Ngày 23-08-2013
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hãy gọi ta là ‘bạn’.”
Anthony Đông Thái
09:05 23/08/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô: “Hãy gọi ta là ‘bạn’.”

Stefano Cabizza – một sinh viên học công nghệ thông tin ở thành phố Padua miền bắc nước Ý, đã bị sốc khi nhấc máy điện thoại ở nhà mà người gọi đến là Đức Giáo Hoàng Phanxicô.

Stefano đã viết thư cho Đức Giáo Hoàng trước khi đến Rome với gia đình. Trong một thánh lễ tại Castel Gandolfo, cậu đã đưa lá thư cho một Hồng Y với yêu cầu chuyển đến tay của Đức Thánh Cha.

Cậu không thể tưởng tượng nổi chỉ sau vài ngày có thể nghe phát âm tiếng Tây Ban Nha của Đức Thánh Cha qua điện thoại. “Tôi là Giáo Hoàng Phanxicô đây. Chúng ta hãy gọi nhau bằng tên đầu tiên của chúng ta.”(tên cha mẹ đặt. Chú thích của người dịch)

“Đây là cách Chúa Giêsu và các tông đồ nói với nhau. Họ là những người bạn như chúng ta là bạn bây giờ”, Đức Giáo Hoàng nói với Cabizza, theo báo Il Gazzetino.

Cabizza cho biết cậu im lặng trong vài giây, kinh ngạc bởi những gì đang xảy ra với mình: “Không thể tin được. Chúng tôi cười và nói đùa đến 8 phút.”

“Tôi muốn nói về sự trải nghiệm tuyệt vời này của tôi chỉ để nhấn mạnh đến sự khiêm nhường tuyệt vời và gần gũi với những tín hữu chúng ta của Đức Thánh Cha.” Cabizza tiếp tục: “Ngài bảo tôi hãy gọi ngài bằng từ “tu” (nghĩa là “bạn” thông dụng trong tiếng Ý).”

“Con có tin rằng các Tông đồ sử dụng từ “Lei” (bạn – trang trọng hơn “tu”) với Chúa Giêsu? Hoặc xưng “ngài”? Họ là những người bạn như chúng ta bây giờ, và bạn bè thường gọi nhau bằng ‘tu’ (bạn),” Đức Giáo Hoàng nói.

Đức Phanxicô đã gọi đến 2 lần, Cabizza trả lời cuộc gọi thứ hai khoảng 5 giờ chiều. “Ngài yêu cầu tôi cầu nguyện cho Thánh Stephen và cho ngài. Sau đó ngài ban phước lành cho tôi và tôi cảm thấy một sức mạnh to lớn phát triển trong người.”

Từ khi trở thành Giáo Hoàng vào tháng Ba, Đức Thánh Cha Phanxicô đã được ca ngợi cho phong cách khiêm tốn và gần gũi giúp ngài kết nối với giới trẻ Công Giáo.

Anthony Đông Thái
 
Nếu được Đức Giáo Hoàng gọi, bạn phải làm gì?
Trần Mạnh Trác
15:53 23/08/2013
Đức Giáo Hoàng vừa gọi điện thoại cho một cậu vị thành niên 19 tuổi cuả một gia đình ngoan đạo ở miền đông bắc nước Ý.

"Chúng tôi đã cười và nói đùa với nhau một thời gian lâu đến tám phút," là lời cuả anh Stefano Cabizza, một sinh viên nghành công nghệ thông tin (IT) ở Padua.

Trong dịp gia đình đi dự Thánh Lễ cuả ĐGH taị Castel Gandolfo ngày 15 tháng 8 vừa qua, anh Stefano đã viết một lá thư cho Đức Giáo Hoàng để kể về cuộc sống của mình và hy vọng sẽ tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp.

Anh gửi thư cho ĐGH bằng cánh dúi vào tay một vị 'giáo sĩ cao cấp tháp tùng' đang đi qua gần bên.

Anh không bao giờ nghĩ rằng điện thoại ở nhà anh sẽ reo và người ở bên kia đường dây là ĐGH.

Trong thực tế, Đức Giáo Hoàng đã gọi anh đến hai lần.

Ba ngày sau khi gừi thư, Đức Giáo Hoàng gọi số cuả nhà anh. Ngài nói chuyện với cô em gái Angela mà không tiết lộ danh tính của mình.

"Stefano đang đi vắng," cô em gái nói gọn lỏn với Đức Giáo Hoàng "xin ông gọi lại vào lúc 5 giờ chiều."

5 giờ chiều hôm đó, Đức Giáo Hoàng gọi lại.

Anh Stefano cho biết anh đã choáng váng khi nghe giọng nói cuả người gọi ở bên kia đầu giây: "Đây là Giáo Hoàng Phanxicô."

"Tôi không thể tin được. Chúng tôi đã cười và nói đùa với nhau một thời gian lâu đến tám phút, " anh mô tả như vậy với tờ báo Ý Il Ganettino, và nói thêm rằng: " Đó chắc chắn là một ngày đẹp nhất trong đời tôi ".

Anh từ chối không cho biết anh đã viết những gì trong thư.

Đức Phanxicô bắt đầu câu chuyện bằng cách yêu cầu Stefano xưng hô với ngài bằng một từ ngữ thân mật là 'TU' (Bạn, ông, Anh, Cha), chứ đừng dùng chữ 'LEI' (Ngài, Đức Thánh Cha) trịnh trọng.

Stefano nói: "Ngài đặt câu hỏi với tôi rằng, tôi có thể nghĩ rằng Chúa và các Tông đồ đã xưng hô với nhau một cách trịnh trọng xa cách không? Ngài (ĐGH) nói 'Có thể nào mà các môn đệ luôn luôn gọi Chuá là 'Your Excellency' (Thưa Đấng Thế Tôn) mỗi lúc được chăng? Họ là những người bạn cũng giống như chúng ta bây giờ là bạn với nhau, vậy thì sử dụng 'tu' mới đúng cách bạn bè.'"

"Ngài yêu cầu tôi cầu nguyện cho Ngài và sau đó Ngài đã ban phép lành cho cho tôi. Đó là ngày đẹp nhất của đời tôi. " Stefano cho biết.

Stefano mô tả cuộc điện đàm là "một kinh nghiệm tuyệt vời" và anh rất xúc động về sự "khiêm tốn và gần gũi của Đức Thánh Cha với những người Công Giáo bình thường."

Đây không phải là lần đầu tiên Đức Giáo Hoàng gọi điện thoại cho một thường dân.

Ngài đã gọi cho ông chủ sạp báo ở Buenos Aires để ngưng mua báo, gọi ông thợ đóng giày để đặt đôi giầy màu đen, gọi anh nhân viên lễ tân tại dòng Tên ở Roma, vv và vv.

Có vẻ như Đức Giáo Hoàng Phanxicô thích gọi điện thoại cho người bình dân không quen biết. Vậy thì, một ngày 'đẹp trời nào đó', nếu bạn đã viết một lá thư cho ĐGH để than phiền, thỉnh cầu, hay giải bầy tâm sự gì đó, bạn có hy vọng sẽ nhận được một điện thoại hồi âm cuả Ngài. Phải làm gì trong trường hợp đó?

Một tờ báo Ý đã cho một lời khuyên: Ack cool (Giữ bình tĩnh, đừng nao núng)

Beppe Severgnini, phóng viên hài hước cuả tờ Corriere della Sera, nhật báo thuộc loại bán chạy nhất ở Ý, cung cấp một số mẹo vặt như sau:

Đứng đầu danh sách: Hãy sẵn sàng, đặc biệt là nếu loại điện thoại có dây ở nhà bạn reo lên.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, 76 tuổi, có thoí quen gọi ĐT theo lối cũ, là sử dụng loại điện thoại có dây, và thường xưng danh bằng một câu ngắn gọn "Đây là giáo hoàng."

Những mẹo kế tiếp như sau:

- Nghe trước, nói sau, và nếu có dịp, hỏi vị giáo hoàng 'say mê túc cầu' này về trận đấu giao hữu giữa Ý và Argentina.

- Luôn luôn hỏi thăm sức khoẻ của Đức Thánh Cha Bênêdictô. "Điều này sẽ làm cho ngài vui lòng lắm", ông Severgnini lưu ý. Đức Giáo Hoàng Phanxicô thường xuyên đề cập đến vị tiền nhiệm 86 tuổi đã nghỉ hưu ở phía bên kia khu vườn Vatican với một vẻ trìu mến.

- Tránh các vấn đề nhạy cảm như những chính sách hay những vụ bê bối của Vatican.

- Không xin xỏ ân huệ.

Severgnini cũng lưu ý rằng mặc dù Đức Phanxicô thích sử dụng chữ "tu" (Bạn) trong cuộc trò chuyện, chúng ta vẫn nên dùng chữ 'lei' (Đức Thánh Cha) cho đúng với "luật" xã giao, nhưng đừng phóng đại bằng cách thêm vào những sáo ngữ như "Xin phép được kính bẩm với Đức Thánh Cha cao quí!" (magnificent!)

Sau cùng, Severgnini khuyến cáo chúng ta không nên lo lắng về những gì để nói.

"Chỉ cần tự nhiên," Severgnini viết. "(Ngài không chán về những gì bạn sẽ nói đâu,) nếu Ngài muốn được chán, Ngài đã gọi một vị bộ trưởng trong Giáo Triều nào đó rồi."
 
Tình hình phức tạp tại Syria
Vũ Văn An
20:02 23/08/2013
Tiếp theo những lời tố cáo về việc sử dụng vũ khí hóa học bên ngoài thành phố Damascus của Syria, quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các văn phòng Liên Hiệp Quốc tại Genève, TGM Silvano Tomasi, lên tiếng cho rằng không nên vội vã đưa ra bất cứ phê phán nào trước khi có bằng chứng rõ rệt.

Ai cũng biết hàng trăm người, trong đó có trẻ em, được bá cáo là bị giết vào ngày 21 tháng Tám do một cuộc tấn công bằng chất hóa học mà theo phe đối lập là do lực lượng chính phủ phát động. Phúc trình này trùng hợp với cuộc viếng thăm Syria của một đoàn thanh tra vũ khí của LHQ, đến đây để điều tra các cáo buộc về việc sử dụng vũ khí hóa học trong hai năm qua. Nhân dịp này, Tổng Thư Ký LHQ, Ban Ki Moon, kêu gọi một cuộc điều tra “thấu đáo”. Trong khi ấy, nhiều chi tiết được truyền đi, kể cả một số video phát tuyến trên liên mạng, vẫn chưa được kiểm chứng.

Về cáo buộc trên và tình hình phức tạp tại Syria, hãng tin Zenit đã phỏng vấn John Newton, ủy viên báo chí của cơ quan nhân đạo Công Giáo, Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn (ACN). Newton đồng ý với nhận định của TGM Tomasi: không nên vội vàng đưa ra bất cứ kết luận nào về các chi tiết liên quan tới vụ tấn công và ai là người chịu trách nhiệm. Chính phát ngôn viên Jen Psaki của Bộ Ngoại Giáo Mỹ cũng có thái độ dè dặt này khi cô cho hay: “ngay lúc này [ngày 22 tháng Tám], chúng tôi không thể xác định một cách chung cuộc việc sử dụng vũ khí hóa học’. Cô còn cho biết thêm: chúng tôi “đang làm mọi việc có thể làm được trong quyền hạn của mình để biết rõ ngạnh nguồn sự kiện”. Theo Newton, cho tới lúc đó, mọi suy đoán chỉ tổ đổ dầu thêm vào lửa thiên kiến khiến diễn trình hòa bình ngưng lại một cách tai hại.

Về các trường hợp tấn công bằng vũ khí hóa học, các sự kiện rất hiếm hoi. Ai cũng rõ cuộc tấn công đầu tiên nhằm vào Khan al-Assal diễn ra ngày 19 tháng Ba; truyền thông chính phủ, cơ quan đầu tiên tường trình về việc này, đổ tội cho phe đối lập, phe đối lập thì đổ tội cho chính phủ. Truyền thông khắp thế giới thi nhau tranh luận xem ai thực sự phải chịu trách nhiệm, rút cuộc, người nói thế này người nói thế khác, không ai có kết luận vững chắc cả. Lần này, tường trình phát xuất từ phe đối lập và bị cả hai bên chối bỏ trách nhiệm. Chưa ai có khả năng kiểm chứng một cách độc lập, chính Trợ Giúp Giáo Hội Thiếu Thốn cũng không có khả năng này.

Newton cũng đồng ý với TGM Tomasi về nhu cầu đối thoại đối với diễn trình hòa bình ở Syria. Vì suy đoán không đem lại không khí thuận lợi cho diễn trình này.

Nói về số phận Kitô hữu hiện nay ở Syria, Newton cho rằng cuộc sống của họ cực kỳ khó khăn, mà khó khăn nhất, theo tin tức của một linh mục đang phục vụ tại Homs, là sinh hoạt bình thường hầu như đã không còn nữa: các xưởng thợ đã đóng cửa, các tiệm buôn cũng thế, không việc làm tất nhiên không tiền mua thực phẩm, thuốc men, phòng trọ. Tình thế này mà vẫn phải trả tiền trọ là điều khá “siêu thực” đối với Newton, nhưng đó lại là chuyện có thực.

Rồi, lẽ dĩ nhiên, họ còn bị mắc kẹt vì cuộc chiến nữa. Như Thượng Phụ Gregorios III, giáo chủ Giáo Hội Melkite có trụ sở tại Syria, nói “Ở Syria, không có chỗ nào an toàn cả. Bạn nghĩ chỗ này hay chỗ kia an toàn, nhưng bất cứ giây phút nào, bạn vẫn có thể bị mất mạng vì bom, hỏa tiễn hay đầu đạn, chưa kể bị bắt cóc hay bắt làm con tin để chuộc tiền, hay sát hại... Hỗn loạn đang đe dọa mọi người, mọi nơi, bất cứ giây phút nào”.

Các Kitô hữu cũng là đích nhắm của những người chủ trương thánh chiến cực đoan trong các lực lượng đối lập. Kitô hữu tại Homs đã kinh qua việc này hồi tháng Ba vừa rồi, khi ước chừng 90% tín hữu phải rời thành phố. Một linh mục làm việc với các gia đình tản cư này cho ACN hay: trước cuộc tản cư này, các thành viên của Biệt Đội Faruq, thuộc Quân Đội Tự Do Syria, đến gõ cửa từng nhà trong hai khu phố của Homs, yêu cầu Kitô hữu phải di tản. Các câu truyện tương tự như thế cũng diễn ra ở nhiều nơi khác trong nước nữa, và chỉ mới đầu tháng Tám này, có tường trình cho hay ít nhất một phần ba Kitô hữu thuộc vùng đông bắc Syria đã bỏ cửa nhà ra đi. Cũng có tường trình cho hay các tín hữu tại tỉnh Hasakah bị các phần tử duy Hồi Giáo quá khích trong lực lượng đối lập tấn công.

Hiện nay, khó xác định được việc các Kitô hữu di tản vì cuộc đánh nhau hay vì những người Hồi Giáo quá khích. Nhưng điều chắc chắn là các cộng đoàn Kitô hữu tại Syria đang sống trong lo sợ bạo hành do các phần tử cực đoan nhắm vào họ.

Nói về tương lai Kitô Giáo tại Syria, Newton trích lời Thượng Phụ Gregorios III cho rằng tương lai của mọi Kitô hữu tại Trung Đông gắn liền với số phận các cộng đoàn Kitô hữu tại Syria. Ngài bảo: “nhiều Kitô hữu từ Libăng di cư tới Syria giữa các năm 1975 và 1992, và một lần nữa năm 2006. Cũng thế, đa số Kitô hữu của Iraq di cư qua Syria, nơi hiện họ vẫn đang ở”.

Hồ sơ của ACN cũng cho thấy rất nhiều Kitô hữu Iraq tìm nơi ẩn náu ở Syria. Tại Aleppo trước khi có tranh chấp, cơ quan này đã trợ giúp các người tị nạn Kitô hữu Canđê với thực phẩm và quần áo, huấn luyện giáo lý cho 600 trẻ em và chăm sóc y tế cho những người bệnh kinh niên. Newton cho hay: Ngày nay nhiều Kitô hữu từ Iraq tị nạn lại phải chạy khỏi Syria. Đây quả là một phần trong diễn trình hoại huyết đang khiến cho con số Kitô hữu tại Trung Đông mỗi ngày một giảm đi.

Muốn ngăn chặn đà hoại huyết này, ta chỉ còn biết cầu nguyện, xin Chúa chấm dứt sự tranh chấp, để người ta khởi sự đối thoại và xây dựng hòa bình.

Sự xác nhận sẽ không bao giờ có

Aryan Baker, phóng viên của tờ Time, thường xuyên có mặt tại Beirut, ngày 22 tháng Tám, cũng đặt nhiều dấu hỏi đối với cuộc tấn công bằng hoá chất vừa được tường trình vào hôm trước, do các khía cạnh sau đây.

1. Phương pháp triển khai

Phe đối lập ở Syria tường trình rằng một loạt hoả tiễn đã được phóng vào khu vực lúc tảng sáng. Các cuốn video, mà người ta không tài nào xác nhận được, cho thấy một hỏa tiễn đang xẹt qua bầu trời và một đám mây đen trên khu vực. Các hình ảnh chiếu sau đó cho thấy nhiều đạn dược nổ mà người ta cho là do vụ tấn công tạo ra. Trên blog của mình, chuyên gia về vũ khí Syria là Brown Moses cho hay ông ta cũng thấy những đạn dược tương tự như thế, do Syria chế tạo, được nối kết với các vụ cho là tấn công bằng vũ khí hóa học khác. Dù bản chất các đạn dược này có tính nổ tung, nhưng không nạn nhân nào trong các cuốn videos xem ra bị trúng mảnh đạn hay chất nổ cả. Rồi còn chuyện xẩy ra vào sáng sớm nữa, thì làm sao có nhiều người ở gần chỗ nổ được. Các thanh tra vũ khí hẳn phải khảo sát đạn dược để xác định xem chúng có mang chất hóa học hay không.

2. Địa điểm

Phe đối lập cho đăng một bản đồ liệt kê 9 địa điểm bị đánh trúng và con số thương vong của mỗi địa điểm. Con số này không được cập nhật trong suốt 24 giờ sau đó, nhưng các địa điểm thì nhất quán với các tweets và videos khác.

3. Số người chết

Hình ảnh cho thấy 2 chục người chết, các thi thể bọc vải nằm chờ thân nhân đến nhận. Theo phe đối lập, con số tử vong thay đổi từ vài trăm tới 1,400. Nhưng nếu không kiểm tra tên tuổi họ với thân nhân còn sống, thì người ta không thể xác nhận bất cứ con số nào. Việc này cần nhiều thì giờ. Đài Quan Sát Nhân Quyền Syria cho ta những số liệu tử vong đáng tin cậy nhất trong chiến tranh Syria nhờ dựa vào việc kiểm tra sâu rộng này; nhưng cho tới nay, cơ quan này chưa có khả năng cung cấp con số cho cuộc tấn công hôm 21 tháng Tám.

4. Triệu chứng

Các hình ảnh video phát xuất từ các địa điểm bị tấn công cho thấy những triệu chứng kinh hoàng từ nôn mửa, khó thở, tê liệt, xùi bọt mép, con ngươi nở lớn, con ngươi thu nhỏ, run rẩy, ra nước bọt quá độ, tới tiểu tiện không thể kiểm soát được. Các triệu chứng này đều là triệu chứng của tấn công hóa chất, nhưng chúng không nhất quán. Các chất ảnh hưởng tới thần kinh như sarin, chẳng hạn, không gây bọt mép, nhưng các chất tác động tới phổi như chlorine thì có thể. Tuổi, dị ứng và xuyễn có ảnh hưởng tới cách các triệu chứng này phát hiện ra. Các chất này có thể hoà tan hay phối hợp bằng nhiều cách để tạo ra hàng loạt các triệu chứng bất thường. Dù các cuốn video không được kiểm chứng, nhưng rõ ràng chúng cho thấy các nạn nhân đau đớn kinh khủng và do đó, một điều hết sức khủng khiếp đã xẩy ra cho một số lớn người. Cách duy nhất để biết chắc chất nào đã được sử dụng là thử máu và tế bào nạn nhân cũng như các mẫu môi trường lấy tại chỗ.

5. Ai chịu trách nhiệm?

Điều này có thể sẽ không bao giờ biết được. Lời tố cáo đang được gióng lên từ tứ phía: phía chính phủ, phía nổi dậy, phía các phần tử hùng hổ trong quân đội chính phủ, phía các phần tử al-Quaeda có liên quan với phe nổi dậy. Danh sách còn dài. Tổng Thư Ký LHQ, Ban Ki-moon, vào hôm thứ Năm, tuyên bố rằng cần phải điều tra cuộc tấn công này ngay tức khắc và ông đã phái Phó TTK là Angela Kane tới Damascus. Nga, nước ủng hộ chế độ Assad nhiều nhất, cũng đòi có cuộc điều tra. Nhưng dù có được vào các địa điểm bị tấn công, các thanh tra vũ khí của LHQ cùng lắm chỉ xác định được là vũ khí hóa chất đã được sử dụng. Còn ai phải chịu trách nhiệm, thì đâu phải là nhiệm vụ của họ! Các cơ quan tình báo ngoại quốc có thể nắm được bằng chứng riêng, như Hoa Kỳ, Pháp và Israel đã làm với các cuộc tấn công trước đây, nhưng bản chất các bằng chứng này và cách lượm lặt chúng sẽ không bao giờ được công bố. Vì vụ tai tiếng về vũ khí sát hại hàng loạt ở Iraq trước đây, nên các tín liệu này sẽ luôn bị người ta ngờ vực, coi như xúi giục bởi thiên kiến chính trị.

6. Phản ứng

Điều duy nhất đáng tin là phản ứng của cộng đồng quốc tế. Các lời kết án đã nhanh chóng được gióng lên. Nhưng lời nào cũng kèm theo câu “ý tứ” này: "nếu được xác nhận..." Ngoại trừ có sự thú nhận của một trong các bên ra, sự xác nhận này sẽ không bao giờ tới tay người kết án cả.
 
Linh mục Dòng Tên Ai Cập: Hoa Kỳ và các nước phương Tây ủng hộ Huynh Đệ Hồi Giáo là vô luân
Đặng Tự Do
18:39 23/08/2013
Đám tang các cảnh sát bị giết
Mỗi năm Hoa Kỳ viện trợ quân sự cho Ai Cập 1.2 tỷ Mỹ Kim cùng với 250 triệu Mỹ Kim viện trợ kinh tế. Nguồn viện trợ này được tường trình là đã bị âm thầm cắt bỏ sau khi Hoa Kỳ không áp lực được quân đội nước này phải tái lập lại chính quyền của tổng thống Mohamed Morsi đã bị quân đội lật đổ.

“Cảm giác của tôi với Ai Cập là nguồn viện trợ này tự nó không thể đảo ngược được những gì chính phủ lâm thời đã làm”, tổng thống Obama đã nói như trên trong cuộc phỏng vấn dành cho CNN hôm thứ Năm 22/08/2013.

Không đi vào chi tiết là nguồn viện trợ này sẽ bị cắt giảm hoàn toàn hay một phần, ông Obama nói tiếp: “Điều chắc chắn là chúng ta không thể trở lại như trước đây”.

Các nước phương Tây cũng phản ứng ồn ào không kém. Cả Thổ Nhĩ Kỳ cũng kêu gọi Liên Hiệp Quốc đưa ra một nghị quyết lên án việc lật đổ ông Mohamed Morsi, một thành viên của tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo, một tổ chức trước đây được chính Hoa Kỳ và các nước phương Tây cho là một tổ chức khủng bố nguy hiểm có liên hệ chặt chẽ với trùm khủng bố Bin Laden của Al Qaeda.

Lập trường lắt léo của Hoa Kỳ và các nước phương Tây chủ yếu là do những nhượng bộ có tính chất chiến lược của Mohamed Morsi sau khi ông Hosni Mubarak bị lật đổ sau 30 năm cầm quyền. Những hứa hẹn của Mohamed Morsi, và những nguồn đầu tư khổng lồ đổ vào Ai Cập sau ngày 11 tháng Hai năm 2011 đã khiến Hoa Kỳ và các nước phương Tây có một “cảm tình đặc biệt” với bọn khủng bố Huynh Đệ Hồi Giáo.

Cha Henri Boulad, một linh mục dòng Tên 82 tuổi, đang làm mục vụ tại Ai Cập, gọi “cảm tình đặc biệt” ấy với bọn khủng bố Huynh Đệ Hồi Giáo là một thái độ vô luân.

"Huynh Đệ Hồi Giáo thật tội nghiệp à! Họ là nạn nhân của bạo lực à! Những con chiên hiền lành, nổi tiếng với sự ngọt ngào và ngây thơ của họ à! Lạy Chúa tôi!" Cha Boulad đã viết như trên trong bài xã luận trên Jihad Watch, tổ chức theo dõi những nạn nhân của Thánh Chiến Hồi Giáo.

Ngài nói: "Trong nhiều tuần qua, lực lượng dân quân Huynh Đệ Hồi Giáo, vũ trang tận răng, gieo rắc khủng bố trên cả nước Ai Cập: giết người, bắt cóc, tống tiền, hãm hiếp các cô gái, buộc họ phải kết hôn với người Hồi giáo, tuyệt nhiên không có chút phản ứng nào từ phương Tây."

Cha Boulad tiếp tục: "Các linh mục và các tín hữu bị tấn công và thiệt mạng - trong đó có cả trẻ em trong độ tuổi còn trong nôi - với lý do duy nhất: họ là Kitô hữu. Không một lời tố cáo nào của phương Tây được đưa ra để buộc tội ‘chủ nghĩa Hồi giáo hóa’ mà ngày nay là căn nguyên của mọi tội ác. "

"Đối mặt với quyết tâm của quân đội, phương Tây ngay lập tức kêu lên ‘đảo chính’". Cha Boulad nói: "Nếu đó là một ‘cuộc đảo chính’, thì đó là một ‘cuộc đảo chính’ của người dân, chứ không phải của quân đội. Quân đội chỉ đơn thuần phục tùng ý muốn của người dân. Nhân dân đã chán ngấy một vị tổng thống phản bội, lừa phỉnh họ, và họ đã phản ứng với một phản xạ sinh tồn khi kêu gọi ông ta hãy ra đi."
 
Top Stories
Pope to attend Marian Day in the Vatican
Vatican Radio
04:04 23/08/2013
2013-08-21(Vatican Radio) "Blessed are you for believing!" That is the theme of the Marian Day which will be held in the Vatican on 12 and 13 October next, in the presence of the Holy Father Pope Francis and all the associations of Marian spirituality.

Organized by the Pontifical Council for Promoting the New Evangelization, the event is part of the celebrations of the Year of Faith - organized by the then Pope Benedict XVI to commemorate the fiftieth anniversary of the Second Vatican Council - and coincides with the anniversary of the last apparition of the Blessed Virgin at Fatima: it was, in fact, on October 13, 1917 when at Cova da Iria, Portugal, Our Lady appeared for the sixth and final time to the three shepherd children, Lucia, Francisco and Jacinta. Soon after, there was the so-called "miracle of the sun" the solar disc changed colour, size and position for about ten minutes.

In memory of this date, therefore, the original statue of Our Lady of Fatima will be brought to St. Peter's Square and exposed to the veneration of the faithful. This is the program of the day in detail: Saturday, October 12, at 8:00 am, there will be a pilgrimage to the tomb of Peter, an hour later, Eucharistic Adoration will begin with the celebration of the sacrament of reconciliation in some churches adjacent to St. Peter's Square. In the afternoon, at 17.00, the statue of Our Lady of Fatima will be welcomed by Pope Francis in St. Peter's Square and then the Pope will hold a Marian catechesis. From 19.00 onwards, the statue of the Virgin arrives at the Sanctuary of Divine Love, where the Rosary will be recited with a link up to all the Marian shrines in the world, while starting from 22.00, there will be a prayer vigil.

The next day, Sunday, October 13, the statue will return to St. Peter's Square at 10.00 am, there will be a recitation of the Holy Rosary, and at 10.30 The Pope will preside at Mass. "
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Tin Giáo Hội Việt Nam 14/8 - 20/8/2013
VietCatholic Network
03:55 23/08/2013

Tin GHVN Tuần 19 Năm 2013

1. Tin GP Lạng Sơn
Gia Đình Đồng Tâm hành hương nhà thờ chính tòa Lạng Sơn
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập Phủ Doãn Tông Tòa Lạng Sơn, sáng ngày 13 tháng 8 năm 2013, gia đình Đồng Tâm đã hành hương kính viếng nhà thờ Chính Tòa giáo phận Lạng Sơn.
Gia đình Đồng Tâm gồm những anh chị em Công Giáo xa xứ, sinh sống và làm việc tại khu vực Lạng Sơn. Các anh chị em quy tụ lại và cùng nhau cộng tác, tham gia những hoạt động trong các hội đoàn của giáo xứ Chính Tòa.
Thánh lễ hành hương được cử hành vào lúc 10 giờ 00 sáng do Đức Cha Giuse Đặng Đức Ngân, giám mục giáo phận chủ sự, cùng với quý cha trong Tòa Giám Mục và quý cha thuộc các giáo xứ lân cận trong thành phố Lạng Sơn.
Chia sẻ trong bài giảng hôm nay, Đức Cha khích lệ từng thành viên trong gia đình Đồng Tâm hãy can đảm và mạnh mẽ, trở thành những con người “dám hạ mình xuống như trẻ nhỏ” để luôn biết quan tâm, yêu thương và hỗ trợ nhau.
Đức Cha ước mong, những hoạt động tông đồ của gia đình Đồng Tâm sẽ giúp cho từng thành viên ngày càng liên kết với nhau nhiều hơn, sống đức tin mạnh mẽ hơn.
Thánh lễ đã kết thúc cuộc hành hương nhà thờ chính toà Lạng Sơn của phái đoàn.
2. Tin GP Hà Nội
Nhóm Ve Chai giáo xứ Tràng Châu thăm Mái Ấm Thánh Tâm “Xuy Xá”
Dưới sự hướng dẫn của cha quản xứ Antôn Trần Cao Tích, cùng với quý thầy Tu Đoàn Truyền Tin và quý sơ dòng Mân Côi đang phục tại giáo xứ Tràng Châu.
Sau các Thánh lễ sáng Chúa Nhật đầu tháng, nhóm Ve Chai của giáo xứ Tràng Châu, cùng nhau xuống đường, rảo bước đến các ngõ ngách, vào từng nhà, thu gom tất cả những vật dụng thải ra, dù to hay nhỏ có thể tái chế được, mang về bán, lấy tiền giúp đỡ những người gặp khó khăn nghèo đói.
Với phương châm "năng nhặt, thì đầy bị", các em đã không bỏ xót nhà nào, khi nhìn thấy những vỏ lon bia hay lon nước ngọt, hoặc một chai nhựa lăn ngoài đường, các em cũng không bỏ lỡ cơ hội, sẵn sàng dừng xe lại để nhặt.
Mỗi dịp hè là một cơ hội để nhóm Ve Chai đến thăm các trại khuyết tật, trại phong cùi và những người cô đơn không nơi nương tựa.
Được sự đồng ý của cha quản xứ, ngày 10 tháng 8 năm 2013, quý thầy Tu Đoàn Truyền Tin, quý sơ dòng Mân Côi cùng với ông, bà quản xứ đã dẫn các em nhóm Ve Chai đến thăm và giao lưu với các em khuyết tập tại Mái Ấm Thánh Tâm “Xuy Xá”.
Các em đã tận mắt chứng kiến, hoàn cảnh của những em kém may mắn, tàn tật, phải nằm một chỗ, chân tay co quắp, miệng thì ú ớ không nói nên lời.
Sau những giây phút thăm hỏi ngắn ngủi, nhóm Ve Chai đã tặng quà cho các em xấu số này.
Những món quà tinh thần, mà nhóm đã đem đến cho các em khuyết tật, quả là vô cùng lớn lao. Một lời an ủi, một cử chỉ thân ái, một cái bắt tay thân thiện, những bài hát, những câu hò, những điệu múa, đã làm vơi đi nỗi buồn, những sự đau đớn do bệnh tật.
Sau những giây phút gặp gỡ, với những cảnh đời nghiệt ngã, các em nhóm ve chai đã vô cùng xúc động và thầm cảm ơn Chúa, vì biết bao hồng ân mà Ngài đã ban cho mình, nhất là có được một thân xác lành mạnh, trí tuệ minh mẫn để học tập và làm việc.
3. Tin GP Huế
Cuộc Hội Ngộ của các Nhóm Bác Ái – Xã Hội thuộc ba Miền: Bắc, Trung, Nam tại Huế năm 2013
60 thiện nguyện viên thuộc các nhóm giáo dân và các Dòng tu đang hoạt động bác ái - xã hội ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam hội ngộ tại Trung Tâm Mục Vụ (TTMV) Huế từ 8g30 đến 19 giờ 00, trong 2 ngày10/8 và 11/8/2013.
Phát biểu mở đầu cuộc Hội Ngộ, Linh mục Phêrô Trần Văn Quý, giám đốc Caritas Huế nói: “Chúng ta gặp gỡ nhau, chia sẻ cho nhau những kinh nghiệm hoạt động, là việc làm hữu ích, tăng thêm lòng nhiệt thành, hăng hái để phục vụ và phục ngày càng có hiệu quả.”
ĐTGM Tổng giáo phận Huế, Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, hiện diện và chia sẻ với các tham dự viên. Với trách nhiệm của vị Cha chung, ngài nhắc nhở các tham dự viên, khi hoạt động, anh chị em hãy theo gương Chúa Giêsu Kitô. Ngài mời gọi các nhóm Bác ái - Xã hội đang hoạt động tại TGP Huế chưa liên kết với Caritas giáo phận, xin mau trở thành những thành viên của Caritas Huế, để được sự chăm sóc, hướng dẫn của giáo quyền giáo phận và Giáo Hội.
Linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng, Bề Trên Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội, chia sẻ: Đất nước ta có được sự thống nhất và hòa bình, sau những năm tháng chiến tranh. Việt Nam chúng ta gặp quá nhiều khó khăn, đặc biệt là đời sống của người dân.
Caritas Việt Nam và các tổ chức Bác ái - Xã hội thuộc Giáo Hội Công Giáo Việt Nam bị buộc phải giải tán, vì thế từ năm 1975 đến 1980. Những người tấm lòng hảo tâm và thiện chí, với truyền thống “Lá lành đùm lá rách”, “thương người như thể thương thân”, đã tìm gặp nhau, tự nguyện góp công, sức giúp đỡ những người đang gặp cảnh khó nghèo, bệnh tật, và đau khổ. Từ đó có cái tên là Nhóm Bác ái - Xã hội (BA-XH) phát triển nhanh chóng và hoạt động khắp 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Theo sáng kiến của Đức Cựu TGM Huế, Têphanô Nguyễn Như Thể và Linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng, hàng năm các nhóm BA-XH ở 3 miền gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động. Lần đầu tiên Hội Ngộ Ba Miền vào năm 1983 tại Huế và năm nay 2013, cuộc Hội Ngộ Ba Miền lần này, là thứ 20.
Buổi chiều bắt đầu, với phần khởi động của Đoàn Sài Gòn, sau đó phần chia sẻ của Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải,
Cao điểm của cuộc Hội Ngộ Ba Miền năm 2013, là Thánh lễ do linh mục Matthêu Vũ Khởi Phụng chủ tế, cử hành lúc 17 giờ tại Nhà nguyện Trung Tâm Mục Vụ Huế.
Sau 2 ngày sinh hoạt chung. Cuộc Hội Ngộ BA-XH ba Miền đã kết thúc vào chiều 11/8/2013
4. Tin GP Ban Mê Thuột
Khóa tĩnh huấn Ban Thường Vụ các Hội Đồng Giáo Xứ (HĐGX) thuộc Giáo Phận BMT lần thứ 6
Ban Mục Vụ Giáo Dân giáo phận Ban Mê Thuột đã tổ chức khóa tĩnh huấn lần thứ 6, cho quí chức Ban Thượng vụ HĐGX và các Giáo họ Biệt lập thuộc GP, trong hai ngày, đã đem lại nhiều kết quả tốt đẹp. Qua những bài thuyết trình về “Kỹ năng sống và vai trò người lãnh đạo” của nữ tu Maria Nguyễn Thị Hồng Quế Dòng Đa Minh, đã giúp quí chức tìm hiểu và học hỏi để biết “Mình là ai?”, hầu trang bị cho quí chức nhiều đức tính cần thiết của người lãnh đạo, để bổ túc thêm vào hành trang cho đời phục vụ.
Thời gian Tĩnh huấn cũng là dịp để ĐGM gặp gỡ đông đủ quí chức của Giáo phận.
Nhân dịp này, Ngài khơi dậy đặc sủng của Thiên Chúa, mà mỗi quí chức được ĐGM bổ nhiệm và sai đi. ĐGM khuyên mỗi thành viên luôn sống khiêm tốn trước mặt Chúa, không ngần ngại về khả năng giới hạn của mình, và cùng nhau làm việc với HĐGX, với cha quản xứ, với ĐGM Giáo phận. Đặc biệt dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, luôn sống trong tâm tình phó thác, biết chắc mình phải tin vào ai? và đang làm việc vì mục đích gì?
Sau cùng, ĐGM khuyên quí chức cố gắng bảo vệ tinh thần hiệp nhất và vâng phục.
Màn đêm dần buông, mọi người đến trước đài Đức Mẹ khấn nguyện. Trong không khí thinh lặng của đêm đen, con người dễ trở về nội tâm.
Nữ Tu Hồng Quế đã hướng dẫn các thành viên viết thư tâm tình, dâng lên Thiên Chúa. Xin Ngài tuôn đổ hồng ân xuống cho mọi người.
Sau lời tuyên thệ của quí chức, ĐGM đã chính thức công bố “bài sai” quí chức lên đường tiếp tục hành trình mới, với sức sống mới, và một tinh thần mới để loan báo Tin Mừng tại địa phương của mình.
Qúi chức đã phấn khởi lên đường, với tâm hồn phơi phới trong tiếng hát hân hoan.
5. Tin GP Nha Trang
Khóa thường huấn cho các linh mục trẻ liên giáo phận, thuộc 2 giáo tỉnh Huế và Sài Gòn, tại Nha Trang.
Tiếp theo các khoá thường huấn linh mục trẻ liên Tổng Giáo Phận từ năm 2011. Lần này, năm 2013 giáo phận Nha Trang đã đứng lên tổ chức khóa Thường huấn linh mục liên tổng giáo phận tại Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang. Nơi đây qui tụ gần 200 linh mục đã chịu chức từ 01 năm đến 5 năm, thuộc 8 giáo phận thuộc giáo tỉnh Huế và giáo tỉnh Sài Gòn, gồm các GP: Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Nha Trang, Kontum, Đà Lạt, Phan Thiết và Bà Rịa.
Cuộc thường huấn kéo dài 3 ngày, từ chiều thứ Hai ngày 5/8 đến chiều thứ Năm ngày 8/8/2013, với chủ đề: “ Linh mục ngày nay” với những thách đố trong đời sống ơn gọi tu trì và thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng”.
Chủ đề này được khai triển qua 6 đề tài thuyết trình khác nhau.
Ban tổ chức Khóa thường huấn nhận thấy rằng linh mục ngày nay đang gặp những thách đố của thời đại trong đời sống ơn gọi và thi hành sứ vụ loan báo Tin Mừng. Vì thế, họ cần có những hướng dẫn của Giáo Hội và những mẫu gương để noi theo.
Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục giáo phận Nha Trang, thuyết giảng theo các sách Xuất Hành và Thứ luật, đã giúp cho các linh mục thấy được sự trung tín của Môsê.
Cha Giuse Lê Văn Sỹ, Tổng đại diện giáo phận Nha Trang và cha Phêrô Pham Ngọc Lê, quản xứ Ba Làng, giáo phận Nha Trang, là những nghĩa tử, học trò thân thiết của Đức Hồng Y Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, đã giúp cho các linh mục trẻ chưa biết rõ về ngài, có được những cảm nghiệm tường tận về cuộc đời và linh đạo “hy vọng”của vị Tôi tớ Chúa.
Ngoài ra còn có Cha Giuse Hoàng Văn Tình, Dòng Tên, dựa trên những văn kiện Tòa Thánh về truyền thông và với thao thức cùng kinh nghiệm dạy Giáo lý cộng đồng, đã trình bày cho các linh mục tham dự viên một phương pháp sử dụng khéo léo những phương tiện truyền thông hiện đại để chuyển tải nội dung của Giáo lý và Tin Mừng của Đức Kitô đến cho cộng đoàn.
Ngoài những giờ thuyết trình các linh mục tham dự viên còn có những giờ trao đổi với thuyết trình viên và thảo luận theo nhóm để học hỏi lẫn nhau, nhằm nâng cao kiến thức và kinh nghiệm, và để đào sâu cũng như chia sẻ về những vấn đề liên quan.
Buổi chiều cuối cùng của khóa thường huấn là cuộc hành hương đến Đan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, cách Nha Trang khoảng 35 cây số. Đây là dịp quý báu để các cha ngoài giáo phận Nha Trang biết thêm về đan viện, về đời sống cầu nguyện, những kiến trúc đặc biệt của Đan viện Xitô Mỹ Ca, trực thuộc Đan viện Lérins (Lê Ranh) bên Pháp.
Cuối cùng, tại nhà nguyện Đan viện, Đức Cha Giuse chủ tế thánh lễ tạ ơn Thiên Chúa kết thúc khóa thường huấn linh mục trẻ liên giáo phận 2013.
6. Tin GP Qui Nhơn
Giáo xứ Mằng Lăng Khai Giảng Năm Học Giáo Lý 2013-2014
Từ hai tuần trước, Cha sở Phêrô Trương Minh Thái đã có sáng kiến tổ chức ngày lễ Khai giảng Giáo Lý cho các thiếu nhi trong giáo xứ. Cha sở vận động mọi thành phần trong giáo xứ tích cực cộng tác trong việc giáo dục Đức Tin cho thế hệ trẻ, từ quý Soeurs, quý Chức, các Giáo lý viên và đặc biệt là quý phụ huynh.
Liên tục trong hai tuần, các Giáo lý viên đã tiếp nhận các em, hoặc trực tiếp, hoặc do phụ huynh đưa đến ghi danh.
Các giáo lý viên đã họp bàn, chia lớp, chuẩn bị tập nghi thức và tổ chức lễ khai giảng.
Lễ Khai Giảng Giáo Lý niên khóa 2013-2014 được diễn ra thật long trọng.
Sau khi hát kinh Chúa Thánh Thần, anh Trưởng ban Giáo lý dẫn lễ khai giảng, Cha sở Phêrô Trương Minh Thái tuyên bố khai giảng năm học giáo lý và điểm những hồi trống khai mạc. Mọi người vui mừng với tràng pháo tay thật dài.
Tiếp đến, Anh Trưởng Ban Giáo lý báo cáo số lớp giáo lý theo chương trình giáo lý Phổ thông của giáo phận, với gần 300 em ghi danh theo học.
Tiếp nối Lễ Khai giảng Giáo lý là Thánh lễ Chúa Nhật, sau bài giảng, các Giáo lý viên có nghi thức tuyên xưng Đức Tin và tuyên hứa đảm nhận trách nhiệm dạy giáo lý cho các em trong giáo xứ.
Kết thúc Thánh lễ đã diễn tiến rất trang trọng, sốt sắng.
7. Tin GP Đà Lạt
Giới Trẻ Liên Giáo Xứ, Hạt Đà Lạt cầu nguyện “Tai – Zê” với chủ đề: “Con Đường Gisêsu”
Buổi cầu nguyện có sự tham gia của hơn 30 bạn trẻ, đến từ nhóm Đức Mẹ Guadalupe (Gu -A Đa - Lúp Pê) Dòng Tên, Sài Gòn và các bạn trẻ đến từ các giáo xứ: Chánh Tòa, Tùng Lâm, Thánh Mẫu, Tạo Tác, Du Sinh và Tà Nung…
Các bạn trẻ đến tham dự, mong muốn được kết hợp sâu xa hơn với Chúa Giê-su, được nghỉ ngơi, được sẻ chia con đường thập giá với Thầy Giêsu chí thánh, bằng việc từ bỏ chính mình, sống hy sinh để phục vụ Chúa và tha nhân.
Buổi cầu nguyện được bắt đầu với Kinh Chúa Thánh Thần để cầu xin Thánh Linh ngự đến soi sáng tâm hồn mỗi bạn trẻ.
Kết thúc buổi cầu nguyện các bạn trẻ chúc bình an cho nhau bằng những cái bắt tay, những cái ôm thân thiết, tạo tình liên đới và hiệp thông với nhau.
8. Tin GP Phan Thiết
Đêm Nhạc “Cảm Mến Hồng Ân” Dưới Cơn Mưa tại linh địa Tàpao
Chiều ngày 12/8 , trời đổ mưa nặng hạt, gió lạnh và dai dẳng. Từng đoàn xe chở khách hành hương đã đến Tàpao. Các ca đoàn và các ca sĩ cũng đã có mặt đầy đủ.
Đêm nhạc “Tạ Ơn Thiên Chúa và ngợi ca Đức Mẹ” bắt đầu trong cơn mưa nặng hạt và kết thúc dưới trời mưa gió lạnh.
Đoàn rước kiệu Đức Mẹ tiến lên lễ đài, trong áo mưa và dưới dù che. Các linh mục, các tu sĩ nam nữ và khán giả đều mặc áo mưa, che dù, cùng đứng và ngồi thưởng thức đêm ca nhạc “Cảm mến hồng ân” dưới những cơn mưa, gió lạnh.
Dù mưa rơi, gió lạnh nhưng chương trình vẫn bắt đầu. Cha JB Hoàng Văn Khanh, Tổng Đại Diện Giáo phận đã khai mạc và giới thiệu nhạc sư Kim Long, kỷ niệm 45 năm Linh mục.
Đêm nhạc có 2 phần: Tạ ơn Thiên Chúa và ngợi ca Mẹ Maria.
Phần trình diễn do Ca Đoàn Vượt Qua (Sài Gòn), Ca Đoàn Sao Mai (Xuân Lộc), Dòng Mân Côi (Sài Gòn) và các ca sĩ như: Thanh Sử, Diệu Hiền, Xuân Trường, Đông Nghi, Hoàng Hiệp, Hà Bảo Thu.
Gần hai tiếng đồng hồ, ngồi dưới mưa, thưởng thức những bài thánh ca, từ đơn ca, diễn nguyện đến hợp xướng, cộng đoàn vẫn vui vẻ lắng nghe, lắng đọng, nhiệt thành và lâng lâng niềm cảm tạ.
Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, giám mục giáo phận Phan Thiết đã tuyên bố bế mạc bằng những tâm tình cám ơn dưới cơn mưa.
Mười hai tháng tám Tàpao
Cây reo, lá hát ngạt ngào hương danh.
Một trời cảm mến hồng ân
Rừng thức giấc, núi lâng lâng chuyển mình.

Trong tâm tình lâng lâng, cảm mến, Đức Cha Giuse tuyên bố khép lại đêm ca nhạc “Cảm mến hồng ân” và ban phép lành. Ngài chúc mọi người ra về, có một giấc ngủ ngon và bình yên, chuẩn bị cho thánh lễ tạ ơn vào sáng hôm sau.
9. Tin GP Xuân Lộc
Thi Giáo Lý Cấp Giáo Phận
Mùa hè sắp trôi qua, với nhiều hoạt động vui chơi bổ ích cho thiếu nhi khắp Giáo phận. Tuy vậy các em vẫn không quên trau dồi đời sống đức tin của mình qua việc tham dự Thánh lễ mỗi ngày và các bài giáo lý.
Để đánh dấu hành trình gian nan ấy và cũng là để khích lệ tinh thần các em thêm hăng say, thi đua học giáo lý, hàng năm Giáo phận Xuân Lộc đều có tổ chức các kỳ thi giáo lý từ cấp Giáo xứ, Giáo hạt.
Sáng ngày 10/8/2013, kỳ thi giáo lý cấp Giáo phận đã được tổ chức tại giáo xứ Thái Hòa, hạt Hòa Thanh, với sự tham dự của 236 thí sinh là các anh chị giáo lý viên và thiếu nhi, được tuyển chọn từ các kỳ thi giáo lý cấp Giáo hạt, thuộc các khối: Xưng tội, Thêm Sức và Sống Đạo.
Từ 8 giờ sáng, các thí sinh, cùng rất đông cổ động viên, đã có mặt đầy đủ tại địa điểm thi.
Những bài hát, điệu múa, những câu chuyện vui nhộn của Quý Thầy Đại Chủng Viện Thánh Giuse Xuân Lộc, cũng là Ban tổ chức cuộc thi, giúp vui cho các thí sinh thêm phần hào hứng.
Trong phần khai mạc, Cha Giuse Đỗ Đức Trí, Trưởng Ban Giáo Dục Kitô giáo, Đặc trách ngành Huấn Giáo của giáo phận đã tuyên bố khai mạc. Đồng thời Cha cũng khích lệ và động viên tinh thần các em, giúp các em bớt đi những căng thẳng trước khi bước vào phần thi đầu tiên.
Mặc dù trời đã khá trưa, ai cũng cảm thấy đói và mệt, nhưng mọi người lại quên đi cái cảm giác đó, vì ai cũng hồi hộp chờ đợi giây phút quan trọng nhất là công bố kết quả và phát thưởng cho các thí sinh xuất sắc. Ban tổ chức đã công bố quyết định phần khen thưởng của Đức Cha Đa Minh Nguyễn Chu Trinh, giám mục giáo phận Xuân Lộc tặng cho các thí sinh tham dự kỳ thi cấp Giáo phận.
Kỳ thi kết thúc, kết quả đã mang lại cho các em thiếu nhi và Giáo lý viên niềm hăng say phấn khởi
10. TGP Sàigòn
Giáo Phận Sàigòn chúc mừng ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn tròn 20 năm trong thiên chức Giám mục
Khoảng hơn 120 linh mục, tu sĩ và giáo dân, đại diện cho các cộng đoàn dân Chúa của TGP Sàigòn, đã đến Tòa Tổng Giám Mục lúc 11 giờ 30 sáng, ngày 10.8.2013, để chúc mừng ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn, nhân dịp Ngài tròn 20 năm trong thánh chức Giám mục, (từ 11.8.1993 đến 11.8.2013).
Hiện diện trong buổi chúc mừng còn có cựu TGM Huế Đức Cha Stêphanô Nguyễn Như Thể, Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc và Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Khảm.
Cha Tổng Đại Diện giáo phận đã diễn tả niềm cảm xúc trước sự sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa của ĐHY.
Mặc dù đau yếu, nhưng Ngài luôn thể hiện trong cuộc đời dâng hiến phục vụ của một vị giám mục chủ chăn, là hết lòng với Chúa và Hội Thánh.
Đáp từ, ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn đã vui vẻ cám ơn mọi người. Trong tinh thần lạc quan, Ngài cũng cho biết về tình trạng sức khỏe của mình, cần phải đi giải phẫu cột sống.
Ngài gửi đến mọi người lời kinh tạ ơn của Ngài, để bày tỏ niềm tri ân đối với Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Sau bữa cơm trưa thân mật, nhiều người đã đến chụp hình chung với ĐHY và hứa sẽ cầu nguyện thật nhiều cho Ngài, để cuộc phẫu thuật được thành công tốt đẹp.
Theo thông tin mới nhất mà chúng tôi vừa nhận được, thì sức khỏe của Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn Tổng Giám Mục GP Sài Gòn, hiện nay không được khả quan cho lắm, vì tuổi già sức yếu, vẫn phải nằm bệnh viện để bác sĩ theo dõi và điều trị.
Tuy nhiên đầu óc Ngài còn minh mẫn và trí nhớ khá tốt. ĐHY đã qua Singapore giải phẫu cột sống.
Gần đây việc đi lại của Ngài, phải ngồi trên xe lăn.
11. Tin GP Mỹ Tho
Vào sáng Thứ Bảy, ngày 10 tháng 08 năm 2013, giới doanh nhân Công Giáo GP Mỹ Tho họp mặt tại nhà thờ Long Định II, xã Long Định, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, để cùng nhau mừng lễ Thánh Laurensô, bổn mạng của giới doanh nhân và tham dự nghi thức làm phép, khởi công xây dựng cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết Bác Ái.
Từ sáng sớm, các doanh Nhân từ các giáo xứ thuộc 3 tỉnh trong Giáo phận: Giáo xứ An Long (Đồng Tháp); Giáo xứ Tân An, Hiệp Hoà (Long An); Giáo xứ Gò Công, và các Giáo xứ trong hạt Mỹ Tho (Tiền Giang) lần lượt qui tụ về Nhà thờ Long Định II.
Hiện diện trong ngày họp mặt, có Cha Phaolô Trần Kỳ Minh Tổng Đại Diện GP
-Cha Giacôbê Hà Văn Xung giám đốc Caritas kiêm linh hướng cho các doanh nhân
-Cha TômaThiện Trần Quốc Hưng cha sở Long Định II, kiêm phó giám đốc Caritas
-Cha Giuse Phạm Thanh Minh cha sở Chợ Cũ, kiêm Hạt Trưởng Mỹ Tho
-Cha Đaminh Phạm Văn Khâm cha sở Tín Đức, kiêm Hạt Trưởng Cái Bè
-Cha Phêrô Nguyễn Phước Tường cha sở Thánh Tâm và Giuse
-Cha Phêrô Nguyễn Văn Thành cha sở Ngũ Hiệp
-Cha Antôn Nguyễn Văn Tiếng cha sở An Long, Cha Đaminh Phạm Minh Tiến cha sở Kim Sơn
-Cha Phaolô Trần Chí Thanh – Cha sở Hoà Định
-Cha GB. Nguyễn Nhựt Cương – Cha sở Bà Tồn
-Cha Phêrô Nguyễn Thái Ngọc cha phó An Long
-Quý Soeur trong ban Caritas và khoảng 70 anh chị Doanh nhân Công Giáo.
Đúng 9g00, Cha Giám đốc Caritas cử hành nghi thức làm phép, khởi công xây dựng cơ sở sản xuất nước uống tinh khiết Bác Ái, tại khu đất phía bên trái Nhà thờ.
Kết thúc nghi thức là lời kinh tạ ơn. Sau đó mọi người vào Nhà thờ, để nghe báo cáo tổng quát diễn tiến dự án nhà máy nước tinh khiết.
Phần báo cáo và trình bày đã khép lại. Sau đó các anh chị em Doanh Nhân bước vào phần tĩnh tâm và tham dự Thánh lễ do Cha Tổng Đại Diện Phaolô Trần Kỳ Minh chủ tế.
Trong tâm tình mừng lễ bổn mạng, Cha quản hạt Mỹ Tho Giuse Phạm Thanh Minh chia sẻ cuộc đời Thánh Laurensô, với mẫu gương sáng ngời đầy ấn tượng.
Thánh lễ kết thúc lúc 12 giờ 00 trưa, sau đó mọi người chụp hình lưu niệm và dùng tiệc mừng tại Nhà xứ.
12. Tin GP Long Xuyên
Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli (Lê ô - Pôn đô –Zi ren li) khâm sứ toà thánh viếng thăm mục vụ GP Long Xuyên
Từ ngày 10/8 đến 12/8/2013. Giáo phận Long Xuyên đã hân hoan chào đón tiếp Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli đến viếng thăm giáo phận. Đây là chuyến viếng thăm lần thứ hai của Đức Khâm Sứ.
Phái đoàn Toà Giám Mục (TGM) Long Xuyên gồm có các cha: Micae Lê Xuân Tân (đại diện Đức Giám Mục); cha Phêrô Nguyễn Đức Thắng (thư ký) và cha Phaolô Lê Bá Tùng (Ban truyền thông) đón chuyến bay từ Singapore hạ cánh lúc 11g ngày 10/08/2013 tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Sau khi chào hỏi Đức Khâm Sứ và cha thư ký Andrea tại sân bay, phái đoàn đã lên đường về Toà Giám Mục (TGM) Long Xuyên.
Sau quãng đường dài 180km, Đức Khâm Sứ (ĐKS) cùng phái đoàn về đến phà Vàm Cống lúc 16g và được Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu chào đón, tại giáo xứ Mỹ Thạnh để nghỉ ngơi đôi phút, thay y phục, trước khi đi đến giáo xứ Bò Ót (cách 6km) cử hành Thánh lễ.
THĂM GIÁO XỨ BÒ ÓT
Lúc 17g, phái đoàn được đón tiếp nồng nhiệt tại giáo xứ Bò Ót với sự hiện diện của cha sở Phaolô Lê Thành Đạo, quý cha quản hạt, 30 cha, cùng khoảng 5.000 giáo dân giáo xứ Bò Ót và các giáo xứ lân cận.
Bò Ót là giáo xứ lớn nhất của giáo phận Long Xuyên với hơn 10.000 giáo dân.
Đúng 18 giờ, đoàn đồng tế được đội kèn đồng giáo xứ Kinh 8 rước lên nhà thờ.
Trước khi cử hành thánh lễ, Đức Cha Giuse với tư cách là chủ chăn giáo phận đã giới thiệu Đức Khâm Sứ đại diện Đức Thánh Cha với cộng đoàn.
Những tràng pháo tay vang dội sau những lời đáp từ của Đức Khâm Sứ nói lên lòng yêu mến và vui mừng của cộng đoàn dân Chúa đối với vị đại diện của Đức Thánh Cha.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, ĐKS ngỏ lời cảm ơn Đức Cha Giuse cùng cộng đoàn dân Chúa đã dành cho ngài sự tiếp đón nồng hậu. Ngài cũng nói lên ý nghĩa của ngôi nhà thờ với hình thánh giá vươn cao soi mình bên dòng nước trong xanh giữa miền đồng bằng sông Cửu Long, đó chính là biểu tượng của việc mỗi người phải chiếu tỏa hình ảnh của Chúa Kitô cho mọi người chung quanh.
Sau khi dùng cơm tối tại nhà xứ, Đức Khâm Sứ cùng phái đoàn trở về TGM Long Xuyên (cách 15km) để nghỉ đêm.
THĂM GX CÙ LAO GIÊNG
Sau khi dùng điểm tâm sáng Chúa Nhật, Đức Khâm Sứ cùng với Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu và phái đoàn lên đường sang thăm vùng đất, được gọi là “cái nôi” của giáo phận: Cù Lao Giêng, trước đây còn gọi là họ “Đầu Nướ, cách Toà Giám Mục 18 km, qua phà An Hòa và Mỹ Luông.
Đúng 8g30, phái đoàn đến Cù Lao Giêng được tiếp đón long trọng, từ phía bờ Mỹ Luông với sự hiện diện của cha Antôn Nguyễn Văn Triển, chánh xứ Mỹ Luông, cùng với rất đông bà con giáo dân có mặt.
Đúng 9g30, thánh lễ bắt đầu, đoàn đồng tế tiến vào nhà thờ. Đức Cha Giuse giới thiệu ĐKS với cộng đoàn. Sau đó, cha sở Louis Mai Hùng Dũng thay mặt cho cả giáo hạt Chợ Mới đọc bài chào mừng ĐKS, đồng thời trình bày sơ lược về lịch sử hình thành hơn 300 năm của giáo xứ Cù Lao Giêng, nơi đã từng là nhiệm sở của cha thánh tử đạo Phêrô Đoàn Công Quý và là quê hương của thánh tử đạo Emmanuel Lê Văn Phụng, câu phủ họ Đầu Nước.
Sau đó, ĐKS cũng ngỏ lời chào mừng và ngưỡng mộ bề dày lịch sử của giáo xứ, nơi đã được gieo mầm, vun tưới, lớn lên trong đức tin, sản sinh hoa trái đức tin là hai thánh Tử đạo.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, Đức Khâm Sứ và Đức Cha Giuse đã ban phép lành Tòa Thánh cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa tham dự. Sau đó phái đoàn cũng đã đến thăm Dòng Nam Phanxicô và Dòng Nữ Chúa Quan Phòng, rồi chia tay.
Ngày hôm sau, Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên giám mục GP Cần Thơ đã có mặt tại Toà Giám Mục Long Xuyên từ lúc 5g sáng, ngày 12/08/2013 để đón Đức Khâm Sứ về thăm giáo phận Cần Thơ.
Sau khi dùng bữa điểm tâm sáng, Đức Khâm Sứ và cha thư ký Andrea đã chia tay Đức Cha GB. Bùi Tuần, Đức Cha Giuse Trần Xuân Tiếu và quý cha GP Long Xuyên để lên đường sang thăm giáo phận Cần Thơ.

 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Bài Giảng nên kéo dài bao nhiêu phút?
Nguyễn Trọng Đa
08:53 23/08/2013
Giải đáp phụng vụ: Bài Giảng nên kéo dài bao nhiêu phút?

Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.

Hỏi: Trong nhiều dịp, tôi đã tham dự Thánh lễ Chúa Nhật tại một giáo xứ ở Mỹ, bên ngoài giáo phận của tôi. Ở mỗi thánh lễ này, linh mục giảng quá ngắn, chỉ khoảng một phút mà thôi. Trong thực tế, các thông báo của giáo xứ còn dài hơn bài giảng nữa. Thưa cha, liệu có luật nào qui định rằng bài giảng lễ Chúa Nhật phải lâu khoảng bao nhiêu phút không? - M.E., Rochester, New York, Mỹ.


Đáp: Tôi cảm nghiệm một sự vui thích hiếm hoi, khi một giáo dân than phiền về bài giảng là quá ngắn. Đó là một dấu hiệu của sự đói khát thật sự cho một việc giải thích đáng kể lời Chúa.

Thật không may, có rất ít điều liên quan đến các qui định chính thức về độ dài của bài giảng. Đây là sự không thể tránh khỏi, một phần bởi vì các mong đợi thay đổi từ nền văn hóa này đến nền văn hóa khác, và thậm chí từ môi trường xã hội này đến môi trường xã hội khác. Có một số nền văn hóa mong muốn các bài giảng dài trong Thánh Lễ, và có người trong nền văn hóa khác sốt ruột lo lắng khi bài giảng dài quá 6 phút.

Số 24 của tài liệu “Giới thiệu tổng quát Sách Bài Đọc” (của Thánh bộ Phụng tự và kỷ luật Bí tích, ngày 21-1-1981) nói như sau về bài giảng:

"Theo suốt năm phụng vụ, bài giảng đặt ra các mầu nhiệm đức tin và các tiêu chuẩn của đời sống Kitô hữu trên nền tảng cơ sở sách thánh. Khởi đầu với Hiến Chế về Phụng vụ của Công đồng chung Vatican II, bài giảng như một phần của phụng vụ lời Chúa đã được khuyến khích thực hiện, với nhiều lần Tòa Thánh nhắc nhở cách mạnh mẽ, và trong một số trường hợp bài giảng là bắt buộc. Như một quy luật, bài giảng được thực hiện bởi vị chủ tọa buổi lễ. Mục đích của bài giảng trong Thánh Lễ là rằng lời nói của Thiên Chúa và phụng vụ của bí tích Thánh Thể có thể cùng nhau trở thành "một rao truyền các kỳ công của Chúa trong lịch sử cứu độ, mầu nhiệm Chúa Kitô". Thông qua các bài đọc và bài giảng, mầu nhiệm vượt qua của Chúa Kitô được công bố; thông qua hy tế Thánh Lễ, mầu nhiệm trở nên hiện thực. Hơn nữa, chính Chúa Kitô cũng luôn luôn hiện diện và hoạt động trong việc rao giảng của Giáo Hội của Ngài.

Cho dù bài giảng giải thích lời Kinh Thánh của Chúa được công bố trong các bài đọc hoặc bản văn khác của phụng vụ, nó phải luôn luôn dẫn đưa cộng đồng tín hữu cử hành bí tích Thánh Thể hết lòng hết sức, "để họ có thể giữ vững trong cuộc sống của họ những gì họ đã nắm bắt nhờ đức tin của họ". Từ lời giải thích sống động này, lời Chúa được công bố trong các bài đọc và việc Giáo Hội cử hành phụng vụ ngày thánh sẽ có tác động lớn hơn. Nhưng điều này đòi hỏi rằng bài giảng là thực sự hoa trái của việc suy niệm, được chuẩn bị kỹ càng, không quá dài hay quá ngắn, và phù hợp với tất cả các người hiện diện, kể cả trẻ em và người ít học".

Tông huấn Verbum Domini của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI có một đoạn văn đẹp về tầm quan trọng của bài giảng:

”59. Mỗi người “đều có bổn phận và nhiệm vụ liên quan tới Lời Thiên Chúa: các tín hữu phải lắng nghe và suy niệm Lời; còn chỉ những ai đã nhận được nhiệm vụ Giáo huấn do bí tích Truyền chức thánh hoặc những ai đã được giao phó cho thi hành thừa tác vụ này”, tức là các Giám mục, các linh mục và các phó tế, thì mới trình bày Lời Chúa. Từ đó, ta hiểu được vì sao Thượng Hội Đồng rất chú ý tới bài giảng lễ. Trong Tông huấn hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Sacramentum caritatis, tôi đã nhấn mạnh rằng “liên hệ đến tầm quan trọng của Lời Thiên Chúa, cần phải cải thiện phẩm chất của bài giảng. Bài giảng lễ ‘là một phần của hành động phụng vụ’; bài giảng lễ có chức năng giúp hiểu biết Lời Thiên Chúa rộng rãi hơn và hữu hiệu hơn trong đời sống các tín hữu”. Quả thế, bài giảng lễ là một việc hiện tại hóa sứ điệp Kinh Thánh, sao cho các tín hữu được đưa đến chỗ khám phá ra sự hiện diện và tính hiệu năng của Lời Thiên Chúa trong cuộc sống hằng ngày của họ. Bài giảng phải giúp hiểu Mầu nhiệm đang được cử hành, mời người ta dấn thân cho sứ mạng, khi chuẩn bị cho cộng đoàn tuyên xưng đức tin, cầu nguyện phổ quát và cử hành phụng vụ Thánh Thể. Vì thế, do thừa tác vụ chuyên biệt, những ai được đề cử lo việc giảng dạy, phải rất quan tâm đến bổn phận này. Phải tránh những bài giảng mơ hồ và trừu tượng, che giấu mất tính đơn giản của Lời Thiên Chúa, cũng như phải tránh những kiểu nói lan man lạc đề vô bổ rất có thể lôi kéo chú ý đến người giảng hơn là chú ý đến trọng tâm của sứ điệp Tin Mừng. Các tín hữu phải thấy rõ ràng rằng điều mà vị giảng thuyết đang bận tâm, đó là cho thấy Chúa Kitô, trung tâm của mọi bài giảng. Vì thế, các vị giảng thuyết cần phải quen biết và tiếp xúc chuyên cần với bản văn thánh; họ phải chuẩn bị bài giảng bằng suy niệm và cầu nguyện, để có thể giảng với xác tín và say mê. Thượng Hội Đồng Giám Mục đã khuyến khích lưu ý đến các câu hỏi sau đây: “Các bài đọc được công bố muốn nói gì? Các bài đọc ấy nói gì riêng với tôi? Tôi phải nói gì với cộng đoàn, trong khi quan tâm tới hoàn cảnh cụ thể của họ?”. Vị giảng thuyết “phải là người đầu tiên được thúc bách bởi Lời Thiên Chúa mà ngài loan báo”, bởi vì như thánh Augustinô đã nói: “Người giảng dạy Lời Thiên Chúa ở bên ngoài mà không nghe Lời ấy ở bên trong thì không thể mang lại hoa trái”. Cần đặc biệt chăm sóc bài giảng Chúa Nhật và các lễ trọng; nhưng trong các lễ cum populo trong tuần, nếu có thể, xin cũng đừng bỏ cung cấp những suy tư vắn tắt hợp thời giúp các tín hữu đón nhận và làm sinh hoa kết quả Lời họ vừa lắng nghe”. (Bản dịch của Ủy Ban Kinh Thánh trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam)

Nếu đây là một thách thức mà Giáo Hội đặt ra cho các linh mục và phó tế về việc giảng lễ của họ, thì hầu như việc này không thể hoàn tất trong một bài giảng ngắn chỉ dài một phút.

Giáo Hội khuyên làm bài giảng ngắn, trước hết bởi vì bài giảng cần có tỉ lệ cân đối với toàn bộ buổi lễ. Người ta bớt đi cảm giác khi nghe bài giảng tới 20 phút hoặc lâu hơn nữa, rồi sau đó vội vàng qua phần Kinh Nguyện Thánh Thể.

Do Giáo Hội quan tâm đến các yếu tố văn hóa nữa, nên gần như không thể đưa ra qui định chặt chẽ về thời gian bài giảng. Người ta có thể nói rằng vào ngày Chúa Nhật, một bài giảng nên tối thiểu là sáu phút, nhưng tối đa thì thật khó xác định. Tôi tin rằng tiêu chuẩn về tỉ lệ với phần còn lại của buổi lễ là một hướng dẫn tốt, cùng với sự mong đợi của các tín hữu trong bối cảnh tình hình mục vụ cụ thể. (Zenit.org 20-8-2013)

Nguyễn Trọng Đa
 
Thông Báo
Đại Hội Thánh Mẫu Lavang Melbourne Úc Châu ngày 11&12/10/2013
BTC Đại Hội
03:54 23/08/2013
THÔNG BÁO ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LA-VANG

Kính thưa quý Linh Mục, quý Tu Sĩ, quý Ông Bà và Anh Chị Em tín hữu,

Để đánh dấu Năm Đức Tin và kỷ niệm 25 năm ngày 117 các Thánh Tử Đạo Việt Nam được nâng lên bậc Hiển Thánh, Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Melbourne, sẽ long trọng tổ chức Đại Hội Thánh Mẫu La-Vang vào hai ngày 11 và 12 tháng 10 năm 2013, tại Trung Tâm Hoan Thiện, 225 Hutton Road, Keysborough 3173.

Đại hội này một phần nào nói lên sự trưởng thành của khối người Việt Công Giáo tại Úc Châu và thao thức muốn làm chứng tá, bảo tồn và phát huy truyền thống đức tin đặc thù của mình trong môi trường mới. Như những người dân Chúa trọn trên đất lưu đầy năm xưa, chúng ta những người Việt Công Giáo ly hương cũng có bổn phận gìn giữ gia tài thiêng liêng đã lãnh nhận từ tiền nhân anh dũng.

Trong tâm tình đó, xin kính mời toàn thể anh chị em tín hữu tại Melbourne cũng như khắp nơi trên lục địa Úc Châu cùng hiệp thông tham dự Đại Hội Thánh Mẫu với chủ đề “Đồng Hành với Mẹ La-Vang trong Niềm Tin”. Chúng ta cùng nhau cảm tạ Thiên Chúa qua sự chuyển cầu của Mẹ La-Vang và ôn lại trang sử hào hùng của các Thánh Tử Đạo Việt Nam.

Tuy lần đầu tiên còn thiếu thốn kinh nghiệm và điều kiện vật chất, chúng tôi Ban Tổ Chức phó thác vào sự quan phòng của Thiên Chúa, sự cầu bầu của Đức Mẹ La-Vang và sự đóng góp nhiệt tình của nhiều người, với ước nguyện làm phát huy truyền thống đức tin Công Giáo Việt Nam và biểu hiện tình liên đới trong cộng đồng.

Kính mong sự hiện diện và thông công của mọi đồng hương tín hữu trong những ngày trọng đại này. Xin qúy vị xem qua chương trình dưới đây để sắp xếp thời gian tham dự.

Trân trọng kính mời

Phaolô Nguyễn Ngọc Trúc
Trưởng Ban Điều Hành HĐMVCĐCGVN TGP Melbourne

Kiến Thị
+Vincent Nguyễn Văn Long OFMConv
Giám Mục Phụ Tá TGP Melbourne

CHƯƠNG TRÌNH ĐẠI HỘI THÁNH MẪU LAVANG

Chủ Đề: Đồng Hành với Mẹ LaVang trong Niềm Tin
Ngày tồ chức: Chiều Thứ Sáu 11/10/2013 & Thứ bảy 12/10/2013
Địa điểm: Trung Tâm Hoan Thiện
225 Hutton Rd, Keysborough Vic 3173

Thứ Sáu: 11/10/2013
7:30pm – 10:00pm: Đêm Hội Ngộ Giới Trẻ

Thứ Bảy – 12/10/2013
8:30am – 9:30am: Tập Trung & ổn định mọi việc
9:30am – 10:30am: Dâng Hoa, Rước Kiệu Đức Mẹ LaVang & Thánh Giá
10:30am – 11:15am: Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long tuyên bố khai mạc Đại Hội Thánh Mẫu LaVang 2013
Bài Thuyết Giảng của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long
11:15am – 12:00pm: Nghỉ giải lao & sinh hoạt chung
12:00pm – 12:30pm: Bài Thuyết Giảng 2
12:30pm – 2:00pm: Nghỉ ăn trưa & sinh hoạt chung
2:00pm – 2:45pm: Chương Trình Hội Thảo 1
2:45pm – 3:15pm: Nghỉ giải lao & sinh hoạt chung
3:15pm – 4:00pm: Chương Trình Hội Thảo 2
4:00pm – 4:30pm: Nghỉ giải lao & sinh hoạt chung
4:30pm – 5:15pm: Lần chuỗi Mân Côi với Diễn Nguyện - Năm Sự Vui
5:15pm – 7:00pm: Thánh lễ Đại Trào
7:00pm – 7:30pm: Nghỉ ăn tối
7:30pm – 9:00pm: Chương trình Văn Nghệ
9:00pm – 9:30pm: Nghi Thức thắp nến cầu nguyện
9:30pm: Đại Hội Bế Mạc



Những điểm quan trọng xin lưu ý:
• Chương trình sẽ khai mạc đúng giờ, xin quý vị đến sớm để tiện việc sắp xếp.
• Xin quý vị liên lạc với Ban Mục Vụ Cộng Đoàn hoặc Giáo Xứ nếu muốn đi chung xe Bus với Cộng Đoàn của mình
• Sẽ có 2 điểm đậu xe:
1. Trung tâm Hoan Thiện - 225 Hutton Rd, Keysborough Vic 3173 (Bản đồ Melway: 94A2)
2. 33-49 JALTA CRT, Keysborough Vic 3173 (Bản đồ Melway: 93K2), cách Trung Tâm Hoan Thiện 1.2km. Sẽ có xe Bus đưa đón quý vị đến địa điểm hành lễ
• Để tránh những bất trắc có thể xảy ra, xin quý vị theo sự hướng dẫn của Ban Tổ Chức
• Xin quý vị mang theo thực phẩm. Ban Tổ Chức sẽ cung cấp nước uống.
• Xin quý vị nhớ mang theo dù, áo mưa, áo gió & giữ gìn vệ sinh chung
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Những Ngày Hè Vui Xưa
Nguyễn Đức Cung
21:26 23/08/2013
NHỮNG NGÀY HÈ VUI XƯA
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Không gì vui bằng ngày nghỉ học
Cùng bạn bè đánh bi, câu cá
Ôi hè xưa, đầy ắp mến yêu.
(nđc)