Phụng Vụ - Mục Vụ
Nữ Vương ban sự bình an: Từ quan niệm người phụ nữ trong gia đình
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
07:07 25/08/2014
Từ quan niệm người phụ nữ trong gia đình
Theo văn hóa Á Đông, người phụ nữ được coi người "nội trợ", còn người đàn ông thì lo việc ngoài xã hội. Trong nhà, nếu có người phụ nữ chăm lo, thì gia đình được ấm cúng, trật tự ngăn nắp và bình an. Vì thế, trong tiếng Hán, chữ “An 平安” được viết bởi: bộ miên (còn gọi là bộ mái nhà) và chữ "nữ"; ý chỉ rằng: để được yên ổn phải có người phụ nữ trong nhà.
Quả thế, để gia đình được êm ấm, bình an và hạnh phúc, cần có người phụ nữ hiện diện, lo lắng và chăm sóc. Gia đình nào có người phụ nữ chăm lo, gia đình đó có sự ngăn nắp, ấm cúng, sạch sẽ...; gia đình đó có bình an. Dĩ nhiên, người phụ nữ đó phải là người công dung ngôn hạnh, đảm đang, chịu khó, chung thủy và biết thương chồng thương con.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, cuộc sống đã thay đổi, quan niệm về người phụ nữ cũng thay đổi. Ở những nước phát triển như ở Mỹ, vị trí người phụ nữ và đàn ông trong gia đình nhiều lúc thay đổi ngược lại, đàn ông trở thành nội trợ, phụ nữ người lo làm việc ngoài xã hội. Trong một số trường hợp, cánh phụ nữ dễ thành công và dễ tìm việc làm hơn cánh đàn ông, nhờ sự mềm dẽo, dễ hội nhập và nhanh nhẹnh, cùng một lúc làm được nhiều việc.
Dầu có những thay đổi, nhưng không vì thế mà vai trò của người phụ nữ trong gia đình không được coi trọng. Sự hiện diện của họ là yếu tố giúp cho gia đình được bình an hạnh phúc.
Eva, người phụ nữ làm mất bình an
Trong lịch sử nhân loại, có những người phụ nữ đã làm cho gia đình nhân loại được bình an. Nhưng cũng không thiếu những phụ nữ đã làm cho nhân loại mất bình an.
Khởi đầu lịch sử nhân loại, Kinh Thánh cho chúng ta biết Eva là "mẹ của chúng sinh", đã bị ma quỷ cảm dỗ và bất tuân lệnh Thiên Chúa, bà đã ăn trái cấm và đưa cho Adong cũng ăn (x. St 3,1-7). Hậu quả của sự bất tuân dẫn loài ngườ tới sự chết: "Cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người (Rm 5,12). Vì Eva là người phụ nữ đầu tiên đã phạm tội, nên cả gia đình nhân loại không có bình an và phải chết.
Maria, Nữ Vương ban sự bình an
Tuy nhiên, may mắn thay cho nhân loại, khởi đầu Giao Ước mới, Thiên Chúa đã cho xuất hiện một người phụ nữ khác, người phụ nữ đó đã mang lại sự bình an cho nhân loại, đó chính là Đức Maria.
Khác với Eva, Đức Maria "được chúc phúc giữa những người phụ nữ và Con lòng bà cũng được chúc phúc" (Lc 1,40). Bởi vì, Mẹ hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa, Mẹ hoàn toàn tin vào Lời Chúa hứa. Mẹ là người nữ nhân đức vẹn toàn, công danh ngôn hạnh, mười phân vẹn mười. Mẹ đã cưu mang và sinh hạ cho nhân loại Đấng Cứu Thế, Chúa Giêsu Kitô, là Đấng Tối Cao, "Đấng dùng roi sắt mà cai trị muôn dân" (Kh 12,1-6). Nhờ Người Con đó, nhân loại khỏi chết và được cứu độ.
Sau khi đã hoàn tất hành trình dương thế, Mẹ được Thiên Chúa ân thưởng đại phúc là được lên trời cả hồn lẫn xác. Đó là phần thưởng cho một người phụ nữ đã tin và sống theo ý Chúa. Đó cũng là hoa quả bởi phúc lòng Mẹ đã cưu mang và cho bú mớm. Mẹ xứng đáng với phần thưởng đó vì Mẹ đã dâng hiến trọn vẹn cho Chúa. Đây cũng sẽ là phần thưởng của ngày cánh chung cho những ai noi gương và sống như Mẹ.
Như thế, nếu Eva là người phụ nữ đã làm cho gia đình nhân loại mất bình an, thì Đức Maria đã làm cho gia đình nhân loại có bình an. Bên Tòa Chúa, Mẹ là người cầu bầu cho chúng ta.
Dù lên trời, nhưng Mẹ luôn luôn gần gũi và đồng hành với chúng ta, những người con cái Mẹ trong đại gia đình Giáo Hội. Bên Tòa Chúa, Mẹ cầu bầu cho chúng ta được sự bình an. Nếu gia đình nào có Mẹ ở trong nhà thì gia đình đó có bình an. Vì Mẹ chính là "Nữ Vương Ban Sự bằng yên".
Những dấu chứng của tình Mẹ
Lịch sử chứng minh rằng: trong hai mươi thế kỷ qua, Mẹ luôn luôn đồng hành với con cái Mẹ còn ở biển đời dương thế. Mẹ đã nhiều lần hiện ra ở Lộ Đức, ở Fatima, ở Guadalupe, ở Lavang... để an ủi, ban ơn và chở che con cái Mẹ trong những lúc lầm than khốn khổ. Mỗi lần hiện ra, Mẹ đều gửi tới loài người sứ điệp yêu thương và bình an của Mẹ.
Mẹ cũng đã đồng hành với Giáo Phận Vinh gần 400 năm qua khi hạt giống Tin Mừng được gieo tại miền đất này, nên ngày 15-8-1892, Ðức cha Louis Pineau Trị dâng hiến giáo phận cho Ðức Mẹ và chọn lễ này làm quan thầy của Giáo Phận Vinh. Năm 1976 chiến tranh, nhà thờ Chính Tòa Xã Đoài bị dội bom, tượng Mẹ từ trên tháp rơi xuống mà vẫn đứng vững không hề gì. Mẹ vẫn chở che giáo phận trong những lúc tối tăm như thế.
Có những người kể lại khi họ vượt biên qua Mỹ, giữa biển cả lênh đênh thập tử nhất sinh, chỉ còn lại chuỗi tràng hạt và tượng Đức Mẹ, cứ lần hạt và ôm gì lấy Mẹ. Nhờ sự bầu cử của Mẹ mà gia đình được sống và tới bến bờ đất nước Tự Do.
Mừng lễ Mẹ Lên Trời là ngày vinh thắng của Mẹ, chúng ta vui mừng chia sẻ phần vinh quang và hồng ân này. Dù nam hay nữ, tất cả chúng ta được mời gọi noi gương Mẹ để sống cuộc đời kitô hữu như Mẹ đã sống: là tin tưởng, phó phác, hiến dâng và phục vụ Chúa và Giáo Hội. Đó là con đường đưa chúng ta về Trời cùng với Mẹ. Chúng ta hãy chạy đến với Mẹ để xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta luôn được bình an trong mọi nghịch cảnh cuộc sống. Khi đi đường, khi lên xe, lên máy bay, hay bắt đầu làm bất cứ việc gì, chúng ta hãy đọc:
Lạy Mẹ Maria là Nữ Vương Ban Sự Bình An, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử - Amen.
[1] Cf. Đường Thi, Từ Vững Hán Việt. Học Chữ Hán – Việt, Phương Pháp Lục Thư, tr. 118.
Theo văn hóa Á Đông, người phụ nữ được coi người "nội trợ", còn người đàn ông thì lo việc ngoài xã hội. Trong nhà, nếu có người phụ nữ chăm lo, thì gia đình được ấm cúng, trật tự ngăn nắp và bình an. Vì thế, trong tiếng Hán, chữ “An 平安” được viết bởi: bộ miên (còn gọi là bộ mái nhà) và chữ "nữ"; ý chỉ rằng: để được yên ổn phải có người phụ nữ trong nhà.
Quả thế, để gia đình được êm ấm, bình an và hạnh phúc, cần có người phụ nữ hiện diện, lo lắng và chăm sóc. Gia đình nào có người phụ nữ chăm lo, gia đình đó có sự ngăn nắp, ấm cúng, sạch sẽ...; gia đình đó có bình an. Dĩ nhiên, người phụ nữ đó phải là người công dung ngôn hạnh, đảm đang, chịu khó, chung thủy và biết thương chồng thương con.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, cuộc sống đã thay đổi, quan niệm về người phụ nữ cũng thay đổi. Ở những nước phát triển như ở Mỹ, vị trí người phụ nữ và đàn ông trong gia đình nhiều lúc thay đổi ngược lại, đàn ông trở thành nội trợ, phụ nữ người lo làm việc ngoài xã hội. Trong một số trường hợp, cánh phụ nữ dễ thành công và dễ tìm việc làm hơn cánh đàn ông, nhờ sự mềm dẽo, dễ hội nhập và nhanh nhẹnh, cùng một lúc làm được nhiều việc.
Dầu có những thay đổi, nhưng không vì thế mà vai trò của người phụ nữ trong gia đình không được coi trọng. Sự hiện diện của họ là yếu tố giúp cho gia đình được bình an hạnh phúc.
Eva, người phụ nữ làm mất bình an
Trong lịch sử nhân loại, có những người phụ nữ đã làm cho gia đình nhân loại được bình an. Nhưng cũng không thiếu những phụ nữ đã làm cho nhân loại mất bình an.
Khởi đầu lịch sử nhân loại, Kinh Thánh cho chúng ta biết Eva là "mẹ của chúng sinh", đã bị ma quỷ cảm dỗ và bất tuân lệnh Thiên Chúa, bà đã ăn trái cấm và đưa cho Adong cũng ăn (x. St 3,1-7). Hậu quả của sự bất tuân dẫn loài ngườ tới sự chết: "Cũng như do một người mà tội lỗi đã nhập vào thế gian, và do tội lỗi mà có sự chết, và thế là sự chết đã truyền tới mọi người (Rm 5,12). Vì Eva là người phụ nữ đầu tiên đã phạm tội, nên cả gia đình nhân loại không có bình an và phải chết.
Maria, Nữ Vương ban sự bình an
Tuy nhiên, may mắn thay cho nhân loại, khởi đầu Giao Ước mới, Thiên Chúa đã cho xuất hiện một người phụ nữ khác, người phụ nữ đó đã mang lại sự bình an cho nhân loại, đó chính là Đức Maria.
