Ngày 24-08-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:30 24/08/2013
BÁT TIÊN (Tám ông tiên) QUA BIỂN
N2T

Sinh nhật của bà Tây vương mẫu, Bát tiên vội vàng cưỡi mây đến chúc thọ, tham gia thịnh hội bàn đào, đào tiên của bàn đào thì ba ngàn năm mới ra trái một lần.
Hội bàn đào kết thúc, Bát tiên bái biệt Tây vương mẫu, cưỡi mây bay trở về đông hải. Lã Động Tân đề nghị mọi người hiển thị thần thông qua biển.
Thiết Quái kỹ thuật tốt nên là người thứ nhất qua được biển, tiếp theo là Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cữu và Hà Tiên Cô đều qua biển, Lã Động Tân phát hiện không thấy Lam Thái Hòa đâu cả, mọi người đều biết đó là do đông hải long vương gây rắc rối.
Té ra long vương rất thích ngọc bản dưới chân của Lam Thái Hòa, thế là đem ông ta nhốt dưới đáy biển.
Lã Động Tân giận dữ lấy hồ lô lửa quăng xuống đông hải, chớp mắt nổi lên hằng hà vô số hồ lô lửa khiến long vương sợ hải vội vàng đem Lam Thái Hòa và ngọc bản trả lại, cuối cùng bát tiên bình an qua biển.
(Minh, Ngô Nguyên Tần “Đông hải ký”)

Suy tư:
“Bát tiên quá hải” là tên của một thế võ Thiếu Lâm và trong võ cổ truyền Việt Nam cũng có thế võ tên “bát tiên quá hải” cũng biến hóa không kém, nhưng có mấy ai biết lai lịch của “bát tiên quá hải” là như thế nào, câu truyện thần thoại trên đây đã nói rõ ràng thế nào là “bát tiên quá hải”.
Trong thần thoại các vị tiên muốn qua biển thì thi triển phát thuật thần thông; ngày xưa muốn qua biển thì phải ngồi thuyền lớn, ngày nay muốn qua biển đại dương thì ngồi máy bay phản lực, ngồi tàu viễn dương.v.v...trong thời gian ngắn ngủi là qua bên bờ đại dương.
Muốn lên thiên đàng với Đức Chúa Giê-su thì thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng có cái thang máy rất hiện đại phù hợp cho mọi thời là “Con đường thơ ấu”; muốn hưởng vinh phúc với Chúa trên thiên đàng thì –các thánh nam nữ- mỗi người mỗi cách để đạt được cuộc “vượt thế” của mình.
Trần gian là biển khổ (hay bể khổ), muốn vượt qua biển khổ này không phải là ngồi máy bay hay tàu thủy, cũng không phải là ngồi hỏa tiển hay tàu chiến hạm, nhưng phải bằng việc tin và đón nhận Đức Chúa Giê-su là cứu chúa của mình, tức là trở thành một người Ki-tô hữu biết nghe và thực hành Lời của Ngài trong cuộc sống đời thường của mình.
“Bát tiên quá hải” cũng không suôn sẻ gì cho lắm dù có tài thần thông vì bị long vương quấy phá. Cũng vậy ma quỷ không thể để cho những người tin vào Đức Chúa Giê-su dễ dàng vượt qua biển khổ này để vào thiên đàng hạnh phúc, cho nên chúng nó sẽ tìm mọi cách để cám dỗ chúng ta chết chìm trong biển khổ đời này và đời sau trong hỏa ngục.
Ai hiểu thì hiểu !
------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:32 24/08/2013
Chúa Nhật 21 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Lc 13, 22-30.
“Thiên hạ sẽ từ đông sang tây nam bắc đến dự tiệc trong Nước Thiên Chúa”.


Bạn thân mến,
Đi vào cửa hẹp để được vào Nước Trời không như chúng ta đi vào cửa rộng để chết đời đời, bởi vì đi vào cửa rộng là hành động của những người thích hưởng thụ, thích danh tiếng và thích của cải vật chất ở đời này.

Con người ta sống thì thích ở nhà to cửa lớn, ăn thì thích ăn no đến cành bụng, uống thì thích uống xả giàn thả cửa, chơi thì thích chơi mút mùa lệ thủy, đi thì thích đi đường rộng thênh thang, lái xe đời mới.v.v…đó chính là vì con người ta thích sống hưởng thụ thái quá, nhưng hãy coi chừng, sự hưởng thụ chính là con đường rộng để bạn và tôi đi vào nơi trầm luân đời đời. Đã có lúc chúng ta coi lời dạy của Đức Chúa Giê-su là hãy chiến đấu để qua cửa hẹp là lời chói tai, và không hợp lý hợp tình trong xã hội hiện đại hóa và hưởng thụ hôm nay, khi mà cửa hẹp có ít người đi thì chiến đấu để làm gì, mà đã ít người đi thì chúng ta đi vào con đường hẹp để làm gì chứ ?

Chiến đấu để đi con đường hẹp là con đường dẫn bạn và tôi đến sự sống đời đời, đường hẹp này Đức Chúa Giê-su đã đi qua, đó là con đường yêu thương và hy sinh cho đến chết trên thập giá, đó là con đường bị sỉ nhục, đó là con đường bị hiểu lầm, là con đường khó nghèo và bị bỏ rơi. Tất cả những con đường ấy giống như con đường nhỏ hẹp gồ ghề lên núi Can-vê mà Đức Chúa Giê-su đã đi với cây thập giá nặng –là tội lỗi nhân loại- trên đôi vai của mình.

Xã hội càng văn minh, khoa học càng phát triển, kỷ thuật ngày càng tiên tiến, nên những con đường hẹp đầy ổ gà không còn nữa trong thành phố hay các khu đông dân cư. Cũng vậy, “con đường hẹp” trong lòng chúng ta từ từ rồi cũng sẽ không còn nữa, bởi vì sự hưởng thụ vật chất chính là những công trình kiến trúc của ma quỷ, như những chiếc xe lô ủi đường nghiền nát “con đường hẹp” hy sinh, yêu thương và bác ái trong tâm hồn chúng ta, để thêm vào đó, nó mở ra những con đường mới rộng thênh thang là đại lộ kiêu ngạo, con đường ích kỷ, con đường ghét ghen, con đường dâm đãng, con đường thù hận.v.v… và cuối những con đường rộng thênh thang ấy đưa chúng ta đến nơi phải đến là hỏa ngục, với những cực hình đời đời đang chờ đón chúng ta.

Bạn thân mến,
Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là bổn phận và quyết tâm của bạn của tôi và của người Ki-tô hữu, nếu không, những con đường rộng ấy sẽ nuốt chửng chúng ta vào trong lửa hỏa ngục đời đời của nó.

Chiến đấu để đi trên con đường hẹp là một mệnh lệnh của Đức Chúa Giê-su truyền cho bạn và tôi, mệnh lệnh này đòi hỏi chúng ta phải sáng suốt nhận ra đâu là con đường hẹp, và đâu là con đường rộng trong cuộc sống của mình, bởi vì có những lúc chúng ta không phân biệt được đâu là con đường hẹp phải đi và con đường rộng phải tránh, bởi vì đường hẹp và đường rộng đều có người đi, mà những người đang đi trên hai con đường rộng hẹp ấy có khi là những giám mục, linh mục, là các tu sĩ nam nữ, là giáo dân, là người gian ác, là người tội lỗi và những người đạo hạnh trổi vượt hơn mình !

Chiến đấu với kẻ thù trên đường thiêng liêng thì không cần phải coi người này là ai và người kia như thế nào, nhưng phải nhắm thẳng vào lý tưởng nên thánh mà chiến đấu, người mà chúng ta cho là đạo đức thánh thiện họ đi đường nào thì kệ họ, riêng chúng ta có Lời Chúa soi sáng và cứ thế mà chiến đấu để đi vào đường hẹp, mặc dù đôi lúc phải đổ máu và hy sinh đến mạng sống của mình.

Đường hẹp thì ít người đi, nhưng trong số ít đó có bạn và tôi thì thật hạnh phúc biết bao nhiêu, bởi vì Đức Chúa Giê-su đã nói: “Có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể” .

Con đường hẹp là hy sinh,
Con đường hẹp là bác ái,
Con đường hẹp là khiêm tốn,
Con đường hẹp là yêu thương,
Con đường hẹp là phục vụ…

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:34 24/08/2013
N2T

10. Suy đoán lung tung khuyết điểm của người khác là phần nhiều do sự ghen ghét thù hiềm mà ra.

(Thánh Thomas de Aquino)
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
04:38 24/08/2013
TIỆC MỪNG
Biết giáo dân chuẩn bị tiệc mừng mười lăm năm linh mục của mình, cha sở nói với ban hành giáo:
- “Mỗi ngày trong thánh lễ tôi đều cảm tạ Thiên Chúa đã chọn tôi làm linh mục phục vụ hội thánh của Ngài, cho nên giáo xứ đừng tổ chức gì cả, mà nên gia tăng lời cầu nguyện cho tôi là được rồi.” ngài cười cười nói (đùa) thêm: “Ai không nghe là có tội trọng đó.”
Mọi người cười vui vẻ và không nói đến chuyện tổ chức mừng mười lăm năm linh mục của cha sở nữa.
------------
http://nhantai.info
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Ai là người được cứu thoát
Lm Jude Siciliano OP
05:44 24/08/2013
Chúa Nhật XXI TN -C-
Isaia 66: 18-21; T.vịnh 117; Do Thái 12: 5-7, 11-13; Luca 13: 22-30

AI LÀ NGƯỜI ĐƯỢC CỨU THOÁT

Đức Giêsu tỏ ra nghiêm khắc trong Tin mừng hôm nay. Chúng ta không quen với một người động lòng trắc ẩn mà lại nói năng theo kiểu này, trừ khi giới lãnh đạo tôn giáo giả nhân giả nghĩa. Họ thực sự nổi giận với Đức Giêsu, đặc biệt khi họ lên kế hoạch gài bẫy Người. Nhưng hôm nay Đức Giêsu có vẻ gắt gỏng với một người như muốn đi theo làm môn đệ, người đó gọi Đức Giêsu là “Chúa” và hỏi: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?”

