ở Ukraine như một biện pháp bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
Tại Mạc Tư Khoa, Đức Thượng phụ Kirill đã lên án mạnh mẽ luật này và vào hôm thứ Bảy 24 Tháng Tám, đã kêu gọi các nhà lãnh đạo tôn giáo trên toàn thế giới phản đối điều mà ông gọi là cuộc tấn công vào quyền tự do tôn giáo.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Tự Do Tôn Giáo
Hôm Chúa Nhật 25 Tháng Tám,, Đức Đức Thánh Cha Phanxicô đã đáp lại lời kêu gọi của Kirill và lên án mạnh mẽ luật mới là vi phạm quyền tự do tôn giáo:
“Khi nghĩ về những luật mới được thông qua tại Ukraine, tôi lo sợ cho sự tự do của những người cầu nguyện, bởi vì những người thực sự cầu nguyện luôn cầu nguyện cho tất cả mọi người. Một người không phạm tội vì cầu nguyện. Nếu ai đó phạm tội với dân tộc mình, anh ta sẽ phải chịu tội, nhưng anh ta không thể phạm tội vì anh ta cầu nguyện. Vì vậy, hãy để những người muốn cầu nguyện được phép cầu nguyện trong nơi mà họ coi là nhà thờ của họ. Xin hãy để không có nhà thờ Kitô nào bị bãi bỏ trực tiếp hoặc gián tiếp. Không được đụng đến nhà thờ!”
Hiếm khi một vị Giáo hoàng lại nói trực tiếp đến vậy về một vấn đề chính trị ở một quốc gia cụ thể.
Bản thân Đức Đức Thánh Cha Phanxicô hiếm khi nói thẳng thắn như vậy về quyền tự do tôn giáo. Ví dụ, các bình luận của Đức Giáo Hoàng về các cuộc tấn công toàn diện vào Giáo Hội Công Giáo ở Nicaragua — trục xuất các nữ tu của Mẹ Têrêsa, trục xuất sứ thần của Giáo hoàng, giam giữ giáo sĩ, tịch thu các tổ chức và tài sản Công Giáo, bao gồm cả trường đại học Dòng Tên — phần lớn đã bị im lặng, kêu gọi đối thoại và không chỉ trích trực tiếp.
Hiệp ước ngoại giao bí mật của Đức Thánh Cha với Trung Quốc có nghĩa là trong nhiều năm, ngài đã từ chối ngay cả việc đề cập đến hơn một triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ đang ở trong các trại tập trung cộng sản. Ngay cả khi đó, những bình luận của ngài cũng chỉ là thoáng qua.
Đức Thánh Cha Phanxicô chưa bao giờ bảo vệ quyền tự do tôn giáo cho người Công Giáo ở Nicaragua hay Venezuela, hay cho người Hồi giáo ở Trung Quốc, như ngài đã từng làm khi phát biểu để bảo vệ Chính thống giáo Nga ở Ukraine.
Những can thiệp tương đương duy nhất của Đức Thánh Cha vào chính trị thực tiễn đều liên quan đến môi trường và di cư. Ngài thường nói chung chung về kinh tế, phá thai và ý thức hệ giới, nhưng không đề cập đến luật pháp trong một quốc gia cụ thể.
Chính thống giáo phản ứng — Nga và Constantinople
Mặc dù đã được cảnh báo không nên trở thành “cậu giúp lễ của Putin” theo cách diễn đạt chua cay của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Thượng phụ Kirill vẫn kêu gọi Đức Thánh Cha và các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tham gia cuộc phản kháng của mình.
Trong thông điệp được công bố vào thứ Bảy, cùng ngày Zelenskiy ký luật mới, Kirill nói:
“Vào ngày 20 tháng 8 năm 2024, Quốc hội Ukraine đã thông qua luật Bảo vệ trật tự hiến pháp trong lĩnh vực hoạt động của các tổ chức tôn giáo, mục đích thực sự của luật này là lệnh cấm lập pháp đối với Giáo hội Chính thống giáo Ukraine, gọi tắt là UOC. Những mâu thuẫn trắng trợn giữa các điều khoản của luật này và các chuẩn mực của Hiến pháp Ukraine, các thỏa thuận quốc tế, quyền con người và các nguyên tắc cơ bản của luật đã được ghi nhận nhiều lần trong các văn bản của các tổ chức nhân quyền quốc tế lớn.”
Ngày hôm sau, Đức Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời lên án.
Ngược lại, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô, vị thượng phụ đại kết, đứng về phía Chính thống giáo không liên kết với Mạc Tư Khoa của Ukraine và những người Công Giáo địa phương. Chỉ ba ngày sau cuộc bỏ phiếu tại Verkhovna Rada, một phái đoàn chính thức đại diện cho Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô đã có chuyến thăm chính thức và thân mật đến Tổng giám mục Shevchuk và Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương. Không có cuộc phản đối nào chống lại luật này được ghi nhận; ngược lại, Bácthôlômêô đã bày tỏ sự đoàn kết của mình với quan điểm Công Giáo địa phương.
Hơn nữa, một ngày sau cuộc bỏ phiếu, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Zelenskiy, trong đó tổng thống Ukraine đã bảo vệ Luật 8371 và đề cập đến sự ủng hộ rộng rãi của các nhà lãnh đạo tôn giáo Ukraine.
Một tình huống thực sự phi thường đã xảy ra. Lãnh đạo của “Rôma thứ ba”, Kirill của Mạc Tư Khoa, đã kêu gọi sự ủng hộ chống lại sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo Kitô giáo Ukraine.
“Rôma thứ hai”, Đức Thượng Phụ Bácthôlômêô của Constantinople, đã không ủng hộ điều đó và đã gửi những tín hiệu mạnh mẽ rằng ngài đứng về phía đối lập với Kirill.
Trong khi đó, Đức Thánh Cha Phanxicô thành Rôma đứng về phía Kirill chống lại Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và những người Công Giáo địa phương ở Ukraine.
Người Công Giáo Ukraine: Roma chống lại Kyiv
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk của Kyiv đã phản biện mạnh mẽ cho Luật 8371, cáo buộc Giáo hội Chính thống giáo Nga và UOC là những tác nhân trong cuộc chiến của Putin, trên thực tế là đối phương của nhà nước Ukraine. Ngài bác bỏ tuyên bố của họ về quyền tự do tôn giáo là không chân thành.
Và thế là một tình huống phi thường khác đã xảy ra.
Đức Thánh Cha, nhà lãnh đạo Giáo hội La tinh, và Đức Thượng phụ Shevchuk, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đang công khai và hoàn toàn xung đột về một vấn đề có tầm quan trọng lớn. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã có lập trường chống lại sự đồng thuận của đa số Kitô giáo và Công Giáo ở Ukraine.
Có khả năng là người Công Giáo Ukraine không còn có thể ngạc nhiên trước sự thiếu hỗ trợ từ Rôma. Điểm then chốt đã đến vào tháng 3 năm ngoái, khi Đức Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên người Ukraine hãy có “lòng can đảm của lá cờ trắng” và tìm cách đàm phán với Putin để chấm dứt chiến tranh bằng cách nhượng lại lãnh thổ của họ.
Kể từ cuộc gặp năm 2016 giữa Đức Đức Thánh Cha Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill tại Cuba, Tổng giám mục Shevchuk đã thừa nhận rằng nhiều người Công Giáo Ukraine cảm thấy rằng Đức Thánh Cha đã phản bội họ khi muốn xoa dịu Đức Thượng phụ Kirill — và cả Putin.
Tranh chấp về Luật 8371 sẽ gây tổn hại đến mối quan hệ Rôma-Kyiv, nhưng chúng đã ở trong tình trạng tồi tệ. Sự can thiệp của Đức Thánh Cha đã tạo ra một động lực mới và đáng ngạc nhiên: Đức Giáo Hoàng Phanxicô và Đức Thượng phụ Kirill ở một bên, giữ lập trường của các nhà bình luận và chính trị gia như Carlson và Vance, trong khi Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô của Constantinople đứng về phía những người Công Giáo đang bị bao vây của Ukraine. Hậu quả sẽ còn kéo dài.
Source:National Catholic Register
Rắc rối với các đồng minh
Vũ Văn An
22:53 31/08/2024
Nước Mỹ cần một sổ tay hướng dẫn cho những người bạn khó tính
Richard Haass, trên tạp chí Foreign Affairs số tháng Chín/Mười năm 2024, nhận định rằng:
Ngay sau cuộc tấn công của Hamas vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đồng ý với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Israel có quyền tự vệ. Nhưng trong những tháng tiếp theo, những bất đồng ngày càng gia tăng về cách thực hiện quyền đó. Chính quyền Biden không chấp thuận chiến dịch quân sự đôi khi bừa bãi của Israel ở Gaza, những hạn chế của nước này đối với dòng viện trợ nhân đạo, việc không ngăn chặn việc xây dựng các khu định cư Do Thái mới và các cuộc tấn công của người định cư vào người Palestine ở Bờ Tây, và việc ưu tiên chiến tranh với Hamas hơn là đàm phán để thả con tin. Trên hết, chính quyền này thất vọng với việc Israel hoàn toàn không đưa ra được chiến lược khả thi để quản lý Gaza sau khi Hamas bị suy yếu, một sự thiếu sót trầm trọng hơn khi nước này từ chối đưa ra bất cứ kế hoạch nào nhằm giải quyết mong muốn tự trị của người Palestine.
Israel nhận được 3.8 tỷ đô la viện trợ quân sự hàng năm của Hoa Kỳ và Hoa Kỳ là nước ủng hộ đáng tin cậy nhất của quốc gia này trong nhiều thập niên. Tuy nhiên, Hoa Kỳ lại rất miễn cưỡng khi công khai đối đầu với Israel về vấn đề Gaza. Chỉ sau hơn bốn tháng chứng kiến lời khuyên riêng của mình hầu hết đều bị bác bỏ, chính quyền Biden mới công khai cắt đứt quan hệ với Israel—và ngay cả khi đó, họ vẫn hành động ở mức độ hạn chế. Nó áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số người định cư cực đoan, thả lương thực bằng máy bay xuống Gaza, xây dựng một cầu tàu nổi trên bờ biển Gaza để tạo điều kiện cho việc vận chuyển hàng cứu trợ và đi ngược lại sở thích của Israel đối với hai nghị quyết mang tính biểu tượng của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Vào tháng 5, bảy tháng sau khi chiến tranh nổ ra, chính quyền đã tạm dừng việc chuyển giao một số quả bom lớn do Hoa Kỳ sản xuất để tránh thương vong cho nhiều dân thường hơn nữa. Cùng tháng đó, chính quyền đã đe dọa sẽ tạm dừng việc vận chuyển các hệ thống quân sự khác nếu Israel tiến hành một cuộc tấn công toàn diện vào thành phố Rafah, thành trì cuối cùng của Hamas, mặc dù chính quyền chưa bao giờ thực hiện vì họ coi các cuộc tấn công của Israel vào thành phố này là chưa đủ toàn diện. Nếu thành công được định nghĩa là thuyết phục Israel áp dụng lộ trình mà Washington mong muốn, thì chính sách của Hoa Kỳ đối với quốc gia này kể từ ngày 7 tháng 10 phải được coi là thất bại.
Căng thẳng với Israel trong năm qua chỉ là một ví dụ về tình trạng khó khăn dai dẳng nhưng chưa được đánh giá đúng mức trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ: cách quản lý những bất đồng với bạn bè và đồng minh. Trong hai cuộc khủng hoảng lớn nhất mà Hoa Kỳ phải đối mặt trên thế giới hiện nay—chiến tranh ở Ukraine và Gaza—câu hỏi đặt ra là làm thế nào để đối phó tốt nhất với một đối tác phụ thuộc vào Washington nhưng đôi khi lại phản đối lời khuyên của Washington. Trong cả hai trường hợp, chính quyền Biden đều phản ứng theo cách im lặng, tùy tiện, thường không đạt được nhiều thành quả. Thật trớ trêu khi một chính quyền đặt các liên minh của Hoa Kỳ vào trung tâm chính sách đối ngoại của mình lại thấy rất khó để quản lý những khác biệt phát sinh trong các mối quan hệ đó.
Công bằng mà nói, vấn đề này đã tồn tại từ lâu trước chính quyền Biden. Nó vốn có trong các liên minh, dù là trên danh nghĩa hay trên thực tế, vì ngay cả những người bạn thân nhất cũng không có cùng lợi ích. Trong nhiều thập niên, Hoa Kỳ đã xây dựng một cẩm nang toàn diện để giải quyết các tranh chấp với đối thủ, với các chiến thuật bao gồm mọi thứ từ các thỏa thuận kiểm soát vũ khí và hội nghị thượng đỉnh ngoại giao đến các lệnh trừng phạt kinh tế, thay đổi chế độ và chiến tranh. Tuy nhiên, khi nói đến việc giải quyết các tranh chấp với bạn bè, tư duy của Washington lại kém phát triển hơn nhiều. Mạng lưới liên minh rộng lớn của Hoa Kỳ mang lại cho họ lợi thế có ý nghĩa so với Trung Quốc và Nga, cả hai nước đều không có nhiều đồng minh; trên thực tế, lợi thế này thường ít hơn nhiều so với mức cần thiết.
Tin tốt là nhiều thập niên lịch sử cho thấy một số chiến thuật nhất định để quản lý tranh chấp với bạn bè và đồng minh hiệu quả hơn những chiến thuật khác. Washington nên tận dụng kinh nghiệm phong phú của mình, cả tốt lẫn xấu, để giúp họ suy nghĩ có hệ thống về những khác biệt như vậy để có thể ngăn chặn chúng xuất hiện hoặc thực tế hơn là đối phó tốt hơn với chúng khi chúng xuất hiện. Đặc biệt, Hoa Kỳ cần chuẩn bị hành động độc lập hơn, công khai chỉ trích chính sách của bạn bè nếu họ cho rằng chúng không khôn ngoan và thúc đẩy các chính sách thay thế của riêng mình. Nếu Washington làm như vậy, họ sẽ có cơ hội tốt hơn để đạt được điều có vẻ như không thể: tránh rạn nứt trong các mối quan hệ có giá trị của mình trong khi vẫn bảo vệ được lợi ích của mình.
MA SÁT LỊCH SỬ
Người ta có thể mong đợi rằng sức mạnh áp đảo của Hoa Kỳ đảm bảo sự tuân thủ giữa các đồng minh và thường là như vậy. Nhưng ít nhất là thường xuyên như vậy, sức mạnh không chuyển thành ảnh hưởng. Đôi khi, các đồng minh chỉ đơn thuần là chống lại hoặc phớt lờ sở thích của Hoa Kỳ và chuẩn bị tinh thần cho hậu quả. Vào những thời điểm khác, họ cố gắng lách luật, huy động các tác nhân trong nước có thiện cảm—Quốc hội, phương tiện truyền thông, các nhà tài trợ chính trị—để gây sức ép buộc Nhà Trắng thay đổi lộ trình. Đây là chiến lược mà Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc sử dụng, với “Nhóm vận động hành lang Trung Quốc” được ca ngợi đã gây ảnh hưởng rất lớn đến Washington vào đầu Chiến tranh Lạnh, và Israel cũng đã áp dụng chiến lược này. Một lựa chọn khác cho các đối tác của Hoa Kỳ là đa dạng hóa danh mục đầu tư ngoại giao của họ, giảm sự phụ thuộc của họ vào Hoa Kỳ bằng cách tìm kiếm những người bảo trợ mới. Ví dụ, cả Ả Rập Xê Út và Thổ Nhĩ Kỳ đều chuyển sang Nga và Trung Quốc khi mối quan hệ của họ với Hoa Kỳ xấu đi.
Tại sao các đồng minh dám thách thức Washington? Bởi vì họ thường bị đe dọa nhiều hơn so với Hoa Kỳ, một sự chênh lệch tạo cho họ đòn bẩy mặc dù họ phụ thuộc. Trong nhiều trường hợp, xương sống của sự bất đồng cấu thành phần lớn lợi ích an ninh hoặc kinh tế của đồng minh, trong khi đối với Hoa Kỳ, đó chỉ là một trong nhiều ưu tiên, và do đó, Washington ít có khả năng phải giải quyết tranh chấp hơn là đồng minh. Hơn nữa, nếu Washington xa lánh một đồng minh, bất kể hành động của họ có chính đáng đến đâu, một số nhà phê bình sẽ cáo buộc rằng họ không còn là đối tác đáng tin cậy nữa, có lẽ thúc đẩy các đồng minh hành động mà không tính đến lợi ích của Hoa Kỳ và khuyến khích đối thủ thách thức họ. Những cân nhắc như vậy kìm hãm Hoa Kỳ.
Một phần là do đó, sự xung đột là quy luật hơn là ngoại lệ khi nói đến mối quan hệ của Hoa Kỳ với bạn bè và đồng minh. Trong Thế chiến II, Hoa Kỳ đã xung đột với Vương quốc Anh và Liên Xô về cách tốt nhất để tiến hành chiến tranh. Hoa Kỳ đã cãi vã với Quốc dân đảng Trung Quốc về chiến lược đánh bại Cộng sản trong Nội chiến Trung Quốc vào cuối những năm 1940; với Pháp, Israel và Vương quốc Anh về cuộc xâm lược Ai Cập trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956; với Pháp về cơ cấu chỉ huy của NATO trong những năm 1950 và 1960; với Nam Việt Nam trong những năm 1960 và đầu những năm 1970 về quản trị và chiến lược quân sự; và với Nhật Bản trong những năm 1980 về thương mại.
Trong hơn 50 năm qua, Washington đã bất đồng quan điểm với các đồng minh NATO ở châu Âu về chi tiêu quốc phòng. Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc xâm lược Iraq năm 2003 của Hoa Kỳ, họ không thể thuyết phục hầu hết các đồng minh ủng hộ hành động đó.
Tại sao các đồng minh dám thách thức Washington? Bởi vì thường thì có nhiều nguy cơ đối với họ.
Pakistan có lẽ là hình mẫu của một người bạn khó tính. Trong bảy thập niên sau khi thành lập vào năm 1947, quốc gia này là nước nhận viện trợ kinh tế và quân sự lớn nhất của Hoa Kỳ. Trong Chiến tranh Lạnh, Pakistan đã giúp Hoa Kỳ kiềm chế Liên Xô và tạo điều kiện cho Hoa Kỳ mở cửa ngoại giao với Trung Quốc. Sau cuộc xâm lược Afghanistan năm 1979 của Liên Xô, Pakistan nổi lên là đối tác chính của Hoa Kỳ trong việc cung cấp vũ khí cho các lực lượng chống Liên Xô tại đó. Nhưng mối quan hệ này thường được đặc trưng bởi những bất đồng gay gắt về chương trình hạt nhân của Pakistan, hồ sơ kém về nhân quyền và dân chủ, cũng như việc nước này ủng hộ Taliban và chủ nghĩa khủng bố, bao gồm cả việc chứa chấp Osama bin Laden. Kết quả là, Pakistan coi Hoa Kỳ là một người bạn không đáng tin cậy—và Hoa Kỳ coi Pakistan là một vấn đề hơn là một đối tác.
