Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Video Đức Thánh Cha tiếp Tổng Thống Pháp François Hollande
VietCatholic Network
07:35 20/08/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Chiều ngày 17-8-2016, ĐTC Phanxicô đã tiếp kiến Tổng thống Pháp Francois Hollande, đến viếng thăm với tư cách riêng và cám ơn ngài vì đã liên đới với nhân dân Pháp trong những vụ khủng bố mới đây.
Cùng đi với tổng thống có bộ trưởng nội vụ Bernard Cazeneuve và đại sứ Pháp cạnh Tòa Thánh, Ông Philippe Zeller. Cuộc hội kiến kéo dài 40 phút.
Tổng thống đã tặng ĐTC một đồ sứ ở Sèvres có in huy hiệu nước Pháp, và ĐTC tặng lại Tổng thống một pho tượng bằng đồng và bản thông điệp ”Laudato sì” về việc bảo vệ môi trường cùng với hai Tông huấn ”Niềm vui yêu thương” và ”Niềm vui Phúc Âm”.
Sau khi gặp ĐTC, Tổng thống Pháp và đoàn tùy tùng đã gặp ĐHY Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh.
Trong cuộc gặp gỡ giới báo chí trước cuộc tiếp kiến của ĐTC, tổng thống Hollande nói rằng: ”Sau thử thách kinh khủng là vụ sát hại Cha Hamel, và sau vụ khủng bố ở Nice, ĐGH đã có những lời có sức an ủi lớn. Tất cả những lời được biểu lộ - kể cả những lời của các vị trách nhiệm Giáo Hội tại Pháp - đều rất quan trọng trong thời điểm này vì góp phần nhắc nhớ sự đoàn kết và gắn bó với nhau của Pháp, sự hòa giải cần được thực hiện và cả tình liên đới của toàn thế giới đối với nước Pháp, nạn nhân của những vụ khủng bố này”.
Tổng thống Pháp cũng đề cập đến các tín hữu Kitô ở Trung Đông và nói rằng: ”Chúng tôi là những người bảo vệ các Kitô hữu ở Trung Đông và ĐGH biết các tín hữu Kitô tại miền này đang góp phần vào sự quân bình trong vùng”.
Về cuộc khủng hoảng những người tị nạn, Tổng thống Hollande giải thích rằng cần phải đáp lại với một vũ trụ quan rõ ràng chứ không phải bằng sự sợ hãi, một thái độ bị lợi dụng”.
Trở lại vụ hai tên khủng bố người Bắc Phi đã sát hại cha Jacques Hamel ngày 20-7, Tổng thống Hollande khẳng định rằng ”các tín hữu Công Giáo Pháp bị thử thách vì cuộc khủng bố đó, nhưng toàn nước Pháp cũng bị tổn thương, và khi một nhà thờ bị đập, một LM bị ám sát, chính Cộng Hòa cũng bị xúc phạm, vì Cộng hòa phải bảo vệ.. Đó là đặc tính đời (laicità) của Nhà Nước. Đặc tính này phải bảo vệ tất cả các tôn giáo, phải bảo đảm tự do tin hoặc không tin.. Vì thế sứ điệp này về đặc tính đời không phải là một sứ điệp có thể làm tổn thương, nhưng là một sứ điệp có thể nối kết và hòa giải”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Giáo khu Nữ Vương Melbourne mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
06:46 20/08/2016
Melbourne, Thánh lễ mừng kính Đức Maria Trinh Nữ Vương, bổn mạng của Giáo khu Nữ Vương thuộc Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm, đã được cử hành trọng thể tại Nguyện đường Trung Tâm Thánh Vinh Sơn Liêm, lúc 6 giờ chiều Thứ Bảy 20/8/2016 với đông đảo mọi người trong giáo khu về dâng lễ cùng cộng đoàn.
Mời xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ sự cùng với Ca Đoàn Vô Nhiễm hợp lời ca tiếng hát dâng lên Thiên Chúa ca mừng Nữ Vương rất Thánh Maria trong ngày lễ mừng bổn mạng của Giáo khu Nữ vương.
Trong phần chia sẻ lời Chúa: Chúa Nhật XXI thường niên năm C Lc 13,22-30 với lời của Chúa khuyên: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người tìm cách vào mà không thể được.” Vậy trong cuộc sống, khi chúng ta sinh ra với hai bàn tay trắng, thì khi ra khỏi đời này cũng ra đi nhẹ nhàng bằng hai bàn tay trắng. Mang vác của cải cồng kềnh thì khó đi qua được cửa hẹp. Linh mục chủ tế cũng chia sẻ về Đức Trinh Nữ Vương không những là Mẹ nhân loại, mà Mẹ còn là Nữ vương các Thánh trên trời. Mẹ là người đã bước qua tất cả các bước chân khổ nạn của Chúa, đi qua cửa hẹp để đi vào sự vinh hiển.
Cuối lễ, ông Lê Hải trưởng Giáo khu Nữ Vương đã thay mặt toàn thể giáo khu cám ơn Linh mục Quản nhiệm, Hội đồng mục vụ, các ban chấp hành các giáo khu bạn, các ban ngành đoàn thể, Ca đoàn Vô nhiễm cùng toàn thể mọi người trong giáo khu và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ cảm tạ Thiên Chúa và Đức Maria Nữ Vương là bổn mạng giáo khu đã ban cho giáo khu muôn vàn hồng ân trong năm, và cầu nguyện cho các linh hồn của các thành viên trong giáo khu đã qua đời.
Mọi người được mời xuống hội trường trung tâm để dùng bữa tiệc nhẹ để cùng giáo khu mừng lễ bổn mạng. Trong niềm vui chung, mọi người đã chia sẻ thức ăn, nước uống, quây quần bên nhau để thăm hỏi và chuyện trò, thưởng thức các món ăn đặc sắc của các đầu bếp trong giáo khu nấu thật ngon để khoản đãi cộng đoàn.
Được biết, Giáo khu Nữ Vương thuộc Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm là một giáo khu kỳ cựu, và cũng là giáo khu có diện tích địa lý lớn nhất trong sáu giáo khu. Nằm về phía Tây Nam dọc ven vịnh Phillip tới vùng Point Cook, Melbourne.
Mời xem hình
Thánh lễ do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ sự cùng với Ca Đoàn Vô Nhiễm hợp lời ca tiếng hát dâng lên Thiên Chúa ca mừng Nữ Vương rất Thánh Maria trong ngày lễ mừng bổn mạng của Giáo khu Nữ vương.
Trong phần chia sẻ lời Chúa: Chúa Nhật XXI thường niên năm C Lc 13,22-30 với lời của Chúa khuyên: “Hãy chiến đấu để qua được cửa hẹp mà vào, vì tôi nói cho anh em biết: có nhiều người tìm cách vào mà không thể được.” Vậy trong cuộc sống, khi chúng ta sinh ra với hai bàn tay trắng, thì khi ra khỏi đời này cũng ra đi nhẹ nhàng bằng hai bàn tay trắng. Mang vác của cải cồng kềnh thì khó đi qua được cửa hẹp. Linh mục chủ tế cũng chia sẻ về Đức Trinh Nữ Vương không những là Mẹ nhân loại, mà Mẹ còn là Nữ vương các Thánh trên trời. Mẹ là người đã bước qua tất cả các bước chân khổ nạn của Chúa, đi qua cửa hẹp để đi vào sự vinh hiển.
Cuối lễ, ông Lê Hải trưởng Giáo khu Nữ Vương đã thay mặt toàn thể giáo khu cám ơn Linh mục Quản nhiệm, Hội đồng mục vụ, các ban chấp hành các giáo khu bạn, các ban ngành đoàn thể, Ca đoàn Vô nhiễm cùng toàn thể mọi người trong giáo khu và cộng đoàn đã đến hiệp dâng Thánh lễ cảm tạ Thiên Chúa và Đức Maria Nữ Vương là bổn mạng giáo khu đã ban cho giáo khu muôn vàn hồng ân trong năm, và cầu nguyện cho các linh hồn của các thành viên trong giáo khu đã qua đời.
Mọi người được mời xuống hội trường trung tâm để dùng bữa tiệc nhẹ để cùng giáo khu mừng lễ bổn mạng. Trong niềm vui chung, mọi người đã chia sẻ thức ăn, nước uống, quây quần bên nhau để thăm hỏi và chuyện trò, thưởng thức các món ăn đặc sắc của các đầu bếp trong giáo khu nấu thật ngon để khoản đãi cộng đoàn.
Được biết, Giáo khu Nữ Vương thuộc Cộng đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm là một giáo khu kỳ cựu, và cũng là giáo khu có diện tích địa lý lớn nhất trong sáu giáo khu. Nằm về phía Tây Nam dọc ven vịnh Phillip tới vùng Point Cook, Melbourne.
Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II - Giáo phận Vinh: Đại hội Huynh trưởng lần thứ I
Lam Hồng
10:04 20/08/2016
Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II - Giáo phận Vinh: Đại hội Huynh trưởng lần thứ I
Trong 02 ngày 16-17.8.2016, hơn 3.000 Huynh trưởng thuộc 85 xứ đoàn trong Liên đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể (TNTT) Gioan Phaolô II – giáo phận Vinh đã quy tụ về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài để cùng tham dự Đại hội năm 2016, với chủ đề “Man-na”. Đại hội là dịp để các bạn Huynh trưởng trong giáo phận nối kết tình thân, là thời gian để trải nghiệm cuộc đời dấn thân trong vai trò là người Huynh trưởng TNTT, và đặc biệt đây là cơ hội để người trẻ cùng đồng hành và sống những giây phút ân sủng Thánh Thể bên Người Anh Cả Huynh Trưởng Giêsu.
Xem Hình
Đồng hành cùng các bạn Huynh trưởng TNTT về tham dự Đại hội lần này có ĐGM Phaolô, chủ chăn giáo phận và ngài cũng là Tổng Tuyên úy Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II – giáo phận Vinh, cùng với quý cha đại diện Liên đoàn TNTT các giáo phận: Huế, Kontum, Mỹ Tho, cha Phanxicô Xaviê Phan Khánh Dư - Tuyên úy Liên đoàn TNTT giáo phận Vinh, quý cha Tuyên úy các Xứ đoàn trong giáo phận, quý thầy, quý xơ Trợ úy, đông đảo bố mẹ Trợ tá và ban chấp hành các Xứ đoàn.
Chương trình kỳ Đại hội Huynh trưởng TNTT giáo phận Vinh được bắt đầu vào chiều ngày 16.8.2016. Ngay từ đầu giờ chiều, từng đoàn xe được trang trí đầy những biểu ngữ, băng rôn hân hoan tiến về quảng trường của nhà thờ Chính tòa Xã Đoài. Bước xuống xe chúng tôi nhận thấy một lượng đông đảo các bạn trẻ với áo mũ đồng phục. Đó là từng đoàn Huynh trưởng TNTT đến từ 85 Xứ đoàn trong khắp mọi miền của giáo phận như: Nghĩa Thành, Cồn Cả, Thuận Nghĩa, Cửa Lò, Trang Nứa,…(Nghệ An), hay An Nhiên, Trung Nghĩa, Tĩnh Giang, Tràng Lưu, Kim Lâm,…(Hà Tĩnh), Tân Mỹ, Đan Sa, Nhân Thọ, Phù Kinh, Vĩnh Phước, …(Quảng Bình). Tuy mỗi giáo xứ, mỗi vùng miền có sự cách biệt về địa lý, về văn hóa, nhưng chắc hẳn ai cũng dễ nhận ra giữa dòng người đó có một điểm chung chính là lòng nhiệt huyết dấn dân cho phong trào TNTT trong Giáo Hội.
Sau những giờ phút đón tiếp và khởi động, đúng 15h00 Đại hội Huynh trưởng TNTT Liên đoàn Gioan Phaolô II - giáo phận Vinh được chính thức khai mạc bằng nghi thức chào cờ. Tiếp đến, cha Fx. Phan Khánh Dư - Tuyên úy Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II - giáo phận Vinh đã có lời chào mừng và giới thiệu các thành phần đại biểu về tham dự Đại hội. Liền sau đó, Đức Cha Phaolô đã ban huấn từ khai mạc Đại hội. Trong lời huấn từ, Đức Cha mời gọi những anh chị em Huynh trưởng biết sống tình thương xót, thương xót đối với chính bản thân, thương xót với những ai mình gặp gỡ trong những môi trường mình sống, học tập và làm việc. Bên cạnh đó, vị chủ chăn giáo phận cũng nhắn nhủ các bạn trẻ sống trong một xã hội đầy biến động hôm nay phải biết tỉnh thức, tỉnh thức để làm chủ bản thân, thanh lọc những tính hư nết xấu, tránh xa những tệ nạn, vượt qua những cám dỗ. Cuối cùng, Đức Cha ước mong những người trẻ về tham dự Đại hội cần phải sống tình huynh đệ, cùng nối kết với nhau trong người Anh Cả Huynh Trưởng Giêsu, để được đón nhận niềm vui và ân sủng trong trong kỳ Đại hội.
Kết thúc nghi thức khai mạc, Đức Cha, quý cha cùng mọi tham dự viên đã được thưởng thức màn vũ “Man-na Chúa ban” đến từ các huynh trưởng giáo xứ Phú Vinh.
Trong khoảng thời gian từ 16h -17h30, Đại hội được tiếp tục với 03 bài thuyết trình do quý cha Tuyên úy và sơ Trợ úy: cha Phaolô Phạm Trọng Phương, Tuyên úy đặc trách cụm Nghệ An, thuyết trình về đề tài: “Huynh trưởng sống Bí Tích Thánh Thể”; cha Đaminh Phan Phước, Tuyên úy Liên đoàn TNTT TGP Huế, thuyết trình về đề tài: “Bước Tiến Của Phong Trào TNTT”; và cuối cùng sơ Trợ úy Têrêxa Nguyễn Thiên Hoàng trình bày đề tài: “Bánh Trên Đường”. Với sự đa dạng về đề tài và lối truyền đạt hấp dẫn, cởi mở và có chiều sâu, qua các bài thuyết trình quý cha Tuyên úy và sơ Trợ úy đã dẫn dắt các tham dự viên vào khám phá chiều kích thâm sâu trong Bí tích Thánh Thể, từ đó mời gọi các tham dự viên luôn biết kín múc lấy nguồn mạch ân phúc vô biên từ Thánh Thể, để mỗi người sẽ là những chứng nhân trao ban nguồn ân sủng cứu độ cho con người hôm nay.
Xen lẫn giữa những bài thuyết trình là những bài cử điệu hấp dẫn, sôi động đến từ các Huynh trưởng của các Xứ đoàn tham dự, khơi dậy ngọn lửa nhiệt thành nơi các tham dự viên được bùng cháy, góp phần tăng tính hiệu quả của những thông điệp, trong các bài thuyết trình.
Lúc 19h30 tối, chương trình diễn nguyện chào mừng Đại hội Huynh trưởng Liên đoàn TNTT giáo phận Vinh năm 2016 đã diễn ra tại trung tâm quảng trường nhà thờ Chính tòa Xã Đoài. Đêm diễn nguyện được mở đầu bằng nghi thức thắp đuốc Đại hội do cha ĐaMinh Phan Phước, Tuyên úy Liên đoàn TNTT TGP Huế chủ sự. Liền sau đó, đêm diễn nguyện đã chính thức diễn ra với sự góp mặt của một số ca sĩ quê hương như: Linh mục Xuân Đường, ca sĩ Ngọc Sơn, Thanh Hoài; một số ca sĩ đến từ TGP Sài Gòn như: Linh mục Nguyễn Sang, Nguyễn Thanh, Đức Thiện,… cùng với những điệu vũ đến từ các bạn Huynh trưởng của hai miền Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với những ca khúc nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng, nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, đêm diễn nguyện đã thật sự đem đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc, góp phần đưa tình Chúa đi vào lòng người.
Sau khi kết thúc chương trình diễn nguyện tại quảng trường, lúc 22h00, các Huynh trưởng tiến vào nhà thờ Chính tòa, lần lượt từng mỗi Xứ đoàn thay phiên nhau làm giờ chầu Thánh Thể cho đến 5h00 sáng ngày hôm sau.
Sáng ngày 17.8.2016, lúc 7h00, tại quảng trường diễn ra Đại hội, Đức Cha Phaolô đã chủ sự nghi thức trao bổ nhiệm thư cho cha Antôn Nguyễn Khánh Cương, quản xứ Thổ Hoàng, tân Tuyên úy TNTT cụm Hà Tĩnh, cha GB. Nguyễn Ái, quản xứ Đan Sa và cha Phaolô Nguyễn Minh Sáng, quản xứ Phù Kinh làm tân Tuyên úy TNTT cụm Quảng Bình.
Cao điểm của ngày Đại hội Huynh trưởng TNTT giáo phận Vinh – năm 2016 là thánh lễ Tạ ơn diễn ra vào lúc 8h00, ngày 17.8.2016, tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài, do Đức Giám Mục Phaolô chủ tế. Đồng tế và hiệp dâng thánh lễ có quý cha trong và ngoài giáo phận, quý thầy phó tế, quý thầy, quý sơ Trợ úy, quý Trợ tá và hơn 3.000 Huynh trưởng TNTT.
Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô nhắn nhủ những người trẻ Huynh trưởng TNTT hôm nay: “TNTT là một thành phần của Công Giáo tiến hành, TNTT mời gọi chúng ta đoàn ngũ hóa giới trẻ tùy theo độ tuổi, tùy theo năng lực, tùy theo tiến trình cuộc sống. Cũng như nhiều phong trào khác, TNTT hiện nay đang được hiện đại hóa bởi sự kết hợp giữa các chiều kích trong cuộc sống, do đó giúp cho người trẻ hôm nay được phát triển hài hòa hơn giữa chiều kích tâm linh và đời sống thực tại”. Qua đó, Đức Cha mời gọi người trẻ TNTT hôm nay cần đi sâu khám phá và chuyên chăm thực hành các hoạt động của TNTT như hi sinh, cầu nguyện, yêu mến Thánh Thể và làm việc tông đồ, hầu làm cho đời sống đức tin của mỗi người trẻ trong TNTT ngày càng thêm sống động và sâu sắc hơn.
Đại hội Huynh trưởng Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II – giáo phận Vinh năm 2016 kết thúc trong ân sủng của tình Chúa và niềm vui của tình người. Hi vọng, với những giây phút giao lưu, gặp gỡ, và đặc biệt là được sống trong ân sủng Thánh Thể với Người Anh Cả Giêsu sẽ ngày càng làm thăng tiến hơn lý tưởng dấn thân phục vụ của mỗi người Huynh trưởng TNTT trong giáo phận.
Lam Hồng
Xem Hình
Đồng hành cùng các bạn Huynh trưởng TNTT về tham dự Đại hội lần này có ĐGM Phaolô, chủ chăn giáo phận và ngài cũng là Tổng Tuyên úy Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II – giáo phận Vinh, cùng với quý cha đại diện Liên đoàn TNTT các giáo phận: Huế, Kontum, Mỹ Tho, cha Phanxicô Xaviê Phan Khánh Dư - Tuyên úy Liên đoàn TNTT giáo phận Vinh, quý cha Tuyên úy các Xứ đoàn trong giáo phận, quý thầy, quý xơ Trợ úy, đông đảo bố mẹ Trợ tá và ban chấp hành các Xứ đoàn.
Chương trình kỳ Đại hội Huynh trưởng TNTT giáo phận Vinh được bắt đầu vào chiều ngày 16.8.2016. Ngay từ đầu giờ chiều, từng đoàn xe được trang trí đầy những biểu ngữ, băng rôn hân hoan tiến về quảng trường của nhà thờ Chính tòa Xã Đoài. Bước xuống xe chúng tôi nhận thấy một lượng đông đảo các bạn trẻ với áo mũ đồng phục. Đó là từng đoàn Huynh trưởng TNTT đến từ 85 Xứ đoàn trong khắp mọi miền của giáo phận như: Nghĩa Thành, Cồn Cả, Thuận Nghĩa, Cửa Lò, Trang Nứa,…(Nghệ An), hay An Nhiên, Trung Nghĩa, Tĩnh Giang, Tràng Lưu, Kim Lâm,…(Hà Tĩnh), Tân Mỹ, Đan Sa, Nhân Thọ, Phù Kinh, Vĩnh Phước, …(Quảng Bình). Tuy mỗi giáo xứ, mỗi vùng miền có sự cách biệt về địa lý, về văn hóa, nhưng chắc hẳn ai cũng dễ nhận ra giữa dòng người đó có một điểm chung chính là lòng nhiệt huyết dấn dân cho phong trào TNTT trong Giáo Hội.
Sau những giờ phút đón tiếp và khởi động, đúng 15h00 Đại hội Huynh trưởng TNTT Liên đoàn Gioan Phaolô II - giáo phận Vinh được chính thức khai mạc bằng nghi thức chào cờ. Tiếp đến, cha Fx. Phan Khánh Dư - Tuyên úy Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II - giáo phận Vinh đã có lời chào mừng và giới thiệu các thành phần đại biểu về tham dự Đại hội. Liền sau đó, Đức Cha Phaolô đã ban huấn từ khai mạc Đại hội. Trong lời huấn từ, Đức Cha mời gọi những anh chị em Huynh trưởng biết sống tình thương xót, thương xót đối với chính bản thân, thương xót với những ai mình gặp gỡ trong những môi trường mình sống, học tập và làm việc. Bên cạnh đó, vị chủ chăn giáo phận cũng nhắn nhủ các bạn trẻ sống trong một xã hội đầy biến động hôm nay phải biết tỉnh thức, tỉnh thức để làm chủ bản thân, thanh lọc những tính hư nết xấu, tránh xa những tệ nạn, vượt qua những cám dỗ. Cuối cùng, Đức Cha ước mong những người trẻ về tham dự Đại hội cần phải sống tình huynh đệ, cùng nối kết với nhau trong người Anh Cả Huynh Trưởng Giêsu, để được đón nhận niềm vui và ân sủng trong trong kỳ Đại hội.
Kết thúc nghi thức khai mạc, Đức Cha, quý cha cùng mọi tham dự viên đã được thưởng thức màn vũ “Man-na Chúa ban” đến từ các huynh trưởng giáo xứ Phú Vinh.
Trong khoảng thời gian từ 16h -17h30, Đại hội được tiếp tục với 03 bài thuyết trình do quý cha Tuyên úy và sơ Trợ úy: cha Phaolô Phạm Trọng Phương, Tuyên úy đặc trách cụm Nghệ An, thuyết trình về đề tài: “Huynh trưởng sống Bí Tích Thánh Thể”; cha Đaminh Phan Phước, Tuyên úy Liên đoàn TNTT TGP Huế, thuyết trình về đề tài: “Bước Tiến Của Phong Trào TNTT”; và cuối cùng sơ Trợ úy Têrêxa Nguyễn Thiên Hoàng trình bày đề tài: “Bánh Trên Đường”. Với sự đa dạng về đề tài và lối truyền đạt hấp dẫn, cởi mở và có chiều sâu, qua các bài thuyết trình quý cha Tuyên úy và sơ Trợ úy đã dẫn dắt các tham dự viên vào khám phá chiều kích thâm sâu trong Bí tích Thánh Thể, từ đó mời gọi các tham dự viên luôn biết kín múc lấy nguồn mạch ân phúc vô biên từ Thánh Thể, để mỗi người sẽ là những chứng nhân trao ban nguồn ân sủng cứu độ cho con người hôm nay.
Xen lẫn giữa những bài thuyết trình là những bài cử điệu hấp dẫn, sôi động đến từ các Huynh trưởng của các Xứ đoàn tham dự, khơi dậy ngọn lửa nhiệt thành nơi các tham dự viên được bùng cháy, góp phần tăng tính hiệu quả của những thông điệp, trong các bài thuyết trình.
Lúc 19h30 tối, chương trình diễn nguyện chào mừng Đại hội Huynh trưởng Liên đoàn TNTT giáo phận Vinh năm 2016 đã diễn ra tại trung tâm quảng trường nhà thờ Chính tòa Xã Đoài. Đêm diễn nguyện được mở đầu bằng nghi thức thắp đuốc Đại hội do cha ĐaMinh Phan Phước, Tuyên úy Liên đoàn TNTT TGP Huế chủ sự. Liền sau đó, đêm diễn nguyện đã chính thức diễn ra với sự góp mặt của một số ca sĩ quê hương như: Linh mục Xuân Đường, ca sĩ Ngọc Sơn, Thanh Hoài; một số ca sĩ đến từ TGP Sài Gòn như: Linh mục Nguyễn Sang, Nguyễn Thanh, Đức Thiện,… cùng với những điệu vũ đến từ các bạn Huynh trưởng của hai miền Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với những ca khúc nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng, nhưng cũng không kém phần hấp dẫn, đêm diễn nguyện đã thật sự đem đến cho người xem nhiều cung bậc cảm xúc, góp phần đưa tình Chúa đi vào lòng người.
Sau khi kết thúc chương trình diễn nguyện tại quảng trường, lúc 22h00, các Huynh trưởng tiến vào nhà thờ Chính tòa, lần lượt từng mỗi Xứ đoàn thay phiên nhau làm giờ chầu Thánh Thể cho đến 5h00 sáng ngày hôm sau.
Sáng ngày 17.8.2016, lúc 7h00, tại quảng trường diễn ra Đại hội, Đức Cha Phaolô đã chủ sự nghi thức trao bổ nhiệm thư cho cha Antôn Nguyễn Khánh Cương, quản xứ Thổ Hoàng, tân Tuyên úy TNTT cụm Hà Tĩnh, cha GB. Nguyễn Ái, quản xứ Đan Sa và cha Phaolô Nguyễn Minh Sáng, quản xứ Phù Kinh làm tân Tuyên úy TNTT cụm Quảng Bình.
Cao điểm của ngày Đại hội Huynh trưởng TNTT giáo phận Vinh – năm 2016 là thánh lễ Tạ ơn diễn ra vào lúc 8h00, ngày 17.8.2016, tại nhà thờ Chính tòa Xã Đoài, do Đức Giám Mục Phaolô chủ tế. Đồng tế và hiệp dâng thánh lễ có quý cha trong và ngoài giáo phận, quý thầy phó tế, quý thầy, quý sơ Trợ úy, quý Trợ tá và hơn 3.000 Huynh trưởng TNTT.
Giảng trong thánh lễ, Đức Cha Phaolô nhắn nhủ những người trẻ Huynh trưởng TNTT hôm nay: “TNTT là một thành phần của Công Giáo tiến hành, TNTT mời gọi chúng ta đoàn ngũ hóa giới trẻ tùy theo độ tuổi, tùy theo năng lực, tùy theo tiến trình cuộc sống. Cũng như nhiều phong trào khác, TNTT hiện nay đang được hiện đại hóa bởi sự kết hợp giữa các chiều kích trong cuộc sống, do đó giúp cho người trẻ hôm nay được phát triển hài hòa hơn giữa chiều kích tâm linh và đời sống thực tại”. Qua đó, Đức Cha mời gọi người trẻ TNTT hôm nay cần đi sâu khám phá và chuyên chăm thực hành các hoạt động của TNTT như hi sinh, cầu nguyện, yêu mến Thánh Thể và làm việc tông đồ, hầu làm cho đời sống đức tin của mỗi người trẻ trong TNTT ngày càng thêm sống động và sâu sắc hơn.
Đại hội Huynh trưởng Liên đoàn TNTT Gioan Phaolô II – giáo phận Vinh năm 2016 kết thúc trong ân sủng của tình Chúa và niềm vui của tình người. Hi vọng, với những giây phút giao lưu, gặp gỡ, và đặc biệt là được sống trong ân sủng Thánh Thể với Người Anh Cả Giêsu sẽ ngày càng làm thăng tiến hơn lý tưởng dấn thân phục vụ của mỗi người Huynh trưởng TNTT trong giáo phận.
Lam Hồng
Hình ảnh Lễ 15 năm cuả Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang - Ottawa.
Trần Mạnh Trác - Lê Chí Hùng
17:07 20/08/2016
Xem hình ảnh
Như đã loan báo , ngày 14 tháng 8 vừa qua Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang - Ottawa đã ăn mừng linh đình kỷ niệm 15 năm ngày thụ đắc ngôi nhà thờ St Jeane d'Arc và việc thành lập Giáo Xứ Thể Nhân Việt Nam tại thủ đô Ottawa cuả Canada.
Buổi lễ được cử hành long trọng với sự hiện diện cuả đức Tổng Giám Mục Terrence Prendergast và nhiều linh mục trong đó có linh mục chánh xứ Bùi Quang Tuấn, DCCT và linh mục Vũ Quang Cảnh, O.P., là vị tuyên úy đầu tiên, từ Calgary trở về tham dự.
Nhiều quan khách từ xa đã bay tới đây, trong đó phải kể đến 60 quan khách từ Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland, địa phận Dallas, TX. Họ là những giáo dân cũ cuả Cha Tuấn và đã nhân dịp này đến để thăm hỏi vị chủ chăn cũ.
Cũng còn phải kể đến một số quan khách đến từ Boston, tử California và 3 người thân cuả cha chánh xứ đến từ Việt Nam.
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang - Ottawa là một giáo xứ nhỏ nếu nói về diện tích nhà thờ hoặc về dân số. Theo sự ước lượng thì có khoảng 600 giáo dân đi dự 2 lễ Chuá Nhật mà thôi.
Nhưng so sánh con số này với toàn thể dân số Việt Nam cư ngụ tại vùng Ottawa-Gatineau ( là 6225 ngưới theo Census 2011) thì đây là một tỷ lệ 10%, tức là cao hơn tỷ lệ bình thường cuả các nơi khác, kể cả ở cố quốc Việt Nam là 6.5% (theo thống kê năm 2009 là năm chúng tôi có được cả hai số liệu về dân số Công Giáo và toàn quốc: 5.677.086 / 86.025.000).
Và theo lời kể cuả các quan chức trong giáo xứ, thì còn nhiều người nữa đang 'sinh hoạt' ở các nhà thờ Canada, như vậy thì vùng này là một vùng có sự tập trung khá cao về mật độ dân Công Giáo.
Con số đông đảo tại các buổi lễ Chuá Nhật chứng tỏ thêm một đặc tính nữa của người Việt Nam, đó là sự gắn bó với người đồng hương và những gì thuộc về văn hoá và truyền thống dân tộc. Được biết nhà thờ Đức Mẹ Lavang nằm ở một nơi xa các nơi sinh sống cuả người Việt, vậy mà hằng ngày vẫn có hàng chục người lái xe hằng chục cây số để đến sinh hoạt với giáo xứ.
Họ thuộc về mọi thứ ngành nghề, và bỏ ra mọi khoảng thời gian có được ở giữa công việc và gia đình để đến đóng góp một bàn tay cho việc xây dựng giáo xứ. Cho nên dù là một giáo xứ nhỏ, những tổ chức và sinh hoạt có lẽ đã không thua gì các giáo xứ lớn hơn ở các nơi khác.
Chúng tôi hy vọng sẽ còn có dịp 'theo dõi và cập nhật' cho quí độc giả về tình hình cuả giáo xứ Đức Mẹ Lavang này.
Những hình ảnh là cuả nhiếp ảnh gia Lê Chí Hùng, là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và cũng là một giáo dân cuả giáo xứ. Mọi hình ảnh đã được anh Hùng cho phép xử dụng chung.
Buổi lễ được cử hành long trọng với sự hiện diện cuả đức Tổng Giám Mục Terrence Prendergast và nhiều linh mục trong đó có linh mục chánh xứ Bùi Quang Tuấn, DCCT và linh mục Vũ Quang Cảnh, O.P., là vị tuyên úy đầu tiên, từ Calgary trở về tham dự.
Nhiều quan khách từ xa đã bay tới đây, trong đó phải kể đến 60 quan khách từ Gx Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp ở Garland, địa phận Dallas, TX. Họ là những giáo dân cũ cuả Cha Tuấn và đã nhân dịp này đến để thăm hỏi vị chủ chăn cũ.
Cũng còn phải kể đến một số quan khách đến từ Boston, tử California và 3 người thân cuả cha chánh xứ đến từ Việt Nam.
Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang - Ottawa là một giáo xứ nhỏ nếu nói về diện tích nhà thờ hoặc về dân số. Theo sự ước lượng thì có khoảng 600 giáo dân đi dự 2 lễ Chuá Nhật mà thôi.
Nhưng so sánh con số này với toàn thể dân số Việt Nam cư ngụ tại vùng Ottawa-Gatineau ( là 6225 ngưới theo Census 2011) thì đây là một tỷ lệ 10%, tức là cao hơn tỷ lệ bình thường cuả các nơi khác, kể cả ở cố quốc Việt Nam là 6.5% (theo thống kê năm 2009 là năm chúng tôi có được cả hai số liệu về dân số Công Giáo và toàn quốc: 5.677.086 / 86.025.000).
Và theo lời kể cuả các quan chức trong giáo xứ, thì còn nhiều người nữa đang 'sinh hoạt' ở các nhà thờ Canada, như vậy thì vùng này là một vùng có sự tập trung khá cao về mật độ dân Công Giáo.
Con số đông đảo tại các buổi lễ Chuá Nhật chứng tỏ thêm một đặc tính nữa của người Việt Nam, đó là sự gắn bó với người đồng hương và những gì thuộc về văn hoá và truyền thống dân tộc. Được biết nhà thờ Đức Mẹ Lavang nằm ở một nơi xa các nơi sinh sống cuả người Việt, vậy mà hằng ngày vẫn có hàng chục người lái xe hằng chục cây số để đến sinh hoạt với giáo xứ.
Họ thuộc về mọi thứ ngành nghề, và bỏ ra mọi khoảng thời gian có được ở giữa công việc và gia đình để đến đóng góp một bàn tay cho việc xây dựng giáo xứ. Cho nên dù là một giáo xứ nhỏ, những tổ chức và sinh hoạt có lẽ đã không thua gì các giáo xứ lớn hơn ở các nơi khác.
Chúng tôi hy vọng sẽ còn có dịp 'theo dõi và cập nhật' cho quí độc giả về tình hình cuả giáo xứ Đức Mẹ Lavang này.
Những hình ảnh là cuả nhiếp ảnh gia Lê Chí Hùng, là một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và cũng là một giáo dân cuả giáo xứ. Mọi hình ảnh đã được anh Hùng cho phép xử dụng chung.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (31)
Vũ Văn An
01:37 20/08/2016
IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót
1. Đức Maria trong các Tin Mừng
Sách Thánh và Giáo Hội không chỉ nói một cách trừu tượng và lý thuyết về lòng thương xót của Thiên Chúa; thần học của Sách Thánh cũng như thần học của các giáo phụ, là nền thần học bằng hình ảnh. Nơi con người của Đức Maria, các nền thần học này trình bầy với ta một hình ảnh cụ thể, đúng ra, một hình ảnh phản chiếu lòng thương xót của Thiên Chúa và là một nguyên mẫu cho lòng thương xót nhân bản và Kitô Giáo. Đức Maria là một loại hình (type) của Giáo Hội và, do đó, cũng là loại hình của lòng thương xót Kitô Giáo (1). Xác tín này bén rễ sâu xa vào ý thức tôn giáo của Giáo Hội từ những thế kỷ đầu tiên cho tới tận thời nay trong hai truyền thống Công Giáo và Chính Thống Giáo. Càng ngày, xác tín này càng nhận được thêm chỗ đứng lớn hơn trong ý thức và trái tim của nhiều Kitô hữu Tin Lành (2).
Tất nhiên, người ta có thể và chắc chắn phải phê phán khá nhiều mưu toan nhằm cường điệu hóa vị thế của Đức Maria, một vị thế cần được lượng giá bằng cách lấy chứng từ của Sách Thánh về Chúa Giêsu Kitô làm tiêu chuẩn: Người là nền tảng một lần mãi mãi và là tâm điểm vĩnh cửu của đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, người ta cũng phải tra vấn chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) về Đức Mẹ. Chủ nghĩa này chuyên nhỏ mọn, ngạo mạn và thiển cận gạt qua một bên các chứng cớ của rất nhiều Kitô hữu thuộc mọi thế kỷ, trong những lúc khó khăn bên trong lẫn bên ngoài, đã kêu cầu Mẹ Thiên Chúa như Mẹ của lòng thương xót và đã cảm nhận được sự phù giúp và an ủi của ngài; nó coi những điều này chỉ là các cảm xúc đạo đức dạt dào, do một lòng tôn kính Thánh Mẫu vượt quá giới hạn. Dù sao, người ta phải thừa nhận điều này: Đức Maria quả có xuất hiện trong các Tin Mừng và, thực sự, chiếm một vị trí nổi bật.
Có hai bản văn trong Tân Ước tạo nền vững chắc cho linh đạo Thánh Mẫu: cảnh truyền tin ở đầu Tin Mừng (Lc 1:26-38) và cảnh ở cuối cùng, trong đó, Đức Maria đứng dưới chân thập giá (Ga 19:26tt). Cảnh vừa rồi trong Tin Mừng Gioan nhắc ta trở lại với trình thuật về tiệc cưới ở Cana diễn ra ở đầu thừa tác vụ của Chúa Giêsu (Ga 2:1-12). Do đó, các cảnh liên hệ tới khuôn khổ Thánh Mẫu Học, dù có xét một cách hời hợt đi nữa, cũng đã dành cho Đức Maria một vị thế nổi bật trong lịch sử cứu rỗi. Khi làm thế, số ít dòng nói về Đức Maria trong Sách Thánh cũng đủ cho thấy rõ ngài có một vai trò quan trọng và một ý nghĩa độc đáo trong lịch sử Thiên Chúa xử sự với con người tử sinh chúng ta.
Giống như toàn bộ khúc tiền sử học trước khi Chúa Giêsu xuất hiện công khai, cảnh truyền tin ở đầu Tin Mừng nói lên một số vấn đề có tính lịch sử và phê bình văn chương. Điều cần nói trong ngữ cảnh này đã được đề cập rồi (3). Điều rõ ràng là một ý nghĩa thần học quan trọng đã được tích lũy lên khúc tiền sử học này trong quá trình thai nghén ra tin mừng của Thánh Luca. Trong khúc tiền sử học này, mọi chủ đề quán xuyến quan trọng của tin mừng đều đã được khai phá khiến nó giống như một khúc nhạc dạo đầu. Do đó, trong Kinh Ngợi Khen, Đức Maria đã tóm lược toàn bộ lịch sử cứu độ và mô tả lịch sử này như một câu truyện về lòng thương xót của Thiên Chúa. “Lòng thương xót của Người… kéo dài hết đời này qua đời nọ” (Lc 1:50). Với việc chọn ngài và kêu gọi ngài trở thành Mẹ Đấng Cứu Chuộc, lịch sử này đã bước vào giai đoạn có tính quyết định dứt khoát và cuối cùng. Trong lòng thương xót vô biên của Người, đây là lúc Thiên Chúa đưa ra cố gắng cuối cùng, dứt khoát, và chung kết để cứu dân Người và cứu nhân loại.
Đức Maria được chọn hợp tác vào công trình cứu chuộc vĩ đại này. Ngài rất “đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1:30). Điều này có nghĩa: tự ngài, ngài tuyệt đối không là gì cả, nhưng chỉ nhờ ơn thánh, ngài là mọi sự. Ngài chỉ là “nữ tì của Chúa” (Lc 1:38). Mọi vinh quang không thuộc về ngài, mà chỉ thuộc một mình Thiên Chúa mà thôi, Đấng mà không điều gì là bất khả đối với Người (Lc 1:37tt). Bởi thế, ngài cất lời ca:
"Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi… Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1:46-47, 49).
Ngài hoàn toàn là chiếc bình và là dụng cụ khiêm nhường của lòng Thiên Chúa thương xót. Martin Luther đã rất thông minh khi làm nổi bật điểm này trong bài giải thích Kinh Ngợi Khen (4). Đối với ông, Đức Maria không là gì khác hơn là nguyên mẫu của sola gratia, “nhờ ơn thánh mà thôi”.
Vì Đức Maria chỉ hiện hữu nhờ ơn thánh mà thôi, nên ngài cũng sống “nhờ ơn thánh mà thôi”. Ngài là một dụng cụ của lòng Thiên Chúa thương xót qua lời “xin vâng” đầy trung thành mà ngài đưa ra để trả lời sứ điệp không tài nào hiểu nổi của Thiên Thần, một sứ điệp thoạt đầu gây ngạc nhiên và áp đảo ngài. Với lời “xin vâng” của ngài, Đức Maria tự định nghĩa ngài là nữ tỳ, xét theo yếu tính, là nô bộc (δουλος) của Chúa. Với chữ này, ngài nói lên cả sự sẵn sàng có đó một cách toàn diện, hoàn toàn thụ động cũng như sự sẵn sàng tích cực hợp tác vào công trình cứu độ. Ngài dành cho Chúa nơi để thực hiện phép lạ của Người (5). Ngay chữ “xin vâng” đối với điều con người không có khả năng tưởng tượng này, ngài cũng chỉ nói được trong tư cách một người đã được Thiên Chúa chúc phúc.
Nhờ chữ “xin vâng” đầy vâng lời này, Đức Maria đã làm cho việc Thiên Chúa bước vào trần gian thành khả hữu. Nhờ thế, ngài trở thành Evà mới. Trong khi Evà thứ nhất đem đau đớn và đau khổ tới cho nhân loại vì sự bất tuân của bà, thì Đức Maria, nhờ đức vâng lời trung thành thay cho nhân loại của ngài (6), đã cởi bỏ được nút thắt bất tuân mà Evà đã trói. Nhờ thế, ngài đã trở nên mẹ của mọi người sống (7). Nhờ lời xin vâng đầy vâng phục của ngài, Đức Maria đã trở thành nữ tỳ được Thiên Chúa chọn và chúc phúc để làm đầy tớ của lòng thương xót của Người. Thực vậy, sự kiện theo đó, vì công trình thương xót mà chỉ có Người mới làm cho khả hữu, Người đã chọn và nhân từ làm cho ngài, một hữu thể nhân bản và là một phụ nữ đơn sơ, có khả năng trở thành dụng cụ của lòng thương xót của Người, nguyên sự kiện này đã đủ nói lên việc lòng Chúa thương xót vuợt xa mọi mong ước và đòi hỏi của con người.
Trong việc nhân từ chọn Đức Maria và trong lời “xin vâng” đầy trung thành của ngài, một lời đã khai quang ra một chỗ để Thiên Chúa bước vào thế gian và làm ngài trở thành người cưu mang Chúa Kitô, hòm bia của giao ước mới cũng như đền thờ của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã trở thành thực tại trong Đức Maria. Ngài tóm lược trong ngài lịch sử dân Cựu Ước của Thiên Chúa và, cùng một lúc, ngài là tế bào nguyên khởi của dân Tân Ước của Thiên Chúa. Ngài là thế trước khi các tông đồ được kêu gọi và bước vào kế hoạch. Ngài, đại biểu của những con người bé mọn và không tiếng nói trong lãnh thổ, “người đàn bà của nhân dân” như ngài vốn được gọi trong bài thánh ca của Giáo Hội (8), ngài là Giáo Hội vì lòng thương xót tinh tuyền của Thiên Chúa, ngay trước khi đặt nền cho điều sau đó trở thành Giáo Hội có cơ cấu phẩm trật. Ngay trước việc đó, ngài đã tượng trưng cho Giáo Hội ngay trong chính bản ngã thâm sâu nhất của ngài, trong tư cách một người sống hoàn toàn nhờ ơn thương xót của Thiên Chúa và là người được chọn làm dụng cụ sẵn sàng được sử dụng của Người. Dưới góc độ địa vị ưu thế của Đức Maria, sẽ là một sự đánh lừa có tính ý thức hệ khi nói rằng Giáo Hội do nam giới thống trị đã tạo ra hình ảnh người đàn bà bị áp chế (9). Ngược lại mới đúng. Thánh Mẫu Học là lời phê bình triệt để nhất xưa nay về phương diện thần học đối với hình ảnh coi Giáo Hội hoàn toàn là của nam giới.
Đức Maria cũng phải theo con đường của người hành hương đức tin. Trong đời ngài, như Tin Mừng đã tường trình, không hề có những điều lạ thường mà các tin mừng ngụy thư và các dã sử đạo hạnh muốn tô vẽ. Ngược hẳn lại, Đức Maria, người đàn bà của nhân dân, đã phải gánh chịu và sống thoát nhiều khó khăn và gian khổ: sinh con trong một chỗ trú ẩn cấp cứu; trốn qua Ai Cập; đi tìm con; bối rối về cuộc sống công khai của con trai, Người mà ngài muốn giữ ở nhà với gia đình; và cuối cùng, can đảm chịu đựng dưới chân thập giá của con trai. Ngài không hề được tha bất cứ điều gì.
Đức Maria chịu đựng cả đêm đen nhất của thập giá với con trai mình. Ngài đã không tránh né nó cũng không trốn chạy nó. Người ta minh nhiên nói rằng “Ngài đứng đó”, “Stabat mater iuxta crucem (Mẹ Người đứng gần bên thập giá)” (Ga 19:25). Cuối cùng, theo rất nhiều trình bầy nghệ thuật kiểu Pietà, ngài ôm thân xác tả tơi của đứa con trai đã chết vào lòng, một trải nghiệm đau buồn sầu não hơn hết có thể giáng xuống một bà mẹ. Bởi thế, trong Kinh Ngợi Khen, Đức Maria không chỉ dự ứng phúc thật của người nghèo, người sầu khổ và người bị bách hại của Bài Giảng Trên Núi (Mt 5:2-12;Lc 6:20-26); chính ngài cũng đã trải qua các cảm nghiệm này.
Cuối Tin Mừng thứ tư, chiếc vòng đã đóng lại. Đức Maria, người đứng ở khởi đầu câu truyện cứu rỗi của Tân Ước, nay đảm nhiệm một vị trí quan trọng ở đỉnh điểm của nó. Vì từ thập giá, Chúa Giêsu trao phó Đức Maria cho Gioan làm mẹ của ông, và ngược lại, đã trao phó môn đệ Gioan của mình cho Đức Maria làm con của ngài (Ga 19:26tt). Một lần nữa, cảnh này mang đầy ý nghĩa. Thánh Gioan là môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến (Ga 19:26); trong Tin Mừng thứ tư, ngài đóng vai nguyên mẫu người môn đệ của Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa, nơi thánh Gioan, Chúa Giêsu trao phó mọi môn đệ của Người cho Đức Maria làm con và, ngược lại, Người trao phó Đức Maria cho mọi môn đệ của Người làm mẹ (10). Ta có thể hiểu những lời lẽ này của Chúa Giêsu như di chúc và giao ước cuối cùng của Người. Khi làm như thế, Chúa Giêsu đã nói một điều được coi là dứt khoát và có tính trói buộc đối với tương lai Giáo Hội (11).
Tốt hơn, ta nên đọc chính các lời lẽ trong Tin Mừng thứ tư. Tin Mừng này viết rằng từ lúc đó, Thánh Gioan đem Đức Mẹ về với mình. Nói chính xác hơn, ta phải dịch câu này như sau: ngài lấy Đức Mẹ “làm của chính ngài” (εἰς τὰ ἴδια). Thánh Augustinô đã suy nghĩ rất lung về ý nghĩa của cụm từ “làm của chính ngài” này. Theo ngài, nó không có nghĩa Thánh Gioan lấy Đức Mẹ “làm của sở hữu của ngài”; đúng hơn, nó có nghĩa: ngài đem Đức Mẹ vào hoạt động của ngài” (12). Vì người ta cho rằng Thánh Gioan là môn đệ sẽ còn hiện hữu cho tới khi Chúa Kitô tái lâm (Ga 21:22), nên Đức Maria, do đó, cũng được gia nhập vào sự “còn hiện hữu” của Thánh Gioan và vào sự tồn tại của chứng từ ngài. Cho nên, Đức Maria vĩnh viễn thuộc về tin mừng lòng thương xót của Thiên Chúa; ngài vĩnh viễn là chứng nhân và dụng cụ của lòng Chúa thương xót.
Kỳ sau: 2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội
_______________________________________________________________________________________________________
(1) Muốn biết cuộc thảo luận chi tiết, gồm cả thư tịch, xin xem Walter Kasper, Katholische Kirche: Wesen-Wirklichkeit-Sendung (Freiburg i. Br.: Herder, 2011) 215-22.
(2) Walter Tappolet và Albert Ebneter, Das Marienlob der Reformatoren: Martin Luther, Johannes Calvin, Huldrych Zwingli, Heinrich Bullinger (Tübingen: Katzman Verlag, 1962); Heinrich Petri, “Maria in der Sicht evangelischer Christen”, trong Handbuch der Marienkunde, Bd.1: Theologische Grundlegung-geistliches Leben, do Wolfgang Beinert và Heinrich Petri (Regensburg: Pustet, 1996), 382-419; Thomas A. Seidel và Ulrich Schacht hiệu đính, Maria Evangelisch (Leipzig: Evangelische Verlagsanstalt, 2011).
(3) Xem chương IV.
(4) Martin Luther giải thích điểm này một cách ấn tượng trong bài chú giải Kinh Magnificat của ông từ năm 1521. Xem Luther’s Works do Jaroslav Pelikan và Helmut T. Lehmann hiệu đính, 55 cuốn (Philadelphia: Muhlenberg Press 1955-86), 21:295-355.
(5) Heinz Schürmann, Das Lukasevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1969), 58.
(6) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, pt.III q.30 a.1.
(7) Thánh Irênê thành Lyon, Chống Lạc Giáo, III, 22, 4.
(8) Gotteslob, số 594.
(9) Về quan điểm này trong thần học duy nữ, xem R. Radlbeck-Ossmann, “Maria in der Feministischen Theologie”, trong Beinert và Petri, Handbuch der Marienkunde, 1:438-41. Tiểu luận này cho thấy có những cách tiếp cận khác và tích cực hơn vốn lấy việc Đức Maria là chị em với chúng ta trong đức tin làm khởi điểm, nhưng về đề tài này, người ta phải khai triển từ chứng từ của Thánh Kinh và phải nói đến Đức Maria như Mẹ Thiên Chúa và như mẹ chúng ta. Xem các trang 461-65 của tác phẩm này.
(10) Điều này không phải chỉ là một lối giải thích thời Trung Cổ, theo Rudof Schnackenburg, Das Johannesevangelium (Freiburg i.Br.: Herder, 1975) 326. Đây là lối giải thích của một số nhà chú giải gần đây hơn: Ulrich Wilckens, Das Evangelium nach Johannes (Gӧttingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 1998), 296tt.
(11) Heinz Schümann, “Jesu letzte Weisung”, trong Ursprung und Gestalt: Erӧrterungen und Besinnungen zum Neue Testament (Düsseldorf: Patmos Verlag, 1970), 13-28; Schnackenburg, Das Johannesevangelium, 323-25.
(12) Thánh Augustinô, In evangelium Ioannis, 119, 3.
1. Đức Maria trong các Tin Mừng
Sách Thánh và Giáo Hội không chỉ nói một cách trừu tượng và lý thuyết về lòng thương xót của Thiên Chúa; thần học của Sách Thánh cũng như thần học của các giáo phụ, là nền thần học bằng hình ảnh. Nơi con người của Đức Maria, các nền thần học này trình bầy với ta một hình ảnh cụ thể, đúng ra, một hình ảnh phản chiếu lòng thương xót của Thiên Chúa và là một nguyên mẫu cho lòng thương xót nhân bản và Kitô Giáo. Đức Maria là một loại hình (type) của Giáo Hội và, do đó, cũng là loại hình của lòng thương xót Kitô Giáo (1). Xác tín này bén rễ sâu xa vào ý thức tôn giáo của Giáo Hội từ những thế kỷ đầu tiên cho tới tận thời nay trong hai truyền thống Công Giáo và Chính Thống Giáo. Càng ngày, xác tín này càng nhận được thêm chỗ đứng lớn hơn trong ý thức và trái tim của nhiều Kitô hữu Tin Lành (2).