Khác với Eva, Đức Maria "được chúc phúc giữa những người phụ nữ và Con lòng bà cũng được chúc phúc" (Lc 1,40). Bởi vì, Mẹ hoàn toàn vâng phục Thiên Chúa, Mẹ hoàn toàn tin vào Lời Chúa hứa. Mẹ là người nữ nhân đức vẹn toàn, công danh ngôn hạnh, mười phân vẹn mười. Mẹ đã cưu mang và sinh hạ cho nhân loại Đấng Cứu Thế, Chúa Giêsu Kitô, là Đấng Tối Cao, "Đấng dùng roi sắt mà cai trị muôn dân" (Kh 12,1-6). Nhờ Người Con đó, nhân loại khỏi chết và được cứu độ.
Sau khi đã hoàn tất hành trình dương thế, Mẹ được Thiên Chúa ân thưởng đại phúc là được lên trời cả hồn lẫn xác. Đó là phần thưởng cho một người phụ nữ đã tin và sống theo ý Chúa. Đó cũng là hoa quả bởi phúc lòng Mẹ đã cưu mang và cho bú mớm. Mẹ xứng đáng với phần thưởng đó vì Mẹ đã dâng hiến trọn vẹn cho Chúa. Đây cũng sẽ là phần thưởng của ngày cánh chung cho những ai noi gương và sống như Mẹ.
Như thế, nếu Eva là người phụ nữ đã làm cho gia đình nhân loại mất bình an, thì Đức Maria đã làm cho gia đình nhân loại có bình an. Bên Tòa Chúa, Mẹ là người cầu bầu cho chúng ta.
Dù lên trời, nhưng Mẹ luôn luôn gần gũi và đồng hành với chúng ta, những người con cái Mẹ trong đại gia đình Giáo Hội. Bên Tòa Chúa, Mẹ cầu bầu cho chúng ta được sự bình an. Nếu gia đình nào có Mẹ ở trong nhà thì gia đình đó có bình an. Vì Mẹ chính là "Nữ Vương Ban Sự bằng yên".
Những dấu chứng của tình Mẹ
Lịch sử chứng minh rằng: trong hai mươi thế kỷ qua, Mẹ luôn luôn đồng hành với con cái Mẹ còn ở biển đời dương thế. Mẹ đã nhiều lần hiện ra ở Lộ Đức, ở Fatima, ở Guadalupe, ở Lavang... để an ủi, ban ơn và chở che con cái Mẹ trong những lúc lầm than khốn khổ. Mỗi lần hiện ra, Mẹ đều gửi tới loài người sứ điệp yêu thương và bình an của Mẹ.
Mẹ cũng đã đồng hành với Giáo Phận Vinh gần 400 năm qua khi hạt giống Tin Mừng được gieo tại miền đất này, nên ngày 15-8-1892, Ðức cha Louis Pineau Trị dâng hiến giáo phận cho Ðức Mẹ và chọn lễ này làm quan thầy của Giáo Phận Vinh. Năm 1976 chiến tranh, nhà thờ Chính Tòa Xã Đoài bị dội bom, tượng Mẹ từ trên tháp rơi xuống mà vẫn đứng vững không hề gì. Mẹ vẫn chở che giáo phận trong những lúc tối tăm như thế.
Có những người kể lại khi họ vượt biên qua Mỹ, giữa biển cả lênh đênh thập tử nhất sinh, chỉ còn lại chuỗi tràng hạt và tượng Đức Mẹ, cứ lần hạt và ôm gì lấy Mẹ. Nhờ sự bầu cử của Mẹ mà gia đình được sống và tới bến bờ đất nước Tự Do.
Mừng lễ Mẹ Lên Trời là ngày vinh thắng của Mẹ, chúng ta vui mừng chia sẻ phần vinh quang và hồng ân này. Dù nam hay nữ, tất cả chúng ta được mời gọi noi gương Mẹ để sống cuộc đời kitô hữu như Mẹ đã sống: là tin tưởng, phó phác, hiến dâng và phục vụ Chúa và Giáo Hội. Đó là con đường đưa chúng ta về Trời cùng với Mẹ. Chúng ta hãy chạy đến với Mẹ để xin Mẹ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta luôn được bình an trong mọi nghịch cảnh cuộc sống. Khi đi đường, khi lên xe, lên máy bay, hay bắt đầu làm bất cứ việc gì, chúng ta hãy đọc:
Lạy Mẹ Maria là Nữ Vương Ban Sự Bình An, xin Mẹ cầu bầu cho chúng con khi này và trong giờ lâm tử - Amen.
[1] Cf. Đường Thi, Từ Vững Hán Việt. Học Chữ Hán – Việt, Phương Pháp Lục Thư, tr. 118.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:12 25/08/2014
CHIM CÁNH CỤT KHÔNG BIẾT LẠNH
Chim cánh cụt đi bên bờ biển xích đạo, tứ cố vô thân, nó cảm thấy gió biển lặng lẽ, khí lạnh kinh người, một cảm giác thê lương tận đáy lòng nó tự nhiên bùng lên.
Đến nam cực, nó cùng các bạn cùng lớp vui đùa đánh đáo, tương thân tương trợ “liền một khối” mà không cảm thấy mình đang đứng trên tảng băng nguyên vẹn lạnh như cắt, nó hỏi Đấng tạo hóa:
- “Lạ thật, khi con ở nam cực không cảm thấy lạnh, vậy mà tại sao lúc ở xích đạo toàn thân cứ run lên cầm cập?”
Đấng tạo hóa không nín được, cười nói:
- “Bé con, có những lúc lạnh không nhất thiết là phải liên quan tới thời tiết, nhưng có quan hệ với sự cô đơn.”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Xích đạo thì nóng vô cùng, nhưng cảm thấy lạnh lẽo, vì sự cô đơn; nam cực thì lạnh vô cùng, nhưng cảm thấy ấm áp dễ chịu, bởi vì không cô đơn, bởi vì có bạn bè vui đùa.
Con người ta khi vắng người tình thì không phải cảm thấy cô đơn lạnh lẽo đó sao ? Mùa xuân trời đẹp, chim ca bướm lượn, ai ai cũng vui vẻ đón xuân, mà mình thì lại rỉ rả ca bài; “mùa xuân cô đơn” đó có phải là thời tiết không, chắc chắn là không.
Tâm hồn của chúng ta cũng có lúc cảm thấy cô đơn, không phải vì thất tình hay vì vắng xa người yêu, mà là vắng bóng Thiên Chúa ở trong tâm hồn mình. Ở đâu vắng bóng Thiên Chúa, ở đó sẽ có hận thù ghen ghét, mà hận thù ghét ghen không phải là bóng đêm của tội lỗi sao?
Vắng bóng Thiên Chúa là vì chúng ta chọn vật chất, danh vọng, quyền uy, chọn hưởng thụ thế gian và đem Thiên Chúa quăng ra ngoài đường, rước ma quỷ vào làm chủ trong tâm hồn của mình.
Khi trong lòng chúng ta có Thiên Chúa, tràn ngập ân sủng của Ngài, thì chúng ta sẽ không còn cô đơn, không còn cảm thấy lạnh lẽo dù thời tiết nóng như thiêu, lạnh như cắt.
Khi tâm hồn chúng ta vắng bóng Thiên Chúa, thì dù sống trên đống của cải, trên mọi danh vọng, thì cũng cảm thấy cô đơn và bất an.
Và khi chúng ta có Chúa ở trong lòng, thì dù bị đày ra ngoài nam cực hay xích đạo, bị tù đày giam cầm, thời tiết nóng hay lạnh, hoặc nghèo rớt mồng tơi thì cũng chẳng nhằm nhò gì với chúng ta, bởi vì Thiên Chúa là ánh quang huy chiếu rọi tâm hồn mọi người.
- Khi tâm hồn vắng bóng Thiên Chúa thì tâm hồn lạnh lẽo, bất an, cô đơn và sợ hãi.
- Khi thế giới vắng bóng Thiên Chúa thì thế giới chiến tranh, loạn lạc, bất công và hận thù.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Chim cánh cụt đi bên bờ biển xích đạo, tứ cố vô thân, nó cảm thấy gió biển lặng lẽ, khí lạnh kinh người, một cảm giác thê lương tận đáy lòng nó tự nhiên bùng lên.
Đến nam cực, nó cùng các bạn cùng lớp vui đùa đánh đáo, tương thân tương trợ “liền một khối” mà không cảm thấy mình đang đứng trên tảng băng nguyên vẹn lạnh như cắt, nó hỏi Đấng tạo hóa:
- “Lạ thật, khi con ở nam cực không cảm thấy lạnh, vậy mà tại sao lúc ở xích đạo toàn thân cứ run lên cầm cập?”
Đấng tạo hóa không nín được, cười nói:
- “Bé con, có những lúc lạnh không nhất thiết là phải liên quan tới thời tiết, nhưng có quan hệ với sự cô đơn.”
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Xích đạo thì nóng vô cùng, nhưng cảm thấy lạnh lẽo, vì sự cô đơn; nam cực thì lạnh vô cùng, nhưng cảm thấy ấm áp dễ chịu, bởi vì không cô đơn, bởi vì có bạn bè vui đùa.
Con người ta khi vắng người tình thì không phải cảm thấy cô đơn lạnh lẽo đó sao ? Mùa xuân trời đẹp, chim ca bướm lượn, ai ai cũng vui vẻ đón xuân, mà mình thì lại rỉ rả ca bài; “mùa xuân cô đơn” đó có phải là thời tiết không, chắc chắn là không.
Tâm hồn của chúng ta cũng có lúc cảm thấy cô đơn, không phải vì thất tình hay vì vắng xa người yêu, mà là vắng bóng Thiên Chúa ở trong tâm hồn mình. Ở đâu vắng bóng Thiên Chúa, ở đó sẽ có hận thù ghen ghét, mà hận thù ghét ghen không phải là bóng đêm của tội lỗi sao?
Vắng bóng Thiên Chúa là vì chúng ta chọn vật chất, danh vọng, quyền uy, chọn hưởng thụ thế gian và đem Thiên Chúa quăng ra ngoài đường, rước ma quỷ vào làm chủ trong tâm hồn của mình.
Khi trong lòng chúng ta có Thiên Chúa, tràn ngập ân sủng của Ngài, thì chúng ta sẽ không còn cô đơn, không còn cảm thấy lạnh lẽo dù thời tiết nóng như thiêu, lạnh như cắt.
Khi tâm hồn chúng ta vắng bóng Thiên Chúa, thì dù sống trên đống của cải, trên mọi danh vọng, thì cũng cảm thấy cô đơn và bất an.
Và khi chúng ta có Chúa ở trong lòng, thì dù bị đày ra ngoài nam cực hay xích đạo, bị tù đày giam cầm, thời tiết nóng hay lạnh, hoặc nghèo rớt mồng tơi thì cũng chẳng nhằm nhò gì với chúng ta, bởi vì Thiên Chúa là ánh quang huy chiếu rọi tâm hồn mọi người.
- Khi tâm hồn vắng bóng Thiên Chúa thì tâm hồn lạnh lẽo, bất an, cô đơn và sợ hãi.
- Khi thế giới vắng bóng Thiên Chúa thì thế giới chiến tranh, loạn lạc, bất công và hận thù.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:15 25/08/2014
N2T |
48. Khi tình yêu thánh hóa con, thì như nước trong cống ngầm chảy vào trong đồng ruộng.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch trong “Cách ngôn thần học tu đức”
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Liên Hiệp Quốc cảnh báo 20,000 người tại thị trấn Amerli có thể bị thảm sát
Đặng Tự Do
03:10 25/08/2014
Đặc sứ của Liên Hiệp Quốc tại Iraq đã kêu gọi cộng đồng quốc tế có hành động ngay lập tức để tránh một cuộc thảm sát quy mô thường dân vô tội trong một thị trấn ở miền Bắc Iraq đang bị bao vây bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Ông Nickolay Mladenov cho biết ông đã "cảnh báo một cách nghiêm trọng" về tình trạng của 20,000 người sống tại thị trấn Amerli miền bắc Iraq vì trong nhiều ngày qua họ không có thức ăn hoặc nước vì cuộc bao vây đã kéo dài hai tháng tiếp tục.
Ông nói: "Tình hình của những người dân tại Amerli là tuyệt vọng và đòi hỏi hành động ngay lập tức để ngăn chặn vụ thảm sát có thể xảy ra. Thành phố bị bao vây bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS và những báo cáo xác nhận rằng người dân đang sống trong những điều kiện tuyệt vọng.".
Mladenov, một cựu bộ trưởng ngoại giao Bulgaria, cũng kêu gọi chính phủ Iraq phải sơ tán dân chúng ra khỏi thị trấn này hoặc cung cấp "viện trợ nhân đạo cứu sinh" cho những người bị mắc kẹt ở đó.
Ông nói thêm: "Các đồng minh của Iraq và cộng đồng quốc tế phải làm việc với các nhà chức trách để ngăn chặn một thảm kịch nhân đạo. Đại diện Liên Hợp Quốc tại Iraq phải làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ chính phủ và người dân Iraq trong việc giảm thiểu những đau khổ khôn xiết của người dân Amerli".
Quân khủng bố IS đã bao vây thị trấn này nơi tập trung đông đảo những người Hồi Giáo Shiite là những người mà quân khủng bố IS gặp là giết chứ không cần bắt phải cải đạo sang Hồi Giáo Sunni như chúng.
Ít nhất 200 thanh niên đã bị giết khi cố gắng thoát vòng vây của quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Ông nói: "Tình hình của những người dân tại Amerli là tuyệt vọng và đòi hỏi hành động ngay lập tức để ngăn chặn vụ thảm sát có thể xảy ra. Thành phố bị bao vây bởi bọn khủng bố Hồi Giáo IS và những báo cáo xác nhận rằng người dân đang sống trong những điều kiện tuyệt vọng.".
Mladenov, một cựu bộ trưởng ngoại giao Bulgaria, cũng kêu gọi chính phủ Iraq phải sơ tán dân chúng ra khỏi thị trấn này hoặc cung cấp "viện trợ nhân đạo cứu sinh" cho những người bị mắc kẹt ở đó.
Ông nói thêm: "Các đồng minh của Iraq và cộng đồng quốc tế phải làm việc với các nhà chức trách để ngăn chặn một thảm kịch nhân đạo. Đại diện Liên Hợp Quốc tại Iraq phải làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ chính phủ và người dân Iraq trong việc giảm thiểu những đau khổ khôn xiết của người dân Amerli".
Quân khủng bố IS đã bao vây thị trấn này nơi tập trung đông đảo những người Hồi Giáo Shiite là những người mà quân khủng bố IS gặp là giết chứ không cần bắt phải cải đạo sang Hồi Giáo Sunni như chúng.
Ít nhất 200 thanh niên đã bị giết khi cố gắng thoát vòng vây của quân khủng bố Hồi Giáo IS.
Hào quang những chiến thắng dồn dập của IS thu hút đông đảo thanh niên Hồi Giáo Tây Phương
Đặng Tự Do
07:32 25/08/2014
Giáo trưởng Soharwardy |
Hồi giáo nhập cư đòi Anh phải áp dụng luật Sharia |
Hồi giáo nhập cư đòi Anh phải áp dụng luật Sharia |
Syed Soharwardy, người sáng lập Hội đồng tối cao Hồi giáo Canada (ISCC), kêu gọi chính quyền Canada và phương Tây tăng cường cuộc chiến chống quân khủng bố Hồi Giáo IS.
"Tôi chắc chắn rằng việc tuyển quân đang xảy ra ngay tại đất nước này, trước mũi chúng ta, tại các trường đại học, các trường cao đẳng chúng ta, tại các nơi thờ tự, trong cộng đồng của chúng ta," ông nói như trên với đài truyền hình CBC.
Soharwardy nói thêm rằng một tên khủng bố Hồi Giáo IS từng cư ngụ tại Ottawa và đang chiến đấu với ISIS tại Mosul ở miền bắc Iraq đã gửi cho ông một tin nhắn đe dọa giết chết ông trên Facebook.
"Hắn ta trách tôi lên án ISIS, và nói rằng ‘Mày là một thằng giáo trưởng Hồi giáo biến thái và cái thứ Hồi giáo của mày không phải là Hồi Giáo thứ thiệt".
Nhà lãnh đạo Hồi giáo ở vùng Calgary than thở rằng những lời đe dọa như vậy không phải là lần đầu. Ông nói:
"Tôi bị dọa giết bởi nhiều người, chỉ tháng trước tôi đã bị một người dọa giết trên một trang web."
Tháng Hai năm nay, tình báo Canada cho biết ít nhất 130 người Canada đã đến Iraq và Syria sát cánh chiến đấu với ISIS.
Giáo trưởng Soharwardy thở dài:
"Ba thanh niên trong cộng đồng Hồi Giáo Calgary đã chết ở Iraq và Syria vì chiến đấu cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS. Một trong ba người đó tôi biết rất rành."
"Những người này bị tẩy não ngay ở đây, chính trên đất nước này," ông nói thêm.
Giáo trưởng Soharwardy đã bắt đầu một cuộc tuyệt thực 48 giờ "để gây nhận thức trong cộng đồng ông về tính chất nguy hiểm của bọn khủng bố Hồi Giáo IS" và tỏ lòng tôn kính nhà báo Công Giáo Hoa Kỳ James Foley, người đã bị quân khủng bố Hồi Giáo IS chém đầu.
Trong khi đó tại Anh quốc, tình báo Anh tin rằng tên khủng bố trùm đầu kín mít đã chặt đầu anh James Foley là tên Abdel Majed Abdel Bary, 23 tuổi đã sang Syria để chiến đấu cho bọn khủng bố Hồi Giáo IS.
Cha của tên khủng bố này là người Anh gốc Ai cập đã bị dẫn độ từ London sang Hoa Kỳ vào năm 2012 vì những liên hệ với bọn khủng bố Osama Bin Laden và vụ đặt bom tại Toà Đại Sứ Mỹ ở Phi châu vào năm 1998.
Syrian Observatory for Human Rights của Anh nói rằng chỉ nội trong tháng 7 năm 2014, bọn khủng bố Hồi Giáo IS đã tuyển dụng được thêm 6,000 chiến binh.
Từ hơn hai năm qua, trên đường phố London đã xảy ra những cuộc biểu tình của người Hồi Giáo đòi Anh quốc phải áp dụng luật Hồi Giáo Sharia. Thủ tướng Anh David Cameron bày tỏ lo ngại rằng nhiều nhóm khủng bố Hồi Giáo đang hoạt động ráo riết tại ngay trên các đường phố London.
Tưởng cũng nên nhắc lại vào chiều ngày 22 tháng 5 năm 2013, một người lính pháo binh của quân đội Anh, là Lee Rigby của Trung đoàn Hoàng gia Fusiliers, đã bị tấn công và bị giết bởi hai tên khủng bố Hồi Giáo Michael Adebolajo và Michael Adebowale chỉ cách doanh trại của anh có 200m. Anh Lee Rigby vừa ra khỏi doanh trại Pháo Binh Woolwich, phía đông nam London và đi bộ dọc theo đường Wellington thì bị hai tên khủng bố dùng dao và búa đâm chém anh đến chết. Hai tên này sau đó kéo lê thi thể anh Rigby ra giữa đường và đứng tại hiện trường chờ cảnh sát đến bắt.
ĐHY Louis Sako: Hoa Kỳ phải chịu trách nhiệm lịch sử và luân lý với Kitô hữu Iraq
Đặng Tự Do
16:56 25/08/2014
Đức Thượng Phụ Louis Raphaël Sako vừa tái đưa ra một lời thỉnh cầu lương tâm thế giới về thảm trạng các Kitô hữu Iraq. Ngài viết trong tuyên bố đưa ra hôm Chúa Nhật 24 tháng 8:
"Điều đã trở nên rõ ràng rằng các Kitô hữu Iraq cùng với các nhóm thiểu số khác đã bị một đòn chí tử đánh vào cốt lõi cuộc sống và sự tồn tại của họ qua việc hơn 100,000 Kitô hữu bị cưỡng bức bằng vũ lực phải bỏ nhà cửa di tản, bị cướp bóc của cải, tiền bạc, giấy tờ, nhà cửa chỉ vì họ là Kitô hữu,"
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Canđê cho biết:
"Tôi đã đến thăm các trại tị nạn của người dân ở các tỉnh Erbil và Dohok, và những gì tôi đã thấy và những gì tôi đã nghe là vượt quá trí tưởng tượng."
"Đến nay vẫn chưa có phải một giải pháp cụ thể trước mắt cho cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đối mặt. Mặt khác, tiền bạc, vũ khí và các chiến binh thánh chiến tiếp tục được đổ vào cho quân khủng bố Hồi Giáo IS. Mặc dù thực tế là chúng tôi đang phải sống trong một chiến dịch có tính toán nhằm loại bỏ chúng tôi khỏi Iraq, lương tâm thế giới chưa hoàn toàn tỉnh táo để đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng của tình hình. Bây giờ, giai đoạn thứ hai của thảm hoạ đã bắt đầu, đó là sự di cư của các gia đình đến các miền khác nhau của thế giới, do đó xóa nhòa lịch sử, di sản, và căn tính của những người Kitô hữu Iraq vào hư vô."
Ngài nói thêm:
Cộng đồng quốc tế, chủ yếu là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu do những trách nhiệm luân lý và lịch sử đối với Iraq không thể thờ ơ. Trong khi thừa nhận tất cả những gì đang được thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng này, chúng tôi nhận thấy rằng có vẻ như các quyết định và hành động được thực hiện cho đến nay vẫn chưa đem đến những thay đổi thực sự về tình trạng. Số phận của những người bị ảnh hưởng vẫn đang bị đe dọa đến mức như thể những người này không phải là một phần của nhân loại!
