Ngày 20-08-2015
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Văn Hoá
Lm Vũđình Tường
06:55 20/08/2015
Ngày văn hoá sắc tộc chúng ta nhìn khái quát quan niệm về văn hoá theo tinh thần Kitô hữu. Theo giáo huấn của chính Đức Kitô thì văn hoá Kitô có hai mục đích rõ rệt. Một là hướng thượng và hai là hướng thiện. Hướng thượng là hướng về Thiên Chúa là Đấng tạo dựng vũ trụ và tạo dựng nên ta và chỉ tôn thờ một mình Ngài. Hướng về Thiên Chúa để sống hạnh phúc ngay tại thế, đồng thời hưởng hạnh phúc vĩnh cửu khi ta hoàn thành cuộc sống lữ hành nơi dương thế. Mục đích thứ hai là hướng thiện nhằm thánh hoá cuộc sống thường nhật, giúp ta trở nên con người tốt hơn, thăng tiến trên đường nhân đức. Giúp thực hiện lối sống công bình bác ái, học biết cách đối xử bình đẳng trong tinh thần tôn trọng, tương kính và cảm thông. Căn bản của văn hoá Kitô không bao giờ thay đổi bởi văn hoá đó đặt nền tảng trên tình yêu Chúa và tình yêu Chúa bất biến với thời gian nên tình yêu đó không bao giờ lỗi thời và cũng không bao giờ cũ hay hủ hoá nhưng luôn mới mẻ và tinh tuyền. Căn bản văn hoá Kitô không bao giờ thay đổi nhưng cách thực hành thì thay đổi cho phù hợp với cuộc sống hiện tại. Thay đổi này lệ thuộc vào sự mặc khải của Thánh Thần Chúa hướng dẫn.

Trái ngược với văn hoá Kitô hướng thượng là sản phẩm văn hoá phổ thông do khối óc con người phát sinh hay còn gọi là văn hoá thời đại. Là văn hoá thời đại bởi nó là sản phầm của thời đại. Chúng phát sinh do suy nghĩ, lí luận nhằm đáp ứng đòi hưởng thụ của thời đại và sau một thời gian biến hoá thành nhiều khuynh hướng khác nhau. Văn hoá thời đại hướng dẫn bởi triết lí sống của một số triết gia hoặc các chuyên gia xã hội, những chuyên gia này cách nào đó gây ảnh hưởng mạnh đến đại chúng do suy tư, lí luận của họ và từ đó phát sinh ra các triết lí sống khác nhau, tuỳ theo quan niệm của người hướng dẫn. Những tư tưởng này thường có những tín đồ tin theo và cổ võ mạnh cho các triết lí sống đó vì nó ban cho lợi nhuận kinh tế. Chính vì lợi nhuận thương mại này mà người làm thương mại chạy theo để thu lợi, càng quảng cáo khéo, cổ võ mạnh càng thu lợi nhuận nhiều và càng nhiều lợi nhuận càng có sức mạnh kinh tế để vận động quảng cáo mạnh hơn. Sức mạnh quảng cáo làm thay đổi não trạng người nghe và tin theo. Lí do khác đưa đến phổ quát văn hoá đại chúng quyễn rũ là nhờ vào lối sống buông thả, không theo khuôn phép lễ giáo. Sống buông thả không cần khắt khe với chính mình, cũng không cần ép mình vào khuôn khổ nên đó là cách sống ăn khách, nhiều người chọn lựa. Một khi chọn lựa lối sống đó người ta tìm cách biện hộ cho hành động của mình. Bằng cách tạo cho mình lối giải thích hấp dẫn, tự nhận mình là văn minh tiến bộ, đi trước người và tự hào và hãnh diện về điều mình chọn. Hậu quả của chọn lựa này là liên tục phải chạy đua với hào nhoáng bề ngoài. Hào nhoáng thì không có chiều sâu, đời sống nội tâm hời hợt. Bởi chạy đua nên cần tài chánh hỗ trợ. Vì thế tài chánh trở thành ưu tiên số một trong lối suy nghĩ, cách đối xử với mọi người và đó là nguyên nhân sâu thẳm của đối xử bất bình đẳng, bất công, bóc lột, coi thường công lí và coi rẻ sự sống của tha nhân. Văn hoá hưởng thụ tạo ra rất nhiều tệ nạn xã hội bởi con người đi quá giới hạn cơ thể có thể chấp nhận nên từ đó cơ thể bị phá sản, sinh bệnh không thuốc chữa. Bệnh nan i truyền đi do ăn chơi trác táng, nghiện và bạo động do ảnh hưởng của các hoá chất vào cơ thể.

Con người được Thiên Chúa tạo dựng theo hình ảnh Chúa. Trong hình ảnh đó có mang những điều thiện hảo của Thiên Chúa và những điều thiện hảo đó là căn bản cho văn hoá Kitô như là tinh thần yêu thương, tha thứ, cảm thông. Những yếu tố căn bản văn hoá Kitô không bao giờ thay đổi và cũng không bao giờ lỗi thời bởi chúng đến từ Thiên Chúa đầy yêu thương và tình yêu đó bất biến với thời gian. Căn bản văn hoá Kitô không thay đổi nhưng cách xử dụng chúng thay đổi theo từng giai đoạn và hoàn cảnh của xã hội nhằm mục đích đáp ứng với nhu cầu sống chung và đáp ứng với vấn nạn xã hội. Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và Ngài mời gọi con người thực hiện tinh thần quản gia của mình bằng cách bảo vệ vũ trụ, tái tạo và làm thay đổi bộ mặt trái đất, biến trái đất thành nơi mang lại an bình, hạnh phúc cho mọi người.

Kitô hữu không sống ngoài xã hội nhưng sống chung trong xã hội và qua đó dùng văn hoá Kitô giúp cải thiện đời sống mọi người. Một trong cách cải thiện đời sống là trong sáng hoá văn hoá đại chúng. Đức Kitô mời gọi Kitô hữu thành men và muối và ánh sáng cho đời Mat 5,14. Là men là muối là ánh sáng cho đời nên Kitô hữu trông cậy vào tình thương Chúa và nhận ánh sáng chân lí từ giáo huấn của Đức Kitô làm kim chỉ nam làm đường lối sống. Kitô hữu nhận chân lí và ánh sáng đó qua việc cầu nguyện, liên kết đời mình với Đức Kitô và mở rộng tấm lòng đón nhận hướng dẫn của Thánh Thần Chúa để trở thành khí cụ bình an của Đức Kitô.

Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
 
Khó nghèo để dấn thân
LM. Phêrô Nguyễn Hồng Phúc
08:55 20/08/2015
LÒNG TRUNG THÀNH

Chúa Nhật XXI THƯỜNG NIÊN B

Chắc bạn vẫn nghe thường xuyên về người này hứa dỏm, người kia hứa lèo. Hoặc chính bản thân nhều khi cũng tỏ ra bực mình vì ai đó không giữ đúng lời hứa. Từ những chuyện nhỏ nhất, tầm thường nhất của cuộc sống đến những vấn đề quan trọng nhất, người ta đều cóp thể thất trung, bất tín. Ví dụ: Ai cũng biết, hôn nhân là mối giây ràng buộc chặt, nhưng người ta vẫn phản bội nhau. Một hợp đồng kinh tế vừa mới ký xong, có thể vì lợi lộc riêng tư, người ta vẫn phản bội hợp đồng đó. Một hiệp ước hòa bình giữa hai đảng phái đã được ký kết để đừng chém giết nhau nữa, thì cũng không ai dám tin chắc rằng, hai đảng phái đó hoàn toàn tuân theo hiệp ước, dù nó là hiệp ước quốc tế đi nữa. Vậy là chiến tranh nổ ra, chém giết vẫn còn, những cái chết oan uổng vẫn không ngừng tiếp diễn từng ngày. Nhìn vào thực tế của đời sống như thế, nhiều lúc ta như chán nản, bật thốt lên: Người đời là vậy! Họ phản bội nhau, bất trung với nhau, không cần đếm xỉa gì đến hậu quả của nó.

Đối với nhau đã vậy, đối với Thiên Chúa, con người cũng phản bội, cũng bất trung không kém. Từ thủơ bình minh của nhân loại, thế giới theo Thánh Kinh diễn tả, chỉ có hai người thôi: Ađam, Eva. Tưởng chừng cả hai sẽ an phận trong hạnh phúc tuyệt đối Chúa đã an bài, nhưng không, lòng tham, sự kiêu ngạo đã làm ông bà không chấp nhận hạnh phúc đó mà lại muốn bằng Thiên Chúa. Để bằng Thiên Chúa, chỉ còn cách không vâng lời, chống lại Thiên Chúa, bất trung với Người. Vì tội chống lại Thiên Chúa một cách tày trời, đã gây ra hậu quả không lường hết được: cả loài người cùng bị vạ lây trong tội nguyên tổ.

Bất trung của Ađam và Eva là mở đầu cho vô vàn những bất trung mà con người phản bội Thiên Chúa. Chẳng hạn, thời gian dài dân Chúa phải lang thang trong sa mạc là một bằng chứng. Bốn mươi năm trường, nếm đủ mùi vị của khổ đau: nào là đói, rét, khát, rắn độc cắn…, đã làm cho dân của Chúa mất kiên nhẫn, nhiều lần lên tiếng trách móc ông Môsê và ông Aaron đã vậy, họ còn oán trách nặng lời đối với Thiên Chúa của họ. Họ nghi ngờ lòng thương xót của Chúa: không biết Chúa có thương mình không, hay Thiên Chúa đem họ ra khỏi Aicập để mượn nỗi khổ gay gắt của sa mạc giết chết họ? Lòng dân nổi loạn đến mức, có lần ông Môsê thất vọng cùng cực, than thở với Chúa: “Sao Ngài lại làm khổ tôi tớ Ngài? Tại sao con không đẹp lòng Ngài, khiến Ngài đặt gánh nặng tất cả dân này lên vai con? Có phải con đã cưu mang dân này đâu, có phải con sinh ra nó đâu?… Một mình con không thể gánh cả dân này được nữa, vì nó nặng quá sức con. Nếu Ngài xử với con như vậy, thì thà giết con đi còn hơn…” (Ds 11, 12 tt). Trong sa mạc, lòng dân quên mất tình yêu của Chúa, vì thế, đã không biết ơn Thiên Chúa của mình, ngược lại nhiều lần đi từ thái độ bất trung đến đối nghịch Thiên Chúa.

