Phụng Vụ - Mục Vụ
Khiêm hạ phục vụ noi gương Đức Giêsu
Lm Đan Vinh
00:58 27/08/2019
Chúa Nhật 22 Thường Niên C
Hc 3,19-21.30-31; Dt 12,18-19.22-24a; Lc 14,1.7-14
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 14,1.7-14
(1) Một ngày Sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: Họ cố dò xét Người. (7) Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: (8) “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, (9) và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. (10) Trái lại, khi anh được mời thì hãy ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. (11) Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; Còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. (12) Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. (13) Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. (14) Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: Vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.
2. Ý CHÍNH:
Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su đã dạy các người Pha-ri-sêu và cũng dạy các môn đệ của Người hai bài học về cách đối nhân xử thế: Một là khi được mời dự tiệc phải biết hành xử khiêm tốn bằng cách tránh tranh giành chỗ ngồi hơn kém. Hai là các người chủ tiệc phải tránh phân biệt đối xử để mời cả những người nghèo khó, tàn tật... đến tham dự. Đây là điều kiện để được Chúa mời tham dự bàn tiệc Nước Trời đời sau.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1: + Đức Giê-su đến nhà một thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu: Tin mừng Lu-ca cho thấy người đứng đầu nhóm Pha-ri-sêu ở đây có thiện cảm với Đức Giê-su, nên đã mời Người đến nhà mình dùng bữa (x Lc 11,37), + Dùng bữa: Tin mừng ghi lại nhiều sinh hoạt của Đức Giê-su liên quan đến việc dùng bữa: Dự tiệc cưới tại Cana (x. Ga 2,2), dự tiệc do người Pha-ri-sêu khoản đãi (x. Lc 14,1), ăn bữa cơm gia đình ở làng Bê-ta-ni-a (x. Lc 10,38-42), đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi (x. Mt 9,10), hai lần nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng (x. Mt 14,19-21; 15,36-38), dùng bữa Tiệc Ly với các môn đệ trước cuộc khổ nạn (x. Lc 22,14-20). Ngoài ra, sau khi phục sinh, Chúa Giê-su cũng dùng bữa tối với hai môn đệ tại làng Em-mau (x. Lc 24,30), Người ăn cá nướng trước mặt các môn đệ (x. Lc 24,41-43), và cùng ăn bữa sáng với các ông tại bờ hồ Ga-li-lê (x. Ga 21,9-13).). + Họ cố dò xét Người: Ở đây những người Pha-ri-sêu dò xét không phải để bắt lỗi, nhưng chỉ để tìm hiểu về Đức Giê-su.
- C 7-9: + Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi: Đây là thái độ biểu lộ thói kiêu ngạo của người Pha-ri-sêu khi luôn tìm kiếm hư danh trước mặt người khác. + Khi anh em được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất...: Đức Giê-su dạy bài học khôn ngoan và phép xã giao khi tham dự tiệc cho người Pha-ri-sêu và các môn đệ.
- C 10-11: + Thì hãy ngồi vào chỗ cuối, để người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”...: Điều kiện để được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa là phải trở nên như trẻ nhỏ (x. Mt 18,3-4). Cần ý thức thân phận tội lỗi bất xứng của mình, coi mình chỉ là đầy tớ vô dụng (x. Lc 17,10), để không cậy vào sức riêng khi làm các công việc siêu nhiên, nhưng biết cậy trông vào ơn Chúa giúp (x. Ga 15,5). + Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống...: Tội nặng nhất chính là tội kiêu ngạo và ngược lại, nhân đức lớn nhất là đức khiêm nhường như lời ca ngợi Thiên Chúa của Đức Ma-ri-a: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52). Thánh Phao-lô cũng đề cao sự khiêm hạ của Đức Giê-su trong thư gửi tín hữu Philip (x Pl 2,6-11). Chính Người đã hạ mình rửa chân cho môn đồ trước khi dạy các ông bài học thể hiện tình yêu thương lẫn nhau (x Ga 13,14).
- C 12-14: + Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè... Lời dạy của Đức Giê-su trái với lối ứng xử của người đời. Những hạng người được Đức Giê-su đề cập tới ở đây đều là những người nghèo: Nghèo tiền bạc (so sánh với Tin Mừng Mátthêu nhấn mạnh đến sự nghèo khó trong tâm hồn), bé mọn (x. Lc 10,21), khiêm hạ (x. Lc 18,14). Chính Đức Giê-su cũng được sinh ra như một người nghèo. Qua câu này Người kêu gọi mọi người hãy đối xử tốt với những ai đang lâm cảnh khốn cùng, làm ơn cho những người không có khả năng báo đáp. Đó là điều kiện để được vào Nước Trời đời sau.
4. CÂU HỎI:
1) Hãy kể ra những lần Đức Giê-su dùng bữa được ghi trong Tin mừng ?
2) Khi dạy người dự tiệc chọn ngồi chỗ cuối để được chủ nhà mời lên cỗ trên. Phải chăng đó cũng là một hành động kiêu ngạo ?
3) Đức Giê-su đã dạy thế nào về giá trị của đức khiêm nhường ?
4) Thánh Phao-lô dạy về gương khiêm nhường tự hạ của Đức Giê-su ra sao trong thư thứ hai gửi giáo đòan Philíp ?
5) Tội nặng nhất khiến Luxiphe và các thần dữ phải sa hỏa ngục và ông bà nguyen tổ Ađam Evà bị đuổi ra khỏi địa đàng là tội gì ?
6) Đức Giê-su đã dùng phương thế nào để ban ơn cứu độ, giải thóat lòai người khỏi chết và chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
“Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14,11).
2. CÂU CHUYỆN:
1) KHIÊM TỐN LÀ PHƯƠNG CÁCH GÂY THIỆN CẢM HỮU HIỆU:
Sách Trang Tử có thuật lại câu chuyện như sau: Dương Chu sang nước Tống vào một trọ nhà kia. Chủ nhà có hai nàng hầu, một đẹp, một xấu. Để ý quan sát, Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quý trọng nàng hầu xấu mà khinh rẻ nàng hầu đẹp. Lấy làm lạ, Dương Chu hỏi thằng bé trong nhà. Chú bé nói: Người thiếu đẹp tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chẳng ai nhìn thấy cái đẹp của nàng nữa. Còn người thiếp xấu tự biết mình xấu mà quên xấu. Không còn ai nhìn thấy cái xấu của nàng nữa. Dương Chu liền gọi học trò đến dặn: Các con nhớ ghi lấy. Giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đâu mà chẳng được người ta yêu quý tôn trọng.
2) CUỘC BIẾN DẠNG KỲ LẠ SAU BẢY NĂM PHÓNG ĐÃNG:
Họa sỹ kiêm điêu khắc gia thiên tài LEONARDO DA VINCI đã vẽ bức tranh nổi tiếng Bữa Tiệc Ly trong vòng 7 năm. Đó là bức tranh Đức Giê-su và 12 Tông đồ đang dùng bữa ăn cuối cùng trước khi Người chịu tử nạn. Cuộc đi tìm khuôn mặt làm người mẫu rất khó khăn: Giữa hàng ngàn thanh niên, họa sĩ mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện và thanh khiết tuyệt vời để vẽ Đức Giê-su.
Sáu năm tiếp theo ông mới vẽ xong 11 Tông đồ, chỉ còn người môn đồ phản Thầy Giu-đa là chưa vẽ. Họa sỹ đã bỏ ra nhiều công sức để tìm kiếm một người đàn ông có khuôn mặt cực kỳ gian ác làm mẫu vẽ Giu-đa. Cuối cùng ông đã tìm được tên tử tội ở Rôma có khuôn mặt thích hợp để vẽ kẻ phản bội. Người tử tù này đã từng giết người và cướp của. Được phép của Hoàng đế, tên tử tội được đưa tới Milan nơi bức tranh đang vẽ dở dang. Khi nét vẽ cuối cùng được hoàn thành, Leonardo bảo người lính gác mang người tử tù đi, nhưng bỗng nhiên hắn ta vùng vẫy và quỳ xuống bên người họa sỹ khóc nức nở: “Ôi, ngài Da Vinci, ngài không nhận ra tôi sao? Tôi chính là người mà 7 năm trước ngài đã chọn làm mẫu vẽ Đức Giê-su!”.
Quả thật, chỉ có 7 năm thôi mà cuộc sống trác táng tội lỗi đã làm biến dạng một người có khuôn mặt thánh thiện của Chúa Giê-su trở thành người mang gương mặt xấu xa của Giu-đa! Đó là sự biến đổi lạ kỳ trong quá trình hình thành bức tranh “Bữa Tiệc Ly” nổi tiếng.
Nhưng cũng trong bữa tiệc ly này còn có một sự đảo ngược kỳ lạ hơn nữa: Đức Giê-su, vốn là Thầy là Chúa nhưng đã tình nguyện làm việc của người tôi tớ phục vụ, khi quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Đó chính là bài học khiêm hạ mà Đức Giê-su muốn dạy cho mọi tín hữu chúng ta hôm nay.
3) CÂU CHUYỆN XỬ SỰ CỦA HAI CON DÊ NÚI:
Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: trên con đường nhỏ hẹp sát bên sườn núi, một bên là vách núi cao cheo leo, bên kia lại là vực sâu thăm thẳm, có hai con dê núi đi ngược chiều nhau. Vì con đường quá nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một con đi qua, nên hai con dê đứng đối đầu nhau không biết làm gì để tiếp tục đi. Nếu chen lấn, chúng chắc sẽ bị rơi xuống vực thẳm tan xương nát thịt. Sau cùng chúng đã nghĩ ra một cách hoàn hảo: một con dê đã chịu qùy mọp xuống đất để con kia bước qua thân mình. Thế là sau đó cả hai lại có thể tiếp tục đi theo con đường của mình.
4) NGƯỜI HUẤN LUYỆN CÁ HEO KHIÊM TỐN:
Cách đây ít lâu, tại bang Phờloriđơ (Florida) Hoa Kỳ, tờ Thời báo Xanh Pitơbớc (St Petersburg Times) có đăng một câu chuyện thú vị về ĐÔNG SU-LƠ (Don Shula), huấn luuyện viên của đoàn cá heo ở Mai-ơ-mi (Miami). Ông đang cùng vợ con nghỉ hè tại một thị trấn nhỏ ở miền Bắc tiểu bang Maiơmi. Vào một buổi chiều nọ, vì trời mưa nên Sulơ cùng vợ và 5 đứa con quyết định đi xem một xuất phim đang chiếu tại rạp hát của thị trấn. Khi họ đến nơi thì đã trễ mất 10 phút. Thế nhưng họ thấy đèn trong rạp vẫn còn sáng báo hiệu phim vẫn chưa bắt đầu. Khi Sulơ và gia đình bước vào trong rạp thì tất cả 6 người đang ngồi ở băng ghế đầu liền hân hoan đứng dậy hướng về phía họ và vỗ tay hoan hô. Sulơ vừa vẫy tay chào lại vừa mỉm cười đáp lễ. Sau khi đã ngồi vào chỗ, Sulơ quay sang nói với bà vợ: “Chúng ta từ Maiơmi cách xa cả ngàn dặm đến đây, thế mà người ta vẫn nhận ra và đón tiếp anh thật nồng nhiệt! Chắc hẳn là đám cá heo trình diễn trên truyền hình đã lan đến tận nơi ngõ ngách này!” Ngay lúc đó, một người đàn ông tiến lại bắt tay và Sulơ đã vui vẻ hỏi ông ta rằng: “Làm sao ông bạn biết tôi sắp đến đây xem phim để chào đón tôi như vậy?” Ông ta trả lời: “Thưa ông, tôi chẳng biết ông là ai cả. Chẳng qua là ngay trước khi gia đình ông bước vào rạp hát, viên quản lý rạp có nói với chúng tôi rằng: “Trong vòng 15 phút nữa, nếu không có thêm 4 khán giả nào vào rạp thì ông ta sẽ buộc phải trả lại tiền vé và hủy bỏ xuất chiếu này”. Vì thế khi thấy gia đình ông đến vừa đủ 4 người theo yêu cầu của quản lý rạp, nên chúng tôi rất vui mừng và giờ đây tôi đến để cám ơn gia đình ông đã đến kịp thời, giúp chúng tôi khỏi phải về không”.
Câu chuyện trên làm sáng tỏ giáo huấn của Đức Giê-su trong Tin mừng hôm nay: Người đòi các tín hữu chúng ta phải khiêm tốn noi gương Người. Đông Sulơ đã thể hiện sự khiêm tốn ấy: Là một huấn luyện viên cá heo tài giỏi, nên cũng thật tự nhiên khi Sulơ nghĩ rằng những người trong rạp hát đã nhận ra ông là ai. Đến khi người đến bắt tay cho biết mình chẳng hề biết ông thì Sulơ lại là người đầu tiên tự chế giễu mình. Ông rất vui khi phát hiện ra điều này, nên đã kể chuyện đó trên báo cho nhiều người biết về thói háo danh của ông, điều mà bình thường lẽ ra ông đã phải giấu kín. Chỉ người thực sự khiêm tốn mới làm được như Sulơ là công khai nhận sự thật không tốt về mình !
5) KHIÊM NHƯỜNG NOI GƯƠNG MẸ THÁNH TÊ-RÊ-XA CAN-QUÝT-TA:
Trên thế giới hôm nay có một bà lão 87 tuổi, qua đời 05/09/1997, chẳng có chức vị gì trong xã hội, thế mà lại được nhiều giải thưởng cao quý nhất thế giới, như giải Nobel Hòa Bình. Bà còn được các Tổng thống, Chủ tịch lớn nhất thế giới mời bà đến viếng thăm đất nước, như Tổng bí thư Gopbachop Liên Xô, tổng thống Mỹ Regan, Trung Quốc, Ấn Độ … Đó là mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta: Một nữ tu đã hạ mình xuống hầu hạ những người cùng khổ, bệnh tật, nằm nửa sống nửa chết ở hè phố tại thành Can-quýt-ta nước Ấn Độ.
Còn gia đình chúng ta cũng chỉ được an vui, hòa thuận, khi ông bà, cha mẹ, con cái biết khiêm tốn nghe nhau, bảo nhau, nhịn nhau. Hàng xóm chỉ được yên vui, luôn tay bắt mặt mừng, khi mỗi người biết khiêm tốn, cư xủ tử tế và sẵn sàng giúp đỡ nhau.
3. SUY NIỆM:
Sau một trận bão, người ta thường thấy những cây cao bị đổ gãy, đang khi những cây nhỏ và thấp thì vẫn cứ đứng trơ trơ. Sau cuộc chính biến, những kẻ quyền cao chức trọng bị lật đổ, bị mất chức, bị tù tội còn những kẻ thấp cổ bé miệng thì trước sau đảo chính vẫn vậy. Thực trạng đó phần nào diễn tả về giá trị của sự khiêm hạ được Đức Giê-su dạy các người biệt phái như sau: Một là nếu họ là khách được mời thì cần khiêm tốn để ngồi vào chỗ xứng hợp với mình, tránh cảnh “trèo cao té đau”. Hai là nếu họ là chủ nhà thì phải quan tâm mời cả những người nghèo khó bệnh tật đến dự tiệc nữa. Cũng vậy, bàn tiệc Nước Thiên Chúa cũng chỉ dành cho những ai có lòng khiêm hạ và có tinh thần nghèo khó (x. Lc 14,21). Vậy khiêm hạ là gì ? Phải chăng khiêm hạ là phủ nhận giá trị thực của mình ? Ta phải làm gì để học gương khiêm hạ của Đức Giê-su ?
1) Khiêm hạ là gì ? Đức Giê-su nêu gương và dạy sống khiêm hạ thế nào ?:
- Tin mừng hôm nay cũng thuật lại câu chuyện: Khi được viên thủ lãnh các người biệt phái mời đến nhà dự tiệc, Đức Giê-su thấy một số khách biệt phái tranh nhau ngồi chỗ nhất trong bàn tiệc. Người đã dạy họ như sau: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia đành phải đến nói với anh: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ để xuống ngồi chỗ cuối” (Lc 14,8-9).
- Người tín hữu cần học tập theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su về sự khiêm hạ này như sau: ”Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,29-30). Thánh Phao-lô cũng dạy: “Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người còn vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá» (Pl 2,6-8). Tuy là Thầy là Chúa, nhưng Người đã nêu gương khiêm hạ rửa chân cho các ông trong bữa tiệc ly và sau đó dạy các ông bài học phải khiêm hạ rửa chân phục vụ nhau (x Ga 13,14-15).
2) Thiên Chúa yêu thương kẻ khiêm nhường và ghét kẻ kiêu ngạo:
Đức Giê-su đã ca tụng Chúa Cha “Vì đã mặc khải Nước Trời cho những kẻ bé mọn…” (x Mt 11,25). Những kẻ bé mọn ở đây là những người khiêm nhường tự hạ. Đức Giê-su đã yêu thương những kẻ khiêm nhường và quở trách bọn người tự cao giả hình: ”Khốn cho các ngươi, hỡi các luật sĩ và biệt phái giả hình ! Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong là giả hình và gian ác”(Mt 23,27-28).
3) Phân biệt giữa khiêm nhường thật với khiêm nhường giả tạo:
Tác giả sách Đường Hy Vọng đã viết: “Khi con tự hạ mình, chưa hẳn con khiêm nhượng. Khi người ta hạ con, chưa hẳn con khiêm nhượng. Khi người ta hạ con, mà con vui lòng chấp nhận vì Chúa, lúc ấy con khiêm nhượng thật.” (ĐHV số 509).
- Khiêm nhường hay khiêm tốn không phải là giả vờ tự hạ để được người khác tôn lên.
Khiêm tốn cũng không phải là thái độ tự ti mặc cảm, tự khinh bản thân hay trốn tránh trách nhiệm… Nhưng là ý thức khả năng và ưu điểm của mình do Chúa ban, rồi quy mọi vinh quang về cho Thiên Chúa, noi gương Đức Ma-ri-a khi được bà Ê-li-sa-bét khen có phúc, đã dâng lời ca ngợi Chúa như sau: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa... Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn !” (Lc 1,48-49).
- Người khiêm tốn thực sự không sợ chức vụ cao hay sợ ngồi vào ghế nhất, nhưng đối với họ: chiếc ghế không phải là mục tiêu phải đạt được, mà chỉ là phương tiện để phục vụ tha nhân hữu hiệu hơn. Họ luôn cư xử nhẹ nhàng, hòa nhã và tinh tế với mọi người, luôn đặt lợi ích và quyền lợi của người khác trên bản thân. Biết giới hạn của mình và chỉ thực hiện những gì trong tầm tay và khả năng. Họ không đứng chỉ tay năm ngón nhưng sẵn sàng sắn tay áo để cùng làm việc chung với mọi người.
- Người khiêm tốn sẽ luôn ý thức về thân phận yếu đuối thiếu sót của mình nên sẽ bình tĩnh khi nghe người khác phê bình, và sẵn sàng nhận lỗi để khắc phục những sai sót. Họ không tự tìm vinh danh cho mình, nhưng luôn cố gắng chu toàn bổn phận rồi phó thác thành bại cho Chúa quan phòng. Luôn ý thức chức vụ và quyền hành là để phục vụ tha nhân, vì thế họ sẵn sàng rút lui khi sức khỏe và khả năng suy giảm không còn phục vụ tập thể cách hữu hiệu.
4) Ta phải làm gì để tập sống khiêm hạ noi gương Đức Giê-su ?
- Phải tránh thói kiêu ngạo:
Tránh thói tự ái cao: Không dễ nổi nóng khi nghe người khác phê bình mình hay kể tội người thân của mình. Tránh nói to tiếng xúc phạm đến người khác.
Tránh “nổ” nghĩa là khoe khoang thành tích để tự đề cao mình, và chứng tỏ mình trổi vượt hơn người khác.
Tránh thói “sĩ diện hão” khi cố làm ra vẻ cao quý hơn những gì mình đang có, vì không muốn thua kém ai. Chẳng hạn: Dù không có năng lực cũng phải mua bằng cấp và chạy chọt để có giấy khen thành tích.
Tránh thói “thích chơi sang” tiêu xài vung vít gây lãng phí của chung…Tránh thái độ ganh ghét đố kỵ những ai mình không ưa hay trổi hơn mình, bằng cách nói hành nói xấu nhằm hạ uy tín của họ.
Tránh thái độ độc đoán háo thắng: Do cao ngạo nên kẻ kiêu ngạo không chấp nhận đối lập, không muốn nghe những góp ý của thuộc cấp, nên công việc họ phụ trách khó thăng tiến và phát triển.
- Tập sống khiêm tốn như sau:
Cần nhìn nhận sự thật, nhận biết cả ưu lẫn khuyến điểm của mình. Trong việc tông đồ cần nhận ra sự bất toàn của mình để khiêm tốn cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp, như Đức Giê-su đã dạy môn đệ: ”Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được !” (Ga 15,5b).
Tập nhận ra những ưu điểm của người khác và thành thật khen ngợi để động viên họ.
Tập chọn phần thua thiệt: quyền lợi ít hơn và trách nhiệm nhiều hơn tha nhân.
Tập đi bước trước đến với người khác hơn là chờ họ đến với mình.
Tập nói năng bình tĩnh vừa đủ nghe khi sửa dạy con cái hay thuộc cấp.
Tập làm những việc nhỏ bé tầm thường ít ai muốn thực hiện.
Tập làm những việc bác ái mà không phô trương để tìm tiếng khen nơi tha nhân.
Tập thừa nhận thành công là do ơn Chúa giúp và là kết quả của hành động tập thể. Khi thất bại thì nhận là do sự thiếu sót bất toàn của mình và tránh đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho thuộc cấp.
Chỉ những ai biết hóa nên như trẻ nhỏ mới được Thiên Chúa yêu thương và được Người đón nhận vào Nước Thiên Chúa sau này (x Lc 9,48).
Tóm lại, khiêm nhường là học tập theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su như Người đã nói: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29). Khiêm nhường còn là sẵn sàng rửa chân phục vụ tha nhân trong tình yêu thương (x. Ga 13,4.14), nhất là hiến thân phục vụ người nghèo khổ bệnh tật và bị bỏ rơi, để nên giống Đức Giê-su, Đấng “đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10, 35-45).
4. THẢO LUẬN:
1) Kẻ kiêu ngạo thường biểu lộ qua cử chỉ lời nói nào khi tiếp xúc với tha nhân ? Người khiêm nhường giả tạo thường biểu lộ qua những câu nói nào ?
2) Khi nghe người khác phê bình trực tiếp hay qua người thứ ba, chúng ta nên phản ứng thế nào để biểu lộ sự khiêm tốn noi gương Đức Giê-su ?
5. LỜI CẦU:
- Lạy Chúa Giêsu. Xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con. Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con, và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa. Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa. Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa, và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen. (Thánh Âu-Tinh)
- Lạy Chúa. Thích được người khác khen ngợi, thích được ăn trên ngồi trước, thích được danh vọng chức quyền... cũng chính là thói xấu tự kiêu của mỗi người chúng con. Hôm nay Chúa dạy các người Pha-ri-sêu bài học khiêm nhường và cũng là dạy chúng con: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất... Nhưng hãy vào ngồi chỗ cuối”. Con biết Chúa không dạy con giả đò theo kiểu khiêm nhường giả tạo, nhưng Chúa muốn chúng con coi thường danh vọng và luôn sống khiêm hạ. Chúa cũng dạy chúng con noi gương Chúa để rửa chân phục vụ anh em. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được Chúa đón nhận trong Nhà Chúa sau này.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Hc 3,19-21.30-31; Dt 12,18-19.22-24a; Lc 14,1.7-14
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 14,1.7-14
(1) Một ngày Sa-bát kia, Đức Giê-su đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu để dùng bữa: Họ cố dò xét Người. (7) Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: (8) “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, (9) và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. (10) Trái lại, khi anh được mời thì hãy ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. (11) Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; Còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. (12) Rồi Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. (13) Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. (14) Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: Vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.
2. Ý CHÍNH:
Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giê-su đã dạy các người Pha-ri-sêu và cũng dạy các môn đệ của Người hai bài học về cách đối nhân xử thế: Một là khi được mời dự tiệc phải biết hành xử khiêm tốn bằng cách tránh tranh giành chỗ ngồi hơn kém. Hai là các người chủ tiệc phải tránh phân biệt đối xử để mời cả những người nghèo khó, tàn tật... đến tham dự. Đây là điều kiện để được Chúa mời tham dự bàn tiệc Nước Trời đời sau.
3. CHÚ THÍCH:
- C 1: + Đức Giê-su đến nhà một thủ lãnh nhóm Pha-ri-sêu: Tin mừng Lu-ca cho thấy người đứng đầu nhóm Pha-ri-sêu ở đây có thiện cảm với Đức Giê-su, nên đã mời Người đến nhà mình dùng bữa (x Lc 11,37), + Dùng bữa: Tin mừng ghi lại nhiều sinh hoạt của Đức Giê-su liên quan đến việc dùng bữa: Dự tiệc cưới tại Cana (x. Ga 2,2), dự tiệc do người Pha-ri-sêu khoản đãi (x. Lc 14,1), ăn bữa cơm gia đình ở làng Bê-ta-ni-a (x. Lc 10,38-42), đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi (x. Mt 9,10), hai lần nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng (x. Mt 14,19-21; 15,36-38), dùng bữa Tiệc Ly với các môn đệ trước cuộc khổ nạn (x. Lc 22,14-20). Ngoài ra, sau khi phục sinh, Chúa Giê-su cũng dùng bữa tối với hai môn đệ tại làng Em-mau (x. Lc 24,30), Người ăn cá nướng trước mặt các môn đệ (x. Lc 24,41-43), và cùng ăn bữa sáng với các ông tại bờ hồ Ga-li-lê (x. Ga 21,9-13).). + Họ cố dò xét Người: Ở đây những người Pha-ri-sêu dò xét không phải để bắt lỗi, nhưng chỉ để tìm hiểu về Đức Giê-su.
- C 7-9: + Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi: Đây là thái độ biểu lộ thói kiêu ngạo của người Pha-ri-sêu khi luôn tìm kiếm hư danh trước mặt người khác. + Khi anh em được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất...: Đức Giê-su dạy bài học khôn ngoan và phép xã giao khi tham dự tiệc cho người Pha-ri-sêu và các môn đệ.
- C 10-11: + Thì hãy ngồi vào chỗ cuối, để người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”...: Điều kiện để được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa là phải trở nên như trẻ nhỏ (x. Mt 18,3-4). Cần ý thức thân phận tội lỗi bất xứng của mình, coi mình chỉ là đầy tớ vô dụng (x. Lc 17,10), để không cậy vào sức riêng khi làm các công việc siêu nhiên, nhưng biết cậy trông vào ơn Chúa giúp (x. Ga 15,5). + Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống...: Tội nặng nhất chính là tội kiêu ngạo và ngược lại, nhân đức lớn nhất là đức khiêm nhường như lời ca ngợi Thiên Chúa của Đức Ma-ri-a: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52). Thánh Phao-lô cũng đề cao sự khiêm hạ của Đức Giê-su trong thư gửi tín hữu Philip (x Pl 2,6-11). Chính Người đã hạ mình rửa chân cho môn đồ trước khi dạy các ông bài học thể hiện tình yêu thương lẫn nhau (x Ga 13,14).
- C 12-14: + Đức Giê-su nói với kẻ đã mời Người rằng: Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè... Lời dạy của Đức Giê-su trái với lối ứng xử của người đời. Những hạng người được Đức Giê-su đề cập tới ở đây đều là những người nghèo: Nghèo tiền bạc (so sánh với Tin Mừng Mátthêu nhấn mạnh đến sự nghèo khó trong tâm hồn), bé mọn (x. Lc 10,21), khiêm hạ (x. Lc 18,14). Chính Đức Giê-su cũng được sinh ra như một người nghèo. Qua câu này Người kêu gọi mọi người hãy đối xử tốt với những ai đang lâm cảnh khốn cùng, làm ơn cho những người không có khả năng báo đáp. Đó là điều kiện để được vào Nước Trời đời sau.
4. CÂU HỎI:
1) Hãy kể ra những lần Đức Giê-su dùng bữa được ghi trong Tin mừng ?
2) Khi dạy người dự tiệc chọn ngồi chỗ cuối để được chủ nhà mời lên cỗ trên. Phải chăng đó cũng là một hành động kiêu ngạo ?
3) Đức Giê-su đã dạy thế nào về giá trị của đức khiêm nhường ?
4) Thánh Phao-lô dạy về gương khiêm nhường tự hạ của Đức Giê-su ra sao trong thư thứ hai gửi giáo đòan Philíp ?
5) Tội nặng nhất khiến Luxiphe và các thần dữ phải sa hỏa ngục và ông bà nguyen tổ Ađam Evà bị đuổi ra khỏi địa đàng là tội gì ?
6) Đức Giê-su đã dùng phương thế nào để ban ơn cứu độ, giải thóat lòai người khỏi chết và chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ ?
II.SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA:
“Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14,11).
2. CÂU CHUYỆN:
1) KHIÊM TỐN LÀ PHƯƠNG CÁCH GÂY THIỆN CẢM HỮU HIỆU:
Sách Trang Tử có thuật lại câu chuyện như sau: Dương Chu sang nước Tống vào một trọ nhà kia. Chủ nhà có hai nàng hầu, một đẹp, một xấu. Để ý quan sát, Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quý trọng nàng hầu xấu mà khinh rẻ nàng hầu đẹp. Lấy làm lạ, Dương Chu hỏi thằng bé trong nhà. Chú bé nói: Người thiếu đẹp tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chẳng ai nhìn thấy cái đẹp của nàng nữa. Còn người thiếp xấu tự biết mình xấu mà quên xấu. Không còn ai nhìn thấy cái xấu của nàng nữa. Dương Chu liền gọi học trò đến dặn: Các con nhớ ghi lấy. Giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đâu mà chẳng được người ta yêu quý tôn trọng.
2) CUỘC BIẾN DẠNG KỲ LẠ SAU BẢY NĂM PHÓNG ĐÃNG:
Họa sỹ kiêm điêu khắc gia thiên tài LEONARDO DA VINCI đã vẽ bức tranh nổi tiếng Bữa Tiệc Ly trong vòng 7 năm. Đó là bức tranh Đức Giê-su và 12 Tông đồ đang dùng bữa ăn cuối cùng trước khi Người chịu tử nạn. Cuộc đi tìm khuôn mặt làm người mẫu rất khó khăn: Giữa hàng ngàn thanh niên, họa sĩ mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện và thanh khiết tuyệt vời để vẽ Đức Giê-su.
Sáu năm tiếp theo ông mới vẽ xong 11 Tông đồ, chỉ còn người môn đồ phản Thầy Giu-đa là chưa vẽ. Họa sỹ đã bỏ ra nhiều công sức để tìm kiếm một người đàn ông có khuôn mặt cực kỳ gian ác làm mẫu vẽ Giu-đa. Cuối cùng ông đã tìm được tên tử tội ở Rôma có khuôn mặt thích hợp để vẽ kẻ phản bội. Người tử tù này đã từng giết người và cướp của. Được phép của Hoàng đế, tên tử tội được đưa tới Milan nơi bức tranh đang vẽ dở dang. Khi nét vẽ cuối cùng được hoàn thành, Leonardo bảo người lính gác mang người tử tù đi, nhưng bỗng nhiên hắn ta vùng vẫy và quỳ xuống bên người họa sỹ khóc nức nở: “Ôi, ngài Da Vinci, ngài không nhận ra tôi sao? Tôi chính là người mà 7 năm trước ngài đã chọn làm mẫu vẽ Đức Giê-su!”.
Quả thật, chỉ có 7 năm thôi mà cuộc sống trác táng tội lỗi đã làm biến dạng một người có khuôn mặt thánh thiện của Chúa Giê-su trở thành người mang gương mặt xấu xa của Giu-đa! Đó là sự biến đổi lạ kỳ trong quá trình hình thành bức tranh “Bữa Tiệc Ly” nổi tiếng.
Nhưng cũng trong bữa tiệc ly này còn có một sự đảo ngược kỳ lạ hơn nữa: Đức Giê-su, vốn là Thầy là Chúa nhưng đã tình nguyện làm việc của người tôi tớ phục vụ, khi quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Đó chính là bài học khiêm hạ mà Đức Giê-su muốn dạy cho mọi tín hữu chúng ta hôm nay.
3) CÂU CHUYỆN XỬ SỰ CỦA HAI CON DÊ NÚI:
Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: trên con đường nhỏ hẹp sát bên sườn núi, một bên là vách núi cao cheo leo, bên kia lại là vực sâu thăm thẳm, có hai con dê núi đi ngược chiều nhau. Vì con đường quá nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một con đi qua, nên hai con dê đứng đối đầu nhau không biết làm gì để tiếp tục đi. Nếu chen lấn, chúng chắc sẽ bị rơi xuống vực thẳm tan xương nát thịt. Sau cùng chúng đã nghĩ ra một cách hoàn hảo: một con dê đã chịu qùy mọp xuống đất để con kia bước qua thân mình. Thế là sau đó cả hai lại có thể tiếp tục đi theo con đường của mình.
4) NGƯỜI HUẤN LUYỆN CÁ HEO KHIÊM TỐN:
Cách đây ít lâu, tại bang Phờloriđơ (Florida) Hoa Kỳ, tờ Thời báo Xanh Pitơbớc (St Petersburg Times) có đăng một câu chuyện thú vị về ĐÔNG SU-LƠ (Don Shula), huấn luuyện viên của đoàn cá heo ở Mai-ơ-mi (Miami). Ông đang cùng vợ con nghỉ hè tại một thị trấn nhỏ ở miền Bắc tiểu bang Maiơmi. Vào một buổi chiều nọ, vì trời mưa nên Sulơ cùng vợ và 5 đứa con quyết định đi xem một xuất phim đang chiếu tại rạp hát của thị trấn. Khi họ đến nơi thì đã trễ mất 10 phút. Thế nhưng họ thấy đèn trong rạp vẫn còn sáng báo hiệu phim vẫn chưa bắt đầu. Khi Sulơ và gia đình bước vào trong rạp thì tất cả 6 người đang ngồi ở băng ghế đầu liền hân hoan đứng dậy hướng về phía họ và vỗ tay hoan hô. Sulơ vừa vẫy tay chào lại vừa mỉm cười đáp lễ. Sau khi đã ngồi vào chỗ, Sulơ quay sang nói với bà vợ: “Chúng ta từ Maiơmi cách xa cả ngàn dặm đến đây, thế mà người ta vẫn nhận ra và đón tiếp anh thật nồng nhiệt! Chắc hẳn là đám cá heo trình diễn trên truyền hình đã lan đến tận nơi ngõ ngách này!” Ngay lúc đó, một người đàn ông tiến lại bắt tay và Sulơ đã vui vẻ hỏi ông ta rằng: “Làm sao ông bạn biết tôi sắp đến đây xem phim để chào đón tôi như vậy?” Ông ta trả lời: “Thưa ông, tôi chẳng biết ông là ai cả. Chẳng qua là ngay trước khi gia đình ông bước vào rạp hát, viên quản lý rạp có nói với chúng tôi rằng: “Trong vòng 15 phút nữa, nếu không có thêm 4 khán giả nào vào rạp thì ông ta sẽ buộc phải trả lại tiền vé và hủy bỏ xuất chiếu này”. Vì thế khi thấy gia đình ông đến vừa đủ 4 người theo yêu cầu của quản lý rạp, nên chúng tôi rất vui mừng và giờ đây tôi đến để cám ơn gia đình ông đã đến kịp thời, giúp chúng tôi khỏi phải về không”.
