Top Stories
Priest hunted, Catholic homes stoned: Assumption Day marked with massive protests in Vinh and Hanoi
J.B. An Dang
06:44 16/08/2009
Driving toward Xa Doai |
Walking toward Xa Doai |
Protesting police brutality |
Listening to their bishop |
Protesting at Thai Ha |
At the massive rally in front of the Bishopric of Vinh at Xa Doai, Nghe An on the Assumption Day, described by many as “historic” or “never seen in their life time”, Bishop Paul Maria Cao Dinh Thuyen thanked his flock for their union and communion and their support for the quest for justice of the diocese. He expressed how excited and happy he was to see “half a million of Cao Dinh Thuyen in the diocese of Vinh”, prompting a thunderous applause from the crowd at the gathering.
Days before the event, police in provinces of Quang Binh, Ha Tinh, and Nghe An had been put on high alert in the wake of huge protests joined by half a million of Vinh Catholics. In towns of Huong Khe, Dong Khe, and Ky Anh of Ha Tinh province, police had threatened coach bus drivers with severe punishments should they drive Catholics to Xa Doai. All of them had to cancel contracts already signed with local Catholics. However, the old trick didn't seem to be effective at the determination of these Catholics. Thousands of local Catholics had spent Friday night walking for tens of kilometers on National Highway 1 before they could catch buses to Xa Doai.
At dawn, National Highway 1 en route Xa Doai was packed with tens of thousands of motorbikes carrying Vatican flags. By 7 am local time, hundreds of thousands of Catholics had already gathered at the square in front of the Bishopric of Vinh with banners condemning the brutality of police and demanding the end of government persecutions. Right in front of the enormous altar hung a big banner which read “Praying for Tam Toa”.
Recent developments in Dong Hoi have shown a noticeable escalation in persecution against Tam Toa parishioners.
Police in Quang Binh have photographed local Catholic leaders and parishioners who have actively participated in Tam Toa activities including catechists, then posted flyers showing their photo at street corners and on telephone poles, so that hostile non-Catholics can recognize and attack them with impunity. A Catholic was reportedly terrorized by strangers so severely with his home broken into, his TV and other possessions vandalized, while police stood guard outside his home.
Some Catholics who owned business at the market also encountered interference and incitement by unknown gangsters throwing yard waste and trash at them, disrupting their way of life with such extreme hostility.
On Monday Aug. 10, police raided the house of a parishioner of Tam Toa who has reportedly had knowledge of his parish priest’s hide-out. He was forced to hand deliver a police summoning order to Fr. Peter Le Thanh Hong - his parish priest. Police threatened him with heavy consequences should he fail to comply or Fr. Peter Le would not show up before the deadline ended on Tuesday evening.
Police have charged Fr. Peter Le of “trampling on the laws of the country” and “inciting the faithful into the illegal constructing a house” on a historic site. The diocese of Vinh has serious concern for his safety because thugs have been roaming the streets calling for his death. But being safeguarded by his parishioners' sheer determination, he is still in a safe place as of now, refusing to present himself at Dong Hoi police department for safety reason. He and his parishioners concerned that he could be endangered should he be on his way to the meeting.
In another development, more than 3000 Catholics of Hanoi gathered at a park that local government had built hastily on the land of Hanoi Redemptorist Monastery to end Catholics’ protest that had last for more than a year.
Public protests began in January, 2008, after Thai Ha parishioners discovered that local government officials had secretly sold the land to other private owners. Protests first took place outside a surrounding brick wall, built decades ago, on which protesters have been hanging their icons and crosses, until the eve of the Feast of Our Lady of Assumption last year. After days of drenching rain, part of the wall collapsed on that fateful day. Foreseeing that other parts of the wall would soon collapse in a domino fashion, possibly causing injury to participants at the prayer vigils, parishioners removed several feet of the wall and moved the icons and statues to a more secure location.
State media called the action a rebellious act that needed to be punished immediately and severely. Within days, dozens of parishioners were jailed and 8 of them were tried three months later in a criminal court as a result of the rally.
The government bulldozed the wall and surrounding area shortly after the incident that gave rise to the charges, announcing that the area would now be converted into a public park.
Catholic activists revealed that every year, as long as the land has not been returned to them, they will light up the park with a Candlelight vigil on Assumption Night to commemorate the anniversary of the historic event, and to remind their children and all people of conscience the injustice that they are still facing.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên Đoàn CGVNHK Chúc Mừng Tu Hội Tận Hiến
LM. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
00:25 16/08/2009
Liên Đoàn CGVNHK Chúc Mừng Tu Hội Tận Hiến
Ngày 15/8/09
Kính gởi Cha Bề Trên Nguyễn Việt Hưng, Tu Hội Tận Hiến
Chúng con được tin vui vào ngày Chúa Nhật 16/8/09, Tu Hội Tận Hiến Truyền Giáo Nhập Thể sẽ mừng Ngọc Khánh (60 năm) kỷ niệm ngày Khai Sinh Tu Hội. Đồng thời quí Sơ Tận Hiến cũng sẽ mừng 20 năm hiện diện và phục vụ tại Orlando, Florida. Đại diện cho Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, chúng con xin được chúc mừng và chung vui cùng với Cha Bề Trên và toàn thể quý Cha và quý Tu Sĩ của Tu Hội trong ngày trọng đại này.
Chân thành tri ơn lòng quảng đại, sự hy sinh và phục vụ không mỏi mệt trong rất nhiều năm qua của Cha Bề Trên và tất cả quý Cha và quý Tu Sĩ của Tu Hội cho Thiên Chúa, Giáo Hội và tha nhân.
Chúng con nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống trên Tu Hội, để quý Cha và quý Tu Sĩ luôn được hăng say và trung tín trong các sứ vụ và các công việc mục vụ của mình.
Kính xin Cha Bề Trên chuyển lời chào thăm và thân ái chúc mừng của chúng con đến toàn thể quý Cha và Tu Sĩ.
Trân trọng,
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Ngày 15/8/09
Kính gởi Cha Bề Trên Nguyễn Việt Hưng, Tu Hội Tận Hiến
Chúng con được tin vui vào ngày Chúa Nhật 16/8/09, Tu Hội Tận Hiến Truyền Giáo Nhập Thể sẽ mừng Ngọc Khánh (60 năm) kỷ niệm ngày Khai Sinh Tu Hội. Đồng thời quí Sơ Tận Hiến cũng sẽ mừng 20 năm hiện diện và phục vụ tại Orlando, Florida. Đại diện cho Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, chúng con xin được chúc mừng và chung vui cùng với Cha Bề Trên và toàn thể quý Cha và quý Tu Sĩ của Tu Hội trong ngày trọng đại này.
Chân thành tri ơn lòng quảng đại, sự hy sinh và phục vụ không mỏi mệt trong rất nhiều năm qua của Cha Bề Trên và tất cả quý Cha và quý Tu Sĩ của Tu Hội cho Thiên Chúa, Giáo Hội và tha nhân.
Chúng con nguyện xin Thiên Chúa qua lời chuyển cầu của Đức Mẹ La Vang và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam chúc lành và ban nhiều hồng ân xuống trên Tu Hội, để quý Cha và quý Tu Sĩ luôn được hăng say và trung tín trong các sứ vụ và các công việc mục vụ của mình.
Kính xin Cha Bề Trên chuyển lời chào thăm và thân ái chúc mừng của chúng con đến toàn thể quý Cha và Tu Sĩ.
Trân trọng,
LM Giuse Nguyễn Thanh Liêm
Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ
Đức tân Giám Mục Giuse Nguyễn Năng trong chuyến viếng thăm giáo phận Phát Diệm
Lm. Giuse Phạm Ngọc Khuê
02:02 16/08/2009
PHÁT DIỆM - Ngày 25.07.09 là ngày lịch sử đáng ghi nhớ của giáo phận Phát Diệm: Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã bổ nhiệm linh mục Giuse Nguyễn Năng làm giám mục chính tòa giáo phận Phát Diệm.
Tin vui đến với mọi thành phần Dân Chúa của Phát Diệm, được biểu lộ bằng một tuần Cửu Nhật chầu phép lành Mình Thánh Chúa tại các giáo xứ để tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện đặc biệt cho đức cha tân nhiệm. Ngày Chúa nhật 25.07.09, hơn 400 quả chuông lớn nhỏ đồng loạt đổ hồi báo hiệu tin vui cho khắp giáo phận.
Ngày 27.07.09, phái đoàn của giáo phận Phát Diệm gồm: các linh mục, tu sỹ, chủng sinh, và giáo dân do đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Nguyên Giám Quản tông tòa Phát Diệm, làm trưởng đoàn trực chỉ Xuân Lộc, để chúc mừng và bày tỏ tình hiệp thông, vâng phục của con cái Phát Diệm đối với đức giám mục của mình. Cuộc hội kiến diễn ra trong bầu khí thân tình, ấm áp, kết thúc bằng bữa cơm tối thân mật của đại gia đình Phát Diệm xung quanh vị chủ chăn mới của giáo phận.
Để đáp lễ, Đức giám mục tân nhiệm Giuse Nguyễn Năng đã thực hiện một chuyến viếng thăm giáo phận từ ngày 10-13/08/09. Máy bay của đức cha đáp phi trường quốc tế Nội Bài hồi 11g45. Ra đón đức cha tại phi trường có đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Nguyên Giám Quản tông tòa Phát Diệm, hai cha Chánh, Phó đại diện đức cha giám quản. Phái đoàn tới chào thăm đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội và mừng Bổn Mạng đức cha Laurensô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá Hà Nội. Đoàn rời Hà Nội trực chỉ Phát Diệm và chừng 19g tới tòa giám mục Phát Diệm. Con cái Phát Diệm tại tòa giám mục đón rước đức cha, kính dâng ngài bó hoa tươi thắm đủ màu sắc nói lên tấm lòng kính trọng và quý mến dành cho đức cha ngay từ giây phút đầu tiên đức cha đặt chân tới Phát Diệm trong tư cách là chủ chăn của giáo phận.
Ngày 11.08.09, Đức cha giáo phận cùng đức cha nguyên Giám quản và có các linh mục Phát Diệm tháp tùng tới viếng thăm giáo xứ Hảo Nho. Cuộc viếng thăm này ghi đậm ý nghĩa biểu tượng. Hảo Nho (thời ấy gọi là làng Van No) là miền đất đầu tiên thuộc địa phận Phát Diệm được ghi dấu chân của vị thừa sai thời danh cha Alexandre De Rhodes (tên Việt Nam gọi là Đắc-Lộ). Trên đường từ Kinh Kỳ (tức Hà Nội ngày nay) trở về, cha Đắc-Lộ đã ghé Van No và rao giảng Tin Mừng ở đó. Từ Van No đạo thánh Chúa cứ mỗi ngày một lan rộng đạt tới một giáo đoàn vững mạnh là địa phận Phát Diệm được thành lập vào năm 1901. Viếng thăm Hảo Nho là trở về với cội nguồn, trở về với hồn truyền giáo của cha Đắc-Lộ. Đức cha viếng thăm Hảo Nho là muốn xác tín một lần nữa rằng: Phát Diệm chỉ thực sự là Phát Diệm khi dấn thân rao giảng Tin Mừng để làm cho vẻ đẹp của Thiên Chúa tiếp tục tỏa lan trên phần đất đã được trao phó cho Ngài và cho giáo đoàn Phát Diệm.
Địa điểm thứ hai Ngài chọn là dòng Mến Thánh Giá Lưu Phương Phát Diệm. Đức giám mục tiên khởi của Phát Diệm Alexandre Marcou (quen gọi là đức cha Thành) ngay sau khi nhận giáo phận đã lo liệu để dòng Mến Thánh Giá có mặt trong giáo phận. Ngài ý thức sứ mệnh tông đồ của các nữ tu Mến Thánh Giá. Hoa trái tông đồ của giáo phận một phần rất quan trọng nhờ sự đóng góp của các nữ tu. Trong cuộc gặp gỡ với các nữ tu, đức cha gởi lời chào thăm tới các nữ tu, khuyến khích họ trung thành với đoàn sủng đã lãnh nhận, hăng say cộng tác với giám mục trong hoạt động tông đồ. Chị Tổng phụ trách dâng lời chào mừng đức cha. Thay mặt cho các nữ tu, chị hứa vâng phục bản quyền giáo phận, cộng tác tích cực trong việc truyền giáo của giáo phận, cố gắng nhiều hơn nữa trong việc phục vụ lợi ích nhân sinh.
Hồi 11g, đức cha có cuộc gặp gỡ với linh mục đoàn Phát Diệm. Sau lời giới thiệu và thủ tục bàn giao của đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, nguyên Giám quản Phát Diệm, cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, nguyên Đại diện giám quản, thay mặt cho linh mục đoàn chúc mừng đức cha tân nhiệm, ngài bày tỏ niềm vui của giáo phận đối với việc bổ nhiệm của Tòa Thánh. Ngài cầu chúc đức cha giáo phận luôn bình an khỏe mạnh và tràn đầy ơn thánh Chúa. Ngài cùng với linh mục đoàn hứa vâng phục và sát cánh bên đức cha để xây dựng giáo phận ngày càng phát triển về mọi phương diện.
Đức cha giáo phận trong bài phát biểu của Ngài, đã bày tỏ niềm vui, và kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa trong cũng như ngoài giáo phận chung sức, chung lòng để đưa giáo phận tiến lên trong yêu thương và hiệp nhất.
Buổi chiều, đức cha đi thăm nhà thờ chính tòa, thăm nhà xứ Phát Diệm, thăm các cha hưu dưỡng tại nhà hưu Phát Diệm.
Ngày 12.08, phái đoàn Phát Diệm gồm: đức cha nguyên Giám quản làm trưởng đoàn, đức cha tân nhiệm và các cha trong giáo phận tháp tùng đến chào thăm và cảm ơn các cấp chính quyền tỉnh Ninh Bình, huyện Kim Sơn và thị trấn Phát Diệm. Các cuộc gặp gỡ diễn ra trong sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Đôi bên đều trao đổi trong tinh thần cởi mở và mong ước đóng góp phần mình vào sự thăng tiến dân sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chuyến thăm tiền trạm và đáp lễ của đức cha tân nhiệm đã để lại dấu ấn tích cực cho hàng giáo sỹ, tu sỹ, giáo dân và các cấp chính quyền tỉnh, huyện cũng như thị trấn Phát Diệm. Mọi người đều mong muốn ngày đức cha chính thức về nhận giáo phận và lễ tấn phong giám mục của Ngài được tốt đẹp. Hy vọng Phát Diệm trong triều đại giám mục của Ngài thực hiện được tiêu chí ngài đặt ra là “Hiệp thông và Phục vụ”. Mong thay!
Tin vui đến với mọi thành phần Dân Chúa của Phát Diệm, được biểu lộ bằng một tuần Cửu Nhật chầu phép lành Mình Thánh Chúa tại các giáo xứ để tạ ơn Thiên Chúa và cầu nguyện đặc biệt cho đức cha tân nhiệm. Ngày Chúa nhật 25.07.09, hơn 400 quả chuông lớn nhỏ đồng loạt đổ hồi báo hiệu tin vui cho khắp giáo phận.
Ngày 27.07.09, phái đoàn của giáo phận Phát Diệm gồm: các linh mục, tu sỹ, chủng sinh, và giáo dân do đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Nguyên Giám Quản tông tòa Phát Diệm, làm trưởng đoàn trực chỉ Xuân Lộc, để chúc mừng và bày tỏ tình hiệp thông, vâng phục của con cái Phát Diệm đối với đức giám mục của mình. Cuộc hội kiến diễn ra trong bầu khí thân tình, ấm áp, kết thúc bằng bữa cơm tối thân mật của đại gia đình Phát Diệm xung quanh vị chủ chăn mới của giáo phận.
Để đáp lễ, Đức giám mục tân nhiệm Giuse Nguyễn Năng đã thực hiện một chuyến viếng thăm giáo phận từ ngày 10-13/08/09. Máy bay của đức cha đáp phi trường quốc tế Nội Bài hồi 11g45. Ra đón đức cha tại phi trường có đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Nguyên Giám Quản tông tòa Phát Diệm, hai cha Chánh, Phó đại diện đức cha giám quản. Phái đoàn tới chào thăm đức cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội và mừng Bổn Mạng đức cha Laurensô Chu Văn Minh, Giám mục phụ tá Hà Nội. Đoàn rời Hà Nội trực chỉ Phát Diệm và chừng 19g tới tòa giám mục Phát Diệm. Con cái Phát Diệm tại tòa giám mục đón rước đức cha, kính dâng ngài bó hoa tươi thắm đủ màu sắc nói lên tấm lòng kính trọng và quý mến dành cho đức cha ngay từ giây phút đầu tiên đức cha đặt chân tới Phát Diệm trong tư cách là chủ chăn của giáo phận.
Ngày 11.08.09, Đức cha giáo phận cùng đức cha nguyên Giám quản và có các linh mục Phát Diệm tháp tùng tới viếng thăm giáo xứ Hảo Nho. Cuộc viếng thăm này ghi đậm ý nghĩa biểu tượng. Hảo Nho (thời ấy gọi là làng Van No) là miền đất đầu tiên thuộc địa phận Phát Diệm được ghi dấu chân của vị thừa sai thời danh cha Alexandre De Rhodes (tên Việt Nam gọi là Đắc-Lộ). Trên đường từ Kinh Kỳ (tức Hà Nội ngày nay) trở về, cha Đắc-Lộ đã ghé Van No và rao giảng Tin Mừng ở đó. Từ Van No đạo thánh Chúa cứ mỗi ngày một lan rộng đạt tới một giáo đoàn vững mạnh là địa phận Phát Diệm được thành lập vào năm 1901. Viếng thăm Hảo Nho là trở về với cội nguồn, trở về với hồn truyền giáo của cha Đắc-Lộ. Đức cha viếng thăm Hảo Nho là muốn xác tín một lần nữa rằng: Phát Diệm chỉ thực sự là Phát Diệm khi dấn thân rao giảng Tin Mừng để làm cho vẻ đẹp của Thiên Chúa tiếp tục tỏa lan trên phần đất đã được trao phó cho Ngài và cho giáo đoàn Phát Diệm.
Địa điểm thứ hai Ngài chọn là dòng Mến Thánh Giá Lưu Phương Phát Diệm. Đức giám mục tiên khởi của Phát Diệm Alexandre Marcou (quen gọi là đức cha Thành) ngay sau khi nhận giáo phận đã lo liệu để dòng Mến Thánh Giá có mặt trong giáo phận. Ngài ý thức sứ mệnh tông đồ của các nữ tu Mến Thánh Giá. Hoa trái tông đồ của giáo phận một phần rất quan trọng nhờ sự đóng góp của các nữ tu. Trong cuộc gặp gỡ với các nữ tu, đức cha gởi lời chào thăm tới các nữ tu, khuyến khích họ trung thành với đoàn sủng đã lãnh nhận, hăng say cộng tác với giám mục trong hoạt động tông đồ. Chị Tổng phụ trách dâng lời chào mừng đức cha. Thay mặt cho các nữ tu, chị hứa vâng phục bản quyền giáo phận, cộng tác tích cực trong việc truyền giáo của giáo phận, cố gắng nhiều hơn nữa trong việc phục vụ lợi ích nhân sinh.
Hồi 11g, đức cha có cuộc gặp gỡ với linh mục đoàn Phát Diệm. Sau lời giới thiệu và thủ tục bàn giao của đức cha Giuse Nguyễn Chí Linh, nguyên Giám quản Phát Diệm, cha Giuse Phạm Ngọc Khuê, nguyên Đại diện giám quản, thay mặt cho linh mục đoàn chúc mừng đức cha tân nhiệm, ngài bày tỏ niềm vui của giáo phận đối với việc bổ nhiệm của Tòa Thánh. Ngài cầu chúc đức cha giáo phận luôn bình an khỏe mạnh và tràn đầy ơn thánh Chúa. Ngài cùng với linh mục đoàn hứa vâng phục và sát cánh bên đức cha để xây dựng giáo phận ngày càng phát triển về mọi phương diện.
Đức cha giáo phận trong bài phát biểu của Ngài, đã bày tỏ niềm vui, và kêu gọi mọi thành phần Dân Chúa trong cũng như ngoài giáo phận chung sức, chung lòng để đưa giáo phận tiến lên trong yêu thương và hiệp nhất.
Buổi chiều, đức cha đi thăm nhà thờ chính tòa, thăm nhà xứ Phát Diệm, thăm các cha hưu dưỡng tại nhà hưu Phát Diệm.
Ngày 12.08, phái đoàn Phát Diệm gồm: đức cha nguyên Giám quản làm trưởng đoàn, đức cha tân nhiệm và các cha trong giáo phận tháp tùng đến chào thăm và cảm ơn các cấp chính quyền tỉnh Ninh Bình, huyện Kim Sơn và thị trấn Phát Diệm. Các cuộc gặp gỡ diễn ra trong sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Đôi bên đều trao đổi trong tinh thần cởi mở và mong ước đóng góp phần mình vào sự thăng tiến dân sinh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
Chuyến thăm tiền trạm và đáp lễ của đức cha tân nhiệm đã để lại dấu ấn tích cực cho hàng giáo sỹ, tu sỹ, giáo dân và các cấp chính quyền tỉnh, huyện cũng như thị trấn Phát Diệm. Mọi người đều mong muốn ngày đức cha chính thức về nhận giáo phận và lễ tấn phong giám mục của Ngài được tốt đẹp. Hy vọng Phát Diệm trong triều đại giám mục của Ngài thực hiện được tiêu chí ngài đặt ra là “Hiệp thông và Phục vụ”. Mong thay!
Phát phẩn thưởng Giáo lý tại giáo xứ Cầu Rầm
Tân Lập
18:21 16/08/2009
VINH - Sáng nay, 16/8/2009, Giáo xứ Cầu Rầm, Giáo phận Vinh đã tổ chức phát phần thưởng cho các em học sinh, các thầy cô giáo lý viên và các giáo họ đã có thành tích cao trong năm học Giáo lý 2008-2009.
Lễ trao giải năm nay được tổ chức nhằm vào dịp kết thúc hơn một năm học hỏi thư mục vụ 2008 của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về giáo dục Gia Đình Kitô Giáo, và cũng đúng vào dịp chuẩn bị cho năm thánh 2010, Giáo hội Việt Nam mừng kỷ niệm 150 năm thành lập hai Giáo Phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Đặc biệt ý nghĩa hơn, lễ phát thưởng này là đúng vào ngày mừng lễ Mẹ Linh Hồn và Xác lên trời, quan thầy Giáo phận. Tất cả như là một lời mời gọi, một lời nhắc nhở sâu sắc đối với thầy trò nói riêng và toàn thể giáo dân giáo xứ Cầu Rầm nói chung về tầm quan trọng của giáo dục Kitô giáo theo gương mẫu gia đình Nazarét.
Tinh thần đó được bộc lộ rõ nét trên từng khuôn mặt của những người tham dự, nhất là các thầy cô giáo lý viên và các em học sinh, thế hệ tương lai của giáo xứ và giáo phận. Niềm vui và niềm hy vọng đó được nhắc đi nhắc lại trong bài diễn văn khai mạc, bài báo cáo tổng kết và được cụ thể hoá trong những tấm bằng khen, những gói quà đầy ý nghĩa mà các em lãnh nhận. Phát biểu tại buổi lễ, linh mục quản hạt Fx.Ant Hoàng Sĩ Hướng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của việc giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ và tha thiết kêu gọi các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa đến việc dạy và học giáo lý của giáo xứ. Theo Ngài: “Chúng ta đừng nghĩ việc dạy học giáo lý chỉ là một việc bổn phận mà hơn thế nữa, phải coi đây là một quyền lợi to lớn của mỗi người Kitô hữu. Vì giáo dục Kitô giáo ngoài việc trang bị cho con người một vốn kiến thức đạo đời, mà còn giáo dục con người có một lương tâm ngay thẳng, biết phân biệt phải trái, biết làm lành lãnh dữ, biết tôn trọng và bảo vệ sự thật... trước một xã hội mà dường như luân thường đạo lý bị đảo lộn...”
Thật khó có thể cầm được nước mắt cảm động khi chứng kiến các em học sinh rơi lệ nhưng môi vẫn nở nụ cười khi trên tay nhận những phần quà gói trọn tâm tình của giáo xứ. Những giọt nước mắt là sự báo đáp tình thương công ơn to lớn của cha mẹ, thầy cô và giáo xứ; những nụ cười là niềm vui mừng “chiến thắng” sau một năm vất vả đèn sách.
Được biết hiện nay giáo xứ Cầu Rầm có 5463 giáo dân, chia thành 10 giáo họ: Cầu Rầm, Vĩnh Mỹ, Mỹ Hậu, Xuân Am, Yên Pháp, Vĩnh Giang, Trung Mỹ, Yên Duệ, Tân Yên và Yên Xá. Năm học 2008-2009 Cầu Rầm có 88 giáo lý viên, 1254 em học sinh và được chia thành các khối, các lớp theo chương trình giáo lý của địa phận. Tại buổi lễ hôm nay không phải tất cả các em đều được nhận phần thưởng nhưng chắc chắn ai cũng nhận được những tâm tình quý báu của cha xứ, giáo xứ, các giáo lý viên và các bậc phụ huynh gửi gắm.
Lễ trao giải năm nay được tổ chức nhằm vào dịp kết thúc hơn một năm học hỏi thư mục vụ 2008 của Hội Đồng Giám mục Việt Nam về giáo dục Gia Đình Kitô Giáo, và cũng đúng vào dịp chuẩn bị cho năm thánh 2010, Giáo hội Việt Nam mừng kỷ niệm 150 năm thành lập hai Giáo Phận Đàng Trong và Đàng Ngoài, 50 năm thành lập hàng Giáo Phẩm Việt Nam. Đặc biệt ý nghĩa hơn, lễ phát thưởng này là đúng vào ngày mừng lễ Mẹ Linh Hồn và Xác lên trời, quan thầy Giáo phận. Tất cả như là một lời mời gọi, một lời nhắc nhở sâu sắc đối với thầy trò nói riêng và toàn thể giáo dân giáo xứ Cầu Rầm nói chung về tầm quan trọng của giáo dục Kitô giáo theo gương mẫu gia đình Nazarét.
Tinh thần đó được bộc lộ rõ nét trên từng khuôn mặt của những người tham dự, nhất là các thầy cô giáo lý viên và các em học sinh, thế hệ tương lai của giáo xứ và giáo phận. Niềm vui và niềm hy vọng đó được nhắc đi nhắc lại trong bài diễn văn khai mạc, bài báo cáo tổng kết và được cụ thể hoá trong những tấm bằng khen, những gói quà đầy ý nghĩa mà các em lãnh nhận. Phát biểu tại buổi lễ, linh mục quản hạt Fx.Ant Hoàng Sĩ Hướng đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của việc giáo dục đức tin cho thế hệ trẻ và tha thiết kêu gọi các bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa đến việc dạy và học giáo lý của giáo xứ. Theo Ngài: “Chúng ta đừng nghĩ việc dạy học giáo lý chỉ là một việc bổn phận mà hơn thế nữa, phải coi đây là một quyền lợi to lớn của mỗi người Kitô hữu. Vì giáo dục Kitô giáo ngoài việc trang bị cho con người một vốn kiến thức đạo đời, mà còn giáo dục con người có một lương tâm ngay thẳng, biết phân biệt phải trái, biết làm lành lãnh dữ, biết tôn trọng và bảo vệ sự thật... trước một xã hội mà dường như luân thường đạo lý bị đảo lộn...”
Thật khó có thể cầm được nước mắt cảm động khi chứng kiến các em học sinh rơi lệ nhưng môi vẫn nở nụ cười khi trên tay nhận những phần quà gói trọn tâm tình của giáo xứ. Những giọt nước mắt là sự báo đáp tình thương công ơn to lớn của cha mẹ, thầy cô và giáo xứ; những nụ cười là niềm vui mừng “chiến thắng” sau một năm vất vả đèn sách.
Được biết hiện nay giáo xứ Cầu Rầm có 5463 giáo dân, chia thành 10 giáo họ: Cầu Rầm, Vĩnh Mỹ, Mỹ Hậu, Xuân Am, Yên Pháp, Vĩnh Giang, Trung Mỹ, Yên Duệ, Tân Yên và Yên Xá. Năm học 2008-2009 Cầu Rầm có 88 giáo lý viên, 1254 em học sinh và được chia thành các khối, các lớp theo chương trình giáo lý của địa phận. Tại buổi lễ hôm nay không phải tất cả các em đều được nhận phần thưởng nhưng chắc chắn ai cũng nhận được những tâm tình quý báu của cha xứ, giáo xứ, các giáo lý viên và các bậc phụ huynh gửi gắm.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nghe lời tuyên bố của Đức GM Cao Đình Thuyên: ''Giáo Hội không bạo động, Giáo Hội không nổi dậy, Giáo Hội chỉ đòi chân lí, đòi công bình''
PV Xã Đoài
05:00 16/08/2009
Mừng đại lễ, hướng về Tam Tòa
Đoàn Xuân Lộc - BBC
05:41 16/08/2009
Mừng đại lễ, hướng về Tam Tòa
Đối với các giáo dân giáo phận Vinh, ngày 15 tháng 8 là một ngày lễ lớn vì đó là ngày lễ Đức Mẹ (Maria Hồn Xác) Lên Trời, Quan Thầy hay Bổn Mạng của giáo phận.
Với người Công giáo, hay một xứ họ, xứ đạo, giáo phận nào... ai cũng chọn, hay được chọn, một vị thánh làm người bảo hộ.
Ngày lễ của vị thánh đó gọi là ngày lễ quan thầy, hay lễ bổn mạng. Và ngày lễ đó luôn là một dịp rất vui cho những người, xứ họ, giáo phận … chọn vị thánh đó.
Nhưng với những gì xảy ra cho linh mục và giáo dân Tam Tòa trong những ngày qua, Giáo phận Vinh ‘mừng lễ’ quan thầy với một tâm trạng và tâm tình đặc biệt.
Hành hương về Xã Đoài
Kể từ khi biến cố Tam Tòa xảy ra, giáo phận Vinh luôn sôi sục, sôi động. Cả hàng vạn con tim trong Giáo phận đều hướng lòng về Tam Tòa.
Những buổi cầu nguyện cho những anh chị em giáo dân Tam Tòa được đồng loạt tổ chức tại 19 nhà thờ giáo hạt (Chủ nhật 26/07), tại gần 170 giáo xứ trên toàn giáo phận (Chủ nhật 02/08 và 09/08).
Trong những dịp đó, với những băng rôn, biểu ngữ, và cờ trắng vàng (cờ Giáo hội) trên tay, các giáo dân đã tuôn nhau đổ về các nhà thờ giáo hạt, giáo xứ.
Ngoài những buổi cầu nguyện được tổ chức quy mô, trong suốt hơn ba tuần qua, tại các giáo xứ, giáo hạt luôn có những buổi thắp nến cầu nguyện cho anh chị em Tam Tòa.
Nhưng quy mô của những ‘cuộc xuống đường’ đó vẫn thua xa ‘cuộc hành hương’ ngày thứ Bảy 15/08 này.
Trong những cuộc ‘xuống đường’ lần trước, giáo dân chỉ tập trung về các nhà thờ của giáo hạt, giáo xứ. Còn hôm nay, giáo dân Vinh thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sẽ quy tụ về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài – nhà thờ chính của giáo phận để ‘mừng lễ’.
Những buổi tập trung cầu nguyện ở mỗi điểm trong những lần trước, cao nhất chỉ có khoảng 30 hoặc 40 ngàn người. Còn con số người về dự lễ tại Xã Đoài hôm nay, ước tính có thể đến hơn 200 ngàn người.
Kể từ chiếu tối thứ Sáu, giáo dân đã lần lượt kéo về Xã Đoài. Và từ sáng sớm hôm nay, từng đoàn người, từng đoàn xe lũ, với cờ trắng và băng rôn, khẩu hiệu đổ về Xã Đoài, Nghi Lộc.
Vào lúc 8h30 – lúc thánh lễ bắt đầu, đoạn đường 3km từ quốc lộ 1 vào nhà thờ chính tòa đã tắc nghẽn. Và chắc chắn có nhiều người trong số họ không thể vào tận trong quảng trường để tham dự thánh lễ.
Nhưng với họ, cũng như bao nhiêu người giáo dân Vinh khác, vì nhiều lý do khác nhau chưa kịp hay không thể có mặt trong quảng trường vào lúc thánh lễ bắt đầu hôm nay, được có mặt trong đám đông, được hiệp thông, được mừng lễ với giáo phận lúc này là một vinh dự, vinh hạnh cho họ.
Một điểm khác làm cho thánh lễ Quan Thầy hôm nay đặc biệt là có sự hiện diện của vị chủ chăn của mình.
Trong những ngày nóng bỏng vừa qua, vì có chuyến công du Âu - Mỹ, Đức Cha Phao lô Cao Đình Thuyên, Giám mục giáo phận không ở bên các linh mục và giáo dân của mình. Đây là lần đầu tiên kể từ khi biến cố Tam Tòa xẩy ra, Ngài được ở bên cạnh linh mục và giáo dân của mình trong một đại lễ như hôm nay.
Về nhà thờ Chính Tòa mừng lễ Quan thầy hôm nay cũng là dịp để tất cả các linh mục quây quần bên vị chủ chăn cũng như giáo dân của mình để hiệp thông, chia sẻ và cầu nguyện cho giáo phận, cho Tam Tòa, trong những ngày đau thương này.
Hướng lòng về Tam Tòa
Cũng vì biến cố Tam Tòa, mà thánh lễ Quan Thầy của giáo phận Vinh hôm nay diễn ra trong một tâm trạng vui buồn lẫn lộn.
Đồng loạt hành hương về trung tâm của giáo phận để mừng lễ Quan Thầy, nhưng cả hàng vạn con tim của giáo phận Vinh lại hướng lòng về Tam Tòa.
Nếu không vì Tam Tòa, con số người về dự lễ Quan Thầy không đông như vậy. Nếu không phải vì những gì đang diễn ra cho Tam Tòa, lòng người giáo dân Vinh sẽ không rạo rực, hồ hởi nhưng cũng đau nặng như thế.
Đó cũng là lý do các tấm băng rôn, khẩu hiệu, được dán trên xe, cầm trên tay giáo dân đều liên quan đến Tam Tòa. Chẳng hạn: “Tất cả vì Tam Toà”, “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị chính quyền công an Quảng Bình đánh đập dã man và bẳt giữ”, “Công lý sẽ đẩy lùi bất công” …
Có thể nói chưa bao giờ giáo phận Vinh lại sôi sục, sôi động với biết bao nhiêu biến cố như lúc này.
Với số giáo dân là 466.497, Vinh là giáo phận có số giáo dân đông thứ ba ở Việt Nam, sau giáo phận Xuân Lộc và thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo phận có 19 hạt, 166 giáo xứ nằm trên địa bàn ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, và Quảng Bình. Tại ba tỉnh này, hầu như ở huyện, xã nào cũng có các giáo xứ, giáo họ.
Vì lý do an ninh, các giáo xứ của giáo phận Vinh nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sẽ mừng lễ Quan Thầy tại giáo xứ của mình.
Đoàn Xuân Lộc
Nghiên cứu sinh tôn giáo gốc Vinh
Đối với các giáo dân giáo phận Vinh, ngày 15 tháng 8 là một ngày lễ lớn vì đó là ngày lễ Đức Mẹ (Maria Hồn Xác) Lên Trời, Quan Thầy hay Bổn Mạng của giáo phận.
Với người Công giáo, hay một xứ họ, xứ đạo, giáo phận nào... ai cũng chọn, hay được chọn, một vị thánh làm người bảo hộ.
Ngày lễ của vị thánh đó gọi là ngày lễ quan thầy, hay lễ bổn mạng. Và ngày lễ đó luôn là một dịp rất vui cho những người, xứ họ, giáo phận … chọn vị thánh đó.
Nhưng với những gì xảy ra cho linh mục và giáo dân Tam Tòa trong những ngày qua, Giáo phận Vinh ‘mừng lễ’ quan thầy với một tâm trạng và tâm tình đặc biệt.
Hành hương về Xã Đoài
Kể từ khi biến cố Tam Tòa xảy ra, giáo phận Vinh luôn sôi sục, sôi động. Cả hàng vạn con tim trong Giáo phận đều hướng lòng về Tam Tòa.
Những buổi cầu nguyện cho những anh chị em giáo dân Tam Tòa được đồng loạt tổ chức tại 19 nhà thờ giáo hạt (Chủ nhật 26/07), tại gần 170 giáo xứ trên toàn giáo phận (Chủ nhật 02/08 và 09/08).
Trong những dịp đó, với những băng rôn, biểu ngữ, và cờ trắng vàng (cờ Giáo hội) trên tay, các giáo dân đã tuôn nhau đổ về các nhà thờ giáo hạt, giáo xứ.
Ngoài những buổi cầu nguyện được tổ chức quy mô, trong suốt hơn ba tuần qua, tại các giáo xứ, giáo hạt luôn có những buổi thắp nến cầu nguyện cho anh chị em Tam Tòa.
Nhưng quy mô của những ‘cuộc xuống đường’ đó vẫn thua xa ‘cuộc hành hương’ ngày thứ Bảy 15/08 này.
Trong những cuộc ‘xuống đường’ lần trước, giáo dân chỉ tập trung về các nhà thờ của giáo hạt, giáo xứ. Còn hôm nay, giáo dân Vinh thuộc hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sẽ quy tụ về nhà thờ Chính tòa Xã Đoài – nhà thờ chính của giáo phận để ‘mừng lễ’.
Những buổi tập trung cầu nguyện ở mỗi điểm trong những lần trước, cao nhất chỉ có khoảng 30 hoặc 40 ngàn người. Còn con số người về dự lễ tại Xã Đoài hôm nay, ước tính có thể đến hơn 200 ngàn người.
Kể từ chiếu tối thứ Sáu, giáo dân đã lần lượt kéo về Xã Đoài. Và từ sáng sớm hôm nay, từng đoàn người, từng đoàn xe lũ, với cờ trắng và băng rôn, khẩu hiệu đổ về Xã Đoài, Nghi Lộc.
Vào lúc 8h30 – lúc thánh lễ bắt đầu, đoạn đường 3km từ quốc lộ 1 vào nhà thờ chính tòa đã tắc nghẽn. Và chắc chắn có nhiều người trong số họ không thể vào tận trong quảng trường để tham dự thánh lễ.
Nhưng với họ, cũng như bao nhiêu người giáo dân Vinh khác, vì nhiều lý do khác nhau chưa kịp hay không thể có mặt trong quảng trường vào lúc thánh lễ bắt đầu hôm nay, được có mặt trong đám đông, được hiệp thông, được mừng lễ với giáo phận lúc này là một vinh dự, vinh hạnh cho họ.
Một điểm khác làm cho thánh lễ Quan Thầy hôm nay đặc biệt là có sự hiện diện của vị chủ chăn của mình.
Trong những ngày nóng bỏng vừa qua, vì có chuyến công du Âu - Mỹ, Đức Cha Phao lô Cao Đình Thuyên, Giám mục giáo phận không ở bên các linh mục và giáo dân của mình. Đây là lần đầu tiên kể từ khi biến cố Tam Tòa xẩy ra, Ngài được ở bên cạnh linh mục và giáo dân của mình trong một đại lễ như hôm nay.
Về nhà thờ Chính Tòa mừng lễ Quan thầy hôm nay cũng là dịp để tất cả các linh mục quây quần bên vị chủ chăn cũng như giáo dân của mình để hiệp thông, chia sẻ và cầu nguyện cho giáo phận, cho Tam Tòa, trong những ngày đau thương này.
Hướng lòng về Tam Tòa
Cũng vì biến cố Tam Tòa, mà thánh lễ Quan Thầy của giáo phận Vinh hôm nay diễn ra trong một tâm trạng vui buồn lẫn lộn.
Đồng loạt hành hương về trung tâm của giáo phận để mừng lễ Quan Thầy, nhưng cả hàng vạn con tim của giáo phận Vinh lại hướng lòng về Tam Tòa.
Nếu không vì Tam Tòa, con số người về dự lễ Quan Thầy không đông như vậy. Nếu không phải vì những gì đang diễn ra cho Tam Tòa, lòng người giáo dân Vinh sẽ không rạo rực, hồ hởi nhưng cũng đau nặng như thế.
Đó cũng là lý do các tấm băng rôn, khẩu hiệu, được dán trên xe, cầm trên tay giáo dân đều liên quan đến Tam Tòa. Chẳng hạn: “Tất cả vì Tam Toà”, “Cầu nguyện cho giáo dân Tam Toà bị chính quyền công an Quảng Bình đánh đập dã man và bẳt giữ”, “Công lý sẽ đẩy lùi bất công” …
Có thể nói chưa bao giờ giáo phận Vinh lại sôi sục, sôi động với biết bao nhiêu biến cố như lúc này.
Với số giáo dân là 466.497, Vinh là giáo phận có số giáo dân đông thứ ba ở Việt Nam, sau giáo phận Xuân Lộc và thành phố Hồ Chí Minh.
Giáo phận có 19 hạt, 166 giáo xứ nằm trên địa bàn ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, và Quảng Bình. Tại ba tỉnh này, hầu như ở huyện, xã nào cũng có các giáo xứ, giáo họ.
Vì lý do an ninh, các giáo xứ của giáo phận Vinh nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Bình sẽ mừng lễ Quan Thầy tại giáo xứ của mình.
Đoàn Xuân Lộc
Nghiên cứu sinh tôn giáo gốc Vinh
Linh Địa Đức Bà tỏa sáng lửa đấu tranh đòi công lý
CTV. C.Ss.R
08:10 16/08/2009
Linh điạ Đức Bà tối 15/8/2009 |
Cầu cho công lý được hiển trị |
Còn nhớ giờ này một năm trước đây, khi chính quyền Hà Nội rắp tâm chia chác khu đất 178 Nguyễn Lương Bằng, giáo dân Thái Hà đã khẳng khái cất tiếng nói công lý, đã dùng ánh sáng ngọn nến và lời cầu nguyện thắp soi vào góc khuất của một xã hội đầy bạo quyền. Dù cho mảnh đất thiêng 178 Nguyễn Lương Bằng đã bị bắt buộc trở thành công viên 1/6, thì ánh sáng chân lý và công lý vẫn sáng ngời và tiếp tục âm ỉ cháy, để đến hôm nay, nó lại được thắp lên, khêu lại những bước đi anh dũng đã làm nên sự kiện Thái Hà.
Tối nay, dưới cơn mưa và tiết trời u ám, hàng ngàn ngọn nến được thắp lên làm cho linh địa Đức Bà trở nên lung linh huyền ảo. Lời kinh, lời nguyện vang lên trong đêm khuya, trong bóng tối khiến cả ngàn con tim bồi hồi xúc động. Lời hát “Mẹ ơi, đoái thương quê hương Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn…” vang giữa linh địa, sao linh thiêng, sao chua xót, nhưng cũng rất dịu ngọt. Cả một khung trời nhờ ánh nến trở nên bừng sáng. Bầu khí linh thiêng chợt ùa về. Tấm lòng dân Chúa như mở ra cho một cuộc sống tâm linh mãnh liệt. Nhiều giọt nước mắt đã nhỏ xuống cùng rơi với những giọt sáp ong cháy dở. Tiếng thổn thức chợt ào vỡ mong chờ. Chờ mong cho đất nước, quê hương được đổi mới, thoát ách bạo tàn. Chờ mong cho công lý được hiển trị, cho tôn giáo được tự do và cho các tài sản của Giáo hội đang bị chiếm dụng mau được trả về cho Giáo hội đúng với sự thật và lễ công bằng.
Không ai bảo ai, cả đoàn người hừng hực tiến bước. Hình ảnh Mẹ Công Lý và hôm nay Mẹ về Trời trở thành niềm cảm hứng và hy vọng cho dân Chúa bước đi, hy vọng rằng: “Công lý và sự thật sẽ chiến thắng.”
''Quần chúng tự phát'' tấn công: Đồng bào hãy kiện quan chức nhà nước
Ls. Trần Thanh Hiệp & Việt Long RFA
13:38 16/08/2009
Việc tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc bi đập phá và bao vây, giáo dân giáo xứ Tam Tòa ở Đồng Hới bị hành hung, đả thương và đàn áp đã gây ra một xúc động lớn trong dư luận cả ở trong lẫn ở ngoài nước.Về mặt sự kiện thì đó là những hiện tượng của một tình trạng không có luật pháp. Nhưng khi xảy ra dưới một chế độ có tên gọi “pháp quyền” thì người ta phải đặt câu hỏi đâu là pháp luật?.Việt Long phỏng vấn Luật sư Trần Thanh Hiệp, chủ tịch Trung Tâm Việt Nam về Nhân quyền, trụ sở đặt tại Paris, để tìm hiểu ý kiến của ông về vấn đề này:
Chính sách phi nhân quyền, phi dân quyền
Việt Long: Kính chào Luật sư Trần Thanh Hiệp. Xin ông cho biết đứng về mặt nhân quyền ông nhận định ra sao về những gì đã xảy ra tại tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng và tại giáo xứ Tam Tòa ở Đồng Hới?
LS Trần Thanh Hiệp: Nói chung thì, như tôi trước đây đã có rất nhiều dịp trình bày trên làn sóng của Đài, chính sách không dời đổi của nhà cầm quyền đảng trị Hà Nội là phi nhân quyền về mặt pháp lý và đàn áp nhân quyền về mặt chính trị. Do đó, những gì đã diễn ra tại tu viện Bát Nhã cũng như ở giáo xứ Tam Tòa chính là hậu quả đương nhiên và lặp đi lặp lại của chính sách ấy. Tôi xin không mất công nhắc lại những lời tố cáo mạnh mẽ hay những lời khuyến cáo xây dựng nhưng không thay đổi được gì. Cho nên ngoài việc lấy thái độ phản đối và lên án bằng thuần lý luận, tôi muốn tìm cách thực tế giúp cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền có hệ thống và qui mô đang diễn ra ở trong nước.
Kiện trực tiếp quan chức Nhà nước
Việt Long: Vậy theo luật sư có cách nào để cải thiện không?
LS Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, không nên mất thêm thời giờ kéo dài những cuộc đối thoại thuần túy về luật học. Hai hệ thống pháp luật dân chủ tự do và độc tài đảng trị đã và vẫn đang hoàn toàn khác nhau, từ tinh thần đến văn tự. Vài năm nay, tôi nhận thấy nhà cầm quyền Hà Nội không đủ lý lẽ để thuyết phục mà tranh thắng, nên đã lấy thái độ không đối thoại, chỉ khẳng định một chiều đòi mọi người phải coi pháp luật phi nhân quyền của mình là có giá trị tuyệt đối gọi là “pháp quyền”. Ai không theo pháp luật của họ thì đương nhiên bị kết tội là phạm pháp. Cho nên lý luận bằng kiến thức chuyên môn của một nhà luật học chỉ vô ích. Hăy đặt mình vào hoàn cảnh thực tế của một người dân thường, thấp cổ bé miệng trước một bộ máy kìm kẹp khổng lồ. Để tìm xem trong vòng vây dày đặc và nghiêm mật ấy, người dân phải sử sự ra sao để tự vệ, nếu chưa có khả thế thay đổi số phận. Và tôi thấy có cách để họ có thể tự vệ.
Việt Long: Nhưng cũng phải là cách khả thi trong tình trạng không cân xứng giữa Nhà nước và người dân?
LS Trần Thanh Hiệp: Tất nhiên phải giúp người dân ra khỏi tình thế không cân xứng. Phải dựa vào luật pháp hiện hành, tìm những kẽ hở rồi từ đó làm thay đổi thế không cân xứng thành thế cân xứng. Muốn vậy, không có cách nào khác ngoài cách vô đơn kiện thẳng trước tòa án, buộc tòa án phải áp dụng không phải luật của quốc tế nữa mà là luật của chính Nhà nước để ngăn không cho các cơ quan chức năng nhắm mắt làm ngơ hay ném đá dấu tay. Kiện nhân viên chức năng vì họ đã nại cớ nhân dân bức xúc, hay xã hội đen, mà ngang nhiên để mặc cho an ninh bản thân, của cải, danh dự người dân bị công khai xâm phạm ngay trước mắt họ. Họ không được phép làm như thế nhưng họ đã làm nên phải kiện họ đã phạm tội chức vụ như đã được dự liệu trong Bộ luật Hình sự và bị trừng phạt cũng theo bộ luật ấy.
Việt Long: Chúng tôi hiểu là LS nói tới hình thức kiện tụng trực tiếp nhân viên công quyền phạm tội chức vụ, khác với những vụ kiện nhân viên hành chính như trước đây. Nhưng liệu người dân có đủ trình độ và khả năng chuyên môn để kiện như vậy không?
LS Trần Thanh Hiệp: Có nhiều lý do để tin rằng người dân đủ sức kiện cơ quan chức năng hữu quan của Nhà nước. Trước hết, rõ ràng là có rất nhiều điều khoản trong Bộ luật hình sự cho phép người dân kiện quan chức Nhà nước đàn áp dân. Chỉ cần vô đơn kiện để khởi động quyền công tố là tòa án phải xét xử. Dĩ nhiên, sau đó tòa án xét xử ra sao lại là một vấn đề khác, tòa án sẽ phải chịu trách nhiệm, Nhà nước sẽ phải trả lời trước dư luận quốc tế vì không áp dụng luật của chính mình. Về phần người dân không thể chỉ kêu oan rồi chờ đợi một cách vô vọng sự giúp đỡ của luật sư hay của quốc tế. Chính vì lo ngại trước việc quan chức của mình có thể bị dân kiện nên Nhà nước đã thẳng tay đàn áp các luật sư có tinh thần và can đảm bênh dân bị đàn áp. Còn về mặt quốc tế, Nhà nước dù có bị ít thiệt hại nhưng cũng phải nhượng bộ để xoa dịu dư luận trong khi đợi cơ hội tìm hình thức đàn áp mới. Sau hết, nếu dân chúng đồng loạt hành xử quyền kiện quan chức Nhà nước thì ít ra cũng một phần nào làm chùn tay đàn áp.
Việt Long: Nhưng nếu tòa án không chịu xử hay có xử thì cũng bác đơn như đã thấy xảy ra rồi…
LS Trần Thanh Hiệp: Đúng là sự việc sẽ còn xảy ra như thế nữa nhưng không phải là vô ích. Vì nhà cầm quyền Hà Nội sẽ tích lũy những hành vi cai trị khinh miệt công lý để sau cùng phải trả giá rất đắt cho việc họ đã leo tới đỉnh cao của độc tài đảng trị phi nhân quyền, phi dân quyền.
Cơ sở pháp lý của Bộ luật Hình sự và Tố tụng
Việt Long: Bữa trước luật sư có nói rằng theo luật sư thì người dân nếu bị đàn áp oan ức có thể kiện quan chức Nhà nước ở trước tòa án hình. Ý kiến này của luật sư làm nhớ lại cách đây không lâu tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã kiện Thủ tướng Dũng nhưng tòa trả lại đơn kiện không xét. Luật sư có thể cho biết liệu có gì bảo đảm rằng việc kiện luật sư nêu trên sẽ được tòa án xét xử hay không?
LS Trần Thanh Hiệp: Tôi xin không bàn nhiều về đơn của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Dũng. Tôi chỉ có hai nhận xét ngắn. Một, ở các nước dân chủ quyền kiện quan chức Nhà nước rất bình thường và phổ cập, như ở Pháp chẳng hạn thì quyền này đã có từ mấy thế kỷ nay rồi. Hai, việc ông chánh án gửi trả đơn kiện của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bằng văn thư theo tôi thật là kỳ cục nếu không nói là khá khôi hài. Trả lại đơn thì cũng đã phải coi đơn và xem xét các thỉnh cầu trong đơn rồi hoặc chấp đơn hay bác đơn đều phải viện dẫn lý do dưới hình thức một phán quyết. Chứ không phải một mình ông chánh án quyết định khơi khơi gửi thư trả lại đơn. Tức là nên hiểu ngầm rằng tòa đã bác đơn mà không nói ra hay không dám xử mà không thú nhận. Ở đây, thủ tục kiện mà tôi nêu lên khác hẳn với thủ tục trong vụ kiện của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Thủ tục này không phải là đi vái tứ phương để cầu may mà dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc của chế độ là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự để thực hiện công lý.
Việt Long: Vậy theo luật sư thì đó là những cơ sở nào?
LS Trần Thanh Hiệp: Đó là 137 điều khoản của Bộ luật Hình sự dự liệu và trừng phạt 137 tội phạm về chức vụ nếu có đơn kiện thì phải áp dụng các điều khoản liên hệ của Bộ luật Tố tụng hình sự để xét xử. Không phải một cách tùy tiện mà như Lời nói đầu cũng như điều khoản cơ bản của Bộ Luật Hình sự đã ghi rõ là phải “công minh theo đúng pháp luật” để “bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân….hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Việt Long: Cụ thể, luật sư có nghĩ rằng những cơ sở pháp lý đó đã thật sự dự liệu việc xét xử và trị tội các quan chức Nhà nước không?
Diễn lại trò đấu tố?
LS Trần Thanh Hiệp: Rõ ràng là có dự liệu tội phạm và hình phạt vì Bộ luật hình sự có hai chương nói về những tội phạm về chức vụ. Điều 277 của Bộ luật Hình sự định nghĩa tội phạm về chức vụ là “hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ”. Trong hai biến cố ở tu viện Bát Nhã và giáo xứ Tam Tòa một loạt những hành động phạm pháp đã công khai diễn ra. Từ nhẹ như chửi bới tục tĩu đến nghiêm trọng như phá hủy tài sản, gây thương tích nặng, xâm phạm an ninh nhân thân của tăng ni, linh mục, giáo dân. Đáng lẽ những nhân viên công lực có mặt ở hiện trường phải kịp thời thực hiện đúng đắn hoạt động của cơ quan hữu trách bảo vệ an ninh cho các nạn nhân và duy trì trật tự xã hội. Nhưng họ lại giữ thái độ bất động rồi nại cớ đó là phản ứng của nhân dân bức xúc trước những hoạt động tôn giáo chỉ có tính cách nghi lễ phụng tự. Rồi lại còn đổ tội cho cái gọi là “xã hội đen”. Không rõ có phải là xã hội đen thật hay không hay chỉ là xã hội đen giả. Nhưng đã là Nhà nước pháp quyền thì không thể để cho dân chúng diễn lại trò đấu tố thời vô sản chuyên chính. Còn xã hội đen dù thật hay giả thì viên chức hữu trách cũng có nghĩa vụ phải phòng ngừa, phải can thiệp ngay ở hiện trường và nhất là phải truy cứu trách nhiệm hình sự của những kẻ phạm pháp. Rõ ràng là ở tu viện Bát Nhã cũng như ở nhà thờ Tam Tòa, quan chức Nhà nước đã không làm tròn, thậm chí còn làm sai chức vụ. Vậy phải đặt vấn đề tìm trách nhiệm hình sự của họ. Vô đơn kiện họ là để cho tòa án xét xem họ có phạm tội về chức vụ hay không. Nếu những kẻ ngang nhiên phạm pháp không được xét xử thì làm gì còn pháp luật, pháp quyền nữa?
Việt Long: Có thể biết rõ là nếu xét xử thì tòa án sẽ áp dụng những điều nào của Bộ luật Hình sự không?
LS Trần Thanh Hiệp: Có nhiều điều có thể áp dụng được tùy từng trường hợp. Nhưng tổng quát thì có thể viện dẫn các điều trong Bộ luật Hình sự như điều 277 đã nói ở trên, các điều 281, 282 về tội lợi dụng chức vụ, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, điều 285 về tội thiếu trách nhiệm, điều 294 về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, điều 313 về tội che giấu tội phạm, điều 329 về tội báo cáo sai. Đó là một số hành vi phạm pháp đã tạo điều kiện để cho một số người được bao che ngang nhiên xâm phạm của cải, an ninh bản thân và danh dự của công dân.
Việt Long: Nhưng nếu những điều khoản kể trên không được áp dụng hay áp dụng một cách tùy tiện?
LS Trần Thanh Hiệp: Trước đây nhiều năm thì rất nhiều phần sự việc sẽ xảy ra đúng như thế. Nhưng trước hiện tình quốc nội và quốc tế, tôi tưởng nhà cầm quyền Hà Nội sẽ không thể làm ngơ trước các tội phạm đã quá hiển nhiên. Vì vây nên họ mới phải xét xử những quan chức tham nhũng. Dân chúng nên nhân cơ hội gia tăng áp lực, mở ra hàng loạt những vụ kiện chống tội phạm về chức vụ để một mặt làm chùn tay đàn áp và mặt khác đẩy mạnh hơn nữa cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền.
Chính sách phi nhân quyền, phi dân quyền
Việt Long: Kính chào Luật sư Trần Thanh Hiệp. Xin ông cho biết đứng về mặt nhân quyền ông nhận định ra sao về những gì đã xảy ra tại tu viện Bát Nhã ở Bảo Lộc, Lâm Đồng và tại giáo xứ Tam Tòa ở Đồng Hới?
LS Trần Thanh Hiệp: Nói chung thì, như tôi trước đây đã có rất nhiều dịp trình bày trên làn sóng của Đài, chính sách không dời đổi của nhà cầm quyền đảng trị Hà Nội là phi nhân quyền về mặt pháp lý và đàn áp nhân quyền về mặt chính trị. Do đó, những gì đã diễn ra tại tu viện Bát Nhã cũng như ở giáo xứ Tam Tòa chính là hậu quả đương nhiên và lặp đi lặp lại của chính sách ấy. Tôi xin không mất công nhắc lại những lời tố cáo mạnh mẽ hay những lời khuyến cáo xây dựng nhưng không thay đổi được gì. Cho nên ngoài việc lấy thái độ phản đối và lên án bằng thuần lý luận, tôi muốn tìm cách thực tế giúp cải thiện tình trạng đàn áp nhân quyền có hệ thống và qui mô đang diễn ra ở trong nước.
Kiện trực tiếp quan chức Nhà nước
Việt Long: Vậy theo luật sư có cách nào để cải thiện không?
LS Trần Thanh Hiệp: Theo tôi, không nên mất thêm thời giờ kéo dài những cuộc đối thoại thuần túy về luật học. Hai hệ thống pháp luật dân chủ tự do và độc tài đảng trị đã và vẫn đang hoàn toàn khác nhau, từ tinh thần đến văn tự. Vài năm nay, tôi nhận thấy nhà cầm quyền Hà Nội không đủ lý lẽ để thuyết phục mà tranh thắng, nên đã lấy thái độ không đối thoại, chỉ khẳng định một chiều đòi mọi người phải coi pháp luật phi nhân quyền của mình là có giá trị tuyệt đối gọi là “pháp quyền”. Ai không theo pháp luật của họ thì đương nhiên bị kết tội là phạm pháp. Cho nên lý luận bằng kiến thức chuyên môn của một nhà luật học chỉ vô ích. Hăy đặt mình vào hoàn cảnh thực tế của một người dân thường, thấp cổ bé miệng trước một bộ máy kìm kẹp khổng lồ. Để tìm xem trong vòng vây dày đặc và nghiêm mật ấy, người dân phải sử sự ra sao để tự vệ, nếu chưa có khả thế thay đổi số phận. Và tôi thấy có cách để họ có thể tự vệ.
Việt Long: Nhưng cũng phải là cách khả thi trong tình trạng không cân xứng giữa Nhà nước và người dân?
LS Trần Thanh Hiệp: Tất nhiên phải giúp người dân ra khỏi tình thế không cân xứng. Phải dựa vào luật pháp hiện hành, tìm những kẽ hở rồi từ đó làm thay đổi thế không cân xứng thành thế cân xứng. Muốn vậy, không có cách nào khác ngoài cách vô đơn kiện thẳng trước tòa án, buộc tòa án phải áp dụng không phải luật của quốc tế nữa mà là luật của chính Nhà nước để ngăn không cho các cơ quan chức năng nhắm mắt làm ngơ hay ném đá dấu tay. Kiện nhân viên chức năng vì họ đã nại cớ nhân dân bức xúc, hay xã hội đen, mà ngang nhiên để mặc cho an ninh bản thân, của cải, danh dự người dân bị công khai xâm phạm ngay trước mắt họ. Họ không được phép làm như thế nhưng họ đã làm nên phải kiện họ đã phạm tội chức vụ như đã được dự liệu trong Bộ luật Hình sự và bị trừng phạt cũng theo bộ luật ấy.
Việt Long: Chúng tôi hiểu là LS nói tới hình thức kiện tụng trực tiếp nhân viên công quyền phạm tội chức vụ, khác với những vụ kiện nhân viên hành chính như trước đây. Nhưng liệu người dân có đủ trình độ và khả năng chuyên môn để kiện như vậy không?
LS Trần Thanh Hiệp: Có nhiều lý do để tin rằng người dân đủ sức kiện cơ quan chức năng hữu quan của Nhà nước. Trước hết, rõ ràng là có rất nhiều điều khoản trong Bộ luật hình sự cho phép người dân kiện quan chức Nhà nước đàn áp dân. Chỉ cần vô đơn kiện để khởi động quyền công tố là tòa án phải xét xử. Dĩ nhiên, sau đó tòa án xét xử ra sao lại là một vấn đề khác, tòa án sẽ phải chịu trách nhiệm, Nhà nước sẽ phải trả lời trước dư luận quốc tế vì không áp dụng luật của chính mình. Về phần người dân không thể chỉ kêu oan rồi chờ đợi một cách vô vọng sự giúp đỡ của luật sư hay của quốc tế. Chính vì lo ngại trước việc quan chức của mình có thể bị dân kiện nên Nhà nước đã thẳng tay đàn áp các luật sư có tinh thần và can đảm bênh dân bị đàn áp. Còn về mặt quốc tế, Nhà nước dù có bị ít thiệt hại nhưng cũng phải nhượng bộ để xoa dịu dư luận trong khi đợi cơ hội tìm hình thức đàn áp mới. Sau hết, nếu dân chúng đồng loạt hành xử quyền kiện quan chức Nhà nước thì ít ra cũng một phần nào làm chùn tay đàn áp.
Việt Long: Nhưng nếu tòa án không chịu xử hay có xử thì cũng bác đơn như đã thấy xảy ra rồi…
LS Trần Thanh Hiệp: Đúng là sự việc sẽ còn xảy ra như thế nữa nhưng không phải là vô ích. Vì nhà cầm quyền Hà Nội sẽ tích lũy những hành vi cai trị khinh miệt công lý để sau cùng phải trả giá rất đắt cho việc họ đã leo tới đỉnh cao của độc tài đảng trị phi nhân quyền, phi dân quyền.
Cơ sở pháp lý của Bộ luật Hình sự và Tố tụng
Việt Long: Bữa trước luật sư có nói rằng theo luật sư thì người dân nếu bị đàn áp oan ức có thể kiện quan chức Nhà nước ở trước tòa án hình. Ý kiến này của luật sư làm nhớ lại cách đây không lâu tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ đã kiện Thủ tướng Dũng nhưng tòa trả lại đơn kiện không xét. Luật sư có thể cho biết liệu có gì bảo đảm rằng việc kiện luật sư nêu trên sẽ được tòa án xét xử hay không?
LS Trần Thanh Hiệp: Tôi xin không bàn nhiều về đơn của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ kiện Thủ tướng Dũng. Tôi chỉ có hai nhận xét ngắn. Một, ở các nước dân chủ quyền kiện quan chức Nhà nước rất bình thường và phổ cập, như ở Pháp chẳng hạn thì quyền này đã có từ mấy thế kỷ nay rồi. Hai, việc ông chánh án gửi trả đơn kiện của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ bằng văn thư theo tôi thật là kỳ cục nếu không nói là khá khôi hài. Trả lại đơn thì cũng đã phải coi đơn và xem xét các thỉnh cầu trong đơn rồi hoặc chấp đơn hay bác đơn đều phải viện dẫn lý do dưới hình thức một phán quyết. Chứ không phải một mình ông chánh án quyết định khơi khơi gửi thư trả lại đơn. Tức là nên hiểu ngầm rằng tòa đã bác đơn mà không nói ra hay không dám xử mà không thú nhận. Ở đây, thủ tục kiện mà tôi nêu lên khác hẳn với thủ tục trong vụ kiện của tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ. Thủ tục này không phải là đi vái tứ phương để cầu may mà dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc của chế độ là Bộ luật Hình sự và Bộ luật Tố tụng hình sự để thực hiện công lý.
Việt Long: Vậy theo luật sư thì đó là những cơ sở nào?
LS Trần Thanh Hiệp: Đó là 137 điều khoản của Bộ luật Hình sự dự liệu và trừng phạt 137 tội phạm về chức vụ nếu có đơn kiện thì phải áp dụng các điều khoản liên hệ của Bộ luật Tố tụng hình sự để xét xử. Không phải một cách tùy tiện mà như Lời nói đầu cũng như điều khoản cơ bản của Bộ Luật Hình sự đã ghi rõ là phải “công minh theo đúng pháp luật” để “bảo vệ lợi ích hợp pháp của công dân….hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh”.
Việt Long: Cụ thể, luật sư có nghĩ rằng những cơ sở pháp lý đó đã thật sự dự liệu việc xét xử và trị tội các quan chức Nhà nước không?
Diễn lại trò đấu tố?
LS Trần Thanh Hiệp: Rõ ràng là có dự liệu tội phạm và hình phạt vì Bộ luật hình sự có hai chương nói về những tội phạm về chức vụ. Điều 277 của Bộ luật Hình sự định nghĩa tội phạm về chức vụ là “hành vi xâm phạm hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức do người có chức vụ thực hiện trong khi thực hiện công vụ”. Trong hai biến cố ở tu viện Bát Nhã và giáo xứ Tam Tòa một loạt những hành động phạm pháp đã công khai diễn ra. Từ nhẹ như chửi bới tục tĩu đến nghiêm trọng như phá hủy tài sản, gây thương tích nặng, xâm phạm an ninh nhân thân của tăng ni, linh mục, giáo dân. Đáng lẽ những nhân viên công lực có mặt ở hiện trường phải kịp thời thực hiện đúng đắn hoạt động của cơ quan hữu trách bảo vệ an ninh cho các nạn nhân và duy trì trật tự xã hội. Nhưng họ lại giữ thái độ bất động rồi nại cớ đó là phản ứng của nhân dân bức xúc trước những hoạt động tôn giáo chỉ có tính cách nghi lễ phụng tự. Rồi lại còn đổ tội cho cái gọi là “xã hội đen”. Không rõ có phải là xã hội đen thật hay không hay chỉ là xã hội đen giả. Nhưng đã là Nhà nước pháp quyền thì không thể để cho dân chúng diễn lại trò đấu tố thời vô sản chuyên chính. Còn xã hội đen dù thật hay giả thì viên chức hữu trách cũng có nghĩa vụ phải phòng ngừa, phải can thiệp ngay ở hiện trường và nhất là phải truy cứu trách nhiệm hình sự của những kẻ phạm pháp. Rõ ràng là ở tu viện Bát Nhã cũng như ở nhà thờ Tam Tòa, quan chức Nhà nước đã không làm tròn, thậm chí còn làm sai chức vụ. Vậy phải đặt vấn đề tìm trách nhiệm hình sự của họ. Vô đơn kiện họ là để cho tòa án xét xem họ có phạm tội về chức vụ hay không. Nếu những kẻ ngang nhiên phạm pháp không được xét xử thì làm gì còn pháp luật, pháp quyền nữa?
Việt Long: Có thể biết rõ là nếu xét xử thì tòa án sẽ áp dụng những điều nào của Bộ luật Hình sự không?
LS Trần Thanh Hiệp: Có nhiều điều có thể áp dụng được tùy từng trường hợp. Nhưng tổng quát thì có thể viện dẫn các điều trong Bộ luật Hình sự như điều 277 đã nói ở trên, các điều 281, 282 về tội lợi dụng chức vụ, lạm quyền trong khi thi hành công vụ, điều 285 về tội thiếu trách nhiệm, điều 294 về tội không truy cứu trách nhiệm hình sự người có tội, điều 313 về tội che giấu tội phạm, điều 329 về tội báo cáo sai. Đó là một số hành vi phạm pháp đã tạo điều kiện để cho một số người được bao che ngang nhiên xâm phạm của cải, an ninh bản thân và danh dự của công dân.
Việt Long: Nhưng nếu những điều khoản kể trên không được áp dụng hay áp dụng một cách tùy tiện?
LS Trần Thanh Hiệp: Trước đây nhiều năm thì rất nhiều phần sự việc sẽ xảy ra đúng như thế. Nhưng trước hiện tình quốc nội và quốc tế, tôi tưởng nhà cầm quyền Hà Nội sẽ không thể làm ngơ trước các tội phạm đã quá hiển nhiên. Vì vây nên họ mới phải xét xử những quan chức tham nhũng. Dân chúng nên nhân cơ hội gia tăng áp lực, mở ra hàng loạt những vụ kiện chống tội phạm về chức vụ để một mặt làm chùn tay đàn áp và mặt khác đẩy mạnh hơn nữa cuộc tranh đấu cho nhân quyền và dân quyền.
Đôi dòng cảm nhận về đêm rực lửa nơi linh địa Đức Bà Thái Hà
Xuân An
13:46 16/08/2009
Đêm Thái Hà bừng sáng |
Còn bất công còn cầu nguyện đòi công lý |
Khi nghe tin giáo dân Thái Hà rục rịch làm một cái gì đó để kỷ niệm ngày “Mẹ về chốn xưa”, nhà cầm quyền liền huy động một lực lượng công an chìm đến “dự lễ” kỷ niệm với giáo dân trong thánh lễ 18h30. Mà giáo dân Thái Hà từ trước đến giờ vẫn vậy, vẫn cứ bừng bừng nhiệt khí vì tin mừng, vì công lý, sự thật. Vẫn biết là ông nhà nước theo sát mình trong mọi việc, nhưng sau thánh lễ, mọi người trật tự hàng lối tiến ra linh địa mừng lễ kỷ niệm. Ngay lập tức lực lượng phó nhòm của ông nhà nước được phái đến để ghi lại những hình ảnh về lễ kỷ niệm. Không biết rằng sau này liệu có thêm giáo dân Thái Hà nào bị truy tố về “tội đốt nến cầu nguyện nơi công cộng hay không”?!
Dù trời mưa mỗi lúc một nặng hạt, nhưng lòng dân đã dâng trào, lời kinh Hòa Bình mỗi lúc một ngân cao, các bước chân cứ càng lúc càng rộn ràng tiến đến nơi đặt tượng Nữ Vương Công Lý một năm về trước. Người cầm thánh giá đèn hầu dừng chân, tất cả giáo dân và linh mục cùng dừng bước. Lời kinh “Mẹ ơi đoài thương xem nước Việt Nam, trời u ám bất công lan tràn…” được một linh mục xướng lên, liền sau đó hàng ngàn tiếng hát hòa quyện với nhau khiến cho bầu khí linh địa vốn cả gần năm nay vắng vẻ, nguội lạnh, lúc này trở nên ấm áp, linh thiêng lạ thường.
Tưởng cũng cần nhắc lại rằng, kể từ khi ông nhà nước tước mảnh đất này của Thái Hà để vội vã biến nó thành công viên, thì một số giáo dân không thèm ra đây nữa, vì có người đã chia sẻ rằng, cứ bước chân ra đến đây là sự buồn giận trào dâng lên tận cổ. Tuy nhiên, cũng có một số cụ già, trong đó có các Mẹ Đất sáng nào cũng đều dạo quanh công viên một vòng, vừa đi vừa lẫn chuỗi mân côi trước khi vào nhà thờ tham dự thánh lễ.
Bao nhiêu nỗi nhớ nhung, bao nhiêu kỷ niệm buồn vui gắn liền với mảnh đất thiêng thánh này cả gần một năm nay đã bị dồn nén trong lòng dân Thái Hà, bây giờ như vỡ òa ra. Cả một vùng trời bừng sáng với ngàn ngàn ngọn nến cháy rực giữa làn mưa bay. Ngày hôm nay quả là ngày đặc biệt của Thái Hà. Và có lẽ ngàn ngàn ngọn nến bừng cháy nơi linh địa đêm nay sẽ được ghi khắc mãi trong tâm hôn những ai yêu công lý, yêu sự thật.
Lời nguyện nửa đêm
Hoàng Quang
16:12 16/08/2009
LỜI NGUYỆN NỬA ĐÊM
Lạy Đức Trinh Nữ Maria,
Mẹ vô nhiễm vẹn tuyền,
Mẹ đồng công cứu chuộc tội nguyên,
Mẹ là sao mai sáng soi đêm huyền diệu!!
Dân nước Việt nghiêng đáy hồn nặng trĩu,
Quang gánh sơn hà kẽo kịt đôi vai,
Khổ ải mù sương u ám dường dài,
Cúi xin Mẹ thương, giang tay cứu khổ!
Tòa khâm sứ-Thái hà-Tam tòa,máu đổ,
Mẹ ơi đoái thương, tức nước vỡ bờ!...
Tín ngưỡng mất tự do, chiếm đoạt đất nhà thờ,
Chủng sinh phải học thuyết vô thần mác xít?!!
Công dân hạng “hai” đừng hòng nhúc nhích,
Mũ phản động kia, luật 88(sic), còng liền!
Chính quyền-không-một bọn cầm quyền,
Đảng cộng trị bằng tuyên truyền-bạo lực!!!
Trí trá man di, mộ hoang trào uất ức,
Mô hình thiên-an-môn, đáy vực trâu đầm!
Muốn yên thân phải giả điếc, giả câm,
Tuyệt đối cấm lời thì thầm cô tịch!!...
Cung chúc Trinh Vương, ôi ơn thiêng kho tích!
Mẹ giơ tay lập công thành tích thiên hồng!!!
15 tháng 8: chúng con ngóng trời trông,
Mẹ sáng láng xua bão giông kiếp nạn!!!!!
Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời
Lạy Đức Trinh Nữ Maria,
Mẹ vô nhiễm vẹn tuyền,
Mẹ đồng công cứu chuộc tội nguyên,
Mẹ là sao mai sáng soi đêm huyền diệu!!
Dân nước Việt nghiêng đáy hồn nặng trĩu,
Quang gánh sơn hà kẽo kịt đôi vai,
Khổ ải mù sương u ám dường dài,
Cúi xin Mẹ thương, giang tay cứu khổ!
Tòa khâm sứ-Thái hà-Tam tòa,máu đổ,
Mẹ ơi đoái thương, tức nước vỡ bờ!...
Tín ngưỡng mất tự do, chiếm đoạt đất nhà thờ,
Chủng sinh phải học thuyết vô thần mác xít?!!
Công dân hạng “hai” đừng hòng nhúc nhích,
Mũ phản động kia, luật 88(sic), còng liền!
Chính quyền-không-một bọn cầm quyền,
Đảng cộng trị bằng tuyên truyền-bạo lực!!!
Trí trá man di, mộ hoang trào uất ức,
Mô hình thiên-an-môn, đáy vực trâu đầm!
Muốn yên thân phải giả điếc, giả câm,
Tuyệt đối cấm lời thì thầm cô tịch!!...
Cung chúc Trinh Vương, ôi ơn thiêng kho tích!
Mẹ giơ tay lập công thành tích thiên hồng!!!
15 tháng 8: chúng con ngóng trời trông,
Mẹ sáng láng xua bão giông kiếp nạn!!!!!
Mừng lễ Đức Mẹ hồn xác lên trời
Nỗi buồn ''dân đen''
Hai Tôm Cần Giờ
18:15 16/08/2009
Chẳng biết cái từ “dân đen” nó có tự bao giờ nhưng khi nói đến “dân đen” thì ai ai cũng hiểu được “dân đen” là những kẻ thấp cổ bé họng trong xã hội. Những kẻ ấy dường như không hề có tiếng nói trong xã hội cho dù họ không hề được liệt vào những người bệnh “khiếm thính”. Có một điều đơn giản khi nghĩ đến “dân đen” thì thương lắm cái phận nghèo và bị bỏ rơi của họ.
Thi thoảng có việc rời mảnh đất Cần Giờ thân thương, Hai Tôm chạy về Sài Thành để làm việc này, giải quyết việc nọ. Khi thì tìm người bán dùm cho mảnh đất ruộng quanh năm nhiễm phèn chẳng làm được gì cho rảnh nợ, khi thì tìm kẻ đối tác về nuôi tôm để nâng cao đời sống của gia đình tí. Chạy mãi, chạy mãi nhưng chẳng ai dám mua mảnh đất quanh năm “ngậm” phèn như vậy và chạy mãi cũng chẳng còn ai dám hợp tác để nuôi tôm vì nuôi tôm cơ may lời lỗ giống như đặt tiền vào canh bạc vậy.
Hôm nay, tiền cũng cạn mà gạo cũng vơi, Hai Tôm chạy về Sài Thành để kiếm chút đỉnh từ người thân quen. Ngang qua đường Võ Thị Sáu đoạn gần với ngã tư Trần Quốc Thảo để về nhà người quen thì lạ thật ! Một cảnh tượng lạ mắt giữa Sài Gòn đó là trên lề đường đây đó những “dân oan” đang lăn lóc ngồi bệt cả xuống đất. Cạnh đấy thì một người phụ nữ trung niên đang phơi đồ ngay bức tường đối diện trung tâm Ngoại Ngữ Mai Linh ! Rồi cạnh đấy là cảnh ăn uống được bày ra ngay lề đường dẫu rằng lúc ấy là 8 giờ sáng khi nhiều người đang vội vã đến trường học, đến sở làm.
Cho xe chạy chậm lại thì thấy những tấm bảng bằng giấy “ru-ki” đề những hàng chữ trông thật ngộ nghĩnh: “Tố cáo …”. “Xin trả lại công bằng …” … Nhìn những tấm bảng này, nhớ lại cách đây không lâu, chỉ vài tuần thôi, cũng trên con đường mang tên Võ Thị Sáu này thì có nhiều người kéo tận Hố Nai đến để đòi sự công bằng cho những hộ gia đình chuẩn bị bị giải tỏa ở khu chợ Sặt – Hố Nai. Bao nhiêu năm trời cha ông họ gắng công xây dựng cái chợ ấy nay lại đi theo chủ trương giải tỏa.
Tưởng chừng những hình ảnh ngộ nghĩnh ấy chỉ nằm ở đường Võ Thị Sáu. Lát sau, Hai Tôm chạy ngang đường Kỳ Đồng, đoạn gần ngã tư Bà Huyện Thanh Quan - Kỳ Đồng sát cạnh trụ sở Công An phường 9 quận 3 thì cảnh tượng cũng chẳng khác là bao. Thắc mắc hỏi rằng tại sao cạnh trụ sở Công An mà sao người ta lại tụ tập và đưa những biểu ngữ đòi lại công bằng, sự thật thì người ta cho biết rằng cạnh trụ sở Công An phường ấy là nhà của một vị lãnh đạo cao cấp của đất nước !
Hóa ra là “dân đen” sau khi đã khiếu kiện đến các cơ quan có thẩm quyền gần nhất nhưng có vấn đề gì đó không thỏa mãn, không minh bạch, không công bằng nên “dân đen” đã phải dắt díu nhau lên cấp cao hơn ! Dù biết rằng sống với cảnh “màn trời chiếu đất” quả là bất tiện nhưng không còn lựa chọn nào khác.
Nghĩ đến họ - những “dân đen” đang đi tìm công lý - nhớ đến mình, gia đình của Hai Tôm ngày xưa trú ngụ ở một căn nhà ở hẻm 285 Cách Mạng tháng tám – quận 10. Sau ngày giải phóng thì căn nhà ấy bỗng nhiên biến thành Hợp Tác Xã. Mẹ của Hai Tôm đến nay đã “xanh cỏ” hơn chục năm nhưng căn nhà ấy vẫn không phải là nhà của Hai Tôm. Biết rằng gia đình cũng chẳng “trắng” hơn những “dân đen” đang vất vả khiếu kiện nên đành thôi và ngậm ngùi chia tay vĩnh viễn với căn nhà thân thương ấy.
Nhìn thấy “dân đen” vất vưởng đâu đó ở đường Võ Thị Sáu, ở đường Kỳ Đồng mà không nhắc đến “dân đen” tự miền đồng bằng sông nước miền Tây kéo ra Thủ Đô ngàn năm văn hiến quả là điều thiếu sót lớn. Nhớ lại lần ấy, bao nhiêu năm trời, Hai Tôm được ra thăm “lăng Bác”, trên đường đến “lăng Bác” có mấy cái gọi là vườn hoa. Ở những vườn hoa đó, đâu đó hình bóng những “dân đen” bị đối xử cách bất công đã khăn gói ra tận Phủ Thủ Tướng để đề bạt điều gì đó. Hóa ra là đám “dân đen” ấy đang đi tìm sự thật, đang đi tìm lẽ phải. Lẽ ra, cấp dưới giải quyết thấu tình thấu lý thì làm gì có cái chuyện phải ra tận Hà Thành như vậy.
Nhìn hình ảnh những “dân đen” ăn ngủ và thậm chí tắm giặt đâu đó ở các vườn hoa lòng Hai Tôm cảm thấy đau lắm. Không biết những du khách sẽ nghĩ gì về hình ảnh của những người đi đâu cũng mang theo băng-rôn và biểu ngữ đòi công lý, công bằng và sự thật.
Chuyện gần nhất mà báo chí hàng ngày cũng như tạp chí hàng tuần trong nước không đăng tải tin tức theo đúng sự thật mà muốn sự thật đó đi theo ý của mình đó là chuyện Tam Tòa. Nếu thật sự, thật lòng đối thoại đúng cấp đúng ngành thì đâu có chuyện xảy ra như những ngày qua.
Thật sự, kitô hữu đi theo Chúa họ hiểu thế nào là bác ái kitô giáo, là phải mang Chúa Kitô đến cho người khác nhưng đến lúc phải “tức nước-vỡ bờ” nên họ phải lên tiếng. Cách lên tiếng duy nhất của kitô hữu là cầu nguyện và cầu nguyện. Kitô hữu cùng những vị chủ chăn chỉ cầu nguyện để có một nền công lý, một nền hòa bình thật. Và thực tế, dẫu rằng linh mục cũng như giáo dân bị đánh cho đến chảy máu nhưng linh mục và giáo dân cũng chỉ biết cầu nguyện cho kẻ bách hại, vu khống, chà đạp mình.
Hai Tôm ở tận Cần Giờ xa xôi vùng biển mặn phần nào cảm thấu được hình ảnh “dân đen” Tam Hòa. Họ bị mất nhà thờ - nơi thờ phượng Chúa - nên họ xin lại để mảnh đất ấy sử dụng đúng mục đích thờ phượng Chúa.
Đúng là phận của “dân đen”. Mãi mãi vẫn là “dân đen” và phải gánh chịu những bất công, những thiệt thòi của phận thấp cổ bé họng.
Một lời nguyện xin Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp tuôn đổ muôn phúc lành trên “dân đen” ngày đêm chịu thiệt thòi, chịu bách hại và đối xử bất công.
Và cũng xin Chúa và tuôn đổ muôn hồng ân trên những ai có chức có quyền để đối xử với “dân đen” sao có tình, có nghĩa hơn là luật là lệ.
Thi thoảng có việc rời mảnh đất Cần Giờ thân thương, Hai Tôm chạy về Sài Thành để làm việc này, giải quyết việc nọ. Khi thì tìm người bán dùm cho mảnh đất ruộng quanh năm nhiễm phèn chẳng làm được gì cho rảnh nợ, khi thì tìm kẻ đối tác về nuôi tôm để nâng cao đời sống của gia đình tí. Chạy mãi, chạy mãi nhưng chẳng ai dám mua mảnh đất quanh năm “ngậm” phèn như vậy và chạy mãi cũng chẳng còn ai dám hợp tác để nuôi tôm vì nuôi tôm cơ may lời lỗ giống như đặt tiền vào canh bạc vậy.
Hôm nay, tiền cũng cạn mà gạo cũng vơi, Hai Tôm chạy về Sài Thành để kiếm chút đỉnh từ người thân quen. Ngang qua đường Võ Thị Sáu đoạn gần với ngã tư Trần Quốc Thảo để về nhà người quen thì lạ thật ! Một cảnh tượng lạ mắt giữa Sài Gòn đó là trên lề đường đây đó những “dân oan” đang lăn lóc ngồi bệt cả xuống đất. Cạnh đấy thì một người phụ nữ trung niên đang phơi đồ ngay bức tường đối diện trung tâm Ngoại Ngữ Mai Linh ! Rồi cạnh đấy là cảnh ăn uống được bày ra ngay lề đường dẫu rằng lúc ấy là 8 giờ sáng khi nhiều người đang vội vã đến trường học, đến sở làm.
Cho xe chạy chậm lại thì thấy những tấm bảng bằng giấy “ru-ki” đề những hàng chữ trông thật ngộ nghĩnh: “Tố cáo …”. “Xin trả lại công bằng …” … Nhìn những tấm bảng này, nhớ lại cách đây không lâu, chỉ vài tuần thôi, cũng trên con đường mang tên Võ Thị Sáu này thì có nhiều người kéo tận Hố Nai đến để đòi sự công bằng cho những hộ gia đình chuẩn bị bị giải tỏa ở khu chợ Sặt – Hố Nai. Bao nhiêu năm trời cha ông họ gắng công xây dựng cái chợ ấy nay lại đi theo chủ trương giải tỏa.
Tưởng chừng những hình ảnh ngộ nghĩnh ấy chỉ nằm ở đường Võ Thị Sáu. Lát sau, Hai Tôm chạy ngang đường Kỳ Đồng, đoạn gần ngã tư Bà Huyện Thanh Quan - Kỳ Đồng sát cạnh trụ sở Công An phường 9 quận 3 thì cảnh tượng cũng chẳng khác là bao. Thắc mắc hỏi rằng tại sao cạnh trụ sở Công An mà sao người ta lại tụ tập và đưa những biểu ngữ đòi lại công bằng, sự thật thì người ta cho biết rằng cạnh trụ sở Công An phường ấy là nhà của một vị lãnh đạo cao cấp của đất nước !
Hóa ra là “dân đen” sau khi đã khiếu kiện đến các cơ quan có thẩm quyền gần nhất nhưng có vấn đề gì đó không thỏa mãn, không minh bạch, không công bằng nên “dân đen” đã phải dắt díu nhau lên cấp cao hơn ! Dù biết rằng sống với cảnh “màn trời chiếu đất” quả là bất tiện nhưng không còn lựa chọn nào khác.
Nghĩ đến họ - những “dân đen” đang đi tìm công lý - nhớ đến mình, gia đình của Hai Tôm ngày xưa trú ngụ ở một căn nhà ở hẻm 285 Cách Mạng tháng tám – quận 10. Sau ngày giải phóng thì căn nhà ấy bỗng nhiên biến thành Hợp Tác Xã. Mẹ của Hai Tôm đến nay đã “xanh cỏ” hơn chục năm nhưng căn nhà ấy vẫn không phải là nhà của Hai Tôm. Biết rằng gia đình cũng chẳng “trắng” hơn những “dân đen” đang vất vả khiếu kiện nên đành thôi và ngậm ngùi chia tay vĩnh viễn với căn nhà thân thương ấy.
Nhìn thấy “dân đen” vất vưởng đâu đó ở đường Võ Thị Sáu, ở đường Kỳ Đồng mà không nhắc đến “dân đen” tự miền đồng bằng sông nước miền Tây kéo ra Thủ Đô ngàn năm văn hiến quả là điều thiếu sót lớn. Nhớ lại lần ấy, bao nhiêu năm trời, Hai Tôm được ra thăm “lăng Bác”, trên đường đến “lăng Bác” có mấy cái gọi là vườn hoa. Ở những vườn hoa đó, đâu đó hình bóng những “dân đen” bị đối xử cách bất công đã khăn gói ra tận Phủ Thủ Tướng để đề bạt điều gì đó. Hóa ra là đám “dân đen” ấy đang đi tìm sự thật, đang đi tìm lẽ phải. Lẽ ra, cấp dưới giải quyết thấu tình thấu lý thì làm gì có cái chuyện phải ra tận Hà Thành như vậy.
Nhìn hình ảnh những “dân đen” ăn ngủ và thậm chí tắm giặt đâu đó ở các vườn hoa lòng Hai Tôm cảm thấy đau lắm. Không biết những du khách sẽ nghĩ gì về hình ảnh của những người đi đâu cũng mang theo băng-rôn và biểu ngữ đòi công lý, công bằng và sự thật.
Chuyện gần nhất mà báo chí hàng ngày cũng như tạp chí hàng tuần trong nước không đăng tải tin tức theo đúng sự thật mà muốn sự thật đó đi theo ý của mình đó là chuyện Tam Tòa. Nếu thật sự, thật lòng đối thoại đúng cấp đúng ngành thì đâu có chuyện xảy ra như những ngày qua.
Thật sự, kitô hữu đi theo Chúa họ hiểu thế nào là bác ái kitô giáo, là phải mang Chúa Kitô đến cho người khác nhưng đến lúc phải “tức nước-vỡ bờ” nên họ phải lên tiếng. Cách lên tiếng duy nhất của kitô hữu là cầu nguyện và cầu nguyện. Kitô hữu cùng những vị chủ chăn chỉ cầu nguyện để có một nền công lý, một nền hòa bình thật. Và thực tế, dẫu rằng linh mục cũng như giáo dân bị đánh cho đến chảy máu nhưng linh mục và giáo dân cũng chỉ biết cầu nguyện cho kẻ bách hại, vu khống, chà đạp mình.
Hai Tôm ở tận Cần Giờ xa xôi vùng biển mặn phần nào cảm thấu được hình ảnh “dân đen” Tam Hòa. Họ bị mất nhà thờ - nơi thờ phượng Chúa - nên họ xin lại để mảnh đất ấy sử dụng đúng mục đích thờ phượng Chúa.
Đúng là phận của “dân đen”. Mãi mãi vẫn là “dân đen” và phải gánh chịu những bất công, những thiệt thòi của phận thấp cổ bé họng.
Một lời nguyện xin Chúa và Mẹ Hằng Cứu Giúp tuôn đổ muôn phúc lành trên “dân đen” ngày đêm chịu thiệt thòi, chịu bách hại và đối xử bất công.
Và cũng xin Chúa và tuôn đổ muôn hồng ân trên những ai có chức có quyền để đối xử với “dân đen” sao có tình, có nghĩa hơn là luật là lệ.
Hàng ngàn người thuộc giáo xứ Mỹ Yên đi bộ 10km về tham dự Lễ tại TGM Vinh
J.B Quốc Tuấn
19:11 16/08/2009
VINH - Sáng ngày 15/8/2009, đoàn tuần hành gồm hàng ngàn người thuộc giáo xứ Mỹ Yên giáo phận Vinh, với Thánh giá, cờ vàng trắng và biểu ngữ “Giáo xứ Mỹ Yên đồng hành với Tam Tòa”... đã cùng đi bộ trên chặng đường hơn 10km tiến về quảng trường Toà Giám Mục Vinh tham dự đại lễ Quan Thầy Giáo phận và cầu nguyện cho Tam Toà. Dẫn đầu đoàn tuần hành là linh mục chánh xứ Antôn Nguyễn Đình Thăng.
Xem hình ảnh đoàn người đi bộ về Tòa Giám Mục
Giáo xứ Mỹ Yên không chỉ là điểm đến với Trung tâm Thánh địa Trại Gáo nổi tiếng “ vì Thánh cả Antôn ở đây rất thiêng”, mà những ngày qua, cộng đoàn Mỹ Yên còn để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng Giáo phận Vinh: tinh thần hiệp thông đậm sâu vì sự thật, công lý và hoà bình.
Từ sáng tinh mơ ngày 15/8/2009, giáo dân từ khắp các giáo họ thuộc xứ Mỹ Yên đã quy tụ thành dòng người đông đảo tuần hành về Toà Giám mục Xã Đoài mừng lễ Quan Thầy Giáo phận Vinh và cầu nguyện cho Tam Toà. Điều cuốn hút và gây xúc động đối với khách qua đường và những người về dự lễ tại Xã Đoài, là họ được chứng kiến một đoàn chiên không bơ vơ, lạc lõng, thiếu sinh khí – đoàn chiên ấy đang được dẫn dắt bởi vị chủ chăn đáng mến, cha Antôn Nguyễn Đình Thăng.
Bộ hành cùng đoàn chiên trên chặng đường hơn 10km, cha cũng nô nức như chính lòng họ vậy. Nô nức, vì “cha con” Mỹ Yên đang thực sự bước đi trong ngày hồng phúc, ngày mà Đại gia đình Giáo phận Vinh kết tụ trong tiếng nói chung: CÔNG LÝ ! Bởi thế, đoàn tuần hành Mỹ Yên muốn hiệp lòng biểu tỏ điều bấy lâu họ vẫn hằng trăn trở thao thức. Chúng ta dễ dàng đọc được tâm tư của họ trên những gì mà họ mang theo cùng hành trình tiến về Xã Đoài. Đi dưới bầu trời xứ Nghệ chang chang nắng, cộng đoàn Mỹ Yên vẫn bình thản phất cao cờ vàng trắng, giương cao biểu ngữ ủng hộ Tam Toà, bày tỏ thái độ lạc quan: “Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về công lý, về những người yêu mến Giáo hôi”, “Công lý sẽ đẩy lùi bất công”...
Trong niềm tín thác vào Rất Thánh Nữ Vương Quan Thầy Giáo phận, Đoàn cùng chủ chăn của mình cất cao lời ca hào hùng: “Tung hô Maria, Mẹ là Mẹ Giáo phận Vinh, chúng con giáo đoàn Vinh hiệp dâng lời cám tạ tri ân. Tung hô Maria, Mẹ là Mẹ Giáo phận Vinh, xin tuôn muôn ơn lành luôn dư đầy khắp Giáo phận Vinh...”. Dưới lá cờ vàng trắng phấp phới tung bay trong nắng chan hoà, con cái Mỹ Yên muốn nói với mọi người rằng: chỉ có công lý và sự thật, chỉ có sức mạnh của tinh thần hoà bình trong Đức Kitô mới đem lại hạnh phúc đích thực cho con người !. Đặc biệt nhân thời khắc tuần hành, Cộng đoàn cũng muốn gửi gắm tâm huyết đến “Người Em Út” Tam Toà mến thương – Thông điệp ở đây là, dù phải lao lung trong cơn bách hại, mầm sống trong tâm hồn thiện chí của người Tam Toà và hết thảy những ai yêu mến sự thật, công lý vẫn bừng phát mãnh liệt, vì “KHI TÔI YÊU CHÍNH LÀ LÚC TÔI MẠNH”.
Cũng cần nói thêm, biểu ngữ mà đoàn tuần hành Mỹ Yên mang theo: “GIÁO XỨ MỸ YÊN CHÚNG CON LUÔN SÁT CÁNH CÙNG GIÁO PHẬN”, “GIÁO XỨ MỸ YÊN ĐỒNG HÀNH VỚI TAM TOÀ” không phải là hô hào suông, mà nó được kết tinh cả một chuỗi những tháng ngày sống liên đới, hiệp thông. Như chúng ta biết, Mỹ Yên, nơi có Thánh địa Trại Gáo là Trung tâm hành hương tầm cỡ của Giáo phận Vinh, mỗi năm quy tụ hàng chục vạn người từ khắp nơi đổ về. Một trong những lý do dẫn đến thành công rực rỡ trong mỗi kỳ đại lễ ở đây là nhờ vào tâm lực của Cha quản xứ và cộng đoàn Mỹ Yên. Cha xứ và bà con đã cống hiến hết mình bằng tinh thần phục vụ hy sinh cao cả, đảm trách việc tổ chức đầy khó khăn trong mỗi kỳ lễ.
Quả thực, Giáo phận Vinh hôm nay đang dần mở mang là nhờ một phần không nhỏ sự đóng góp về công sức, tiền của, đặc biệt là lòng yêu mến của đoàn con Mỹ Yên. Riêng đối với Tam Toà, ngay từ những ngày đầu nhận được tin dữ Tam Toà bị bách hại, Cha Nguyễn Đình Thăng và bà con Mỹ Yên liền bày tỏ tình hiệp thông với Giáo phận, cách riêng đối với anh chị em Tam Toà. Cộng đoàn Mỹ Yên đã dành dụm từ thu nhập ít ỏi của mình để ủng hộ Tam Toà; tham dự những giờ đốt nến, chầu Mình Thánh, suy ngắm đàng Thánh giá trọng thể tại đồi Can vê trong khuôn viên Thánh địa Trại Gáo nhằm phó dâng anh chị em Tam Toà cho Đức Kitô chịu đóng đinh, xin Ngài thương thoa dịu, che chở, nâng đỡ tinh thần những người đang phải chịu cảnh bách hại.
Cha chánh xứ Mỹ Yên - Antôn Nguyễn Đình Thăng là mẫu gương tiêu biểu cho tinh thần sống trên của cộng đoàn Mỹ Yên. Trong những thời điểm khó khăn nhất, thúc bách nhất, Cha luôn tiên phong trong việc phục vụ, dấn thân đảm trách những công việc hệ trọng mà Giáo xứ Mỹ Yên, giáo họ Trại Gáo tưởng chừng khó vượt qua nổi. Xuất thân từ một gia đình phú quý có thanh thế, nhưng Cha đã vui vẻ, sẵn sàng từ bỏ mối lợi lớn lao về vật chất để bước theo con đường của Thầy Chí Thánh. Người dân trong xứ và khắp đó đây tâm phục Cha không chỉ bởi mẫu gương mục tử tài khéo tổ chức, mà hơn hết đó là tinh thần sống đơn sơ, nghèo khó, bác ái theo Tin Mừng. Cha dành cho người nghèo, người đau khổ một chỗ đứng đặc biệt trong đời tận hiến phục vụ của Cha.
Nhiều người vẫn kể cho nhau nghe về chuyện một linh mục trẻ “sẵn sàng bán đi chiếc xe máy, phương tiện đi lại độc nhất mà gia đình cha mua cho để có tiền giúp người nghèo; sẵn sàng cởi bỏ chiếc áo ấm duy nhất cho người ăn xin giữa ngày rét căm căm dù trong túi cha không còn đồng nào !” – Đó chính là Cha Antôn Nguyễn Đình Thăng. Vài nét như thế để chúng ta hiểu tại sao khi biết những người vô tội, thấp cổ bé miệng tại Tam Toà đang phải đau khổ chịu cảnh đàn áp bất công, Cha đã cùng Giáo đoàn Mỹ Yên tuần hành ủng hộ và đòi công lý cho Tam Toà, cho hết thảy những người yếu thế được sớm thư thái nếm hưởng tình thương, sự thât.
Nét đẹp trong tình thần hiệp thông vì công lý của Cha Antôn Nguyễn Đình Thăng và cộng đoàn Mỹ yên thật xứng đáng nhận sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều người về dự lễ Quan Thầy Giáo phận Vinh và cầu nguyện cho Tam Toà trong ngày 15/8 vừa qua.
Giáo xứ Mỹ Yên không chỉ là điểm đến với Trung tâm Thánh địa Trại Gáo nổi tiếng “ vì Thánh cả Antôn ở đây rất thiêng”, mà những ngày qua, cộng đoàn Mỹ Yên còn để lại nhiều dấu ấn tốt đẹp trong lòng Giáo phận Vinh: tinh thần hiệp thông đậm sâu vì sự thật, công lý và hoà bình.
Từ sáng tinh mơ ngày 15/8/2009, giáo dân từ khắp các giáo họ thuộc xứ Mỹ Yên đã quy tụ thành dòng người đông đảo tuần hành về Toà Giám mục Xã Đoài mừng lễ Quan Thầy Giáo phận Vinh và cầu nguyện cho Tam Toà. Điều cuốn hút và gây xúc động đối với khách qua đường và những người về dự lễ tại Xã Đoài, là họ được chứng kiến một đoàn chiên không bơ vơ, lạc lõng, thiếu sinh khí – đoàn chiên ấy đang được dẫn dắt bởi vị chủ chăn đáng mến, cha Antôn Nguyễn Đình Thăng.
Bộ hành cùng đoàn chiên trên chặng đường hơn 10km, cha cũng nô nức như chính lòng họ vậy. Nô nức, vì “cha con” Mỹ Yên đang thực sự bước đi trong ngày hồng phúc, ngày mà Đại gia đình Giáo phận Vinh kết tụ trong tiếng nói chung: CÔNG LÝ ! Bởi thế, đoàn tuần hành Mỹ Yên muốn hiệp lòng biểu tỏ điều bấy lâu họ vẫn hằng trăn trở thao thức. Chúng ta dễ dàng đọc được tâm tư của họ trên những gì mà họ mang theo cùng hành trình tiến về Xã Đoài. Đi dưới bầu trời xứ Nghệ chang chang nắng, cộng đoàn Mỹ Yên vẫn bình thản phất cao cờ vàng trắng, giương cao biểu ngữ ủng hộ Tam Toà, bày tỏ thái độ lạc quan: “Cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về công lý, về những người yêu mến Giáo hôi”, “Công lý sẽ đẩy lùi bất công”...
Trong niềm tín thác vào Rất Thánh Nữ Vương Quan Thầy Giáo phận, Đoàn cùng chủ chăn của mình cất cao lời ca hào hùng: “Tung hô Maria, Mẹ là Mẹ Giáo phận Vinh, chúng con giáo đoàn Vinh hiệp dâng lời cám tạ tri ân. Tung hô Maria, Mẹ là Mẹ Giáo phận Vinh, xin tuôn muôn ơn lành luôn dư đầy khắp Giáo phận Vinh...”. Dưới lá cờ vàng trắng phấp phới tung bay trong nắng chan hoà, con cái Mỹ Yên muốn nói với mọi người rằng: chỉ có công lý và sự thật, chỉ có sức mạnh của tinh thần hoà bình trong Đức Kitô mới đem lại hạnh phúc đích thực cho con người !. Đặc biệt nhân thời khắc tuần hành, Cộng đoàn cũng muốn gửi gắm tâm huyết đến “Người Em Út” Tam Toà mến thương – Thông điệp ở đây là, dù phải lao lung trong cơn bách hại, mầm sống trong tâm hồn thiện chí của người Tam Toà và hết thảy những ai yêu mến sự thật, công lý vẫn bừng phát mãnh liệt, vì “KHI TÔI YÊU CHÍNH LÀ LÚC TÔI MẠNH”.
Cũng cần nói thêm, biểu ngữ mà đoàn tuần hành Mỹ Yên mang theo: “GIÁO XỨ MỸ YÊN CHÚNG CON LUÔN SÁT CÁNH CÙNG GIÁO PHẬN”, “GIÁO XỨ MỸ YÊN ĐỒNG HÀNH VỚI TAM TOÀ” không phải là hô hào suông, mà nó được kết tinh cả một chuỗi những tháng ngày sống liên đới, hiệp thông. Như chúng ta biết, Mỹ Yên, nơi có Thánh địa Trại Gáo là Trung tâm hành hương tầm cỡ của Giáo phận Vinh, mỗi năm quy tụ hàng chục vạn người từ khắp nơi đổ về. Một trong những lý do dẫn đến thành công rực rỡ trong mỗi kỳ đại lễ ở đây là nhờ vào tâm lực của Cha quản xứ và cộng đoàn Mỹ Yên. Cha xứ và bà con đã cống hiến hết mình bằng tinh thần phục vụ hy sinh cao cả, đảm trách việc tổ chức đầy khó khăn trong mỗi kỳ lễ.
Quả thực, Giáo phận Vinh hôm nay đang dần mở mang là nhờ một phần không nhỏ sự đóng góp về công sức, tiền của, đặc biệt là lòng yêu mến của đoàn con Mỹ Yên. Riêng đối với Tam Toà, ngay từ những ngày đầu nhận được tin dữ Tam Toà bị bách hại, Cha Nguyễn Đình Thăng và bà con Mỹ Yên liền bày tỏ tình hiệp thông với Giáo phận, cách riêng đối với anh chị em Tam Toà. Cộng đoàn Mỹ Yên đã dành dụm từ thu nhập ít ỏi của mình để ủng hộ Tam Toà; tham dự những giờ đốt nến, chầu Mình Thánh, suy ngắm đàng Thánh giá trọng thể tại đồi Can vê trong khuôn viên Thánh địa Trại Gáo nhằm phó dâng anh chị em Tam Toà cho Đức Kitô chịu đóng đinh, xin Ngài thương thoa dịu, che chở, nâng đỡ tinh thần những người đang phải chịu cảnh bách hại.
Cha chánh xứ Mỹ Yên - Antôn Nguyễn Đình Thăng là mẫu gương tiêu biểu cho tinh thần sống trên của cộng đoàn Mỹ Yên. Trong những thời điểm khó khăn nhất, thúc bách nhất, Cha luôn tiên phong trong việc phục vụ, dấn thân đảm trách những công việc hệ trọng mà Giáo xứ Mỹ Yên, giáo họ Trại Gáo tưởng chừng khó vượt qua nổi. Xuất thân từ một gia đình phú quý có thanh thế, nhưng Cha đã vui vẻ, sẵn sàng từ bỏ mối lợi lớn lao về vật chất để bước theo con đường của Thầy Chí Thánh. Người dân trong xứ và khắp đó đây tâm phục Cha không chỉ bởi mẫu gương mục tử tài khéo tổ chức, mà hơn hết đó là tinh thần sống đơn sơ, nghèo khó, bác ái theo Tin Mừng. Cha dành cho người nghèo, người đau khổ một chỗ đứng đặc biệt trong đời tận hiến phục vụ của Cha.
Nhiều người vẫn kể cho nhau nghe về chuyện một linh mục trẻ “sẵn sàng bán đi chiếc xe máy, phương tiện đi lại độc nhất mà gia đình cha mua cho để có tiền giúp người nghèo; sẵn sàng cởi bỏ chiếc áo ấm duy nhất cho người ăn xin giữa ngày rét căm căm dù trong túi cha không còn đồng nào !” – Đó chính là Cha Antôn Nguyễn Đình Thăng. Vài nét như thế để chúng ta hiểu tại sao khi biết những người vô tội, thấp cổ bé miệng tại Tam Toà đang phải đau khổ chịu cảnh đàn áp bất công, Cha đã cùng Giáo đoàn Mỹ Yên tuần hành ủng hộ và đòi công lý cho Tam Toà, cho hết thảy những người yếu thế được sớm thư thái nếm hưởng tình thương, sự thât.
Nét đẹp trong tình thần hiệp thông vì công lý của Cha Antôn Nguyễn Đình Thăng và cộng đoàn Mỹ yên thật xứng đáng nhận sự hưởng ứng nồng nhiệt của nhiều người về dự lễ Quan Thầy Giáo phận Vinh và cầu nguyện cho Tam Toà trong ngày 15/8 vừa qua.
Công giáo VN miền Tây Nhật Bản mừng Lễ Mẹ lên Trời và Hiệp thông cùng giáo dân Tam Tòa
Nguyễn Lưu
19:29 16/08/2009
OSAKA NHẬT BẢN - Takatori –Kobe là vùng đất từng bị thiệt hại do trận động đất kinh hoàng cách đây 14 năm, ngày hôm nay, 15-8, tưng bừng đón mừng hơn 400 người con của Mẹ về mừng lễ bổn mạng Liên cộng đoàn.
Dưới tượng Chúa Kitô Vua từng che chở cho ngôi giáo đường thoát khỏi ngọn lửa ngút trời trong cơn chấn động đó và dưới chân Mẹ La Vang; đoàn chúng con đã hiệp thông cầu nguyện với các cha, các thầy Sơ, các giáo dân Tam Tòa đang hứng chịu những bách hại dữ dội bên quê nhà. Những bách hại đó chẳng khác gì ngọn lửa hung tàn năm xưa muốn xóa ngôi giáo đường của chúng con, nhưng cuối cùng nó cũng phải thúc thủ dưới đôi tay Quyền năng của Thiên Chúa.
Với lòng ưu ái Cộng đoàn cách riêng, đức cha phó của tổng địa phận Osaka là Matsuura đã đến chia sẻ với mọi người về ơn Linh mục và sự công tác của giáo dân trong mục vụ nhân năm linh mục. Đồng thời, cha Cao sơn Thân đã hướng dẫn cho cộng đoàn hiểu rõ hơn Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam; Những vấn đề xã hội hiện nay tại Việt Nam và Quan điểm Công giáo về trách nhiệm của Giáo Hội trước các vấn đề này. Sự diễn giải của Ngài thôi thúc chúng con hơn về trách nhiệm của mình đối với dân tộc và giáo hội qua quyền đòi tự do trong việc thực thi bác ái.
Trước Thánh lễ, chương trình kính Đức Mẹ đã diễn ra thật cảm động với đội dâng hương của đoàn con Đức Mẹ Kobe và đội dâng hoa của các em thiếu nhi. Kiệu Đức Mẹ được rước đi một vòng chung quanh nhà thờ. Nếu biết rằng, những nghi thức kính Đức Mẹ ngày càng trở nên xa lạ với giáo dân Nhật, nhất là thế hệ trẻ, thì chương trình mừng lễ hàng năm của Cộng Đoàn giáo dân Việt Nam thực sự đã trở thành một dấu son khởi sắc cho đời sống đạo hòa nhập tại địa phương.
Thánh lễ sốt mến kết thúc một ngày lễ hội. Tuy nhiên chúng con luôn luôn hướng tấm lòng hiệp thông về các biến cố của giáo hội quê nhà. Nơi đó, vẫn còn những tấm gương sẵn sàng tử vì đạo trong một thời đại mà quyền tự do thờ phụng không ai có thể cướp đi được.
Dưới tượng Chúa Kitô Vua từng che chở cho ngôi giáo đường thoát khỏi ngọn lửa ngút trời trong cơn chấn động đó và dưới chân Mẹ La Vang; đoàn chúng con đã hiệp thông cầu nguyện với các cha, các thầy Sơ, các giáo dân Tam Tòa đang hứng chịu những bách hại dữ dội bên quê nhà. Những bách hại đó chẳng khác gì ngọn lửa hung tàn năm xưa muốn xóa ngôi giáo đường của chúng con, nhưng cuối cùng nó cũng phải thúc thủ dưới đôi tay Quyền năng của Thiên Chúa.
Với lòng ưu ái Cộng đoàn cách riêng, đức cha phó của tổng địa phận Osaka là Matsuura đã đến chia sẻ với mọi người về ơn Linh mục và sự công tác của giáo dân trong mục vụ nhân năm linh mục. Đồng thời, cha Cao sơn Thân đã hướng dẫn cho cộng đoàn hiểu rõ hơn Đề cương Giáo Hội tại Việt Nam; Những vấn đề xã hội hiện nay tại Việt Nam và Quan điểm Công giáo về trách nhiệm của Giáo Hội trước các vấn đề này. Sự diễn giải của Ngài thôi thúc chúng con hơn về trách nhiệm của mình đối với dân tộc và giáo hội qua quyền đòi tự do trong việc thực thi bác ái.
Trước Thánh lễ, chương trình kính Đức Mẹ đã diễn ra thật cảm động với đội dâng hương của đoàn con Đức Mẹ Kobe và đội dâng hoa của các em thiếu nhi. Kiệu Đức Mẹ được rước đi một vòng chung quanh nhà thờ. Nếu biết rằng, những nghi thức kính Đức Mẹ ngày càng trở nên xa lạ với giáo dân Nhật, nhất là thế hệ trẻ, thì chương trình mừng lễ hàng năm của Cộng Đoàn giáo dân Việt Nam thực sự đã trở thành một dấu son khởi sắc cho đời sống đạo hòa nhập tại địa phương.
Thánh lễ sốt mến kết thúc một ngày lễ hội. Tuy nhiên chúng con luôn luôn hướng tấm lòng hiệp thông về các biến cố của giáo hội quê nhà. Nơi đó, vẫn còn những tấm gương sẵn sàng tử vì đạo trong một thời đại mà quyền tự do thờ phụng không ai có thể cướp đi được.