Hôm nay bài đọc một là một phần của câu chuyện dài về sự bất trung và lòng thương xót ấy. Sau những năm tháng lang thang rày đây mai đó trong sa mạc, bây giờ sắp định cư trong đất hứa, hạnh phúc chỉ còn là một bước nhảy về phía trước. Trong hoàn cảnh này, dân Chúa phải xác định lại lập trường của mình: Họ có muốn trung thành theo Chúa, thờ phượng Chúa nữa hay không? Dẫu hôm nay, họ dỏng dạc tuyên bố sự chọn lựa của mình: “Không đời nào chúng tôi bỏ Đức Chúa mà đi thờ những thần khác”, và dù cho lý do buộc họ phải xác định lại đức tin của mình là bởi đã quá nhiều lần họ bất trung với Chúa, thì không phải vì thế, mà từ nay về sau họ không còn bất trung. Lời quyết tâm trung thành hứa trước nhan Chúa vẫn còn đó, nhưng lòng dân thì hay thay đổi. Suốt dọc dài của lịch sử, sự phản bội ngấm ngầm hay ra mặt đã làm cho dân của Chúa nhiều lần bước ra khỏi tình yêu của Người, sống cách xa Thiên Chúa. Chính vì sự bất trung liên tục mà dân Chúa đã bao lần phải chuốc lấy cơn phẫn nộ của Người. Nhưng nổi bậc lên trên tất cả, lớn hơn cả những lần phẫn nộ, lớn hơn cả sự phản bội của dân vẫn là tình yêu khoan dung, và tha thứ mà Thiên Chúa dành cho họ. Đọc Thánh Kinh ta có cảm tưởng như Thánh Kinh hình thành bởi một công thức gồm ba động từ: phản bội – nổi giận – tha thứ. Dân không ngừng phản bội, nhiều lần Thiên Chúa nổi giận, sau đó lại xót thương và tha thứ. Suốt chiều dài của lịch sử mà Thánh Kinh diễn tả cứ lặp đi lặp lại y như thế.

Đó là bài đọc I trích sách Giosuê. Trong bài Tin Mừng, một lần nữa, ta lại thấy lời khẳng định về lòng trung thành một cách dứt khoát của thánh Phêrô: “Lạy Thầy, chúng con sẽ đi theo ai? Thầy mới có những lời ban sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con tin và chúng con biết rằng: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa”. Dù khẳng khái là thế, nhưng không phải mọi lúc Phêrô đều cứng rắn và hết lòng trung thành. Vì khi Thầy Giêsu của mình lâm nguy trong cuộc tử nạn, có lẽ chính là lúc Thầy cần Phêrô nhất: cần một sự đồng cảm, cần một sự chia sẻ nào đó, cần lắm một thái độ, ít nữa là một ánh mắt tin tưởng để Thầy bớt cô đơn trên mỗi bước đường thập giá… Chính những giờ phút quan trọng ấy, những giờ phút cần thiết ấy, Phêrô lại quên mất lời tuyên xưng mới đó, tính cho đến nay chưa được bao lâu. Vì một chúc sợ hãi và yếu lòng, Phêrô đã chối Thầy, không phải một lần, mà là ba lần, không phải trong ba năm, nhưng chỉ cách nhau có hai canh gà!

Ôn lại những gì dân Chúa đã sống ngày xưa, và nhìn lại lời tuyên xưng cũng như lỗi lầm của thánh Phêrô nhân dịp Giáo Hội mời gọi ta suy niệm các bài Kinh Thánh nói về lòng trung thành của ngày Chúa Nhật XXI, bạn và tôi, một lần nữa, hãy thâm tín một cách chắc chắn rằng, Chúa vẫn yêu chúng ta, yêu từng người. Dẫu ta có lỗi lầm bao nhiêu, có bất trung cách mấy, Chúa vẫn một lòng khoan dung tha thứ. Chúa đã chấp nhận nguyên tổ ngay cả khi nguyên tổ chống đối Chúa; Người cũng không vì lỗi lầm của dân riêng mà khước từ tình yêu đối với họ, cũng không phải vì Phêrô yếu đuối mà Chúa tước quyền làm tông đồ trưởng, hơn nữa làm giáo hoàng tiên khởi của Hội Thánh, thì hôm nay, bạn và tôi vẫn có quyền hy vọng. Chúa vẫn thế, vẫn mãi mãi là Thiên Chúa của lòng trung thành, của tình yêu và tha thứ, chỉ sợ chúng ta không còn hy vọng nữa mà thôi. Ta bất trung với Chúa nhiều lần, đó là sự thật. Nhưng còn một sự thật khác lớn hơn nhiều: Tình yêu của Chúa lớn hơn mọi tội lỗi của ta. Bởi thế, biết mình yếu đuối, lỗi lầm bao nhiêu, ta càng vững tin vào Chúa bấy nhiêu. Nếu lỡ có lần nào vấp ngã, ta nhanh chóng đứng lên và chạy về phía Chúa. Bí tích giải tội là cách tốt nhất để ta lấy lại bình an, lấy lại lòng trung thành cùng Chúa mà chính mình đã đánh mất.

VŨ XUÂN HẠNH
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:28 20/08/2015
CÔNG TỬ DIỆP CAO THÍCH RỒNG.
N2T

Công tử Diệp Cao rất thích rồng, trong nhà chỗ nào có thể điêu khắc được thì đều khắc hình con rồng, trên các bức tường cũng vẽ rất nhiều rồng.
Rồng ở trên trời nghe nói liền hạ xuống nhà ông ta, thò đầu vào trong cửa sổ để quan sát, đuôi của nó vươn dài khắp nhà.
Công tử Diệp nhìn thấy con rồng thật thì sợ hãi, sắc mặt biến thành trắng nhợt.
(Tân Tự)
Suy tư 1:
Cũng giống như có những người rất thích nghe kể chuyện ma quỷ, nhưng ban đêm không dám đi ra đường một mình vì...sợ ma.
Người Ki-tô hữu rất mong muốn được Đức Chúa Giê-su hiện ra với mình để chiêm ngắm, để thờ lạy, nhưng mỗi ngày Ngài đều hiện diện trên bàn thờ, và ở lại với tín hữu trong nhà tạm mà có mấy ai đến thờ lạy và chiêm ngắm Ngài ?
Thích Chúa hiện ra với mình, nhưng khi Chúa hiện diện thì lại không thèm nhìn đến, nguội lạnh, thờ ơ và có khi xúc phạm đến Ngài. Người Ki-tô hữu ai cũng yêu mến Chúa, nhưng không muốn đến gần Chúa; ai cũng thích mang tượng thánh giá trên mình, nhưng ít có ai dám hy sinh và càng không dám đóng đinh tính tự ái, kiêu căng của mình vào thánh giá...
“Lạy Đức Chúa Giê-su, xin ban thêm đức tin cho con, để con luôn tin Chúa đang hiện diện trong bí tích Thánh Thể, và trong cuộc sống đời thường của con...”

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư

----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:30 20/08/2015
N2T

55. Người không được Đức Mẹ Ma-ri-a thương xót, không những không thể được cứu, thậm chí, ngay cả hy vọng cũng không có.

(Thánh Bonaventura)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"

-----------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Một Giám Mục Thụy Sĩ bị kiện ra tòa vì trích dẫn Kinh Thánh về quan hệ đồng tính
Đặng Tự Do
01:04 20/08/2015
Đức Cha Vitus Huonder của giáo phận Chur bị tấn công dồn dập trên các phương tiện truyền thông và bị các tổ chức đồng tính tại Thụy Sĩ kiện ra tòa với cáo buộc là ngài đã đưa ra một diễn từ “kích động chống người đồng tính”. Nếu bị buộc tội ngài có thể bị phạt đến 3 năm tù. Luật pháp của Thụy Sĩ chỉ dành quyền miễn tố về các tuyên bố cho các chính trị gia và quan tòa. Các vị Giám Mục không được miễn tố.

Dưới áp lực nặng nề này, Đức Cha Vitus Huonder đã phải đưa ra một lời xin lỗi công chúng về một tuyên bố, trong đó ngài gọi quan hệ đồng tính luyến ái là một điều đáng ghê tởm.

Đức Cha Vitus Huonder của Công Giáo Thụy Sĩ cũng gửi một lá thư dài 3 trang đến hàng giáo sĩ, và anh chị em giáo dân của giáo phận Chur trong đó ngài cho biết trong một hội nghị của Công Giáo Đức hôm 31 tháng 7, ngài đã trình bày quan điểm của Giáo Hội được thể hiện rõ nhất trong Kinh Thánh Cựu Ước, chẳng hạn như một câu trong sách Lêvi “Khi người đàn ông nào nằm với một người đàn ông như nằm với đàn bà, thì cả hai đã làm điều ghê tởm; chúng phải bị xử tử, máu chúng đổ xuống đầu chúng.” (Lêvi 20:13).

Đức Cha bày tỏ sự kinh ngạc tột cùng không ngờ “việc trích dẫn Kinh Thánh trong một hội nghị chuyên biệt về thần học và học thuật thuộc phạm vi nội bộ người Công Giáo” lại có thể gây ra một sự chống đối lan rộng và dữ dội như thế.
 
Thánh Lễ Hướng Đông
Vũ Van An
22:46 20/08/2015
Ngày 12 tháng 6 vừa qua, Đức HY Robert Sarah, Tổng Trưởng Thánh Bộ Phụng Thờ Thiên Chúa và Kỷ Luật Bí Tích, có viết một bài trên tờ L’Osservatore Romano về Thánh Lễ Hướng Đông (Ad Orientem). Ngoài việc cho rằng ở một số phần trong lễ qui, cộng đoàn phụng vụ có thể quay vế hướng Đông ra, ngài còn đề cập tới nhiều hình thức hoặc cử chỉ phụng vụ bất xứng với tinh thần Vatican II. Chúng tôi xin phóng dịch sau đây dựa vào bản tiếng Anh của Michael J. Miller đăng trên Catholic World Report ngày 15 tháng 6.

Năm mươi năm sau ngày Đức GH Phaolô VI công bố, liệu Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh của Công Đồng Vatican II có đã được đọc dứt khoát hay chưa? Sacrosanctum Concilium thực ra không phải chỉ là một danh mục các “công thức” để cải tổ, nhưng là một Đại Hiến Chương đích thực cho mọi hành động phụng vụ.

Trong đó, Công Đồng cho ta một bài học có tính huấn quyền về phương pháp luận. Thực vậy, không hề chỉ bằng lòng với cách tiếp cận có tính kỷ luật và bề ngoài đối với phụng vụ, Công Đồng muốn chúng ta chiêm niệm chính yếu tính của phụng vụ. Thực hành của Giáo Hội luôn luôn phát sinh từ điều Giáo Hội nhận lãnh và chiêm niệm trong mạc khải. Thừa tác mục vụ không thể tách biệt khỏi tín lý.

