Ngày 27-08-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Powerpoint - Chúa Nhật thứ 22 Quanh Năm C - 22nd Ordinary Sunday Year C
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
00:51 27/08/2013
 
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:54 27/08/2013
HẠC TIÊN
N2T

Lã Động Tân thích vân du bốn biển, lần này ông ta đi đến thành Nhạc Dương.
Hơn nửa năm sau đó Lã Động Tân ngồi uống rượu trong một quán rượu nhỏ, nhưng từ trước đến nay không trả tiền, mà bà chủ quán cũng chưa hề hỏi tiền ông ta, cho nên khi ông ta sắp rời khỏi thành Nhạc Dương, thì ông ta vẽ trên bức tường một con hạc tặng cho bà chủ quán.
Về sau khách uống rượu phát hiện con hạc vẽ trên tường kia biết hát biết múa, từ đó ngày ngày đều có khách đến uống rượu và coi con hạc trên tường múa hát, khiến cho bà chủ quán kiếm được rất nhiều tiền.
Một năm sau Lã Động Tân đến quán rượu, bà chủ quan rất vui vẻ nói:
- “Cám ơn ông tặng cho con hạc tiên.”
Lã Động Tân chỉ cười mà không nói, nhắm hạc mà thổi tiêu, con hạc lập tức nhảy ra khỏi bức tường mang Lã Động Tân bay lên trời.
Bà chủ quán vì để cám ơn Lã Động Tân nên xây một căn lầu gọi là lầu Hoàng Hạc.
(Minh, Ngô Nguyên Tần “Đông du ký”)

Suy tư:
Các nhà khảo cổ học đã nghiên cứu được những hình ảnh khắc trên những bức tường của những thành thị ngày xưa để biết đời sống của con người thời ấy; các nhà sử học cũng đã nghiên cứu các bức hình hoặc những chữ viết được vẽ trên các bức tường, các cột trụ của con người ngàn năm trước để biết văn hóa và nguồn gốc của họ, nhưng chưa một nhà khảo cổ nào hoặc nhà lịch sử nào tìm được hoặc chứng minh được các hình vẽ động vật tự nhiên biến thành sống động và bay lên trời, chỉ có trong truyện thần thoại mà thôi...
Với con người thì không thể, nhưng với Thiên Chúa thì không có gì là không thể, vũ trụ từ mông lung hiu quạnh Thiên Chúa đã tạo dựng nên một thế giới hữu hình xinh đẹp sống động và trao cho con người làm chủ, Ngài là Đấng tạo dựng vô cùng phóng khoáng và nhân từ, con người vô tư sử dụng thế giới này mà không trả cho Ngài một đồng xu nào, thậm chí, có khi một tiếng cám ơn Ngài cũng không, tệ hơn cả bà chủ quán rượu đã cám ơn và xây một căn lầu để nhớ ơn người đã ban ơn cho mình.
Đức Chúa Giê-su xuống thế làm người để dạy cho con người biết cám ơn Thiên Chúa là Cha rất nhân từ luôn yêu thương và hào phóng với tất cả mọi người. Chính Ngài đã “vẽ” trong tâm hồn mỗi người hai chữ “yêu thương” sống động, có sức mạnh đánh tan hận thù trong cuộc sống bon chen và hưởng thụ của con người.
Hai chữ Yêu Thương này sẽ trở nên sống động hơn và được nhiều người thưởng thức hơn, nếu mỗi một người Ki-tô hữu biết làm cho cuộc sống của mình không ngừng trở thành bài ca tụng Thiên Chúa trong khi phục vụ tha nhân...
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:57 27/08/2013
N2T

11. Không cần thương hại người bị ghen ghét, chỉ cần thương hại người ghen ghét.

(Thánh nữ Scholastica)
---------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Lễ Thánh Augustinô: Sức mạnh của ơn Chúa biến đổi
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
10:22 27/08/2013
Cuộc đời của thánh Augustinô rất giống với cuộc đời của thánh nữ Mađalêna. Cũng từ một tội nhân hạng nặng trở thành một thiện nhân và từ một thiện nhân trở thành một thánh nhân. Chỉ khác ở mỗi một điểm: thánh Mađalêna được ơn đổi đời, nhờ gặp gỡ trực tiếp Đức Kitô; còn Augustinô được ơn biến đổi nhờ đức hạnh của người mẹ là Mônica. Có thể nói rằng, qua con người và cuộc đời của thánh Augustinô, hai sự thật được tô đậm:

- Sự thật thứ nhất: không có thánh nhân nào không có quá khứ; không có tội nhân nào không có tương lai.

Đọc lại tiểu sử và sách tự thuật của thánh Augustinô, chúng ta mới thấy được quá khứ của một vị thánh như thế nào, đồng thời cũng thấy được ơn Chúa biến đổi ra sao.

Ngay khi còn nhỏ thánh Augustinô chỉ thích vui chơi và lười học. Để thoả mãn tính mê chơi, thánh Augustinô tìm mọi cách để lừa dối cả cha mẹ và thầy dạy; khi chơi với chúng bạn, ngài lại hay gây sự và mánh mung. Thậm chí rất nhiều lần ngài đã chôm đồ đạc của gia đình đem bán lấy tiền tiêu xài. Đến tuổi vị thành niên, ngài tiếp tục trượt dài trên con đường phóng túng và hư hỏng. Đến lúc được gởi tới Cathage học môn hùng biện, Augustinô đã hoàn toàn mất đức tin khi đi theo lạc giáo Manichê, chống lại Thiên Chúa, chống lại Giáo Hội, và ngày càng dấn sâu trên con đường tội lỗi. Ngài đã sống chung lần lượt với 2 người phụ nữ ngoài hôn thú. Cả khi trốn mẹ sang Milanô nước Ý, thánh nhân vẫn tiếp tục chạy theo danh vọng, phù hoa và khoái lạc.

Năm ngoái, một bộ phim về Thánh Augustinô của Ignatius Press đã được công chiếu trên màn ảnh rộng tại Arlington (Texas). Khác với nhiều phim về các thánh khác, phim này không ngại kể về khoảng thời gian thánh nhân sống tội lỗi và xung khắc với người mẹ là Thánh Monica; sống theo chủ nghĩa khoái lạc (hedonistic lifestyle) và bỏ ngoài tai những lời khuyên của người mẹ thánh đức.

Đây là một sự thật “rất thật” về quá khứ của một thánh nhân: Augustinô. Thế nhưng, ngang qua quá khứ tội lỗi, chúng ta thấy được sự thật thứ hai.

- Sự thật thứ hai: sức mạnh của ơn Chúa biến đổi nhờ lời cầu nguyện.

Quả vậy, nhờ sự hy sinh cầu nguyện miệt mài suốt 18 năm trường của người mẹ đạo hạnh, cầu nguyện trong nước mắt, trong chay tịnh, cùng với sự ảnh hưởng bởi gương sáng và những lời giảng dạy của thánh Amrôsiô, giám mục thành Milan lúc đó, Augustinô đã được ơn Chúa biến đổi tận căn. Từ một con người bê tha, vương đầy bụi trần và tội luỵ, Augustinô đã trở thành một Kitô hữu chân chính. Từ một tín đồ của lạc giáo Manichê chống lại đức tin Kitô giáo, ngài đã trở thành một ẩn tu, rồi thành một linh mục thánh đức. Từ một giáo sư bổ báng cả Thiên Chúa và chống báng cả Giáo Hội trở thành một vị giám mục tận tuỵ hết mình vì đàn chiên. Và xa hơn thế ngài còn trở thành 1 trong 4 vị đại tiến sĩ lừng danh của Hội Thánh.

Xin được mở ngoặc một chút là hiện nay tại Đại Thánh Đường Thánh Phêrô, phía trên ngai Dức Giáo Hoàng có một chiếc ghế đồng mạ vàng, tượng trưng cho ngai toà của đấng thay mặt Chúa ở trần gian. Ở bốn chân ghế có chạm hình bốn đại thánh tiến sĩ, trong đó có Augustinô. Điều này có ý nói rằng các ngài đã dùng giáo lý và khoa thần học của mình mà nâng đỡ ngai toà thánh Phêrô.

Tất cả cho chúng ta thấy rõ sức mạnh của lời cầu nguyện, sức mạnh của ơn Chúa, vì như lời Chúa Giêsu khẳng định: “Đối với con người thì không thể, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể”.

Con người và cuộc đời của thánh Augustinô mời gọi chúng ta không bao giờ thất vọng đối với những người mà chúng ta cho là hư hỏng, là tội lỗi, là “mất phần linh hồn”. Điều quan trọng là chúng ta biết kiên trì cầu nguyện, kiên nhẫn hy sinh, và nhất là kiên tâm cậy trông vào ơn Chúa. Vì không có tội nhân nào lại không có tương lai, và vì đối với Chúa, mọi sự đều có thể. Amen.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nguồn tin khác về lý do ĐGH Bênêđictô XVI từ chức
Lm Đaminh Nguyễn Ngọc Long
02:06 27/08/2013
Nguồn tin khác về lý do ĐGH Bênêđictô XVI từ chức.

LTS: Trong khi các bản tin từ Hoa Kỳ như Reuters, ABC News, NPR v.v... nói lý do ĐGH Bênêđictô XVI từ chức là vì "God told me to do it: Thiên Chúa đã nói với tôi như thế" thì tại Đức cơ quan Kath.net lai cho rằng ĐGH từ chức không phải vì lý do như thế. Vietcatholic đã đăng bài của Trần Mạnh Trác về vấn đề này. Nay LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long cũng viết tin về vấn đề này nhưng dựa trên Kath.net Chúng tôi đính kèm theo đây 3 bản tin. Thứ nhất bản tin tiếng Đức của Kath.net. Thứ hai bản tin của Reuters. Thứ ba là bản tin của Zenit, cơ quan ngôn luận Công Giáo ở Roma chuyên về tin tức Giáo Hội với mục đích để độc giả rộng đường nhận định

Theo bản tin đăng trên trang Vietcatholic ngày 21.08.2013 của Trần mạnh Trác: „Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI. đã giải thích lý do tại sao Ngài từ chức một cách đột ngột: "Thiên Chúa đã nói với tôi như thế," Ngài nói.“

Nhưng ký gỉa Peter Seewald, người quen biết Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. từ nhiều năm nay, đã từng cùng là tác gỉa nhiều sách với Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. từ xưa nay, đã lên tiếng cải chính tin đồn đoán này là không đúng. Ký giả Seewald cho đó là loại tin vô căn cứ bày bịa.

Ông khẳng định là cách đây không lâu đã đến thăm Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. và cũng đã nói chuyện đề cập đến việc ngài từ chức. Nhưng Đức nguyên giáo hoàng không hề nói đến theo chiều hướng này. Theo bản tin bằng tiếng Đức trên trang Kath.net ngày 22.08.2013.(Xem bản tin tiếng Đức dưới đây)

Như thế, chúng ta phải tin lời Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI. đã nói hôm 11.02.2013, khi ngài loan báo ý định thoái vị:„Sau khi nhiều lần xét mình trước mặt Thiên Chúa, tôi đã đi tới sự chắc chắn rằng sức lực của tôi, vì tuổi cao, không còn thích hợp nữa để thi hành sứ vụ Phêrô một cách thích đáng nữa. Tôi ý thức rõ sứ vụ này, do yếu tính thiêng liêng, phải được chu toàn không những bằng hoạt động và bằng lời nói, nhưng còn bằng đau khổ và cầu nguyện.

Tuy nhiên, trong thế giới ngày nay, đang chịu những biến chuyển mau lẹ và bị giao động vì những vấn đề có tầm quan trọng lớn đối với đời sống đức tin. Để cai quản con thuyền của Thánh Phêrô và loan báo Tin Mừng, cần có nghị lực cả thể xác lẫn tâm hồn, nghị lực mà trong những tháng gần đây bị suy giảm nơi tôi đến độ tôi phải nhìn nhận mình không có khả năng thi hành tốt sứ mạng đã được trao phó cho tôi.

Vì thế, với ý thức rõ ràng về hành vi hệ trọng này, với tự do hoàn toàn, tôi tuyên bố từ bỏ sứ vụ Giám Mục Roma, người kế vị Thánh Phêrô, được ủy thác cho tôi do tay các Hồng Y ngày 19 tháng 4 năm 2005.“.

Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. là một thần học gia, một học gỉa uyên thâm vừa có bộ óc suy tư bao la thâm sâu, vừa là một người có lòng đạo đức khiêm nhượng và đơn sơ, đồng thời vừa có trái tim nhậy cảm của một nhà nghệ thuật chơi nhạc cụ, cùng vừa có bàn tay khéo léo tài nghệ viết lách chữ nghĩa trong sáng không mỏi mệt, cùng chơi đàn dương cầm điêu luyện.

Đức tin và lý trí xưa nay là luôn là hướng chủ đề cho những suy tư, bài viết cùng những biểu lộ của ngài. Vì thế có thể hiểu là Đức nguyên giáo hoàng Benedicto XVI. không nói“ Thiên Chúa đã nói với tôi như thế“, mà theo như Peter Seewald đã khẳng định là tin vô căn cứ bày bịa.

Đức đương kim Giáo Hoàng Phanxico đã ca ngợi vị tiền nhiệm Benedicto XVI. của mình: „ Tôi rất qúi mến ngài. Với tôi ngài là người của Thiên Chúa, một người tràn đầy lòng khiêm nhượng, một người chuyên chăm cầu nguyện. Tôi đã rất đỗi vui mừng hạnh phúc, khi ngài được bầu chọn là Giáo hoàng. Và cả khi ngài thoái vị, với tôi ngài là một người cao cả... Chỉ người cao cả mới có thể làm được chuyện này. Ngài là một người của Thiên Chúa, người của cầu nguyện.“

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long

Bản tin của Kath. Net

Kath.net 22. August 2013, 19:01

Papstkenner Peter Seewald: alles Quatsch und frei erfunden!

Benedikt-Biograph Peter Seewald hat im Gespräch mit kath.net die von der römischen Zenit-Agentur verbreiteten Behauptungen über den Rücktritt von Papst Benedikt als Unsinn zurückgewiesen. Seewald war selber vor kurzem beim Benedikt XVI.

München (kath.net) "Ich kann dazu nur sagen, es ist alles Quatsch und frei erfunden." Dies meinte Peter Seewald, Co-Autor zahlreicher Bücher von Joseph Ratzinger, hat am Donnerstag im Gespräch mit kath.net die von der römischen Zenit-Agentur verbreiteten Behauptungen über den Rücktritt von Papst Benedikt als Unsinn zurückgewiesen. Die Agentur hatte unter Berufung auf eine anonyme Quelle im Zusammenhang mit dem Rücktritt von einer mystischen Erfahrung gesprochen. „Gott hat es mir gesagt“, soll Benedikt XVI. angeblich gesagt haben. Und Gott habe in ihm den absoluten Wunsch aufkommen lassen, mit ihm allein im Gebet zu sein, hieß es weiters bei Zenit. Sein Rücktritt sei deshalb auch keine Flucht vor der Welt gewesen, sondern vielmehr eine „Flucht in Gott“.

Peter Seewald, der Papst Benedikt XVI. seit Jahren gut kennt und immer wieder treffen durfte, dazu gegenüber kath.net: "Auch wenn auf diesen Blödsinn alle Medien hereingefallen sind. Ich kann mich hier auf beste Quellen berufen. Ich selbst habe Benedikt XVI. vor kurzem besucht, und wir haben auch über den Rücktritt gesprochen. Er hat sich in keinster Weise in dieser Richtung geäußert."


Bản tin của Reuters

VATICAN CITY (Reuters) - Former Pope Benedict has said he resigned after "God told me to" during what he called a "mystical experience," a Catholic news agency reported.

Benedict, whose formal title is now Pope Emeritus, announced his shock resignation on February 11 and on February 28 became the first pontiff to step down in 600 years.

"God told me to do it," the Zenith agency quoted Benedict as saying to a visitor to the convent in the Vatican gardens where he is living out his retirement in near isolation.

According to the agency, Benedict told his visitor, who asked to remain anonymous, that God did not speak to him in a vision but in what the former pope called "a mystical experience."

According to Italian media, Benedict's decision to step down was influenced by the various scandals that blighted his eight-year papacy, including the arrest of his personal butler for leaking private documents alleging corruption in the Vatican.

He was succeeded by Pope Francis, the former Cardinal Jorge Mario Bergoglio of Argentina, who was elected as the first non-European pontiff in 1,300 years.

According to the Rome-based Zenith, Benedict told his visitor that the more he observes the way Francis carries out his papal duties, the more he realized the choice was "wanted by God."

Last Sunday, Benedict spent a day at the papal summer retreat at Castel Gandolfo, south of Rome, to escape the heat of the capital.

The visit indicated that the 86-year-old ex pope's health was good enough for him to travel. There had been media reports that since his resignation, Benedict's health had deteriorated dramatically.


(Reporting by Philip Pullella; Editing by Alison Williams)

Bản tin Zenit

Benedict XVI Visits Castel Gandolfo

Rome, August 21, 2013 (Zenit.org) Salvatore Cernuzio | 3818 hits

The Pope Emeritus on Sunday spent a few hours at Castel Gandolfo, at the residence where he passed his summers as Pope.

According to reports from Vatican sources, Benedict XVI spent about three hours at the papal summer residence, walking in the palace gardens, praying the rosary and attending a piano concert of classical music. He then returned in the evening to the Mater Ecclesiae monastery, where he now lives.

The four consecrated women of Communion and Liberation who cared for Benedict XVI's papal apartments, and continue to take care of his living quarters, accompanied him on his excursion.

Mystical

Now more than six months after the announcement that shook the world, Benedict's decision to live a hidden life is still being reflected upon. Some have had the privilege to listen to the Pope Emeritus himself speak about his choice. Despite his cloistered life, Benedict has allowed -- sporadically and only on certain occasions -- some private visits at Mater Ecclesiae.

.One such visitor, who met with the Pope Emeritus several weeks ago, reported that Benedict spoke of his motivations for resigning.

“God had told me," he said, clarifying that it was not any kind of apparition or phenomenon of that kind, but rather a “mystical experience” in which the Lord had developed in his heart an “absolute desire” to remain alone with Him, withdrawn in prayer.


Ratzinger, the anonymous source revealed, declared that this “mystical experience” has lasted all these months, increasing more and more the longing for a unique and direct relationship with the Lord. In addition, the Pope Emeritus reflected that the more he observes the “charisma” of Pope Francis, the more he understands that his choice was “the will of God."

(August 21, 2013) © Innovative Media Inc.
 
Sự tha thứ trước hết phải đến từ Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
07:17 27/08/2013


Nhân chứng của Claire Lý người Cambuchia

ROME, 26 tháng 8, 2013 (Le Monde vu de Rome) – “Chúa Giêsu trên thập giá đã không nói “Ta tha cho chúng”, nhưng Người đã nói “Xin Cha tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm.” “Nên tôi phải đón nhận sự tha thứ của Thiên Chúa, trước khi có thể tha thứ cho kẻ khác. Tha thứ là một ân sủng phải tiếp nhận, không phải là một sở hữu tôi có và có thể chia xẻ cho bất cứ một ai.” Đây là lời bà Claire Lý người Cambuchia giải thích, bà hiện đang sống tại Pháp kể từ năm 1980.

Là người mẹ của ba đứa con, Claire Lý là người Phật tử đã theo đạo Công Giáo, sau khi bà thấy thảm trạng của vụ diệt chủng do bọn Khmer Đỏ gây nên. Dưới chính sách độc tài của Pol Pot (1975-1979), Bà Lý, khi đó là một giáo sư còn trẻ tuổi dậy môn tâm lý, đã thấy một số lớn những người thân yêu bị thảm sát.

Khi tới Pháp, nỗi đau phải chịu đựng đã khiến bà thay đổi và thúc đẩy bà lựa chọn đạo Công Giáo: “là tình yêu, một đáp trả duy nhất cho sự đau khổ.”

Bên lề “Đại Hội Thân Hữu giữa các Dân Tộc” tại Rimini bà tham dự, Claire Lý kể lại cho độc giả Zenit một vài giai đoạn của lịch sử đời mình.

Xin bà cho biết những trường hợp nào khiến bà từ bỏ Phật Giáo để chọn đạo Công Giáo ?

Tại Cambuchia, tôi đã mất hết tất cả, người ta đã đưa tôi đến ruộng đồng, tôi đã mất hết mọi điểm tựa, đã mất hết bạn bè... Khi người ta mất hết điểm tựa, thì không còn biết mình là ai: việc đánh mất căn tính là điều khó khăn nhất.

Trong những thời gian đầu, tôi bắt đầu nguyền rủa Thượng Đế của người Tây Phương, vì tôi cho rằng Tây Phương có trách nhiệm chính về thảm họa của tôi. Cho đến một ngày kia, một sự thinh lặng đã bao phủ trên ruộng đồng, làm cho tôi hiểu được lần đầu tiên rằng nỗi đau của tôi cũng là của những người khác.

Rồi năm 1980 – tôi là một người tị nạn chính trị tại Pháp – tôi đã bắt đầu đọc Phúc Âm và tôi khám phá rằng Chúa Giêsu Kitô cũng đã là một kẻ hành khất như tôi. Điều này đã khuyến khích tôi rất nhiều.

Giai đoạn thứ ba, quyết định hơn, là việc khám phá ra Mình Thánh Chúa. Tôi đã chăm chú nhìn Mình Thánh và tôi đã nghe được tiếng gọi của Chúa, tôi đã quỳ với những yếu đuối của một phụ nữ. Vào lúc đó, tôi nói: “Vâng, con muốn được làm môn đệ của Chúa Giêsu.” Tôi đã được rửa tội năm 1983.

Tại sao bà đã chọn dạo Công Giáo ?

Không phải tôi đã chọn đạo Công Giáo, mà chính Chúa Giêsu Kitô đã gọi tôi. Điều độc nhất tôi đã làm là đáp lại lời mời gọi của Người. Đặc điểm mạnh nhất của đạo Thiên Chúa là chính Chúa đã đến để gặp chúng ta. Đức tin của chúng ta được xây dựng trên việc Nhập Thể, trên sự kiện Thiên Chúa làm người: rất nhiều Kitô hữu đã quên mất đặc điểm này.

Bà đã có thể tha thứ cho những người làm hại bà không ?

Rất khó tha thứ cho bọn Khmer Đỏ! Tôi muốn bắt đầu từ một kinh nghiệm sống với con gái tôi: chúng tôi đã đến nơi các anh em tôi, cha tôi và chồng tôi bị giết. Con gái tôi không được biết cha nó: tôi có mang nó được hai tháng khi thảm kịch xẩy ra. Chúng tôi đã cùng với các bạn hữu Phật tử đến đó, họ đã học lại giáo huấn của Đức Phật, rằng những hành động xấu sẽ bị trừng phạt, nhưng đồng thời, những hành động ấy phải được thực hiện. Cùng với con gái tôi, chúng tôi đã đọc kinh Lạy Cha: “Xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha cho những kẻ có nợ chúng con". Và ngay lúc đó, chúng tôi tự hỏi xem chúng tôi đã tha thứ cho bọn Khmer Đỏ chưa? Câu trả lời là ‘Không’. Làm sao chúng tôi có thể nói ‘không” khi là môn đệ của Chúa Giêsu Kitô và biết rằng việc tha thứ là trọng tâm của đời sống Kitô? Cho nên tôi đã bảo con gái tôi là chúng mình phải nhìn Chúa Giêsu trên thập giá. Chúa đã không nói “Ta tha tội cho chúng”, nhưng đã nói “Lạy Cha xin tha cho chúng vì chúng không biết việc chúng làm". Do đó cùng với con tôi, chúng tôi đã nói với Chúa Cha: “Lạy Cha, chúng con đây, chúng con là những người đàn bà yếu đuối, chúng con không thể tha thứ cho bọn Khmer Đỏ nhưng chúng con xin trao phó vào tay Cha." Rồi chúng tôi dâng những yếu đuối và những kẻ bách hại chúng tôi cho Chúa Cha, vì chúng tôi cho rằng tất cả những tội ác của nhân loại đều là tội ác chống lại Chúa Giêsu Kitô. Đối với tôi, tha thứ là một ân sủng của Chúa, một ân sủng vượt qua chính con người của tôi. Do đó tôi phải đón nhận sự tha thứ của Chúa, trước khi tha thứ cho kẻ khác. Tha thứ là một ân sủng phải đón nhận, và không phải là một điều tôi sở hữu và có thể chia xẻ cho bất cứ một ai. Trước hết phải đón nhận qùa tặng này từ Thiên Chúa.

Bà có thể làm chứng cho điều gì trước một Âu Châu và nước Pháp trần tục hóa ?

Tôi không tin là nước Pháp đang từ bỏ đức tin vào Thiên Chúa. Điều không còn tồn tại ở Pháp là “tôn giáo xã hội”, theo đó tôi đến nhà thờ vì tất cả mọi người đều đến. Người Pháp sống đức tin như một sự kết hợp với Chúa Giêsu Kitô: thực tại này làm cho chúng ta có thể thoát ra khỏi cái tôn giáo xã hội. Chúa Kitô mời gọi chúng ta phải là “muối đất”. Khi một người làm bếp thêm muối cho thức ăn ngon hơn, nhưng nếu cho quá nhiều muối thì sẽ không nuốt được. Các Kitô hữu là muối, và phải làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Tôi đã trình bầy trong nhiều đại hội tại Pháp, và đã gặp rất nhiều người sống đức tin thành thật; có thể họ không đi lễ mỗi Chúa Nhật, nhưng Phúc Âm còn đó và họ cố gắng yêu mến theo Tin Mừng. Giáo Hội Pháp được mời gọi để làm muối cho xã hội Pháp: Thiên Chúa của chúng ta là một Thiên Chúa đồng hành, như Chúa Giêsu đã đồng hành với các môn đệ trên đường Emmau. Ơn gọi Kitô là làm bạn đồng hành trên đường đi, không phải là đến với người khác để buộc cho người ấy phải tin như chúng ta. Cần có một con đường để xây dựng con người mới ở đây, con người Pháp có điều muốn nói với chúng ta: đó là điều Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã nói tại Ba Lê với Dân Ngoại.
 
Nguy cơ thế giới chiến tranh lần thứ ba.
Đặng Tự Do
09:23 27/08/2013
Bashar al-Assad bị cáo buộc đã dùng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công vào Ghouta
Một giám mục Công Giáo Chalđê ở Syria đã cảnh báo rằng sự can thiệp của phương Tây vào nước này có thể dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới.

"Nếu có một sự can thiệp vũ trang thì tôi tin rằng, một cuộc chiến tranh thế giới sẽ nổ ra", Đức Cha Antoine Audo, Dòng Tên cảnh cáo.

"Chúng tôi hy vọng rằng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha đối thoại thực sự giữa các bên tham chiến để tìm một giải pháp có thể là một bước đầu tiên để ngăn chặn chiến tranh thế giới," ngài nói thêm.

Chính phủ của tổng thống Bashar al-Assad bị cáo buộc đã dùng vũ khí hóa học trong cuộc tấn công vào Ghouta, một vùng ngoại ô của thủ đô Damascus, hôm 21 tháng 8, làm 1000 người thiệt mạng.

Hôm thứ Hai 26/08, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tuyên bố rằng việc sử dụng vũ khí hóa học của Syria là "không thể phủ nhận" và là một "khiêu khích đạo đức". Giọng điệu tức giận của John Kerry khiến cho người ta lo ngại rằng Hoa Kỳ không còn xem xét đến việc có nên tấn công vào Syria hay không nhưng vấn đề chỉ còn là làm thế nào và khi nào thì bắt đầu.

Syria đã nhiều lần phủ nhận rằng quân đội nước này không hề sử dụng vũ khí hóa học chống lại người dân của họ tại Damascus trong khi Anh và Mỹ đang thảo luận về kế hoạch can thiệp quân sự để đáp trả lại cuộc tấn công này.

Ngoại trưởng Walid al-Moallem cũng cảnh báo phương Tây rằng chế độ của tổng thống Bashar al-Assad sẽ tự bảo vệ mình bằng cách sử dụng "tất cả các phương tiện sẵn có" nếu bị tấn công.

Moallem thách thức Washington và London đưa ra những bằng chứng cho thấy chính phủ Damascus đứng đằng sau cái chết của hàng trăm người dân ở vùng ngoại ô Ghouta hiện nằm trong tay phe phiến loạn.

"Họ nói rằng quân đội Syria đã làm điều này, tôi phủ nhận nó tất cả và hoàn toàn", al-Moallem nói trong một cuộc họp báo ở Damascus. "Không có quốc gia nào trên thế giới lại đi sử dụng một loại vũ khí hủy diệt hàng loạt để chống lại chính người dân của mình."
 
Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai tố cáo các nước mưu toan nuôi dưỡng xung đột trong thế giới Ả Rập
Đặng Tự Do
09:26 27/08/2013
Nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Maronite đã nói với Đài phát thanh Vatican hôm thứ Hai 26/8 rằng "các quốc gia bên ngoài, đặc biệt là ở phương Tây; và ở những nơi khác nữa, đang góp phần kích động" các cuộc xung đột ở Ai Cập, Iraq và Syria.

Đức Hồng Y Bechara Boutros Rai nói ngài tin rằng “có một kế hoạch tiêu diệt thế giới Ả Rập vì lợi ích chính trị và kinh tế, một âm mưu làm cho các cuộc xung đột giữa người Hồi Giáo Sunni và người Hồi giáo Shiite càng trầm trọng càng tốt.”

Đức Thượng phụ Maronite cho biết ngài đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng bày tỏ mối quan tâm của ngài về vấn đề này hai lần.

Đức Hồng Y đã bày tỏ sự ngỡ ngàng của ngài trước thái độ của Hoa Kỳ và các nước phương Tây khi họ bênh vực cho tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo mà trong quá khứ chính Hoa Kỳ và các nước phương Tây đã cho rằng đây là một tổ chức khủng bố nguy hiểm có liên quan chặt chẽ với Al Qaeda.

Đức Hồng Y Rai nói thêm rằng tình hình ở Trung Đông đang ngày càng tồi tệ, rằng "bất cứ khi nào một cuộc xung đột nổ ra ở Trung Đông, bất cứ khi nào hỗn loạn xảy ra thì liền ngay sau đó các nhóm Hồi giáo tấn công các cộng đồng Kitô hữu thiểu số, như thể họ luôn luôn là vật tế thần".
 
Các Giám Mục Nhật chống lại việc tái vũ trang quân đội
Đặng Tự Do
09:53 27/08/2013
Tờ Quan Sát Viên Rôma số ra ngày 24 tháng 8 cho biết các giám mục ở Nhật Bản gọi Điều 9 của Hiến pháp quốc gia là một "kho tàng cần phải bảo vệ" trong khi đang có những mưu toan tại quốc hội Nhật Bản nhằm loại bỏ điều này khỏi hiến pháp.

Điều 9 hiến pháp Nhật cấm nước này không được sử dụng lực lượng quân sự trong các tranh chấp quốc tế và nghiêm cấm việc dùng chiến tranh như một giải pháp cho các cuộc xung đột.

Chủ tịch Hội đồng Giám mục Nhật Bản, Đức Tổng Giám mục Peter Takeo Okada của thủ đô Tokyo, nói thêm rằng Hiến pháp - được ban hành vào năm 1946 và có hiệu lực vào năm 1947 - là "một kho tàng quý giá trên thế giới mà Nhật Bản có thể tự hào".

Hiến pháp được soạn thảo trong thời gian các nước đồng minh chiếm đóng Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ hai. Đây là một hiến pháp cứng rắn không được sửa đổi từ khi được ban bố.

Chính phủ của thủ tướng Shinzo Abe hiện đang hỗ trợ khả năng sửa đổi hiến pháp bắt đầu với Điều 96 là điều cấm không được sửa đổi Hiến pháp.
 
ĐTC: Nhìn nhận tội lỗi, chấp nhận lòng thương xót của Chúa .
Pt Huỳnh Mai Trác
10:28 27/08/2013

Vatican {CNS} – Chúa Giêsu nói với các môn đệ là đường vào nước Thiên Đàng như là “cửa hẹp”, Đức Thánh Cha nói , không phải Chúa làm cho ơn cứu độ trở nên khó khăn, nhưng chính bởi con người khó khăn trong việc không nhận biết tội lỗi của mình và trông cậy vào lòng thương xót bao la của Chúa . Chúa Giêsu là “cửa ngõ của ơn cứu độ “ . Đức Thánh Cha nói với các khách hành hương vào ngày 26 tháng 8 trước giờ đọc kinh Truyền Tin ở Quảng trường Thánh Phêrô . “ Cửa ngõ của Chúa Giêsu không bao giờ đóng kín, mà luôn luôn mở rộng và luôn mở rộng cho tất cả mọi người , không phân biệt một ai, không lọai trừ một người nào, và cũng không một đặc ân cho một ai . Đức Thánh Cha nói là sẽ có vài người bi quan nói , nhưng thưa Cha, chắc chắn con sẽ bị lọai ra vì con có quá nhiều tội lỗi to lớn .Con đã làm quá nhiều điều xấu xa trong đời của con” . Nhưng Đức Thánh Cha quả quyết, “Không ngươi không bị gạt ra ngòai”. Khi giảng về bài Phúc Âm của thánh Luca 13:22-30. Đức Thánh Cha nói: “Ngỏ hẹp của Chúa Giêsu không phải là lối vào phòng tra tấn . Nhưng Chúa Giêsu nói là chúng ta hãy mở lòng ra với Chúa, nhận biết chúng ta là những kẻ tội lỗi, cần đến ơn cứu độ của Chúa, sự tha thứ của Chúa, và tình thương yêu của Chúa, nhất là lòng khiêm nhường để đón nhận lòng thương xót và để Chúa sửa đổi thành con người mới .
 
Đức Hồng Y Pell gợi ý bốn điểm về tự do tôn giáo
Vũ Văn An
20:04 27/08/2013
Tuần trước, Đức HY George Pell, TGM Sydney, có đọc một bài diễn văn hàng năm về tự do tôn giáo tại phân khoa luật của Đại Học Notre Dame tại Sydney, trong đó ngài nhấn mạnh tới việc các chính phủ và tòa án Phương Tây đang tìm cách áp đặt một số thế giới quan liên quan tới các mối liên hệ, tới gia đình, tính dục, phá thai và kỹ thuật sinh sản, và do đó đang trở thành mối đe dọa cho tự do tôn giáo trong các nước này, dù đây chưa hẳn là đe dọa sống chết, nhưng dù sao vẫn hết sức nghiêm trọng.

Đức Hồng Y, nhân dịp này, đã cho cử tọa một ngữ cảnh đối với các thách đố trên bằng cách trình bày các con số thống kê về những người sẵn sàng hiến đời mình cho đức tin. "Dù với bất cứ ước lượng nào, điều rõ ràng là trong thế kỷ 20, các Kitô hữu bị giết vì đức tin đông hơn cả 19 thế kỷ trước cộng lại”. Đức Hồng Y Pell cũng nhắc tới tín hữu của các tín ngưỡng khác đã và đang chịu nhiều bách hại bạo lực.

Ngài bảo rằng “Cám ơn Chúa, ở Úc và ở phần lớn các nước Phương Tây, tự do tôn giáo không phải là vấn đề sống chết. Các thách thức ta đang phải đương đầu thuộc một loại khác hẳn, tuy nhiên không kém nghiêm trọng”.

Đa dạng và khoan dung

Ngài ghi nhận việc kỳ thị tại Anh và Hoa Kỳ, những nơi người ta rất thường bị phạt, bị đuổi việc, bị tước quyền cung cấp dịch vụ cho thiếu nhi cũng như huấn đạo chỉ vì tuân giữ, thậm chí chỉ phát biểu, các xác tín tôn giáo và lương tâm về các vấn đề như phá thai, hôn nhân và tính dục.

Ngài bảo: “Trong hòan cảnh này, vấn đề tự do tôn giáo phát sinh không phải vì những cuộc bách hại bạo lực mà là vì quyết tâm của các nhà cầm quyền chính phủ cũng như của các tòa án nhằm áp đặt một thế giới quan đặc thù, nhất là trong hai lãnh vực có liên quan mật thiết với nhau: một đàng là các mối liên hệ, gia đình và tính dục, đàng kia là phá thai và kỹ thuật sinh sản”.

Bất kể các loại tấn công trên xuất phát một cách trực tiếp hay với điều ngài gọi là “chiến thuật xúc xích” nghĩa là lần lượt từng mảng, chúng vẫn thường được cổ vũ dưới chiêu bài “đa dạng, khoan dung và nhân quyền”.

Tuy nhiên, theo Đức HY, “đa dạng mà người ta đi tìm xem ra nghiêng nhiều về việc bắt người ta phải hành động phù hợp với các mục tiêu của ý niệm duy tục đầy tính đế quốc. Khoan dung mà người ta rao giảng xem ra bị giới hạn vào việc cho phép Kitô hữu suy nghĩ cách khác nếu họ thực sự phải làm như thế, bao lâu họ chịu giữ các suy nghĩ ấy cho riêng họ và trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được tìm cách mang chúng ra hành động. Luận điểm nhân quyền, một luận điểm thường dựa vào bình đẳng và tự do, trên thực tế đã kết cục ở chỗ coi một số quyền mạnh đủ để dập tắt các quyền khác”.

Đức HY Pell cho rằng ở Úc, người ta vẫn còn thời cơ “gây náo động về việc trên”. Trong hậu cảnh ấy, ngài khuyến khích một sự hợp tác tôn giáo lớn hơn để bảo vệ các giá trị chung, như đang diễn ra tại nhiều nước khác. Thí dụ, tại Hoa Kỳ, đang có sự liên minh giữa người Baptist và người Công Giáo chống lại chỉ thị ngừa thai và triệt sản của chính phủ.

Sau đó, Đức HY Pell trình bày bốn điều căn bản cho thấy thực ra tự do tôn giáo có nghĩa gì trên thực tế.

1. Tự do tôn giáo không phải là tự do đến nhà thờ vào ngày Chúa Nhật hay cầu nguyện tại nhà. Nó cũng có nghĩa được tự do hành động nơi công cộng dựa vào các niềm tin của mình, được lên tiếng về chúng và tìm cách thuyết phục người khác. Nó có nghĩa không bị cưỡng bức hay đe dọa phải im lặng dưới các đạo luật kiểm soát ngôn luận và bình đẳng hay bị gán cho tội “ghét đồng tính”, “kỳ thị”, “phản chọn Lựa” hay “tôi bị xúc phạm”.

2. Tự do tôn giáo có nghĩa: được tự do cung cấp các dịch vụ nhất quán với các tín lý của tôn giáo bảo trợ. Không chính phủ hay người nào khác có quyền nói với các cơ quan tôn giáo rằng “chúng tôi thích việc làm của các ông với các phụ nữ khốn khổ; chúng tôi chỉ cần các ông cũng cung cấp việc phá thai cho họ nữa” hay “chúng tôi thực sự thích các trường học của các ông, nhưng chúng tôi không thể để các ông dạy rằng hôn nhân giữa một người đàn ông và một người đàn bà tốt hơn hay đúng hơn các lối phát biểu yêu thương và tính dục khác”. Các cơ quan của chúng ta có đó cho mọi người, có kỳ thị ai đâu, nhưng cung cấp các giáo huấn và hành động khác biệt. Trong một đất nước giầu có và tân tiến như Úc, dành chỗ cho các cơ quan tôn giáo đâu phải là việc khó khăn.

3. Tự do tôn giáo có nghĩa: có khả năng sử dụng ít nhất một khối chủ lực các nhân viên sẵn sàng hỗ trợ triết lý sống (ethos) của tôn giáo bảo trợ. Mọi công trình Công Giáo trước hết và trên hết là các công trình tôn giáo. Các bệnh viện, trường học, đại học, cơ sở an sinh, các dịch vụ cho người tị nạn, người khuyết tật và người vô gia cư đều được lập ra vì đây là điều đức tin của ta vào Chúa Kitô thúc đẩy ta làm. Những người thiện chí vui lòng giúp ta trong các công trình này trong tư cách nhân viên hay thiện nguyện viên không cần phải có cùng niềm tin như ta, nhưng họ cần phải vui lòng hỗ trợ niềm tin đó và làm việc trong môi trường của nó. Điều cũng chủ yếu là được quyền ưa thích những người tích cực dấn thân cho các xác tín tôn giáo ở ngay tâm điểm các dịch vụ này. Không chỉ cần những vị CEO hay thầy cô dạy về tôn giáo là Công Giáo là đủ. Không phải là chuyện kỳ thị bất công khi thích tuyển những người Công Giáo dấn thân cho các dịch vụ Công Giáo, nhưng quả là cưỡng bức khi mưu toan can thiệp vào hay hạn chế quyền tự do của ta được làm như vừa nói. Không ai lại mơ đến việc gợi ý cho Đảng Lao Động sử dụng một số đảng viên tranh đấu của Đảng Tự Do.

4. Tự do tôn giáo và tài trợ của chính phủ. Nhà nước thế tục trung lập về phương diện tôn giáo và không có sứ mệnh gì phải loại bỏ tôn giáo cả, nhất là khi đại đa số dân chúng theo Kitô Giáo hay theo các tôn giáo lớn khác. Thành viên của Giáo Hội cũng nộp thuế như mọi người. Các mức độ đáng kể trong việc tài trợ của chính phủ không hề là lý do khiến người ta ngăn cấm các trường, các bệnh viện và các cơ quan an sinh tôn giáo cung cấp các dịch vụ tương ứng với các tín điều của họ; không đủ lý lẽ để cưỡng bức họ hành động chống lại các nguyên tắc của họ. Việc tách biệt Giáo Hội và nhà nước đem lại nhiều che chở quan trọng cho các cộng đồng tôn giáo, chống lại sự can thiệp của chính phủ vào việc nội bộ của họ. Trong một xã hội tự do như xã hội Úc, các nhóm khác nhau có quyền thực hiện các đóng góp khác biệt, miễn không gây hại đối với ích chung. Chúng ta cần cổ vũ một tính đa nguyên đầy khoan dung, chứ không phải chủ nghĩa thế tục đầy bất khoan dung.

Sắc lệnh Milan

Đức Hồng Y Pell nhắc mọi người nhớ năm nay là năm kỷ niệm lần thứ 1,700 Sắc Lệnh Milan và việc hoàng đế Constantinô ban tự do tôn giáo cho các Kitô hữu sau cuộc bách hại Kitô Giáo kéo dài suốt trong 300 năm trước đó. Ngài nói rằng dịp kỷ niệm này là cơ hội tốt để ta củng cố tự do tôn giáo, và ngài đưa ra các gợi ý sau đây:

* Bảo vệ, chứ không miễn trừ: các luật lệ chống kỳ thị của tiểu bang và của liên bang thường bao gồm một loạt các “miễn trừ” hay “ngoại lệ” đối với các tổ chức tôn giáo (và những nhóm khác). Mục đích của các miễn trừ này là để bảo vệ các quyền khác, nhưng ngôn ngữ miễn trừ tạo nên cảm tưởng này: chúng chỉ là các nhượng bộ hay giấy phép đặc biệt để kỳ thị do nhà nước cấp ban vì các lý do chính trị. Đây là điều hoàn toàn gây sai lạc và không giúp được ai cả, ngoại trừ những người muốn trình bày tình thế cách sai lạc và loại bỏ các che chở đối với tự do tôn giáo. Ngôn ngữ miễn trừ nên được thay thế bằng ngôn ngữ bảo vệ, vì nó rõ ràng cho thấy nhân quyền đang được bảo vệ.

* Thực thi các quyền khác không phải là kỳ thị: Giáo Sư Nicholas Aroney và Giáo Patrick Parkinson từng gợi ý rằng việc ngăn cấm kỳ thị trái với luật lệ nên được soạn thảo cách nào đó để khi quyền tự do tôn giáo, tự do lập hội hay phát biểu văn hóa được thực thi một cách hợp pháp, thì không bị coi hay phán kết là kỳ thị cách bất hợp pháp. Tuy không phải là những người đầu tiên gợi ý như thế, ý kiến của họ đáng được ta xem sét cách nghiêm chỉnh. Coi những quyền này như miễn trừ là củng cố cảm tưởng mạnh mẽ này: chống kỳ thị quan trọng hơn các quyền khác và luôn đánh bại các quyền này. John Finnis từng nhận định rằng luật chống kỳ thị quan tâm tới việc liệu việc đối xử phân biệt có được biện minh hay không. Sử dụng ngôn ngữ “kỳ thị” nguy hiểm ở chỗ nó muốn nói: đối xử phân biệt là điều không được biện minh, ngay cả khi “được miễn trừ”.

* Bảo vệ các cá nhân cũng như các nhóm: Các cá nhân là những người mang quyền lợi và lạ lùng thay các bảo vệ cho tự do tôn giáo trong các luật lệ chống kỳ thị chỉ chú tâm tới các nhóm và các định chế nhiều hơn là các cá nhân. Cũng như bao giờ, các quyền của người khác đối với hàng hóa và dịch vụ cần được bảo vệ, nhưng cần phải có những điều khoản minh nhiên để bảo vệ các cá nhân, chống lại các cưỡng bức bắt họ phải hành động trái với tín ngưỡng của họ trong việc làm hay trong doanh nghiệp của họ.

* Phải ra luật lệ bảo vệ lương tâm: Thay vì cưỡng bức người ta hành động ngược với các xác tín tôn giáo hay lương tâm họ, như Đạo Luật Sửa Đổi Luật Phá Thai của Victoria hiện nay, các tiểu bang và liên bang nên ra đạo luật bảo vệ các xác tín này, theo chiều hướng quyết nghị được Quốc Hội của Hội Đồng Âu Châu chấp thuận năm 2010. Trong khi đòi buộc các chính phủ phải bảo đảm kịp thời để người dân được “chăm sóc y tế hợp pháp”, quyết nghị này còn chủ trương rằng “không ai, không bệnh viện hay trường học nào bị cưỡng bức, buộc chịu trách nhiệm hay bị kỳ thị bất cứ cách nào vì từ chối thi hành, chứa chấp, trợ giúp, hay đệ trình một cuộc phá thai, một cuộc xẩy thai nhân tạo hay an tử hoặc bất cứ hành động nào có thể gây chết chóc cho một phôi thai hay thai nhi người, vì bất cứ lý do nào”.
 
Top Stories
Saying God is impossible without also saying man
Ugo Sartorio
17:22 27/08/2013
2013-08-28 L’Osservatore Romano - An international congress sponsored by the European Association for Catholic Theology entitled God in Question: Religious Language and Secular Languages. In collaboration with the academic Theological Studium at Bressanone/Brixen it will focus on the theme "European dialogue among believers, people seeking and non-believers", says Martin M. Lintner, the association's Vice-President, considering that against the background of a corrosive secularization and a religious indifference that involves vast sectors of the population, European men and women are increasingly "religiously unmusical", hence dissonant if not alternative to every belief.

The facile prophecies concerning God's second coming, an ambiguous phenomenon that should be judged with prudence since the return of the majority would not be to the religion of the Church, in brief, to the institution, but rather to a rarefied spirituality that often gives in to the short-term gratification of subjective needs.. Therefore the question of speaking of God in such a context remains. Where should we start? How is it possible to attract the proper attention? What should we do to prevent our conversation partner from immediately unplugging – either because he is distracted or overcome by commonplaces?

The matter cannot be reduced to how to talk about God, in which case only a problem of the adjustment of language would apply, in other words the new passwords to access the modern communications circuits. Saying language means saying being in sync, the ability to fit into contexts, a life modelled on words, an experience that opens on to a new way of speaking since, as Paul Ricoeur maintains, "Christianity is an event of language, and, through language, an event of meaning". Making an absolute of what our language on God should be like puts in parenthesis the reason and the thing, takes them for granted, as if we had always known what it was a question of and were merely going in search of new forms of expression.

At the risk of giving in, even in Gospel proclamation, to the mythology of the new. "Putting the how before the why", as Fabrice Hadjadj, a French philosopher of Tunisian origins noted, little by little causes us to succumb to the fascination of the zapper. And this even happens within the Church. Many people think that the crucial point of the new evangelization (what makes it truly new) consists in adapting innovations, in improving communications methods and in a better mastery of the most recent technologies. The Gospel in itself does not work well enough; what we need is the Gospel plus multimedia, the Face of God plus Facebook, the Holy Spirit plus Twitter. The Good News was waiting for the News".
 
The Archbishop of Seoul and Cardinal Grocholewski: education as a means of evangelization in Asia
Fides Agency
17:24 27/08/2013
Seoul – Re-launching education and the formation of the clergy as a way to evangelize Asian nations: is the orientation which emerged during the talks between the Archbishop of Seoul, His Exc. Mgr. Yeom Soo-jung and Cardinal Zenon Grocholewski, Prefect of the Congregation for Catholic Education, present in past days in South Korea to attend the conference of ASEACCU , held at the Catholic University in Seoul.

As reported to Fides Agency, Cardinal Grocholewski said he was "very surprised by the vastness of the Archdiocese of Seoul," saying that "with about 400 major seminarians, Seoul has an important role in the future of the Church in Asia". In fact, the Cardinal added, "the future of the Catholic Church depends on the quality of the priests". The Archbishop of Seoul willingly accepted the invitation, noting: "The Archdiocese of Seoul is willing to support not only the Korean Church, but also other Churches which are suffering or are in need. We will do our best to help the evangelization of the Church in Asia".

Cardinal Grocholewski, also interested in the history of the Korean Church, said that "the history of Christianity in Korea can be measured in terms of sacrifice and martyrdom. The Church has grown thanks to the efforts of the laity. This is a very particular history, which no other Church in the world has".
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại hội Giới Trẻ giáo xứ Trung Nghĩa
Anton Nguyễn
08:27 27/08/2013
Trong tâm tình hiệp thông với giới trẻ toàn thế giới tại Đại hội giới trẻ thế giới lần thứ 28, tổ chức tại Rio De Janeiro, Brazil. Vào ngày 24 tháng 08 năm 2013, giới trẻ giáo xứ Trung Nghĩa đã long trọng tổ chức ngày đại hội giới trẻ với chủ đề: "Cho niềm tin tươi sáng". Đây là lần đầu tiên đại hội được tổ chức, đặc biệt, đại hội được diễn ra trong Năm đức tin, một thời điểm rất thuận lợi cho những người trẻ trong giáo xứ nhìn lại hành trình đức tin của mình để "Ngày càng làm nổi bật niềm vui và lòng hăng say, được biển đổi nhờ gặp gỡ Chúa Ki –tô"( Porta Fidei, số 2).

Xem hình ảnh

Mở đầu đại hội, linh mục quản xứ Phao-lô Nguyễn Đức Vĩnh đã nêu bật vai trò và sứ mạng của người trẻ trong bối cảnh Giáo Hội và xã hội ngày nay là mang Tin mừng Chúa Ki tô đến với mọi người và làm cho thế giới ngày càng tươi sáng hơn. “Chính anh em là muối cho đời và ánh sáng cho trần gian” (Mt 5, 13). Muốn được như vậy đòi mỗi người trẻ phải xây dựng cho mình một niềm tin vững chắc, sống có mục đích và lý tưởng, biết bài trừ các tệ nạn xã hội và nâng cao đời sống tâm linh.

Tiếp sau lời huấn dụ của cha quản xứ là chương trình hùng biện của các bạn trẻ về các vấn đề mà người trẻ quan tâm hiện nay. Điểm nhấn của đại hội năm nay là màn diễu hành tuyên xưng đức tin của hơn một nghìn bạn trẻ trong toàn xứ qua các nẻo đường 7 xã: Thạch Bằng, Thạch Kim, Thịnh Lộc, An Lộc, Bình Lộc, Thạch Mỹ, và Thạch Châu của huyện Lộc Hà, tỉnh Hà Tĩnh. Với thời gian 120 phút, đoàn diễu bằng xe gắn máy và ô tô nối đuôi nhau kéo dài khoảng 3 cây số.

Cao điểm của ngày đại hội là thánh lễ trọng thể do cha quản hạt Phê-rô Nguyễn Văn Vinh chủ sự. Chia sẻ trong thánh lễ, cha Phê-rô nhấn mạnh phẩm chất của người trẻ đang bị xói mòn và biến dạng. Đại hội giới trẻ là dịp tốt để mỗi người trẻ tự vấn lương tâm và quyết tâm sống phù hợp với Lời Chúa dạy. Đức chân phước Gioan Phaolô II đã từng nói: “Giới trẻ không chỉ là đối tượng quan tâm đặc biệt của Giáo Hội, mà họ còn là những tác nhân quan trọng và hữu hiệu của sứ vụ truyền giáo”. Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp gỡ các bạn trẻ tại đại hội thế giới vừa qua cũng là để tái khẳng định điều đó.

Kết thúc Đại hội cha quản xứ đã chủ sự nghi thức sai đi.

Có thể nói đại hội đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng các bạn trẻ cũng như cộng đoàn giáo dân trong xứ. Các bạn đã mang tới đại hội một sức sống tươi trẻ và đầy nhiệt huyết. Người trẻ hôm nay không chỉ là tương lai của Giáo Hội mà chính họ cũng là hiện tại của một Giáo Hội đầy sức sống, một Giáo Hội được xây dựng trên nền tảng Chúa Ki tô và liên kết con cái mình trong tình yêu của Người. Chính hồng ân đức tin giúp các bạn trẻ hiểu rằng đời sống của mỗi người là vô giá, mỗi người là hoa trái của tình yêu. Giáo Hội là tình yêu và mỗi bạn trẻ là một mắt xích quan trọng trong chuỗi tình yêu đó.

Thật vậy, đứng trước những thách đố của thời đại hôm nay, khi mà con người đang ngày càng trở nên vô cảm, thờ ơ với mọi thực tại xung quanh, khép mình trong chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, thì người trẻ được mời gọi một sự dấn thân, biết "ra khỏi" bản thân mình và "ra đi" để đến với người khác, trở nên ánh sáng chiếu tỏa khắp thế gian và muối ướp mặn cho cuộc đời. Các bạn trẻ được mời gọi sống đức tin tươi sáng, đồng thời thông truyền đức tin đó tới mọi người qua việc loan báo Tin mừng: “Đức tin là một món quà mà người ta không thể giữ cho riêng mình, nhưng phải được chia sẻ: nếu chúng ta muốn chỉ giữ nó cho mình, thì chúng ta sẽ trở thành những Kitô hữu bị cô lập, không sinh hoa quả và bệnh tật".(Đức Thánh Cha Phanxico).

Với những hồng ân mà các bạn trẻ tiếp nhận được trong ngày đại hội năm nay sẽ là hành trang các bạn mang trong mình trên mọi nẻo đường học tập và làm việc, để dù bất cứ nơi đâu và trong hoàn cảnh nào, các bạn trẻ của giáo xứ Trung Nghĩa sẽ luôn sống nhiệt thành và can đảm làm chứng cho đức tin của mình. Sống chứng tá đức tin là mang Đức Ki tô đến với mỗi người trong thế giới hôm nay và giúp họ hiểu rằng Ngài là cùng đích của niềm hy vọng cứu độ.

Ước mong rằng với những thành công của đại hội giới trẻ giáo xứ lần này sẽ là tiền đề quan trọng cho những lần tổ chức tiếp theo. Ngọn lửa đức tin của đại hội được thắp sáng lên trong tâm hồn mỗi người trẻ và hi vọng rằng sẽ tiếp tục cháy sáng trên hành trình của các bạn, đồng thời làm lan tỏa ánh sáng đó tới những người mà các bạn được gặp gỡ.

Xin phó thác hành trình của mỗi người trẻ giáo xứ chúng con cho Me La Vang, để nhờ Mẹ và trong Mẹ chúng con sẽ sống niềm tin của mình cách kiên vững và tươi sáng hơn.
 
Giáo xứ Việt Nam Seattle Thắp Nến Cầu Nguyện cho Quê Hương và Giáo Hội VN
Nguyễn An Quý.
09:28 27/08/2013
Giáo xứ Việt Nam Seattle Thắp Nến cầu Nguyện choQuê Hương và Giáo Hội VN

SEATTLE. Hội Chợ Hè lần thứ 20 của Giáo Xứ các Thánh Tử Đạo VN thuộc TGP Seattle năm nay được diễn ra trong ba ngày từ chiều thứ sáu 23 tháng 8 đến chiều Chúa Nhật 25 tháng 8 tại khu vực đất mới của giáo xứ vừa tậu mãi vào giữa tháng 2 năm 2013 với chủ đề “ Tương Lai Đầy Hy Vọng “. Chương trình Hội Chợ được diễn ra trong bầu khí lành mạnh mang truyền thống văn hóa Việt Nam. Về mặt tôn giáo có những lễ nghi trang trọng như chiều khai mạc Hội Chợ có cuộc cung nghinh Xương Thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam và thánh lễ đồng tế do Đức Tổng Giám Mục phó TGP Seattle chủ tế với 10 linh mục đồng tế, hơn 2 ngàn giáo giáo dân trong và ngoài giáo xứ tham dự buổi rước kiệu này. Ngày thứ bảy và Chúa Nhật đều có các Thánh Lễ đồng tế tại lễ đài với nhiều linh mục dâng thánh lễ. Theo thông lệ của những ngày Hội Chợ này, bao giờ giáo xứ cũng dành những giây phút đầy thiêng liêng và trang trọng để hướng về Quê hương và Giáo Hội Việt Nam. Đó là đêm canh thức: Thắp Nến cầu nguyện cho Quê hương và Giáo Hội Việt Nam được cử hành trọng thể vào tối thứ bảy ngày 24 tháng 8, tức đêm thứ hai của Hội Chợ. Đêm đặc biệt này thật là một đêm vô cùng phong phú với chương trình Đại Nhạc Hội có sự hiện diện của những ca sĩ nổi danh như Lưu Bích, Trịnh Lam, Mỹ Huyền cùng nhiều ca sĩ nổi tiếng tại xứ Cao Nguyên Tình Xanh và do 2 MC linh hoạt, duyên giáng dẫn chương trình. Đó là linh mục Hải Đăng và MC Diệu Quyên SBTN.

Chiều thứ bảy trời khá đẹp, mới hơn 6 giờ chiều lượng người đổ về khu vực Hội Chợ khá đông đảo. Thánh lễ chiều thứ bảy được cử hành lúc 5 giờ và chấm dứt khoảng hơn 6 giờ 30. Ban tổ chức đang chuẩn bị sân khấu để đi vào chương trình Đại Nhạc Hội theo dự trù sẽ bắt đầu lúc 7 giờ tối. Ban nhạc vừa bắt đầu dạo nhạc thì bổng nhiên bị mất điện nên tất cả đều ở trong tình trạng im lìm. Ban Tổ Chức Thông báo hệ thống điện bị trở ngại. Mọi người tuy mất vui nhưng lại được dịp rảo bước quanh các gian hàng Hội Chợ để vừa chiêm ngưỡng, vừa thưởng thức các món ăn quê hương khá thú vị.

Xem hình

Khoảng hơn 7 giờ tối, tôi đi một vòng quanh khu vực, nhìn vào các ghế ngồi thì thấy đã đầy kín cả. Trời càng về chiều, càng dễ chịu với nhiệt độ trên dưới 70 độ F. Sau hơn1 tiếng rưỡi đồng hồ, anh em trong ban tổ chức đã huy động các anh em chuyên về điện để sữa chữa nhưng vẫn chưa động tĩnh gì được, nhiều ngươì chán nản đã bỏ cuộc ra về. Càng về khuya, trời càng mát mẽ, lượng người lại đỗ dồn về khu Hội Chợ từng đoàn như đi dạo mát đêm hè. Mãi đến hơn 9 giờ 40 linh mục Hải Đăng cùng với MC Diệu Quyên tiến lên sân khấu ngỏ lời cáo lỗi vì lý do kỹ thuật về điện. Tất cả mọi ngươì đều vỗ tay đều reo hò lộ rõ niềm vui, tiếng vỗ tay vang dội kéo dài khá lâu. Thật đáng tiếc, chương trình văn nghệ đã mất đi một khoảng thời gian khá dài nên những bài ca mà Trịnh Lam và Lưu Bích đã dự trù trình diễn đều không thực hiện được. Ngoài ra các tiết mục hấp dẫn của nhiều đoàn thể đã chuẩn bị đều bị huỷ bỏ vì thời gian dành cho phần Thắp nến không thể thiếu. Khoảng 10 giờ, anh em trong ban phụ trách bắt đầu phân phát nến đến từng người ngồi trong 2 căn lều rộng lớn. Thật cảm động, dù trong chờ đợi có vẻ mong manh nhưng đến giờ này có khoảng trên 2 ngàn rưỡi người còn ở lại để hiệp thông cầu nguyện cho Quê nhà trong buổi Thắp Nến này. Đúng 10 giờ 30. Diệu Quyên và linh mục Hải Đăng trịnh trọng công bố nghi thức Thắp Nến bắt đầu. Phần Thắp Nến được nói lên tình thần yêu nước của người Việt hải ngoại luôn gắn bó với quê hương và Tổ Quốc Việt Nam qua nhạc bản: “Con Có Một Tổ Quốc “do linh mục Đào Xuân Thành trình diễn và bài “ Thiên Thần trong bóng tối” do một số anh chị em hăm mộ buổi thắp nến trình bày. Bầu khí đang vui nhộn với hoạt cảnh “Tương lai đầy hy vọng “ là chủ đề của Hội Chợ bổng trở nên yên lặng, mọi người huớng về sân khấu khi MC Diệu Quyên và linh mục Hải Đăng xuất hiện giới thiệu buổi canh thức Thắp nến bắt đầu. Với giọng đọc trầm bổng và ngọt ngào của linh mục Hải Đăng trong lời dẫn nguyện đã đưa mọi người cùng hướng lòng về Quê Huơng Việt Nam, linh mục Hải Đăng trịnh trọng đọc lời dẫn nguyện một cách chậm rãi, với giọng đọc truyền cảm đã làm tăng thêm sự thiêng liêng với lời dẫn nguyện như sau:

“Trong niềm hân hoan của những ngày Hội Chợ Hè lần thứ 20 đang diễn ra tại vùng đất mới của giáo xứ, nơi tương lai đầy hy vọng của toàn thể mọi người Công Giáo Việt nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle. Trời đã về khuya, từ vùng cao nguyên tình xanh, đông đảo người Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle cùng với quý đồng hương đủ mọi thành phần tôn giáo hiện diện nơi đây, chúng ta hãy dành những giây phút đặc biệt này để cùng nhau hướng lòng về quê hương Việt Nam thân yêu, nơi mà quyền con người đang bị xúc nhạm, nơi mà nhiều người trẻ yêu nước đang bị tù tội, bị trù dập, nơi dân oan đang bị mất nhà, mất đất, nơi mà mọi người dân đang khao khát đuợc sống trong một nền công lý và bình đẳng, khao khát được sống trong sự tự do đầy yêu thương, khao khát được tự do truyền đạo và hành đạo.

Diệu Quyên thay lin mục Hải Đăng đọc tiếp phần dẫn nguyện: Kính thưa quý vị,

Hầu hết người Việt tỵ nạn dù đang sống đời lưu vong bất cứ ở nơi đâu, chắc chắn mọi người đều luôn trăn trở cho một quê hương sớm có được sự bình an, thanh bình, sớm có được nền dân chủ tự do. Dù nơi đâu, mọi người vẫn luôn nhớ về cội nguồn dân tộc, nhớ đến tổ quốc Việt Nam. Trong tâm tình đó, chúng tôi trân trọng kính mời toàn thể quý vị hiện diện nơi đây cùng nhau hướng về quê hương Việt Nam qua buổi canh thức thắp nến cầu nguyện cho một Việt nam tự do, để mở đầu buổi Thắp Nến xin mời quý vị cùng chúng tôi suy niệm: “Con có một Tổ Quốc “ nhạc của linh mục Đỗ Bá Công, lời của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành trình bày.

Giọng ca truyền cảm của linh mục chánh xứ với phần phụ hoạ của một số anh chị em trẻ đảm trách phần phụ diễn khá linh hoạt đã đưa mọi người thật sự hướng về Việt nam trong niềm cảm xúc đầy tình yêu quê hương của những người con xa xứ. Tất cả mọi người hiện diện tay cầm ngọn nến lung linh giữa bầu trời khi đêm đã về khuya thật cảm động. Trên sân khấu một bàn thờ Tổ Quốc trang nghiêm, bản đồ Việt Nam được đưa lên cao khi linh mục chánh xứ hát đến câu “con có một tổ quốc Việt Nam”, mọi người tham dự cùng đưa cao ngọn nến lên xuống theo nhịp hát như để cùng bày tỏ lòng yêu quê hương thật đậm đà.

Hàng ngàn ngọn nến lung linh giữa bầu trời tĩnh mịch khi đêm đã về khuya. Bài hát “Con Có Một Tổ Quốc “ vừa dứt, MC Diệu Quyên vơí giọng ngọt ngào nói: sau đây là giây phút cầu nguyện cho quê hương Việt Nam. Kính mời linh mục chánh xứ cầu nguyện. Linh mục chánh xứ với nét mặt trang nghiêm bắt đầu cầu nguyện với lời nguyện cầu như sau:

“ Trong giờ phút thiêng liêng này, chúng con xin dâng lên Chúa là Cha toàn năng lời nguyện cầu thiết tha của chúng con: Lạy Chúa, quê hương Việt Nam của chúng con đã hết chiến tranh hơn 38 năm qua, nhưng mọi người dân Việt đang sống tại quê nhà, chưa thật sự được sống trong an bình hạnh phúc, quyền con người đã và đang bị xúc phạm nặng nề qua những áp bức của nhà cầm quyền Việt Nam, dân chúng bị phân biệt đối xử, công lý và sự thật không đến với toàn dân Việt Nam, mọi tôn giáo đều bị ràng buộc bởi trong luật lệ “xin cho “của nhà nước đặt ra, dân oan khắp mọi miền đất nước bị mất hết nhà cửa, đất đai, những người trẻ yêu nước đang bị tù tội, bị trù dập. Nhiều nhà tranh đấu cho tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền đang bị tù tội trong đó có linh mục Nguyễn Văn Lý.

Giờ đây, Chúng con tha thiết nài xin Chúa: thương ban cho đất nước Việt Nam của chúng con sớm được tự do, dân chủ, để mọi người dân được sống trong an bình, hạnh phúc. Xin cho mọi tôn giáo được tự do truyền đạo và hành đạo, chúng con cầu xin, nhờ công nghiệp của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng con. Amen.”

Phần cầu nguyện của linh mục chánh xứ chấm dứt, chương trình thắp nến được chuyển tiếp qua bài hát:” Thiên Thần trong bóng tối “do một số anh chị em thuộc xứ Cao Nguyên Tình Xanh là những người luôn ấp ủ tinh thần yêu nước và ủng hộ tinh thần đấu tranh của tuổi trẻ yêu nước tại Việt Nam cũng như ủng hộ các nhà tranh đấu tại Việt Nam. Diệu Quyên với giọng truyền cảm giới thiệu:

Kính thưa quý vị. Tuổi trẻ Viẹt Nam đang sôi sục lòng yêu nước, nhiều ngươì trẻ đã dấn thân vào con đường tranh đấu để bảo vệ lãnh thổ và lảnh hải tại quê nhà nên đạ bị nhà cầm quyền Việt nam trù dập, bị tù tội. Kính mời qúy vị cùng hiệp thông trong buổi thắp nến cầu nguyện này với bài ca: ” Thiên Thần trong bóng tối”. Đoàn hợp ca trong bộ quân phục đủ mọi binh chủng với 2 thiếu nhi trong bộ quân phục cầm đưốc cháy sáng trông thật oai hùng.

“Từ khi tôi chào đời- Bập bẹ hai tiếng Việt Nam -Yêu quê hương quà từng trang sách - Hùng Vương, Phu Đổng rạng ngời

Trải qua bao thời đại - Thăng trầm theo những buồn vui - Quê hương sau ngày lửa khối

Tự Do, Hạnh Phúc xa vời.

Bạn hãy cùng tôi - Thắp lên ngọn đuốc Việt Nam - Tình Yêu, Tự Do, Công Lý - Bình An, Hạnh Phúc cho người

Bạn hãy cùng tôi- Bước thep ngọn đuốc Việt Nam - Niềm tin ngày mau tươi sang - Hiến dâng cuộc sống cho đời

Những Thiên Thần Trong Bóng Tối.....

Mang ánh sáng...vào nơi tối tăm - Mang tình yêu...xóa tan hận thù - Mang Tự Do, Công Bình, Nhân Ái - Cho Việt Nam ngày mai...ngời sáng - Việt Nam, Việt Nam, Việt Nam...”


Buổi thắp nến rất cảm động, đã đưa mọi người hướng về quê nhà trong sự hiệp thông cầu nguyện. Tôi nghe đưọc nhiều người đã lâm râm nguyện cầu thành tiếng: “ Lạy Chúa xin cho đất nước Việt Nam của chúng con sớm thoát khỏi nạn cộng sản vô thần”. Buổi thắp nến kết thúc lúc 11 giờ 15 phút. Trước khi kết thúc, linh mục chánh xứ có lời cám ơn ngắn gọn, ngài nói: Xin cám ơn tất cả đã có lòng với quê hương trong sự hiệp thông với chúng tôi trong buổi thắp nến, mặc dầu gặp trở ngại về điện, quý vị cũng đã ở lại đến giờ này với chúng tôi, xin Chúa chúc lành cho tất cả và xin trân trọng kính mời quý vị ngày mai cùng tiếp tục đến tham dự chương trình ngày cuối Hội Chợ Hè của chúng tôi. Xin thông báo ngày mai có phần dâng hoa kính Đức Mẹ La Vang lúc 10 giờ và sau đó có thánh lễ.. Kính chúc quý vị một đêm an bình.

Mọi người chia tay ra về trong trật tự và hẹn gặp nhau ngày mai.

Nguyễn An Quý.
 
Khóa Tĩnh huấn Truyền thông giáo phận Đà Nẵng
Toma Trương Văn Ân
11:43 27/08/2013
Thực hiện Sứ điệp Truyền thông của Đức Thánh Cha Benedic XVI: " Mạng xã hội: Cửa vào sự thật và Đức Tin, những không gian mới cho việc loan báo Tin Mừng", Giáo phận Đà Nẵng đã mở khóa Tĩnh huấn truyền thông lần I tại Trung Tâm Mục Vụ Giáo phận. từ 27 - 29 / 8 / 2013. Có hơn 40 tham dự viên gồm Linh Mục, Tu sỹ và Giáo dân, Cha Giuse Vũ Hữu Hiền ( Trưởng Ban Truyền thông TGP Sài Gòn, Thư ký truyền thông HĐGM VN), Sơ Duyên Sa (SPC chuyên viên) và anh Thanh Tuấn trực tiếp giảng huấn.

Xem hình ảnh

Đức Giám Mục Giáo phận và Cha Tổng Đại diện đã đến dự. ĐGM khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khóa.

chương trình học đa dạng về tiếp cận, xử lý và tuyền thông tin, tạo blog, website, kỹ thuật thu ánh. ... đặc biệt là Linh Đạo truyền thông.

đây là cơ hội tốt cho nhiều tham dự viên còn ít kiến thức trong lãnh vực truyền thông mới mẻ này. Học viên sẽ dùng chính mạng xã hội làm không gian mở cho việc loan báo Tin Mừng.
 
Giáo xứ Mẹ Thiên Chúa Phan Thiết mừng ngày hội các bà mẹ
Phong Linh
20:50 27/08/2013
GIÁO XỨ MẸ Thiên Chúa TƯNG BỪNG NGÀY HỘI CÁC BÀ MẸ - 27/08/2013

Cứ mỗi dịp mừng lễ Monica về – các bà, các mẹ Công Giáo khắp nơi lại nô nức với những chương trình sinh hoạt, học tập bổ ích. Cũng theo dòng chảy ấy – Giới hiền mẫu giáo xứ Mẹ Thiên Chúa đã lên kế hoạch và tổ chức sự kiện hiếm có này với tinh thần vui tươi – học tập – và hâm nóng tình chị em trong mái nhà chung. Chương trình có sự góp mặt của cha Giuse quản xứ, quý thầy, quý dì thuộc hội dòng Mến Thánh Giá Phan Thiết, quý HĐMV Giáo Xứ, cùng hơn 100 hiền mẫu của xứ nhà. Chương trình đã để lại nhiều kỉ niệm đẹp trong lòng người tham dự.

Xem Hình

“Phải nói rằng, sau tinh thần hăng say, máu lửa của người trẻ chỉ có thể là giới hiền mẫu”. Mới nghe tưởng chừng phi lý, nhưng khi thực sự hiện diện trong ngày họp mặt của các mẹ, chỉ đến trong tư cách là người khách vãn lai thì cũng không khỏi buộc chân nán lại lâu hơn để cùng hòa vào nhịp sôi động, muốn nhảy theo, hát theo, và tưng bừng hết cỡ với các mẹ trong ngày họp mặt.

Điều dễ dàng nhận thấy nơi các mẹ ở đây là dù cho mức độ dày đặt của các trò chơi, cộng với thời tiết không mấy ổn định và cả những thử thách trong các trò chơi thi đua,… cũng chẳng làm nản lòng của các mẹ tưởng chừng như những thiếu nữ mười tám, đôi mươi.

Chơi hăng say là vậy, nhưng cũng không kém phần đạo đức. Vào những thời khắc cuối ngày, các “thiếu nữ” ban trưa bỗng chốc trở thành những “ma soeurs” hiền ngoan bên lòng Chúa – khung cảnh thiêng liêng biết chừng nào trong giờ tĩnh tâm, Chầu Thánh Thể và đỉnh cao là Thánh Lễ tạ ơn sau đó.

Mới thoáng qua đôi chút về ngày họp mặt của các mẹ tại Giáo Xứ Mẹ Thiên Chúa – Giáo Hạt Hàm Tân – Giáo Phận Phan Thiết, cũng đã nói lên nhu cầu thiết yếu của những người phụ nữ trong gia đình về việc giải trí, giao lưu, học hỏi lẫn nhau trong những dịp họp mặt. Đó còn là cơ hội cho các mẹ trải lòng ra với mọi người, học cách bao dung, hiền hòa và quãng đại với tha nhân qua những trò chơi được lòng ghép cách khéo léo.

Kết thúc ngày họp mặt, chị em chia tay trong sự nuối tiếc. Nhưng chính nhờ sự tiếc nuối ấy, sẽ là hứa hẹn cho nhiều đợt họp mặt tiếp theo.

Phong Linh
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Phương Uyên vẫn yêu tổ quốc
Hà Minh Thảo
02:09 27/08/2013
PHƯƠNG UYÊN VẪN YÊU TỔ QUỐC

I.- NGUYỄN PHƯƠNG UYÊN LÀ AI ?

Lúc 11 giờ ngày 14.10.2012, khoảng 10 công an phường Tây thạnh (TP. Hồ Chí Minh) ập vào phòng trọ bắt cóc sinh viên Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992 và nói là để xác minh về truyền đơn chống Trung quốc xâm lược do cô dán. Cha mẹ và bà nội Uyên đã đến cơ quan công an phường này và quận Tân phú để tìm nhưng chúng nói là không có bắt giữ cô, khiến gia đình đau khổ và rất lo lắng cho sự an nguy của Uyên. Em trai 8 tuổi liên tục gọi điện thoại cho chị, nhưng phải thất vọng vì không liên hệ được và than ‘con nhớ chị quá’ làm cho gia đình đã buồn lại càng thêm sợ. Bà ngoại Uyên đang bệnh nặng nên gia đình không dám báo tin cháu bị bắt. Tại sao công an phải nói láo như thế và tại sao cô sinh viên phải bị nhốt trong nhà ngủ trái Luật Tố tụng Hình sự ?

Lúc đó, Phương Uyên đang là Ủy viên Ban Chấp hành chi đoàn Thanh niên cộng sản của lớp, kiêm phát thanh viên Đoàn của Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh. Vì ‘học rất giỏi nên được nhiều thầy cô bạn bè yêu mến’, nên ngày 20.10.2013, các bạn Uyên đã gởi thư xin Chủ tịch nước Trương Tấn Sang lên tiếng giúp đỡ bạn Phương Uyên, người có đạo đức tốt, được lòng bạn bè và thầy cô, luôn xung phong đi đầu trong các hoạt động về phúc lợi xã hội do Đoàn trường phát động, và gia cảnh khó khăn của bạn và nỗi lòng của một người cha, người mẹ đã mất con mà can thiệp giúp cho bạn Uyên sớm về lại với gia đình. Thơ không được chuyển đi…

Ngày 22.10.2012, bà Nguyễn thị Nhung, mẹ Phương Uyên, đi tìm con. Sau khi trường, nơi Uyên học, trả lời không biết gì về việc Uyên bị bắt, bà đến hỏi công an phường Tây thạnh, lần này họ mới công nhận Uyên bị bắt và cho biết họ đã đưa cháu đi Long an, nhưng không nói lý do tại sao bắt Phương Uyên. Chúng cho bà gửi quần áo cho Phương Uyên, nhưng chỉ ghi thêm ‘Mẹ yêu con’, chúng không cho gửi.

Ngày 03.11.2012, Công an TP.Hồ Chí Minh và tỉnh Long An phối hợp tổ chức họp báo công bố kết quả cuộc điều tra và thông tin việc khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng đối với Đinh Nguyên Kha, sinh năm 1988, và Nguyễn Phương Uyên, sinh năm 1992. Đại tá công an Nguyễn Sáu, Thủ trưởng Cơ quan An ninh điều tra ‘dày kinh nghiệm’ cho biết các đương sự đã viết bản nhận tội có các hoạt động tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCN VN) được quy định tại điều 88 Bộ Luật Hình sự như phân tán các dán các khẩu hiệu và cờ vàng ba sọc đỏ.

II.- CÁC PHIÊN XỬ NGƯỜI YÊU NƯỚC.

A./ Phiên xử sơ thẩm.

« Tôi thấy em
áo trắng giữa phiên tòa
Lời nói hùng hồn sinh viên
Lời yêu thương dân tộc
Lời đấu tranh cho quê hương
Quê hương mình bây giờ rách rưới
Em học trò đứng lên giữa hỗn mang cuộc đời
Đem lại nụ cười tươi
Quê hương hôm nay có các em
Quê hương hãnh diện có các em… »


Sau 7 tháng điều tra và dàn dựng, ngày 16.05.2013, Tòa án nhân dân tỉnh Long An tổ chức phiên xử vụ tuyên truyền chống phá nhà nước. Phiên tòa được tuyên bố là ‘xét xử công khai, nhưng song thân Nguyễn Phương Uyên không hề nhận được giấy báo phiên xử. Khi đến tòa, chỉ bà Nguyễn Thị Nhung, mẹ Phương Uyên, được vào, còn cha Phương Uyên, ông Nguyễn Duy Linh, và em trai cô phải ngồi ngoài cổng tòa. Bà Nguyễn Thị Kim Liên, mẹ Đinh Nguyên Kha, cho biết: « Mặc dù Đinh Nhật Uy, anh trai của Kha, có lệnh triệu tập của tòa án, lúc đầu cũng không được vào nơi xử án, nhân viên tòa án phải ra gọi tên thì công an mới cho vào ». Trong khi đó, phòng xử đã dành cho những ‘kẻ vô tích sự’, giới chức tòa án cố tình vi phạm Điều 18 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định rõ là ‘mọi người đều có quyền tham dự’, bằng dùng mọi thủ đoạn dã man để cản trở. Tại sao chúng phải hành động như vậy ? Ít nhất, có 2 lý do :

- Làm bị cáo thêm sợ khi thấy mình lẽ loi, không có người thân hiện diện trong phòng xử như con cừu non giữa bầy sói dữ ;

- Những kẻ vô can không quan tâm đến những đối chất giữa bị can và các thành viên hội đồng xử án bất lợi cho đảng. Nhân danh công lý, Tòa án mặc tình vi phạm cả Hiến pháp lẫn luật, bất chấp cả lẽ phải và sự thật, để buộc tội, tuyên phán bằng những ‘bản án bỏ túi’.

Hôm nay, Phương Uyên đã tố cáo trước tòa rằng: « Khi bị giam giữ ở công an phường Tây Thạnh 2 hôm. Khi bắt, họ không đưa ra một chứng từ pháp lý nào, hoàn toàn vi phạm luật pháp. Sau đó, tôi bị họ ép vào trong khách sạn, giữ trong khách sạn 5 ngày. Xin gọi điện về cho gia đình họ cũng không cho. Họ bắt phải viết giấy hợp tác. Tôi nói rõ là lúc đó đang trong giai đoạn học thi, khi bị ép vào khách sạn buộc viết giấy thì phải viết vì họ hứa sẽ cho về thi. Tôi nói: ‘Trong lúc đó tôi rất hoảng hốt, sợ bỏ thi, cho nên họ bắt viết giấy, tôi viết.’ Trong giai đoạn đó bị ép buộc, họ bắt làm gì, viết gì, tôi đành chấp nhận để được trở về thi theo lời hứa của họ ».

tại tòa Uyên có nói Uyên bị giam giữ ở công an phường Tây Thạnh 2 hôm. Khi bắt, họ không đưa ra một chứng từ pháp lý nào, hoàn tòan vi phạm luật pháp. Sau đó, Uyên bị họ ép vào trong khách sạn, giữ trong khách sạn 5 ngày. Uyên xin gọi điện về cho gia đình họ cũng không cho. Họ bắt Uyên phải viết giấy hợp tác. Uyên nói rõ là lúc đó đang trong giai đoạn học thi, khi bị ép vào khách sạn buộc viết giấy thì Uyên viết vì họ hứa sẽ cho về thi. Uyên nói: « Trong lúc đó tôi rất hoảng hốt, sợ bỏ thi, cho nên họ bắt viết giấy, tôi viết ». Uyên nói trong giai đoạn đó bị ép buộc, họ bắt làm gì, viết gì, Uyên đành chấp nhận để được trở về thi theo lời hứa của họ.

Một điều mỉa mai vụ án là Bản cáo trạng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An, do Phó viện trưởng Nguyễn Tiến Nghiệp ký, quy tội Nguyễn Phương Uyên là : ‘Uyên sử dụng hai mảnh vải trắng, lấy máu pha loãng với nước, rồi dùng ngón tay chấm viết, một mảnh có nội dung phỉ báng Đảng Cộng sản Việt Nam, mảnh còn lại có nội dung không hay về Trung Quốc.’ Không lẽ chúng muốn Phương Uyên phải ngợi khen Trung Quốc? Phương Uyên việc chống Trung Quốc thì chắc không có điều nào trong cả Bộ Luật Hình sự quy định.

Bản cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Long An quyết định: « Truy tố ra trước Tòa án nhân dân tỉnh Long An để xét xử các bị can Đinh Nguyên Kha và Nguyễn Phương Uyên về tội ‘Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN VN', quy định tại điểm c khoản 1 Điều 88 Bộ luật hình sự », tức truy tố về tội: « Làm ra, tàng trữ, lưu hành các tài liệu, văn hoá phẩm có nội dung chống Nhà nước CHXHCN VN ». Thế nhưng, Bản cáo trạng không đưa ra được bất cứ một bằng chứng cụ thể nào để chứng tỏ hai thanh niên này ‘chống Nhà nước CHXHCNVN VN’. Trước tòa, cả hai đều khẳng định rằng họ không ‘chống Nhà nước CHXHCN VN’. Về nhân chứng vụ án, tuy Bản cáo trạng và kết luận điều tra có ghi là có 3 nhân chứng nhưng cả 3 đều không có mặt ở phiên tòa này chứng tỏ rằng nhà cầm quyền lấn cấn trong việc buộc tội và tiền hậu bất nhất. Về tang chứng, quan trọng nhất là các khẩu hiệu buộc tội hai bạn trẻ yêu nước. Các luật sư yêu cầu nhưng chủ tọa không dám trưng các khẩu hiệu này cũng như biên bản giám định nội dung của các khẩu hiệu.

Nguyễn Phương Uyên long trọng nói trước Tòa: « Tôi là sinh viên yêu nước, nếu phiên tòa hôm nay kết tội tôi, thì những người trẻ khác sẽ sợ hãi và không còn dám bảo vệ chủ quyền của đất nước. Nếu một sinh viên, tuổi trẻ như tôi mà bị kết án tù vì yêu nước thì thật sự tôi không cam tâm. » và yêu cầu : « Việc tôi làm thì tôi chịu xin nhà cầm quyền đừng làm khó dễ mẹ hay gia đình của chúng tôi. Chúng tôi làm để thức tỉnh mọi người trước hiểm họa Trung Quốc xâm lược đất nước và cuối cùng là chúng tôi làm xuất phát từ cái tấm lòng yêu nước nhằm chống cái xấu để làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp tươi sáng hơn ». Lời Phương Uyên nói sau cùng này làm cho cả phòng xử án bàng hoàng và không khí chùng xuống. Sau phiên xử, Bà Nhung còn cho phóng viên đài VOA biết Uyên nói: « Tôi dùng máu viết khẩu hiệu ‘Tàu khựa cút khỏi Biển Đông’ và ‘Đảng cộng sản chết đi’, khẩu hiệu bị cho là ‘phỉ báng đảng cộng sản Việt Nam’, là vì tôi thể hiện lòng yêu nước khi tôi căm phẫn Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam đến tột cùng sự phẫn uất… » Khi Uyên nói đến đây, quan tòa ngăn lại, không cho nói nữa.

Đinh Nguyên Kha xác quyết : « Tôi trước sau vẫn là một người yêu nước, yêu dân tộc tôi. Tôi không hề chống dân tộc tôi, tôi chỉ chống đảng cộng sản. Mà chống đảng thì không phải là tội ».

Bất chấp luận cứ vững chắc và tài năng bào chữa của các luật sư và thái độ tự tin của hai thanh niên áo trắng, Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã tuyên phạt Nguyễn Phương Uyên 6 năm tù và Đinh Nguyên Kha 8 năm tù và cả hai còn bị quản thúc 3 năm tại địa phương. Ngày 16.05.2013 từ nay được ghi dấu như là một ngày ô nhục cho chế độ cộng sản, không chỉ vì bản án hết sức nặng nề cho người yêu nước mà còn đánh đấu lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông của giặc Tàu cộng tuyên bố chính thức có hiệu lực vào 12 giờ cùng ngày. Tiếp theo, khi xe tù chở Phương Uyên và Nguyên Kha rời khỏi sân tòa, cũng là lúc, tại vùng biển Trường sa, 32 tàu chiến Trung quốc ồ ạt đổ quân cướp trọn Biển Đông.

B./ Phiên xử phúc thẩm.

Vài ngày trước phiên Tòa phúc thẩm ngày 16.08.2013, bà Dung, mẹ Phương Uyên, có nhận những lần điện thoại lạ khuyên nhủ bà làm sao để Uyên không ‘căng’ với cơ quan an ninh điều tra. Nhưng Uyên lớn rồi, đã đủ trưởng thành, và hơn nữa còn đủ tư cách để tự quyết định về cuộc đời mình, về con đường mà Uyên đã và sẽ đi theo. Đồng thời, tin Nguyên Kha buộc phải viết đơn từ chối luật sư bào chữa và thậm chí chuyện điều tra đối với Kha có thể ‘chuyển hướng’ nếu anh chịu nhân nhượng một vài điểm nào đó.

Tại phiên tòa phúc thẩm ‘công khai’ này, cha mẹ hai thanh niên Nguyễn Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha đều không được cho vào tòa. Khi bước vào phòng xử án, Phương Uyên đưa mắt tìm kiếm cha mẹ và người thân để củng cố niềm tin… nhưng không thấy và cũng không nghe được gì về tiếng hô ủng hộ Uyên Kha ở bên ngoài tòa án. Từ vài ngày trước phiên xử, Kha đã từ chối luật sư bào chữa, Uyên chỉ từ chối luật sư vậy khi phiên tòa bắt đầu. Đại diện Viện kiểm sát hỏi tại sao Kha từ chối luật sư, anh nói muốn giảm nhẹ tội và nhiều lý do khác. Phương Uyên nói sẽ tự bào chữa ở tòa. Mục tiêu phiên tòa phúc thẩm là ép các bị cáo nhận tội để giảm án theo ‘sự khoan hồng của đảng và nhà nước’. Nếu có luật sư bào chữa theo hướng vô tội thì… kẹt. Tuy nhiên, mọi diễn biến không xảy ra như ‘người ta’ muốn vì Phương Uyên lẫn Nguyên Kha đều kêu oan chứ không xin giảm tội. Cô sinh viên Uyên nói với Hội đồng Xét xử ‘yêu cầu xử đúng người đúng tội’ : những hành động chống đảng cộng sản quy định nơi điều 258 Bộ luật hình sự chứ không phải điều 88 như đã tuyên xử. Hội đồng Xét xử chới với Kiểm sát viên đều lúng túng đòi xử theo Điều 4 Hiến pháp.

Do đó, lúc 10 giờ 30, Viện Kiểm sát đề nghị Tòa giữ nguyên mức án 6 năm đối với Phương Uyên, giảm mức án từ 8 năm xuống còn từ 5 đến 6 năm cho Nguyên Kha. Nhưng, khoảng 15 giờ 30, khi điều luật 88 bị thay đổi thành điều 258 Bộ luật hình sự thì Kiểm sát viên hạ giọng để đề nghị các mức án khác với mức đã đưa ra trong phần luận tội. Khoảng 16 giờ, Thẩm phán chủ tọa Trương Thị Minh Thơ tuyên án Đinh Nguyên Kha giảm phân nửa còn 4 năm và 3 năm quản chế và Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù hưởng án treo, chịu 52 tháng thử thách và được trả tự do tại tòa.

III.- TỰ DO VỚI ÁN TREO VÀ NHỮNG THÁNG THỬ THÁCH.

Sau khi được hưởng tự do với án treo 3 năm, sinh viên yêu nước Phương Uyên chạy về trong vòng tay bà Nguyễn Thị Nhung để ‘con nhảy chồm lên ôm cổ mẹ. Mẹ ôm hôn lên đôi gò má vẫn còn phản phất mùi sữa mẹ của con. Mẹ vén mớ tóc lòa xòa để hôn lên trán con yêu của mẹ.con nhảy chồm lên ôm cổ mẹ. Mẹ ôm hôn lên đôi gò má vẫn còn phản phất mùi sữa mẹ của con. Mẹ vén mớ tóc lòa xòa để hôn lên trán con yêu của mẹ. (Trích ‘Mẹ yêu con’ do bà Nhung viết). Tiếp đến, những thân nhân và bằng hữu lần lượt đến chúc mừng và không ít những ‘đèn flash’ thi nhau nháy sáng cả một góc trời. Vì biến cố khá bất ngờ, gia đình Phương Uyên và những ai quan tâm đến công lý hòa bình, dân chủ tự do đã hân hoan góp mặt vui mừng ‘đón Uyên về trong niềm vui vỡ lở’ tại Phòng Công lý Hòa bình Dòng Chúa Cứu Thế.

Tại cơ sở Công Giáo này, Phương Uyên đã trả lời phóng viên Thụy My (Radio France Internationale) :

RFI: Làm sao Uyên có thể giữ vững tinh thần được như vậy? Uyên còn trẻ, và chắc chắn là ở trong tù thì không thể như ở ngoài…

- Dạ vâng, người ta bảo gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, ở đâu thì lại giống ở đấy thôi. Đôi khi lòng mình vẫn bị lung lay, sợ liên lụy đến những người bạn, đến cả gia đình. Nhưng em suy nghĩ, kinh Phật đã dạy em một câu: Cuộc sống chỉ là giả và tạm, sống trăm năm rồi cuối cùng cũng trở về với cát bụi.

Bởi vậy em không thể nào ‘bán danh chỉ có ba đồng’. Không thể nào làm trái lương tâm của mình được. Em không thể từ bỏ quan điểm, lập trường của riêng em. Đó là động lực thúc đẩy để em đứng trước tòa, tự bào chữa cho mình, cũng như giữ vững quan điểm và lập trường của mình.

RFI: Uyên vừa dẫn kinh Phật nhưng Uyên lại đang ở trong nhà thờ. Có lẽ đây là dịp để mọi người đoàn kết lại?

- Vâng. Em chỉ có thể nói một lời: Cảm ơn tất cả mọi người trong nước cũng như trên thế giới! ‘We are one’- chúng ta là một, ở đâu cũng vậy, phải có công lý. Công lý và công bằng sẽ phải trở lại! Em hy vọng là trở lại càng sớm càng tốt.

Ngày 17.08.2013, gia đình Nguyễn Phương Uyên đến Dòng Chúa Cứu Thế để xin các Linh mục cùng dâng Thánh Lễ Tạ ơn tại tại Nhà nguyện Hiệp Nhất Cha Giám tỉnh Vinh sơn Phạm Trung Thành chủ tế với các Cha Matthêu Vũ Khởi Phụng, Bề trên nhà Hà Nội, Cha Giuse Đinh Hữu Thoại, Trưởng phòng Công lý Hòa Bình, Cha Đaminh Nguyễn Văn Phương, các Thầy, gia đình Phương Uyên và thân hữu. Chia sẻ lý do dâng Thánh Lễ, Cha Giám tỉnh nói : « Bao nhiêu năm qua tại DCCT vào mỗi Chúa Nhật cuối tháng, chúng tôi có Thánh Lễ cầu nguyện cho Công lý Hòa bình, cầu nguyện cho các tù nhân lương tâm không phân biệt lương giáo: blogger Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Tạ Phong Tần, Phương Uyên, Nguyên Kha, Lê Quốc Quân. Thánh Lễ có sự hiện diện của các anh em ngoài Công Giáo, những ai quan tâm đến tự do dân chủ, áp bức bất công, giam cầm tù tội,…. Và hôm nay, chúng tôi dâng thánh lễ này cùng với gia đình Phương Uyên tạ ơn Thượng đế, tạ ơn Chúa đã thương cho gia đình đoàn tụ. Cầu nguyện cho Hòa bình Công lý sớm ngự trị trên quê hương đất nước chúng ta ».

Dựa Tin mừng Lc 12, 49-53: ‘Thầy đến mang lửa vào trần gian, và Thầy ước ao mong ước phải chi lửa ấy bừng lên…’, Cha chủ tế ngỏ lời với Phương Uyên: « Khi Phương Uyên ở trại giam, con đòi hỏi về công bằng, con muốn làm chứng về công bằng, khi con tuyên bố lập trường đó, người nào không tôn trọng công bằng, sự thật, dân chủ thì người ta kết án con, người ta ghét con, người ta ghét những người yêu chuộng công lý và ngược lại. Chúa đến là Chúa công lý, Chúa của sự công bằng, Chúa của sự thật, khi người ta không tôn trọng, không chấp nhận những điều ấy người ta chống Chúa, người ta kết án Chúa, và bắt đầu có phân rẽ. Ngay trong gia đình, khi người cha không yêu chuộng công bằng, người mẹ đòi sự thật thì ngay lập tức chống lại nhau. Bởi vậy cho nên trong bài đọc 1, ông Giôsuê hỏi dân Chúa xem chọn ai? Chọn Thiên Chúa công bằng sự thật, nhân ái yêu thương. Chọn giàu sang, gian dối, bóc lột chà đạp người khác, hay chọn sự đơn sơ? Ngài đòi hỏi chúng ta phải chọn lựa. Trong lao tù một mình Phương Uyên con phải một mình chọn lựa, con chọn lựa đứng về công lý sự thật nên mọi người yêu mến con ».

Trong Lời nguyện Giáo dân tự phát, anh chị em tín hữu cầu cho quê hương Việt Nam tìm thấy công bằng, tự do thật sự, các vị lãnh đạo khôn ngoan, công tâm hết mình lo cho dân nước, cầu cho mọi người hiệp nhất yêu thương nhau… Bà Nhung, mẹ của Uyên, không là Kitô hữu, trong giây phút thánh thiêng, đã quỳ xuống, mắt ngấn lệ giơ hai tay lên trời tạ ơn trời, cám ơn người đã che chở cứu giúp con mình thoát khỏi oan khiên tù tội và cầu cho quê hương thái bình thịnh vượng. Sau Thánh Lễ, Phương Uyên bày tỏ tâm tình: « Phương Uyên không theo một tôn giáo nào cả, nhưng có duyên với DCCT ». Uyên kể lại kỷ niệm nhiều lần đã đến nhà thờ này trong bầu khí yên tĩnh để học bài, và học thuộc rất nhanh. Đứng trong nhà thờ nghe lời Chúa dạy của quý cha về sự thật đó là một động lực lớn, giúp Uyên quên đi bản thân để đấu tranh bảo vệ sự thật bảo vệ lẽ công bằng. Xin Chúa qua các cha, hướng chúng con tìm kiếm sự thật, dang rộng vòng tay tha thứ cho những người gây ra tội ác. Con tin sự thật và công lý luôn luôn chiến thắng. Cám ơn quý cha và mọi người nâng đỡ gia đình trong hoạn nạn nguy khốn, động viên an ủi Uyên suốt hơn 10 tháng qua trong chốn lao tù. Hôm nay Uyên đã được giải thoát, công ơn của quý vị Uyên nguyện ghi nhớ suốt đời.

Tổ chức nhân quyền Mỹ Human Ritghs Watch nhận định là chính quyền Việt Nam chưa thay đổi hẵn chính sách về nhân quyền nhưng áp lực quốc tế bắt đầu có tác dụng và Hà Nội biết lắng nghe thông điệp của tổng thống Mỹ Obama cải thiện nhân quyền. Phil Robertson, giám đốc HRW tại châu Á phân tích thêm trên làn sóng RFI : « Đúng là ngoài sức tưởng tượng nhưng chúng ta phải thận trọng. Bản án vẫn còn treo lơ lững trên đầu Phương Uyên và cô có thể bị đưa trở lại vào nhà tù một cách dễ dàng mặc dù cô chẳng có tội tình gì để phải bị truy bắt. Do vậy, thật tình mà nói, sự kiện cô (Phương Uyên) được thả là một cử chỉ khéo léo của chính quyền Việt Nam. Nhưng điều này không có nghĩa là họ thay đổi hẳn chính sách đối với những người có lời phát biểu không lọt tai chế độ. Ngược lại, tôi nghĩ do có một phong trào vận động quốc tế bảo vệ cho cô và như vậy áp lực quốc tế đã mang lại kết quả. Đây là một bài học mà cộng đồng quốc tế, chính phủ cũng như các nhà tài trợ phải suy ngẫm khi hỗ trợ hay giao dịch với Việt Nam : từ nay về sau quốc tế phải cứng rắn hơn với chính quyền Việt Nam trên hồ sơ nhân quyền » (Trích RFI ngày 17.08.2013).

Tuy được tự do để về với gia đình, nhưng ‘3 năm tù treo’ vẫn còn là một đe dọa treo trên người thư sinh Phương Uyên. Trong chế độ độc đảng cộng sản vi hiến và phạm pháp, bất ngờ này có thể kéo theo bất ngờ khác. Bằng cớ, những người đến Tòa an Long an để ủng hộ Phương Uyên và Nguyên Kha đã bị chận đánh dã man ở Thành phố Hồ Chí Minh và Vũng tàu, đa số, bằng dùng đá cục đập vào đầu.

Tiếp theo, Phương Uyên còn chịu 52 tháng thử thách. Aùn thử thách là thế nào, chỉ có người cộng sản mới biết. 52 tháng tức là 4 năm và 4 tháng. Như vậy, Phương Uyên phải chịu quản chế tại gia tối thiểu khoảng 6 năm 6 tháng. Có thể ý thức điều đó, Phương Uyên đã nói với đài BBC khi vừa ra khỏi trại giam ngày 16.08.2013 : « Tôi thấy trong lòng mình nhen nhóm lên một nhiệt huyết, chưa thể dừng ở đây được. Cần phải cháy nhiều hơn nữa. Nhưng như người ta bảo, hữu dũng vô mưu ... Tôi sẽ điềm tĩnh hơn… Tôi nghĩ hành động của mình nhỏ bé thôi ... Nhưng tôi vui mừng và tự hào vì đã cống hiến cho đất nước, khơi dậy lòng yêu nước của các bạn trẻ, để họ không còn vô cảm nữa. »

Nhắc đến ‘vô cảm’, chúng ta thấy cần nhắc đến lời nhắn nhủ của Đức Thánh Cha Phanxicô ngày 08.07.2013 khi đến viếng thăm mục vụ tại đảo Lampedusa, nam Italia : « Xã hội chúng ta đã quên kinh nghiệm khóc, ‘đau khổ với’ : sự toàn cầu hóa về vô cảm !… Trong phụng vụ sám hối này, chúng ta hãy xin tha thứ về sự vô cảm đối với anh chị em… và cho nhân loại, bởi quyết định của họ ở cấp toàn cầu, đã tạo ra những hoàn cảnh dẫn đến những thảm kịch này ». Trong hoàn cảnh Việt Nam, chúng ta có thể tự hỏi : vì sự vô cảm, chúng ta đã bỏ mặc Đồng Bào cho các ‘nhóm lợi ích’ cộng sản tạo bất công kinh tế xã hội, công lý bị chà đạp… ?
 
Thông Tin: Động cơ chuyển hóa hay đầu độc xã hội?
Bảo Giang
02:09 27/08/2013
Thông Tin: Động cơ chuyển hóa hay đầu độc xã hội?

II. Hệ thống thông tin văn hóa của cộng sản.

Những ngày gần đây, điều 258 và ND 72 của nhà nước “cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Cộng” đã là khởi điểm tạo ra sóng gío, và nhận lấy những phản ứng mạnh mẽ từ các Bloggers ở trong nước. Tại sao lại như thế?

Theo tôi, cái liềm và cái búa là hai công cụ rất cần thiết và hữu dụng của giời công nhân và nông dân theo phương thức sản xuất cổ truyền. Nhưng khi nó được biến thành biểu tượng của một đảng phái của một tổ chức chính trị bất lương thì nó không phải là một biểu tượng mang đến những may lành cho con người. Trái lại, nó sẽ trở thành một tai hoạ cho đất nước, cho những tổ chức dân sự và cho chính những giới công nhân thợ thuyền. Điều này cũng dễ hiểu. Đảng cướp trên biển với cái lá cờ đen mang hình đầu lâu làm biểu tượng, có khi nào nó đem đến niềm vui cho lữ khách trên sông trên biên? Cũng thế, có khi nào cái lá cờ đỏ có hình búa liềm, lại có thể mang đến cho lòng người nguồn hân hoan an lạc? Thế giới đã có câu trả lòi cho vấn nan này.

Theo đó, thực chất của điều 258 và ND 72 chỉ là những nét vẽ thêm ra, hay là những vẽ nét khác của cái liềm, cái búa trong sách luợc về thông tin tuyên truyền của nhà nước. Một sách lược đã tác yêu tác quái trong suốt 80 năm qua, mà không một người Việt Nam nào không biết đến. Thậm chí, còn là nạn nhân khốn khổ của nó. Đó chính là phương cách bịt miệng người bằng bạo lực của nhà nước!

- Thật bịt miệng người. Nhờ sách lược này, Cs đã hoàn toàn khống chế đời sống người dân Việt, để từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài chỉ còn lại một thứ ngôn ngữ tuyên truyền trong gian trá, lừa đảo.

- Thuật dùng bạo lực bất chấp lương tri. Nhờ bạo lực bất lương, cộng sản đã tạo sự sợ hãi diên trì trong xã hội. Nó như một con ma đói, luôn luôn rình rập và hiện diện trong đời sống của từng người. Khi nó trấn áp người này bằng nhục hình thể chất. Lúc nó bạo hành người khác về mặt tinh thần, để không một người nào mà không sợ cộng sản. Bản thân những kẻ lãnh đạo cộng sản cũng không có ngoại lệ. Và khôi hài hơn là, người Việt ở hải ngoại, mang quốc tịch ngoại cũng chưa hết sợ!

Tại sao tập đoàn cộng sản Hồ chí Minh lại có thể thành danh và thành công với hai sách lược phản nhân tính này?

Có hai lý do. Một là, như những kẻ thuần thục trong nô lệ, tập thể này, từ trong trứng nước đã tựa vào thế lực của Tầu cộng, nhờ Tàu cộng đỡ đầu để tạo thành sức mạnh gỉa tạo. Trước là bảo vệ mình, sau là trấn áp cuộc sống của người dân. Hai là, CS( từ bên ngoài và nội thuộc) đã triệt để áp dụng phương sách dùng những thành phần thiếu văn hóa, vô đạo đức, không nhân tính làm lãnh đạo. Chính nhờ thành phần nòng cốt này, CS mới có khả năng phát huy tính vô đạo trong đảng để tạo ra những cuộc khủng bố lớn, gian dối lớn. Từ đó, CS mới có khả năng phá huỷ hoàn toàn niềm tin và lẽ sống chân thật của con người, kể cả niềm tin vào tổ quốc và đồng bào để kềm chế con người.

Thật vậy, với một cơ bản học vấn qúa thấp kém, đa phần chưa qua bậc tiểu học, hoặc lớp 6 lớp 7, lại không được tiếp cận nền văn hóa nhân bản, chỉ có tư duy nô lệ, thù hận, nên từ HCM cho đến cấp lãnh đạo kế thừa hôm nay, đều thiếu hẳn khả năng suy luận và hiểu biết về nhân bản. Thiếu hiểu biết về tính nhân văn của con người trong xã hội. Nên khi, nhờ bạo lực và gian trá họ nắm được quyền lực. Họ không có một phương cách nào khác để giữ quyền lực ngoài phương án tuyệt đối tôn thờ bạo lực và gian dối. Điển hình, trường hợp của Hồ chí Minh, ông tổ của đảng cộng sản tại Việt Nam. Mới vào học lớp sáu của trường Quốc Học Huế được vài tháng thì bị đuổi học. Cùng lúc có bố đẻ là Nguyễn sinh Sắc, giữ chức quan nhỏ, uống rượu say, đánh chết người nên bị bãi chức. Sau khi Nguyễn sinh Sắc bị bãi chức, Cung đổi tên là Thành, xin xuống tàu làm chân bồi bếp để kiếm sống. Sang đến Pháp, Thành sống nương nhờ trong những khu lao động, tồi tàn. Tri thức đâu để nhìn lên?

Bản thân cấp lãnh đạo là thế, những cấp thừa hành của Hồ đều có chung một mẫu số giống nhau. Họ không hề được đào tạo từ một nền văn hóa nhân bản, hay từ một nền luân lý, đạo đức xã hội. Theo đó, ngay cả lớp có học, gọi là khoa bảng, bản thân họ cũng chỉ có một thứ tư duy nô lệ, sáo rỗng, không biết thể hiện nhân bản, thể hiện tính nhân văn của con ngưòi để hành thiện. Không thể có được một tinh thần tự chủ. Không có khí tiết của kẻ sỹ, có học, có hạnh. Trái lại, từ khuôn mẫu nô lệ, vong bản và gian trá kết tụ, đã đúc (như đúc gạch), đã biến họ thành những công cụ máy móc, sống nhờ, ăn bám vào đảng cộng sản để móc ngoặc, cầu lợi, hại nước hại dân. Một mặt, họ kiên trì bảo vệ những thành quả đổ đốn do thuyết Tam vô tạo ra. Mặt khác, dốc toàn lực vào lối sống tha hoá đạo đức theo cộng sản chỉ đạo, để phá hủy tận căn nền văn hóa, nhân bản của con người. Phá hủy tận gốc rễ lối sống đạo đức và luân lý của xã hội, của tôn giáo bằng sách lược thông tin bất lương và gian trá.

1. Thông tin bất lương là loại thông tin nào?

Theo tôi, đó là loại thông tin truyền đi những gian trá, che đạy và triệt tiêu những sự thật. Nó đánh bóng bất lương và được hệ thống đảng trị bảo vệ, chiêu đãi.

a. Che đạy những sự thật:

Cho đến hôm nay, (kể cả những người được gọi là đã phản tỉnh từ chế độ cộng sản), chưa một lần công khai đăng bản công hàm bán nước của Phạm văn Đồng trên công báo, chưa hề loan tin này trên những thệ thống truyền thanh truyền hình của nhà nước cho dân chúng am tường. Chưa bao giờ CS dám công bố lá thư HCM viết, xin phép Stalin để Y mở cuộc đấu tố tại VN, đưa đến cái chết của hơn 270,000 đồng bào Việt Nam. Chưa bao giờ CS dám công khai đưa lên các hệ thống thông tin công cộng bàn văn thư của Trường Chinh, nhân danh TBT của đảng, kêu gọi đồng bào học tiếng tàu, uống thuốc tàu, bỏ chữ quốc ngữ và tệ hơn thế, vận động để được làm chư hầu cho Trung cộng. Và chưa bao giờ đảng cộng sản dám công khai hóa chủ trương đánh Mỹ là đánh cho Trung Cộng và các nước cộng sản theo lời công bố của Lê Duẩn.

Về đời sống cá nhân, cộng sản cũng không bao giờ dám công khai hóa việc HCM đã lấy vợ và có con vời nhiều người. Cũng không dám công khai HCM chính là thủ phạm đã giết Nông thị Xuân. Và hằn nhìên, tập đoàn này cũng không bao giờ dám lên tiếng phủ nhận, hoặc xác nhận về nguồn gốc của nhiều nguồn tin cho rằng, Hồ chí Minh chính là Hồ tập Chương, người Tàu gốc Hẹ, thay vì là Nguyễn sinh Cung, sinh tại làng Kim Liên, Nam Đàn? Trái lại, tất cả đều thiếu lương thiện trong việc cúi đầu và buộc người khác tôn vinh, ca tụng Hồ chí Minh. Lẽ nào họ không biết rằng, việc làm này là một xỉ nhục lớn cho dân tộc Việt Nam? Lẽ nào họ không biết việc đưa cái đầu lâu của HCM vào chùa là hành động phỉ báng tôn giáo?

b. Đánh bóng bất lương:

Cho đến nay, CSVN chưa bao giờ ngừng việc thúc đẩy các đoàn đảng viên và toàn xã hội “học tập và sống theo gương bác Hồ vĩ đại”. Nhưng chẳng bao giờ đưa lên hệ thống thông tin văn hóa công cộng giải thích cái guơng vô đạo đức vĩ đại nhất của HCM là bất nhân, bất tín trong cái chết của bà Nguyễn thị Năm và hơn hai trăm ngàn đồng bào bị đấu tố. Là đại bất nghĩa trong cái chết của Nông thị Xuân (vợ không cưới của Hồ). Là vô Đạo trong những hành động cho đập phá đình, chùa, miếu, nhà thờ khủng bố tôn giáo. Là bất trung, bất tín với Dân Tộc, với tổ quốc, phản trắc gia đình qua các công hàm, các bản hiệp định hiệp thương biên giới để về địa dư, Hoàng Sa, Trường Sa, Nam Quan Bản Giôc, Lão Sơn, Tục Lãm... thành đất của người. Về văn hóa tư tưởng thì nhồi nhét vào lòng ngưòi loại văn hóa nô dịch bất hiếu, bất nghĩa, bội tình: “thương cha, thương mẹ, thương chồng, Thương minh thương một, thương ông thương mười” “ hay là ” tiếng đầu đời con gọi Stalin” (tố hữu). Hãy hỏi thử xem, các cấp đoàn, đảng viên cộng sản được võ trang bằng cái đạo đức này thì dân tộc Việt sẽ đi về đâu? Nguồn cội dân tộc Việt ra sao?

Chuyện cũ đã thế, chuyện mới cũng không một thay đổi. Các báo, các đài của nhà nước đã ngậm mồm, im hơi trước những đòi hỏi chính đáng của đồng bào, từ vụ TKS, Thái Hà, Loan Lý, Cồn Dầu, Văn Giảng, Đầm Tôm... nhưng thi đua nhau gian dối, lên án đồng bào theo thế lực thù dịch khích động, tạo ra bất ổn để bắt bớ giam cầm, hãm hại. Nay lại đến chuyện góp ý sửa đổi HP. Khi có góp ý như trong “ kiến nghị” của 71 người, như trong Lời Công Bố của Công Dân Tự Do, hay trong Lá Thư của HDGMVN gởi đi thì không một cơ quan thông tin, văn hóa nào, từ báo chí cho đến đài của nhà nước dám nói đến đôi dòng, chứ chưa nói đến việc đưa lên trên trang báo, lên đài phát thanh, truyền hình cho nhân dân nhìn mặt xem, những góp ý ấy ra sao?

Đã thế, còn thi nhau ép người viết Lời Công Bố của Công Dân Tự Do mất việc. Bắt bớ giam cầm những người muốn bảo vệ chủ quyền đất nước. Trâng tráo đưa lên mạng, lên truyền thanh, truyền hình những bài viết, những lời thô thục, hàm hồ không văn hóa, vô tổ quốc của những Nguyễn phú Trọng, Nguyễn sinh Hùng cho đến bầy đoàn theo đóm Hoàng chí Bảo, Nguyễn đăng Thanh, Nguyễn Thanh Tú, Nguyễn viết Thông rồi Bùi Phan Kỳ, Cao đức Thái, Tô Lâm... để đánh bóng cho những hành động bất lương, bội phản dân tộc, thờ tàu của chúng. Hoặc gỉa, vỗ tay hoan nghênh những lời lẽ bát nháo của Nguyễn Quang Ngọc, Viện Trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại Học Quốc Gia Hà Nội, trong một buổi hội thảo về Vấn đề chủ quyền của VN ở Hoàng Sa và Trường Sa, Y đã phát như sau: “Không nên đưa vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa ra Tòa án Quốc Tế, hay Liên Hiệp Quốc…. Còn việc đòi lại và bảo vệ chủ quyền như thế nào thì không nên nôn nóng, để đến trăm năm hoặc nghìn năm sau con cháu chúng ta đòi lại vẫn được!” Nói như thế mà họ vẫn nói được!

c. Tiêu diệt những tiếng nói Công lý.

Khi tấm hình CS bịt miệng Linh Mục Nguyễn Văn Lý được truyền đi, nó đã làm cho thế giới bàng hoàng đến kinh tởm, vì không ngờ rằng, ở thế kỷ 21 này, nhà nước Việt cộng vẫn còn đủ man rợ để tạo ra được những hình ảnh như thế! Kể tư đó, nó tự giải thích một cách rõ ràng nhất về bản chất của chế độ cũng như sách lược mà chế độ ấy theo đưổi. Nó cũng cho mọi người thấy rằng, sẽ không còn một hình thức bạo ngược nào mà chế độ ấy không sẵn sàng chuyên dụng trong mục đích triệt tiêu tiếng nói của lương tâm của công lý. Theo đó, những bản án phản nhân tính của chế độ áp đặt lên những Lê thị Công Nhân, Nguyễn văn Đài, Cù huy Hà Vũ, Lê công Dịnh, Duy Thức, Điếu cày, Việt Khang, các bạn trẻ ở Vinh, Lê quốc Quân, Nguyên Kha, Phương Uyên... chẳng phải là chuyện bất thường. Trái lại, nó là chuyện bình thường, xảy ra như cơm bữa dưới chế độ CS tại Việt Nam. Bởi vì, ở đó, chỉ có duy nhất một bảo chứng, nhắm mắt theo CS gian dối, đi theo tàu thì sống. Những người dám nói lên điều công lý, ich quốc lợi dân, không bao giờ có được một giấc ngủ yên! Ở đó, không có chỗ đứng cho những người viết lên những sự thật. Trái lại, phải nói dối nhau mà sống!

T óm lại, đây là những diểm chết của cộng sản, nên chúng quyết bảo vệ bằng mọi gía, kể cả bằng tàn bạo và bất luơng. Bởi lẽ, nếu không chặn được thông tin tự do của các bloggers, ở trong nước hay từ hải ngoại chuyển về. Tất cả những sự thật này cũng như tin tức của các cuộc đấu tranh đến được với mọi nơi, mọi người. Cộng sản sẽ chết không kịp trối.

2. Kết quả của cuộc đầu độc vĩ đại.

Dĩ nhiên , sách lược tuyên truyền bịt mắt, nhồi sọ, bào mòn và hủy hoại tinh thần, thể chất con người không phải chỉ được áp dụng với người dân mà thôi, nhưng còn tạo ra cuộc bào mòn lớn trong chính hàng ngũ đoàn đảng viên của CS nữa. Tệ hơn thế, cuộc bào mòn trong lòng đảng còn biến thành độc ác đầy thú tính, được thể hiện rõ nét trong sự cuồng loạn của các đoàn đảng viên cộng sản và những ngưòi theo đóm, mê muội, trở thành những tay sai đắc lực cho chúng suốt 80 năm qua trong việc thảm sát ngưòi dân và phá huỷ lương tri đạo đức của toàn xã hội. Bằng chứng là:

Trước đây, tiếng là đi giải phóng miền nam nghèo đói, bị kìm kẹp, (nghèo đói đến độ, nhiều người ở ngoài bắc đã tưởng thật, họ để dành từng cái bát mẻ, cái dĩa nhỏ để đem vào cho thân nhân ở miền nam làm quà tái ngộ sau 20 năm xa cách. Tháng 7-1975, gia đình của người viết cũng được bà cô ở Thái Bình, mang loại qùa ấy từ bắc vào Nam, gọi là biếu anh chị (ba mẹ tôi) để có cái bát mà ăn cơm!). Trong thực tế, tất cả mọi thành phần trong hàng ngũ cán binh, cán bộ, bộ đội hay quan cán cao cấp của Việt cộng khi vào tới miền nam đều bàng hoàng như được vào cỏi thiên đường. Nơi mà cả đời họ trước đó chưa từng nghe, chưa từng được đọc thấy trong bất cứ một cuốn sách vở thực tế đứng đắn nào tại miền bắc. Nên tất cả như bừng đôi mắt ếch để thấy cảnh lạ, người lạ như ở cõi mộng. Họ đẹp, họ xinh. Họ lịch sự, văn hóa trang nhã từ cách ăn mặc, cách đi đứng, ăn nói đến phẩm cách con người. Tất cả đẹp như tranh vẽ, mà nào có phải là thiên đường mộng ảo đâu. Toàn là người miền Nam đã phải sống trong chiến tranh, trong đói khổ vì sự kìm kẹp của Mỹ Ngụy cả đấy!

Cuộc sống của người miền nam còn ở trong chiến tranh đã là như thế đấy. Nhưng bấy nhiêu cũng là qúa sức tưởng tưởng của “bên thắng cuộc” rồi. Qúa sức, bởi vì, một “ nhà văn” có lẽ là cho đến chết vẫn muốn ôm lấy cái “đỉnh cao chói lọi” mà sống, mà ca tụng, nhưng cũng đành phải phản bác lại cái giáo huấn xuẩn động của bác đảng, mà viết ra một sự thật cay đắng ngay trong lần đầu giáp mặt với một Sài Gòn hoa lệ là “ chỉ còn một cách là ngồi bệt xuống đường mà khóc. Khóc vì bị phỉnh lừa” (DTH)! Phần người miền nam thì bàng hoàng khi nhìn thấy “đội quân thắng cuộc” đi như kẻ không hồn, kéo nhau vào phố. Thấy bấy nhiêu chưa đáng gọi là bàng hoàng, nhưng phải thấy được “đội quân anh hùng” này, cột và nuôi những con heo ở ngay ngoài sân của các tòa nhà lớn, trước cơ quan, trưóc dinh thự hay khu phố họ tạm chiếm đóng thì mới nổ đom đóm mắt ra! Ô hô, một cảnh thực. Một lối sống như hoang dã làm toàn thành phố hoảng loạn! Họ hoảng loạn trước những đôi mắt đói. Đói ăn, đói mặc!

Nên rất nhanh, tất cả các đường phố la liệt những quần áo và đồ dùng cũ, bị bỏ quên, nay được dịp mang ra lề đường rao bán. Mà khách mua chỉ toàn là những “anh hùng” từ rừng mới về , hay từ bắc bộ phủ vào công tác! Trước cuộc đổi đời thê thàm này, nhiều người ở miề nam “ hồ hởi” vào góc nhà, lôi ra những cái đài, đồ dùng đã bị liệt vào hàng phế thải. Lấy cái khăn ướt lau cho hết bụi, ráp vào vài cục pin. Vỗ nhẹ vài cái cho nó phát ra tiếng nói là mang ra đường chào hàng. Khi bán, họ tưởng gía đã “ cắt cổ” người tiền sử. Ai ngờ hớ! Rõ ràng, bức tranh ấy đã là lịch sử. Lịch sử của một thời bị giải phóng! Dĩ nhiên không có sinh hoạt lịch sử nào tồn tại vĩnh viễn, ngoại trừ quốc gia và dân tộc. Từ đó, cánh cửa miền nam đã mở toang ra để trả lời cho những dối trá của cộng sản.

Thảm hại thay, dối trá của chúng lại từng lớp lờp đè lấp lên dối trá như những lớp sóng từ biển khơi vỗ vào bờ không khi ngừng. Nhưng nước không thể chảy ngược lên chỗ cao, trái lại luôn xuôi dòng, Cũng thế, sau ngày 30-4-1975, không biết có bao nhiêu hàng hàng lớp người từ bắc đổ vào miền nam lập nghiệp sinh sống. Nhưng có lẽ số người đi ngược từ Nam ra Bắc lập nghiệp làm ăn chỉ đếm nổi trên đầu ngón tay. Tại sao thế? Có phải là ở miền nam vẫn còn hơi ấm của tình người và có được một nền giáo dục nhân bản từ hai chục năm trước nên còn có sự chân thật, lễ nghĩa, nên tự nó đã khiến cho ngưòi tìm đến chăng?

Để có cái nhìn tổng quát hơn, tôi xin trích đoạn viết như mở bừng con mắt ếch ra của Nhạc sỹ Tô Hải, con cưng một thời của chế độ, khi ông ta chạm mặt với miền nam. Để chính họ, người của họ, người của thời thông tin bịt mắt, nói về cuộc sống khi cánh cửa miền nam đã mở toang ra, xem nó có sức dội ra sao: “Thực tế ở miền Nam nó phản tỉnh vào tâm hồn con người văn nghệ sĩ bằng nhiều cách nhưng nói chung là mọi nhân sinh quan, mọi lập trường, quan điểm nó đảo lộn tất cả trong mọi cái đầu và trái tim của những người đã từng làm văn nghệ minh họa. Tớ không thể hiểu nổi các nhà làm ra những câu như “thế ta là thế đứng trên đầu thù”, những người chủ trương vừa tiếp quản thành phố đã bắt toàn dân “treo ảnh lãnh tụ (ác quỉ dâm tặc)!!!!, treo cờ Tổ Quốc????”, đã đêm đêm bắt các em nhỏ phải đi tập trung, học “Đêm qua em mơ gặp bác Hồ!” có một chút suy nghĩ gì về tình cảm con người không?...... Tớ muốn chửi cha cái thằng dám viết báo nói rằng “phong cách trẻ em khoanh tay, cúi đầu khi chào người lớn ờ miền Nam là… rơi rớt từ chế độ phong kiến!”

Cái nhìn, đánh giá phản tỉnh của Tô Hải thật sắc nét, đáng phục. Chỉ tiếc, cái nhân bản cá thể ấy không phải là mẫu lãnh đạo của đảng và nhà nưóc cộng sản. Nên sau gần 40 năm CS chiếm đóng tại miền nam, với chủ trương “học tập theo gương gian trá của bác Hồ vĩ đại”, ngày nay, khó tìm thấy những đứa trẻ VN biết đứng khoanh tay chào người lớn theo bài vỡ lòng” Tiên học lễ hậu học văn”. Nhưng khủng hoảng tội ác thì tràn ngập trên cả nước.

Tuy nhiên, nếu muốn biêt đến sự thật, muốn biết đến cái phản ứng đích xác của miền nam, của tuổi trẻ hôm nay đối với loại thông tin tuyên truyền bất lương của cộng sản ra sao? Có lẽ, không có một lời lẽ nào rõ ràng hơn, hùng hồn hơn, khí thế hơn, uy vũ hơn lời của một em học sinh vừa tròn 20 công bố trên đường, tuyên bố nơi toà án. Nó như một mệnh lệnh làm vỡ nát cả một hệ thống quyền lực bất lương: “ĐCS đi chết đi”, “ Tàu khựa cút khỏi biển đông” ( NPU)!

Phải, lý lẽ duy nhất của Việt Nam hôm nay là: “ĐCS đi chết đi, Tàu khựa cút khỏi biển đông” và những kẻ nhập cư trái phép từ bắc phương đều phải khăn gói rời khỏi Việt Nam. Có nhất tâm trí và đạt thành ly lẽ đó, người dân Việt mới mong có cuộc sống trong an cư lạc nghiệp. Có thể hiện được ý chí ấy, niềm vui của Tự Do, Công Lý, Nhân Quyền mới toả lan trên non nước Việt.

III. Trách nhiệm của truyền thông tự do, nhân bản. ( kỳ sau)
 
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải CsSr nói chuyện về Tình Trạng Tự Do Tôn Giáo bên VN tại Nam Úc
Ban Truyền Thông SA
02:09 27/08/2013
Chiều thứ Sáu ngày 23.8.2013, Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải đã đến Adelaide, Nam Úc, theo lời mời của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Nam Úc.
Theo nhưng chương đã hoạch định, thì vào lúc 7:00 giờ tối, thứ Bảy ngày 24.8.2013, CĐNVTD Nam Úc đã mời Cha Khải đến trung tâm sinh hoạt của Cộng Đồng, vùng Athol Park, thành phố Adelaide, nói chuyện với các đồng hương Nam Úc về hiện tình chính trị và tôn giáo tại VN hiện nay.
Đúng 7 giờ 00 tối, MC lên trước sân khấu, hướng dẫn nghi thức chào quốc kỳ Úc, Việt và mời ông Đoàn Công Chánh Phúc Lộc chủ tịch Cộng Đồng lên ngỏ lời chào mừng và giới thiệu Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải đến quí đồng hương.
Lm. Nguyễn Văn Khải, trong y phục của một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế CsSr. đã lên đứng trước sân khấu, cúi đầu chào bà con, với những tràng pháo tay nổ giòn, hoan hô nhiệt liệt của đồng hương.
Sau khi Cha Khải chào hỏi các cử toạ, Ngài hâm nóng hội trường bằng bài hát kết đoàn: “Tim liền Tim, Mình kề Mình, Vai sánh Vai, Tay nắm Tay”. Ngài mời gọi mọi người tham dự, vui vẻ bắt tay chào nhau.
Khi mọi người đã an toạ, Cha Khải bắt đầu vào đề tài. Trước hết Cha trình bày về tình hình chính trị và những phong trào đoàn kết đấu tranh của dân chúng bên Việt Nam hiện nay, đã làm cho các tham dự viên, cảm thấy như có một ngọn lửa bừng lên từ những trái tim nhiệt thành chuyển đến cho mọi người.
Cha Khải đã tường trình cho đồng hương biết rõ về hiện tình sinh hoạt chính trị của đảng cộng sản cầm quyền bên Việt Nam. Ngài đã dẫn chứng cụ thể, nói lên sự thật về những cuộc đàn áp Tự do Tôn giáo, vi phạm tự do dân chủ nhân quyền, chiếm dụng đất đai tài sản của người dân và các sở tôn giáo, sau đó tẩu tán, chuyển nhượng cho tư nhân, con cháu cán bộ đảng viên đầu tư thương mại.
Ngài lên án CSVN là bè lũ bán dân, bán nước, đang tìm mọi cách hại dân, ngược đãi dân lành. Chính quyền thì luôn bưng bít, che đậy bênh vực cho các cán bộ làm sai trái.
Mở đầu câu chuyện, với lời lẽ rất cảm động, Cha đã xác định: “Có người nói với cháu là: Việt Nam hiện nay đang đứng trước nguy cơ bị Tàu cộng xâm lược, bị Trung quốc thôn tính. Cháu bảo ngày, là nguy cơ cái quái gì nữa!! Nó đã và đang xâm lược rồi, đấy thây!!!! Qua nét mặt lộ vẻ đau buồn, cha Khải nói tiếp: “Thật thế, từ 10 năm trước, cháu lên cửa khẩu hữu nghị quan, nơi gọi là Ải Nam Quan đấy, thì không thấy nó đâu nữa?? Cháu hỏi mấy anh bộ đội biên phòng, canh gác ở đó, thì họ nói: Ải Nam Quan lùi về Trung Quốc 1 cây số rồi. Cháu hỏi nó lùi từ lúc nào? Họ nói, từ năm 1991, như thế Tầu cộng nó đã chiếm đất ta, cách đây hơn 20 năm rồi. Đấy!!! Cộng sản nó đã bán nước cho Trung Cộng lâu rồi. Đau lắm các bác ơi!!!”

Ngay từ những phút đầu tiên, mọi người đã bị thu hút bởi những câu nói của Cha Khải, về lòng nhiệt thành với đất nước và Giáo Hội.
Qua những lời nói mạnh mẽ, đầy xác tín. Cha Khải đã khẳng định: "Muốn chống Tàu cộng xâm lược, việc đầu tiên là toàn dân Việt đồng loạt đứng lên tiêu diệt kẻ thù trước mắt: Đó là tà quyền cộng sản Việt Nam, bọn bán nước, buôn dân. Cha đã thẳng thắn gọi nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam hiện nay là “tà quyền”, là một chế độ “phản dân, hại nước”.
Đứng trước nguy cơ đất nước đang rơi vào tay Trung Cộng. Mất nước là sẽ mất dân tộc, mất văn hóa và mất cả tôn giáo, Giáo Hội. Vào tay Tàu cộng, thì Giáo Hội cũng sẽ rơi vào tình cảnh tương tự như ở Giáo Hội Trung Quốc hiện nay. Tôn giáo là do chính quyền điều hành.
Nói về mối hiểm hoạ mất nước, cha Khải đã trình bày rất chi tiết qua những sự kiện hết sức đau buồn mà Cha đã từng chứng kiến. “Có nhiều người bảo nên đoàn kết với đảng cộng sản Việt Nam để chống lại Trung Cộng. Xin thưa: Đảng cộng sản VN nó có chống Trung Cộng đâu?? Mà mình đoàn kết với họ để chống Tàu cộng.
Có người bảo chế độ cộng sản bây giờ thay đổi rồi…Xin thưa với cả nhà: Nếu ma quỷ mà biết sám hối thì đã trở thành thánh nhân rồi.
Qua phần trình bày về mối hiểm hoạ mất nước, mà linh mục Nguyễn Văn Khải đã diễn tả một cách thực tế, thì đảng cộng sản là kẻ bán nước hại dân.
Nói về Tự do Tôn Giáo, Cha Khải đã quả quyết Việt Nam không có tự do Tôn giáo, Cha đã minh chứng nhiều chi tiết, nói lên hiện nay Việt Nam không có tự do Tôn giáo. Cha đã từng đến Sơ La , Lao Cai, Cao nguyên Kontum, Pleiku, những vùng này, chính quyền địa phương không cho Giám mục, linh mục, tu sĩ đến giảng giáo lý. Giáo dân không được tụ tập cầu nguyện. Chính Cha cũng đã từng bị đuổi ra khỏi những vùng này.
Trong buổi diễn thuyết tối nay, cha Khải cũng đã dành thời giờ cho các thính giả đặt câu hỏi thắc mắc. Mỗi câu hỏi Cha đều giải đáp một cách rõ ràng, dẫn chứng qua nhiều đề tài thời sự, nóng bỏng như: Tự do Tôn giáo, Nhân quyền, Đào tạo tu sĩ, Giáo dục giả dối, Bằng cấp giả, Tham nhũng, Bạo Lực nơi các cơ quan công an cảnh sát, chiếm đất đai trái pháp luât...v..v....
Qua báo chí, truyền hình, Internet, những hình ảnh về Cha Khải đã được phổ biến khắp nơi cũng như tại Việt Nam. CS đã có những bài viết bôi bác, chửi rủa và vu cáo Cha Khải trên báo chí và internet. Nhưng Cha đã cố gắng đến nhiều quốc gia tự do trên thế giới, để có những cuộc gặp gỡ, nói chuyện và trao đổi với các đồng hương.
Kỳ nghỉ hè này, Cha đến Úc Châu theo lời mời của các CĐNVTD đang sinh sống trên đất Úc.
Tại trung tâm CĐNVTD, Nam Úc, Cha Khải đã nói chuyện liên tục gần 4 tiếng đồng hồ không mỏi mệt.
Với giọng nói hùng hồn và dí dỏm, Cha đã thu hút được sự chú ý và hăng say lắng nghe của khán giả, cử tọa. Cha đã đưa ra những dẫn chứng cụ thể, những câu chuyện có thực xảy ra trong xã hội cộng sản Việt Nam, không kém phần khôi hài và có khi còn bi thảm nữa.
Cha Khải còn đưa ra những phương cách cho mọi người rút kinh nghiệm để khi về VN và để sống dưới chế độ CS, là phải: “Liều, Lì”. Nếu sợ và lùi là CS nó sẽ lấn. Chúng ta sẽ thua.
Ngài kêu gọi mọi người, hãy cầu nguyện, xin thượng đế ban cho ơn Khôn Ngoan để đối đầu và sống với kẻ gian ác là CS.
Với giọng nói đầy cảm động trước khi kết thúc buổi nói chuyện. Khán thính giả đã nhiều lần vỗ tay hoan hô, tán thưởng và cũng có những trận cười thật đắc ý.
Đa số đều khen Cha Khải là một diễn giả thông minh, khôn ngoan, dí dỏm và nhớ nhiều.
Có rất nhiều đồng hương còn nuối tiếc, muốn nghe Cha Khải nói thêm, nói nữa. Nghe họ nói với nhau: Ước gì buổi nói chuyện của Cha Khải được kéo dài thêm tí nữa, thì hay quá.
Buối nói chuyện kết thúc gần 11 giờ khuya. Mọi người đã từ giã nhau ra về trong lòng vẫn còn luyến tiếc.
Có khoảng 200 đồng hương đến tham dự, không ai bỏ ra về giở giang, mặc dù thời tiết mùa đông giá lạnh.

XEM HÌNH

Sáng Chúa Nhật ngày 25.8. 2013. Cha Khải đến trung tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân vùng Pooraka Nam Úc, cùng hiệp dâng Thánh Lễ đồng tế với Đức Ông Phaolô Nguyễn Minh Tâm quản nhiệm Cộng Đồng.
Trước khi kết thúc Thánh Lễ, Cha Khải đã xin phép Đức Ông Tâm cho phép Ngài có đôi lời cám ơn đến bà con trong Cộng Đồng đã tích cực hỗ trợ giáo xứ Thái Hà bằng những buổi thắp nến cầu nguyện.
Nhân dịp này Hội Các Bà Mẹ Công Giáo mừng kính thánh nữ Monica bổn mạng, Cha ngỏ lời chúc mừng Hội Các Bà Mẹ, Ngài có những câu chuyện vui ở VN để chúc các bà luôn vui vẻ đẻ nhiều, thêm dân cho nước Úc, thêm tín hữu cho Cộng Đồng. Cha chỉ nói ít câu ngắn ngủi, nhưng đã làm cho hơn 1,000 tín hữu vui cười ngất ngưởng.
Những người không được nghe cha Khải nói chuyện. Sau khi nghe chuyền tai nhau là: Cha Khải nói hay và dí dỏm, thì sau Thánh Lễ họ đã bu lại gặp Cha, yêu cầu Cha cho thêm buổi diễn thuyết nữa, nhưng Cha xin khất vì thời gian đã có giới hạn, phải trở lại Rôma tiếp tục học tập.
Theo kế hoạch, chiều thứ Ba ngày 27.8.2013, Cha Khải có buổi họp mặt với nhóm bạn Thái Hà tại vùng Pennington, Adelaide, Nam Úc trước khi lên đường sang Perth, theo lời mời của CĐNVTD – Tây Úc

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Nào Đường Rộng
Nguyễn Trung Tây, SVD
21:30 27/08/2013
ĐƯỜNG NÀO ĐƯỜNG RỘNG
Ảnh của Nguyễn Trung Tây, Lm. (SVD)
Đường nào đường rộng?
Lối nào thênh thang?
Giữa ngã ba đường,
Bơ vơ con ngóng!
(NTT)