Chúng tôi cũng lên tiếng kêu gọi cả cộng đồng Hồi giáo, vì những tuyên bố của họ về các hành vi dã man nhân danh tôn giáo của họ gây ra cho cuộc sống, nhân phẩm và tự do của các Kitô hữu chưa thể hiện được sự mong đợi chính đáng của chúng tôi. Họ thừa biết rằng các Kitô hữu đã đóng góp và chiến đấu cho đất nước này, và sống trong sự hợp tác với anh em Hồi giáo của họ cùng với nền văn minh Hồi giáo.
Trào lưu tôn giáo cực đoan vẫn đang phát triển quyền lực và sức mạnh của nó, tạo ra bi kịch, và làm cho chúng ta tự hỏi khi nào các học giả Hồi giáo và các trí thức Hồi giáo mới chịu nghiêm túc xem xét hiện tượng nguy hiểm này và tiêu diệt nó bằng cách giáo dục một lương tâm tôn giáo đúng đắn và truyền bá một nền văn hóa đích thực trong đó chấp nhận những khác biệt của người anh em mình và chấp nhận họ là những công dân bình đẳng với đầy đủ quyền lợi.
Điều đã xảy ra là thập khủng khiếp và dã man, do đó, chúng ta cần một sự hỗ trợ quốc tế khẩn cấp và có hiệu quả từ tất cả các người thiện chí để có thể giữ các Kitô hữu và người Yazidi, là những thành phần thực sự của xã hội Iraq từ trước đến nay. Sự im lặng và thụ động sẽ khuyến khích quân khủng bố Hồi Giáo IS gây ra nhiều bi kịch hơn nữa! Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là nạn nhân tiếp theo.
"Điều đã trở nên rõ ràng rằng các Kitô hữu Iraq cùng với các nhóm thiểu số khác đã bị một đòn chí tử đánh vào cốt lõi cuộc sống và sự tồn tại của họ qua việc hơn 100,000 Kitô hữu bị cưỡng bức bằng vũ lực phải bỏ nhà cửa di tản, bị cướp bóc của cải, tiền bạc, giấy tờ, nhà cửa chỉ vì họ là Kitô hữu,"
Nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo Canđê cho biết:
"Tôi đã đến thăm các trại tị nạn của người dân ở các tỉnh Erbil và Dohok, và những gì tôi đã thấy và những gì tôi đã nghe là vượt quá trí tưởng tượng."
"Đến nay vẫn chưa có phải một giải pháp cụ thể trước mắt cho cuộc khủng hoảng chúng ta đang phải đối mặt. Mặt khác, tiền bạc, vũ khí và các chiến binh thánh chiến tiếp tục được đổ vào cho quân khủng bố Hồi Giáo IS. Mặc dù thực tế là chúng tôi đang phải sống trong một chiến dịch có tính toán nhằm loại bỏ chúng tôi khỏi Iraq, lương tâm thế giới chưa hoàn toàn tỉnh táo để đánh giá đúng tính chất nghiêm trọng của tình hình. Bây giờ, giai đoạn thứ hai của thảm hoạ đã bắt đầu, đó là sự di cư của các gia đình đến các miền khác nhau của thế giới, do đó xóa nhòa lịch sử, di sản, và căn tính của những người Kitô hữu Iraq vào hư vô."
Ngài nói thêm:
Cộng đồng quốc tế, chủ yếu là Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu do những trách nhiệm luân lý và lịch sử đối với Iraq không thể thờ ơ. Trong khi thừa nhận tất cả những gì đang được thực hiện để giải quyết cuộc khủng hoảng này, chúng tôi nhận thấy rằng có vẻ như các quyết định và hành động được thực hiện cho đến nay vẫn chưa đem đến những thay đổi thực sự về tình trạng. Số phận của những người bị ảnh hưởng vẫn đang bị đe dọa đến mức như thể những người này không phải là một phần của nhân loại!
Chúng tôi cũng lên tiếng kêu gọi cả cộng đồng Hồi giáo, vì những tuyên bố của họ về các hành vi dã man nhân danh tôn giáo của họ gây ra cho cuộc sống, nhân phẩm và tự do của các Kitô hữu chưa thể hiện được sự mong đợi chính đáng của chúng tôi. Họ thừa biết rằng các Kitô hữu đã đóng góp và chiến đấu cho đất nước này, và sống trong sự hợp tác với anh em Hồi giáo của họ cùng với nền văn minh Hồi giáo.
Trào lưu tôn giáo cực đoan vẫn đang phát triển quyền lực và sức mạnh của nó, tạo ra bi kịch, và làm cho chúng ta tự hỏi khi nào các học giả Hồi giáo và các trí thức Hồi giáo mới chịu nghiêm túc xem xét hiện tượng nguy hiểm này và tiêu diệt nó bằng cách giáo dục một lương tâm tôn giáo đúng đắn và truyền bá một nền văn hóa đích thực trong đó chấp nhận những khác biệt của người anh em mình và chấp nhận họ là những công dân bình đẳng với đầy đủ quyền lợi.
Điều đã xảy ra là thập khủng khiếp và dã man, do đó, chúng ta cần một sự hỗ trợ quốc tế khẩn cấp và có hiệu quả từ tất cả các người thiện chí để có thể giữ các Kitô hữu và người Yazidi, là những thành phần thực sự của xã hội Iraq từ trước đến nay. Sự im lặng và thụ động sẽ khuyến khích quân khủng bố Hồi Giáo IS gây ra nhiều bi kịch hơn nữa! Câu hỏi đặt ra là ai sẽ là nạn nhân tiếp theo.
Thư của Đức Thánh Cha trong thánh lễ an táng cho nhà báo Công Giáo Hoa Kỳ James Foley
Đặng Tự Do
17:12 25/08/2014
Thánh lễ an táng cho James Foley, nhà báo người Mỹ bị bắt cóc ở Syria vào năm 2012 và bị bọn khủng bố Hồi Giáo IS chặt đầu hôm 19 tháng Tám năm 2014, đã được cử hành tại giáo xứ Rochester, ở New Hampshire vào ngày Chúa Nhật 24 tháng 8.
Trưa ngày thứ Năm 21 tháng 8, đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại để chia buồn cùng gia đình và hứa cầu nguyện cho linh hồn người quá cố, cũng như xin Chúa và Đức Mẹ lau những giọt nước mắt của gia đình và người thân trước cái chết bi thảm này.
Một lá thư của Đức Thánh Cha Phanxicô do Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin gởi cho Đức Cha Peter Libasci, Giám Mục New Hampshire đã được đọc trong lễ an táng. Trong thư, Đức Hồng Y viết:
"Đức Thánh Cha vô cùng đau buồn trước cái chết của James Wright Foley, yêu cầu Đức Cha vui lòng truyền đạt lời chia buồn cá nhân của ngài và bảo đảm sự gần gũi của ngài trong lời cầu nguyện cho những người thân yêu của James".
"Đức Thánh Cha phó thác James cho tình yêu thương xót của Thiên Chúa, là Cha chúng ta, và hiệp với tất cả những người thương tiếc anh trong lời cầu nguyện cho những bạo lực vô nghĩa sớm chấm dứt và cho bình minh của sự hòa giải và hòa bình giữa tất cả các thành viên của gia đình nhân loại sớm ló dạng. Ngài cầu xin ơn an ủi và sức mạnh - nảy sinh từ hy vọng của chúng ta nơi sự phục sinh của Chúa Kitô - tuôn đổ trên gia đình Foley, bạn bè và đồng nghiệp của anh"
Trưa ngày thứ Năm 21 tháng 8, đích thân Đức Thánh Cha Phanxicô đã gọi điện thoại để chia buồn cùng gia đình và hứa cầu nguyện cho linh hồn người quá cố, cũng như xin Chúa và Đức Mẹ lau những giọt nước mắt của gia đình và người thân trước cái chết bi thảm này.
Một lá thư của Đức Thánh Cha Phanxicô do Đức Hồng Y Hồng Y Pietro Parolin gởi cho Đức Cha Peter Libasci, Giám Mục New Hampshire đã được đọc trong lễ an táng. Trong thư, Đức Hồng Y viết:
"Đức Thánh Cha vô cùng đau buồn trước cái chết của James Wright Foley, yêu cầu Đức Cha vui lòng truyền đạt lời chia buồn cá nhân của ngài và bảo đảm sự gần gũi của ngài trong lời cầu nguyện cho những người thân yêu của James".
"Đức Thánh Cha phó thác James cho tình yêu thương xót của Thiên Chúa, là Cha chúng ta, và hiệp với tất cả những người thương tiếc anh trong lời cầu nguyện cho những bạo lực vô nghĩa sớm chấm dứt và cho bình minh của sự hòa giải và hòa bình giữa tất cả các thành viên của gia đình nhân loại sớm ló dạng. Ngài cầu xin ơn an ủi và sức mạnh - nảy sinh từ hy vọng của chúng ta nơi sự phục sinh của Chúa Kitô - tuôn đổ trên gia đình Foley, bạn bè và đồng nghiệp của anh"
Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 cử hành thánh lễ bế mạc cuộc họp mặt thường niên các cựu sinh viên của ngài
Đặng Tự Do
17:19 25/08/2014
Hôm Chúa Nhật 24 tháng 8, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã cử hành thánh lễ bế mạc cuộc gặp gỡ về Thần học thường niên các cựu sinh viên của ngài tại Vatican.
Kỳ họp thần học thường niên năm nay đã kéo dài từ 21 đến 24 tháng 8 tại Castel Gandolfo.
Trước đó, các tham dự viên đã hy vọng ngài có thể tham dự và trao đổi về Thần học với họ.
Cha Stephan Otto Horn, Điều Hợp Viên của nhóm cho biết:
"Chúng tôi hy vọng ngài đến năm nay, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào sức khỏe của ngài. Chúng tôi gần như giống như một gia đình. Ngài rất gần gũi với chúng tôi."
Kể từ khi thoái vị vào tháng Hai năm 2013, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã không tham dự các cuộc họp hàng năm với các sinh viên cũ của mình. Nhưng ngài đã cử hành Thánh Lễ với các vị tại Vatican.
Cha Stephan Otto Horn nhận xét:
"Ngài trông giống như một người đàn ông trong độ tuổi của mình: không còn khoẻ mạnh, nhưng ngài khá sáng suốt. Trí óc ngài vẫn còn mạnh mẽ, ngài nhớ tất cả mọi thứ."
Nhóm Ratzinger Schülerkreis được thành lập bởi các cựu sinh viên của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Họ có chung một tâm nguyện là tiếp tục nghiên cứu thần học dưới ánh sáng của những tác phẩm và giáo huấn của Ngài. Mỗi năm họ tổ chức một buổi họp mặt với một chủ đề cụ thể. Chủ đề năm nay là Thần học của Thánh Giá.
Gần đây nhất, một số thành viên mới được nhận vào nhóm. Họ chưa bao giờ tham dự một lớp học của giáo sư Joseph Ratzinger, nhưng cũng giống như hàng ngàn người khác, họ đã nghiên cứu những tác phẩm và giáo huấn của Ngài và cảm thấy bị hấp dẫn trước những thách đố và những phân tích gây rung động lòng người của giáo sư Joseph Ratzinger và Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
Kỳ họp thần học thường niên năm nay đã kéo dài từ 21 đến 24 tháng 8 tại Castel Gandolfo.
Trước đó, các tham dự viên đã hy vọng ngài có thể tham dự và trao đổi về Thần học với họ.
Cha Stephan Otto Horn, Điều Hợp Viên của nhóm cho biết:
"Chúng tôi hy vọng ngài đến năm nay, nhưng điều đó còn phụ thuộc vào sức khỏe của ngài. Chúng tôi gần như giống như một gia đình. Ngài rất gần gũi với chúng tôi."
Kể từ khi thoái vị vào tháng Hai năm 2013, Đức Giáo Hoàng danh dự Bênêđíctô thứ 16 đã không tham dự các cuộc họp hàng năm với các sinh viên cũ của mình. Nhưng ngài đã cử hành Thánh Lễ với các vị tại Vatican.
Cha Stephan Otto Horn nhận xét:
"Ngài trông giống như một người đàn ông trong độ tuổi của mình: không còn khoẻ mạnh, nhưng ngài khá sáng suốt. Trí óc ngài vẫn còn mạnh mẽ, ngài nhớ tất cả mọi thứ."
Nhóm Ratzinger Schülerkreis được thành lập bởi các cựu sinh viên của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16. Họ có chung một tâm nguyện là tiếp tục nghiên cứu thần học dưới ánh sáng của những tác phẩm và giáo huấn của Ngài. Mỗi năm họ tổ chức một buổi họp mặt với một chủ đề cụ thể. Chủ đề năm nay là Thần học của Thánh Giá.
Gần đây nhất, một số thành viên mới được nhận vào nhóm. Họ chưa bao giờ tham dự một lớp học của giáo sư Joseph Ratzinger, nhưng cũng giống như hàng ngàn người khác, họ đã nghiên cứu những tác phẩm và giáo huấn của Ngài và cảm thấy bị hấp dẫn trước những thách đố và những phân tích gây rung động lòng người của giáo sư Joseph Ratzinger và Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16.
ĐHY Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ủng hộ sự can thiệp để ngăn chặn bọn khủng bố Hồi Giáo IS
Đặng Tự Do
17:32 25/08/2014
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Vatican Insider, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho sự can thiệp quốc tế nhằm ngăn chặn đổ máu tại Iraq.
Ngài nói:
"Cộng đồng quốc tế chắc chắn phải can thiệp. Một quốc gia như Iraq trong điều kiện hiện nay không thể tự mình giải quyết những vấn đề của mình được."
Có những lập luận cho rằng xung đột hiện nay tại Iraq là cuộc xung đột giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo. Đức Hồng Y nói đó thật là một "sự đơn giản hóa" quá đáng khi mô tả cuộc đàn áp các Kitô hữu Iraq và cộng đồng Yazidi như một cuộc đụng độ giữa Hồi giáo và Kitô giáo.
Đức Hồng Y Parolin cho biết, báo cáo của đại diện Vatican ở Syria cho thấy rằng nhiều người Hồi giáo cũng đang phải đối mặt với bạo lực, và nhiều người Hồi giáo ủng hộ sự hiện diện Kitô giáo trong khu vực của họ. "Vì vậy, đây chắc chắn không phải là một cuộc đụng độ giữa Hồi giáo và Kitô giáo,"
Ngài nói thêm:
“Có những người trong đạo Hồi, và tôi tin rằng họ là đa số, những người từ chối những phương pháp tàn bạo và vô nhân đạo. Thật không may, một số phe phái đã theo đường lối đó nhưng tôi tin rằng họ không được tán thành bởi hầu hết các tín đồ Hồi giáo khác. Chúng tôi hy vọng rằng những người này sẽ lên tiếng chống lại những hành vi dã man này, để đưa ra một sự phân biệt rõ ràng giữa những gì có thể và những gì không thể chấp nhận được. Chúng tôi hy vọng rằng thế giới Hồi giáo sẽ sớm lên tiếng.”
Ngài nói:
"Cộng đồng quốc tế chắc chắn phải can thiệp. Một quốc gia như Iraq trong điều kiện hiện nay không thể tự mình giải quyết những vấn đề của mình được."
Có những lập luận cho rằng xung đột hiện nay tại Iraq là cuộc xung đột giữa Hồi Giáo và Kitô Giáo. Đức Hồng Y nói đó thật là một "sự đơn giản hóa" quá đáng khi mô tả cuộc đàn áp các Kitô hữu Iraq và cộng đồng Yazidi như một cuộc đụng độ giữa Hồi giáo và Kitô giáo.
Đức Hồng Y Parolin cho biết, báo cáo của đại diện Vatican ở Syria cho thấy rằng nhiều người Hồi giáo cũng đang phải đối mặt với bạo lực, và nhiều người Hồi giáo ủng hộ sự hiện diện Kitô giáo trong khu vực của họ. "Vì vậy, đây chắc chắn không phải là một cuộc đụng độ giữa Hồi giáo và Kitô giáo,"
Ngài nói thêm:
“Có những người trong đạo Hồi, và tôi tin rằng họ là đa số, những người từ chối những phương pháp tàn bạo và vô nhân đạo. Thật không may, một số phe phái đã theo đường lối đó nhưng tôi tin rằng họ không được tán thành bởi hầu hết các tín đồ Hồi giáo khác. Chúng tôi hy vọng rằng những người này sẽ lên tiếng chống lại những hành vi dã man này, để đưa ra một sự phân biệt rõ ràng giữa những gì có thể và những gì không thể chấp nhận được. Chúng tôi hy vọng rằng thế giới Hồi giáo sẽ sớm lên tiếng.”
Top Stories
Pope Francis: Jesus builds the Church on faith
Vatican Radio
09:39 25/08/2014
Vatican 2014-08-25 - Pope Francis based his weekly Angelus address on Sunday’s Gospel account of St Peter’s profession of faith in Jesus as “the Christ, the Son of the living God.”
Our Lord responds to this confession by re-naming Simon “Peter,” a name meaning “rock.” But, the Pope said, Jesus gives Simon this name “not for his own personal qualities or his human merits, but on account of his genuine and firm faith, which comes from on high.”
Simon’s faith is a gift from God the Father, a dependable, trustworthy faith upon which our Lord can build His Church – His community, the Pope said, that is, all of us. Our Lord founds His Church on faith, on a relationship with Himself, a relationship of love and trust. When He began His Church, Jesus was looking for a solid faith from His disciples — that was the reason for His question in the Gospel, “Who do you say that I am?”
“What happened in a unique way in Saint Peter,” the Pope said, “also takes place in every Christian who develops a sincere faith in Jesus the Christ, the Son of the Living God.” Addressing the crowd, Pope Francis asked, “What does your faith look like?” Is it a firm, rock-like faith? Or is it sandy, that is doubtful, mistrustful, unbelieving? The Lord, he said, is searching for faith in our hearts – not necessarily a perfect faith, but a sincere, genuine faith. When He finds it, the Pope said, our Lord “will see in us, too, the living rocks on which He builds His community.” Jesus is the unique cornerstone, while Peter, the rock, is the visible foundation of the unity of the Church… but, the Holy Father reminded us, every baptized person is called to offer to Jesus his or her own faith, poor but sincere, so that He can continue to build His Church today, in every part of the world.
Pope Francis concluded his address by recalling the Jesus’ question to St Peter: “Who do you say that I am?” That question, he said, is addressed to each of us today. How will we answer that question? We must think about the answer, but even more, the Pope said, we must pray to God the Father, that He might give us the answer, that He might give us the gift to respond with sincere hearts.
This, he said, "is a confession of faith, this is the creed” – and the Pope, the Successor of Peter, echoing the faith of Peter, lead the crowd in the profession of faith: “You are the Christ, the Son of the Living God.”
Below, please find Vatican Radio’s translation of Pope Francis’ Angelus address for Sunday, 24 August 2014, the Twenty-First Sunday in Ordinary Time.
The Gospel of this Sunday (Mt 16:13-20) is the celebrated passage, central to Matthew’s account, in which Simon, in the name of the Twelve, professes his faith in Jesus as “the Christ, the Son of the living God”; and Jesus calls Simon “blessed” for his faith, recognizing in it a special gift of the Father. He says to [Simon], “You are Peter, and on this rock I will build my Church.”
Let us pause for a moment on this point, on the fact that Jesus bestows on Simon this new name, “Peter,” that in Jesus’ language [Aramaic] was “Kepha,” a word meaning “rock.” In the Bible, this name, this term, “rock,” referred to God. Jesus attributes this name to Simon not for his own personal qualities or his human merits, but on account of his genuine and firm faith, which comes from on high.
Jesus feels a great joy in His heart, because He recognizes in Simon the hand of the Father, the action of the Holy Spirit. He recognizes that God the Father has given Simon a “dependable” faith, upon which He, Jesus, can build His Church, that is, His community, that is, all of us. All of us. Jesus intend to give live to “His” Church, a people founded not on offspring, but on faith, that is to say, on a relationship with Himself, a relationship of love and trust. Our relationship with Jesus builds the Church. And so to begin His Church Jesus needs to find in His disciples a solid faith, “dependable” faith. This is what He must confirm at this point in the journey, and this is why He asks the question.
The Lord has in mind the image of building, the image of the community as an edifice. And so, when He hears Simon’s frank profession of faith, He calls him “rock,” and makes clear His intention of building His Church on this faith.
Brothers and sisters, what happened in a unique way in Saint Peter, also takes place in every Christian who develops a sincere faith in Jesus the Christ, the Son of the living God. Today’s Gospel challenges each of us: How is your faith? Let each of us answer in our heart. How is your faith? How is it? What does the Lord find in our hearts: a firm heart, like a rock? Or a heart like sand, that is, doubtful, mistrustful, unbelieving? It would do us good to think about this throughout the day. If the Lord finds in our hearts a faith – I won’t say perfect, but sincere, genuine, then He will see in us, too, the living rocks on which He builds His community. For this community, the foundation stone is Christ, the unique cornerstone. For his part, Peter is the rock, as the visible foundation of the unity of the Church; but every baptized person is called to offer to Jesus his or her own faith, poor but sincere, so that He can continue to build His Church, today, in every part of the world.
Even in our days, many people think that Jesus is a great prophet, a teacher of wisdom, a model of justice… And even today, Jesus asks His disciples – that is, us, all of us – “But you, who do you say that I am?” A prophet? A teacher of wisdom? A model of justice? How will we answer? Let us think about it. But above all let us pray to God the Father, that He will give us the answer, and through the intercession of the Virgin Mary; let us pray that He will give us the gift to respond with sincere hearts: “You are the Christ, the Son of the Living God.” This is a confession of faith, this is a the creed. But we can say it three times, together:
[Pope Francis with the faithful:] You are the Christ, the Son of the Living God. You are the Christ, the Son of the Living God. You are the Christ, the Son of the Living God.
Our Lord responds to this confession by re-naming Simon “Peter,” a name meaning “rock.” But, the Pope said, Jesus gives Simon this name “not for his own personal qualities or his human merits, but on account of his genuine and firm faith, which comes from on high.”
Simon’s faith is a gift from God the Father, a dependable, trustworthy faith upon which our Lord can build His Church – His community, the Pope said, that is, all of us. Our Lord founds His Church on faith, on a relationship with Himself, a relationship of love and trust. When He began His Church, Jesus was looking for a solid faith from His disciples — that was the reason for His question in the Gospel, “Who do you say that I am?”
“What happened in a unique way in Saint Peter,” the Pope said, “also takes place in every Christian who develops a sincere faith in Jesus the Christ, the Son of the Living God.” Addressing the crowd, Pope Francis asked, “What does your faith look like?” Is it a firm, rock-like faith? Or is it sandy, that is doubtful, mistrustful, unbelieving? The Lord, he said, is searching for faith in our hearts – not necessarily a perfect faith, but a sincere, genuine faith. When He finds it, the Pope said, our Lord “will see in us, too, the living rocks on which He builds His community.” Jesus is the unique cornerstone, while Peter, the rock, is the visible foundation of the unity of the Church… but, the Holy Father reminded us, every baptized person is called to offer to Jesus his or her own faith, poor but sincere, so that He can continue to build His Church today, in every part of the world.
Pope Francis concluded his address by recalling the Jesus’ question to St Peter: “Who do you say that I am?” That question, he said, is addressed to each of us today. How will we answer that question? We must think about the answer, but even more, the Pope said, we must pray to God the Father, that He might give us the answer, that He might give us the gift to respond with sincere hearts.
This, he said, "is a confession of faith, this is the creed” – and the Pope, the Successor of Peter, echoing the faith of Peter, lead the crowd in the profession of faith: “You are the Christ, the Son of the Living God.”
Below, please find Vatican Radio’s translation of Pope Francis’ Angelus address for Sunday, 24 August 2014, the Twenty-First Sunday in Ordinary Time.
The Gospel of this Sunday (Mt 16:13-20) is the celebrated passage, central to Matthew’s account, in which Simon, in the name of the Twelve, professes his faith in Jesus as “the Christ, the Son of the living God”; and Jesus calls Simon “blessed” for his faith, recognizing in it a special gift of the Father. He says to [Simon], “You are Peter, and on this rock I will build my Church.”
Let us pause for a moment on this point, on the fact that Jesus bestows on Simon this new name, “Peter,” that in Jesus’ language [Aramaic] was “Kepha,” a word meaning “rock.” In the Bible, this name, this term, “rock,” referred to God. Jesus attributes this name to Simon not for his own personal qualities or his human merits, but on account of his genuine and firm faith, which comes from on high.
Jesus feels a great joy in His heart, because He recognizes in Simon the hand of the Father, the action of the Holy Spirit. He recognizes that God the Father has given Simon a “dependable” faith, upon which He, Jesus, can build His Church, that is, His community, that is, all of us. All of us. Jesus intend to give live to “His” Church, a people founded not on offspring, but on faith, that is to say, on a relationship with Himself, a relationship of love and trust. Our relationship with Jesus builds the Church. And so to begin His Church Jesus needs to find in His disciples a solid faith, “dependable” faith. This is what He must confirm at this point in the journey, and this is why He asks the question.
The Lord has in mind the image of building, the image of the community as an edifice. And so, when He hears Simon’s frank profession of faith, He calls him “rock,” and makes clear His intention of building His Church on this faith.
Brothers and sisters, what happened in a unique way in Saint Peter, also takes place in every Christian who develops a sincere faith in Jesus the Christ, the Son of the living God. Today’s Gospel challenges each of us: How is your faith? Let each of us answer in our heart. How is your faith? How is it? What does the Lord find in our hearts: a firm heart, like a rock? Or a heart like sand, that is, doubtful, mistrustful, unbelieving? It would do us good to think about this throughout the day. If the Lord finds in our hearts a faith – I won’t say perfect, but sincere, genuine, then He will see in us, too, the living rocks on which He builds His community. For this community, the foundation stone is Christ, the unique cornerstone. For his part, Peter is the rock, as the visible foundation of the unity of the Church; but every baptized person is called to offer to Jesus his or her own faith, poor but sincere, so that He can continue to build His Church, today, in every part of the world.
Even in our days, many people think that Jesus is a great prophet, a teacher of wisdom, a model of justice… And even today, Jesus asks His disciples – that is, us, all of us – “But you, who do you say that I am?” A prophet? A teacher of wisdom? A model of justice? How will we answer? Let us think about it. But above all let us pray to God the Father, that He will give us the answer, and through the intercession of the Virgin Mary; let us pray that He will give us the gift to respond with sincere hearts: “You are the Christ, the Son of the Living God.” This is a confession of faith, this is a the creed. But we can say it three times, together:
[Pope Francis with the faithful:] You are the Christ, the Son of the Living God. You are the Christ, the Son of the Living God. You are the Christ, the Son of the Living God.
Iraqi Patriarch appeals to world: do not remain indifferent to our suffering
Patriarch Louis Raphael Sako
09:40 25/08/2014
Vatican 2014-08-25 - "The international community, and in particular the European Union and the United States cannot remain indifferent" to the "humanitarian catastrophe" unfolding at the hands of Islamic State militants. Those, the words of the Patriarch of Babylon of the Chaldeans, Raphael Louis Sako I who has renewed his urgent appeal on behalf of Christians and other persecuted minorities in Iraq. In an open letter released Sunday, the Chaldean Catholic Church leader calls into question the West’s "moral and historical" responsibility towards religious minorities but also those of the Muslim community. Below, we publish the English version of Patriarch Sako’s appeal:
To the conscience of the world. Iraq's Christians, a double catastrophe
(24.8.2014) It has become obvious that Iraqi Christians along with other minorities have received a fatal blow at the core of their lives and their existence whether through displacing more than a hundred thousand Christians by force, or looting their possessions, money, and documents, or occupying their houses for just being Christian! I visited the camps of the displaced persons in the provinces of Erbil and Dohok and what I saw and what I heard is beyond any imagination! Since the 6th August until now there is not yet an immediate concrete solution for the crisis we are facing. On the other hand the flow of funds, arms and fighters continues to the Islamic State. Despite the fact that we are living an organized campaign of elimination from Iraq, the world conscience is not fully awake to gravity of the situation. Now, the second phase of the calamity has already begun, which is the migration of these families to the different parts of the world, thus dissolving the history, heritage, and identity of these people into void.
Displacement and migration have their great impact on us, both on Christians and Muslims. Iraq is losing an irreplaceable component of its society, the Christian one; hence begins the vanishing of a genuine tradition!
The international community, principally the United States and European Union, due to their moral and historic responsibility towards Iraq, cannot be indifferent. While acknowledging all that is being done to solve this crisis, it seems that the decisions and actions undertaken until now have made no real change in the course of events and the fate of these affected people is still at stake, as if these people are not part of the human race!
The same is true with regard to the Muslim community, whose statements about the barbaric acts in the name of their religion practiced against the life, dignity and freedom of Christians were not according to our expectation, knowing that Christians have contributed and fought for this country, living in partnership with their Muslim brothers alongside the Islamic civilization.
Religious fundamentalism is still growing in its power and force, creating tragedies, and making us wonder when the Islamic religious scholars and the Muslim intellectuals will critically examine this dangerous phenomenon and eradicate it by educating a true religious consciousness and spreading a genuine culture of accepting the other as brother and as an equal citizen with full rights.
What has happened is terrible and horrific, therefore, we need an urgent and effective international support from all the people of good will to save the Christians and Yezidis, genuine components of the Iraqi society, from extinction, knowing that silence and passivity will encourage ISIS fundamentalists to commit more tragedies! The question is who will be the next.
Many of these displaced persons wish to return to their towns and houses in the Nineveh Plain, and hope to see it safe under international protection. But the full safety of this zone cannot be achieved without the cooperation of the International Community along with the joint action of the Central Government and the Regional Government of Kurdistan. These innocent people deserve to live in peace and dignity after the terror afflicted on them by the ISIS and after being looted by their own neighbors.
The Church: Certainly we are proud of the faith of our sons and daughters and their steadfastness and courage in the face of this calamity for the sake of their belief. We invite them to live this crisis in a real communion with all the people around them without any distinction. What we need is not exhausting statements but real communion with others which we experienced during the visit of the delegation of French bishop's conference, Personal Envoy of Pope Francis and Patriarchs. This crisis is empowering us for a spiritual, moral and material reconstruction of our communities. We do respect the decision of those who wish to migrate, but for those who wish to remain, we underline our long history and deeply rooted heritage in this land. God has his own plan for our presence in this land and invites us to carry the message of love, brotherhood, dignity, and harmonious co-existence.
Patriarch Louis Raphael Sako
President of the Assembly of the Catholic Bishops in Iraq
To the conscience of the world. Iraq's Christians, a double catastrophe
(24.8.2014) It has become obvious that Iraqi Christians along with other minorities have received a fatal blow at the core of their lives and their existence whether through displacing more than a hundred thousand Christians by force, or looting their possessions, money, and documents, or occupying their houses for just being Christian! I visited the camps of the displaced persons in the provinces of Erbil and Dohok and what I saw and what I heard is beyond any imagination! Since the 6th August until now there is not yet an immediate concrete solution for the crisis we are facing. On the other hand the flow of funds, arms and fighters continues to the Islamic State. Despite the fact that we are living an organized campaign of elimination from Iraq, the world conscience is not fully awake to gravity of the situation. Now, the second phase of the calamity has already begun, which is the migration of these families to the different parts of the world, thus dissolving the history, heritage, and identity of these people into void.
Displacement and migration have their great impact on us, both on Christians and Muslims. Iraq is losing an irreplaceable component of its society, the Christian one; hence begins the vanishing of a genuine tradition!
The international community, principally the United States and European Union, due to their moral and historic responsibility towards Iraq, cannot be indifferent. While acknowledging all that is being done to solve this crisis, it seems that the decisions and actions undertaken until now have made no real change in the course of events and the fate of these affected people is still at stake, as if these people are not part of the human race!
The same is true with regard to the Muslim community, whose statements about the barbaric acts in the name of their religion practiced against the life, dignity and freedom of Christians were not according to our expectation, knowing that Christians have contributed and fought for this country, living in partnership with their Muslim brothers alongside the Islamic civilization.
Religious fundamentalism is still growing in its power and force, creating tragedies, and making us wonder when the Islamic religious scholars and the Muslim intellectuals will critically examine this dangerous phenomenon and eradicate it by educating a true religious consciousness and spreading a genuine culture of accepting the other as brother and as an equal citizen with full rights.
What has happened is terrible and horrific, therefore, we need an urgent and effective international support from all the people of good will to save the Christians and Yezidis, genuine components of the Iraqi society, from extinction, knowing that silence and passivity will encourage ISIS fundamentalists to commit more tragedies! The question is who will be the next.
Many of these displaced persons wish to return to their towns and houses in the Nineveh Plain, and hope to see it safe under international protection. But the full safety of this zone cannot be achieved without the cooperation of the International Community along with the joint action of the Central Government and the Regional Government of Kurdistan. These innocent people deserve to live in peace and dignity after the terror afflicted on them by the ISIS and after being looted by their own neighbors.
The Church: Certainly we are proud of the faith of our sons and daughters and their steadfastness and courage in the face of this calamity for the sake of their belief. We invite them to live this crisis in a real communion with all the people around them without any distinction. What we need is not exhausting statements but real communion with others which we experienced during the visit of the delegation of French bishop's conference, Personal Envoy of Pope Francis and Patriarchs. This crisis is empowering us for a spiritual, moral and material reconstruction of our communities. We do respect the decision of those who wish to migrate, but for those who wish to remain, we underline our long history and deeply rooted heritage in this land. God has his own plan for our presence in this land and invites us to carry the message of love, brotherhood, dignity, and harmonious co-existence.
Patriarch Louis Raphael Sako
President of the Assembly of the Catholic Bishops in Iraq
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tuần đền tạ giáo xứ Cẩm Trường, Vinh
Đức Tình
07:39 25/08/2014
Món nợ lớn nhất của cuộc đời là tình cảm. “Chủ nợ” lớn nhất của chúng ta là Thiên Chúa. Giáo phận đã ban tặng cho giáo xứ Cẩm Trường hồng ân cao quý là Tuần đền tạ Chúa Giêsu Thánh Thể, để mọi người tìm cách sản sinh những của cải thiêng liêng mà đáp trả Đấng Tình Yêu. Tuần chầu năm nay của giáo xứ diễn ra từ ngày 18 – 24/8/2014. Mỗi ngày trong tuần đại phúc này đều được phát huy hiệu quả cho món nợ với Chúa, với các Đấng chăn dắt và với mọi người.
Hình ảnh
Thứ 5: Thánh lễ cho các em xưng tội - rước lễ lần đầu
Sau ba ngày đầu tuần với những Thánh lễ và giờ chầu Thánh Thể, sáng thứ năm, thánh lễ cho các em xưng tội và rước lễ lần đầu đã diễn ra với niềm hân hoan của biết bao nhiêu con tim, đặc biệt là những em được đón nhận hồng phúc này.
Dù là một hoạt động thường niên, nhưng lễ xưng tội và rước lễ lần đầu năm nay là một điểm nhấn để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm hồn các em. 94 em hạnh phúc được đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể trong tuần đền tạ của giáo xứ. 94 tâm hồn đáng mến và dễ thương là 94 đóa hoa đậm hương sắc Cẩm Trường, 94 món nợ do tội mà Chúa đã xoá đi cách nhưng không.
Từ đây, các em cùng sống với Mình và Máu Thánh Chúa Kitô là tột đỉnh tình yêu của Thiên Chúa. Các em càng ăn lại càng đói, càng uống lại càng khát, càng sở hữu lại càng ước ao. Các em đã nợ Chúa món nợ tình yêu, gia đình các em nợ Chúa, và đại gia đình giáo xứ cũng nợ Chúa món nợ ấy.
Thứ sáu: Chính thức khai mạc Tuần đền tạ
Trong niềm vui Giáo Hội mừng lễ Đức Maria Trinh Nữ Vương, giáo xứ đã chính thức khai mạc Tuần đền tạ Chúa Giê su Thánh Thể. Thánh lễ sáng bắt đầu vào lúc 6 giờ đã quy tụ tất cả con cái giáo xứ Cẩm Trường về trong ngôi thánh đường được thánh hiến cho Mẹ.
Vì tình thương và tinh thần hiệp nhất cộng đoàn dân Chúa, quý cha cũng đã về dâng thánh lễ khai mạc khá đông. Đáp lại mối thịnh tình đó, đoàn con đất Cẩm cũng khiến cho thánh đường cũng như khuôn viên nhà thờ chật kín.
Gác lại các công việc thường ngày, tạm quên đi nhưng lo toan của bộn bề cuộc sống, con dân đất Cẩm hân hoan tiến về Nhà Chúa để đi tìm của cải thiêng liêng, ra công tích góp để trả mối nợ ân tình với Chúa Giêsu Thánh Thể. Ba ngày cao điểm của Tuần đền tạ sắp tới sẽ là cơ hội trọn hảo nhất để mọi thành viên giáo xứ thực hiện trách nhiệm này.
Thứ bảy: đón nhận Thánh Linh qua bí tích Thêm sức
“Niềm vui nối tiếp niềm vui”, trong không khí hân hoan của Tuần đền tạ, sáng thứ 7, giáo xứ được Đức Giám Mục giáo phận Phaolô Nguyễn Thái Hợp về chủ trì thánh lễ ban bí tích Thêm sức cho 184 em.
Không khí hân hoan ấy thể hiện rõ khi chỉ mới 5h sáng, đoàn người đã nô nức tụ họp về khuôn viên giáo xứ để chuẩn bị đón vị Cha chung giáo phận. Tiếng trống, tiếng chuông, tiếng kèn, tiếng hát hoà điệu. Xúng xính váy áo, ríu rít nói cười, các em được hồng phúc lãnh nhận Chúa Thánh Thần đang làm cho không khí Tuần chầu như một ngày hội.
Thánh lễ hôm nay trở nên đặc biệt trong cuộc đời các em, gia đình của các em và cả giáo xứ. Bí tích này ghi một dấu mốc quan trọng trong hành trình giữ đạo của những người đi theo Chúa. Chúa Thánh Thần trở thành một ân ban tuyệt diệu, đủ sức biến đổi các em thành chiến sỹ của Chúa Kitô, giúp các em cam kết sống trung thành với Ngài. “Nếu như xưa trong ngày Giáo Hội khai sinh, các tông đồ, các Kitô hữu tiên khởi được biến đổi khi lãnh nhận Chúa Thánh Thần, thì nay các con cũng được biến đổi như vậy”, Đức Cha Phaolô chia sẻ.
Có lẽ, khi bước vào đời các em vẫn chưa có một món nợ nào lớn. Nhưng hôm nay, khi bước vào cuộc sống trọn hảo của một Kitô hữu, các em đã nợ Chúa ngang qua hồng ân Thánh Linh. Gia đình các em được trao ban một Thần Khí mới. Giáo xứ có thêm những chứng nhân mạnh mẽ cho công cuộc làm chứng và loan báo Tin mừng.
Chúa Nhật: ngày cao điểm Tuần đền tạ
Sau cơn mưa mang đến sự mát mẻ vào chiều tối thứ bảy, Cẩm Trường trở nên một điểm đến lý tưởng cho tất cả thành viên trong giáo xứ cũng như bạn bè gần xa khi tham dự Tuần chầu.
Thánh lễ cao điểm bắt đầu vào lúc 7h, do Đức Cha Phaolô Maria Cao Đình Thuyên chủ tế. Trong bối cảnh năm Tân phúc âm hoá gia đình, Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa Thánh Thể nhiệm mầu và đời sống hôn nhân. Hai khía cạnh nổi bật của mối quan hệ này được Ngài tập trung khai thác và quảng diễn cho cộng đoàn dân Chúa đó là: Thánh Thể là là nguồn thánh thiện và nguồn hạnh phúc của hôn nhân.
Các gia đình được Ngài nhắc nhở: “Những người sống trong con đường hôn phối đang đi giữa sa mạc mênh mông, nhiều khi tuyết băng rất lạnh lẽo, nếu không có Chúa Giêsu Thánh Thể, thì khó có thể mà sống được. Ngược lại, nếu có Ngài hiện diện trong gia đình, ta có thể qua được những đêm tối dày đặc của bắc cực trần gian”.
Nói về điểm đặc biệt nhất trong Tuần đền tạ của giáo xứ Cẩm Trường, linh mục quản xứ Antôn hạnh phúc: “Cẩm Trường là một giáo xứ có truyền thống lòng đạo tốt từ trước đến nay, giờ lễ giờ chầu nào cũng đông, tràn từ trong ra ngoài nhà thờ. Theo tập tục của giáo xứ, những dịp lễ lớn như Tuần Chầu, bà con đi làm ăn xa đều rủ nhau về cả. Tất cả là hồng ân thôi!”
Món nợ ân tình với Chúa là món nợ vô cùng đặc biệt. Chẳng bao giờ chúng ta có thể trả sòng phẳng món nợ ấy. Cả đời này và đời sau, chúng ta đều mắc nợ. Vì thế, kết thúc Tuần đền tạ không có nghĩa là chấm dứt việc đi tìm của cải thiêng liêng, mà là khởi đầu cho một hành trình mới với sự cố gắng, quyết tâm sửa đổi, qua sự nâng đỡ của ơn Chúa. Tuần đền tạ là bước khởi đầu để con cái giáo xứ hăng say dấn thân hơn cho mối nợ ân tình ấy.
Chúa không bao giờ hối thúc những “con nợ” phải mau trả. Chúa cũng chẳng đòi những khoản lãi. Chúa chỉ cần chúng ta luôn biết cảm tạ và ngợi khen Ngài trong bất cứ hoàn cảnh nào. Chúa không đòi con cái Cẩm Trường phải lập tức trở nên thánh thiện ngay sau Tuần Chầu. Chúa muốn dùng những ân sủng Ngài đã tặng ban trong Tuần hồng phúc này để nâng đỡ, dẫn dắt con cái Ngài can đảm ra đi, làm chứng cho mối nợ ân tình ấy giữa vùng còn nhiều lương dân.
- Giáo xứ Cẩm Trường nằm trên địa bàn xã Quỳnh Yên, Quỳnh Lưu, Nghệ An với khoảng 4.900 nhân danh (theo số liệu thống kê 2013).
- Với gần 170 năm thành lập, Cẩm Trường vẫn được biết đến với tên gọi vùng truyền giáo Gấm Dài - Quỳnh Lưu và là xứ mẹ của các giáo xứ trong hạt Thuận Nghĩa.
- Linh mục quản xứ đương nhiệm: Antôn Nguyễn Văn Thanh.
- Số giáo họ: 4 (họ Cẩm Trường, Đồng Lăng, Hội Yên, Trường Cửu).
- Nhà thờ xứ Mân Côi khánh thành vào năm 2010.
- Số người đi làm ăn xa: khoảng 700, từ bắc vào nam, từ trong đến ngoài nước (Nga, Lào, Trung Quốc…)
- Đời sống tâm linh trong năm qua: số người bỏ xưng tội mùa Phục sinh giảm rõ rệt; truyền thống giữ ngày Chúa Nhật; tham dự các giờ phụng vụ rất đông; số người xưng tội trong Tuần Chầu là khoảng 2400.
- Đời sống vật chất trong năm qua: đường xá được bê tông hoá trong toàn giáo xứ; trường giáo lý được xây lại khang trang; 4 nhà thờ đều được sửa; hoàn thành xây nhà máy nước, nhà máy gạch…
Chuẩn bị cho Năm học Giáo lý mới
Gioan Lê Quang Vinh
07:41 25/08/2014
Các giáo lý viên nói với nhau: “Mùa hè qua nhanh quá. Mới đó mà năm học giáo lý mới đã bắt đầu”.
Mỗi lần vào năm học giáo lý mới, nhiều người vẫn thấy ưu tư. Ưu tư về những khó khăn ngày càng chồng chất trong xã hội có ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học giáo lý. Ưu tư về nhân sự, về giáo trình và nhất là về phương pháp giáo lý.
Giữa thời đại mà những biến chuyển về các phương tiện truyền thông cũng như các phương pháp sư phạm ngoài đời thay đổi liên tục, thì giáo lý viên bắt buộc phải đặt lại vấn đề về cách giảng dạy của mình để trình bày Lời Chúa sống động và phù hợp với tâm lý các em hơn.
Thế nhưng chúng ta nhìn thấy rất rõ nhiều nơi vẫn còn hai vấn nạn sau đây: Một là năm này qua năm khác, các lớp giáo lý vẫn như thế, vào lớp điểm danh, dò bài, giảng bài, chép bài và… hết giờ! Hai là chạy theo các sinh hoạt để lớp vui nhộn và… hết giờ!
Mùa hè vừa qua chúng tôi có dịp đến một số giáo phận khác nhau trong những dịp đặc biệt có liên quan đến giáo lý và giới trẻ, chúng tôi nhận thấy các bạn trẻ rất ham học hỏi và các anh chị giáo lý viên thì rất nhiệt thành. Điều đặc biệt là các vị mục tử khắp nơi đều rất ưu tư cho công cuộc huấn giáo.
Đó là tín hiệu đáng mừng. Từ những thiện chí đó, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho cây Lời Chúa mà chính Chúa đã gieo hạt và cho mọc lên, được sinh hoa trái trong tâm hồn các em và trong Hội Thánh.
Và hoa trái thấy rõ ràng nhất là ngày các em Rước Lễ lần đầu, ngày các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hay tuyên xưng Đức Tin. Chắc chắn giáo lý viên nào cũng vui mừng cảm động trong những ngày đặc biệt đó cùng với các em và gia đình các em.
Về phần mình, khi bước vào năm học mới, mỗi giáo lý viên chắc chắn mang trong mình những ưu tư. Không ưu tư sao được khi thấy các em đến lớp mồ hôi nhễ nhại do phải chạy đua với các lớp học thêm bên ngoài. Không ưu tư sao được khi thấy các em lo lắng mà học bài vẫn không thuộc. Và không ưu tư sao được khi thấy có em bỏ học giáo lý thường xuyên mà không có cách giải quyết.
Có bao nhiêu giáo xứ trên địa cầu này thì có bấy nhiêu vấn đề khác nhau cho công việc giảng dạy giáo lý. Rồi trong từng giáo xứ, có bao nhiêu lớp giáo lý là có bấy nhiêu vấn đề. Đó là chưa kể vấn đề cá nhân của từng em, của từng gia đình các em.
Điều kỳ diệu là Hội Thánh, Mẹ chúng ta đã lường trước những vấn đề và những ưu tư đó. Trong lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam, công cuộc huấn giáo diễn ra nhiều cách khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng tất cả đã thành công mỹ mãn. Và chúng ta có một vị chân phúc giáo lý viên tử đạo làm mẫu mực: chân phúc Anrê Phú Yên.
Hội Thánh toàn cầu trong thời đại này trang bị cho giáo lý viên chúng ta một hành trang phong phú và đầy đủ. Nhân năm học mới, chúng ta cần nhắc lại hành trang ấy: Tông huấn “Dạy Giáo Lý Trong Thời Đại Chúng Ta” do Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 16 tháng 10 năm 1979.
Trong Tông huấn này, Đức Thánh Cha dạy cho giáo lý viên tất cả những điều cần thiết cho công cuộc giáo huấn của mình. Ngài trình bày về sứ vụ giảng dạy của Hội Thánh, vai trò và vị trí của giáo lý, nguồn mạch và nội dung giáo lý, ai học giáo lý cho đến phương thức giảng dạy v.v…
Tông huấn ấy có giá trị không những về tư tưởng trình bày, mà còn về những áp dụng thực tế rất quan trọng cho giáo lý viên. Mong rằng các bạn tìm đọc, học hỏi và chia sẻ, để nâng cao việc giảng dạy Giáo lý của mình.
Chúng tôi có dịp trình bày Tông huấn này cho các khóa bồi dưỡng Giáo Lý viên ở các nơi, và kết quả được nghe phản hồi từ các bạn là Tông huấn Giáo Lý rất thực tế, đủ cho các bạn áp dụng làm cho công cuộc giảng dạy Giáo lý tốt đẹp hơn.
Nếu cần thêm chi tiết, các Cha phụ trách và các bạn Giáo Lý viên có thể liên lạc để chúng con cung cấp thêm, ở địa chỉ email samuelvpn@gmail.com.
Cùng cầu xin Chúa Thánh Thần thánh hóa năm học mới của chúng ta.
Mỗi lần vào năm học giáo lý mới, nhiều người vẫn thấy ưu tư. Ưu tư về những khó khăn ngày càng chồng chất trong xã hội có ảnh hưởng nhiều đến việc dạy và học giáo lý. Ưu tư về nhân sự, về giáo trình và nhất là về phương pháp giáo lý.
Giữa thời đại mà những biến chuyển về các phương tiện truyền thông cũng như các phương pháp sư phạm ngoài đời thay đổi liên tục, thì giáo lý viên bắt buộc phải đặt lại vấn đề về cách giảng dạy của mình để trình bày Lời Chúa sống động và phù hợp với tâm lý các em hơn.
Thế nhưng chúng ta nhìn thấy rất rõ nhiều nơi vẫn còn hai vấn nạn sau đây: Một là năm này qua năm khác, các lớp giáo lý vẫn như thế, vào lớp điểm danh, dò bài, giảng bài, chép bài và… hết giờ! Hai là chạy theo các sinh hoạt để lớp vui nhộn và… hết giờ!
Mùa hè vừa qua chúng tôi có dịp đến một số giáo phận khác nhau trong những dịp đặc biệt có liên quan đến giáo lý và giới trẻ, chúng tôi nhận thấy các bạn trẻ rất ham học hỏi và các anh chị giáo lý viên thì rất nhiệt thành. Điều đặc biệt là các vị mục tử khắp nơi đều rất ưu tư cho công cuộc huấn giáo.
Đó là tín hiệu đáng mừng. Từ những thiện chí đó, Chúa Thánh Thần sẽ làm cho cây Lời Chúa mà chính Chúa đã gieo hạt và cho mọc lên, được sinh hoa trái trong tâm hồn các em và trong Hội Thánh.
Và hoa trái thấy rõ ràng nhất là ngày các em Rước Lễ lần đầu, ngày các em nhận lãnh Bí Tích Thêm Sức hay tuyên xưng Đức Tin. Chắc chắn giáo lý viên nào cũng vui mừng cảm động trong những ngày đặc biệt đó cùng với các em và gia đình các em.
Về phần mình, khi bước vào năm học mới, mỗi giáo lý viên chắc chắn mang trong mình những ưu tư. Không ưu tư sao được khi thấy các em đến lớp mồ hôi nhễ nhại do phải chạy đua với các lớp học thêm bên ngoài. Không ưu tư sao được khi thấy các em lo lắng mà học bài vẫn không thuộc. Và không ưu tư sao được khi thấy có em bỏ học giáo lý thường xuyên mà không có cách giải quyết.
Có bao nhiêu giáo xứ trên địa cầu này thì có bấy nhiêu vấn đề khác nhau cho công việc giảng dạy giáo lý. Rồi trong từng giáo xứ, có bao nhiêu lớp giáo lý là có bấy nhiêu vấn đề. Đó là chưa kể vấn đề cá nhân của từng em, của từng gia đình các em.
Điều kỳ diệu là Hội Thánh, Mẹ chúng ta đã lường trước những vấn đề và những ưu tư đó. Trong lịch sử Giáo Hội tại Việt Nam, công cuộc huấn giáo diễn ra nhiều cách khác nhau qua từng thời kỳ, nhưng tất cả đã thành công mỹ mãn. Và chúng ta có một vị chân phúc giáo lý viên tử đạo làm mẫu mực: chân phúc Anrê Phú Yên.
Hội Thánh toàn cầu trong thời đại này trang bị cho giáo lý viên chúng ta một hành trang phong phú và đầy đủ. Nhân năm học mới, chúng ta cần nhắc lại hành trang ấy: Tông huấn “Dạy Giáo Lý Trong Thời Đại Chúng Ta” do Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành ngày 16 tháng 10 năm 1979.
Trong Tông huấn này, Đức Thánh Cha dạy cho giáo lý viên tất cả những điều cần thiết cho công cuộc giáo huấn của mình. Ngài trình bày về sứ vụ giảng dạy của Hội Thánh, vai trò và vị trí của giáo lý, nguồn mạch và nội dung giáo lý, ai học giáo lý cho đến phương thức giảng dạy v.v…
Tông huấn ấy có giá trị không những về tư tưởng trình bày, mà còn về những áp dụng thực tế rất quan trọng cho giáo lý viên. Mong rằng các bạn tìm đọc, học hỏi và chia sẻ, để nâng cao việc giảng dạy Giáo lý của mình.
Chúng tôi có dịp trình bày Tông huấn này cho các khóa bồi dưỡng Giáo Lý viên ở các nơi, và kết quả được nghe phản hồi từ các bạn là Tông huấn Giáo Lý rất thực tế, đủ cho các bạn áp dụng làm cho công cuộc giảng dạy Giáo lý tốt đẹp hơn.
Nếu cần thêm chi tiết, các Cha phụ trách và các bạn Giáo Lý viên có thể liên lạc để chúng con cung cấp thêm, ở địa chỉ email samuelvpn@gmail.com.
Cùng cầu xin Chúa Thánh Thần thánh hóa năm học mới của chúng ta.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Săn Mồi
Diệp Hải Dung Australia
21:23 25/08/2014
Ảnh của Diệp Hải Dung (Australia)
Nhất nghệ tinh nhất thân vinh.
(Ca dao)