Câu chuyện trên làm sáng tỏ giáo huấn của Đức Giê-su trong Tin mừng hôm nay: Người đòi các tín hữu chúng ta phải khiêm tốn noi gương Người. Đông Sulơ đã thể hiện sự khiêm tốn ấy: Là một huấn luyện viên cá heo tài giỏi, nên cũng thật tự nhiên khi Sulơ nghĩ rằng những người trong rạp hát đã nhận ra ông là ai. Đến khi người đến bắt tay cho biết mình chẳng hề biết ông thì Sulơ lại là người đầu tiên tự chế giễu mình. Ông rất vui khi phát hiện ra điều này, nên đã kể chuyện đó trên báo cho nhiều người biết về thói háo danh của ông, điều mà bình thường lẽ ra ông đã phải giấu kín. Chỉ người thực sự khiêm tốn mới làm được như Sulơ là công khai nhận sự thật không tốt về mình !
5) KHIÊM NHƯỜNG NOI GƯƠNG MẸ THÁNH TÊ-RÊ-XA CAN-QUÝT-TA:
Trên thế giới hôm nay có một bà lão 87 tuổi, qua đời 05/09/1997, chẳng có chức vị gì trong xã hội, thế mà lại được nhiều giải thưởng cao quý nhất thế giới, như giải Nobel Hòa Bình. Bà còn được các Tổng thống, Chủ tịch lớn nhất thế giới mời bà đến viếng thăm đất nước, như Tổng bí thư Gopbachop Liên Xô, tổng thống Mỹ Regan, Trung Quốc, Ấn Độ … Đó là mẹ Tê-rê-xa Can-quýt-ta: Một nữ tu đã hạ mình xuống hầu hạ những người cùng khổ, bệnh tật, nằm nửa sống nửa chết ở hè phố tại thành Can-quýt-ta nước Ấn Độ.
Còn gia đình chúng ta cũng chỉ được an vui, hòa thuận, khi ông bà, cha mẹ, con cái biết khiêm tốn nghe nhau, bảo nhau, nhịn nhau. Hàng xóm chỉ được yên vui, luôn tay bắt mặt mừng, khi mỗi người biết khiêm tốn, cư xủ tử tế và sẵn sàng giúp đỡ nhau.
3. SUY NIỆM:
Sau một trận bão, người ta thường thấy những cây cao bị đổ gãy, đang khi những cây nhỏ và thấp thì vẫn cứ đứng trơ trơ. Sau cuộc chính biến, những kẻ quyền cao chức trọng bị lật đổ, bị mất chức, bị tù tội còn những kẻ thấp cổ bé miệng thì trước sau đảo chính vẫn vậy. Thực trạng đó phần nào diễn tả về giá trị của sự khiêm hạ được Đức Giê-su dạy các người biệt phái như sau: Một là nếu họ là khách được mời thì cần khiêm tốn để ngồi vào chỗ xứng hợp với mình, tránh cảnh “trèo cao té đau”. Hai là nếu họ là chủ nhà thì phải quan tâm mời cả những người nghèo khó bệnh tật đến dự tiệc nữa. Cũng vậy, bàn tiệc Nước Thiên Chúa cũng chỉ dành cho những ai có lòng khiêm hạ và có tinh thần nghèo khó (x. Lc 14,21). Vậy khiêm hạ là gì ? Phải chăng khiêm hạ là phủ nhận giá trị thực của mình ? Ta phải làm gì để học gương khiêm hạ của Đức Giê-su ?
1) Khiêm hạ là gì ? Đức Giê-su nêu gương và dạy sống khiêm hạ thế nào ?:
- Tin mừng hôm nay cũng thuật lại câu chuyện: Khi được viên thủ lãnh các người biệt phái mời đến nhà dự tiệc, Đức Giê-su thấy một số khách biệt phái tranh nhau ngồi chỗ nhất trong bàn tiệc. Người đã dạy họ như sau: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia đành phải đến nói với anh: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ để xuống ngồi chỗ cuối” (Lc 14,8-9).
- Người tín hữu cần học tập theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su về sự khiêm hạ này như sau: ”Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,29-30). Thánh Phao-lô cũng dạy: “Đức Giê-su vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người còn vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá» (Pl 2,6-8). Tuy là Thầy là Chúa, nhưng Người đã nêu gương khiêm hạ rửa chân cho các ông trong bữa tiệc ly và sau đó dạy các ông bài học phải khiêm hạ rửa chân phục vụ nhau (x Ga 13,14-15).
2) Thiên Chúa yêu thương kẻ khiêm nhường và ghét kẻ kiêu ngạo:
Đức Giê-su đã ca tụng Chúa Cha “Vì đã mặc khải Nước Trời cho những kẻ bé mọn…” (x Mt 11,25). Những kẻ bé mọn ở đây là những người khiêm nhường tự hạ. Đức Giê-su đã yêu thương những kẻ khiêm nhường và quở trách bọn người tự cao giả hình: ”Khốn cho các ngươi, hỡi các luật sĩ và biệt phái giả hình ! Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong là giả hình và gian ác”(Mt 23,27-28).
3) Phân biệt giữa khiêm nhường thật với khiêm nhường giả tạo:
Tác giả sách Đường Hy Vọng đã viết: “Khi con tự hạ mình, chưa hẳn con khiêm nhượng. Khi người ta hạ con, chưa hẳn con khiêm nhượng. Khi người ta hạ con, mà con vui lòng chấp nhận vì Chúa, lúc ấy con khiêm nhượng thật.” (ĐHV số 509).
- Khiêm nhường hay khiêm tốn không phải là giả vờ tự hạ để được người khác tôn lên.
Khiêm tốn cũng không phải là thái độ tự ti mặc cảm, tự khinh bản thân hay trốn tránh trách nhiệm… Nhưng là ý thức khả năng và ưu điểm của mình do Chúa ban, rồi quy mọi vinh quang về cho Thiên Chúa, noi gương Đức Ma-ri-a khi được bà Ê-li-sa-bét khen có phúc, đã dâng lời ca ngợi Chúa như sau: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa... Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn !” (Lc 1,48-49).
- Người khiêm tốn thực sự không sợ chức vụ cao hay sợ ngồi vào ghế nhất, nhưng đối với họ: chiếc ghế không phải là mục tiêu phải đạt được, mà chỉ là phương tiện để phục vụ tha nhân hữu hiệu hơn. Họ luôn cư xử nhẹ nhàng, hòa nhã và tinh tế với mọi người, luôn đặt lợi ích và quyền lợi của người khác trên bản thân. Biết giới hạn của mình và chỉ thực hiện những gì trong tầm tay và khả năng. Họ không đứng chỉ tay năm ngón nhưng sẵn sàng sắn tay áo để cùng làm việc chung với mọi người.
- Người khiêm tốn sẽ luôn ý thức về thân phận yếu đuối thiếu sót của mình nên sẽ bình tĩnh khi nghe người khác phê bình, và sẵn sàng nhận lỗi để khắc phục những sai sót. Họ không tự tìm vinh danh cho mình, nhưng luôn cố gắng chu toàn bổn phận rồi phó thác thành bại cho Chúa quan phòng. Luôn ý thức chức vụ và quyền hành là để phục vụ tha nhân, vì thế họ sẵn sàng rút lui khi sức khỏe và khả năng suy giảm không còn phục vụ tập thể cách hữu hiệu.
4) Ta phải làm gì để tập sống khiêm hạ noi gương Đức Giê-su ?
- Phải tránh thói kiêu ngạo:
Tránh thói tự ái cao: Không dễ nổi nóng khi nghe người khác phê bình mình hay kể tội người thân của mình. Tránh nói to tiếng xúc phạm đến người khác.
Tránh “nổ” nghĩa là khoe khoang thành tích để tự đề cao mình, và chứng tỏ mình trổi vượt hơn người khác.
Tránh thói “sĩ diện hão” khi cố làm ra vẻ cao quý hơn những gì mình đang có, vì không muốn thua kém ai. Chẳng hạn: Dù không có năng lực cũng phải mua bằng cấp và chạy chọt để có giấy khen thành tích.
Tránh thói “thích chơi sang” tiêu xài vung vít gây lãng phí của chung…Tránh thái độ ganh ghét đố kỵ những ai mình không ưa hay trổi hơn mình, bằng cách nói hành nói xấu nhằm hạ uy tín của họ.
Tránh thái độ độc đoán háo thắng: Do cao ngạo nên kẻ kiêu ngạo không chấp nhận đối lập, không muốn nghe những góp ý của thuộc cấp, nên công việc họ phụ trách khó thăng tiến và phát triển.
- Tập sống khiêm tốn như sau:
Cần nhìn nhận sự thật, nhận biết cả ưu lẫn khuyến điểm của mình. Trong việc tông đồ cần nhận ra sự bất toàn của mình để khiêm tốn cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp, như Đức Giê-su đã dạy môn đệ: ”Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được !” (Ga 15,5b).
Tập nhận ra những ưu điểm của người khác và thành thật khen ngợi để động viên họ.
Tập chọn phần thua thiệt: quyền lợi ít hơn và trách nhiệm nhiều hơn tha nhân.
Tập đi bước trước đến với người khác hơn là chờ họ đến với mình.
Tập nói năng bình tĩnh vừa đủ nghe khi sửa dạy con cái hay thuộc cấp.
Tập làm những việc nhỏ bé tầm thường ít ai muốn thực hiện.
Tập làm những việc bác ái mà không phô trương để tìm tiếng khen nơi tha nhân.
Tập thừa nhận thành công là do ơn Chúa giúp và là kết quả của hành động tập thể. Khi thất bại thì nhận là do sự thiếu sót bất toàn của mình và tránh đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho thuộc cấp.
Chỉ những ai biết hóa nên như trẻ nhỏ mới được Thiên Chúa yêu thương và được Người đón nhận vào Nước Thiên Chúa sau này (x Lc 9,48).
Tóm lại, khiêm nhường là học tập theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giê-su như Người đã nói: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29). Khiêm nhường còn là sẵn sàng rửa chân phục vụ tha nhân trong tình yêu thương (x. Ga 13,4.14), nhất là hiến thân phục vụ người nghèo khổ bệnh tật và bị bỏ rơi, để nên giống Đức Giê-su, Đấng “đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10, 35-45).
4. THẢO LUẬN:
1) Kẻ kiêu ngạo thường biểu lộ qua cử chỉ lời nói nào khi tiếp xúc với tha nhân ? Người khiêm nhường giả tạo thường biểu lộ qua những câu nói nào ?
2) Khi nghe người khác phê bình trực tiếp hay qua người thứ ba, chúng ta nên phản ứng thế nào để biểu lộ sự khiêm tốn noi gương Đức Giê-su ?
5. LỜI CẦU:
- Lạy Chúa Giêsu. Xin cho con biết Chúa và xin cho con biết con. Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa, quên đi chính bản thân, yêu mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ, biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa. Ước gì con biết nhận từ Chúa tất cả những gì xảy đến cho con, và biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa. Xin Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa. Xin Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa, và để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen. (Thánh Âu-Tinh)
- Lạy Chúa. Thích được người khác khen ngợi, thích được ăn trên ngồi trước, thích được danh vọng chức quyền... cũng chính là thói xấu tự kiêu của mỗi người chúng con. Hôm nay Chúa dạy các người Pha-ri-sêu bài học khiêm nhường và cũng là dạy chúng con: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất... Nhưng hãy vào ngồi chỗ cuối”. Con biết Chúa không dạy con giả đò theo kiểu khiêm nhường giả tạo, nhưng Chúa muốn chúng con coi thường danh vọng và luôn sống khiêm hạ. Chúa cũng dạy chúng con noi gương Chúa để rửa chân phục vụ anh em. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được Chúa đón nhận trong Nhà Chúa sau này.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:29 27/08/2019
19. Khiêm tốn tức là chân lý.
(Thánh Terese of Lisieux)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
08:31 27/08/2019
98. TRONG BỤNG TRỐNG RỖNG
Có một người khách ngồi rất lâu, chủ nhân cũng không đem đồ gì khác đến khoãn đãi.
Khách bèn nói:
- “Ngày trứơc Tiêu Hà truy đuổi Hàn Tín đến một con suối nhỏ bên rừng”.
Khách chỉ nói một câu này rồi ngừng, chủ nhân nghe rồi thì sốt ruột nên vội vàng hỏi dồn. Khách lại nói
- “Nhìn thấy suối trong đá trắng rất thơ mộng bèn ngồi nói chuyện rất lâu”.
Khách lại ngừng không kể tiếp, chủ nhân hỏi:
- “Sau khi ngồi nói chuyện thì làm sao nữa ?”
Khách đáp:
- “Ngồi nói chuyện đã rất lâu nên chỉ cần đi, bởi vì trong bụng trống rỗng không có sức để nói nhiều”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 98:
Khách thường được mời uống nước trước khi nhập tiệc đó là thói quen của người văn minh lịch sự.
Có người khi ngồi uống nước đợi ăn thì nói chuyện của người khác, có người khi ngồi đợi nhập tiệc thì nói chuyện tiếu lâm nói bóng nói gió để chọc cười thiên hạ, lại có người nói chuyện cười có ẩn ý nội dung tục tỉu khiến người khác đỏ mặt mắc cở, những người này cho dù họ là ai thì trong bụng cũng đang trống rỗng Lời Chúa...
Thánh lễ là một bữa tiệc Nước Trời, cho nên người Ki-tô hữu khi đến nhà thờ để dự tiệc (thánh lễ) thì không như đi dự tiệc ở nhà hàng, họ hân hoan vui vẻ hỏi thăm sức khỏe gia cảnh của nhau để tăng thêm lời cầu nguyện, họ báo tin cho nhau là người này đang bệnh cầu nguyện cho họ, nhà người kia túng thiếu nến giúp đỡ, họ cũng ân cần hỏi han những người không đi lễ được, đó là những “chén nước trà” đượm thắm tình Chúa tình người nơi tâm hồn người tín hữu trong khi chờ đợi nhập tiệc Nước Trời...
Ai cũng mở rộng lòng mình ra với tha nhân thì thánh lễ chắc chắn sẽ vui hơn và có tâm tình hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người khách ngồi rất lâu, chủ nhân cũng không đem đồ gì khác đến khoãn đãi.
Khách bèn nói:
- “Ngày trứơc Tiêu Hà truy đuổi Hàn Tín đến một con suối nhỏ bên rừng”.
Khách chỉ nói một câu này rồi ngừng, chủ nhân nghe rồi thì sốt ruột nên vội vàng hỏi dồn. Khách lại nói
- “Nhìn thấy suối trong đá trắng rất thơ mộng bèn ngồi nói chuyện rất lâu”.
Khách lại ngừng không kể tiếp, chủ nhân hỏi:
- “Sau khi ngồi nói chuyện thì làm sao nữa ?”
Khách đáp:
- “Ngồi nói chuyện đã rất lâu nên chỉ cần đi, bởi vì trong bụng trống rỗng không có sức để nói nhiều”.
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 98:
Khách thường được mời uống nước trước khi nhập tiệc đó là thói quen của người văn minh lịch sự.
Có người khi ngồi uống nước đợi ăn thì nói chuyện của người khác, có người khi ngồi đợi nhập tiệc thì nói chuyện tiếu lâm nói bóng nói gió để chọc cười thiên hạ, lại có người nói chuyện cười có ẩn ý nội dung tục tỉu khiến người khác đỏ mặt mắc cở, những người này cho dù họ là ai thì trong bụng cũng đang trống rỗng Lời Chúa...
Thánh lễ là một bữa tiệc Nước Trời, cho nên người Ki-tô hữu khi đến nhà thờ để dự tiệc (thánh lễ) thì không như đi dự tiệc ở nhà hàng, họ hân hoan vui vẻ hỏi thăm sức khỏe gia cảnh của nhau để tăng thêm lời cầu nguyện, họ báo tin cho nhau là người này đang bệnh cầu nguyện cho họ, nhà người kia túng thiếu nến giúp đỡ, họ cũng ân cần hỏi han những người không đi lễ được, đó là những “chén nước trà” đượm thắm tình Chúa tình người nơi tâm hồn người tín hữu trong khi chờ đợi nhập tiệc Nước Trời...
Ai cũng mở rộng lòng mình ra với tha nhân thì thánh lễ chắc chắn sẽ vui hơn và có tâm tình hơn.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Thi ca suy niệm Chúa Nhật tuần 21C thường niên
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
14:39 27/08/2019
(Luca 14: 1. 7-14)
KHIÊM TỐN
Một ông thủ lãnh mời ăn,
Mấy người biệt phái, đứng căn chỗ ngồi.
Vào bàn chỗ nhất phần tôi,
Dụ ngôn Chúa dậy, đừng ngồi chỗ cao.
Nhiều người ân trọng đức cao,
Xứng danh trọng vọng, bước vào ngay bên.
Khi mời dự tiệc trong đền,
Chọn bàn rốt hết, ngồi yên dưới cùng.
Chủ nhà nhận biết bao dung,
Ngỏ lời mời bạn, hãy cùng bước lên,
Xin mời qúi vị lên trên,
Thật là vinh dự, xứng tên phận người.
Ai mà kiêu ngạo ở đời.
Tự mình cất nhắc, danh hời đáng chê.
Khiêm cung hạ xuống chẳng nề,
Người đời khen ngợi, cận kề mến yêu.
Chúa rằng khi dọn cơm chiều,
Đừng mời bạn hữu, rủ nhiều bà con.
Người nghèo tàn tật héo hon,
Đón vào dùng bữa, điểm son phúc lành.
Theo thói thường, người đời coi trọng chỗ ngồi nơi bàn tiệc hơn là mâm cỗ. Chúng ta rất quen thuộc với kiểu cáchở đời là ngồi vào bàn tiệc phải theo vai vế và địa vị trong xã hội. Người ta coi rất trọng hình thức và vị thế trong cộng đoàn xã hội. Bài phúc âm hôm nay, Chúa Giêsu lại có cơ hội dạy chúng ta bài học về sự khiêm nhường. Chúa Giêsu nói với ông chủ nhà rằng: Khi dọn tiệc, hãy mời những người nghèo khó, què quặt đui mù, ông sẽ có phúc. Khó thật! Mấy ai có thể áp dụng.
Quan sát việc chọn chỗ ngồi trong bữa tiệc theo phong tục tập quán, người ta rất quan trọng hóa về địa vị và phẩm giá con người. Chúa Giêsu đi ngược lại với những suy nghĩ của những người đương thời. Chính Chúa đến bằng con đường khiêm nhu. Khiêm nhượng chính là một nhân đức. Khiêm nhượng là chấp nhận đúng sự thật mình có. Nếu chúng ta biết mở mắt nhìn đời, thấy rằng chúng ta còn thua kém biết bao nhiêu người về lòng đạo đức, về khả năng, về sự hiểu biết và về kinh nghiệm cuộc sống. Chúng ta có gì mà không phải là do hồng ân đã lãnh nhận. Trước mặt Chúa, chúng ta còn nghèo túng hơn nhiều. Chúng ta chỉ là tro bụi và chỉ như là hơi thở thoáng qua. Chúa rút hơi thở, chúng ta trở về hư vô.
Chúa Giêsu khi xưa ra rao giảng trong hoàn cảnh của hai nền văn hóa Hy Lạp và Do Thái. Người Hy Lạp coi sự khiêm nhường như là một sự thoái hóa và nhu nhược. Còn người Do Thái coi là một nhân đức. Chúa Giêsu dạy chúng ta về sự khiêm tốn. Kiêu ngạo là thói thường ở đời. Ai cũng muốn mình hơn người khác. Họ muốn nổi nang hơn, giỏi giang hơn, giầu có hơn và có thế lực hơn. Vì thế, họ đã không ngần ngại tìm cách hạ thấp hay chà đạp người khác xuống. Đúng thế, kiêu ngạo chống lại kiêu ngạo. Không ai ưa người kiêu ngạo. Ngay cả những người kiêu ngạo cũng không ưa nhau. Trái lại, người khiêm tốn được mọi người yêu mến.
Truyện kể: Có hai vị bô lão ngồi lại với nhau tâm sự. Một người nói: Khi tôi còn trẻ, tôi hay kiêu ngạo. Sự kiêu ngạo làm tôi lo lắng. Tôi lo về những cái người khác nghĩ hay nói về tôi. Khi tôi trưởng thành và khôn ngoan hơn. Tôi không để ý tới những lời người khác nói về tôi. Nay tôi già rồi, tôi nhận ra rằng chẳng có ai để ý hay nghĩ gì về tôi cả. Thật ra, nhiều người nghĩ mình là quan trọng, để rồi nghĩ rằng người khác lúc nào cũng để ý đến mình và rồi chúng ta trở nên kiêu căng.
Khiêm tốn không phải là sự hèn nhát mà là sự can đảm và dũng mạnh. Chỉ những ai mạnh mẽ mới dám hạ mình phục vụ anh chị em. Khiêm tốn phục vụ là một cử chỉ đầy yêu thương và là một thái độ hoàn toàn tự do. Khiêm tốn mở đường tự do cho chúng ta đi vào Nước Trời.
THỨ HAI, TUẦN 22 THƯỜNG NIÊN
(Lc 4, 16-30).
ĐẤNG XỨC DẦU
Hội đường Sa-bát cầu kinh,
Đọc lời giao ước, tâm linh gọi mời.
Giê-su đọc rõ từng lời,
Thánh Thần Chúa ngự, sáng ngời trí khôn.
Xức dầu rao giảng siêu tôn,
Tin mừng loan báo, mở hồn thế nhân.
Kêu mời sám hối tội trần,
Chữa lành bệnh tật, chia phần phúc vinh.
Loan truyền giải thoát cực hình,
Người mù được thấy, an bình thiện tâm.
Hồng ân Năm Thánh quang lâm,
Giải trừ áp bức, giam cầm phóng sinh.
Hôm nay ứng nghiệm chứng minh,
Người thương kẻ ghét, lộ hình tư duy.
Đồng hương từ chối xét suy,
Nói lời xúc phạm, nghĩ suy trần đời.
THỨ BA, TUẦN 22 THƯỜNG NIÊN
(Lc 4, 31-37).
ĐẤNG THÁNH
Chúa vào giảng dậy nơi đây,
Có người quỷ ám, hay gây bất bình.
Tại sao tiêu diệt bọn mình,
Kêu to hét lớn, thật tình tuyên xưng.
Thời kỳ Chúa đến phục hưng,
Ngài là Đấng Thánh, Tin Mừng truyền rao.
Quỷ ma ghen tức thét gào,
Chuyện chi gây rối, tại sao xua trừ.
Cứu sinh sửa chữa tật hư,
Giê-su quyền thế, loại trừ dối gian.
Câm đi ra khỏi, đừng van,
Mọi người kinh hãi, ơn ban bởi trời.
Lạ lùng phép tắc cao vời,
Quyền năng ra lệnh, mọi người ngạc nhiên.
Danh người truyền khắp mọi miền,
Chữa trừ bệnh hoạn, cửa thiên cứu đời.
THỨ TƯ, TUẦN 22 THƯỜNG NIÊN
(Lc 4, 38-44).
CHỮA LÀNH
Si-mon đón Chúa vào thăm,
Tại gia nhạc mẫu, bao năm mong chờ.
Bà đang sốt nặng bơ phờ,
Chúa cùng môn đệ, đợi chờ ghé qua.
Cảm thương yếu đuối tuổi già,
Chúa liền truyền lệnh, cho bà khỏi ngay.
Bà liền chỗi dậy tiếp tay,
Dọn cơm nấu nước, đẹp thay tấm lòng.
Nhiều người bệnh hoạn cầu mong,
Van xin chữa trị, bệnh phong hao gầy.
Quỷ ma ám ảnh quấy rầy,
Kêu lên Con Chúa, Đức Thầy Ki-tô.
Chúa rằng im tiếng đừng hô.
Âm thầm sứ mệnh, Chúa vô mọi miền.
Tin Mừng rao giảng trước tiên,
Kêu mời hối cải, gom chiên về đàn.
THỨ NĂM, TUẦN 22 THƯỜNG NIÊN
(Lc 5, 1-11).
THẢ LƯỚI
Chúa đi rao giảng Tin mừng,
Xuống thuyền cách bãi, đậu dừng loan tin.
Si-mon chài lưới đứng nhìn,
Chuyên môn thả lưới, vững tin nơi Thầy.
Nước sâu bắt cá sa lầy,
Phê-rô thưa Chúa, sáng ngày vô công
Suốt đêm cực nhọc ngóng trông,
Vâng lời thả lưới, bên hông mạn thuyền.
Cá nhiều nặng lưới kéo lên,
Bạn bè đồng nghiệp, thuyền bên góp phần.
Si-mon sụp lạy dưới chân,
Con người tội lỗi, thế nhân sống đời.
Xin Thầy hãy tránh xa rời,
Mọi người kinh ngạc, ơn trời khấng ban.
Chúa rằng đừng sợ thiên nhan,
Hãy đi chinh phục, thế gian tội tình.
THỨ SÁU, TUẦN 22 THƯỜNG NIÊN
(Lc 5, 33-39).
CẦU NGUYỆN
Môn đồ cầu nguyện ăn chay,
Gio-an Tẩy Giả, hăng say rao truyền.
Tông đồ của Chúa nhân hiền,
Bên Thầy cuộc sống, điền viên lữ hành.
Thầy trò không sống tìm danh,
Tân lang hiện diện, lòng thành sống vui.
Bao giờ đi khỏi, ngậm ngùi,
Tông đồ môn đệ, rút lui khẩn cầu.
Rượu nào bầu ấy giữ lâu,
Bầu da rượu mới, mong hầu tốt hơn.
Áo nào vải đó không sờn,
Không ai vá áo, vải đơn một chiều.
Ăn chay cầu nguyện giới điều,
Đúng thời đúng điểm, nhận nhiều ân thiêng.
Thực tâm sám hối tội khiên,
Hãm mình dẹp xác, ăn kiêng nguyện cầu.
THỨ BẢY, TUẦN 22 THƯỜNG NIÊN
(Lc 6, 1-5).
SA-BATH
Bứt bông lúa miến vò tay,
Mấy thầy Biệt Phái, chê ngay lỗi này.
Hôm nay Sa-bát có hay,
Làm điều không được, cấm ngày hôm nay.
Các thầy khó chịu lắm thay,
Phàn nàn với Chúa, sao Thầy không can.
Chu toàn điều luật bảo ban,
Thiện toàn lề luật, sẻ san tình người.
Chúa bênh môn đệ vài lời,
Đúng ngày Sa-bát, trong nơi thánh đền.
Đọc điều Đa-vít chẳng nên.
Cùng nhau ăn bánh, bên trên bàn thờ.
Dành riêng trưởng tế đụng sờ,
Tùy tùng lỗi luật, mong nhờ luật tha.
Giữ ngày Sa-bát đặt ra,
Con Người làm chủ, thứ tha lỗi lầm.
Thánh Augustinô, bậc trí thức của mọi thời.
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:20 27/08/2019
Lễ Nhớ Ngày 28.8
1. Hối nhân trở thành thánh nhân
Thánh Augustinô sinh ngày 13 tháng 11 năm 354, tại Tagaste, nay là thành phố Souk-Ahras thuộc nước Algeria, nằm phía Bắc Phi Châu. Cha ngài là thị trưởng Patricius, thuộc gia tộc quyền quý và mẹ là Monica, một tín hữu Công Giáo, đạo hạnh, gương mẫu, và giàu nhân đức. Mẹ Monica đã kiên trì cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn và mở lòng người chồng và người con trai yêu quý tìm về nguồn Chân Thiện Mỹ. Ơn Chúa rất huyền nhiệm và linh động nơi cuộc đời Augustinô.
Khi còn bé, Augustinô là một cậu bé tinh nghịch, thông minh xuất chúng, nên cậu là niềm hãnh diện của ông Patricius. Sau 16 năm sống với gia đình tại Tagaste, ngài đã được cha mẹ cho đi học về văn khoa hùng biện tại Carthage vào cuối năm 370.
Thành phố Carthage là một thành đô phồn thịnh, những toà nhà nguy nga lộng lẫy, thổ dân ở đây đa số là đa thần, và lối sống cao sa dễ đưa con người vào con đường sa hoa trụy lạc. Cuộc sống ở đô thành đã thu hút biết bao bạn trẻ và Augustinô cũng không ngoại lệ.Tuy con đường học vấn trổi vượt hơn các bạn học, nhưng đời sống tâm linh và luân lý bị suy sụp.
Năm 19 tuổi, Augustinô đã trở thành giáo sư triết học. Sự thành công trong học vấn đã tạo cho ngài một chỗ đứng vững vàng trong xã hội. Những kiến thức thâm thúy và sự khôn ngoan của triết gia Cicero đã gợi trong tâm thức Augustinô nỗi khát vọng tìm kiếm sự khôn ngoan chân thật. Khi nghe giáo chủ của giáo phái Manikê hùng biện về giáo thuyết của họ, ngài bị thu hút và đã gia nhập giáo phái này.Với tài hùng biện sẵn có, ngài đã thuyết phục được bao nhiêu người gia nhập vào giáo phái đó.
Sau những năm theo học tại Carthage, năm 373 ngài trở về quê Tagaste, nhưng mẹ ngài không thể đón nhận một người thuộc bè phái Manikê dù đó là con trai của mình. Nhưng tình yêu đã khiến Monica tha thứ và hết lời khuyên con trở về chính lộ. Thời gian ở Tagaste, Augustinô đã mở lớp dạy môn khoa Ngữ Văn để kiếm tiền sinh sống.
Suốt 9 năm làm tín đồ Manikê, đến năm 383, khi tròn 29 tuổi, ngài ao ước sang Ý để lập nghiệp, nhưng ý định này không được mẹ tác thành. Tuy nhiên, ngài vẫn trốn mẹ mà đi sang thánh đô Rôma, nước Ý. Khi đến nơi, ngài đã lâm trọng bệnh và sau khi hồi phục ngài đã mở lớp dạy chuyên khoa văn hùng biện. Học sinh ở đây không trả lệ phí nên ngài nản lòng và bỏ dạy. Cuối cùng, ngài xin dạy tại đại học ở Milan. Là một giáo sư dạy triết học, ngài say mê tìm kiếm và đào sâu vào triết lý của Plato.
Năm 384-387, là giai đoạn khủng hoảng niềm tin. Giai đoạn khủng hoảng được chấm dứt khi ngài nghe bài giảng thật huyền nhiệm của thánh Giám mục Ambrôsiô. Phục Sinh năm 387, Augustinô được Rửa tội tại Nhà thờ Milan. Ít lâu sau, đang khi phải chiến đấu dữ dội với những ham muốn của xác thịt, ngài đã nghe như có tiếng thúc bách từ nội tâm là hãy cầm sách Thánh lên để đọc. Ngài mở thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Rôma: “Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,13-14). Niềm vui và sự bình an khôn tả tràn ngập tâm hồn Augustinô và đã biến đổi cuộc đời của ngài hoàn toàn.
Hè năm 387, Augustinô cùng với mẹ và các bạn đồng hành đến cảng Ostia. Ít lâu sau, mẹ ngài qua đời và được chôn cất tại đây. Năm 388, ngài trở về Tagaste. Cùng với người bạn Alypius, ngài đã thành lập đan viện để sống chiêm niệm. Năm 391, ngài được phong chức linh mục thành Hippo và ở đây cho đến chết.
Khi nhận ra Đức Kitô là nguồn ơn cứu độ, ngài đã viết rất nhiều sách để phi bác các lạc thuyết thời bấy giờ. Năm 395, ngài được phong làm phụ tá Đức Giám Mục thành Hippo. Sau khi Đức Giám Mục Valerius thành Hippo băng hà năm 396, thánh Augustinô lên kế vị. Sự khôn ngoan và thánh thiện của ngài đã giúp cho Giáo Hội Phi Châu tiến triển rất nhiều. Ngài còn để lại những bộ sách quý giá về thần học, minh giáo và chú giải thánh kinh. Trong suốt quãng thời gian làm Giám Mục, ngài còn thể hiện một tinh thần khiêm tốn và tình huynh đệ bác ái tuyệt hảo đối với các linh mục dưới quyền ngài.
Sau khi trở lại, thánh Augustinô sống nhưng không còn phải là ngài sống nữa, mà là Đức Kitô sống nơi ngài. Khi mọi sự đã hoàn tất, Chúa đã gọi ngài một lần nữa qua cơn bệnh trầm trọng và đã qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430 tại Hippo. Ngài đã được phong thánh và nâng lên hàng Tiến sĩ Hội thánh vào năm 1303.
Thánh Augustinô trở lại vào năm 33 tuổi và 3 năm sau Ngài trở thành linh mục, rồi năm 41 tuổi làm giám mục. Ngài biết Chúa và yêu Chúa tuy muộn màng nhưng thật nồng cháy “Con đã yêu mến Ngài quá muộn, ôi Đấng tốt đẹp rất cổ kính và rất tân kỳ ! Con đã yêu mến Ngài quá muộn !
Này, Ngài vốn ở trong con, mà con lại ở ngoài con và vì thế con tìm Ngài ở bên ngoài ; là kẻ xấu xa, con đã lăn xả vào những vật xinh đẹp Ngài đã tạo dựng nên. Ngài đã ở với con mà con lại không ở với Ngài. Chính những vật, nếu không hiện hữu trong Ngài thì không bao giờ hiện hữu, đã cầm giữ con xa Ngài. Ngài đã kêu gọi, đã gào thét, đã thắng sự điếc lác của con. Ngài đã soi sáng, đã chiếu rọi, đã xua đuổi sự mù lòa của con. Ngài đã tỏa mùi thơm của Ngài ra và con đã được hít lấy và đâm ra say mê Ngài. Con đã được nếm Ngài, và đâm ra đói khát Ngài; Ngài đã đụng tới con và con ước ao sự bình an của Ngài”. (Tự thuật X, 27, 38 ). Ngài đã cầu nguyện, đọc tìm hiểu Kinh Thánh và lắng nghe lời Chúa nên luôn thao thức “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa”. (Tự thuật I, 1, 1).