Điều gì đã khiến cho một người đặt câu hỏi như thế? Và hơn thế nữa, điều gì đã làm cho một trong những người theo Đức Giêsu hỏi như vậy? Phải chăng chính người đó cũng đang cảm nhận về đường lối mà đôi khi chúng ta cũng suy nghĩ về cuộc đời của mình? Có rất nhiều cái sai tệ hại về những gì chúng ta nhìn thấy và nghe được trên thế giới này: khủng bố và chiến tranh, bạo loạn và đụng độ được biết đến trên truyền hình, những thành viên trong gia đình đã ra đi vĩnh viễn, bách hại tôn giáo, những quốc gia tranh chấp nội bộ gay gắt gây chia rẽ,v.v… Quá nhiều thứ nằm ngoài vòng kiểm soát. Vậy, nếu chúng ta là những người tín hữu thì trong tất cả những trường hợp này Thiên Chúa đâu rồi và tương lai của chúng ta sẽ như thế nào? Chúng ta lắc đầu và tự hỏi liệu thế giới này có thoát khỏi tình trạng “rơi xuống địa ngục trong một chiếc giỏ xách tay hay không?” Vì thế, chúng ta có thể hiểu câu hỏi mà người kia đã đặt ra cho Đức Giêsu khi ông ta cảm thấy khó chịu với thế giới và tình cảnh của địa phương rằng: “Thưa Ngài, những người được cứu thoát thì ít, có phải không?”

Nhưng có lẽ người đặt câu hỏi này đang chất vấn vì ông ta cảm thấy rằng dường như một số người “trong nhóm” đó được an toàn. Hôm nay đoạn Tin mừng được bắt đầu qua lời kể rằng Đức Giêsu giảng dạy trên đường lên Giêrusalem. Kẻ đặt câu hỏi cho Đức Giêsu dường như xem Người là vị thầy đạo đức. Bao quanh nơi Đức Giêsu sinh sống là thế giới ngoại giáo, những người Rôma, có một người sùng đạo nghĩ rằng họ và những người không phải ngoại giáo đang đi trên con đường ngay chính và được quyền vào một nơi xứng đáng trong nước Thiên Chúa. Sau cùng, họ dành thời gian cho một lịch trình bận rộn để đi nghe Đức Giêsu giảng dạy. Thêm vào đó, người đặt câu hỏi đã tỏ lòng mộ mến của mình bằng cách gọi Đức Giêsu là “Chúa.” Vì danh hiệu đó chỉ được gọi sau khi Đức Giêsu phục sinh, ở đây thánh Luca có thể đang bày tỏ mối quan tâm đến cộng đoàn Kitô hữu của ngài.

Vì thế, nghe có vẻ như một “người trong cuộc” đang hỏi xem ai là người được vào và ai là người phải ở lại ngoài cửa. Cách thức mà câu hỏi được đặt ra làm cho quý vị có ấn tượng là người hỏi như thể biết hết đường đi nước bước vậy. Đó là điều đáng sợ, vì có lần Đức Giêsu nói rằng: "Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời cả đâu!” (Mt 7,21).

Câu trả lời của Đức Giêsu sẽ làm cho chúng ta trở thành những “tu sĩ,” nhưng những người tín hữu trong Giáo Hội như chúng ta cảm thấy khó chịu với cách trả lời đó. Đức Giêsu luôn đánh giá cao người môn đệ biết động lòng trắc ẩn, nhưng câu trả lời của Người hôm nay không ám chỉ rằng Người đang nói về người môn đệ như thế. Rất có thể chính nhân vật cảm nhận về đường đi nước bước là người trong cuộc thuộc nhóm của Đức Giêsu, vì người trong cuộc mới cảm nhận được như vậy, còn người khác không thể biết được.

Quý vị cần biết rằng Đức Giêsu sẽ tức giận với người quay gót ra đi. Người có thói quen bảo những người đạo đức là đừng có vênh vang; thực ra, những người được gọi là “nhiệt thành và đạo đức” thì lại chối từ Đức Giêsu. Người chỉ trích gay gắt những vị lãnh đạo tôn giáo hay lên án người khác, những vị lãnh đạo này chính là những kẻ đã kết án Người tại Giêrusalem, nơi Người định đến và cũng là nơi Người yêu cầu chúng ta đi theo.

"Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người sẽ tìm cách vào mà không thể được.” Cụm từ “cửa hẹp” là hình ảnh về lối sống và phương thế tự hiến tế của Đức Giêsu mà Người đòi buộc chúng ta noi theo. Đức Giêsu vội vã lên Giêrusalem và Người bất ngờ nói về những kẻ sẽ không được vào Nước trời. Thậm chí cả những ai nói rằng: "Chúng tôi đã từng được ăn uống trước mặt ngài”, những người có quyền tuyên bố là thuộc nhóm của Đức Giêsu cũng không được vào.

Đức Giêsu kêu gọi nhiều thành viên khác nữa đáp ứng yêu cầu khi theo Người. Đó chính là việc lựa chọn “cửa hẹp.” Vậy chúng ta có hành động theo như những gì ta tin hay không? Hành động đó được ngụ ý trong câu trả lời của Đức Giêsu là những câu hỏi được đặt ra cho chúng ta ở chỗ: “Quý vị tin là Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho quý vị, thế quý vị có tha thứ cho người khác hay không?” “Quý vị tin là Thiên Chúa phù trợ và chăm sóc cho mình, thế quý vị có giúp đỡ những người thân thiết với mình đang chờ ngoài cửa hay không?” “Quý vị tin là Thiên Chúa dưỡng nuôi mình trên bàn thánh, liệu quý vị có bắt chước Người mà cho kẻ đói ăn hay không?”

Bài đọc của chúng ta trích từ sách ngôn sứ Isaia gồm những câu gần phần cuối. Dân chúng vừa trở về từ nơi lưu đày lâu năm. Những câu văn này nói về một thị kiến đầy hy vọng việc Chúa ngự đến. Người ta có thể mong đợi cuốn sách kết thúc với những lời cảnh báo gay gắt với dân chúng là không được đi sai đường một lần nữa, vì sợ rằng họ sẽ bị trừng phạt đến một nơi lưu đày khác. Sau nhiều năm dân được Chúa chọn trải qua đau khổ, Thiên Chúa hứa sẽ đến “tập họp mọi dân tộc và mọi ngôn ngữ.” Thiên Chúa có kế hoạch cứu độ, không chỉ một số nào đó mà cứu độ tất cả mọi người.

Nghe bài đọc Tin mừng hôm nay, ta thấy câu hỏi được đặt ra cho Đức Giêsu là: “Những người được cứu thoát thì ít, có phải không?” Nhưng không phải cứ theo những lời cuối của Thiên Chúa trong sách Isaia mà trả lời. Thiên Chúa đã loan báo rằng các ngôn sứ sẽ được sai đi đến toàn thể quốc gia, vì các môn đệ của Đức Giêsu được sai đi đến toàn thể trái đất.

Vì thế, “vinh quang” này là gì mà Thiên Chúa bảo dân chúng sẽ làm chứng nhân? Họ đã trở về với một Giêrusalem bị phá hủy sau khi ở chốn lưu đày lâu năm và họ đã chịu đựng thử thách suốt thời kỳ tái thiết. Những gì không thể làm được thì Thiên Chúa đã giúp cho họ hoàn thành: Đó là Giêsusalem được tái thiết. Điều đó xảy ra như thế nào? Họ phải kết luận rằng điều đó chỉ có thể xảy ra khi Thiên Chúa trợ giúp. Họ đã nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa, vinh quang đó là một thực tế rất cụ thể mà ta nhìn thấy được, đó là Giêrusalem được dựng lên từ đám tro tàn. Thành phố được tái thiết sẽ là dấu chỉ về quyền năng của Thiên Chúa được thể hiện trên người đại diện của họ. Đây là tin vui mà những sứ giả sẽ mang đến cho các quốc gia; tin vui đó sẽ đem toàn thể nhân loại về với Thiên Chúa của Israel.

Những sứ giả này được chọn từ những người nhìn thấy vinh quang của Thiên Chúa và sau đó họ được sai đi đem sứ điệp đến với những ai “chưa hề được nghe nói đến Ta, và chưa hề thấy vinh quang của Ta.” Những ai nói về Thiên Chúa cho một người thân cận, hoặc cho một ai mà chưa hề được nghe đến Thiên Chúa là những người có tầm ảnh hưởng nhất nếu họ nói về đức tin và kinh nghiệm gặp Chúa của cá nhân mình. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã nói trong thông điệp "Evangelii Nuntiandi" nổi tiếng của ngài rằng người ta lắng nghe nhiều về những chứng nhân hơn là thầy dạy.

Đức Giáo Hoàng Phaolô thật có lý khi ngài nói: những sứ giả có tài thuyết phục nhất cho niềm tin của chúng ta là những người nói về kinh nghiệm cá nhân của mình trong việc gặp Chúa, họ là những chứng nhân sống động. Có lẽ họ đau ốm và được Thiên Chúa chữa lành, hoặc Người ban cho họ sức mạnh và lòng kiên nhẫn. Đời sống hôn nhân của họ theo một lối mòn và khóa học cuối tuần về Thăng tiến hôn nhân đã giúp họ hồi sinh đời sống lứa đôi. Bởi lẽ, họ đã đánh mất thói quen sinh hoạt của mình và công việc của họ chiếm quá nhiều thời gian, nên họ đã dần chiếu cố lại những sinh hoạt trong gia đình mình. Họ đã về hưu sau một sự nghiệp lâu năm và không còn cai quản nữa và người ta đã nhờ họ dạy tiếng Anh cho người nhập cư. Họ là những người đơn thân và cô độc, và rồi họ đã gặp được một người nào đó để chia sẻ mục tiêu và đức tin của mình.

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp



21st SUNDAY -C-
Isaiah 66: 18-21; Psalm 117; Hebrews 12: 5-7, 11-13; Luke 13: 22-30

Jesus sounds stern in today’s gospel. We are not used to the compassionate one talking this way, except to some hypocritical religious leaders. They really raised his ire, especially when they set out to trap him. But today he sounds harsh to someone who seems to be a follower, who calls Jesus "Lord" and asks, "Lord will only a few be saved?"

What makes a person ask a question like that? And more – what would make one of Jesus’ followers ask such a question? Was it someone feeling the way we sometimes feel about our world? There is so much terribly wrong about what we see and hear in the world: terrorism and war, violence and shock on TV, family members who go off the deep end, religious persecution, civil strife ripping countries apart, etc. So much is out of focus. Where is God in all this and what is our future, if we are believers? We shake our heads and wonder if the world isn’t "going to hell in a handbasket?" So, we might understand the question that is put to Jesus by a person who is upset with the world and local conditions: "Lord, will only a few people be saved?"

But maybe the person asking the question is asking because he/she feels like they are safely part of the "in group." The passage begins today by saying that Jesus was teaching as he made his way to Jerusalem. The person putting the question to Jesus seems drawn to him as a religious teacher. In the pagan world Jesus lived, surrounded by Romans, a devout person could think that they, and not the pagans, were on the right path, entitled to a well-deserved place in the kingdom of God. After all, they took time in a busy schedule to come out to hear Jesus. In addition, the person reveals some devotion by calling Jesus, "Lord." Since that title is a post-resurrection one, Luke might be voicing a concern of his own Christian community.

So, it seems that an "insider" is asking about who will get in and who will find the doors locked on them. The way the question is asked you get the impression the questioner feels he/she will have access. That’s scary, because Jesus once said, "Not everyone who says to me ‘Lord, Lord’ will enter the kingdom of God" (Mt. 7:21).

Jesus’ response should make us "regulars," we church folk, a bit uncomfortable. He would always appreciate a compassionate disciple; but his response doesn’t indicate he is speaking to such a disciple. Most likely it was someone who felt part of Jesus’ inner circle; feeling they had made it, but others would not.

You just know that Jesus is going to shake the person back on their heels. He has a habit of telling religious people not to get smug; in fact, the so-called "devout and religious" were the ones who rejected Jesus. He was most critical of the judgmental religious leaders who were the very ones to condemn him in Jerusalem – where he is determined to go... and where he asks us to follow.

"Strive to enter through the narrow gate, for many, I tell you, will attempt to enter but will not be strong enough." The "narrow gate" is an image for Jesus’ way of living and the way of self-sacrifice he asks of us. Jesus is in a hurry to get to Jerusalem and he speaks quite abruptly about those who will be shut out. Even for those who can say, "We ate and drank in your company" – those who could claim to be in Jesus’ group.

Jesus is suggesting that more than membership is required in following him. It’s about choosing the "narrow gate." Do we act on what we believe? Implied in Jesus’ response are some questions put to us: "You believe God forgave your sins – so do you forgive others?" "You believe God reached out to you and brought you in – do you reach out beyond your close-knit group to welcome outsiders?" "You believe God nourishes you at this table – do you imitate God and feed the hungry?"

Our reading from Isaiah are verses close to the ending of the book. The people had just returned from their long exile. These closing verses speak a hopeful vision of God’s coming. One might expect the book to end in harsh warnings to the people not to go astray again, lest they be punished with another exile. Instead, after the chosen people’s years of suffering. God promises to come to "gather the nations of every language." God has a plan to save, not just a few, but all people.

The reading hearkens to today’s gospel and the question put to Jesus, "Lord will only a few people be saved?" Well, not according to God’s last words in Isaiah. God announces that messengers are to be sent out to all the nations, as Jesus’ disciples were sent to preach to the whole world.

Then what is this "glory" which God says people will witness? They had returned to a devastated Jerusalem after their long exile and had gone through a period of reconstruction. What had seemed impossible, God had helped them accomplish: Jerusalem was rebuilt. How did that happen? They had to conclude that it could only have happened with God’s help. They had seen the glory of God, it was a very concrete reality to behold – Jerusalem was raised from the ashes. The restored city would be a sign of God’s power on their behalf. This was the good news the messengers were to carry to the nations; good news that would draw all people to the God of Israel.

These messengers are chosen from those who have seen God’s glory and then are sent to carry the message to those who "had never heard of my fame, or even seen my glory." Those who speak of God to a neighbor, or someone who has not heard of God, are most effective if they speak out of their personal faith and experience of God. Pope Paul VI said in his famous encyclical, "Evangelii Nuntiandi" that people listen more to witnesses than to teachers.

Pope Paul was right: the most convincing messengers of our faith are those who speak from their personal experience of God – they are viable witnesses. Perhaps, they were sick and God healed them, or gave them strength and endurance. Their marriage was in a rut and a Marriage Encounter weekend revived it. They had lost their way and were too consumed by their jobs and then they refocused on family. They retired from a long career and were without direction and someone got them to teach English to immigrants. They were single and lonely and they met someone who shares their goals and faith.
 
CN 21: Luận về cửa hẹp
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
11:30 24/08/2013
CN 21C : Luận về cửa hẹp

Có một cảnh tương phản ngồ ngộ xảy ra cách đây gần 30 năm, trong thời kỳ còn bao cấp : hạn chế du nhập văn hoá từ nước “tư bản”. Lúc đó người ta cho chiếu bộ phim Liên Xô với tựa đề “Cánh cửa mở rộng” . Mua được một chiếc vé đã là gây cấn rồi : nào chờ chực, xếp hàng, nào là chen lấn, đẩy xô… Nhưng khi có vé rồi mà vào cừa thì cũng không dễ gì !

Tựa phim là “Cánh cửa mở rộng”, nhưng cánh cửa sắt của Rạp không chịu mở rộng, mà chỉ hé mở một chút vừa đủ cho một người vào để kiểm soát vé cho dễ. Quả là một cảnh tượng tương phản thú vị : chen nhau đi vào cửa hẹp để xem “Cánh cửa mở rộng !”

