Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:22 22/08/2024
15. Nếu con không thiếu sự cầu nguyện, thì sẽ không thiếu lòng nhân từ của Thiên Chúa.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:25 22/08/2024
40. VẢI BỐ QUẦN ĐỎ
Quan huyện đi ra ngoài, thấy một thiếu niên đang lang thang vừa đi vừa ngún ngẩy, một trận gió thổi qua lật vạt áo trước của nó bày ra cái quần lãnh màu đỏ chói.
Quan huyện cho rằng thằng nhỏ quá xa xỉ, bèn ra lệnh cho sai dịch kéo quần của thằng nhỏ xuống và đánh mười roi. Thằng nhỏ sau khi bị đánh năm roi, đau đớn nắm chặt tay lại nói:
- “Lão gia, con bị oan mà, cái quần đỏ này nửa trên là chắp vá vải bố đó ạ !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 40:
Thấy người khác mặc áo quần đẹp thì ghen tức, thấy người khác mặt áo quần xấu thì chê bai phê bình, đó là tâm trạng của những con người ích kỷ, thời nay người ích kỷ thì nhiều hơn người có tâm hồn vị tha bác ái, cho nên xã hội vẫn còn đó những bất công và ghen ghét.
Mặc áo quần đẹp nhưng chưa chắc là người ta thích mặc đẹp, bởi vì có người mặc đẹp vì sĩ diện của tập thể nên mới mặc; có người vì chức vụ bắt buộc nên mới mặc đẹp, cho nên cứ nhìn vào cái áo quần bên ngoài để nói người khác là xa xỉ rồi phê bình, đoán xét, và có khi đánh đòn là chuyện bất công.
Người ích kỷ thì thấy ai mặc gì –đẹp hay xấu- cũng đều phê bình vì tâm hồn họ vốn là không vị tha; người Ki-tô hữu thấy ai mặc gì –đẹp hay xấu- thì cũng đều cám tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho người anh chị em có áo quần để mặc...
Người đời thường hay phê bình nhau vì sĩ diện hơn thua vì họ không mặc áo đức ái của Đức Chúa Giê-su, nhưng nếu những người Ki-tô hữu làm giống như thế thì chẳng khác gì lấy bùn trát vào mặt mình vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Quan huyện đi ra ngoài, thấy một thiếu niên đang lang thang vừa đi vừa ngún ngẩy, một trận gió thổi qua lật vạt áo trước của nó bày ra cái quần lãnh màu đỏ chói.
Quan huyện cho rằng thằng nhỏ quá xa xỉ, bèn ra lệnh cho sai dịch kéo quần của thằng nhỏ xuống và đánh mười roi. Thằng nhỏ sau khi bị đánh năm roi, đau đớn nắm chặt tay lại nói:
- “Lão gia, con bị oan mà, cái quần đỏ này nửa trên là chắp vá vải bố đó ạ !”
(Tinh tuyển nhã tiếu)
Suy tư 40:
Thấy người khác mặc áo quần đẹp thì ghen tức, thấy người khác mặt áo quần xấu thì chê bai phê bình, đó là tâm trạng của những con người ích kỷ, thời nay người ích kỷ thì nhiều hơn người có tâm hồn vị tha bác ái, cho nên xã hội vẫn còn đó những bất công và ghen ghét.
Mặc áo quần đẹp nhưng chưa chắc là người ta thích mặc đẹp, bởi vì có người mặc đẹp vì sĩ diện của tập thể nên mới mặc; có người vì chức vụ bắt buộc nên mới mặc đẹp, cho nên cứ nhìn vào cái áo quần bên ngoài để nói người khác là xa xỉ rồi phê bình, đoán xét, và có khi đánh đòn là chuyện bất công.
Người ích kỷ thì thấy ai mặc gì –đẹp hay xấu- cũng đều phê bình vì tâm hồn họ vốn là không vị tha; người Ki-tô hữu thấy ai mặc gì –đẹp hay xấu- thì cũng đều cám tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho người anh chị em có áo quần để mặc...
Người đời thường hay phê bình nhau vì sĩ diện hơn thua vì họ không mặc áo đức ái của Đức Chúa Giê-su, nhưng nếu những người Ki-tô hữu làm giống như thế thì chẳng khác gì lấy bùn trát vào mặt mình vậy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 23/08: Mến Chúa & Yêu Người – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức
Giáo Hội Năm Châu
02:46 22/08/2024
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,
Khi ấy, nghe tin Đức Giê-su đã làm cho nhóm Xa-đốc phải câm miệng, thì những người Pha-ri-sêu họp nhau lại. Rồi một người thông luật trong nhóm hỏi Đức Giê-su để thử Người rằng: “Thưa Thầy, trong sách Luật Mô-sê, điều răn nào là điều răn trọng nhất?” Đức Giê-su đáp: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi. Đó là điều răn trọng nhất và điều răn thứ nhất. Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình. Tất cả Luật Mô-sê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy.”
Đó là lời Chúa
Muốn điều Chúa muốn
Lm. Minh Anh
21:26 22/08/2024
MUỐN ĐIỀU CHÚA MUỐN
“Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy!”.
“Muốn cùng một điều và từ chối cùng một điều là nội dung đích thực của tình yêu: cái này trở nên giống cái kia! Và điều này dẫn đến một sự ‘chung nhất’: chung một ý chí, chung một tư tưởng!” - Sallust.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của sử gia cổ đại Sallust giúp chúng ta hiểu rằng, với Chúa Giêsu, “giới răn trọng nhất” là ‘muốn điều Chúa muốn!’. Trong Tin Mừng hôm nay, người ta hỏi ‘một’, Ngài trả lời ‘hai’: Chúa muốn chúng ta kính mến Chúa và yêu thương người! Và Ngài kết luận, “Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy!”.
Kính mến Chúa phải được đặt lên hàng đầu! Nhưng việc kết hợp độc đáo giới răn thứ hai ‘làm một’ với giới răn thứ nhất là điều chưa từng có ai đã làm trước Chúa Giêsu. Với Ngài, sẽ không có tình yêu đích thực dành cho Thiên Chúa nếu không có tình yêu dành cho tha nhân. Ngài xác định rõ con đường đến với Thiên Chúa ‘luôn luôn đi qua và chỉ đi qua’ tha nhân, và đó là điều Chúa muốn! Trong Matthêu, Ngài tự ‘đồng nhất’ với người lân cận của chúng ta, cách riêng những ai dễ bị tổn thương, tan vỡ.
Hai giới răn được Chúa Giêsu gắn kết - như ‘hai chị em sinh đôi’ - giúp chúng ta tiến đến nguồn suối sống động và tuôn trào của Tình Yêu - chính Thiên Chúa - hầu mỗi người ‘yêu thương và được yêu thương’ trọn vẹn trong sự hiệp thông mà không gì và không ai có thể phá vỡ. Sự hiệp thông này là quà tặng cần được cầu xin mỗi ngày, nhưng cũng là một cam kết cá nhân để cuộc sống chúng ta không trở thành nô lệ cho các ngẫu tượng thế gian hoặc cho những ích kỷ. Và bằng chứng cho hành trình hoán cải và nên thánh của mỗi người phải luôn bao gồm việc sống tình yêu đối với tha nhân.
Đây là một thách thức! Nếu tôi nói “Tôi yêu Chúa” mà không yêu thương anh em tôi, thì điều đó không hiệu quả. Hãy xác tín “Yêu Chúa là yêu tha nhân!”. Chừng nào còn có một người anh chị em mà tôi khép lòng lại, thì tôi vẫn còn xa mới trở thành người môn đệ như Chúa Giêsu yêu cầu. Nhưng lòng thương xót của Ngài không cho phép chúng ta nản lòng; thay vào đó, kêu gọi chúng ta bắt đầu lại mỗi ngày để sống Tin Mừng một cách nhất quán. Tình yêu ban sự sống của Thiên Chúa sẽ chảy qua chúng ta để ôm lấy người khác, bao gồm cả những người rất khác biệt, thậm chí là kẻ thù. Có một viễn tượng tuyệt vời ở đây về mục đích của Thiên Chúa đối với cuộc sống của mỗi người, là nếu chúng ta ‘đầu phục’ mục đích của Thiên Chúa để chỉ sống cho Ngài và chỉ ‘muốn điều Chúa muốn’, thì Vương Quốc Ngài sẽ sớm đến trên trái đất này.
Anh Chị em,
“Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy!”. Sống hai điều răn Chúa Giêsu dạy là sống tình yêu đích thực. Đó là “muốn cùng một điều và từ chối cùng một điều” với Thiên Chúa; đó là ngày càng trở nên giống Ngài - “cái này trở nên giống cái kia!”. Têrêxa Avilla nói, “Nếu chúng ta thực sự chỉ ‘muốn điều Chúa muốn’, chỉ tìm làm vui lòng Ngài, thì ngay cả những thử thách lớn nhất cũng sẽ trở nên ngọt ngào!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhịp điệu cuộc sống con chỉ rung động đúng cách nếu nó biết yêu như Chúa yêu. Đừng để đời sống con ‘ly dị’ khi Chúa và anh chị em con ‘ly thân!’”, Amen.
( Tgp. Huế)
“Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy!”.
“Muốn cùng một điều và từ chối cùng một điều là nội dung đích thực của tình yêu: cái này trở nên giống cái kia! Và điều này dẫn đến một sự ‘chung nhất’: chung một ý chí, chung một tư tưởng!” - Sallust.
Kính thưa Anh Chị em,
Ý tưởng của sử gia cổ đại Sallust giúp chúng ta hiểu rằng, với Chúa Giêsu, “giới răn trọng nhất” là ‘muốn điều Chúa muốn!’. Trong Tin Mừng hôm nay, người ta hỏi ‘một’, Ngài trả lời ‘hai’: Chúa muốn chúng ta kính mến Chúa và yêu thương người! Và Ngài kết luận, “Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy!”.
Kính mến Chúa phải được đặt lên hàng đầu! Nhưng việc kết hợp độc đáo giới răn thứ hai ‘làm một’ với giới răn thứ nhất là điều chưa từng có ai đã làm trước Chúa Giêsu. Với Ngài, sẽ không có tình yêu đích thực dành cho Thiên Chúa nếu không có tình yêu dành cho tha nhân. Ngài xác định rõ con đường đến với Thiên Chúa ‘luôn luôn đi qua và chỉ đi qua’ tha nhân, và đó là điều Chúa muốn! Trong Matthêu, Ngài tự ‘đồng nhất’ với người lân cận của chúng ta, cách riêng những ai dễ bị tổn thương, tan vỡ.
Hai giới răn được Chúa Giêsu gắn kết - như ‘hai chị em sinh đôi’ - giúp chúng ta tiến đến nguồn suối sống động và tuôn trào của Tình Yêu - chính Thiên Chúa - hầu mỗi người ‘yêu thương và được yêu thương’ trọn vẹn trong sự hiệp thông mà không gì và không ai có thể phá vỡ. Sự hiệp thông này là quà tặng cần được cầu xin mỗi ngày, nhưng cũng là một cam kết cá nhân để cuộc sống chúng ta không trở thành nô lệ cho các ngẫu tượng thế gian hoặc cho những ích kỷ. Và bằng chứng cho hành trình hoán cải và nên thánh của mỗi người phải luôn bao gồm việc sống tình yêu đối với tha nhân.
Đây là một thách thức! Nếu tôi nói “Tôi yêu Chúa” mà không yêu thương anh em tôi, thì điều đó không hiệu quả. Hãy xác tín “Yêu Chúa là yêu tha nhân!”. Chừng nào còn có một người anh chị em mà tôi khép lòng lại, thì tôi vẫn còn xa mới trở thành người môn đệ như Chúa Giêsu yêu cầu. Nhưng lòng thương xót của Ngài không cho phép chúng ta nản lòng; thay vào đó, kêu gọi chúng ta bắt đầu lại mỗi ngày để sống Tin Mừng một cách nhất quán. Tình yêu ban sự sống của Thiên Chúa sẽ chảy qua chúng ta để ôm lấy người khác, bao gồm cả những người rất khác biệt, thậm chí là kẻ thù. Có một viễn tượng tuyệt vời ở đây về mục đích của Thiên Chúa đối với cuộc sống của mỗi người, là nếu chúng ta ‘đầu phục’ mục đích của Thiên Chúa để chỉ sống cho Ngài và chỉ ‘muốn điều Chúa muốn’, thì Vương Quốc Ngài sẽ sớm đến trên trái đất này.
Anh Chị em,
“Tất cả luật Môsê và các sách ngôn sứ đều tuỳ thuộc vào hai điều răn ấy!”. Sống hai điều răn Chúa Giêsu dạy là sống tình yêu đích thực. Đó là “muốn cùng một điều và từ chối cùng một điều” với Thiên Chúa; đó là ngày càng trở nên giống Ngài - “cái này trở nên giống cái kia!”. Têrêxa Avilla nói, “Nếu chúng ta thực sự chỉ ‘muốn điều Chúa muốn’, chỉ tìm làm vui lòng Ngài, thì ngay cả những thử thách lớn nhất cũng sẽ trở nên ngọt ngào!”.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, nhịp điệu cuộc sống con chỉ rung động đúng cách nếu nó biết yêu như Chúa yêu. Đừng để đời sống con ‘ly dị’ khi Chúa và anh chị em con ‘ly thân!’”, Amen.
( Tgp. Huế)
Chọn lựa: Một hành vi không dễ
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
21:28 22/08/2024
CHỌN LỰA: MỘT HÀNH VI KHÔNG DỄ (Chúa nhật XXI TN B)
Cả anh em nữa, anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không? Chúa Giêsu không hỏi: anh em có tiếp tục theo Thầy không mà lại hỏi thẳng thừng: anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không. Một câu hỏi không thuộc dạng mời gọi như trước đây mà là đặt vấn đề chọn lựa rõ ràng, dứt khoát.
Kitô hữu chúng ta theo đạo không phải là theo một học thuyết mang tính triết lý hay thần học nào đó, nhưng là theo một "con người", theo một "ai đó", một "Đấng nào đó". Đấng hay con người mà chúng ta lựa chọn đi theo, lựa chọn để gắn bó, đó là Đức Giêsu Kitô. Chọn lựa một công việc để làm kế sinh nhai quả không mấy dễ. Chọn lựa một bậc sống thật lắm phân vân đủ bề. Chọn lựa một con người để làm bạn đời trăm năm cũng lắm sự nhiêu khê. Và chọn lựa Đấng để trao gửi hạnh phúc hôm nay và vĩnh cửu chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều. Vì thế, khi phải chọn lựa trong một vấn đề quan trọng, chúng ta cần có đủ cơ sở một cách nào đó.
Sau khi nhắc lại cho dân tình yêu của Thiên Chúa qua các kỳ công Người đã thực hiện để bảo vệ dân, Giosuê khẳng khái trước toàn dân rằng: “Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (Gs 24,15). Và dân đã đáp lại rằng họ không hề có ý định bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác. Họ sẽ thờ phụng Thiên Chúa, vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của họ dùng quyền năng thực hiện những dấu lạ lớn lao để đem họ cùng với cha ông họ ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ mà vào đất hứa. Như thế, cơ sở để dân Chúa xưa chọn thờ phụng Người đó là vì Người đã giải thoát họ khỏi cảnh đời nô lệ.
Trước câu hỏi của Chúa Giêsu, một kiểu đặt vấn đề đòi hỏi có sự chọn lựa dứt khoát thì Phêrô đã thay mặt nhóm Mười Hai trả lời: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Không kể trường hợp một phần tử trong nhóm không tin, thì câu trả lời của Phêrô nói lên sự chọn lựa của cả tập thể Tông Đồ. Và sự chọn lựa ấy đặt cơ sở trên điều này: vì Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Để nói lên được những lời này, chắc chắn cùng với các bạn, Phêrô đã từng chứng kiến uy quyền của Thầy khi khiến nước lã hóa thành rượu ngon (x.Ga 2,1-12). Các vị đã từng nghe Thầy nói với viên sĩ quan cận vệ nhà vua rằng: “Ông cứ về đi, con ông sống” và đứa con trai của ông ta đang đang hấp hối đã đuợc cứu sống (x.Ga 4,46-54 ). Và các ngài chưa thể quên lời tạ ơn mới đây của Thầy đã giúp cho năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ no nê chỉ từ năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá (x.Ga 6,1-15).
Không ai tự nguyện dấn thân theo một lý tưởng, thực hiện một trách vụ hay gắn bó với một con người mà không ấp ủ một hoài bão, một ước mơ hay niềm hy vọng nào đó. Xưa, dân Do Thái chọn tôn thờ Thiên Chúa là để một mặt khỏi bị Người giáng họa, trừng phạt, mà trái lại sẽ được Người chúc phúc và che chở trước các “kẻ thù” lân bang (Gs 24,19-20).
Cái hoài bão, uớc mơ, đúng hơn là cái mục đích việc Phêrô thay mặt anh em chọn gắn bó với Thầy đó là vì “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”. Sự sống đời đời là một ước mơ của con người, mọi thời và mọi nơi. Dù đủ đầy của cải vật chất, dù nắm trong tay quyền sinh sát của bậc đế vương thì con người vẫn cảm nhận cái hữu hạn của cuộc sống đời này. Danh vọng quyền lực, của cải hay tiền tài không thể giúp ta kéo dài cuộc sống đến vô tận. Một thanh niên có nhiều sản nghiệp đã đến tham vấn Chúa Giêsu: Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời? Sau khi biểu anh ta giữ các giới răn, Chúa Giêsu đã mời gọi anh ta hãy bán của cải, phân phát cho người nghèo rồi đến mà theo Người (x.Mt 19,16-22; Mc 10,17-22; Lc 18,28-30).
Chọn lựa là hy sinh. Một câu nói cho thấy một lẽ tất yếu của việc chọn lựa. Chọn ra đi thì phải hy sinh chuyện không ở lại, chọn việc cất tiếng nói thì đương nhiên phải mất thái độ giữ im lặng, đã chọn tôn thờ Thiên Chúa thì phải bỏ các thần của dân ngoại (x.Gs 24,23)… Tuy nhiên sự hy sinh trong việc chọn lựa không chỉ dừng lại ở các nội dung của sự chọn lựa mà còn có đó sự hy sinh ngay trong chính hành vi chọn lựa. Sự hy sinh ở đây được hiểu như một sự đánh cược, một sự dân thân, một sự “liều lĩnh” nào đó. Vì chưng, chúng ta vốn khó có được các cở sở một cách chắc chắn kiểu trăm phần trăm khi chọn lựa một điều gì đó. Chúng ta dễ nhận ra ngay hiện thực này qua việc các bạn thanh niên nam nữ chọn bạn đời hay chọn ơn gọi tu trì. Như thế, sự hy sinh ở đây có thể hiếu như sự can đảm dấn thân, chấp nhận nhiều “cái giá” phải trả khi chọn lựa.
Cái giá mà chúng ta phải trả khi chọn lựa đi theo Chúa Giêsu, gắn bó với Người đó chính là “vác thập giá”. “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27). Cái giá mà Phêrô sẽ phải trả được Đấng Phục sinh báo trước: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đế nơi anh chẳng muốn. Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi Người bảo ông: “Hãy theo Thầy” (Ga 21,18-19).
“Thiên Chúa dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà cần có tôi” (thánh Âugustinô ). Tự do là một quà tặng cao quý Chúa ban cho loài người, loài cao trọng nhất trong các loài hữu hình Người dựng nên. Tự do là một ân ban cao quý và cũng là một thử thách ắt có của tình yêu. Được sống đời đời hay phải chết đời đời có nghĩa là được hạnh phúc bất diệt hay bị trầm luân mãi mãi, các khả thể này đang tùy ở sự lựa chọn của chúng ta. Ai lại không muốn được sự sống đời đời, được hạnh phúc bất diệt, nhưng vấn nạn khó vượt qua đó là chúng ta thường e ngại phải trả giá vì phải chọn lựa.
Ban Mê Thuột
Cả anh em nữa, anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không? Chúa Giêsu không hỏi: anh em có tiếp tục theo Thầy không mà lại hỏi thẳng thừng: anh em có muốn bỏ Thầy mà đi không. Một câu hỏi không thuộc dạng mời gọi như trước đây mà là đặt vấn đề chọn lựa rõ ràng, dứt khoát.
Kitô hữu chúng ta theo đạo không phải là theo một học thuyết mang tính triết lý hay thần học nào đó, nhưng là theo một "con người", theo một "ai đó", một "Đấng nào đó". Đấng hay con người mà chúng ta lựa chọn đi theo, lựa chọn để gắn bó, đó là Đức Giêsu Kitô. Chọn lựa một công việc để làm kế sinh nhai quả không mấy dễ. Chọn lựa một bậc sống thật lắm phân vân đủ bề. Chọn lựa một con người để làm bạn đời trăm năm cũng lắm sự nhiêu khê. Và chọn lựa Đấng để trao gửi hạnh phúc hôm nay và vĩnh cửu chắc chắn sẽ khó khăn hơn nhiều. Vì thế, khi phải chọn lựa trong một vấn đề quan trọng, chúng ta cần có đủ cơ sở một cách nào đó.
Sau khi nhắc lại cho dân tình yêu của Thiên Chúa qua các kỳ công Người đã thực hiện để bảo vệ dân, Giosuê khẳng khái trước toàn dân rằng: “Về phần tôi và gia đình tôi, chúng tôi sẽ phụng thờ Đức Chúa” (Gs 24,15). Và dân đã đáp lại rằng họ không hề có ý định bỏ Đức Chúa để phụng thờ các thần khác. Họ sẽ thờ phụng Thiên Chúa, vì chính Đức Chúa, Thiên Chúa của họ dùng quyền năng thực hiện những dấu lạ lớn lao để đem họ cùng với cha ông họ ra khỏi đất Ai Cập, khỏi nhà nô lệ mà vào đất hứa. Như thế, cơ sở để dân Chúa xưa chọn thờ phụng Người đó là vì Người đã giải thoát họ khỏi cảnh đời nô lệ.
Trước câu hỏi của Chúa Giêsu, một kiểu đặt vấn đề đòi hỏi có sự chọn lựa dứt khoát thì Phêrô đã thay mặt nhóm Mười Hai trả lời: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68). Không kể trường hợp một phần tử trong nhóm không tin, thì câu trả lời của Phêrô nói lên sự chọn lựa của cả tập thể Tông Đồ. Và sự chọn lựa ấy đặt cơ sở trên điều này: vì Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Để nói lên được những lời này, chắc chắn cùng với các bạn, Phêrô đã từng chứng kiến uy quyền của Thầy khi khiến nước lã hóa thành rượu ngon (x.Ga 2,1-12). Các vị đã từng nghe Thầy nói với viên sĩ quan cận vệ nhà vua rằng: “Ông cứ về đi, con ông sống” và đứa con trai của ông ta đang đang hấp hối đã đuợc cứu sống (x.Ga 4,46-54 ). Và các ngài chưa thể quên lời tạ ơn mới đây của Thầy đã giúp cho năm ngàn người đàn ông chưa kể đàn bà và con trẻ no nê chỉ từ năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá (x.Ga 6,1-15).
Không ai tự nguyện dấn thân theo một lý tưởng, thực hiện một trách vụ hay gắn bó với một con người mà không ấp ủ một hoài bão, một ước mơ hay niềm hy vọng nào đó. Xưa, dân Do Thái chọn tôn thờ Thiên Chúa là để một mặt khỏi bị Người giáng họa, trừng phạt, mà trái lại sẽ được Người chúc phúc và che chở trước các “kẻ thù” lân bang (Gs 24,19-20).
Cái hoài bão, uớc mơ, đúng hơn là cái mục đích việc Phêrô thay mặt anh em chọn gắn bó với Thầy đó là vì “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời”. Sự sống đời đời là một ước mơ của con người, mọi thời và mọi nơi. Dù đủ đầy của cải vật chất, dù nắm trong tay quyền sinh sát của bậc đế vương thì con người vẫn cảm nhận cái hữu hạn của cuộc sống đời này. Danh vọng quyền lực, của cải hay tiền tài không thể giúp ta kéo dài cuộc sống đến vô tận. Một thanh niên có nhiều sản nghiệp đã đến tham vấn Chúa Giêsu: Thưa Thầy, tôi phải làm điều gì tốt để được hưởng sự sống đời đời? Sau khi biểu anh ta giữ các giới răn, Chúa Giêsu đã mời gọi anh ta hãy bán của cải, phân phát cho người nghèo rồi đến mà theo Người (x.Mt 19,16-22; Mc 10,17-22; Lc 18,28-30).
Chọn lựa là hy sinh. Một câu nói cho thấy một lẽ tất yếu của việc chọn lựa. Chọn ra đi thì phải hy sinh chuyện không ở lại, chọn việc cất tiếng nói thì đương nhiên phải mất thái độ giữ im lặng, đã chọn tôn thờ Thiên Chúa thì phải bỏ các thần của dân ngoại (x.Gs 24,23)… Tuy nhiên sự hy sinh trong việc chọn lựa không chỉ dừng lại ở các nội dung của sự chọn lựa mà còn có đó sự hy sinh ngay trong chính hành vi chọn lựa. Sự hy sinh ở đây được hiểu như một sự đánh cược, một sự dân thân, một sự “liều lĩnh” nào đó. Vì chưng, chúng ta vốn khó có được các cở sở một cách chắc chắn kiểu trăm phần trăm khi chọn lựa một điều gì đó. Chúng ta dễ nhận ra ngay hiện thực này qua việc các bạn thanh niên nam nữ chọn bạn đời hay chọn ơn gọi tu trì. Như thế, sự hy sinh ở đây có thể hiếu như sự can đảm dấn thân, chấp nhận nhiều “cái giá” phải trả khi chọn lựa.
Cái giá mà chúng ta phải trả khi chọn lựa đi theo Chúa Giêsu, gắn bó với Người đó chính là “vác thập giá”. “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14,27). Cái giá mà Phêrô sẽ phải trả được Đấng Phục sinh báo trước: “Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý. Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đế nơi anh chẳng muốn. Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên Chúa. Thế rồi Người bảo ông: “Hãy theo Thầy” (Ga 21,18-19).
“Thiên Chúa dựng nên tôi không cần có tôi, nhưng Người không thể cứu tôi mà cần có tôi” (thánh Âugustinô ). Tự do là một quà tặng cao quý Chúa ban cho loài người, loài cao trọng nhất trong các loài hữu hình Người dựng nên. Tự do là một ân ban cao quý và cũng là một thử thách ắt có của tình yêu. Được sống đời đời hay phải chết đời đời có nghĩa là được hạnh phúc bất diệt hay bị trầm luân mãi mãi, các khả thể này đang tùy ở sự lựa chọn của chúng ta. Ai lại không muốn được sự sống đời đời, được hạnh phúc bất diệt, nhưng vấn nạn khó vượt qua đó là chúng ta thường e ngại phải trả giá vì phải chọn lựa.
Ban Mê Thuột
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày nay, không có chính trị nào là cục bộ cả
Vũ Văn An
15:03 22/08/2024
Stephen P. White (*), trên Catholic Thing, Thứ năm, ngày 22 tháng 8 năm 2024, cho hay trong tác phẩm kinh điển năm 1985, Amusing Ourselves to Death, Neil Postman đã đưa ra lời phê bình về những thay đổi xã hội và chính trị do sự phổ biến của truyền hình trong xã hội Mỹ. Ẩn dụ cho chúng ta biết một điều gì đó như thế nào và theo Postman, phương tiện truyền thông của chúng ta (báo in, phát thanh, truyền hình, v.v.) hoạt động rất giống với ẩn dụ: chúng "phân loại thế giới cho chúng ta, sắp xếp theo trình tự, đóng khung, phóng to, thu nhỏ, tô màu, lập luận về bản chất của thế giới".
Vấn đề của Postman với truyền hình không phải là nó truyền tải thông tin không nghiêm túc hoặc sai lệch (mặc dù nó thường làm như vậy), mà là những hạn chế và xu hướng của chính phương tiện này định hình những loại điều mà chúng ta có khả năng nói và hiểu về thế giới thông qua truyền hình. Truyền hình tạo ra trong chúng ta một kỳ vọng (thường không được kiểm chứng) rằng thực tại phải tuân thủ theo, thực tế nó có tuân thủ theo, theo những thứ tạo nên "truyền hình tốt".
Và, như Postman nhấn mạnh, tất cả truyền hình đều là giải trí.
Không phải là có điều gì sai với giải trí. Nhưng vấn đề như Postman mô tả là đến giữa những năm 1980, truyền hình đã thay thế phương tiện truyền thông in ấn như là "phép ẩn dụ truyền thông" định nghĩa xã hội của chúng ta. So với truyền hình, giao tiếp thông qua chữ in đòi hỏi sự rõ ràng về tư duy và cách diễn đạt, và đòi hỏi cả tác giả và người đọc đều có khả năng đưa ra (hoặc theo dõi) các lập luận phức tạp, bền vững.
Trong phần lớn lịch sử của quốc gia, người Mỹ (giàu và nghèo) đã bị ảnh hưởng sâu xa bởi sự độc quyền của phương tiện truyền thông in ấn, đặc biệt là đối với diễn ngôn công khai của chúng ta. Đến lượt mình, những thói quen về tư duy và suy nghĩ được khuyến khích này lại có tác động sâu xa đến đời sống xã hội và chính trị. Khi truyền hình thay thế phương tiện truyền thông in ấn như là phép ẩn dụ định nghĩa đời sống công cộng của người Mỹ, hậu quả thật là thảm khốc. Tuy nhiên, bằng cách nào đó, chúng đã phần lớn không được chú ý.
Neil Postman, người đã mất năm 2003, rất đáng để đọc (hoặc đọc lại) ngày nay. Nhìn xung quanh môi trường truyền thông hiện tại (và tình hình chính trị và diễn ngôn công khai của chúng ta), mối quan tâm của Postman về những tác động có hại của truyền hình phát sóng dường như vừa có tính tiên tri vừa kỳ lạ. Thật hấp dẫn khi nghĩ về những gì ông sẽ làm về sự trỗi dậy của tin tức cáp, truyền hình thực tại và trên hết là sự bùng nổ của các phương tiện truyền thông xã hội.
Ví dụ, Postman sẽ nói gì về thời đại của điện thoại thông minh, Twitter và TikTok?
Những suy nghĩ này đến với tôi gần đây khi tôi đang đi nghỉ ở bãi biển cùng gia đình. Trong mười ngày, điện thoại thông minh của tôi hiếm khi được sử dụng cho bất cứ việc gì ngoại trừ chụp ảnh bọn trẻ khi chúng nô đùa dưới sóng biển hoặc nhắn tin cho vợ tôi từ cửa hàng tạp hóa để hỏi xem chúng tôi có cần thêm chanh không.
Không sử dụng điện thoại có nghĩa là tôi đã bỏ lỡ một số thứ đang diễn ra trên thế giới. Một số điều quan trọng. Những thứ mà tôi cảm thấy có “nghĩa vụ nghề nghiệp” phải theo kịp. Không phải là tôi có thể làm được nhiều về những thứ này. Vì vậy, thật tuyệt – dù chỉ trong khoảng mười ngày – khi không phải lo lắng về những thứ mà tôi hầu như không thể kiểm soát.
Và đó là lý do tại sao bãi biển khiến tôi nghĩ về Neil Postman. Postman không phải là một trong những kẻ lập dị chỉ đổ lỗi cho mọi thứ mà ông không thích trên truyền hình. Ví dụ, một trong những đặc điểm đáng tiếc của thời đại chúng ta là quá tải thông tin. Đây là một vấn đề tương đối mới, nhưng không phải do truyền hình tạo ra.
Như Postman chỉ ra, nó thực sự bắt đầu với tờ báo điện tín khiêm tốn và chỉ trở nên tồi tệ hơn từ đó: “Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, con người phải đối mặt với vấn đề dư thừa thông tin, điều đó có nghĩa là đồng thời họ phải đối mặt với vấn đề về sức mạnh xã hội và chính trị suy giảm.”
Ngày nay, chúng ta có nhiều thông tin hơn mức chúng ta biết phải làm gì với chúng, và phần lớn thông tin đó – thông tin ngoạn mục và giật gân nhất – hầu như không liên quan gì đến chúng ta và, nói chung, nằm ngoài khả năng kiểm soát của chúng ta. Postman minh họa vấn đề này bằng cách đặt ra một loạt câu hỏi liên quan đến các vấn đề quan trọng trong thời đại của ông:
Ông dự định thực hiện những bước nào để giảm xung đột ở Trung Đông? Hay tỷ lệ lạm phát, tội phạm và thất nghiệp? Ông có kế hoạch gì để bảo vệ môi trường hoặc giảm nguy cơ chiến tranh hạt nhân? Ông dự định làm gì về NATO, OPEC, CIA, hành động khẳng định và cách đối xử tàn bạo với người Baha’i ở Iran?
Đây đều là những vấn đề quan trọng vào năm 1985. Một số trong số chúng – đáng buồn thay, hầu hết chúng – vẫn là những vấn đề quan trọng cho đến ngày nay, gần 40 năm sau. Nhưng bạn hoặc tôi dự định làm gì với bất cứ vấn đề nào trong số chúng? Postman trả lời không hề nao núng: "Tôi xin phép trả lời thay ông: Ông không định làm gì cả".
Tất nhiên là ông ấy đúng. Hay đúng hơn là ông ấy chỉ đúng một nửa. Bởi vì, trong khi điều hợp lý cần làm là nhận ra sự bất lực của mình trong việc giải quyết những vấn đề xa vời và trừu tượng này, thì nhiều người
ngày nay đơn giản là không thể kiềm chế được bản thân. Và thế là họ hét vào điện thoại và đăng video lên mạng xã hội, hoặc họ chiếm đóng các trường đại học, hoặc họ dán mắt vào những tác phẩm nghệ thuật vô giá, hoặc họ nằm dài trên đường vào giờ cao điểm. Hoặc họ chuyển sự bất lực bực bội của mình vào chính trị, đặc biệt là chính trị quốc gia, nơi quy mô của các vấn đề là rõ ràng nhất và hành động của một công dân là bất lực nhất. Như Postman đã nói, cứ vài năm chúng ta lại có thể "bỏ phiếu cho một người tuyên bố có một số kế hoạch, cũng như quyền hành động". Tại sao một tầm nhìn như vậy về quyền công dân lại có thể làm hài lòng bất cứ ai? Không khó để tìm thấy tất cả sự thất vọng bất lực này trong Giáo hội. Các lập luận về giáo hội của chúng ta luôn bị quốc hữu hóa và hoàn cầu hóa. Đạo đức cá nhân bị hạ thấp; trách nhiệm đạo đức đối với nhiều vấn đề hoàn cầu khác nhau được nhấn mạnh. Trong thời đại mà chính các khái niệm về quyền công dân và đời sống công cộng của chúng ta ngày càng bị bóp méo bởi các phương tiện truyền thông mà chúng ta sử dụng, câu nói cũ rằng "tất cả chính trị đều mang tính địa phương" ngày càng không đủ để mô tả thực tế mà chúng ta thấy xung quanh mình. Chúng ta không tốt hơn vì điều đó.
_____________________________________________________________________
(*) Stephen P. White là giám đốc điều hành của Dự án Công Giáo tại Đại học Công Giáo Hoa Kỳ và là thành viên của Nghiên cứu Công Giáo tại Trung tâm Đạo đức và Chính sách Công.
Đức Hồng Y de Mendonça đến thăm trụ sở Scholas Occurrentes tại Argentina
Thanh Quảng sdb
16:54 22/08/2024
Đức Hồng Y de Mendonça đến thăm trụ sở Scholas Occurrentes tại Argentina
Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Chủ tịch Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục, đã đến thăm Trung tâm tại số 31 Barrio Buenos Aires, Argentina, để khánh thành địa điểm đầu tiên của tổ chức Scholas Occurrentes quốc tế do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập.
(Tin Vatican - Paolo Ondarza)
Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, chủ tịch Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục, đã bất ngờ đến thăm trụ sở lịch sử của Scholas Occurrentes, phong trào giáo dục quốc tế do Đức Phanxicô thành lập, khi khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài.
Vào thứ Tư 21/8/2024, Đức Hồng Y đã đến Trung tâm 31 Barrio ở Buenos Aires, để gặp gỡ những người sáng lập ra Tổ chức Scholas, José María del Corral và Enrique Palmeyro.
Khi Đức Hồng Y Jorge Bergoglio còn là Tổng giám mục Buenos Aires, hai nhà sáng lập đã bắt đầu tập hợp học sinh và giáo viên từ các trường học thuộc nhiều tôn giáo và tầng lớp xã hội khác nhau, cả công và tư, để nuôi dưỡng một nền văn hóa gặp gỡ sau các cuộc khủng hoảng và đổ vỡ năm 2001.
Một gia đình rộng lớn
Theo thông cáo báo chí mà tổ chức Scholas Occurrentes phát hành, Đức Hồng Y de Mendonça đã lắng nghe nhiều chứng từ khác nhau từ những người trẻ tham gia các hoạt động thể thao và văn hóa ở nhiều nơi khác nhau trên đất nước, chẳng hạn như khu phố Villa Fiorito của Buenos Aires; và ở El Impenetrable thuộc tỉnh Chaco.
Đức Hồng Y bày tỏ lòng biết ơn về cuộc gặp gỡ, bày tỏ niềm vui khi được ở bên một gia đình rộng lớn. Ngài cho biết rằng trải nghiệm bầu không khí chung sống này—nhìn thấy đôi mắt, cảm nhận được hy vọng—đáng giá hơn ngàn lời nói.
Ngài nói thêm rằng ngài cảm thấy có trách nhiệm, phù hợp với nhiệm vụ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô giao phó, là tiếp tục giúp đỡ các lĩnh vực giáo dục và văn hóa mà Tổ chức Scholas đang hoạt động.
Bức tranh tường về những giấc mơ và đau khổ
Theo lời mời của những người trẻ tuổi trong cộng đồng Scholas tại Barrio, Đức Hồng Y de Mendonça đã thêm phần đóng góp của riêng mình vào bức tranh tường do những người trẻ tuổi tạo ra, trong đó những giấc mơ và đau khổ của họ được tỏ hiện. Đức Hồng Y chia sẻ Vatican được yêu cầu thể hiện một cách sinh động quyết định khó khăn nhất mà ngài đã đưa ra trong cuộc đời mình.
Vào tháng 5 năm ngoái tại Vatican, Đức Hồng Y đã tham gia một cuộc họp do Scholas Occurrentes tổ chức, tại Đại học Sense, được thành lập theo sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã được giới thiệu.
Các hoạt động tại trụ sở chính tại Barrio
Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao - bao gồm Liga Internacional de Fútbol Pelota de Trapo, bóng chuyền, quyền anh và nhiều hoạt động khác - diễn ra tại trụ sở lịch sử của Scholas tại Barrio, được Giám mục Rome khánh thành vào năm 2018 thông qua hội nghị truyền hình.
Các buổi biểu diễn của Teatro Colón đã được tổ chức tại đó và hàng năm, các đoàn đại biểu sinh viên từ Đại học Hebrew ở Jerusalem, cùng với các tổ chức học thuật quốc tế quan trọng khác, đều tham gia.
Trung tâm mới tại Indonesia
Scholas Occurrentes hiện có mặt trên khắp năm châu lục, với sự tham gia trực tiếp của 70 quốc gia. Vào ngày 4 tháng 9, trong chuyến viếng thăm tông đồ của Đức Phanxicô, chi nhánh đầu tiên của tổ chức này tại Đông Nam Á sẽ được khánh thành tại Indonesia.
Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, Chủ tịch Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục, đã đến thăm Trung tâm tại số 31 Barrio Buenos Aires, Argentina, để khánh thành địa điểm đầu tiên của tổ chức Scholas Occurrentes quốc tế do Đức Giáo Hoàng Phanxicô thành lập.
(Tin Vatican - Paolo Ondarza)
Đức Hồng Y José Tolentino de Mendonça, chủ tịch Thánh Bộ Văn hóa và Giáo dục, đã bất ngờ đến thăm trụ sở lịch sử của Scholas Occurrentes, phong trào giáo dục quốc tế do Đức Phanxicô thành lập, khi khởi đầu triều đại giáo hoàng của ngài.
Vào thứ Tư 21/8/2024, Đức Hồng Y đã đến Trung tâm 31 Barrio ở Buenos Aires, để gặp gỡ những người sáng lập ra Tổ chức Scholas, José María del Corral và Enrique Palmeyro.
Khi Đức Hồng Y Jorge Bergoglio còn là Tổng giám mục Buenos Aires, hai nhà sáng lập đã bắt đầu tập hợp học sinh và giáo viên từ các trường học thuộc nhiều tôn giáo và tầng lớp xã hội khác nhau, cả công và tư, để nuôi dưỡng một nền văn hóa gặp gỡ sau các cuộc khủng hoảng và đổ vỡ năm 2001.
Một gia đình rộng lớn
Theo thông cáo báo chí mà tổ chức Scholas Occurrentes phát hành, Đức Hồng Y de Mendonça đã lắng nghe nhiều chứng từ khác nhau từ những người trẻ tham gia các hoạt động thể thao và văn hóa ở nhiều nơi khác nhau trên đất nước, chẳng hạn như khu phố Villa Fiorito của Buenos Aires; và ở El Impenetrable thuộc tỉnh Chaco.
Đức Hồng Y bày tỏ lòng biết ơn về cuộc gặp gỡ, bày tỏ niềm vui khi được ở bên một gia đình rộng lớn. Ngài cho biết rằng trải nghiệm bầu không khí chung sống này—nhìn thấy đôi mắt, cảm nhận được hy vọng—đáng giá hơn ngàn lời nói.
Ngài nói thêm rằng ngài cảm thấy có trách nhiệm, phù hợp với nhiệm vụ được Đức Giáo Hoàng Phanxicô giao phó, là tiếp tục giúp đỡ các lĩnh vực giáo dục và văn hóa mà Tổ chức Scholas đang hoạt động.
Bức tranh tường về những giấc mơ và đau khổ
Theo lời mời của những người trẻ tuổi trong cộng đồng Scholas tại Barrio, Đức Hồng Y de Mendonça đã thêm phần đóng góp của riêng mình vào bức tranh tường do những người trẻ tuổi tạo ra, trong đó những giấc mơ và đau khổ của họ được tỏ hiện. Đức Hồng Y chia sẻ Vatican được yêu cầu thể hiện một cách sinh động quyết định khó khăn nhất mà ngài đã đưa ra trong cuộc đời mình.
Vào tháng 5 năm ngoái tại Vatican, Đức Hồng Y đã tham gia một cuộc họp do Scholas Occurrentes tổ chức, tại Đại học Sense, được thành lập theo sắc lệnh của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đã được giới thiệu.
Các hoạt động tại trụ sở chính tại Barrio
Nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao - bao gồm Liga Internacional de Fútbol Pelota de Trapo, bóng chuyền, quyền anh và nhiều hoạt động khác - diễn ra tại trụ sở lịch sử của Scholas tại Barrio, được Giám mục Rome khánh thành vào năm 2018 thông qua hội nghị truyền hình.
Các buổi biểu diễn của Teatro Colón đã được tổ chức tại đó và hàng năm, các đoàn đại biểu sinh viên từ Đại học Hebrew ở Jerusalem, cùng với các tổ chức học thuật quốc tế quan trọng khác, đều tham gia.
Trung tâm mới tại Indonesia
Scholas Occurrentes hiện có mặt trên khắp năm châu lục, với sự tham gia trực tiếp của 70 quốc gia. Vào ngày 4 tháng 9, trong chuyến viếng thăm tông đồ của Đức Phanxicô, chi nhánh đầu tiên của tổ chức này tại Đông Nam Á sẽ được khánh thành tại Indonesia.
Cuộc thăm dò mới: Florida có thể trở thành tiểu bang đầu tiên bác bỏ tu chính án phá thai
Vũ Văn An
19:16 22/08/2024
Peter Pinedo (*) của CNA, ngày 22 tháng 8 năm, đại cương cho biết Tổng giám mục Miami Thomas Wenski đang dẫn đầu một chiến dịch sẽ nêu bật nhiều lý do để bỏ phiếu chống lại tu chính án, vốn bao gồm việc cho phép phá thai vào tam cá nguyệt thứ ba và bãi bỏ luật yêu cầu sự đồng ý của cha mẹ đối với trẻ vị thành niên phá thai.
Một số nhà lãnh đạo ủng hộ sự sống đã nói với CNA rằng việc bác bỏ tu chính án phá thai của Florida sẽ đảo ngược động lực trong cuộc chiến phá thai trên toàn quốc. Một cuộc thăm dò mới của Mainstreet Research và Đại học Florida Atlantic (FUA) hiện cho thấy họ có thể thành công. Kể từ khi vụ Roe kiện Wade bị lật ngược, các tu chính án phá thai như tu chính án trên lá phiếu của Florida đã được thông qua với tỷ lệ chênh lệch lớn ở California, Ohio, Michigan và Vermont.
Tuy nhiên, những người Florida ủng hộ sự sống, bao gồm Florida Right to Life và Hội đồng Giám mục Công Giáo Florida quyết tâm đấu tranh, trong nỗ lực biến Florida trở thành tiểu bang đầu tiên bác bỏ tu chính án phá thai.
Tu chính án phá thai của Florida là gì?
Có tên là “Tu chính án hạn chế sự can thiệp của chính phủ vào phá thai” hay đơn giản là “Tu chính án 4”, biện pháp này sẽ vô hiệu hóa cả biện pháp bảo vệ sự sống cho thai nhi sáu tuần và mười lăm tuần của Florida. Tu chính án này cũng sẽ cho phép phá thai sau thời điểm thai nhi có khả năng sống sót trong suốt chín tháng của thai kỳ nếu được nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe xác định là cần thiết cho sức khỏe của người mẹ.
Kết quả thăm dò
Theo cuộc thăm dò của Mainstreet/FUA được công bố vào ngày 14 tháng 8, đây có thể là một cuộc cạnh tranh gay gắt. Cuộc thăm dò cho thấy hầu hết người Florida - 56% - ủng hộ tu chính án này. Mặc dù đó là đa số, nhưng vẫn còn thiếu một chút nữa là đạt ngưỡng 60% cần thiết để thông qua.
Tuy nhiên, khả thể tu chính án này được thông qua vẫn còn rất lớn. Cuộc thăm dò cho thấy trong khi gần một phần tư — 23% — cử tri Florida vẫn chưa quyết định về biện pháp này, thì con số đó cao hơn những người phản đối mạnh mẽ, chỉ chiếm 21%.
Trong khi phân tích của FUA về cuộc thăm dò cho thấy rằng đảng Dân chủ phần lớn thống nhất với 80% ủng hộ tu chính án, thì cũng có một nhóm đáng kể đảng Cộng hòa — 35% — ủng hộ biện pháp này. Trong khi đó, 59% người độc lập, 62% cử tri trong độ tuổi 18-49 và 59% phụ nữ được thăm dò đã đăng ký ủng hộ tu chính án.
Tỷ lệ 56% ủng hộ tu chính án đánh dấu sự gia tăng đáng kể so với một cuộc thăm dò khác do Mainstreet/FUA thực hiện vào tháng 4, trong đó thấy 49% cử tri ủng hộ việc mở rộng phạm vi phá thai của tu chính án. Tuy nhiên, tỷ lệ 56% vẫn thấp hơn nhiều so với mức ủng hộ được đề xuất bởi các cuộc thăm dò trước đó như cuộc thăm dò của Phòng nghiên cứu ý kiến công chúng thuộc Đại học North Florida, trong đó thấy 69% cử tri ủng hộ tu chính án và một cuộc thăm dò khác của Phòng thương mại Florida, trong đó thấy 61% ủng hộ.
'Sự kết thúc của phong trào ủng hộ sự sống' ở Florida
Trong số những người phản đối tu chính án thẳng thắn nhất là Thống đốc Ron DeSantis, người đã nói rằng nó sẽ thay đổi hoàn toàn bối cảnh phá thai ở Florida. Phát biểu tại một buổi gây quỹ phản đối tu chính án tuần trước tại Trường trung học Dòng Tên ở Tampa, DeSantis cho biết việc thông qua tu chính án này sẽ có nghĩa là "chấm dứt phong trào ủng hộ sự sống" ở Florida, tờ Tampa Bay Times đưa tin. Tại buổi gây quỹ tuần trước, DeSantis nhấn mạnh đến nhu cầu tiếp cận những người ôn hòa ủng hộ phá thai và những cử tri chưa quyết định để truyền đạt những gì ông gọi là bản chất cấp tiến của tu chính án.
"Nếu bạn nhìn vào tiểu bang Florida, chúng tôi không có đa số ủng hộ sự sống", DeSantis cho biết. "Chúng tôi có một phần lớn, nhưng chúng tôi không có đa số. Nếu chỉ những người ủng hộ sự sống phản đối, thì nó rất có thể sẽ được thông qua".
Tính đến ngày 21 tháng 8, tờ Tampa Bay Times đưa tin rằng DeSantis đã huy động được 2.5 triệu đô la để đánh bại cả tu chính án phá thai và một tu chính án khác hợp pháp hóa cần sa. Con số này ít hơn đáng kể so với hàng chục triệu đô la do những người ủng hộ tu chính án gây quỹ để thúc đẩy việc thông qua tu chính án này.
Sự phản đối bổ sung
DeSantis không phải là viên chức duy nhất của Florida phản đối tu chính án này. Vào tháng 7, Hội nghị ước tính tác động tài chính Florida đã chấp thuận một "tuyên bố tác động tài chính" để đưa vào cùng với sửa đổi trên lá phiếu. Tuyên bố này cảnh báo rằng biện pháp phá thai có thể gây ra tác động tiêu cực đến nền kinh tế của tiểu bang. Mặc dù các thành viên của chiến dịch thông qua sửa đổi phá thai đã kiện để giữ nguyên tuyên bố tác động trên lá phiếu, nhưng Tòa án Tối cao Florida đã ra phán quyết vào ngày 21 tháng 8 rằng nó có thể vẫn được giữ nguyên.
Các giám mục Florida cân nhắc
Tổng giám mục Miami Thomas Wenski nói với CNA rằng mặc dù "vui mừng" trước cuộc thăm dò của Mainstreet/FUA, ngài biết rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm. Wenski chia sẻ rằng các giám mục Công Giáo Florida đang có kế hoạch đầu tư hơn 1 triệu đô la vào các nỗ lực ngăn chặn sửa đổi phá thai. "Nếu ai muốn biết lý do chính đáng để phản đối Sửa đổi 4, tôi xin nói với họ rằng năm ngoái ở Florida đã có 80,000 ca phá thai và do đó có 80,000 lý do tại sao chúng ta nên phản đối Sửa đổi 4", ngài nói.
Tổng giáo phận Miami vừa phát động một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về những nguy cơ của tu chính án này và vận động cử tri phản đối nó. Chiến dịch sẽ diễn ra từ bây giờ cho đến ngày bầu cử và sẽ bao gồm các hội thảo giáo dục cử tri, hoạt động tiếp cận giáo dục và một chiến dịch truyền thông xã hội với chủ đề “#VoteNoOn4”.
Chiến dịch của tổng giáo phận sẽ nêu bật nhiều lý do để bỏ phiếu phản đối tu chính án, bao gồm việc nó gây nguy hiểm cho phụ nữ, cho phép phá thai ở tam cá nguyệt thứ ba và bãi bỏ luật yêu cầu sự đồng ý của cha mẹ đối với trẻ vị thành niên phá thai.
Là một phần của chiến dịch, tổng giáo phận đã sản xuất một video nêu bật “những điều họ không nói với bạn về Tu chính án 4 của Florida”.
Đáp lại những lời chỉ trích rằng Giáo hội không nên tham gia vào các vấn đề chính trị, Wenski cho biết “phá thai không phải là vấn đề tôn giáo, mà là vấn đề nhân quyền”.
“Chúng tôi là những người có đức tin nhưng chúng tôi mang đức tin của mình vào việc thực hiện quyền công dân của mình”, ngài nói thêm. “Tôi nghi ngờ rằng khi chúng ta đến gần tháng 11, mọi thứ sẽ trở nên dữ dội hơn và gay gắt hơn ở cả hai phía. Nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo đuổi con đường này và tiếp tục ủng hộ như chúng tôi nên làm.”
Chiến thắng ở Florida có thể đảo ngược tình thế
Những nhà lãnh đạo ủng hộ quyền được sống hiểu được tầm quan trọng của Florida trên trường quốc gia và nhận thức được việc thắng hay thua ở Sunshine State có thể có ý nghĩa như thế nào đối với toàn bộ phong trào ủng hộ quyền được sống.
Sau khi tu chính án được chính thức đưa vào lá phiếu vào tháng 4, Kelsey Pritchard, giám đốc phụ trách các vấn đề công cộng của tiểu bang cho Susan B. Anthony Pro-Life America, đã nói với CNA rằng "nếu chúng tôi giành chiến thắng ở Florida, tôi nghĩ rằng điều đó thực sự có thể đảo ngược tình thế trong các cuộc đấu tranh về biện pháp bỏ phiếu này."
Lynda Bell, đồng chủ tịch của Do No Harm Florida, một liên minh các nhóm dành riêng để đánh bại tu chính án phá thai, đã nói với CNA rằng nguy cơ biện pháp này được thông qua đến từ những cử tri - bao gồm cả người Công Giáo - không hiểu tu chính án sẽ mở rộng phá thai ở Florida đến mức nào.
Các thành viên trong liên minh của Bell đã đi khắp tiểu bang, phát tài liệu thông tin và nói chuyện với các trường học, nhà thờ và nhóm cộng đồng.
Bà cho biết "Nếu chúng tôi có thể tiếp cận được càng nhiều người càng tốt, họ sẽ bỏ phiếu chống".
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
(*) Peter Pinedo là Phóng viên DC của CNA. Tốt nghiệp Đại học Franciscan, Peter trước đây làm việc cho Texas Right to Life. Anh là trung úy trong Lực lượng Dự bị Quân đội Hoa Kỳ.
VietCatholic TV
Chiến lược Tướng Syrskyi: Cầu sập, Nga tê liệt. Máy bay Kyiv tấn công Nga. Căn cứ Volgograd nổ tung
VietCatholic Media
03:21 22/08/2024
1. Ukraine đang cố gắng tăng gấp đôi diện tích của Nga mà họ kiểm soát bằng cách phá hủy các cây cầu và chặn quân tiếp viện
Sông Seym chảy về phía tây qua tỉnh Kursk ở tây nam nước Nga—gần 780 km vuông của tỉnh này nằm giữa sông và biên giới với Ukraine.
Ngay sau khi một lực lượng hùng hậu của Ukraine – nửa tá lữ đoàn cộng với các tiểu đoàn độc lập và các đơn vị hỗ trợ – tràn qua biên giới vào Kursk vào ngày 6 tháng 8, quân đội và không quân Ukraine bắt đầu tấn công vào các cây cầu bắc qua sông Seym. Cho đến nay, họ đã tiêu diệt được cây cầu cuối cùng.
Rõ ràng là người Ukraine đang cố gắng cô lập khu vực Kursk, ngay phía tây khu vực xâm lược rộng 780 km vuông, được bao bọc một phần bởi Seym.
Và rõ ràng là tại sao. “Các cuộc tấn công vào các cây cầu bắc qua sông Seym và sự tiến công của các đơn vị tiền phương của lực lượng phòng vệ Ukraine tới bờ tây sông… cho thấy mục tiêu của lực lượng phòng thủ Ukraine là giành quyền kiểm soát một phần phía nam tỉnh Kursk”, Trung tâm Chiến lược Quốc phòng Ukraine giải thích.
Người Nga quyết tâm ngăn chặn điều đó xảy ra. Họ đang xây dựng những cây cầu mới nhanh gần bằng việc người Ukraine phá hủy những cây cầu cũ. Nhưng những cây cầu phao tạm thời thậm chí còn dễ bị tổn thương hơn những nhịp cầu cố định.
Cây cầu đầu tiên đã sụp đổ vào hôm thứ Sáu. Các hỏa tiễn của Ukraine, được cho là do các bệ phóng của Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao do Mỹ cung cấp, đã làm sập nhịp bê tông dọc sông Seym ở thị trấn Glushkovo, cách Sudzha 42 km về phía tây, là thành phố mà quân Ukraine đã chiếm được từ rất sớm.
Sáng Chúa Nhật, lực lượng không quân Ukraine đã tấn công cây cầu thứ hai bắc qua sông Seym ở Zvannoe, cách Glushkovo 11 km về phía tây. Cây cầu thứ ba, ở Karyzh phía tây Zvannoe, đã bị phá hủy vào buổi chiều cùng ngày.
Các kỹ sư Nga phản ứng nhanh chóng. Họ đã xây dựng một cây cầu phao nổi bắc qua sông Seym gần Glushkovo vào hôm thứ Sáu và một cây cầu khác giữa Glushkovo và Zvannoe vào hôm thứ Bảy.
Cầu phao không bền và cũng không có sức chứa như một nhịp cố định, nhưng nó thực tế khi giải pháp thay thế là vượt sông — vì chỉ có các phương tiện có khả năng lội nước mới làm được điều đó.
Vấn đề là một cây cầu phao mỏng manh lại dễ bị phá hủy hơn một cây cầu bê tông. Nếu người Ukraine đã tập trung đủ lực lượng giám sát và tấn công để phá hủy ba cây cầu vĩnh cửu trong bốn ngày, thì có lẽ không có lý do gì họ không thể phá hủy bất kỳ cây cầu tạm thời nào xuất hiện trong cùng khu vực.
Quả thực, có vẻ như họ đã phá tan tành một trong những cây cầu phao. Dữ liệu từ các vệ tinh của Hệ thống quản lý tài nguyên thông tin hỏa hoạn phát hiện nhiệt của NASA cho thấy có thứ gì đó đang cháy tại vị trí của một trong các nhịp tạm thời vào hôm thứ Hai.
Hiện chưa rõ lực lượng Ukraine sẽ phải phá hủy thêm bao nhiêu cây cầu nữa, dù là vĩnh viễn hay tạm thời, để cô lập một cách hiệu quả khu vực rộng lớn của tỉnh Kursk tiếp giáp với khu vực xâm lược hiện tại.
Nhưng có vẻ như họ đã đạt được nhiều tiến bộ. Nhìn lướt qua hình ảnh vệ tinh thương mại dường như cho thấy ba cây cầu vĩnh cửu mà quân Ukraine tấn công từ thứ Sáu đến thứ Hai là những cây cầu vĩnh cửu lớn duy nhất trong khu vực. Có thể người Nga hiện đang hoàn toàn dựa vào cầu phao để vượt qua Seym.
[Forbes: Ukraine Is Trying To Double The Area Of Russia It Controls—By Destroying Bridges And Blocking Reinforcements]
2. Hình ảnh cuộc tấn công xuyên biên giới vào lãnh thổ Nga ngày 21/8/2024
3. Một lần nữa, Putin bị tê liệt trong khủng hoảng
Khi Ukraine chờ đợi phản ứng trước cuộc xâm lược Kursk, nhà lãnh đạo Nga một lần nữa cho thấy ông bị tê liệt trước nghịch cảnh.
Các quan chức quân sự Ukraine đang ngạc nhiên. Họ đã mong đợi một sự phản kháng lớn hơn và dữ dội hơn nhiều trước cuộc tấn công bất ngờ của họ vào vùng Kursk của Nga. Và mặc dù các phương tiện truyền thông do Điện Cẩm Linh kiểm soát tuyên bố phản công thành công, cho đến nay có rất ít bằng chứng về điều này. Nhưng tại sao Putin bị tê liệt?
Đó có phải là dấu hiệu cho thấy sự kém cỏi của quân đội Nga, là điều mà cuộc chiến ở Ukraine đã chứng kiến nhiều lần? Có phải các chỉ huy quân đội của Vladimir Putin đang dành thời gian tích lũy lực lượng cần thiết để tránh chuyển quá nhiều đơn vị khỏi tiền tuyến của Donetsk? Liệu đó có phải là điều gì đó lớn hơn mà Putin nghĩ sẽ là câu trả lời đủ hay không - có thể là một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn, máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn khổng lồ vào Kyiv, hay thậm chí là việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật để răn đe và trừng phạt? Hoặc có thể chỉ là vì người được ông ta bổ nhiệm phụ trách, Aleksei Dyumin, đang dành thời gian để lập một kế hoạch?
Dù thế nào đi nữa, câu hỏi là: Putin sẽ làm gì?
Một số người cho rằng Dyumin không thể bị đánh giá thấp. Được truyền thông phương Tây mệnh danh là “vệ sĩ của Putin”, ông ta thực sự là vệ sĩ riêng của nhà lãnh đạo Nga vào năm 1999, trước khi được thăng chức làm phó giám đốc Cơ quan Bảo vệ Liên bang. Nhưng người đàn ông 52 tuổi này sinh ra và lớn lên ở Kursk, anh ta biết rõ về khu vực này và có thâm niên sâu sắc trong quân đội Nga, cùng với cha anh ta là nhà lãnh đạo Cục 4 của Bộ Quốc phòng thuộc Tổng cục Quân y.
Dyumin theo học trường quân sự và học ngành kỹ thuật, trở thành phó chỉ huy lực lượng đặc biệt của tổng cục tình báo quân sự vào thời điểm sáp nhập Crimea. Ông được cho là đã dàn xếp chuyến bay của cựu Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych, và từng giữ chức vụ tham mưu trưởng Lực lượng Lục quân Nga và thứ trưởng quốc phòng trước khi trở thành thống đốc Tula vào năm 2016.
Chuyển đến Điện Cẩm Linh vào đầu năm nay, một số người hiện coi Dyumin có thể là người kế nhiệm đang chờ đợi của Putin. Anh ta được một số người coi là người có năng lực, mặc dù nhận xét này có thể gây tranh cãi. Tuy nhiên, người Nga dễ thống nhất với nhau rằng Dyumin là con người tàn nhẫn và lạnh lùng - không quá khác biệt với Putin. Và anh ta được biết đến là người có phương pháp. Tất cả những điều đó có thể là lời giải thích cho sự chậm trễ trong cuộc phản công của Nga.
Tuy nhiên, một lời giải thích khả dĩ khác là Putin một lần nữa chứng tỏ ông có thể bị tê liệt trong một cuộc khủng hoảng, thậm chí biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng - một đặc điểm trước đây được so sánh với Joseph Stalin, người đã rút lui về căn nhà gỗ của mình và không liên lạc khi quân Đức tấn công Liên Xô năm 1941.
Sự tương đồng lần đầu tiên được rút ra bởi những người chỉ trích Putin trong thời kỳ Covid-19. Ẩn náu trong khu bất động sản Novo-Ogaryovo của mình ở ngoại ô Mạc Tư Khoa, Putin hầu như vắng mặt khi thành phố thủ đô chiến đấu để ngăn chặn sự lây lan của loại virus chết người. Mark Galeotti, một nhà phân tích tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia Anh, lưu ý đến đặc điểm của Putin là để mặc “một số thách thức nghiêm trọng nhất định trở thành vấn đề của người khác.”
Và điều này có thể giải thích rõ ràng một mô hình đã xuất hiện khi các thảm họa do con người hoặc thiên nhiên xảy ra dưới sự giám sát của Putin. Năm 2000, ông đang đi nghỉ tại nơi ở của mình ở Sochi thì tàu ngầm hạt nhân Kursk bị chìm ở Biển Barents. Cuối cùng, Putin đã gặp được người thân của 118 nạn nhân khi cơn bão truyền thông nổ ra vì sự vắng mặt của ông ta - và cuộc gặp đã không diễn ra suôn sẻ. Sau đó, vào năm 2018, ông bị chỉ trích vì phản ứng chậm chạp trước vụ cháy trung tâm mua sắm lớn ở thành phố Kemerovo, Siberia, khiến ít nhất 64 người thiệt mạng, trong đó có 41 trẻ em. Sau thảm họa, Putin bị gia đình tang quyến buộc tội lặp lại sai lầm tương tự.
Vì vậy, các nhà lãnh đạo và chỉ huy Ukraine hiện đang chờ đợi bất kỳ phản ứng chính thức nào có thể xuất hiện từ Nga – và lý do tại sao lại mất nhiều thời gian như vậy. Tuy nhiên, khi nói đến những bước đi tiếp theo, họ cũng có một số câu hỏi cần phải giải quyết. Họ có nên ở lại và đào sâu để bảo vệ các lãnh thổ mà họ đã chiếm được ở Nga không? Họ nên rút toàn bộ hay chỉ rút một phần và tạo ra một phần vùng đệm?
Nếu Ukraine nghĩ rằng họ có thể buộc Putin phải chuyển lực lượng nhân lực và thiết bị đáng kể khỏi Donetsk có tầm quan trọng chiến lược hơn, nơi Nga hiện cách thị trấn Pokrovsk 15 km, thì họ có thể sẽ chỉ ngồi yên và cố gắng mở rộng phạm vi chiếm đóng của mình. Tuy nhiên, tướng quân đội đã nghỉ hưu Mark Kimmitt, cựu Trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ về các vấn đề Chính trị-Quân sự, lo ngại hậu quả nếu đó là điều Ukraine chọn làm: “Mối quan tâm lớn nhất của tôi là liệu có tướng Nga nào đã đọc sách hoặc nghiên cứu những cuốn sách này hay không. Bất kỳ trận chiến nào của tổ tiên họ từ Thế chiến thứ hai, họ sẽ cố gắng bao vây các lực lượng tấn công, bằng 'gọng kìm' bên trong nước Nga hoặc bằng một vòng vây sâu hơn bên trong Ukraine,” ông nói với POLITICO.
“Nếu điều này xảy ra và họ có thể hoàn thành vòng vây, thì người Nga sẽ 'giảm bớt lực lượng' như họ đã làm với Tập đoàn quân số 6 của Đức tại Stalingrad. Và nó sẽ không đẹp chút nào,” ông nói thêm.
Hơn nữa, cố gắng giữ vững các lãnh thổ chiếm được có thể có nghĩa là phải bổ sung thêm quân vào số 12.000 quân đã được ước tính ở bên trong Nga và Ukraine đang thiếu nhân lực trầm trọng. Quốc gia này cũng sẽ nhận thấy hệ thống tác chiến điện tử và phòng không của mình bị căng thẳng khi Nga bắt đầu tấn công vào quân đội Ukraine bằng bom lượn của họ - do đó, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã tăng gấp đôi lời cầu xin các đồng minh phương Tây cho phép các chỉ huy quân sự của Ukraine tấn công vào các hỏa tiễn tầm xa mà họ đã cung cấp sâu hơn nhiều vào nước Nga.
Giữa tất cả những điều không chắc chắn này, vào hôm Chúa Nhật, Zelenskiy đã cho biết các lực lượng Ukraine có ý định duy trì một vùng đệm – mặc dù ông không nói rõ liệu vùng đó sẽ bao gồm toàn bộ vùng đã chiếm được hay một phần lãnh thổ nhỏ hơn nhiều.
[Politico: Putin is paralyzed in crisis – again]
4. Nổ, cháy tại phi trường ở vùng Volgograd của Nga
Các vụ nổ đã được nghe thấy ở thị trấn Kalach-na-Donu của Nga ở tỉnh Volgograd vào rạng sáng ngày 22 tháng 8.
Thống Đốc khu vực Volgograd, Andrey Bocharov, xác nhận đã có một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa gây ra một vụ hỏa hoạn tại một phi trường gần đó.
Vùng Volgograd nằm cách Mạc Tư Khoa khoảng 900 km về phía đông nam.
Bocharov cho rằng cuộc tấn công là nhắm vào căn cứ không quân Marinovka ở thị trấn Oktyabrsky, cách Kalach-na-Donu khoảng 20 km.
Theo một số kênh Telegram của Nga, các nhân chứng từ các khu vực lân cận cho biết đã nghe thấy từ 6 đến 10 tiếng nổ lớn trong cuộc tấn công, kèm theo âm thanh đặc biệt của máy bay điều khiển từ xa.
Người dân Kalach-na-Donu bắt đầu báo cáo về vụ nổ vào khoảng 3h30 sáng giờ địa phương. Kênh Telegram Baza cho biết một trong những máy bay điều khiển từ xa được cho là đã bị chặn cách phi trường vài km, trong khi các mảnh vỡ từ chiếc máy bay điều khiển từ xa thứ hai rơi xuống một công trình tạm thời gần đó gây ra hỏa hoạn.
Bocharov không cung cấp bất kỳ thông tin nào về vụ tấn công ngoại trừ việc xác nhận có vụ tấn công và địa điểm bị nhắm đến là căn cứ không quân Marinovka.
Lực lượng Ukraine thường xuyên tiến hành các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và các hoạt động phá hoại trên lãnh thổ Nga, nhắm vào các tài sản quân sự, nhà máy lọc dầu và cơ sở công nghiệp.
[Kyiv Independent: Explosions, fire reported at airfield in Russia's Volgograd region]
5. Ukraine tấn công hệ thống phòng không S-300 của Nga ở tỉnh Rostov
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Tư, 21 Tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết lực lượng Ukraine đã tấn công vị trí đặt hệ thống phòng không S-300 của Nga gần Novoshakhtinsk ở tỉnh Rostov của Nga vào rạng sáng Thứ Tư, 21 Tháng Tám.
“Các vụ nổ đã được quan sát thấy tại khu vực mục tiêu. Độ chính xác của cuộc tấn công đang được xác định”, Bộ Tổng tham mưu cho biết trong báo cáo của mình nhưng không cung cấp thêm thông tin chi tiết về hậu quả.
Tin tức này được đưa ra ngay sau khi chính quyền ở Rostov báo cáo về việc một hỏa tiễn Ukraine đã tấn công vào phía tây khu vực.
Novoshakhtinsk nằm ở phần phía tây bắc của tỉnh Rostov, cách Rostov-on-Don khoảng 60 km về phía bắc, cách biên giới Ukraine khoảng 15 km và cách tiền tuyến chưa đến 200 km.
Nga thường không bình luận về tổn thất quân sự của mình sau các cuộc tấn công của Ukraine.
S-300 là hệ thống hỏa tiễn đất đối không thời Liên Xô được thiết kế chủ yếu để đánh chặn các mục tiêu trên không ở tầm xa.
Chuẩn tướng Oleksii Hromov cho biết: “Cần lưu ý rằng các lực lượng Nga cũng sử dụng hệ thống S-300 để tấn công các thành phố yên bình của Ukraine, phá hủy các tòa nhà dân cư và khủng bố dân thường”.
Cuộc tấn công là một hoạt động chung của Hải quân với các bộ phận khác của Lực lượng Phòng vệ Ukraine. Bộ Tổng tham mưu không nêu rõ loại vũ khí nào được sử dụng.
Trước đó, quân đội Ukraine thông báo đã tấn công thành công một hệ thống S-300 khác ở tỉnh Donetsk vào đêm 16 Tháng Bẩy.
Rạng sáng ngày Thứ Tư, 21 Tháng Tám, thị trưởng Mạc Tư Khoa cũng báo cáo về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa lớn chưa từng có của quân Ukraine vào Thủ đô Nga.
[Kyiv Independent: Ukraine targeted Russian S-300 air defense system in Rostov Oblast, military claims]
6. Máy bay phản lực Ukraine tham gia cuộc tấn công xuyên biên giới tỉnh Kursk của Nga và làm nổ tung một sở chỉ huy của Nga
Một tuần sau cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga, lực lượng không quân Nga đã chuyển hướng phần lớn hỏa lực của mình vào quân đoàn tấn công xuyên biên giới Ukraine - ném tới 50 quả bom lượn KAB mỗi ngày vào các căn cứ của quân đoàn ở tỉnh Sumy, ngay bên kia biên giới đối diện với tỉnh Kursk.
Đó là một nửa số bom lượn tầm bắn 40 km mà lực lượng không quân Nga thường thả hàng ngày dọc theo chiến tuyến dài 1130 km trong cuộc chiến kéo dài 29 tháng của Nga với Ukraine.
Nhưng Ukraine cũng có lực lượng không quân và bom lượn dẫn đường bằng vệ tinh có tầm bắn và độ chính xác ít nhất ngang bằng KAB của Nga. Hôm Chúa Nhật, 18 Tháng Tám, những video đầu tiên xuất hiện trên mạng với nội dung mô tả các chiến đấu cơ Ukraine ném bom lượn tấn công trực tiếp do Mỹ sản xuất vào các mục tiêu ở Kursk.
Máy bay Ukraine được tường trình đã tấn công một sở chỉ huy của Nga ở Tetkino, cách tiền tuyến ở Kursk vài dặm về phía bắc. Đáng chú ý, cuộc đột kích dường như được thực hiện bởi một chiếc Sukhoi Su-27 cũ của Liên Xô chứ không phải một trong những chiếc F-16 của Lockheed Martin do Đan Mạch cung cấp gần đây.
Mặc dù F-16 tương thích với bom JDAM, nhưng có bằng chứng cho thấy lực lượng không quân Ukraine có kế hoạch triển khai các chiến đấu cơ nhanh nhẹn để tuần tra phòng không chứ không phải các cuộc tấn công mặt đất rủi ro hơn, ít nhất là vào thời điểm ban đầu.
Rủi ro đối với máy bay xung quanh tỉnh Kursk là rất lớn. Quân đội Ukraine đã triển khai thứ mà một blogger người Nga mô tả là “một lượng đáng kể” hệ thống phòng không cũng như thiết bị gây nhiễu điện tử có thể chặn tín hiệu vô tuyến và trong một số trường hợp thậm chí còn ném bom dẫn đường bằng vệ tinh.
Với sự hỗ trợ lớn từ máy bay điều khiển từ xa có chất nổ, các khẩu đội Ukraine đã bắn hạ một số máy bay trực thăng của Nga. Đáp lại, pháo binh Nga làm hư hại một xe phòng không Buk của Ukraine.
Hệ thống phòng không của Nga xung quanh Kursk cũng rất đáng kể. Không phải vô cớ mà một chiếc Su-27 của Ukraine được phát hiện bay cách chiến trường chỉ vài trăm mét sau khi thả bom lượn. Phi công của cả hai bên thường xuyên bay càng thấp càng tốt để tránh bị radar đối phương phát hiện.
Trong khi cả hai bên đã triển khai chiến đấu cơ trên khu vực tỉnh Kursk, có khả năng Nga sẽ triển khai thêm chiến đấu cơ. Có bằng chứng về các cuộc tấn công ném bom của Nga nhắm vào cả quân đội Ukraine trên thực địa ở Kursk cũng như các căn cứ của họ ở Sumy.
Bất chấp các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn của Ukraine vào các căn cứ không quân của Nga trong và xung quanh Kursk ngày càng gia tăng, người Nga vẫn có nhiều máy bay phản lực và nhiều bom hơn. 85 chiếc F-16 mà các đồng minh Âu Châu của Ukraine cam kết sẽ được chuyển đến chậm và với số lượng nhỏ giọt.
Hans Petter Midttun, một thành viên không thường trú tại Trung tâm Chiến lược Quốc phòng, giải thích: “Cuộc tấn công sẽ thách thức một quân đội Ukraine vốn đã căng thẳng”.
Khoảng 300 máy bay phản lực mà Điện Cẩm Linh đã triển khai cho cuộc không kích vào Ukraine có thể thả tới 100 quả bom lượn mỗi ngày; Lực lượng không quân nhỏ hơn của Ukraine không có khả năng làm được như thế.
Điều đáng chú ý là, cùng thời điểm các máy bay Su-27 ném bom các vị trí của Nga ở Kursk, các máy bay phản lực khác của Ukraine đang ném bom ba thị trấn do Nga nắm giữ ở Kharkiv cách tỉnh Kursk khoảng 160 km về phía đông nam.
Tuy nhiên, điều đáng chú ý là, mặc dù gặp bất lợi nghiêm trọng về máy bay phản lực, bom và các loại vũ khí hạng nặng khác, Ukraine không chỉ xâm chiếm Nga – mà cuộc tấn công xuyên biên giới hiện nay không có bất kỳ dấu hiệu chậm lại nào.
“Chúng tôi đang tấn công”, một quan chức Ukraine giấu tên nói với Midttun. “Mục đích là kéo dài vị trí của đối phương, gây tổn thất tối đa và gây bất ổn cho tình hình ở Nga vì họ không thể bảo vệ biên giới của mình”.
Người Nga không chỉ dễ bị tổn thương trên thực địa ở Kursk. Họ cũng dễ bị tổn thương trên không khi các máy bay phản lực Ukraine tham gia cuộc tấn công xuyên biên giới kéo dài đã gần hai tuần qua.
[Forbes: Ukrainian Jets Join The Invasion Of Russia’s Kursk Oblast—And Blow Up A Russian Command Post]
7. Putin bất ngờ tới thăm Chechnya lần đầu tiên sau 13 năm
Putin đã có chuyến thăm bất ngờ tới Cộng hòa Chechnya vào ngày Thứ Tư, 21 Tháng Tám, để thị sát quân đội Chechnya sẵn sàng triển khai tới tiền tuyến của Ukraine - đánh dấu chuyến thăm đầu tiên của ông tới khu vực này sau 13 năm.
Truyền thông nhà nước Nga đưa tin Putin cùng với lãnh chúa Chechnya Ramzan Kadyrov đã đi thăm Đại học Lực lượng Đặc biệt Nga ở Chechnya, khi quân đội chuẩn bị triển khai tới tiền tuyến của Ukraine. Chuyến thăm của Putin tới nước cộng hòa có đa số dân là người Hồi giáo diễn ra khi Ukraine tiếp tục cuộc tấn công chưa từng có vào tỉnh Kursk.
Theo truyền thông nhà nước Nga, Putin đã nói với quân đội ở Chechnya: “Chừng nào chúng tôi còn có những người như các bạn, chúng tôi hoàn toàn bất khả chiến bại”.
Khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện của Mạc Tư Khoa vào Ukraine, Putin tuyên bố rằng lính nghĩa vụ Nga sẽ không tham gia vào cuộc chiến. Khi cuộc chiến tổng lực bước sang năm thứ ba, Putin đã ký một sắc lệnh nhằm bắt 150.000 công dân tham gia chiến dịch tòng quân mùa xuân thường xuyên diễn ra.
Theo nhiều báo cáo, một số lính nghĩa vụ đã được gửi đến tỉnh Kursk và khoảng 250 người trong số họ đã bị lực lượng Ukraine bắt giữ, tờ Washington Post đưa tin hôm 16 Tháng Tám.
Các bà mẹ của những người lính nghĩa vụ đã kêu gọi Putin rút họ khỏi Kursk, tờ Moscow Times viết vào ngày 12 tháng 8. Bản kiến nghị được cho là đã thu thập được hơn 5.000 chữ ký.
Apti Alaudinov, chỉ huy Trung đoàn Hồi Giáo Chechnya Akhmat chiến đấu cho Nga, ngày 19 Tháng Tám cho biết lính nghĩa vụ Nga nên ra mặt trận, và những ai thiệt mạng ở Kursk “sẽ được lên thiên đường”.
Trước đó vào ngày 20 Tháng Tám, Bộ Quốc phòng Nga thông báo sẽ thành lập các nhóm quân ở các tỉnh Belgorod, Kursk và Bryansk để bảo vệ các khu định cư dọc biên giới Ukraine trong bối cảnh xảy ra vụ xâm nhập.
Theo ước tính của Ukraine, con số thương vong của Nga được cho là đã vượt qua 600.000 quân vào ngày 19 tháng 8.
Mục đích chuyến viếng thăm của Putin là rất rõ ràng. Nga đang thiếu quân và Putin đang lo ngại một đợt huy động mới có thể gây bất ổn trong xã hội Nga. Vài ngày trước ông đã sang Azerbaijan. Chủ tịch nước này Ilham Aliyev được cho là đã thẳng thừng bác bỏ khả năng nước này tham gia vào cuộc chiến chống Ukraine. Mọi hy vọng của Putin hiện nay đang đặt ở quân Chechnya.
[Kyiv Independent: Putin makes surprise visit to Chechnya for first time in 13 years]
8. RFE báo cáo rằng cuộc họp định dạng Ramstein tiếp theo sẽ được tổ chức vào ngày 6 tháng 9
Hội nghị thượng đỉnh theo định dạng Ramstein tiếp theo của Nhóm Liên hệ Phòng thủ Ukraine, gọi tắt là UDCG, sẽ được tổ chức vào ngày 6 tháng 9, theo báo cáo của Radio Free Europe, gọi tắt là RFE, vào ngày 20 tháng 8.
Nhóm do Mỹ dẫn đầu, bao gồm hơn 50 quốc gia, trong đó có tất cả 31 thành viên NATO, triệu tập tại Căn cứ Không quân Ramstein ở Đức.
Đây sẽ là cuộc họp lần thứ 24 của nhóm kể từ khi thành lập vào tháng 4/2022.
Tại cuộc họp gần đây nhất vào ngày 13 Tháng Sáu, những người tham gia đã tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, bao gồm việc cung cấp hệ thống hỏa tiễn phòng không Patriot, trong bối cảnh các cuộc tấn công từ trên không của Nga vào các thành phố và mạng lưới năng lượng ngày càng gia tăng.
Á Căn Đình cũng tuyên bố là thành viên của UDCG, tham gia nỗ lực điều phối viện trợ quân sự cho Ukraine.
[Kyiv Independent: Next Ramstein-format meeting to be held on Sept. 6, RFE/RL reports]
9. Đừng sử dụng ứng dụng hẹn hò, Nga cầu xin công dân khi Ukraine tiến vào Kursk
Bộ Nội vụ Nga hiện đang cố gắng hạn chế việc sử dụng các ứng dụng hẹn hò ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi cuộc tấn công bất ngờ của Ukraine, khiến Điện Cẩm Linh choáng váng.
“Việc sử dụng các dịch vụ hẹn hò trực tuyến hoàn toàn không được khuyến khích. Đối phương đang tích cực sử dụng chúng để thu thập thông tin”, Bộ Nội vụ Nga nói với người dân ở Kursk, Belgorod và Bryansk, theo thông tin được truyền thông Nga công bố.
Bộ này cũng đã đưa ra các khuyến nghị đối với quân đội và nhân viên thực thi pháp luật, bao gồm không mở bất kỳ liên kết nào trong các tin nhắn nhận được từ người lạ và không thu video trên những con đường có xe quân sự.
Các ứng dụng hẹn hò phổ biến của phương Tây Tinder, Bumble và Badoo đã rời khỏi thị trường Nga kể từ khi nước này bắt đầu xâm chiếm toàn diện Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Ukraine bắt đầu cuộc tấn công xuyên biên giới bất ngờ vào Kursk vào ngày 6 tháng 8 và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Hai tuyên bố rằng Kyiv hiện kiểm soát hơn 1.250 km2 lãnh thổ Nga.
Chiến dịch quân sự đặc biệt của Kyiv nhắm vào khu vực Kursk và Belgorod, đồng thời cũng khiến Nga phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở tỉnh láng giềng Bryansk.
[Politico: Don’t use dating apps, Russia begs citizens as Ukraine advances in Kursk]
10. Putin cho phép người nước ngoài nộp đơn xin cư trú tạm thời ở Nga vì 'lý do đạo đức'
Theo hãng thông tấn TASS do nhà nước Nga kiểm soát, Putin đã ký sắc lệnh vào ngày 19 tháng 8 cho phép người nước ngoài và người không quốc tịch nộp đơn xin cư trú tạm thời ở Nga vì “lý do đạo đức”.
Động thái này diễn ra sau quyết định của Putin vào Tháng Giêng nhằm đơn giản hóa thủ tục nhập quốc tịch Nga đối với người nước ngoài ký hợp đồng nghĩa vụ quân sự với Quân đội Nga hoặc “các đơn vị quân đội riêng biệt”.
Theo nghị định mới, người nộp đơn xin tạm trú không cần cung cấp bằng chứng về kỹ năng tiếng Nga, kiến thức về lịch sử Nga hoặc hiểu biết về luật pháp Nga.
Nghị định cũng loại bỏ các hạn chế dựa trên hạn ngạch của các nước cộng hòa đối với giấy phép cư trú tạm thời. Người nộp đơn phải từ chối các chính sách của quê hương nhằm thúc đẩy cái gọi là “thái độ tư tưởng tân tự do mang tính phá hoại” trái với các giá trị tinh thần và đạo đức truyền thống của Nga.
Các giá trị cụ thể được xác định theo chính sách của từng tỉnh Nga, trong khi chính phủ Nga sẽ xác định các quốc gia có chính sách bị coi là “phá hoại”.
Ngay từ tháng 9, Bộ Ngoại giao Nga sẽ bắt đầu cấp thị thực 3 tháng cho những người nộp đơn vì “lý do đạo đức”.
Vào tháng 5 năm 2022, Putin đã ký sắc lệnh đơn giản hóa thủ tục nhập quốc tịch Nga cho trẻ mồ côi người Ukraine bị bắt cóc từ các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
Vào tháng 7 năm 2022, một sắc lệnh khác tạo điều kiện dễ dàng hơn cho tất cả cư dân Ukraine có quốc tịch Nga, một động thái bị Bộ Ngoại giao Ukraine lên án.
Putin cũng ký sắc lệnh tương tự đối với công dân Belarus, Kazakhstan và Moldova vào tháng 12/2023.
[Kyiv Independence: Putin allows foreigners to apply for Russian temporary residence on 'moral grounds']
11. Truyền thông nhà nước đưa tin hơn 122.000 người Nga chạy trốn khỏi khu vực biên giới giữa cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine vào Kursk
Theo truyền thông Nga, hơn 122.000 người Nga đã chạy trốn khỏi khu vực biên giới trong bối cảnh Ukraine xâm chiếm Kursk.
TASS dẫn nguồn Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết, người dân đã rời bỏ nhà cửa với số lượng lớn sau đòn đáp trả bất ngờ của Kyiv.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trước đây cho biết lực lượng của ông đã chiếm được 1.250 km2 và 92 khu định cư ở Kursk cho đến nay.
Các phương tiện truyền thông Nga lưu ý rằng con số 122.000 chỉ bao gồm những người được di tản bằng các phương tiện giao thông công cộng và đang ở trong các trại tiếp cư. Con số này không kể số người di tản bằng các phương tiện giao thông của chính họ hay những người đang ở với người thân.
[The Guardian: Over 122,000 Russians flee border areas amid Kursk invasion, says state media]
12. Bộ Ngoại Giao Nga phản đối các nhà báo Mỹ tường trình từ Kursk
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Nga Maria Zakharova, cho biết một ngày trước đó, Bộ Ngoại Giao Nga đã triệu tập một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ để phản đối sự hiện diện của các nhà báo Mỹ ở Kursk.
Zakharova đang đề cập đến các phóng viên báo chí của Washington Post và CNN, là những người đang có mặt ở thành phố Sudzha, hiện nằm dưới sự kiểm soát của Kyiv.
Trong chương trình phát sóng của CNN, các nhà báo đã đi cùng một đoàn xe quân sự Ukraine từ Ukraine đến Sudzha, nơi họ gặp phải một thị trấn gần như hoang vắng chỉ còn lại vài chục cư dân lớn tuổi, trước khi đến thành phố Sudzha, nơi các sinh hoạt có vẻ bình thường. Các phóng viên báo chí của tờ Washington Post, bao gồm một phóng viên, một nhà quay phim và một nhiếp ảnh gia đã tới Sudzha hôm thứ Bảy khi được quân đội Ukraine hộ tống và phỏng vấn hàng chục thường dân Nga và binh lính Ukraine.
Zakharova cho biết Bộ Ngoại giao Nga đã phản đối hành động của các phóng viên Mỹ “vào khu vực Kursk trái phép để tuyên truyền đưa tin về tội ác của chế độ Kiev”. Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv như chính người Ukraine và các nước phương Tây gọi.
Zakharova không nêu tên các phóng viên hoặc cơ quan truyền thông của họ.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết hành động của các nhà báo “chứng minh rõ ràng sự tham gia của Hoa Kỳ với tư cách là bên tham gia trực tiếp vào cuộc xung đột”.
Khi được Reuters liên hệ, phát ngôn nhân của Washington Post cho biết: “Chúng tôi tự hào về báo cáo của mình về cuộc chiến Ukraine-Nga và vẫn cam kết đưa tin về tất cả các khía cạnh của cuộc xung đột quan trọng đang gia tăng này”. CNN và đại sứ quán Mỹ tại Mạc Tư Khoa đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận.
Trong tuyên bố hôm thứ Ba, Mạc Tư Khoa nói thêm rằng có “bằng chứng về sự tham gia của các công ty quân sự tư nhân của Mỹ đứng về phía Quân đội Ukraine trong cuộc xâm lược lãnh thổ Liên bang Nga”. Bà ta không nói rõ bà ta có bằng chứng hay không.
Zakharova cho biết tất cả lính đánh thuê nước ngoài vào Nga bất hợp pháp “tự động trở thành mục tiêu quân sự hợp pháp”.
[The Guardian: Russia’s summons of a senior US diplomat to protest against the presence of American journalists in Kursk]
13. FSB Nga bắt giữ nhà khoa học vì nghi ngờ phản quốc, Ifax đưa tin
Cơ quan An ninh FSB của Nga đã bắt giữ một khoa học gia ở Mạc Tư Khoa vì nghi ngờ phản quốc, hãng tin Interfax đưa tin hôm thứ Ba. Việc bắt giữ được cho là diễn ra vào hôm Thứ Ba, 20 Tháng Tám.
FSB cho biết nhà khoa học này bị cáo buộc đã thực hiện các cuộc tấn công từ chối dịch vụ, gọi tắt là DdoS, vào cơ sở hạ tầng quan trọng thay mặt cho các cơ quan an ninh Ukraine.
Phát ngôn nhân FSB không nêu rõ khoa học gia này là ai và bị bắt ở đâu.
[The Guardian: Russia's FSB detains scientist on suspicion of treason, Ifax reports]
14. Mảnh vỡ máy bay điều khiển từ xa được tìm thấy ở thị trấn Rumani gần biên giới Ukraine
Các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa được phát hiện ở Rumani gần biên giới với Ukraine, đặc biệt là ở khu vực xung quanh làng Periprava, tỉnh Tulcea.
Các chuyên gia quốc phòng Rumani đã điều tra địa điểm và thu thập bằng chứng để kiểm tra thêm.
Rumani, một thành viên NATO, đã thông báo cho các đồng minh của mình về những sự việc như vậy và lên án các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là vi phạm luật pháp quốc tế.
Phát hiện này diễn ra sau một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn gần đây của Nga vào Ukraine, trong đó lực lượng Ukraine đã bắn hạ một số mục tiêu trên không.
Đây không phải là lần đầu tiên các mảnh vỡ của máy bay điều khiển từ xa được tìm thấy ở Rumani. NATO trước đó đã tuyên bố rằng những sự việc này là vô trách nhiệm và nguy hiểm.
Lực lượng Nga đã nhiều lần tấn công vào cơ sở hạ tầng cảng của Ukraine trên sông Danube ngăn cách Ukraine và Rumani.
Rumani đã thực hiện các biện pháp để bảo vệ công dân sống gần biên giới Ukraine, bao gồm việc xây dựng các nơi trú ẩn không kích và triển khai hệ thống phòng thủ bằng máy bay điều khiển từ xa.
[Kyiv Independent: Drone wreckage found in Romanian town near Ukrainian border]
Chiến lược của Tướng Syrskyi xuất sắc: Nga mất 94 thị trấn, 2000 lính bị bắt. Zelensky thăm binh sĩ
VietCatholic Media
16:39 22/08/2024
1. Kyiv cho biết vùng đất của Nga rộng bằng San Antonio hiện nằm dưới sự kiểm soát của Ukraine
Ukraine kiểm soát gần 500 dặm vuông lãnh thổ ở khu vực biên giới Kursk của Nga, theo nhà lãnh đạo quân đội Kyiv, khi Mạc Tư Khoa vật lộn với những bước tiến liên tục của Kyiv đã làm trẻ hóa quân đội Ukraine sau gần hai năm rưỡi tham gia nỗ lực chiến tranh.
Ukraine hiện kiểm soát 93 thị trấn ở Kursk, Đại tướng Oleksandr Syrskyi cho biết trong bài phát biểu được truyền thông Ukraine đưa tin hôm thứ Ba. Tư lệnh quân đội cho biết thêm, Kyiv nắm giữ gần 489 dặm vuông lãnh thổ, tương đương khoảng 1.263 km2, gần bằng diện tích của thành phố San Antonio ở Texas.
Ukraine đã hơn hai tuần bất ngờ tiến vào Kursk, hàng ngàn binh sĩ tham gia vào cuộc tiến quân đáng kể nhất vào lãnh thổ Nga được quốc tế công nhận trong cuộc chiến.
Lực lượng của Kyiv nhanh chóng tiến qua biên giới, nhắm vào các khu vực xung quanh thành phố Sudzha và Korenovo khi Nga nỗ lực ngăn chặn cuộc tấn công.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuần trước cho biết Kyiv đã nắm toàn quyền kiểm soát Sudzha. Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, có trụ sở tại Hoa Kỳ hôm thứ Ba cho biết Ukraine đã tiến vào phía đông Korenovo và xung quanh vùng ngoại ô phía đông bắc của thị trấn.
Một bản đồ do tổ chức nghiên cứu ISW tạo ra, thể hiện chiến tuyến ở Kursk theo báo cáo của Ukraine. Kyiv nắm giữ gần 489 dặm vuông lãnh thổ, tương đương khoảng 1.263 km2.
“Chiến dịch đang diễn ra đúng như chúng tôi mong đợi,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu buổi tối hôm thứ Bảy. “Bây giờ chúng tôi đang củng cố vị trí của mình. Chỗ đứng hiện diện của chúng tôi ngày càng vững chắc hơn.”
Syrskyi cho biết Ukraine đã tiến tới 35 km, vào Kursk.
Các quan chức cao cấp của Nga đã nhiều lần nói rằng quân đội của họ, trong một “chiến dịch chống khủng bố” do cơ quan an ninh liên bang, FSB chỉ huy, đã ngăn chặn những thắng lợi của Ukraine. Câu chuyện này đã bị cáo buộc là sai sự thật bởi một số blogger quân sự có ảnh hưởng của Nga, các nguồn tin Ukraine và phân tích của phương Tây.
Bộ Quốc phòng Mạc Tư Khoa hôm thứ Ba cho biết lực lượng của họ đã tiến hành các cuộc tấn công trên không và pháo binh vào lực lượng Ukraine xung quanh Korenovo, cũng như ở Borki - một thị trấn biên giới phía tây nam Sudzha - và phía đông Korenovo.
Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài, Thiếu tướng Pat Ryder, nói với các phóng viên hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, rằng Mỹ đã nhìn thấy những dấu hiệu cho thấy Nga đã điều động “một số lượng nhỏ lực lượng” tới Kursk để chống lại bước tiến của Ukraine. Tướng Ryder nói thêm: “Tuy nhiên, nói chung, Nga thực sự gặp khó khăn trong việc đáp trả và bạn tiếp tục thấy một số tiến bộ của Ukraine”.
Cuối tuần qua, Tổng thống Zelenskiy nói rằng “nhiệm vụ chính” của Ukraine là “tiêu diệt càng nhiều tiềm năng chiến tranh của Nga càng tốt” và thiết lập vùng đệm ở Kursk. Phó thư ký báo chí Ngũ Giác Đài Sabrina Singh hôm thứ Hai cho biết Bộ Quốc phòng đã đạt được “sự rõ ràng hơn” trong những ngày gần đây về ý định của Ukraine ở Kursk.
Ukraine đã tập trung vào hoạt động hậu cần của Nga nhằm hỗ trợ nỗ lực chiến tranh ở Ukraine, bao gồm việc tấn công vào một số cây cầu bắc qua sông Seym chạy qua Kursk trong tuần qua và buộc Nga phải chuyển sang sử dụng cầu phao để tiếp tế cho lực lượng của mình.
Ukraine đang sử dụng máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất, hay còn gọi là FPV, để tấn công thiết bị kỹ thuật của Nga ở khu vực quanh sông, làm gián đoạn các cây cầu phao, một số blogger quân sự nổi tiếng của Nga cho biết hôm thứ Ba.
Vùng Belgorod lân cận, bên cạnh vùng Kharkiv phía đông bắc Ukraine, đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp liên bang sau vụ tấn công xuyên biên giới của Ukraine.
[Newsweek: San Antonio-Sized Swath of Russia Now Under Ukraine Control: Kyiv]
2. Bộ trưởng Quốc phòng gặp gỡ các nhà lập pháp Hoa Kỳ, vận động hành lang để cấp phép sử dụng vũ khí tầm xa
Bộ trưởng Quốc phòng Rustem Umerov cho biết ông đã gặp phái đoàn lưỡng đảng của Hạ viện Hoa Kỳ trong chuyến thăm Kyiv vào hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám.
Dân biểu Đảng Cộng hòa Rob Wittman và Dân biểu Đảng Dân chủ David Trone đã nói chuyện với Umerov về tình hình trên chiến tuyến của Ukraine và chính sách của Washington về việc Ukraine sử dụng vũ khí tầm xa chống lại các mục tiêu của Nga.
Umerov nói: “Tôi nhấn mạnh sự cần thiết phải nhanh chóng nhận được sự cho phép từ các đồng minh của chúng tôi để sử dụng đầy đủ vũ khí tầm xa chống lại các mục tiêu ở Nga”.
“Đây là vấn đề bảo vệ các thành phố và làng mạc yên bình của chúng ta.”
Chính sách hiện tại của Mỹ hạn chế Ukraine sử dụng ATACMS và các loại vũ khí khác do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
Hôm 31 Tháng Năm, Mỹ đã cho phép Ukraine sử dụng một số vũ khí do Mỹ cung cấp, trong đó có hỏa tiễn HIMARS, để tấn công các mục tiêu ở Nga nằm gần biên giới với tỉnh Kharkiv sau khi Nga phát động một cuộc tấn công mới trong khu vực vào ngày 10 Tháng Năm.
Umerov cho biết, các nhà lập pháp cũng đã được thông báo ngắn gọn về tình hình gần tiền tuyến của Ukraine, đặc biệt là vùng Sumy đang bị bao vây.
Ông nói: “Mục tiêu của chúng tôi là dọn sạch biên giới khỏi các mối đe dọa quân sự của Nga và ngăn chặn các cuộc pháo kích và tấn công của đối phương vào các thành phố và làng mạc của chúng tôi”.
[Kyiv Independent: Defense Minister meets US lawmakers, lobbies for long-rage weapons permissions]
3. Ukraine chiếm được khu định cư mới ở tỉnh Kursk của Nga, Zelenskiy nói khi đến thăm biên giới. Tổng thống Zelenskiy có vào Nga thăm các đơn vị Ukraine không?
Ukraine đã chiếm được một khu định cư khác của Nga ở tỉnh Kursk, và bắt được hàng trăm tù nhân chiến tranh Nga, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm 22 Tháng Tám sau khi đến thăm các khu vực biên giới ở tỉnh Sumy.
Một số blogger quân sự Nga cho rằng Tổng thống Zelenskiy đã vượt biên giới vào Nga để đến thăm các đơn vị quân Ukraine đang chiếm đóng thành phố Sudzha. Phía Ukraine không xác nhận tin này. Cần lưu ý rằng một số blogger quân sự Nga ủng hộ chiến tranh có thể cảm thấy bất mãn với khả năng chống trả của Nga, và vì thế họ nói quá lên theo kiểu khích tướng để buộc Điện Cẩm Linh phải làm điều gì đó.
Trước đó, quân đội Ukraine cho biết họ kiểm soát 1.263 km2 và 93 khu định cư – bao gồm thành phố Sudzha – tính đến ngày 20 Tháng Tám.
Trong chuyến thăm của mình, Tổng thống Zelenskiy đã nhận được báo cáo từ Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi và Thống đốc tỉnh Sumy Volodymyr Artiukh về tình hình trong khu vực và những nơi khác dọc mặt trận.
Trong diễn từ gởi quốc dân đồng bào tối Thứ Năm, 22 Tháng Tám, Tổng thống Zelenskiy cho biết:
“Tại một số khu vực nhất định của tỉnh Kursk dưới sự kiểm soát của Ukraine, thêm một khu định cư nữa đã bị chiếm và quỹ trao đổi tù nhân đã được bổ sung”.
Tổng thống không tiết lộ tên của khu định cư mới.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, cho biết lực lượng Ukraine tiếp tục đạt được “những tiến bộ lớn” kể từ ngày 21 Tháng Tám.
“Đoạn phim định vị địa lý được công bố vào ngày 21 tháng 8 cho thấy những người điều khiển máy bay điều khiển từ xa của Lữ đoàn Thủy Quân Lục Chiến số 155 của Nga... tấn công lực lượng Ukraine trong và xung quanh Vishnevka, xác nhận rằng lực lượng Ukraine có khả năng đã tiến vào thị trấn này.”
Một kênh ủng hộ chiến tranh của Nga tuyên bố rằng Ukraine đã cố gắng tiến từ Vishnevka về phía Komarovka xa hơn về phía tây.
Thống đốc Artiukh cũng nói với Zelenskiy rằng số vụ tấn công bằng pháo binh xuyên biên giới và thương vong dân sự đã giảm ở Sumy.
Kyiv nói rằng việc ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga nhằm vào dân thường qua biên giới là một trong những mục tiêu chính của cuộc tấn công Kursk vừa bước sang tuần thứ ba.
[Kyiv Independent: Ukraine captures new settlement in Russia's Kursk Oblast, Zelensky says while visiting border]
4. HIMARS tấn công phá hủy các cầu phao của Nga trên sông Kursk
Một cuộc tấn công vào cầu phao của Nga bắc qua sông ở Kursk đã dẫn đến việc phá hủy cơ sở hạ tầng quan trọng của Nga.
Trong đoạn phim mới về cuộc tấn công, những cây cầu phao bắc qua sông Seym ở Kursk có thể được nhìn thấy từ góc nhìn của một chiếc máy bay Ukraine, trước khi nó bắn vào cơ sở hạ tầng của Nga, phá hủy những cây cầu trong quá trình này.
Các cuộc tấn công dường như sử dụng hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao, gọi tắt là HIMARS, diễn ra sau khi lực lượng Ukraine phá hủy ba cây cầu cố định bắc qua sông Seym, vốn được sử dụng trên các tuyến đường tiếp tế quan trọng cho lực lượng Nga.
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, Tư lệnh lực lượng không quân Ukraine, Trung tướng Mykola Oleshchuk, xác nhận Kyiv đã phá hủy tổng cộng 3 cây cầu ở Kursk, giúp “tước đoạt khả năng hậu cần của đối phương”. Cây cầu thứ ba đã được các phương tiện truyền thông Nga báo cáo từ hôm thứ Hai. Tuy nhiên, Ukraine đã dè dặt vì cần thời gian để xác minh.
Xung đột trên tiền tuyến ở Nga đã leo thang do cuộc tấn công Kursk của Ukraine vẫn tiếp tục tiến triển, trong đó Kyiv tiến hành một cuộc đột kích xuyên biên giới vào ngày 6 tháng 8, khiến quân Nga bất ngờ.
Cuộc tấn công đánh dấu lần đầu tiên quân đội nước ngoài chiếm giữ lãnh thổ Nga kể từ Thế chiến thứ hai, trong đó Ukraine tuyên bố đã chiếm giữ nhiều lãnh thổ ở khu vực Kursk trong số ngày so với số ngày Nga chiếm được ở Ukraine kể từ đầu năm.
Theo trang điều tra Agentstvo của Nga, chỉ trong vài giờ, lực lượng Ukraine đã có thể áp đảo hai tuyến công sự chính ở khu vực Kursk, mà Nga phải mất hơn 2 năm rưỡi và tiêu tốn hơn 170 triệu Mỹ Kim để xây dựng.
Mặc dù đã chuyển quân dự bị tới khu vực biên giới, Mạc Tư Khoa vẫn gặp khó khăn trong việc ngăn chặn bước tiến của Ukraine và Kyiv cho biết họ đang củng cố dấu chân của mình qua biên giới. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy tuyên bố Ukraine kiểm soát ít nhất 93 thị trấn ở Kursk.
Ukraine tuyên bố rằng cuộc tấn công nhằm mục đích cắt đứt hậu cần của Nga hỗ trợ nỗ lực chiến tranh và bảo vệ lãnh thổ của mình khỏi các cuộc tấn công trên không có sức tàn phá cao, thay vì chiếm giữ vĩnh viễn lãnh thổ Nga.
[Newsweek: HIMARS Strikes Obliterate Russian Pontoon Bridges on Kursk River]
5. Tiệp sẽ mua đạn dược cho Ukraine bằng thu nhập từ tài sản bị phong tỏa của Nga
Hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, Bộ Quốc phòng Tiệp cho biết Cộng hòa Tiệp sẽ sử dụng một phần tiền lãi thu được từ tài sản của ngân hàng trung ương Nga bị đóng băng ở Liên minh Âu Châu để mua đạn dược cỡ lớn cho Ukraine.
Các nước phương Tây đã phong tỏa tài sản có chủ quyền trị giá khoảng 300 tỷ Mỹ Kim của Nga sau khi Nga tiến hành cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.
Các nước Liên Hiệp Âu Châu đang lấy tiền lãi kiếm được từ tài sản - bao gồm trái phiếu và các chứng khoán khác được ngân hàng trung ương Nga mua - và đưa vào quỹ Liên Hiệp Âu Châu để hỗ trợ Ukraine khi nước này chống lại sự xâm lược của Nga.
Vào tháng 6, các chính phủ Liên Hiệp Âu Châu đã đồng ý sử dụng 1,4 tỷ euro hay1,5 tỷ Mỹ Kim lợi nhuận từ tài sản này để mua vũ khí và chi trả cho các hình thức hỗ trợ khác cho Ukraine.
Bộ Quốc phòng Tiệp cho biết một phần số tiền đó sẽ được sử dụng cho nỗ lực mua đạn pháo cho Ukraine trên khắp thế giới, do các đối tác phương Tây tài trợ.
Các quan chức Tiệp cho biết vào tháng 6, Ukraine đã nhận được lô hàng đầu tiên theo sáng kiến này và việc giao hàng vẫn tiếp tục diễn ra hàng tháng.
Tuyên bố của Bộ cho biết: “Đây là cơ hội duy nhất để hỗ trợ Ukraine một cách nhanh chóng và hiệu quả”.
Điện Cẩm Linh gọi kế hoạch sử dụng tiền lãi thu được từ các tài sản bị phong tỏa của Nga để tài trợ cho viện trợ quân sự cho Ukraine là “hành vi trộm cắp” và cho biết sẽ có hành động pháp lý chống lại bất kỳ ai liên quan đến quyết định này.
[The Guardian: Czechs will buy ammunition for Ukraine with income from frozen Russian assets]
6. Kyiv cho biết Nga đang nỗ lực sửa chữa Hạm đội Hắc Hải
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Tư, 21 Tháng Tám, Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, cho biết Nga đang gặp khó khăn trong việc sửa chữa các tàu của Hạm đội Hắc Hải bị hư hại trong các cuộc tấn công của Ukraine. Điều này xảy ra khi quân đội Ukraine tiếp tục tấn công các tàu chiến của Mạc Tư Khoa.
Ông cho biết lực lượng của Kyiv đã ngăn cản Nga sử dụng hiệu quả căn cứ sửa chữa hải quân chính của nước này ở Sevastopol, một cảng Hắc Hải lớn ở Crimea bị tạm chiếm. Hỏa tiễn và máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã nhắm vào Sevastopol trong chiến tranh.
Hình ảnh vệ tinh chụp ngày 9 Tháng Tám cho thấy một tàu ngầm mồi nhử kích thước thật, giống tàu ngầm tấn công diesel-điện lớp Kilo của Nga, đã được bố trí tại căn cứ hải quân Sevastopol. Chỉ một tuần trước, quân đội Ukraine tuyên bố rằng một tàu ngầm cùng loại đã bị đánh chìm trong cuộc tấn công hỏa tiễn của nước này.
Phát ngôn nhân Ukraine cũng tuyên bố rằng việc Nga chuyển các tàu chiến bị hư hỏng đi sửa chữa ở các căn cứ khác ở khu vực Hắc Hải, chẳng hạn như Novorossiysk trên bờ biển phía đông bắc là không “khả thi về mặt hậu cần”. Nhưng chính địa điểm mới này cũng bị cơ quan tình báo quân sự Ukraine tấn công vào ngày 3 Tháng Bẩy.
Naval News ngày 10 Tháng Bẩy đưa tin một tàu chiến Nga có trụ sở tại Novorossiysk đã cập cảng Ochamchire, một thành phố của Georgia trên bờ biển phía đông nam Hắc Hải. Nga có thể sử dụng cảng này để bảo vệ các tàu chiến của mình khỏi các cuộc tấn công của Ukraine hoặc làm căn cứ triển khai ở Hắc Hải.
Nga cũng điều động hai tàu hộ tống lớp Karakurt, đều được trang bị hỏa tiễn hành trình Kalibr, từ Hắc Hải đến Biển Caspian để đe dọa lực lượng Ukraine. Trung Tá Pletenchuk tuyên bố loại hỏa tiễn này không còn gây ra mức độ đe dọa như thời điểm bắt đầu chiến tranh.
Cả hai vùng biển đều được nối với nhau bằng Kênh Volga-Don dài 100 km mà Nga sử dụng để di chuyển các tàu chiến giữa chúng. Đội tàu Caspian của Nga có vai trò trong cuộc chiến vì đây là cách duy nhất để Mạc Tư Khoa củng cố sức mạnh hải quân của mình ở Hắc Hải. Thổ Nhĩ Kỳ đóng cửa eo biển tiếp cận biển.
Kalibr là hỏa tiễn hành trình tấn công mặt đất phóng từ biển với tầm bắn ước tính từ 932 đến 1.553 dặm. Nó là vũ khí tấn công mặt đất chính của Hải quân Nga và đã được sử dụng rộng rãi trong các cuộc tấn công nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Nó có thể được phóng từ tàu mặt nước và tàu ngầm.
Hải quân Ukraine hồi tháng 6 tuyên bố rằng 1 phần 3 Hạm đội Hắc Hải của Nga đã ngừng hoạt động do bị tấn công. Một tháng sau, hải quân Ukraine cho biết ba tàu ngầm lớp Kilo của Nga, được trang bị hỏa tiễn hành trình Kalibr, lần đầu tiên được triển khai đồng thời ở khu vực Azov-Hắc Hải.
Trong khi đó, Hải quân Ukraine báo cáo không có tàu chiến Nga nào ở Hắc Hải và Biển Azov tính đến sáng thứ Tư. Họ cũng cáo buộc Nga vi phạm Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng trên biển bằng cách vô hiệu hóa hệ thống nhận dạng trên các tàu đi qua eo biển Kerch.
[Newsweek: Russia Struggles to Repair Its Black Sea Fleet: Kyiv]
7. Các nhà phân tích cho rằng cuộc tấn công Kursk gây áp lực mới lên tiền tuyến Nga
Theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cuộc tấn công của Ukraine ở Kursk đã tạo ra áp lực trên toàn tuyến đối với các lực lượng Nga.
Viện nghiên cứu có trụ sở tại Mỹ cho biết, Vladimir Putin gần như chắc chắn sẽ cố gắng chiếm lại lãnh thổ Nga, điều này sẽ đòi hỏi nhiều nhân lực và thiết bị hơn từ những nơi khác trên chiến trường.
Về lâu dài, Putin sẽ buộc phải đưa ra quyết định về việc cung cấp thêm nguồn lực cho đường biên giới quốc tế dài của Nga với Ukraine, áp đặt những “hạn chế” đối với quy hoạch toàn chiến trường mà “trước đây Nga không phải đối mặt”.
“Việc Ukraine xâm nhập vào tỉnh Kursk và việc Nga tăng cường ưu tiên duy trì nhịp độ các hoạt động tấn công ở tỉnh Donetsk có thể sẽ gây căng thẳng lớn hơn cho lực lượng dự bị hoạt động còn lại của Nga và có thể bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng của Nga trong việc duy trì các hoạt động tấn công nhất quán trên khắp chiến trường.” ISW cho biết.
“Việc Nga tái triển khai thêm tới Kursk cũng sẽ làm suy yếu thêm khả năng của Nga trong việc duy trì các hoạt động tấn công ở phía đông bắc và đông Ukraine.”
[The Guardian: Kursk offensive puts new pressures on Russian frontline, analysts say]
8. Video cho thấy hậu quả rực lửa khi Ukraine tấn công tổ hợp S-300 bên trong nước Nga
Đoạn phim được lan truyền rộng rãi trên mạng dường như cho thấy ngọn lửa bùng phát tại một địa điểm ở khu vực Rostov của Nga, sau khi quân đội Ukraine cho biết họ đã tấn công vào một trong các hệ thống phòng không của Mạc Tư Khoa ở bên kia biên giới.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Năm, 22 Tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, cho biết Kyiv đã tấn công hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300 của Nga trong đêm gần Novoshakhtinsk, một thành phố ở phía tây vùng Rostov của Nga giáp với vùng Luhansk phía đông Ukraine.
Các khu vực biên giới của Nga ngày càng chịu tác động lan tỏa của cuộc chiến kéo dài gần 2 năm rưỡi ở Ukraine. Các khu vực gần Ukraine liên tục có thông tin về các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa xuyên biên giới, trong khi Kyiv hơn hai tuần bất ngờ tấn công vùng Kursk; Quân đội Ukraine cho biết điều này đã mang lại quyền kiểm soát gần 100 thị trấn cho Kyiv.
Quân đội Ukraine cho biết đã có “vụ nổ” tại địa điểm gần Novoshakhtinsk nhưng không nêu rõ thiệt hại mà hệ thống hỏa tiễn phòng không S-300 của Nga phải gánh chịu. Một đoạn clip nhiễu được các nguồn tin của Nga và các tài khoản tình báo nguồn mở công bố trực tuyến cho thấy vụ hỏa hoạn tại địa điểm Rostov.
Thống đốc khu vực Rostov, Vasily Golubev, cho biết trong một bài đăng trên ứng dụng nhắn tin Telegram rằng lực lượng phòng không ở phía tây Rostov đã bắn hạ một hỏa tiễn vào khoảng 1 giờ sáng giờ địa phương. Thống đốc cho biết trong một tuyên bố ban đầu rằng không có thương vong hoặc thiệt hại nào được báo cáo.
Golubev sau đó nói thêm rằng các mảnh vỡ từ hỏa tiễn bị bắn rơi đã đốt cháy khắp một khu vực có thảm thực vật khô, nhưng ngọn lửa đã nhanh chóng được lực lượng cấp cứu khẩn cấp dập tắt. Thống đốc cho biết một số ngôi nhà ở Novoshakhtinsk đã bị hư hại.
Bộ Quốc phòng Nga không đề cập đến hỏa tiễn do Ukraine phóng qua Rostov trong các tuyên bố hôm Thứ Năm, 22 Tháng Tám, nhưng cho biết Kyiv đã phóng 45 máy bay điều khiển từ xa vào Nga chỉ trong đêm.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cho biết tổng cộng 11 chiếc đã bị “tiêu diệt” trên bầu trời Mạc Tư Khoa. Thị trưởng Mạc Tư Khoa, Sergei Sobyanin, cho biết như trên rằng “đây là một trong những nỗ lực tấn công Mạc Tư Khoa bằng máy bay điều khiển từ xa lớn nhất từ trước đến nay”.
Bộ Quốc phòng cho biết 23 máy bay điều khiển từ xa khác đã bị hạ ở Bryansk. Chính phủ Nga cho biết tổng cộng có 11 máy bay điều khiển từ xa đã bị chặn trên các khu vực Belgorod, Kaluga và Kursk.
Trong một tuyên bố sau đó, Mạc Tư Khoa cho biết thêm hai máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ ở Belgorod.
Ukraine đã liên tục tấn công vào các hệ thống phòng không trên mặt đất của Nga, hệ thống này có thể đe dọa các tài sản quan trọng của Ukraine, chẳng hạn như chiến đấu cơ F-16 mới nhận của nước này.
Đầu tuần này, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công một kho dầu ở thành phố Proletarsk của Rostov, gây ra một đám cháy dữ dội trong nhiều ngày.
[Newsweek: Video Shows Fiery Aftermath as Ukraine Strikes S-300 Battery Inside Russia]
9. IAEA sẵn sàng đến thăm nhà máy điện hạt nhân Kursk
Nhà lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA, Rafael Grossi xác nhận ông sẵn sàng đến thăm nhà máy điện hạt nhân Kursk ở Nga vào cuối tháng 8, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết hôm thứ Tư.
Bộ Quốc phòng Nga tuần trước đã cáo buộc Ukraine lên kế hoạch tấn công nhà máy Kursk như một phần trong kế hoạch xâm nhập khu vực Nga đang diễn ra, một khẳng định mà Kyiv phủ nhận.
Bà Zakharova cho biết trong cuộc họp báo hàng tuần: “Chúng tôi hy vọng rằng sự hiểu biết về mối nguy hiểm mà các hành động khiêu khích của Ukraine đối với các nhà máy điện hạt nhân của Nga gây ra sẽ thúc đẩy ban lãnh đạo IAEA thực hiện hành động cụ thể để bảo đảm an toàn cho các nhà máy điện hạt nhân ở Zaporizhzhia và Kursk”.
[Reuters: UN nuclear watchdog chief to visit Kursk nuclear plant at end of August, says Russia]
10. Nam diễn viên người Nga đóng vai người lính trong chương trình truyền hình được cho là đã thiệt mạng ở Kursk
Nam diễn viên người Nga Yevgeny Shishov được cho là đã chết vào ngày thứ 12 trong chiến dịch tấn công của Ukraine ở tỉnh Kursk. Vợ của nam diễn viên nói với hãng truyền thông Nga Regnum rằng cái chết của chồng cô vẫn chưa được các quan chức xác nhận.
Tuy nhiên, bạn và đồng nghiệp của Shishov, Alexey Shashin, đã xác nhận cái chết của nam diễn viên với kênh tin tức 360° của Nga.
“Hôm qua tôi đang chôn cất một người bạn thì họ gọi cho tôi và nói: 'Bạn có thể xác định được Yevgeny không?' Tôi chỉ ngồi xuống và ngã xuống, gần như bất tỉnh. Đó là người bạn thứ ba của tôi tử trận ở Kursk,” Shashin nói.
Một đồng nghiệp khác của Shishov, Dmitry Bodrov, xác nhận bạn của anh đã chết nhưng cho biết anh chưa biết bất kỳ chi tiết nào, theo 360°.
Theo hãng thông tấn Nga URA, thi thể của ông hiện được đưa về Belgorod gần bên tỉnh Kursk.
Tin tức về cái chết của ông cũng được trang web diễn xuất kino-teatr.ru đưa tin bên dưới tiểu sử của ông: “Chết ở vùng Kursk, để bảo vệ nước Nga”.
Kênh tin tức Telegram Shot đưa tin anh này bị sát hại vào ngày 18 Tháng Tám.
“Theo thông tin của chúng tôi, Shishov gần đây đã tham gia các trận chiến ở vùng Kursk. Anh ta bị một mảnh đạn vào ngày 18 Tháng Tám, nhưng không may đã chết khi được di tản đến bệnh viện”, kênh này viết.
Shisov đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng vào tháng Hai. Hãng tin TSN của Ukraine đã định nghĩa Shishov là “một người hâm mộ Putin nhiệt thành”, người “đã xem đủ các kênh truyền hình Nga và nghe đủ các nhà tuyên truyền”. Hãng thông tấn RBC của Ukraine đưa tin lực lượng Ukraine đã “loại bỏ” nam diễn viên này.
“Công chúng địa phương gọi ông là 'anh hùng đã chết để bảo vệ nước Nga', nhưng họ bỏ qua sự thật rằng nghệ sĩ này đã chiến đấu trên lãnh thổ Ukraine từ rất lâu trước khi các sự kiện ở vùng Kursk bắt đầu”, cơ quan này viết.
Shishov là một diễn viên truyền hình nổi tiếng ở Nga. Anh ta đã đóng một số bộ phim và thường đóng vai nhân viên bảo vệ hoặc đặc vụ. Trong bộ phim Nga-Tunisia năm 2020 “Shugaley”, nơi Nga cố gắng cứu vãn tình hình căng thẳng ở Libya, Shishov vào vai một người lính Mỹ.
Theo tờ báo Komsomolskaya Pravda của Nga, gia đình anh đã cố gắng thuyết phục anh không nhập ngũ nhưng anh trả lời: “Tôi là một chàng trai khỏe mạnh, tại sao tôi phải ngồi ngoài?”
Theo Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, kể từ khi Ukraine phát động chiến dịch ở tỉnh Kursk vào ngày 6 tháng 8, họ đã chiếm giữ 482 dặm vuông lãnh thổ Nga. Con số này được cho là nhiều hơn số lượng mà lực lượng Nga đã chiếm được kể từ đầu năm.
Ngày 19 Tháng Tám, quân đội Ukraine tuyên bố Nga đã mất 1.120 binh sĩ trong 24 giờ trước đó, nâng tổng số người thiệt mạng lên 600.470.
[Newsweek: Russian Actor Who Played Soldier in TV Show Reportedly Killed in Kursk]
11. Truyền thông nhà nước đưa tin hơn 122.000 người Nga chạy trốn khỏi khu vực biên giới giữa cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine vào Kursk
Theo truyền thông Nga, hơn 122.000 người Nga đã chạy trốn khỏi khu vực biên giới trong bối cảnh Ukraine xâm chiếm Kursk.
TASS dẫn nguồn Bộ Tình trạng khẩn cấp Nga cho biết, người dân đã rời bỏ nhà cửa với số lượng lớn sau đòn đáp trả bất ngờ của Kyiv.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy trước đây cho biết lực lượng của ông đã chiếm được 1.250 km2 và 92 khu định cư ở Kursk cho đến nay.
Các phương tiện truyền thông Nga lưu ý rằng con số 122.000 chỉ bao gồm những người được di tản bằng các phương tiện giao thông công cộng và đang ở trong các trại tiếp cư. Con số này không kể số người di tản bằng các phương tiện giao thông của chính họ hay những người đang ở với người thân.
[The Guardian: Over 122,000 Russians flee border areas amid Kursk invasion, says state media]
12. Chính phủ Thụy Sĩ tham gia vào gói trừng phạt thứ 14 của Liên Hiệp Âu Châu
Hôm Thứ Năm, 22 Tháng Tám, chính phủ Thụy Sĩ cho biết họ đã quyết định tham gia thêm vào các biện pháp của Liên minh Âu Châu trong gói trừng phạt thứ 14 của khối đối với Nga.
Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ cho biết trong một tuyên bố rằng các biện pháp này bao gồm các lệnh cấm đối với kim cương của Nga.
Reuters đưa tin, họ cho biết họ cũng đã gia hạn thời hạn cấp miễn trừ liên quan đến việc rút các khoản đầu tư khỏi Nga.
[Reuters: Switzerland says to join further EU sanctions against Russia]
Cuộc xâm lược của Nga tiếp tục gây chia rẽ Chính thống giáo. Những sinh hoạt nổi bật sắp tới của ĐTC
VietCatholic Media
17:58 22/08/2024
1. Chiến tranh Ukraine tiếp tục gây chia rẽ trong Chính thống giáo
Hôm 14 tháng Tám vừa qua, Đức Thượng phụ Bácthôlômêô I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, thường được coi là “Giáo chủ danh dự” của Chính thống giáo, nhận định rằng việc cấm Giáo hội Chính thống tại Ukraine, vốn thuộc Tòa Thượng phụ Chính thống Mạc Tư Khoa, là điều hợp lý.
Đức Thượng phụ bày tỏ lập trường trên đây, trong buổi tiếp kiến phái đoàn Chính thống Ukraine, từ Kyiv tới. Đoàn này được sự hướng dẫn của vị thủ lãnh Chính thống Ukraine, là Đức Tổng Giám Mục Epiphany, cùng với vị Phó Chánh Văn phòng Tổng thống Ukraine, là ông Olena Kavalska, và ông Viktor Yelensky, Chủ tịch cơ quan nhà nước Ukraine về chính sách bộ tộc và tự do lương tâm.
Đức Thượng phụ tuyên bố ủng hộ “sự độc lập tinh thần” của Ukraine, như yêu cầu của Tổng thống Volodymyr Zelenski, giữa lúc Quốc hội và chính phủ nước này, từ hơn một năm nay, chuẩn bị luật cấm cộng đồng Chính thống, trước đây là thành phần của Chính thống Nga, không được hoạt động nữa, dù rằng cộng đồng đã tuyên bố cắt đứt mọi quan hệ với Chính thống Nga. Phía Ukraine không tin, và tố cáo giáo hội này lạm dụng tôn giáo và tuyên truyền cho chính phủ Nga. Một số vị thuộc giáo hội này đã bị truy tố về tội làm gián điệp, cộng tác và ủng hộ chiến tranh chống Ukraine. Các vị lãnh đạo Giáo hội Chính thống cựu Nga này luôn phủ nhận những lời cáo buộc.
Trong cộng đồng 16 Giáo hội Chính thống trên thế giới, có một số Giáo hội ủng hộ Chính thống Nga và không nhìn nhận sự độc lập của Chính thống Ukraine, mặc dù Giáo hội này đã được Đức Thượng phụ Bácthôlômêô, trong sắc lệnh độc lập, gọi là Tomos, công nhận hồi cuối năm 2018. Sự chia rẽ trong Chính thống giáo cũng ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc đối thoại đại kết giữa Công Giáo và Chính thống giáo.
2. Tổng Giáo phận Ivano-Frankivsk nhận hai mươi tấn viện trợ
Trong những ngày qua, Tổng Giáo phận Ivano-Frankivsk, thuộc Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, ở mạn nam Ukraine, đã nhận được hai mươi tcơ quan truyền thông vật cứu trợ, do dự án từ Ý, tên là “Cùng với Ukraine”.
Các phẩm vật cứu trợ do nhiều cơ quan bác ái ở Ý hỗ trợ, trong đó có cơ quan Cộng tác phát triển AICS và tổ chức Focsiv. Ngoài ra, cũng có những nhóm chuyên gia tâm lý và bác sĩ từ trung tâm chẩn bệnh, thuộc nhà thương thánh Luca ở Ý, đã đến nhiều địa điểm trong Tổng Giáo phận Ivano Frankivsk để chẩn bệnh cho dân chúng. Ngoài ra, cũng có những người thiện nguyện đảm trách những trại hè cho 400 trẻ em, con cái của các quân nhân, của những gia đình nghèo, những người di tản, nhất là các em mồ côi.
Cũng liên quan đến Ukraine, Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết sáng thứ Ba, ngày 13 tháng Tám vừa rồi, Đức Hồng Y Matteo Zuppi, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý, đã điện thoại cho ông Lý Huy, đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc về các vấn đề Âu Á.
Đức Hồng Y Zuppi là vị đã được Đức Thánh Cha phái đi thi hành sứ vụ hòa bình tại Kyiv, rồi tại Bắc Kinh, hồi tháng Chín năm ngoái. Ngài cũng đi tới Kyiv và Washington, để tạo điều kiện thuận lợi cho sự thương thuyết giữa Nga và Ukraine.
Trong cuộc điện đàm thân thiện, hôm thứ Tư vừa qua, Đức Hồng Y đã bày tỏ quan tâm lớn của Tòa Thánh về tình hình hiện nay và sự cần thiết phải giúp các phe đối thoại với nhau, với những bảo đảm của quốc tế thích hợp, hầu tiến tới một nền hòa bình công chính và lâu bền.
Trong một bài xã luận sau đó, đăng trên báo Công Giáo Tương Lai (Avvenire) của Hội đồng Giám mục Ý, số ra ngày 15 tháng Tám năm 2024, Đức Hồng Y Zuppi đã bàn về những vết thương của thế giới ngày nay. Đó là một nỗi đau khổ mà Đức Trinh Nữ Maria trải qua. Đức Mẹ Hồn xác Lên trời luôn là người mẹ đau khổ, với “bảy lưỡi gươm đâm thấu trái tim Mẹ, bao nhiêu hình ảnh của Mẹ Maria tại các nước chúng ta, đặc biệt tại Âu châu, Nga và Ukraine, Thánh địa, Trung Đông, và các nơi trên thế giới đang chịu đau khổ chiến tranh, vùi dập các nạn nhân vô tội.”
3. Sau kỳ nghỉ tháng 7, Đức Giáo Hoàng trở lại công việc bận rộn.
Antoine Mekary của tạp chí mạng ALETEIA, ngày 16/08/24, viết về lịch trình làm việc bận rộn của Đức Phanxicô trong những ngày sắp tới.
Sau khi tuân theo lịch trình mùa hè thoải mái trong nhiều tuần, Đức Giáo Hoàng sắp trở lại các hoạt động bình thường của ngài với một lịch trình dày đặc đáng ngạc nhiên.
Ở tuổi 87, Đức Phanxicô đang chuẩn bị cho một vài tuần bận rộn, bao gồm chuyến đi nước ngoài dài nhất và xa nhất kể từ khi được bầu vào năm 2013. Sau đây là bản tóm tắt về các sự kiện lớn sắp tới của vị Giáo hoàng người Á Căn Đình.
Một chuyến đi phá kỷ lục
Từ ngày 2 đến ngày 13 tháng 9, Đức Phanxicô sẽ thực hiện chuyến công du nước ngoài thứ 45 trong triều giáo hoàng của mình. Đây sẽ là chuyến công du dài nhất và xa nhất (12 ngày, 9,000 dặm) của giáo hoàng người Á Căn Đình kể từ khi được bầu vào năm 2013. Ngài dự kiến sẽ đến thăm bốn quốc gia: Indonesia, Đông Timor, Singapore và Papua New Guinea. Với quốc gia cuối cùng này, nhà lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo hiện tại sẽ đến thăm Châu Đại Dương lần đầu tiên, cách Rôma gần 9,000 dặm, một kỷ lục đối với ngài.
Kể từ chuyến thăm Canada năm 2022, vị giáo hoàng này cũng đã nắm giữ danh hiệu giáo hoàng đương nhiệm lớn tuổi nhất từng đi công du. Sức khỏe của ngài dường như tốt hơn so với mùa đông năm ngoái. Tuy nhiên, lịch trình trong suốt chuyến đi của ngài — như đã từng trong nhiều năm — sẽ cho phép ngài có thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, các chuyến đi luôn mệt mỏi, với sự thay đổi múi giờ làm phức tạp thêm lịch trình dày đặc các bài phát biểu trước công chúng, nghi lễ và các cuộc họp.
Điều này sẽ không quá đòi hỏi, xét đến lịch trình khó khăn: 44 giờ bay — bao gồm bốn giờ bay bằng trực thăng qua Papua New Guinea — vượt qua gần 20,000 dặm trong bảy chuyến bay và có 16 bài phát biểu và bài giảng.
“Ngay cả ở tuổi 50, việc hoàn thành một chương trình nghị sự như thế này đòi hỏi năng lượng đặc biệt. Tôi tự hỏi ngài lấy sức mạnh từ đâu ở tuổi 87?” một nhà ngoại giao có trụ sở tại Rôma đặt câu hỏi.
Một mật nghị để bổ nhiệm các tân Hồng Y?
Tại thủ đô của Ý, nhiều nhà quan sát dự đoán ngài sẽ sớm triệu tập một mật nghị Hồng Y đoàn để thiết lập một nhóm Hồng Y mới. Hiện tại, hội đồng này bao gồm 124 giáo phẩm có quyền bỏ phiếu trong trường hợp có mật nghị bầu Giáo hoàng. Nhưng đến cuối năm, bốn Hồng Y nữa sẽ bước sang tuổi 80 và do đó sẽ không còn có thể bầu người kế nhiệm vị giáo hoàng Nam Mỹ này nữa.
Theo thời gian, giới hạn lý thuyết về 120 Hồng Y cử tri do Đức Phaolô VI đặt ra đã trở thành giới hạn thấp hơn. Có khả năng Đức Phanxicô sẽ không đợi đến khi đạt được ngưỡng này để củng cố số lượng của hội đồng. Một học giả nổi tiếng của Vatican và là bạn lâu năm của Đức Giáo Hoàng người Á Căn Đình, Gerard O'Connell, đã tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn gần đây rằng Đức Phanxicô thực sự có kế hoạch tổ chức một hội đồng Hồng Y trước khi kết thúc năm.
Mặc dù một số người có thể cảm thấy bị cám dỗ khi đưa ra dự đoán, chúng ta nên nhớ rằng vị giáo hoàng là người ra quyết định duy nhất và ngài thường đưa ra những quyết định bất ngờ trong quá khứ. Ví dụ, ngài đã phá vỡ một phần truyền thống “tòa Hồng Y”, vốn trao tặng biretta —chiếc mũ vuông màu đỏ nổi tiếng — gần như tự động cho các giám mục của một số giáo phận rất lớn. Ví dụ, ngày nay, Milan, Venice, Naples, Turin, Krakow, Paris, Dublin, Berlin và Los Angeles không có Hồng Y.
Đức Phanxicô cũng thường đưa ra những lựa chọn rất cá nhân. Ví dụ về Giorgio Marengo, người Ý trẻ tuổi, được phong Hồng Y vào năm 2022, là một ví dụ điển hình. Là một nhà truyền giáo ở Mông Cổ từ đầu những năm 2000, ngài đứng đầu một giáo hội chỉ có 1,400 tín hữu.
Chuyến đi có nhiều rủi ro đến Bỉ và Luxembourg
Sau chuyến đi đến Á Châu-Châu Đại Dương vào đầu tháng 9, ngài sẽ có một bước nhảy vọt về mặt địa lý và văn hóa khi ngài đến thăm Luxembourg và Bỉ từ ngày 26 đến 29 tháng 9. Tại hai quốc gia trung tâm của Âu Châu này, Giáo Hội Công Giáo từng đóng vai trò lớn lao. Tuy nhiên, trong vài thập niên qua, đã phải đối mặt với làn sóng thế tục hóa.
Trong chuyến đi của mình, đánh dấu kỷ niệm 600 năm thành lập Đại học Công Giáo Leuven, Đức Giáo Hoàng dự kiến sẽ suy gẫm về ý nghĩa của việc trở thành người Công Giáo trong một xã hội thế tục hóa. Trong các bài phát biểu trước chính quyền, ngài cũng có thể nêu vấn đề về việc kết thúc cuộc sống, vì an tử đã được hợp pháp hóa ở cả Luxembourg và Bỉ. Vấn đề lạm dụng tình dục trong Giáo Hội Công Giáo cũng sẽ là chủ đề được đề cập trong chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng. Tại Bỉ, Đức Giáo Hoàng đã có lịch gặp riêng các nạn nhân.
Cuối cùng, với một điểm dừng chân ngắn tại Luxembourg, vị giáo hoàng người Á Căn Đình sẽ vinh danh giáo phận của Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, một trong những kiến trúc sư chính của Thượng hội đồng về tính đồng nghị và là người bạn trung thành của Đức Giáo Hoàng.
Tại Bỉ, Đức Giáo Hoàng sẽ gặp một giám mục đang gây sóng gió về các vấn đề nhạy cảm như chức phó tế nữ và việc truyền chức cho những người đàn ông đã kết hôn, nhưng với đường lối ít trực diện hơn so với người Đức, những người đã tham gia vào một trận đấu vật với Rôma.
Một Thượng hội đồng thế giới phải kết thúc
Tháng 10 tới, hơn 450 người tham dự (Hồng Y, giám mục, linh mục và nam nữ giáo dân) sẽ một lần nữa tụ họp tại Rôma để cố gắng hiện thực hóa dự án giáo hội do Đức Giáo Hoàng phát động vào năm 2021 xung quanh chủ đề chính thức: “Vì một Giáo hội đồng nghị. Hiệp thông, tham gia, sứ mệnh”. Sau nhiều tháng tham vấn tại địa phương và sau đó là trên toàn châu lục, kể từ tháng 10 năm 2023, Giáo hội đã suy gẫm ở cấp độ hoàn cầu về cách trở nên chào đón và tham gia nhiều hơn, và ít giáo sĩ trị hơn. Về mặt này, sự hiện diện và bỏ phiếu của giáo dân tại hội nghị này, thường chỉ bao gồm các giám mục, được coi là dấu hiệu của một định chế đã bao gồm nhiều người hơn.
Vào cuối tháng 10, trong phiên họp cuối cùng của họ tại Rôma, các thành viên của Thượng hội đồng sẽ được yêu cầu đưa ra các đề xuất của họ cho Đức Giáo Hoàng. Trong khi câu hỏi về chức phó tế nữ đã bị loại bỏ, Thượng hội đồng dự kiến sẽ nhấn mạnh vào nhu cầu thúc đẩy phụ nữ theo những cách khác. Thượng hội đồng cũng có thể đề xuất các thừa tác vụ được thiết lập cho nam nữ giáo dân, đặc biệt là thừa tác vụ “lắng nghe và đồng hành”. Vấn đề cho phép giáo dân giảng lễ cũng được đưa ra thảo luận. Cuối cùng, Thượng hội đồng muốn nhấn mạnh đến nhu cầu minh bạch hơn trong quá trình ra quyết định và quản lý của Giáo hội, cả ở bình diện mục vụ và liên quan đến lạm dụng tình dục và tài chính. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng vào tháng 3 năm ngoái, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn giao phó cho mười nhóm làm việc một số lượng lớn các chủ đề. Các nhóm này dự kiến sẽ đưa ra kết luận của mình vào năm 2025, sau khi Thượng hội đồng kết thúc.
Khai mạc Năm Thánh
Tại Rôma, Năm Thánh 2025 đang ở trong tâm trí của mọi người, nhưng chủ yếu là vì các công trường xây dựng đã bao phủ thành phố trong nhiều tuần nay. Để chào đón hơn 30 triệu du khách cho năm thánh thông thường này — diễn ra cứ sau 25 năm — Thành phố Vĩnh cửu đã bắt tay vào chính sách xây dựng các công trình lớn với thời hạn không chắc chắn.
Khi đến thăm Tòa thị chính Rôma vào đầu tháng 6, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tìm cách trấn an. “Làn sóng khổng lồ của những người hành hương, khách du lịch và người di cư đổ về thành phố [...] có thể được coi là một sự phiền toái, một gánh nặng”, ngài nói. Nhưng ngài nói thêm, các vấn đề của Rôma là “mặt trái của sự vĩ đại của thành phố” và có thể trở thành “một cơ hội để phát triển: dân sự, xã hội, kinh tế, văn hóa”.
Đức Giáo Hoàng Phanxicô mở “Cửa Thánh” tại Đền Thờ Thánh Phêrô để đánh dấu sự khởi đầu của Năm Thánh Lòng Thương Xót, vào ngày 8 tháng 12 năm 2015. Theo truyền thống Công Giáo, việc mở “Cửa Thánh” tại Rôma tượng trưng cho lời mời gọi của Giáo Hội.
Vào ngày 24 tháng 12, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, người sẽ kỷ niệm sinh nhật lần thứ 88 của mình một tuần trước đó, sẽ mở Cửa Thánh tại Vương cung thánh đường Thánh Phê-rô. Theo bước chân của ngài, các tín hữu trên toàn thế giới sẽ được mời gọi “lên đường tìm kiếm ý nghĩa của cuộc sống”, Đức Giáo Hoàng giải thích trong Sắc lệnh Năm Thánh.
Tổng cộng có 35 sự kiện sẽ được tổ chức tại Rôma trong suốt cả năm: lễ kỷ niệm các gia đình, thanh thiếu niên, linh mục, người bệnh, chính trị gia, vận động viên, tù nhân, v.v. Đối với một giáo hoàng, sự kiện này tương đương với một cuộc chạy marathon, người cũng có kế hoạch tới Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm 1,700 năm thành lập Công đồng Chung Ni-xê-a.