Tất nhiên, người ta có thể và chắc chắn phải phê phán khá nhiều mưu toan nhằm cường điệu hóa vị thế của Đức Maria, một vị thế cần được lượng giá bằng cách lấy chứng từ của Sách Thánh về Chúa Giêsu Kitô làm tiêu chuẩn: Người là nền tảng một lần mãi mãi và là tâm điểm vĩnh cửu của đức tin Kitô giáo. Tuy nhiên, người ta cũng phải tra vấn chủ nghĩa tối thiểu (minimalism) về Đức Mẹ. Chủ nghĩa này chuyên nhỏ mọn, ngạo mạn và thiển cận gạt qua một bên các chứng cớ của rất nhiều Kitô hữu thuộc mọi thế kỷ, trong những lúc khó khăn bên trong lẫn bên ngoài, đã kêu cầu Mẹ Thiên Chúa như Mẹ của lòng thương xót và đã cảm nhận được sự phù giúp và an ủi của ngài; nó coi những điều này chỉ là các cảm xúc đạo đức dạt dào, do một lòng tôn kính Thánh Mẫu vượt quá giới hạn. Dù sao, người ta phải thừa nhận điều này: Đức Maria quả có xuất hiện trong các Tin Mừng và, thực sự, chiếm một vị trí nổi bật.
Có hai bản văn trong Tân Ước tạo nền vững chắc cho linh đạo Thánh Mẫu: cảnh truyền tin ở đầu Tin Mừng (Lc 1:26-38) và cảnh ở cuối cùng, trong đó, Đức Maria đứng dưới chân thập giá (Ga 19:26tt). Cảnh vừa rồi trong Tin Mừng Gioan nhắc ta trở lại với trình thuật về tiệc cưới ở Cana diễn ra ở đầu thừa tác vụ của Chúa Giêsu (Ga 2:1-12). Do đó, các cảnh liên hệ tới khuôn khổ Thánh Mẫu Học, dù có xét một cách hời hợt đi nữa, cũng đã dành cho Đức Maria một vị thế nổi bật trong lịch sử cứu rỗi. Khi làm thế, số ít dòng nói về Đức Maria trong Sách Thánh cũng đủ cho thấy rõ ngài có một vai trò quan trọng và một ý nghĩa độc đáo trong lịch sử Thiên Chúa xử sự với con người tử sinh chúng ta.
Giống như toàn bộ khúc tiền sử học trước khi Chúa Giêsu xuất hiện công khai, cảnh truyền tin ở đầu Tin Mừng nói lên một số vấn đề có tính lịch sử và phê bình văn chương. Điều cần nói trong ngữ cảnh này đã được đề cập rồi (3). Điều rõ ràng là một ý nghĩa thần học quan trọng đã được tích lũy lên khúc tiền sử học này trong quá trình thai nghén ra tin mừng của Thánh Luca. Trong khúc tiền sử học này, mọi chủ đề quán xuyến quan trọng của tin mừng đều đã được khai phá khiến nó giống như một khúc nhạc dạo đầu. Do đó, trong Kinh Ngợi Khen, Đức Maria đã tóm lược toàn bộ lịch sử cứu độ và mô tả lịch sử này như một câu truyện về lòng thương xót của Thiên Chúa. “Lòng thương xót của Người… kéo dài hết đời này qua đời nọ” (Lc 1:50). Với việc chọn ngài và kêu gọi ngài trở thành Mẹ Đấng Cứu Chuộc, lịch sử này đã bước vào giai đoạn có tính quyết định dứt khoát và cuối cùng. Trong lòng thương xót vô biên của Người, đây là lúc Thiên Chúa đưa ra cố gắng cuối cùng, dứt khoát, và chung kết để cứu dân Người và cứu nhân loại.
Đức Maria được chọn hợp tác vào công trình cứu chuộc vĩ đại này. Ngài rất “đẹp lòng Thiên Chúa” (Lc 1:30). Điều này có nghĩa: tự ngài, ngài tuyệt đối không là gì cả, nhưng chỉ nhờ ơn thánh, ngài là mọi sự. Ngài chỉ là “nữ tì của Chúa” (Lc 1:38). Mọi vinh quang không thuộc về ngài, mà chỉ thuộc một mình Thiên Chúa mà thôi, Đấng mà không điều gì là bất khả đối với Người (Lc 1:37tt). Bởi thế, ngài cất lời ca:
"Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi… Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn!” (Lc 1:46-47, 49).
Ngài hoàn toàn là chiếc bình và là dụng cụ khiêm nhường của lòng Thiên Chúa thương xót. Martin Luther đã rất thông minh khi làm nổi bật điểm này trong bài giải thích Kinh Ngợi Khen (4). Đối với ông, Đức Maria không là gì khác hơn là nguyên mẫu của sola gratia, “nhờ ơn thánh mà thôi”.
Vì Đức Maria chỉ hiện hữu nhờ ơn thánh mà thôi, nên ngài cũng sống “nhờ ơn thánh mà thôi”. Ngài là một dụng cụ của lòng Thiên Chúa thương xót qua lời “xin vâng” đầy trung thành mà ngài đưa ra để trả lời sứ điệp không tài nào hiểu nổi của Thiên Thần, một sứ điệp thoạt đầu gây ngạc nhiên và áp đảo ngài. Với lời “xin vâng” của ngài, Đức Maria tự định nghĩa ngài là nữ tỳ, xét theo yếu tính, là nô bộc (δουλος) của Chúa. Với chữ này, ngài nói lên cả sự sẵn sàng có đó một cách toàn diện, hoàn toàn thụ động cũng như sự sẵn sàng tích cực hợp tác vào công trình cứu độ. Ngài dành cho Chúa nơi để thực hiện phép lạ của Người (5). Ngay chữ “xin vâng” đối với điều con người không có khả năng tưởng tượng này, ngài cũng chỉ nói được trong tư cách một người đã được Thiên Chúa chúc phúc.
Nhờ chữ “xin vâng” đầy vâng lời này, Đức Maria đã làm cho việc Thiên Chúa bước vào trần gian thành khả hữu. Nhờ thế, ngài trở thành Evà mới. Trong khi Evà thứ nhất đem đau đớn và đau khổ tới cho nhân loại vì sự bất tuân của bà, thì Đức Maria, nhờ đức vâng lời trung thành thay cho nhân loại của ngài (6), đã cởi bỏ được nút thắt bất tuân mà Evà đã trói. Nhờ thế, ngài đã trở nên mẹ của mọi người sống (7). Nhờ lời xin vâng đầy vâng phục của ngài, Đức Maria đã trở thành nữ tỳ được Thiên Chúa chọn và chúc phúc để làm đầy tớ của lòng thương xót của Người. Thực vậy, sự kiện theo đó, vì công trình thương xót mà chỉ có Người mới làm cho khả hữu, Người đã chọn và nhân từ làm cho ngài, một hữu thể nhân bản và là một phụ nữ đơn sơ, có khả năng trở thành dụng cụ của lòng thương xót của Người, nguyên sự kiện này đã đủ nói lên việc lòng Chúa thương xót vuợt xa mọi mong ước và đòi hỏi của con người.
Trong việc nhân từ chọn Đức Maria và trong lời “xin vâng” đầy trung thành của ngài, một lời đã khai quang ra một chỗ để Thiên Chúa bước vào thế gian và làm ngài trở thành người cưu mang Chúa Kitô, hòm bia của giao ước mới cũng như đền thờ của Chúa Thánh Thần, Giáo Hội đã trở thành thực tại trong Đức Maria. Ngài tóm lược trong ngài lịch sử dân Cựu Ước của Thiên Chúa và, cùng một lúc, ngài là tế bào nguyên khởi của dân Tân Ước của Thiên Chúa. Ngài là thế trước khi các tông đồ được kêu gọi và bước vào kế hoạch. Ngài, đại biểu của những con người bé mọn và không tiếng nói trong lãnh thổ, “người đàn bà của nhân dân” như ngài vốn được gọi trong bài thánh ca của Giáo Hội (8), ngài là Giáo Hội vì lòng thương xót tinh tuyền của Thiên Chúa, ngay trước khi đặt nền cho điều sau đó trở thành Giáo Hội có cơ cấu phẩm trật. Ngay trước việc đó, ngài đã tượng trưng cho Giáo Hội ngay trong chính bản ngã thâm sâu nhất của ngài, trong tư cách một người sống hoàn toàn nhờ ơn thương xót của Thiên Chúa và là người được chọn làm dụng cụ sẵn sàng được sử dụng của Người. Dưới góc độ địa vị ưu thế của Đức Maria, sẽ là một sự đánh lừa có tính ý thức hệ khi nói rằng Giáo Hội do nam giới thống trị đã tạo ra hình ảnh người đàn bà bị áp chế (9). Ngược lại mới đúng. Thánh Mẫu Học là lời phê bình triệt để nhất xưa nay về phương diện thần học đối với hình ảnh coi Giáo Hội hoàn toàn là của nam giới.
Đức Maria cũng phải theo con đường của người hành hương đức tin. Trong đời ngài, như Tin Mừng đã tường trình, không hề có những điều lạ thường mà các tin mừng ngụy thư và các dã sử đạo hạnh muốn tô vẽ. Ngược hẳn lại, Đức Maria, người đàn bà của nhân dân, đã phải gánh chịu và sống thoát nhiều khó khăn và gian khổ: sinh con trong một chỗ trú ẩn cấp cứu; trốn qua Ai Cập; đi tìm con; bối rối về cuộc sống công khai của con trai, Người mà ngài muốn giữ ở nhà với gia đình; và cuối cùng, can đảm chịu đựng dưới chân thập giá của con trai. Ngài không hề được tha bất cứ điều gì.
Đức Maria chịu đựng cả đêm đen nhất của thập giá với con trai mình. Ngài đã không tránh né nó cũng không trốn chạy nó. Người ta minh nhiên nói rằng “Ngài đứng đó”, “Stabat mater iuxta crucem (Mẹ Người đứng gần bên thập giá)” (Ga 19:25). Cuối cùng, theo rất nhiều trình bầy nghệ thuật kiểu Pietà, ngài ôm thân xác tả tơi của đứa con trai đã chết vào lòng, một trải nghiệm đau buồn sầu não hơn hết có thể giáng xuống một bà mẹ. Bởi thế, trong Kinh Ngợi Khen, Đức Maria không chỉ dự ứng phúc thật của người nghèo, người sầu khổ và người bị bách hại của Bài Giảng Trên Núi (Mt 5:2-12;Lc 6:20-26); chính ngài cũng đã trải qua các cảm nghiệm này.
Cuối Tin Mừng thứ tư, chiếc vòng đã đóng lại. Đức Maria, người đứng ở khởi đầu câu truyện cứu rỗi của Tân Ước, nay đảm nhiệm một vị trí quan trọng ở đỉnh điểm của nó. Vì từ thập giá, Chúa Giêsu trao phó Đức Maria cho Gioan làm mẹ của ông, và ngược lại, đã trao phó môn đệ Gioan của mình cho Đức Maria làm con của ngài (Ga 19:26tt). Một lần nữa, cảnh này mang đầy ý nghĩa. Thánh Gioan là môn đệ được Chúa Giêsu yêu mến (Ga 19:26); trong Tin Mừng thứ tư, ngài đóng vai nguyên mẫu người môn đệ của Chúa Giêsu. Điều này có nghĩa, nơi thánh Gioan, Chúa Giêsu trao phó mọi môn đệ của Người cho Đức Maria làm con và, ngược lại, Người trao phó Đức Maria cho mọi môn đệ của Người làm mẹ (10). Ta có thể hiểu những lời lẽ này của Chúa Giêsu như di chúc và giao ước cuối cùng của Người. Khi làm như thế, Chúa Giêsu đã nói một điều được coi là dứt khoát và có tính trói buộc đối với tương lai Giáo Hội (11).
Tốt hơn, ta nên đọc chính các lời lẽ trong Tin Mừng thứ tư. Tin Mừng này viết rằng từ lúc đó, Thánh Gioan đem Đức Mẹ về với mình. Nói chính xác hơn, ta phải dịch câu này như sau: ngài lấy Đức Mẹ “làm của chính ngài” (εἰς τὰ ἴδια). Thánh Augustinô đã suy nghĩ rất lung về ý nghĩa của cụm từ “làm của chính ngài” này. Theo ngài, nó không có nghĩa Thánh Gioan lấy Đức Mẹ “làm của sở hữu của ngài”; đúng hơn, nó có nghĩa: ngài đem Đức Mẹ vào hoạt động của ngài” (12). Vì người ta cho rằng Thánh Gioan là môn đệ sẽ còn hiện hữu cho tới khi Chúa Kitô tái lâm (Ga 21:22), nên Đức Maria, do đó, cũng được gia nhập vào sự “còn hiện hữu” của Thánh Gioan và vào sự tồn tại của chứng từ ngài. Cho nên, Đức Maria vĩnh viễn thuộc về tin mừng lòng thương xót của Thiên Chúa; ngài vĩnh viễn là chứng nhân và dụng cụ của lòng Chúa thương xót.
Kỳ sau: 2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội
_______________________________________________________________________________________________________
(1) Muốn biết cuộc thảo luận chi tiết, gồm cả thư tịch, xin xem Walter Kasper, Katholische Kirche: Wesen-Wirklichkeit-Sendung (Freiburg i. Br.: Herder, 2011) 215-22.
(2) Walter Tappolet và Albert Ebneter, Das Marienlob der Reformatoren: Martin Luther, Johannes Calvin, Huldrych Zwingli, Heinrich Bullinger (Tübingen: Katzman Verlag, 1962); Heinrich Petri, “Maria in der Sicht evangelischer Christen”, trong Handbuch der Marienkunde, Bd.1: Theologische Grundlegung-geistliches Leben, do Wolfgang Beinert và Heinrich Petri (Regensburg: Pustet, 1996), 382-419; Thomas A. Seidel và Ulrich Schacht hiệu đính, Maria Evangelisch (Leipzig: Evangelische Verlagsanstalt, 2011).
(3) Xem chương IV.
(4) Martin Luther giải thích điểm này một cách ấn tượng trong bài chú giải Kinh Magnificat của ông từ năm 1521. Xem Luther’s Works do Jaroslav Pelikan và Helmut T. Lehmann hiệu đính, 55 cuốn (Philadelphia: Muhlenberg Press 1955-86), 21:295-355.
(5) Heinz Schürmann, Das Lukasevangelium (Freiburg i. Br.: Herder, 1969), 58.
(6) Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, pt.III q.30 a.1.
(7) Thánh Irênê thành Lyon, Chống Lạc Giáo, III, 22, 4.
(8) Gotteslob, số 594.
(9) Về quan điểm này trong thần học duy nữ, xem R. Radlbeck-Ossmann, “Maria in der Feministischen Theologie”, trong Beinert và Petri, Handbuch der Marienkunde, 1:438-41. Tiểu luận này cho thấy có những cách tiếp cận khác và tích cực hơn vốn lấy việc Đức Maria là chị em với chúng ta trong đức tin làm khởi điểm, nhưng về đề tài này, người ta phải khai triển từ chứng từ của Thánh Kinh và phải nói đến Đức Maria như Mẹ Thiên Chúa và như mẹ chúng ta. Xem các trang 461-65 của tác phẩm này.
(10) Điều này không phải chỉ là một lối giải thích thời Trung Cổ, theo Rudof Schnackenburg, Das Johannesevangelium (Freiburg i.Br.: Herder, 1975) 326. Đây là lối giải thích của một số nhà chú giải gần đây hơn: Ulrich Wilckens, Das Evangelium nach Johannes (Gӧttingen: Vandenhoeck & Ruprecht, 1998), 296tt.
(11) Heinz Schümann, “Jesu letzte Weisung”, trong Ursprung und Gestalt: Erӧrterungen und Besinnungen zum Neue Testament (Düsseldorf: Patmos Verlag, 1970), 13-28; Schnackenburg, Das Johannesevangelium, 323-25.
(12) Thánh Augustinô, In evangelium Ioannis, 119, 3.
Việc tái lập chức Phó Tế Vĩnh Viễn
Phó Tế Phạm Bá Nha
11:28 20/08/2016
VIỆC TÁI LẬP CHỨC PHÓ TẾ VĨNH VIỄN
Sau đệ nhị thế chiến người ta thấy nhu cầu và đường hướng truyền giáo có nhiều đòi hỏi mới mà hàng giáo sỹ khó đảm nhận. Nhiều giám mục trên thế giới rụt rè lên tiếng cần tái lập Phó Tế Vĩnh Viễn trong Giáo Hội. Nhưng đó chỉ là tiếng nói vang ra để thăm dò, không có ai đáp lại và hưởng ứng.
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, những tiếng nói này được đáp lại khi các nghị phụ đem bàn họp trong Công Đồng Vatican II. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI người có công nhất trong công việc khôi phục chức Phó Tế Vĩnh Viễn trong Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Đương Kim Phaolô II là người hiểu biết trách nhiệm của Phó tế hơn ai hết và Ngài luôn khuyến khích trong việc đào tạo và huấn luyện.
BẮT ĐẦU TỪ CÔNG ĐỒNG
Khôi phục chức Phó Tế Vĩnh Viễn là một trong mục tiêu quan trọng canh tân Giáo Hội. Thánh Công đồng đặc biệt hướng về và kêu gọi các thanh niên độc thân và quí ông đang sống trong bậc vợ chồng quảng đại nghe theo tiếng gọi của Chúa xung phong làm Thợ Vườn Nho của Chúa. Trong diễn văn bế mạc Công Đồng (07.12.1965),
Đức Phaolô VI đã nói rõ ý nghĩa thâm sâu và truyền thống Giáo Hội khi tái lập chức Phó Tế: "Đạo Kitô là "đạo Thiên Chúa làm người" sẵn sàng tiếp xúc và đối thoại với các tôn giáo khác đi đến "Hiệp nhất". Tình huynh đệ, tương thân tương ái, chia sẻ vui buồn, trên thế giới phải được bắt nguOồ từ chân lý mặc khải của Chúa Kitô Cứu Chuộc, đem đến tràn đầy"Niềm vui và hy vọng". Ơn Cứu Độ cần chiếu sáng khắp nơi cho mọi người. Giáo Hội không phải là tổ chức khép kín trái lại luôn mở rộng đón nhận luồng gió mới. Công Đồng khôi phục lại chức Phó Tế để kiện toàn việc phục vụ chung nhân loại. Tín lý Giáo Hội như "Anh sáng muôn dân".
Giai đoạn chuẩn bị ban đầu
Ngày 17.05.1959, ủy ban ‘'Tiền Chuẩn Bị" được thành lập do Đức Hồng Y D. Tardini làm chủ tịch và Đức Cha P. Feleci làm thư ký. Công việc của ủy ban là gửi thư cho các Giám mục, Bề trên dòng, các đại học Công Giáo, hỏi ý kiến về các đề tài thảo luận trong Công Đồng. Trong đó có mục "khôi phục chức Phó Tế Vĩnh Viễn''
Ngày 04.06.1960, tại Roma, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập ủy ban Tối Cao và 6 tiểu ban, đọc và căn cứ vào các thư trả lời, để sơ thảo dàn bài các vấn đề sẽ đề nghị.
Đức Hồng Y J.E. Van Roey làm chủ tịch ủy ban Tối Cao này. Năm 1962, Đức Cha L.J. Suenens thay thế. Về vAn đề Phó Tế, có 1.500 thư trả lời riêng, cộng với nhiều thư trả lời chung, là đồng ý thảo luận, trong số 2.150 thư gửi đi. Lý do nêu ra là vì thiếu Linh mục.
Thư trả lời ở Âu châu nhấn mạnh đến vai trò xã hội của Phó Tế và nên chọn ứng viên độc thân.
Ý kiến của Mỹ châu Latinh đề nghị chung ứng viên là tu sĩ các dòng tu. Hầu hết các thư đề nghị chọn nam ứng viên có gia đình. Chỉ có hai thư đề nghị chọn nữ giới. Y kiến của Hoa kỳ đề nghị dạy nhiều về thần học.
Các Giám mục Á châu, Pháp và Anh mong muốn hợp thức hóa làm Phó Tế các mục sư Tin Lành trở lại Công Giáo.
Về nhiệm vụ, thì có nhiều đề nghị. Như pho Tế trong Thánh Lễ, ban phát Mình Thánh Chúa (ý kiến của Trung Mỹ), dạy giáo lý, chủ Lễ đám táng, làm phép cưới (Y, Congo Bỉ, Mỹ Latinh) quản lý tài sản (Ý, Colombie, Tây Ban Nha), quản thủ thư viện và tài Liệu văn khố (Tây Ban Nha)...
Trong khi bên trong Giáo Hội dự thảo tài liệu về Phó Tế , thì bên ngoài có một thư có 90 chữ ký của nhiều nhà thần học, kèm theo một tài liệu gửi và thiết tha đề nghị Giáo Hội cần cứu xét và tái lập chức Phó Tế .
Đứng đầu danh sách là 3 nhà thần học nổi tiếng là Y. Congar, B. Haring và K. Rahner. Năm 1962, K. Rahner và H. Vorgrimler cho xuất bản cuốn sách bằng tiếng Đức Uber die Erneuerung des Diakonates (Diaconia in Christo)
Ngày 17.01.1962, Ủy ban trung ương về Phó Tế thuộc Công Đồng bắt đầu thuyết trình và thảo luận và lấy ý kiến về các văn kiện dự thảo, trước khi đem trình bày cho Công Đồng.
Ngày 11.10.1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII chủ tọa buổi thảo luận chính thức duyệt xét hồ sơ Phó Tế. Đi đến quyết định sẽ trình bày cho Công Đồng vào các phiên họp từ 01 đến 07.12.1962. Ngày 06.01.1963, ủy ban đúc kết chuyển đệ duyệt xét hồ sơ lên các bộ liên hệ. Cuối cùng, ngày 03.07.1963, hồ sơ được hoàn tất bằng chữ ký của Đức Giáo Hoàng.
Các văn kiện áp dụng
Từ phiên họp ngày 31.10.1963 và các phiên kế tiếp, Công đồng đã dành nhiều thời giờ bàn thảo và biểu quyết các văn kiện Liên quan đến việc tái lập và đào tạo Chức Phó Tế Vĩnh Viễn. Các văn kiện Công Đồng được ban hành, gồm các điểm chính:
1. Lịch sử và ý nghĩa thần học của chức Phó Tế .
Được ghi trong các sắc lệnh của Công Đồng:
- Ánh Sáng Muôn Dân (Lumen Gentium), ban hành ngày 21-11-1964, gồm các số 20, 28 và 29.
- Nhiệm Vụ Mục Vụ (Chritus Dominius) ban hành ngày 23-10-1965, số 15.
- Hoạt Động Truyền Giáo (Ad Gentes), ban hành ngày 07.12.1965, số 15 và 16.
- Giáo Hội Đông Phương (Orientalium Ecclesiarum) ban hành ngày 21.11.1964, số 17.
- Mặc Khải Thiên Chúa (Dei Verbum) ban hành ngày 18-11-1965, số 25.
- Phụng Vụ Thánh ( De Sacra Liturgia),ban hành ngày 04-12-1963, sO 35.
Phó Tế là một trong ba cấp bậc trong Giáo Hội gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế được trao quyền bởi Thiên Chúa qua phép Truyền Chức Thánh. Thi hành nhiệm vụ như Chúa Con được sai bởi Chúa Cha. Cũng như các Thánh Tông Đồ xưa, là người kế nghịệp Chúa Kitô xây dựng trần gian. Thì hàng Giáo Phẩm ngày nay, cũng nối tiếp sứ vụ các Tông Đồ để hoàn thành ơn Cứu Chuộc cho nhân loại.
Công việc đào tạo
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành ngày 18.06.1967 Tông thư "Motu Proprio Sacrum Diaconatus Ordinem" về việc đào tạo và quy định nhiệm vụ Phó Tế Vĩnh Viễn. Giáo Hội chính thức tái lập chức vụ Phó Tế Vĩnh Viễn để nối tiếp truyền thống tốt đẹp từ thời các Tông Đồ. Các điều khỏan đại cương :
Hội đồng Giám mục địa phương hoàn toàn có quyền soạn thảo luật lệ qui chế về việc huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn, căn cứ theo các sắc lệnh Công Đồng, đồng thời cần phù hợp với tình hình địa phương. Nội qui này phải được sự duyệt y của Tòa Thánh. Mỗi hay liên giáo phận mở trung tâm đào tạo Phó Tế và Giám mục cai quản chịu trách nhiệm tuyển chọn và truyền chức cho các Phó Tế thuộc quyền.
Nam ứng viên độc thân phải đủ 25 tuổi. Và người đang sống trong bậc vợ chồng phải đủ 35 tuổi. Ứng viên độc thân phải ở độc thân trọn đời. Ứng viên có gia đình phải được sự ưng thuận của vợ. Một khi vợ qua đới không được tục huyền. Người vợ cũng phải theo học một số giờ quy định. Ứng viên phải là người có căn bản đạo đức gương mẫu, thuộc gia đình có giáo dục, không tai tiếng.
Thời gian huấn luyện tồi thiểu ba năm, hay hơn. Chương trình học về Thần học, Thánh Kinh, Tìm hiểu ơn gọi, ...Có Linh mục hướng dẫn về tu đUc. Sống sống với lý thuy%t cAn có thci gian thực tập theo nhu cAu của khóa học và nhu cAu phong vo sau này. Sau khi chịu chức, Phó Tế vẫn tiếp tục học để bổ túc cho công việc mục vụ. Ứng viên tu sỹ dòng được huấn luyện theo qui chế dòng và thuộc quyền đấng bản quyền dòng mình.
Nhiệm vụ của Phó Tế gOm ba công việc: Lời Chúa, Phụng vụ và Bác ái. Cụ thể là công bố Phúc Âm trong Thánh Lễ, giảng lễ khi có phép của chủ tế. Ban phát Mình Thánh Chúa. Khi không có Linh mục, Phó Tế cử hành "Thánh Lễ Chúa Nhật khi không có Linh mục" tức là không được đọc lời truyền phép (ADAP. Assemblée dominicale en l'Absence de Prêtre) Kiệu Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân và người già yếu. Chủ sự các phiên chầu Mình Thánh hoặc cầu nguyện chung. Cử hành nghị thức Rửa tội, Hôn phối và An táng. Dạy giáo lý cho tân tòng, hôn nhân và trẻ em. Thăm viếng bệnh hoặc tù nhân. Làm phép nhà, người và tượng ảnh. Hướng dẫn và giúp đỡ các gia đình khó khăn. Tất cả công việc trên phải được sự ủy quyền của Giám mục hay Linh mục sở tại.
Đời sống Phó Tế Vĩnh Viễn.
Trong Tông thư Ad Pascendum của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 15.08.1972 qui định thêm về thay đổi chức vI trong Phép Truyền Chức và thực hành đời sống đạo đức của Phó tế Vĩnh Viễn
Trong nghị Lễ mới, phép Truyền chức không còn giữ các chức Cắt Tóc, Chức Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu nữa. Và các tiến chức lãnh nhận hai lần : chức Nhỏ và chức Lớn. Chức Nhỏ gồm Đọc Sách và Giúp Lễ. Chức Lớn là Phó Tế và Linh Mục.
Hàng ngày Phó Tế Vĩnh Viễn bắt buộc phải đọc Kinh Nguyện theo phụng vụ của Giáo Hội. Cử hành Thánh lễ chung với Linh mục nếu có thể. Tĩnh tâm hàng năm. Tuyệt đối phục tùng Giám mục bản quyền. Phục vụ cộng đoàn nơi mình sinh sống.
THEO GIÁO LUẬT
Trong Giáo Luật tái ban hành ngày 25.11.1983 có các điều khoản dành cho chức Phó Tế Vĩnh Viễn.
Phó Tế là thành phần được tuyển chọn, tu luyện và truyền chức trong Phép Bí Tích Truyền Chức Thánh. Gồm các điều khoản: 1008, 1009, 1012, 1015, 1016.
Điều kiện tổng quát cho ứng viên. Gồm các điều: 1019, từ 1024 đến 1035 và 1050.
Gia nhập hay ra khỏi hàng giáo sỹ. Các điều: 266 và 290
Thừa Tác Vụ Lời Chúa. Các điều: 757, 762, 764, 765, 767. Nhiệm vụ trong Thánh Lễ. Các điều: 910, 929, 930 và 943
Các nhiệm vụ khác. Rửa tội (điều 861), Hôn phối (1108, 1121, 1042, 1079, 1080
Công tác mục vụ: Các điều: 517, 519
Huấn luyện và đời sống. Các điều: 236, 176, 284, 285, 286, 287, 288 và 1087
Đời sống vật chất. Điều 281
SÁCH GIÁO LÝ Công Giáo
Sách Giáo Lý Công Giáo do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành 11.11.1992 ghi rõ các điều về Phó Tế Vĩnh Viễn.
Thành lập ba bậc trong Bí Tích Truyền Chức. Gồm các điều: 1536, 1538 và 1543.
Thi hành chức vụ . Điều 1554 và 1569, 1570.
Mục đích tái lập Phó Tế Vĩnh Viễn. Điều 1571
VĂN KIỆN MỚI NHẤT
Ngày 10.03.1998, Đức Hồng Y Laghi, Tổng trưởng Bộ Giáo Dục Công Giáo, Chủng viện và Đại học, Đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos, Tổng trưởng Bộ Giáo sỹ đã giới thiệu và công bố hai văn kiện về việc huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn:
Qui luật về nền tảng huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn (Ratio fundamentaLễs Institutionis Diacorum Permanentium): Hướng dẫn và áp dong theo luật lệ hiện hành của Giáo Hội để huấn luyện. Giám mục giáo phận là người trách nhiệm và chủ chốt trong việc huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn. Thời gian học là 3 năm. Giai đoạn đầu quan trọng là suy tư, cầu nguyện và tìm hiểu ơn gọi. Trong thời gian thi hành tác vụ Phó Tế cần phải huấn luyện liên tục về nhân cách, thiêng liêng, giáo lý và thần học.
- Chỉ nam về đời sống và thừa tác vụ của Phó Tế Vĩnh Viễn (Direttorio per la vita e il Ministerio dei Diaconi Permanenti): Ba thừa tác vụ của Phó Tế là phục vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Phụ giúp Giám mục và Linh mục giảng và dạy giáo lý. Trong cộng đoàn phục vụ người nghèo và quản lý.
QUAN TÂM CỦA Đức Giáo Hoàng
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hiểu biết tầm mức quan trọng của các Phó Tế Vĩnh Viễn hơn ai hết, khi phát biểu tại đại hội về Phó Tế Vĩnh Viễn tại Roma (16.03.1985): "Y muốn khôi phục phẩm trật riêng và vĩnh viễn của chức Phó Tế Vĩnh Viễn trong thứ bậc của Giáo Hội là một trong những thành quả to lớn của Công Đồng Vatican II"
Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, ngày 19.08.1987, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đọc diễn văn gửi các Phó Tế Vĩnh Viễn như sau: "Công việc Phó Tế tham gia đóng góp tích cực vào sự biến đổi đời sống gia đình rất quan trọng. Thày và phu nhân, cả hai đều nhập cuộc sống chung và phải tương thân và hỗ trợ nhau. Sự Liên kết và hoà hợp giữ hai người đã in sâu trong bí tích hôn nhân. Nên trước khi truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn cho chồng, Giáo Hội đã được sự ưng thuận của người vợ. Quyết định của bà thật qúi hóa và cao cả. Thày Phó Tế Vĩnh Viễn và bạn mình phải là gương sáng về đời sống, sự trung thành và không phân ly của hôn nhân Công Giáo, trước thế giới đang cần những chứng từ như họ... Với đức tin, dũng cảm đương đầu với những thách đố và những đòi hỏi của đời sống vợ chồng. NhAt là, h+ kiên trì xây dựng đời sống gia đình trong cộng đoàn và xã hội. Họ càng chứng tỏ rằng những ràng buộc gia đình và nghề nghệp vẫn hài hòa trong khi thi hành sứ vụ của Giáo Hội trao phó. Các thày Phó Tế cùng với phu nhân và con cái đã cổ vũ mạnh mẽ cho những người đang tình nguyện làm phát triển gia đình.
Chúng ta hãy hát lên bài ca mới chúc tụng Thiên Chúa. Ước gì bài ca các ngươi được hát trên núi cao. Hãy chúc tụng Thiên Chúa như người tôi tớ. Hãy ca tụng Ngài như bạn hữu Chúa Kitô. Đấng đã tỏ ra cho tất cả anh em hiểu biết những gì Ngài thông hiểu nơi Chúa Cha. Không phải anh em đã chọn Ngài, mà chính Ngài đã chọn anh em để ra đi đem hoa trái về và hoa trái tồn tại mai. Anh em hay thi hành những điều đó bằng yêu thương nhau. Người đời cho việc làm tôi tớ là khinh bỉ và kém hèn. Nhưng sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa là mầu nhiệm. Anh em là thừa tác viên là người loan báo Tin Mừng. Ngày nào đó, anh em chắc chắn tin rằng anh em sẽ nghe Chúa ban ân thưởng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung thành, hãy vui mừng với Thiên Chúa Ngươi".
Anh em thân mến, như một người luôn cố gắng trở thành "Tôi tớ của tôi tớ Chúa"; Tôi không thể tạm biệt anh em mà không cùng anh chị em hướng về ĐUc Trinh Nữ Maria, người vẫn còn tiếp tục xưng "Này tôi là tôi tá Chúa". Trong gương phục tùng của Mẹ, chúng ta luôn thấy Ngài là mẫu mực hoàn hảo của ơn gọi chúng ta là theo Chúa Kitô và phục vụ Giáo Hội".
Ngày 13. 03.1992, trong lần viếng thăm nước Pháp, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã nhắn nhủ các Phó Tế Vĩnh Viễn Pháp :
Tôi xin gợi lại ở đây với anh em về việc Công Đồng Vatican II tái lập chức Phó Tế Vĩnh Viễn mà anh em đã lãnh nhận. Tôi xin mượn lời Đức Phaolô VI nói về ơn gọi đặc biệt này: "Phó Tế là người can thiệp vào nhu cầu cần thiết và nguyện vọng của cộng đoàn giáo dân và là người điều khiển chương trình phụng vụ. Phó Tế sống gần gũi giữa cộng đoàn, làm như Chúa Kitô " Không phải đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ ". (Mt 20, 28).
Không thay thế Linh mục, Phó Tế là người cộng tác với Giám mục đảm nhận trách vụ riêng, như phụng vụ Lời Chúa, chăm sóc người nghèo, phục vụ cộng đoàn. Anh em là người thay thế Giáo Hội sống chung với con người. Luôn có mặt để góp tiếng nói chung với mọi người.
Đem kinh nghịệm gia đình, nghề nghịệp áp dụng hữu hiệu cho đời sống chung cộng đoàn dân Chúa. Nhờ sự hiểu biết và rộng lượng của phu nhân và con cái, Phó tế rảnh rang lo việc phục vụ Giáo Hội. Tôi hân hạnh, vui mừng và thành thực ca ngợi lòng quảng đại và tinh thần phục vụ vô vị lợi của các Phó Tế tại Pháp. Xin Thiên Chúa luôn chúc lành hằng che chở cho sự phát triển tốt đẹp của chức Phó Tế".
Gần 40 năm sau Công Đồng, việc tái khám phá một tiềm năng nhân sự cho Giáo Hội, chức Phó Tế Vĩnh Viễn, là một thành công thật to lớn và hữu ích của Giáo Hội. Tuy nhiên, sự hiểu biết về ơn gọi đặc biệt này còn hạn hẹp và thiển cận nơi giáo dân.
Cần đả thông tư tưởng để có nhiều người dấn thân phục vụ cánh đồng truyền giáo.
Vì "Lúa chín đầy Đồng mà thiếu thợ gặt" (Mt 9, 37). n
Tài Liệu Đọc Thêm
- J Lécuyer. Le Diacre dans L'ÉgLễse et le monde d'Aujourd'hui. CERF, Paris, 1966
- Comité National du Diaconat. Diacre Permanent. 2 tập, Paris, 1994
Phó Tế Phạm Bá Nha
Sau đệ nhị thế chiến người ta thấy nhu cầu và đường hướng truyền giáo có nhiều đòi hỏi mới mà hàng giáo sỹ khó đảm nhận. Nhiều giám mục trên thế giới rụt rè lên tiếng cần tái lập Phó Tế Vĩnh Viễn trong Giáo Hội. Nhưng đó chỉ là tiếng nói vang ra để thăm dò, không có ai đáp lại và hưởng ứng.
Nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy, những tiếng nói này được đáp lại khi các nghị phụ đem bàn họp trong Công Đồng Vatican II. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI người có công nhất trong công việc khôi phục chức Phó Tế Vĩnh Viễn trong Giáo Hội. Đức Giáo Hoàng Đương Kim Phaolô II là người hiểu biết trách nhiệm của Phó tế hơn ai hết và Ngài luôn khuyến khích trong việc đào tạo và huấn luyện.
BẮT ĐẦU TỪ CÔNG ĐỒNG
Khôi phục chức Phó Tế Vĩnh Viễn là một trong mục tiêu quan trọng canh tân Giáo Hội. Thánh Công đồng đặc biệt hướng về và kêu gọi các thanh niên độc thân và quí ông đang sống trong bậc vợ chồng quảng đại nghe theo tiếng gọi của Chúa xung phong làm Thợ Vườn Nho của Chúa. Trong diễn văn bế mạc Công Đồng (07.12.1965),
Đức Phaolô VI đã nói rõ ý nghĩa thâm sâu và truyền thống Giáo Hội khi tái lập chức Phó Tế: "Đạo Kitô là "đạo Thiên Chúa làm người" sẵn sàng tiếp xúc và đối thoại với các tôn giáo khác đi đến "Hiệp nhất". Tình huynh đệ, tương thân tương ái, chia sẻ vui buồn, trên thế giới phải được bắt nguOồ từ chân lý mặc khải của Chúa Kitô Cứu Chuộc, đem đến tràn đầy"Niềm vui và hy vọng". Ơn Cứu Độ cần chiếu sáng khắp nơi cho mọi người. Giáo Hội không phải là tổ chức khép kín trái lại luôn mở rộng đón nhận luồng gió mới. Công Đồng khôi phục lại chức Phó Tế để kiện toàn việc phục vụ chung nhân loại. Tín lý Giáo Hội như "Anh sáng muôn dân".
Giai đoạn chuẩn bị ban đầu
Ngày 17.05.1959, ủy ban ‘'Tiền Chuẩn Bị" được thành lập do Đức Hồng Y D. Tardini làm chủ tịch và Đức Cha P. Feleci làm thư ký. Công việc của ủy ban là gửi thư cho các Giám mục, Bề trên dòng, các đại học Công Giáo, hỏi ý kiến về các đề tài thảo luận trong Công Đồng. Trong đó có mục "khôi phục chức Phó Tế Vĩnh Viễn''
Ngày 04.06.1960, tại Roma, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thành lập ủy ban Tối Cao và 6 tiểu ban, đọc và căn cứ vào các thư trả lời, để sơ thảo dàn bài các vấn đề sẽ đề nghị.
Đức Hồng Y J.E. Van Roey làm chủ tịch ủy ban Tối Cao này. Năm 1962, Đức Cha L.J. Suenens thay thế. Về vAn đề Phó Tế, có 1.500 thư trả lời riêng, cộng với nhiều thư trả lời chung, là đồng ý thảo luận, trong số 2.150 thư gửi đi. Lý do nêu ra là vì thiếu Linh mục.
Thư trả lời ở Âu châu nhấn mạnh đến vai trò xã hội của Phó Tế và nên chọn ứng viên độc thân.
Ý kiến của Mỹ châu Latinh đề nghị chung ứng viên là tu sĩ các dòng tu. Hầu hết các thư đề nghị chọn nam ứng viên có gia đình. Chỉ có hai thư đề nghị chọn nữ giới. Y kiến của Hoa kỳ đề nghị dạy nhiều về thần học.
Các Giám mục Á châu, Pháp và Anh mong muốn hợp thức hóa làm Phó Tế các mục sư Tin Lành trở lại Công Giáo.
Về nhiệm vụ, thì có nhiều đề nghị. Như pho Tế trong Thánh Lễ, ban phát Mình Thánh Chúa (ý kiến của Trung Mỹ), dạy giáo lý, chủ Lễ đám táng, làm phép cưới (Y, Congo Bỉ, Mỹ Latinh) quản lý tài sản (Ý, Colombie, Tây Ban Nha), quản thủ thư viện và tài Liệu văn khố (Tây Ban Nha)...
Trong khi bên trong Giáo Hội dự thảo tài liệu về Phó Tế , thì bên ngoài có một thư có 90 chữ ký của nhiều nhà thần học, kèm theo một tài liệu gửi và thiết tha đề nghị Giáo Hội cần cứu xét và tái lập chức Phó Tế .
Đứng đầu danh sách là 3 nhà thần học nổi tiếng là Y. Congar, B. Haring và K. Rahner. Năm 1962, K. Rahner và H. Vorgrimler cho xuất bản cuốn sách bằng tiếng Đức Uber die Erneuerung des Diakonates (Diaconia in Christo)
Ngày 17.01.1962, Ủy ban trung ương về Phó Tế thuộc Công Đồng bắt đầu thuyết trình và thảo luận và lấy ý kiến về các văn kiện dự thảo, trước khi đem trình bày cho Công Đồng.
Ngày 11.10.1962, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII chủ tọa buổi thảo luận chính thức duyệt xét hồ sơ Phó Tế. Đi đến quyết định sẽ trình bày cho Công Đồng vào các phiên họp từ 01 đến 07.12.1962. Ngày 06.01.1963, ủy ban đúc kết chuyển đệ duyệt xét hồ sơ lên các bộ liên hệ. Cuối cùng, ngày 03.07.1963, hồ sơ được hoàn tất bằng chữ ký của Đức Giáo Hoàng.
Các văn kiện áp dụng
Từ phiên họp ngày 31.10.1963 và các phiên kế tiếp, Công đồng đã dành nhiều thời giờ bàn thảo và biểu quyết các văn kiện Liên quan đến việc tái lập và đào tạo Chức Phó Tế Vĩnh Viễn. Các văn kiện Công Đồng được ban hành, gồm các điểm chính:
1. Lịch sử và ý nghĩa thần học của chức Phó Tế .
Được ghi trong các sắc lệnh của Công Đồng:
- Ánh Sáng Muôn Dân (Lumen Gentium), ban hành ngày 21-11-1964, gồm các số 20, 28 và 29.
- Nhiệm Vụ Mục Vụ (Chritus Dominius) ban hành ngày 23-10-1965, số 15.
- Hoạt Động Truyền Giáo (Ad Gentes), ban hành ngày 07.12.1965, số 15 và 16.
- Giáo Hội Đông Phương (Orientalium Ecclesiarum) ban hành ngày 21.11.1964, số 17.
- Mặc Khải Thiên Chúa (Dei Verbum) ban hành ngày 18-11-1965, số 25.
- Phụng Vụ Thánh ( De Sacra Liturgia),ban hành ngày 04-12-1963, sO 35.
Phó Tế là một trong ba cấp bậc trong Giáo Hội gồm Giám mục, Linh mục và Phó Tế được trao quyền bởi Thiên Chúa qua phép Truyền Chức Thánh. Thi hành nhiệm vụ như Chúa Con được sai bởi Chúa Cha. Cũng như các Thánh Tông Đồ xưa, là người kế nghịệp Chúa Kitô xây dựng trần gian. Thì hàng Giáo Phẩm ngày nay, cũng nối tiếp sứ vụ các Tông Đồ để hoàn thành ơn Cứu Chuộc cho nhân loại.
Công việc đào tạo
Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã ban hành ngày 18.06.1967 Tông thư "Motu Proprio Sacrum Diaconatus Ordinem" về việc đào tạo và quy định nhiệm vụ Phó Tế Vĩnh Viễn. Giáo Hội chính thức tái lập chức vụ Phó Tế Vĩnh Viễn để nối tiếp truyền thống tốt đẹp từ thời các Tông Đồ. Các điều khỏan đại cương :
Hội đồng Giám mục địa phương hoàn toàn có quyền soạn thảo luật lệ qui chế về việc huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn, căn cứ theo các sắc lệnh Công Đồng, đồng thời cần phù hợp với tình hình địa phương. Nội qui này phải được sự duyệt y của Tòa Thánh. Mỗi hay liên giáo phận mở trung tâm đào tạo Phó Tế và Giám mục cai quản chịu trách nhiệm tuyển chọn và truyền chức cho các Phó Tế thuộc quyền.
Nam ứng viên độc thân phải đủ 25 tuổi. Và người đang sống trong bậc vợ chồng phải đủ 35 tuổi. Ứng viên độc thân phải ở độc thân trọn đời. Ứng viên có gia đình phải được sự ưng thuận của vợ. Một khi vợ qua đới không được tục huyền. Người vợ cũng phải theo học một số giờ quy định. Ứng viên phải là người có căn bản đạo đức gương mẫu, thuộc gia đình có giáo dục, không tai tiếng.
Thời gian huấn luyện tồi thiểu ba năm, hay hơn. Chương trình học về Thần học, Thánh Kinh, Tìm hiểu ơn gọi, ...Có Linh mục hướng dẫn về tu đUc. Sống sống với lý thuy%t cAn có thci gian thực tập theo nhu cAu của khóa học và nhu cAu phong vo sau này. Sau khi chịu chức, Phó Tế vẫn tiếp tục học để bổ túc cho công việc mục vụ. Ứng viên tu sỹ dòng được huấn luyện theo qui chế dòng và thuộc quyền đấng bản quyền dòng mình.
Nhiệm vụ của Phó Tế gOm ba công việc: Lời Chúa, Phụng vụ và Bác ái. Cụ thể là công bố Phúc Âm trong Thánh Lễ, giảng lễ khi có phép của chủ tế. Ban phát Mình Thánh Chúa. Khi không có Linh mục, Phó Tế cử hành "Thánh Lễ Chúa Nhật khi không có Linh mục" tức là không được đọc lời truyền phép (ADAP. Assemblée dominicale en l'Absence de Prêtre) Kiệu Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân và người già yếu. Chủ sự các phiên chầu Mình Thánh hoặc cầu nguyện chung. Cử hành nghị thức Rửa tội, Hôn phối và An táng. Dạy giáo lý cho tân tòng, hôn nhân và trẻ em. Thăm viếng bệnh hoặc tù nhân. Làm phép nhà, người và tượng ảnh. Hướng dẫn và giúp đỡ các gia đình khó khăn. Tất cả công việc trên phải được sự ủy quyền của Giám mục hay Linh mục sở tại.
Đời sống Phó Tế Vĩnh Viễn.
Trong Tông thư Ad Pascendum của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI ban hành ngày 15.08.1972 qui định thêm về thay đổi chức vI trong Phép Truyền Chức và thực hành đời sống đạo đức của Phó tế Vĩnh Viễn
Trong nghị Lễ mới, phép Truyền chức không còn giữ các chức Cắt Tóc, Chức Hai, Ba, Tư, Năm, Sáu nữa. Và các tiến chức lãnh nhận hai lần : chức Nhỏ và chức Lớn. Chức Nhỏ gồm Đọc Sách và Giúp Lễ. Chức Lớn là Phó Tế và Linh Mục.
Hàng ngày Phó Tế Vĩnh Viễn bắt buộc phải đọc Kinh Nguyện theo phụng vụ của Giáo Hội. Cử hành Thánh lễ chung với Linh mục nếu có thể. Tĩnh tâm hàng năm. Tuyệt đối phục tùng Giám mục bản quyền. Phục vụ cộng đoàn nơi mình sinh sống.
THEO GIÁO LUẬT
Trong Giáo Luật tái ban hành ngày 25.11.1983 có các điều khoản dành cho chức Phó Tế Vĩnh Viễn.
Phó Tế là thành phần được tuyển chọn, tu luyện và truyền chức trong Phép Bí Tích Truyền Chức Thánh. Gồm các điều khoản: 1008, 1009, 1012, 1015, 1016.
Điều kiện tổng quát cho ứng viên. Gồm các điều: 1019, từ 1024 đến 1035 và 1050.
Gia nhập hay ra khỏi hàng giáo sỹ. Các điều: 266 và 290
Thừa Tác Vụ Lời Chúa. Các điều: 757, 762, 764, 765, 767. Nhiệm vụ trong Thánh Lễ. Các điều: 910, 929, 930 và 943
Các nhiệm vụ khác. Rửa tội (điều 861), Hôn phối (1108, 1121, 1042, 1079, 1080
Công tác mục vụ: Các điều: 517, 519
Huấn luyện và đời sống. Các điều: 236, 176, 284, 285, 286, 287, 288 và 1087
Đời sống vật chất. Điều 281
SÁCH GIÁO LÝ Công Giáo
Sách Giáo Lý Công Giáo do Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành 11.11.1992 ghi rõ các điều về Phó Tế Vĩnh Viễn.
Thành lập ba bậc trong Bí Tích Truyền Chức. Gồm các điều: 1536, 1538 và 1543.
Thi hành chức vụ . Điều 1554 và 1569, 1570.
Mục đích tái lập Phó Tế Vĩnh Viễn. Điều 1571
VĂN KIỆN MỚI NHẤT
Ngày 10.03.1998, Đức Hồng Y Laghi, Tổng trưởng Bộ Giáo Dục Công Giáo, Chủng viện và Đại học, Đức Hồng Y Dario Castrillon Hoyos, Tổng trưởng Bộ Giáo sỹ đã giới thiệu và công bố hai văn kiện về việc huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn:
Qui luật về nền tảng huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn (Ratio fundamentaLễs Institutionis Diacorum Permanentium): Hướng dẫn và áp dong theo luật lệ hiện hành của Giáo Hội để huấn luyện. Giám mục giáo phận là người trách nhiệm và chủ chốt trong việc huấn luyện Phó Tế Vĩnh Viễn. Thời gian học là 3 năm. Giai đoạn đầu quan trọng là suy tư, cầu nguyện và tìm hiểu ơn gọi. Trong thời gian thi hành tác vụ Phó Tế cần phải huấn luyện liên tục về nhân cách, thiêng liêng, giáo lý và thần học.
- Chỉ nam về đời sống và thừa tác vụ của Phó Tế Vĩnh Viễn (Direttorio per la vita e il Ministerio dei Diaconi Permanenti): Ba thừa tác vụ của Phó Tế là phục vụ Lời Chúa, bàn thờ và bác ái. Phụ giúp Giám mục và Linh mục giảng và dạy giáo lý. Trong cộng đoàn phục vụ người nghèo và quản lý.
QUAN TÂM CỦA Đức Giáo Hoàng
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hiểu biết tầm mức quan trọng của các Phó Tế Vĩnh Viễn hơn ai hết, khi phát biểu tại đại hội về Phó Tế Vĩnh Viễn tại Roma (16.03.1985): "Y muốn khôi phục phẩm trật riêng và vĩnh viễn của chức Phó Tế Vĩnh Viễn trong thứ bậc của Giáo Hội là một trong những thành quả to lớn của Công Đồng Vatican II"
Trong chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, ngày 19.08.1987, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đọc diễn văn gửi các Phó Tế Vĩnh Viễn như sau: "Công việc Phó Tế tham gia đóng góp tích cực vào sự biến đổi đời sống gia đình rất quan trọng. Thày và phu nhân, cả hai đều nhập cuộc sống chung và phải tương thân và hỗ trợ nhau. Sự Liên kết và hoà hợp giữ hai người đã in sâu trong bí tích hôn nhân. Nên trước khi truyền chức Phó Tế Vĩnh Viễn cho chồng, Giáo Hội đã được sự ưng thuận của người vợ. Quyết định của bà thật qúi hóa và cao cả. Thày Phó Tế Vĩnh Viễn và bạn mình phải là gương sáng về đời sống, sự trung thành và không phân ly của hôn nhân Công Giáo, trước thế giới đang cần những chứng từ như họ... Với đức tin, dũng cảm đương đầu với những thách đố và những đòi hỏi của đời sống vợ chồng. NhAt là, h+ kiên trì xây dựng đời sống gia đình trong cộng đoàn và xã hội. Họ càng chứng tỏ rằng những ràng buộc gia đình và nghề nghệp vẫn hài hòa trong khi thi hành sứ vụ của Giáo Hội trao phó. Các thày Phó Tế cùng với phu nhân và con cái đã cổ vũ mạnh mẽ cho những người đang tình nguyện làm phát triển gia đình.
Chúng ta hãy hát lên bài ca mới chúc tụng Thiên Chúa. Ước gì bài ca các ngươi được hát trên núi cao. Hãy chúc tụng Thiên Chúa như người tôi tớ. Hãy ca tụng Ngài như bạn hữu Chúa Kitô. Đấng đã tỏ ra cho tất cả anh em hiểu biết những gì Ngài thông hiểu nơi Chúa Cha. Không phải anh em đã chọn Ngài, mà chính Ngài đã chọn anh em để ra đi đem hoa trái về và hoa trái tồn tại mai. Anh em hay thi hành những điều đó bằng yêu thương nhau. Người đời cho việc làm tôi tớ là khinh bỉ và kém hèn. Nhưng sự quan phòng khôn ngoan của Thiên Chúa là mầu nhiệm. Anh em là thừa tác viên là người loan báo Tin Mừng. Ngày nào đó, anh em chắc chắn tin rằng anh em sẽ nghe Chúa ban ân thưởng: "Hỡi đầy tớ tốt lành và trung thành, hãy vui mừng với Thiên Chúa Ngươi".
Anh em thân mến, như một người luôn cố gắng trở thành "Tôi tớ của tôi tớ Chúa"; Tôi không thể tạm biệt anh em mà không cùng anh chị em hướng về ĐUc Trinh Nữ Maria, người vẫn còn tiếp tục xưng "Này tôi là tôi tá Chúa". Trong gương phục tùng của Mẹ, chúng ta luôn thấy Ngài là mẫu mực hoàn hảo của ơn gọi chúng ta là theo Chúa Kitô và phục vụ Giáo Hội".
Ngày 13. 03.1992, trong lần viếng thăm nước Pháp, Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI đã nhắn nhủ các Phó Tế Vĩnh Viễn Pháp :
Tôi xin gợi lại ở đây với anh em về việc Công Đồng Vatican II tái lập chức Phó Tế Vĩnh Viễn mà anh em đã lãnh nhận. Tôi xin mượn lời Đức Phaolô VI nói về ơn gọi đặc biệt này: "Phó Tế là người can thiệp vào nhu cầu cần thiết và nguyện vọng của cộng đoàn giáo dân và là người điều khiển chương trình phụng vụ. Phó Tế sống gần gũi giữa cộng đoàn, làm như Chúa Kitô " Không phải đến để được phục vụ, nhưng để phục vụ ". (Mt 20, 28).
Không thay thế Linh mục, Phó Tế là người cộng tác với Giám mục đảm nhận trách vụ riêng, như phụng vụ Lời Chúa, chăm sóc người nghèo, phục vụ cộng đoàn. Anh em là người thay thế Giáo Hội sống chung với con người. Luôn có mặt để góp tiếng nói chung với mọi người.
Đem kinh nghịệm gia đình, nghề nghịệp áp dụng hữu hiệu cho đời sống chung cộng đoàn dân Chúa. Nhờ sự hiểu biết và rộng lượng của phu nhân và con cái, Phó tế rảnh rang lo việc phục vụ Giáo Hội. Tôi hân hạnh, vui mừng và thành thực ca ngợi lòng quảng đại và tinh thần phục vụ vô vị lợi của các Phó Tế tại Pháp. Xin Thiên Chúa luôn chúc lành hằng che chở cho sự phát triển tốt đẹp của chức Phó Tế".
Gần 40 năm sau Công Đồng, việc tái khám phá một tiềm năng nhân sự cho Giáo Hội, chức Phó Tế Vĩnh Viễn, là một thành công thật to lớn và hữu ích của Giáo Hội. Tuy nhiên, sự hiểu biết về ơn gọi đặc biệt này còn hạn hẹp và thiển cận nơi giáo dân.
Cần đả thông tư tưởng để có nhiều người dấn thân phục vụ cánh đồng truyền giáo.
Vì "Lúa chín đầy Đồng mà thiếu thợ gặt" (Mt 9, 37). n
Tài Liệu Đọc Thêm
- J Lécuyer. Le Diacre dans L'ÉgLễse et le monde d'Aujourd'hui. CERF, Paris, 1966
- Comité National du Diaconat. Diacre Permanent. 2 tập, Paris, 1994
Phó Tế Phạm Bá Nha
Lòng thương xót, yếu tính của Tin Mừng và chìa khóa dẫn vào đời sống Kitô hữu (32)
Vũ Văn An
19:10 20/08/2016
IX. Đức Maria, Mẹ của lòng thương xót(tiếp theo)
2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội
Một số rất hiếm các lời phát biểu trong Sách Thánh về Đức Maria, nhưng là những lời phát biểu rất có giá trị, đã nhập sâu vào tâm khảm các tín hữu mọi thời và tìm đựợc nhiều vang dội sâu sắc trong nền linh đạo Kitô Giáo của mọi thế kỷ. Chính Đức Maria đã tiên đoán về ngài rằng “từ nay, muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1:48). Một truyền thống sống động và phong phú tiếp diễn tới tận ngày nay đã được khai triển từ các chứng từ này của Tân Ước.
Nguồn tin cậy quan trọng nhất của tín điều truyền thống đầy sống động này là Công Đồng Êphêsô (năm 431), tức công đồng đã tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (θεοτόκος, theotokos) (13). Khi tuyên xưng như thế, điều quan trọng cần ghi nhớ là cuộc đấu tranh liên quan tới tước hiệu này, một cuộc đấu tranh chủ yếu diễn ra giữa Nestôriô và Thánh Cyrilô thành Alexandria, là một cuộc tranh luận không phải Thánh Mẫu học mà là Kitô học. Nó xử lý vấn đề Chúa Giêsu có là Con Thiên Chúa trên thực tế và trong ngôi vị (hypostasis) của Người hay không. Như thế, ngay từ đầu, truyền thống Thánh Mẫu học không phải là một điều xa lạ, phát triển ở bên ngoài Kitô học; mà đúng hơn, ngay từ đầu, nó đã hiện diện trong tương quan với Kitô học và đặt căn bản trên nền tảng này. Chỉ với cách này, truyền thống Thánh Mẫu học mới mang lại và tiếp tục mang lại ích lợi cứu rỗi và thiêng liêng mà thôi.
Trên căn bản này, nhiều lời cầu nguyện, nhiều thánh thi và bài ca trong lịch sử Kitô Giáo đã liên tục tiếp nối các lời phát biểu trong Tân Ước, giải thích chúng theo linh đạo, và làm cho chúng sinh hoa kết trái. Quan trọng nhất là các chứng từ của phụng vụ. Bên cạnh chúng, còn có man vàn các bài giảng và khảo luận, ngay từ thời các giáo phụ. Việc giải thích Sách Thánh theo linh đạo này được tìm thấy trong mọi truyền thống của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ nhất; cả các truyền thống Hy Lạp lẫn truyền thống La Tinh, truyền thống Cốp Tích lẫn truyền thống Syria và Ácmênia, và truyền thống La Tinh Tây Phương (14). Nó để lại nhiều vết tích đáng lưu ý cả trong truyền thống ca ngợi Đức Maria của Các Nhà Cải Cách thế kỷ 16 (15).
Điều trên đã được phát biểu trong lời kinh Thánh Mẫu xưa nhất, phát xuất khoảng năm 300 và được truyền bá sâu rộng: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời”. Khởi nguyên, nó được đọc như thế này: “Lạy Mẹ Chúa Trời, chúng con chạy đến lòng thương xót của Mẹ” (16). Chúng ta sẽ tìm thấy cùng một thái độ đầy tin tưởng này trong nhiều lời cầu nguyện sau đó. Ta có thể nghĩ tới kinh Ave Maris Stella (Kính Chào Ngôi Sao Biển) mà trong thế kỷ 19, người ta quen đọc là “Hỡi Ngôi Sao Biển, chúng con xin kính chào Mẹ. Xin Mẹ hãy tỏ ra Mẹ là một người mẹ, để Con Mẹ nhân từ nghe lời cầu xin của con cái mẹ qua Mẹ” (17). Trong kinh Salve Regina (Lạy Nữ Vương), một trong các kinh Thánh Mẫu quen thuộc nhất, ta cầu cùng Đức Maria như “Mẹ nhân lành (Mater misericordiae= Mẹ thương xót)” và ngỏ cùng ngài: xin ghé mắt thương (misericordes oculos) xem chúng con”. Điệp xướng Thánh Mẫu từ Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, Alma Redemptoris Mater (Mẹ Chí Thánh Của Chúa Cứu Thế), cũng đã kết thúc bằng lời kêu xin peccatorum miserere (xin thương xót những người tội lỗi). Trong kinh cầu Đức Mẹ (Lôréttô) (nguyên phát xuất từ Giáo Hội Đông Phương thế kỷ 12), chúng ta cũng kêu cầu Đức Maria như “Đức Nữ có lòng khoan nhân” (virgo clemens), “cứu kẻ liệt kẻ khốn”, “bầu chữa kẻ có tội”, “yên ủi kẻ âu lo”, “phù hộ các giáo hữu”. Ngài được kêu cầu như đấng hộ giúp trong moị cơn sầu khổ, không chỉ để đáp ứng các hành vi thất thường của thiên nhiên, đói kém, bệnh dịch, mưa bão, mà còn cả trong những khốn khó của chiến tranh và chống những nhà cai trị bạo tàn.
Ngay trong thế kỷ thứ hai, Thánh Irênê thành Lyon, một giáo phụ vĩ đại, đã tóm tắt khi ngài mô tả Đức Maria như Đấng Gỡ Nút, tháo gỡ chiếc nút mà Evà từng thắt vào cổ nhân loại. Như thế, Đức Maria đã trở thành đấng gỡ nút cho nhiều Kitô hữu (18). Ngài đã giúp họ gỡ những nút thắt đủ loại trong cuộc sống bản thân của họ, trong các liên hệ nhân bản của họ, trong linh hồn họ và không ít các nút thắt do những rối rắm của tội lỗi và mặc cảm tội lệ gây ra.
Đôi khi, lòng đạo đức này phát sinh nhiều phó sản rất lạ, như mô tả và hình dung Đức Maria như “Đức Bà của những kẻ vô lại”, tức như người về phe với các sai phạm và người tội lỗi, trộm cướp và ngoại tình, và được coi gần như đồng loã với đủ hạng người này.Việc hình dung này không phải là biểu thức của một tính tầm phào phù phiếm nào đó, mà thực sự là biểu thức của một cái hiểu vững chắc về đức tin, cho thấy có lúc, phạm trù thương xót đã bị hiểu quá rộng (19).
Điều được thốt ra thành lời trong các kinh nguyện suốt trong các thế kỷ qua cũng đã được phát biểu qua nhiều cách khác trong các nghệ thuật tạo hình và trình diễn, trên hết trong các bức tranh hành hương và ảnh đạo [Gnadenbilder]* về Đức Maria (20). Từ thế kỷ thứ bẩy tới thế kỷ thứ chín, trong các tranh hoạ của Syria về Đấng Eleusa, ta tìm thấy Đấng Dịu Hiền: tức Đức Maria đang ôm và vuốt ve Chúa Hài Đồng trong lòng mình. Nổi tiếng nhất trong các tranh vẽ này là Đức Trinh Nữ của Vladimir, phát xuất vào thế kỷ 12 ở Constantinốp và hiện nay đang được lưu giữ ở Phòng Trưng Bầy Tretyakov tại Mạc Tư Khoa. Ở Tây Phương, các bức sao lại được tìm thấy tại Nhà Thờ Đức Bà Đầy Ơn Thánh ở Cambrai, tại Nhà Thờ Đức Bà Cát Minh (Rome, St. Maria in Transpontina), và trong bức tranh vẽ Đức Mẹ Cứu Giúp của Lucas Cranach. Một bức ảnh nổi tiếng khác, mà truyền thuyết nói là của Thánh Sử Luca, nhưng hiện được định niên biểu vào thế kỷ 13, đang được tôn kính tại Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Rôma dưới danh hiệu Salus Populi Romani (Đức Bà Cứu Giúp Dân Rôma). Một bản sao hiện được lưu trữ tại Nhà Thờ Đồng Chánh Toà (**) Thánh Eberhard ở Stuttgart, nơi người ta gọi ngài là Mẹ An Ủi. Cuối cùng, cũng phải nhắc đến bức ảnh nhân hậu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẽ theo nguyên mẫu Byzantine. Thế kỷ 15, vì lý do an ninh, bức ảnh này được di chuyển từ Đảo Crete qua Rôma tránh sự tiến quân của người Thổ. Bức ảnh này rất được sùng kính tại Rôma, và nó cũng được biết đến nhiều như bức ảnh sùng kính cả ở bên ngoài Rôma nữa.
Nhưng trên hết, phải nhắc tới các bức mô tả Pietà, tức hình ảnh Mẹ Thiên Chúa đang ôm xác Con trong lòng. Chúng ta vốn biết các mô tả này ngay từ thế kỷ 14. Nhưng nổi tiếng nhất chính là bức điêu khắc của Michelangelo ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Rôma, một bức điêu khắc nổi tiếng khắp thế giới và được nhiều người chiêm ngưỡng nhất. Trong các mô tả này, Đức Maria được trình bầy như mẹ của mọi con người đau khổ, buồn sầu, bị bao vây tứ bề, và cần được an ủi. Những bức này giúp người xem đạo hạnh, nhất là man vàn các bà mẹ trong các tình huống tương tự, đồng nhất hóa với Đức Maria. Ít nổi tiếng hơn là các bức diễn tả Đức Maria ngất xỉu cũng trong bối cảnh này (21). Chúng cho thấy Đức Maria đã tham dự ra sao vào việc Con mình rơi vào vô thức nhưng lại ý thức rõ sự toàn năng đầy thương xót của Thiên Chúa. Cả loại mô tả này cũng là những hình ảnh của ủi an đối với rất nhiều người bị áp đảo bởi sầu khổ hoặc bắt đầu hiểu ra, nhưng vẫn nhận được sức mạnh của đức tin.
Sau cùng, phải nhắc tới các mô tả về Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi), vốn phát xuất từ đầu thời Barốc và cho thấy trái tim Đức Maria bị lưỡi đòng đâm thâu qua (Lc 2:35). Liên quan gần gũi với loại mô tả này là các tượng ảnh về bẩy vết thương của Đức Maria do bẩy lưỡi gươm đâm vào lòng ngài. Các mô tả này, đối với chúng ta ngày nay, thoạt nhìn, có vẻ kỳ kỳ vì thiếu tính thực tại, nhưng vẫn cho thấy Đức Mẹ đã chia sẻ ra sao cái chết thảm khốc của Con ngài.
Điều mà mỗi cách mô tả nói trên có liên hệ không những với Đức Maria như một nhân vật cá thể, mà còn liên hệ tới ngài như một loại hình (type) - một nguyên mẫu và mẫu mực – đem lại an tâm bảo đảm cho các Kitô hữu, sẽ trở nên rõ ràng hơn nữa trong các mô tả Đức Bà mặc Áo Choàng Che Chở. Bức Đức Bà Mặc Áo Choàng Che Chở ở Ravensburg đã được nổi tiếng một cách đặc biệt. Nó cho thấy trong mọi nghịch cảnh, nhất là trong các nguy hiểm của chiến tranh, chúng ta biết chúng ta được an lành dưới tà áo hiền mẫu đầy che chở của ngài. Theo một lề luật xưa ở Đức, nhờ được che chở dưới áo choàng của mẹ, các đứa con sinh ngoại hôn đều được công bố là những đứa con sinh bởi một kết hợp hôn phối (danh từ chuyên môn gọi là filii mantellati = con cái dưới tà áo mẹ). Như thế, các mô tả này cũng muốn nói: tất cả chúng ta, những kẻ sinh trong tội lỗi (xem Tv 51:7), đều đã được làm cho trở thành con cái Thiên Chúa, nhờ lòng Chúa thương xót, theo nguyên mẫu và mẫu mực Đức Maria. Chủ đề quán xuyến áo choàng, một lần nữa, đã được tìm thấy trong bài thánh thi Thánh Mẫu thế kỷ thứ bẩy, Maria breittet den Mantel aus, trong đó, câu cuối cùng viết: “Ôi Mẹ của lòng Thương Xót, hãy phủ áo choàng của Mẹ lên chúng con” (22). Tôi còn nhớ như in những đêm oanh tạc trong Thế Chiến Hai khi bài hát này mang một ý nghĩa hết sức thực tiễn đối với chúng tôi.
Kỳ sau: 3. Đức Maria như nguyên mẫu của lòng thương xót
______________________________________________________________________________________________________________
(*) Ghi chú của bản tiếng Anh: Gnadenbilder là một bức ảnh hay một bức tượng Đức Maria mà trước mặt nó, tín hữu cầu nguyện, xin ngài cầu bầu để được ơn thánh hay một ơn phúc nào đó từ Con của ngài. Nhiều việc chữa chạy và lành bệnh đã được ghi lại từ thời Trung Cổ do việc thực hành lòng sùng kính đạo đức này.
(**) Ghi chú của bản triếng Anh: Nhà Thờ Đồng Chính Tòa là một nhà thờ chính tòa có cùng chức năng là tòa của giám mục như một nhà thờ chính tòa khác. Nhà thờ Thánh Eberhard ở Stuttgart và nhà thờ Thánh Martin ở Rottenbrug đều là các nhà thờ chính tòa của Giáo Phận Rottenbrug-Stuttgart thuộc Bang Baten-Württemberg, Đức. Đức Hồng Y Kasper là giám mục của giáo phận này từ năm 1989 tới năm 1999.
(13) Heinrich Denzinger, Enchiridion symbolorum, definitionum et declarationum de rebus fidei et morum (Freiburg i.B.: Herder, 1963), 250tt; 252tt.
(14) Xem S, de Fiores, “Maria in der Geschichte von Theologie und Frӧmmingkeit”, trong Handbuch der Marienkunde, do Beinert và Petri hiệu đính, 1:99-266.
(15) Xem ghi chú 2 trên đây.
(16) Xem Christoph von Schӧnborn, We Have Found Mercy, bản dịch của Michael J. Miller (San Francisco: Ignatius, 2012), 119.
(17) Gotteslob, số 596; 578.
(18) Nổi tiếng là bức tranh trong nhà thờ hành hương St. Peter am Perlach ở Augsburg (1700).
(19) Muốn biết một số điển hình vui tươi thuộc loại này, xin xem M.-E. Lüdde, “Unter dem Mantel ihrer Barmherzigkeit”, trong Seidel và Schacht, Amria, Evangelisch, 153.
(20) Xem khái quát lịch sử trong K. Kolb, “Typologie der Gnadenbilder”, trong Handbuch der Marienkunde, Bd. 2: Gestaltetes Zeugnis-Gläubigen Lobpreis, do Wolfgang Beinert và Heinrich Petri hiệu đính (Regensburg: Pustet, 1997),449-82.
(21) Việc mô tả ngài như thế có thể tìm thấy ở nhà thờ hành hương, Weggental bei Rottenburg am Neckar.
(22) Gotteslob, số 595.
2. Đức Maria trong đức tin của Giáo Hội
Một số rất hiếm các lời phát biểu trong Sách Thánh về Đức Maria, nhưng là những lời phát biểu rất có giá trị, đã nhập sâu vào tâm khảm các tín hữu mọi thời và tìm đựợc nhiều vang dội sâu sắc trong nền linh đạo Kitô Giáo của mọi thế kỷ. Chính Đức Maria đã tiên đoán về ngài rằng “từ nay, muôn thế hệ sẽ khen tôi là người có phúc” (Lc 1:48). Một truyền thống sống động và phong phú tiếp diễn tới tận ngày nay đã được khai triển từ các chứng từ này của Tân Ước.
Nguồn tin cậy quan trọng nhất của tín điều truyền thống đầy sống động này là Công Đồng Êphêsô (năm 431), tức công đồng đã tuyên xưng Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa (θεοτόκος, theotokos) (13). Khi tuyên xưng như thế, điều quan trọng cần ghi nhớ là cuộc đấu tranh liên quan tới tước hiệu này, một cuộc đấu tranh chủ yếu diễn ra giữa Nestôriô và Thánh Cyrilô thành Alexandria, là một cuộc tranh luận không phải Thánh Mẫu học mà là Kitô học. Nó xử lý vấn đề Chúa Giêsu có là Con Thiên Chúa trên thực tế và trong ngôi vị (hypostasis) của Người hay không. Như thế, ngay từ đầu, truyền thống Thánh Mẫu học không phải là một điều xa lạ, phát triển ở bên ngoài Kitô học; mà đúng hơn, ngay từ đầu, nó đã hiện diện trong tương quan với Kitô học và đặt căn bản trên nền tảng này. Chỉ với cách này, truyền thống Thánh Mẫu học mới mang lại và tiếp tục mang lại ích lợi cứu rỗi và thiêng liêng mà thôi.
Trên căn bản này, nhiều lời cầu nguyện, nhiều thánh thi và bài ca trong lịch sử Kitô Giáo đã liên tục tiếp nối các lời phát biểu trong Tân Ước, giải thích chúng theo linh đạo, và làm cho chúng sinh hoa kết trái. Quan trọng nhất là các chứng từ của phụng vụ. Bên cạnh chúng, còn có man vàn các bài giảng và khảo luận, ngay từ thời các giáo phụ. Việc giải thích Sách Thánh theo linh đạo này được tìm thấy trong mọi truyền thống của Giáo Hội trong thiên niên kỷ thứ nhất; cả các truyền thống Hy Lạp lẫn truyền thống La Tinh, truyền thống Cốp Tích lẫn truyền thống Syria và Ácmênia, và truyền thống La Tinh Tây Phương (14). Nó để lại nhiều vết tích đáng lưu ý cả trong truyền thống ca ngợi Đức Maria của Các Nhà Cải Cách thế kỷ 16 (15).
Điều trên đã được phát biểu trong lời kinh Thánh Mẫu xưa nhất, phát xuất khoảng năm 300 và được truyền bá sâu rộng: “Chúng con trông cậy rất thánh Đức Mẹ Chúa Trời”. Khởi nguyên, nó được đọc như thế này: “Lạy Mẹ Chúa Trời, chúng con chạy đến lòng thương xót của Mẹ” (16). Chúng ta sẽ tìm thấy cùng một thái độ đầy tin tưởng này trong nhiều lời cầu nguyện sau đó. Ta có thể nghĩ tới kinh Ave Maris Stella (Kính Chào Ngôi Sao Biển) mà trong thế kỷ 19, người ta quen đọc là “Hỡi Ngôi Sao Biển, chúng con xin kính chào Mẹ. Xin Mẹ hãy tỏ ra Mẹ là một người mẹ, để Con Mẹ nhân từ nghe lời cầu xin của con cái mẹ qua Mẹ” (17). Trong kinh Salve Regina (Lạy Nữ Vương), một trong các kinh Thánh Mẫu quen thuộc nhất, ta cầu cùng Đức Maria như “Mẹ nhân lành (Mater misericordiae= Mẹ thương xót)” và ngỏ cùng ngài: xin ghé mắt thương (misericordes oculos) xem chúng con”. Điệp xướng Thánh Mẫu từ Mùa Vọng và Mùa Giáng Sinh, Alma Redemptoris Mater (Mẹ Chí Thánh Của Chúa Cứu Thế), cũng đã kết thúc bằng lời kêu xin peccatorum miserere (xin thương xót những người tội lỗi). Trong kinh cầu Đức Mẹ (Lôréttô) (nguyên phát xuất từ Giáo Hội Đông Phương thế kỷ 12), chúng ta cũng kêu cầu Đức Maria như “Đức Nữ có lòng khoan nhân” (virgo clemens), “cứu kẻ liệt kẻ khốn”, “bầu chữa kẻ có tội”, “yên ủi kẻ âu lo”, “phù hộ các giáo hữu”. Ngài được kêu cầu như đấng hộ giúp trong moị cơn sầu khổ, không chỉ để đáp ứng các hành vi thất thường của thiên nhiên, đói kém, bệnh dịch, mưa bão, mà còn cả trong những khốn khó của chiến tranh và chống những nhà cai trị bạo tàn.
Ngay trong thế kỷ thứ hai, Thánh Irênê thành Lyon, một giáo phụ vĩ đại, đã tóm tắt khi ngài mô tả Đức Maria như Đấng Gỡ Nút, tháo gỡ chiếc nút mà Evà từng thắt vào cổ nhân loại. Như thế, Đức Maria đã trở thành đấng gỡ nút cho nhiều Kitô hữu (18). Ngài đã giúp họ gỡ những nút thắt đủ loại trong cuộc sống bản thân của họ, trong các liên hệ nhân bản của họ, trong linh hồn họ và không ít các nút thắt do những rối rắm của tội lỗi và mặc cảm tội lệ gây ra.
Đôi khi, lòng đạo đức này phát sinh nhiều phó sản rất lạ, như mô tả và hình dung Đức Maria như “Đức Bà của những kẻ vô lại”, tức như người về phe với các sai phạm và người tội lỗi, trộm cướp và ngoại tình, và được coi gần như đồng loã với đủ hạng người này.Việc hình dung này không phải là biểu thức của một tính tầm phào phù phiếm nào đó, mà thực sự là biểu thức của một cái hiểu vững chắc về đức tin, cho thấy có lúc, phạm trù thương xót đã bị hiểu quá rộng (19).
Điều được thốt ra thành lời trong các kinh nguyện suốt trong các thế kỷ qua cũng đã được phát biểu qua nhiều cách khác trong các nghệ thuật tạo hình và trình diễn, trên hết trong các bức tranh hành hương và ảnh đạo [Gnadenbilder]* về Đức Maria (20). Từ thế kỷ thứ bẩy tới thế kỷ thứ chín, trong các tranh hoạ của Syria về Đấng Eleusa, ta tìm thấy Đấng Dịu Hiền: tức Đức Maria đang ôm và vuốt ve Chúa Hài Đồng trong lòng mình. Nổi tiếng nhất trong các tranh vẽ này là Đức Trinh Nữ của Vladimir, phát xuất vào thế kỷ 12 ở Constantinốp và hiện nay đang được lưu giữ ở Phòng Trưng Bầy Tretyakov tại Mạc Tư Khoa. Ở Tây Phương, các bức sao lại được tìm thấy tại Nhà Thờ Đức Bà Đầy Ơn Thánh ở Cambrai, tại Nhà Thờ Đức Bà Cát Minh (Rome, St. Maria in Transpontina), và trong bức tranh vẽ Đức Mẹ Cứu Giúp của Lucas Cranach. Một bức ảnh nổi tiếng khác, mà truyền thuyết nói là của Thánh Sử Luca, nhưng hiện được định niên biểu vào thế kỷ 13, đang được tôn kính tại Nhà Thờ Đức Bà Cả ở Rôma dưới danh hiệu Salus Populi Romani (Đức Bà Cứu Giúp Dân Rôma). Một bản sao hiện được lưu trữ tại Nhà Thờ Đồng Chánh Toà (**) Thánh Eberhard ở Stuttgart, nơi người ta gọi ngài là Mẹ An Ủi. Cuối cùng, cũng phải nhắc đến bức ảnh nhân hậu Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vẽ theo nguyên mẫu Byzantine. Thế kỷ 15, vì lý do an ninh, bức ảnh này được di chuyển từ Đảo Crete qua Rôma tránh sự tiến quân của người Thổ. Bức ảnh này rất được sùng kính tại Rôma, và nó cũng được biết đến nhiều như bức ảnh sùng kính cả ở bên ngoài Rôma nữa.
Nhưng trên hết, phải nhắc tới các bức mô tả Pietà, tức hình ảnh Mẹ Thiên Chúa đang ôm xác Con trong lòng. Chúng ta vốn biết các mô tả này ngay từ thế kỷ 14. Nhưng nổi tiếng nhất chính là bức điêu khắc của Michelangelo ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, Rôma, một bức điêu khắc nổi tiếng khắp thế giới và được nhiều người chiêm ngưỡng nhất. Trong các mô tả này, Đức Maria được trình bầy như mẹ của mọi con người đau khổ, buồn sầu, bị bao vây tứ bề, và cần được an ủi. Những bức này giúp người xem đạo hạnh, nhất là man vàn các bà mẹ trong các tình huống tương tự, đồng nhất hóa với Đức Maria. Ít nổi tiếng hơn là các bức diễn tả Đức Maria ngất xỉu cũng trong bối cảnh này (21). Chúng cho thấy Đức Maria đã tham dự ra sao vào việc Con mình rơi vào vô thức nhưng lại ý thức rõ sự toàn năng đầy thương xót của Thiên Chúa. Cả loại mô tả này cũng là những hình ảnh của ủi an đối với rất nhiều người bị áp đảo bởi sầu khổ hoặc bắt đầu hiểu ra, nhưng vẫn nhận được sức mạnh của đức tin.
Sau cùng, phải nhắc tới các mô tả về Mater Dolorosa (Mẹ Sầu Bi), vốn phát xuất từ đầu thời Barốc và cho thấy trái tim Đức Maria bị lưỡi đòng đâm thâu qua (Lc 2:35). Liên quan gần gũi với loại mô tả này là các tượng ảnh về bẩy vết thương của Đức Maria do bẩy lưỡi gươm đâm vào lòng ngài. Các mô tả này, đối với chúng ta ngày nay, thoạt nhìn, có vẻ kỳ kỳ vì thiếu tính thực tại, nhưng vẫn cho thấy Đức Mẹ đã chia sẻ ra sao cái chết thảm khốc của Con ngài.
Điều mà mỗi cách mô tả nói trên có liên hệ không những với Đức Maria như một nhân vật cá thể, mà còn liên hệ tới ngài như một loại hình (type) - một nguyên mẫu và mẫu mực – đem lại an tâm bảo đảm cho các Kitô hữu, sẽ trở nên rõ ràng hơn nữa trong các mô tả Đức Bà mặc Áo Choàng Che Chở. Bức Đức Bà Mặc Áo Choàng Che Chở ở Ravensburg đã được nổi tiếng một cách đặc biệt. Nó cho thấy trong mọi nghịch cảnh, nhất là trong các nguy hiểm của chiến tranh, chúng ta biết chúng ta được an lành dưới tà áo hiền mẫu đầy che chở của ngài. Theo một lề luật xưa ở Đức, nhờ được che chở dưới áo choàng của mẹ, các đứa con sinh ngoại hôn đều được công bố là những đứa con sinh bởi một kết hợp hôn phối (danh từ chuyên môn gọi là filii mantellati = con cái dưới tà áo mẹ). Như thế, các mô tả này cũng muốn nói: tất cả chúng ta, những kẻ sinh trong tội lỗi (xem Tv 51:7), đều đã được làm cho trở thành con cái Thiên Chúa, nhờ lòng Chúa thương xót, theo nguyên mẫu và mẫu mực Đức Maria. Chủ đề quán xuyến áo choàng, một lần nữa, đã được tìm thấy trong bài thánh thi Thánh Mẫu thế kỷ thứ bẩy, Maria breittet den Mantel aus, trong đó, câu cuối cùng viết: “Ôi Mẹ của lòng Thương Xót, hãy phủ áo choàng của Mẹ lên chúng con” (22). Tôi còn nhớ như in những đêm oanh tạc trong Thế Chiến Hai khi bài hát này mang một ý nghĩa hết sức thực tiễn đối với chúng tôi.
Kỳ sau: 3. Đức Maria như nguyên mẫu của lòng thương xót
______________________________________________________________________________________________________________
(*) Ghi chú của bản tiếng Anh: Gnadenbilder là một bức ảnh hay một bức tượng Đức Maria mà trước mặt nó, tín hữu cầu nguyện, xin ngài cầu bầu để được ơn thánh hay một ơn phúc nào đó từ Con của ngài. Nhiều việc chữa chạy và lành bệnh đã được ghi lại từ thời Trung Cổ do việc thực hành lòng sùng kính đạo đức này.
(**) Ghi chú của bản triếng Anh: Nhà Thờ Đồng Chính Tòa là một nhà thờ chính tòa có cùng chức năng là tòa của giám mục như một nhà thờ chính tòa khác. Nhà thờ Thánh Eberhard ở Stuttgart và nhà thờ Thánh Martin ở Rottenbrug đều là các nhà thờ chính tòa của Giáo Phận Rottenbrug-Stuttgart thuộc Bang Baten-Württemberg, Đức. Đức Hồng Y Kasper là giám mục của giáo phận này từ năm 1989 tới năm 1999.
(13) Heinrich Denzinger, Enchiridion symbolorum, definitionum et declarationum de rebus fidei et morum (Freiburg i.B.: Herder, 1963), 250tt; 252tt.
(14) Xem S, de Fiores, “Maria in der Geschichte von Theologie und Frӧmmingkeit”, trong Handbuch der Marienkunde, do Beinert và Petri hiệu đính, 1:99-266.
(15) Xem ghi chú 2 trên đây.
(16) Xem Christoph von Schӧnborn, We Have Found Mercy, bản dịch của Michael J. Miller (San Francisco: Ignatius, 2012), 119.
(17) Gotteslob, số 596; 578.
(18) Nổi tiếng là bức tranh trong nhà thờ hành hương St. Peter am Perlach ở Augsburg (1700).
(19) Muốn biết một số điển hình vui tươi thuộc loại này, xin xem M.-E. Lüdde, “Unter dem Mantel ihrer Barmherzigkeit”, trong Seidel và Schacht, Amria, Evangelisch, 153.
(20) Xem khái quát lịch sử trong K. Kolb, “Typologie der Gnadenbilder”, trong Handbuch der Marienkunde, Bd. 2: Gestaltetes Zeugnis-Gläubigen Lobpreis, do Wolfgang Beinert và Heinrich Petri hiệu đính (Regensburg: Pustet, 1997),449-82.
(21) Việc mô tả ngài như thế có thể tìm thấy ở nhà thờ hành hương, Weggental bei Rottenburg am Neckar.
(22) Gotteslob, số 595.