Thổ Nhĩ Kỳ đưa ra một ví dụ khác về mối quan hệ giữa các đồng minh bề ngoài đã khiến cả hai bên vô cùng thất vọng. Thổ Nhĩ Kỳ là một trụ cột của NATO trong Chiến tranh Lạnh, một thành viên quan trọng của liên minh đã chiến thắng Iraq trong Chiến tranh vùng Vịnh và là một quốc gia từng được coi là bằng chứng cho thấy các quốc gia Hồi giáo đa số có thể ủng hộ phương Tây, dân chủ và chấp nhận Israel. Nhưng Washington và Ankara cũng đã bất đồng về sự hiện diện quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại Síp, cam kết không đầy đủ của nước này đối với dân chủ và nhân quyền, và trong những năm gần đây, chính sách đối ngoại thân Nga, sự phân biệt đối xử với người Kurd và các tranh chấp với Israel.
Khi nhìn vào lịch sử lâu dài về các tranh chấp giữa Hoa Kỳ và các nước bạn bè và đồng minh của mình, sáu chiến thuật tương đối khác biệt để giải quyết chúng sẽ xuất hiện. Một số liên quan đến củ cà rốt, một số khác liên quan đến roi vọt, và một số khác nữa chấp nhận rằng hành vi không mong muốn của đồng minh sẽ không thay đổi—hoặc chỉ có thể thay đổi nếu chế độ của nước này thay đổi. Không có cách tiếp cận nào hiệu quả với mọi tình huống, nhưng một số cách hiệu quả hơn các phương án còn lại.
SỨC MẠNH CỦA THUYẾT PHỤC
Thuyết phục là công cụ cơ bản nhất của quản lý liên minh. Một ví dụ điển hình về chiến thuật này là nỗ lực kéo dài hàng thập niên của Hoa Kỳ nhằm ngăn cản Đài Loan chính thức tuyên bố độc lập. Một tuyên bố như vậy gần như chắc chắn sẽ kích hoạt hành động quân sự của Trung Quốc, có thể là phong tỏa hoặc xâm lược hòn đảo, buộc Hoa Kỳ phải quyết định có nên bảo vệ Đài Loan hay không. Bất cứ phản ứng nào của Hoa Kỳ, dù là hành động hay không hành động, đều sẽ phải trả giá đắt. Các chính quyền Hoa Kỳ liên tiếp đã chỉ ra cho Đài Loan thấy họ đã đạt được bao nhiêu mặc dù không được quốc tế công nhận—hòn đảo hiện là một nền dân chủ năng động với nền kinh tế thịnh vượng đã tận hưởng hơn nửa thế kỷ hòa bình—và sẽ mất bao nhiêu nếu theo đuổi nền độc lập. Có lẽ quan trọng hơn, Đài Loan đã được hiểu rằng Hoa Kỳ sẽ ít có khả năng can thiệp thay mặt cho họ hơn nếu bị coi là đã gây ra khủng hoảng. Một ví dụ thành công thứ hai về sự thuyết phục liên quan đến Israel. Vào tháng 1 năm 1991, trong những giờ đầu của Chiến dịch Bão táp Sa mạc [Desert Storm], chiến dịch giải phóng Kuwait của quân đội Hoa Kỳ, nhà lãnh đạo Iraq Saddam Hussein đã bắn tên lửa Scud vào Israel để đưa nước này trực tiếp vào cuộc chiến và bằng cách đó, khiến các quốc gia Ả Rập rời khỏi liên minh quốc tế đã thành lập chống lại ông ta. Các nhà lãnh đạo Israel dễ hiểu là đã tìm cách thực hiện quyền tự vệ của mình, nhưng Tổng thống Hoa Kỳ George H. W. Bush đã thuyết phục họ kiềm chế, lập luận rằng việc Israel tham chiến sẽ gây nguy hiểm cho một mục tiêu quan trọng hơn đối với họ: đánh bại Iraq. Ông cũng cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ phá hủy các bãi phóng tên lửa của Iraq. Mặc dù Bush và người đồng cấp Israel, Thủ tướng Yitzhak Shamir, có mối quan hệ căng thẳng, chính phủ Israel đã đưa ra quyết định khó khăn là từ chức. Nhưng một số nỗ lực gần đây của Hoa Kỳ nhằm kiềm chế Israel, trên hết là nỗ lực kiềm chế chiến dịch quân sự của nước này ở Gaza, đã mang lại kết quả tệ hơn hẳn. Những lời kêu gọi của chính quyền Biden nhằm ngăn cản Israel leo thang xung đột với Iran đã có thành tích trái chiều hơn. Vào ngày 1 tháng 4 năm 2024, Israel đã tiến hành một cuộc không kích vào một khu liên hợp ngoại giao của Iran ở Syria, giết chết một số thành viên cấp cao của Lực lượng Quds của Iran. Chính quyền Biden chỉ được cảnh báo tối thiểu về cuộc tấn công và lo ngại rằng nó có nguy cơ biến cuộc xung đột gián tiếp ở Gaza thành một cuộc xung đột trực tiếp và nguy hiểm hơn. Hai tuần sau, Iran trả đũa bằng một loạt máy bay không người lái và tên lửa vào Israel. Lo sợ về một chu kỳ leo thang mặc dù cuộc tấn công của Iran chỉ gây ra thiệt hại không đáng kể, chính quyền Biden đã khuyên riêng Israel không nên đáp trả bằng quân sự. "Hãy giành chiến thắng", Biden nói với Netanyahu, đồng thời nói thêm rằng nếu Israel leo thang, họ sẽ tự mình giải quyết. Israel không lùi bước, nhưng họ đã phản ứng theo cách hạn chế, bắn một số tên lửa từ máy bay bên ngoài không phận Iran, phá hủy một khẩu đội phòng không gần cơ sở hạt nhân Natanz của Iran và hầu như im lặng về cuộc tấn công sau đó. Tóm lại, Israel phần lớn đã nghe theo lời khuyên của Hoa Kỳ và một cuộc khủng hoảng thậm chí còn lớn hơn đã được ngăn chặn.
ĐẠT ĐƯỢC TIẾNG “YES”
Khi chỉ một mình thuyết phục không thành công, Hoa Kỳ có thể chuyển sang các ưu đãi, một công cụ khác trong bộ công cụ quản lý liên minh. Một ví dụ điển hình về việc sử dụng thành công các ưu đãi đến từ những năm 1980, khi Israel phản đối việc Hoa Kỳ bán máy bay giám sát "hệ thống cảnh báo và kiểm soát trên không" hay AWACS cho Ả Rập Saudi. Hoa Kỳ muốn đáp ứng mong muốn của Ả Rập Saudi, nhưng Israel lo ngại về việc duy trì lợi thế quân sự của mình so với các nước Ả Rập và đã vận động hành lang mạnh mẽ chống lại thỏa thuận này. Chính quyền Reagan cũng vận động hành lang mạnh mẽ để vượt qua sự phản đối của quốc hội đối với thỏa thuận này. Cuối cùng, một thỏa hiệp đã đạt được: việc bán hàng được tiến hành, nhưng kèm theo các điều kiện, bao gồm đảm bảo rằng không có thông tin nào do AWACS thu thập được sẽ được chuyển cho bên thứ ba mà không có sự đồng ý của Hoa Kỳ. Ngoài việc xoa dịu các đồng minh, các động cơ có thể được sử dụng để khuyến khích hành vi mà nếu không thì có thể không thành hiện thực. Hoa Kỳ đã cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự cho Ai Cập để củng cố chính phủ để duy trì hòa bình với Israel. Hoa Kỳ đã cung cấp hỗ trợ cho Pakistan để thúc đẩy hợp tác chống khủng bố, duy trì sự hợp tác ở Afghanistan và duy trì ít nhất một số ảnh hưởng đối với chính sách đối nội và đối ngoại của Islamabad. Và Hoa Kỳ đã cung cấp viện trợ cho Thổ Nhĩ Kỳ để thúc đẩy sự kiềm chế ở Trung Đông và phía đông Địa Trung Hải, củng cố NATO và hạn chế sự xâm nhập của Nga. Các biện pháp trừng phạt trái ngược với các động cơ. Những biện pháp này thường được coi là vũ khí chống lại kẻ thù, nhưng chúng cũng được sử dụng để chống lại bạn bè. Năm 1956, Washington đã gây áp lực như vậy đối với Pháp, Israel và Vương quốc Anh sau cuộc xâm lược Ai Cập và nỗ lực chiếm Kênh đào Suez của họ. Nó đã áp đặt lệnh trừng phạt đối với Thổ Nhĩ Kỳ sau khi nước này can thiệp và chiếm đóng Síp năm 1974; đối với Pakistan năm 1990 về chương trình vũ khí hạt nhân của nước này; đối với Israel năm 1981 về vụ đánh bom lò phản ứng hạt nhân Osirak của Iraq và năm 1991 về việc định cư người Do Thái Liên Xô ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng; và đối với Ả Rập Xê Út năm 2021 về vụ sát hại nhà bất đồng chính kiến (và thường trú nhân Hoa Kỳ) Jamal Khashoggi tại lãnh sự quán Ả Rập Xê Út ở Istanbul năm 2018
Nếu mục tiêu là thay đổi hành vi của mục tiêu, thì kết quả của các lệnh trừng phạt này nhìn chung không khả quan. Ngoại lệ duy nhất là trong vụ khủng hoảng kênh đào Suez, khi Pháp, Israel và Vương quốc Anh đã lùi bước trước áp lực kinh tế của Hoa Kỳ. Nhưng sự việc xảy ra vào thời điểm mà người Anh đặc biệt dễ bị tổn thương trước áp lực kinh tế của Hoa Kỳ (đồng bảng Anh không thể giữ giá trị nếu không có sự hậu thuẫn của Washington), Pháp phụ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ Trung Đông và Israel vẫn chưa tập hợp được nhiều sự ủng hộ chính trị tại Hoa Kỳ. Cả mối đe dọa lẫn thực tế của lệnh trừng phạt đều không ngăn chặn được chương trình hạt nhân của Pakistan. Điều tương tự cũng có thể nói đối với các lệnh trừng phạt nhằm chấm dứt sự chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Síp.
Tuy nhiên, các lệnh trừng phạt có thể có giá trị như một công cụ chuẩn mực: ngay cả khi chúng không ngăn chặn được hoạt động không mong muốn, chúng vẫn có thể làm tăng chi phí cho người bạn và báo hiệu sự không hài lòng của Hoa Kỳ, gửi một thông điệp rộng hơn đến những người bạn khác về các ưu tiên của Hoa Kỳ. Một trường hợp điển hình là chính sách của chính quyền George H. W. Bush đối với Israel vào năm 1991. Chính quyền đã nỗ lực đáng kể để gây sức ép với Liên Xô cho phép người Do Thái di cư và đang tìm cách triệu tập một hội nghị hòa bình khu vực sau Chiến tranh vùng Vịnh. Vì vậy, thật thất vọng khi chính phủ Israel đưa ra các khoản trợ cấp và các chính sách khác để khuyến khích những người tị nạn này sống trong các khu định cư ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng—đặc biệt là vì chính phủ Israel đã yêu cầu Hoa Kỳ bảo lãnh 10 tỷ đô la tiền vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc di dời của họ. Chính quyền Bush đã cố gắng khiến chính phủ Israel chấm dứt các chính sách được thiết kế để hướng người Do Thái Liên Xô đến các khu định cư; khi điều đó không thành công, họ đã giảm số tiền cho vay mà họ sẽ bảo lãnh, chứng minh rằng việc phớt lờ những lời cầu xin của Hoa Kỳ sẽ phải trả giá.
Cách tiếp cận khắc nghiệt nhất để giải quyết bất đồng với một người bạn là tìm cách lật đổ chính phủ vi phạm. Đó là cách tiếp cận mà chính quyền Kennedy đã thực hiện với đồng minh Nam Việt Nam gây rắc rối của mình, Tổng thống Ngô Đình Diệm. Chính quyền đã làm rất nhiều để thúc đẩy triển vọng chính trị của Diệm, nhưng họ sớm trở nên vỡ mộng với sự lãnh đạo tham nhũng và kém hiệu quả của ông, coi ông là một gánh nặng trong cuộc đấu tranh chống lại Bắc Việt Nam và Việt Cộng. Vấn đề lên đến đỉnh điểm vào mùa hè năm 1963, khi các viên chức Hoa Kỳ ở Sài Gòn tuyên bố rõ ràng rằng họ và các ông chủ của họ ở Washington sẽ có cái nhìn thiện cảm về một cuộc đảo chính do các sĩ quan quân đội cấp cao lãnh đạo. Đến ngày 2 tháng 11, Diệm không chỉ mất quyền lực mà còn chết, bị giết bởi những người lính đã lật đổ ông. Tuy nhiên, quyết định của chính quyền Kennedy đã không đạt được hiệu quả mong muốn: những người kế nhiệm Diệm đã chứng minh rằng họ cũng không có khả năng giành được sự ủng hộ của người dân Việt Nam và đánh bại miền Bắc. Tuy nhiên, cuộc đảo chính đã làm được điều đó, đó là gắn kết Hoa Kỳ ngày càng chặt chẽ hơn với chính phủ và số phận của Nam Việt Nam.
Một nỗ lực gần đây hơn và khiêm tốn hơn vô cùng nhằm thay đổi chế độ đến từ năm 2024. Chuck Schumer—lãnh đạo phe đa số tại Thượng viện, một đảng viên Dân chủ đến từ New York và có thể nói là chính trị gia Do Thái nổi tiếng nhất tại Hoa Kỳ—đã trở nên thất vọng với việc Israel dường như không quan tâm đến mạng sống của thường dân ở Gaza. Vào ngày 14 tháng 3, ông đã có bài phát biểu từ Thượng viện chỉ trích Netanyahu về số người chết cao và kêu gọi bầu cử lại ở Israel với giả định rằng một sự thay đổi trong ban lãnh đạo sẽ chuyển thành một sự thay đổi trong chính sách. Lời kêu gọi của ông đã báo hiệu sự không hài lòng từ một người ủng hộ trung thành của Israel, nhưng nó đã không tạo ra bất cứ sự thay đổi nào trong ban lãnh đạo hoặc chính sách của đất nước. Tệ hơn nữa, nó đã có tác dụng phản tác dụng khi cho phép Netanyahu tự bọc mình trong chiếc áo choàng dân tộc chủ nghĩa như một người bảo vệ chống lại sự can thiệp từ bên ngoài.
KHÔNG THẤY CÁI ÁC
Một lựa chọn khác để đối phó với một đồng minh khó chịu là thụ động hơn: nhìn theo hướng khác. Thay vì biến bất đồng với một người bạn thành vấn đề, Washington có thể bỏ qua sự vi phạm, thừa nhận rằng những nỗ lực thay đổi hành vi của đối tác sẽ quá tốn kém hoặc chắc chắn sẽ thất bại. Hãy coi đây là sự né tránh ngoại giao.
Một lần nữa, Israel cung cấp một ví dụ điển hình về cách tiếp cận này đang phát huy tác dụng. Vào những năm 1950 và 1960, đất nước này quyết định rằng họ cần một kho vũ khí hạt nhân của riêng mình để chống lại những lợi thế quân sự thông thường to lớn của các kẻ thù Ả Rập, những kẻ từ chối chấp nhận sự tồn tại của họ. Hoa Kỳ phản đối mạnh mẽ chương trình hạt nhân của Israel, điều này vi phạm cam kết không phổ biến vũ khí hạt nhân của họ. Tuy nhiên, theo thời gian, Washington quyết định không làm lớn chuyện bất đồng này, kết luận rằng có lẽ Israel sẽ không bao giờ có thể bị thuyết phục từ bỏ việc tìm kiếm bom. Hoa Kỳ có những ưu tiên khác quan trọng hơn trong Chiến tranh Lạnh ở Trung Đông đòi hỏi phải hợp tác với Israel, và họ có những công cụ khác (bao gồm viện trợ quân sự và đảm bảo hạt nhân) có thể ngăn cản những người bạn khác trong khu vực sở hữu vũ khí hạt nhân. Các quan chức cũng có thể nghĩ rằng một Israel sở hữu vũ khí hạt nhân có thể thuyết phục các chính phủ Ả Rập rằng nhà nước Do Thái vẫn ở trong khu vực để ở lại, trong quá trình này mở đường cho sự chấp nhận và thậm chí là các cuộc đàm phán hòa bình. Việc nhìn theo hướng khác trở nên dễ dàng hơn nhờ sự quyết định không bao giờ chính thức thừa nhận kho vũ khí của mình và tránh thử nghiệm rõ ràng. Hơn nửa thế kỷ sau, chính sách này dường như đã được chứng minh là đúng: có hòa bình giữa Israel và một số nước láng giềng, và chưa có quốc gia nào khác trong khu vực đi theo bước chân của Israel và sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tuy nhiên, khi nói đến các hoạt động khác của Israel, việc tránh né ngoại giao đã chứng tỏ là tốn kém hơn nhiều. Sau chiến thắng trong Chiến tranh Sáu ngày năm 1967, Israel đã xây dựng các khu định cư trên khắp các vùng lãnh thổ mà nước này giành được trong cuộc xung đột: Cao nguyên Golan, Bờ Tây, Dải Gaza và Sinai. Hầu hết các chính quyền Hoa Kỳ đều coi những khu định cư này là trở ngại cho bất cứ cuộc trao đổi lãnh thổ nào trong tương lai để lấy hòa bình. Tuy nhiên, không có tổng thống Hoa Kỳ nào (ngoại trừ một phần George H. W. Bush) yêu cầu Israel ngừng xây dựng hoặc mở rộng các khu định cư và đe dọa trừng phạt nếu không làm như vậy. Các quan chức Hoa Kỳ không quan tâm đến cuộc chiến chính trị với Israel và những người ủng hộ Hoa Kỳ của nước này khi không có một thỏa thuận đầy hứa hẹn giữa Israel và người Palestine. Không có gì ngạc nhiên khi số lượng khu định cư và người định cư đã tăng vọt trong hơn 50 năm qua. Và như đã dự đoán, thậm chí trước ngày 7 tháng 10, việc thành lập một nhà nước Palestine đã trở nên khó khăn hơn nhiều trong Israel, vì những người định cư là một nhóm cử tri có quyền bỏ phiếu mạnh mẽ, và trong số những người Palestine, những người ngày càng hoài nghi rằng hòa bình sẽ giúp họ kiểm soát được lãnh thổ tiếp giáp quan trọng.
Những bất đồng với bạn bè không thể được muốn là biến đi.
Hoa Kỳ cũng đã làm ngơ với Ukraine. Nhiều quan chức Hoa Kỳ nghi ngờ sự khôn ngoan trong quyết định của Ukraine về việc phát động một cuộc phản công lớn vào năm 2023, lo ngại rằng điều đó không chỉ thất bại mà còn làm mất đi các nguồn lực quý giá khỏi nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ mà Ukraine đã nắm giữ. Những người khác lo ngại rằng nếu cuộc phản công thành công, nó có thể thúc đẩy Nga sử dụng hoặc ít nhất là đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Chính quyền cũng không muốn thúc đẩy bất cứ sáng kiến ngoại giao nào khiến Ukraine phải thỏa hiệp với mục tiêu giành lại toàn bộ lãnh thổ đã mất kể từ năm 2014. Nhưng chính phủ Hoa Kỳ không muốn đối đầu với Ukraine, vì sợ rằng họ không làm đủ để bảo vệ một người bạn đang bị bao vây chống lại sự xâm lược.