2. Thánh Augustinô, bậc trí thức của mọi thời
Thánh Augustinô để lại cho Giáo hội một kho tàng tư tưởng quý giá trong 252 cuốn sách lớn nhỏ, 509 bài giảng đủ loại, và 207 lá thư xa gần. Những tư tưởng bất hủ của ngài thường được trích từ ba cuốn sách nổi tiếng là: Những thú nhận, Thành trì của Thiên Chúa, về Chúa Ba Ngôi.
Nội dung tư tưởng phần lớn tập trung vào ba lãnh vực: Triết học, thần học, linh đạo.Hình thức ngài dùng để diễn tả nội dung là rất phong phú. Tất cả đều mang dấu ấn của một người học cao về văn chương và hùng biện.
Đọc những tác phẩm của thánh Augustinô, người nghiên cứu thấy: Phần, mà ngài nhận được bởi người khác, là rất đa dạng. Phần, mà ngài tự suy nghĩ ra, là rất sâu sắc.Ngài đã là giáo sư ở Tagaste, ở Carthage, ở Roma, ở Milan.Ngài có quan hệ mật thiết với nhiều bạn bè trí thức, trong đó có thánh Ambrôsiô.
Trí thức của thánh Augustinô được nhận thấy ở điểm chung này là: Say mê đi tìm sự thật, lẽ phải và đức khôn ngoan. Đối tượng là Thiên Chúa và con người.Sau khi đã mải miết đi tìm ở các trường phái, các trường học, các học giả, thánh nhân đã đi tìm nơi Đức Kitô. Ngài thú nhận: Chỉ Đức Kitô mới cho ngài thấy rõ sự thực, lẽ phải và sự khôn ngoan. Chỉ Đức Kitô mới là thầy chỉ cho ngài thấy con đường phần rỗi. Đức Kitô dạy ngài qua gương đạo đức của mẹ ngài là thánh Monica, qua Lời Chúa và trong nội tâm sâu thẳm của ngài.Ngài ghi lại tất cả cuộc đời thăng trầm của ngài một cách rất khiêm nhường.Với những tư tưởng trí thức trộn vào những kinh nghiệm bản thân, thánh Augutinh đã phản bác các bè rối một cách trí thức và đạo đức. Cũng với trí thức và đạo đức, ngài đã lập cộng đoàn tu viện ở Tagaste, đã sống đời mục vụ khi làm giám mục ở Hippone. Tại đây, ngài cũng đã trí thức trong lối sống của ngài.
Một chọn lựa đã được thánh Augustinô hay nhắc tới, đó là đời sống bên trong hơn đời sống bên ngoài. Trong mục vụ, thánh Augustinô lo cho đời sống bên ngoài của con chiên bằng nhiều cách, nhất là bằng cách dạy bảo, cảnh báo, khuyên răn. Nhưng điều quan trọng hơn ngài luôn cố gắng là, lo cho con chiên đi vào nội tâm mình, để gặp gỡ Đức Kitô. Trong cố gắng ấy, ngài thường nhấn mạnh đến đời sống phục vụ trong yêu thương, tình nghĩa theo gương Đức Kitô. Chính Đức Kitô mới là Đấng dạy dỗ nội tâm và đổi mới con người bên trong. Vì thế, mục đích sau cùng, mà ngài nhắm tới trong mọi bài giảng, là dẫn con người đến với Đức Kitô.
Thánh Augustinô là niềm tự hào của giáo phận Hippone, của Hội Thánh Phi châu, của Hội Thánh toàn cầu.
Nếu nhìn Hội Thánh Việt Nam qua gương trí thức của ngài, chúng ta sẽ thấy mình còn nhiều điều phải cố gắng thêm.
Bước đầu của trí thức là biết nhận thấy vấn đề.Trong lãnh vực tư tưởng cũng như trong lãnh vực đời sống, trí thức vẫn là một tiếng gọi. Dù đối thoại, dù đối kháng, chúng ta cần phải trí thức. Nhất là trí thức Phúc Âm. Những chọn lựa đạo đức, nếu thiếu chiều sâu trí thức, sẽ khó có thể làm cho Chúa được vinh quang trên đất nước Việt Nam hôm nay một cách hữu hiệu và lâu bền.
Trên đất nước Việt Nam hôm nay và ngày mai, trí thức đang và sẽ phát triển ở mọi tầng lớp. Trí thức cũng đang được khát khao ngay ở thôn quê bình dân nghèo túng.
Ước mong Công Giáo Việt Nam khi hiện diện và đồng hành, sẽ không thiếu một đội ngũ trí thức tầm cỡ đi đầu. Vừa trí thức trong đạo, vừa trí thức ngoài đời. Khối trí thức ấy sẽ sát cánh kề vai với các trí thức xã hội, để cùng với tất cả đồng bào, xây dựng quê hương chung là Việt Nam yêu mến của chúng ta. Chúng ta thành khẩn dâng lên Chúa mong ước trên đây với tâm tình cầu nguyện khiêm cung. (x.Vietcatholic 27-8-2010, nhân lễ kính thánh Augustinô, suy nghĩ về trí thức; ĐGM Bùi Tuần).
3. “Giám mục vì anh chị em, Kitô hữu với anh chị em”
Cho anh chị em, tôi là Giám Mục, cùng với anh chị em tôi là Kitô hữu. Tước hiệu thứ nhất là trách vụ đã lãnh nhận, tước hiệu thứ hai là của ân sủng. Tước hiệu đầu nói lên mối nguy hiểm, tước hiệu sau nói lên ơn cứu độ.
Thánh Augustinô đã sống một đời sống cầu nguyện liên lỉ, không ngừng đào sâu Kinh thánh. Kinh nguyện trong cộng đoàn giúp ngài thêm mạnh mẽ. Sự ân cần của ngài đối với mọi người luôn là một huyền thoại: những người dự tòng chuẩn bị bí tích rửa tôi, những người bị mất phương hướng luân lý viết thư xin ngài chỉ giáo, những giáo lý viên chán nản, những linh mục mất định hướng thần học…
Đối với Augustinô, người kitô hữu phải kết hợp thành một thân thể duy nhất với Chúa Kitô. Vả lại, cuộc sống kitô hữu là gì, nếu không phải là mặc lấy Chúa Kitô, tái sinh trong Thiên Chúa và trong sự thăng tiến tâm linh cho đến lúc gặp gỡ Thiên Chúa mặt đối mặt ?
Cầu nguyện
Ôi thánh Augustinô ngàn đời hạnh phúc.
Thiên Chúa đã chọn Ngài để trở thành mục tử của Hội thánh.
Thiên Chúa đã ban cho Ngài đầy Tinh thần Khôn ngoan và thông hiểu.
Suốt đời, Ngài đã tìm kiếm Thiên Chúa với cả con tim thổn thức của mình.
Trong đức tin, với lòng tín thác, tình yêu và sự bền chí, chúng con kêu cầu Ngài vì Ngài là cha chúng con:
Xin giúp chúng con được củng cố trong đức tin, đức cậy và đức mến.
Xin giúp chúng con biết noi gương Ngài luôn khát khao Thiên Chúa là nguồn mạch của sự khôn ngoan đích thực.
Xin cũng giúp chúng con tìm thấy sự nghỉ an trong Thiên Chúa, chủ thể tình yêu vĩnh cửu mà thôi. Amen.
(Lời nguyện trong tuần cửu nhật chuẩn bị năm thánh của tiểu chủng viện Thánh Augustinô-Koupélà).
Thánh Augustinô sinh ngày 13 tháng 11 năm 354, tại Tagaste, nay là thành phố Souk-Ahras thuộc nước Algeria, nằm phía Bắc Phi Châu. Cha ngài là thị trưởng Patricius, thuộc gia tộc quyền quý và mẹ là Monica, một tín hữu Công Giáo, đạo hạnh, gương mẫu, và giàu nhân đức. Mẹ Monica đã kiên trì cầu nguyện xin Chúa hướng dẫn và mở lòng người chồng và người con trai yêu quý tìm về nguồn Chân Thiện Mỹ. Ơn Chúa rất huyền nhiệm và linh động nơi cuộc đời Augustinô.
Khi còn bé, Augustinô là một cậu bé tinh nghịch, thông minh xuất chúng, nên cậu là niềm hãnh diện của ông Patricius. Sau 16 năm sống với gia đình tại Tagaste, ngài đã được cha mẹ cho đi học về văn khoa hùng biện tại Carthage vào cuối năm 370.
Thành phố Carthage là một thành đô phồn thịnh, những toà nhà nguy nga lộng lẫy, thổ dân ở đây đa số là đa thần, và lối sống cao sa dễ đưa con người vào con đường sa hoa trụy lạc. Cuộc sống ở đô thành đã thu hút biết bao bạn trẻ và Augustinô cũng không ngoại lệ.Tuy con đường học vấn trổi vượt hơn các bạn học, nhưng đời sống tâm linh và luân lý bị suy sụp.
Năm 19 tuổi, Augustinô đã trở thành giáo sư triết học. Sự thành công trong học vấn đã tạo cho ngài một chỗ đứng vững vàng trong xã hội. Những kiến thức thâm thúy và sự khôn ngoan của triết gia Cicero đã gợi trong tâm thức Augustinô nỗi khát vọng tìm kiếm sự khôn ngoan chân thật. Khi nghe giáo chủ của giáo phái Manikê hùng biện về giáo thuyết của họ, ngài bị thu hút và đã gia nhập giáo phái này.Với tài hùng biện sẵn có, ngài đã thuyết phục được bao nhiêu người gia nhập vào giáo phái đó.
Sau những năm theo học tại Carthage, năm 373 ngài trở về quê Tagaste, nhưng mẹ ngài không thể đón nhận một người thuộc bè phái Manikê dù đó là con trai của mình. Nhưng tình yêu đã khiến Monica tha thứ và hết lời khuyên con trở về chính lộ. Thời gian ở Tagaste, Augustinô đã mở lớp dạy môn khoa Ngữ Văn để kiếm tiền sinh sống.
Suốt 9 năm làm tín đồ Manikê, đến năm 383, khi tròn 29 tuổi, ngài ao ước sang Ý để lập nghiệp, nhưng ý định này không được mẹ tác thành. Tuy nhiên, ngài vẫn trốn mẹ mà đi sang thánh đô Rôma, nước Ý. Khi đến nơi, ngài đã lâm trọng bệnh và sau khi hồi phục ngài đã mở lớp dạy chuyên khoa văn hùng biện. Học sinh ở đây không trả lệ phí nên ngài nản lòng và bỏ dạy. Cuối cùng, ngài xin dạy tại đại học ở Milan. Là một giáo sư dạy triết học, ngài say mê tìm kiếm và đào sâu vào triết lý của Plato.
Năm 384-387, là giai đoạn khủng hoảng niềm tin. Giai đoạn khủng hoảng được chấm dứt khi ngài nghe bài giảng thật huyền nhiệm của thánh Giám mục Ambrôsiô. Phục Sinh năm 387, Augustinô được Rửa tội tại Nhà thờ Milan. Ít lâu sau, đang khi phải chiến đấu dữ dội với những ham muốn của xác thịt, ngài đã nghe như có tiếng thúc bách từ nội tâm là hãy cầm sách Thánh lên để đọc. Ngài mở thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Rôma: “Chúng ta hãy ăn ở cho đứng đắn như người đang sống giữa ban ngày: không chè chén say sưa, không chơi bời dâm đãng, cũng không cãi cọ ghen tương. Nhưng anh em hãy mặc lấy Chúa Giêsu Kitô, và đừng chiều theo tính xác thịt mà thoả mãn các dục vọng” (Rm 13,13-14). Niềm vui và sự bình an khôn tả tràn ngập tâm hồn Augustinô và đã biến đổi cuộc đời của ngài hoàn toàn.
Hè năm 387, Augustinô cùng với mẹ và các bạn đồng hành đến cảng Ostia. Ít lâu sau, mẹ ngài qua đời và được chôn cất tại đây. Năm 388, ngài trở về Tagaste. Cùng với người bạn Alypius, ngài đã thành lập đan viện để sống chiêm niệm. Năm 391, ngài được phong chức linh mục thành Hippo và ở đây cho đến chết.
Khi nhận ra Đức Kitô là nguồn ơn cứu độ, ngài đã viết rất nhiều sách để phi bác các lạc thuyết thời bấy giờ. Năm 395, ngài được phong làm phụ tá Đức Giám Mục thành Hippo. Sau khi Đức Giám Mục Valerius thành Hippo băng hà năm 396, thánh Augustinô lên kế vị. Sự khôn ngoan và thánh thiện của ngài đã giúp cho Giáo Hội Phi Châu tiến triển rất nhiều. Ngài còn để lại những bộ sách quý giá về thần học, minh giáo và chú giải thánh kinh. Trong suốt quãng thời gian làm Giám Mục, ngài còn thể hiện một tinh thần khiêm tốn và tình huynh đệ bác ái tuyệt hảo đối với các linh mục dưới quyền ngài.
Sau khi trở lại, thánh Augustinô sống nhưng không còn phải là ngài sống nữa, mà là Đức Kitô sống nơi ngài. Khi mọi sự đã hoàn tất, Chúa đã gọi ngài một lần nữa qua cơn bệnh trầm trọng và đã qua đời ngày 28 tháng 8 năm 430 tại Hippo. Ngài đã được phong thánh và nâng lên hàng Tiến sĩ Hội thánh vào năm 1303.
Thánh Augustinô trở lại vào năm 33 tuổi và 3 năm sau Ngài trở thành linh mục, rồi năm 41 tuổi làm giám mục. Ngài biết Chúa và yêu Chúa tuy muộn màng nhưng thật nồng cháy “Con đã yêu mến Ngài quá muộn, ôi Đấng tốt đẹp rất cổ kính và rất tân kỳ ! Con đã yêu mến Ngài quá muộn !
Này, Ngài vốn ở trong con, mà con lại ở ngoài con và vì thế con tìm Ngài ở bên ngoài ; là kẻ xấu xa, con đã lăn xả vào những vật xinh đẹp Ngài đã tạo dựng nên. Ngài đã ở với con mà con lại không ở với Ngài. Chính những vật, nếu không hiện hữu trong Ngài thì không bao giờ hiện hữu, đã cầm giữ con xa Ngài. Ngài đã kêu gọi, đã gào thét, đã thắng sự điếc lác của con. Ngài đã soi sáng, đã chiếu rọi, đã xua đuổi sự mù lòa của con. Ngài đã tỏa mùi thơm của Ngài ra và con đã được hít lấy và đâm ra say mê Ngài. Con đã được nếm Ngài, và đâm ra đói khát Ngài; Ngài đã đụng tới con và con ước ao sự bình an của Ngài”. (Tự thuật X, 27, 38 ). Ngài đã cầu nguyện, đọc tìm hiểu Kinh Thánh và lắng nghe lời Chúa nên luôn thao thức “Lạy Chúa, Chúa đã dựng nên con cho Chúa và tâm hồn con luôn khắc khoải cho đến khi được yên nghỉ trong Chúa”. (Tự thuật I, 1, 1).
2. Thánh Augustinô, bậc trí thức của mọi thời
Thánh Augustinô để lại cho Giáo hội một kho tàng tư tưởng quý giá trong 252 cuốn sách lớn nhỏ, 509 bài giảng đủ loại, và 207 lá thư xa gần. Những tư tưởng bất hủ của ngài thường được trích từ ba cuốn sách nổi tiếng là: Những thú nhận, Thành trì của Thiên Chúa, về Chúa Ba Ngôi.
Nội dung tư tưởng phần lớn tập trung vào ba lãnh vực: Triết học, thần học, linh đạo.Hình thức ngài dùng để diễn tả nội dung là rất phong phú. Tất cả đều mang dấu ấn của một người học cao về văn chương và hùng biện.
Đọc những tác phẩm của thánh Augustinô, người nghiên cứu thấy: Phần, mà ngài nhận được bởi người khác, là rất đa dạng. Phần, mà ngài tự suy nghĩ ra, là rất sâu sắc.Ngài đã là giáo sư ở Tagaste, ở Carthage, ở Roma, ở Milan.Ngài có quan hệ mật thiết với nhiều bạn bè trí thức, trong đó có thánh Ambrôsiô.
Trí thức của thánh Augustinô được nhận thấy ở điểm chung này là: Say mê đi tìm sự thật, lẽ phải và đức khôn ngoan. Đối tượng là Thiên Chúa và con người.Sau khi đã mải miết đi tìm ở các trường phái, các trường học, các học giả, thánh nhân đã đi tìm nơi Đức Kitô. Ngài thú nhận: Chỉ Đức Kitô mới cho ngài thấy rõ sự thực, lẽ phải và sự khôn ngoan. Chỉ Đức Kitô mới là thầy chỉ cho ngài thấy con đường phần rỗi. Đức Kitô dạy ngài qua gương đạo đức của mẹ ngài là thánh Monica, qua Lời Chúa và trong nội tâm sâu thẳm của ngài.Ngài ghi lại tất cả cuộc đời thăng trầm của ngài một cách rất khiêm nhường.Với những tư tưởng trí thức trộn vào những kinh nghiệm bản thân, thánh Augutinh đã phản bác các bè rối một cách trí thức và đạo đức. Cũng với trí thức và đạo đức, ngài đã lập cộng đoàn tu viện ở Tagaste, đã sống đời mục vụ khi làm giám mục ở Hippone. Tại đây, ngài cũng đã trí thức trong lối sống của ngài.
Một chọn lựa đã được thánh Augustinô hay nhắc tới, đó là đời sống bên trong hơn đời sống bên ngoài. Trong mục vụ, thánh Augustinô lo cho đời sống bên ngoài của con chiên bằng nhiều cách, nhất là bằng cách dạy bảo, cảnh báo, khuyên răn. Nhưng điều quan trọng hơn ngài luôn cố gắng là, lo cho con chiên đi vào nội tâm mình, để gặp gỡ Đức Kitô. Trong cố gắng ấy, ngài thường nhấn mạnh đến đời sống phục vụ trong yêu thương, tình nghĩa theo gương Đức Kitô. Chính Đức Kitô mới là Đấng dạy dỗ nội tâm và đổi mới con người bên trong. Vì thế, mục đích sau cùng, mà ngài nhắm tới trong mọi bài giảng, là dẫn con người đến với Đức Kitô.
Thánh Augustinô là niềm tự hào của giáo phận Hippone, của Hội Thánh Phi châu, của Hội Thánh toàn cầu.
Nếu nhìn Hội Thánh Việt Nam qua gương trí thức của ngài, chúng ta sẽ thấy mình còn nhiều điều phải cố gắng thêm.
Bước đầu của trí thức là biết nhận thấy vấn đề.Trong lãnh vực tư tưởng cũng như trong lãnh vực đời sống, trí thức vẫn là một tiếng gọi. Dù đối thoại, dù đối kháng, chúng ta cần phải trí thức. Nhất là trí thức Phúc Âm. Những chọn lựa đạo đức, nếu thiếu chiều sâu trí thức, sẽ khó có thể làm cho Chúa được vinh quang trên đất nước Việt Nam hôm nay một cách hữu hiệu và lâu bền.
Trên đất nước Việt Nam hôm nay và ngày mai, trí thức đang và sẽ phát triển ở mọi tầng lớp. Trí thức cũng đang được khát khao ngay ở thôn quê bình dân nghèo túng.
Ước mong Công Giáo Việt Nam khi hiện diện và đồng hành, sẽ không thiếu một đội ngũ trí thức tầm cỡ đi đầu. Vừa trí thức trong đạo, vừa trí thức ngoài đời. Khối trí thức ấy sẽ sát cánh kề vai với các trí thức xã hội, để cùng với tất cả đồng bào, xây dựng quê hương chung là Việt Nam yêu mến của chúng ta. Chúng ta thành khẩn dâng lên Chúa mong ước trên đây với tâm tình cầu nguyện khiêm cung. (x.Vietcatholic 27-8-2010, nhân lễ kính thánh Augustinô, suy nghĩ về trí thức; ĐGM Bùi Tuần).
3. “Giám mục vì anh chị em, Kitô hữu với anh chị em”
Cho anh chị em, tôi là Giám Mục, cùng với anh chị em tôi là Kitô hữu. Tước hiệu thứ nhất là trách vụ đã lãnh nhận, tước hiệu thứ hai là của ân sủng. Tước hiệu đầu nói lên mối nguy hiểm, tước hiệu sau nói lên ơn cứu độ.
Thánh Augustinô đã sống một đời sống cầu nguyện liên lỉ, không ngừng đào sâu Kinh thánh. Kinh nguyện trong cộng đoàn giúp ngài thêm mạnh mẽ. Sự ân cần của ngài đối với mọi người luôn là một huyền thoại: những người dự tòng chuẩn bị bí tích rửa tôi, những người bị mất phương hướng luân lý viết thư xin ngài chỉ giáo, những giáo lý viên chán nản, những linh mục mất định hướng thần học…
Đối với Augustinô, người kitô hữu phải kết hợp thành một thân thể duy nhất với Chúa Kitô. Vả lại, cuộc sống kitô hữu là gì, nếu không phải là mặc lấy Chúa Kitô, tái sinh trong Thiên Chúa và trong sự thăng tiến tâm linh cho đến lúc gặp gỡ Thiên Chúa mặt đối mặt ?
Cầu nguyện
Ôi thánh Augustinô ngàn đời hạnh phúc.
Thiên Chúa đã chọn Ngài để trở thành mục tử của Hội thánh.
Thiên Chúa đã ban cho Ngài đầy Tinh thần Khôn ngoan và thông hiểu.
Suốt đời, Ngài đã tìm kiếm Thiên Chúa với cả con tim thổn thức của mình.
Trong đức tin, với lòng tín thác, tình yêu và sự bền chí, chúng con kêu cầu Ngài vì Ngài là cha chúng con:
Xin giúp chúng con được củng cố trong đức tin, đức cậy và đức mến.
Xin giúp chúng con biết noi gương Ngài luôn khát khao Thiên Chúa là nguồn mạch của sự khôn ngoan đích thực.
Xin cũng giúp chúng con tìm thấy sự nghỉ an trong Thiên Chúa, chủ thể tình yêu vĩnh cửu mà thôi. Amen.
(Lời nguyện trong tuần cửu nhật chuẩn bị năm thánh của tiểu chủng viện Thánh Augustinô-Koupélà).
Bài học từ nước
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
17:26 27/08/2019
Chúa Nhật 22 Thường Niên C
Nước cần thiết cho sự sống muôn loài. Nước quan trọng cho sự phát triển của cơ thể con người, cho sự tăng trưởng của súc vật và cây cối. Không có nước, không có sự sống. Mọi sinh vật đều gồm phần lớn là nước dù sống ở đâu. Chín phần mười thể tích cơ thể con người là nước.
Khi sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cho là điều tự nhiên. Nhưng thật sự, nước là của châu báu Trời ban cho quả địa cầu.
Nước từ trên nguồn cao đổ xuống, nước uốn mình theo ghềnh thác, nước lượn khúc trong những khe suối, nước chảy xuôi dòng sông, nước dồn về biển cả. Không có gì mềm mại hơn nước và cũng không có gì mạnh mẽ bằng sức nước. Nước không có độ cứng dày nên không đo lường được chiều cao, sâu, rộng, dài của nước. Nước rất yếu mềm, không mạnh mẽ, nhưng tính bền bỉ lại khiến nước có thể làm mòn đá bởi dòng chảy của mình. Đá có mạnh đến đâu cũng sẽ bị nước mềm yếu chinh phục. Vì thế Lão Tử nhận định: “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”. Từ đó, ông cũng cho rằng mềm dẻo là phương cách tồn tại nên có của con người: “mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ ai cũng đều biết rõ”. Sự mềm dẻo của Lão Tử chính là nói về quan niệm xử thế rộng rãi lạc quan, xem thường cái mạnh.
Nước chảy tới đâu đem lại sự sống đến đó. Gặp ghềnh thác hay các tảng đá chắn lối, nươc vẫn len lõi chảy không gây xích mích hay hận thù với ai.Nước có thể bị vẩn đục khi chảy qua rừng rậm, ruộng đồng, nương rẫy nhưng nước có khả năng thanh tẩy trở lại thanh sạch ban đầu.
Nước chảy chỗ thấp, an phận, không tranh giành. Vì không tranh giành nên cũng không thất bại. Đồng thời, nước lại thân thiện với vạn vất, giúp vạn vật phồn vinh, cho nên được vạn vật yêu thích. Con người cũng vậy, cần khiêm tốn, nhường nhịn, khéo léo, hết sức giúp đỡ người khác, tránh việc tranh giành, đừng mang tâm lý thắng thua. Đó chính là “thượng thiện nhược thủy”. Lão Tử chủ trương: “Người thiện, thì ta thiện; người không thiện, ta vẫn cứ thiện, đó chính là thiện”. Trong mọi việc con người đều lưu giữ thiện tâm, lấy thiện đãi người, dù có chịu thiệt thòi trước mắt thì cũng không mất đi tín niệm trong lòng, như vậy sẽ được người yêu mến, được trời đất phù trợ, chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa.(Thanh Trúc).
Nước là biểu tượng cho đức khiêm nhường. Nước luôn tìm chỗ thấp mà chảy xuống. Dù hạ mình thấp hèn nhưng nước thật cao cả vì đem lại sự sống cho mọi loài.
Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận dùng hình ảnh nước để huấn dụ cho các chủng sinh về đức khiêm nhường: “Khi ta ngồi lên ngai cao, nhiều người muốn đạp ta xuống; khi ta nằm xuống sát đất, nhiều người muốn nâng ta lên…Nước mưa rơi xuống trên những đỉnh núi cao sẽ chảy tuôn đi hết chẳng đọng lại giọt nào. Rốt cuộc, mọi dòng nước đều tuôn về chỗ trũng. Chính thế người ta thường nói: biển cả là mẹ của tất cả sông ngòi vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông”.
Khiêm hạ như dòng nước chảy xuống thấm nhuần vào đất đai. Nước bao giờ cũng chảy xuống thấp nên có thể đến mọi nơi. Nước thấm tới đâu làm đất đai ở đó thêm màu mỡ và phì nhiêu.
Bài đọc 1, Sách Huấn Ca dạy rằng: “Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, con sẽ được đẹp lòng Chúa”. Hạ mình là cách thế tốt nhất để gặp gỡ và đến với tha nhân. Con đường khiêm hạ là con đường Thiên Chúa đến với nhân loại. Qua sự khiêm hạ, con người đến với nhau và đến mọi nơi.
Bài Tin Mừng kể chuyện Chúa Giêsu đi dự bữa tiệc tại nhà một thủ lãnh các người biệt phái. Chỉ một bữa ăn cũng đủ là đề tài để Chúa dạy nhiều bài học. Bài học cho những kẻ được mời là hãy khiêm nhường nhìn nhận việc mình được mời là một ân huệ. Và cũng thêm một bài học cho chủ nhà là người mời. Ông biệt phái mở tiệc đãi khách, thực ra không phải vì khách mà vì mình. Ông mời người có chức quyền, mời người giàu sang để khoe rằng mình quen biết lớn, giao thiệp rộng, rằng bè bạn của mình toàn là những người tai to mặt lớn. Ông biệt phái thích khoe khoang nên có lẽ mời Chúa Giêsu chẳng phải vì mến phục, nhưng chỉ để khoe với bè bạn về tài giao thiệp của mình. Chúa nói đến bữa tiệc mà khách quý phải thuộc giới nghèo không có khả năng đáp lễ. Hãy biết nghĩ đến những người nghèo khó bất hạnh.
Bài học Chúa dạy là đức khiêm nhường và đức bác ái. Hai nhân đức này là nền tảng của đạo đức.
1. Bài học khiêm nhường
Hãy chọn chỗ rốt hết để được mời lên chỗ cao hơn.
Chỗ ngồi tượng trưng cho địa vị trong xã hội. Người ta chọn vị trí quan trọng trong bàn tiệc không phải để được ăn ngon nhưng để được vinh dự hơn. Vì thế, người ta luôn thích ngồi ở những vị trí quan trọng ở những nơi đông người để thỏa mãn lòng tự tôn của mình. Còn Chúa dạy nói: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Khiêm tốn là ít nghĩ về mình, và nhiều lúc không nghĩ gì về bản thân. Đối với Kitô hữu, khiêm tốn là trở nên giống Chúa Giêsu: “Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”; “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vu và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.
Khiêm tốn sống như Chúa Giêsu là không sống cho riêng mình mà sống cho người khác, dùng tài năng của mình để phục vụ tha nhân.
Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nhu nhược hèn nhát, nhưng chỉ những ai dũng mạnh, can đảm mới dám hạ mình phục vụ anh em. Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ, mà là một hành vi yêu thương, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý.
Khiêm nhường còn là khuôn mặt của tình yêu. Vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã xuống ngang tầm những kẻ hèn mọn, những trẻ thơ, những kẻ yếu đuối. Chúa không kết thân với người giàu có quyền thế nhưng luôn quan tâm những người nghèo, người bị ruồng bỏ, người ốm yếu tật nguyền, Ngài an ủi và chữa lành cho họ.
Bằng những lời khuyên nhủ khôn ngoan, Sách Huấn Ca cũng chỉ cho thấy con đường khiêm tốn là con đường tuyệt đẹp được mọi người quý chuộng và được Thiên Chúa mến yêu.
2. Bài học bác ái
Con đường khiêm hạ còn là con đường phục vụ vô vị lợi. Chúa dạy rằng, khi mời khách dự tiệc hãy mời những người nghèo khó vì họ không có gì để trả lễ. Đó là tinh thần phục vụ vô vị lợi, không mong đền đáp, làm việc âm thầm.
Chúa Giêsu nói với ông chủ nhà, hãy mời vào bàn tiệc những kẻ bị loại ra ngoài xã hội: người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp trả, và như thế, ông mới thật có phúc vì ông sẽ được Thiên Chúa trả công trong ngày các kẻ lành sống lại.
Người ta thường nghĩ những kẻ đui mù, tàn tật, què quặt và nghèo khó là những người bất hạnh làm gánh nặng cho xã hội. Nhiều khi người ta ngoảnh mặt, giả điếc làm ngơ và từ chối giúp đỡ.Chúa Giêsu dạy các môn đệ, hãy sống gần gũi hòa đồng với người nghèo, người bất hạnh. Sống và cư xử tốt với họ dù rằng họ chẳng có gì đáp lại. Lý do là vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa, là anh em con một Cha nên cần phải thương yêu họ như chính mình.
Con đường bác ái yêu thương là lối vào Nước Trời. Chúa Giêsu chính là hiện thân nơi những người bất hạnh, nghèo khó. Ai đón tiếp họ là đón tiếp chính Chúa.
3. Tình yêu như dòng nước.
Bác ái và khiêm nhường là hai nhân đức căn bản. Bác ái là bản chất, khiêm nhu là vóc dáng. Vóc dáng giúp chủ thể thon gọn thuận tiện ở mọi sinh hoạt trong mọi lãnh vực. Bác ái là nền tảng làm nên phẩm giá và tư cách hấp dẫn con người ở mọi nơi mọi thời. Người sống bác ái chính là biết khiêm nhường phục vụ, làm nên vóc dáng xứng hợp với cửa hẹp Nước Trời.
Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.
Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo. Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu như Chúa đã yêu và yêu đến cùng.
Nước biểu tượng đức khiêm nhường và đặc tính của nước cũng giống như tình yêu. Nước còn là biểu tượng cho mọi phúc lộc của Thiên Chúa. Trong thuật ngữ Kitô giáo, nước được sử dụng như như biểu hiệu của một diễn trình biến đổi và trở về nội tâm. Qua phép Rửa bằng nước, người Kitô hữu lãnh nhận sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nước của phép Rửa có sức tẩy sạch tội lỗi gây sự chết và đưa vào đời sống mới. Nước của phép Rửa có sức chữa lành, thánh hóa và đem lại sự tươi mát cho tâm hồn. Được làm con cái Thiên Chúa qua phép Rửa là hồng ân với đời sống mới, luôn khiêm tốn và bác ái hướng tới trọn lạnh.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh. Amen.
Khi sử dụng nước trong sinh hoạt hàng ngày, chúng ta cho là điều tự nhiên. Nhưng thật sự, nước là của châu báu Trời ban cho quả địa cầu.
Nước từ trên nguồn cao đổ xuống, nước uốn mình theo ghềnh thác, nước lượn khúc trong những khe suối, nước chảy xuôi dòng sông, nước dồn về biển cả. Không có gì mềm mại hơn nước và cũng không có gì mạnh mẽ bằng sức nước. Nước không có độ cứng dày nên không đo lường được chiều cao, sâu, rộng, dài của nước. Nước rất yếu mềm, không mạnh mẽ, nhưng tính bền bỉ lại khiến nước có thể làm mòn đá bởi dòng chảy của mình. Đá có mạnh đến đâu cũng sẽ bị nước mềm yếu chinh phục. Vì thế Lão Tử nhận định: “Trên thế gian không có thứ gì yếu mềm như nước, nhưng lại không có thứ mạnh mẽ nào có thể thắng được”. Từ đó, ông cũng cho rằng mềm dẻo là phương cách tồn tại nên có của con người: “mềm thắng cứng, yếu thắng mạnh, thiên hạ ai cũng đều biết rõ”. Sự mềm dẻo của Lão Tử chính là nói về quan niệm xử thế rộng rãi lạc quan, xem thường cái mạnh.
Nước chảy tới đâu đem lại sự sống đến đó. Gặp ghềnh thác hay các tảng đá chắn lối, nươc vẫn len lõi chảy không gây xích mích hay hận thù với ai.Nước có thể bị vẩn đục khi chảy qua rừng rậm, ruộng đồng, nương rẫy nhưng nước có khả năng thanh tẩy trở lại thanh sạch ban đầu.
Nước chảy chỗ thấp, an phận, không tranh giành. Vì không tranh giành nên cũng không thất bại. Đồng thời, nước lại thân thiện với vạn vất, giúp vạn vật phồn vinh, cho nên được vạn vật yêu thích. Con người cũng vậy, cần khiêm tốn, nhường nhịn, khéo léo, hết sức giúp đỡ người khác, tránh việc tranh giành, đừng mang tâm lý thắng thua. Đó chính là “thượng thiện nhược thủy”. Lão Tử chủ trương: “Người thiện, thì ta thiện; người không thiện, ta vẫn cứ thiện, đó chính là thiện”. Trong mọi việc con người đều lưu giữ thiện tâm, lấy thiện đãi người, dù có chịu thiệt thòi trước mắt thì cũng không mất đi tín niệm trong lòng, như vậy sẽ được người yêu mến, được trời đất phù trợ, chính là thiên thời, địa lợi, nhân hòa.(Thanh Trúc).
Nước là biểu tượng cho đức khiêm nhường. Nước luôn tìm chỗ thấp mà chảy xuống. Dù hạ mình thấp hèn nhưng nước thật cao cả vì đem lại sự sống cho mọi loài.
Đức Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận dùng hình ảnh nước để huấn dụ cho các chủng sinh về đức khiêm nhường: “Khi ta ngồi lên ngai cao, nhiều người muốn đạp ta xuống; khi ta nằm xuống sát đất, nhiều người muốn nâng ta lên…Nước mưa rơi xuống trên những đỉnh núi cao sẽ chảy tuôn đi hết chẳng đọng lại giọt nào. Rốt cuộc, mọi dòng nước đều tuôn về chỗ trũng. Chính thế người ta thường nói: biển cả là mẹ của tất cả sông ngòi vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông”.
Khiêm hạ như dòng nước chảy xuống thấm nhuần vào đất đai. Nước bao giờ cũng chảy xuống thấp nên có thể đến mọi nơi. Nước thấm tới đâu làm đất đai ở đó thêm màu mỡ và phì nhiêu.
Bài đọc 1, Sách Huấn Ca dạy rằng: “Càng làm lớn, con càng phải hạ mình trong mọi sự, con sẽ được đẹp lòng Chúa”. Hạ mình là cách thế tốt nhất để gặp gỡ và đến với tha nhân. Con đường khiêm hạ là con đường Thiên Chúa đến với nhân loại. Qua sự khiêm hạ, con người đến với nhau và đến mọi nơi.
Bài Tin Mừng kể chuyện Chúa Giêsu đi dự bữa tiệc tại nhà một thủ lãnh các người biệt phái. Chỉ một bữa ăn cũng đủ là đề tài để Chúa dạy nhiều bài học. Bài học cho những kẻ được mời là hãy khiêm nhường nhìn nhận việc mình được mời là một ân huệ. Và cũng thêm một bài học cho chủ nhà là người mời. Ông biệt phái mở tiệc đãi khách, thực ra không phải vì khách mà vì mình. Ông mời người có chức quyền, mời người giàu sang để khoe rằng mình quen biết lớn, giao thiệp rộng, rằng bè bạn của mình toàn là những người tai to mặt lớn. Ông biệt phái thích khoe khoang nên có lẽ mời Chúa Giêsu chẳng phải vì mến phục, nhưng chỉ để khoe với bè bạn về tài giao thiệp của mình. Chúa nói đến bữa tiệc mà khách quý phải thuộc giới nghèo không có khả năng đáp lễ. Hãy biết nghĩ đến những người nghèo khó bất hạnh.
Bài học Chúa dạy là đức khiêm nhường và đức bác ái. Hai nhân đức này là nền tảng của đạo đức.
1. Bài học khiêm nhường
Hãy chọn chỗ rốt hết để được mời lên chỗ cao hơn.
Chỗ ngồi tượng trưng cho địa vị trong xã hội. Người ta chọn vị trí quan trọng trong bàn tiệc không phải để được ăn ngon nhưng để được vinh dự hơn. Vì thế, người ta luôn thích ngồi ở những vị trí quan trọng ở những nơi đông người để thỏa mãn lòng tự tôn của mình. Còn Chúa dạy nói: “Ai nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và hạ mình xuống sẽ được nâng lên”.
Khiêm tốn là ít nghĩ về mình, và nhiều lúc không nghĩ gì về bản thân. Đối với Kitô hữu, khiêm tốn là trở nên giống Chúa Giêsu: “Các con hãy học cùng Ta vì Ta hiền lành và khiêm nhường trong lòng”; “Con Người đến không phải để được phục vụ, nhưng đến để phục vu và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.
Khiêm tốn sống như Chúa Giêsu là không sống cho riêng mình mà sống cho người khác, dùng tài năng của mình để phục vụ tha nhân.
Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nhu nhược hèn nhát, nhưng chỉ những ai dũng mạnh, can đảm mới dám hạ mình phục vụ anh em. Khiêm tốn như Chúa Giêsu không phải là nô lệ, mà là một hành vi yêu thương, một thái độ hoàn toàn tự do, cao quý.
Khiêm nhường còn là khuôn mặt của tình yêu. Vì yêu thương con người, Thiên Chúa đã xuống ngang tầm những kẻ hèn mọn, những trẻ thơ, những kẻ yếu đuối. Chúa không kết thân với người giàu có quyền thế nhưng luôn quan tâm những người nghèo, người bị ruồng bỏ, người ốm yếu tật nguyền, Ngài an ủi và chữa lành cho họ.
Bằng những lời khuyên nhủ khôn ngoan, Sách Huấn Ca cũng chỉ cho thấy con đường khiêm tốn là con đường tuyệt đẹp được mọi người quý chuộng và được Thiên Chúa mến yêu.
2. Bài học bác ái
Con đường khiêm hạ còn là con đường phục vụ vô vị lợi. Chúa dạy rằng, khi mời khách dự tiệc hãy mời những người nghèo khó vì họ không có gì để trả lễ. Đó là tinh thần phục vụ vô vị lợi, không mong đền đáp, làm việc âm thầm.
Chúa Giêsu nói với ông chủ nhà, hãy mời vào bàn tiệc những kẻ bị loại ra ngoài xã hội: người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. Họ không có gì đáp trả, và như thế, ông mới thật có phúc vì ông sẽ được Thiên Chúa trả công trong ngày các kẻ lành sống lại.
Người ta thường nghĩ những kẻ đui mù, tàn tật, què quặt và nghèo khó là những người bất hạnh làm gánh nặng cho xã hội. Nhiều khi người ta ngoảnh mặt, giả điếc làm ngơ và từ chối giúp đỡ.Chúa Giêsu dạy các môn đệ, hãy sống gần gũi hòa đồng với người nghèo, người bất hạnh. Sống và cư xử tốt với họ dù rằng họ chẳng có gì đáp lại. Lý do là vì họ là hình ảnh của Thiên Chúa, là anh em con một Cha nên cần phải thương yêu họ như chính mình.
Con đường bác ái yêu thương là lối vào Nước Trời. Chúa Giêsu chính là hiện thân nơi những người bất hạnh, nghèo khó. Ai đón tiếp họ là đón tiếp chính Chúa.
3. Tình yêu như dòng nước.
Bác ái và khiêm nhường là hai nhân đức căn bản. Bác ái là bản chất, khiêm nhu là vóc dáng. Vóc dáng giúp chủ thể thon gọn thuận tiện ở mọi sinh hoạt trong mọi lãnh vực. Bác ái là nền tảng làm nên phẩm giá và tư cách hấp dẫn con người ở mọi nơi mọi thời. Người sống bác ái chính là biết khiêm nhường phục vụ, làm nên vóc dáng xứng hợp với cửa hẹp Nước Trời.
Đặc tính của tình yêu là dịu dàng như dòng nước, êm mát nhún nhường. Tình yêu có vẻ mềm yếu hơn tất cả nhưng lại mạnh hơn tất cả. Bởi vì không phải đá hay lửa thắng được nước mà là nước chảy đá mòn. Không gì có thể thắng nổi tình yêu vì Thiên Chúa là tình yêu. Vì thế mọi dòng sông vẫn tiếp tục chảy ra biển cả. Tình yêu Thiên Chúa vẫn chan hoà muôn người.
Tình yêu dạy cho con người niềm hạnh phúc lớn nhất cao cả nhất và đẹp nhất là biết trao ban, hiến dâng, cho đi, quãng đại, bao dung. Đó là đỉnh cao tình yêu Kitô giáo. Yêu là hy sinh cho người mình yêu. Yêu là tìm hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu như Chúa đã yêu và yêu đến cùng.
Nước biểu tượng đức khiêm nhường và đặc tính của nước cũng giống như tình yêu. Nước còn là biểu tượng cho mọi phúc lộc của Thiên Chúa. Trong thuật ngữ Kitô giáo, nước được sử dụng như như biểu hiệu của một diễn trình biến đổi và trở về nội tâm. Qua phép Rửa bằng nước, người Kitô hữu lãnh nhận sự sống của Thiên Chúa Ba Ngôi. Nước của phép Rửa có sức tẩy sạch tội lỗi gây sự chết và đưa vào đời sống mới. Nước của phép Rửa có sức chữa lành, thánh hóa và đem lại sự tươi mát cho tâm hồn. Được làm con cái Thiên Chúa qua phép Rửa là hồng ân với đời sống mới, luôn khiêm tốn và bác ái hướng tới trọn lạnh.
Lạy Chúa Giêsu, xin dạy chúng con biết yêu như Ngài, biết sống cho tha nhân, biết quảng đại cho đi và khiêm nhường nhận lãnh. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tín hữu Giáo Hội Công Giáo tại Ấn Độ được kêu gọi ủng hộ Hiến pháp.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
15:11 27/08/2019
Một số "lực lượng địa phương" tìm cách chia rẽ đất nước đã thất bại thảm hại vì Ấn Độ duy trì sự đa dạng về tôn giáo, đẳng cấp và tín ngưỡng, Kejriwal phát biểu ngày 24 tháng 8 tại đỉnh điểm của cuộc tụ họp ba ngày ở thủ đô. Đảng Aam Admi của ông phản đối Đảng Bharatiya Janata (BJP) đang cầm quyền trên toàn quốc, rằng những chỉ trích tố cáo là có thiện cảm với các nhóm cứng rắn ủng hộ sự thống trị của Ấn Độ giáo. "Tất cả chúng ta nên đoàn kết và làm việc cho đất nước đang đối mặt với thời kỳ khó khăn", ông nói. "Tất cả chúng ta đều có thể làm như những gì AICU đang làm bởi vì sự đoàn kết của chúng ta là sức mạnh của chúng ta." Kejriwal trước đây là tình nguyện viên của Thánh Têrêsa ở Calcutta, ông cho biết ông tiếp tục làm việc với Giáo hội trong việc giúp đỡ những người ở khu ổ chuột cũng như các dự án khác.
Ba Tổng giám mục: Anil Couto của Delhi, Albert DỉSouza của Agra và Peter Machado của Bangalore cũng như Giám mục Gerald Mathias của Lucknow tham dự các lễ kỷ niệm, bao gồm các hội thảo, thảo luận và các chương trình văn hóa.
Thẩm phán Kurian Joseph, một thẩm phán Tòa án Tối cao đã nghỉ hưu, nói trong một hội thảo rằng Ấn Độ là một "liên hiệp nhân dân" đa dạng về văn hóa và tôn giáo cũng như một liên minh các bang. Ông đề nghị rằng quốc gia đã đi ngược, không phải vì Hiến pháp là xấu mà vì một số nhà lãnh đạo không tôn trọng các giá trị Hiến pháp.
Tehmina Arora, giám đốc của Alliance Defending Freedom – Liên minh Bênh vực Tự do, một tổ chức vận động pháp lý dựa trên đức tin, đã trích dẫn hơn 160 cuộc tấn công vì động cơ tôn giáo trong năm nay. Arora, một tham luận viên, nói rằng trong nhiều trường hợp, cảnh sát đã không trả lời thỏa đáng và toàn bộ bộ máy chính quyền đã hành động theo lệnh của BJP cầm quyền. Bà kêu gọi cải cách cảnh sát cũng như để nhiều Kitô hữu trẻ tham gia tích cực vào hệ thống luật pháp và lãnh đạo chính trị "để chúng ta có thể lên tiếng".
Một tham luận viên khác, Nữ tu Tresa Paul, một nhà tư vấn pháp lý tại Viện Xã hội Ấn Độ do Dòng Tên điều hành ở New Delhi, cho biết một số người đã tìm cách tạo ra những ám ảnh nhân danh tôn giáo. Nữ tu Dòng Thánh Giá kêu gọi các Kitô hữu hãy đoàn kết khi đối mặt với một số nhóm Ấn giáo sử dụng đẳng cấp và tôn giáo để tạo ra chia rẽ. "Chúng ta phải hết sức coi chừng và cẩn thận", chị nói trong buổi họp mặt, được điều phối bởi chủ tịch AICU Lancy D’Cunha và tổng thư ký A. Chinnappan.
Nguồn: ucannews.com
Đức Hồng Y Pell kháng cáo lên Tối Cao Pháp Viện – Các Giám Mục kêu gọi cầu nguyện
Đặng Tự Do
16:31 27/08/2019
Đức Hồng Y Geoge Pell đã quyết định nhờ nhóm luật sư biện hộ cho ngài nộp đơn kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao. Ông Peter Westmore, nguyên là chủ tịch National Civic Council Australia, cựu chủ tịch Hội đồng Dân sự Quốc gia tại Úc, một nhóm vận động hành lang Kitô giáo, đã cho biết như trên.
Ông cho biết thêm Hội đồng Dân sự Quốc gia tại Úc hoàn toàn ủng hộ quyết định này của Đức Hồng Y. Nhiều giáo sĩ tại Úc cũng lên tiếng xin Đức Hồng Y quyết liệt kháng cáo trước bản án quá vô lý này vì công lý và vì danh dự của Giáo Hội.
Đức Giám Mục Peter Elliott, nguyên Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Melbourne, nói với chương trình tin tức ABC 7.30 của Úc rằng ngài không chấp nhận phán quyết này và hy vọng Đức Hồng Y Pell sẽ kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao.
Đức Cha Elliott, đã quen biết Đức Hồng Y Pell hơn 50 năm sau khi cùng học với ngài tại Đại Học Oxford. Đức Cha cho biết ngài tin rằng Pell hoàn toàn vô tội và đang phải gánh chịu một bản án quá vô lý. Ngài cũng thúc giục người Công Giáo Úc giữ bình tĩnh và tiếp tục cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell.
Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của tổng giáo phận Melbourne cũng nói ngài hoàn toàn tin rằng Đức Hồng Y Pell vô tội và cầu nguyện cho công lý được hiển trị.
Đơn kháng cáo của Đức Hồng Y Pell sẽ được cứu xét trong vòng 21 ngày tới. Sau đó, ngài còn phải chờ từ 4 đến 6 tháng trước khi Tòa Án Tối Cao mở phiên tòa xử lại.
Ông Peter Westmore cho biết các luật sư trong nhóm biện hộ cho Đức Hồng Y Pell đồng thanh yêu cầu Đức Hồng Y Pell phải kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao. Tòa này nằm bên ngoài lãnh thổ Victoria. Nhóm luật sư biện hộ cho Đức Hồng Y Pell tin rằng luận cứ đưa ra bởi Thẩm phán Weinberg, là người đã bất đồng với hai thẩm phán kết tội Đức Hồng Y Pell, là cơ sở pháp lý vững chắc để tin rằng Đức Hồng Y Pell sẽ thắng tại Tòa Án Tối Cao.
Trong bản án dài 325 trang do Tòa phúc thẩm đưa ra, lý luận của Thẩm phán Weinberg chiếm tới 200 trang. Ông tin rằng có một “khả năng đáng kể” là vị Hồng Y không hề phạm vào tội lạm dụng tính dục mà ngài đang ngồi tù và lẽ ra ngài phải được trả tự do.
Thẩm phán Mark Weinberg nói rằng ông không cảm thấy thuyết phục trước các chứng cứ của nạn nhân và không thể loại trừ khả năng một số phần trong lời khai của người cựu ca viên trong dàn hợp xướng là “bịa đặt”.
Thẩm phán Weinberg, cựu Thẩm phán Tòa án Liên bang, một chuyên gia về các tội hình sự, và là người đã chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án James Gargasoulas giết người trên đường Bourke của Melbourne, hồi năm ngoái, cho biết có cả một lô chứng cứ khiến ông “không thể chấp nhận” lời khai của người khiếu nại.
“Từ.. . lý chứng của người khiếu nại, có thể thấy rằng có nhiều yếu tố trong lời khai của anh ta có thể bị chỉ trích một cách hợp pháp. Có những mâu thuẫn, bất nhất, và một số câu trả lời của anh ta đơn giản là vô nghĩa”, Thẩm phán Weinberg đã viết như trên trong bản án được đưa ra vào hôm thứ Tư.
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý. Bồi thẩm đoàn đã được kêu gọi chấp nhận chứng cứ của anh ta mà không có bất kỳ sự hỗ trợ độc lập nào khác.”
Sau khi đánh giá các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa xét xử Hồng Y Pell vào năm ngoái, Thẩm phán Weinberg nói rằng theo ông tòa án nên hủy bỏ năm bản án về tội phạm tình dục trẻ em gán cho Đức Hồng Y.
Nhưng Thẩm phán Weinberg chỉ là thiểu số. Hai đồng nghiệp của ông trong hội thẩm đoàn phúc thẩm - là Chánh án Anne Ferguson và Thẩm phán Chris Maxwell – cho rằng nạn nhân nói sự thật và đơn kháng cáo của Hồng Y Pell nên bị bác bỏ.
Thẩm phán Weinberg không cảm thấy thuyết phục bởi bằng chứng của nạn nhân còn sống sót, là người đã có lúc thừa nhận tại phiên tòa rằng anh ta không thể “nói dứt khoát năm nào” mà anh ta bị lạm dụng.
Thẩm phán Weinberg coi trọng lời khai của các quan chức Giáo Hội, những người tuyên bố Hồng Y Pell chưa bao giờ bị bỏ lại một mình tại Nhà thờ St Patrick và thường chào đón giáo dân ở lối ra vào khi vụ lạm dụng được cho là đã xảy ra.
“Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số người mà lời chứng của họ rất quan yếu”, ông viết.
“Hoàn toàn có thể nói rằng lời chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến sự tha bổng tức khắc.”
“Kết quả tương tự sẽ xảy ra, thậm chí khi kết luận duy nhất có thể được đưa ra là các bằng chứng của họ, liên quan đến các sự kiện được đề cập, là một lời khai 'có thể là hợp lý' về những gì đã xảy ra.”
“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”, ông viết.
“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”
Chúng ta hãy kiên tâm tiếp tục cầu nguyện cho ngài. Chúng ta hãy cầu nguyện cho công lý được hiển trị, cho sự thất bại của những mưu toan biến các giáo sĩ vô tội và các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác thật tồi tệ, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.
Source:Catholic News Agency Cardinal Pell to appeal to Australian High Court
Ông cho biết thêm Hội đồng Dân sự Quốc gia tại Úc hoàn toàn ủng hộ quyết định này của Đức Hồng Y. Nhiều giáo sĩ tại Úc cũng lên tiếng xin Đức Hồng Y quyết liệt kháng cáo trước bản án quá vô lý này vì công lý và vì danh dự của Giáo Hội.
Đức Giám Mục Peter Elliott, nguyên Giám Mục Phụ Tá của Tổng giáo phận Melbourne, nói với chương trình tin tức ABC 7.30 của Úc rằng ngài không chấp nhận phán quyết này và hy vọng Đức Hồng Y Pell sẽ kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao.
Đức Cha Elliott, đã quen biết Đức Hồng Y Pell hơn 50 năm sau khi cùng học với ngài tại Đại Học Oxford. Đức Cha cho biết ngài tin rằng Pell hoàn toàn vô tội và đang phải gánh chịu một bản án quá vô lý. Ngài cũng thúc giục người Công Giáo Úc giữ bình tĩnh và tiếp tục cầu nguyện cho Đức Hồng Y Pell.
Đức Tổng Giám Mục Peter Comensoli của tổng giáo phận Melbourne cũng nói ngài hoàn toàn tin rằng Đức Hồng Y Pell vô tội và cầu nguyện cho công lý được hiển trị.
Đơn kháng cáo của Đức Hồng Y Pell sẽ được cứu xét trong vòng 21 ngày tới. Sau đó, ngài còn phải chờ từ 4 đến 6 tháng trước khi Tòa Án Tối Cao mở phiên tòa xử lại.
Ông Peter Westmore cho biết các luật sư trong nhóm biện hộ cho Đức Hồng Y Pell đồng thanh yêu cầu Đức Hồng Y Pell phải kháng cáo lên Tòa Án Tối Cao. Tòa này nằm bên ngoài lãnh thổ Victoria. Nhóm luật sư biện hộ cho Đức Hồng Y Pell tin rằng luận cứ đưa ra bởi Thẩm phán Weinberg, là người đã bất đồng với hai thẩm phán kết tội Đức Hồng Y Pell, là cơ sở pháp lý vững chắc để tin rằng Đức Hồng Y Pell sẽ thắng tại Tòa Án Tối Cao.
Trong bản án dài 325 trang do Tòa phúc thẩm đưa ra, lý luận của Thẩm phán Weinberg chiếm tới 200 trang. Ông tin rằng có một “khả năng đáng kể” là vị Hồng Y không hề phạm vào tội lạm dụng tính dục mà ngài đang ngồi tù và lẽ ra ngài phải được trả tự do.
Thẩm phán Mark Weinberg nói rằng ông không cảm thấy thuyết phục trước các chứng cứ của nạn nhân và không thể loại trừ khả năng một số phần trong lời khai của người cựu ca viên trong dàn hợp xướng là “bịa đặt”.
Thẩm phán Weinberg, cựu Thẩm phán Tòa án Liên bang, một chuyên gia về các tội hình sự, và là người đã chủ tọa phiên tòa xét xử vụ án James Gargasoulas giết người trên đường Bourke của Melbourne, hồi năm ngoái, cho biết có cả một lô chứng cứ khiến ông “không thể chấp nhận” lời khai của người khiếu nại.
“Từ.. . lý chứng của người khiếu nại, có thể thấy rằng có nhiều yếu tố trong lời khai của anh ta có thể bị chỉ trích một cách hợp pháp. Có những mâu thuẫn, bất nhất, và một số câu trả lời của anh ta đơn giản là vô nghĩa”, Thẩm phán Weinberg đã viết như trên trong bản án được đưa ra vào hôm thứ Tư.
“Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc chấp nhận lời khai của người khiếu nại, coi anh ta là một nhân chứng đáng tin cậy và xác thực, bất kể sự nghi ngờ hợp lý. Bồi thẩm đoàn đã được kêu gọi chấp nhận chứng cứ của anh ta mà không có bất kỳ sự hỗ trợ độc lập nào khác.”
Sau khi đánh giá các bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa xét xử Hồng Y Pell vào năm ngoái, Thẩm phán Weinberg nói rằng theo ông tòa án nên hủy bỏ năm bản án về tội phạm tình dục trẻ em gán cho Đức Hồng Y.
Nhưng Thẩm phán Weinberg chỉ là thiểu số. Hai đồng nghiệp của ông trong hội thẩm đoàn phúc thẩm - là Chánh án Anne Ferguson và Thẩm phán Chris Maxwell – cho rằng nạn nhân nói sự thật và đơn kháng cáo của Hồng Y Pell nên bị bác bỏ.
Thẩm phán Weinberg không cảm thấy thuyết phục bởi bằng chứng của nạn nhân còn sống sót, là người đã có lúc thừa nhận tại phiên tòa rằng anh ta không thể “nói dứt khoát năm nào” mà anh ta bị lạm dụng.
Thẩm phán Weinberg coi trọng lời khai của các quan chức Giáo Hội, những người tuyên bố Hồng Y Pell chưa bao giờ bị bỏ lại một mình tại Nhà thờ St Patrick và thường chào đón giáo dân ở lối ra vào khi vụ lạm dụng được cho là đã xảy ra.
“Tất cả những nhân chứng này đều quan trọng, nhưng có một số người mà lời chứng của họ rất quan yếu”, ông viết.
“Hoàn toàn có thể nói rằng lời chứng của họ, nếu được chấp nhận, chắc chắn sẽ dẫn đến sự tha bổng tức khắc.”
“Kết quả tương tự sẽ xảy ra, thậm chí khi kết luận duy nhất có thể được đưa ra là các bằng chứng của họ, liên quan đến các sự kiện được đề cập, là một lời khai 'có thể là hợp lý' về những gì đã xảy ra.”
“Tôi thấy khó khăn trước thực tế là tôi phải bảo lưu một ý kiến khác biệt với hai đồng nghiệp của mình, là những người mà tôi luôn rất tôn trọng”, ông viết.
“Điều đó đã khiến tôi suy tư thậm chí còn cẩn thận hơn về kết quả đúng đắn của đơn kháng cáo này. Tuy nhiên, sau khi đã làm như vậy, tôi không thể, với lương tâm ngay lành của mình, có thể làm khác hơn là duy trì sự bất đồng quan điểm của tôi.”
Chúng ta hãy kiên tâm tiếp tục cầu nguyện cho ngài. Chúng ta hãy cầu nguyện cho công lý được hiển trị, cho sự thất bại của những mưu toan biến các giáo sĩ vô tội và các nhân viên mục vụ khác trở thành nạn nhân của các vụ bôi nhọ danh dự thông qua các cáo buộc sai trái - hoặc tệ hơn, trở thành các tội phạm bị kết án và giam cầm vì các tội ác thật tồi tệ, mà họ không bao giờ phạm. Chúng ta phải bảo vệ các giáo sĩ vô tội với một lòng nhiệt thành tương tự như chúng ta bảo vệ những đứa trẻ vô tội, và đòi những người làm tổn thương chúng phải chịu trách nhiệm.
Source:Catholic News Agency
Đức Bênêđíctô thứ 16 vẫn rất minh mẫn. Ngài đáp lại những người chỉ trích mình rất hóm hỉnh và thông minh
Đặng Tự Do
18:45 27/08/2019
Những người vẫn hằng quý mến trí thông minh và khả năng lý luận sâu sắc của Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 có thể vui mừng thấy rằng vị Giáo Hoàng người Đức vẫn rất minh mẫn. Ở tuổi 92, cổ lai hy, ngài vẫn có thể đáp lại những người chỉ trích mình rất hóm hỉnh và sắc sảo.
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vừa lên tiếng trả lời những người chỉ trích bài tiểu luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng của ngài, và hóm hỉnh nói rằng nhiều phản ứng tiêu cực đã khẳng định chính xác luận điểm trung tâm của ngài theo đó sự bội giáo và xa lánh đức tin là trung tâm của cuộc khủng hoảng này.
Trong một tuyên bố ngắn gọn được công bố trên tạp chí Đức, tờ “Her Herder Korronymousenz”, nhằm phản hồi những lời chỉ trích bài tiểu luận của ngài, Đức Giáo Hoàng danh dự đã chỉ ra một “thiếu sót tổng quát” trong những lời chỉ trích bài tiểu luận của ngài, và nói rằng nhiều lời phê phán đã không nắm bắt được điểm chính mà ngài muốn đưa ra.
Tháng Tư vừa qua, bài tiểu luận của ngài đã được công bố bởi Catholic News Agency, National Catholic Register, CNA Deutsch cũng như các phương tiện truyền thông khác. Trong bài tiểu luận này, Đức Bênêđíctô đã mô tả tác động của cuộc cách mạng tình dục cùng với một hiện tượng độc lập với nó là sự sụp đổ của nền thần học luân lý vào thập niên 1960, trước khi đưa ra đề nghị rằng Giáo hội nên đáp lại bằng cách nhận ra rằng chỉ có sự vâng phục và tình yêu dành cho Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mới có thể chỉ ra được một thông lộ.
Đã có những phản ứng gay gắt đối với bài tiểu luận của ngài, đặc biệt là tại Đức, nơi những quan sát viên thông thạo nói rằng Đức Giáo Hoàng danh dự, một người Đức xứ Bavaria, từ lâu đã phải gánh chịu những chỉ trích kéo dài từ một số thành phần nhất định.
Đức Bênêđíctô tranh luận rằng cuộc khủng hoảng của Giáo Hội ở Đức không phải là khủng hoảng cơ cấu, nhưng là khủng hoảng đức tin. Đức tin của các tín hữu không còn nữa, thì họ không thấy tại sao phải tiếp tục là thành phần của Giáo Hội để phải đóng thuế hằng năm cho Giáo Hội số tiền tương đương với 9% lợi tức của họ.
Ngược lại, những người chỉ trích ngài cho rằng không có vấn đề khủng hoảng đức tin, nhưng cần phải cải tổ cấu trúc với mục đích giữ các tín hữu Công Giáo ở lại và đừng làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội. Họ đang cổ võ cải tổ Giáo Hội, qua cái gọi là “hành trình công nghị toàn quốc có hiệu lực ràng buộc” với những chủ trương như bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ, truyền chức linh mục cho phụ nữ, cải tiến luân lý tính dục, hôn nhân và gia đình, chấp nhận đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng phái. Nhìn chung, tại Đức đang có xu hướng cải tổ cơ cấu Giáo Hội, nói cụ thể là Tin Lành hóa đạo Công Giáo.. Hôm 20 tháng Bẩy, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã hô hào xét lại việc cấm giáo dân hay những người không có thánh chức không được giảng trong các thánh lễ. Theo ngài, có những linh mục giảng kém, trong khi có biết bao những giáo dân có trình độ cao về thần học và khả năng thuyết giảng hay hơn nhiều, thì tại sao lại không để họ giảng trong thánh lễ.
Tất cả những gì nhiều người Công Giáo ở Đức đang đòi hỏi thì phía Tin Lành đều đã thực hiện nhưng mà số tín hữu Tin Lành rời bỏ Giáo Hội của họ còn đông đảo hơn Công Giáo.
Đức Bênêđíctô đã trích dẫn một ví dụ về những phê phán bài tiểu luận của ngài từ một giáo sư lịch sử người Đức, và chỉ ra một cách hóm hỉnh rằng bài phê bình ngài của vị giáo sư này dài đến bốn trang, nhưng trong cả bốn trang ấy “từ ‘Thiên Chúa’ không hề xuất hiện, dù chỉ một lần”, mặc dù luận điểm trung tâm của vị giáo sư này là chẳng hề có cái sự bội giáo như Đức Bênêđíctô đã viết.
Một bài phê bình như thế “cho thấy tính chất nghiêm trọng của một tình huống, trong đó ngay cả từ ‘Thiên Chúa’ thậm chí cũng bị gạt ra ngoài lề trong một lý luận thần học”.
Đức Giáo Hoàng danh dự nhận xét chua chát rằng:
“Cho đến nay, tôi có thể nói rằng trong hầu hết các phản ứng đối với ý kiến của tôi, Thiên Chúa hoàn toàn không xuất hiện. Vì thế, vấn đề trung tâm mà tôi muốn nêu ra đã không được thảo luận.”
Đức Bênêđíctô nói tiếp rằng những chỉ trích kiểu này chỉ chứng minh “mức độ nghiêm trọng của tình huống, trong đó Thiên Chúa bị gạt ra ngoài lề, ngay cả trong thần học”.
Source:National Catholic RegisterPope Benedict XVI Responds to Criticism of His Essay on the Church and the Sexual Abuse Crisis
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 vừa lên tiếng trả lời những người chỉ trích bài tiểu luận về cuộc khủng hoảng lạm dụng của ngài, và hóm hỉnh nói rằng nhiều phản ứng tiêu cực đã khẳng định chính xác luận điểm trung tâm của ngài theo đó sự bội giáo và xa lánh đức tin là trung tâm của cuộc khủng hoảng này.
Trong một tuyên bố ngắn gọn được công bố trên tạp chí Đức, tờ “Her Herder Korronymousenz”, nhằm phản hồi những lời chỉ trích bài tiểu luận của ngài, Đức Giáo Hoàng danh dự đã chỉ ra một “thiếu sót tổng quát” trong những lời chỉ trích bài tiểu luận của ngài, và nói rằng nhiều lời phê phán đã không nắm bắt được điểm chính mà ngài muốn đưa ra.
Tháng Tư vừa qua, bài tiểu luận của ngài đã được công bố bởi Catholic News Agency, National Catholic Register, CNA Deutsch cũng như các phương tiện truyền thông khác. Trong bài tiểu luận này, Đức Bênêđíctô đã mô tả tác động của cuộc cách mạng tình dục cùng với một hiện tượng độc lập với nó là sự sụp đổ của nền thần học luân lý vào thập niên 1960, trước khi đưa ra đề nghị rằng Giáo hội nên đáp lại bằng cách nhận ra rằng chỉ có sự vâng phục và tình yêu dành cho Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, mới có thể chỉ ra được một thông lộ.
Đã có những phản ứng gay gắt đối với bài tiểu luận của ngài, đặc biệt là tại Đức, nơi những quan sát viên thông thạo nói rằng Đức Giáo Hoàng danh dự, một người Đức xứ Bavaria, từ lâu đã phải gánh chịu những chỉ trích kéo dài từ một số thành phần nhất định.
Đức Bênêđíctô tranh luận rằng cuộc khủng hoảng của Giáo Hội ở Đức không phải là khủng hoảng cơ cấu, nhưng là khủng hoảng đức tin. Đức tin của các tín hữu không còn nữa, thì họ không thấy tại sao phải tiếp tục là thành phần của Giáo Hội để phải đóng thuế hằng năm cho Giáo Hội số tiền tương đương với 9% lợi tức của họ.
Ngược lại, những người chỉ trích ngài cho rằng không có vấn đề khủng hoảng đức tin, nhưng cần phải cải tổ cấu trúc với mục đích giữ các tín hữu Công Giáo ở lại và đừng làm đơn xin ra khỏi Giáo Hội. Họ đang cổ võ cải tổ Giáo Hội, qua cái gọi là “hành trình công nghị toàn quốc có hiệu lực ràng buộc” với những chủ trương như bãi bỏ luật độc thân giáo sĩ, truyền chức linh mục cho phụ nữ, cải tiến luân lý tính dục, hôn nhân và gia đình, chấp nhận đồng tính luyến ái, hôn nhân đồng phái. Nhìn chung, tại Đức đang có xu hướng cải tổ cơ cấu Giáo Hội, nói cụ thể là Tin Lành hóa đạo Công Giáo.. Hôm 20 tháng Bẩy, Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng Giám Mục Munich, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Đức, đã hô hào xét lại việc cấm giáo dân hay những người không có thánh chức không được giảng trong các thánh lễ. Theo ngài, có những linh mục giảng kém, trong khi có biết bao những giáo dân có trình độ cao về thần học và khả năng thuyết giảng hay hơn nhiều, thì tại sao lại không để họ giảng trong thánh lễ.
Tất cả những gì nhiều người Công Giáo ở Đức đang đòi hỏi thì phía Tin Lành đều đã thực hiện nhưng mà số tín hữu Tin Lành rời bỏ Giáo Hội của họ còn đông đảo hơn Công Giáo.
Đức Bênêđíctô đã trích dẫn một ví dụ về những phê phán bài tiểu luận của ngài từ một giáo sư lịch sử người Đức, và chỉ ra một cách hóm hỉnh rằng bài phê bình ngài của vị giáo sư này dài đến bốn trang, nhưng trong cả bốn trang ấy “từ ‘Thiên Chúa’ không hề xuất hiện, dù chỉ một lần”, mặc dù luận điểm trung tâm của vị giáo sư này là chẳng hề có cái sự bội giáo như Đức Bênêđíctô đã viết.
Một bài phê bình như thế “cho thấy tính chất nghiêm trọng của một tình huống, trong đó ngay cả từ ‘Thiên Chúa’ thậm chí cũng bị gạt ra ngoài lề trong một lý luận thần học”.
Đức Giáo Hoàng danh dự nhận xét chua chát rằng:
“Cho đến nay, tôi có thể nói rằng trong hầu hết các phản ứng đối với ý kiến của tôi, Thiên Chúa hoàn toàn không xuất hiện. Vì thế, vấn đề trung tâm mà tôi muốn nêu ra đã không được thảo luận.”
