Ngày 26-08-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
''Liều mạng sống vì Thày sẽ tìm được mạng sống ấy''</b>
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
00:22 26/08/2014
Chúa Nhật XXII THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 16, 21-27

"Ai liều mạng sống vì Thày, thì sẽ tìm được mạng sống ấy"

Các môn đệ xưa theo Chúa Giêsu, vẫn có quan niệm sai lầm rằng Thầy Giêsu sẽ khôi phục lại Vương Quốc Israen và rồi các Môn đệ sẽ được chia chác ghế ngồi trong nội các của Chúa. Tuy nhiên, chân tướng của Vị Cứu Tinh không phải như Phêrô và các bạn của ông lầm tưởng mà “ lên Giêrusalem, chịu nhiều đau khổ, bị giết và ngày thứ ba mới sống lại “ ( Mt 16, 21 ), vì “ chỉ ai liều mất mạng sống mới được sống “ ( Mt 16, 25 )…

Các môn đệ, đặc biệt là thánh Phêrô đã tuyên xưng lòng tin nơi Chúa. Lòng tin của Phêrô đã cho hay chính Thiên Chúa Cha mặc khải để ông nói lên điều kỳ diệu ấy. Tuy nhiên, liền sau lời tuyên tín của tông đồ Phêrô, Chúa Giêsu đã tỏ lộ sứ vụ cứu thế của Ngài gắn liền với đau khổ và phục sinh của Ngài.Việc này xảy ra đang khi Chúa Giêsu ở Galilêa đến thủ đô Giêrusalem.Đi Giêrualem với Chúa Giêsu còn là chấp nhận cái chết như các ngôn sứ.Ở đây, thánh Phêrô không thề nào hiểu nổi Thầy mình là một Vị Cứu Tinh làm sao lại có thể bị chết ô nhục như thế. Do đó, Phêrô cản ngăn Thầy. Và Chúa Giêsu đã mắng Phêrô thậm tệ, coi Phêrô có ý tưởng như là Satan. Phêrô và các bạn vẫn chưa hiểu được thế nào là con đường của Thầy. Bởi vì con đường của Chúa Giêsu không giống với lối suy nghĩ của con người, lối tính toán hơn thiệt của con người, nhưng muốn đón nhận Giáo Lý của Người, họ phải bỏ chính họ, lối suy nghĩ, cái nhìn trần gian để chính Chúa soi đường dẫn lối họ đi theo Người, theo ánh sáng đạo lý chân thật, vững chắc của Chúa. Ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, ở đây, Chúa nói đến người nào chỉ khư khư giữ lấy sự sống mau qua, tạm bợ trần gian. Còn ai liều mạng sống nghĩa là người dám hy sinh, từ bỏ để theo Chúa thì sẽ được sự sống vĩnh cửu. Tin Mừng đoạn này cũng cho thấy được lời lãi thế gian ( Mt 16, 26 ) so với Nước Trời, so với sự sống đời đời không thể nào sánh ví được.Chúa sẽ trở lại trần gian trong ngày cùng tận để phán xét con người theo lẽ công thẳng của Người.

Chúa Giêsu tin tưởng các tông đồ, do đó, Ngài đã biến hình trên núi Tabôrê để các ngài nhìn thấy vinh quang của Chúa và như thế các ngài càng bám chặt lấy Chúa, tin sâu thẳm vào Chúa. Chính vì tin tưởng các tông đồ, Chúa Giê su đã thổ lộ tất cả, bộ bạch tất cả cho các tông đồ mà Ngài quí mến về con đường Ngài sẽ đi và mời gọi các tông đồ cũng đi theo con đường của Ngài. Các tông đồ và các tín hữu của Chúa ‘ hẳn không khác Thầy mình ‘ (Mt 10, 24 ). Chúa đã chịu đau khổ, chịu chết và sống lại. Là môn đệ của Chúa, chúng ta không thể đi con đường nào khác được. Bởi vì, sống như Chúa là hy sinh, từ bỏ,dám liều mạng sống vì tha nhân dù rằng có nhiều thiệt thòi theo cái nhìn của người đời.

Xin mượn lời Nữ tu Véronique Thiébaut để kết thúc bài chia sẻ này :” Trong các bài đọc ngày hôm nay, chúng ta thấy rất nhiều người mang một bầu tâm huyết sôi sục : Ông Giêrêmia đã để Lời Thiên Chúa quyến rũ và nắm bắt toàn diện con người mình; ông Phêrô và những người khác đã bỏ hết mọi sự để đi theo Đức Kitô; chính Đức Giêsu thì được thánh ý Chúa Cha huy động, bởi được tình yêu Chúa Cha chiếm hữu.Tương quan với Thiên Chúa khởi đầu như thế đó: phải để cho người chạm đến trái tim và đi vào đời của chúng ta.Điều này đòi hỏi một sự chuyển dời mình đi nơi khác. Bấy giờ, có chuyện gì xảy ra ? Cả một sự biến đổi con người mình.Như các tín hữu Rôma, chúng ta được mời đổi mới cách suy tư và hành động.Ông Giêrêmia lên tiếng, mặc cho nguy cơ có thể ập xuống đầu mình. Ông Phêrô chưa vượt sang một cách hiểu biết khác về Đức Kitô, nhưng đang được mời gọi. Nếu được biến đổi nhờ gặp gỡ Thiên Chúa, thì mọi người, cả nam lẫn nữ, sẽ có khả năng trở nên dũng cảm. Họ ước muốn sống có trước có sau : lòng nhiệt tình nung nấu họ từ bên trong, thôi thúc họ sống theo Tin Mừng, giúp đỡ anh chị em mình cũng sống như vậy...Để cho tha nhân đến với mình, để cho tha nhân biến đổi mình, can đảm sống có trước có sau, biết rằng con đường hãy còn dài phía trước, không bao giờ dứt điểm thật sự : cuộc đời người môn đệ là thế đó ! “.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã luôn hiếu thảo với Thiên Chúa Cha, luôn tuân theo thánh ý Cha và luôn hy sinh vì người khác để đem lại hạnh phúc cho họ. Xin cho chúng con biết sống như Chúa để dám quên mình, hy sinh, từ bỏ và liều thân vì người khác miễn là đem lại hạnh phúc cho họ và làm cho họ nhận ra lòng nhân từ của Chúa, tin Chúa và theo Chúa. Amen.

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Phêrô lại ngăn cản Chúa ?
2.Con đường của Chúa là con đường nào ?
3.Tại sao Chúa Giêsu lại bộc bạch tất cả cho các tông đồ ?
4.Chấp nhận đi theo Đức Giêsu chúng ta phải làm sao ?
 
Powerpoint Chúa Nhật 22 Quanh Năm Năm A - 22nd Ordinary Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
07:16 26/08/2014
 
Monica - Mẫu gương người Mẹ
Lm Giuse Nguyễn Hữu An
09:03 26/08/2014
Khi lập gia đình, chắc hẳn bất cứ người đàn ông nào cũng mong có được một người vợ hiền làm bạn trăm năm. Cha mẹ chồng nào cũng ước ao có được một nàng dâu thảo hiếu trong gia đình.

Sách Châm ngôn viết: “Ai tìm được vợ hiền là tìm thấy hạnh phúc, và tìm thấy được ơn Đức Chúa ban” (Cn 18,22); “Nhà cửa, tài sản là gia nghiệp của cha ông, còn người vợ khôn ngoan là do Đức Chúa ban” (Cn 19, 4). Do vậy, đối với người đàn ông, tìm được một người vợ khôn ngoan hiền hậu là có được một kho báu không gì sánh ví kịp. Sách Huấn ca nói đến mối phúc của người chồng: “Phúc thay ai cưới được vợ hiền, tuổi thọ sẽ tăng lên gấp đôi.Vợ đảm đang khiến chồng được sung sướng,được an vui suốt cả cuộc đời. Vợ hiền là số tốt phận may, dành cho những người kính sợ Đức Chúa…” (Hc 26, 1-3).

Thiên Chúa dựng nên người phụ nữ với bản chất là dịu dàng, đoan trang, nhân hậu, bao dung, hiền hoà, kiên nhẫn và mềm mỏng. Người vợ nết na hiền ngoan bao giờ cũng chung thủy, bởi lẽ họ sẽ chuyên lo xây đắp hạnh phúc gia đình mình hơn là tìm những thú vui bên ngoài. Người vợ ngoan hiền ấy biết xây dựng mái ấm gia đình, làm cho cả nhà vui vẻ, chồng con được hạnh phúc: “Phụ nữ khôn ngoan xây dựng cửa nhà, phụ nữ dại dột tự tay phá đổ” (Cn 14,1).

Thánh Mônica là một người vợ hiền, một nàng dâu thảo và là một người mẹ mẫu mực. Ngài đã hoàn thành sứ mạng làm vợ hiền dâu thảo. Ngài là mẫu gương cho mọi người mẹ trần gian trong thiên chức chăm sóc bảo vệ con cái.

Thật vậy, hoàn cảnh cuộc đời Monica đã có thể biến ngài thành một người vợ gắt gỏng, một nàng dâu nhiều cay đắng và một người mẹ tuyệt vọng. Nhưng ngài đã vượt thắng tất cả. Mặc dù ngài là một Kitô hữu, cha mẹ ngài đã gả cho một người ngoại giáo, ông Patricius, là người sống trong cùng tỉnh Tagaste ở Bắc Phi Châu. Patricius là người tốt nhưng ông rất nóng nảy và phóng túng. Monica còn phải chịu đựng bà mẹ chồng hay gắt gỏng. Ông Patricius thường rầy la vợ vì bà hay thương người. Nhưng gương mẫu đời sống và tâm tình cầu nguyện của Monica đã chinh phục được người chồng cũng như mẹ chồng, ngài đã đưa họ trở về với đức tin Kitô Giáo. Ông Patricius được rửa tội vào năm 370. Có những giọt nước mắt đem lại hạnh phúc cho người khác.Có những giọt lệ làm lay chuyển tâm hồn người thân. Giọt nước mắt của người mẹ luôn có tác dụng rất lớn đối với con cái. Giọt nước mắt của mẹ Monica đã biến đổi cả cuộc đời của Augustinô,người con trai thông minh nhưng ngang tàng, trụy lạc. Mẹ Monica đã cầu nguyện, đã khóc lóc, Chúa đã nhậm lời và ban cho Augustinô ơn cải hóa, ơn đổi mới tâm hồn. Sau này khi nhớ về cái chết của Mẹ mình, Augustinô đã viết: "Con mất mẹ cách đột ngột, nhưng con cảm thấy an ủi khi dâng cho Chúa nước mắt con khóc mẹ. Con dâng nước mắt ấy cầu nguyện cho mẹ con. Nếu ai đoán xét con, phạm tội vì khóc thương một bà mẹ chết đi và tạm thời mắt con không còn trông thấy được nữa, thì con xin họ nhớ rằng chính bà đã khóc than biết bao năm trường để mắt bà được trông thấy con sống lại với Chúa, xin họ đừng nhạo cười con, nhưng xin họ cũng khóc lóc vì tội lỗi con đã phạm trước mặt Chúa. Chúa là cha của tất cả anh chị em chúng con trong Đức Kitô”.

Từ một gia đình có nhiều yếu tố mâu thuẫn; từ hoàn cảnh bi đát của cuộc sống gia đình, nhiều thách đố và khó khăn trong niềm tin, trong giáo dục; Mẹ Mônica vẫn luôn tín thác vào tình thương và sức mạnh của Chúa. Mẹ Mônica tin tưởng cậy trông, kiên trì cầu nguyện, làm việc bác ái, gương sáng đức tin. Thiên Chúa đã thi ân giáng phúc. Mônica đã giúp mọi người trở lại, người chồng nóng tính, người mẹ chồng ưa càu nhàu và người con thông minh nhưng bướng bỉnh. Augustinô trở về với Chúa và đã theo tiếng gọi của Thiên Chúa, dâng hiến cuộc đời cho sứ mạng Tin Mừng và Ngài trở nên Giám Mục tại Thành Hippon và là một vị thánh vừa uyên bác vừa thánh thiện. Từ nay mẹ Mônica đã có một gia đình hạnh phúc và thánh đức. Ngài hoàn thành sứ mạng và về với Chúa trong an bình.

Mẹ Mônica trở nên gương mẫu cho các Bà Mẹ Công Giáo. Ngài là bổn mạng của các người mẹ Công Giáo trong mọi thời đại. Xuyên thời gian, niềm hạnh phúc lớn lao của Mônica vang vọng và lan tỏa trong Hội Thánh.

Mẹ Mônica diễm phúc trong tư cách là người mẹ. Con cái là triều thiên của cha mẹ.Triều thiên phải trả giá bằng nhiều đau khổ. Triều thiên của Mônica là Augustinô. Chính Augustinô trở nên tiến sĩ Hội Thánh, xuyên dòng lịch sử luôn nhắc đến với lòng trọng kính và biết ơn.

Nhưng làm thế nào mà Mônica có thể lãnh nhận được những triều thiên cao quí đó ?

Thưa rằng: phải là một người vợ hiền, một người mẹ hiền.

Người vợ hiền sưởi ấm gia đình, quy tụ con cái. Như mặt trời mọc lên sưởi ấm thế nào, người vợ làm cho mọi thành viên trong gia đình cảm nhận được tình thương yêu hòa thuận. Mônica đã sống nhẫn nhục, yêu thương, tùng phục chồng, không nản chí và luôn dâng lên Chúa những lời kinh cầu nguyện trong nước mắt cho chồng… Hạnh phúc cho Mônica khi thấy người chồng của mình được ơn trở lại. Chắc chắn người chồng rất mãn nguyện và hãnh diện về người vợ hiền của mình.

Mônica người mẹ hiền. Monica luôn dạy con cái biết mến Chúa, yêu người. Bà luôn yêu thương con cái với tất cả con tim,với tâm hồn đầy ắp Chúa. Hiền lành khi đối diện với những người con khó tính, muốn làm ngược ý mẹ, làm những điều phiền lòng mẹ. Yêu mến, biết ơn mẹ, một người mẹ hiền lành, nhẫn nhục, kiên trì, niềm tin vững vàng, Augustinô kể lại: “Tôi đã làm nước mắt mẹ tôi chảy nhiều như dòng suối, mẹ đã khóc rất nhiều nhưng không làm tôi mềm lòng. Một vị Giám Mục đã an ủi mẹ tôi và nói rằng: “Con bà không hư đâu vì Chúa nhìn tới nước mắt của bà. Một người mẹ đã khóc nhiều và cầu nguyện kiên trì cho con mình thì người con không bao giờ hư mất…”

Khi con cái đã được quy tụ trong một niềm tin và lòng yêu mến, Mônica mãn nguyện về cùng Chúa. Tâm tình cuối cùng Mônica nói với con: “Mẹ không chờ mong, không tha thiết điều gì hơn, cha các con đã bình an về cùng Chúa trong thánh thiện … hãy cầu nguyện cho mẹ mỗi khi các con nhớ đến mẹ. Hướng về bàn thờ Chúa, hãy tin rằng nơi đó mẹ cùng cầu nguyện với các con …”.

Hạnh phúc gia đình là một cây xanh tươi cần được nuôi dưỡng mỗi ngày. Đó là trách nhiệm của vợ chồng và con cái. Tuy nhiên người mẹ luôn là trái tim của gia đình, là trung tâm điều hành mọi sinh hoạt của gia đình, là nơi mọi thành viên cần đến để nương tựa và tìm sự an ủi. Với trái tim mang hình ảnh của tình yêu quảng đại vô vị lợi của Thiên Chúa, các bà mẹ có khả năng thấm thấu vào lòng người, hấp dẫn, thu hút, chinh phục chồng con, và có khả năng biến đổi cả thế giới này.

Mẹ hiền là hồng ân Thiên Chúa tặng ban.
Mẹ hiền là một nhà giáo dục.
Mẹ hiền là người gương mẫu và cẩn trọng.
Mẹ hiền là người quân bình trong tương giao và thái độ cương nhu.
Mẹ hiền là người biết chuẩn bị cho tương lai của con.
Mẹ hiền là người dạy lòng tự trọng cho con.
Mẹ hiền là người sống vì con và yêu con.

Xin Thánh Nữ Monica mẹ hiền ban cho các Bà Mẹ Công Giáo luôn có tâm hồn thánh thiện và đạo đức như ngài. Xin cho các bà mẹ luôn biết giáo dục con cái mình biết mến Chúa và yêu người. Xin cho các Bà Mẹ Công Giáo luôn biết nêu gương sáng cho con cái trong đời sống để con cái nhiệt thành mến Chúa và yêu tha nhân. Amen.
 
Lịch phụng vụ thánh 9 /2014
Lm. Anphong Trần Đức Phương
15:25 26/08/2014
LỊCH PHỤNG VỤ THÁNG 9/2014

Trong tháng này chúng ta sẽ mừng lễ các Chúa Nhật XXIII, XXIV (Lễ Suy Tôn Thánh Gía), Chúa Nhật XXV, Chúa Nhật XXVI Thường Niên (Năm A); ngoài ra chúng ta sẽ mừng Lễ Sinh Nhật Đức Mẹ, Lễ Thánh Danh Đức Mẹ, Lễ Đức Mẹ Sầu Bi, Lễ các Tổng Lãnh Thiên Thần Gabrien, Raphaen va Micaen.

Chúa Nhật XXIII THƯỜNG NIÊN (Ngày 7 Tháng 9): Bài Đọc 1 (Egiêkien 33: 7-9) ghi lại lời Chúa nói với Tiên tri Egiêkien về bổn phận của các Tiên Tri là phải loan báo cho dân chúng biết các mệnh lệnh của Chúa và đem ra thực hành để được sống đời đời. Trong Bài Đọc 2 (Rôma 13: 8-10), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là các tín hữu của Chúa, chúng ta phải xa tránh tội lỗi, như ngoại tình, giết người, làm chứng gian...và "Yêu thương là chu toàn lề luật." Bài Phúc Âm (Matthêu 18:15-20) ghi lại lời Chúa Giêsu nói về việc sửa dạy lẫn nhau thế nào. Chúa Giêsu cũng kêu gọi chúng ta hãy biết cầu nguyện chung với nhau: khi hai ba người chúng ta cùng hiệp chung lời cầu nguyện thì Thiên Chúa sẽ nhận lời chúng ta xin.

LỄ SINH NHẬT ĐỨC MẸ (Ngày 8 Tháng 9): Thánh Lễ hôm nay kính ngày Đức Mẹ Maria sinh ra và nhắc nhở chúng ta nhớ đến ngày Chúa cho chúng ta sinh ra, để cảm tạ Chúa và xin Chúa giúp chúng ta biết noi gương Đức Mẹ, để luôn sống cuộc đời đẹp lòng Chúa và luôn biết vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Rôma 8: 28-30), Bài Phúc Âm (Matthêu 1: 1-16,18-23).

LỄ KÍNH THÁNH DANH ĐỨC MẸ (Ngày 12 Tháng 9): Thánh Lễ hôm nay kính thánh danh của Đức Mẹ để nhắc nhở chúng ta nhờ đến tên của mỗi người chúng ta và luôn cố gắng sống xứng đáng những người con của Chúa và Đức Mẹ.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (1 Côrintô 9:16-19,22-27), Bài Phúc Âm (Luca 6: 39-42).

Chúa Nhật XXIV THƯỜNG NIÊN (LỄ SUY TÔN THÁNH GÍA) (Ngày 14 Tháng 9): Hằng năm, ngày 14 tháng 9 là ngày Lễ Suy Tôn Thánh Gía; năm nay trúng vào ngày Chúa Nhật XXIV Thường Niên. Lễ Suy Tôn Thánh Gía nhắc nhở chúng ta hãy năng nhìn lên Thánh Giá Chúa để nhớ lại Chúa đã chết để chuộc tội chúng ta, để chúng ta luôn biết ăn năn sám hối những tội lỗi của chúng ta và chịu mỗi đau khổ hằng ngày để đền tội và "vác Thánh Giá theo chân Chúa" như lời Chúa đã nói trong Phúc Âm "Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình đi, vác Thánh Giá mình hằng ngày mà theo Ta."

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Dân Số 21: 4-9) ghi lại việc Chúa bảo ông Môisen "đúc một con rắn đồng và treo lên, để ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được sống." Trong Bài Đọc 2 (Philipphê 2: 6-11), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta là "Chúa Giêsu, đúng là Thiên Chúa thật...Nhưng người đã hạ mình xuống làm người, sống như một người phàm và vâng lời Thiên Chúa Cha cho đến chết, chết trên Thánh Giá; vì thế Thiên Chúa đã suy tôn Người, để mọi loài trên trời, dưới đất phải tuyên xưng Người là Chúa, để Thiên Chúa Cha được tôn vinh." Bài Phúc Âm (Gioan 3: 13-17) ghi lại lời Chúa Giêsu nói với ông Nicôđêmô về sự kiện ông Moisen treo con rắn đồng như thế nào, thì Ngài cũng phải bị treo lên như vậy để những ai tin vào Ngài thì sẽ không bị chết muôn đời; nhưng được sống đời đời."

LỄ ĐỨC MẸ SẦU BI (Ngày 15 Tháng 9): Ngày sau ngày Lễ Suy tôn Thánh Gía, Giáo Hội kính Lễ Đức Mẹ Sầu Bi để nhắc nhở chúng ta đến việc Đức Mẹ đã phải chịu bao nhiêu đau khổ, nhất là khi đứng dưới chân Thánh Giá nhìn Con Mẹ chết đau đớn trên Thánh Giá. Đức Mẹ đã chịu mọi đau khổ nơi trần gian để cùng đồng công với Con Mẹ trong việc cứu chuộc nhân loại chúng ta. Trong Thánh Lễ hôm nay, chúng ta hãy cầu nguyện cho chúng ta biết noi gương Đức Mẹ, chịu mọi đau khổ hằng ngày cho nên, để đền tội chúng ta và thông phần với mọi đau khổ mà Chúa và Đức Mẹ đã chịu để cứu chuộc tội lỗi chúng ta.

Các Bài Đọc: Bài Đọc 1 (Thơ Do Thái 5: 7-9), Bài Phúc Âm (Gioan 9: 25- 27).

Chúa Nhật XXV THƯỜNG NIÊN (Ngày 21 Tháng 9): Bài Đọc 1 (Isaia 55:6-9) ghi lại lời Chúa nói với dân chúng là hãy bỏ đường tội lỗi, ăn năn sám hối và trở về với Chúa, thì Ngài sẽ tha thứ mọi tội lỗi cho chúng ta. Trong Bài Đọc 2 (Philipphê 1:20-24,27), Thánh Phaolô nói đến ý tưởng của Ngài

là "ao ước được chết để trở về với Chúa..." nhưng Ngài cũng sẵn sàng sống để phục vụ Dân Chúa, nếu Chúa muốn. Ngài cũng kêu gọi chúng ta "hãy sống xứng đáng với Tin Mừng của Chúa Kitô." Bài Phúc Âm (Matthêu 20: 1-16) ghi lại dụ ngôn Chúa Giêsu nói về việc ông chủ thuê thợ làm vườn nho cho ông, và mặc cả với những người đến từ sáng là trả họ một đồng tiền công như họ muốn. Đến chiều tối, ông trả lương cho những người ông thuê vào buổi chiều cũng một đồng, nên những người được thuê sớm phàn nàn là ông chủ trả bất công, vì những người được thuê trễ, chỉ làm có một giờ mà cũng được trả một đồng như họ. Nhưng ông chủ trả lời là ông không bất công, vì "tôi không làm hại các anh đâu; chớ thì các anh đã không thỏa thuận với tôi một đồng lương sao. Các anh hãy lấy lương của các anh và về nhà; còn tôi muốn trả cho những người đến sau hết bằng các anh, thì tôi không được phép làm như ý tôi muốn sao!" Rồi Chúa Giêsu kết luận: " Kẻ sau hết sẽ nên trước hết và kẻ sau hết sẽ nên trước hết." Nói dụ ngôn này Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta không nên ghen tị với người khác, mà hãy sống khiêm tốn và bằng lòng với số phận của mình.

Chúa Nhật XXVI THƯỜNG NIÊN (Ngày 28 Tháng 9): Bài Đọc 1 (Egiêkien 18: 25-28) ghi lại lời Chúa nói với dân chúng là đường lối của Chúa luôn chính trực; nếu kẻ tội lỗi biết nhìn nhận tội lỗi mình và từ bỏ con đường tội lỗi thì sẽ được tha thứ. Trong Bài Đọc 2 (Philipphê 2: 1-11), Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta "hãy đồng tâm nhất trí với nhau, đừng làm gì bởi ý cạnh tranh, hay bởi tìm hư danh....Hãy coi người khác hơn chính mình..." Hãy noi gương khiêm nhường của Chúa Giêsu:

"Dầu là Thiên Chúa Thật, nhưng Chúa Giêsu đã hạ mình xuống làm người, và chịu chết trên Thánh Giá...nên đã được Thiên Chúa Cha suy tôn và ban cho một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu...và mọi loài phải thờ lạy Ngài. Bài Phúc Âm (Matthêu 21: 28-32) ghi lại dụ ngôn Chúa Giêsu kể về hai người con: một người đi làm vườn nho cho Cha; một người không chịu đi; rồi Chúa Giêsu bảo họ "Ta bảo thật với các ông, những người thu thuế và gái điếm sẽ vào nước Thiên Chúa trước các ông; vì Gioan đã đến với các ông trong đường công chính, mà các ông không tin Ngài; nhưng những người thu thuế và gái điếm đã tin Ngài. Còn các ông khi xem thấy điều đó, các ông cũng không hối hận và tin Ngài."

LỄ KÍNH CÁC TỔNG LẢNH THIÊN THẦN GABRIEN, RAPHAEN, MICAEN (Ngày 29 Tháng 9): Trong Thánh lễ hôm nay, Giáo Hội kính các vị Tổng Lãnh Thiên Thần theo truyền thống lâu đời trong Giáo Hội: Micae có nghĩa "Ai bằng Thiên Chúa" và là vị Tổng lãnh giúp chúng ta chống lại mọi sức thù địch của ma quỷ. Gabrien có nghĩa là " Sức mạnh của Thiên Chúa" và là vị Tổng Lãnh đã báo trước cho Tiên Tri Giacaria về việc Thánh Gioan Tẩy Giả sẽ sinh ra, và cũng là vì Tổng Lãnh được Thiên Chúa sai đến báo tin cho Đức Mẹ là Mẹ đã được Thiên Chúa chọn để chịu thai Ngôi Hai do quyền năng Chúa Thánh Thần và sẽ sinh ra Chúa Giêsu.

Trong Thánh Lễ hôm nay, Giáo Hội nhắc nhở chúng ta hãy luôn cầu xin với các Thiên Thần, nhất là Thiên Thần Bản Mệnh, dẫn giắt chúng ta luôn đi theo đường lối của Chúa và biết vâng theo thánh ý Chúa trong mọi sự. Các Bài Đọc : Bài Đọc 1 (Đanien 7:9-10,13-14); hoặc (Khải Huyền 12: 7-12); Bài Phúc Âm (Gioan 1:47-51).

Chúng ta hãy cầu nguyện chung cho nhau, để chúng ta luôn biết noi gương Mẹ Maria, sống khiêm tốn, yêu thương và phục vụ mọi người, nhất là những người gặp khổ đau, bịnh hoạn, những người cần sự giúp đỡ của chúng ta.

Xin Chúa, nhờ lời Đức Mẹ, Thánh Giuse, và các Thánh, các Thiên Thần chuyển cầu, gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô và quan điểm hòa bình của Đức Piô XII
Vũ Văn An
00:29 26/08/2014
Trên đường từ Israel trở về Vatican hồi tháng Năm năm nay, được hỏi về viễn ảnh phong thánh cho Đức Piô XII, Đức Phanxicô ngụ ý cho thấy việc này hiện chưa làm được vì còn chờ một phép lạ như luật lệ đòi hỏi. Câu trả lời này, trong những hoàn cảnh bình thường, thì không có gì đáng nói. Nhưng vì câu nói ấy được nói ra không lâu sau ngày ngài phong thánh cho Đức Gioan XXIII không cần một phép lạ như luật lệ vốn đòi hỏi. Có người cho đó chỉ là một thủ thuật ngoại giao mà thôi, vì ngài vừa trở về từ cái đất nước chống Đức Piô XII hơn hết trên quả địa cầu này là Do Thái, nơi ngài “được” viếng viện bảo tàng tưởng nhớ các nạn nhân Diệt Chủng Yad Vashem, trong đó, nhan nhản những lời lên án vị Giáo Hoàng của Thế Chiến II.

Bên trong tâm tư ngài, không ai biết ngài nghĩ gì về Đức Piô XII. Có người cho rằng ngài rất muốn phong chân phúc cho vị giáo hoàng vừa thông thái vừa thánh thiện này. Theo Andrea Gagliarducci, để đẩy nhanh diễn trình phong chân phúc cho vị này, Đức Phanxicô rất có thể sử dụng thủ tục gọi là “equipollent canonization”, một thủ tục, ngài từng sử dụng nhiều lần từ ngày lên ngôi giáo hoàng. Thủ tục này, tạm dịch là phong thánh hữu hiệu tương đương, diễn ra khi một người thánh thiện được thừa nhận là thánh mà không qua thủ tục phong thánh chính thức. Dĩ nhiên vị này phải đã được tôn kính từ lâu tại một số nơi đặc thù nào đó rồi, nay Đức Giáo Hoàng dùng quyền của ngài nới rộng việc tôn kính này ra khắp Giáo Hội hoàn vũ.

Đức Phanxicô có lý để làm việc trên, vì hồ sơ phong chân phúc cho Đức Piô XII đã được nghiên cứu một cách sâu sắc, bởi chính anh em Dòng Tên. Hào quang thánh thiện của Đức Piô XII hết sức rộng lớn và tỏa sáng rất xa. Ngài không những thánh thiện lại còn có hồng phúc tiên tri nữa.

Việc ấy rất có thể xẩy ra trong một tương lai gần. Tuy nhiên, ở thời điểm “Thế Chiến III từng mảng” (lời Đức Phanxicô) như hiện nay, đọc lại các bài diễn văn của Đức Piô XII, ta có thể có được con đường phải theo đối với hòa bình thế giới. Nó cũng có thể giúp ta tập chú vào một số lỗi lầm ngoại giao có tính chiến lược.

Dưới thời Đức Phanxicô, nền ngoại giao của Tòa Thánh không đi theo duy nhất một qũy đạo. Ngài từng biến cầu nguyện thành một khí cụ ngoại giao. Từ Hán Thành bay về, ngài nhắc lại rằng buổi cầu nguyện cho hòa bình Trung Đông tại Vatican không vô ích, dù sau đó không bao lâu, chiến tranh ác liệt đã diễn ra tại Gaza. Tại Nam Hàn, ngoài lời kêu gọi đôi bên Đại Hàn hòa giải, ngài còn kêu gọi các quốc gia chưa có liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh “khởi sự một cuộc đối thoại anh em” vì “người Kitô hữu không đến như những người xâm chiếm”.

Chiến lược với các nước Á Châu dường như là chiến lược ngoại giao tử đạo. Nghĩa là không chỉ tìm kiếm một cuộc đối thoại ngoại giao, mà tìm cách biểu dương cái đẹp của Kitô Giáo qua các điển hình sáng chói, để phúc âm hóa “bằng lôi cuốn”. Mọi điều khác sẽ đến sau. Chính vì lẽ này, án phong chân phúc cho các tử đạo đầu tiên của Bắc Hàn đã được mở ra. Và trong một tương lai không xa, sẽ là các vị tử đạo của Campuchia, một trong bẩy nước Á Châu khác chưa có liên hệ ngoại giao với Tòa Thánh.

Bất kể các cố gắng trên, gần đây, có lúc, Đức Phanxicô đã hướng về một chiến lược ngoại giao có tính can thiệp nhiều hơn. Thực vậy, trên chuyến bay từ Hán Thành về, ngài ủng hộ một can thiệp ở Iraq để “chặn đứng kẻ gây hấn”: chặn đứng chứ không bỏ bom! Ngài cũng nhắc tới Liên Hiệp Quốc, nhắc lại một nguyên tắc được Tòa Thánh luôn theo đuổi trong các vấn đề nhân đạo. Nguyên tắc này nói rằng cần phải có lực lượng can hiệp của quốc tế. Các quốc gia không được kéo dài chiến tranh và nên họp sức ngăn chặn chiến tranh. Cụ thể hơn, Đức Phanxicô minh nhiên nhắc tới vai trò của LHQ: can thiệp quốc tế phải nằm dưới thẩm quyền của LHQ. Nhưng LHQ có phải là cơ quan mạnh đủ để hỗ trợ các quốc gia hay không? Liệu việc tụ họp các quốc gia theo công thức này có phải là khí cụ hữu hiệu giúp thực hiện ích chung không? Nó có đủ thẩm quyền hay không?

Đấy là chỗ Đức Piô XII có tiếng nói giá trị và hợp thời. Đúng là Tòa Thánh luôn cổ vũ sự dấn thân và tầm quan trọng của LHQ, nhưng cũng đúng là Tòa Thánh luôn yêu cầu một LHQ cải tiến. Người ta cho rằng nguyên trạng LHQ khó đương đầu được với cuộc khủng hoảng nhân đạo hiện nay ở Iraq.

Vì trước cuộc khủng hoảng này, nền ngoại giao sự thật đã trở thành con đường duy nhất để xây dựng một hỗ trợ ngoại giao cho hành động. Đây là điều Đức Piô XII đã tiên đoán trong sứ điệp truyền thanh Lễ Giáng Sinh 1954.

Sứ điệp trên đáng chúng ta đọc lại toàn bộ. Trong số các sứ điệp truyền thanh của vị giáo hoàng này, người ta thường chỉ nhớ tới các sứ điệp đọc thời Thế Chiến II, vốn đại biểu cho một thông điệp xã hội thực sự và là nền tảng cho thông điệp Pacem in Terris của Thánh GH Gioan XXIII và cho văn kiện của CĐ Vatican II liên quan tới giáo huấn xã hội Công Giáo. Ít ai nhớ tới sứ điệp Giáng Sinh 1954, đọc lúc thế giới đã bị chia thành khối và hòa bình chỉ được duy trì vì các bên thù địch sợ sự tàn phá hỗ tương. Đức Piô XII nói rằng “Hòa bình lạnh chỉ là một yên ổn tạm thời, tùy thuộc cảm thức sợ sệt, một cảm thức hay thay đổi”.

Trong sứ điệp trên, Đức Piô XII lên án ý niệm coi chiến tranh như một dụng cụ chính trị, lệ thuộc sai lầm của những người cai trị; ngài coi nó như một “ý niệm phi lý và vô luân về chiến tranh”. Ý niệm này hết sức thịnh hành hồi đó và làm cho các cố gắng tránh chiến tranh của ngài năm 1939 thành vô dụng. Phương châm nổi tiếng của ngài là “Với hòa bình, ta không mất gì cả. Với chiến tranh, ta mất tất cả”. Phương châm này được Đức Phanxicô cố tình trích dẫn thường xuyên.

Ngài đi xa hơn: “Mọi cố gắng hay tuyên truyền chủ hòa phát sinh từ những người không tuyên xưng bất cứ niềm tin nào vào Thiên Chúa luôn luôn là điều đáng nghi ngờ và không có khả năng giảm thiểu hay loại trừ được cảm thức sợ sệt đầy xao xuyến”.

Chính niềm tin vào Thiên Chúa mới phát sinh ra sự chọn lựa hợp lý không theo đuổi chiến tranh, và, thay vào đó, theo đuổi việc sống như anh em. Đức Piô XII đã nhìn thấy trước các tai họa đang thành hình vì sự xuất hiện của chủ nghĩa vô thần thực tế, thị trường tự do và chủ nghĩa tiêu thụ. Ngài nói: “Quả là điều huyễn hoặc khi tin rằng ta có thể phó mặc hòa bình cho sự chăm sóc của một mình thị trường tự do” và “trong tương lai, cũng không khác gì khi niềm tin mù quáng, từng đem lại cho kinh tế một sức mạnh huyền diệu tưởng tượng, sẽ được đem ra thực hành”.

Theo Đức Piô XII, “ta cần phải hiểu rằng các liên hệ kinh tế giữa các quốc gia chỉ có thể là khí cụ của hòa bình bao lâu chúng tuân theo qui phạm của luật tự nhiên, gợi hứng cho yêu thương, chăm sóc người khác và là nguồn cung cấp trợ giúp”.

Đức Piô XII cũng tỏ ý nghi ngờ một liên hợp Âu Châu chỉ dựa duy nhất trên mục tiêu kinh tế, vì liên hợp này chắc chắn sẽ rất yếu ớt, bởi không có một lý tưởng “lớn và hữu hiệu” giúp “làm nó nên mạnh trong việc phòng ngự và hành động cho một chương trình văn minh chung”.

Theo Đức Piô XII, sống chung cũng không đủ, vì “để biện minh” cho việc mưu cầu hòa bình, phải có “sự sống chung trong sự thật”. Để đạt mục tiêu này, “những người hoài nghi hay hợm hĩnh” không thích đáng làm nền tảng cho sự hợp nhất của con người, vì chủ nghĩa duy vật chất của họ giảm thiểu “cả những chân lý đẹp đẽ nhất thành phản ứng vật lý” và vì “họ chỉ nói tới các ý thức hệ”.

«Những ai không thừa nhận các chân lý tuyệt đối cũng như không chấp nhận các bổn phận luân lý trong đời sống xã hội” cũng đều không thích đáng, vì từ họ chỉ phát sinh “các phê phán phá hoại và phi lý” nhằm chuẩn bị một bầu khí “thuận lợi cho chủ nghĩa độc tài và áp chế”.

Sứ điệp truyền thanh trên rất phong phú ở chỗ đã đề ra nhiều chủ đề cho các suy tư xa hơn. Chính từ khởi điểm này, Giáo Hội đã khai triển sự hiện diện của mình trên thế giới thời chiến tranh lạnh và sau đó nữa. Cố gắng ngoại giao đi song hành với dấn thân văn hóa, giáo lý và giáo dục nhằm xây dựng việc sống chung trong sự thật.

Ấy thế nhưng, những kẻ hợm hĩnh, những kẻ hoài nghi, những người không thừa nhận chân lý tuyệt đối đã thắng cuộc. Âu Châu mất hết căn tính, việc phát triển toàn diện con người trở thành mờ nhạt, các liên minh giữa các quốc gia, trên hết, chỉ có bản chất kinh tế và thiên về phúc lợi của những quốc gia lớn nhất và giầu có nhất. Tòa Thánh luôn mạnh mẽ lên tiếng về các vấn đề này, phê phán việc thành lập “các nhóm G” (G7, G8, G20), thay vào đó, ủng hộ các chính sách đa phương và đa quốc, nhằm bao gồm cả các quốc gia yếu kém nhất.

Điều đó vẫn chưa đủ. Viễn cảnh quốc tế ngày nay hoàn toàn bị phân mảnh. Người ta chỉ có thể bất lực nhìn vào vành trăng lưỡi liềm các tranh chấp nổ ra từ ngay trái tim Âu Châu cho tới Phi Châu, vì đâu còn các tác nhân quốc tế mạnh mẽ nào ở cuối chân trời.

Giáo Hội Công Giáo vẫn còn có thể gây ảnh hưởng tinh thần, giúp các quốc gia theo đuổi ích chung. Giáo Hội này không có sức mạnh gián chỉ, như lời nhận định của sứ thần Tòa Thánh tại Ukraine, Đức TGM Thomas Gullickson. Nhưng Giáo Hội này có thể nói lên sức mạnh tinh thần của mình dựa trên sự thật, là điều thực sự liên kết các quốc gia lại với nhau.

Đó là lý do tại sao Đức Phanxicô nên tiếp tục các cố gắng của ngài cho hòa bình. Lời ngài trên chuyến máy bay Hán Thành - Rôma một lần nữa nhắc lại lập trường của Giáo Hội, một Giáo Hội có nền ngoại giao quốc tế nhằm chăm sóc những con người, chứ không chăm sóc các vấn đề. Có lẽ Đức Phanxicô nên được hướng dẫn và nên phong chân phúc cho Đức Piô XII vì các đặc sủng tiên tri của ngài. Một đặc sủng mà Đức Gioan XXIII đã tiếp nối thi hành, chặn đứng được cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Cuba. Đức Phaolô VI cũng đã đi theo con đường này với các bài diễn văn hùng hồn về hòa bình và giải giới. Đức Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh tới nó, bằng cách đẩy mạnh một nền ngoại giao đặt căn bản trên liên hệ với nhân dân, chứ không với các nhà nước, một trong những lý do thực sự đã làm Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Và Đức Bênêđíctô XVI còn đi xa hơn nữa trên con đường này, với nền ngoại giao sự thật của ngài, vốn là thành phần trong dự án canh tân nhằm đem lại một cơ cấu pháp chế và thần học cho các lý tưởng lớn lao của Giáo Hội. Đức Phanxicô hiểu rõ: số phận nhân loại tùy thuộc sức mạnh trong lập trường của ngài.

Về điểm trên, John L. Allen Jr, trong một bài đăng trên tờ Boston Globe ngày 23 tháng Tám, giúp ta an tâm. Theo nhà báo này, chính Đức Phanxicô kể lại cho một nhà báo Nam Hàn hay: trong cuộc viếng thăm Nam Hàn gần đây, ngài được tặng một huy hiệu của thảm họa chìm phà Sewol. Ngài đeo huy hiệu này cả nửa ngày, mới có người đề nghị ngài cởi ra, vì “người ta giả thiết ngài phải trung lập”. Đức Phanxicô trả lời: “ô kìa, ông không thể trung lập trước nỗi thống khổ của con người!”.

“Ông” ở đây có thể là nhà báo Nam Hàn. Mà “ông” ở đây cũng là chính Đức Phanxicô, một người khách phương xa đáng lễ nên nể mặt chủ nhà đã mời mình tới thăm, dù mình chỉ là người đại diện không quá 11 phần trăm người của chủ nhà! Ngoại giao sự thật phải chăng hệ ở chỗ này?
 
Đức Thánh Cha tái lên án bạo lực vô lý
LM. Trần Đức Anh OP
11:19 26/08/2014
VATICAN. Trong thư chia buồn với thân nhân ký giả James Wright Folley người Mỹ, bị lực lượng thánh chiến Hồi giáo ISIS chặt đầu, ĐTC Phanxicô tái lên án bạo lực vô nghĩa lý và kêu gọi cầu nguyện cho hòa bình và hòa giải giữa mọi thành phần của gia đình nhân loại.

Thư chia buồn của ĐTC được ĐHY Quốc vụ khanh Tòa Thánh Pietro Parolin chuyển đến cho song thân của ký giả Folley qua trung gian của Đức TGM sở tại và được công bố trong thánh lễ cầu nguyện cho ký giả James Folley 40 tuổi, ở Rochester, New Hampshire hôm 24-8-2014, với sự tham dự của hàng trăm người.

ĐTC cho biết ngài hiệp với nỗi đau buồn của thân nhân, bạn hữu và đồng nghiệp của ký giả Folley, cầu nguyện và bày tỏ sự gần gũi tinh thần với nhau. Ngài ”phó thác anh James cho lòng từ bi yêu thương của Thiên Chúa là Cha chúng ta, và hiệp với những người đang khóc thương anh cầu nguyện cho sự chấm dứt bạo lực vô nghĩa lý và khởi đầu sự hóa giải và hòa bình giữa mọi thành phần của gia đình nhân loại”.

Thánh lễ do Đức Cha Peter Libasci chủ sự. Ngài nhấn mạnh tới sức mạnh mà ký giả Folley cũng như gia đình anh luôn kín múc từ đức tin Công Giáo. Ngài cũng cầu nguyện cho một ký giả khác người Mỹ, Steven Sotloff, 31 tuổi, cũng bị giam như con tin với ký giả Folley, cũng như cho các con tin khác đang ở trong tay nhóm thánh chiến Hồi giáo ở Irak.

Trước thánh lễ, song thân của anh James Folley, là ông bà John và Diane, đã cầu mong rằng cuộc sống và công việc của người con ông bà là một tấm gương cho tất cả những người bênh vực tự do báo chí và hòa bình trên thế giới. Ông bà cũng kêu gọi trả tự do cho các ký giả bị bắt cóc, đặc biệt là anh Steven Sotloff bị nhóm thánh chiến Hồi giáo đe dọa giết. (SD 25-8-2014)
 
Cha Lombardi bác bỏ tin của báo New York Times
LM. Trần Đức Anh OP
11:20 26/08/2014
VATICAN. Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh, cha Federico Lombardi, bác bỏ tin của tờ New York Thời Báo cho rằng Tòa Thánh muốm ém nhẹm vụ Đức TGM Wesolowski bị cáo lạm dụng tính dục trẻ em.

Đức TGM Joseph Wesolowski người Ba Lan, năm nay 65 tuổi, làm Sứ thần Tòa Thánh tại Cộng hòa Dominicana cho đến tháng 8 năm 2013, thì bị giáo quyền địa phương bá cáo với ĐTC về vụ vị này đi ”dụ dỗ” các trẻ em đánh giầy ở đường phố và lạm dụng tính dục các em.

ĐTC triệu vị này về Roma và bãi nhiệm. Ngày 27-6 năm nay, Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Bộ giáo lý đức tin đã xét xử cấp I và ban hành phán quyết buộc vị GM phải hồi tục, không còn quyền lợi và nghĩa vụ như một giáo sĩ, ngoại trừ nghĩa vụ giữ độc thân. Bị can đã kháng án trong vòng 2 tháng theo luật, và việc xét xử cấp II có thể bắt đầu vào tháng 10 tới đây. Sau khi bản án theo giáo luật được coi là chung kết thì đương sự sẽ bị xét xử về hình luật.

Trong một bài đăng tải 23-8-2014, tờ New York Thời Báo cho rằng ”năm ngoái Tòa Thánh bí mật triệu hồi Wesolowski trước khi đương sự có thể bị điều tra, và viện cớ ông Wesolowski được miễn trừ vì là nhà ngoại giao để khỏi bị tòa án ở Cộng hòa Dominicana xét xử”.

Trong thông cáo công bố tối ngày 25-8-2014 tại Vatican, Cha Lombardi trả lời rằng ”ngay từ khi vụ này được đệ trình, Tòa Thánh đã hành động mau lẹ và đúng đắn, dưới ánh sáng qui chế đặc biệt mà Đức TGM Wesolowski hưởng như một nhà ngoại giao của Tòa Thánh. Khi gọi đương sự về Roma, cũng như trong việc xử lý vụ này, Tòa Thánh vẫn tiếp xúc với Nhà chức trách Cộng hòa Dominicana. Không hề có ý ém nhẹm, việc làm này chứng tỏ phía Tòa Thánh lãnh nhận trách nhiệm một cách trọn vẹn và trực tiếp, cả trong một vụ trầm trọng và tế nhị như thế. Và ĐTC Phanxicô được thông báo tường tận, ngài muốn vụ này được xử lý một cách công minh và với sự nghiêm ngặt cần thiết”.

Sau cùng, Cha Lombardi nhận xét rằng vì Đức TGM Wesolowski đã ngưng các chức năng ngoại giao và không được hưởng sự miễn trừ đi kèm, đương sự có thể bị xét xử do các tòa án khác có danh nghĩa thực hiện việc này”.

Hồi tháng 5-2014, ĐTC Phanxicô nói với giới báo chí rằng có 3 GM đang bị điều tra về vị cáo lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên. Một người đã bị lên án và hình phạt cho đương sự đang được cứu xét. Dường như đó là Wesolowski.

ĐTC cũng nói với các ký giả rằng lạm dụng tính dục trẻ em là một ”tội ác xấu xa” và ngài tái khẳng định chính sách tuyệt đối không dung thứ những kẻ lạm dụng. (CNS 25-8-2014)
 
Top Stories
Vietnam: Interview du président de la Conférence épiscopale sur la visite du pape en Corée du Sud
Eglises d'Asie
09:51 26/08/2014
Le président de la Conférence épiscopale vietnamienne, l’archevêque Mgr Paul Bui Van Doc était le représentant de l’Église du Vietnam lors des manifestations organisées par l’Église de Corée du Sud du 14 au 18 août 2014, en présence du pape François.

À son retour, l’archevêque a accordé une interview à Radio Free Asia en langue vietnamienne. Le script a été mis en ligne le 24 août 2014 (1). La traduction ci-dessous est de la rédaction d’Églises d’Asie.

Mgr P. Bui Van Doc : Ce qui m’a le plus frappé, c’est la joie [du pape François]. Il l’a manifestée dès le début de notre rencontre en apprenant que j’étais le président de la Conférence épiscopale du Vietnam. J’ai constaté chez lui une attitude de dialogue, de disponibilité, d’ouverture à l’égard de tous, et à l’égard du Vietnam (…). Il savait que nous suivions la voie proposée par le Saint-Siège, ce qui le réjouissait.

Il m’a aussi rappelé un certain nombre de faits. J’ai compris qu’il était heureux de me dire : «J’ai rencontré le responsable de l’Assemblée nationale du Vietnam ! » (2). Il souriait en me disant cela. Je ne m’attendais pas du tout à ce qu’il me rappelle cette rencontre.

Durant toute sa conversation avec moi, il s’est montré tout à fait à son aise et détendu.

Radio Free Asia : Après ce séjour où vous avez participé à d’importantes manifestations, quelle remarques pourriez-vous faire sur l’Église de Corée ?

Avant tout, l’Église de Corée du Sud est une Église extrêmement vivante, très dynamique. Elle s’est fortement engagée dans l’annonce de la Bonne Nouvelle. La hiérarchie et le clergé coréens font preuve d’une réelle efficience dans l’organisation ecclésiale comme en toute chose. J’ai pu constater que l’organisation de l’accueil du Saint-Père et des évêques, comme d’ailleurs l’organisation du Congrès de la jeunesse, ou encore de la cérémonie de canonisation, a été une réussite, ainsi qu’une source de joies et de forces vives.

J’ai perçu clairement une seconde caractéristique de cette Église. A mon avis, elle dépasse peut-être en ce domaine l’Église du Vietnam (même si le clergé et la hiérarchie vietnamienne sont de grande qualité, et sont débordants de dynamisme). J’ai eu le sentiment que le laïcat coréen était plus dynamique que le laïcat vietnamien. Sans doute parce qu'à l’origine, l’Église de Corée et l’édification de la première communauté chrétienne ont été l’œuvre des laïcs. Ainsi, le rôle du laïcat est très important au sein de cette Église. Il existe beaucoup de jeunes laïcs, très enthousiastes, lesquels sont volontaires pour l’organisation des cérémonies durant ce type de manifestations.

Voilà donc la leçon que j’ai tirée de cette expérience. A l’avenir j’insisterai sur ce point : encourager les laïcs à participer avec encore plus d’enthousiasme et de dynamisme aux activités de l’Église, plus spécialement en ce qui concerne l’annonce de l’Évangile.

C’est sans doute aussi une leçon que vous diffuserez dans les principaux diocèses du Vietnam ?

C’est exact. C’est une leçon sur laquelle j’insisterai dès que l’occasion s’en présentera : inviter les laïcs à une participation plus intense et plus concrète aux activités de l’Église, en particulier en ce qui concerne l’évangélisation.

Assurément, il y a des point que nous devons reconnaître. Le Vietnam conserve plus ou moins - le phénomène a peut-être perdu aujourd’hui de sa gravité -, des formes de cléricalisme. Dans les endroits où elles existent, il faut encourager les prêtres à faire les plus grands efforts pour abandonner un tel état d’esprit. Il faut les inviter à appeler la collaboration de tous et plus particulièrement de la jeunesse.

Avez-vous eu l’occasion de rencontrer les groupes de jeunes catholiques (vietnamiens) qui ont participé au congrès de la jeunesse catholique asiatique ?

Ils sont venus me rencontrer avant leur départ. Le père Viêt, leur responsable, les a conduits vers moi. Il y avait aussi un prêtre de Hai Phong qui a participé à l’animation du groupe. Après mon arrivée en Corée du Sud, j’ai constaté qu’il y avait aussi Mgr Viên, évêque auxiliaire du diocèse de Vinh, venu en qualité de participant au Congrès des jeunes. Il a remplacé Mgr Thiên, évêque du diocèse de Hai Phong, chargé de la jeunesse.

Les jeunes Vietnamiens ont été, eux aussi, enthousiastes et joyeux. Mais, sous un certain aspect, leur participation a été moins intense qu’en certains autres lieux (…). Nos compatriotes ont fait des efforts, mais leur présence ne s’est pas beaucoup fait remarquer.

Il faut peut-être en trouver la raison dans le fait que l’Église sud-coréenne a voulu laisser la priorité à certaines minorités. Ainsi pour poser les questions à débattre avec le pape François, les organisateurs ont choisi trois jeunes ; l’un était un étudiant cambodgien venant d’une communauté très peu nombreuse avec peu de laïcs ; le second était un étudiant de Hong Kong et le troisième était Sud-Coréen. On a pas vu de représentants du Vietnam, un pays voisin où l’Église est plus nombreuse. Mais j’ai compris qu’on voulait encourager les minorités, ce qui est une bonne chose.

Comme beaucoup de personnes, Monseigneur, vous souhaitez que le Vietnam obtienne un jour la même opportunité que la Corée. Comment le Vietnam devrait-il se préparer pour qu’un tel événement puisse se produire sur son sol ?

À mon avis, il est maintenant trop tard
pour inviter le pape pour les années 2014 et 2015. Si nous l’invitons, ce serait au plus tôt pour l’année 2016 ou les années suivantes. Si nous pouvions inviter le souverain pontife, que celui-ci soit disponible pour venir au Vietnam, et que le gouvernement nous fournisse les conditions nécessaires pour son voyage au Vietnam, nous en serions ravis.

J’ai l’impression que le Saint-Père est très accommodant. Il ne se montre pas difficile et n’exige pas que l’organisation soit réalisée de telle ou telle façon. Partout où il va, il est à son aise, toujours satisfait et content. Donc il n’y a pas de crainte à avoir, ni de souci à se faire sur la façon d’organiser sa visite. Naturellement il faudrait une préparation de toute l’Église, avec ses trois provinces ecclésiastiques qui sont les trois régions du Vietnam (Sud, Nord et Centre).

Par contre, ce qui constituerait un vrai souci, ce serait de trouver, pour accueillir le souverain pontife, des lieux aussi vastes que ceux qui l’ont accueilli en Corée, et il y en avait beaucoup. Dans celui où a été célébrée la canonisation, on pu se rassembler, m’a-t-on dit, un million de personnes. Il sera sans doute plus difficile au Vietnam, de trouver un lieu aussi vaste…

Mais, enfin, si la visite se fait, nous trouverons une solution. Ne nous inquiétons pas sans raison ! (eda/jm)

(1) http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/lesson-fr-skorea-08242014050823.html
(2) Il s’agit de Nguyên Sinh Hung, doyen de l’Assemblée nationale et membre important du Bureau politique. Voir http://eglasie.mepasie.org/asie-du-sud-est/vietnam/2014-03-25-le-quatrieme-personnage-politique-du-vietnam-est-venu-rencontrer-le-pape-francois

(Source: Eglises d'Asie, le 26 août 2014)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hoạt cảnh: Bà Thánh Monica do Các Bà Mẹ CG Cộng đoàn Mân Côi diễn xuất
VietCatholic Network
08:29 26/08/2014
Bà Thánh Monica_CBM Cộng Đoàn Đức Mẹ Mân Côi diễn xuất
 
Hồng ân rước lễ lần đầu tại giáo xứ Bảo Nham GP Vinh
Huy Hoàng
11:44 26/08/2014
GIÁO XỨ BẢO NHAM – HỒNG ÂN RƯỚC LỄ LẦN ĐẦU

Từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay, cuộc sống của mỗi người chúng ta được đan dệt bằng những lần gặp gỡ. Giữa muôn vàn gặp gỡ đó, lần gặp gỡ đầu tiên lưu lại trong lòng người những ấn tượng và cảm xúc thật khó quên. Từ ánh mắt ngỡ ngàng nhìn bạn bè, thầy cô trong ngày đầu tiên tới trường, đến “cái” e lệ thẹn thùng trong lần đầu gặp người mình thương. Từ cái xuýt xoa khi lần đầu tiên được ăn món lạ, đến cái trầm trồ khen ngợi khi lần đầu ngắm cảnh đẹp thiên nhiên, …Âm hưởng của những “lần đầu tiên” đó, luôn vang mãi trong lòng chúng ta.

Trong hành trình đức tin của người Ki-tô hữu, lần đầu tiên được rước Mình Máu Thánh Chúa là “lần đầu tiên” in đậm dấu ấn khó phai. Lần “gặp gỡ đầu tiên” này, là lần gặp gỡ trực tiếp của một vị Thiên Chúa quyền năng và một con người hữu hạn, giữa một tâm hồn bé nhỏ với một Đấng Vô Biên. Lần đầu tiên Chúa Giêsu Thánh Thể đi vào trong cuộc đời con người, lần đầu tiên con người được kết hợp với Chúa một cách sâu xa nhất, lần đầu tiên con người được sống sự sống thần linh của Thiên Chúa. Một niềm hạnh phúc tràn trào, người được lãnh nhận không thể diễn tả thành lời được mà chỉ cảm nhận trong tâm tình tri ân cảm tạ.IMG_9743IMG_9810IMG_9809

Tại Giáo xứ Bảo Nham, mỗi năm đều có những em thiếu nhi được lãnh nhận hồng phúc “Rước Chúa lần đầu”. Năm nay, có 94 em được xưng tội và rước lễ lần đầu. Đây là thành quả bởi sự miệt mài học tập của các em cũng như công khó của cha xứ, gia đình, thầy cô giáo lý viên và đặc biệt là quý thầy Đại Chủng Sinh.FILE0001 (FILEminimizer)FILE0500 (FILEminimizer)FILE0506 (FILEminimizer)

Trong buổi chiểu cùng ngày, cha xứ đã cho các em được xưng tội lần đầu. Các em trải qua các cung bậc của lòng mình, từ sự hồi hộp trước và niềm hạnh phúc sau khi xưng tội. Cuối buổi xưng tội, một em hồn nhiên chạy lại nói với tôi: “Cả buổi trưa con hồi hộp và lo quá không thê nào ngủ được”. Một em khác lại bảo: “Xưng tội xong, con thấy mình được nhẹ hẳn người ra, giờ mà chết, chắc là được lên Thiên Đàng ngay thầy hey”. Đúng là không thể diễn tả hết cảm xúc vui sướng và hạnh phúc của các em.

Trong niềm hân hoan, đúng 19h30 ngày 25/08/2014, cha xứ Martino Nguyễn Xuân Hoàng đã cử hành thánh lễ cho các em rước lễ lần đầu. Trong thánh lế hôm nay, có sự hiện diện của quý thầy, quý xơ, đông đảo bà con giáo dân và đặc biệt là quý phụ huynh của 94 em thiếu nhi. Thánh lễ diến ra trong bầu khí trang nghiêm, long trọng và sôt sắng.

Trước khi bước vào thánh lễ, thầy dẫn lễ đã nhắc lại gương sáng của vị thánh trẻ Đaminh Saviô và kêu gọi cộng đoàn cầu nguyện cho các em biết noi theo sự quyết tâm của thánh nhân trong ngày được rước Chúa lần đầu: “năng xưng tội và rước lễ, muốn thánh hoá ngày lễ Chúa Nhật, bạn của các em là Chúa Giêsu và mẹ Maria, thà chết chứ không phạm tội”.

Trong bài giảng lễ, cha xứ Martino đã nhấn mạnh tầm quan trọng của bí tích Thánh Thể cũng như nhấn mạnh đến biến cố xưng tội rước lễ lần đầu. Ngài nói: Xưng tội và rước lễ lần đầu là dịp đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong đời sống đức tin của người tín hữu và để lại một ấn tượng đặc biệt trong lòng các em. Ngài kêu gọi mọi người cầu nguyện cho cac em luôn yêu mến và siêng năng đến với Chúa Giêsu Thánh Thể, để các em ngày một lớn lên trong tình yêu của Ngài. Ngài mong các em luôn chăm chỉ học tập, lắng nghe và sống Lời Chúa dạy để không phụ lòng dạy dỗ và mong mỏi của mọi người, để sau trở thành những thợ gặt lành nghề trong cánh đồng truyền giáo.

Cuối thánh lễ, một phụ huynh đại diện các gia đình có các em được nhận Bí Tích hôm nay bày tỏ lòng biết ơn đối với cha xứ, quý thầy, thầy cô giáo lý viên đã yêu thương, quan tâm, lo lắng, dạy dỗ trong suốt thời gian qua, cũng như quý xơ, các ban nghành và cộng đoàn đã tổ chức thánh lễ long trọng và cầu nguyện cho các em trong ngày đặc biệt này. Đáp từ cha xứ cũng cảm ơn quý thầy cô và chúc mừng các em và các gia đình có con em được lãnh nhận Bí Tích, đồng thời Ngài cũng nhắn nhủ các phụ huynh nên tiếp tục nhắc nhở, hương dẫn và cộng tác với Cha xứ và Giáo xứ để giáo dục đức tin cho các em.

Sau đó, các em hớn hở vui mừng và cùng nhau chụp những tấm hình lưu niệm, ghi lại khoảnh khắc đáng nhớ trong cuộc đời của các em.

“Hôm nay, con được rước Chúa lần đầu

Niêm vui ấy, con nguyện sẽ ghi sâu

Chúa đến thăm lòng thơ bé mọn

Niềm vui ấy, con nguyện sẽ không quên

Chúa là sự sống. Ngài bổ dưỡng thân con

Trên đường trần gian, lòng mến luôn vuông tròn

Nay con ao ước được Chúa thăm lòng

Tình Ngài bao phủ, tình sẽ mãi tươi trong”.

Ước mong rằng, niềm vui và hạnh phúc trong ngày rước Chúa lần đầu luôn toả rạng và kéo dài tròng đời các em như lời của bài hát trên.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Ly dị là ly dị khỏi hôn nhân, và khỏi cả thực tại
Vũ Văn An
22:25 26/08/2014
Ly dị là vấn đề không đơn giản. Dù bạn có ý nghĩ gì về nó, vẫn có người nghĩ khác bạn. Nói cách khác, dù Giáo Hội có dạy sao, thì vẫn có người không hài lòng. Đó là ngụ ý của một bài đóng góp gần đây của Đức Ông Charles Pope, thuộc Tổng Giáo Phận Washington Hoa Kỳ.

Thực ra, chủ đích của bài báo muốn nói rằng: phần lớn những người ly dị nghĩ tới mình chứ không nghĩ tới con cái, vốn là một trong các lý do của cuộc hôn nhân của họ. Nhận định này được rất nhiều ý kiến đóng góp, kẻ khen người chê.

Ly dị và con cái

Trước nhất, ta hãy tìm hiểu xem Đức Ông Pope nói gì về chủ đề này. Ngài kể rằng cách đây ít năm, một phụ nữ giáo dân tới nói nói với ngài: bà và người chồng dự tính sẽ ly dị. Biết bà có hai đứa con đều dưới 10 tuổi, ngài hỏi bà: “còn xấp nhỏ?”. Bà bình thản cho hay: chính vì xấp nhỏ mà vợ chồng bà tính ly dị, vì không muốn chúng phải nghe những la ó, thóa mạ nhau hàng ngày của bố mẹ.

Nghe vậy, Đức Ông nói với bà: “sao ông bà không ngưng việc la ó, thóa mạ nhau. Không tự ý làm được, thì nhờ người khác giúp làm cho bằng được. Đừng bắt xấp nhỏ phải trả giá hơn nữa cho các nan đề của ông bà”.

Không những không nghe, người đàn bà còn tới bề trên của Đức Ông để kể tội Đức Ông thiếu mẫn cảm và xin vị bề trên này dạy Đức Ông biết mẫn cảm và ngoại giao hơn. Rất may vị bề trên này nhận ra: chính vợ chồng bà mới cần mẫn cảm và ngoại giao hơn đối với hai đứa con!

Điều thứ hai, Đức Ông Pope muốn nói là trong thập niên 1960, ly dị bị coi là điều ngỡ ngàng và sai lầm về luân lý. Năm 1969, đạo luật cho phép ly dị không cần lỗi lầm của ai chi cả đã ra đời. Trong non một thập niên sau đó, ly dị tiến từ chỗ gây ngỡ ngàng và bị xầm xì qua 1 hành vi chính dòng mà ai ai cũng nên có thiện cảm. Vả lại, há Thiên Chúa không muốn mọi người được hạnh phúc đó sao? Làm thế nào ta lại có thể bần tiện đến thế khi cứ nằng nặc cho rằng người ta nên ở lại các cuộc hôn nhân bất hạnh?

Người ta chú trọng tới hạnh phúc đến nỗi quên khuấy rằng trong hôn nhân còn có cả Thánh Giá nữa: “khi thịnh vượng… lúc gian nan; khi bệnh hoạn… lúc mạnh khỏe”. Những lời vừa kể, theo họ, chỉ là những công thức nghi lễ, buộc phải có thế thôi. Thậm chí, họ không tin Chúa Giêsu thực sự muốn nói tới Thánh Giá.

Chỉ trong mấy thập niên sau, họ đã tiến tới chỗ không coi hôn nhân như một tuân giữ lời hứa, hay cam kết, hoặc những gì tốt nhất cho con cái. Hôn nhân từ nay chỉ là chuyện của người lớn và điều gì làm họ hạnh phúc.

Trong một cuốn sách gần đây tựa là “Defending Marriage, 12 Arguments for Sanity” (Bảo vệ hôn nhân, 12 luận điểm cho sự lành mạnh”, Anthony Esolen đưa ra mấy nhận xét sau đây:

“Cha mẹ thường nói, ‘con cái tôi không thể nào hạnh phúc nếu tôi không hạnh phúc’, nhưng họ không nên đặt cái câu nói bôi dầu kiểu tự yêu mình đó lên tâm hồn họ. Con cái cần cha mẹ yêu thương chúng, chứ không cần những cha mẹ hài lòng; chúng quá non nớt để người ta có thể yêu cầu chúng hy sinh mạng sống vì một ai khác. Con cái không có bổn phận phải chịu đau khổ vì cha mẹ, nhưng nhiệm vụ cha mẹ là chịu đựng, là lợi dụng tối đa hoàn cảnh tồi tàn, là nuốt tự hào, là quì gối xuống, vì con cái. Tôi đã được nghe nhiều người giọng vẫn còn run run mỗi lần nói tới những gì cha mẹ ly dị của họ làm cho họ: thẩy họ hết từ nửa căn nhà này sang nửa căn nhà khác, biến họ thành người “chỉ điểm”, chống báng nhau, [đe dọa] họ rằng họ sẽ ít có cơ hội gặp gỡ người cha hoặc người mẹ họ yêu dấu nếu họ không chịu làm y hệt điều [người đe dọa] đòi hỏi…” (tr.142).

Ấy là chưa kể tới những nỗi khổ phải chịu đựng người bạn gái mới của cha vừa dọn vào ở chung, hay ông chồng mới của mẹ hoặc một ông anh hay em trai “kế” rất khó tính và bắt đầu rở trò rờ mó bậy bạ… Chưa hết, Esolen cũng nhận định lối người ta “giải thích” ly dị cho con cái:

“[Đứa con] phải được nói cho hiểu người cha, dù không đến nỗi nào, nhưng vì một lẽ ‘huyền nhiệm’ nào đó, vẫn không làm hài lòng được người mẹ, và một cách tệ hại đến nỗi sự không hài lòng này khiến bà không còn chọn lựa nào khác ngoài việc buộc con trai [hay con gái] bà phải sống như không có cha… Người lớn có tài một cách kỳ lạ trong việc dệt nên chung quanh mình những màng nhện tự lừa dối mình để tự vệ. Con cái đâu có… chúng chưa bị thói quen, tuyên truyền hay lịch sử bóp méo sự thật làm cùn nhụt, nên những gì chúng thấy, chúng thấy rất rõ” (tr.138).

Quả thế, con cái nổi tiếng về việc nhìn thấu sự giả hình của người lớn. Sự trong trắng ngây thơ của chúng luôn ngỡ ngàng trước tác phong tồi và sự bất nhất. Người bạn cùng lớp của Đức Ông Pope, có cha mẹ ly dị, vẫn lấy làm lạ tại sao “luật lệ’ trong nhà lại chỉ áp dụng cho cô mà thôi. Một hôm, cô hỏi người mẹ ly dị của cô tại sao bà không còn thương ba cô nữa. Bà trả lời: “nhưng má vẫn thương ổng mà”. Người cùng lớp thấy rõ sự dối trá nhằm để tự biện minh này nên đã thách thức mẹ cô trở về với cha cô. Mẹ cô chỉ còn biết nói: “con sẽ hiểu khi con lớn hơn”. Trong cái câu ngắn ngủi này, mẹ cô cố gắng vừa lên mặt cha chú với con gái vừa đưa cô vào cái thế giới hợm hĩnh và chuyên thỏa hiệp của thế hệ “baby-boomer” (nhiều con nít), một thế hệ, xét như một tập thể, chưa bao giờ biết trưởng thành và có lẽ là thế hệ tự yêu mình, ích kỷ, vị kỷ và ít trưởng thành nhất từ thời các nhà quí tộc xưa của văn hóa La Hy.

Xưa và nay

Điều thứ ba, trước khi nói thêm về các tác hại của ly dị đối với con cái, Đức Ông Pope muốn minh xác: Ở đây ngài chỉ nói một cách tổng quát thôi, không nói tới các trường hợp cụ thể. Ngài biết mỗi cuộc ly dị đều có lịch sử riêng của nó, nên nhiều bạn đọc có thể tức giận hay tổn thương khi những điều trình bày ở đây không lưu ý tới những hoàn cảnh chuyên biệt và độc đáo từng khiến họ phải ly dị. Có những người đã làm hết cách để cứu vãn cuộc hôn nhân của mình mà vẫn không được. Điều ngài muốn nói là nền văn hóa ưa ly dị. Ngày trước, nói chung, người ta thường cố gắng giải quyết các dị biệt để ở lại với nhau. Ngày nay, người ta không còn làm như thế nữa.

Ngày trước, người ta hay cân nhắc tác dụng của ly dị đối với con cái. Ngày nay, một là người ta không cân nhắc việc này hai là con cái được đẩy xa xuống dưới bảng liệt kê các nhu cầu và ước muốn của người lớn. Ngài cho hay: ly dị xé nát các gia đình, gây hại nặng nề và gây tổn thương cho con cái về tâm lý, về xúc cản, về tâm linh và cả về thể lý nữa. Không thấy điều này, ta không những ly dị với hôn nhân, ta còn ly dị với thực tại nữa.

Nhiều người không tin như thế. Nhưng ta thử nói với những người có cha mẹ ly dị mà xem. Họ sẽ cho bạn nghe các sự phi lý họ từng phải chịu: nào là phải sống hòa sống thuận với anh em trong khi ba và má chơi theo luật khác. Họ sẽ cho bạn hay họ bị chở tới chở lui những căn nhà khác nhau ra sao, họ cảm thấy tội lỗi như thế nào khi thích một khung cảnh hay thích cha hoặc mẹ này hơn cha hoặc mẹ kia, phải sống ở hai căn nhà với những “bộ” luật khác nhau, phải nghe cha mẹ “xấu miệng” với nhau, bị cha mẹ “thử” lòng trung thành như thế nào … Hãy hỏi: vì những kinh nghiệm ấy, họ có ý niệm gì về sự chấp nhận, lòng trung thành, sự tin tưởng, tôn trọng thẩm quyền, trân quí sự thật, trách nhiệm bản thân, lòng can đảm, đức kiên nhẫn, lòng tha thứ, nhân phẩm, trách nhiệm tính dục, hôn nhân, gia đình, tình yêu, v.v…

Ta cần nhìn ly dị trong cái gian dối ma quái của nó. Nó phát sinh từ sự cứng lòng, như Chúa Giêsu nói trong Mátthêu 19.

Góp ý 1: sử dụng con cái làm vũ khí

Một người tên Deb chia sẻ rằng bà làm việc trong các dịch vụ xã hội đã được 33 năm, trong lãnh vực trợ giúp trẻ em. Nhưng bà vẫn chưa hết ngỡ ngàng trước cách con cái bị sử dụng làm vũ khí trong các vụ giải quyết ly dị… Người lớn quá tự yêu mình đến không còn khả năng hiểu các tai hại họ gây ra cho con cái. Không nên bắt những đứa trẻ 4 tuổi phải được sư trợ giúp của ngành phân tâm học!

Một nhà tâm lý học Công Giáo nhất trí với Deb. Dù hành nghề lượng giá tâm lý để kiếm sống, ông cũng nhận ra rằng: phần lớn, ly dị là một hình thức hơp pháp để hành hạ con cái. Phải chứng kiến cảnh cha mẹ đánh nhau, tranh chấp nhau, con cái bị đặt dưới một căng thẳng tâm lý khủng khiếp và sự căng thẳng này dẫn tới nhiều vấn nạn tâm lý trầm trọng nơi phân nửa số con cái chứng kiến cảnh ly dị của cha mẹ. Mọi con cái nạn nhân của ly dị đều học được rằng hôn nhân không kéo dài và trốn chạy/tránh né là bộ máy đệ nhất hạng để đương đầu ở trên đời.

Ông còn nhận định thêm và cho rằng ly dị cũng chuốc độc đối với các trẻ em thuộc các gia đình không có cha mẹ ly dị. Vì các em có thể có bạn bè có cha mẹ ly dị, nghe truyện của bạn, chúng cũng có thể bắt đầu hoài nghi chính chúng và cha mẹ chúng… Các tranh luận thông thường của cha mẹ chúng có thể gây nên nỗi sợ bị bỏ rơi nơi chúng…

Ly dị tăng cường mối hoài nghi bản thân và chủ nghĩa hoài nghi triết học. Trẻ em các gia đình không ly dị có thể khởi đầu hoài nghi mọi thứ cam kết hiện có chung quanh chúng, và điều này dẫn tới lòng hoài nghi chính chúng. Vì ly dị đã thành phổ biến hiện nay, nên nó tạo hoài nghi nơi mọi trẻ em. Chúng ta đang ở trong thế hệ thứ ba của ly dị.

Là một người tìm hiểu bản chất con người, ông nghĩ xã hội đã tới cái điểm bất khả trở lui của nó, không thấy bất cứ con đường tự nhiên nào (dù là luật pháp, xã hội, điều trị hay giáo dục) để thoát khỏi nan đề này. Ly dị và bất hoà gia đình đang tăng cường một phức hệ gồm nhiều lực lượng bản thân và xã hội gây ra những nỗi sợ tự lớn mạnh và khiến người ta chỉ còn quan tâm tới mình. Các trụ đỡ về xúc cảm và triết lý của cam kết đang bị phá sập quanh ta. Chỉ có Thiên Chúa và lòng nhân từ của Người mới cứu ta ra khỏi sự hỗn mang này.

Suzanne Carl, một giáo sư cao đẳng dạy về môn diễn thuyết, cho hay: bà hỏi các sinh viên của bà xem chủ đề nào họ muốn nói tới nhiều nhất. Có người cho là ngày 11 tháng Chín, có người cho là vụ bắn bừa bãi giết các học sinh tại Trung Học Columbines, nhưng phần đông nói: “lúc cha mẹ tôi ly dị”. Bà mong cha mẹ họ nghe được lời phát biểu này. Bà cho rằng các em này đã đánh mất mỏ neo đời họ.

Góp ý 2: Án vô hiệu

Theo thủ tục hiện nay, tòa án Giáo Hội chỉ thụ lý những vụ nào đã ly dị xong ở tòa đời. Nên có thể nói: tuyên bố vô hiệu hôn nhân của Giáo Hội là cái hậu của việc ly dị. Việc tuyên bố này hiện gây cay đắng cho rất nhiều bên vô tội trong các vụ ly dị. Dưới mắt những người này, nó là cái đinh cuối cùng đóng lên chiếc quan tài hôn nhân khiến nó không còn hy vọng gì sống lại nữa. Paricia là một trong những người này. Bà chia sẻ rằng “thủ tục này (tuyên bố vô hiệu) mỗi ngày mỗi tan nát (cõi lòng), nhất là về phương diện tâm linh, hơn cuộc ly dị khởi đầu. Tôi thắc mắc không hiểu bụi mờ có chịu lắng xuống sau cuộc hủy diệt một gia đình hay không? Tôi không nghĩ vậy”.

Có người khuyên Patricia nên trung thành với Giáo Hội dù giữa cuộc khủng hoảng. Patricia trả lời rằng: sau hai lần tuyên bố vô hiệu, bà hoàn toàn tan nát cõi lòng. “Sau một đời làm người Công Giáo ngoan đạo, tôi đã không còn thực hành đức tin nữa, cho tới nay đã hai năm. Đến cầu nguyện, tôi cũng rất ít khi làm. Tôi đã mấy hết lòng kính tọng đối với các linh mục như một toàn thể. Hiện nay, tôi nhìn Giáo Hội bằng cái nhìn của người bàng quan… Tôi không muốn nói tôi sẽ không bao giờ trở về với Giáo Hội, nhưng tôi không rõ điều gì có thể thuyết phục tôi trở về như thế”.

Nhưng cũng có người tên Anna In California nói với Patricia rằng bà là “phó sản của một gia đình ly dị và bị chồng ly dị. Nhưng tôi luôn có đức tin, có Chúa chúng ta, có Mẹ của Người, có gia đình tôi là các thánh và các thiên thần, và có mái ấm là Giáo Hội nơi tôi được nuôi dưỡng và được tăng sức”. Bà khuyên Patricia trở về để được tiếp nhận Thánh Thể.

Góp ý 3: trì chí ở lại

Jennifer có một kinh nghiệm khác với Giáo Hội Công Giáo: bị chồng ly dị để sống với một anh đực rựa giầu có, chỉ có Giáo Hội Công Giáo thăm hỏi bà trong vụ ly dị này, một vụ được bà coi như thời thanh luyện thiêng liêng, nên bà đã từ bỏ Đạo Mormon mà bà vốn thực hành từ năm lên mười.

Magdalene thì cho hay bà không ly dị, nhưng hôn nhân của bà cũng rất khó khăn. Bà nghĩ rằng “điều thuyết phục chị (nói với Patricia) trở về với Giáo Hội là: uớc muốn yêu thương trở lại, uớc muốn được gần gũi với Chúa trở lại, uớc muốn được Chúa Giêsu chữa lành. Ta không thể cậy nhờ con người vì họ thường làm ta ngã lòng”.

Trước những tâm tình và lời cầu nguyện này, Patricia thổ lộ rằng “Xin các bạn cầu nguyện cho tôi vì tự tôi, tôi không còn cầu nguyện. Nhưng hiện tôi không còn thấy chút yêu thương nào trong Giáo Hội nữa. Nói với tôi về việc Satan xúi giục hay yêu cầu tôi trở về với Đức Mẹ, vào thời điểm này, quả chẳng ích lợi gì. Có lẽ tôi cần một phương thức mới, một phương thức trí thức, ngược với phương thức yêu thương/sợ sệt đầy xúc cảm. Tôi không biết nữa… Tôi ghét chính phủ lớn, và tôi đã tiến tới chỗ coi Giáo Hội như một bàn giấy lớn khác, và là một bàn giấy điều hành bởi những người đàn ông, vâng những người đàn ông độc thân, những người không thể và không hiểu phụ nữ, không hiểu điều ta phải chịu đựng trong một cuộc hôn nhân Công Giáo, không hiểu điều ta phải chịu đựng trong một diễn trình vô hiệu hóa của Giáo Hội… Điều này xem ra như thể tôi là một người duy nữ, mà thực sự thì không phải, tôi chưa hề là một người duy nữ. Tôi luôn là đứa con gái vâng phục Mẹ Thánh Giáo Hội. Nhưng mấy năm qua đã thay đổi tôi, nay tôi đã là một con người rất khác, và tôi không hoàn toàn bất hạnh với điều này...”

David Heath, một blogger, chia sẻ rằng: “ly dị không giải quyết được gì ngoại trừ việc cần thiết là hai người lớn phải lớn lên”. Ông thổ lộ: “tôi đang ở năm thứ năm của một cuộc ly dị không kèn không trống từng hủy diệt cả một gia đình, hủy diệt liên hệ cha mẹ - con cái và quan trọng hơn nữa, đã làm rối loạn và phi cảm 10 đứa con của một cuộc hôn nhân đã kéo dài 22 năm nay đối với giáo huấn đức tin của chúng và hạn từ “trung thành”. Tuyên bố vô hiệu sau đó không làm được gì khác ngoại trừ củng cố các sai lầm này. Nhưng bất kể các điều ấy, tôi vẫn quyết định tôn trọng các lời hứa ban đầu và tình yêu dành cho người vợ đầu tiên và là người vợ duy nhất của tôi…

Trong một bài đăng ngày 19 tháng Tám vừa qua, tựa là “Ly dị và kẻ vô tội”, blogger này trích dẫn Thánh Vịnh 24: “Xin đoái nhìn con và rủ lòng thương xót con, lạy Chúa, vì con cô đơn và khốn khổ. Hãy đoái nhìn sự hèn hạ và thống khổ của con, và hãy tha thứ mọi tội lỗi con” và ca nhập lễ Chúa Nhật thứ Ba sau Hiện Xuống: “Lạy Chúa, hồn con hướng lên Chúa. Lạy Thiên Chúa của con, con tin tưởng nơi Người, đừng để con bị xấu hổ”.

Góp ý 4: tấn công Thượng Hội Đồng sắp tới

Ấy thế nhưng một bà tên Magdalene vẫn cho rằng “việc tuyên bố vô hiệu sau đó quả là một tai tiếng! Kết hôn cả hàng thập niên và đã có một gia đình lớn chứng tỏ ông (Heath) đã sống trọn vẹn các bí tích. Các tòa án này quả là trò hề: tuyên bố vô hiệu chính là các vụ ly dị của Công Giáo bất kể các luận điểm nói ngược lại. Tôi cũng đã kết hôn cả mấy thập niên nay nhưng tôi cá là tôi có thể được tuyên bố vô hiệu. Giáo Hội khi phân phát án vô hiệu như ‘phát kẹo’ đã biến bí tích thành trò cười. Các tàn phá đối với con cái cũng y hệt như ly dị. Dối trá, ích kỷ, ngoại tình và phản bội tất cả đều như nhau”.

Người với tên tắt MA, biệt danh người cha đau khổ, thì nhân cơ hội này tấn công thượng hội đồng ngoại thường sắp tới, bảo rằng nó “nuôi dưỡng nền văn hóa sa đoạ”.

Góp ý 5: Công Giáo do con người

P. McCoy thì công khai bác bỏ các nhận định của Đức Ông Pope trên đây về ly dị. Anh ví việc một giáo sĩ bàn tới ly dị, hôn nhân hay tính dục giống như việc đi tham khảo người phu đổ rác để lấy lời khuyên về y khoa! Anh bảo: giáo phái độc hại là cái đạo Công Giáo do con người này, chứ không do Chúa Kitô, đã dám yêu cầu những con người chỉ là người “vác thánh giá” cả hàng thập niên chứ không phải mấy giờ!

Đức Ông Pope trả lời rằng ngài trình bày căn cứ vào lời Chúa Giêsu trong Máccô 10:1-10, chứ không theo Chúa Giêsu tưởng tượng của McCoy: “sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân chia… Ai ly di vợ mình và cưới một người đàn bà khác là phạm tội ngoại tình... ”

Richard Ryan thì cho rằng nếu McCoy đúng, chẳng hóa ra những ai chưa bị sát hại thì không thể nói giết người là điều quấy! Ryan trích thư Êphêsô 5:25: “Hỡi những người chồng, hãy yêu thương vợ mình như Chúa Kitô yêu thương Giáo Hội và phó mình cho Giáo Hội”.

Góp ý 6: đôi vai rộng

Nhưng nói sao về trường hợp sau, trường hợp người vợ phản bội? Bà May kể rằng cuộc hôn nhân của bà đến nay kéo dài được 29 năm, trong đó bà ngoại tình tới 5 lần, dù người chồng “không làm bất cứ điều gì gây ra sự bất trung của tôi”.

Bốn lần đầu, người chồng không biết gì. Đến lần thứ năm, bà tưởng “cuối cùng tôi đã phá hủy hoàn toàn mọi sự, vâng mọi sự”. Điều bất ngờ là khi khám phá ra điều khủng khiếp này, chồng bà “đã như thể dính chặt vào mông tôi”. Tiếp theo là những cuộc ân ái “như để trả thù”. Nhưng rồi, người chồng gặp một linh mục được bà gọi đùa là “Cha Tha Thứ Cho Nàng”. Cha hỏi ông xem đã có bao giờ phạm tội chưa. Dĩ nhiên chồng bà thưa có, tuy thuộc một lãnh vực khác hẳn. Đó là khởi điểm đưa vợ chồng bà từ giường ngủ bước vào tâm và trí. Không những hòa giải mà còn hòa hợp qua những tách cà phê mỗi buổi sáng, qua đọc sách chung mỗi buổi chiều, và nhất là qua Kinh Magnificat mỗi buổi tối. Họ đã cứu được hôn nhân chung. Họ hiểu thêm rằng tình yêu không phải là chuyện 100 phần trăm và 100 phần trăm, mà thường là 80 phần trăm và 20 phần trăm, nghĩa là thế nào cũng có người “chịu thiệt” hơn và do đó phải hy sinh hơn. Trong trường hợp vợ chồng bà, bà cám ơn Chúa đã cho chồng bà đôi vai rộng hơn!

Kathryn chia sẻ rằng ly dị là ung thư trong gia đình bà: cả cha mẹ bà, các anh chị em bà, chính bà và hàng “tỷ” các bà cô ông cậu của bà đều ly dị. Gần đây nhất là em gái bà, một người bỏ đạo và hiện nay là một nhà vô thần. Bà đồng ý với Đức Ông Pope: vì tất cả chỉ chú trọng tới hạnh phúc của riêng mình.

Góp ý 7: ca ngợi án vô hiệu

Doug thì đồng ý với thủ tục tuyên bố hôn nhân vô hiệu của Giáo Hội. Anh và vợ lấy nhau quá sớm, lại sống quá xa gia đình, thân nhân và bằng hữu. Cả hai chưa sẵn sàng lãnh trách nhiệm của đời sống hôn nhân. Nên anh rất biết ơn khi có người khuyên nên tiếp xúc với Giáo Hội để xin tuyên bố vô hiệu.

Dennis kể lại các kinh nghiệm của riêng anh và của cha mẹ anh về những cuộc hôn nhân “vô giá trị”, nhưng cũng có thể trở thành giá trị. Anh lấy người vợ đầu để rồi khám phá ra chị chỉ lấy anh để có quốc tịch Hoa Kỳ. Ly dị xong, anh lấy được “một bà góa”, “không hẳn lúc nào cũng như tiên nhưng luôn tràn đầy yêu thương”. Trong khi ấy, cha anh lấy mẹ anh vì tinh thần trách nhiệm, đã làm mẹ anh mang bầu anh trước khi kết hôn. Bà cụ không thích thú lắm với động thái này. Không biết có phải vì cụ bị buộc phải trở lại đạo hay không. Để thuyết phục, ông cụ hứa với bà cụ: sau 5 năm, nếu bà muốn, ông sẽ để bà ra đi. Năm năm sau, dù đã có với nhau 4 đứa con, bà yêu cầu ông giữ lời hứa, và đồng ý để ông được giữ các con. Ông cụ hết sức ngỡ ngàng, đành nói với vợ sẽ nhờ mẹ chăm sóc bày trẻ. Rất may, nhờ bà cụ rất ghét mẹ chồng, nên đã quyết định ở lại. Rồi 3 đứa con nữa ra đời và khoảng 30 năm sau đó, khi các con đã khôn lớn, vấn đề lại nổi lên. Ông cụ đi vấn kế linh mục chánh xứ. Linh mục khuyên: nếu cụ bà muốn ly dị, hãy để cụ bà ra đi! Rất may (lại rất may nữa!), nhờ ông cụ “ngưng… không bước chân vào một nhà thờ Công Giáo” nào để phản đối cái lời khuyên quái ác này, dù trước đó rất ngoan đạo, có lúc đã nghĩ tới việc làm thầy sáu, và sau đó lên cơn nhồi máu cơ tim, nên bà cụ hết lòng chăm sóc ông cụ và không bao giờ còn “đặt vấn đề” nữa. Dennis cho rằng dù anh không hiểu hết mọi khúc mắc của vấn đề, nhưng anh tạ ơn Chúa vì cha mẹ anh vẫn ở lại với nhau trong cuộc hôn nhân “vô giá trị” của họ.

Góp ý 8: phân phát vô hiệu như phân phát kẹo

Về nhận định cho rằng Giáo Hội phân phát án vô hiệu như phân phát kẹo, Jay, một luật gia giáo luật, từng phụ trách cả “hàng ngàn án vô hiệu” cho rằng nhận định đó không đúng: “Giáo Hội không ban hành án vô hiệu một cách dễ dàng hoặc đơn thuần để làm vui lòng các cá nhân. Mà thực sự ma quỉ hết sức chi tiết trong mọi vụ án hôn phối và chúng tôi phán đoán mọi vụ án trên căn bản từng vụ một”. Bà cho rằng càng ngày càng có nhiều án vô hiệu là vì “xã hội ta hiện cực kỳ thiếu chín chắn, duy vật chủ nghĩa và quá tự yêu mình. Người ta tiếp cận hôn nhân một cách rất khác nhau và bất hạnh một điều: nhiều người tiếp cận nó với những động lực hết sức vị kỷ và coi hôn nhân như một cấu trúc bản thân mà họ có quyền thay đổi tùy ý”.

Một nhà tâm lý học Công Giáo muốn biết con số án vô hiệu thực sự tại Hoa Kỳ. Một mục tử tại Buckeye thêm: con số này nên được phân tích: bao nhiêu án vô hiệu vì những cuộc hôn nhân này chưa bao giờ diễn ra trong một nhà thờ Công Giáo, bao nhiêu án vô hiệu vì sự hiện hữu của một hôn nhân hiện còn đang hữu hiệu, bao nhiêu án vô hiệu vì đặc ân Phaolô hay Phêrô.

Góp ý 9: bất đắc dĩ mới ly dị

Chưa thấy có ai lên tiếng đáp lời. Trong khi ấy, Anne, dù đồng ý rằng ly dị thường là vì cha mẹ chỉ chú ý tới hạnh phúc của mình mà quên hạnh phúc của con, nhưng cho rằng “cũng có nhiều truyện khác…” từ ngay chính gia đình chị: “Mẹ tôi có lời thề sẽ ở với cha tôi cho tới chết, do đó, cha tôi thấy ông có quyền coi mẹ tôi và chúng tôi như nơi đương nhiên để ông trút giận dữ lên đầu tùy thích. Ngày mẹ tôi bỏ cha tôi là một trong những ngày vĩ đại nhất trong đời tôi. Lần đầu tiên, tôi được sống trong một gia hộ không có bạo lực… Ly dị khỏi vợ và ra xa lạ với con cái, cuối cùng cha tôi mới học được rằng ông đã không còn sở hữu gia đình của ông nữa, và rất hối hận về lối sống của mình. Chúng tôi rất hòa thuận trong những ngày cuối đời ông, mẹ tôi hiện diện bên cạnh giường khi cha tôi qua đời”.

Chị tự hỏi: chuyện gì sẽ xẩy ra nếu mẹ chị không được phép ly dị… “Khi ly dị, người ta có những lý do xấu, nhưng họ cũng có những lý do tốt. Có những đứa con đau khổ vì cha mẹ ly dị, thì cũng có những đứa con được cứu nhờ việc ly dị này”. Chị nhắc lại câu của Đức Phanxicô: “Tôi là ai mà dám phê phán?”

Luận điểm trên nghe ra có vẻ có lý. Nhưng Louise nhắc Anne nhớ rằng: mẹ chị có quyền bỏ cha chị, nhưng không cần phải ly dị ông!

Nghe thấy thế, Marie góp ý: tuy ly thân là điều hợp pháp, nhưng ly dị đôi lúc vẫn cần vì đó là “phương thế hợp pháp nhất để giải quyết các vấn đề như sở hữu tài sản, trông coi con cái... Dĩ nhiên, sau đó, đôi bên không được tái hôn…”.

Không thấy ai bàn thêm, nhưng theo các Tin Mừng Nhất Lãm, ly dị kiểu Marie góp ý không phải là ly dị theo Chúa Kitô: ai bỏ vợ và lấy người khác, mới phạm tội ngoại tình. Còn chỉ bỏ vợ (hay bỏ chồng) mà không lấy người khác, không phạm tội ngoại tình.

Lorrie vẫn không hiểu như thế, nên chị cho rằng tổng quát hóa những người ly dị vì muốn ly dị là điều thật đáng buồn, thật hết sức “vô cảm và đầy kết án!”. Bởi chị là người “đã làm mọi sự con người có thể làm được để cứu gia đình tôi nhưng vẫn không đánh bại được sự ác do cơn ghiền của chồng tôi giáng xuống. Ở lại trong tình huống đó là đặt con cái tôi vào vòng nguy hiểm. Một cách nghiêm túc… tôi không tin có ai nghiêm túc muốn ly dị cả”.

Góp ý 10: hôn nhân là liên hệ hàng đầu và vẫn là liên hệ quan trọng nhất

Thiển nghĩ, chia sẻ của Franklin được coi là thấm thía nhất. Theo anh, “các liên hệ của con người cũng quan yếu và bất tử như chính linh hồn của con người. Tôi nghĩ đây là lý do tại sao ta được dạy là phải yêu người lân cận (nghĩa là những ai ở gần ta) như chính ta. Chị cả tôi thường bảo tôi rằng chị tin những ai gần ta nhất trên Thiên Đàng cũng là những người gần ta nhất trên Trái Đất. Điều này có ý nghĩa đối với tôi, để xây đắp những gì ta hiện có, đừng vất bỏ chúng để khởi đầu lại.

“Và hôn nhân là liên hệ đệ nhất đẳng giữa các hữu thể nhân bản; nghĩa là, nó có trước nhất và vẫn có ý nghĩa nhất. Không có liên hệ nào trước Ađam và Evà, và không có liên hệ nào mà lại không có nó. Và không có liên hệ nào được nâng lên hàng bí tích, cũng chẳng có liên hệ nào được so sánh với mối liên hệ giữa Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Thực sự, ta có thể coi Thánh Kinh đã khởi sự với hôn nhân, và kết thúc với nó.

“Nhưng ngay khi hôn nhân bị hủy diệt, mọi liên hệ sẽ bị hủy diệt, vì không có hôn nhân, ta hết còn coi mình như có liên hệ với nhau nữa. Và không có loại liên kết này, ta không còn lý do nào để coi bất cứ ai khác là con người hay là giống ta nữa. Theo tôi, đó là lý do tại sao một người đàn bà lại đi giết đứa con trong bụng mình; bà không coi đứa con là con người. Nhưng tại sao bà phải coi như thế, nếu bà thấy mình như đã cắt đứt với những người khác, và cô đơn?

“Người ta lầm lẫn khi cho rằng một ai đó có thể ly dị người phối ngẫu của mình nhưng vẫn trân quí con cái. Nhưng tôi xin hỏi: tại sao người ta có thể trân quí các liên hệ họ không tự ý chọn (tức con cái) khi họ không trân quí mối liên hệ chính họ tự ý chọn (hôn nhân).

“Tôi thấy điều đáng lưu ý sau: tất cả năm vấn đề không thể thương lượng được là phá thai, an tử, lấy tế bào phôi thai nghiên cứu, ‘hôn nhân’ đồng tính, và sinh vô tính ra con người, hết 4 chủ yếu có tính tính dục. Nhưng theo tôi, chúng đều có chung một gốc rễ, như thể là ‘năm ngón tay trên bàn tay năm ngón’, một bàn tay bị ly dị…

“Tôi thường nghe những lời cầu nguyện trong Thánh Lễ cầu cho sự thánh thiện của linh hồn con người; theo tôi, nay là lúc, ta nên bắt đầu thường xuyên cầu nguyện cho sự thánh thiện của các liên hệ nhân bản, nhất là hôn nhân”.
 
Văn Hóa
Niềm vui mùa thường niên
Maria Vũ Loan
08:38 26/08/2014
Mùa thường niên của năm phụng vụ thì có gì vui? Chắc chắn là không khắc khoải đợi chờ rồi reo vui như Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh; cũng không chùng lòng sám hối như Mùa Chay và một niềm vui trọn vẹn trong Mùa Phục Sinh, nhưng tôi vẫn tìm được niềm vui của Mùa Thương Niên

THƯỜNG NGÀY Mỗi sáng khi đọc kinh, tôi thường cầu nguyện theo “dòng thời sự” để Chúa đỡ “chán” về tôi. Mấy ngày qua, lời cầu nguyện Mân Côi có khi như thế này:

- Kính Mừng Maria Đức Mẹ đầy ơn phúc....Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời cầu cho “vị nguyên Giám mục Phan Thiết có lòng yêu thương người nghèo vừa qua đời” bây giờ và mãi mãi Amen.

- Kính Mừng Maria Đức Mẹ đầy ơn phúcThánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời “cầu cho một nhà báo vừa bị hành quyết bởi phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS)” bây giờ và mãi mãi Amen.

- Kính mừng Maria......Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời “cầu cho những bệnh nhân đang đau đớn trong các bệnh viện”, bây giờ và trong giờ lâm tử Amen. Đọc kinh như thế tôi thấy mình không vô cảm trước những sự việc đang diễn ra trong đời sống.

TẤM LÒNG Một anh kỹ sư trẻ, thường quan tâm đến người nghèo qua bàn tay của chúng tôi. Sống ở nước ngoài mà anh cứ đau đáu về Việt Nam; không phải để tung tăng rong chơi trước cảnh đẹp của quê hương, cũng không màng ăn uống món Việt Nam cho thỏa thích; hay tụ tập bạn bè mà hàn huyên cho vui, mà chỉ thích cùng chúng tôi thăm người nghèo khó, đi vào vùng sâu vùng xa để cảm thông với người cùng khổ. Một ngày nắng vẫn đẹp, chúng tôi được biết anh bị mất việc làm (lay off). Chúng tôi buồn và chẳng biết làm gì cho anh ngoài việc cầu nguyện. Rồi vẫn một ngày nắng đẹp, chúng tôi ngạc nhiên vì anh gửi tiền cho chúng tôi để giúp người nghèo. Chúng tôi có những cảm xúc khó tả vì tấm lòng anh vẫn mở ra, còn công việc đời thường của anh vẫn còn đang khép lại...người ta tìm được bao nhiêu người có cách sống như thế?

CÂU CHUYỆN ĐÁM TANG

Chuyện “hiếu hỉ” là chuyện đời thường. Một buổi sáng sớm, tôi đến dự lễ thánh an táng của cụ bà đã trên 80 tuổi. Trong bài giảng, cha dòng Đồng Công đã có câu chuyện thế này: Có một ông vua đã nuôi trong triều đình của mình một anh chàng hề. Vẻ ngốc nghếch, chân thành và trò vui của anh ta đã làm cho nhà vua bớt căng thẳng vì công việc triều chính. Vua quí anh hề và tặng cho anh một cái trượng và dặn rằng: “Khi nào gặp một người ngốc nghếch hơn ngươi thì hãy tặng cây trượng này cho người đó.” Ít lâu sau, nhà vua bệnh nặng, anh hề bước đến bên giường vua, hai người đã nói với nhau thế này: - Đức vua cảm thấy trong mình thế nào? - Ta không thể tiếp tục cuộc sống này, ta sắp sửa đi xa...một chuyến đi không trở lại. – Thế Ngài có chuẩn bị hành trang gì cho chuyến đi này không? Nhà vua lắc đầu. Anh hề liền trao cho nhà vua cây trượng và nói: “Ngài thật là ngốc nghếch hơn thần, một chuyến đi dài mà không có hành trang, hãy nhận lại cây trượng này!” Ai cũng phải rời cuộc sống trần gian này, nếu không chuẩn bị hành trang cho “cuộc sống đời sau” quả là ngốc nghếch!

QUI LUẬT TỰ NHIÊN Cha chánh xứ và HĐMV mời tôi làm việc tiếp cho nhiệm kỳ mới. Tôi tìm cách từ chối một cách lịch sự, tôi trả lời: “Con sắp bước vào tuổi thọ đầu tiên của đời người, nên muốn dành thời gian và sức lực cho việc xã hội và viết những gì làm con cảm thấy thú vị....mong được thông cảm ạ!”

Tuy trả lời như thế nhưng lòng tôi suy nghĩ thế này: Chúng ta sống theo một qui luật tự nhiên. Từ tình yêu Chúa chúc phúc, ta sinh ra bởi cha mẹ và trở về cát bụi. Phải hiểu rằng sinh hoạt trong đời sống cũng vậy; theo từng giai đoạn của qui trình: xuất hiện - phát triển - biến mất. Về mặt công việc biết dừng lại đúng lúc là khôn ngoan.

Chỉ có đức bác ái và tình cảm là xuất phát theo qui luật của trái tim và có thể theo ta đến cuối cuộc đời mà thôi!

ĂN ĐỂ SỐNG Một ngày đầy lo lắng, bác sĩ nói rằng tôi ăn uống “không đủ chất” và hay thức khuya, nếu cứ tiếp tục như thế sẽ sinh ra bệnh hiểm nghèo, vì đã có những dấu hiệu xuất hiện. Tôi làm theo bác sĩ dặn và chọn cách đi ăn buffet để có đủ dinh dưỡng vì không thể nấu nướng “lách cách” được.

Lòng tôi chùng xuống, hơn hai mươi năm qua, đi vào vùng sâu vùng xa để gặp gỡ và chia sẻ, tôi thấy nhiều gia đình nhà cửa thì trống hoác kiếm cái ăn quá vất vả, (khi nhận được thùng mì, chai nước mắm, ký đường...thì mừng húm); nghĩa là mức sống tối thiểu còn chênh vênh, nói chi đến chuyện uống sữa hay ăn đủ chất. Tôi không hiểu khi có tuổi một chút thì họ sẽ bệnh hoạn thế nào? Một nỗi buồn chen vào niềm vui mùa thường niên của tôi.

ĐỜI THƯỜNG Mỗi lần đi công tác, nhất là công việc gì phải nghỉ đêm xa nhà, tôi phải rũ bỏ nếp sống đời thường của mình như là một sự “vượt qua”.

Đó là một nếp sống lành mạnh pha lẫn“hấp dẫn tai hại”. Lành mạnh thì theo quan niệm của mỗi người, miễn là hướng theo “cái gốc” Tin Mừng của Đức Kitô. Còn “hấp dẫn tai hại” chính là việc “quá độ” khi vào thế giới Internet, điện thoại, game và mê phim truyền hình. Dù có rất nhiều lời khuyên, từ Đức Thánh Cha cho đến người “tốt lành” bé nhỏ, tôi vẫn khó có thể “thắng được mình” để có thể dùng thời gian làm những việc hữu ích (như lời Đức Thánh Cha khuyên các bạn trẻ). Những chuyến công tác xã hội làm cho sự cố gắng “vượt qua” của tôi lớn lên và chín dần. Ước gì, giây phút sống đời thường hiện tại của tôi liên tục bước qua được “đam mê nô lệ” ấy để “mùa thường niên” của cuộc đời “khỏe mạnh” hơn.
 
Lễ kính Thánh Gioan Tiền Hô bị chém đầu : 29/8/14 : Chiếc đầu trên điã
Đinh Van Tiến Hùng
11:58 26/08/2014
Chiếc Đầu Trên Đĩa
( Lễ kính Thánh Gioan Tiền Hô bị chém đầu : 29/8/14 )

*”Có tiếng hô nơi hoang địa: hãy dọn sẵn con đường của Đức Chúa, sửa lối cho thẳng để Ngài đi. Mọi thung lũng phải lấp cho đầy, mọi núi đồi phải bạt cho thấp, khúc quanh co phải uốn cho ngay, đường lồi lõm hãy san cho phẳng. Rồi hết mọi người phàm sẽ thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa.”
( Is.40: 3- 5 ; Mc.1: 3 ; Mt.3: 3 )


Một vũ điệu cuồng loạn,
Một dục vọng dâng trào,
Một phần thưởng được trao,
Một chiếc đầu trên đĩa.

Đó là cả ý nghĩa,
Cuộc đời đẹp biết bao,
Đấng Tiền Hô Gio-an,
Đã chứng minh vì Chúa.

Tiếng vang trong hoang địa:
Hãy dọn sẵn con đường,
Uốn cho thẳng khúc quanh,
San cho bằng đồi núi,

Để đón Đấng cứu độ,
Chính là Chúa Ki-tô,
Tôi sứ mạng tiền hô,
Được Ngài sai đi trước.

Đấng các người mong ước,
Ngài sẽ đến sau tôi,
Nhưng cao trọng tuyệt vời,
Tôi chỉ là đầy tớ.

Đấng Thiên Sai chứng tỏ,
Sẽ cứu độ dân Người,
Ban cuộc sống đẹp tươi,
Thoát khỏi vòng u tối.

Thánh Gio-an tiên khởi,
Mở đường nơi trần gian,
Muôn lòng đầy hân hoan,
Đón nhận Chúa Cứu Thế.

Trải muôn ngàn thế hệ,
Không ai diễm phúc bằng,
Được Thiên Chúa tin dùng,
Như Gio-an Tẩy Giả.

Ôi cuộc đời cao cả,
Nhận thiên chức cao sang,
Tròn sứ nghiệp huy hoàng,
Chết tín trung can đảm.
Một vũ điệu cuồng loạn,
Một dục vọng dâng trào,
Một phần thưởng được trao,
Một chiếc đầu trên đĩa.

Ôi cuộc đời trần thế,
Làm xao động lòng người,
Bao tiếng khóc tiếng cười,
Sẽ chìm vào dĩ vãng.

Cuộc đời sẽ viên mãn,
Xin soi sáng tâm hồn,
Cho con phải nhớ luôn,
Theo gương Người Mở Lối.

ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chiếc Xe Phế Thải
Richard Drysdale
21:19 26/08/2014
CHIẾC XE PHẾ THẢI
Ảnh của Richard Drysdale
Một đời khó nhọc lao công
Giờ đây thân xác nơi đồng hoang vu
Mặc cho sương gió mây mù
Bạn cùng cây cỏ núi rừng quạnh hưu.
(Trích thơ của Lê Trị)