Ngày 31-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Đi trên mặt biển
Lm Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
18:11 31/07/2011
CHÚA NHẬT 19 THƯỜNG NIÊN, năm A
Mt 14, 22-33

Niềm tin vào Thiên Chúa qua Con Thiên Chúa là Chúa Giêsu phải được mọi Kitô tuyên xưng một cách mạnh mẽ, sâu xa như thánh Phêrô đã thay mặt các môn đệ tuyên tín :” Thầy là Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống “. Đức tin không có việc làm là đức tin chết. Tin là phó thác và để Chúa Giêsu làm chủ cuộc đời con người. Các bài đọc hôm nay, đặc biệt bài Tin Mừng mời gọi những môn đệ Chúa, những Kitô hữu, mời gọi tất cả chúng ta đặt tất cả tin tưởng vào quyền năng vô biên của Chúa.

Các môn đệ đã theo Chúa Giêsu trên đường truyền giáo, Ngài đã huấn luyện các Ông và đã nhiều lần tỏ cho các Ông thấy quan niệm phục vụ, quan niệm làm Vua và Vương Quốc mà Đức Kitô chiếm lĩnh hoàn toàn khác với suy nghĩ, mơ tưởng của nhiều người, cũng như của các môn đệ. Bởi vì theo các môn đệ nghĩ tưởng Chúa Giêsu nếu lên làm Vua, các Ông sẽ sung sướng, các Ông sẽ được làm lớn trong Vương Quốc ấy. Chúa Giêsu lại có suy nghĩ hoàn toàn khác. Vương Quốc hay Nước Trời, Ngài đang rao giảng là Nước Tình Yêu. Và quan niệm phục vụ của Ngài là “ đến để phục vụ, chứ không đến để được hầu hạ “ “ Ai muốn làm lớn phải hầu hạ, phải làm đầy tớ anh em “. Ngài còn nói :” Ai muốn theo Ta, hãy từ bỏ mình vác Thập giá của mình mà theo Ta “. Quan niệm này đã đánh tan mộng ước, ảo tưởng của các môn để vì chính thánh Giacôbê và Gioan con Ông Giêbêđê đã đưa mẹ mình tới với chúa Giêsu để xin cho con của mình, một người ngồi bên hữu, một người bên tả trong Vương Quốc Thiên Chúa. Do đó, sau phép lạ làm cho năm chiếc bánh và hai con cá hóa thành nhiều để cho dân chúng ăn no nê. Chúa Giêsu biết trước dân chúng muốn tôn Người lên làm Vua, chính vì thế, Ngài đã buộc các môn đệ lên đò mà sang qua bờ bên kia để tránh sự hân hoan, cuồng nhiệt của dân chúng khi chứng kiến phép lạ quá sức tưởng tượng và hết sức ngoạn mục của Chúa Giêsu. Khi dân chúng được giải tán xong, Chúa Giêsu lên núi cầu nguyện, trò chuyện thân mật với Thiên Chúa Cha. Các môn đệ lên đò ra đi, ra khơi nhưng lòng các Ông chẳng phấn khởi chút nào vì niềm hứng thú và ước vọng được làm lớn, cơ hội đã tới nhưng không những Chúa đã chối từ mà còn ra lệnh cho các Ông phải bỏ nơi vừa xẩy ra phép lạ. Bỏ lỡ cơ hội ngàn vàng theo sự suy nghĩ trần gian của các môn đệ. Bực tức, bất mãn, mệt nhọc, chán nản làm cho các Ông ngã lòng. Chúa Giêsu biết rất rõ tâm trạng của các môn đệ. Ngài nhìn các Ông và thấy rõ tâm hồn của các Ông khi Ngài đang cầu nguyện. Các môn đệ chèo chống ngược với sóng gió, ngược với cả ý muốn của các Ông. Biển dậy sóng, gió to, cuồng phong bão tố. Các môn đệ sợ hãi, mất cả niềm tin. Các Ông cuống quýt vì gió quá to và sóng đánh tứ bề. Đang lúc bối rối, lo âm sợ hãi, Chúa hiện đến với các Ông. Phêrô nói như thách thức Chúa Giêsu. Nếu thực là Thầy, xin Thầy hãy truyền cho con đi trên mặt nước mà đến với Thầy. Chúa Giêsu quá biết Phêrô. Ngài nói “ Hãy đến “. Phêrô lập tức bỏ thuyền bước trên mặt nước mà đến với Chúa. Nhưng bước đi được vài bước, Phêrô ngần ngừ, Phêrô do dự, nghi ngờ, Phêrô liền bị nhận chìm xuống nước. Phêrô liền vội vã kêu cầu Chúa Giêsu :” Lạy Chúa xin cứu con với “. Chúa liền cứu Ông dù Ông kém lòng tin. Đây là hành trình đức tin của Phêrô, của các môn đệ, của mọi tín hữu và của chúng ta nữa. Câu chuyện kết thúc khi tất cả đều ở trên thuyền. Gió yên, biển lặng vì có mặt Chúa Giêsu ở đó.

Thật là tuyệt vời, câu chuyện Chúa can thiệp làm cho biển lặng, gió yên, minh chứng rằng Chúa luôn có mặt trong cuộc đời của con người. Dù lúc chúng ta gặp hạnh phúc, vui tươi hoặc lúc chúng ta gặp thử thách, gặp phong ba bão táp biển đời cuộc sống, dù có lúc chúng ta quên Ngài, thậm chí chúng ta xa rời Ngài, Ngài vẫn có mặt…một sự hiện diện kín đáo, âm thầm nhưng vô cùng hữu hiệu, vô cùng độc đáo. Vâng không phải lúc nào chúng ta cũng dễ nhận ra Ngài. Cuộc đời của chúng ta có lúc như Phêrô và các môn đệ gặp phong ba bão táp trên biển, đã có lúc chúng ta gặp thử thách, khó khăn trong cuộc đời. Có lúc chúng ta nhất quyết theo Chúa và sống đạo đức sốt sắng nhưng quả thực với thời gian nhiều khi những cám dỗ, những cạm bẫy trên đường đời làm chúng ta tròng trành, trôi nổi như thuyền của Phêrô và các môn đệ bị gió cuốn trôi, chúng ta nguội lạnh, khô khan, đức tin của chúng ta yếu kém dần, không còn hừng hực lửa cháy. Và như Phêrô, chúng ta bị nước nhận chìm…

Chúa luôn luôn có chương trình của Ngài. Chúng ta đừng bắt Ngài làm theo ý chúng ta nhưng điều quan trọng nhất là hãy làm theo ý Chúa. Chúng ta đừng phàn nàn, kêu trách Chúa nhưng chúng ta hãy đặt hết tin tưởng vào Chúa và như Phêrô, chúng ta hãy thưa với Chúa : “ Lạy Chúa, xin cứu vớt chúng con “. Chúa luôn có mặt để cứu giúp chúng ta. Chúng ta hãy phó thác, đặt hết tin tưởng vào Ngài và như thế, tâm hồn mỗi người chúng ta sẽ được bình an.
Đó là hành trình đức tin của mỗi người chúng ta…Chúng ta hãy tin tưởng như Abraham, như Gióp, như Thánh Giuse và Mẹ Maria. Thánh Phanxicô Salêsiô đã có một xác tín mạnh mẽ :” Chúng ta sẽ an toàn vượt qua giông tố, bao lâu niềm tin của chúng ta còn gắn chặt vào Thiên Chúa :.
Lạy Chúa, giao ước thuở xưa, xin nhìn lại. Đừng mãi mãi bỏ rơi mạng sống dân nghèo khổ của Ngài. Lạy Thiên Chúa, xin đứng lên biện hộ cho Ngài. Xin đừng quên tiếng những ai tìm kiếm Chúa. ( Ca Nhập Lễ Chúa Nhật XIX thường niên, năm A ).

GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :

1.Tại sao Chúa Giêsu lại bắt buộc các môn đệ lên đò mà qua bờ bên kia ?
2.Phép lạ bánh và cá hóa nhiều để nuôi dân, nói lên điều gì ?
3.Lúc sóng to, gió lớn, biển động Chúa Giêsu đang ở đâu ?
4.Phêrô đã làm gì khi trên mặt nước mà tới với Chúa Giêsu ?
5.Đức tin của Phêrô có vững chắc không ?
6.Phêrô thưa gì với Chúa khi Ông bị chìm dưới nước ?
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Không nhất thiết chỉ có các đài kỷ niệm và viện bảo tàng mới thu hút khách du lịch tới Hoa Thịnh Đốn
Bùi Hữu Thư
05:30 31/07/2011
Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội
Hoa Thịnh Đốn (CNS) -- Là thủ đô Hoa Kỳ, Hoa Thịnh Đốn đã được hàng triệu du khách viếng thăm kể từ khi chính thức được thiết lập ngày 16 tháng 7 năm 1790.

Với các điạ điểm như Tháp Bút Chì, Tòa Bạch Ốc, Quốc Hội, Thư Viện Quốc Hội, Văn Khố Quốc Gia, các bảo tàng viện Smithsonian, (the Washington Monument, White House, the Capitol, Library of Congress, the National Archives, Smithsonian museums) và không biết bao nhiêu đài kỷ niệm và những sinh hoạt có tính cách văn hóa khác nhau.

Tất cả những thí điểm nêu trên đã thu hút khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến Hoa Thịnh Đốn để được nếm một chút về lịch sử Hoa Kỳ.

Có lẽ ít được biết đến hơn, nhưng không kém hấp dẫn là các điạ điểm về lịch sử Công Giáo trên khắp đô thị này, đã thu hút khách hành hương.

Đạo Công Giáo được khai sanh trong vùng Hoa Thịnh Đốn, và vùng này vẫn còn đóng một vai trò thiết yếu trong Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ.

Hoa Thịnh Đốn là nơi có trụ sở của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, các chủng viện, các đền thờ các nơi cầu nguyện, và các Đại Học Công Giáo nổi tiếng -- Đại Học Công Giáo Hoa Kỳ (The Catholic University of America), Đại Học Georgetown (Georgetown University), và Đại Học Chúa Ba Ngôi (Trinity Washington University).

Năm 1634, Linh Mục Dòng Tên Andrew White cử hành Thánh Lễ được tin là Thánh Lễ đầu tiên được dâng tại 13 thuộc điạ nói tiếng Anh tại Bắc Mỹ. Thánh Lễ được cử hành tại đảo St. Clement's Island, bây giờ là một công viên của tiểu bang Maryland, cách Hoa Thịnh Đốn khoảng 60 dặm.

Bên trong Viện bảo tàng của đảo St. Clement, người ta có thể thấy bút ký ngài viết kể lại chuyến hải hành và đổ bộ của ngài trên hòn đảo này cùng với những người dân thuộc điạ đầu tiên tại Maryland. Cha đã đi theo các người Công Giáo trên hành trình của họ từ Anh Quốc, nơi họ đã bị đàn áp.

Có lẽ điạ điểm hành hương nổi tiếng nhất và dễ nhận biết nhất tại Hoa Thịnh Đốn là Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (the Basilica of the National Shrine of the Immaculate Conception.) Tại đây có gần 70 nhà nguyện dâng hiến cho Đức Mẹ của bao nhiêu quốc gia trên thế giới, kể cả nguyện đường Đức Mẹ La Vang được xây cất và khánh thành năm 2006. Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức các cuộc hành hương kính Đức Mẹ La Vang hàng năm tại đây và đã quy tụ được hàng ngàn người Công Giáo Việt Nam từ các tiểu bang trên Bắc Mỹ kễ từ năm 2006. Năm nay, ngày 19 tháng 6, 2011, là ngày kỷ niệm 5 năm khánh thành nguyện đường này.

Việc xây cất Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội được khởi sự năm 1920 và hoàn tất vào năm 1959. Đây là thánh đường Công Giáo lớn nhất tại Bắc Mỹ và là một trong 10 nhà thờ lớn nhất trên thế giới.

Trong Vương Cung Thánh Đường có tàng trữ một kho tàng các mỹ thuật của thế kỷ 10 trên thế giới. Trong số các bảo vật này có hai bức hình bằng xứ mầu (mosaic) từ thành phố Ravenna, bên Ý, một thánh tích của Đức Giáo Hoàng Piô X, các trang sức của các giáo hoàng, một bông hồng bằng vàng là quà tặng cho Vương Cung Thánh Đường của Đức Thánh Cha Benedict XVI, các cánh cửa sổ mầu được cẩn bằng kính nhập cảng từ Venice, và những vòm trần vĩ đại được ráp vàng sáng chói.
 
Pakistan: Bộ các Nhóm thiểu số tôn giáo được phục hồi
Nguyễn Trọng Đa
08:33 31/07/2011
Pakistan: Bộ các Nhóm thiểu số tôn giáo được phục hồi

Islamabad – Chính phủ Islamabad có ý định tái lập Bộcác Nhóm thiểu số tôn giáo nhằmbảo vệ các nhóm thiểu số này. Bị bãi bỏ gần đây trong một khuôn khổ liên bang về cải cách hiến pháp Pakistan, Bộ này đã được cầm đầu bởi ông Shahbaz Bhatti – ông đã bị ám sát bởi một nhóm cực đoan hồi tháng Ba – sẽ được gọi là "Bộ Hòa hợp quốc gia", và sẽ được giao phó cho chính trị gia Công giáo Akram Gill. Gặp gỡ một nhóm người trẻ tuổi, nhà lập pháp này đã yêu cầu các thế hệ mới hãy có "các nỗ lực lớn hơn" trong việc xây dựng một thế giới hòa bình.

Trong những ngày gần đây, chính phủ Pakistan đã thông qua việc thành lập ba Bộ khác nhau: Bộ Hòa hợp quốc gia, Bộ nguồn nhân lực và phát triển, Bộ đào tạo chuyên nghiệp và kỹ thuật. Quyết định này dường như có liên quan đến các cuộc phản đối của Bộ trưởng, khi họ không còn quyền hạn sau cải cách gần đây, để thúc đẩy phi tập trung hóa. Đặc biệt, Bộ Hòa hợp Quốc gia sẽ được hưởng lợi từ sáu bộ khác, và sẽ có nhiệm vụ thúc đẩy hòa bình, khoan dung và tình đoàn kết lớn hơn trong xã hội, đặc biệt chú ý đến đối thoại liên tôn.

Trong những ngày gần đây, tân Bộ trưởng liên bang Công giáo của đảng ôn hòa Liên đoàn Hồi giáo Pakistan (PML-Q), đã gặp một nhóm thanh niên ở Khanspur, Punjab, và ông kêu gọi họ có cam kết lớn hơn và vai trò tích cực trong việc tạo ra một xã hội tốt hơn. Ông Akram Gill kêu gọi các thế hệ mới hãy trở nên người cổ vũ hòa bình, sự khoan dung, và làm việc cho sự hòa hợp và đối thoại liên tôn trong các trường học. Ông kết luận: “Chính phủ và xã hội dân sự phải đóng một vai trò hàng đầu trong việc thúc đẩy sự hòa hợp và tôn trọng lẫn nhau giữa tất cả các tôn giáo". (AsiaNews 31-7-2011)

Nguyễn Trọng Đa
 
Mộ thánh Philipphê có thể đã được tìm thấy
Phạm Kim An
08:34 31/07/2011
Mộ thánh Philipphê có thể đã được tìm thấy

Tại Pamukkale, Hierapolis cổ đại (Thổ Nhĩ Kỳ), nơi vị tông đồ đã qua đời

ROMA - Ngôi mộ của thánh Tông đồ Philipphê có thể đã được tìm thấy, theo nhật báo L'Osservatore Romano.

Mộ có thể được tìm thấy ở Pamukkale, tức Hierapolis cổ đại, ở miền tây Anatolia (Thổ Nhĩ Kỳ), nơi thánh Tông đồ Philipphê qua đời sau khi rao giảng ở Hi Lạp và Tiểu Á.

Khám phá này được thực hiện bởi một nhóm khảo cổ học người Ý, làm việc kể từ năm 1957 và hiện nay gồm một nhóm quốc tế, vốn từ năm 2000 được cầm đầu bởi Francesco D'Andria, một giáo sư Đại học Salento.

Nhật báo L'Osservatore Romano cho biết, trong năm 2008 nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra con đường mà khách hành hương đã đi du lịch để đến được nơi chôn cất thánh tông đồ.

Ông trưởng nhóm công tác nói với nhật báo L'Osservatore Romano qua điện thoại: “Gần Martyrium (nơi thờ phượng hình bát giác, được xây dựng trên nơi Thánh Philipphê đã chịu tử đạo), chúng tôi tìm thấy một nhà thờ thuộc thế kỷ thứ năm với ba gian".

Ông nói: "Nhà thờ này được xây dựng xung quanh một ngôi mộ Roma thuộc thế kỷ thứ nhất, vốn rõ ràng là nơi được tôn kính nhiều".

Ông nói thêm: "Đây không phải là một ngôi mộ có hố mộ, nhưng ngôi mộ sacellum (đền thờ nhỏ), với một khu ba góc và buồng an táng".

Khi kết nối các yếu tố này và nhiều yếu tố khác nữa, "chúng tôi đã đi đến sự chắc chắn rằng đó là ngôi mộ của thánh Tông đồ Philipphê, nằm ở trung tâm của toàn bộ hệ thống hành hương liên kết với nó", ông Francesco D'Andria khẳng định.

Trong thế kỷ thứ tư, Eusebius Cesarea đã viết rằng hai ngôi sao đã tỏa sáng ở châu Á: thánh Gioan, được chôn cất ở Ephese và thánh Philipphê “an nghỉ tại Hierapolis".

Tuy nhiên, vấn đề cái chết của vị tông đồ này vẫn còn gây tranh cãi. Quả vậy, theo truyền thống, Ngài đã không chết như một vị tử đạo, nhưng theo các sách ngụy Tin Mừng, Ngài đã chịu đọa đày bởi người Roma. (Zenit 29-7-2011)

Phạm Kim An
 
Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha tháng 8/2011
Lm. Thiện Tĩnh
08:38 31/07/2011
Ý cầu nguyện của ĐTC tháng 8/2011

Ý cầu nguyện chung cho các hoạt động Tông Đồ của Đức Thánh Cha Benedetto XVI: Anh chị em hãy cầu nguyện “để Đại Hội Giới Trẻ Thế giới được tổ chức tại Madrid, Tây Ban Nha cổ võ tất cả các bạn trẻ trên thế giới có đời sống được bén rễ sâu trên nền tảng đời sống Đức Kitô”.

Ý cầu nguyện Truyền Giáo: Anh chị em hãy cầu nguyện cho “các tín hữu Tây Phương luôn ngoan ngoãn dưới tác động của Chúa Thánh Thần, để tìm lại được sự tươi mát và lòng hăng say phấn khởi trong đời sống đức tin của họ”.

Lm. Thiện Tĩnh
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ tổng kết khóa học tiếng Anh & Kế toán Hè 2011 tại giáo xứ Cầu Rầm.
Peter Dung
12:48 31/07/2011
Lễ tổng kết khóa học tiếng Anh & Kế toán Hè 2011 tại giáo xứ Cầu Rầm

Vào hồi 8h sáng ngày 28.7.2011, tại giáo xứ Cầu Rầm (Tp. Vinh) đã diễn ra lễ tổng kết khóa học tiếng Anh & Kế toán Hè 2011. Hiện diện trong lễ khai giảng có Lm. FX Hoàng Sỹ Hướng, Trưởng Ban Mục vụ Giới trẻ Giáo phận; HĐMV giáo xứ Cầu Rầm; các Thiện nguyện viên đến từ Hoa Kỳ; BTC và hơn 800 học viên là các bạn sinh viên, giới trẻ trong Giáo phận Vinh.

Buổi tổng kết diễn ra trong bầu khí háo hức, vui vẻ nhưng cũng có chút đượm buồn, buồn vì kết thúc khóa học hè cũng là lúc các học viên phải chia tay các thiện nguyện viên những người thầy, người cô của họ trong suốt năm tuần học vừa qua. Đúng như lời phát biểu của Winnie – Đại diện cho các thiện nguyện viên “ Ngày đầu tiên chúng ta là những người xa lạ, nại ngùng nhìn nhau. Hôm nay, này cuối cùng , chúng ta nhìn nhau như bạn, nhưng với ánh mắt buồn vì giây phút chia tay đã tới. Trong năm tuần vừa qua, tất cả thiện nguyện viên và Winnie đã học hỏi được rất nhiều về văn hóa và đời sống của Việt Nam. Chúng rất cảm tạ sự giúp đỡ và nhiệt tình mà học sinh và mọi người dành cho chúng tôi. Vì sự tốt bụng của mọi người, Winnie đã cái gì đó có thể nói là linh hồn, bộ xương của dân tộc Việt Nam, và đó chính là tình người. Sống ở Việt Nam đã dạy các thiện nguyện viên và Winnie về giá trị tình người : Làm sao mà mình thương, giúp đỡ và chăm sóc cho nhau ? Trong đời mình phải sống với tình người và nhớ gốc của mình, nếu không, cuộc đời sẽ như một chiếc lá héo hon cuốn theo gió bụi, vu vơ và vô ích. Để trả lại tình người chỉ có một lối duy nhất , và lối đó chính là mình phải thương yêu lại người. Chúng tôi không có phép màu để mà xóa đi sự ngèo nàn của Việt Nam, nhưng ngững gì mình có thể làm thì mình sẽ làm. Mặc hoàn cảnh, mặc số phận, mình vẫn phối hợ với nhau vì dòng máu vì tình người. Trong tương lai tất cả thiện nguyện viên và Winnie hy vọng rằng không chỉ chính mình mà nhiều người hơn nữa có thể giúp Việt Nam vì tình thương nhân loại, tình thương quê hương và nhất là tình thương dân tộc”

Thay mặt cho tất cả các học viên và BTC khóa hè cha Fx. Hoàng Sỹ Hướng đã gửi lời cảm ơn tới hội Education for the poor cách riêng là các thiện nguyện viên, trong thời gian qua đã giúp đỡ, dạy bảo rất ân cần cho các bạn trẻ. Cha cũng mời gọi và mong muốn được nhận nhiều hơn nữa sự giúp đỡ của hội EFTP và các thiện nguyện viên trong việc giáo dục và hướng nghiệp cho các bạn trẻ ở Việt Nam.

Cũng nằm trong hoạt động của hội EFTP trong ngày 24/7 các thiện nguyện viên đã có chuyến đi thăm hỏi và trao quà cho hai trung tâm nuôi trẻ mồ côi khuyết tật 19-3 và Lâm Bích. Đây là một trong những hoạt động mang tính chất thiện nguyện thể hiện tinh thần bác ái cao đẹp của hội EFTP.

Khóa học hè kết thúc nhưng những gì mà các thiện nguyện viên để lại trong các học viên không chỉ là kiến thức Anh ngữ, Kế toán mà còn là tinh thần học hỏi, tinh thần dân tộc, tinh thần bác ái…Tin chắc rằng những hạt giống tinh thần đã được gieo xuống nơi các bạn sinh viên, giới trẻ sẽ nảy mầm và được nhân rộng. Để rồi chính các bạn sẽ là những người chủ của đất nước, sẽ là những cánh én nhỏ góp phần đem Việt Nam thân yêu bay cao, bay xa.
 
Nhóm thiện nguyện Children of Peace đem niềm vui cho trẻ em Phan Thiết
Hồng Hương
16:21 31/07/2011
Nhóm thiện nguyện Children of Peace đem niềm vui cho trẻ em Phan Thiết

Vượt qua biên giới của không gian và với tình thương mến, trong hai ngày 30 & 31.7.2011, anh chị em trong Nhóm thiện nguyện Children of Peace (Trẻ em của Hòa Bình) từ Mỹ đáp lại lời mời của Cha Đặc trách Caritas Giáo Hạt Phan Thiết đã đến Gx Kim Ngọc mang niềm vui cho khoảng 500 em thiếu nhi và 300 người lớn trong vùng qua việc khám phát thuốc và chăm sóc nha khoa.

Xem hình nhóm thiện nguyện

Thành viên của nhóm Children of Peace đến Phan Thiết lần này gồm 45 anh chị em là bác sĩ, y tá, giáo viên, tình nguyện viên người nước ngoài, Việt Kiều và người Việt Nam. Đoàn còn có những em nhỏ người Việt (các thành viên nhận nuôi) được cha mẹ đưa về thăm quê hương.

Trong khi các bác sĩ và y tá thay phiên nhau không nghỉ trưa đế khám bệnh, chữa răng rất kĩ lưỡng và cẩn thận dặn dò các em cách giữ sức khỏe trong các phòng khám, thì phía bên ngoài các tình nguyện viên bày cho các em các trò chơi đơn giản nhưng vui nhộn. Những tiếng cười sảng khoái vang lên qua những trò chơi và những món quà ngộ nghĩnh. Các em còn được hướng dẫn cách rửa tay với xà phòng và chải răng đúng cách. Trên những dãy ghế các em ngồi chờ đến phiên chữa răng, chốc chốc lại có tình nguyện viên đến động viên để các em bớt sợ và lo lắng. Khoảng cách vì khác biệt ngôn ngữ không ngăn được sự quý mến của các em với các thành viên nhóm.

Khuôn viên nhà thờ Kim Ngọc đông đảo phụ huynh và các em thiếu nhi chờ đến lượt khám bệnh. Tôi được may mắn trò chuyện cùng Chị Bình Rybacki (tên tiếng Việt là Nguyễn Thị Thanh Bình), một Việt Kiều và là người sáng lập Childrend of Peace. Chị theo gia đình định cư tại Hoa Kỳ năm 1975. Năm 1993, chị trở về Việt Nam làm phiên dịch cho nhóm bác sĩ phẫu thuật tim. Lần về Việt Nam này, một điều canh cánh trong lòng chị là hình ảnh của quá nhiều đứa trẻ trong thành phố bị bỏ rơi, lang thang cơ nhỡ không được chăm sóc y tế và nhiều người bệnh không có điều kiện chữa trị. Là một người mẹ cảm nghiệm tận cùng nỗi đau khi thấy đứa con bé bỏng 7 tháng tuổi chết vì bệnh vô phương cứu chữa năm 1987. Trái tim nhạy cảm của một người mẹ khiến chị không thể làm ngơ, thế là sau khi suy nghĩ và cầu nguyện, chị nảy sinh ý tưởng thành lập một nhóm thiện nguyện để giúp đỡ các trẻ em bất hạnh tại Việt Nam.

Children of Peace ra đời tháng 6.1996, là một tổ chức phi lợi nhuận với các thành viên là những người bạn của chị không phân biệt tôn giáo và chủng tộc. Mục đích của nhóm là nhằm cải thiện cuộc sống của các em qua việc giúp đỡ cho các nhóm hay hội đoàn nào nuôi nấng, bảo trợ những đứa trẻ lang thang, cơ nhỡ, mồ côi và khuyết tật. Dần dần, có nhiều người biết đến công việc ý nghĩa của Children of Peace và xin được gia nhập bằng cách tham gia các chuyến phục vụ hay đóng góp vật chất và nhất là bằng lời cầu nguyện. Để toàn tâm lo cho hoạt động của Childrend of Peace, chị Bình chấp nhận nghỉ hưu non trong lúc công việc hiện tại có thu nhập rất cao.

Năm 1997, lần đầu tiên Children of Peacevề Việt Nam chăm sóc nha khoa và khám phát thuốc cho người nghèo ở một số nơi nhóm liên lạc được. Nhiều câu chuyện xúc động với kỉ niệm về chuyến đi mà các thành viên kể lại cho nhau khi tận tay chăm sóc cho các em nhỏ thiếu may mắn. Và rồi đều đặn từ đó đến nay, mỗi năm 2 lần Children of Peace trở về Việt Nam để đem niềm vui đến cho trẻ em ở khắp các miền. Chị Bình cho biết, với tâm huyết của người thiện nguyện, các thành viên tham gia chuyến đi có ý thức rất cao về sự trao tặng thời gian, sức lực, khả năng và đóng góp vật chất của mình. Mỗi người phải tự túc hết các khoản và ngoài ra còn phải đóng góp cho hoạt động của nhóm. Chị chỉ chấp nhận cho những người có tâm huyết và thật sự dấn thân tham gia các chuyến đi phục vụ. Trong lần về Việt Nam này, nhóm đã phục vụ tại các điểm ở Phú Thọ, Hà Nội, Nha Trang, hiện nay ở Phan Thiết và điểm cuối là Sài Gòn trước khi trở về Mỹ. Nhìn các anh chị và các bạn trẻ rất kiên nhẫn, rất nhẹ nhàng và trìu mến với các em cho dù là khám bệnh, chữa răng, hay hướng dẫn trò chơi, tôi cảm phục tình yêu và sự phục vụ của họ. Tình cờ thấy bữa trưa của đoàn khá giản dị chỉ với tô mì nóng, chị Tuyền, một tình nguyện viên Việt nam, giải thích cho tôi là mọi người rất tiết kiệm để dành mọi thứ lo cho các em.

Nói về động lực thúc đẩy tham gia Childrend of Peace, bà Gay, người Mỹ là một thành viên trọng tuổi tích cực của nhóm ngay từ khi thành lập và đã đến Việt Nam phục vụ trong 17 năm qua, vui vẻ trả lời: “Bởi vì tôi yêu Việt Nam, tôi yêu con người Việt Nam, tôi quý mến chị Bình, tôi muốn chia sẻ những gì mình có với những con người thiếu may mắn ở đất nước dễ mến này. Trong những năm qua, tôi đã đi nói chuyện nhiều nơi để kêu gọi bạn bè ủng hộ vào việc làm ý nghĩa này”. Và tôi hỏi bà nhận được gì từ công việc này, bà nói: “Tất cả những niềm vui mà các em nhỏ và mọi người được phục vụ có được thì chính tôi và anh chị em trong nhóm cũng nhận được. Đây chẳng phải món quà quý nhất rồi sao!”.

Chúa Giêsu đã nói : “Cho thì phúc hơn là nhận”. Ông bà ta ngày xưa cũng thường dạy: “Cho là vạn phúc”. Ngày nay, giữa quay cuồng của cuộc sống hiện đại, khi mà người ta luôn thu vén mọi thứ cho bản thân mình thì lại có những anh chị em vượt ngàn dặm xa đến Việt Nam phục vụ các em nhỏ và những người đau bệnh đang cần được giúp đỡ một cách rất nhưng không thật đáng quý biết bao. Xin cám ơn và cầu chúc cho Childrend of Peace ngày càng phát triển về mọi mặt hầu có thể giúp đỡ được thêm nhiều người có hoàn cảnh khó khăn.

Hồng Hương
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hoa Kỳ có thể bị ''phá sản'' ?
Hà Minh Thảo
16:17 31/07/2011
HOA KỲ CÓ THỂ BỊ ‘PHÁ SẢN’ ?

Hoa kỳ, cường quốc kinh tế số một thế giới, đang lâm vào tình trạng có thể bị ‘vỡ nợ’ về kỹ thuật (không còn quyền đi vay tiền để trả nợ) vì Lập pháp Hoa kỳ không (hay chưa) chấp thuận tăng mức trần vay nợ (debt ceiling). Đây là hậu quả của việc bội chi ngân sách gia tăng từ nhiều năm qua nên, từ năm 1962 đến nay, Quốc hội Mỹ đã biểu quyết nâng mức trần vay nợ lên 74 lần. Sở dĩ, lần này, cuộc biểu quyết ồn ào như vậy là vì mùa bầu cử năm 2012 đã gần kề, các chính trị gia muốn kễ lễ sự quan tâm của mình đối với cử tri để đồng bào nhớ đặt lá phiếu mang tên họ vào thùng phiếu trong ngày bầu cử 06.11.2012.

1.- HOA KỲ LÀ MỘT QUỐC GIA DÂN CHỦ.

Không ai có thể phủ nhận đặc tính dân chủ của Hợp chúng quốc Hoa kỳ. Nơi đó, quyền làm chủ của người dân Mỹ được thể hiện qua Hiến pháp duy nhất ngày 17.09.1787. Bộ luật tối cao này, dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập, về ngân sách, trao cho Quốc hội (Lập pháp, quyền đánh thuế và thu thuế, vay mượn,…) và Tổng thống (Hành pháp, thực thi Luật Ngân sách hàng năm).

Mỗi năm, Chánh phủ lập Dự luật Ngân sách gởi sang Quốc hội để thảo luận và biểu quyết. Khi hoàn tất trong hạn định, Dự luật được chuyển đến Tổng thống để ký ban hành Luật Ngân sách áp dụng cho Tài khóa bắt đầu vào ngày 01.10 hàng năm.

Tổng thống cũng như Dân biểu hay Thượng nghị sĩ đều là những người do dân trực tiếp bầu, nên mỗi ứng cử viên phải tranh cử ráo riết để thuyết phục cử tri đặt tín nhiệm nơi mình bằng đặt vào thùng lá phiếu có ghi tên chính mình. Để được vậy, ứng cử viên tranh cử lần đầu phải hứa hẹn những gì mình sẽ làm nếu được đắc cử. Trái lại, các ứng cử viên tái tranh cử cần thuyết phục cử tri bằng các thành quả đã đạt được trong nhiệm kỳ sắp hoàn tất.

Chính vì vậy, Tổng thống và Dân biểu hay Nghị sĩ đang dùng vấn đề Ngân sách (tăng mức trần vay nợ, tăng hay giảm thuế…) để mở màn mùa tranh cử 2012 khi người Mỹ sẽ bầu lại Tổng thống, toàn thể 453 Dân biểu Hạ nghị viện và một phần ba Nghị sĩ Thượng nghị viện. Thật vậy, như bất cứ cử tri một quốc gia dân chủ nào, công dân Hoa kỳ khi sử dụng lá phiếu vẫn căn cứ vào : ai cũng muốn tăng thuế cho người khác mà không muốn giảm chi các khoản phúc lợi xã hội cho mình.

2.- NGÂN SÁCH LIÊN BANG.

Cũng như từng gia đình hay xí nghiệp, mỗi quốc gia cũng có những nguồn thu dùng để trả các khoản chi. Khi nguồn thu không đủ để thanh toán các khoản chi thì phải đi vay để tài trợ số thiếu đó. Tuy nhiên, đối với một quốc gia, vấn đề có phần khác vì chủ đất nước là người dân giao quyền thực thi và kiểm soát cho những viên chức dân cử với nhiệm kỳ. Trong nhiệm kỳ, họ không bị sa thải, nên người dân chỉ có thể cảnh cáo bởi các cuộc biểu tình. Những quyền hiến định này không thể thực hiện được tại các quốc gia có nhà nước độc tài như Việt Nam. Ngoài ra, tại các nước tự do, các cơ quan ngôn luận (được đồng hóa như đệ tứ quyền) cũng tham gia thông tin, bình luận để giúp người dân thông suốt các vấn đề của Đất Nước. Thí dụ, tại Hoa kỳ, công chi ngày càng gia tăng và số thu ngân sách không theo kịp khiến số khiếm hụt (thu trừ chi) hay bội chi ngày càng tăng cao, đưa số nợ vay lên cao, từ kỷ lục này sang kỷ lục khác.

Trong cuộc tranh luận hiện nay về bội chi ngân sách quá cao giữa một bên, gồm Tổng thống (Dân chủ) và Thượng nghị viện (đảng Dân chủ chiếm đa số), và bên kia, là Hạ nghị viện do đảng Cộng hòa kiểm soát. Một cách đơn giản, việc giảm bội chi ngân sách chỉ thực hiện được bằng bớt công chi hay tăng số thu tức thuế, nhưng đây không là biện pháp tốt trong năm có bầu cử. Do đó, đảng Cộng hòa đề nghị giảm công chi và phe Dân chủ chủ trương tăng thuế. Nhưng, nếu giảm chi thì nền kinh tế Mỹ đang èo uột sẽ càng suy trầm và nếu tăng thuế thì kinh tế đang bị suy trầm với số người thất nghiệp cao càng làm cho giới đầu tư sẽ ngần ngại mở mang cơ sở và tuyển thêm nhân viên. Lập luận đôi bên đều có đều có vẻ hợp lý thì làm sao cử tri biết nên tín nhiệm ai?

3.- TẠI SAO HOA KỲ CÓ MỨC CÔNG CHI CAO NHƯ VẬY ?

Ngân sách Hoa kỳ có ba khoản công chi lớn :

a./ An sinh xã hội (Social Security) và Y tế cho người Cao niên (Medicare), có tính cách bắt buộc và rất khó giảm, hiện hiện 33,50% tổng số công chi ;

b./ Quốc phòng và chiến tranh. Sau vụ khủng bố ngày 11.09.2001, Hoa kỳ bước vào thời kỳ chiến tranh với chi phí quốc phòng và bảo vệ an ninh nội địa gia tăng. Ngân sách quốc phòng từ 3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP Gross Domestic Product) vào năm 2001 đã tăng lên tới 4,8% GDP hiện nay và chiếm một phần năm số tổng chi, tức 20%.

Ngoài ra, Chính quyền Bush và đảng Cộng hoà cho đến năm 2006 đã không tăng thuế để tài trợ chiến phí và còn tăng nhiều khoản công chi khác trong thời chiến như tiến hành cải cách chế độ phân phối dược phẩm cho người cao niên.

c./ Kích thích kinh tế và cứu trợ xã hội. Năm 2008 khi kinh tế Hoa kỳ bị suy trầm do cuộc khủng hoảng tài chính sau vụ bể bóng tín dụng gia cư thứ cấp khiến nhu cầu kích thích kinh tế và cứu trợ xã hội đòi hỏi phải đẩy mức công chi lên những kỷ lục mới. Lúc đó, chính phủ G. Bush (con) rồi chính quyền B. Obama đã quyết định tăng chi, với gói kích cầu trị giá hơn 180 tỷ mỹ kim của ông Bush vào đầu năm 2008 và gần 800 tỷ vào đầu nhiệm kỳ ông Obama năm 2009.

Trong tài khóa 2011, sẽ kết thúc ngày 30.09.2011, tổng số công chi ngân sách liên bang được dự trù sẽ ở mức 24,1% GDP, được cải thiện hơn bách phân chi 25% trong tài khóa 2009, mức cao nhất kể từ năm 1945.

4.- SỐ THU NGÂN SÁCH MỸ QUỐC.

Mức số thuế thu vào cho ngân sách chỉ là 14,9% GDP trong hai năm 2009 và 2010 và có thể còn sụt đến mức 14,8% trong tài khóa năm 2011. Tại sao ?

Khi kinh tế bị suy trầm từ năm 2001 thì sản xuất giảm và số thu các sắc thuế bị giảm theo và, trong hai nhiệm kỳ với tám năm cầm quyền, Chính quyền Bush đã phải giảm thuế, trong hai tài khóa 2001 và 2003, để kích thích sản xuất, với hy vọng là sản xuất phục hồi sẽ nâng được mức thu, với sự bỏ phiếu chấp nhận của Quốc hội trong tay cả hai đảng Cộng hoà rồi Dân chủ.

Năm 2006, đảng Dân chủ chiếm đa số tại lưỡng viện Lập pháp và rồi từ năm 2008, cả Hành pháp vẫn tiếp tục giảm thuế dưới hình thức hạ mức dóng góp cho các quỹ An sinh xã hội và Y tế giúp cho 46,50% các đơn vị thọ thuế, đáp ứng quyết định về kinh tế chính trị.

Đến năm 2010, qua cuộc bầu cử giữa kỳ, đảng Cộng hoà kiểm soát Hạ nghị viện và đảng Dân chủ tiếp tục giữ Thượng nghị viện và Hành pháp nên Hoa kỳ đang gặp tình trạng bất đồng chính trị đang gây ấn tượng xấu cho các thị trường tài chánh và chứng khoán.

5.- BỘI CHI HAY KHIẾM HỤT NGÂN SÁCH.

Bội chi ngân sách của một quốc gia khi công chi vượt hơn mức công thu của quốc gia đó. Trong trường hợp Hoa kỳ, năm 2009, số bách phân công chi so với GDP là 25% và số bách phân công thu chỉ là 15% (tính tròn từ 14,90%), thì ngân sách liên bang đã bị bội chi khoảng 10% GDP, tức một con số thật lớn.

Hoa kỳ, từ thời lập quốc đến nay hay trong 235 năm qua, vẫn thường bị bội chi ngân sách, phần lớn do chi phí chiến tranh, từ cuộc chiến giành độc lập cho và Nội chiến đến các cuộc tham chiến tại hải ngoại sau đó. Năm 1944, lúc tham dự Đệ nhị Thế chiến, Hoa kỳ đã bị bội chi đến quá 30% GDP. Trong thời bình và kinh tế tăng trưởng nên mức bội chi giảm bớt. Chúng ta đừng quên : từ 10 năm nay, Hoa kỳ đang ở trong thời chiến.

6.- CÔNG NỢ VÀ MỨC TRẦN VAY NỢ.

a./ Thủ tục ‘dung hoà ngân sách’. Khi ngân sách bị bội chi như hiện nay, các lãnh đạo dân cử Hành pháp và Lập pháp phải áp dụng thủ tục pháp lý này để hoà giải các mâu thuẫn bằng phải giảm công chi hay tăng thuế. Trong 30 năm qua, giới hữu trách Hoa kỳ đã áp dụng thành công thủ tục này 23 lần.

b./ Công nợ. Trong khi chờ dung hoà ngân sách, chính quyền phải đi vay để chi trả mức bội chi đó. Dự trù đến cuối tháng 6/2011, tổng số nợ vay của Hoa kỳ sẽ là 14.460 tỷ mỹ kim, tức 93% GDP, khiến Hoa kỳ đứng hàng thứ 12 các nước mắc nợ nhiều nhất thế giới, theo sắp xếp của Quỹ Tiền tệ quốc tế. Tuy nhiên, số nợ đó bao gồm cả các khoản nợ mà các cơ quan liên bang vay mượn nhau. Nếu chỉ tính số nợ mà Hoa kỳ vay từ công chúng ở trong và ngoài nước thì gánh nặng gọi là ‘công trái’ ấy chỉ là 69% GDP.

c./ Mức trần vay nợ. Chính quyền Hoa kỳ chỉ được phép vay trong giới hạn do Quốc hội ấn định gọi là ‘mức trần vay nợ’ hay ‘định mức đi vay’. Mức này có hiệu lực cho đến ngày 02.08.2011 là 14.460 tỷ mỹ kim. Do đó, Tổng thống Obama đang chờ Quốc hội chuẩn chi mức trần vay nợ mới để chánh phủ có thể vay thêm. Nếu không, Hoa kỳ sẽ lâm vào tình trạng có thể bị ‘vỡ nợ’ về kỹ thuật.

Chúa nhật ngày 31.07.2011, Thượng nghị viện, do đảng Dân chủ kiểm soát, đã bác bỏ một dự án tăng mức trần vay nợ với 50 phiếu chống và 49 thuận, xa với số phiếu thuận bắt buộc là 60.

Hà Minh Thảo
 
Văn Hóa
Mục Vụ Văn Thơ Công Giáo (4): Những Chia Sẻ Của Các Tác Giả
Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh
09:04 31/07/2011
MỤC VỤ VĂN THƠ CÔNG GIÁO (4) : NHỮNG CHIA SẺ CỦA CÁC TÁC GIẢ

Đây là nội dung thứ tư trong 5 nội dung đã được thông báo về mục vụ văn thơ Công giáo:

I. Bản tin sự kiện: Lễ trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tại ba Giáo tỉnh

II. Những chia sẻ của các Chủ Chăn

III. Những chia sẻ của các Câu Lạc Bộ

IV. Những chia sẻ của các tác giả

V. Những chia sẻ của Ban Tổ Chức

Sau khi phát hành nội dung thứ nhất, có ý kiến xin thêm một nội dung thứ sáu: Những chia sẻ của độc giả. Đây là một ý kiến rất hay. Ước mong quý độc giả và cả các vị tác giả chưa phát biểu trong dịp trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tham gia đóng góp suy tư và sáng kiến cho mục vụ văn thơ Công giáo Việt Nam. Xin vui lòng gởi bài về gopnhattho@yahoo.com trước ngày 05-8-2011 để có thể kịp biên tập và phát hành vào ngày Lễ Chúa Biến Hình, 06-8-2011. Xin ghi rõ quý vị thuộc giáo phận nào. Xin chân thành cám ơn.

Nội dung thứ tư quý độc giả đang theo dõi là những phát biểu của một số tác giả đạt giải Nhánh Huệ Nước Trời và của một vị trong các giám khảo.

Lm Trăng Thập Tự Võ Tá Khánh

1. TÁC GIẢ CAO GIA AN, TU SĨ DÒNG TÊN

(Thư hiệp thông viết từ Ý)

“Điều gì chảy ra từ con tim này mới có thể chảy vào những con tim khác.” Đây là câu tâm niệm con vẫn thường dùng để nhắc mình mỗi khi đặt bút viết một điều gì đó cho các bạn trẻ. Là một người trẻ, có cơ hội đụng chạm đến tâm hồn của những người trẻ qua các cuộc tĩnh tâm, con xác tín rằng trong con tim của người trẻ luôn có rất nhiều những khao khát thánh thiện.

Ngày nay, một trong những khao khát thánh thiện bị thách đố nhiều nhất là việc sống trong sạch. Con người thì yếu mềm như những nhóm rơm khô dễ cháy, mà bao mời mọc của thế giới hiện đại thì mạnh mẽ và quyến rũ như những ngọn lửa thiêu. Những người trẻ sống nghiêm túc luôn phải kinh nghiệm nhiều níu kéo ngược chiều trong lòng mình: giữa sáng và tối, giữa cao thượng và trần tục, giữa bản năng kéo ghì và những khát vọng vươn lên… Thế nên họ luôn cần có một ai đó hiểu họ, đồng cảm với họ và đồng hành cùng họ trên hành trình sống đẹp.

Cám ơn hai cuộc thi viết “Sen Giữa Lầy” và “Nhánh Huệ Nước Trời” đã can đảm xoay quanh chủ đề thật tế nhị nhưng hết sức thực tế, là sống khiết tịnh. Bằng sự nhạy cảm và tinh tế của thơ văn, hai cuộc thi viết đã đụng chạm đến những góc rất sâu và những thao thức rất thực trong tâm hồn các bạn trẻ, đồng thời gởi gắm vào đó nhiều sứ điệp đắt giá…

Riêng phần mình, con đã nhận được rất nhiều niềm vui từ hai cuộc thi viết này. Đó không chỉ là niềm vui từ những giải thưởng. Giải thưởng lớn nhất của con chính là sự đồng cảm, đón nhận và một chút thay đổi nào đó nơi tâm hồn của các bạn trẻ, như chia sẻ mà con thường nhận được: “Thật cám ơn Thầy, những chia sẻ trong các bài viết của Thầy đã giúp con thật nhiều…”

Và sẽ thật nghịch lý nếu những bài viết có thể giúp người đọc sống tốt, nhưng lại không làm thay đổi được gì nơi… người viết ra những điều ấy! Cám ơn những cuộc thi viết với chủ đề đặc biệt thế này, đã cho con cơ hội để cầu nguyện nghiêm túc hơn và suy niệm sâu xa hơn, để đọc lại những rung động trong lòng mình và làm mới lại những khao khát tốt lành nơi con tim của mình.

Ước gì những sứ điệp gởi đi từ hai cuộc thi viết này được không ngừng tiêu hóa, để biến thành chính lý tưởng và chính cuộc sống của những người trẻ ngày nay.

Lưu Minh Gian – Cao Gia An, S.J.

Genova – Italia 26.07.2011

2. TÁC GIẢ AN THIỆN MINH, GIÁO PHẬN SÀI GÒN

Cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” như một ánh hoả châu sáng lên trên văn đàn Công Giáo Việt Nam sau bao năm ẩn mình trong thinh lặng. Đây là đốm sáng nhỏ nhoi nhưng sức lan toả của nó đang âm ỉ mạnh mẽ trong lòng giới văn học Công Giáo.

Thật vậy, từ khắp ba Tổng Giáo Phận đã nhận được tín hiệu cho một cách viết về mảng Văn Học Thánh: “Nghệ Thuật Vị Tâm Linh”. Qua các tác phẩm với nhiều thể loại trong “Nhánh Huệ Nước Trời”, người đọc cảm nhận về một Thiên Chúa rất gần gũi, một cách nên Thánh rất “con người”, một đời sống luân lý rất thanh cao phản ánh qua mẫu gương của Thánh Giuse trong Đức Khiết Tịnh. Mặc dù, còn một số khiếm khuyết về ngôn ngữ, nội dung chưa sáng và chưa trong lắm, nhưng một cách nào đó đã khơi dậy cho mọi người nhận ra một dòng văn học “Hướng Thiên” đang khởi sắc.

Ý nghĩa quan trọng nhất được nhận thấy qua “Nhánh Huệ Nước Trời” đó là Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thật sự đã và đang định hướng cho sự phát triển nền văn học Công Giáo, biểu hiện qua sự lên tiếng chuẩn thuận của Uỷ Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (UBVH HĐGMVN) đối với cuộc thi này. Đây là tín hiệu rất tích cực để vực dậy những mầm chồi tươi sáng của Giáo Hội Việt Nam.

Viết về tâm linh luôn là mảng văn chương thật khó cho người viết lẫn người đọc, nếu không phải là cả hai có một chút gì đó của đời sống nội tâm làm tiếng nói chung. Càng khó hơn nữa khi chuyển tải nội dung siêu nhiên qua nghệ thuật ngôn ngữ Việt hiện đại. Vì thế, một khi được định hướng rõ ràng (về mặt tín lý chẳng hạn), các tác phẩm sẽ phong phú hơn trong tính sáng tạo để tạo nên những tác phẩm cao đẹp, hướng tâm trí con người lên Đấng Hoàn Thiện – Hoàn Mỹ.

Việc định hướng là điều kiện “Cần” nhưng việc chọn lọc và hỗ trợ cho một tác phẩm ra đời mới thật sự là điều kiện “Đủ” để văn học Công Giáo có vị trí vững vàng trong nền văn hoá dân tộc.

Một số góp ý nhỏ tạo tiền đề cho việc phát triển văn học Thánh:

- Uỷ Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam trực tiếp hoặc uỷ thác để tổ chức các cuộc thi lớn về văn học Công Giáo trong sự định hướng về tín lý và luân lý. Điều này giúp khám phá các tác giả mới, tạo thêm nhiều tác phẩm giá trị, tạo dòng chảy văn chương liên tục trong cộng đồng Dân Chúa, nâng cao hiệu quả của việc sống hướng Thiện, đặc biệt tạo động lực trong việc phát huy tính sáng tạo của các thành phần Dân Chúa và các tác giả muốn biết về Thiên Chúa. Việc tổ chức tản mạn và manh múm sẽ không đem lại hiệu quả cao nhưng lại tốn nhiều thời gian và công sức.

- Song song đó, Uỷ Ban Văn Hoá Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nên có một nguồn quỹ để chọn lọc, hỗ trợ, cũng như “đặt hàng” cho các tác giả sáng tác các tác phẩm riêng về văn học Công Giáo. Nếu có chừng 10- 20 tác phẩm lớn cho mỗi năm, thì trong vòng 5 năm, số lượng sách văn học Công Giáo đủ để mọi người nhận định được tầm vóc phát triển văn học Công Giáo trên văn đàn dân tộc.

Mong thay và đáng mong thay một tương lai tươi sáng cho nền văn học Công Giáo Việt Nam, trong sự quan tâm thật sự của Giáo Hội Việt Nam!

AN THIỆN MINH

3. TÁC GIẢ CAO DANH VIỆN, GIÁO PHẬN XUÂN LỘC

Thuở nhỏ, tôi được sống trong Tiểu chủng viện. Những bài Thánh Thi, Thánh Vịnh của những giờ Kinh Phụng Vụ đã hình thành trong tôi một giòng thơ với Chúa. Tôi rất thích đọc những bài thơ có chiều sâu thánh thiện, và nhờ những bài thơ ấy tôi được gặp Chúa gần hơn trong tận lòng mình. Thế nhưng những bài thơ như thế không nhiều. Các tác giả viết như thế lại càng ít. Các bài văn như truyện ngắn, hồi ký, tùy bút lại càng ít hơn.

Gần đây, qua các trang mạng Công giáo, tôi được đọc nhiều những bài thơ văn nhà đạo, tôi rất vui mừng. Mỗi người một vẻ làm cho văn thơ công giáo đang dần dần khởi sắc. Tuy nhiên, đấy cũng vẫn còn là một con số rất khiêm tốn. Hơn nữa, các tác giả trẻ tuổi chua thấy xuất hiện nhiều.

Tôi rất tâm đắc với tựa đề bài viết của Cha Trăng Thập Tự: “Mục vụ văn thơ công giáo”. Vâng! Nếu thơ văn công giáo được quan tâm xứng tầm như thế thì tôi hy vọng trong tương lai sẽ có nhiều tác giả mạnh dạn đóng góp cho nền văn học công giáo phát triển hơn.

Nhìn lại hai cuộc thi viết “Sen Giữa Lầy” và “Nhánh Huệ Nước Trời” tôi thấy được sự quan tâm của các chủ chăn, sự nỗ lực của ban tổ chức và nhất là lòng nhiệt thành của anh chị em cầm bút công giáo.

Ước mong một tương lai gần đây trên các kệ sách sẽ có thật nhiều những tác phẩm văn học công giáo nhằm phục vụ cho giới trẻ hôm nay, những người đang trong tình trạng bị bào mòn vì sự thiếu vắng của văn hóa của sự sống và văn hóa của niềm tin.

4. TÁC GIẢ GIUSE NGUYỄN VĂN SƯỚNG, GIÁO PHẬN ĐÀ NẴNG

Trọng kính Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha và quý vị,

Được sự gợi ý và cho phép của BTC, đại diện cho những tác giả đạt giải cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời thuộc giáo tỉnh Huế, con xin có đôi lời. Trước hết, xin chân thành cám ơn quý Đức Cha, quý Cha và BTC đã quan tâm giúp đỡ chúng con, có được một sân chơi đạo đức, một buổi giao lưu ấm cúng, một buổi trao giải trang trọng và cùng hiện diện để chia sẻ niềm vui với chúng con. Với những quan tâm ấy, chúng con càng thấy rõ sự quan trọng của văn hóa và nghệ thuật trên mặt trận rao giảng Tin Mừng. Chúng con tự biết mình tài hèn sức mọn, chưa xứng với sự mong đợi của các đấng bậc, nhưng chúng con vẫn mạnh dạn và tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa trên tuyến đầu internet, nơi đang tràn lan văn hóa độc hại.

Trọng kính Đức Tổng, Đức Cha Phụ Tá, quý Cha và quý vị,

Một lần nữa, chúng con xin hứa luôn đứng dưới cờ của Giáo quyền trên mặt trận văn hóa nghệ thuật này. Chúng con xin chân thành cám ơn và xin Chúa cùng Đức Mẹ và Thánh Cả Giuse ban nhiều ơn lành xuống trên Quý Đức Cha, Quý Cha cùng toàn thể quý vị. Chúng con xin trân trọng.

4. TÁC GIẢ LÊ MINH SƠN, GIÁO PHẬN KONTUM:

MỘT ƯỚC MƠ CHÂN THÀNH GIẢN DỊ

Cầm tuyển tập thơ văn “Thánh Cả Giuse Nhánh Huệ Nước Trời” trên tay, tôi thật sự xúc động và cảm phục những người tổ chức cuộc thi đã thực hiện một việc đầy ý nghĩa. Ý nghĩa không chỉ vì đã tập hợp được một số lượng các tác phẩm thơ văn công giáo có giá trị văn học nhất định, như nhận xét của ban tổ chức, mà còn vì cùng với thơ văn, là bao nhiêu tâm tình được chia sẻ, những lời nói việc làm thể hiện sự cộng tác, khích lệ, nâng đỡ, những tình cảm vui buồn… từ các vị Chủ chăn, ban tổ chức, đến các nhà văn, nhà thơ, các văn thi hữu và cả các em thiếu nhi đang tập tành tìm đến với nguồn cảm hứng thi ca văn học này. Tất cả cũng chỉ vì một mục đích mong sao cho xã hội tốt đẹp hơn, tâm hồn con người thanh cao hơn, mến Chúa yêu người, bớt đi những tiêu cực, tệ nạn. Quả đúng như người ta vẫn nói: “Thơ là cuộc đời, là con người”, “văn học là nhân học”.v.v.

Ngay lời giới thiệu đầu sách, Đức Cha Mátthêu Nguyễn Văn Khôi, Giám mục phó GP Qui Nhơn đã gởi gắm mong ước, sao cho kết quả của cuộc thi “góp phần gây ý thức và động viên mọi người giữ đức khiết tịnh trong bậc sống của mình, bằng tâm tình tin cậy mến đối với Thiên Chúa và bằng sự tự chủ đối với bản thân”. Đức Cha Mátthêu đã phác họa nhân cách thanh cao của hoa huệ bằng 4 câu lục bát gọn gàng và đẹp đẽ, đối xứng với 4 câu ca dao về sen trong đầm. Đến cuối bài giới thiệu, Đức Cha còn “trình làng” một bài thơ họa lại bài xướng mang tựa đề Giuse Thánh Cả, dưới bút danh Người Viễn Khách. Quí Đức Tổng và Đức Cha phụ tá GP Huế, Đức Cha Hải Phòng, Đức Cha Chủ tịch UBVH HĐGMVN, Đức Cha Ban Mê Thuột, Đức Cha Kon Tum, Đức Cha Đà Nẵng .v.v., và quí linh mục, tu sĩ, giáo dân, mỗi người theo cách của mình đã thể hiện quan tâm nâng đỡ cho sinh hoạt nghệ thuật công giáo thơ-văn này. Bấy nhiêu điều nêu trên đã làm cho mọi người cảm thấy vui và an lòng. Vì cuộc thi thật sự không còn là cuộc chơi nữa, mặc dù cha Trăng Thập Tự có nói rằng cuộc thi lần này vừa chơi vừa thật!

Tại TTMV TGP Huế, lần đầu tiên gặp những nhà thơ nhà văn, những người trong ban tổ chức cuộc thi: cha Trăng Thập Tự, các anh Cao Huy Hoàng, Nguyễn Thanh Xuân, Trần Ngọc Hạnh, Nguyễn Văn Tường, Dzuy Sơn Tuyền, vv... Trong căn phòng ngủ trên lầu 3, đêm đã khuya và trời Huế rất nóng, thấy các anh dù mệt nhọc vì phải di chuyển xa và liên tục, nhưng vẫn cần mẫn làm việc: người thì lo chấm những bài thơ mà các em thiếu nhi Qui Nhơn sáng tác trên đường đến viếng Đức Mẹ La Vang, người thì lo chuẩn bị các phần việc cho lễ trao giải ngày mai… Các anh như mọi người khác, đều phải hàng ngày vật lộn với cuộc mưu sinh, nhưng đã trót nặng lòng với văn thơ. Các anh tâm sự: “Cũng chạy ngược chạy xuôi dữ lắm! Phải lo từ A đến Z, nào là bài xướng, rồi chấm bài, rồi lo cho có phần thưởng, mời người cộng tác, lo lễ trao giải, vv... Trong phần sâu lắng hơn, các anh giãi bày: “Tổ chức những cuộc thi như thế này nhắm vào các bạn trẻ, chúng tôi không mong ước gì cao xa, hay mong tìm ra những nhà thơ nhà văn xuất chúng nổi tiếng như Hàn Mạc Tử, như Linh mục nhà thơ Nguyễn Văn Xuân, Đức Ông Xuân Ly Băng, hay Linh mục Trăng Thập Tự… Chúng tôi chỉ có mục đích khiêm tốn và giản dị, là mong sao thế hệ trẻ biết yêu mến văn học, quí mến và tôn trọng tiếng nói của dân tộc mình, nhờ đó góp phần làm giảm thiểu đi những cái xấu, cái tiêu cực vốn dĩ tràn lan trong xã hội hôm nay. Khi các em biết trân trọng sự trong sáng của tiếng Việt, biết suy tư Tin Mừng để sáng tạo văn thơ, chắc chắc nơi giới trẻ sẽ bớt đi những kiểu “đầu xanh, đầu đỏ”, chạy đua tốc độ, hút xách nghiện ngập, cờ bạc bói toán, hay buông mình theo những cám dỗ hưởng thụ thấp hèn… Trái lại, giới trẻ sẽ biết sống tốt hơn, đạo đức hơn, trong sáng hơn, biết làm chủ mình hơn”.

Nghe chia sẻ của các anh, tôi cũng có một ước mơ nhỏ: mong sao nơi các xứ đạo, bên cạnh những bài học giáo lý dành cho thiếu nhi, nên chăng có những khơi gợi để làm triển nở những mầm mống văn thơ nhà đạo. Trước hết, cần thành lập các câu lạc bộ văn thơ “mini” cấp giáo phận, cấp giáo xứ, do một linh mục hay nữ tu làm linh hướng. Không có gì phải gây ồn ào, phô trương, nhưng cần sự sâu lắng, chắt lọc. Bởi trước hết, mục đích chắc chắn không phải là để tìm kiếm những nhà thơ nhà văn công giáo nổi tiếng, nhưng là nhằm bồi dưỡng tâm hồn người trẻ hướng về đạo đức, về cái đẹp, về siêu nhiên. Khi đã có nền tảng vững chắn và một mặt bằng thuận lợi, ắt sẽ làm phát sinh những lớp văn thi sĩ công giáo kế thừa, và những ngôi sao sáng cũng sẽ từ đó mà phát lộ. Một ước mơ chân thành và giản dị, nhưng cần bằng hành động và quyết tâm đồng hành từ nhiều thành phần dân Chúa trong Giáo Hội.

Kon Tum 25.7.2011

MINH SƠN

5. TÁC GIẢ ĐÌNH CHẨN TRẦN VĂN ĐỈNH, CHỦNG SINH GP PHÁT DIỆM:

VUI NIỀM VUI CỦA ĐỒNG BÀO - BUỒN NỖI BUỒN CỦA DÂN TỘC

(Thư hiệp thông viết từ Rôma)

Trọng kính quý Đức Cha trong Tổng giáo phận Hà Nội,

Kính thưa BTC cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời, quý tác giả đạt giải cùng tất cả quý vị.

Con là Đình Chẩn, một thành viên của ban giám khảo cuộc thi NHNT, thành viên của ĐXT Dũng Lạc, cũng là người con của Tổng Giáo phận nhà. Vì điều kiện xa quê hương không thể tham dự buổi lễ trao giải này, con xin phép gửi tới quý Đức Cha, BTC cùng tất cả quý vị lời chào trân trọng nhất và chút tâm tình gợi hứng từ hai câu thơ “Vui niềm vui của đồng bào/ Buồn nỗi buồn của dân tộc” của Tôi tớ Chúa là Đức Cố Hồng Y Phanxincô Nguyễn Văn Thuận. Con xin mượn tâm tình trên để chia sẻ trong khuôn khổ cuộc thi: chia vui với quý tác giả đạt giải và chia sẻ nỗi niềm thao thức về khả năng tiếng Việt yếu kém nơi giới trẻ chúng con hiện nay, qua đó gửi gắm một ước nguyện nho nhỏ cho tương lai.

a. Vui niềm vui của đồng bào

Trước tiên, Đình Chẩn xin chúc mừng quý tác giả Hương Lúa, Tuệ Tâm, Cỏ Dại, Maria Khánh Vân, và Long Hương, đã đạt giải, mang lại niềm vui và tia hy vọng cho phong trào văn thơ trong Giáo tỉnh nhà. Thực vậy, có dịp tham gia ĐXT ngay từ số đầu tiên ra đời dịp Tết Đinh Hợi, con nhận thấy: trong khi quý thi hữu phía Nam đã tham gia sôi nổi, dần dần hình thành các Câu lạc bộ, thì suốt mấy chục số đầu, cả miền Bắc chỉ có lèo tèo vài người tham dự. Những tưởng rằng văn học Công giáo chốn ngàn năm văn vật nay trở nên cằn cỗi. Nhưng thời gian gần đây, đặc biệt là sau Cuộc chơi xướng họa Sen Giữa Lầy, và cuộc thi NHNT, đã xuất hiện thêm một số gương mặt trẻ, ngoài 5 tác giả đạt giải còn có: MP Hồng Nhung, Phan Hoài Nam, hạt Nho Nhỏ Bé, Mùa Xuân Hy vọng, Maria Vũ Thương, Faviland, Vũ Đoàn, Thái Hà, Hoàng Thị Sim...vv. Trong số đó, một số chưa vào ĐXT, nhưng hy vọng rằng những mầm non đó sẽ phát triển thành ĐXT tươi tốt. Không vui mừng sao được khi con số lèo tèo lạc lõng kia hôm nay đã được đổi thành con số 5 tác giả đạt giải và hàng chục thi hữu trẻ tuổi đầy triển vọng như thế?!

Lời thơ của thi sĩ Tuyết Mai trong bài “Bài Thơ Viết Tiếp” trên ĐXT số 4 diễn tả thật khéo tâm tình đó.

“…Quê hương ơi ta vẫn còn ngôn ngữ

Còn tiếng nói còn người ham học chữ

Để viết tình yêu lên đọt lá chuối non…

Viết tình yêu vào những trái tim son

Bằng nỗi nhớ, nỗi đau và nỗi khát…”

b. Buồn nỗi buồn của dân tộc

Nỗi nhớ, nỗi đau và nỗi khát của dân tộc Việt Nam hiện nay thật là nhiều. Nhưng một trong những thao thức của BTC là khả năng tiếng Việt của chính người Việt. Trong thư gửi các vị phụ trách đào tạo trong Giáo Hội, cha Trăng Thập Tự ký tên ngày 23 tháng 9 năm 2010 có đoạn: “Cùng lúc, đâu đâu những người phụ trách đào tạo các ơn gọi trẻ cũng đều phải đối đầu với khả năng viết tiếng Việt quá kém của nhiều ứng sinh. Lắm em đã tốt nghiệp Đại Học mà viết văn vẫn đầy lỗi chính tả, đặt câu sai, không biết diễn ý, không biết xây dựng dàn bài”.

Đó là thực trạng đáng buồn hiện nay. Chính con là một ví dụ. Sau khi gần tốt nghiệp đại học, được cha đồng hành động viên, con mới bắt đầu học lại tiếng Việt. Cũng từ thời gian đó con tập làm thơ và sau đó tham gia ĐXT . Thiết nghĩ đó không chỉ là nỗi buồn, nỗi khát của BTC, nhưng là vấn đề chung của toàn xã hội, và cách riêng của Giáo Hội Công giáo Việt Nam trong công cuộc loan báo Tin Mừng.

Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ, cách riêng của giới trẻ Công giáo cũng thật đáng buồn. Thực vậy, hiện nay ngoại ngữ đã được dạy ròng rã từ cấp trung học cơ sở, đại học và rồi chủng viện. Nhưng dù học cả chục năm trời, không thiếu phương tiện nghe nhìn, thế mà phần lớn giới trẻ vẫn không nói được những câu đơn giản nhất. Cả những người được gửi đi du học cũng kém xa anh em nước khác về khả năng ngôn ngữ. Ngoại ngữ được coi là chìa khóa để mở cánh cửa tri thức nhân loại. Nhưng làm sao có thể mở được cánh cửa đó để thu hẹp khoảng cách tụt hậu, khi dân ta vẫn cứ loay hoay với chiếc chìa khóa yếu như thế?!

Trong khi đó, các vị truyền giáo xưa chỉ học tiếng Việt trong vài tháng là có thể giao tiếp được rồi, nhiều vị còn sáng tác thơ văn, và thậm chí là sáng tạo ra chữ viết mới. Cha Alexandre De Rhodes chính là một nhân chứng hùng hồn. Theo sử liệu, chỉ sau bốn tháng học tiếng Việt, Ngài đã có thể giảng dạy, giải tội bằng tiếng Việt. Chưa hết, Ngài còn có công tổng hợp các công trình của những người đi trước và sáng tạo ra chữ Quốc ngữ. Lẽ dĩ nhiên, mục đích đầu tiên các Ngài tạo ra chữ Quốc ngữ là để rao giảng Tin Mừng. Thật là kỳ diệu, người sáng tạo ra chữ Quốc ngữ lại không phải là người Việt! Công trình của các Ngài đã mở ra trang sử mới cho cả dân tộc Việt Nam. Trong một lần đến thăm nơi Ngài cập bến Cửa Bạng Ba Làng, con có cảm tác bài “Kỷ Niệm Cửa Bạng”, trong đó có mấy câu thơ sau:

Đây Bung, Mê, cửa Sập tư bề

Cửa Bạng còn ghi bóng Người xưa

Dâng tặng quê mình từng con chữ,

Nước Trời nguồn sống thỏa niềm mơ

(Đình Chẩn, Kỷ niệm Cửa Bạng, ĐXT 17)

Quả thực, các Ngài không chỉ dâng tặng quê mình từng con chữ, mà điều quan trọng hơn là “những con chữ” ấy chứa đựng mầu nhiệm “Nước Trời” chứa đựng “Nguồn sống” thỏa niềm mơ ước. Văn dĩ tải Đạo là thế! Trải qua bốn thế kỷ rao giảng Tin Mừng, chữ Quốc ngữ đã được phổ cập trên toàn quốc vậy mà vẫn còn hơn 90% đồng bào Việt Nam chưa biết Chúa. Điều đó thật đáng suy nghĩ. Các vị truyền giáo đã từ bỏ tất cả, thậm chí cả mạng sống mình, thao thức “dâng tặng quê mình từng con chữ” vậy mà phần lớn con cháu thời nay, dù đã tốt nghiệp đại học, lại không viết nổi câu văn cho ra hồn hay sao?! Thực trạng đó chẳng đáng hổ thẹn nếu không muốn nói là nhục nhã lắm ư?! Không những thế, chúng ta còn chưa sống trọn đạo Hiếu với các Ngài đó sao?!

c. Ước nguyện thay lời kết

Chắc hẳn dư âm cuộc Hội Thảo về Thân Thế và Sự Nghiệp của Cha L. Cadière mới diễn ra ở Huế, vẫn còn vang vọng trong tâm trí những người tham dự, cách riêng quý Đức Cha, và quý học giả Công giáo. Cũng trong Hội Thảo này, khi kết thúc bài tham luận, Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp đã đặt ra câu hỏi như lời trăn trở mời gọi: “Cadière đã kết hợp hài hòa giữa nhà thừa sai với nhà nghiên cứu, giữa hội nhập văn hóa với sứ vụ loan báo Tin Mừng. Phải chăng đã đến lúc Giáo Hội Công giáo Việt Nam cần can đảm dấn thân vào con đường này?”.

Bên cạnh đó, đầu năm nay, Tòa Thánh đã phê chuẩn việc dạy triết học trong tất cả các chủng viện Công giáo, theo đó thời gian học triết sẽ tăng từ hai năm lên ba năm. Nghị định mới cũng quy định các môn học: gồm các môn bắt buộc, như lịch sử triết học; tiếp đến là những môn bắt buộc bổ túc, như phương pháp luận, sinh ngữ, và sau cùng là các môn bổ túc khác như: văn chương (x.Vietvatican.net 22.03.2011).

Nhưng làm sao giới trẻ chúng con có thể dấn thân vào con đường vừa hội nhập văn hóa vừa loan báo Tin Mừng, cũng như làm sao có thể lĩnh hội được những tư tưởng triết học cao siêu trong chương trình mới, một khi chúng con chưa viết nổi bài văn thậm chí là đoạn văn cho ra hồn, cũng như chưa biết sử dụng ngoại ngữ?!

Cha Cadière viết: “Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu cách nghĩ của một dân tộc. Nó phản ánh tất cả các khái niệm của con người. Chính qua ngôn ngữ, con người học suy tư, và cũng chính qua ngôn ngữ, con người diễn tả điều mình cảm nhận và điều con người nghĩ. Ngôn ngữ vừa là khuôn đúc, vừa là thông dịch viên của bộ óc. Bởi vậy, nếu muốn biết người Việt Nam nghĩ gì, chúng ta cần phải tìm hiểu nơi ngôn ngữ của họ” (Philosophie populaire annamite, 1907, phần dẫn nhập).

Cũng chính Đức Cha Phaolô đã nhắc lại lời của Cố Cả Cadière rằng: “Tôi đã học tiếng Việt ngay từ khi mới đặt chân đến nơi đây và hiện nay tôi vẫn tiếp tục học, và tôi nhận thức rằng tiếng Việt rất tế nhị về phương diện cấu trúc, rất phong phú về phương diện ngữ vựng, mà đến nay nhiều người vẫn lầm tưởng coi thường…”. Thực vậy:

“...Tiếng Việt đâu phải tầm thường

Học đi để biết yêu thương quê mình...”

Thiết nghĩ, chúng con cần phải được hướng dẫn bước theo chân các vị tiền bối, tức là phải bắt đầu học lại tiếng Việt, đồng thời phải được đổi mới cách dạy và học ngoại ngữ sao cho có hiệu quả. Kinh nghiệm nhiều người cho thấy, nắm vững tiếng Mẹ đẻ sẽ giúp học ngoại ngữ dễ dàng hơn. Đồng thời, học ngoại ngữ cũng giúp ta nhận ra cái tinh tế độc đáo chỉ có ở tiếng Việt, để từ đó thêm yêu mến tiếng Việt và nhất là để “Vui niềm vui của đồng bào / Buồn nỗi buồn của dân tộc” như tấm gương Đức cố Hồng Y Phanxicô đã viết và đã sống.

Cuối cùng, con xin cảm ơn và kính chúc quý Đức Cha, và tất cả quý vị an mạnh.

Kính thư,

Đình Chẩn, 09.07.2011

6. TÁC GIẢ MARIA KHÁNH VÂN – GIÁO PHẬN VINH

Con rất vui vì hôm nay con được hiện diện ở đây, được tham dự lễ trao giải Nhánh Huệ Nước Trời và con cũng thấy mình thật hạnh phúc khi được nhận giải thưởng.

Trước hết, con xin tạ ơn Thiên Chúa, vì Ngài đã ban cho con biết cảm nhận cuộc sống quanh mình bằng tâm tình của một người Công giáo, ban cho con chút ít khả năng ngôn ngữ để diễn đạt những tâm tình và ý nguyện của mình. Con đã cố gắng viết, như một sự trả nghĩa cho tình yêu thương và hồng ân mà Thiên Chúa đã ban cho con.

Sau nữa, con rất biết ơn BTC, sau cuộc thi xướng hoạ thơ Đường luật, nhằm tôn vinh Mẹ Maria, đã đề ra cuộc thi tôn vinh Thánh Giu se và cổ vũ đức khiết tịnh. Đó là một chủ đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống hiện nay. Xã hội đang phải đối mặt với nhiều vấn nạn: vấn nạn nạo phá thai trong giới trẻ do lối sống buông thả mình, vấn nạn tan vỡ gia đình do thiếu chung thuỷ trong hôn nhân... Phải chăng, những vấn nạn đó có nguồn gốc từ quan niệm xem nhẹ đức khiết tịnh?

Cuộc thi đã tạo nên một diễn đàn lành mạnh và bổ ích, thu hút được nhiều người tham gia, không phải hoàn toàn do giải thưởng, mà con nghĩ, phần nhiều do chủ đề của cuộc thi đã động chạm đến nhiều vấn đề của xã hội, động chạm đến mối quan tâm, sự trăn trở và thao thức của nhiều người. Con tin rằng cuộc thi với các tác phẩm của nó đã giúp cho nhiều người hiểu hơn, khâm phục hơn và yêu mến thánh Giu se và Đức Mẹ hơn, đồng thời cũng thấy rõ hơn tầm quan trọng của đức khiết tịnh trong xã hội nói chung và trong đời sống gia đình nói riêng.

Không những thế, diễn đàn đã khuyến khích được nhiều người mạnh dạn cầm bút, thể hiện khả năng có thể còn tiềm ẩn của mình, để rồi qua đó, biết dùng khả năng Chúa ban cho mình để xây dựng Giáo Hội, xây dựng xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, đời sống tâm linh phong phú hơn.

Con xin trân trọng cảm ơn quý Đức giám mục, quý linh mục. Sự quan tâm của các Ngài là một sự khích lệ lớn lao, là một nguồn động lực tinh thần vô cùng quý giá cho BTC và cho cả những người cầm bút chúng con.

Về phương diện cá nhân, con muốn nói điều này, giải thưởng mà con đạt được hôm nay, nhờ có sự hậu thuẫn lớn từ những người thân, bạn bè..... của con, họ là những người đã động viên con rất nhiều khi con cầm bút. Đặc biệt là chồng con, anh ấy luôn quan tâm, khuyến khích và tin tưởng con. Đôi khi, sự tin tưởng của người thân, gia đình khiến con cảm thấy xấu hổ vì mình không được như niềm tin ấy, nhưng cũng đồng thời làm con thấy cần phải cố gắng hơn để không phụ lòng họ.

Cũng trong dịp lễ trao giải này, con cũng xin chia sẻ một vài suy nghĩ của con. Con được biết ý nguyện của BTC cuộc thi là muốn thành lập ở mỗi giáo phận một Câu lạc bộ thơ văn Công giáo. Con thấy đó là một ý nguyện rất tốt đẹp và thiết thực. Một thực tế cho thấy là trong đời sống hiện nay, khi con người nghiêng nhiều hơn về những điều thực dụng, văn chương không còn nhận được sự mặn mà của xã hội, không mấy ai dám dựa vào văn chương để sống. “Văn chương hạ giới rẻ như bèo” mà. Nhưng con tin rằng, không ai có thể phủ nhận được ý nghĩa và tầm quan trọng của văn chương trong cuộc sống. Con từng nghĩ rằng, nếu như nhiều người yêu văn chương hơn, yêu vẻ đẹp đích thực của văn chương hơn, hẳn xã hội đã bớt đi rất nhiều những tội ác, bởi tâm hồn của con người đã được hướng Thiện. Nếu người Công giáo thực sự yêu thơ văn với tâm tình của người Công giáo, con cũng tin rằng đời sống tâm linh của chúng ta cũng sẽ phong phú và sâu sắc hơn.

Con cũng được biết rằng ở giáo tỉnh ta, việc thành lập các câu lạc bộ thơ văn trong các giáo phận đang rất ít ỏi, hiện nay chỉ có một câu lạc bộ thơ văn Tâm Nguyện ở Hải phòng, còn các giáo phận khác chưa thành lập được. Con nghĩ, để có thể thành lập được CLB thơ văn ở mỗi giáo phận, cần có sự quan tâm rất lớn từ Đức giám mục và các linh mục trong giáo phận. Như ở giáo phận Vinh chúng con, con nghĩ, người đứng ra tổ chức hẳn phải là người có uy tín trong Giáo phận, mới có thể quy tụ được nhiều cây bút, thu hút được sự chú ý và tham gia của nhiều người.

Con cũng được biết trong dịp trao giải Nhánh Huệ Nước Trời tại Sài Gòn, Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Chủ tịch Ủy ban Văn hóa HĐGMVN, đã ngỏ ý mong Ban Tổ chức tiến hành một cuộc thi viết kỷ niệm 100 năm Hàn Mạc Tử. Nguyện vọng của BTC là muốn tổ chức giải thưởng ấy ở quy mô các Giáo tỉnh. Con nghĩ, điều đó thật chính đáng và hợp lí. Nếu tổ chức được như thế, thì sẽ làm dấy lên một phong trào văn thơ sôi nổi trong các Giáo tỉnh, đồng thời cũng thúc đẩy được sinh hoạt các Câu Lạc Bộ Sáng Tác Thơ Văn Công Giáo ở các Giáo phận. Vâng, nếu chúng ta có thể dùng miệng lưỡi và ngòi bút để ca tụng Chúa, để xây dựng xã hội và Giáo hội, chúmg ta đừng im lặng. Phải chăng, đó cũng là cách ta làm cho nén bạc mà Chúa giao cho chúng ta được sinh năm, sinh mười...

Cuối cùng, con nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Xin mọi người cầu nguyện cho con.

7. TÁC GIẢ NGUYỄN VĂN TUYÊN – PHÓ TẾ, GIÁO PHẬN THÁI BÌNH

Trọng kính quí Đức Cha,

Kính thưa quí cha, quí nam nữ tu sĩ,

Kính thưa quí nhà văn, nhà thơ, thưa các anh chị em văn nghệ sĩ công giáo và toàn thể cộng đoàn hiện diện,

Có thể nói, cuộc thi “Sen giữa lầy” nhằm tôn vinh Mẹ Maria cùng cuộc thi “Nhánh Huệ Nước Trời” để tôn vinh Thánh Giuse và cổ võ đời sống khiết tịnh quả không chỉ mang tính thời sự mà còn tạo một sân chơi lành mạnh và bổ ích.

Cuộc thi mang tính thời sự: vì nó đề cập đến những vấn đề hết sức nhạy cảm hiện nay. Giữa một thế giới đang đề cao đời sống hưởng thụ và sự xuống cấp của những giá trị đạo đức, tình trạng sống thử, coi thường sự thủy chung trong hôn nhân... cuộc thi đã như một tiếng chuông cảnh tỉnh, mời gọi con người hôm nay hãy trả lại cho hôn nhân phẩm giá cao quí như nó vốn có mẫu gương của Đức Trinh Nữ Maria và người gia trưởng Giuse.

Cuộc thi lành mạnh và bổ ích: không những giúp cho những cây bút kỳ cựu có điều kiện thể hiện mình mà còn tạo điều kiện cho những cây bút trẻ, mới chập chững bước vào “nghề” có điệu kiện học hỏi nơi các bậc tiền bối. Hơn nữa, cuộc thi còn là dịp thuận lợi để người trẻ nói lên những tâm tư, nguyện vọng của mình thông của những tác phẩm.

Cá nhân con đến với cuộc thi “Nhánh huệ Nước Trời” như một sự tình cờ. Tình cờ bởi chỉ qua sự giới thiệu của cha Pr. Đặng Xuân Thành, là cha Giám học Đại Chủng Viện Thánh Giuse Hà Nội, đồng thời cũng là cha giáo chủ nhiệm của con cùng với tập thơ “Sen giữa lầy” mà chính tay ngài trao tặng. Được sự gọi hứng của ngài, con cũng đánh liều viết, như một cơ hội để cọ sát và học hỏi các bậc tiền bối.

Con đường đến với văn chương của con không biết có phải là cái “duyên” hay không, nhưng xuất phát từ một thực tế là: trong quá trình làm công tác mục vụ cho các bạn trẻ, cách riêng là các bạn sinh viên công giáo, con không khỏi băn khoăn về vốn hiểu biết tiếng Việt trong giao tiếp và đặc biệt hơn là trong khả năng viết của một bộ phận không nhỏ những người trẻ. Thêm vào đó, ngày hôm nay, chúng ta có thể dễ dàng tìm được những truyện ngắn hay thuộc đủ mọi thể loại ở bất cứ nhà sách nào trên toàn quốc, trong khi lại khó khăn trong việc tìm một truyện ngắn đáp ứng cho nhu cầu của các bạn trẻ Công giáo. Theo con được biết, hiện chỉ có một số tác phẩm truyện ngắn Công giáo mang tính nhỏ lẻ và tự phát, trong khi nhu cầu đọc của người Công giáo thì không phải là ít. Công đồng Vaticano II trong Sắc Lệnh về Truyền Thông (INTER MIRIFICA) đã không ngừng khẳng định vai trò không thể thiếu của truyền thông xã hội trong việc loan báo Tin Mừng, mà văn học nghệ thuật là một lĩnh vực vô cùng quan trọng. Đó cũng là lý do khiến con bắt tay vào thử viết truyện, bắt đầu từ những truyện rất ngắn, với mục đích ban đầu phục vụ cho các bạn trẻ Công Giáo. Vẫn biết rằng: “Một cánh én, chẳng làm nên mùa Xuân”, nhưng nếu có nhiều người cùng chung tay góp sức, chắc hẳn sẽ có một mùa xuân mới, ít ra, chúng ta có quyền hy vọng.

Câu hỏi: làm sao để phát triển vốn tiếng Việt? làm sao để ngày càng có nhiều tác phẩm văn chương Công Giáo? làm sao để nhiều người yêu mến và cổ võ cho phong trào này? thiết tưởng, đó không phải là công việc của riêng Ban Tổ Chức hay của một vài nhà chuyên môn, mà là công việc của tất cả mọi người, cách riêng là những ai ước mong “chắp cánh” cho tiếng Việt được bay cao, bay xa hơn nữa, hay ít ra là giúp tiếng Việt trở về đúng tầm mức nó vốn có.

Theo báo cáo tổng kết của Ban Tổ chức giải, những thành quả mà hai cuộc thi “Sen giữa lầy” và “Nhánh Huệ Nước Trời” đã đạt được, vượt ra ngoài dự tính của Ban Tổ Chức. Sự tham dự đông đảo về số người cũng như lượng bài viết gửi về Ban Tổ Chức, sự phong phú về thành phần tham dự (các Đức Giám Mục, các Linh mục, nam nữ tu sĩ, chủng sinh, giáo dân (chuyên và không chuyên)…) đã là những con số “biết nói”, chứng tỏ sự thành công rực rỡ của cuộc thi này. Tuy nhiên, nếu xét về toàn cục, thực tế giữa cung và cầu trong lĩnh vực văn học nghệ thuật Công Giáo thì những gì vừa đạt được cũng mới chỉ là những con số còn khiêm tốn.

Ước mong rằng, cùng với việc cuộc thi khép lại, đồng thời, cũng là việc mở ra cho những sân chơi mới, bởi vì, sau mỗi hạt giống mục nát, sẽ lại có những mầm xanh được mọc lên.

Sau cùng, con xin được chúc mừng và chung vui cùng với quí Ban tổ chức vì sự thành công của giải. Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành và trả công bội hậu cho những nỗ lực của quí cha và quí vị trong Ban Tổ Chức.

Một lần nữa, con xin chân thành cảm ơn Ban Tổ Chức, xin cảm ơn quí Đức Cha, quí cha và toàn thể quí vị đã kiên nhẫn lắng nghe.

Jos. Nguyễn Văn Tuyên

8. TÁC GIẢ TRẦN PHƯƠNG NHÃ – GIÁO PHẬN HẢI PHÒNG

(Thư hiệp thông viết từ nước Đức)

Trọng kính quý Đức Cha, kính thưa quý Cha và toàn thể cộng đoàn.

Trước hết con xin bày tỏ lòng biết ơn tới quý cha và toàn thể cộng đoàn đã luôn quan tâm, nâng đỡ con trong suốt thời gian vừa qua. Thật đáng tiếc khi con không được tham dự buổi họp mặt quan trọng ngày hôm nay. Từ nơi xa, con kính xin quý cha và cộng đoàn chung ý cầu nguyện cho con, một người con đang ở xa nhà, luôn tìm thấy niềm tin vào Thiên Chúa và con người để cảm nhận được tình yêu của Chúa trong mỗi sự kiện diễn ra thường ngày. Con cũng xin Ơn Chúa tuôn đổ xuống trên quý cha và cộng đoàn – những người đang cộng tác vào công cuộc truyền giáo nói chung và sự phát triển của thơ ca Công giáo nói riêng. Với tâm tình của một người yêu thơ, con không dám nhận mình là một thi sĩ, con chỉ là người hát lên khúc tình ca mà người thợ mộc Giêsu đã viết lên trong tâm hồn con. Khúc tình ca về một tình yêu đợi chờ, chung thuỷ của Thiên Chúa giành cho con người mà con đã cảm nhận được trong cuộc sống hàng ngày. Có những lúc con nhận ra Chúa ở bên con gần đến nỗi con có thể chạm vào Ngài và Ngài đang dựa vào con khi Ngài vác cây Thập Gía nặng trên vai, nhưng lại có những lúc con không dám tin sự tồn tại của Thiên Chúa vô hình, và con cảm thấy mình đánh mất niềm tin. Và con gửi tất cả vào những vần thơ của mình như một cách để đối diện với tình yêu và cuộc sống. Ngày hôm nay nhờ sự quan tâm của quý Cha và cộng đoàn, đặc biệt là sự quan tâm của nhóm thơ Tâm Nguyện Hải Phòng và ban tổ chức cuộc thi Nhánh Huệ Nước Trời, con đã đạt được vinh dự lớn lao này. Con xin bày tỏ tâm tình cảm tạ sâu sắc tới quý Cha, quý cộng đoàn và tới gia đình, cha mẹ. Đặc biệt con xin cảm ơn chú Duy Sơn Tuyền, tác giả bài thơ xướng của cuộc thi đã động viên nâng đỡ tinh thần cho con trong suốt thời gian tham gia cuộc thi. Dù con đang ở nơi xa nhưng trong tình yêu thương hiệp nhất con vẫn được tham dự buổi hợp mặt đầy ý nghĩa này qua lời cầu nguyện. Xin Chúa chúc lành cho tất cả những gì đang diễn ra để mọi sự được tốt đẹp theo đúng con đường Chúa Cha mong muốn.

9. BÀI PHÁT BIỂU CỦA TÁC GIẢ KIM DẠ – DỰ TÒNG THUỘC GIÁO PHẬN HÀ NỘI

Sự thật là trong hơn 1 tháng từ khi biết tin nhận giải cuộc thi NHNT tôi vẫn băn khoăn không biết liệu mình có thể chia sẻ điều gì đây? Thậm chí tôi còn rất băn khoăn không biết liệu mình có thật sự xứng đáng với giải thưởng này không? Mãi cho đến những ngày cuối cùng trước khi đi nhận giải, nhờ sự động viên của anh chị em, nhờ ơn Chúa đối sự thinh lặng trong nội tâm, tôi mới thấy rõ điều mình muốn nói.

Vì sao chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay? Rõ ràng đây không đơn thuần là để kết thúc một cuộc thi mà như ý nguyện của ban tổ chức cũng như mong muốn của Giáo Hội là mở ra một tương lai mới cho việc chấn hưng ngôn ngữ dân tộc và nói riêng và phát triển nền văn thơ Công giáo nói chung.

Là một người biết và yêu mến Chúa Kitô, đồng thời cũng là một người đang được học và nghiên cứu văn học, tôi xin đóng góp một vài ý kiến như sau.

Thứ nhất, đó là trả lời câu hỏi vì sao phát triển nền văn thơ Công giáo và chấn hưng ngôn ngữ dân tộc lại quan trọng đến thế? Tất cả chúng ta đều hiểu rõ từ lâu trong lịch sử, thịnh hưng của mỗi chế độ hay triều đại đều ít nhiều gắn bó với sự phát triển của văn học. Văn học không chỉ là tấm gương phản ánh hiện thực mà còn tác động trở lại hiện thực ấy.

Nhìn vào nền văn thơ Công giáo của chúng ta từ khi Tin Mừng được truyền tới Việt Nam đến nay, không cần phải là một nhà nghiên cứu mới thấy sự nghèo nàn của nền văn học ấy. Chúng ta khoan hãy nhắc đến những lý do của lịch sử để lại mà hãy nhìn vào thời điểm hiện tại.

Tôi đã rất đau lòng khi nghe một tờ báo nước ngoài nhận xét rằng: Giáo hội Việt Nam dường như đang ngày càng nghiêng về thờ phượng và lễ hội. Quả thật nhà thờ bị tước đoạt đất đai, hạn chế hoạt động xã hội thì tất yếu sẽ lui về với việc thờ phượng và lễ hội. Điều ấy hạn chế vô cùng khả năng sao giảng Tin Mừng, là sứ mệnh vô cùng quan trọng của Giáo hội. Nhưng nói như thể chỉ để nhấn mạnh rằng: nếu trên mảnh đất vật chất chúng ta bị thu nhỏ, áp chế, thì trên mảnh đất tinh thần chúng ta lại càng phải ra sức cày xới và vun đắp hơn nữa. Tôi nhiều lúc lo sợ rằng một ngày nào thế hệ các bậc tiền bối không còn, lớp trẻ ngày càng xa lạ với ý nghĩa sâu xa của việc thờ phụng, thì chúng ta chẳng lẽ chỉ còn lại là Giáo hội của những lễ hội thôi sao?

Có lẽ cái điều lo sợ của tôi khá viển vông nhưng cũng không phải là không có cơ sở thực tế. Bởi vì tôi tin tôi ở gần cái lớp trẻ ấy hơn lúc nào hết. Tôi cũng tin tôi ở ngoài hơn bao giờ hết. Ở ngoài ở đây có nghĩa là có cái nhìn khách quan hơn. Bởi vì tôi chỉ là một dự tòng chập chững bước vào cánh cửa Giáo hội. Một người khách lạ thì bao giờ cũng dễ thấy được rõ hơn gia chủ những điều tưởng đã quá quen.

Đó là lý do chúng ta khiến trông chờ và vun đắp nền văn thơ Công giáo. Bởi đó là người thư ký trung thành nhất, là kho tàng lưu trữ và bảo tồn một cách sống động, phong phú và vĩnh cửu nhất những giá trị tốt đẹp mà không thể bị tước đoạt hay dập tắt dễ dàng.

Giá trị đầu tiên và quan trọng nhất của văn học chính là thanh lọc. Thanh lọc cả người viết và người đọc, bởi vì viết và sống khó có thể là hai hành động tách rời nhau. Muốn sửa trang viết sao cho thơm cho đẹp thì cũng phải sửa mình sao cho sạch cho trong. Vì nghệ thuật suy cho cùng chính là sự hoá thân. Khi người hoạ sĩ muốn vẽ một bông hoa, thì ông cũng phải hoá thân thành đài hoa, cánh hoa, nhuỵ hoa, đến cả giọt sương đọng trên hoa để cảm cho bằng hết những cái mong manh, tinh khiết của hoa. Khi nhà văn muốn viết về một bông hoa, nhất là khi đó lại là một bông hoa lòng, hoa chân, hoa thiện, hoa mỹ thì nhà văn ấy cũng phải chắt lọc từng giọt trong máu huyết mà ra.

Tất nhiên, nói đến văn thơ còn phải kể đến năng khiếu, đến khả năng thiên bẩm của mỗi con người. Nhưng dù là năng khiếu thì vẫn cần phải có sự quan tâm ủng hộ, sự rèn luyện phấn đấu và đặc biệt là tâm huyết. Những cái ấy rõ ràng không thể chỉ là việc một vài cá nhân có thể làm.

Tôi rất thích mỗi lần được về tham dự thánh lễ tại xứ Cầu Rầm thuộc giáo phận Vinh, quê hương tôi. Giáo dân ở đó phần đông là người lao động nhưng không khí nhà thờ bao giờ cũng giữ được vẻ ấm áp gần gũi trong sự trang nghiêm. Tôi nghĩ có lẽ phần nhiều cũng bởi sự chặn dắt tận tình của Cha quản xứ. Ngài đồng hành với giáo dân từ trước giờ lễ 30 phút bằng cách cùng lắng nghe giáo dân tập các bài hát trong Thánh lễ. Nhà thờ trang bị máy chiếu với màn hình rất lớn để tất cả giáo dân có thể ngân nga, vang lời ca tụng. Rồi các bài giảng của Ngài luôn được chêm xen những câu danh ngôn, ca dao, tục ngữ, gần gũi và hấp dẫn, giàu hình ảnh. Điều tôi muốn nói đó là, có thể chúng ta chỉ có được 10 cây bút có tài năng thực sự nhưng điều quan trọng không phải là ở 10 hay 100 cây bút ấy mà là ở chính nơi độc giả. Bởi vì mục đích lớn nhất của chúng ta vẫn là sao giảng Tin Mừng, là đưa con người ngày càng nhiều lại gần hơn với chân lý Tuyệt Đối. 10 hay 100 cây bút có tài ấy, trong khi viết, đã ít nhiều được hưởng Hồng Ân của Chúa Thánh Thần là sự Thanh lọc, nhưng điều quan trọng là còn phải để cho sự thanh lọc ấy có sức lan toả va lay động.

Tôi chợt nhớ đến câu hát mà tôi rất thích “ Tình yêu như vết cứa xót xa…”. Lần đầu tiên nghe câu hát ấy tôi đã không hiểu và lấy làm lạ, tại sao lại nói tình yêu như một vết cứa khiến ta đau đớn? Hoá ra, càng sống, càng yêu tôi càng hiểu vết cứa ấy thật ra là vết cứa nhắc nhở ta, khiến ta lúc nào cũng phải quay quắt, phải nhớ, phải mang nó đi theo mỗi ngày đời của ta. Vết cứa còn ở đó thì ta còn phải nhớ ta đã có một tình yêu và phải sống thế nào cho xứng đáng với tình yêu ấy.

Nếu mỗi tác phẩm là một tình yêu và nếu mỗi người sẵn sàng để cho tình yêu ấy cứa vào tim thì chẳng phải cuộc sống của chúng ta sẽ được biến đổi đến tận cốt lõi rồi sao? Chẳng phải chính Ngôi Lời cũng đã làm cách ấy để cứa vào tim chúng ta, để chúng ta ngồi cùng nhau ngày hôm nay đây sao?
 
Chỉ Có Một Sự Cần Mà Thôi
Tuyết Mai
16:14 31/07/2011
Chỉ Có Một Sự Cần Mà Thôi

Thật phải khi Chúa Giêsu chắc lưỡi và thương cảm cho người chị là Martha, vì chị chộn rộn lo lắng về nhiều chuyện; còn cô em Maria chuyên chăm nghe Lời Chúa dậy, lại được Chúa khen thưởng. Như thế chúng ta mới hiểu được rằng muốn làm con cái ngoan của Chúa, chúng ta chỉ có một điều cần nhất mà thôi là Thờ Phượng Thiên Chúa và thực thi những điều Người dậy chúng ta. Từ ngàn xưa Giáo Lý của Người chẳng bao giờ thay đổi là Kính Chúa và yêu thương anh chị em như yêu chính mình.

Của cải trần gian là những điều Chúa dậy chúng ta nên tránh và đừng nên dính bén. Bởi Của của chúng ta ở đâu thì lòng của chúng ta luôn ở đấy. Nếu chúng ta chỉ biết bo bo ôm của và gìn giữ Của, thì chúng ta sẽ mất linh hồn. Bởi của cải trần gian là do chúng quỷ làm chủ, nếu chúng ta còn nhớ Chúa Giêsu bị thử thách 40 ngày đêm trong sa mạc năm nào!?. Cuộc đời này chỉ là phù phiếm và là phù du mà thôi!. Mê đắm và khao khát có chúng để mà làm gì?. Tất cả quyền cao chức trọng và tiền rừng bạc bể, chẳng làm sao có thể giúp cho linh hồn của chúng ta tìm thấy Quê Trời là quê nhà của chúng ta cho được. Thật khó ghê lắm!!. Thật chua xót và tội nghiệp thay cho những anh chị em của chúng ta, đầu tắt mặt tối, để cố gắng cầy ngày cầy đêm, để có được thêm tiền mà hưởng thụ cho chính cá nhân của mình; để cho được ít nhất bằng chị bằng em; kẻo cảm thấy thua thiệt mà phiền trong bụng.

Con người chúng ta hay ganh ghét lẫn nhau, thấy ai hơn mình thì không chịu được nổi, biến chúng ta trở thành những con người đau khổ, và không ai ưa hay chịu được với bản tánh khó thương cáu kỉnh của mình. Ở đây tôi nói tất cả con người trần gian thật yếu đuối và xấu xa của chúng ta, bất kỳ là người nào, và không trừ một ai. Điều này hẳn tất cả chúng ta đều thấy nhan nhãn và hằng ngày. Từ trong gia đình, thân bằng quyến thuộc, hàng xóm, giáo xứ, và ở khắp mọi nơi. Cái ganh ghét nó thật đi rất sâu trong lòng mọi người. Giữa anh chị em trong gia đình ganh ghét lẫn nhau về nghề nghiệp về đồng lương thấp cao. Họ hàng ganh nhau hơn thua. Giáo xứ ganh ghét nhau vì cái ghế ngồi của ông chủ tịch này hay bà chủ tịch kia. Giữa các linh mục cũng ganh ghét nhau cái chức vụ cao thấp, học cao hiểu rộng với người kém cỏi, giữa người già với người trẻ; bằng cấp bên này và bằng cấp bên kia. Chung quy là thế gian này không ai thoát khỏi cái tham, sân, si, mà trần gian này đầy dẫy những con người chỉ biết tôn thờ và luôn tìm kiếm chúng là những của chóng qua, chóng tàn, và chóng rỉ sét.

Hỏi có mấy ai trên trần gian này biết đi tìm cái hạnh phúc đích thực mà Thiên Chúa là Đấng lòng lành nhân hậu vô cùng, muốn cho chúng ta được hưởng?. Xin được thưa chắc cũng giống như cái kim mà mò tìm dưới đáy biển vậy!.

Thiên Chúa luôn muốn điều thiện hảo cho tất cả con cái của Người, nhưng có vẻ thật khó để tất cả con cái của Người được vào Nước Trời. Nhưng có phải tất cả con cái của Người đều mê muội hết cả đâu!. Nhưng sao chẳng thấy một ai muốn đi trên con đường thiện hảo là con đường hẹp?. Rõ khổ bởi trong tất cả chúng ta ai mà dại đến độ đang Có lại biến thành Không?. Đang giầu có mà lại bán tất cả để được cái Bóng?. Có thật là có Nước Trời hay không?. Cả đời mới có được Công Danh thành toại. Phải trải qua bao nhiêu cái tranh dành mới có được cái ngày trọng vọng như hôm nay. Ai mà lại dại thế!. Cái ghế ngồi này đã phải bao nhiêu người đổ máu. Cái lâu đài này phải lao liều với những sự hiểm họa và cái mạng sống này cũng có rất nhiều lúc như chỉ treo trên mành, chứ có đâu mà dễ có phải không thưa anh chị em??.

Những Điều Chúa dậy, xem chừng như là chuyện hoang đường của những chuyện thần tiên mà làm cho con nít chúng coi say sưa, và mơ mộng được như vậy!. Cậu nào cũng muốn sau này mình cưới được một công chúa thật đẹp cho cuộc đời của mình. Cô nào cũng ao ước được sống trong lâu đài và nhung lụa cùng người chồng đẹp trai là Hoàng Tử con Vua, nhưng có phải cuộc đời là những thực tế đau buồn và đau khổ. Làm ăn thật thà chân chất thì chỉ đủ dùng ngày ba bữa cơm và sống trong một mái nhà xiêu vẹo, có nóc là lá và có tường là đất xét. Chỉ cần một cơn gió nhẹ lay thì cái nhà ấy nó cũng có thể xiêu vẹo. Làm ăn thật thà chân chất thì làm gì có của ăn của để, và của để đi tìm đến những nơi “cấm”, và đem tai họa đến cho bao người.

Thật phải khi Điều Luật của Người thì rất đơn giản và dễ hiểu, nhưng chẳng mấy ai theo được, và thật sự chẳng ai còn muốn nghe theo, khi mà Nước Trời thì chẳng thấy đâu, chứ đường để lên Hành Tinh Mars, thì rất gần. Con người hiện đại và văn minh của ngày nay, đã cho con người một cái nhìn rất mới và rất hấp dẫn; để con người tìm sự hưởng thụ thỏa đáng hơn. Như sắp năm tới đây chúng ta sẽ chứng kiến có những chiếc xe mà bay thẳng lên trên không được. Và đương nhiên cũng sẽ có rất nhiều người giầu có muốn mua chúng. Thiên Đàng ngày nay hình như trở thành quá khứ và là history. Cái Danh Từ Thiên Đàng hình như không còn tìm thấy trên bờ môi hay trên cửa miệng của chúng ta nữa; mà chỉ là tiền, danh vọng, và chức quyền. Thiên Chúa của chúng ta ngày nay là sự so sánh của đồng tiền. Chúng ta thường để ý xem thế giới ngày nay những ông nào là giầu xụ nhất thế giới, và hình như chúng ta có thể biết được tên của 10 ông giầu xụ đứng đầu thế giới là ai, và 10 nước giầu nhất thế giới. Chứ ai còn nhớ đến tên của một ông Giêsu nghèo nhất thế giới!. Dại nhất thế giới!. Muốn cho con người về Trời mà hướng dẫn con người ta đi đến một chỗ thật nghèo khổ và không nơi để gối đầu. Cả thế giới mà dại thế? Ai lại đi nghe ông để đi tìm một nơi không thấy có?. Chẳng khác nào ông cho mọi người đi máy bay giấy hay ăn bánh vẽ?.

Thực tế, tôi nhìn thấy rất nhiều người chỉ có mang danh nghĩa của người Kitô hữu mà thôi! Chứ chẳng thấy họ Kitô một tí xíu nào. Ngay cả hiện thời họ đang mang bệnh và không biết ngày nào Chúa sẽ gọi ra đi, nhưng sự tham lam tiền bạc, họ chưa có thể bỏ được. Thật tội nghiệp thay!. Không hiểu trong nhà băng họ có được bao nhiêu con số?. Tài sản họ có chừng bao nhiêu?. Mà chỉ chăm bẳm sợ chúng biến mất và không nắm giữ được chúng. Có thì chẳng dám tiêu xài. Linh hồn thì cũng còn đang lơ lửng phân hai. Bên nào cũng thờ. Chúa cũng thờ. Ma quỷ cũng thờ. Rất thường đi coi bói xem có còn cơ hội để thêm giầu hay không?. Còn sống thọ không?. Có lá bùa nào hay thuốc nào để kéo dài tuổi thọ?. Vân vân và vân vân …..

Quả thật Thiên Chúa của chúng ta càng ngày càng chẳng câu được con cá nào hà huống chi tìm được một con cá “bự”. Mà kiểu câu của Người lại là kiểu xưa như trái đất, cho nên chẳng cá nào nó chịu cắn câu. Cần câu ngày nay phải có những phẩm chất sao cho nó mầu mè và nhìn cho thật thèm thì cá chúng mới cắn câu, chứ kiểu của Chúa chỉ máng vào con trùng đất thì thật cá nào mà ham, phải không thưa Chúa. Chúa không thấy sao, con người ngày nay càng ngày càng lười, chẳng buôn chẳng bán, chỉ ngồi nhà cầu xin Chúa cho trúng số mà thôi!. Mà chính họ chẳng hiểu rằng Chúa không thể ban cho họ điều đó. Như Chúa bảo con cái thời này mà chúng đòi cho “Dấu Lạ” để biết Người là Thiên Chúa. Bằng cách họ cầu gì Chúa phải cho nấy, còn không họ sẽ đến những nơi khác mà họ thờ Chúa ơi!.

Quả thật tội nghiệp cho một Thiên Chúa của chúng ta. Người có mắt, có tai, có quả tim thật to lớn, nhưng Người chẳng có thể cho chúng ta được gì, vì Người không thuộc về thế gian. Thế gian là của chúng quỷ, mà ai bám vào của thế gian thì thuộc về chúng quỷ và làm nô lệ suốt đời cho chúng. Ai còn thời giờ để nghe Lời và thực thi Lời Người, thì thật phần thưởng sẽ to lớn là ngần nào!?. Xin các Kitô hữu hãy dừng chân, để thở, để lắng nghe Lời Người, và là để cầu nguyện cùng với Chúa!. Để Lời của Người sẽ giúp chúng ta là kẻ tội lỗi, biết thực thi ít nhiều điều Người dậy. Để hết thảy chúng ta còn có cơ hội để trở về. Nơi mà hết thảy linh hồn chúng ta thèm khát và ao ước để được đến. Xin hãy làm như cô Maria và hỡi Martha hãy nhả bớt những gì Chúa gọi là lo lắng bối rối về nhiều chuyện, mà phải hiểu rằng chỉ cần duy nhất một chuyện mà thôi, đó là trước Kính Chúa sau yêu người như chính mình ta vậy!. Amen.


Tuyết Mai

 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bé Đi Lễ
Tâm Duy, Lm
21:54 31/07/2011
BÉ ĐI LỄ
Ảnh của Tâm Duy, Lm
“Cứ để trẻ em đến cùng Thầy, đừng ngăn cấm chúng
vì nước Thiên Chúa là của những ai giống như chúng”
(Mt.19, 15)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
 
VietCatholic TV
Video Wyd 2011: Một vòng quanh Madrid
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
07:13 31/07/2011
Madrid được kể là thành phố lớn thứ 3 trong Liên Hiệp Âu Châu. Bước xuống sân bay, ta thấy ngay được những nét hiện đại tại phi trường sầm uất thứ 11 trên thế giới với những đường nét cấu trúc tân tiến tại Terminal 4 được thiết kế bởi Antonio Lamela năm 2000.

Madrid có hệ thống xe điện tối tân và tiện lợi có lẽ chỉ thua kém Paris. Tuy nhiên giá rẻ hơn rất nhiều nếu mua vé nhiều ngày. Đoạn đường 9km từ sân bay Barajas vào trung tâm thành phố chỉ mất 12 phút với cước phí 2 euros. Các bạn trẻ tham dự World Youth Day được phát thẻ đi xe điện và xe bus hoàn toàn miễn phí.

Với dân số trong nội ô gồm 3.4 triệu người, Madrid được kể là trung tâm tài chính lớn nhất Nam Âu nơi đặt tổng hành dinh của hầu hết các công ty lớn của Tây Ban Nha. Mặc dù, liên tục được sửa sang, Madrid vẫn giữ được những di sản văn hóa và lịch sử.

Đây là cung điện Hoàng Gia. Với hơn 300 phòng, cung điện này được kể là lớn nhất Âu Châu. Nhiều phần trong tòa nhà đang mở rộng cửa cho khách tham quan ngày nay vẫn được Vua Juan Carlos và Hoàng Hậu Sofía sử dụng. Những vật dụng trong tòa nhà quý vị thấy đây hầu hết đến từ các nước thuộc điạ cũ của Tây Ban Nha.

Sứ thần các nước khi đến Tây Ban Nha sẽ được nhà vua tiếp kiến trong phòng này và được dự yến tiệc trong phòng tiếp tân nơi nhà vua sẽ ngồi cùng bàn với họ. Họ phải khôn khéo chớ có ngồi vào ghế của nhà vua. Chiếc ghế này cũng giống như các ghế khác chỉ có điều thành ghế cao hơn một chút.

Trong khi nội ô Madrid không ngừng được tân trang, nhiều vùng ngoại ô vẫn giữ nguyên những nét rất cổ xưa. Segovia, cách trung tâm thành phố Madrid chỉ có 30’ xe điện là một thí dụ điển hình. Nơi đây, bạn có thể chiêm ngưỡng từ những thành trì xây từ thời Trung Cổ đến cả những bức tường hai tầng cao đến 30m được xây từ thời cổ La Mã. Những bức tường trơ trọi này không có gì chống đỡ vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt.

Đã đến Madrid, bạn hẳn phải ghé thăm Toledo, nơi được xem là cái nôi của Kitô Giáo Tây Ban Nha. Đó cũng là nơi ghi đậm dấu tích của Do Thái Giáo và Hồi Giáo.

Vương Cung Thánh Đường Toledo là đại thánh đường lớn nhất Tây Ban Nha. Trên nền ngôi thánh đường này từ những thời kỳ đầu của Kitô Giáo đã có một đền thờ Công Giáo nơi đây. Đến năm 587, Thánh Eugene thành Toledo lúc ấy là Tổng Giám Mục Toledo đã thánh hiến lần thứ hai đền thờ vừa được trùng tu.

Trong thời kỳ Hồi Giáo, ngôi giáo đường Kitô bị biến thành thánh thất Hồi Giáo.

Vương Cung Thánh Đường Toledo như ta thấy ngày nay được xây dựng lại từ năm 1226 đến năm 1493 mới kết thúc.

Thời kỳ Hồi Giáo được kể là thời kỳ khắc nghiệt đầu tiên trong lịch sử Giáo Hội Tây Ban Nha. Hơn một nửa dân số bị buộc cải đạo sang Hồi Giáo. Chứng tích ép buộc cải đạo có thể thấy nhan nhãn trong các bảo tàng viện Tây Ban Nha.

Những ai không chịu cải đạo bị buộc chân vào chiếc thòng lọng này, chổng đầu ngược xuống đất. Nạn nhân bị kéo lên và bất thình lình thả xuống, đầu đập xuống sàn vỡ sọ chết.

Chiếc máy này là một dụng cụ hành hình dã man khác. Nạn nhân bị buộc chân tay vào những dây thừng này và bị kéo dãn ra cho đến chết trong khi khắp mình mẩy chịu những chiếc gai đâm thấu vào da thịt.

Thời kỳ khắc nghiệt thứ hai trong lịch sử Giáo Hội Tây Ban diễn ra trong thế kỷ 20 Đệ nhị Cộng Hòa Tây Ban Nha từ ngày 14 tháng 4 năm 1931 đến ngày 1 tháng 4 năm 1939 do Mặt trận bình dân gồm các thành phần thân cộng lãnh đạo. 13 Giám Mục, 4,172 linh mục triều, 2,364 linh mục và tu sĩ dòng, 283 nữ tu và hàng triệu người Công Giáo đã bị giết trong khi tất cả các nhà thờ bị tịch thu và hàng ngàn nhà thờ, tu viện bị đốt phá.

Tây Ban Nha rất nổi tiếng về nghệ thuật ẩm thực. Bạn có thể thưởng thức những món sơn hào hải vị trong các nhà hàng sang trọng. Nhưng những món ấy ở New york, San Francisco, Sydney, Melbourne đều có cả.

Muốn ăn ngon cần phải chịu khó đến những quán bình dân như nhà hàng heo sữa quay này. Thịt heo sữa mềm đến độ chủ nhà hàng dùng đĩa (chứ không phải dùng dao) để chặt thịt heo quay.

Nếu như nước láng giềng Bồ Đào Nha nổi tiếng với những món gà, Tây Ban Nha chuyên về thịt heo. Đây là món ốc luộc đuợc hầm với giò heo.

Một trong những nét truyền thống văn hóa của Tây Ban Nha là những trường đấu bò tót. Hãy nhìn những nét căng thẳng trên khuôn mặt những chàng hiệp sĩ đấu bò trước giờ ra trận. Họ phải chiến đấu chống lại các chú bò tót hung hăng, nhưng phải chiến đấu với những cử điệu rất điệu nghệ.

Chúng tôi muốn kết thúc bài phóng sự này với ban nhạc của trường Đại Học Tuna Agricolas Sevilla. Họ là một trong số 100 sinh viên được chọn để hát những bài hát cổ truyền của Tây Ban Nha để chào đón Đức Thánh Cha.

Ăn mặc trong y phục truyền thống Tây Ban Nha, bạn sinh viên này cho biết:

Chúng tôi sẽ hát chào đón Đức Thánh Cha tại Phi Trường, trong thánh lễ chào đón ngài hôm thứ Năm 18/8 và ngày Chúa Nhật khi tiễn ngài lên đường về lại Rôma. Nhóm chúng tôi đã tập dượt hòa tấu với nhau trong nhiều tháng qua cho biến cố này.