Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô nói với giáo dân và tu sĩ Đại Hàn
Vũ Văn An
11:38 17/08/2014
Bản tin AP hôm nay cho hay: Đức GH Phanxicô lúc nào cũng lo liệu cách dành đủ thì giờ để cầu nguyện. Do đó, ngài lo thức dậy thật sớm, khoảng lúc 4 giờ 30 sáng để bảo đảm sẽ không bao giờ thiếu thì giờ suy niệm hàng ngày. Ấy thế nhưng, vào thứ bẩy hôm qua, ngài đã phải yêu cầu bỏ đọc kinh chiều, vì trễ giờ sau một ngày bận bịu cử hành Thánh Lễ cho 800,000 người ở Hán Thành, sau đó, phải du hành 90 cây số tới một cộng đồng Nam Hàn chuyên chăm sóc người khuyết tật.
Đó là cộng đồng Kkottognae. Tại cộng đồng này, ngài dự tính thực hiện ba cuộc gặp gỡ. Nhưng lúc tới giờ thực hiện cuộc gặp gỡ thứ hai gồm một buổi kinh chiều bằng tiếng La Tinh và tiếng Đại Hàn và nói chuyện với 5,000 nam nữ tu sĩ, thì ngài thấy mình không đủ thì giờ. Nên ngài nói với đám đông: “cha gặp vấn đề nho nhỏ. Nếu có điều gì đó mà anh chị em không bao giờ nên làm, thì đó là bỏ giờ cầu nguyện, nhưng hôm nay, chúng ta phải làm điều ấy một mình thôi và cha sẽ cho anh chị em hiểu tại sao: cha tới bằng trực thăng, và nếu trực thăng không cất cánh đúng giờ, thì có nguy cơ sẽ đâm vào núi”.
Đám đông cười rộ khi lời xin lỗi bằng tiếng Ý của Đức GH được dịch sang tiếng Đại Hàn. Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, nói rằng lý do Đức Phanxicô trễ giờ hoàn toàn biện minh được: Ngài dành thêm giờ để thăm hỏi và chúc lành cho từng người trong số khoảng 60 trẻ em khuyết tật và người cao niên ngụ tại Cộng Đồng Kkottognae… “Việc này quan trọng hơn đối với ngài, và tôi nghĩ cả với chúng ta nữa”.
Lời xin lỗi của ngài càng được biện minh hơn khi ta hiểu lai lịch cộng đồng này. Một ngày vào năm 1976, Cha John Oh, người vừa tốt nghiệp đại học Công Giáo Gwangju và đang làm cha sở Nhà Thờ Mugeuk, gặp một người đàn ông vô gia cư đã có tuổi với chiếc bát ăn mày trong tay, tên Choi Gui-dong. Điều khiến cha vô cùng ngạc nhiên và thán phục là ông Choi đang chăm sóc cho 18 người vô gia cư khác! Cha khám phá ra sự thật này: dù chỉ có khả năng ăn xin, bạn vẫn có thể là ơn phúc của Thiên Chúa. Được linh hứng bởi trải nghiệm này, cha nhất quyết thành lập Cộng Đồng Kkottognae. Cha bắt tay ngay lập tức vào việc xây dựng một mái ấm gọi là Nhà Tình Thương. Từ mái ấm đơn sơ này, Cộng Đồng Kkottognae đã phát triển đến độ cung cấp chỗ ở cho 4,000 người, với 1,000 nhân viên, tu sĩ nam nữ và linh mục. Đây là cơ sở an sinh lớn nhất của quốc gia, cung cấp chăm sóc và tình thương “từ lúc nằm nôi tới lúc xuống lỗ” cho những ai đến xin ăn cũng không làm được: họ là người vô gia cư, bệnh tâm thần, người cao niên, người khuyết tật, trẻ mồ côi, và cả những người bị bỏ rơi sau khi chết (nghĩa địa riêng).
Nói chuyện với giáo dân
Chính tại Trung Tâm Linh Đạo của Cộng Đồng này, Đức Phanxicô đã nói chuyện với giáo dân Nam Hàn tụ tập tại đây lúc 6 giờ 30 chiều thứ Bẩy. Ở đây ngài đã gặp 150 đại biểu giáo dân của Hội Đồng Công Giáo Tông Đồ Giáo Dân, thành lập năm 1968. Lời ngài:
“Anh chị em thân mến,
“ Cha biết ơn vì có dịp gặp anh chị em, những người đại diện cho nhiều biểu thức của tông đồ giáo dân rất thịnh hành tại Đại Hàn […] Cha cám ơn Chủ Tịch Hội Đồng Tông Đồ Giáo Dân, ông Paul Kwon Kil-joong, về những lời chào mừng tốt đẹp nhân danh anh chị em.
“ Như anh chị biết, Giáo Hội tại Đại Hàn là người thừa hưởng đức tin của nhiều thế hệ giáo dân, những người đã kiên trung trong tình yêu Chúa Giêsu Kitô và sự hiệp thông với Giáo Hội, bất chấp việc khan hiếm linh mục và sự đe doạ bị bách hại nặng nề. Chân phúc Paul Yun Ji-chung và các vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay tượng trưng cho một trang sử gây rất nhiều ấn tượng. Họ đã làm chứng cho đức tin không chỉ bằng đau khổ và sự chết, mà còn bằng lối sống đầy liên đới yêu thương với nhau trong các cộng đoàn Kitô Giáo được đánh dấu bằng một đức ái gương mẫu.
“Gia tài qúy gía này sống mãi trong các công trình đức tin, đức ái và việc phục vụ của anh chị em. Ngày nay cũng như bao giờ, Giáo Hội luôn cần các chứng nhân giáo dân đáng tin cậy làm chứng cho chân lý cứu rỗi của Tin Mừng, sức mạnh tinh luyện và biến đổi tâm hồn con người của nó, và tính phong phú của nó trong việc xây dựng gia đình nhân loại trong hợp nhất, công lý và hòa bình. Chúng ta biết: chỉ có một sứ mệnh của Giáo Hội Chúa, và mọi Kitô hữu đã chịu phép rửa đều là thành phần sinh tử của sứ mệnh này. Các ơn phúc của anh chị em trong tư cách giáo dân nam nữ thì có nhiều và các việc tông đồ của anh chị em thì đa dạng, ấy thế nhưng mọi việc anh chị em đang làm đều nhằm thăng tiến sứ mệnh của Giáo Hội bằng cách bảo đảm rằng trật tự trần thế được Thần Trí Chúa Kitô thẩm thấu và hoàn hảo hóa và được sắp xếp để Nước Người trị đến.
“Một cách riêng, cha muốn cám ơn việc làm của nhiều hội đoàn và hiệp hội trực tiếp dấn thân vào việc vươn tay ra với người nghèo và người túng thiếu. Như gương sáng của các Kitô hữu Đại Hàn tiên khởi vốn chứng tỏ, tính phong phú của đức tin được phát biểu qua tình liên đới cụ thể với anh chị em của mình, mà không chú ý tới văn hóa của họ hay địa vị xã hội của họ, vì, trong Chúa Kitô, “không có Hy Lạp hay Do Thái” (Gl 3:28). Cha hết sức biết ơn những người trong anh chị em, qua công việc mình làm và qua việc làm chứng của mình, đã đem sự hiện diện đầy an ủi của Chúa tới cho những người sống bên lề xã hội chúng ta. Ta không nên hạn chế hoạt động này trong việc giúp đỡ có tính bác ái, mà phải mở rộng nó ra tới việc biết quan tâm một cách thực tiễn tới việc phát triển nhân bản. Không chỉ trợ giúp mà thôi, mà còn phát triển con người nữa. Trợ giúp người nghèo là điều tốt và cần thiết, nhưng không đủ. Cha khuyến khích anh chị em nhân thừa các cố gắng của anh chị em trong lãnh vực cổ vũ con người, để mọi người nam nữ biết được niềm vui vốn phát sinh từ phẩm giá của việc hàng ngày kiếm được cơm áo và nâng đỡ gia đình mình. […]
“Cha cũng muốn cám ơn sự đóng góp rất đáng kể của phụ nữ Công Giáo Đại Hàn vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội trên quê hương này trong tư cách làm mẹ, làm giáo lý viên và thầy dạy, và nhiều cách khác không thể đếm được. Cũng vậy, cha chỉ có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của chứng tá được các gia đình Kitô Giáo cung hiến. Vào thời điểm có cuộc khủng hoảng lớn về đời sống gia đình, như ta thấy hiện nay, các cộng đồng Kitô hữu của ta được mời gọi nâng đỡ các cặp vợ chồng và các gia đình trong việc họ chu toàn sứ mệnh riêng của họ trong đời sống Giáo Hội và xã hội. Gia đình vẫn là đơn vị căn bản của xã hội và là trường học đầu tiên trong đó trẻ em học được các giá trị nhân bản, tâm linh và luân lý giúp chúng trở thành hải đăng của tính tốt, của chính trực và công lý trong các cộng đồng chúng ta.
“Anh chị em thân mến, bất kể sự đóng góp đặc thù của anh chị em có như thế nào vào sứ mệnh của Giáo Hội, cha vẫn yêu cầu anh chị em cổ vũ, trong cộng đồng của anh chị em, một cuộc huấn luyện các tín hữu giáo dân trọn vẹn hơn, với một nền giáo lý và một nền linh hướng liên tục. Trong mọi điều anh chị em làm, cha yêu cầu anh chị em làm trong tình hòa hợp trọn vẹn cả tâm lẫn trí với các mục tử của anh chị em, cố gắng đem các tầm nhìn thông sáng, các tài năng và các đặc sủng của anh chị em vào việc phục vụ phát triển Giáo Hội trong hợp nhất và vươn tay ra truyền giáo. Sự đóng góp của anh chị em là điều chủ yếu vì tương lai Giáo Hội Đại Hàn cũng như trên khắp Á Châu sẽ tùy thuộc phần lớn vào sự khai triển một viễn kiến Giáo Hội học đặt cơ sở trên linh đạo hiệp thông, tham dự và chia sẻ ơn phúc (xem Giáo Hội Tại Á Châu, số 45).
"Một lần nữa, cha tỏ lòng biết ơn đối với mọi điều chúng con đang làm để xây dựng Giáo Hội Đại Hàn trong thánh thiện và nhiệt thành. Ước mong anh chị em không ngừng rút tỉa được từ lễ hy sinh Thánh Thể sự linh hứng và sức mạnh cho công việc tông đồ của anh chị em, nhờ thế “tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại, vốn là linh hồn của việc tông đồ, được thông truyền và nuôi dưỡng” (Lumen Gentium, số 33). Cha khẩn cầu để anh chị em và gia đình anh chị em và tất cả mọi người tham dự vào các công việc thể xác và tinh thần của giáo xứ, hiệp hôi và phong trào của anh chị em được hưởng hân hoan và bình an của Chúa Giêsu Kitô và sự che chở đầy yêu thương của Đức Maria, Mẹ chúng ta. Một lần nữa, cha xin anh chị em cầu nguyện cho cha…”
Đời thánh hiến là hồng ơn qúy giá cho Giáo Hội và thế giới
Trước đó, vào hồi 5 giờ 30 chiều, tại Hội Trường của Cộng Đồng Kkottognae, Đức Phanxicô đã nói chuyện với khoảng 5,000 nam nữ tu sĩ, đại diện các hội dòng Công Giáo tại Đại Hàn. Trong buổi gặp gỡ này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây:
“Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,
“Cha xin chào hỏi anh chị em tất cả với tâm tình âu yếm trong Chúa. Quả là điều tốt đẹp được hiện diện với anh chị em hôm nay và được chia sẻ các giờ phút hiệp thông này. Tính đa dạng lớn lao trong các đặc sủng và việc tông đồ, mà anh chị em đại diện, đang làm đời sống của Giáo Hội tại Đại Hàn và nhiều nơi khác phong phú một cách kỳ diệu… Cha cám ơn anh chị em và tất cả các anh chị em của anh chị em, về các cố gắng xây dựng Nước Thiên Chúa tại xứ sở thân yêu này…
“Lời Thánh Vịnh: ‘Dẫu cho hồn xác suy tàn, thì nơi ẩn náu, kỷ phần lòng con, muôn đời là Chúa cao tôn’ (Tv 73:26) mời gọi chúng ta suy nghĩ về chính cuộc sống của mình. Thánh vịnh gia tiết ra một niềm tin tưởng hân hoan vào Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều biết rằng dù niềm vui không được phát biểu cùng một cách ở mọi lúc trong đời, nhất là lúc gặp khó khăn lớn lao, nhưng “nó vẫn luôn tồn tại, dù chỉ lấp loé, phát sinh từ niềm chắc chắn bản thân của ta rằng, xét cho cùng, ta được Thiên Chúa yêu thương vô hạn” (Evangelii Gaudium, 6). Niềm xác tín được Thiên Chúa yêu thương nằm ở ngay tâm điểm ơn gọi của anh chị em: trở thành cho người khác dấu chỉ hữu hình sự hiện diện của Nước Thiên Chúa, một sự nếm trước các niềm vui thiên đàng vĩnh cửu. Chỉ khi nào chứng tá của ta vui tươi, ta mới lôi cuốn được những con người nam nữ cho Chúa Kitô. Và niềm vui này là một hồng phúc cần nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, suy niệm lời Thiên Chúa, cử hành các bí tích và cuộc sống cộng đoàn. Điều này rất quan trọng. Thiếu những điều này, các yếu đuối và khó khăn sẽ diễn ra làm tan biến niềm vui mà chúng ta đã biết ở lúc bắt đầu cuộc hành trình.
“Đối với anh chị em, những người nam nữ tận hiến cho Thiên Chúa, niềm vui này bắt rễ trong mầu nhiệm thương xót của Chúa Cha đã được mạc khải trong lễ hy sinh của Chúa Kitô trên Thánh Giá. Bất kể các đặc sủng của anh chị em hướng anh chị em vào chiêm niệm nhiều hơn hay vào đời hoạt động nhiều hơn, anh chị em vẫn bị thách thức trở thành “các chuyên viên” về lòng Chúa Thương Xót qua cuộc sống của anh chị em trong cộng đoàn. Do kinh nghiệm, cha biết rằng cuộc sống cộng đoàn không luôn dễ dàng, nhưng nó là cơ sở huấn luyện mà Chúa quan phòng đã dành cho trái tim chúng ta. Không chờ đợi tranh chấp là điều không thực tiễn chút nào; các hiểu lẩm sẽ xẩy ra và cần được đối phó. Bất chấp các khó khăn này, chính trong cuộc sống cộng đoàn, chúng ta được mời gọi lớn lên trong từ bi, nhẫn nhịn và bác ái hoàn toàn.
“Cảm nghiệm lòng Chúa thương xót, được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và cộng đoàn, phải lên khuôn tất cả những gì anh chị em là và anh chị em làm. Đức khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời của anh chị em sẽ là chứng tá hân hoan cho tình yêu Thiên Chúa bao lâu anh chị em đứng vững trên tảng đá lòng Người thương xót. Nó là tảng đá. Nhất định đúng như thế với đức vâng lời. Việc vâng lời trưởng thành và đại lượng đòi anh chị em phải bám vào việc cầu nguyện với Chúa Kitô, Đấng, khi mặc lấy thân phận tôi trung, đã học vâng lời nhờ những gì Người chịu đau khổ (xem Perfectae Caritatis, số 14). Không có đường tắt: Thiên Chúa muốn trái tim ta cách trọn vẹn và điều này có nghĩa ta phải “để ta đi” and “đi ra ngoài” chính ta mỗi ngày mỗi hơn.
“Một cảm nghiệm sống động về lòng thương xót vững bền của Chúa cũng nâng đỡ uớc mong đạt được sự hoàn hảo về đức ái vốn phát sinh từ một tâm hồn trong sạch. Sự trong sạch nói lên sự toàn tâm toàn trí tận hiến cho tình yêu của Thiên Chúa, Đấng vốn là “sức mạnh của trái tim ta”. Tất cả chúng ta đều hiểu việc này hàm ẩn một dấn thân có tính bản thân và đòi hỏi đến chừng nào. Các cám dỗ trong lãnh vực này đòi ta phải khiêm nhường tin tưởng vào Thiên Chúa, phải tỉnh táo và kiên tâm. […]
“Nhờ lời khuyên tin mừng về nghèo khó, anh chị em có khả năng nhận ra lòng thương xót của Chúa không những như nguồn sức mạnh mà còn như một kho tàng. Xem ra như mâu thuẫn nhưng sống nghèo khó quả có nghĩa đã tìm ra một kho tàng. Ngay khi ta mệt mỏi, ta vẫn có thể dâng lên Người trái tim nặng chĩu tội lệ và yếu đuối của ta; vào những lúc ta cảm thấy bất lực nhất, ta vẫn có thể vươn tới Chúa Kitô, “Đấng đã tự làm ra nghèo để ta được nên giầu” (xem 2Cor 8:9). Nhu cầu căn bản này của ta muốn được tha thứ và chữa lành tự nó đã là một hình thức nghèo khó mà ta không bao giờ nên quên, bất kể ta đã tiến bộ bao xa về nhân đức. Cũng nên tìm ra cách phát biểu cụ thể lối sống của anh chị em, cả như các cá nhân lẫn như các cộng đoàn. Cha nghĩ cách riêng tới nhu cầu phải tránh né tất cả những gì làm phân tâm anh chị em và tạo nơi người khác sự ngỡ ngàng và tai tiếng. Trong cuộc sống tận hiến, nghèo khó vừa là “tường” vừa là “mẹ”. Là tường vì nó che chở cuộc sống tận hiến, là mẹ vì nó giúp cuộc sống này lớn lên và hướng dẫn nó tiến thao đường nẻo chính trực. Sự giả hình của những người tận hiến nam nữ khấn hứa nghèo khó mà lại sống như người giầu sẽ làm linh hồn tín hữu bị thương và gây hại cho Giáo Hội. Anh chị em cũng hãy nghĩ về việc sẽ là một cám dỗ nguy hiểm xiết bao khi chấp nhận một não trạng chỉ hoàn toàn có tính chức năng, theo trần đời dẫn ta tới chỗ đặt hy vọng vào các phương thế nhân bản mà thôi và tiêu diệt mất chứng tá nghèo khó mà Chúa Giêu Kitô của chúng ta đã sống vã đã dạy dỗ ta […]
"Anh chị em thân mến, với lòng khiêm nhường lớn lao, anh chị em hãy làm tất cả những gì có thể làm được để chứng minh rằng đời sống tận hiến là hồng ơn qúy gía đối với Giáo Hội và đối với thế giới. Đừng giữ nó cho anh chị em; hãy chia sẻ nó, bằng cách đem Chúa Kitô tới mọi ngõ ngách của xứ sở thân yêu này. Hãy để niềm vui của anh chị em tiếp tục tìm được biểu thức trong các cố gắng của anh chị em nhằm lôi cuốn và nuôi dưỡng các ơn gọi, và thừa nhận rằng mọi người anh chị em đều có phần trong việc đào tạo các người nam nữ tận hiến của ngày mai […] Bất kể anh chị em hiến thân cho chiêm niệm nhiều hơn hay cho đời sống tông đồ nhiều hơn, anh chị em hãy nhiệt thành trong tình yêu đối với Giáo Hội tại Đại Hàn và ước nguyện được đem các đặc sủng riêng của anh chị em đóng góp vào sứ mệnh công bố Tin Mừng và xây dựng dân Chúa của Giáo Hội này trong hợp nhất, thánh thiện và yêu thương.
"Phó thác tất cả anh chị em, và cách riêng, các thành viên già nua và bệnh hoạn trong các cộng đoàn của anh chị em cho sự chăm sóc yêu thương của Đức Maria, Mẹ Giáo Hội, cha thân ái ban phép lành của cha làm bảo chứng ơn thánh và bình an bền vững trong Chúa Giêsu, Con trai ngài".
Đám đông cười rộ khi lời xin lỗi bằng tiếng Ý của Đức GH được dịch sang tiếng Đại Hàn. Phát ngôn viên Tòa Thánh, Cha Lombardi, nói rằng lý do Đức Phanxicô trễ giờ hoàn toàn biện minh được: Ngài dành thêm giờ để thăm hỏi và chúc lành cho từng người trong số khoảng 60 trẻ em khuyết tật và người cao niên ngụ tại Cộng Đồng Kkottognae… “Việc này quan trọng hơn đối với ngài, và tôi nghĩ cả với chúng ta nữa”.
Lời xin lỗi của ngài càng được biện minh hơn khi ta hiểu lai lịch cộng đồng này. Một ngày vào năm 1976, Cha John Oh, người vừa tốt nghiệp đại học Công Giáo Gwangju và đang làm cha sở Nhà Thờ Mugeuk, gặp một người đàn ông vô gia cư đã có tuổi với chiếc bát ăn mày trong tay, tên Choi Gui-dong. Điều khiến cha vô cùng ngạc nhiên và thán phục là ông Choi đang chăm sóc cho 18 người vô gia cư khác! Cha khám phá ra sự thật này: dù chỉ có khả năng ăn xin, bạn vẫn có thể là ơn phúc của Thiên Chúa. Được linh hứng bởi trải nghiệm này, cha nhất quyết thành lập Cộng Đồng Kkottognae. Cha bắt tay ngay lập tức vào việc xây dựng một mái ấm gọi là Nhà Tình Thương. Từ mái ấm đơn sơ này, Cộng Đồng Kkottognae đã phát triển đến độ cung cấp chỗ ở cho 4,000 người, với 1,000 nhân viên, tu sĩ nam nữ và linh mục. Đây là cơ sở an sinh lớn nhất của quốc gia, cung cấp chăm sóc và tình thương “từ lúc nằm nôi tới lúc xuống lỗ” cho những ai đến xin ăn cũng không làm được: họ là người vô gia cư, bệnh tâm thần, người cao niên, người khuyết tật, trẻ mồ côi, và cả những người bị bỏ rơi sau khi chết (nghĩa địa riêng).
Nói chuyện với giáo dân
Chính tại Trung Tâm Linh Đạo của Cộng Đồng này, Đức Phanxicô đã nói chuyện với giáo dân Nam Hàn tụ tập tại đây lúc 6 giờ 30 chiều thứ Bẩy. Ở đây ngài đã gặp 150 đại biểu giáo dân của Hội Đồng Công Giáo Tông Đồ Giáo Dân, thành lập năm 1968. Lời ngài:
“Anh chị em thân mến,
“ Cha biết ơn vì có dịp gặp anh chị em, những người đại diện cho nhiều biểu thức của tông đồ giáo dân rất thịnh hành tại Đại Hàn […] Cha cám ơn Chủ Tịch Hội Đồng Tông Đồ Giáo Dân, ông Paul Kwon Kil-joong, về những lời chào mừng tốt đẹp nhân danh anh chị em.
“ Như anh chị biết, Giáo Hội tại Đại Hàn là người thừa hưởng đức tin của nhiều thế hệ giáo dân, những người đã kiên trung trong tình yêu Chúa Giêsu Kitô và sự hiệp thông với Giáo Hội, bất chấp việc khan hiếm linh mục và sự đe doạ bị bách hại nặng nề. Chân phúc Paul Yun Ji-chung và các vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay tượng trưng cho một trang sử gây rất nhiều ấn tượng. Họ đã làm chứng cho đức tin không chỉ bằng đau khổ và sự chết, mà còn bằng lối sống đầy liên đới yêu thương với nhau trong các cộng đoàn Kitô Giáo được đánh dấu bằng một đức ái gương mẫu.
“Gia tài qúy gía này sống mãi trong các công trình đức tin, đức ái và việc phục vụ của anh chị em. Ngày nay cũng như bao giờ, Giáo Hội luôn cần các chứng nhân giáo dân đáng tin cậy làm chứng cho chân lý cứu rỗi của Tin Mừng, sức mạnh tinh luyện và biến đổi tâm hồn con người của nó, và tính phong phú của nó trong việc xây dựng gia đình nhân loại trong hợp nhất, công lý và hòa bình. Chúng ta biết: chỉ có một sứ mệnh của Giáo Hội Chúa, và mọi Kitô hữu đã chịu phép rửa đều là thành phần sinh tử của sứ mệnh này. Các ơn phúc của anh chị em trong tư cách giáo dân nam nữ thì có nhiều và các việc tông đồ của anh chị em thì đa dạng, ấy thế nhưng mọi việc anh chị em đang làm đều nhằm thăng tiến sứ mệnh của Giáo Hội bằng cách bảo đảm rằng trật tự trần thế được Thần Trí Chúa Kitô thẩm thấu và hoàn hảo hóa và được sắp xếp để Nước Người trị đến.
“Một cách riêng, cha muốn cám ơn việc làm của nhiều hội đoàn và hiệp hội trực tiếp dấn thân vào việc vươn tay ra với người nghèo và người túng thiếu. Như gương sáng của các Kitô hữu Đại Hàn tiên khởi vốn chứng tỏ, tính phong phú của đức tin được phát biểu qua tình liên đới cụ thể với anh chị em của mình, mà không chú ý tới văn hóa của họ hay địa vị xã hội của họ, vì, trong Chúa Kitô, “không có Hy Lạp hay Do Thái” (Gl 3:28). Cha hết sức biết ơn những người trong anh chị em, qua công việc mình làm và qua việc làm chứng của mình, đã đem sự hiện diện đầy an ủi của Chúa tới cho những người sống bên lề xã hội chúng ta. Ta không nên hạn chế hoạt động này trong việc giúp đỡ có tính bác ái, mà phải mở rộng nó ra tới việc biết quan tâm một cách thực tiễn tới việc phát triển nhân bản. Không chỉ trợ giúp mà thôi, mà còn phát triển con người nữa. Trợ giúp người nghèo là điều tốt và cần thiết, nhưng không đủ. Cha khuyến khích anh chị em nhân thừa các cố gắng của anh chị em trong lãnh vực cổ vũ con người, để mọi người nam nữ biết được niềm vui vốn phát sinh từ phẩm giá của việc hàng ngày kiếm được cơm áo và nâng đỡ gia đình mình. […]
“Cha cũng muốn cám ơn sự đóng góp rất đáng kể của phụ nữ Công Giáo Đại Hàn vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội trên quê hương này trong tư cách làm mẹ, làm giáo lý viên và thầy dạy, và nhiều cách khác không thể đếm được. Cũng vậy, cha chỉ có thể nhấn mạnh tầm quan trọng của chứng tá được các gia đình Kitô Giáo cung hiến. Vào thời điểm có cuộc khủng hoảng lớn về đời sống gia đình, như ta thấy hiện nay, các cộng đồng Kitô hữu của ta được mời gọi nâng đỡ các cặp vợ chồng và các gia đình trong việc họ chu toàn sứ mệnh riêng của họ trong đời sống Giáo Hội và xã hội. Gia đình vẫn là đơn vị căn bản của xã hội và là trường học đầu tiên trong đó trẻ em học được các giá trị nhân bản, tâm linh và luân lý giúp chúng trở thành hải đăng của tính tốt, của chính trực và công lý trong các cộng đồng chúng ta.
“Anh chị em thân mến, bất kể sự đóng góp đặc thù của anh chị em có như thế nào vào sứ mệnh của Giáo Hội, cha vẫn yêu cầu anh chị em cổ vũ, trong cộng đồng của anh chị em, một cuộc huấn luyện các tín hữu giáo dân trọn vẹn hơn, với một nền giáo lý và một nền linh hướng liên tục. Trong mọi điều anh chị em làm, cha yêu cầu anh chị em làm trong tình hòa hợp trọn vẹn cả tâm lẫn trí với các mục tử của anh chị em, cố gắng đem các tầm nhìn thông sáng, các tài năng và các đặc sủng của anh chị em vào việc phục vụ phát triển Giáo Hội trong hợp nhất và vươn tay ra truyền giáo. Sự đóng góp của anh chị em là điều chủ yếu vì tương lai Giáo Hội Đại Hàn cũng như trên khắp Á Châu sẽ tùy thuộc phần lớn vào sự khai triển một viễn kiến Giáo Hội học đặt cơ sở trên linh đạo hiệp thông, tham dự và chia sẻ ơn phúc (xem Giáo Hội Tại Á Châu, số 45).
"Một lần nữa, cha tỏ lòng biết ơn đối với mọi điều chúng con đang làm để xây dựng Giáo Hội Đại Hàn trong thánh thiện và nhiệt thành. Ước mong anh chị em không ngừng rút tỉa được từ lễ hy sinh Thánh Thể sự linh hứng và sức mạnh cho công việc tông đồ của anh chị em, nhờ thế “tình yêu Thiên Chúa và tình yêu nhân loại, vốn là linh hồn của việc tông đồ, được thông truyền và nuôi dưỡng” (Lumen Gentium, số 33). Cha khẩn cầu để anh chị em và gia đình anh chị em và tất cả mọi người tham dự vào các công việc thể xác và tinh thần của giáo xứ, hiệp hôi và phong trào của anh chị em được hưởng hân hoan và bình an của Chúa Giêsu Kitô và sự che chở đầy yêu thương của Đức Maria, Mẹ chúng ta. Một lần nữa, cha xin anh chị em cầu nguyện cho cha…”
Đời thánh hiến là hồng ơn qúy giá cho Giáo Hội và thế giới
Trước đó, vào hồi 5 giờ 30 chiều, tại Hội Trường của Cộng Đồng Kkottognae, Đức Phanxicô đã nói chuyện với khoảng 5,000 nam nữ tu sĩ, đại diện các hội dòng Công Giáo tại Đại Hàn. Trong buổi gặp gỡ này, ngài đã đọc bài diễn văn sau đây:
“Anh chị em thân mến trong Chúa Kitô,
“Cha xin chào hỏi anh chị em tất cả với tâm tình âu yếm trong Chúa. Quả là điều tốt đẹp được hiện diện với anh chị em hôm nay và được chia sẻ các giờ phút hiệp thông này. Tính đa dạng lớn lao trong các đặc sủng và việc tông đồ, mà anh chị em đại diện, đang làm đời sống của Giáo Hội tại Đại Hàn và nhiều nơi khác phong phú một cách kỳ diệu… Cha cám ơn anh chị em và tất cả các anh chị em của anh chị em, về các cố gắng xây dựng Nước Thiên Chúa tại xứ sở thân yêu này…
“Lời Thánh Vịnh: ‘Dẫu cho hồn xác suy tàn, thì nơi ẩn náu, kỷ phần lòng con, muôn đời là Chúa cao tôn’ (Tv 73:26) mời gọi chúng ta suy nghĩ về chính cuộc sống của mình. Thánh vịnh gia tiết ra một niềm tin tưởng hân hoan vào Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều biết rằng dù niềm vui không được phát biểu cùng một cách ở mọi lúc trong đời, nhất là lúc gặp khó khăn lớn lao, nhưng “nó vẫn luôn tồn tại, dù chỉ lấp loé, phát sinh từ niềm chắc chắn bản thân của ta rằng, xét cho cùng, ta được Thiên Chúa yêu thương vô hạn” (Evangelii Gaudium, 6). Niềm xác tín được Thiên Chúa yêu thương nằm ở ngay tâm điểm ơn gọi của anh chị em: trở thành cho người khác dấu chỉ hữu hình sự hiện diện của Nước Thiên Chúa, một sự nếm trước các niềm vui thiên đàng vĩnh cửu. Chỉ khi nào chứng tá của ta vui tươi, ta mới lôi cuốn được những con người nam nữ cho Chúa Kitô. Và niềm vui này là một hồng phúc cần nuôi dưỡng bằng đời sống cầu nguyện, suy niệm lời Thiên Chúa, cử hành các bí tích và cuộc sống cộng đoàn. Điều này rất quan trọng. Thiếu những điều này, các yếu đuối và khó khăn sẽ diễn ra làm tan biến niềm vui mà chúng ta đã biết ở lúc bắt đầu cuộc hành trình.
“Đối với anh chị em, những người nam nữ tận hiến cho Thiên Chúa, niềm vui này bắt rễ trong mầu nhiệm thương xót của Chúa Cha đã được mạc khải trong lễ hy sinh của Chúa Kitô trên Thánh Giá. Bất kể các đặc sủng của anh chị em hướng anh chị em vào chiêm niệm nhiều hơn hay vào đời hoạt động nhiều hơn, anh chị em vẫn bị thách thức trở thành “các chuyên viên” về lòng Chúa Thương Xót qua cuộc sống của anh chị em trong cộng đoàn. Do kinh nghiệm, cha biết rằng cuộc sống cộng đoàn không luôn dễ dàng, nhưng nó là cơ sở huấn luyện mà Chúa quan phòng đã dành cho trái tim chúng ta. Không chờ đợi tranh chấp là điều không thực tiễn chút nào; các hiểu lẩm sẽ xẩy ra và cần được đối phó. Bất chấp các khó khăn này, chính trong cuộc sống cộng đoàn, chúng ta được mời gọi lớn lên trong từ bi, nhẫn nhịn và bác ái hoàn toàn.
“Cảm nghiệm lòng Chúa thương xót, được nuôi dưỡng bằng cầu nguyện và cộng đoàn, phải lên khuôn tất cả những gì anh chị em là và anh chị em làm. Đức khiết tịnh, nghèo khó và vâng lời của anh chị em sẽ là chứng tá hân hoan cho tình yêu Thiên Chúa bao lâu anh chị em đứng vững trên tảng đá lòng Người thương xót. Nó là tảng đá. Nhất định đúng như thế với đức vâng lời. Việc vâng lời trưởng thành và đại lượng đòi anh chị em phải bám vào việc cầu nguyện với Chúa Kitô, Đấng, khi mặc lấy thân phận tôi trung, đã học vâng lời nhờ những gì Người chịu đau khổ (xem Perfectae Caritatis, số 14). Không có đường tắt: Thiên Chúa muốn trái tim ta cách trọn vẹn và điều này có nghĩa ta phải “để ta đi” and “đi ra ngoài” chính ta mỗi ngày mỗi hơn.
“Một cảm nghiệm sống động về lòng thương xót vững bền của Chúa cũng nâng đỡ uớc mong đạt được sự hoàn hảo về đức ái vốn phát sinh từ một tâm hồn trong sạch. Sự trong sạch nói lên sự toàn tâm toàn trí tận hiến cho tình yêu của Thiên Chúa, Đấng vốn là “sức mạnh của trái tim ta”. Tất cả chúng ta đều hiểu việc này hàm ẩn một dấn thân có tính bản thân và đòi hỏi đến chừng nào. Các cám dỗ trong lãnh vực này đòi ta phải khiêm nhường tin tưởng vào Thiên Chúa, phải tỉnh táo và kiên tâm. […]
“Nhờ lời khuyên tin mừng về nghèo khó, anh chị em có khả năng nhận ra lòng thương xót của Chúa không những như nguồn sức mạnh mà còn như một kho tàng. Xem ra như mâu thuẫn nhưng sống nghèo khó quả có nghĩa đã tìm ra một kho tàng. Ngay khi ta mệt mỏi, ta vẫn có thể dâng lên Người trái tim nặng chĩu tội lệ và yếu đuối của ta; vào những lúc ta cảm thấy bất lực nhất, ta vẫn có thể vươn tới Chúa Kitô, “Đấng đã tự làm ra nghèo để ta được nên giầu” (xem 2Cor 8:9). Nhu cầu căn bản này của ta muốn được tha thứ và chữa lành tự nó đã là một hình thức nghèo khó mà ta không bao giờ nên quên, bất kể ta đã tiến bộ bao xa về nhân đức. Cũng nên tìm ra cách phát biểu cụ thể lối sống của anh chị em, cả như các cá nhân lẫn như các cộng đoàn. Cha nghĩ cách riêng tới nhu cầu phải tránh né tất cả những gì làm phân tâm anh chị em và tạo nơi người khác sự ngỡ ngàng và tai tiếng. Trong cuộc sống tận hiến, nghèo khó vừa là “tường” vừa là “mẹ”. Là tường vì nó che chở cuộc sống tận hiến, là mẹ vì nó giúp cuộc sống này lớn lên và hướng dẫn nó tiến thao đường nẻo chính trực. Sự giả hình của những người tận hiến nam nữ khấn hứa nghèo khó mà lại sống như người giầu sẽ làm linh hồn tín hữu bị thương và gây hại cho Giáo Hội. Anh chị em cũng hãy nghĩ về việc sẽ là một cám dỗ nguy hiểm xiết bao khi chấp nhận một não trạng chỉ hoàn toàn có tính chức năng, theo trần đời dẫn ta tới chỗ đặt hy vọng vào các phương thế nhân bản mà thôi và tiêu diệt mất chứng tá nghèo khó mà Chúa Giêu Kitô của chúng ta đã sống vã đã dạy dỗ ta […]
"Anh chị em thân mến, với lòng khiêm nhường lớn lao, anh chị em hãy làm tất cả những gì có thể làm được để chứng minh rằng đời sống tận hiến là hồng ơn qúy gía đối với Giáo Hội và đối với thế giới. Đừng giữ nó cho anh chị em; hãy chia sẻ nó, bằng cách đem Chúa Kitô tới mọi ngõ ngách của xứ sở thân yêu này. Hãy để niềm vui của anh chị em tiếp tục tìm được biểu thức trong các cố gắng của anh chị em nhằm lôi cuốn và nuôi dưỡng các ơn gọi, và thừa nhận rằng mọi người anh chị em đều có phần trong việc đào tạo các người nam nữ tận hiến của ngày mai […] Bất kể anh chị em hiến thân cho chiêm niệm nhiều hơn hay cho đời sống tông đồ nhiều hơn, anh chị em hãy nhiệt thành trong tình yêu đối với Giáo Hội tại Đại Hàn và ước nguyện được đem các đặc sủng riêng của anh chị em đóng góp vào sứ mệnh công bố Tin Mừng và xây dựng dân Chúa của Giáo Hội này trong hợp nhất, thánh thiện và yêu thương.
"Phó thác tất cả anh chị em, và cách riêng, các thành viên già nua và bệnh hoạn trong các cộng đoàn của anh chị em cho sự chăm sóc yêu thương của Đức Maria, Mẹ Giáo Hội, cha thân ái ban phép lành của cha làm bảo chứng ơn thánh và bình an bền vững trong Chúa Giêsu, Con trai ngài".
Giới trẻ không chỉ là tương lai mà còn là hiện tại của Giáo Hội
Bùi Hữu Thư
08:54 17/08/2014
Trong Thánh Lễ tại Đại Hội Giới Trẻ Á Châu, Đức Thánh Cha khuyên họ không nên để cho các cám dỗ, áp lực làm giảm sự lành thánh của họ
Hán Thánh ngày 17 tháng 8, 2014 (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyên giới trẻ rằng họ không nên mê ngủ, vì, là một thành phần yêu quý của Giáo Hội ngày nay, họ có bổn phận và trách nhiệm là đem niềm vui và sự lạc quan đến cho thế giới.
Nói với trên 50.000 giới trẻ từ 23 quốc gia tụ tập tại Lâu Đài Haemi trong Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Á Châu lần thứ Sáu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chứng tá năng động của giới trẻ rất thiết yếu cho Giáo Hội. Ngài nói: “Không có ai đang ngủ mà có thể ca hát, nhẩy múa và vui sướng.”
Suy tư về chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Á Châu lần thứ Sáu “Giới trẻ Á Châu! Hãy thức tỉnh! Vinh quang của các vị tử đạo đang chiếu tỏa trên các bạn!”— Đức Thánh Cha bảo họ rằng một phần của chủ đề này trình bầy một bổn phận và một trách nhiệm, còn phần kia là một sự an ủi.
Ngài nói: “Vinh quang của các vị tử đạo đang chiếu tỏa trên các bạn! không những chỉ an ủi, mà còn tăng cường, vì chứng tá của các vị tử đạo là bằng cớ rằng “ánh sáng của chân lý Đức Ki-tô xoá tan mọi màn đêm, “ và chính Người là “ánh sáng của đời sống chúng ta.”
Tuy nhiên, bổn phận là “Giới trẻ Á Châu! Hãy thức tỉnh!” “Các bạn có quyền và có bổn phận để tham gia hoàn toàn vào đời sống xã hội,” Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng họ phải tự thấy mình không chỉ là “giới trẻ Á Châu, mà con là con cái của địa lục lớn lao này.”
Ngày khuyên: “Các bạn không được sợ hãi khi đem sự khôn ngoan của đức tin đến với mọi khía cạnh của đời sống xã hội.”
Phúc Âm có quyền lực “thanh tẩy”, “nâng cao” và “hoàn hảo hóa” di sản văn hóa vững mạnh của Á Châu. Đức Thánh Cha nói, di sản này giúp cho giói trẻ Công Giáo vẫn có thể hưởng thụ nhiều giá trị tích cực của các nền văn hóa Á Châu đa dạng. Nhưng đồng thời họ vẫn có thể nhận định những gì không thích hợp với đức tin Công Giáo của họ.
Nói với “Giói Trẻ”, ngài khuyên những người hiện diện “Hãy để cho Chúa Ki-tô biển đổi sự lạc quan tự nhiên của họ thành niềm hy vọng Ki-tô giáo, lòng nhiệt thành của họ thành các đức tính luân lý, và thiện chí của họ thành tình yêu hy sinh chân chính.”
Ngài tiếp: “Con đường này các bạn được mời gọi để đi theo, sẽ vượt thắng “tất cả những gì đe dọa niềm hy vọng, đạo đức và tình yêu trong đời sống và nền văn hóa của các bạn,” và làm cho “sự trẻ trung của các bạn trở thành một quà tặng cho Chúa Giê-su và cho thế giới.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Là những Ki-tô hữu trẻ, các bạn không những chỉ là một thành phần của tương lai Giáo Hội; các bạn còn là một thành phần thiết yếu và yêu quý của Giáo Hội hiện đại. Các bạn là hiện tại của Giáo Hội,’ dù là “khi làm việc, học hành, hay đã bắt đầu một chức nghiệp, hoặc đã đáp trả ơn gọi lập gia đình, theo đuổi đời sống tu trì hay linh mục."
Ngài lưu ý: “Trong đời sống Ki-tô, các bạn có thể thấy có nhiều cơ hội bị cám dỗ, thì trong các hoàn cảnh này hãy kêu lên, “Lạy Chúa, xin giúp đỡ con! Lạy Chúa xin giúp đỡ con! "và Chúa sẽ đáp ứng “mọi tiếng kêu cứu, với lòng yêu mến, xót thương, và thông cảm.” Ngài cũng nói là điều này cũng phải được làm với mọi người khác “vì chúng ta cần phải giống Đức Ki-tô.”
"Thức tỉnh!" có nghĩa là phải canh chừng và đòi hỏi người trẻ không để cho “các áp lực, cám dỗ và tội lỗi của chúng ta làm cho chúng ta mất nhậy cảm đối với vẻ huy hoàng của sự thánh thiện, và niềm vui của Phúc Âm.” Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa thường xuyên mời gọi con cái Người “phải vui mừng và ca hát với niềm vui."
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: “Không ai có thể vừa ngủ vừa ca bát, nhẩy múa và vui mừng, ngài tiếp: “Đáng buồn khi tôi thấy những người trẻ đang ngủ mê. Không được! Hãy thức tỉnh. Hãy bước đi. Hãy tiến lên.”
Cam đoan với họ về tình yêu Thiên Chúa, ngài khuyên họ “hãy bước vào thế gian để cho ‘bằng lòng xót thương đã được bầy tỏ ra cho các bạn,’ các bạn hữu, bạn đồng nghiệp, láng giềng, đồng bào, và tất cả mọi người trên địa lục cao quý này – cũng có thể tiếp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng việc khuyên họ lựa chọn con đường này, ngài tuyên bố: “Giới Trẻ! Hãy mau mau tỉnh thức!”
Hán Thánh ngày 17 tháng 8, 2014 (Zenit.org) - Đức Thánh Cha Phanxicô đã khuyên giới trẻ rằng họ không nên mê ngủ, vì, là một thành phần yêu quý của Giáo Hội ngày nay, họ có bổn phận và trách nhiệm là đem niềm vui và sự lạc quan đến cho thế giới.
Nói với trên 50.000 giới trẻ từ 23 quốc gia tụ tập tại Lâu Đài Haemi trong Thánh Lễ bế mạc Đại Hội Giới Trẻ Á Châu lần thứ Sáu, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng chứng tá năng động của giới trẻ rất thiết yếu cho Giáo Hội. Ngài nói: “Không có ai đang ngủ mà có thể ca hát, nhẩy múa và vui sướng.”
Suy tư về chủ đề của Đại Hội Giới Trẻ Á Châu lần thứ Sáu “Giới trẻ Á Châu! Hãy thức tỉnh! Vinh quang của các vị tử đạo đang chiếu tỏa trên các bạn!”— Đức Thánh Cha bảo họ rằng một phần của chủ đề này trình bầy một bổn phận và một trách nhiệm, còn phần kia là một sự an ủi.
Ngài nói: “Vinh quang của các vị tử đạo đang chiếu tỏa trên các bạn! không những chỉ an ủi, mà còn tăng cường, vì chứng tá của các vị tử đạo là bằng cớ rằng “ánh sáng của chân lý Đức Ki-tô xoá tan mọi màn đêm, “ và chính Người là “ánh sáng của đời sống chúng ta.”
Tuy nhiên, bổn phận là “Giới trẻ Á Châu! Hãy thức tỉnh!” “Các bạn có quyền và có bổn phận để tham gia hoàn toàn vào đời sống xã hội,” Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh rằng họ phải tự thấy mình không chỉ là “giới trẻ Á Châu, mà con là con cái của địa lục lớn lao này.”
Ngày khuyên: “Các bạn không được sợ hãi khi đem sự khôn ngoan của đức tin đến với mọi khía cạnh của đời sống xã hội.”
Phúc Âm có quyền lực “thanh tẩy”, “nâng cao” và “hoàn hảo hóa” di sản văn hóa vững mạnh của Á Châu. Đức Thánh Cha nói, di sản này giúp cho giói trẻ Công Giáo vẫn có thể hưởng thụ nhiều giá trị tích cực của các nền văn hóa Á Châu đa dạng. Nhưng đồng thời họ vẫn có thể nhận định những gì không thích hợp với đức tin Công Giáo của họ.
Nói với “Giói Trẻ”, ngài khuyên những người hiện diện “Hãy để cho Chúa Ki-tô biển đổi sự lạc quan tự nhiên của họ thành niềm hy vọng Ki-tô giáo, lòng nhiệt thành của họ thành các đức tính luân lý, và thiện chí của họ thành tình yêu hy sinh chân chính.”
Ngài tiếp: “Con đường này các bạn được mời gọi để đi theo, sẽ vượt thắng “tất cả những gì đe dọa niềm hy vọng, đạo đức và tình yêu trong đời sống và nền văn hóa của các bạn,” và làm cho “sự trẻ trung của các bạn trở thành một quà tặng cho Chúa Giê-su và cho thế giới.”
Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Là những Ki-tô hữu trẻ, các bạn không những chỉ là một thành phần của tương lai Giáo Hội; các bạn còn là một thành phần thiết yếu và yêu quý của Giáo Hội hiện đại. Các bạn là hiện tại của Giáo Hội,’ dù là “khi làm việc, học hành, hay đã bắt đầu một chức nghiệp, hoặc đã đáp trả ơn gọi lập gia đình, theo đuổi đời sống tu trì hay linh mục."
Ngài lưu ý: “Trong đời sống Ki-tô, các bạn có thể thấy có nhiều cơ hội bị cám dỗ, thì trong các hoàn cảnh này hãy kêu lên, “Lạy Chúa, xin giúp đỡ con! Lạy Chúa xin giúp đỡ con! "và Chúa sẽ đáp ứng “mọi tiếng kêu cứu, với lòng yêu mến, xót thương, và thông cảm.” Ngài cũng nói là điều này cũng phải được làm với mọi người khác “vì chúng ta cần phải giống Đức Ki-tô.”
"Thức tỉnh!" có nghĩa là phải canh chừng và đòi hỏi người trẻ không để cho “các áp lực, cám dỗ và tội lỗi của chúng ta làm cho chúng ta mất nhậy cảm đối với vẻ huy hoàng của sự thánh thiện, và niềm vui của Phúc Âm.” Đức Thánh Cha nói: Thiên Chúa thường xuyên mời gọi con cái Người “phải vui mừng và ca hát với niềm vui."
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp: “Không ai có thể vừa ngủ vừa ca bát, nhẩy múa và vui mừng, ngài tiếp: “Đáng buồn khi tôi thấy những người trẻ đang ngủ mê. Không được! Hãy thức tỉnh. Hãy bước đi. Hãy tiến lên.”
Cam đoan với họ về tình yêu Thiên Chúa, ngài khuyên họ “hãy bước vào thế gian để cho ‘bằng lòng xót thương đã được bầy tỏ ra cho các bạn,’ các bạn hữu, bạn đồng nghiệp, láng giềng, đồng bào, và tất cả mọi người trên địa lục cao quý này – cũng có thể tiếp nhận lòng thương xót của Thiên Chúa."
Đức Thánh Cha Phanxicô kết luận bằng việc khuyên họ lựa chọn con đường này, ngài tuyên bố: “Giới Trẻ! Hãy mau mau tỉnh thức!”
Đức Thánh Cha gặp gỡ các Giám Mục Á châu và bế mạc Đại hội giới trẻ Á châu
LM. Trần Đức Anh OP
18:31 17/08/2014
ĐẠI ĐIỀN. Chúa Nhật 17-8-2014, ĐTC Phanxicô đã gặp gỡ Liên HĐGM Á châu và chủ sự thánh lễ bế mạc Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6 tại khu vực Đền Thánh Hải My (Haemi) thuộc giáo phận Đại Điền (Deajeon), Hàn Quốc.
Hải My cách thủ đô Hán Thành hơn 100 cây số về hướng nam. Đây là nơi kính nhớ các vị tử đạo vô danh của Giáo Hội Hàn quốc vì phần lớn trong số 132 vị tử đạo bị tra tấn và hành quyết tại đây không có tên tuổi được ghi lại.
Gặp gỡ các Giám Mục Á châu
ĐTC đã đáp trực thăng đến Đền thánh Hải My lúc gần 11 giờ và tại nguyện đường của thánh điện, ngài đã cùng với các GM cử hành kinh trưa bằng tiếng Anh. Có 68 GM đến từ 35 nước Á châu hiện diện.
Sau khi ĐTC ban phép lành kết thúc kinh nguyện, ĐHY Oswald Gracias, TGM giáo phận Mumbai, Ấn độ, trong tư cách là Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Ngài nhắc lại biến cố lịch sử cách đây 44 năm, khi các GM Á châu nhóm họp tại Manila nhân cuộc viếng thăm lịch sử của ĐGH Phaolô 6 tại Philippines hồi tháng 12 năm 1970. Đó là lần đầu tiên có đông đảo các GM Á châu như thế, 180 vị, nhóm họp để trao đổi kinh nghiệm và thảo luận về những vấn đề mục vụ tại đại lục to lớn và có nhiều khác biệt như Á châu. Do lòng hăng say từ kinh nghiệm ấy thúc đẩy, các GM đã thiết lập Liên HĐGM Á châu với sự chúc lành của ĐGH Phaolô 6. Ngày nay, tổ chức này có 19 HĐGM thành viên, bao gồm 27 nước và 9 thành viên kết nạp, vì các giáo phận ấy không thuộc HĐGM nào.
ĐHY Gracias cũng nhận xét rằng Á châu là một đại lục đang cảm nghiệm những hy vọng và vui mừng về sự liên tục tái sinh trong Thánh Linh. 60% dân số thế giới sinh sống ở Á châu. Đây là một đại lục trẻ trung, đa số dân là người trẻ.. Dân Á châu bản chất là người có tôn giáo, nhưng tinh thần tục hóa và duy vật đang lẻn vào đại lục này. Cơ cấu gia đình, xưa kia được coi là quan trọng và ăn rễ sâu nơi xã hội Á châu, nay đang dần dần bị tan rã. Và tuy tâm hồn Á châu coi sự sống là thánh thiêng, nhưng những đe dọa sự sống đang gia tăng và thật đáng lo ngại dưới nhiều khía cạnh.
Huấn dụ của ĐTC
Trong bài huấn dụ trước các GM Á châu, ĐTC đặc biệt nói đến vai trò của Giáo Hội tại Đại lục bao la này, trong đó có rất nhiều nền văn hóa khác nhau:
”Giáo Hội được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng, qua cuộc đối thoại và cởi mở đối với mọi người. Điểm khởi hành và điểm tham chiếu cơ bản chính là căn tính của chúng ta, căn tính Kitô hữu. Chúng ta không thể dấn thân đối thoại đích thực nếu chúng ta không ý thức về căn tính của mình. Nếu chúng ta muốn trao đổi một cách tự do, cởi mở và phúc lợi với tha nhân, chúng ta phải biết rõ mình là ai, điều mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và điều Ngài yêu cầu chúng ta. Và nếu sự trao đổi của chúng ta không muốn là một cuộc độc thoại, thì phải có tâm trí mở rộng để chấp nhận những con người và các nền văn hóa.
Cũng trong lãnh vực làm chứng và đối thoại, cần có căn tính Kitô vững mạnh như điểm tham chiếu, ĐTC nhắc đến 3 khó khăn cần phải nghĩ đến và cố tránh chúng:
- Thứ I là thái độ duy tương đối, thúc đẩy chúng ta vào những vùng cát lún của sự hỗn độn và tuyệt vọng. Đó là cám dỗ trên thế giới ngày nay, mà cả các cộng đồng Kitô cũng gặp phải, khiến cho ta quên rằng ”bên kia những điều thay đổi có những thực tại bất biến; những thực tại ấy có nền tảng tối hậu nơi Chúa Kitô, Đấng vẫn luôn luôn bất biến, hôm qua, hôm nay và mãi mãi (GS 10; Xc Dt 13,8).
Thái độ duy tương đối cần tránh ở đây không phải chỉ là một hệ thống tư tưởng, nhưng còn là thái độ duy tương đối thực hành, trong đời sống thường nhật, nó làm suy yếu bất kỳ căn tính nào và hầu như người ta không cảm thấy tình trạng đó.
- Cách thức thứ II mà thế gian đe dọa căn tính Kitô vững chắc của chúng ta, đó là sự hời hợt; những điều thịnh hành theo thời, tránh né và trốn chạy. Đây là một vấn đề trầm trọng về mục vụ. Đối với các thừa tác viên của Giáo Hội, thái độ hời hợt này cũng có thể biểu lộ qua sự kiện họ bị thu hút vì những chương trình mục vụ và lý thuyết gây thương tổn cho cuộc gặp gỡ trực tiếp và phúc lợi với các tín hữu, nhất là những người trẻ, là những người trong thực tế đang cần một nền huấn giáo vững chắc, một sự linh hướng chắc chắn. Nếu không ăn rễ sâu nơi Chúa Kitô, thì những chân lý mà chúng ta sống rốt cuộc sẽ suy yếu, việc thực hành nhân đức chỉ có là vụ hình thức và cuộc đối thoại chỉ là một hình thức thương lượng hoặc đồng ý về sự bất đồng với nhau.
Cám dỗ thứ III là cái vẻ tự tin chắc chắn nấp đằng sau những câu trả lời dễ dàng, những câu làm sẵn, những luật lệ và qui tắc. Tự bản chất, đức tin không qui trọng tâm vào mình, đức tin có khuynh hướng ”đi ra ngoài”, tìm cách làm cho mình được hiểu rõ, làm nảy sinh chứng ta, tạo nên sứ mạng truyền giáo. Căn tính Kitô của chúng ta, xét cho cùng, hệ tại dấn thân tôn thờ một mình Thiên Chúa và yêu thương nhau, phục vụ nhau, không những chứng tỏ điều mà chúng ta tin, nhưng còn cho thấy điều mà chúng ta hy vọng và ai là Đấng mà chúng ta đặt trọn niềm tín thác (Xc 2 Tm 1,12).
ĐTC nói thêm rằng chính niềm tin sinh động nơi Chúa Kitô tạo nên căn tính sâu xa và phong phú nhất của chúng ta. Nó nảy sinh và được nuôi dưỡng nhờ ơn thánh do cuộc đối thoại của chúng ta với Chúa và sự thúc đẩy của Thánh Linh. Niềm tin ấy mang lại thành quả công lý, sự tốt lành và an bình.
ĐTC nói các GM Á châu: Anh em hãy làm sao để căn tính Kitô của các Giáo Hội địa phương được xuất hiện rõ ràng trong các chương trình huấn giáo và mục vụ giới trẻ của anh em, trong việc phục vụ người nghèo và những người mòn mỏi sống bên lề các xã hội sung túc của chúng ta và qua những cố gắng của anh em nuôi dưỡng các ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Sau cùng, ĐTC nói: ”Cùng với một ý thức rõ ràng về căn tính Kitô, cuộc đối thoại chân chính cũng đòi một khả năng cảm thông. Không phải chúng ta chỉ nghe những lời người khác nói, nhưng còn đón nhận cả những thông tin không được nói ra về kinh nghiệm, hy vọng và khát mong, những khó khăn của họ và những điều mà họ đặc biệt quan tâm. Sự cảm thông ấy phải là kết quả cái nhìn thiêng liêng của chúng ta và kinh nghiệm bản thân, khiến chúng ta nhìn tha nhân như anh chị em, lắng nghe qua những lời nói và hành động của họ, điều mà con tim họ muốn thông truyền. Trong tinh thần cởi mở như thế đối với tha nhân, các nước Á châu mà Tòa Thánh chưa có quan hệ ngoại giao trọn vẹn sẽ không do dự thăng tiến một cuộc đối thoại có lợi cho tất cả mọi người”.
ĐTC giải thích rằng ”Ở đây tôi không phải chỉ nói về đối thoại chính trị, nhưng cũng nói về đối thoại giữa con người với nhau, đối thoại huynh đệ nữa”.
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã bắt tay chào thăm từng vị GM và lúc 1 giờ, ngài đã dùng bữa với các GM. Lúc gần 4 giờ chiều, ngài đến cánh đồng trước lâu đài Hải My cách đó hơn 1 cây số rưỡi để cử hành thánh lễ bế mạc Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6.
Lâu đài này được xây cất cách đây 593 năm (1421) như một thành trì chống lại quân cướp, nhưng 70 năm sau đó đã được biến thành một trung tâm quân sự với các doanh trại và cả nhà giam. Vì thế trong thời cách hại hồi thế kỷ 19, đã có gần 3 ngàn tín hữu Công Giáo bị giam giữ tại đây và nhiều người bị tra tấn và hành quyết.
Thánh Lễ bế mạc
Hiện diện trong cánh đồng trước lâu đài Hải My chiều Chúa Nhật 17-8-2014, có hàng chục ngàn tín hữu tụ tập để tham dự thánh lễ do ĐTC cử hành, trong đó có hơn 2 ngàn bạn trẻ Á châu, và 4 ngàn bạn trẻ tham dự Ngày Giới trẻ Công Giáo Hàn Quốc, trong áo choàng mầu xanh lá cây và áo T-shirt màu vàng chanh, được chỗ ở khu vực trước lễ đài. Đồng tế với ĐTC có đông đảo các GM Á châu và Hàn quốc cùng với 70 LM từ các nước Á châu.
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã phân tích từng phần của chủ đề Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6: ”Hỡi giới trẻ Á châu, hãy trỗi dậy! Vinh quang của các vị tử đạo chiếu sáng trên các bạn!”.
Ngài nhận định rằng Á châu là một đại lục phong phú về các truyền thống triết học và tôn giáo, đại lục này vẫn là một biên cương lớn đối với việc làm chứng cho Chúa Kitô, ”là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). ”Không những các bạn sống tại Á châu, nhưng các bạn còn là những người con của đại lục rộng lớn này, các bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia trọn vẹn vào đời sống xã hội của các bạn. Các bạn đừng sợ mang sự khôn ngoan của đức tin vào trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội.
ĐTC nói thêm rằng trong tư cách là những người trẻ Á châu, các bạn nhìn thấy và yêu mến từ bên trong tất cả những gì là đẹp đẽ, cao quí và chân thực trong các nền văn hóa và truyền thống của các bạn. Đồng thời, trong tư cách là Kitô hữu, các bạn cũng biết rằng Tin Mừng có sức mạnh thanh tây, nâng cao và kiện toàn gia sản ấy. Ngoài ra, các bạn có khả năng phân định điều gì là không thể dung hợp với đức tin Công Giáo, điều gì trái ngược với đời sống ơn thánh được phú vào các bạn nhờ bí tích rửa tội, và đâu là những khía cạnh trong nền văn hóa hiện đại là tội lỗi, hư hỏng và dẫn tới sự chết.
Đề cập đến phần thứ 3 trong đề tài của Ngày Giới trẻ Á châu là ”Hãy trỗi dậy!”, ĐTC nói: câu này nói về trách nhiệm mà Chúa ủy thác cho các bạn. Đó là nghĩa vụ phải tỉnh thức để không để cho những áp lực, cám dỗ và tội lỗi của chúng ta hay của người khác làm cho chúng ta không còn nhạy cảm đối với vẻ đẹp của sự thánh thiện, với niềm vui của Tin Mừng nữa.
Thánh lễ ĐTC cử hành bằng tiếng latinh, nhưng bài giảng của ngài bằng tiếng Anh, với phần thông dịch ra tiếng Hàn quốc, và các bài đọc bằng tiếng Philippines, Bahasa Malaysia, Hàn quốc, còn các ý nguyện trong lời nguyện giáo dân bằng tiếng Nhật, Anh, Lào và Hàn quốc.
Diễn từ của đại diện GM Hàn quốc và ĐHY Gracias
Sau phép lành của ĐTC vào cuối thánh lễ, Đức Cha Phêrô Khương Vũ Nhất (Kang U Il), GM giáo phận Tể Châu (Cheju), Chủ tịch HĐGM Hàn Quốc, đã đại diện mọi người chào ĐTC và nhắc đến sự kiện các bạn trẻ có cùng một niềm tin, từ các môi trường khác nhau, tụ họp lại, vượt lên trên những bức tường khác biệt: quốc tịch và ngôn ngữ, để củng cố tình huynh đệ của họ trong Chúa Kitô, để mừng lễ và cùng nhau chúc tụng Thiên Chúa. Vì lần này ĐGH dành nhiều thời giờ cho họ, người trẻ Á châu đã cảm nghiệm được những giờ phút hồng ân không thể tái diễn, một hạt giống hy vọng cho tương lai.
Tiếp lời Đức Cha Khương Vũ Nhất, ĐHY Oswald Gracias, TGM Mumbai, Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, bày tỏ tâm tình của hàng chục ngàn bạn trẻ sau 5 ngày gặp gỡ, quyết tâm của họ bước theo Tin Mừng và sức mạnh của Bí tích rửa tội trong hành trình Kitô, cũng như trong đời sống dân sự. Cụ thể là không chấp nhận nền kinh tế loại trừ, không chiều theo một nền kinh tế ích kỷ, không có luân lý đạo đức, không chấp nhận tinh thần duy vật. Trái lại, chấp nhận một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Giêsu, Đấng mà chúng ta muốn mang theo mình; lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo, người túng thiếu và cô đơn, chấp nhận một thế giới đang nóng lòng mong đợi chúng ta.
Sau cùng, ĐHY Gracias loan báo Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 7 sẽ diễn ra tại Indonesia vào năm 2017. Một Video ngắn về Giáo Hội Công Giáo tại Indonesia đã được trình chiếu nhân dịp này.
Sau thánh lễ, vì trời xấu, nên ĐTC đã đi xe lửa trở về thủ đô Hán Thành thay vì dùng trực thăng như chương trình dự định. Ngài dùng xe lửa đặc biệt do phủ tổng thống đề nghị.
Vài chi tiết bên lề
1. Rửa tội tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật 17-8-2014, tại nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Hán Thành, ĐTC đã ban phép rửa tội cho Ông Lee Ho Jin, thân phụ của một trong những người trẻ bị thiệt mạng trong vụ đắm tàu Sewol ngày 16-4 năm nay. Hôm thứ sáu 15-8, trong thánh lễ tại Sân bóng đá thế giới ở thành phố Đại Điền, Ông đã xin ngài rửa tội cho trong dịp ngài gặp một nhóm thân nhân các nạn nhân bị đắm tàu và ngài đã nhận lời. Ông đã mang thánh giá đi hành hương 900 cây số từ nơi con ông sinh ra tới hải cảng nơi con tàu Sewol khởi hành. Trong hai năm trước đó, ông đã theo học giáo lý tại một xứ đạo Công Giáo.
Tháp tùng Ông Lee Ho Jin trong lễ nghi rửa tội có con trai và con gái của ông, cùng với 1 linh mục đã giới thiệu ông với ĐTC khi ở Đại Điền. Phần lớn lễ nghi rửa tội đơn sơ do Cha John Chong Che Chon, giám tỉnh dòng Tên Hàn quốc, thông dịch viên của ĐTC cử hành, và chính ĐTC đổ nước rửa tội và xức dầu ban phép thêm sức cho tân tòng. Ông đã nhận tên thánh là Phanxicô để ghi ơn ĐTC và người đỡ đầu là một nhân viên tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
2. Tông đồ sự sống không có tay chân
Trong cuộc viếng thăm của ĐTC dành cho những người khuyết tật hôm thứ bẩy, 16-8-2014 tại trung tâm Kkottongnae, cũng gọi là ”Hoa Chi Thôn”, thuộc giáo phận Kim Châu (Cheonju), đặc biệt có cuộc gặp gỡ giữa ngài với Thày Lý Cố Văn (Lee Gu Won), một người không tay không chân đã trở thành tông đồ sự sống, thuộc tu hội Hội Thánh Luca Hoàng ở Hàn Quốc.
Tuy bị bỏ rơi ngay từ lúc mới sinh ra vì khuyết tật trầm trọng như vây, Lý Cố Văn đã sống sót và đã quyết tâm tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng hy vọng cho những người tàn tật ở Hàn Quốc.
Thầy Lý Cố Văn sinh ngày 9-5-1990 không tay chân và không hề có tiếp xúc nào với cha mẹ và cũng chẳng biết mình sinh ra ở đâu. Điều chắc chắn là hài nhi bị bỏ rơi tại trung tâm nhận con nuôi Thánh Giá ở Hán Thánh. Ngày 12 tháng 7 cùng năm 1990, Cha Gioan Bosco Kim Đông Nhật (Kim Dong-il) đến thăm cô nhi viện và thấy bé Lý. Cha biết chắc chắn sẽ không ai nhận cậu bé này làm con nuôi, nên đã xin Đức GM bản quyền cho phép nhận bé làm con nuôi và được GM đồng ý. Thế là cha mang hài nhi về Hội Thừa Sai Luca Hoàng ở giáo phận Kim Châu (Cheonju) và nuôi dưỡng trong cộng đoàn.
Cha nói: ”Giả sử tôi không nhận và mang bé theo tôi, thì cũng như là giết cậu bé. Tôi nhận thấy rằng nhận nuôi một đứa trẻ với những vấn đề như thế có nghĩa là phải hy sinh rất lớn về tài chánh và thời giờ, nhưng chúng ta không thể đo lương mọi sự trên căn bàn tiền bạc. Xã hội Hàn quốc cần hiểu rằng mỗi sự sống đều là quí giá, cho dù đó là một sự sống có vẻ phức tạp hơn.”
Được các ân nhân và thừa sai trợ giúp, hồi tháng 3 năm 2008, anh Lý Cố Văn, 18 tuổi, được nhận vào Đại học Công Giáo ở thành phố Đại Điền (Daejeon). Anh và cha nuôi đều ý thức rằng những kết quả này không phải là điều tự nhiên mà được, nhưng là kết quả của một sự học hành và làm việc chăm chỉ. Trong khi đó thì ơn gọi thừa sai bắt đầu chín mùi nơi anh Lý Cố Văn và ngày 31-1-2011, với phép của Đức GM, thầy đã được khấn lần đầu tiên sau tập viện. Thầy kể ”Những ngừơi anh em của tôi nói với tôi về ”Trung tâm phụng sự sự sống” thuộc Tu hội của chúng tôi nên tôi quyết định hiến đời tôi cho lý tưởng đó. Mong ước của tôi là công bố Tin Mừng sự sống và tình yêu thương con người”.
Tháng 3 năm 2013 thầy Lý Cố Văn tốt nghiệp đại học sau 5 năm theo học và giấc mơ của thầy thành tựu. Nay thầy làm việc tại trung tâm, an ủi các bệnh nhân và những người bị bỏ rơi, và hàng tháng viết bản tin, mang lại cho nhiều độc giả niềm phấn khởi và hy vọng.
Thày Lý Cố Văn cũng kể rằng: Cha Bosco Kim xin tôi công bố Tin Mừng cho những ngừơi khuyết tật. Tôi cầu xin Chúa và cám ơn Chúa vì phúc lành của Ngài, kể cả khả năng làm việc bênh vực sự sống trong lãnh vực truyền giáo. Tôi muốn thông truyền cho thế giới và Hàn quốc,là nước có tỷ lệ người trẻ tự tử cao nhất thế giới, sứ điệp hy vọng nơi Chúa chúng ta”.
Hải My cách thủ đô Hán Thành hơn 100 cây số về hướng nam. Đây là nơi kính nhớ các vị tử đạo vô danh của Giáo Hội Hàn quốc vì phần lớn trong số 132 vị tử đạo bị tra tấn và hành quyết tại đây không có tên tuổi được ghi lại.
Gặp gỡ các Giám Mục Á châu
ĐTC đã đáp trực thăng đến Đền thánh Hải My lúc gần 11 giờ và tại nguyện đường của thánh điện, ngài đã cùng với các GM cử hành kinh trưa bằng tiếng Anh. Có 68 GM đến từ 35 nước Á châu hiện diện.
Sau khi ĐTC ban phép lành kết thúc kinh nguyện, ĐHY Oswald Gracias, TGM giáo phận Mumbai, Ấn độ, trong tư cách là Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, đã đại diện mọi người chào mừng ĐTC. Ngài nhắc lại biến cố lịch sử cách đây 44 năm, khi các GM Á châu nhóm họp tại Manila nhân cuộc viếng thăm lịch sử của ĐGH Phaolô 6 tại Philippines hồi tháng 12 năm 1970. Đó là lần đầu tiên có đông đảo các GM Á châu như thế, 180 vị, nhóm họp để trao đổi kinh nghiệm và thảo luận về những vấn đề mục vụ tại đại lục to lớn và có nhiều khác biệt như Á châu. Do lòng hăng say từ kinh nghiệm ấy thúc đẩy, các GM đã thiết lập Liên HĐGM Á châu với sự chúc lành của ĐGH Phaolô 6. Ngày nay, tổ chức này có 19 HĐGM thành viên, bao gồm 27 nước và 9 thành viên kết nạp, vì các giáo phận ấy không thuộc HĐGM nào.
ĐHY Gracias cũng nhận xét rằng Á châu là một đại lục đang cảm nghiệm những hy vọng và vui mừng về sự liên tục tái sinh trong Thánh Linh. 60% dân số thế giới sinh sống ở Á châu. Đây là một đại lục trẻ trung, đa số dân là người trẻ.. Dân Á châu bản chất là người có tôn giáo, nhưng tinh thần tục hóa và duy vật đang lẻn vào đại lục này. Cơ cấu gia đình, xưa kia được coi là quan trọng và ăn rễ sâu nơi xã hội Á châu, nay đang dần dần bị tan rã. Và tuy tâm hồn Á châu coi sự sống là thánh thiêng, nhưng những đe dọa sự sống đang gia tăng và thật đáng lo ngại dưới nhiều khía cạnh.
Huấn dụ của ĐTC
Trong bài huấn dụ trước các GM Á châu, ĐTC đặc biệt nói đến vai trò của Giáo Hội tại Đại lục bao la này, trong đó có rất nhiều nền văn hóa khác nhau:
”Giáo Hội được mời gọi làm chứng cho Tin Mừng, qua cuộc đối thoại và cởi mở đối với mọi người. Điểm khởi hành và điểm tham chiếu cơ bản chính là căn tính của chúng ta, căn tính Kitô hữu. Chúng ta không thể dấn thân đối thoại đích thực nếu chúng ta không ý thức về căn tính của mình. Nếu chúng ta muốn trao đổi một cách tự do, cởi mở và phúc lợi với tha nhân, chúng ta phải biết rõ mình là ai, điều mà Thiên Chúa đã làm cho chúng ta và điều Ngài yêu cầu chúng ta. Và nếu sự trao đổi của chúng ta không muốn là một cuộc độc thoại, thì phải có tâm trí mở rộng để chấp nhận những con người và các nền văn hóa.
Cũng trong lãnh vực làm chứng và đối thoại, cần có căn tính Kitô vững mạnh như điểm tham chiếu, ĐTC nhắc đến 3 khó khăn cần phải nghĩ đến và cố tránh chúng:
- Thứ I là thái độ duy tương đối, thúc đẩy chúng ta vào những vùng cát lún của sự hỗn độn và tuyệt vọng. Đó là cám dỗ trên thế giới ngày nay, mà cả các cộng đồng Kitô cũng gặp phải, khiến cho ta quên rằng ”bên kia những điều thay đổi có những thực tại bất biến; những thực tại ấy có nền tảng tối hậu nơi Chúa Kitô, Đấng vẫn luôn luôn bất biến, hôm qua, hôm nay và mãi mãi (GS 10; Xc Dt 13,8).
Thái độ duy tương đối cần tránh ở đây không phải chỉ là một hệ thống tư tưởng, nhưng còn là thái độ duy tương đối thực hành, trong đời sống thường nhật, nó làm suy yếu bất kỳ căn tính nào và hầu như người ta không cảm thấy tình trạng đó.
- Cách thức thứ II mà thế gian đe dọa căn tính Kitô vững chắc của chúng ta, đó là sự hời hợt; những điều thịnh hành theo thời, tránh né và trốn chạy. Đây là một vấn đề trầm trọng về mục vụ. Đối với các thừa tác viên của Giáo Hội, thái độ hời hợt này cũng có thể biểu lộ qua sự kiện họ bị thu hút vì những chương trình mục vụ và lý thuyết gây thương tổn cho cuộc gặp gỡ trực tiếp và phúc lợi với các tín hữu, nhất là những người trẻ, là những người trong thực tế đang cần một nền huấn giáo vững chắc, một sự linh hướng chắc chắn. Nếu không ăn rễ sâu nơi Chúa Kitô, thì những chân lý mà chúng ta sống rốt cuộc sẽ suy yếu, việc thực hành nhân đức chỉ có là vụ hình thức và cuộc đối thoại chỉ là một hình thức thương lượng hoặc đồng ý về sự bất đồng với nhau.
Cám dỗ thứ III là cái vẻ tự tin chắc chắn nấp đằng sau những câu trả lời dễ dàng, những câu làm sẵn, những luật lệ và qui tắc. Tự bản chất, đức tin không qui trọng tâm vào mình, đức tin có khuynh hướng ”đi ra ngoài”, tìm cách làm cho mình được hiểu rõ, làm nảy sinh chứng ta, tạo nên sứ mạng truyền giáo. Căn tính Kitô của chúng ta, xét cho cùng, hệ tại dấn thân tôn thờ một mình Thiên Chúa và yêu thương nhau, phục vụ nhau, không những chứng tỏ điều mà chúng ta tin, nhưng còn cho thấy điều mà chúng ta hy vọng và ai là Đấng mà chúng ta đặt trọn niềm tín thác (Xc 2 Tm 1,12).
ĐTC nói thêm rằng chính niềm tin sinh động nơi Chúa Kitô tạo nên căn tính sâu xa và phong phú nhất của chúng ta. Nó nảy sinh và được nuôi dưỡng nhờ ơn thánh do cuộc đối thoại của chúng ta với Chúa và sự thúc đẩy của Thánh Linh. Niềm tin ấy mang lại thành quả công lý, sự tốt lành và an bình.
ĐTC nói các GM Á châu: Anh em hãy làm sao để căn tính Kitô của các Giáo Hội địa phương được xuất hiện rõ ràng trong các chương trình huấn giáo và mục vụ giới trẻ của anh em, trong việc phục vụ người nghèo và những người mòn mỏi sống bên lề các xã hội sung túc của chúng ta và qua những cố gắng của anh em nuôi dưỡng các ơn gọi linh mục và tu sĩ.
Sau cùng, ĐTC nói: ”Cùng với một ý thức rõ ràng về căn tính Kitô, cuộc đối thoại chân chính cũng đòi một khả năng cảm thông. Không phải chúng ta chỉ nghe những lời người khác nói, nhưng còn đón nhận cả những thông tin không được nói ra về kinh nghiệm, hy vọng và khát mong, những khó khăn của họ và những điều mà họ đặc biệt quan tâm. Sự cảm thông ấy phải là kết quả cái nhìn thiêng liêng của chúng ta và kinh nghiệm bản thân, khiến chúng ta nhìn tha nhân như anh chị em, lắng nghe qua những lời nói và hành động của họ, điều mà con tim họ muốn thông truyền. Trong tinh thần cởi mở như thế đối với tha nhân, các nước Á châu mà Tòa Thánh chưa có quan hệ ngoại giao trọn vẹn sẽ không do dự thăng tiến một cuộc đối thoại có lợi cho tất cả mọi người”.
ĐTC giải thích rằng ”Ở đây tôi không phải chỉ nói về đối thoại chính trị, nhưng cũng nói về đối thoại giữa con người với nhau, đối thoại huynh đệ nữa”.
Sau bài huấn dụ, ĐTC đã bắt tay chào thăm từng vị GM và lúc 1 giờ, ngài đã dùng bữa với các GM. Lúc gần 4 giờ chiều, ngài đến cánh đồng trước lâu đài Hải My cách đó hơn 1 cây số rưỡi để cử hành thánh lễ bế mạc Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6.
Lâu đài này được xây cất cách đây 593 năm (1421) như một thành trì chống lại quân cướp, nhưng 70 năm sau đó đã được biến thành một trung tâm quân sự với các doanh trại và cả nhà giam. Vì thế trong thời cách hại hồi thế kỷ 19, đã có gần 3 ngàn tín hữu Công Giáo bị giam giữ tại đây và nhiều người bị tra tấn và hành quyết.
Thánh Lễ bế mạc
Hiện diện trong cánh đồng trước lâu đài Hải My chiều Chúa Nhật 17-8-2014, có hàng chục ngàn tín hữu tụ tập để tham dự thánh lễ do ĐTC cử hành, trong đó có hơn 2 ngàn bạn trẻ Á châu, và 4 ngàn bạn trẻ tham dự Ngày Giới trẻ Công Giáo Hàn Quốc, trong áo choàng mầu xanh lá cây và áo T-shirt màu vàng chanh, được chỗ ở khu vực trước lễ đài. Đồng tế với ĐTC có đông đảo các GM Á châu và Hàn quốc cùng với 70 LM từ các nước Á châu.
Trong bài giảng thánh lễ, ĐTC đã phân tích từng phần của chủ đề Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 6: ”Hỡi giới trẻ Á châu, hãy trỗi dậy! Vinh quang của các vị tử đạo chiếu sáng trên các bạn!”.
Ngài nhận định rằng Á châu là một đại lục phong phú về các truyền thống triết học và tôn giáo, đại lục này vẫn là một biên cương lớn đối với việc làm chứng cho Chúa Kitô, ”là đường, là sự thật và là sự sống” (Ga 14,6). ”Không những các bạn sống tại Á châu, nhưng các bạn còn là những người con của đại lục rộng lớn này, các bạn có quyền và nghĩa vụ tham gia trọn vẹn vào đời sống xã hội của các bạn. Các bạn đừng sợ mang sự khôn ngoan của đức tin vào trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội.
ĐTC nói thêm rằng trong tư cách là những người trẻ Á châu, các bạn nhìn thấy và yêu mến từ bên trong tất cả những gì là đẹp đẽ, cao quí và chân thực trong các nền văn hóa và truyền thống của các bạn. Đồng thời, trong tư cách là Kitô hữu, các bạn cũng biết rằng Tin Mừng có sức mạnh thanh tây, nâng cao và kiện toàn gia sản ấy. Ngoài ra, các bạn có khả năng phân định điều gì là không thể dung hợp với đức tin Công Giáo, điều gì trái ngược với đời sống ơn thánh được phú vào các bạn nhờ bí tích rửa tội, và đâu là những khía cạnh trong nền văn hóa hiện đại là tội lỗi, hư hỏng và dẫn tới sự chết.
Đề cập đến phần thứ 3 trong đề tài của Ngày Giới trẻ Á châu là ”Hãy trỗi dậy!”, ĐTC nói: câu này nói về trách nhiệm mà Chúa ủy thác cho các bạn. Đó là nghĩa vụ phải tỉnh thức để không để cho những áp lực, cám dỗ và tội lỗi của chúng ta hay của người khác làm cho chúng ta không còn nhạy cảm đối với vẻ đẹp của sự thánh thiện, với niềm vui của Tin Mừng nữa.
Thánh lễ ĐTC cử hành bằng tiếng latinh, nhưng bài giảng của ngài bằng tiếng Anh, với phần thông dịch ra tiếng Hàn quốc, và các bài đọc bằng tiếng Philippines, Bahasa Malaysia, Hàn quốc, còn các ý nguyện trong lời nguyện giáo dân bằng tiếng Nhật, Anh, Lào và Hàn quốc.
Diễn từ của đại diện GM Hàn quốc và ĐHY Gracias
Sau phép lành của ĐTC vào cuối thánh lễ, Đức Cha Phêrô Khương Vũ Nhất (Kang U Il), GM giáo phận Tể Châu (Cheju), Chủ tịch HĐGM Hàn Quốc, đã đại diện mọi người chào ĐTC và nhắc đến sự kiện các bạn trẻ có cùng một niềm tin, từ các môi trường khác nhau, tụ họp lại, vượt lên trên những bức tường khác biệt: quốc tịch và ngôn ngữ, để củng cố tình huynh đệ của họ trong Chúa Kitô, để mừng lễ và cùng nhau chúc tụng Thiên Chúa. Vì lần này ĐGH dành nhiều thời giờ cho họ, người trẻ Á châu đã cảm nghiệm được những giờ phút hồng ân không thể tái diễn, một hạt giống hy vọng cho tương lai.
Tiếp lời Đức Cha Khương Vũ Nhất, ĐHY Oswald Gracias, TGM Mumbai, Chủ tịch Liên HĐGM Á châu, bày tỏ tâm tình của hàng chục ngàn bạn trẻ sau 5 ngày gặp gỡ, quyết tâm của họ bước theo Tin Mừng và sức mạnh của Bí tích rửa tội trong hành trình Kitô, cũng như trong đời sống dân sự. Cụ thể là không chấp nhận nền kinh tế loại trừ, không chiều theo một nền kinh tế ích kỷ, không có luân lý đạo đức, không chấp nhận tinh thần duy vật. Trái lại, chấp nhận một cuộc gặp gỡ bản thân với Chúa Giêsu, Đấng mà chúng ta muốn mang theo mình; lắng nghe tiếng kêu than của người nghèo, người túng thiếu và cô đơn, chấp nhận một thế giới đang nóng lòng mong đợi chúng ta.
Sau cùng, ĐHY Gracias loan báo Đại hội giới trẻ Công Giáo Á châu kỳ 7 sẽ diễn ra tại Indonesia vào năm 2017. Một Video ngắn về Giáo Hội Công Giáo tại Indonesia đã được trình chiếu nhân dịp này.
Sau thánh lễ, vì trời xấu, nên ĐTC đã đi xe lửa trở về thủ đô Hán Thành thay vì dùng trực thăng như chương trình dự định. Ngài dùng xe lửa đặc biệt do phủ tổng thống đề nghị.
Vài chi tiết bên lề
1. Rửa tội tại tòa Sứ Thần Tòa Thánh
Lúc 7 giờ sáng Chúa Nhật 17-8-2014, tại nhà nguyện tòa Sứ Thần Tòa Thánh ở thủ đô Hán Thành, ĐTC đã ban phép rửa tội cho Ông Lee Ho Jin, thân phụ của một trong những người trẻ bị thiệt mạng trong vụ đắm tàu Sewol ngày 16-4 năm nay. Hôm thứ sáu 15-8, trong thánh lễ tại Sân bóng đá thế giới ở thành phố Đại Điền, Ông đã xin ngài rửa tội cho trong dịp ngài gặp một nhóm thân nhân các nạn nhân bị đắm tàu và ngài đã nhận lời. Ông đã mang thánh giá đi hành hương 900 cây số từ nơi con ông sinh ra tới hải cảng nơi con tàu Sewol khởi hành. Trong hai năm trước đó, ông đã theo học giáo lý tại một xứ đạo Công Giáo.
Tháp tùng Ông Lee Ho Jin trong lễ nghi rửa tội có con trai và con gái của ông, cùng với 1 linh mục đã giới thiệu ông với ĐTC khi ở Đại Điền. Phần lớn lễ nghi rửa tội đơn sơ do Cha John Chong Che Chon, giám tỉnh dòng Tên Hàn quốc, thông dịch viên của ĐTC cử hành, và chính ĐTC đổ nước rửa tội và xức dầu ban phép thêm sức cho tân tòng. Ông đã nhận tên thánh là Phanxicô để ghi ơn ĐTC và người đỡ đầu là một nhân viên tòa Sứ Thần Tòa Thánh.
2. Tông đồ sự sống không có tay chân
Trong cuộc viếng thăm của ĐTC dành cho những người khuyết tật hôm thứ bẩy, 16-8-2014 tại trung tâm Kkottongnae, cũng gọi là ”Hoa Chi Thôn”, thuộc giáo phận Kim Châu (Cheonju), đặc biệt có cuộc gặp gỡ giữa ngài với Thày Lý Cố Văn (Lee Gu Won), một người không tay không chân đã trở thành tông đồ sự sống, thuộc tu hội Hội Thánh Luca Hoàng ở Hàn Quốc.
Tuy bị bỏ rơi ngay từ lúc mới sinh ra vì khuyết tật trầm trọng như vây, Lý Cố Văn đã sống sót và đã quyết tâm tận hiến đời mình cho Thiên Chúa và loan báo Tin Mừng hy vọng cho những người tàn tật ở Hàn Quốc.
Thầy Lý Cố Văn sinh ngày 9-5-1990 không tay chân và không hề có tiếp xúc nào với cha mẹ và cũng chẳng biết mình sinh ra ở đâu. Điều chắc chắn là hài nhi bị bỏ rơi tại trung tâm nhận con nuôi Thánh Giá ở Hán Thánh. Ngày 12 tháng 7 cùng năm 1990, Cha Gioan Bosco Kim Đông Nhật (Kim Dong-il) đến thăm cô nhi viện và thấy bé Lý. Cha biết chắc chắn sẽ không ai nhận cậu bé này làm con nuôi, nên đã xin Đức GM bản quyền cho phép nhận bé làm con nuôi và được GM đồng ý. Thế là cha mang hài nhi về Hội Thừa Sai Luca Hoàng ở giáo phận Kim Châu (Cheonju) và nuôi dưỡng trong cộng đoàn.
Cha nói: ”Giả sử tôi không nhận và mang bé theo tôi, thì cũng như là giết cậu bé. Tôi nhận thấy rằng nhận nuôi một đứa trẻ với những vấn đề như thế có nghĩa là phải hy sinh rất lớn về tài chánh và thời giờ, nhưng chúng ta không thể đo lương mọi sự trên căn bàn tiền bạc. Xã hội Hàn quốc cần hiểu rằng mỗi sự sống đều là quí giá, cho dù đó là một sự sống có vẻ phức tạp hơn.”
Được các ân nhân và thừa sai trợ giúp, hồi tháng 3 năm 2008, anh Lý Cố Văn, 18 tuổi, được nhận vào Đại học Công Giáo ở thành phố Đại Điền (Daejeon). Anh và cha nuôi đều ý thức rằng những kết quả này không phải là điều tự nhiên mà được, nhưng là kết quả của một sự học hành và làm việc chăm chỉ. Trong khi đó thì ơn gọi thừa sai bắt đầu chín mùi nơi anh Lý Cố Văn và ngày 31-1-2011, với phép của Đức GM, thầy đã được khấn lần đầu tiên sau tập viện. Thầy kể ”Những ngừơi anh em của tôi nói với tôi về ”Trung tâm phụng sự sự sống” thuộc Tu hội của chúng tôi nên tôi quyết định hiến đời tôi cho lý tưởng đó. Mong ước của tôi là công bố Tin Mừng sự sống và tình yêu thương con người”.
Tháng 3 năm 2013 thầy Lý Cố Văn tốt nghiệp đại học sau 5 năm theo học và giấc mơ của thầy thành tựu. Nay thầy làm việc tại trung tâm, an ủi các bệnh nhân và những người bị bỏ rơi, và hàng tháng viết bản tin, mang lại cho nhiều độc giả niềm phấn khởi và hy vọng.
Thày Lý Cố Văn cũng kể rằng: Cha Bosco Kim xin tôi công bố Tin Mừng cho những ngừơi khuyết tật. Tôi cầu xin Chúa và cám ơn Chúa vì phúc lành của Ngài, kể cả khả năng làm việc bênh vực sự sống trong lãnh vực truyền giáo. Tôi muốn thông truyền cho thế giới và Hàn quốc,là nước có tỷ lệ người trẻ tự tử cao nhất thế giới, sứ điệp hy vọng nơi Chúa chúng ta”.
Huấn Từ của ĐTC trong Buổi Gặp Gỡ các Giám Mục Á Châu
Phaolô Phạm Xuân Khôi
21:50 17/08/2014
Tại Đền Các Thánh Tử Đạo Haemi
Chúa Nhật ngày 17 tháng 8 năm 2014
Trong chuyến Tông Du Hàn Quốc nhân dịp Ngày Giới Trẻ Á Châu
Tôi muốn gửi đến các hiền huynh lời chào huynh đệ và thân ái trong Chúa khi chúng ta họp nhau ở nơi linh thiêng này, là nơi mà rất nhiều Kitô hữu đã hy sinh mạng sống của mình vì trung thành với Đức Kitô. Tôi được cho biết rằng có nhiều vị tử đạo vô danh, vì chúng ta không biết tất cả tên của các ngài: đó là các vị thánh vô danh. Nhưng điều này làm cho tôi nghĩ đến quá nhiều người, quá nhiều Kitô hữu thánh trong các hội thánh của chúng ta: các trẻ em, các người trẻ, đàn ông, phụ nữ, người già... rất nhiều người! Chúng ta không biết tên họ, nhưng họ là thánh. Thật tốt cho chúng ta khi nghĩ đến những người dân bình thường đang kiên trì sống cuộc đời Kitô hữu của họ; chỉ có Chúa mới nhận ra sự thánh thiện của họ. Chứng từ của họ trong đức ái đã mang lại ân sủng và phúc lành không những chỉ cho Hội Thánh tại Hàn Quốc mà còn vượt ra ngoài biên giới: chớ gì lời cầu nguyện của họ có thể giúp chúng ta trở thành những mục tử trung thành của các linh hồn được trao pháo cho chúng ta chăm sóc. Tôi cám ơn Đức Hồng Y Gracias vì những lời chào đón thân ái của ngài và công việc của Liên Hội đồng Giám mục Á châu trong việc nuôi dưỡng tình đoàn kết và thúc đẩy hoạt động mục vụ hữu hiệu trong các Hội Thánh địa phương.
Trên lục địa rộng lớn này, trong đó có những nền văn hóa lớn khác biệt nhau, Hội Thánh được mời gọi trở nên tháo vát và sáng tạo trong việc làm chứng cho Tin Mừng của mình bằng cách đối thoại và cởi mở với tất cả mọi người. Đây là thách đố của các hiền huynh! Thực ra, đối thoại là một phần thiết yếu của sứ vụ của Hội Thánh tại Á châu (x Ecclesia in Asia, 29). Tuy nhiên, trong việc thực hiện con đường đối thoại với những cá nhân và các nền văn hóa, đâu là điểm khởi hành và điểm quy chiếu cơ bản của chúng ta, là những điều hướng dẫn chúng ta đi đến cùng đích của mình? Chắc chắn nó phải là căn tính riêng của chúng ta, căn tính của chúng ta như những Kitô hữu. Chúng ta không thể tham gia vào cuộc đối thoại thật sự trừ khi chúng ta ý thức về căn tính riêng của mình. Chúng ta không thể đối thoại, chúng ta không thể bắt đầu đối thoại từ nhưng không, từ con số không, từ một cảm giác mờ hồ về căn tính của chúng ta. Đằng khác, cũng không có thể đối thoại đích thực nếu chúng ta không có khả năng mở trí khôn và tâm hồn của của mình ra, trong sự cảm thông và đón nhận chân thành, với những người mà chúng ta đối thoại. Đó là một sự chú ý, và trong sự chú ý mà Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta. Như thế, một thức rõ ràng về căn tính riêng của mình và một khả năng cảm thông chính là khởi điểm của tất cả mọi cuộc đối thoại. Nếu chúng ta muốn nói chuyện với những người khác một cách tự do, cởi mở và có hiệu quả, chúng ta phải biết rõ mình là ai, những gì Thiên Chúa đã làm cho mình, và những gì Ngài muốn nơi mình. Và nếu không muốn việc truyền thông của mình thành một cuộc độc thoại, thì tâm hồn và trí khôn của chúng ta phải mở ra để chấp nhận những cá nhân và những nền văn hóa khác. Đừng sợ, vì sợ hãi là kẻ thù của những cởi mở này.
Tuy nhiên, công tác biết rõ và diễn tả căn tính của chúng ta không phải luôn luôn dễ dàng bởi vì – là những người tội lỗi - chúng ta sẽ luôn luôn bị cám dỗ bởi tinh thần thế gian, tinh thần này được bày tỏ bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó tôi muốn vạch ra ba cách. Một là ánh sáng lừa đảo của thuyết tương đối, là điều che lấp sự rạng ngời của chân lý và lay chuyển vùng đất dưới chân chúng ta, kéo chúng ta về phía những bãi cát lún, cát lầy của mơ hồ và thất vọng. Đó là một cám dỗ mà hiện nay cũng ảnh hưởng đến cộng đồng Kitô hữu, khiến người ta quên rằng “đàng sau tất cả mọi thay đổi có nhiều thực tại không hề thay đổi; chúng có nền tảng chung quyết nơi Đức Kitô, là Đấng trước sau như một: ngày hôm qua, hôm nay, và mãi mãi” (Gaudium et Spes, 10; xem Dt 13: 8). Ở đây tôi không nói về thuyết tương đối chỉ đơn thuần là một hệ thống tư tưởng, nhưng về thuyết tương đối thực tế hàng ngày, là điều hầu như chúng ta không thể cảm thấy, nhưng làm yếu đi căn tính của chúng ta.
Một cách thứ nhì, trong đó thế giới đe dọa sự vững chắc của căn tính Kitô hữu của chúng ta là sự nông cạn: khuynh hướng chạy theo những mốt mới nhất, những tiện nghi và những trò tiêu khiển, thay vì tham gia vào những điều thực sự quan trọng (x Phil 1: 10). Trong một nền văn hóa tôn vinh sự phù du, và cung cấp rất nhiều nơi để tránh né và thoát ly thực tại, điều này tạo ra một vấn đề mục vụ nghiêm trọng. Đối với các thừa tác viên của Hội Thánh, vẻ bề ngoài này cũng có thể thấy trong việc mê mẩn với các chương trình và lý thuyết mục vụ, đến nỗi không còn thì giờ để trực tiếp gặp gỡ một cách có hiệu quả với tín hữu của mình, và cả với những người không phải tín hữu, đặc biệt là giới trẻ, là những người cần được học một giáo lý vững chắc và hướng dẫn tinh thần chắc chắn. Nếu không có một nền tảng nơi Đức Kitô, những chân lý mà chúng ta sống trong cuộc đởi có thể dần dần bị rạn nứt, việc thực hành các nhân đức có thể trở thành hình thức, và đối thoại có thể bị giảm xuống thành một thể thức thương lượng, hay thỏa thuận, hoặc bất đồng. Thỏa thuận về những bất đồng ... bởi mặt nước không lay động ... Sự hời hợt này gây thiệt hại lớn cho chúng ta.
Rồi đến cám dỗ thứ ba: đó vẻ an toàn nấp sau những câu trả lời dễ dàng, những công thức, luật lệ và quy tắc có sẵn. Chúa Giêsu đã đụng chạm với những người nấp đàng sau những luật lệ, quy tắc và những câu trả lời dễ dàng ... Ngài đã gọi họ là những kẻ đạo đức giả. Đức tin, tự bản chất, không đặt trọng tâm vào mình, nhưng có khuynh hướng “đi ra ngoài”. Nó tìm cách cho người ta hiểu nó; nó phát sinh ra chứng từ; nó tạo ra sứ vụ. Theo nghĩa này, đức tin cho phép chúng ta vừa can đảm vừa khiêm tốn trong việc làm chứng cho niềm hy vọng và tình yêu của mình. Thánh Phêrô khuyên chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho tất cả những ai thắc mắc về lý do của niềm hy vọng nơi mình (xem 1 Pr 3:15). Căn tính của chúng ta là Kitô hữu cuối cùng hệ tại quyết tâm thờ phượng một mình Thiên Chúa, yêu thương nhau, phục vụ lẫn nhau, và chứng tỏ bằng gương lành của mình, không những chỉ những gì mình tin, mà cả những gì mình hy vọng, và Một Đấng mà nơi Ngài chúng ta đặt hết niềm tin của mình (x 2 Tim 1:12).
Tóm lại, chính đức tin sống động vào Đức Kitô là căn tính sâu đặm nhất của chúng ta, nghĩa là được ăn rễ sâu nơi Chúa. Nếu chúng ta có điều này, mọi điều khác chỉ là thứ yếu. Chính từ căn tính sâu xa này - đức tin sống động trong Đức Kitô mà trong đó chúng ta được bén rễ, từ thực tại sâu sắc này, mà cuộc đối thoại của chúng ta bắt đầu, và đây là điều chúng ta được yêu cầu chia sẻ một cách chân thành, trung thực, không quá cả tin, qua việc đối thoại trong đời sống hằng ngày, cuộc đối thoại của đức ái, và trong tất cả những cơ hội chính thức hơn có thể xảy ra. Bởi vì Đức Kitô là sự sống của chúng ta (x. Pl 1:21), chúng ta nói chuyện về Người và bắt đầu từ Người một cách dễ dàng mà không do dự hay sợ hãi. Sự đơn giản của Lời Người trở thánh hiển nhiên trong sự đơn giản của đời sống chúng ta, trong sự đơn giản của việc truyền thông của chúng ta, trong sự đơn giản của việc phục vụ yêu thương dành cho anh chị em của chúng ta.
Giờ đây tôi muốn nhắc đến một yếu tố khác của căn tính Kitô hữu của chúng ta: Đó là hoa quả. Bởi vì được liên tục sinh ra và nuôi dưỡng bằng ân sủng của cuộc đối thoại với Chúa và sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, nó mang lại hoa quả của công lý, sự tốt lành và bình an. Vậy cho phép tôi hỏi quý hiền huynh về những hoa quả mà căn tính Kitô hữu đang mang lại trong cuộc sống của quý hiền huynh và trong cuộc sống của các cộng đồng được ủy thác cho quý hiền huynh coi sóc. Liệu căn tính Kitô hữu của Hội Thánh địa phương của quý hiền huynh có được thấy rõ ràng trong các chương trình dạy giáo lý và mục vụ giới trẻ, trong việc phục vụ người nghèo và những người bị loại ra ngoài lề cái xã hội thịnh vượng của chúng ta, và trong nỗ lực nuôi dưỡng ơn gọi linh mục và đời sống tu trì của quý hiền huynh không? Liệu nó có biểu lộ trong việc sinh hoa trái này không? Đây là một câu hỏi tôi đề ra để mỗi hiền huynh suy nghĩ.
Cuối cùng, với một ý thức rõ ràng về căn tính Kitô hữu của chúng ta, cuộc đối thoại đích thực cũng đòi hỏi một khả năng cảm thông. Bởi vì nếu muốn có đối thoại thì phải có sự cảm thông này. Thách đố của chúng ta không phải chỉ là nghe những lời người khác nói, nhưng nắm bắt được sự truyền thông không bằng lời nói về những kinh nghiệm, những hy vọng và nguyện vọng của họ, những khó khăn và những mối quan tâm sâu xa nhất của họ. Sự cảm thông này phải là kết quả của cái nhìn tâm linh và kinh nghiệm cá nhân của chúng ta, đưa chúng ta đến việc nhìn thấy những người khác như anh chị em, và “nghe thấy” những gì trái tim của họ muốn truyền thông qua và vượt qua những lời nói và hành động của họ. Theo nghĩa này, cuộc đối thoại đòi hỏi một tinh thần “chiêm niệm” thực sự: tinh thần chiêm niệm cởi mở và đón nhận người khác. Tôi không thể đối thoại nếu tôi đóng cửa lòng đối với những người khác. Cởi mở? Thậm chí nhiều hơn: đón nhận! Xin mời bạn đến nhà tôi, vào tim tôi. Trái tim tôi chào đón bạn. Nó muốn nghe bạn. Khả năng cảm thông này làm cho chúng ta có thể có một cuộc đối thoại thực sự con người, trong đó những lời nói, những tư tưởng và câu hỏi phát sinh từ kinh nghiệm của tình huynh đệ và nhân bản được chia sẻ. Nếu chúng ta muốn đi đến nền tảng thần học của điều này, chúng ta hãy đi về cùng Chúa Cha: Ngài đã dựng nên tất cả chúng ta; tất cả chúng ta là con cái của cùng một Cha. Khả năng cảm thông này dẫn đến một cuộc gặp gỡ chân chính - chúng ta phải đi vào nền văn hóa gặp gỡ này - trong đó quả tim nói với quả tim. Chúng ta được phong phú hoá nhờ sự khôn ngoan của người khác và trở nên cởi mở để đi dọc theo con đường hiểu biết, huynh đệ và đoàn kết sâu xa hơn. “Nhưng, hiền huynh Giáo Hoàng, đây là những gì chúng tôi đang làm, nhưng có lẽ chúng tôi không làm cho ai trở lại đạo hoặc rất ít người ...” Đồng thời quý hiền huynh làm điều này: với căn tính của quý hiền huynh, quý hiền huynh đang nghe những người khác. Mệnh lệnh đầu tiên của Thiên Chúa Cha ban cho ông Abraham, tổ phụ chúng ta, là gì? “Hãy đi trong sự hiện diện của Ta và hãy sống hoàn thiện.” Và như vậy, với căn tính của tôi cùng sự cảm thông và cởi mở của tôi, tôi bước đi với người khác. Tôi không cố gắng kéo họ về phía tôi, tôi không bắt họ cải đạo. Đức Thánh Cha Bênêđictô đã nói với chúng ta một cách rõ ràng: “Hội Thánh không phát triển bằng cách bắt người khác cải đạo, nhưng bằng cách thu hút.” Đồng thời, chúng ta hãy bước đi trong sự hiện diện của Chúa Cha, chúng ta hãy sống hoàn thiện: chúng ta hãy làm tròn mệnh lệnh thứ nhất này. Và sẽ có cuộc gặp gỡ, đối thoại. Với căn tính, với sự cởi mở. Đó là một con đường hiểu biết, huynh đệ và đoàn kết sâu xa hơn. Như Thánh Gioan Phaolô II đã ghi nhận một cách chính xác, việc dấn thân đối thoại của chúng ta dựa trên luận lý của việc Nhập Thể: trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở thành một người trong chúng ta, đã chia sẻ sự sống của chúng ta và đã nói với chúng ta bằng ngôn ngữ của chúng ta (x. Ecclesia in Asia , 29). Trong tinh thần cởi mở với những người khác này, tôi tha thiết hy vọng rằng các quốc gia của châu lục của quý hiền huynh mà Tòa Thánh vẫn chưa có một mối quan hệ đầy đủ, sẽ không ngần ngại cổ võ một cuộc đối thoại vì lợi ích của tất cả mọi người. Tôi không chỉ đề cập đến đối thoại chính trị, nhưng đối thoại huynh đệ ... “Nhưng các Kitô hữu này không như những kẻ đi chinh phục, không đến để lấy đi căn tính của chúng ta: họ mang lại cho chúng ta căn tính riêng của họ, nhưng họ muốn cùng bước đi với chúng ta.” Và Chúa sẽ ban ân sủng của Người: có khi Người sẽ đánh động các tâm hồn, và một ít sẽ xin được rửa tội, có khi không. Nhưng chúng ta luôn luôn đi cùng nhau. Đây là điểm then chốt của cuộc đối thoại.
Quý hiền huynh thân mến, cảm ơn quý hiền huynh vì sự chào đón nồng hậu và huynh đệ của quý hiền huynh. Khi chúng ta nhìn ra lục địa châu Á vĩ đại, với những vùng đất rộng lớn, những nền văn hóa và truyền thống cổ đại của nó, chúng ta nhận thức được rằng, trong kế hoạch của Thiên Chúa, cộng đoàn Kitô hữu của quý hiền huynh thực sự là một pusillus grex, một đàn chiên nhỏ bé, nhưng dù sao cũng được uỷ thác sứ vụ mang ánh sáng Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Một hạt cải thật! Một hạt giống rất nhỏ... Nguyện xin Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng biết và yêu thương từng con chiên của mình, hướng dẫn và củng cố những nỗ lực của quý hiền huynh để kết hợp họ với Người và với tất cả các phần tử trong đàn chiên của Người trên toàn thế giới. Giờ đây, chúng ta hãy cùng nhau phó thác các Hội Thánh của quý hiền huynh, và lục địa châu Á, cho Đức Mẹ, để Mẹ là Mẹ chúng ta, có thể dạy chúng ta những gì chỉ một người mẹ mới có thể dạy được: chúng ta là ai, tên chúng ta là gì, và làm thế nào để cùng đi với những người khác trong cuộc sống. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cùng Đức Mẹ.
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/speeches/2014/august/documents/papa-francesco_20140817_corea-vescovi-asia.html
http://giaoly.org/vn/
Chúa Nhật ngày 17 tháng 8 năm 2014
Trong chuyến Tông Du Hàn Quốc nhân dịp Ngày Giới Trẻ Á Châu
Tôi muốn gửi đến các hiền huynh lời chào huynh đệ và thân ái trong Chúa khi chúng ta họp nhau ở nơi linh thiêng này, là nơi mà rất nhiều Kitô hữu đã hy sinh mạng sống của mình vì trung thành với Đức Kitô. Tôi được cho biết rằng có nhiều vị tử đạo vô danh, vì chúng ta không biết tất cả tên của các ngài: đó là các vị thánh vô danh. Nhưng điều này làm cho tôi nghĩ đến quá nhiều người, quá nhiều Kitô hữu thánh trong các hội thánh của chúng ta: các trẻ em, các người trẻ, đàn ông, phụ nữ, người già... rất nhiều người! Chúng ta không biết tên họ, nhưng họ là thánh. Thật tốt cho chúng ta khi nghĩ đến những người dân bình thường đang kiên trì sống cuộc đời Kitô hữu của họ; chỉ có Chúa mới nhận ra sự thánh thiện của họ. Chứng từ của họ trong đức ái đã mang lại ân sủng và phúc lành không những chỉ cho Hội Thánh tại Hàn Quốc mà còn vượt ra ngoài biên giới: chớ gì lời cầu nguyện của họ có thể giúp chúng ta trở thành những mục tử trung thành của các linh hồn được trao pháo cho chúng ta chăm sóc. Tôi cám ơn Đức Hồng Y Gracias vì những lời chào đón thân ái của ngài và công việc của Liên Hội đồng Giám mục Á châu trong việc nuôi dưỡng tình đoàn kết và thúc đẩy hoạt động mục vụ hữu hiệu trong các Hội Thánh địa phương.
Trên lục địa rộng lớn này, trong đó có những nền văn hóa lớn khác biệt nhau, Hội Thánh được mời gọi trở nên tháo vát và sáng tạo trong việc làm chứng cho Tin Mừng của mình bằng cách đối thoại và cởi mở với tất cả mọi người. Đây là thách đố của các hiền huynh! Thực ra, đối thoại là một phần thiết yếu của sứ vụ của Hội Thánh tại Á châu (x Ecclesia in Asia, 29). Tuy nhiên, trong việc thực hiện con đường đối thoại với những cá nhân và các nền văn hóa, đâu là điểm khởi hành và điểm quy chiếu cơ bản của chúng ta, là những điều hướng dẫn chúng ta đi đến cùng đích của mình? Chắc chắn nó phải là căn tính riêng của chúng ta, căn tính của chúng ta như những Kitô hữu. Chúng ta không thể tham gia vào cuộc đối thoại thật sự trừ khi chúng ta ý thức về căn tính riêng của mình. Chúng ta không thể đối thoại, chúng ta không thể bắt đầu đối thoại từ nhưng không, từ con số không, từ một cảm giác mờ hồ về căn tính của chúng ta. Đằng khác, cũng không có thể đối thoại đích thực nếu chúng ta không có khả năng mở trí khôn và tâm hồn của của mình ra, trong sự cảm thông và đón nhận chân thành, với những người mà chúng ta đối thoại. Đó là một sự chú ý, và trong sự chú ý mà Chúa Thánh Thần hướng dẫn chúng ta. Như thế, một thức rõ ràng về căn tính riêng của mình và một khả năng cảm thông chính là khởi điểm của tất cả mọi cuộc đối thoại. Nếu chúng ta muốn nói chuyện với những người khác một cách tự do, cởi mở và có hiệu quả, chúng ta phải biết rõ mình là ai, những gì Thiên Chúa đã làm cho mình, và những gì Ngài muốn nơi mình. Và nếu không muốn việc truyền thông của mình thành một cuộc độc thoại, thì tâm hồn và trí khôn của chúng ta phải mở ra để chấp nhận những cá nhân và những nền văn hóa khác. Đừng sợ, vì sợ hãi là kẻ thù của những cởi mở này.
Tuy nhiên, công tác biết rõ và diễn tả căn tính của chúng ta không phải luôn luôn dễ dàng bởi vì – là những người tội lỗi - chúng ta sẽ luôn luôn bị cám dỗ bởi tinh thần thế gian, tinh thần này được bày tỏ bằng nhiều cách khác nhau. Trong đó tôi muốn vạch ra ba cách. Một là ánh sáng lừa đảo của thuyết tương đối, là điều che lấp sự rạng ngời của chân lý và lay chuyển vùng đất dưới chân chúng ta, kéo chúng ta về phía những bãi cát lún, cát lầy của mơ hồ và thất vọng. Đó là một cám dỗ mà hiện nay cũng ảnh hưởng đến cộng đồng Kitô hữu, khiến người ta quên rằng “đàng sau tất cả mọi thay đổi có nhiều thực tại không hề thay đổi; chúng có nền tảng chung quyết nơi Đức Kitô, là Đấng trước sau như một: ngày hôm qua, hôm nay, và mãi mãi” (Gaudium et Spes, 10; xem Dt 13: 8). Ở đây tôi không nói về thuyết tương đối chỉ đơn thuần là một hệ thống tư tưởng, nhưng về thuyết tương đối thực tế hàng ngày, là điều hầu như chúng ta không thể cảm thấy, nhưng làm yếu đi căn tính của chúng ta.
Một cách thứ nhì, trong đó thế giới đe dọa sự vững chắc của căn tính Kitô hữu của chúng ta là sự nông cạn: khuynh hướng chạy theo những mốt mới nhất, những tiện nghi và những trò tiêu khiển, thay vì tham gia vào những điều thực sự quan trọng (x Phil 1: 10). Trong một nền văn hóa tôn vinh sự phù du, và cung cấp rất nhiều nơi để tránh né và thoát ly thực tại, điều này tạo ra một vấn đề mục vụ nghiêm trọng. Đối với các thừa tác viên của Hội Thánh, vẻ bề ngoài này cũng có thể thấy trong việc mê mẩn với các chương trình và lý thuyết mục vụ, đến nỗi không còn thì giờ để trực tiếp gặp gỡ một cách có hiệu quả với tín hữu của mình, và cả với những người không phải tín hữu, đặc biệt là giới trẻ, là những người cần được học một giáo lý vững chắc và hướng dẫn tinh thần chắc chắn. Nếu không có một nền tảng nơi Đức Kitô, những chân lý mà chúng ta sống trong cuộc đởi có thể dần dần bị rạn nứt, việc thực hành các nhân đức có thể trở thành hình thức, và đối thoại có thể bị giảm xuống thành một thể thức thương lượng, hay thỏa thuận, hoặc bất đồng. Thỏa thuận về những bất đồng ... bởi mặt nước không lay động ... Sự hời hợt này gây thiệt hại lớn cho chúng ta.
Rồi đến cám dỗ thứ ba: đó vẻ an toàn nấp sau những câu trả lời dễ dàng, những công thức, luật lệ và quy tắc có sẵn. Chúa Giêsu đã đụng chạm với những người nấp đàng sau những luật lệ, quy tắc và những câu trả lời dễ dàng ... Ngài đã gọi họ là những kẻ đạo đức giả. Đức tin, tự bản chất, không đặt trọng tâm vào mình, nhưng có khuynh hướng “đi ra ngoài”. Nó tìm cách cho người ta hiểu nó; nó phát sinh ra chứng từ; nó tạo ra sứ vụ. Theo nghĩa này, đức tin cho phép chúng ta vừa can đảm vừa khiêm tốn trong việc làm chứng cho niềm hy vọng và tình yêu của mình. Thánh Phêrô khuyên chúng ta phải luôn luôn sẵn sàng để trả lời cho tất cả những ai thắc mắc về lý do của niềm hy vọng nơi mình (xem 1 Pr 3:15). Căn tính của chúng ta là Kitô hữu cuối cùng hệ tại quyết tâm thờ phượng một mình Thiên Chúa, yêu thương nhau, phục vụ lẫn nhau, và chứng tỏ bằng gương lành của mình, không những chỉ những gì mình tin, mà cả những gì mình hy vọng, và Một Đấng mà nơi Ngài chúng ta đặt hết niềm tin của mình (x 2 Tim 1:12).
Tóm lại, chính đức tin sống động vào Đức Kitô là căn tính sâu đặm nhất của chúng ta, nghĩa là được ăn rễ sâu nơi Chúa. Nếu chúng ta có điều này, mọi điều khác chỉ là thứ yếu. Chính từ căn tính sâu xa này - đức tin sống động trong Đức Kitô mà trong đó chúng ta được bén rễ, từ thực tại sâu sắc này, mà cuộc đối thoại của chúng ta bắt đầu, và đây là điều chúng ta được yêu cầu chia sẻ một cách chân thành, trung thực, không quá cả tin, qua việc đối thoại trong đời sống hằng ngày, cuộc đối thoại của đức ái, và trong tất cả những cơ hội chính thức hơn có thể xảy ra. Bởi vì Đức Kitô là sự sống của chúng ta (x. Pl 1:21), chúng ta nói chuyện về Người và bắt đầu từ Người một cách dễ dàng mà không do dự hay sợ hãi. Sự đơn giản của Lời Người trở thánh hiển nhiên trong sự đơn giản của đời sống chúng ta, trong sự đơn giản của việc truyền thông của chúng ta, trong sự đơn giản của việc phục vụ yêu thương dành cho anh chị em của chúng ta.
Giờ đây tôi muốn nhắc đến một yếu tố khác của căn tính Kitô hữu của chúng ta: Đó là hoa quả. Bởi vì được liên tục sinh ra và nuôi dưỡng bằng ân sủng của cuộc đối thoại với Chúa và sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, nó mang lại hoa quả của công lý, sự tốt lành và bình an. Vậy cho phép tôi hỏi quý hiền huynh về những hoa quả mà căn tính Kitô hữu đang mang lại trong cuộc sống của quý hiền huynh và trong cuộc sống của các cộng đồng được ủy thác cho quý hiền huynh coi sóc. Liệu căn tính Kitô hữu của Hội Thánh địa phương của quý hiền huynh có được thấy rõ ràng trong các chương trình dạy giáo lý và mục vụ giới trẻ, trong việc phục vụ người nghèo và những người bị loại ra ngoài lề cái xã hội thịnh vượng của chúng ta, và trong nỗ lực nuôi dưỡng ơn gọi linh mục và đời sống tu trì của quý hiền huynh không? Liệu nó có biểu lộ trong việc sinh hoa trái này không? Đây là một câu hỏi tôi đề ra để mỗi hiền huynh suy nghĩ.
Cuối cùng, với một ý thức rõ ràng về căn tính Kitô hữu của chúng ta, cuộc đối thoại đích thực cũng đòi hỏi một khả năng cảm thông. Bởi vì nếu muốn có đối thoại thì phải có sự cảm thông này. Thách đố của chúng ta không phải chỉ là nghe những lời người khác nói, nhưng nắm bắt được sự truyền thông không bằng lời nói về những kinh nghiệm, những hy vọng và nguyện vọng của họ, những khó khăn và những mối quan tâm sâu xa nhất của họ. Sự cảm thông này phải là kết quả của cái nhìn tâm linh và kinh nghiệm cá nhân của chúng ta, đưa chúng ta đến việc nhìn thấy những người khác như anh chị em, và “nghe thấy” những gì trái tim của họ muốn truyền thông qua và vượt qua những lời nói và hành động của họ. Theo nghĩa này, cuộc đối thoại đòi hỏi một tinh thần “chiêm niệm” thực sự: tinh thần chiêm niệm cởi mở và đón nhận người khác. Tôi không thể đối thoại nếu tôi đóng cửa lòng đối với những người khác. Cởi mở? Thậm chí nhiều hơn: đón nhận! Xin mời bạn đến nhà tôi, vào tim tôi. Trái tim tôi chào đón bạn. Nó muốn nghe bạn. Khả năng cảm thông này làm cho chúng ta có thể có một cuộc đối thoại thực sự con người, trong đó những lời nói, những tư tưởng và câu hỏi phát sinh từ kinh nghiệm của tình huynh đệ và nhân bản được chia sẻ. Nếu chúng ta muốn đi đến nền tảng thần học của điều này, chúng ta hãy đi về cùng Chúa Cha: Ngài đã dựng nên tất cả chúng ta; tất cả chúng ta là con cái của cùng một Cha. Khả năng cảm thông này dẫn đến một cuộc gặp gỡ chân chính - chúng ta phải đi vào nền văn hóa gặp gỡ này - trong đó quả tim nói với quả tim. Chúng ta được phong phú hoá nhờ sự khôn ngoan của người khác và trở nên cởi mở để đi dọc theo con đường hiểu biết, huynh đệ và đoàn kết sâu xa hơn. “Nhưng, hiền huynh Giáo Hoàng, đây là những gì chúng tôi đang làm, nhưng có lẽ chúng tôi không làm cho ai trở lại đạo hoặc rất ít người ...” Đồng thời quý hiền huynh làm điều này: với căn tính của quý hiền huynh, quý hiền huynh đang nghe những người khác. Mệnh lệnh đầu tiên của Thiên Chúa Cha ban cho ông Abraham, tổ phụ chúng ta, là gì? “Hãy đi trong sự hiện diện của Ta và hãy sống hoàn thiện.” Và như vậy, với căn tính của tôi cùng sự cảm thông và cởi mở của tôi, tôi bước đi với người khác. Tôi không cố gắng kéo họ về phía tôi, tôi không bắt họ cải đạo. Đức Thánh Cha Bênêđictô đã nói với chúng ta một cách rõ ràng: “Hội Thánh không phát triển bằng cách bắt người khác cải đạo, nhưng bằng cách thu hút.” Đồng thời, chúng ta hãy bước đi trong sự hiện diện của Chúa Cha, chúng ta hãy sống hoàn thiện: chúng ta hãy làm tròn mệnh lệnh thứ nhất này. Và sẽ có cuộc gặp gỡ, đối thoại. Với căn tính, với sự cởi mở. Đó là một con đường hiểu biết, huynh đệ và đoàn kết sâu xa hơn. Như Thánh Gioan Phaolô II đã ghi nhận một cách chính xác, việc dấn thân đối thoại của chúng ta dựa trên luận lý của việc Nhập Thể: trong Chúa Giêsu, Thiên Chúa trở thành một người trong chúng ta, đã chia sẻ sự sống của chúng ta và đã nói với chúng ta bằng ngôn ngữ của chúng ta (x. Ecclesia in Asia , 29). Trong tinh thần cởi mở với những người khác này, tôi tha thiết hy vọng rằng các quốc gia của châu lục của quý hiền huynh mà Tòa Thánh vẫn chưa có một mối quan hệ đầy đủ, sẽ không ngần ngại cổ võ một cuộc đối thoại vì lợi ích của tất cả mọi người. Tôi không chỉ đề cập đến đối thoại chính trị, nhưng đối thoại huynh đệ ... “Nhưng các Kitô hữu này không như những kẻ đi chinh phục, không đến để lấy đi căn tính của chúng ta: họ mang lại cho chúng ta căn tính riêng của họ, nhưng họ muốn cùng bước đi với chúng ta.” Và Chúa sẽ ban ân sủng của Người: có khi Người sẽ đánh động các tâm hồn, và một ít sẽ xin được rửa tội, có khi không. Nhưng chúng ta luôn luôn đi cùng nhau. Đây là điểm then chốt của cuộc đối thoại.
Quý hiền huynh thân mến, cảm ơn quý hiền huynh vì sự chào đón nồng hậu và huynh đệ của quý hiền huynh. Khi chúng ta nhìn ra lục địa châu Á vĩ đại, với những vùng đất rộng lớn, những nền văn hóa và truyền thống cổ đại của nó, chúng ta nhận thức được rằng, trong kế hoạch của Thiên Chúa, cộng đoàn Kitô hữu của quý hiền huynh thực sự là một pusillus grex, một đàn chiên nhỏ bé, nhưng dù sao cũng được uỷ thác sứ vụ mang ánh sáng Tin Mừng đến tận cùng trái đất. Một hạt cải thật! Một hạt giống rất nhỏ... Nguyện xin Vị Mục Tử Nhân Lành, Đấng biết và yêu thương từng con chiên của mình, hướng dẫn và củng cố những nỗ lực của quý hiền huynh để kết hợp họ với Người và với tất cả các phần tử trong đàn chiên của Người trên toàn thế giới. Giờ đây, chúng ta hãy cùng nhau phó thác các Hội Thánh của quý hiền huynh, và lục địa châu Á, cho Đức Mẹ, để Mẹ là Mẹ chúng ta, có thể dạy chúng ta những gì chỉ một người mẹ mới có thể dạy được: chúng ta là ai, tên chúng ta là gì, và làm thế nào để cùng đi với những người khác trong cuộc sống. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện cùng Đức Mẹ.
Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/speeches/2014/august/documents/papa-francesco_20140817_corea-vescovi-asia.html
http://giaoly.org/vn/
AFP tường trình từng phút Lễ Phong Chân Phúc các vị Tử Đạo Đại Hàn
Vũ Văn An
23:26 17/08/2014
Ký giả Moira SHAW của AFP, từ Hồng Kông, gửi bản tường trình từng phút Thánh Lễ phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn.
Thánh Lễ kết thúc lúc 3 giờ 10 phút giờ quốc tế. Trong bài giảng lễ tại quảng trường Gwanghwamun, Đức GH Phanxicô đã gửi tới đoàn chiên của ngài một thách đố: ngài hỏi họ xem họ sẵn sàng chết cho các giá trị nào trong xã hội duy vật chất và hoàn cầu hóa này.
Vị nổi bật nhất trong số các vị được phong chân phúc hôm nay là một nhà qúy tộc thế kỷ 18, tên Phaolô Yun Ji-chung, người đã trở thành vị tử đạo Công Giáo đều tiên của Đại Hàn khi ngài bị xử tử năm 1791 sau khi va chạm với các viên chức theo Khổng Giáo.
Theo Giáo Hội, khoảng 10,000 người Đại Hàn tử vì đạo trong 100 năm đầu sau khi Đạo Công Giáo du nhập vào Bán Đảo Đại Hàn vào năm 1784.
Cuộc thăm viếng của Đức GH Phanxicô phần lớn nhằm vào việc thúc đẩy một thời đại phát triển mới của Đạo Công Giáo tại Á Châu, nơi Giáo Hội đang gặt hái được nhiều thành quả ngoạn mục.
Sau đây là diễn tiến Thánh Lễ phong chân phúc:
00.31 giờ quốc tế: Có tới 1 triệu người đang tụ tập tại Hán Thành để cử hành việc phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn tiên khởi, do Đức GH Phanxicô chủ tọa. Thánh lễ này là điểm trung tâm của cuộc viếng thăm Nam Hàn 5 ngày của ngài. Đây là cuộc thăm viếng thăm Á Châu lần đầu tiên của một vị giáo hoàng trong 25 năm nay.
00.40 giờ quốc tế: An ninh chặt chẽ: Khi đoàn người Công Giáo kéo nhau hàng trăm ngàn tới Quảng Trường Gwanghwamun ở Hán Thành để dự lễ phong chân phúc, thì cảnh sát đã triển khai một hàng rào an ninh chặt chẽ quanh khu vực. Các biện pháp đề phòng an ninh bao gồm đặt các ổ súng bắn lẻ trên các nóc nhà chung quanh Quảng Trường nơi Thánh Lễ ngoài trời đang sắp diễn ra và có khoảng 30,000 cảnh sát thi hành nhiệm vụ.
00:47 giờ quốc tế: các tín hữu sốt sắng. Một số tín hữu Công Giáo bắt đầu tới địa điểm hành lễ từ 3 giờ 30 sáng giờ địa phương. Ba giờ trước biến cố, dự trù diễn ra lúc 10 giờ sáng giờ địa phương tức 0100 giờ quốc tế, đại lộ Gwanghwamun đã chật ních người, trải dài một cây số phía bắc tòa đô chính Hán Thành.
00:51 giờ quốc tế: Đức Giáo Hoàng tới. Dẫn đầu đoàn rước, Đức GH Phanxicô tiến tới một lễ đài khổng lồ dựng ở quảng trường tại Hán Thành nơi ngài sẽ chủ tọa Thánh Lễ phong chân phúc. Hôn bàn thờ theo kiểu truyền thống, sau đó, ngài xông hương bàn thờ.
00:59 giờ quốc tế: Thánh Lễ phong chân phúc bắt đầu. Im lặng trùm phủ Hán Thành mặc dù có sự hiện diện của rất nhiều người khi Đức GH dẫn lời cầu nguyện khởi đầu của Thánh Lễ. Tiếng động duy nhất là của các trực thăng truyền thông và cảnh sát ở trên đầu, để thu hình quang cảnh các đường phố Hán Thành chật ních người, im lặng đứng cầu nguyện. Nhiều phụ nữ trong đám đông trùm đầu bằng chiếc khăn trùm nhỏ, nhẹ, mầu trắng, một dấu hiệu chỉ sự tôn kính, đặc biệt phổ thông tại Á Châu.
01:07 giờ quốc tế: Thỉnh cầu phong chân phúc. Đức GH Phanxicô nói với đám đông rằng ngài chấp thuận lời thỉnh cầu của họ xin phong chân phúc cho 124 vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội Nam Hàn. Đám đông hoan hô và vỗ tay, một âm thanh điếc tai truyền khắp phố xá đô thành.
01:17 giờ quốc tế: Bối cảnh: Trong thập niên 1600, các trước tác của nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ricci tới Nam Hàn. Vị truyền giáo này gây một ảnh hưởng lớn lao lên xã hội Trung Hoa, nơi ngài được tiếp đón tại hoàng cung. Ngài được kính trọng vì các hiểu biết về khoa học, thiên văn và tóan học của ngài. Đó là lý do chủ yếu tại sao các trước tác của ngài được truyền tới Nam Hàn, lúc ấy vốn là một xã hội nặng về Khổng Giáo. Trong thập niên 1780, một số người Đại Hàn, từng được rửa tội tại Bắc Kinh, trở về quê hương, giúp truyền bá đức tin, nhưng các nhà truyền giáo Công Giáo chỉ tới đây sau năm 1794.
01:26 giờ quốc tế: Tranh chấp về lễ nghi. 124 vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay thuộc số bị xử tử ở đầu thế kỷ 19 vì từ chối không chịu từ bỏ đức tin dưới áp lực của chính phủ. Những người đầu tiên trở lại Đạo Công Giáo từ chối việc thực hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên theo truyền thống Khổng Giáo. Giáo Hội hồi đó tin rằng các nghi lễ này thực sự là “việc tôn thờ tổ tiên”. Cuộc tranh luận này sau đó được biết đến dưới danh xưng “Tranh Chấp Lễ Nghi” và là một vấn đề Giáo Hội đã phải đương đầu tại nhiều nước Á Châu, đặc biệt ở Trung Hoa.
01:33 giờ quốc tế: Phong chân phúc. Tước hiệu “chân phúc” được Đức GH ban cho những ai được ngài nhìn nhận là có công lớn đối với Giáo Hội. Một vị nào đó muốn được phong chân phúc và từ đó trở đi được gọi là chân phúc, một phép lạ phải được tin là đã diễn ra do tay vị này hay do lời bầu cử của vị này. Phong chân phúc cũng là một bước tiến tới ngày được phong thánh. Đức GH Gioan Phaolô II từng phong hiển thánh cho 1,300 người trong suốt triều đại của ngài.
01:33 giờ quốc tế: Các bích chương lớn. Các bích trương lớn được treo gần khán đài nơi Đức GH cử hành thánh lễ. Một thánh giá bằng kim loại được dựng phía trên bàn thờ tương phản với điện Gwanghwamun cổ kính ở phía sau.
01:40 giờ quốc tế: Đoàn rước. Khi đang rước quanh công trường, Đức GH bất ngờ dừng lại cạnh một nhóm thân nhân các nạn nhân của thảm họa đắm phà Sewol hồi tháng Tư, họ vốn cắm lều bên ngoài Gwanghwamun cả hàng tuần nay để đẩy mạnh chiến dịch của họ đòi có cuộc điều tra độc lập đối với thảm họa này.
Đức GH ra khỏi chiếc xe của ngài, bước tới chào hỏi các thân nhân; họ khẩn khoản xin ngài hỗ trợ chiến dịch của họ.
Ngài đặc biệt thăm hỏi ông Kim Young-Oh, có con gái chết trong thảm họa này, và là người tuyệt thực hơn một tháng nay. Ông Kim áp trán vào bàn tay Đức GH nhiều lần và trao cho ngài một bức thư.
01:43 giờ quốc tế: “Không được mời”. Thông tín viên của AFP, Lim Chang-Won, đã nói chuyện với một số người không được mời bị giữ ở ngoài vòng đai an ninh: Jang Yon-Jin thuộc Giáo Hội Công Giáo ở Hán Thành, đang cùng chồng và con gái ngồi ở bên ngoài hàng rào cảnh sát: “tôi không được chọn để tham dự biến cố hôm nay nhưng chúng tôi vẫn tới đây để chứng kiến biến cố lịch sử này. Ngài sẽ đem hòa bình cho chúng tôi. Sứ điệp hòa bình của ngài sẽ giúp làm dịu căng thẳng trên Bán Đảo Đại Hàn và tôi hy vọng một ngày nào đó, Đức GH sẽ thăm Bắc Hàn”.
01:45 giờ quốc tế: Đức GH chấp thuận. Đây là bản văn lời Đức GH chính thức chấp thuận thỉnh cầu phong chân phúc: “Ta chấp thuận lời hỉnh cầu của Đức Cha Francis Xavier Ahn Myong-ok, Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục Đặc Biệt cho việc Cổ Vũ Phong Chân Phúc và Phong Hiển Thánh của HĐGM Đại Hàn, cũng như của nhiều hiền huynh giám mục và tín hữu khác, sau khi đã nghe ý kiến của Thánh Bộ Phong Thánh.
"Với thẩm quyền tông truyền của ta, ta quyết định rằng Các Tôi Tớ Đáng Kính của Thiên Chúa là Phaolô Yun Ji-chung và 123 bạn tử đạo, từ nay được xưng là chân phúc, và tùy theo nơi và cung cách do các qui định liên hệ xác định, ngày lễ kính các vị được cử hành vào ngày 29 tháng Năm hàng năm. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
01:48 giờ quốc tế: Cấp cứu. Theo trích dẫn của hãng tin Yonhap, cảnh sát cho hay 15 người đã được đem tới bệnh việc vì các tai nạn và bệnh nhẹ, trong khi 170 người khác được cấp cứu bởi các nhóm thiện nguyện túc trực trong các căn lều chung quanh quảng trường.
01:51 giờ quốc tế: Rất sung sướng. Manoon Suebpila, 65 tuổi, một người Công Giáo từ Thái Lan trong số 500 người đồng hương khác tới Nam Hàn để gặp Đức GH. Họ đứng ngoài hàng rào an ninh, thành thử không nhìn thấy khán đài nhưng họ vẫn cho AFP hay họ rất sung sướng chỉ cần nghe tiếng ngài.
Manoon Subpila nói: “tôi sung sướng được ở đây. Chúng tôi rất nhớ ngài. Chúng tôi muốn được thấy ngài nếu có thể”.
01:55 giờ quốc tế: Các lời nguyện cho hợp nhất. Các lời cầu nguyện cho hòa bình được dâng lên bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Đại Hàn, Trung Hoa, Anh ngữ, nói lên căn tính hoàn cầu của Giáo Hội Công Giáo.
Một thầy giáo Nam Hàn dẫn lời cầu nguyện cho tái thống nhất, nhắc đến sự phân chia Bán Đảo Đại Hàn và các căng thẳng liên tục với Bắc Hàn.
Ít nhất có 10 người Bắc Hàn, những người có can dư vào việc quản trị ngôi thánh đường Công Giáo duy nhất ở nước cộng sản này, được mời tham dự thánh lễ của Đức GH tại Hán Thành. Lời mời này, buồn thay, đã bị từ khước.
02:08 giờ quốc tế: Bài giảng của Đức GH. Trong bài giảng của ngài, Đức GH nhấn mạnh tới lòng can đảm của các vị tử đạo được ngài phong chân phúc hôm nay và các thách thức đang đặt ra cho Giáo Hội bây giờ:
"Không bao lâu sau khi những hạt giống đầu tiên được gieo trên lãnh thổ này, các vị tử đạo và cộng đồng Kitô Giáo đã phải chọn giữa việc theo chân Chúa Giêsu hay theo thế gian.
“Các ngài đã nghe lời Chúa Giêsu cảnh cáo rằng thế gian sẽ ghét bỏ các ngài vì Người (Ga 17:14); các ngài biết cái giá của việc làm môn đệ. Đối với nhiều vị, điều này có nghĩa là bách hại, và sau đó là trốn vào núi, nơi các ngài lập nên các làng Công Giáo.
“Các ngài sẵn sàng chịu các hy sinh lớn lao và để mình bị tước đoạt bất cứ điều gì làm họ xa cách Chúa Kitô: của cải và đất đai, tiếng tốt và danh thơm, vì họ biết rõ chỉ có Chúa Kitô mới là kho tàng thực sự của họ.
"Bởi thế, hiện nay ta thường thấy đức tin của ta bị thế gian thách đố, và trong muôn vàn cách, ta được yêu cầu làm hại đức tin của ta, hạ thấp các đòi hỏi triệt để của Tin Mừng và sống theo tinh thần của thời đại".
02:11 giờ quốc tế: Tiếng kêu của người nghèo. Sống đúng danh thơm của ngài trong tư cách là tiếng nói của người nghèo và người đau khổ, Đức GH Phanxicô nói với đám đông tín hữu rằng các vị tử đạo “thách thức ta suy nghĩ về việc nếu có điều gì ta cần chết cho thì đó là điều gì.
“Gương sáng của các ngài có nhiều điều để nói với ta, là những người sống trong các xã hội, nơi, song song với sự giầu có mênh mông, sự nghèo đói khôn tả vẫn đang âm thầm lớn lên; nơi, tiếng kêu của người nghèo thỉnh thoảng lắm mới được để ý”
02:16 giờ quốc tế: cúi đầu chào bình an. Lúc làm “dấu bình an”, một phần cố hữu của Thánh Lễ, các tín hữu quay lại chào hỏi nhau bằng câu “bình an cho bạn”. Tại Á Châu, Nam Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản, người ta quen với việc tín hữu cúi đầu chào nhau, thay vì bắt tay, là lối thông thường trong các nền văn hóa Tây Phương.
02:23 giờ quốc tế: ảnh hưởng gia tăng. Trong cuộc điều tra dân số gần nhất có bao gồm yếu tố theo tôn giáo năm 2005, gần 30 phần trăm người Nam Hàn tự nhận mình theo Kitô Giáo.
Đa số là Thệ Phản, nhưng người Công Giáo là nhóm tăng nhanh nhất với khoảng 5 triệu 3 trăm ngàn tín hữu, trên 10 phần trăm dân số.
Giles Hewitt, trưởng phòng AFP tại Nam Hàn, nói rằng “tuy thiểu số, nhưng họ đấm mạnh hơn trọng lượng của họ, với người Công Giáo chiếm 60, hay 20 phần trăm, trong tổng số 300 ghế ở quốc hội”.
02:25 giờ quốc tế: Rước lễ. Phân phối Mình Thánh cho đám đông khổng lồ hiện đang diễn ra, với các linh mục phân tán ra các địa điểm dọc theo phố xá nơi các người Công Giáo xếp hàng sẵn để lãnh nhận.
Đức GH cho một số người gần khán đảo rước lễ.
02:30 giờ quốc tế: Cuộc đấu tranh cho dân chủ. Một trong các lý do làm cho Đạo Công Giáo lớn mạnh nhanh chóng tại Nam Hàn là vai trò của Giáo Hội trong cuộc đấu tranh cho dân chủ trong các thập niên 1970 và 1980.
Một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã tự biến mình thành những nhà cổ vũ nhân quyền, đứng lên chống lại chế độ quân sự lúc ấy dù bị đe dọa bắt giam và tù đầy lâu dài. Nhà thờ chính tòa Myeongdong tại Hán Thành là địa điểm tập trung của phong trào phò dân chủ và được sử dụng làm “sào huyệt” cho nhiều nhà tranh đấu đến đây trú ngụ.
Don Baker, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Đại Hàn tại ĐH British Columbia, cho AFP hay: “không còn hoài nghi gì nữa việc trên đã gia tăng hình ảnh của Giáo Hội và giúp lôi cuốn nhiều thành viên mới. Nó làm cho Giáo Hội có dáng dấp Đại Hàn, quan tâm tới các vấn đề Đại Hàn”.
02:37 giờ quốc tế: chiếc bóng Trung Hoa. Đôi khi được ví như “con voi ở trong phòng”, Trung Hoa và các liên hệ nghèo nàn của Giáo Hội với Bắc Kinh đã phủ bóng lên cuộc viếng thăm Nam Hàn của Đức GH.
Dù Trung Hoa đã thực hiện một ngoại lệ hiếm hoi là cho phép Đức GH Phanxicô bay qua không phận của họ trên đường tới Hán Thành, một thứ phép mà họ không cấp cho Đức GH Gioan Phaolô II vào năm 1989, xem ra lời thăm hỏi gửi cho nhà lãnh đạo Trung Hoa “đã không nhận được”.
Các giới chức Vatican đổ lỗi cho vấn đề kỹ thuật đã tạo ra việc này.
Đức GH có ban phép lành của ngài trong một điện văn gửi chủ tịch Trung Hoa, ông Xi Xinping, lợi dụng nghi lễ hễ mỗi lần bay qua không phận nước nào thì gửi cho nguyên thủ nước ấy một điện văn.
Nhưng điện văn trên không bao giờ tới nơi, phát ngôn viên của Đức GH, Cha Lombardi, nói thế.
02:39 giờ quốc tế: Huynh đệ đại đồng. Lại một lần nữa nêu lên vấn đề tái thống nhất Đại Hàn, Đức HY Andrew Yeom Soo-jung của Nam Hàn, nói với đám đông:
“Giáo Hội Công Giáo tại Đại Hàn đã lớn lên bằng máu đào các vị tử đạo và đã chứng minh là gương sáng cho xã hội Đại Hàn bằng cách cổ vũ công lý và nhân quyền. Nên tôi nghĩ rằng việc phong chân phúc hôm nay sẽ là một dịp nhắc nhớ ta phải tạo hòa hợp và hợp nhất không những người Công Giáo Đại Hàn mà thôi mà moi người dân Đại Hàn và mọi dân tộc khác của Á Châu, qua việc trao đổi tình huynh đệ đại đồng”.
02:43 giờ quốc tế: Thánh Lễ kết thúc. Đức GH Phanxicô rời lễ đài trong một đoàn rước gồm hàng giáo sĩ khi Thánh Lễ đã kết thúc. Trong khi các ca đoàn và đám đông còn đang tiếp tục hát và vẫy tay, Đức GH đi về hướng chiếc giáo hoàng xa của ngài.
02:47 giờ quốc tế: Ngập tràn cảm xúc. Một người đàn bà chừng 60 tuổi nói với AFP: “tôi ngập tràn xúc cảm và bắt đầu khóc khi Đức GH đi qua trước mặt. Qủa là giây phút tuyệt vời”.
02:52 giờ quốc tế: Phép lạ vĩ đại. Đức GH Phanxicô sẽ cử hành một Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Hán Thành cho việc hòa giải giữa Bắc và Nam Hàn, là hai nước, xét về mặt kỹ thuật, vẫn còn đang chiến tranh với nhau vì cuộc tranh chấp 1950-1953 chỉ mới đình chiến chứ chưa có hòa ước.
Đức HY Andrew Yeom Soo-jung của Hán Thành, người từng vượt biên giới qua Bắc Hàn để thăm viếng trong một ngày, nói rằng ngài hy vọng Đức Phanxicô sẽ đem lại “một phép lạ vĩ đại” cho cuộc đối thoại giữa hai miền Bắc Cộng Sản và Nam Tư Bản.
Những người Công Giáo khác cũng hy vọng như thế: Helena Sam, 46 tuổi, một nữ thương gia ở Daejeon nói với AFP: “tôi chỉ hy vọng sứ điệp của Đức GH về hòa bình và hòa giải sẽ được truyền tới anh chị em chúng tôi và tín hữu Công Giáo tại Bắc Hàn”.
02:56 giờ quốc tế: Hơn cả xứng đáng. Kim Jong-Bin, môt phụ nữ từ Uijeongbu, một thành phố vệ tinh phía bắc Hán Thành, nói với AFP: “chúng tôi tới đây rất sớm vào buổi sáng, quả là một cuộc chờ đợi dài, rất dài. Nhưng còn hơn cả xứng đáng. Đây là một dịp cả đời mới có một lần”.
03:03 giờ quốc tế: Ngày Giới Trẻ. Khi đám đông bắt đầu ra về sau khi kết thúc thánh lễ ở Hán Thành, nhiều người mong tới một biến cố lớn khác vào Chúa Nhật: Ngày Giới Trẻ Á Châu. Ngày mai, hàng ngàn bạn trẻ sẽ tụ về Daejeon cho môt cử hành khác, cùng với Đức GH Phanxicô.
Tuổi trẻ khắp vùng, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Ấn Độ v.v… đã tới Nam Hàn dự biến cố này. Trong khi một số người trẻ Trung Hoa ở lục địa đã tới được Nam Hàn, thì nhiều người khác bị ngăn cản không tới được.
Thánh Lễ kết thúc lúc 3 giờ 10 phút giờ quốc tế. Trong bài giảng lễ tại quảng trường Gwanghwamun, Đức GH Phanxicô đã gửi tới đoàn chiên của ngài một thách đố: ngài hỏi họ xem họ sẵn sàng chết cho các giá trị nào trong xã hội duy vật chất và hoàn cầu hóa này.
Vị nổi bật nhất trong số các vị được phong chân phúc hôm nay là một nhà qúy tộc thế kỷ 18, tên Phaolô Yun Ji-chung, người đã trở thành vị tử đạo Công Giáo đều tiên của Đại Hàn khi ngài bị xử tử năm 1791 sau khi va chạm với các viên chức theo Khổng Giáo.
Theo Giáo Hội, khoảng 10,000 người Đại Hàn tử vì đạo trong 100 năm đầu sau khi Đạo Công Giáo du nhập vào Bán Đảo Đại Hàn vào năm 1784.
Cuộc thăm viếng của Đức GH Phanxicô phần lớn nhằm vào việc thúc đẩy một thời đại phát triển mới của Đạo Công Giáo tại Á Châu, nơi Giáo Hội đang gặt hái được nhiều thành quả ngoạn mục.
Sau đây là diễn tiến Thánh Lễ phong chân phúc:
00.31 giờ quốc tế: Có tới 1 triệu người đang tụ tập tại Hán Thành để cử hành việc phong chân phúc cho 124 vị tử đạo Đại Hàn tiên khởi, do Đức GH Phanxicô chủ tọa. Thánh lễ này là điểm trung tâm của cuộc viếng thăm Nam Hàn 5 ngày của ngài. Đây là cuộc thăm viếng thăm Á Châu lần đầu tiên của một vị giáo hoàng trong 25 năm nay.
00.40 giờ quốc tế: An ninh chặt chẽ: Khi đoàn người Công Giáo kéo nhau hàng trăm ngàn tới Quảng Trường Gwanghwamun ở Hán Thành để dự lễ phong chân phúc, thì cảnh sát đã triển khai một hàng rào an ninh chặt chẽ quanh khu vực. Các biện pháp đề phòng an ninh bao gồm đặt các ổ súng bắn lẻ trên các nóc nhà chung quanh Quảng Trường nơi Thánh Lễ ngoài trời đang sắp diễn ra và có khoảng 30,000 cảnh sát thi hành nhiệm vụ.
00:47 giờ quốc tế: các tín hữu sốt sắng. Một số tín hữu Công Giáo bắt đầu tới địa điểm hành lễ từ 3 giờ 30 sáng giờ địa phương. Ba giờ trước biến cố, dự trù diễn ra lúc 10 giờ sáng giờ địa phương tức 0100 giờ quốc tế, đại lộ Gwanghwamun đã chật ních người, trải dài một cây số phía bắc tòa đô chính Hán Thành.
00:51 giờ quốc tế: Đức Giáo Hoàng tới. Dẫn đầu đoàn rước, Đức GH Phanxicô tiến tới một lễ đài khổng lồ dựng ở quảng trường tại Hán Thành nơi ngài sẽ chủ tọa Thánh Lễ phong chân phúc. Hôn bàn thờ theo kiểu truyền thống, sau đó, ngài xông hương bàn thờ.
00:59 giờ quốc tế: Thánh Lễ phong chân phúc bắt đầu. Im lặng trùm phủ Hán Thành mặc dù có sự hiện diện của rất nhiều người khi Đức GH dẫn lời cầu nguyện khởi đầu của Thánh Lễ. Tiếng động duy nhất là của các trực thăng truyền thông và cảnh sát ở trên đầu, để thu hình quang cảnh các đường phố Hán Thành chật ních người, im lặng đứng cầu nguyện. Nhiều phụ nữ trong đám đông trùm đầu bằng chiếc khăn trùm nhỏ, nhẹ, mầu trắng, một dấu hiệu chỉ sự tôn kính, đặc biệt phổ thông tại Á Châu.
01:07 giờ quốc tế: Thỉnh cầu phong chân phúc. Đức GH Phanxicô nói với đám đông rằng ngài chấp thuận lời thỉnh cầu của họ xin phong chân phúc cho 124 vị tử đạo tiên khởi của Giáo Hội Nam Hàn. Đám đông hoan hô và vỗ tay, một âm thanh điếc tai truyền khắp phố xá đô thành.
01:17 giờ quốc tế: Bối cảnh: Trong thập niên 1600, các trước tác của nhà truyền giáo Dòng Tên Matteo Ricci tới Nam Hàn. Vị truyền giáo này gây một ảnh hưởng lớn lao lên xã hội Trung Hoa, nơi ngài được tiếp đón tại hoàng cung. Ngài được kính trọng vì các hiểu biết về khoa học, thiên văn và tóan học của ngài. Đó là lý do chủ yếu tại sao các trước tác của ngài được truyền tới Nam Hàn, lúc ấy vốn là một xã hội nặng về Khổng Giáo. Trong thập niên 1780, một số người Đại Hàn, từng được rửa tội tại Bắc Kinh, trở về quê hương, giúp truyền bá đức tin, nhưng các nhà truyền giáo Công Giáo chỉ tới đây sau năm 1794.
01:26 giờ quốc tế: Tranh chấp về lễ nghi. 124 vị tử đạo được phong chân phúc hôm nay thuộc số bị xử tử ở đầu thế kỷ 19 vì từ chối không chịu từ bỏ đức tin dưới áp lực của chính phủ. Những người đầu tiên trở lại Đạo Công Giáo từ chối việc thực hành các nghi lễ thờ cúng tổ tiên theo truyền thống Khổng Giáo. Giáo Hội hồi đó tin rằng các nghi lễ này thực sự là “việc tôn thờ tổ tiên”. Cuộc tranh luận này sau đó được biết đến dưới danh xưng “Tranh Chấp Lễ Nghi” và là một vấn đề Giáo Hội đã phải đương đầu tại nhiều nước Á Châu, đặc biệt ở Trung Hoa.
01:33 giờ quốc tế: Phong chân phúc. Tước hiệu “chân phúc” được Đức GH ban cho những ai được ngài nhìn nhận là có công lớn đối với Giáo Hội. Một vị nào đó muốn được phong chân phúc và từ đó trở đi được gọi là chân phúc, một phép lạ phải được tin là đã diễn ra do tay vị này hay do lời bầu cử của vị này. Phong chân phúc cũng là một bước tiến tới ngày được phong thánh. Đức GH Gioan Phaolô II từng phong hiển thánh cho 1,300 người trong suốt triều đại của ngài.
01:33 giờ quốc tế: Các bích chương lớn. Các bích trương lớn được treo gần khán đài nơi Đức GH cử hành thánh lễ. Một thánh giá bằng kim loại được dựng phía trên bàn thờ tương phản với điện Gwanghwamun cổ kính ở phía sau.
01:40 giờ quốc tế: Đoàn rước. Khi đang rước quanh công trường, Đức GH bất ngờ dừng lại cạnh một nhóm thân nhân các nạn nhân của thảm họa đắm phà Sewol hồi tháng Tư, họ vốn cắm lều bên ngoài Gwanghwamun cả hàng tuần nay để đẩy mạnh chiến dịch của họ đòi có cuộc điều tra độc lập đối với thảm họa này.
Đức GH ra khỏi chiếc xe của ngài, bước tới chào hỏi các thân nhân; họ khẩn khoản xin ngài hỗ trợ chiến dịch của họ.
Ngài đặc biệt thăm hỏi ông Kim Young-Oh, có con gái chết trong thảm họa này, và là người tuyệt thực hơn một tháng nay. Ông Kim áp trán vào bàn tay Đức GH nhiều lần và trao cho ngài một bức thư.
01:43 giờ quốc tế: “Không được mời”. Thông tín viên của AFP, Lim Chang-Won, đã nói chuyện với một số người không được mời bị giữ ở ngoài vòng đai an ninh: Jang Yon-Jin thuộc Giáo Hội Công Giáo ở Hán Thành, đang cùng chồng và con gái ngồi ở bên ngoài hàng rào cảnh sát: “tôi không được chọn để tham dự biến cố hôm nay nhưng chúng tôi vẫn tới đây để chứng kiến biến cố lịch sử này. Ngài sẽ đem hòa bình cho chúng tôi. Sứ điệp hòa bình của ngài sẽ giúp làm dịu căng thẳng trên Bán Đảo Đại Hàn và tôi hy vọng một ngày nào đó, Đức GH sẽ thăm Bắc Hàn”.
01:45 giờ quốc tế: Đức GH chấp thuận. Đây là bản văn lời Đức GH chính thức chấp thuận thỉnh cầu phong chân phúc: “Ta chấp thuận lời hỉnh cầu của Đức Cha Francis Xavier Ahn Myong-ok, Chủ Tịch Ủy Ban Giám Mục Đặc Biệt cho việc Cổ Vũ Phong Chân Phúc và Phong Hiển Thánh của HĐGM Đại Hàn, cũng như của nhiều hiền huynh giám mục và tín hữu khác, sau khi đã nghe ý kiến của Thánh Bộ Phong Thánh.
"Với thẩm quyền tông truyền của ta, ta quyết định rằng Các Tôi Tớ Đáng Kính của Thiên Chúa là Phaolô Yun Ji-chung và 123 bạn tử đạo, từ nay được xưng là chân phúc, và tùy theo nơi và cung cách do các qui định liên hệ xác định, ngày lễ kính các vị được cử hành vào ngày 29 tháng Năm hàng năm. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”.
01:48 giờ quốc tế: Cấp cứu. Theo trích dẫn của hãng tin Yonhap, cảnh sát cho hay 15 người đã được đem tới bệnh việc vì các tai nạn và bệnh nhẹ, trong khi 170 người khác được cấp cứu bởi các nhóm thiện nguyện túc trực trong các căn lều chung quanh quảng trường.
01:51 giờ quốc tế: Rất sung sướng. Manoon Suebpila, 65 tuổi, một người Công Giáo từ Thái Lan trong số 500 người đồng hương khác tới Nam Hàn để gặp Đức GH. Họ đứng ngoài hàng rào an ninh, thành thử không nhìn thấy khán đài nhưng họ vẫn cho AFP hay họ rất sung sướng chỉ cần nghe tiếng ngài.
Manoon Subpila nói: “tôi sung sướng được ở đây. Chúng tôi rất nhớ ngài. Chúng tôi muốn được thấy ngài nếu có thể”.
01:55 giờ quốc tế: Các lời nguyện cho hợp nhất. Các lời cầu nguyện cho hòa bình được dâng lên bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau: Đại Hàn, Trung Hoa, Anh ngữ, nói lên căn tính hoàn cầu của Giáo Hội Công Giáo.
Một thầy giáo Nam Hàn dẫn lời cầu nguyện cho tái thống nhất, nhắc đến sự phân chia Bán Đảo Đại Hàn và các căng thẳng liên tục với Bắc Hàn.
Ít nhất có 10 người Bắc Hàn, những người có can dư vào việc quản trị ngôi thánh đường Công Giáo duy nhất ở nước cộng sản này, được mời tham dự thánh lễ của Đức GH tại Hán Thành. Lời mời này, buồn thay, đã bị từ khước.
02:08 giờ quốc tế: Bài giảng của Đức GH. Trong bài giảng của ngài, Đức GH nhấn mạnh tới lòng can đảm của các vị tử đạo được ngài phong chân phúc hôm nay và các thách thức đang đặt ra cho Giáo Hội bây giờ:
"Không bao lâu sau khi những hạt giống đầu tiên được gieo trên lãnh thổ này, các vị tử đạo và cộng đồng Kitô Giáo đã phải chọn giữa việc theo chân Chúa Giêsu hay theo thế gian.
“Các ngài đã nghe lời Chúa Giêsu cảnh cáo rằng thế gian sẽ ghét bỏ các ngài vì Người (Ga 17:14); các ngài biết cái giá của việc làm môn đệ. Đối với nhiều vị, điều này có nghĩa là bách hại, và sau đó là trốn vào núi, nơi các ngài lập nên các làng Công Giáo.
“Các ngài sẵn sàng chịu các hy sinh lớn lao và để mình bị tước đoạt bất cứ điều gì làm họ xa cách Chúa Kitô: của cải và đất đai, tiếng tốt và danh thơm, vì họ biết rõ chỉ có Chúa Kitô mới là kho tàng thực sự của họ.
"Bởi thế, hiện nay ta thường thấy đức tin của ta bị thế gian thách đố, và trong muôn vàn cách, ta được yêu cầu làm hại đức tin của ta, hạ thấp các đòi hỏi triệt để của Tin Mừng và sống theo tinh thần của thời đại".
02:11 giờ quốc tế: Tiếng kêu của người nghèo. Sống đúng danh thơm của ngài trong tư cách là tiếng nói của người nghèo và người đau khổ, Đức GH Phanxicô nói với đám đông tín hữu rằng các vị tử đạo “thách thức ta suy nghĩ về việc nếu có điều gì ta cần chết cho thì đó là điều gì.
“Gương sáng của các ngài có nhiều điều để nói với ta, là những người sống trong các xã hội, nơi, song song với sự giầu có mênh mông, sự nghèo đói khôn tả vẫn đang âm thầm lớn lên; nơi, tiếng kêu của người nghèo thỉnh thoảng lắm mới được để ý”
02:16 giờ quốc tế: cúi đầu chào bình an. Lúc làm “dấu bình an”, một phần cố hữu của Thánh Lễ, các tín hữu quay lại chào hỏi nhau bằng câu “bình an cho bạn”. Tại Á Châu, Nam Hàn, Trung Hoa, Nhật Bản, người ta quen với việc tín hữu cúi đầu chào nhau, thay vì bắt tay, là lối thông thường trong các nền văn hóa Tây Phương.
02:23 giờ quốc tế: ảnh hưởng gia tăng. Trong cuộc điều tra dân số gần nhất có bao gồm yếu tố theo tôn giáo năm 2005, gần 30 phần trăm người Nam Hàn tự nhận mình theo Kitô Giáo.
Đa số là Thệ Phản, nhưng người Công Giáo là nhóm tăng nhanh nhất với khoảng 5 triệu 3 trăm ngàn tín hữu, trên 10 phần trăm dân số.
Giles Hewitt, trưởng phòng AFP tại Nam Hàn, nói rằng “tuy thiểu số, nhưng họ đấm mạnh hơn trọng lượng của họ, với người Công Giáo chiếm 60, hay 20 phần trăm, trong tổng số 300 ghế ở quốc hội”.
02:25 giờ quốc tế: Rước lễ. Phân phối Mình Thánh cho đám đông khổng lồ hiện đang diễn ra, với các linh mục phân tán ra các địa điểm dọc theo phố xá nơi các người Công Giáo xếp hàng sẵn để lãnh nhận.
Đức GH cho một số người gần khán đảo rước lễ.
02:30 giờ quốc tế: Cuộc đấu tranh cho dân chủ. Một trong các lý do làm cho Đạo Công Giáo lớn mạnh nhanh chóng tại Nam Hàn là vai trò của Giáo Hội trong cuộc đấu tranh cho dân chủ trong các thập niên 1970 và 1980.
Một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã tự biến mình thành những nhà cổ vũ nhân quyền, đứng lên chống lại chế độ quân sự lúc ấy dù bị đe dọa bắt giam và tù đầy lâu dài. Nhà thờ chính tòa Myeongdong tại Hán Thành là địa điểm tập trung của phong trào phò dân chủ và được sử dụng làm “sào huyệt” cho nhiều nhà tranh đấu đến đây trú ngụ.
Don Baker, giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Đại Hàn tại ĐH British Columbia, cho AFP hay: “không còn hoài nghi gì nữa việc trên đã gia tăng hình ảnh của Giáo Hội và giúp lôi cuốn nhiều thành viên mới. Nó làm cho Giáo Hội có dáng dấp Đại Hàn, quan tâm tới các vấn đề Đại Hàn”.
02:37 giờ quốc tế: chiếc bóng Trung Hoa. Đôi khi được ví như “con voi ở trong phòng”, Trung Hoa và các liên hệ nghèo nàn của Giáo Hội với Bắc Kinh đã phủ bóng lên cuộc viếng thăm Nam Hàn của Đức GH.
Dù Trung Hoa đã thực hiện một ngoại lệ hiếm hoi là cho phép Đức GH Phanxicô bay qua không phận của họ trên đường tới Hán Thành, một thứ phép mà họ không cấp cho Đức GH Gioan Phaolô II vào năm 1989, xem ra lời thăm hỏi gửi cho nhà lãnh đạo Trung Hoa “đã không nhận được”.
Các giới chức Vatican đổ lỗi cho vấn đề kỹ thuật đã tạo ra việc này.
Đức GH có ban phép lành của ngài trong một điện văn gửi chủ tịch Trung Hoa, ông Xi Xinping, lợi dụng nghi lễ hễ mỗi lần bay qua không phận nước nào thì gửi cho nguyên thủ nước ấy một điện văn.
Nhưng điện văn trên không bao giờ tới nơi, phát ngôn viên của Đức GH, Cha Lombardi, nói thế.
02:39 giờ quốc tế: Huynh đệ đại đồng. Lại một lần nữa nêu lên vấn đề tái thống nhất Đại Hàn, Đức HY Andrew Yeom Soo-jung của Nam Hàn, nói với đám đông:
“Giáo Hội Công Giáo tại Đại Hàn đã lớn lên bằng máu đào các vị tử đạo và đã chứng minh là gương sáng cho xã hội Đại Hàn bằng cách cổ vũ công lý và nhân quyền. Nên tôi nghĩ rằng việc phong chân phúc hôm nay sẽ là một dịp nhắc nhớ ta phải tạo hòa hợp và hợp nhất không những người Công Giáo Đại Hàn mà thôi mà moi người dân Đại Hàn và mọi dân tộc khác của Á Châu, qua việc trao đổi tình huynh đệ đại đồng”.
02:43 giờ quốc tế: Thánh Lễ kết thúc. Đức GH Phanxicô rời lễ đài trong một đoàn rước gồm hàng giáo sĩ khi Thánh Lễ đã kết thúc. Trong khi các ca đoàn và đám đông còn đang tiếp tục hát và vẫy tay, Đức GH đi về hướng chiếc giáo hoàng xa của ngài.
02:47 giờ quốc tế: Ngập tràn cảm xúc. Một người đàn bà chừng 60 tuổi nói với AFP: “tôi ngập tràn xúc cảm và bắt đầu khóc khi Đức GH đi qua trước mặt. Qủa là giây phút tuyệt vời”.
02:52 giờ quốc tế: Phép lạ vĩ đại. Đức GH Phanxicô sẽ cử hành một Thánh Lễ tại nhà thờ chính tòa Hán Thành cho việc hòa giải giữa Bắc và Nam Hàn, là hai nước, xét về mặt kỹ thuật, vẫn còn đang chiến tranh với nhau vì cuộc tranh chấp 1950-1953 chỉ mới đình chiến chứ chưa có hòa ước.
Đức HY Andrew Yeom Soo-jung của Hán Thành, người từng vượt biên giới qua Bắc Hàn để thăm viếng trong một ngày, nói rằng ngài hy vọng Đức Phanxicô sẽ đem lại “một phép lạ vĩ đại” cho cuộc đối thoại giữa hai miền Bắc Cộng Sản và Nam Tư Bản.
Những người Công Giáo khác cũng hy vọng như thế: Helena Sam, 46 tuổi, một nữ thương gia ở Daejeon nói với AFP: “tôi chỉ hy vọng sứ điệp của Đức GH về hòa bình và hòa giải sẽ được truyền tới anh chị em chúng tôi và tín hữu Công Giáo tại Bắc Hàn”.
02:56 giờ quốc tế: Hơn cả xứng đáng. Kim Jong-Bin, môt phụ nữ từ Uijeongbu, một thành phố vệ tinh phía bắc Hán Thành, nói với AFP: “chúng tôi tới đây rất sớm vào buổi sáng, quả là một cuộc chờ đợi dài, rất dài. Nhưng còn hơn cả xứng đáng. Đây là một dịp cả đời mới có một lần”.
03:03 giờ quốc tế: Ngày Giới Trẻ. Khi đám đông bắt đầu ra về sau khi kết thúc thánh lễ ở Hán Thành, nhiều người mong tới một biến cố lớn khác vào Chúa Nhật: Ngày Giới Trẻ Á Châu. Ngày mai, hàng ngàn bạn trẻ sẽ tụ về Daejeon cho môt cử hành khác, cùng với Đức GH Phanxicô.
Tuổi trẻ khắp vùng, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Ấn Độ v.v… đã tới Nam Hàn dự biến cố này. Trong khi một số người trẻ Trung Hoa ở lục địa đã tới được Nam Hàn, thì nhiều người khác bị ngăn cản không tới được.
Top Stories
Pope calls on religious to live vocation as a gift
Vatican Radio
05:28 17/08/2014
Vatican - Pope Francis met on Saturday afternoon with Communities of Religious at the “School of Love” in Kkottongnae. Approximately 5000 male and female religious were present for the event.
In his address, Pope Francis spoke about the “great variety of charisms and apostolates” represented by the religious. The Holy Father reflected on the words of the Psalm: “My flesh and my heart fail; but God is the strength of my heart and my portion forever” (Ps 73:26). “We all know that while joy is not expressed the same way at all times in life, especially at moments of great difficulty, ‘it always endures, even as a flicker of light born of our personal certainty that, when everything is said and done, we are infinitely loved’” (Evangelii Gaudium, 6). This conviction of being loved by God is at the centre of a religious vocation. It is only a joyful witness that will allow religious “to attract men and women to Christ.”
This joy, the Pope said, “is rooted in the mystery of the Father’s mercy revealed in Christ’s sacrifice on the cross.” Whether involved in contemplative or active vocations, all religious “are challenged to become ‘experts’ in divine mercy.” Moreover, this challenge is fulfilled precisely in religious community. Speaking from his own experience, Pope Francis acknowledged the difficulties of community life, but emphasized that it is in community life that religious are called to grow in “mercy, forbearance, and perfect charity.”
Pope Francis than spoke about each of the evangelical counsels – obedience, chastity, and poverty – as essential aspects of religious life. “Mature and generous obedience,” he said, “requires that you cling in prayer to Christ who, taking the form of a servant, learned obedience through what he suffered (cf. Perfectae Caritatis, 14).”
Purity and chastity are inspired by an experience of God’s mercy, and expresses “your single-minded dedication to the love of God who is ‘the strength of our hearts’.”
Finally, the Pope said, “through the evangelical counsel of poverty you are able to recognize God’s mercy not only as a source of strength, but also as a treasure.” He warned against the hypocrisy of religious who take vows of poverty but live as though they were rich, causing scandal amongst the faithful.
Pope Francis concluded his address with a call to the religious men and women: “Dear brothers and sisters, with great humility, do all that you can to show that the consecrated life is a precious gift to the Church and to the world.
Below, please find the complete text of the Pope’s address at his meeting with Religious Communities in Korea:
Dear Brothers and Sisters in Christ,
I greet you all with affection in the Lord. It is good to be with you today and to share these moments of communion. The great variety of charisms and apostolates which you represent wondrously enriches the life of the Church in Korea and beyond. In this setting of the celebration of Vespers where we have sung the praise of God’s infinite goodness and mercy, I thank you, and all of your brothers and sisters, for your efforts to build up God’s Kingdom in this beloved country. I thank Father Hwang Seok-mo and Sister Scholastica Lee Kwang-ok, the Presidents of the Korean Conferences of Major Superiors of Men’s and Women’s Religious Institutes and Societies of Apostolic Life, for their kind words of welcome.
The words of the Psalm, “My flesh and my heart fail; but God is the strength of my heart and my portion forever” (Ps 73:26), invite us to think about our own lives. The Psalmist exudes joyful confidence in God. We all know that while joy is not expressed the same way at all times in life, especially at moments of great difficulty, “it always endures, even as a flicker of light born of our personal certainty that, when everything is said and done, we are infinitely loved” (Evangelii Gaudium, 6). The firm conviction of being loved by God is at the center of your vocation: to be for others a tangible sign of the presence of God’s Kingdom, a foretaste of the eternal joys of heaven. Only if our witness is joyful will we attract men and women to Christ. And this joy is a gift which is nourished by a life of prayer, meditation on the word of God, the celebration of the sacraments and life in community. When these are lacking, weaknesses and difficulties will emerge to dampen the joy we knew so well at the beginning of our journey.
For you, as men and women consecrated to God, this joy is rooted in the mystery of the Father’s mercy revealed in Christ’s sacrifice on the cross. Whether the charism of your Institute is directed more to contemplation or to the active life, you are challenged to become “experts” in divine mercy precisely through your life in community. From experience I know that community life is not always easy, but it is a providential training ground for the heart. It is unrealistic not to expect conflicts; misunderstandings will arise and they must be faced. Despite such difficulties, it is in community life that we are called to grow in mercy, forbearance and perfect charity.
The experience of God’s mercy, nourished by prayer and community, must shape all that you are, all that you do. Your chastity, poverty and obedience will be a joyful witness to God’s love in the measure that you stand firmly on the rock of his mercy. This is certainly the case with religious obedience. Mature and generous obedience requires that you cling in prayer to Christ who, taking the form of a servant, learned obedience through what he suffered (cf. Perfectae Caritatis, 14). There are no shortcuts: God desires our hearts completely and this means we have to “let go” and “go out” of ourselves more and more.
A lively experience of the Lord’s steadfast mercy also sustains the desire to achieve that perfection of charity which is born of purity of heart. Chastity expresses your single-minded dedication to the love of God who is “the strength of our hearts”. We all know what a personal and demanding commitment this entails. Temptations in this area call for humble trust in God, vigilance and perseverance.
Through the evangelical counsel of poverty you are able to recognize God’s mercy not only as a source of strength, but also as a treasure. Even when we are weary, we can offer him our hearts burdened by sin and weakness; at those times when we feel most helpless, we can reach out to Christ, “who made himself poor in order that we might become rich” (cf. 2 Cor 8:9). This fundamental need of ours to be forgiven and healed is itself a form of poverty which we must never lose sight of, no matter how many advances we make in virtue. It should also find concrete expression in your lifestyle, both as individuals and as communities. I think in particular of the need to avoid all those things which can distract you and cause bewilderment and scandal to others. In the consecrated life, poverty is both a “wall” and a “mother”. It is a “wall” because it protects the consecrated life, a “mother” because it helps it to grow and guides it along the right path. The hypocrisy of those consecrated men and women who profess vows of poverty, yet live like the rich, wounds the souls of the faithful and harms the Church. Think, too, of how dangerous a temptation it is to adopt a purely functional, worldly mentality which leads to placing our hope in human means alone and destroys the witness of poverty which our Lord Jesus Christ lived and taught us.
Dear brothers and sisters, with great humility, do all that you can to show that the consecrated life is a precious gift to the Church and to the world. Do not keep it to yourselves; share it, bringing Christ to every corner of this beloved country. Let your joy continue to find expression in your efforts to attract and nurture vocations, and recognize that all of you have some part in forming the consecrated men and women of tomorrow. Whether you are given more to contemplation or to the apostolic life, be zealous in your love of the Church in Korea and your desire to contribute, through your own specific charism, to its mission of proclaiming the Gospel and building up God’s people in unity, holiness and love.
Commending all of you, and in a special way the aged and infirm members of your communities, to the loving care of Mary, Mother of the Church, I cordially impart my blessing as a pledge of enduring grace and peace in Jesus her Son.
In his address, Pope Francis spoke about the “great variety of charisms and apostolates” represented by the religious. The Holy Father reflected on the words of the Psalm: “My flesh and my heart fail; but God is the strength of my heart and my portion forever” (Ps 73:26). “We all know that while joy is not expressed the same way at all times in life, especially at moments of great difficulty, ‘it always endures, even as a flicker of light born of our personal certainty that, when everything is said and done, we are infinitely loved’” (Evangelii Gaudium, 6). This conviction of being loved by God is at the centre of a religious vocation. It is only a joyful witness that will allow religious “to attract men and women to Christ.”
This joy, the Pope said, “is rooted in the mystery of the Father’s mercy revealed in Christ’s sacrifice on the cross.” Whether involved in contemplative or active vocations, all religious “are challenged to become ‘experts’ in divine mercy.” Moreover, this challenge is fulfilled precisely in religious community. Speaking from his own experience, Pope Francis acknowledged the difficulties of community life, but emphasized that it is in community life that religious are called to grow in “mercy, forbearance, and perfect charity.”
Pope Francis than spoke about each of the evangelical counsels – obedience, chastity, and poverty – as essential aspects of religious life. “Mature and generous obedience,” he said, “requires that you cling in prayer to Christ who, taking the form of a servant, learned obedience through what he suffered (cf. Perfectae Caritatis, 14).”
Purity and chastity are inspired by an experience of God’s mercy, and expresses “your single-minded dedication to the love of God who is ‘the strength of our hearts’.”
Finally, the Pope said, “through the evangelical counsel of poverty you are able to recognize God’s mercy not only as a source of strength, but also as a treasure.” He warned against the hypocrisy of religious who take vows of poverty but live as though they were rich, causing scandal amongst the faithful.
Pope Francis concluded his address with a call to the religious men and women: “Dear brothers and sisters, with great humility, do all that you can to show that the consecrated life is a precious gift to the Church and to the world.
Below, please find the complete text of the Pope’s address at his meeting with Religious Communities in Korea:
Dear Brothers and Sisters in Christ,
I greet you all with affection in the Lord. It is good to be with you today and to share these moments of communion. The great variety of charisms and apostolates which you represent wondrously enriches the life of the Church in Korea and beyond. In this setting of the celebration of Vespers where we have sung the praise of God’s infinite goodness and mercy, I thank you, and all of your brothers and sisters, for your efforts to build up God’s Kingdom in this beloved country. I thank Father Hwang Seok-mo and Sister Scholastica Lee Kwang-ok, the Presidents of the Korean Conferences of Major Superiors of Men’s and Women’s Religious Institutes and Societies of Apostolic Life, for their kind words of welcome.
The words of the Psalm, “My flesh and my heart fail; but God is the strength of my heart and my portion forever” (Ps 73:26), invite us to think about our own lives. The Psalmist exudes joyful confidence in God. We all know that while joy is not expressed the same way at all times in life, especially at moments of great difficulty, “it always endures, even as a flicker of light born of our personal certainty that, when everything is said and done, we are infinitely loved” (Evangelii Gaudium, 6). The firm conviction of being loved by God is at the center of your vocation: to be for others a tangible sign of the presence of God’s Kingdom, a foretaste of the eternal joys of heaven. Only if our witness is joyful will we attract men and women to Christ. And this joy is a gift which is nourished by a life of prayer, meditation on the word of God, the celebration of the sacraments and life in community. When these are lacking, weaknesses and difficulties will emerge to dampen the joy we knew so well at the beginning of our journey.
For you, as men and women consecrated to God, this joy is rooted in the mystery of the Father’s mercy revealed in Christ’s sacrifice on the cross. Whether the charism of your Institute is directed more to contemplation or to the active life, you are challenged to become “experts” in divine mercy precisely through your life in community. From experience I know that community life is not always easy, but it is a providential training ground for the heart. It is unrealistic not to expect conflicts; misunderstandings will arise and they must be faced. Despite such difficulties, it is in community life that we are called to grow in mercy, forbearance and perfect charity.
The experience of God’s mercy, nourished by prayer and community, must shape all that you are, all that you do. Your chastity, poverty and obedience will be a joyful witness to God’s love in the measure that you stand firmly on the rock of his mercy. This is certainly the case with religious obedience. Mature and generous obedience requires that you cling in prayer to Christ who, taking the form of a servant, learned obedience through what he suffered (cf. Perfectae Caritatis, 14). There are no shortcuts: God desires our hearts completely and this means we have to “let go” and “go out” of ourselves more and more.
A lively experience of the Lord’s steadfast mercy also sustains the desire to achieve that perfection of charity which is born of purity of heart. Chastity expresses your single-minded dedication to the love of God who is “the strength of our hearts”. We all know what a personal and demanding commitment this entails. Temptations in this area call for humble trust in God, vigilance and perseverance.
Through the evangelical counsel of poverty you are able to recognize God’s mercy not only as a source of strength, but also as a treasure. Even when we are weary, we can offer him our hearts burdened by sin and weakness; at those times when we feel most helpless, we can reach out to Christ, “who made himself poor in order that we might become rich” (cf. 2 Cor 8:9). This fundamental need of ours to be forgiven and healed is itself a form of poverty which we must never lose sight of, no matter how many advances we make in virtue. It should also find concrete expression in your lifestyle, both as individuals and as communities. I think in particular of the need to avoid all those things which can distract you and cause bewilderment and scandal to others. In the consecrated life, poverty is both a “wall” and a “mother”. It is a “wall” because it protects the consecrated life, a “mother” because it helps it to grow and guides it along the right path. The hypocrisy of those consecrated men and women who profess vows of poverty, yet live like the rich, wounds the souls of the faithful and harms the Church. Think, too, of how dangerous a temptation it is to adopt a purely functional, worldly mentality which leads to placing our hope in human means alone and destroys the witness of poverty which our Lord Jesus Christ lived and taught us.
Dear brothers and sisters, with great humility, do all that you can to show that the consecrated life is a precious gift to the Church and to the world. Do not keep it to yourselves; share it, bringing Christ to every corner of this beloved country. Let your joy continue to find expression in your efforts to attract and nurture vocations, and recognize that all of you have some part in forming the consecrated men and women of tomorrow. Whether you are given more to contemplation or to the apostolic life, be zealous in your love of the Church in Korea and your desire to contribute, through your own specific charism, to its mission of proclaiming the Gospel and building up God’s people in unity, holiness and love.
Commending all of you, and in a special way the aged and infirm members of your communities, to the loving care of Mary, Mother of the Church, I cordially impart my blessing as a pledge of enduring grace and peace in Jesus her Son.
Pope urges Asian Church to preserve its Christian identity
Vatican Radio
05:31 17/08/2014
Vatican - Pope Francis on Sunday exhorted Asian Catholics to engage in real and fruitful dialogue with others, reminding them they cannot do so unless they sure of their identity rooted in their living faith in Christ. “It is our living faith in Christ which is our deepest identity; it is from this that our dialogue begins, and this that we are asked to share, sincerely, honestly and without pretence, in the dialogue of everyday life, in the dialogue of
charity, and in those more formal opportunities which may present themselves,” the Pope told the bishops of Asia when he met them at Haemi shrine in Daejeon Diocese, South Korea. The Pope arrived in South Korea Thursday morning on a 5-day visit to South Korea, and flies back to Rome on Monday.
The Pope met representatives of the Federation of Asian Bishops Conferences (FABC), headed by their president, Indian Cardinal Oswald Gracias, Archbishop of Bombay, who welcomed him on behalf of the bishops. In his message, the Pope noted that the vast continent is home to a great variety of cultures, hence “the Church is called to be versatile and creative in her witness to the Gospel through dialogue and openness to all.” However he acknowledged that expressing one’s Christian identity is not all easy because as sinners followers of Christ are tempted by the spirit of the world. In this regard, the Holy Father urged Catholics to watch out against three temptations: relativism, superficiality and apparent security.
By relativism, Pope Francis did not mean so much the system of thought or philosophy as the “everyday practical relativism which almost imperceptibly saps our sense of identity.” In a world of rapid and disorienting change, the Pope noted, Christians are tempted to forget that “there is much that is unchanging, much that has its ultimate foundation in Christ, who is the same yesterday, and today, and forever.”
Another pitfall threatening the Christian identity, the Pope explained, is superficiality - a tendency to toy with the latest fads, gadgets and distractions, rather than attending to the things that really matter This, he noted, can present a serious pastoral problem, especially for the ministers of the Church, who can be enchanted with pastoral programmes and theories, to the detriment of direct, fruitful encounter with the faithful, especially the young who need solid catechesis and sound spiritual guidance.
The third temptation, that of the apparent security, can be found in hiding behind easy answers, ready formulas, rules and regulations. Faith by nature is not self-absorbed; it “goes out”. It seeks understanding; it gives rise to testimony; it generates mission. In this sense, faith enables us to be both fearless and unassuming in our witness of hope and love.
Below is the full text of the Pope’s discourse to Asia’s bishops:
Dear Brother Bishops,
I offer you a warm and fraternal greeting in the Lord as we gather together at this holy site where so many Christians gave their lives in fidelity to Christ. Their testimony of charity has brought blessings and graces not only to the Church in Korea but also beyond; may their prayers help us to be faithful shepherds of the souls entrusted to our care. I thank Cardinal Gracias for his kind words of welcome and for the work of the Federation of Asian Bishops’ Conferences in fostering solidarity and promoting effective pastoral outreach in your local Churches.
On this vast continent which is home to a great variety of cultures, the Church is called to be versatile and creative in her witness to the Gospel through dialogue and openness to all. Dialogue, in fact, is an essential part of the mission of the Church in Asia (cf. Ecclesia in Asia, 29). But in undertaking the path of dialogue with individuals and cultures, what should be our point of departure and the fundamental point of reference which guides us to our destination? Surely it is our own identity, our identity as Christians. We cannot engage in real dialogue unless we are conscious of our own identity. Nor can there be authentic dialogue unless we are capable of opening our minds and hearts, in empathy and sincere receptivity, to those with whom we speak. A clear sense of one’s own identity and a capacity for empathy are thus the point of departure for all dialogue. If we are to speak freely, openly and fruitfully with others, we must be clear about who we are, what God has done for us, and what it is that he asks of us. And if our communication is not to be a monologue, there has to be openness of heart and mind to accepting individuals and cultures.
The task of appropriating and expressing our identity does not always prove easy, however, since – being sinners – we will always be tempted by the spirit of the world, which shows itself in a variety of ways. I would like to point to three of these. One is the deceptive light of relativism, which obscures the splendor of truth and, shaking the earth beneath our feet, pulls us toward the shifting sands of confusion and despair. It is a temptation which nowadays also affects Christian communities, causing people to forget that in a world of rapid and disorienting change, “there is much that is unchanging, much that has its ultimate foundation in Christ, who is the same yesterday, and today, and forever” (Gaudium et Spes, 10; cf. Heb 13:8). Here I am not speaking about relativism merely as a system of thought, but about that everyday practical relativism which almost imperceptibly saps our sense of identity.
A second way in which the world threatens the solidity of our Christian identity is superficiality, a tendency to toy with the latest fads, gadgets and distractions, rather than attending to the things that really matter (cf. Phil 1:10). In a culture which glorifies the ephemeral, and offers so many avenues of avoidance and escape, this can present a serious pastoral problem. For the ministers of the Church, it can also make itself felt in an enchantment with pastoral programs and theories, to the detriment of direct, fruitful encounter with our faithful, especially the young who need solid catechesis and sound spiritual guidance. Without a grounding in Christ, the truths by which we live our lives can gradually recede, the practice of the virtues can become formalistic, and dialogue can be reduced to a form of negotiation or an agreement to disagree.
Then too, there is a third temptation: that of the apparent security to be found in hiding behind easy answers, ready formulas, rules and regulations. Faith by nature is not self-absorbed; it “goes out”. It seeks understanding; it gives rise to testimony; it generates mission. In this sense, faith enables us to be both fearless and unassuming in our witness of hope and love. Saint Peter tells us that we should be ever ready to respond to all who ask the reason for the hope within us (cf. 1 Pet 3:15). Our identity as Christians is ultimately seen in our quiet efforts to worship God alone, to love one another, to serve one another, and to show by our example not only what we believe, but also what we hope for, and the One in whom we put our trust (cf. 2 Tim 1:12).
Once again, it is our living faith in Christ which is our deepest identity; it is from this that our dialogue begins, and this that we are asked to share, sincerely, honestly and without pretence, in the dialogue of everyday life, in the dialogue of charity, and in those more formal opportunities which may present themselves. Because Christ is our life (cf. Phil 1:21), let us speak “from him and of him” readily and without hesitation or fear. The simplicity of his word becomes evident in the simplicity of our lives, in the simplicity of our communication, in the simplicity of our works of loving service to our brothers and sisters.
I would now touch on one further aspect of our Christian identity. It is fruitful. Because it is born of, and constantly nourished by, the grace of our dialogue with the Lord and the promptings of his Spirit, it bears a harvest of justice, goodness and peace. Let me ask you, then, about the fruits which it is bearing in your own lives and in the lives of the communities entrusted to your care. Does the Christian identity of your particular Churches shine forth in your programs of catechesis and youth ministry, in your service to the poor and those languishing on the margins of our prosperous societies, and in your efforts to nourish vocations to the priesthood and the religious life?
Finally, together with a clear sense of our own Christian identity, authentic dialogue also demands a capacity for empathy. We are challenged to listen not only to the words which others speak, but to the unspoken communication of their experiences, their hopes and aspirations, their struggles and their deepest concerns. Such empathy must be the fruit of our spiritual insight and personal experience, which lead us to see others as brothers and sisters, and to “hear”, in and beyond their words and actions, what their hearts wish to communicate. In this sense, dialogue demands of us a truly contemplative spirit of openness and receptivity to the other. This capacity for empathy enables a true human dialogue in which words, ideas and questions arise from an experience of fraternity and shared humanity. It leads to a genuine encounter in which heart speaks to heart. We are enriched by the wisdom of the other and become open to travelling together the path to greater understanding, friendship and solidarity. As Saint John Paul II rightly recognized, our commitment to dialogue is grounded in the very logic of the incarnation: in Jesus, God himself became one of us, shared in our life and spoke to us in our own language (cf. Ecclesia in Asia, 29). In this spirit of openness to others, I earnestly hope that those countries of your continent with whom the Holy See does not yet enjoy a full relationship, may not hesitate to further a dialogue for the benefit of all.
Dear brother bishops, I thank you for your warm and fraternal welcome. When we look out at the great Asian continent, with its vast expanses of land, its ancient cultures and traditions, we are aware that, in God’s plan, your Christian communities are indeed a pusillus grex, a small flock which nonetheless is charged to bring the light of the Gospel to the ends of the earth. May the Good Shepherd, who knows and loves each of his sheep, guide and strengthen your efforts to build up their unity with him and with all the members of his flock throughout the world. I commend all of you to the intercession of Mary, Mother of the Church, and I cordially impart my blessing as a pledge of grace and peace in the Lord.
The Pope met representatives of the Federation of Asian Bishops Conferences (FABC), headed by their president, Indian Cardinal Oswald Gracias, Archbishop of Bombay, who welcomed him on behalf of the bishops. In his message, the Pope noted that the vast continent is home to a great variety of cultures, hence “the Church is called to be versatile and creative in her witness to the Gospel through dialogue and openness to all.” However he acknowledged that expressing one’s Christian identity is not all easy because as sinners followers of Christ are tempted by the spirit of the world. In this regard, the Holy Father urged Catholics to watch out against three temptations: relativism, superficiality and apparent security.
By relativism, Pope Francis did not mean so much the system of thought or philosophy as the “everyday practical relativism which almost imperceptibly saps our sense of identity.” In a world of rapid and disorienting change, the Pope noted, Christians are tempted to forget that “there is much that is unchanging, much that has its ultimate foundation in Christ, who is the same yesterday, and today, and forever.”
Another pitfall threatening the Christian identity, the Pope explained, is superficiality - a tendency to toy with the latest fads, gadgets and distractions, rather than attending to the things that really matter This, he noted, can present a serious pastoral problem, especially for the ministers of the Church, who can be enchanted with pastoral programmes and theories, to the detriment of direct, fruitful encounter with the faithful, especially the young who need solid catechesis and sound spiritual guidance.
The third temptation, that of the apparent security, can be found in hiding behind easy answers, ready formulas, rules and regulations. Faith by nature is not self-absorbed; it “goes out”. It seeks understanding; it gives rise to testimony; it generates mission. In this sense, faith enables us to be both fearless and unassuming in our witness of hope and love.
Below is the full text of the Pope’s discourse to Asia’s bishops:
Dear Brother Bishops,
I offer you a warm and fraternal greeting in the Lord as we gather together at this holy site where so many Christians gave their lives in fidelity to Christ. Their testimony of charity has brought blessings and graces not only to the Church in Korea but also beyond; may their prayers help us to be faithful shepherds of the souls entrusted to our care. I thank Cardinal Gracias for his kind words of welcome and for the work of the Federation of Asian Bishops’ Conferences in fostering solidarity and promoting effective pastoral outreach in your local Churches.
On this vast continent which is home to a great variety of cultures, the Church is called to be versatile and creative in her witness to the Gospel through dialogue and openness to all. Dialogue, in fact, is an essential part of the mission of the Church in Asia (cf. Ecclesia in Asia, 29). But in undertaking the path of dialogue with individuals and cultures, what should be our point of departure and the fundamental point of reference which guides us to our destination? Surely it is our own identity, our identity as Christians. We cannot engage in real dialogue unless we are conscious of our own identity. Nor can there be authentic dialogue unless we are capable of opening our minds and hearts, in empathy and sincere receptivity, to those with whom we speak. A clear sense of one’s own identity and a capacity for empathy are thus the point of departure for all dialogue. If we are to speak freely, openly and fruitfully with others, we must be clear about who we are, what God has done for us, and what it is that he asks of us. And if our communication is not to be a monologue, there has to be openness of heart and mind to accepting individuals and cultures.
The task of appropriating and expressing our identity does not always prove easy, however, since – being sinners – we will always be tempted by the spirit of the world, which shows itself in a variety of ways. I would like to point to three of these. One is the deceptive light of relativism, which obscures the splendor of truth and, shaking the earth beneath our feet, pulls us toward the shifting sands of confusion and despair. It is a temptation which nowadays also affects Christian communities, causing people to forget that in a world of rapid and disorienting change, “there is much that is unchanging, much that has its ultimate foundation in Christ, who is the same yesterday, and today, and forever” (Gaudium et Spes, 10; cf. Heb 13:8). Here I am not speaking about relativism merely as a system of thought, but about that everyday practical relativism which almost imperceptibly saps our sense of identity.
A second way in which the world threatens the solidity of our Christian identity is superficiality, a tendency to toy with the latest fads, gadgets and distractions, rather than attending to the things that really matter (cf. Phil 1:10). In a culture which glorifies the ephemeral, and offers so many avenues of avoidance and escape, this can present a serious pastoral problem. For the ministers of the Church, it can also make itself felt in an enchantment with pastoral programs and theories, to the detriment of direct, fruitful encounter with our faithful, especially the young who need solid catechesis and sound spiritual guidance. Without a grounding in Christ, the truths by which we live our lives can gradually recede, the practice of the virtues can become formalistic, and dialogue can be reduced to a form of negotiation or an agreement to disagree.
Then too, there is a third temptation: that of the apparent security to be found in hiding behind easy answers, ready formulas, rules and regulations. Faith by nature is not self-absorbed; it “goes out”. It seeks understanding; it gives rise to testimony; it generates mission. In this sense, faith enables us to be both fearless and unassuming in our witness of hope and love. Saint Peter tells us that we should be ever ready to respond to all who ask the reason for the hope within us (cf. 1 Pet 3:15). Our identity as Christians is ultimately seen in our quiet efforts to worship God alone, to love one another, to serve one another, and to show by our example not only what we believe, but also what we hope for, and the One in whom we put our trust (cf. 2 Tim 1:12).
Once again, it is our living faith in Christ which is our deepest identity; it is from this that our dialogue begins, and this that we are asked to share, sincerely, honestly and without pretence, in the dialogue of everyday life, in the dialogue of charity, and in those more formal opportunities which may present themselves. Because Christ is our life (cf. Phil 1:21), let us speak “from him and of him” readily and without hesitation or fear. The simplicity of his word becomes evident in the simplicity of our lives, in the simplicity of our communication, in the simplicity of our works of loving service to our brothers and sisters.
I would now touch on one further aspect of our Christian identity. It is fruitful. Because it is born of, and constantly nourished by, the grace of our dialogue with the Lord and the promptings of his Spirit, it bears a harvest of justice, goodness and peace. Let me ask you, then, about the fruits which it is bearing in your own lives and in the lives of the communities entrusted to your care. Does the Christian identity of your particular Churches shine forth in your programs of catechesis and youth ministry, in your service to the poor and those languishing on the margins of our prosperous societies, and in your efforts to nourish vocations to the priesthood and the religious life?
Finally, together with a clear sense of our own Christian identity, authentic dialogue also demands a capacity for empathy. We are challenged to listen not only to the words which others speak, but to the unspoken communication of their experiences, their hopes and aspirations, their struggles and their deepest concerns. Such empathy must be the fruit of our spiritual insight and personal experience, which lead us to see others as brothers and sisters, and to “hear”, in and beyond their words and actions, what their hearts wish to communicate. In this sense, dialogue demands of us a truly contemplative spirit of openness and receptivity to the other. This capacity for empathy enables a true human dialogue in which words, ideas and questions arise from an experience of fraternity and shared humanity. It leads to a genuine encounter in which heart speaks to heart. We are enriched by the wisdom of the other and become open to travelling together the path to greater understanding, friendship and solidarity. As Saint John Paul II rightly recognized, our commitment to dialogue is grounded in the very logic of the incarnation: in Jesus, God himself became one of us, shared in our life and spoke to us in our own language (cf. Ecclesia in Asia, 29). In this spirit of openness to others, I earnestly hope that those countries of your continent with whom the Holy See does not yet enjoy a full relationship, may not hesitate to further a dialogue for the benefit of all.
Dear brother bishops, I thank you for your warm and fraternal welcome. When we look out at the great Asian continent, with its vast expanses of land, its ancient cultures and traditions, we are aware that, in God’s plan, your Christian communities are indeed a pusillus grex, a small flock which nonetheless is charged to bring the light of the Gospel to the ends of the earth. May the Good Shepherd, who knows and loves each of his sheep, guide and strengthen your efforts to build up their unity with him and with all the members of his flock throughout the world. I commend all of you to the intercession of Mary, Mother of the Church, and I cordially impart my blessing as a pledge of grace and peace in the Lord.
Pope Francis : “Asian Youth! Wake up!”
Seàn-Patrick Lovett
05:32 17/08/2014
Vatican - Pope Francis continues his Apostolic journey to Korea which began August 13th and ends on August 18th. This marks his first visit to Asia, a continent where 60% of the world’s population lives. While on Saturday he presided over a beatification ceremony of 124 Korean martyrs in Seoul on Sunday he travelled by helicopter to Haemi, which lies 102 kilometers south west of this capital city, to preside over another solemn celebration: the concluding Mass to mark the 6th Asian Youth Day. At the end of the Mass Indian Cardinal Oswald Gracias, President of the Federation of the Asian Bishop's Conference, announced that Indonesia would be the venue for the 7th Asian Youth Day in 2017.
The venue for Sunday's Holy Mass was the square in front of the Castle there, first built to defend the population from pirates back in 1421, in 1490 it became a military stronghold with barracks and prisons within its compound. It was here that almost three thousand Christians were detained during the anti- Christian persecutions of the XIX century. The walls of the castle are two kilometers long and the vast area within can hold up to 200.000 people.
On this occasion young people from across Asia gathered there to be part of Sunday’s congregation on this very special occasion as Sean Patrick Lovett reports.
Here in Korea, everywhere you look, you see this slogan – in every shape, size and form: on banners fluttering from lampposts and draped across skyscrapers, on caps, t-shirts and coffee-cups. It flashes across TV screens and is emblazoned upon anything and everything associated with these Asian Youth Day celebrations.
So no one was surprised when Pope Francis focussed on the individual words of this slogan during his homily at the Mass closing the 6th Asian Youth Day, using his familiar 3-point catechetical approach, and confirming some of his favourite inspirational themes.
As “Asians”, he said, “you have a right and a duty to take full part in the life of your societies. Do not be afraid to bring the wisdom of faith to every aspect of social life”. “As Christians”, he continued, “you can appreciate the many positive values of the diverse Asian cultures. You are also able to discern what is incompatible with your Catholic faith…and what aspects of contemporary culture are sinful, corrupt, and lead to death”.
As “Youth”, said Pope Francis, “you are filled with the optimism, energy and good will which are so characteristic of this period in life. Let Christ turn your natural optimism into Christian hope, your energy into moral virtue, your good will into genuine self-sacrificing love”. “As Christians”, he went on, “you are not only a part of the future of the Church, you are also a necessary and beloved part of the Church’s present”. The Pope urged the young people of Asia to keep close to one another, to God, and their Bishops, in order to build “a holier, more missionary and humble Church” that seeks “to serve the poor, the lonely, the infirm and the marginalised”.
As Asian Youth called to “Wake up!”, concluded the Pope, you have a responsibility and a duty “to be vigilant, not to allow the pressures, the temptations and the sins of ourselves or others to dull our sensitivity to the beauty of holiness, to the joy of the Gospel”. No one can do anything if they are asleep, improvised Pope Francis in English, repeating again and again the challenge to “Wake up!”.
In Seoul, I’m Seàn-Patrick Lovett.
The venue for Sunday's Holy Mass was the square in front of the Castle there, first built to defend the population from pirates back in 1421, in 1490 it became a military stronghold with barracks and prisons within its compound. It was here that almost three thousand Christians were detained during the anti- Christian persecutions of the XIX century. The walls of the castle are two kilometers long and the vast area within can hold up to 200.000 people.
On this occasion young people from across Asia gathered there to be part of Sunday’s congregation on this very special occasion as Sean Patrick Lovett reports.
Here in Korea, everywhere you look, you see this slogan – in every shape, size and form: on banners fluttering from lampposts and draped across skyscrapers, on caps, t-shirts and coffee-cups. It flashes across TV screens and is emblazoned upon anything and everything associated with these Asian Youth Day celebrations.
So no one was surprised when Pope Francis focussed on the individual words of this slogan during his homily at the Mass closing the 6th Asian Youth Day, using his familiar 3-point catechetical approach, and confirming some of his favourite inspirational themes.
As “Asians”, he said, “you have a right and a duty to take full part in the life of your societies. Do not be afraid to bring the wisdom of faith to every aspect of social life”. “As Christians”, he continued, “you can appreciate the many positive values of the diverse Asian cultures. You are also able to discern what is incompatible with your Catholic faith…and what aspects of contemporary culture are sinful, corrupt, and lead to death”.
As “Youth”, said Pope Francis, “you are filled with the optimism, energy and good will which are so characteristic of this period in life. Let Christ turn your natural optimism into Christian hope, your energy into moral virtue, your good will into genuine self-sacrificing love”. “As Christians”, he went on, “you are not only a part of the future of the Church, you are also a necessary and beloved part of the Church’s present”. The Pope urged the young people of Asia to keep close to one another, to God, and their Bishops, in order to build “a holier, more missionary and humble Church” that seeks “to serve the poor, the lonely, the infirm and the marginalised”.
As Asian Youth called to “Wake up!”, concluded the Pope, you have a responsibility and a duty “to be vigilant, not to allow the pressures, the temptations and the sins of ourselves or others to dull our sensitivity to the beauty of holiness, to the joy of the Gospel”. No one can do anything if they are asleep, improvised Pope Francis in English, repeating again and again the challenge to “Wake up!”.
In Seoul, I’m Seàn-Patrick Lovett.
Pope to Asian youth: You are the present and the future of the Church
Vatican Radio
05:35 17/08/2014
Vatican - During his homily at the concluding Mass of the 6th Asian Youth Day, Pope Francis told the young people gathered "to be like Christ, who responds to every plea for his help with love, mercy and compassion." He
also said young people were the present and the future of the Church.
Below is the Holy Father's Homily pronouced in English
Dear Young Friends,
The glory of the martyrs shines upon you! These words – a part of the theme of the Sixth Asian Youth Day – console and strengthen us all. Young people of Asia: you are the heirs of a great testimony, a precious witness to Christ. He is the light of the world; he is the light of our lives! The martyrs of Korea – and innumerable others throughout Asia – handed over their bodies to their persecutors; to us they have handed on a perennial witness that the light of Christ’s truth dispels all darkness, and the love of Christ is gloriously triumphant. With the certainty of his victory over death, and our participation in it, we can face the challenge of Christian discipleship today, in our own circumstances and time.
The words which we have just reflected upon are a consolation. The other part of this Day’s theme – Asian Youth! Wake up! – speaks to you of a duty, a responsibility. Let us consider for a moment each of these words.
First, the word “Asian”. You have gathered here in Korea from all parts of Asia. Each of you has a unique place and context where you are called to reflect God’s love. The Asian continent, imbued with rich philosophical and religious traditions, remains a great frontier for your testimony to Christ, “the way, and the truth and the life” (Jn 14:6). As young people not only in Asia, but also as sons and daughters of this great continent, you have a right and a duty to take full part in the life of your societies. Do not be afraid to bring the wisdom of faith to every aspect of social life!
As Asians too, you see and love, from within, all that is beautiful, noble and true in your cultures and traditions. Yet as Christians, you also know that the Gospel has the power to purify, elevate and perfect this heritage. Through the presence of the Holy Spirit given you in Baptism and sealed within you at Confirmation, and in union with your pastors, you can appreciate the many positive values of the diverse Asian cultures. You are also able to discern what is incompatible with your Catholic faith, what is contrary to the life of grace bestowed in Baptism, and what aspects of contemporary culture are sinful, corrupt, and lead to death
Returning to the theme of this Day, let us reflect on a second word: “Youth”. You and your friends are filled with the optimism, energy and good will which are so characteristic of this period of life. Let Christ turn your natural optimism into Christian hope, your energy into moral virtue, your good will into genuine self-sacrificing love! This is the path you are called to take. This is the path to overcoming all that threatens hope, virtue and love in your lives and in your culture. In this way your youth will be a gift to Jesus and to the world.
As young Christians, whether you are workers or students, whether you have already begun a career or have answered the call to marriage, religious life or the priesthood, you are not only a part of the future of the Church; you are also a necessary and beloved part of the Church’s present! Keep close to one another, draw ever closer to God, and with your bishops and priests spend these years in building a holier, more missionary and humble Church – a Church which loves and worships God by seeking to serve the poor, the lonely, the infirm and the marginalized.
In your Christian lives, you will find many occasions that will tempt you, like the disciples in today’s Gospel, to push away the stranger, the needy, the poor and the broken-hearted. It is these people especially who repeat the cry of the woman of the Gospel: “Lord, help me!”. The Canaanite woman’s plea is the cry of everyone who searches for love, acceptance, and friendship with Christ. It is the cry of so many people in our anonymous cities, the cry of so many of your own contemporaries, and the cry of all those martyrs who even today suffer persecution and death for the name of Jesus: “Lord, help me!” It is often a cry which rises from our own hearts as well: “Lord, help me!” Let us respond, not like those who push away people who make demands on us, as if serving the needy gets in the way of our being close to the Lord. No! We are to be like Christ, who responds to every plea for his help with love, mercy and compassion.
Finally, the third part of this Day’s theme – “Wake up!” – speaks of a responsibility which the Lord gives you. It is the duty to be vigilant, not to allow the pressures, the temptations and the sins of ourselves or others to dull our sensitivity to the beauty of holiness, to the joy of the Gospel. Today’s responsorial psalm invites us constantly to “be glad and sing for joy”. No one who sleeps can sing, dance or rejoice. Dear young people, “God, our God, has blessed us!” (Ps 67:6); from him we have “received mercy” (Rom 11:30). Assured of God’s love, go out to the world so that, “by the mercy shown to you”, they – your friends, co-workers, neighbors, countrymen, everyone on this great continent – “may now receive the mercy of God” (cf. Rom 11:31). It is by his mercy that we are saved.
Dear young people of Asia, it is my hope that, in union with Christ and the Church, you will take up this path, which will surely bring you much joy. Now, as we approach the table of the Eucharist, let us turn to our Mother Mary, who brought Jesus to the world. Yes, Mother Mary, we long to have Jesus; in your maternal affection help us to bring him to others, to serve him faithfully, and to honor him in every time and place, in this country and throughout Asia. Amen.
Below is the Holy Father's Homily pronouced in English
Dear Young Friends,
The glory of the martyrs shines upon you! These words – a part of the theme of the Sixth Asian Youth Day – console and strengthen us all. Young people of Asia: you are the heirs of a great testimony, a precious witness to Christ. He is the light of the world; he is the light of our lives! The martyrs of Korea – and innumerable others throughout Asia – handed over their bodies to their persecutors; to us they have handed on a perennial witness that the light of Christ’s truth dispels all darkness, and the love of Christ is gloriously triumphant. With the certainty of his victory over death, and our participation in it, we can face the challenge of Christian discipleship today, in our own circumstances and time.
The words which we have just reflected upon are a consolation. The other part of this Day’s theme – Asian Youth! Wake up! – speaks to you of a duty, a responsibility. Let us consider for a moment each of these words.
First, the word “Asian”. You have gathered here in Korea from all parts of Asia. Each of you has a unique place and context where you are called to reflect God’s love. The Asian continent, imbued with rich philosophical and religious traditions, remains a great frontier for your testimony to Christ, “the way, and the truth and the life” (Jn 14:6). As young people not only in Asia, but also as sons and daughters of this great continent, you have a right and a duty to take full part in the life of your societies. Do not be afraid to bring the wisdom of faith to every aspect of social life!
As Asians too, you see and love, from within, all that is beautiful, noble and true in your cultures and traditions. Yet as Christians, you also know that the Gospel has the power to purify, elevate and perfect this heritage. Through the presence of the Holy Spirit given you in Baptism and sealed within you at Confirmation, and in union with your pastors, you can appreciate the many positive values of the diverse Asian cultures. You are also able to discern what is incompatible with your Catholic faith, what is contrary to the life of grace bestowed in Baptism, and what aspects of contemporary culture are sinful, corrupt, and lead to death
Returning to the theme of this Day, let us reflect on a second word: “Youth”. You and your friends are filled with the optimism, energy and good will which are so characteristic of this period of life. Let Christ turn your natural optimism into Christian hope, your energy into moral virtue, your good will into genuine self-sacrificing love! This is the path you are called to take. This is the path to overcoming all that threatens hope, virtue and love in your lives and in your culture. In this way your youth will be a gift to Jesus and to the world.
As young Christians, whether you are workers or students, whether you have already begun a career or have answered the call to marriage, religious life or the priesthood, you are not only a part of the future of the Church; you are also a necessary and beloved part of the Church’s present! Keep close to one another, draw ever closer to God, and with your bishops and priests spend these years in building a holier, more missionary and humble Church – a Church which loves and worships God by seeking to serve the poor, the lonely, the infirm and the marginalized.
In your Christian lives, you will find many occasions that will tempt you, like the disciples in today’s Gospel, to push away the stranger, the needy, the poor and the broken-hearted. It is these people especially who repeat the cry of the woman of the Gospel: “Lord, help me!”. The Canaanite woman’s plea is the cry of everyone who searches for love, acceptance, and friendship with Christ. It is the cry of so many people in our anonymous cities, the cry of so many of your own contemporaries, and the cry of all those martyrs who even today suffer persecution and death for the name of Jesus: “Lord, help me!” It is often a cry which rises from our own hearts as well: “Lord, help me!” Let us respond, not like those who push away people who make demands on us, as if serving the needy gets in the way of our being close to the Lord. No! We are to be like Christ, who responds to every plea for his help with love, mercy and compassion.
Finally, the third part of this Day’s theme – “Wake up!” – speaks of a responsibility which the Lord gives you. It is the duty to be vigilant, not to allow the pressures, the temptations and the sins of ourselves or others to dull our sensitivity to the beauty of holiness, to the joy of the Gospel. Today’s responsorial psalm invites us constantly to “be glad and sing for joy”. No one who sleeps can sing, dance or rejoice. Dear young people, “God, our God, has blessed us!” (Ps 67:6); from him we have “received mercy” (Rom 11:30). Assured of God’s love, go out to the world so that, “by the mercy shown to you”, they – your friends, co-workers, neighbors, countrymen, everyone on this great continent – “may now receive the mercy of God” (cf. Rom 11:31). It is by his mercy that we are saved.
Dear young people of Asia, it is my hope that, in union with Christ and the Church, you will take up this path, which will surely bring you much joy. Now, as we approach the table of the Eucharist, let us turn to our Mother Mary, who brought Jesus to the world. Yes, Mother Mary, we long to have Jesus; in your maternal affection help us to bring him to others, to serve him faithfully, and to honor him in every time and place, in this country and throughout Asia. Amen.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cảm Nhận về Dịp Đại Hội Hành Hương La Vang lần thứ 30.
Maria Thủy Tiên
22:32 17/08/2014
Cảm Nhận về Dịp Đại Hội Hành Hương La Vang lần thứ 30.
Chen chân trong dòng người như bất tận, tôi về La Vang. Mỗi lần tới La Vang, mỗi lần một cảm xúc. Cái đẹp, cái mộng mơ, cái thiêng của vùng đất thánh như gợi nhớ cái ân phúc thuở nào.
La Vang vào những ngày thường ít khách hành hương hơn, khung cảnh trở nên yên bình, bầu trời xanh cao, tôi cảm thấy mình được tiếp xúc gần với Mẹ hơn. Nhưng bây giờ những gì đang diễn ra trước mắt tôi thật khác hẳn với những ngày thường, dòng người tấp nập đổ về La Vang đã phá tan đi bầu khí vốn yên tĩnh, làm khuấy động cả vùng trời La Vang, khiến cho những cơn gió lào “truyền thống” cũng phải “khiếp sợ” mà lắng đi!
Qua những ngày cật lực chuẩn bị, chiều ngày 13/08 là một buổi chiều đẹp, gió mát nhẹ nhàng như hòa với lòng người dịu êm, tề tựu về đây chung quanh bóng mát dịu dàng của Mẹ La Vang thân yêu để mừng Đại Hội hành hương lần thứ 30.
Trong những ngày trước Đại Hội, không khí của các tỉnh duyên hải miền Trung chợt nóng lên quá chừng! Nhưng đến ba ngày diễn ra Đại Hội La Vang, thời tiết trở nên dịu hẳn, nắng không còn gắt, trời cũng không đổ mưa, những cơn gió lào cũng lắng xuống... qua dấu hiệu này, chắc hẳn con cái Mẹ đang thầm cám ơn Mẹ đã làm những điều đó.
Bài ca chủ lực của Đại hội hành hương lần thứ 30 “Là muối là men” của Linh mục Nhạc sĩ Minh Anh- Huế, vang lên trên hệ thống truyền thanh khắp trung tâm Hành hương, khiến cho bầu khí hành hương thêm phần ý nghĩa và thiết thực hơn.
Năm nay, nhờ sáng kiến của Ban tổ chức đã thiết kế một Lễ đài khang trang trước Tháp Cổ, hướng thẳng về phía quảng trường Mân Côi, tạo nên một không gian rộng lớn, có mái vòm che nắng che mưa, tuy nhiên vẫn không đủ chỗ để cho khách hành hương tạm trú. Nhiều người phải trải chiếu, lót tấm nilong... giữa đất, phơi mình giữa cái nắng ban ngày, và phủ sương ban đêm. Cảnh tượng ở La Vang lúc này là một nét đặc thù trong mỗi dịp hành hương về bên Mẹ vào tháng 8. Dù được sống trong nhà cao cửa rộng đầy đủ tiện nghi, nhưng có thể không hạnh phúc bằng được nằm đất, dầm sương trên đất Mẹ trong những ngày này.
Vì yêu Mẹ, dù nghìn trùng xa cách, dù nghèo đói không đủ tiền xe, nhiều con cái Mẹ cũng vay mượn cho có mà đi La-vang, để đến với Mẹ ít nữa một lần trong đời. Người con nào lâu ngày chưa về bên Mẹ thì xót xa tựa muối xát lòng. Người con nào được về bên Mẹ thì hân hoan vui sướng như mới tìm được kho báu.
Trước mắt Mẹ, cảm động biết bao khi có hằng trăm ngàn con cái Mẹ đủ mọi thành phần, thuộc nhiều sắc tộc ngôn ngữ khác nhau, từ khắp ba miền đất nước, từ duyên hải đến cao nguyên, từ thành thị đến thôn quê, cuồn cuộn về La-vang trong những ngày đại hội. Họ đã vượt bao khó khăn gian khổ để về đây tham dự hành hương. Thế mới biết niềm tin tôn giáo là sức mạnh vô song, giúp con người khắc phục mọi trở ngại khó khăn để về đây với Mẹ La Vang, hợp nhất trên đất Mẹ như một bài trường ca bất tận với những cung nhạc luyến láy, thăng trầm của cuộc sống để ca vang tình Chúa, tình Mẹ....
Trên đất Mẹ, quang cảnh trở nên oai hùng, chỉ có thể nói “người ơi là người!”, người từ muôn phương hành hương về, người từ muôn phương về đây phục vụ. Mọi người chen chúc nhau trong những lối đi chật cứng như nêm, cố sức tiến đến gần Linh Đài Mẹ hơn một chút, dù chỉ một chút thôi, để được nhìn ngắm gương mặt Mẹ yêu, để thưa thốt với Mẹ những nỗi niềm, hoặc để tranh thủ nhón người lên, chạm tay vào gót chân của Mẹ. Và đứa con nào được như thế thì cảm thấy mãn nguyện thỏa lòng.
Lời kinh nguyện và tiếng hát nghe râm ran khắp nơi. Mọi người đọc kinh theo từng nhóm riêng của mình, hoặc cá nhân, nhưng tất cả đều một lòng sốt sắng cao độ. Vì chắc ai cũng có “những niềm riêng” chỉ để tâm tình với Đức Mẹ mà thôi!
Trên đất Mẹ, thật là đẹp, khi cả một rừng người cùng có chung một niềm tin, một tình yêu son sắt vào Mẹ. Có những giọt nước đọng trên mi, trên mắt của những con người suốt một đời lam lũ, một đời thao thức, như nghẹn lại trong tôi..
Giữa cả một rừng người nườm nượp, tôi cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, như lạc vào một chốn linh thiêng, sống động. Quả là thi vị, khi chen chân trong dòng người trẩy hội lên đền thánh La Vang, cùng dâng lời cảm tạ, nguyện cầu cho Giáo Hội Việt Nam thoát khỏi cơn “lâm lụy vừa trải qua dưới thế”.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa thánh không thường trú tại Việt Nam đã khiến cho cuộc Đại hội hành hương thêm phần long trọng và thể hiện một sự hiệp thông sâu xa với Mẹ Hội Thánh hơn. Thỉnh thoảng những tràng pháo tay vang rộn rã trên quảng trường rộng lớn khi nghe những lời chào, lời chúc bằng tiếng Việt của Ngài trong Thánh Lễ Vọng Kính Đức Me Hồn Xác Lên Trời.
Trong những ngày này, chúng ta cũng không thể nào quên đi được hình ảnh của những người hy sinh, phục vụ trong các Ban ngành như: Ban Hướng Đạo, Ban Trật Tự, Ban Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Ban Y Tế, Giới Trẻ, Các tình nguyện viên, nhóm Ve Chai ba miền.....và nhiều thành phần, nhiều con người nhỏ bé khác, đã âm thầm phục vụ cho Đại Hội được diễn ra tốt đẹp. Tất cả đều mang trong mình một bầu nhiệt huyết: Phục vụ- phục vụ vì lời ích chung, vì lòng yêu mến Đức Mẹ, yêu mến tha nhân, mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc chung của Mẹ Giáo Hội. Chắc hẳn trong mỗi người đều cảm thấy mệt nhưng thay vào đó là một niềm vui thiêng liêng khó tả.
Có những đêm trời đã khuya. Có người đã chìm sâu vào giấc ngủ, vậy mà tôi nghe thấy có tiếng chổi quét rác, tiếng kéo những thùng rác đem đi xử lý. Đó là những anh chị em trong nhóm Vinh Sơn Đệ Phaolô. Cũng không quên kể đến các anh trật tự, các Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể nắm tay nhau làm hàng rào danh dự để đón tiếp các phái đoàn và các cuộc lễ được diễn ra trong trật tự. Phía Linh đài Đức Mẹ, có một ban trật tự đứng phía trong hàng rào bao quanh bàn thờ Đức Mẹ, không ai được vào bên trong, các anh trật tự sẳn sàng đón nhận nước suối, lá, hoa , nến....của mọi người đem đặt dưới chân tượng đài Đức Mẹ hoặc tiền dâng cúng thì được bỏ vào trong một tủ sắt lớn có khóa cạnh đó. Họ đang làm việc một cách tích cực, nhiệt tình ngay cả trong đêm khuya. Những hình ảnh đó thật đẹp, rất đáng ghi nhớ.
Những ngày qua, mọi người được tham dự những giờ chầu, rước kiệu, canh thức và những Thánh lễ sốt sắng, trang nghiêm bên Mẹ. Cũng tại nơi vùng đất linh thiêng, con người giao duyên, gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau trong tình yêu của Mẹ. Mẹ đã nối kết đoàn con tha phương lại với nhau về trên một mảnh đất để cùng ăn chung một tấm bánh và uống chung một chén Thánh. La Vang đã trở nên điểm hẹn để con cái Mẹ cùng nhau quy tụ về hằng năm.
Trên đường về, tôi thấy cả một rừng người, vậy mà không chen lấn, không xô đẩy, không giành giật, tất cả từ từ ra về trong an bình và vui tươi.
Dịp Đại Hội Hành Hương lần thứ 30 đã diễn ra tốt đẹp theo như chương trình đã dự định ban đầu. Dù cánh cửa Đại Hội hành hương đã khép, nhưng lại mở ra hướng về phía trước....Từ đây, mọi người con của Chúa và Mẹ sẽ ra đi với nhiệm vụ cao cả: Được mời gọi trở thành những chứng nhân tông đồ nhiệt thành, mang theo trong mình nhiệt huyết xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng, như lời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã nhấn mạnh “Gia đình là một "trung tâm ánh sáng", đem ngọn lửa hồng chiếu soi kẻ khác. Ngày nào mỗi gia đình là một "trung tâm ánh sáng", thế giới này sẽ là một đại gia đình đầy ánh sáng, đầy hy vọng” (ĐHV 502).
Maria Thủy Tiên
Chen chân trong dòng người như bất tận, tôi về La Vang. Mỗi lần tới La Vang, mỗi lần một cảm xúc. Cái đẹp, cái mộng mơ, cái thiêng của vùng đất thánh như gợi nhớ cái ân phúc thuở nào.
La Vang vào những ngày thường ít khách hành hương hơn, khung cảnh trở nên yên bình, bầu trời xanh cao, tôi cảm thấy mình được tiếp xúc gần với Mẹ hơn. Nhưng bây giờ những gì đang diễn ra trước mắt tôi thật khác hẳn với những ngày thường, dòng người tấp nập đổ về La Vang đã phá tan đi bầu khí vốn yên tĩnh, làm khuấy động cả vùng trời La Vang, khiến cho những cơn gió lào “truyền thống” cũng phải “khiếp sợ” mà lắng đi!
Qua những ngày cật lực chuẩn bị, chiều ngày 13/08 là một buổi chiều đẹp, gió mát nhẹ nhàng như hòa với lòng người dịu êm, tề tựu về đây chung quanh bóng mát dịu dàng của Mẹ La Vang thân yêu để mừng Đại Hội hành hương lần thứ 30.
Trong những ngày trước Đại Hội, không khí của các tỉnh duyên hải miền Trung chợt nóng lên quá chừng! Nhưng đến ba ngày diễn ra Đại Hội La Vang, thời tiết trở nên dịu hẳn, nắng không còn gắt, trời cũng không đổ mưa, những cơn gió lào cũng lắng xuống... qua dấu hiệu này, chắc hẳn con cái Mẹ đang thầm cám ơn Mẹ đã làm những điều đó.
Bài ca chủ lực của Đại hội hành hương lần thứ 30 “Là muối là men” của Linh mục Nhạc sĩ Minh Anh- Huế, vang lên trên hệ thống truyền thanh khắp trung tâm Hành hương, khiến cho bầu khí hành hương thêm phần ý nghĩa và thiết thực hơn.
Năm nay, nhờ sáng kiến của Ban tổ chức đã thiết kế một Lễ đài khang trang trước Tháp Cổ, hướng thẳng về phía quảng trường Mân Côi, tạo nên một không gian rộng lớn, có mái vòm che nắng che mưa, tuy nhiên vẫn không đủ chỗ để cho khách hành hương tạm trú. Nhiều người phải trải chiếu, lót tấm nilong... giữa đất, phơi mình giữa cái nắng ban ngày, và phủ sương ban đêm. Cảnh tượng ở La Vang lúc này là một nét đặc thù trong mỗi dịp hành hương về bên Mẹ vào tháng 8. Dù được sống trong nhà cao cửa rộng đầy đủ tiện nghi, nhưng có thể không hạnh phúc bằng được nằm đất, dầm sương trên đất Mẹ trong những ngày này.
Vì yêu Mẹ, dù nghìn trùng xa cách, dù nghèo đói không đủ tiền xe, nhiều con cái Mẹ cũng vay mượn cho có mà đi La-vang, để đến với Mẹ ít nữa một lần trong đời. Người con nào lâu ngày chưa về bên Mẹ thì xót xa tựa muối xát lòng. Người con nào được về bên Mẹ thì hân hoan vui sướng như mới tìm được kho báu.
Trước mắt Mẹ, cảm động biết bao khi có hằng trăm ngàn con cái Mẹ đủ mọi thành phần, thuộc nhiều sắc tộc ngôn ngữ khác nhau, từ khắp ba miền đất nước, từ duyên hải đến cao nguyên, từ thành thị đến thôn quê, cuồn cuộn về La-vang trong những ngày đại hội. Họ đã vượt bao khó khăn gian khổ để về đây tham dự hành hương. Thế mới biết niềm tin tôn giáo là sức mạnh vô song, giúp con người khắc phục mọi trở ngại khó khăn để về đây với Mẹ La Vang, hợp nhất trên đất Mẹ như một bài trường ca bất tận với những cung nhạc luyến láy, thăng trầm của cuộc sống để ca vang tình Chúa, tình Mẹ....
Trên đất Mẹ, quang cảnh trở nên oai hùng, chỉ có thể nói “người ơi là người!”, người từ muôn phương hành hương về, người từ muôn phương về đây phục vụ. Mọi người chen chúc nhau trong những lối đi chật cứng như nêm, cố sức tiến đến gần Linh Đài Mẹ hơn một chút, dù chỉ một chút thôi, để được nhìn ngắm gương mặt Mẹ yêu, để thưa thốt với Mẹ những nỗi niềm, hoặc để tranh thủ nhón người lên, chạm tay vào gót chân của Mẹ. Và đứa con nào được như thế thì cảm thấy mãn nguyện thỏa lòng.
Lời kinh nguyện và tiếng hát nghe râm ran khắp nơi. Mọi người đọc kinh theo từng nhóm riêng của mình, hoặc cá nhân, nhưng tất cả đều một lòng sốt sắng cao độ. Vì chắc ai cũng có “những niềm riêng” chỉ để tâm tình với Đức Mẹ mà thôi!
Trên đất Mẹ, thật là đẹp, khi cả một rừng người cùng có chung một niềm tin, một tình yêu son sắt vào Mẹ. Có những giọt nước đọng trên mi, trên mắt của những con người suốt một đời lam lũ, một đời thao thức, như nghẹn lại trong tôi..
Giữa cả một rừng người nườm nượp, tôi cảm thấy mình trở nên nhỏ bé, như lạc vào một chốn linh thiêng, sống động. Quả là thi vị, khi chen chân trong dòng người trẩy hội lên đền thánh La Vang, cùng dâng lời cảm tạ, nguyện cầu cho Giáo Hội Việt Nam thoát khỏi cơn “lâm lụy vừa trải qua dưới thế”.
Sự hiện diện của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa thánh không thường trú tại Việt Nam đã khiến cho cuộc Đại hội hành hương thêm phần long trọng và thể hiện một sự hiệp thông sâu xa với Mẹ Hội Thánh hơn. Thỉnh thoảng những tràng pháo tay vang rộn rã trên quảng trường rộng lớn khi nghe những lời chào, lời chúc bằng tiếng Việt của Ngài trong Thánh Lễ Vọng Kính Đức Me Hồn Xác Lên Trời.
Trong những ngày này, chúng ta cũng không thể nào quên đi được hình ảnh của những người hy sinh, phục vụ trong các Ban ngành như: Ban Hướng Đạo, Ban Trật Tự, Ban Huynh Trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể, Ban Y Tế, Giới Trẻ, Các tình nguyện viên, nhóm Ve Chai ba miền.....và nhiều thành phần, nhiều con người nhỏ bé khác, đã âm thầm phục vụ cho Đại Hội được diễn ra tốt đẹp. Tất cả đều mang trong mình một bầu nhiệt huyết: Phục vụ- phục vụ vì lời ích chung, vì lòng yêu mến Đức Mẹ, yêu mến tha nhân, mong muốn được góp phần công sức nhỏ bé của mình vào việc chung của Mẹ Giáo Hội. Chắc hẳn trong mỗi người đều cảm thấy mệt nhưng thay vào đó là một niềm vui thiêng liêng khó tả.
Có những đêm trời đã khuya. Có người đã chìm sâu vào giấc ngủ, vậy mà tôi nghe thấy có tiếng chổi quét rác, tiếng kéo những thùng rác đem đi xử lý. Đó là những anh chị em trong nhóm Vinh Sơn Đệ Phaolô. Cũng không quên kể đến các anh trật tự, các Huynh trưởng Thiếu Nhi Thánh Thể nắm tay nhau làm hàng rào danh dự để đón tiếp các phái đoàn và các cuộc lễ được diễn ra trong trật tự. Phía Linh đài Đức Mẹ, có một ban trật tự đứng phía trong hàng rào bao quanh bàn thờ Đức Mẹ, không ai được vào bên trong, các anh trật tự sẳn sàng đón nhận nước suối, lá, hoa , nến....của mọi người đem đặt dưới chân tượng đài Đức Mẹ hoặc tiền dâng cúng thì được bỏ vào trong một tủ sắt lớn có khóa cạnh đó. Họ đang làm việc một cách tích cực, nhiệt tình ngay cả trong đêm khuya. Những hình ảnh đó thật đẹp, rất đáng ghi nhớ.
Những ngày qua, mọi người được tham dự những giờ chầu, rước kiệu, canh thức và những Thánh lễ sốt sắng, trang nghiêm bên Mẹ. Cũng tại nơi vùng đất linh thiêng, con người giao duyên, gặp gỡ, thăm hỏi lẫn nhau trong tình yêu của Mẹ. Mẹ đã nối kết đoàn con tha phương lại với nhau về trên một mảnh đất để cùng ăn chung một tấm bánh và uống chung một chén Thánh. La Vang đã trở nên điểm hẹn để con cái Mẹ cùng nhau quy tụ về hằng năm.
Trên đường về, tôi thấy cả một rừng người, vậy mà không chen lấn, không xô đẩy, không giành giật, tất cả từ từ ra về trong an bình và vui tươi.
Dịp Đại Hội Hành Hương lần thứ 30 đã diễn ra tốt đẹp theo như chương trình đã dự định ban đầu. Dù cánh cửa Đại Hội hành hương đã khép, nhưng lại mở ra hướng về phía trước....Từ đây, mọi người con của Chúa và Mẹ sẽ ra đi với nhiệm vụ cao cả: Được mời gọi trở thành những chứng nhân tông đồ nhiệt thành, mang theo trong mình nhiệt huyết xây dựng gia đình mình thành một cộng đoàn cầu nguyện, sống tình yêu hợp nhất thủy chung, phục vụ sự sống và hăng say loan báo Tin Mừng, như lời Đức Cố Hồng Y Phanxicô Nguyễn Văn Thuận đã nhấn mạnh “Gia đình là một "trung tâm ánh sáng", đem ngọn lửa hồng chiếu soi kẻ khác. Ngày nào mỗi gia đình là một "trung tâm ánh sáng", thế giới này sẽ là một đại gia đình đầy ánh sáng, đầy hy vọng” (ĐHV 502).
Maria Thủy Tiên
Văn Hóa
Câu chuyện truyền giáo : Paraguay - Một kinh nghiệm mới
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
22:41 17/08/2014
PARAGUAY – MỘT KINH NGHIỆM MỚI
Hội Thảo Quốc Tế về “VIVAT”
Tháng 8, tháng cao điểm của mùa Đông trước khi bươc qua mùa Xuân với những cơn mưa bất chợt và dai dẳng khiến các cha xứ ở vùng quê luôn nơm nớp lo lắng cho các hoạt động trong giáo xứ vì tháng 8 là tháng cao điểm của các ngày lễ bổn mạng trong các giáo họ và giáo điểm.
Đúng ngày lễ quan thầy các cha xứ Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê, chúng tôi tham dự một cuộc Hội Thảo Quốc Tế về “VIVAT” trọn một tuần lễ tại một co sở của Dòng ở Paraguay với sự tham dự của hơn 100 thành viên gồm linh mục, tu sĩ, giáo dân đang làm trong các tổ chức phi chính phủ đến từ nhiều nước, trong đó có người đến từ Mỹ, từ Thụy Sĩ, Brazil, Chi-lê, Argentina và dĩ nhiên là Paraguay vì là nước chủ nhà. Gần 100 tham dự viên ấy gồm có 15 quốc tịch khác nhau và đa số là các nhà truyền giáo. Từ Chi-lê, một linh mục gốc Việt cũng thuộc Dòng Ngôi Lời cũng đến tham dự nên chúng tôi có dịp gặp được đồng hương.
Thuật ngữ “VIVAT” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh ‘vivire’ có nghĩa là “trao ban sự sống”. Điều này muốn diễn tả một ước vọng sâu xa về những gì hiện hữu là tất cả được sống, mọi người được quyền sống, mọi vật đều được sống. Đây là lời nguyện trên môi miệng hàng ngày của Thánh Arnold Jassen, Đấng Sáng Lập Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời lúc sinh thời ngài thường hát : “ Vivat Deus Unos et Trinus in Cordibus Nostris” (Nguyện xin Chúa Ba Ngôi luôn ngự trị trong tâm hồn chúng con).
Nhìn biểu tượng đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa của Logo VIVAT chúng ta cũng thấy được điều đó. Dưới chữ V là hình ba người đang ôm chầm lấy nhau, đón nhận và nâng đỡ nhau, và cả ba đều hướng nhìn về thế giới bên ngoài. Điều này diễn tả ước nguyện sự đồng hành và hiệp nhất. Trên chóp của chữ I là ba nhánh Ô-liu nở hoa muốn nói lên sự hy vọng và ước muốn một thế giới thay đổi.
Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời (SVD) và Dòng Nữ Tỳ Thánh Linh Truyền Giáo (SSpS) là hai Hội Dòng tiên phong sáng lập phong trào VIVAT quốc tế từ những năm 1995 và đến năm 2000 thì VIVAT đã chính thức trở thành một tổ chức phi chính phủ quốc tế có trụ sở tại New York. Mục tiêu của VIVAT là thăng tiến về nhân quyền, phát triển bền vững, sự hiểu biết và sống hài hòa với các dân tộc, các nền văn hóa, các giai tầng xã hội và các tôn giáo cũng như tạo ra một xã hội mang tầm vóc quốc tế và các cộng đồng địa phương để tất cả mọi người cùng tham gia. Chính Liên Hiệp Quốc cũng đã công nhận đây là một tổ chức dân sự, là một diễn đàn quan trọng trong việc hợp tác với các tổ chức dân sự khác nhằm chia sẻ những mục tiêu chung của cộng đồng thế giới. Tính đến năm 2013 đã có hơn 10 Hội Dòng đã tham gia vào tổ chức này và VIVAT được xem là một tổ chức dân sự quốc tế phi chính phủ có tiếng nói mạnh mẽ nhất trong việc bảo vệ nhân quyền, những bất công xã hội và quyền thăng tiến phụ nữ.
Trong những ngày Hội Thảo này chúng tôi được các diễn giả đến từ New York (Mỹ), từ Ginebra (Thụy Sĩ) cũng như các chuyên viên trong nước trình bày về nhân quyền, về các hoạt động của Liên Hiệp Quốc, về các tổ chức dân sự… và được đối đáp tranh luận rất cởi mở vì các diễn giả sự dụng rất thông thạo nhiều thứ tiếng. Trước đây chúng tôi hiểu rất mù mờ về những điều trên đây vì nghĩ rằng linh mục truyền giáo không cần biết những chuyện được cho là “chính chị, chính em” mà chỉ biết rao giảng Lời Chúa và cử hành các bí tích là đủ. Tuy nhiên, linh mục truyền giáo trong thế kỷ XXI cần phải biết và học hỏi những điều như thế này để có thể áp dụng vào các Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo cho đúng và giúp cho những người giáo dân Công Giáo biết sống đúng với tinh thần Tin Mừng mà không phải lúc nào tâm lý cũng sợ sệt vì “sự thật sẽ giải phóng chúng ta” (Xc. Ga 8,32). Quả thực chúng tôi đã học nhiều điều mới mẻ từ khóa Hội Thảo này.
Vài suy nghĩ qua các dịp lễ
Sau những ngày Hội Thảo đầy căng thẳng vì phải làm việc tối đa từ sáng đến tối cho hoàn thành sớm hơn dự định, chúng tôi lại trở về chốn xưa để làm việc.
Tháng 8 có nhiều dịp lễ đặc biệt của người dân Paraguay. Trong một thánh lễ bổn mạng của một cộng đoàn, có một cặp bô lão mừng Ngọc Khánh 60 năm hôn phối cùng với con cái cháu chắt quay quần, và hai người này còn rất phong độ mặc dầu đã bước qua tuổi 84. Chúng tôi đã mời cặp bô lão này đọc Sách Thánh, và sau bài giảng lại mời họ lặp lại lời tuyên hứa mà cách đó 60 năm họ đã thề hứa chung thủy suốt đời. Thật cảm phục những cặp vợ chồng đến tuổi gần đất xa trời mà sống với nhau thật ấm êm hạnh phúc. Trong khi đó, giới trẻ ngày nay bị tác động bởi nền công nghệ hiện đại nên họ yêu nhau tốc độ, cưới nhau tốc độ và li dị nhau cũng tốc độ vì họ quên đi nền tảng luân lý và tính cách bất khả phân ly của hôn nhân mà ngay từ đầu Tạo Hóa đã đặt vào tâm khảm của từng người khi nói về bí tích hôn phối. Chúng tôi rất cảm phục những đôi vợ chồng khi họ có những dịp kỷ niệm Kim Khánh, Ngân Khánh hay Ngọc Khánh hôn phối và chúng tôi luôn tranh thủ những dịp này để nói về đời sống hôn nhân gia đình nhằm khuyến khích giới trẻ biết noi theo những bậc ông bà vì chính ngay trong gia đình ruột thịt của chúng tôi đã xảy ra những chuyện không hay giữa những người thân của mình trong đời sống hôn nhân gia đình.
Ngày 15 tháng 8 vừa qua là ngày lễ lớn của Paraguay vì đây là ngày lễ bổn mạng của Tổng Giáo Phận Thủ Đô Nuestra Señora de la Asunción (Đức Mẹ Lên Trời) và cũng là quốc lễ của đất nước vì người dân ở đây rất sùng kính Đức Mẹ. Quốc kỳ được xem là biều tượng thiêng liêng trong tất cả các dịp lễ, nhất là lễ như thế này với 3 màu Xanh (Tự do), Trắng (Hòa Bình) và Đỏ (Công Lý). Dù Paraguay có nhiều đảng phái chính trị và mỗi đảng phái đều có cờ và bài hát riêng, nhưng một khi đảng nào lên cầm quyền thì luôn đặt lợi ích quốc gia trên hết và Quốc kỳ cũng như Quốc ca là hồn thiêng sông núi bất di bất dịch để các đảng phái cùng nhau hướng đến. Nhìn về quê hương Việt Nam mình mà cảm thấy đau lòng dù người Việt Nam có một lịch sử hơn 4.000 năm văn hiến, một dân tộc cần cù, thông minh nhưng trên trường quốc tế chúng ta chưa thể ngẩng cao đầu vì vẫn còn một điều gì đó cản trở chúng ta không thể đến gần nhau được.
Cũng chính trong ngày lễ Mẹ Lên Trời này chúng tôi đến dâng lễ đồng tế vào buổi trưa cho một Nữ tu Dòng Chúa Thánh Thần (là Dòng em của Dòng Ngôi Lời) qua đời trước đó một ngày, và luật Paraguay chỉ cho phép 24 tiếng đồng hồ sau khi chết phải chôn cất. Vị Nữ tu này từng là một trong những người tiên phong của Dòng Chúa Thánh Thần ở Paraguay khi đã thành lập nhiều trường học, nhiều công trình phúc lợi và được vinh danh như là một nữ anh hùng của Paraguay. Dù là ngày lễ và người Paraguay rất ít chú trọng đến chuyện ma chay nhưng chúng tôi thấy rất nhiều giáo dân tham dự và trong số những người phúng viếng và tri ân vị Nữ tu quá cố này có những người đang là Hiệu trưởng các trường đại học danh tiếng của Paraguay, có những người đang làm việc trong chính phủ, có những người là cấp tướng, tá trong quân đội vì từng là học trò của vị Nữ tu này. Những lời tri ân ngắn ngủi của họ giúp chúng tôi hiểu hơn về những gì mình đang làm. Hôm nay Chúa Nhật XX thường niên A, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sống niềm tin. Chúa Giêsu đề cao lòng tin của người đàn bà xứ Canaan, tức là một người ngoại giáo. Trong một hoàn cảnh mà cái nhìn của con người có thể cho là tuyệt vọng, người Kitô hữu hơn bao giờ hết được mời gọi để nêu cao niềm tin của mình. Một trong những điều hẳn sẽ làm chúng ta ngỡ ngàng, đó là trên Thiên đàng, chúng ta sẽ gặp gỡ những người chúng ta chưa từng quen biết, ngay cả những người chưa một lần mang danh hiệu Kitô hay đặt chân đến nhà thờ. Xin Chúa gia tăng đức tin cho chúng con. Amen.
Paraguay, ngày 17 tháng 8 năm 2014 – Chúa Nhật XX Thường Niên A
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
Hội Thảo Quốc Tế về “VIVAT”
Tháng 8, tháng cao điểm của mùa Đông trước khi bươc qua mùa Xuân với những cơn mưa bất chợt và dai dẳng khiến các cha xứ ở vùng quê luôn nơm nớp lo lắng cho các hoạt động trong giáo xứ vì tháng 8 là tháng cao điểm của các ngày lễ bổn mạng trong các giáo họ và giáo điểm.
Đúng ngày lễ quan thầy các cha xứ Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê, chúng tôi tham dự một cuộc Hội Thảo Quốc Tế về “VIVAT” trọn một tuần lễ tại một co sở của Dòng ở Paraguay với sự tham dự của hơn 100 thành viên gồm linh mục, tu sĩ, giáo dân đang làm trong các tổ chức phi chính phủ đến từ nhiều nước, trong đó có người đến từ Mỹ, từ Thụy Sĩ, Brazil, Chi-lê, Argentina và dĩ nhiên là Paraguay vì là nước chủ nhà. Gần 100 tham dự viên ấy gồm có 15 quốc tịch khác nhau và đa số là các nhà truyền giáo. Từ Chi-lê, một linh mục gốc Việt cũng thuộc Dòng Ngôi Lời cũng đến tham dự nên chúng tôi có dịp gặp được đồng hương.
Thuật ngữ “VIVAT” có nguồn gốc từ tiếng La-tinh ‘vivire’ có nghĩa là “trao ban sự sống”. Điều này muốn diễn tả một ước vọng sâu xa về những gì hiện hữu là tất cả được sống, mọi người được quyền sống, mọi vật đều được sống. Đây là lời nguyện trên môi miệng hàng ngày của Thánh Arnold Jassen, Đấng Sáng Lập Dòng Truyền Giáo Ngôi Lời lúc sinh thời ngài thường hát : “ Vivat Deus Unos et Trinus in Cordibus Nostris” (Nguyện xin Chúa Ba Ngôi luôn ngự trị trong tâm hồn chúng con).
Nhìn biểu tượng đơn sơ nhưng đầy ý nghĩa của Logo VIVAT chúng ta cũng thấy được điều đó. Dưới chữ V là hình ba người đang ôm chầm lấy nhau, đón nhận và nâng đỡ nhau, và cả ba đều hướng nhìn về thế giới bên ngoài. Điều này diễn tả ước nguyện sự đồng hành và hiệp nhất. Trên chóp của chữ I là ba nhánh Ô-liu nở hoa muốn nói lên sự hy vọng và ước muốn một thế giới thay đổi.
Trong những ngày Hội Thảo này chúng tôi được các diễn giả đến từ New York (Mỹ), từ Ginebra (Thụy Sĩ) cũng như các chuyên viên trong nước trình bày về nhân quyền, về các hoạt động của Liên Hiệp Quốc, về các tổ chức dân sự… và được đối đáp tranh luận rất cởi mở vì các diễn giả sự dụng rất thông thạo nhiều thứ tiếng. Trước đây chúng tôi hiểu rất mù mờ về những điều trên đây vì nghĩ rằng linh mục truyền giáo không cần biết những chuyện được cho là “chính chị, chính em” mà chỉ biết rao giảng Lời Chúa và cử hành các bí tích là đủ. Tuy nhiên, linh mục truyền giáo trong thế kỷ XXI cần phải biết và học hỏi những điều như thế này để có thể áp dụng vào các Giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo cho đúng và giúp cho những người giáo dân Công Giáo biết sống đúng với tinh thần Tin Mừng mà không phải lúc nào tâm lý cũng sợ sệt vì “sự thật sẽ giải phóng chúng ta” (Xc. Ga 8,32). Quả thực chúng tôi đã học nhiều điều mới mẻ từ khóa Hội Thảo này.
Vài suy nghĩ qua các dịp lễ
Sau những ngày Hội Thảo đầy căng thẳng vì phải làm việc tối đa từ sáng đến tối cho hoàn thành sớm hơn dự định, chúng tôi lại trở về chốn xưa để làm việc.
Tháng 8 có nhiều dịp lễ đặc biệt của người dân Paraguay. Trong một thánh lễ bổn mạng của một cộng đoàn, có một cặp bô lão mừng Ngọc Khánh 60 năm hôn phối cùng với con cái cháu chắt quay quần, và hai người này còn rất phong độ mặc dầu đã bước qua tuổi 84. Chúng tôi đã mời cặp bô lão này đọc Sách Thánh, và sau bài giảng lại mời họ lặp lại lời tuyên hứa mà cách đó 60 năm họ đã thề hứa chung thủy suốt đời. Thật cảm phục những cặp vợ chồng đến tuổi gần đất xa trời mà sống với nhau thật ấm êm hạnh phúc. Trong khi đó, giới trẻ ngày nay bị tác động bởi nền công nghệ hiện đại nên họ yêu nhau tốc độ, cưới nhau tốc độ và li dị nhau cũng tốc độ vì họ quên đi nền tảng luân lý và tính cách bất khả phân ly của hôn nhân mà ngay từ đầu Tạo Hóa đã đặt vào tâm khảm của từng người khi nói về bí tích hôn phối. Chúng tôi rất cảm phục những đôi vợ chồng khi họ có những dịp kỷ niệm Kim Khánh, Ngân Khánh hay Ngọc Khánh hôn phối và chúng tôi luôn tranh thủ những dịp này để nói về đời sống hôn nhân gia đình nhằm khuyến khích giới trẻ biết noi theo những bậc ông bà vì chính ngay trong gia đình ruột thịt của chúng tôi đã xảy ra những chuyện không hay giữa những người thân của mình trong đời sống hôn nhân gia đình.
Cũng chính trong ngày lễ Mẹ Lên Trời này chúng tôi đến dâng lễ đồng tế vào buổi trưa cho một Nữ tu Dòng Chúa Thánh Thần (là Dòng em của Dòng Ngôi Lời) qua đời trước đó một ngày, và luật Paraguay chỉ cho phép 24 tiếng đồng hồ sau khi chết phải chôn cất. Vị Nữ tu này từng là một trong những người tiên phong của Dòng Chúa Thánh Thần ở Paraguay khi đã thành lập nhiều trường học, nhiều công trình phúc lợi và được vinh danh như là một nữ anh hùng của Paraguay. Dù là ngày lễ và người Paraguay rất ít chú trọng đến chuyện ma chay nhưng chúng tôi thấy rất nhiều giáo dân tham dự và trong số những người phúng viếng và tri ân vị Nữ tu quá cố này có những người đang là Hiệu trưởng các trường đại học danh tiếng của Paraguay, có những người đang làm việc trong chính phủ, có những người là cấp tướng, tá trong quân đội vì từng là học trò của vị Nữ tu này. Những lời tri ân ngắn ngủi của họ giúp chúng tôi hiểu hơn về những gì mình đang làm. Hôm nay Chúa Nhật XX thường niên A, sứ điệp Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta sống niềm tin. Chúa Giêsu đề cao lòng tin của người đàn bà xứ Canaan, tức là một người ngoại giáo. Trong một hoàn cảnh mà cái nhìn của con người có thể cho là tuyệt vọng, người Kitô hữu hơn bao giờ hết được mời gọi để nêu cao niềm tin của mình. Một trong những điều hẳn sẽ làm chúng ta ngỡ ngàng, đó là trên Thiên đàng, chúng ta sẽ gặp gỡ những người chúng ta chưa từng quen biết, ngay cả những người chưa một lần mang danh hiệu Kitô hay đặt chân đến nhà thờ. Xin Chúa gia tăng đức tin cho chúng con. Amen.
Paraguay, ngày 17 tháng 8 năm 2014 – Chúa Nhật XX Thường Niên A
Lm. Antôn Trần Xuân Sang, SVD
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Tai Chi
Nguyễn Đức Cung
21:15 17/08/2014
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Sáng ra thư giãn Tai Chi
Thân tâm an lạc, cần gì.. thuốc men.
(nđc)