Ngày 26-08-2016
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Khiêm tốn nhận ra mình
Lm. JB. Nguyễn Minh Hùng
05:26 26/08/2016
KHIÊM TỐN NHẬN RA MÌNH
Chúa Nhật XXII thường niên năm C

Có phải trong mọi nơi, mọi hoàn cảnh, lời dạy sau đây của Chúa:“Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: Xin ông nhường chỗ cho vị này. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. Trái lại, khi anh được mời, thì hãy vào ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: Xin mời ông bạn lên trên cho. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn”, luôn luôn không gây khó khăn?

Mọi người nghĩ gì khi vị nguyên thủ, cứ vào tiệc, lại tìm chỗ không hề xứng tầm địa vị mà ngồi? Trăm lần như một, ông đợi người ta mời. Sau đó, mọi người lại phải đợi lãnh đạo của mình từ chỗ cuối hết, bước lên. Tự dưng ông trở thành điểm chú ý không đúng lúc, không đúng cách... Chắc chắn, không bao giờ có ai chấp nhận cung cách lãnh đạo như thế…

Vậy bạn và tôi phải hiểu thế nào về lời dạy của Chúa? Điểm chính yếu: Chúa muốn nhắn gởi thông điệp gì?

Hãy nhớ, ngay đầu bài Tin Mừng, thánh Luca cho biết: “Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa”.

Pharisêu là những kẻ hách dịch, kiêu ngạo. Họ vốn luôn tự đắc mình đạo đức, mình công chính hơn người. Họ cho rằng chỉ có họ nắm giữ lề luật, nắm giữ Kinh Thánh, và luôn chăm chỉ cầu nguyện, luôn tế tự nghiêm túc. Họ nghĩ, chắc chắn họ sẽ vào Nước Trời. Chỉ có họ là thuộc về Thiên Chúa, được Thiên Chúa yêu thương.

Rõ ràng, theo mạch văn của Tin Mừng, đối tượng Chúa nhắm đến là các Pharisêu. Và nếu lời Chúa được công bố trong thời nay, thì chắc chắn lời ấy nhắm đến những kẻ đang nhen nhúm trong lòng dạ mình “men Pharisêu” (Mc 8, 15a).

Do đó, Chúa muốn dạy họ và dạy chúng ta bài học của sự khiêm tốn, bài học về một tâm hồn ảnh hưởng “men thánh thiện”. Đó là luôn biết nhìn nhận thực chất con người của mình, đừng ảo tưởng, đừng khoe khoang sự “thánh thiện”, trong khi chẳng có chút thánh thiện.

Cuộc đời khoác lên chúng ta nhiều “thứ áo”, nhiều “màu áo”: nhan sắc, tiền bạc, tài năng, địa vị xã hội… Người ta thường đánh giá nhau dựa vào dáng vẻ bên ngoài. Nếu cứ sống trong những “chiếc áo” ấy, sẽ dễ hình thành trong ta ảo tưởng, kiêu ngạo, khoác lác, khoe khoang, tự mãn…

Thiên Chúa thì khác. Người nhìn thấu, nhìn toàn diện con người ta. Người nhận thấy ta tận chiều sâu tâm hồn. Bởi chỉ có bên trong nội tâm, chỉ có sự sâu thẳm của tân mồn mới là giá trị thật của mỗi một người.

Vậy cho nên, qua dụ ngôn bữa tiệc trong nhà Pharisêu, một lần nữa, Chúa đòi bạn và tôi phải quay nhìn vào lòng mình, quay nhìn vào chiều sâu nội tâm của bản thân, để khám phá lại chính mình, khám phá sự thật của tâm hồn mình.

Tôi sẽ luôn tự nhủ: Cuộc đời có thể khoác cho tôi nhiều vị trí khác nhau, họ chỉ nhìn thấy dáng vẻ bên ngoài. Nếu tôi chỉ dựa vào những đánh giá của người đời, tôi sẽ rơi vào nguy cơ xa cách tinh thần đạo đức. Tôi cần sống đúng sự thật của mình trước mặt Chúa. Vì thế, tôi khiêm tốn chính là tôi phải tự biết mình.

Thật ra, quay về với sự thật của lòng mình không dễ chút nào. Nó là cả một công trình của sự nỗ lực và phấn đấu từng giây phút, suốt đời ta.

Bởi ai cũng thích lời khen hơn tiếng chê, thích được nịnh, được ca tụng hơn bị phê bình. Đối diện với lời ca tụng, có thể ta tỏ ra khiêm tốn, miệng nói mấy lời chối từ, nhưng trong lòng thì lại thấy như… muốn người ta khen hơn nữa.

Ngược lại, biết bao nhiêu lần, ta coi là bị xúc phạm, khi ai đó “cả gan” phê bình, chỉ trích ta. Có người bực tức, khó chịu, cắt đứt mọi quan hệ với kẻ dám phê bình mình. Thận chí, trong cuộc đời này, đã xảy ra biết bao nhiêu sự trả thù, thủ tiêu những kẻ dám nói sự thật về lỗi lầm của một ai đó. Người ta có thể coi người phê bình là đối thủ, là kẻ thù phải tận diệt…

Hãy đón nhận ánh sáng lời Chúa để khám phá lại giá trị thật mà ta đang có, đang chi phối mọi tư tưởng, hành động, lời nói, mọi tương quan… của mình.

Hãy đón nhận ánh sáng lời Chúa để tập tành và làm cho hình thành dần sự khiêm tốn, nếu chưa được như mong muốn, thì cũng phải ở mức tối thiểu.

Hãy đón nhận ánh sáng lời Chúa để ta luôn luôn đón nhận những ý kiến của anh chị em, dù đó là sự thật khó nghe.

Hãy đón nhận ánh sáng lời Chúa để sẵn sàng chỉnh đốn khi dược ai đó cho biết, hay khi khám phá ra bóng tối trong lòng dạ mình.

Hãy tự xô đổ mọi bức tường của ảo tưởng, của kiêu ngạo, của tự mãn…, điều mà nếu không khám phái lại tâm hồn trong ánh sáng của lời Chúa, sẽ khó có thể làm nổi.

Hãy nhận ra mình. Chân nhận bản thân là cách khiêm tốn nhất để chiếm lĩnh tình yêu của Chúa và sở hữu tình thương của nhiều anh chị em dành cho mình.

Hãy quyết tâm: Từ nay tôi sẽ sống khiêm tốn. Đó là tôi sống đúng sự thật con người của tôi trước mặt Chúa, trước mặt anh chị em.

Chỉ khi nào lòng ta biết đón nhận ánh sáng lời Chúa để dối diện với chính mình, khám phá lại bản thân, ta mới thực là người có đức khiêm tốn hoàn hảo.

Hãy nhớ: cùng với lời dạy hãy sống khiêm tốn, chính Chúa Giêsu đã đi bước trước, đã làm gương trước cho chúng ta về sự khiêm tốn. Thánh Phaolô, trong thư gởi tín hữu Philipphê đã nói về sự khiêm tốn của Chúa Giêsu:

“Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế. Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá. Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người, và tặng ban danh hiệu trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu” (Pl 2, 6- 9).

Tất cả chúng ta hãy trở về với lòng mình, đặt mình đối diện trước sự thánh thiện của Thiên Chúa, để khiêm tốn thật sự. Nhờ khiêm tốn, ta sẽ dễ sám hối.

Chỉ khi trở về đối diện với Thiên Chúa, trong tư thế trần trụi, hèn hạ, nghèo khó, đầy những tội lỗi, mà không ai biết, chỉ có Chúa và bản thân biết, ta mới thật sự có cơ hội vươn lên sự thánh thiện, có cơ hội hãm dẹp bớt cái tôi cồng kềnh. Nhờ đó, tâm hồn khiêm tốn mới có thể ùa về trong ta.

Hãy loại trừ “men Phari sêu”. Hãy tập nhìn vào lòng mình. Hãy nhận ra sự thật của lòng mình. Hãy khiêm tốn như Chúa. Hãy khiêm tốn theo lời Chúa dạy.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Khiêm hạ phục vụ noi gương Đức Giêsu
Lm. Đan Vinh
05:30 26/08/2016
HIỆP SỐNG TIN MỪNG

CHÚA NHẬT 22 THƯỜNG NIÊN C

Hc 3,19-21.30-31 ; Dt 12,18-19.22-24a ; Lc 14,1.7-14

KHIÊM HẠ PHỤC VỤ NOI GƯƠNG ĐỨC GIÊSU

I. HỌC LỜI CHÚA

1. TIN MỪNG: Lc 14,1.7-14

(1) Một ngày Sa-bát kia, Đức Giêsu đến nhà một ông thủ lãnh nhóm Pharisêu để dùng bữa: Họ cố dò xét Người. (7) Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi, nên nói với họ dụ ngôn này: (8) “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, (9) và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia phải đến nói với anh rằng: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ mà xuống ngồi chỗ cuối. (10) Trái lại, khi anh được mời thì hãy ngồi chỗ cuối, để cho người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”. Thế là anh sẽ được vinh dự trước mặt mọi người đồng bàn. (11) Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống; Còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. (12) Rồi Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Người rằng: “Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè, anh em, hay bà con, hoặc láng giềng giàu có, kẻo họ cũng mời lại ông, và như thế ông được đáp lễ rồi. (13) Trái lại, khi ông đãi tiệc, hãy mời những người nghèo khó, tàn tật, què quặt, đui mù. (14) Họ không có gì đáp lễ, và như thế, ông mới thật có phúc: Vì ông sẽ được đáp lễ trong ngày các kẻ lành sống lại”.

2. Ý CHÍNH:

Qua bài Tin mừng hôm nay, Đức Giêsu đã dạy các người Pharisêu và cũng dạy các môn đệ của Người hai bài học về cách đối nhân xử thế: Một là khi được mời dự tiệc phải biết hành xử khiêm tốn bằng cách tránh tranh giành chỗ ngồi hơn kém. Hai là các người chủ tiệc phải tránh phân biệt đối xử để mời cả những người nghèo khó, tàn tật... đến tham dự. Đây là điều kiện để được Chúa mời tham dự bàn tiệc Nước Trời đời sau.

3. CHÚ THÍCH:

- C 1: + Đức Giêsu đến nhà một thủ lãnh nhóm Pharisêu: Tin mừng Luca cho thấy người đứng đầu nhóm Pharisêu ở đây có thiện cảm với Đức Giêsu, nên đã mời Người đến nhà mình dùng bữa (x Lc 11,37), + Dùng bữa: Tin mừng ghi lại nhiều sinh hoạt của Đức Giêsu liên quan đến việc dùng bữa: Dự tiệc cưới tại Cana (x. Ga 2,2), dự tiệc do người Pharisêu khoản đãi (x. Lc 14,1), ăn bữa cơm gia đình ở làng Bêtania (x. Lc 10,38-42), đồng bàn với những người thu thuế tội lỗi (x. Mt 9,10), hai lần nhân bánh ra nhiều để nuôi đám đông dân chúng (x. Mt 14,19-21; 15,36-38), dùng bữa Tiệc Ly với các môn đệ trước cuộc khổ nạn (x. Lc 22,14-20). Ngoài ra, sau khi phục sinh, Chúa Giêsu cũng dùng bữa tối với hai môn đệ tại làng Emmau (x. Lc 24,30), Người ăn cá nướng trước mặt các môn đệ (x. Lc 24,41-43), và cùng ăn bữa sáng với các ông tại bờ hồ Galilê (x. Ga 21,9-13).). + Họ cố dò xét Người: Ở đây những người Pharisêu dò xét không phải để bắt lỗi, nhưng chỉ để tìm hiểu về Đức Giêsu.

- C 7-9: + Người nhận thấy khách dự tiệc cứ chọn cỗ nhất mà ngồi: Đây là thái độ biểu lộ thói kiêu ngạo của người Pharisêu khi luôn tìm kiếm hư danh trước mặt người khác. + Khi anh em được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất...: Đức Giêsu dạy bài học khôn ngoan và phép xã giao khi tham dự tiệc cho người Pharisêu và các môn đệ.

- C 10-11: + Thì hãy ngồi vào chỗ cuối, để người đã mời anh phải đến nói: “Xin mời ông bạn lên trên cho”...: Điều kiện để được dự tiệc trong Nước Thiên Chúa là phải trở nên như trẻ nhỏ (x. Mt 18,3-4). Cần ý thức thân phận tội lỗi bất xứng của mình, coi mình chỉ là đầy tớ vô dụng (x. Lc 17,10), để không cậy vào sức riêng khi làm các công việc siêu nhiên, nhưng biết cậy trông vào ơn Chúa giúp (x. Ga 15,5). + Vì phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống...: Tội nặng nhất chính là tội kiêu ngạo và ngược lại, nhân đức lớn nhất là đức khiêm nhường như lời ca ngợi Thiên Chúa của Đức Maria: “Chúa hạ bệ những ai quyền thế và nâng cao mọi kẻ khiêm nhường” (Lc 1,52). Thánh Phaolô cũng đề cao sự khiêm hạ của Đức Giêsu trong thư gửi tín hữu Philip (x Pl 2,6-11). Chính Người đã hạ mình rửa chân cho môn đồ trước khi dạy các ông bài học thể hiện tình yêu thương lẫn nhau (x Ga 13,14).

- C 12-14: + Đức Giêsu nói với kẻ đã mời Người rằng: Khi nào ông đãi khách ăn trưa hay ăn tối, thì đừng kêu bạn bè... Lời dạy của Đức Giêsu trái với lối ứng xử của người đời. Những hạng người được Đức Giêsu đề cập tới ở đây đều là những người nghèo: Nghèo tiền bạc (so sánh với Tin Mừng Mátthêu nhấn mạnh đến sự nghèo khó trong tâm hồn), bé mọn (x. Lc 10,21), khiêm hạ (x. Lc 18,14). Chính Đức Giêsu cũng được sinh ra như một người nghèo. Qua câu này Người kêu gọi mọi người hãy đối xử tốt với những ai đang lâm cảnh khốn cùng, làm ơn cho những người không có khả năng báo đáp. Đó là điều kiện để được vào Nước Trời đời sau.

4. CÂU HỎI:

1) Hãy kể ra những lần Đức Giêsu dùng bữa được ghi trong Tin mừng ? 2) Khi dạy người dự tiệc chọn ngồi chỗ cuối để được chủ nhà mời lên cỗ trên. Phải chăng đó cũng là một hành động kiêu ngạo ? 3) Đức Giêsu đã dạy thế nào về giá trị của đức khiêm nhường ? 4) Thánh Phaolô dạy về gương khiêm nhường tự hạ của Đức Giêsu ra sao trong thư thứ hai gửi giáo đòan Philíp ? 5) Tội nặng nhất khiến Luxiphe và các thần dữ phải sa hỏa ngục và ông bà nguyen tổ Ađam Evà bị đuổi ra khỏi địa đàng là tội gì ? 6) Đức Giêsu đã dùng phương thế nào để ban ơn cứu độ, giải thóat lòai người khỏi chết và chiến thắng các cơn cám dỗ của ma quỷ ?

II.SỐNG LỜI CHÚA

1. LỜI CHÚA: “Phàm ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên” (Lc 14,11).

2. CÂU CHUYỆN:

1. KHIÊM TỐN SẼ ĐƯỢC MỌI NGƯỜI KÍNH TRỌNG YÊU MẾN:

Sách Trang Tử có thuật lại câu chuyện như sau: Dương Chu sang nước Tống vào một trọ nhà kia. Chủ nhà có hai nàng hầu, một đẹp, một xấu. Để ý quan sát, Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quý trọng nàng hầu xấu mà khinh rẻ nàng hầu đẹp. Lấy làm lạ, Dương Chu hỏi thằng bé trong nhà. Chú bé nói: Người thiếu đẹp tự cho mình là đẹp nên mất đẹp. Chẳng ai nhìn thấy cái đẹp của nàng nữa. Còn người thiếp xấu tự biết mình xấu mà quên xấu. Không còn ai nhìn thấy cái xấu của nàng nữa. Dương Chu liền gọi học trò đến dặn: Các con nhớ ghi lấy. Giỏi mà bỏ được cái thói tự cho mình là giỏi, thì đi đâu mà chẳng được người ta yêu quý tôn trọng.

2. CUỘC BIẾN DẠNG KỲ LẠ SAU BẢY NĂM PHÓNG ĐÃNG:

Họa sỹ kiêm điêu khắc gia thiên tài LEONARDO DA VINCI đã vẽ bức tranh nổi tiếng Bữa Tiệc Ly trong vòng 7 năm. Đó là bức tranh Đức Giêsu và 12 Tông đồ đang dùng bữa ăn cuối cùng trước khi Người chịu tử nạn. Cuộc đi tìm khuôn mặt làm người mẫu rất khó khăn: Giữa hàng ngàn thanh niên, họa sĩ mới chọn được một chàng trai có gương mặt thánh thiện và thanh khiết tuyệt vời để vẽ Đức Giêsu.

Sáu năm tiếp theo ông mới vẽ xong 11 Tông đồ, chỉ còn người môn đồ phản Thầy Giuđa là chưa vẽ. Họa sỹ đã bỏ ra nhiều công sức để tìm kiếm một người đàn ông có khuôn mặt cực kỳ gian ác làm mẫu vẽ Giuđa. Cuối cùng ông đã tìm được tên tử tội ở Rôma có khuôn mặt thích hợp để vẽ kẻ phản bội. Người tử tù này đã từng giết người và cướp của. Được phép của Hoàng đế, tên tử tội được đưa tới Milan nơi bức tranh đang vẽ dở dang. Khi nét vẽ cuối cùng được hoàn thành, Leonardo bảo người lính gác mang người tử tù đi, nhưng bỗng nhiên hắn ta vùng vẫy và quỳ xuống bên người họa sỹ khóc nức nở: “Ôi, ngài Da Vinci, ngài không nhận ra tôi sao? Tôi chính là người mà 7 năm trước ngài đã chọn làm mẫu vẽ Đức Giêsu!”.

Quả thật, chỉ có 7 năm thôi mà cuộc sống trác táng tội lỗi đã làm biến dạng một người có khuôn mặt thánh thiện của Chúa Giêsu trở thành người mang gương mặt xấu xa của Giuđa! Đó là sự biến đổi lạ kỳ trong quá trình hình thành bức tranh “Bữa Tiệc Ly” nổi tiếng.

Nhưng cũng trong bữa tiệc ly này còn có một sự đảo ngược kỳ lạ hơn nữa: Đức Giêsu, vốn là Thầy là Chúa nhưng đã tình nguyện làm việc của người tôi tớ phục vụ, khi quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ. Đó chính là bài học khiêm hạ mà Đức Giêsu muốn dạy cho mọi tín hữu chúng ta hôm nay.

3. CÂU CHUYỆN XỬ SỰ CỦA HAI CON DÊ NÚI:

Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng: trên con đường nhỏ hẹp sát bên sườn núi, một bên là vách núi cao cheo leo, bên kia lại là vực sâu thăm thẳm, có hai con dê núi đi ngược chiều nhau. Vì con đường quá nhỏ hẹp, chỉ đủ cho một con đi qua, nên hai con dê đứng đối đầu nhau không biết làm gì để tiếp tục đi. Nếu chen lấn, chúng chắc sẽ bị rơi xuống vực thẳm tan xương nát thịt. Sau cùng chúng đã nghĩ ra một cách hoàn hảo: một con dê đã chịu qùy mọp xuống đất để con kia bước qua thân mình. Thế là sau đó cả hai lại có thể tiếp tục đi theo con đường của mình.

4. NGƯỜI HUẤN LUYỆN CÁ HEO KHIÊM TỐN:

Cách đây ít lâu, tại bang Phờloriđơ (Florida) Hoa Kỳ, tờ Thời báo Xanh Pitơbớc (St Petersburg Times) có đăng một câu chuyện thú vị về Đông Sulơ (Don Shula), huấn luuyện viên của đoàn cá heo ở Maiơmi (Miami). Ông đang cùng vợ con nghỉ hè tại một thị trấn nhỏ ở miền Bắc tiểu bang Maiơmi. Vào một buổi chiều nọ, vì trời mưa nên Sulơ cùng vợ và 5 đứa con quyết định đi xem một xuất phim đang chiếu tại rạp hát của thị trấn. Khi họ đến nơi thì đã trễ mất 10 phút. Thế nhưng họ thấy đèn trong rạp vẫn còn sáng báo hiệu phim vẫn chưa bắt đầu. Khi Sulơ và gia đình bước vào trong rạp thì tất cả 6 người đang ngồi ở băng ghế đầu liền hân hoan đứng dậy hướng về phía họ và vỗ tay hoan hô. Sulơ vừa vẫy tay chào lại vừa mỉm cười đáp lễ. Sau khi đã ngồi vào chỗ, Sulơ quay sang nói với bà vợ: “Chúng ta từ Maiơmi cách xa cả ngàn dặm đến đây, thế mà người ta vẫn nhận ra và đón tiếp anh thật nồng nhiệt! Chắc hẳn là đám cá heo trình diễn trên truyền hình đã lan đến tận nơi ngõ ngách này!” Ngay lúc đó, một người đàn ông tiến lại bắt tay và Sulơ đã vui vẻ hỏi ông ta rằng: “Làm sao ông bạn biết tôi sắp đến đây xem phim để chào đón tôi như vậy?” Ông ta trả lời: “Thưa ông, tôi chẳng biết ông là ai cả. Chẳng qua là ngay trước khi gia đình ông bước vào rạp hát, viên quản lý rạp có nói với chúng tôi rằng: “Trong vòng 15 phút nữa, nếu không có thêm 4 khán giả nào vào rạp thì ông ta sẽ buộc phải trả lại tiền vé và hủy bỏ xuất chiếu này”. Vì thế khi thấy gia đình ông đến vừa đủ 4 người theo yêu cầu của quản lý rạp, nên chúng tôi rất vui mừng và giờ đây tôi đến để cám ơn gia đình ông đã đến kịp thời, giúp chúng tôi khỏi phải về không”.

Câu chuyện trên làm sáng tỏ giáo huấn của Đức Giêsu trong Tin mừng hôm nay: Người đòi các tín hữu chúng ta phải khiêm tốn noi gương Người. Đông Sulơ đã thể hiện sự khiêm tốn ấy: Là một huấn luyện viên cá heo tài giỏi, nên cũng thật tự nhiên khi Sulơ nghĩ rằng những người trong rạp hát đã nhận ra ông là ai. Đến khi người đến bắt tay cho biết mình chẳng hề biết ông thì Sulơ lại là người đầu tiên tự chế giễu mình. Ông rất vui khi phát hiện ra điều này, nên đã kể chuyện đó trên báo cho nhiều người biết về thói háo danh của ông, điều mà bình thường lẽ ra ông đã phải giấu kín. Chỉ người nào thực sự khiêm tốn mới làm được như Sulơ mà thôi !

3. SUY NIỆM:

Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Đức Giêsu đã dạy các người biệt phái hai bài học như sau: Một là nếu họ là khách được mời thì cần khiêm tốn để ngồi vào chỗ xứng hợp với mình, tránh cảnh “trèo cao té đau”. Hai là nếu họ là chủ nhà thì phải quan tâm mời cả những người nghèo khó bệnh tật đến dự tiệc nữa. Cũng vậy, bàn tiệc Nước Thiên Chúa cũng chỉ dành cho những ai có lòng khiêm hạ và có tinh thần nghèo khó (x. Lc 14,21). Vậy khiêm hạ là gì ? Phải chăng khiêm hạ là phủ nhận giá trị thực sự của mình ? Ta phải làm gì để học gương khiêm hạ của Đức Giêsu ?

1) Gương khiêm hạ của Đức Giêsu và Thánh Mẫu Maria:

- Khiêm hạ hay khiêm nhường là thái độ tự hạ mình xuống trong khi giao tiếp với tha nhân. Người tín hữu cần học tập theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giêsu vè sự khiêm hạ này như Người đã dạy: ”Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,29-30). Đức Giêsu «vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế… » (Pl 2,6-7). Tuy là Thầy là Chúa, nhưng Người đã nêu gương khiêm nhường cho các môn đệ khi tự hạ mình rửa chân cho các ông trong bữa tiệc ly và sau đó dạy các ông cũng phải khiêm hạ rửa chân phục vụ lẫn nhau (x Ga 13,14-15). Hơn nữa, Đức Giêsu còn nêu gương khiêm hạ «vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập giá» (Pl 2,8). Tin mừng hôm nay cũng thuật lại câu chuyện: Khi được viên thủ lãnh các người biệt phái mời đến nhà dự tiệc, Đức Giêsu thấy một số khách thuộc nhóm biệt phái tranh nhau ngồi chỗ nhất trong bàn tiệc. Người đã dạy họ như sau: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất, kẻo lỡ có nhân vật nào quan trọng hơn anh cũng được mời, và rồi người đã mời cả anh lẫn nhân vật kia đành phải đến nói với anh: “Xin ông nhường chỗ cho vị này”. Bấy giờ anh sẽ phải xấu hổ để xuống ngồi chỗ cuối” (Lc 14,8-9).

- Khiêm nhường tự hạ noi gương Đức Maria: Trong biến cố truyền tin, khi được sứ thần chào là đấng «đầy ân phúc luôn có Chúa ở cùng», Đức Maria đã tự xưng là nữ tì của Thiên Chúa và đã cúi đầu «xin vâng» như lời sứ thần truyền (x Lc 1,38). Sau khi nghe biết bà Êlisabét đã có thai được sáu tháng, Đức Maria đã vội vã lên đường đến thăm và chào hỏi bà trước. Cuối cùng ngài còn ở lại để giúp đỡ phục vụ bà trong suốt ba tháng cuối, cho đến khi bà sinh con mới trở về nhà mình (x Lc 1,39-56).

2) Phân biệt giữa khiêm nhường thật với khiêm nhường giả tạo: Đức khiêm nhường không phải là giả vờ tự hạ để chờ được người khác tôn lên. Khiêm tốn cũng không phải là thái độ tự ti mặc cảm, tự khinh bản thân hay trốn tránh trách nhiệm… Nhưng là ý thức khả năng và ưu điểm của mình là do Chúa ban, rồi quy mọi vinh quang về cho Thiên Chúa, noi gương Đức Maria khi được bà Êlisabét khen có phúc, Mẹ đã dâng lời ca ngợi Chúa trong kinh Manhiphicát như sau: “Linh hồn tôi ngợi khen Đức Chúa... Phận nữ tỳ hèn mọn, Người đoái thương nhìn tới. Từ nay hết mọi đời sẽ khen tôi diễm phúc. Vì Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, Danh Người thật chí thánh chí tôn !” (Lc 1,48-49). Người khiêm tốn không sợ chức vụ cao hay sợ ngồi vào ghế nhất, nhưng đối với họ: chiếc ghế không phải là mục tiêu phải đạt được, nhưng chỉ là phương tiện để có thể phục vụ tha nhân hữu hiệu hơn. Người khiêm tốn sẽ luôn ý thức về thân phận yếu đuối của mình nên sẽ bình tĩnh khi nghe người khác phê bình, và sẵn sàng nhận lỗi để khắc phục những sai sót. Người khiêm tốn không tự tìm vinh danh cho mình, nhưng luôn cố gắng làm hết sức mình rồi phó thác thành bại cho Chúa quan phòng.

3) Thiên Chúa yêu thương kẻ khiêm nhường và ghét kẻ kiêu ngạo: Đức Giêsu đã ca tụng Chúa Cha “Vì đã mặc khải Nước Trời cho những kẻ bé mọn…” (x Mt 11,25). Những kẻ bé mọn ở đây là những người khiêm nhường tự hạ. Đức Giêsu đã yêu thương những kẻ khiêm nhường và quở trách bọn người tự cao giả hình: ”Khốn cho các ngươi, hỡi các luật sĩ và biệt phái giả hình ! Các ngươi giống như mồ mả tô vôi, bên ngoài có vẻ đẹp, nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ, nhưng bên trong là giả hình và gian ác”(Mt 23,27-28).

4) Ta phải làm gì để học tập gương khiêm nhường tự hạ của Đức Giêsu ?

- Phải tránh thói kiêu ngạo:

Tránh tự ái cao: Không dễ nổi nóng khi nghe người khác phê bình mình hay kể tội người thân của mình. Tránh nói to tiếng xúc phạm đến người khác.

Tránh “nổ” nghĩa là khoe khoang thành tích để tự đề cao mình, và chứng tỏ mình trổi vượt hơn người khác.

Tránh thái độ ganh ghét đố kỵ những ai hơn minh qua việc dèm pha nói xấu những ai hơn mình, nhằm hạ giá trị của họ.

Tránh thái độ độc đoán háo thắng: Người kiêu ngạo thường cao ngạo nên không chấp nhận những ý kiến đối lập, không muốn nghe những sự góp ý của thuộc cấp, nên công việc họ làm khó thăng tiến phát triển.

- Tập sống khiêm nhường như sau:

Cần nhìn nhận cả ưu lẫn khuyến điểm của mình. Trong việc tông đồ cần nhận ra sự yếu đuối bất toàn của mình để khiêm tốn xin ơn Chúa giúp, như Đức Giêsu đã dạy môn đệ: ”Vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được !” (Ga 15,5b).

Tập nhận ra những ưu điểm của người khác và thành thật khen ngợi họ.

Tập chọn phần thua thiệt: quyền lợi ít hơn và trách nhiệm nhiều hơn anh em.

Tập đi bước trước đến với tha nhân hơn là đòi họ phải đến với mình trước.

Tập nói năng bình tĩnh vừa đủ nghe khi sửa dạy con cái hay thuộc cấp.

Tập làm những việc nhỏ bé tầm thường ít ai muốn thực hiện.

Tập nhận nguyên nhân thành công là do ơn Chúa giúp và là kết quả của tập thể. Khi thất bại thì nhận là do sự thiếu sót bất toàn của mình và tránh đổ lỗi cho hoàn cảnh hay cho người dưới.

Chỉ những ai biết hóa nên như trẻ nhỏ mới được Thiên Chúa yêu thương và được Người đón nhận vào Nước Thiên Chúa sau này (x Lc 9,48).

Tóm lại, khiêm nhường là học tập theo gương mẫu và lời dạy của Đức Giêsu như Người đã nói: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường” (Mt 11,29). Khiêm nhường còn là sẵn sàng rửa chân phục vụ tha nhân trong tình yêu thương (x. Ga 13,4.14), nhất là hiến thân phục vụ người nghèo khổ bệnh tật và bị bỏ rơi để nên giống Đức Giêsu, Đấng “đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ, và hiến mạng sống làm giá chuộc muôn người" (Mc 10, 35-45).

4. SỐNG LỜI CHÚA:

1) Kẻ kiêu ngạo thường biểu lộ qua cử chỉ lời nói nào khi tiếp xúc với tha nhân ? 2) Người khiêm nhường giả tạo thường biểu lộ qua những câu nói nào ? 3) Người hay la lối to tiếng và dễ tức giận khi kẻ dưới làm trái ý mình có đức khiêm nhường không ? 4) Khi nghe người khác phê bình mình trực tiếp hay qua người trung gian, chúng ta nên phản ứng thế nào để thể hiện đức khiêm nhường noi gương Đức Giêsu ?

5. NGUYỆN CẦU

- LẠY CHÚA GIÊSU. Thích được người khác khen ngợi, thích được ăn trên ngồi trước, thích được danh vọng chức quyền... cũng chính là thói xấu của chúng con. Hôm nay Chúa dạy các người Pharisêu bài học khiêm nhường và cũng là dạy chúng con: “Khi anh được mời đi ăn cưới, thì đừng ngồi vào cỗ nhất... Nhưng hãy vào ngồi chỗ cuối”. Con biết Chúa không dạy con giả đò theo kiểu khiêm nhường giả tạo, nhưng Chúa muốn chúng con coi thường danh vọng hão huyền và luôn sống nhỏ bé khiêm hạ. Chúa cũng dạy chúng con phải noi gương Chúa rửa chân phục vụ lẫn nhau.

- LẠY CHÚA. Chúa đã đi con đường khiêm hạ và mời gọi chúng con bước theo. Xin dạy chúng con biết khiêm tốn nhận ra những sai sót và quyết tâm sửa đổi. Xin cho chúng con biết cảm thông và mở lòng đón nhận tha nhân. Xin giúp chúng con tránh lên mặt xét đoán ý trái cho kẻ khác, nhưng biết học tập những điều tốt đẹp nơi họ. Nhờ đó chúng con hy vọng sẽ được Chúa đón nhận chúng con vào Nước Trời sau này.

X) HIỆP CÙNG MẸ MARIA.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON

LM ĐAN VINH - HHTM
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha sẽ cử hành kinh chiều với Tổng Giám Mục Anh Giáo
Đặng Tự Do
02:37 26/08/2016
Tổng giám mục Canterbury, Tiến sĩ Justin Welby, Giáo Chủ Liên hiệp Anh giáo, sẽ gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô vào ngày 08 tháng 10 trong khuôn khổ một chuyến viếng thăm Rôma trong hai ngày.

Nhà lãnh đạo khối hiệp thông Anh giáo sẽ cử hành kinh chiều với Đức Thánh Cha vào cùng ngày tại nhà thờ San Gregorio al Celio.

Cuộc gặp gỡ này có thể là một sự “đáp lễ” cho sự ủng hộ của Vatican dành cho ngài trong cuộc họp của 38 nhà lãnh đạo Anh giáo trong khối Hiệp Thông Anh Giáo vào tháng Giêng năm nay.

Khối Hiệp Thông Anh Giáo với 85 tín hữu trên thế giới đã rơi vào các cuộc khủng hoảng triền miên từ năm 2003 sau khi Giáo Hội Anh Giáo tại Hoa Kỳ tấn phong Giám Mục cho ông Gene Robinson là một người công khai sống đồng tính.

Trước khi cuộc họp thượng đỉnh được khai mạc, báo chí tại Anh dự đoán những bão tố sẽ diễn ra trong cuộc họp này đến mức Anh Giáo có thể sẽ rã ra từng mảnh sau cuộc họp này. Điều đó đã không xảy ra.

Cuộc họp thượng đỉnh hồi tháng Giêng năm nay tại Canterbury đã tập trung vào việc chữa lành đặc biệt về vấn đề tính dục và cuộc sống gia đình. Điều này tương phản hoàn toàn với nhận định của các phương tiện truyền thông theo đó chủ đề chính trong cuộc họp là các kết hiệp đồng tính.

Trong thông điệp sau cuộc họp, Đức Tổng Giám mục Welby ghi nhận tầm quan trọng của các diễn từ được đưa ra tại cuộc họp của Jean Vanier, người sáng lập của Cộng đồng Arche, phái đoàn Phúc Âm truyền thống Augustinô và cha xứ nhà thờ San Gregorio al Celio mà ông mô tả là một “biểu tượng của sự đoàn kết đại kết” đáng chú ý.
 
Các Giám Mục Ibadan lên án bộ trưởng y tế Nigeria
Đặng Tự Do
02:52 26/08/2016
Các giám mục thuộc giáo tỉnh Ibadan của Nigeria đã công khai chỉ trích các nỗ lực của bộ trưởng y tế nước này nhằm thúc đẩy việc phá thai và ngừa thai.

Tờ Vanguard, một tờ báo hàng đầu của Nigeria cho biết các giám mục nói rằng Bộ trưởng Y tế đã làm việc với “các cơ quan nước ngoài trong một âm mưu lôi kéo chính phủ liên bang vào việc tăng cường thứ văn hóa tránh thai và sau đó là cả phá thai trong đất nước chúng ta”.

Các giám mục cảnh báo rằng:

“Những nỗ lực này đang được thực hiện dưới chiêu bài cung cấp sức khỏe tốt hơn cho các bà mẹ và trao quyền lựa chọn cho người dân”.

Theo thống kê hồi tháng Bẩy năm 2015, Nigeria hiện có 181,562,000 dân với mức tăng dân số là 2.45%, đứng thứ 27 trên thế giới. Việt Nam có mức tăng dân số là 0.97%, đứng thứ 119 theo thống kê của Liên Hiệp Quốc công bố hồi tháng Bẩy năm ngoái.
 
Tuyên bố chung của các các Giám Mục Hoa Kỳ và các nhà lãnh đạo Hồi Giáo Iran
Đặng Tự Do
03:11 26/08/2016
Đức Giám Mục Oscar Cantu
Bốn giám mục Hoa Kỳ đã có một cuộc gặp gỡ tại Rome với năm nhà lãnh đạo Hồi Giáo Iran. Sau khi kết thúc cuộc họp, hôm 25 tháng 8, các vị đã ra một tuyên bố chung lên án chủ nghĩa khủng bố và các loại vũ khí giết người hàng loạt.

Đức Giám Mục Oscar Cantu, Chủ tịch Ủy ban Giám Mục Hoa Kỳ về Công lý và Hòa bình quốc tế, và Đức Hồng Y Theodore McCarrick đã dẫn đầu đoàn đại biểu đại diện cho Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ.

Giới thiệu với báo chí, Đức Cha Oscar Cantu cho biết:

“Chúng tôi coi việc phát triển và sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt và hành động khủng bố là các hành vi vô luân. Chúng tôi kêu gọi tất cả các quốc gia từ chối việc mua sắm vũ khí và kêu gọi những ai sở hữu chúng hãy loại bỏ những thứ vũ khí giết người bừa bãi, bao gồm các vũ khí hóa học, sinh học, và hạt nhân.”

“Cũng vậy, chúng tôi phản đối tất cả các hành động khủng bố, đặc biệt khi chúng trực tiếp nhắm đến những người dân vô tội, cho dù thủ phạm là một nhà nước, một tổ chức phi chính phủ, hay một cá nhân. Chúng tôi cũng lên án các biện pháp trừng phạt một cách bừa bãi và các chính sách khác áp đặt khổ đau lên thường dân vô tội, đặc biệt là trên những người dễ bị tổn thương nhất.”

Những người ký tên cũng lên án “việc trục xuất bắt buộc con người khỏi quê hương của họ” và bày tỏ sự âu lo trước hiện trạng “lây lan các tư tưởng cực đoan, thường được thúc đẩy bởi việc đọc hời hợt và sai lầm của các văn bản tôn giáo, trong đó phủ nhận những giá trị vốn có và phẩm giá của mọi người, không phân biệt tín ngưỡng tôn giáo.”
 
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ xin các tín hữu đọc Kinh Mân Côi cho các nạn nhân thiên tai tại Hoa Kỳ và Italia
Đặng Tự Do
08:16 26/08/2016
Hôm 24 tháng 8, Đức Tổng Giám Mục Joseph Kurtz của Louisville, Kentucky, là Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, mời tất cả người Công Giáo hiệp nhất trong lời cầu nguyện với Đức Thánh Cha Phanxicô cho các nạn nhân của trận động đất ở Ý và cho những người đang đau khổ vì lũ lụt tại Hoa Kỳ .

Toàn văn bản tuyên bố của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ như sau:

Sáng nay, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lần chuỗi Mân Côi mùa Thương với các tín hữu và khách hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô cho các nạn nhân của trận động đất tại Italia.

Trong khi biết quá rõ về các thiệt hại nhân mạng trong các thảm họa tự nhiên ở ngay trên đất nước Hoa Kỳ, chúng ta hãy hiệp cùng Đức Thánh Cha trong lời cầu nguyện cho tất cả mọi người đau khổ từ Louisiana đến miền trung Italia.

Chúng ta phó thác những người đã qua đời cho lòng từ ái của Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, trong khi cầu nguyện ơn an ủi cho những ai chịu tang tóc và sức mạnh cho những người phải xây dựng lại cuộc sống. Giữa cuộc sống bận rộn của chúng ta, chúng ta hãy tạm dừng để đọc một kinh Mân Côi cho anh chị em chúng ta.
 
Sắp có cuộc hội kiến giữa ĐTC Phanxicô và Tổng Giám Mục tòa Canterbury của Anh Giáo vào Tháng Mười năm nay
Chân Phương
09:38 26/08/2016
Sắp có cuộc hội kiến giữa ĐTC Phanxicô và Tổng Giám Mục tòa Canterbury của Anh Giáo vào Tháng Mười năm nay

Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng Giám Mục Justin Welby của tòa Canterbury - Giáo trưởng Cộng đồng Anh Giáo sẽ hội kiến tại Rôma vào tháng 10 sắp tới và cùng cử hành buổi Kinh Chiều tại Vương Cung Thánh Đường San Gregorio al Celio.

Mặc dù cuộc hội kiến này chưa được công bố chính thức nhưng thông tin trên do một thành viên cao cấp của Cộng đồng Anh Giáo tại Rôma khẳng định. Một số nguồn tin khác cũng xác nhận là cuộc hội kiến sẽ được tổ chức vào ngày 5 tháng 10.

Trong khi lịch trình vẫn chưa được xác định rõ ràng, Đức Thánh Cha Phanxicô và Tổng Giám Mục Welby đã có kế hoạch gặp nhau trong khuôn khổ hai ngày bận rộn viếng thăm Rôma của giáo trưởng Anh Giáo.

Cả hai vị sẽ cùng cử hành giờ Kinh Chiều tại Vương cung thánh đường San Gregorio al Celio vào ngày 5 tháng 10. Ngày hôm sau, hai vị có một cuộc hội kiến riêng tư mà có lẽ sẽ mang dấu chỉ cho một giai đoạn mới trong mối quan hệ đại kết. Tổng Giám Mục Welby có thể cũng sẽ đi gặp gỡ tại Đại học Gregorian và Lay Center. Lay Center là một viện giáo dục tọa lạc tại Rôma, chào đón sinh viên đại kết đến từ các Giáo Hội và cộng đoàn Kitô giáo khác nhau cũng như những người thuộc các tôn giáo ngoài Kitô giáo.

Tổng Giám Mục Welby đã hội kiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô hai lần tại Vatican, lần đầu tiên là ngày 14 tháng 6 năm 2013, và lần thứ hai là ngày 16 tháng 6 năm 2014.

Thông tin ban đầu về cuộc hội kiến sắp tới giữa Đức Giáo Hoàng và Giáo trưởng Anh Giáo đến từ một trong những tu sĩ dòng Camaldolese thuộc tu viện liên hệ với Vương cung thánh đường San Gregorio al Cielo. Địa điểm này được lựa chọn cho cuộc gặp gỡ vì nó mang nhiều ý nghĩa lịch sử đối với cộng đồng Anh Giáo.

Cha Innocenzo Gargano - cựu tu viện trưởng cho biết rằng San Gregorio al Celio với niên đại 1450 năm tuổi đã có một sự liên hệ quan trọng đối với nước Anh. Từ nơi này, Đức Giáo Hoàng Grêgôriô Cả đã gửi 40 nhóm tu sĩ Dòng Augustinô đến đảo Anh để truyền giáo. Cha Gargano nhận định đây chính là lý do mà tín hữu Anh giáo xem San Gregorio al Celio là "nhà mẹ" của họ.

Nếu cuộc gặp gỡ này được diễn ra như mong đợi, đây sẽ là lần thứ tư một vị Giáo Hoàng và một Tổng Giám Mục tòa Canterbury gặp nhau tại Vương cung thánh đường San Gregorio al Celio.

Cuộc hội kiến đầu tiên đã diễn ra hồi Tháng Chín năm 1989 giữa Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Tổng Giám Mục Robert Runcie. Sau đó, Đức Gioan Phaolô II cũng gặp Tổng Giám Mục John Carey tại đây vào Tháng Sáu năm 2002. Cuộc hội kiến thứ ba và gần đây nhất diễn ra khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cùng cử hành Kinh Chiều tại San Gregorio với Tổng Giám Mục Rowan Williams hồi Tháng Ba năm 2012.

Tổng Giám Mục Welby cũng được kỳ vọng sẽ là khách mời đặc biệt trong Ngày Thế Giới Cầu Nguyện Cho Hòa Bình, tổ chức tại Assisi từ ngày 18-20 Tháng Chín. (CNA)

Chân Phương
 
Hai nữ tu bị đâm chết tại Mississippi
Đặng Tự Do
18:02 26/08/2016
Hai nữ tu Paula Merril và Margaret Held
Hai nữ tu đã được tìm thấy bị đâm đến chết vào ngày 25 tháng 8 tại nơi cư trú của các chị tại Durant, Mississippi.

Chị Margaret Held, một nữ tu dạy học thuộc dòng thánh Phanxicô, và chị Paula Merrill, một nữ tu dòng Bác ái Nazareth, làm việc như một y tá cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế cho một vùng nông thôn của Durant.

Cảnh sát chưa tìm ra động cơ của vụ giết người này.

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 26 tháng 8, Đức Cha Joseph Kopacz Giám mục Jackson cho biết:

"Các chị đã trải qua nhiều năm phục vụ tại Mississippi này. Các chị hoàn toàn yêu mến những người dân trong cộng đồng của mình."

Thống đốc Phil Bryant nói:

"Tôi cảm thấy đau lòng khi nghĩ đến hai gia đình và những bạn bè của hai tâm hồn cao thượng này".

Phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao tiểu bang Mississippi, Delbert Hosemann, nói:

“Tình yêu không kiềm chế và sự chăm sóc cho nhân loại đã được đáp ứng với sự dã man chưa từng có. Các nữ tu trung thành làm việc không mệt mỏi tại phòng khám y tế Lexington cho cộng đồng Holmes County và Mississippi có một nơi tốt hơn để sống. Chúng tôi hy vọng công lý sẽ được phục hồi nhanh chóng.”
 
Công bố chủ đề Ngày Hòa Bình Thế giới lần thứ 50
Đặng Tự Do
18:15 26/08/2016
"Bất bạo động: một phong cách chính trị hòa bình" là chủ đề của Ngày hòa bình Thế giới lần thứ 50 sẽ được tổ chức vào ngày 01 tháng Giêng, 2017.

"Một phương pháp chính trị như vậy là dựa trên tính ưu việt của pháp luật", Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết như trên trong một tuyên bố đưa ra hôm 26 tháng 8 khi công bố chủ đề ngày hòa bình thế giới lần thứ 50.

"Nếu các quyền và sự bình đẳng của mọi người được bảo vệ an toàn mà không có bất kỳ sự phân biệt và kỳ thị nào, thì bất bạo lực, hiểu như là một phương pháp chính trị, có thể tạo thành một đường lối khả thi để vượt qua những xung đột vũ trang. Theo quan điểm này, ngày càng trở nên quan trọng là xã hội phải tăng cường việc nhìn nhận không phải là quyền của sức mạnh nhưng là sức mạnh của quyền. "

"Nhưng đồng thời, điều này không có nghĩa là một quốc gia có thể thờ ơ với những bi kịch của một quốc gia khác. Thay vào đó, nó có nghĩa là một sự công nhận về sự ưu việt của nền ngoại giao giữa những tiếng ồn ào của vũ lực."

Ngày Thế giới Hòa bình 2017 sẽ là Ngày Thế giới Hòa bình lần thứ tư trong triều đại Giáo Hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô. Chủ đề Ngày Thế giới Hòa bình năm 2014 là "tình anh em, là nền tảng và con đường dẫn đến hòa bình"; chủ đề năm 2015 là "không còn là nô lệ nữa, nhưng là anh chị em với nhau"; và chủ đề năm 2016 là "vượt qua sự thờ ơ và giành lấy hòa bình."
 
Top Stories
Corée du Sud: Dans un contexte de fortes tensions régionales, l’Eglise catholique multiplie les initiatives de paix et de réconciliation
Eglises d'Asie
09:25 26/08/2016
Alors que de vives tensions secouent la péninsule coréenne – la Corée du Nord a procédé à un nouveau tir de missile depuis un sous-marin le 24 août dernier, tandis que deux jours plus tôt la Corée du Sud, en pleine manœuvre militaire annuelle, simulait une invasion nord-coréenne (1) –, l’Eglise catholique continue à miser sur la paix et la réconciliation en multipliant les initiatives en leur faveur.

Parmi elles, une mesure, prise par les évêques catholiques sud-coréens lors de leur dernière assemblée plénière de mars 2016, invite chaque paroisse catholique à créer son propre comité paroissial pour la réconciliation. Son but : éveiller les consciences des paroissiens à une réconciliation et une réunification entre les deux peuples coréens.

Un comité paroissial pour la réconciliation dans chaque paroisse catholique

« Ces comités paroissiaux ont pour but d’éveiller la conscience des fidèles vers une réconciliation nationale, afin qu’ils deviennent des piliers en matière de formation à la paix et développent l’entraide envers nos frères nord-coréens », explique James Byeon Jin-heung, chercheur à l’Institut catholique pour la paix d’Uijeongbu.

Les diocèses catholiques d’Uijeongbu et de Chuncheon ont, pour leur part, déjà créé leur propre comité diocésain pour la réunification. Situés à la frontière nord-coréenne, ils se situent au premier plan du travail de réconciliation entamé par l’Eglise catholique en Corée du Sud. Dans le diocèse d’Uijeongbu, les missionnaires sont spécifiquement formés au dialogue et aux échanges avec la Corée du Nord. Un Centre d’accueil pour la réconciliation nationale, créé en 1997, accueille les réfugiés nord-coréens qui sont pris en charge matériellement et accompagné dans leur réinsertion sociale et professionnelle en Corée du Sud.

Le diocèse d’Incheon, au sud-ouest de Séoul, a pris une longueur d’avance, puisque fin juillet, le Comité diocésain pour la réconciliation nationale réunissait les 29 comités paroissiaux de réconciliation déjà créés dans le diocèse.

Dans l’archidiocèse de Daegu, au sud du pays, les initiatives prennent plus de temps. A la paroisse de Dowon, le comité paroissial de réconciliation a été créé il y a seulement quelques jours. « Nous rencontrons beaucoup de réfugiés nord-coréens mais nous nous intéressons très peu à eux », déplore le P. Pius Yi Ki-soo, responsable du Comité diocésain pour la réconciliation nationale. « A présent, j’espère que la paroisse Dowon va devenir un centre de soutien et d’entraide pour les Nord-Coréens », confie-t-il à l’agence Ucanews.

Colloque international à Séoul pour la paix et la réconciliation

Autre initiative, cette fois-ci organisée par l’archidiocèse de Séoul : un colloque international sur la paix, le « 2016 Peace Sharing Forum », organisé les 19 et 20 août derniers. Son but : partager l’expérience de réconciliation et d’unité vécue par certains hauts responsables religieux étrangers lors des conflits armés qui ont secoué leur pays, afin de pouvoir discerner le rôle que l’Eglise catholique coréenne peut jouer dans le processus de réconciliation de la péninsule coréenne.

Sont notamment intervenus le cardinal Béchara Boutros Raï, patriarche des maronites du Liban et de tout l’Orient, et le cardinal archevêque Vinko Puljic, originaire de Bosnie Herzégovine. Organisé par le Comité diocésain pour la réconciliation de l’archidiocèse de Séoul, c’est la première fois que de si hauts responsables de l’Eglise catholique universelle ont été invités à venir échanger sur le rôle que peut jouer l’Elise catholique dans la réconciliation entre les deux Corée.

En parallèle du colloque, le Comité diocésain pour la réconciliation a également organisé une session spéciale en présence de Mgr Raï, de Mgr Stanislav Hocevar, originaire de Belgrade en Serbie, actuellement nonce apostolique en Autriche, ainsi que de Mgr Franjo Komarica, évêque de Banja Luka, en Bosnie-Herzégovine, qui a partagé sa douloureuse expérience d’évêque pendant la guerre qui a frappé son pays dans les années 1990.

L’implication de l’archidiocèse de Séoul dans le processus de réconciliation et de réunification de la péninsule coréenne ne date pas d’hier. En 1995 déjà, l’archidiocèse créait le Comité coréen pour la réconciliation, afin d’encourager les initiatives de pardon et de réconciliation entre les deux peuples et aider à la formation de médiateurs pour la paix.

Pèlerinage d’une centaine de jeunes à la frontière entre les deux Corée

Autre initiative impulsée par l’archidiocèse de Séoul, cette fois-ci en faveur de la jeunesse : une marche d’une semaine pour la paix et la réconciliation, organisée du 13 au 19 août derniers, où une centaine de jeunes ont parcouru près de 200 kilomètres, le long de la zone démilitarisée (DMZ), à la frontière des deux Corée.

« J’ai vu une image des 103 martyrs coréens, dans le New Jersey, aux Etats-Unis, et j’ai décidé de me joindre à cette marche, confie Michelle Kim. J’ai grandi aux Etats-Unis mais j’ai toujours entendu mes parents parler de la division de la Corée. Il y a sept ans, je m’étais déjà rendue à la DMZ, mais cette fois-ci je suis heureuse de pouvoir participer à cette marche avec d’autres Coréens et amis étrangers. »

Pour Stephen Shin Han-seop, étudiant en relations internationales, c’est la rencontre avec des étudiants nord-coréens, lorsqu’il était étudiant en Chine, qui a été déterminante dans sa prise de conscience de l’importance de la réunification. « J’espère que cette marche éveillera la conscience des jeunes sur l’importance de la réunification », a-t-il souligné. « J’espère qu’un jour nous pourrons marcher librement en Corée du Nord », a confié un autre jeune marcheur coréen.

Avant de partir pour leur semaine de marche, les jeunes, réunis à la cathédrale de Séoul, avaient été bénis par le cardinal Yeomg Soo-jung, archevêque de Séoul. « S’il vous plaît, goûtez à la valeur inestimable de la paix lorsque vous marcherez le long de la ligne de division nationale, et rapportez de la paix pour tous les Coréens », leur a-t-il demandé.

Archevêque de Séoul, mais également administrateur apostolique de Pyongyang, capitale de la Corée du Nord, Mgr Yeom Soo-jung, avait, en 2014, exceptionnellement pu se rendre en territoire nord-coréen en visitant le complexe industriel de Kaesong (Gaeseong), à quelques kilomètres de la DMZ qui sépare les deux pays, rendant cette visite historique.

Si l’Eglise catholique se montre très impliquée et active dans le processus de paix et de réconciliation entre les deux Corée, l’opinion publique sud-coréenne se montre, quant à elle, beaucoup plus réservée à l’idée d’une réunification de la péninsule. En effet, après les nombreux sacrifices réalisés par les Sud-Coréens ces quarante dernières années, pour atteindre leur niveau de vie actuel, bon nombre d’entre eux ne sont pas encore prêts à payer le coût social et économique d’une réunification de la péninsule coréenne, les difficultés d’insertion d’une partie des quelque 30 000 réfugiés nord-coréens aujourd’hui installés dans la société sud-coréenne hyper-capitaliste, ne les aidant pas à poser un regard plus confiant sur cette perspective. (eda/nfb)

(1) Ces manœuvres annuelles, baptisées « Ulchi Freedom », sont essentiellement une simulation sur ordinateur d’une invasion nord-coréenne ; elles mobilisent toutefois 50 000 soldats sud-coréens et 30 000 militaires américains. Chaque année, elles se traduisent par une montée de tension sur la péninsule.

(Source: Eglises d'Asie, le 26 août 2016)
 
Vietnam: Retour sur le devant de la scène du projet de loi sur les croyances et la religion
Eglises d'Asie
09:27 26/08/2016
Au mois d’avril 2015, un projet de loi sur « les croyances et la religion », élaboré dans la plus grande discrétion par le Bureau des Affaires religieuses et son entourage, avait été présenté subitement aux divers responsables religieux du pays. Dans leur majorité, ceux-ci l’avaient fort mal accueilli. Ce fut, en particulier, le cas de la hiérarchie catholique qui s’opposa vigoureusement l’ensemble du projet. Cette première résistance, loin de décourager le comité de rédaction de la future loi, avait encouragé l’élaboration de nouvelles versions du projet qui avaient été exposées et discutées à plusieurs reprises au sein du Comité permanent de l’Assemblée nationale.

Une série d’événements, à savoir la tenue du XIIe congrès du Parti communiste la dernière semaine du mois de janvier 2016, avec la réélection inattendue de l’ancien secrétaire général, le renouvellement des principaux dirigeants gouvernementaux et, surtout, l’élection d’une nouvelle Assemblée nationale au mois de mai dernier, avait relégué dans l’ombre ce projet de loi dont, pourtant, on avait annoncé qu’il serait voté par l’Assemblée nationale au cours de l’année 2016. Le projet est toutefois soudainement réapparu le 17 août dernier lors d’une réunion organisée à Hanoi par le Front patriotique sur le thème « Opinions d’experts sur le projet de loi sur les croyances et la religion ».

La principale nouvelle apportée par cette manifestation à laquelle assistaient des membres haut placés du Parti et du Front est l’existence d’une nouvelle version du projet de loi, intitulée « version du 8 août 2016 ». Le texte de cette version est pour le moment introuvable. Les experts annoncés étaient en réalité des responsables religieux dont les liens étroits avec les autorités gouvernementales sont bien connus. La presse officielle a rapporté tout particulièrement l’intervention du vénérable Thich Duc Thiên. Il s’agit du secrétaire général du comité de gestion de l’Eglise bouddhiste, une Eglise créée et patronnée par l’Etat vietnamien. Son opinion globale sur le sujet est favorable et ses critiques portent peu à conséquence.

La presse officielle a pour sa part beaucoup insisté sur une deuxième intervention. Elle était prononcée par un catholique, Pham Huy Thông, fonctionnaire d’Etat dans le domaine idéologique. Il est présenté comme responsable de la Commission sur la pensée religieuse, une commission rattachée au Centre de l’étude scientifique des pensées, un organisme du Parti. Il est également, selon la presse officielle, vice-président du Comité d’union des catholiques, un organisme gouvernemental sans influence réelle sur les milieux catholiques de la capitale. Le texte de l’intervention a été publié dans son intégralité par une agence de presse en langue vietnamienne aux Etats-Unis, bien connue de la diaspora vietnamienne.

L’exposé du catholique, fonctionnaire de l’idéologie d’Etat, rapporte d’abord les améliorations apportées aux anciennes prescriptions, par certains articles du nouveau projet. Le paragraphe de l’article 6 ajoute ainsi à la liberté du citoyen de pratiquer ou de ne pas pratiquer une religion, celle de changer de religion. Le paragraphe 3 du même article ajoute encore que cette liberté religieuse est aussi accordée aux prisonniers. Cependant, selon l’auteur de l’intervention, le principal mérite de la nouvelle version du projet est d’accorder, à l’article 7, paragraphe 6, la possibilité pour les religions de participer aux activités d’éducation, de formation et d’enseignement professionnels, aux soins médicaux, à l’assistance sociale et humanitaire. Cependant, n’ayant pas accès au texte du projet, il est pas possible de porter un jugement sur cette ouverture faite aux religions en matière éducative, médicale et sociale.

La deuxième partie de l’exposé fait état d’un certain nombre de points non satisfaisants encore présents dans cette nouvelle version du projet. Il est reproché à la nouvelle version de la loi de donner une définition de la religion (article 2) et du statut du croyant, éloignée de la réalité vécue par les fidèles. L’intervention relève encore un certain nombre de prescriptions et de réglementations pour lesquelles il propose des changements. En conclusion, l’auteur de ce texte long d’une dizaine de pages reproche aux responsables de la politique religieuse du gouvernement de n’avoir fait aucune réponse aux divers membres de la hiérarchie catholique du Vietnam qui ont envoyé leur contribution au comité de rédaction de la loi.

Pour le moment, il semble que les différents diocèses et la Conférence épiscopale n’aient pas été tenus au courant de ce dernier projet. (eda/jm)

(Source: Eglises d'Asie, le 26 août 2016)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hội đồng mục vụ xứ Vĩnh Hòa hành hương Năm Thánh
Văn Minh
05:37 26/08/2016
Hội đồng mục vụ xứ Vĩnh Hòa hành hương Năm Thánh

Nhân dịp Năm Thánh của giáo xứ (2016 – 2017) và được cha xứ cho phép, vào lúc 6g00 sáng thứ Tư ngày 24.08.2016, Hội đồng Mục vụ (HĐMVGX) đã tổ chức chuyến đi hành hương và nghỉ mát tại Bãi Dâu – Vũng Tàu dành cho quý chức cựu & tân trong Ban Thừa Tác viên, Ban thường vụ và HĐMVGX.

Xem Hình

Tham gia chuyến hành hương có sự hiện diện của cha xứ Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, anh Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thiện, ân nhân của HĐMVGX. Đoàn tổng cộng gồm có: 19 người, trên chuyến xe 30 nghế ngồi khởi hành từ giáo xứ Vĩnh Hòa.

Đúng 9g30, đoàn tới nhà thờ Chánh tòa Bà Rịa, và đến viếng (nhà thờ Mồ Bà Rịa cách đó khoảng 01 km) nơi lưu giữ hài cốt 288 vị tử đạo đã bị thiêu sống vì đức tin. Tại đây, cha xứ đã chia sẻ đôi nét về cuộc bắt đạo và sát hại những Kitô hữu đã hy sinh anh dũng để bảo vệ và làm chứng cho đức tin của mình. Nghe xong, ai nấy đều dâng trào niềm cảm xúc sâu xa và thầm cảm ơn các ngài. Qua đây, cha xứ ước mong hằng năm quý chức cùng nhau tổ chức ra viếng Mồ và học hỏi nêu gương các ngài trong đời sống và trong sứ vụ của mình.

Rời nhà thờ Mồ Bà Rịa, đoàn đi ra Vũng Tàu và nghỉ đêm tại khách sạn Mỹ Lệ. Hôm sau, lúc 9g00, cha xứ cùng quý chức hiệp dâng Thánh lễ tạ ơn tại nhà thờ Bãi Dâu.

Chia sẻ trong Thánh lễ, cha Gioakim nhắc nhở quý chức: Chúng ta là những người được cộng đoàn yêu thương và tin tưởng, để điều hành trong giáo họ cũng như giáo xứ ngày thêm vững mạnh, xây dựng thành một cộng đoàn hiệp nhất – yêu thương.

Cha Gioakim nhấn mạnh, sau chuyến đi hành hương này đã mang lại cho mỗi người chúng ta được rất nhiều điều bổ ích về phần hồn cũng như phần xác, để khi trở về với giáo xứ của mình, chúng ta cũng biết sống chàn hòa và hiếu khách như nơi đây, mở cửa chào đón những vị khách đi hành hương đến từ các nơi đến với giáo xứ chúng ta trong Năm Thánh này.

Sau Thánh lễ, cha xứ cùng quý chức HĐMVGX chụp chung tấm hình kỷ niệm và ra tăm biển. Sau bữa cơm trưa, lúc 14g00, đoàn lên xe trở về TP trong bình an.
 
Giáo lý viên xứ Phúc Hải - Giáo phận Bùi Chu hành hương Đức Mẹ La-vang
Lm. Giuse Bùi Tuyền
05:47 26/08/2016
Giáo lý viên xứ Phúc Hải - Giáo phận Bùi Chu hành hương Đức Mẹ La-vang

Hằng năm, để kích lệ tinh thần hăng say nhiệt tình, hy sinh trong việc giảng dạy và học hỏi giáo lý – Lời Chúa, cũng như để tạo sự đoàn kết, yêu thương, cha xứ tổ chức chuyến đi dã ngoại cho các anh chị Giáo Lý Viên (GLV) trong giáo xứ. Năm nay, chuyến dã ngoại ý nghĩa hơn khi tất cả đoàn chọn linh địa La-vang làm tâm điểm cho chuyến đi vào các ngày 22-24/8/2016. Tất cả ai ai cũng háo hứng được về bên Mẹ, để dưới chân Mẹ được chiêm ngắm và học hỏi nơi Mẹ (người GLV đầu tiên) những đức tính cần thiết cho người GLV như: hiền lành, khiêm nhường, chân thật, yêu thương nhất là chuyên chăm suy niệm, học hỏi và sống Lời Chúa.

Chuyến đi năm nay có sự đồng hành của Cha xứ Giuse Bùi Văn Tuyền, cha Giuse Phan Trung Lăng, Ban Nghiên Huấn và 25 em GLV.

Đúng 20g00 ngày 22/8/2016 đoàn khởi hành. Sau khi nghe cha xứ giới thiệu sơ qua về ý nghĩa và hành trình của chuyến đi, mọi người cùng nhau đọc kinh cầu nguyện để xin Chúa và Đức Mẹ chúc lành cho chuyến đi được bình an và tốt đẹp.

5g30 ngày 23/8/2016 đoàn tới Phong Nha – Kẻ Bàng (Sơn Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình). 8g00 đoàn vào thăm quan động Phong Nha. Tại đây, các nhũ thạch với những hình thù khác nhau: tóc tiên, đài sen, sư tử, rồng, voi, rùa, chim. .. Mọi người thỏa sức thả hồn và suy nghĩ theo cách tưởng tượng riêng của mỗi người. Rời Phong Nha mọi người đều có cùng một tâm trạng thán phục kì công của Tạo Hóa trước những vẻ đẹp tuyệt vời và hùng vĩ ở nơi này. Chắc chắn con người sẽ không ai thể có khả năng tạo được vẻ đẹp như thế.

15g30 đoàn tới linh địa La-vang (Hải Phú, Hải Lăng, Quảng Trị), tâm điểm của chuyến đi. Đoàn nghỉ ngơi đôi chút sau hành trình dài, mọi người đều tập trung tại linh đài La-vang để hiệp dâng thánh lễ - cao điểm của chuyến đi- lúc 17g00. Mở đầu thánh lễ, cha xứ nhắc đến vai trò của Đức Mẹ trong việc cứu nhân độ thế nhất là biến cố Đức Mẹ hiện ra tại linh địa này để cứu con dân Việt Nam trong lúc khó khăn. Đồng thời xin dâng tất cả những ý nguyện của mỗi người đang hiện diện cũng như không thể hiện diện lên cho Mẹ và qua Mẹ dâng lên cho Chúa qua hy tế thánh lễ. Cha cũng không quên dâng năm học 2016-2017 lên cho Chúa qua Mẹ Maria để xin Chúa và Mẹ nâng đỡ, che chở các anh chị GLV cũng như các em học viên giáo lý được mạnh khỏe, bình an và cùng nhau học hỏi, thăng tiến trên con đường đức tin và nhân đức.

Trong phần chia sẻ cha Giuse chánh xứ Trung Châu cũng khéo léo dùng những vần thơ ca tụng người mẹ trần thế để ca tụng về người Mẹ Trên Trời. Người mẹ trần thế luôn yêu thương che chở con cái mình thì người Mẹ Trên Trời còn yêu thương và che chở con cái của Mẹ hơn nhiều. Thánh lễ kết thúc, mọi người đứng dưới chân Mẹ để ca tụng Mẹ và cầu nguyện với Mẹ. Đoàn nghỉ đêm tại trung tâm hành hương linh địa La-vang.

5g00 ngày 24/8/2016 quý cha trong đoàn cùng với quý cha của đoàn Quy Nhơn dâng thánh lễ kính thánh Ba-tô-lô-mê-ô tại nhà nguyện Lòng Chúa Thương Xót. Chia sẻ trong thánh lễ cha xứ Giuse đã khôn khéo vẫn dụng bài Tin Mừng trong ngày lễ kính thánh Ba-tô-lô-mê-ô để nói về vai trò và sứ mệnh của người tông đồ cho Chúa. Tông đồ là người được chính Chúa chọn, gọi và sai đi. Trên hết người tông đồ phải biết sống chân thật. Sự thật sẽ liên kết mọi người nên một và sự thật cũng sẽ giải thoát chúng ta. GLV cũng chính là tông đồ của Chúa nên cũng được chính Chúa chọn, gọi và sai đi loan báo tình thương của Chúa đến cho mọi người nhất là cho các em thiếu nhi.

6g45 đoàn rời khỏi La-vang trong tâm tình tạ ơn Đức Mẹ và nuối tiếc vì không được ở bên Mẹ nhiều hơn. Tất cả chúng con chia tay Mẹ La-vang để trở về với cuộc sống, xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa ban ơn cần thiết và chúc lành cho cuộc sống của chúng con. Hẹn gặp lại Mẹ trong những chuyến hành hương tiếp theo.

17g00 đoàn về tới bãi tắm Sầm Sơn – Thanh Hóa. Tại đây, mọi người có dịp ngâm mình dưới làn nước mát của biển để gửi vào nước biển sự mệt mỏi, nặng nhọc và gột rửa những bụi bặm của chuyến đi. Sau thời gian ngâm mình dưới làn nước trong, mát của biển cả, mọi người đều cảm thấy tâm hồn sảng khoái và nhẹ nhành để tiếp tục hành trình trở về quê nhà lúc 22g00 cùng ngày.

Phong Nha, La-vang và Sầm Sơn sẽ là những địa danh được in đậm trong tâm trí của mọi người trong đoàn. Qua đó mỗi người sẽ có những suy nghĩ về Thiên Chúa, thiên nhiên và con người để giúp mỗi người định cho mình một hướng đi trong cuộc đời sao cho có ý nghĩa hơn. Trở về với cuộc sống đời thường với biết bao những khó khăn, những thành công và thất bại đang chờ đòn phía trước, nhưng chúng con vẫn tin có Chúa và Mẹ cùng đồng hành và nâng đỡ và chúc lành cho chúng con.

Lm. Giuse Bùi Tuyền
 
Thánh lễ phong chức Phó Tế tại Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam
Người Giồng Trôm
06:11 26/08/2016
DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM: THÁNH LỄ PHONG CHỨC PHÓ TẾ

Sau thời gian tu học, mùa bội thu của Học Viện Thánh Anphongsô (Dòng Chúa Cứu Thế) đã về.

Ngày hân hoan, ngày chờ đợi đã đến. Sáng hôm nay, ngày 26 tháng 08 năm 2016, tại nhà thờ giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, 38 Kỳ Đồng, P. 9, Q. 3, Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị, Giám Mục Giáo Phận Kontum, phong chức Phó tế cho 09 thầy trong Nhà Dòng.

Xem Hình

Trước khi bước vào Thánh lễ, thầy dẫn đã mời gọi cộng đoàn cùng lắng nghe chút tâm tình:

“Kính thưa cộng đoàn !

Thánh chức phó tế là một phẩm trật được thánh hiến trong Hội Thánh. Nhờ ơn Chúa Thánh Thần, các phó tế sẽ phụ giúp Đức Giám Mục và các linh mục khi cử hành phụng vụ. Đặc biệt là khi cử hành Thánh lễ. Các phó tế sẽ là người phụ tá nơi bàn thờ, loan báo Tin Mừng, chuẩn bị Lễ tế, trao Mình và Máu Thánh Chúa cho cộng đoàn. Bên cạnh đó, các phó tế còn là người dạy Giáo lý, chủ tọa các giờ Kinh Phụng Vụ, Cử hành Bí Tích Thánh Tẩy, chứng kiến và chúc lành cho các đôi hôn phối, đem của ăn đàng cho người hấp hối và chủ sự nghi thức an táng.

Kể từ hôm nay, qua việc đặt tay của Đức Giám Mục, các phó tế của chúng ta sẽ trở thành những người phụ tá của Chúa Kitô, là người phân phát các mầu nhiệm cứu độ của Ngài, trở nên những người hết mình phụng sự Thiên Chúa và tận tụy phục vụ con người trong thừa tác vụ bác ái.

Hôm nay, dù các ứng viên phó tế được sức mạnh của Chúa Thánh Thần thánh hiến nhưng ân sủng siêu nhiên đó không xóa bỏ bản tính tự nhiên, yếu đuối vốn có nơi quý Thầy. Xin cộng đoàn hợp lời cầu nguyện cho các ứng viên sắp lãnh nhận chức phó tế. Để quý Thầy tin những gì quý Thầy đọc, giảng những gì qúy Thầy tin, sống những gì quý Thầy giảng và để quý Thầy thuộc trọn về Đức Kitô và trung tín với Ngài”.

8 giờ 00, từ phòng khách Tu Viện, đoàn đồng tế sau khi đọc kinh Phục Vụ Bàn Thánh cùng tiến vào Nhà Thờ.

Đồng tế trong Thánh Lễ phong chức phó tế hôm nay có rất đông quý Cha trong Dòng Chúa Cứu Thế bởi lẽ Dòng Chúa Cứu Thế vừa cùng tham dự kỳ thường huấn hàng năm vừa kết thúc chiều tối hôm qua. Cùng đồng tế trong Thánh Lễ này có quý cha xứ, quý cha nghĩa phụ của các tiến chức. Và hẳn nhiên, chủ tế Thánh Lễ phong chức phó tế hôm nay là Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị - Giám Mục Giáo Phận Kontum.

Sau khi làm dấu Thánh Giá để bắt đầu Thánh Lễ, Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế - Giuse Nguyễn Ngọc Bích - ngỏ đôi lời với Đức Cha:

“Trọng Kính Đức Giám Mục Giáo Phận Kontum ! Cộng đoàn Dòng Chúa Cứu Thế chúng con, cộng đoàn dân Chúa vui mừng hân hoan vui mừng đón Đức Cha đến dâng Thánh Lễ phong chức phó tế cho anh em chúng con. Chúng con xin chào mừng Đức Cha.. .

Trọng kính Đức Cha Aloisiô Nguyễn Hùng Vị - Giám Mục Giáo Phận Kontum, Đức Cha thương anh em chúng con rất nhiều. Đức Cha tỏ bày tình thương của chúng con khi Đức Cha trao cho anh em chúng con 14 giáo xứ trong giáo phận của Đức Cha. Hôm nay, Đức Cha cũng đã hy sinh đến với anh em chúng con. Dù trời mưa gió, xa xôi, Đức Cha chờ đến khuya mới về Nhà Dòng. Và hôm nay Đức Cha dâng Thánh Lễ. Chúng con cảm kích trước tấm lòng yêu thương của Đức Cha. Chúng con xin Đức Cha dâng Thánh Lễ cầu nguyện cho anh em chúng con”.

Đáp lại lời của Cha Giám Tỉnh Giuse, Đức Cha Aloisiô ngỏ lời cộng đoàn:

“Kính thưa Cha Giám Tỉnh, quý cha đồng tế, quý bề trên dòng, quý tu sĩ nam nữ và ông bà anh chị em. Hôm nay là ngày vui cho Nhà Dòng, cho gia đình các tiến chức và cách riêng cho bản thân tiến chức. Hôm nay dâng Thánh Lễ chúng ta cầu xin Chúa qua Thánh Lễ này cầu xin cho các tiến chức can đảm trong lựa chọn của mình, hăng say trên con đường phục vụ Chúa và Giáo Hội. Đồng thời xin cho các tiến chức bền đỗ trong sứ vụ sắp lãnh nhận. Giờ đây trước khi dâng Thánh Lễ, chúng ta xin Chúa tha thứ cho chúng ta những yếu đuối của chúng ta để chúng ta xứng đáng cửa hành Mầu Nhiệm Thánh”.

Sau bài Tin Mừng theo Thánh Matthêu được công bố bởi Thầy Phó tế G.B. Nguyễn Thái Thượng là đến nghi thức truyền chức phó tế.

Nghi thức truyền chức phó tế gồm 3 phần:

Giới thiệu và thẩm vấn các ứng viên phó tế

Đặt tay và lời nguyện phong chức phó tế - đây là phần chính yếu của nghi thức truyền chức.

Diễn nghĩa tác vụ phó tế.

Đức Giám Mục được mời ra trước Bàn Thờ. Cha Giám Tỉnh Giuse và Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm – Giám Đốc Học Viện cũng được mời ra trước Bàn Thờ.

Sau lời dẫn, Cha Phêrô Đinh Ngọc Lâm – Giám Đốc Học Viện Thánh Anphongsô Dòng Chúa Cứu Thế - điểm danh các ứng viên sẽ lãnh nhận chức phó tế:

1. Giuse Bá Văn Đạt

2. Giuse Nguyễn Ngọc Duy

3. Giacôbê Nguyễn Đức Vũ Minh

4. Gioan Baotixita Nguyễn Văn Hùng

5. Phêrô Lê Quang Hải

6. Tôma Cao Minh Hội

7. Phêrô Phạm Hồng Thăng

8. Giuse Nguyễn Duy Hải

9. Bênêđictô Nguyễn Công Nhật

Cha Giám Tỉnh thỉnh cầu Đức Giám Mục phong chức phó tế cho các ứng viên.

Sau lời thỉnh cầu là lời thẩm vấn của Đức Giám Mục với Cha Giám Tỉnh.

Sau khi thẩm vấn, Đức Giám Mục ban huấn dụ cho cộng đoàn.

Tiếp đến, Đức Giám Mục thẩm vấn các ứng viên phó tế.

Lời nguyện phong chức kết thúc, Cha Giám Tỉnh trao dây phó tế cho các tân chức.

Và Đức Giám Mục trao sách Tin Mừng và trao hôn bình an cho các tân phó tế.

Sau khi Đức Giám Mục trao hôn bình an cho các tân phó tế, các phó tế cũng trao hôn bình an cho các thầy vừa lãnh chức phó tế.

Và rồi quý thầy phó tế chia sẻ niềm vui cho cộng doàn và thân nhân của quý Thầy.

Nghi thức truyền chức phó tế khép lại và cộng đoàn tiếp tục Thánh Lễ với phần phụng vụ Thánh Thể.

Sau lời nguyện hiệp Lễ, Cha Đaminh Nguyễn Đức Thông – Phó Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế - thay mặt cho Tỉnh Dòng cảm ơn Đức Cha Aloisiô:

“Trọng kính Đức Cha Aloisiô – Giám Mục Giáo Phận Kontum, con xin thay lời cho Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam hết lòng cảm ơn Đức Cha. Đức Cha đã thương cho anh em chúng con được cộng tác với Đức Cha trong cánh đồng truyền giáo bao la bát ngát Kontum. Hôm nay Đức Cha về đây để trao tác vụ phó tế cho 9 anh em chúng con. Trong Thánh lễ, Đức Cha nhắc đi nhắc lại vừa trong lời huấn dụ và cầu nguyện: Phó tế là thừa tác viên của Đức Kitô nên Phó tế phải hân hoan phục vụ Đức Kitô trong những người nghèo khó. Phó tế cũng là thừa tác viên của Phúc Âm nên phó tê phải siêng năng đọc Phúc Âm, tin những điều đã đọc, dạy những điều đã tin và sống những gì mình dạy ! Cha đã sinh anh em chúng con ra trong tác vụ phó tế, chúng con tin chắc và chúng con xin Đức Cha tiếp tục cầu nguyện cho anh em chúng con để anh em chúng con trung thành, sống đời trong sạch tuân giữ luật đời sống thiêng liêng. Xin kính chúc Đức Cha ơn khôn ngoan, ơn Chúa Thánh Thần, sức khỏe để Đức Cha gặt hái nhiều kết quả trong thừa tác vụ mục tử của Đức Cha.. .

Chúng con xin kính dâng Đức Cha đóa hoa để bày tỏ lòng biết ơn của chúng con

Chúng con được biết sau Thánh Lễ truyền chức cho anh em chúng con, Đức Cha sẽ đi ad limina, kính chúc Đức Cha một chuyến đi bình an và gặt hái được nhiều kết quả”.

Quay lại với cộng đoàn, Cha Đaminh nói:

Kính thưa quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và anh chị em ! Sự hiện diện của quý cha và anh chị em ở đây cho chúng con thấy rằng quý cha và quý vị sẽ đồng hành với anh em tân chức của chúng con đây để họ được nhiều kết quả trong sứ vụ mới. ! Xin hết lòng cảm ơn quý Cha và quý vị.. .

Lời cảm ơn chân thành và đặc biệt nhất chúng con xin cám ơn quý ông bà cố. Ông bà đã dâng con mình cho Dòng Chúa Cứu Thế và suốt một thời gian dài cầu nguyện cho các thầy trong nâng đỡ, ủi an. Hôm nay các thầy bước vào giai đoạn mới của sứ vụ, chắc chắn ông bà cố đồng hành với các thầy. Xin hết lòng cảm ơn quý ông bà.. .

... Một lần nữa chúng con xin cám ơn Đức Cha, quý Cha, quý tu sĩ nam nữ và toàn thể anh chị em. Chúng con xin chân thành cảm tạ !”.

Đức Cha Aloisiô ngỏ lời với cộng đoàn:

“Kính thưa Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế, quý Cha đồng tế, quý bề trên dòng, dúy tu sĩ nam nữ và anh chị em. Xin chúc mừng Nhà Dòng, xin chúc mừng các tân chức đã quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa. Xin các tân chức nhớ cho điều này nhận lãnh sứ vụ dễ thôi, qua 1 nghi lễ là xong nhưng sống chức vụ, sứ vụ của mình. Điều này đòi hỏi nhiều hy sinh và cố gắng trong cuộc sống của hàng ngày các tân chức. Vậy xin anh chị em chúng ta cầu nguyện cho các tân chức hôm nay cũng như những ngày sau đó để các thầy hăng say tiến bước trong sứ vụ. Xin chúc mừng Nhà Dòng, cách riêng các tân chức”.

Sau bài hát kết Lễ, những tấm hình chung ghi lại kỷ niệm ngày hồng phúc hôm nay.

Thánh Lễ truyền chức phó tế khép lại nhưng như lời của Đức Cha Aloisiô: “Không phải qua một nghi lễ là xong, nhưng sống chức vụ của mình đòi hỏi nhiều hy sinh.. .” chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho các tân chức để các tân chức sống tròn vẹn chức phó tế mà các tân chức vừa lãnh nhận. Xin Chúa Thánh Thần luôn đồng hành với các tân chức trên mọi nẻo đường.
 
Đức Giám Mục Anphong Nguyễn Hữu Long dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cùng giáo xứ Lào Cai
Giáo xứ Lào Cai
09:33 26/08/2016
Đức Giám Mục Anphong Nguyễn Hữu Long dâng Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cùng giáo xứ Lào Cai

Xem Hình

WGPHH – “Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người chứ không phải là ân huệ xin cho”, đó là lời chia sẻ trong Thánh lễ của Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa tại nhà thờ Cốc Lếu, giáo xứ Lào Cai, tối ngày 23.8.2016. Đồng tế với ngài, có cha Giuse Nguyễn Văn Thành, quản xứ Lào Cai; cha Phêrô Phạm Thanh Bình, quản xứ Sapa; cha Giuse Nguyễn Hữu Tứ, quản xứ Hàm Yên. Có khoảng 600 người tham dự Thánh lễ và thắp nến cầu nguyện cho những người Công Giáo tại huyện Mường Khương.

Tưởng cũng nên nhắc lại, mấy tháng vừa qua, những người Công Giáo huyện Mường Khương bị cản trở sinh hoạt tôn giáo, nên không có Thánh lễ, không được tập trung đọc kinh cầu nguyện và thậm chí bị bắt vì bày tỏ đức tin. Bởi vậy, Tòa Giám Mục Hưng Hóa và giáo xứ Lào Cai đã đến thăm, chia sẻ và vào cuộc đề nghị chính quyền địa phương phải dừng ngay những hành xử cứng nhắc và thiếu tính nhân văn như vậy.

Tòa Giám Mục và chính quyền cấp tỉnh, qua Ban Tôn Giáo, cần có một buổi gặp gỡ, đối thoại để vạch ra một lộ trình mới không những dung hòa, đúng luật mà còn giàu tính nhân văn. Ngày đó được ấn định là thứ Tư ngày 24.8.2016.

Vì ảnh hưởng cơn bão số 3, các tỉnh vùng tây bắc chịu nhiều thiệt hại về người và vất chất. Với tư cách là mục tử, Đức Cha Anphong đã đi thăm, động viên và cứu trợ cho những anh em dân tộc nghèo bị thiệt hại. Tối thứ Ba ngày 23.8, ngài về tới nhà thờ Cốc Lếu dâng lễ và cầu nguyện cho buổi làm việc hôm sau và cầu nguyện cho những người Công Giáo tại huyện Mường Khương. Trong bài chia sẻ, dựa vào bài Tin Mừng (Mt 23, 23-26) thứ Ba sau Chúa Nhật 21 thường niên, ngài nhấn mạnh đến ba từ công lý, lòng nhân và thành tín. Làm người phải yêu chuộng công lý. Làm người cần phải có lòng nhân ái chạch lòng thương xót. Làm người cần phải giữ đức thành tín yêu thương. Ngài cũng kêu gọi giáo dân cầu nguyện nhiều cho con người ngày nay biết yêu mến ba đức tính đó!

Cuối Thánh lễ, ngài cùng quý cha và giáo dân giáo xứ Lào Cai thắp nến hát Kinh Hòa Bình để cầu nguyện cho những anh chị em giáo dân Mường Khương. Ngài muốn nhấn mạnh đến sức mạnh của lời cầu nguyện vì Chúa nói: “Ở đâu có hai hay ba người cầu nguyện nhân danh Chúa thì Người ở giữa họ”. Cộng đoàn phụng vụ hát và cầu nguyện thật sốt sáng. “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người...”.
 
Thông báo về Ngày Thế Giới Cầu Nguyện cho việc chăm sóc thiên nhiên tại giáo phận VInh
Lm. Nguyễn Văn Đính
18:43 26/08/2016
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Vinh cô đơn!
Bảo Giang
09:19 26/08/2016
Trên một tấm biểu ngữ trong ngày 15-8-2016 của đoàn người đi vì cuộc sống, đi vì gia đình, đi vì đất nước và đi vì tương lai của dân tộc Việt Nam từ vùng đất khô cằn lên sỏi đá thuộc địa phận Vinh, ( bao gồm Thanh, Nghệ, Tĩnh), tôi thấy một hàng chữ rất đáng trân trọng“Hãy đồng hành vì con cháu chúng ta;”. Lạ chưa? Những người gìa em bé, những thanh niên, thiếu nữ hay tráng niên này đã không đi vì mình, nhưng lại đi vì con cháu chúng ta, đi vì tương lai của đất nước, đi vì dân tộc Việt Nam ư?

- Họ là ai thế? Là người Việt Nam hay là Việt cộng đã kêu gọi mọi người “ Hãy đồng hành vì con cháu chúng ta”?

Nhìn hình, nghe giọng nói, ai cũng biết họ đều là người Việt Nam thuộc mọi lớp tuổi. Từ lẩm dẫm tập đi, đến gần xuống lỗ, không phân biệt thiện nam, tín nữ, giàu nghèo sang hèn. Tất cả đều tay trong tay, chung một nhịp bước, một niềm tin. Ở đó, xem ra không có bóng dáng những đôi dép râu, nón cối, cũng không có cái mũ tai bèo phủ kín tương lai. Trái lại, chỉ có những tấm lòng Việt Nam sắt son vì non nước, nhịp nhàng bên nhau, bước theo khẩu hiệu “ đồng hành vì con cháu chúng ta” dẫn đường. Ôi cao qúy thay, những bước chân đã tự xóa bỏ mình đi vì đất nước và vì tương lai Dân Việt!

Trong khi đó, đừng dòm chừng, chực sẵn từ phía bờ đường bên kia là thành phần được gọi là Việt cộng. Chúng được võ trang, đeo mặt nạ, đứng thành từng hàng, từng lớp với súng đạn, dùi cui rực khí thế. Ở đây là toán sắc phục màu xanh cứt ngựa, hại nước. Đối diện bên kia là đội hình màu vàng bò, triệt dân. Tất cả được nối kết với nhau bởi những kẻ giả dạng, trá hình, ăn mặc như người dân thường. Rồi chờ một tiếng tru tréo lên từ đàn chó có giây đeo cổ, là họ nhảy bổ vào dòng người đi vì non nước đang ở trước mặt mà cắn xé. Toàn cảnh, thật khó để tìm ra chút hình ảnh và tâm trí của người Việt Nam vì tổ quốc, vì đồng bào mình trong lớp sắc phục này. Mặc dù, họ có cùng chung một ngôn ngữ, một màu da với những người nâng cao biểu ngữ Tự Do cho Việt Nam đang ở ngay trước mặt.

Thật ra, cảnh này không lạ. Cách đây gần 80 năm, Hồ Quang, người Tàu gốc Hẹ, (theo tiểu sử) đã dùng khẩu hiệu Độc Lập rồi Tự Do để dối gạt thế hệ cha anh của họ bước vào đường chinh chiến, đấu tranh. Kết qủa, xương người dân Việt chất cao như núi, máu chảy đỏ trên ruộng đồng, tràn xuống sông ngòi. Hơn bốn triệu mạng người Việt Nam đã phải chết vì cuộc lừa phỉnh vĩ đại này. Đến khi tàn chinh chiến, những đôi mắt Việt Nam chỉ còn lại lòng trắng, mới có thời gian nhìn lại thân phận Việt Nam của mình. Ở đây, trên miền bắc nước ta, sau bản án “ cải cách ruộng đất” du nhập từ Tàu cộng vào là hơn 172000 ngàn người dân nước Việt bị giết chết không toàn thây. Kế đến là hệ thống trại tù mọc lên như nấm dành cho “ Trí phú địa hào” tuy có vài ba sào ruộng, nhưng thiếu con trâu, con bò mà thoát chết! Sau ngày 30-4-1975, những trại tù này lại cũng là nơi để rịt cổ hơn 500,000 sỹ quan và công chức của Việt Nam Cộng Hòa.

Ở một chiều khác, trái ngược với cảnh cùng khổ của người dân. Những nhà cao tầng mọc lên. Nơi đó là công sở hay phủ doãn, tư dinh, đều có khách ra vào với quần là áo lượt, xe hơi bóng. Nơi kia, rượu tràn ly, váy vén lên tận hông bên tiếng cười và giọng nói lơ lớ! Hỏi ra mới biết là ta chiêu khách… ngoại. Đến khi mở mắt nhìn lên. Cái lá cờ đỏ đang bay phần phần trên nóc dinh thự kia, xem ra là gía máu cuả mấy triệu người chết trong chiến đấu, và trong cải cách. Ai cũng tưởng là cờ ta chống xâm lăng, chống cường hào ác bá. Ngờ đâu, khi mở sách ra mới vỡ lẽ, Nó là cờ của Cộng sản Phúc Kiến do Hồ Quang mang vào!

Hoang dại chưa? Những tưởng rằng sau ngày tàn chinh chiến, dẫu không phải công đầu, nhưng người vì non nước cũng được hưởng chung chút lộc của non sông. Lộc nào phải là mâm cao cỗ đầy với nhà gỗ lim, mái ngói đỏ. Lộc cần chi phải đến ôtô nhà lầu, rượu tràn ly! Chỉ cần có mảnh vườn ao cá, có công ăn việc làm, và được nhìn lớp trẻ khôn lớn học hành nên người, được nhìn thấy người dân sống trong một đất nước có Tự Do, Hòa Bình. Trước là phủ ấm, đáp đền ân nghĩa của những người đã hy sinh vì đất nước, sau là chung góp sức xây dựng quê hương, hàn gắn lại nỗi đau trong chiến tranh là đủ. Kết qủa, lầu cao thì bia rượu, mâm cao cỗ đầy phủ phê. Dưới phố trong thôn chỉ thấy cảnh “ đầu đường đại tá vá xe, cuối thôn thượng tá cụt què xin ăn”. Và nơi xa xa kia, hàng hàng lớp lớp mộ bia đổ nát với xương cốt của người chiến sỹ đã hy sinh. Hay trong đó chỉ có mảnh xương trâu xương bò do nhà nước CS lừa đảo bằng cái tên của họ, với nhang tàn khói lạnh!!

Bấy nhiêu vẫn chưa là toàn cảnh. Nay từng đoàn Tầu ô, lên máy bay, xuống tàu thủy, theo đường bộ vào ra như nước không lúc nào dứt. Khách dừng lại trước dinh thự cao hay nơi công sở lớn, một thằng người mang tên Việt lom khom đứng chầu mở cửa! Chú Khách bước ra, mồm nói văng nước bọt, bàn tay chỉ ngang chỉ dọc. Cửa sông này, khu rừng kia, dãy phố đó là của Nị, dân Nị ở! Đôi mắt cán to, cán bé trắng dã. Hàm răng vẩu đập vào nhau kêu cộp cộp, vội một lời vâng vâng, dạ dạ. Kết qủa, hàng hàng lớp lớp kẻ lạ đến, xây nhà chiếm đất. Riêng sức trai phá núi xẻ rừng của dòng Việt tộc bao bị lên vai, đi sống đời nô lệ công bộc nơi đất khách, hoặc héo tàn trong vai nữ tỳ ở xứ ngưòi. Riêng mẹ Việt Nam co ro khóc đứng khóc ngồi, chờ ngày Cộng- Hồ ban cho cái lỗ, mồi lửa! Phần trẻ thơ thì từ thời Đặng xuân Khu đến Phạm vũ Luận đã cho ra kế sách! Học tiếng Tàu để mà kiếm miếng cơm manh áo độ thân! Bo bo nhân cách Việt, học tiếng Việt thì… tàn!

Đó mới là lý do để đoàn người “ khốn khổ” kia xuống đường. Họ đi và dựng lại tiếng nói, dựng lại nhân cách độc lập Việt Nam ư? Có thể lắm. Bởi vì, họ đã tự xóa bỏ mình đi, trong lòng chỉ còn lại hình hài và tương lai của dân tộc và của đất nưóc Việt Nam. Họ xông pha vì non nước, vì quyền con người đấy. Ở đó, những bước chân mạnh mẽ của họ gieo trên đất mẹ như muốn khẳng định rằng: Đất nước này chỉ tồn vinh bởi những tấm lòng dũng cảm, kiên cường Việt Nam. Ở đó quyền sinh, quyền sống của người dân Việt Nam phải được tôn trọng và bảo vệ trước tất cả mọi lý lẽ! Không ai, không một chế độ nào có thể ngăn cản được đường sống của dân tộc ta. Đất nước này không bao giờ nở hoa với một loài sâu bọ mang tên CS! Nhưng, ai sẽ nghe tiếng nói của họ đây?

Còn nhớ, Lịch sử Việt Nam hơn 4000 năm qua đã chứng minh rằng: Chưa có kẻ nào đi cầu Hán thất, cầu ngoại bang mà đem lại hạnh phúc cho nhân dân Việt Nam. Trái lại, chỉ có những người đã đứng dậy chém kẻ cầu vinh, chém kẻ quy hàng Hán thất mới đem lại vinh quang và no ấm cho người dân Việt mà thôi. Nay Hồ chí Minh, nếu Y không phải là Hồ Quang, người Tàu Hẹ, lợi dụng thời cơ, lừa dân ta để cướp nước thì khi Y đi rước Tàu vào Việt Nam, liệu có đem đến cơm no áo ấm cho người dân nước Việt hay không? Hay Y đã đem cả giang sơn đi đánh đổi lấy cái bọt bèo chủ tịch nước VC và làm tay sai cho Tàu?

Câu trả lời xem ra là có sẵn đây. Người Việt Nam không ai mà không biết đến một câu nói như thành ngữ: “Đồng tiền liền khúc ruột”! Tại sao, tiền là một mảnh giấy ngoại thân, lại được xem là liền khúc ruột trong nội thân? Chẳng nói ra, ai ai cũng biết. Tiền là sở hữu ngoại thân nhưng liên quan trực tiếp đến sinh hoạt đời sống của con người. Nó không chỉ liên quan đến cái ăn cái mặc, cách nuôi sống chính bản thân con người mà còn mua được cả tiên nữa! Như thế, người có ruột, không có tiền sẽ chết. Nhưng ngườì có tiền không có ruột cũng chết. Theo đó, chúng ta hãy nhìn lại xem, phương cách Việt cộng chặt khúc ruột của Việt Nam để hiến cho Tàu và làm chúng ta phải chết ra sao?

1. Ngoại hối và gía trị tiền tệ của Việt Nam Cộng Hòa:


Điểm qua đôi hàng về tiền tệ của miền nam trước 1975. Vào tháng Mười năm 1970 chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cho điều chỉnh lại hối suất chính thức. Giảm giá trị gía trị tiền tệ Việt Nam cho phù hợp với sinh hoạt kinh tế. Theo đó 1$ USD = 275 đồng VN. Nghĩa là 1 đồng VN = 0,036 US. Đến Năm 1972 kinh tế gặp khó khăn cùng lúc chiến cuộc khốc liệt trong mùa hè, chính phủ đã quyết định phá giá đồng tiền với mục đích kích thích xuất cảng. Hối suất tăng vụt lên thành 1USD = 550 đồng VN. Ngành xuất cảng khởi sắc nhưng giá trị mãi lực và lợi tức của người dân giảm mạnh. Đến năm 1975, năm cuối cùng của chính thể Việt Nam Cộng hòa thì 1 USD 1 = 700 đồng VN.( Clarke, Jeffrey J. Advice and Support: The Final Years, 1965-1974) wikipedia. Ở đây có một điều nên nhớ ngay là: Trên tất cả các đồng tiền giấy của Việt Nam đều có chữ ký của người quản trị ngân hàng quốc gia. Tiền và hệ thống tiền tệ ở miền nam được bảo chứng bằng vàng, qúy kim và ngoại tệ trong ngân hàng. Về mặt kinh tế, Việt Nam Cộng Hòa đã bắt đầu sản xuất xe hơi. Bỏ xa các nước làng giềng. Về tài chánh công, không kể phần ngoại hối, VNCH có 17 tấn vàng dự trữ trong NHQG.

2. Tiền rác dưới thời Việt cộng sau 1975.

Hôm rồi, Nguyễn thị Kim Ngân, cựu sinh viên Văn Khoa Sài Gòn trước 1975. Nay trong vai chủ tịch của Quốc Hội toàn Việt cộng, vẻ kênh kiệu và hỗn khi phát biểu: “ Hỏi xem đã làm gì cho đất nước chưa?”. Bỏ qua, phương cách thuổng ý của TT Kenedy, Hoa Kỳ. Nay, tôi xin ghi chép lại những việc Việt cộng đã làm cho đất nước Việt Nam của chúng ta để trả lời cho câu hỏi này đây. xin nhớ đây chỉ là một phần rất nhỏ mà tất cả mọi người đều đã biết rất rõ.

a. Việt cộng đổi tiền, cướp của lần thứ nhất:

Sau khi chiếm đóng miền nam bằng súng đạn của Tàu, Nga. Việc đầu tiên là chúng cướp của miền nam 17 tấn vàng, sau đó phao tin là TT Thiệu lấy mang đi. Đến ngày 22-9-1975, Việt cộng khua chiêng đánh trống, đổi tiền “Ngụy” ra tiền của nhà nước CHXHCNVC. Chúng rêu rao đây là thời kỳ mới với cuộc sống mới không còn nô lệ Mỹ, nhưng làm nô nệ cho Tàu. Kết qủa với hối xuất 500 đồng Việt Nam Cộng hòa = 1 đồng Cộng hòa Miền Nam Việt Nam. Kỳ đổi tiền này, nhà nước Việt cộng quy định là mỗi gia đình ở miền nam chỉ được đổi 100.000 đồng cũ ra thành 200 đồng mới để tiêu dùng thường nhật. Phần còn lại, nhà nước giữ lại, ai cần thì làm đơn xin. Sau đó, (theo Wikipedia), “từ đầu năm 1976, các gia đình có tiền đổi được phép rút 30 đồng mới mỗi tháng, nhưng đến tháng 12/1976 thì trương mục được khóa lại” . Tiền đã vào kho được cúng thiên địa, gọi tắt là vào túi Việt cộng!”
Vào thời điểm này, Việt cộng tự đặt gía trị hối đoái như sau:
- 1USD = 1,51 đồng giải phóng (CHMNVN).
- 1USD = 2,90 đồng NHVN.( tiền miền bắc)

b. Cuộc cướp cạn vào ngày 03/5/1978

Người Việt Nam chưa kịp bàng hoàng. Nhiều người còn chưa dám xin rút tiền của mình ra khỏi ngân hàng của Việt cộng. Việt cộng lại đổi tiền. Lần này, ở miền Bắc, một đồng mới trị giá bằng một đồng cũ (tiền phát hành năm 1958); ở trong Nam, một đồng mới bằng 0,80 đồng cũ (phát hành năm 1975). Đây cũng là lần đầu, sau 20 năm Việt Nam lại dùng chung một mẫu tiền. Nhưng lần này nó mang hình Hồ Quang.

Trong lần đổi tiền này, Việt cộng quy định dân thị thành được đổi tối đa 100 đồng cho mỗi hộ 1 người; 200 đồng cho mỗi hộ 2 người; Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 50 đồng một người. Như thế, mức đổi tối đa cho mọi hộ thành phố bất kể số người là 500 đồng. Dân quê được phép đổi theo ngạch sau: 100 đồng cho mỗi hộ 2 người. Hộ trên 2 người thì người thứ 3 trở đi được đổi 30 đồng một người. Tối đa cho mọi hộ dưới quê bất kể số người là 300 đồng. Số tiền đang có trên mức tối đa phải khai nộp và ký thác vào ngân hàng. Nhà nước quy định “Khi cần dùng có lý do chính đáng thì tiền đó có thể xin rút ra. Một điều buộc nữa là trương chủ phải chứng minh số tiền này là tiền kiếm được bằng sức lao động của mình”.

c. Cuộc đánh cướp vào ngày 14.9.1985

Ngày 12-9-1985, báo Tuổi Trẻ của VC đăng tại trang nhất: ‘Bẻ gãy thủ đoạn tung tin đổi tiền của gian thương”. Bài báo viết láo như sau: ‘Với sự tăng cường hiệu lực của bộ máy chuyên chính vô sản mọi hậu quả tin đồn phải được thanh toán triệt để.” Báo chưa bán hết, sáng 14.09.1985, hệ thống loa phóng thanh đường phố loan tin Đổi Tiền. Đài Việt cộng công bố: “Trước tình hình diễn biến phức tạp của lưu thông hàng - tiền và nạn khan hiếm tiền mặt nghiêm trọng trong thanh toán, ngày 14/9/1985 Nhà nước lại phải công bố đổi tiền theo tỷ lệ 10 đồng tiền NHNN cũ ăn 1 đồng tiền NHNN mới để phục vụ cuộc cách mạng về giá và lương”! Với bài bản cướp giật tài tình này, nhiều người Việt Nam trở thành trắng tay, trong khi hàng ngũ cán cộng từ đây vượt lên như một giai cấp thượng tầng.

Đặc biệt, nhờ vào và tập cách ăn theo các cuộc cướp cạn này, và sống theo gương Hồ chí Minh, mà số tội phạm thuộc diện cực ác ở Việt Nam đã tăng lên ngoài sức tưởng tượng của con người. Không một ngày nào trên báo chí của nhà nước cộng sản mà không có những bản tin con giết cha, vợ giết chồng và những cuộc cướp của giết người. Những loại tội phạm này hầu như không thấy có ở miền nam trước kia. Nhưng sau khi tấm gương của Hồ chí Minh giết Nông thị Xuân được phơi bày. Nó trở thành một tấm gương đạo đức của xã hội cộng sản. Nó đang làm băng hoại toàn bộ nền luân lý và đạo đức của Việt Nam.

3. Gía trị của đồng tiền Việt Nam hôm nay.

Sau ba lần Việt cộng đổi và cướp tiền của dân, cướp 16 tấn vàng của miền nam, gía trị tiền tệ của Việt Nam hôm nay là 1 Mỹ kim = 23,350 đ tiền hồ. Ngày mai thế nào?

Hiện nay, Việt Nam là một trong số ít quốc gia có hệ thống tiền giấy mà trên đó không có chữ ký của bất cứ một cơ quan quản trị nào kiểm nhận. Nó hoàn toàn không được bảo chứng bằng qúy kim như vàng hay ngoại tệ từ ngân khố Nó như một mảnh giấy lộn. Nó được in ra và người dân phải theo đó mà tiêu dùng. Từ đó, nó hoàn toàn có khả năng bị giao động về gía trị hay bị hủy bỏ. Nói cách khác, sự sống và chết của nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào khả năng in ra giấy vụn cho nhà nước tiêu sài. Nó không có gía trị thực trong trao đổi trên thương trường quốc tế.

Nói một cách khác, số tiền rác của Việt cộng trong những năm qua chỉ được trao đổi bằng số ngoại hối ít ỏi qua việc mua bán sản phẩm của VN với nước ngoài, nhưng nó còn sống là nhờ kiều hối do người tỵ nạn gởi về và tiền vay mượn. Nếu như người Việt Nam ở hải ngoại không gủi tiền về Việt Nam nữa, hệ thống tài chánh công của Việt cộng tức khắc gặp khó khăn, nếu như không muốn nói là sụp đổ. Từ đó, nó sẽ kéo theo sự sụp đổ của chế độ. Bởi lẽ, ngay lập tức các cơ sở ngoại giao của Việt cộng trên thế giới sẽ bị đóng cửa, bỏ hoang. Lý do, những cơ sở thuê mướn này phải trả bằng Mỹ kim. Không bao giờ họ nhận tiền thuê mướn cơ sở bằng tiền Việt cộng. Kế đến, VC không thể trả tiền nợ đáo nợ. Cuộc khủng hoảng, sự sụp đổ là không thể cứu vãn.

Điều đó cho thấy, tài chánh công là một vấn đề lớn, mang tính huyết mạch, sống còn của chế độ cộng sản tại VN. Nhưng thật đáng tiếc, người Việt Nam, muốn thì nhiều, thực hành lại ít. Họ luôn hô hào chống cộng, nhưng lại qùy gối xuống dâng tiền ngoại cho chúng. Tệ hơn, qùy xuống van lạy chúng ban cấp cho tờ giấy nhập cảnh để quay về Việt Nam mua lấy chút bọt vinh hoa cá nhân. Họ không hề nghĩ đến tương lai của đất nước. Tệ hơn, còn giúp chúng mua thêm mũ cối, dùi cui tra khảo đánh đập dân ta, đồng thời có thêm tiền để gởi vào các trương mục ở hải ngoại!

Như thế, chuyện gì sẽ xảy ra nếu người Việt Nam không gởi tiền về nữa. Chúng ta sẽ thấy một hình ảnh sau đây sẽ xảy ra trong khoảng từ 6 tháng đến một năm. Việt cộng sẽ đi vào bước khủng hoảng bởi vì thành qủa sản xuất của nhà nước này đưa ra hải ngoại để lấy Đôla, không đáp ứng được phần chi tiêu của ngân sách vốn đã thâm thủng. Cộng sản không còn khả năng trả lời và vốn cho các phần đã vay mượn từ các ngân hàng ngoại quốc đáo hạn. Để đối phó hiểm trạng này, CS sẽ dùng đến sách lược, vơ vét vàng bạc và ngoại tệ trong túi người dân và bán đổ, bán tháo từ đất đai, nhà cửa, bờ biển, rừng, quặng mỏ ở Việt Nam cho tư bản đỏ Hoa kiều qua hình thức vay mượn, rồi bỏ chạy. Theo đó, con đường bị xiết nợ tức là đường đến ngày 2020 theo Hiệp ước Thành Đô sẽ chạy sớm hơn tấm lịch thường niên.

Bạn sẽ bảo. Lẽ nào lại như thế được! Ai cho chúng bán? Ở đây hết người rồi chăng? Vâng, tôi xin cung kính phản ứng của bạn. Hơn thế, muốn được qùy xuống để kính ngưỡng hành động “cứu nước” của bạn! Bởi lẽ, nếu tất cả chúng ta cùng đứng dậy, nước không mất mà cộng sản phài tàn. Tuy nhiên, tôi rất sợ những cảnh cô lẻ trong cô đơn và khí thế thành thế tàn mà thôi!

Bạn còn nhớ chứ, Vào năm 2008, khi GM Ngô quang Kiệt còn giữ vị TGM Hà Nội, ông đã công khai công bố trưóc mặt nhà cầm quyền Hà Nội là: “Đây không phải là đất của Tàu, cũng không phải là đất của Tây, nhưng là đất của Việt Nam, do ngưòi Việt Nam làm chủ”. Khi ấy nhiều người chỉ liên tưởng tới việc VC toan lấn chiếm khu đất của tòa Khâm Sứ tại Hà Nội, và cho rằng Ông chỉ muốn bảo vệ mảnh đất ấy mà thôi. Thực tế không phải là như vậy. Ông từ miền nam ra và như đã nhìn thấy cảnh Tàu ô tràn sang chiếm đất nước ta. Nên nhân cơ hội, khi nói đến việc tranh chấp đất đai ở TGM, ông muốn nói đến đất và nước Việt Nam một cách toàn diện. Tiếc rằng cuộc tranh đấu của Ông, dù với một tinh thần cường tráng, nhưng sức mạnh lại chỉ nhỏ gịot tại Hà Nội, trong một vài giáo xứ. Kết qủa, cuộc tranh đấu của Ông sớm tàn lụi. Bản thân Ông đã bị CS ép buộc rời khỏi Hà Nội, rời bỏ cả một chương trình đem lại nguồn lực khởi xướng cho tiến trình đổi thay của Việt Nam.

Sau chuyến bị đưa đi đày của ông, CS vươn lên trong kế sách chặt cây Đa, trồng cây chuối. Chúng chiếm lấn thêm nhiều vùng đất của các tôn giáo để buôn bán chia nhau. Chuyện nào có ngừng lại ở đó. Rừng đầu nguồn, rồi Vũng Áng…. đến những giải đất chiến lược ở cửa sông, ngọn biển Việt Nam lần lượt theo nhau hầu Hán bang. Đổi lại, chúng tiếp nhận thêm nguồn thực phẩm tối độc từ Trung cộng vào để tiêu diệt dân tộc Việt Nam theo tiêu chỉ của Hồ Quang. Kết qủa, Việt Nam hôm nay chỉ trơ ra một lò thuốc tối độc hại. Dưới biển là cá chết. Trên bờ người cũng chết dần theo. Hỏi xem, lá cờ nào sẽ phe phẩy nơi đây?

4. Chúng ta có con đường nào để tránh tai ương này không?

Thưa có. Nhiều người đã nói đến việc dùng kế sách nhà không vườn trống để thắng bọn cướp hung tàn. Hãy nhân khi trời còn sáng, trước ngày của 2020, mọi người Việt Nam phải biết tự mang vào mình bản thân của Trưng Nhị Vương, của Quang Trung, của Ngô Quyền, của Trần hưng Đạo… cùng chung lưng với đồng bào Vũng Áng, Thanh Nghệ Tĩnh, Hà Nội. Nếu hôm nay Hà tĩnh 30,000 ngươì lên đường. Tuần sau Sài Gòn Xuân Lộc 50,000 cứ thế mà tiến bước, để ta dầu mất hôm nay, nhưng ngày mai con cháu ta đứng lên trên phần đất này.

Cũng thế, người từ nước ngoài sẽ là một sức bẩy khác. Trước tiên, không một ai gởi thêm một đồng bạc nào về Việt Nam nữa. Kế đến, đề nghị tất cả mọi người Việt Nam không trở về du lịch hay thăm nhân, trừ trường hợp cha mẹ khuất núi, phận đạo hiếu buộc ta phải làm trọn đạo con. Trong trường hợp này, xin không ở lại qúa lâu. Rồi từ đây cho đến khi Việt cộng sụp đổ, không bảo lãnh bất kỳ ai trong gia đình đi du lịch. Cũng không tiếp nhận hoặc tham gia vào các chương trình ca nhạc rơm rác do Việt cộng đưa ra hải ngoại. Đồng thời, góp sức đánh chặn các cuộc đi xin tiền tại hải ngoại của bọn lái buôn đội lớp chính phủ từ Hà Nội.

Người trong nước, có thân nhân ở ngoại quốc, xin hãy đồng cam khổ với bà con cả nước trong vài ba năm. Đừng liên hệ điện thoại thư từ kể lể kêu than để cầu cứu con cháu gởi tiền về. Thay vào đó là cuộc thắt lưng chung với cả nước. Hơn thế, hãy cùng đứng dậy, chung tay với Vinh. Hà Nội… áp dụng sách lược nhà không vườn trống, từng hàng hàng lớp lớp tiến lên đòi công bằng, đòi lại đất đai, đòi lại áo cơm. Với một hướng đi quyết liệt này, chắc chắn Việt cộng không thể tồn tại sau hai năm.

Đây là giải pháp, tôi tin rằng khả dĩ để cứu nước và cứu lấy nòi giống Việt Nam mà không cần đến súng đạn, tiêu hao thêm sức sống của ngưòi dân (nếu có cũng rất giới hạn). Như thế, ngoài giải pháp quyết liệt từ chính bản thân Việt Nam, chúng ta thật khó cứu quê hương của chúng ta ra khỏi vòng tay kiểm soát của tập đoàn Trung cộng. Điều này, không phải chỉ là sự tủi nhục cho chúng ta và con cái chúng ta mai sau, nhưng còn là một nỗi ô nhục cho tiền nhân của chúng ta nữa. Bởi vì, với những thông tin hiện nay cho thấy, nếu chúng ta không dám dũng cảm đứng lên đấu tranh bằng con đường dân chủ hóa đất nước thì trong một tương lai rất gần, sau 2020 Việt Nam nhất định sẽ chỉ còn là một Khu tự trị, (điều mà Nguyễn phú Trọng đang thực hiện) trở thành một sắc dân thiểu số của Trung cộng mà thôi! Chúng ta sẽ mất Tổ Quốc! Khi đó không phải một Vinh cô đơn, một Hà Nội lẻ loi, nhưng tất cả đều lệ rơi!

Bạn thấy thế nào, bức tranh Vân Cẩu (VC) này không đẹp, phải không? Chúng ta cùng đứng dậy và nắm lấy tay nhau chăng? Ước gì, những bước chân mãi đi, những bài ca như những hồi trống dục không ngừng, để tất cả đều đồng hành cho một ngày mai vinh quang của mẹ Việt Nam. Ngày đó quê ta không còn bóng Vân Cẩu (VC), và cũng chẳng có bóng những bụng phệ hiểm độc của nó.

25/8/2016
 
Đức Hồng Y John Tong: sự hiệp thông của Giáo Hội Trung Hoa với Giáo Hội Hoàn Cầu.
Vũ Văn An
20:03 26/08/2016
Ngày 5 tháng Tám vừa qua, Zenit có đăng tải trọn vẹn bài viết của Đức Hồng Y John Tong, Tổng Giám Mục Hồng Kông về “Sự Hiệp Thông của Giáo Hội Trung Hoa với Giáo Hội Hoàn Cầu”. Nguyên văn như sau:

Lời Nói Đầu

Giáo Hội Công Giáo được thành lập bởi Chúa Kitô và được thông truyền qua các tông đồ như Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền. Từ ngày Đạo Công Giáo vào Trung Hoa, Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa đã luôn luôn duy trì bốn đặc điểm này. Tuy nhiên, kể từ khi thành lập Trung Hoa mới vào năm 1949, sự hiệp nhất giữa Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa và Giáo Hội hoàn cầu đã trở nên càng ngày càng khó khăn hơn. Sau khi trục xuất Đức Tổng Giám Mục Antonio Riberi, Đặc Sứ (internuncio) của Tòa Thánh ở Trung Hoa, vào năm 1951, liên lạc giữa Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa và Giáo Hội hoàn cầu đã bị thương tổn trầm trọng.

Vì thế, có thể nói rằng từ thời điểm đó trở đi, Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa mất đi sự hiệp thông của mình với Giáo Hội hoàn cầu theo nghĩa bên ngoài, nhưng theo ý nghĩa yếu tính, vẫn không phải là một Giáo Hội ly khai. Ngược lại, nó là một Giáo Hội tích cực tìm cách khôi phục sự hiệp thông của mình với Giáo Hội hoàn cầu.

Nhưng hiệp thông với Giáo Hội hoàn cầu không nên chỉ là một kết nối thiêng liêng, nó cũng cần được thể hiện bằng các hành động cụ thể trong các bổ nhiệm giám mục địa phương của Đức Giáo Hoàng nữa. Theo quan điểm của Giáo Hội Công Giáo, việc bổ nhiệm giám mục bởi Đức Giáo Hoàng là một vấn đề nội bộ và hoàn toàn có tính tôn giáo và không liên hệ gì tới chính trị.

Nhưng hơn 60 năm qua, việc này đã không được chính phủ Trung Hoa hiểu biết, vì vậy rất khó khăn để Đức Giáo Hoàng chính thức bổ nhiệm các giám mục Trung Hoa và sự hiệp thông giữa Giáo Hội tại Trung Hoa và Giáo Hội hoàn cầu đã không được biểu hiện.

May mắn thay, sau khi làm việc trong nhiều năm về vấn đề này, Giáo Hội Công Giáo đã dần dần đạt được sự xem xét lại của chính phủ Trung Hoa; chính phủ này hiện nay đã sẵn sàng đạt tới một sự hiểu biết với Tòa Thánh về vấn đề bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa và tìm kiếm một kế hoạch hai bên cùng chấp thuận. Một mặt, mục tiêu là không làm tổn hại đến sự hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo và quyền chủ yếu của Đức Giáo Hoàng được bổ nhiệm các giám mục, và mặt khác, không để cho quyền bổ nhiệm các giám mục của Đức Giáo Hoàng được coi là can thiệp vào công việc nội bộ của Trung Hoa.

Trong khi vui mừng thấy nỗ lực của một vài vị giáo hoàng mới đây cuối cùng đã đạt được một số kết quả sơ khởi, nhiều người ở Trung Hoa lục địa và trên diễn đàn quốc tế vốn quan tâm tới Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa vẫn còn đang lo lắng. Họ nghi ngờ khả năng có thể đạt tới một thỏa hiệp; họ tự hỏi liệu các giới chức Vatican hay chính Đức Giáo Hoàng có thể đi ngược lại các nguyên tắc của Giáo Hội không và họ hướng lời chỉ trích và các trách cứ của họ vào một số giới chức Vatican. Thậm chí, họ còn trực tiếp hướng cuộc tấn công của họ vào vị đương kim giáo hoàng, cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã vi phạm các nguyên tắc của Giáo Hội vốn được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI tuân giữ. Mặc dù các điều khoản cụ thể của thỏa hiệp chung chưa được công bố, chúng tôi tin rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong tư cách người bảo vệ sự hiệp nhất và hiệp thông của Giáo Hội hoàn cầu, sẽ không chấp nhận bất cứ thỏa hiệp nào làm hại đến tính toàn vẹn đức tin của Giáo Hội hoàn cầu hay sự hiệp thông giữa Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa và Giáo Hội hoàn cầu. Ngài sẽ chỉ ký một thỏa hiệp nhằm cổ vũ sự hiệp nhất và sự hiệp thông của Giáo Hội tại Trung Hoa với Giáo Hội hoàn cầu.

Vì có nhiều linh mục người Trung Hoa đang lo ngại về Giáo Hội tại Trung Hoa, tôi nghĩ rằng chúng ta phải cung cấp cho họ một lời giải thích rõ ràng và dễ hiểu về những vấn đề họ quan tâm này, trong đó nêu rõ lập trường nhất quán của Giáo Hội liên quan đến những câu hỏi sau đây để tránh bất cứ sự hiểu lầm không cần thiết nào:

• Tại sao Tòa Thánh liên tục nhấn mạnh tới đối thoại hơn là đối đầu với Chính phủ Trung Hoa?

• Sự hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn cầu có nghĩa gì?

• Các giám mục trong Giáo Hội địa phương của Trung Hoa lục địa được bổ nhiệm dựa trên các tiêu chuẩn nào?

• Định chế gọi là Hội Đồng Giám Mục của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa có vai trò gì? Và mối liên hệ của nó với các giáo phận cá thể là gì?

Tầm quan trọng của các cuộc đàm phán Trung Hoa - Vatican

Khi Tin Mừng đi vào bất cứ quốc gia, bất cứ nhóm sắc tộc hay văn hóa nào, nó cũng không được thay thế, phá hủy hoặc gây tổn hại cho quốc gia, nhóm sắc tộc hay nền văn hóa này, nhưng để chu toàn mục đích nguyên thủy của Thiên Chúa ngay từ lúc bắt đầu sáng thế, là: đưa mọi người tham gia vào cuộc sống của Người. Đức Giáo Hoàng Phanxicô, trong cuộc phỏng vấn với tờ Asia Times ngày 28 tháng Giêng năm nay, nói rằng trách nhiệm của Giáo Hội Công Giáo Rôma là tôn trọng mọi nền văn minh và điều này cũng áp dụng vào nền văn minh Trung Hoa, mà Giáo Hội Công Giáo hết sức trân trọng. Tuy nhiên, Tin Mừng không đi vào một quốc gia, một nhóm sắc tộc hay một nền văn hóa một cách trừu tượng, nhưng cụ thể, qua con người của các Kitô hữu. Chính các sứ giả của Tin Mừng này đã mặc áo choàng của con người cho Tin Mừng.

Mọi người sẽ dễ dàng hơn trong việc cảm nghiệm, hiểu biết và chấp nhận Tin Mừng nếu các Kitô hữu sống thực tinh thần và các giá trị của nó, như bác ái, hòa bình và lòng thương xót. Tuy nhiên, nếu các Kitô hữu, do một số thúc ép mà bản thân họ đang phải đối mặt, đã làm cho việc phát biểu Tin Mừng trở thành một loại "đe dọa", hoặc chính các Kitô hữu không có ý định "đe dọa", nhưng do bản sắc của họ là "người ngoài" nên bị nghi ngờ là "đồng lõa", thì việc loan truyền Tin Mừng sẽ bị cản trở.

Những lý do khiến cho việc loan truyền Tin Mừng Kitô giáo vào xã hội và văn hóa Trung Hoa gặp trở ngại và nhiều lần bị cấm phát triển không là gì khác hơn các lý do trên. Thực vậy, việc loan truyền và phát triển của Đạo Công Giáo ở Trung Hoa vẫn còn phải đương đầu với những thách thức này; ít nhất, một số người Trung Hoa vẫn còn nghi ngờ trong thâm tâm họ về việc loan truyền đạo Công Giáo ở Trung Hoa. Để đối phó với sự hoài nghi này của người Trung Hoa, chúng ta đừng phàn nàn rằng lòng tốt của các Kitô hữu không được người ta hiểu rõ, vì khiếu nại không tích cực biến đổi được các nghi ngờ của người khác, mà chúng ta cũng không nên chờ đợi một cách thụ động để các nghi ngờ này tự động biến đi trong tương lai. Sứ mệnh loan truyền Tin Mừng của Giáo Hội Công Giáo cho người dân ở Trung Hoa thúc giục chúng ta hành động một cách chủ động, để chúng ta không chỉ chờ đợi và vật vờ đi theo một cách thụ động. Vì vậy, cách giúp một số người nào đó để họ từ bỏ sự hiểu lầm và hoài nghi của họ đối với Giáo Hội Công Giáo là qua việc chủ động đối thoại và thông đạt.

Quá trình từ không hiểu, hiểu lầm bước qua hiểu biết, tin tưởng, chấp nhận và tình bạn chắc chắn không thể chỉ trong một đêm mà đạt được. Cũng như việc nhìn nhận và tin tưởng lẫn nhau giữa mọi người không đơn giản được thực hiện qua ngôn ngữ mỗi người sử dụng, nhưng được xây dựng dựa trên các hành vi thiện chí hỗ tương, sự hiểu biết lẫn nhau của chúng ta không chỉ dựa vào ngôn ngữ, mà còn dựa vào cách chúng ta đối xử với nhau ra sao. Hơn thế nữa, sự tin tưởng lẫn nhau không thể đạt được hoàn toàn chỉ nhờ một hành động nhất thời; cách duy nhất là nhờ thiện chí và hành động nhất quán lâu dài. Kể từ khi mở cửa Trung Hoa lục địa trở lại vào thập niên 1980, Giáo Hội Công Giáo đã biết bao lần, qua Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô và Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô, tích cực giơ nhiều cành ôliu cho Trung Hoa, để chuyển tải thiện chí đối thoại của mình. Cả hai bên cũng đã gửi các phái đoàn viếng thăm lẫn nhau để thực hiện nhiều cuộc gặp gỡ mặt đối mặt. Trong hai thập kỷ tỏ thiện chí và kiên nhẫn đối thoại, Tòa Thánh đã đáp ứng một cách khiêm nhường và kiên nhẫn đầy kiên trì và kiên nhẫn hơn là những lời thù nghịch khi bị hiểu lầm. Điều này thể hiện sự tôn trọng của Giáo Hội Công Giáo đối với nhân dân Trung Hoa. Giáo Hội muốn dành thời gian cho nhân dân Trung Hoa từ từ tiến đến chỗ biết Giáo Hội, ngõ hầu họ hiểu rõ rằng Giáo Hội không phải là một kẻ thù của quốc gia hay một kẻ xâm lược từ bên ngoài. Giáo Hội không có bất cứ thù hận nào đối với nhân dân Trung Hoa. Giáo Hội là bạn của họ và sẵn sàng giúp đỡ họ theo đuổi ý nghĩa cuộc sống của họ một cách tốt đẹp hơn. Như tôi đã nhấn mạnh nhiều lần, điều có thể mở khóa trái tim là sự khiêm nhường, kiên nhẫn và kiên trì đối thoại – đây chính là đường lên thiên đàng.

Dù Thiên Chúa là chủ vũ trụ, Người vẫn không sử dụng bạo lực để áp đặt kế hoạch riêng của Người lên nhân loại. Ngược lại, khi kế hoạch của Người bị hiểu lầm và bị từ chối bởi con người, Người vẫn nói năng kiên nhẫn với họ. Kinh Thánh chép rằng đầu tiên, Người sai các tiên tri đến, nhưng họ đã không được con người chấp nhận mà thậm chí, còn bị giết nữa. Nhưng Đức Chúa Trời không nản chí. Cuối cùng, Người đã sai Con duy nhất của Người tới. Nhưng Con của Người cũng đã bị con người giết chết. Nếu chúng ta phải suy nghĩ theo cách của con người, thì Thiên Chúa quả là người thua cuộc lớn nhất. Tuy nhiên, chính sự chết của Con Người là cơ hội lớn nhất để Thiên Chúa mạc khải tình yêu của Người và là cơ hội tốt nhất để chúng ta biết Thiên Chúa là ai. Cái chết của Con Người là lời mạnh mẽ nhất Thiên Chúa đã từng nói với nhân loại và là đỉnh cao cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và nhân loại. Thiên Chúa không sử dụng bạo lực để chinh phục loài người. Người sử dụng đối thoại, khiêm nhường và kiên nhẫn để thúc đẩy nhân loại, ngõ hầu họ có thể sẵn sàng và hết lòng chấp nhận lời mời của Người.

Phương pháp đối thoại giữa Thiên Chúa và nhân loại là điều các Kitô hữu chúng ta nên lấy làm mẫu mực trong việc tìm kiếm đối thoại với người khác. Cuộc đối thoại mấy thập niên nay giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh cũng cho thấy các đặc tính này: hòa nhã, khiêm tốn, chân thành, kiên nhẫn. Thỏa hiệp, như bước đầu tiên giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh, là thành quả chính xác của loại đối thoại này. Đây là một bước chuyển dịch từ việc không hiểu biết và không tin tưởng qua việc hiểu biết và tin tưởng nhau. Đây là một tình thế hai bên cùng thắng (win-win), vì bạn bè phải hỗ trợ lẫn nhau và làm phong phú cuộc sống của nhau. Thỏa hiệp giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh là một điển hình của cuộc đối thoại nhân bản, là khởi đầu cho việc bình thường hóa mối liên hệ hỗ tương. Từ nay về sau, cuộc đối thoại có thể tiếp tục dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau này.

Mục đích của cuộc đối thoại:

Tự do tôn giáo và sự hiệp thông giữa Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa với Giáo Hội hoàn vũ

Như đã đề cập ở trên, mục tiêu của cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh là loại bỏ bất cứ sự hiểu lầm nào của chính phủ Trung Hoa và giúp người dân Trung Hoa biết một cách khách quan hơn ý nghĩa và giá trị tích cực của Giáo Hội Công Giáo đối với xã hội và người dân Trung Hoa. Tóm lại, mục tiêu của cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh là cố gắng đạt và bảo vệ quyền tự do tôn giáo chính đáng và quyền của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa đã được viết trong Hiến pháp Trung Hoa. Xuyên qua đối thoại, Tòa Thánh hy vọng có thể chỉ ra rằng Giáo Hội Công Giáo tôn trọng chủ quyền hợp pháp của quốc gia, quyền lực và trách nhiệm hợp pháp của các nhà cai trị quốc gia và pháp luật của nó. Như thế, tự do tôn giáo, mà Giáo Hội theo đuổi, không chỉ là quyền tự nhiên của con người trong tư cách là con người, nhưng còn là điều giúp nhân loại phấn đấu cho sự thật, lòng tốt, vẻ đẹp và sự thánh thiện, cũng như cải thiện các mối liên hệ nhân bản cùng với sự hài hòa và ổn định xã hội. [1] Điều được Giáo Hội Công Giáo loan truyền tại Trung Hoa không chỉ là một Tin Mừng cho cá nhân, nhưng còn là một Tin Mừng cho toàn xã hội.

Một số người chỉ trích nội dung và mục tiêu của cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh, cho rằng Tòa Thánh đã không công khai chỉ trích các chính sách của Trung Hoa về nhân quyền và đã không cố gắng thay đổi một số chính sách chính trị của chính phủ Trung Hoa. Họ có vẻ như muốn nói rằng Tòa Thánh đã hy sinh một số giá trị mà mình vốn đề cao. Kiểu chỉ trích này không công bằng. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã nêu rõ trong Lá Thư năm 2007 của ngài gửi các giám mục, các linh mục, các người tận hiến và tín hữu giáo dân của Giáo Hội Công Giáo ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng Giáo Hội chắc chắn quan tâm tới công bằng xã hội và sẽ không từ bỏ việc phấn đấu cho công bằng xã hội, nhưng Giáo Hội không nên nhầm lẫn nhiệm vụ và quyền tài phán của mình với nhiệm vụ và quyền tài phán của chính phủ. Sứ mệnh của Giáo Hội Công Giáo không phải là thay đổi định chế hoặc cơ quan hành chánh của các quốc gia. Giáo Hội không thể và không nên can thiệp vào các cuộc đấu tranh chính trị. Thay vào đó, Giáo Hội nên thể hiện các mục tiêu trên bằng tư duy hợp lý và đánh thức sức mạnh tinh thần. Không từ bỏ các nguyên tắc của mình, Giáo Hội nên giải quyết các vấn đề bằng thông đạt với quyền lực chính trị hợp pháp, chứ không bằng đối đầu liên tục [2]. Chúa Kitô đã không sử dụng gươm giáo, nhưng bằng sự hy sinh của mình, Người đã dành được sự cứu độ và tự do thực sự cho nhân loại. Do đó, Giáo Hội Công Giáo cũng nên đối thoại với Bắc Kinh bằng một thái độ "tôn trọng và bác ái." Dĩ nhiên, cuộc đối thoại không được hy sinh các nguyên tắc của mình [3]. Nếu không phải vì mục tiêu bảo vệ sự thật và các nguyên tắc của Giáo Hội, tại sao Giáo Hội đã nhiều lần phải cố gắng đối thoại với Bắc Kinh?

Hiệp thông giữa Giáo Hội tại Trung Hoa và Giáo Hội hoàn cầu

"Vì Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Người, hầu cho hễ ai tin Con ấy, sẽ không bị hư mất mà được sự sống đời đời "(Ga 3:16). Như đã nói trong Tin Mừng Thánh Gioan, kế hoạch cứu độ của Thiên Chúa là dành cho mọi người. Do đó, chỉ có một dân Thiên Chúa và vương quốc này không phải thuộc về thế gian, nhưng có bản chất thiên đàng. Các công dân của nó đến từ mọi dân tộc. Để thực hiện kế hoạch này của Chúa Cha, từ đầu, Chúa Giêsu đã gọi 12 tông đồ và "Người đã thiết lập họ theo cách thức một hợp đoàn hay một nhóm bền vững, trên đó, Người đặt Phêrô đứng đầu; vị này đã được chọn từ trong số họ. "Người đã sai họ, đầu tiên, đến với con cái Israel và sau đó đến với mọi quốc gia (x Rm 1:16), để, trong tư cách là những người chia sẻ quyền lực của Người, họ có thể làm cho mọi dân tộc thành môn đệ của Người, cùng thánh hóa và cai trị họ. "Dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần, Người đã tập hợp Giáo Hội hoàn cầu lại với nhau, Giáo Hội mà Chúa đã lập trên các tông đồ và xây dựng trên Thánh Phêrô, là thủ lãnh của họ, với Chúa Giêsu Kitô như đá góc tối cao"[4]. Tóm lại,"Đức Giáo Hoàng, trong tư cách người kế thừa Thánh Phêrô, là nguyên lý và là nền tảng vĩnh viễn và hữu hình của sự hiệp nhất cả các giám mục lẫn các tín hữu " [5]. Chỉ nhờ sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, mới có sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn cầu và mọi người mới có thể trở thành chi thể của Giáo Hội Công Giáo. Hiệp thông với Đức Giáo Hoàng là một cách hiện thực hóa sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn cầu và là một dấu hiệu chỉ sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ.

Nguyên tắc trên cũng có thể áp dụng vào Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa. Về cả tinh thần lẫn hình thức, sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ nhất thiết phải đạt được qua sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, ngõ hầu Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa trở thành một phần của Giáo Hội hoàn vũ. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, trong Lá Thư năm 2007 của ngài gửi cho các giám mục, linh mục, những người thánh hiến và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, đã nói rằng: "Như anh chị em đã biết, sự hiệp nhất sâu xa liên kết lại với nhau các Giáo Hội địa phương ở Trung Hoa, và cũng đặt chúng trong sự hiệp thông mật thiết với tất cả các Giáo Hội địa phương khác trên toàn thế giới, có nguồn gốc của nó không chỉ trong cùng một đức tin và trong một Phép Rửa chung, nhưng trên hết, trong cả Phép Thánh Thể và trong các giám mục nữa. Tương tự như vậy, sự hiệp nhất của hàng giám mục, mà 'Giám Mục Rôma, trong tư cách người Kế Vị Thánh Phêrô, là nguồn gốc và nền tảng vĩnh viễn và hữu hình’, vẫn tiếp diễn suốt các thế kỷ qua việc kế thừa tông đồ và là nền tảng cho việc đồng hóa Giáo Hội của mọi thời đại với Giáo Hội được Chúa Kitô xây dựng trên Thánh Phêrô và trên các tông đồ khác. "Giáo lý Công Giáo dạy rằng Giám Mục là nguồn và là nền tảng hữu hình của sự hiệp nhất trong Giáo Hội địa phương được ủy thác cho thừa tác vụ mục tử của ngài. Nhưng trong mọi Giáo Hội địa phương, để có thể là Giáo Hội cách trọn vẹn, thì thẩm quyền tối cao của Giáo Hội phải hiện diện ở đó, nghĩa là, phải có sự hiện diện của hợp đoàn giám mục cùng với Đầu của nó, tức Giám Mục Rôma, và không bao giờ tách biệt khỏi ngài. "Vì thế, thừa tác vụ của Người Kế Vị Thánh Phêrô thuộc về bản chất của mọi Giáo Hội địa phương ‘ngay từ bên trong’. Hơn thế nữa, sự hiệp thông của mọi Giáo Hội địa phương trong một Giáo Hội Công Giáo duy nhất, và do đó, sự hiệp thông có phẩm trật của mọi Giám mục, những người kế vị các Tông Đồ, với Người Kế Vị Thánh Phêrô, là một đảm bảo cho sự hiệp nhất của đức tin và đời sống của mọi người Công Giáo. Do đó, đối với sự hiệp nhất của Giáo Hội tại quốc gia riêng biệt, điều không thể nào miễn chước được là mọi giám mục phải ở trong sự hiệp thông với các Giám mục khác, và mọi giám mục phải ở trong sự hiệp thông hữu hình và cụ thể với Đức Giáo Hoàng " [6].

Biểu thức và thực hành của sự hiệp thông giữa các Giáo Hội tại Trung Hoa và Giáo Hội hoàn cầu

Việc bổ nhiệm các giám mục địa phương là biểu thức của sự hiệp thông giữa các Giáo Hội địa phương và Giáo Hội hoàn cầu. Văn kiện của Vatican II, Lumen Gentium (Hiến chế tín lý của Giáo Hội) nói thế này về việc bổ nhiệm giám mục địa phương:

“Chức vụ bổ nhiệm theo giáo luật được trao cho các Giám Mục hoặc theo tập tục hợp pháp chưa bị quyền tối thượng và phổ quát của Giáo Hội đoạn tiêu, hoặc theo các luật lệ được Giáo Hội ban hành hay thừa nhận, hoặc trực tiếp do chính đấng kế vị Phêrô; nếu Ðức Giáo Hoàng phản đối hoặc từ chối không cho hiệp thông với Tòa Thánh, thì các Giám Mục không thể được lãnh nhận chức vụ” [7]. Nói cách khác, các Giáo Hội địa phương không có thẩm quyền bổ nhiệm các giám mục của mình.

Chỉ dưới sự cho phép hoặc bổ nhiệm của Giám Mục Rôma, một ai đó mới có thể trở thành mục tử của một Giáo Hội địa phương [8]. Thành thử, có thể thấy rằng hội đồng giám mục địa phương không có bất cứ thẩm quyền nào độc lập khỏi thẩm quyền của Giám Mục Rôma trong việc quyết định về và bổ nhiệm các giám mục địa phương. Hội đồng giám mục địa phương chỉ có thể thi hành thẩm quyền của mình để giảng dạy và chăn dắt các Giáo Hội địa phương với sự cho phép của Đức Giáo Hoàng [9]. Quyền lực chính trị thế tục không có bất cứ thẩm quyền bổ nhiệm giám mục địa phương nào, vì "nhiệm vụ tông đồ của các Giám Mục đã được Chúa Kitô thiết lập và theo đuổi mục đích thiêng liêng, siêu nhiên, nên Thánh Công Ðồng tuyên bố rằng quyền chỉ định và bổ nhiệm các Giám Mục là quyền riêng, đặc biệt, và tự nó độc hữu thuộc Thẩm Quyền Giáo Hội. Do đó, để bảo vệ đúng mức sự tự do của Giáo Hội, để thăng tiến lợi ích của Kitô hữu cách thích hợp và dễ dàng hơn, Thánh Công Ðồng ước mong sau này các chính quyền dân sự không còn hưởng các quyền lợi hoặc đặc ân nào về việc tuyển chọn, bổ nhiệm, đề cử hay chỉ định chức vụ Giám Mục” [10].

Nguyên tắc trên có thể áp dụng vào cách Tòa Thánh xử sự với Giáo Hội Công Giáo ở Trung Hoa. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô phát biểu rõ ràng trong Thư gửi các giám mục, linh mục, người tận hiến và tín hữu giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa rằng "chủ trương của một số thực thể, được Nhà nước ủng hộ nhưng xa lạ đối với cơ cấu của Giáo Hội, muốn tự đặt mình lên trên các Giám mục và hướng dẫn đời sống của cộng đồng Giáo Hội, không tương ứng với giáo lý Công Giáo, theo đó Giáo Hội là ‘tông truyền’, như Công đồng Vatican II đã nhấn mạnh. ‘Giáo Hội là tông truyền từ nguyên thủy của mình vì được xây dựng trên nền tảng các tông đồ’ (Ep 2:20). Giáo Hội là tông truyền trong việc giảng dạy của mình, vốn y hệt như việc giảng dậy của các tông đồ. "’ Giáo Hội là tông truyền bởi cơ cấu của mình bao lâu được giảng dạy, thánh hóa và hướng dẫn bởi các tông đồ thông qua các vị kế nhiệm của các ngài là các giám mục hiệp thông với Đấng Kế Vị Phêrô, cho đến khi Chúa Kitô trở lại"; "thực hiện ‘nguyên tắc độc lập và tự chủ, tự quản trị và cai trị Giáo Hội kiểu dân chủ là trái với giáo lý Công Giáo"[11]. Vì vậy, trong việc thực hiện sự hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Hội tại Trung Hoa không được khác với bất cứ Giáo Hội địa phương nào khác. Tất cả đều cần phải tuân theo giáo huấn và thẩm quyền cai trị cao nhất của Đức Giáo Hoàng. Nhưng bởi vì bên trong Trung Hoa có những người hoài nghi và lo lắng về việc Đức Giáo Hoàng có quyền quyết định cuối cùng về việc bổ nhiệm các giám mục địa phương trong Giáo Hội Công Giáo, nên việc bổ nhiệm các giám mục đã trở thành vấn đề nhạy cảm nhất trong mối liên hệ hỗ tương.

Bất chấp sự kiện này: Tòa Thánh cương quyết khẳng định quyền bổ nhiệm các giám mục để bảo vệ sự hiệp nhất và cộng đồng Giáo Hội, khi một giám mục được bổ nhiệm, thì Đức Giáo Hoàng chỉ thi hành thẩm quyền thiêng liêng cao nhất của mình, chứ thẩm quyền này không hề liên quan đến việc can thiệp vào các vấn đề chính trị nội bộ hoặc vi phạm chủ quyền của đất nước. Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng hiểu rằng chính phủ Trung Hoa quan ngại đối với các ảnh hưởng có thể có của các giám mục Công Giáo đối với xã hội.

Do đó, Tòa Thánh sẵn sàng đối thoại về vấn đề bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội tại Trung Hoa và đạt được một sự đồng thuận đôi bên cùng chấp thuận với các tiền đề sau: các nguyên tắc của đức tin Công Giáo và sự hiệp thông Giáo Hội không bị vi phạm, vì đối thoại không được đi ngược lại sự hiệp thông có tính phẩm trật của Giáo Hội [12]. Về việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo, điều 377 Bộ Giáo Luật của Giáo Hội Công Giáo nói rằng:

(1) Ðức Giáo Hoàng được tự do bổ nhiệm các Giám Mục, hoặc phê chuẩn những vị đã được bầu cử hợp lệ.

(2) Ít là ba năm một lần, các Giám Mục của một giáo tỉnh, hoặc ở đâu hoàn cảnh khuyến khích, các Giám Mục của Hội Ðồng Giám Mục, phải thỏa thuận với nhau và với tính cách bí mật lập một danh sách các linh mục, kể cả các phần tử của Dòng Tu, xem ai có tư cách làm Giám Mục; và gửi bản danh sách đó cho Tòa Thánh; tuy nhiên, mỗi Giám Mục vẫn được quyền thông tri cho Tòa Thánh một cách riêng rẽ danh tánh những linh mục được Ngài xét thấy xứng đáng và có tư cách để lãnh nhiệm vụ Giám Mục.

(3) Trừ khi đã ấn định cách nào khác hợp lệ, mỗi khi cần bổ nhiệm một Giám Mục giáo phận hoặc một Giám Mục phó, thì trong việc đề nghị lên Tòa Thánh danh sách ba người, phái viên của Ðức Thánh Cha có nhiệm vụ điều tra về từng người một và thông báo cho Tòa Thánh, cùng với ý kiến của mình, tất cả đề nghị của Tổng Giám Mục và các Giám Mục thuộc hạt của giáo tỉnh mà giáo phận ấy trực thuộc hay được kết nạp, cũng như của Chủ Tịch Hội Ðồng Giám Mục. Ngoài ra, phái viên của Ðức Thánh Cha nên bàn hỏi cả với vài người thuộc Hội Ðồng Tư Vấn và thuộc kinh sĩ đoàn nhà thờ chính tòa và, nếu xét thấy tiện, nên hỏi ý kiến riêng rẽ và kín đáo của những người khác thuộc giáo sĩ Dòng Triều cũng như của những giáo dân có tiếng là khôn ngoan.

(4) Trừ khi đã khoản luậtcách nào khác hợp lệ, Giám Mục giáo phận nào xét thấy cần một phụ tá cho giáo phận của mình thì sẽ đệ trình lên Tòa Thánh bản danh sách gồm ít là ba linh mục xứng đáng hơn cả để lãnh nhiệm vụ này.

(5) Từ nay về sau, không được cho chính quyền dân sự quyền lợi và đặc ân bầu cử, bổ nhiệm, đề cử hoặc chỉ định các Giám Mục.

Căn cứ vào điều nói về việc bổ nhiệm các giám mục trong Bộ Giáo Luật, ta thấy rõ việc Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm các giám mục địa phương hoàn toàn là một vụ việc của Giáo Hội. Giáo Hội giành đặc ân và thẩm quyền này cho riêng mình, và không ban cấp cho thẩm quyền chính trị của một quốc gia bất cứ đặc ân hoặc phép đặc biệt nào để bầu cử, bổ nhiệm, đề cử hoặc chỉ định.

Có hai cách chính để Đức Giáo Hoàng bổ nhiệm các giám mục địa phương. Thứ nhất, chính Đức Giáo Hoàng tự do bổ nhiệm. Thứ hai, Đức Giáo Hoàng chấp thuận làm giám mục một vị nào đó được bầu phù hợp với các điều khoản của luật lệ. Tất nhiên, các điều khoản luật lệ ở đây có ý nói đến các điều khoản được chấp thuận là hợp pháp bởi Giáo Hội Công Giáo[13]. Nếu không có khoản luật nào, để các ứng viên chức giám mục dựa vào, thì Đức Giáo Hoàng sẽ dùng phán đoán của riêng ngài để bổ nhiệm giám mục, mà không bị hạn chế bởi bất cứ quyền lực dân sự hay tôn giáo nào. Khi Đức Giáo Hoàng tự do bổ nhiệm các giám mục, ngài sẽ xin ý kiến của mọi người trong Giáo Hội và chọn những vị phù hợp từ một danh sách ứng viên. Những vị được hỏi ý kiến bao gồm: các giám mục các giáo phận khác thuộc cùng một giáo tỉnh, hội đồng giám mục quốc gia, giám mục hiện thời hay trước đây của giáo phận và các sứ thần của Đức Giáo Hoàng. Đức sứ thần của Đức Giáo Hoàng sẽ đích thân đi thăm viếng để hỏi ý kiến của Giáo Hội địa phương. Sau khi điều tra, một danh sách ứng viên sẽ được trình lên Đức Giáo Hoàng, dựa trên kết quả của cuộc điều tra. Danh sách các tên này bao gồm các ứng viên được ngài cho là phù hợp và các ứng viên mà vị đứng đầu giáo tỉnh, các vị giám mục thuộc cùng giáo tỉnh hay các phó giám mục của giáo tỉnh, cho là phù hợp. Giáo Luật cũng yêu cầu các sứ thần của Đức Giáo Hoàng phải lắng nghe ý kiến của các thành viên trong hội đồng tư vấn và hội kinh sĩ, và nếu ngài coi là có ích, thì bí mật xin ý kiến của các giáo sĩ khác đang phục vụ trong giáo phận và cả của giáo dân khôn ngoan nổi bật nữa.

Trên đây là những nguyên tắc chính thường được tuân theo trong việc bầu cử và bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội Công Giáo. Trong thực hành cụ thể, các nguyên tắc này có thể được điều chỉnh theo những điều khả thi của tình hình địa phương. Trong việc bổ nhiệm các giám mục khắp nơi trên thế giới, Giáo Hội Công Giáo chọn những phương cách không vi phạm các nguyên tắc của đức tin và sự hiệp thông tùy theo các hoàn cảnh chuyên biệt. Ví dụ, mô hình được gọi là Việt Nam là điều Tòa Thánh đã gọt tỉa cho phù hợp với tình thế của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam. Về việc bầu cử các giám mục của Tòa Thánh và chính phủ Trung Hoa, không nên chỉ trích Tòa Thánh về cách thức Tòa Thánh quyết định việc bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội tại Trung Hoa, miễn là các nguyên tắc trên không bị vi phạm. Về việc bổ nhiệm các giám mục trong Giáo Hội tại Trung Hoa, Tòa Thánh có quyền lập ra các quy định đặc biệt nhắm vào hoàn cảnh chuyên biệt mà Giáo Hội tại Trung Hoa đang phải đối phó. Điều này không vi phạm các nguyên tắc của đức tin cũng không phá hủy sự hiệp thông và hiệp nhất của Giáo Hội.

Hiện nay, vẫn chưa có hội đồng giám mục được Tòa Thánh chấp nhận tại Giáo Hội Trung Hoa. Nếu, trong tương lai, Hội đồng Giám mục của Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa, sau khi thỏa mãn các yêu cầu cơ bản của Giáo Hội, được Tòa Thánh chấp nhận là hợp pháp, thì hội đồng này, hoặc các giám mục của giáo tỉnh dưới quyền hội đồng, sẽ có quyền và trách nhiệm đề cử lên Đức Giáo Hoàng các ứng viên giám mục mà các vị coi là phù hợp.

Điều này hoàn toàn phù hợp với truyền thống đức tin của Giáo Hội và không phá hủy sự hiệp thông và hiệp nhất của Giáo Hội Công Giáo. Nếu thỏa hiệp đạt được giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh có bao gồm các nội dung liên quan đến các ứng viên giám mục cho Trung Hoa do sự đề cử của hội đồng giám mục Trung Hoa được Đức Giáo Hoàng chấp thuận, thì chúng ta không nên cho rằng Giáo Hội đã hy sinh sự hiệp thông riêng của mình với Đức Giáo Hoàng và quyền cai trị của ngài trong Giáo Hội Trung Hoa. Chắc chắn, một hội đồng giám mục ở Trung Hoa, một khi được thành lập hợp pháp và được công nhận, thì các giám mục tại các giáo tỉnh dưới quyền nó sẽ chỉ còn quyền đề cử mà thôi, còn quyền quyết định cuối cùng vẫn sẽ là dành cho Tòa Thánh. Tòa Thánh có quyền lựa chọn, từ danh sách đề cử, các ứng viên mà Tòa Thánh coi là phù hợp nhất và có quyền bác bỏ các ứng viên được hội đồng giám mục Trung Hoa và các giám mục trong giáo tỉnh dưới quyền nó đề cử. Trong trường hợp như vậy, diễn trình tư vấn sẽ bắt đầu lại.

Về hội đồng giám mục ở Trung Hoa

Hội đồng giám mục địa phương có quyền đề nghị các ứng viên giám mục lên Tòa Thánh. Tuy nhiên, vì các lý do hiển nhiên đối với mọi người, một số giám mục của Giáo Hội Công Giáo Trung Hoa lục địa "dưới áp lực của hoàn cảnh đặc thù, đã đồng ý nhận phong chức Giám Mục mà không có sự chấp thuận của Đức Giáo Hoàng, nhưng sau đó đã yêu cầu được nhận vào sự hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và với các anh em khác của các ngài trong hàng giám mục. Đức Giáo Hoàng, sau khi xem xét sự chân thành trong tâm tư của các vị, sự phức tạp của tình thế, cũng như ý kiến của Giám Mục kế cận, và với trách nhiệm riêng của ngài trong tư cách Mục Tử hoàn cầu của Giáo Hội, đã ban cho các vị quyền đầy đủ và hợp pháp được thi hành quyền tài phán giám mục. Sáng kiến này của Đức Giáo Hoàng phát sinh từ việc biết rõ các hoàn cảnh đặc thù của việc các vị được thụ phong và từ quan tâm mục vụ sâu sắc của ngài muốn tạo thuận lợi cho việc tái lập sự hiệp thông trọn vẹn. Có một số Giám Mục - rất ít- được tấn phong mà không được Đức Giáo Hoàng chấp thuận và cũng không yêu cầu hay chưa nhận được, sự hợp thức hóa cần thiết. Theo giáo lý của Giáo Hội Công Giáo, các vị này phải được coi là bất hợp pháp, nhưng được tấn phong thành hiệu, miễn là phải biết chắc điều này: các vị đã được tấn phong bởi các vị Giám mục đã được tấn phong thành hiệu và các nghi lễ tấn phong giám mục đã được tôn trọng” [14].

Ở Trung Hoa lục địa, cũng có một số giám mục của Giáo Hội bí mật chưa được công nhận bởi chính phủ Trung Hoa. Một số vẫn còn đang sống trong các hoàn cảnh bị tước đoạt tự do và không thể thực hiện thừa tác vụ giám mục của mình. Vì vậy, hiện nay chưa có hội đồng giám mục hợp pháp được Tòa Thánh công nhận ở Trung Hoa lục địa, vì "các giám mục 'bí mật', những vị không được chính phủ công nhận nhưng hiệp thông với Đức Giáo Hoàng, không là thành phần của hội đồng này; hội đồng này bao gồm các Giám Mục hiện vẫn còn bất hợp pháp, và nó được quản trị bằng các đạo luật chứa đựng các yếu tố không phù hợp với giáo lý Công Giáo " [15].

Do đó, một hội đồng giám mục tương lai tại Trung Hoa sẽ phải bao gồm tất cả các giám mục hợp pháp của Giáo Hội công khai cũng như các giám mục bí mật, để tạo thành một hội đồng giám mục toàn diện ở Trung Hoa. Hiện tại ở Trung Hoa lục địa, vẫn còn những giám mục chưa được công nhận bởi Đức Giáo Hoàng; ngài phải hoàn thành các quy chế của Giáo Hội Công Giáo dành cho các giám mục hợp pháp để, sau đó, các ngài có thể được Đức Giáo Hoàng công nhận là hợp pháp.

Tòa Thánh thiết tha mong muốn: "Giáo Hội tại Trung Hoa sẽ được phong phú xiết bao về thiêng liêng nếu, sau khi thiết lập các điều kiện cần thiết, các mục tử này cũng bước vào sự hiệp thông với Đấng Kế Vị Thánh Phêrô và với toàn bộ hàng giám mục Công Giáo! "[16].

Để phấn đấu và bảo vệ thẩm quyền hợp pháp của các giám mục thuộc Giáo Hội bí mật tại Trung Hoa, Rôma cũng nên tiến hành một cuộc đối thoại nhằm để các giám mục này được chính phủ Trung Hoa nhìn nhận là hợp pháp. Một số người lo ngại rằng các giám mục bất hợp pháp đang được cư xử một cách khoan dung quá mức trong các cuộc đàm phán Trung Hoa – Vatican, đặt các nguyên tắc của đức tin và sự hiệp thông của Giáo Hội vào hàng thứ yếu. Những lo lắng như vậy là điều không cần thiết. Trong việc không ngừng nhấn mạnh tới cuộc đối thoại với chính phủ Trung Hoa, Tòa Thánh nhắm mục đích không hy sinh những nguyên tắc của đức tin và hiệp thông của Giáo Hội, nhưng giúp chính phủ Trung Hoa hiểu được ý nghĩa thực sự của các nguyên tắc đức tin và hiệp thông của Giáo Hội thông qua đối thoại và đàm phán, ngõ hầu chính phủ Trung Hoa sẽ không còn hoài nghi và do đó, sẽ loại bỏ các biện pháp hành chánh vốn đang được áp đặt lên Giáo Hội tại Trung Hoa. Bằng cách này, sự toàn vẹn của đức tin và sự hiệp thông của Giáo Hội sẽ được bảo vệ. Nếu Tòa Thánh có bất cứ ý định nào từ bỏ các nguyên tắc của đức tin và hiệp thông của mình, thì thực sự sẽ không cần phải đối thoại và đàm phán với chính phủ Trung Hoa làm gì. Cuộc đối thoại không ngừng thực sự nói lên lập trường kiên định của Tòa Thánh đối với vấn đề này.

Một số người lo ngại rằng cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Chính Phủ Trung Hoa có thể hy sinh quyền lợi chính đáng của các Giáo Hội bí mật. Một số thì lo lắng rằng các giám mục bí mật trong nhà tù có thể bị lãng quên bởi các nhà đàm phán đại diện cho Roma. Tôi tin rằng sự lo lắng này có thể nói lên một sự nghi ngại đối với tình yêu của Tòa Thánh dành cho Giáo Hội tại Trung Hoa. Lối suy nghĩ này thực ra có thể là một hành vi xúc phạm Tòa Thánh và các đại diện được uỷ quyền của Tòa Thánh trong các cuộc đàm phán này; nó không nên xuất phát từ trái tim người Công Giáo chúng ta. Sự hy sinh của các Giáo Hội bí mật trong sự kiên trì của họ trong đức tin của Giáo Hội đã được mọi người thừa nhận. Giáo Hội phổ quát cũng đã chứng tỏ mối quan tâm của mình đối với cuộc đấu tranh cho sự sống còn của các Giáo Hội bí mật bằng cách cố gắng dành cho nó sự giúp đỡ bằng bất cứ cách nào. Cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh trên thực tế nhằm thay đổi điều kiện sống còn bất thường của các Giáo Hội bí mật, để họ có thể sớm thực hành đức tin tôn giáo của mình dưới sự bảo vệ của pháp luật.

Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô trước đây bắt đầu Thư gửi các giám mục, linh mục, những người thánh hiến và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bằng cách nói rằng trái tim ngài quan ngại sâu sắc đối với các anh chị em của ngài trong Giáo Hội tại Trung Hoa, và ngài cầu nguyện cho Giáo Hội Công Giáo tại Trung Hoa mỗi ngày [17]. Đức Đương Kim Giáo Hoàng Phanxicô cũng "Cầu nguyện cho Trung Hoa" mỗi ngày, trước tượng Đức Mẹ Sheshan mà ngài giữ trong nhà nguyện riêng của ngài [18]. Chúng ta không nên nghi ngờ mối quan tâm sâu sắc của Đức Giáo Hoàng đối với các anh chị em của chúng ta trong Giáo Hội bí mật ở Trung Hoa.

Cuộc đối thoại và đàm phán giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Hoa là một diễn trình lâu dài. Việc đến để biết nhau, hiểu nhau, chấp nhận nhau và công nhận nhau cần có thời gian. Chúng ta không mong các vấn đề tích lũy qua nhiều thập kỷ giữa Trung Hoa và Vatican có thể được giải quyết trong một ngày. Chúng ta phải dành thời gian và sự kiên nhẫn cho cả hai bên. Một hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng một bước đơn nhất.

Miễn là cả hai bên đều bắt đầu thiết lập ra mối liên hệ tin cậy lẫn nhau, thì không cólý do gì để chúng ta đưa ra một dự báo bi quan hay một bản án tử hình sớm sủa cho các cuộc đàm phán này. Chúng ta dám tích cực hy vọng sẽ có các kết quả tốt đẹp trong cuộc đối thoại với nhau nhờ có sự theo đuổi và sự kiên trì của chúng ta trong đức tin. Chúng ta tin rằng sự thiện chứ không phải sự ác là sức mạnh thống trị cuối cùng của thế giới. Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận người dân và các nhà cai trị của Trung Hoa như những người bạn cũng muốn tìm kiếm sự thiện, công lý và các giá trị phổ quát khác. "Tình bạn được nuôi dưỡng bằng các tiếp xúc, bằng sự chia sẻ niềm vui và nỗi buồn trong các tình huống khác nhau, bằng sự liên đới và tương trợ lẫn nhau"[19]. Bằng lời cầu nguyện của mình, chúng ta hãy giữ cho các cuộc đàm phán giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh được êm đềm tiếp diễn. Một thỏa hiệp Trung Hoa - Vatican chắc chắn sẽ là một thành quả hai bên cùng thắng (thắng-thắng) chứ không phải là một trò chơi mà tổng số là số không.

Kết luận

Không cần phải nói, một số người vẫn có một số "khó khăn, hiểu lầm và thù địch nghiêm trọng" về cơ chế hiệp thông của Giáo Hội Công Giáo.

Thành thử, Giáo Hội Công Giáo liên tục nhấn mạnh rằng, "trong quá trình cuộc đối thoại đầy tôn trọng và cởi mở giữa Tòa Thánh và các giám mục Trung Quốc một mặt, và mặt kia là các nhà cầm quyền chính phủ, các khó khăn trên sẽ có thể được vượt qua, hy vọng "rằng một thỏa hiệp có thể đạt được với Chính phủ để giải quyết một số vấn đề liên quan đến việc lựa chọn ứng viên chức giám mục, việc công bố cuộc bổ nhiệm các Giám Mục, và việc công nhận các giám mục mới về phía chính quyền dân sự, liên quan đến hiệu quả dân sự khi cần thiết"[20]. Kể từ khi nối lại các cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và chính phủ Trung Hoa từng diễn tiến trong những năm gần đây, nhiều người có những kỳ vọng tích cực đối với sự phát triển của quan hệ Trung Hoa - Vatican, và hy vọng rằng cuộc đối thoại Trung Hoa - Vatican có thể thay đổi điều kiện sống còn của Giáo Hội tại Trung Quốc.

Hơn nữa, chúng ta nhận thức được rằng nhiều anh chị em chúng ta trong Giáo Hội bí mật cũng ủng hộ cuộc đối thoại giữa Tòa Thánh và Bắc Kinh. Họ "không coi thỏa hiệp có thể có giữa thẩm quyền hợp pháp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và Tòa Thánh là một nhượng bộ chính trị hoặc thậm chí còn là một hình thức đầu hàng nữa". Họ tin rằng việc bình thường hóa các mối liên hệ Trung Hoa - Vatican "là hướng chúng ta đang đi tới", nó "có thể mang lại ‘những điều tốt đẹp cho người dân Trung Hoa chứ không chỉ cho người Công Giáo mà thôi’", “nó mang lại [cho họ] niềm vui", vì "nó sẽ làm cho cuộc sống hàng ngày của người Công Giáo ở Trung Hoa dễ dàng hơn nhiều","Dân Chúa tại Trung Hoa sẽ được dành cho nhiều không gian và tự do thực hành đức tin hơn", do đó "Chúng ta theo chân Đức Giáo Hoàng và tin tưởng bất cứ quyết định nào được ngài đưa ra có liên quan đến các mối liên hệ với Trung Hoa" [21]. Chúng ta hy vọng những lời chúc tốt đẹp cho Giáo Hội tại Trung Hoa này sẽ sớm được thực hiện.
____________________________________________________________________________________________________
[1] Xem Gaudium et Spes, đoạn mở đầu, các số 7, 11.
[2] Thư gửi các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, số 4.
[3] Đã dẫn, Số 7.
[4] Lumen Gentium, Số 19.
[5] Đã dẫn, Số 23.
[6] Thư gửi các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, số 5.
[7] Lumen Gentium, Số 24.
[8] Xem Christus Dominus, Số 4, 18.
[9] Xem Lumen Gentium, Số 21.
[10] Christus Dominus, Số 20.
[11] Thư gửi các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Số 7.
[12] Như trên Số 9.
[13] Lumen Gentium, Số 24.
[14] Thư gửi các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Số 8.
[15] Đã dẫn.
[16] Đã dẫn.
[17] Thư gửi các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Số 1.
[18] Xem trang web của Đài phát thanh Vatican.
[19] Thư gửi các giám mục, linh mục, tu sĩ và giáo dân của Giáo Hội Công Giáo tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Số 4.
[20] Đã dẫn, Số 3, 9, 12.
[21] Xem trang web của Insider Vatican, 28/01/2016.
 
Văn Hóa
Tại sao tôi cần đi xưng tội?
Tại sao tôi cần đi xưng tội?
18:28 26/08/2016
Tại sao tôi cần đi xưng tội?

Có lẽ nhiều người thường thắc mắc tại sao các tín hữu Công Giáo lại phải đi xưng tội? Hằng năm ít là một lần, mỗi con chiên được mời gọi đến với tòa giải tội để đón nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa. Đó không chỉ là lời khuyên cần thiết của Hội thánh mà còn là cơ hội cho những ai muốn giao hòa với Thiên Chúa và với anh em.

Là tội nhân, có khi tôi ngại chạy đến với cha sở để nhận ơn tha thứ của Chúa. Không ít lần tôi lười đi xưng tội vì mặc cảm tội lỗi, vì ngại ngùng lười biếng; phần khác vì tôi nghĩ xưng tội rồi lại phạm tội, hoặc tôi chờ dịp thuận tiện mới xưng. Và hằng loạt lý do khiến tâm hồn tội nhân cứ xa cách lòng thương xót vô bờ của Chúa. Khi nghe ĐGH Phanxicô chia sẻ kinh nghiệm của ngài về Bí Tích Hòa giải, tôi thêm lòng yêu mến Bí tích này hơn. Ngài nói:

“Lòng thương xót của Thiên Chúa rất thực tế và chúng ta được gọi mời đích thân trải nghiệm. Khi cha mười bảy tuổi, lòng thương xót Chúa đã xảy ra vào một ngày khi cha đi ra ngoài với vài người bạn, cha quyết định dừng lại để vào nhà thờ trước đã. Cha gặp một linh mục, người đã gợi cho cha niềm tin tưởng lớn lao, và cha thấy ước mong mở lòng mình trong bí tích Hòa Giải. Lần gặp gỡ đó đã thay đổi đời cha! Cha khám phá ra rằng khi chúng ta mở lòng mình với lòng khiêm tốn và trong sáng, chúng ta có thể chiêm ngưỡng lòng thương xót của Chúa trong một cách thức rất cụ thể.

Cha chắc chắn rằng trong con người của vị linh mục đó, Thiên Chúa đã sẵn sàng chờ đợi cha từ trước khi cha bước vào nhà thờ đó. Chúng ta tiếp tục kiếm tìm Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa vẫn ở đó trước chúng ta, Ngài luôn đi tìm chúng ta, và Ngài thấy chúng ta trước. Có lẽ một trong chúng con cảm thấy điều gì đó nặng nề nơi cõi lòng của chúng con. Chúng con đang nghĩ: Tôi đã làm điều này, tôi đã làm điều kia….Đừng sợ! Thiên Chúa đang chờ đợi chúng con! Thiên Chúa là Cha, và Ngài luôn chờ đợi chúng ta! Thật tuyệt vời biết bao khi cảm nhận được cái ôm đầy lòng thương xót của người Cha trong bí tích Hòa Giải, để khám phá ra rằng tòa giải tội là nơi của lòng thương xót, và để cho chính chúng ta được chạm đến bởi tình yêu xót thương của Thiên Chúa, là Đấng hằng tha thứ cho chúng ta!”

Không chỉ Đức Giáo Hoàng mà tất cả những ai chạy đến xin ơn tha thứ, Thiên Chúa không hề ngoảnh mặt làm ngơ. Ngược lại, Thiên Chúa luôn đón chờ từng hối nhân ăn năn hối lỗi. Do đó, trước khi đến với Bí tích hòa giải, tôi được mời gọi lắng đọng tâm hồn để xét mình. Một mình tôi với Chúa trước những tội khiến tôi xa cách Thiên Chúa và anh em. Trong tòa giải tội, tôi có thể nói mình là ai để vị linh mục có thể giúp tôi nhiều hơn. Rồi tôi xưng thú mọi tội tôi phạm từ lần xưng trước cho tới bây giờ. Dĩ nhiên tội lỗi luôn là những chọn lựa xấu xa của tôi vốn chống lại Thiên Chúa. Khi xưng tội, tôi tin rằng lời xưng thú chân thành lại trở nên “bài thánh ca” dâng về Thiên Chúa. Bởi không chỉ tội nhân vui mừng vì được sạch tội mà chính Thiên Chúa cũng hạnh phúc chào đón đứa con hoang đàng trở về.

Tôi trở về nhưng rồi lại muốn đi hoang. Một vài tội tôi cứ phạm hoài có khi khiến tôi thất vọng chán chường. Nhưng Lòng thương xót của Chúa không cho phép tôi bỏ cuộc. Ngài muốn tôi đến với tòa giải tội vốn là nơi để chữa lành. Giống như vết thương thể lý, vết thương thiêng liêng cũng cần thời gian và ân sủng để khỏi hẳn. Do đó, quan trọng biết bao khi tội nhân kể cho cha giải tội nghe những vết thương lòng của mình để ngài biết mà hướng dẫn. Bạn có ngại kể tội cho cha giải tội không? Ước gì chúng ta vượt lên sự ngại ngùng ấy. Vả lại ngài đã lắng nghe nhiều tội nhân với cùng những triệu chứng như ta. Mong sao ai cũng tin tưởng nơi ngài để xưng thú và lắng nghe lời khuyên bảo của ngài. Rồi khi nhận lãnh ơn tha thứ chữa lành của Chúa, ai cũng ra về được bình an với hy vọng tin yêu Chúa thật nhiều.

Lạy Chúa Giêsu, Ngài thừa biết những tội lỗi của chúng con. Ngài ưa thích chúng con năng chạy đến với Bí tích hòa giải để xứng thú với lòng đơn sơ chân thành. Khi chúng con kể tội của mình, ước gì chúng con cũng mang tâm tình của người bị treo trên thập giá, chết đi cho tội của chính mình. Nhờ vậy, chúng con được ơn tha thứ và phục sinh của Thiên Chúa. Nơi tòa giải tội, xin cho chúng con nhận ra tình yêu của Chúa luôn mạnh hơn tội lỗi của chúng. Nhờ đó, chúng con có thể làm mới lại mối tương quan với Thiên Chúa vốn là Đấng giàu lòng thương xót và luôn thứ tha.

Giuse Phạm Đình Ngọc, SJ
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chăn Vịt
Tấn Đạt
20:48 26/08/2016
CHĂN VỊT
Ảnh của Tấn Đạt
Tôi cười thời buổi khó
Ði đâu để trốn buồn
Thôi đành đi chăn vịt
Em bảo thế mà hơn
Vịt tôi chăn trăm con
Ngày lùa đi trăm ngã
Bạn tôi trăm tim nhỏ
Bạn tôi trăm linh hồn
Theo tôi qua thời khó…
Mỗi ngày đi lùa vịt
Qua cánh đồng thênh thang
Buồn tôi khua gậy múa
Hát cùng bèo trôi song.
(Trích ca khúc của Châu Đình An)