Trong trường hợp này, sự né tránh đã phản tác dụng. Đúng như dự đoán, cuộc phản công năm 2023 của Ukraine đã không đạt được bước đột phá quyết định trong khi sử dụng hết đạn dược và thiết bị quý giá và khiến nhiều người thiệt mạng. Thất bại đó cũng khiến các thành viên Quốc hội phản đối viện trợ cho Ukraine có lý lẽ, khiến họ dễ dàng tuyên bố rằng khoản viện trợ này không liên quan đến một chính sách có cơ hội thành công. Sẽ tốt hơn nếu chính quyền Biden thúc ép Ukraine áp dụng chiến lược phòng thủ ngay khi chiến trường ổn định vào giữa năm 2022 và chỉ ra những thỏa thuận lãnh thổ nào mà họ có thể chấp nhận để đổi lấy lệnh ngừng bắn tạm thời. Cách tiếp cận đó sẽ bảo toàn được nhân lực và tài nguyên của đất nước và thuyết phục Nga rằng không có nỗ lực tấn công nào từ phía họ có thể thành công.
Hoa Kỳ cũng đã theo đuổi cách tiếp cận thụ động đối với Ấn Độ. Trong những năm gần đây, cả chính quyền Dân chủ và Cộng hòa đều ưu tiên mối quan hệ của Hoa Kỳ với quốc gia đông dân nhất thế giới để đẩy lùi Trung Quốc, mở rộng thương mại và đầu tư song phương, và tạo thiện chí trong cộng đồng người Mỹ gốc Ấn tích cực về mặt chính trị. Nhưng chiến lược này đòi hỏi phải bỏ qua chủ nghĩa phi tự do ngày càng gia tăng của Ấn Độ trong nước, các vụ giết người ngoài vòng pháp luật ở nước ngoài và mối quan hệ kinh tế và quân sự liên tục với Nga, khiến Hoa Kỳ có vẻ duy cơ hội hơn là duy nguyên tắc. Theo thời gian, việc nhìn theo hướng khác đi kèm với rủi ro, vì một Ấn Độ ít tận tụy với di sản thế tục của mình có thể trở nên kém đoàn kết và ổn định hơn. Cách tiếp cận không đối đầu của Washington cũng làm tăng khả năng Ấn Độ sẽ tiếp tục phòng ngừa trong chính sách đối ngoại của mình và vẫn là đối tác không hoàn toàn đáng tin cậy của Hoa Kỳ.
GIẢI PHÁP ĐI QUANH
Nếu tất cả các cách tiếp cận khác đều thất bại hoặc được coi là quá tốn kém, thì vẫn còn một lựa chọn mạnh mẽ để giải quyết bất đồng với đồng minh: hành động độc lập. Thay vì cố gắng khiến một quốc gia khác thay đổi hành vi của mình, Hoa Kỳ có thể giải quyết xung quanh quốc gia đó, thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ theo cách mà họ thấy phù hợp.
Thất vọng với chiến dịch quân sự ở Gaza, chính quyền Biden đã sử dụng chiến thuật này chống lại Israel. Vào tháng 2 năm 2024, sau khi phủ quyết ba nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc mà họ coi là không công bằng với Israel, Hoa Kỳ, bất chấp sự phản đối của Israel, đã đưa ra một trong những nghị quyết của riêng mình kêu gọi ngừng bắn tạm thời. Đề xuất này đã nhanh chóng bị Trung Quốc và Nga phủ quyết vì quá ủng hộ mối quan ngại của Israel, nhưng vào tháng sau, Hoa Kỳ đã bỏ phiếu trắng đối với một nghị quyết khác mà Israel đã yêu cầu phủ quyết. Trong khi đó, tại Gaza, chính quyền Biden cũng hành động đơn phương, thả thực phẩm từ trên không và xây dựng một cầu tàu nổi trên bờ biển Địa Trung Hải để lách luật hạn chế của Israel đối với dòng viện trợ nhân đạo. Vào tháng 5, họ đã tạm dừng cung cấp bom 500 và 2000 pound có thể gây thương vong cho dân thường trên diện rộng. Tác động của tất cả hành động độc lập này là khiêm tốn: họ không làm được nhiều để hạn chế mức độ nghiêm trọng của cuộc khủng hoảng nhân đạo, nhưng nó đã báo hiệu rằng Israel không có quyền phủ quyết đối với chính sách của Hoa Kỳ.
Một ví dụ gần đây khác liên quan đến Ukraine. Vào năm 2022 và 2023, chính quyền Biden đã từ chối cung cấp cho Kyiv máy bay, tên lửa tầm xa và bom chùm. Chính sách này không phải là lệnh trừng phạt, vì nó không phải là hình phạt được đưa ra để đáp trả bất kỳ điều gì được coi là phản tác dụng. Thay vào đó, đó là quyết định đơn phương giữ lại vũ khí mà Washington cho rằng sẽ không đủ hiệu quả và có khả năng leo thang.
Có thể nói ví dụ ấn tượng nhất về hành động độc lập là cuộc đột kích của quân đội Hoa Kỳ vào tháng 5 năm 2011 đã giết chết Bin Laden, kẻ đã ẩn náu trong một khu nhà gần học viện quân sự của Pakistan. Giả sử rằng ít nhất một số quan chức cấp cao của Pakistan biết về sự hiện diện của ông ở đó và thông cảm với ông, chính quyền Obama đã quyết định không cảnh báo Pakistan về cuộc đột kích. Thay vào đó, lực lượng Hoa Kỳ đã bay vào mà không được phép, xâm phạm lãnh thổ có chủ quyền của một người bạn trong một nhiệm vụ được chứng minh là thành công. Các quan chức Hoa Kỳ đã kết luận đúng rằng rủi ro quá cao để gây nguy hiểm cho hoạt động bằng cách thông báo cho chính phủ Pakistan và rằng, trong mọi trường hợp, mối quan hệ Hoa Kỳ-Pakistan đã quá căng thẳng đến mức tác động nhỏ của hành vi phạm tội này có thể sẽ không đáng kể.
Tuy nhiên, hành động độc lập có thể đi quá xa. Hãy xem xét chính sách gần đây của Hoa Kỳ tại Afghanistan. Vào tháng 2 năm 2020, chính quyền Trump, không thấy con đường nào dẫn đến chiến thắng quân sự hoặc đàm phán hòa bình sau hai thập niên chiến tranh, đã đi sau lưng chính phủ Afghanistan và ký một thỏa thuận với Taliban để chấm dứt sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại quốc gia này. Thỏa thuận này đã làm giảm sự hiện diện của Hoa Kỳ, nhưng phải trả giá rất đắt: nó làm suy yếu và làm mất tinh thần chính phủ Afghanistan, mở đường cho Taliban giành lại quyền kiểm soát đất nước 18 tháng sau đó, khi Taliban chiếm Kabul lúc chính phủ Afghanistan sụp đổ. Chính quyền Biden có thể đã từ bỏ thỏa thuận với Taliban; có nhiều khả năng chính phủ Afghanistan có thể tồn tại nếu Washington duy trì dấu chân tương đối nhẹ của mình với vài nghìn nhân sự ở các vai trò không chiến đấu. Một chính sách như vậy không hứa hẹn hòa bình hay chiến thắng, nhưng so với những gì đã xảy ra, nó có thể sẽ tốt hơn nhiều cho người dân Afghanistan—và cho danh tiếng của Hoa Kỳ.
KHI BẠN BÈ CÓ MỐI BẤT HÒA
Phần lớn chính sách của Hoa Kỳ đối với các đồng minh được xây dựng dựa trên giả định rằng sự đồng thuận là chuẩn mực và bất đồng là ngoại lệ. Các nhà hoạch định chính sách ngầm tin rằng việc tìm ra tiếng nói chung hầu như luôn có thể thực hiện được, xét đến mức độ phụ thuộc của các đồng minh của Hoa Kỳ và việc Washington dễ dàng sử dụng các nguồn lực đáng kể của mình để trừng phạt hoặc hỗ trợ họ. Nhưng sự tự tin này là không đúng chỗ. Bất đồng quan điểm với bạn bè là một đặc điểm thường thấy trong chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ, một đặc điểm không thể mong muốn biến mất.
Bước đầu tiên để giải quyết vấn đề trực diện là hiểu cách tiếp cận nào hiệu quả và không hiệu quả, và khi nào. Việc thuyết phục có thể khó khăn hoặc không thể thực hiện được khi bạn bè thấy lợi ích cốt lõi bị đe dọa. Tuy nhiên, đối thoại chiến lược thực sự về các vấn đề nhạy cảm nhất, nếu được thực hiện riêng tư và trước khi quyết định chính sách, có thể ngăn chặn các cuộc khủng hoảng và bất ngờ trong mối quan hệ. Và ngay cả khi nỗ lực này thất bại, nó vẫn có thể được trích dẫn để biện minh cho quyết định chuyển sang các cách tiếp cận khác.
Điều này có thể có ý nghĩa gì trong thực tế? Với Israel, Washington nên đưa ra suy nghĩ của mình về các phản ứng ngoại giao và quân sự đối với chương trình hạt nhân của Iran và Hezbollah, cũng như về những gì họ muốn từ Israel liên quan đến người Palestine và Chính quyền Palestine ở Gaza và Bờ Tây. Họ cũng nên tổ chức các cuộc thảo luận trung thực, mặc dù khó khăn, với Ukraine, đưa ra lập luận cho một định hướng quân sự chủ yếu mang tính phòng thủ và một sáng kiến ngoại giao phản ảnh thực tế trên thực địa.
Các động cơ tự nhiên khiến việc thuyết phục hiệu quả hơn, và công cụ này dường như đang phát huy tác dụng với Ả Rập Xê Út: Riyadh đang cân nhắc bình thường hóa quan hệ với Israel và hạn chế quan hệ với Trung Quốc để đổi lấy hiệp ước an ninh và viện trợ hạt nhân dân sự của Hoa Kỳ. Với Ukraine, Hoa Kỳ có thể cam kết giảm bớt các hạn chế đối với việc sử dụng vũ khí của Hoa Kỳ và cung cấp viện trợ quân sự dài hạn cùng các đảm bảo an ninh, tất cả nhằm thuyết phục Kyiv áp dụng chiến lược quân sự mang tính phòng thủ hơn và tuyên bố về nguyên tắc sẵn sàng chấp nhận lệnh ngừng bắn tạm thời. Với Đài Loan, họ có thể hứa rõ ràng hơn rằng sẽ ra tay giải cứu trong trường hợp Trung Quốc xâm lược (một chính sách đôi khi được gọi là "sự rõ ràng về mặt chiến lược"), đồng thời làm rõ rằng Đài Bắc cần phải kiềm chế các vấn đề xuyên eo biển và đầu tư nhiều hơn vào quốc phòng của chính mình. Với Israel, họ có thể đồng ý củng cố kế hoạch ổn định cho Gaza hoặc bù đắp chi phí cho bất cứ thỏa thuận hòa bình nào với người Palestine, cung cấp hỗ trợ quân sự bổ sung để ứng phó với bất cứ mối đe dọa gia tăng nào phát sinh từ việc mất lãnh thổ và hỗ trợ kinh tế để bồi thường cho những người sẽ phải rời khỏi các khu định cư.
Thành tích theo dõi các lệnh trừng phạt không tạo ra sự tin tưởng; khi được sử dụng để chống lại bạn bè, chúng tốt hơn trong việc báo hiệu sự không hài lòng của Hoa Kỳ hơn là thay đổi hành vi. Nếu hành vi vi phạm vẫn tiếp tục sau khi các lệnh trừng phạt được áp dụng, theo thời gian, các cân nhắc khác sẽ được ưu tiên và các biện pháp được nới lỏng hoặc xóa bỏ hoàn toàn, khiến Hoa Kỳ trông yếu đuối và đạo đức giả. Theo nguyên tắc, trước khi áp dụng lệnh trừng phạt đối với một người bạn, Washington nên cân nhắc xem liệu họ có muốn duy trì lệnh trừng phạt hay không, vì chắc chắn sẽ có những lợi ích khác can thiệp. Và nếu họ quyết định đi theo con đường đó, các lệnh trừng phạt nên được nhắm mục tiêu hẹp.
Phản ứng của chính quyền Biden trước vụ sát hại Khashoggi là một ví dụ về việc làm đúng và làm sai. Hoàn toàn có thể dự đoán được rằng mối quan hệ với Saudi Arabia sẽ phải tính đến Iran, Israel, cuộc chiến ở Yemen, giá dầu và Trung Quốc, tất cả đều khiến việc coi vương quốc này là kẻ bị ruồng bỏ trở nên không bền vững. Nhưng sau đó, chính quyền đã khôn ngoan thay đổi hướng đi. Chính quyền đã thể hiện sự không hài lòng với những gì đã diễn ra và cam kết tuân thủ nguyên tắc (điều mà chính quyền Trump đã không làm) bằng cách công bố cuộc điều tra của CIA về vụ giết người và trừng phạt một số quan chức cấp cao của Saudi không đóng vai trò trung tâm trong việc kích hoạt mối quan hệ. Nhưng chính quyền đã không đưa ra các lệnh trừng phạt hoặc điều kiện khiến việc hợp tác trở nên bất khả thi.
Công cụ khắc nghiệt nhất, thay đổi chế độ, nên được tránh. Không có khả năng sẽ có một nhà lãnh đạo mới, và ngay cả khi có, cũng không có gì đảm bảo rằng chế độ mới sẽ vừa được ưa chuộng vừa bền vững. Ít có điều gì trong chính sách đối ngoại khó hơn việc thiết kế hoạt động nội bộ của một quốc gia khác. Cố gắng làm như vậy với một đồng minh chắc chắn sẽ phản tác dụng, làm mất tập trung vào những bất đồng quan trọng, trao cho mục tiêu một lá bài dân tộc chủ nghĩa để chơi và đặt ra những câu hỏi khó chịu ở các thủ đô đồng minh khác.
Nhìn theo hướng khác có thể hợp lý khi gần như không thể tác động đến hành vi của một người bạn hoặc khi các lợi ích lớn khác đang bị đe dọa và phản đối một cuộc đối đầu. Tuy nhiên, chiến thuật này không hợp lý khi Hoa Kỳ có ảnh hưởng lớn hoặc khi chi phí bỏ qua vấn đề là rất cao.
Thuyết phục, khuyến khích, trừng phạt và nhìn theo hướng khác có điểm chung: tất cả đều để lại sáng kiến cho người bạn hoặc đồng minh, điều này giải thích cho thành tích kém của họ. Lựa chọn duy nhất trao quyền kiểm soát cho Hoa Kỳ là hành động độc lập. Làm việc xung quanh một đồng minh có thể hấp dẫn khi các lựa chọn khác không thành công hoặc bị loại trừ và lợi ích của Hoa Kỳ vẫn kêu gọi phải làm điều gì đó.
Với Israel, chính quyền Biden có thể xây dựng dựa trên các giải pháp thay thế hiện có và tiến xa hơn nhiều. Ví dụ, chính quyền có thể yêu cầu hàng hóa được sản xuất tại các khu định cư của Israel phải được dán nhãn là có nguồn gốc từ các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng thay vì "sản xuất tại Israel", khôi phục lại chính sách mà chính quyền Trump đã đảo ngược. Hoa Kỳ có thể ngừng tô hồng sự phản đối của mình đối với các khu định cư và mô tả chúng là "bất hợp pháp" thay vì chỉ là "chướng ngại vật đối với hòa bình" hoặc "không phù hợp với luật pháp quốc tế" - và ủng hộ một nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nêu rõ như vậy. Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn nữa để cải cách và củng cố Chính quyền Palestine. Và chính quyền có thể công khai tuyên bố và thúc đẩy tầm nhìn của mình về quản lý ở Gaza và giải quyết xung đột Israel-Palestine nói chung.
Làm việc xung quanh một đồng minh có thể hấp dẫn khi các lựa chọn khác không thành công.
Tương tự như vậy, tại Ukraine, Hoa Kỳ có thể quy định rằng không có vũ khí nào mà họ cung cấp có thể được sử dụng cho một cuộc phản công mới và viện trợ quân sự sẽ chỉ được tiếp tục nếu Ukraine cam kết chấp nhận lệnh ngừng bắn tạm thời dựa trên sự phân chia lãnh thổ hiện tại. (Để rõ ràng, Ukraine sẽ không phải từ bỏ các yêu sách lãnh thổ, khả năng tái vũ trang hoặc lựa chọn tham gia liên minh như một điều kiện để được viện trợ.) Kết quả sẽ không phải là hòa bình, nhưng như kinh nghiệm của Bán đảo Triều Tiên đã chỉ ra rõ ràng, một lệnh ngừng bắn ít nhất có thể ngăn chặn chiến tranh.
Hành động độc lập cũng nên bao gồm sự sẵn sàng chỉ trích công khai hành vi hoặc thậm chí tham gia các cuộc tranh luận chính trị trong nước của các quốc gia khác. Các nhà lãnh đạo của Israel, Ukraine và Đài Loan đều đã làm việc với các nhà lập pháp và phương tiện truyền thông; các tổng thống Hoa Kỳ nên học hỏi từ họ và làm điều tương tự. Năm 2015, Netanyahu đã phát biểu trước Quốc hội để phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran của chính quyền Obama và vào tháng 6 năm 2024, ông đã ghi lại một video vu cáo chính quyền Biden đe dọa an ninh của Israel bằng cách giữ lại vũ khí và đạn dược. Obama nên yêu cầu có thời gian ngang nhau tại Knesset để trình bày vụ việc của mình về thỏa thuận hạt nhân với người dân Israel, và Biden nên tiến vào phòng họp báo của Nhà Trắng và yêu cầu Netanyahu xin lỗi vì đã trình bày sai sự thật. Trong những tình huống như thế này, điều cần thiết là phải cứng rắn—hoặc ít nhất là cứng rắn hơn.
Hành động độc lập không phải là thuốc chữa bách bệnh, vì nó không ngăn chặn được hành vi vi phạm, mặc dù nó có thể khiến đối tác phải lùi bước. Nhưng nó cho phép Hoa Kỳ tự bảo vệ mình khỏi và bù đắp một số hậu quả bất lợi. Nó cũng giúp duy trì mối quan hệ trong khi nhắc nhở người bạn rằng Hoa Kỳ có những lựa chọn riêng. Và về lâu dài, chiến thuật này có thể chứng minh được cái giá phải trả khi không tính đến sở thích và lợi ích của Hoa Kỳ. Rốt cuộc, đó phải là động lực của bất cứ chiến lược nào của Hoa Kỳ đối với một đồng minh mà họ không đồng tình: theo đuổi lợi ích của mình mà không gây ra thiệt hại không thể khắc phục được cho một mối quan hệ có giá trị.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hành hương Đức Mẹ TaPinu mừng Sinh Nhật Đức Mẹ của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne,
Ban truyền thông Cộng đồng Melbourne và Hình Nam Võ
20:44 31/08/2024
Melbourne,Thứ Bảy 31/8/2024 – Cộng đồng Công Giáo Việt Nam Tổng giáo phận Melbourne tổ chúc hành hương mừng Sinh nhật Đức Mẹ thật trọng thể tại Núi Đức Mẹ Ta’ Pinu vùng Bacchus Marsh, miền Tây các thành phố Melbourne 40 km. Rất đông giáo hữu trong tổng giáo phận từ các cộng đoàn kéo về hành hương theo lòi mời gọi của Ban điều hành cộng đồng.
Mời xem hình
Thánh lễ đồng tế.
Chủ tế: Cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh –
Đồng tế: Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh và Cha Phêrô Hoàng Kim Huy, SDB - Công bố Tin Mừng & Chia sẻ bài giảng: Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh –
Phụng vụ Thánh nhạc: Hội Legio Mariae.
Đầu lễ Cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh ngỏ lời chào mừng các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam khắp nơi trong Tổng Giáo Phận tề tựu về Trung tâm Hành hương Ta'Pinu mừng Sinh Nhật Đức Mẹ, dù nhiều tên gọi khác nhau nhưng khi về đây đều có chung một cái tên là "Cộng đoàn hành hương". Mặc dù thời tiết Melboune hôm nay có gió to và lạnh nhưng cũng không ngăn được những bước chân của đoàn con Mẹ về đây cùng Mẹ dâng lời chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa và hiệp dâng Thánh lễ.
Chia sẻ trong bài giảng trích từ Phúc Âm Matthêu (Mt 1,1-16.18-23), Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh đã sơ lược lại nguồn gốc và truyền thống mừng lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria trong Giáo Hội, biến cố Đức Trinh Nữ hạ sinh là sự chuẩn bị cho chương trình cứu rỗi của Chúa Cha, vì Ngài như “sao mai” dẫn lối chúng ta đến với Mặt Trời Công Chính là Chúa Giêsu Con Mẹ. Từ đây ơn cứu rỗi tuôn tràn xuống trên nhân loại qua lời "Xin Vâng" của một người nữ thành Nazarét, người nữ tỳ hèn mọn của Chúa Cha và đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần. Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Antôn Trương Tấn Phát - Trưởng Ban Điều Hành Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne ngỏ lời cám ơn quý cha, quý Cộng Đồng dân Chúa đã cùng hành hương về đây hiệp dâng Thánh lễ sốt sắng mừng Sinh Nhật Mẹ. Ông cũng cám ơn sự chung tay góp sức của Hội Legio Mariae trong ngày hôm nay từ phụng vụ, ca đoàn, trang trí kiệu Đức Mẹ, ẩm thực... và nguyện xin Chúa trả công bội hậu cho sự hy sinh của quý anh chị.
Cha Ánh cùng Cộng Đồng cũng ngỏ lời cám ơn đến ông Phát trong suốt những năm qua phục vụ Cộng Đồng khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 11 tới đây, cầu chúc ông nhiều sức khoẻ bình an và tiếp tục đóng góp cho Cộng Đồng bằng cách này hay cách khác.
Sau Thánh lễ, Cộng Đồng dân Chúa cùng rước kiệu Đức Mẹ La Vang xuống chân đồi Ta'Pinu, nơi có nhà nguyện Đức Mẹ La Vang của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam. Mọi người cùng nhau cầm cờ và hát vang những bài hát chúc tụng ca khen Mẹ trên suốt đường đi.
Tại nhà nguyện Đức Mẹ La Vang, sour Têrêsa Phùng Thị Yến chia sẻ tâm tình với Mẹ Maria, sơ cũng mời gọi Cộng đoàn nhớ đến những người mẹ của mình để có những tâm tình biết ơn, hiếu thảo với cả người Mẹ nơi Thiên Quốc hay nơi trần thế hoăc đã qua đời.
Kêt thúc cuộc rước kiệu, và kết thúc buổi hành hương thường niên của cộng đồng, Cha Phêrô Hoàng Kim Huy SDB ban phép lành và chúc mọi người ra về bình an cũng như dùng bữa trưa ngon miệng, mỗi người được Ban Tổ Chức phát một phần ăn trưa nhẹ trên đường ra về. Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne chúng con một chuyến hành hương tốt đẹp và tràn đầy ân sủng.
Mời xem hình
Thánh lễ đồng tế.
Chủ tế: Cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh –
Đồng tế: Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh và Cha Phêrô Hoàng Kim Huy, SDB - Công bố Tin Mừng & Chia sẻ bài giảng: Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh –
Phụng vụ Thánh nhạc: Hội Legio Mariae.
Đầu lễ Cha Giuse Nguyễn Hồng Ánh ngỏ lời chào mừng các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam khắp nơi trong Tổng Giáo Phận tề tựu về Trung tâm Hành hương Ta'Pinu mừng Sinh Nhật Đức Mẹ, dù nhiều tên gọi khác nhau nhưng khi về đây đều có chung một cái tên là "Cộng đoàn hành hương". Mặc dù thời tiết Melboune hôm nay có gió to và lạnh nhưng cũng không ngăn được những bước chân của đoàn con Mẹ về đây cùng Mẹ dâng lời chúc tụng tạ ơn Thiên Chúa và hiệp dâng Thánh lễ.
Chia sẻ trong bài giảng trích từ Phúc Âm Matthêu (Mt 1,1-16.18-23), Cha Gioakim Nguyễn Xuân Thinh đã sơ lược lại nguồn gốc và truyền thống mừng lễ Sinh Nhật Đức Trinh Nữ Maria trong Giáo Hội, biến cố Đức Trinh Nữ hạ sinh là sự chuẩn bị cho chương trình cứu rỗi của Chúa Cha, vì Ngài như “sao mai” dẫn lối chúng ta đến với Mặt Trời Công Chính là Chúa Giêsu Con Mẹ. Từ đây ơn cứu rỗi tuôn tràn xuống trên nhân loại qua lời "Xin Vâng" của một người nữ thành Nazarét, người nữ tỳ hèn mọn của Chúa Cha và đầy ân sủng của Chúa Thánh Thần. Thánh lễ tiếp tục với phần Phụng vụ Thánh Thể.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ông Antôn Trương Tấn Phát - Trưởng Ban Điều Hành Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne ngỏ lời cám ơn quý cha, quý Cộng Đồng dân Chúa đã cùng hành hương về đây hiệp dâng Thánh lễ sốt sắng mừng Sinh Nhật Mẹ. Ông cũng cám ơn sự chung tay góp sức của Hội Legio Mariae trong ngày hôm nay từ phụng vụ, ca đoàn, trang trí kiệu Đức Mẹ, ẩm thực... và nguyện xin Chúa trả công bội hậu cho sự hy sinh của quý anh chị.
Cha Ánh cùng Cộng Đồng cũng ngỏ lời cám ơn đến ông Phát trong suốt những năm qua phục vụ Cộng Đồng khi nhiệm kỳ của ông kết thúc vào tháng 11 tới đây, cầu chúc ông nhiều sức khoẻ bình an và tiếp tục đóng góp cho Cộng Đồng bằng cách này hay cách khác.
Sau Thánh lễ, Cộng Đồng dân Chúa cùng rước kiệu Đức Mẹ La Vang xuống chân đồi Ta'Pinu, nơi có nhà nguyện Đức Mẹ La Vang của Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam. Mọi người cùng nhau cầm cờ và hát vang những bài hát chúc tụng ca khen Mẹ trên suốt đường đi.
Tại nhà nguyện Đức Mẹ La Vang, sour Têrêsa Phùng Thị Yến chia sẻ tâm tình với Mẹ Maria, sơ cũng mời gọi Cộng đoàn nhớ đến những người mẹ của mình để có những tâm tình biết ơn, hiếu thảo với cả người Mẹ nơi Thiên Quốc hay nơi trần thế hoăc đã qua đời.
Kêt thúc cuộc rước kiệu, và kết thúc buổi hành hương thường niên của cộng đồng, Cha Phêrô Hoàng Kim Huy SDB ban phép lành và chúc mọi người ra về bình an cũng như dùng bữa trưa ngon miệng, mỗi người được Ban Tổ Chức phát một phần ăn trưa nhẹ trên đường ra về. Tạ ơn Chúa và Mẹ Maria đã cho Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Melbourne chúng con một chuyến hành hương tốt đẹp và tràn đầy ân sủng.
VietCatholic TV
Tướng Syrskyi: Thắng lớn! 2 thị trấn Nga thất thủ. Lý do chiếc F-16 rớt. Tư Lệnh Không Quân mất chức
VietCatholic Media
02:36 31/08/2024
1. Tướng Syrskyi cho biết Lực lượng Ukraine tiến thêm 2 km vào Kursk
Quân đội Ukraine đã tiến sâu hơn 2 km vào Tỉnh Kursk của Nga, chiếm được 5 km vuông lãnh thổ, Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi tuyên bố hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám.
Khi cuộc tấn công của Kyiv vào Tỉnh Kursk bước sang tuần thứ tư, Tổng Tư Lệnh Ukraine, Đại Tướng Oleksandr Syrskyi, cho biết quân Ukraine đã kiểm soát hơn 1.294 km2 và 100 thị trấn, bao gồm thành phố Sudzha, theo Syrskyi đưa tin vào ngày 27 tháng 8.
Tính cho đến thời điểm của ngày Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, quân Ukraine đã kiểm soát được 1.299 km2 và 102 thị trấn.
Tướng Syrskyi xác nhận rằng cuộc tấn công ở Tỉnh Kursk vẫn đang diễn ra thuận lợi, trong khi những điều kiện khó khăn nhất ở tiền tuyến vẫn tiếp diễn theo hướng Pokrosvk ở Tỉnh Donetsk.
Ở những nơi khác dọc mặt trận, tình hình được mô tả là “phức tạp nhưng vẫn trong tầm kiểm soát”, Syrskyi nói thêm.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 28 tháng 8 rằng Ukraine tiếp tục “mở rộng lãnh thổ dưới sự kiểm soát của chúng ta tại các khu vực được chỉ định gần biên giới Ukraine”, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết cụ thể.
Trích dẫn các blogger quân sự người Nga, Viện Nghiên cứu Chiến tranh ngày 28 tháng 8 cho biết lực lượng Ukraine “hiện đang cố gắng củng cố và giữ vững các khu vực mà họ vừa mới chiếm được”.
Phát biểu tại diễn đàn Độc lập Ukraine 2024 ở Kyiv vào ngày 27 tháng 8, Zelenskiy cho biết cuộc tấn công Kursk đang diễn ra là một phần trong kế hoạch giành chiến thắng mà ông sẽ trình bày với Tổng thống Hoa Kỳ Tổng thống Joe Biden trong cuộc họp vào tháng 9.
[Kyiv Independent: Ukrainian forces advance 2 kilometers into Kursk Oblast, Syrskyi says]
2. Nga chịu 'thất bại' sau cuộc tấn công bằng xe tăng vào thành phố và phải 'Rút lui'
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Nga đã chịu tổn thất và buộc phải rút lui sau khi cố gắng tiến vào thị trấn tiền tuyến Vovchansk ở phía đông bắc Ukraine.
Ông nói: “Tại Vovchansk, để chuẩn bị cho các hoạt động tấn công, đối phương đã cố gắng đưa quân đến khu vực trung tâm thành phố bằng cách sử dụng hai xe tăng và hai xe chiến đấu bọc thép MTLB; chúng đã chịu tổn thất và phải rút lui”.
Những cuộc đụng độ dữ dội đang diễn ra tại thị trấn Vovchansk của tỉnh Kharkiv bị chiến tranh tàn phá, nơi có dân số trước chiến tranh là 17.000 người.
Lực lượng của Điện Cẩm Linh đã phát động một cuộc tấn công vào khu vực Kharkiv vào ngày 10 tháng 5, chiếm giữ một số làng mạc ở biên giới đông bắc Ukraine và buộc hàng ngàn thường dân phải chạy trốn, nhưng Ukraine sớm tuyên bố rằng cuộc tấn công của Nga vào khu vực này đã thất bại và Mạc Tư Khoa đã phải chịu tổn thất lớn về quân số.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết trong bản phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine hôm thứ Năm rằng giao tranh vẫn tiếp diễn ở phía bắc thành phố Kharkiv gần Lyptsi và Hlyboke và phía đông bắc thành phố Kharkiv ở Vovchansk, “nhưng không có thay đổi nào được xác nhận ở tiền tuyến”.
“Phát ngôn nhân của một lữ đoàn Ukraine hoạt động theo hướng Kharkiv tuyên bố rằng lực lượng Nga hoạt động theo hướng này đang tiến hành các cuộc tấn công mà không có sự hỗ trợ của xe thiết giáp”, ISW cho biết.
Nga cũng đang tập trung nỗ lực vào khu vực Donetsk, miền đông Ukraine và đang tiến về phía thành phố Pokrovsk.
Điện Cẩm Linh đã thúc đẩy việc chiếm toàn bộ các khu vực Donetsk và Luhansk - cùng nhau tạo nên Donbas - kể từ khi Nga xâm lược miền Đông Ukraine lần đầu tiên vào năm 2014. Pokrovsk là trung tâm hậu cần quan trọng của lực lượng Ukraine trong khu vực.
ISW cho biết Mạc Tư Khoa đang “thực hiện hai nỗ lực chiến thuật tức thời” như một phần của chiến dịch đang diễn ra nhằm chiếm giữ thành phố.
Nhóm nghiên cứu này cho biết: “Bộ chỉ huy quân sự Nga có thể coi cả hai nỗ lực chiến thuật này là điều kiện tiên quyết để tiến hành một nỗ lực tấn công mạnh mẽ hơn vào chính Pokrovsk”.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết lực lượng Nga đã tấn công Pokrovsk 58 lần trong ngày qua.
[Newsweek: Russia Suffers 'Losses' After Tank Push in City: 'Retreated']
[Kim Thúy]
3. Zelenskiy sa thải Tư Lệnh không quân, vài ngày sau khi chiếc F-16 đầu tiên bị rơi ở Ukraine
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã cách chức Trung tướng Mykola Oleshchuk khỏi chức vụ tư lệnh không quân, theo sắc lệnh của tổng thống được công bố vào cuối ngày Thứ Sáu, 30 Tháng Tám.
Mặc dù tài liệu không nêu lý do cách chức Tướng Oleshchuk, thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi Kyiv mất chiếc chiến đấu cơ F-16 đầu tiên do Mỹ sản xuất trong một trận không chiến vào hôm thứ Hai 26 Tháng Tám. Trong khi đẩy lùi một cuộc tấn công quy mô lớn của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, máy bay đã bị rơi, khiến một phi công hàng đầu của Ukraine thiệt mạng.
“Chúng ta phải tự củng cố mình, bảo vệ người dân, bảo vệ nhân sự, tất cả binh lính của chúng ta,” Zelenskiy phát biểu trong một tuyên bố video vào tối thứ Sáu, sau quyết định cách chức Tư Lệnh lực lượng không quân.
Tướng Oleshchuk đã xác nhận vụ tai nạn vào hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, bốn ngày sau khi xảy ra sự việc bi thảm.
Sự chậm trễ đã làm dấy lên những câu hỏi về hoàn cảnh dẫn đến việc máy bay phản lực bị bắn hạ. Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, nhà lập pháp Ukraine Mariana Bezuhla đã cáo buộc lực lượng phòng không Ukraine đã vô tình bắn hạ máy bay và cho biết đây là lần thứ ba Ukraine mất một máy bay phản lực do hỏa lực của phe mình.
Bà không công bố bằng chứng nào cho tuyên bố của mình.
Đáp lại, Oleshchuk cáo buộc Bezuhla làm mất uy tín của không quân Ukraine và vũ khí của Hoa Kỳ và truyền bá tuyên truyền của Nga. Ông không nêu lý do vụ tai nạn, nhưng cho biết không quân sẽ điều tra.
“Không ai đã che giấu điều gì và hiện nay cũng không che giấu điều gì! Tất cả các cấp quản lý cao cấp đã ngay lập tức nhận được báo cáo về thảm họa. Các đối tác của chúng tôi từ Hoa Kỳ cũng đã nhận được báo cáo sơ bộ và đã tham gia vào cuộc điều tra đang diễn ra”, Oleshchuk cho biết vào hôm thứ Sáu.
“Thông tin về những sự việc như vậy không thể được công bố ngay lập tức ra công chúng và không thể được nêu chi tiết cho giới truyền thông,” ông nói thêm. “Chúng ta đang trong thời gian chiến tranh.”
[Politico: Zelenskyy fires air force commander, days after first F-16 crashed in Ukraine]
4. Hòa Lan cho biết Ukraine có thể sử dụng máy bay F-16 để tấn công lãnh thổ Nga
Một trong những đồng minh chủ chốt của Ukraine cho biết nước này có thể sử dụng các chiến đấu cơ “tùy ý” để tấn công vào bên trong nước Nga, phản ánh lập trường thoải mái hơn về cách Kyiv sử dụng vũ khí do phương Tây cung cấp.
Quyền sử dụng vũ khí phương Tây trên đất Nga đã trở thành điểm tranh chấp chính giữa Ukraine và các đồng minh. Kyiv tuyên bố khả năng tấn công ngay trên đất Nga có thể thay đổi cục diện cuộc xung đột. Các tuyên bố từ giới chức cao cấp của Hòa Lan chỉ ra rằng các đồng minh khác của Ukraine có thể sớm làm theo, nới lỏng các hạn chế đối với các hoạt động của nước này sâu hơn bên trong nước Nga.
“Chúng tôi không đặt ra bất kỳ hạn chế nào đối với việc sử dụng và tầm hoạt động của F-16, miễn là tuân thủ luật chiến tranh”, Tổng tham mưu trưởng Quốc phòng Hòa Lan Onno Eichelsheim phát biểu với hãng thông tấn NOS của Hòa Lan trong bài phát biểu được công bố hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám.
“Ukraine có thể sử dụng các nguồn lực mà chúng tôi cung cấp theo ý muốn, miễn là tuân thủ luật nhân đạo trong chiến tranh”, vị tướng này nói thêm.
Hòa Lan là nhà cung cấp thiết bị hào phóng cho nỗ lực chiến tranh của Ukraine, cho đến nay đã cam kết cung cấp 24 máy bay F-16 do Mỹ sản xuất cho Kyiv, mặc dù Eichelsheim không xác nhận có bao nhiêu trong số những máy bay này đã được chuyển đến tiền tuyến.
Phát biểu với NOS trong chuyến thăm DC, Eichelsheim cho biết Hoa Kỳ chia sẻ một phần quan điểm của nước ông về việc Ukraine sử dụng vũ khí phương Tây, mặc dù Washington vẫn giữ lập trường công khai cứng rắn hơn về vấn đề này.
“Họ có những hạn chế khác nhau, nhưng họ cũng cung cấp các hệ thống vũ khí khác nhau,” Eichelsheim nói. “Trong mọi trường hợp, chúng ta có cùng một đường lối để bảo đảm rằng Ukraine giành chiến thắng trong cuộc chiến. Tôi nghĩ chúng ta đang nỗ lực hết sức để biến điều đó thành hiện thực.”
Eichelsheim, nhân vật quân sự cao cấp nhất trong nước, cũng ca ngợi cuộc tấn công xuyên biên giới vào Kursk đang diễn ra của Ukraine là “xuất sắc”. Ông nói với NOS: “Họ đã chiếm một khu vực rộng lớn khá nhanh chóng theo cách tốt nhất, với các kỹ thuật mới. Khi làm như vậy, họ đã tạo ra một tình thế tiến thoái lưỡng nan cho Putin.”
Theo vị tướng này, trọng tâm hiện nay nên là khai thác “một cách chiến lược” các lợi ích lãnh thổ đã đạt được ở Kursk, điều mà ông cho biết có thể được sử dụng làm “con bài mặc cả” trong các cuộc đàm phán trong tương lai với Mạc Tư Khoa.
Tuyên bố của ông về máy bay F-16 của Hòa Lan đã được Bộ trưởng Quốc phòng Hòa Lan Ruben Brekelmans nhắc lại vào hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám.
“Luật chiến tranh quy định rằng nếu Ukraine bị tấn công từ Nga, Ukraine cũng có thể tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga”, bộ trưởng cho biết, khi trả lời câu hỏi về những bình luận trước đó của Eichelsheim. “Đối với F-16, điều đó có nghĩa là nếu, ví dụ, một hỏa tiễn được bắn từ Nga, bạn cũng có thể đánh chặn nó bằng một chiếc F-16 trên bầu trời Nga”.
NOS trích dẫn lời Brekelmans nói rằng “phi trường cũng là mục tiêu hợp pháp”, nhưng Ukraine “rõ ràng không được phép” tiến hành các cuộc tấn công vào mục tiêu dân sự.
Ông cho biết thêm: “Ukraine được tự do sử dụng máy bay F-16 do Hòa Lan cung cấp để tự vệ trên lãnh thổ Liên bang Nga miễn là tuân thủ các quy tắc và điều khoản được nêu trong Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc và luật nhân đạo quốc tế “, đồng thời tham chiếu đến nguyên tắc sáng lập của Liên Hiệp Quốc liên quan đến quyền tự vệ vốn có của các quốc gia thành viên.
Ông nhấn mạnh rằng: “Điều này có nghĩa là Ukraine có thể sử dụng máy bay F-16 do Hòa Lan cung cấp để tấn công các phi trường quân sự nơi xuất phát các cuộc tấn công chống lại Ukraine”.
Điều này phù hợp với những bình luận trước đây của các quan chức Hòa Lan và Đan Mạch, là một thành viên khác trong liên minh không chính thức, ủng hộ việc gửi thêm máy bay F-16 tới Ukraine.
Vào tháng 5, RFE/RL trích dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao Hòa Lan Hanke Bruins Slot nói rằng “không có ranh giới nào về việc sử dụng vũ khí” nếu hành động của Ukraine được thực hiện để tự vệ, trích dẫn Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc.
Bình luận của Bruins' Slots được đưa ra sau bình luận của Ngoại trưởng Đan Mạch, Lars Lokke Rasmussen, người đã nói với các phóng viên vào ngày 30 tháng 5 rằng việc Ukraine sử dụng máy bay F-16 để tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga sẽ là hợp pháp nếu đây là để đáp trả một cuộc tấn công của Nga chứ không phải là “các cuộc tấn công tùy tiện vào Nga”.
[Kyiv Independent: Netherlands Says Ukraine Can Use Its F-16s To Strike Russian Territory]
5. Von der Leyen nói rằng 'hòa bình không thể được coi là điều hiển nhiên' khi bà chỉ trích Orbán
Ursula von der Leyen đã thẳng thừng chỉ trích Hung Gia Lợi và thủ tướng nước này, Viktor Orbán, vào hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, khi bà cảnh báo rằng “hòa bình không thể được coi là điều hiển nhiên” và “đừng biến nạn nhân thành hung thủ”.
Phát biểu tại hội nghị an ninh Globsec ở Prague trong lần đầu tiên tham gia công khai kể từ khi nhậm chức chủ tịch Ủy ban Âu Châu nhiệm kỳ thứ hai, von der Leyen cho biết “một số chính trị gia trong Liên minh của chúng ta, và thậm chí ở khu vực Âu Châu này, đang làm vẩn đục cuộc trò chuyện của chúng ta về Ukraine. Họ đổ lỗi cho cuộc chiến không phải cho kẻ xâm lược mà cho bên bị xâm lược; không phải cho lòng ham muốn quyền lực của Putin mà cho khát vọng tự do của Ukraine”.
Bà nói thêm: “Vì vậy, tôi muốn hỏi họ: Bạn có bao giờ đổ lỗi cho người Hung Gia Lợi về cuộc xâm lược của Liên Xô năm 1956 không? Bạn có bao giờ đổ lỗi cho người Tiệp về cuộc đàn áp của Liên Xô năm 1968 không? Câu trả lời cho những câu hỏi này rất rõ ràng: Hành vi của Điện Cẩm Linh là bất hợp pháp và tàn bạo vào thời điểm đó. Và ngày nay hành vi của Điện Cẩm Linh cũng là bất hợp pháp và tàn bạo.”
Mặc dù Von der Leyen không nhắc đến tên Orbán, các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu đã tức giận với nhà lãnh đạo Hung Gia Lợi trong nhiều tháng do ông phản đối viện trợ quân sự cho Ukraine và quan điểm thân Nga của ông - đặc biệt là sau khi ông đến thăm Putin vào tháng 7.
Trong bài phát biểu tập trung vào quốc phòng và an ninh, von der Leyen cho biết “chúng ta, những người Âu Châu, cần có phương tiện để tự vệ và bảo vệ mình cũng như ngăn chặn mọi đối thủ tiềm tàng”.
Bà lập luận rằng người Âu Châu đã “rút ra được bài học” về chi tiêu quốc phòng sau khi bị bất ngờ trước cuộc xâm lược Ukraine của Nga, đồng thời nói thêm rằng Liên Hiệp Âu Châu cần xây dựng năng lực quân sự và công nghiệp của mình.
Von der Leyen đã thực hiện lời hứa bổ nhiệm một ủy viên quốc phòng cho Ủy ban tiếp theo của bà, hiện đang trong quá trình thành lập, và cho biết các nước thành viên Trung và Đông Âu “có vị thế rất tốt” để đóng vai trò lớn hơn trong các nỗ lực quốc phòng của Âu Châu.
[Politico: Von der Leyen says ‘peace cannot be taken for granted’ as she takes dig at Orbán]
6. Máy bay F-16 của Ukraine bị rơi có thể là do hỏa lực phòng không của quân Ukraine từ dưới bắn lên
Một nguồn tin trong lực lượng không quân nước này chia sẻ với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ tại Ukraine rằng một chiến đấu cơ F-16 của Ukraine có thể đã bị lực lượng phòng không của chính nước này bắn hạ do nhầm lẫn.
Kyiv cho biết chiếc F-16 đã bị rơi vào hôm thứ Hai 26 Tháng Tám, trong một nhiệm vụ đẩy lùi hỏa tiễn của Nga, xác nhận đây là lần đầu tiên một trong những chiến đấu cơ do Mỹ sản xuất bị mất kể từ khi chúng được chuyển giao cho Ukraine theo thông báo của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy. Trung tá Oleksii Mes, đã thiệt mạng trong vụ tai nạn, Tư Lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, xác nhận vào hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám.
Bộ Tổng tham mưu cho biết các chiến đấu cơ F-16 do phương Tây cung cấp đã được sử dụng nhằm đẩy lui một loạt hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa do Nga phóng đi, đồng thời nói thêm rằng các máy bay này “đã chứng minh hiệu quả cao” và “bốn hỏa tiễn hành trình của đối phương đã bị các chiến đấu cơ F-16 bắn hạ”.
“Trong quá trình tiếp cận mục tiêu tiếp theo bằng một trong những chiếc máy bay... chiếc máy bay đã bị rơi, phi công đã tử nạn”.
Một nguồn tin giấu tên trong lực lượng không quân Ukraine cho biết Ukraine đang xem xét khả năng máy bay F-16 bị rơi là do hỏa lực của phe mình, đồng thời cho biết thêm rằng cuộc điều tra về vụ việc vẫn đang được tiến hành.
“Nhiều phiên bản khác nhau đang được xem xét, bao gồm 'bắn nhầm' từ phòng không của chúng tôi, trục trặc kỹ thuật và lỗi của phi công”, nguồn tin nói với VOA với điều kiện giấu tên. “Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác sẽ chỉ được biết sau khi cuộc điều tra hoàn tất”.
Nguyên nhân trục trặc kỹ thuật đã được đề cập đến đầu tiên vì những chiếc F-16 được giao cho Ukraine đã quá cũ. Tuy nhiên, cũng có người phản bác cho rằng trong trường hợp trục trặc kỹ thuật, phi công vẫn có cơ hội bấm nút phóng ra ngoài.
Tướng Oleshchuk cho biết phi công Mes đã hy sinh “khi bảo vệ đất nước chúng ta”.
“Anh đã anh dũng chiến đấu trong trận chiến cuối cùng trên bầu trời. Vào ngày 26 tháng 8, trong khi đẩy lùi một cuộc tấn công kết hợp hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Nga, Oleksii đã phá hủy ba hỏa tiễn hành trình và một UAV tấn công. Oleksii đã cứu người Ukraine khỏi những hỏa tiễn chết người của Nga. Thật không may, phải trả giá bằng chính mạng sống của mình”, ông nói.
Zelenskiy từ lâu đã kêu gọi các đồng minh phương Tây cung cấp cho quân đội nước này các chiến đấu cơ tiên tiến để hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại Nga, hiện đã bước sang năm thứ ba.
Vào tháng 7, Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken cho biết các đồng minh của Ukraine trong NATO đã bắt đầu chuyển các máy bay phản lực do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine. Ông cho biết chúng sẽ “bay trên bầu trời Ukraine vào mùa hè này để bảo đảm rằng Ukraine có thể tiếp tục tự vệ hiệu quả trước sự xâm lược của Nga”.
Theo Pavlo Filipchuk, một quan chức do Điện Cẩm Linh bổ nhiệm, đầu tháng này, người ta đã phát hiện máy bay F-16 bay trên tiền tuyến ở khu vực Kherson, phía nam Ukraine. Ông cho biết những chiếc máy bay này bay phía trên khu định cư Kakhovka của Ukraine “chỉ để gieo rắc sự hoảng loạn”.
Zelenskiy đã xác nhận vài ngày trước đó rằng các máy bay đã đến Ukraine và đang được lực lượng không quân Kyiv sử dụng.
“Tôi tự hào về tất cả những người của chúng ta đã làm chủ được những chiếc máy bay này và đã bắt đầu sử dụng chúng cho đất nước chúng ta,” tổng thống Ukraine cho biết. “Những chiếc F-16 đã có mặt trên bầu trời Ukraine và sẽ còn nhiều hơn nữa.”
Đan Mạch, Na Uy, Hòa Lan và Bỉ đã cam kết gửi hơn 60 máy bay F-16 tới Ukraine vào mùa hè này nhưng Bloomberg đưa tin vào ngày 12 tháng 7, trích dẫn các nguồn tin giấu tên, rằng năm nay Kyiv có thể nhận được ít máy bay phản lực hơn nhiều so với mong đợi - sáu chiếc vào mùa hè này và lên tới 20 chiếc vào cuối năm 2024.
Zelenskiy cho biết hôm thứ Ba rằng Ukraine đã sử dụng máy bay F-16 để đánh chặn hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa do Nga phóng.
Phó thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Sabrina Singh trả lời các phóng viên hôm thứ Năm rằng cô đã biết về báo cáo cho rằng máy bay F-16 có thể đã bị phòng không Ukraine bắn hạ, nhưng cô “không thể xác nhận điều đó”.
“Tôi không có mức độ tin cậy đó ngay bây giờ. Vì vậy, về việc liệu phi công này có bị bắn hạ bởi hỏa lực của phe mình hay không, tôi không thể nói được. Đó thực sự là điều mà người Ukraine có thể nói đến”, Singh nói.
Cô nói thêm: “Hoa Kỳ chưa được yêu cầu tham gia bất kỳ cuộc điều tra nào để xem xét vụ việc này”.
[Newsweek: Ukraine F-16 Crash May Have Been Friendly Fire: Reports]
7. Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine kêu gọi các đồng minh chuyển giao Patriot mà họ đã cam kết
Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cho biết tại Brussels rằng các đồng minh của Ukraine cần phải làm tốt hơn nhiều trong việc vận chuyển các hệ thống phòng không mà họ đã hứa sẽ giúp bảo vệ bầu trời khỏi các cuộc tấn công của Nga.
Kuleba phát biểu cùng với nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell trước cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu: “Đã có những tiến triển tốt và những thông báo đã được đưa ra, nhưng một lần nữa, một số hệ thống Patriot đã được công bố nhưng vẫn chưa được chuyển giao”.
Ukraine đang vận hành khoảng năm hệ thống Patriot — hai hệ thống do Hoa Kỳ cung cấp và ba hệ thống do Đức cung cấp. Tuy nhiên, đất nước này vẫn giữ im lặng về những gì thực sự có trên mặt đất vì lý do an ninh.
Nhưng các quốc gia đã cam kết nhiều hơn. Chính phủ Hòa Lan gần đây cho biết họ đã ghép các thành phần từ các đồng minh để hoàn thiện một bệ phóng cho Ukraine, trong khi Rumani cho biết họ sẽ chuyển một đơn vị miễn là hệ thống này sẽ được thay thế bằng một hệ thống tương d0ương. Cho đến nay vẫn chưa có thông báo nào về việc thay thế hệ thống của Rumani.
Các hệ thống phòng không khác cũng đã được hứa hẹn.
Washington không đưa ra thêm cam kết nào nữa nhưng ưu tiên chuyển giao hỏa tiễn phòng không cho Ukraine hơn các nước khác.
Nhiều quốc gia khác, chẳng hạn như Tây Ban Nha, đã hứa cung cấp hỏa tiễn đánh chặn Patriot — là loại hỏa tiễn mà hệ thống này bắn ra để bắn hạ máy bay điều khiển từ xa, máy bay và hỏa tiễn.
Kyiv rất mong muốn những lời cam kết đó được thực hiện.
“Chúng tôi, cũng như các bạn, đang bước vào năm học mới, và chúng tôi phải bảo vệ các thành phố của mình. Chúng tôi phải bảo vệ con em mình. Vì vậy, tôi sẽ thúc giục tất cả các đối tác đã cam kết thực hiện các hệ thống này”, Kuleba nói, mà không nêu tên các quốc gia chịu trách nhiệm cho sự chậm trễ này.
Ông đổ lỗi cho thủ tục hành chính rườm rà đã gây ra sự chậm trễ trong việc chuyển các hệ thống đã cam kết tới Ukraine.
“Một số người phàn nàn về tình trạng quan liêu... một số khác cho rằng có những khoảnh khắc nội bộ tế nhị trong chính trị của họ như bầu cử. Luôn có một lời giải thích,” ông phàn nàn. “Chúng tôi phải trả giá cho tất cả những sự chậm trễ này bằng thiệt hại và mất mát về người.”
Các hệ thống đã được cam kết “đã có, chúng đã sẵn sàng để giao hàng. Điều còn thiếu chỉ là bước đi cuối cùng, đèn xanh để thực hiện”, ông nói. “Dù lý do là gì, thì đã đến lúc phải thực hiện”.
Trong khi Patriots được coi là hệ thống phòng không trên mặt đất tốt nhất để chống lại hỏa tiễn đạn đạo đang bay tới, thì vẫn còn nhiều nền tảng khác. Pháp và Ý đã gửi một hệ thống SAMP/T và hứa sẽ gửi thêm một hệ thống nữa, trong khi NASAMS của Na Uy và các nền tảng IRIS-T do Đức sản xuất cũng đang được sử dụng ở Ukraine.
Bộ trưởng ngoại giao cũng kêu gọi các đồng minh dỡ bỏ các hạn chế về việc sử dụng hỏa tiễn tầm xa “để cho phép chúng tôi sử dụng chúng trên lãnh thổ Nga chống lại các mục tiêu quân sự hợp pháp”. Đó là một phần trong nỗ lực xuyên Đại Tây Dương rộng lớn hơn của Kyiv nhằm nới lỏng các hạn chế về mục tiêu.
Thất vọng với những quy tắc đó, Kyiv đang phát triển năng lực của riêng mình. Tháng này, Ukraine đã công bố thành công vụ phóng hỏa tiễn đạn đạo do nước này sản xuất và máy bay điều khiển từ xa chạy bằng hỏa tiễn.
Kuleba chỉ ra rằng cuộc tấn công xuyên biên giới của nước ông vào khu vực Kursk của Nga có nghĩa là cuộc thảo luận về mục tiêu đang diễn ra “trong một môi trường hoàn toàn khác so với thời điểm trước mùa hè”. Kyiv lập luận rằng cuộc tấn công vào Nga của họ không gây ra phản ứng bất ngờ nào từ Mạc Tư Khoa, nghĩa là các lằn ranh đỏ của nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin có thể chỉ là một trò bịp bợm.
Borrell cũng kêu gọi các nước tăng cường các hệ thống phòng không mà họ đã hứa.
“Tôi hiểu mối lo ngại của Bộ trưởng Kuleba về sự chậm trễ này: hứa thì dễ, nhưng thực hiện thì khó hơn một chút”, ông nói.
[Politico: ‘Do it’: Ukraine FM urges allies to deliver the Patriots they pledged]
8. Bộ trưởng ngoại giao Hung Gia Lợi cho biết Budapest phản đối việc đổ 'thêm vũ khí vào Ukraine'
Hung Gia Lợi “không muốn có thêm vũ khí ở Ukraine” và không muốn “leo thang chiến tranh”, Bộ trưởng Ngoại giao Hung Gia Lợi Peter Szijjarto đưa ra lập trường trên hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, một ngày sau cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu.
Trước cuộc họp, nhà lãnh đạo Đối ngoại Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell đã nhắc lại lời kêu gọi các đối tác của Ukraine dỡ bỏ các hạn chế đối với khả năng tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga của Ukraine bằng vũ khí do phương Tây cung cấp.
Borrell lập luận rằng vũ khí này sẽ “vô dụng” nếu được cung cấp kèm theo những hạn chế.
Szijjarto trả lời rằng: “Chúng tôi không muốn có thêm vũ khí ở Ukraine, chúng tôi không muốn có thêm người chết, chúng tôi không muốn chiến tranh leo thang”.
“Hôm nay, chúng ta tiếp tục đấu tranh cho lẽ phải và hòa bình,” ông nói thêm. “Phải ngăn chặn cuộc chạy đua nguy hiểm của Josep Borrell.”
Cuộc họp có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba, người cho biết ông hoan nghênh “sự sẵn sàng của các quốc gia thành viên trong việc vận động dỡ bỏ các hạn chế đối với các cuộc tấn công vào các mục tiêu quân sự hợp pháp ở Nga”.
Theo Kuleba, Liên Hiệp Âu Châu sẽ đẩy nhanh việc cung cấp vũ khí cũng như thiết bị cho hệ thống năng lượng của Ukraine.
Cuộc họp ở Brussels diễn ra vài ngày sau cuộc tấn công trên không lớn nhất từ trước đến nay của Nga nhằm vào Ukraine.
Trong khi Ukraine bắn hạ 102 hỏa tiễn và 99 máy bay điều khiển từ xa trong số 127 hỏa tiễn và 109 máy bay điều khiển từ xa do Nga phóng trong cuộc tấn công, các cuộc tấn công đã tấn công vào một số cơ sở dân sự, năng lượng và nhiên liệu, khiến bảy người thiệt mạng và ít nhất 47 người khác bị thương.
Hung Gia Lợi từ lâu đã được coi là quốc gia thân thiện nhất với Điện Cẩm Linh trong Liên Hiệp Âu Châu, nhiều lần cản trở các lệnh trừng phạt đối với Nga và viện trợ quân sự cho Kyiv.
Szijjarto đã đến thăm Nga ít nhất sáu lần kể từ tháng 2 năm 2022.
[Kyiv Independent: Budapest against 'more weapons in Ukraine,' Hungarian foreign minister says]
9. Nhà báo Nga bị kết án 8 năm tù vì đăng tải các bài viết về vụ thảm sát Bucha
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, Sergei Mikhailov, chủ bút tờ báo độc lập Listok tại Cộng hòa Altai của Nga, đã bị kết án 8 năm tù vì “phát tán thông tin sai lệch” về Quân đội Nga.
Các cáo buộc này liên quan đến những câu chuyện mà Listok đã công bố về vụ thảm sát Bucha, nơi binh lính Nga đã sát hại hàng trăm thường dân Ukraine, cũng như các tội ác chiến tranh khác của Nga gây ra ở Ukraine.
Để bào chữa, Mikhailov cho biết ông không có thẩm quyền đưa ra quyết định biên tập về những câu chuyện được đăng trên trang web hoặc tài khoản mạng xã hội của Listok.
Mikhailov lần đầu tiên bị bắt giữ vào tháng 4 năm 2022, ngay sau khi cuộc xâm lược toàn diện bắt đầu. Phiên tòa xét xử ông bắt đầu vào tháng 6 năm 2023.
Trong tuyên bố cuối cùng trước khi tuyên án, Mikhailov cho biết, “Tôi hoàn toàn không đồng ý với lời buộc tội. Trong suốt những năm qua, tôi đã viết những gì tôi coi là sự thật, ngay cả khi sự thật này thật cay đắng.”
“Mục đích của các cơ quan truyền thông của chúng tôi là tiết lộ sự thật cho những người đồng hương của tôi, để bảo vệ họ khỏi những lời dối trá của tuyên truyền nhà nước. Sương mù dối trá đang trở nên dày hơn, và tôi không muốn độc giả của chúng tôi bị cám dỗ bởi những lời dối trá này và tự nguyện trở thành người tham gia vào các hành động quân sự, trở thành những kẻ giết người.”
Ngoài bản án tù, tòa án còn yêu cầu Mikhailov bị cấm hành nghề báo chí trong vòng bốn năm.
Cuộc đàn áp bất đồng chính kiến của Putin kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine đã khiến hàng ngàn công dân của ông bị bắt giữ và nhiều người bị bỏ tù.
Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, vào năm 2023, ít nhất 21.000 người đã trở thành mục tiêu của “luật đàn áp” của Nga được sử dụng để “bách hại” các nhà hoạt động phản chiến.
[Kyiv Independent: Russian journalist sentenced to 8 years in prison for publishing stories about Bucha massacre]
10. Bộ trưởng ngoại giao Tiệp cho biết Ukraine nhận được đạn pháo từ sáng kiến do Prague dẫn đầu đúng tiến độ
Bộ trưởng Ngoại giao Tiệp Jan Lipavsky cho biết tại cuộc họp không chính thức của các bộ trưởng ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels vào ngày 29 tháng 8 rằng sáng kiến đạn dược do Prague dẫn đầu đang cung cấp thiết bị cho Ukraine đúng hạn.
Đầu năm nay, Cộng hòa Tiệp đã công bố sáng kiến mua đạn pháo cho Ukraine cùng với các đối tác trong bối cảnh thiếu hụt đạn pháo, chủ yếu do sự chậm trễ trong hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Tổng thống Tiệp Petr Pavel tuyên bố vào ngày 12 tháng 7 rằng Cộng hòa Tiệp sẽ gửi cho Ukraine 50.000 quả đạn pháo vào tháng 7 và tháng 8. Từ tháng 9 đến cuối năm, Ukraine sẽ nhận được 80.000 đến 100.000 quả đạn pháo mỗi tháng, Pavel cho biết.
Sau đó vào tháng 7, Lipavsky cho biết sáng kiến về đạn dược đã bảo đảm đủ kinh phí để cung cấp cho Ukraine 500.000 quả đạn pháo vào cuối năm 2024.
Lipavsky cho biết tại Brussels vào ngày 29 tháng 8 rằng trong khi việc cung cấp đạn dược “đang được thực hiện”, thì “nỗ lực bảo đảm phòng không” lại được tập trung trở lại.
Cuộc họp cũng có sự tham dự của Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba và cho biết Liên Hiệp Âu Châu sẽ đẩy nhanh việc cung cấp viện trợ quân sự, bao gồm cả hệ thống phòng không.
Cuộc họp ở Brussels diễn ra vài ngày sau cuộc tấn công trên không lớn nhất từ trước đến nay của Nga nhằm vào Ukraine.
Trong khi Ukraine bắn hạ 102 hỏa tiễn và 99 máy bay điều khiển từ xa trong số 127 hỏa tiễn và 109 máy bay điều khiển từ xa do Nga phóng trong cuộc tấn công, các cuộc tấn công đã tấn công vào một số cơ sở dân sự, năng lượng và nhiên liệu, khiến bảy người thiệt mạng và ít nhất 47 người khác bị thương.
[Kyiv Independent: Ukraine receiving shells from Prague-led initiative on schedule, Czech foreign minister says]
ICC: Mông Cổ phải bắt Putin. Mi-8 chở 22 người biến mất. Ba bí ẩn vụ Telegram. Nga phát lệnh truy nã
VietCatholic Media
16:49 31/08/2024
1. ICC thúc giục Mông Cổ bắt giữ Putin trong chuyến thăm sắp tới, viện dẫn nghĩa vụ tuân thủ lệnh bắt giữ
Công tố viên của Tòa án Hình sự Quốc tế, gọi tắt là ICC, Karim Khan, cho biết vào ngày Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, rằng Mông Cổ, với tư cách là một quốc gia thành viên ICC, có nghĩa vụ tuân thủ lệnh bắt giữ Putin trong chuyến thăm sắp tới của ông.
ICC đã ban hành lệnh bắt giữ Putin vào ngày 18 tháng 3 năm 2023 vì tội bắt cóc cưỡng bức trẻ em khỏi các khu vực bị Nga tạm chiếm tại Ukraine.
Chuyến thăm Mông Cổ của Putin vào ngày 3 tháng 9 sẽ đánh dấu chuyến đi đầu tiên của ông tới một quốc gia thành viên ICC đã phê chuẩn Quy chế Rôma, quy định bắt buộc các bên ký kết phải bắt giữ ông nếu ông xâm nhập vào lãnh thổ của họ.
“Trong trường hợp không hợp tác, các thẩm phán của ICC có thể đưa ra phán quyết về vấn đề đó và thông báo cho Hội đồng các quốc gia thành viên. Sau đó, Hội đồng sẽ thực hiện bất kỳ biện pháp nào mà họ cho là phù hợp”, ông Khan nói.
Tuy nhiên, các thỏa thuận của ICC với các quốc gia thành viên cho phép miễn trừ việc bắt giữ trong những tình huống mà các quốc gia sẽ buộc phải “vi phạm nghĩa vụ theo hiệp ước” với một quốc gia khác hoặc vi phạm “quyền miễn trừ ngoại giao” đối với quan chức hoặc tài sản của quốc gia thứ ba.
Putin dự kiến sẽ thăm Mông Cổ theo lời mời của Tổng thống Mông Cổ Ukhnaagiin Khurelsukh. Các nhà lãnh đạo sẽ kỷ niệm 85 năm Trận chiến Khalkhin Gol, nơi quân đội Liên Xô và Mông Cổ đánh bại quân đội Nhật Bản.
Bộ Ngoại giao Ukraine kêu gọi chính phủ Mông Cổ bắt giữ Putin trong chuyến thăm sắp tới của ông ta theo Quy chế Rôma và nghĩa vụ đối với ICC.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov cho biết vào ngày 30 tháng 8 rằng chuyến thăm đang được chuẩn bị “kỹ lưỡng”, đồng thời nói thêm rằng chính phủ Nga “không có lo ngại” nào về chuyến đi.
“Chúng tôi có cuộc đối thoại tuyệt vời với những người bạn ở Mông Cổ,” Peskov nói với hãng truyền thông nhà nước Nga Sputnik.
Chuyến thăm của Putin diễn ra sáu tháng sau khi Mông Cổ bổ nhiệm thẩm phán đầu tiên vào ICC.
Năm ngoái, tổng thống Nga đã bỏ qua hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Nam Phi sau khi nước chủ nhà tuyên bố sẽ phải tuân thủ lệnh của ICC.
Mông Cổ không tích cực ủng hộ cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine nhưng cũng không bỏ phiếu lên án cuộc xâm lược này tại Liên Hiệp Quốc.
[Kyiv Independent: ICC urges Mongolia to arrest Putin during upcoming visit, citing obligation to comply with warrant]
2. Chính quyền Nga mở cuộc truy lùng sau khi cựu tù nhân chuyển sang làm lính bị buộc tội hạ sát dã man 2 phụ nữ
Hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám, Dmitry Makhonin, Thống Đốc khu vực Perm của Nga, cho biết ông đã phát động cuộc truy nã đối với Artyom Buchin, một cựu tù nhân được tuyển dụng để chiến đấu ở Ukraine. Buchin bị cáo buộc giết hại dã man một phụ nữ 28 tuổi và con gái bảy tuổi của cô.
Buchin trước đó đã bị kết án 20 năm tù vào năm 2023 vì tội hiếp dâm và giết một y tá nhưng chỉ một tháng sau đó đã được thả ra để chiến đấu ở Ukraine. Sau khi hết hạn phục vụ một năm tại chiến trường Ukraine, Buchin trở về Nga vào tháng 7 vừa qua.
Các nhà chức trách cho biết thi thể của người phụ nữ và con gái bà đã được tìm thấy có dấu hiệu tử vong dữ dội tại thị trấn Chusovoy. Buchin bị tình nghi giết hại hai người, và đã bị đưa vào danh sách truy nã, với hình ảnh và mô tả được phát tán trên các phương tiện truyền thông địa phương.
Theo chính sách của Nga kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện, cả Bộ Quốc phòng Nga và Tập đoàn Wagner đều tuyển dụng tù nhân để chiến đấu ở Ukraine.
Theo thủ tục này, những cựu tù nhân thường được ân xá để đổi lấy thời hạn phục vụ quân sự.
Nhà sáng lập quá cố của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, cho biết vào tháng 6 năm 2023 rằng có tới 32.000 cựu tù nhân đã trở về Nga sau khi chiến đấu ở Ukraine.
Buchin không phải là cựu tù nhân đầu tiên trở về Nga sau khi chiến đấu ở Ukraine và bị cáo buộc phạm tội mới.
Chỉ hai ngày trước đó, một tòa án ở Perm đã tuyên án Grigoriy Starikov, một cựu tù nhân và cựu binh Wagner, người cũng từng chiến đấu ở Ukraine, mức án tù chung thân sau khi anh ta bị kết tội giết ba người vào năm 2023.
[Kyiv Independent: Russian authorities launch manhunt after former inmate turned soldier accused of killing 2 women]
3. Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu kêu gọi các đồng minh Ukraine cho phép tấn công vào Nga
Nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh Âu Châu kêu gọi các đồng minh của Ukraine cho phép nước này thực hiện các cuộc tấn công quân sự bên trong nước Nga.
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu Josep Borrell đã phát biểu về cuộc chiến đang diễn ra giữa Ukraine và Nga trong một cuộc họp tại Brussels, nơi ông cho biết, “Chúng ta cần dỡ bỏ các hạn chế về việc sử dụng vũ khí chống lại các mục tiêu quân sự của Nga, theo luật pháp quốc tế.”
“Vũ khí mà chúng ta cung cấp cho Ukraine phải được sử dụng hết công suất, và các hạn chế phải được dỡ bỏ để người Ukraine có thể nhắm vào những nơi mà Nga đang ném bom. Nếu không, vũ khí sẽ vô dụng”, Borrell nói khi trả lời các phóng viên.
Hoa Kỳ áp đặt các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng hỏa tiễn đạn đạo tầm xa mà họ cung cấp, và một số thành viên Liên Hiệp Âu Châu cũng hạn chế cách sử dụng vũ khí của họ. Trong khi đó, Ukraine háo hức tấn công các phi trường và các cơ sở quân sự khác bên trong nước Nga được sử dụng để tấn công lực lượng và dân thường của mình.
Trong cuộc họp báo hôm thứ Ba, Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Patrick Ryder đã được hỏi liệu Hoa Kỳ có xem xét lại lệnh hạn chế Ukraine sử dụng hỏa tiễn do Mỹ cung cấp hay không.
Ryder cho biết: “Bạn đã nghe chúng tôi nói rằng người Ukraine có thể sử dụng hỗ trợ an ninh của Hoa Kỳ để tự vệ trước các cuộc tấn công xuyên biên giới, nói cách khác là phản công”. “Nhưng liên quan đến các cuộc tấn công tầm xa, các cuộc tấn công sâu vào Nga, chính sách của chúng tôi vẫn không thay đổi”.
Đầu tháng này, Ukraine đã phát động một chiến dịch tấn công bất ngờ vào Tỉnh Kursk của Nga khi chiến tranh vẫn tiếp diễn giữa hai quốc gia kể từ khi Putin ra lệnh xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Kể từ đó, Nga đã tiến hành chiến dịch tấn công riêng vào Kyiv và các thành phố khác của Ukraine, phóng hàng trăm hỏa tiễn, bao gồm các cuộc tấn công vào thành phố Kryvyi Rih, quê hương của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy.
Trong khi phát biểu với các phóng viên vào thứ năm, Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Dmytro Kuleba cũng kêu gọi các đồng minh cho phép Ukraine tấn công vào bên trong nước Nga.
Kuleba cho biết Ukraine chỉ muốn tấn công “các mục tiêu quân sự hợp pháp” ở Nga.
“Thành công của Nga phụ thuộc vào một điều: đó là sự dè dặt của các đối tác không dám đưa ra những quyết định táo bạo. Nếu các quyết định được đưa ra, Ukraine sẽ thành công trên thực tế. Nếu chúng không được đưa ra, thì đừng phàn nàn về Ukraine, hãy phàn nàn về chính mình”, Kuleba nói.
Ông nói thêm, “Nếu chúng tôi được cung cấp đủ số lượng hỏa tiễn, nếu chúng tôi được phép tấn công, chúng tôi sẽ giảm đáng kể khả năng gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng quan trọng của Nga và chúng tôi sẽ cải thiện tình hình của lực lượng trên bộ”.
[Newsweek: EU's Top Diplomat Calls on Ukraine Allies to Allow Strikes Within Russia]
4. Truyền thông Nga đưa tin trực thăng Mi-8 của Nga chở 22 người mất tích ở Kamchatka
Một chiếc trực thăng Mi-8 của Nga chở 22 người đã mất tích ở Bán đảo Kamchatka thuộc Viễn Đông Nga, truyền thông nhà nước Nga đưa tin hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám.
Theo Tass, máy bay này thuộc hãng hàng không Vityaz-Aero chuyên tổ chức các chuyến du lịch trên bán đảo và đã mất tích trong chuyến thăm núi lửa Vachkazhets.
Phát ngôn nhân của hãng hàng không ban đầu xác nhận có ba thành viên phi hành đoàn trên máy bay và một trực thăng khác đang tiến hành tìm kiếm.
Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang Nga sau đó báo cáo có 22 người trên chiếc trực thăng mất tích.
Ủy ban điều tra giao thông đã mở cuộc điều tra.
Ngành hàng không của Nga đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi các lệnh trừng phạt của phương Tây được đưa ra để đáp trả cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine, và nhiều sự việc liên quan đến trục trặc thiết bị trên máy bay dân dụng đã được báo cáo.
Các lệnh trừng phạt của phương Tây bao gồm lệnh cấm các hãng hàng không Nga hoặc máy bay do Nga sở hữu sử dụng không phận Liên Hiệp Âu Châu, cũng như lệnh cấm xuất khẩu công nghệ liên quan đến hàng không, một số trong đó được sử dụng trên trực thăng của Nga.
Sự an toàn của các hãng hàng không Nga đã giảm sút khi các công ty phải chật vật tìm kiếm phụ tùng thay thế.
Năm ngoái, Bộ Ngoại giao Nga đã chính thức đệ đơn khiếu nại lên Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, nói rằng các lệnh trừng phạt “gây nguy hiểm cho sự an toàn của hàng không dân dụng quốc tế”.
[Kyiv Independent: Russian Mi-8 helicopter with 22 people on board goes missing in Kamchatka, Kremlin media reports]
5. Liên Hiệp Âu Châu sẽ đào tạo thêm 15.000 quân nhân Ukraine vào cuối năm 2024, Borrell cho biết
Bộ trưởng Quốc phòng các quốc gia Liên minh Âu Châu đã đồng thanh tăng số lượng quân nhân Ukraine được đào tạo theo chương trình Phái bộ hỗ trợ quân sự Liên Hiệp Âu Châu cho Ukraine, gọi tắt là EUMAM, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên Hiệp Âu Châu, Josep Borrell, cho biết hôm Thứ Bẩy, 31 Tháng Tám.
EUMAM, được thành lập vào tháng 10 năm 2022, nhằm mục đích nâng cao việc đào tạo quân đội Ukraine. Chương trình đã đào tạo khoảng 60.000 quân nhân Ukraine, chủ yếu ở Đức và Ba Lan.
Theo Borrell, các bộ trưởng đã quyết định nâng mục tiêu lên 75.000 bằng cách huấn luyện thêm 15.000 binh sĩ Ukraine vào cuối năm.
Borrell cho biết khóa đào tạo sẽ được điều chỉnh theo tình hình chiến trường và được tiến hành phối hợp với Kyiv. Ông cũng tuyên bố mở một trung tâm điều phối tại thủ đô Ukraine.
Borrell mô tả EUMAM là “nhiệm vụ huấn luyện thành công nhất mà Liên Hiệp Âu Châu từng triển khai”.
Politico và Die Welt đưa tin vào ngày 27 tháng 8 rằng Liên Hiệp Âu Châu đang xem xét các “điều kiện chính trị và hoạt động” cụ thể mà theo đó Liên Hiệp Âu Châu sẽ gửi giảng viên đến Ukraine.
Tài liệu lưu ý rằng Ukraine yêu cầu đào tạo trong nước do những cân nhắc về hậu cần và chi phí. Tuy nhiên, một số quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu lo ngại rằng đào tạo trên đất Ukraine có thể làm leo thang xung đột với Nga.
[Kyiv Independent: EU to train additional 15,000 Ukrainian troops by end of 2024, Borrell says]
6. Món quà của Maduro tặng Putin: 2 quân nhân tình nguyện chiến đấu cho Ukraine bị dẫn độ về Nga
Hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, Cơ quan an ninh Nga, gọi tắt là FSB, cho biết họ đã bắt giữ hai công dân Colombia vì chiến đấu cho phe Ukraine, đây là vụ việc đầu tiên như vậy được công khai kể từ khi Điện Cẩm Linh bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện.
Việc dẫn độ và bắt giữ có thể nhằm mục đích gây hoảng sợ cho những người nước ngoài khác có ý định gia nhập quân đội Ukraine, cũng như nhấn mạnh mối quan hệ liên minh giữa Nga với các quốc gia như Venezuela của nhà lãnh đạo độc tài Nicolás Maduro.
Hai người đàn ông, Alexander Ante và José Aron Medina, đã gia nhập quân đoàn nước ngoài ở Ukraine vào mùa hè năm 2023, các phương tiện truyền thông địa phương Colombia và các phương tiện truyền thông tiếng Tây Ban Nha khác đưa tin.
Theo các báo cáo đó, những người đàn ông này đã bị lực lượng thực thi pháp luật Venezuela bắt giữ vào giữa tháng 7 khi đang trên đường trở về nhà trong thời gian quá cảnh tại Caracas, và sau đó bị dẫn độ về Nga.
Trong một tuyên bố, FSB của Nga cho biết những người đàn ông này bị phát hiện mang theo các tài liệu “xác nhận hoạt động phi pháp” và quần áo liên quan đến Carpathian Sich, một tiểu đoàn bao gồm các chiến binh nước ngoài ở Ukraine.
Hôm thứ Tư, một tòa án ở Mạc Tư Khoa đã ra phán quyết giam giữ những người đàn ông này trước khi xét xử tại nhà tù an ninh cao độ Lefortovo của Mạc Tư Khoa trong khi họ bị điều tra về tội tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang, mà ở Nga có mức án tối đa lên tới 15 năm tù.
FSB cũng công bố một đoạn video ghi lại cảnh hai người đàn ông bị dẫn xuống hành lang trong tư thế cúi đầu và tự nhận dạng mình trước camera, có lẽ là dưới sự ép buộc.
Trong khi đó, Nga cũng đang tích cực tuyển dụng lính đánh thuê ở nước ngoài cho nỗ lực chiến tranh chống lại Ukraine, bao gồm cả ở Cuba và Ấn Độ, với lời hứa về mức lương cao ngất ngưởng và thủ tục cấp quốc tịch Nga nhanh chóng.
Nhà nước Nga cũng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các nhóm lính đánh thuê của Nga, chẳng hạn như Wagner, ngoài hoạt động chiến đấu ở Ukraine, nhóm này còn đặc biệt hoạt động tích cực ở Phi Châu.
[Politico: Maduro’s gift to Putin: 2 mercenaries who fought for Ukraine extradited to Russia]
7. Putin, tiền mặt và súng thúc đẩy sự suy nghĩ lại đang 'bùng nổ' về sự trung lập của Thụy Sĩ
Thụy Sĩ không muốn tham gia vào chiến tranh nhưng lại thích kiếm tiền.
Sự xung đột giữa những giá trị đó — cùng với lo ngại rằng Putin gây nguy hiểm cho toàn bộ Âu Châu — đang thúc đẩy nước này phải xem xét lại lập trường quốc phòng của mình.
Trong một báo cáo gây chấn động được công bố hôm Thứ Sáu, 30 Tháng Tám, một nhóm chuyên gia khuyến nghị với chính phủ rằng đất nước, vốn trung lập kể từ năm 1515, nên xây dựng “năng lực phòng thủ chung” với Liên Hiệp Âu Châu và NATO.
“Kể từ cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, tính trung lập một lần nữa trở thành chủ đề tranh luận chính trị, cả trong và ngoài nước. Áp lực đối với Thụy Sĩ để làm rõ lập trường của mình đang gia tăng”, báo cáo viết, và kêu gọi “sửa đổi” chính sách trung lập của mình.
Một trong nhiều động lực là cách thế mà tính trung lập của Thụy Sĩ ảnh hưởng đến việc bán vũ khí; một động lực khác là làm sao để bảo vệ tốt hơn một quốc gia bị bao quanh bởi hai nhóm mà quốc gia này không thuộc về.
Sự đảo lộn chính sách tiềm tàng là một dấu hiệu khác cho thấy cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine năm 2022 đang thay đổi bối cảnh an ninh của Âu Châu. Cuộc tấn công vô cớ này đã thúc đẩy Thụy Điển và Phần Lan từ bỏ sự trung lập và gia nhập NATO.
Các chuyên gia chuẩn bị báo cáo — bao gồm các nhà ngoại giao, quan chức cao cấp, cựu tổng tư lệnh quân đội Thụy Sĩ và Wolfgang Ischinger, cựu giám đốc Hội nghị An ninh Munich — đã chuyển những phát hiện của họ cho Bộ trưởng Quốc phòng và An ninh Thụy Sĩ Viola Amherd, người cũng là Tổng thống Thụy Sĩ từ ngày 1 Tháng Giêng, năm nay. Các khuyến nghị sẽ cung cấp thông tin cho chiến lược an ninh năm 2025 của Thụy Sĩ.
Xuất khẩu vũ khí của Thụy Sĩ đã giảm 27 phần trăm vào năm ngoái xuống dưới 700 triệu franc Thụy Sĩ hay 746 triệu euro so với năm 2022 - do các điều khoản xuất khẩu vũ khí chặt chẽ và do tác động từ việc Qatar chấm dứt việc mua các hệ thống phòng không liên quan đến việc nước này đăng cai World Cup 2022.
Bern cấm bán vũ khí cho các quốc gia có chiến tranh và điều này đã gây ảnh hưởng đến mối quan hệ với các quốc gia khác muốn gửi vũ khí cho Ukraine, trong đó có thể bao gồm các phụ tùng của Thụy Sĩ.
“Lệnh cấm tái xuất khẩu phải được dỡ bỏ”, báo cáo thúc giục.
Thụy Sĩ đã chặn việc chuyển giao vũ khí và đạn dược cho Ukraine từ một số nước Âu Châu. Phải mất nhiều tháng gây sức ép, Thụy Sĩ mới đồng ý chuyển xe tăng Leopard dư thừa đến Đức để thay thế những xe tăng đã gửi đến Ukraine. Việc Thụy Sĩ từ chối cho phép đạn dược do Thụy Sĩ sản xuất trong kho dự trữ của Đức được chuyển đến Ukraine để sử dụng trong các hệ thống phòng không Gepard đã thúc đẩy nhà sản xuất vũ khí Đức Rheinmetall tăng cường sản xuất đạn dược tại Đức.
Các chuyên gia cũng muốn củng cố ngành công nghiệp vũ khí của Thụy Sĩ bằng cách thúc đẩy các chính sách bù trừ và tiếp cận các chương trình vũ khí của Liên Hiệp Âu Châu và NATO.
Báo cáo này đã gây tranh cãi ngay cả trước khi được công bố, vì các đảng đối lập cáo buộc Tổng thống Amherd chỉ định chủ yếu những người ủng hộ NATO và Liên Hiệp Âu Châu vào ủy ban chuyên gia.
Có khả năng dự luật này sẽ gặp phải sự phản đối tại quốc hội Thụy Sĩ, đặc biệt là từ các đảng thiên tả và phe cực hữu theo chủ nghĩa dân tộc; Tổng thống Amherd hiện đang bị chỉ trích vì mối quan hệ ngày càng chặt chẽ của nước này với NATO.
Jean-Marc Rickli, nhà lãnh đạo bộ phận những rủi ro toàn cầu và những vấn đề mới nổi của Trung tâm Chính sách An ninh Geneva, cho biết: “Báo cáo nêu rõ rằng Thụy Sĩ là một quốc gia phương Tây và do đó ủng hộ các giá trị của phương Tây”.
Tuy nhiên, ông nói thêm rằng “những lời kêu gọi tăng cường hợp tác quân sự với NATO và Liên Hiệp Âu Châu rất có thể sẽ gây ra nhiều cuộc tranh luận trong nội bộ Thụy Sĩ”, đồng thời đồng ý với đánh giá rằng báo cáo này có khả năng “gây chấn động” trong nước.
Các chuyên gia không đề xuất Thụy Sĩ từ bỏ hoàn toàn sự trung lập và gia nhập NATO, nhưng họ kêu gọi tăng cường mối quan hệ với liên minh quân sự và Liên Hiệp Âu Châu về huấn luyện chung, phòng thủ chống hỏa tiễn đạn đạo và các cuộc tập trận song phương và đa phương.
Báo cáo cũng kêu gọi chi tiêu quân sự phải đạt 1 phần trăm GDP vào năm 2030. Thụy Sĩ hiện chi 0,76 phần trăm GDP cho quốc phòng — ít hơn nhiều so với bất kỳ thành viên NATO nào ngoại trừ Iceland, là quốc gia không có quân đội.
Mặc dù Thụy Sĩ khó có thể bị tạm chiếm, nhưng quốc gia này đã là mục tiêu của chiến tranh hỗn hợp bao gồm thông tin sai lệch, gián điệp và tấn công mạng, theo báo cáo. Các chuyên gia khuyến nghị nên chuyển sang “phòng thủ toàn cầu”, nghĩa là chuẩn bị toàn bộ xã hội — không chỉ quân đội — cho một cuộc xung đột tiềm tàng.
Thân thiện với Liên Hiệp Âu Châu, và NATO
Trong những tháng qua, hội đồng liên bang Thụy Sĩ, cơ quan điều hành đất nước, đã bày tỏ mong muốn hợp tác với cả NATO và Liên Hiệp Âu Châu về an ninh và quốc phòng.
Hôm Thứ Tư, 28 Tháng Tám, một phái đoàn Thụy Sĩ đã đến Luxembourg để gặp Cơ quan Hỗ trợ và Mua sắm của NATO, gọi tắt là NSPA. Một trong những mục tiêu của cuộc họp là đánh giá các mối quan hệ hợp tác tiềm năng và cơ hội hợp tác với cơ quan này.
Đầu tháng này, hội đồng liên bang cũng đã chấp thuận tham gia hai dự án Hợp tác có cấu trúc thường trực, gọi tắt là PESCO, của Liên Hiệp Âu Châu, một dự án về khả năng di chuyển quân sự nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc qua lại biên giới và một dự án khác về phòng thủ mạng.
Theo Rickli, Thụy Sĩ muốn chứng minh rằng họ đang đóng vai trò của mình trong trường hợp quốc gia trung lập này cần sự trợ giúp quân sự từ các nước Liên Hiệp Âu Châu hoặc NATO.
“Có một yếu tố danh tiếng của Thụy Sĩ có khả năng bị coi là kẻ hưởng lợi không hợp tác với các quốc gia Âu Châu”, ông nói. “Nếu muốn hưởng lợi từ sự giúp đỡ của các đối tác Âu Châu, họ phải đền đáp lại”.
[Politico: Putin, cash and guns prompt ‘explosive’ rethink of Swiss neutrality]
8. 3 bí ẩn chưa có lời giải trong vụ án Giám đốc Telegram Pavel Durov
Cỗ máy thuyết âm mưu đã hoạt động quá mức kể từ vụ bắt giữ bất ngờ Pavel Durov vào hôm thứ Bảy 24 Tháng Tám. Vụ bắt giữ đã làm dấy lên sự phẫn nộ trong những người ủng hộ quyền tự do ngôn luận, những người cáo buộc Pháp tìm cách kiểm duyệt nền tảng nhắn tin Telegram.
Theo nền tảng này, kể từ khi ra mắt vào năm 2013, Telegram đã trở thành công cụ được những người bất đồng chính kiến, tướng lĩnh chiến trường và các nhóm du đảng sử dụng, thu hút gần một tỷ người dùng.
Durov đã được tại ngoại sau khi nộp số tiền bảo lãnh 5 triệu euro vào thứ Tư sau khi bị điều tra chính thức về sáu tội danh, bao gồm từ chối hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật và đồng lõa trong việc quản lý một nền tảng trực tuyến “để thực hiện giao dịch bất hợp pháp trong một nhóm có tổ chức”.
Cuộc điều tra được thúc đẩy bởi sự miễn cưỡng hợp tác của Telegram trong một vụ lạm dụng trẻ em, POLITICO đưa tin độc quyền, dẫn đến việc ban hành lệnh bắt giữ đối với Durov và anh trai Nikolai Durov, người đồng sáng lập nền tảng này.
Trong khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh rằng vụ án “hoàn toàn không liên quan đến chính trị”, vụ bắt giữ chưa từng có này đã làm dấy lên nhiều câu hỏi xung quanh ông trùm công nghệ này và mối quan hệ của ông với Paris và Mạc Tư Khoa.
Bí ẩn thứ nhất: Durov hiểu Macron đến mức nào?
Mặc dù người Pháp trung bình có thể không biết nhiều về Telegram, nhưng ứng dụng này tự hào có ít nhất một người dùng trung thành ở Pháp: đó là tổng thống nước này.
Macron đã sử dụng ứng dụng này kể từ những ngày đầu của chiến dịch tranh cử tổng thống đầu tiên của mình, gần một thập niên trước, và vẫn tiếp tục làm như vậy — mặc dù các thành viên nội các của ông đã chính thức được yêu cầu ngưng ngay việc sử dụng nền tảng này vào năm ngoái.
Durov đã gặp tổng thống Pháp ít nhất một lần, vào năm 2018, một người thân cận với Macron nói với POLITICO. Cuộc họp kín không được công khai vào thời điểm đó. Hai người đã gặp nhau “nhiều lần” kể từ khi Macron lần đầu tiên trở thành tổng thống, theo Le Monde.
Macron từ lâu đã thúc đẩy nước Pháp trở thành ngôi nhà cho các công ty công nghệ lớn. “Pháp sẽ là quốc gia dẫn đầu về siêu đổi mới, thay đổi và chuyển đổi sâu sắc”, Macron nói, một tháng sau cuộc bầu cử năm 2017 của ông.
Tổng thống đã cố gắng thuyết phục Durov chuyển Telegram đến Paris và đề nghị anh ta nhập quốc tịch Pháp, tờ Wall Street Journal đưa tin. Trong khi Durov hiện có quốc tịch Pháp, Telegram hiện có trụ sở chính tại Dubai.
Khi Durov bị bắt tại phi trường Le Bourget vào tối thứ Bảy, ông được cho là đã nói với cảnh sát rằng ông đến Paris để ăn tối với Macron, theo tờ báo châm biếm hàng tuần của Pháp Le Canard enchaîné. Macron đã mạnh mẽ phủ nhận việc mời ông vào hôm Thứ Năm, 29 Tháng Tám. “Tôi hoàn toàn không biết gì về chuyến thăm Pháp của ông Durov”, ông nói trong chuyến thăm Serbia.
Nguồn tin thân cận với Macron nhấn mạnh rằng tổng thống Pháp đang ở nhà nghỉ riêng của mình tại Le Touquet, miền bắc nước Pháp vào ngày hôm đó.
Đây không phải là trò đùa thực tế đầu tiên của Durov với chính quyền Pháp. Vào tháng 4 năm 2023, tỷ phú này đã đổi tên hợp pháp của mình trong hộ chiếu Pháp thành “Paul du Rove”, một phiên bản tiếng Pháp của Pavel Durov — như được ghi lại trong Nhật báo chính thức của nước này.
Bí ẩn thứ hai: Durov đã trở thành người Pháp như thế nào? Anh ta có bao nhiêu hộ chiếu?
Người sáng lập, sinh ra tại Nga, đã nhập quốc tịch Pháp vào năm 2021 thông qua một thủ tục thường dành cho “một người nước ngoài nói tiếng Pháp, người đóng góp thông qua công việc xuất sắc của mình vào ảnh hưởng của Pháp và sự thịnh vượng của quan hệ kinh tế quốc tế của nước này”.
Ông không phải là ông trùm công nghệ duy nhất đi theo con đường này. CEO người Mỹ của Snapchat, Evan Spiegel, người nói được một ít tiếng Pháp, cũng đã nhận được quyền công dân vào năm 2018.
“Đó là quyết định mà chúng tôi đã đưa ra vào năm 2018, mà tôi hoàn toàn ủng hộ,” Macron cho biết hôm thứ Năm. Ông nói thêm rằng đó là “một phần của chiến lược cho phép phụ nữ và nam giới khi họ là nghệ sĩ, vận động viên, doanh nhân, khi họ nỗ lực học ngôn ngữ, khi họ tạo ra của cải, khi họ yêu cầu, để cấp cho họ quốc tịch Pháp. Tôi đã làm điều đó cho ông Durov, người đã mất công học tiếng Pháp, cũng giống như tôi đã làm cho Spiegel. Tôi nghĩ điều đó tốt cho đất nước chúng tôi.”
Người ta vẫn chưa rõ Durov đã đóng góp như thế nào vào ảnh hưởng của Pháp.
Ban đầu, phủ tổng thống Pháp đã từ chối chịu trách nhiệm cấp quyền công dân và nói với tờ POLITICO rằng quyết định này do Bộ ngoại giao Pháp đưa ra.
Durov cũng là công dân của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nơi ông sinh sống và điều hành Telegram. Abu Dhabi đã yêu cầu được tiếp cận lãnh sự với Durov sau khi ông bị bắt — nhưng ông trùm công nghệ đã từ chối lời đề nghị giúp đỡ, theo một người thân cận với ông. “Chúng tôi đang liên lạc với chính quyền Pháp về vụ việc này và những người đại diện của Pavel Durov”, một đại diện của cơ quan ngoại giao Các Tiểu Vương quốc Ả rập thống nhất nói với POLITICO.
Phương tiện truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng Mạc Tư Khoa cũng đã yêu cầu được tiếp cận lãnh sự. “Người có liên quan đã từ chối sự bảo vệ của lãnh sự Nga và chuyến thăm lãnh sự của Emirati, nhưng đồng ý rằng đại sứ quán Emirati sẽ được cập nhật về tình hình của mình”, một quan chức chính phủ Pháp nói với POLITICO.
Phát ngôn nhân của Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã xác nhận Durov có quốc tịch Nga, đồng thời nói thêm rằng ông không biết anh này còn sở hữu bao nhiêu quốc tịch khác, hãng thông tấn Nga TASS đưa tin.
Durov cũng đã có được quyền công dân của quốc đảo Saint Kitts và Nevis thuộc vùng Caribe thông qua một chương trình “đầu tư” trong đó hộ chiếu được cấp thông qua các khoản đóng góp tài chính lớn. Khi được POLITICO liên hệ, đại sứ của quốc gia này tại Paris đã xác nhận quyền công dân của Durov nhưng nhấn mạnh rằng mối quan hệ của ông với Saint Kitts và Nevis là hạn chế. Durov chưa liên hệ với các dịch vụ lãnh sự của quốc gia này.
Bí ẩn thứ ba: Durov có còn trung thành với nước Nga không?
Việc Durov rời khỏi Nga vào năm 2014 diễn ra sau căng thẳng với Điện Cẩm Linh. Trước khi ra mắt Telegram, anh ta đã thành lập một nền tảng truyền thông xã hội có tên là VKontakte và ông tuyên bố đã từ chối cung cấp thông tin liên lạc của các nhà hoạt động ủng hộ dân chủ Ukraine trong phong trào Euromaidan năm đó.
Tuy nhiên, Mạc Tư Khoa đã tìm cách can thiệp kể từ khi anh ta bị bắt, tuyên bố rằng họ đã cung cấp “mọi sự hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết” cho Durov, đồng thời cáo buộc Pháp đe dọa và “có nỗ lực trực tiếp nhằm hạn chế quyền tự do ngôn luận”.
Mặc dù Durov tự nhận mình là người phản đối Điện Cẩm Linh, nhưng thực tế có vẻ phức tạp hơn. Ngay cả sau khi rời khỏi Nga và bán cổ phần của mình tại VKontakte, Durov được đồn đãi là vẫn duy trì mối quan hệ với đất nước này. Alisher Usmanov, một nhà tài phiệt thân cận với Putin, được cho là đã giúp tài trợ cho Telegram trong giai đoạn đầu. Telegram ban đầu cũng hoạt động tại cùng một văn phòng Singer House ở St. Petersburg như VKontakte.
Anh trai của Durov là Nikolai, người cũng bị Pháp truy nã, được các phương tiện truyền thông ủng hộ Điện Cẩm Linh đưa tin là đang sống ở St. Petersburg, nơi anh ta làm việc tại Viện Toán học Steklov thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga danh tiếng. Trang web của viện này liệt kê Nikolai Durov là một nhân viên.
Mặc dù Nikolai được báo cáo rộng rãi về những đóng góp của mình cho thành công của Telegram, anh ta luôn tránh xa sự chú ý, để lại vai trò đó cho em trai mình. Theo Telegram, Pavel hỗ trợ ứng dụng này “về mặt tài chính và tư tưởng trong khi Nikolai đóng góp về mặt công nghệ”.
Theo báo cáo của Important Stories, dựa trên thông tin rò rỉ từ dữ liệu tình báo Nga, Durov đã đến thăm Nga “hơn 60 lần” trong khoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2021.
Telegram được quân đội Nga sử dụng rộng rãi để liên lạc trên chiến trường, các blogger và nhà báo quân sự ủng hộ chiến tranh và hàng triệu người dân Nga bình thường cùng các quan chức chính trị.
Kênh blogger quân sự Nga Povernutie na Z Voine cho biết : “Trên thực tế, họ đã bắt giữ nhà lãnh đạo cơ quan liên lạc của quân đội Nga”.
Các quan chức của cơ quan an ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, cho rằng Durov có thể giúp giải mã các tài liệu mà họ đã tịch thu được của Nga liên quan đến những cấp chỉ huy Nga đã ra lệnh giết tù binh chiến tranh Ukraine, và ném bom vào các cơ sở hạ tầng dân sự. Trong khi đó, Liên Hiệp Âu Châu cũng mong muốn tìm ra ai đứng sau các hoạt động phá hoại hỗn hợp tại các nước Tây Âu.
Kênh Baza ủng hộ Điện Cẩm Linh đưa tin, các quan chức và cơ quan thực thi pháp luật đã được hướng dẫn phải xóa tất cả thông tin liên lạc của họ khỏi Telegram.
Margarita Simonyan, nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh, cho biết như trên: “Tất cả những người đã quen với việc sử dụng nền tảng này cho các cuộc trò chuyện nhạy cảm nên xóa những cuộc trò chuyện đó ngay bây giờ và đừng làm như vậy nữa”. “Durov đã bị bắt để lấy chìa khóa. Và anh ta sẽ đưa chúng ra.”
Trong giới đối lập Nga, Telegram có tiếng xấu lẫn lộn. Một mặt, nó cung cấp phương tiện liên lạc an toàn, tránh khỏi con mắt tò mò của FSB, và là nền tảng thay thế cho các phương tiện truyền thông độc lập bị chính quyền Nga chặn trực tuyến. Mặt khác, đã có một số sự việc trong đó các kênh hoặc sáng kiến có thể gây rắc rối cho Điện Cẩm Linh đã bị nền tảng này chặn hoặc cản trở.
Quân đội Ukraine chủ yếu sử dụng nền tảng Signal để liên lạc, nhưng hầu hết các cơ quan chính phủ cũng có kênh Telegram và ứng dụng này cũng được binh lính và thường dân Ukraine sử dụng rộng rãi để nhắn tin cá nhân và viết blog.
[Politico: 3 unsolved mysteries in the case of Telegram CEO Pavel Durov]
Hán hóa không phải là hội nhập văn hóa mà là bắt GH sụp lạy Tập Cận Bình. Chuẩn bị WYD Korea 2027
VietCatholic Media
17:44 31/08/2024
1. Chuẩn bị Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2027
Một nhóm mấy chục người trẻ Nam Hàn đã đến Bồ Đào Nha để thu thập các chứng từ và kinh nghiệm liên quan đến việc tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ tại Lisbon, hồi tháng Tám năm ngoái, 2023, để chuẩn bị cho việc tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2027 tới đây, tại Hán Thành (Hán Thành), thủ đô Nam Hàn.
Phần lớn các thành viên trong nhóm là các huynh trưởng và những người đặc trách mục vụ giới trẻ thuộc Tổng giáo phận Hán Thành. Ngoài thủ đô Lisbon, đoàn cũng đến viếng Đền thánh Đức Mẹ Fatima. Trong dịp này, phái đoàn cũng hành hương tại Đền thánh Giacôbê, ở Santiago de Compostela, miền tây bắc Tây Ban Nha.
Hồi cuối thánh lễ Chúa nhật, mùng 06 tháng Tám năm ngoái, bế mạc Ngày Quốc tế Giới trẻ ở Lisbon, trước sự hiện diện của một triệu 500.000 người, Đức Thánh Cha đã thông báo việc chọn Hán Thành làm nơi tổ chức Ngày Quốc tế Giới trẻ lần tới, 2027.
Chúa nhật, ngày 28 tháng Bảy vừa qua, tại nhà thờ chính tòa Minh Đỗng (Myeongdong), ở Hán Thành, thủ đô Nam Hàn, đã khai diễn cuộc gặp gỡ để chính thức chuẩn bị Ngày Quốc tế Giới trẻ năm 2027.
Buổi lễ xoay quanh chủ đề “Hy vọng bừng lên tại Hán Thành” và có hơn một ngàn bạn trẻ hiện diện tại buổi lễ, trong đó cũng có vài người trẻ Bắc Hàn, cùng với đông đảo các vị đại diện Giáo hội và chính quyền, đặc biệt có Đức Tổng Giám Mục Giovanni Gaspari, Sứ thần Tòa Thánh tại Nam Hàn và Mông Cổ, ông Gleison De Paula Souza, người Brazil, Tổng thư ký Bộ Giáo dân, Gia đình và Sự sống, các đại diện ngoại giao của tám quốc gia, ông Yong Ho-sung, Thứ trưởng văn hóa, thể thao và du lịch, 19 đại biểu quốc hội và 9 thành viên Hội đồng thành phố Hán Thành. Ngoài ra, cũng có sự hiện diện của vài anh chị em khuyết tật, quân nhân, biểu tượng sự hiệp nhất và bao gồm.
Đức Tổng Giám Mục Hán Thành cũng phác họa những giai đoạn kế tiếp trong tiến trình chuẩn bị, như công bố chủ đề vào tháng Chín, trao biểu tượng Thánh giá và ảnh Đức Mẹ Phần rỗi của dân Roma, cho đại diện giới trẻ Hán Thành, vào dịp Ngày Quốc tế Giới trẻ cử hành cấp giáo phận, vào Đại lễ Chúa Kitô Vua, ngày 24 tháng Mười Một năm nay. Năm tới, 2025, trong bối cảnh Năm Thánh 2025, sẽ có những ngày Năm Thánh dành cho giới trẻ, từ ngày 28 tháng Bảy đến ngày 03 tháng Tám.
2. “Hán hóa” không phải là hội nhập văn hóa
Tiến sĩ George Weigel là thành viên cao cấp của Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công cộng Washington, và là người viết tiểu sử Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ông vừa có bài viết nhan đề “‘Sinicization’ Is Not Inculturation”, nghĩa là “‘Hán hóa’ không phải là hội nhập văn hóa”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
“Hội nhập văn hóa” đã là một thuật ngữ thông dụng của Công Giáo trong hơn nửa thế kỷ. Đây không phải là từ nhằm xuyên tạc ý nghĩa, lộng giả thành chân, như trong trường hợp nhiều thuật ngữ xã hội học khác. Trái lại, nó thể hiện một chân lý trong hoạt động truyền giáo của Công Giáo đã có từ hai thiên niên kỷ trước: Giáo hội sử dụng bất kỳ yếu tố thích hợp nào có sẵn trong một nền văn hóa nhất định để làm cho đề xuất Phúc Âm trở nên sống động trong môi trường đó. Các dụ ngôn do chính Chúa Giêsu đưa ra trong cuộc đời rao giảng của Ngài là sự bảo đảm trong Kinh thánh cho phương pháp truyền giáo này. Chúa đã sử dụng các yếu tố văn hóa quen thuộc có sẵn để truyền tải những chân lý quan trọng về Vương quốc của Chúa đang đi vào lịch sử—người buôn bán tìm thấy viên ngọc trai vô giá, người gieo hạt kiên nhẫn chờ đợi mùa gặt, hạt cải trở thành một cây lớn, v.v.
Thánh Phaolô là một “người hội nhập văn hóa” đầu tiên trong Công vụ Tông đồ 17, khi ngài cố gắng thuyết phục những người dân thành Athen hoài nghi rằng “vị thần vô danh” mà họ dùng để bảo vệ các luận lý tôn giáo của mình đã tự tỏ mình ra với dân Israel và trong Chúa Giêsu, bị đóng đinh và sống lại. Điều đó không hiệu quả như Phaolô hy vọng, nhưng chiến lược này là đúng đắn. Và vài thế kỷ sau, nó đã được Giáo hội triển khai để biến lời tuyên bố nguyên thủy của Kitô giáo—”Chúa Giêsu là Chúa”—thành tín điều và giáo điều, thông qua sự trung gian của các phạm trù rút ra từ triết học cổ điển tại các công đồng chung như Nicê I và Chalcedon.
Hội nhập văn hóa cũng có thêm một yếu tố quan trọng nữa. Khi Giáo hội tiếp nhận các yếu tố văn hóa từ một môi trường nhất định để làm cho thông điệp Phúc Âm trở nên “có thể nghe được”, thì một sự hội nhập văn hóa thành công sau đó sẽ dẫn đến việc Phúc Âm định hình lại môi trường đó để nó thể hiện sự hiểu biết theo Kinh thánh về phẩm giá và tình đoàn kết của con người. Như tôi đã giải thích trong Thư gởi người Công Giáo trẻ, sự hội nhập văn hóa của Phúc Âm ở Mễ Tây Cơ thông qua biểu tượng Đức Mẹ Guadalupe là một ví dụ điển hình về các yếu tố văn hóa bản địa đưa mọi người đến với đức tin, làm sâu sắc thêm đức tin đó và định hình lại một nền văn hóa.
Hội nhập văn hóa không phải là những gì đang diễn ra ở Trung Quốc ngày nay.
Dưới sự cai trị sắt đá của nhà độc tài Tập Cận Bình, chính sách tôn giáo của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “Hán hóa”. Những người cả tin hoặc gian dối coi đây chỉ là một hình thức hội nhập văn hóa khác. “Hán hóa” không phải như vậy: Đó là sự đảo ngược lệch lạc của hội nhập văn hóa, nếu được hiểu đúng.
Đức tin Công Giáo ở Trung Quốc phải tuân theo “Tư tưởng Tập Cận Bình”; nó không được làm dịu đi, càng không được sửa đổi, ý thức hệ chính thức của nhà nước. Thực hành Công Giáo ở Trung Quốc phải thúc đẩy các mục tiêu bá quyền của chế độ cộng sản Trung Quốc; nếu chứng tá Công Giáo thách thức các mục tiêu đó, hoặc cách thức các mục tiêu đó được thúc đẩy thông qua các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng trong nước và xâm lược quốc tế, thì kết quả là sự đàn áp, thường là thông qua hệ thống pháp luật tham nhũng mà người bạn Jimmy Lai của tôi là một nạn nhân nổi bật.
Một sự hội nhập văn hóa thực sự của Phúc Âm tại Trung Quốc sẽ kêu gọi Trung Quốc và chế độ chuyên chế hiện đang kiểm soát nó hoán cải. Ngược lại, “Hán hóa” là lời kêu gọi Giáo Hội Công Giáo quỳ lạy, và phục tùng một cách ngoan ngoãn chương trình kiểm soát xã hội của chế độ, về cơ bản là sự tinh chỉnh những gì George Orwell mô tả trong tiểu thuyết phản địa đàng 1984—mặc dù phản địa đàng hiện được quảng bá như một xã hội lý tưởng của sự sung túc, kết hợp với việc khôi phục danh dự và phẩm giá quốc gia thông qua sự thống trị thế giới.
Sự kiên trì ngoan cố của Vatican trong thỏa thuận thảm họa về mặt truyền giáo, sai lầm về mặt chiến lược và đáng ngờ về mặt giáo luật mà họ đã thực hiện với chế độ Tập Cận Bình vào năm 2018 – trong thỏa thuận trao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc quyền đề cử giám mục, vi phạm giáo huấn của Công đồng Vatican II và lệnh cấm được nêu trong Điều 377 triệt 5 - là một dấu chỉ phản chứng chống lại tầm quan trọng của sự hội nhập văn hóa đích thực đối với Công cuộc Truyền giáo Mới. Thỏa thuận đó không thúc đẩy sứ mệnh công bố Phúc Âm của Giáo hội tại Trung Quốc. Thỏa thuận đó không đặt Giáo hội vào vị thế phục vụ xã hội Trung Quốc. Thay vào đó, thỏa thuận đó biến những người trong giáo hội thành những phát ngôn nhân trên thực tế cho một chế độ đang đàn áp người Hồi giáo và người Duy Ngô Nhĩ cũng như những người theo đạo Tin lành và Công Giáo thầm lặng. Vì vậy, Hồng Y Stêphanô Châu Thủ Nhân (Stephen Chow, 周星馳) của Dòng Tên mới được tấn phong gần đây thậm chí không thể dám nhắc đến những từ “Thiên An Môn” và “thảm sát” vào đúng ngày kỷ niệm 35 năm vụ thảm sát đó (hoàn toàn trái ngược với lời chứng dũng cảm của người tiền nhiệm của ngài là giám mục Hương Cảng, Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, dòng Salêsiêng).
Sự đảo ngược của quá trình hội nhập văn hóa này cũng đang làm tổn hại đến danh tiếng của Công Giáo trên trường quốc tế. Nhà sử học vĩ đại người Anh Sir Michael Howard đã từng nói với tôi rằng sự chuyển đổi của Giáo Hội Công Giáo thành tổ chức bảo vệ quyền con người cơ bản nổi bật nhất thế giới là một trong hai cuộc cách mạng lớn của thế kỷ XX, cuộc cách mạng còn lại là cuộc tiếp quản của những người Bolshevik của Lênin ở Nga vào năm 1917. Cuộc cách mạng của Lenin vẫn tiếp diễn ở Trung Quốc. Trong khi đó, cuộc cách mạng nhân quyền của Công Giáo đã bị đình trệ ở Rôma trong thập niên qua, gây bất lợi cho cả Giáo hội và thế giới.
[First Things: “Sinicization” Is Not Inculturation]
3. Đức Tổng Giám Mục Công Giáo tại Mạc Tư Khoa nhấn mạnh tự do tôn giáo và nhân quyền
Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi, Tổng giám mục Giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Mạc Tư Khoa, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Liên bang Nga, nhấn mạnh tính chất bất khả xâm phạm của tự do tôn giáo và các quyền con người, nhân vụ việc Quốc hội Ukraine thông qua luật cấm Giáo hội Chính thống có liên hệ với Tòa Thượng phụ Chính thống Mạc Tư Khoa từ nay không được hoạt động nữa.
Trả lời phỏng vấn về quyết định vừa nói của quốc hội Ukraine, Đức Tổng Giám Mục Paolo Pezzi, người Ý, nhận định rằng: “Đối với tình trạng khách quan phức tạp tại một nước khác, thì mọi bình luận chính thức là điều thuộc thẩm quyền của Tòa Thánh, đặc biệt là Phủ Quốc vụ khanh”. Tuy nhiên, Đức Tổng Giám Mục cũng nhận xét rằng vì vụ này ở Ukraine liên quan đến các quyền con người, nên cần nhắc lại giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo, theo đó, “nguồn mạch đích thực của các quyền con người, các quyền phổ quát, bất khả xâm phạm, mà không ai có thể tước đoạt, không đến từ ý chí của dân chúng, từ lệnh nhà nước hay từ nhà cầm quyền, nhưng từ chính con người và Thiên Chúa là Đấng tạo dựng nên con người”.
Dựa theo cuốn Toát yếu Giáo huấn xã hội Công Giáo, Đức Tổng Giám Mục Pezzi nêu rõ rằng trong số các nhân quyền vừa nói, thì quyền tự do lương tâm và tôn giáo là một trong những thiện ích tốt nhất và một trong những nghĩa vụ quan trọng nhất của mỗi quốc gia, của xã hội và nhà nước là không được cưỡng bách một người phải hành động trái với lương tâm của họ hoặc cấm họ hành động theo lương tâm.
Nhưng đàng khác, cũng giáo huấn của Giáo hội nhắc nhở chúng ta rằng quyền tự do tôn giáo tự nó không phải là vô giới hạn, nó có thể bị hạn chế trong những trường hợp chính đáng, phù hợp với những đòi hỏi của công ích. Trong bối cảnh này, Đức Tổng Giám Mục Pezzi nhắc đến tuyên ngôn mới đây của Bộ Giáo lý đức tin “Dignitas humanar”, Phẩm giá con người, và nhấn mạnh rằng nhà nước không thể lạm dụng khả thể giới hạn vừa nói, sự hạn chế này không thể do độc đoán hoặc do sự ủng hộ bất công đối với một phía nào, nhưng quyết định ấy phải được thực hiện phù hợp với các quy tắc pháp luật, phù hợp với trật tự luân lý khách quan và việc bảo vệ đích thực các quyền nhắm mưu ích cho mọi công dân
4. Thị trưởng Roma cho biết mỗi ngày hơn một trăm ngàn người đến Roma, nhân dịp Năm Thánh
Theo Thị trưởng thành Roma, ông Roberto Gualtieri, trong Năm Thánh 2025 tới đây, mỗi ngày Roma sẽ đón tiếp hơn một trăm ngàn tín hữu hành hương và du khách.
Phát biểu hôm 23 tháng Tám vừa qua, trong cuộc đối thoại trực tuyến với các tham dự viên “Cuộc gặp gỡ thân hữu”, tại thành Rimini, trung Ý, ông Gualtieri, cũng là Ủy viên chính phủ Ý về Năm Thánh, cho biết chính quyền Roma đang hết sức cố gắng để sẵn sàng đáp ứng những nhu cầu của đông đảo các tín hữu hành hương Năm Thánh. Đây cũng là một cơ hội và cơ may làm cho thành Roma được đẹp đẽ và hiệu năng hơn, có tinh thần liên đới, bao gồm và kiên trì hơn.
Ông Gualtieri nhìn nhận rằng đây là một năm “cam go” đối với dân thành Roma, để mang lại cho Roma một bộ mặt mới. Tổng cộng, có sáu mươi công trường tái thiết và tu bổ, nguyên tại khu vực trung tâm lịch sử của Roma. Thêm vào đó, có hơn sáu trăm biện pháp khác nhau của thành phố Roma để cải thiện giao thông bằng xe đạp hay đi bộ, cải tiến về mặt xã hội, văn hóa và giáo dục.
Hiện diện trong cuộc hội luận về Năm Thánh trong cuộc gặp gỡ ở Rimini, cũng có Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Quyền Tổng trưởng Bộ Loan báo Tin mừng, và cũng là vị điều hợp viên việc tổ chức và tiến hành Năm Thánh, về phía Giáo hội. Đức Tổng Giám Mục giải thích về giá trị của hy vọng và tha thứ, là hai từ chủ yếu trong Năm Thánh, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhấn mạnh trong Tông sắc “Spes non confudit”, Hy vọng không làm thất vọng, qua đó Đức Thánh Cha ấn định Năm Thánh 2025.
Đức Tổng Giám Mục nói: “Nét đặc sắc trong việc loan báo Năm Thánh hệ tại sự liên kết giữa hai yếu tố, là hy vọng và khả năng trao ban, cống hiến, tham gia, đề ra những dấu chỉ cụ thể về hy vọng (...). Tiếp đến là sự tha thứ, lãnh nhận ân xá như một hồng ân của Thiên Chúa: Năm Thánh, Giubileo, là loan báo một ơn đại tha thứ được ban cho chúng ta. Trong Tông sắc vừa nói, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tha thứ không phải là thay đổi quá khứ, nhưng có thể giúp ta sống tương lai một cách tốt đẹp hơn... Trong một bầu không khí oán hận, bạo lực, báo thù, Năm Thánh đến nhắc nhở chúng ta về hồng ân lớn lao của Thiên Chúa. Ơn tha thứ, ân xá, là thánh ân, chứ không phải là một sự chinh phục. Đó là cảm nghiệm sự tha thứ của Thiên Chúa qua một hành trình: cuộc hành hương, bước qua Cửa Năm Thánh, tuyên xưng đức tin, làm việc bác ái. Loan báo rằng Thiên Chúa đang đến gặp gỡ bạn”.