Ngày 11-08-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Ngày 12/08: Bổn phận làm người – Lm. Vinh-sơn Nguyễn Văn Định, CS
Giáo Hội Năm Châu
02:06 11/08/2024

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu,

Khi ấy, Đức Giê-su và các môn đệ tụ họp ở miền Ga-li-lê, Người nói với các ông: “Con Người sắp bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người, và ngày thứ ba Người sẽ trỗi dậy.” Các môn đệ buồn phiền lắm.

Khi thầy trò tới Ca-phác-na-um, thì những người thu thuế cho đền thờ đến hỏi ông Phê-rô: “Thầy các ông không nộp thuế sao?” Ông đáp: “Có chứ!” Ông về tới nhà, Đức Giê-su hỏi đón ông: “Anh Si-môn, anh nghĩ sao? Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài?” 26 Ông Phê-rô đáp: “Thưa, người ngoài.” Đức Giê-su liền bảo: “Vậy thì con cái được miễn. Nhưng để khỏi làm cớ cho họ sa ngã, anh hãy ra biển thả câu; con cá nào câu được trước hết, thì bắt lấy, mở miệng nó ra: anh sẽ thấy một đồng tiền bốn quan; anh lấy đồng tiền ấy, nộp thuế cho họ, phần của Thầy và phần của anh.”

Đó là lời Chúa
 
Người ngoài
Lm. Minh Anh
14:31 11/08/2024
NGƯỜI NGOÀI

“Vua chúa trần gian bắt ai đóng sưu nộp thuế? Con cái mình hay người ngoài?”. Phêrô đáp, “Thưa, người ngoài!”.

“Một xã hội không có Chúa Kitô thì trống rỗng và rối ren! Ngày nay, mức độ Chúa Kitô bị thế giới từ chối xảy ra thường xuyên hơn, tần suất Ngài bị gạt ra ngoài gia tăng hơn bởi rất nhiều người trong số những người có ảnh hưởng lớn trong xã hội và trong các nền văn hoá. Thông thường, Ngài bị xử tệ trên các phương tiện truyền thông. Nhưng sẽ tệ hơn ngay trong đời sống ‘như không có Chúa’ - coi Ngài như người ngoài - của những ai mệnh danh là con cái Ngài!” - Anon.

Kính thưa Anh Chị em,

Đồng tình với nhận định trên, Tin Mừng hôm nay bất ngờ tiết lộ một thực tế xót xa đến nỗi trái tim Chúa Giêsu có lẽ phải đau nhói. Người ta xem Ngài chỉ như một ‘người ngoài!’.

Tin Mừng cho biết, sẽ không có một kẽ hở nào về việc đóng sưu nộp thuế ngay cả đối với Chúa Giêsu! Từ sự khắt khe này, Ngài thừa nhận, người ta coi Ngài chỉ như một ‘người ngoài’. Họ không coi Ngài là một công dân Do Thái, là Con Thiên Chúa; không coi đền thờ là nhà của Cha Ngài. Họ nghĩ, Ngài phải nộp thuế! Matthêu mời chúng ta lùi lại lời tựa Phúc Âm thứ tư; ở đó, Gioan viết, “Ngài đã đến nhà của Ngài, mà người nhà đã không tiếp nhận Ngài!”. Điều này chắc hẳn khiến Chúa Giêsu hụt hẫng và trái tim Ngài ắt phải quặn đau khi cảm nhận sự ruồng rẫy bởi những con người Ngài đến để cứu chuộc!

Phần chúng ta, việc chúng ta chào đón Chúa Kitô vào đời sống phải ‘hơn là một cảm xúc!’. Bởi lẽ, Ngài đến, không chỉ để “ở” giữa chúng ta, ‘xây tổ’ giữa chúng ta mà còn xây nên cuộc đời mỗi người ‘cho bây giờ và cho đời đời’. Ngài đang chia sẻ vui buồn nhân thế và ‘tân khổ’ của mỗi gia đình, mỗi tâm hồn. Đón nhận Chúa Kitô vào linh hồn và cuộc sống mình có nghĩa là nhận biết Ngài không phải như một ‘người ngoài’ vốn đến để áp đặt điều này điều kia; nhưng như một người thân, một người nhà - là Chúa, là Thầy, là Cha, là Bạn, là Chủ - và là Đấng Cứu Độ! Kết quả của việc đón nhận Chúa Kitô là mỗi người sẽ ngập tràn bình an, niềm vui và sự thánh thiện.

Êzêkiel - bài đọc một - đã cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa khi “Tay Đức Chúa đặt trên ông”. Như Êzêkiel, như bao tâm hồn thánh thiện - con trai con gái của Chúa - chúng ta xác tín được Thiên Chúa ở cùng; đồng thời, nóng lòng cho “Trời đất rạng ngời vinh quang Chúa” như Thánh Vịnh đáp ca ao ước.

Anh Chị em,

“Thưa, người ngoài!”. Chúa Giêsu chấp nhận bị coi là ‘người ngoài’. Và để tránh cớ vấp phạm cho sự phi lý đó, Ngài đã làm một phép lạ vừa đủ để Phêrô có một đồng bạc từ miệng cá đem nộp thuế cho Thầy và trò! Bị coi là ‘người ngoài’, Ngài sẽ bị bứng khỏi mặt đất bởi những người nghĩ rằng, Thiên Chúa là Đấng chỉ dành cho những ‘người ở trong!’. Vậy bạn và tôi coi Chúa Kitô như ‘người ở trong’ hay như ‘người ngoài?’, vì “sẽ tệ hơn, ngay trong đời sống ‘như không có Chúa’ của những ai mệnh danh là con cái Ngài!”.

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa Giêsu, người nhà của con, cho con luôn là người nhà của Chúa; và không chỉ là người nhà, con ‘còn là nhà’ của Chúa nữa!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mẹ về Trời, niềm vui cho nhân thế
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
14:34 11/08/2024
SUY NIỆM LỄ ÐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
(Lc 1,46 - 55)
Mẹ về Trời, niềm vui cho nhân thế

Hàng năm, cứ đến ngày 15 tháng 8, Giáo hội lại long trọng cử hành Lễ Đức Maria linh hồn và xác lên Trời tràn đầy mừng vui trong niềm tin yêu và hy vọng chứa chan như thánh Bernarđô nói: “Đức Maria Nữ Trinh vinh hiển về Trời đã gia tăng hạnh phúc và niềm hy vọng nơi chúng ta”. Ngài thêm: “Đức Maria, Phần Tử ưu tú trên địa cầu chúng ta đang sống được đưa từ đất về trời, là một món quà vô cùng cao quí, sự vinh thăng ấy là cuộc trao đổi kỳ diệu giữa đất với trời, giữa con người trần thế với thế giới thần linh. Mẹ là hoa quả tuyệt vời của trái đất đã được đưa lên cao, để từ trên nơi cao xanh ấy ơn sủng lại tuôn đổ chan hòa xuống trên mặt đất, nghĩa là chính từ nơi Đức Maria diễm phúc được rước lên đó, đến lượt mình, Mẹ lôi kéo muôn vàn ân sủng xuống cho nhân loại”. Đúng thật, Mẹ về Trời, niềm vui cho nhân thế. Đức Mẹ làm cho chúng con vui mừng.

Mẹ của niềm vui

Được Sứ thần Gabiel truyền tin, Mẹ rất dỗi vui mừng, đúng như lời thiên thần chào chúc Mẹ : “Mừng vui lên hơn Đấng đầy ơn sủng” (Lc 1,28). Thật không thể tưởng tượng được Mẹ vui biết chừng nào. Bên tai Mẹ còn văng vẳng lời thiên thần: “Chúa Thánh Thần sẽ đến với Bà, và uy quyền Ðấng Tối Cao sẽ bao trùm Bà. Vì thế Đấng Bà sinh ra, sẽ là Đấng Thánh và được gọi là Con Thiên Chúa” (Lc1, 35). Những lời trên nói lên những việc phi thường và trọng đại. Không niềm vui nào to lớn hơn. Ðó là niềm vui dân Chúa đón chờ từ đời các tổ phụ. Càng nghĩ, đôi chân Mẹ lại càng đon đả đi lên miền sơn cước, hướng về thành của Elisabeth để loan báo tin vui cho người chị họ. Niềm vui to lớn trong lòng làm Mẹ quên mọi nỗi âu lo. Mẹ vào nhà ông Dacaria và chào bà Elisabeth. Lập tức bà này thấy rộn ràng trong lòng, hài nhi trong lòng cũng nhảy lên vì vui sường và Bà Êlisabeth được đầy Chúa Thánh Thần... Bà thấy rõ ơn Chúa đến với mình, nói đúng hơn, tâm hồn Mẹ Maria đang "nhảy mừng" vì ơn Chúa cứu độ.

Ðúng như lời Elisabeth đã nói: “Bà được chúc phúc giữa các người phụ nữ” (Lc 1, ). Mẹ Maria nói : “Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi hoan hỉ trong Thiên Chúa, Đấng Cứu độ tôi” (Lc 1, 47).

Mẹ chiến thắng

Niềm tin của Giáo hội đối với tín điều Đức Piô XII đã xác quyết năm 1950. Chúng ta tin Mẹ Maria, đã được đặc ân cả hồn lần xác về Trời. Điều đó muốn nói rằng sự chiến thắng con rồng trong sách Khải Huyền hoàn tất nơi Mẹ, Mẹ về ngự bên hữu Chúa để chuẩn bị chỗ cho chúng ta như Thiên Chúa đã dành cho Mẹ.

Những câu sau viết về “một người nữ mặc áo mặt trời, chân đạp mặt trăng, đầu đội triều thiên mười hai ngôi sao: Bà đang mang thai, kêu la chuyển bụng, và đau đớn sinh con” (Kh 12, 1-2 ), khiến chúng ta nghĩ về Ðức Mẹ trong vinh quang trên trời.

Mẹ lẽ cậy trông

Mừng kính Đức Trinh Nữ Maria hồn xác về trời, chúng ta không chỉ mừng vì Thiên Chúa đã làm cho Mẹ những điều trọng đại, mà còn mừng vì sự hiện hữu của nhân loại. Thánh Phaolô nói: “Anh em khỏi phải phiền sầu như những người khác, những kẻ không có hy vọng” (1 Tx 4, 13). Chúng ta cố gắng hiểu để sống sao cho xứng danh là người hy vọng.

Kinh Tạ Ơn của Đức Maria nêu rõ : “Chúa đã ra oai cánh tay thần lực, dẹp tan những ai lòng trí kiêu căng, Chúa lật đổ những người quyền thế, và nâng dậy những kẻ khiêm nhường. Phận đói nghèo Chúa ban của đầy dư… Vì Người nhớ lại lòng thương xót” (x. Lc 1, 39-56). Chắc chắn Thiên Chúa không thể để chúng ta bị nghèo đói đè bẹp, khi chúng ta tin vào lời Chúa hứa.

Chúng ta sống hy vọng, khi hướng đến một tương lai khác và muốn sống quảng đại như Chúa muốn. Nếu như khi xưa Mẹ Thiên Chúa đã đến với bà Êlisabet, thì ngày hôm nay Mẹ vẫn đến với chúng ta. Mẹ mở rộng vòng tay nói với chúng ta rằng : hỡi con, hãy tin tưởng và hy vọng, vì Chúa đã dọn chỗ cho con.

Nữ Vương Linh hồn và Xác lên Trời. Cầu cho chúng con. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:51 11/08/2024

6. Chúng ta nhận đau khổ như thế nào, thì cũng phải cầu nguyện như thế.

(Thánh Augustinus)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:54 11/08/2024
31. CẮT ĐÙI CHỮA BỆNH

Người nọ có cha bị bệnh, bác sĩ dặn dò:

- “Thuốc men không thể cứu được, chỉ có cách là cắt thịt của đứa con có hiếu mới chữa được, dùng sự cảm động này may ra mới có thể cứu được.”

Con trai nói:

- “Cái đó thì có gì là khó chứ?”

Nói xong thì lấy con dao đi khỏi, gặp lúc mùa hạ, anh ta thấy một người nằm ngủ bên ngoài cổng, bèn xuống tay cắt thịt trên thân của người ấy, người ấy kinh hoàng la lớn.

Anh ta xua tay nói với người ấy:

- “Nhẹ thôi mà đừng có la, lẽ nào anh không biết, cắt thịt cứu cha mẹ chính là việc rất tốt đẹp trong thiên hạ hay sao?”

(Tinh tuyển nhã tiếu)

Suy tư 31:

Trên đời này không có gì đẹp cho bằng tình yêu, mà cắt thịt mình làm thuốc cho cha mẹ thì lại là một tình cảm đẹp nhất trên trần gian, có lẽ không có tình yêu nào đẹp như thế. Cắt thịt chữa bệnh cho cha mẹ thì tốt đẹp thật nhưng phải là thịt của mình mới đẹp, còn cắt thịt của người khác thì có gì là đẹp, hơn nữa lại còn bị mang tiếng là ác và chắc chắn là bị...ở tù.

Đức Chúa Giê-su đã lấy thịt của mình để nuôi sống chúng ta chứ không phải lấy thịt của người khác, cho nên tình yêu của Ngài dành cho nhân loại thật vô cùng vĩ đại và hoàn hảo nhất, đó cũng là bằng chứng hùng hồn nhất để cho chúng ta biết sống hy sinh cho nhau.

Cắt thịt mình để chữa bệnh cho cha mẹ là hành động hiếu thảo và hy sinh của người con có hiếu; nhưng đem những của dư thừa của mình để bố thí cho người khác thì là hành động coi thường nhân phẩm của tha nhân, bởi vì có nhiều người không dám lấy cái mình đang có để bố thí, nhưng lại đem của “hết xài” tống khứ nơi người nghèo để khỏi bỏ chật nhà chật cửa...

Phải biết xót biết đau mới thấm thía khi cho khi nhận và cảm nhận được sự hy sinh cao quý như thế nào.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Liên kết Hiện tượng học với Đức tin: Di sản Triết học của Edith Stein
Vũ Văn An
14:26 11/08/2024

Cha Hugh Mackenzie, Linh mục tại Nhà thờ Westminster, viết trên trang mạng của Giáo Phận Westminster, Anh Quốc về di sản của Thánh Nữ Triết gia Edith Stein, cách nay ba ngày (Tiêu đề: mazur/cbcew.org.uk):

“Bất cứ ai tìm kiếm chân lý đều đang tìm kiếm Chúa, dù có ý thức hay vô thức” Thánh Teresa Benedicta Thánh giá.



Một đêm năm 1921, Edith Stein, 28 tuổi, thức trắng đêm để đọc một cuốn sách mà cô mới phát hiện ra. Cuốn sách này là tự truyện của Thánh Teresa thành Avila, một vị thánh nổi tiếng của dòng Cát Minh. Edith vô cùng xúc động trước mô tả huyền nhiệm của Teresa về mối liên hệ của linh hồn với Thiên Chúa tuyệt đối. Sáng hôm sau, cô tuyên bố, "Đây là chân lý" và được rửa tội vào năm sau. Ngay sau đó, cô gia nhập dòng Cát Minh, lấy tên là Teresa Benedicta Thánh giá.

Khi phong bà làm người bảo trợ của châu Âu vào năm 1999, Đức Giáo Hoàng John Paul II đã nhấn mạnh rằng nền tảng triết học của bà trong hiện tượng học, một trường phái tư tưởng thế kỷ 20 tập trung vào trải nghiệm có ý thức của con người, đã chuẩn bị cho bà để "đối mặt trực tiếp... với lời chứng về trải nghiệm tâm linh của Ki-tô giáo do Teresa thành Avila đưa ra". Hiện tượng học nhấn mạnh vào việc bắt đầu triết học bằng cách xem xét tác động có ý nghĩa và đạo đức của thế giới hiện tại đối với chủ thể con người có ý thức, phù hợp với những gì Stein đọc được trong những suy gẫm của Thánh Teresa về hành trình của tâm hồn đến với Thiên Chúa.

Năm 1916, Stein trở thành trợ lý bản thân của Edmund Husserl, người sáng lập ra hiện tượng học. Trong khi công trình của Husserl tập trung vào sự tương tác của cá nhân với môi trường của họ, thì các nghiên cứu của riêng Edith, bắt đầu từ luận án tiến sĩ năm 1917 của bà về "Sự tương cảm" [empathy], nhấn mạnh tầm quan trọng của các mối quan hệ giữa con người.

Cả bà và Đức Giáo Hoàng John Paul II đều chịu ảnh hưởng của nhà hiện tượng học Max Scheler, người đã viết về cách thế giới khách quan mang lại khả năng xây dựng cộng đồng một cách tích cực. Scheler nhấn mạnh các giá trị đạo đức trong trải nghiệm của con người, trong khi Edith tập trung vào sự tương cảm và cảm xúc đối với người khác trong trải nghiệm đó, dẫn đến những hành động có chủ ý.

Nhận thức sâu sắc này khiến bà đặc biệt phấn khích khi khám phá các tác phẩm của Thánh Thomas Aquinas, người nhấn mạnh khái niệm "hữu thể" là thứ vượt qua nhưng vẫn thu hút người tìm kiếm. Phần lớn các tác phẩm sau này của Edith nhằm mục đích tổng hợp các ý tưởng của Husserl và Aquinas.

Đức Giáo Hoàng John Paul II, Tự Sắc năm 1999 của ngài, đã giải thích cách đào tạo triết học của Edith đã dẫn bà đến việc “nhạy cảm với một thực tại khách quan, không phải cuối cùng sẽ tan biến trong chủ thể, … phải được chú ý và nắm bắt trên hết trong con người, nhờ vào khả năng “tương cảm” - một từ mà bà rất yêu thích - cho phép một người theo một cách nào đó chiếm hữu trải nghiệm sống của người khác”.

Trong một nền văn hóa châu Âu ngày càng ưu tiên trải nghiệm và quyền lợi cá nhân, việc Edith Stein công nhận Husserl là "nhà triết học của ngày nay" là một lời tiên tri. Thậm chí còn phù hợp hơn nữa là quyết định của Đức Giáo Hoàng John Paul II khi phong bà làm thánh bổn mạng của một châu lục như vậy.

Khám phá của bà về sự thật con người vào năm 1922, được truyền cảm hứng từ các nghiên cứu hiện tượng học của bà, đã đưa bà trở thành một nữ tu Công Giáo tận tụy, dòng Cát Minh, và cuối cùng là một vị tử đạo, bị sát hại tại Auschwitz vào ngày 9 tháng 8 năm 1942, vì vừa là người Do Thái vừa là người Công Giáo sau khi các Giám mục Hòa Lan lên án Đức Quốc xã.

Mong rằng lời chứng của bà, khẳng định rằng tâm hồn con người được định sẵn để kết hợp một cách huyền nhiệm với Thiên Chúa, sẽ giúp chống lại chủ nghĩa cá nhân của thời đại chúng ta.
 
Những ổ gà trên đường đến Thượng hội đồng 2024
Vũ Văn An
15:00 11/08/2024

Cũng như bao giờ, George Weigel, trên trang mạng của Tổng Giáo Phận Denver, ngày 7 tháng 8 năm 2024, đã có cái nhìn tiêu cực về Thượng hội đồng đồng nghị:



Cỗ máy tuyên truyền của giáo hội được tạo ra cho Thượng hội đồng vào tháng 10 năm ngoái về tính đồng nghị cho một Giáo hội đồng nghị vẫn đang hoạt động, và nó đang trở nên vừa mệt mỏi vừa đáng lo ngại.

Về sự mệt mỏi: Đức Hồng Y Jean-Claude Hollerich, SJ, Tổng tường trình viên của Thượng hội đồng 2023 và 2024, đã thông báo với chúng ta trong một bản tin ngày 14 tháng 6 từ văn phòng Thượng hội đồng của Vatican rằng "Dân thánh của Chúa đã được đưa vào hoạt động cho sứ mệnh nhờ vào kinh nghiệm đồng nghị". Dạ, không, thưa Đức Hồng Y, điều đó không hoàn toàn đúng.

Dân thánh của Thiên Chúa đã được Chúa Giêsu khởi xướng cho sứ mệnh cách đây hai thiên niên kỷ, khi nhóm tông đồ được chỉ thị “Vậy hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần…” (Mt 28:19). Các tông đồ đã được xác nhận trong sứ mệnh đó bằng sự tuôn đổ Chúa Thánh Thần được ghi lại trong Công vụ 3, và Giáo hội đã tiếp tục sứ mệnh kể từ đó. Bản chất và phạm vi của sứ mệnh thế kỷ 21 của Giáo hội đã được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II xác định trong thông điệp năm 1990, Redemptoris Missio (Sứ mệnh của Đấng Cứu Chuộc), trong đó dạy rằng mọi người Công Giáo đều được rửa tội để trở thành một ơn gọi truyền giáo và mọi nơi đều là lãnh thổ truyền giáo. Những nơi sống động và sôi động của Giáo hội thế giới đã tiếp thu lời dạy đó và đang sống theo lời dạy đó ngày nay.

Do đó, quan niệm cho rằng “trải nghiệm đồng nghị” đã khởi xướng Giáo hội cho sứ mệnh là vô lý trong lịch sử. Đây cũng là một hoạt động tuyên truyền cho một thao tác cho đến nay vẫn bị sa lầy trong việc tự nhìn nhận mình là giáo sĩ mà Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, SJ, đã cảnh báo trong bài phát biểu trước mật nghị trước Tổng hội Hồng Y đã giúp đưa ngài lên tòa Phêrô. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc lại lời khuyên đó về việc tự tham chiếu của giáo hội trong bài giảng một ngày sau khi đắc cử.

Còn đối với Thượng hội đồng 2023, nó không giống với Lễ Hiện xuống đầu tiên của Kitô giáo. Vì sau khi Chúa Thánh Thần ngự xuống, những Kitô hữu đầu tiên đã không ngồi lại thành một nhóm nhỏ trong Phòng Tiệc ly và nói rằng, "Ồ. Thật tuyệt. Chúng ta hãy nói về điều đó."

Không, họ đã đi thẳng ra đường để truyền giáo, "và có khoảng ba ngàn linh hồn được thêm vào ngày hôm đó" (Công vụ 3:41). Không có gì giống như vậy sau nhóm nhỏ tẻ nhạt và bị thao túng "Những cuộc trò chuyện trong Chúa Thánh Thần" tại Thượng hội đồng 2024.

Liệu mọi thứ có thay đổi vào tháng 10 tại Thượng hội đồng 2024 không? Có lý do để hoài nghi.

Từ ngày 4 đến ngày 14 tháng 6, một nhóm các nhà thần học đã làm việc - những ngón tay vụng về của tôi gần như gõ "thức dậy!" - để giúp chuẩn bị tài liệu làm việc của Thượng hội đồng 2024, dựa trên các báo cáo sau Thượng hội đồng 2023 mà Văn phòng Tổng thư ký của Thượng hội đồng đã nhận được. Các nhà thần học được mời dường như phản ảnh mối quan tâm về Đa dạng, công bằng và bao gồm [DEI = Diversity, equity, Inclusion] của văn phòng Thượng hội đồng, mặc dù sự đa dạng của họ không phải là đáng kể về mặt thần học. Thần học Công Giáo tại Hoa Kỳ và các nhà thần học người Mỹ làm việc ở nước ngoài (trong một số trường hợp, cách văn phòng Thượng hội đồng mười phút đi taxi) nằm trong số những nhà tư tưởng sáng tạo nhất của Giáo hội ngày nay. Tuy nhiên, bạn sẽ khó (và không thành công) để tìm thấy các thành viên của Viện Thần học Công Giáo có trụ sở tại Hoa Kỳ hoặc Dự án Sacra Doctrina có trụ sở tại Hoa Kỳ nổi bật trong số những người được triệu tập đến Rome để tham gia cuộc tham vấn kéo dài mười ngày này - và điều này bất chấp thực tế là các thành viên của các tổ chức đó đánh dấu tất cả các ô dân tộc, chủng tộc và "giới tính" có vẻ như bắt buộc. Có sự thiên vị ngầm nào tại văn phòng Thượng hội đồng, theo đó sự chính thống năng động không cần phải áp dụng?

Đức Hồng Y Hollerich không phải là thành viên duy nhất của Hồng Y đoàn đang thêu dệt những câu chuyện về "quy trình đồng nghị" làm dấy lên mối quan ngại về Thượng hội đồng 2024. Tổng thư ký của Thượng hội đồng, Đức Hồng Y Mario Grech, đã đi khắp thế giới kể từ Thượng hội đồng 2023, về những gì một số giáo sĩ coi là chiến dịch tranh cử giáo hoàng, hoặc ít nhất là chiến dịch trở thành Đại cử tri trong mật nghị tiếp theo. Dù sao đi nữa, cuộc phỏng vấn của Đức Hồng Y vào tháng 3 năm ngoái với một tờ báo Thụy Sĩ đã gióng lên một số hồi chuông cảnh báo.

Đầu tiên, Đức Hồng Y thừa nhận rằng "khi chúng ta nói về sự hiệp nhất, về sự hiệp thông, chúng ta không đề cập đến sự hiệp nhất về tư tưởng". Thật vậy sao? Chúng ta không ở trong sự hiệp thông của niềm tin thống nhất khi chúng ta cùng nhau đọc Kinh Tin Kính Nixêa sao? Kinh Tin Kính của các Tông đồ sao? Liệu Công Giáo tùy chọn địa phương – loại Công Giáo trong đó, tội lỗi nghiêm trọng ở Ba Lan là nguồn ân sủng cách xa mười dặm, ở phía bên kia biên giới Ba Lan-Đức – có thực sự là Công Giáo (sau cùng, có nghĩa là “phổ quát”)?

Sau đó, Đức Hồng Y nói rằng ngài tưởng tượng Giáo hội “như một cầu vồng”. Một hình ảnh thú vị, hình ảnh đó. Grech là người Malta, có nghĩa là tiếng Anh hoàn toàn quen thuộc với ngài. Vì vậy, không thể không hiểu được việc nhắc đến “Giáo hội cầu vồng” báo hiệu điều gì trong nền văn hóa hàn cầu hóa ngày nay.

Tháng Mười ở Rome hứa hẹn sẽ là một tháng đáng lưu ý.
 
Đức Thánh Cha nhắc lại vụ bỏ bom nguyên tử trong Thế chiến II, và kêu gọi hòa bình cho các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá
Thanh Quảng sdb
16:44 11/08/2024
Đức Thánh Cha nhắc lại vụ bỏ bom nguyên tử trong Thế chiến II, và kêu gọi hòa bình cho các quốc gia đang bị chiến tranh tàn phá

Đức Phanxicô nhắc lại lời kêu gọi hòa bình cho những nơi đang bị chiến tranh tàn phá và cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tai nạn máy bay ở Brazil.

(Tin Vatican - Devin Watkins)

ĐTC tha thiết khẩn xin: “Chúng ta hãy cầu nguyện tha thiết cho hòa bình, đặc biệt là ở Ukraine, Trung Đông, Palestine, Israel, Sudan và Myanmar đang bị tử đạo.”

Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời kêu gọi trên vào trưa Chủ Nhật khi ngài đọc Kinh Truyền Tin với những người hành hương tại Quảng trường Thánh Phêrô.

Phát biểu sau lời kinh truyền thống về Đức Mẹ, Đức Thánh Cha đã nhắc lại ngày kỷ niệm vụ đánh bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki vào cuối Thế chiến thứ hai.

Ngài mời mọi người hãy cầu nguyện cho “các nạn nhân của những sự kiện đó và của tất cả các nạn nhân của các cuộc chiến hiện nay”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tai nạn máy bay ở Sao Paulo Brazil vào thứ Sáu (9/8/2024) khiến tất cả 61 người trên máy bay thiệt mạng.

Chiếc máy bay chở khách do hãng Voepass điều hành đã lao thẳng xuống và đâm vào một làng dân cư ở thành phố Vinhedo.

Máy bay đang bay từ Cascavel đến Sao Paulo và không có thương vong nào được báo cáo.
 
Huấn đức của Đức Thánh Cha Phanxicô trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 11/8/2024
Đặng Tự Do
20:58 11/08/2024
Chúa Nhật, 11 Tháng Tám, Giáo Hội trên toàn thế giới cử hành Chúa Nhật thứ 19 Mùa Quanh Năm. Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:

Anh chị em thân mến, Chúa Nhật vui vẻ!

Hôm nay Tin Mừng phụng vụ (Ga 6:41-51) cho chúng ta biết về phản ứng của người Do Thái trước lời tuyên bố của Chúa Giêsu: “Ta từ trời xuống” (Ga 6:38). Họ đang bị tai tiếng.

Họ lẩm bẩm với nhau: “Đây chẳng phải là Giêsu, con ông Giuse, mà cha mẹ ông là những người chúng ta đều biết cả sao? Làm sao bây giờ anh ta lại nói: 'Ta từ trời xuống'? (Ga 6:42). Và họ thì thầm như thế. Chúng ta hãy chú ý đến những gì họ nói. Họ tin chắc rằng Chúa Giêsu không thể từ trời đến, vì Người là con một người thợ mộc và vì mẹ Người và bà con Người đều là những người bình thường, quen thuộc, bình thường, như bao người khác. Họ nói: “Làm sao Thiên Chúa có thể biểu lộ chính Ngài một cách bình thường như vậy?”. Họ bị cản trở đức tin bởi định kiến về nguồn gốc khiêm tốn của Ngài và do đó, họ bị cản trở bởi giả định rằng họ không có gì để học hỏi từ Ngài. Những định kiến và giả định, chúng gây tác hại biết bao! Chúng ngăn cản sự đối thoại chân thành, sự đến với nhau của anh chị em: hãy cẩn thận với những định kiến và giả định. Họ có lối suy nghĩ cứng nhắc, và trong trái tim họ không có chỗ cho những gì không phù hợp với họ, cho những gì họ không thể phân loại và cất giữ trong những chiếc kệ bụi bặm của cơ quan an ninh. Và điều này đúng: chứng tá của chúng ta thường bị đóng kín, đầy bụi, giống như những cuốn sách cũ.

Tuy nhiên, họ là những người tuân thủ luật pháp, bố thí, tôn trọng việc ăn chay và thời gian cầu nguyện. Chúa Kitô đã thực hiện nhiều phép lạ khác nhau (x. Ga 2:1-11,4,43-54; 5:1-9; 6:1-25). Tại sao tất cả những điều này lại không giúp họ nhận ra nơi Ngài là Đấng Messia? Tại sao những phép lạ ấy không giúp được họ? Bởi vì họ thực hiện những việc thực hành tôn giáo của mình không phải để lắng nghe Chúa, nhưng để tìm thấy nơi họ sự xác nhận về điều họ suy nghĩ. Họ khép kín với Lời Chúa và tìm kiếm sự xác nhận cho những suy nghĩ của chính mình. Điều này được chứng minh bằng việc họ thậm chí không chịu khó xin Chúa Giêsu giải thích; họ chỉ giới hạn ở việc lẩm bẩm với nhau chống lại Ngài (x. Ga 6,41), như thể để trấn an nhau về điều họ tin chắc, và họ tự nhốt mình, nhốt mình trong một pháo đài không thể xuyên thủng. Và vì vậy, họ không thể tin được. Sự khép kín của trái tim: nó tai hại biết bao, tai hại biết bao!

Chúng ta hãy chú ý đến tất cả những điều này, vì đôi khi điều tương tự cũng có thể xảy ra với chúng ta, trong cuộc sống và trong lời cầu nguyện của chúng ta: nó có thể xảy ra với chúng ta, nghĩa là, thay vì thực sự lắng nghe những gì Chúa nói. đối với chúng ta, chúng ta trông cậy vào Ngài và những người khác chỉ để xác nhận những gì chúng ta nghĩ, một sự xác nhận về những xác tín, những phán xét của chúng ta, vốn là những thành kiến. Nhưng cách giao tiếp với Thiên Chúa này không giúp chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, thực sự gặp gỡ Ngài, cũng không giúp chúng ta đón nhận hồng ân ánh sáng và ân sủng của Ngài, để lớn lên trong sự tốt lành, làm theo ý muốn của Ngài và vượt qua những thất bại và những khó khăn. Thưa anh chị em, đức tin và lời cầu nguyện, khi chúng chân thật, sẽ mở rộng tâm trí và trái tim; chúng không đóng tâm trí và trái tim chúng ta lại. Khi anh chị em tìm thấy một người khép kín trong tâm trí, trong lời cầu nguyện, thì đức tin và lời cầu nguyện đó không đúng sự thật.

Vậy chúng ta hãy tự hỏi: trong đời sống đức tin của mình, liệu tôi có khả năng thực sự im lặng trong lòng và lắng nghe Chúa không? Tôi có sẵn sàng đón nhận tiếng nói của Ngài, vượt ra ngoài suy nghĩ của mình, và với sự giúp đỡ của Ngài, tôi có thể vượt qua nỗi sợ hãi của mình không?

Xin Mẹ Maria giúp chúng ta tin tưởng lắng nghe tiếng Chúa và can đảm thực thi thánh ý Người.

Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:

Trong những ngày này, chúng ta kỷ niệm vụ ném bom nguyên tử xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki. Khi chúng ta tiếp tục phó thác cho Chúa những nạn nhân của những biến cố đó và của tất cả các cuộc chiến tranh, chúng ta hãy lập lại lời cầu nguyện thiết tha cho hòa bình, đặc biệt cho những người Ukraine, Trung Đông, Palestine, Israel, Sudan và Miến Điện đang gặp khó khăn.

Hôm nay là lễ Thánh Clara: Tôi gửi một tâm tình trìu mến tới tất cả mọi người ở Clarissian, đặc biệt là những người ở Vallegloria, những người mà tôi có một tình bạn đẹp đẽ.

Chúng ta cũng cầu nguyện cho các nạn nhân của vụ tai nạn hàng không bi thảm ở Brazil.

Và tôi chào tất cả anh chị em, người Rôma và những người hành hương từ Ý và nhiều quốc gia, đặc biệt nhóm sinh viên từ tiểu chủng viện Bergamo, những người đã đi bộ từ Assisi, trong một cuộc hành hương kéo dài nhiều ngày. Các bạn có mệt không? KHÔNG à? Tốt. Các bạn thật tốt!

Tôi chúc tất cả anh chị em một ngày Chúa Nhật vui vẻ. Và gửi đến anh chị em, những người trẻ của Immacolata: Chúa nhật vui vẻ! Và xin đừng quên cầu nguyện cho tôi; chào anh chị em người Brazil, những người mà tôi có thể thấy rõ. Chào tất cả các bạn, xin cảm ơn! Chúc anh chị em bữa trưa ngon miệng và xin chào tạm biệt.


Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
 
Đức Thánh Cha Phanxicô gọi người Trung Quốc là dân tộc vĩ đại và đáp lại những lời chỉ trích về triều đại giáo hoàng của ngài
Đặng Tự Do
21:18 11/08/2024
Trong một cuộc phỏng vấn mới với tỉnh dòng Tên Trung Quốc, Đức Thánh Cha Phanxicô bày tỏ mong muốn đến thăm đất nước này và nói về sự ngưỡng mộ của ngài đối với đức tin của Giáo hội và văn hóa Trung Quốc, cũng như các khía cạnh khác nhau của triều đại giáo hoàng của ngài, bao gồm cả những lời chỉ trích và phản đối.

Khi được hỏi về khả năng đến thăm Trung Quốc, Đức Thánh Cha nói: “Vâng, tôi thực sự muốn”.

Nếu đến thăm, Đức Phanxicô cho biết ngài sẽ viếng thăm đền thánh Đức Mẹ Xà Sơn và gặp gỡ các giám mục và dân Chúa, “những người trung thành, họ trung thành. Đó là một dân tộc trung thành đã trải qua rất nhiều điều và vẫn trung thành.”

Khi được hỏi liệu ngài có thông điệp đặc biệt nào gửi đến giới trẻ Công Giáo Trung Quốc hay không, Đức Thánh Cha nói: “Luôn luôn là một thông điệp hy vọng”.

“Có vẻ như trùng lặp khi gửi thông điệp hy vọng đến một dân tộc là bậc thầy về sự chờ đợi. Người Hoa là bậc thầy của sự kiên nhẫn, bậc thầy của sự chờ đợi, người Hoa có 'vi rút hy vọng'. Đó là một điều rất đẹp,” anh nói.

Lưu ý rằng ngài từng làm việc với một nhóm người nhập cư Trung Quốc khi còn là tổng giám mục của Buenos Aires, Đức Thánh Cha nói với người phỏng vấn rằng người Trung Quốc “là hậu duệ của một dân tộc vĩ đại, một dân tộc vĩ đại”.

“Từ món mì Marco Polo cho đến ngày hôm nay, anh chị em là một dân tộc vĩ đại. Đừng lãng phí di sản này, hãy kiên nhẫn truyền lại di sản này của những con người vĩ đại mà anh chị em có,” ngài nói và cho biết rằng ngài có một bức tượng Đức Mẹ Xà Sơn, Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu, trong căn nhà riêng của ngài.

Cuộc phỏng vấn với Đức Thánh Cha Phanxicô diễn ra vào ngày 24 tháng 5, ngày lễ Đức Mẹ Xà Sơn, và được thực hiện bởi văn phòng truyền thông của tỉnh Dòng Tên ở Trung Quốc. Nó được đăng vào ngày 8 tháng 8 trên kênh YouTube của tỉnh.

Trong cùng một cuộc phỏng vấn, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về thói quen hàng ngày của ngài, những thách thức và khủng hoảng mà ngài phải đối mặt cũng như cách ngài giải quyết những lời chỉ trích và chống đối, ngay cả từ trong Giáo Hội.

Nói về những lời chỉ trích mà ngài phải đối mặt, Đức Phanxicô nói rằng đôi khi điều đó gây tổn thương, nhưng ngài tin rằng “những lời chỉ trích luôn hữu ích. Ngay cả khi chúng không mang tính xây dựng, chúng vẫn luôn hữu ích vì chúng khiến người ta phải suy ngẫm về hành động của mình.”

“Việc tư vấn giúp ích cho tôi rất nhiều, tư vấn và lắng nghe,” ngài nói, đồng thời thường nói khi có sự phản kháng, “bạn phải chờ đợi, chịu đựng và thường sửa chữa bản thân, bởi vì đằng sau một số sự phản kháng có thể có những lời phê bình mang tính xây dựng tốt”.

Đức Phanxicô than thở rằng không phải tất cả những lời chỉ trích mà ngài phải đối mặt đều chống lại cá nhân ngài, nhưng cũng “chống lại giáo hội”, chẳng hạn, chỉ ra một nhóm nhỏ tín hữu chỉ công nhận thẩm quyền của giáo hoàng cho đến Giáo hoàng Pius XII.

Ngài nhớ lại cách một tạp chí tiếng Tây Ban Nha gần đây đã đưa ra danh sách khoảng 22 nhóm hiện tin rằng chức giáo hoàng đang trống, nhưng cho biết những nhóm này rất nhỏ, và bày tỏ niềm tin của ngài rằng “theo thời gian họ sẽ hội nhập vào giáo hội”.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nói về tầm quan trọng của sự hợp tác và tập thể để hoàn thành lịch trình bận rộn của mình, đồng thời cho biết rằng ngài phụ thuộc rất nhiều vào các vị đứng đầu các bộ của Vatican và các đại diện rất nhiều nhiệm vụ, “bởi vì nếu một người cố gắng làm mọi việc một mình thì mọi việc sẽ không như ý muốn. Phải biết cách ủy thác.”

Ngài nói: “Hợp tác, lắng nghe, tư vấn” đều cần thiết để hoàn thành công việc.

Đức Phanxicô cho biết ngài đã nhận được nhiều giây phút an ủi trong suốt triều đại giáo hoàng của mình và rằng “Chúa thể hiện sự hiện diện của Ngài qua sự an ủi”.

Tuy nhiên, ngài cũng cho biết đã có một số thách thức đáng kể, bao gồm đại dịch COVID-19 và sự bùng nổ của các cuộc chiến tranh tiếp tục hoành hành, trong đó có các cuộc chiến ở Ukraine, Gaza và Miến Điện.

“Tôi luôn cố gắng giải quyết chúng thông qua đối thoại và khi điều này không hiệu quả thì hãy kiên nhẫn. Và luôn luôn có khiếu hài hước,” ngài nói, đồng thời cho biết rằng trong hơn 40 năm qua, ngài đã đọc hàng ngày lời cầu nguyện của Thánh Thomas More, “Lạy Chúa, xin ban cho con một khiếu hài hước.”

Khi được hỏi ngài giải quyết những khoảnh khắc khủng hoảng như thế nào, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói, “các cuộc khủng hoảng phải được vượt qua bằng hai điều: Thứ nhất, bạn thoát ra khỏi một cuộc khủng hoảng bằng cách vượt lên trên, giống như từ một mê cung. Theo một cách nào đó, khủng hoảng giống như một mê cung, bạn bước đi và dường như không bao giờ thoát ra được. Bạn thoát ra khỏi khủng hoảng bằng cách vượt lên trên.”

“Thứ hai, bạn không bao giờ ra ngoài một mình. Bạn thoát ra nhờ sự giúp đỡ hoặc thông qua sự đồng hành. Để bản thân được giúp đỡ là điều rất quan trọng phải không?” ngài ta nói.

Ngài cũng đưa ra lời khuyên cho những người đang cân nhắc việc gia nhập Dòng Tên, nói với bất kỳ ai đang cân nhắc lựa chọn “bước vào nhận thức” và tìm ai đó đồng hành cùng họ trên đường đi.

Ngài nói, dòng Tên không bao giờ được đánh mất “tinh thần truyền giáo. Đó là một dòng truyền giáo…Những khó khăn và kháng cự mà Thánh Ignatius gặp phải lúc đầu là những xung đột với những người hướng nội và đánh mất tinh thần truyền giáo. Thật thú vị.”

Đề cập đến các bài linh thao của Thánh Ignatius Loyola, người sáng lập Dòng Tên, Đức Thánh Cha nói rằng ngài phụ thuộc vào chúng hàng ngày, và đối với ngài, khía cạnh quan trọng nhất của các bài linh thao là “tìm kiếm sự đồng hành trong việc lắng nghe trước khi quyết định”.. Để có người đi cùng để tôi không phạm sai lầm. Sự phân định là quan trọng.”

Khi được hỏi ngài hình dung Giáo Hội Công Giáo như thế nào trong 50 năm tới, Đức Thánh Cha nói ước mơ của ngài là một giáo hội thoát khỏi “bệnh dịch giáo sĩ trị và bệnh dịch trần tục tâm linh”, hai điều mà ngài thường xuyên lên án là có hại cho đời sống của giáo hội.

Đức Phanxicô cũng cho biết lời khuyên tốt nhất ngài có thể đưa ra cho người kế vị là hãy cầu nguyện, “bởi vì Chúa nói trong lời cầu nguyện”.

Ngài kết thúc cuộc phỏng vấn bằng việc ban phép lành đặc biệt cho người dân Trung Quốc, xin Đức Mẹ Xà Sơn cầu bầu cho họ.


Source:Catholic Herald
 
Vatican làm rõ quan điểm về bệnh nhân trong tình trạng thực vật; kiên quyết chống lại cái chết êm dịu
Đặng Tự Do
21:27 11/08/2024
Học viện Sự sống của Vatican đã ban hành một văn bản mới về một loạt vấn đề đạo đức sinh học, bao gồm việc cung cấp thực phẩm và nước uống cho bệnh nhân trong tình trạng thực vật. Nó đánh dấu một sự khởi đầu khiêm tốn so với quan điểm trước đây của Vatican về vấn đề này, trong khi lập trường của Giáo hội chống lại cái chết êm dịu vẫn kiên định.

Được xuất bản vào ngày 8 tháng 8 bởi Học viện Giáo hoàng về Sự sống, gọi tắt là PAV, tập sách có tựa đề “Từ điển nhỏ về sự kết thúc của sự sống” và đề cập đến nhiều vấn đề đạo đức sinh học.

Theo lời giới thiệu của Đức Tổng Giám Mục người Ý Vincenzo Paglia, chủ tịch PAV, tập sách này có mục đích “giảm bớt ít nhất thành phần bất đồng phụ thuộc vào việc sử dụng không chính xác các khái niệm ngụ ý trong lời nói”.

Cụ thể, Đức Cha Paglia đề cập đến “những tuyên bố đôi khi được cho là của những người có niềm tin và không hiếm khi là kết quả của những lời sáo rỗng chưa được xem xét kỹ lưỡng một cách thỏa đáng”.

Trong số những điều khác, văn bản dài 88 trang tái khẳng định nói “không” với an tử và hỗ trợ tự tử, nhưng nó cũng chuyển sang một sự cởi mở mới từ Vatican khi nói đến cái gọi là “đối xử tích cực”, đặc biệt là yêu cầu cung cấp thực phẩm và cung cấp nước cho bệnh nhân ở trạng thái thực vật.

Trong phần 13 của tập sách đề cập đến vấn đề thực phẩm và nước uống, có đề cập đến tuyên bố được công bố gần đây về phẩm giá con người từ Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican, Dignitas Infinita.

Trong Dignitas Infinita, Bộ Giáo Lý Đức Tin nhắc lại sự cần thiết phải tránh “mọi liệu pháp tích cực hoặc can thiệp không cân xứng” trong việc điều trị những bệnh nhân mắc bệnh nghiêm trọng.

Tương tự như vậy, tập sách mới của PAV cũng viện dẫn lá thư Samaritanus Bonus tháng 7 năm 2020, trong đó có những nội dung khác đề cập đến “nghĩa vụ đạo đức phải loại trừ các kế hoạch điều trị bằng liệu pháp tích cực”.

Tập sách lưu ý rằng thức ăn và nước uống được chuẩn bị cho bệnh nhân thực vật được chuẩn bị trong phòng thí nghiệm và được quản lý thông qua công nghệ, do đó không phải là “quy trình chăm sóc đơn giản”.

Văn bản cho biết, các bác sĩ “được yêu cầu phải tôn trọng ý muốn của bệnh nhân đã từ chối họ bằng một quyết định có ý thức và sáng suốt, thậm chí đã bày tỏ trước về việc có thể mất khả năng thể hiện bản thân và lựa chọn”.

Họ lưu ý rằng đối với những bệnh nhân ở trạng thái thực vật, có một số người lập luận rằng khi thức ăn và nước uống bị đình chỉ, cái chết không phải do bệnh tật mà là do những người đình chỉ chúng.

PAV cho biết, lập luận này “là nạn nhân của quan niệm giản lược về bệnh tật, được hiểu là sự thay đổi một chức năng cụ thể của cơ thể, làm mất đi tầm nhìn tổng thể của con người”.

Cuốn sách cho biết: “Cách giải thích bệnh tật giản lược này sau đó dẫn đến một khái niệm chăm sóc giản lược không kém, cuối cùng tập trung vào các chức năng cá nhân của cơ thể hơn là lợi ích tổng thể của con người”.

Để đạt được mục tiêu này, tập sách đã trích dẫn bài phát biểu vào tháng 11 năm 2017 của Đức Thánh Cha Phanxicô với các thành viên của PAV, trong đó ngài nói rằng các can thiệp kỹ thuật trên cơ thể “có thể hỗ trợ các chức năng sinh học đã trở nên không đủ, hoặc thậm chí thay thế chúng, nhưng điều này không tương đương với tăng cường sức khỏe”.

“Do đó, cần phải có thêm một chút khôn ngoan, bởi vì ngày nay cám dỗ khăng khăng đòi những phương pháp điều trị tạo ra những tác động mạnh mẽ trên cơ thể, nhưng đôi khi không mang lại lợi ích toàn diện cho con người, lại càng quỷ quyệt hơn,” bản văn viết tiếp, trích dẫn Đức Thánh Cha Phanxicô.

PAV nhấn mạnh rằng quan điểm này không mâu thuẫn với quan điểm trước đây của Bộ Giáo Lý Đức Tin về vấn đề thực phẩm và nước uống, được ban hành năm 2007 nhằm đáp lại các giám mục Hoa Kỳ về nghĩa vụ đạo đức phải cung cấp thực phẩm và nước uống, thậm chí thông qua các phương tiện nhân tạo, cho bệnh nhân ở trạng thái thực vật,.

Trong câu trả lời ngắn gọn của mình, Bộ Giáo lý Đức tin lúc bấy giờ cho rằng ngay cả trong tình huống có sự chắc chắn về mặt đạo đức rằng bệnh nhân sẽ không bao giờ hồi phục, thì không được phép rút thức ăn và nước uống, vì làm như vậy sẽ làm cho người đó chết vì mất nước hoặc đói.

Tuy nhiên, quan điểm được đưa ra trong tài liệu mới của PAV dường như đánh dấu một sự thay đổi tiềm năng hướng tới một sự cởi mở mới từ quan điểm này. Tuy nhiên, PAV khẳng định lập trường của họ không đánh dấu sự rời bỏ quyết định năm 2007 và, vì mục đích này, đã viện dẫn các lý do “chính đáng về mặt luân lý” để đình chỉ điều trị được đưa vào phản hồi của Bộ Giáo Lý Đức Tin khi đó.

Trong số những điều khác, PAV lưu ý rằng Bộ Giáo Lý Đức Tin khi đó cho biết có thể tạm dừng điều trị khi nó không còn được coi là “hiệu quả từ quan điểm lâm sàng”, nghĩa là khi các mô cơ thể “không còn khả năng hấp thụ các chất được sử dụng” và khi nó gây ra cho bệnh nhân “gánh nặng quá mức hoặc sự khó chịu đáng kể về thể chất, chẳng hạn như liên quan đến các biến chứng khi sử dụng dụng cụ hỗ trợ”.

Trong nỗ lực minh họa tính liên tục trong quan điểm của Vatican về chủ đề này, tập PAV cho biết điểm cuối cùng này từ phản hồi năm 2007 đề cập đến câu hỏi về tính cân xứng trong việc quản lý các phương pháp điều trị, và nó lập luận rằng tài liệu mới của Bộ Giáo Lý Đức Tin Dignitas Infinita, được xuất bản năm Tháng Tư, “di chuyển theo cùng một đường”.

“Từ vựng” mới của PAV gợi ý rằng Dignitas Infinita nên được giải thích theo “quan điểm lâu dài và rộng rãi”, đồng thời lưu ý rằng văn bản Bộ Giáo Lý Đức Tin “không phản ánh tổng thể về mối quan hệ giữa đạo đức và lĩnh vực pháp lý”.

Về điểm này, “không gian vẫn rộng mở cho việc tìm kiếm các biện pháp hòa giải ở cấp độ lập pháp, theo nguyên tắc 'luật không hoàn hảo'”, PAV cho biết.

Về mặt hòa giải pháp lý về vấn đề này, PAV cho biết: “Khi giải quyết các vấn đề do từng từ ngữ gợi lên, từ vựng này có tính đến bối cảnh đa nguyên và dân chủ của các xã hội nơi cuộc tranh luận diễn ra, đặc biệt là khi nó đi vào lĩnh vực pháp lý”.

PAV cho biết: “Các ngôn ngữ đạo đức khác nhau hoàn toàn không phải là không thể truyền đạt và không thể dịch được, như một số người khẳng định”, đồng thời nhấn mạnh rằng có thể đối thoại giữa những người có quan điểm khác nhau về vấn đề này.

Bằng cách cho phép không gian được mở để nghiên cứu về hòa giải lập pháp về chủ đề này, “theo cách này” – như Đức Cha Paglia lưu ý trong phần giới thiệu của mình – “các tín hữu nhận trách nhiệm giải thích cho mọi người ý nghĩa phổ quát được bộc lộ trong đức tin Kitô giáo ”.


Source:Catholic Herald
 
Tượng Đức Trinh Nữ Maria bị phá hoại tại nhà thờ giáo phận Westminster
Đặng Tự Do
21:32 11/08/2024
Một bức tượng Đức Trinh Nữ Maria đã bị những kẻ tấn công không rõ danh tính tấn công tại Nhà thờ Công Giáo Thánh Giuse ở Wembley và biến thành đống đổ nát, để lại một bệ trống không.

Văn phòng giáo xứ xác nhận vụ tấn công xảy ra vào đêm 6 Tháng Tám hoặc rạng sáng 7 Tháng Tám. Họ cho biết hiện tại họ không có thêm thông tin chi tiết và cảnh sát đang điều tra.

Một nhân viên văn phòng nói với Catholic Herald: “Cộng đồng Giáo xứ nói chung rất đau buồn trước hành động thiếu suy nghĩ này”. “Nhưng chúng tôi sẽ tận dụng cơ hội này để củng cố đức tin của mình.”

Văn phòng không thể xác nhận liệu có bất kỳ sự xáo trộn nào xảy ra ở khu vực địa phương vào đêm xảy ra vụ tấn công hay không có thể liên quan đến tình trạng hỗn loạn đang diễn ra ở Anh sau vụ ba cô gái trẻ thiệt mạng ở Southport trong một vụ tấn công bằng dao.

Giáo xứ Thánh Giuse là một phần của Giáo xứ Brent của Giáo phận Westminster. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1901 và được thánh hiến vào năm 1957.

Tượng Đức Mẹ Maria trước đây được đặt trong một hang đá phía trước nhà thờ nhưng đã được chuyển sang bên hông nhà thờ để nhường chỗ cho công trình mới. Cái hốc nơi đặt bức tượng mới hướng ra đường. Hình ảnh trên mạng xã hội được cho là của bức tượng bị phá hủy cho thấy một bệ tượng trống không với những khối gạch trắng trên đường phố.

Vụ sát hại ba cô gái trẻ trong vụ tấn công bằng dao tại một lớp học khiêu vũ ở Southport và hậu quả sau đó, đặc biệt liên quan đến hệ thống nhập cư của Vương quốc Anh, đã dẫn đến các cuộc biểu tình, biểu tình và bạo loạn trên khắp đất nước, liên quan đến nhiều nhóm khác nhau bao gồm cả những nhóm chống người nhập cư và các nhóm cực hữu, côn đồ, cũng như các nhóm phản biểu tình và chống phân biệt chủng tộc.

Trong thời kỳ hỗn loạn, các trung tâm dành cho người di cư và các tòa nhà khác đã bị tấn công và phá hoại.

Các giám mục Anh đã lên án sự bùng phát bạo lực của đám đông xảy ra ở Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan chống lại những người xin tị nạn và người tị nạn cũng như các cộng đồng nhập cư.

Vị giám mục chịu trách nhiệm về những người tị nạn trong Hội đồng Giám mục, Paul Mcaleenan, đã phản ứng trước các cuộc tấn công của đám đông bằng cách lên án sự đe dọa của những kẻ bạo loạn và ca ngợi các tổ chức bác ái và tình nguyện viên đã hỗ trợ các gia đình và doanh nghiệp bị tấn công.

Ngài nói: “Hôm nay và luôn luôn, chúng ta cần tiếp tục cầu nguyện, làm việc và sát cánh cùng nhau vì hòa bình ở đất nước chúng ta. Hành động của một số ít người liên quan đến bạo lực hoàn toàn trái ngược với công việc của các tổ chức bác ái, các nhóm giáo hội và các tình nguyện viên không ngừng dang tay chào đón những người di cư bằng những hành động liên đới.

“Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng họ sẽ nỗ lực gấp đôi để chúng tôi có thể xây dựng lại cộng đồng sau những sự kiện khủng khiếp trong vài ngày qua.”

Đức Cha Tom Neylan, Giám Mục Phụ Tá của Liverpool cũng kêu gọi bình tĩnh. “Có những biện pháp phi bạo lực để giải quyết các vấn đề mà chúng ta có thể không đồng tình trong xã hội của mình, vì vậy hãy sử dụng những phương pháp đó để mang lại hòa bình và hàn gắn mà chúng ta cần vào lúc này.”

Vào ngày 6 tháng 8, lễ tưởng niệm ba cô gái bị sát hại đã được tổ chức. Alice Dasilva Aguiar được nhớ đến là “cô gái xinh đẹp nhất, mạnh mẽ nhất thế giới” trong buổi lễ tưởng niệm và Thánh lễ cầu nguyện cho cô vào ngày 6 tháng 8 tại Nhà thờ Công Giáo St Patrick ở thị trấn Southport của Anh.


Source:Catholic Herald
 
Vatican chấp thuận việc tôn sùng đền thánh Đức Mẹ Vailankanni thế kỷ 16 ở Ấn Độ
Đặng Tự Do
21:48 11/08/2024
Vatican tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc giải quyết các yêu cầu tồn đọng về các phán quyết về các cuộc hiện ra được cho là của Đức Mẹ và các hiện tượng tâm linh khác.

Vào đầu tháng 8, Vatican đã ban hành thêm hai phán quyết nữa, phê chuẩn việc sùng kính tại đền thờ Đức Mẹ Sức khỏe Tốt lành rất nổi tiếng ở Vailankanni, Ấn Độ, đồng thời đưa ra lời cảnh báo rõ ràng về việc sùng kính xung quanh một nữ giáo dân người Puerto Rico tên là Elenita de Jesús..

Bộ Giáo lý Đức tin đã công bố một lá thư gửi Đức Giám Mục Sagayaraj Thamburaj của Giáo phận Tanjore ở Ấn Độ ban hành một sắc lệnh cho phép việc tôn sùng tại đền thờ Đức Mẹ Vailankanni, là đền thờ Đức Mẹ lớn nhất Á Châu và được hàng triệu người hành hương viếng thăm hàng năm.

Truyền thống cho rằng sự hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria ở Vailankanni có từ thế kỷ 16, khi Đức Maria được cho là đã hiện ra với một người đàn ông mang sữa cho một khách hàng, yêu cầu người đàn ông đó đưa sữa cho đứa trẻ mà cô đang ôm.

Người đàn ông đồng ý và đưa sữa cho cô, nhưng sau đó khi đến chỗ khách hàng, anh phát hiện ra rằng sữa vẫn còn trong lọ.

Một đền thờ Đức Mẹ Sức khỏe sau đó đã được thành lập ở Vailankanni và cứ vào ngày 8 tháng 9 lại có rất đông người đến dự lễ Đức Mẹ Sức khỏe.

Trong lá thư, được ký bởi Đức Hồng Y người Á Căn Đình Victor Fernandéz, Bộ Giáo Lý Đức Tin lưu ý rằng ngôi đền này cũng đã trở thành một điểm đến phổ biến cho những người ngoài Kitô giáo đang tìm kiếm những ân sủng tâm linh.

“Nhiều hoa trái thiêng liêng được tạo ra tại Đền thờ này khiến chúng ta nhận ra hành động liên tục của Chúa Thánh Thần ở nơi này”, lá thư viết, đồng thời lưu ý rằng nhiều người hành hương không theo Kitô giáo đến đây đã nhận được những ân sủng đặc biệt và thậm chí cả những gì họ tin là phép lạ.

“Một số người trong số họ đã được chữa lành bệnh tật và nhiều người tìm thấy sự bình yên và hy vọng. Không còn nghi ngờ gì nữa, Chúa Thánh Thần cũng đang hoạt động trong họ, đáp lại bằng sự chuyển cầu của Đức Maria”. Lá thư cũng nhấn mạnh rằng sự hiện diện liên tôn tại đền thờ “không nên được coi là một hình thức hỗn hợp hoặc pha trộn các tôn giáo”.

“Thánh địa là nơi thể hiện sự gần gũi của Đức Maria, người chào đón mọi người và thể hiện tình yêu của Chúa đối với những ai suy ngẫm về điều đó. Những người không thể lãnh nhận các bí tích của Giáo Hội Công Giáo sẽ không bị từ chối sự an ủi của Mẹ Chúa Giêsu”


Source:Catholic News Agency
 
Zelenskiy đề xuất các động thái hướng tới việc cấm Giáo Hội Chính thống có quan hệ với Mạc Tư Khoa
Đặng Tự Do
22:24 11/08/2024
Hôm Chúa Nhật, 11 Tháng Tám, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cam kết sẽ “củng cố nền độc lập tinh thần của Ukraine”. Diễn biến này cho thấy rằng giới lãnh đạo nước này đang hướng tới việc cấm một cách hiệu quả chi nhánh của Giáo hội Chính thống có liên kết với Mạc Tư Khoa.

Phần lớn người Ukraine là Kitô hữu Chính thống, nhưng bao gồm các tín hữu của một nhánh với các mối liên hệ truyền thống với Giáo Hội Chính thống Nga và các tín hữu của một Giáo Hội độc lập, được hàng giáo phẩm Chính thống giáo thế giới công nhận kể từ năm 2019.

Số thành viên của Giáo Hội độc lập trung thành với Đức Thượng Phụ Kyiv đã tăng lên kể từ khi quân đội Nga xâm chiếm Ukraine vào tháng 2 năm 2022. Nhưng Giáo Hội thiểu số có liên hệ với Mạc Tư Khoa vẫn giữ được ảnh hưởng, bất kể các nhà lãnh đạo Ukraine liên tục cáo buộc họ tiếp tay cho cuộc xâm lược và cố gắng đầu độc dư luận.

“Tôi vừa tổ chức một cuộc họp - một cuộc họp chuẩn bị - liên quan đến quyết định nhằm củng cố nền độc lập tinh thần của Ukraine của chúng ta,” ông Zelenskiy nói trong bài phát biểu qua video hàng đêm của mình.

“Chúng ta phải tước đi những cơ hội cuối cùng của Mạc Tư Khoa muốn hạn chế quyền tự do của người Ukraine. Và các quyết định cho việc này phải có hiệu quả 100%. Chúng tôi sẽ bảo đảm điều đó.”

Khi Nga xâm lược Ukraine vào năm 2022, một dự luật đã được thảo luận tại Verkhovna Rada, tức là Quốc Hội độc viện của Ukraine, nhằm đặt Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa ra ngoài vòng pháp luật. Tuy nhiên, Tổng thống Zelenskiy nói rằng ông sẽ phủ quyết vì lo ngại các phản ứng của các đồng minh. Họ có thể cho rằng đó là vi phạm tự do tôn giáo.

Quốc hội năm ngoái đã phê chuẩn một dự luật cấm các hoạt động của các tổ chức tôn giáo liên kết với các trung tâm ảnh hưởng “ở một quốc gia tiến hành xâm lược vũ trang chống lại Ukraine”.

Tuy nhiên, nỗ lực hồi tháng trước nhằm đưa ra một dự thảo cấm triệt để Giáo Hội Chính thống Ukraine trực thuộc Tòa Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, gọi tắt là UOC, đã thất bại và luật này vẫn chưa được ban hành. Verkhovna Rada chỉ thông qua được một dự luật cấm các linh mục của UOC hoạt động như tuyên uý quân đội.

Giáo hội thiểu số nói rằng sau cuộc xâm lược, giáo hội này đã cắt đứt mọi liên kết với Giáo hội Chính thống Nga, sau khi Thượng Phụ Kirill ủng hộ không nao núng cuộc chiến của Điện Cẩm Linh.

Các thủ tục tố tụng hình sự, bao gồm cả tội phản quốc, đã được tiến hành đối với hàng chục giáo sĩ của UOC. Ít nhất một giáo sĩ đã được gửi đến Nga trong khuôn khổ trao đổi tù nhân.

Nỗ lực đặt UOC ra ngoài vòng pháp luật đã được thúc đẩy đáng kể sau khi Điện Cẩm Linh tung ra một chiến dịch nhằm thần thánh hóa nhà độc tài Vladimir Putin. Trong diễn đàn Kinh Tế Thế Giới vào ngày 7/6 vừa qua, Giáo sư Sergei Karaganov, cánh tay phải của Putin, tuyên bố bạo chúa là vị cứu tinh của thế giới, là đấng sẽ không chỉ giành chiến thắng trước Ukraine mà còn ngăn chặn một cuộc chiến tranh toàn cầu.

Ông ta nói: “Chúa toàn năng đã thương hại chúng ta và cử Đấng Thiên Sai Putin đến”.

Khi được hỏi về phát biểu này của Sergei Karaganov, Thượng phụ Kirill, một đồng minh lâu năm của Putin, không phản đối, nhưng khẳng định rằng: “Chúa đã sai Vladimir Putin đến cứu lấy đất Nga.”

Sau diễn biến đó, một số nhà lập pháp Ukraine cho rằng Chính Thống Giáo Nga là tà giáo. Một tôn giáo thực sự không thể nào lại coi một tên tội phạm bị quốc tế truy nã là Đấng Messia. Và vì thế, Chính Thống Giáo Nga nên bị cấm tại Ukraine. Tuy nhiên, cũng có một số nhà lập pháp nói rằng sai lầm của Thượng Phụ Kirill và một vài cá nhân cụ thể khác không thể biến Chính Thống Giáo Nga trở thành tà giáo.

Một số nhà lập pháp Ukraine cũng bày tỏ lo ngại rằng đạo luật này có thể gặp phải sự phản đối từ các đảng viên Cộng hòa bảo thủ ở Hoa Kỳ, nước ủng hộ phương Tây lớn nhất của Ukraine, với lý do nó hạn chế quyền tự do tôn giáo.


Source:Kyiv Post
 
Brazil và Nicaragua cắt đứt quan hệ vì vụ đàn áp giáo sĩ của Ortega
Đặng Tự Do
22:31 11/08/2024
Tổng thống Ncaraguan Daniel Ortega và người đồng cấp Brazil Luiz Inácio Lula da Silva đã cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa hai nước bằng việc trục xuất các đại sứ của họ tại Managua và Brasilia, được thực hiện hôm Thứ Hai, 12 Tháng Tám.

Các đồng minh lâu năm tham gia vào các tổ chức cánh tả quốc tế như Diễn đàn São Paulo – quy tụ các đảng xã hội và tiến bộ Mỹ Latinh – Ortega và Lula đã đóng băng quan hệ giữa các quốc gia của họ trong vài tháng qua, sau khi nhà lãnh đạo Nicaragua từ chối nói chuyện với tổng thống Brazil về cuộc đàn áp các linh mục ở quốc gia Trung Mỹ này.

Theo một câu chuyện được tờ báo Brazil O Globo đăng vào tháng 4, Đức Thánh Cha Phanxicô và các quan chức cao cấp khác của Giáo hội như Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Vatican, đã yêu cầu Lula hòa giải cuộc khủng hoảng với Ortega. Chủ đề này đã được thảo luận trong chuyến thăm Rôma của Lula vào tháng 6 năm 2023 và trong những dịp khác thông qua các cuộc điện thoại và thư từ.

Điều này trở nên có ý nghĩa đặc biệt sau khi Đức Giám Mục Rolando Alvarez của Matagalpa bị giam giữ vào tháng 8 năm 2022. Ngài bị giam giữ mà không bị buộc tội trong hơn 100 ngày, cho đến khi chính thức bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền và ở trong tù cho đến Tháng Giêng năm 2024, khi ngài và những thành viên giáo sĩ khác đã được trả tự do và gửi đến Vatican.

Đức Cha Alvarez, giống như các linh mục và giám mục khác, đã công khai chỉ trích những hành động sai trái của chính phủ. Ngài lên án chế độ của Ortega vì đã đàn áp tàn bạo trong làn sóng biểu tình năm 2018, khi hàng ngàn người Nicaragua - nhiều người trong số họ còn trẻ - xuống đường và tổ chức các cuộc biểu tình lớn chống lại chính quyền Sandinista.

Trong thời gian Đức Cha Alvarez ở tù, Lula đã cố gắng thảo luận vấn đề này với Ortega, dường như là trong chuyến thăm của Đức Hồng Y Parolin tới Brazil. Nhưng nhà lãnh đạo Nicaragua không trả lời điện thoại. Nhà lãnh đạo Brazil sau đó đã ra lệnh cho đại sứ ở Managua tránh tham gia một số sự kiện công cộng, bao gồm cả các lễ mừng Cách mạng Sandinista ngày 18 tháng 7. Ortega được cho là đã tức giận với thái độ của nhà ngoại giao Brazil và sau đó quyết định trục xuất ông ta.

“Sự thật cụ thể là Daniel Ortega đã không trả lời điện thoại và không muốn nói chuyện với tôi. Vì vậy, tôi sẽ không bao giờ nói chuyện với hắn ta nữa, không bao giờ”, Lula nói với các phóng viên trong cuộc họp báo vào tháng Bảy.

Quyết định của chính quyền Nicaragua được đưa ra ánh sáng vào ngày 7 tháng 8, nhưng chính phủ Brazil đã được cảnh báo về việc trục xuất đại sứ hai tuần trước. Brasilia đã nói rõ với Nicaragua rằng biện pháp đó sẽ có hậu quả.

Ngày 8 Tháng Tám, chính phủ Brazil thông báo đại sứ Nicaragua cũng sẽ bị trục xuất khỏi nước này.

Theo Enrique Saenz, một nhà kinh tế và nhà phân tích chính trị người Nicaragua sống lưu vong ở Costa Rica, khi Ortega trở lại nắm quyền vào năm 2007, ông đã thiết lập quan hệ mới với một số tổ chức, bao gồm cả Giáo hội, và dường như ông đã tránh xa quan điểm cấp tiến hơn của mình về những năm sau Cách mạng Sandinista vào những năm 1980.

Saenz nói với Crux: “Ông ấy đã mời Đức Hồng Y Miguel Obando y Bravo, người mà ông ấy có quan hệ không tốt từ nhiều thập niên trước, đến dự lễ cưới của ông ấy với Rosario Murillo vào năm 2005”.

Bất chấp những thay đổi bề ngoài, mối quan hệ giữa chính phủ của ông và Giáo hội ngày càng xấu đi theo năm tháng. Saenz cho biết, vào năm 2018, khi nhiều người trong Giáo hội tham gia các cuộc biểu tình chống Sandinista hoặc chỉ trích sự đàn áp của Nhà nước, Ortega lại bắt đầu nhắm vào giới giáo sĩ một lần nữa.

Ông nói thêm: “Ông ấy không bao giờ tha thứ cho các giám mục và linh mục đã chỉ trích ông ấy vào năm 2018. Kể từ đó, ông ấy đã tìm cách trả thù toàn bộ Giáo Hội Công Giáo”.

Chỉ tính đến năm 2023, 151 linh mục và 76 nữ tu đã bị trục xuất khỏi đất nước – và con số này vẫn tiếp tục gia tăng.

Theo Saenz, nhiều hành động của Ortega vào thời điểm này không chỉ liên quan đến chiến lược chính trị hay nỗi ám ảnh về quyền lực mà còn liên quan đến những đặc điểm bệnh lý.

“Trong trường hợp của nhiều linh mục, rõ ràng có yếu tố tàn bạo trong cách ông ta tìm cách trừng phạt họ. Đó là trường hợp của Đức Giám Mục Alvarez, người đã từ chối lên máy bay để rời Nicaragua,” Saenz nói và nhấn mạnh rằng phản ứng của Ortega rất bùng nổ và người ta có thể thấy rằng một hình phạt khắc nghiệt sẽ xảy ra sau đó.

Theo ý kiến của ông, sự hoang tưởng của Ortega là nguyên nhân đằng sau việc cấm các sự kiện tôn giáo công cộng, như các đám rước, chẳng hạn.

Saenz cho biết một lý do khác khiến Ortega đoạn tuyệt với Lula là lập trường của Brazil về cuộc bầu cử ngày 28 tháng 7 ở Venezuela. Trong khi Lula không gia nhập nhóm các tổng thống Mỹ Latinh đang trực tiếp thách thức chiến thắng của nhà lãnh đạo Nicolas Maduro, ông đã gây áp lực lên chính quyền Chavista để công bố danh sách bầu cử và đàm phán với phe đối lập.

“Ortega nghĩ rằng mọi chính phủ cánh tả nên luôn ủng hộ Maduro. Anh ta cũng muốn xuất hiện với tư cách là người đang bảo vệ Maduro”, Saenz nói.


Source:Crux
 
Nhà thần học Thượng Hội Đồng đả kích Giáo Hội ở Hoa Kỳ, coi Giáo Hội Đức là kiểu mẫu
Đặng Tự Do
22:36 11/08/2024
Rafael Liciani, một nhà thần học giáo dân người Venezuela, thành viên của Ủy ban Thần học Thượng Hội đồng Giám mục, đã chỉ trích Giáo hội ở Hoa Kỳ, mô tả Giáo hội này “về cơ bản là rối loạn chức năng” và đối lập Giáo Hội Hoa Kỳ với Giáo hội ở Đức và Mỹ Châu Latinh.

Liciani cũng chỉ trích Giáo hội ở Á Châu và Phi Châu, cũng như các triều đại giáo hoàng của Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II và Giáo hoàng Bênêđíctô XVI.

“Bất cứ ai nhìn sang Phi Châu, Á Châu hay Bắc Mỹ sẽ nhận ra rằng việc tiếp nhận Công đồng Vatican II đã không diễn ra bằng phương pháp giáo hội học về hình ảnh dân Chúa,” ông nói trong một cuộc phỏng vấn với katholisch.de, là cơ quan thông tấn của các giám mục Đức. “Ở Phi Châu hay Trung Đông, khái niệm về cộng đồng giáo hội, trong đó tiếng nói của giáo dân ngang bằng với tiếng nói của các giám mục, vẫn chưa được biết đến”.

Liciani nói thêm rằng Đức Thánh Cha Phanxicô “có một nhiệm vụ kép phải hoàn thành: ngài phải thúc đẩy sự thay đổi trong cách hiểu về Giáo hội và cũng phải bảo đảm rằng sự đổi mới này đến được với tất cả các giáo hội địa phương”. “Nếu, vào cuối Thượng Hội đồng, chúng ta có một tài liệu thực hiện bước nhảy vọt về giáo hội học này và thiết lập sự hiểu biết về Giáo hội với tư cách là dân Chúa, thì sẽ có những bước phát triển hơn nữa trong các lĩnh vực mục vụ và giáo lý”.

Liciani được nhiều người biết đến là một kẻ cực đoan cổ vũ cho cái gọi là Thần học giải phóng. Thật thế, các nghị phụ của Công đồng Vatican II đã thảo luận về Giáo hội với tư cách là dân Thiên Chúa ở một trong tám chương của Lumen Gentium, Hiến chế Tín lý về Giáo hội. Trong chương tiếp theo, các nghị phụ công đồng nhấn mạnh đến bản chất phẩm trật của Giáo hội. Không nơi nào tài liệu kêu gọi các cơ quan giáo hội trong đó “tiếng nói của giáo dân ngang bằng với tiếng nói của các giám mục” trong việc thiết lập những thay đổi trong “các mục vụ và giáo lý”.


Source:katholisch.de
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh Đức Mẹ Maria được đưa về trời
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
23:09 11/08/2024
Hình ảnh Đức Mẹ Maria được đưa về trời

Hằng năm Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ mừng kính lễ Đức Mẹ Maria hồn xác lên trời trọng thể ngày 15.Tháng Tám với lòng cung kính cùng niềm hy vọng cho chính mình mai sau, một khi quãng đường đời sống trên trần gian chấm dứt cũng sẽ được như Đức Mẹ Maria.

Nhưng đâu là hình ảnh dấu vết hay đúng hơn lịch sử ngày lễ mừng kính này, và ngày lễ này ẩn chứa ý nghĩa đạo đức thần học gì cho đức tin người tín hữu Chúa Kito?

Giáo Hội bên Đông phương mừng kính lễ Đức Mẹ lên trời rất sớm ngay từ năm 451 sau Chúa giáng sinh.

Đến thế kỷ thứ 7. Giáo Hội Tây phương bên Roma chấp nhận ngày lễ này và mừng kính vào ngày 15.Tháng Tám hằng năm.

Ngày 01. Tháng Mười Một 1950 Đức Giáo Hoàng Pio XII. với văn kiện Munificentissimus Deus công bố thành tín điều Đức Mẹ Maria sau khi qua đời được Thiên Chúa thưởng công đưa cả hồn và thân xác về trời.

Mỗi khi lần chuỗi Mân Côi nơi ngắm thứ năm mùa mừng có suy niệm: “Đức Chúa Trời thưởng Đức Mẹ lên trời.”

Con người xưa nay khi nói đến tưởng thưởng là nghĩ nói ngay đến công trạng thành tích của người được tưởng thưởng. Như các lực sĩ điền kinh thi đấu Olympic xưa nay được tưởng thưởng huy chương vàng, bạc, đồng. Vì thành tích chiến thắng sáng chói, mà họ đạt được trong thi đấu hạng nhất, hạng nhì và hạng ba.

Cá nhân người tưởng thưởng huy chương, bằng khen, vì họ có công trạng thành tích cao tốt đẹp, được ca ngợi là anh hùng, là ngôi sao sáng.

Thành tích công trạng họ đạt được, cần thiết và rất đáng ngợi khen cho đời sống con người trong nếp sống văn hóa xã hội. Nhưng điều đó không tự động trở thành sự thể, để cho người đời luôn luôn yêu mến nhắc nhớ đến, cả sau khi người đó đã qua đời.

Nơi Đức Mẹ Maria thì khác. Đức Mẹ Maria không có thành tích công trạng sáng chói đạt được như các lực sĩ, các ngôi sao, các vị anh hùng.

Đức Mẹ Maria được Thiên Chúa tưởng thưởng cho cả hồn lẵn thân xác về trời, vì lòng tin tưởng của Đức Mẹ tuyệt đối vào chương trình Thiên Chúa với đời sống mình. Đây là con đường đời sống của Đức Mẹ.

Dù không hiểu chi tiết gì. Nhưng Đức Mẹ đã chấp nhận để chương trình của Thiên Chúa thực hiện ngay nơi chính bản thân mình: Xin vâng như lời Sứ Thần truyền tin để Ngôi hai con Thiên Chúa xuống làm người trong cung lòng mình!

Rồi trong suốt dọc đời sống âm thầm chu toàn nhiệm vụ là một người mẹ nuôi đưỡng cùng chịu đau khổ với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Ý muốn của Thiên Chúa là trung tâm năng lượng, là cột trụ tối thượng ưu tiên trong đời sống của Đức Mẹ.

Đó là thành tích khiến Đức Mẹ được Thiên Chúa thưởng công cho về trời, sau khi chấm dứt đời sống trên trần gian. Và chính điểm này, từ ngàn năm nay Giáo Hội, người tín hữu Chúa Kitô luôn nhắc nhớ đến Đức Mẹ Maria, người mẹ thiêng liêng trên trời của con người.

Gương đời sống Đức Mẹ Maria diễn tả rõ nét: Đời sống tùy thuộc không nguyên vào một khía cạnh thành tích công trạng to lớn. Trong đời sống và trong đức tin còn có những yếu tố, sự thể khác nữa. Con người chúng ta không thể tự biến chế làm ra sự ca ngợi khen thưởng cho mình, nhưng được ban thưởng do từ Thiên Chúa. Đức Mẹ Maria đã nói lên tâm tình tin tưởng xác tín đó trong lời Ca ngợi Magnificat: Thiên Chúa đã nhìn xuống phận hèn tôi tớ Người, vì thế muôn thế hệ sẽ khen tôi là người được chúc phúc.”.

“ Đức Mẹ coi hạnh phúc của mình ở tại sự có Chúa ở cùng. Có Chúa trong mình là ân phúc trọng đại nhất. Có Chúa trong mình là vẻ đẹp cao qúy nhất.

Mẹ nhìn nhận Chúa của mẹ là một Chúa rất khiêm nhường, khó nghèo, đầy yêu thương, chập nhận hy sinh để cứu chuộc loài người.

Mẹ nhận thức thánh ý Chúa là muốn mẹ sống cuộc đời như Chúa cứu thế. Vâng phục ý Chúa như vậy là lẽ sống cuộc đời Mẹ.” (Đức cố Giám mục GB. Bùi Tuần).

Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long










 
VietCatholic TV
Thêm cú nữa: Quân Nga Tự Do và Georgia ồ ạt tấn công Belgorod, Poroz thất thủ. Đức, Mỹ bật đèn xanh
VietCatholic Media
03:16 11/08/2024


1. Ukraine vừa có một tuần tuyệt vời nhất trong nhiều tháng qua

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Just Had Its Best Week in Months”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Các lực lượng Ukraine được cho là đang tiến sâu hơn vào lãnh thổ Nga sau cuộc tấn công bất ngờ của họ ở khu vực Kursk khiến Vladimir Putin phải chật vật đáp trả sau một tuần mang lại nhiều thắng lợi cho Kyiv.

Nga đã áp dụng một chiến dịch chống khủng bố ở ba khu vực biên giới của mình - những khu vực còn lại là ở Bryansk và Belgorod - để cản trở động lực của Ukraine. Người ta đã chứng kiến các lực lượng Ukraine được cho là đang đe dọa chiếm giữ một thị trấn trong khu vực cách lãnh thổ Nga hơn 80km.

Tài khoản X của Ukraine Battle Map cho biết Kyiv có thể kiểm soát tới 550 km vuông lãnh thổ của Nga. Chỉ trong 2 ngày đầu tiên của cuộc tấn công xuyên biên giới, quân Ukraine đã chiếm được một diện tích lớn hơn rất nhiều so với những gì Nga đã đạt được trong 12 tháng qua một cách chật vật.

Kyiv chưa bình luận trực tiếp về hoạt động này, mặc dù Tổng thống Volodymyr Zelenskiy nói rằng Nga nên “cảm nhận được những gì họ đã làm” với Ukraine. Nó mang lại sự khích lệ cho Kyiv sau nhiều tuần Nga giành được nhiều lợi ích, trong bối cảnh có những lo ngại về sự hỗ trợ của phương Tây trong tương lai.

Người sử dụng mạng xã hội đã đề cập nhiều đến nét mặt của Putin khi được thông báo về vụ tấn công. Hôm Thứ Sáu, 09 Tháng Tám, ông ta đã triệu tập một cuộc họp Hội đồng An ninh Quốc gia để thảo luận cách giải quyết thách thức chiến tranh lớn nhất kể từ cuộc nổi dậy vào tháng 6 năm 2023 của lính đánh thuê Tập đoàn Wagner do người sáng lập quá cố của nó, Yevgeny Prigozhin lãnh đạo.

John Foreman, cựu tùy viên quốc phòng Anh tại Mạc Tư Khoa và Kyiv, nói với Newsweek: “Đây chắc chắn là một tuần tốt lành đối với Ukraine, quốc gia đã thách thức một số đánh giá bi quan nhất”.

“Cuộc tấn công cũng sẽ nâng cao tinh thần của Ukraine. Nó cũng cho thấy Nga một lần nữa tỏ ra yếu kém, rằng các cơ quan tình báo được ca tụng nhiều của họ không đủ năng lực, và sự cai trị sai lầm của Putin đã làm rỗng các thể chế nhà nước, dẫn đến một số cuộc họp khẩn cấp điên cuồng về cách ứng phó.”

Ngay tại Kursk, đã xuất hiện cảnh quay về việc phá hủy một đoàn xe khổng lồ của Nga ở làng Oktyabrskoye, gần Rylsk, trong một cuộc tấn công bị nghi ngờ là do HIMARS do Mỹ cung cấp.

Lực lượng Ukraine được tường trình đã chiếm giữ khoảng 30 thị trấn ở khu vực tây bắc và đã chiếm được thành phố Sudzha trong khu vực. Đây là nơi đặt cơ sở khí đốt quan trọng của tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga.

Có những lời giải thích mâu thuẫn từ các blogger quân sự ủng hộ cuộc xâm lược của Nga và Bộ Quốc Phòng nước này về mức độ hoạt động của Ukraine. phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, báo cáo rằng Nga đã gửi quân tiếp viện bao gồm xe tăng và hệ thống phóng hỏa tiễn, nói rằng họ đang “tiếp tục đẩy lùi” cuộc tấn công. Tuy nhiên, các blogger quân sự Nga lại cho rằng quân Nga cứ tiếp tục lùi dần trước sức tấn công quyết liệt của quân Ukraine.

Foreman cho biết vẫn chưa có nhiều thông tin về toàn bộ bức tranh hoạt động và còn quá sớm để đánh giá hành động khôn ngoan của Ukraine.

“Về mặt chiến lược, tôi vẫn lo ngại rằng việc sử dụng quân đội ở Kursk có khả năng làm suy yếu hệ thống phòng thủ của Ukraine ở những nơi khác dọc theo chiến tuyến dài. Nhưng nếu cuộc tấn công buộc Nga phải di chuyển quân đội của mình khỏi Donbas để ngăn chặn sự vi phạm, thì điều này có thể mang lại cho Ukraine cả thời gian nghỉ ngơi và khả năng ngăn chặn bước tiến rất chậm của Nga. “

Ukraine đang tiếp tục các khía cạnh khác của cuộc chiến chống lại Nga. Bộ Tổng tham mưu ở Kyiv cho biết họ đã tấn công một phi trường quân sự của Nga ở vùng Lipetsk, khiến kho dự trữ bom dẫn đường bị hư hại và gây ra vụ nổ kinh hoàng khiến Thống Đốc khu vực phải yêu cầu dân chúng cung cấp các phương tiện giao thông để di tản dân cư.

Bên trong Ukraine, các lực lượng Ukraine đã tấn công một địa điểm huấn luyện của Nga ở khu vực Zaporizhzhia phía nam bằng hệ thống hỏa tiễn chiến thuật lục quân, gọi tắt là ATACMS, do Mỹ sản xuất.

Trong khi đó, Ukraine vẫn tiếp tục tấn công các mục tiêu hải quân của Nga. Theo cơ quan tình báo quân đội Ukraine, gọi tắt là GUR, một thuyền điều khiển từ xa Magura đã phá hủy một tàu tuần tra KS-701 Tunets của Nga và làm hư hại ba tàu thủy khác vào rạng sáng Thứ Sáu, 09 Tháng Tám, gần Chornomorske trên bờ biển phía tây bắc Crimea.

2. Các báo cáo cho thấy Ukraine tiến vào khu vực mới của Nga.

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Ukraine Pushes Into New Part of Russia: Reports”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Quân đội Ukraine đã tiến vào một khu vực biên giới khác của Nga, theo các bài đăng trên mạng xã hội và đoạn video, khi Kyiv tiếp tục cuộc tấn công bất ngờ vào vùng Kursk.

Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đang đẩy lùi lực lượng Ukraine ở khu vực tây bắc của tỉnh Kursk. Các báo cáo nói rằng quân đội Kyiv đang hoạt động hơn 35km sâu bên trong biên giới, trong khi một số nguồn tin cho biết thêm rằng quân Ukraine thậm chí còn tiến sâu hơn thế nữa vào lãnh thổ Nga. Hàng ngàn thường dân từ các quận xung quanh thành phố Sudzha đã được di tản khỏi nhà. Toàn bộ thành phố Sudzha đã lọt vào tay quân Ukraine từ hôm Thứ Năm, 08 Tháng Tám.

Trong một diễn biến bất ngờ khác, hôm Thứ Bẩy, 10 Tháng Tám, các blogger quân sự Nga đã đăng các đoạn video trên Telegram có mục đích cho thấy Quân Đoàn Tự Do và Quân Đoàn Tình Nguyện bao gồm những người Nga đang chiến đấu cho phía Ukraine đã lái xe tăng và xe thiết giáp vượt biên giới tấn công vào vùng Belgorod xa hơn về phía bắc, nơi từng là nơi xảy ra các cuộc giao tranh xuyên biên giới trong suốt cuộc chiến.

Hãng tin độc lập Agentstvo nằm trong số các kênh Telegram chia sẻ đoạn phim cho thấy có cả Quân Đoàn Georgia cũng đang tham gia cùng với hai Quân Đoàn Nga.

Agentstvo tường trình rằng huyện Poroz, của Nga, cách biên giới với Ukraine gần 2km và cách Sudzha khoảng 90 km về phía nam, đã thất thủ vào sáng Thứ Bẩy, 10 Tháng Tám.

“Với những lời chúc tốt đẹp nhất, tiểu đoàn 252 đang có mặt tại huyện Poroz ở vùng Belgorod. Vinh quang cho Ukraine, vinh quang cho tiểu đoàn 252!” một người lính nói trước ống kính, đứng trước tấm biển có dòng chữ: “Câu lạc bộ nông thôn Poroz”.

Những người dùng mạng xã hội khác đã chia sẻ video và ghi nhận tầm quan trọng của một động thái được cho là mới mẻ của Ukraine tại một khu vực khác của Nga.

Tờ báo tiếng Anh Kyiv Post đưa tin: “Dường như không hài lòng với việc chiếm khu vực Kursk của Nga, một Quân đội Ukraine đầy động lực được cho là đã bắt đầu tiến vào Belgorod”.

Tài khoản X của War is Translated đã viết rằng Tiểu đoàn 252 của quân tình nguyện Nga “tuyên bố quyền kiểm soát thị trấn Poroz ở Belgorod. Điều này có nghĩa là lực lượng Ukraine và đồng minh đã vượt biên giới vào một khu vực mới.”

“Tiểu đoàn 252 đã nắm quyền kiểm soát làng Poroz, gửi một thông điệp tới thế giới”, hãng tin Visegrád 24 đăng.

Hôm thứ Sáu, Belgorod cùng với Kursk và Bryansk được nêu tên là ba khu vực mà chính quyền Nga tuyên bố họ đang tiến hành một chiến dịch chống khủng bố.

Ủy ban chống khủng bố của Nga, do Giám đốc Cơ quan An ninh Liên bang (FSB) Alexander Bortnikov đứng đầu, nói rằng các biện pháp này diễn ra sau “nỗ lực chưa từng có của Ukraine nhằm gây bất ổn tình hình ở một số khu vực trên đất nước chúng ta”.

Tuyên bố cho biết: “Các cơ quan nhà nước đang thực hiện các biện pháp bổ sung nhằm bảo đảm an toàn cho công dân, duy trì luật pháp, trật tự và tăng cường bảo vệ chống khủng bố cho các cơ sở”.

3. Bản đồ Kursk cho thấy tiến bộ của Ukraine bên trong nước Nga

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Kursk Map Shows Ukraine Advance Inside Russia”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo các báo cáo, Ukraine tiếp tục giành được lợi ích ở khu vực Kursk của Nga khi các bản đồ mới nhất cho thấy tình hình diễn biến trong cuộc tấn công bất ngờ của Kyiv, là điều mà Mạc Tư Khoa đang nỗ lực ngăn chặn.

Ủy ban chống khủng bố quốc gia Nga đã phát động một chiến dịch chống khủng bố ở các khu vực Kursk, Belgorod và Bryansk khi việc Ukraine xâm nhập vào lãnh thổ Nga kể từ hôm thứ Ba không có dấu hiệu chậm lại.

Quyết định này trao cho lực lượng an ninh Nga và quân đội quyền lực khẩn cấp, trong đó việc di chuyển dân sự bị hạn chế, các trạm kiểm soát được thiết lập và an ninh được tăng cường tại các địa điểm cơ sở hạ tầng quan trọng.

Không có bất kỳ sự thừa nhận trực tiếp nào từ Kyiv về hoạt động của mình, các báo cáo cho thấy quân đội Ukraine đã tiến sâu hơn thêm khoảng 10km bên trong lãnh thổ Nga; đây là bước tiến sâu sắc nhất kể từ khi Putin phát động cuộc xâm lược toàn diện vào tháng 2 năm 2022.

Tài khoản X Ukraine Battle Map, trích dẫn các báo cáo của Nga và Ukraine, đã đăng một bản cập nhật cho biết, tính đến 11 giờ sáng Thứ Bẩy, 10 Tháng Tám, theo giờ địa phương, tức là 3 giờ chiều thứ Bẩy theo giờ Việt Nam, hai thị trấn Snagost và Plekhovo của Nga đã thất thủ về tay các lực lượng Ukraine.

Ukraine, cho đến nay đã chiếm được 550 km vuông của Vùng Kursk và “đang tấn công theo nhiều hướng”.

Các blogger quân sự Nga có khuynh hướng bi quan cho rằng quân đội Ukraine chỉ còn cách thành phố Kursk có 10 km. Tuy nhiên, các báo cáo của quân Ukraine và các blogger quân sự Nga có khuynh hướng bình tĩnh hơn thì cho rằng khoảng cách giữa các nhóm trinh sát Ukraine gần nhất với thành phố Kursk là 40 km, như đã được báo cáo hai ngày trước.

Kênh Rybar của Nga nói: “Đối phương vẫn còn cách xa thành phố Kursk đến 40km và hầu hết các nhóm trinh sát được báo cáo ở khoảng cách khoảng 10 km đến 15 km tính từ lực lượng tiền phương của họ.”

Quân đội Ukraine được cho là đã chiếm được trung tâm năng lượng quan trọng ở Sudzha.

Một bản đồ khác của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, cho thấy lực lượng Ukraine sau khi đã chiếm được thị trấn Dmitriukov, đang tiến về phía Kucherov, là khu vực có nhà máy điện hạt nhân Kursk.

Mạc Tư Khoa đã triển khai thêm quân và thiết bị, bao gồm xe tăng, bệ phóng hỏa tiễn và các đơn vị không quân. Bộ Quốc phòng Nga đã công bố cảnh quay các đội xe tăng bắn vào các vị trí của Ukraine ở khu vực Kursk cũng như một cuộc không kích trong đêm.

Họ cũng cho biết họ đã bắn hạ 26 máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được phóng qua đêm tại khu vực Kursk.

4. Cuộc tấn công của Kyiv được đồng minh bật đèn xanh

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề ““. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Khi Ukraine mở rộng các cuộc tấn công bên trong Nga, không có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy các đồng minh phương Tây đang gây áp lực buộc Kyiv phải giảm bớt lại. Trái lại, nhiều nước đã không tiếc lời ca ngợi và cổ vũ.

Điều đó bao gồm Đức, một đồng minh thường không muốn mạo hiểm khiêu khích nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, đặc biệt là khi cung cấp cho Ukraine vũ khí mà họ có thể sử dụng để tấn công Nga.

Nhưng không có đèn đỏ nhấp nháy nào từ Berlin trong cuộc tấn công vào Nga tuần này.

Bộ Ngoại giao Đức nói với POLITICO trong một tuyên bố: “Ukraine có quyền tự vệ được quy định trong luật pháp quốc tế”. “Điều này không giới hạn ở lãnh thổ của chính họ.”

Nhiều chính trị gia thuộc phe đối lập bảo thủ ở Đức thậm chí còn ủng hộ hết mình cho cuộc tấn công của Ukraine - và việc sử dụng vũ khí của Đức trên lãnh thổ Nga. Roderich Kiesewetter, một nhà lập pháp cao cấp của Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo, nói với POLITICO rằng việc tấn công các khu vực bên trong Nga bằng vũ khí do Đức tài trợ là hoàn toàn hợp pháp.

Kiesewetter cho biết: “Câu hỏi liệu vũ khí phương Tây có liên quan hay không là một câu hỏi ấm ớ, không được đặt ra bởi vì sau khi được giao, chúng là vũ khí của Ukraine”.

Thủ tướng Đức Olaf Scholz cho đến nay vẫn chưa từ bỏ kỳ nghỉ hè của mình để nói bất cứ điều gì về vụ tấn công xuyên biên giới.

Scholz từ lâu đã tìm cách đi theo con đường tốt đẹp, ca ngợi sự hỗ trợ quân sự mạnh mẽ của Đức dành cho Ukraine, đồng thời miêu tả bản thân với cơ sở Đảng Dân chủ Xã hội (SPD) của mình với tư cách là một “thủ tướng hòa bình” - một nhà lãnh đạo biết cách giữ cho chiến tranh không vượt khỏi tầm kiểm soát..

Vì lý do này, thủ tướng hầu như luôn đồng hành cùng Mỹ khi đề cập đến việc viện trợ cho Ukraine về mọi thứ, từ xe tăng chiến đấu đến hệ thống phòng không. Nhưng một số vũ khí đã được chứng minh là quá sức để Scholz có thể chấp thuận: Ông tiếp tục chống lại việc bàn giao hỏa tiễn hành trình tầm xa Taurus cho Kyiv bất chấp áp lực mạnh mẽ từ Ukraine và từ các thành viên khác trong liên minh cầm quyền của ông bao gồm Đảng Dân chủ Tự do (FDP) và đảng Xanh.

Cả Berlin và Washington đều thay đổi chính sách tấn công lãnh thổ Nga vào tháng 5 để đáp trả cuộc tấn công của Nga nhằm vào thành phố thứ hai của Ukraine là Kharkiv. Phát ngôn nhân của chính phủ Đức cho biết vào thời điểm đó, Ukraine “có quyền, được bảo đảm theo luật pháp quốc tế, để tự vệ trước những cuộc tấn công này”.

Sự chấp thuận của Washington vào tháng 5 đã được diễn đạt rất cẩn thận và chỉ giới hạn ở các khu vực gần Kharkiv. Đó không phải là khu vực mà quân đội Ukraine tràn qua biên giới trong tuần này. Ở một số nơi, họ đã tiến sâu vào lãnh thổ Nga đến 50 km hay xa hơn nữa.

Người Mỹ cũng lên tiếng ủng hộ.

“Rõ ràng, chúng tôi ủng hộ mạnh mẽ nỗ lực của Ukraine nhằm chống lại sự xâm lược của Nga”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Matthew Miller cho biết hôm thứ Năm và nói thêm: “Chính sách mà chúng tôi công bố là cho phép Ukraine đáp trả các cuộc tấn công đến từ ngay bên kia biên giới Nga. Và đúng vậy, tại khu vực mà họ hiện đang hoạt động xuyên biên giới Nga, chúng tôi đã chứng kiến các cuộc tấn công xuất phát từ đó”.

Tương tự, Ngũ Giác Đài cũng bác bỏ những lo ngại rằng cuộc xâm nhập có thể dẫn đến xung đột leo thang.

Phát ngôn nhân Sabrina Singh nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng động thái này “phù hợp với chính sách của chúng tôi” về những gì Ukraine có thể và không thể làm với vũ khí do Mỹ cung cấp.

Singh nói: “Khi họ chứng kiến các cuộc tấn công xuyên biên giới, họ phải có khả năng đáp trả”. “Và vì vậy bạn đang thấy một số biện pháp chống hỏa lực xuyên biên giới mà họ có thể thực hiện ở gần biên giới Ukraine.”

Singh nói thêm: “Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine với khả năng và hệ thống mà họ cần”. “Chúng tôi không cảm thấy đây là một sự leo thang dưới bất kỳ hình thức nào. Ukraine đang làm những gì cần làm để thành công trên chiến trường.”

Hiện vẫn chưa rõ mục tiêu dài hạn của Ukraine trong cuộc tấn công hiện tại là gì hoặc liệu nước này có thể giữ được lãnh thổ đã chiếm được hay không.

Nhưng bốn ngày sau khi Kyiv đưa quân vào khu vực Kursk của Nga, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy giao tranh sẽ chấm dứt. Một đoàn xe của Nga đang trên đường tăng viện cho tỉnh Kursk đã bị phá hủy, cùng với các video của Nga cho thấy các thi thể và xe tải bị đốt cháy.

Hơn nữa, vào đầu giờ thứ Sáu, Ukraine đã phát động một cuộc tấn công lớn bằng máy bay điều khiển từ xa vào cơ sở hạ tầng trên khắp khu vực Lipetsk, sâu hơn bên trong nước Nga, đánh vào một căn cứ không quân quan trọng.

Bằng chứng cho thấy Ukraine đang sử dụng vũ khí được tài trợ trong cuộc tấn công ngày càng tăng.

Hôm thứ Năm, tờ Bild của Đức đã trích dẫn các hình ảnh cho thấy xe chiến đấu bộ binh Marder do Đức cung cấp đang ở Nga. Berlin cho biết họ đã gửi 120 chiếc xe. Nhưng một phát ngôn viên của chính phủ Đức hôm thứ Sáu cho biết chính phủ không có thông tin riêng về việc sử dụng vũ khí của Đức trong các cuộc chiến hiện nay.

Chủ tịch ủy ban quốc phòng có ảnh hưởng của Bundestag, Marcus Faber, một thành viên của FDP, nói với truyền thông Đức rằng trong cuộc tấn công này Ukraine được tự do sử dụng “tất cả vật liệu” được quyên góp, bao gồm cả xe tăng chiến đấu Leopard-2 do Đức sản xuất - trong đó có 58 chiếc được tặng bởi chính phủ Đức vào cuối tháng Bảy.

Ông nói thêm trên mạng xã hội: “Cuộc tấn công của Ukraine nhằm vào Kursk là hoàn toàn hợp pháp và có ý nghĩa quân sự”. “Chúng tôi chỉ có thể chúc các hậu vệ Ukraine thành công”.

Sự hỗ trợ quân sự của Đức dành cho Ukraine cũng đã trở thành một vấn đề chính trị quan trọng trước ba cuộc bầu cử cấp bang ở miền đông nước Đức vào tháng 9 này. Ở cả ba bang, đảng cực hữu Sự thay thế cho nước Đức (AfD) và Liên minh dân túy cánh tả Sahra Wagenknecht đang hoạt động tốt, trong đó AfD dẫn đầu trong một số cuộc thăm dò.

Cả hai đảng đều ủng hộ đường lối mềm dẻo hơn đối với Putin.

5. Ukraine đẩy chiến tranh vào 'lãnh thổ của kẻ xâm lược', Zelenskiy nói

Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết trong bài phát biểu buổi tối ngày 10 Tháng Tám rằng các lực lượng Ukraine đã bắt đầu “đẩy chiến tranh vào lãnh thổ của kẻ xâm lược”.

Tuyên bố này đánh dấu sự thừa nhận công khai nhất của Tổng thống Zelenskiy về cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine vào tỉnh Kursk của Nga, bắt đầu vào ngày 6 tháng 8.

“Hôm nay, Tổng tư lệnh Syrskyi đã báo cáo nhiều lần về tình hình tiền tuyến và về hành động của chúng ta nhằm đẩy chiến tranh vào lãnh thổ của kẻ xâm lược,” ông Zelenskiy nói.

“Tôi cảm ơn mọi đơn vị của Lực lượng Phòng vệ của chúng ta đã biến điều này thành hiện thực.”

Lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ nhằm vào Kursk, giáp ranh với tỉnh Sumy phía đông bắc Ukraine, vào ngày 6 tháng 8. Bộ Quốc phòng Nga thừa nhận cuộc tấn công vào ngày 9 tháng 8, thừa nhận lực lượng của họ đang chiến đấu với quân đội Ukraine ở vùng ngoại ô phía Bắc thành phố Sudzha.

Chính quyền Nga vào ngày 10 tháng 8 đã công bố cái gọi là “chiến dịch chống khủng bố” ở các vùng giáp ranh với các tỉnh Kursk, Bryansk và Belgorod để đáp trả vụ xâm nhập.

Trong một diễn biến khác, hôm Thứ Bẩy, 10 Tháng Tám, Quân đội Ukraine với sự tham gia của các Quân Đoàn tình nguyện Nga và Georgia đã tiến vào tỉnh Belgorod của Nga, vào sâu đến ít nhất là ba km. Thị trấn Poroz của Nga đã thất thủ vào buổi trưa cùng ngày.

Kyiv phần lớn duy trì chính sách im lặng trước vụ xâm nhập, bất chấp giao tranh đang diễn ra và Ukraine tiếp tục tiến lên. Zelenskiy trước đó đã ám chỉ đến động thái này, khi ông nói vào ngày 8 tháng 8 rằng “Nga đã mang chiến tranh đến vùng đất của chúng ta và họ sẽ cảm nhận được những gì họ đã làm”.

Mặc dù Zelenskiy không đề cập trực tiếp đến khu vực Kursk hay Belgorod trong bài phát biểu ngày 10 tháng 8 của mình, nhưng ông thừa nhận rằng quân đội Ukraine đang hành động để đưa chiến tranh trở lại đất Nga.

“Ukraine đang chứng tỏ rằng họ thực sự biết cách khôi phục lại công lý và bảo đảm chính xác một loại áp lực cần thiết – đó là áp lực lên kẻ xâm lược”.

6. Vladimir Putin bối rối và sợ hãi

Hai ký giả Georgie English và Will Stewart của tờ The Sun có trụ sở ở London có bài tường trình nhan đề “DISASTER FOR VLAD Humiliated Putin ‘seething & scared’ over Ukraine’s ‘slap in the face’ invasion of Russia, insiders claim”, nghĩa là “THẢM HỌA CHO VLADIMIR PUTIN. Những người trong cuộc khẳng định rằng Putin nhục nhã đang 'sôi sục và sợ hãi' khi bị Ukraine 'tát vào mặt' trong cuộc tấn công vào Nga”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Cẩm Yến.

Những người trong cuộc khẳng định Vladimir Putin đang “sôi sục” trước cuộc tấn công chớp nhoáng của Ukraine khiến Nga phải cố gắng bảo vệ Kursk.

Tên bạo chúa bị sỉ nhục thậm chí còn được cho là đang chiến đấu chống lại chính người của mình khi một tướng quân đội được cho là đã cáo buộc lãnh đạo Điện Cẩm Linh bác bỏ các cảnh báo tình báo rõ ràng về cuộc phản công quy mô lớn của Kyiv.

Cuộc tấn công tàn khốc vào Kursk và một số thị trấn khác ở Nga là một “cái tát vào mặt” đối với một Putin đang ủ rũ khi cuộc chiến tranh bùng nổ của ông tiếp tục vấp ngã.

Một quan chức Điện Cẩm Linh nói với hãng tin Politika của Nga. Cuộc xâm lược của Ukraine đã “khiến Putin lo lắng” khi ông phải vật lộn để chống lại đội quân xe tải, xe tăng và binh lính trung thành với Tổng thống Zelenskiy đang lao tới.

“Đây là một cái tát vào mặt tổng thống. Chúng tôi đã không thể đẩy lùi đối phương”, họ nói thêm.

“Mối nguy hiểm đối với người dân đã được tạo ra ở các khu vực của Nga. Khí đốt Âu Châu đã tăng giá. Đây không phải là cách hành xử của một quốc gia tự tin vào chiến thắng của mình.”

Một quan chức thứ hai cho biết nhà độc tài loạn trí này đã tỏ ra “không hài lòng” và “khó chịu” kể từ khi các cuộc tấn công theo kế hoạch của Ukraine bắt đầu.

Một nguồn tin thân cận với Điện Cẩm Linh nói với Bloomberg rằng Tổng tham mưu trưởng quân đội Valery Gerasimov đã bác bỏ thông tin tình báo rõ ràng.

Gerasimov được cho là đã biết về kế hoạch cho rằng quân đội Ukraine đang tập trung gần biên giới Kursk khoảng hai tuần trước khi bắt đầu các cuộc tấn công.

Báo cáo cho biết việc xem thường thông tin quan trọng này đã khiến Điện Cẩm Linh phải chật vật tìm câu trả lời.

Thiếu tướng Nga Apti Alaudinov - đóng quân ở Kursk đang bị chiến tranh tàn phá - đã chỉ trích các sĩ quan của mình rằng sự kém cỏi là rõ ràng.

Ông nói: “Hóa ra một số lãnh đạo Bộ Quốc phòng, theo tôi hiểu, đã gian dối như vậy và hóa ra họ đã tự lừa dối mình”.

Alaudinov cũng cáo buộc NATO hỗ trợ cuộc xâm lược Ukraine.

Chính trị gia cao cấp, Adalbi Shkhagoshev, lặp lại suy nghĩ của Alaudinov khi nói rằng các cuộc tấn công này xảy ra là do lỗi của Vương Quốc Anh.

Ông nói với truyền thông Nga: “Các sĩ quan Anh đã tham gia vào tất cả các cuộc xuất kích như vậy. Các binh sĩ chúng ta đã nghe thấy tiếng Anh.”

Người đàn ông mạnh mẽ của Chechen, Ramzan Kadyrov, cho biết thông tin tình báo của ông chỉ ra rằng “rất nhiều người nước ngoài” có liên quan đến vụ tấn công Kursk.

Ông khẳng định chỉ riêng Ukraine không có khả năng đưa ra một kế hoạch rõ ràng và ngắn gọn như vậy trước khi tuyên bố rằng kế hoạch này được chỉ đạo từ trụ sở NATO.

Cỗ máy chiến tranh của Putin được cho là đang gấp rút ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ nào nữa của Ukraine khi họ vật lộn để giành lại lãnh thổ.

Mạc Tư Khoa đã phát động một “chiến dịch chống khủng bố” quy mô lớn ở ba khu vực vào thứ Bảy khi Bộ Quốc phòng tuyên bố triển khai quy mô lớn khả năng quân sự của họ tới tiền tuyến.

Trong một tuyên bố với truyền thông địa phương, họ cho biết Nga đang di chuyển “nhiều bệ phóng hỏa tiễn, pháo kéo, xe tăng, xe bánh xích hạng nặng và xe tải Ural và Kamaz”.

Họ đang được cử đến để bảo vệ nhà máy điện hạt nhân Kursk, nơi họ cho rằng quân Ukraine sẽ cố chiếm bằng mọi giá.

Putin cũng đã trao cho người của mình quyền nghe lén điện thoại, ngắt kết nối internet và thực hiện hoạt động dừng xe và lục soát, theo luật pháp Nga.

Điều này có nghĩa là quân đội có thể tự do bắt giữ công dân, tịch thu xe hơi, vũ khí và thậm chí đột nhập vào nhà nếu họ cảm thấy nghi ngờ.

Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của Nga, Ukraine vẫn tiếp tục phá vỡ kế hoạch của Putin.

Cuộc tấn công mới nhất chứng kiến một đội quân Nga được triển khai để ngăn chặn cuộc phản công bị tiêu diệt một cách tàn nhẫn.

Đoạn phim gây sốc cho thấy một đơn vị quân đội gồm 400 người chết thảm vì HIMARS. Các thi thể chất đống trên đường và bên trong các xe chuyển quân bị đốt cháy.

Người của Putin đã bị tiêu diệt bởi một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn HIMARS, trực tiếp làm nổ tung đoàn xe gồm 14 xe tải được các xe tăng và xe thiết giáp hộ tống.

Dấu vết kinh hoàng của những chiếc xe tải phát nổ bao trùm hơn 100 m đường ở vùng Kursk bị chiến tranh tàn phá.

Số người chết chính xác vẫn chưa được xác nhận nhưng nó được coi là đánh dấu một trong những cuộc tấn công tàn khốc nhất trong cuộc chiến đối với Nga cho đến nay.

Nó xảy ra khi những người Nga sợ hãi trong khu vực đã buộc phải chạy trốn do các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và hỏa tiễn liên tục.

Đoạn phim cho thấy dân thường lái xe rời khỏi nhà với số lượng lớn sau khi các quan chức Nga buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau cuộc xâm lược gây sốc.

Hôm thứ Năm, các báo cáo khẳng định Ukraine đã tiến sâu tới 20 dặm hay 32 km bên trong lãnh thổ Nga - khiến Putin bẽ mặt vì bị phát hiện.

Tên bạo chúa gọi cuộc tấn công là một “sự khiêu khích quy mô lớn”.

Quân đội Ukraine được cho là đang tìm cách giữ quyền kiểm soát Kursk và các khu vực xung quanh càng lâu càng tốt bất chấp Nga kêu gọi tăng viện.

Để củng cố vị thế của mình, Zelenskiy được cho là đã yêu cầu Mỹ cho phép họ sử dụng hỏa tiễn ATACMS tầm xa để tấn công các phi trường do Nga sử dụng.

Theo The Washington Post, “Điều này sẽ mang lại cho họ đòn bẩy cần thiết để đàm phán với Nga”.

Washington được cho là đang thảo luận về việc sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp cho Ukraine để chống lại các mục tiêu của Nga bên trong lãnh thổ Nga.

Cựu sĩ quan tình báo quân đội Anh Philip Ingram mô tả cuộc tấn công của Ukraine là một “bước đột phá” của Zelenskiy và là một sự bối rối tột độ đối với Vladimir Putin và người của ông ta.

Ingram cho biết: “Ukraine đã làm Putin và quân đội Nga xấu hổ.”

“Họ đã mang chiến tranh đến với người dân Nga bình thường và đặt ra các điều kiện cho các cuộc đàm phán.

“Còn quá sớm để nói về các mục tiêu cuối cùng của Ukraine, nhưng nhìn bề ngoài thì đó có thể là một bước đột phá nếu họ có thể tiếp tục tiến công và ngăn chặn các cuộc phản công của Nga”.

7. Minsk triệu tập đại sứ quán Ukraine về vụ xâm nhập máy bay điều khiển từ xa

Minsk đã triệu tập Đại biện lâm thời Ukraine tại Belarus, là Olha Tymush, sau khi tuyên bố máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã xâm nhập Belarus, truyền thông nhà nước Belarus Belta đưa tin hôm Thứ Bẩy, 10 Tháng Tám.

Bộ Ngoại giao Belarus đã đưa ra “cảnh báo mạnh mẽ” đối với Tymush và đe dọa chấm dứt quan hệ ngoại giao sau điều mà Minsk tuyên bố là “một hành động khiêu khích của Ukraine”. Minsk tuyên bố các máy bay điều khiển từ xa phóng từ Ukraine đã bị phát hiện trên khu vực Kastsyukovichy, gần biên giới Nga và bị bắn hạ vào ngày 9 tháng 8.

Theo Belta, Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết: “Nếu phái đoàn ngoại giao của Ukraine tại Belarus không thể tác động đến việc ngăn chặn những hành động khiêu khích như vậy, phía Belarus sẽ đặt câu hỏi về sự cần thiết của việc tiếp tục hiện diện ngoại giao ở Minsk”.

Theo nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko, một số máy bay điều khiển từ xa bị bắn hạ, một số đã bay tới Nga và bị chặn lại.

Lukashenko ra lệnh gửi quân tiếp viện đến các khu vực biên giới với Ukraine, bao gồm lực lượng đặc nhiệm, lực lượng bộ binh và lực lượng hỏa tiễn. Lukashenko nói: “Bộ Tổng tham mưu Belarus đã được lệnh thực hiện các biện pháp để bảo đảm an ninh cho đất nước chúng tôi.

Nhóm giám sát Hajun của Belarus cho biết các máy bay điều khiển từ xa của Nga đã bay vào không phận Belarus nhiều lần trong mùa hè trên đường tấn công Ukraine.

Nhóm giám sát cho biết “bất chấp các chuyến bay điều khiển từ xa thường xuyên và ồ ạt vào không phận Belarus”, Minsk “thực tế không đưa ra bình luận nào” về tình hình.

Nhóm giám sát nhận định rằng đây là một chiêu thức mới của Vladimir Putin. Lukashenko đưa quân tiếp viện đến các khu vực biên giới với Ukraine là nhằm áp lực buộc Ukraine phải chuyển một số quân tương ứng đề phòng quân Belarus vượt biên giới tấn công Ukraine.

Tuy nhiên, nhiều quan sát viên cho rằng Belarus sẽ không dám đưa quân vào Ukraine. Điều đó, có lẽ sẽ kích hoạt các nước khác tham gia vào cuộc chiến.

8. Chính quyền Nga cho biết hơn 76.000 người Nga đã di tản khỏi tỉnh Kursk sau khi Ukraine tấn công

Nga đã di tản hơn 76.000 công dân ở Kursk khi Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công trong khu vực, phương tiện truyền thông do nhà nước Nga kiểm soát Tass đưa tin hôm Thứ Bẩy, 10 Tháng Tám.

Thường dân di tản đã được chuyển đến các trung tâm cư trú tạm thời được mở trên khắp miền Tây nước Nga, bao gồm cả tỉnh Mạc Tư Khoa. Theo nhà lãnh đạo Bộ Khẩn cấp Nga Artem Sharov, cho đến nay, 60 trung tâm, trong đó có 26 trung tâm ở miền bắc Kursk, đang có sức chứa 4.400 người.

Các nhóm vũ trang chống Điện Cẩm Linh của Nga chiến đấu cho Ukraine và tình báo quân sự Ukraine trước đây đã đột kích vào các tỉnh Kursk và Belgorod, mặc dù không nắm giữ lãnh thổ được lâu. Đây là lần đầu tiên lực lượng chính quy của Ukraine tiến vào Nga.

Bộ Tình trạng khẩn cấp của Nga cũng cho biết hôm 9 Tháng Tám rằng tình hình ở Kursk đã được tuyên bố là “tình trạng khẩn cấp liên bang” và bắt đầu gửi thêm thiết bị quân sự tới khu vực.

Truyền thông Ukraine ngày 10 Tháng Tám đưa tin quân đội Ukraine dường như đã tiến vào làng Poroz, thuộc tỉnh Belgorod của Nga, cách biên giới Ukraine 3 km.
 
Thảm bại: Putin ra lệnh di tản khẩn cấp. Kyiv xin dùng ATACMS ở Nga. Dàn khoan và BCH Nga nổ tung
VietCatholic Media
15:47 11/08/2024


1. Chiến đấu cơ Nga đang ném bom Nga, nhằm ngăn chặn quân Ukraine

Ký giả David Axe của tờ Forbes có trụ sở ở New Jersey, Hoa Kỳ cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Warplanes Are Bombing Russia, Aiming To Block Invading Ukrainian Troops”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Khi cuộc xâm lược của Ukraine vào Nga bước sang ngày thứ năm, quân đội Ukraine đã tiến xa tới 50km vào tỉnh Kursk – và đang bắt đầu truy quét bất kỳ đội quân Nga nào mà họ bỏ qua khi vội vàng mở rộng vùng kiểm soát.

Trong khi đó, người Nga cuối cùng cũng sử dụng hỏa lực mạnh nhất của mình – đó là ném những quả bom lượn cực mạnh vào các đoàn xe Ukraine đang lăn bánh dọc các con đường của Nga.

Trong hơn một năm, những quả bom lượn này – mỗi quả có tầm bắn 40 km hoặc xa hơn với hàng trăm kilogram chất nổ – là vũ khí tấn công mạnh nhất của Nga, phá hủy hệ thống phòng thủ của Ukraine trước các cuộc tấn công trên bộ của Nga.

Giờ đây chúng là vũ khí phòng thủ – và có thể là phương tiện chính của Nga để làm chậm các cuộc tấn công của Ukraine cho đến khi lực lượng bộ binh mới của Nga đến Kursk.

Chiến đấu cơ ném bom Sukhoi Su-34 của không quân Nga thả tới 100 quả bom lượn KAB mỗi ngày. Cho đến đầu tuần này, họ hầu như đã thả chúng dọc theo tiền tuyến ở miền đông Ukraine, nơi các trung đoàn Nga đang tiến quân - chậm rãi và phải trả giá đắt - suốt mùa xuân và mùa hè.

Chiến dịch ném bom bắt đầu chuyển hướng về phía bắc vào khoảng ngày thứ Ba, gần như cùng thời điểm đội tiên phong gồm ít nhất 5 lữ đoàn Ukraine tiến quân qua biên giới vào Kursk, khởi động một cuộc phản công bất ngờ trong tháng thứ 29 của cuộc chiến rộng lớn hơn của Nga với Ukraine.

Khi các tiểu đoàn Ukraine tấn công từ căn cứ của họ ở tỉnh Sumy, ngay bên kia biên giới với Kursk, bom Nga trút xuống như mưa. Bộ tham mưu Ukraine báo cáo hôm thứ Tư: “Cường độ chiến đấu theo hướng Sumy đã tăng lên”. “Địch đang tích cực sử dụng máy bay, trực thăng, vũ khí hạng nặng”.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Thứ Ba, 6 Tháng Tám, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Ukraine, Chuẩn tướng Oleksii Hromov, lưu ý: “Có một sự thay đổi đáng chú ý trong trọng tâm nỗ lực không quân của đối phương trong chiến trường tác chiến”. “Có tới 50% tất cả các cuộc tấn công bằng bom dẫn đường… hiện nhắm vào lãnh thổ của các tỉnh Kursk và Sumy.”

Đoán trước diễn biến này, quân đội Ukraine đã triển khai thứ mà một blogger người Nga mô tả là “một lượng đáng kể” các hệ thống phòng không cũng như các thiết bị gây nhiễu điện tử có thể chặn tín hiệu vô tuyến và trong một số trường hợp thậm chí còn chặn được những quả bom dẫn đường bằng vệ tinh.

Với sự hỗ trợ lớn từ máy bay điều khiển từ xa có chất nổ, các khẩu đội Ukraine đã bắn hạ một số máy bay trực thăng của Nga. Khi bắn trả, pháo binh Nga được cho là đã làm hư hại một xe phòng không BUK của Ukraine.

Vụ đánh bom Sumy không ngăn được quân đội Ukraine tiến quân vào vùng Kursk lân cận và chiếm giữ một số thị trấn bao gồm thành phố Sudzha. Quân đội Nga đã huy động quân tiếp viện, nhưng hỏa tiễn của Ukraine đã chặn một số quân tiếp cận tiền tuyến ở Kursk.

Vì vậy, các máy bay ném bom chiến đấu của Nga đã chuyển mục tiêu sang đất Nga. Hôm thứ Năm, KAB đã tấn công các phương tiện của Ukraine ở làng Darino của Nga, ở rìa phía bắc của cuộc tiến công của Ukraine. Hôm thứ Sáu, bom lượn đã tấn công quân đội Ukraine ở Leonidovo, cách Darino không xa.

Bom lượn của Nga, một số nặng tới 3 tấn, rất mạnh nhưng không chính xác và gây nguy hiểm nghiêm trọng cho bất kỳ thường dân nào xung quanh mục tiêu. Tất nhiên, có thể giả định rằng bản thân dân thường Nga không phải là mục tiêu.

Điện Cẩm Linh có thể không bận tâm đến việc vô tình giết chết thường dân Ukraine, nhưng dường như họ ít háo hức giết người Nga hơn. Khi vụ đánh bom ở Kursk ngày càng gia tăng, chính quyền đã ra lệnh di tản dân chúng khỏi khu vực này.

Đó là một diễn biến đáng lo ngại đối với lực lượng Ukraine. Khi dân thường không còn trên đường đi, người Nga có thể ném bom tùy ý.

2. Ukraine xin Mỹ bật đèn xanh cho phép sử dụng ATACMS để giữ Kursk và gây áp lực lên Mạc Tư Khoa

Giới lãnh đạo Ukraine đã tiếp cận Hoa Kỳ để xin phép sử dụng ATACMS trong cuộc tấn công xuyên biên giới vào lãnh thổ Nga sau khi Lực lượng Vũ trang Ukraine tiến hành một cuộc tấn công vào tỉnh Kursk của Nga. Điều này có thể cho phép Kyiv nắm giữ lãnh thổ mà họ đã xâm nhập, theo The Washington Post, dẫn lời một cố vấn giấu tên của Tổng thống Volodymyr Zelenskiy.

Các hỏa tiễn tầm xa này dự kiến sẽ được sử dụng để tấn công các phi trường quân sự của Nga, nơi máy bay Nga tiến hành ném bom các vị trí của Ukraine. Theo nguồn tin, một quyết định chính trị như vậy sẽ giúp quân Ukraine duy trì quyền kiểm soát các khu vực của tỉnh Kursk.

Cố vấn của Zelenskiy nói: “Điều này sẽ mang lại cho họ đòn bẩy cần thiết để đàm phán với Nga - đây chính là mục đích của nó”.

Cố vấn báo cáo rằng cho đến nay, lực lượng Ukraine đã chiếm được khoảng 550 km2 lãnh thổ và bắt hàng trăm binh sĩ Nga làm tù binh. Họ cũng kiểm soát trạm đo khí Sudzha được Gazprom sử dụng để cung cấp nhiên liệu cho Âu Châu.

Ông lưu ý rằng so với các cuộc đột kích trước đây – chủ yếu được thực hiện bởi các tình nguyện viên, hầu hết là người Nga – lần này Ukraine đã triển khai quân nhiều hơn đáng kể.

Theo Tham mưu trưởng Nga Valery Gerasimov, cuộc tấn công có thể có sự tham gia của khoảng 1.000 binh sĩ từ các lữ đoàn tấn công tinh nhuệ được trang bị xe thiết giáp và xe tăng của phương Tây. Con số này chắc chắn là phi thực tế. Một lực lượng 1.000 quân không thể nào chiếm được một lãnh thổ rộng lớn như thế trong vòng 5 ngày.

Ban lãnh đạo quân sự Nga rất bất ngờ trước cuộc hành quân bất ngờ của lực lượng Ukraine vào tỉnh Kursk. Gerasimov hứa với Putin sẽ chiếm lại Kursk sau khi mất hàng chục thị trấn và các trạm bơm Gazprom quan trọng.

Bất chấp việc Bộ Quốc phòng Nga triển khai lực lượng dự bị tới tỉnh Kursk, lực lượng Ukraine vẫn tiếp tục tấn công.

Một số nhà phân tích quân sự tin rằng mục tiêu tiếp theo của lực lượng Ukraine có thể là Nhà máy điện hạt nhân Kursk. Nhà máy cung cấp năng lượng cho 19 khu vực của tỉnh Kursk, cách đó khoảng 30 km. Hiện tại, nhà máy chỉ được bảo vệ bởi phụ nữ, theo kênh Telegram Vazhnyye Istorii dẫn lời một công nhân nhà máy. Theo ông, ban quản lý nhà máy không có kế hoạch trong trường hợp bị tấn công và nhân viên cũng không được hướng dẫn phải làm gì tiếp theo.

Cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine vào tỉnh Kursk tiếp tục gây nên những phản ứng phấn khởi ở các nước vùng Baltic. Tờ Postimees của Estonia hôm Thứ Bẩy, 10 Tháng Tám, cho chạy hàng tít lớn: Kyiv, hãy sáp nhập ngay tỉnh Kursk.

3. Ukraine tấn công làm nổ tung giàn khoan khí đốt của Nga ở Hắc Hải, loại khỏi vòng chiến 40 binh sĩ Nga và thiêu rụi bộ chỉ huy trinh sát

UKRAINE vừa giáng cho Vladimir Putin một đòn nặng nề nữa sau khi cho nổ giàn khoan khí đốt của Nga ở Hắc Hải, khiến 40 binh sĩ thiệt mạng.

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 11 Tháng Tám, Thuyền trưởng Trung Tá Dmytro Pletenchuk, phát ngôn nhân Hải Quân, cho biết giàn khoan bị tàn phá chứa đầy “thiết bị trinh sát” để hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Nga.

Đoạn phim ấn tượng cho thấy một quả cầu lửa khổng lồ phun ra từ trụ sở của Nga sau khi nó bị hải quân Ukraine nhắm tới một cách tàn nhẫn.

Một số vụ nổ tiếp theo có thể được nhìn thấy trong video khi trữ lượng khí đốt nhanh chóng bốc cháy.

Ngọn lửa tiếp tục thiêu rụi cấu trúc của giàn khoan một thời gian sau vụ nổ đầu tiên.

Sau đó người ta nhìn thấy những đám khói đen dày đặc bốc ra từ giàn khoan bị cháy nằm gần sông Dnipro.

Trung Tá Pletenchuk tuyên bố cuộc tấn công thành công vào dàn khoan đã loại khỏi vòng chiến 40 quân nhân Nga đang có mặt ở đó vào thời điểm xảy ra vụ nổ.

Ông nói tất cả những người đóng quân trên giàn khoan đều chết hết.

Ukraine khẳng định giàn khoan khí đốt từng do quân đội của họ kiểm soát nhưng đã bị lực lượng của Putin xâm lược trong những năm gần đây.

Hiện vẫn chưa rõ loại vũ khí quân sự nào của Ukraine đã gây ra vụ nổ gây ấn tượng mạnh này.

Nga được cho là cũng đã mất một trực thăng tấn công Ka-52 Alligator hôm nay.

Những người trong cuộc cho biết, điều này xảy ra khi Putin được cho là đang “sôi sục” trước cuộc tấn công chớp nhoáng của Ukraine khiến Nga phải cố gắng bảo vệ Kursk trong tuần này.

Cuộc tấn công tàn khốc của Ukraine vào Kursk và một số thị trấn khác ở Nga là một “cú tát vào mặt” đối với một Putin đang ủ rũ khi cuộc chiến tranh bùng nổ của ông tiếp tục bị khựng lại.

Tên bạo chúa bị sỉ nhục thậm chí còn được cho là đang chiến đấu chống lại chính người của mình khi một tướng quân đội được cho là đã cáo buộc lãnh đạo Điện Cẩm Linh bác bỏ cảnh báo tình báo rõ ràng về cuộc phản công quy mô lớn ở Kyiv.

Cỗ máy chiến tranh của Putin đang gấp rút ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ nào nữa của Ukraine khi họ vật lộn để giành lại lãnh thổ.

Trong một tuyên bố với truyền thông địa phương, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết Nga đang di chuyển “nhiều bệ phóng hỏa tiễn, pháo kéo, xe tăng vận chuyển bằng lưới kéo, xe bánh xích hạng nặng và xe tải Ural và Kamaz”.

Putin cũng đã trao cho người của mình quyền nghe lén điện thoại, ngắt kết nối internet và thực hiện hoạt động dừng xe và lục soát, theo luật pháp Nga.

Điều này có nghĩa là quân đội có thể tự do bắt giữ công dân, tịch thu xe hơi, vũ khí và thậm chí đột nhập vào nhà nếu họ cảm thấy nghi ngờ.

Bất chấp phản ứng mạnh mẽ của Nga, Ukraine vẫn tiếp tục phá vỡ kế hoạch của Putin.

Đoạn phim cho thấy dân thường lái xe rời khỏi nhà với số lượng lớn sau khi các quan chức Nga buộc phải ban bố tình trạng khẩn cấp sau cuộc tấn công xuyên biên giới gây sốc của quân Ukraine.

Hôm thứ Năm, các báo cáo khẳng định Ukraine đã tiến sâu tới 20 dặm hay 32 km bên trong lãnh thổ Nga - khiến Putin bẽ mặt vì bị phát hiện.

Tên bạo chúa gọi cuộc tấn công là một “sự khiêu khích quy mô lớn”.

Một ngày sau đó, quân Ukraine được tin là đã thọc sâu đến 52km trong lãnh thổ Nga.

Quân đội Ukraine được cho là đang tìm cách giữ quyền kiểm soát cả thành phố Kursk và các khu vực xung quanh càng lâu càng tốt bất chấp Nga kêu gọi tăng viện.

4. Belarus gửi quân đội và hệ thống hỏa tiễn đến gần biên giới Ukraine sau cáo buộc máy bay điều khiển từ xa xâm nhập

Nhà độc tài Belarus Alexander Lukashenko đã ra lệnh gửi quân tiếp viện đến các khu vực biên giới gần Ukraine sau khi có báo cáo về một số mục tiêu trên không từ Ukraine bị bắn hạ ở Belarus vào tối ngày 9 tháng 8.

“Chúng tôi nghi ngờ đây là máy bay điều khiển từ xa tấn công,” Lukashenko nói trong cuộc họp báo buổi sáng Thứ Bẩy, 10 Tháng Tám, do cơ quan tuyên truyền nhà nước Belta đăng tải. Ông gọi vụ việc là “một hành động khiêu khích của Ukraine” và nói rằng “Bộ Tổng tham mưu Belarus đã được lệnh thực hiện các biện pháp để bảo đảm an ninh cho đất nước chúng tôi”.

Sau cuộc họp báo, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus Viktor Khrenin nói với các nhà báo rằng Lukashenko đã ra lệnh tăng cường hiện diện quân sự ở hướng Gomel và Mozyr “để đáp trả những hành động khiêu khích có thể xảy ra”, theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng.

Về phía Ukraine, khu vực này giáp các tỉnh Kyiv, Zhytomyr và Chernihiv.

“Các đơn vị quân sự của lực lượng hoạt động đặc biệt, lực lượng bộ binh, lực lượng hỏa tiễn, bao gồm hệ thống hỏa tiễn Polonez và tổ hợp Iskander, được giao nhiệm vụ hành quân đến các khu vực được chỉ định.” Khrenin nói.

Ông nói thêm: “Lực lượng và tài sản của các hệ thống phòng không, lực lượng kỹ thuật vô tuyến và không quân cũng được tăng lên”.

Các máy bay điều khiển từ xa được cho là đã được phát hiện trên quận Kastsyukovichy ở phía tây Belarus, cách biên giới Ukraine ít nhất 85 km về phía bắc.

Theo Lukashenko, lực lượng phòng không Belarus “được đặt trong tình trạng báo động cao để đánh chặn các mục tiêu”. Ông nói, vào khoảng 7 giờ tối, một số chiếc đã bị lực lượng Belarus bắn hạ, trong khi số còn lại “được chuyển cho Nga” và bị phòng không Nga tiêu diệt trên Yaroslavl, ông nói.

Lukashenko nói thêm rằng việc tìm kiếm những phần còn lại của các mục tiêu bị đánh chặn đang được tiến hành.

Bộ Quốc phòng Nga đã ra tuyên bố tuyên bố phá hủy 6 máy bay điều khiển từ xa cánh cố định phía trên tỉnh Yaroslavl trong đêm, cũng như 26 chiếc khác ở tỉnh Kursk.

Tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Ukraine đang tiến hành xâm nhập vào tỉnh Kursk của Nga, cách Belarus hơn 150 km về phía đông.

Nhóm giám sát Hajun của Belarus đưa tin các máy bay điều khiển từ xa của Nga đã bay vào không phận Belarus nhiều lần trong mùa hè trên đường tấn công Ukraine.

Nhóm giám sát cho biết “bất chấp các chuyến bay ồ ạt và thường xuyên của máy bay điều khiển từ xa vào không phận Belarus”, Minsk “thực tế không đưa ra bình luận nào” về tình hình.

5. Cuộc tấn công xuyên biên giới của quân Ukraine làm mất niềm tin của người Nga vào các phương tiện truyền thông

Putin không chỉ phải chiến đấu với một đội quân dũng cảm của Ukraine, mà còn phải chiến đấu với chính người dân của mình. Chính trị gia đối lập người Nga Mikhail Khodorkovsky cho biết như trên.

Ông giải thích rằng: “Cho đến hôm thứ Ba 6 Tháng Tám, nhiều người Nga vẫn ngây thơ tin rằng quân đội Putin đã nện cho quân Ukraine tan tành manh giáp. Họ cực kỳ ngạc nhiên trước một quân Ukraine có khả năng tiến xa đến 15km trong ngày đầu tiên, và 11 thị trấn của Nga thất thủ.”

Sergey Maidan, tuyên truyền viên trên TV, người thường được gọi là phát ngôn nhân bán chính thức của Điện Cẩm Linh, thảng thốt hỏi “Làm sao chuyện này lại có thể xảy ra?”.

“Khôi hài hơn thế nữa, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, còn khẳng định rằng quân Ukraine đang tấn công vào tỉnh Kursk chỉ có không quá 300 người được yểm trợ bởi 4 xe thiết giáp. Ngay sau đó, ông tướng này lại nói rằng lực lượng Nga đã ‘tiêu diệt 945 quân nhân Ukraine và 102 xe thiết giáp’. Người ở đâu ra, xe ở đâu ra mà tiêu diệt nhiều như thế?”

Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Nga cũng tham gia vào trò tung tin giả khi nói rằng quân Ukraine đang tấn công tỉnh Kursk có không quá 1.000 người.

Các kênh Telegram phò Điện Cẩm Linh không giấu được sự kinh ngạc trước khả năng nói láo của các quan chức Nga. Dmitri, từ War Translated, một dự án độc lập chuyên dịch các tài liệu về chiến tranh, đã hỏi:

“Tư lệnh quân đội Valery Gerasimov hôm nọ tuyên bố rằng nhóm Lực lượng vũ trang Ukraine vượt qua biên giới chỉ có dưới 1.000 người. Vậy là mọi người đều đã bị giết rồi sao? Vậy thì ai đang kiểm soát các lãnh thổ rộng lớn bị tạm chiếm ở Kursk, ma à?”

Ông Mikhail Khodorkovsky cho biết trước làn sóng công kích và bất bình của dân chúng, lần đầu tiên người ta thấy một nữ xướng ngôn viên phát biểu thay cho phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov. Không hiểu Konashenkov trốn luôn hay chỉ vắng mặt vài ngày.

Mikhail Khodorkovsky, từng là người giàu nhất nước Nga trước khi bị Putin tịch thu tài sản và bị bỏ tù từ năm 2003 cho đến khi được Putin ân xá vào này 20 Tháng Mười Hai, 2013, sau một thập niên tù tội. Ông hiện đang sống lưu vong ở Luân Đôn và thành lập Trung tâm Dossier nhằm điều tra các nguồn tài sản của Putin, không do Putin trực tiếp đứng tên nhưng do các tình nhân của ông ta đứng tên.

6. Quan chức Nga tuyên bố hỏa tiễn tấn công tòa nhà chung cư Kursk

Sáng Chúa Nhật, 11 Tháng Tám, Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga, cho biết một hỏa tiễn đã tấn công một tòa nhà chung cư ở thành phố Kursk của Nga vào rạng sáng Chúa Nhật, khiến 13 người bị thương.

Starovoyt cho biết các đơn vị phòng không Nga đã bắn hạ một hỏa tiễn của Ukraine, nhưng các mảnh vỡ của hỏa tiễn này tấn công một tòa nhà dân cư. Một đám cháy bùng phát tại cơ sở và lực lượng cấp cứu khẩn cấp đã được điều động đến hiện trường.

Theo Starovoyt, vụ tấn công khiến 13 người bị thương, hai người trong số đó đang trong tình trạng nghiêm trọng.

Quân đội Ukraine chưa bình luận về vụ tấn công bị cáo buộc.

Cuộc tấn công được cho là nhằm vào Kursk diễn ra trong bối cảnh Ukraine đang tiếp tục tấn công vào tỉnh Kursk. Lực lượng Ukraine đã phát động một cuộc tấn công bất ngờ vào khu vực biên giới Nga vào ngày 6 tháng 8 và tiếp tục tiến sâu hơn vào lãnh thổ Nga.

Starovoyt đã ban bố “tình trạng khẩn cấp” trong khu vực vào ngày 7 tháng 8 và chính quyền Nga đã thiết lập cái mà họ gọi là “chiến dịch chống khủng bố” dọc biên giới Ukraine vào ngày 10 tháng 8.

Theo truyền thông nhà nước Nga, Mạc Tư Khoa đã di tản hơn 76.000 người khỏi Kursk trong bối cảnh Ukraine đang tiếp tục các cuộc tấn công.

Starovoyt cho biết ông đã chỉ đạo các quan chức địa phương “đẩy nhanh” việc di tản. Tuy nhiên, ông phàn nàn về nhiều báo cáo của các blogger quân sự Nga cho rằng quân Ukraine đã tiến được rất sâu vào lãnh thổ Nga và chỉ còn cách thành phố Kursk 10km. Starovoyt cho biết tin tức này gây hoảng loạn trong thành phố. Theo kênh Rybar, lực lượng tiền phương của quân Ukraine vẫn còn cách thành phố Kursk đến 40km, và đang gặp phải những phản kháng mà kênh này gọi là “có ý nghĩa” của các lực lượng Nga. Cụm từ “có ý nghĩa” chắc là nhằm mỉa mai phản ứng của quân Nga trước đó khi liên tục rút lui trước sức tiến công của quân Ukraine.

Trong khi Kyiv phần lớn giữ im lặng về vụ xâm nhập, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã đề cập đến cuộc tấn công trong bài phát biểu buổi tối ngày 10 tháng 8, nói rằng Ukraine đã thực hiện “các hành động nhằm đẩy chiến tranh vào lãnh thổ của kẻ xâm lược”.

Ông nói: “Ukraine đang chứng tỏ rằng nước này thực sự biết cách khôi phục lại công lý.

7. DI TẢN NGAY Putin ra lệnh di tản 76.000 người khỏi Kursk khi cuộc tấn công xuyên biên giới của Ukraine tiến sâu hơn vào Nga với hàng ngàn quân

VLADIMIR Putin đã ra lệnh cho hơn 76.000 cư dân Kursk di tản khỏi khu vực bị chiến tranh tàn phá trong bối cảnh Ukraine xâm lược.

Cư dân từ các khu vực biên giới của lãnh thổ Nga đều phải chạy trốn sau khoảng 5 ngày bị Ukraine tấn công.

Kyiv đã phát động chiến dịch tấn công xuyên biên giới vào Nga. Đó là tấn công trên đất Nga lần đầu tiên kể từ Thế chiến 2.

Một số lượng lớn người dân địa phương ở khu vực biên giới Kursk của Nga hiện đang bị buộc phải rời bỏ nhà cửa

Chính quyền Nga đang thiết lập nơi ở tạm thời tại 8 khu vực - với khoảng 60 trung tâm tiếp cư.

Diễn biến xảy ra khi Putin được cho là đang “sợ hãi và sôi sục” trước cuộc xâm lược.

Hàng ngàn binh sĩ Ukraine được cho là đã tham gia vào chiến dịch này.

Và họ được cho là đã giết chết hàng trăm binh sĩ Nga, tấn công một phi trường quan trọng và gây hỗn loạn ở sân sau của Putin.

Roman Starovoyt, Thống đốc khu vực Kursk của Nga, tuyên bố di tản khẩn cấp.

Ông cho biết: “Trụ sở điều hành liên ngành nhằm hỗ trợ người dân ở khu vực biên giới của Vùng Kursk đã được triển khai và tiếp tục hoạt động tại thành phố Kursk.

“Lĩnh vực ưu tiên trong công việc của trụ sở điều hành là tái định cư các cư dân trong các khu vực này đến nơi an toàn.

“Tổng cộng, hơn 76 ngàn người đã được tái định cư tạm thời đến nơi an toàn kể từ khi bắt đầu công việc này.”

Người dân đã được nhìn thấy đổ xô ra khỏi khu vực bị ảnh hưởng bằng xe buýt, xe lửa và xe hơi sau nhiều cuộc tấn công trong vài ngày qua.

Cỗ máy chiến tranh của Putin đang gấp rút ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công bất ngờ nào nữa của Ukraine khi họ vật lộn để giành lại lãnh thổ và ngăn cản Kyiv giành được chỗ đứng.

Bộ Quốc Phòng Nga tuyên bố đang làm hết sức để “ngăn chặn nỗ lực của các nhóm cơ động của đối phương đang tiến sâu vào lãnh thổ Nga”.

Các báo cáo cho biết, quân đội Nga thậm chí còn sử dụng bom nhiệt áp để làm nghẹt thở các mục tiêu của mình.

Tuy nhiên, những báo cáo tiếp theo về tình trạng mất điện trong khu vực và thậm chí cả vụ nổ quả cầu lửa khổng lồ cho thấy giao tranh vẫn sẽ tiếp tục ở cường độ cao.

8. Liên Hiệp Quốc cho biết tháng 7 là 'tháng chết chóc nhất' đối với dân thường Ukraine kể từ tháng 10 năm 2022

Ít nhất 219 thường dân thiệt mạng và 1.018 người bị thương ở Ukraine trong tháng 7, khiến đây trở thành “tháng chết chóc nhất đối với dân thường” kể từ tháng 10 năm 2022, văn phòng nhân quyền Liên Hiệp Quốc cho biết trong một báo cáo ngày 9 Tháng Tám.

Báo cáo cho biết: “Số thương vong cao trong tháng 7 tiếp tục xu hướng thương vong dân sự ngày càng tăng kể từ tháng 3 năm 2024”.

Theo báo cáo, 90% thương vong dân sự và 86% thiệt hại đối với các cơ sở giáo dục và chăm sóc sức khỏe tiếp tục xảy ra khi Nga pháo kích và ném bom vào các lãnh thổ do Ukraine kiểm soát vào tháng 7.

Nga đã thực hiện một cuộc không kích hàng loạt nhằm vào Ukraine vào sáng ngày 8 tháng 7, nhắm vào Kyiv, Dnipro và Kryvyi Rih, cùng các thành phố khác, khiến hơn 40 người thiệt mạng và ít nhất 147 người bị thương, trong đó có 7 trẻ em.

Okhmatdyt, trung tâm y tế trẻ em lớn nhất Ukraine, bị tấn công bằng hỏa tiễn của Nga vào ngày 8 Tháng Bẩy. Hai người, trong đó có một bác sĩ, đã thiệt mạng tại đó trong khi một tòa nhà bệnh viện bị phá hủy và 4 người khác bị hư hại.

Một cậu bé được di tản khỏi bệnh viện nhi Okhmatdyt sau vụ tấn công đã chết tại một bệnh viện khác ở Kyiv vào ngày 10 Tháng Bẩy.

Kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, Liên Hiệp Quốc ước tính có ít nhất 11.520 dân thường thiệt mạng và ít nhất 23.640 người bị thương.

Con số thương vong thực tế của dân thường có thể cao hơn nhiều.

Số người chết và bị thương trong giao tranh ngay sau khi chiến tranh toàn diện bùng nổ vẫn chưa được thống kê đầy đủ, và một số nơi chứng kiến trận giao tranh ác liệt nhất đầu năm 2022 vẫn đang nằm dưới sự xâm lược của Nga, khiến tất cả đều không thể thực hiện được. để người ngoài quan sát điều tra.

9. Reuters đưa tin Nga sẽ nhận hàng trăm hỏa tiễn đạn đạo từ Iran trong tương lai gần

Nga sẽ nhận hàng trăm Fath-360 và các hỏa tiễn đạn đạo khác từ Iran trong thời gian tới, Reuters cho biết như trên hôm Chúa Nhật, 11 Tháng Tám.

Các nguồn tin tình báo giấu tên nói với Reuters rằng hàng chục quân nhân Nga hiện đang ở Iran để được huấn luyện về hệ thống hỏa tiễn đạn đạo tầm gần Fath-360.

Iran là một trong những đồng minh thân cận nhất của Nga trên trường quốc tế. Hai nước tăng cường hợp tác quân sự và chính trị kể từ khi bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Đáng chú ý, Iran đã cung cấp cho Nga hàng ngàn máy bay điều khiển từ xa cảm tử Shahed kể từ khi bắt đầu cuộc chiến tổng lực. Vào tháng 2, Reuters cũng đưa tin rằng Tehran đã gửi “một số lượng lớn hỏa tiễn đạn đạo đất đối đất mạnh mẽ” để hỗ trợ cuộc xâm lược của Mạc Tư Khoa.

Các nguồn tin giấu tên của Iran nói với tờ New York Times vào ngày 5 tháng 8 rằng Iran đã yêu cầu các hệ thống phòng không hiện đại từ Nga khi nước này chuẩn bị cho một cuộc chiến có thể xảy ra với Israel, với việc giao hàng đã được tiến hành.

Hỏa tiễn Fath-360 được cho là có tầm bắn 120 km và mang đầu đạn nặng 150 kg.

Mặc dù các nguồn tin tình báo không cung cấp mốc thời gian trực tiếp về thời điểm dự kiến chuyển giao vũ khí nhưng các nguồn tin chỉ ra rằng việc này sẽ sớm diễn ra.

Để đối phó với việc chuyển giao hỏa tiễn tiềm năng, phát ngôn nhân của Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ nói với Reuters rằng các đồng minh phương Tây “sẵn sàng đưa ra phản ứng nhanh chóng và nghiêm khắc nếu Iran tiếp tục việc chuyển giao như vậy”.

Phát ngôn nhân nói thêm: “Việc chuyển giao này sẽ thể hiện sự leo thang mạnh mẽ trong việc hỗ trợ của Iran cho cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga”. “Tòa Bạch Ốc đã nhiều lần cảnh báo về mối quan hệ đối tác an ninh ngày càng sâu sắc giữa Nga và Iran kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine. “

Phái đoàn thường trực của Iran tại Liên Hiệp Quốc ở New York trong một tuyên bố với Reuters phủ nhận nước này sẽ chuyển giao hỏa tiễn.

“Từ quan điểm đạo đức, Iran kiềm chế chuyển giao bất kỳ loại vũ khí nào, bao gồm cả hỏa tiễn, có khả năng được sử dụng trong cuộc xung đột với Ukraine cho đến khi nó kết thúc”, tuyên bố viết, bất chấp bằng chứng ngày càng tăng về vũ khí do Iran sản xuất ở Ukraine.

10. Thanh trừng các quan chức quân sự và khu vực của Nga

Nỗ lực phối hợp của Điện Cẩm Linh nhằm loại bỏ và bắt giữ các quan chức quốc phòng cao cấp của Nga có thể được mở rộng sang các quan chức chính quyền dân sự khu vực.

Các phương tiện truyền thông Nga vừa cho biết chính quyền Nga đã bắt giữ Phó Thống đốc tỉnh Tyumen Vyacheslav Vakhrin vào ngày 9 tháng 8.

Đây là vụ bắt giữ mới nhất sau hàng loạt các vụ bắt giữ, tiêu biểu là vụ bắt giam Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Cộng hòa Karelia Vitaly Krasulin vào ngày 29 tháng 5, Cố vấn Thống đốc tỉnh Oryol Sergei Lezhnev vào ngày 27 tháng 5, và Phó Thống đốc Krasnodar Krai Sergei Vlasov vào ngày 27 tháng 5 vì nhiều tội gian lận và hối lộ.

Chính quyền Nga đã bắt giữ ít nhất 5 quan chức cao cấp của Bộ Quốc phòng Nga và các cựu chỉ huy quân sự kể từ cuối tháng 4 năm 2024, và tờ Moscow Times ngày 24 Tháng Năm đưa tin rằng đây là vụ bắt giữ đầu tiên trong số hàng chục hoặc hàng trăm vụ bắt giữ được dự đoán trước.

Một quan chức chính phủ Nga giấu tên nói với tờ Moscow Times rằng vụ bắt giữ có thể trở thành nỗ lực lớn nhất nhằm loại bỏ các quan chức quân sự Nga trong lịch sử nước Nga hiện đại. Chính quyền Nga có thể có ý định sử dụng chiêu bài các chiến dịch chống tham nhũng để tiến hành loại bỏ trên quy mô lớn các quan chức quốc phòng Nga và có thể dễ dàng lặp lại những nỗ lực đó chống lại các quan chức dân sự thuộc các chủ thể liên bang Nga.

Các đại biểu của tỉnh Kaliningrad đã đề xuất vào ngày 9 tháng 8 biện pháp cách chức bất kỳ thống đốc tỉnh Kaliningrad nào được coi là đặc vụ nước ngoài, có thể là một cơ chế hoặc biện minh thông tin khác mà chính quyền Nga có thể cố gắng sử dụng để loại bỏ các quan chức khỏi chính quyền khu vực.

Việc loại bỏ và bắt giữ các quan chức khu vực diễn ra trong bối cảnh Putin đang có nỗ lực rõ ràng nhằm loại bỏ quyền lực của các nhân vật chính trị và quân sự đã làm ông mất lòng tin vào năm 2022 và 2023. Putin cũng có thể tìm cách tước quyền lực của các quan chức khu vực đã đánh mất lòng tin của ông và tái cân bằng mà các quan chức khu vực có được sự ưu ái của ông.

Đáng chú ý là Putin gần đây đã lên tiếng ca tụng Thống đốc St. Petersburg Alexander Beglov tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, cho thấy rằng Beglov hiện có thể được Putin ưu ái bất chấp những tranh cãi trong quá khứ của ông.

11. Cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga ở Kherson làm 10 người bị thương, trong đó có trẻ em

Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm Chúa Nhật, 11 Tháng Tám, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Trung úy Olga Shikanova, cho biết lực lượng Nga đã tấn công thành phố Kherson bằng máy bay điều khiển từ xa vào ngày Thứ Bẩy, 10 Tháng Tám, làm 10 người bị thương, trong đó có một cậu bé 15 tuổi.

Trung úy Olga cho biết một người đàn ông 74 tuổi đang trong tình trạng nghiêm trọng sau vụ tấn công. Hai nạn nhân chỉ bị thương nhẹ. Tất cả họ đều đang trên đường đến nhà thờ.

Cô cho biết hầu hết các nạn nhân cư trú ở quận Dniprovskyi, nơi quân đội Nga đã gia tăng các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa từ đầu tháng này.

Ukraine đã giải phóng thành phố Kherson ở phía nam khỏi sự xâm lược của Nga vào tháng 11 năm 2022. Kể từ đó, quân đội Nga thường xuyên tấn công thành phố và các khu vực lân cận dọc theo bờ tây sông Dnipro.
 
Khí phách anh hùng: Các HY Venezuela kêu gọi phản kháng và bất tuân dân sự chống lại độc tài Maduro
VietCatholic Media
17:00 11/08/2024


1. Chủ tịch Tòa án Vatican bị điều tra vì cáo buộc đồng lõa với Mafia Sicilia

Chủ tịch Tòa án Vatican, Giuseppe Pignatone, đang bị cơ quan tư pháp Ý điều tra vì cáo buộc cộng tác với Mafia vào đầu những năm 1990.

Pignatone, 75 tuổi, được biết đến với sự nghiệp sâu rộng trong hệ thống tư pháp. Ông cũng từng là phó công tố viên của Palermo, Sicily, và công tố viên của Rôma. Kể từ tháng 10 năm 2019, ông là chủ tịch Tòa án Vatican.

Vào ngày 31 tháng 7, Pignatone được triệu tập để làm chứng trước tòa ở Caltanissetta, Sicily, vì bị cáo buộc đồng lõa và che đậy cho tổ chức Mafia Ý La Cosa Nostra.

Các sự kiện bắt đầu từ năm 1992, khi Mafia Sicilia giết chết các thẩm phán Paolo Borsellino và Giovanni Falcone.

Vào ngày 23 tháng 5 năm đó, cả hai thẩm phán chống Mafia, cùng với vợ của họ và một số thành viên hộ tống của họ, đều thiệt mạng khi một quả bom do những kẻ sát nhân của tổ chức tội phạm đặt vào xe của họ phát nổ.

Những thẩm phán này đang lãnh đạo cuộc chiến chống lại La Cosa Nostra, kẻ chịu trách nhiệm về các vụ tấn công, tống tiền, buôn bán ma túy và rửa tiền trong những năm 1990 ở Ý.

Vào thời điểm đó, Pignatone là phó công tố viên ở Palermo và bị cáo buộc đã can thiệp để buộc kết thúc cuộc điều tra chống lại tổ chức này.

Theo báo chí Ý, trong tuyên bố ngày 31 Tháng Bẩy, ông khẳng định mình vô tội trước mọi cáo buộc và hứa sẽ hợp tác với hệ thống tư pháp.

Vào ngày 15 tháng 9 năm 1993, đám đông người Sicilia cũng đã lấy mạng Chân phước Giuseppe “Don Pino” Puglisi, một linh mục người Sicilia, bất chấp những lời đe dọa, đã thực hiện một cuộc chiến thầm lặng chống lại tội phạm có tổ chức bằng cách giáo dục những người trẻ tuổi ở khu vực nghèo khó của Palermo, nơi ông thực hiện công việc mục vụ của mình.

Puglisi cũng rao giảng chống lại Mafia, cấm họ dẫn đầu các đám rước tôn giáo, và thậm chí còn đưa ra những manh mối ẩn giấu cho chính quyền về các hoạt động mới nhất của họ trong các bài giảng của ông. Sau khi ông qua đời, người ta tiết lộ rằng mạng sống của ông đã nhiều lần bị đe dọa.

Vào ngày 15 tháng 9 năm 1993, anh ta bị chặn lại trên đường và bị bắn vào cổ ở cự ly gần bởi những sát thủ do các trùm Mafia địa phương Filippo và Giuseppe Graviano cử đến. Anh ta chết vì vết thương của mình. Puglisi được Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tuyên bố là vị tử đạo vào năm 2012 và được phong chân phước vào năm 2013.


Source:Catholic News Agency

2. Trong lá thư bị rò rỉ, các Hồng Y Venezuela kêu gọi 'phản kháng dân sự' chống lại Maduro

Tờ Catholic Pillar cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “In leaked letter, Venezuelan cardinals call for ‘civic resistance’ against Maduro”.

Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy

Trong một lá thư gửi các giám mục Venezuela bị rò rỉ cuối tuần qua, hai vị Hồng Y người Venezuela đã kêu gọi “bất tuân dân sự và phản kháng” chống lại chế độ của nhà độc tài Nicolás Maduro.

“Các nguyên tắc không thể bị tương nhượng,” Đức Hồng Y Baltazar Porras, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Caracas, và Đức Hồng Y Diego Padrón, Tổng Giám Mục hiệu tòa của Cumaná khẳng định.

Các ngài nói rằng Giáo hội có “nghĩa vụ đạo đức là hỗ trợ và duy trì các sáng kiến công bằng chống lại các hành vi lạm dụng bằng sự bất tuân và phản kháng của công dân”.

Bức thư ngày 31 tháng 7, được truyền thông địa phương Venezuela đăng tải vào tối Chúa Nhật, đã tố cáo điều mà các Hồng Y mô tả là “sự gian lận rõ ràng” của Maduro trong cuộc bầu cử tổng thống ngày 28 tháng 7.

Chiến thắng của Maduro trong cuộc bầu cử đã bị quốc tế lên án là một kết quả bị thao túng. Phe đối lập tuyên bố rằng ứng cử viên của họ, Edmundo González, đã thắng cử với 68% số phiếu bầu - và đã công bố hơn 80% bảng kiểm phiếu của các đơn vị bầu cử của Venezuela trên một trang web để ủng hộ tuyên bố của mình. Chế độ của Maduro, cho đến nay, không công bố kết quả của các đơn vị bầu cử.

Cuộc bầu cử đầy tranh cãi đã gây ra các cuộc biểu tình lan rộng khắp Venezuela. Chính phủ đã đáp trả các cuộc biểu tình bằng các cuộc đàn áp nghiêm trọng. Khoảng 20 người đã thiệt mạng và hơn 1.000 người bị bỏ tù trong tuần qua.

Thư của các Hồng Y lên án phản ứng của chính phủ trước các cuộc biểu tình, đồng thời bày tỏ lo ngại rằng Giáo hội có thể sớm phải đối mặt với cuộc đàn áp nghiêm trọng nếu các nhà lãnh đạo tiếp tục lên tiếng.

Bức thư cảnh báo về khả năng có một “chính phủ kiểu Nicaragua” trong tương lai. Tuy nhiên, các Hồng Y cho biết, Giáo hội không thể im lặng trước sự bất công.

“Chúng ta không và không nên giữ thái độ trung lập,” chúng nói, khi nói về nghĩa vụ “tố cáo một cách tiên tri, ngay cả khi đó là một rủi ro, những bất công, đồng thời công bố các nguyên tắc và giá trị của chúng ta, đồng hành cùng mọi người với tinh thần liên đới về mặt mục vụ”.

Các vị Hồng Y nói tiếp: “Đây không phải là một nhiệm vụ dễ dàng, nhưng nó cần thiết”.

Các ngài bác bỏ khả năng Giáo hội trở thành thành viên của một nỗ lực đối thoại hoặc hòa giải với chính phủ, “với tiền đề là thừa nhận việc công bố kết quả cuộc bầu cử của chế độ”. Giáo hội trước đây đã đóng vai trò hòa giải trong các cuộc biểu tình lớn khác trong quá khứ.

Hai vị Hồng Y nói: “Đối với chúng tôi, điều này là không thể chấp nhận được vì nó có nghĩa là bỏ qua sự gian lận rõ ràng, sự chiếm đoạt rõ ràng và phủ nhận ý chí toàn dân được thể hiện một cách rõ ràng”.

Mặc dù bức thư ban đầu được dự định gửi bí mật cho các giám mục Venezuela, nhưng nó đã bị rò rỉ cho báo chí địa phương vài ngày sau khi được gởi cho các Giám Mục.

Trong một tuyên bố gửi cho các linh mục và giáo dân địa phương và được The Pillar truy cập, Đức Hồng Y Porras thừa nhận rằng ngài và Đức Hồng Y Padrón đã viết bức thư, nhưng nhấn mạnh rằng “bức thư là bí mật và không thể được công bố”.

“Thật không may, ai đó đã rò rỉ nó và bây giờ nó đã được công khai,” ngài nói và nói thêm rằng “tôi không nhằm mục đích đưa ra một cái nhìn rộng hơn và như một cái nhìn sâu sắc cho một tuyên bố cuối cùng hoặc việc xác định quan điểm.”

“Bây giờ, nó phải là một công cụ để phân tích, làm rõ và mở ra những con đường hòa bình. Những tình huống khó hiểu này đòi hỏi sự sáng suốt và bình tĩnh trước những gì chúng ta đang sống”, Đức Hồng Y Porras, người từ lâu đã nổi tiếng chỉ trích Maduro, kết luận.

“Bức thư là một tài liệu rất rõ ràng, mà tôi nghĩ nó thể hiện tình cảm của nhiều người ở Venezuela, và đặc biệt là của giới giáo sĩ. Nó nói rất rõ ràng về sự gian lận và thực tế là có một tổng thống mới đắc cử không được công nhận”, một linh mục người Venezuela nói với The Pillar.

Một nguồn tin của Vatican nói với The Pillar rằng các Hồng Y đã tự mình viết bức thư này. Họ đã không tham khảo ý kiến của Đức Thánh Cha hay bất kỳ ai khác ở Vatican để viết bức thư.

Tuy nhiên, cả hai vị Hồng Y Padrón và Porras đều được biết là thân thiết với Đức Giáo Hoàng Phanxicô, và Đức Phanxicô đã nhiều lần tuyên bố rằng ngài ủng hộ các giám mục Venezuela trong bối cảnh khủng hoảng.

Đức Giáo Hoàng nói về cuộc khủng hoảng ở Venezuela trong Kinh Truyền Tin Chúa Nhật, kêu gọi “tất cả các bên tìm kiếm sự thật, kiềm chế, tránh bất kỳ loại bạo lực nào, giải quyết tranh chấp thông qua đối thoại, đặt lợi ích đích thực của người dân và không phải lợi ích đảng phái.”

Chủ tịch Hội đồng Giám mục, Đức Cha Jesús González de Zárate, nói với The Pillar rằng ngài không có bình luận gì về bức thư. Ngài cho biết “các giám mục đang theo dõi chặt chẽ tình hình và sẽ đưa ra một tuyên bố khác vào thời điểm thích hợp”.

Trong khi đó, tên độc tài Maduro thề sẽ tru diệt tàn bạo những ai dám thắc mắc kết quả của cuộc bầu cử.

Nicolás Maduro, người được bầu sau cái chết của Hugo Chávez năm 2013, đã thúc giục các chỉ huy quân đội ra lệnh “triển khai toàn diện” quân đội của họ để đáp trả thách thức của phe đối lập. Trước đó, tổng thống Venzeuela đã nói với quân đội được trang bị súng trường và khiên chống bạo động: “Các bạn có thể chắc chắn rằng chúng tôi sẽ truy đuổi tất cả bọn tội phạm và tất cả bọn phát xít vì chủ nghĩa phát xít sẽ không nắm được quyền lực ở Venezuela. Tôi sẵn sàng làm bất cứ điều gì và tôi tin tưởng vào các bạn sẽ bảo đảm việc thực thi trật tự, luật pháp và hiến pháp.”


Source:Pillar Catholic

3. Bảy trăm ngàn tín hữu sẽ tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha tại Dili

Bảy trăm ngàn tín hữu sẽ đến tham dự thánh lễ với Đức Thánh Cha Phanxicô tại Dili, thủ đô Đông Timor, cao điểm trong cuộc viếng thăm của ngài, từ ngày 09 đến ngày 11 tháng Chín tới đây, với chủ đề:”Ước gì đức tin của anh chị em trở thành văn hóa của anh chị em”.

Trong cuộc phỏng vấn dành cho hãng tin Fides của Bộ Loan báo Tin mừng, truyền đi ngày 31 tháng Bảy vừa qua, cha Graciano Santos, Tổng đại diện Giáo phận Dili giải thích rằng qua khẩu hiệu này, các tín hữu được khuyến khích sống đức tin hòa hợp với văn hóa.

Các tín hữu dự lễ với Đức Thánh Cha đến từ các nơi trong hai giáo phận ở Đông Timor, Indonesia và vài nước láng giềng. Cha Bento Pereira, Giám đốc truyền thông thuộc Hội đồng Giám mục Đông Timor, cho biết việc chuẩn bị cho chuyến viếng thăm của Đức Thánh Cha được tiến hành về mặt tinh thần cũng như vật chất. Một kinh nguyện đặc biệt về cuộc viếng thăm đã được soạn thảo và đọc hằng ngày trong các nhà thờ, tu viện, và trường Công Giáo trên toàn quốc. Việc chuẩn bị cũng nêu bật quan hệ giữa đức tin và văn hóa, đức tin và lịch sử. Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha diễn ra trong bối cảnh Đông Timor chuẩn bị mừng kỷ niệm 25 năm độc lập khỏi Indonesia, mừng vào năm tới, 2025.

Lãnh thổ này nguyên là thuộc địa của Bồ Đào Nha, nhưng khi nước này trả độc lập cho Đông Timor, vào năm 1975, thì bị Indonesia chiếm và biến thành tỉnh thứ 27 của mình. Cuộc tranh đấu đẫm máu kéo dài từ sau đó, hàng ngàn người đã bị thiệt mạng trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Cuộc xung đột chấm dứt, với cuộc trưng cầu dân ý ngày 30 tháng Chín năm 1999, do Liên Hiệp Quốc bảo trợ, nhìn nhận Đông Timor là một nước có chủ quyền và độc lập. Nền độc lập này được cộng đồng quốc tế chính thức nhìn nhận vào ngày 20 tháng Năm năm 2002.

Giáo Hội Công Giáo và các thừa sai rất được coi trọng vì đã hỗ trợ nền độc lập của Đông Timor. Số tín hữu Công Giáo tại đây đã tăng từ 30% dân số hồi thập niên 1970 lên 95% trên tổng số 1,4 triệu dân hiện nay.