Phụng Vụ - Mục Vụ
Mừng Sinh Nhật – Mẹ về chốn xưa
Nắng Saigòn
05:59 18/08/2009
Mừng Sinh Nhật – Mẹ Về Chốn Xưa
Kỷ niệm một năm biến cố Thái Hà
Mẹ về chốn xưa 15/08/2008 -15/08/2009.
Lòng rộn ràng dâng lời kinh tha thiết,
Hồn khát khao công lý quyết kiếm tìm.
Lửa hồng cháy sáng trong tim,
Lung linh ánh nến đắm chìm say mê.
Lòng hiệp lòng lời nguyện thề son sắt,
Hoa lòng con dâng nước mắt chan hòa.
Linh Địa vang khúc tình ca,
Xin Mẹ nâng đỡ Thái Hà trung kiên.
Mừng Sinh Nhật – Mẹ hiền dấu yêu,
Về chốn xưa bao điều vấn vương.
Đất Mẹ lưu luyến tình thương,
Xin Mẹ ban phước quê hương bình an.
Mừng Sinh Nhật – nồng nàn chốn xưa,
Mẹ chở che chan chứa ơn lành.
Bóng Mẹ hiện giữa trời xanh,
Sự Thật – Công Lý bức tranh hòa bình.
Lòng ngậm ngùi dâng câu kinh tiếng hát,
Bao bất công đang xé nát cuộc đời.
Bạo quyền, áp bức lên ngôi,
Xin Mẹ thương cứu mảnh đời điêu linh.
Ngọn lửa hồng lung linh bừng sáng,
Xua màn đêm u ám đọa đày.
Bồi hồi câu hát đêm nay,
Niềm tin, hy vọng một ngày sáng tươi.
Nắng Saigon 18/08/2009
Kỷ niệm một năm biến cố Thái Hà
Mẹ về chốn xưa 15/08/2008 -15/08/2009.
Lòng rộn ràng dâng lời kinh tha thiết,
Hồn khát khao công lý quyết kiếm tìm.
Lửa hồng cháy sáng trong tim,
Lung linh ánh nến đắm chìm say mê.
Lòng hiệp lòng lời nguyện thề son sắt,
Hoa lòng con dâng nước mắt chan hòa.
Linh Địa vang khúc tình ca,
Xin Mẹ nâng đỡ Thái Hà trung kiên.
Mừng Sinh Nhật – Mẹ hiền dấu yêu,
Về chốn xưa bao điều vấn vương.
Đất Mẹ lưu luyến tình thương,
Xin Mẹ ban phước quê hương bình an.
Mừng Sinh Nhật – nồng nàn chốn xưa,
Mẹ chở che chan chứa ơn lành.
Bóng Mẹ hiện giữa trời xanh,
Sự Thật – Công Lý bức tranh hòa bình.
Lòng ngậm ngùi dâng câu kinh tiếng hát,
Bao bất công đang xé nát cuộc đời.
Bạo quyền, áp bức lên ngôi,
Xin Mẹ thương cứu mảnh đời điêu linh.
Ngọn lửa hồng lung linh bừng sáng,
Xua màn đêm u ám đọa đày.
Bồi hồi câu hát đêm nay,
Niềm tin, hy vọng một ngày sáng tươi.
Nắng Saigon 18/08/2009
Lễ tổng kết năm học giáo lý 2008-2009 tại giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang
PV Cồn Cả
06:13 18/08/2009
VINH - Sau thời gian gần ba tháng thầy cô miệt mài đèn sách, hôm nay ngày 16 tháng 08 hai Giáo xứ Cồn Cả và Vĩnh Giang tổ chức lễ tổng kết năm học giáo lý 2008-2009.
Xem hình ảnh
Sau lời kinh khai mạc là lời giới thiệu các thành phần về tham dự. Vì lễ tổng kết nhằm vào ngày lễ Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời cho nên có đầy đủ các thành phần dân Chúa. Trong bài diễn văn bế mạc, ông đặc trách giáo lý xứ có nói: “Trong năm học vừa qua, mặc dầu có những hạn chế do thời tiết nóng nực, trường lớp không đầy đủ, trình độ thầy cô giáo lý viên có hạn, nhưng nhờ sự quan tâm đặc biệt của Cha quản xứ, sự động viên khích lệ của các ban nghành trong giáo xứ, sự cố gắng dạy và học của các thầy cô và các em học sinh trong toàn giáo xứ, năm học giáo lý 2008-2009 đã có những thành quả đáng trân trọng. Các em học sinh đã tham gia học đầy đủ và đúng giờ. Đáng tuyên dương là những học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi xứ vừa qua. Tuy đa số các thầy cô giáo lý viên phải ghánh vác bổn phận của người cha, người chồng, người mẹ, người vợ trong gia đình nhưng đã cố gắng dàn xếp việc gia đình để đến lớp đúng giờ với những bài giáo án đầy đủ…”.
Tiếp đó, một đại diện học sinh đứng lên tỏ bày sự biết ơn đối với các ban ngành và nhất là với các thầy cô đã giúp đỡ các em trong năm học vừa qua và hứa sẽ đem những kiến thức mình đã học vào thực hành trong đời sống.
Trong lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ và của Ban Phụ Huynh, đại diện các thầy cô cũng đã nêu lên tình thần trách nhiệm của mình đối với phong trào dạy và học giáo lý trong năm qua và hứa làm hết sức mình trong năm tới.
Còn Cha Quản xứ, Ngài cám ơn các gia đình đã cho mượn nhà để con em học giáo lý, cám ơn các thầy cô, các ban nghành đoàn thể đã cộng tác tích cực trong mùa học giáo lý năm nay. Ngài cũng nhắc các em: mặc dầu kết thúc mùa học giáo lý đại trà nhưng các em cố gắng tranh thủ tìm hiểu, học hỏi thêm, nhất là đem những kiến thức mình đã học vào thực hành trong các môi trường sống để có đời sống đạo nội tâm hơn. Cha xứ cũng nhắc lại lời của Đức Giáo Hoàng Bênêđítô XVI rằng: “Nếu tiến bộ kỷ thuật không đi đối với tiến bộ trong việc giáo dục đạo đức con người, trong việc tăng trưởng con người nội tâm, thì đó chẳng phải là một sự tiến bộ nhưng lại là một mối đe doạ đối với con người và thế giới”(Thông điệp Spes Salvi, số 22).
Cuối cùng là lễ trao giải thưởng cho một số học sinh xuất sắc và các thầy cô ưu tú. Cha quản xứ cũng không quên trao cho mỗi thầy cô một món quà tuy nhỏ bé những đã thể hiện được tấm lòng biết ơn của Ngài đối với những cộng sự viên của mình.
Thánh lễ Mẹ Lên Trời diễn ra một cách sốt sáng với tâm tình tạ ơn Chúa Mẹ đã ban nhiều ơn lành trong năm học giáo lý vừa qua, giáo xứ cũng không quên cầu nguyện cho Giáo Phận, cho anh chị em Tam Toà đang bị bách hại.
Xem hình ảnh
Sau lời kinh khai mạc là lời giới thiệu các thành phần về tham dự. Vì lễ tổng kết nhằm vào ngày lễ Mẹ Linh Hồn và Xác Lên Trời cho nên có đầy đủ các thành phần dân Chúa. Trong bài diễn văn bế mạc, ông đặc trách giáo lý xứ có nói: “Trong năm học vừa qua, mặc dầu có những hạn chế do thời tiết nóng nực, trường lớp không đầy đủ, trình độ thầy cô giáo lý viên có hạn, nhưng nhờ sự quan tâm đặc biệt của Cha quản xứ, sự động viên khích lệ của các ban nghành trong giáo xứ, sự cố gắng dạy và học của các thầy cô và các em học sinh trong toàn giáo xứ, năm học giáo lý 2008-2009 đã có những thành quả đáng trân trọng. Các em học sinh đã tham gia học đầy đủ và đúng giờ. Đáng tuyên dương là những học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi xứ vừa qua. Tuy đa số các thầy cô giáo lý viên phải ghánh vác bổn phận của người cha, người chồng, người mẹ, người vợ trong gia đình nhưng đã cố gắng dàn xếp việc gia đình để đến lớp đúng giờ với những bài giáo án đầy đủ…”.
Tiếp đó, một đại diện học sinh đứng lên tỏ bày sự biết ơn đối với các ban ngành và nhất là với các thầy cô đã giúp đỡ các em trong năm học vừa qua và hứa sẽ đem những kiến thức mình đã học vào thực hành trong đời sống.
Trong lời phát biểu của ông Chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ Giáo xứ và của Ban Phụ Huynh, đại diện các thầy cô cũng đã nêu lên tình thần trách nhiệm của mình đối với phong trào dạy và học giáo lý trong năm qua và hứa làm hết sức mình trong năm tới.
Còn Cha Quản xứ, Ngài cám ơn các gia đình đã cho mượn nhà để con em học giáo lý, cám ơn các thầy cô, các ban nghành đoàn thể đã cộng tác tích cực trong mùa học giáo lý năm nay. Ngài cũng nhắc các em: mặc dầu kết thúc mùa học giáo lý đại trà nhưng các em cố gắng tranh thủ tìm hiểu, học hỏi thêm, nhất là đem những kiến thức mình đã học vào thực hành trong các môi trường sống để có đời sống đạo nội tâm hơn. Cha xứ cũng nhắc lại lời của Đức Giáo Hoàng Bênêđítô XVI rằng: “Nếu tiến bộ kỷ thuật không đi đối với tiến bộ trong việc giáo dục đạo đức con người, trong việc tăng trưởng con người nội tâm, thì đó chẳng phải là một sự tiến bộ nhưng lại là một mối đe doạ đối với con người và thế giới”(Thông điệp Spes Salvi, số 22).
Cuối cùng là lễ trao giải thưởng cho một số học sinh xuất sắc và các thầy cô ưu tú. Cha quản xứ cũng không quên trao cho mỗi thầy cô một món quà tuy nhỏ bé những đã thể hiện được tấm lòng biết ơn của Ngài đối với những cộng sự viên của mình.
Thánh lễ Mẹ Lên Trời diễn ra một cách sốt sáng với tâm tình tạ ơn Chúa Mẹ đã ban nhiều ơn lành trong năm học giáo lý vừa qua, giáo xứ cũng không quên cầu nguyện cho Giáo Phận, cho anh chị em Tam Toà đang bị bách hại.
Bánh Sự Sống 55 - Thịt Tôi Thật Là Của Ăn
Phó tế: JB Nguyễn văn Định
07:04 18/08/2009
Bánh Sự Sống # 55
THỊT TÔI THẬT LÀ CỦA ĂN
* Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. (Ga 6, 56)
Truyện kể: Phật giáo là Quốc giáo của người miến điện (Miama), ở đây chùa nhiều vô kể. Ngôi chùa danh tiếng nhất là Chùa Shwe Dagon ở Ngưỡng Quảng, được dát vàng trị giá cả triệu mỹ kim.
Giữa một xứ sở Phật giáo như vậy, không ai nghĩ rằng Tin Mừng có thể có thể đem tới đây được. Thế rồi một việc lạ lùng xảy ra, Tín hữu Kitô Judson đã tự nguyện đến Ấn độ truyền giáo. Ông là người Mỹ nên bị Đông Ấn trục xuất không cho truyền giáo ở đó, ông xuống thuyền qua Miến Điện năm 1814, Judson đã đến Rangoo. Khi đặt chân đến đây, cả dân chúng, vua và triều thần chống đối kịch liệt. Chống đối nơi này, ông đi qua nơi khác rao giảng Tin Mừng. Kết quả có khoảng 12 ngàn Phật tử tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giêsu.
Khi chiến tranh bùng nổ, ông bị tình nghi là thám tử bị tống giam vào ngục 21 tháng, và bị tra tấn tàn nhẫn, đến nỗi khi ông bị thả mang nhiều dị tật. Sau hơn 20 năm phục vụ Chúa, ông bị bệnh nặng, người ta đưa ông xuống thuyền trở về, với hy vọng sẽ phục hồi sức khỏe, thế nhưng ông đã trút hơi thở trên chiếc thuyền ấy ! ! !.
* Cảm nghiệm Sống: Thật là một gương sáng đáng kính phục về sự hy sinh cao cả sứ mạng Tín hữu của ông Judson vì Tin Mừng như Lời Chúa quả quyết: Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. (Mt 10, 39). Điều gì đã thúc đẩy Judson chịu mọi gian khổ và nhục nhã như thế? Chỉ có nhờ ăn Bánh Sự Sống là Lời Chân Lý và Bánh Thánh Thể là chính Chúa Giêsu mới đem lại cho ta sức sống mãnh liệt. Hàng ngày bạn nhai, nuốt Lời Ban Sự Sống và Mình Máu Thánh Chúa trong trong Thánh Lễ, bạn đã sống như thế nào? Như Chúa Giêsu đã khát khao: “…tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy.” (Ga 6, 57) Bạn có là tấm bánh bẻ ra cho anh em chung quanh mình không? Tôi có sẵn sàng chịu mất mạng sống mình vì Tin Mừng và các linh hồn không?
Chúa Giêsu cam kết: Chính tôi là bánh Trường Sinh, ai đến với tôi không hề phải đói, ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ. (Ga 6, 35)
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
THỊT TÔI THẬT LÀ CỦA ĂN
* Tôi nhai và nuốt Lời Chúa: “Ai ăn thịt và uống máu tôi thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. (Ga 6, 56)
Truyện kể: Phật giáo là Quốc giáo của người miến điện (Miama), ở đây chùa nhiều vô kể. Ngôi chùa danh tiếng nhất là Chùa Shwe Dagon ở Ngưỡng Quảng, được dát vàng trị giá cả triệu mỹ kim.
Giữa một xứ sở Phật giáo như vậy, không ai nghĩ rằng Tin Mừng có thể có thể đem tới đây được. Thế rồi một việc lạ lùng xảy ra, Tín hữu Kitô Judson đã tự nguyện đến Ấn độ truyền giáo. Ông là người Mỹ nên bị Đông Ấn trục xuất không cho truyền giáo ở đó, ông xuống thuyền qua Miến Điện năm 1814, Judson đã đến Rangoo. Khi đặt chân đến đây, cả dân chúng, vua và triều thần chống đối kịch liệt. Chống đối nơi này, ông đi qua nơi khác rao giảng Tin Mừng. Kết quả có khoảng 12 ngàn Phật tử tiếp nhận Chúa Cứu Thế Giêsu.
Khi chiến tranh bùng nổ, ông bị tình nghi là thám tử bị tống giam vào ngục 21 tháng, và bị tra tấn tàn nhẫn, đến nỗi khi ông bị thả mang nhiều dị tật. Sau hơn 20 năm phục vụ Chúa, ông bị bệnh nặng, người ta đưa ông xuống thuyền trở về, với hy vọng sẽ phục hồi sức khỏe, thế nhưng ông đã trút hơi thở trên chiếc thuyền ấy ! ! !.
* Cảm nghiệm Sống: Thật là một gương sáng đáng kính phục về sự hy sinh cao cả sứ mạng Tín hữu của ông Judson vì Tin Mừng như Lời Chúa quả quyết: Ai giữ lấy mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình vì Thầy, thì sẽ tìm thấy được. (Mt 10, 39). Điều gì đã thúc đẩy Judson chịu mọi gian khổ và nhục nhã như thế? Chỉ có nhờ ăn Bánh Sự Sống là Lời Chân Lý và Bánh Thánh Thể là chính Chúa Giêsu mới đem lại cho ta sức sống mãnh liệt. Hàng ngày bạn nhai, nuốt Lời Ban Sự Sống và Mình Máu Thánh Chúa trong trong Thánh Lễ, bạn đã sống như thế nào? Như Chúa Giêsu đã khát khao: “…tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy.” (Ga 6, 57) Bạn có là tấm bánh bẻ ra cho anh em chung quanh mình không? Tôi có sẵn sàng chịu mất mạng sống mình vì Tin Mừng và các linh hồn không?
Chúa Giêsu cam kết: Chính tôi là bánh Trường Sinh, ai đến với tôi không hề phải đói, ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ. (Ga 6, 35)
Phó tế: GB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
Tấn thảm kịch của sự chọn lựa
Lm. Ignatiô Hồ Thông
18:43 18/08/2009
CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật nầy có thể được tóm gọn ở nơi những từ ngữ nầy: “Tấn thảm kịch của sự chọn lựa”. Có những chọn lựa mang tính quyết định đối với cá nhân hay dân tộc.
Sách Gio-suê tiếp liền ngay sau bộ Ngũ Thư; sách kể việc dân Thiên Chúa định cư ở Đất Hứa (thế kỷ thứ mười ba trước Công Nguyên), những diễn biến của cuộc chinh phục, đoạn việc phân chia lãnh thổ giữa mười hai chi tộc Ít-ra-en.
Ông Gio-suê, kế nghiệp ông Mô-sê, lãnh đạo dân Do thái; ông là vị anh hùng chính của sách mang tên ông. Vào lúc cuối đời, noi gương ông Mô-sê, ông Gio-suê muốn căn dặn dân Do thái lần cuối, vì thế, ông quyết định triệu tập toàn thể các chi tộc ở Si-khem.
Địa điểm mà ông chọn lựa ở trung tâm Đất Hứa, về phương diện địa lý rất thuận tiện (miền nầy sau nầy được gọi là miền Sa-ma-ri); nhưng ngoài ra, miền nầy chất chứa biết bao kỷ niệm tôn giáo rất ý nghĩa: Si-khem là nơi tổ phụ Áp-ra-ham lưu trú đầu tiên khi đặt chân lên đất Ca-na-an và là nơi vị tổ phụ dựng bàn thờ đầu tiên kính Chúa. Đó cũng là nơi mà tổ phụ Gia-cóp đã tậu một thuở đất và đã chôn dưới gốc cây những thần linh ngoại giáo mà thân nhân của ông còn đem theo với mình, dấu chỉ từ bỏ đa thần giáo của họ trước đó, cử chỉ nầy báo hiệu đặc biệt độc thần giáo. Ông Gio-suê đòi hỏi một sự từ bỏ tương tự ở nơi con cái Ít-ra-en.
1. Tấn thảm kịch của sự chọn lựa:
Đoạn văn hôm nay được trích từ bài diễn từ của ông Gio-suê. Khung cảnh là phụng vụ: ông Gio-suê và tất cả các lãnh tụ dân Ít-ra-en “ra trình diện trước nhan Thiên Chúa”. Đây là biểu thức quen thuộc chỉ ra rằng có một đền thánh ở Si-khem (chắc chắn đền thánh chứa đựng hòm giao ước).
Ông Gio-suê đặt các chi tộc trước một sự chọn lựa cơ bản: phụng thờ đa thần giáo của dân ngoại hay phụng thờ Đức Chúa. Sự quyến rủ của đa thần giáo có thể bắt nguồn từ các vị thần linh mà các tổ tiên của họ đã thờ phượng, hay từ sự thờ thượng của dân Ê-mô-ri nơi họ định cư. Dân Chúa chọn phải chọn lựa. Ông Gio-suê đòi hỏi họ long trọng làm mới lại giao ước. Lập luận cốt yếu mà ông đề xuất là sự trung tín của Đức Chúa, chính Ngài đã hướng dẫn dân Do thái đến tận Đất Hứa nầy bất chấp mọi trở ngại và đã thực hiện lời hứa của Ngài. Dân Ít-ra-en phải đáp trả sự trung tín của Thiên Chúa bằng cách cam kết phụng thờ Ngài “vì Đức Chúa là Thiên Chúa chúng tôi”.
2. Giao ước ở Si-khem:
Trên bình diện lịch sử, một cuộc triệu tập như vậy rất có thể cho thấy là cần thiết để cấu trúc lại sự duy nhất của dân Chúa chọn, vì dân Do thái vào Đất Hứa, đất mà các tổ phụ đã sống và gặp lại những hậu duệ đã không rời quê hương sang Ai-cập cùng với các con của tổ phụ Gia-cóp. Cốt là sáp nhập các thị tộc khác nhau nầy vào lòng các chi tộc Xuất Hành. Cuối cùng sự hiệp nhất thì cần thiết trước khi phân tán khắp sứ sở Ca-na-an. Chỉ cùng một lời tuyên xưng đức tin mới có thể gắn bó những yếu tố rời rạc của dân Thiên Chúa.
Nhưng về phương diện lịch sử, giao ước Si-khem chắc chắn sao chép phụng vụ, được cử hành theo chu kỳ để công bố sự canh tân Giao Ước. Sách Đệ Nhị Luật xem ra làm chứng điều nầy, một bài thuyết giáo về Giao Ước theo sát sơ đồ của bài diễn từ ông Gio-suê; hay đúng là trong sách Đệ Nhị Luật, ông Mô-sê căn dặn hằng năm dân Ít-ra-en phải tưởng niệm lời cam kết của mình đối với Đức Chúa.
Một ngàn năm sau, việc tưởng niệm như vậy cấu thành yếu tố cốt yếu của “lễ Ngũ Tuần”; hằng năm người ta làm mới lại giao ước Xi-nai (thật lạ kỳ, bài diễn từ của ông Gio-suê không được kể đến).
Cuối cùng chúng ta ghi nhận rằng chính trong suốt cuộc triệu tập vĩ đại ở Si-khem, vào năm 931 trước Công Nguyên sự duy nhất của dân Chúa chọn bị thách đố: mười chi tộc thiết lập vương quốc phương Bắc, còn hai chi tộc thiết lập vương quốc phương Nam, hay vương quốc Giu-đa, thủ đô là Giê-ru-sa-lem. Sự phân ly đau đớn hình thành nên phản đề với hành động hiệp nhất của ông Gio-suê.
BÀI ĐỌC II (Ep 5: 21-32)
Chúng ta tiếp tục đọc phần thứ hai thư thánh Phao-lô gởi các tín hữu Ê-phê-sô, phần luân lý và khuyên bảo.
Sau khi đã nói về đời sống mới của người Ki tô hữu, được phép Rửa khai mạc, thánh nhân đưa ra vài lời căn dặn liên quan đến đời sống gia đình: thánh nhân liên tục gợi lên những mối liên hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, chủ và tớ.
Mối liên hệ giữa chồng và vợ mà đoạn văn chúng ta bàn đến hôm nay.
Chúng ta cần thiết phải nhận ra hai khía cạnh khác nhau trong bản văn nầy: một khía cạnh đã lỗi thời, sự phát triễn của những phong tục tập quán đã khiến cho những lời đề nghị của thánh nhân không còn thích hợp nữa; một khía cạnh khác, luôn luôn có giá trị và luôn luôn hiện thực: sự hiệp nhất của Đức Ki tô với Giáo Hội của Ngài được sánh ví với sự hiệp nhất của chồng với vợ Ki tô giáo.
1. Khía cạnh lỗi thời:
Bản văn của thánh Phao-lô không còn đáp ứng tâm thức hiện nay của chúng ta. Quả thật, trong bối cảnh tôn giáo, văn hóa và xã hội của thánh nhân, cần phải điều chỉnh lại lời khuyên “vợ phải tùng phục chồng” trong thế giới “bình đẳng nam nữ” hôm nay. Mặc dầu viết từ Rô-ma, thánh nhân vẫn đứng trong truyền thống Do thái khi nghĩ đến trước tiên bổn phận của người vợ Do thái. Chúng ta cũng phải khảo sát hậu cảnh tôn giáo của lời đề nghị nầy: Giáo Hội tùng phục Đức Ki tô, chấp nhận Tin Mừng của Ngài và tuân giữ các huấn lệnh của Ngài như thế nào thì người vợ phải phục tùng chồng như vậy. Cuối cùng chúng ta nên nhắc lại rằng, về phương diện pháp lý, việc vợ tùng phục chồng, thậm chí ở Đông Phương, ngay cả ở Việt Nam: “xuất giá tòng phu” của chúng ta, từ lâu đã bị hủy bỏ rồi.
Còn đối với lời khuyên: “còn người chồng phải yêu vợ mình như yêu chính thân thể mình” không phải là không xúc phạm đến người phụ nữ sao? Phải nói thực, linh đạo hôn nhân, sau một lịch sử lâu dài đã vượt qua những cách nói như vậy. Tình nghĩa vợ chồng được sống theo Ki tô giáo là lời mời gọi thường hằng ra khỏi cái tôi của mình, yêu người bạn đời như chính người ấy, quên đi bản thân mình. Thánh Phao-lô đã không tiên cảm điều đó khi nói rằng người chồng phải bắt chước Đức Ki tô, Ngài đã “yêu thương và hiến thân mình vì Hội Thánh” đó sao?
Vì thế, trước tiên phải vượt qua những cách nói nầy và những mâu thuẩn bên ngoài, mà cố gắng thấu hiểu tư tưởng của thánh nhân chủ yếu thuộc loại suy.
2. Truyền thống kinh thánh:
Thánh Phao-lô áp dụng cho Đức Ki tô và Hội Thánh Ngài ngôn ngữ của các ngôn sứ, họ diễn tả tình yêu của Đức Chúa đối với dân Ít-ra-en, dân Ngài, bằng những từ ngữ hôn nhân. Hình ảnh lên đến tận ngôn sứ Hô-sê (thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên), vị ngôn sứ nầy đã trình bày hình ảnh nầy một cách thống thiết; hình ảnh nầy trở thành kinh điển; chúng ta gặp lại hình ảnh nầy nhất là tại ngôn sứ Giê-rê-mi-a, ngôn sứ Ê-dê-ki-en, I-sai-a đệ nhị, hình ảnh xuất hiện một lần nữa, được thiêng liêng hóa, trong sách Khôn Ngoan (thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên). Chính trong trào lưu nầy mà viễn cảnh của thánh Phao-lô được định vị.
Việc so sánh tình nghĩa vợ chồng phàm nhân với tình nghĩa thần linh thì tuyệt vời, dù rằng không phải mọi yếu tố đều thích đáng. Quả thật, sự so sánh vẫn kiếm khuyết ở nơi mức độ người chồng được đồng hóa với Đức Ki tô, được tô điểm bằng sự hoàn thiện, cao cả, uy quyền; trái lại, người vợ xem ra bị lệ thuộc, nhiều kiếm khuyết, cần được tinh tuyền và thánh thiện “để ra mắt Người”.
Cũng vậy, trong Cựu Ước, Đức Chúa là vị hôn phu rất mực thủy chung, không bao giờ quên những lời thề hứa của mình; trong khi vị hôn thê, dân Do thái, thường bội thề, phản bội Thiên Chúa của mình, vi phạm các huấn lệnh của Ngài, chạy theo các ngẫu tượng.
3. Tôn giáo tình yêu:
Nhưng vì so sánh như vậy, tình yêu của vị hôn phu kèm theo những đòi hỏi đặc thù; vị hôn phu đòi buộc phải yêu thương vị hôn thê của mình “cũng như Đức Ki tô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh”.
Lời mời gọi chan chứa tình nghĩa chồng vợ nầy tạo nên một dấu nhấn mới làm xôn xao ở giữa lòng xã hội ở đó chỉ người chồng mới có quyền rẩy vợ và ở đó chỉ người phụ nữ ngoại tình bị trừng phạt (dù rằng tội đồng lõa cũng bị trừng trị [Lv 20: 10; Đnl 22: 22], tuy nhiên chúng ta ghi nhận rằng việc người chồng ngoại tình hiếm khi bị kết án).
Trong mức độ rộng lớn, đây cũng là sự mới mẽ giới thiệu những bổn phận hổ tương giữa “kẻ mạnh” và “người yếu”. Kẻ mạnh phải có bổn phận đối với người yếu: đó cũng là bổn phận của cha mẹ đối với con cái, chủ đối với tôi tớ.
Chính ở nơi sự biến đổi sâu xa của tâm thức nầy mà thánh nhân mời gọi khi đề nghị bắt chước Đức Ki tô như mẫu gương tuyệt vời nhất.
4. Hội Thánh là hôn thê và thân thể của Đức Ki tô.
Đoạn trích thư gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô nầy, vốn phát triển một trực giác đã xuất hiện kể từ thư thứ hai gởi các tín hữu Cô-rin-tô (2Cr 11: 2), đây là cách diễn tả đạo lý rõ ràng nhất của thánh Phao-lô về Hội Thánh là “thân thể của Đức Ki tô”.
Đức Ki tô đã thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh, tức các chi thể, “bằng nước và lời hằng
sống”, theo nguyên ngữ của bản văn Hy lạp “bằng việc tắm rửa kèm theo lời”. Thánh Phao-lô sử dụng từ “tắm rửa” vì phép Thánh Tẩy được thực hiện bởi việc nhận chìm vào bể nước, nhưng cũng ám chỉ đến nghi thức tắm rửa của vị hôn thê theo tập tục Do thái cũng như Hy lạp. Còn việc kể ra “kèm theo lời” rõ ràng là biểu thức phép Thánh Tẩy. Dù xác định thoáng qua nhưng thật quý báu biết bao.
Có thể cũng có một sự quy chiếu đến phép Thánh Thể, khi thánh nhân gợi lên “người chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, không ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi dưỡng và săn sóc thân xác mình”; đó là điều Đức Giê-su làm đối với Hội Thánh của Ngài.
5. Chiều kích cao cả của hôn nhân:
Sự kết hợp của Đức Giê-su với Hội Thánh vừa là sự nâng đỡ vừa là dấu chỉ hiệp nhất của đôi vợ chồng trần thế, đó là ý muốn của Đấng Tạo Hóa, vì “cả hai sẽ trở thành một xương một thịt”, như cách diễn tả của sách Sáng Thế mà thánh nhân nhắc lại.
Như vậy, sự hiệp nhất chồng vợ được tháp nhập vào trong một thực tại thánh, thực tại nầy siêu thăng đời sống hôn nhân. Mầu nhiệm thật là cao cả vì hình ảnh hôn ước giữa Đức Giê-su và Hội Thánh nâng đỡ sự cao cả của tình yêu hôn nhân.
TIN MỪNG (Ga 6: 60-69)
Đây là một trong những trang Tin Mừng thống thiết nhất.
Đức Giê-su đã hoàn tất diễn từ của Ngài về bánh ban sự sống; Ngài đã loan báo quà tặng thịt và máu của Ngài bằng những từ ngữ hiện thực nhất. Như vậy Ngài đặt để các môn đệ của Ngài trước một sự lựa chọn: hoặc tin vào điều không thể nào tin được và tin tưởng vào Ngài, hay nghi ngờ Ngài và từ bỏ Ngài vì “lời nầy chướng tai quá! Ai mà nghe nổi”. Đức Giê-su đã không một chút đắn đo, dám liều vì sự thật.
1. Nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa:
Các môn đệ, tức là một nhóm đông hơn nhiều Nhóm Mười Hai, đã hiểu lời của Đức Giê-su theo nghĩa thuần túy vật chất: “lời nầy chướng tai quá! Ai mà nghe nổi”. Đức Giê-su thử làm cho họ hiểu rằng để có thể hiểu những lời của Ngài, có một cách giải thích khác với cách giải thích của họ, không quá duy vật và “xác thể”, nhưng một cách “thần thiêng”.
“Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư?”. Từ “chướng” theo nghĩa đầu tiên, có nghĩa sự trở ngại mà người ta vấp phải, như hòn đá trên đường.
“Thế khi anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?” Ngài muốn hướng tâm trí của họ về tương lai và ở bên kia cuộc tử nạn của Ngài, khi Ngài trở về nơi từ đó Ngài đến. Lúc đó ý nghĩa của những lời Ngài hiện ra một cách sáng tỏ.
“Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”. Lời của Đức Giê-su là thần khí và là sự sống, nghĩa là lời Đức Giê-su là Thần Khí làm cho sống, vì chỉ có Thần Khí mới làm cho người tín hữu thấu hiểu được những lời Đức Giê-su nói, những phép lạ Người làm (3: 6) và những thực tại thiêng liêng Người đã biểu lộ qua bản thân của Người (Ga 15: 26a). Trái lại “xác thịt”, tức phàm nhân, chỉ vuông tròn trong ánh sáng của riêng mình, không thể hiểu mầu nhiệm ân ban mà Đức Giê-su hứa. Thật mà nói, lập ngôn như vậy, cộng đoàn Ki tô hữu trung thành với bàn tiệc Thánh Thể dể hiểu hơn các môn đệ chán chường nầy.
2. Nỗi buồn của Đức Giê-su:
“Nhưng trong anh em có những kẻ không tin. Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người”. Tư tưởng của ông Giu-đa được nối kết rồi với tư tưởng của Tiệc Ly, điều nầy hé cho thấy rằng ông Giu-đa đã vấp ngã trên mầu nhiệm Thánh Thể và đã bắt đầu nghi ngờ Thầy mình khởi đi từ giáo huấn của Ngài về bánh ban sự sống.
“Từ đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa”. Trước việc các môn đệ rút lui không theo Ngài nữa và trước viễn cảnh về một sự phản bội, Đức Giê-su đặt một câu hỏi đượm buồn cho Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ thầy đi sao?”.
Nhan danh các môn đệ, thánh Phê-rô tuyên xưng đức tin của mình: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại đời sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
Thánh Phê-rô đặt đức tin trước tiên, rồi mới đến sự hiểu biết. Đức tin, được sinh ra trong ánh sáng của ơn gọi, mở đường đến những ánh sáng còn lớn lao hơn.
Mặc khải phép Thánh Thể đã đặt ra một sự chọn lựa bi thảm. Mặc khải nầy vẫn và sẽ vẫn “mầu nhiệm đức tin” đối với các tín hữu của mọi thời đại.
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật nầy có thể được tóm gọn ở nơi những từ ngữ nầy: “Tấn thảm kịch của sự chọn lựa”. Có những chọn lựa mang tính quyết định đối với cá nhân hay dân tộc.
- Gs 24: 1-2a, 15-17, 18b: Bài Đọc I nhắc lại sự chọn lựa mà ông Gio-suê đề nghị cho dân Ít-ra-en định cư ở đất dân ngoại: chọn phụng thờ ngẫu tượng hay phụng thờ Đức Chúa, Đấng đã bảo vệ họ và dẫn đưa họ đến tận miền Đất Hứa.
- Ga 6: 60-69: Tin Mừng trình bày một chọn lựa khác: tin vào Đức Giê-su và lời hứa ban thịt và máu của Ngài, hay từ chối tin tưởng Ngài và không chấp nhận mầu nhiệm. Đây là thời điểm của lòng trung tín hay khước từ.
- Ep 5: 21-32: Trong đoạn trích thư gởi các tín hữu Ê-phê-sô hôm nay, Thánh Phao-lô thiết lập tình yêu giữa chồng và vợ Ki tô hữu với sự kết hiệp của Đức Giê-su với Hội Thánh của Ngài.
Sách Gio-suê tiếp liền ngay sau bộ Ngũ Thư; sách kể việc dân Thiên Chúa định cư ở Đất Hứa (thế kỷ thứ mười ba trước Công Nguyên), những diễn biến của cuộc chinh phục, đoạn việc phân chia lãnh thổ giữa mười hai chi tộc Ít-ra-en.
Ông Gio-suê, kế nghiệp ông Mô-sê, lãnh đạo dân Do thái; ông là vị anh hùng chính của sách mang tên ông. Vào lúc cuối đời, noi gương ông Mô-sê, ông Gio-suê muốn căn dặn dân Do thái lần cuối, vì thế, ông quyết định triệu tập toàn thể các chi tộc ở Si-khem.
Địa điểm mà ông chọn lựa ở trung tâm Đất Hứa, về phương diện địa lý rất thuận tiện (miền nầy sau nầy được gọi là miền Sa-ma-ri); nhưng ngoài ra, miền nầy chất chứa biết bao kỷ niệm tôn giáo rất ý nghĩa: Si-khem là nơi tổ phụ Áp-ra-ham lưu trú đầu tiên khi đặt chân lên đất Ca-na-an và là nơi vị tổ phụ dựng bàn thờ đầu tiên kính Chúa. Đó cũng là nơi mà tổ phụ Gia-cóp đã tậu một thuở đất và đã chôn dưới gốc cây những thần linh ngoại giáo mà thân nhân của ông còn đem theo với mình, dấu chỉ từ bỏ đa thần giáo của họ trước đó, cử chỉ nầy báo hiệu đặc biệt độc thần giáo. Ông Gio-suê đòi hỏi một sự từ bỏ tương tự ở nơi con cái Ít-ra-en.
1. Tấn thảm kịch của sự chọn lựa:
Đoạn văn hôm nay được trích từ bài diễn từ của ông Gio-suê. Khung cảnh là phụng vụ: ông Gio-suê và tất cả các lãnh tụ dân Ít-ra-en “ra trình diện trước nhan Thiên Chúa”. Đây là biểu thức quen thuộc chỉ ra rằng có một đền thánh ở Si-khem (chắc chắn đền thánh chứa đựng hòm giao ước).
Ông Gio-suê đặt các chi tộc trước một sự chọn lựa cơ bản: phụng thờ đa thần giáo của dân ngoại hay phụng thờ Đức Chúa. Sự quyến rủ của đa thần giáo có thể bắt nguồn từ các vị thần linh mà các tổ tiên của họ đã thờ phượng, hay từ sự thờ thượng của dân Ê-mô-ri nơi họ định cư. Dân Chúa chọn phải chọn lựa. Ông Gio-suê đòi hỏi họ long trọng làm mới lại giao ước. Lập luận cốt yếu mà ông đề xuất là sự trung tín của Đức Chúa, chính Ngài đã hướng dẫn dân Do thái đến tận Đất Hứa nầy bất chấp mọi trở ngại và đã thực hiện lời hứa của Ngài. Dân Ít-ra-en phải đáp trả sự trung tín của Thiên Chúa bằng cách cam kết phụng thờ Ngài “vì Đức Chúa là Thiên Chúa chúng tôi”.
2. Giao ước ở Si-khem:
Trên bình diện lịch sử, một cuộc triệu tập như vậy rất có thể cho thấy là cần thiết để cấu trúc lại sự duy nhất của dân Chúa chọn, vì dân Do thái vào Đất Hứa, đất mà các tổ phụ đã sống và gặp lại những hậu duệ đã không rời quê hương sang Ai-cập cùng với các con của tổ phụ Gia-cóp. Cốt là sáp nhập các thị tộc khác nhau nầy vào lòng các chi tộc Xuất Hành. Cuối cùng sự hiệp nhất thì cần thiết trước khi phân tán khắp sứ sở Ca-na-an. Chỉ cùng một lời tuyên xưng đức tin mới có thể gắn bó những yếu tố rời rạc của dân Thiên Chúa.
Nhưng về phương diện lịch sử, giao ước Si-khem chắc chắn sao chép phụng vụ, được cử hành theo chu kỳ để công bố sự canh tân Giao Ước. Sách Đệ Nhị Luật xem ra làm chứng điều nầy, một bài thuyết giáo về Giao Ước theo sát sơ đồ của bài diễn từ ông Gio-suê; hay đúng là trong sách Đệ Nhị Luật, ông Mô-sê căn dặn hằng năm dân Ít-ra-en phải tưởng niệm lời cam kết của mình đối với Đức Chúa.
Một ngàn năm sau, việc tưởng niệm như vậy cấu thành yếu tố cốt yếu của “lễ Ngũ Tuần”; hằng năm người ta làm mới lại giao ước Xi-nai (thật lạ kỳ, bài diễn từ của ông Gio-suê không được kể đến).
Cuối cùng chúng ta ghi nhận rằng chính trong suốt cuộc triệu tập vĩ đại ở Si-khem, vào năm 931 trước Công Nguyên sự duy nhất của dân Chúa chọn bị thách đố: mười chi tộc thiết lập vương quốc phương Bắc, còn hai chi tộc thiết lập vương quốc phương Nam, hay vương quốc Giu-đa, thủ đô là Giê-ru-sa-lem. Sự phân ly đau đớn hình thành nên phản đề với hành động hiệp nhất của ông Gio-suê.
BÀI ĐỌC II (Ep 5: 21-32)
Chúng ta tiếp tục đọc phần thứ hai thư thánh Phao-lô gởi các tín hữu Ê-phê-sô, phần luân lý và khuyên bảo.
Sau khi đã nói về đời sống mới của người Ki tô hữu, được phép Rửa khai mạc, thánh nhân đưa ra vài lời căn dặn liên quan đến đời sống gia đình: thánh nhân liên tục gợi lên những mối liên hệ giữa chồng và vợ, cha mẹ và con cái, chủ và tớ.
Mối liên hệ giữa chồng và vợ mà đoạn văn chúng ta bàn đến hôm nay.
Chúng ta cần thiết phải nhận ra hai khía cạnh khác nhau trong bản văn nầy: một khía cạnh đã lỗi thời, sự phát triễn của những phong tục tập quán đã khiến cho những lời đề nghị của thánh nhân không còn thích hợp nữa; một khía cạnh khác, luôn luôn có giá trị và luôn luôn hiện thực: sự hiệp nhất của Đức Ki tô với Giáo Hội của Ngài được sánh ví với sự hiệp nhất của chồng với vợ Ki tô giáo.
1. Khía cạnh lỗi thời:
Bản văn của thánh Phao-lô không còn đáp ứng tâm thức hiện nay của chúng ta. Quả thật, trong bối cảnh tôn giáo, văn hóa và xã hội của thánh nhân, cần phải điều chỉnh lại lời khuyên “vợ phải tùng phục chồng” trong thế giới “bình đẳng nam nữ” hôm nay. Mặc dầu viết từ Rô-ma, thánh nhân vẫn đứng trong truyền thống Do thái khi nghĩ đến trước tiên bổn phận của người vợ Do thái. Chúng ta cũng phải khảo sát hậu cảnh tôn giáo của lời đề nghị nầy: Giáo Hội tùng phục Đức Ki tô, chấp nhận Tin Mừng của Ngài và tuân giữ các huấn lệnh của Ngài như thế nào thì người vợ phải phục tùng chồng như vậy. Cuối cùng chúng ta nên nhắc lại rằng, về phương diện pháp lý, việc vợ tùng phục chồng, thậm chí ở Đông Phương, ngay cả ở Việt Nam: “xuất giá tòng phu” của chúng ta, từ lâu đã bị hủy bỏ rồi.
Còn đối với lời khuyên: “còn người chồng phải yêu vợ mình như yêu chính thân thể mình” không phải là không xúc phạm đến người phụ nữ sao? Phải nói thực, linh đạo hôn nhân, sau một lịch sử lâu dài đã vượt qua những cách nói như vậy. Tình nghĩa vợ chồng được sống theo Ki tô giáo là lời mời gọi thường hằng ra khỏi cái tôi của mình, yêu người bạn đời như chính người ấy, quên đi bản thân mình. Thánh Phao-lô đã không tiên cảm điều đó khi nói rằng người chồng phải bắt chước Đức Ki tô, Ngài đã “yêu thương và hiến thân mình vì Hội Thánh” đó sao?
Vì thế, trước tiên phải vượt qua những cách nói nầy và những mâu thuẩn bên ngoài, mà cố gắng thấu hiểu tư tưởng của thánh nhân chủ yếu thuộc loại suy.
2. Truyền thống kinh thánh:
Thánh Phao-lô áp dụng cho Đức Ki tô và Hội Thánh Ngài ngôn ngữ của các ngôn sứ, họ diễn tả tình yêu của Đức Chúa đối với dân Ít-ra-en, dân Ngài, bằng những từ ngữ hôn nhân. Hình ảnh lên đến tận ngôn sứ Hô-sê (thế kỷ thứ tám trước Công Nguyên), vị ngôn sứ nầy đã trình bày hình ảnh nầy một cách thống thiết; hình ảnh nầy trở thành kinh điển; chúng ta gặp lại hình ảnh nầy nhất là tại ngôn sứ Giê-rê-mi-a, ngôn sứ Ê-dê-ki-en, I-sai-a đệ nhị, hình ảnh xuất hiện một lần nữa, được thiêng liêng hóa, trong sách Khôn Ngoan (thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên). Chính trong trào lưu nầy mà viễn cảnh của thánh Phao-lô được định vị.
Việc so sánh tình nghĩa vợ chồng phàm nhân với tình nghĩa thần linh thì tuyệt vời, dù rằng không phải mọi yếu tố đều thích đáng. Quả thật, sự so sánh vẫn kiếm khuyết ở nơi mức độ người chồng được đồng hóa với Đức Ki tô, được tô điểm bằng sự hoàn thiện, cao cả, uy quyền; trái lại, người vợ xem ra bị lệ thuộc, nhiều kiếm khuyết, cần được tinh tuyền và thánh thiện “để ra mắt Người”.
Cũng vậy, trong Cựu Ước, Đức Chúa là vị hôn phu rất mực thủy chung, không bao giờ quên những lời thề hứa của mình; trong khi vị hôn thê, dân Do thái, thường bội thề, phản bội Thiên Chúa của mình, vi phạm các huấn lệnh của Ngài, chạy theo các ngẫu tượng.
3. Tôn giáo tình yêu:
Nhưng vì so sánh như vậy, tình yêu của vị hôn phu kèm theo những đòi hỏi đặc thù; vị hôn phu đòi buộc phải yêu thương vị hôn thê của mình “cũng như Đức Ki tô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh”.
Lời mời gọi chan chứa tình nghĩa chồng vợ nầy tạo nên một dấu nhấn mới làm xôn xao ở giữa lòng xã hội ở đó chỉ người chồng mới có quyền rẩy vợ và ở đó chỉ người phụ nữ ngoại tình bị trừng phạt (dù rằng tội đồng lõa cũng bị trừng trị [Lv 20: 10; Đnl 22: 22], tuy nhiên chúng ta ghi nhận rằng việc người chồng ngoại tình hiếm khi bị kết án).
Trong mức độ rộng lớn, đây cũng là sự mới mẽ giới thiệu những bổn phận hổ tương giữa “kẻ mạnh” và “người yếu”. Kẻ mạnh phải có bổn phận đối với người yếu: đó cũng là bổn phận của cha mẹ đối với con cái, chủ đối với tôi tớ.
Chính ở nơi sự biến đổi sâu xa của tâm thức nầy mà thánh nhân mời gọi khi đề nghị bắt chước Đức Ki tô như mẫu gương tuyệt vời nhất.
4. Hội Thánh là hôn thê và thân thể của Đức Ki tô.
Đoạn trích thư gởi cho các tín hữu Ê-phê-sô nầy, vốn phát triển một trực giác đã xuất hiện kể từ thư thứ hai gởi các tín hữu Cô-rin-tô (2Cr 11: 2), đây là cách diễn tả đạo lý rõ ràng nhất của thánh Phao-lô về Hội Thánh là “thân thể của Đức Ki tô”.
Đức Ki tô đã thánh hóa và thanh tẩy Hội Thánh, tức các chi thể, “bằng nước và lời hằng
sống”, theo nguyên ngữ của bản văn Hy lạp “bằng việc tắm rửa kèm theo lời”. Thánh Phao-lô sử dụng từ “tắm rửa” vì phép Thánh Tẩy được thực hiện bởi việc nhận chìm vào bể nước, nhưng cũng ám chỉ đến nghi thức tắm rửa của vị hôn thê theo tập tục Do thái cũng như Hy lạp. Còn việc kể ra “kèm theo lời” rõ ràng là biểu thức phép Thánh Tẩy. Dù xác định thoáng qua nhưng thật quý báu biết bao.
Có thể cũng có một sự quy chiếu đến phép Thánh Thể, khi thánh nhân gợi lên “người chồng phải yêu vợ như yêu chính thân thể mình. Yêu vợ là yêu chính mình. Quả vậy, không ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi dưỡng và săn sóc thân xác mình”; đó là điều Đức Giê-su làm đối với Hội Thánh của Ngài.
5. Chiều kích cao cả của hôn nhân:
Sự kết hợp của Đức Giê-su với Hội Thánh vừa là sự nâng đỡ vừa là dấu chỉ hiệp nhất của đôi vợ chồng trần thế, đó là ý muốn của Đấng Tạo Hóa, vì “cả hai sẽ trở thành một xương một thịt”, như cách diễn tả của sách Sáng Thế mà thánh nhân nhắc lại.
Như vậy, sự hiệp nhất chồng vợ được tháp nhập vào trong một thực tại thánh, thực tại nầy siêu thăng đời sống hôn nhân. Mầu nhiệm thật là cao cả vì hình ảnh hôn ước giữa Đức Giê-su và Hội Thánh nâng đỡ sự cao cả của tình yêu hôn nhân.
TIN MỪNG (Ga 6: 60-69)
Đây là một trong những trang Tin Mừng thống thiết nhất.
Đức Giê-su đã hoàn tất diễn từ của Ngài về bánh ban sự sống; Ngài đã loan báo quà tặng thịt và máu của Ngài bằng những từ ngữ hiện thực nhất. Như vậy Ngài đặt để các môn đệ của Ngài trước một sự lựa chọn: hoặc tin vào điều không thể nào tin được và tin tưởng vào Ngài, hay nghi ngờ Ngài và từ bỏ Ngài vì “lời nầy chướng tai quá! Ai mà nghe nổi”. Đức Giê-su đã không một chút đắn đo, dám liều vì sự thật.
1. Nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa:
Các môn đệ, tức là một nhóm đông hơn nhiều Nhóm Mười Hai, đã hiểu lời của Đức Giê-su theo nghĩa thuần túy vật chất: “lời nầy chướng tai quá! Ai mà nghe nổi”. Đức Giê-su thử làm cho họ hiểu rằng để có thể hiểu những lời của Ngài, có một cách giải thích khác với cách giải thích của họ, không quá duy vật và “xác thể”, nhưng một cách “thần thiêng”.
“Điều đó, anh em lấy làm chướng, không chấp nhận được ư?”. Từ “chướng” theo nghĩa đầu tiên, có nghĩa sự trở ngại mà người ta vấp phải, như hòn đá trên đường.
“Thế khi anh em thấy Con Người lên nơi đã ở trước kia thì sao?” Ngài muốn hướng tâm trí của họ về tương lai và ở bên kia cuộc tử nạn của Ngài, khi Ngài trở về nơi từ đó Ngài đến. Lúc đó ý nghĩa của những lời Ngài hiện ra một cách sáng tỏ.
“Thần Khí mới làm cho sống, chứ xác thịt chẳng có ích gì. Lời Thầy nói với anh em là thần khí và là sự sống”. Lời của Đức Giê-su là thần khí và là sự sống, nghĩa là lời Đức Giê-su là Thần Khí làm cho sống, vì chỉ có Thần Khí mới làm cho người tín hữu thấu hiểu được những lời Đức Giê-su nói, những phép lạ Người làm (3: 6) và những thực tại thiêng liêng Người đã biểu lộ qua bản thân của Người (Ga 15: 26a). Trái lại “xác thịt”, tức phàm nhân, chỉ vuông tròn trong ánh sáng của riêng mình, không thể hiểu mầu nhiệm ân ban mà Đức Giê-su hứa. Thật mà nói, lập ngôn như vậy, cộng đoàn Ki tô hữu trung thành với bàn tiệc Thánh Thể dể hiểu hơn các môn đệ chán chường nầy.
2. Nỗi buồn của Đức Giê-su:
“Nhưng trong anh em có những kẻ không tin. Quả thật, ngay từ đầu, Đức Giê-su đã biết những kẻ nào không tin, và kẻ nào sẽ nộp Người”. Tư tưởng của ông Giu-đa được nối kết rồi với tư tưởng của Tiệc Ly, điều nầy hé cho thấy rằng ông Giu-đa đã vấp ngã trên mầu nhiệm Thánh Thể và đã bắt đầu nghi ngờ Thầy mình khởi đi từ giáo huấn của Ngài về bánh ban sự sống.
“Từ đó, nhiều môn đệ rút lui, không còn theo Người nữa”. Trước việc các môn đệ rút lui không theo Ngài nữa và trước viễn cảnh về một sự phản bội, Đức Giê-su đặt một câu hỏi đượm buồn cho Nhóm Mười Hai: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ thầy đi sao?”.
Nhan danh các môn đệ, thánh Phê-rô tuyên xưng đức tin của mình: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại đời sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa”.
Thánh Phê-rô đặt đức tin trước tiên, rồi mới đến sự hiểu biết. Đức tin, được sinh ra trong ánh sáng của ơn gọi, mở đường đến những ánh sáng còn lớn lao hơn.
Mặc khải phép Thánh Thể đã đặt ra một sự chọn lựa bi thảm. Mặc khải nầy vẫn và sẽ vẫn “mầu nhiệm đức tin” đối với các tín hữu của mọi thời đại.
Bỏ đi hoặc ở lại
Lm PX Vũ Phan Long, ofm
18:46 18/08/2009
Chúa Nhật XXI Thường Niên - B (Gioan 6,54a.60-69)
1.- Ngữ cảnh
Với bản văn hôm nay, độc giả đi tới đỉnh cao của Bài Diễn từ về Bánh trường sinh, đỉnh cao của cuộc “khủng hoảng” báo trước cuộc Thương khó của Đức Giêsu: các thính giả phản ứng lại các lời của Đức Giêsu; họ bị đặt trước một chọn lựa là tin hoặc không tin vào Người.
Thứ lương thực lạ lùng và Bài Diễn từ về Bánh khác các dấu lạ và các diễn từ khác của Đức Giêsu do sự kiện là trong vấn đề này, các môn đệ lấy lập trường. Tại đây Đức Giêsu đã mạc khải các ân ban đặc biệt của Người và các ân ban này chính là thịt máu của Người. Các môn đệ của Người chia rẽ về điểm này: bỏ đi vì không thể chấp nhận các lời Đức Giêsu nói, hoặc ở lại với Người, vì tin rằng chỉ Người mới có “những lời đem lại sự sống đời đời”.
2.- Bố cục
Bản văn Phụng vụ có thể chia thành ba đơn vị:
1) Một câu tóm nội dung bài giảng về Bánh hằng sống (6,54a);
2) Những môn đệ bỏ đi (6,60-66);
3) Nhóm Mười Hai ở lại (6,67-69).
3.- Vài điểm chú giải
- Ai ăn (54 và 57): Động từ “ăn” ở đây là trôgein (bản văn tiếng Anh dịch là feed) chứ không phải là esthiein như ở trên, để diễn tả một hành động rất cụ thể: “nhai bằng răng”. Động từ này nêu bật tính hiện thực của Bí Tích Thánh Thể.
- Nghe rồi, […]: "Ai mà nghe nổi? (60): Động từ “nghe” (akouein) được dùng hai lần với nghĩa khác nhau: lần đầu, từ này có nghĩa là “nghe” mà không có sắc thái một sự chấp thuận; lần sau, có nghĩa là “nghe” với sự chấp thuận.
- nhiều môn đệ của Người (60): Bản văn không nói là các “môn đệ” này có hàm chứa cả Nhóm Mười Hai hay không. Tuy nhiên, vì Phêrô đã lấy lập trường mà nói nhân danh Nhóm Mười Hai, rất có thể Nhóm Mười Hai không được kể vào số các “môn đệ” càm ràm, xầm xì này (có lẽ ngoại trừ Giuđa, vì Đức Giêsu gọi ông là “quỷ”, x. c. 70).
- lên nơi đã ở trước kia (62): tức lên với Chúa Cha (x. Ga 17,5).
- Lời Thầy nói với anh em (63): dịch cho nổi bật các sắc thái là: “Những lời mà Thầy đây, Thầy đã nói với anh em”. Chủ từ egô được viết ra trong bản văn để tạo sự cường điệu.
- là Thần Khí và là sự sống (63): Đây là một “phép thế đôi” (hendiadys), nên cần dịch diễn ra là “lời Thầy nói với anh em là Thần Khí ban sự sống”.
- Nhóm Mười Hai (67): Ga 6,67-71 là nơi duy nhất trong TM IV mà tác giả minh nhiên nói đến Nhóm Mười Hai (ngoại trừ một hoạt cảnh khác chỉ được nhắc tới trong TM này, ở Ga 20,24). Hai lần nhắc tới “Nhóm Mười Hai” (hoi dodeka) ở cc. 67 và 71 “đóng khung” phân đoạn ngắn này thành một đơn vị văn chương. Tác giả ghi nhận rằng Nhóm Mười Hai đã được Đức Giêsu chọn (Ga 6,70), dù không cho biết vào dịp nào và trong những hoàn cảnh nào. Do sự trung tín của họ với Đức Giêsu, Nhóm Mười Hai ở vào thế tương phản với những môn đệ đã sa sút. Không giống với các môn đệ đã bỏ đi, Nhóm Mười Hai ở lại với Đức Giêsu. Đối với các ông, các ông không còn chỗ nào khác mà đi. Phêrô đã nói thay anh em: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Một câu tóm nội dung bài giảng về Bánh hằng sống (54a)
Sau các vòng giới thiệu, đây là khẳng định tối hậu Đức Giêsu nêu ra về mầu nhiệm bản thân Người: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (c. 54a). Các động từ được chọn để diễn tả tính hiện thực của ân ban là thịt máu Đức Giêsu đã đạt mục tiêu: các môn đệ sẽ phản ứng.
* Những môn đệ bỏ đi (60-66)
Phần lớn các môn đệ không thể chấp nhận được các lời Đức Giêsu đã nói, đến mức không còn có thể lắng nghe được nữa. Và thật sự các lời của Đức Giêsu không thể chịu nổi, nếu Người chỉ là một người phàm. Các lời Đức Giêsu đã nói quả không thể chấp nhận được, nếu người ta chỉ đón nhận theo cảm xúc và hời hợt, nếu người ta chỉ để ý đến các chi tiết chứ không thấy bối cảnh tổng quát. Đức Giêsu tìm cách cung cấp cho các môn đệ một đểm hỗ trợ hầu có thể hiểu, nhưng Người cũng nói rõ ra lý do đích thực của phản ứng khó chịu của họ: họ thiếu đức tin. Trước hết, Người nhắc các môn đệ nhớ rằng Người không nói như một người thường, nhưng như là Con Người, đã từ Thiên Chúa mà đến và sẽ quay về với Thiên Chúa. Trong bài Diễn từ về Bánh trường sinh, Đức Giêsu đã nhiều lần nêu bật điều này là Người được Thiên Chúa cử đến và có sự sống phát xuất từ Thiên Chúa (x. Ga 6,27.57). Điều kiện tiên quyết để hiểu được các lời của Đức Giêsu, đó là hiểu và nhìn nhận bản thân Người.
Thế rồi Đức Giêsu đi vào một điểm đặc biệt trong Bài Diễn từ. Các môn đệ dường như cảm thấy bị vấp phạm nhất về sự kiện Người ban thịt làm của ăn và máu làm thức uống. Đức Giêsu đảm bảo với họ rằng nếu đi từ “thịt” hiểu là con người phàm trần - kể cả nhân tính của Đức Giêsu - người ta chẳng có gì để mong đợi, vì “thịt” thì hư hoại và tiến về cái chết; đi từ “thịt”, ta không thể chờ đợisự sống bất hoại. Sự sống này chỉ đến từ Thánh Thần, từ quyền lực không bao giờ cạn kiệt ban sự sống của Thiên Chúa (x. Ga 3,6). Nhưng Đức Giêsu cũng nhấn mạnh rằng toàn thể các lời Người là Thần Khí và sự sống. Người không chỉ trình bày một vài suy tư về Thánh Thần và sự sống, về quyền lực không bao giờ cạn kiệt ban sự sống của Thiên Chúa và về sự sống bất hoại, nhưng Thần Khí và sự sống hiện diện trong chính các lời nói của Người và Người cho một chứng minh rõ ràng nhất về điểm này. Kể cả các lời Người nói về thịt và máu Người là Thần Khí và là sự sống, theo nghĩa là các lời ấy nói về Đấng không chỉ là thịt, mà là Ngôi Lời trở thành xác thịt (x. 1,14). Người ta chỉ hiểu Đức Giêsu đúng đắn nếu để ý đến chuyện Người là ai và bản chất các lời Người nói là thế nào. Nhưng người ta lại đáp lại bằng sự thiếu lòng tin, sự từ khước, sự ngờ vực đối với Người và đối với lời Người. Đức tin là một ân ban của Thiên Chúa (x. 6,37-44); nhưng đồng thời vẫn còn nguyên trách nhiệm của những người không tin và xa lìa Đức Giêsu. Nhiều môn đệ lãnh trách nhiệm này khi “rút lui, không còn ở với Người nữa” (c. 66).
* Nhóm Mười Hai ở lại (67-69)
Mẩu đối thoại của Đức Giêsu với nhiều môn đệ đã khởi đầu bằng lời phản đối của họ và bằng cách họ đánh giá các lời của Người theo cảm xúc. Mẩu đối thoại của Người với Nhóm Mười Hai bắt đầu bằng một câu hỏi Người đặt ra: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6,67). Câu hỏi này không hề có đặc tính gây hấn, như thể Đức Giêsu muốn nói: “Anh em cứ việc bỏ đi!”, trái lại câu hỏi này hàm chứa một lời mời ở lại. Đức Giêsu đặt câu hỏi và để cho các môn đệ tự do quyết định. Nhưng Người không rút lại bất cứ điều gì Người đã nói. Simôn Phêrô đã nhân danh nhóm (“chúng con”) nói lên một câu trả lời có suy ngẫm và nêu ra ba lý do khiến các ông ở lại với Đức Giêsu chứ không đi theo đa số: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69).
Lý do thứ nhất là một suy tư sáng suốt: ‘Chúng con không thể bỏ đi kiểu mù quáng. Khi bỏ đi, chúng con cần phải biết chúng con muốn bỏ ai, và gặp được điều gì tốt hơn và thuyết phục hơn nơi người nào. Chỉ đơn giản bỏ đi thì không có ý nghĩa’. Suy tư này giúp tránh những quyết định vội vã, theo tình cảm. Bởi vì không tìm được một vị thầy nào dứt khoát khá hơn, thì khôn ngoan là ở lại với Đức Giêsu.
Lý do thứ hai nhắc đến đặc tính của các lời Đức Giêsu. Chính Người đã nói: “Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống” (6,63). Bây giờ Phêrô chấp nhận điều ấy: “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (c. 68). Ông đã hiểu rằng ân ban trọng nhất của Đức Giêsu là sự sống đời đời và nhận biết rằng Đức Giêsu nói về điều đó trong tư cách đáng tin nhất; Đức Giêsu không chỉ nói về điều đó, Người còn mang sứ điệp chắc chắn về sự sống đời đời và mở đường vào sự sống đó.
Lý do thứ ba liên hệ đến việc nhận biết bản thân Đức Giêsu. Phêrô nói về con đường giúp nhận biết như thế và nói về nội dung của nhận thức này. Nhóm Mười Hai đã ký thác và tín nhiệm hoàn toàn vào Đức Giêsu. Trên nền tảng của thái độ này, các ông đã hiểu và nhận biết rằng Đức Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (c. 69). “Thánh” chính là điều thuộc về Thiên Chúa. Nếu Đức Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, điều này có nghĩa là Người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và được kết nối với Thiên Chúa trọn vẹn. Chính vì Đức Giêsu có một tương quan đặc biệt với Thiên Chúa, Người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, mà Người có những lời ban sự sống vĩnh cửu, và do đó thật là điên rồ nếu xa lánh Người.
Qua câu trả lời ấy của ông, Phêrô đề cập đến ba chủ đề lớn của TM IV: (1) “sự sống đời đời” (36 lần; các TMNL: 14 lần); (2) “tin” (98 lần; toàn bộ Tân Ước còn lại: 145 lần); (3) “[nhận] biết”(56 lần; các TMNL: 58 lần).
+ Kết luận
Các lập trường đã rõ, các phe đã được xác định. Giuđa và những người Do-thái có thể chuẩn bị vụ xét xử Đức Giêsu. Trong thực tế, chính Con Người mới sắp xử dân bị Thiên Chúa loại trừ, ngay giữa niềm hân hoan của Lễ Lều và lễ Cung hiến Đền thờ, là hai ngày lễ quy tụ Dân Thiên Chúa (Ga 7–10). Các môn đệ của Đức Giêsu cũng sẽ “bị xét xử”: các hoàn cảnh sống của Đức Giêsu buộc các ông phải chọn lựa dứt khoát. Chỉ có một trong hai cách: bỏ đi hoặc ở lại với Đức Giêsu.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Khi suy niệm bản văn Ga 6,60-69, tôi không được phép bằng lòng với việc trách móc nhóm môn đệ đã bỏ đi hoặc khen ngợi Nhóm Mười Hai vẫn còn ở lại. Làm như thế là quên mất rằng tôi cũng là một môn đệ, là một trong Nhóm Mười Hai. Do đó, tôi phải tự hỏi: Quan niệm của tôi về Đức Giêsu lâu nay như thế nào? Tôi đang đặt những niềm chờ mong gì nơi Người? Tại sao tôi còn ở lại với Người? Những câu hỏi này bắt tôi phải ra khỏi tình trạng nửa vời để dứt khoát chọn Đức Giêsu.
2. Người ta không thể nhận biết Đức Giêsu từ xa, nhưng chỉ khi ở gần; và người ta cũng không thể nhận biết Đức Giêsu khi dựa trên sự lãnh đạm, sự chỉ trích và kiêu ngạo, nhưng chỉ nhờ tin tưởng hoàn toàn vào Người. Phêrô không nhắc lại một trong cách danh hiệu quen thuộc của Đức Giêsu; ông không nhấn mạnh trên tầm quan trọng của Người đối với loài người, nhưng ông xác định được về Người nhờ dựa trên tương quan của Người với Chúa Cha.
3. Có thể nói hoạt cảnh ngắn trong đó Phêrô xuất hiện ra như là người phát ngôn của Nhóm Mười Hai là phương tiện giúp tác giả suy tư về Nhóm Mười Hai. Tác giả ghi nhận rằng Nhóm Mười Hai đã được Đức Giêsu chọn (Ga 6,70), dù không cho biết vào dịp nào và trong những hoàn cảnh nào. Do sự trung tín của họ với Đức Giêsu, Nhóm Mười Hai ở vào thế tương phản với những môn đệ đã sa sút. Không giống với các môn đệ đã bỏ đi, Nhóm Mười Hai ở lại với Đức Giêsu. Tuy nhiên, tương lai còn đó để Nhóm Mười Hai xác nhận sự chọn lựa của các ông: cuộc Thương Khó của Đức Giêsu sẽ là biến cố tối hậu bắt các ông phải minh định lập trường của mình.
1.- Ngữ cảnh
Với bản văn hôm nay, độc giả đi tới đỉnh cao của Bài Diễn từ về Bánh trường sinh, đỉnh cao của cuộc “khủng hoảng” báo trước cuộc Thương khó của Đức Giêsu: các thính giả phản ứng lại các lời của Đức Giêsu; họ bị đặt trước một chọn lựa là tin hoặc không tin vào Người.
Thứ lương thực lạ lùng và Bài Diễn từ về Bánh khác các dấu lạ và các diễn từ khác của Đức Giêsu do sự kiện là trong vấn đề này, các môn đệ lấy lập trường. Tại đây Đức Giêsu đã mạc khải các ân ban đặc biệt của Người và các ân ban này chính là thịt máu của Người. Các môn đệ của Người chia rẽ về điểm này: bỏ đi vì không thể chấp nhận các lời Đức Giêsu nói, hoặc ở lại với Người, vì tin rằng chỉ Người mới có “những lời đem lại sự sống đời đời”.
2.- Bố cục
Bản văn Phụng vụ có thể chia thành ba đơn vị:
1) Một câu tóm nội dung bài giảng về Bánh hằng sống (6,54a);
2) Những môn đệ bỏ đi (6,60-66);
3) Nhóm Mười Hai ở lại (6,67-69).
3.- Vài điểm chú giải
- Ai ăn (54 và 57): Động từ “ăn” ở đây là trôgein (bản văn tiếng Anh dịch là feed) chứ không phải là esthiein như ở trên, để diễn tả một hành động rất cụ thể: “nhai bằng răng”. Động từ này nêu bật tính hiện thực của Bí Tích Thánh Thể.
- Nghe rồi, […]: "Ai mà nghe nổi? (60): Động từ “nghe” (akouein) được dùng hai lần với nghĩa khác nhau: lần đầu, từ này có nghĩa là “nghe” mà không có sắc thái một sự chấp thuận; lần sau, có nghĩa là “nghe” với sự chấp thuận.
- nhiều môn đệ của Người (60): Bản văn không nói là các “môn đệ” này có hàm chứa cả Nhóm Mười Hai hay không. Tuy nhiên, vì Phêrô đã lấy lập trường mà nói nhân danh Nhóm Mười Hai, rất có thể Nhóm Mười Hai không được kể vào số các “môn đệ” càm ràm, xầm xì này (có lẽ ngoại trừ Giuđa, vì Đức Giêsu gọi ông là “quỷ”, x. c. 70).
- lên nơi đã ở trước kia (62): tức lên với Chúa Cha (x. Ga 17,5).
- Lời Thầy nói với anh em (63): dịch cho nổi bật các sắc thái là: “Những lời mà Thầy đây, Thầy đã nói với anh em”. Chủ từ egô được viết ra trong bản văn để tạo sự cường điệu.
- là Thần Khí và là sự sống (63): Đây là một “phép thế đôi” (hendiadys), nên cần dịch diễn ra là “lời Thầy nói với anh em là Thần Khí ban sự sống”.
- Nhóm Mười Hai (67): Ga 6,67-71 là nơi duy nhất trong TM IV mà tác giả minh nhiên nói đến Nhóm Mười Hai (ngoại trừ một hoạt cảnh khác chỉ được nhắc tới trong TM này, ở Ga 20,24). Hai lần nhắc tới “Nhóm Mười Hai” (hoi dodeka) ở cc. 67 và 71 “đóng khung” phân đoạn ngắn này thành một đơn vị văn chương. Tác giả ghi nhận rằng Nhóm Mười Hai đã được Đức Giêsu chọn (Ga 6,70), dù không cho biết vào dịp nào và trong những hoàn cảnh nào. Do sự trung tín của họ với Đức Giêsu, Nhóm Mười Hai ở vào thế tương phản với những môn đệ đã sa sút. Không giống với các môn đệ đã bỏ đi, Nhóm Mười Hai ở lại với Đức Giêsu. Đối với các ông, các ông không còn chỗ nào khác mà đi. Phêrô đã nói thay anh em: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (Ga 6,68).
4.- Ý nghĩa của bản văn
* Một câu tóm nội dung bài giảng về Bánh hằng sống (54a)
Sau các vòng giới thiệu, đây là khẳng định tối hậu Đức Giêsu nêu ra về mầu nhiệm bản thân Người: “Ai ăn thịt tôi và uống máu tôi, thì được sống muôn đời” (c. 54a). Các động từ được chọn để diễn tả tính hiện thực của ân ban là thịt máu Đức Giêsu đã đạt mục tiêu: các môn đệ sẽ phản ứng.
* Những môn đệ bỏ đi (60-66)
Phần lớn các môn đệ không thể chấp nhận được các lời Đức Giêsu đã nói, đến mức không còn có thể lắng nghe được nữa. Và thật sự các lời của Đức Giêsu không thể chịu nổi, nếu Người chỉ là một người phàm. Các lời Đức Giêsu đã nói quả không thể chấp nhận được, nếu người ta chỉ đón nhận theo cảm xúc và hời hợt, nếu người ta chỉ để ý đến các chi tiết chứ không thấy bối cảnh tổng quát. Đức Giêsu tìm cách cung cấp cho các môn đệ một đểm hỗ trợ hầu có thể hiểu, nhưng Người cũng nói rõ ra lý do đích thực của phản ứng khó chịu của họ: họ thiếu đức tin. Trước hết, Người nhắc các môn đệ nhớ rằng Người không nói như một người thường, nhưng như là Con Người, đã từ Thiên Chúa mà đến và sẽ quay về với Thiên Chúa. Trong bài Diễn từ về Bánh trường sinh, Đức Giêsu đã nhiều lần nêu bật điều này là Người được Thiên Chúa cử đến và có sự sống phát xuất từ Thiên Chúa (x. Ga 6,27.57). Điều kiện tiên quyết để hiểu được các lời của Đức Giêsu, đó là hiểu và nhìn nhận bản thân Người.
Thế rồi Đức Giêsu đi vào một điểm đặc biệt trong Bài Diễn từ. Các môn đệ dường như cảm thấy bị vấp phạm nhất về sự kiện Người ban thịt làm của ăn và máu làm thức uống. Đức Giêsu đảm bảo với họ rằng nếu đi từ “thịt” hiểu là con người phàm trần - kể cả nhân tính của Đức Giêsu - người ta chẳng có gì để mong đợi, vì “thịt” thì hư hoại và tiến về cái chết; đi từ “thịt”, ta không thể chờ đợisự sống bất hoại. Sự sống này chỉ đến từ Thánh Thần, từ quyền lực không bao giờ cạn kiệt ban sự sống của Thiên Chúa (x. Ga 3,6). Nhưng Đức Giêsu cũng nhấn mạnh rằng toàn thể các lời Người là Thần Khí và sự sống. Người không chỉ trình bày một vài suy tư về Thánh Thần và sự sống, về quyền lực không bao giờ cạn kiệt ban sự sống của Thiên Chúa và về sự sống bất hoại, nhưng Thần Khí và sự sống hiện diện trong chính các lời nói của Người và Người cho một chứng minh rõ ràng nhất về điểm này. Kể cả các lời Người nói về thịt và máu Người là Thần Khí và là sự sống, theo nghĩa là các lời ấy nói về Đấng không chỉ là thịt, mà là Ngôi Lời trở thành xác thịt (x. 1,14). Người ta chỉ hiểu Đức Giêsu đúng đắn nếu để ý đến chuyện Người là ai và bản chất các lời Người nói là thế nào. Nhưng người ta lại đáp lại bằng sự thiếu lòng tin, sự từ khước, sự ngờ vực đối với Người và đối với lời Người. Đức tin là một ân ban của Thiên Chúa (x. 6,37-44); nhưng đồng thời vẫn còn nguyên trách nhiệm của những người không tin và xa lìa Đức Giêsu. Nhiều môn đệ lãnh trách nhiệm này khi “rút lui, không còn ở với Người nữa” (c. 66).
* Nhóm Mười Hai ở lại (67-69)
Mẩu đối thoại của Đức Giêsu với nhiều môn đệ đã khởi đầu bằng lời phản đối của họ và bằng cách họ đánh giá các lời của Người theo cảm xúc. Mẩu đối thoại của Người với Nhóm Mười Hai bắt đầu bằng một câu hỏi Người đặt ra: “Cả anh em nữa, anh em cũng muốn bỏ đi hay sao?” (Ga 6,67). Câu hỏi này không hề có đặc tính gây hấn, như thể Đức Giêsu muốn nói: “Anh em cứ việc bỏ đi!”, trái lại câu hỏi này hàm chứa một lời mời ở lại. Đức Giêsu đặt câu hỏi và để cho các môn đệ tự do quyết định. Nhưng Người không rút lại bất cứ điều gì Người đã nói. Simôn Phêrô đã nhân danh nhóm (“chúng con”) nói lên một câu trả lời có suy ngẫm và nêu ra ba lý do khiến các ông ở lại với Đức Giêsu chứ không đi theo đa số: “Thưa Thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết rằng chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69).
Lý do thứ nhất là một suy tư sáng suốt: ‘Chúng con không thể bỏ đi kiểu mù quáng. Khi bỏ đi, chúng con cần phải biết chúng con muốn bỏ ai, và gặp được điều gì tốt hơn và thuyết phục hơn nơi người nào. Chỉ đơn giản bỏ đi thì không có ý nghĩa’. Suy tư này giúp tránh những quyết định vội vã, theo tình cảm. Bởi vì không tìm được một vị thầy nào dứt khoát khá hơn, thì khôn ngoan là ở lại với Đức Giêsu.
Lý do thứ hai nhắc đến đặc tính của các lời Đức Giêsu. Chính Người đã nói: “Lời Thầy nói với anh em là Thần Khí và là sự sống” (6,63). Bây giờ Phêrô chấp nhận điều ấy: “Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời” (c. 68). Ông đã hiểu rằng ân ban trọng nhất của Đức Giêsu là sự sống đời đời và nhận biết rằng Đức Giêsu nói về điều đó trong tư cách đáng tin nhất; Đức Giêsu không chỉ nói về điều đó, Người còn mang sứ điệp chắc chắn về sự sống đời đời và mở đường vào sự sống đó.
Lý do thứ ba liên hệ đến việc nhận biết bản thân Đức Giêsu. Phêrô nói về con đường giúp nhận biết như thế và nói về nội dung của nhận thức này. Nhóm Mười Hai đã ký thác và tín nhiệm hoàn toàn vào Đức Giêsu. Trên nền tảng của thái độ này, các ông đã hiểu và nhận biết rằng Đức Giêsu là “Đấng Thánh của Thiên Chúa” (c. 69). “Thánh” chính là điều thuộc về Thiên Chúa. Nếu Đức Giêsu là Đấng Thánh của Thiên Chúa, điều này có nghĩa là Người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa và được kết nối với Thiên Chúa trọn vẹn. Chính vì Đức Giêsu có một tương quan đặc biệt với Thiên Chúa, Người hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, mà Người có những lời ban sự sống vĩnh cửu, và do đó thật là điên rồ nếu xa lánh Người.
Qua câu trả lời ấy của ông, Phêrô đề cập đến ba chủ đề lớn của TM IV: (1) “sự sống đời đời” (36 lần; các TMNL: 14 lần); (2) “tin” (98 lần; toàn bộ Tân Ước còn lại: 145 lần); (3) “[nhận] biết”(56 lần; các TMNL: 58 lần).
+ Kết luận
Các lập trường đã rõ, các phe đã được xác định. Giuđa và những người Do-thái có thể chuẩn bị vụ xét xử Đức Giêsu. Trong thực tế, chính Con Người mới sắp xử dân bị Thiên Chúa loại trừ, ngay giữa niềm hân hoan của Lễ Lều và lễ Cung hiến Đền thờ, là hai ngày lễ quy tụ Dân Thiên Chúa (Ga 7–10). Các môn đệ của Đức Giêsu cũng sẽ “bị xét xử”: các hoàn cảnh sống của Đức Giêsu buộc các ông phải chọn lựa dứt khoát. Chỉ có một trong hai cách: bỏ đi hoặc ở lại với Đức Giêsu.
5.- Gợi ý suy niệm
1. Khi suy niệm bản văn Ga 6,60-69, tôi không được phép bằng lòng với việc trách móc nhóm môn đệ đã bỏ đi hoặc khen ngợi Nhóm Mười Hai vẫn còn ở lại. Làm như thế là quên mất rằng tôi cũng là một môn đệ, là một trong Nhóm Mười Hai. Do đó, tôi phải tự hỏi: Quan niệm của tôi về Đức Giêsu lâu nay như thế nào? Tôi đang đặt những niềm chờ mong gì nơi Người? Tại sao tôi còn ở lại với Người? Những câu hỏi này bắt tôi phải ra khỏi tình trạng nửa vời để dứt khoát chọn Đức Giêsu.
2. Người ta không thể nhận biết Đức Giêsu từ xa, nhưng chỉ khi ở gần; và người ta cũng không thể nhận biết Đức Giêsu khi dựa trên sự lãnh đạm, sự chỉ trích và kiêu ngạo, nhưng chỉ nhờ tin tưởng hoàn toàn vào Người. Phêrô không nhắc lại một trong cách danh hiệu quen thuộc của Đức Giêsu; ông không nhấn mạnh trên tầm quan trọng của Người đối với loài người, nhưng ông xác định được về Người nhờ dựa trên tương quan của Người với Chúa Cha.
3. Có thể nói hoạt cảnh ngắn trong đó Phêrô xuất hiện ra như là người phát ngôn của Nhóm Mười Hai là phương tiện giúp tác giả suy tư về Nhóm Mười Hai. Tác giả ghi nhận rằng Nhóm Mười Hai đã được Đức Giêsu chọn (Ga 6,70), dù không cho biết vào dịp nào và trong những hoàn cảnh nào. Do sự trung tín của họ với Đức Giêsu, Nhóm Mười Hai ở vào thế tương phản với những môn đệ đã sa sút. Không giống với các môn đệ đã bỏ đi, Nhóm Mười Hai ở lại với Đức Giêsu. Tuy nhiên, tương lai còn đó để Nhóm Mười Hai xác nhận sự chọn lựa của các ông: cuộc Thương Khó của Đức Giêsu sẽ là biến cố tối hậu bắt các ông phải minh định lập trường của mình.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:54 18/08/2009
VE SẦU HỎI
Ve sầu hỏi Chúa tạo vật:
- “Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
- “Có chứ”- Đấng tạo hóa trả lời, tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết, vừa chết vừa sống”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Nhưng có hạt giống không bao giờ chết, mà trái lại, những ai vui lòng đón nhận nó, và làm cho nó sinh sôi nảy nở trong tâm hồn và trong cuộc sống của mình, thì được sự sống đời đời, đó là hạt giống Lời Chúa.
- Lời Chúa không chết, nhưng lan tràn mãi khắp cùng mặt đất.
- Lời Chúa không chết, nhưng những ai không đón nhận nó, thì sẽ phải chết đời đời.
Đã có nhiều quốc gia dân tộc đón nhận nó, và cũng có rất nhiều sắc dân chủng tộc bách hại và mưu toan bóp nghẹt nó, nhưng Lời Chúa muôn đời vẫn bất diệt và phát triển mãi cho đến khi vũ trụ này qua đi.
Hạt giống Lời Chúa trong kho tàng Kinh Thánh, hạt giống Lời Chúa trong thánh lễ Mi-sa, hạt giống Lời Chúa rãi rác trong những sách thiêng liêng của Giáo Hội.v.v...nếu mỗi người Ki-tô hữu biết lắng nghe và đón nhận, thì sẽ được sống đời đời trong tình yêu của Chúa ngay tại trần gian này và ngày sau trên thiên đàng.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Ve sầu hỏi Chúa tạo vật:
- “Có thứ gì vừa có đầy đủ sức sống, nhưng đồng thời cũng có đủ sự chết không?”
- “Có chứ”- Đấng tạo hóa trả lời, tiếp: “Hạt giống của lúa, lúa mì và tất cả các hạt, chúng nó đều là vừa sống vừa chết, vừa chết vừa sống”.
(Trích "Chuyện ngụ ngôn cho thời hiện nay")
Suy tư:
Nhưng có hạt giống không bao giờ chết, mà trái lại, những ai vui lòng đón nhận nó, và làm cho nó sinh sôi nảy nở trong tâm hồn và trong cuộc sống của mình, thì được sự sống đời đời, đó là hạt giống Lời Chúa.
- Lời Chúa không chết, nhưng lan tràn mãi khắp cùng mặt đất.
- Lời Chúa không chết, nhưng những ai không đón nhận nó, thì sẽ phải chết đời đời.
Đã có nhiều quốc gia dân tộc đón nhận nó, và cũng có rất nhiều sắc dân chủng tộc bách hại và mưu toan bóp nghẹt nó, nhưng Lời Chúa muôn đời vẫn bất diệt và phát triển mãi cho đến khi vũ trụ này qua đi.
Hạt giống Lời Chúa trong kho tàng Kinh Thánh, hạt giống Lời Chúa trong thánh lễ Mi-sa, hạt giống Lời Chúa rãi rác trong những sách thiêng liêng của Giáo Hội.v.v...nếu mỗi người Ki-tô hữu biết lắng nghe và đón nhận, thì sẽ được sống đời đời trong tình yêu của Chúa ngay tại trần gian này và ngày sau trên thiên đàng.
-------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.myblog.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:55 18/08/2009
N2T |
30. Khiêm tốn có thể chinh phục được tất cả.
(Thánh John Berchmans)Mỗi ngày một câu cách ngôn
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
23:56 18/08/2009
N2T |
203. Trên thế gian này, mọi việc đều có thể phát sinh.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói: Niềm vui Thiên Đàng có thể khởi sự dưới trần thế
Bùi Hữu Thư
14:40 18/08/2009
CASTEL GANDOLFO, Ý, Ngày 17 tháng 8, 2009 (Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI nói: niềm vui Thiên Đàng có thể khởi sự ngay dưới trần thế bằng cách đáp trả lời Thiên Chuá mời gọi để cùng chia sẻ với ngài mối tương quan giống như sự trao đổi huyền bí đã xẩy ra giữa Chúa Kitô và Mẹ Maria.
Đức Thánh Cha nói khi đọc kinh Truyền Tin ngày chủ nhật tại Castel Gandolfo về sự song song giữa Chúa Giêsu và Mẹ Người – “Mẹ Maria đã được nâng lên nơi chốn từ đó Con Người đã đi xuống”. Đức Thánh Cha ghi nhận ngày thứ bẩy là ngày Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, trong khi bài Phúc Âm ngày Chúa nhật nói đến Chúa Giêsu, bánh hằng sống từ trời xuống.
Ngài nói: "Chúng ta không thể coi thường sự song song xoay quanh biểu tượng của ‘Thiên Đàng’ này. Hiển nhiên, ngôn ngữ phúc âm này bầy tỏ bằng nghiã bóng một cái gì không hoàn toàn đi vào thế giới của những khái niệm và hình ảnh của chúng ta. Nhưng, chúng ta hãy ngưng lại để suy tư một lát."
Đức Thánh Cha nói tiếp về Đức Giêsu là bánh hằng sống, là “của nuôi đích thực ban sự sống,” nhưng chính thân xác trần thế của Người lại được tiếp nhận từ Đức Mẹ Đồng Trinh.
Vị giám mục thành Rôma giải thích, "Thiên Chúa đã lấy nơi Mẹ một thân thể trần thế để đi vào tình trạng phải chết của nhân loại. Rồi vào lúc cuối đời trên trần thế, thân xác Mẹ Đồng Trinh lại được Thiên Chúa mang lên trời và đưa vào tình trạng thiêng liêng của thiên giới."
Ngài tiếp, "Các anh chị em thân mến, điều xẩy ra cho Mẹ Maria cũng đúng như vậy nhưng theo một cách khác cho mọi người nam và người nữ, vì Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta đón tiếp Người, dâng cho Người trái tim và thân mình chúng ta, tất cả sự hiện hữu và xác thịt chúng ta – như Phúc Âm nói – để Người có thể sống giữa trần thế."
Đức Thánh Cha tiếp, "Người mời gọi chúng ta hiệp nhất với Người trong bí tích Thánh Thể, Bánh được bẻ ra cho sự sống của thế giới, để cùng kết tạo nên Giáo Hội, Nhiệm Thể của Người trong lịch sử. Và nếu chúng ta nói ‘xin vâng,’ như Mẹ Maria, thì cũng thế, qua lời ‘xin vâng’ của chúng ta, sự trao đổi huyền bí này cũng xẩy ra cho chúng ta và trong chúng ta: Chúng ta cũng sẽ được tiếp nhận vào sự vinh hiển của Đấng đã tiếp nhận bản chất nhân loại của chúng ta."
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng Mình Thánh là “dụng cụ của sự cải biến hỗ tương này"
Ngài nói, "Người là Đầu và chúng ta là các chi thể. Người là Cây Nho, chúng ta là cành. Ai ăn Bánh này và sống hiệp thông với Đức Giêsu, thì để cho mình được biến cải bởi Người và trong Người, và được cứu thoát khỏi sự chết đời đời: Chắc chắn là con người này cũng sẽ chết như mọi người khác, cũng tham dự vào mầu nhiệm khổ nạn và thánh giá của Đức Kitô, nhưng con người này không còn là nô lệ cho sự chết và Người sẽ cho sống lại vào ngày tận thế để được chung hưởng bữa tiệc vĩnh cửu với Mẹ Maria và các thánh."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha khẳng định, “bữa tiệc của Thiên Chúa” khởi sự ngay dưới thế này.
Ngài kết luận, "Đây là một mầu nhiệm đức tin, cậy và mến, được cử hành trong phụng vụ, đặc biệt trong phụng vụ Thánh Thể, và được tỏ hiện trong sự hiệp thông huynh đệ và phục vụ cho người nghèo. Chúng ta hãy xin Mẹ Chí Thánh giúp chúng ta luôn nuôi dưỡng trong đức tin bằng Bánh hằng sống để được hưởng thụ ngay trên trần thế niềm vui Thiên Đàng."
Đức Thánh Cha nói khi đọc kinh Truyền Tin ngày chủ nhật tại Castel Gandolfo về sự song song giữa Chúa Giêsu và Mẹ Người – “Mẹ Maria đã được nâng lên nơi chốn từ đó Con Người đã đi xuống”. Đức Thánh Cha ghi nhận ngày thứ bẩy là ngày Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, trong khi bài Phúc Âm ngày Chúa nhật nói đến Chúa Giêsu, bánh hằng sống từ trời xuống.
Ngài nói: "Chúng ta không thể coi thường sự song song xoay quanh biểu tượng của ‘Thiên Đàng’ này. Hiển nhiên, ngôn ngữ phúc âm này bầy tỏ bằng nghiã bóng một cái gì không hoàn toàn đi vào thế giới của những khái niệm và hình ảnh của chúng ta. Nhưng, chúng ta hãy ngưng lại để suy tư một lát."
Đức Thánh Cha nói tiếp về Đức Giêsu là bánh hằng sống, là “của nuôi đích thực ban sự sống,” nhưng chính thân xác trần thế của Người lại được tiếp nhận từ Đức Mẹ Đồng Trinh.
Vị giám mục thành Rôma giải thích, "Thiên Chúa đã lấy nơi Mẹ một thân thể trần thế để đi vào tình trạng phải chết của nhân loại. Rồi vào lúc cuối đời trên trần thế, thân xác Mẹ Đồng Trinh lại được Thiên Chúa mang lên trời và đưa vào tình trạng thiêng liêng của thiên giới."
Ngài tiếp, "Các anh chị em thân mến, điều xẩy ra cho Mẹ Maria cũng đúng như vậy nhưng theo một cách khác cho mọi người nam và người nữ, vì Thiên Chúa muốn mỗi người chúng ta đón tiếp Người, dâng cho Người trái tim và thân mình chúng ta, tất cả sự hiện hữu và xác thịt chúng ta – như Phúc Âm nói – để Người có thể sống giữa trần thế."
Đức Thánh Cha tiếp, "Người mời gọi chúng ta hiệp nhất với Người trong bí tích Thánh Thể, Bánh được bẻ ra cho sự sống của thế giới, để cùng kết tạo nên Giáo Hội, Nhiệm Thể của Người trong lịch sử. Và nếu chúng ta nói ‘xin vâng,’ như Mẹ Maria, thì cũng thế, qua lời ‘xin vâng’ của chúng ta, sự trao đổi huyền bí này cũng xẩy ra cho chúng ta và trong chúng ta: Chúng ta cũng sẽ được tiếp nhận vào sự vinh hiển của Đấng đã tiếp nhận bản chất nhân loại của chúng ta."
Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng Mình Thánh là “dụng cụ của sự cải biến hỗ tương này"
Ngài nói, "Người là Đầu và chúng ta là các chi thể. Người là Cây Nho, chúng ta là cành. Ai ăn Bánh này và sống hiệp thông với Đức Giêsu, thì để cho mình được biến cải bởi Người và trong Người, và được cứu thoát khỏi sự chết đời đời: Chắc chắn là con người này cũng sẽ chết như mọi người khác, cũng tham dự vào mầu nhiệm khổ nạn và thánh giá của Đức Kitô, nhưng con người này không còn là nô lệ cho sự chết và Người sẽ cho sống lại vào ngày tận thế để được chung hưởng bữa tiệc vĩnh cửu với Mẹ Maria và các thánh."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha khẳng định, “bữa tiệc của Thiên Chúa” khởi sự ngay dưới thế này.
Ngài kết luận, "Đây là một mầu nhiệm đức tin, cậy và mến, được cử hành trong phụng vụ, đặc biệt trong phụng vụ Thánh Thể, và được tỏ hiện trong sự hiệp thông huynh đệ và phục vụ cho người nghèo. Chúng ta hãy xin Mẹ Chí Thánh giúp chúng ta luôn nuôi dưỡng trong đức tin bằng Bánh hằng sống để được hưởng thụ ngay trên trần thế niềm vui Thiên Đàng."
Trong Bí Tích Thánh Thể lóe lên hy vọng biến đổi lục địa Á Châu
Nguyễn Hoàng Thương
16:22 18/08/2009
Trong Bí Tích Thánh Thể lóe lên hy vọng biến đổi lục địa Á Châu
Manila (AsiaNews) – Hôm 16/08, Hội Nghị Khoáng Đại lần thứ IX của Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu (FABC) đã đưa ra sứ điệp đúc kết, trong đó có đoạn: "Chúng ta không thể cử hành Bí Tích Thánh Thể mà đồng thời lại duy trì, thực hiện hay dung túng cho việc phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo hay chủng tộc, văn hóa hay ngôn ngữ, địa vị hay giai cấp. Nếu chúng ta được dự phần vào Chúa Thánh Thể, chúng ta sẽ đạt đến và trở nên những người xây dựng nhịp cầu trong một thế giới đang ngày càng gia tăng chia rẽ".
Sau bảy ngày làm việc với chủ đề "Sống Bí Tích Thánh Thể ở Á Châu", các đại diện của 23 quốc gia ở lục địa Á Châu đã đưa ra lời mời gọi các linh mục và giáo dân đáp lại lời kêu gọi mà qua Bí tích của sự hiệp thông, ngày nay Chúa Kitô đưa ra cho đức tin người tín hữu của lục địa: "kêu gọi hiệp nhất", "để lắng nghe Lời Chúa, để "tin tưởng và hy vọng ", đối với "sứ mạng".
Người Công Giáo ở Á Châu chỉ chiếm 3% trong số hơn 3 tỷ 700 ngàn cư dân của lục địa. Các giám mục nhắc rằng Bí Tích Thánh Thể là "hoạt động truyền giáo hiệu quả nhất" mà cộng đoàn giáo hội có thể thực hiện. Đối với các tín hữu, đó là nơi cầu nguyện ngày càng trở thành "điểm gặp gỡ Chúa Giêsu, vốn dẫn đến sự hiệp thông" và các linh mục phải giúp thăng tiến để qua họ "hiệp nhất trong đa dạng".
Các giám mục Á Châu cũng cho hay: "Cử hành Bí Tích Thánh Thể, chúng ta sống trong một đức tin đã bén rễ, đã được gieo trồng và dưỡng nuôi trong Lời Chúa mà chúng ta phải suy ngẫm và phản ánh lại". Vì vậy, các giám mục yêu cầu hàng linh mục và tín hữu không ngừng tăng cường các sáng kiến giáo dục để giúp tín hữu tái khám phá tâm điểm của việc cử hành Bí Tích Thánh Thể. Nó "có sức mạnh để làm cho các cộng đoàn Kitô của Á Châu, những chứng nhân mạnh mẽ của Chúa Giêsu, trở thành người gánh vác về sự hiện diện, tình yêu và quyền năng thiêng liêng của Ngài".
Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu cũng thúc giục người Công Giáo "phải có tấm lòng" và tái xác nhận giá trị của Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể "như là một câu trả lời cho tình trạng hết sức không chắc chắn và âu lo đối với sự đau khổ gây ra cho thế giới". Đối với các giám mục, một sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa của hai "quà tặng" này cũng là con đường hướng đến đối thoại đích thực với xã hội Á Châu, vốn mang đặc điểm đa văn hóa và đa tôn giáo.
Đức Tổng Giám Mục Orlando Quevedo, Thư ký của FABC cho hay: "Đường hướng của chúng ta sống Bí Tích Thánh Thể và đời sống chúng ta là những tín hữu có thể tạo một sự khác biệt trong xã hội về những vấn đề như: công lý, hòa bình, bạo lực và sinh thái". Đối thoại liên tôn có nền tảng đích thực dựa trên Bí Tích Thánh Thể. Người Công Giáo tìm thấy trong đó sức mạnh để trở thành "những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô" và đi vào cuộc đối thoại của đời sống "với các tín hữu của các tôn giáo khác".
Manila (AsiaNews) – Hôm 16/08, Hội Nghị Khoáng Đại lần thứ IX của Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu (FABC) đã đưa ra sứ điệp đúc kết, trong đó có đoạn: "Chúng ta không thể cử hành Bí Tích Thánh Thể mà đồng thời lại duy trì, thực hiện hay dung túng cho việc phân biệt đối xử dựa trên tôn giáo hay chủng tộc, văn hóa hay ngôn ngữ, địa vị hay giai cấp. Nếu chúng ta được dự phần vào Chúa Thánh Thể, chúng ta sẽ đạt đến và trở nên những người xây dựng nhịp cầu trong một thế giới đang ngày càng gia tăng chia rẽ".
Sau bảy ngày làm việc với chủ đề "Sống Bí Tích Thánh Thể ở Á Châu", các đại diện của 23 quốc gia ở lục địa Á Châu đã đưa ra lời mời gọi các linh mục và giáo dân đáp lại lời kêu gọi mà qua Bí tích của sự hiệp thông, ngày nay Chúa Kitô đưa ra cho đức tin người tín hữu của lục địa: "kêu gọi hiệp nhất", "để lắng nghe Lời Chúa, để "tin tưởng và hy vọng ", đối với "sứ mạng".
Người Công Giáo ở Á Châu chỉ chiếm 3% trong số hơn 3 tỷ 700 ngàn cư dân của lục địa. Các giám mục nhắc rằng Bí Tích Thánh Thể là "hoạt động truyền giáo hiệu quả nhất" mà cộng đoàn giáo hội có thể thực hiện. Đối với các tín hữu, đó là nơi cầu nguyện ngày càng trở thành "điểm gặp gỡ Chúa Giêsu, vốn dẫn đến sự hiệp thông" và các linh mục phải giúp thăng tiến để qua họ "hiệp nhất trong đa dạng".
Các giám mục Á Châu cũng cho hay: "Cử hành Bí Tích Thánh Thể, chúng ta sống trong một đức tin đã bén rễ, đã được gieo trồng và dưỡng nuôi trong Lời Chúa mà chúng ta phải suy ngẫm và phản ánh lại". Vì vậy, các giám mục yêu cầu hàng linh mục và tín hữu không ngừng tăng cường các sáng kiến giáo dục để giúp tín hữu tái khám phá tâm điểm của việc cử hành Bí Tích Thánh Thể. Nó "có sức mạnh để làm cho các cộng đoàn Kitô của Á Châu, những chứng nhân mạnh mẽ của Chúa Giêsu, trở thành người gánh vác về sự hiện diện, tình yêu và quyền năng thiêng liêng của Ngài".
Liên Hội đồng Giám Mục Á Châu cũng thúc giục người Công Giáo "phải có tấm lòng" và tái xác nhận giá trị của Lời Chúa và Bí Tích Thánh Thể "như là một câu trả lời cho tình trạng hết sức không chắc chắn và âu lo đối với sự đau khổ gây ra cho thế giới". Đối với các giám mục, một sự hiểu biết sâu sắc về ý nghĩa của hai "quà tặng" này cũng là con đường hướng đến đối thoại đích thực với xã hội Á Châu, vốn mang đặc điểm đa văn hóa và đa tôn giáo.
Đức Tổng Giám Mục Orlando Quevedo, Thư ký của FABC cho hay: "Đường hướng của chúng ta sống Bí Tích Thánh Thể và đời sống chúng ta là những tín hữu có thể tạo một sự khác biệt trong xã hội về những vấn đề như: công lý, hòa bình, bạo lực và sinh thái". Đối thoại liên tôn có nền tảng đích thực dựa trên Bí Tích Thánh Thể. Người Công Giáo tìm thấy trong đó sức mạnh để trở thành "những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô" và đi vào cuộc đối thoại của đời sống "với các tín hữu của các tôn giáo khác".
ĐTC bổ nhiệm tân Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh và gửi nhà ngoại giao kỳ cựu đến Venezuela
Peter Nguyễn Minh Trung
21:09 18/08/2009
VATICAN (CNA) - Sáng nay theo giờ Vatican, Đức Thánh Cha Benedict XVI đã bổ nhiệm Đức ông Ettore Balestrero làm tân Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, trực thuộc Phủ Quốc Vụ Khanh. Đồng thời ngài thăng cho Đức ông Ettore Balestrero lên hàng Giám Mục.
Đức tân Giám mục Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Ettore Balestrero sinh ngày 21-12-2966 tại Genoa, Italia. Sau khi học đại học luật, ngài gia nhập chủng viện Almo Collegio Capranica của Giáo phận Rome. Ngài được thụ phong linh mục ngày 18-09-1993.
Đức tân Giám mục là cử nhân thần học và có bằng tiến sĩ Giáo luật. Ngài từng phục vụ tại Giáo xứ Santa Maria Mater Ecclesiae al Torrino tại Rome. Sau đó, ngài theo học tại Giáo hoàng Học viện về Giáo hội.
Ngày 01-07-1996, ngài tham gia ngoại giao đoàn của Tòa Thánh và được bổ nhiệm làm việc tại Tòa Sứ Thần ở Hàn Quốc, Mongolia và Hà Lan.
Từ năm 2001, Đức tân Giám mục Balestrero hoạt động tại Bộ Ngoại Giao, nơi giờ đây ngài trở thành Thứ trưởng. Ngoài tiếng Italia, ngài còn nói thông thạo tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan như tiếng mẹ đẻ.
Đức ông Balestrero hiện đang lãnh trách nhiệm quan hệ với các quốc gia châu Âu nhằm gia tăng vai trò của Giáo hội tại lục địa này. Với bổ nhiệm mới là Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, Đức tân Giám mục Balestrero sẽ được trao phó thêm sứ vụ quan hệ với chính phủ các nước như Việt Nam, Trung Quốc và vùng Trung Đông, quan hệ với đại sứ quán và các lãnh sự của ngoại giao đoàn các nước có quan hệ với Tòa Thánh trên toàn thế giới.
Đức cha Balestrero sẽ thay thế cho Đức ông Pietro Parolin, người hôm nay cũng vừa được Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela.
Việc bổ nhiệm Đức ông Pietro Parolin làm Sứ Thần Tòa Thánh cũng đồng nghĩa với việc Đức Thánh Cha thăng cho Đức ông lên hàng Tổng Giám Mục. Đức tân Tổng Giám Mục Pietro Parolin sẽ nhận hiệu tòa Aquipendium. Cái tên Pietro Parolin đã quá quen thuộc với người Việt Nam vì ngài từng là Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh đặc trách việc đối thoại với chính phủ Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Tòa Thánh vẫn thường gửi các phái đoàn đến Việt Nam do Đức ông Parolin dẫn đầu.
Đức tân Tổng Giám Mục Pietro Parolin sinh ngày 17-01-1955 tại Schiavon, Italia. Ngày 27-04-1980, ở tuổi 25, ngài được lãnh chức linh mục và làm cha sở giáo xứ Vicenza. Ngài gia nhập ngoại giao đoàn của Tòa Thánh vào năm 1986 ở tuổi 31 và tính đến nay đã phục vụ được hơn 20 năm trong ngành này. Ngài từng làm việc tại các Tòa Sứ Thần ở Nigeria và Mexico. Ngày 30-10-2002, Đức Giáo Hoàng John Paul II bổ nhiệm ngài làm Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh. Ngoài tiếng Italia, ngài còn nói thông thạo nhiều thứ tiếng khác, trong đó có tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha...
Hôm nay, 17-08-2009, Đức ông Pietro Parolin được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela, đồng thời bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục hiệu tòa Aquipendium. Dự kiến lễ tấn phong Giám Mục sẽ diễn ra vào ngày 12-09-2009, trước khi Đức ông lên đường nhận nhiệm sở mới, chính Đức Benedict XVI sẽ chủ sự lễ tấn phong. Đức tân Tổng Giám Mục Pietro sẽ nhận dây Pallium vào Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ năm 2010.
Các nguồn tin từ Vatican cho biết Tòa Thánh bổ nhiệm Đức ông Parolin làm Sứ Thần tại Venezuela nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia đang bị rạn nứt, và vì Đức ông Parolin từng có nhiều kinh nghiệm làm việc với các tập đoàn cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam.
Bổ nhiệm mới cho Đức ông Parolin sẽ là một khó khăn vì những mâu thuẫn giữa Giáo hội và Nhà nước Venezuela đang tăng cao do tổng thống độc tài Hugo Chavez chủ trương thi hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16864)
Đức tân Giám mục Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh Ettore Balestrero sinh ngày 21-12-2966 tại Genoa, Italia. Sau khi học đại học luật, ngài gia nhập chủng viện Almo Collegio Capranica của Giáo phận Rome. Ngài được thụ phong linh mục ngày 18-09-1993.
Tân TGM Pietro Parolin |
Ngày 01-07-1996, ngài tham gia ngoại giao đoàn của Tòa Thánh và được bổ nhiệm làm việc tại Tòa Sứ Thần ở Hàn Quốc, Mongolia và Hà Lan.
Từ năm 2001, Đức tân Giám mục Balestrero hoạt động tại Bộ Ngoại Giao, nơi giờ đây ngài trở thành Thứ trưởng. Ngoài tiếng Italia, ngài còn nói thông thạo tiếng Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan như tiếng mẹ đẻ.
Đức ông Balestrero hiện đang lãnh trách nhiệm quan hệ với các quốc gia châu Âu nhằm gia tăng vai trò của Giáo hội tại lục địa này. Với bổ nhiệm mới là Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh, Đức tân Giám mục Balestrero sẽ được trao phó thêm sứ vụ quan hệ với chính phủ các nước như Việt Nam, Trung Quốc và vùng Trung Đông, quan hệ với đại sứ quán và các lãnh sự của ngoại giao đoàn các nước có quan hệ với Tòa Thánh trên toàn thế giới.
Đức cha Balestrero sẽ thay thế cho Đức ông Pietro Parolin, người hôm nay cũng vừa được Đức Thánh Cha Benedict XVI bổ nhiệm làm tân Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela.
Việc bổ nhiệm Đức ông Pietro Parolin làm Sứ Thần Tòa Thánh cũng đồng nghĩa với việc Đức Thánh Cha thăng cho Đức ông lên hàng Tổng Giám Mục. Đức tân Tổng Giám Mục Pietro Parolin sẽ nhận hiệu tòa Aquipendium. Cái tên Pietro Parolin đã quá quen thuộc với người Việt Nam vì ngài từng là Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh đặc trách việc đối thoại với chính phủ Việt Nam trong suốt nhiều năm qua. Tòa Thánh vẫn thường gửi các phái đoàn đến Việt Nam do Đức ông Parolin dẫn đầu.
Đức tân Tổng Giám Mục Pietro Parolin sinh ngày 17-01-1955 tại Schiavon, Italia. Ngày 27-04-1980, ở tuổi 25, ngài được lãnh chức linh mục và làm cha sở giáo xứ Vicenza. Ngài gia nhập ngoại giao đoàn của Tòa Thánh vào năm 1986 ở tuổi 31 và tính đến nay đã phục vụ được hơn 20 năm trong ngành này. Ngài từng làm việc tại các Tòa Sứ Thần ở Nigeria và Mexico. Ngày 30-10-2002, Đức Giáo Hoàng John Paul II bổ nhiệm ngài làm Thứ trưởng Ngoại giao Tòa Thánh. Ngoài tiếng Italia, ngài còn nói thông thạo nhiều thứ tiếng khác, trong đó có tiếng Anh, Pháp và Tây Ban Nha...
Hôm nay, 17-08-2009, Đức ông Pietro Parolin được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm làm Sứ Thần Tòa Thánh tại Venezuela, đồng thời bổ nhiệm ngài làm Tổng Giám Mục hiệu tòa Aquipendium. Dự kiến lễ tấn phong Giám Mục sẽ diễn ra vào ngày 12-09-2009, trước khi Đức ông lên đường nhận nhiệm sở mới, chính Đức Benedict XVI sẽ chủ sự lễ tấn phong. Đức tân Tổng Giám Mục Pietro sẽ nhận dây Pallium vào Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ năm 2010.
Các nguồn tin từ Vatican cho biết Tòa Thánh bổ nhiệm Đức ông Parolin làm Sứ Thần tại Venezuela nhằm cải thiện mối quan hệ giữa hai quốc gia đang bị rạn nứt, và vì Đức ông Parolin từng có nhiều kinh nghiệm làm việc với các tập đoàn cộng sản như Trung Quốc, Việt Nam.
Bổ nhiệm mới cho Đức ông Parolin sẽ là một khó khăn vì những mâu thuẫn giữa Giáo hội và Nhà nước Venezuela đang tăng cao do tổng thống độc tài Hugo Chavez chủ trương thi hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
(Nguồn: http://www.catholicnewsagency.com/new.php?n=16864)
Câu chuyện hai chị em nhà Kennedy
Phụng Nghi
21:45 18/08/2009
Hai trong số 3 người con cuối cùng của gia đình Kennedy mới đây đã nổi bật trên sân khấu Mỹ. Ngày 11 tháng 8 vừa qua, bà Eunice Kennedy Shriver, người sáng lập Thế vận hội Đặc biệt, qua đời tại Hyannis, bang Massachusetts. Ngày hôm sau, 12 tháng 8, Thượng nghị sĩ Ted Kennedy được tưởng thưởng Huân chương Tự do của Tổng thống Hoa kỳ.
Đối với người con trai út trong gia đình Kennedy, nay đã 77 tuổi và bị ung thư não bộ, thì buổi lễ trao huân chương tại Washington có chút gì gần như một lời từ biệt.
Sau khi Robert F. Kennedy bị ám sát, gia đình Kennedy có hai ngả rẽ trước mặt – một hướng đi do Eunice và Sargent chồng bà vạch ra, còn hướng kia là do Ted cậu em trai út duy nhất còn sống sót chọn lựa.
Ngày 20 tháng 7 năm 1968 – chỉ mấy tuần lễ sau cái chết của Robert F. Kennedy – bà Eunice triệu tập Thế vận hội Đặc biệt lần đầu tiên, là một phong trào đề cao nhân phẩm và hy vọng cho các trẻ em bị tàn tật về tinh thần. Ý hướng đó nẩy sinh từ niềm yêu thương đối với Rosemary, đứa em gái bị tàn tật về tâm thần của bà, và cũng vì niềm tin Công giáo sâu xa nữa. Eunice và Sargent (người đã thành lập Đoàn Hòa bình (Peace Coprs) và là cha đẻ của nhiều chương trình trong tổ chức Great Society để phục vụ người nghèo) đã thay đổi cách cảm nghĩ của chúng ta về những người có những nhu cầu đặc biệt.
Gần một năm sau Thế vận hội Đặc biệt lần thứ nhất, Ted Kennedy lái xe đưa cô Mary Jo Kopechne đến cái chết tại vịnh Chappaquiddick, bang Massachusetts. Kể từ thời điểm đó, hai con đường xuất phát từ dinh thự của gia đình Kennedy đã tách biệt theo những ngả khác nhau. Ông thượng nghị sĩ đi theo lối thấp hèn của đam mê và vô trách nhiệm. Còn ông bà Shrivers dùng danh thơm và tài sản của mình để phục vụ người khác, nhất là những kẻ ở ngoài lề xã hội.
Trong thập niên 1970, phía Shrivers là một lực lượng chính trị lớn. Ông chồng Sargent ra tranh cử chức vụ phó tổng thống của Đảng Dân chủ năm 1972, và tiếp theo sau đó còn ra ứng cử cả chức vụ tổng thống lẫn thống đốc tiểu bang. Trong khi đó Ted vùi đầu ở Thượng viện, sau cùng ra ứng cử chức vụ tổng thống năm 1980 mà không có một lý do rõ rệt nào khác hơn là vì ông thuộc dòng họ Kennedy nên thấy mình xứng đáng ra tranh cử làm tổng thống.
Phía Shrivers tượng trưng cho Đảng Dân chủ thời cũ – có khuynh hướng cấp tiến về kinh tế và bảo thủ về văn hóa. Họ bị đánh bại bởi Đảng Dân chủ mới – với khuynh hướng cấp tiến về kinh tế và tự do phóng đãng về văn hóa – mà Ted Kennedy trở thành cậu trai đi dán áp phích quảng cáo cho khuynh hướng này. Mối liên hệ đầy gian khổ giữa Giáo hội Công giáo với Đảng Dân chủ phản ảnh sự phân hóa đó. Eunice là con người Công giáo lý tưởng trong cuộc sống công: bà nhiệt tâm phục vụ người nghèo, bảo vệ kẻ cô thế, phò sinh, đề cao luân lý đạo đức, là một phụ nữ có niềm tin mạnh mẽ và người mẹ tận tâm cho gia đình. Nhưng đảng đi theo con đường của Ted.
Phía Shrivers là những người Công giáo đạo hạnh đã sống đức tin trọn vẹn trong riêng tư trước khi đem những ý hướng đó vào môi trường công cộng. Trước khi Sargent bị chứng bệnh Alzheimer, ông là con người chuyển dịch đây đó hàng ngày, tham dự thánh lễ lúc thì ở Maryland khi thì tại Hyannis, Massachusetts, với cỗ tràng hạt dùng mãi đã mòn thường ở trên tay. Ông đã chia sẻ niềm sùng kính Mẹ Maria với bà vợ. Trong bản tuyên bố khi Eunice qua đời, gia đình bà cho biết: “bà đã luôn luôn sùng kính Đức Mẹ. Nguyện xin Mẹ Maria nay đón nhận bà vào niềm vui và tình thương nơi cuộc sống vĩnh hằng, trong niềm tin tưởng rằng tấm lòng nhân ái và tinh thần của bà vẫn còn sống mãi.”
Những lời lẽ như thế sẽ chẳng bao giờ được viết khi đề cập đến Ted Kennedy, một trong những người Công giáo thời danh nhất nước Mỹ, đã đi tiên phong trong việc biến đức tin tôn giáo trở thành một vấn đề hoàn toàn riêng tư. Cuộc sống trác táng của ông trái ngược với lòng đạo hạnh của gia đình Shrivers. Phá vỡ chính gia cang mình, ông suy đồi vào chuyện chơi bời phóng đãng đến tận đất đen khi đúng vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm 1991, thay vì tới giáo xứ địa phương để ngắm đường Thánh giá, ông lại đem cậu con trai và đứa cháu họ đến hết bar rượu này đến bar khác, suốt đêm săn đuổi những bóng hồng. Các chi tiết về hành vi của Ted đêm đó thật đê tiện đến độ gây ra bối rối. Nó làm nẩy sinh câu chuyện đùa cợt rằng tôn giáo của Thượng nghị sĩ Kennedy là một vấn đề hoàn toàn riêng tư quá đỗi đến độ ông từ chối không áp đặt lên chính bản thân mình.
Nhưng ảnh hưởng xấu xa do Ted gây ra chẳng phải là chuyện cợt đùa. Bằng nhiều cách, sự phóng túng dâm loạn hôm thứ Sáu Tuần Thánh đó đã là một báo hiệu cho thời đại suy đồi của Clinton. Cái giấy phép sa đoạ trong nhục cảm mà Ted Kennedy đã sống gần hết cuộc đời trưởng thành của ông đã có hậu quả trên chính sách công khai là việc ông tận tình nồng nhiệt cho mục tiêu ủng hộ phá thai – vì bất cứ lý do nào, vào bất cứ lúc nào, với sự tài trợ của công quỹ. Chính những đứa trẻ mà bà Eunice cống hiến cả đời mình để bảo vệ, nay ít có cơ hội thấy được ánh sáng mặt trời, phần lớn là vì tấm giấy phép phá thai không giới hạn mà ông em trai của bà đã cố tâm bảo vệ hơn bất cứ ai khác.
Khi Thượng nghị sĩ Kennedy tiếp tục rút lui khỏi đời sống chính trường vì bệnh hoạn, thì cả thị tộc Kennedy cũng đang thoái lui nữa. Vượt qua cả dòng họ Bush, và được coi là triều đại thành công nhất trong chính trường Mỹ, nhưng thế hệ Kennedy thứ hai đã tạo được tương đối ít thành quả so với cha mẹ của họ. Khi Ted ra đi, ông sẽ được coi là một Kennedy tạo được nhiều ảnh hưởng hơn cả trong tất cả các anh chị em. Nhưng còn bà Eunice chắc chắn mới là người cao qúy nhất.
Nguồn: FATHER RAYMOND J. DE SOUZA/Catholic Education Resource Center
Đối với người con trai út trong gia đình Kennedy, nay đã 77 tuổi và bị ung thư não bộ, thì buổi lễ trao huân chương tại Washington có chút gì gần như một lời từ biệt.
Sau khi Robert F. Kennedy bị ám sát, gia đình Kennedy có hai ngả rẽ trước mặt – một hướng đi do Eunice và Sargent chồng bà vạch ra, còn hướng kia là do Ted cậu em trai út duy nhất còn sống sót chọn lựa.
Ngày 20 tháng 7 năm 1968 – chỉ mấy tuần lễ sau cái chết của Robert F. Kennedy – bà Eunice triệu tập Thế vận hội Đặc biệt lần đầu tiên, là một phong trào đề cao nhân phẩm và hy vọng cho các trẻ em bị tàn tật về tinh thần. Ý hướng đó nẩy sinh từ niềm yêu thương đối với Rosemary, đứa em gái bị tàn tật về tâm thần của bà, và cũng vì niềm tin Công giáo sâu xa nữa. Eunice và Sargent (người đã thành lập Đoàn Hòa bình (Peace Coprs) và là cha đẻ của nhiều chương trình trong tổ chức Great Society để phục vụ người nghèo) đã thay đổi cách cảm nghĩ của chúng ta về những người có những nhu cầu đặc biệt.
Eunice Kennedy Shriver (1921-2009) |
Gần một năm sau Thế vận hội Đặc biệt lần thứ nhất, Ted Kennedy lái xe đưa cô Mary Jo Kopechne đến cái chết tại vịnh Chappaquiddick, bang Massachusetts. Kể từ thời điểm đó, hai con đường xuất phát từ dinh thự của gia đình Kennedy đã tách biệt theo những ngả khác nhau. Ông thượng nghị sĩ đi theo lối thấp hèn của đam mê và vô trách nhiệm. Còn ông bà Shrivers dùng danh thơm và tài sản của mình để phục vụ người khác, nhất là những kẻ ở ngoài lề xã hội.
Trong thập niên 1970, phía Shrivers là một lực lượng chính trị lớn. Ông chồng Sargent ra tranh cử chức vụ phó tổng thống của Đảng Dân chủ năm 1972, và tiếp theo sau đó còn ra ứng cử cả chức vụ tổng thống lẫn thống đốc tiểu bang. Trong khi đó Ted vùi đầu ở Thượng viện, sau cùng ra ứng cử chức vụ tổng thống năm 1980 mà không có một lý do rõ rệt nào khác hơn là vì ông thuộc dòng họ Kennedy nên thấy mình xứng đáng ra tranh cử làm tổng thống.
Phía Shrivers tượng trưng cho Đảng Dân chủ thời cũ – có khuynh hướng cấp tiến về kinh tế và bảo thủ về văn hóa. Họ bị đánh bại bởi Đảng Dân chủ mới – với khuynh hướng cấp tiến về kinh tế và tự do phóng đãng về văn hóa – mà Ted Kennedy trở thành cậu trai đi dán áp phích quảng cáo cho khuynh hướng này. Mối liên hệ đầy gian khổ giữa Giáo hội Công giáo với Đảng Dân chủ phản ảnh sự phân hóa đó. Eunice là con người Công giáo lý tưởng trong cuộc sống công: bà nhiệt tâm phục vụ người nghèo, bảo vệ kẻ cô thế, phò sinh, đề cao luân lý đạo đức, là một phụ nữ có niềm tin mạnh mẽ và người mẹ tận tâm cho gia đình. Nhưng đảng đi theo con đường của Ted.
Phía Shrivers là những người Công giáo đạo hạnh đã sống đức tin trọn vẹn trong riêng tư trước khi đem những ý hướng đó vào môi trường công cộng. Trước khi Sargent bị chứng bệnh Alzheimer, ông là con người chuyển dịch đây đó hàng ngày, tham dự thánh lễ lúc thì ở Maryland khi thì tại Hyannis, Massachusetts, với cỗ tràng hạt dùng mãi đã mòn thường ở trên tay. Ông đã chia sẻ niềm sùng kính Mẹ Maria với bà vợ. Trong bản tuyên bố khi Eunice qua đời, gia đình bà cho biết: “bà đã luôn luôn sùng kính Đức Mẹ. Nguyện xin Mẹ Maria nay đón nhận bà vào niềm vui và tình thương nơi cuộc sống vĩnh hằng, trong niềm tin tưởng rằng tấm lòng nhân ái và tinh thần của bà vẫn còn sống mãi.”
Những lời lẽ như thế sẽ chẳng bao giờ được viết khi đề cập đến Ted Kennedy, một trong những người Công giáo thời danh nhất nước Mỹ, đã đi tiên phong trong việc biến đức tin tôn giáo trở thành một vấn đề hoàn toàn riêng tư. Cuộc sống trác táng của ông trái ngược với lòng đạo hạnh của gia đình Shrivers. Phá vỡ chính gia cang mình, ông suy đồi vào chuyện chơi bời phóng đãng đến tận đất đen khi đúng vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh năm 1991, thay vì tới giáo xứ địa phương để ngắm đường Thánh giá, ông lại đem cậu con trai và đứa cháu họ đến hết bar rượu này đến bar khác, suốt đêm săn đuổi những bóng hồng. Các chi tiết về hành vi của Ted đêm đó thật đê tiện đến độ gây ra bối rối. Nó làm nẩy sinh câu chuyện đùa cợt rằng tôn giáo của Thượng nghị sĩ Kennedy là một vấn đề hoàn toàn riêng tư quá đỗi đến độ ông từ chối không áp đặt lên chính bản thân mình.
Ted Kennedy |
Nhưng ảnh hưởng xấu xa do Ted gây ra chẳng phải là chuyện cợt đùa. Bằng nhiều cách, sự phóng túng dâm loạn hôm thứ Sáu Tuần Thánh đó đã là một báo hiệu cho thời đại suy đồi của Clinton. Cái giấy phép sa đoạ trong nhục cảm mà Ted Kennedy đã sống gần hết cuộc đời trưởng thành của ông đã có hậu quả trên chính sách công khai là việc ông tận tình nồng nhiệt cho mục tiêu ủng hộ phá thai – vì bất cứ lý do nào, vào bất cứ lúc nào, với sự tài trợ của công quỹ. Chính những đứa trẻ mà bà Eunice cống hiến cả đời mình để bảo vệ, nay ít có cơ hội thấy được ánh sáng mặt trời, phần lớn là vì tấm giấy phép phá thai không giới hạn mà ông em trai của bà đã cố tâm bảo vệ hơn bất cứ ai khác.
Khi Thượng nghị sĩ Kennedy tiếp tục rút lui khỏi đời sống chính trường vì bệnh hoạn, thì cả thị tộc Kennedy cũng đang thoái lui nữa. Vượt qua cả dòng họ Bush, và được coi là triều đại thành công nhất trong chính trường Mỹ, nhưng thế hệ Kennedy thứ hai đã tạo được tương đối ít thành quả so với cha mẹ của họ. Khi Ted ra đi, ông sẽ được coi là một Kennedy tạo được nhiều ảnh hưởng hơn cả trong tất cả các anh chị em. Nhưng còn bà Eunice chắc chắn mới là người cao qúy nhất.
Nguồn: FATHER RAYMOND J. DE SOUZA/Catholic Education Resource Center
Top Stories
Hundreds of thousands of Vietnamese Catholics rally for religious freedom on feast of the Assumption
Catholic World News
00:40 18/08/2009
Driving toward Xa Doai |
Walking toward Xa Doai |
Protesting police brutality |
Listening to their bishop |
Protesting at Thai Ha |
At the massive rally in Vinh, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen thanked his flock for their union and communion and their support for the quest for justice of the diocese. He expressed how excited and happy he was to see “half a million" people marching to show their support for the Church.
Days earlier, police in three different provinces had been put on high alert in the wake of huge protests joined by an estimated 500,000 Catholics. Those demonstrations drew enormous crowds despite efforts by police to intimidate participants and to dissuade bus drivers from taking people to the rally. Thousands of local Catholics had spent Friday night walking for tens of kilometers to join in the demonstration.
Tensions between the Church and government officials remained high in the Vinh diocese. Catholic businessment reported that mountains of trash had been dumped on their property. Police raided the home of one prominent parishioner, looking for a parish priest-- Father Peter Le Thanh Hong - who is wanted for "trampling on the laws of the country” and “inciting the faithful into the illegal constructing a house” on a site once owned by the Church. The diocese of Vinh has serious concerns about the priest's safety, because roving bands of thugs have been roaming the streets, calling for his death.
In a separated development, more than 3,000 Catholics in Hanoi gathered at a park that the local government had hastily built on the land once owned by a Redemptorist monastery. Catholic activists believe that the construction project was rushed forward to end their protest over the confiscation of the property; that protest had been going on for more than a year.
Public protests began in January, 2008, after Thai Ha parishioners discovered that local government officials had secretly sold the land to other private owners. The protests first took place outside a surrounding brick wall surrounding the land, built decades ago, on which protesters had hung icons and crosses, until the eve of the Feast of Our Lady of Assumption last year. After days of drenching rain, part of the wall collapsed on that day. Also give way, possibly causing injury to participants at the prayer vigils, parishioners removed several feet of the wall and moved the icons and statues to a more secure location. State media called the action a rebellious act that should be punished immediately and severely. Within days, dozens of parishioners were jailed and 8 of them were tried three months later in a criminal court.
The government bulldozed the wall and surrounding area shortly after the incident that gave rise to the charges, announcing that the area would now be converted into a public park.
Catholic activists announced that every year, as long as the land has not been returned to them, they will light up the park with a candlelight vigil on the feast of the Assumption to commemorate the historic event, and to remind their children and all people of conscience the injustice that they are still facing.
Diocese will move neither the church, nor the sisters of Thu Thiem
Asia-News
15:09 18/08/2009
A statement to this effect is released after the Church holds talks with the Religious Affairs Committee of Ho Chi Minh City. The Bishop’s Office continues to consider valid the notion that whenever controversial issues emerge, mass media ought to respect the truth and build “bridges” rather than sow divisions within the community.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – The Archdiocese of Saigon “shall not move the Church of Thu Thiem, nor will it move the nuns of the Congregation of the Lovers of Thu Thiem Holy Cross,” said a statement released by the Bishop’s Office in relation to talks held with the Committee for Religious Affairs of Ho Chi Minh City, and this for historical reasons, namely the long period of “existence of the church itself.” Such at least is the official answer of the Church to demands by the local People’s Committee to move the sisters to build a “multipurpose commercial area” on their land.
The authorities made their demands on 11 June for an area of 3.5 hectares, which is all that is left of a larger area of 119 hectares that included a high school and which existed before Saigon fell to the Communists.
The nuns have spent an untold amount of time turning a humid tropical woodland area into liveable houses, church, schools and farms that enable them and local poor to live.
The congregation, Sister Maria told AsiaNews, “cannot move because the nuns’ presence is necessary for them and the population. For more than a century the sisters have lived there, contributing to the economic, cultural and educational development of the community. These factors, together with religion, are so important for the community and the city that they cannot disappear. They [the nuns] cannot abandon the community.”
During the meeting with Thu Thiem district, local officials have expressed their solidarity with the nuns who are run compassionate classes and social activities on behalf of children, teenagers and the poor of the area. “We want to talk about it with the People’s Committee,” they said.
For her part a retired nun told local authorities that “we cannot exclude the religion, culture and history of our great grandparents up to today. Be that as it may, today’s residents need a church, pagodas, and local cultural traditions. If a suitable solution isn’t found, we shall have drugs, prostitution, thieving, young people who break the law and many more social evils. We will lose community values.” For this reason the sisters called on the diocese for help.
The diocese responded in line with what the Vietnam Bishops’ Council has already expressed, namely a desire to see dialogue and truth as guiding principles whenever controversial issues emerge.
Open, honest and direct dialogue based on mutual respect is needed, a point the bishops publicly reiterated on their website following the Tam Toa Parish affair.
They also noted that last year they had called for a review of legislation with regard to land ownership so that private property can be recognised as sanctioned by the Universal Declaration of Human Rights.
At the same time the bishops said that when controversies do emerge, “certain media” should refrain from doing what was done in the past, namely distort the facts and create divisions in lieu of “building build bridges”.
Even though such points were repeated in recent events it is clear that what they said about media and communication had not changed. Indeed it is only by respecting the truth that communication media can fulfill its duty which is to inform and educate in order to build a just and democratic society.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – The Archdiocese of Saigon “shall not move the Church of Thu Thiem, nor will it move the nuns of the Congregation of the Lovers of Thu Thiem Holy Cross,” said a statement released by the Bishop’s Office in relation to talks held with the Committee for Religious Affairs of Ho Chi Minh City, and this for historical reasons, namely the long period of “existence of the church itself.” Such at least is the official answer of the Church to demands by the local People’s Committee to move the sisters to build a “multipurpose commercial area” on their land.
The authorities made their demands on 11 June for an area of 3.5 hectares, which is all that is left of a larger area of 119 hectares that included a high school and which existed before Saigon fell to the Communists.
The nuns have spent an untold amount of time turning a humid tropical woodland area into liveable houses, church, schools and farms that enable them and local poor to live.
The congregation, Sister Maria told AsiaNews, “cannot move because the nuns’ presence is necessary for them and the population. For more than a century the sisters have lived there, contributing to the economic, cultural and educational development of the community. These factors, together with religion, are so important for the community and the city that they cannot disappear. They [the nuns] cannot abandon the community.”
During the meeting with Thu Thiem district, local officials have expressed their solidarity with the nuns who are run compassionate classes and social activities on behalf of children, teenagers and the poor of the area. “We want to talk about it with the People’s Committee,” they said.
For her part a retired nun told local authorities that “we cannot exclude the religion, culture and history of our great grandparents up to today. Be that as it may, today’s residents need a church, pagodas, and local cultural traditions. If a suitable solution isn’t found, we shall have drugs, prostitution, thieving, young people who break the law and many more social evils. We will lose community values.” For this reason the sisters called on the diocese for help.
The diocese responded in line with what the Vietnam Bishops’ Council has already expressed, namely a desire to see dialogue and truth as guiding principles whenever controversial issues emerge.
Open, honest and direct dialogue based on mutual respect is needed, a point the bishops publicly reiterated on their website following the Tam Toa Parish affair.
They also noted that last year they had called for a review of legislation with regard to land ownership so that private property can be recognised as sanctioned by the Universal Declaration of Human Rights.
At the same time the bishops said that when controversies do emerge, “certain media” should refrain from doing what was done in the past, namely distort the facts and create divisions in lieu of “building build bridges”.
Even though such points were repeated in recent events it is clear that what they said about media and communication had not changed. Indeed it is only by respecting the truth that communication media can fulfill its duty which is to inform and educate in order to build a just and democratic society.
La diocesi non sposterà la chiesa, né le suore di Thu Thiem
Asia-News
15:10 18/08/2009
La dichiarazione giunge dopo coloqui con il Comitato per gli affari religiosi di Ho Chi Minh City. Sono sempre valide le affermazioni dell’episcopato sulla necessità che, anche quando ci sono delle controversie, i media rispettino la verità e costruiscano “ponti” e non divisione nella comunità.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – L’arcidocesi di Saigon “non sposterà la chiesa di Thu Thiem, né il terreno delle suore della congregazione delle Thu Thiem Holy Cross Lovers”. La citata dichiarazione dell’Ufficio episcopale fa espresso riferimento a discussioni con il Comitato per gli affari religiosi della città, a “evidenze storiche” e “in primo luogo all’esistenza della chiesa nella zona” ed è la risposta uffciale della Chiesa alla pretesa del Comitato del popolo del Secondo distretto di Ho Chi Minh City che voleva spostare le suore per costruire sui loro terreni un “centro commerciale polivalente”.
La richiesta delle autorità, presentata l’11 giugno, riguarda un terreno di 3,5 ettari, quello che resta dopo la confisca di 119 ettari di terreno con la scuola media e superiore, avvenuta dopo che l’allora Saigon è stata presa dai comunisti. Dal 1884, le suore avevano speso un’incalcolabile quantità di tempo per trasformare una zona tropicale, umida e boscosa in case, chiesa, scuole e fattorie vivibili, nelle quali si mantenevano loro e i poveri della zona.
La Congregazione, spiega ad AsiaNews suor Maria, “non può spostarsi, perché la presenza delle suore è necessaria a loro e alla popolazione. Per più di un secolo, le suore sono vissute lì, contribuendo alo sviluppo economico, culturale ed educativo della comunità. Sono fattori, insime a quello religioso, davvero importanti per la comunità e la città e non possono sparire e abbandonare la comunità”.
Nel corso di un incontro con il distretto di Thu Thiem, alcuni quadri locali hanno espresso “solidarietà” alle suore, che hanno organizzato classi di carità e attività sociali per aiutare i bambini, i giovani e i poveri del posto. “Vogliamo – hanno detto - parlarne con il Comitato del popolo”.
Da parte sua, un’anziana suora si è rivolta alle autorità locali ricordando che “non si può escludere la religione, la storia e la cultura, dai nostri antenati a oggi. Comunque, anche gli attuali abitanti della zona hanno la necessità di avere chiesa, pagone e tradizioni culturali locali. Se non si trova una soluzione opportuna, avremo drog, prostituzione, furti, giovani che violano la legge e molti altri mali sociali. Perderemo i valori della comunità”.
In questo quadro le suore hanno chiesto l’aiuto della diocesi.
La risposta della diocesi si pone nel solco dell’auspicio, recentemente ribadito dalla Conferenza episcopale vietnamita, che siano il dialogo e la verità le linee da seguire se ci sono delle controversie. Dialoghi diretti, aperti e onesti nella pace e nel reciproco rispetto. I vescovi lo hanno ripetuto sul loro sito in seguito alla controversia scoppiata per la parrocchia di Tam Toa. Essi ricordano di essersi espressi già l’anno scorso sulla necessità di rivedere la legislazione riguardante la proprietà della terra, riconoscendo il diritto di proprietà dei privati sancito dalla Dichiarazione universale dei diritti dell’uomo.
Al tempo stesso, i vescovi hanno chiesto che, quando ci sono delle controversie, “alcuni media” non facciano come è accaduto in passato, quando, invece di “costruire ponti”, hanno distorto la verità e creato divisione. Anche se queste cose non sono state ribadie in occasione dei recenti avvenimenti, è chiaro che quanto sostenuto sulla stampa e la comunicazione non cambia. Perché rispttando la verità, i mezzi di comunicazione possono svolgere le funzioni di informazione ed educazione per costuire una società giusta, democratica e civile.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – L’arcidocesi di Saigon “non sposterà la chiesa di Thu Thiem, né il terreno delle suore della congregazione delle Thu Thiem Holy Cross Lovers”. La citata dichiarazione dell’Ufficio episcopale fa espresso riferimento a discussioni con il Comitato per gli affari religiosi della città, a “evidenze storiche” e “in primo luogo all’esistenza della chiesa nella zona” ed è la risposta uffciale della Chiesa alla pretesa del Comitato del popolo del Secondo distretto di Ho Chi Minh City che voleva spostare le suore per costruire sui loro terreni un “centro commerciale polivalente”.
La richiesta delle autorità, presentata l’11 giugno, riguarda un terreno di 3,5 ettari, quello che resta dopo la confisca di 119 ettari di terreno con la scuola media e superiore, avvenuta dopo che l’allora Saigon è stata presa dai comunisti. Dal 1884, le suore avevano speso un’incalcolabile quantità di tempo per trasformare una zona tropicale, umida e boscosa in case, chiesa, scuole e fattorie vivibili, nelle quali si mantenevano loro e i poveri della zona.
La Congregazione, spiega ad AsiaNews suor Maria, “non può spostarsi, perché la presenza delle suore è necessaria a loro e alla popolazione. Per più di un secolo, le suore sono vissute lì, contribuendo alo sviluppo economico, culturale ed educativo della comunità. Sono fattori, insime a quello religioso, davvero importanti per la comunità e la città e non possono sparire e abbandonare la comunità”.
Nel corso di un incontro con il distretto di Thu Thiem, alcuni quadri locali hanno espresso “solidarietà” alle suore, che hanno organizzato classi di carità e attività sociali per aiutare i bambini, i giovani e i poveri del posto. “Vogliamo – hanno detto - parlarne con il Comitato del popolo”.
Da parte sua, un’anziana suora si è rivolta alle autorità locali ricordando che “non si può escludere la religione, la storia e la cultura, dai nostri antenati a oggi. Comunque, anche gli attuali abitanti della zona hanno la necessità di avere chiesa, pagone e tradizioni culturali locali. Se non si trova una soluzione opportuna, avremo drog, prostituzione, furti, giovani che violano la legge e molti altri mali sociali. Perderemo i valori della comunità”.
In questo quadro le suore hanno chiesto l’aiuto della diocesi.
La risposta della diocesi si pone nel solco dell’auspicio, recentemente ribadito dalla Conferenza episcopale vietnamita, che siano il dialogo e la verità le linee da seguire se ci sono delle controversie. Dialoghi diretti, aperti e onesti nella pace e nel reciproco rispetto. I vescovi lo hanno ripetuto sul loro sito in seguito alla controversia scoppiata per la parrocchia di Tam Toa. Essi ricordano di essersi espressi già l’anno scorso sulla necessità di rivedere la legislazione riguardante la proprietà della terra, riconoscendo il diritto di proprietà dei privati sancito dalla Dichiarazione universale dei diritti dell’uomo.
Al tempo stesso, i vescovi hanno chiesto che, quando ci sono delle controversie, “alcuni media” non facciano come è accaduto in passato, quando, invece di “costruire ponti”, hanno distorto la verità e creato divisione. Anche se queste cose non sono state ribadie in occasione dei recenti avvenimenti, è chiaro che quanto sostenuto sulla stampa e la comunicazione non cambia. Perché rispttando la verità, i mezzi di comunicazione possono svolgere le funzioni di informazione ed educazione per costuire una società giusta, democratica e civile.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ Ơn 40 năm Linh mục của Đức Ông Jerome Hàm thuộc Giáo phận Peoria
Việt Phương
05:41 18/08/2009
CHICAGO – Thánh Lễ Tạ Ơn mừng thượng thọ Đức Ông Jerome Nguyễn Ngọc Hàm, đã được tổ chức vào lúc 4 giờ chiều hôm qua, ngày 16-08-2009, tại Thánh đường Giáo xứ Phanxicô (Saint Francis of Assisi Church), thuộc thành phố Ottawa, Giáo phận Peoria, TB Illinois (gần Chicago).
Để cảm tạ hồng ân bao la của Thiên Chúa đã làm nhiều sự trọng đại trong suốt 70 năm tổi đời, làm con Chúa, và trên 40 năm Linh Mục, Đức Ông Jerome đã dâng Thánh lễ Tạ ơn. Ngài cám ơn các Cha đến đồng tế và giáo dân trong vùng đã đến cầu nguyện cho ngài. Các linh mục đồng tế gồm có quý Cha Philip Trần Bính, Chính xứ Saints Peter & Paul Church thuộc Gp. Peoria, Cha Joseph Nguyễn Tuấn, Chính xứ, Saint Alexander Church thuộc Gp. Joliet, và Cha John Phan An, Phó xứ Saint Mary of Gostyn thuộc Gp. Joliet. Về phía giáo dân có đại diện của Giáo xứ Trinh Vương (Glen Ellyn, Illinois) và các vùng có giáo dân Việt Nam như Rockford và Chicago.
Đức Ông Jerome đã đến Hoa Kỳ từ năm 1975 và nhập Địa Phận Peoria, TB Illinois. Trong suốt 34 năm qua, ĐÔ làm được ĐGM địa phận bổ nhiệm trông coi ba xứ đạo người Mỹ đó là các giáo xứ Saint Mary, Saint Anthony, và Saint Francis. Ngoài trọng trách mục vụ với các giáo xứ Mỹ, Đức ông không quên các giáo dân Việt Nam trong vùng thuộc Giáo phận Joliet, Rockford, và Tổng giáo phận Chicago.
Đức Ông Jerome đã đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Phương Đoàn Nghĩa Sinh tại Illinois trong suốt 12 năm (1982-1994), nhân ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) được tổ chức mỗi năm tại Hoa Kỳ. Để đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Nghĩa Sinh trong 12 năm liên tục, ĐÔ Jerome đã phải lái xe đi và về mất trên 3 tiếng đồng hồ trong cảnh trời mưa, gió lạnh, tuyết rơi của mùa Đông vùng Chicago “Windy City.” ĐÔ Jerome phải lái xe từ Giáo xứ Saint Anthony (ở tỉnh Streator, Illinois) để kịp dâng lễ lúc 5 giờ chiều. Sau đó ngài phải trở về giáo xứ để kịp dâng thánh lễ cho giáo dân ngày hôm sau. Thế mới biết tinh thần mục vụ của ĐÔ Jerome rất cao. Khi nhận thấy sức khỏe của mình không cho phép một linh mục đi “qua đêm” như vậy nữa, ĐÔ Jerome đã nhờ Linh Mục Nguyễn Thế Phiên đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Nghĩa Sinh thay cho ngài. Khi Cha Phiên rời Illnois sang California thì cũng là lúc hai Cha Joseph Nguyễn Xuân Thảo và Cha Alfonse Nguyễn Công Minh du học tại Chicago và đã dâng Lễ Tạ Ơn hàng năm cho Phương Đoàn Nghĩa Sinh Illinois. Hiên nay, Linh mục Joseph Bùi Văn Đồng đã nhận lời dâng Lễ Tạ Ơn cho Nghĩa Sinh mỗi năm.
Đối với Giáo hội Hoa Kỳ, ĐÔ đã hết lòng phục vụ trong tinh thần khiêm cung. Khẩu hiệu mục vụ của ngài là: “God who is mighty has done great things for me.” (Lk 1:49) “Thiên Chúa toàn năng đã làm nơi tôi nhiều việc trọng đại.” (Lk 1:49)
Ngài đã liên tục tu sửa nhà thờ, nhà xứ, trường học. Ngài đã hết lòng săn sóc cho các linh hồn qua bí tích rửa tội, giải tội, hôn phối… Ngài thường xuyên thăm viếng, an ủi kẻ liệt tại nhà và tại bênh viện.
Nhân Lễ Thánh Lễ Tạ Ơn mừng thượng thọ 70 của Đức Ông Jerome Hàm, giáo dân trong vùng cùng nhau tiếp tục cầu nguyện cho Ngài và chung niềm hãnh diện hân hoan về một mục tử người Việt đã làm vinh danh cho Viêt Nam ở hải ngoại.
Để cảm tạ hồng ân bao la của Thiên Chúa đã làm nhiều sự trọng đại trong suốt 70 năm tổi đời, làm con Chúa, và trên 40 năm Linh Mục, Đức Ông Jerome đã dâng Thánh lễ Tạ ơn. Ngài cám ơn các Cha đến đồng tế và giáo dân trong vùng đã đến cầu nguyện cho ngài. Các linh mục đồng tế gồm có quý Cha Philip Trần Bính, Chính xứ Saints Peter & Paul Church thuộc Gp. Peoria, Cha Joseph Nguyễn Tuấn, Chính xứ, Saint Alexander Church thuộc Gp. Joliet, và Cha John Phan An, Phó xứ Saint Mary of Gostyn thuộc Gp. Joliet. Về phía giáo dân có đại diện của Giáo xứ Trinh Vương (Glen Ellyn, Illinois) và các vùng có giáo dân Việt Nam như Rockford và Chicago.
Đức Ông Jerome đã đến Hoa Kỳ từ năm 1975 và nhập Địa Phận Peoria, TB Illinois. Trong suốt 34 năm qua, ĐÔ làm được ĐGM địa phận bổ nhiệm trông coi ba xứ đạo người Mỹ đó là các giáo xứ Saint Mary, Saint Anthony, và Saint Francis. Ngoài trọng trách mục vụ với các giáo xứ Mỹ, Đức ông không quên các giáo dân Việt Nam trong vùng thuộc Giáo phận Joliet, Rockford, và Tổng giáo phận Chicago.
Đức Ông Jerome đã đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Phương Đoàn Nghĩa Sinh tại Illinois trong suốt 12 năm (1982-1994), nhân ngày Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving Day) được tổ chức mỗi năm tại Hoa Kỳ. Để đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Nghĩa Sinh trong 12 năm liên tục, ĐÔ Jerome đã phải lái xe đi và về mất trên 3 tiếng đồng hồ trong cảnh trời mưa, gió lạnh, tuyết rơi của mùa Đông vùng Chicago “Windy City.” ĐÔ Jerome phải lái xe từ Giáo xứ Saint Anthony (ở tỉnh Streator, Illinois) để kịp dâng lễ lúc 5 giờ chiều. Sau đó ngài phải trở về giáo xứ để kịp dâng thánh lễ cho giáo dân ngày hôm sau. Thế mới biết tinh thần mục vụ của ĐÔ Jerome rất cao. Khi nhận thấy sức khỏe của mình không cho phép một linh mục đi “qua đêm” như vậy nữa, ĐÔ Jerome đã nhờ Linh Mục Nguyễn Thế Phiên đến dâng Lễ Tạ Ơn cho Nghĩa Sinh thay cho ngài. Khi Cha Phiên rời Illnois sang California thì cũng là lúc hai Cha Joseph Nguyễn Xuân Thảo và Cha Alfonse Nguyễn Công Minh du học tại Chicago và đã dâng Lễ Tạ Ơn hàng năm cho Phương Đoàn Nghĩa Sinh Illinois. Hiên nay, Linh mục Joseph Bùi Văn Đồng đã nhận lời dâng Lễ Tạ Ơn cho Nghĩa Sinh mỗi năm.
Đối với Giáo hội Hoa Kỳ, ĐÔ đã hết lòng phục vụ trong tinh thần khiêm cung. Khẩu hiệu mục vụ của ngài là: “God who is mighty has done great things for me.” (Lk 1:49) “Thiên Chúa toàn năng đã làm nơi tôi nhiều việc trọng đại.” (Lk 1:49)
Ngài đã liên tục tu sửa nhà thờ, nhà xứ, trường học. Ngài đã hết lòng săn sóc cho các linh hồn qua bí tích rửa tội, giải tội, hôn phối… Ngài thường xuyên thăm viếng, an ủi kẻ liệt tại nhà và tại bênh viện.
Nhân Lễ Thánh Lễ Tạ Ơn mừng thượng thọ 70 của Đức Ông Jerome Hàm, giáo dân trong vùng cùng nhau tiếp tục cầu nguyện cho Ngài và chung niềm hãnh diện hân hoan về một mục tử người Việt đã làm vinh danh cho Viêt Nam ở hải ngoại.
Lễ Khấn Trọn Đời Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam
Frencesco Đức Thịnh
05:56 18/08/2009
THỦ ĐỨC 15/08/2009 - Hoà với niềm vui chung của Giáo Hội mừng Đại Lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời, và theo truyền thống Salêdiêng, ngày 15 tháng 08 hằng năm là ngày Lễ Thánh Hiến các Anh Em Tuyên Khấn Trọn Đời. Sáng nay lúc 9giờ sáng, tại Xuân Hiệp Thủ Đức Trụ Sở của Tỉnh Dòng Salêdiêng Việt Nam, Cha Giuse Trần Hoà Hưng Tân Giám Tỉnh của Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam đã chủ sự Thánh Lễ Tuyên Khấn trọn Đời cho 21 Thầy Salêdiêng vừa kết thúc năm thứ nhất Thần Học. Cùng Đồng Tế với Cha Giám Tỉnh còn có Cha JB Nguyễn Văn Thêm nguyên Giám Tỉnh, Cha Giám Đốc Học Viện Thần Học Rinaldi nơi các Thầy Khấn Sinh đang theo học, Quý Bề Trên các Cộng Thể Salêdiêng, các Anh Em Hội Viên Salêdiêng Quý Cha Khách, Quý Tu Sỹ Nam Nữ cùng Quý Ông Bà Cố của các Khấn Sinh và Quý Vị thân nhân, bạn hữu và ân nhân của các Thầy. Mở đầu Thánh Lễ Cha chủ tế đã ngỏ lời chào mừng Quý Cha, Quý Tu Sỹ Nam Nữ, Quý Ông Bà Cố, Quý vị thân nhân, bạn hữu và ân nhân của các Khấn Sinh đã đến hiệp dâng Thánh Lễ và cầu nguyện cho các Thầy Khấn Đời hôm nay. Cha Giám Tỉnh cũng mời gọi Cộng Đoàn Phụng Vụ cùng hiệp lời tạ ơn Chúa và chung vui với toàn thể Tu Hội Salêdiêng đang trong năm thánh mừng kỷ niệm 150 năm thành lập Tu Hội.
Phần chia sẻ Lời Chúa, Cha Giám Tỉnh đã nói lên tâm tình và niềm vui của Đức Trinh Nữ Maria khi được vinh hiển lên trời cả hồn lẫn xác, đó chính là hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Me. Cũng thế, Quý Thầy Salêdiêng mà ngày hôm nay bước lên tuyên khấn để trọn đời thuộc về Chúa, đây cũng chính là hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho Tu Hội, cách riêng cho Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam và cho gia đình của các Khấn Sinh, cũng như cho chính các Khấn Sinh. Cũng giống như Mẹ Maria, Mẹ đã được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác thì ngày hôm nay các Anh Em Tân Khấn Sinh cũng muốn dâng trọn vẹn linh hồn và thân xác của mình để thuộc trọn về Chúa và để cho Chúa Thánh Hiến và sai đi phục vụ cho Sứ Mệnh là Nhà Giáo Dục và là người mang Tình Yêu của Thiên Chúa đến với các Thanh Thiếu Niên, đặc biệt những em nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Sau bài giảng là phần Nghi Thức Thánh Hiến Khấn Dòng cho 21 Thầy, từng thầy đã được xướng tên để trình diện trước mặt Cha Giám Tỉnh và Cộng Đoàn Phụng Vụ, sau đó là phần thẩm vấn và nêu lên quyết tâm của các Khấn Sinh muốn xin được tuyên khấn Vĩnh Viễn thuộc về Tu Hội Salêdiêng Don Bosco, tiếp đến tất cả 21 Thầy đã cùng nhau đọc Văn Thức Tuyên Khấn Trọn Đời, rồi đến phần riêng của từng người phải tuyên đọc trước mặt Cha Giám Tỉnh Đại Diện Bề Trên Cả Tu Hội. Kết thúc, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã đọc Lời Nguyện Thánh Hiến và công bố quyết định của ngài như sau: “Anh em thân mến, Nhân Danh Giáo Hội và Tu Hội Cha tiếp nhận Anh Em như những Hội Viên với Lời Khấn Trọn vào số những người Salêdiêng Don Bosco”. Cả Cộng Đoàn cùng cất cao câu đáp Ta Ơn Chúa và với tráng pháo tay rộn rã để chúc mừng cho các Tân Khấn Sinh. Sau đó, Cha Giám Tỉnh đã trao ban hôn bình an cho từng Thầy như dấu chỉ Tình hiệp thông huynh đệ của các Anh Em Salêdiêng Don Bosco, tiếp đến Quý Cha đồng tế, các Anh Em Hội Viên Salêdiêng đã khấn trọn tiến lên để bắt tay chúc mừng các Khấn Sinh.
Sau nghi thức tuyên khấn, Thánh Lễ được tiếp tục với phần dâng lễ và hiệp lễ. Trước khi ban Phép Lành cuối Lễ, Cha GB. Trần Văn Hào Cố Vấn Tỉnh Dòng đã đại diện toàn thể Anh Em Hội Viên Salêdiêng Don Bosco Tỉnh Dòng Việt Nam ngỏ lời chúc mừng các Tân Khấn Sinh vừa mới được chấp nhận gia nhập Vĩnh Viễn vào Tu Hội Salêdiêng Don Bosco, cách riêng là những người Salêdiêng Don Bosco của Tỉnh Dòng Việt nam thân yêu, ngài cũng ngỏ lời chúc mừng và cám ơn gia đình Quý Ông Bà Cố, Quý Thân Nhân, Ân nhân của các Khấn Sinh đã quảng đại dâng hiến con cái mình cho Nhà Dòng, ngài cầu chúc các Thầy luôn mạnh mẽ, can đảm và trung thành phụng sự Chúa với Sứ Mệnh Salêdiêng tại Việt Nam. Tiếp đến, một Thầy Khấn Sinh đã đại diện tất cả 21 Anh Em và đại diện Ông Bà Cố và gia đình để cám ơn Cha Giám Tỉnh, Quý Bề Trên và tất cả Anh Em Salêdiêng Don Bosco trong ngày lễ hôm nay.
Cuối cùng, Cha Giám Tỉnh đã ngỏ lời cám ơn mọi người và kêu gọi mọi thành phần trong Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco cùng đồng hành và tiếp tục cầu nguyện cho Tỉnh Dòng, để tinh thần và Sứ Mệnh Salêdiêng tại Việt Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển hầu mưu ích phần rỗi cho Thanh Thiếu Niên Việt Nam. Với Phép Lành trong thể nhân ngày Đại Lễ Mừng Kính Mẹ Hồn Xác lên trời Thánh Lễ kết thúc lúc 11giờ 15. Sau đó mọi người tham dự đã cùng ở lại chung với Nhà Dòng và các Tân Khấn Sinh tại khuôn viên của Tỉnh Dòng.
Phần chia sẻ Lời Chúa, Cha Giám Tỉnh đã nói lên tâm tình và niềm vui của Đức Trinh Nữ Maria khi được vinh hiển lên trời cả hồn lẫn xác, đó chính là hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban tặng cho Me. Cũng thế, Quý Thầy Salêdiêng mà ngày hôm nay bước lên tuyên khấn để trọn đời thuộc về Chúa, đây cũng chính là hồng ân lớn lao mà Thiên Chúa đã ban cho Tu Hội, cách riêng cho Tỉnh Dòng Salêdiêng Don Bosco Việt Nam và cho gia đình của các Khấn Sinh, cũng như cho chính các Khấn Sinh. Cũng giống như Mẹ Maria, Mẹ đã được Thiên Chúa đưa về trời cả hồn lẫn xác thì ngày hôm nay các Anh Em Tân Khấn Sinh cũng muốn dâng trọn vẹn linh hồn và thân xác của mình để thuộc trọn về Chúa và để cho Chúa Thánh Hiến và sai đi phục vụ cho Sứ Mệnh là Nhà Giáo Dục và là người mang Tình Yêu của Thiên Chúa đến với các Thanh Thiếu Niên, đặc biệt những em nghèo khổ và bị bỏ rơi.
Sau bài giảng là phần Nghi Thức Thánh Hiến Khấn Dòng cho 21 Thầy, từng thầy đã được xướng tên để trình diện trước mặt Cha Giám Tỉnh và Cộng Đoàn Phụng Vụ, sau đó là phần thẩm vấn và nêu lên quyết tâm của các Khấn Sinh muốn xin được tuyên khấn Vĩnh Viễn thuộc về Tu Hội Salêdiêng Don Bosco, tiếp đến tất cả 21 Thầy đã cùng nhau đọc Văn Thức Tuyên Khấn Trọn Đời, rồi đến phần riêng của từng người phải tuyên đọc trước mặt Cha Giám Tỉnh Đại Diện Bề Trên Cả Tu Hội. Kết thúc, Cha Bề Trên Giám Tỉnh đã đọc Lời Nguyện Thánh Hiến và công bố quyết định của ngài như sau: “Anh em thân mến, Nhân Danh Giáo Hội và Tu Hội Cha tiếp nhận Anh Em như những Hội Viên với Lời Khấn Trọn vào số những người Salêdiêng Don Bosco”. Cả Cộng Đoàn cùng cất cao câu đáp Ta Ơn Chúa và với tráng pháo tay rộn rã để chúc mừng cho các Tân Khấn Sinh. Sau đó, Cha Giám Tỉnh đã trao ban hôn bình an cho từng Thầy như dấu chỉ Tình hiệp thông huynh đệ của các Anh Em Salêdiêng Don Bosco, tiếp đến Quý Cha đồng tế, các Anh Em Hội Viên Salêdiêng đã khấn trọn tiến lên để bắt tay chúc mừng các Khấn Sinh.
Sau nghi thức tuyên khấn, Thánh Lễ được tiếp tục với phần dâng lễ và hiệp lễ. Trước khi ban Phép Lành cuối Lễ, Cha GB. Trần Văn Hào Cố Vấn Tỉnh Dòng đã đại diện toàn thể Anh Em Hội Viên Salêdiêng Don Bosco Tỉnh Dòng Việt Nam ngỏ lời chúc mừng các Tân Khấn Sinh vừa mới được chấp nhận gia nhập Vĩnh Viễn vào Tu Hội Salêdiêng Don Bosco, cách riêng là những người Salêdiêng Don Bosco của Tỉnh Dòng Việt nam thân yêu, ngài cũng ngỏ lời chúc mừng và cám ơn gia đình Quý Ông Bà Cố, Quý Thân Nhân, Ân nhân của các Khấn Sinh đã quảng đại dâng hiến con cái mình cho Nhà Dòng, ngài cầu chúc các Thầy luôn mạnh mẽ, can đảm và trung thành phụng sự Chúa với Sứ Mệnh Salêdiêng tại Việt Nam. Tiếp đến, một Thầy Khấn Sinh đã đại diện tất cả 21 Anh Em và đại diện Ông Bà Cố và gia đình để cám ơn Cha Giám Tỉnh, Quý Bề Trên và tất cả Anh Em Salêdiêng Don Bosco trong ngày lễ hôm nay.
Cuối cùng, Cha Giám Tỉnh đã ngỏ lời cám ơn mọi người và kêu gọi mọi thành phần trong Đại Gia Đình Salêdiêng Don Bosco cùng đồng hành và tiếp tục cầu nguyện cho Tỉnh Dòng, để tinh thần và Sứ Mệnh Salêdiêng tại Việt Nam ngày càng lớn mạnh và phát triển hầu mưu ích phần rỗi cho Thanh Thiếu Niên Việt Nam. Với Phép Lành trong thể nhân ngày Đại Lễ Mừng Kính Mẹ Hồn Xác lên trời Thánh Lễ kết thúc lúc 11giờ 15. Sau đó mọi người tham dự đã cùng ở lại chung với Nhà Dòng và các Tân Khấn Sinh tại khuôn viên của Tỉnh Dòng.
Dòng Thánh Tâm Huế: hồng ân khấn Dòng
Trương Trí
07:50 18/08/2009
HUẾ - Sáng ngày 18.08.2009, trong bầu khí trong lành ban mai, Dòng Thánh Tâm Huế tưng bừng rộn rã niềm vui. Trong sân hội dòng tấp nập xe cộ đủ các biển số đăng ký trong nam ngoài bắc. Hòa chung niềm hân hoan của hội dòng là đông đảo bà con thân nhân, ân nhân của hội dòng và của các tân khấn sinh, cùng với sự hiệp dâng lời cầu nguyện của các tu sĩ nam nữ các hội dòng và giáo dân quanh vùng.
Xem hình ảnh
Các tân khấn sinh tuyên khấn lần đầu.
1. Phêrô Nguyễn Xuân Bình...
2. Tôma Bùi Duy Đặng
3. Lôrenxô Vũ Đức Điệu.
4. Antôn Nguyễn Văn Đức.
5. Giuse Nguyễn Văn Khánh.
6. Giuse Nguyễn Thìn.
7. Giuse Nguyễn văn Đảng
Các khấn sinh tuyên khấn trọn đời:
1. Giuse Ngô Văn Định
2. Vinh Sơn Trần Văn Đường.
3. Giuse Phan Tấn Hồ.
4. Phaolô Đậu Quốc Khánh.
5. Giuse Tạ Văn Nguyên.
6. Vinh Sơn Vũ Văn Nguyện.
7. Phêrô Nguyễn Văn Thể.
8. Đaminh Phạm Quang Vinh.
Đúng 6 giờ sáng, đoàn rước Đức Giám mục phụ tá giáo phận Huế Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng chủ sự thánh lễ và đoàn linh mục đồng tế cùng các tân khấn sinh tiến lên nhà thờ. Sở dĩ gọi là tiến lên vì đặc biệt ngôi nhà thờ của hội dòng ở trên tầng lầu, đây cũng là ngôi nhà thờ của giáo xứ Bến Ngự mà hội dòng Thánh Tâm vâng phục Đức Tổng Giám mục giáo phận để đảm nhận coi sóc.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha chủ tế đã có lời chúc mừng hội dòng Thánh Tâm, cha mẹ và thân nhân, gia đình các khấn sinh, nhất là các thầy tuyên khấn hôm nay luôn bền đỗ trong ơn gọi tu sĩ và luôn trung thành với lời khấn.
Trước khi tuyên khấn, Đức Cha chủ tế đã có huấn từ cho các thầy tuyên khấn lần đầu và các thầy tuyên khấn trọn đời bằng câu chuyện trong tin mừng: Chúa Giêsu nói với chàng thanh niên đi theo Ngài: “Anh hãy về bán hết gia tài, đem của cải phân phát cho người nghèo rồi theo ta”. Chàng thanh niên buồn rầu bỏ cuộc vì gia tài quá lớn của mình. Các thầy cũng vậy, trong cuộc đời tận hiến cho Chúa đã có lúc cảm thấy xao xuyến và chán nản. Nhưng với một tình yêu Thiên Chúa thiết tha, các thầy đã vượt qua tất cả những khó khăn và gian nan thử thách.
Mở đầu nghi thức tuyên khấn: 7 tân khấn sinh với lần đầu tiên khấn trước Đức Giám mục phụ tá thay mặt Đấng Bản quyền, trước Cha Bề trên Tổng quyên tuyên hứa giữ đúng mục đích tôn chỉ của hội dòng. Đức Giám mục chủ sự trao thánh giá đã được ngài làm phép. Các thầy khấn trọn đời sau khi đọc lời tuyên khấn đã cùng nhau cúi đầu hát lời ngợi khen và dâng lên Thiên Chúa thân xác hèn mọn, xin Chúa gìn giữ để các thầy khỏi bất xứng với những lời vừa tuyên khấn. Sau đó, các thầy đã phủ phục trước bàn thờ trong khi cộng đoàn hát kinh cầu các Thánh. Cha Bề trên Tổng quyên tuyên bố kể từ bây giờ các thầy chính thức là thành viên của hội dòng, và cùng với các thầy đại diện cho hội dòng đã ôm hôn và chúc mừng các tân khấn sinh thể hiện sự thừa nhận các thầy là thành viên chính thức để cùng nhau chia sẻ những vui buồn, gian lao, khó nhọc trong công cuộc truyền giáo của hội dòng.
Cuối buổi lễ, tu sĩ linh mục Antôn Huỳnh Đầy Bề trên Tổng quyền của hội dòng với lời lẽ hết sức khiêm hạ bày tỏ lòng tri ân Đức Tổng Giám mục Giáo phận, Đức Giám mục phụ tá, các linh mục đồng tế, các bề trên dòng, các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã vì yêu thương hội dòng mà đến chia sẻ niềm vui và hiệp dâng lời cầu nguyện với hội dòng. Cha Bề trên đã nói: Bản chất của con người tu sĩ chúng con là những nông dân chất phác, là những chàng hai lúa chính hiệu nên trong thánh lễ tuyên khấn hôm nay không khỏi có những thiếu sót, xin quý Đức Cha, quý cha, quý bề trên và tất cả cộng đoàn vui lòng bỏ qua.
Xem hình ảnh
Các tân khấn sinh tuyên khấn lần đầu.
1. Phêrô Nguyễn Xuân Bình...
2. Tôma Bùi Duy Đặng
3. Lôrenxô Vũ Đức Điệu.
4. Antôn Nguyễn Văn Đức.
5. Giuse Nguyễn Văn Khánh.
6. Giuse Nguyễn Thìn.
7. Giuse Nguyễn văn Đảng
Các khấn sinh tuyên khấn trọn đời:
1. Giuse Ngô Văn Định
2. Vinh Sơn Trần Văn Đường.
3. Giuse Phan Tấn Hồ.
4. Phaolô Đậu Quốc Khánh.
5. Giuse Tạ Văn Nguyên.
6. Vinh Sơn Vũ Văn Nguyện.
7. Phêrô Nguyễn Văn Thể.
8. Đaminh Phạm Quang Vinh.
Đúng 6 giờ sáng, đoàn rước Đức Giám mục phụ tá giáo phận Huế Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng chủ sự thánh lễ và đoàn linh mục đồng tế cùng các tân khấn sinh tiến lên nhà thờ. Sở dĩ gọi là tiến lên vì đặc biệt ngôi nhà thờ của hội dòng ở trên tầng lầu, đây cũng là ngôi nhà thờ của giáo xứ Bến Ngự mà hội dòng Thánh Tâm vâng phục Đức Tổng Giám mục giáo phận để đảm nhận coi sóc.
Mở đầu thánh lễ, Đức Cha chủ tế đã có lời chúc mừng hội dòng Thánh Tâm, cha mẹ và thân nhân, gia đình các khấn sinh, nhất là các thầy tuyên khấn hôm nay luôn bền đỗ trong ơn gọi tu sĩ và luôn trung thành với lời khấn.
Trước khi tuyên khấn, Đức Cha chủ tế đã có huấn từ cho các thầy tuyên khấn lần đầu và các thầy tuyên khấn trọn đời bằng câu chuyện trong tin mừng: Chúa Giêsu nói với chàng thanh niên đi theo Ngài: “Anh hãy về bán hết gia tài, đem của cải phân phát cho người nghèo rồi theo ta”. Chàng thanh niên buồn rầu bỏ cuộc vì gia tài quá lớn của mình. Các thầy cũng vậy, trong cuộc đời tận hiến cho Chúa đã có lúc cảm thấy xao xuyến và chán nản. Nhưng với một tình yêu Thiên Chúa thiết tha, các thầy đã vượt qua tất cả những khó khăn và gian nan thử thách.
Mở đầu nghi thức tuyên khấn: 7 tân khấn sinh với lần đầu tiên khấn trước Đức Giám mục phụ tá thay mặt Đấng Bản quyền, trước Cha Bề trên Tổng quyên tuyên hứa giữ đúng mục đích tôn chỉ của hội dòng. Đức Giám mục chủ sự trao thánh giá đã được ngài làm phép. Các thầy khấn trọn đời sau khi đọc lời tuyên khấn đã cùng nhau cúi đầu hát lời ngợi khen và dâng lên Thiên Chúa thân xác hèn mọn, xin Chúa gìn giữ để các thầy khỏi bất xứng với những lời vừa tuyên khấn. Sau đó, các thầy đã phủ phục trước bàn thờ trong khi cộng đoàn hát kinh cầu các Thánh. Cha Bề trên Tổng quyên tuyên bố kể từ bây giờ các thầy chính thức là thành viên của hội dòng, và cùng với các thầy đại diện cho hội dòng đã ôm hôn và chúc mừng các tân khấn sinh thể hiện sự thừa nhận các thầy là thành viên chính thức để cùng nhau chia sẻ những vui buồn, gian lao, khó nhọc trong công cuộc truyền giáo của hội dòng.
Cuối buổi lễ, tu sĩ linh mục Antôn Huỳnh Đầy Bề trên Tổng quyền của hội dòng với lời lẽ hết sức khiêm hạ bày tỏ lòng tri ân Đức Tổng Giám mục Giáo phận, Đức Giám mục phụ tá, các linh mục đồng tế, các bề trên dòng, các tu sĩ nam nữ và cộng đoàn dân Chúa đã vì yêu thương hội dòng mà đến chia sẻ niềm vui và hiệp dâng lời cầu nguyện với hội dòng. Cha Bề trên đã nói: Bản chất của con người tu sĩ chúng con là những nông dân chất phác, là những chàng hai lúa chính hiệu nên trong thánh lễ tuyên khấn hôm nay không khỏi có những thiếu sót, xin quý Đức Cha, quý cha, quý bề trên và tất cả cộng đoàn vui lòng bỏ qua.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Hơn 200.000 giáo dân đổ về Vinh dự lễ bổn mạng giáo phận
Trân Văn, RFA
01:10 18/08/2009
Hôm qua, chủ nhật 16 tháng 8, Giáo hội Công giáo toàn cầu tổ chức lễ kính Đức mẹ Hồn xác lên trời. Lễ Đức Mẹ Hồn xác lên trời là quan thầy của Giáo phận Vinh – nơi đang còn rất “nóng” vì sự kiện Công an Quảng Bình, cấm dựng nhà tạm trên nền nhà thờ Tam Toà làm nơi phụng tự, đánh đập linh mục, giáo dân, bắt giữ giáo dân - nên việc mừng lễ quan thầy giáo phận trở thành hết sức đặc biệt.
Chung tay vì Tam Tòa
Hình ảnh Giáo phận Vinh mừng lễ quan thầy tại quảng trường Toà Giám mục Vinh, tỉnh Nghệ An, vừa được đưa lên nhiều diễn đàn điện tử.
Cả một rừng người với cờ giáo hội, với các bandrole có nội dung: “Công lý sẽ đẩy lùi bất công”, “Cả giáo phận chung tay hành động để cứu lấy Tam Toà”, “Tam Toà vững tin”, “Chính quyền Quảng Bình phải chịu quả báo vì hành động bất công của mình”, “Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về công lý, về những người yêu mến giáo hội”,... gây ấn tượng đặc biệt nơi tất cả người xem.
Linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện Giáo phận Vinh kể về lễ mừng quan thầy hết sức đặc biệt của giáo phận này:
“Nói về số lượng thì chừng 200.000 người về dự lễ. Họ biểu thị lòng thương mến đối với Tam Toà. Họ cầu nguyện cho nơi đau khổ đó nhưng mà họ không làm gì là bạo động hết. Chỉ nói lên chí khí bất khuất của mình thôi chứ không đả đảo, không làm gì khác.
Trong buổi cầu nguyện ban đêm, họ cũng xin Chúa tha thứ cho những người lầm lỗi, làm mà không biết hoặc là những người bách hại khiến mình đau khổthì cũng xin Chúa thứ tha, để họ nhận biết đường sáng mà đi. Với Công giáo, điểm đặc biệt là không hận thù.
Đánh linh mục, đánh giáo dân thì họ cương quyết nói đấy là sai trái, không đúng với pháp luật nhưng mà họ không hận thù.
Điểm tốt là 200.000 người về nhưng mà Công an giúp cho giao thông dễ dàng. Tuy nhiên số lượng nhiều quá nên bị nghẹt. Ở vùng này được chừng 100.000 – 120.000 thôi, còn 60.000 – 70.000 thì ở cách đây 4km – 5km. Có người đứng cách đây cả cây số để xem lễ, vọng về đây. Đông đến thế đấy! Tất cả các ngả đường đều nghẹt kín mà không xảy ra chuyện gì.
Công giáo có cờ vàng – trắng từ thời 1950 tới nay. Màu trắng ở phía trên, màu vàng ở phía dưới. Nó như cờ của Giáo hội Công giáo. Trắng là công bình, vàng là bác ái. Sau lễ họ hát bài hướng về Tam Toà, họ phất cờ, rất đẹp, rất xúc động.
Chỉ thế thôi. Tôi thấy yên ổn. Không có chuyện gì. Không có án mạng. Không có đổ máu. Tôi thấy mừng.”
Ứng xử của chính quyền
Trước thực tế đó, ngoài việc cử cảnh sát giao thông giữ và điều hoà trật tự giao thông, chính quyền ứng xử ra sao, Linh mục Võ Thanh Tâm nhận xét:
“Công an đề nghị cử những người trong Ban Hành giáo của giáo hội đứng với họ bởi họ sợ giáo dân không biết, tưởng họ ngăn cản, đánh rồi sinh sự ra. Cho nên những tổ mà có Công an huyện giữ trật tự giao thông cho xe lui, xe tới thì có cả trật tự của Công giáo đứng đó để giáo dân biết là những anh em đó giúp cho giao thông khỏi bị đình trệ thôi chứ không phải ra để ngăn cản.
Hai, ba tỉnh ngoài này là yên ổn.
Ngoài này họ khôn lắm. Có những chuyện như trong Tam Toà, họ để cho làm. Nếu mà thất lý với họ, họ mời Toà Giám mục đến làm việc có trước, có sau. Cũng được! Chứ không như Quảng Bình.”
Riêng tình hình Tam Toà, Linh mục Võ Thanh Tâm cho biết, trong số các giáo dân đã bị bắt chỉ còn chị Cao Thị Tình chưa được thả. Ông nói:
“Không biết tại sao giữ lại mãi. Có phải chỉ vì dấu bầm ở trên mặt thôi hay là họ giữ lại để làm việc gì nữa thì chúng tôi chưa rõ.
Chúng tôi vẫn còn đang yêu cầu về đường lối, khi mà Giáo hội đã muốn tìm hoà bình thì Nhà nước cũng phải nhận thấy, điều Quảng Bình đã làm là không đúng.
Thế là được thôi. Chứ còn khoét sâu nữa, xảy ra đổ máu thì Mẹ Tổ quốc cũng đau đớn mà người mẹ Giáo hội cũng chẳng vui sướng gì! Bình ổn cuộc sống càng nhanh để làm ăn, thờ Chúa thì hay hơn.
Trong đó người ta bức xúc là không có đất. Hứa giao cho người ta một miếng đất để làm nhà thờ mà không giải quyết. Đó là điều phải lưu tâm.
Không biết tương lai như thế nào nhưng bây giờ Đức cha Cao Đình Thuyên đang ổn định. Ngài bảo không nên hận thù, không nên theo định luật “mắt thay mắt, răng thay răng”. Công giáo không có điều đó và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ làm khốn mình, làm khổ mình!
Chúng tôi hy vọng sớm được bình yên. Tôi cũng mong xứ Tam Toà nhanh bình ổn, bằng yên và chính quyền giải quyết vấn đề này theo nguyện vọng của Công giáo cho nó xuôi, tốt đẹp.
Mặc dù đã xảy ra chuyện không đẹp nhưng ta phải tô lại, làm cho đẹp. Chứ nó đã không đẹp rồi mà lại móc ra để làm cho không đẹp hơn thì tôi nghĩ điều đó là không có thiện chí.”
Chung tay vì Tam Tòa
Hình ảnh Giáo phận Vinh mừng lễ quan thầy tại quảng trường Toà Giám mục Vinh, tỉnh Nghệ An, vừa được đưa lên nhiều diễn đàn điện tử.
Cả một rừng người với cờ giáo hội, với các bandrole có nội dung: “Công lý sẽ đẩy lùi bất công”, “Cả giáo phận chung tay hành động để cứu lấy Tam Toà”, “Tam Toà vững tin”, “Chính quyền Quảng Bình phải chịu quả báo vì hành động bất công của mình”, “Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về công lý, về những người yêu mến giáo hội”,... gây ấn tượng đặc biệt nơi tất cả người xem.
Linh mục Võ Thanh Tâm, Tổng đại diện Giáo phận Vinh kể về lễ mừng quan thầy hết sức đặc biệt của giáo phận này:
“Nói về số lượng thì chừng 200.000 người về dự lễ. Họ biểu thị lòng thương mến đối với Tam Toà. Họ cầu nguyện cho nơi đau khổ đó nhưng mà họ không làm gì là bạo động hết. Chỉ nói lên chí khí bất khuất của mình thôi chứ không đả đảo, không làm gì khác.
Trong buổi cầu nguyện ban đêm, họ cũng xin Chúa tha thứ cho những người lầm lỗi, làm mà không biết hoặc là những người bách hại khiến mình đau khổthì cũng xin Chúa thứ tha, để họ nhận biết đường sáng mà đi. Với Công giáo, điểm đặc biệt là không hận thù.
Đánh linh mục, đánh giáo dân thì họ cương quyết nói đấy là sai trái, không đúng với pháp luật nhưng mà họ không hận thù.
Điểm tốt là 200.000 người về nhưng mà Công an giúp cho giao thông dễ dàng. Tuy nhiên số lượng nhiều quá nên bị nghẹt. Ở vùng này được chừng 100.000 – 120.000 thôi, còn 60.000 – 70.000 thì ở cách đây 4km – 5km. Có người đứng cách đây cả cây số để xem lễ, vọng về đây. Đông đến thế đấy! Tất cả các ngả đường đều nghẹt kín mà không xảy ra chuyện gì.
Công giáo có cờ vàng – trắng từ thời 1950 tới nay. Màu trắng ở phía trên, màu vàng ở phía dưới. Nó như cờ của Giáo hội Công giáo. Trắng là công bình, vàng là bác ái. Sau lễ họ hát bài hướng về Tam Toà, họ phất cờ, rất đẹp, rất xúc động.
Chỉ thế thôi. Tôi thấy yên ổn. Không có chuyện gì. Không có án mạng. Không có đổ máu. Tôi thấy mừng.”
Ứng xử của chính quyền
Trước thực tế đó, ngoài việc cử cảnh sát giao thông giữ và điều hoà trật tự giao thông, chính quyền ứng xử ra sao, Linh mục Võ Thanh Tâm nhận xét:
“Công an đề nghị cử những người trong Ban Hành giáo của giáo hội đứng với họ bởi họ sợ giáo dân không biết, tưởng họ ngăn cản, đánh rồi sinh sự ra. Cho nên những tổ mà có Công an huyện giữ trật tự giao thông cho xe lui, xe tới thì có cả trật tự của Công giáo đứng đó để giáo dân biết là những anh em đó giúp cho giao thông khỏi bị đình trệ thôi chứ không phải ra để ngăn cản.
Hai, ba tỉnh ngoài này là yên ổn.
Ngoài này họ khôn lắm. Có những chuyện như trong Tam Toà, họ để cho làm. Nếu mà thất lý với họ, họ mời Toà Giám mục đến làm việc có trước, có sau. Cũng được! Chứ không như Quảng Bình.”
Riêng tình hình Tam Toà, Linh mục Võ Thanh Tâm cho biết, trong số các giáo dân đã bị bắt chỉ còn chị Cao Thị Tình chưa được thả. Ông nói:
“Không biết tại sao giữ lại mãi. Có phải chỉ vì dấu bầm ở trên mặt thôi hay là họ giữ lại để làm việc gì nữa thì chúng tôi chưa rõ.
Chúng tôi vẫn còn đang yêu cầu về đường lối, khi mà Giáo hội đã muốn tìm hoà bình thì Nhà nước cũng phải nhận thấy, điều Quảng Bình đã làm là không đúng.
Thế là được thôi. Chứ còn khoét sâu nữa, xảy ra đổ máu thì Mẹ Tổ quốc cũng đau đớn mà người mẹ Giáo hội cũng chẳng vui sướng gì! Bình ổn cuộc sống càng nhanh để làm ăn, thờ Chúa thì hay hơn.
Trong đó người ta bức xúc là không có đất. Hứa giao cho người ta một miếng đất để làm nhà thờ mà không giải quyết. Đó là điều phải lưu tâm.
Không biết tương lai như thế nào nhưng bây giờ Đức cha Cao Đình Thuyên đang ổn định. Ngài bảo không nên hận thù, không nên theo định luật “mắt thay mắt, răng thay răng”. Công giáo không có điều đó và sẵn sàng tha thứ cho những kẻ làm khốn mình, làm khổ mình!
Chúng tôi hy vọng sớm được bình yên. Tôi cũng mong xứ Tam Toà nhanh bình ổn, bằng yên và chính quyền giải quyết vấn đề này theo nguyện vọng của Công giáo cho nó xuôi, tốt đẹp.
Mặc dù đã xảy ra chuyện không đẹp nhưng ta phải tô lại, làm cho đẹp. Chứ nó đã không đẹp rồi mà lại móc ra để làm cho không đẹp hơn thì tôi nghĩ điều đó là không có thiện chí.”
Lễ Quan Thầy, cầu nguyện cho Tam Tòa tại GP Vinh - đôi dòng cảm xúc
J.B Nguyễn Hữu Vinh
01:39 18/08/2009
Nhận được lời mời tham dự Thánh lễ Quan Thầy Giáo phận Vinh và cầu nguyện cho Tam Tòa, chúng tôi lên đường vượt hơn 300km về Xã Đoài, Giáo phận Mẹ của chúng tôi.
Vài kỷ niệm với Xã Đoài và Tòa Giám mục
Lần đầu tiên tôi được đến Xã Đoài khi bố tôi tham gia thiết kế lại Nhà thờ Chính Tòa của Tòa Giám mục (1976) bị bom đạn phá hỏng. So với ngày xưa, con đường có khác đi đôi chút, nhưng vẫn là đồng lúa xanh ngút hai bên dẫn vào khu địa danh Tòa Giám mục Xã Đoài, một địa danh vốn nổi tiếng với cam Xã Đoài từ xưa.
Đã hơn 33 năm, con đường đó đã nhiều lần tôi đi qua. Nhưng, tâm hồn chúng tôi rộn lên những xúc động lạ thường khi về tham dự Thánh lễ Quan Thầy Giáo phận năm nay, một Thánh lễ đặc biệt để cả giáo phận hướng về anh chị em ở Giáo xứ Tam Tòa đau thương.
Đến Tòa Giám mục trời đã về chiều, trên sân quảng trường Tòa Giám mục, mọi người đang dọn dẹp, kỳ cọ lễ đài, người dựng phông bạt, người kê ghế bàn… Những công việc đó được tiến hành khẩn trương chuẩn bị cho ngày trọng đại, ngày mà cộng đồng dân Chúa sẽ tề tựu về đây, cùng cất một lời kinh, cùng dâng cao một tiếng hát, một lời cầu với Thiên Chúa và Mẹ Maria cho Đất nước, cho Giáo hội, Giáo phận và đặc biệt cho anh chị em Tam Tòa đang bị bách hại.
Những động tác khẩn trương trong im lặng của những người chuẩn bị ở lễ đài, tôi hiểu tấm lòng của họ, tất cả đang suy tư khi nhìn lên hàng chữ: “Cầu nguyện cho Tam Tòa”.
Đức Giám mục Phaolo Maria Cao Đình Thuyên vừa mới trở lại Tòa Giám mục sau một chuyến công du khá dài. Ở tuổi 83, Ngài vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh sau một chuyến đi dài ngày với bao vất vả trở về từ nửa vòng trái đất.
Tiếp chúng tôi, Ngài tỏ ra ưu tư, đau đớn trước việc giáo dân và linh mục bị đánh đập dã man và cuộc sống của giáo dân đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những trò sách nhiễu, hăm dọa.
Khi chúng tôi hỏi quan điểm của Ngài về những sự việc đã xảy ra cũng như cái “Bản ghi nhớ” mà truyền hình, truyền thanh và báo chí đang cố dùng để che giấu đi tội ác của nhà cầm quyền, rằng các linh mục đã “vi phạm đức vâng lời Giám mục”? Ngài cho biết nội dung như sau:
Quảng Bình đã quá sai trái khi đánh đập giáo dân và ngay cả linh mục, chúng ta phản đối quyết liệt việc dùng bạo lực, giáo dân toàn Giáo phận đã hết sức bất bình và căm phẫn. Tuy vậy, chúng ta phải sống theo đúng đường lối Phúc âm. Giáo hội không cổ vũ cho những hành vi bạo động và bạo lực, chúng ta thể hiện niềm tin của mình và cầu nguyện, mọi việc Chúa sẽ làm và chúng ta sẽ hành động theo ý Chúa.
Về bản ghi nhớ, đó là nội dung được ghi lại trong cuộc họp mới đây, cuối năm 2008, trong khi đất đai nhà thờ đã bị tỉnh Quảng Bình ngang nhiên lấy đi từ hơn 11 năm trước đó mà không có ý kiến của Giáo hội. Vậy là họ đã sai ngay từ đầu, từ khi quyết định lấy đất nhà thờ.
Dù họ sai nhưng mình đã cùng ngồi để đối thoại. Việc gặp gỡ hai bên, là sự thiện chí của TGM Vinh, không vì họ sai mà mình không tử tế.
Tuy nhiên, trong văn bản đó cũng ghi rõ “khuôn viên Nhà thờ Tam Tòa cũ” sẽ “giữ nguyên và tôn tạo” đồng thời tỉnh Quảng Bình phải cấp lại cho Nhà thờ mảnh đất khác để xây dựng lại nhà thờ. Văn bản còn ghi rõ: “TGM nên chọn nơi nào thuận lợi cho giáo dân và tăng thêm vẻ đẹp cho thành phố”.
Vậy nhưng họ cứ lần lữa, có cấp đâu. Họ chỉ cho mấy chỗ đất thì không ai có thể làm được nhà thờ, chỗ thì là hồ nuôi tôm, chỗ thì quá xa nơi ở của giáo dân, nếu có xây nhà thờ ở đó cũng chỉ để làm cảnh mà thôi, nhưng ta cần là cần nhà thờ làm nơi phụng vụ cho giáo dân chứ không phải để làm cảnh.
Việc báo chí nói các linh mục vượt quá quyền, không vâng lời… đó chỉ là xuyên tạc và cố tình chia rẽ nội bộ chúng ta, điều này cũng thể hiện sự ngô nghê thiếu hiểu biết của họ. Tôi tin các linh mục hành động đúng và hành động tâm huyết vì cái chung, vì quyền lợi của giáo dân, giáo hội. Tôi ở nhà cũng hành động như thế, chẳng có gì là trái, là không vâng lời.
Cả Giáo phận Vinh là một khối thống nhất. Điều đó là khẳng định.
Thực tế thì khu vực Nhà thờ Tam Tòa trước đây là Sở Hạt, khuôn viên không chỉ có nhà thờ, mà còn là Nhà xứ, các công trình phục vụ khác nữa để thành một Sở Hạt Tam Tòa. Nhưng hiện nay chỉ còn mỗi nền nhà thờ. Vậy Quảng Bình đã cam kết tôn tạo như thế nào? Có phải “giữ nguyên và tôn tạo” của Quảng Bình là bằng cách làm đường sát ngay vào Tháp nhà thờ, để phần bên kia chia nhau biến thành khu phố “Trần Dư” – Trừ dân hay không? Việc cam kết “giữ nguyên và tôn tạo” này của Quảng Bình có khác gì chuyện phân phát tiền tết của người nghèo vừa qua, tiền tết cho người nghèo vào nhà cán bộ?
Như vậy, câu chuyện này cũng giống như một người nông dân có con trâu, kẻ cướp đã ngang nhiên lấy trâu của anh ta mổ thịt chia nhau. Mục đích của toán cướp này là để anh nông dân không còn có đường sinh sống mà bỏ ruộng vườn lại cho nó.
Đến trước cửa công quyền, tên cướp này hứa sẽ trả lại một con bò vì trâu đã nhỡ làm thịt. Nhưng thay vì trả con trâu như đã hứa, tên cướp khi thì chỉ con chó, khi thì chỉ con mèo nhằm thực hiện kế sách “để lâu, cứt trâu hóa bùn”. Và đương nhiên là người nông dân không thể chấp nhận. Nhưng nó cứ lần lữa trong khi người nông dân không có trâu để cày ruộng, sinh sống nên cứ đòi hỏi.
Đến khi không thể chịu đựng được, người nông dân đó cho con cái ra ruộng của mình cuốc đất, cày xới thì bọn cướp lại dùng bạo lực trấn áp và rêu rao rằng “đã thỏa thuận trả con bò sao còn cuốc đất”.
Cái lý của kẻ cướp là vậy, bất chấp sự thật, bất chấp lương tâm, sử dụng bạo lực để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
Con sóng lòng dân đang trào sôi
Khi chúng tôi hỏi một số người có thông tin về Quảng Bình thì được biết: Nhà cầm quyền Quảng Bình đang ráo riết để thực hiện theo cách của nhà cầm quyền Hà Nội làm vườn hoa tức là sẽ xây dựng khu Tam Tòa, nhằm vĩnh viễn chiếm đoạt khu nhà thờ, đất đai của giáo dân và tài sản Giáo hội.
Mặt khác, họ đã mời Tòa GM vào Quảng Bình để “làm việc” nhiều lần, nhưng khi những yêu cầu của TGM chưa được đáp ứng, thì việc vào đó là không cần thiết nên TGM chưa vào.
Nghĩ cũng đúng, linh mục Ngô Thế Bính đại diện cho TGM vào giải quyết sự việc nhưng Phó Chủ tịch Tỉnh Trần Công Thuật đưa đến bệnh xá thăm linh mục Phú (cũng đã bị đánh phải cấp cứu) rồi bỏ về cho bọn người khác được bố trí sẵn cố sát đến trọng thương. Vậy ai dám đảm bảo rằng, đám quân vô đạo kia sẽ không chặn đường đánh cả Giám mục?
Cũng có thông tin rằng tỉnh Quảng Bình muốn ra TGM theo như văn bản của họ đã gửi và Tòa GM đã chấp nhận. Nhưng lời nói của quan chức cộng sản thì vẫn chỉ là để nói, đến nay vẫn chưa thấy mặt mũi của họ đâu.
Họ còn đề nghị TGM bảo đảm an ninh cho họ cả trong và ngoài TGM. TGM đã trả lời rằng ở TGM họ luôn được đảm bảo an ninh. Nhưng bên ngoài thì không có TGM nào có thể làm được. Chính quyền có đủ các lực lượng cảnh sát, vũ khí, công cụ, nhà tù và cả chó… còn không đảm bảo được an ninh. Chứng cớ là các linh mục bị đánh, đến nay bên công an vẫn chưa có kết luận công khai là do ai chỉ đạo, ai đánh. TGM làm gì có chức năng và khả năng đảm bảo an ninh? Nếu cần, họ cứ đưa công an Quảng Bình ra mà bảo vệ.
Kể cũng lạ đời ở cái yêu cầu của họ. Đó chính là nỗi sợ hãi từ trong chính lòng những người không yên tâm về cách hành xử của mình, về tội ác của mình đã gây ra, nỗi sợ hãi lòng dân bùng lên cơn phẫn uất, nỗi sợ hãi của những người ít khi muốn nhìn thấy ánh sáng công lý và suy bụng ta ra bụng người là thế. Vì vậy họ yêu cầu nạn nhân bảo đảm an ninh cho mình.
Tôi thầm nghĩ họ lo xa quá thể, giáo dân có bao giờ giống họ đâu mà sợ bóng sợ gió, họ tự nhát mình.
Nhưng, khi qua các giáo xứ, đến những nơi công cộng, thấy được sự phẫn uất và căm hận của từng giáo dân, tôi mới thấy lo sợ của họ không phải là không có cơ sở trước những hành động dã man của họ đã gây ra.
Tại một quán nước chè xanh bên đường quốc lộ, mấy ông trung niên và mấy thanh niên có vẻ rỗi rãi đang chăm chú quan sát dòng xe cộ đi lại trên đường. Thấy chúng tôi dừng xe uống nước, mấy người hỏi: “Anh có thấy chiếc 73 biển xanh mô trên đường không”? Tôi thấy lạ bèn hỏi: “Biển 73 là biển gì? Biển xanh để làm gì”. Anh ta trả lời: “Bọn tui ngồi chờ mấy ngày ni coi có cái mô của Tỉnh Quảng Bình ra đây thì sẽ hỏi họ coi tại răng đánh giáo dân”. Tôi nói lại: “Các anh hỏi sao được, luật pháp nào cho các anh dừng xe của người ta, các cha đâu có đồng ý cho các anh làm thế?”
Ngay lập tức, họ tấn công tôi bằng một tràng những câu hỏi: “Rứa thì pháp luật mô cho chúng nó đánh giáo dân của chúng tôi? Pháp luật mô cho chúng nó đánh đập cha của chúng tôi? Pháp luật mô cho chúng nó cướp đất nhà thờ của chúng tôi? Các cha lo việc của các cha, còn chúng tôi có trách nhiệm và cách làm của chúng tôi chứ…?”
Một loạt câu hỏi mà tôi không thể nào trả lời thay UBND tỉnh Quảng Bình, đành trả vội tiền nước và lên đường. Đến đó, tôi mới thấy sự vất vả của các linh mục giáo phận Vinh khi phải trấn an giáo dân bình tĩnh, không được manh động nó khó khăn biết chừng nào. Thậm chí, nhiều giáo xứ, giáo hạt đã đồng loạt đề nghị được đi bộ vượt qua 200km để vào tận Tam Tòa với anh chị em mình bất chấp mạng sống, bất chấp hậu quả cho cá nhân mình.
Trên những con đường chúng tôi đi, các xứ đạo nhộn nhịp, nô nức đón chờ ngày lễ trọng đại bằng nhiều cách. Câu băng vàng chữ đỏ: “Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập, bắt giữ” không chỉ có ở nhà thờ, mà còn vắt ngang các con đường dân sinh như nhắc nhủ mọi tín hữu về tội ác đã xảy ra với anh em, đồng đạo của mình để cầu nguyện cho họ.
Những đoạn quốc lộ 1 qua các xứ đạo, nhà nhà đều treo cờ vàng trắng ra trước cổng nhà mình đón chờ ngày Lễ lớn của Giáo hội.
Tại các giáo xứ, thanh niên nô nức may cờ bổ sung, in, vẽ các khẩu hiệu, băng rôn để kịp ngày mai lên đường, người thì chỉnh sửa phương tiện, xe máy. Các trạm xăng đông nghịt người, người bán xăng thấy hiện tượng quá lạ lùng cứ tưởng có tin xăng dầu tăng giá nên luôn mồm giải thích “Chưa có tin tăng giá xăng dầu đâu”.
Một ngày đáng để nhớ, một cuộc tập trung vĩ đại
Sáng 15/8, ngay từ 4 giờ sáng, nhà thờ đã vang lên hồi chuông dài, tất cả tập trung lên đường. Trên mọi ngả đường, tiếng xe máy và ô tô rền vang, tiếng bà con gọi nhau í ới. Trên quốc lộ 1 khi trời đang tối, ánh sáng từ các đèn pha ô tô, xe máy tạo thành một vệt sáng dài như vô tận hiện rõ trên nền trời đêm. Mọi con đường dẫn về Tòa Giám mục đều dần dần dày kín đặc người. Các xe ô tô chở theo người hành hương, dán băng rôn xung quanh, cờ vàng trắng tung bay phía trước. Trên xe máy, từng đôi chở nhau, nón mũ bảo hiểm cẩn thận, người sau giương lên một lá cờ…
Tất cả trực chỉ Tòa Giám mục Xã Đoài khi hừng đông đang lên với một tấm lòng nô nức và phấn khích. Đoàn giáo dân từ phía Nam ra không đi theo đường tắt, mà đi qua ngay trung tâm Thành phố Vinh, hòa nhập với các dòng người từ các nhánh rẽ, các xứ họ đang tấp nập lên đường.
Khi chúng tôi đến được cách Tòa Giám mục Xã Đoài khoảng gần chục km thì đường đã đông nghịt, cả một rừng cờ vàng trắng, khẩu hiệu được dâng lên. Những dòng người vẫn tuốn về TGM bằng nhiều phương tiện và phương cách khác nhau, tất cả đều mang trong lòng mình sự phấn chấn đến kỳ lạ, từ những cụ già lưng còng đến những em bé còn được bố mẹ bế trên tay hay dắt đi bộ, tất cả đều quyết tâm dù phải chậm chạp để về được Xã Đoài.
Khi giờ lễ đã gần đến mà con đường cách TGM khoảng ba bốn cây số còn đặc kín và xe người hầu như không thể di chuyển, tôi hỏi một phụ nữ bế con trên tay: “Chị đi làm gì khi còn cả cháu nhỏ thế, nắng nôi mà có vào được đến nơi dự lễ đâu?” Thật ngạc nhiên, chỉ ta bảo: “Đi chứ chú, cả xứ, cả làng chúng tôi đi hết. Chưa về được Tam Tòa thì về đây để động viên, an ủi anh chị em mình ở trong đó yên tâm là cả giáo phận đang đứng bên cạnh họ, chúng tôi thà chết, chứ nhất định phải đoàn kết và đấu tranh với anh chị em Tam Tòa”.
Xúc động trào dâng trong tôi về sự đoàn kết, hi sinh của những tín hữu nơi đây. Thật đúng là họ đã được như lời nguyện hằng ngày: “Lạy Cha, xin cho chúng con hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha”
Tôi thấy xấu hổ cho mình, cho những người khác kể cả các trí thức công giáo cũng như các linh mục, giám mục đến giờ này vẫn còn im lặng trước bạo tàn và tội ác để mặc Giáo phận Vinh, để mặc giáo dân, linh mục trong cơn bách hại ngay trong Năm Thánh linh mục. Không hiểu qua những biến cố này và với sự ngậm miệng của họ, họ còn có dám rao giảng về sự thông công, hiệp nhất, yêu thương và phục vụ nữa hay không? Không hiểu những lời nguyện hàng ngày của họ có được Chúa nhậm lời hay không khi họ nói một đằng, làm một nẻo.
Nhưng giáo phận Vinh vẫn đoàn kết, vẫn đồng lòng trong bất cứ trường hợp nào dù khó khăn nhất.
Quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài ngập người, tất cả các lối đi không còn chỗ chen chân, những bờ ruộng, những con đường nhánh, đường nhỏ dẫn vào Xã Đoài gần như là một hàng rào sống đứng lặng hướng về Tòa Giám mục. Nhiều linh mục từ xa về cũng đành đứng lặng hoặc chậm chạp chấp nhận chậm giờ lễ mà không thể chen vào được.
Nhiều giáo đoàn, giáo xứ đã đến Tòa Giám mục từ hôm trước, thậm chí có đoàn còn đi bộ, diễu hành với ngập tràn cờ vàng trắng và kiệu Mẹ trên vai.
Theo những người có kinh nghiệm tổ chức nơi đây, cuộc lễ này là cuộc tập trung hoàng tráng và vĩ đại nhất của giáo phận Vinh, con số ước tính khoảng hơn 200.000 người. Trước giờ lễ, những hình ảnh về Tam Tòa được chiếu lại trên màn hình, bài hát “Mẹ Maria, Mẹ giáo phận Vinh” được mở không chỉ trên màn hình ở quãng trường, mà tại các quán hàng, các gia đình giáo dân trong khu vực như một lời kêu gọi, thôi thúc mọi con tim.
Thánh lễ đồng tế trọng thể gồm tất cả các linh mục có thể vào được đến nơi. Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên bước ra trong sự mong đợi của đàn con giáo phận sau bao ngày xa vắng, như sự nâng đỡ, chở che an ủi của người cha già đối với đoàn chiên hết lòng yêu mến.
Giáo dân không chỉ phấn khởi khi Ngài đã về với đoàn chiên, vẫn khỏe mạnh về thể chất, mà còn là sự kiên vững trong ý chí và hành động. Những lời Ngài đã nói: “Giáo phận Vinh có 500.000 Giám mục Cao Đình Thuyên” đã nói lên tất cả sự hiệp khối, thống nhất trong toàn Giáo phận.
Tối hôm trước, tại quảng trường Tòa Giám mục, Đức Giám mục đã tổ chức buổi cầu nguyện linh thiêng trọng thể cho Tam Tòa với hàng ngàn ngọn nến rực cháy, Ngài đã gục đầu và rơi lệ khi xem những hình ảnh về đàn chiên của mình bị bách hại. Nhìn hình ảnh đó, không ai không xúc động đến tận tâm can.
Cả buổi lễ, một không khí nghiêm trang ngập tràn hàng chục vạn người tham dự dù trên quảng trường, trên đường hay đứng giữa cánh đồng nắng cháy. Tất cả nói lên ý nguyện và tấm lòng người giáo dân Giáo phận Vinh đang hướng về anh chị em mình ở Tam Tòa. Họ cũng không thể quên những giáo dân ở các giáo xứ, giáo hạt thuộc tỉnh Quảng Bình đã không thể về hiệp thông với toàn thể Giáo phận hôm nay bởi những khó khăn mà họ đang chịu đựng. Lời bài hát: “Xin dâng mẹ đàn chiên xứ Tam Tòa” đã luôn vang lên không chỉ trên miệng, mà còn là trong tâm can tất cả những ai đến nơi đây.
Nhiều câu băng rôn được dâng lên nói lên sự hiệp nhất, sự ủng hộ anh chị em Tam Tòa thật vô cùng cảm động: “Tất cả vì Tam Tòa”; “Tam Tòa, hãy vững tin”; “Công lý sẽ chiến thắng”; “Nhà cầm quyền Quảng Bình phải chịu quả báo về hành động man rợ bất công của mình”; “Cả giáo phận đứng bên Tam Tòa”; “Lạy Mẹ Giáo phận Vinh, xin cứu giúp Giáo xứ Tam Tòa”; “Chính quyền Quảng Bình hãy dừng ngay hành động man rợ”…
Bên cạnh các câu khẩu hiệu trên và câu “Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa bị chính quyền và công an Quảng Bình đánh đập dã man và bắt giữ” thì có một băng rôn khá lạ của một cộng đoàn sinh viên làm nhiều người tò mò: “Công an Quảng Bình đang làm theo lời bác hồ dạy”. Nhiều người thắc mắc về câu này, nhưng khi nhìn tổng thể và hiểu ra thì mới biết rằng quả là đất này có nhiều kẻ thâm nho.
Điều khá vui và khôi hài là trong đó không thiếu những gương mặt khá lạ, họ nhìn đoàn người đổ về Tam Tòa với gương mặt thiếu sinh khí, hốt hoảng và tái mét. Khi ngồi với từng đám giáo dân, họ kêu ca rằng đi như thế này nắng nôi vất vả về ốm mất vài ba ngày, đêm nằm ngủ không mùng màn thế thì muỗi đốt, lần sau đừng đi… giáo dân bình tĩnh giải thích cho họ về niềm tin, về những vất vả có giá trị thế nào với người Công giáo.
Hình ảnh và nội dung buổi lễ đã được phản ánh nhiều trên các trang web bởi lực lượng thông tin nhân dân và của Giáo phận Vinh.
Nhưng có những điều không thể phản ánh hết đó là tấm lòng đạo đức, sự hiệp nhất mạnh mẽ của giáo dân Vinh và lòng căm hận những tội ác đổ xuống trên đầu anh em họ.
Rời Giáo phận Vinh, chúng tôi mang trong lòng một cảm xúc khó tả về những điều mình đã thấy, đã nghe và những điều mình tiếp nhận được trên hệ thống truyền thông nhà nước về Tam Tòa.
Biết đến bao giờ đất nước này được sống trong sự thật, lòng nhân ái và hòa bình thực sự? Biết bao giờ giáo dân Tam Tòa thoát khỏi cơn bách hại dã man?
Xin Mẹ Maria quan thầy của Giáo phận đừng bao giờ rời mắt khỏi đoàn con đang trong cơn ngặt nghèo hiện nay. Xin mẹ đưa tay nâng đỡ chúng con biết đoàn kết cùng nhau tạo nên sức mạnh của những người tin Chúa.
Cũng xin mẹ luôn để mắt đến Giáo hội Việt Nam, xin cho các giám mục, hàng linh mục và giáo dân luôn vững vàng, biết trông cậy vào Chúa mà dấn bước trên con đường Công lý - Sự thật - Hòa Bình để các hành động cùng song hành với lời nói.
Hà Nội, Ngày 17/8/2009
Vài kỷ niệm với Xã Đoài và Tòa Giám mục
Lần đầu tiên tôi được đến Xã Đoài khi bố tôi tham gia thiết kế lại Nhà thờ Chính Tòa của Tòa Giám mục (1976) bị bom đạn phá hỏng. So với ngày xưa, con đường có khác đi đôi chút, nhưng vẫn là đồng lúa xanh ngút hai bên dẫn vào khu địa danh Tòa Giám mục Xã Đoài, một địa danh vốn nổi tiếng với cam Xã Đoài từ xưa.
Đã hơn 33 năm, con đường đó đã nhiều lần tôi đi qua. Nhưng, tâm hồn chúng tôi rộn lên những xúc động lạ thường khi về tham dự Thánh lễ Quan Thầy Giáo phận năm nay, một Thánh lễ đặc biệt để cả giáo phận hướng về anh chị em ở Giáo xứ Tam Tòa đau thương.
Đến Tòa Giám mục trời đã về chiều, trên sân quảng trường Tòa Giám mục, mọi người đang dọn dẹp, kỳ cọ lễ đài, người dựng phông bạt, người kê ghế bàn… Những công việc đó được tiến hành khẩn trương chuẩn bị cho ngày trọng đại, ngày mà cộng đồng dân Chúa sẽ tề tựu về đây, cùng cất một lời kinh, cùng dâng cao một tiếng hát, một lời cầu với Thiên Chúa và Mẹ Maria cho Đất nước, cho Giáo hội, Giáo phận và đặc biệt cho anh chị em Tam Tòa đang bị bách hại.
Những động tác khẩn trương trong im lặng của những người chuẩn bị ở lễ đài, tôi hiểu tấm lòng của họ, tất cả đang suy tư khi nhìn lên hàng chữ: “Cầu nguyện cho Tam Tòa”.
Đức Giám mục Phaolo Maria Cao Đình Thuyên vừa mới trở lại Tòa Giám mục sau một chuyến công du khá dài. Ở tuổi 83, Ngài vẫn nhanh nhẹn, khỏe mạnh sau một chuyến đi dài ngày với bao vất vả trở về từ nửa vòng trái đất.
Tiếp chúng tôi, Ngài tỏ ra ưu tư, đau đớn trước việc giáo dân và linh mục bị đánh đập dã man và cuộc sống của giáo dân đang bị đe dọa nghiêm trọng bởi những trò sách nhiễu, hăm dọa.
Khi chúng tôi hỏi quan điểm của Ngài về những sự việc đã xảy ra cũng như cái “Bản ghi nhớ” mà truyền hình, truyền thanh và báo chí đang cố dùng để che giấu đi tội ác của nhà cầm quyền, rằng các linh mục đã “vi phạm đức vâng lời Giám mục”? Ngài cho biết nội dung như sau:
Quảng Bình đã quá sai trái khi đánh đập giáo dân và ngay cả linh mục, chúng ta phản đối quyết liệt việc dùng bạo lực, giáo dân toàn Giáo phận đã hết sức bất bình và căm phẫn. Tuy vậy, chúng ta phải sống theo đúng đường lối Phúc âm. Giáo hội không cổ vũ cho những hành vi bạo động và bạo lực, chúng ta thể hiện niềm tin của mình và cầu nguyện, mọi việc Chúa sẽ làm và chúng ta sẽ hành động theo ý Chúa.
Về bản ghi nhớ, đó là nội dung được ghi lại trong cuộc họp mới đây, cuối năm 2008, trong khi đất đai nhà thờ đã bị tỉnh Quảng Bình ngang nhiên lấy đi từ hơn 11 năm trước đó mà không có ý kiến của Giáo hội. Vậy là họ đã sai ngay từ đầu, từ khi quyết định lấy đất nhà thờ.
Dù họ sai nhưng mình đã cùng ngồi để đối thoại. Việc gặp gỡ hai bên, là sự thiện chí của TGM Vinh, không vì họ sai mà mình không tử tế.
Tuy nhiên, trong văn bản đó cũng ghi rõ “khuôn viên Nhà thờ Tam Tòa cũ” sẽ “giữ nguyên và tôn tạo” đồng thời tỉnh Quảng Bình phải cấp lại cho Nhà thờ mảnh đất khác để xây dựng lại nhà thờ. Văn bản còn ghi rõ: “TGM nên chọn nơi nào thuận lợi cho giáo dân và tăng thêm vẻ đẹp cho thành phố”.
Vậy nhưng họ cứ lần lữa, có cấp đâu. Họ chỉ cho mấy chỗ đất thì không ai có thể làm được nhà thờ, chỗ thì là hồ nuôi tôm, chỗ thì quá xa nơi ở của giáo dân, nếu có xây nhà thờ ở đó cũng chỉ để làm cảnh mà thôi, nhưng ta cần là cần nhà thờ làm nơi phụng vụ cho giáo dân chứ không phải để làm cảnh.
Việc báo chí nói các linh mục vượt quá quyền, không vâng lời… đó chỉ là xuyên tạc và cố tình chia rẽ nội bộ chúng ta, điều này cũng thể hiện sự ngô nghê thiếu hiểu biết của họ. Tôi tin các linh mục hành động đúng và hành động tâm huyết vì cái chung, vì quyền lợi của giáo dân, giáo hội. Tôi ở nhà cũng hành động như thế, chẳng có gì là trái, là không vâng lời.
Cả Giáo phận Vinh là một khối thống nhất. Điều đó là khẳng định.
Thực tế thì khu vực Nhà thờ Tam Tòa trước đây là Sở Hạt, khuôn viên không chỉ có nhà thờ, mà còn là Nhà xứ, các công trình phục vụ khác nữa để thành một Sở Hạt Tam Tòa. Nhưng hiện nay chỉ còn mỗi nền nhà thờ. Vậy Quảng Bình đã cam kết tôn tạo như thế nào? Có phải “giữ nguyên và tôn tạo” của Quảng Bình là bằng cách làm đường sát ngay vào Tháp nhà thờ, để phần bên kia chia nhau biến thành khu phố “Trần Dư” – Trừ dân hay không? Việc cam kết “giữ nguyên và tôn tạo” này của Quảng Bình có khác gì chuyện phân phát tiền tết của người nghèo vừa qua, tiền tết cho người nghèo vào nhà cán bộ?
Như vậy, câu chuyện này cũng giống như một người nông dân có con trâu, kẻ cướp đã ngang nhiên lấy trâu của anh ta mổ thịt chia nhau. Mục đích của toán cướp này là để anh nông dân không còn có đường sinh sống mà bỏ ruộng vườn lại cho nó.
Đến trước cửa công quyền, tên cướp này hứa sẽ trả lại một con bò vì trâu đã nhỡ làm thịt. Nhưng thay vì trả con trâu như đã hứa, tên cướp khi thì chỉ con chó, khi thì chỉ con mèo nhằm thực hiện kế sách “để lâu, cứt trâu hóa bùn”. Và đương nhiên là người nông dân không thể chấp nhận. Nhưng nó cứ lần lữa trong khi người nông dân không có trâu để cày ruộng, sinh sống nên cứ đòi hỏi.
Đến khi không thể chịu đựng được, người nông dân đó cho con cái ra ruộng của mình cuốc đất, cày xới thì bọn cướp lại dùng bạo lực trấn áp và rêu rao rằng “đã thỏa thuận trả con bò sao còn cuốc đất”.
Cái lý của kẻ cướp là vậy, bất chấp sự thật, bất chấp lương tâm, sử dụng bạo lực để thực hiện ý đồ đen tối của mình.
Con sóng lòng dân đang trào sôi
Khi chúng tôi hỏi một số người có thông tin về Quảng Bình thì được biết: Nhà cầm quyền Quảng Bình đang ráo riết để thực hiện theo cách của nhà cầm quyền Hà Nội làm vườn hoa tức là sẽ xây dựng khu Tam Tòa, nhằm vĩnh viễn chiếm đoạt khu nhà thờ, đất đai của giáo dân và tài sản Giáo hội.
Mặt khác, họ đã mời Tòa GM vào Quảng Bình để “làm việc” nhiều lần, nhưng khi những yêu cầu của TGM chưa được đáp ứng, thì việc vào đó là không cần thiết nên TGM chưa vào.
Nghĩ cũng đúng, linh mục Ngô Thế Bính đại diện cho TGM vào giải quyết sự việc nhưng Phó Chủ tịch Tỉnh Trần Công Thuật đưa đến bệnh xá thăm linh mục Phú (cũng đã bị đánh phải cấp cứu) rồi bỏ về cho bọn người khác được bố trí sẵn cố sát đến trọng thương. Vậy ai dám đảm bảo rằng, đám quân vô đạo kia sẽ không chặn đường đánh cả Giám mục?
Cũng có thông tin rằng tỉnh Quảng Bình muốn ra TGM theo như văn bản của họ đã gửi và Tòa GM đã chấp nhận. Nhưng lời nói của quan chức cộng sản thì vẫn chỉ là để nói, đến nay vẫn chưa thấy mặt mũi của họ đâu.
Họ còn đề nghị TGM bảo đảm an ninh cho họ cả trong và ngoài TGM. TGM đã trả lời rằng ở TGM họ luôn được đảm bảo an ninh. Nhưng bên ngoài thì không có TGM nào có thể làm được. Chính quyền có đủ các lực lượng cảnh sát, vũ khí, công cụ, nhà tù và cả chó… còn không đảm bảo được an ninh. Chứng cớ là các linh mục bị đánh, đến nay bên công an vẫn chưa có kết luận công khai là do ai chỉ đạo, ai đánh. TGM làm gì có chức năng và khả năng đảm bảo an ninh? Nếu cần, họ cứ đưa công an Quảng Bình ra mà bảo vệ.
Kể cũng lạ đời ở cái yêu cầu của họ. Đó chính là nỗi sợ hãi từ trong chính lòng những người không yên tâm về cách hành xử của mình, về tội ác của mình đã gây ra, nỗi sợ hãi lòng dân bùng lên cơn phẫn uất, nỗi sợ hãi của những người ít khi muốn nhìn thấy ánh sáng công lý và suy bụng ta ra bụng người là thế. Vì vậy họ yêu cầu nạn nhân bảo đảm an ninh cho mình.
Tôi thầm nghĩ họ lo xa quá thể, giáo dân có bao giờ giống họ đâu mà sợ bóng sợ gió, họ tự nhát mình.
Nhưng, khi qua các giáo xứ, đến những nơi công cộng, thấy được sự phẫn uất và căm hận của từng giáo dân, tôi mới thấy lo sợ của họ không phải là không có cơ sở trước những hành động dã man của họ đã gây ra.
Tại một quán nước chè xanh bên đường quốc lộ, mấy ông trung niên và mấy thanh niên có vẻ rỗi rãi đang chăm chú quan sát dòng xe cộ đi lại trên đường. Thấy chúng tôi dừng xe uống nước, mấy người hỏi: “Anh có thấy chiếc 73 biển xanh mô trên đường không”? Tôi thấy lạ bèn hỏi: “Biển 73 là biển gì? Biển xanh để làm gì”. Anh ta trả lời: “Bọn tui ngồi chờ mấy ngày ni coi có cái mô của Tỉnh Quảng Bình ra đây thì sẽ hỏi họ coi tại răng đánh giáo dân”. Tôi nói lại: “Các anh hỏi sao được, luật pháp nào cho các anh dừng xe của người ta, các cha đâu có đồng ý cho các anh làm thế?”
Ngay lập tức, họ tấn công tôi bằng một tràng những câu hỏi: “Rứa thì pháp luật mô cho chúng nó đánh giáo dân của chúng tôi? Pháp luật mô cho chúng nó đánh đập cha của chúng tôi? Pháp luật mô cho chúng nó cướp đất nhà thờ của chúng tôi? Các cha lo việc của các cha, còn chúng tôi có trách nhiệm và cách làm của chúng tôi chứ…?”
Một loạt câu hỏi mà tôi không thể nào trả lời thay UBND tỉnh Quảng Bình, đành trả vội tiền nước và lên đường. Đến đó, tôi mới thấy sự vất vả của các linh mục giáo phận Vinh khi phải trấn an giáo dân bình tĩnh, không được manh động nó khó khăn biết chừng nào. Thậm chí, nhiều giáo xứ, giáo hạt đã đồng loạt đề nghị được đi bộ vượt qua 200km để vào tận Tam Tòa với anh chị em mình bất chấp mạng sống, bất chấp hậu quả cho cá nhân mình.
Trên những con đường chúng tôi đi, các xứ đạo nhộn nhịp, nô nức đón chờ ngày lễ trọng đại bằng nhiều cách. Câu băng vàng chữ đỏ: “Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa bị công an Quảng Bình đánh đập, bắt giữ” không chỉ có ở nhà thờ, mà còn vắt ngang các con đường dân sinh như nhắc nhủ mọi tín hữu về tội ác đã xảy ra với anh em, đồng đạo của mình để cầu nguyện cho họ.
Những đoạn quốc lộ 1 qua các xứ đạo, nhà nhà đều treo cờ vàng trắng ra trước cổng nhà mình đón chờ ngày Lễ lớn của Giáo hội.
Tại các giáo xứ, thanh niên nô nức may cờ bổ sung, in, vẽ các khẩu hiệu, băng rôn để kịp ngày mai lên đường, người thì chỉnh sửa phương tiện, xe máy. Các trạm xăng đông nghịt người, người bán xăng thấy hiện tượng quá lạ lùng cứ tưởng có tin xăng dầu tăng giá nên luôn mồm giải thích “Chưa có tin tăng giá xăng dầu đâu”.
Một ngày đáng để nhớ, một cuộc tập trung vĩ đại
Sáng 15/8, ngay từ 4 giờ sáng, nhà thờ đã vang lên hồi chuông dài, tất cả tập trung lên đường. Trên mọi ngả đường, tiếng xe máy và ô tô rền vang, tiếng bà con gọi nhau í ới. Trên quốc lộ 1 khi trời đang tối, ánh sáng từ các đèn pha ô tô, xe máy tạo thành một vệt sáng dài như vô tận hiện rõ trên nền trời đêm. Mọi con đường dẫn về Tòa Giám mục đều dần dần dày kín đặc người. Các xe ô tô chở theo người hành hương, dán băng rôn xung quanh, cờ vàng trắng tung bay phía trước. Trên xe máy, từng đôi chở nhau, nón mũ bảo hiểm cẩn thận, người sau giương lên một lá cờ…
Tất cả trực chỉ Tòa Giám mục Xã Đoài khi hừng đông đang lên với một tấm lòng nô nức và phấn khích. Đoàn giáo dân từ phía Nam ra không đi theo đường tắt, mà đi qua ngay trung tâm Thành phố Vinh, hòa nhập với các dòng người từ các nhánh rẽ, các xứ họ đang tấp nập lên đường.
Khi chúng tôi đến được cách Tòa Giám mục Xã Đoài khoảng gần chục km thì đường đã đông nghịt, cả một rừng cờ vàng trắng, khẩu hiệu được dâng lên. Những dòng người vẫn tuốn về TGM bằng nhiều phương tiện và phương cách khác nhau, tất cả đều mang trong lòng mình sự phấn chấn đến kỳ lạ, từ những cụ già lưng còng đến những em bé còn được bố mẹ bế trên tay hay dắt đi bộ, tất cả đều quyết tâm dù phải chậm chạp để về được Xã Đoài.
Khi giờ lễ đã gần đến mà con đường cách TGM khoảng ba bốn cây số còn đặc kín và xe người hầu như không thể di chuyển, tôi hỏi một phụ nữ bế con trên tay: “Chị đi làm gì khi còn cả cháu nhỏ thế, nắng nôi mà có vào được đến nơi dự lễ đâu?” Thật ngạc nhiên, chỉ ta bảo: “Đi chứ chú, cả xứ, cả làng chúng tôi đi hết. Chưa về được Tam Tòa thì về đây để động viên, an ủi anh chị em mình ở trong đó yên tâm là cả giáo phận đang đứng bên cạnh họ, chúng tôi thà chết, chứ nhất định phải đoàn kết và đấu tranh với anh chị em Tam Tòa”.
Xúc động trào dâng trong tôi về sự đoàn kết, hi sinh của những tín hữu nơi đây. Thật đúng là họ đã được như lời nguyện hằng ngày: “Lạy Cha, xin cho chúng con hiệp nhất nên một, như Cha ở trong con và như con ở trong Cha”
Tôi thấy xấu hổ cho mình, cho những người khác kể cả các trí thức công giáo cũng như các linh mục, giám mục đến giờ này vẫn còn im lặng trước bạo tàn và tội ác để mặc Giáo phận Vinh, để mặc giáo dân, linh mục trong cơn bách hại ngay trong Năm Thánh linh mục. Không hiểu qua những biến cố này và với sự ngậm miệng của họ, họ còn có dám rao giảng về sự thông công, hiệp nhất, yêu thương và phục vụ nữa hay không? Không hiểu những lời nguyện hàng ngày của họ có được Chúa nhậm lời hay không khi họ nói một đằng, làm một nẻo.
Nhưng giáo phận Vinh vẫn đoàn kết, vẫn đồng lòng trong bất cứ trường hợp nào dù khó khăn nhất.
Quảng trường Tòa Giám mục Xã Đoài ngập người, tất cả các lối đi không còn chỗ chen chân, những bờ ruộng, những con đường nhánh, đường nhỏ dẫn vào Xã Đoài gần như là một hàng rào sống đứng lặng hướng về Tòa Giám mục. Nhiều linh mục từ xa về cũng đành đứng lặng hoặc chậm chạp chấp nhận chậm giờ lễ mà không thể chen vào được.
Nhiều giáo đoàn, giáo xứ đã đến Tòa Giám mục từ hôm trước, thậm chí có đoàn còn đi bộ, diễu hành với ngập tràn cờ vàng trắng và kiệu Mẹ trên vai.
Theo những người có kinh nghiệm tổ chức nơi đây, cuộc lễ này là cuộc tập trung hoàng tráng và vĩ đại nhất của giáo phận Vinh, con số ước tính khoảng hơn 200.000 người. Trước giờ lễ, những hình ảnh về Tam Tòa được chiếu lại trên màn hình, bài hát “Mẹ Maria, Mẹ giáo phận Vinh” được mở không chỉ trên màn hình ở quãng trường, mà tại các quán hàng, các gia đình giáo dân trong khu vực như một lời kêu gọi, thôi thúc mọi con tim.
Thánh lễ đồng tế trọng thể gồm tất cả các linh mục có thể vào được đến nơi. Đức Giám mục Phaolô Maria Cao Đình Thuyên bước ra trong sự mong đợi của đàn con giáo phận sau bao ngày xa vắng, như sự nâng đỡ, chở che an ủi của người cha già đối với đoàn chiên hết lòng yêu mến.
Giáo dân không chỉ phấn khởi khi Ngài đã về với đoàn chiên, vẫn khỏe mạnh về thể chất, mà còn là sự kiên vững trong ý chí và hành động. Những lời Ngài đã nói: “Giáo phận Vinh có 500.000 Giám mục Cao Đình Thuyên” đã nói lên tất cả sự hiệp khối, thống nhất trong toàn Giáo phận.
Tối hôm trước, tại quảng trường Tòa Giám mục, Đức Giám mục đã tổ chức buổi cầu nguyện linh thiêng trọng thể cho Tam Tòa với hàng ngàn ngọn nến rực cháy, Ngài đã gục đầu và rơi lệ khi xem những hình ảnh về đàn chiên của mình bị bách hại. Nhìn hình ảnh đó, không ai không xúc động đến tận tâm can.
Cả buổi lễ, một không khí nghiêm trang ngập tràn hàng chục vạn người tham dự dù trên quảng trường, trên đường hay đứng giữa cánh đồng nắng cháy. Tất cả nói lên ý nguyện và tấm lòng người giáo dân Giáo phận Vinh đang hướng về anh chị em mình ở Tam Tòa. Họ cũng không thể quên những giáo dân ở các giáo xứ, giáo hạt thuộc tỉnh Quảng Bình đã không thể về hiệp thông với toàn thể Giáo phận hôm nay bởi những khó khăn mà họ đang chịu đựng. Lời bài hát: “Xin dâng mẹ đàn chiên xứ Tam Tòa” đã luôn vang lên không chỉ trên miệng, mà còn là trong tâm can tất cả những ai đến nơi đây.
Nhiều câu băng rôn được dâng lên nói lên sự hiệp nhất, sự ủng hộ anh chị em Tam Tòa thật vô cùng cảm động: “Tất cả vì Tam Tòa”; “Tam Tòa, hãy vững tin”; “Công lý sẽ chiến thắng”; “Nhà cầm quyền Quảng Bình phải chịu quả báo về hành động man rợ bất công của mình”; “Cả giáo phận đứng bên Tam Tòa”; “Lạy Mẹ Giáo phận Vinh, xin cứu giúp Giáo xứ Tam Tòa”; “Chính quyền Quảng Bình hãy dừng ngay hành động man rợ”…
Bên cạnh các câu khẩu hiệu trên và câu “Cầu nguyện cho Giáo dân Tam Tòa bị chính quyền và công an Quảng Bình đánh đập dã man và bắt giữ” thì có một băng rôn khá lạ của một cộng đoàn sinh viên làm nhiều người tò mò: “Công an Quảng Bình đang làm theo lời bác hồ dạy”. Nhiều người thắc mắc về câu này, nhưng khi nhìn tổng thể và hiểu ra thì mới biết rằng quả là đất này có nhiều kẻ thâm nho.
Điều khá vui và khôi hài là trong đó không thiếu những gương mặt khá lạ, họ nhìn đoàn người đổ về Tam Tòa với gương mặt thiếu sinh khí, hốt hoảng và tái mét. Khi ngồi với từng đám giáo dân, họ kêu ca rằng đi như thế này nắng nôi vất vả về ốm mất vài ba ngày, đêm nằm ngủ không mùng màn thế thì muỗi đốt, lần sau đừng đi… giáo dân bình tĩnh giải thích cho họ về niềm tin, về những vất vả có giá trị thế nào với người Công giáo.
Hình ảnh và nội dung buổi lễ đã được phản ánh nhiều trên các trang web bởi lực lượng thông tin nhân dân và của Giáo phận Vinh.
Nhưng có những điều không thể phản ánh hết đó là tấm lòng đạo đức, sự hiệp nhất mạnh mẽ của giáo dân Vinh và lòng căm hận những tội ác đổ xuống trên đầu anh em họ.
Rời Giáo phận Vinh, chúng tôi mang trong lòng một cảm xúc khó tả về những điều mình đã thấy, đã nghe và những điều mình tiếp nhận được trên hệ thống truyền thông nhà nước về Tam Tòa.
Biết đến bao giờ đất nước này được sống trong sự thật, lòng nhân ái và hòa bình thực sự? Biết bao giờ giáo dân Tam Tòa thoát khỏi cơn bách hại dã man?
Xin Mẹ Maria quan thầy của Giáo phận đừng bao giờ rời mắt khỏi đoàn con đang trong cơn ngặt nghèo hiện nay. Xin mẹ đưa tay nâng đỡ chúng con biết đoàn kết cùng nhau tạo nên sức mạnh của những người tin Chúa.
Cũng xin mẹ luôn để mắt đến Giáo hội Việt Nam, xin cho các giám mục, hàng linh mục và giáo dân luôn vững vàng, biết trông cậy vào Chúa mà dấn bước trên con đường Công lý - Sự thật - Hòa Bình để các hành động cùng song hành với lời nói.
Hà Nội, Ngày 17/8/2009
Ông già gân
Trương Phú Thứ
18:54 18/08/2009
Ngày xưa cố Tổng Thống Trần Văn Hương của đệ nhị Cộng Hòa Việt Nam được báo chí và sau đó cả nước gọi bằng một cái tên trìu mến thân thương “Ông Già Gân”. Trong cương vị của một thủ tướng, cụ Hương đã thẳng tay dẹp lọan, trừng trị bọn gây rối và thực thi một nền hành chánh công quyền pháp trị trên mọi lãnh vực. Một ông cụ già tay đã phải chống gậy, mắt mũi kèm nhèm nhưng kiên quyết trong quyền hạn và luật pháp để ổn định trật tự xã hội và chống lại những sai trái bất công. “Ông Già Gân” đã từ chối lời đề nghị của tòa đại sứ Mỹ đi ra khỏi nước và nhất định “qua muốn chết trên quê hương này”. Tổng Thống Trần Văn Hương đã ở lại và thân xác ông cụ đã nằm trong lòng đất quê hương như sở nguyện.
“Ông Già Gân” mà tôi muốn nói ở đây là một vị giám mục tám mươi ba tuổi, Đức Cha Cao Đình Thuyên của giáo phận Vinh. Khi nghe tin giáo dân xứ Tam Tòa bị bách hại, ngài đang ở Mỹ nhưng cũng cấp thời gửi thư về an ủi và hiệp thông với con cái của địa phận. Đồng thời ngài cũng đã thu xếp công việc cũng như hủy bỏ nhiều dự tính để vội vàng trở về với giáo phận và con cái của ngài. Bổn phận và trách nhiệm của người cha sâu đậm như thế nên con cái cũng vui mừng hả dạ. Ngày đức cha về tới phi trường Vinh, cả ngàn người mừng đón. Sự hiện diện của đức cha trong những ngày gíao dân xứ Tam Tòa bị cường quyền dùng bạo lực trấn áp thật là một an ủi to lớn. Đàn chiên đã có người chăm sóc chống lại lang sói hung dữ. Đàn gà con đã có nơi nương tựa chở che.
Trong thánh lễ mừng Đức Mẹ Lên Trời, Đức Giám Mục địa phận Vinh đã nói “ Giáo phận Vinh có 500.000 Cao Đình Thuyên”. Đây là một xác định hùng hồn rằng tất cả các tín hữu công giáo thuộc giáo phận Vinh đều nhất tâm một lòng một ý trong một liên kết chặt chẽ để cùng nhau xây dựng giáo phận trở nên vững vàng đồng thời kiên quyết mang ánh sáng của công lý và sự thật đến từng tấc đất của giáo phận. Đây là một sợi giây có năm trăm ngàn mắt xích và mỗi tín hữu kể cả đức giám mục là một mắt xích. Những mắt xích ràng buộc với nhau trong tình yêu thương không bến bờ. Câu nói của Đức Giám Mục địa phận Vinh cũng là một lời tuyên chiến với những gian giảo và bất công, đòi hỏi công lý và sự thật phải được tôn vinh, quyền tự do tín ngưỡng phải được tuyệt đối tôn trọng. Một Cao Đình Thuyên ngã xuống thì vẫn còn nửa triệu Cao Đình Thuyên ngạo nghễ đứng lên.
Nhìn những tấm hình chụp giáo dân địa phận Vinh lũ lượt về khuôn viên của tòa Giám Mục để hiệp dâng thánh lễ với sự hiện diện và chủ tế của người cha chung địa phận thì ai mà không vui mừng. Những tấm hình đó cũng làm cho bọn côn đồ sẽ phải bỏ gậy gộc xuống mà đi theo đoàn người trong lời kinh tiếng hát nguyện cầu cho quê hương thanh bình, tự do dân chủ trên tổ quốc thân yêu. Đức Cha đã kêu gọi mọi người hãy tha thứ và xóa bỏ mọi đố kỵ hận thù. Bọn côn đồ cầm gậy gộc đánh người nhưng rồi chính bọn đầu gấu này sẽ là những chiến sĩ tiền phong cho công lý và sự thật. Mảnh đất của nhà thờ xứ đạo Tam Tòa đang là một bãi rác nhơ nhớp có tên gọi là di tích chiến tranh sẽ là nơi giáo dân xây dựng một thánh đường nguy nga đồ sộ. Kết cuộc là công lý và hòa bình sẽ tòan thắng.
Ngày xưa “Ông Già Gân” Trần Văn Hương dẹp lọan có dưới tay cả một nội các, một chánh phủ với tổ chức hành chánh đến tận thôn xã, một quân đội tinh nhuệ và một lực lượng cảnh sát hùng hậu. Ngày nay “Ông Già Gân” Cao Đình Thuyên một mình dám lên tiếng cho công lý và được sự nhiệt tình ủng hộ của con cái giáo phận Vinh của Ngài hầu đương đầu với đảng Cộng Sản Việt Nam với ba triệu đảng viên súng đạn trang bị “đến tận răng” và những cái đầu óc qủy quyệt gian giảo. Nhưng rồi một ngày mới, một chân trời mới sẽ đến với giáo phận Vinh.
Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn phước xuống Đức Giám Mục Vinh sức khỏe sung mãn và khôn ngoan sáng suốt để chèo lái con thuyền địa phận đến bến bình an.
“Ông Già Gân” mà tôi muốn nói ở đây là một vị giám mục tám mươi ba tuổi, Đức Cha Cao Đình Thuyên của giáo phận Vinh. Khi nghe tin giáo dân xứ Tam Tòa bị bách hại, ngài đang ở Mỹ nhưng cũng cấp thời gửi thư về an ủi và hiệp thông với con cái của địa phận. Đồng thời ngài cũng đã thu xếp công việc cũng như hủy bỏ nhiều dự tính để vội vàng trở về với giáo phận và con cái của ngài. Bổn phận và trách nhiệm của người cha sâu đậm như thế nên con cái cũng vui mừng hả dạ. Ngày đức cha về tới phi trường Vinh, cả ngàn người mừng đón. Sự hiện diện của đức cha trong những ngày gíao dân xứ Tam Tòa bị cường quyền dùng bạo lực trấn áp thật là một an ủi to lớn. Đàn chiên đã có người chăm sóc chống lại lang sói hung dữ. Đàn gà con đã có nơi nương tựa chở che.
Trong thánh lễ mừng Đức Mẹ Lên Trời, Đức Giám Mục địa phận Vinh đã nói “ Giáo phận Vinh có 500.000 Cao Đình Thuyên”. Đây là một xác định hùng hồn rằng tất cả các tín hữu công giáo thuộc giáo phận Vinh đều nhất tâm một lòng một ý trong một liên kết chặt chẽ để cùng nhau xây dựng giáo phận trở nên vững vàng đồng thời kiên quyết mang ánh sáng của công lý và sự thật đến từng tấc đất của giáo phận. Đây là một sợi giây có năm trăm ngàn mắt xích và mỗi tín hữu kể cả đức giám mục là một mắt xích. Những mắt xích ràng buộc với nhau trong tình yêu thương không bến bờ. Câu nói của Đức Giám Mục địa phận Vinh cũng là một lời tuyên chiến với những gian giảo và bất công, đòi hỏi công lý và sự thật phải được tôn vinh, quyền tự do tín ngưỡng phải được tuyệt đối tôn trọng. Một Cao Đình Thuyên ngã xuống thì vẫn còn nửa triệu Cao Đình Thuyên ngạo nghễ đứng lên.
Nhìn những tấm hình chụp giáo dân địa phận Vinh lũ lượt về khuôn viên của tòa Giám Mục để hiệp dâng thánh lễ với sự hiện diện và chủ tế của người cha chung địa phận thì ai mà không vui mừng. Những tấm hình đó cũng làm cho bọn côn đồ sẽ phải bỏ gậy gộc xuống mà đi theo đoàn người trong lời kinh tiếng hát nguyện cầu cho quê hương thanh bình, tự do dân chủ trên tổ quốc thân yêu. Đức Cha đã kêu gọi mọi người hãy tha thứ và xóa bỏ mọi đố kỵ hận thù. Bọn côn đồ cầm gậy gộc đánh người nhưng rồi chính bọn đầu gấu này sẽ là những chiến sĩ tiền phong cho công lý và sự thật. Mảnh đất của nhà thờ xứ đạo Tam Tòa đang là một bãi rác nhơ nhớp có tên gọi là di tích chiến tranh sẽ là nơi giáo dân xây dựng một thánh đường nguy nga đồ sộ. Kết cuộc là công lý và hòa bình sẽ tòan thắng.
Ngày xưa “Ông Già Gân” Trần Văn Hương dẹp lọan có dưới tay cả một nội các, một chánh phủ với tổ chức hành chánh đến tận thôn xã, một quân đội tinh nhuệ và một lực lượng cảnh sát hùng hậu. Ngày nay “Ông Già Gân” Cao Đình Thuyên một mình dám lên tiếng cho công lý và được sự nhiệt tình ủng hộ của con cái giáo phận Vinh của Ngài hầu đương đầu với đảng Cộng Sản Việt Nam với ba triệu đảng viên súng đạn trang bị “đến tận răng” và những cái đầu óc qủy quyệt gian giảo. Nhưng rồi một ngày mới, một chân trời mới sẽ đến với giáo phận Vinh.
Nguyện xin Thiên Chúa ban ơn phước xuống Đức Giám Mục Vinh sức khỏe sung mãn và khôn ngoan sáng suốt để chèo lái con thuyền địa phận đến bến bình an.
Giáo xứ Xã Đoài mừng Lễ Quan Thầy
PV Xã Đoài
19:06 18/08/2009
VINH - Sau khi giáo phận Vinh từng bừng tổ chức đại lễ mừng Đức Maria hồn xác lên trời, Quan Thầy của mình, và cầu nguyện cho giáo xứ Tam Tòa, giáo xứ Xã Đoài cũng đã long trọng mừng Quan Thầy của mình với một tinh thần như mẹ giáo phận.
Như chúng ta đã biết, do ngày 15.08 vừa qua, toàn thể tín hữu giáo phận Vinh phải về Tòa giám mục Xã Đoài để mừng Quan Thầy của giáo phận và cầu nguyện cho Tam Tòa, nên giáo xứ Chính tòa Xã Đoài, nơi cũng nhận Đức Mê hồn xác lên trời làm Quan Thầy, đã phải dời lễ mừng vào ngày hôm sau – 16.08.2009.
Thánh lễ long trọng diễn ra vào lúc 7giờ, dưới sự chủ lễ của Đức giám mục giáo phận Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, và sự đồng tế của các linh mục: Fx. Võ Thanh Tâm, Tổng Đại diện giáo phận; Antôn Phạm Đình Phùng, Thư ký TGM. Xã Đoài và là cha quản xứ Xã Đoài; Giuse Phan Sỹ Phương, Phụ trách Trụ sở giáo phận Vinh tại Sàigòn, cùng có khoảng 1.000 tu sĩ, chủng sinh và giáo dân tham dự.
Mở đầu Thánh lễ, Đức cha Phaolô mời gọi cộng đoàn tiếp tục tinh thần Đại lễ Quan Thầy của Giáo phận được tổ chức ngày qua: nhìn lên Đức Maria để kiên vững trong niềm tin, ngõ hầu làm chứng cho công lý và xây dựng hòa bình; can đảm chấp nhận những thử thách vì đạo để sau này được cùng Mẹ chung hưởng niềm vui phục sinh bên Đức Kitô trên Thiên quốc.
Nội dung của Thánh lễ được tỏ rõ thêm qua bài giảng của Cha Tổng Đại diện. Ngài nói rằng Đức Maria được lên trời cả hồn lẫn xác là một hậu quả tất yếu. Bởi Mẹ là Đấng đầy ân sủng. Sự tròn đầy mọi ân phúc của Chúa đã ngăn cho Mẹ khỏi vương mắc tội nguyên tổ. Nhờ ơn Chúa và sự nổ lực của Mẹ, Mẹ đã không bị sa ngã trước những cám dỗ. Mẹ đã sống trọn tình với Chúa và giàu lòng thương yêu mọi người… Mẹ đã kết thúc cuộc đời trần gian nơi cái chết như bao người. Nhưng sau khi được an táng trong mồ, Mẹ đã được Thiên Chúa cho phục sinh và đưa về trời, như truyền thống tin tưởng và Giáo Hội truyền tín vào năm 1950.
Từ sự gọi mời noi gương Mẹ Maria trong đời sống đức tin, Cha Tổng Đại diện hướng cộng đoàn đến sự chia sẻ và cầu nguyện cho Tam Tòa: Sống đức tin theo gương Mẹ là gia tăng lòng yêu mến Chúa và thương cảm con người, nhất là những người đau khổ. Trong giáo phận Vinh, ai là người đau khổ nhất cần được chia sẻ lúc này? Đó chính là các giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Ngài đã lý luận cho thấy các tín hữu Tam Tòa đã hành động không sai. Lấy từ ví dụ gần gũi của người nông dân, ngài nói: “Ví dụ nhà tôi có một con trâu rất khỏe đẹp. Con trâu là con vật để gia đình tôi cày ruộng hầu trồng lúa mà sống. Nhưng bất ngờ một kẻ có quyền đến dắt đi lúc nào không hay biết. Khi tôi biết, thì họ bảo con trâu đó xin được làm việc chung có ích cho nhiều người hơn. Nếu nhà ông cần thì chúng tôi đổi cho một con trâu khác hay là một con bò. Tôi đồng ý. Nhưng hết lần này đền lần khác, lúc thì họ đưa con lợn, lúc thì đưa con chó, lúc khác thì đưa con dê, con mèo… Tôi nói rằng, chúng tôi cần con bò để cày, chứ có ai dùng chó, dùng mèo… để cày ruộng bao giờ! Và do đó, bao lâu tôi chưa nhận được con trâu khác, hay ít ra là con bò, thì con trâu kia vẫn là của tôi. Do đó, bao lâu Tam Tòa chưa nhận được miếng đất cân xứng như đã thỏa thuận hai bên, thì nền nhà thờ và tháp chuông Tam Tòa vẫn là của Tam Tòa. Không cần lý luận chi thêm hết! Và khi họ đã đổi con bò, thì con trâu kia họ vẫn phải dùng làm mục đích chung, chứ không phải họ muốn sử dụng vì lợi ích riêng cũng được. Vì thế, trong khi giải quyết nhu cầu cấp bách, người tín hữu Tam Tòa có quyền làm tạm một cái lán nhỏ trên nền nhà thờ Tam Tòa để sinh hoạt niềm tin. Và những ai tấn công họ, thì những kẻ đó sai chứ không phải người giáo dân Tam Tòa sai! Do đó, chúng ta cần phải bằng cách này cách khác chia sẻ và cầu nguyện anh chị Tam Tòa, cầu nguyện cho công lý và hòa bình nơi đây.”
Sau bài giảng lễ, Đức cha Phaolô đã quỳ trước tượng Đức Mẹ, bức tượng mà lúc nhà thờ Chính tòa Xã Đoại cũ bị bom đạn đánh tan, đã rớt từ trên cao xuống nhưng vẫn còn nguyên vẹn, để đọc lời nguyện dâng toàn giáo phận cho Mẹ Quan Thầy.
Sau Thánh lễ, giáo xứ đã sốt sắng làm một giờ chầu Thánh Thể theo như quy định của Bề trên giáo phận. Và dĩ nhiên, ý hướng cầu nguyện cho Tam Tòa cũng được hàm ngụ trong đó.
Ngoài ra, trước Thánh lễ, cha quản xứ Antôn Phạm Đình Phùng đã trao phần thưởng cho các em giáo lý đạt thứ hạng cao, như một sự nhìn nhận các em đã thể hiện phần nào sự phấn đấu sống niềm tin theo gương Mẹ Maria.
Xin chúc mừng lễ Quan Thầy của giáo xứ Chính tòa Xã Đoài. Nguyện xin qua lời cầu bầu của Đức Mẹ, cho giáo xứ “chị cả” ngày một giống mẹ giáo phận cả suy nghĩ lẫn hành động, để từ đó làm gương cho các xứ đàn em.
Như chúng ta đã biết, do ngày 15.08 vừa qua, toàn thể tín hữu giáo phận Vinh phải về Tòa giám mục Xã Đoài để mừng Quan Thầy của giáo phận và cầu nguyện cho Tam Tòa, nên giáo xứ Chính tòa Xã Đoài, nơi cũng nhận Đức Mê hồn xác lên trời làm Quan Thầy, đã phải dời lễ mừng vào ngày hôm sau – 16.08.2009.
Thánh lễ long trọng diễn ra vào lúc 7giờ, dưới sự chủ lễ của Đức giám mục giáo phận Phaolô Maria Cao Đình Thuyên, và sự đồng tế của các linh mục: Fx. Võ Thanh Tâm, Tổng Đại diện giáo phận; Antôn Phạm Đình Phùng, Thư ký TGM. Xã Đoài và là cha quản xứ Xã Đoài; Giuse Phan Sỹ Phương, Phụ trách Trụ sở giáo phận Vinh tại Sàigòn, cùng có khoảng 1.000 tu sĩ, chủng sinh và giáo dân tham dự.
Mở đầu Thánh lễ, Đức cha Phaolô mời gọi cộng đoàn tiếp tục tinh thần Đại lễ Quan Thầy của Giáo phận được tổ chức ngày qua: nhìn lên Đức Maria để kiên vững trong niềm tin, ngõ hầu làm chứng cho công lý và xây dựng hòa bình; can đảm chấp nhận những thử thách vì đạo để sau này được cùng Mẹ chung hưởng niềm vui phục sinh bên Đức Kitô trên Thiên quốc.
Nội dung của Thánh lễ được tỏ rõ thêm qua bài giảng của Cha Tổng Đại diện. Ngài nói rằng Đức Maria được lên trời cả hồn lẫn xác là một hậu quả tất yếu. Bởi Mẹ là Đấng đầy ân sủng. Sự tròn đầy mọi ân phúc của Chúa đã ngăn cho Mẹ khỏi vương mắc tội nguyên tổ. Nhờ ơn Chúa và sự nổ lực của Mẹ, Mẹ đã không bị sa ngã trước những cám dỗ. Mẹ đã sống trọn tình với Chúa và giàu lòng thương yêu mọi người… Mẹ đã kết thúc cuộc đời trần gian nơi cái chết như bao người. Nhưng sau khi được an táng trong mồ, Mẹ đã được Thiên Chúa cho phục sinh và đưa về trời, như truyền thống tin tưởng và Giáo Hội truyền tín vào năm 1950.
Từ sự gọi mời noi gương Mẹ Maria trong đời sống đức tin, Cha Tổng Đại diện hướng cộng đoàn đến sự chia sẻ và cầu nguyện cho Tam Tòa: Sống đức tin theo gương Mẹ là gia tăng lòng yêu mến Chúa và thương cảm con người, nhất là những người đau khổ. Trong giáo phận Vinh, ai là người đau khổ nhất cần được chia sẻ lúc này? Đó chính là các giáo dân giáo xứ Tam Tòa. Ngài đã lý luận cho thấy các tín hữu Tam Tòa đã hành động không sai. Lấy từ ví dụ gần gũi của người nông dân, ngài nói: “Ví dụ nhà tôi có một con trâu rất khỏe đẹp. Con trâu là con vật để gia đình tôi cày ruộng hầu trồng lúa mà sống. Nhưng bất ngờ một kẻ có quyền đến dắt đi lúc nào không hay biết. Khi tôi biết, thì họ bảo con trâu đó xin được làm việc chung có ích cho nhiều người hơn. Nếu nhà ông cần thì chúng tôi đổi cho một con trâu khác hay là một con bò. Tôi đồng ý. Nhưng hết lần này đền lần khác, lúc thì họ đưa con lợn, lúc thì đưa con chó, lúc khác thì đưa con dê, con mèo… Tôi nói rằng, chúng tôi cần con bò để cày, chứ có ai dùng chó, dùng mèo… để cày ruộng bao giờ! Và do đó, bao lâu tôi chưa nhận được con trâu khác, hay ít ra là con bò, thì con trâu kia vẫn là của tôi. Do đó, bao lâu Tam Tòa chưa nhận được miếng đất cân xứng như đã thỏa thuận hai bên, thì nền nhà thờ và tháp chuông Tam Tòa vẫn là của Tam Tòa. Không cần lý luận chi thêm hết! Và khi họ đã đổi con bò, thì con trâu kia họ vẫn phải dùng làm mục đích chung, chứ không phải họ muốn sử dụng vì lợi ích riêng cũng được. Vì thế, trong khi giải quyết nhu cầu cấp bách, người tín hữu Tam Tòa có quyền làm tạm một cái lán nhỏ trên nền nhà thờ Tam Tòa để sinh hoạt niềm tin. Và những ai tấn công họ, thì những kẻ đó sai chứ không phải người giáo dân Tam Tòa sai! Do đó, chúng ta cần phải bằng cách này cách khác chia sẻ và cầu nguyện anh chị Tam Tòa, cầu nguyện cho công lý và hòa bình nơi đây.”
Sau bài giảng lễ, Đức cha Phaolô đã quỳ trước tượng Đức Mẹ, bức tượng mà lúc nhà thờ Chính tòa Xã Đoại cũ bị bom đạn đánh tan, đã rớt từ trên cao xuống nhưng vẫn còn nguyên vẹn, để đọc lời nguyện dâng toàn giáo phận cho Mẹ Quan Thầy.
Sau Thánh lễ, giáo xứ đã sốt sắng làm một giờ chầu Thánh Thể theo như quy định của Bề trên giáo phận. Và dĩ nhiên, ý hướng cầu nguyện cho Tam Tòa cũng được hàm ngụ trong đó.
Ngoài ra, trước Thánh lễ, cha quản xứ Antôn Phạm Đình Phùng đã trao phần thưởng cho các em giáo lý đạt thứ hạng cao, như một sự nhìn nhận các em đã thể hiện phần nào sự phấn đấu sống niềm tin theo gương Mẹ Maria.
Xin chúc mừng lễ Quan Thầy của giáo xứ Chính tòa Xã Đoài. Nguyện xin qua lời cầu bầu của Đức Mẹ, cho giáo xứ “chị cả” ngày một giống mẹ giáo phận cả suy nghĩ lẫn hành động, để từ đó làm gương cho các xứ đàn em.
Về cái “Tâm” của người lãnh đạo chính quyền qua vụ “giáo xứ Tam Tòa”
Tô Oanh
23:55 18/08/2009
Sống, học tập, làm việc cho đến khi nghỉ hưu trên đất Bắc, chúng tôi quá hiểu tại sao những vụ tương tự xảy ra như vụ ở giáo xứ Tam Tòa lại kéo dài và chẳng thể giải quyết được dứt điểm. Tôi không phải là tín đồ của tôn giáo nào những cũng biết rằng Đạo nào cũng chỉ khuyên người ta ăn, ở sao cho tốt, phải có niềm tin và sống có tình người. Sau khi sự kiện xảy ra tại giáo xứ Tam Tòa, tôi cũng đã đi đến vài nơi tại quê tôi để xem việc giải quyết chuyện đòi lại đất đai của các xứ đạo như thế nào. Tất cả vẫn “nguyên trạng. ...” như hơn mười năm về trước. Cứ y như là chưa hề có chuyện gì đã xảy ra, đơn thư của bà con các xứ đạo cứ chìm dần vào trong quên lãng...!
Nguyên nhân chính, theo tôi có lẽ vẫn là từ “cái Tâm” của người lãnh đạo chính quyền các cấp mà ra. Ở Tam Tòa thì chính quyền cho là nó là cái đi tích lên án chiến tranh của giặc Mỹ, và đã giới thiệu cho xứ đạo 5 nơi mới rồi kia mà. Xin hỏi, nhà nước ta thường tuyên truyền là “khép lại quá khứ” thì cần chi việc để một tháp chuông sắp đổ thi gan cùng với mưa gió của thiên nhiên xứ nhiệt đới? Một ngày nào đó tháp chuông bị đổ sập vào đầu du khách thì sao ? Nếu là di tích chiến tranh thì sao nơi khác ta lại xóa bỏ và chóng quên đến thế ? Hè vừa qua tôi đã đi suốt chiều dài biên giới Việt – Trung bằng xe gắn máy (từ Điện Biên, qua Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng rồi đến Lạng Sơn). Không nơi đâu còn đi tích bia căm thù bọn Banh trướng xâm lược? Nơi liệt sỹ Lê Đình Chinh hy sinh nay cũng không để lại vết tích gì ! Tôi chỉ thấy Thác Bản Giốc vốn là của VN nay đã là của Trung Quốc mất 3/4 rồi, 300m đường sắt ở Hữu nghị quan ta vẫn không thể đòi lại được. Năm 1991, bí thư tỉnh ủy Hà Bắc (nay là Bắc Giang) chủ trì cuộc tọa đàm khoa học ( có Viện trưởng sử học VN tham gia ), tôi cũng là một đại biểu tham dự; ông bí thư hứa sẽ khẩn trương cho khôi phục đoạn thành Xương Giang. Nhưng nay vài chục mét thành Xương Giang cuối cùng đã trở thành xóm “Bờ Thành” ngay trong lòng thành phố Bắc Giang !
Mỗi một tôn giáo có một yêu cầu cụ thể cho việc xây cất chùa, xây cất nhà thờ. Đạo phật quan niện “Tu tại gia” nên người dân không phải ngày ngày lên chùa, nên chùa thường xây dựng ở nơi tĩnh lặng, cảnh đẹp. Ngược lại nhà thờ thì lại rất cần gần dân. Tối nào bà con giáo dân cũng cứ 7 giờ tối là lại lên nhà thờ để đọc kinh. Vì vậy, ngôi nhà của Chúa không thể xa dân, và có một nhà thờ trong lòng thành phố thì cũng là một cảnh quan văn hóa đẹp đẽ biết bao nhiêu. Tôi tin rằng, nhà thờ Tam Tòa được xây lại sau này ở đúng với vị trí xưa, trong khuôn viên lại có một cái bia lên án chiến tranh thì Nhân văn biết bao nhiêu.
Còn các xứ đạo quê tôi thì sao ? Gác chuông đổ nát của nhà thờ Bắc Giang đã được phá bỏ không làm di tích chiến tranh nữa và nhà thờ đã xây lại năm 2005 nhưng phía trước nhà thờ vẫn còn vài chục hộ dân cư trú trên đất sân nhà thờ vì họ đã có “sổ đỏ ” của thành phố cấp rồi. Ngày Lễ, người dân phải luồn lách qua khu buôn bán để vào nhà thờ... Xứ đạo An Tràng (Tân An, Yên Dũng, Bắc Giang), UBND tĩnh đã có 2 Quyết định trả lại đất nhà thờ, vậy mà hơn 10 năm nay 2 hộ ( trong số 7 hộ ) vẫn chây ì không chịu rời khỏi đất nhà thờ. Xứ đạo Hoàng Mai (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang), cả một khuôn viên nhà thờ bỏ hoang. Trong đó hiện tồn tại một nhà thờ xây dở dang từ trước năm 1954, một trạm biến thế điện nhỏ của xã và một cái kho bỏ không sắp đổ của hợp tác xã nông nghiệp. Giáo dân xin lại đát và xin phép xây lại nhà thờ mà vụ việc cũng kéo dài nhiều năm không có hồi kết. Trong khi đó, Nhà nước trợ cấp khá nhiều tiền cho trùng tu các ngôi đình, chùa và những Đại học phật giáo to đẹp, khang trang (như Thiền viện Trúc lâm Tây thiên ở Tam Đảo, Yên tử, Huế...). Đó có phải là kỳ thị tôn giáo không ?
Chỉ khi nào cách nghĩ, cách nhìn sự việc của chính quyền có sự đổi mới thì khối đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết giữa các dân tộc mới thực sự bền chặt. Không lắng nghe nguyện vọng chân chính của quần chúng ( dù Lương hay Giáo ), thì khó bề giải quyết các vụ việc một cách triệt để, hợp lòng dân được. Sự kiện diễn ra ở giáo xứ Tam Tòa hẳn không phải là vụ việc cuối cùng nếu nhà nước vẫn cóa cách nghĩ, cách nhìn như hiện tại. Cái “Tâm” có trong sáng, không ngụy biện, vòng vo thì chính quyền mới thực sự là của dân, vì dân; mọi rắc rối trong xã hội mới được dẹp bỏ tận gốc.
Một giáo viên nghỉ hưu ở Bắc Giang, Tooanhbg@gmail.com
Nguyên nhân chính, theo tôi có lẽ vẫn là từ “cái Tâm” của người lãnh đạo chính quyền các cấp mà ra. Ở Tam Tòa thì chính quyền cho là nó là cái đi tích lên án chiến tranh của giặc Mỹ, và đã giới thiệu cho xứ đạo 5 nơi mới rồi kia mà. Xin hỏi, nhà nước ta thường tuyên truyền là “khép lại quá khứ” thì cần chi việc để một tháp chuông sắp đổ thi gan cùng với mưa gió của thiên nhiên xứ nhiệt đới? Một ngày nào đó tháp chuông bị đổ sập vào đầu du khách thì sao ? Nếu là di tích chiến tranh thì sao nơi khác ta lại xóa bỏ và chóng quên đến thế ? Hè vừa qua tôi đã đi suốt chiều dài biên giới Việt – Trung bằng xe gắn máy (từ Điện Biên, qua Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng rồi đến Lạng Sơn). Không nơi đâu còn đi tích bia căm thù bọn Banh trướng xâm lược? Nơi liệt sỹ Lê Đình Chinh hy sinh nay cũng không để lại vết tích gì ! Tôi chỉ thấy Thác Bản Giốc vốn là của VN nay đã là của Trung Quốc mất 3/4 rồi, 300m đường sắt ở Hữu nghị quan ta vẫn không thể đòi lại được. Năm 1991, bí thư tỉnh ủy Hà Bắc (nay là Bắc Giang) chủ trì cuộc tọa đàm khoa học ( có Viện trưởng sử học VN tham gia ), tôi cũng là một đại biểu tham dự; ông bí thư hứa sẽ khẩn trương cho khôi phục đoạn thành Xương Giang. Nhưng nay vài chục mét thành Xương Giang cuối cùng đã trở thành xóm “Bờ Thành” ngay trong lòng thành phố Bắc Giang !
Mỗi một tôn giáo có một yêu cầu cụ thể cho việc xây cất chùa, xây cất nhà thờ. Đạo phật quan niện “Tu tại gia” nên người dân không phải ngày ngày lên chùa, nên chùa thường xây dựng ở nơi tĩnh lặng, cảnh đẹp. Ngược lại nhà thờ thì lại rất cần gần dân. Tối nào bà con giáo dân cũng cứ 7 giờ tối là lại lên nhà thờ để đọc kinh. Vì vậy, ngôi nhà của Chúa không thể xa dân, và có một nhà thờ trong lòng thành phố thì cũng là một cảnh quan văn hóa đẹp đẽ biết bao nhiêu. Tôi tin rằng, nhà thờ Tam Tòa được xây lại sau này ở đúng với vị trí xưa, trong khuôn viên lại có một cái bia lên án chiến tranh thì Nhân văn biết bao nhiêu.
Còn các xứ đạo quê tôi thì sao ? Gác chuông đổ nát của nhà thờ Bắc Giang đã được phá bỏ không làm di tích chiến tranh nữa và nhà thờ đã xây lại năm 2005 nhưng phía trước nhà thờ vẫn còn vài chục hộ dân cư trú trên đất sân nhà thờ vì họ đã có “sổ đỏ ” của thành phố cấp rồi. Ngày Lễ, người dân phải luồn lách qua khu buôn bán để vào nhà thờ... Xứ đạo An Tràng (Tân An, Yên Dũng, Bắc Giang), UBND tĩnh đã có 2 Quyết định trả lại đất nhà thờ, vậy mà hơn 10 năm nay 2 hộ ( trong số 7 hộ ) vẫn chây ì không chịu rời khỏi đất nhà thờ. Xứ đạo Hoàng Mai (Hoàng Ninh, Việt Yên, Bắc Giang), cả một khuôn viên nhà thờ bỏ hoang. Trong đó hiện tồn tại một nhà thờ xây dở dang từ trước năm 1954, một trạm biến thế điện nhỏ của xã và một cái kho bỏ không sắp đổ của hợp tác xã nông nghiệp. Giáo dân xin lại đát và xin phép xây lại nhà thờ mà vụ việc cũng kéo dài nhiều năm không có hồi kết. Trong khi đó, Nhà nước trợ cấp khá nhiều tiền cho trùng tu các ngôi đình, chùa và những Đại học phật giáo to đẹp, khang trang (như Thiền viện Trúc lâm Tây thiên ở Tam Đảo, Yên tử, Huế...). Đó có phải là kỳ thị tôn giáo không ?
Chỉ khi nào cách nghĩ, cách nhìn sự việc của chính quyền có sự đổi mới thì khối đoàn kết các tôn giáo, đoàn kết giữa các dân tộc mới thực sự bền chặt. Không lắng nghe nguyện vọng chân chính của quần chúng ( dù Lương hay Giáo ), thì khó bề giải quyết các vụ việc một cách triệt để, hợp lòng dân được. Sự kiện diễn ra ở giáo xứ Tam Tòa hẳn không phải là vụ việc cuối cùng nếu nhà nước vẫn cóa cách nghĩ, cách nhìn như hiện tại. Cái “Tâm” có trong sáng, không ngụy biện, vòng vo thì chính quyền mới thực sự là của dân, vì dân; mọi rắc rối trong xã hội mới được dẹp bỏ tận gốc.
Một giáo viên nghỉ hưu ở Bắc Giang, Tooanhbg@gmail.com
Thông Báo
Đại Hội Canh Tân Đặc Sủng SCRC tiếng Việt 2009 tại Anaheim Convention Center
SCRC
00:17 18/08/2009
ĐẠI HỘI CANH TÂN ĐẶC SỦNG SCRC tổ chức trong 3 ngày 4-6/9/2009 sắp tới đây, do Đức Cha Mai Thanh Lương chủ sự cùng với các linh mục tu sĩ trong Phong trào Canh tân đặc sủng Thánh Linh dành cho người Việt Nam được tổ chức lần đầu tiên tại Anahem Convention, Nam California.
• Đại Hội Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng SCRC
• Lá thư của Đức Cha Mai Thanh Lương kêu gọi
• Đại Hội Canh Sủng và các Đê tài và Thuyết trình viên
• Đại Hội Canh Sủng và các Đề tài và Thuyết trình viên
Văn Hóa
Mẹ Ơi
Vọng Sinh
21:58 18/08/2009
- Mẹ ơi...Mẹ ơi. ..!
- Mẹ suốt một đời
- Quên thân Mẹ rồi
- Mẹ nuôi con nên người
- Dẫu nhọc lao mấy mươi
- Mẹ đâu xá chi... Ôi Mẹ!
- Mẹ ơi...Mẹ ơi...!
- Một nắng hai sương
- Ngày sớm đêm hôm
- Mẹ mãi chăm nom
- Tấm thân hao mòn
- Một đời... Mẹ mãi vì con...!
- Mẹ ơi...Mẹ ơi...!
- Giòng sữa ngọt ngào
- Câu ru thì thào
- Mẹ đã đưa con vào
- Ngàn mộng đẹp biết bao!
- Lời Mẹ hát...ru con ngủ...
- Mẹ ơi... Mẹ ơi...!
- Giờ con hát lên đây
- Mẹ hãy ngủ say
- Một giấc thiên thu
- An Bình Mẹ ngủ...
- Muôn đời...Một giấc Bình Yên!
- Mẹ ơi... Mẹ ơi...!
- Bao Yêu Thương vời vợi
- Bao công lao biển trời
- Bao hy sinh rạng ngời
- Con chưa đáp đền Người...
- Chưa nói một lời...
- Mẹ đã đi rồi...! Mẹ ơi...!
- Mẹ ơi... Mẹ ơi...!
- Xin thương tha tội đời...
- Con quên Ơn Mẹ rồi...!
- Bao năm qua hững hờ...
- Giờ Mẹ còn đâu...
- Ôi Mẹ còn đâu... Mẹ ơi...!
- Mẹ ơi...Mẹ ơi...!
- Xin Vòng Tay Chúa Trời
- Mở ra đón tiếp Người
- Dắt về chốn nghỉ ngơi
- Mẹ Muôn Đời Yên Giấc...!
- Ôi Mẹ ơi... Mẹ ơi...!
Vọng Sinh. Xin cùng chia sẻ niềm đau mất Mẹ với ca trưởng Văn Duy Tùng và gia đình.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Tò Mò
Bro. Phạm Ngọc Thạch, cmc.
06:19 18/08/2009
BÉ TÒ MÒ
Ảnh của Bro. Phạm Ngọc Thạch. CMC, Carthage, MO.
Người nào nói ghét trẻ con
Cả đời chỉ thấy héo hon hoa tàn.
(Trích thơ của Basho Gs. Lưu Văn Vịnh phóng ngữ)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền