Ngày 22-08-2010
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:34 22/08/2010
KIM LIÊN

N2T


Đông Hôn Hầu của nam triều nước Tề là một ông vua mê muội và lãng phí. Hồi ấy ông ta rất sủng ái một quý phi họ Phan, nên đặc biệt xây cho bà ta ba tòa cung điện, trong đó có cung điện Ngọc Thọ, cung điện này có thể nói dùng toàn là vàng bạc châu báu để trang trí.

Một hôm, Đông Hôn Hầu cho kêu người đến dùng vàng ròng đục thành những đóa hoa sen, bỏ trên đất, sau đó kêu quý phi họ Phan đi trên những đóa hoa sen bằng vàng ròng ấy, còn ông ta thì vừa thưởng thức vừa đắc ý nói: “Đó mới gọi là từng bước từng bước nở hoa sen !”

Người đời sau sử dụng “từng bước từng bước nở hoa sen” hoặc “bước sen” để hình dung khi người đẹp bước đi, thì hình dáng nhu mì mềm mại nhẹ nhàng, mà kim liên (hoa sen bằng vàng) thì chính là dùng để ví dụ bàn chân nhỏ của cô gái.

(Tiêu bảo quyển)

Suy tư:

Thời nay có những đại gia mê muội và lãng phí, đem tiền bạc mua nhà mua cửa cho bồ nhí, cho vợ bé, cho người yêu, để rồi đi khoe với bạn bè: chỉ cần giấy vài tờ giấy xanh (đô la Mỹ) là có gái đẹp. Họ mê muội hết sức, bởi vì có những cô gái được đại gia mua cho nhà đẹp, thì lại lợi dụng đại gia để kêu chồng hờ khác đến mua vui, ha ha ha, cái ngu là ở đó của các đại gia nhiều tiền lắm của mà không có đạo đức.

Cha sở xây nhà thờ nhà xứ cao to lộng lẫy đáng giá ngàn vàng, cao lớn sừng sững giữa một khu nhà ổ chuột của giáo dân nghèo nàn đói ăn, thì chắc là Thiên Chúa buồn lắm, bởi vì không một cha mẹ nào vui vẻ sung sướng sống trong nhà cao cửa rộng, mà con ruột của mình thì lại nhà không đủ che nắng che mưa và đói ăn; các người giàu có tiền bạc xài không hết nhưng không muốn làm việc thiện, không muốn thay mặt Chúa giúp đỡ người nghèo khổ, thì chắc sẽ có một ngày Thiên Chúa lấy lại hết mọi thứ để ban cho người khác biết “làm cho của cải của ông chủ sinh lợi hơn”.

Mê muội và lãng phí đều là người không có đạo đức và sự khôn ngoan, bởi vì họ đem ơn Chúa ban cho quăng giữa đường cho người ta chà đạp, rồi cười lớn nói: “Tiền bạc là do ta kiếm được, gái là do ta mua về, hưởng thụ là quyền của ta, ha ha ha”.

Thật khốn nạn cho họ, nếu đêm nay Chúa đến bắt linh hồn của họ thì sao nhỉ ?

---------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:37 22/08/2010
N2T


15. Khắc khổ của tôi ở nơi sự từ bỏ ý riêng của mình, không nói lời biện hộ cho mình và giúp đỡ nhiều người khác trong các việc nho nhỏ, mà không nói những lời tự khoe khoang mình.

(Thánh nữ Terese of Lisieux)
 
Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:39 22/08/2010
N2T


507. Sáng tạo cái mới không thể không có xung đột hạn chế, bằng không sẽ tạo ra sự tổn hại cho người khác và cho bản thân mình.

 
Thiên Chúa nâng cao kẻ khiêm nhường
Linh mục Inhaxiô Trần Ngà .
21:51 22/08/2010
Chúa Nhật Thứ 22 Mùa Thường Niên, Năm C - Luca (Lc 14, 7-14)

Khi đề cập về Chúa Giê-su, người ta thường giới thiệu Người là Thiên Chúa Ngôi Hai cao cả, là Vua hoàn vũ, là Thẩm Phán tối cao, là Đấng quyền năng phép tắc… nhưng Chúa Giê-su còn có một phẩm chất cao đẹp khác ít được đề cập đến: Người là Đấng rất khiêm nhường!

Trong thư Philip (2, 6-11), thánh Phao-lô trình bày sự khiêm nhường sâu thẳm của Chúa Giê-su như sau:

Mặc dù Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa quyền năng, đồng hàng với Thiên Chúa Cha, nhưng Người đã hủy mình ra không! Từ tột đỉnh danh dự và vinh quang, Người đã gieo mình xuống cõi đời ô trọc, hoá thân thành một trẻ sơ sinh yếu đuối, được sinh ra trong nơi rốt hèn; khi lớn khôn thì sống bằng nghề mộc ngày ngày đổ mồ hôi đổi lấy áo cơm. Thiên hạ còn gọi Người là “bạn bè của quân thu thuế và phường tội lỗi”; rồi cuối cùng, Người đón nhận cái chết thấp hèn và đau thương trên thập giá cùng với hai kẻ bất lương.

Chúa Giê-su là Đấng rất khiêm nhường nên Người cũng muốn cho chúng ta trở nên khiêm nhường như Chúa. Chúa Giê-su không kêu mời chúng ta hãy học cùng Người vì Người thông thái, vì Người có tài hùng biện thu phục quần chúng, vì Người khôn ngoan… nhưng trước hết, Người kêu gọi chúng ta hãy học với Người, vì Người có lòng dịu hiền và khiêm nhường.” (Mt 11, 29)

Chúa Giê-su còn thuyết phục chúng ta sống khiêm nhường bằng một dụ ngôn rất cụ thể và thực tế như sau: “Khi anh em được mời dự tiệc, đừng chọn chỗ nhất, kẻo khi có người khách khác quan trọng hơn đến sau, chủ nhà sẽ đến nói với anh em: Mời anh xuống ngồi chỗ dưới nầy cho… Trái lại, khi được mời dự tiệc, anh em hãy chọn chỗ cuối…. Vì hễ ai nâng mình lên thì sẽ bị hạ xuống và ai tự hạ mình xuống thì sẽ được nâng lên” (Lc 14, 8-11).

Cây cao, tàng lớn, đứng trên đỉnh cao thì nguy cơ bật gốc hay gãy đổ càng cao. Cây nhỏ, thân mềm như lau sậy, dù đứng ở vị trí nào cũng được an toàn trước cuồng phong bão tố.

Khi huấn dụ các chủng sinh về khiêm nhường, Đức Cố Hồng Y Fx Nguyễn Văn Thuận nói: “Khi ta ngồi lên ngai cao, nhiều người muốn đạp ta xuống; khi ta nằm xuống sát đất, nhiều người muốn nâng ta lên.”

Nước mưa rơi xuống trên những đỉnh núi cao sẽ chảy tuôn đi hết chẳng đọng lại giọt nào. Rốt cuộc, mọi giòng nước đều tuôn về chỗ trũng. Chính thế người ta thường nói: “Biển cả là mẹ của tất cả sông ngòi vì biển hạ mình thấp hơn mọi con sông.”

Ai hiền lành khiêm nhượng, biết hạ mình xuống thì tình trạng tâm hồn của họ như là chỗ trũng, là lũng sâu. Ơn phúc của Thiên Chúa cũng như tình yêu của bạn bè sẽ chảy tuôn vào những con người ấy.

* * *

Một trong những hình tượng rất sinh động để diễn tả cuộc đời khiêm hạ là hình tượng về nước. Nước lúc nào cũng khiêm tốn. Nước luôn tìm chỗ rốt hèn. Nước luôn mềm mỏng dịu dàng không hề xô xát va chạm với ai.

Nước không hề kháng cự hay đối đầu nhưng rốt cục nước vẫn chiến thắng nhờ sự mềm mỏng của mình. Búa tạ giáng vào tường, tường đổ; búa đập vào đá, đá tan; nhưng nếu có ai quai búa đập mạnh vào vũng nước, nước không cần kháng cự, nhưng búa sẽ phải cắm xuống đáy bùn! Đúng là “nhu thắng cương, nhược thắng cường”!

Nước luôn tìm chỗ rốt hết, tìm chỗ thấp mà chảy xuống, chẳng bao giờ muốn leo cao nên mới tạo ra thủy năng, một nguồn năng lượng phi thường!

Khi bị hỏa thần tấn công, nước nhẹ nhàng bốc mình lên cao thành những lớp mây trời và khi hỏa thần hừng hực thiêu rụi những cánh rừng tươi tốt, nước có thể gieo mình xuống dập tắt hỏa thần.

Tuy mềm mại nhưng nước có sức xói mòn tất cả; dù rắn như đá thì "nước chảy đá cũng phải mòn".

Nhờ mềm mỏng, nước rửa sạch tất cả, cuốn trôi tất cả.

Nhờ biết hóa mình thành muôn hạt li ti, nước có thể len lỏi vào mọi ngõ ngách của các địa tầng, thấm nhập khắp muôn nơi.

Tuy hạ mình thấp hèn, nước đem lại sự sống cho mọi loài. Nơi đâu thiếu nước, ở đó chỉ còn là sa mạc, khô cằn. Nơi đâu nước ngấm đến, ở đó sự sống sẽ phong nhiêu.

Lạy Chúa Giê-su, Đấng hiền lành khiêm nhượng, xin cho chúng con, những người môn đệ Chúa, biết chọn chỗ rốt hèn như nước, biết sống khiêm hạ như Chúa đã nêu gương.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Mẹ Têrêxa Calcutta, vị Thiên thần của người nghèo
Lm Nguyễn Hữu Thy
02:35 22/08/2010
Mẹ Têrêxa Calcutta, vị Thiên thần của người nghèo

Thật vậy, không chỉ ở Ấn Độ, nhưng còn ở khắp nơi trên thế giới, mọi người đều nhìn nhận và phong cho Mẹ Têrêxa tước hiệu „vị Thiên thần của người nghèo“.

Ngày 26.8.2010 là ngày sinh nhật thứ 100 của Mẹ, và dù Mẹ đã được Chúa gọi về Thiên đàng, nhân loại nói chung và các người nghèo nói riêng vẫn không quên Mẹ, nhất là những dấn thân to lớn và trọn vẹn của Mẹ cho các đồng loại bất hạnh. Cả thế giới đều kính phục và tôn vinh những tận tụy và hy sinh vô bờ bến ấy của Mẹ. Vì thế, khi người ta làm một cuộc phỏng vấn về những nhân vật gương mẫu và đáng kính nhất hiện nay trên thế giới, đã có tới một phần ba những người được hỏi thuộc đủ mọi thành phần xã hội và tôn giao đã nêu danh Mẹ Têrêxa Caltutta. Còn tại Ấn độ, tại một nước mà Kitô giáo chỉ là một thiểu số bé nhỏ khiêm tốn, người ta đã tôn vinh Mẹ têrêxa như một vị thánh và như một đại ân nhân của dân tộc họ. Và để tôn vinh và thưởng công cho Mẹ Têrêxa một cách cụ thể, vừa đây nhà nước Ấn Độ đã lấy tên Mẹ để đặt tên cho một đoàn lửa xuyên tỉnh và đồng thời lấy màu áo Dòng trắng với ba đường kẽ xanh của các Nữ Tử Bác Ái của Mẹ Têrêxa để sơn cho đoàn tàu lửa tốc hành hành đó.

Nhưng người ta cũng tự hỏi là từ đâu Mẹ Têrêxa đã có được sức mạnh và nghị lực phi thường để có thể suốt đời dấn thân phục vụ người nghèo một cách hoàn toàn tận tụy như thế? Và câu trả lời duy nhất là xin thưa rằng chính đức tin sâu xa vào Thiên Chúa và tình yêu tuyệt đối dành cho Người đã không chỉ giúp cho Mẹ Têrêxa có được sự can đảm suốt đời xả thân một cách vô vị lợi cho các đồng loại bất hạnh của mình, mà còn giúp cho Mẹ có đủ sức mạnh để thắng vượt được trăm ngàn tình huống đầy khó khăn và đầy thử thách đến từ mọi phía trong khi phục vụ đồng loại, mãi tới ngày Mẹ nhắm mắt lìa đời vào ngày 5.9.1997.

Bởi vậy, vào năm 1979, để tôn vinh tất cả những hoạt động và những đóng góp cao cả ấy của Mẹ Têrêxa, Hội đồng giải Nobel đã trao tặng Mẹ giải Nobel Hòa Bình. Và nhất là sau 5 năm Mẹ Têrêxa qua đời, tức vào năm 2002, Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã nhân danh Thiên Chúa nâng Mẹ lên hàng Chân Phước.

Từ Mezedonien qua Ái Nhĩ Lan tới Ấn Độ

Mẹ Têrêxa sinh ngày 26.8.1910 với tên đời là Agnes Gonxha Bojaxhiu, tại làng Skopje thuộc Mazedonien. Với 18 xuân xanh. Mẹ đã can đảm rời gia đình đầy yêu thương và đạo đức để gia nhập Dòng các Sơ Loretosister tại Ái Nhĩ Lan và đổi tên thành Sơ Têrêxa. Ít lâu sau đó, Mẹ được gửi vào Nhà Tập của Dòng tại Ấn độ. Trước hết, Mẹ được chỉ định dạy học tại một trường dành cho nữ sinh ở Calcutta. Về sau Mẹ thành lập các nhà dùng đón tiếp các kẻ đang hấp hối mà Mẹ tìm gặp trên các đường phố Calcutta, vì Mẹ muốn dành cho các người đau ốm và nghèo khổ đó có được một cái chết đúng với nhân phẩm của mình.

Vào thánh 9 năm 1946, Mẹ đã quyết định hoàn toàn dấn thân cho người nghèo khổ nhất trong xã hội và thành lập ở Calcutta Tu hội Các Nữ Tử Truyền Giáo Bác Ái (Missionaries of Charity). Sau khi Mẹ Têrêxa qua đời và mãi cho tới hôm nay Tu Hội vẫn tồn tại và phát triển không ngừng. Hiện nay các Sơ Nữ Tử Bác Ái của Mẹ Têrêxa hoạt động trong 766 „Nhà Bác Ái“ tại 136 quốc gia. Trong các „Nhà Bác Ái“ đó gồm có những trung tâm dành cho các người hấp hối, cho các bệnh nhân Xi-đa, cho các bệnh nhân phong hủi, cho các người vô gia cư và cho các trẻ em.

Ông Karl-Heinz Melters, cựu phóng viên nhiếp ảnh của tờ nguyệt san „Missio Actuell“ của cơ quan từ thiện Missio Công Giáo Đức từ năm 1967 cho tới ngày ông về hưu vào năm 1999, đã nhiều lần được hân hạnh tiếp xúc với Mẹ Têrêxa và các Sơ Nữ Tử Bác Ái của Mẹ, đã phát biểu: „Điều làm tôi có ấn tượng sâu xa nhất là đức tin bất lay chuyển của Mẹ Têrêxa, một đức tin có thể chuyển núi dời non.“ Nhưng trường hợp ông Melters được tiếp cận Mẹ Têrêxa như thế là một trường hợp hi hữu ngoại lệ, chứ rất ít phóng viên được cái may mắn ấy, vì một lý do duy nhất là Mẹ Têrêxa vô cùng khiêm tốn nên rất ít muốn người ta chụp hình và hỏi han về Mẹ. Và ông còn thú nhận: „Thật là một điều không dễ dàng để có thể gặp riêng Mẹ Têrêxa. Vâng, thật vô cùng khó khăn để có thể đến thăm riêng được Mẹ, nhất là việc hiểu hết con người và cuộc sống của Mẹ Têrêxa là một điều hoàn toàn bất khả.“

Đối với một người cầu nguyện, thì không có gì là không có thể

Phóng viên Karl-Heinz Melters đã đưa ra một ví dụ cụ thể để chứng minh đức tin bất lay chuyển của Mẹ Têrêxa vào Thiên Chúa, ông nói: „Năm 1977 khi cuộc nội chiến ở nước Ê-Thi-ô-piê bùng nổ, thì có vô số người bị giết chết một cách vô tội. Chỉ có trẻ con là người ta để cho sống, vì thế chúng kêu gào khóc lóc chạy khắp cả thành phố để tìm chỗ ẩn núp, chỗ ăn ngủ và sự giúp đỡ. Nhưng đáng tiếc thay là không một ai thèm quan tâm lo lắng cho chúng ngoài một mình Mẹ Têrêxa, vì may thay vào lúc cực kỳ khốn cùng ấy Mẹ đang có mặt tại Ađis Abeba, thủ đô của Ê-thi-ô-piê. Mẹ đã đón tiếp tất cả đám trẻ con bất hạnh ấy vào trong nhà các Sơ. Mẹ Têrêxa nói với tôi và một phóng viên khác: chúng ta phải đi xuống miền Nam, nơi đang có hai Sơ người Đức cần đến sự giúp đỡ của chúng ta. Nhưng đó là một ý tưởng hoàn toàn không hợp lý và bất khả, vì vào thời điểm lúc bấy giờ ở chính thủ đô mà an ninh chưa được bảo đảm, huống hồ đi xuống miền Nam. Bởi vậy, chúng tôi đã nói: „Thưa Mẹ, điều này thật sự là một điều bất khả!“ Nhưng Mẹ Têrêxa đã cự tuyệt: „Tại sao các ông nói là bất khả, tôi cầu nguyện cho các ông mà.“ Và đó quả là một cuộc hành trình tồi tệ và nguy hiểm nhất trong tất cả các cuộc hành suốt đời ký giả của tôi. Vâng, xe chúng tôi cứ đi được khoảng bốn cây số lại bị chận lại và chúng tôi bị lôi ra khỏi xe, phải đứng thẳng dựa lưng vào thành xe để người ta khám xét và rồi lại được phép đi tiếp. Cuối cùng chúng tôi đã tới được chỗ hai Sơ người Đức ở bình an và cũng hoàn toàn được bình an trở lại thủ đô A dis Abeba. Và khi chúng tôi trở lại Addis Abeba thì Mẹ Têrêxa đã đứng sẵn chờ chúng tôi ở cổng Nhà Dòng rồi. Chúng tôi muốn kể cho Mẹ nghe tất cả những gì chúng tôi đã phải khốn khổ trải qua trên đường đi xuống miền Nam. Nhưng Mẹ Têrêxa đã lấy ngón tay đặt lên miệng ra hiệu bảo chúng tôi đừng nói gì cả và Mẹ đã nói: „Tôi đã cầu nguyện cho các ông, nhất định các ông phải vượt qua được mọi sự.“

Nhân dịp kỷ niệm đệ nhất bách niên ngày sinh của Mẹ Têrêxa, cơ quan từ thiện Missio ở Đức đã tổ chức triển lãm 16 bức hình đặc biệt của Mẹ Têrêxa do phóng viên nhiếp ảnh karl-Heinz Melters chụp, kèm theo các lời cầu nguyện của Mẹ Têrêxa.

Nói tóm lại, qua cuộc sống dấn thân trọn vẹn cho đồng loại, nhất là cho các đồng loại bất hạnh, của Mẹ Têrêxa, chúng ta lấy ra được bài học cụ thể này là „cho đi thì tốt hơn là nhận lãnh“ (thánh Phaolô), vì những gì chúng ta giữ lại cho mình thì có ngày sẽ bị mai một đi, trái lại những gì chúng ta đem chia sẻ cho các anh em đồng loại đang cần đến sự giúp đỡ của ta, thì sẽ mãi mãi là của ta và luôn luôn đồng hành với ta cho tới muôn đời. Vâng, „chính lúc quên mình là lúc gặp lại bản thân, chính lúc chết đi là lúc vui sống muôn đời!“ (thánh Phanxicô Assisi).
 
Âu Châu tổ chức ngày tưởng niệm và vinh danh những nạn nhân người Công giáo của chủ nghĩa Phátxít và Stalin.
Tiền Hô
09:22 22/08/2010
Tin từ hãng CNA (22/08/2010) - Ngày mai Thứ Hai, 23 Tháng Tám năm 2010, Liên Minh Âu Châu sẽ đánh dấu năm thứ hai tổ chức "Ngày Tưởng Niệm Các Nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Phátxít”, nhằm tôn vinh những người bị mất mạng sống mình dưới các chế độ toàn trị.

Hàng triệu người Công giáo, Chính Thống giáo Đông Phương và Tin Lành nằm trong số những nạn nhân được tưởng nhớ. Đã có hàng chục nạn nhân của cả hai chế độ Phátxít và Stalin đã được phong chân phước hoặc phong thánh bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, vì cả hai vị giáo hoàng này đều có kinh nghiệm sống dưới thể chế độc tài toàn trị.

Một Hồng Y Tổng Giám Mục của giáo hội Ba Lan, Đức Augustine Hlond, mô tả hậu quả của cuộc xâm lược mà Đức quốc xã tiến hành với Ba Lan năm 1939 rằng: "Giáo Hội đã biến thành một cái garage tại Pelplin; Tòa Giám Mục thì thành một nhà hàng, các nhà nguyện thì thành phòng khiêu vũ. Hàng trăm nhà thờ bị đóng cửa, hầu hết các di sản của Giáo Hội bị tịch thu, và những người Công giáo xuất sắc bị hành hình".

Terese Schwartz, một nhà nghiên cứu người Do Thái ước tính rằng, có khoảng ba triệu người Công giáo Ba Lan đã chết trong tay chế độ Đức Quốc xã. Tên Heinrich Himmler, giám sát của Nazi SS (còn gọi là Schutzstaffel - một lực lượng tay sai của Đức Quốc xã - người dịch) trong Đệ Nhị Thế Chiến đã hô hào đòi xoá sổ "mọi người dân Ba Lan". Mục tiêu chiến lược của hắn rõ ràng là nhắm vào các nhà lãnh đạo của đất nước và các tổ chức trung ương, trong đó có Giáo hội Công giáo.

Ông Thomas Craughwell, một tác giả và cũng là nhà xuất bản, trong một bài viết năm 1998 về các nạn nhân ngoài Do Thái giáo của chủ nghĩa phátxít có tiêu đề "The Holocaust Gentile", đã mô tả các trại tập trung tại Dachau là "đồi Can-vê của ít nhất 2.600 linh mục Công giáo từ 24 quốc gia". Ông nói, nếu thống kê đầy đủ thì con số người Công Giáo chịu đau khổ tại Dachau "sẽ phải kể đến các linh mục, cách riêng, đã bị bỏ đói và lao động cho đến chết, và là nạn nhân của các thí nghiệm y tế”.

Theo hãng AFT, vào năm ngoái, ngày lễ vừa được công nhận này của Âu Châu ngầm ám chỉ đến Liên bang Xô Viết cùng với Đế chế Thứ Ba đã gây tranh cãi ở nước Nga đương đại. Tuy nhiên, theo Bách khoa Brittanica, 20 triệu người Nga và công dân khác của đế quốc Liên Xô đã chết trong trại giam của chính phủ hoặc bị bỏ đói và hành quyết theo cơ chế của Joseph Stalin. Trong thời gian ông ta lãnh đạo Liên Xô, 14 triệu người đã bị giới hạn trong hệ thống các cơ sở lao động được gọi là Gulag.

Người Công giáo sống trong vùng lãnh thổ của Liên Xô đã bị chính quyền loại trừ hoặc bị khủng bố vì đức tin của họ, và lập trường nhất quán của Giáo Hội là chống lại chủ nghĩa cộng sản vô thần. Cha Christopher Zugger, một linh mục Công giáo Byzantine đã từng viết rất nhiều về hoàn cảnh của người Công giáo dưới chủ nghĩa cộng sản, họ được mô tả như thế này trong nhà tù Gulag: "bị thẩm vấn, tra tấn, đưa vào biệt giam, làm vật thí nghiệm và đi làm việc khổ sai tại các nhà máy."

Theo các thành viên của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina thì vào năm 1999, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng, các vị tử đạo của thế kỷ 20 "biết sự thật, và sự thật đã cho họ tự do”. "Kitô hữu ở Âu Châu và trên toàn thế giới," ngài nói tiếp, "phải tạm ngưng cầu nguyện trước các trại tập trung và nhà tù, nhưng họ tạ ơn vì ánh sáng họ nhận được: đó là ánh sáng của Chúa Kitô, khiến họ được chiếu tỏa ngay trong bóng tối. Trong nhiều năm dài, dường như phổ biến một loại bóng tối bao quanh con mắt của thế giới, nhưng nó đã không thể dập tắt ánh sáng đó, ánh sáng của Thiên Chúa và ánh sáng của con người, tuy bị xúc phạm nhưng không chịu khuất phục".
 
ĐHY Marc Ouellet tuyên bố: '' Các Đức Giám Mục không nên nhụt chí nản lòng bởi sự chống đối về chính trị''
Dominic David Trần.
09:35 22/08/2010
ĐHY Marc Ouellet tuyên bố: " Các Đức Giám Mục không nên nhụt chí nản lòng bởi sự chống đối về chính trị. Chúng ta cần các Giám Mục có nhận thức sáng suốt về linh hướng hơn là những toan tính thuộc về chính trị."

Lời dẫn nhập: Đến đầu tháng Chín năm 2010 này, Đức Hồng Y Marc Ouellet PSS, nguyên Tổng Giám Mục Quebec kiêm Hồng Y Giáo Chủ Canada sẽ về nhậm chức Tổng Trưởng Thánh Bộ Giám Mục kiêm nhiệm Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Châu Mỹ La Tinh tại Giáo Triều Rôma. Thánh Bộ này chăm lo mọi việc liên quan đến Giám Mục và Quyền Tài Phán của Các vị Giám Mục kể cả các Đấng Bản Quyền Quân Đội, và sắp xếp việc thăm viếng "Ad Limina" định kỳ của Hàng giám Mục Công Giáo Hoàn vũ. Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cho đến nay vẫn là Miền Truyền giáo và đặt trong sự "chăm sóc" của Thánh Bộ Truyền Giảng Tin Mừng cho Các Dân Tộc. Không chỉ riêng Việt Nam mà trong tất cả các Giáo Hội và Hàng Giám Mục Công Giáo nước khác - kể từ hôm nay khi suy tư về Hàng Giám Mục và các Đức Giám Mục hôm qua và ngày mai - người ta bắt đầu làm quen với những lời " LÊN tiếng thật sự" của ĐHY Marc Ouellet. Trong những thập niên trước đây, Giáo Sư Tu Huynh Ouellet PSS thuở ấy đã tham gia phụ tá biên tập cho ĐHY Joseph Ratzinger, Bộ Trưởng Thánh Bộ Giáo Lý Và Đức Tin của Giáo Triều tại Đặc San Hợp Tuyển Thần Học Quốc Tế nổi tiếng "Hiệp Thông". Ngày nay, ĐHY Bộ Trưởng; Học giả Thần học lừng danh Joseph Ratzinger chính là Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI.

QUEBEC, Canada ngày 20/08/2010 theo bản tin tổng hợp của Thông Tấn Xã Công Giáo toàn cầu (LifeSiteNews.com và CWN News) Đức Hồng Y Marc Ouellet, Hồng Y Giáo Chủ Công Giáo Canada kiêm Tổng Giám Mục Quebec và là Tổng Trưởng tân cử của Thánh Bộ Giám Mục tại Giáo Triều Rôma đã tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn tuần qua là; " Các vị Giám Mục cần có nhận thức sáng suốt về mặt Linh Hướng và không chỉ là những toan tính chính trị về những nguy cơ có thể xảy ra với những thông tin và văn bản các vị đưa ra và đang được tiếp nhận. Chúng ta đã chịu biết bao đau khổ vì cái não trạng bất đồng chính kiến, cái tâm thức thiếu đồng thuận hãy còn khống chế tầng lớp ưu tú và ở thượng tầng trí thức."

Đức Hồng Y tân Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục của Giáo Triều Rôma tuyên bố thêm; " Các Đức Giám Mục không nên nản lòng và nhụt chí bởi những đối kháng về chính trị, những chống đối lại những nhận định sáng suốt do các Giám Mục đưa ra."

ĐHY Marc Ouellet; người đã và đang đối mặt với sự chống đối dữ dội có tính chất chính trị trong suốt thời làm Tổng Giám Mục của Tổng Giáo Phận Quebec. Hôm nay ngài nói về các nghĩa vụ và các bổn phận của các Đức Giám Mục trong một cuộc phỏng vấn cuối cùng tại Quebec trước khi ngài từ biệt Canada để lên đường về Giáo Đô Rôma nhậm chức Bộ Trưởng Thánh Bộ Giám Mục vào đầu tháng Chín năm 2010.

Những nhận định của ĐHY Ouellet là để đáp trả lại những lời chỉ trích được phát sóng trên các hệ truyền thông Quebec của. ... Đức Cha Martin Veillette, đương kim Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Tỉnh Bang Quebec. Đức Cha Veillette đã nhận định rằng những lời tuyên bố rất cương quyết và rất cứng rắn của ĐHY Ouellet đã gây khó chịu và tạo nên dị ứng trong cả Quebec và Canada. Đức Cha Veillette góp ý rằng " Có đôi khi giữ im lặng có ý nghĩa quan trọng hơn là nói ra."

ĐHY Ouellet đã nêu ra một nhận thức khác rất đặc biệt; ngài nói rằng " Các Đức Giám Mục NÊN phát biểu bằng sự tin chắc, có tính thuyết phục và các Đức Cha đừng nản lòng nhụt chí bởi những sự chống báng có thể xảy ra với những lời các ngài đã tuyên bố ra. ĐHY Ouellet lập luận rằng nếu một vị lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo mà thụt lùi hay co mình lại vì những lời phê phán từ công chúng, những phản ứng của công luận " bởi vì các vị không TIN rằng liệu dân chúng hay giáo dân có thể chấp nhận hay đồng ý với những gì các Đức Cha đã nói và viết ra không?, Vậy là các Đấng đã gặp rắc rối và ở trong tình trạng khó khăn rồi đây.

(chú thích: Lên tiếng như không lên tiếng, có nói cũng như không; thế là không ổn rồi ! Canada hay dùng chữ should hay have to dẫu đó là điều mình muốn người khác phải làm - chớ không được dùng chữ MUST, chữ must chỉ thấy trong Mười Điều Răn; là mệnh lệnh Thiên Chúa phán truyền cho ông Moses và dân tộc Israel trong bộ phim cùng tên. Chỉ có Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng Toàn Thiện Chí Thánh mới có quyền phán dạy và buộc con người phàm nhân PHẢI làm điều Thiên Chúa phán dạy và dùng chữ PHẢI là để lập lại những Chân Lý Sự Thật từ chính Thiên Chúa đã dạy. )

"Chúng ta phải có gan và mạnh dạn nói điều nhân lành từ tận trái tim mình là nơi mà Thánh Thần của Thiên Chúa đang ngự đến với mọi người - vượt hẳn lên trên mọi suy tính của người phàm nhân trần tục." ĐHY Ouellet đã tuyên bố như vậy với phóng viên Deborah Gyapong của Nhật Báo Công Giáo Canada.

Suốt trong thời gian 8 năm là Tổng Giám Mục Quebec và Hồng Y Giáo Chủ Canada - ĐHY Marc Ouellet PSS được vang danh như là một trong những Đức Hộ Pháp vĩ đại nhất của Giáo Hội Công Giáo Canada trong việc bảo vệ Đức Tin, Cuộc Sống Con Người và Đời Sống Gia Đình- Hôn Nhân.

Mùa Xuân vừa rồi ĐHY Ouellet đã hứng chịu biết bao nhiêu là chỉ trích dữ dội từ cả bên trong lẫn bên ngoài Giáo Hội Công Giáo Canada và Quebec sau khi ngài tái khẳng định Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo về Sự Thánh Hóa của những mầm sống chưa được sinh ra đời, ngay cả khi đó là bào thai của những trường hợp bị cưỡng hiếp. Sau đó ngài đã lập lại quan điểm của ngài về chuyện phá thai - mà ngài không phải xin lỗi hay nói lời hối tiếc gì cả - trong một buội hội luận báo chí đưọc sắp xếp để giải quyết sự tranh cãi về những chỉ trích đối với các nhận định và tuyên bố phò sinh (Pro-Life) theo Tông Huấn của Giáo Hội mà ngài đã nêu ra.

Vào hồi đầu tuần này, Đức Cha Martin Veillet, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Tỉnh Bang Quebec đã nêu góp ý trong một cuộc phỏng vấn rất quan trọng là trong khi Đức Hồng Y Ouellet đã tha thiết "nhấn mạnh đến một số điểm trong lập trường mà Đức Hồng Y coi là quan trọng, " Đức Cha Veillette nói tiếp " Có những lúc trong cuộc đời; sự thinh lặng còn quan trọng hơn là sự lên tiếng. Có đôi khi có những sự việc là như thế, và qúy vị cần biết cách nào để giải quyết ổn thỏa và quản lý được sự thể. Đó quả là một chút tinh tế và khéo léo." (Chú thích: người ta cũng nói parochial interest; chỉ chăm lo đến lợi ích Xứ Đạo của mình mà không quan tâm đến việc khác.)

Thế nhưng trong bài phỏng vấn gần đây, ĐHY Ouellet nói rằng; "ngoài việc thuyết giảng các Giáo huấn của Giáo Hội một cách can đảm và không nên sợ hãi gì hết - thì các Đức Giám Mục PHẢI tin chắc và gắn bó một cách sâu sắc, cùng lúc trân qúy với các Tông Huấn của Hội Thánh mà các Đấng đã thuyết giảng. "Qua đó các Đấng có quyền năng thuyết phục." ĐHY Ouellet nói thêm;

"Nếu các vị Giám Mục tuyên bố Tông Huấn của Hội Thánh chỉ với tính cách cho có hình thức và cho hợp lẽ đạo và sau hết mọi chuyện đó - các Đức Giám Mục thực sự không muốn thấy những điều đã thuyết giảng được áp dụng bởi vì các ngài không tin tưởng rằng nhân dân hay giáo hữu có thể chấp nhận những điều đã được thuyết giảng, vậy là các Đức Giám Mục gặp khó khăn trong việc truyền giao các thông điệp thuyết giảng rồi."

Hơn nữa theo Đức Hồng Y Ouellet Giáo Hội Công Giáo cần thêm những điều mà ký giả Gyapong mô tả lại là chúng ta cần có "một động lực hiểu biết mới " để " nắm bắt lại tính thánh thiêng của Đạo Thiên Chúa; để xây dựng lại đặc sủng của Đạo Công Giáo và góp phần tạo dựng nên một nền Văn Hóa Thiên Chúa Giáo Mới."

"Vì vậy, chúng ta cần thêm nhiều trí thức, nhiều người có trình độ hiểu biết cao cho các công cuộc đại sự nói trên; các nhà Thần Học, Triết Gia, những tín hữu Thiên Chúa Giáo thực sự tin tưởng vào Tin Mừng Phúc Âm và thực tâm chia sẻ các Học Thuyết của Hội Thánh Công Giáo về các vấn đề luân lý đạo đức. Chúng ta đã chịu biết bao đau khổ vì cái 'não trạng' bất đồng chính kiến, cái tâm thức ' thiếu đồng thuận' hãy còn khống chế tầng lớp ưu tú và ở thượng tầng trí thức."

" Không có Tính Tông Đồ ở những nơi đó; một Tinh Thần Tông Đồ truyền thừa thực sự. Tính Tông Đồ hay Tinh thần Tông Đồ Truyền thừa là sự phát khởi từ những ai thực sự tin tưởng vào Giáo Hội và thực tâm thực lòng yêu mến Hội Thánh Chúa," ĐHY Ouellet khẳng định như vậy.

Đức Hồng Y Marc Ouellet nguyên Tổng Giám Mục Quebec kiêm Hồng Y Giáo Chủ Công Giáo Canada - nhân ngày Chúa Nhật 20/08/2010 nhằm Lễ trọng kính Đức Mẹ Lên Trời - đã cử hành Đại Lễ này để tạ ân và chào từ biệt Canada tại Vương Cung Thánh Đường Ste. Anne de Beaupré, Quebec. Vương Cung Thánh Đường đã chật ních với hơn 2000 khách mời tham dự Thánh lễ. Có hàng mấy trăm người bị mời ra về vì không có chỗ ngồi cho họ.

(Chú thích: Vương Cung Thánh Đường Ste. Anne de Beaupré tại Quebec mà bà con giáo dân Việt Nam quen gọi là Đền Bà Thánh Anna, là nơi cung kính thánh tích của bà thánh Anna, là thân mẫu Đức Mẹ Maria và cũng là Bà Ngoại về mặt trần thế của Đức Chúa Giêsu KiTô khi Đức Chúa Giêsu giáng sinh làm người trần thế. Linh Mục Pierre Trần Minh Bạch, CssR, cựu Chủ tịch HĐMVGXCTTĐVN Toronto đã gia nhập Dòng Chúa Cứu Thế Tỉnh Dòng Canada và được truyền chức Linh Mục tại Dòng Chúa Cứu Thế. Sau khi nhận bài sai truyền giáo tại tại Châu Mỹ LaTinh trong hơn 12 năm, ngài đã về phục vụ tại Tỉnh Dòng và Vương Cung Thánh Đường Ste Anne de Beaupré. Nếu có dịp đến thăm Đền Thánh và Vương Cung Thánh Đường, bà con có thể yêu cầu xin gặp Père Pierre Trần Minh Bạch, CssR, Liaison officer. Đặc biệt Linh Mục Pierre Trần còn hướng dẫn tĩnh tâm, tu thiền và chiêm niệm cho cả người ngoài Thiên Chúa Giáo.)

Sau bài giảng Thánh Lễ của ngài, mọi người tham dự đã đồng loạt đứng lên vỗ tay một hồi rất lâu để cảm ơn người con rất ưu tú của Giáo Hội Công Giáo Canada. Mấy tháng nay trong và ngoài Giáo Hội Công Giáo Canada đã thống nhất với nhận định sau đây: "Việc nhậm chức Bộ Trưởng của ĐHY Ouellet là một mất mát lớn nhưng vinh dự cho Giáo Hội Canada nhưng là một thắng lợi rất lớn cho Giáo Triều và Giáo Hội Hoàn Vũ."

Trong nhiệm vụ đứng đầu Thánh Bộ Giám Mục của Giáo Triều Rôma, ĐHY Ouellet sẽ phụ tá cho Đức Thánh Cha Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI trong việc tuyển chọn Một Thế Hệ Mới cho Hàng Giám Mục Công Giáo Hoàn Vũ. Trong vai trò đó, ĐHY Ouellet đã tuyên bố với phóng viên Gyapong, ĐHY Ouellet sẽ tìm kiếm cho ra "những con nguời của Đức Tin" trổi bật và nổi vượt lên với tấm lòng thực sự muốn giúp mọi người sống trọn vẹn với Đức Tin." (Chú thích: theo như Niên giám chính thức của Giáo Hội; trong triều đại của Ngài; Đấng Đáng Kính Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao- Lồ đệ Nhị đã bổ nhiệm đa số Hàng Giám Mục Công Giáo Thế giới từ năm 1978 dến 2004 - Thế hệ Giám Mục của Pope John Paul II- ngay trong Niên Giám Giáo Hội Công Giáo Việt Nam 2004 cũng cho thấy có 34 vị Giám Mục và 4 Hồng Y người Việt Nam được tấn phong.)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Chủng Sinh Thái Bình tổng kết mục vụ hè 2010
Tiền Hô (chuyển ngữ)
09:18 22/08/2010
Âu Châu tổ chức ngày tưởng niệm và vinh danh những nạn nhân người Công giáo của chủ nghĩa Phátxít và Stalin.

Tin từ hãng CNA (22/08/2010) - Ngày mai Thứ Hai, 23 Tháng Tám năm 2010, Liên Minh Âu Châu sẽ đánh dấu năm thứ hai tổ chức "Ngày Tưởng Niệm Các Nạn nhân của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Phátxít”, nhằm tôn vinh những người bị mất mạng sống mình dưới các chế độ toàn trị.

Hàng triệu người Công giáo, Chính Thống giáo Đông Phương và Tin Lành nằm trong số những nạn nhân được tưởng nhớ. Đã có hàng chục nạn nhân của cả hai chế độ Phátxít và Stalin đã được phong chân phước hoặc phong thánh bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Benedict XVI, vì cả hai vị giáo hoàng này đều có kinh nghiệm sống dưới thể chế độc tài toàn trị.

Một Hồng Y Tổng Giám Mục của giáo hội Ba Lan, Đức Augustine Hlond, mô tả hậu quả của cuộc xâm lược mà Đức quốc xã tiến hành với Ba Lan năm 1939 rằng: "Giáo Hội đã biến thành một cái garage tại Pelplin; Tòa Giám Mục thì thành một nhà hàng, các nhà nguyện thì thành phòng khiêu vũ. Hàng trăm nhà thờ bị đóng cửa, hầu hết các di sản của Giáo Hội bị tịch thu, và những người Công giáo xuất sắc bị hành hình".

Terese Schwartz, một nhà nghiên cứu người Do Thái ước tính rằng, có khoảng ba triệu người Công giáo Ba Lan đã chết trong tay chế độ Đức Quốc xã. Tên Heinrich Himmler, giám sát của Nazi SS (còn gọi là Schutzstaffel - một lực lượng tay sai của Đức Quốc xã - người dịch) trong Đệ Nhị Thế Chiến đã hô hào đòi xoá sổ "mọi người dân Ba Lan". Mục tiêu chiến lược của hắn rõ ràng là nhắm vào các nhà lãnh đạo của đất nước và các tổ chức trung ương, trong đó có Giáo hội Công giáo.

Ông Thomas Craughwell, một tác giả và cũng là nhà xuất bản, trong một bài viết năm 1998 về các nạn nhân ngoài Do Thái giáo của chủ nghĩa phátxít có tiêu đề "The Holocaust Gentile", đã mô tả các trại tập trung tại Dachau là "đồi Can-vê của ít nhất 2.600 linh mục Công giáo từ 24 quốc gia". Ông nói, nếu thống kê đầy đủ thì con số người Công Giáo chịu đau khổ tại Dachau "sẽ phải kể đến các linh mục, cách riêng, đã bị bỏ đói và lao động cho đến chết, và là nạn nhân của các thí nghiệm y tế”.

Theo hãng AFT, vào năm ngoái, ngày lễ vừa được công nhận này của Âu Châu ngầm ám chỉ đến Liên bang Xô Viết cùng với Đế chế Thứ Ba đã gây tranh cãi ở nước Nga đương đại. Tuy nhiên, theo Bách khoa Brittanica, 20 triệu người Nga và công dân khác của đế quốc Liên Xô đã chết trong trại giam của chính phủ hoặc bị bỏ đói và hành quyết theo cơ chế của Joseph Stalin. Trong thời gian ông ta lãnh đạo Liên Xô, 14 triệu người đã bị giới hạn trong hệ thống các cơ sở lao động được gọi là Gulag.

Người Công giáo sống trong vùng lãnh thổ của Liên Xô đã bị chính quyền loại trừ hoặc bị khủng bố vì đức tin của họ, và lập trường nhất quán của Giáo Hội là chống lại chủ nghĩa cộng sản vô thần. Cha Christopher Zugger, một linh mục Công giáo Byzantine đã từng viết rất nhiều về hoàn cảnh của người Công giáo dưới chủ nghĩa cộng sản, họ được mô tả như thế này trong nhà tù Gulag: "bị thẩm vấn, tra tấn, đưa vào biệt giam, làm vật thí nghiệm và đi làm việc khổ sai tại các nhà máy."

Theo các thành viên của Giáo hội Công giáo Hy Lạp Ukraina thì vào năm 1999, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã nói rằng, các vị tử đạo của thế kỷ 20 "biết sự thật, và sự thật đã cho họ tự do”. "Kitô hữu ở Âu Châu và trên toàn thế giới," ngài nói tiếp, "phải tạm ngưng cầu nguyện trước các trại tập trung và nhà tù, nhưng họ tạ ơn vì ánh sáng họ nhận được: đó là ánh sáng của Chúa Kitô, khiến họ được chiếu tỏa ngay trong bóng tối. Trong nhiều năm dài, dường như phổ biến một loại bóng tối bao quanh con mắt của thế giới, nhưng nó đã không thể dập tắt ánh sáng đó, ánh sáng của Thiên Chúa và ánh sáng của con người, tuy bị xúc phạm nhưng không chịu khuất phục".
 
Đức Giám Mục Thái Bình thăm mục vụ và ban Bí Tích Thêm Sức tại Giáo Xứ Phúc Lễ
Trường Giang
12:38 22/08/2010
Sáng nay, 22/08/2010, Đức cha Phê rô Nguyễn Văn Đệ, Giám mục giáo phận Thái Bình về thăm mục vụ tại giáo xứ Phục Lễ, đồng thời ban bí thêm sức cho 50 em đã hội đủ tiêu chuẩn và được học giáo lý đầy đủ.

Giáo xứ Phục Lễ tọa lạc tại xã Quỳnh Châu, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Giáo xứ Phục Lễ được thành lập năm 1920, nhận Đức Mẹ Mân Côi làm quan thày. Phục Lễ là một giáo xứ đạo đức sốt sáng, sống đạo nhiệt thành, niềm tin sâu sắc, do vậy Phục Lễ góp vào vườn ươm ơn gọi cho Giáo Hội rất nhiều người con ưu tú, nhất là các dòng tu từ Bắc đến Nam. Đặc biệt hơn nữa là ngày 02/02/2010, Đức cha Phê rô Đệ đã đặt tay truyền chức linh mục cho thày phó tế Giuse Bùi Đình Nguyện, hiện giờ đang cộng tác với Đức cha và các cha trong việc đào tạo tu sinh, tại Tòa giám mục Thái Bình.

Năm 2005 bề trên giáo phận cử cha Đaminh Nguyễn Văn Thao trực tiếp coi sóc giáo xứ này, với số giáo dân 1600 người, trực thuộc 11 họ lẻ (trong đó 3 giáo họ không có nhà thờ) và một họ nhà xứ. Từ ngày cha Đaminh Thao về coi sóc, xứ đạo đã đổi thay rất nhiều trong đời sống Đức Tin, cũng như việc xây dựng, sửa chữa thánh đường, xứ đường và các cơ sở khác trong giáo xứ. Để có một khuôn viên thánh đường thoáng mát và rộng rãi như hôm nay, cha Đaminh Thao đã tìm mọi cách để mua đất, chuyển đổi cho ba gia đình đang sống trong khu vực này dời đi nơi khác, mà vẫn bảo đảm đời sống đạo và mọi sinh hoạt khác của giáo xứ diễn ra tốt đẹp.

Nằm trong chương trình viếng thăm mục vụ của bề trên giáo phận, nhằm đúng dịp chầu lượt, lại có thêm 50 em lãnh nhận bí tích thêm sức, cho nên giáo xứ tổ chức thánh lễ rất sốt sáng và trang nghiêm, có rất đông giáo dân ở các xứ khác cùng đến tham dự. Sau khi viếng Chúa Giêsu Thánh Thể, Đức cha ngỏ lời với cộng đoàn là ngài rất vui khi nhìn thấy ngôi thánh đường khang trang đẹp đẽ. Đây cũng là công lao rất lớn của các bậc tổ tiên, đã để lại cho con cháu một kho tàng Đức Tin. Từ đó các thế hệ con cháu đoàn kết cùng nhau giữ gìn kho tàng thiêng liêng đó, đồng thời bảo vệ và xây dựng ngôi thánh đường vật chất to lớn và đẹp đẽ như ngày hôm nay.

9 giờ, đoàn đồng tế từ khuôn viên nhà xứ tiến ra thánh đường, trong đoàn rước thật đông đảo, với nhiều hội đoàn, nhiều sắc màu khác nhau, điển hình là hai đội kèn nam và nữ, đội trống, các em giới trẻ, ca đoàn, hội con Đức Mẹ và huynh đoàn Đaminh. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Đức cha quảng diễn đường đến Nước Trời, đó là con đường hẹp mà Chúa Giêsu dạy trong thánh lễ hôm nay. Những ai muốn đạt được cứu cánh đời mình, tức là đến với Chúa, sống kết hiệp với Chúa, tất yếu phải đi trên con đường hẹp, con đường đòi hỏi mỗi người ki tô hữu hãy dấn thân, hãy hi sinh ngay ở đời này. Đối với những em lãnh nhận bí tích thêm sức hôm nay, dù còn trẻ tuổi nhưng các em đã hi sinh rất nhiều, những lúc trời nóng bức, những khi mất điện, các em vẫn tới lớp để nghe giảng và học bài cách đầy đủ.

Trước khi kết thúc thánh lễ, một vị đại diện cộng đoàn giáo xứ Phục Lễ cám ơn Đức cha, các cha, các nam nữ tu sĩ và mọi người đã tham dự và cầu nguyện cách đặc biệt cho giáo xứ trong thánh lễ trọng thể này. Sau lễ các em lãnh nhận bí tích thêm sức chụp hình lưu niệm với bề trên giáo phận, và ngài tặng quà cho mỗi em một tượng Thánh Giá.
 
Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
17:14 22/08/2010
SYDNEY - Chiều Chúa Nhật 22/08/2010 vào lúc 2 giờ 30 giờ chiều các Hội Đoàn Đoàn Thể và các Giáo Đoàn bạn đã đến nhà thờ Sacred Heart Cabramatta mừng kính Lễ Quan Thầy Giáo Đoàn Thánh Mẫu La Vang Cabramatta - Sydney.

Hình ảnh mừng lễ

Sau 3 hồi chiêng trống truyền thống Việt Nam, Cha Dương Thanh Liêm xông hương kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang đặt ngay bên đài Đức Mẹ trong khuôn viên nhà thờ kế tiếp Cha Paul Văn Chi Đặc trách Giáo Đoàn Cabramatta điều hợp tất cả mọi người cùng cầu nguyện trước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang và cung nghinh kiệu Thánh tượng Mẹ rước vào nhà thờ và an vị trên cung Thánh.

Sau đó là phần tuyên đọc đôi dòng về Đức Mẹ hiện ra ở La Vang Việt Nam. Suốt thời kỳ bách hại từ năm 1798 đến năm 1801 nhiều Giáo Dân phải trốn vào rừng rậm gần Quảng Trị miền Trung VN. Ở đó họ rơi vào cảnh lầm than đói khát, bệnh tật, nhưng sẵn sàng chuẩn bị để chết cho Đạo, chết vì Đạo. Một hôm đang lúc cộng đoàn giáo dân tụ tập với nhau để cầu nguyện, họ bỗng thấy xuất hiện một Bà Chúa lộng lẫy trong luồng sáng rất lạ trên đầu. Trên tay Bà bồng một em bé rất đẹp, Bà hiện thân là Mẹ Thiên Chúa đến với đàn con để an ủi khích lệ và Đức Mẹ lúc ấy khuyên nhủ đàn con hãy xử dụng Lá Vang hoang dại mà trị bệnh. Mẹ hứa sẽ đoái thương nhậm lời kêu cầu của họ. Sau cuộc bách hại vào năm 1802, giáo dân rời bỏ khu rừng họ từng ẩn lánh để trở về với với thôn làng mình từng sinh sống. Từ đó câu chuyện Đức Mẹ hiện ra tại La Vang hoang dại đã loan truyền khắp chốn và mang theo thông điệp của Mẹ. Hiện nay La Vang chính là Linh Địa hành hương của tất cả con cái của Mẹ trên toàn thế giới và ngày 22/08/1961 đền thờ Đức Mẹ La Vang được thánh hiến trở nên Vương Cung Thánh Đường do sắc chỉ “Để muôn đời ghi nhớ” của Đức Giáo Hoàng Gioan 23.

Sau khi chấm dứt phần đọc sơ lược về di tích Đức Mẹ hiện ra ở La Vang. Thánh lễ cử hành gồm quý Cha Paul Văn Chi, Cha Dương Thanh Liêm Phó xứ, Cha Mai Đào Hiền, Cha Đặng Đình Nên, Cha Thiện, Cha Huy và Cha Thắng

Trong bài giảng Cha Paul Văn Chi đã nói về sự xin vâng của Đức Mẹ, Mẹ sẵn sàng vào qua cửa hẹp để đến với Thiên Chúa và chúng ta hôm nay mừng kính Mẹ cũng hãy noi gương bắt chước Mẹ vào qua cửa hẹp để được đến với Thiên Chúa mà Ngài đã phán “Người ta sẽ từ Đông chí Tây, từ Bắc chí Nam đến dự tiệc trong nước Thiên Chúa..” (Lc. 13: 22-30)

Trước khi kết thúc Thánh lễ. Cha Patrick Mac Auliff Chính xứ Cabramatta ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Giáo Đoàn và Cha nói Giáo Đoàn hãy luôn cầu nguyện với Mẹ La Vang. Anh Trần Anh Vũ Phó Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng cũng ngỏ lời chúc mừng Lễ Quan Thầy của Giáo Đoàn Cabramatta và Anh cũng thay mặt Cộng Đồng cám ơn Giáo Đoàn Cabramatta đã đóng góp trợ giúp xây dựng cây cầu nối liền với Lễ đài trên Trung Tâm Bringelly. Sau cùng ông Hà Pi Liến Trưởng Ban Mục Vụ Giáo Đoàn lên ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Quan Khách và tất cả mọi người đã đến tham dự Lễ Bổn Mạng của Giáo Đoàn. Đặc biệt cám ơn qúy Hội Đoàn Legio Mariae, Dòng Ba Đa Minh, Phong Trào Cursillo và quý ân nhân đã đóng góp công của trợ giúp cho Giáo đoàn tổ chức Lễ mừng kính Bổn Mạng và cám ơn Ca đoàn Thánh Mẫu La Vang hát rất hay tạo cho buổi Lễ thêm sốt sắng

Thánh lễ kết thúc quý Cha cùng mọi người qùy trước kiệu Thánh tượng Đức Mẹ La Vang dâng lời nguyện lên Mẹ cầu cho Gia Đình, Giáo Đoàn và Cộng Đồng và sau đó đoàn Múa Lân của Giáo đoàn đón tiếp quý Cha, quý Quan Khách cùng mọi người từ cuối nhà thờ đến hội trường tham dự tiệc liên hoan mừng kính Bổn Mạng và tham dự văn nghệ do Xứ đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể trình diễn và xổ số lấy hên.
 
Thánh lễ Thêm Sức tại giáo xứ Chính Tâm Phan Thiết
Tâm Phúc
17:24 22/08/2010
PHAN THIẾT - Chiều ngày 21.8.2010, giáo xứ Chính Tâm GP Phan Thiết rộn rã trong tiếng reo vui của toàn thể giáo dân trong xứ đón mừng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Cha Hạt Trưởng hạt Đức Tánh về Ban Bí tích Thêm sức cho 114 con em trong giáo xứ và chủ tọa nghi thức ra mắt của Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ, Hội Caritas và Ban trị sự các ban ngành đoàn thể của Giáo xứ Chính Tâm.

Hình ảnh thánh lễ thêm sức

Trước khi bước vào Thánh lễ, Vị đại diện Giáo xứ dâng lời chào mừng đến Đức Cha Giuse và cha Hạt Trưởng, đáp lại tâm tình của đoàn chiên Chính Tâm, Đức Cha đã gởi lời chào thân thương đến cha Quản xứ Giuse Phạm Thọ và toàn thể cộng đoàn, cách đặc biệt 114 em lãnh nhận Bí Tích thêm sức hôm nay. Trong bầu khí trang nghiêm sốt sắng, cộng đoàn bước vào Thánh lễ.

Chia sẻ trong bài giảng, Đức Cha đã gợi mở cho cộng đoàn, cách đặc biệt các em lãnh Bí tích Thêm Sức rằng Chúa Thánh Thần là quà tặng tình yêu tuyệt vời mà Thiên Chúa đã trao tặng cho con người. Trong đó, ngài nêu bật ba điểm: Chúa Thánh Thần là quà tặng tình yêu sống động giữa lòng Mầu Nhiệm tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi; Chúa Thánh Thần là quà tặng tình yêu, Ngài đến để tác động cho ta được tham dự vào tình yêu của Thiên Chúa; Chúa Thánh Thần đến, Ngài còn điều động ta, bởi Ngài là quà tặng cho ta, thì ta cũng phải trở thành quà tặng cho tất cả những người chúng ta gặp gỡ trên mọi bước đường đời. Và Chúa Thánh Thần đến để phù trợ, thánh hóa nhân loại. Ngài cũng là thần chân lý đến để khai mở một mùa xuân tươi mới cho mọi tâm hồn. Đức Cha nhắc lại rằng khi được rửa tội, mỗi người đã nhận lãnh Chúa Thánh Thần. Nhưng lúc đó chúng ta còn nhỏ, kiến thức giáo lý còn hạn chế nên Chúa Thánh Thần chưa phát huy hết tác động của Ngài trong chúng ta. Nhưng khi đã lớn khôn, được học hỏi Giáo lý đầy đủ để được lãnh Bí tích Thêm Sức là Bí tích kiện toàn thì ta sẽ được thêm sức Chúa Thánh Thần. Ngài sẽ phát huy hết sức mạnh của mình để biến ta thành chiến sĩ Chúa Kitô. Chiến sĩ Chúa Kitô tự ý thức đổi mới cuộc sống mình và nhiệt tâm loan truyền Tin Mừng để đem các linh hồn về cho Chúa.

Với tất cả sự trang trọng và sốt sắng, từng em cùng người đỡ đầu tiến lên lãnh nhận Bí tích Thêm Sức từ tay Đức Giám Mục. Sau đó, trong thinh lặng, các em trở về quỳ gối tạ ơn Chúa trong niềm hạnh phúc tràn ngập tâm hồn.

Sau phần hiệp lễ, Đức Cha Giuse chủ sự nghi thức trao Ủy Nhiệm Thư cho Ban Thường Vụ HĐMVGX Chính Tâm mới đắc cử. Tiếp đến, Giáo xứ giới thiệu và trình diện với Đức Cha và cha Hạt trưởng Ban trị sự của các ban ngành, đoàn thể trong giáo xứ. Đặc biệt Ban Caritas giáo xứ chính thức ra mắt cộng đoàn với 14 thành viên.

Đức Cha đã gởi những lời nhắn gởi và cầu chúc tốt đẹp đến cộng đoàn giáo xứ Chính Tâm và chụp hình lưu niệm với các em và từng đoàn thể.

Trong buổi sáng cùng ngày, tại nhà thờ Giáo xứ Võ Đắt, Đức Cha Giuse đã ban Bí tích thêm sức cho hơn 300 em thiếu nhi của các xứ Võ Đắt, Võ Xu, Hà Văn và Tư Tề.
 
Phát biểu về cuộc thi tuyển quy hoạch thiết kế Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang
+ TGM Tephanô Nguyễn Như Thể
17:27 22/08/2010
BÀI PHÁT BIỂU CỦA ĐỨC TỔNG
TRONG LỄ BẾ MẠC CUỘC CHẤM THI TUYỂN QUY HOẠCH
THIẾT KẾ TRUNG TÂM HÀNH HƯƠNG ĐỨC MẸ LA VANG
TẠI TRUNG TÂM MỤC VỤ GIÁO PHẬN HUẾ (21-8-2010)


Kính thưa quí vị chuyên gia trong Ban Giám Khảo.
Kính thưa quí vị trong các công ty có đồ án tham gia cuộc thi tuyển.
Kính thưa quí Cha quản hạt, quý Cha, quí Bề trên các dòng tu và Anh chị em giáo dân, cùng tất cả các tham dự viên.

Hai ngày hội chấm thi đã trôi qua, Thiên Chúa cùng với sự cộng tác của tất cả mọi người đã dẫn dắt chúng ta từ những lo âu trăn trở ban đầu sang những ngạc nhiên thú vị, những cảm giác hạnh phúc nhẹ nhàng, và mở ra cho chúng ta con đường trước mắt với nhiều hy vọng tốt đẹp và tươi sáng.

Chúng tôi đã có nhiều dịp dự nhiều hội nghị, nhiều cuộc thi tuyển chọn lớn nhỏ, nhiều cuộc hội thảo khoa học hoặc nghệ thuật hoặc tôn giáo, qui mô quốc tế hoặc nội bộ, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi dự một cuộc tuyển chọn, một cuộc hội thảo khoa học, nghệ thuật, một lễ hội của những cái đẹp, của những tâm hồn, của những tài năng, không chỉ ở tầm mức nghệ thuật và khoa học đơn thuần, nhưng được nâng lên tầm mức thánh thiêng. Nói cho đúng, lần đầu tiên chúng tôi được dự một cuộc hội thảo khoa học nghệ thuật thánh.

Hai ngày trôi qua, chúng ta được dự một bữa tiệc phong phú, không chỉ ở phương diện kiến trúc qui hoạch, nhưng còn là chứng kiến những tâm hồn trong sáng, những ý hướng ngay lành, những nỗ lực vô vị lợi, những cố gắng chân thành và những chia sẻ rất khiêm tốn. Đúng như lời Cha Trưởng ban Tổ chức chia sẻ với chúng tôi, Cha nói: “Tất cả các đơn vị có bài dự thi đều rất nhiệt tình và có rất nhiều cố gắng. Để thực hiện được đồ án, quí công ty đã phải bỏ ra rất nhiều công sức và tiền bạc, để làm các mô hình, để in ấn,…, 4 tháng làm việc ròng rã với số lượng kiến trúc sư, kỹ sư không dưới 5 người, chưa kể đến giá trị của chất xám, đặc biệt của vị kiến trúc sư chủ trì”, thật tuyệt diệu.

Trước khi kết thúc hai ngày hội tuyển chọn, cảm giác của chúng tôi là không biết phải chọn phương án nào trước một mâm, một bàn phương án thịnh soạn, phong phú trước mắt chúng ta. Giáo Hội Việt Nam trân trọng và ghi ơn quí vị.

Cùng quí vị Giám khảo, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên thích thú trước sự nhận lời mau mắn của quí vị, nhưng chúng tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi nhận được cái tâm thánh thiện mà quí vị mang đến hội nghị này, quí vị không chỉ là những chuyên gia đầu ngành trong lãnh vực qui hoạch và kiến trúc với những kiến thức và kinh nghiệm, nhưng trong hai ngày qua chúng tôi còn nhận được nơi quí vị sự tinh tế trong cách ứng xử, sự chân thành và trong sáng trong cách giải quyết, một tâm hồn và một ngôn ngữ rất tôn giáo trong các đối thoại, chúng tôi tin rằng, sự đóng góp của quí vị trong cuộc tuyển chọn này sẽ giúp chúng tôi tiến một bước dài trong chương trình xây dựng Trung tâm Hành hương Đức Mẹ La Vang, không những thế, hôm nay đã trở thành tiền đề cho những cọng tác và đóng góp của quí vị trong tương lai. Ngành Nghệ Thuật Thánh, cách riêng kiến trúc của Giáo Hội Việt Nam rất cần sự đóng góp của quí vị. Chúng tôi xin chân thành ghi ơn.

Kính thưa quí vị, con đường trước mắt của chúng ta còn rất dài và nhiều khó khăn, nhưng quá khứ và hôm nay cho phép chúng ta tin tưởng vào tương lai. Cùng với lời cám ơn, chúng tôi tiếp tục kêu gọi mọi người cùng chung tay xây dựng ngôi nhà chung của Giáo Hội. Công trình của chúng ta chỉ thật sự có ý nghĩa và có giá trị khi chúng ta cùng chung tay và cùng nhau xây dựng với lòng yêu mến, tôi xin chia sẻ và cầu chúc công việc của chúng ta được như vậy.

Trước khi kết thúc, tôi xin ghi nhận sự đóng góp nhiệt tình của quí Cha, quí nam nữ tu sĩ, anh chị em cộng tác với công việc trong mọi lãnh vực, những đóng góp âm thầm, kín đáo chỉ một mình Chúa biết. Xin Chúa chúc lành cho quí Cha, quí Sơ và anh chị em.

Cuối cùng, thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, tôi xin cám ơn đặc biệt Cha Giám tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, Tổng Thư ký Ủy ban giám mục Nghệ thuật thánh, Trưởng ban tổ chức và các cọng sự viên của Cha: linh mục, tu sĩ nam nữ, giáo dân và nhiều người thiện chí.

Một lần nữa, tôi chân thành cám ơn tất cả quí vị. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ La Vang, nguyện xin Chúa ban phước lành cho tất cả quí vị, cho gia đình quí vị và những công việc sáng tạo của quí vị.

Xin trân trọng cám ơn.
 
Tường thuật cuộc thi Thiết kế dự án Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang và lễ Công bố & Phát thưởng.
Lm. Đaminh Phan Hưng
23:19 22/08/2010
Tạ ơn Đức Mẹ La Vang!

Chương trình cuộc thi Phương án thiết kế quy hoạch chi tiết 1/500 và Thiết kế phương án kiến trúc 1/200 Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang (TTHHĐMLV), Tỉnh Quảng Trị - Việt Nam, đã đạt được những thành quả mỹ mãn sau hai ngày làm việc với năng suất cao.

Để có được một chung kết vuông tròn như vậy, Ban tổ chức do cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Tổng Thư ký Ủy ban Giám mục Nghệ thuật thánh, Trưởng ban tổ chức và các cọng sự viên của Cha, cùng với Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Huế, và Đức Giám Mục Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Đại diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, chủ đầu tư, và các Linh Mục trong ban Quản trị La Vang, đã cùng làm việc cật lực từ ngày 16 tháng 8 đến ngày bế mạc cuộc thi 21 tháng 8 năm 2010, để tổ chức và tuyển chọn cho được một phương án quy hoạch chi tiết và kiến trúc tối ưu nhất thỏa mãn các yêu cầu mà Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đề ra.

Muốn được vậy, Ban tổ chức đã mời quý vị giám khảo danh tiếng trong và ngoài nước gồm:

1 - Ông Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt nam.

2 - Ông Kiến trúc sư Khương Văn Mười, Phó Chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam - Kiêm Chủ tịch Hội Kiến trúc sư TP Hồ chí Minh.

3 - Ông Tiến sĩ Kiến trúc sư Jon Lang, Giáo sư tiến sĩ, Nguyên Trưởng khoa Quy hoạch Kiến trúc Đại học University of New South Wales, Sydney, Australia.

4 - Ông Kiến trúc sư Phùng Phu, Giám đốc di tích Bảo tàng bảo tồn Huế.

5 - Ông Kiến trúc sư Nguyễn văn Cảnh, Giám đốc Sở Xây dựng Tỉnh Quảng Trị.

Kể từ sáng 20 tháng 8, dưới cơn mưa tầm tã của những ngày cuối Thu xứ Huế, đoàn Giám Khảo và Ban tổ chức đã đi xem thực địa Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, đồng thời cùng lúc, tiến hành việc bốc thăm thứ tự thuyết trình đồ án cho các công ty dự thi.

Có tất cả là 9 công ty dự thi, gồm:

- CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC Ý HOANG.

- CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG R.D.T.Q. đến từ TP HCM

- CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ KIẾN TRÚC LIB. A. đến từ TP HCM

- CÔNG TY CỔ PHẦN SONG THỊNH, đến từ HÀ NỘI

- CÔNG TY CỔ PHẦN VIETHOME, đến từ TP HCM

- CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG HƯNG ĐỨC, đến từ TP HCM

- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN XÂY DỰNG CHẤN HƯNG, đến từ TP HCM

- CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN THIẾT KẾ VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG KIẾN TRÚC VIỆT, đến từ VINH

- CÔNG TY CỔ PHẦN MỸ NGHỆ GỖ THIÊN THI ÂN LIÊN DOANH VỚI - CÔNG TY THIẾT KẾ NHẬT DUY, đến từ TP HCM

Vào lúc 13 g 30 cùng ngày, sau phần khởi động bằng việc cầu nguyện xin ơn Chúa Thánh Thần, và dâng lên Đức Mẹ Maria một kinh Kính mừng vì đây là công trình của Mẹ, Đức Tổng Giám Mục Stêphanô Nguyễn Như Thể, Chủ tịch danh dự Hội Đồng Giám Khảo, đã tuyên đọc lời khai mạc lễ chấm giải cuộc thi Thiết kế quy hoạch dự án Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, và công bố quyết định thành lập Ban Giám khảo kỹ thuật từ ngày 20/8 đến 22/8/2010.

Tiếp theo, cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Tổng Thư ký Ủy ban Giám mục Nghệ thuật thánh, Trưởng ban tổ chức cuộc thi tuyển đọc:

- Quyết định thành lập và giao nhiệm vụ cho Hội Đồng Giám khảo.

- Quyết định thành lập tổ thư ký kỹ thuật và tổ điều hành.

- Nêu lên mục đích và yêu cầu của cuộc thi, đó là:

+ Quy hoạch Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang

+ Kiến trúc

+ và 4 tiêu chí lớn để đánh giá một phương án:

- Ý tưởng đồ án mang bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam và phù hợp với kiến trúc tôn giáo.

- Phân khu chức năng, không gian kiến trúc và quy hoạch, sử dụng đất và hạ tầng kỹ thuật. Thể hiện hài hòa giữa Trung tâm hành hương và các vùng lân cận.

- Kiến trúc quy hoạch quan tâm đến môi trường, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Định hướng phát triển không gian mở rộng Trung tâm Hành hương về phía Đông Tây khu đất.

- Tính khả thi, kỹ thuật của dự án: Chống ngập lụt - Giải pháp kỹ thuật các công trình - Phân kỳ thực hiện - Đề xuất xây dựng công trình - Định hướng nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.

Tất cả có 12 đồ án với các mã số như sau:

1- 168 AH

2 - !71 PH

3 - 196VA

4 - 170PH

5 - 038CH

6 - 317LV

7 - 258RD

8 - 392NT

9 - 001LV

10 - 123TA

11 - 399AC

12 - 259RD

Và lần lượt tiếp sau đó, các Công ty tác giả các đồ án đã trình bày thuyết minh bảo vệ các bài thi của mình cách nghiêm túc, bài bản, rất sáng tạo và đầy tính nhân văn, pha quyện với kỹ thuật cao của nền kiến trúc!

Nhiều công ty đã xuất sắc bảo vệ phương án của mình, và đã cố gắng " Làm sao thổi được hồn Đạo và hồn Việt vào các công trình kiến trúc của Trung Tâm này" theo như gợi hứng từ tư tưởng chủ đạo của Đức Tổng Giám Mục Huế trong ngày Hội thảo công trình thiết kế Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang ngày 8 tháng 3 vừa qua, và quả thật, sự đóng góp tâm não và nhiệt huyết quý báu của những nghệ sỹ tài ba điêu luyện của 12 đồ án đã cho thấy" làm sao để Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang này vừa là một tác phẫm nghệ thuật kiến trúc, vừa là một không gian linh thánh cho việc phụng thờ".

Toàn thể Hội trường, từ Ban Giám khảo đến Quý Đức Cha, Quý nam nữ tu sĩ trong ban tổ chức, quý cha Quản hạt của Tổng Giáo Phận Huế, quý cha trong Ban Quản trị Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, đã được thưởng lãm 12 tác phẫm nghệ thuật, mà như lời Đức Tổng, thì đó không chỉ là nghệ thuật, nhưng còn là nghệ thuật thánh. Tất cả đã được chứng kiến các công trình tim óc, chất xám và lòng nhiệt thành, mà cũng là chứng kiến những suy tư, những tâm tình nguyện cầu của các anh chị em kiến trúc sư, nghệ sĩ và các cọng tác viên. Hay nói như lời phát biểu của Đức Tổng trong lễ bế mạc: "Chúng tôi đã có nhiều dịp dự nhiều hội nghị, nhiều cuộc thi tuyển chọn lớn nhỏ, nhiều cuộc hội thảo khoa học hoặc nghệ thuật hoặc tôn giáo, qui mô quốc tế hoặc nội bộ, nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi dự một cuộc tuyển chọn, một cuộc hội thảo khoa học, nghệ thuật, một lễ hội của những cái đẹp, của những tâm hồn, của những tài năng, không chỉ ở tầm mức nghệ thuật và khoa học đơn thuần, nhưng được nâng lên tầm mức thánh thiêng. Nói cho đúng, lần đầu tiên chúng tôi được dự một cuộc hội thảo khoa học nghệ thuật thánh."

Dẫu sao thì cuộc tuyển chọn nào cũng kết thúc bằng một kết quả hân hoan mà cũng vương vương nhuốm màu bâng khuâng xao động, bởi lẽ chỉ có thể chọn và chỉ chọn được một, và cụ thể, trong cuộc tuyển chọn này, đã chọn tối đa là 5 trên 12 đồ án. Toàn ban Giám khảo đã nổ lực tối đa, bất kể thời giờ nghỉ ngơi ăn uống, và đã chọn được 5 đồ án được xem là xuất sắc nhất.

Lễ công bố và phát giải thưởng cuộc thi Thiết kế quy hoạch dự án Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang đã diễn ra trong bầu khí vui tươi và phấn khởi, bởi vì mặc dù "con đường trước mắt của chúng ta còn rất dài và nhiều khó khăn, nhưng quá khứ và hôm nay cho phép chúng ta tin tưởng vào tương lai" (trích lời Đức Tổng Giám Mục Huế).

Chương trình Lễ Bế mạc đã khởi đầu với lời nguyện cầu của toàn thể mọi người hiện diện, gồm Đức Tổng Giám Mục Têphanô Nguyễn Như Thể, Tổng Giám Mục Huế, và Đức Giám Mục Phụ tá Phanxicô Xaviê Lê văn Hồng, Toàn Ban tổ chức cuộc thi, Hội Đồng Giám Khảo, Quý cha Trong Ban Quản trị Thánh Địa La Vang và quý cha Hạt trưởng, Quý bề trên Dòng, Quý vị đại diện Hội Đồng Giáo xứ, và Quý công ty có đề tài tham dự cuộc thi.

Lời cám ơn, mà cũng là lời chia sẻ tâm tình của Đức Tổng Giám Mục Huế, vị Chủ tịch Danh dự của Hội đồng Giám khảo, đã nói lên phần nào công việc cao quý mà cũng rất khó khăn tế nhị của Hội Đồng chấm thi. Ngài nói:

"Trước khi kết thúc hai ngày hội tuyển chọn, cảm giác của chúng tôi là không biết phải chọn phương án nào trước một mâm, một bàn phương án thịnh soạn, phong phú trước mắt chúng ta. Giáo Hội Việt Nam trân trọng và ghi ơn quí vị.

Cùng quí vị Giám khảo, chúng tôi lấy làm ngạc nhiên thích thú trước sự nhận lời mau mắn của quí vị, nhưng chúng tôi còn ngạc nhiên hơn nữa khi nhận được cái tâm thánh thiện mà quí vị mang đến hội nghị này, quí vị không chỉ là những chuyên gia đầu ngành trong lãnh vực qui hoạch và kiến trúc với những kiến thức và kinh nghiệm, nhưng trong hai ngày qua, chúng tôi còn nhận được nơi quí vị sự tinh tế trong cách ứng xử, sự chân thành và trong sáng trong cách giải quyết, một tâm hồn và một ngôn ngữ rất tôn giáo trong các đối thoại, chúng tôi tin rằng sự đóng góp của quí vị trong cuộc tuyển chọn này sẽ giúp chúng tôi tiến một bước dài trong chương trình xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ La Vang, không những thế, hôm nay đã trở thành tiền đề cho những cọng tác và đóng góp của quí vị trong tương lai. Ngành Nghệ Thuật Thánh, cách riêng kiến trúc của Giáo Hội Việt Nam, rất cần sự đóng góp của quí vị. Chúng tôi xin chân thành ghi ơn."

Và tiếp nối tâm tình chia sẻ cảm thông trên, ông Chủ tịch Hội Đồng giám khảo, Kiến trúc sư Nguyễn Tấn Vạn, đã nói lên sự khó khăn của công việc, sự tinh tế trong nhận xét, sự đắn đo khi phải kết luận, và sự công bằng khi phải cầm cân nảy mực chọn lựa trước những công trình "kẻ tám lạn người mười cân" này.

Dẫu sao thì phút giây hồi hộp rồi cũng đã đến, Cha Vinh Sơn Phạm Trung Thành, Tổng Thư ký Ủy ban Giám mục Nghệ thuật thánh, Trưởng ban tổ chức cuộc thi tuyển, đã bước lên khán đài, long trọng tuyên bố những đơn vị được bình chọn đoạt giải cao, đó là:

2 Giải nhì đồng hạng:

- Phương án có mã số: 171 PH. CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG TƯ VẤN THIẾT KẾ HƯNG ĐỨC, đến từ TP HCM

- Phương án có mã số: 399 AC. CÔNG TY CỔ PHẦN SONG THỊNH, đến từ Hà Nội.

Giải 3:

- Phương án có mã số: 196 VA. CÔNG TY TNHH KIẾN TRÚC Ý HOANG.

2 Giải khuyến khích:

- Phương án có mã số: 168PH CÔNG TY THHH TƯ VẤN XÂY DỰNG HƯNG ĐỨC, đến từ TP HCM

- Phương án có mã số: 259RD. CÔNG TY TNHH THIẾT KẾ VÀ TƯ VẤN XÂY DỰNG R.D.T.Q. đến từ TP HCM.

Đức Tổng Giám mục đã phát giải cho các công ty trúng tuyển, chụp hình lưu niệm. Trước đó Đức Giám Mục Phụ Tá Phanxicô Xaviê Lê văn Hồng cũng đã trao kỉ niệm chương và quà tặng cho tất cả đại diện các công ty tham gia cuộc thi tuyển.

Buổi lễ khép lại với phép lành của Đức Tổng Giám mục Giáo phận Huế, Đại diện Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, như một chúc lành cho công việc cao cả và vô cùng khó khăn này của nhiều con tim và khối óc, âm thầm hay công khai, và đồng thời cũng là lời mời gọi mọi thành phần trong Hội Thánh Công giáo Việt Nam: "cùng chung tay xây dựng ngôi nhà chung của Giáo Hội. Công trình của chúng ta chỉ thật sự có ý nghĩa và có giá trị khi chúng ta cùng chung tay và cùng nhau xây dựng với lòng yêu mến, tôi xin chia sẻ và cầu chúc công việc của chúng ta được như vậy."
 
Thông Báo
Những thay đổi trong chương trình VietCatholic Photo
VietCatholic Network
08:23 22/08/2010
Kính thưa quý cha và anh chị em,

VietCatholic vừa thảo chương lại chương trình VietCatholic Photo để việc xem hình được nhanh chóng hơn dựa trên những thành quả đáng kể của Microsoft Silverlight version 4.

Chương trình mới chạy nhanh hơn chương trình cũ rất nhiều lần và rất dể sử dụng. Cho nên, có lẽ không cần phải hướng dẫn thêm điều gì ngoài hai điều là:

1) Nếu chương trình đòi quý cha và anh chị em cài đặt Silverlight 4, xin cứ theo những chỉ dẫn trên màn hình.

Quý cha và anh chị em cũng có thể download Silverlight 4 trực tiếp tại đây

http://www.microsoft.com/getsilverlight/Get-Started/Install/Default.aspx

2) Nếu muốn download một tấm hình, xin để con mouse vào bên dưới tấm hình, quý cha và anh chị em sẽ thấy đường link để download.



Vài điều cần biết thêm về Silverlight:

Silverlight là một sản phẩm của Microsoft cung ứng khả năng phát trên Net các loại multimedia như hình ảnh, âm thanh, video... Khác biệt cơ bản giữa Silverlight và các loại framework dành cho multimedia khác là khả năng giao tiếp phong phú và đa dạng giữa chủ thể tiếp nhận thông tin và chương trình. Chính vì thế trong vài tháng sắp tới đây sẽ có nhiều ứng dụng của Silverlight trong các loại điện thoại di động bắt đầu với Windows Phone 7, Symbian.. .

Đứng trước đà tiến vũ bão của các phương tiện truyền thông và các kỹ thuật truyền thông, không cần vận dụng trí tưởng tượng xa vời cũng có thể hình dung trái đất như một quả cầu nối kết, vo ve với những chuyển dịch điện tử - một hành tinh líu lo được bọc trong bề ngoài tĩnh lặng của không gian. Thông điệp Tin Mừng chúng ta được ủy thác để rao giảng có nguy cơ tắt ngấm giữa những dòng lũ thông tin, hình ảnh và âm thanh. Thực vậy, Internet đang truyền đi và giúp làm cho thấm sâu một nhóm những giá trị văn hóa - những lối nghĩ về những quan hệ xã hội, gia đình, tôn giáo, tình trạng nhân loại - mà sự mới mẻ và ồn ào của chúng có thể thách thức và đè bẹp những giá trị, những truyền thống tôn giáo, và văn hóa.

Chính vì thế, bên cạnh những âu lo về cách thức trình bày Sứ Điệp Tin Mừng trong một thế giới quá khác biệt với thế giới cách đây 10 năm, 20 năm; chúng ta cũng phải quan tâm đến những phương tiện kỹ thuật nhằm đưa những thông điệp của mình đến được với đại chúng.

Khách quan mà nói Silverlight đang dần định hình một phương thức truyền thông mới mẻ. Các cơ quan truyền thông Công Giáo thấy ở đây một lối thoát cho vấn đề phát thanh và phát hình trên Net. Quý cha và anh chị em biết rằng cho đến nay nhiều cơ quan truyền thông Công Giáo, kể cả Vatican cũng phải dựa vào YouTube trong việc phát hình trên Net. Đó là một điều nguy hiểm.

Với Silverlight, chúng ta có thể phát thanh và phát hình trên Net với một kinh phí hạn hẹp có thể chấp nhận được và hoàn toàn làm chủ phương tiện phát thông tin của mình.

Trong quá trình học hỏi, thực nghiệm kỹ thuật mới này, chắc chắn có thể gây ra một số trở ngại cho quý cha và anh chị em. Chúng tôi mong quý cha và anh chị em thông cảm và hiểu được tại sao chúng tôi cứ phải thay đổi. Chúng tôi chân thành tiếp nhận những đóng góp xây dựng, nhưng xin giữ hòa khí và lòng tôn trọng lẫn nhau.

Xin đa tạ.
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Một Góc Ao Sen
Đỗ Thạo
22:16 22/08/2010

MỘT GÓC AO SEN



Ảnh của Đỗ Thạo

Rủ nhau ra tắm hồ sen

Nước trong bóng mát hương chen cạnh mình.

Cứ chi vườn ngọc ao quỳnh

Thôn quê vẫn thú hữu tình xưa nay.

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền