Phụng Vụ - Mục Vụ
Đói khổ
Lm Vũđình Tường
06:13 06/08/2015
Đói và khổ thường đi chung với nhau. Bởi vì đói nên mới khổ. Có nhiều trường hợp khổ không phải vì đói mà ăn nhiều phát khổ, sinh bệnh tật. Những người sống nơi nghèo đói có kinh nghiệm nhiều đêm đói mà trong nhà không có gì ăn, đành ăn mấy hạt muối, uống nước chống đói hy vọng khi ngủ mệt quên cái đói hành hạ. Sau chiến tranh anh bạn tôi nghe chính quyền mới rêu rao ‘học cải tạo’. Nào ngờ đến nơi mới biết là lao động khổ sai. Lúc đó mới rõ chính quyền mới chủ trương khủng bố tinh thần con người. Thời gian lao động khổ sai vừa đói vừa khổ. Khổ vì bụng đói, chân lấm tay bùn, mặt nhễ nhãi, lưng vã mồ hôi. Khổ và nhục vì bị xỉ vả. Khổ vì bị hành hạ từ thể xác đến tinh thần. Khổ vì phải học cái tối tăm của người ‘thầy’ không biết ‘trò’ sáng hơn ‘thầy’. Cơn đói hành hạ bao tử triền miên. Ngày đêm nó giai giẳng đòi ăn, đến quặn đau tấm thân. Chỉ cần ngửi mùi thức ăn bay thoảng qua cũng đủ làm nước miếng ứa chảy thành sợi. Không gì có thể làm nguôi cơn đói, ngay cả cầu nguyện cũng không đủ chống lại cơn cám dỗ thực phầm cần cho thân xác.
Đói nó dã man, tàn bạo đến thế. Biết rõ thế mà dùng hình phạt bắt nhịn đói làm việc là cách lãnh đạo yếu kém nhất trong mọi cách lãnh đạo. Điều này thể hiện nơi những quốc gia chưa phát triển. Toàn dân đói khổ chỉ một số nhỏ lãnh lạo sống sung sướng, dư thừa còn đại đa số ăn sáng thiếu tối. Dân chúng chỉ dám mơ có được một bữa ăn thịnh soạn và mơ thì mấy khi thực hiện được. Một gia đình năm bảy người chia nhau vài ba lạng thịt hoặc toàn gia đình chia sẻ một con gà cho cả ngày. Vì thế mà miếng thịt nó quí vì nó cho cơ thể đói khát nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Những người nghèo cảm thấy họ được đối xử công bằng, được coi trọng khi họ cùng chung tham dự Bí Tích Thánh Thể. Trong Thánh Đường không thấy tình trạng kì thị, phân biệt giầu nghèo, cũng không phân biệt đẳng cấp, phẩm trật trong xã hội. Nếu có điều đó cũng không xảy ra, thể hiện rõ rệt như thấy nhan nhản ngoài xã hội.
Mọi người được đối xử bình đẳng, như nhau trước mặt Chúa. Điều rõ ràng hơn cả khi là khi chúc bình anh cho nhau, giầu nghèo đều cởi mở, thân thiện, bắt tay nhau chúc bình an. Khi lãnh nhận Mình Máu Thánh Đức Kitô cũng thế, mọi người lớn nhỏ, giầu nghèo nhận như nhau, không phân biệt giai cấp. Chính những điểm này giúp con người trong thánh đường nhận rõ giá trị thật sự của mình, nhận biết phẩm giá của con người được đề cao, sự sống được coi trọng và công bình được đối xử đồng đều cho mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi lứa tuổi đều bình đẳng trước mắt Thiên Chúa. Tham dự Bí Tích Thánh Thể con người cảm thấy cuộc sống hạnh phúc hơn, gánh nặng cuộc đời nhẹ hơn và niềm hy vọng ngày mai tươi sáng tươi hơn vì tâm hồn họ được nuôi dưỡng bằng bánh hằng sống, bánh từ trời ban xuống. Cuộc sống trần thế của họ vẫn cơ hàn nhưng tâm hồn họ thanh thản, giầu tình thương Chúa, tâm tình vững mạnh hơn đón nhận thống khổ đời sống mang lại do yếu kém lãnh đạo gây ra. Trong thánh đường họ nhận ra bộ mặt thật của con người khi Thiên Chúa sáng tạo ra họ và họ nhìn thấy khuôn mặt Đức Kitô nơi anh chị em khác.
Sức mạnh nội tâm không giúp cho phần xác khỏi đói nhưng nó ban sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua được nhiều khó khăn, gian truân trong cuộc sống. Anh bạn tôi sống sót nhờ vào sức mạnh ấy. Anh tin bạn Kitô hữu không bao giờ bỏ anh và niềm tin vững mạnh vào Đức Kitô Phục Sinh giúp anh vượt qua được thời gian tù đầy, về nhà bình an.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Đói nó dã man, tàn bạo đến thế. Biết rõ thế mà dùng hình phạt bắt nhịn đói làm việc là cách lãnh đạo yếu kém nhất trong mọi cách lãnh đạo. Điều này thể hiện nơi những quốc gia chưa phát triển. Toàn dân đói khổ chỉ một số nhỏ lãnh lạo sống sung sướng, dư thừa còn đại đa số ăn sáng thiếu tối. Dân chúng chỉ dám mơ có được một bữa ăn thịnh soạn và mơ thì mấy khi thực hiện được. Một gia đình năm bảy người chia nhau vài ba lạng thịt hoặc toàn gia đình chia sẻ một con gà cho cả ngày. Vì thế mà miếng thịt nó quí vì nó cho cơ thể đói khát nhiều chất dinh dưỡng cần thiết.
Những người nghèo cảm thấy họ được đối xử công bằng, được coi trọng khi họ cùng chung tham dự Bí Tích Thánh Thể. Trong Thánh Đường không thấy tình trạng kì thị, phân biệt giầu nghèo, cũng không phân biệt đẳng cấp, phẩm trật trong xã hội. Nếu có điều đó cũng không xảy ra, thể hiện rõ rệt như thấy nhan nhản ngoài xã hội.
Mọi người được đối xử bình đẳng, như nhau trước mặt Chúa. Điều rõ ràng hơn cả khi là khi chúc bình anh cho nhau, giầu nghèo đều cởi mở, thân thiện, bắt tay nhau chúc bình an. Khi lãnh nhận Mình Máu Thánh Đức Kitô cũng thế, mọi người lớn nhỏ, giầu nghèo nhận như nhau, không phân biệt giai cấp. Chính những điểm này giúp con người trong thánh đường nhận rõ giá trị thật sự của mình, nhận biết phẩm giá của con người được đề cao, sự sống được coi trọng và công bình được đối xử đồng đều cho mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi lứa tuổi đều bình đẳng trước mắt Thiên Chúa. Tham dự Bí Tích Thánh Thể con người cảm thấy cuộc sống hạnh phúc hơn, gánh nặng cuộc đời nhẹ hơn và niềm hy vọng ngày mai tươi sáng tươi hơn vì tâm hồn họ được nuôi dưỡng bằng bánh hằng sống, bánh từ trời ban xuống. Cuộc sống trần thế của họ vẫn cơ hàn nhưng tâm hồn họ thanh thản, giầu tình thương Chúa, tâm tình vững mạnh hơn đón nhận thống khổ đời sống mang lại do yếu kém lãnh đạo gây ra. Trong thánh đường họ nhận ra bộ mặt thật của con người khi Thiên Chúa sáng tạo ra họ và họ nhìn thấy khuôn mặt Đức Kitô nơi anh chị em khác.
Sức mạnh nội tâm không giúp cho phần xác khỏi đói nhưng nó ban sức mạnh tinh thần giúp con người vượt qua được nhiều khó khăn, gian truân trong cuộc sống. Anh bạn tôi sống sót nhờ vào sức mạnh ấy. Anh tin bạn Kitô hữu không bao giờ bỏ anh và niềm tin vững mạnh vào Đức Kitô Phục Sinh giúp anh vượt qua được thời gian tù đầy, về nhà bình an.
Lm Vũđình Tường
TiengChuong.org
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:59 06/08/2015
MUA ĐẦU NGỰA CHẾT
Thời cổ đại có một ông vua bỏ ra ngàn vàng để mua con thiên lý mã, nhưng đã qua ba năm rồi mà vẫn chưa mua được ngựa.
Quan hầu nói:
- “Để tôi đi tìm thử xem sao.”
Nhà vua liền sai ông ta đi tìm, phải mất ba tháng mới tìm được con thiên lý mã, nhưng thật đáng tiếc bởi vì nó đã chết rồi. Ông ta bèn lấy năm trăm đồng vàng để mua lại cái đầu con ngựa chết, trở về giao cho sai nha.
Nhà vua giận dữ, nói:
- “Ta cần con ngựa sống, tại sao lại tìm kiếm cái đầu ngựa chết, lại còn phí mất nhiều tiền nữa chứ?!”
Quan hầu trả lời:
- “Cái đầu ngựa chết mà phải mua đến năm trăm đồng tiền vàng, huống hồ con ngựa sống? Đại vương cứ thử yên tâm, hãy ngồi mà đợi tin vui.”
Quả nhiên không đầy một năm, có mấy con thiên lý mã được người ta đem đến bán.
(Chính Quốc sách)
Suy tư:
Nhà vua thích ngựa tốt nhưng không “đánh tiếng” cho bàn dân thiên hạ biết, thì dù cho có bỏ ra hàng ngàn lượng vàng mà mua thì ai biết để mà đem ngựa đến bán chứ? Mua một đầu ngựa chết với giá năm trăm đồng vàng thì quả là hào phóng, vậy thì ai lại không dại gì đem ngựa sống đến mà bán chứ !
Con người thời nay cũng rất thích các linh mục, các nam nữ tu sĩ của mình trở thành những tấm gương đáng giá ngàn vàng để họ noi theo học hỏi. Họ sẵn sàng mua lấy, học hỏi lấy những tấm gương quý giá ấy mà không sợ hao tài tốn của, bởi vì chính đời sống của các linh mục, các tu sĩ nam nữ đã phản ánh lại đời sống của Đức Chúa Giê-su, mà đôi lúc họ -những người giáo dân- cảm thấy rằng, họ sẽ không thể nào bắt chước Đức Chúa Giê-su được nếu không có những mục tử đi trước dẫn dắt họ.
Tôi và anh là những linh mục mỗi ngày vẫn giảng dạy trên toà giảng, chúng ta có tin những điều mình dạy, và thực hành những điều mình nói ?
Anh và chị là những nam nữ tu sĩ, mỗi ngày đều được học hỏi để kính Chúa và yêu người, được đào luyện để được sai đi khắp nơi, và trong mọi nơi mọi lúc đều có thể thực hành bác ái, nhưng chúng ta đã thực hành đức ái ra sao ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Thời cổ đại có một ông vua bỏ ra ngàn vàng để mua con thiên lý mã, nhưng đã qua ba năm rồi mà vẫn chưa mua được ngựa.
Quan hầu nói:
- “Để tôi đi tìm thử xem sao.”
Nhà vua liền sai ông ta đi tìm, phải mất ba tháng mới tìm được con thiên lý mã, nhưng thật đáng tiếc bởi vì nó đã chết rồi. Ông ta bèn lấy năm trăm đồng vàng để mua lại cái đầu con ngựa chết, trở về giao cho sai nha.
Nhà vua giận dữ, nói:
- “Ta cần con ngựa sống, tại sao lại tìm kiếm cái đầu ngựa chết, lại còn phí mất nhiều tiền nữa chứ?!”
Quan hầu trả lời:
- “Cái đầu ngựa chết mà phải mua đến năm trăm đồng tiền vàng, huống hồ con ngựa sống? Đại vương cứ thử yên tâm, hãy ngồi mà đợi tin vui.”
Quả nhiên không đầy một năm, có mấy con thiên lý mã được người ta đem đến bán.
(Chính Quốc sách)
Suy tư:
Nhà vua thích ngựa tốt nhưng không “đánh tiếng” cho bàn dân thiên hạ biết, thì dù cho có bỏ ra hàng ngàn lượng vàng mà mua thì ai biết để mà đem ngựa đến bán chứ? Mua một đầu ngựa chết với giá năm trăm đồng vàng thì quả là hào phóng, vậy thì ai lại không dại gì đem ngựa sống đến mà bán chứ !
Con người thời nay cũng rất thích các linh mục, các nam nữ tu sĩ của mình trở thành những tấm gương đáng giá ngàn vàng để họ noi theo học hỏi. Họ sẵn sàng mua lấy, học hỏi lấy những tấm gương quý giá ấy mà không sợ hao tài tốn của, bởi vì chính đời sống của các linh mục, các tu sĩ nam nữ đã phản ánh lại đời sống của Đức Chúa Giê-su, mà đôi lúc họ -những người giáo dân- cảm thấy rằng, họ sẽ không thể nào bắt chước Đức Chúa Giê-su được nếu không có những mục tử đi trước dẫn dắt họ.
Tôi và anh là những linh mục mỗi ngày vẫn giảng dạy trên toà giảng, chúng ta có tin những điều mình dạy, và thực hành những điều mình nói ?
Anh và chị là những nam nữ tu sĩ, mỗi ngày đều được học hỏi để kính Chúa và yêu người, được đào luyện để được sai đi khắp nơi, và trong mọi nơi mọi lúc đều có thể thực hành bác ái, nhưng chúng ta đã thực hành đức ái ra sao ?
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:02 06/08/2015
N2T |
47. Cầu xin Đức Mẹ Ma-ri-a để chúng ta tìm được ân sủng và không hoài nghi về lòng nhân từ của Thiên Chúa, mà là vì chúng ta cảm nhận được mình là loài hèn mọn, nên mới phó thác mình cho Đức Mẹ Ma-ri-a, để nhờ địa vị cao quý của Mẹ mà bù đắp những hèn mọn của chúng ta.
(Thánh Anselm of Canterbury)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch từ tiếng Hoa trong “Cách ngôn thần học tu đức”
----------------
http://www.vietcatholic.net
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://nhantai.info
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha kêu gọi quốc tế đừng im lặng trước các Kitô hữu bị bách hại
Lm. Trần Đức Anh OP
09:50 06/08/2015
VATICAN. ĐTC tái kêu gọi cộng đồng quốc tế đừng im lặng trước thảm cảnh các tín hữu Kitô và các nhóm tôn giáo thiểu số bị bách hại.
Ngài bày tỏ lập trường trên trong thư gửi đến Đức Cha Maroun Lahham, GM Phụ tá của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, đặc trách miền Giordani. Thư được Đức Cha Nunzio Galantino, Tổng thư ký HĐGM Italia, đích thân mang đến cho Đức Cha Lahham, nhân dịp đến viếng thăm Giordani từ ngày mùng 6 đến 9-8 này, trùng vào dịp kỷ niệm 1 năm những người tị nạn Irak chạy đến Giordani, ngày 8-8 năm 2014.
Trong thư ĐTC viết: ”Nhiều lần tôi đã lên tiếng tố giác những cuộc bách hại tàn khốc, vô nhân đạo và không thể giải thích được mà nhiều người trên thế giới, nhất là các tín hữu Kitô phải chịu. Họ là nạn nhân của sự cuồng tín và bất bao dung, nhiều khi trước mắt và trong sự im lặng của mọi người. Họ là những người tử đạo ngày nay, bị hạ nhục và kỳ thị vì lòng trung thành với Tin Mừng. Sự nhắc nhớ của tôi, cũng là một lời kêu gọi liên đới, và muốn là dấu chỉ một Giáo Hội không quên, không bỏ rơi con cái mình đang bị lưu lạc vì đức tin: họ hãy biết rằng hằng ngày tôi cầu nguyện cho họ đồng thời biết ơn vì chứng tá của họ dành cho chúng ta”.
ĐTC cũng nhắc đến các cộng đoàn đón tiếp và giúp đỡ những anh chị em tị nạn và nhắn nhủ rằng ”Anh chị em đang loan báo sự phục sinh của Chúa Kitô bằng cách chia sẻ đau khổ và trợ giúp liên đới dành cho hàng trăm ngàn người tị nạn, bằng cách cúi mình trên những đau khổ của họ, những đau khổ có nguy cơ làm cho niềm hy vọng của họ bị bóp nghẹt; anh chị em phục vụ trong tình huynh đệ, chiếu sáng cả trong những lúc rất tối tăm của cuộc sống”.
Và ĐTC kết luận rằng ”Ước gì dư luận thế giới ngày càng quan tâm hơn, nhạy cảm và chia sẻ, đứng trước các cuộc bách hại chống lại các tín hữu Kitô, và nói chung là chống các nhóm tôn giáo thiểu số. Tôi tái cầu mong cộng đồng quốc tế không im lặng đứng nhìn bất động, trước tội ác không thể chấp nhận được như thế, một tội ác rời xa các quyền căn bản thiết yếu nhất của con người và ngăn cản sự phong phú của cuộc sống chung giữa các dân tộc, các nền văn hóa và tín ngưỡng”. (SD 6-8-2015)
Ngài bày tỏ lập trường trên trong thư gửi đến Đức Cha Maroun Lahham, GM Phụ tá của Đức Thượng Phụ Công Giáo la tinh ở Jerusalem, đặc trách miền Giordani. Thư được Đức Cha Nunzio Galantino, Tổng thư ký HĐGM Italia, đích thân mang đến cho Đức Cha Lahham, nhân dịp đến viếng thăm Giordani từ ngày mùng 6 đến 9-8 này, trùng vào dịp kỷ niệm 1 năm những người tị nạn Irak chạy đến Giordani, ngày 8-8 năm 2014.
Trong thư ĐTC viết: ”Nhiều lần tôi đã lên tiếng tố giác những cuộc bách hại tàn khốc, vô nhân đạo và không thể giải thích được mà nhiều người trên thế giới, nhất là các tín hữu Kitô phải chịu. Họ là nạn nhân của sự cuồng tín và bất bao dung, nhiều khi trước mắt và trong sự im lặng của mọi người. Họ là những người tử đạo ngày nay, bị hạ nhục và kỳ thị vì lòng trung thành với Tin Mừng. Sự nhắc nhớ của tôi, cũng là một lời kêu gọi liên đới, và muốn là dấu chỉ một Giáo Hội không quên, không bỏ rơi con cái mình đang bị lưu lạc vì đức tin: họ hãy biết rằng hằng ngày tôi cầu nguyện cho họ đồng thời biết ơn vì chứng tá của họ dành cho chúng ta”.
ĐTC cũng nhắc đến các cộng đoàn đón tiếp và giúp đỡ những anh chị em tị nạn và nhắn nhủ rằng ”Anh chị em đang loan báo sự phục sinh của Chúa Kitô bằng cách chia sẻ đau khổ và trợ giúp liên đới dành cho hàng trăm ngàn người tị nạn, bằng cách cúi mình trên những đau khổ của họ, những đau khổ có nguy cơ làm cho niềm hy vọng của họ bị bóp nghẹt; anh chị em phục vụ trong tình huynh đệ, chiếu sáng cả trong những lúc rất tối tăm của cuộc sống”.
Và ĐTC kết luận rằng ”Ước gì dư luận thế giới ngày càng quan tâm hơn, nhạy cảm và chia sẻ, đứng trước các cuộc bách hại chống lại các tín hữu Kitô, và nói chung là chống các nhóm tôn giáo thiểu số. Tôi tái cầu mong cộng đồng quốc tế không im lặng đứng nhìn bất động, trước tội ác không thể chấp nhận được như thế, một tội ác rời xa các quyền căn bản thiết yếu nhất của con người và ngăn cản sự phong phú của cuộc sống chung giữa các dân tộc, các nền văn hóa và tín ngưỡng”. (SD 6-8-2015)
Các Giám Mục Hoa Kỳ tranh đấu cho mức lương tới thiểu của công nhân
Linh Tiến Khải
16:19 06/08/2015
NEW YORK: Trong những ngày vừa qua các GM Hoa Kỳ đã gửi thư cho Quốc Hội yêu cầu bào đảm đồng lương tối thiểu cho các công nhân viên trong nước.
Thư mang chữ ký của ĐC Thomas Wenski, chủ tịch Ủy ban Công Lý và phát triển nhân bản của HĐGM Hoa Kỳ, và nữ tu Donna Markham, chủ tịch cac tổ chức bác ái Công Giáo Mỹ. Các GM khẳng định rằng cần bảo đảm một đồng lương tối thiểu, công bằng và đúng đắn cho tất cả mọi công nhân toàn nước, bằng cách cải tiến an ninh tài chánh, thăng tiến việc đào tạo và ổn định cho họ. Các GM nhấn mạnh rằng một nền kinh tế chỉ thực sự thịnh vượng, khi tập trung nơi phẩm giá và hạnh phúc của các công nhân và gia đình họ. Như là chủ chăn, chúng tôi trông thấy mỗi ngày các hậu quả sự thất bại của một xã hội không chú ý tới ưu tiên này. Thật ra, trong một năm một công nhân với đồng lương tối thiểu không thể kéo con cái mình ra khỏi cảnh nghèo túng. Lý do là vì đồng lương liên bang tối thiểu không thay đổi, nên mỗi năm đối với một công nhân cuộc sống càng khó khăn hơn.
Tình trạng này dẫn đưa tới chỗ gia tăng việc xin các cơ quan bác ái trợ giúp. Các thống kê mới đây cho biết 75% những người nhận sự trợ giúp công cộng thuộc các gia đình chỉ có một người đi làm việc. Vì thế, lấy lại tư tưởng của thánh Gioan Phaolô II trong Thông điệp “Năm Thứ Một Trăm”chúng tôi khẳng định: “Xã hội và Nhà nưóc phải bảo đảm các mức lương tối thiểu thích đáng cho cuộc sống của công nhân và gia đình họ, bao gồm cả một khả năng tiết kiệm nào đó. Điều này đòi hỏi các cố gắng để cung cấp cho các công nhân các hiểu biết và thái độ ngày càng tốt đẹp hơn, thế nào để khiến cho công việc của họ có phẩm chất sản xuất cao hơn; nhưng nó cũng đòi hỏi việc kiểm soát kiên trì hơn và các biện pháp luật lệ thích hợp để bẻ gẫy các hiện tượng khai thác đáng xấu hổ, gây thiệt hại cho các công nhân yếu đuối hơn, cho các người di cư hay bị gạt ngoài lề” (s. 15).
Thật ra, việc bảo vệ các công nhân có một đồng lương tối thiểu và thăng tiến khả năng của họ thành lập và nuôi sống một gia đình là một trách nhiệm đuợc chia sẻ và nền tảng cho việc xây dựng một xã hội công bằng hơn. Và một trong các kiểu mà Quốc hội có thể đóng góp cho việc thăng tiến công ích là bảo đảm cho các công nhân toàn nước có đồng lương tối thiểu giúp thăng tiến việc thành lập gia đình và sự ổn định của nó (SD 31-7-2015).
Thư mang chữ ký của ĐC Thomas Wenski, chủ tịch Ủy ban Công Lý và phát triển nhân bản của HĐGM Hoa Kỳ, và nữ tu Donna Markham, chủ tịch cac tổ chức bác ái Công Giáo Mỹ. Các GM khẳng định rằng cần bảo đảm một đồng lương tối thiểu, công bằng và đúng đắn cho tất cả mọi công nhân toàn nước, bằng cách cải tiến an ninh tài chánh, thăng tiến việc đào tạo và ổn định cho họ. Các GM nhấn mạnh rằng một nền kinh tế chỉ thực sự thịnh vượng, khi tập trung nơi phẩm giá và hạnh phúc của các công nhân và gia đình họ. Như là chủ chăn, chúng tôi trông thấy mỗi ngày các hậu quả sự thất bại của một xã hội không chú ý tới ưu tiên này. Thật ra, trong một năm một công nhân với đồng lương tối thiểu không thể kéo con cái mình ra khỏi cảnh nghèo túng. Lý do là vì đồng lương liên bang tối thiểu không thay đổi, nên mỗi năm đối với một công nhân cuộc sống càng khó khăn hơn.
Tình trạng này dẫn đưa tới chỗ gia tăng việc xin các cơ quan bác ái trợ giúp. Các thống kê mới đây cho biết 75% những người nhận sự trợ giúp công cộng thuộc các gia đình chỉ có một người đi làm việc. Vì thế, lấy lại tư tưởng của thánh Gioan Phaolô II trong Thông điệp “Năm Thứ Một Trăm”chúng tôi khẳng định: “Xã hội và Nhà nưóc phải bảo đảm các mức lương tối thiểu thích đáng cho cuộc sống của công nhân và gia đình họ, bao gồm cả một khả năng tiết kiệm nào đó. Điều này đòi hỏi các cố gắng để cung cấp cho các công nhân các hiểu biết và thái độ ngày càng tốt đẹp hơn, thế nào để khiến cho công việc của họ có phẩm chất sản xuất cao hơn; nhưng nó cũng đòi hỏi việc kiểm soát kiên trì hơn và các biện pháp luật lệ thích hợp để bẻ gẫy các hiện tượng khai thác đáng xấu hổ, gây thiệt hại cho các công nhân yếu đuối hơn, cho các người di cư hay bị gạt ngoài lề” (s. 15).
Thật ra, việc bảo vệ các công nhân có một đồng lương tối thiểu và thăng tiến khả năng của họ thành lập và nuôi sống một gia đình là một trách nhiệm đuợc chia sẻ và nền tảng cho việc xây dựng một xã hội công bằng hơn. Và một trong các kiểu mà Quốc hội có thể đóng góp cho việc thăng tiến công ích là bảo đảm cho các công nhân toàn nước có đồng lương tối thiểu giúp thăng tiến việc thành lập gia đình và sự ổn định của nó (SD 31-7-2015).
Không có gì mới lạ, cả ba vị giáo hoàng gần đây nhất đều chủ trương Giáo Hội phải biện phân, đồng hành và chào đón người ly dị tái hôn
Vũ Van An
20:26 06/08/2015
Theo tin Zenit, trong bài giáo lý vào thứ Tư tuần này, Đức Phanxicô cho hay: dù cuộc kết hợp lần thứ hai của người ly dị đi ngược lại bí tích hôn phối, Giáo Hội vẫn chào đón họ trong tư cách người mẹ đầy yêu thương. Ngài cho rằng: không ai bị loại ra khỏi tình yêu vô hạn của Thiên Chúa.
Lời ngài: “Giáo Hội biết rõ: tình huống người ly dị tái hôn đi ngược lại bí tích Hôn Phối của Kitô Giáo. Tuy nhiên, cái nhìn của Giáo Hội luôn phát xuất từ trái tim một người mẹ, là trái tim, nhờ được Chúa Thánh Thần sinh động hóa, luôn tìm kiếm điều tốt và sự cứu rỗi của người ta”.
Ngài cho biết thêm: vì vai trò làm mẹ, Giáo Hội “cảm thấy có bổn phận, vì sự thật, phải thể hiện sự biện phân thận trọng” như chính Đức Gioan Phaolô II từng viết trong Familiaris Consortio (số 84). Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng chính Đức GH Bênêđíctô XVI cũng khuyên phải “biện phân thận trọng và chăm sóc mục vụ khôn ngoan” vì không hề có “những công thức đơn giản” (Diễn văn trước Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần Thứ Bẩy, tại Milan, năm 2012).
Theo chiều hướng trên, các mục tử đã kiên nhẫn “cho các gia đình này biết rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội”. Đức Phanxicô rất biết ơn trước thành quả này, và nay “vì các tình huống này đặc biệt ảnh hưởng tới con cái, nên chúng ta ý thức được sự khẩn thiết lớn lao hơn phải phát huy việc chào đón thực sự các gia đình này vào các cộng đồng của chúng ta”.
Ngài đặt câu hỏi: “làm sao ta có thể khuyến khích các cha mẹ này dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô Giáo, làm gương cho chúng về đức tin Kitô Giáo, nếu chúng ta sống xa cách với họ?”. Ngài quả quyết rằng dù không có giải pháp dễ dãi cho các tình huống này, nhưng ta có thể và phải luôn khuyến khích các gia đình này tham dự vào đời sống Giáo Hội, như cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, giáo dục con cái theo đức tin Kitô Giáo.
Ngài bảo rằng hình ảnh Đấng Chăn Chiên Lành tóm lược sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã nhận lãnh từ Chúa Cha là phải hy sinh mạng sống cho đoàn chiên. “Thái độ này là mẫu mực cho Giáo Hội, một Giáo Hội biết chào đón con cái mình như một bà mẹ hiến mạng sống mình vì đoàn con”. Là người mẹ, Giáo Hội hiến mạng sống mình cho mọi đứa con, bằng cách luôn là “nhà Cha, với những cánh cửa mở rộng. Không một cửa nào đóng cả”.
Nói tới các cuộc hôn nhân thất bại, Đức Phanxicô nhấn mạnh: “những người này không hề bị tuyệt thông, và không nên bị đối xử như thế: họ luôn là thành phần của Giáo Hội”.
Biện phân
Nói tới biện phân theo quan điểm của Đức Gioan Phaolô II, Đức Phanxicô nhấn mạnh phải phân biệt người bị ly dị và người gây ra ly dị. Quả đúng như thế, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Familiaris Consortio viết rằng: “Các mục tử phải biết rằng vì sự thật, họ buộc phải thi hành việc biện phân thận trọng các tình huống. Thực vậy, có sự khác nhau giữa những người thành thực cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân thứ nhất của họ và bị bỏ rơi một cách bất công, và những người vì lầm lỗi nặng nề của mình đã tiêu hủy cuộc hôn nhân thành sự theo giáo luật. Cuối cùng, có những người vì việc dưỡng dục con cái đã phải bước vào một cuộc kết hợp thứ hai, và những người đôi khi chủ quan chắc chắn trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân trước và bị tiêu hủy một cách không thể cứu vãn được của họ chưa bao giờ thành sự cả”.
Thánh Giáo Hoàng viết tiếp: “Tuy nhiên, Giáo Hội tái khẳng định thực hành của mình, một thực hành đặt căn bản trên Sách Thánh, là không cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ. Họ không được phép như thế do sự kiện này: trạng thái và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội vốn được tượng trưng và được thể hiện qua Phép Thánh Thể. Ngoài ra, còn một lý do mục vụ đặc biệt nữa: nếu những người này được phép rước lễ, các tín hữu có thể bị dẫn vào sai lầm và lẫn lộn đối với giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân.
“Hoà Giải trong bí tích Thống Hối, tức việc mở đường dẫn tới Thánh Thể, chỉ có thể được ban cho những người, hối hận vì đã phá bỏ dấu chỉ Giao Ước và dạ thủy chung với Chúa Kitô, nay thành thực sẵn sàng chấp nhận một lối sống không còn mâu thuẫn với tính bất khả tiêu của hôn nhân nữa. Trong thực hành, điều này có nghĩa: khi, vì những lý do nghiêm túc, như trong thí dụ dưỡng dục con cái, một người đàn ông và một người đàn bà không thể thỏa mãn nghĩa vụ phải chia tay nhau, thì họ phải ‘tự nhận lấy cho mình bổn phận phải sống hoàn toàn tiết dục, nghĩa là, tiết chế các hành vi dành riêng cho các cặp hôn nhân’”.
Trong việc biện phân, ngoài thiện ích của đôi vợ chồng, Đức Phanxicô đặc biệt nhắc đến con cái. Ngài nói: “Như thế, nếu ta nhìn các sợi dây mới này bằng con mắt của trẻ em, và các trẻ em quả có đang nhìn, bằng con mắt con cái, ta sẽ càng thấy sự khẩn thiết lớn lao hơn phải khai triển trong các cộng đồng của chúng ta việc thực sự chấp nhận các người đang sống trong các tình huống này. Do đó, điều quan trọng là phong thái của cộng đồng, ngôn từ của cộng đồng, thái độ của cộng đồng phải luôn lưu ý tới những con người, bắt đầu với các trẻ em. Chúng là những người chịu đau khổ nhiều nhất trong các tình huống này. Nếu không, làm sao ta có thể khuyến cáo các cha mẹ này phải hết sức giáo dục con cái trong đời sống Kitô Giáo, nêu gương sáng cho chúng về một đức tin xác tín và được thực hành, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông? Ta phải tiến hành cách sao đó để đừng chất thêm gánh nặng ngoài những gánh nặng mà trẻ em trong các tình huống này vốn đã phải chịu đựng! Bất hạnh thay, con số các trẻ em và thiếu niên này hết sức lớn lao. Điều quan trọng là chúng cảm nhận được Giáo Hội như một bà mẹ biết quan tâm đến mọi con cái, luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng đến với nhau”.
Thái độ của Giáo Hội từ trước tới nay
Về thái độ của Giáo Hội từ trước đến nay, Đức Phanxicô nói rằng: “Nói cho đúng, trong mấy thập niên vừa qua, Giáo Hội không vô cảm cũng không chậm chạp. Nhờ sự suy nghĩ của các mục tử, được các vị tiền nhiệm của tôi hướng dẫn và củng cố, đã có sự ý thức lớn hơn rằng cần có sự tiếp nhận huynh đệ và đầy lưu tâm, trong yêu thương và sự thật, đối với những người đã chịu phép rửa nay đã lập một cuộc sống chung mới sau khi cuộc hôn nhân bí tích của họ thất bại; thực vậy, những người này không hề bị tuyệt thông, họ không hề bị tuyệt thông! Và tuyệt đối họ không bị đối xử như thế: họ luôn là thành phần của Giáo Hội.
“Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã can thiệp vào vấn đề này, thúc giục ta phải biện phân cẩn thận và hỗ trợ khôn ngoan về mục vụ, vì ngài biết rằng ‘các công thức đơn giản’ không hề hiện hữu’ (Diễn Văn trước Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Bẩy tại Milan, ngày 2 tháng Sáu, năm 2012, số 5)”.
Thực vậy, trong diễn văn trên, Đức Bênêđíctô nói rằng: “Quả thực, vấn đề của những người ly dị và tái hôn là một vấn đề gây đau khổ lớn lao cho Giáo Hội ngày nay. Và chúng ta không có giải pháp nào đơn giản cả. Sự đau khổ của họ lớn lao nhưng chúng ta lại chỉ có thể giúp các giáo xứ và các cá nhân trong việc trợ giúp những người này chịu đựng cái đau của ly dị”.
Ngài nói tiếp: “Liên quan tới những người này, như anh chị em vừa nói, Giáo Hội yêu thương họ, nhưng điều quan trọng là họ phải thấy và cảm nhận được tình yêu này. Ở đây, tôi thấy giáo xứ, trong tư cách một cộng đồng Công Giáo, có một trách vụ lớn lao phải làm bất cứ điều gì có thể làm được để giúp họ cảm thấy họ được yêu thương và chấp nhận, cảm thấy họ không bị ‘loại bỏ’ cho dù họ không thể lãnh nhận sự tha tội hay Thánh Thể; họ nên thấy điều này: cả trong tình trạng này, họ vẫn trọn vẹn là thành phần của Giáo Hội. Có lẽ, dù không thể lãnh nhận sự tha tội trong Phép Xưng Tội, họ vẫn có thể liên tục tiếp xúc với một linh mục, với một vị linh hướng. Điều này rất quan trọng, để họ thấy rằng họ vẫn được đồng hành và được hướng dẫn. Rồi, điều cũng rất quan trọng là họ thực sự hiểu ra rằng họ được tham dự Thánh Thể nếu họ bước vào một hiệp thông thực sự với Nhiệm Thể Chúa Kitô. Cho dù không được lãnh nhận bí tích một cách “thể xác”, họ vẫn được kết hợp với Chúa Kitô trong Thân Thể Người cách thiêng liêng”.
Tiếp nhận người ly dị tái hôn ra sao
Dựa trên các giáo huấn của hai vị tiền nhiệm là Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI trên đây, Đức Phanxicô nói rằng: “Bởi đó mà có những lời mời gọi khôn nguôi của các mục tử nhằm biểu lộ công khai và nhất quán ý muốn của cộng đồng sẵn sàng tiếp nhận và khuyến khích những người này, ngõ hầu họ có thể sống và từ từ phát triển được (tâm thức) thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội bằng việc cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, năng tham dự phụng vụ, lo giáo dục con cái theo đức tin Kitô Giáo, làm việc bác ái và phục vụ người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình.
“Hình ảnh Thánh Kinh về Người Chăn Chiên Lành (Ga 10:11-18) tóm lược sứ mệnh mà Chúa Giêsu vốn đã nhận được từ Chúa Cha: là hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Thái độ này cũng là mẫu mực đối với Giáo Hội: Giáo Hội tiếp nhận con cái mình như một bà mẹ hiến mạng sống mình cho chúng”.
Rồi Đức Phanxicô trích dẫn Tông Huấn Evangelii Gaudium (số 47) của chính ngài: “ ‘Giáo Hội được mời gọi trở thành Nhà Chúa Cha, với những cánh cửa luôn luôn mở rộng’. Không cửa nào đóng cả! Không hề có cửa nào đóng cả! ‘Mọi người đều dự phần, cách này hay cách nọ, vào đời sống Giáo Hội; mọi người đều là thành phần của cộng đồng. Giáo Hội […] là nhà Chúa Cha, nơi có chỗ cho mọi người, với tất cả các nan đề của họ’”
Thượng hội đồng sắp tới và việc rước lễ của người ly dị tái hôn
Vì đây là một bài giáo lý hàng tuần cho công chúng, nên Đức Phanxicô không đề cập chi tới các tranh cãi mà nhiều người cho là sẽ gay cấn tại Thượng Hội Đồng vào tháng Mười tới về việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ.
Nhưng điều đáng nói ở đây, theo blogger Jimmy Akin, là: Đức Phanxicô rất thẳng thừng quả quyết: “tình huống như thế đi ngược lại Bí Tích Kitô Giáo”. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự liên tục giữa ngài với các vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, và trích dẫn các đoạn trong đó hai vị minh nhiên bác bỏ việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ, trừ khi họ bằng lòng sống với nhau như anh trai em gái.
Có điều, ngài không trích dẫn phần hai vị minh nhiên bác bỏ như trên. Trái lại, ngài tỏ ý muốn tìm ra các phương án giúp những người ly dị tái hôn can dự nhiều hơn vào Giáo Hội, nhất là vì hậu quả của tình huống của họ đối với con cái.
Ký giả John L. Allen Jr. thì cho rằng lời lẽ của Đức Phanxicô không dễ dàng gì giải thích được, đôi khi chúng đem lại nhiều giải thích rất khác nhau, như câu thời danh “Tôi là ai mà dám phê phán?” đã chứng minh. Lần này cũng thế, cần phải thận trọng. Tuy nhiên, theo ký giả này, dù điều Đức Giáo Hoàng nói rất đáng lưu ý, nhưng nó không ra dấu cho bất cứ quyết định nào về một chính sách chuyên biệt.
Ai cũng biết vấn đề nóng hổi của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm ngoái là việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ. Và vấn đề này vẫn còn là vấn đề nóng hổi cho Thượng hội Đồng vào tháng Mười này. Nên ai cũng nóng lòng muốn biết Đức Phanxicô nghĩ gì về nó.
Hiện nay, dư luận Công Giáo được phân chia thành hai phía, phía ủng hộ và phía không ủng hộ việc cho phép trên. Không có con số thống kê nào cho thấy rõ bên nào đông hơn bên nào. Nhưng theo Allen, tại Hoa Kỳ, ít nhất cũng có 4.5 triệu người không ủng hộ. Vấn đề vì thế không phải chỉ có tính tượng trưng, ngược lại, nó có ý nghĩa lớn lao về mục vụ.
Tuy không nói gì tới cuộc tranh luận ấy, nhưng theo Allen, mục đích chính của bài giáo lý là kêu gọi Giáo Hội phải cảm thương người ly dị tái hôn nhiều hơn, mà động lực lớn nhất là số phận con cái họ.
Đọc theo chiều hướng này, ta thấy ngài có vẻ ngả về phía ủng hộ nhiều hơn, ít nhất cũng chuẩn bị dư luận Công Giáo cho một thay đổi theo hướng này. Hay ít nhất cũng là cách ngài muốn “an ủi” phía ủng hộ, trong trường hợp ý nguyện của họ không thành: “tuy không nhúc nhích trong lệnh cấm rước lễ, điều này không có nghĩa chúng tôi bỏ rơi anh chị em!”.
Lời ngài: “Giáo Hội biết rõ: tình huống người ly dị tái hôn đi ngược lại bí tích Hôn Phối của Kitô Giáo. Tuy nhiên, cái nhìn của Giáo Hội luôn phát xuất từ trái tim một người mẹ, là trái tim, nhờ được Chúa Thánh Thần sinh động hóa, luôn tìm kiếm điều tốt và sự cứu rỗi của người ta”.
Ngài cho biết thêm: vì vai trò làm mẹ, Giáo Hội “cảm thấy có bổn phận, vì sự thật, phải thể hiện sự biện phân thận trọng” như chính Đức Gioan Phaolô II từng viết trong Familiaris Consortio (số 84). Đức Phanxicô cũng nhấn mạnh rằng chính Đức GH Bênêđíctô XVI cũng khuyên phải “biện phân thận trọng và chăm sóc mục vụ khôn ngoan” vì không hề có “những công thức đơn giản” (Diễn văn trước Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới lần Thứ Bẩy, tại Milan, năm 2012).
Theo chiều hướng trên, các mục tử đã kiên nhẫn “cho các gia đình này biết rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội”. Đức Phanxicô rất biết ơn trước thành quả này, và nay “vì các tình huống này đặc biệt ảnh hưởng tới con cái, nên chúng ta ý thức được sự khẩn thiết lớn lao hơn phải phát huy việc chào đón thực sự các gia đình này vào các cộng đồng của chúng ta”.
Ngài đặt câu hỏi: “làm sao ta có thể khuyến khích các cha mẹ này dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô Giáo, làm gương cho chúng về đức tin Kitô Giáo, nếu chúng ta sống xa cách với họ?”. Ngài quả quyết rằng dù không có giải pháp dễ dãi cho các tình huống này, nhưng ta có thể và phải luôn khuyến khích các gia đình này tham dự vào đời sống Giáo Hội, như cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, giáo dục con cái theo đức tin Kitô Giáo.
Ngài bảo rằng hình ảnh Đấng Chăn Chiên Lành tóm lược sứ mệnh mà Chúa Giêsu đã nhận lãnh từ Chúa Cha là phải hy sinh mạng sống cho đoàn chiên. “Thái độ này là mẫu mực cho Giáo Hội, một Giáo Hội biết chào đón con cái mình như một bà mẹ hiến mạng sống mình vì đoàn con”. Là người mẹ, Giáo Hội hiến mạng sống mình cho mọi đứa con, bằng cách luôn là “nhà Cha, với những cánh cửa mở rộng. Không một cửa nào đóng cả”.
Nói tới các cuộc hôn nhân thất bại, Đức Phanxicô nhấn mạnh: “những người này không hề bị tuyệt thông, và không nên bị đối xử như thế: họ luôn là thành phần của Giáo Hội”.
Biện phân
Nói tới biện phân theo quan điểm của Đức Gioan Phaolô II, Đức Phanxicô nhấn mạnh phải phân biệt người bị ly dị và người gây ra ly dị. Quả đúng như thế, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong Familiaris Consortio viết rằng: “Các mục tử phải biết rằng vì sự thật, họ buộc phải thi hành việc biện phân thận trọng các tình huống. Thực vậy, có sự khác nhau giữa những người thành thực cố gắng cứu vãn cuộc hôn nhân thứ nhất của họ và bị bỏ rơi một cách bất công, và những người vì lầm lỗi nặng nề của mình đã tiêu hủy cuộc hôn nhân thành sự theo giáo luật. Cuối cùng, có những người vì việc dưỡng dục con cái đã phải bước vào một cuộc kết hợp thứ hai, và những người đôi khi chủ quan chắc chắn trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân trước và bị tiêu hủy một cách không thể cứu vãn được của họ chưa bao giờ thành sự cả”.
Thánh Giáo Hoàng viết tiếp: “Tuy nhiên, Giáo Hội tái khẳng định thực hành của mình, một thực hành đặt căn bản trên Sách Thánh, là không cho phép những người ly dị và tái hôn được rước lễ. Họ không được phép như thế do sự kiện này: trạng thái và điều kiện sống của họ mâu thuẫn một cách khách quan với sự kết hợp yêu thương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội vốn được tượng trưng và được thể hiện qua Phép Thánh Thể. Ngoài ra, còn một lý do mục vụ đặc biệt nữa: nếu những người này được phép rước lễ, các tín hữu có thể bị dẫn vào sai lầm và lẫn lộn đối với giáo huấn của Giáo Hội về tính bất khả tiêu của hôn nhân.
“Hoà Giải trong bí tích Thống Hối, tức việc mở đường dẫn tới Thánh Thể, chỉ có thể được ban cho những người, hối hận vì đã phá bỏ dấu chỉ Giao Ước và dạ thủy chung với Chúa Kitô, nay thành thực sẵn sàng chấp nhận một lối sống không còn mâu thuẫn với tính bất khả tiêu của hôn nhân nữa. Trong thực hành, điều này có nghĩa: khi, vì những lý do nghiêm túc, như trong thí dụ dưỡng dục con cái, một người đàn ông và một người đàn bà không thể thỏa mãn nghĩa vụ phải chia tay nhau, thì họ phải ‘tự nhận lấy cho mình bổn phận phải sống hoàn toàn tiết dục, nghĩa là, tiết chế các hành vi dành riêng cho các cặp hôn nhân’”.
Trong việc biện phân, ngoài thiện ích của đôi vợ chồng, Đức Phanxicô đặc biệt nhắc đến con cái. Ngài nói: “Như thế, nếu ta nhìn các sợi dây mới này bằng con mắt của trẻ em, và các trẻ em quả có đang nhìn, bằng con mắt con cái, ta sẽ càng thấy sự khẩn thiết lớn lao hơn phải khai triển trong các cộng đồng của chúng ta việc thực sự chấp nhận các người đang sống trong các tình huống này. Do đó, điều quan trọng là phong thái của cộng đồng, ngôn từ của cộng đồng, thái độ của cộng đồng phải luôn lưu ý tới những con người, bắt đầu với các trẻ em. Chúng là những người chịu đau khổ nhiều nhất trong các tình huống này. Nếu không, làm sao ta có thể khuyến cáo các cha mẹ này phải hết sức giáo dục con cái trong đời sống Kitô Giáo, nêu gương sáng cho chúng về một đức tin xác tín và được thực hành, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông? Ta phải tiến hành cách sao đó để đừng chất thêm gánh nặng ngoài những gánh nặng mà trẻ em trong các tình huống này vốn đã phải chịu đựng! Bất hạnh thay, con số các trẻ em và thiếu niên này hết sức lớn lao. Điều quan trọng là chúng cảm nhận được Giáo Hội như một bà mẹ biết quan tâm đến mọi con cái, luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng đến với nhau”.
Thái độ của Giáo Hội từ trước tới nay
Về thái độ của Giáo Hội từ trước đến nay, Đức Phanxicô nói rằng: “Nói cho đúng, trong mấy thập niên vừa qua, Giáo Hội không vô cảm cũng không chậm chạp. Nhờ sự suy nghĩ của các mục tử, được các vị tiền nhiệm của tôi hướng dẫn và củng cố, đã có sự ý thức lớn hơn rằng cần có sự tiếp nhận huynh đệ và đầy lưu tâm, trong yêu thương và sự thật, đối với những người đã chịu phép rửa nay đã lập một cuộc sống chung mới sau khi cuộc hôn nhân bí tích của họ thất bại; thực vậy, những người này không hề bị tuyệt thông, họ không hề bị tuyệt thông! Và tuyệt đối họ không bị đối xử như thế: họ luôn là thành phần của Giáo Hội.
“Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI đã can thiệp vào vấn đề này, thúc giục ta phải biện phân cẩn thận và hỗ trợ khôn ngoan về mục vụ, vì ngài biết rằng ‘các công thức đơn giản’ không hề hiện hữu’ (Diễn Văn trước Cuộc Gặp Gỡ Các Gia Đình Thế Giới Lần Thứ Bẩy tại Milan, ngày 2 tháng Sáu, năm 2012, số 5)”.
Thực vậy, trong diễn văn trên, Đức Bênêđíctô nói rằng: “Quả thực, vấn đề của những người ly dị và tái hôn là một vấn đề gây đau khổ lớn lao cho Giáo Hội ngày nay. Và chúng ta không có giải pháp nào đơn giản cả. Sự đau khổ của họ lớn lao nhưng chúng ta lại chỉ có thể giúp các giáo xứ và các cá nhân trong việc trợ giúp những người này chịu đựng cái đau của ly dị”.
Ngài nói tiếp: “Liên quan tới những người này, như anh chị em vừa nói, Giáo Hội yêu thương họ, nhưng điều quan trọng là họ phải thấy và cảm nhận được tình yêu này. Ở đây, tôi thấy giáo xứ, trong tư cách một cộng đồng Công Giáo, có một trách vụ lớn lao phải làm bất cứ điều gì có thể làm được để giúp họ cảm thấy họ được yêu thương và chấp nhận, cảm thấy họ không bị ‘loại bỏ’ cho dù họ không thể lãnh nhận sự tha tội hay Thánh Thể; họ nên thấy điều này: cả trong tình trạng này, họ vẫn trọn vẹn là thành phần của Giáo Hội. Có lẽ, dù không thể lãnh nhận sự tha tội trong Phép Xưng Tội, họ vẫn có thể liên tục tiếp xúc với một linh mục, với một vị linh hướng. Điều này rất quan trọng, để họ thấy rằng họ vẫn được đồng hành và được hướng dẫn. Rồi, điều cũng rất quan trọng là họ thực sự hiểu ra rằng họ được tham dự Thánh Thể nếu họ bước vào một hiệp thông thực sự với Nhiệm Thể Chúa Kitô. Cho dù không được lãnh nhận bí tích một cách “thể xác”, họ vẫn được kết hợp với Chúa Kitô trong Thân Thể Người cách thiêng liêng”.
Tiếp nhận người ly dị tái hôn ra sao
Dựa trên các giáo huấn của hai vị tiền nhiệm là Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI trên đây, Đức Phanxicô nói rằng: “Bởi đó mà có những lời mời gọi khôn nguôi của các mục tử nhằm biểu lộ công khai và nhất quán ý muốn của cộng đồng sẵn sàng tiếp nhận và khuyến khích những người này, ngõ hầu họ có thể sống và từ từ phát triển được (tâm thức) thuộc về Chúa Kitô và Giáo Hội bằng việc cầu nguyện, lắng nghe lời Chúa, năng tham dự phụng vụ, lo giáo dục con cái theo đức tin Kitô Giáo, làm việc bác ái và phục vụ người nghèo, dấn thân cho công lý và hòa bình.
“Hình ảnh Thánh Kinh về Người Chăn Chiên Lành (Ga 10:11-18) tóm lược sứ mệnh mà Chúa Giêsu vốn đã nhận được từ Chúa Cha: là hiến mạng sống mình vì đoàn chiên. Thái độ này cũng là mẫu mực đối với Giáo Hội: Giáo Hội tiếp nhận con cái mình như một bà mẹ hiến mạng sống mình cho chúng”.
Rồi Đức Phanxicô trích dẫn Tông Huấn Evangelii Gaudium (số 47) của chính ngài: “ ‘Giáo Hội được mời gọi trở thành Nhà Chúa Cha, với những cánh cửa luôn luôn mở rộng’. Không cửa nào đóng cả! Không hề có cửa nào đóng cả! ‘Mọi người đều dự phần, cách này hay cách nọ, vào đời sống Giáo Hội; mọi người đều là thành phần của cộng đồng. Giáo Hội […] là nhà Chúa Cha, nơi có chỗ cho mọi người, với tất cả các nan đề của họ’”
Thượng hội đồng sắp tới và việc rước lễ của người ly dị tái hôn
Vì đây là một bài giáo lý hàng tuần cho công chúng, nên Đức Phanxicô không đề cập chi tới các tranh cãi mà nhiều người cho là sẽ gay cấn tại Thượng Hội Đồng vào tháng Mười tới về việc cho phép người ly dị tái hôn rước lễ.
Nhưng điều đáng nói ở đây, theo blogger Jimmy Akin, là: Đức Phanxicô rất thẳng thừng quả quyết: “tình huống như thế đi ngược lại Bí Tích Kitô Giáo”. Ngài cũng nhấn mạnh đến sự liên tục giữa ngài với các vị tiền nhiệm Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI, và trích dẫn các đoạn trong đó hai vị minh nhiên bác bỏ việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ, trừ khi họ bằng lòng sống với nhau như anh trai em gái.
Có điều, ngài không trích dẫn phần hai vị minh nhiên bác bỏ như trên. Trái lại, ngài tỏ ý muốn tìm ra các phương án giúp những người ly dị tái hôn can dự nhiều hơn vào Giáo Hội, nhất là vì hậu quả của tình huống của họ đối với con cái.
Ký giả John L. Allen Jr. thì cho rằng lời lẽ của Đức Phanxicô không dễ dàng gì giải thích được, đôi khi chúng đem lại nhiều giải thích rất khác nhau, như câu thời danh “Tôi là ai mà dám phê phán?” đã chứng minh. Lần này cũng thế, cần phải thận trọng. Tuy nhiên, theo ký giả này, dù điều Đức Giáo Hoàng nói rất đáng lưu ý, nhưng nó không ra dấu cho bất cứ quyết định nào về một chính sách chuyên biệt.
Ai cũng biết vấn đề nóng hổi của Thượng Hội Đồng Đặc Biệt năm ngoái là việc cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ. Và vấn đề này vẫn còn là vấn đề nóng hổi cho Thượng hội Đồng vào tháng Mười này. Nên ai cũng nóng lòng muốn biết Đức Phanxicô nghĩ gì về nó.
Hiện nay, dư luận Công Giáo được phân chia thành hai phía, phía ủng hộ và phía không ủng hộ việc cho phép trên. Không có con số thống kê nào cho thấy rõ bên nào đông hơn bên nào. Nhưng theo Allen, tại Hoa Kỳ, ít nhất cũng có 4.5 triệu người không ủng hộ. Vấn đề vì thế không phải chỉ có tính tượng trưng, ngược lại, nó có ý nghĩa lớn lao về mục vụ.
Tuy không nói gì tới cuộc tranh luận ấy, nhưng theo Allen, mục đích chính của bài giáo lý là kêu gọi Giáo Hội phải cảm thương người ly dị tái hôn nhiều hơn, mà động lực lớn nhất là số phận con cái họ.
Đọc theo chiều hướng này, ta thấy ngài có vẻ ngả về phía ủng hộ nhiều hơn, ít nhất cũng chuẩn bị dư luận Công Giáo cho một thay đổi theo hướng này. Hay ít nhất cũng là cách ngài muốn “an ủi” phía ủng hộ, trong trường hợp ý nguyện của họ không thành: “tuy không nhúc nhích trong lệnh cấm rước lễ, điều này không có nghĩa chúng tôi bỏ rơi anh chị em!”.
Top Stories
Pope: divorced and remarried people not excommunicated
Vatican Radio
11:48 06/08/2015
2015-08-05 Vatican - Pope Francis resumed his General Audiences on Wednesday, following the summer holiday. In his catechesis, the Holy Father continued his teaching on the family, reflecting on the situation of those who have divorced and entered into a second union.
“The Church knows well,” he said, “that such a situation contradicts the Christian Sacrament.” However, he continued, the Church, as a Mother, always seeks the good and salvation of all her children. The Pope said it is important for the Church to foster a true welcome for these families in our communities. The Church must always show her pastoral care for those in such situations, especially the children.
Pope Francis noted that the Church in recent decades has developed a greater awareness of the need to be welcoming toward the divorced and re-married. He emphasized that they are still part of the Church – they are not excommunicated, and should not be treated as such, but rather must be encouraged, with their families, to participate in the Church’s life: through prayer, listening to the Word of God, the Christian education of their children, and service to the poor. He pointed to the words of Pope Benedict XVI, who called for careful discernment and wise pastoral accompaniment, while recognizing that there are no “simple solutions” to the difficulties wounded families face.
The Church, Pope Francis said, should imitate the Good Shepherd, welcoming all her children as a mother who is willing to give her life for them. “Each one of us can do our part by having the attitude of the Good Shepherd, Who knows every one of His sheep, and excludes no one from His infinite love."
“The Church knows well,” he said, “that such a situation contradicts the Christian Sacrament.” However, he continued, the Church, as a Mother, always seeks the good and salvation of all her children. The Pope said it is important for the Church to foster a true welcome for these families in our communities. The Church must always show her pastoral care for those in such situations, especially the children.
Pope Francis noted that the Church in recent decades has developed a greater awareness of the need to be welcoming toward the divorced and re-married. He emphasized that they are still part of the Church – they are not excommunicated, and should not be treated as such, but rather must be encouraged, with their families, to participate in the Church’s life: through prayer, listening to the Word of God, the Christian education of their children, and service to the poor. He pointed to the words of Pope Benedict XVI, who called for careful discernment and wise pastoral accompaniment, while recognizing that there are no “simple solutions” to the difficulties wounded families face.
The Church, Pope Francis said, should imitate the Good Shepherd, welcoming all her children as a mother who is willing to give her life for them. “Each one of us can do our part by having the attitude of the Good Shepherd, Who knows every one of His sheep, and excludes no one from His infinite love."
Letter of the Pope for Christian martyrs of the Middle East - The silence of the innocent
L’Osservatore Romano
11:49 06/08/2015
2015-08-06 L’Osservatore Romano - “Many times have I wanted to give voice to the the unspeakable, inhuman and inexplicable persecution of those who in many parts of the world — especially among Christians — are victims of fanaticism an intolerance, often under the eyes and in the silence of everyone”.
Pope Francis wrote these words in a letter sent on 31 July to Archbishop Maroun Elias Lahham, Auxiliary of Jerusalem for Latins and Patriarchal Vicar for Jordan. The occasion is the first anniversary of the arrival in the Middle Eastern country of Iraqi refugees fleeing from the Niniveh Plain, which occurred on 8 August 2014. The bearer of the pontifical message is Bishop Nunzio Galantino, General Secretary of the Italian Episcopal Conference, who from 6 to 9 August will be in Amman by the invitation of His Beatitude Fouad Twal, Patriarch of Jerusalem. “May may global public opinion”, the Pontiff wishes, “be ever more attentive, sensitive and engaged regarding the persecution directed against Christians and, more generally, against religious minorities. I renew the hope that the international community not remain silent and inert in front of these intolerable crimes, which constitute an alarming decline of the most essential human rights and impede the richness of cohabitation among peoples, cultures and faiths.
Pope Francis wrote these words in a letter sent on 31 July to Archbishop Maroun Elias Lahham, Auxiliary of Jerusalem for Latins and Patriarchal Vicar for Jordan. The occasion is the first anniversary of the arrival in the Middle Eastern country of Iraqi refugees fleeing from the Niniveh Plain, which occurred on 8 August 2014. The bearer of the pontifical message is Bishop Nunzio Galantino, General Secretary of the Italian Episcopal Conference, who from 6 to 9 August will be in Amman by the invitation of His Beatitude Fouad Twal, Patriarch of Jerusalem. “May may global public opinion”, the Pontiff wishes, “be ever more attentive, sensitive and engaged regarding the persecution directed against Christians and, more generally, against religious minorities. I renew the hope that the international community not remain silent and inert in front of these intolerable crimes, which constitute an alarming decline of the most essential human rights and impede the richness of cohabitation among peoples, cultures and faiths.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ khấn và mừng ngân khánh tại Hội Dòng Đaminh Rosa Lima
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
16:39 06/08/2015
Theo truyền thống ngày lễ Chúa Biến Hình là ngày Dòng Đaminh Rosa Lima tổ chức thánh lễ Khấn trọn đời và mừng Ngân Khánh khấn Dòng của quý Chị Em. Năm nay, Hội Dòng có mười ba chị Khấn trọn và hai chị mừng Ngân Khánh.
Từ sáng sớm, nhà Mẹ của Dòng đã chuẩn bị sẵn sàng để đón tiếp Quý Cha Bề trên, quý tu sĩ các Dòng, quý Cha giáo sư, quý Ông bà cố và thân nhân của quý chị trong ngày lễ hôm nay.
Xem Hình
Thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục giáo phận Saigon, Đức Cha Phaolo Bùi Văn Đọc chủ tế với hơn 70 cha đồng tế.
Trong bài giảng, Đức Tổng chia sẻ lời Chúa trong ngày lễ Chúa Hiển Dung. Đích đến của Đức Giêsu là vinh quang; là niềm vui; và là hạnh phúc nhưng con đường đi vẫn là con đường khổ nạn. Chúng ta cũng bước theo dấu chân của Ngài nếu muốn trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài.
Ngài nhắn nhủ các chị Thánh Hiến rằng: bước theo Đức Kitô triệt để thì các chị phải để Chúa Thánh Thần hướng dẫn trọn vẹn, lòng các chị phải hướng về Thiên Đàng. Ngài diễn giải thêm qua ba lời khấn việc bước theo Đức Kitô, đó là vâng phục Chúa Cha như Đức Giêsu vâng phục và vâng phục cho đến nỗi chết trên cây thập giá; là một trái tim không chia sẻ và hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, một cuộc đời dành trọn cho Thiên Chúa và con người; là không có tài sản.
Trong nghi thức tuyên khấn trọn đời, cảm động nhất và linh thiêng nhất có lẽ là giờ khắc khấn sinh đặt tay mình trong tay Bề Trên Tổng Quyền nói lên lời tuyên khấn của mình trước mặt cộng đoàn. Một thiếu nữ đang tuổi xuân xanh, tương lai dài rộng phía trước, năng lục và ước mơ đầy ắp... nhưng tất cả con người và ý chí tình cảm lại dâng cho Thiên Chúa qua Hội Dòng. Lời tuyên khấn của các chị mạnh mẽ, dứt khoát không trù trừ e ngại. Mắt hướng về chị Tổng quyền và tay đặt vào tay...Một niềm phó thác tuyệt đối và trọn vẹn cho Thiên Chúa qua Hội Dòng.
Mười ba chị, mười ba thành viên mới của Hội Dòng từ nay được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Dòng chính thức từ giây phút này. Đó là lời tuyên bố của Bề Trên tổng quyền Agnes Nguyễn Thị Thịnh đã làm cho cả Nguyện đường tràn vỡ niềm vui chúc mừng các chị Vĩnh Khấn. Tiếng vỗ tay và niềm vui như bừng trên nét mặt và ánh mắt của mọi người.
Hai chị mừng Ngân Khánh cũng tuyên lại lời khấn của mình để tạ ơn Thiên Chúa ban cho 25 năm hồng phúc. Và hôm nay, đánh dấu một phần tư thế kỷ hai chị giữ ba lời khấn, thì giờ đây hai chị cũng cầu xin Thiên Chúa chúc phúc để các chị tiếp tục hành trình hiến dâng của mình. Cộng đoàn cùng chung chia niềm vui và cùng cầu nguyện cho quý chị kiên vững và là những tông đồ đắc lực của Thiên Chúa.
Tạ ơn Chúa với những gì Ngài đã khởi sự nơi những chị em của những ngày đầu ngây ngô bước vào nhà Dòng với một cái balo khổng lồ những mơ ước, những hoài bão.Nhưng ước mơ lớn nhất mà các chị đạt được tính đến ngày hôm nay là trở nên bạn tâm giao thân thiết của Chúa Giêsu hơn.
Ước chi những lời chúc mừng, những sự sẻ chia, những niềm vui, những lời chúc mừng, những cái bắt tay trong ngày Hồng phúc các chị lãnh nhận, là những khích lệ và cầu nguyện. Để trên bước đường “Nói với Chúa và nói về Chúa” trong ơn gọi Đaminh Rosa Lima theo gương Cha thánh Đaminh hoa trái thánh thiện của các chị ngày một nhiều hơn.
Saigon 06/8/2015
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Từ sáng sớm, nhà Mẹ của Dòng đã chuẩn bị sẵn sàng để đón tiếp Quý Cha Bề trên, quý tu sĩ các Dòng, quý Cha giáo sư, quý Ông bà cố và thân nhân của quý chị trong ngày lễ hôm nay.
Xem Hình
Thánh lễ được Đức Tổng Giám Mục giáo phận Saigon, Đức Cha Phaolo Bùi Văn Đọc chủ tế với hơn 70 cha đồng tế.
Trong bài giảng, Đức Tổng chia sẻ lời Chúa trong ngày lễ Chúa Hiển Dung. Đích đến của Đức Giêsu là vinh quang; là niềm vui; và là hạnh phúc nhưng con đường đi vẫn là con đường khổ nạn. Chúng ta cũng bước theo dấu chân của Ngài nếu muốn trở nên đồng hình đồng dạng với Ngài.
Ngài nhắn nhủ các chị Thánh Hiến rằng: bước theo Đức Kitô triệt để thì các chị phải để Chúa Thánh Thần hướng dẫn trọn vẹn, lòng các chị phải hướng về Thiên Đàng. Ngài diễn giải thêm qua ba lời khấn việc bước theo Đức Kitô, đó là vâng phục Chúa Cha như Đức Giêsu vâng phục và vâng phục cho đến nỗi chết trên cây thập giá; là một trái tim không chia sẻ và hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, một cuộc đời dành trọn cho Thiên Chúa và con người; là không có tài sản.
Trong nghi thức tuyên khấn trọn đời, cảm động nhất và linh thiêng nhất có lẽ là giờ khắc khấn sinh đặt tay mình trong tay Bề Trên Tổng Quyền nói lên lời tuyên khấn của mình trước mặt cộng đoàn. Một thiếu nữ đang tuổi xuân xanh, tương lai dài rộng phía trước, năng lục và ước mơ đầy ắp... nhưng tất cả con người và ý chí tình cảm lại dâng cho Thiên Chúa qua Hội Dòng. Lời tuyên khấn của các chị mạnh mẽ, dứt khoát không trù trừ e ngại. Mắt hướng về chị Tổng quyền và tay đặt vào tay...Một niềm phó thác tuyệt đối và trọn vẹn cho Thiên Chúa qua Hội Dòng.
Mười ba chị, mười ba thành viên mới của Hội Dòng từ nay được hưởng mọi quyền lợi và nghĩa vụ của Dòng chính thức từ giây phút này. Đó là lời tuyên bố của Bề Trên tổng quyền Agnes Nguyễn Thị Thịnh đã làm cho cả Nguyện đường tràn vỡ niềm vui chúc mừng các chị Vĩnh Khấn. Tiếng vỗ tay và niềm vui như bừng trên nét mặt và ánh mắt của mọi người.
Hai chị mừng Ngân Khánh cũng tuyên lại lời khấn của mình để tạ ơn Thiên Chúa ban cho 25 năm hồng phúc. Và hôm nay, đánh dấu một phần tư thế kỷ hai chị giữ ba lời khấn, thì giờ đây hai chị cũng cầu xin Thiên Chúa chúc phúc để các chị tiếp tục hành trình hiến dâng của mình. Cộng đoàn cùng chung chia niềm vui và cùng cầu nguyện cho quý chị kiên vững và là những tông đồ đắc lực của Thiên Chúa.
Tạ ơn Chúa với những gì Ngài đã khởi sự nơi những chị em của những ngày đầu ngây ngô bước vào nhà Dòng với một cái balo khổng lồ những mơ ước, những hoài bão.Nhưng ước mơ lớn nhất mà các chị đạt được tính đến ngày hôm nay là trở nên bạn tâm giao thân thiết của Chúa Giêsu hơn.
Ước chi những lời chúc mừng, những sự sẻ chia, những niềm vui, những lời chúc mừng, những cái bắt tay trong ngày Hồng phúc các chị lãnh nhận, là những khích lệ và cầu nguyện. Để trên bước đường “Nói với Chúa và nói về Chúa” trong ơn gọi Đaminh Rosa Lima theo gương Cha thánh Đaminh hoa trái thánh thiện của các chị ngày một nhiều hơn.
Saigon 06/8/2015
Nt. Maria Nguyễn Thị Minh Du
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Đảng điên lên vì báo chí và mạng xã hội
Phạm Trần
11:49 06/08/2015
ĐẢNG ĐIÊN LÊN VÌ BÁO CHÍ VÀ MẠNG XÃ HỘI
Đã có bằng chứng Ban Tuyên giáo của đảng Cộng sản Việt Nam thất bại trong kế họach kìm kẹp người làm báo và khống chế các mạng xã hội trước thềm Đại hội đàng XII dự trù vào tháng 01/2016.
Những điều này xuất hiện trong một Bài viết của ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và tại cuộc Tọa đàm quan tâm đến mặt trận đấu tranh tư tưởng chống các tin xấu của các thế lực được gọi là “thù địch” và “cơ hội chính trị” trong nước tung ra trước Đại hội đảng XII.
Dưới con mắt soi bói của Ban Tuyên giáo và những người làm công tác tuyên truyền thì các loại tin này nhằm gây hoang mang, xuyên tạc để lũng đọan hàng ngũ đảng, bịa đặt nói xấu lãnh đạo, gây bất mãn, nghi ngờ trong nội bộ, tạo “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên để gây bạo động chống đảng hòng chuyển Việt Nam sang hướng đi khác không còn Cộng sản.
Vì vậy trước hết báo chí phải được tổ chức lại để kiểm soát, đồng thời toàn dân phải cảnh giác chống các lại tin độc hại đang phát tán trên các mạng xã hội, Bloggers và báo chí của người Việt ở nước ngòai.
BAN TUYÊN GIÁO VÀ LÀNG BÁO
Bài viết của ông Nguyễn Thế Kỷ trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử ngày 01/08/2015 mang tựa đề “Quy họach phát triển và qủan lý báo chí đến năm 2025—Quan điểm, mục tiêu, biện pháp thực hiện”. Theo ông thì Đề án này do Bộ Thông tin và Truyền thông sọan thảo, bổ sung và hoàn tất sau 10 năm “chuẩn bị công phu” đã được trình ra Hội nghị Trung ương 10 từ ngày 05 đến ngày 12-01-2015.
“Tuy nhiên”, theo ông Thế Kỷ thì, “việc thực hiện Đề án, từ cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí; cơ quan chủ quản báo chí đến cơ quan báo chí đang đặt ra nhiều vấn đề cần nhận thức rõ, chỉ đạo tập trung và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.”
Lý do Phó Trưởng ban Tuyên giáo, cơ quan trách nhiệm bảo vệ tư tưởng đảng viên và dư luận quần chúng không đi ra ngòai chủ trương và đường lối của đảng đưa ra vì : “Bên cạnh những thành tích, ưu điểm đã nêu, hoạt động báo chí của ta thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm mà Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII, Thông báo kết luận 162-TB/TW của Bộ Chính trị khoá IX, Thông báo kết luận số 41-TB/TW của Bộ Chính trị khoá X, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI và một số văn kiện khác của Đảng, Nhà nước nêu ra chậm được khắc phục, có mặt, có lúc đáng lo ngại.”
Tại sao lại có tình trạng đảng nói một đàng, báo của nhà nước làm một nẻo trong một nước không có báo tư nhân và quyền tự do ngôn luận của người dân bị lọai ra khỏi vòng pháp luật từ lâu ?
Chuyện này không lạ vì từ mấy năm qua đã có nhiều báo tự động xé rào và tự lách luật để kiếm ăn bằng cách “thương mại hóa”, ra thêm ấn bản phụ để lấy qủang cáo và không còn tuyệt đối trung thành với công tác tuyên truyền để dạ dầy khỏi bị teo. Có nhiều báo đã chạy theo các tin giật gân, khai thác tối đa các vụ án mạng xã hội, đời tư nghệ sỹ để câu độc gỉa mà sống.
Vì vậy, ông Nguyễn Thế Kỷ đã nói hụch toẹt ra rằng: “Một bộ phận không nhỏ người làm báo, kể cả một số cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, văn học, nghệ thuật chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí; trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo. Đã xuất hiện trên một vài tờ báo, tạp chí, cuốn sách những bài viết vô tình hay cố ý đi chệch định hướng chính trị: hoài nghi, phê phán hoặc phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đòi xem xét lại hoặc xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp; tán thành, cổ vũ quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi lật lại một số vấn đề lịch sử đã được kết luận; đưa thông tin không đúng, thậm chí xuyên tạc lịch sử.”
Đây là cáo buộc rất nghiêm trọng và phản ảnh một tình trạng “đòi xét lại” trong đội ngũ báo chí và giới làm văn học nghệ thuật.
Ai cũng biết khi giới cầm bút đòi đảng tử bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để chấp nhận đa nguyên đa đảng và thực hành dân chủ đưa đất nước tiến lên là họ đã nhìn ra tình trạng lạc hậu và chậm tiến của đất nước sau 30 năm đổi mới là do giới Lãnh đạo cứ khăng khăng bám lấy thứ Chủ nghĩa Cộng sản ngọai lai đã hết thời.
Tiêu biểu hàng đầu trong số họ là Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, người đã buộc các Ủy vên Trung ương tương lai của khoá đảng XII phải ưu tiên “tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Ông Trọng là người có bằng Tiến sỹ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng) mà sau 24 năm ngày Thế giới Cộng sản tan rã năm 1991 ở chính nơi nó ra đời và lớn lên là nước Nga, vẫn còn hão huyền tin vào thứ chủ nghĩa phá sản ấy thì ông có lạc hậu và chậm tiến không ?
Đó chính là lý do tại sao bài viết của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã tiết lộ : “Một số cơ quan báo chí chưa bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, đoàn thể mình. Chưa quan tâm đúng mức đến việc nêu gương, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, tạo khí thế, niềm tin để thực hiện các quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Sa đà khi phản ánh hoặc chọn in sách, báo các vụ án, mặt tiêu cực, mặt trái và non yếu của xã hội, thậm chí tiết lộ bí mật quốc gia, tạo tư liệu, chứng cứ để các thế lực thù địch khai thác, vu cáo, đả kích ta về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo.”
Khi viêt oang oang như thế, chẳng nhẽ ông Nguyễn Thế Kỷ không biết hay cố tình làm ngơ những mặt trái của xã hôi, trong đó có tình trạng tham nhũng đã vô phương cứu chữa và sự chia quyền, tranh ăn của các nhóm lợi ích trong đảng và nhà nước đang phá nát cương thường và đạo lý xã hội như thế nào ư ?
Các “thế lực thù địch”, nếu có, đâu cần phải đợi đến báo đài nói ra mới biết đất nước và con người Việt Nam bây giờ đang sống giở, chết giở như thế nào ?
Tai mắt của các mạng báo xã hội và người dân không muốn bị che mắt cúi đầu theo đảng đang có mặt ở khắp nơi và đã nhìn thấy mọi thứ nhố nhăng đang nhẩy múa tranh sống với dân. Chẳng lẽ họ cũng thuộc hàng ngũ “thế lực thù địch” hay “cơ hội chính trị” hoặc “tay sai diễn biến hòa bình” như Tuyên giáo vu cáo hay sao ?
Vì vậy luận điệu hù họa báo chí đã “tiết lộ bí mật quốc gia” của ông Nguyễn Thế Kỷ chẳng qua chỉ là những chuyện “ai cũng biết cả rồi, khổ lắm nói mãi” !
Ông Thế Kỷ còn trách người làm báo: “ Khi trình bày, thể hiện nội dung, không chú ý cân nhắc liều lượng, mức độ, thời điểm, tiêu đề bài viết, mặt lợi hại của thông tin.
Nhận thức một số khái niệm, vấn đề trong hoạt động báo chí như quyền tự do báo chí; quyền tự do ngôn luận trên báo chí; thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới và việc xâm phạm lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân chưa được mọi người hiểu một cách đúng đắn rõ ràng, dẫn đến tình trạng lạm quyền, không đề cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo. Các vấn đề: “thương mại hóa” hoạt động báo chí; xây dựng các tập đoàn truyền thông; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan báo chí; chính sách tài chính, thuế, tiền lương, tiền thưởng, quỹ phúc lợi, quảng cáo, kinh doanh trong hoạt động báo chí; phương pháp lãnh đạo, quản lý báo chí; kể cả việc bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức, không theo kịp bước phát triển phong phú, sôi động, có phần phức tạp của báo chí.”
Làm báo là thông tin đa chiều. Mặt phải,mặt trái và mặt “thói quen không nói thật” của cán bộ lãnh đạo cũng cần phải được viết ra để cho độc giả thẩm định, góp ý. Nhà nước CSVN đã nhiều lần nhắc nhở báo chí của đảng phải tuyên truyền cho chủ trương và đường lối của nhà nước, nhưng nhà nước này rất ít khi dám nói thật mà còn bưng bít thông tin như đã chứng minh trong quan hệ với Trung Quốc từ cuộc chiến Hòang Sa 1974 đến chiến tranh Biên giới (từ 1979-1987) và Trường Sa năm 1988.
Những cuộc biểu tình tuần hành tự phát của dân chống Trung Quốc xâm lược ở Sài Gòn năm 1997 cho đến các cuộc xuống đường ở Hà Nội lên án Bắc Kinh bành trướng xâm chiếm biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông từ năm 2012 có bao giờ được Ban Tuyên giáo cho phép báo đài tự do thông tin ?
Thậm chí các buổi lể tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc ở Hòang Sa thời Việt Nam Cộng Hòa, mặt trận Biên giới Trung-Việt và ở Trường Sa thời CSVN diễn ra ở tượng đài Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm và Đài Tử sỹ ở Hà Nội còn bị phá họai, phỉ báng trước con mắt của người phương Bắc thì Ban Tuyên giáo biến đâu mất mà không cổ võ cho báo đài đưa tin ?
Những người như ông Nguyễn Thế Kỷ và Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và ngay cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng có dám đối thọai với nhân dân về hành động “giấu mặt” mà không biết xấu hổ này không ?
Do đó, không ngạc nhiên khi thấy bài viết của Thế Kỷ tiếp tục lu loa bịa chuyện để hù họa rằng: “Các thế lực thù địch, phản động tác động, lợi dụng báo chí và một số nhà báo không vững vàng về bản lĩnh chính trị để xâm nhập, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, trong đó có các hoạt động dưới hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, hội thảo, nghiên cứu, liên kết về báo chí và các vấn đề khác.’”
Khi viết như thế thì ông Thế Kỷ có nhớ đã 11 lần Hội đồng Lý luận của đảng CSVN và ban Tuyên truyền Trung ương của Trung Quốc đã họp hàng năm để trao đổi và thảo luận về công tác tư tưởng, qủan lý và phát triển đảng, xã hội của hai nước ?
Tại sao Việt Nam phải kết nối và thảo luận với Trung Quốc về tất cả mọi lĩnh vực, kể cả Quốc phòng và Ngọai giao mà có đề phòng bị “xâm nhập” qua các “hoạt động dưới hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, hội thảo, nghiên cứu, liên kết về báo chí và các vấn đề khác’” ?
QUY HỌACH HAY NẮM ĐẦU ?
Vì những bất cập của báo chí mà Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền Thông khẳng định phải thay đồi để làm tốt hơn. Nhưng tốt hơn chưa hẳn đã phục vụ người dân nhiều hơn mà chỉ cho đảng.
Bằng chứng như ông Thế Kỷ cho biết: “Để xây dựng và thực hiện có kết quả Đề án, trước hết, cần quán triệt quan điểm sau đây: (1) “Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của các hoạt động báo chí”.
Chuyện này xưa như trái đất. Đã có bao giờ báo đài ở Việt Nam không lấy mục tiêu tuyên truyền, nhiều khi xuyên tạc sự thật theo lệngh đảng là chính ?
Nhưng khi tự phô trương báo chí là “diễn đàn của nhân dân” mà lại “ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước” thì nền báo chí này chỉ đáng gọi là “tay sai”.
Vì vậy khi bài viết nhấn mạnh đến nhiệm vụ “định hướng thông tin” cho báo chí là đảng đã cướp mất quyền tự do báo chí của người làm báo, dù họ có là đảng viên hay không. Hành động lạm quyền và hạn chế này đã chứng minh trong trận tuyến báo chí tham gia chống tham nhũng. Bằng chứng cho thấy có rất ít vụ tham nhũng bị khám phá tự nguyện bởi các nhà báo. Thậm chí báo chí còn không được phép thông tin khi chưa có phép của cơ quan điều tra hay tòa án, dù nhiều cán bộ thanh tra đã “ăn chia” với kẻ tham nhũng để được nhẹ tội mà báo chí đâu có được vào cuộc điếu tra cho ra manh mối ?
Do đó, khi ông Thế Kỷ đề ra phướng án báo chí “tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội” thì cũng chi để bôi bác cho có lệ mà thôi, bởi vì qúa khứ đã chứng minh ngược lại.
Ngoài những tiêu điểm nêu trên, Đề án Quy họach còn cổ võ người làm báo cần : “Phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy tiềm lực và ưu điểm, khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng, văn hoá, mở rộng đối tượng độc giả.”
Nhưng “phản động, thù địch là ai”, hay đang nằm ngay trong nội bộ đảng ? Những lệnh của Tuyên giáo không cho phép báo chí nêu đích danh tầu Trung Quốc mà chỉ được phép viết “tầu lạ” hay “tầu nước ngoài” đã tấn công, đâm chìm tầu cá Việt Nam đánh bắt ở Hòang Sa-Trường Sa và ngay sát bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tầu, Bình Định, Phú Yên là của ai, ông Nguyễn Lý Tường có dám nói ra không ?
Vì thế nếu Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025” chỉ nhằm nắm đầu người làm báo bỏ vào rọ lôi đi theo đường lối “e sợ trước ngọai bang” Trung Quốc để “nạt người rong nhà” thì thà đừng có còn hơn để bị nhân dân chửi cho một trận.
THÔNG TIN ĐỘC HẠI Ở ĐÂU ?
Cùng lúc Ban Tuyên giáo bàn về Quy họach báo chí thì một cuộc tọa đàm để gọi là “Nâng cao hiệu quả phòng, chống thông tin xấu độc, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng” do Báo Quân đội nhân dân và Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội phối hợp tổ chức, tham luận cũng đã diễn ra.
Các tham luận viên thuộc mọi thành phần Quân đội và Dân sự thuộc diện Giáo sư, Tiến sỹ và Tuyên giáo cũ và tại chức.
Phát biểu gần như giống nhau, tiêu biểu như Thiếu tướng, PGS, TS, NGND (Nhà giáo Nhân dân). Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự Bộ Quốc phòng: “Mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động, bọn cơ hội chính trị là đẩy mạnh việc tung tin xấu độc, làm ô nhiễm bầu không khí chính trị ở nước ta trước, trong và sau đại hội Đảng các cấp nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lái nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nham hiểm, ác độc hơn, chúng sử dụng mọi thủ đoạn có thể để cố tình gây mâu thuẫn trong nội bộ ta, chia rẽ sự đoàn kết thống nhất giữa Đảng với Nhà nước, giữa Đảng, Nhà nước với Quân đội và Nhân dân, làm rối loạn môi trường chính trị để dễ bề thúc đẩy "tự diễn biến","tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng, Nhà nước và Nhân dân, đòi “phi chính trị hóa” quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thủ tiêu thành quả cách mạng mà nhân dân ta bằng xương máu, mồ hôi, công sức của mình xây đắp nên; hướng lái nước ta đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.”
Qủa là ghê gớm nếu đúng như lời dọa dẫm, hù họa của ông Nguyễn Bá Dương, nhưng giải pháp mà ông Dương cống hiến cho đảng cũng chả ra gì.
Ông đề xướng: “Một trong những giải pháp quan trọng, góp phần tạo sức đề kháng trước thông tin xấu độc là chúng ta cần hết sức chủ động, tích cực ngăn chặn, đẩy lùi, bác bỏ các thông tin sai trái, độc hại do các thế lực thù địch gây ra với nhiều thể loại; đồng thời, đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục chính trị nhằm củng cố vững chắc trận địa tư tưởng, văn hóa của Đảng trong quân đội, đặc biệt chăm lo công tác xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta hiện nay.”
Đến phiên ông Thiếu tướng Trần Hoài Trung, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị thì tự khoe:”Với chức năng, nhiệm vụ của Cục Tuyên huấn là cơ quan tham mưu chiến lược cho Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị (TCCT) các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tư tưởng, văn hóa trong quân đội, chúng tôi quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm lấy “xây” để “chống”, lấy “cái đẹp, dẹp cái xấu”, tham mưu xây dựng các văn bản chỉ đạo, nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của các văn hóa phẩm và thông tin xấu độc xâm nhập vào đơn vị.
Cụ thể như: Tham mưu chỉ đạo các đơn vị tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị quân đội ….ban hành tiêu chuẩn “Đơn vị có môi trường văn hóa tốt”; năm 2000 ban hành dẫn số 934 (ngày 15-11-2000) về tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa” trong các đơn vị quân đội gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” và đến tháng 8-2012 TCCT đã chỉ đạo toàn quân tổ chức sơ kết 5 năm (2007-2012) “Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”).
Tiến sỹ Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người thì cho rằng: “Phương thức tung tin xấu độc của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước hiện nay chủ yếu là dựa vào một số loại hình báo chí, nhất là các trang thông tin điện tử (website), mạng xã hội (social network) và nhiều hãng thông tấn nước ngoài… Loại hình thông tin thường là bài viết, bình luận, phỏng vấn, đặc biệt là đăng tải các “Tuyên ngôn”, “Tuyên bố”, “Kiến nghị”, “Thư ngỏ” đến lãnh đạo các cấp (kèm theo danh sách người gửi). Nội dung của những thông tin thường là cường điệu mặt trái của xã hội, xuyên tạc đường lối chính sách, pháp luật; hạ thấp, thậm chí bôi nhọ Đảng cộng sản Việt Nam… Trong những nội dung này người ta thường xuyên tạc rằng “khái niệm phòng, chống “Diễn biến hòa bình” (DBHB) chỉ nhằm bảo vệ mô hình cũ của CNXH. Mục tiêu mà người ta mong đạt đến là xóa bỏ chế độ xã hội XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với nhà nước; đặc biệt là xóa bỏ nhiều quy định pháp luật. Ngoài ra, người ta còn không chấp nhận nhiều quy định trong Luật báo chí, Nghị định quản lý internet…”
Nói thế rồi ông Cao Đức Thái lên tiếng dạy khôn báo chí:”Để nâng cao tính hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống DBHB, báo chí nói chung, người cầm bút nói riêng cần “vượt qua chính mình”, nhận thức đúng mục tiêu của cách mạng, phân tích đúng bản chất của những hiện tượng thoái hóa của xã hội và luôn khẳng định đó không thuộc về mục tiêu của Đảng, bản chất của xã hội.
Báo chí không được né tránh những vấn đề mà người dân đang bức xúc. Báo chí phải như người bạn sẵn sàng “chia sẻ” với suy nghĩ, hoàn cảnh của người dân, dám đương đầu với thực tế. Tất nhiên báo chí không tô hồng, càng không được bôi đen thực tế. Báo chí không nên “câu view”, “câu like” bằng những vụ án, sự kiện vụn vặt, giật gân của “người nổi tiếng”, bằng hình ảnh “nóng” của “hot girl”… nhưng cần có cách thể hiện hấp dẫn người đọc bằng hình thức mới mẻ và nội dung sâu sắc, tránh lý luận chay. Đặc biệt, nội dung các bài viết cần kết hợp những vấn đề chính trị với xử lý những sự kiện “cập nhật” “ nóng”. Hiện nay đang nổi lên 3 vấn đề lớn được xã hội quan tâm: a) Đó là bảo vệ chủ quyền biển đảo; b)-Đó là chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI); c) Đó là bảo vệ Cương lĩnh Đại hội XI đồng thời phát triển dân chủ, trong đó có hoàn thiện thể chế, cơ chế, nâng cao vai trò tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người dân, các tổ chức xã hội, các cơ quan quyền lực các cấp.”
Phat biểu điển hình tiếp theo là của PGS, TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Ông nói: “ Thông tin xấu độc là những thông tin bịa đặt, sai sự thật, bóp méo sự thật, xuyên tạc sự thật, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng những luận điệu phản động, sai trái. Thông tin do các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tạo nội dung và truyền bá nhằm mục tiêu chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.”
Cuộc tọa đàm diễn ra trước thềm Đại hội đàng XII cho thấy đảng CSVN nói chung và Ban Tuyên giáo của đảng nói riêng cũng như Tổng Cục Chính trị quân đội đang lo xoắn vó lên về những tin sai, tin đúng lẫn lộn đang lan rộng ở Việt Nam trong khi các Ban, ngành đảng tổ chức đại hội địa phương và trung ương để chọn người tham dự Đại hội Trung ương.
Hiện tượng “chạy vào Trung ương” đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh giác đề phòng, nhưng liệu có ngăn được các phe nhóm lợi ích cài người vào thao túng Đại hội hay không ?
Và liệu các “thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” có xơ múi gì trong việc chọn người cho khóa đảng XII hay chỉ bị sử dụng như một chiêu bài cho các phe cánh tranh dành nhau ? -/-
Phạm Trần
(08/015)
Đã có bằng chứng Ban Tuyên giáo của đảng Cộng sản Việt Nam thất bại trong kế họach kìm kẹp người làm báo và khống chế các mạng xã hội trước thềm Đại hội đàng XII dự trù vào tháng 01/2016.
Những điều này xuất hiện trong một Bài viết của ông Nguyễn Thế Kỷ, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương và tại cuộc Tọa đàm quan tâm đến mặt trận đấu tranh tư tưởng chống các tin xấu của các thế lực được gọi là “thù địch” và “cơ hội chính trị” trong nước tung ra trước Đại hội đảng XII.
Dưới con mắt soi bói của Ban Tuyên giáo và những người làm công tác tuyên truyền thì các loại tin này nhằm gây hoang mang, xuyên tạc để lũng đọan hàng ngũ đảng, bịa đặt nói xấu lãnh đạo, gây bất mãn, nghi ngờ trong nội bộ, tạo “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong cán bộ, đảng viên để gây bạo động chống đảng hòng chuyển Việt Nam sang hướng đi khác không còn Cộng sản.
Vì vậy trước hết báo chí phải được tổ chức lại để kiểm soát, đồng thời toàn dân phải cảnh giác chống các lại tin độc hại đang phát tán trên các mạng xã hội, Bloggers và báo chí của người Việt ở nước ngòai.
BAN TUYÊN GIÁO VÀ LÀNG BÁO
Bài viết của ông Nguyễn Thế Kỷ trên Tạp chí Tuyên giáo điện tử ngày 01/08/2015 mang tựa đề “Quy họach phát triển và qủan lý báo chí đến năm 2025—Quan điểm, mục tiêu, biện pháp thực hiện”. Theo ông thì Đề án này do Bộ Thông tin và Truyền thông sọan thảo, bổ sung và hoàn tất sau 10 năm “chuẩn bị công phu” đã được trình ra Hội nghị Trung ương 10 từ ngày 05 đến ngày 12-01-2015.
“Tuy nhiên”, theo ông Thế Kỷ thì, “việc thực hiện Đề án, từ cơ quan chỉ đạo, quản lý báo chí; cơ quan chủ quản báo chí đến cơ quan báo chí đang đặt ra nhiều vấn đề cần nhận thức rõ, chỉ đạo tập trung và thực hiện nghiêm túc, hiệu quả.”
Lý do Phó Trưởng ban Tuyên giáo, cơ quan trách nhiệm bảo vệ tư tưởng đảng viên và dư luận quần chúng không đi ra ngòai chủ trương và đường lối của đảng đưa ra vì : “Bên cạnh những thành tích, ưu điểm đã nêu, hoạt động báo chí của ta thời gian qua cũng bộc lộ những yếu kém, khuyết điểm mà Chỉ thị 22-CT/TW của Bộ Chính trị khóa VIII, Thông báo kết luận 162-TB/TW của Bộ Chính trị khoá IX, Thông báo kết luận số 41-TB/TW của Bộ Chính trị khoá X, Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI và một số văn kiện khác của Đảng, Nhà nước nêu ra chậm được khắc phục, có mặt, có lúc đáng lo ngại.”
Tại sao lại có tình trạng đảng nói một đàng, báo của nhà nước làm một nẻo trong một nước không có báo tư nhân và quyền tự do ngôn luận của người dân bị lọai ra khỏi vòng pháp luật từ lâu ?
Chuyện này không lạ vì từ mấy năm qua đã có nhiều báo tự động xé rào và tự lách luật để kiếm ăn bằng cách “thương mại hóa”, ra thêm ấn bản phụ để lấy qủang cáo và không còn tuyệt đối trung thành với công tác tuyên truyền để dạ dầy khỏi bị teo. Có nhiều báo đã chạy theo các tin giật gân, khai thác tối đa các vụ án mạng xã hội, đời tư nghệ sỹ để câu độc gỉa mà sống.
Vì vậy, ông Nguyễn Thế Kỷ đã nói hụch toẹt ra rằng: “Một bộ phận không nhỏ người làm báo, kể cả một số cán bộ lãnh đạo cơ quan báo chí, văn học, nghệ thuật chưa quán triệt đầy đủ, sâu sắc đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về báo chí; trách nhiệm xã hội, nghĩa vụ công dân của người làm báo. Đã xuất hiện trên một vài tờ báo, tạp chí, cuốn sách những bài viết vô tình hay cố ý đi chệch định hướng chính trị: hoài nghi, phê phán hoặc phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đòi xem xét lại hoặc xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp; tán thành, cổ vũ quan điểm đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập; đòi lật lại một số vấn đề lịch sử đã được kết luận; đưa thông tin không đúng, thậm chí xuyên tạc lịch sử.”
Đây là cáo buộc rất nghiêm trọng và phản ảnh một tình trạng “đòi xét lại” trong đội ngũ báo chí và giới làm văn học nghệ thuật.
Ai cũng biết khi giới cầm bút đòi đảng tử bỏ Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh để chấp nhận đa nguyên đa đảng và thực hành dân chủ đưa đất nước tiến lên là họ đã nhìn ra tình trạng lạc hậu và chậm tiến của đất nước sau 30 năm đổi mới là do giới Lãnh đạo cứ khăng khăng bám lấy thứ Chủ nghĩa Cộng sản ngọai lai đã hết thời.
Tiêu biểu hàng đầu trong số họ là Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng, người đã buộc các Ủy vên Trung ương tương lai của khoá đảng XII phải ưu tiên “tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
Ông Trọng là người có bằng Tiến sỹ Chính trị học (chuyên ngành Xây dựng Đảng) mà sau 24 năm ngày Thế giới Cộng sản tan rã năm 1991 ở chính nơi nó ra đời và lớn lên là nước Nga, vẫn còn hão huyền tin vào thứ chủ nghĩa phá sản ấy thì ông có lạc hậu và chậm tiến không ?
Đó chính là lý do tại sao bài viết của Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương đã tiết lộ : “Một số cơ quan báo chí chưa bám sát nhiệm vụ chính trị của đất nước, của ngành, địa phương, đoàn thể mình. Chưa quan tâm đúng mức đến việc nêu gương, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, tạo khí thế, niềm tin để thực hiện các quyết sách lớn của Đảng và Nhà nước. Sa đà khi phản ánh hoặc chọn in sách, báo các vụ án, mặt tiêu cực, mặt trái và non yếu của xã hội, thậm chí tiết lộ bí mật quốc gia, tạo tư liệu, chứng cứ để các thế lực thù địch khai thác, vu cáo, đả kích ta về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo.”
Khi viêt oang oang như thế, chẳng nhẽ ông Nguyễn Thế Kỷ không biết hay cố tình làm ngơ những mặt trái của xã hôi, trong đó có tình trạng tham nhũng đã vô phương cứu chữa và sự chia quyền, tranh ăn của các nhóm lợi ích trong đảng và nhà nước đang phá nát cương thường và đạo lý xã hội như thế nào ư ?
Các “thế lực thù địch”, nếu có, đâu cần phải đợi đến báo đài nói ra mới biết đất nước và con người Việt Nam bây giờ đang sống giở, chết giở như thế nào ?
Tai mắt của các mạng báo xã hội và người dân không muốn bị che mắt cúi đầu theo đảng đang có mặt ở khắp nơi và đã nhìn thấy mọi thứ nhố nhăng đang nhẩy múa tranh sống với dân. Chẳng lẽ họ cũng thuộc hàng ngũ “thế lực thù địch” hay “cơ hội chính trị” hoặc “tay sai diễn biến hòa bình” như Tuyên giáo vu cáo hay sao ?
Vì vậy luận điệu hù họa báo chí đã “tiết lộ bí mật quốc gia” của ông Nguyễn Thế Kỷ chẳng qua chỉ là những chuyện “ai cũng biết cả rồi, khổ lắm nói mãi” !
Ông Thế Kỷ còn trách người làm báo: “ Khi trình bày, thể hiện nội dung, không chú ý cân nhắc liều lượng, mức độ, thời điểm, tiêu đề bài viết, mặt lợi hại của thông tin.
Nhận thức một số khái niệm, vấn đề trong hoạt động báo chí như quyền tự do báo chí; quyền tự do ngôn luận trên báo chí; thông tin trung thực về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới và việc xâm phạm lợi ích của nhà nước, tập thể và công dân chưa được mọi người hiểu một cách đúng đắn rõ ràng, dẫn đến tình trạng lạm quyền, không đề cao trách nhiệm xã hội và nghĩa vụ công dân của người làm báo. Các vấn đề: “thương mại hóa” hoạt động báo chí; xây dựng các tập đoàn truyền thông; nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng trong cơ quan báo chí; chính sách tài chính, thuế, tiền lương, tiền thưởng, quỹ phúc lợi, quảng cáo, kinh doanh trong hoạt động báo chí; phương pháp lãnh đạo, quản lý báo chí; kể cả việc bổ sung, sửa đổi Luật Báo chí và văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực này chưa được quan tâm đúng mức, không theo kịp bước phát triển phong phú, sôi động, có phần phức tạp của báo chí.”
Làm báo là thông tin đa chiều. Mặt phải,mặt trái và mặt “thói quen không nói thật” của cán bộ lãnh đạo cũng cần phải được viết ra để cho độc giả thẩm định, góp ý. Nhà nước CSVN đã nhiều lần nhắc nhở báo chí của đảng phải tuyên truyền cho chủ trương và đường lối của nhà nước, nhưng nhà nước này rất ít khi dám nói thật mà còn bưng bít thông tin như đã chứng minh trong quan hệ với Trung Quốc từ cuộc chiến Hòang Sa 1974 đến chiến tranh Biên giới (từ 1979-1987) và Trường Sa năm 1988.
Những cuộc biểu tình tuần hành tự phát của dân chống Trung Quốc xâm lược ở Sài Gòn năm 1997 cho đến các cuộc xuống đường ở Hà Nội lên án Bắc Kinh bành trướng xâm chiếm biển đảo của Việt Nam ở Biển Đông từ năm 2012 có bao giờ được Ban Tuyên giáo cho phép báo đài tự do thông tin ?
Thậm chí các buổi lể tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì Tổ quốc ở Hòang Sa thời Việt Nam Cộng Hòa, mặt trận Biên giới Trung-Việt và ở Trường Sa thời CSVN diễn ra ở tượng đài Lý Thái Tổ cạnh Hồ Gươm và Đài Tử sỹ ở Hà Nội còn bị phá họai, phỉ báng trước con mắt của người phương Bắc thì Ban Tuyên giáo biến đâu mất mà không cổ võ cho báo đài đưa tin ?
Những người như ông Nguyễn Thế Kỷ và Đinh Thế Huynh, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương và ngay cả Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng có dám đối thọai với nhân dân về hành động “giấu mặt” mà không biết xấu hổ này không ?
Do đó, không ngạc nhiên khi thấy bài viết của Thế Kỷ tiếp tục lu loa bịa chuyện để hù họa rằng: “Các thế lực thù địch, phản động tác động, lợi dụng báo chí và một số nhà báo không vững vàng về bản lĩnh chính trị để xâm nhập, thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, trong đó có các hoạt động dưới hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, hội thảo, nghiên cứu, liên kết về báo chí và các vấn đề khác.’”
Khi viết như thế thì ông Thế Kỷ có nhớ đã 11 lần Hội đồng Lý luận của đảng CSVN và ban Tuyên truyền Trung ương của Trung Quốc đã họp hàng năm để trao đổi và thảo luận về công tác tư tưởng, qủan lý và phát triển đảng, xã hội của hai nước ?
Tại sao Việt Nam phải kết nối và thảo luận với Trung Quốc về tất cả mọi lĩnh vực, kể cả Quốc phòng và Ngọai giao mà có đề phòng bị “xâm nhập” qua các “hoạt động dưới hình thức đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, hội thảo, nghiên cứu, liên kết về báo chí và các vấn đề khác’” ?
QUY HỌACH HAY NẮM ĐẦU ?
Vì những bất cập của báo chí mà Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin và Truyền Thông khẳng định phải thay đồi để làm tốt hơn. Nhưng tốt hơn chưa hẳn đã phục vụ người dân nhiều hơn mà chỉ cho đảng.
Bằng chứng như ông Thế Kỷ cho biết: “Để xây dựng và thực hiện có kết quả Đề án, trước hết, cần quán triệt quan điểm sau đây: (1) “Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, của tổ chức chính trị - xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật; phải đảm bảo tính tư tưởng, tính chân thật, tính nhân dân, tính chiến đấu và tính đa dạng của các hoạt động báo chí”.
Chuyện này xưa như trái đất. Đã có bao giờ báo đài ở Việt Nam không lấy mục tiêu tuyên truyền, nhiều khi xuyên tạc sự thật theo lệngh đảng là chính ?
Nhưng khi tự phô trương báo chí là “diễn đàn của nhân dân” mà lại “ đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước” thì nền báo chí này chỉ đáng gọi là “tay sai”.
Vì vậy khi bài viết nhấn mạnh đến nhiệm vụ “định hướng thông tin” cho báo chí là đảng đã cướp mất quyền tự do báo chí của người làm báo, dù họ có là đảng viên hay không. Hành động lạm quyền và hạn chế này đã chứng minh trong trận tuyến báo chí tham gia chống tham nhũng. Bằng chứng cho thấy có rất ít vụ tham nhũng bị khám phá tự nguyện bởi các nhà báo. Thậm chí báo chí còn không được phép thông tin khi chưa có phép của cơ quan điều tra hay tòa án, dù nhiều cán bộ thanh tra đã “ăn chia” với kẻ tham nhũng để được nhẹ tội mà báo chí đâu có được vào cuộc điếu tra cho ra manh mối ?
Do đó, khi ông Thế Kỷ đề ra phướng án báo chí “tích cực đấu tranh, góp phần ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các tiêu cực và tệ nạn xã hội” thì cũng chi để bôi bác cho có lệ mà thôi, bởi vì qúa khứ đã chứng minh ngược lại.
Ngoài những tiêu điểm nêu trên, Đề án Quy họach còn cổ võ người làm báo cần : “Phản bác có hiệu quả những thông tin, quan điểm sai trái, phản động, thù địch, bảo vệ vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng; tiếp tục phát huy tiềm lực và ưu điểm, khắc phục các yếu kém, khuyết điểm, nâng cao chất lượng tư tưởng, văn hoá, mở rộng đối tượng độc giả.”
Nhưng “phản động, thù địch là ai”, hay đang nằm ngay trong nội bộ đảng ? Những lệnh của Tuyên giáo không cho phép báo chí nêu đích danh tầu Trung Quốc mà chỉ được phép viết “tầu lạ” hay “tầu nước ngoài” đã tấn công, đâm chìm tầu cá Việt Nam đánh bắt ở Hòang Sa-Trường Sa và ngay sát bờ biển Đà Nẵng, Vũng Tầu, Bình Định, Phú Yên là của ai, ông Nguyễn Lý Tường có dám nói ra không ?
Vì thế nếu Đề án “Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí đến năm 2025” chỉ nhằm nắm đầu người làm báo bỏ vào rọ lôi đi theo đường lối “e sợ trước ngọai bang” Trung Quốc để “nạt người rong nhà” thì thà đừng có còn hơn để bị nhân dân chửi cho một trận.
THÔNG TIN ĐỘC HẠI Ở ĐÂU ?
Cùng lúc Ban Tuyên giáo bàn về Quy họach báo chí thì một cuộc tọa đàm để gọi là “Nâng cao hiệu quả phòng, chống thông tin xấu độc, xây dựng bản lĩnh chính trị vững vàng” do Báo Quân đội nhân dân và Trung tâm Phát thanh-Truyền hình Quân đội phối hợp tổ chức, tham luận cũng đã diễn ra.
Các tham luận viên thuộc mọi thành phần Quân đội và Dân sự thuộc diện Giáo sư, Tiến sỹ và Tuyên giáo cũ và tại chức.
Phát biểu gần như giống nhau, tiêu biểu như Thiếu tướng, PGS, TS, NGND (Nhà giáo Nhân dân). Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự Bộ Quốc phòng: “Mưu đồ đen tối của các thế lực thù địch, phản động, bọn cơ hội chính trị là đẩy mạnh việc tung tin xấu độc, làm ô nhiễm bầu không khí chính trị ở nước ta trước, trong và sau đại hội Đảng các cấp nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lái nước ta đi chệch hướng xã hội chủ nghĩa. Nham hiểm, ác độc hơn, chúng sử dụng mọi thủ đoạn có thể để cố tình gây mâu thuẫn trong nội bộ ta, chia rẽ sự đoàn kết thống nhất giữa Đảng với Nhà nước, giữa Đảng, Nhà nước với Quân đội và Nhân dân, làm rối loạn môi trường chính trị để dễ bề thúc đẩy "tự diễn biến","tự chuyển hóa" trong nội bộ Đảng, Nhà nước và Nhân dân, đòi “phi chính trị hóa” quân đội, tiến tới xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta, thủ tiêu thành quả cách mạng mà nhân dân ta bằng xương máu, mồ hôi, công sức của mình xây đắp nên; hướng lái nước ta đi theo quỹ đạo tư bản chủ nghĩa.”
Qủa là ghê gớm nếu đúng như lời dọa dẫm, hù họa của ông Nguyễn Bá Dương, nhưng giải pháp mà ông Dương cống hiến cho đảng cũng chả ra gì.
Ông đề xướng: “Một trong những giải pháp quan trọng, góp phần tạo sức đề kháng trước thông tin xấu độc là chúng ta cần hết sức chủ động, tích cực ngăn chặn, đẩy lùi, bác bỏ các thông tin sai trái, độc hại do các thế lực thù địch gây ra với nhiều thể loại; đồng thời, đổi mới nội dung, hình thức, nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục chính trị nhằm củng cố vững chắc trận địa tư tưởng, văn hóa của Đảng trong quân đội, đặc biệt chăm lo công tác xây dựng bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ quân đội ta hiện nay.”
Đến phiên ông Thiếu tướng Trần Hoài Trung, Cục trưởng Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính trị thì tự khoe:”Với chức năng, nhiệm vụ của Cục Tuyên huấn là cơ quan tham mưu chiến lược cho Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị (TCCT) các biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo về công tác tư tưởng, văn hóa trong quân đội, chúng tôi quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm lấy “xây” để “chống”, lấy “cái đẹp, dẹp cái xấu”, tham mưu xây dựng các văn bản chỉ đạo, nhằm tạo ra sân chơi lành mạnh, bổ ích góp phần ngăn chặn sự xâm nhập của các văn hóa phẩm và thông tin xấu độc xâm nhập vào đơn vị.
Cụ thể như: Tham mưu chỉ đạo các đơn vị tích cực hưởng ứng và thực hiện tốt các hoạt động xây dựng môi trường văn hóa trong các đơn vị quân đội ….ban hành tiêu chuẩn “Đơn vị có môi trường văn hóa tốt”; năm 2000 ban hành dẫn số 934 (ngày 15-11-2000) về tiếp tục đẩy mạnh Cuộc vận động “Xây dựng môi trường văn hóa” trong các đơn vị quân đội gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 Khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc” và đến tháng 8-2012 TCCT đã chỉ đạo toàn quân tổ chức sơ kết 5 năm (2007-2012) “Cuộc vận động xây dựng môi trường văn hóa” gắn với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”).
Tiến sỹ Cao Đức Thái, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quyền con người thì cho rằng: “Phương thức tung tin xấu độc của các thế lực thù địch ở trong và ngoài nước hiện nay chủ yếu là dựa vào một số loại hình báo chí, nhất là các trang thông tin điện tử (website), mạng xã hội (social network) và nhiều hãng thông tấn nước ngoài… Loại hình thông tin thường là bài viết, bình luận, phỏng vấn, đặc biệt là đăng tải các “Tuyên ngôn”, “Tuyên bố”, “Kiến nghị”, “Thư ngỏ” đến lãnh đạo các cấp (kèm theo danh sách người gửi). Nội dung của những thông tin thường là cường điệu mặt trái của xã hội, xuyên tạc đường lối chính sách, pháp luật; hạ thấp, thậm chí bôi nhọ Đảng cộng sản Việt Nam… Trong những nội dung này người ta thường xuyên tạc rằng “khái niệm phòng, chống “Diễn biến hòa bình” (DBHB) chỉ nhằm bảo vệ mô hình cũ của CNXH. Mục tiêu mà người ta mong đạt đến là xóa bỏ chế độ xã hội XHCN, xóa bỏ vai trò lãnh đạo duy nhất của Đảng đối với nhà nước; đặc biệt là xóa bỏ nhiều quy định pháp luật. Ngoài ra, người ta còn không chấp nhận nhiều quy định trong Luật báo chí, Nghị định quản lý internet…”
Nói thế rồi ông Cao Đức Thái lên tiếng dạy khôn báo chí:”Để nâng cao tính hiệu quả trong cuộc đấu tranh phòng, chống DBHB, báo chí nói chung, người cầm bút nói riêng cần “vượt qua chính mình”, nhận thức đúng mục tiêu của cách mạng, phân tích đúng bản chất của những hiện tượng thoái hóa của xã hội và luôn khẳng định đó không thuộc về mục tiêu của Đảng, bản chất của xã hội.
Báo chí không được né tránh những vấn đề mà người dân đang bức xúc. Báo chí phải như người bạn sẵn sàng “chia sẻ” với suy nghĩ, hoàn cảnh của người dân, dám đương đầu với thực tế. Tất nhiên báo chí không tô hồng, càng không được bôi đen thực tế. Báo chí không nên “câu view”, “câu like” bằng những vụ án, sự kiện vụn vặt, giật gân của “người nổi tiếng”, bằng hình ảnh “nóng” của “hot girl”… nhưng cần có cách thể hiện hấp dẫn người đọc bằng hình thức mới mẻ và nội dung sâu sắc, tránh lý luận chay. Đặc biệt, nội dung các bài viết cần kết hợp những vấn đề chính trị với xử lý những sự kiện “cập nhật” “ nóng”. Hiện nay đang nổi lên 3 vấn đề lớn được xã hội quan tâm: a) Đó là bảo vệ chủ quyền biển đảo; b)-Đó là chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức theo Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khóa XI); c) Đó là bảo vệ Cương lĩnh Đại hội XI đồng thời phát triển dân chủ, trong đó có hoàn thiện thể chế, cơ chế, nâng cao vai trò tham gia quản lý Nhà nước và xã hội của người dân, các tổ chức xã hội, các cơ quan quyền lực các cấp.”
Phat biểu điển hình tiếp theo là của PGS, TS Trương Ngọc Nam, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
Ông nói: “ Thông tin xấu độc là những thông tin bịa đặt, sai sự thật, bóp méo sự thật, xuyên tạc sự thật, hoặc có một phần sự thật nhưng được đưa tin với dụng ý xấu, phân tích và định hướng dư luận bằng những luận điệu phản động, sai trái. Thông tin do các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị tạo nội dung và truyền bá nhằm mục tiêu chống phá sự nghiệp cách mạng nước ta.”
Cuộc tọa đàm diễn ra trước thềm Đại hội đàng XII cho thấy đảng CSVN nói chung và Ban Tuyên giáo của đảng nói riêng cũng như Tổng Cục Chính trị quân đội đang lo xoắn vó lên về những tin sai, tin đúng lẫn lộn đang lan rộng ở Việt Nam trong khi các Ban, ngành đảng tổ chức đại hội địa phương và trung ương để chọn người tham dự Đại hội Trung ương.
Hiện tượng “chạy vào Trung ương” đã được Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cảnh giác đề phòng, nhưng liệu có ngăn được các phe nhóm lợi ích cài người vào thao túng Đại hội hay không ?
Và liệu các “thế lực thù địch” và “diễn biến hòa bình” có xơ múi gì trong việc chọn người cho khóa đảng XII hay chỉ bị sử dụng như một chiêu bài cho các phe cánh tranh dành nhau ? -/-
Phạm Trần
(08/015)
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Nụ Cười Tươi
Tấn Đạt
21:47 06/08/2015
Ảnh của Tấn Đạt
Nụ cười chỉ nở trên môi
trong khoảnh khắc phù du,
nhưng ký ức về nó đôi khi
tồn tại cả một đời.
(kd)
VietCatholic TV
Thế Giới Nhìn Từ Vatican 30/7 – 5/08/2015: Cho kẻ đói ăn
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
03:51 06/08/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Hôm 31 tháng 7 nhân lễ kính thánh Inhaxiô Lôyôla, đấng sáng lập Dòng Tên, Đức Thánh Cha Phanxicô đã ban ơn toàn xá cho những ai hành hương dọc theo Camino Ignaciano, tức là con đường thánh Inhaxiô đã đi từ Lôyôla đến sống ẩn dật tại làng Manresa. Lộ trình hành hương này đã được hình thành từ năm 2012.
Cha Thánh Inhaxiô Lôyôla, hay còn được gọi là thánh I-Nhã sinh năm 1491 trong một gia đình thế giá ở lâu đài Loyola xứ Basque, miền bắc Tây Ban Nha.
Cho đến năm 30 tuổi, ngài là một hiệp sĩ ít học, ngang tàng và phóng túng, nhưng luôn luôn trung thành và quảng đại với vương triều. Năm 1521, bị thương tại Pamplona, ngài phải nằm dưỡng bệnh hơn nửa năm trời ở gia đình, và trong thời gian này, nhờ đọc sách và suy tư, ngài quyết tâm noi gương các thánh đi phục vụ Đức Kitô là vị Vua muôn đời.
Khi đã bình phục năm 1522, ngài đến làng Manresa ở đông bắc Tây Ban Nha, sống cô tịch để cầu nguyện gần một năm trong một hang đá. Nơi đây, ngài trải qua nhiều kinh nghiệm thiêng liêng sâu đậm, được truyền lại cho hậu thế trong tập sách Linh Thao.
2. Tình báo Ý bác bỏ những lo ngại về khủng bố tại Rôma trong Năm Thánh Từ Bi
Thị trưởng Ignazio Marino của Rôma nói rằng các nhóm Hồi giáo đang thực hiện các kế hoạch cụ thể nhằm gây rối tại thành phố này trong Năm Thánh Từ Bi bắt đầu từ ngày 8 tháng 12 khi Đức Thánh Cha Phanxicô chủ sự lễ mở cửa Năm Thánh tại đền thờ thánh Phêrô.
Tuy nhiên các cơ quan tình báo Ý nhanh chóng phản bác lại những lo lắng này.
Thị trưởng Marino nói với tờ Corriere della Sera hôm 30 tháng 7 là các nguồn tin tình báo Mỹ đã nêu lên “những nguy cơ cụ thể của các hành động khủng bố” trong Năm Thánh sắp tới. Ông nói rằng ông cần sự giúp đỡ thêm để bảo vệ thành phố, bởi vì “Tôi không thể bảo vệ thủ đô khỏi nạn khủng bố chỉ với lực lượng cảnh sát địa phương.”
Cơ quan tình báo Ý, tuy nhiên, đã xem nhẹ các mối đe dọa. “Không có dấu hiệu cụ thể của các cuộc tấn công được chuẩn bị cho Năm Thánh”, một nguồn tin nói với hãng tin ANSA.
3. Tòa thánh kêu gọi giới lãnh đạo chính trị kinh tế, khoa học và tôn giáo góp phần thăng tiến cho các nước nhỏ phát triển
Tòa Thánh kêu gọi các giới lãnh đạo chính trị, kinh tế và tôn giáo quốc gia và quốc tế góp phần thăng tiến hoà bình và an ninh cho các nước nhỏ đang phát triển.
Đức Tổng Giám Mục Bernarrdito Auza, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc, đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trong diễn văn đọc trước phiên họp của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc về đề tài “Hoà bình và an ninh cho các nước nhỏ đang phát triển”. ĐC Auza khẳng định rằng một trong các đe dọa đối với các nước này là sự kiện khí hậu thay đổi, khiến mực nước biển dâng cao, tạo ra các trận bão nhiệt đới và ngoài nhiệt đới, nhiệt độ không khí và biển gia tăng và thay đổi các kiểu mưa. Đây không phải chỉ là vấn đề môi sinh mà cũng liên quan tới sự phát triển nữa. Nó là một đe dọa sự sống. Các thay đổi khí hậu sẽ gây ra các hệ lụy tiêu cực trên đất đai và nguồn tài nguyên vốn đã nghèo của các nước này. Vì vậy điều cấp thiết nhất là lám sao ngăn chặn khí hậu thay đổi. Để đối phó với mọi hậu quả của nó cần phải huy động mọi lực lượng chính trị, kinh tế, khoa học, và truyền thống tôn giáo.
Thay đổi khí hậu liên quan tới sự phát triển con người, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định. Ngài đề nghị môi sinh toàn vẹn như mô thức phối hợp hài hòa các tương quan đa chiều kích, bởi vì chúng ta đang phải đương đầu với một cuộc khủng hoảng vừa môi sinh vừa xã hội. Nếu chúng ta đánh mất đi ý thức chúng ta với môi sinh là một, thì thái độ của chúng ta sẽ là thái độ của những chủ nhân, người tiêu thụ và khai thác không có khả năng đưa ra các hạn chế cho các nhu cầu của mình. Săn sóc môi sinh là một thái độ xã hội. Tất cả mọi người đều có bổn phận đóng góp cho việc tìm ra một giải pháp toàn vẹn.
Vị đại diện Tòa Thánh đưa ra ba đề nghị. Thứ nhất, đạt một thỏa hiệp trong hội nghị thượng đỉnh về khí hậu tại Paris vào tháng 12 năm nay để chiến đấu với nạn khí hậu thay đổi. Hàng lãnh đạo thế giới phải can đảm có tâm trí nhìn xa thấy rộng chứ không thiển cận nhắm tới các lợi nhuận nhất thời đang thống trị các đường lối chính trị và kinh tế thế giới. Thứ hai, bỏ ra các nguồn tài chánh đầy đủ để ngăn chặn nạn khí hậu thay dổi. Thứ ba, gia tăng khả thể có được loại năng lượng có thể canh tân.
Hàng tỷ người trên thế giới cần năng lượng để ra khòi nghèo túng. Hàng tỷ người, đặc biệt là phụ nữ và trẻ gái, đau khổ vì phải nấu nướng vời dầu hỏa. Đa số sống trong các vùng không được nối liền với hệ thống cung cấp năng lượng có thể canh tân. Các nước giầu phải trợ giúp các nước kém mở mang có được các kỹ thuật và nguồn tài chánh để sản xuất năng lưọng ít làm ô nhiễm môi sinh.
4. 666 tới 700 người tình nguyện bán linh hồn cho Satan tại Detroit
Jex Blackmore, phát ngôn viên quốc gia của nhóm thờ Satan mang tên Satanic Temple tuyên bố với báo chí là có từ 666 tới 700 đã tình nguyện bán linh hồn cho Satan trong một biến cố được cô ta mô tả là lớn nhất trong lịch sử.
Hôm 25 tháng 7, một hàng dài người đã xếp hàng trước tòa nhà Lauhoff Corporation ở số 241 Chene St, Detroit, nơi chuyên bán các máy chế biến thực phẩm để tham dự buổi ra mắt một tượng Satan hình người đầu thú nặng gần một tấn và cao 2.75m.
Phát ngôn viên cảnh sát Detroit, viện dẫn quyền tự do phát biểu ý kiến, đã cô lập một nhóm những người chống đối biến cố này sang bên kia đường để ngăn chặn những xô xát có thể xảy ra.
Một ngày sau biến cố này, Jex Blackmore nói trong chương trình truyền hình 7ABC là những người tham dự biến cố này phải mua vé trước với giá vé là 25 Mỹ kim một người. Sau khi vào trong tòa nhà, mỗi người được yêu cầu phải ký một giao kèo bán linh hồn cho quỷ Satan.
Khi được hỏi có người nào từ chối không ký một giao kèo như thế không, Jex Blackmore nói: “Không, không một người nào rút lui”.
Cô ta cho biết thêm những người tham dự được yêu cầu cùng hát một bài ngợi ca, chúc tụng Satan trước khi bức màn che tượng Satan được vén lên.
Jex Blackmore tuyên bố rằng mình đã từng là tín hữu Tin Lành và nhắn với các Kitô hữu rằng “Đừng phí thời giờ cầu nguyện cho chúng tôi”.
Diễn biến này đang gây âu lo cho nhiều người.
5. Hội Thánh Tin Lành tại Ðức xin lỗi về việc đã phá hủy tranh ảnh tôn giáo trong thời Cải Cách.
Trong một cuộc gặp gỡ tại Hamburg giữa hai phái đoàn của Toà Thượng phụ Constantinople và Hội Thánh Tin Lành Ðức (EKD), Giám mục Tin Lành Petra Bosse-Huber đã đưa ra lời xin lỗi về phong trào đốt phá tranh ảnh thánh do Tin Lành đề xướng vào thế kỷ 16.
"Hội Thánh Tin Lành lên án việc phá hủy tranh ảnh tôn giáo. Các tranh ảnh thánh này từ lâu đã trở thành một cách diễn tả lòng sùng đạo của Tin Lành". Trong nửa đầu thế kỷ 16, một số lớn tượng ảnh, các bức trạm, kính màu, bức họa và biểu tượng về Ðức Mẹ và các Thánh, và cả các di vật cùng các đồ vật có liên quan đến các phép lạ hay mang ý nghĩa siêu nhiên, đã bị phá hủy một cách có hệ thống hay bị đưa ra khỏi các nhà thờ, nhà nguyện Công Giáo, đặc biệt tại Thụy Sĩ, Hà Lan, tại miền nam nước Ðức và tại Anh.
Vào năm 1531, tại thành phố Ulm, miền nam nước Ðức, những người theo Tin Lành Cải Cách, đề ra phong trào Gotzentag – chống thờ ngẫu tượng - đã lấy đi các bàn thờ và hai đàn đại phong cầm khỏi nhà thờ chính tòa. Tại Genève cũng vậy, Jean Calvin khởi xướng những vụ phá hủy một số lớn các tác phẩm Kitô giáo trong đó có những công trình quý giá nhất của thành phố.
Tại Pháp, các vụ phá hủy này cũng đã diễn ra, chủ yếu trong cuộc chiến tranh tôn giáo lần thứ nhất vào năm 1562. Nhiều nhà thờ bị phá hủy hoàn toàn và nhiều đền đài đồ sộ bị hư hỏng trầm trọng, như trường hợp các Vương cung thánh đường Thánh Martin thành Tours, Thánh Maria Mađalêna ở Vézelay, nhà thờ chính tòa Thánh Phêrô ở Angoulème, nhà thờ chính tòa Thánh Giá ở Orléans hay tu viện Jumièges...
Phát biểu của Giám mục Petra Bosse-Huber tại cuôc gặp gỡ ở Hamburg để bàn về "tranh thánh" theo quan điểm Chính Thống giáo và Tin Lành, phản ảnh một sự thay đổi sâu xa trong quan điểm biểu tượng thờ phượng và thẩm mỹ.
Vào thời điểm người Tin Lành đang chuẩn bị cử hành kỷ niệm 500 năm cuộc Cải Cách vào năm 2017, tuyên bố này lại càng có ý nghĩa.
6. Đức Thánh Cha tiếp kiến thêm một ngày thứ Bẩy trong Năm Lòng Thương Xót
Trong Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa, Đức Thánh Cha sẽ tiếp kiến tín hữu và du khách hành hương các ngày thứ tư trong tuần và thêm một lần ngày thứ Bẩy mỗi tháng để đáp ứng nhiều đơn xin của tín hữu.
Đức Tổng Giám Mục Georg Gaeswein, Trưỏng ban nghi lễ Tòa Thánh, đã cho biết như trên trong buổi phỏng vấn dành cho chương trình Đức ngữ đài Vatican hôm mùng 1 tháng 8 vừa qua. Buổi tiếp kiến ngày thứ Bẩy đầu tiên sẽ là ngày 30 tháng Giêng năm 2016. ĐC Gaeswein cũng cho biết ngày 28 tháng 8 tới đây là buổi tiếp kiến chung thứ 100 của Đức Thánh Cha. Kể từ khi ngài làm Giáo Hoàng đến nay đã có 15 triệu tín hữu và du khách hành hương tham dự các buổi tiếp kiến chung, tiếp kiến đặc biệt và đọc Kinh Truyền Tin với Đức Thánh Cha. Chiều thứ Ba 4-8 Đức Thánh Cha tiếp kiến hàng ngàn trẻ em nam nữ giúp lễ Đức. Thứ Tư 5-8 Đức Thánh Cha bắt đầu trở lại các buổi tiếp kiến chung hằng tuần. Và thứ Sáu 7-8 Đức Thánh Cha tiếp kiến các thành viên Phong trào giới trẻ Thánh Thể.
7. Các Đại học Công Giáo phải đào tạo các người mạnh mẽ của Thiên Chúa
Đức Thánh Cha bầy tỏ ước mong các đại học Công Giáo đào tạo những người bạn mạnh mẽ của Thiên Chúa rất cần thiết cho thời đại khó khăn ngày nay.
Đức Thánh Cha đã bầy tỏ ước muốn trên đây trong sứ điệp, do Đức Hồng Y Petro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh ký ngày mùng 1 tháng 8, gửi đại hội liên đại học triệu tập tại Avila trong những ngày này nhân kỷ niệm 500 năm thánh nữ Têrexa thành Avila sinh ra. Tham dự đại hội về đề tài “Thánh nữ Têrêxa thành Avila, bậc thầy của đời sống”có 450 người đến từ 26 nước trên thế giới. Hiện diện trong đại hội cũng có ông Jorge Fernandez Diaz, Bộ trưởng nội vụ Tây Ban Nha.
Sứ điệp đã được Đức Cha Jesús García Burillo, Giám Mục Avila, đọc trong buổi khai mạc đại hội. Trong sứ điệp Đức Thánh Cha cầu chúc việc tái khám phá ra gương mặt thánh thiện và giáo huấn phong phú của nữ Tiến Sĩ Giáo Hội, dẫn đưa mọi người tới chỗ gặp gỡ Chúa Giêsu nhân lành. Ngài cũng khích lệ mọi người tái khám phá nơi việc chiêm niệm và suy gẫm của thánh nữ, bậc thầy của đời cầu nguyện, suối nguồn của khoa học đích thực và các giá trị làm nảy sinh ra sự sống. Gương sống và các giáo huấn của thánh nữ thời sự hơn bao giờ hết
8. Đức Hồng Y O'Malley kêu gọi tôn trọng phẩm giá con người
Đức Hồng Y Sean O’Malley Tổng Giám Mục Boston, Chủ tịch Uỷ ban bảo vệ sự sống của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, kêu gọi tôn trọng phẩm giá con người.
Đức Hồng Y đã đưa ra lời kêu gọi trên đây sau khi một video phổ biến cách thức các nhân viên của một hiệp hội quốc gia lấy và bán các cơ phận của các thai nhi bị phá trong một hệ thống gồm nhiều nhà thương phá thai tại Mỹ.
Trong thông cáo Đức Hồng Y đã trích lời Đức Thánh Cha Phanxicô: “Phá thai là sản phẩm của một tâm thức lợi nhuận, của một nền văn hóa xài rồi vất bỏ, mà hiện nay đã nô lệ hóa tâm trí của biết bao nhiêu người”. Các trường hợp báo chí đề cập đến trong các ngày qua phải lôi kéo sự chú ý của chúng ta tới hai vấn đề liên lụy tới các cơ cấu xã hội: Thứ nhất là việc phá thai, một trực tiếp tấn kích sự sống con người trong điều kiện đễ bị tổn thương nhất của nó. Đề tài thứ hai đã trở thành mô thức đó là việc lấy các tế bào và các cơ phận của thai nhi qua việc phá thai. Cả hai việc thực hành này đều chối bỏ việc tôn trọng nhân loại và phẩm giá của sự sống con người. Đức Hồng Y cầu mong các sự kiện này được thảo luận công khai.
Sau cùng Đức Hồng Y nhắc cho mọi người biết tất cả những ai bị chấn thương tâm thần vì đã phá thai có thể tìm thấy sự tiếp đón, cảm thương và trợ giúp nhờ “Dự án Rakhel” cùa Giáo Hội Công Giáo. Hiệp hội này đã được thành lập năm 1984 trong giáo phận Milwaukee và qua dòng thời gian đã trở thành cơ quan tông đồ của các Giám Mục Mỹ, hiện diện trong hơn 100 gíao phận và tại nhiều nước , nhằm trợ giúp chữa lành tinh thần cho các phụ nữ sau thời gian phá thai. Tên của Hiệp hội bắt nguồn từ Thánh Kinh: “Rakhel than khóc con mình và từ chối được an ủi vì các con của bà không còn nữa” (Gr 31,15-17)
9. Các Giáo Hội KItô phát động chiến dịch trợ giúp dân nghèo Hy Lạp
Trong những ngày này các Giáo Hội Kitô đang mạnh mẽ phát động chiến dịch trợ giúp người nghèo bên Hy Lạp, đặc biệt các gia đình đông con, gia đình chỉ có cha hay mẹ với con cái tàn tật, và người thất nghiệp đã lâu.
Ngày 29 tháng 7 vùa qua ông Lauprêtre Julien, chủ tịch tổ chức bác ái Pháp, kêu gọi tình liên đới của kitô hữu Pháp đối với các anh chị em Hy Lạp, vì tại Hy Lạp trẻ em và các gia đình đang gặp nạn đói.
Giáo Hội chính thống Hy Lạp đang cố gắng hết sức để làm nhẹ bớt gánh nặng khổ đau cuả dân chúng. Trong thủ đô Athènes các giáo xứ đang phân phát hàng ngàn bữa ăn miễn phí cho dân chúng. Từ năm ngoái tới nay dã có nửa triệu người được trợ giúp, 280 địa điểm phát thực phẩm đã được bố trí để trợ giúp người nghèo, và đã có 75.000 người tìm đến mua thực phẩm tại các “quán xã hội”.
Giáo Hội chính thống đã bỏ ra 121 triệu Euros cho các sinh hoạt này. Trong các tuần qua các toà thị sảnh địa phương cũng dấn thân trong công tác cứu trợ, qua việc trợ giúp thực phẩm, thuốc men và quần áo. Rất nhiều tổ chức bác ái và thiện nguyện viên, tuy cũng là nạn nhân của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chánh, nhưng cũng hy sinh trợ giúp những gia đình không có điện nước. Các hãng xưởng địa phương cũng giúp một tay trong công tác cứu trợ. Chẳng hạn hệ thống quán bán bánh “Venetis” đã phân phát mỗi ngày hơn 100.000 bánh mì tròn lớn tại 80 tiệm của mỉnh, tức 1/3 số bánh sản xuất mỗi ngày.
Cả trong các khu phố khá giả của thủ đô Athènes dân chúng cũng xuống đường để tìm thực phẩm. Chẳng hạn ông Pedikas, họa sĩ thất nghiệp, cứ chờ khi nào giá thực phẩm giảm phân nửa mới đi chợ. Khi không thể mua thì ông đi lượm rau trái hàng quán vứt bỏ về ăn.
Giáo Hội Chính Thống sẵn sàng bỏ tài sản của mình để trợ giúp dân chúng và đương đầu với các nợ nần của chính quyền. Hiện nay tại Hy lạp số người thất nghiệp cao nhất Âu châu 24,8%, tiếp đến là Tây Ban Nha 22,6% rồi tới Bồ Đào Nha 13,1%.
10. Mọi người đếu có bổn phận nuôi kẻ đói ăn
Tất cả mọi người đều có bổn phận cho kẻ đói ăn, và có thể góp phần làm giảm bớt nạn nghèo đói trong môi trường sống của mình.
Đức Hồng Y Norberto Rivera Carrera, Tổng Giám Mục thành phố Mêhicô, đã khẳng định như trên trong thánh lễ kỷ niệm 20 năm cai quản giáo phận ngày 28 tháng 7 vừa qua. Giảng trong thánh lễ tạ ơn Đức Hồng Y đã duyệt qua một vài vấn đề dựa trên bản phân tích tình hình đất nưóc, trong đó có nạn nghèo túng gia tăng và nạn phung phí thực phẩm. Đức Hồng Y nói: thật đáng buồn, khi thấy số người nghèo gia tăng trong nước. nhưng thật là điều gây gương mù gương xấu, vì trong thủ đô của chúng ta có hàng ngàn tấn thực phẩm bị phung phí, trong khi đó có biết bao nhiêu người tiếp tục phải đói trên đường phố, và không có ai phân phát cho họ sự phong phú mà Thiên Chúa dành để cho tất cả mọi người, chứ không phải chỉ cho một ít người mà thôi.
Theo ước tính của tổ chức Coneval tại Mêhicô gần 80% các trẻ em và người trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi sống thiếu thốn, trong khi có khoảng 50% tức 20 triệu phải sống trong nghèo túng. Điều kiện vệ sinh cũng rất là tồi tệ. Thiên Chúa tiếp tục chúc lành cho chúng ta với nhiều nguồn nước dư dật, nhưng chúng ta phung phí nó với các hệ thống dẫn nước cũ rích, không có chương trình ngăn ngừa, che chở các nguồn nước, lại còn khiến cho nó bị ô nhiễm và phung phí nước.
Để cải tiến tình trạng sống, không ai được phép cảm thấy mình được miễn bổn phận nuôi kẻ đói ăn, cả khi chỉ có một người đang chết đói, chúng ta không có quyền quay lưng như thể chuyện đó không liên hệ gì tới mình. Tất cả mọi người đều có thể góp phần sửa chữa lại tình trạng này. Chúng ta không được rơi vào cám dỗ cho rằng việc phân chia tài nguyên và các nhu yếu phẩm chỉ là bổn phận của Liên Hiệp Quốc, của các chính quyền và các cơ quan. Tất cả mọi người đều có trách nhiệm, cả thường dân nữa, cũng có bổn phận góp phần trợ giúp nuôi người đói khát trên thế giới. Và không phải chi nuôi với cơm bánh, mà cả với nền giáo dục, việc săn sóc sức khỏe, tôn trọng tất cả mọi quyền lợi và các nhu cầu nền tảng của con người nữa.
Đức Hồng Y không quên cám ơn sự cộng tác của mọi thành phần giáo phận đã trợ giúp ngài cai quản tổng giáo phận trong 20 năm qua. Ngài cũng xin lỗi tất cả những ai đã bị xúc phạm hay thất vọng vì sự bất lực hay thiếu chú ý của ngài đối với họ.
11. Đức Thánh Cha khích lệ giới trẻ đừng sợ hãi lập gia đình
Đức Thánh Cha Phanxicô khích lệ người trẻ toàn thế giới đừng sợ hãi lập gia đình, vì vớí ơn thánh Chúa ban họ sẽ kết hiệp với Chúa và với nhau.
Đức Thánh Cha đã đưa ra lời kêu gọi trên đây trên địa chỉ Twitter của ngài hôm 28-7 vừa qua. Đức Tổng Giám Mục Vincenzo Paglia, Chủ tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Gia Đình, cho biết có 22 triệu người trên toàn thế giới theo dõi Twitter của Đức Thánh Cha mỗi ngày. Rất tiếc là ngày nay người trẻ sợ hãi lập gia đình, không phải vì họ xấu hơn người trẻ trước kia, nhưng có một nền văn hóa đẩy đưa họ tới sự sợ hãi, nhất là đối với các lựa chọn vĩnh viễn trong cuộc đời. Trong Thánh Kinh người ta tìm thấy lời khuyên “Đừng sợ hãi” 365 lần. Nó phải là điệp khúc cần được vang lên trong tâm trí ngưòi trẻ mỗi ngày, bởi vì nếu chúng ta kết hiệp với Chúa Giêsu, thì hôn nhân, thì sự kết hiệp luôn mãi sẽ có được sự ổn định, mà xã hội qúa lỏng lẻo ngày nay ngăn cản.
Đức Tổng Giám Mục Paglia ca ngợi Đức Thánh Cha Phanxicô đã ra khỏi các lược đồ trang trọng, lựa chọn các phương tiện truyền thông của người trẻ để thông truyền tư tưởng và các lời khích lệ có thể đánh động con tim người trẻ. Giáo Hội có một kho tàng tinh thần nhân bản vô cùng phong phú cần được chia sẻ, thông truyền bằng mọi cách.
Trong bầu khí xã hội hiện nay cần tái đề nghị hôn nhân và gia đình, không phải chỉ như là lựa chọn cho riêng mình, nhưng như kiểu giúp thay đổi thế giới. Hôn nhân không phải là một lựa chọn khép kín trong vòng tròn yêu thương của riêng mình, nhưng là một lựa chọn cho xã hội, cho thế giới
12. Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu hãy vượt quá các nhu cầu vật chất và làm no thỏa cái đói sự sống vĩnh cửu
Ngoài cái đói của thân xác, con người còn mang trong mình một cái đói khác quan trọng hơn, không thể được no nê với thực phẩm thường tình. Đó là cái đói sự sống, cái đói sự vĩnh cửu, mà chỉ có Chúa Giêsu mới có thể thỏa mãn được mà thôi, vì Ngài là bánh sự sống.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã khẳng định như trên với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tham dự buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 02 tháng 8. Ngài nói trong bài huấn dụ: Trong ngày Chúa Nhật hôm nay tiếp tục bài đọc chương 6 Phúc Âm thánh Gioan. Sau việc nhân bánh ra nhiều dân chúng tìm Chúa Giêsu và sau cùng họ tìm thấy Người gần Capharnaum. Người hiểu rõ mục đích của sự hăng hái theo Người và vén mở nó một cách rõ ràng: “Các ngươi tìm tôi không phải vì các ngươi đã trông thấy các dấu lạ, nhưng vì đã ăn bánh và đuợc no nê” (Ga 6,26). Thật ra, những người ấy theo Chúa Giêsu vì bánh vật chất, mà hôm trước đã làm dịu cái đói của họ, khi Chúa Giêsu đã hóa bánh ra nhiều. Họ đã không hiểu rằng bánh đó bẻ ra cho biết bao người, cho nhiều người, diễn tả tình yêu của chính Chúa Giêsu.
Đức Thánh Cha giải thích thái độ của dân chúng như sau:
Họ đã ban cho bánh đó nhiều giá trị hơn là người cho bánh. Trước sự mù lòa tinh thần này Chúa Giêsu muốn làm rõ sự cần thiết đi xa hơn việc thỏa mãn lập tức các nhu cầu vật chất, và khám phá ra, nhận biết Đấng ban ơn, chính Thiên Chúa là ơn và là Đấng ban ơn. Và như thế từ bánh đó, từ cử chỉ đó, dân chúng có thể tìm thấy Đấng ban cho bánh ấy chính là Thiên Chúa. Người mời gọi rộng mở cho một viễn tượng không chỉ là viễn tượng của các lo lắng thường ngày cho ăn, mặc, thành công, chức tước. Chúa Giêsu nói tới một lương thực khác, một thứ lương thực không thể hư nát; và tìm kiếm và tiếp nhận nó là điều tốt. Ngài khích lệ: “Hãy ra công làm việc, không phải vì những thứ lương thực chóng qua, nhưng vì lương thực tồn tại cho cuộc sống vĩnh cửu mà Con Người sẽ ban cho” (c.27). Nghĩa là kiếm tìm ơn cứu rỗi, gặp gỡ với Thiên Chúa.
13. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong Tháng Tám
- Ý chung: Cầu cho những người đang hoạt động trong lãnh vực thiện nguyện biết luôn quảng đại phục vụ người nghèo.
- Ý truyền giáo: Cầu cho chúng ta biết ra khỏi chính mình để quan tâm đến tha nhân với biết bao người bị gạt ra bên lề cuộc sống và xã hội.
14. Một Giám Mục Anh lo ngại quyền được chết sẽ nhanh chóng trở thành nhiệm vụ phải chết
Một giám mục Anh đã kêu gọi các tín hữu hãy có một vai trò tích cực hơn trong việc phản đối một dự luật cho phép trợ tử.
Phát biểu với những người hành hương đến Pháp để cầu nguyện tại đền thờ Đức Mẹ Lộ Đức, Đức Giám Mục Mark Davis của Shrewsbury nói rằng dự luật này là “bước đầu tiên trên con đường dẫn tới cái chết êm dịu.” Ngài nói thêm rằng dự luật không bao gồm những biện pháp bảo vệ thích đáng chống lại những lạm dụng. Ngài nói: “Chúng tôi có lý do để lo ngại rằng quyền được chết sẽ nhanh chóng trở thành nhiệm vụ phải chết”.
Đức Cha Davies khuyến khích các khách hành hương hãy liên hệ với đại diện của họ trong Quốc hội và yêu cầu họ phải phản đối dự luật này. Đề cập đến những hy vọng mà rất nhiều người bệnh đã được tìm thấy tại các đền thờ Lộ Đức, ngài nói rằng nó là “thực là khó tin một đạo luật tuyệt vọng liên quan đến nhiều người như thế lại được vội vã thông qua ở Quốc hội.” Ngài khuyến khích các tín hữu phản đối dự luật mờ ám này.
15. Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Ðau Khổ cứu trợ 13 ngàn gia đình tỵ nạn Iraq.
Cho tới cuối tháng 6 năm 2015 Hiệp hội Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ đã trợ giúp 13,000 gia đình kitô tỵ nạn trong vùng Kurdistan.
Kể từ khi nhà nước hồi mở các cuộc tấn công đánh chiếm các thành phố bên Iraq và bách hại các kitô hữu hồi tháng 6 năm 2014 tổ chức bác ái này đã trợ giúp Giáo Hội Iraq 7.3 triệu Euros để cứu trợ các nạn nhân. Trong tổng giáo phận canđê Erbil, nơi có đa số các kitô hữu chạy đến ẩn trú, tổ chức Trợ Giúp các Giáo Hội Ðau Khổ đã đóng góp hơn 60% các trợ giúp quốc tế. Ðức Cha Bashar Matti Warda, Tổng Giám Mục Canđê Erbil, cho biết sự trợ giúp của tổ chức đã nâng đỡ cuộc sống của cộng đoàn rất nhiều. Chúng tôi rất biết ơn các ân nhân và những người gần gũi các gia nói trên trong thời điểm thê thảm này. Các phẩm vật cứu trợ đã được các bạn trẻ thiện nguyện từ 15 tới 18 tuổi phân phát cho dân chúng. Mỗi gia đình nhận được gói phẩm vật đủ cho một tháng gồm gạo, đường, dầu, đậu, thịt, phó mát và nước.
Tổ chức Trợ Giúp các Giáo Hội Ðau Khổ tiếp tục quyên góp để tiếp tục cứu trợ người tỵ nạn Iraq. Tổ chức đã do Linh Mục Werrenfried van Straaten thành lập năm 1945 để cứu trợ các nạn nhân Ðệ Nhị Thế Chiến và các Giáo Hội nghèo trên thế giới. Năm 2014 tổ chức đã quên góp được 105 triệu Euros tại 21 quốc gia có trụ sở của tổ chức và đã tài trợ 5,614 dự án tại 145 quốc gia.
16. Đói khát sự sống đời đời
Kính thưa quý vị và anh chị em,
Với các lời này Chúa Giêsu muốn chúng ta hiểu rằng, ngoài cái đói của thân xác, con người còn mang trong mình một cái đói khác - tất cả chúng ta đều có cái đói này - một cái đói quan trọng hơn, không thể được làm no nê với thực phẩm thường tình. Đó là cái đói sự sống, cái đói sự vĩnh cửu, mà chỉ có Chúa Giêsu mới có thể thỏa mãn được mà thôi, vì Ngài là bánh sự sống (c. 35). Chúa Giêsu không loại bỏ sự lo lắng và kiếm tìm lương thực hàng ngày, không, Ngài không loại bỏ sự lo lắng cho tất cả những gì có thế khiến cho cuộc sống con người tiến bộ hơn. Đức Thánh Cha quảng diễn tư tưởng này như sau:
Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta biết rằng ý nghĩa đích thật cuộc sống của chúng ta trên trần gian này là ở tận cùng, trong sự vĩnh cửu, trong sự gặp gỡ với Ngài, là ơn và là Đấng ban ơn; và Ngài cũng nhắc cho chúng ta nhớ rằng lịch sử con người, với các khổ đau và niềm vui của nó, phải được sống trong một chân trời của sự vĩnh cửu, nghĩa là trong chân trời của cuộc gặp gỡ vĩnh viễn với Ngài. Và cuộc gặp gỡ này soi sáng tất cả mọi ngày sống của cuộc đời chúng ta. Nếu chúng ta nghĩ tới cuộc gặp gỡ này, nghĩ tới ơn lớn lao này, nghĩ tới các ơn bé nhỏ của cuộc sống, cả các khổ đau, các lo lắng sẽ được soi sáng bởi niềm hy vọng của cuộc gặp gỡ đó. “Ta là bánh sư sống, ai đến với Ta sẽ không còn đói nữa, và ai tin vào Ta sẽ không bao giờ khát nữa” (c.35). Và diều này quy chiếu về Thánh Thể là ơn lơn nhất no thoả linh hồn và thân xác. Gặp gỡ và tiếp đón trong chúng ta Chúa Giêsu, “bánh sự sống”, trao ban ý nghĩa và niềm hy vọng cho con đường thường cong queo của cuộc sống. Nhưng “bánh sự sống “ này được ban cho chúng ta như là một nhiệm vụ, nghĩa là để tới lượt mình chúng ta làm no thoả cái khát tinh thần và vật chất của các anh chị em khác, bằng cách loan báo Tin Mừng khắp nơi. Với chứng tá của thái độ sống huynh đệ và liên đới đối với tha nhân, chúng ta khiến cho Chúa Kitô và tình yêu của Ngài hiện diện giữa loài người.
Xin Đức Trinh Nữ Thánh nâng đỡ chúng ta trong việc kiếm tìm và bước theo Con Mẹ là Chúa Giêsu, “bánh thật”, bánh hằng sống không hư nát và kéo dài cho cuộc sống vĩnh cửu.
17. Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu đến với bí tích Hòa Giải
Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào nhiều nhóm tín hữu, đặc biệt nhóm hành hương đi ngựa từ Firenze của huynh đoàn “Parte Guelfa”. Ngài nhắc tới ơn “Tha thứ Asissi”, tức ơn toàn “xá Porziuncula” mà thánh Phanxicô đã xin được cho các tín hữu thời ngài và truyền lại cho đến nay. Đức Thánh Cha nói: Nó là một lời nhắc nhở mạnh mẽ tới gần Chúa trong Bí tích của Lòng Thương Xót và rước Mình Thánh Chúa. Có người sợ hãi đến gần toà Giải Tội, và quên rằng ở đó người ta không gặp gỡ một vị thẩm phán nghiêm khắc, nhưng gặp gỡ Người Cha vô cùng thương xót. Đúng là khi chúng ta đi xưng tội, chúng ta cảm thấy hơi xấu hổ. Điều này xảy ra cho tất cả mọi người, nhưng chúng ta phải nhớ rằng cả sự xấu hổ đó cũng là một ơn chuẩn bị cho chúng ta vào vòng tay ôm của Thiên Chúa Cha, là Đấng luôn luôn tha thứ và tha thứ tất cả.
18. Caritas Italia ước lượng hơn 100 triệu Kitô hữu phải đối mặt với bách hại tại Trung Đông
Hôm 30 tháng 7, Caritas Italiana, cơ quan cứu trợ và phát triển thuộc Hội Đồng Giám Mục Ý, đã công bố một báo cáo về tình trạng bách hại các Kitô hữu tại Trung Đông.
Báo cáo ước tính có “hơn 100 triệu Kitô hữu là nạn nhân của sự phân biệt đối xử, đàn áp và bạo lực bởi các chế độ độc tài toàn trị hoặc bởi tín đồ các tôn giáo khác.”
Theo báo cáo, 4.344 Kitô hữu bị giết chết “vì những lý do liên quan chặt chẽ với đức tin của họ” giữa tháng 11 năm 2013 và tháng Mười năm 2014. Trong cùng thời gian này, 1.062 nhà thờ bị tấn công.