Cách đây ít năm lại có cảnh tương phản khác : cả ngàn học sinh chen chúc nhau để mua cho được một bộ đơn xin dự thi vào Đại Học Mở ở đường Võ Văn Tần, Saigon mà không được. Bộ hồ sơ dự thi đã hết. Báo chí đặt tựa đề cho cảnh này là : “Cánh cửa Đại Học Mở đã đóng”.

Vậy thì khi Chúa Giêsu nói với các môn đệ: Nhà Cha có nhiều chỗ lắm, chứa bao nhiêu cũng không chật, mà sao hôm nay trong bài Tin Mừng, Ngài lại nói : Hãy đi qua cửa hẹp mà vào. Phải chăng vì Nước Trời ít chỗ, cần hạn chế : Có một cái tương phản nào đó trong tư tưởng của Chúa chăng ? Chắc chắn ta phải tìm hiểu xem Chúa muốn nói gì qua hình ảnh “Cửa hẹp”. Cửa hẹp là gì ? Và Cửa hẹp không là cửa gì ?

1. Cửa hẹp không phải là :

• Nơi bán vé : Trước khi đi vào rạp xem chiếu phim, trước khi vào sân vận động xem đá bóng, trước khi lên xe, người ta thường xếp hàng, thò tay vào một ô cửa hẹp để mua vé. Tùy sức chứa của rạp, của sân, của xe, mà người ta bán một số vé tương đương với sức chứa.

Sức chứa của Nước Trời thì vô tận, nên không cần phải có ô cửa hẹp để bán vé. Ta cũng không cần phải hỏi xem Nước Trời có bao nhiêu chỗ để liệu mà tìm cách mua vé vào, như đi xe ta thường hỏi xem xe bao nhiêu chỗ 4-12-15-20 chỗ…

Sở dĩ Chúa nhắc đến cửa hẹp là nhằm trả lời cho câu hỏi của một số người : “Thưa Thầy, phải chăng những người được cứu thì ít lắm phải không ? (những người vào Nước Trời thì ít ?)

Chúa không trả lời “phải, ít lắm” để rồi ta thất vọng khi nghĩ rằng chắc mình lọt sổ thôi. Chúa cũng không trả lời “nhiều lắm,” để rồi ta buông thả vì nghĩ rằng thế nào mình cũng thuộc số người được cứu.

Những người hỏi con số : số ghế số chỗ trong Nước Trời là những người không biết ất giáp gì về Nước Chúa, bởi lẽ Nước Trời đâu phải là quota, là hạn ngạch, định mức, là sức chứa, số ghế. Cứ đi vào cửa hẹp là đến Nước Trời. Nhưng cửa hẹp không phải là nơi bán vé vào Nước Trời, thì cửa hẹp cũng không phải là nơi soát vé.

• Nơi soát vé : Cũng có rất nhiều người trong chúng ta, hiện nay, vẫn nghĩ rằng mình đã nắm trong tay được vé vào Cửa Trời. Xin thưa ngay: Cửa trời không có lối đi hẹp để soát vé đâu. Những chiếc vé mà ta nghĩ rằng Phêrô, kẻ giữ cửa sẽ hỏi, ta có trong tay, như : chứng chỉ Rửa tội, Thêm sức, có dấu đỏ, dấu nổi đàng hoàng… ; tờ Phép Lành Toà Thánh mà nhiều gia đình có với lời ghi chú “là bảo đảm cho phần rỗi đời đời” ; Rước lễ 5 ngày đầu tháng với lời hứa của Đức Mẹ, 9 ngày thứ sáu đầu tháng với lời hứa của Thánh Tâm ; lại còn chuỗi Thương Xót hằng ngày… Đã ba lần bảy lượt lãnh được ơn toàn xá khi làm việc này việc nọ, khi hành hương chỗ này chỗ kia; những chiếc vé đó tốt, nhưng nên nhớ không có cửa hẹp để soát vé đó đâu, để rồi mình ỷ y như khi mua được vé xe lửa, vé xem phim, vé tàu bay là an tâm, đến giờ ta chìa vé ra để vào.

Cửa hẹp cũng chẳng phải là nơi ta chìa ra tờ lý lịch trong sạch ba đời, dòng dõi các thánh tử đạo vẻ vang… ; hay lá thư tay của những ô dù ông cha này, giám mục nọ ở trong dòng họ để rồi được cho qua. Vậy cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là gì ?

2. Cửa hẹp là gì ?

Xin được lấy lại cảnh tương phản về bộ phim “Cánh cửa mở rộng” nói trong mở đề để gọi Cửa hẹp mà Chúa Giêsu nói ở đây là “Cửa mở rộng”. Mở rộng tức là mở luôn luôn, mở cho mọi người. Cửa hẹp không phải là nơi để hạn chế : hạn chế thời gian (mở buổi sáng, đóng buổi chiều ; hạn chế con số (1 tỉ rưỡi thôi nhé) ; hạn chế tầng lớp (người nghèo mới được vào, người giàu đi chơi)... Không phải ! Cửa hẹp là cửa mở rộng. Ai muốn vào cũng được. Vào giờ nào cũng được. Điều kiện duy nhất của nó là vì nó hẹp, nên muốn vào phải bỏ lại những hành trang cồng kềnh.

-Những hành trang cồng kềnh đó, là tội lỗi của chúng ta. Ta không bỏ lại ta không vào được cửa hẹp.

-Những hành trang cồng kềnh đó, là những thú vui trần gian. Ta không biết từ bỏ, ta không lách qua được cửa hẹp.

-Những hành trang cồng kềnh đó, là lòng tham danh lợi lộc. Ta không từ bỏ, ta không chui lọt qua khung cửa hẹp.

-Những hành trang cồng kềnh đó, là những mối thù nặng nhẹ với anh chị em trong nhà hay ngoài mái ấm gia đình. Ta không từ bỏ, khi đi qua cửa hẹp, sẽ bị vướng mắc, như chiếc áo rộng dính vào ốc này vít kia của cánh cửa hẹp, khiến ta không thể dễ dàng đi qua trơn tru.

Có hai người lính trẻ đang nói chuyện với nhau về việc tin theo Chúa Kitô. Một người nói: “Tôi không thể nói hết cho anh biết, tin theo Chúa Kitô thì quí giá biết ngần nào.” Người kia đáp: “Tôi cũng nghĩ đến đó, nhưng tôi thấy tin theo Ngài thì phải từ bỏ nhiều quá. Quả thật tôi đang tính toán đây.” Một sĩ quan đi ngang, nghe vậy, đặt tay trên vai người lính trẻ vừa nói câu trên, mà rằng : “Anh ơi, anh tính giá của sự tin theo Chúa Kitô sao ? Thế anh có bao giờ tính giá phải trả khi không tin Chúa Giêsu không ?…

Thánh Phaolô đã tính giúp chúng ta trong Pl 3, 8-9 : “Tôi coi tất cả mọi sự là thua lỗ, bất lợi cả, trước cái lợi tuyệt vời là được biết Đức Giêsu, Chúa tôi, vì Người tôi đành mất hết và tôi coi tất cả như đồ bỏ, để được Đức Kitô và được kết hợp với Người.”

Theo Chúa vào Nước Trời là phải đi qua cửa hẹp. Cửa hẹp không phải là nơi bán vé, không phải là nơi soát vé, nhưng cửa hẹp là cửa luôn mở mọi lúc, mở với mọi người, miễn là ta biết từ bỏ hành trang cồng kềnh.

Trong lời hứa Rửa tội, Giáo Hội bắt chúng ta tuyên hứa từ bỏ trước khi tuyên xưng tin, thì chúng ta hãy từ bỏ những hành trang cồng kềnh… để ta tuyên xưng niềm tin của chúng ta vào Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Chúa chúng ta qua Kinh Tin Kính đây. Amen

Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày cầu nguyện và hòa bình cho người dân các nước Ả Rập
Anthony Đông Thái
08:29 24/08/2013
Ngày cầu nguyện và hòa bình cho người dân các nước Ả Rập

Cộng đồng Công Giáo Tunisia đã tuyên bố một ngày cầu nguyện và ăn chay vì hòa bình vào ngày Chúa Nhật, 25 tháng Tám trong tình liên đới với người dân của các nước Ả Rập đang bị ảnh hưởng bởi bạo lực và bất ổn, theo một tuyên bố gửi đến Cơ quan Fides có sự xác nhận của Đức Tổng Giám Mục Ilario Antoniazzi ở Tunis.

Trong văn bản nêu rõ, “Giáo Hội của chúng tôi dõi theo trong nỗi buồn những sự kiện đớn đau và bất ổn đang diễn ra ở một số quốc gia Ả Rập, Trung Đông và Châu Phi. Chúng tôi tin rằng Thiên Chúa là Chúa của lịch sử, và qua đức tin chúng tôi biết rằng, thậm chí thông qua khó khăn, mọi thứ đều góp phần vào sự tốt lành cho những ai yêu Người chân thành.”

“Chúng tôi cũng biết rằng trái tim đầy lòng thương xót của Chúa bao giờ cũng quan tâm đến bất kỳ nỗi khổ đau nào. Dựa trên điều chắc chắn này, trong tình đoàn kết với tất cả các anh chị em đang đau khổ, các Kitô hữu hay người Hồi giáo, chúng tôi yêu cầu các cộng đồng của chúng tôi: dâng hiến ngày Chúa Nhật tới để cầu nguyện và ăn chay cho hòa bình, kêu gọi trong các bài giảng ngày Chúa Nhật để mọi người tham gia vào các sáng kiến, để đề nghị các anh chị em đang bệnh của chúng ta dâng những đau khổ của họ lên Chúa, vì bình an.”

“Nhờ lời cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Mẹ của chúng ta và Nữ Vương Hòa Bình của chúng ta, xin Chúa chúc lành cho chúng ta và ban phước cho mỗi quốc gia của chúng ta", Đức Cha Antoniazzi kết luận.

Anthony Đông Thái
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Khóa Ca Trưởng Cấp II Tại Đan Mạch
Ngô Ngọc Lâm
08:42 24/08/2013
Khóa Ca Trưởng Cấp II Tại Đan Mạch

Ban giảng huấn là quí thầy đến từ Hoa Kỳ: Thầy Phạm Đức Huyến, Ca Trưởng Hoàng Viết Hùng và Ca Trưởng Lê Hùng.

Là khóa cuối cùng, kết thúc học trình 4 năm liên tiếp tại Đan Mạch từ năm 2010.

Chương trình học tập dành cho Trình Độ Cấp 2, ngoài phần nhạc lý cần đào sâu,phần luyện tập tay nhịp điêu luyện , hoa mỹ hơn với các bài thực tập đánh nhịp mỗi ngày, quí thầy còn chú trọng giúp các học viên nắm vững, thấu hiểu Nhạc Bình Ca, Nhạc Ngũ Cung của VN, và nhất là áp dụng nghệ thuật đánh nhịp theo Tiết Tấu cho các bài thánh ca để nâng cao tay nhịp.

Sau những ngày học tập, khoá học được đánh giá qua các bài thi về nhạc lý, về tiết tấu, cách xướng âm nhạc Bình Ca và học viên trình diễn đánh nhịp các bài đã học .

Nói tóm lại việc học tập cũng như kiểm tra chất lượng thật nghiêm túc, nhằm đạt hiệu năng như chuyên môn đòi hỏi.

Khoá Ca Trưởng Cấp 2 kết thúc tốt đẹp với 13 học viên nhận chứng chỉ mãn khoá ( 1 học viên từ Đức, 2 từ Hoà Lan và 10 từ Đan Mạch ).

Quí thầy đánh giá cao tinh thần cầu tiến, sự chăm chỉ miệt mài của học viên đáp ứng mọi đòi hỏi, mọi nỗ lực và tận tụy của Ban Giảng Huấn.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm, quí thầy khẳng định: tiến trình phục vụ sắp tới của các ca trưởng tại các cộng đoàn, giáo xứ là điều cần thiết, không thể thiếu, nhằm tăng cường kiến thức, niềm tự tin và có dịp trải qua những kinh nghiệm cần có.

Thánh Lễ Tạ Ơn và phát chứng chỉ tốt nghiệp được tổ chức vào trưa ngày 21/8/2013.

Mọi người tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn với sự hiện diện của Đại Diện Ban Chấp Hành CĐCGVN, với một số quí ông bà Nhóm Ca Nguyện Odense.

Cha linh hướng Tô Ma Nguyễn Đình Anh Nhuệ dâng Thánh Lễ Tạ Ơn về những ơn lành suốt bốn năm qua, nhất là sự kết thúc tốt đẹp và rất thành công của Lớp Ca Trưởng đầu tiên tại Đan Mạch .

Mọi người cũng hợp ý đâng lời cầu nguyện cho linh hồn Thầy Phan Xi Cô Asisi Hải Linh, các nhạc sỹ, các ca trưởng đã đóng góp tích cực cho Thánh Nhạc VN, đã qua đời.

Trước phép lành cuối lễ, đại diện các học viên cám ơn Cha Linh Hướng, Quí Thầy, đại diện Ban Chấp Hành Cộng Đồng CGVN tại Đan Mạch, và những ân nhân đã tích cực phục vụ, cung cấp nơi ăn chốn ở và những điều kiện vật chất cho cả bốn khoá học.

Hướng về quí thầy muốn bày tỏ tâm tình tri ân, các môn sinh cầu xin Chúa và Đức Mẹ ban cho các thầy và gia đình luôn bình an, ban mọi ơn lành hồn xác.

Riêng với thầy Phạm Đức Huyến, xin Chúa ban thêm sức khỏe, thêm các cộng sự viên nhiệt thành hợp tác, đồng hành đáp ứng những nhu cầu tinh thần, vật chất cho các khoá ca trưởng tại nhiều giáo phận tại Quê Nhà.

Khoá Ca Trưởng bế mạc sau Tiệc Liên Hoan, các học viên tham dự tiệc đại gia đình với Cha Linh Hướng, quí thầy và quí khách.

Tháng 8 năm 2013

Ngô Ngọc Lâm
 
Văn Hóa
Ngài cho con kiếp nhân sinh
Trầm Hương Thơ
08:32 24/08/2013
NGÀI CHO CON KIẾP NHÂN SINH

Sáng nay rực rỡ ánh vàng
Cảnh quan bừng tỉnh huy hoàng nắng mai
Ngoài sân hồng phấn trang đài
Khoe duyên trước gió hương lài dịu êm

Bên dàn thiên lý thoảng đêm
Hồn như bừng tỉnh cảm thêm ơn Trời
Vạn vật sống ở trên đời
Hưởng nhờ thần khí tuyệt vời từng dây

Ngài ban cho trái đất nầy
Để ta chung sống dựng xây cõi trần
Đây là cõi tạm hồng ân
Xin cùng nhau hãy ân cần dựng xây

Thương nhau sẽ được đong đầy
Ơn lành Chúa thưởng, đừng gây oán thù
Ác giả, ác báo thiên thu
Thiện ân sẽ được đền bù gấp trăm

Nhìn gương kim cổ ngàn năm
Bao nhiêu kẻ dữ tiếng tăm muôn đời
Người lành danh thánh tuyệt vời
Sống sao nên trọn kiếp người Chúa ban.

Trầm Hương Thơ
 
Chứng Nhân
Mi Trầm
15:23 24/08/2013
Nhạc phẩm Chứng Nhân Tác giả: Lm. Mi Trầm
Ban nhạc: Ns. Thể Hiện
Giọng ca: Uyên Di & Nhóm bè New Day
Slide Show: Duy Hân