Trong Giáo Hội, “hành động được điều hướng về chiêm niệm” (xem số 2). Hiến Chế của Công Đồng mời gọi ta tái khám phá nguồn gốc Ba Ngôi của công tác phụng vụ. Thực vậy, Công Đồng ấn định rằng có một sự liên tục giữa sứ mệnh của Chúa Kitô Cứu Chuộc và sứ mệnh phụng vụ của Giáo Hội. “Như Chúa Kitô đã được Chúa Cha sai thế nào, thì Người cũng sai các Tông Đồ như thế” để “nhờ lễ hy sinh và các bí tích mà quanh đó toàn bộ sinh hoạt phụng vụ xoay vần” các ngài có thể “hoàn tất công trình cứu rỗi” (số 6).

Thi hành phụng vụ, do đó, cũng là một với việc chu toàn công trình của Chúa Kitô. Xét trong yếu tính, phụng vụ là “actio Christi”: tức “công trình của Chúa Kitô trong việc cứu chuộc nhân loại và hoàn toàn tôn vinh Thiên Chúa” (số 5). Người là thầy cả thượng phẩm vĩ đại, là chủ thể thực sự, là người chủ đạo chân chính của phụng vụ (xem số 7). Nếu không dùng đức tin để chấp nhận nguyên tắc hết sức quan trọng này, ta liều mình biến phụng vụ thành công trình của con người, tự nó là một cử hành của cộng đồng.

Trái lại, công việc có thực chất của Giáo Hội là bước vào hành động của Chúa Kitô, là tham gia vào công việc Người vốn được Chúa Cha ủy nhiệm. Do đó, “tính viên mãn của việc thờ phượng Thiên Chúa đã được ban cho ta, vì nhân tính của Người, kết hợp với Ngôi Lời, chính là dụng cụ để cứu rỗi ta” (số 5). Do đó, đến lượt mình, Giáo Hội, Nhiệm Thể Chúa Kitô, phải trở nên một dụng cụ trong tay Ngôi Lời.

Đó là ý nghĩa tối hậu của quan niệm chủ chốt trong Hiến Chế của Công Đồng: “participatio actuosa” (tham dự tích cực). Đối với Giáo Hội, việc tham dự này hệ ở việc trở nên dụng cụ của Chúa Kitô Linh Mục, nhằm mục đích tham dự vào sứ mệnh Ba Ngôi của Người. Giáo Hội tham dự tích cực vào công trình phụng vụ của Chúa Kitô bao lâu còn là khí cụ của Người. Theo nghĩa này, kiểu nói “cộng đồng cử hành” có những hàm hồ của nó và buộc ta phải thận trọng (xem Chỉ Thị Redemptoris sacramentum, số 42). Do đó, việc "participatio actuosa” này không được hiểu là cần phải làm một điều gì đó. Về điểm này, giáo huấn của Công Đồng thường hay bị bóp méo. Thực ra, đây là vấn đề để Chúa Kitô dùng ta và liên kết ta với lễ hy sinh của Người.

Việc “participatio” trong phụng vụ phải được hiểu như một ơn thánh do Chúa Kitô ban, Đấng “luôn liên kết Giáo Hội với chính Người” (Sacrosanctum Concilium, 7). Người là Đấng có sáng kiến và có quyền tối thượng. Giáo Hội “kêu cầu Chúa mình, và qua Người, dâng sự thờ phượng lên Chúa Cha Trường Cửu” (số 7).

Bởi thế, linh mục phải trở nên dụng cụ để Chúa Kitô tỏa sáng. Như Đức Thánh Cha Phanxicô vừa nhắc nhở gần đây, vị cử hành không làm chủ màn trình diễn, ngài không được tìm thiện cảm của cộng đoàn bằng cách tự sắp đặt mình ở đàng trước cộng đoàn như thể là phát ngôn viên chính của nó. Trái lại, vào sâu tinh thần của Công Đồng có nghĩa phải tự xóa bỏ mình, từ khước trở thành tâm điểm của chú ý.

Trái với điều thường hay được duy trì, và hoàn toàn phù hợp với Hiến Chế của Công Đồng, điều hoàn toàn thích đáng là trong nghi thức thống hối, hát kinh Sáng Danh, các lời nguyện và kinh nguyện Thánh Thể, mọi người, cả linh mục lẫn tín hữu, cùng quay về hướng đông, để tỏ bầy ý muốn tham dự vào công việc thờ phượng và cứu chuộc đã được Chúa Kitô hoàn thành. Lối cử hành này rất có thể được thi hành tại các nhà thờ chính tòa, nơi sinh hoạt phụng vụ cần phải nêu gương (xem số 41).

Dĩ nhiên, có những phần khác của Thánh Lễ trong đó linh mục, hành động “in persona Christi Capitis” [“nhân danh Chúa Kitô Làm Đầu”], bước vào cuộc đàm đạo phu thê với cộng đoàn. Nhưng mục đích duy nhất của cuộc đàm đạo diện đối diện này là để dẫn tới cuộc đàm đạo diện đối diện với Thiên Chúa, là cuộc đàm đạo mà nhờ ơn Chúa Thánh Thần, sẽ trở nên cuộc đàm đạo lòng với lòng. Do đó, Công Đồng đã đề xuất nhiều phương thế khác để cổ vũ việc tham dự: “tung hô, đáp ca, hát thánh vịnh, tụng ca (antiphon), và thánh ca, cũng như các hành vi, cử chỉ và thái độ thân xác khác” (số 30).

Một lối giải thích quá vội vàng và quá ư con người đã khiến một số người kết luận rằng điều cần thiết là làm sao để tín hữu luôn bận bịu. Não trạng Tây Phương hiện thời, do kỹ thuật lên khuôn và không ngừng đuợc kích thích bởi các phương tiện truyền thông, từng cố gắng biến phụng vụ thành một công việc huấn giáo hữu hiệu và đáng làm. Trong tinh thần này, nhiều người đã cố gắng làm cho các buổi cử hành phụng vụ được vui vẻ theo kiểu chè chén. Các thừa tác viên phụng vụ, được thúc đẩy bởi các động lực mục vụ, đôi khi cố gắng huấn giáo bằng cách đưa các yếu tố phàm tục kiểu trình diễn buôn bán vào các buổi cử hành phụng vụ. Há đôi khi chúng ta đã không chứng kiến việc trăm hoa đua nở của những chứng từ, những màn biểu diễn và hoan hô đó sao? Họ nghĩ những điều này sẽ phát huy việc tham dự của tín hữu, trong khi thực ra, chúng đã giản lược phụng vụ thành cuộc cờ của con người.

Thomas Merton từng viết rằng “im lặng không phải là một nhân đức, tiếng động không phải là một tội lỗi, đúng thế, nhưng náo động, hỗn độn và lúc nào cũng ồn ào trong xã hội hiện đại” và trong một số cử hành Thánh Thể tại Phi Châu, “đều nói lên môi trường cho các tội lỗi lớn nhất của nó: tính vô thần thánh của nó, tính tuyệt vọng của nó. Một thế giới tuyên truyền, không ngừng tranh luận, chửi rủa phỉ báng, phê bình chỉ trích, hay chỉ đơn giản tán gẫu là một thế giới chẳng có gì để sống cho… Thánh Lễ trở nên cảnh huyên náo và hỗn độn; lời cầu nguyện trở thành tiếng động bên ngoài hay bên trong” (Thomas Merton The Sign of Jonas [San Diego: Harcourt, Inc., 1953, 1981]).

Chúng ta thực sự đang liều mình không còn dành chỗ nào cho Thiên Chúa trong các buổi cử hành của ta. Chúng ta đang sa vào cơn cám dỗ của người Do Thái trong hoang địa. Họ tìm cách tạo cho họ một hình thức thờ phượng theo qui mô của họ và theo tầm cỡ của họ, và ta đừng quên kết cục họ đã qùy lạy trước một ngẫu thần, con bò vàng.

Đã đến lúc bắt đầu lắng nghe Công Đồng rồi. Phụng vụ “trên hết mọi sự là việc thờ phượng sự uy nghi của Thiên Chúa” (số 33). Nó có giá trị huấn giáo bao lâu còn hoàn toàn hướng về việc vinh danh Thiên Chúa và thờ phượng Người. Phụng vụ thực sự đặt chúng ta trước nhan siêu việt của Thiên Chúa. Tham dự đích thực là đổi mới trong ta điều “thán phục” mà Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II hết sức coi trọng (xem Ecclesia de Eucharistia, số 6). Sự thán phục thánh thiêng này, niềm kính sợ hân hoan này, đòi ta phải im lặng trước sự uy nghi của Thiên Chúa. Ta hay quên rằng sự im lặng thánh thiện là một trong các phương thế được Công Đồng ghi nhận để cổ xúy việc tham dự.

Nếu phụng vụ là công việc của Chúa Kitô, thì có cần vị cử hành phải chêm các nhận định riêng của mình vào đó hay không? Ta nên nhớ rằng khi sách lễ cho phép, thì việc chêm vào này không được trở thành một bài diễn văn phàm tục, về con người, ít nhiều tinh tế trong việc nhận định về thời cuộc, hay chào mừng có tính trần tục những người hiện diện, mà đúng hơn phải là lời khuyên bảo ngắn gọn dẫn người ta vào mầu nhiệm thánh (xem Dẫn Nhập Tổng Quát Vào Sách Lễ Rôma, số 50). Còn về bài giảng lễ, tự nó, nó luôn là một hành động phụng vụ với các qui luật riêng. Việc “participatio actuosa” vào công việc của Chúa Kitô giả thiết ta phải lìa bỏ thế giới phàm tục để bước vào “hành động thánh thiêng vượt xa mọi hành động khác” (Sacrosanctum Concilium, 7). Thực vậy, “chúng ta quả đã hơi ngạo mạn khi đòi được ở lại lãnh vực phàm tục lúc bước vào lãnh vực thần thiêng” (Robert Sarah, God or Nothing [San Francisco: Ignatius Press, 2015], chương IV).

Về phương diện trên, điều đáng tiếc là đền thánh trong các nhà thờ của ta không còn là nơi hoàn toàn dành cho việc thờ phượng Thiên Chúa nữa, đến nỗi người ta vào đó với quần áo phàm tục, và nơi thánh không còn được khoa kiến trúc làm nổi bật nữa. Như Công Đồng vốn dạy, vì Chúa Kitô hiện diện trong lời của Người khi nó được công bố, thành thử cũng là điều tai hại không kém khi các người đọc sách thánh không ăn vận thích đáng để chứng tỏ rằng họ đang không đọc lời phàm trần mà là lời Thiên Chúa.

Phụng vụ là một thực tại, từ trong căn bản, vốn có tính huyền nhiệm và chiêm niệm, và do đó, vướt quá tầm với của hành động con người; cho dù việc tham dự của ta là một ơn thánh do Chúa Ban. Cho nên, về phần ta, nó giả thiết ta phải mở lòng mình ra đón nhận mầu nhiệm đang được cử hành. Bởi thế, Hiến Chế khuyến cáo ta hiểu trọn vẹn các nghi thức (xem số 34) và đồng thời, dạy rằng “tín hữu… nên có khả năng cùng nhau đọc hay hát bằng tiếng La Tinh những chỗ trong Phần Chung(ordinary) của Thánh Lễ vốn thuộc về họ” (số 54).

Thực vậy, hiểu được nghi thức không phải là công việc không cần giúp đỡ của một mình lý trí con người; việc này đòi phải nắm được mọi sự, hiểu được mọi sự, thông thạo mọi sự. Hiểu các nghi thức thánh là cái hiểu của “sensus fidei” (cảm thức đức tin), là cái hiểu nhờ thực hành đức tin sống động qua các biểu tượng và nhờ biết bằng cách sống hòa hợp theo hơn là bằng các ý niệm. Cái hiểu này giả thiết ta phải tiếp cận mầu nhiệm bằng thái độ khiêm cung.

Nhưng liệu người ta có can đảm theo Công Đồng xa đến thế hay không? Dù sao, lối giải thích trên, vốn được đức tin soi sáng, là điều nền tảng đối với việc phúc âm hóa. Thực vậy, “phụng vụ … cho những ai ở bên ngoài thấy Giáo Hội như một dấu hiệu được dương cao giữa các dân tộc; dưới dấu hiệu này mọi con cái tản mác khắp nơi trên thế giới được tụ về với nhau” (số 2). Nó phải ngưng việc trở thành một nơi bất tuân các chỉ thị của Giáo Hội.

Nói một cách chuyên biệt hơn, nó không thể là dịp để các Kitô hữu chia rẽ nhau. Các giải thích có tính biện chứng về Sacrosanctum Concilium, tức lối giải thích đứt đoạn theo chiều này hay theo chiều nọ, không phải là hoa trái của tinh thần đức tin. Công Đồng không có ý định đứt đoạn với các hình thức phụng vụ thừa hưởng được từ Thánh Truyền, nhưng đúng hơn, có ý định đánh giá chúng cách sâu sắc hơn. Hiến Chế tuyên bố rằng “bất cứ hình thức mới nào được chấp thuận phải, bằng cách này hay cách khác, phải phát triển một cách hữu cơ từ những hình thức đã có” (số 23).

Về phương diện trên, điều cần thiết là nên cử hành một số hình thức theo “usus antiquior” [kiểu cũ] và phải làm như thế không phải vì tinh thần chống đối mà là theo tinh thần của Sacrosanctum Concilium. Cũng thế, sẽ là một sai lầm khi coi Hình Thức Ngoại Thường của Nghi Lễ Rôma như phát xuất từ một nền thần học nào khác, vốn không phải là nền thần học của cuộc canh cải phụng vụ. Và điều cũng đáng ước mong là trong ấn bản tương lai của Sách Lễ nên thêm nghi thức thống hối và dâng của lễ theo lối cũ nhằm mục đích nhấn mạnh điều này: hai hình thức phụng vụ soi sáng cho nhau, một cách liên tục chứ không chống chọi nhau.

Nếu ta sống tinh thần trên, thì phụng vụ sẽ hết còn là nơi tranh chấp và chỉ trích nhau, ngõ hầu cuối cùng giúp ta tham dự một cách tích cực vào nền phụng vụ “được cử hành trong thành thánh Giêrusalem mà chúng ta vốn hướng về như những lữ khách, nơi Chúa Kitô ngự bên tay phải Thiên Chúa, là thừa tác viên nơi cực thánh và là nhà tạm đích thực” (số 8).
 
Top Stories
Vietnam to pass a controversial law on religion
Joseph Dang
21:16 20/08/2015
Despite numerous objections from leaders and faithful of religions, Vietnam is to pass a law on religion loaded with restrictions which are against the Universal Declaration of Human Rights and its own Constitution. The new law clearly indicates the government’s intention to profoundly interfere with religious affairs. Its major point is to maintain policies that encourage corruption and allow abuse by local authorities.

Vietnam currently has no law on religion. Both the “Liaison Committee for Patriotic and Peace-Loving Catholics”, and the “Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics” born in March 1955 and June 1975 respectively, were tasked to control the Church’s activities with an ambition to set up a state-controlled Catholic Church, copying the Chinese model. Local authorities have also been instructed to directly interfere with religious affairs.

After the collapse of Communism in the Soviet Union and Eastern Europe, the Ordinance on Beliefs and Religions was passed in 2004, seen by many as “progressive”. Unfortunately, it was soon tightened by subsequent decrees in 2005 and 2013.

In April, 2015, the Religious Committees of all provinces in Vietnam forwarded to religious leaders the draft law. They were given a 13-day deadline to make comments. This move was seen by many as a theatrical attempt to “appear democratic” and to gauge reactions from leaders and faithful of religions.

“The Vietnamese government's draft laws on ‘faith and religion’ are in violation of ‘the right to freedom of religion’, going against the Universal Declaration of Human Rights and the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam. It demonstrates the purpose of government is "to profoundly interfere with religious affairs" by gripping on policies that encourage corruption and allows abuse by local authorities,” said Bishop Hoang Duc Oanh of Kontum in a letter to Mr. Nguyen Sinh Hung, Chairman of the National Assembly of The Socialist Republic of Vietnam.

In its statement published on April 5, 2015, the Standing Committee of Catholic Bishops’ Conference of Vietnam lamented: “The Draft Bill goes against The Universal Declaration of Human Rights (Article 18) and The Constitution of the Socialist Republic of Viet Nam, amended in 2013 ( Article 24). We see this Draft Bill as a step backward compared to the Ordinance on Belief and religion in 2004. The Draft Bill would create far too many complicated procedures, strict and binding mechanisms, hampering religious activities.”

The bishops concluded their statement with a stern warning: “We do not agree with Draft Bill on Faith, Religion. Please consider drafting a different bill which is in tune with the trend of freedom, democracy and bearing the stature of a progressive society. A new draft bill should be consulted with religious organizations beforehand. Especially, the legal status of religious organizations must be recognized and protected.”

No new draft bill has been made and since August 14, the National Assembly of The Socialist Republic of Vietnam has been discussed on the current draft bill as its status quo without any hints of potential amendments.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Làm phép nhà thờ và ban bí tích thêm sức tại xứ Cự Lại, GP Huế
Trương Trí
09:20 20/08/2015
LÀM PHÉP NHÀ THỜ VÀ BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC

CHO 47 EM THIẾU NIÊN TẠI GIÁO XỨ CỰ LẠI

Trong niềm hân hoan Tạ ơn vì Chúa đã thương ban cho Giáo xứ có ngôi Nhà thờ khang trang đẹp đẽ, với tháp chuông cao vút ngày đêm kêu mời cộng đoàn đến Nhà thờ, vừa làm ngọn hải đăng cho bà con ngư dân đánh cá ban đêm. Niềm vui càng tăng thêm khi hôm nay cũng là ngày mà 47 em thiếu niên được lãnh nhận Bí tích Thêm sức.

Xem Hình

Sáng ngày 20/8/2015, Cộng đoàn Giáo xứ Cự Lại vui mừng chào đón Đức Tổng Giám mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, Phó Chủ tịch HĐGM Việt Nam, Chủ chăn của Giáo phận đến dâng Thánh lễ Tạ ơn Làm Phép Nhà thờ, Tháp chuông và ban Bí tích Thêm sức cho con em của Giáo xứ.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Tổng Giám mục chào mừng Cộng đoàn và nhắc nhỡ: Tiếng chuông Nhà thờ là tiếng Chúa kêu gọi con cái của Ngài qui tụ về ngôi Nhà thờ để chúc tụng ngợi khen Thiên Chúa. Chúng ta tri ân tất cả những ân nhân đã góp công góp sức xây dựng ngôi nhà thờ này. Chúng ta cầu xin Chúa trả công bội hậu cho các vị ân nhân đó.

Đức Tổng Giám mục dâng lời nguyện và làm phép nước để thanh tẩy Bàn thờ, Nhà thờ và trên Cộng đoàn tham dự Thánh lễ. Ngài tiếp tục xông hương Bàn thờ tượng trưng cho hình ảnh của Chúa Giêsu làm của lễ hy tế dâng lên Chúa Cha.

Trong bài giảng lễ, Đức Tổng Giám mục đặc biệt nhấn mạnh về ơn Chúa Thánh Thần: Vai trò của Chúa Thánh Thần rất quan trọng trong đời sống Đức Tin của mỗi người chúng ta. Chúa ban cho chúng ta nhiều ân huệ qua các Bí tích, Chúa Thánh Thần biến đổi con người chúng ta trở nên trưởng thành hơn trong Đức Kitô. Chúa Thánh Thần được Giáo Hội tôn vinh là Đấng Bảo trợ, Đấng an ủi, Đấng dạy dỗ. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, trong kinh Tin Kính đã diễn đạt rất rõ ràng: “Chúa Thánh Thần là Đấng ban sự sống”. Mỗi người chúng ta được Rửa tội để trở thành con cái Chúa, được lãnh nhận Bí tích Thánh Thể, đến khi được nhận Bí tích Thêm sức là được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần.

Ngài chia vui với gia đình các em được lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay, nhưng Ngài cũng nhắc nhỡ các bậc cha mẹ phải có trách nhiệm giáo dục con cái sống xứng đáng là con cái Chúa. Trước hết các bậc Cha Mẹ phải làm gương cho con cái bằng cách sống yêu thương đoàn kết trong gia đình, làm gương tốt cho con cái bằng bầu khí hòa thuận, sống đạo tốt, đó cũng chính là Tân Phúc âm hóa đời sống Gia đình.

Ngài nhắn nhũ các em là những con người đã bắt đầu trưởng thành, đã được học hỏi Giáo lý, học hỏi Kinh Thánh để được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần. Phải tich cực cầu nguyện để xin Ngài đổi mới và thánh hóa tâm hồn và con người của các em.

Cuối bài chia sẻ, Đức Tổng Giám mục cầu nguyện: “Lạy Chúa, xin cho chúng con được lớn lên trong tình yêu của Ngài. Không chỉ các con mà mỗi một người trong Giáo xứ chúng ta trở nên những chứng nhân Đức Tin Loan báo Tin mừng cho mọi người chung quanh.”

Mở đầu Nghi thức ban Bí tích Thêm sức, Đức Tổng xướng kinh Đức Chúa Thánh Thần, Cộng đoàn cùng hát cầu xin Đức Chúa Thánh Thần ngự xuống trên các em sắp được lãnh nhận ơn Chúa Thánh Thần. Tiếp đó Cha Quản xứ Gioakim Nguyễn Chí Hữu xướng tên 47 em sắp lãnh nhận Bí tích Thêm sức lên Đức Tổng Giám mục thẩm vấn. Sau đó Đức Tổng dâng Lời Nguyện và đặt tay trên các em trước khi xức Dầu Thánh Thêm sức cho các em.

Kết thúc Thánh lễ, ông Giacôbê Phan Tiến, Chủ tịch HĐGX thay mặt Cộng đoàn nói lời cảm ơn Đức Tổng Giám mục và quí Cha đã về dâng Thánh lễ tạ ơn Làm Phép Nhà thờ và ban Bí tích Thêm sức cho con cái của Giáo xứ Cự Lại trong tiết trời nắng nóng. Đồng thời nói lời tri ân Cha Phêrô Lê Văn Ngọc trong thời gian đặc trách Giáo xứ đã ưu tư và nung nấu ý định cũng như vận động xây dựng Nhà thờ. Cha cựu Quản xứ Phaolô Đặng Văn Nam đã bắt tay vào việc xây dựng Nhà thờ trong một thời gian dài để ngôi Nhà thờ được hoàn thành. Mỗi lần tham dự Thánh lễ là cả Giáo xứ luôn nhớ đến tình yêu thương của 2 Cha dành cho Giáo xứ. Cảm ơn Cha Micae Trần Xuân ở Hoa Kỳ và thân sinh đã nâng đỡ, trợ lực cho Giáo xứ bằng cách kêu gọi ân nhân giúp đỡ Giáo xứ xây dựng ngôi Nhà thờ này. Đặc biệt cảm ơn Cha Quản xứ chỉ mới về nhận nhiệm sở được 1 năm 3 tháng mà Ngài đã nỗ lực ngày đêm, không quản nắng mưa luôn túc trực đôn đốc thợ thầy để xây dựng Tháp Chuông, nhằm hoàn thiện công trình Nhà Thờ Cự Lại. Cuối cùng ông Chủ tịch cũng cảm ơn chính quyền các cấp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng ngôi Thánh đường. Cảm ơn tất cả Kỹ sư và thợ thuyền đã góp công sức xây dựng Nhà thờ.

Trương Trí
 
Lễ truyền chức Linh Mục tại Dòng Tên Thủ Đức
Chỉnh Trần, S.J.
09:49 20/08/2015
SJVN – Đến hẹn lại lên, cứ vào dịp thứ năm trung tuần tháng 8 hằng năm, quý thân hữu và quý khách bốn phương lại quy tụ về Dòng Tên Thủ Đức để cùng chia vui với nhà Dòng nhân dịp hồng ân được lãnh nhận chức linh mục của các tu sĩ trong Dòng.

Xem Hình

Năm nay nhà Dòng hân hoan đón mừng hồng ân 7 thầy phó tế được truyền chức linh mục tại Học viện Thánh Giuse do Đức Cha Stêphanô Tri Bửu Thiên, Giám mục giáo phận Cần Thơ chủ sự. Các thầy phó tế này đã hoàn tất tiến trình huấn luyện cơ bản trong Dòng gồm: 2 năm nhà tập, 3 năm triết học, 2 năm thực tập tông đồ và 4 năm thần học:

Thầy Phêrô Nguyễn Xuân Anh, SJ

Thầy Giuse Phạm Đình Cư, SJ

Thầy Antôn Nguyễn Hoàng Dũng, SJ

Thầy Matthia Nguyễn Kim Đoàn, SJ

Thầy Phanxicô Xavier Nguyễn Thanh Hùng, SJ

Thầy Phêrô Đào Kim Sơn, SJ

Thầy Phaolô Nguyễn Thái Sơn, SJ

Cùng cử hành Thánh Lễ với Đức Cha Stêphanô có cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam; 120 cha đồng tế, trong đó có quý cha Dòng Tên đến từ Thái Lan, Đài Loan, Áo và Hoa Kỳ; anh em Dòng Tên Việt Nam, quý cha khách; quý tu sĩ nam nữ; quý thân nhân, ân nhân, bạn hữu, cộng tác viên của Dòng và đông đảo anh chị em tín hữu.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha Stêphanô bày tỏ sự vui mừng vì từ hôm nay Giáo Hội và cách riêng Dòng Tên đã có thêm những người thợ phục vụ trong vườn nho của Thiên Chúa.Vị Giám mục đến từ miền Tây Nam bộ cũng không quên mời gọi cộng đoàn phụng vụ cầu nguyện cho các linh mục, cách đặc biệt là cho 7 tiến chức linh mục được luôn gắn bó với Chúa Giêsu và trở nên giống Chúa Giêsu.

Ngay sau phần công bố Tin Mừng và bài giảng vắn của Đức Cha, nghi thức truyền chức linh mục được bắt đầu với 3 phần: Tuyển chọn, Phong chức và Diễn nghĩa.

Trong nghi thức tuyển chọn, cha Giám tỉnh Dòng Tên Việt Nam ngỏ lời thỉnh nguyện với Đức Giám Mục để xin ngài truyền chức linh mục cho các thầy phó tế. Sau lời tuyên bố chấp thuận truyền chức linh mục cho các tiến chức của Đức Cha Stêphanô, cộng đoàn Dân Chúa cùng tung hô lời tạ ơn Chúa và dành cho các tân linh mục tràng pháo tay chúc mừng nồng nhiệt.

Sau đó, Đức Giám Mục, vị đại diện cho thẩm quyền Hội Thánh ban huấn dụ cho cộng đoàn về ba chức năng: Giảng dạy, tư tế và phục vụ đoàn chiên của Linh mục. Ngài cũng nhắn nhủ riêng các tiến chức về những điều kiện cần có để hoàn thành tốt nhiệm vụ linh mục.

Sau phần huấn dụ của Đức Giám Mục chủ tế, nghi thức truyền chức được tiếp tục với Kinh Cầu Các Thánh, nghi thức đặt tay và lời nguyện truyền chức. Sau đó, Đức Cha và quý cha đồng tế thinh lặng đặt tay trên đầu các tân linh mục. Kế đến, các tân linh mục nhận phẩm phục từ tay thân mẫu của mình và được quý cha trưởng các cộng đoàn trong Dòng giúp mặc phẩm phục.

Phần tiếp theo là nghi thức xức dầu Thánh, từng vị lần lượt quỳ trước Đức Giám Mục và được ngài xức dầu Thánh. Nhờ việc xức dầu này, từ nay đôi bàn tay của mỗi tân linh mục sẽ chúc lành và thánh hóa, nâng dậy những ai khổ đau, vấp ngã, bệnh tật, và dâng lễ tế mỗi ngày cầu cho nhân loại. Đức Cha Stêphanô cũng trao chén thánh cho 7 tân linh mục nhằm diễn tả rằng đời Linh mục gắn liền với việc dâng lễ trên bàn thờ, với hy tế thập giá của Chúa Giêsu, với chén đắng mà Ngài chia sẻ.

Nghi thức phong chức phó tế và linh mục kết thúc. Thánh Lễ diễn ra như bình thường với phần phụng vụ Thánh Thể.

Trước khi Thánh Lễ kết thúc, cha Giuse Phạm Thanh Liêm, S.J., Giám tỉnh Dòng Tên, đại diện anh em Dòng Tên Việt Nam cám ơn Đức Cha Stêphanô, quý cha, quý bề trên, quý tu sĩ nam nữ, quý khách và cộng đoàn phụng vụ đã đến hiệp dâng Thánh Lễ, cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với các tân chức linh mục.

Trong phần đáp từ, Đức Cha Cần Thơ đã dí dỏm nói rằng việc ngài đến cử hành Lễ truyền chức cho Dòng Tên là để giải quyết “ân oán giang hồ”. Ngài cho biết rằng các cha Dòng Tên nhiều năm nay đã cộng tác vào công việc huấn luyện chủng sinh cho các giáo phận Cần Thơ, Long Xuyên và Vĩnh Long cũng như đã giảng tĩnh tâm cho chính Đức Cha và các cha Cần Thơ. Thế nên, việc ngài đến hiệp thông với nhà Dòng cũng là chuyện thường tình và theo ngài là “huề nhau.”

Xin tạ ơn Thiên Chúa vì hồng ân Ngài đã thương ban cho anh em Dòng Tên Việt Nam. Xin tri ân Đức Cha Stêphanô, quý cha, quý tu sĩ nam nữ, quý thân nhân, ân nhân và bạn hữu xa gần đã đến hiệp dâng Thánh Lễ cầu nguyện và chia sẻ niềm vui với các tân chức, cũng như đã chung tay góp sức với nhà Dòng trong việc đào tạo ơn gọi.

Xin Chúa cho các tân linh mục hôm nay cũng biết noi gương thánh Phanxicô Xaviê sẵn sàng hiến dâng trọn con người và cuộc đời của mình cho Chúa, để được Ngài sai đến với mọi biên cương và để “từ một ngọn lửa thắp lên muôn vàn ngọn lửa” (Sắc lệnh Tổng Hội 35)

Chỉnh Trần, SJ
 
Giáo Phận Thái Bình: Rước lễ lần đầu và thêm sức tại giáo xứ Chính Tòa và giáo xứ Hữu Vy
BTT GP Thái Bình
10:31 20/08/2015
Giáo phận Thái Bình: Rước Lễ Lần Đầu và Thêm Sức tại xứ Chính Tòa và giáo xứ Hữu Vy

Chiều thứ Năm, ngày 20 tháng 8 năm 2015, khuôn viên Nhà thờ Chính Tòa Thái Bình ngập tràn niềm vui. Vì trong ngày trọng đại này Giáo xứ có 64 em thiếu nhi đón nhận hồng ân Rước lễ lần đầu và 56 em thiếu niến lãnh nhận Bí tích Thêm sức.

Được biết, các em là những học sinh Giáo lý được học hỏi một cách có bài bản và lớp lang ngay từ khi bắt đầu vào lớp Giáo lý đồng cỏ non cho đến nay. Hàng tuần, các em được trau dồi đạo đức, nhân bản và Giáo lý trước giờ thánh lễ chiều Chúa Nhật.

Xem Hình

Những tháng gần đây, để chuẩn bị tinh thần cho các em trong ngày lãnh nận ơn cao cả này, cha Tổng Đại diện F.Ass. Nguyễn Tiến Tám và cha Giuse Trịnh Tiến Thành – Đặc trách Giáo lý tại Nhà thờ Chính Tòa - cùng các thầy, các anh chị Giáo lý viên, các bậc phụ huynh đã dày công vun đắp cho các em, giúp các em ý thức được tầm quan trọng của Bí tích Thánh Thể và Bí tích Thêm sức, để các em xứng đáng đón nhận hồng ân cao trọng. Bên cạnh đó, mấy ngày trước lễ, các bậc phụ huynh và cha mẹ đỡ đầu đã nêu gương cho các em qua việc cùng nhau lãnh nhận Bí tich Hòa giải.

Hồi 16g00, Đức Cha và quý cha tham dự nghi thức chào cờ của các em Thiếu nhi Thánh Thể mang tên Xứ đoàn Giuse Nguyễn Duy Khang – Giáo xứ Nhà Thờ Chính Tòa - được diễn ra tại trước Linh đài Đức Mẹ Lavang. Kế đó, đoàn rước tiến vào Thánh đường trong sự trang nghiêm và sốt sắng.

Đồng tế thánh lễ với Đức Cha, có cha Tổng Đại diện F.Ass. Nguyễn Tiến Tám, cha Giuse Trịnh Tiến Thành, cha Giuse Phạm Đình Phùng, cha Antôn Phan Vũ, cha Giuse Phạm Thanh Tính. Cùng với sự hiệp thông của quý tu sĩ và cộng đoàn Giáo xứ.

Mở đầu Thánh lễ, Đức Cha bày tỏ niềm vui mừng và xúc động khi nhìn thấy những gương mặt ngây thơ và thánh thiện của 64 em chuẩn bị được rước Chúa Giêsu Thánh Thể vào lòng, và của 56 em trong những bộ đồng phục lịch sự, thật xứng hợp cho ngày lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần. Với tâm tình yêu mến các em, Đức Cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cách đặc biệt cho các em, để các em đón nhận được dồi dào ơn Chúa trong ngày trọng đại này.

Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha đã mời các em chuẩn bị Rước lễ lần đầu và chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm sức lên để cùng với ngài ôn lại ý nghĩa của đoạn Tin Mừng (Mt 18, 1-10) mà cộng đoàn Phụng vụ vừa được nghe. Qua đó, Đức Cha cho cộng đoàn thấy, đối với Chúa Giê-su, trẻ em có một địa vị rất đặc biệt. Ngài đã yêu thương và quan tâm đến các em. Ngài còn đồng hóa bản thân Ngài với những kẻ bé mọn, vì thế, mỗi khi chúng ta đón nhận các trẻ nhỏ, chăm sóc và giáo dục chúng trở nên những con người tốt là chúng ta đón nhận chính Chúa.

Sau bài giàng, cha Tổng Đại diện cũng là cha xứ Nhà Thờ Chính Tòa đã giới thiệu lên Đức Cha 56 em đã được học hỏi Giáo lý kỹ lưỡng và được chuẩn bị sẵn sàng, ngài xin Đức Cha ban Bí tích Thêm sức cho các em.

Cuối lễ, vị đại diện Giáo xứ và một em đại diện cho các em Rước lễ lần đầu và lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay lên bày tỏ tâm tình cám ơn Đức Cha và quý cha. Cùng với tâm tình biết ơn ấy, các em dâng lên Đức Cha lẵng hoa tươi thắm. Nhân ngày trọng đại này, các em cũng nói lời cám ơn các bậc cha mẹ và các thầy cô Giáo lý viên đã sinh thành và dưỡng dục các em từ khi mở mắt chào đời, để nay có được hồng ân đặc biệt này.

Kết thúc thánh lễ, các em cùng chụp chung tấm hình lưu niệm với Đức Cha và quý cha. Sau đó các em cùng xếp hàng tiến lên để nhận quà từ Đức Cha và cha Tổng Đại diện. Trong ngày vui này, các bậc phụ huynh và các em cùng chung bữa cơm tình gia đình tại khuôn viên nhà xứ.

BAN BÍ TÍCH THÊM SỨC TẠI GIÁO XỨ HỮU VY.

Sáng thứ Năm (20.8.2015), Đức Cha Phêrô - Giám mục Giáo phận Thái Bình – về dâng thánh lễ và ban Bí tích Thêm sức cho 123 em tại Nhà thờ Giáo xứ Hữu Vy.

Khoảng 8g45, Đức Cha đặt chân đến Giáo xứ Hữu Vy, trước niềm vui mừng của cộng đoàn Dân Chúa. Trong ngày hồng phúc này, Giáo xứ có thêm 123 em được lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần.

Đúng 9g00, trong tiếng kèn, tiếng trống âm vang, đoàn rước từ nhà xứ tiến vào Thánh đường. Đến cuối nhà thờ, 123 em chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm sức hôm nay đã dừng lại để chụp chung tấm hình lưu niệm với Đức Cha và quý cha.

Đồng dâng thánh lễ với Đức Cha hôm nay, có cha chánh xứ Đaminh Nguyễn Văn Đạm, cha Hier. Nguyễn Văn Đạo – Chánh xứ Đền thánh Đông Phú, cùng với sự hiệp thông của quý tu sĩ cùng đông đảo cộng đoàn Dân Chúa.

Mở đầu thánh lễ, cùng với lời chào chúc cộng đoàn, Đức Cha nói: “Hàng ngày cha vẫn nhớ tới cộng đoàn Giáo xứ trong lời cầu nguyện. Hôm nay tới đây, chứng kiến cộng đoàn đang hoàn thiện hai cây tháp để chuẩn bị mừng lễ tạ ơn kỷ niệm 100 xây dựng ngôi nhà thờ; đồng thời thấy con số 123 em chuẩn bị lãnh nhận hồng ân Chúa Thánh Thần trong độ tuổi đã chín chắn cha rất vui mừng. Việc xây dựng nhà Chúa rất tốt, tuy nhiên xây dựng đền thờ thiêng liêng cho các em là việc quan trọng hơn. Vì thế, trong thánh lễ này chúng ta cùng cầu xin Chúa hoàn thành ngôi đền thờ thiêng liêng nơi các em qua Bí tích Thêm sức, xin Chúa ban tràn đầy ơn Chúa Thánh thần xúng trên các em, để các em được trưởng thành hơn trong đời sống đức tin”.

Chia sẻ trong thánh lễ, Đức Cha nói với các em chuẩn bị lãnh nhận Bí tích Thêm sức: “Các con thân mếm! Từ nay các con trở thành người trưởng thành về mọi mặt. Trong tương lai, các con sẽ là những người nắm giữ những vai trò quan trọng trong Giáo Hội và xã hội. Mọi người đều tin tưởng, hy vọng và cầu chúc chúng con thành đạt trong sự tốt lành. Tất cả những cố gắng của mọi người đều nhằm hỗ trợ và nâng đỡ cho tương lai của chúng con qua việc khuyến khích chúng con chăn chỉ học tập. Bởi vì, kiến thức chính là chìa khóa để mở cửa cho cuộc đời chúng con thoát khỏi vòng luẩn quẩn đen tối của sự nghèo khổ”.

Tiếp tục bài giảng, Đức Cha đã nhấn mạnh đến ý nghĩa và hiệu quả của Bí tích Thêm sức chính là Chúa Thánh Thần sẽ ngự xuống tràn ngập tâm hồn các em, Ngài sẽ thánh hóa, soi sáng, hướng dẫn và giúp đỡ các em trưởng thành trong cách Cựu Ước xử và hành động.

Cuối bài giảng Đức Cha cầu xin Chúa Thánh Thần ban cho các em ơn khôn ngoan và can đảm, để các em hiên ngang giữ đạo và trở nên những chiến sĩ của Chúa Kitô giữa lòng đời hôm nay.

Trước khi Đức Cha ban phép lành trọng thể, một em đã lên thay lời cho các bạn, bày tỏ tâm tình tri ân Đức Cha và quý cha đã đồng dâng thánh lễ cầu nguyện cho các em. Cùng với tâm tình biết ơn đó, các em dâng lên Đức Cha lẵng hoa tươi thắm.

Trong ngày trọng đại này, Đức Cha không quên mang theo những phần quà bánh kẹo để trao cho tất cả các em thiếu nhi và giới trẻ nơi đây.

Sau thánh lễ, các em cùng chung vui với nhau qua những tiết mục văn nghệ với những bài hát cử điệu trong bữa cơm thân tình tại khuôn viên nhà xứ.

Ban Truyền thông Giáo phận
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng run chân trước đại hội XII
Phạm Trần
21:17 20/08/2015
ĐẢNG RUN CHÂN TRƯỚC ĐẠI HỘI XII

Đã có những dấu hiệu run chân trước thềm Đại hội Đảng XII của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang cho đến đội ngũ Tuyên giáo và Quân ủy Trung ương.

Trước hết hãy nói về bài viết"Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp, làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội” của ông Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Công an nhân dân (19/8/1945 - 19/8/2015)

Mở đâu, ông Trọng tự khen đảng đã phá vỡ thành công kế họach muốn thay đổi Việt Nam sau khi các nhà nước Cộng sản ở Nga và Đông Âu tan rã trong giai đọan 1989-1991.

Ông nói: “Trong lúc đất nước gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị đẩy mạnh các hoạt động phá hoại tư tưởng, đòi "phi chính trị hoá" lực lượng vũ trang, trong đó có lực lượng Công an nhân dân; kích động "đa nguyên", "đa đảng", âm mưu bạo loạn, lật đổ hòng xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng và chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Đảng đã lãnh đạo Quân đội nhân dân và Công an nhân dân chủ động phát hiện, đấu tranh ngăn chặn, làm thất bại âm mưu "diễn biến hoà bình" của các thế lực thù địch; giữ vững an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.”

Nhưng đó là chuyện của 24 năm trước, sau khi Đại hội đảng VI năm 1986 thời Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh quyết định “Đổi mới” để “chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.”

Nói cách khác là đảng buộc phải “cởi trói cho dân được tự do làm kinh tế”,phá bỏ hàng rào ngăn sông cấm chợ để hội nhập với Thế giới cứu nguy đất nước lúc đó đã cạn nguồn viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa.

Nhưng nay chỉ còn bốn tháng nữa đến kỳ Đại hội đảng XII đầu năm 2016 mà mức phát triển của Việt Nam sau 30 năm vẫn còn ì ạch ở hạng thứ 6 sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines và Singapore . Việt Nam chỉ đứng trên Lào, Campuchia, Brunei và Miến Điện trong số 10 Quốc gia của Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Vì vậy, ông Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang đã cảnh giác:” Ở trong nước, sự nghiệp đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh, đối ngoại, hội nhập quốc tế đạt được những thành tựu quan trọng, nước ta đã ra khỏi tình trạng nước nghèo, kém phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, đời sống nhân dân được cải thiện, thế và lực, sức mạnh tổng hợp và uy tín quốc tế của đất nước được tăng lên. Tuy nhiên, những kết quả đạt được còn chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước. Kinh tế phát triển chưa ổn định, thiếu bền vững, vẫn dựa nhiều vào khai thác tài nguyên, các lợi thế tự nhiên, lao động rẻ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh thấp. Đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn, nhất là đồng bào ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào các dân tộc thiểu số.” (trích bài viết Kỷ niệm 70 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9 trên Tạp chí Quốc phòng Tòan dân, 31/07/2015)

Ông Sang còn tiết lộ : “Bốn nguy cơ mà Đảng ta đã chỉ ra vẫn tồn tại, thậm chí có mặt trầm trọng hơn; xuất hiện nguy cơ mới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân. Các thế lực thù địch đẩy mạnh thực hiện “diễn biến hòa bình”, tăng cường các hoạt động chống phá ta về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn hóa, về dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo, thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ ta; tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đe dọa chủ quyền biển, đảo của đất nước ta.”

Đã khá lâu không thấy Lãnh đạo đảng và Nhà nước nhắc đến “bốn nguy cơ” được nói đến lần đầu tiên tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII (20-25/1/1994), thời Tổng Bí thư Đỗ Mười.

Theo báo điện tử của Đảng thì : “Hội nghị xác định 4 nguy cơ trước mắt là: nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa ; nạn tham nhũng và các tệ nạn xã hội; âm mưu và hành động "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch.”

Như vậy, sau 21 năm theo lời ông Sang thì đảng CSVN phải đối phó thêm với 2 “nguy cơ” mới là “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá”, tổng cộng là 6 nguy cơ. Điều này có nghĩa tình trạng “chệch hướng xã hội chủ nghĩa” trong hàng ngũ cán bộ, đảng viên không còn là “nguy cơ” nữa mà đã thành hiện thực.

Tình trạng đảng viên không còn tin vào chủ nghĩa thoái trào Mác-Lênin và Tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh đã phổ biến và lan rộng trong nội bộ đảng viên, kể cả cấp Lãnh đạo, từ Khóa đảng VIII thời Lê Khả Phiêu chứ không mới đây thôi.

Bây giờ tình trạng “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đã lan sang hai lực lượng Quân đội và Công an, trong khi nhân dân thì càng ngày càng muốn xa rời đảng vì Lãnh đạo đã thất hứa với dân nhiều qúa trong qúa trình Đổi mới.

Một trong những nguyên nhân dân không còn “liên hệ máu thịt”với đảng vì tệ nạn tham nhũng, quan liêu và cửa quyền trong hệ thống cai trị đã vượt qúa khả năng phòng, chống của đảng. Bây giờ lại có thêm “lợi ích nhóm” cấu kết, chia ăn với nhau để bóc lột dân và gây lãng phí công qũy ngày một lên cao trong mọi lĩnh vực và cơ chế. Trong khi kế họach “kê khai tài sản” của Lãnh đạo chỉ còn là hình thức để che mắt dân.

LỆNH CHO CÔNG AN

Như
ng khi dân bỏ đảng, cán bộ đảng viên không tuân lệnh đảng, và thờ ơ trong công tác “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” thì ông Nguyễn Phú Trọng lại quay ra đổ tội cho “các Thế lực thù địch”.

Trong bài báo nhân kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống của Công an nhân dân, ông viết: “Các thế lực thù địch không từ bỏ mục tiêu xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, chế độ xã hội chủ nghĩa, triệt để khai thác những khó khăn của Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế để tiếp tục gia tăng các hoạt động gây bất ổn về an ninh chính trị. Trong bối cảnh đó, việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để lực lượng Công an nhân dân thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, thực sự là lực lượng vũ trang trọng yếu tuyệt đối tin cậy của Đảng.”

Tuy không chỉ được đích danh “thế lực thù địch” là ai, từ đâu đến nhưng ai cũng biết “kẻ thù” giấu mặt này đã được cả Ban Tuyên giáo của đảng và Tổng cục Chính trị Quân đội thường xuyên sử dụng như một cứu cánh giải thoát cho thất bại của đảng không ngăn chặn được tình trạng “tự động tan hàng” trong nội bộ.

Vì vậy không lạ khi thấy ông Trọng ra lệnh cho Công an phải :” Thống nhất nhận thức, bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải luôn kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với Công an nhân dân. “

Ông nói: “Đây là yêu cầu khách quan, tất yếu của sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự. Sự lãnh đạo của Đảng đối với Công an nhân dân là toàn diện, bao quát trên các lĩnh vực chính trị, tư tưởng và tổ chức; trên mọi nhiệm vụ công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng. Ở đâu có tổ chức và hoạt động của Công an thì ở đó có sự lãnh đạo của Đảng. Đảng đề ra đường lối bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, và nội dung có tầm quan trọng đặc biệt là xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân. Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá đường lối, quan điểm của Đảng trong Hiến pháp và các văn bản pháp luật để cán bộ, chiến sĩ Công an và toàn dân quán triệt, thực hiện….”

Ông nói thêm: “Đảng uỷ Công an Trung ương và các cấp uỷ đảng trong Công an phải luôn quán triệt và thực hiện nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng về an ninh, trật tự, bảo vệ Tổ quốc….tuân thủ, thực hiện đầy đủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng trên tất cả các mặt công tác. Lực lượng Công an nhân dân phải chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện đúng các quy định của pháp luật và sự quản lý, điều hành của Nhà nước….”

Nhưng tại sao vào thời gian chuẩn bị Đại hội đảng XII mà ông Trọng phải ra lệnh cho Cộng an gay gắt như thế ? Chẳng lẽ cũng đã có chỗ này chỗ kia Công an đã không còn tha thiết với nhiệm vụ “còn Đảng còn mình” ?

Vì vậy ông Trọng đã lưu ý Công an: “Lực lượng Công an phải luôn luôn nêu cao cảnh giác, chủ động, nhạy bén, sẵn sàng có các phương án đối phó với các tình huống. Tiếp tục đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, phương pháp công tác, bố trí lực lượng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đặc biệt, cần có tư duy mới về xác định đối tượng, đối tác; chủ động, nhạy bén trong nắm bắt, phân tích, dự báo tình hình; làm tốt chức năng tham mưu với Đảng, Nhà nước về chủ trương, chính sách bảo đảm an ninh quốc gia, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, tăng cường chính sách đối ngoại, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế. Tuyệt đối không được chủ quan, mơ hồ, mất cảnh giác; không được để bị động bất ngờ trước mọi tình huống-- Không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó mật thiết giữa Công an nhân dân với Quân đội nhân dân cùng thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh…”

Cuối bài, ông Tổng Bí thư đảng CSVN còn ra lệnh cho Công an phải: “Đẩy mạnh đấu tranh làm thất bại âm mưu, thủ đoạn hoạt động "diễn biến hoà bình", "phi chính trị hoá" lực lượng Công an nhân dân. Công an cần phối hợp với các cơ quan chuyên môn tăng cường tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận và sử dụng các kết quả nghiên cứu để đấu tranh phản bác các luận điệu phản động, sai trái. Đồng thời nâng cao bản lĩnh chính trị, ý thức cảnh giác cho cán bộ, chiến sĩ Công an trước âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ; phát hiện kịp thời, đấu tranh kiên quyết với những biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống…”

4 NGUY CƠ CHÍNH LÀ GÌ ?

Như vậy khi ông Sang báo động “bốn nguy cơ” không chỉ vẫn còn tồn tại mà có mặt nghiêm trọng hơn thì chúng là gì ?

Một tài liệu học tập của Đảng giải thích:

1.- Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguy cơ này được tạo nên bởi những nguyên nhân khách quan và chủ quan

- Việt Nam đi vào xây dựng và phát triển từ một điểm xuất phát rất thấp kém, lạc hậu.

- Chúng ta phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc lâu dài. Đến nay, trên đất nước ta hậu quả của cuộc chiến tranh vẫn còn khá nặng nề.

- Do những thiếu sót, khuyết điểm, có cả những sai lầm của chúng ta trong quá trình phát triển kinh tế. Điều này thể hiện khá rõ trong những năm đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế xã hội.

Điều cần nói thêm là xu thế quốc tế hoá, khu vực hoá các lĩnh vực của đời sống hiện nay không chỉ tạo nên thuận lợi, thời cơ để các quốc gia cùng hoà nhập và phát triển mà thực tế còn làm tăng thêm khoảng cách giữa giàu và nghèo, giữa Bắc và Nam. Chính trong lĩnh vực này thời cơ và nguy cơ, thuận lợi và khó khăn đan xen, đi liền với nhau. Để tranh thủ thời cơ, thuận lợi, vượt qua thử thách khó khăn, rút ngắn khoảng cách kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới đòi hỏi Đảng Cộng sản và nhân dân Việt Nam phát huy cao độ tinh thần độc lập tự chủ, đổi mới, sáng tạo như Hồ Chí Minh đã chỉ ra.

2.- Nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa

Về vấn đề này Văn kiện Đại hội VIII chỉ rõ: “Xét trên tổng thể, việc hoạch định và thực hiện đường lối đổi mới những năm qua về cơ bản là đúng đắn, đúng định hướng xã hội chủ nghĩa… Tuy vậy trong quá trình thực hiện, chúng ta đã phạm một số khuyết điểm, lệch lạc lớn và kéo dài dẫn đến chệch hướng ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ở mức độ này hay mức độ khác. Nếu không khắc phục có hiệu quả thì những khuyết điểm lệch lạc đó sẽ làm suy yếu Đảng, làm mọt ruỗng bộ máy nhà nước, biến chất chế độ, đưa đất nước đi chệch con đường xã hội chủ nghĩa”.

Để giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, trong lãnh đạo và quản lý, Đảng, Nhà nước cần có những chủ trượng, chính sách và giải pháp hạn chế mặt trái của kinh tế thị trường. Cần đặc biệt coi trọng việc ngăn ngừa những phần tử thoái hoá biến chất, cơ hội và các lực lượng thù địch lợi dụng kinh tế nhiều thành phần, cơ chế thị trường để làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ rõ: “Giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa là cuộc đấu tranh khó khăn, phức tạp, diễn ra thường xuyên”.

3.-Nguy cơ nạn tham nhũng và tệ quan liêu

Chỉ hơn nửa tháng sau khi giành được chính quyền, Hồ Chí Minh đã nhìn thấy những biểu hiện của nạn tham nhũng và tệ quan liêu xuất hiện trong bộ máy nhà nước. Người thường gọi những tệ nạn ấy bằng các từ “giặc nội xâm”, “giặc ở trong lòng”. Thắng loại “giặc” tồn tại ngay trong bộ máy Đảng, Nhà nước, trong nội bộ cán bộ, đảng viên là hết sức phức tạp, khó khăn. Thực tế cho thấy, kể từ Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương biện pháp để khắc phục, nhưng đến nay nguy cơ này dường như vẫn trong tình trạng gia tăng. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng được chính thức phát động từ 19-5-1999, có mục tiêu hàng đầu là khắc phục nguy cơ nạn tham nhũng và tệ quan liêu. Cuộc vận động này đã tạo được chuyển biến ban đầu, tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, đối với đất nước. Tuy vậy, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá cần tăng cường hơn nữa cuộc đấu tranh chống tham nhũng, tệ quan liêu và những biểu hiện tiêu cực khác. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “Tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn bộ hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở. Cần chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu, đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính”.

4.- Nguy cơ “diễn biến hoà bình”

Trong công cuộc đổi mới chúng ta chủ trương đa phương hoá, đa dạng hoá, mở rộng quan hệ quốc tế, làm bạn với tất cả các nước. Chủ trương trên đây bị các thế lực đế quốc và phản động lợi dụng, âm mưu thực hiện diễn biến hoà bình. Hiện nay, khi cách mạng và chủ nghĩa xã hội thế giới đang ở giai đoạn thoái trào thì các thế lực thù địch, đứng đầu là đế quốc Mỹ càng quyết tâm thực hiện diễn biến hoà bình. Đối với Việt Nam, nguy cơ diễn biến hoà bình là rất lớn và rất nghiêm trọng. Vì vậy, chống diễn biến hoà bình là cuộc đấu tranh giai cấp và dân tộc, đấu tranh giữa hai con đường.

Cần nói thêm rằng bốn nguy cơ nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, đều nguy hiểm như nhau, không thể xem nhẹ nguy cơ nào. Nếu khắc phục được nguy cơ này sẽ hạn chế được các nguy cơ khác và ngược lại. Nguy cơ diễn biến hoà bình đã và đang tác động sâu sắc tới các nguy cơ bên trong. Khắc phục được các nguy cơ bên trong thì nhất định sẽ làm thất bại âm mưu thủ đoạn “diễn biến hoà bình”. Văn kiện Đại hội IX của Đảng viết: “Bốn nguy cơ mà Đảng đã từng cảnh báo vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp. Các nguy cơ này đan xen và tác động lẫn nhau. Không thể xem nhẹ nguy cơ nào”. Đảng và nhân dân Việt Nam quyết tâm và có đủ khả năng khắc phục cả bốn nguy cơ nêu trên.”

Bây giờ 21 năm sau, 4 “nguy cơ” đã thành “6 nguy cơ” , ấy là chưa kể đến nguy cơ “lợi ích nhóm” không những chỉ “phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau” mà còn đe dọa sự sống còn của đảng.

Vậy liệu Đại hội đảng XII có khả năng ngăn chặn được “tự diễn biến” và “tự chuyển hoá” trong đảng hay chúng sẽ kết liễu cuộc đời đảng sau 40 năm kết thúc chiến tranh do đảng CSVN gây ra cho đất nước ? -/-

Phạm Trần

(08/015)
 
Văn Hóa
Nội tâm hóa để nhìn xuyên thấu
LM JB. Nguyễn Minh Hùng
21:14 20/08/2015
NỘI TÂM HÓA ĐỂ NHÌN XUYÊN THẤU

Báo Người Đưa Tin, 24.4.2014, tác giả Trần Vũ, trong bài “Kì dị những người có khả năng nhìn xuyên thấu” kể về ba người có đôi mắt nhìn xuyên thấu cách kỳ lạ.

Một trong ba con người kỳ lạ ấy có tên là Laura Castro. Cô sống ở Miami bang Florida nước Mỹ. Cô có thể nhìn thấu bê tông.

Điều kì dị là mắt của cô chỉ có một màu trắng chứ không có con ngươi. Nhiều lần người ta thử khả năng nhìn xuyên thấu của Laura khi bắt cô nhìn qua những bức tường và thừa nhận khả năng của cô là có thật.

Mẹ Laura kể thêm: “Lần đầu tiên Laura phát hiện ra khả năng nhìn xuyên thấu mọi vật là vào một buổi sáng. Sau khi tỉnh dậy, con bé bất ngờ nhìn thấy tất cả những gì có trong cơ thể mình. Nó hét lên đầy sợ hãi”.

Nhưng nhìn xuyên thấu bằng con mắt thể lý như Laura Castro là điều hiếm hoi, không phải ai cũng có thể có được, dù ra sức tập luyện.

Trong đời sống đức tin, chúng ta cần có tầm nhìn xuyên thấu. Tầm nhìn xuyên thấu trong đức tin, mọi người đều có thể có nhờ luyện tập. Sự luyện tập thường xuyên sẽ giúp ta biết nội tâm hóa mọi hoàn cảnh, mọi biến cố xảy ra trong đời mình.

Nội tâm hóa tất cả đời sống của mình, cũng là một trong những phương thế giúp sống và đạt tới sự trọn lành.

I. NHƯ TỔ PHỤ GIACÓB.

Chúa ban cho T
ổ phụ Giacób có khả năng nội tâm hóa đời sống cao. Bởi thế, bằng ánh nhìn nội tâm, Tổ phụ đi tìm ý nghĩa những biến cố trong đời mình bằng tầm nhìn thấu vào và xuyên qua của mình.

Chẳng hạn, trong một giấc mơ đêm, trên đường xa đến nhà cậu ruột là ông Laban, nhằm vâng lời cha là Issaác, cưới con của cậu làm vợ mình, Tổ phụ Giacób nhìn thấy chiếc thang cao tận trời. Trên đỉnh thang, có Thiên Chúa ngự. Tổ phụ cũng nhìn thấy đông đảo các thiên thần lên lên xuống xuống trên thang.

Như đã từng nội tâm hóa mọi sự, vì thế, từ một giấc mơ, Tổ phụ đã không xem đó chỉ là giấc mơ. Tổ phụ nhìn xuyên thấu điều tưởng chừng chỉ là giấc mơ, để khám phá tình yêu của Thiên Chúa, để nhận ra Đức Chúa của cha ông mình luôn ở cùng mình.

Tổ phụ cầu nguyện cùng Thiên Chúa ngay sau “biến cố” giấc mơ: “Nếu Thiên Chúa ở với tôi và giữ gìn tôi trong chuyến đi tôi đang thực hiện, nếu Người ban cho tôi bánh ăn áo mặc, nếu tôi được trở về nhà cha tôi bình an, thì Đức Chúa sẽ là Thiên Chúa của tôi” (St 29, 20-21).

Tổ phụ Giacób đã tạ ơn Chúa. Tổ phụ lập bàn thờ để nói lên lòng biết ơn của mình. Nhờ tầm nhìn xuyên thấu, từ giấc mơ đẹp, Tổ phụ biết rằng, Chúa hằng ở cùng mình. Trên dặm trường xa, Chúa vẫn theo mình. Chúa vẫn sẽ tiếp tục đưa bàn tay phù trợ bao bộc, đỡ nâng, che chở.

Nhờ tầm nhìn xuyên thấu, Tổ phụ Giacób cảm nhận bình an của Chúa suốt hành trình đời mình. Tổ phụ luôn biết ơn Chúa, luôn trung thành vâng nghe thánh ý Chúa.

II. CHÚNG TA NỘI TÂM HÓA MỌI HOÀN CẢNH.

Tầm nhìn xuyên thấu đưa ta vào hiệp thông với Thiên Chúa. Tình yêu hiệp thông với Chúa và trong Chúa, chính là “chiếc thang Giacób” để con người đến gặp và kết hiệp nên một cùng Chúa.

Trong mọi nỗi vui buồn sướng khổ của đời mình, chúng ta hãy bắc một “chiếc thang” nối từ lòng chúng ta đến lòng Thiên Chúa, để ta mãi trung thành trong đức thờ phượng, đức tin, đức cậy và lòng mến.

Cũng như Tổ phụ Giacób, hãy luôn nội tâm hóa mọi biến cố đời mình, để thực hành cho bằng được tầm nhìn xuyên thấu, để khám phá tình yêu của Thiên Chúa, để nhận ra tôn nhan của Chúa luôn ở cùng mình.

Hãy như Tổ phụ Giacób đã tạ ơn Chúa. Chúng ta cũng sẽ lập bàn thờ là chính tâm hồn mình, để thờ phượng Chúa. Có Chúa ngự nơi bàn thờ tâm hồn, chúng ta sẽ không dám để tội lỗi làm vấy bẩn, không dám để thói hư tật xấu đánh mất ơn nghĩa Chúa. Cần một tâm hồn lành mạnh như thế, để nói lên lòng biết ơn của mình dành cho Thiên Chúa.

Từ giấc mơ đẹp, Tổ phụ biết rằng, Chúa hằng ở cùng mình. Trên dặm trường xa, Tổ phụ tin, Chúa vẫn theo mình. Chúa vẫn sẽ tiếp tục đưa bàn tay phù trợ bao bọc, đỡ nâng, che chở.

Hãy học nơi Tổ phụ Giacób, chúng ta lợi dụng tầm nhìn xuyên thấu, để gắn chặt vào Chúa, để có thể sống đúng như ông Môsê dạy trong sách Đệ Nhị luật: “Hãy yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, hết lòng hết dạ, hết sức anh em. Những lời này tôi truyền cho anh em hôm nay, anh em phải ghi tạc vào lòng. Anh em phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy, phải buộc những lời ấy vào tay làm dấu, mang trên trán làm phù hiệu, phải viết lên khung cửa nhà anh em, và lên cửa thành của anh em (6, 5-9).

Nhờ tầm nhìn xuyên thấu, như Tổ phụ Giacób, chúng ta cảm nhận bình an của Chúa suốt hành trình đời mình. Chúng ta cũng sẽ luôn biết ơn Chúa, luôn trung thành vâng nghe thánh ý Chúa như Tổ phụ.

Lm. JB NGUYỄN MINH HÙNG
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thể Thao Dưới Trời Cao
Nguyễn Đức Cung
20:54 20/08/2015
THỂ THAO DƯỚI TRỜI CAO
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Sức khoẻ là vàng
The great wealth is health.
(Virgil)