Ngày 22-08-2020
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 21 Quanh Năm 23/8/2020 dành cho những người không thể đến nhà thờ
VietCatholic Network
01:09 22/08/2020


Bài Ðọc I: Is 22, 19-23

"Ta sẽ để chìa khoá nhà Ðavít trên vai nó".

Trích sách Tiên tri Isaia.

Ðây Chúa phán cùng Sobna, quan cai đền thờ rằng: "Ta sẽ trục xuất ngươi ra khỏi địa vị ngươi, và Ta sẽ cách chức ngươi; trong ngày đó, Ta sẽ gọi đầy tớ Ta là Êliaqim, con trai Helcia. Ta sẽ lấy áo choàng của ngươi mà mặc cho nó, lấy đai lưng của ngươi mà thắt cho nó, sẽ trao quyền ngươi vào tay nó, nó sẽ nên như cha các người cư ngụ ở Giêrusalem và nhà Giuđa. Ta sẽ để chìa khoá nhà Ðavít trên vai nó: nó sẽ mở cửa và không ai đóng lại được; nó đóng cửa lại và không ai mở ra được. Ta sẽ đóng nó vào nơi kiên cố như đóng đinh, và nó sẽ trở nên ngai vinh quang nhà cha nó".

Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 137, 1-2a. 2bc-3. 6 và 8bc

Ðáp: Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời, xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa

Xướng: Lạy Chúa, con sẽ ca tụng Chúa hết lòng, vì Chúa đã nghe lời miệng con xin; trước mặt các thiên thần, con đàn ca mừng Chúa; con sấp mình thờ lạy bên thánh điện Ngài.

Xướng: Và con sẽ ca tụng uy danh Chúa, vì lòng nhân hậu và trung thành của Chúa. Khi con kêu cầu, Chúa đã nhậm lời con, Chúa đã ban cho tâm hồn con nhiều sức mạnh.

Xướng: Quả thực Chúa cao cả và thường nhìn kẻ khiêm cung, còn người kiêu ngạo thì Ngài ngó tự đàng xa. Lạy Chúa, lòng nhân hậu Chúa tồn tại muôn đời; xin đừng bỏ rơi công cuộc tay Chúa.

Bài Ðọc II: Rm 11, 33-36

"Mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người".

Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.

Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa: sự phán quyết của Người làm sao hiểu được, và đường lối của Người làm sao dò được! Vì chưng, nào ai biết được ý Chúa? Hoặc ai đã làm cố vấn cho Người? Hay ai đã cho Người trước để Người sẽ trả lại sau? Vì mọi sự đều do Người, nhờ Người và trong Người: nguyện Người được vinh quang đến muôn đời. Amen.

Ðó là lời Chúa.

Alleluia: Ga 14, 5

Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy là đường, là sự thật và là sự sống: không ai đến được với Cha mà không qua Thầy". - Alleluia.

Phúc Âm: Mt 16, 13-20

"Con là Ðá, Thầy sẽ ban cho con chìa khoá nước trời".

Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.

Khi ấy, Chúa Giêsu đến địa hạt thành Xêsarêa Philipphê, và hỏi các môn đệ rằng: "Người ta bảo Con Người là ai? " Các ông thưa: "Người thì bảo là Gioan Tẩy Giả, kẻ thì bảo là Êlia, kẻ khác lại bảo là Giêrêmia hay một tiên tri nào đó". Chúa Giêsu nói với các ông: "Phần các con, các con bảo Thầy là ai? " Simon Phêrô thưa rằng: "Thầy là Ðức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Chúa Giêsu trả lời rằng: "Hỡi Simon con ông Giona, con có phúc, vì chẳng phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho con, nhưng là Cha Thầy, Ðấng ngự trên trời. Vậy Thầy bảo cho con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được. Thầy sẽ trao cho con chìa khoá nước trời: sự gì con cầm buộc dưới đất, trên trời cũng cầm buộc; và sự gì con cởi mở dưới đất, trên trời cũng cởi mở". Bấy giờ Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai rằng Người là Ðức Kitô.

Kể từ đó, Chúa Giêsu bắt đầu tỏ cho các môn đệ thấy: Người sẽ phải đi Giêrusalem, phải chịu nhiều đau khổ bởi các kỳ lão, luật sĩ và thượng tế, phải bị giết, và ngày thứ ba thì sống lại. Phêrô kéo Người lại mà can gián Người rằng: "Lạy Thầy, xin Chúa giúp Thầy khỏi điều đó. Thầy chẳng phải như vậy đâu". Nhưng Người quay lại bảo Phêrô rằng: "Hỡi Satan, hãy lui ra đàng sau Thầy, con làm cho Thầy vấp phạm, vì con chẳng hiểu biết những sự thuộc về Thiên Chúa, mà chỉ hiểu biết những sự thuộc về loài người".

Ðó là lời Chúa.
 
Hãy sống niềm xác tín
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
02:55 22/08/2020

CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN NĂM A
HÃY SỐNG NIỀM XÁC TÍN

"Phần các con, các con nghĩ, Thầy là ai? " Chúa Giêsu hỏi như vậy.

Người ta quan niệm về Thầy thế nào, không quan trọng. Đã theo và sống với Thầy, thấy việc và nghe lời Thầy giảng, đã ít nhiều kinh nghiệm về Thầy, vậy nơi tâm hồn và cuộc đời của các con, Thầy là ai mới là điều cần thiết, mới quan trọng, mang tính định hướng cho lẽ sống, lý tưởng sống của các con.

Lời hỏi ấy, xưa Chúa hỏi các tông đồ, nay Chúa cũng đang chất vấn từng người chúng ta, những tông đồ thời đại mới của Chúa.

Chúng ta đã sống với Chúa, đã tin tưởng Chúa, đã lãnh nhận không biết bao nhiêu hồng ân và tình thương của Chúa, đã có kinh nghiệm về Chúa từ trong cầu nguyện, trong cảm nghiệm nội tâm đến từng ngày trải qua giữa cuộc sống đời thường. Vậy Chúa là ai đối với cuộc đời và lẽ sống của chúng ta?

Lời hỏi ấy cần phải có câu trả lời, không phải trên môi miệng, nhưng trong niềm xác tín của riêng tư từng người.

Chính câu trả lời cho lẽ sống của đời mình trước Chúa sẽ quyết định nếp nghĩ, nếp sống, cung cách sống, tình yêu, tương quan, cách hành xử giữa cá nhân ta với Chúa và với tha nhân.

Câu trả lời mà thánh Phêrô dâng lên Chúa, phải là câu tâm niệm trọn kiếp người của chúng ta: "Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống".

Từ nay, chỉ có Chúa là Thiên Chúa duy nhất của cõi lòng ta, Người làm chủ vận mạng đời ta, Người hằng sống và đưa ta đến cõi hằng sống ấy.

Nếu đã tin Chúa, nếu quả thật, cuộc đời chỉ có Chúa là gia nghiệp, ta không ngừng gắn bó với Chúa, luôn sống trong tương quan và dưới cái nhìn của Chúa.

Vì Chúa là tất cả của đời người, nên ta cởi bỏ nỗi thèm khát vật chất, niềm ham mê nhục dục, sự tìm kiếm quyền lực, nổi nan, danh giá... ở đời này.

Ai cũng biết, cũng nhìn nhận, bản thân còn đầy yếu đuối, dễ đổ gục, dễ bị lôi kéo vào những ma trận giả tạo của thế gian. Nhưng biết là một chuyện, còn sửa mình lại là chuyện khác. Ta cần quyết tâm đứng lên để chạy về phía Chúa. Dù có chết, nhất định không ở lì trong tội, trong sự yếu đuối, cả đến sự lỡ lầm.

Mỗi ngày hay mỗi tuần đến nhà thờ không phải cho đủ bổn phận, mà hãy vì lòng mến, vì khao khát tìm về nhà Chúa. Hãy thực tâm xác tín mãnh liệt vào Đấng đã chết và sống lại cho mình, vì mình.

Hãy nhớ, Ngay sau lời tuyên xưng đức tin của thánh Phêrô và việc Chúa trao quyền cai quản Hội Thánh cho thánh Phêrô, Chúa lập tức loan báo sự khổ nạn sắp tới của mình, mà chính đoàn môn đệ sẽ được tham dự và dấn thân vào.

Như vậy, người môn đệ theo Chúa không phải để nhận vinh quang phú quý đời này. Họ chỉ có một con đường duy nhất mà Chúa của họ đã đi. Đến lượt mình, họ cũng sẽ đặt bước chân đời mình trong bước chân của Chúa. Đó là đường thánh giá.

Vì thế, nếu Chúa đã sống phận người với tất cả bấp bênh tăm tối, và chết đau thương, thì tôi, một khi theo Chúa, xác tín vào Chúa, tôi sẽ đón nhận những thử thách trong đời mình như thánh giá mà tôi đã quyết tâm chọn lựa và trung thành ôm lấy suốt đời, không nao núng, không bất an, không miễn cưỡng, nhưng luôn biết tháp nhập vào thánh giá của Chúa tôi.

Theo Chúa ai cũng muốn, nhưng nếu không bền, theo nửa chừng, hay chỉ theo khi cuộc sống yên hàn, không có vấn đề, đó không phải là điều Chúa muốn.

Chắc chắn Chúa không cần những môn đệ khi phải đối diện với gian nan thử thách, lại ngại ngùng, muốn bỏ cuộc.

Chúa đòi cách quyết liệt sự trung thành của chúng ta.

Vì thế, trên tất cả mọi sự, ta cần luôn ý thức: theo Chúa, là luôn tín thác vào Chúa tuyệt đối, dám liều mạng sống của mình, dám để cho mình trở nên khó nghèo về vật chất bằng buông bỏ mọi ước vọng trần tục, mọi thèm khát bất chính, mọi mưu toan có nguy cơ đi ngược lợi ích thiêng liêng.

Nói cho cùng: Theo Chúa là phải đi với Chúa bằng bàn tay không!
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:41 22/08/2020

6. Đôi chân hoàn toàn tiến vào con đường đức hạnh chính là khắc khổ và tình yêu, một giống như chân phải và một giống như chân trái.

(Thánh Francis of Assisi)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:44 22/08/2020
12. THÍCH ĐÔNG PHA

Có một người tên là Lục Trại Chi nói chuyện tiếu rất giỏi, thường nói với mọi người:

- “Tôi rất thích Tô Đông Pha.”

Có người liền hỏi:

- “Đông Pha là người nổi danh thời Bắc Tống, là một nhà văn lớn, ông ta viết có văn xuôi, từ phú, thi ca, có một thư pháp rất đẹp, ông ta còn chế ra một loại khăn trùm đầu rất đẹp. Anh thích loại nào??

Lục Trại chi trả lời:

- “Tôi rất thích thịt Đông Pha !”

(Nhã Ngược)

Suy tư 12:

Thời nay có những người nổi tiếng rất được người khác thích, ai cũng thích cái tài của người tài giỏi chứ không ai thích thịt của họ bao giờ, chỉ có quỷ yêu ma mới thích thịt của Tam Tạng để sống ngàn tuổi, nhưng đó là chuyện hoang đàng cổ tích.

Có những người Ki-tô hữu mỗi lần đi tham dự thánh lễ là muốn rước lễ chứ không thích nghe linh mục giảng, và cũng chẳng thích đọc kinh lần chuỗi hay làm các việc đạo đức khác; lại có những người thích vỗ ngực phô trương mình là người Ki-tô hữu, nhưng chẳng thích đi lễ đọc kinh hoặc tham dự các bí tích để được trở thành người Ki-tô hữu tốt. Chỉ thích rước Mình Thánh Chúa mà không thích tham dự các việc lành và các bí tích khác là chuyện tiếu lâm của người Ki-tô hữu thích “chơi nổi” trong thời đại ngày nay, nhưng trước mặt Thiên Chúa đó không phải là chuyện tiếu lâm, nhưng là một án phạt nặng nề, bởi vì đó chính là một gương mù ảnh hưởng rất lớn đến đức tin của người khác.

Thích cái tài năng của Đông Pha thì có lợi hơn là thích thịt của ông ta, cũng vậy, cái mà người Ki-tô hữu thích nhất trong đời sống tín ngưỡng chính là ăn và uống Mình và Máu của Đức Chúa Giê-su cùng với tất cả những điều kiện để được tham dự tiệc thánh, như xưng tội trọng, hối cải và làm những việc đền tội khác.v.v...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 21 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:46 22/08/2020
CHÚA NHẬT 21 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng : Mt 16, 13-20.

“Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.


Anh chị em thân mến,

Nếu có người hỏi chúng ta: “Đức Chúa Giê-su mà anh chị đang tin đó là ai? ” thì chúng ta sẽ trả lời như thế nào đây? Có lẽ sẽ có người trả lời: “Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa” hoặc là “Đức Chúa Giê-su là Đấng cứu độ trần gian”.v.v...đó là những câu trả lời rất đúng, nhưng đúng với những người Ki-tô hữu mà thôi, còn những người không phải là Ki-tô hữu chắc chắn là rất ngạc nhiên vì họ không hiểu chúng ta nói gì !

1. Tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa mà thôi cũng chưa đủ, bởi vì trên thế gian có rất nhiều người Ki-tô hữu tuyên xưng Ngài là Cứu Chúa của mình, nhưng lại không hề tuân giữ lời của Ngài dạy; bởi vì có rất nhiều người vỗ ngực xưng mình là người tin vào Đức Chúa Giê-su, nhưng cuộc sống của họ thật trái với lời dạy của Ngài và giáo huấn Hội Thánh của Ngài dạy, đó là vấn nạn lớn nhất mà những người không cùng niềm tin với chúng ta, đã không nhìn thấy được Đức Chúa Giê-su trong cuộc sống của chúng ta- người Ki-tô hữu.

Lời tuyên xưng vào Đức Đức Chúa Giê-su cần phải có hành động cụ thể vào niềm tin của mình, mà hành động cụ thể nhất chính là thực hành lời của Ngài dạy trong cuộc sống. Nói cho người khác nghe về Đức Đức Chúa Giê-su (tuyên xưng) thì cũng phải làm cho họ thấy rằng, Ngài đang hiện diện thật sự trong cuộc sống (hành động) của chúng ta bất cứ nơi đâu.

2. “Dưới đất anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng ràng buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng tháo cởi như vậy” (Mt 16, 19). Như thế là đã rõ ràng quyền tha tội và trói buộc đã được Đức Chúa Giê-su trao cho Hội Thánh qua các tông đồ, và những người kế vị các ngài trong thiên chức giám mục và linh mục. Nhưng trước hết, điều này dạy mỗi người chúng ta rằng, bất kỳ ai cũng đều có thể và có bổn phận tha thứ cho người khác chứ không trói buộc họ, bởi vì khi chúng ta không tha thứ cho người khác, thì Cha trên trời cũng sẽ không tha thứ cho chúng ta, và khi chúng ta bỏ qua những lỗi lầm của tha nhân thì Cha trên trời sẽ tha thứ cho chúng ta.

Tha thứ là điều kiện phải có để tuyên xưng Đức Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng Ki-tô, nó (tha thứ) cũng là động cơ kéo ân sủng của Thiên Chúa xuống trên chúng ta, đồng thời cũng là nguyên nhân làm cho người khác tin tưởng và thấy Chúa đang hiện diện trong con người và trong cuộc sống của chúng ta vậy.

Anh chị em thân mến,

Mỗi ngày chúng ta đều có tham dự thánh lễ hoặc ít là ngày chúa nhật, đó là lúc mà chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Giê-su là Thiên Chúa và là Đấng cứu chuộc nhân loại, và nếu mỗi ngày chúng ta thực hiện một hành vi bác ái trong cuộc sống, thì lời và việc làm tuyên xưng ấy của chúng ta sẽ rất có hiệu quả, mà hiệu quả lớn nhất chính là chúng ta đã thực sự trở nên con cái của Thiên Chúa vậy...

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

--------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tìm kiếm để tin, tin để tìm kiếm
Lm Minh Anh
23:46 22/08/2020
TÌM KIẾM ĐỂ TIN, TIN ĐỂ TÌM KIẾM

“Người truyền cho các môn đệ đừng nói với ai”.

Kính thưa Anh Chị em,

Phụng vụ Lời Chúa Chúa Nhật hôm nay có chung một chủ đề, “Tìm kiếm để tin, tin để tìm kiếm”. Bài đọc thứ nhất kể chuyện Thiên Chúa trục xuất một người và thay vào đó một người khác như ý Người muốn; trước Thiên Chúa, con người mù tịt, thánh Phaolô tâm sự, “Nào ai biết được ý Chúa? ”; và lạ lùng hơn, qua bài Tin Mừng, Chúa Giêsu ngăn cấm việc các môn đệ nói về Ngài, “Người truyền cho các ông đừng nói với ai rằng, Người là Đức Kitô”.

Isaia ghi lại những gì Thiên Chúa nói với Sobna, một người đang nắm trong tay mọi quyền hành; ông là tể tướng triều đình. Người phán, “Ta sẽ trục xuất ngươi ra khỏi địa vị ngươi, Ta sẽ cách chức ngươi”; “Ta sẽ gọi đầy tớ Ta là Êliaqim, con trai Helcia. Ta sẽ lấy áo choàng của ngươi mà mặc cho nó”. Muốn làm gì, Thiên Chúa làm, Người không cần bàn hỏi ai.

Trước Thiên Chúa và những quyết định của Người, qua bài đọc hai, thánh Phaolô thốt lên, “Ôi thẳm sâu thay sự giàu có, thượng trí và thông biết của Thiên Chúa. Phán quyết của Người làm sao hiểu được, đường lối của Người nào ai dò thấu”.

Những gì xảy ra trong Tin Mừng lại càng khó hiểu hơn. Chúa Giêsu muốn biết bàn dân thiên hạ nghĩ sao về Ngài; cách riêng các môn đệ, “Phần các con, các con bảo Thầy là ai? ”. Phêrô tuyên xưng, “Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống”; Ngài khen ông, gọi ông là đá, trên đó, Ngài sẽ xây Hội Thánh, trao cho ông chìa khoá Nước Trời… nhưng rồi, Ngài buộc các môn đệ không được nói với ai về điều này. Thế này là thế nào? Ý Ngài muốn gì? Tại sao?

Câu trả lời ở đây là, Chúa Giêsu không muốn các môn đệ bật mí “Bí Mật Thiên Sai” về Ngài một cách đơn thuần bằng những “lời” nói về Ngài, nói cách ngẫu nhiên, nói cách tuỳ tiện; thực ra, Ngài muốn nhiều hơn. Ngài muốn người ta đến với Ngài để khám phá một Giêsu Thiên Sai như một quà tặng tuyệt vời của đức tin; Ngài muốn họ tìm kiếm, gặp gỡ và khám phá Ngài. Kẻ tìm kiếm Ngài sẽ mở lòng mình ra trong nguyện cầu, trong chiêm ngắm trước Lời Ngài nói, trước việc Ngài làm, những gì Ngài trải qua, kể cả những khổ đau Ngài chịu và cuộc chiến thắng phục sinh vinh hiển của Ngài, chiến thắng của tình yêu. Để từ đó, mỗi người có thể nhận biết Ngài đích thực như một quà tặng đức tin từ Cha trên trời. Và như thế, Chúa Giêsu muốn con người mọi thời tìm kiếm Ngài để tin và tin để tiếp tục kiếm tìm; bởi lẽ, Thiên Chúa là một huyền nhiệm.

Đến với một Giêsu đích thực dẫn chúng ta đến việc nhận biết một Đức Kitô đúng đắn. Trên hành trình hiểu biết này, mỗi người sẽ tiếp cận Ngài một cách cá vị trong đức tin, không ai có thể thay thế. Là những người đang rao truyền Chúa Kitô cho thời đại hôm nay, chúng ta vẫn phải tìm kiếm để hiếu biết Ngài mỗi ngày ngang qua những cuộc gặp gỡ cá nhân với chính Ngài. Vì chỉ Ngài và chỉ một mình Ngài mới có khả năng nói cho chúng ta tin Ngài là ai, là Đấng Messia, Con Thiên Chúa hằng sống như Phêrô đã tuyên xưng.

Để có thể nhận biết Chúa Giêsu, chúng ta còn phải tìm Ngài trong chính cuộc sống của mình bằng việc thực hành Lời Ngài nhờ ân sủng cũng như nhờ sự trợ giúp và soi sáng của Thánh Thần. Qua mọi biến cố buồn vui trong cuộc sống, kể cả những khổ đau; qua những con người yêu ghét trong cuộc đời, kể cả những thù nghịch… Chúa Giêsu đang nói, đang mặc khải chính Ngài cho mỗi người và như vậy, chúng ta tiếp tục tìm kiếm để tin và tin để tìm kiếm.

Cảm nhận mầu nhiệm Thiên Chúa, Đấng con người phải tìm kiếm mỗi ngày, chị thánh Catarina thành Siêna trong cuốn Đối Thoại của mình, đã viết, “Ôi Thiên Chúa vĩnh hằng! Ôi Ba Ngôi vĩnh cửu! Ngài ví tựa đại dương sâu thẳm. Càng tìm, con càng thấy; càng thấy, con càng tìm. Ngài làm cho linh hồn được no thoả nhưng dường như lại không no thoả. Bởi lẽ trong vực thẳm của Chúa, Chúa làm cho linh hồn được no thoả mà vẫn còn luôn đói khát Chúa, vì linh hồn vẫn hết sức ước mong khao khát được thấy Chúa là ánh sáng trong ánh sáng của Chúa. Nhờ ánh sáng trí khôn và trong ánh sáng của Chúa, con đã nếm thử và đã nhìn thấy vực thẳm của Ngài cũng như vẻ đẹp của thụ tạo do Ngài dựng nên. Nhờ đó, con có thể yêu mến”.

Anh Chị em,

Đức tin không hoàn toàn chỉ là nỗ lực tìm kiếm của lý trí, nhưng còn là của tình yêu. Đức tin biết theo mức độ mà nó gắn liền với tình yêu, mức độ mà tình yêu tự nó mang lấy một ánh sáng hiểu biết nhờ yêu mến, yêu mến Thiên Chúa và yêu mến anh em.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, xin đưa con vào những vực thẳm bí nhiệm của tình yêu Chúa, của trái tim Ngài; ở đó, con được lưu lại và nghỉ ngơi; vì chỉ ở đó, may ra con mới có thể kết thúc hành trình tìm kiếm của mình, đó cũng là điều mà thánh Augustinô cảm nhận”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đảng Cộng Hòa đưa ra dự luật cấm gọi Tập Cận Bình là nguyên thủ quốc gia
Đặng Tự Do
07:36 22/08/2020
Một dự luật được giới thiệu tại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ cấm các tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ cũng như các quan chức chính phủ không được đề cập đến Tập Cận Bình với danh xưng là nguyên thủ quốc gia qua từ ngữ “President”, nghĩa là “Tổng thống” hay “Chủ tịch”.

Các nhà lập pháp ở Washington đã đưa ra một dự luật để thay đổi cách chính phủ liên bang đề cập đến nhà lãnh đạo của Trung Quốc, đặc biệt là nghiêm cấm việc sử dụng thuật ngữ “President”.

“Name the Enemy Act”, nghĩa là “Đạo luật Gọi Tên Kẻ Thù”, sẽ buộc các tài liệu chính thức của chính phủ Hoa Kỳ không được đề cập đến các chức danh có ý nghĩa là nguyên thủ quốc gia và thay vào đó phải dùng các thuật ngữ chỉ liên quan đến vai trò là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tập Cận Bình, nắm giữ ba chức danh chính thức, không có chức danh nào có thể tương đương với “President” – “Tổng thống”, được dân bầu một cách dân chủ. Chức danh của Tập Cận Bình thường được báo chí Trung Quốc đề cập đến là 国家竹溪 - Guojia Zhuxi, nghĩa là chủ tịch nhà nước. Các chức danh khác là chủ tịch quân ủy trung ương; và tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, thế giới nói tiếng Anh, thường gọi Tập Cận Bình là “President”, là điều mà dự luật này cho rằng mang lại tính chất hợp pháp không chính đáng cho một nhà lãnh đạo không được dân chúng bầu.

Dự luật nhấn mạnh rằng:

“Việc đề cập đến nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với danh xưng ‘President’ tạo ra một giả định sai sự thật rằng người này được dân chúng bầu lên, thông qua các phương tiện dân chủ, và như thế chúng ta vô tình sẵn sàng hợp pháp hóa kẻ cai trị họ một cách phản dân chủ.”

Được giới thiệu bởi Dân biểu Scott Perry, của Đảng Cộng hòa đơn vị Pennsylvania, dự luật của Hạ viện cũng sẽ cấm sử dụng quỹ liên bang để “tạo hoặc phổ biến” các tài liệu và thông tin chính thức đề cập đến nhà lãnh đạo Trung Quốc với danh xưng “President”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thường dùng danh xưng tổng bí thư khi nhắc đến tên Tập Cận Bình, ám chỉ vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thay vì là nguyên thủ quốc gia.

Đạo luật này được đưa ra khi nhiều quan chức nội các, do Ngoại trưởng Mike Pompeo dẫn đầu, gần đây đã bắt đầu từ bỏ thuật ngữ “President” để chuyển sang “tổng bí thư”.

Dự luật này sẽ “chính thức hóa điều gì đó mà chúng tôi đã lưu ý trong các tuyên bố của chính quyền”, Anna Ashton, người đứng đầu các vấn đề chính phủ tại Hội đồng Hoa Kỳ-Trung Quốc Sự Vụ cho biết.

Từ nay có lẽ chúng ta cũng không nên gọi là “chủ tịch Tập Cận Bình” mà nên gọi trống không hay gọi một cách mỉa mai là Đại Đế Tập Cận Bình.


Source:South China Morning Post
 
Các Giám Mục Zimbabwe cáo buộc chính phủ vi phạm nhân quyền bắt bớ dân lành vô tội
Đặng Tự Do
16:26 22/08/2020


Các Giám Mục Công Giáo ở Zimbabwe đã cáo buộc chính phủ thực hiện các hành vi chà đạp nhân quyền và đàn áp những người bất đồng chính kiến. Đáp lại chính quyền của Tổng thống Emmerson Mnangagwa nhanh chóng phủ nhận những cáo buộc này, gọi đó là các cáo buộc “xấu xa” và vô căn cứ.

Trong một bức thư mục vụ được đọc tại tất cả các nhà thờ Công Giáo vào hôm Chúa Nhật, Hội đồng Giám mục Công Giáo Zimbabwe cho biết đất nước đang phải chịu “một cuộc khủng hoảng nhiều tầng”, bao gồm suy sụp kinh tế, nghèo đói sâu sắc, tham nhũng và vi phạm nhân quyền.

“Nỗi sợ hãi chạy dọc xương sống của nhiều người của chúng ta ngày nay. Cuộc đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến là chưa từng có”, các Giám Mục nói trong bức thư với những lời lẽ mạnh mẽ.

“Đây có phải là Zimbabwe mà chúng tôi muốn không? Có quan điểm khác thì lập tức bị coi là kẻ thù.”

Đáp lại, Bộ trưởng Thông tin Monica Mutsvangwa đã chỉ trích người Đức Tổng Giám Mục Robert Ndlovu, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe và mô tả bức thư mục vụ là một “thông điệp xấu xa” nhằm châm ngòi cho một “cuộc diệt chủng kiểu Rwanda”.

Mutsvangwa tuyên bố với cùng một luận điệu ta thường thấy ở các quốc gia độc tài. Y nói: “Hành vi vi phạm pháp luật của Ndlovu là hành vi của một kẻ thủ đắc các ưu thế địa chính trị từ tư cách là một linh mục của mình để thay đổi chế độ, đó là dấu hiệu của tay sai cho các cường quốc phương Tây thời hậu đế quốc trong hai thập kỷ qua”.

Ít nhất 20 người biểu tình đã bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình chống lại tình trạng tham nhũng và tình trạng suy sụp kinh tế vào ngày 31 tháng 7. Tất cả đều bị buộc tội kích động bạo lực nơi công cộng và nhiều người trong số họ đã mất tích kể từ đó.

Các nhà phê bình chính phủ và các nhóm bảo vệ nhân quyền cho rằng làn sóng bắt giữ và các vi phạm nhân quyền gần đây gợi nhớ đến những chiến thuật nặng tay mà người tiền nhiệm của Mnangagwa, là Robert Mugabe, đã áp dụng. Robert Mugabe đã cai trị Zimbabwe suốt 37 năm.

Dewa Mavhinga, Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Nam Phi, nói với Al Jazeera: “Người dân Zimbabwe đang chứng kiến những vụ lạm dụng chưa từng có và có thể còn tồi tệ hơn những gì họ đã phải chứng kiến dưới thời Mugabe. Họ đang phải chứng kiến sự gia tăng mạnh các vụ bắt cóc, tra tấn và lạm dụng tình dục mà chính phủ và các lực lượng an ninh nhắm vào những người chỉ trích mình”.

Giống như Mugabe, Mnangagwa nói rằng các nước phương Tây đang tài trợ cho phe đối lập để lật đổ chính phủ của ông ta.

Mnangagwa lên nắm quyền sau khi quân đội loại bỏ Mugabe vào tháng 11 năm 2017. Ông tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi vào năm sau, hứa hẹn giải quyết nạn tham nhũng và vực dậy nền kinh tế đang điêu đứng của đất nước.

Tuy nhiên, giờ đây, Zimbabwe đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng được đánh dấu bởi lạm phát tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp cao, thiếu hụt ngoại hối và đồng nội tệ đang mất giá nhanh chóng so với đô la Mỹ.

Sứ thần Tòa Thánh bày tỏ tình đoàn kết với các Giám mục Zimbabwe bị chính phủ tấn công.

Hôm Chúa nhật 16 tháng 8 năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Paolo Rudelli, người Ý, Sứ thần Tòa Thánh tại Zimbabwe đã lên tiếng bày tỏ tình liên đới ủng hộ các Giám mục. Trước đó, chính phủ nước này đã tấn công và nhục mạ các Giám mục vì các ngài đã phản đối việc điều hành đất nước vô trách nhiệm của tổng thống.

Việc quản lý yếu kém cuộc khủng hoảng sức khỏe và nền kinh tế của tổng thống Emmerson Mnangagwa đã dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố và trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chính phủ đã phản ứng bằng các cuộc đàn áp, và bắt bớ hàng loạt. Một số quan sát viên, chẳng hạn như Tổ chức Ân xá Quốc tế, mô tả rằng tại đất nước này hiện nay đang có một bầu không khí sợ hãi bao trùm với những vụ mất tích, bắt bớ, bắt cóc trên đường phố và tra tấn chống lại những ai lên tiếng chống lại chính phủ.

Ðáp lại lá thư mục vụ của các Giám Mục về tình hình đất nước, chính phủ của tổng thống Mnangagwa đã đưa ra một tuyên bố được phát trên truyền hình quốc gia vào tối thứ Bảy 15 tháng 8, trong đó tấn công các Giám mục với giọng điệu xúc phạm, đặc biệt cá nhân Ðức Cha Robert Christopher Ndlovu, Tổng Giám mục Harare, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Zimbabwe.

Nhận thấy việc xúc phạm các Giám mục như vậy là vô lý, Sứ thần Tòa Thánh đã lên tiếng bênh vực các vị chủ chăn của Giáo hội.

Trên các phương tiện truyền thông, những người Công Giáo và không Công Giáo ở Zimbabwe đã bày tỏ ủng hộ các Giám mục. Ðặc biệt, họ nhắc nhở các bộ trưởng và quan chức rằng các Giám mục là những mục tử không có tham vọng chính trị nhưng không thể im lặng trước quá nhiều đau khổ xã hội và quá nhiều nghèo đói.


Source:Al Jazeera
Source:Catholic News Agency
 
Với Kamala Harris, Ông Biden càng xích ra xa cử tri Công Giáo Hoa Kỳ hơn
Vũ Văn An
19:11 22/08/2020

Thượng nghị sĩ Kamala Harris được Đảng Dân Chủ và phần lớn các phương tiện truyền thông Hoa Kỳ chào đón như vị cứu tinh của họ trong mưu toan lật nhào Donald Trump khỏi ghế Tổng thống Hợp Chúng Quốc.



Việc chào đón ấy không hẳn là không có cơ sở vì quả thực Kamala Harris có nhiều ưu điểm mà nổi bật hơn cả là phụ nữ, da mầu, gốc Á Phi. Nhưng nghĩ cho cùng thì các nhóm người này xưa nay vốn đa phần đã nghiêng về Đảng Dân Chủ rồi và nếu các cuộc thăm dò mới đây không sai, thì xu hướng chính trị của họ không có gì thay đổi trong cuộc bầu cử năm nay tại Hoa Kỳ.

Có lẽ vì thế mà chiến dịch của Đảng Dân Chủ cố gắng tô bóng yếu tố tôn giáo như là ưu điểm của Kamala Harris trong cuộc bầu cử năm nay. Thực vậy, ngay trong ngày Harris được mời vào liên danh do Biden lãnh đạo, hãng tin Religion News Service (và được Tạp chí America của các Cha Dòng Tên Mỹ truyền tải) có bài nói đến 5 sự kiện đức tin của bà, cho rằng ít có, hay đúng hơn chưa có, ứng cử viên phó tổng thống nào được tiếp xúc với các tôn giáo thế giới nhiều như Kamala Harris! Bà được nuôi dưỡng bằng Ấn độ giáo và Kitô giáo; bà lấy một người Do thái giáo (Douglas Emhoff); từng bị chỉ trích không chịu tích cực trợ giúp các vụ kiện dân sự chống hàng giáo sĩ Công Giáo lạm dụng tình dục lúc làm công tố viên; khi làm bộ trưởng tư pháp California, yêu cầu Tối cao Pháp viện Hoa kỳ bác bỏ yêu cầu của Hobby Lobby trong việc từ khước cung cấp bảo hiểm ngừa thai cho các phụ nữ vì các niềm tin tôn giáo của chủ nhân công ty này; khi vận động tranh chức ứng cử viên tổng thống, bà thường dùng dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu của Tân Ước và hay trích dẫn Thần học Giải phóng.

Sau đó 2 ngày, hãng tin này cho chạy hàng tít: “Kamala Harris is the future of American religion” và được tạp chí America của các Cha Dòng Tên giúp phổ biến.

Tác giả bài báo trên quả quyết rằng “Bà hiện thân cho tương lai tôn giáo Hoa Kỳ: trong thời thuyết đa nguyên tôn giáo đang mở rộng, thế hệ trẻ hơn của đất nước, mà nhiều người vốn là con cháu di dân, sẽ nhận ra nơi Harris một loại đức tin liên tôn và một thống thuộc tinh thần không quen thuộc đối với phần lớn đa số người da trắng theo Kitô giáo của các thập niên trước đây”.

Tác giả bài báo mô tả Harris như người lớn lên trong một gia hộ tiếp nhận cả các thực hành Kitô Giáo lẫn Ấn Giáo, từng kết hôn với một người Do Thái giáo, hiện theo giáo phái Baptist. Tóm lại một bối cảnh tôn giáo mà người ta vốn gọi là chiết trung, hầm bà làng, không tha thiết với tôn giáo truyền thống. Rất khác với liên danh Trump-Pence, cả hai đều là da trắng, theo Thệ Phản và là đàn ông.

Bối cảnh chiết trung tôn giáo trên không mạnh đủ để lái Harris khỏi khuynh hướng bài Kitô giáo, nhất là Công Giáo. Chính vì thế, ngay sau khi được đề cử vào liên danh Dân Chủ, Harris đã bị một Giám Mục Công Giáo là Đức Cha J. Strickland của giáo phận Tyler, Texas “tweeted”: “xin người Công Giáo lưu ý... nhắc tôi nhớ một ứng cử viên nữa gọi chúng ta là ‘những kẻ tồi tệ’... chúng ta cần tỉnh táo đối với người này...” và ngài nhắc mọi người đọc bài báo “Kamala's Anti-Catholic Assault Previews Her Potential Administration” của Paulina Enck, viết 1 ngày sau khi Harris được Biden đề cử.

Trọng tâm của bài báo đề cập tới việc Harris tin rằng đạo Công Giáo là một mớ quan điểm cực đoan khiến phải loại bỏ tín đồ của nó khỏi chức vụ công.

Thực vậy, trong buổi điều trần để xác nhận việc bổ nhiệm thẩm phán liên bang Brian Buescher, vốn là người Công Giáo và là hội viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus, Harris hạch hỏi liệu tư cách hội viên của một nhóm lấy nền thần học Công Giáo làm nền tảng cho các lý tưởng của mình có ngăn cản hội viên này trở thành một thẩm phán tốt, khách quan hay không. Một thượng nghị sĩ Dân Chủ khác là Mazie Hirono hạch hỏi sỗ sàng hơn rằng liệu ông ta có sẵn sàng rời bỏ Hội Hiệp Sĩ Columbus hay không khi trở thành thẩm phán liên bang, để tránh các “chủ trương cực đoan”.

Câu hỏi của Harris đặt ra cho Ông Buescher là “ông có biết Hội Hiệp Sĩ Columbus chống đối quyền của một người đàn bà được chọn lựa khi ông tham gia tổ chức này không? ”. Chưa hết, sau đó, Harris còn tỏ ra gớm ghiếc vì nhóm này chống đối cả hôn nhân đồng tính...

Họ có biết đâu rằng chống đối việc phá thai và hôn nhân đồng tính, chứ không phải những con người phá thai và những con người đồng tính, vốn là chủ trương của chính đạo Công Giáo, một tôn giáo được ít nhất 1 phần tư người Hoa Kỳ tin theo. Thành thử chống các lập trường này là chống đạo Công Giáo nói riêng, và chống tôn giáo nói chung, một điều đi ngược lại hiến pháp Hoa Kỳ, hiến pháp mà họ, người đại diện nhân dân Hoa Kỳ, tuyên thệ bảo vệ.

Tu chính án thứ nhất của Hiến Pháp Hoa Kỳ nói rất rõ: “Quốc Hội không được làm bất cứ đạo luật nào chống lại việc thiết lập tôn giáo, hay ngăn cấm việc tự do thi hành nó”.

Tony Gutiérrez, chủ bút sáng lập viên tờ Arizona Angelus, một tập san Công Giáo ở Arizona, và là hội viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus đã 15 năm nay, nhân dịp này, cũng đã nhắc lại cuộc điều trần xác nhận việc bổ nhiệm Ông Buescher làm thẩm phán liên bang.

Gutiérrez cho hay khi làm bộ trưởng tư pháp tại California, Harris hỗ trợ dự luật đòi các trung tâm thai nghén phò sinh phải thông tri cho mọi khách hàng của mình biết các chương trình của Tiểu Bang cung cấp phá thai.

Riêng về việc hạch hỏi Ông Buescher trong buổi điều trần, Gutiérrez cho rằng Harris hoàn toàn phiến diện, chỉ lưu ý tới việc phá thai mà quên đi các đóng góp to lớn của Hội Hiệp Sĩ Columbus trong việc giúp đỡ người túng thiếu, các trung tâm khủng hoảng thai nghén, quyên góp tiền bạc cho các trẻ em khuyết tật...

Hành vi hạch hỏi của Harris cũng có tính phản hiến, vì, theo Gutiérrez, Hiếp Pháp Hoa Kỳ nói rõ “không xét nghiệm tôn giáo nào được đòi hỏi như là điều kiện để nhận bất cứ chức vụ nào bao giờ...”.

Nhân dịp này, Gutiérrez thắc mắc không biết một người được đề cử vào chức vụ công phò phá thai nhưng đồng thời là hội viên của Hội Hiệp Sĩ Columbus, có bị hạch hỏi như Ông Buescher hay không? Bởi vì cố Thượng nghị sĩ Ted Kennedy, một người nổi tiếng phò phá thai cho tới lúc chết, vốn là một Hiệp Sĩ Columbus, mà lại là một hiệp sĩ cấp cao (cấp ba). Tư cách hội viên của Hội Hiệp Sĩ này đâu có làm gì phương hại đến chức vụ công sáng chói của Ted Kennedy!

Gutiérrez cũng nhắc lại các đóng góp của Hội trong rất nhiều chương trình phục vụ xã hội, nhà ở và tiếp đón di dân. Trong thời gian các trẻ em một mình vượt biên giới Mỹ Mễ bị giam trong các trại tạm giam di dân, chi hội ở Phoenix, mà Gutiérrez vốn thuộc về, đã làm món ngô nghiền với thịt và ớt (tamales) mang đến cho các em và tổ chức mua vui cho các em. Hay trong vụ “bão trong đất liền” vốn gọi là derecho ở Iowa ngày 10, tháng này, khiến 10 triệu mẫu Anh hoa mầu bị hư hại cùng nhiều nhà cửa và cơ sở kinh doanh bị thiệt hại, Hội không những giúp tiền bạc cho những gia đình túng thiếu mà còn cả hàng ngàn giờ thiện nguyện giúp dẹp rác rưởi, trong lúc phải giữ gián cách xã hội vì Covid-19. Hội cũng cung cấp hàng ngàn bữa ăn cho 3, 000 nhân viên điện lực đang cố gắng dựng lại mạng điện bị hủy vì cơn bão...

Chỉ có thể kết luận Harris hoàn toàn bị bít kín bởi cái nhìn ý thức hệ lầm lẫn về Đạo Công Giáo. Thành thử việc Biden mời bà đứng chung liên danh chỉ càng làm nhãn hiệu “Công Giáo ngoan đạo” của ông trở thành trơ trẽ thêm.

Theo hãng tin CNA, mặc dù cho rằng các nữ tu đã kích thích ông ra tranh cử nhưng cùng một lúc, ông lại đoan hứa sẽ đưa các Tiểu Muội Người Nghèo ra tòa buộc họ phải cung cấp bảo hiểm ngừa thai cho công nhân, Biden đã quyết định sẽ dùng đức tin Công Giáo làm chủ đề tranh cử.

Hồi tháng Hai, ông đã phát hành một cuốn video trình bày hình ảnh đen trắng của ông với nhiều nhân vật tôn giáo, trong đó, có Đức Phanxicô, trong đó, ông nói “Đích thân đối với tôi, đức tin, trọn bề nói về lòng hy vọng, mục tiêu và sức mạnh, và với tôi, tôn giáo của tôi là một cảm thức lớn lao được an ủi. Tôi đi lễ và lần tràng hạt. Tôi thấy điều này cực kỳ ủi an”.

Nói về tràng hạt, Clemente Lisi, hiện dạy báo chí tại The King’s College, New York, nhắc lại câu nói năm 2005 của Biden với tờ Cincinnati Enquirer: “Người Cộng hòa tiếp theo nếu bảo tôi rằng tôi không có lòng đạo, tôi sẽ ấn cỗ tràng hạt của tôi vào cổ họng anh ta”!
Nhưng theo CNA, ông ta ủng hộ nhiều chính sách mâu thuẫn với giáo huấn của Giáo Hội.

Năm 2008, ngay sau khi được bầu làm phó tổng thống, vị giám mục giáo phận Scranton, PA, của ông ta đã chỉ trích lập trường của ông ta về phá thai: “Tôi sẽ không dung thứ cho bất cứ chính khách nào cho rằng mình là tín hữu Công Giáo nhưng lại không thực sự phò sinh. Không một chính khách Công Giáo ủng hộ nền văn hóa chết chóc nào nên tiến đến bàn Rước Lễ. Tôi sẽ thực sự cảnh giác về vấn đề này”.
Tháng 10 năm 2019, Biden bị từ khước rước lễ tại một nhà thờ Công Giáo ở Nam Carolina vì lập trường phò phá thai của ông. Đó là lúc ông viết trên trang mạng của ông rằng một trong các ưu tiên của ông khi làm tổng thống là “hành động để biến phán quyết Roe v. Wade” thành đạo luật của liên bang và bộ Tư Pháp của ông sẽ làm mọi điều để ngăn chặn việc lan rộng các đạo luật tiểu bang ngang nhiên vi phạm hiến quyền phá thai”.

Trang mạng đó cũng viết rằng “Phó Tổng Thống Biden ủng hộ việc hủy bỏ Tu Chính Án Hyde vì chăm sóc sức khỏe là một quyền không nên bị lệ thuộc vùng bưu điện hay thu nhập của một người”.

Ngoài ra, trang mạng ấy còn nói rằng Biden đoan hứa “sẽ tái lập việc tài trợ của liên bang cho Planned Parenhood” và hứa sẽ “bãi bỏ Chính Sách Mexico City” (tài trợ phá thai ở ngoại quốc) mà Tổng Thống Trump đã tái lập và mở rộng.

Gần đây nhất, ngày 7 tháng 8, trước lời chỉ trích của Trump cho rằng ông không tôn giáo, chống lại Thiên Chúa, Biden đã long trọng đọc “Tuyên bố Của Tôi Về Đức Tin”, trong đó, ông khẳng định “Giống như rất nhiều người, đức tin của tôi vốn là nền tảng vững như đá của đời tôi: nó vốn cung cấp cho tôi niềm an ủi trong những giây phút mất mát và thảm kịch, nó vốn giữ tôi đứng vững và khiêm hạ trong những lúc chiến thắng và hân hoan. Và trong giờ phút đen tối đối với đất nước chúng ta, giờ phút đau đớn, chia rẽ, và bệnh hoạn cho rất nhiều người Hoa Kỳ, đức tin của tôi vốn là ánh sáng hướng dẫn đối với tôi và không ngừng nhắc tôi nhớ đến phẩm giá và nhân tính nền tảng mà Thiên Chúa vốn ban cho tất cả chúng ta”.

Đoạn đầu tiên chỉ nói có thế trong khi 3 đoạn còn lại được Biden dùng để đả kích Trump. Dù sao, Biden chỉ nói đến “đức tin của tôi” chứ không hẳn “đức tin Công Giáo của tôi”; chắc chắn đó là thứ đức tin bị cắt xén, đem tổng hợp vào các “tín ngưỡng” khác thành một thứ đức tin pha trộn hay đức tin chiết trung, hầm bà lằng, như đức tin của Harris.

Cái thứ đức tin ấy, theo Clemente Lisi, đang làm cho Biden im lặng trước những phá hoại và phạm thánh diễn ra khắp nước Mỹ nhằm vào các cơ sở Công Giáo, khiến tổ chức CatholicVote ngỏ lời với ông: “Các nhà thờ Công Giáo khắp Nước Mỹ đang bừng cháy theo nghĩa đen, và Joe Biden không nói gì cả. Các thành viên lãnh đạo của Đảng Dân Chủ đã mồi lửa cho bầu khí hận thù chống lại người Công Giáo, và các vụ tấn công này đang dẫn tới các hành vi phá hoại và bạo lực”.

Không lạ gì khi Đức Cha Tobin khẳng định Biden không phải là người Công Giáo. Ông có là người Công Giáo hay không chỉ có Chúa mới quả quyết được. Nhưng điều chắc chắn: việc ông mời Harris đứng chung liên danh chỉ càng làm ông trở thành xa lạ hơn với cử tri Công Giáo Hoa Kỳ.

Còn nếu chỉ dựa vào việc tranh đấu cho công lý nửa chừng mà đòi cho mình danh xưng Công Giáo thì chắc chắn Chúa cũng phải nói rằng: kẻ giả hình kia, nào ngươi có công chi, vì kẻ ngoại, người tội lỗi, cũng tranh đấu như thế, họ cũng tranh đấu quyền của đàn bà được phá thai. Đã tự hào là người đấu tranh cho công lý, cho bình đẳng, sao ngươi không tranh đấu quyền sống của những thai nhi, những kẻ bé nhỏ nhất trong các tạo vật của Ta, cũng là hình ảnh của Ta. Sao ngươi lại chỉ nghĩ rằng ngươi mới là hình ảnh của Ta, chứ không phải những trẻ thơ còn trong bụng mẹ. Hãy xéo khỏi mặt Ta!
 
Nhóm Dân Chủ Phò Sinh lên tiếng: Joe Biden không cho chúng tôi lý do nào để bầu cho ông ta
Đặng Tự Do
19:41 22/08/2020


Lần đầu tiên kể từ năm 2000, Hội nghị Quốc gia của đảng Dân chủ không cho phép Nhóm Dân Chủ Phò Sinh, gọi tắt là DFLA, có cuộc họp riêng như một phần chính thức trong đại hội đảng và thậm chí từ chối không cho phép họ được điều trần trước ủy ban soạn thảo nghị quyết của đảng. Đó là những dấu hiệu mới nhất sự thù địch công khai của đảng Dân Chủ Mỹ với phong trào ủng hộ sự sống trong hàng ngũ của họ.

Việc thẳng thừng loại trừ quan điểm phò sinh trong chính sách của đảng Dân Chủ đã làm giảm nhiệt tình của những đảng viên Dân chủ phò sự sống, mà lẽ ra đã được nâng lên từ sự đề cử chính thức của đại hội đối với Joe Biden, người Công Giáo thứ tư trong lịch sử Hoa Kỳ được đa số thành viên đảng Dân Chủ ủng hộ. Joe Biden trên danh nghĩa vẫn là người Công Giáo mặc dù nhiều người, ngay cả các Giám Mục, hoài nghi về thực chất của điều này.

Kristen Day, chủ tịch DFLA, đã phát biểu với tờ National Catholic Register vào ngày 17 tháng 8 sau cuộc họp ủng hộ cuộc sống của nhóm cô diễn ra bên ngoài đại hội đảng Dân Chủ vào ngày 17 tháng 8. Cô cho biết: “Có quá nhiều sự thất vọng và mọi người rất hào hứng với việc muốn được lên tiếng. Họ muốn bỏ phiếu cho Biden, nhưng Biden không cho chúng tôi bất kỳ lý do nào để bỏ phiếu cho ông ta. … Ông ta đang nói về việc cho phép phá thai thời kỳ cối, thanh toán các chi phí phá thai bằng tiền thuế và luật hóa phán quyết Roe.”

Nhóm Dân Chủ Phò Sinh đã lên tiếng phản đối ở Milwaukee chống lại sự loại trừ họ; và, theo Day, sự thù địch ngày càng gia tăng đối với những cử tri này và mối quan tâm của họ đối với chính nghĩa phò sinh chỉ làm tăng thêm quyết tâm và số lượng của họ.

Trên thực tế, Kristen Day gọi động lực và sự phát triển của các đảng viên Đảng Dân chủ phò sinh trong năm nay là “chưa từng có”.

Day nói rằng phong trào của cô bao gồm những đảng viên Dân chủ ủng hộ cuộc sống, những người cũng “muốn công bằng xã hội, công bằng chủng tộc, công bằng kinh tế”, nhưng đang thất vọng vì “thực tế là chúng tôi đang bị loại trừ và thậm chí không có bất kỳ nỗ lực nào dù rất nhỏ để yêu cầu chúng tôi bỏ phiếu cho ông Joe Biden.”

Kristen Day cho biết bầu không khí chống lại nhóm của cô là “thù địch nhất” chưa từng có đối với những người ủng hộ sự sống trong đảng và đề cập đến cuộc họp năm 2017 với Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ là Tom Perez. Trong cuộc gặp gỡ này Tom Perez nhấn mạnh rằng “chúng tôi hoan nghênh những người ủng hộ cuộc sống trong đảng miễn là họ đừng bỏ phiếu theo cách đó.”

Cô Day nói rằng “sự thù địch” của Perez đối với Nhóm Dân Chủ Phò Sinh càng lúc càng gia tăng, và chỉ ra một số sự kiện sau cuộc gặp gỡ với Perez vào năm 2017, bao gồm việc trang web gây quỹ ActBlue không cho phép nhóm của cô quyên tiền cho các Dân biểu Dân chủ phò sinh. Các hành vi thù địch chống lại các đảng viên dân chủ phò sinh như Dan Lipinski ở Illinois và Collin Peterson ở Minnesota và Hiệp hội Luật sư Dân chủ là những thí dụ cho thấy tính chất cực đoan phò phá thai của ban lãnh đạo đảng này.


Source:National Catholic Register
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đại Lễ Đức Mẹ Lên Trời tại họ Đông Mỹ, giáo xứ Tụy Hiền, Tgp. Hà Nội
Joseph Hùng Lửa
19:08 22/08/2020
Chiều ngày 15/8/2020, cha xứ Antôn Nguyễn Văn Độ đã hợp cùng Hội Thánh toàn cầu dâng Thánh lễ mừng Đức Trinh Nữ Maria với tước hiệu Hồn Xác Lên Trời tại giáo họ Đông Mỹ.

Để tỏ lòng hiếu thảo với Mẹ, trước Thánh lễ, Cha xứ cùng với cộng đoàn đã cung nghinh Đức Mẹ quanh làng cùng xin Đức Mẹ gìn giữ và ban muôn phúc lành xuống trên Giáo Hội Việt Nam, cho Giáo xứ, Giáo họ và cho từng người.

Xem Hình

Đúng 4h30 cuộc rước bắt đầu. Cộng đoàn giáo họ Đông Mỹ đã sốt sắng cung nghinh Đức Mẹ cùng thánh Antôn vị thánh bổn mạng của giáo họ Đông Mỹ. Hôm nay chính là ngày sinh nhật thánh Antôn và kỷ niệm 800 năm ngài nhập dòng.

Trong bài chia sẻ, cha Antôn đã giới thiệu Đức Maria với đặc ân Đức Maria Hồn Xác lên trời cho cộng đoàn để rồi ngài mời gọi mọi người hãy hướng lên Đức Trinh Nữ Maria, mẫu gương tuyệt hảo về niềm tin và hi vọng nơi Thiên Chúa. Ngài nói “ngắm thứ tư của Năm Sự Mừng: Đức Chúa Trời cho Đức Bà lên trời, ta hãy xin ơn chết lành trong tay Đức Mẹ, và ngắm thứ năm: Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ trên trời, ta hãy xin Đức Mẹ cho ta được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước Thiên đàng. Đó chính là hai ơn mà chúng ta cần phải xin.

Đức Maria là được cả hồn và xác lên trời là phần thưởng mà Chúa ban cho Mẹ, đây cũng chính là điều mà Thiên Chúa sẽ ban cho những ai lắng nghe và tuân giữ Lời của Thiên Chúa. Nơi Đức Maria chúng ta thấy sáng lên một niềm hi vọng. Noi gương Mẹ, chúng ta hãy đặt ngôi sao hi vọng nơi Thiên Chúa và xác tín như thánh Phaolô “hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12, 12). Cho nên khốn khổ thay cho người nào không có niềm hi vọng.

Tuy nhiên, để niềm hi vọng ấy không trở thành nỗi thất vọng, chúng ta phải chiến đấu. Chỉ khi nào người Kitô hữu biết từ bỏ những thú vui trần thế, những tham lam, giận hờn, ghen ghét, … lúc đó họ mới được thưởng cùng Đức Mẹ trên nước thiên đàng”.

Sau khi ban phép lành cuối Lễ, cha xứ Antôn đã chúc mọi người luôn giữ được lòng yêu mến Chúa và Đức Mẹ, hãy siêng năng nói chuyện với Mẹ để được Mẹ ở cùng chúng ta.

Bài viết và hình ảnh: Joseph Hùng Lửa
 
VietCatholic TV
Nếu Joe Biden thắng cử, cục diện Giáo Hội Hoa Kỳ sẽ ra sao? Nhận định của Catholic News Agency
Giáo Hội Năm Châu
05:25 22/08/2020


Hôm 19 tháng 8, thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA, có bài nhận định sau về đường lối của ông Joe Biden. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Ông Joe Biden đã chính thức được đề cử là ứng cử viên tổng thống năm 2020 của Đảng Dân chủ vào tối thứ Ba. Sau khi kết thúc các phần màu mè hình thức này, những chính sách nào sẽ được ông thực hiện?

Dự thảo nghị quyết của Hội Nghị Đảng Dân Chủ cho năm 2020 nói rằng tự do tôn giáo là “quyền cơ bản của con người”, tuy nhiên, điều đó không thể được sử dụng “làm chiêu bài để phân biệt đối xử”.

Các đảng viên Dân chủ trong Quốc hội đã thúc đẩy “Đạo Luật Không Gây Hại”, như một phương tiện để hạn chế các biểu hiện tự do tôn giáo mà họ cho là phân biệt đối xử.

Luật được đề nghị sẽ hạn chế việc áp dụng các biện pháp bảo vệ tự do tôn giáo hiện tại — được gọi là Đạo Luật Khôi Phục Quyền Tự Do Tôn Giáo, gọi tắt là RFRA —trong các trường hợp như phản đối việc bắt buộc mua bảo hiểm ngừa thai, như khi các nhân viên chăm sóc sức khỏe từ chối tham gia phá thai và khi các cơ sở tôn giáo giúp tìm con nuôi chỉ giao con cho những đôi vợ chồng (cha mẹ nuôi) khác giới tính và đã kết hôn.

Dự thảo nghị quyết năm 2020 cũng đòi phục hồi một số chính sách thí dụ như việc bắt buộc phải có các nhân viên chuyển giới của chính quyền Obama. Nó lên án cái mà đảng Dân Chủ gọi là “quy định nguy hiểm và phi đạo đức” của chính quyền Trump khi cho phép các bác sĩ, bệnh viện và công ty bảo hiểm phân biệt đối xử với bệnh nhân dựa trên khuynh hướng tính dục hoặc bản sắc giới tính của họ.”

Một thẩm phán liên bang hôm thứ Hai đã ra lệnh ngưng thi hành quy tắc của chính quyền Trump vốn bảo vệ các bác sĩ đã đưa ra sự phản đối lương tâm về việc cung cấp phẫu thuật chuyển đổi giới tính hoặc phá thai.

Nghị quyết của Hội Nghị Đảng Dân Chủ cũng kêu gọi Hoa Kỳ bổ nhiệm “các nhà lãnh đạo cấp cao” để thúc đẩy sự ủng hộ giới đồng tính (LGBTQ) trong chính sách đối ngoại. Chính quyền Obama đã bổ nhiệm Đặc phái viên đầu tiên về các vấn đề LGBTQ tại Bộ Ngoại giao, nhưng vị trí này chưa bị luật pháp yêu cầu phải được bổ nhiệm trong mỗi chính quyền và do đó, trong nhiệm kỳ của tổng thống của Trump chưa ai được bổ nhiệm.

Nghị quyết đảng Dân Chủ năm 2020 cũng hỗ trợ luật buộc mua bảo hiểm tránh thai của Bộ Y Tế và Nhân Sinh, gọi tắt là HHS, mà các chủ doanh nghiệp và những tổ chức tôn giáo phi lợi nhuận đã đấu tranh tại tòa án chống lại việc bắt buộc các chủ doanh nghiệp phải chi trả cho chi phí ngừa thai trong các kế hoạch bảo hiểm sức khỏe của nhân viên.

Mặc dù chính quyền Trump ban hành các miễn trừ về tôn giáo và đạo đức đối với luật buộc nói trên, trong đó có cả dòng Tiểu Muội của Người Nghèo, vẫn có những các tiểu bang đã phản đối việc miễn trừ này trước tòa án. Vào tháng 7 vừa qua, Tối Cao Pháp Viện đã ra phán quyết ủng hộ việc miễn trừ cho các Sơ hội dòng này và những nơi khác.

Tuy nhiên, ông Biden - dù trong video vận động bầu cử chiếu ngày 9 tháng 8 đã ghi nhận “lòng hào hiệp” của các nữ tu Công Giáo trong việc truyền cảm hứng cho ông khi tranh cử chức vụ tổng thống - lại nói rằng ông sẽ bãi bỏ các miễn trừ về tôn giáo và đạo đức, mở màn cho khả năng các Sơ dòng Tiểu Muội Của Người Nghèo có thể sẽ phải tiếp tục kiện cáo để chống lại luật buộc các sơ mua bảo hiểm tránh thai.

Sau phán quyết có lợi cho các nữ tu của Tối cao Pháp Viện, ông Biden cho biết ông sẽ phục hồi “sự trợ giúp” của chính quyền Obama đối với những tổ chức phi lợi nhuận chống đối. Đó là điều mà các sơ dòng Tiểu Muội đã chống đối trước tòa, vì các sơ nói rằng sự trợ giúp đó không bảo vệ quyền làm theo lương tâm của họ một cách đúng mức.

Theo “sự trợ giúp” này, những tổ chức phi lợi nhuận chống đối sẽ thông báo cho chính phủ biết về sự phản đối của họ, từ đó hướng dẫn công ty bảo hiểm hoặc quản trị viên kế hoạch bảo hiểm dành chi phí này cho bên thứ ba, nhằm bảo đảm có các điều khoản ngừa thai trong kế hoạch bảo hiểm. Phía các sơ thì nói rằng bằng cách thông báo cho chính phủ về sự phản đối của mình, về cơ bản các sơ vẫn cho “phép” điều khoản về bảo hiểm đáng phải chống đối về mặt đạo đức hiện diện trong kế hoạch bảo hiểm y tế của các sơ.

Nghị quyết này của đảng Dân Chủ bao gồm một cam kết phản đối hình phạt tử hình và cam kết đảng Dân Chủ sẽ “tiếp tục ủng hộ việc bãi bỏ án tử hình.”

Nghị quyết dự thảo của đảng Dân Chủ cũng phản đối các trợ cấp học phí dành cho các trường tư thục như một phần trong “các chính sách chuyển hướng các nguồn lực do người đóng thuế tài trợ ra khỏi hệ thống trường công”. Ở một số tiểu bang như Wisconsin, các trường Công Giáo là một trong số những trường được hưởng lợi từ việc tiểu bang mở rộng trợ cấp học phí cho trường tư.

Về hôn nhân, ông Biden đã ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Hôn nhân vào thập niên 1990, nhưng vào năm 2012, ông lại nói rằng ông “hoàn toàn thoải mái” với hôn nhân đồng tính. Những bình luận của ông trong tư cách là phó tổng thống vào năm bầu cử đã thúc đẩy Tổng thống Obama tuyên bố ủng hộ hôn nhân đồng giới vài ngày sau đó. Với tư cách là Phó Tổng thống, chính Biden đã chủ trì lễ cưới đồng tính cho hai nhân viên Toà Bạch Ốc vào năm 2016.

Về vấn đề phá thai, nghị quyết đảng Dân Chủ năm 2020 được xây dựng trên nền tảng nghị quyết năm 2016, mà một cựu nhân viên chiến dịch tranh cử của Obama từng mô tả là “cực đoan”. Vào năm 2016, giám đốc chương trình tiếp cận qua đức tin trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2012 của Obama là Michael Wear đã nói với CNA rằng lập trường về phá thai của đảng Dân Chủ thật “đáng chê trách về mặt đạo đức.”

Một nhóm viên chức thuộc đảng Dân chủ ở cấp liên bang, tiểu bang và địa phương đã viết thư cho các thành viên của ủy ban soan thảo nghị quyết vào ngày 14 tháng 8, nói rằng việc ủng hộ phá thai ở giai đoạn cuối sẽ “đẩy nhiều cử tri vào vòng tay của Đảng Cộng hòa, ” khi có nhiều người phò sinh cũng chính là “những cử tri tập chú vào một vấn đề duy nhất.”

Nghị quyết tuyên bố rằng “mọi phụ nữ” phải được quyền tiếp cận với “việc phá thai an toàn và hợp pháp” và việc phá thai đó, là một phần của công tác chăm sóc sức khỏe toàn diện, và là điều “quan trọng đối với việc gây sức mạnh cho phụ nữ và các bé gái”.

Nghị quyết kêu gọi sự khôi phục những tài trợ liên bang cho cơ sở phá thai gọi là Kế Hoạch Hoá Gia Đình, và những việc phá thai do người đóng thuế tài trợ thông qua việc bãi bỏ các Tu chính án Hyde và Helms cũng như Chính sách thành phố Mexico.

Thành tích riêng của Biden về việc ủng hộ phá thai trong tư cách một thượng nghị sĩ có sáu nhiệm kỳ và phó tổng thống Hoa Kỳ đã được biết đến rộng rãi. Ông ta đã thay đổi xoành xoạch quan điểm của mình đối với phán quyết Roe vs. Wade năm 1973 và về việc dùng tiền thuế dân để tài trợ cho phá thai. Tuy nhiên, trong tư cách là ứng cử viên tổng thống của đảng Dân Chủ, ông khẳng định ủng hộ phán quyết phá thai Roe và việc bãi bỏ các biện pháp nhằm chống lại việc tài trợ cho phá thai bằng tiền đóng thuế của người dân, cho phù hợp với dự thảo nghị quyết năm 2020 của đảng này.

Biden tuyên bố vào tháng Sáu năm 2019 rằng ông sẽ ủng hộ việc bãi bỏ Tu Chính Án Hyde. Khi bị Thượng nghị sĩ Bernie Sanders thách thức phải nói về những lá phiếu ủng hộ Tu Chính Án Hyde trước đó của ông trong một cuộc tranh luận vào tháng Ba, Biden đã nói rằng “nếu mai đây chúng ta có nguồn tài trợ công cho tất cả các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, thì không có cách nào quý vị có thể cho phép đưa ra yêu cầu phải có Tu chính án Hyde.”

Trong cuộc tranh luận đó, Biden đã hứa, nếu được bầu làm tổng thống, ông sẽ “gởi ngay lập tức một bản dự thảo luật về phán quyết Roe chống Wade đã được thống đốc Casey sửa đổi đến Quốc hội Hoa Kỳ”. Quyết định của Tối Cao Pháp Viện trong vụ Roe năm 1973 cho phép việc phá thai hợp pháp, ngoại trừ trường hợp thai nhi có khả năng sống sót. Dự thảo năm 1992 của thống đốc Casey đã thiết lập một khung pháp lý cập nhật nhằm xác định tính hợp hiến của các luật lệ về phá thai của các tiểu bang.

Trong thời gian ở Thượng viện, Biden đã bày tỏ lập trường bất nhất của ông về vấn đề phá thai, gồm cả việc bỏ phiếu cho việc ban hành những điều luật bao gồm Tu chính án Hyde.

Vào năm 1974, ông nói phán quyết về vụ Roe “đã đi quá xa”. Vào năm 1981 ông ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp để cho phép các tiểu bang đảo ngược phán quyết vụ Roe. Tuy nhiên, vào năm sau, ông đã bỏ phiếu chống lại sửa đổi như vậy.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2008 với “Meet the Press” của đài NBC, Biden cho biết phán quyết Roe đang “tiến gần đến sự đồng thuận có thể tồn tại trong một xã hội không đồng nhất như xã hội của chúng ta.”

Nghị quyết chiến dịch tranh cử năm 2020 của ông kêu gọi việc biến phán quyết Roe chống Wade thành luật liên bang, và sẽ bảo đảm “quyền được lựa chọn hiến định của phụ nữ”, như một phần của “chọn lựa công khai” về công tác chăm sóc sức khoẻ.

Nói nôm na cho dễ hiểu là ông Joe Biden sẽ quyết tâm ngăn cản các tiểu bang không được thông qua các dự luật cấm phá thai trong phạm vi tiểu bang của mình.


Source:Catholic News Agency
 
Tin vui trọng đại cho Giáo Hội tại Tiệp
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:23 22/08/2020


1. Ðức Hồng Y Duka làm phép Cột đài Ðức Mẹ ở Praha.

Hôm 15 tháng 8 vừa qua, lễ Ðức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, Ðức Hồng Y Dominik Duka, Tổng giám mục giáo phận Praha, thủ đô Cộng hòa Tiệp, đã làm phép Cột đài Ðức Mẹ ở thủ đô.

Ngay từ sáng sớm thứ Bảy vừa qua, hàng trăm tín hữu, trong y phục truyền thống, đã đến địa điểm Cột đài Ðức Mẹ cao 16 mét, ở Quảng trường Cổ Thành. Tượng Ðức Mẹ có đội triều thiên bằng các ngôi sao màu vàng, ở trên đầu cột.

Trước khi Ðức Hồng Y Duka làm phép cột đài sáng ngày 15/8, ngài đã cử hành thánh lễ kính Ðức Mẹ tại nhà thờ Tyn, một trong những thánh đường nổi tiếng ở thủ đô Praha. Tham dự thánh lễ có nhiều nhân vật chính trị, trong đó có cựu ngoại trưởng Karel Schwarzenberg và cựu bộ trưởng quốc phòng Alexandr Vondra.

Cột đài được dựng lên cách đây 370 năm để tưởng niệm và ghi ơn Ðức Mẹ, vì thành Praha đã được cứu thoát khỏi cuộc xâm lăng của quân Thụy Ðiển, vào cuối cuộc chiến tranh 30 năm, hồi năm 1648. Cột đài Ðức Mẹ bị đám đông phá đổ ngày 3 tháng 11 năm 1918, sau khi Tiệp khắc được thành lập.

Vấn đề tái thiết tượng đài Ðức Mẹ đã được thảo luận từ hai thập niên qua. Những người chống đối cho rằng cột đài nhắc nhớ sự khởi đầu cuộc chiếm đóng của triều đại hoàng đế Habsbourg Áo Hung và Công Giáo thống trị miền Bohemia. Cả những người vô thần và đại diện các Giáo hội Tin lành cũng chống lại đề nghị này. Cộng hòa Tiệp là nước có tỷ số vô thần cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, hồi cuối tháng Giêng năm nay, việc tái lập Cột đài Ðức Mẹ đã được Hội đồng thành phố Praha thông qua, với 34 phiếu thuận trên tổng số 65 thành viên, tức là thắng chỉ nhờ ba phiếu. Thành quả này một phần cũng nhờ nỗ lực hòa giải Ðức Hồng Y Duka, dòng Ða Minh, cổ võ hòa giải giữa Công Giáo và các thành phần khác, đặc biệt trong cuộc tranh chấp giữa Giáo hội và nhà nước Tiệp về vấn đề chủ quyền trên nhà thờ chính tòa thánh Vito. Nhà thờ này bị nhà nước cộng sản Tiệp Khắc tịch thu. Giải pháp Ðức Hồng Y đề nghị và được chấp nhận là: Nhà nước giữ quyền sở hữu, nhưng để cho Giáo Hội Công Giáo sử dụng thánh đường.


Source:pch24.pl

2. Các Giám Mục Zimbabwe cáo buộc chính phủ vi phạm nhân quyền bắt bớ dân lành vô tội

Các Giám Mục Công Giáo ở Zimbabwe đã cáo buộc chính phủ thực hiện các hành vi chà đạp nhân quyền và đàn áp những người bất đồng chính kiến. Đáp lại chính quyền của Tổng thống Emmerson Mnangagwa nhanh chóng phủ nhận những cáo buộc này, gọi đó là các cáo buộc “xấu xa” và vô căn cứ.

Trong một bức thư mục vụ được đọc tại tất cả các nhà thờ Công Giáo vào hôm Chúa Nhật, Hội đồng Giám mục Công Giáo Zimbabwe cho biết đất nước đang phải chịu “một cuộc khủng hoảng nhiều tầng”, bao gồm suy sụp kinh tế, nghèo đói sâu sắc, tham nhũng và vi phạm nhân quyền.

“Nỗi sợ hãi chạy dọc xương sống của nhiều người của chúng ta ngày nay. Cuộc đàn áp đối với những người bất đồng chính kiến là chưa từng có”, các Giám Mục nói trong bức thư với những lời lẽ mạnh mẽ.

“Đây có phải là Zimbabwe mà chúng tôi muốn không? Có quan điểm khác thì lập tức bị coi là kẻ thù.”

Đáp lại, Bộ trưởng Thông tin Monica Mutsvangwa đã chỉ trích người Đức Tổng Giám Mục Robert Ndlovu, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Zimbabwe và mô tả bức thư mục vụ là một “thông điệp xấu xa” nhằm châm ngòi cho một “cuộc diệt chủng kiểu Rwanda”.

Mutsvangwa tuyên bố với cùng một luận điệu ta thường thấy ở các quốc gia độc tài. Y nói: “Hành vi vi phạm pháp luật của Ndlovu là hành vi của một kẻ thủ đắc các ưu thế địa chính trị từ tư cách là một linh mục của mình để thay đổi chế độ, đó là dấu hiệu của tay sai cho các cường quốc phương Tây thời hậu đế quốc trong hai thập kỷ qua”.

Ít nhất 20 người biểu tình đã bị bắt vì tham gia các cuộc biểu tình chống lại tình trạng tham nhũng và tình trạng suy sụp kinh tế vào ngày 31 tháng 7. Tất cả đều bị buộc tội kích động bạo lực nơi công cộng và nhiều người trong số họ đã mất tích kể từ đó.

Các nhà phê bình chính phủ và các nhóm bảo vệ nhân quyền cho rằng làn sóng bắt giữ và các vi phạm nhân quyền gần đây gợi nhớ đến những chiến thuật nặng tay mà người tiền nhiệm của Mnangagwa, là Robert Mugabe, đã áp dụng. Robert Mugabe đã cai trị Zimbabwe suốt 37 năm.

Dewa Mavhinga, Giám đốc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Nam Phi, nói với Al Jazeera: “Người dân Zimbabwe đang chứng kiến những vụ lạm dụng chưa từng có và có thể còn tồi tệ hơn những gì họ đã phải chứng kiến dưới thời Mugabe. Họ đang phải chứng kiến sự gia tăng mạnh các vụ bắt cóc, tra tấn và lạm dụng tình dục mà chính phủ và các lực lượng an ninh nhắm vào những người chỉ trích mình”.

Giống như Mugabe, Mnangagwa nói rằng các nước phương Tây đang tài trợ cho phe đối lập để lật đổ chính phủ của ông ta.

Mnangagwa lên nắm quyền sau khi quân đội loại bỏ Mugabe vào tháng 11 năm 2017. Ông tiếp tục giành chiến thắng trong cuộc bầu cử gây tranh cãi vào năm sau, hứa hẹn giải quyết nạn tham nhũng và vực dậy nền kinh tế đang điêu đứng của đất nước.

Tuy nhiên, giờ đây, Zimbabwe đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng được đánh dấu bởi lạm phát tăng vọt, tỷ lệ thất nghiệp cao, thiếu hụt ngoại hối và đồng nội tệ đang mất giá nhanh chóng so với đô la Mỹ.


Source:Al Jazeera

3. Sứ thần Tòa Thánh bày tỏ tình đoàn kết với các Giám mục Zimbabwe bị chính phủ tấn công.

Hôm Chúa nhật 16 tháng 8 năm 2020, Đức Tổng Giám Mục Paolo Rudelli, người Ý, Sứ thần Tòa Thánh tại Zimbabwe đã lên tiếng bày tỏ tình liên đới ủng hộ các Giám mục. Trước đó, chính phủ nước này đã tấn công và nhục mạ các Giám mục vì các ngài đã phản đối việc điều hành đất nước vô trách nhiệm của tổng thống.

Việc quản lý yếu kém cuộc khủng hoảng sức khỏe và nền kinh tế của tổng thống Emmerson Mnangagwa đã dẫn đến các cuộc biểu tình trên đường phố và trên các phương tiện truyền thông xã hội. Chính phủ đã phản ứng bằng các cuộc đàn áp, và bắt bớ hàng loạt. Một số quan sát viên, chẳng hạn như Tổ chức Ân xá Quốc tế, mô tả rằng tại đất nước này hiện nay đang có một bầu không khí sợ hãi bao trùm với những vụ mất tích, bắt bớ, bắt cóc trên đường phố và tra tấn chống lại những ai lên tiếng chống lại chính phủ.

Ðáp lại lá thư mục vụ của các Giám Mục về tình hình đất nước, chính phủ của tổng thống Mnangagwa đã đưa ra một tuyên bố được phát trên truyền hình quốc gia vào tối thứ Bảy 15 tháng 8, trong đó tấn công các Giám mục với giọng điệu xúc phạm, đặc biệt cá nhân Ðức Cha Robert Christopher Ndlovu, Tổng Giám mục Harare, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Zimbabwe.

Nhận thấy việc xúc phạm các Giám mục như vậy là vô lý, Sứ thần Tòa Thánh đã lên tiếng bênh vực các vị chủ chăn của Giáo hội.

Trên các phương tiện truyền thông, những người Công Giáo và không Công Giáo ở Zimbabwe đã bày tỏ ủng hộ các Giám mục. Ðặc biệt, họ nhắc nhở các bộ trưởng và quan chức rằng các Giám mục là những mục tử không có tham vọng chính trị nhưng không thể im lặng trước quá nhiều đau khổ xã hội và quá nhiều nghèo đói.


Source:Catholic News Agency
 
Quá hay: Quốc Hội Mỹ đưa ra dự luật Gọi Tên Kẻ Thù – Cấm gọi Tập Cận Bình là nguyên thủ quốc gia
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
19:12 22/08/2020


1. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ đưa ra dự luật cấm gọi Tập Cận Bình là nguyên thủ quốc gia

Một dự luật được giới thiệu tại Quốc hội Hoa Kỳ sẽ cấm các tài liệu của chính phủ Hoa Kỳ cũng như các quan chức chính phủ không được đề cập đến Tập Cận Bình với danh xưng là nguyên thủ quốc gia qua từ ngữ “President”, nghĩa là “Tổng thống” hay “Chủ tịch”.

Các nhà lập pháp ở Washington đã đưa ra một dự luật để thay đổi cách chính phủ liên bang đề cập đến nhà lãnh đạo của Trung Quốc, đặc biệt là nghiêm cấm việc sử dụng thuật ngữ “President”.

“Name the Enemy Act”, nghĩa là “Đạo luật Gọi Tên Kẻ Thù”, sẽ buộc các tài liệu chính thức của chính phủ Hoa Kỳ không được đề cập đến các chức danh có ý nghĩa là nguyên thủ quốc gia và thay vào đó phải dùng các thuật ngữ chỉ liên quan đến vai trò là người đứng đầu Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tập Cận Bình, nắm giữ ba chức danh chính thức, nhưng cả ba chức danh này không có chức danh nào có thể tương đương với “President”, thường được hiểu là một vị “Tổng thống”, được dân bầu một cách dân chủ. Chức danh của Tập Cận Bình thường được báo chí Trung Quốc đề cập đến là 国家竹溪, nghĩa là chủ tịch nhà nước. Các chức danh khác là chủ tịch quân ủy trung ương; và tổng bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Tuy nhiên, thế giới nói tiếng Anh, thường gọi Tập Cận Bình là “President”, là điều mà dự luật này cho rằng mang lại tính chất hợp pháp không chính đáng cho một nhà lãnh đạo không được dân chúng bầu.

Dự luật nhấn mạnh rằng:

“Việc đề cập đến nhà lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa với danh xưng ‘President’ tạo ra một giả định sai sự thật rằng người này được dân chúng bầu lên, thông qua các phương tiện dân chủ, và như thế chúng ta vô tình sẵn sàng hợp pháp hóa kẻ cai trị họ một cách phản dân chủ.”

Được giới thiệu bởi Dân biểu Scott Perry, của Đảng Cộng hòa đơn vị Pennsylvania, dự luật của Hạ viện cũng sẽ cấm sử dụng quỹ liên bang để “tạo hoặc phổ biến” các tài liệu và thông tin chính thức đề cập đến nhà lãnh đạo Trung Quốc với danh xưng “President”.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo thường dùng danh xưng tổng bí thư khi nhắc đến tên Tập Cận Bình, ám chỉ vai trò lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc thay vì là nguyên thủ quốc gia.

Đạo luật này được đưa ra khi nhiều quan chức nội các, do Ngoại trưởng Mike Pompeo dẫn đầu, gần đây đã bắt đầu từ bỏ thuật ngữ “President” để chuyển sang “tổng bí thư”.

Dự luật này sẽ “chính thức hóa điều gì đó mà chúng tôi đã lưu ý trong các tuyên bố của chính quyền”, Anna Ashton, người đứng đầu các vấn đề chính phủ tại Hội đồng Hoa Kỳ-Trung Quốc Sự Vụ cho biết.

Từ nay có lẽ chúng ta cũng không nên gọi là “chủ tịch Tập Cận Bình” mà nên gọi trống không hay gọi một cách mỉa mai là Đại Đế Tập Cận Bình.


Source:South China Morning Post


2. Nhóm Dân Chủ Phò Sinh lên tiếng: Joe Biden không cho chúng tôi lý do nào để bầu cho ông ta

Lần đầu tiên kể từ năm 2000, Hội nghị Quốc gia của đảng Dân chủ không cho phép Nhóm Dân Chủ Phò Sinh, gọi tắt là DFLA, có cuộc họp riêng như một phần chính thức trong đại hội đảng và thậm chí từ chối không cho phép họ được điều trần trước ủy ban soạn thảo nghị quyết của đảng. Đó là những dấu hiệu mới nhất sự thù địch công khai của đảng Dân Chủ Mỹ với phong trào ủng hộ sự sống trong hàng ngũ của họ.

Việc thẳng thừng loại trừ quan điểm phò sinh trong chính sách của đảng Dân Chủ đã làm giảm nhiệt tình của những đảng viên Dân chủ phò sự sống, mà lẽ ra đã được nâng lên từ sự đề cử chính thức của đại hội đối với Joe Biden, người Công Giáo thứ tư trong lịch sử Hoa Kỳ được đa số thành viên đảng Dân Chủ ủng hộ. Joe Biden trên danh nghĩa vẫn là người Công Giáo mặc dù nhiều người, ngay cả các Giám Mục, hoài nghi về thực chất của điều này.

Kristen Day, chủ tịch DFLA, đã phát biểu với tờ National Catholic Register vào ngày 17 tháng 8 sau cuộc họp ủng hộ cuộc sống của nhóm cô diễn ra bên ngoài đại hội đảng Dân Chủ vào ngày 17 tháng 8. Cô cho biết: “Có quá nhiều sự thất vọng và mọi người rất hào hứng với việc muốn được lên tiếng. Họ muốn bỏ phiếu cho Biden, nhưng Biden không cho chúng tôi bất kỳ lý do nào để bỏ phiếu cho ông ta. … Ông ta đang nói về việc cho phép phá thai thời kỳ cối, thanh toán các chi phí phá thai bằng tiền thuế và luật hóa phán quyết Roe.”

Nhóm Dân Chủ Phò Sinh đã lên tiếng phản đối ở Milwaukee chống lại sự loại trừ họ; và, theo Day, sự thù địch ngày càng gia tăng đối với những cử tri này và mối quan tâm của họ đối với chính nghĩa phò sinh chỉ làm tăng thêm quyết tâm và số lượng của họ.

Trên thực tế, Kristen Day gọi động lực và sự phát triển của các đảng viên Đảng Dân chủ phò sinh trong năm nay là “chưa từng có”.

Day nói rằng phong trào của cô bao gồm những đảng viên Dân chủ ủng hộ cuộc sống, những người cũng “muốn công bằng xã hội, công bằng chủng tộc, công bằng kinh tế”, nhưng đang thất vọng vì “thực tế là chúng tôi đang bị loại trừ và thậm chí không có bất kỳ nỗ lực nào dù rất nhỏ để yêu cầu chúng tôi bỏ phiếu cho ông Joe Biden.”

Kristen Day cho biết bầu không khí chống lại nhóm của cô là “thù địch nhất” chưa từng có đối với những người ủng hộ sự sống trong đảng và đề cập đến cuộc họp năm 2017 với Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ là Tom Perez. Trong cuộc gặp gỡ này Tom Perez nhấn mạnh rằng “chúng tôi hoan nghênh những người ủng hộ cuộc sống trong đảng miễn là họ đừng bỏ phiếu theo cách đó.”

Cô Day nói rằng “sự thù địch” của Perez đối với Nhóm Dân Chủ Phò Sinh càng lúc càng gia tăng, và chỉ ra một số sự kiện sau cuộc gặp gỡ với Perez vào năm 2017, bao gồm việc trang web gây quỹ ActBlue không cho phép nhóm của cô quyên tiền cho các Dân biểu Dân chủ phò sinh. Các hành vi thù địch chống lại các đảng viên dân chủ phò sinh như Dan Lipinski ở Illinois và Collin Peterson ở Minnesota và Hiệp hội Luật sư Dân chủ là những thí dụ cho thấy tính chất cực đoan phò phá thai của ban lãnh đạo đảng này.


Source:National Catholic Register
 
Món quà từng ngày…
Giáo Hội Năm Châu
22:53 22/08/2020