Đức Bênêđíctô nói tiếp rằng những chỉ trích kiểu này chỉ chứng minh “mức độ nghiêm trọng của tình huống, trong đó Thiên Chúa bị gạt ra ngoài lề, ngay cả trong thần học”.
Source:National Catholic Register
Đức Giám Mục Ft Worth ra thông cáo các tin đồn về Đức Mẹ hiện ra ở Argile, TX, là giả giối.
Trần Mạnh Trác
19:15 27/08/2019
Khu phố Argile là một khu tân lập gần phi trường Denton, nằm trên quốc lộ 35W trên đường từ Ft Worth đến Denton.
Nhưng những người ủng hộ các tin đồn thì chống chế rằng các bằng chứng bị ‘lật tẩy’ chỉ là những mưu chước cuả Satan gài bẫy để làm mất uy tín của họ.
Thông cáo ngày 26 tháng 8 cuả toà Giám Mục viết;” Tôi đau buồn khi phải thực hiện trách nhiệm là thông báo cho qui bạn rằng trong tuần vừa qua, Giáo phận Fort Worth đã tìm được bằng chứng không thể chối cãi cho thấy những sự hiện ra, những thông điệp và những phép lạ, trên thực tế, là những sự bịa đặt.”
Nhắc lại ngay từ đầu tháng 8, ĐGM Olson đã cảnh báo rằng những tin đồn hiện ra ở Argyle, Texas, không nên được coi là đã có sự chứng thực cuả Giáo Hội. Với thông cáo mới này, rõ ràng Ngài đã viết một cách trực tiếp và rõ ràng hơn.
Đức Giám Mục cho biết ngài đã xem đoạn video do máy an ninh thu được ở văn phòng Phò Sự Sống Loreto House, lúc mà người ta loan truyền là có việc hiện ra cuả Đức Mẹ và đồng thời một phép lạ hoa hồng đã xảy ra.
Đoạn băng video cho thấy rõ ràng một phụ nữ đã lén lút thả một bông hồng trên sàn; sau đó cô ta tuyên bố rằng chiếc hoa hồng là phép lạ của Đức Trinh Nữ Maria.(Xin xem cuối bài)
“Sau khi xem video và tham khảo ý kiến của các cố vấn giáo phận và nhiều người khác, tôi kết luận rằng chiếc Hoa hồng huyền bí cũng như việc Đức Mẹ Argyle hiện ra là một sự bịa đặt giối trá.”
Người phụ nữ tự xưng là thị nhân cuả Đức Mẹ thì giải thích trên trang web của mình rằng cô ta lúc đó đang bị một con quỷ tấn công làm cho cô thả chiếc bông hồng xuống sàn, và sau đó giả bộ ngạc nhiên khi nhìn thấy nó.
Trên trang web ngày 23 tháng 8, họ đăng một bài báo về chuyện thị nhân bị ma quỉ tấn công nghiêm trọng, đã làm cho thị nhân hành động một cách đáng gây nghi ngờ cho các thông điệp cuả Đức Mẹ.
Họ phân bua rằng sau cuộc tấn công cuả quỷ đó, người thị nhân đã tìm đến một linh mục và một giám mục để xin soi sáng, và đã được xác nhận những sự lừa dối là do ma quỷ gây ra nhưng đồng thời vẫn đảm bảo rằng các thông điệp trước đây là xác thực đến từ Thiên Chúa.
Được biết thị nhân đã khai rằng Đức Mẹ Maria bắt đầu xuất hiện với cô từ tháng 5 năm 2017. Lần xuất hiện đầu tiên là ở Arkansas, những lần tiếp theo thì diễn ra tại Nhà thờ Công Giáo St. Mark ở Argyle, Texas.
Thị nhân cũng khai là ngoài Đức Mẹ ra, cô đã nhận được cả thảy 30 thông điệp gửi cho Hội Thánh từ nhiều vị thánh, các thiên thần, và thậm chí từ chính Chúa Kitô.
Thông cáo của ĐGM Olson nói thêm rằng Ngài đã cố gắng sắp xếp một cuộc họp với thị nhân và một người Công Giáo có liên hệ khác, nhưng những người này chỉ muốn làm như vậy nếu vị luật sư về luật Hội Thánh cuả họ có mặt. Vị luật sư đó là ông Philip Gray.
Có vẻ như cuộc họp đã không được thực hiện, mà đó là một điều mà những người hiểu chuyện đều cho là dĩ nhiên phải như thế.
Bởi vì ông Gray, chủ tịch của St. Joseph's Foundation, là người luật sư đứng đằng sau một bản kiến nghị đòi cách chức ĐGM Olson. Vào tháng 6 vừa qua, ông đã tuyên bố trên trang web Churchmilitant rằng nỗ lực loại bỏ ĐGM Olson là lý tưởng của đời ông.
Trong một lá thư ngày 29 tháng 7 gửi cho những người ủng hộ, ông Grey viết rằng ĐGM Olson chỉ là một cái bóng với một chiếc mũ, nhưng không phải là hiện thân cuả công lý và từ thiện.
Theo ĐGM Olson, thì nỗ lực đòi hạ bệ Ngài là công việc của một nhóm nhỏ không hài lòng với việc xử lý các vấn đề hành chính và nhân sự trong giáo phận. Bản kiến nghị được khoảng 1.500 chữ ký.
Giáo phận Forth Worth có khoảng 1 triệu 200 ngàn giáo dân.
“Tôi nghĩ mọi người có quyền phê phán. Nhưng tôi không nghĩ mọi người có quyền vu khống hoặc phá hoại hoặc nói những điều không đúng sự thật. Tôi nghĩ mọi người có quyền hạnh phúc và quyền không hạnh phúc, và nếu là bạn, hãy cầu nguyện cho tôi, cầu nguyện cho họ. Đây là sự cứu rỗi các linh hồn.. . nó không phải là một sở thích. Nó tập trung vào Chúa Kitô,” ĐGM Olson nói.
Đối với những tin đồn về phép lạ hiện ra, lá thư ngày 26 tháng 8 của ĐGM Olson yêu cầu người Công Giáo phải cầu nguyện cho sự chữa lành và chuyển đổi tất cả những gì liên quan đến những vấn đề đã gây ra sự bất hòa và mất đoàn kết để đem lại hòa bình và hiệp thông.
Ngài cho biết đã yêu cầu mọi giáo sĩ trong Giáo phận đặc biệt khuyên bảo và tỏ lòng từ bi cho
bất cứ ai tìm kiếm sự hoà giải trong vụ việc này.
Phán quyết của Chánh Án Weinberg về Kháng Cáo của Đức Hồng Y Pell, 404-454
Vũ Văn An
19:44 27/08/2019
Bằng chứng như được khai triển tại phiên xử - một số vấn đề sơ bộ
404 Như dự kiến, khi bằng chứng cuối cùng được đưa ra tại phiên xử, nó đã đi trệch đáng kể, ở một số khía cạnh quan trọng nào đó, khỏi những gì ông Gibson đã khai mở cho bồi thẩm đoàn. Điều đó hầu như không đáng ngạc nhiên khi điều được coi là vi phạm đã xảy ra khoảng 22 năm trước đây.
403 Như một nhận định sơ bộ, điểm đầu tiên cần lưu ý là sự mơ hồ, trong lý lẽ lúc khai mở, liên quan đến chính lúc biến cố thứ nhất và thứ hai được cho là đã xảy ra [130]. Tất nhiên, công tố viện có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ chi tiết của bất cứ cáo buộc nào để người bị buộc tội biết lý lẽ mà họ phải đương đầu [131]. Nói chung, ngày tháng chính xác mà một hành vi phạm tội tình dục đã lâu năm được cho là đã phạm không có ý nghĩa chủ yếu. Nó cũng không thể được dự kiến một cách hợp lý phải được xác định cách chính xác. Chỉ họa hiếm lắm ngày tháng mà hành vi phạm tội được cho là xảy ra trở thành một yếu tố của việc phạm tội [132].
404 Tuy nhiên, có một số trường hợp, trong đó, mặc dù không có tính căn bản, ngày tháng có tầm quan trọng cốt lõi, hoặc ít nhất cũng trở thành như vậy, trong diễn trình xét xử [133]. Như sẽ thấy, đó chính là những gì đã xảy ra trong trường hợp này. Trong suốt phiên xử, bên bênh vực đã mạnh mẽ một cách phi thường nhằm thu hẹp, và xác định, hoặc ngày 15 hoặc ngày 22 tháng 12 năm 1996 là hai ngày duy nhất, trong đó, biến cố đầu tiên có thể xảy ra, thì ai cũng rõ điều này được coi là hết sức quan trọng đối với bên bênh vực.
405 Theo quan điểm của bên bênh vực, nếu những ngày tháng đó có thể được xác định như vậy, thì trình thuật của người khiếu nại rằng cả hai biến cố thứ nhất và thứ hai diễn ra trước Giáng sinh năm 1996, nhưng cách nhau ‘chỉ hơn một tháng’, không nhất thiết được trình bầy là đáng tin cậy. Ngoài ra, có một lượng bằng chứng đáng kể, mà sau này tôi sẽ nhắc đến, có khả năng liên kết cách chuyên biệt với hai ngày tháng đó, có xu hướng làm suy yếu lý lẽ của bên công tố [134].
406 Trong suốt gần như toàn bộ phiên xử, ông Gibson đã cẩn thận để tránh bất cứ sự nhượng bộ nào rằng, như một vấn đề thực tại thực tiễn, biến cố đầu tiên chỉ có thể xảy ra vào ngày này hay ngày nọ trong hai ngày này mà thôi. Tuy nhiên, vào cuối phiên xử, ông ta có rất ít sự lựa chọn trong vấn đề này. Dường như đã được mọi người chấp nhận (và chắc chắn bởi thẩm phán phiên xử), rằng không có ngày nào khác cho biến cố đầu tiên là có thể. Thật vậy, dựa trên cơ sở rằng biến cố đầu tiên phải xảy ra vào ngày này hoặc ngày nọ trong hai ngày này mà công tố đã chỉ định ngày 23 tháng 2 năm 1997 là ngày xảy ra biến cố thứ hai.
407 Cũng cần lưu ý rằng mặc dù ông Gibson, trong diễn từ mở đầu của mình, đã xác định một cách phủ đầu một số vấn đề mà bồi thẩm đoàn sẽ phải xem xét (dựa trên các sự khác biệt rõ ràng giữa trình thuật của người khiếu nại và bằng chứng dự kiến sẽ được đưa ra bởi các nhân chứng khác), cuối cùng, lý lẽ của bên bào chữa đã đi xa hơn thế.
408 Một điểm dẫn nhập cuối cùng ở giai đoạn này. Đương đơn được đại diện bởi ông Richter QC, tại phiên xử. Ông này, cuối cùng, trong diễn từ kết thúc với bồi thẩm đoàn, (được ông hỗ trợ bởi một bài thuyết trình bằng PowerPoint), rằng có ít nhất 17 ‘trở ngại chắc chắn’ đối với việc kết án.
409 Trước Tòa này, ông Walker SC đã giảm 17 'trở ngại chắc chắn' của ông Richter xuống còn 13. Người ta đã đệ trình rằng những ‘trở ngại chắc chắn’ này xét cả từng trở ngại một lẫn toàn bộ các trở ngại, đều chứng minh rằng bồi thẩm đoàn đã hành động vô lý khi đạt tới các lời kết án có tội của họ, một điều, do đó, nên được đặt sang một bên.
Bằng chứng của người khiếu nại – trong chi tiết
410 Trước khi tóm tắt bằng chứng của người khiếu nại, có một số nhận xét dẫn nhập thêm cần được đưa ra. Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc người khiếu nại được chấp nhận, vượt quá sự nghi ngờ hợp lý, như một nhân chứng đáng tin cậy và đáng dựa vào. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn đã được mời để chấp nhận bằng chứng của ông ta mà không có bất cứ sự hỗ trợ độc lập nào cho nó [135].
411 Tuy vậy, ông Gibson đã đệ trình rằng trình thuật của người khiếu nại về việc lạm dụng tình dục của đương đơn có tính thuyết phục đến nỗi bồi thẩm đoàn phải hài lòng với tiêu chuẩn hình sự cần thiết để kết tội đương đơn.
412 Ngày nay, một sự thật hiển nhiên là, các bồi thẩm đoàn có thể, và thường, kết án trong các trường hợp xúc phạm tình dục đã lâu năm. Đôi khi, họ làm như vậy khi, như trong trường hợp này, bằng chứng của người khiếu nại hoàn toàn không được hỗ trợ [136].
413 Cũng cần lưu ý rằng có một số nét đặc biệt liên quan đến cách các phiên xử liên quan đến tội xâm phạm tình dục được thực hiện. Vì trong các trường hợp thuộc bản chất này, không hề có gì lạ thường khi bồi thẩm đoàn trong phiên xử thứ hai chưa bao giờ thực sự thấy người khiếu nại đưa ra bằng chứng trực tiếp tại tòa án [137]. Họ chỉ thấy một đoạn video ghi lại bằng chứng đó, được thực hiện trong phiên tòa đầu tiên [138].
414 Cơ quan lập pháp Victoria đã xác định rằng bằng chứng được đưa ra bởi những người khiếu nại trong các trường hợp liên quan đến xâm phạm tình dục có thể được đưa ra trong máy ảnh [139]. Ngoài ra, có những hạn chế đối với việc tường trình bằng chứng của họ, nghĩa là trong một số trường hợp, những gì họ nói sẽ không bao giờ được công bố [140].
415 Trong những năm gần đây, thông lệ ở Tiểu bang này là ghi lại tất cả các phiên tòa được thực hiện tại các tòa án Hạt (country) và Tòa án Tối cao, và không chỉ những vụ liên quan đến tội phạm tình dục. Điều này có nghĩa là trong trường hợp tái thẩm được ra lệnh, bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa đầu tiên có thể được diễn lại (replayed) cho bồi thẩm đoàn thứ hai. Thật vậy, trong một số trường hợp như vậy, bồi thẩm đoàn thứ hai đó không bao giờ nhìn thấy nhân chứng sống, nhưng được xem mọi bằng chứng trên màn hình.
416 Người khiếu nại bắt đầu bằng chứng của mình trước công tố viên (evidence in-chief) bằng cách nói rằng biến cố đầu tiên xảy ra sau khi đương đơn vừa cử hành 'Thánh lễ Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa'. Người khiếu nại đã nêu ngày đó là vào ‘nửa cuối năm 1996’. Ông ta nói rằng biến cố thứ hai diễn ra ‘hơn một tháng’ sau biến cố đầu tiên.
417 Tuy nhiên, người khiếu nại thừa nhận rằng ông ta không thể ‘nói dứt khoát năm.. . nhưng theo ký ức của tôi thì vào năm 1996. Tôi khá chắc chắn về cùng một năm trong ca đoàn’.
418 Trong cuộc đối chất bởi ông Richter, người khiếu nại thừa nhận rằng ông không thể nói 'với bất cứ sự chắc chắn ngày nào chúng [các biến cố] xảy ra'. Khi nói với ông ta rằng, nếu biến cố đầu tiên xảy ra vào ngày 15 tháng 12 năm 1996, và nếu cả hai biến cố xảy ra trước Giáng sinh năm đó, như người khiếu nại tiếp tục khẳng định, thì biến cố thứ hai, về mặt luận lý, phải xảy ra vào ngày 22 tháng 12 năm 1996. Không thể có ngày nào khác. Đáp lại, người khiếu nại xem ra dao động (vacillate) phần nào. Ông ta nói rằng ông không chắc chắn về ngày chính xác. Tuy nhiên, ông ta tái khẳng định rằng biến cố thứ hai đã xảy ra trước Giáng sinh năm đó.
419 Khi ông Richter một lần nữa nói với người khiếu nại rằng dựa ngay vào trình thuật của người khiếu nại, hai biến cố đã xảy ra vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996, vì chúng là hai lần duy nhất mà đương đơn đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa trong năm đó, ông ta trả lời rằng ông không chắc chắn lắm liệu [đương đơn] có cử hành Thánh Lễ ngày hôm đó [về biến cố đầu tiên]. Đương đơn có thể tham gia.. . ông ấy đã ở.. . Nhà thờ Chính tòa trong một khoảng thời gian.. . không nhất thiết chỉ là cử hành Thánh lễ.
420 Hiển nhiên, đây là một sự đi trệch đáng kể khỏi chủ trương trước đây của người khiếu nại rằng biến cố đầu tiên xảy ra sau khi đương đơn đã cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật, và trong khi đương đơn còn mặc đủ lễ phục cho biến cố đó. Ông Richter đặc biệt nói với người khiếu nại rằng chủ trương trước đây của ông ta luôn luôn là biến cố đầu tiên đã xảy ra ngay sau khi Thánh lễ được cử hành bởi đương đơn. Người khiếu nại đồng ý rằng đây thực sự là chủ trương của mình. Tuy nhiên, bây giờ ông ta nói rằng ông ta không thể chắc chắn liệu đương đơn có 'nói' Thánh lễ vào ngày xảy ra biến cố đầu tiên hay không, hay ông chỉ đơn thuần là 'chủ trì' Thánh lễ. Tuy nhiên, người khiếu nại lại đồng ý rằng Tổng Giám mục đã mặc ‘đầy đủ lễ phục' khi việc phạm tội diễn ra.
421 Sau đó, trong cuộc đối chất, người khiếu nại không đồng ý với đề xuất cho rằng biến cố đầu tiên chỉ có thể xảy ra vào một trong hai ngày tháng 12 đã được nêu ra. Điều đó bất chấp việc đã nói cho ông ta rằng bằng chứng cho thấy chắc chắn rằng chỉ có hai ngày trong đó đương đơn đã cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật năm 1996, như chính người khiếu nại đã chấp nhận.
422 Khi bị ép về đám rước vào ngày xảy ra biến cố đầu tiên, người khiếu nại nói rằng đó là một đám rước ở bên ngoài. Khi được hỏi chỗ đứng trong đám rước của cậu bé kia trong tương quan với chính mình, người khiếu nại không nói được gì. Tuy nhiên, ông ta xác định rằng cậu bé kia ‘... không ở quá xa’.
423 Người khiếu nại thừa nhận rằng việc tham dự '... tất cả các buổi diễn tập và biểu diễn theo yêu cầu của ca đoàn là các điều kiện để được học bổng'. Ông ta chấp nhận rằng có các buổi diễn tập đặc biệt của ca đoàn vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996, mặc dù ông ta không thể nhớ lại chúng một cách chuyên biệt. Ông ta nói rằng ông ‘... luôn đến các buổi [diễn tập] trễ giờ’.
424 Về biến cố đầu tiên, ông ta tuyên bố rằng '... ký ức chuyên biệt đầu tiên của ông ta là đang ở trong căn phòng đó [phòng áo của các linh mục]', và ông ta đã đến khu vực này khi ông ta và cậu bé kia phá rào khỏi ca đoàn và đang ‘lục lọi quanh các hành lang’. Khi ông Gibson hỏi ông thêm chi tiết về bằng chứng để ủng hộ lý lẽ của công tố viện (evidence in-chief), ông nói:
Ừm, ừ, chỉ là chúng tôi đã tách ra khỏi nhóm chính của ca đoàn. Ừm, ca đoàn hơi phân tán và hơi hỗn loạn như đám trẻ nhỏ vẫn thường thế, tôi cho rằng, sau một Thánh lễ. Và chúng tôi đã xoay sở để tách mình khỏi nhóm đó.
425 Người khiếu nại không thể nhớ chính xác ông ta và cậu bé kia ở đâu khi họ tách ra khỏi những người khác trong nhóm. Tuy nhiên, ông ta nói rằng điều này đã xảy ra ‘khá gần’ cuối Thánh lễ và ở giai đoạn đó ‘mọi người chưa thay đồ’.
426 Trong cuộc đối chất của ông Richter, người khiếu nại đã đồng ý rằng, theo trình thuật của ông ta, ông và cậu bé đã phá hàng vào thời điểm các ca viên đã tập hợp bên ngoài cổng kim loại, dẫn trực tiếp vào hành lang nhà vệ sinh.
427 Người khiếu nại không thể nhớ lại ai trong số hai cậu bé đã rời khỏi đám rước trước, hoặc ai đã đưa ra quyết định ‘rời... bỏ’. Ông ta nói rằng ý tưởng rời khỏi đám rước không được lên kế hoạch từ trước.
428 Người khiếu nại sau đó nói rằng hai cậu bé đã vào lại Nhà thờ Chính tòa qua 'lối vào phía nam'. Họ đã vào khu vực phòng áo qua phần bên trong của Nhà thờ Chính tòa, đi qua 'cửa đôi bằng gỗ.' vào phòng áo của các linh mục và 'đảo mắt xung quanh'. Ông ta nói rằng ông ta đã không ở trong căn phòng đó trước đây.
429 Tuy nhiên, trong cuộc đối chất, người khiếu nại thừa nhận đã được đưa đi thăm một vòng Nhà thờ Chính tòa khi lần đầu tiên tham gia ca đoàn. Ông đã không tranh luận việc đã được chỉ cho xem nhiều phòng áo khác nhau trong dịp đó.
430 Người khiếu nại nói rằng ngay lập tức ở bên trái, sau khi vào nhà thờ, có 'một khu vực ốp gỗ.. . giống như.. . một bếp nhỏ có lưu trữ.. .' Các cửa đôi dẫn vào các phòng áo được 'mở khóa, có lẽ mở hé', với '... một cánh cửa được cài chốt và cánh cửa kia có thể mở được'.
431 Khi 'lục' qua chiếc tủ, các cậu bé tìm thấy một chút rượu trong một '... chai màu nâu sẫm'. Rượu có màu đỏ hoặc mầu 'đỏ tía [burgundy]', và đó là 'rượu vang đỏ ngọt'. Các cậu bé bắt đầu 'làm vài hớp' trong khu vực hóc tường. Chính vào thời điểm đó, theo người khiếu nại, đương đơn đã vào phòng áo. Ông mặc lễ phục, và chỉ có một mình.
432 Đương đơn ‘đứng ở lối đi’, và nói điều gì đó như ‘các em đang làm gì ở đây?’ hay ‘các em gặp rắc rối rồi’. Rồi đương đơn.. . cởi của ông ta, à, cởi quần dài hoặc thắt lưng của ông ta ra. Giống như, ông ta bắt đầu di chuyển cái của ông ta, bên dưới áo lễ của mình.. .
433 Người khiếu nại sau đó nói rằng đương đơn.. . kéo [cậu bé kia] sang một bên rồi rút dương vật ra và sau đó túm lấy đầu [cậu bé kia] từ những gì tôi có thể nhìn thấy và, ừm, tôi chỉ có thể giả thiết, đưa dương vật của mình vào miệng cậu ta.
...
Tôi có thể thấy đầu cậu ta bị hạ xuống về phía cơ quan sinh dục của ông ta, và rồi [cậu bé kia] như bắt đầu quằn quại. Tôi không biết, không phải, cậu ấy cũng không nhìn – cậu ấy đang vật lộn, hay sao ấy (you know).
434 Trong cuộc đối chất, người khiếu nại chủ yếu giữ vững trình thuật mà trước đây ông ta đã cung cấp cho cảnh sát về các chi tiết thực sự của hành vi phạm tội xảy ra trong phòng áo của các Linh mục. Ông ta nói rằng đương đơn đã di chuyển áo chùng của mình sang bên hông và lộ dương vật của mình ra. Bản ghi chép (transcript) đọc như sau:
ÔNG RICHTER: [đọc]
‘Ông ấy nói với chúng tôi rằng chúng tôi đã gặp rắc rối dữ rồi. Tôi không thể nhớ lại bất cứ lời nào khác được nói trước khi tôi nhìn thấy Ông ấy rút dương vật ra. Ông ta mặc áo chùng và Ông ta di chuyển chúng sang một bên và để lộ dương vật của Ông ấy ra’ đúng. ‘Tôi không thể nhớ chính xác những gì Ông ta có bên dưới áo chùng’.
Đó là những gì ông đã nói với cảnh sát trong tuyên bố đầu tiên của ông vào ngày 18 tháng 6 năm 2015; Có đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Đúng.
ÔNG RICHTER: Điều đó có đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Đúng.
ÔNG RICHTER: Như vậy, ông ta quả di chuyển áo chùng của mình sang một bên và lộ dương vật của mình ra?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Đúng.
435 Người khiếu nại đồng ý rằng bằng chứng của ông ta tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không là đương đơn ‘đã kéo chiếc áo chùng của ông ta ra’ và ‘vạch một cái gì đó ra’, do đó để lộ dương vật của ông ta ra. Người khiếu nại nói rằng những câu trả lời ông đã đưa ra tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không là đúng.
436 Ông Richter nói với người khiếu nại, tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không, rằng ông ta đã không chắc chắn liệu đương đơn có mặc quần trong biến cố đầu tiên hay không. Người khiếu nại đồng ý rằng ông ta đã đưa ra bằng chứng đó.
437 Người khiếu nại sau đó nhắc lại rằng đương đơn đã 'gạt sang một bên' áo chùng của ông ta, và 'tạo ra một cửa mở bằng cách mở áo chùng của ông ta ra'. Người khiếu nại thừa nhận rằng, mặc dù đã nói tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không, rằng ông ta không nhớ gì về việc đương đơn có mặc quần hay không bên dưới áo chùng của mình, ông ta đã nói trước bồi thẩm đoàn, trong cuộc khảo sát của công tố (in-chief), rằng đương đơn đã tháo thắt lưng của mình ra. Ông ta giải thích rằng đó là vì ông ta ‘... nghĩ rằng [đương đơn] đang lúng túng cởi vội quần của ông ta hoặc thứ gì đó bên dưới áo chùng của ông ta’.
438 Khi được trưng bầy một trong những lễ phục của Tổng Giám mục, áo anba (alb), một chiếc áo buông thẳng xuống đất, và rõ ràng không thể ‘vạch’ theo bất cứ ý nghĩa nào, người khiếu nại đã đưa ra gợi ý rằng có lẽ 'bạn có thể kéo nó [áo anba] lên trước’. Khi bị thách thức vì sự khác biệt giữa gợi ý đó, và bằng chứng mà ông ta đã đưa ra trước đây về vấn đề này, người khiếu nại giải thích rằng đương đơn đã 'kéo [áo chùng] để lộ dương vật của mình, bất kể cách đó là: lên, qua, xuống, phải, trái. Ông ta kéo nó sang một bên để lộ dương vật của mình ra’.
439 Không ngạc nhiên gì, đây là một trong những vấn đề có liên quan tới bằng chứng của người khiếu nại mà ông Richter đã dựa vào khi mời bồi thẩm đoàn bác bỏ trình thuật của ông ta, trong diễn từ kết thúc của ông.
440 Khi người khiếu nại được cho xem chiếc áo lễ (chasuble) do đương đơn mặc, ông ta đồng ý rằng nó không có bất cứ chỗ mở nào, và nó không thể được kéo sang một bên.
441 Người khiếu nại nói rằng hành vi phạm tội thực sự liên quan đến cậu bé kia xảy ra trong '... một khoảng thời gian ngắn.. . chỉ một hoặc hai phút’. Ông ta nói rằng hành động của đương đơn đẩy dương vật của mình vào miệng người khiếu nại 'khoảng một thời gian ngắn' kéo dài 'chỉ một vài phút tối đa'.
442 Theo người khiếu nại, sau đó, đương đơn đã hướng dẫn anh ta '... cởi quần của tôi ra và lấy mất quần của tôi.. .' Lúc đó, đương đơn 'bắt đầu chạm vào bộ phận sinh dục của tôi.. . thủ dâm.. . hoặc cố gắng làm điều gì đó với cơ quan sinh dục của tôi’. Trong khi điều này xảy ra, đương đơn đã 'rờ mó chính mình.. . trên dương vật.. . bằng bàn tay kia’. Sự xúc phạm đặc thù này diễn ra trong vòng ‘một hoặc hai phút’. Sau đó, ngưng, và người khiếu nại mặc lại quần áo. Ông ấy nói ‘... chúng tôi đứng dậy và chúng tôi rời khỏi phòng’, và ông ấy và cậu bé kia trở lại ‘khu vực thay đồ của ca đoàn'.
443 Người khiếu nại nói rằng trong diễn trình xẩy ra việc phạm tội, cả hai cậu bé đã cất tiếng và ‘đưa ra một số.. . phản đối’. Tuy nhiên, ông ta tuyên bố rằng họ không hét lên. Ông ấy nói rằng con đường họ đã theo để trở lại phòng thay đồ của ca đoàn là ‘bằng cách đi ra ở lối vào phía nam và đi quanh’. Sau đó, ông ấy nói thêm rằng họ đã rời khỏi phòng áo cùng một cách như họ đã đi vào.
444 Ít lâu sau đó, người khiếu nại đã điều chỉnh bằng chứng của mình, chỉ nói rằng ‘rõ ràng có một cách để chúng tôi trở lại với ca đoàn.. . Tôi không chắc chắn trăm phần trăm về việc nó đã xảy ra như thế nào’.
445 Khi được hỏi tại sao các cậu bé không trở lại ca đoàn bằng cách đơn giản rẽ phải khi ra khỏi phòng áo của các Linh mục, và do đó chỉ cần đi qua một cánh cửa duy nhất, người khiếu nại nói rằng ông ta không muốn '... đi qua một cánh cửa ở một khu vực mà lúc đó họ không nên ở đó... ' Ông ta nói rằng ông ta và cậu bé kia đã '... quay lại đó rất, rất nhanh sau những gì đã xảy ra' và rằng 'vẫn còn những người ở xung quanh.'
446 Người khiếu nại nói rằng họ ‘... trở lại với những người khác của ca đoàn vẫn còn đang quanh quẩn và kết thúc việc làm trong ngày’. Ông nói rằng ‘...đến lúc chúng tôi thay quần áo, thì số cậu bé đã ra về nhiều hơn bình thường'. Sau đó, ông ấy nhấn mạnh rằng các cậu bé đã '... trở lại với một nửa của ca đoàn hoặc số lượng ít hơn của ca đoàn đã kết thúc.. . đang thay đồ cho ngày hôm ấy’.
447 Khi ông Richter nói với người khiếu nại bằng chứng của ông ta tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không rằng ông ta không biết mình đã đi đâu sau biến cố đầu tiên, và ông ta chỉ có thể '...nhớ đã trở lại xe và lái về nhà sau đó', người khiếu nại chấp nhận rằng đó là những câu trả lời của mình. Ông nói rằng chúng là sự thật. Ông ta không giải thích làm thế nào trí nhớ của ông ta lại đã khá hơn khi ông ta đưa ra bằng chứng tại phiên xử. Khi được hỏi liệu ông ta có thể nhớ lại việc đã quay lại Trung tâm Knox hay không, ông nói rằng ông không thể nhớ.
448 Về biến cố thứ hai, người khiếu nại nhắc lại rằng biến cố này diễn ra ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật và Thánh lễ này đã được đương đơn cử hành. Bản ghi chép đọc như sau:
ÔNG RICHTER: Tôi có thể duyệt lại với ông không - điều này giả thiết xảy ra ngay sau khi Thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục Pell cử hành. Chính xác chứ?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Chính xác.
ÔNG RICHTER: Không có thời gian nào để Đức Tổng Giám Mục Pell đứng trên bậc thềm và nói chuyện với mọi người, đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Có thể lắm.
449 Câu trả lời cuối cùng có thể được cho là một lảng tránh. Rõ ràng, là không có đủ thời gian để đương đơn đứng trên các bậc thềm, nói chuyện với mọi người, theo cách mô tả, và vẫn bắt kịp đám rước trong hành lang phòng áo.
450 Ngay sau đó, người khiếu nại đã co giãn (resiled) một số câu trả lời trước đó của ông ta. Ông ta nói rằng biến cố thứ hai có thể không xảy ra trong một cuộc rước nào cả. Lần đầu tiên, Ông ta nói thêm rằng ông ta không chắc chắn rằng biến cố thứ hai đã xảy ra trong khi ca đoàn đang tiến bước.
451 Trong bằng chứng nói với công tố viên của mình, người khiếu nại đã mô tả biến cố thứ hai như sau:
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Chúng tôi đang bước đi.. . có những người đi dọc hành lang phía sau.. . đi ngang qua phòng áo và tôi thấy ông ta và ông ta dùng thân mình đẩy tôi vào tường và ông ta siết chặt bộ phận sinh dục của tôi.
ÔNG GIBSON: Khi ông nói ‘ông ấy’ là ông đang ám chỉ ai?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: George Pell.
ÔNG GIBSON: Và khi ông nói, ‘Bộ phận sinh dục của tôi’, ông có thể nói chuyên biệt hơn không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tinh hoàn của tôi, dương vật của tôi.
452 Người khiếu nại nói rằng biến cố thứ hai chỉ chiếm vài giây. Sau những gì xảy ra, đương đơn '...tiếp tục bước đi'. Ông ta nói rằng ông ta không nghĩ rằng vụ việc đã xảy ra '...dưới mắt bất cứ ai'. Tuy nhiên, sau đó, ông ta đã nhận, có 'một số người xung quanh hành lang... '. Ông ta nói rằng việc lạm dụng tình dục đã diễn ra quá ngưỡng cửa của phòng áo của các Linh mục, ‘hướng về phía sau Nhà thờ Chính tòa'.
453 Trong cuộc đối chất, ông Richter nói với người khiếu nại rằng ông ta đã nói với phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không rằng biến cố thứ hai đã xảy ra ở hành lang, nhưng ‘trước khi bạn đến khu vực phòng áo’. Ông ta đã thừa nhận rằng đúng là như vậy.
454 Cuối cùng, người khiếu nại nói rằng vào thời điểm đó, đương đơn đã mặc ‘lễ phục’ (in robes), và ông ta đã mặc một thứ mà ông ta mô tả là ‘chiếc áo choàng bên trên’ (the over robe).
455 Từ bản tóm tắt ngắn gọn này về bằng chứng của người khiếu nại, người ta có thể thấy rằng có rất nhiều tài liệu khiến cho trình thuật của ông ta có thể bị chỉ trích một cách hợp pháp. Có những điều bất nhất, và khác biệt, và một số câu trả lời của ông ta đơn thuần vô nghĩa.
Kỳ tới: Bằng chứng của nhiều nhân chứng khác nhau của công tố đã dẫn đến việc ủng hộ bên bênh vực
404 Như dự kiến, khi bằng chứng cuối cùng được đưa ra tại phiên xử, nó đã đi trệch đáng kể, ở một số khía cạnh quan trọng nào đó, khỏi những gì ông Gibson đã khai mở cho bồi thẩm đoàn. Điều đó hầu như không đáng ngạc nhiên khi điều được coi là vi phạm đã xảy ra khoảng 22 năm trước đây.
403 Như một nhận định sơ bộ, điểm đầu tiên cần lưu ý là sự mơ hồ, trong lý lẽ lúc khai mở, liên quan đến chính lúc biến cố thứ nhất và thứ hai được cho là đã xảy ra [130]. Tất nhiên, công tố viện có nghĩa vụ phải cung cấp đầy đủ chi tiết của bất cứ cáo buộc nào để người bị buộc tội biết lý lẽ mà họ phải đương đầu [131]. Nói chung, ngày tháng chính xác mà một hành vi phạm tội tình dục đã lâu năm được cho là đã phạm không có ý nghĩa chủ yếu. Nó cũng không thể được dự kiến một cách hợp lý phải được xác định cách chính xác. Chỉ họa hiếm lắm ngày tháng mà hành vi phạm tội được cho là xảy ra trở thành một yếu tố của việc phạm tội [132].
404 Tuy nhiên, có một số trường hợp, trong đó, mặc dù không có tính căn bản, ngày tháng có tầm quan trọng cốt lõi, hoặc ít nhất cũng trở thành như vậy, trong diễn trình xét xử [133]. Như sẽ thấy, đó chính là những gì đã xảy ra trong trường hợp này. Trong suốt phiên xử, bên bênh vực đã mạnh mẽ một cách phi thường nhằm thu hẹp, và xác định, hoặc ngày 15 hoặc ngày 22 tháng 12 năm 1996 là hai ngày duy nhất, trong đó, biến cố đầu tiên có thể xảy ra, thì ai cũng rõ điều này được coi là hết sức quan trọng đối với bên bênh vực.
405 Theo quan điểm của bên bênh vực, nếu những ngày tháng đó có thể được xác định như vậy, thì trình thuật của người khiếu nại rằng cả hai biến cố thứ nhất và thứ hai diễn ra trước Giáng sinh năm 1996, nhưng cách nhau ‘chỉ hơn một tháng’, không nhất thiết được trình bầy là đáng tin cậy. Ngoài ra, có một lượng bằng chứng đáng kể, mà sau này tôi sẽ nhắc đến, có khả năng liên kết cách chuyên biệt với hai ngày tháng đó, có xu hướng làm suy yếu lý lẽ của bên công tố [134].
406 Trong suốt gần như toàn bộ phiên xử, ông Gibson đã cẩn thận để tránh bất cứ sự nhượng bộ nào rằng, như một vấn đề thực tại thực tiễn, biến cố đầu tiên chỉ có thể xảy ra vào ngày này hay ngày nọ trong hai ngày này mà thôi. Tuy nhiên, vào cuối phiên xử, ông ta có rất ít sự lựa chọn trong vấn đề này. Dường như đã được mọi người chấp nhận (và chắc chắn bởi thẩm phán phiên xử), rằng không có ngày nào khác cho biến cố đầu tiên là có thể. Thật vậy, dựa trên cơ sở rằng biến cố đầu tiên phải xảy ra vào ngày này hoặc ngày nọ trong hai ngày này mà công tố đã chỉ định ngày 23 tháng 2 năm 1997 là ngày xảy ra biến cố thứ hai.
407 Cũng cần lưu ý rằng mặc dù ông Gibson, trong diễn từ mở đầu của mình, đã xác định một cách phủ đầu một số vấn đề mà bồi thẩm đoàn sẽ phải xem xét (dựa trên các sự khác biệt rõ ràng giữa trình thuật của người khiếu nại và bằng chứng dự kiến sẽ được đưa ra bởi các nhân chứng khác), cuối cùng, lý lẽ của bên bào chữa đã đi xa hơn thế.
408 Một điểm dẫn nhập cuối cùng ở giai đoạn này. Đương đơn được đại diện bởi ông Richter QC, tại phiên xử. Ông này, cuối cùng, trong diễn từ kết thúc với bồi thẩm đoàn, (được ông hỗ trợ bởi một bài thuyết trình bằng PowerPoint), rằng có ít nhất 17 ‘trở ngại chắc chắn’ đối với việc kết án.
409 Trước Tòa này, ông Walker SC đã giảm 17 'trở ngại chắc chắn' của ông Richter xuống còn 13. Người ta đã đệ trình rằng những ‘trở ngại chắc chắn’ này xét cả từng trở ngại một lẫn toàn bộ các trở ngại, đều chứng minh rằng bồi thẩm đoàn đã hành động vô lý khi đạt tới các lời kết án có tội của họ, một điều, do đó, nên được đặt sang một bên.
Bằng chứng của người khiếu nại – trong chi tiết
410 Trước khi tóm tắt bằng chứng của người khiếu nại, có một số nhận xét dẫn nhập thêm cần được đưa ra. Một đặc điểm khác thường của vụ án này là nó phụ thuộc hoàn toàn vào việc người khiếu nại được chấp nhận, vượt quá sự nghi ngờ hợp lý, như một nhân chứng đáng tin cậy và đáng dựa vào. Tuy nhiên, bồi thẩm đoàn đã được mời để chấp nhận bằng chứng của ông ta mà không có bất cứ sự hỗ trợ độc lập nào cho nó [135].
411 Tuy vậy, ông Gibson đã đệ trình rằng trình thuật của người khiếu nại về việc lạm dụng tình dục của đương đơn có tính thuyết phục đến nỗi bồi thẩm đoàn phải hài lòng với tiêu chuẩn hình sự cần thiết để kết tội đương đơn.
412 Ngày nay, một sự thật hiển nhiên là, các bồi thẩm đoàn có thể, và thường, kết án trong các trường hợp xúc phạm tình dục đã lâu năm. Đôi khi, họ làm như vậy khi, như trong trường hợp này, bằng chứng của người khiếu nại hoàn toàn không được hỗ trợ [136].
413 Cũng cần lưu ý rằng có một số nét đặc biệt liên quan đến cách các phiên xử liên quan đến tội xâm phạm tình dục được thực hiện. Vì trong các trường hợp thuộc bản chất này, không hề có gì lạ thường khi bồi thẩm đoàn trong phiên xử thứ hai chưa bao giờ thực sự thấy người khiếu nại đưa ra bằng chứng trực tiếp tại tòa án [137]. Họ chỉ thấy một đoạn video ghi lại bằng chứng đó, được thực hiện trong phiên tòa đầu tiên [138].
414 Cơ quan lập pháp Victoria đã xác định rằng bằng chứng được đưa ra bởi những người khiếu nại trong các trường hợp liên quan đến xâm phạm tình dục có thể được đưa ra trong máy ảnh [139]. Ngoài ra, có những hạn chế đối với việc tường trình bằng chứng của họ, nghĩa là trong một số trường hợp, những gì họ nói sẽ không bao giờ được công bố [140].
415 Trong những năm gần đây, thông lệ ở Tiểu bang này là ghi lại tất cả các phiên tòa được thực hiện tại các tòa án Hạt (country) và Tòa án Tối cao, và không chỉ những vụ liên quan đến tội phạm tình dục. Điều này có nghĩa là trong trường hợp tái thẩm được ra lệnh, bằng chứng được đưa ra tại phiên tòa đầu tiên có thể được diễn lại (replayed) cho bồi thẩm đoàn thứ hai. Thật vậy, trong một số trường hợp như vậy, bồi thẩm đoàn thứ hai đó không bao giờ nhìn thấy nhân chứng sống, nhưng được xem mọi bằng chứng trên màn hình.
416 Người khiếu nại bắt đầu bằng chứng của mình trước công tố viên (evidence in-chief) bằng cách nói rằng biến cố đầu tiên xảy ra sau khi đương đơn vừa cử hành 'Thánh lễ Chúa Nhật tại Nhà thờ Chính tòa'. Người khiếu nại đã nêu ngày đó là vào ‘nửa cuối năm 1996’. Ông ta nói rằng biến cố thứ hai diễn ra ‘hơn một tháng’ sau biến cố đầu tiên.
417 Tuy nhiên, người khiếu nại thừa nhận rằng ông ta không thể ‘nói dứt khoát năm.. . nhưng theo ký ức của tôi thì vào năm 1996. Tôi khá chắc chắn về cùng một năm trong ca đoàn’.
418 Trong cuộc đối chất bởi ông Richter, người khiếu nại thừa nhận rằng ông không thể nói 'với bất cứ sự chắc chắn ngày nào chúng [các biến cố] xảy ra'. Khi nói với ông ta rằng, nếu biến cố đầu tiên xảy ra vào ngày 15 tháng 12 năm 1996, và nếu cả hai biến cố xảy ra trước Giáng sinh năm đó, như người khiếu nại tiếp tục khẳng định, thì biến cố thứ hai, về mặt luận lý, phải xảy ra vào ngày 22 tháng 12 năm 1996. Không thể có ngày nào khác. Đáp lại, người khiếu nại xem ra dao động (vacillate) phần nào. Ông ta nói rằng ông không chắc chắn về ngày chính xác. Tuy nhiên, ông ta tái khẳng định rằng biến cố thứ hai đã xảy ra trước Giáng sinh năm đó.
419 Khi ông Richter một lần nữa nói với người khiếu nại rằng dựa ngay vào trình thuật của người khiếu nại, hai biến cố đã xảy ra vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996, vì chúng là hai lần duy nhất mà đương đơn đã cử hành Thánh lễ tại Nhà thờ Chính tòa trong năm đó, ông ta trả lời rằng ông không chắc chắn lắm liệu [đương đơn] có cử hành Thánh Lễ ngày hôm đó [về biến cố đầu tiên]. Đương đơn có thể tham gia.. . ông ấy đã ở.. . Nhà thờ Chính tòa trong một khoảng thời gian.. . không nhất thiết chỉ là cử hành Thánh lễ.
420 Hiển nhiên, đây là một sự đi trệch đáng kể khỏi chủ trương trước đây của người khiếu nại rằng biến cố đầu tiên xảy ra sau khi đương đơn đã cử hành Thánh lễ long trọng vào Chúa Nhật, và trong khi đương đơn còn mặc đủ lễ phục cho biến cố đó. Ông Richter đặc biệt nói với người khiếu nại rằng chủ trương trước đây của ông ta luôn luôn là biến cố đầu tiên đã xảy ra ngay sau khi Thánh lễ được cử hành bởi đương đơn. Người khiếu nại đồng ý rằng đây thực sự là chủ trương của mình. Tuy nhiên, bây giờ ông ta nói rằng ông ta không thể chắc chắn liệu đương đơn có 'nói' Thánh lễ vào ngày xảy ra biến cố đầu tiên hay không, hay ông chỉ đơn thuần là 'chủ trì' Thánh lễ. Tuy nhiên, người khiếu nại lại đồng ý rằng Tổng Giám mục đã mặc ‘đầy đủ lễ phục' khi việc phạm tội diễn ra.
421 Sau đó, trong cuộc đối chất, người khiếu nại không đồng ý với đề xuất cho rằng biến cố đầu tiên chỉ có thể xảy ra vào một trong hai ngày tháng 12 đã được nêu ra. Điều đó bất chấp việc đã nói cho ông ta rằng bằng chứng cho thấy chắc chắn rằng chỉ có hai ngày trong đó đương đơn đã cử hành Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật năm 1996, như chính người khiếu nại đã chấp nhận.
422 Khi bị ép về đám rước vào ngày xảy ra biến cố đầu tiên, người khiếu nại nói rằng đó là một đám rước ở bên ngoài. Khi được hỏi chỗ đứng trong đám rước của cậu bé kia trong tương quan với chính mình, người khiếu nại không nói được gì. Tuy nhiên, ông ta xác định rằng cậu bé kia ‘... không ở quá xa’.
423 Người khiếu nại thừa nhận rằng việc tham dự '... tất cả các buổi diễn tập và biểu diễn theo yêu cầu của ca đoàn là các điều kiện để được học bổng'. Ông ta chấp nhận rằng có các buổi diễn tập đặc biệt của ca đoàn vào ngày 15 và 22 tháng 12 năm 1996, mặc dù ông ta không thể nhớ lại chúng một cách chuyên biệt. Ông ta nói rằng ông ‘... luôn đến các buổi [diễn tập] trễ giờ’.
424 Về biến cố đầu tiên, ông ta tuyên bố rằng '... ký ức chuyên biệt đầu tiên của ông ta là đang ở trong căn phòng đó [phòng áo của các linh mục]', và ông ta đã đến khu vực này khi ông ta và cậu bé kia phá rào khỏi ca đoàn và đang ‘lục lọi quanh các hành lang’. Khi ông Gibson hỏi ông thêm chi tiết về bằng chứng để ủng hộ lý lẽ của công tố viện (evidence in-chief), ông nói:
Ừm, ừ, chỉ là chúng tôi đã tách ra khỏi nhóm chính của ca đoàn. Ừm, ca đoàn hơi phân tán và hơi hỗn loạn như đám trẻ nhỏ vẫn thường thế, tôi cho rằng, sau một Thánh lễ. Và chúng tôi đã xoay sở để tách mình khỏi nhóm đó.
425 Người khiếu nại không thể nhớ chính xác ông ta và cậu bé kia ở đâu khi họ tách ra khỏi những người khác trong nhóm. Tuy nhiên, ông ta nói rằng điều này đã xảy ra ‘khá gần’ cuối Thánh lễ và ở giai đoạn đó ‘mọi người chưa thay đồ’.
426 Trong cuộc đối chất của ông Richter, người khiếu nại đã đồng ý rằng, theo trình thuật của ông ta, ông và cậu bé đã phá hàng vào thời điểm các ca viên đã tập hợp bên ngoài cổng kim loại, dẫn trực tiếp vào hành lang nhà vệ sinh.
427 Người khiếu nại không thể nhớ lại ai trong số hai cậu bé đã rời khỏi đám rước trước, hoặc ai đã đưa ra quyết định ‘rời... bỏ’. Ông ta nói rằng ý tưởng rời khỏi đám rước không được lên kế hoạch từ trước.
428 Người khiếu nại sau đó nói rằng hai cậu bé đã vào lại Nhà thờ Chính tòa qua 'lối vào phía nam'. Họ đã vào khu vực phòng áo qua phần bên trong của Nhà thờ Chính tòa, đi qua 'cửa đôi bằng gỗ.' vào phòng áo của các linh mục và 'đảo mắt xung quanh'. Ông ta nói rằng ông ta đã không ở trong căn phòng đó trước đây.
429 Tuy nhiên, trong cuộc đối chất, người khiếu nại thừa nhận đã được đưa đi thăm một vòng Nhà thờ Chính tòa khi lần đầu tiên tham gia ca đoàn. Ông đã không tranh luận việc đã được chỉ cho xem nhiều phòng áo khác nhau trong dịp đó.
430 Người khiếu nại nói rằng ngay lập tức ở bên trái, sau khi vào nhà thờ, có 'một khu vực ốp gỗ.. . giống như.. . một bếp nhỏ có lưu trữ.. .' Các cửa đôi dẫn vào các phòng áo được 'mở khóa, có lẽ mở hé', với '... một cánh cửa được cài chốt và cánh cửa kia có thể mở được'.
431 Khi 'lục' qua chiếc tủ, các cậu bé tìm thấy một chút rượu trong một '... chai màu nâu sẫm'. Rượu có màu đỏ hoặc mầu 'đỏ tía [burgundy]', và đó là 'rượu vang đỏ ngọt'. Các cậu bé bắt đầu 'làm vài hớp' trong khu vực hóc tường. Chính vào thời điểm đó, theo người khiếu nại, đương đơn đã vào phòng áo. Ông mặc lễ phục, và chỉ có một mình.
432 Đương đơn ‘đứng ở lối đi’, và nói điều gì đó như ‘các em đang làm gì ở đây?’ hay ‘các em gặp rắc rối rồi’. Rồi đương đơn.. . cởi của ông ta, à, cởi quần dài hoặc thắt lưng của ông ta ra. Giống như, ông ta bắt đầu di chuyển cái của ông ta, bên dưới áo lễ của mình.. .
433 Người khiếu nại sau đó nói rằng đương đơn.. . kéo [cậu bé kia] sang một bên rồi rút dương vật ra và sau đó túm lấy đầu [cậu bé kia] từ những gì tôi có thể nhìn thấy và, ừm, tôi chỉ có thể giả thiết, đưa dương vật của mình vào miệng cậu ta.
...
Tôi có thể thấy đầu cậu ta bị hạ xuống về phía cơ quan sinh dục của ông ta, và rồi [cậu bé kia] như bắt đầu quằn quại. Tôi không biết, không phải, cậu ấy cũng không nhìn – cậu ấy đang vật lộn, hay sao ấy (you know).
434 Trong cuộc đối chất, người khiếu nại chủ yếu giữ vững trình thuật mà trước đây ông ta đã cung cấp cho cảnh sát về các chi tiết thực sự của hành vi phạm tội xảy ra trong phòng áo của các Linh mục. Ông ta nói rằng đương đơn đã di chuyển áo chùng của mình sang bên hông và lộ dương vật của mình ra. Bản ghi chép (transcript) đọc như sau:
ÔNG RICHTER: [đọc]
‘Ông ấy nói với chúng tôi rằng chúng tôi đã gặp rắc rối dữ rồi. Tôi không thể nhớ lại bất cứ lời nào khác được nói trước khi tôi nhìn thấy Ông ấy rút dương vật ra. Ông ta mặc áo chùng và Ông ta di chuyển chúng sang một bên và để lộ dương vật của Ông ấy ra’ đúng. ‘Tôi không thể nhớ chính xác những gì Ông ta có bên dưới áo chùng’.
Đó là những gì ông đã nói với cảnh sát trong tuyên bố đầu tiên của ông vào ngày 18 tháng 6 năm 2015; Có đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Đúng.
ÔNG RICHTER: Điều đó có đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Đúng.
ÔNG RICHTER: Như vậy, ông ta quả di chuyển áo chùng của mình sang một bên và lộ dương vật của mình ra?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Đúng.
435 Người khiếu nại đồng ý rằng bằng chứng của ông ta tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không là đương đơn ‘đã kéo chiếc áo chùng của ông ta ra’ và ‘vạch một cái gì đó ra’, do đó để lộ dương vật của ông ta ra. Người khiếu nại nói rằng những câu trả lời ông đã đưa ra tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không là đúng.
436 Ông Richter nói với người khiếu nại, tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không, rằng ông ta đã không chắc chắn liệu đương đơn có mặc quần trong biến cố đầu tiên hay không. Người khiếu nại đồng ý rằng ông ta đã đưa ra bằng chứng đó.
437 Người khiếu nại sau đó nhắc lại rằng đương đơn đã 'gạt sang một bên' áo chùng của ông ta, và 'tạo ra một cửa mở bằng cách mở áo chùng của ông ta ra'. Người khiếu nại thừa nhận rằng, mặc dù đã nói tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không, rằng ông ta không nhớ gì về việc đương đơn có mặc quần hay không bên dưới áo chùng của mình, ông ta đã nói trước bồi thẩm đoàn, trong cuộc khảo sát của công tố (in-chief), rằng đương đơn đã tháo thắt lưng của mình ra. Ông ta giải thích rằng đó là vì ông ta ‘... nghĩ rằng [đương đơn] đang lúng túng cởi vội quần của ông ta hoặc thứ gì đó bên dưới áo chùng của ông ta’.
438 Khi được trưng bầy một trong những lễ phục của Tổng Giám mục, áo anba (alb), một chiếc áo buông thẳng xuống đất, và rõ ràng không thể ‘vạch’ theo bất cứ ý nghĩa nào, người khiếu nại đã đưa ra gợi ý rằng có lẽ 'bạn có thể kéo nó [áo anba] lên trước’. Khi bị thách thức vì sự khác biệt giữa gợi ý đó, và bằng chứng mà ông ta đã đưa ra trước đây về vấn đề này, người khiếu nại giải thích rằng đương đơn đã 'kéo [áo chùng] để lộ dương vật của mình, bất kể cách đó là: lên, qua, xuống, phải, trái. Ông ta kéo nó sang một bên để lộ dương vật của mình ra’.
439 Không ngạc nhiên gì, đây là một trong những vấn đề có liên quan tới bằng chứng của người khiếu nại mà ông Richter đã dựa vào khi mời bồi thẩm đoàn bác bỏ trình thuật của ông ta, trong diễn từ kết thúc của ông.
440 Khi người khiếu nại được cho xem chiếc áo lễ (chasuble) do đương đơn mặc, ông ta đồng ý rằng nó không có bất cứ chỗ mở nào, và nó không thể được kéo sang một bên.
441 Người khiếu nại nói rằng hành vi phạm tội thực sự liên quan đến cậu bé kia xảy ra trong '... một khoảng thời gian ngắn.. . chỉ một hoặc hai phút’. Ông ta nói rằng hành động của đương đơn đẩy dương vật của mình vào miệng người khiếu nại 'khoảng một thời gian ngắn' kéo dài 'chỉ một vài phút tối đa'.
442 Theo người khiếu nại, sau đó, đương đơn đã hướng dẫn anh ta '... cởi quần của tôi ra và lấy mất quần của tôi.. .' Lúc đó, đương đơn 'bắt đầu chạm vào bộ phận sinh dục của tôi.. . thủ dâm.. . hoặc cố gắng làm điều gì đó với cơ quan sinh dục của tôi’. Trong khi điều này xảy ra, đương đơn đã 'rờ mó chính mình.. . trên dương vật.. . bằng bàn tay kia’. Sự xúc phạm đặc thù này diễn ra trong vòng ‘một hoặc hai phút’. Sau đó, ngưng, và người khiếu nại mặc lại quần áo. Ông ấy nói ‘... chúng tôi đứng dậy và chúng tôi rời khỏi phòng’, và ông ấy và cậu bé kia trở lại ‘khu vực thay đồ của ca đoàn'.
443 Người khiếu nại nói rằng trong diễn trình xẩy ra việc phạm tội, cả hai cậu bé đã cất tiếng và ‘đưa ra một số.. . phản đối’. Tuy nhiên, ông ta tuyên bố rằng họ không hét lên. Ông ấy nói rằng con đường họ đã theo để trở lại phòng thay đồ của ca đoàn là ‘bằng cách đi ra ở lối vào phía nam và đi quanh’. Sau đó, ông ấy nói thêm rằng họ đã rời khỏi phòng áo cùng một cách như họ đã đi vào.
444 Ít lâu sau đó, người khiếu nại đã điều chỉnh bằng chứng của mình, chỉ nói rằng ‘rõ ràng có một cách để chúng tôi trở lại với ca đoàn.. . Tôi không chắc chắn trăm phần trăm về việc nó đã xảy ra như thế nào’.
445 Khi được hỏi tại sao các cậu bé không trở lại ca đoàn bằng cách đơn giản rẽ phải khi ra khỏi phòng áo của các Linh mục, và do đó chỉ cần đi qua một cánh cửa duy nhất, người khiếu nại nói rằng ông ta không muốn '... đi qua một cánh cửa ở một khu vực mà lúc đó họ không nên ở đó... ' Ông ta nói rằng ông ta và cậu bé kia đã '... quay lại đó rất, rất nhanh sau những gì đã xảy ra' và rằng 'vẫn còn những người ở xung quanh.'
446 Người khiếu nại nói rằng họ ‘... trở lại với những người khác của ca đoàn vẫn còn đang quanh quẩn và kết thúc việc làm trong ngày’. Ông nói rằng ‘...đến lúc chúng tôi thay quần áo, thì số cậu bé đã ra về nhiều hơn bình thường'. Sau đó, ông ấy nhấn mạnh rằng các cậu bé đã '... trở lại với một nửa của ca đoàn hoặc số lượng ít hơn của ca đoàn đã kết thúc.. . đang thay đồ cho ngày hôm ấy’.
447 Khi ông Richter nói với người khiếu nại bằng chứng của ông ta tại phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không rằng ông ta không biết mình đã đi đâu sau biến cố đầu tiên, và ông ta chỉ có thể '...nhớ đã trở lại xe và lái về nhà sau đó', người khiếu nại chấp nhận rằng đó là những câu trả lời của mình. Ông nói rằng chúng là sự thật. Ông ta không giải thích làm thế nào trí nhớ của ông ta lại đã khá hơn khi ông ta đưa ra bằng chứng tại phiên xử. Khi được hỏi liệu ông ta có thể nhớ lại việc đã quay lại Trung tâm Knox hay không, ông nói rằng ông không thể nhớ.
448 Về biến cố thứ hai, người khiếu nại nhắc lại rằng biến cố này diễn ra ngay sau Thánh lễ trọng thể vào Chúa Nhật và Thánh lễ này đã được đương đơn cử hành. Bản ghi chép đọc như sau:
ÔNG RICHTER: Tôi có thể duyệt lại với ông không - điều này giả thiết xảy ra ngay sau khi Thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục Pell cử hành. Chính xác chứ?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Chính xác.
ÔNG RICHTER: Không có thời gian nào để Đức Tổng Giám Mục Pell đứng trên bậc thềm và nói chuyện với mọi người, đúng không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Có thể lắm.
449 Câu trả lời cuối cùng có thể được cho là một lảng tránh. Rõ ràng, là không có đủ thời gian để đương đơn đứng trên các bậc thềm, nói chuyện với mọi người, theo cách mô tả, và vẫn bắt kịp đám rước trong hành lang phòng áo.
450 Ngay sau đó, người khiếu nại đã co giãn (resiled) một số câu trả lời trước đó của ông ta. Ông ta nói rằng biến cố thứ hai có thể không xảy ra trong một cuộc rước nào cả. Lần đầu tiên, Ông ta nói thêm rằng ông ta không chắc chắn rằng biến cố thứ hai đã xảy ra trong khi ca đoàn đang tiến bước.
451 Trong bằng chứng nói với công tố viên của mình, người khiếu nại đã mô tả biến cố thứ hai như sau:
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Chúng tôi đang bước đi.. . có những người đi dọc hành lang phía sau.. . đi ngang qua phòng áo và tôi thấy ông ta và ông ta dùng thân mình đẩy tôi vào tường và ông ta siết chặt bộ phận sinh dục của tôi.
ÔNG GIBSON: Khi ông nói ‘ông ấy’ là ông đang ám chỉ ai?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: George Pell.
ÔNG GIBSON: Và khi ông nói, ‘Bộ phận sinh dục của tôi’, ông có thể nói chuyên biệt hơn không?
NGƯỜI KHIẾU NẠI: Tinh hoàn của tôi, dương vật của tôi.
452 Người khiếu nại nói rằng biến cố thứ hai chỉ chiếm vài giây. Sau những gì xảy ra, đương đơn '...tiếp tục bước đi'. Ông ta nói rằng ông ta không nghĩ rằng vụ việc đã xảy ra '...dưới mắt bất cứ ai'. Tuy nhiên, sau đó, ông ta đã nhận, có 'một số người xung quanh hành lang... '. Ông ta nói rằng việc lạm dụng tình dục đã diễn ra quá ngưỡng cửa của phòng áo của các Linh mục, ‘hướng về phía sau Nhà thờ Chính tòa'.
453 Trong cuộc đối chất, ông Richter nói với người khiếu nại rằng ông ta đã nói với phiên tòa quyết định có đưa vụ này ra xử không rằng biến cố thứ hai đã xảy ra ở hành lang, nhưng ‘trước khi bạn đến khu vực phòng áo’. Ông ta đã thừa nhận rằng đúng là như vậy.
454 Cuối cùng, người khiếu nại nói rằng vào thời điểm đó, đương đơn đã mặc ‘lễ phục’ (in robes), và ông ta đã mặc một thứ mà ông ta mô tả là ‘chiếc áo choàng bên trên’ (the over robe).
455 Từ bản tóm tắt ngắn gọn này về bằng chứng của người khiếu nại, người ta có thể thấy rằng có rất nhiều tài liệu khiến cho trình thuật của ông ta có thể bị chỉ trích một cách hợp pháp. Có những điều bất nhất, và khác biệt, và một số câu trả lời của ông ta đơn thuần vô nghĩa.
Kỳ tới: Bằng chứng của nhiều nhân chứng khác nhau của công tố đã dẫn đến việc ủng hộ bên bênh vực
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Kết hợp Giờ Kinh Chiều với Giờ Chầu Thánh Thể.
Nguyễn Trọng Đa
07:50 27/08/2019
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), giáo sư phụng vụ và thần học Bí tích, Giám đốc Viện Sacerdos tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Thưa cha, liệu có hướng dẫn nào để kết hợp việc đọc Giờ Kinh Chiều với việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa không? Tài liệu “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ” (Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass) có một phụ lục cho “Việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa với giờ Kinh Chiều” (Eucharistic Exposition and Benediction with Evening Prayer), nhưng không bao gồm các câu giáo đầu cho Giờ Kinh Chiều, và dường như bỏ Kinh Lạy Cha và lời nguyện kết thúc. Khi chầu Thánh Thể sau Thánh lễ, Sách lễ Rôma bao gồm Lời nguyện sau Hiệp lễ trước khi xông hương Mình Thánh Chúa. Và cuối cùng, một công ty đã xuất bản một cuốn sách có tên là “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” (Order for the Solemn Exposition of the Holy Eucharist), vốn quy định các câu giáo đầu, Kinh Lạy Cha, nhưng bỏ lời cầu nguyện kết thúc, bởi vì sẽ có một lời cầu nguyện như là một phần của Giờ Chầu. Nhưng có vẻ như một lời nguyện là dành cho Kinh Chiều, và lời cầu nguyện khác là dành cho Giờ Chầu, và con không chắc tại sao một lời nguyện được bỏ vì lợi ích của lời nguyện kia. Hai lời nguyện là tách biệt nhau do hành động nghi thức khác nhau mà. - D. M., Linn, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn ạ, có một số hướng dẫn về điều này. Chẳng hạn, Tổng giáo phận New York có chỉ dẫn ngắn như sau:
“Các Giờ Kinh Phụng Vụ có thể được đọc trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt. Trong các trường hợp như vậy, và khi Giờ Kinh được cử hành ngay sau việc Đặt Mình Thánh Chúa, lời nguyện kết thúc của Giờ Kinh có thể được bỏ qua và thay thế bằng nghi thức chầu Mình Thánh Chúa”.
Một tài liệu của Ủy ban Phụng vụ thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ bổ sung:
“Trong ánh sáng của các thị này, tài liệu “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” cung cấp một số sắp đặt cho Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và hai thể thức Cầu nguyện và Chúc tụng Mình Thánh Chúa. Các phụng vụ này được thiết kế để “nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể, và mời gọi chúng ta đến với sự kết hiệp thiêng liêng với Ngài, vốn đạt đỉnh điểm trong việc Rước lễ” (Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa, số 7).
“Việc Đặt và chầu Mình Thánh Chúa không còn được xem là việc đạo đức, mà là một phần của phụng vụ chính thức của Hội Thánh. Trong khi trước đây, việc chầu Mình Thánh thường được đưa thêm vảo cuối một việc đạo đức khác, và điều này không còn được cho phép nữa. Việc Đặt và chầu Mình Thánh Chúa là một công việc phụng vụ hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, và phải được cử hành như vậy.
Tài liệu nêu trên là “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” đã được công bố bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 1993, như là một bổ sung cho tài liệu năm 1973 “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ”, và là một bộ sưu tập các chữ đỏ và chỉ thị của các sách phụng vụ liên quan đến việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa.
Mặc dù cuốn sách nghi thức này là rất hữu ích trong việc cử hành, vào năm 2004, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cập nhật một số khía cạnh quy phạm trong một cuốn sách nhỏ có tên là “Thirty-one Questions on Adoration of the Blessed Sacrament” (Ba mươi mốt câu hỏi về chầu Thánh Thể), vốn bàn về các câu hỏi thường gặp về việc chầu Thánh Thể, đặc biệt là mối quan hệ giữa chầu Thánh Thể và Thánh Lễ, tầm quan trọng của việc chầu Thánh Thể, và sự khác biệt giữa Chầu Thánh Thể và Đặt Mình Thánh Chúa. Sách này cũng có các trích đoạn từ Huấn thị Redemptionis Sacramentum, và từ tài liệu “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ”.
Các quy định trên sẽ giải thích sự thiếu vắng lời nguyện kết thúc trong tập sách được bạn đọc nêu ra, mặc dù, như đã thấy ở trên, điều này chỉ xảy ra khi Giờ Kinh được cử hành ngay trước Giờ Chầu. Trong tất cả các trường hợp khác, Giờ Kinh sẽ được cử hành như bình thường ngoại trừ lời chúc lành và lời giải tán.
Một nguồn khác rất hữu ích và thiết thực là cuốn sách “Ceremonies of the Modern Roman Rite” (Các nghi thức của nghi lễ Rôma hiện đại) của Đức cha Peter J. Elliott. Các chỉ dẫn ngắn gọn nhưng chính xác của ngài vể việc đọc trọng thể Giờ Kinh trước Mình Thánh Chúa nhắc đến các điểm sau đây:
- Nếu có Giờ Chầu ngay trước Giờ Kinh, Giờ Kinh bắt đầu sau khi Giờ Chầu kết thúc, và vị chủ tọa đi về ghế.
- Tại thánh ca Tin Mừng, sau khi đã chuẩn bị hương tại ghế, vị chủ tọa và các trợ lý đến trước bàn thờ, quỳ gối trong khi vị chủ tọa xông hương Mình Thánh Chúa. Họ đứng lên, đi tới bàn thờ, quỳ gối và tiếp tục xông hương Mình Thánh Chúa. Họ cùng quý gối khi đi qua trước Mặt nhật.
- Các lời cầu cuối của Giờ Kinh Chiều và Giờ Kinh Sáng (ít phổ biến hơn) có thể được thực hiện khi đứng trước bàn thờ. Phép lành và lời giải tán được bỏ qua.
- Nếu Giờ Chầu đi ngay sau Giờ Kinh, thì bắt đầu hát bài hát Thánh Thể.
Giám mục Elliott, bởi vì ngài chuyên bàn về Giờ Kinh Chiều trọng thể, không đề cập đến việc có thể bỏ qua việc xông hương bàn thờ trong khi đọc Thánh ca Tin Mừng.
Ngài cũng không đề cập đến khả năng được đề cập trong các hướng dẫn của Tổng giáo phận New York rằng “lời nguyện kết thúc của Giờ Kinh có thể được bỏ qua, và thay thế bằng nghi thức chầu Mình Thánh Chúa”. Đây có lẽ cũng là vì ngài chuyên bàn về Giờ Kinh Chiều trọng thể. Thật vậy, trong khi quy định này tồn tại, sẽ là hơi phi lý để cử hành Giờ Kinh Chiều trọng thể của một lễ kính, mà lại bỏ qua lời nguyện kết thúc đặc biệt cho lễ này.
Sự bỏ qua được đề cập ở trên sẽ phù hợp hơn cho việc cử hành Giờ Kinh trước Mình Thánh Chúa vào các ngày thường. (Zenit.org 27-8-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/vespers-with-exposition-and-benediction/
Hỏi: Thưa cha, liệu có hướng dẫn nào để kết hợp việc đọc Giờ Kinh Chiều với việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa không? Tài liệu “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ” (Holy Communion and Worship of the Eucharist Outside Mass) có một phụ lục cho “Việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa với giờ Kinh Chiều” (Eucharistic Exposition and Benediction with Evening Prayer), nhưng không bao gồm các câu giáo đầu cho Giờ Kinh Chiều, và dường như bỏ Kinh Lạy Cha và lời nguyện kết thúc. Khi chầu Thánh Thể sau Thánh lễ, Sách lễ Rôma bao gồm Lời nguyện sau Hiệp lễ trước khi xông hương Mình Thánh Chúa. Và cuối cùng, một công ty đã xuất bản một cuốn sách có tên là “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” (Order for the Solemn Exposition of the Holy Eucharist), vốn quy định các câu giáo đầu, Kinh Lạy Cha, nhưng bỏ lời cầu nguyện kết thúc, bởi vì sẽ có một lời cầu nguyện như là một phần của Giờ Chầu. Nhưng có vẻ như một lời nguyện là dành cho Kinh Chiều, và lời cầu nguyện khác là dành cho Giờ Chầu, và con không chắc tại sao một lời nguyện được bỏ vì lợi ích của lời nguyện kia. Hai lời nguyện là tách biệt nhau do hành động nghi thức khác nhau mà. - D. M., Linn, Missouri, Hoa Kỳ.
Đáp: Bạn ạ, có một số hướng dẫn về điều này. Chẳng hạn, Tổng giáo phận New York có chỉ dẫn ngắn như sau:
“Các Giờ Kinh Phụng Vụ có thể được đọc trong sự hiện diện của Mình Thánh Chúa được đặt. Trong các trường hợp như vậy, và khi Giờ Kinh được cử hành ngay sau việc Đặt Mình Thánh Chúa, lời nguyện kết thúc của Giờ Kinh có thể được bỏ qua và thay thế bằng nghi thức chầu Mình Thánh Chúa”.
Một tài liệu của Ủy ban Phụng vụ thuộc Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ bổ sung:
“Trong ánh sáng của các thị này, tài liệu “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” cung cấp một số sắp đặt cho Các Giờ Kinh Phụng Vụ, và hai thể thức Cầu nguyện và Chúc tụng Mình Thánh Chúa. Các phụng vụ này được thiết kế để “nhìn nhận sự hiện diện kỳ diệu của Chúa Kitô trong Phép Thánh Thể, và mời gọi chúng ta đến với sự kết hiệp thiêng liêng với Ngài, vốn đạt đỉnh điểm trong việc Rước lễ” (Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa, số 7).
“Việc Đặt và chầu Mình Thánh Chúa không còn được xem là việc đạo đức, mà là một phần của phụng vụ chính thức của Hội Thánh. Trong khi trước đây, việc chầu Mình Thánh thường được đưa thêm vảo cuối một việc đạo đức khác, và điều này không còn được cho phép nữa. Việc Đặt và chầu Mình Thánh Chúa là một công việc phụng vụ hoàn chỉnh theo đúng nghĩa của nó, và phải được cử hành như vậy.
Tài liệu nêu trên là “Thứ tự cho việc Đặt Trọng thể Mình Thánh Chúa” đã được công bố bởi Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ vào năm 1993, như là một bổ sung cho tài liệu năm 1973 “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ”, và là một bộ sưu tập các chữ đỏ và chỉ thị của các sách phụng vụ liên quan đến việc Đặt và Chầu Mình Thánh Chúa.
Mặc dù cuốn sách nghi thức này là rất hữu ích trong việc cử hành, vào năm 2004, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã cập nhật một số khía cạnh quy phạm trong một cuốn sách nhỏ có tên là “Thirty-one Questions on Adoration of the Blessed Sacrament” (Ba mươi mốt câu hỏi về chầu Thánh Thể), vốn bàn về các câu hỏi thường gặp về việc chầu Thánh Thể, đặc biệt là mối quan hệ giữa chầu Thánh Thể và Thánh Lễ, tầm quan trọng của việc chầu Thánh Thể, và sự khác biệt giữa Chầu Thánh Thể và Đặt Mình Thánh Chúa. Sách này cũng có các trích đoạn từ Huấn thị Redemptionis Sacramentum, và từ tài liệu “Rước lễ và chầu Mình Thánh Chúa ngoài Thánh lễ”.
Các quy định trên sẽ giải thích sự thiếu vắng lời nguyện kết thúc trong tập sách được bạn đọc nêu ra, mặc dù, như đã thấy ở trên, điều này chỉ xảy ra khi Giờ Kinh được cử hành ngay trước Giờ Chầu. Trong tất cả các trường hợp khác, Giờ Kinh sẽ được cử hành như bình thường ngoại trừ lời chúc lành và lời giải tán.
Một nguồn khác rất hữu ích và thiết thực là cuốn sách “Ceremonies of the Modern Roman Rite” (Các nghi thức của nghi lễ Rôma hiện đại) của Đức cha Peter J. Elliott. Các chỉ dẫn ngắn gọn nhưng chính xác của ngài vể việc đọc trọng thể Giờ Kinh trước Mình Thánh Chúa nhắc đến các điểm sau đây:
- Nếu có Giờ Chầu ngay trước Giờ Kinh, Giờ Kinh bắt đầu sau khi Giờ Chầu kết thúc, và vị chủ tọa đi về ghế.
- Tại thánh ca Tin Mừng, sau khi đã chuẩn bị hương tại ghế, vị chủ tọa và các trợ lý đến trước bàn thờ, quỳ gối trong khi vị chủ tọa xông hương Mình Thánh Chúa. Họ đứng lên, đi tới bàn thờ, quỳ gối và tiếp tục xông hương Mình Thánh Chúa. Họ cùng quý gối khi đi qua trước Mặt nhật.
- Các lời cầu cuối của Giờ Kinh Chiều và Giờ Kinh Sáng (ít phổ biến hơn) có thể được thực hiện khi đứng trước bàn thờ. Phép lành và lời giải tán được bỏ qua.
- Nếu Giờ Chầu đi ngay sau Giờ Kinh, thì bắt đầu hát bài hát Thánh Thể.
Giám mục Elliott, bởi vì ngài chuyên bàn về Giờ Kinh Chiều trọng thể, không đề cập đến việc có thể bỏ qua việc xông hương bàn thờ trong khi đọc Thánh ca Tin Mừng.
Ngài cũng không đề cập đến khả năng được đề cập trong các hướng dẫn của Tổng giáo phận New York rằng “lời nguyện kết thúc của Giờ Kinh có thể được bỏ qua, và thay thế bằng nghi thức chầu Mình Thánh Chúa”. Đây có lẽ cũng là vì ngài chuyên bàn về Giờ Kinh Chiều trọng thể. Thật vậy, trong khi quy định này tồn tại, sẽ là hơi phi lý để cử hành Giờ Kinh Chiều trọng thể của một lễ kính, mà lại bỏ qua lời nguyện kết thúc đặc biệt cho lễ này.
Sự bỏ qua được đề cập ở trên sẽ phù hợp hơn cho việc cử hành Giờ Kinh trước Mình Thánh Chúa vào các ngày thường. (Zenit.org 27-8-2019)
Nguyễn Trọng Đa
https://zenit.org/articles/vespers-with-exposition-and-benediction/
Tiến Trình Và Tổ Chức Một Buổi Gặp Gỡ Giáo Lý
Maddalena Phạm thị Thúy
15:04 27/08/2019
LTS. Bộ Giáo Lý Hiệp Thông của TGP Sàigòn (Lm.Phêrô Nguyễn Văn Hiền chủ biên) đã được đưa vào giảng dạy rộng rãi. Để giúp Giáo lý viên tiếp cận với phương pháp sử dụng bộ sách này trong việc huấn giáo, chúng tôi xin giới thiệu bài viết sau đây của Cô Maddalena Phạm thị Thúy. Tác giả là là Thư Ký Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc HĐGMVN, đồng thời là Giám học chương trình đào tạo Giáo lý viên của TGP Sàigòn và là thành viên ban biên soạn bộ sách Giáo Lý Hiệp Thông.
Việc dạy giáo lý không đơn giản là dạy (1) giáo thuyết đức tin, nhưng bao gồm các hoạt động như (2) giáo dục phụng vụ, (3) huấn luyện luân lý, (4) dạy cầu nguyện, (5) giáo dục đời sống cộng đoàn và (6) khai tâm cho việc truyền giáo (HDTQ 85 & 86).
Thế nhưng làm sao có thể thực hiện đầy đủ các chức năng này trong một giờ giáo lý? Để thực hiện điều ấy, người hướng dẫn và người thụ giáo cần phải làm gì và làm như thế nào? Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmau (Lc 24,13-35) cho thấy chúng ta có thể thực hiện những yêu cầu trên khi chúng ta dạy giáo lý dưới hình thức gặp gỡ và đối thoại.
HÀNH TRÌNH EMMAU – NỀN TẢNG CỦA TIẾN TRÌNH GẶP GỠ GIÁO LÝ
Tại sao chúng ta chọn lộ trình Emmau để xây dựng tiến trình một buổi gặp gỡ giáo lý?
Chúng ta chọn lộ trình Emmau để xây dựng tiến trình một buổi gặp gỡ giáo lý vì những lý do sau:
- Trong hành trình này, Chúa Giêsu hành động như người loan báo Tin Mừng và như vị tôn sư; Người sử dụng khả năng nhà chú giải và giảng viên giáo lý để cung cấp lời giải thích cho các môn đệ (Suy niệm của Lm. FX. Vũ Phan Long, “Đức Giêsu hiện ra với hai môn đệ Emmau”).
- Trong hành trình này thể hiện một tiến trình đào sâu, trong đó Đức Giêsu nổi bật hoặc như là đối tượng hoặc như là chủ thể.
- Kết quả là từng cá nhân và cộng đoàn đạt được một sự hiểu biết ngày càng sâu hơn về hành trình của Đức Giêsu và hành trình đức tin của mình. Có một sự nhận biết ngày càng chắc chắn hơn về sự Phục Sinh của Đức Giêsu và sống sự hiện diện của Chúa Phục sinh trong cuộc đời mình (cf. Lm. FX. Vũ Phan Long, suy niệm Tin Mừng CN III PS).
Quan sát & phân tích bản văn:
Có thể nói, lộ trình Emmaus là lộ trình khứ hồi của 2 môn đệ: Giêrusalem – Emmau – Giêrusalem.
• Chuyến đi: 2 môn đệ rời bỏ cộng đoàn - buồn rầu - không nhận ra Đức Giêsu đi bên cạnh.
• Chuyến về: 2 môn đệ trở lại Giêrusalem – hân hoan – loan báo tin vui đã gặp Đức Giêsu.
Chúng ta cùng quan sát diễn tiến và thái độ của Chúa Giêsu cũng như của hai môn đệ trong phần phân tích sau, từ đó đối chiếu với những hướng dẫn việc dạy giáo lý của Giáo Hội để thấy rõ hơn vai trò của người giáo lý viên và cách thức cần có cho tiến trình dạy giáo lý.
1. Tiến đến và cùng đi: Khi bước đến và cùng đi với các môn đệ, Chúa Giêsu dấn mình vào một cuộc đối thoại nhằm giúp các ông tiến bước trong hành trình đức tin. Dạy giáo lý một cách nào đó cũng là đồng hành với người thụ giáo hướng đến một đức tin trưởng thành.
“Việc dạy giáo lý được trình bày như một tiến trình, một lộ trình, một dấn bước theo Đức Kitô của Tin Mừng, trong Thánh Thần, đến với Chúa Cha, đạt tới sự trưởng thành Đức tin ‘tùy theo mức độ ân sủng Đức Kitô ban cho’ (Ep. 4,7), cũng như đạt tới những khả năng và những nhu cầu của mỗi người” (HDTQ, s.143)
2. Lắng nghe và chấp nhận: Cuộc đối thoại bắt đầu bằng việc Chúa Giêsu lắng nghe hai môn đệ bày tỏ cảm nguyện và tâm tư của mình, đồng thời chấp nhận các ngài với tất cả những gì các ngài hiện có, với cái hay và cái dở, cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai.
“Người môn đệ của Đức Kitô tự đáy lòng mình chia sẻ ‘những niềm vui và hy vọng, những buồn sầu và lo lắng của nhân loại ngày nay’ (GS, s.1), người môn đệ nhìn và tham dự vào lịch sử nhân loại không phải chỉ bằng lý trí mà còn bằng đức tin” (HDTQ, s.16).
3. Thấu hiểu và cảm thông: Khi ân cần lắng nghe và chấp nhận các môn đệ, Chúa Giêsu để cho mình tự do đi vào thế giới riêng của các ông, cố gắng nắm bắt hay lãnh hội ý nghĩa của những kinh nghiệm mà họ chia sẻ để thấu hiểu và cảm thông. Ngài không tìm cách áp đặt cảm nghiệm hoặc tâm tư của mình lên các môn đệ, nhưng để cho các ông tự do bộc lộ cảm nghĩ của mình cách đầy đủ và rõ ràng.
“Trong việc dạy giáo lý, người đón nhận phải có thể tỏ ra là một chủ thể tích cực, ý thức và cùng chịu trách nhiệm, chứ không như một máy thu thanh im lặng và thụ động.” (HDTQ, s.167)
Hình ảnh Chúa Giêsu bước đến và cùng đi với các môn đệ như người bạn đồng hành giúp chúng ta nhìn lại tâm tình và thái độ của mình đối với những người học giáo lý: chúng ta có thái độ gần gũi và thân thiện, lắng nghe và chấp nhận họ không? Chúng ta có quan tâm đến tình cảm và ý nghĩ riêng của họ và tạo điều kiện cho họ tự do bộc lộ cảm nghiệm và tâm tư của mình không?
“Truyền đạt văn hóa theo lối “encadrement” (rập khuôn) là tập cho ai nấy ‘vào khuôn vào phép’ bề ngoài. Trong tổ chức “tư giáo” (équipe d’animation pastorale), thì khuôn phép của đạo Kitô gồm có ba yếu tố: a) một số tín điều cần phải biết, tóm tắt trong Kinh Tin Kính, và trong Sách Bổn; b) một số điều luật phải giữ trong đời sống cá nhân và trong tổ chức Giáo Hội; c) một số nghi lễ phụng tự phải cử hành cho phải phép, cho thành phép. Tất cả đều dựa vào Phúc Âm, chứ không phải do ai tự tiện đặt ra. Điều thiếu sót là ít ai để ý đến kinh nghiệm và niềm thâm tín của cá nhân” (Trần Văn Toàn, “Thần học sau Công đồng Vatican II”, Hiệp Thông số 63, tháng 1&2 năm 2011).
Tiếp đến, Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ những gì liên quan đến Ngài trong tất cả Sách Thánh, làm cho tâm hồn các ông bừng cháy lên niềm vui, và cho các ông một dấu chỉ để nhận ra Ngài.
4. Giải thích Kinh Thánh: Những gì các môn đệ đã thấy và nghe về cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu làm cho họ buồn sầu và nản chí. Hình ảnh của Đức Giêsu mà các ông cất giữ trong lòng là hình ảnh của Đấng chết treo thập tự đã ba ngày rồi, nên khi nghe các bà báo tin Ngài vẫn sống thì các ông không tài nào hiểu được. Khi giải thích những gì liên quan đến Ngài trong tất cả Sách Thánh, Chúa Giêsu giúp các môn đệ khám phá Kinh Thánh theo một cách thức mới mẻ; khám phá thập giá không là một thất bại nhưng là một hoàn tất và một khởi hành mới (x. Verbum Domini, s. 54).
Trong tông huấn “Lời của Chúa”, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết: “…tôi muốn nhấn mạnh đặc biệt rằng khoa giáo lý ‘phải thấm nhuần và nắm vững tư tưởng, tinh thần và thái độ Kinh Thánh và Tin Mừng nhờ việc chuyên cần tiếp xúc với chính các bản văn; điều này cũng muốn nhắc nhớ rằng khoa giáo lý sẽ càng phong phú và hiệu quả hơn, nếu như đọc các bản văn với khối óc và con tim của Giáo Hội’ và được gợi hứng từ suy tư và đời sống suốt hai ngàn năm qua của Giáo Hội” (Verbum Domini, s.74).
5. Dấu chỉ bẻ bánh: Lời giải thích của Chúa Giêsu xem ra mới chỉ “khai trí” chứ chưa “mở lòng” hai môn đệ, mãi cho đến khi Chúa Giêsu “cầm bánh trong tay, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ…”, họ mới thực sự nhận ra Người. “Sự hiện diện của Đức Giêsu, trước tiên qua lời nói, sau đó qua cử chỉ bẻ bánh, đã cho phép các môn đệ nhận ra Người” (Verbum Domini, s. 54). Thoạt đầu, lời Chúa Giêsu nói dường như còn “ở bên ngoài” các môn đệ; nhưng sau đó, cử chỉ bẻ bánh đã giúp các ông nhớ lại trong lòng cử chỉ mà Chúa đã làm khi nhân năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều để nuôi hơn năm ngàn người trong hoang mạc hoặc cử chỉ mà Ngài cử hành trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ trước khi tự nguyện chịu khổ hình; lúc ấy, các ông mới “ngộ” ra Ngài vẫn sống.
“Việc dạy giáo lý phải liên kết mật thiết toàn thể sinh hoạt phụng vụ và bí tích. Thế mà thường xuyên việc dạy giáo lý chỉ có một tương quan yếu ớt và rời rạc với phụng vụ. Người ta ít chú tâm đến dấu chỉ và nghi thức phụng vụ và ít làm nổi bật nguồn mạch phụng vụ. Các giáo án rất ít hay không hề gắn với năm phụng vụ và những cử hành phụng vụ và những cử hành phụng vụ trong đó chỉ là chuyện phụ” (HDTQ, s. 30).
6. Nhận ra Chúa Giêsu: Các môn đệ không thể nhận ra Chúa Giêsu và tuyên xưng Ngài là “Đức Chúa” mà không được Thánh Thần dẫn dắt (x. 1 Cr 12,3). Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu đã giúp các ông lớn lên trong đức tin và dẫn các ông vào đời sống mới phát xuất từ cái chết và sự phục sinh của Ngài. Chúa Thánh Thần là giáo lý viên đầu tiên, là vị thầy nội tâm của mọi tín hữu.
“Trong việc thực hành huấn giáo, không phải các kỹ năng sư phạm tân tiến nhất, cũng chẳng phải giáo lý viên có nhân cách lôi cuốn nhất, có thể thay thế cho hành động thầm lặng và kín đáo của Chúa Thánh Thần. ‘Chính Ngài là người chủ chốt đích thực của tất cả sứ mạng Hội Thánh’ (Redemptionis Missio, s. 21); chinh Ngài là giáo lý viên đầu tiên; chính Ngài là ‘vị Thầy nội tâm’ của những người lớn lên trong Đức Kitô” (x. Catechesi Tradendae, s. 72).
Nếu Chúa Giêsu đã dùng Kinh Thánh để mở đường cho các môn đệ gặp gỡ và bước vào đời sống thân tình với Chúa cũng như với mọi người, thì Lời Chúa có tầm quan trọng như thế nào trong việc dạy giáo lý của chúng ta ngày nay? Lời Chúa thường được công bố và lắng nghe với tâm tình và thái độ nào? Người học giáo lý có được tiếp xúc và tìm hiểu chính bản văn Kinh Thánh không?
Giáo sư Trần Văn Toàn có nhận xét sau: “Khi đi truyền giáo thì các giáo sĩ Tin Lành thường đưa sách Phúc âm ra giảng ngay từ đầu. Ngược lại, các giáo sĩ Công Giáo thì mang khuôn phép đã có sẵn ra dạy, là: Sách Bổn, Sách Kinh, Sách Các Phép, và ít sách nguyện gẫm…Thành ra người Công Giáo Việt Nam trong mấy thế kỷ đã bị thiệt thòi, vì không được đọc thẳng lời Phúc Âm.” (Trần Văn Toàn, “Thần học sau Công đồng Vatican II”, Hiệp Thông số 63, tháng 1&2 năm 2011).
7. Chúa Giêsu biến mất: Cuối cùng, Chúa Giêsu biến mất, nhưng thực ra Ngài vẫn hiện diện một sự “hiện diện cách vắng mặt” để các môn đệ có được: (1) một khoảng lặng cần thiết, cả bề ngoài lẫn bề trong, để suy đi nghĩ lại hay nội tâm hóa những lời Chúa đã nói và những việc Chúa đã làm cho mình, (2) một không gian thể hiện tự do và trách nhiệm đối với chính mình, và (3) một khoảng cách giúp các ông nhìn lại chính mình với những cái hay cần phát huy và những cái dở cần khắc phục; từ đó, hăng say dấn bước. Chúa Giêsu đã không quyết định thay, không áp đặt chọn lựa hay quyết định của mình lên các môn đệ, cũng chẳng dặn dò khuyên bảo chi, nhưng để cho các môn đệ tự do định đoạt.
“Lời (Chúa)chỉ có thể được công bố và lắng nghe trong thinh lặng,cả bề ngoài lẫn bề trong.Thời đại chúng ta không cổ võ cho sự tĩnh lặng, nên đôi khi chúng ta có cảm tưởng người ta sợ tách mình ra khỏi các phương tiện truyền thông đại chúng, dù chỉ trong khoảnh khắc. Chính vì thế, ngày nay cần phải giáo dục Dân Thiên Chúa về giá trị của sự thinh lặng.” (Verbum Domini, s. 66)
“Việc dạy giáo lý được coi là đích thực, khi giúp nhận ra tác động của Thiên Chúa trong suốt chặng đường đào luyện bằng cách tạo nên một bầu khí lắng nghe, tạ ơn và cầu nguyện, bằng cách thôi thúc con người đáp trả một cách tự do, bằng cách khuyến khích những người học giáo lý tích cực tham gia.” (HDTQ, s. 145)
8. Các môn đệ nhớ lại – nội tâm hóa: “mắt họ mở ra và họ nhận ra Ngài” đó là một kinh nghiệm sống động gọi được là “xuất thần,” một thứ xuất thần của ánh sáng, của gặp gỡ vui tươi. Khoảnh khắc ân sủng này đã trở thành niềm vui của đổi mới tất cả từ bên trong, thành khởi điểm mới cho một cuộc lên đường ra khỏi chính mình để về lại “mái nhà xưa” là cộng đoàn, nơi mình được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin.
“Sư phạm giáo lý chỉ hữu hiệu nếu cộng đoàn Kitô hữu trở thành điểm quy chiếu cụ thể và gương mẫu cho hành trình đức tin của mỗi người.” (HDTQ, s. 158)
“Việc dạy giáo lý mang lại cho người Kitô hữu khả năng sống cộng đoàn, tham gia tích cực vào đời sống và sứ mệnh của Hội Thánh… Khi giáo dục đời sống cộng đoàn, việc dạy giáo lý… khuyến khích thái độ huynh đệ với những thành viên của Giáo Hội và các cộng đoàn Kitô hữu khác.” (HDTQ, s. 86)
“Việc khai tâm Kitô giáo lý không phải chỉ là việc riêng của giáo lý viên hay của các linh mục, mà còn là việc của toàn thể cộng đoàn tín hữu, nhất là những người đỡ đầu.” (HDTQ, s. 90)
9. Các môn đệ đứng dậy & quay trở lại Giêrusalem, thuật lại cho các bạn hữu nghe: được nuôi dưỡng bởi lời Chúa và lôi cuốn vào cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa nhờ cử chỉ bẻ bánh Ngài ban cho, các môn đệ trở thành người truyền đạt những gì đã lãnh nhận được nhờ ơn Chúa. Các ngài không thể giữ lại cho riêng mình những lời ban sự sống đời đời, những lời đã được ban cho mình qua cuộc gặp gỡ với Chúa, những lời được dành cho mọi người vì tất cả đều cần đến sứ điệp này (x. Verbum Domini, s. 91).
“Việc dạy giáo lý cũng mở ra cho sự năng động truyền giáo và cố gắng làm thế nào để các môn đệ Chúa Giêsu biết hiện diện với tư cách là người Kitô hữu trong xã hội, trong đời sống nghề nghiệp, văn hóa và xã hội. Nó cũng chuẩn bị cho họ cộng tác trong các việc phục vụ khác nhau của Hội Thánh, tùy theo ơn gọi của mỗi người.” (HDTQ, s. 86)
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH
Trong hành trình này, Chúa Giêsu đã hành động thế nào?
Khi đồng hành với hai môn đệ, Chúa Giêsu hoàn toàn không quyết định thay, không áp đặt chọn lựa hay quyết định của Ngài lên các môn đệ, cũng chẳng dặn dò khuyên bảo, nhưng tạo điều kiện để các ông cân nhắc và quyết định. Ngài đã “bước vào và ra khỏi” cuộc đối thoại đúng thời đúng lúc, để sự hiện diện của Ngài luôn mang lại hiệu quả cao nhất. Khoảng lặng Ngài để lại, khoảng cách Ngài thiết lập hoặc không gian Ngài tạo ra, đều phục vụ cho sự triển nở đức tin nơi hai môn đệ.
• Trước hết, Chúa Giêsu đã bước đến, cùng đi, lắng nghe, chấp nhận, thấu hiểu và cảm thông với hai môn đệ.
• Kế đến, Ngài đã dùng Sách Thánh mà giải thích cho các ông hiểu những gì liên quan đến mình, làm cho tâm hồn các ông bừng cháy lên và cho các ông nhận ra Ngài qua dấu chỉ bẻ bánh.
• Cuối cùng, Ngài biến đi để hai môn đệ có được một khoảng lặng cần thiết, cả bề ngoài lẫn bề trong, để suy đi nghĩ lại hay nội tâm hóa những lời Chúa đã nói (giải thích Kinh Thánh) và những việc Chúa đã làm (bẻ bánh). Từ đó, tự do đáp trả theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và khả năng riêng của chính mình.
Hai môn đệ đã được biến đổi ra sao?
Với thiện chítìm kiếm và tích cực cộng tác, hai môn đệ đã được biến đổi từ tâm trạng buồn rầu vì không có Chúa đến thái độ hân hoan, mạnh mẽ làm chứng vì đã gặp Chúa trong hành trình cuộc đời mình.
• Trước hết, hai môn đệ rời bỏ cộng đoàn, ra đi trong tâm trạng buồn rầu, thất vọng.
• Trên đường đi, hai ông dừng lại với chính mình và bế tắc trong những vấn đề của mình nên không nhận ra có Chúa đồng hành.
• Sau cùng, hai ông đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó để thuật lại cho các ông nghe chính mình đã nhận ra Chúa như thế nào.
PHÁC HỌA TIẾN TRÌNH MỘT BUỔI GẶP GỠ GIÁO LÝ (60 phút)
Dựa vào hành trình Emmau, chúng ta có thể thiết kế một tiến trình cho buổi gặp gỡ giáo lý gồm các bước như sau:
BƯỚC HOẠT ĐỘNG THỜI LƯỢNG
*Các bước quan trọng: 4, 5, 6, 7 60 phút
TỔ CHỨC MỘT BUỔI GẶP GỠ GIÁO LÝ
Để buổi giáo lý thực sự là một cuộc gặp gỡ thì chính giáo lý viên, như các tông đồ, phải là người gặp Chúa trước rồi mới dẫn các em đến gặp Chúa, và sau đó cùng với Chúa và các em ra đi gặp gỡ mọi người và từng người trong môi trường sống. Muốn thế, cần hình thành một vòng tròn gặp gỡ, được liên kết bởi 3 thời điểm quan trọng: trước, trong và sau giờ gặp gỡ giáo lý.
TRƯỚC buổi gặp gỡ giáo lý: Giáo lý viên gặp gỡ cá vị với Chúa
Chuẩn bị xa
• Giáo lý viên đọc, suy ngắm, chiêm niệm, cầu nguyện với Lời Chúa, đặc biệt là đoạn Lời Chúa của buổi gặp gỡ.
• Soạn và nắm vững nội dung (tìm hiểu chủ đề trên các bình diện nhân học, thần học và Thánh Kinh). Nắm vững yêu cầu từng bước và phương pháp thực hiện. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ (Tìm tài liệu, dụng cụ cần thiết để quãng diễn, minh hoạ).
Chuẩn bị gần
• Giáo lý viên nên đến trước giờ khai mạc 5-10 phút để chuẩn bị khung cảnh, dụng cụ... và đón tiếp các em.
• Trong khi chờ đợi các em đến đông đủ, giáo lý viên có thể tập cho các em một bài hát hoặc tổ chức cho các em chơi một trò chơi có liên quan đến chủ đề. Khi các em đến đông đủ, giáo lý viên giúp các em nhớ lại trọng tâm của buổi gặp gỡ trước và giới thiệu chủ đề buổi gặp gỡ mới.
TRONG giờ giáo lý: Giáo lý viên dẫn các em đến gặp gỡ Chúa
Như một người dẫn đường và đồng hành, giáo lý viên giúp các em gặp Chúa nhờ những bước sau:
- Cầu nguyện mở đầu nhằm giúp các em đặt mình trước sự hiện diện của Chúa, Đấng đã hứa rằng “ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ” (Mt 18,20). Chúa đã có sẵn ở đó và chờ đợi các em đến với Ngài, Ngài sẵn sàng đi vào cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các em.
- Tiếp đó, giáo lý viên cho các em thực hiện một hoạt động nhằm giúp các em nhớ lại một trải nghiệm trong cuộc sống và dùng trải nghiệm đó dẫn vào câu chuyện/ trình thuật trong Sách Thánh.
- Tiếp cận bản văn Lời Chúa: Giáo lý viên dẫn các em gặp Chúa qua Lời của Ngài: không nhất thiết phải công bố Lời Chúa bằng cách đọc lại đoạn văn Sách Thánh, tốt nhất là thuật lại trong khi minh họa đoạn văn ấy hoặc cho các em tham gia bằng cách nhập vai.
Tìm hiểu: giáo lý viên cho các em ghi nhận một vài chi tiết trong bản văn, những chi tiết giúp khám phá ý nghĩa của bản văn.
Khám phá & lắng nghesứ điệp Lời Chúa cho hôm nay: Giáo lý viên chuyển dịch ý nghĩa của bản văn mà tác giả Sách Thánh muốn truyền đạt sang ý nghĩa đối với các tín hữu, đặc biệt với các em trong bối cảnh hiện tại.
- Khơi dậy khát khao gặp gỡ Chúa nơi từng em - nội tâm hóa: để khơi lên trong tâm hồn các em niềm khao khát được gặp Chúa và trò chuyện riêng với Ngài, giáo lý viên nhắc lại những gì Chúa đã làm hoặc muốn làm cho cá nhân từng em. Những chuẩn bị bên trong cần được hỗ trợ bằng những chuẩn bị bên ngoài như giúp các em ngồi thẳng lên, thở đều, mắt khép lại, hai chân chạm đất, giữ thinh lặng vv... Thời gian thinh lặng lâu mau tùy khả năng tập trung của các em, tuy nhiên, phải có một khoảng thinh lặng tối thiểu, để các em thực sự có được những phút hồi tâm.
Sau phút hồi tâm để gặp gỡ Chúa, giáo lý viên cho các em diễn tả ra bên ngoài những ý nghĩ và tâm tình mà các em có được từ cuộc gặp gỡ riêng với Chúa, bằng cách vẽ, tô mầu, nặn hình, kể lại, viết lời nguyện vv... Dựa vào những gì các em diễn tả, giáo lý viên trao đổi với các em (chung hoặc riêng) nhằm củng cố mối tương quan cá nhân của các em với Chúa.
- Cộng đoàn sống thân tình với Chúa: Cuộc gặp gỡ riêng tư giữa các em với Chúa giờ đây mở ra cho cuộc gặp gỡ chung với Ngài trong phần cầu nguyện giữa giờ. Giáo lý viên có thể cho một vài em đọc lớn tiếng lời nguyện riêng của mình rồi kết thúc bằng một kinh nguyện chung như Kinh Lạy Cha hay một bài hát bày tỏ lòng yêu mến, ca tụng, tin tưởng và cậy trông vào Chúa.
- Hoa trái của buổi gặp gỡ: quyết tâm, có thể thấy được nơi ước muốn làm một việc gì đó để tỏ lòng yêu mến Chúa của các em. Giáo lý viên gợi ra hay đề nghị một vài việc các em có thể chọn để thực hiện trong tuần, với sự trợ giúp của cha mẹ các em trong gia đình.
- Nhớ lại: Giáo lý viên cho các em nhắc lại trọng tâm của buổi gặp gỡ và ghi nhớ một câu Lời Chúa cũng như vài câu giáo lý theo dạng hỏi thưa nhằm tóm lược chủ đề và những ý chính của buổi gặp gỡ trước khi khép lại buổi gặp gỡ trong tâm tình tạ ơn và xin ơn thực hiện quyết tâm - cầu nguyện kết thúc.
SAU giờ giáo lý: Giáo lý viên và các em cùng nhau gặp gỡ Chúa trong cuộc sống
• Giờ giáo lý được tiếp tục nơi gia đình, học đường, giáo xứ… ở những nơi đó, giáo lý viên và học viên tiếp tục sống sứ điệp Tin Mừng, sống bí tích, sống bác ái, huynh đệ…
• Bài giảng sống động nhất của người giáo lý viên không hệ tại bởi những lời giảng giải lôi cuốn hoặc những phương pháp sinh động hấp dẫn trong giờ giáo lý, nhưng là đời sống cầu nguyện, phụng vụ-bí tích và thái độ sống đức tin trước mọi biến cố lớn nhỏ hằng ngày.
Để kết
Tôi xin mượn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi nói chuyện với các giáo lý viên dự Hội nghị giáo lý tại Rôma nhân dịp bế mạc năm Đức Tin 9/2013 để kết thúc phần trình bày trên: Giáo dục đức tin là gì nếu không phải là giúp cho đức tin lớn lên trong mỗi người, nhất là các em thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, người lớn mỗi ngày một biết và yêu mến Chúa nhiều hơn. “Là” giáo lý viên quan trọng hơn “làm” giáo lý viên, vì giáo lý viên trước hết là một “ơn gọi” chứ không phải một “nghề nghiệp”, do vậy, sứ mạng của giáo lý viên là dẫn người ta đến gặp gỡ Đức Kitô bằng chính lời nói và cuộc sống của mình, nghĩa là bằng việc làm chứng. Về điều này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng nhắc nhở chúng ta: “Hội Thánh không phát triển nhờ cải đạo nhưng nhờ sự thu hút”, mà điều thu hút người khác chính là việc làm chứng của chúng ta.
Maddalena Phạm thị Thúy
THAM KHẢO:
Lm Pr Nguyễn Văn Hiền, Dạy giáo lý là đồng hành. Tài liệu thường huấn GLV giáo phận Kontum, tháng 5/2012.
Ban Giáo lý Tổng Giáo phận Saigon, Bộ sách Giáo lý Hiệp Thông, “Lời ngỏ”, 2014.
ĐTC Phanxicô, Bài nói chuyện với 1600 Giáo lý viên dip Hội nghị quốc tế về Giáo Lý tại Rôma, 26-29/9/2013.
Việc dạy giáo lý không đơn giản là dạy (1) giáo thuyết đức tin, nhưng bao gồm các hoạt động như (2) giáo dục phụng vụ, (3) huấn luyện luân lý, (4) dạy cầu nguyện, (5) giáo dục đời sống cộng đoàn và (6) khai tâm cho việc truyền giáo (HDTQ 85 & 86).
Thế nhưng làm sao có thể thực hiện đầy đủ các chức năng này trong một giờ giáo lý? Để thực hiện điều ấy, người hướng dẫn và người thụ giáo cần phải làm gì và làm như thế nào? Cuộc gặp gỡ của Chúa Giêsu với hai môn đệ trên đường Emmau (Lc 24,13-35) cho thấy chúng ta có thể thực hiện những yêu cầu trên khi chúng ta dạy giáo lý dưới hình thức gặp gỡ và đối thoại.
HÀNH TRÌNH EMMAU – NỀN TẢNG CỦA TIẾN TRÌNH GẶP GỠ GIÁO LÝ
Tại sao chúng ta chọn lộ trình Emmau để xây dựng tiến trình một buổi gặp gỡ giáo lý?
Chúng ta chọn lộ trình Emmau để xây dựng tiến trình một buổi gặp gỡ giáo lý vì những lý do sau:
- Trong hành trình này, Chúa Giêsu hành động như người loan báo Tin Mừng và như vị tôn sư; Người sử dụng khả năng nhà chú giải và giảng viên giáo lý để cung cấp lời giải thích cho các môn đệ (Suy niệm của Lm. FX. Vũ Phan Long, “Đức Giêsu hiện ra với hai môn đệ Emmau”).
- Trong hành trình này thể hiện một tiến trình đào sâu, trong đó Đức Giêsu nổi bật hoặc như là đối tượng hoặc như là chủ thể.
- Kết quả là từng cá nhân và cộng đoàn đạt được một sự hiểu biết ngày càng sâu hơn về hành trình của Đức Giêsu và hành trình đức tin của mình. Có một sự nhận biết ngày càng chắc chắn hơn về sự Phục Sinh của Đức Giêsu và sống sự hiện diện của Chúa Phục sinh trong cuộc đời mình (cf. Lm. FX. Vũ Phan Long, suy niệm Tin Mừng CN III PS).
Quan sát & phân tích bản văn:
Có thể nói, lộ trình Emmaus là lộ trình khứ hồi của 2 môn đệ: Giêrusalem – Emmau – Giêrusalem.
• Chuyến đi: 2 môn đệ rời bỏ cộng đoàn - buồn rầu - không nhận ra Đức Giêsu đi bên cạnh.
• Chuyến về: 2 môn đệ trở lại Giêrusalem – hân hoan – loan báo tin vui đã gặp Đức Giêsu.
Chúng ta cùng quan sát diễn tiến và thái độ của Chúa Giêsu cũng như của hai môn đệ trong phần phân tích sau, từ đó đối chiếu với những hướng dẫn việc dạy giáo lý của Giáo Hội để thấy rõ hơn vai trò của người giáo lý viên và cách thức cần có cho tiến trình dạy giáo lý.
1. Tiến đến và cùng đi: Khi bước đến và cùng đi với các môn đệ, Chúa Giêsu dấn mình vào một cuộc đối thoại nhằm giúp các ông tiến bước trong hành trình đức tin. Dạy giáo lý một cách nào đó cũng là đồng hành với người thụ giáo hướng đến một đức tin trưởng thành.
“Việc dạy giáo lý được trình bày như một tiến trình, một lộ trình, một dấn bước theo Đức Kitô của Tin Mừng, trong Thánh Thần, đến với Chúa Cha, đạt tới sự trưởng thành Đức tin ‘tùy theo mức độ ân sủng Đức Kitô ban cho’ (Ep. 4,7), cũng như đạt tới những khả năng và những nhu cầu của mỗi người” (HDTQ, s.143)
2. Lắng nghe và chấp nhận: Cuộc đối thoại bắt đầu bằng việc Chúa Giêsu lắng nghe hai môn đệ bày tỏ cảm nguyện và tâm tư của mình, đồng thời chấp nhận các ngài với tất cả những gì các ngài hiện có, với cái hay và cái dở, cái tốt và cái xấu, cái đúng và cái sai.
“Người môn đệ của Đức Kitô tự đáy lòng mình chia sẻ ‘những niềm vui và hy vọng, những buồn sầu và lo lắng của nhân loại ngày nay’ (GS, s.1), người môn đệ nhìn và tham dự vào lịch sử nhân loại không phải chỉ bằng lý trí mà còn bằng đức tin” (HDTQ, s.16).
3. Thấu hiểu và cảm thông: Khi ân cần lắng nghe và chấp nhận các môn đệ, Chúa Giêsu để cho mình tự do đi vào thế giới riêng của các ông, cố gắng nắm bắt hay lãnh hội ý nghĩa của những kinh nghiệm mà họ chia sẻ để thấu hiểu và cảm thông. Ngài không tìm cách áp đặt cảm nghiệm hoặc tâm tư của mình lên các môn đệ, nhưng để cho các ông tự do bộc lộ cảm nghĩ của mình cách đầy đủ và rõ ràng.
“Trong việc dạy giáo lý, người đón nhận phải có thể tỏ ra là một chủ thể tích cực, ý thức và cùng chịu trách nhiệm, chứ không như một máy thu thanh im lặng và thụ động.” (HDTQ, s.167)
Hình ảnh Chúa Giêsu bước đến và cùng đi với các môn đệ như người bạn đồng hành giúp chúng ta nhìn lại tâm tình và thái độ của mình đối với những người học giáo lý: chúng ta có thái độ gần gũi và thân thiện, lắng nghe và chấp nhận họ không? Chúng ta có quan tâm đến tình cảm và ý nghĩ riêng của họ và tạo điều kiện cho họ tự do bộc lộ cảm nghiệm và tâm tư của mình không?
“Truyền đạt văn hóa theo lối “encadrement” (rập khuôn) là tập cho ai nấy ‘vào khuôn vào phép’ bề ngoài. Trong tổ chức “tư giáo” (équipe d’animation pastorale), thì khuôn phép của đạo Kitô gồm có ba yếu tố: a) một số tín điều cần phải biết, tóm tắt trong Kinh Tin Kính, và trong Sách Bổn; b) một số điều luật phải giữ trong đời sống cá nhân và trong tổ chức Giáo Hội; c) một số nghi lễ phụng tự phải cử hành cho phải phép, cho thành phép. Tất cả đều dựa vào Phúc Âm, chứ không phải do ai tự tiện đặt ra. Điều thiếu sót là ít ai để ý đến kinh nghiệm và niềm thâm tín của cá nhân” (Trần Văn Toàn, “Thần học sau Công đồng Vatican II”, Hiệp Thông số 63, tháng 1&2 năm 2011).
Tiếp đến, Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ những gì liên quan đến Ngài trong tất cả Sách Thánh, làm cho tâm hồn các ông bừng cháy lên niềm vui, và cho các ông một dấu chỉ để nhận ra Ngài.
4. Giải thích Kinh Thánh: Những gì các môn đệ đã thấy và nghe về cuộc khổ nạn và cái chết của Đức Giêsu làm cho họ buồn sầu và nản chí. Hình ảnh của Đức Giêsu mà các ông cất giữ trong lòng là hình ảnh của Đấng chết treo thập tự đã ba ngày rồi, nên khi nghe các bà báo tin Ngài vẫn sống thì các ông không tài nào hiểu được. Khi giải thích những gì liên quan đến Ngài trong tất cả Sách Thánh, Chúa Giêsu giúp các môn đệ khám phá Kinh Thánh theo một cách thức mới mẻ; khám phá thập giá không là một thất bại nhưng là một hoàn tất và một khởi hành mới (x. Verbum Domini, s. 54).
Trong tông huấn “Lời của Chúa”, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết: “…tôi muốn nhấn mạnh đặc biệt rằng khoa giáo lý ‘phải thấm nhuần và nắm vững tư tưởng, tinh thần và thái độ Kinh Thánh và Tin Mừng nhờ việc chuyên cần tiếp xúc với chính các bản văn; điều này cũng muốn nhắc nhớ rằng khoa giáo lý sẽ càng phong phú và hiệu quả hơn, nếu như đọc các bản văn với khối óc và con tim của Giáo Hội’ và được gợi hứng từ suy tư và đời sống suốt hai ngàn năm qua của Giáo Hội” (Verbum Domini, s.74).
5. Dấu chỉ bẻ bánh: Lời giải thích của Chúa Giêsu xem ra mới chỉ “khai trí” chứ chưa “mở lòng” hai môn đệ, mãi cho đến khi Chúa Giêsu “cầm bánh trong tay, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho họ…”, họ mới thực sự nhận ra Người. “Sự hiện diện của Đức Giêsu, trước tiên qua lời nói, sau đó qua cử chỉ bẻ bánh, đã cho phép các môn đệ nhận ra Người” (Verbum Domini, s. 54). Thoạt đầu, lời Chúa Giêsu nói dường như còn “ở bên ngoài” các môn đệ; nhưng sau đó, cử chỉ bẻ bánh đã giúp các ông nhớ lại trong lòng cử chỉ mà Chúa đã làm khi nhân năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều để nuôi hơn năm ngàn người trong hoang mạc hoặc cử chỉ mà Ngài cử hành trong bữa ăn cuối cùng với các môn đệ trước khi tự nguyện chịu khổ hình; lúc ấy, các ông mới “ngộ” ra Ngài vẫn sống.
“Việc dạy giáo lý phải liên kết mật thiết toàn thể sinh hoạt phụng vụ và bí tích. Thế mà thường xuyên việc dạy giáo lý chỉ có một tương quan yếu ớt và rời rạc với phụng vụ. Người ta ít chú tâm đến dấu chỉ và nghi thức phụng vụ và ít làm nổi bật nguồn mạch phụng vụ. Các giáo án rất ít hay không hề gắn với năm phụng vụ và những cử hành phụng vụ và những cử hành phụng vụ trong đó chỉ là chuyện phụ” (HDTQ, s. 30).
6. Nhận ra Chúa Giêsu: Các môn đệ không thể nhận ra Chúa Giêsu và tuyên xưng Ngài là “Đức Chúa” mà không được Thánh Thần dẫn dắt (x. 1 Cr 12,3). Nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần, Chúa Giêsu đã giúp các ông lớn lên trong đức tin và dẫn các ông vào đời sống mới phát xuất từ cái chết và sự phục sinh của Ngài. Chúa Thánh Thần là giáo lý viên đầu tiên, là vị thầy nội tâm của mọi tín hữu.
“Trong việc thực hành huấn giáo, không phải các kỹ năng sư phạm tân tiến nhất, cũng chẳng phải giáo lý viên có nhân cách lôi cuốn nhất, có thể thay thế cho hành động thầm lặng và kín đáo của Chúa Thánh Thần. ‘Chính Ngài là người chủ chốt đích thực của tất cả sứ mạng Hội Thánh’ (Redemptionis Missio, s. 21); chinh Ngài là giáo lý viên đầu tiên; chính Ngài là ‘vị Thầy nội tâm’ của những người lớn lên trong Đức Kitô” (x. Catechesi Tradendae, s. 72).
Nếu Chúa Giêsu đã dùng Kinh Thánh để mở đường cho các môn đệ gặp gỡ và bước vào đời sống thân tình với Chúa cũng như với mọi người, thì Lời Chúa có tầm quan trọng như thế nào trong việc dạy giáo lý của chúng ta ngày nay? Lời Chúa thường được công bố và lắng nghe với tâm tình và thái độ nào? Người học giáo lý có được tiếp xúc và tìm hiểu chính bản văn Kinh Thánh không?
Giáo sư Trần Văn Toàn có nhận xét sau: “Khi đi truyền giáo thì các giáo sĩ Tin Lành thường đưa sách Phúc âm ra giảng ngay từ đầu. Ngược lại, các giáo sĩ Công Giáo thì mang khuôn phép đã có sẵn ra dạy, là: Sách Bổn, Sách Kinh, Sách Các Phép, và ít sách nguyện gẫm…Thành ra người Công Giáo Việt Nam trong mấy thế kỷ đã bị thiệt thòi, vì không được đọc thẳng lời Phúc Âm.” (Trần Văn Toàn, “Thần học sau Công đồng Vatican II”, Hiệp Thông số 63, tháng 1&2 năm 2011).
7. Chúa Giêsu biến mất: Cuối cùng, Chúa Giêsu biến mất, nhưng thực ra Ngài vẫn hiện diện một sự “hiện diện cách vắng mặt” để các môn đệ có được: (1) một khoảng lặng cần thiết, cả bề ngoài lẫn bề trong, để suy đi nghĩ lại hay nội tâm hóa những lời Chúa đã nói và những việc Chúa đã làm cho mình, (2) một không gian thể hiện tự do và trách nhiệm đối với chính mình, và (3) một khoảng cách giúp các ông nhìn lại chính mình với những cái hay cần phát huy và những cái dở cần khắc phục; từ đó, hăng say dấn bước. Chúa Giêsu đã không quyết định thay, không áp đặt chọn lựa hay quyết định của mình lên các môn đệ, cũng chẳng dặn dò khuyên bảo chi, nhưng để cho các môn đệ tự do định đoạt.
“Lời (Chúa)chỉ có thể được công bố và lắng nghe trong thinh lặng,cả bề ngoài lẫn bề trong.Thời đại chúng ta không cổ võ cho sự tĩnh lặng, nên đôi khi chúng ta có cảm tưởng người ta sợ tách mình ra khỏi các phương tiện truyền thông đại chúng, dù chỉ trong khoảnh khắc. Chính vì thế, ngày nay cần phải giáo dục Dân Thiên Chúa về giá trị của sự thinh lặng.” (Verbum Domini, s. 66)
“Việc dạy giáo lý được coi là đích thực, khi giúp nhận ra tác động của Thiên Chúa trong suốt chặng đường đào luyện bằng cách tạo nên một bầu khí lắng nghe, tạ ơn và cầu nguyện, bằng cách thôi thúc con người đáp trả một cách tự do, bằng cách khuyến khích những người học giáo lý tích cực tham gia.” (HDTQ, s. 145)
8. Các môn đệ nhớ lại – nội tâm hóa: “mắt họ mở ra và họ nhận ra Ngài” đó là một kinh nghiệm sống động gọi được là “xuất thần,” một thứ xuất thần của ánh sáng, của gặp gỡ vui tươi. Khoảnh khắc ân sủng này đã trở thành niềm vui của đổi mới tất cả từ bên trong, thành khởi điểm mới cho một cuộc lên đường ra khỏi chính mình để về lại “mái nhà xưa” là cộng đoàn, nơi mình được sinh ra, được nuôi dưỡng và lớn lên trong đức tin.
“Sư phạm giáo lý chỉ hữu hiệu nếu cộng đoàn Kitô hữu trở thành điểm quy chiếu cụ thể và gương mẫu cho hành trình đức tin của mỗi người.” (HDTQ, s. 158)
“Việc dạy giáo lý mang lại cho người Kitô hữu khả năng sống cộng đoàn, tham gia tích cực vào đời sống và sứ mệnh của Hội Thánh… Khi giáo dục đời sống cộng đoàn, việc dạy giáo lý… khuyến khích thái độ huynh đệ với những thành viên của Giáo Hội và các cộng đoàn Kitô hữu khác.” (HDTQ, s. 86)
“Việc khai tâm Kitô giáo lý không phải chỉ là việc riêng của giáo lý viên hay của các linh mục, mà còn là việc của toàn thể cộng đoàn tín hữu, nhất là những người đỡ đầu.” (HDTQ, s. 90)
9. Các môn đệ đứng dậy & quay trở lại Giêrusalem, thuật lại cho các bạn hữu nghe: được nuôi dưỡng bởi lời Chúa và lôi cuốn vào cuộc gặp gỡ thân tình với Chúa nhờ cử chỉ bẻ bánh Ngài ban cho, các môn đệ trở thành người truyền đạt những gì đã lãnh nhận được nhờ ơn Chúa. Các ngài không thể giữ lại cho riêng mình những lời ban sự sống đời đời, những lời đã được ban cho mình qua cuộc gặp gỡ với Chúa, những lời được dành cho mọi người vì tất cả đều cần đến sứ điệp này (x. Verbum Domini, s. 91).
“Việc dạy giáo lý cũng mở ra cho sự năng động truyền giáo và cố gắng làm thế nào để các môn đệ Chúa Giêsu biết hiện diện với tư cách là người Kitô hữu trong xã hội, trong đời sống nghề nghiệp, văn hóa và xã hội. Nó cũng chuẩn bị cho họ cộng tác trong các việc phục vụ khác nhau của Hội Thánh, tùy theo ơn gọi của mỗi người.” (HDTQ, s. 86)
MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH
Trong hành trình này, Chúa Giêsu đã hành động thế nào?
Khi đồng hành với hai môn đệ, Chúa Giêsu hoàn toàn không quyết định thay, không áp đặt chọn lựa hay quyết định của Ngài lên các môn đệ, cũng chẳng dặn dò khuyên bảo, nhưng tạo điều kiện để các ông cân nhắc và quyết định. Ngài đã “bước vào và ra khỏi” cuộc đối thoại đúng thời đúng lúc, để sự hiện diện của Ngài luôn mang lại hiệu quả cao nhất. Khoảng lặng Ngài để lại, khoảng cách Ngài thiết lập hoặc không gian Ngài tạo ra, đều phục vụ cho sự triển nở đức tin nơi hai môn đệ.
• Trước hết, Chúa Giêsu đã bước đến, cùng đi, lắng nghe, chấp nhận, thấu hiểu và cảm thông với hai môn đệ.
• Kế đến, Ngài đã dùng Sách Thánh mà giải thích cho các ông hiểu những gì liên quan đến mình, làm cho tâm hồn các ông bừng cháy lên và cho các ông nhận ra Ngài qua dấu chỉ bẻ bánh.
• Cuối cùng, Ngài biến đi để hai môn đệ có được một khoảng lặng cần thiết, cả bề ngoài lẫn bề trong, để suy đi nghĩ lại hay nội tâm hóa những lời Chúa đã nói (giải thích Kinh Thánh) và những việc Chúa đã làm (bẻ bánh). Từ đó, tự do đáp trả theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần và khả năng riêng của chính mình.
Hai môn đệ đã được biến đổi ra sao?
Với thiện chítìm kiếm và tích cực cộng tác, hai môn đệ đã được biến đổi từ tâm trạng buồn rầu vì không có Chúa đến thái độ hân hoan, mạnh mẽ làm chứng vì đã gặp Chúa trong hành trình cuộc đời mình.
• Trước hết, hai môn đệ rời bỏ cộng đoàn, ra đi trong tâm trạng buồn rầu, thất vọng.
• Trên đường đi, hai ông dừng lại với chính mình và bế tắc trong những vấn đề của mình nên không nhận ra có Chúa đồng hành.
• Sau cùng, hai ông đứng dậy, quay trở lại Giêrusalem, gặp Nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tụ họp tại đó để thuật lại cho các ông nghe chính mình đã nhận ra Chúa như thế nào.
PHÁC HỌA TIẾN TRÌNH MỘT BUỔI GẶP GỠ GIÁO LÝ (60 phút)
Dựa vào hành trình Emmau, chúng ta có thể thiết kế một tiến trình cho buổi gặp gỡ giáo lý gồm các bước như sau:
BƯỚC HOẠT ĐỘNG THỜI LƯỢNG
*Các bước quan trọng: 4, 5, 6, 7 60 phút
TỔ CHỨC MỘT BUỔI GẶP GỠ GIÁO LÝ
Để buổi giáo lý thực sự là một cuộc gặp gỡ thì chính giáo lý viên, như các tông đồ, phải là người gặp Chúa trước rồi mới dẫn các em đến gặp Chúa, và sau đó cùng với Chúa và các em ra đi gặp gỡ mọi người và từng người trong môi trường sống. Muốn thế, cần hình thành một vòng tròn gặp gỡ, được liên kết bởi 3 thời điểm quan trọng: trước, trong và sau giờ gặp gỡ giáo lý.
TRƯỚC buổi gặp gỡ giáo lý: Giáo lý viên gặp gỡ cá vị với Chúa
Chuẩn bị xa
• Giáo lý viên đọc, suy ngắm, chiêm niệm, cầu nguyện với Lời Chúa, đặc biệt là đoạn Lời Chúa của buổi gặp gỡ.
• Soạn và nắm vững nội dung (tìm hiểu chủ đề trên các bình diện nhân học, thần học và Thánh Kinh). Nắm vững yêu cầu từng bước và phương pháp thực hiện. Chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ (Tìm tài liệu, dụng cụ cần thiết để quãng diễn, minh hoạ).
Chuẩn bị gần
• Giáo lý viên nên đến trước giờ khai mạc 5-10 phút để chuẩn bị khung cảnh, dụng cụ... và đón tiếp các em.
• Trong khi chờ đợi các em đến đông đủ, giáo lý viên có thể tập cho các em một bài hát hoặc tổ chức cho các em chơi một trò chơi có liên quan đến chủ đề. Khi các em đến đông đủ, giáo lý viên giúp các em nhớ lại trọng tâm của buổi gặp gỡ trước và giới thiệu chủ đề buổi gặp gỡ mới.
TRONG giờ giáo lý: Giáo lý viên dẫn các em đến gặp gỡ Chúa
Như một người dẫn đường và đồng hành, giáo lý viên giúp các em gặp Chúa nhờ những bước sau:
- Cầu nguyện mở đầu nhằm giúp các em đặt mình trước sự hiện diện của Chúa, Đấng đã hứa rằng “ở đâu có hai ba người họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở giữa họ” (Mt 18,20). Chúa đã có sẵn ở đó và chờ đợi các em đến với Ngài, Ngài sẵn sàng đi vào cuộc gặp gỡ, trò chuyện với các em.
- Tiếp đó, giáo lý viên cho các em thực hiện một hoạt động nhằm giúp các em nhớ lại một trải nghiệm trong cuộc sống và dùng trải nghiệm đó dẫn vào câu chuyện/ trình thuật trong Sách Thánh.
- Tiếp cận bản văn Lời Chúa: Giáo lý viên dẫn các em gặp Chúa qua Lời của Ngài: không nhất thiết phải công bố Lời Chúa bằng cách đọc lại đoạn văn Sách Thánh, tốt nhất là thuật lại trong khi minh họa đoạn văn ấy hoặc cho các em tham gia bằng cách nhập vai.
Tìm hiểu: giáo lý viên cho các em ghi nhận một vài chi tiết trong bản văn, những chi tiết giúp khám phá ý nghĩa của bản văn.
Khám phá & lắng nghesứ điệp Lời Chúa cho hôm nay: Giáo lý viên chuyển dịch ý nghĩa của bản văn mà tác giả Sách Thánh muốn truyền đạt sang ý nghĩa đối với các tín hữu, đặc biệt với các em trong bối cảnh hiện tại.
- Khơi dậy khát khao gặp gỡ Chúa nơi từng em - nội tâm hóa: để khơi lên trong tâm hồn các em niềm khao khát được gặp Chúa và trò chuyện riêng với Ngài, giáo lý viên nhắc lại những gì Chúa đã làm hoặc muốn làm cho cá nhân từng em. Những chuẩn bị bên trong cần được hỗ trợ bằng những chuẩn bị bên ngoài như giúp các em ngồi thẳng lên, thở đều, mắt khép lại, hai chân chạm đất, giữ thinh lặng vv... Thời gian thinh lặng lâu mau tùy khả năng tập trung của các em, tuy nhiên, phải có một khoảng thinh lặng tối thiểu, để các em thực sự có được những phút hồi tâm.
Sau phút hồi tâm để gặp gỡ Chúa, giáo lý viên cho các em diễn tả ra bên ngoài những ý nghĩ và tâm tình mà các em có được từ cuộc gặp gỡ riêng với Chúa, bằng cách vẽ, tô mầu, nặn hình, kể lại, viết lời nguyện vv... Dựa vào những gì các em diễn tả, giáo lý viên trao đổi với các em (chung hoặc riêng) nhằm củng cố mối tương quan cá nhân của các em với Chúa.
- Cộng đoàn sống thân tình với Chúa: Cuộc gặp gỡ riêng tư giữa các em với Chúa giờ đây mở ra cho cuộc gặp gỡ chung với Ngài trong phần cầu nguyện giữa giờ. Giáo lý viên có thể cho một vài em đọc lớn tiếng lời nguyện riêng của mình rồi kết thúc bằng một kinh nguyện chung như Kinh Lạy Cha hay một bài hát bày tỏ lòng yêu mến, ca tụng, tin tưởng và cậy trông vào Chúa.
- Hoa trái của buổi gặp gỡ: quyết tâm, có thể thấy được nơi ước muốn làm một việc gì đó để tỏ lòng yêu mến Chúa của các em. Giáo lý viên gợi ra hay đề nghị một vài việc các em có thể chọn để thực hiện trong tuần, với sự trợ giúp của cha mẹ các em trong gia đình.
- Nhớ lại: Giáo lý viên cho các em nhắc lại trọng tâm của buổi gặp gỡ và ghi nhớ một câu Lời Chúa cũng như vài câu giáo lý theo dạng hỏi thưa nhằm tóm lược chủ đề và những ý chính của buổi gặp gỡ trước khi khép lại buổi gặp gỡ trong tâm tình tạ ơn và xin ơn thực hiện quyết tâm - cầu nguyện kết thúc.
SAU giờ giáo lý: Giáo lý viên và các em cùng nhau gặp gỡ Chúa trong cuộc sống
• Giờ giáo lý được tiếp tục nơi gia đình, học đường, giáo xứ… ở những nơi đó, giáo lý viên và học viên tiếp tục sống sứ điệp Tin Mừng, sống bí tích, sống bác ái, huynh đệ…
• Bài giảng sống động nhất của người giáo lý viên không hệ tại bởi những lời giảng giải lôi cuốn hoặc những phương pháp sinh động hấp dẫn trong giờ giáo lý, nhưng là đời sống cầu nguyện, phụng vụ-bí tích và thái độ sống đức tin trước mọi biến cố lớn nhỏ hằng ngày.
Để kết
Tôi xin mượn lời của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi nói chuyện với các giáo lý viên dự Hội nghị giáo lý tại Rôma nhân dịp bế mạc năm Đức Tin 9/2013 để kết thúc phần trình bày trên: Giáo dục đức tin là gì nếu không phải là giúp cho đức tin lớn lên trong mỗi người, nhất là các em thiếu nhi, thiếu niên, thanh niên, người lớn mỗi ngày một biết và yêu mến Chúa nhiều hơn. “Là” giáo lý viên quan trọng hơn “làm” giáo lý viên, vì giáo lý viên trước hết là một “ơn gọi” chứ không phải một “nghề nghiệp”, do vậy, sứ mạng của giáo lý viên là dẫn người ta đến gặp gỡ Đức Kitô bằng chính lời nói và cuộc sống của mình, nghĩa là bằng việc làm chứng. Về điều này, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng nhắc nhở chúng ta: “Hội Thánh không phát triển nhờ cải đạo nhưng nhờ sự thu hút”, mà điều thu hút người khác chính là việc làm chứng của chúng ta.
Maddalena Phạm thị Thúy
THAM KHẢO:
Lm Pr Nguyễn Văn Hiền, Dạy giáo lý là đồng hành. Tài liệu thường huấn GLV giáo phận Kontum, tháng 5/2012.
Ban Giáo lý Tổng Giáo phận Saigon, Bộ sách Giáo lý Hiệp Thông, “Lời ngỏ”, 2014.
ĐTC Phanxicô, Bài nói chuyện với 1600 Giáo lý viên dip Hội nghị quốc tế về Giáo Lý tại Rôma, 26-29/9/2013.
Văn Hóa
Hòa Lan –Chút Tản Mạn
Lm. AntônTrầnXuân Sang, SVD.
15:29 27/08/2019
Những ngày của tháng 8 lịch trình của chúng tôi cũng khá bận rộn sau những ngày hành hương đáng nhớ ở Đất Thánh với nhóm người Việt ở Oslo- Na uy và Lyon- Pháp quốc.Mãi đến bây giờ đã qua đi một tháng mà hầu như đêm nào chúng tôi vẫn còn nghĩ mình vẫn đang còn quanh quẩn nơi quê hương của Chúa Giêsu. Một anh em linh mục người Estonia thuộc Dòng Don Bosco làm việc chung với chúng tôi năm nay được nghỉ một năm Sa-bá-ti-co nên một số thánh lễ của ngài anh em trong Hạt chúng tôi phải kiêm nhiệm. Các cộng đoàn nói tiếng Hòa Lan, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Papiamento và tiếng Anh cũng dần dần quen với chúng tôi nên phần nào dễ làm việc hơn và không còn có khoảng cách như trước nữa. Anh chị em đồng hương người Việt thỉnh thoảng cũng hay mời dâng thánh lễ tạ ơn, lễ giỗ và cùng nhau chia sẻ những bữa ăn gia đình để nối kết tình thân. Thật cảm động khi nhiều người quan tâm, lo lắng cho sức khỏe của chúng tôi từ này chúng tôi bị đưa vào bệnh viện cách đây hai tháng.Nhờ các phương tiện truyền thông nên ai ai cũng biết và thường hỏi thăm rất chân tình dù chúng tôi không phải là cha xứ của người Việt ở đây.
Rạng sáng thứ Ba ngày 20 tháng 8 vừa qua chúng tôi nhận được tin hai người đồng hương- một thanh niên trẻ (30 tuổi) và một anh trung niên (64 tuổi) qua đời đột ngột vì bị nhồi máu cơ tim. Người dân ở Hòa Lan sống rất thọ vì điều kiện y tế rất tốt nên việc ra đi đột ngột cùng một ngày của hai người đồng hương Việt Nam là một cú sốc cho bè bạn và người thân. Chúng tôi cũng hiện diện để làm các nghi thức cũng như thánh lễ an táng cho hai người xấu số này để cùng hiệp thông, chia sẻ sự mất mát với những người thân trong gia đình và cảm thấy rằng chết quả là một huyền nhiệm. Dù rất muốn khóc trước những lời ai thương lúc từ biệt nhưng hình như nước mắt chúng tôi đã cạn khô từ ngày các bậc sinh thành của mình ra đi. Chúng tôi không biết mình sẽ ra đi lúc nào nên phải luôn gắng sống thanh thản và chu toàn bổn phận của một linh mục tu sĩtrong tư thế sẵn sàng để nếu được cái diễm phúc ấy thì không có gì phải bận tâm.
Chúa Nhật 25 tháng 8 vừa rồi chúng tôi có đồng tế thánh lễ cho một cộng đoàn Việt Nam lấy tên là Đức Mẹ La Vang kỷ niệm 20 năm thành lập. Nhìn thấy giáo dân tham dự thánh lễ đông đảo đến từ nhiều nơi khác nhau để cùng với Mẹ tôn vinh Thiên Chúa mà trong lòng cảm thấy rất vui vì người Việt Nam chúng ta dù sống ở đâu cũng luôn hướng về Chúa, về Mẹ. Xin Mẹ hãy yêu thương dân Việt của chúng con đang sống trong lầm than, vất vả vì bất công, vì nhân quyền bị chà đạp, vì những nhà lãnh đạo nhu nhược trước kẻ thù nhưng lại hà hiếp dân lành. Xin Mẹ hãy giúp chúng con biết thực thi lời Mẹ dạy với những tràng chuỗi Mân Côi mỗi ngày và biết sống đạo chứ không chỉ dừng lại việc giữ đạo để qua đó Mẹ xin con Mẹ cứu vớt các linh hồn và cho quốc gia của chúng con sớm được thái bình, thịnh trị.
Hôm nay giáo hội mừng lễ thánh Monica- bổn mạng các bà mẹ Công Giáo.Người ta nói rằng nếu không có thánh nữ Monica thì giáo hội cũng không có thánh giáo phụ Augustino (Âu-tinh) vì thánh nữ Monica đã liên lĩ cầu nguyện cho gia đình và nhất là đứa con thông minh nhưng ngỗ ngịch của bà ròng rã nhiều năm trời. Người Phật giáo ca tụng Bồ Tát Mục Kiều Liên vì đã cứu mẹ mình là Thanh Đề nên có ngày lễ Vu Lan. Người Công Giáo tôn vinh thánh nữ Monica vì nhờ thánh nữ mà giáo hội có vị đại thánh Augustino nên có ngày lễ bổn mạng các Bà Mẹ Công Giáo. Mong ước của chúng tôi là có một Hội Các Bà Mẹ Công Giáo ở Hòa Lan vì nhờ những người Mẹ Công Giáo tốt sẽ dần dần thánh hóa các gia đình trong đó có những người chồng và những đứa con. Chiều nay chúng tôi có dâng thánh lễ tại cộng đoàn nhà Dòng và nhiều bà mẹ cũng như nhiều ông bố Công Giáo đã tham dự thánh lễ dù là ngày thứ ba trong tuần khá bận rộn. Thánh lễ thật sốt sắng với những bài hát về thánh nữ Monica cũng như ca tụng Thiên Chúa đã ban cho giáo hội những gương lành thánh thiện cho hậu thế. Chúng tôi cũng có một bữa tối huynh đệ để mọi người tham dự có dịp gặp nhau chia sẻ. Xin thánh Monica phù hộ cho tất cả các bà mẹ, nhất là các bà mẹ đơn thân, các bà mẹ đang gặp khó khăn về chuyện chồng con trong gia đình để họ luôn trông cậy và tin tưởng vào lòng từ bi Chúa một khi Chúa biến đổi những tâm hồn chai đá, nguội lạnh. Xin thánh nữ Monica cũng giúp con biết đồng cảm và hy sinh thời giờ và sức lực của con cho mọi người để đời linh mục của con là một của lễ cho đi vì con đã nhận nhưng không thì cũng biết cho đi nhưng không. Amen.
Hòa Lan,27 tháng 08năm 2019- lễ thánh nữ Monica,
Bổn mạng các Bà Mẹ Công Giáo
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hương Sen
Joseph Ngọc Phạm
21:49 27/08/2019
HƯƠNG SEN
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Hương sen thơm ngát ngọt ngào
Khiến cho ong cũng lạc vào diệu hương.
(bt)
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Hương sen thơm ngát ngọt ngào
Khiến cho ong cũng lạc vào diệu hương.
(bt)
Thánh Ca
Thánh Ca: Ngọt Ngào Tình Yêu - Trình bày: Ca Sĩ Như Ý
VietCatholic Network
21:12 27/08/2019
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây