“Phúc cho mắt các con vì được thấy; phúc cho tai các con vì được nghe!”.
“Ôi, đôi bạn có phúc! Mọi tạo vật đều mắc nợ quý ngài, vì qua quý ngài, một quà tặng thanh khiết nhất, xinh đẹp nhất được dâng cho Đấng Tạo Hoá; cụ thể là một ‘Người Mẹ’ không tì vết, mà chỉ một mình ‘Nàng’ xứng đáng cưu mang Đấng Tạo Dựng muôn loài!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Đó là câu nói ví von nhưng sâu sắc, thâm trầm, mang tính ‘chơi chữ’ của một trong các giáo phụ đầu tiên của Giáo Hội khi ngài nói về hai thánh Gioakim và Anna, “Song Thân của Mẹ Maria” như ‘một kho tàng’ xa xưa được Giáo Hội mừng kính hôm nay.
Chính nhờ đức tin của song thân mà Đức Maria đã có thể thực hiện một sự đáp trả, trong đức tin tuyệt vời của mình, trước lời mời của Thiên Chúa qua sứ thần Gabriel. Cha mẹ của Đức Maria là ông bà ngoại của Chúa Giêsu; chính các ngài đã giúp tạo ra một môi trường đức tin lành thánh, trong đó, Chúa Giêsu sẽ phát triển về trí tuệ, tâm đức và cả tầm vóc trước mặt Thiên Chúa và loài người. Ngày lễ hôm nay nhắc chúng ta nhớ về ‘một kho tàng’ Chúa ban cho mỗi người; đó là các bậc sinh thành đầy lòng tin “đã đi trước chúng ta và đang nghỉ giấc bình an”, những người mà chúng ta đã trở thành con cháu của họ. Thế nhưng, không chỉ nhớ đến họ, biết ơn họ, đã sinh thành dưỡng dục, chúng ta còn nhớ đến đức tin của các ngài; trong đó, chính các ngài đã sống, chiến đấu và đã giúp thắp lên ngọn lửa đức tin trong linh hồn và cuộc sống mỗi người chúng ta.
Trong Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu tuyên bố, “Phúc cho mắt các con vì được thấy; phúc cho tai các con vì được nghe!”. Trước hết, Chúa Giêsu đề cập đến đôi mắt và đôi tai đức tin của người đương thời, những ai đã nhận ra sự hiện diện đầy quyền năng của Thiên Chúa trong chính Ngài và sứ vụ cứu độ của Ngài. Chúa Giêsu tuyên bố, “Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe!”. Đúng thế! Các môn đệ và chúng ta may mắn hơn các bậc công chính trước chúng ta rất nhiều; bởi lẽ, một Thiên Chúa trong đức tin giờ đây hiện diện trong một con người bằng xương bằng thịt, có tên Giêsu, một con người đã đi vào lịch sử nhân loại bằng sự chết và sự sống lại của Ngài; chính nhờ Ngài, lịch sử đó đã trở nên một lịch sử thánh, lịch sử cứu độ; vốn giờ đây là lịch sử của ân sủng, của Thánh Thần, của Lời quyền năng và của các Bí tích. Đức Giêsu Kitô giờ đây, là ‘Một Kho Tàng’ đích thực, ‘Kho Tàng của các kho tàng!’. Với Ngài, lịch sử của con người nay trở thành lịch sử của Thiên Chúa; Thánh Vịnh đáp ca đã báo trước điều đó, “Thiên Chúa sẽ ban cho Người ngai vàng vua Đavít, tổ tiên Người”, một lịch sử tồn tại cho đến muôn đời!
Anh Chị em,
Mới hôm qua, trong Thánh Lễ ban ơn toàn xá và cầu nguyện đặc biệt cho người cao tuổi, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, chúng ta phải biết thu thập, cẩn thận giữ gìn và bảo vệ ‘một kho tàng’ quý giá mà Thiên Chúa đã ban cho mỗi người, đó là các bậc sinh thành. “Các ông bà và người già không phải là đồ thừa của cuộc sống, không phải là đồ vụn vặt bỏ đi; họ là những mẩu bánh quý giá còn sót lại trên bàn ăn cuộc sống và vẫn có thể nuôi dưỡng chúng ta bằng một hương thơm mà chúng ta đã đánh mất, “hương thơm của ký ức””. Như vậy, chúng ta không chỉ mắc nợ các thế hệ đi trước, nhưng còn nợ nần thế hệ cùng thời và nợ cả những thế hệ tương lai. Tại sao? Vì trong Chúa Giêsu, ‘Một Kho Tàng’ mới, chúng ta đã được lãnh nhận mặc khải trọn vẹn của Thiên Chúa. Chúng ta phải chia sẻ đặc quyền đó, đặc quyền mà “Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính” đã ước được thấy, mong được nghe mà không được. Như vậy, không chỉ gìn giữ ‘một kho tàng’ cũ, chúng ta còn phải chia sẻ ‘Một Kho Tàng’ mới có tên Giêsu cho các thế hệ hôm nay và mai ngày.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con biết trân quý kho tàng Chúa ban, đó là đức tin của các bậc sinh thành; xin đừng để con, dù chỉ ‘nửa’ lần trong đời, mang tiếng bất hiếu! Đồng thời, cho con biết thao thức chia sẻ ‘Một Kho Tàng’ mới, Kho Tàng Giêsu, cho tất cả những ai cùng thời và cho các thế hệ mai sau bằng một cuộc sống ‘nên giống Giêsu’ mỗi ngày của con”, Amen.
(Tgp. Huế)
PHÚC ÂM: Mt 13, 36-43
“Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, sau khi giải tán dân chúng, Chúa Giêsu trở về nhà. Các môn đệ đến gặp Người và thưa rằng: “Xin Thầy giải thích dụ ngôn cỏ lùng trong ruộng cho chúng con nghe”. Người đáp lại rằng: “Kẻ gieo giống tốt là Con Người. Ruộng là thế gian. Còn hạt giống tốt là con cái Nước Trời. Cỏ lùng là con cái gian ác. Kẻ thù gieo cỏ lùng là ma quỷ. Mùa gặt là ngày tận thế. Thợ gặt là các thiên thần. Cũng như người ta thu lấy cỏ lùng, rồi thiêu đốt trong lửa thế nào, thì ngày tận thế cũng sẽ xảy ra như vậy: Con Người sẽ sai các thiên thần đi thu tất cả gương xấu và mọi kẻ làm điều gian ác khỏi nước Chúa, rồi ném tất cả chúng vào lửa: ở đó sẽ phải khóc lóc nghiến răng. Bấy giờ kẻ lành sẽ sáng chói như mặt trời trong nước của Cha mình. Ai có tai để nghe thì hãy nghe”.
Đó là lời Chúa.
3. Tất cả những hồng ân mà tôi đón nhận, đều là do nương cậy vào lòng nhân từ vô hạn của Thiên Chúa mà có.
(Thánh nữ Gertrude)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một thư sinh tên Lục vừa cổ hủ lại vừa ngu đần, nên ai cũng lấy hắn ta ra làm trò cười.
Một lần nọ, hắn tìm đến bạn bè để học kỹ thuật trồng hoa lan, bạn bè nói:
- “Hoa lan rất thích mỡ béo, và ghét mùi hôi, nếu anh đem phân chó rán cho thật nhừ, thì mùi hôi sẽ bay mất và lưu lại dầu mỡ, sau đó đem nó tưới dưới gốc hoa, hoa lan nhất định sẽ tăng trưởng sum sê.”
Anh họ Lục ấy lập tức làm theo phương pháp ấy, kết quả mùi hôi thối ngút trời khắp hàng xóm, người hàng xóm nhao nhao đến trước cổng nhà chửi toáng cả lên.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 10:
Không ai chịu đựng nổi mùi hôi bởi rác rưởi lâu ngày, bởi xác chết, bởi phân người, bởi vì những mùi hôi ấy thường kèm theo những vi trùng bệnh hoạn, tuy nhiên những mùi hôi ấy cũng có thể dùng chất tẩy sạch để rửa sạch và khử mùi hôi.
Có một mùi hôi ghê rợn hơn mùi hôi xác chết và phân người, nó có thể làm chết linh hồn và thân xác mà cha thánh Gioan Bosco đã ngửi được nơi những học sinh phạm tội trọng của mình, đó là mùi hôi của tội lỗi, mùi hôi này nó không xuất phát từ những đống rác hố phân, ống cống, nhưng nó xuất phát từ những nơi sang trọng nhiều ánh đèn màu, nơi những lần tiệc rượu thâu đêm, nơi những hào nhoáng thác loạn của thế gian…
Mùi hôi do tội trọng mà ra thì không thể dùng xà bông hoặc thuốc tẩy cao cấp để khử trừ, nhưng phải cậy nhờ vào ân sủng và tình yêu vô biên của Thiên Chúa trong bí tích Hòa Giải, bởi vì chỉ có lòng thống hối và ăn năn dốc lòng chừa thì mới xứng đáng hưởng ơn chữa lành của Thiên Chúa mà thôi.
Xác chết thì hôi thối không ai chịu được huống hồ là linh hồn bị chết, ai hiểu được thì hiểu...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Môsê, Người Lãnh Đạo Là Tôi Tớ Của Dân
Trong bối cảnh gian truân tư bề của những ngày ôn dịch, hôm 23-7, Ông Lâm Minh Thành, chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nói những câu được nhiều người khen tặng và bình luận: “Đi chợ mua đồ ăn, thức uống, đi chợ nào, mua cái gì là quyền của dân. Một bó rau, một mớ hành cũng phải để cho dân chở đi bán”; "Việc đi chợ nào, mua cái gì, mua bao nhiêu là quyền của người dân. Họ phải ăn, uống mới sống được. Đâu phải chợ nào cũng giống chợ nào. Có chợ ở phường này, xã này bán thứ này, chỗ khác bán thứ khác, cho nên không được cứng nhắc khi áp dụng, mà phải linh động, phải hiểu nhu cầu thực tế của người dân. Ở vùng sâu, vùng xa, người ta đất ít, trồng ít được 1 bó rau, mớ hành cũng phải để cho dân chở đi bán, để ở nhà 2, 3 ngày rau cải hư hỏng hết. Người có nông sản bán được thì người mua mới có để mà mua. Mình chống dịch chặt chẽ, nhưng không được ngăn sông cấm chợ"…
Ông Thành được khen là: con người công vụ gần Dân, hiểu Dân và làm việc vì Dân…Từ khi "gà chưa biết gáy" đến...bi giờ, mới nghe được một vị lãnh đạo có lời nói đứng về phía Dân…Trong lúc này, lãnh đạo nào mà sống gần Dân, hiểu Dân, cống hiến vì Dân, thì họ là Thánh trong lòng Dân…
Bài trích sách Xuất hành ngày Chúa nhật hôm nay nói về Môsê một nhà lãnh đạo vì Dân, yêu thương Dân.
Tôi đã đọc đâu đó câu này: “Cần một ngày để đưa dân Do thái ra khỏi Ai cập, nhưng cần bốn mươi năm để đưa Ai cập ra khỏi người Do thái”.
Tại sao phải mất 40 năm để đưa Ai cập ra khỏi người Do thái? Bài đọc 1 hôm nay nêu lý do. Dân Do thái than vãn với Môsê: “Phải chi chúng tôi chết bởi tay Đức Chúa trên đất Aicập, khi còn ngồi bên nồi thịt và ăn bánh thoả thuê. Nhưng không, các ông lại đưa chúng tôi ra khỏi đó mà vào sa mạc này, để bắt chúng tôi phải chết đói cả lũ ở đây!” (Xh 16,3).
Dân Do thái đã buông ra những lời trách móc nặng nề ông Môsê và ông Aharon. Nhiều lần dân đã trách móc, xỉa xói và tỏ thái độ vô ơn bạc nghĩa đối với ông Môsê, vị đại ân nhân của họ.
Hành trình sa mạc với nhiều thử thách là dịp thanh luyện dân tuyển chọn khỏi nổi nhớ “thịt béo, củ hành củ tỏi Ai cập”. Suốt 40 năm, họ được thử thách, tinh luyện để vào đất hứa. Đó là thời gian giáo dục để trở thành một dân tộc, một cuộc giáo dục từ từ, dạy họ tin tưởng vào quyền năng Thiên Chúa bằng cách thi thố những phép lạ, dạy họ tín nhiệm vào sự quan phòng của Thiên Chúa bằng cách ban manna, chim cút và nước vọt ra từ tảng đá. Sự hiện diện của Thiên Chúa giữa dân Người trong sa mạc là một sự hiện diện đầy yêu thương. Môsê vị lãnh đạo là khuôn mặt nổi bật nhất suốt chặng đường gian truân này.
1. Môsê, người của Thiên Chúa luôn sống liên đới với dân.
Môsê nhà lãnh đạo đã dành cả đời lo cho dân. Ông đã trải qua biết bao đau khổ, sợ hãi và lo lắng để chăm sóc cho dân. Nhưng dân lại trách móc, than phiền và mắng nhiếc ông. Dân đối xử tệ bạc với Môsê. Họ xem ông như chính là thủ phạm gây ra những đau khổ và bất hạnh cho họ và gia đình họ vậy. Thật bất công!
Vậy mà cả đời Môsê vẫn một mực yêu thương liên đới với dân, sống chết với dân trong lời táo bạo với Chúa mà thấm đượm lòng thương dân:“Tôi không muốn một mình sống hạnh phúc bên cạnh Chúa, nếu ở đó tôi không có Dân của tôi!”.
Từ ngày được Thiên Chúa gọi để lãnh đạo dân Chúa (Xh 3,10), Môsê dần dần thấu hiểu và thâm tín rằng: vị tư tế ở giữa dân Chúa không những phải sống hoàn toàn liên đới với Thiên Chúa, mà còn phải hoàn toàn liên đới với dân Chúa.
Môsê luôn là người tôi tớ trung thành của Thiên Chúa và là vị lãnh đạo quảng đại, đầy lòng xót thương, liên đới với dân cho dù dân ‘cứng cổ’, tội lỗi, bất trung.
a. Môsê, người của Thiên Chúa
Là tư tế, Môsê tường trình mọi việc của dân chúng ‘lên Thiên Chúa’ (Xh 18,19). Ông đàm đạo và nhận chỉ thị của Thiên Chúa trong Trướng tao phùng (Xh 33,9); ông thể hiện vai trò trung gian của vị tư tế, môi giới giữa Thiên Chúa và dân, nối kết hai bên bằng máu giao ước (Xh 24,6-8); ông còn chọn Aharôn và con cái Aharôn để sung vào chức tư tế (Xh 28,1), cũng như thay mặt Thiên Chúa để tác thánh họ (Xh 29,1-46). Chính việc tiếp xúc thường xuyên với ‘lãnh vực thánh’ đã dần dần khiến ông đi sâu về phía Thiên Chúa, đến độ Kinh Thánh đã không ngần ngại gọi ông là ‘người của Thiên Chúa’ (Tl 33,1; Yôs 14,6).
Môsê có những lúc tiếp xúc tiếp xúc thân mật với Thiên Chúa, được chan hoà sự hiện diện của Người, mặt ông đã rạng sáng lên, dọi chiếu lại vinh quang của Thiên Chúa, vinh quang mà không một người phàm nào có thể nhìn thẳng được: “Aharon và toàn thể con cái Israel trông thấy Môsê và này da mặt ông chói lọi và họ sợ không dám tiến lại với ông” (Xh 34,30). Khi ông vào Trướng tao phùng đàm đạo với Thiên Chúa, toàn dân phủ phục (Xh 33,7-11). Ở đó, Thiên Chúa nói chuyện với ông như nói chuyện với một người bạn thân ‘diện đối diện’ (Xh 33,11). Ông thật sự trở nên con người mà Thiên Chúa ‘biết’ đích danh và không ngần ngại đồng hành với ông (Xh 33,12-17). Môsê táo bạo thỉnh cầu được nhìn thấy dung nhan Thiên Chúa (Xh 33,18-23).Thiên Chúa đã nhượng bộ cho ông nhìn thấy Người… Nhưng từ phía sau lưng: “… Ta sẽ cất bàn tay Ta đi và Ngươi sẽ nhìn thấy phía sau Ta, nhưng Nhan Ta, người ta sẽ không nhìn thấy được” (Xh 33,23).
b. Môsê, người liên đới với dân Chúa
Môsê được sống bên cạnh, thân mật với Thiên Chúa, và tâm trí ông luôn hướng về dân Chúa: “Nếu quả tôi được nghĩa với Người, xin Chúa tôi khấng đi làm một với chúng tôi, vì đó là một dân cứng cổ và Người sẽ tha thứ tội lỗi chúng tôi và cho chúng tôi làm cơ nghiệp của Người” (Xh 34,9).Từ ngữ ‘chúng tôi’ ở đây thật cảm động! Môsê đã không đặt mình trên dân, cũng không ở ngoài dân; nhưng hoàn toàn liên đới đến đồng hoá với dân, ngay cả nhận lãnh trách nhiệm về tội lỗi của dân.
Môsê bị phạt vì chính tội của dân, vì ông muốn liên đới với tội của dân: “Giavê đã phẫn nộ với cả ta nữa vì cớ các ngươi, mà rằng: cả ngươi nữa, ngươi cũng sẽ không vào!” (Tl 1,37). Hình phạt này đối với Môsê thật nặng nề và đau khổ. Môsê đã phải nằm xuống trên núi Nêbô, tại vùng đất Môab. Môsê chia sẻ hoàn toàn số phận của dân và dường như ông còn muốn ôm vào lòng cả thế hệ xuất Ai cập, thế hệ mà ông đã lãnh đạo, đã cầm tay đưa đến gặp gỡ Thiên Chúa tại Sinai, đã yêu thương cũng như đã chịu đựng… Thế hệ đó đã nằm xuống trong sa mạc. Môsê vì thế cũng ‘không muốn’ vào Hứa Địa một mình khi vắng bóng dân!
Môsê đã đau khổ cùng dân và cho dân! Môsê đã chết với dân và cho dân! Khuôn mặt và đời sống của Môsê đã in đậm nét trong lịch sử dân Chúa.
Môsê luôn luôn bênh đỡ, cầu bầu cho dân trước mặt Thiên Chúa: “Phải! Dân này đã phạm một tội rất lớn… Nhưng bây giờ, ước gì Người miễn chấp tội chúng; bằng không, xin Người hãy xoá tôi đi khỏi sách Người đã viết…” (Xh 32,30-32).
Lòng yêu thương, tình liên đới, thái độ bầu chữa, bênh vực dân của Môsê xuyên suốt trong quá trình ông lãnh đạo dân. Môsê gắn bó cả cuộc đời và mạng sống mình với dân tộc Israel.
2. Môsê là hình bóng của Đức Giêsu Kitô.
Môsê là vị cứu tinh, là vị trung gian giữa Thiên Chúa và dân. Môsê là ngôn sứ nói với dân về Đấng Cứu Độ một lời danh tiếng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Đó là: Đức Chúa sẽ cho xuất hiện “một ngôn sứ như tôi, anh em hãy nghe lời vị ấy” (Tl 18,15). Sau này, Têphanô vị tử đạo đầu tiên đã nhắc lại lời tiên tri đó (Cv 7,37); thánh Phêrô đã thấy thực hiện nơi Đức Kitô (Cv 3,22). Chính Môsê đã làm chứng về "Vị Tiên Tri" đó (Lc 24,27; Ga 5,46).
Là trung gian làm nhịp cầu giao ước giữa Thiên Chúa và dân Israel, Môsê tiên báo Đức Kitô, Đấng trung gian cho một Giao Ước mới hoàn hảo hơn. Dọc dài lịch sử cứu độ, Thiên Chúa đã thiết lập hai giao ước chính thức. Giao ước thứ nhất với Môsê trên núi Sinai. Giao ước thứ hai với Đức Kitô trên núi bát phúc và được bảo chứng trên Núi Sọ. Đây là Giao Ước Mới và là Giao Ước Vĩnh Cửu.
Đức Kitô, là Môsê mới đã hoàn thành tất cả những điều đã được ghi chép trong Lề Luật: "Những lời này, Ta đã nói cùng các ngươi, khi Ta còn ở với các ngươi, là phải nên trọn mọi điều đã viết về Ta trong luật của Môsê và các tiên tri cùng Thánh Vịnh" (Lc 24,44).
Môsê đã đưa dân Israel nô lệ ở Ai cập, xuyên qua sa mạc về Đất Hứa. Đó là hình bóng và là tiên báo Chúa Cứu Thế, Đấng là Đường, là Ánh Sáng đưa Israel mới đi qua cuộc đời trần thế mà tiến về Đất Hứa, là thành Giêrusalem trên trời.
Đức Kitô là Môsê mới của dân Chúa. Tác giả thư Do thái quả quyết: “Trong mọi sự, Ngài đã nên giống các anh em Ngài, để trở thành vị Thượng tế lo việc Thiên Chúa, vừa biết xót thương, vừa trung tín, cốt để lo tạ tội cho dân” (Dt 2,17). Chính Người đã đón nhận lời mời gọi của Thiên Chúa để trở nên Vị Thượng Tế tuyệt đối trung tín với Thiên Chúa, đứng về phía Thiên Chúa (Dt 5,5-6), đồng thời Người cũng đã thể hiện một cách trọn vẹn sự liên đới với mọi người, đầy lòng xót thương đối với mọi người (Dt 5,9) qua hành động tự nguyện dâng hiến con người của mình làm lễ tế để kéo tình thương tha thứ của Thiên Chúa cho dân Chúa (Dt 5,8). Để đền tội cho dân và đem ơn cứu độ đến cho mọi người, Đức Giêsu Nazaret đã dùng chính máu mình để thiết lập Giao Ước Mới, một lần nữa nối kết Thiên Chúa với con người (Mc 14,24; Mt 26,28; Lc 22,20; 1C 11,25; cf Xh 24,8) và dùng cái chết tự nguyện đau thương trên thập giá, bị liệt vào hàng tội nhân (Mc 15,22-37; Mt 27,39-50; Lc 23,33-46; Ga 19,17-30; Rm 8,3; cf Tl 34,5-6) để đáp lại lời thách đố của Môsê? Từ đó, qua Đức Giêsu Kitô Cứu Thế, chắc hẳn Môsê sẽ được chứng kiến và nghe lại lời này: “Tôi muốn sống hạnh phúc bên cạnh Đức Chúa, và ở đó có cả dân của tôi nữa!” (x.Môsê, vị lãnh đạo của dân Chúa: trung tín và liên đới, ĐGM Giuse Võ Đức Minh, WHĐ).
Môsê là một tấm gương lãnh đạo vì dân, mẫu gương người lãnh đạo là tôi tớ của dân. Ông được Thiên Chúa tuyển chọn ngay từ lúc còn rất nhỏ. Sau này, ông xác tín, lãnh trách nhiệm dẫn dắt dân Chúa ra khỏi Ai Cập, vào miền Ðất Hứa. Cuộc đời của ông là gương mẫu cho những nhà lãnh đạo chân chính, thiện chí, phục vụ vì Dân vì Nước. Ông tu thân và thường xuyên gặp gỡ, đàm đạo với Thiên Chúa. Ông trình bày với Ngài về tình trạng của dân và xin ơn tha thứ. Rồi ông đón nhận Thánh Ý Ngài, cụ thể là Mười Giới răn, ghi khắc vào bia đá, truyền đạt lại cho dân. Dân chỉ tin người lãnh đạo, khi người lãnh đạo gặp Thiên Chúa và truyền đạt cho họ ý của Ngài.
3. Chúa Giêsu, người lãnh đạo đem lại cho dân sự sống đời đời.
Sau phép lạ bánh hoá nhiều, Chúa Giêsu biết dân chúng đi tìm mình chỉ vì đã được ăn bánh no nê. Có lẽ họ hy vọng sẽ được những bữa ăn tương tự. Chúa Giêsu muốn họ tìm đến lương thực thường tồn: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực trường tồn đem lại hạnh phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông, bởi vì chính Con Người là Đấng Thiên Chúa Cha đã ghi dấu xác nhận". Bánh của Thiên Chúa chính là Đấng từ trời xuống và ban cho loài người, không chỉ sự no đủ về phương diện thể lý mà còn là sự sống đời đời: "Chính tôi là Bánh Hằng Sống. Ai đến với Tôi, không hề phải đói; Ai tin vào Tôi, chẳng khát bao giờ”. Chúa Giêsu là Bánh Bởi Trời, là lương thực chân thật cho những kẻ đói khát. Lời, sứ vụ và cuộc sống của Chúa Giêsu đều là bánh nuôi dưỡng linh hồn nhân loại đang đói khát thiêng liêng. Chúa Giêsu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa và là Bánh Hằng Sống. Chúa Giêsu chính là Môsê mới cung cấp bánh ăn và giáo huấn khôn ngoan cho nhân loại. Chỉ có Chúa Giêsu mới làm thỏa mãn cơn đói đời đời.
Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ con đường trở nên lớn lao thật sự. Đó là con đường phục vụ. Con đường phục vụ thay thế cho tham vọng thống trị. Giúp đỡ tha nhân thay cho tham vọng bắt người khác phục vụ chính mình. Chức quyền là để phục vụ lợi ích của mọi người. Địa vị chỉ là sự phân công hợp lý. Mỗi người một việc vì lợi ích của tập thể. Người lớn nhất, người đứng đầu là người phục vụ hết mình. Chức tước, chức vụ, chức vị, chức quyền chỉ là phương tiện để phục vụ. Ai sống tinh thần phục vụ đó là người lớn nhất. Ai không biết phục vụ thì là người nhỏ nhất. Giá trị của một con người không do địa vị chức tước mà tuỳ vào khả năng phục vụ và mức độ hữu ích của người đó. Chúa Giêsu mở ra một nền văn minh mới. Người lớn nhất không dùng quyền để lãnh đạo, nhưng dùng khả năng để phục vụ. Người lớn nhất không dùng sức mạnh để chỉ huy, nhưng dùng trái tim để yêu thương.
Một nhà thờ Chính thống giáo Coptic bị cháy thành tro ở tỉnh British Columbia của Canada vào hôm thứ Hai, đây là vụ cháy mới nhất trong chuỗi các vụ cháy nhà thờ ở quốc gia này.
Cảnh sát Canada đang điều tra hơn 15 vụ cháy làm hư hại hoặc phá hủy các nhà thờ trong những tuần gần đây, nhưng trong hầu hết các trường hợp, họ vẫn chưa nêu tên nghi phạm hoặc đưa ra động cơ chính thức cho làn sóng đốt phá nhằm vào các nhà thờ Kitô Giáo trên khắp đất nước.
Chưa có ai bị truy tố ra tòa về các vụ cháy, nhưng các chính trị gia và quan chức thực thi pháp luật đã suy đoán rằng các nhà thờ đang là mục tiêu của những người tức giận về việc phát hiện gần đây những ngôi mộ vô danh tại các trường học dành cho trẻ em bản địa do Giáo Hội Công Giáo điều hành. Trong hầu hết các trường hợp, cảnh sát cho biết họ không có bằng chứng về các vụ cháy có liên quan đến các ngôi mộ.
Các chính trị gia quốc gia, các nhà lãnh đạo bản địa và các quan chức thực thi pháp luật đã lên án vụ hỏa hoạn. Vụ cháy đầu tiên xảy ra vào tháng 6, trên đất bản địa ở British Columbia.
Vụ hỏa hoạn đã phá hủy bốn nhà thờ Công Giáo, và xảy ra sau khi một cộng đồng bản địa cho biết họ tìm thấy 215 ngôi mộ vô danh gần một trường nội trú trước đây dành cho trẻ em bản địa ở British Columbia. Chỉ vài tuần sau, Tổ chức Cowessess First Nation ở tỉnh Saskatchewan, miền tây Canada đã tìm thấy 751 ngôi mộ vô danh khác gần Trường Nội Trú dành cho người bản địa Marieval Indian.
Source:Wall Street Journal
Gần hai năm sau khi kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon, Giáo Hội Công Giáo trong khu vực phải thực hiện các khuyến nghị được đưa ra. Đức Hồng Y người Brazil Claudio Hummes, chủ tịch Liên Hội đồng Giám Mục Amazon, đã đưa ra lập trường trên hôm 22 tháng 7 trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
Bất chấp những thách thức do đại dịch gây ra, đã có nhiều cuộc phỏng vấn, tài liệu và cuộc họp “để phản ánh và phân định về” những gì chúng ta nên làm”.
“Điều đó rất quan trọng; tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ”, ngài nói. “Thay vì chỉ tự hỏi bản thân mình nên làm gì, làm như thế nào, khi nào thì làm, chúng ta hãy nhìn nhận và phát huy những gì chúng ta đang làm và những gì chúng ta đã làm ngày hôm qua”.
Hồng Y Hummes từng là tổng tường trình viên tại thượng hội đồng năm 2019, với chủ đề “Amazonia: Những con đường mới cho nhà thờ và cho một hệ sinh thái toàn diện”.
Tháng 2 năm 2020, Tòa thánh đã công bố tông huấn hậu Thượng Hội Đồng của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề “Querida Amazonia”, nghĩa là Người Amazonia yêu dấu, trong đó ngài nhấn mạnh các vấn đề ảnh hưởng đến người nghèo và các cộng đồng bản địa trong khu vực, bao gồm nạn phá rừng, buôn bán ma túy và ô nhiễm do các ngành khai thác gây ra.
Trong bức thư của mình, Đức Hồng Y Hummes đã nhắc lại những vấn đề đó và hậu quả của chúng, đặc biệt là đối với các cộng đồng Bản địa, chẳng hạn như nghiện rượu, bạo lực đối với phụ nữ, buôn bán tình dục và “sự mất đi văn hóa và bản sắc, ngôn ngữ, tập quán tâm linh và phong tục, và tất cả những điều kiện tồi tệ mà người dân Amazon phải chịu”.
Đức Hồng Y Hummes cổ vũ cho việc phong chức linh mục cho các viri probati, tức là những người đàn ông đã có gia đình và có đức hạnh nổi bật. Kế hoạch này được nhiều Giám Mục Đức ủng hộ trong viễn tượng loại bỏ luật độc thân linh mục. Đức Thánh Cha đã không chấp nhận kế hoạch này. Nhiều quan sát viên cho rằng có thể vì vậy Tông Huấn “Querida Amazonia” không được xúc tiến mạnh.
Source:Catholic Sun
Đông đảo các linh mục gốc Cuba từ Tổng giáo phận Newark và Giáo phận Paterson, cùng với cộng đồng người Cuba và người Mỹ Latinh, đã tụ họp trong tình đoàn kết với người dân Cuba trong buổi cầu nguyện tại Giáo xứ Thánh Giuse ở Palisades vào ngày Chúa Nhật 18 tháng 7.
“Đã đến lúc chúng ta phải nói ‘quá đủ rồi’”, Đức Cha Manuel Cruz, một người Mỹ gốc Cuba và là Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo Phận Newark, nói trong buổi lễ cầu nguyện. “Đồng bào của chúng ta, những người dân Cuba, đang bất lực khi họ bị tàn sát bởi sự tàn bạo của chế độ Cuba. Ngày nay chúng ta phải nói đã ‘quá đủ rồi’ đối với cuộc diệt chủng đó”.
Hàng nghìn người Cuba ở Havana và các nơi khác đã xuống đường vào ngày 11/7 để phản đối những khó khăn về kinh tế, thiếu các quyền tự do cơ bản và việc bọn cầm quyền Cuba giải quyết đợt bùng phát coronavirus quờ quạng, gây ra tình trạng bất ổn nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ.
Đức Hồng Y Joseph Tobin, Tổng Giám Mục của Newark, đã chủ trì buổi cầu nguyện hôm Chúa Nhật. Cùng với Đức Cha Cruz, còn có các Đức Cha Gregory Studerus và Michael Saporito, cũng là những Giám Mục Phụ Tá của Newark. Đức Cha Kevin Sweeney, Giám mục Giáo phận Paterson, cũng có mặt.
Các vị đã lần lượt bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân Cuba trên đảo, cùng với cộng đồng người Cuba hải ngoại ở Hoa Kỳ. Họ cầu xin vị thánh bảo trợ của hòn đảo, Đức Mẹ Mỏ Đồng Caridad del Cobre, xin chấm dứt đau khổ và kêu cầu Chúa cứu dân Cuba.
Source:Religion News
Một báo cáo của nhóm nhân quyền International Christian Concern, gọi tắt là ICC, cho biết hàng loạt các tín hữu Kitô bị bắt vì bị vu cáo cưỡng bức cải đạo ở Ấn Độ.
Trường hợp gần đây nhất được tổ chức này trích dẫn là vụ bắt giữ 9 Kitô Hữu vào ngày 18 tháng 7 với cáo buộc vi phạm luật chống cải đạo mới của bang Uttar Pradesh.
ICC cho biết họ đã ghi nhận sự gia tăng các cáo buộc cưỡng bức cải đạo ở bang Uttar Pradesh của Ấn Độ trong những tuần gần đây.
Báo cáo dẫn lời một trong những Kitô Hữu bị bắt, là anh Sadhu Srinivas Gautham. Anh cho biết khoảng 25 người theo chủ nghĩa Ấn Giáo cực đoan đã xông vào một buổi cầu nguyện mà anh tham dự ở thị trấn Gangapur.
Anh cho biết những người đàn ông này cáo buộc các Kitô hữu đã dụ dỗ trái phép những người Ấn Giáo chuyển sang Công Giáo.
“Họ nổi cơn thịnh nộ với tôi. Cứ như thể họ muốn giết tôi ngay tại chỗ. Tuy nhiên, cảnh sát đã đến và áp giải chúng tôi đến đồn cảnh sát”.
Gautham và sáu Kitô Hữu khác đã bị đưa đến đồn cảnh sát và bị buộc tội vi phạm luật chống cải đạo.
Anh cho biết thêm các quan chức cảnh sát coi chúng tôi là những người “bị quỷ ám”. Họ nói rằng những người theo Công Giáo đã từ bỏ tôn giáo truyền thống của Ấn Độ là Ấn giáo và chấp nhận một tôn giáo ngoại lai.
“Họ nói với chúng tôi là chúng tôi nên từ bỏ đức tin Kitô của chúng tôi và trở về với Ấn giáo”, Gautham nói.
Cũng trong ngày 18 tháng 7, Dinesh Kumar, một mục sư Tin lành, đã bị bắt cùng với một Kitô Hữu khác từ nhà riêng của ông, nơi đang diễn ra buổi họp nhóm cầu nguyện.
Họ cũng bị buộc tội vi phạm luật chống cải đạo của Uttar Pradesh.
Báo cáo của ICC cho biết vào ngày 21 tháng 7, thêm ba Kitô Hữu khác đã bị bắt tại thành phố Padrauna.
Mục sư Jeyawant, vợ và anh trai của ông, là người trông coi một trại trẻ mồ côi, đã bị bắt sau khi các quan chức chính quyền tiểu bang đột kích vào trại trẻ mồ côi.
Cảnh sát đã bắt giữ ba Kitô Hữu này và đưa 24 trẻ mồ côi mà họ chăm sóc vào nơi giam giữ.
ICC cho biết số vụ bắt giữ trong tháng này đã tăng lên 30 vụ.
“Thật là bất hạnh rằng tôn giáo trở nên miếng mồi ngon cho chính trị,” Dinanath, một nhà lãnh đạo Kitô giáo từ Uttar Pradesh, nói với ICC.
“Các chính trị gia cần một vấn đề cho cuộc bầu cử sắp tới của họ và giới truyền thông cần một câu chuyện giật gân. Cả hai đều được lợi nhưng những người vô tội phải trả giá, dù đó là người Hồi giáo hay các Kitô Hữu”.
Source:Licas News
Hôm thứ Năm, 22 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục San Francisco đã lên tiếng trả lời Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi của đảng Dân Chủ đơn vị California, sau khi bà trích dẫn đức tin Công Giáo của mình để bảo vệ các nỗ lực cho phép liên bang tài trợ cho các ca phá thai tự chọn.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, giáo phận quê hương của Pelosi, đã chỉ trích lập trường của bà về Tu chính án Hyde.
“Hãy để tôi nhắc lại: không ai có thể khẳng định mình là một tín hữu Công Giáo sùng đạo mà lại tán đồng việc giết hại mạng sống những con người vô tội, chứ đừng nói đến việc buộc chính phủ phải trả tiền cho điều đó,” ông nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
“Quyền sống là quyền cơ bản - căn bản nhất - của con người, và người Công Giáo không thể nào lại đi chống các quyền cơ bản của con người”.
Trong phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần của bà ta ở Điện Capitol Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm, Pelosi cho biết bà ta ủng hộ việc bãi bỏ tu chính án Hyde vì đây là “một vấn đề sức khỏe của nhiều phụ nữ ở Mỹ, đặc biệt là những người có hoàn cảnh thu nhập thấp và ở trong các trạng huống khác nhau”.
“Và nó là cái gì đó đã là một ưu tiên hàng đầu đối với nhiều người trong chúng ta trong một thời gian dài”, Pelosi nói.
Trích dẫn đức tin của mình, và lưu ý các ký giả rằng bà ta là “một người Công Giáo sùng đạo và là mẹ của 5 người trong 6 năm, tôi cảm thấy rằng Chúa đã ban phước cho chồng tôi và tôi với gia đình đẹp đẽ của chúng tôi, năm đứa con trong sáu năm gần như mỗi năm một đứa”.
Bà ta nói thêm rằng bà ta sẽ không đưa ra quyết định cho những phụ nữ khác, về gia đình của họ và về việc phá thai.
Pelosi nói rằng “tài trợ cho việc phá thai bằng Medicaid là một vấn đề về công bằng và công lý cho những phụ nữ nghèo ở đất nước chúng tôi”.
Joe Biden loại bỏ Tu chính án Hyde trong yêu cầu ngân sách của mình với Quốc hội cho năm tài chính 2022. Các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu đã thúc đẩy việc chấm dứt chính sách này trong những năm gần đây. Do nắm được cả Hành Pháp và Lập pháp, các dự luật phân bổ Lao động, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Giáo dục và Các Cơ quan Liên quan gần đây đã được Ủy ban Chuẩn chi thông qua mà không có bất kỳ sửa đổi nào.
Trong chính trị Hoa Kỳ, Tu chính án Hyde là một đạo luật cấm việc sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho việc phá thai ngoại trừ để cứu mạng sống của người phụ nữ, hoặc nếu cái thai phát sinh do loạn luân hoặc cưỡng hiếp. Trước khi Tu chính án Hyde có hiệu lực, ước tính có khoảng 300,000 ca phá thai được thực hiện hàng năm bằng tiền đóng thuế của dân.
Hạ viện thông qua Tu chính án Hyde vào ngày 30 tháng 9 năm 1976 với tỷ lệ bỏ phiếu 312 trên 93. Tu chính án này có tên là Hyde vì do Dân biểu Cộng hòa Henry Hyde của Illinois đề xuất. Tu chính án thể hiện một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất và đầu tiên nhất của phong trào ủng hộ sự sống tại Hoa Kỳ, đặc biệt là các phong trào phò sinh của Công Giáo và Ủy ban Quốc gia về Tu chính án Cuộc sống Con người do nhà vận động hành lang Mark Gallagher đứng đầu.
Theo một nghiên cứu do Viện ủng hộ cuộc sống Charlotte Lozier công bố và được cập nhật gần đây, chính sách này ước tính giúp giảm khoảng 60,000 ca phá thai mỗi năm, hoặc khoảng một trong số chín trường hợp phụ nữ mang thai được hưởng trợ cấp Medicaid. Viện tuyên bố rằng chính sách này đã cứu hơn 2.4 triệu sinh mạng kể từ khi nó được thiết lập vào năm 1976.
Đáp lại, Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói: “Sử dụng màn khói phá thai như một vấn đề sức khỏe và công bằng cho phụ nữ nghèo là hình ảnh tiêu biểu của thói đạo đức giả: còn sức khỏe của đứa bé bị giết thì sao? Còn việc cho những người phụ nữ nghèo được lựa chọn thực sự, lựa chọn giữ lại cuộc sống cho con mình thì sao? “
“Điều này mới thực sự mang lại cho họ sự công bằng và bình đẳng đối với những phụ nữ có phương tiện, những người có đủ khả năng để mang một đứa trẻ đến với thế giới. Chính những người có đức tin đang điều hành các cơ sở giúp các phụ nữ gặp khủng hoảng mới là những người duy nhất cung cấp các giải pháp thực sự cho những phụ nữ nghèo, thay cho cái giải pháp là phải giết chết đứa con trong bụng của họ”.
Ngài nói thêm: “Tôi rất tự hào về những người Công Giáo của tôi, những người đã rất nổi bật trong việc cung cấp dịch vụ quan trọng này. Đối với họ, tôi nói: anh chị em là những người đáng tự gọi mình là 'những người Công Giáo sùng đạo'!”
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp tới ông António Guterres, Tổng Thư ký Liên hợp quốc nhân dịp LHQ nhóm họp Hội nghị thượng đỉnh về hệ thống lương thực đang diễn ra tại Rome từ ngày 26-28/7.
(Tin Vatican - Lydia O’Kane)
Dưới sự chủ trì của ông António Guterres, Tổng thư ký Liên hợp quốc và chính phủ Ý đứng ra đăng cai, Hội nghị tiền đỉnh về Hệ thống thực phẩm đang tập hợp những nỗ lực và đóng góp của một quá trình tham gia toàn cầu bắt đầu từ năm 2020 với mục tiêu chuyển đổi hệ thống thực phẩm, và mở đường cho một hội nghị thượng đỉnh đầy hy vọng và hiệu năng vào tháng 9 tới đây.
Trong thông điệp gửi ông Tổng Thư ký, Đức Thánh Cha Phanxicô nói cuộc họp quan trọng này “tập trung vào nỗ lực lớn nhất của chúng ta ngày nay là thắng vượt được cơn đói, mất an toàn về lương thực và suy dinh dưỡng trong kỷ nguyên COVID-19”.
Tiếng kêu của trái đất
ĐTC cho biết: đại dịch này “đặt chúng ta đối diện với những bất công mang tính hệ thống làm suy yếu tình đoàn kết của chúng ta như một đại gia đình nhân loại”, trong khi những người nghèo khổ và Trái đất đang “kêu gào vì những thiệt hại mà chúng ta gây ra cho nó thông qua việc xử dụng và lạm dụng hàng hóa một cách vô trách nhiệm."
Đức Thánh Cha lưu ý rằng trong khi các công nghệ mới được phát triển để tăng “khả năng phát sinh hoa trái từ hành tinh,” chúng ta tiếp tục “khai thác thiên nhiên đến mức triệt tiêu, tạo nên các sa mạc ngoại tại mà cả các sa mạc tâm linh nội tâm nữa!”
Nạn đói trong một thế giới vô cùng phong phú
ĐTC tố giác một nạn đói giữa một thế giới sản xuất dư thừa lương thực cho tất cả mọi người, đồng thời cho đó là một “tội ác vi phạm tới quyền cơ bản của con người”.
Đức Thánh Cha Phanxicô nhấn mạnh tới nhiệm vụ của mọi người là phải chống lại “sự bất công này thông qua các hành động cụ thể và thực hành tốt, cũng như thông qua các chính sách tốt đẹp của địa phương và mãnh liệt của quốc tế”.
Theo quan điểm này, ĐTC nói, sự chuyển đổi cẩn thận và đúng đắn của hệ thống thực phẩm có một vai trò quan trọng.
Một tư duy mới
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng “không đủ chỉ nhắm vào sản xuất lương thực”; điều cần thiết phải có là “một tư duy mới và một cách tiếp cận toàn diện mới và để nên một kế hoạch lương thực mới nhằm bảo vệ Trái đất và tôn trọng phẩm giá con người như là trung tâm; đảm bảo đủ lương thực cho toàn cầu và phát trển các công việc hữu hiệu cho địa phương; đây điều nuôi sống thế giới ngày nay, mà không gây ảnh hưởng cho tương lai."
Trong thông điệp của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô cũng nhấn mạnh tới sự cần thiết phải “khôi phục lại vị trí trọng tâm tại các khu vực nông thôn,” và tái khẳng định vai trò ưu tiên của khu vực nông nghiệp “trong quá trình đưa ra các quyết định chính trị và kinh tế, nhằm vạch ra các khuôn mẫu cho thời hậu dịch” khởi động lại 'quy trình đang được xây dựng."
Tầm quan trọng của gia đình
Đức Thánh Cha nêu ra rằng đời sống nông dân và gia đình là “một thành phần thiết yếu của hệ thống lương thực”, đồng thời nói thêm rằng các chính sách phải được thực hiện để “đáp ứng đầy đủ nhu cầu của phụ nữ miền quê, thúc đẩy việc làm cho thanh niên giới trẻ và cải thiện công việc của nông dân trong các khu vực nghèo khổ và hẻo lánh nhất.”
Đức Thánh Cha Phanxicô lưu ý, “Nếu chúng ta muốn duy trì một chủ nghĩa đa phương có hiệu quả và một hệ thống lương thực có trách nhiệm, công lý, hòa bình thì sự thống nhất của gia đình nhân loại là một điều tối quan trọng”.
Đối thoại trong dũng cảm
ĐTC cũng nhấn mạnh “cuộc khủng hoảng mà chúng ta đang đối diện là một cơ hội duy nhất để tham gia vào các cuộc đối thoại chân chính, táo bạo và can đảm, giải quyết tận gốc rễ hệ thống lương thực bất công của chúng ta.”
Kết luận thông điệp của mình, Đức Thánh Cha nhấn mạnh trong suốt cuộc họp quan trọng này, “chúng ta có trách nhiệm hiện thực hóa giấc mơ về một thế giới nơi có đầy đủ cơm bánh, nước uống, thuốc men và công việc dồi dào, cũng như tiếp cận tới những người nghèo khổ nhất”.
Hỗ trợ của Giáo hội
ĐTC nhấn mạnh, "Tòa thánh và Giáo Hội Công Giáo sẽ nỗ lực hết mình để phục vụ cho mục tiêu cao quí này, đóng góp, hợp lực và quyết tâm hành động cho các quyết định sáng suốt."
Cuối cùng, Đức Thánh Cha hy vọng cuộc gặp gỡ tái tạo hệ thống lương thực này sẽ “đặt nền tảng để chúng ta tiến bước trên con đường xây dựng một xã hội hòa bình và thịnh vượng, gieo vãi những hạt giống hòa bình cho phép chúng ta bước đi trong tình huynh đệ thực sự.”
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu đi sang bên kia biển Galilêa, cũng gọi là Tibêria. Có đám đông dân chúng theo Người, vì họ đã thấy những phép lạ Người làm cho những kẻ bệnh tật. Chúa Giêsu lên núi và ngồi đó với các môn đệ. Lễ Vượt Qua là đại lễ của người Do-thái đã gần tới. Chúa Giêsu ngước mắt lên và thấy đám rất đông dân chúng đến với Người. Người hỏi Philipphê: “Ta mua đâu được bánh cho những người này ăn?” Người hỏi như vậy có ý thử ông, vì chính Người đã biết việc Người sắp làm. Philipphê thưa: “Hai trăm bạc bánh cũng không đủ để mỗi người được một chút”. Một trong các môn đệ, tên là Anrê, em ông Simon Phêrô, thưa cùng Người rằng: “Ở đây có một bé trai có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng bấy nhiêu thì thấm vào đâu cho từng ấy người”. Chúa Giêsu nói: “Cứ bảo người ta ngồi xuống”. Nơi đó có nhiều cỏ, người ta ngồi xuống, số đàn ông độ năm ngàn. Bấy giờ Chúa Giêsu cầm lấy bánh, và khi đã tạ ơn, Người phân phát cho các kẻ ngồi ăn, và cá cũng được phân phát như thế, ai muốn bao nhiêu tuỳ thích. Khi họ đã ăn no nê, Người bảo các môn đệ: “Hãy thu lấy những miếng còn lại, kẻo phí đi”. Họ thu lại được mười hai thúng đầy bánh vụn do năm chiếc bánh lúa mạch người ta đã ăn mà còn dư. Thấy phép lạ Chúa Giêsu đã làm, người ta đều nói rằng: “Thật ông này là Đấng tiên tri phải đến trong thế gian”. Vì Chúa Giêsu biết rằng người ta sẽ đến bắt Người để tôn làm vua, nên Người lại trốn lên núi một mình.
Trong bài huấn dụ ngắn trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói:Anh chị em thân mến, chào anh chị em!
Tin Mừng của phụng vụ Chúa Nhật tuần này thuật lại câu chuyện nổi tiếng về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều, Chúa Giêsu đã cho khoảng 5 ngàn người đến nghe Người ăn (x. Ga 6,1-15). Thật là thú vị khi thấy phép lạ này diễn ra như thế nào: Chúa Giêsu không tạo ra bánh và cá từ hư không, mà Ngài làm việc này với những gì các môn đệ mang đến cho Ngài. Một người trong số họ nói: “Ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu!” (Câu 9). Nó là ít, nó không là gì, nhưng nó là đủ cho Chúa Giêsu.
Bây giờ chúng ta hãy thử đặt mình vào vị trí của cậu bé đó. Các môn đệ yêu cầu chú bé chia sẻ mọi thứ chú bé ấy mang theo ăn dọc đường. Đó có vẻ là một đề xuất không hợp lý, hay nói đúng hơn là bất công. Tại sao lại tước đi của một người, thực sự là một đứa trẻ, những gì đứa bé ấy đã mang theo từ nhà và có quyền giữ cho riêng mình? Tại sao lại lấy đi của một người những gì không đủ để nuôi tất cả mọi người? Về mặt con người, nó là phi luận lý. Nhưng đối với Chúa thì không. Trái lại, nhờ món quà anh hùng nhỏ bé được ban tặng nhưng không đó, Chúa Giêsu có thể nuôi sống mọi người. Đây là một bài học lớn cho chúng ta. Nó cho chúng ta biết rằng Chúa có thể làm được rất nhiều điều với những gì chúng ta chấp nhận bỏ ra theo thánh ý của Ngài. Sẽ rất tốt nếu anh chị em tự hỏi bản thân mình mỗi ngày: “Hôm nay tôi mang gì đến cho Chúa Giêsu?”. Ngài có thể làm được nhiều điều với một lời cầu nguyện của chúng ta, với một cử chỉ bác ái đối với người khác, ngay cả với một trong những đau khổ của chúng ta được dâng lên cho lòng thương xót của Ngài. Những điều nhỏ nhặt của chúng ta dâng lên cho Chúa Giêsu, và Ngài làm phép lạ. Đây là cách Thiên Chúa ưa thích hành động: Ngài làm những điều lớn lao, bắt đầu từ những điều nhỏ bé, những điều được trao ban một cách nhưng không.
Tất cả các nhân vật chính vĩ đại của Kinh thánh - từ tổ phụ Ápraham, đến Đức Maria, đến cậu bé trong Phúc Âm ngày hôm nay - đều thể hiện logic của sự nhỏ bé và cho đi. Logic của sự nhỏ bé và sự cho đi. Logic của việc cho đi rất khác so với chúng ta. Chúng ta cố gắng tích lũy và gia tăng những gì chúng ta có, nhưng Chúa Giêsu yêu cầu chúng ta cho đi, và giảm bớt. Chúng ta thích toán cộng, chúng ta thích bổ sung; Chúa Giêsu thích toán trừ, lấy một thứ gì đó đi để cho người khác. Chúng ta muốn nhân lên cho chính mình; Chúa Giêsu đánh giá cao khi chúng ta chia sẻ với người khác, khi chúng ta trao ban. Điều thú vị là trong những lời tường thuật về phép lạ hóa bánh và cá ra nhiều trong các sách Phúc âm, động từ “nhân lên” không bao giờ xuất hiện: không. Trái lại, các động từ được dùng có nghĩa ngược lại: “bẻ ra”, “cho”, “phân phát” (x. Câu 11; Mt 14:19; Mc 6:41; Lc 9:16). Còn động từ “nhân lên” không được sử dụng. Chúa Giêsu nói, phép lạ thực sự không phải là sự nhân lên tạo ra sự phù phiếm và quyền lực, mà là sự chia sẻ làm gia tăng tình yêu thương và để cho Chúa thực hiện những điều kỳ diệu. Chúng ta hãy cố gắng chia sẻ thêm: chúng ta hãy cố gắng noi theo cách Chúa Giêsu dạy chúng ta.
Ngay cả ngày nay, sự gia tăng hàng hóa cũng không thể giải quyết được vấn đề của thế giới nếu không có sự chia sẻ công bằng. Bi kịch của nạn đói xuất hiện trong tâm trí tôi, đặc biệt khi nạn đói ấy ảnh hưởng đến những đứa trẻ nhỏ. Người ta đã tính toán chính thức rằng mỗi ngày trên thế giới có khoảng bảy nghìn trẻ em dưới 5 tuổi chết vì suy dinh dưỡng, vì chúng không có những gì chúng cần để sống. Đối mặt với những vụ tai tiếng như thế này, Chúa Giêsu cũng ngỏ lời mời gọi chúng ta, một lời mời tương tự như lời mời mà cậu bé có lẽ đã nhận được trong Tin Mừng, người không có tên tuổi và là người mà tất cả chúng ta có thể nhìn thấy chính mình: “ Hãy can đảm, cho đi những gì bé mọn anh chị em có, tài năng của anh chị em, của cải của anh chị em, hãy làm cho những điều ấy có sẵn cho Chúa Giêsu và cho các anh chị em khác. Đừng sợ, anh chị em sẽ không mất gì cả, vì nếu anh chị em chia sẻ, Chúa sẽ nhân lên gấp bội. Hãy loại bỏ mặc cảm giả tạo khi cảm thấy mình còn thiếu sót, hãy tin tưởng vào bản thân. Hãy tin vào tình yêu, tin vào sức mạnh của sự phục vụ, tin vào sức mạnh của sự nhưng không.
Xin Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã trả lời “xin vâng” trước lời đề nghị chưa từng có của Thiên Chúa, giúp chúng ta mở lòng đón nhận những lời mời gọi của Chúa và mở lòng ra trước nhu cầu của tha nhân.
Sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha nói thêm như sau:
Anh chị em thân mến,
Chúng ta vừa cử hành Phụng vụ Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Niên lần thứ nhất. Xin một tràng pháo tay cho tất cả các ông bà, tất cả mọi người! Ông bà và cháu chắt, già trẻ lớn bé cùng nhau thể hiện một trong những khuôn mặt đẹp đẽ của Giáo hội và thể hiện giao ước giữa các thế hệ. Tôi mời anh chị em cử hành ngày này trong mọi cộng đồng và đến thăm ông bà và người già, nhất là những người cô đơn, để chuyển tải thông điệp của tôi đến họ, được truyền cảm hứng từ lời hứa của Chúa Giêsu: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày”. Tôi cầu xin Chúa rằng ngày lễ này giúp chúng ta, những người theo năm tháng sẽ già đi hơn biết đáp lại lời mời gọi của Ngài trong lứa tuổi này, và cho xã hội thấy giá trị của sự hiện diện của ông bà và người già, đặc biệt là trong nền văn hóa vứt bỏ này. Ông bà cần những người trẻ và những người trẻ cần ông bà: họ phải nói chuyện, họ phải gặp gỡ nhau! Ông bà có nhựa sống của lịch sử giúp thăng tiến và tiếp thêm sức mạnh cho cây cối ngày càng phát triển. Tôi nghĩ có lần tôi đã nhắc với anh chị em câu này của một nhà thơ: “Tất cả những gì nở hoa trên cây đều đến từ những gì bị chôn vùi”. Không có cuộc đối thoại giữa những người trẻ và ông bà, lịch sử không tiếp diễn, cuộc sống không tiếp diễn: cần phải nối lại điều này, đó là một thách thức đối với nền văn hóa của chúng ta. Ông bà có quyền ước mơ khi dõi mắt nhìn người trẻ, và người trẻ có can đảm nói tiên tri bằng cách kín múc nhựa cây từ ông bà. Hãy làm điều này: gặp gỡ ông bà và những người trẻ tuổi và trò chuyện với họ. Và điều này sẽ làm cho tất cả mọi người hạnh phúc.
Những ngày gần đây, mưa xối xả đã đổ xuống thành phố Trịnh Châu (Zhengzhou, 郑州市) và tỉnh Hà Nam (Henan, 河南省), bên Trung Quốc, gây ra lũ lụt kinh hoàng. Tôi cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ, và tôi bày tỏ sự gần gũi và đoàn kết với tất cả những người phải gánh chịu thảm họa này.
Thế vận hội lần thứ 32 đã khai mạc tại Tokyo hôm thứ Sáu. Trong thời đại đại dịch này, những cuộc thi đấu này là một dấu chỉ của hy vọng, một dấu chỉ của tình anh em phổ quát nhân danh sự cạnh tranh lành mạnh. Xin Chúa chúc lành cho ban tổ chức, các vận động viên và tất cả những ai cộng tác cho ngày hội thể thao trọng đại này!
Tôi xin gửi lời chào thân ái tới anh chị em, những người Rôma và những người hành hương. Đặc biệt, tôi xin chào nhóm các ông bà từ Rovigo - cảm ơn các bạn đã đến tham dự!; những người trẻ tuổi của Albinea đã đi bộ qua Via Francigena từ Emilia đến Rôma; và những người tham gia cuộc tuần hành “Rally di Roma Capitale”. Tôi cũng chào cộng đồng Cenacle. Chúc mọi người một ngày Chúa Nhật an lành. Xin đừng quên cầu nguyện cho tôi. Chúc một bữa trưa ngon miệng và xin tạm biệt! Xin chúc mừng các bạn trẻ những người con của Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội!
Source:Holy See Press Office
1. Câu chuyện xúc động: Em bé nhập viện được gặp Chúa Giêsu trong giờ Chầu Thánh Thể
Hôm 22 tháng 7, mạng ChurchPOP đã đăng câu chuyện sau của một thiếu nữ Công Giáo 20 tuổi, tên là Gianna.
Cô cho biết như sau:
Đêm nay, tôi đã chứng kiến một cái gì đó thật sâu sắc nhắc nhở tôi vẻ đẹp của đức tin, trong ánh sáng của những tin tức gần đây về những hỗn độn trong Giáo Hội. Tôi đang chầu thánh thể tối nay thì một gia đình bước vào. Gần như ngay lập tức, tôi nghe thấy những tiếng nức nở.
Thành thật mà nói, phản ứng đầu tiên của tôi là khó chịu. Tôi chỉ muốn một chút an bình và yên tĩnh với Chúa. Sau đó, một thành viên trong gia đình lấy điện thoại của cô ấy ra và đi đến chỗ để Mặt Nhật Mình Thánh Chúa. Tôi nhận ra cô ấy đang sử dụng FaceTime, và từ chỗ tôi đang ngồi, tôi có thể nhìn thấy màn hình điện thoại của cô ấy.
Ở đầu bên kia là một cậu bé đang khóc, thân thể chằng chịt các dây nhợ y tế. Gia đình này đã cho em bé xem để em cùng chầu Thánh Thể qua điện thoại với họ. Tôi đã choáng váng. Gia đình bắt đầu cầu nguyện lớn tiếng bằng tiếng Tây Ban Nha, và trong khả năng hiểu biết hạn chế của tôi, tôi hiểu được một số.
Họ gọi Chúa Giêsu là 'el Doctor' và cầu xin Ngài chữa lành. Họ ở lại hơn nửa giờ, quỳ, ngồi, cầu nguyện và khóc lóc. Cuối cùng tôi chỉ ngồi đó trong thời gian còn lại, cầu nguyện cho họ và lắng nghe họ cầu nguyện. Nó thật là một kinh nghiệm sâu sắc.
Tôi đã nói chuyện với gia đình sau đó, và họ nói rằng em bé đang bị bệnh rất nặng, nhưng họ nghĩ rằng em bé ấy sẽ ổn. Giữa những băn khoăn của chính tôi về tình hình Giáo hội và những vụ tai tiếng công khai gần đây, tôi đã được nhắc nhở về vẻ đẹp của đức tin.
Vẻ đẹp được tìm thấy ngay ở đó, trong những khoảnh khắc ẩn giấu – chúng ta không thấy trên các phương tiện truyền thông. Vẻ đẹp được tìm thấy trong Bí tích Thánh Thể - một điều gì đó quá sâu sắc, đến nỗi đã buộc gia đình này phải đến nhà thờ chỉ để cho cậu bé có thể nhìn thấy khuôn mặt của Chúa Kitô trong Mặt Nhật Mình Thánh Chúa.
Tôi cầu nguyện một ngày nào đó có được niềm tin mà gia đình này có. Xin cho chúng ta đừng bao giờ coi thường Bí tích Thánh Thể và các bí tích. Xin cho tất cả chúng ta luôn luôn nhận biết Chúa Giêsu trong Bí tích Thánh Thể và khẩn cầu Ngài là Thầy thuốc Thần thánh của chúng ta. Và xin hãy cầu nguyện cho em bé và gia đình anh ấy trong đêm nay.
Source:Church POP
2. Thêm nhiều nhà thờ Canada bị cháy. Cảnh sát mở cuộc điều tra 15 đám cháy
Một nhà thờ Chính thống giáo Coptic bị cháy thành tro ở tỉnh British Columbia của Canada vào hôm thứ Hai, đây là vụ cháy mới nhất trong chuỗi các vụ cháy nhà thờ ở quốc gia này.
Cảnh sát Canada đang điều tra hơn 15 vụ cháy làm hư hại hoặc phá hủy các nhà thờ trong những tuần gần đây, nhưng trong hầu hết các trường hợp, họ vẫn chưa nêu tên nghi phạm hoặc đưa ra động cơ chính thức cho làn sóng đốt phá nhằm vào các nhà thờ Kitô Giáo trên khắp đất nước.
Chưa có ai bị truy tố ra tòa về các vụ cháy, nhưng các chính trị gia và quan chức thực thi pháp luật đã suy đoán rằng các nhà thờ đang là mục tiêu của những người tức giận về việc phát hiện gần đây những ngôi mộ vô danh tại các trường học dành cho trẻ em bản địa do Giáo Hội Công Giáo điều hành. Trong hầu hết các trường hợp, cảnh sát cho biết họ không có bằng chứng về các vụ cháy có liên quan đến các ngôi mộ.
Các chính trị gia quốc gia, các nhà lãnh đạo bản địa và các quan chức thực thi pháp luật đã lên án vụ hỏa hoạn. Vụ cháy đầu tiên xảy ra vào tháng 6, trên đất bản địa ở British Columbia.
Vụ hỏa hoạn đã phá hủy bốn nhà thờ Công Giáo, và xảy ra sau khi một cộng đồng bản địa cho biết họ tìm thấy 215 ngôi mộ vô danh gần một trường nội trú trước đây dành cho trẻ em bản địa ở British Columbia. Chỉ vài tuần sau, Tổ chức Cowessess First Nation ở tỉnh Saskatchewan, miền tây Canada đã tìm thấy 751 ngôi mộ vô danh khác gần Trường Nội Trú dành cho người bản địa Marieval Indian.
Source:Wall Street Journal
3. Đức Hồng Y Claudio Hummes kêu gọi thực hiện Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Amazon
Gần hai năm sau khi kết thúc Thượng Hội đồng Giám mục về Amazon, Giáo Hội Công Giáo trong khu vực phải thực hiện các khuyến nghị được đưa ra. Đức Hồng Y người Brazil Claudio Hummes, chủ tịch Liên Hội đồng Giám Mục Amazon, đã đưa ra lập trường trên hôm 22 tháng 7 trên tờ Quan Sát Viên Rôma.
Bất chấp những thách thức do đại dịch gây ra, đã có nhiều cuộc phỏng vấn, tài liệu và cuộc họp “để phản ánh và phân định về” những gì chúng ta nên làm”.
“Điều đó rất quan trọng; tuy nhiên, nó vẫn chưa đủ”, ngài nói. “Thay vì chỉ tự hỏi bản thân mình nên làm gì, làm như thế nào, khi nào thì làm, chúng ta hãy nhìn nhận và phát huy những gì chúng ta đang làm và những gì chúng ta đã làm ngày hôm qua”.
Hồng Y Hummes từng là tổng tường trình viên tại thượng hội đồng năm 2019, với chủ đề “Amazonia: Những con đường mới cho nhà thờ và cho một hệ sinh thái toàn diện”.
Tháng 2 năm 2020, Tòa thánh đã công bố tông huấn hậu Thượng Hội Đồng của Đức Thánh Cha Phanxicô có tựa đề “Querida Amazonia”, nghĩa là Người Amazonia yêu dấu, trong đó ngài nhấn mạnh các vấn đề ảnh hưởng đến người nghèo và các cộng đồng bản địa trong khu vực, bao gồm nạn phá rừng, buôn bán ma túy và ô nhiễm do các ngành khai thác gây ra.
Trong bức thư của mình, Đức Hồng Y Hummes đã nhắc lại những vấn đề đó và hậu quả của chúng, đặc biệt là đối với các cộng đồng Bản địa, chẳng hạn như nghiện rượu, bạo lực đối với phụ nữ, buôn bán tình dục và “sự mất đi văn hóa và bản sắc, ngôn ngữ, tập quán tâm linh và phong tục, và tất cả những điều kiện tồi tệ mà người dân Amazon phải chịu”.
Đức Hồng Y Hummes cổ vũ cho việc phong chức linh mục cho các viri probati, tức là những người đàn ông đã có gia đình và có đức hạnh nổi bật. Kế hoạch này được nhiều Giám Mục Đức ủng hộ trong viễn tượng loại bỏ luật độc thân linh mục. Đức Thánh Cha đã không chấp nhận kế hoạch này. Nhiều quan sát viên cho rằng có thể vì vậy Tông Huấn “Querida Amazonia” không được xúc tiến mạnh.
Source:Catholic Sun
4. Lời cầu nguyện của Đức Bênêđíctô XVI dành cho các bậc ông bà
Đức Thánh Cha Phanxicô đã có sáng kiến thiết lập Ngày Thế Giới Ông Bà Và Người Cao Niên được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 25 tháng 7 vừa qua. Tuy nhiên, theo Tờ Aleteia, nghĩa là “Chân Lý Tỏ Tường”, trong nhiều dịp khác nhau Đức Bênêđíctô đã đề cập đến và khuyến khích lòng hiếu thảo các con cháu dành cho ông bà nội ngoại. Ngài đề nghị một lời cầu nguyện như sau.
Cầu mong họ không bao giờ bị lơ là hay loại trừ, nhưng luôn nhận được sự tôn trọng và yêu thương.
Lạy Chúa Giêsu,
Chúa được sinh ra bởi Đức Trinh Nữ Maria,
con gái của Thánh Joachim và Anna.
Xin Chúa thương nhìn đến các bậc ông bà trên khắp thế giới.
Xin Chúa bảo vệ họ! Họ là một nguồn mạch phong phú hóa gia đình, Giáo hội và toàn xã hội.
Xin Chúa nâng đỡ họ! Để dù tuổi cao tóc bạc, họ vẫn tiếp tục là những trụ cột vững chắc của gia đình về đức tin, những người bảo vệ những lý tưởng cao đẹp, kho báu sống động của các truyền thống Kitô.
Xin Chúa biến họ thành những người thầy của trí tuệ và lòng dũng cảm,
để họ có thể truyền lại cho các thế hệ tương lai thành quả
về kinh nghiệm nhân bản và tâm linh trưởng thành của họ.
Lạy Chúa Giêsu,
Xin giúp cho gia đình và xã hội
Biết coi trọng sự hiện diện và vai trò của ông bà.
Cầu mong họ không bao giờ bị lơ là hoặc loại trừ,
nhưng luôn gặp được sự tôn trọng và yêu mến.
Xin giúp họ sống thanh thản và cảm thấy được chào đón
trong tất cả những năm tháng của cuộc đời mà Chúa dành cho họ.
Lạy Đức Maria, Mẹ của tất cả những người còn sống,
Xin gìn giữ các bậc ông bà thường xuyên trong sự chăm sóc của Mẹ,
Xin Mẹ đồng hành với họ trong cuộc hành hương trần thế,
và bằng những lời cầu bầu của Mẹ, xin hãy ban cho tất cả các gia đình
có thể một ngày nào đó được đoàn tụ trên quê hương trên trời của chúng con,
nơi Mẹ đang chờ đợi tất cả nhân loại
trong vòng tay tuyệt vời của cuộc sống không có hồi kết. Amen!
Source:Aleteia
1. 'Trong lòng chúng tôi có một nỗi tiếc thương không thể nói thành lời' – Thánh Lễ cầu nguyện cho người dân Cuba tại Tổng giáo phận Newark
Đông đảo các linh mục gốc Cuba từ Tổng giáo phận Newark và Giáo phận Paterson, cùng với cộng đồng người Cuba và người Mỹ Latinh, đã tụ họp trong tình đoàn kết với người dân Cuba trong buổi cầu nguyện tại Giáo xứ Thánh Giuse ở Palisades vào ngày Chúa Nhật 18 tháng 7.
“Đã đến lúc chúng ta phải nói ‘quá đủ rồi’”, Đức Cha Manuel Cruz, một người Mỹ gốc Cuba và là Giám Mục Phụ Tá của Tổng Giáo Phận Newark, nói trong buổi lễ cầu nguyện. “Đồng bào của chúng ta, những người dân Cuba, đang bất lực khi họ bị tàn sát bởi sự tàn bạo của chế độ Cuba. Ngày nay chúng ta phải nói đã ‘quá đủ rồi’ đối với cuộc diệt chủng đó”.
Hàng nghìn người Cuba ở Havana và các nơi khác đã xuống đường vào ngày 11/7 để phản đối những khó khăn về kinh tế, thiếu các quyền tự do cơ bản và việc bọn cầm quyền Cuba giải quyết đợt bùng phát coronavirus quờ quạng, gây ra tình trạng bất ổn nghiêm trọng nhất trong nhiều thập kỷ.
Đức Hồng Y Joseph Tobin, Tổng Giám Mục của Newark, đã chủ trì buổi cầu nguyện hôm Chúa Nhật. Cùng với Đức Cha Cruz, còn có các Đức Cha Gregory Studerus và Michael Saporito, cũng là những Giám Mục Phụ Tá của Newark. Đức Cha Kevin Sweeney, Giám mục Giáo phận Paterson, cũng có mặt.
Các vị đã lần lượt bày tỏ sự ủng hộ đối với người dân Cuba trên đảo, cùng với cộng đồng người Cuba hải ngoại ở Hoa Kỳ. Họ cầu xin vị thánh bảo trợ của hòn đảo, Đức Mẹ Mỏ Đồng Caridad del Cobre, xin chấm dứt đau khổ và kêu cầu Chúa cứu dân Cuba.
Source:Religion News
2. Hàng loạt các tín hữu Kitô bị bắt vì bị vu cáo cưỡng bức cải đạo ở Ấn Độ
Một báo cáo của nhóm nhân quyền International Christian Concern, gọi tắt là ICC, cho biết hàng loạt các tín hữu Kitô bị bắt vì bị vu cáo cưỡng bức cải đạo ở Ấn Độ.
Trường hợp gần đây nhất được tổ chức này trích dẫn là vụ bắt giữ 9 Kitô Hữu vào ngày 18 tháng 7 với cáo buộc vi phạm luật chống cải đạo mới của bang Uttar Pradesh.
ICC cho biết họ đã ghi nhận sự gia tăng các cáo buộc cưỡng bức cải đạo ở bang Uttar Pradesh của Ấn Độ trong những tuần gần đây.
Báo cáo dẫn lời một trong những Kitô Hữu bị bắt, là anh Sadhu Srinivas Gautham. Anh cho biết khoảng 25 người theo chủ nghĩa Ấn Giáo cực đoan đã xông vào một buổi cầu nguyện mà anh tham dự ở thị trấn Gangapur.
Anh cho biết những người đàn ông này cáo buộc các Kitô hữu đã dụ dỗ trái phép những người Ấn Giáo chuyển sang Công Giáo.
“Họ nổi cơn thịnh nộ với tôi. Cứ như thể họ muốn giết tôi ngay tại chỗ. Tuy nhiên, cảnh sát đã đến và áp giải chúng tôi đến đồn cảnh sát”.
Gautham và sáu Kitô Hữu khác đã bị đưa đến đồn cảnh sát và bị buộc tội vi phạm luật chống cải đạo.
Anh cho biết thêm các quan chức cảnh sát coi chúng tôi là những người “bị quỷ ám”. Họ nói rằng những người theo Công Giáo đã từ bỏ tôn giáo truyền thống của Ấn Độ là Ấn giáo và chấp nhận một tôn giáo ngoại lai.
“Họ nói với chúng tôi là chúng tôi nên từ bỏ đức tin Kitô của chúng tôi và trở về với Ấn giáo”, Gautham nói.
Cũng trong ngày 18 tháng 7, Dinesh Kumar, một mục sư Tin lành, đã bị bắt cùng với một Kitô Hữu khác từ nhà riêng của ông, nơi đang diễn ra buổi họp nhóm cầu nguyện.
Họ cũng bị buộc tội vi phạm luật chống cải đạo của Uttar Pradesh.
Báo cáo của ICC cho biết vào ngày 21 tháng 7, thêm ba Kitô Hữu khác đã bị bắt tại thành phố Padrauna.
Mục sư Jeyawant, vợ và anh trai của ông, là người trông coi một trại trẻ mồ côi, đã bị bắt sau khi các quan chức chính quyền tiểu bang đột kích vào trại trẻ mồ côi.
Cảnh sát đã bắt giữ ba Kitô Hữu này và đưa 24 trẻ mồ côi mà họ chăm sóc vào nơi giam giữ.
ICC cho biết số vụ bắt giữ trong tháng này đã tăng lên 30 vụ.
“Thật là bất hạnh rằng tôn giáo trở nên miếng mồi ngon cho chính trị,” Dinanath, một nhà lãnh đạo Kitô giáo từ Uttar Pradesh, nói với ICC.
“Các chính trị gia cần một vấn đề cho cuộc bầu cử sắp tới của họ và giới truyền thông cần một câu chuyện giật gân. Cả hai đều được lợi nhưng những người vô tội phải trả giá, dù đó là người Hồi giáo hay các Kitô Hữu”.
Source:Licas News
3. Tại sao tiếng Latinh là ngôn ngữ chính thức của Giáo hội, thay vì tiếng Aramaic hoặc tiếng Do Thái?
Tiếng Latinh tiếp tục được bảo tồn trong phụng vụ của Giáo hội và trong nhiều tài liệu chính thức của Giáo hội, nhằm thúc đẩy sự thống nhất giữa các ngôn ngữ.
Mặc dù có vẻ như Giáo Hội Công Giáo không còn sử dụng nhiều ngôn ngữ Latinh nữa, nhưng sự thật thì phức tạp hơn nhiều.
Tờ Aleteia, nghĩa là “Chân Lý Tỏ Tường”, số ra ngày 23 tháng 7, cho biết trên thực tế, chính Công đồng Vatican II đã thúc đẩy việc sử dụng tiếng Latinh trong phụng vụ. Công đồng Vatican II đã không bãi bỏ tiếng Latinh
Trong tài liệu Sacrosanctum Concilium, Công đồng nói khá rõ ràng những gì phải làm với bản ngữ và tiếng Latinh.
Tiếng bản ngữ được thiết kế để sử dụng cho “các bài đọc và chỉ thị, cũng như một số lời cầu nguyện và thánh ca” (Sacrosanctum Concilium, 36).
Ý định ban đầu là thay thế nhiều phần của Thánh lễ bằng các ngôn ngữ địa phương, đồng thời bảo lưu phần còn lại bằng tiếng Latinh.
Tài liệu tương tự này thậm chí còn khuyến khích dạy mọi người hát bằng tiếng Latin!
Tuy nhiên, cần phải thực hiện các bước để các tín hữu có thể nói hoặc hát cùng nhau bằng tiếng Latinh những phần Thông thường của Thánh lễ liên quan đến họ.
Tương tự, Hướng dẫn Chung của Sách Lễ Rôma cũng lặp lại những lời này, nhưng đặt chúng trong bối cảnh duy trì sự thống nhất giữa các nhóm ngôn ngữ khác nhau.
Vì các tín hữu từ các quốc gia khác nhau đến với nhau thường xuyên hơn, nên họ phải biết hát với nhau ít nhất một số đoạn của Thánh lễ Thông thường bằng tiếng Latinh, đặc biệt là Tuyên xưng Đức tin và Kinh Lạy Cha, theo những cách sắp xếp đơn giản hơn.
Giáo hội đã sử dụng tiếng Latinh trong nhiều thế kỷ bởi vì nó được sinh ra trong Đế chế La Mã và khi đế chế đó sụp đổ, Giáo Hội vẫn giữ nó như một cách để thống nhất những người Công Giáo trên toàn thế giới.
Thậm chí, nhiều tài liệu của Giáo hội vẫn được dịch sang tiếng Latinh, và mới đây, Tòa thánh Vatican đã cho ra mắt đài phát thanh tiếng Latinh! Điều này được thực hiện để bảo tồn ngôn ngữ cổ và giúp giữ nó như một lực lượng thống nhất cho tất cả người Công Giáo.
Ngay trong chương trình này, câu đầu tiên chúng tôi nói với quý vị và anh chị em là một câu bằng tiếng Latinh.
Source:Aleteia
4. Tổng giám mục của Pelosi: Không một người Công Giáo sùng đạo nào có thể dung thứ cho việc phá thai, 'chứ đừng nói đến chuyện buộc chính phủ phải trả tiền cho phá thai'
Hôm thứ Năm, 22 tháng 7, Đức Tổng Giám Mục San Francisco đã lên tiếng trả lời Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi của đảng Dân Chủ đơn vị California, sau khi bà trích dẫn đức tin Công Giáo của mình để bảo vệ các nỗ lực cho phép liên bang tài trợ cho các ca phá thai tự chọn.
Đức Tổng Giám Mục Salvatore Cordileone của San Francisco, giáo phận quê hương của Pelosi, đã chỉ trích lập trường của bà về Tu chính án Hyde.
“Hãy để tôi nhắc lại: không ai có thể khẳng định mình là một tín hữu Công Giáo sùng đạo mà lại tán đồng việc giết hại mạng sống những con người vô tội, chứ đừng nói đến việc buộc chính phủ phải trả tiền cho điều đó,” ông nói với Thông tấn xã Catholic News, gọi tắt là CNA.
“Quyền sống là quyền cơ bản - căn bản nhất - của con người, và người Công Giáo không thể nào lại đi chống các quyền cơ bản của con người”.
Trong phát biểu tại cuộc họp báo hàng tuần của bà ta ở Điện Capitol Hoa Kỳ vào hôm thứ Năm, Pelosi cho biết bà ta ủng hộ việc bãi bỏ tu chính án Hyde vì đây là “một vấn đề sức khỏe của nhiều phụ nữ ở Mỹ, đặc biệt là những người có hoàn cảnh thu nhập thấp và ở trong các trạng huống khác nhau”.
“Và nó là cái gì đó đã là một ưu tiên hàng đầu đối với nhiều người trong chúng ta trong một thời gian dài”, Pelosi nói.
Trích dẫn đức tin của mình, và lưu ý các ký giả rằng bà ta là “một người Công Giáo sùng đạo và là mẹ của 5 người trong 6 năm, tôi cảm thấy rằng Chúa đã ban phước cho chồng tôi và tôi với gia đình đẹp đẽ của chúng tôi, năm đứa con trong sáu năm gần như mỗi năm một đứa”.
Bà ta nói thêm rằng bà ta sẽ không đưa ra quyết định cho những phụ nữ khác, về gia đình của họ và về việc phá thai.
Pelosi nói rằng “tài trợ cho việc phá thai bằng Medicaid là một vấn đề về công bằng và công lý cho những phụ nữ nghèo ở đất nước chúng tôi”.
Joe Biden loại bỏ Tu chính án Hyde trong yêu cầu ngân sách của mình với Quốc hội cho năm tài chính 2022. Các đảng viên Đảng Dân chủ hàng đầu đã thúc đẩy việc chấm dứt chính sách này trong những năm gần đây. Do nắm được cả Hành Pháp và Lập pháp, các dự luật phân bổ Lao động, Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Giáo dục và Các Cơ quan Liên quan gần đây đã được Ủy ban Chuẩn chi thông qua mà không có bất kỳ sửa đổi nào.
Trong chính trị Hoa Kỳ, Tu chính án Hyde là một đạo luật cấm việc sử dụng quỹ liên bang để chi trả cho việc phá thai ngoại trừ để cứu mạng sống của người phụ nữ, hoặc nếu cái thai phát sinh do loạn luân hoặc cưỡng hiếp. Trước khi Tu chính án Hyde có hiệu lực, ước tính có khoảng 300,000 ca phá thai được thực hiện hàng năm bằng tiền đóng thuế của dân.
Hạ viện thông qua Tu chính án Hyde vào ngày 30 tháng 9 năm 1976 với tỷ lệ bỏ phiếu 312 trên 93. Tu chính án này có tên là Hyde vì do Dân biểu Cộng hòa Henry Hyde của Illinois đề xuất. Tu chính án thể hiện một trong những thành tựu lập pháp lớn nhất và đầu tiên nhất của phong trào ủng hộ sự sống tại Hoa Kỳ, đặc biệt là các phong trào phò sinh của Công Giáo và Ủy ban Quốc gia về Tu chính án Cuộc sống Con người do nhà vận động hành lang Mark Gallagher đứng đầu.
Theo một nghiên cứu do Viện ủng hộ cuộc sống Charlotte Lozier công bố và được cập nhật gần đây, chính sách này ước tính giúp giảm khoảng 60,000 ca phá thai mỗi năm, hoặc khoảng một trong số chín trường hợp phụ nữ mang thai được hưởng trợ cấp Medicaid. Viện tuyên bố rằng chính sách này đã cứu hơn 2.4 triệu sinh mạng kể từ khi nó được thiết lập vào năm 1976.
Đáp lại, Đức Tổng Giám Mục Cordileone nói: “Sử dụng màn khói phá thai như một vấn đề sức khỏe và công bằng cho phụ nữ nghèo là hình ảnh tiêu biểu của thói đạo đức giả: còn sức khỏe của đứa bé bị giết thì sao? Còn việc cho những người phụ nữ nghèo được lựa chọn thực sự, lựa chọn giữ lại cuộc sống cho con mình thì sao? “
“Điều này mới thực sự mang lại cho họ sự công bằng và bình đẳng đối với những phụ nữ có phương tiện, những người có đủ khả năng để mang một đứa trẻ đến với thế giới. Chính những người có đức tin đang điều hành các cơ sở giúp các phụ nữ gặp khủng hoảng mới là những người duy nhất cung cấp các giải pháp thực sự cho những phụ nữ nghèo, thay cho cái giải pháp là phải giết chết đứa con trong bụng của họ”.
Ngài nói thêm: “Tôi rất tự hào về những người Công Giáo của tôi, những người đã rất nổi bật trong việc cung cấp dịch vụ quan trọng này. Đối với họ, tôi nói: anh chị em là những người đáng tự gọi mình là 'những người Công Giáo sùng đạo'!”
Source:Catholic News Agency
Trong những ngày này, Đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức đang khởi động một loạt các sự kiện vào các buổi tối mùa hè để thu hút những người hành hương trở lại đền thờ khi các hạn chế về đại dịch được nới lỏng.
Sáng kiến “Đêm Lộ Đức” được tổ chức tại ngôi đền thờ ở miền tây nam nước Pháp trong suốt tháng 7 và tháng 8. Trong hai tháng này có những ngày lễ rất thân thương với người Công Giáo Pháp.
Ngày 16 tháng 7 là một ngày rất có ý nghĩa: Đó là ngày kỷ niệm lần hiện ra cuối cùng của Đức Mẹ tại Lộ Đức. Ngày 15 tháng 8 là Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời.
Đêm Lộ Đức bao gồm một buổi biểu diễn lại các bài hát trong vở nhạc kịch nổi tiếng “Bernadette de Lourdes”, cũng như các buổi lần chuỗi Mân Côi, các rước nến hàng ngày và Thánh lễ ban đêm.
Trong bối cảnh đại dịch coronavirus bùng phát mạnh tại quê nhà, chúng tôi trân trọng kính mời quý vị và anh chị em tham dự buổi lần chuỗi Mân Côi cùng với đền thánh Đức Mẹ Lộ Đức để cầu nguyện cho quê hương chúng ta, đặc biệt cho Sàigòn.
Buổi cầu nguyện sẽ bắt đầu vào lúc 7g tối ngày thứ Tư 28 tháng 7 theo giờ Việt Nam.
1. Lịch sử các cuộc hiện ra Đức Mẹ tại Lộ Đức
Thứ Năm ngày 11 tháng 2 năm 1858: Cuộc gặp gỡ đầu tiên
Cùng với chị gái và một người bạn, Bernadette Soubirous lúc đó mới 14 tuổi đã đến hang đá Massabielle trên bờ sông Gave để nhặt củi khô. Đang cởi tất để băng qua suối thì nghe thấy tiếng động như gió thổi, cô ngước nhìn về phía hang đá: “Tôi thấy một phụ nữ mặc áo trắng, váy trắng, mạng che mặt đều màu trắng, thắt lưng xanh, và một bông hồng vàng trên mỗi bàn chân”. Bernadette làm Dấu Thánh Giá và lần hạt Mân Côi với người phụ nữ. Khi lời cầu nguyện kết thúc, Đức Mẹ đột nhiên biến mất.
Chúa Nhật ngày 14 tháng 2 năm 1858: Nước thánh
Bernadette cảm thấy có một sức mạnh bên trong lôi kéo cô đến hang đá mặc dù cô đã bị cha mẹ cấm đến đó. Trước sự nài nỉ của cô, mẹ cô đã cho phép cô; sau một chục kinh Mân Côi đầu tiên, cô đã thấy người phụ nữ hôm trước xuất hiện. Cô lấy nước thánh rắc vào người phụ nữ. Người phụ nữ mỉm cười cúi đầu. Khi chuỗi Mân Côi kết thúc, người phụ nữ ấy biến mất.
Thứ Năm ngày 18 tháng 2 năm 1858: Người phụ nữ nói
Lần đầu tiên, người phụ nữ lên tiếng. Bernadette đưa ra một cây bút và giấy yêu cầu cô ấy viết tên của mình. Người phụ nữ đã trả lời: “Điều đó không cần thiết” và nói thêm: “Mẹ không hứa sẽ làm cho con được hạnh phúc ở đời này nhưng ở đời sau. Trong suốt hai tuần, con có vui lòng đến đây không? “
Thứ Sáu ngày 19 tháng 2 năm 1858: Ngọn nến đầu tiên
Y hẹn, Bernadette đến hang đá với một ngọn nến đã được làm phép và được thắp sáng. Đây là nguồn gốc của việc mang theo những ngọn nến và thắp sáng những ngọn nến ấy trước hang đá.
Thứ Bảy ngày 20 tháng 2 năm 1858: Trong im lặng
Người phụ nữ dạy Bernadette một lời cầu nguyện riêng. Vào cuối thị kiến, Bernadette bị chìm trong một nỗi buồn lớn.
Chúa Nhật ngày 21 tháng 2 năm 1858: “AQUÉRO”
Đức Mẹ hiện ra với Bernadette rất sớm vào buổi sáng. Khoảng một trăm người đã có mặt. Sau đó, Ủy viên Cảnh sát, Jacomet, đã thẩm vấn cô. Anh ta muốn Bernadette kể lại những gì cô đã thấy. Bernadette chỉ lặp đi lặp lại từ “AQUÉRO” ( nghĩa là “điều đó” trong phương ngữ địa phương)
Thứ Ba ngày 23 tháng 2 năm 1858: bí mật
Bao quanh bởi 150 người, Bernadette đến hang đá. Đức Mẹ lại hiện ra và tiết lộ cho cô ấy một bí mật “chỉ dành cho một mình cô ấy”.
Thứ Tư ngày 24 tháng 2 năm 1858: «Sám hối!»
Lời nhắn nhủ của Đức Mẹ: “Hãy đền tội! Sám hối! Sám hối! Cầu xin Chúa cho những người tội lỗi. Hãy hôn đất như một hành động đền tội cho những kẻ tội lỗi!”
Thứ Năm ngày 25 tháng 2 năm 1858: Nước suối
Ba trăm người đã có mặt. Bernadette kể lại: “Cô ấy bảo tôi đi uống nước suối. Tôi chỉ thấy một chút nước đục. Thử đến lần thứ tư, tôi đã có thể uống được. Cô ấy còn yêu cầu tôi ăn rau đắng kiếm gần suối, rồi thị kiến tan biến dần. Trước đám đông đang hỏi nhau “Bạn có nghĩ rằng cô ấy điên khi làm những việc như vậy không?” Bernadette trả lời: “Đó là việc đền thay cho những kẻ tội lỗi”.
Thứ Bảy ngày 27 tháng 2 năm 1858: Im lặng
Tám trăm người đã có mặt. Đức Mẹ hiện ra trong im lặng. Bernadette uống nước suối và thực hiện các hành vi sám hối thông thường của mình.
Chúa Nhật ngày 28 tháng 2 năm 1858: Đền tội
Hơn một nghìn người đã có mặt tại hang đá. Bernadette cầu nguyện, hôn mặt đất và quỳ gối như một dấu chỉ sám hối. Sau đó cô được đưa đến nhà của Thẩm phán Ribes, người đe dọa sẽ tống cô vào tù.
Thứ Hai, ngày 1 tháng 3 năm 1858: Phép lạ đầu tiên
Hơn một nghìn năm trăm người đã tập hợp lại và trong số họ, lần đầu tiên có một linh mục. Trong đêm, Catherine Latapie, một phụ nữ đến từ Loubajac, cách đó 7 km, đến hang đá, cô ấy đã buông cánh tay bị liệt của mình xuống nước suối: cánh tay và bàn tay của cô ấy đã lấy lại được cử động.
Thứ Ba ngày 2 tháng 3 năm 1858: Thông điệp cho các linh mục
Đám đông ngày một đông hơn. Đức Mẹ yêu cầu Bernadette: “Hãy đi và nói với các linh mục rằng mọi người sẽ đến đây để rước kiệu và xây dựng một nhà nguyện ở đây”. Bernadette nói điều này với Cha Peyramale, Linh mục Giáo xứ Lộ Đức. Ngài chỉ muốn biết một điều: tên của người phụ nữ. Sau đó, ngài yêu cầu một kiểm tra khác là có thể thấy một bụi hoa hồng dại ở hang đá vào giữa mùa đông.
Thứ Tư ngày 3 tháng 3 năm 1858: Một nụ cười
Từ 7 giờ sáng, trước sự chứng kiến của ba ngàn người, Bernadette đã đến hang đá, nhưng Đức Mẹ vẫn chưa xuất hiện! Sau khi tan học, cô nghe thấy lời mời gọi trong tâm trí mình. Cô đến hang đá và hỏi tên của người phụ nữ theo yêu cầu của Cha xứ. Đáp lại là một nụ cười. Cha xứ nói với bà một lần nữa: “Nếu người phụ nữ thực sự muốn xây một nhà nguyện, thì người phụ nữ ấy phải cho chúng ta biết tên của bà là gì và phải làm cho bụi hoa hồng nở tại hang đá”.
Thứ Năm, ngày 4 tháng 3 năm 1858: Ngày mà tất cả đều chờ đợi!
Đám đông ngày càng đông, khoảng tám nghìn người, chờ đợi một phép lạ vào cuối hai tuần. Đức Mẹ hiện ra nhưng im lặng. Cha Peyramale kiên trì giữ quan điểm của mình. Trong hai mươi ngày Bernadette không đến Hang đá, cô không còn cảm thấy lời mời gọi không thể cưỡng lại được như trước nữa.
Thứ Năm ngày 25 tháng 3 năm 1858: Cái tên mà họ chờ đợi!
Người phụ nữ cuối cùng đã tiết lộ tên của cô. Bernadette kể lại: “Cô ấy mở rộng cánh tay của mình hướng về phía mặt đất, sau đó chắp tay lại như thể đang cầu nguyện và nói ‘Que soy era Immaculada Concepciou’, nghĩa là ‘Ta là Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội’”. Cô gái trẻ được thấy thị kiến hấp tấp chạy đi tìm Cha xứ. Cô chạy suốt quãng đường, lặp đi lặp lại liên tục những từ mà cô không hiểu. Những lời này đã làm cho vị Linh Mục dũng cảm của Giáo xứ bối rối. Bernadette không biết thực tế là tước hiệu thần học này đã được gán cho Đức Trinh Nữ. Bốn năm trước đó, vào năm 1854, Đức Giáo Hoàng Pius thứ Chín đã tuyên bố đây là một tín điều của Đức tin Công Giáo.
Thứ Tư ngày 7 tháng 4 năm 1858: Phép lạ ngọn nến
Trong lần hiện ra này, Bernadette phải giữ chặt ngọn nến của mình. Ngọn lửa liếm dọc tay cô mà không làm bỏng cô. Một bác sĩ y khoa, Tiến sĩ Douzous, là người chứng kiến sự thật này.
Thứ Sáu ngày 16 tháng 7 năm 1858: Lần hiện ra cuối cùng
Bernadette nhận được lời mời gọi bí ẩn đến hang đá, nhưng con đường của cô đã bị chặn lại bởi một hàng rào. Do đó, cô ấy đã đi ngang qua hang đá sang phía bên kia của sông Gave. “Tôi cảm thấy rằng tôi đang ở phía trước của hang đá, cùng một khoảng cách như trước đây, tôi chỉ nhìn thấy Đức Mẹ Đồng trinh, và Đức Mẹ đẹp hơn bao giờ hết!”
Bernadette từ đó đã sống cuộc sống hy sinh nhiệm nhặt để hy sinh, hãm mình cầu nguyện theo lời Mẹ dậy và sau khi chết cô đã được phong thánh. Việc tin rằng Đức Mẹ hiện ra với Bernadette được xác nhận bởi nhiều phép lạ Đức Mẹ đã thực hiện cách “kỳ lạ” tại suối nước Lộ Đức.
2. Trường hợp chữa lành thật ngoạn mục cho nữ tu Bernadette Moriau.
Khoảng 7,400 trường hợp đã được báo cáo với văn phòng y tế chính thức tại Lộ Đức trong hơn 135 năm. Chỉ có 70 trường hợp trong số đó được Giáo hội công nhận là những trường hợp chữa lành kỳ diệu đích thực.
Trường hợp thứ 70 là trường hợp chữa lành thật ngoạn mục cho nữ tu Bernadette Moriau.
Được chẩn đoán mắc chứng đau lưng mãn tính vào năm 1966, khi mới 27 tuổi, sơ Bernadette từ lâu đã cảm nhận được ảnh hưởng của bệnh tật đối với cuộc sống của mình. Sơ bị đau dây thần kinh tọa cấp tính và các bệnh lý khác, khiến sơ phải ngừng hành nghề y tá vào năm 1975. Sau 40 năm chống chọi với bệnh tật, các bác sĩ khuyến khích sơ tham gia cuộc hành hương của giáo phận đến Lộ Đức.
Chuyến thăm không phải là chuyến đi đầu tiên của sơ Bernadette đến Lộ Đức, nhưng đây là chuyến đi đầu tiên của sơ với tư cách là một bệnh nhân hành hương. Chuyến du lịch thật đau khổ. Cô kể lại, “May mắn thay, morphin làm dịu cơn đau. Tôi cho phép mình tăng liều một chút để giúp ích cho cuộc hành trình này”.
Đối với Nữ tu Bernadette, Lộ Đức là một nơi bình yên. “Tôi luôn bị ấn tượng bởi sự yên bình của nơi này, sự tĩnh lặng của nó. Ở đó trong hang đá là sức mạnh tĩnh lặng của Chúa. Một sự hiện diện bất di bất dịch, tâm linh, thần bí, tất cả đều có thể đến đó. Chúa gần gũi với những người bé nhỏ, nghèo hèn, và những người đau khổ”.
Sơ đã từng đến Lộ Đức trước đây. Lần này, sơ đã cam chịu sự đau khổ của mình. Sơ đến Lộ Đức không phải để chữa bệnh, nhưng để cầu nguyện, cầu xin Chúa cho sự hoán cải của trái tim và sức mạnh để tiếp tục.
Mô tả những cuộc rước kiệu của các bệnh nhân nổi tiếng ở Lộ Đức, Nữ tu Bernadette nói, “Đoàn rước kỳ lạ, gần như một đoàn rước kỳ dị với những chiếc nạng thò ra mọi ngả, với những tình nguyện viên tuyệt vời đẩy hoặc kéo và luôn nở một nụ cười - đó là gì? Đó là chuyến tàu của Hy vọng. Hy vọng có lẽ là ân sủng lớn nhất mà những người hành hương nhận được tại Lộ Đức, khi biết được sự chữa lành và lòng thương xót của Thiên Chúa, đặc biệt qua bí tích thống hối.
Khi ở Lộ Đức, Nữ tu Bernadette đã cảm nhận được một điều mà sơ mô tả như một kinh nghiệm thần bí trong cuộc rước Thánh Thể buổi tối. Sơ viết, “Tại thời điểm vị giám mục ban phép lành cho tôi, Chúa Kitô đã yêu cầu tôi tận sâu trong trái tim tôi hãy dâng cho Ngài tất cả mọi thứ. Mọi điều. Không giữ lại được gì cho bản thân mình. Không mong đợi gì cả: Không mong sự thoải mái, không mong được hết bệnh. Nhưng trao toàn bộ bản thân cho Người. Trao ra, chứ không phải để lấy”.
Chưa bao giờ sơ có kinh nghiệm về Chúa như vậy. Sơ hài lòng trở về nhà, vì đã nhận được ân sủng đặc biệt là sự hiện diện và bình an của Người.
Đến ngày 11 tháng 7 năm 2008, Nữ tu Bernadette đã trở về nhà trong tu viện của mình. Trong khi cầu nguyện vào buổi tối hôm đó, một điều kỳ lạ đã xảy ra. “ Tôi cảm thấy cơ thể được thư giãn tuyệt vời, giống như một luồng hơi ấm từ trái tim tôi tràn ngập mọi thứ. Sự ấm áp đó tràn ngập trong tôi. Tôi không biết chuyện gì đang xảy ra với mình. Tôi đã tiếp tục cầu nguyện”.
Sau đó, sơ trở về phòng của mình. Sơ viết tiếp: “Và ở đó tôi nghe thấy một giọng nói bên trong nói với tôi: 'Hãy tháo nạng của con ra.' Tôi nghĩ ngay đến những lời của Chúa Giêsu Kitô nói trong Tin Mừng: 'Hãy đứng dậy, lấy chiếu lên và bước đi.' Không một chút do dự, không một chút suy nghĩ về những gì đang xảy ra với mình, tôi cởi bỏ tất cả đồ dùng của mình: nẹp chân, áo nịt quanh bụng, tất cả. Tôi cảm thấy hoàn toàn khỏe mạnh.” Ngay lập tức, sơ ấy đã được chữa lành.
3. Lời nguyện
Chúng ta hãy cầu nguyện:
“Lạy Mẹ Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Trinh nữ vô nhiễm nguyên tội. Mẹ đã hiện ra 18 lần với thánh Bernadette tại hang đá Lộ Đức để nhắc nhở các Kitô hữu về sự thật mà Tin Mừng đòi hỏi. Mẹ kêu gọi chúng con cầu nguyện, sám hối, tham dự Thánh Thể và sống đời sống của Hội thánh.
Để đáp lại lời kêu cầu của Mẹ, chúng con xin dâng hiến thân xác con cho Con của Mẹ là Đức Giêsu Kitô. Xin hãy làm cho con sẵn lòng thực hiện những gì Người dạy bảo. Nhiệt thành trong đức tin, thánh hóa trong việc làm, tận tâm với những người đau yếu, an ủi người đau khổ, giải hòa giữa mọi người và cho thế giới được hòa bình.
Xin Mẹ đoái thương nhìn đến quê hương Việt Nam chúng con, đặc biệt là thành phố Sàigòn, giờ đây đang bị đại dịch coronavirus hoành hành.
Tất cả những điều con kêu cầu, con tin rằng sẽ được Mẹ nhận lời. Chúc tụng Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội,
Đức Mẹ Lộ Đức, cầu cho chúng con.
Thánh Bernadette, cầu cho chúng con”
Lm Phêrô Trần Mạnh Hùng, STD.
DẪN NHẬP TỔNG QUÁT
Thế giới ngày nay đưa ra nhiều vấn đề hoàn toàn mới mẻ, đôi khi lại thật khó khăn giải quyết về mặt luân lý. Điều này rất đúng trong các lãnh vực liên quan đến những tiến bộ vượt bậc của khoa học và y khoa. Đặc biệt nhờ vào các khám phá mới, và vì có được các dụng cụ và phương tiện máy móc tiên tiến về y khoa, cũng như trong các lãnh vực khác về kỹ thuật mà con người hôm nay đã tạo nên được các bước nhảy vọt về một số mặt, đáng chú ý nhất là ngành điện tử, cụ thể là sự xuất hiện của các máy vi tính và hệ thống internet, kỹ thuật không gian và sự tiến triển không ngừng của y khoa. Tuy nhiên điều này cũng phát sinh và tạo nên một số vấn nạn luân lý mà dường như trước đây, Kinh thánh hoặc các truyền thống giáo phụ, chưa bao giờ có thể suy đoán được.
Từ năm 1960, xã hội đã có một biến chuyển lớn trong lãnh vực Đạo Đức Sinh Học (ĐĐSH). Nhờ vào môn học mới mẻ này mà người ta bắt đầu quan tâm và đặt câu hỏi cho một số vấn đề liên quan đến y khoa. Thí dụ nhờ vào việc phát minh và chế tạo thành công loại thuốc trụ sinh, máy hô hấp nhân tạo và cấy ghép các bộ phận như tim, thận… Con người gần đây có thể duy trì đời sống sinh vật (Biological existence) dường như vô tận, ngay cả khi mà bệnh nhân đang ở trong tình trạng hôn mê bất tỉnh nhân sự (deep coma) hoặc trong đời sống thực vật vĩnh viễn (Persistent Vegetative State (PVS). Trong các thế hệ trước đây, nếu ai trong chúng ta rơi vào một trong các tình trạng nói trên, có lẽ đã phải bằng lòng ra đi cách êm đềm trong bàn tay từ ái của Thiên Chúa.
Như đã đề cập ở trên, một trong những yếu tố góp phần vào đã tiến triển mạnh của ngành Đạo Đức Sinh Học, đó chính là sự giới thiệu các phương tiện kỹ thuật mới trong ngành y, điều này cùng lúc tạo nên các vấn đề nan giải về phương diện luân lý. Trong thập niên 60, máy lọc thận được giới thiệu và đưa vào hoạt động trong các bệnh viện, tuy nhiên, máy này chỉ được cung cấp cho một số bệnh nhân nào đó mà thôi, chứ không thể đáp ứng cho hết thảy mọi bệnh nhân mang chứng bệnh đau thận, hoặc thận bị hư hỏng. Vì lý do đó, người ta cần thanh lọc và cứu xét xem ai là người đủ tiêu chuẩn để có thể sử dụng các loại máy đó. Liền lập tức một trung tâm về máy lọc thận được thành lập, và những người làm việc trong các trung tâm đó, có bổn phận và trách nhiệm phân chia ngân quỹ còn bị rất nhiều giới hạn và tuyển lựa xem ai, là người đủ tiêu chuẩn để xứng đáng nhận các phương tiện trị liệu, bằng các máy móc hiện đại này, cũng như ai là ngừơi sẽ bị từ chối. Một số người cảm thấy các vấn đề trên không chỉ đơn thuần là về lãnh vực y khoa, mà nó cần sự tham vấn của các triết gia, các nhà lãnh đạo tinh thần, và đông đảo thành viên của cộng đồng.
Và rồi vào khoảng giữa thập niên 60 việc ghép tim và máy hô hấp nhân tạo lại một lần nữa đặt ra các vấn nạn hóc búa và khó giải quyết về sự kiện cụ thể là khi nào thì người ta/ bệnh nhân thực sự chết và chúng ta cần kéo dài sự sống của các bện nhân cho đến bao lâu? Những câu hỏi như khi nào thì ta có thể đình chỉ hay ngưng chữa trị cho các bệnh nhân mà xét thấy cơ may sống sót của họ rất mong manh, hoặc chí ít là khi việc kéo dài sự sống của họ sẽ làm cho họ thêm đau đớn thể xác, đặc biệt là khi ta phải đối xử với các bệnh nhân không còn khả năng hay không còn tỉnh táo nữa. Trong một vài trường hợp như vậy, bác sĩ và gia đình đôi khi không thể giải quyết vấn đề cách êm đẹp bèn phải chạy đến toà án để tham kiến.
Một sự kiện nữa là ngày nay những khoa học mới về y khoa, đã góp phần vào việc thay đổi sự việc con người được cưu mang và sinh sản. Và điều này cũng tạo nên vô số vấn đề nan giải cho các bác sĩ, cha mẹ tương lai và cho cộng đồng nói chung. Những tiến bộ y khoa trong các kỹ thuật mới về sinh sản và di truyền học đã cho phép các cặp vợ chồng vô sinh có thể thụ thai và cưu mang con riêng của họ qua phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc sử dụng tinh trùng hay trứng của người cho/ hiến tặng ngay cả việc thuê mướn một phụ nữ khác mang thai hộ cho vợ của họ. Và có lẽ không bao lâu nữa họ sẽ nhờ các khoa học gia thực việc nhân bản vô tính người cho chính họ.
Do đó với những phát triển vượt bậc trong lãnh vực kỹ thuật y-sinh đã đề ra và nêu lên một số các vấn nạn liên quan đến các vấn đề, tỉ dụ như vai trò làm cha mẹ và kỹ thuật sinh sản mới, việc gây nên cái chết êm dịu cho bệnh nhân (An tử) và quyết định cho ngưng các chữa trị nhằm kéo dài sự sống vô ích. Việc sử dụng tế bào gốc lấy từ phôi nhằm cấy ghép cho các cơ mô hay các tế bào không còn hoạt động nữa. Mỗi một lãnh vực này đều đưa ra các vấn nạn khó xử xét về mặt luân lý. Lẽ đó chúng ta cần đào sâu và am tường thấu đáo bộ môn Đạo Đức Sinh Học. Đây là vấn đề hiện đang gây sự chú ý và quan tâm của các nhà thần học luân lý và các triết gia, cũng như các thành viên y khoa và các nhà chịu trách nhiệm về luật pháp. Họ cùng nhau suy tư và nỗ lực đưa ra các phương hướng và cách thức giải quyết sao hợp tình, hợp lý đối với các vấn đề nan giải nói trên, nhất là trong phương cách sử dụng các phương tiện và kỹ thuật hiện đại trong y khoa. Tất cả các kỹ thuật tân tiến trong ngành y đều có mặt tích cực và tiêu cực của nó. Điều quan trọng là làm sao ta khôn ngoan và sáng suốt đủ để biết áp dụng các điều đó một cách hợp lý và nhân bản cho cộng đồng nhân loại.
Cho nên tôi mạn phép và hết sức khiêm tốn xin được trình bày một số đề tài trong lãnh vực Đạo Đức Sinh Học, mà hiện nay đang gây sự chú và quan tâm cho nhiều giới: từ xã hội cho đến tôn giáo, nói tóm lại là cả đời lẫn đạo. Những vấn đề này đã và đang gây tranh cãi tại nhiều nơi trên thế giới, cho nên, tôi thiết nghĩ sẽ không dễ gì để chúng ta có được một câu trả lời cho chính xác và thoả đáng. Dù biết thế đi chăng nữa, tôi cũng sẽ hết sức cố gắng để tìm tòi nghiên cứu và sắp xếp các bài viết của mình, sao cho nó có thứ tự và mạch lạc để cống hiến cho quý vị độc giả và các bạn trẻ người Việt. Tôi hy vọng rằng: những đề tài mà tôi sắp sửa trình bày ngang qua các bài viết của mình trong thời gian tới đây sẽ gây được sự hứng thú và đánh động óc tò mò của quý vị và các bạn trẻ, và tôi hy vọng sau này, nếu như quý vị có cơ hội và thời gian thì quý vị và các bạn trẻ sẽ tiếp tục đào sâu hơn nữa để có thể am tường và hiểu sâu sắc hơn về bộ môn Đạo Đức Sinh Học.
Tôi cầu chúc cho toàn thể quý vị độc giả, nhất là các bạn trẻ luôn có được một tinh thần cởi mở và biết tiếp thu những gì là mới mẻ, hầu nâng cao trình độ và kiến thức cho chính mình, nhằm giúp cho cuộc sống của quý vị trở nên phong phú và ý vị hơn mỗi ngày.
Lm Trần Mạnh Hùng, STD.
Tác giả giữ bản quyền - Copyright©2021