Ngày 21-07-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:23 21/07/2014
TÌNH HÌNH CỦA TÂM HỒN

N2T


Con sên hỏi:

- “Tình hình xã hội thật quá khó nhọc chăng?

Đấng tạo hóa trả lời:

- “Tình hình của tâm hồn càng khó hơn!”.

(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:

Đúng là tình hình xã hội lộn xộn rối rắm lên:

Ở Ukraine thành phần thân Nga nổi lên chống chính phủ, bắn hạ máy nay hàng không dân dụng của Mã Lai làm chết 198 người, đây là một tội ác; Bắc Hàn thử nghiệm hỏa tiển tiêu diệt làm đe dọa hòa bình trong khu vực; Ít-ra –en ném bom tiêu diệt căn cứ quân sự của Phúc Âm-lét-tin.v.v...

Ở Á châu thì Trung Quốc đem dàn khoan dầu vào hải phận Việt Nam, không coi trọng chủ quyền của nhau... Đúng là thế giới sắp loạn xà ngầu.

Tại sao thế giới lại như thế?

Thưa là vì “tình hình tâm hồn của con người phức tạp” muốn chiến tranh, muốn làm chủ thế giới, muốn làm giàu trên xương máu của các quốc gia yếu thế. Nếu tình hình tâm hồn con người không phức tạp, thì đâu có nạn khủng bố, đâu có trò bắn rơi máy bay hàng không dân dụng; nếu tình hình tâm hồn con người không phức tạp, thì Trung Quốc đâu có xấu xa tham lam chiếm tài nguyên của các nước khác...

Nếu tâm hồn của chúng ta không phức tạp, không ghen ghét, thì anh em của chúng ta đâu có vì chúng ta mà xa Chúa và bỏ nhà thờ ?

Nếu tình hình tâm hồn của chúng ta an vui tự tại, thông cảm với những khuyết điểm của người khác, đón tiếp anh em như bạn tri kỷ, thì có phải là chúng ta đang rao giảng Tin Mừng của Chúa không ? Đúng quá đi chứ!

“Thầy để lại bình an cho anh em.

Thầy ban cho anh em bình an của Thầy,

Thầy ban cho anh em không như thế gian ban tặng,

Lòng anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi”

(Ga 14, 27).


Mỗi ngày trong thánh lễ, không phải chúng ta đều được chúc: “Bình an của Chúa hằng ở cùng anh chị em” đó sao ? Vậy thì chúng ta hãy mau mau đem bình an này cho mọi người chung quanh chúng ta vậy.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

Dịch và viết suy tư


--------------

http://nhantai.info

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com

http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:23 21/07/2014
N2T

27. Thiện tính của tình yêu có thể gìn giữ ngọn lửa tình yêu đốt cháy trong lòng chúng ta.

(Thánh Terese of Avila)
-------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Powerpoint Chúa Nhật 17 Quanh Năm Năm A - 17th Ordinary Sunday Year A
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
16:32 21/07/2014
 
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 17 mùa Thường niên năm A 27.7.2014
Mai Tá
21:40 21/07/2014
Suy tư Tin Mừng Chúa Nhật thứ 17 mùa Thường niên năm A 27.7.2014

“Em đến từ trong giấc hỗn mang,”
Lời ca không mở cửa thiên-đường.”
(Dẫn từ thơ Đinh Hùng)

Mt 13: 44-52
Thiên đường hạ-giới rày không mở, làm sao đến được từ hỗn mang. Thiên-quốc Nước Trời nay không đóng, người người hân-hoan cứ tiến vào.
Trình-thuật hôm nay, thánh-sử Mát-thêu cũng đề-cập đến thiên-đường là Nước Trời ở trần gian trong đó có kho tàng quý-giá vẫn chôn-giấu nơi ruộng đồng cuộc sống, rất bon chen.
Nơi ruộng đồng cuộc sống, có những thực-tại sờ sờ ngay trước mắt, nhưng con người không nhận ra. Trong đời người đi Đạo, có những chân-lý được Đức Chúa mặc-khải, nhưng các tín-hữu Đạo Chúa lâu nay ra như chưa một lần cảm nghiệm Nước Trời ở trần gian là thực-tại trong chân-lý ấy.
Vào những tháng ngày rất xưa, nhiều vị thừa-sai Đạo Chúa vẫn sử-dụng bài Tin Mừng hôm nay như một bằng-chứng hùng-hồn để giảng-thuyết về thiên-đường. Khi dẫn giải thế nào là Thiên-đường, các ngài có thói quen đưa ví-dụ kho-tàng chôn nơi ruộng đồng và viên ngọc quý-giá làm bằng.
Không những thế, các ngài còn thêm-thắt về hỏa-ngục hầu minh-họa lời mình trần-tình qua ảnh-hình một lò lửa cháy bừng bừng, ở đó toàn những “khóc lóc nghiến răng” đến khiếp sợ. Tất cả các yếu tố nói ở đây đều là chuyện kể hằng ngày, ở huyện nhà.
Đằng khác, một số vị giảng-thuyết làm như thể mình biết rất nhiều điều về địa-ngục bừng cháy rất nóng-nảy. Làm như thể chính các ngài là những cây viết sáng-giá đã từng hơn một lần tham-quan/vãn-cảnh chốn địa-ngục trần-gian, rất nhiều lần. Và, các ngài còn cảnh-giác người nghe lo chuẩn-bị hành-trang để một mai lỡ có một lần trót dại, cũng không sao.
Có dạo nọ, nhân mùa thuyết-giảng ở giáo xứ mình, vị linh-mục đứng bục giảng đã hùng-hồn dẫn-giải cho giáo-dân hiểu/biết thế nào là hỏa-ngục lửa bỏng bằng cột miêu-tả rất khúc-chiết, gẫy gọn. Vị ấy còn khẳng định thêm: “Giả như anh chị em ra khỏi nhà thờ mà không chấm nước thánh và làm dấu thánh kêu tên Cực trọng, thì sẽ bị chết bất đắc kỳ tử và rồi sẽ đáp chuyến tầu suốt đi thẳng vào cõi địa-ngục ngàn đời, cho mà xem!”
Vào cuối bài giảng hôm ấy, người chị họ của chúng tôi đứng cạnh giếng thánh nhà thờ quan-sát thấy mọi người lần lượt tiến ra cửa nhà-thờ làm động-tác chấm chấm rất nhiều lần, rồi cứ thế không ngớt mời chào và nhường bước. Cuối cùng, chị không chấm nước thánh-thiêng, vẫn cứ về nhà mà vẫn chẳng bị đẩy vào chốn hoả-ngục lửa cháy đùng đùng đền tội chi hết.
Những ưu-tư thúc-bách như thế, chẳng làm giảm đi thực-chất của thứ địa-ngục nơi trần-thế. Nhưng, nếu tin vào thiên-đường và ý-chí tự-do cho đúng cách, có lẽ ta phải xác-quyết rằng hỏa-ngục-nơi-con-người vẫn có thật. Và, ta phải minh-xác với những ai từng phản-bác một cách có tự-do hiểu-biết và nghiêm-chỉnh chống lại sự-kiện Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu vẫn hiện-diện trong đời mình. Có như thế, ta mới cương-quyết định-đọat số-phận mình cho thế-giới ở đời sau.
Tuy nhiên, vẫn có sự khác-biệt rất lớn giữa các nhận-định của chúng ta, khi trước và vào lúc này, về thiên-đường cùng hỏa-ngục. Chắc hẳn, mọi người đều hiểu-biết ý-nghĩa của truyện kể về kho-tàng giấu nơi ruộng và viên ngọc quý-giá đều là ví-dụ súc-tích về thiên-đường. Các ví-dụ ấy tuyệt-diệu đến độ nó đã để lại những mấu-chốt giúp ta hình-tượng được các ý-niệm mà đầu óc con người không thể diễn-nghĩa được. Về hỏa ngục, cũng thế. Cuối cùng, vấn-đề đặt ra là: làm sao hình-dung được cuộc sống con người, mà lại không bao gồm tình-thương và sự hiện-hữu của Đức Chúa?
Đọc các sách tu đức, ta được hướng-dẫn về thứ hỏa-ngục tô vẽ bằng đường nét chấm-phá quanh-co cốt cho thấy đích-điểm và tình-huống mà trong đó tình thương không thể nào hiện-diện được vào lúc nào hết. Nói một cách xác tín hơn, có lẽ ta nên khẳng-định rằng: hỏa-ngục chính là tình-trạng “vô-thượng” hoặc đối-nghịch với Thiên-Chúa-là-Tình-Yêu rất thương mến người đồng-loại, tức: không còn lòng xót-thương người khác nữa.
Thêm một khác biệt nữa, là: ngày nay ta đã thận-trọng hơn khi trước rất nhiều, không còn tự tiện quyết-đoán xem ai sẽ là người phải vào chốn “khóc lóc và nghiến răng” ấy, trước nhất? Trong khi đó, ta còn phải nhớ lời Đức Kitô luôn khẳng-định rằng: ý-định của Thiên-Chúa là: mọi người đã được cứu rỗi, từ lâu rồi. Ta không thể coi đây là chuyện nghiêm-chỉnh nếu ta cứ muốn cho người nào khác phải rơi tuột vào chốn “nóng bỏng” ấy, vì họ dám vi-phạm chỉ một lỗi-lầm rất nhỏ nghịch-chống lại lề-luật ta ban ra.
Đọc Tin Mừng của Chúa theo hướng tích-cực, ta có thể dùng bài Phúc Âm hôm nay như bằng-chứng cho thấy Chúa đối-xử với ta vẫn thật tốt. Ngài luôn ban tặng cho ta Nước Trời mà Ngài từng tuyên-hứa. Hiểu như thế, thì: nhân-loại chính là kho-báu được chôn nơi ruộng mà Chúa đã bỏ tất cả mọi sự để mở rộng vòng tay ôm, đón nhận ta vào lòng. Đồng thời, con người phàm-trần chính là viên ngọc quý-giá được Chúa đổi cả thiên-đường lẫn trái đất để nhận lấy cho riêng Ngài. Và, bản thân ta phải được coi như lớp cá chất đầy mẻ lưới tình-thương do Chúa từng thâu gom thành cộng-đoàn đầy mến-mộ.
Chúa của ta, là Đấng dám trở nên con người phàm-trần giống như ta ngang qua và nhờ vào bản-thể Đức Kitô, ngõ hầu ta biết thông-cảm, yêu-mến và phục-vụ Ngài. Đó, là ý-nghĩa đích-thực của Tin Mừng. Đó, mới là điều mà Ngài nhắc nhở: môn đệ nào biết nhìn-nhận các sự việc của thiên-đường thì phải xử-sự như chủ nhà được kể ở dụ-ngôn hôm nay.
Đây là hình-ảnh súc-tích, đầy đủ ý-nghĩa về những người biết yêu thương, trân-trọng. Thời Đức Giêsu sống, chủ nhà phải là người biết thương-yêu đùm-bọc và tạo được an-bình/hài-hoà cùng sự công chính cho hết mọi người.
Lâu nay Đức Chúa vẫn phú ban cho ta mọi thứ tự do ngõ hầu ta có thể quyết-định mọi chuyện. Ngài vẫn trao-tặng ta kho tàng giấu nơi ruộng và viên ngọc quý-giá ấy, hầu giúp ta biết thương-yêu, đùm bọc lẫn nhau; biết tân-tạo an-bình/hài hòa cho nhau; đối xử với nhau vui vẻ, công bằng hơn. Mọi quyết-định đều do ta tự ý chọn-lựa. Một lựa-chọn vẫn được trân trọng, từ trước đến nay. Nhưng, lựa-chọn này bao-hàm sự cốt-thiết sống phù-hợp với Đạo Chúa, bây giờ và mãi mãi.
Đó, mới là thiên-đường. Đó, mới là Nước Trời ở trần gian, đang diễn-tiến trong cuộc sống thường nhật của ta và mọi người.
Trong tinh-thần cảm-nghiệm một sự thật như thế, ta lại sẽ ngâm lên lời ở trên, rằng:

“Em đến từ trong giấc hỗn mang,
Lời ca không mở cửa thiên-đường.
Thời-gian bốn phía nhoà gương mặt,
Ảo-tưởng nghiêng vầng trán khói sương.”
(Đinh Hùng – Gặp Em Huyền Diệu)

Em huyền-diệu gặp được ở Nước Trời trần-gian, vẫn là mộng giấc xưa hỗn mang nay hiện thực. Thiên-đường ấy, nay hiện-thực ở Nước Trời vẫn rộng mở để đón chờ cả người anh lẫn người chị cùng đàn em thương nhớ vầng trán khói sương, không ảo-tưởng. Đó, chính là lời ca ta vẫn hát ở mọi thời, trong Nước Trời.

Lm Richard Leonard sj
Mai Tá lược dịch
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Nhà thờ trang hoàng với những bức tranh về thánh Martin
Sr. Maria Nguyễn Thị Minh Du
08:16 21/07/2014
Cảnh thánh Martin, một người lính La Mã, tặng chiếc áo choàng của mình cho một người ăn xin là một trong những hình ảnh đầy biểu tượng và được nhiều người biết nhất trên thế giới. Ngài là một trong những vị thánh được mộ mến nhất trong Giáo Hội.

Vì vậy, để dạy cho trẻ em biết câu chuyện của Ngài, một giáo xứ Ý đã quyết định trang hoàng tất cả những cột trong nhà thờ với những bản vẽ truyện tranh miêu tả cuộc sống của vị thánh.

Mabel Morri, họa sĩ truyện tranh nói : "Trẻ em rất thích thú với những hình ảnh. Chúng bắt đầu đặt câu hỏi về những ý nghĩa của những tấm hình, bởi vì chúng không biết câu chuyện. Vì vậy, những người không biết câu chuyện của Thánh Martin có thể biết được câu chuyện vì chúng tôi đặt những mô tả bên cạnh các cây cột, và chúng tôi phát hiện ra có rất nhiều người, đã đọc và hiểu ý nghĩa của 60 bức tranh.

Cô Mabel đã rất ngạc nhiên khi giáo xứ yêu cầu cô thực hiện dự án này. Tuy nhiên, nhìn vào phản ứng của mọi người , cô ấy rất hài lòng với những gì cô đã làm.

Cô Mabelchia sẻ thêm: "Chúng ta đang trở lại với cội nguồn của chúng ta vì truyện tranh được hình thành từ Giáo Hội, với những bức bích họa. Chúng ta đang quay lại một điều đã được thực hiện trong nhiều thế kỷ qua, trong lịch sử nghệ thuật."

Kết quả cuối cùng của những gì xảy ra bên trong những ngôi nhà thờ từ xa xưa đến này là việc rao giảng Tin Mừng. Với thiết kế đơn giản và màu sắc sống động, câu chuyện của vị thánh này một lần nữa đi vào cuộc sống , để bất cứ ai viếng thăm nhà thờ đều nhìn thấy.
Nhưng, có lẽ chỉ có một số ít người có thể sánh được với Đức Giáo Hoàng về lòng nhiệt thành khi nói về Thánh Martin. Đức Giáo Hoàng luôn luôn sẵn sàng có huy chương của vị thánh này để tặng cho các nhà lãnh đạo thế giới đến thăm ngài tại Vatican.
 
Caritas của Giáo phận Roma mở rộng nhà chăm sóc cho người nhiễm vi khuẩn HIV
Đặng Tự Do
08:48 21/07/2014
Trong 25 năm, chi nhánh Caritas của Giáo phận Roma đã có một cách tiếp cận tích cực để chăm sóc cho người bị nhiễm khuẩn HIV. Khi căn bịnh quái ác này lần đầu tiên được đề cập rộng rãi, người ta rất sợ, và những người bị nhiễm khuẩn thường chỉ còn vài nơi để chuyển đến. Một trong những địa điểm đó đặt tại Villa Glori, trong một khu phố sang trọng của kinh thành Rôma. Đó không phải là một trung tâm y tế, nhưng đó là một nơi họ có thể gọi là nhà.

Massimo Raimondi, Giám đốc căn nhà tình thương Villa Glori tâm sự

"Trung tâm chúng tôi bị người ta coi là chỗ bị quỉ ám. Hàng xóm không muốn thấy sự tồn tại một trung tâm như thế. Nhiều người sợ hãi, cho đến bây giờ vẫn còn. Đó là khó khăn lúc đầu, ngay cả những người trong chúng tôi làm việc ở đây cũng sợ hãi."

Hai mươi năm trước, Massimo Raimondi đã trở thành một tình nguyện viên chăm sóc cho người bị nhiễm HIV. Lúc đó, bệnh nhân được cung cấp những chăm sóc cơ bản được cung cấp, nhưng trên hết mọi sự, đó là một ngôi nhà để họ có thể chết với phẩm giá con người. Nhiều bệnh nhân không chống đỡ được lâu với căn bệnh này, họ chết chỉ trong vòng vài tháng. Với những tiến bộ trong việc điều trị căn bệnh này, bệnh nhân bắt đầu sống lâu hơn, và trung tâm cũng chuyển trọng tâm của mình để trở thành một nhà điều dưỡng hơn là một trung tâm chờ vĩnh biệt.

Bây giờ, trong tư cách giám đốc trung tâm, Raimondi trông nom 26 cư dân. Phần lớn trong số họ có một quá khứ khó khăn, bao gồm vô gia cư và sử dụng ma túy. Mục tiêu chính của Raimondi là đem lại cho họ một mái nhà.

Massimo Raimondi cho biết:

"Một trong những bệnh phổ biến nhất là trầm cảm, và điều này có xu hướng tạo ra các vấn đề tâm thần. Chúng tôi tin rằng, để chế ngự được căn bệnh này chỉ thuốc thôi thì không đủ. Chúng ta nên chống lại bệnh tật này với tình cảm, và sự tôn trọng dành cho mỗi người "

Vị giám đốc cho biết nhiệm vụ chính của trung tâm là cung cấp những hỗ trợ, và giống như bất kỳ một gia đình nào khác, trung tâm đứng bên cạnh họ khi họ tìm cách điều trị. Trung tâm chỉ cung cấp gia cư, các dịch vụ y tế và tâm lý không được cung cấp ở đây, mà ở những địa điểm bên ngoài. Bằng cách đó, trung tâm khuyến khích mọi người ra ngoài và gặp gỡ với những người khác.

Trong bốn năm qua, Caritas của Giáo phận Roma có kế hoạch mở rộng trung tâm. Nhờ sự đóng góp rộng rãi của một gia đình lân cận, trung tâm có thêm một nguyện đường nhỏ và chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô tặng cho nhà nguyện chuông để dùng trong thánh lễ.
 
Đức Thánh Cha tiếc thương Giám Mục Tin Lành Tony Palmer
Đặng Tự Do
17:31 21/07/2014
Sau nhiều giờ giải phẩu sau một tai nạn giao thông tại Anh khi đang di chuyển trên một chiếc mô tô, Giám Mục Tony Palmer của Liên Hiệp Các Giáo Phái Phúc Âm đã qua đời hôm Chúa Nhật 20 tháng 7.

Đức Thánh Cha đã bày tỏ sự tiếc thương của ngài trước cái chết của người bạn thân đã từng quen biết nhiều năm với ngài.

Đầu năm nay, hàng trăm các tín hữu Tin Lành thuộc phái Ngũ Tuần đang trong tuần lễ cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô Giáo tại Hoa Kỳ đã theo dõi một đoạn video do Giám Mục Tony Palmer ghi bằng iphone trong cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 14 tháng Giêng. Trong đoạn video này, Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi đến Đại Hội của họ những tâm tình mong muốn sự hiệp nhất Kitô Giáo của ngài.

Qua người vợ Ý thuộc Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng Công Giáo, Tony Palmer đã trở thành gạch nối với Giáo Hội Công Giáo và đã từng làm việc với nhiều giới chức Công Giáo tại Rôma. Đặc biệt nhất là trong giai đoạn hoạt động tại Á Căn Đình, ông đã quen biết với Đức Tổng Giám Mục Bergolio từ năm 2006 và nhận Đức Tổng Giám Mục làm linh hướng.

Theo lời ông trình bày trước Đại Hội, thì giữa tháng Mười Hai vừa qua, ông nhận được cú điện thoại từ Đức Phanxicô ngỏ ý muốn gặp ông. Trong cuộc tiếp kiến ngày 14 tháng Giêng tại Vatican, ông cho Đức Phanxicô hay mình sắp sửa tham dự Đại Hội này, nếu Đức Phanxicô có mấy lời nhắn với Đại Hội thì hay biết mấy.

Giám Mục Tony Palmer nói:

"Tôi hỏi: Đức Thánh Cha có muốn tôi viết xuống không? Ngài nói: sao anh không thu một đoạn video? Tôi thực sự đã nghĩ đến chuyện này, tôi luôn có iPhone trong túi. Tôi đã nghĩ đến việc xin ngài điều này.. . nhưng tôi không muốn lạm dụng tình bạn của chúng tôi."

Trong đoạn video Đức Thánh Cha nói bằng tiếng Anh nhưng pha với tiếng Ý:

“Xin lỗi anh chị em vì đôi khi tôi nói bằng tiếng Ý. Nhưng tôi nói chẳng bằng tiếng Anh hay tiếng Ý, nhưng bằng tiếng nói con tim. Đó là thứ ngôn ngữ đơn giản và chân thật hơn, và thứ ngôn ngữ này có từ vựng và văn phạm của nó. Một văn phạm đơn giản với hai luật: Yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và yêu mến tha nhân vì họ là anh chị em của chúng ta. Với hai luật ấy, chúng ta có thể tiến về phiá trước.

Tôi đang ở đây với người anh em mình, với Giám Mục anh em Tony Plamer. Chúng tôi đã là bạn cố tri trong nhiều năm. Ngài bảo với tôi về Đại Hội của anh chị em, về cuộc gặp gỡ của anh chị em. Và tôi thật hân hạnh được chào đón anh chị em với cả niềm vui và nỗi khát khao.

Vui vì thấy anh chị em cùng tụ họp để tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Chúa duy nhất và cầu nguyện cùng Chúa Cha để đón nhận Thánh Thần. Điều này thật vui vì chúng ta có thể thấy Chúa đang hoạt động khắp cùng bờ cõi trái đất. Khát khao vì điều xảy ra là trong chỗ chòm xóm với nhau có những gia đình yêu mến nhau nhưng cũng có những gia đình không ưa nhau. Những gia đình tụ họp cùng nhau và những gia đình phân rẽ. Chúng ta thuộc loại, chop phép tôi được nói, là phân rẽ. Phân rẽ vì tội lỗi đã chia cách chúng ta, tội lỗi của tất cả chúng ta. Những hiểu nhầm xuyên suốt trong lịch sử. Đó là hành trình dài của tội lỗi mà tất cả chúng ta đều dự phần. Trách ai bây giờ?

Tôi khát khao rằng sự phân rẽ này đến hồi kết thúc để chúng ta được hiệp nhất. Tôi khao khát sự chấp nhận lẫn nhau này.

Thánh Kinh đã đề cập đến gia đình của anh em Giuse khi nạn đói xảy ra họ trẩy sang Ai cập để mua cái gì đó để ăn. Họ có tiền nhưng họ không ăn tiền được. Nhưng ở đó họ gặp được cái còn quý hơn thực phẩm: đó là người anh em của mình. Tất cả chúng ta đều có tiền là văn hóa, là lịch sử của chúng ta. Chúng ta giầu có về văn hóa, tôn giáo và chúng ta có những truyền thống dị biệt. Nhưng chúng ta phải gặp gỡ người khác như những anh chị em của mình. Chúng ta phải khóc cùng nhau như Giuse đã từng khóc. Những giọt nước mắt này hiệp nhất chúng ta. Những giọt lệ của yêu thương.

Tôi nói chuyện với quý vị như những anh chị em với nhau bằng những từ ngữ đơn giản. Với niềm vui và nỗi khát khao. Chúng ta hãy để nỗi khát khao được gặp gỡ và ôm lấy nhau tăng trưởng trong chúng ta vì điều này thúc đẩy chúng ta tìm kiếm nhau và chấp nhận nhau. Và cùng tôn thờ Chúa Giêsu Kitô là Chủ Tể của lịch sử, là Chúa và là Chúa duy nhất của Giáo Hội, chúng ta hãy cầu nguyện với Ngài cho sự hiệp nhất.

Tôi chân thành cám ơn anh chị em đã lắng nghe tôi. Tôi chân thành cám ơn anh chị em đã cho tôi nói ngôn ngữ của con tim. Và tôi cũng xin anh chị em hãy cầu nguyện cho tôi vì tôi cần những lời cầu nguyện của anh chị em.

Và chúng ta hãy cầu xin Chúa cho chúng ta được hiệp nhất. Chúng ta là anh chị em với nhau.

Chúng ta hãy tiến về phía trước, chúng ta là anh chị em với nhau và trong tinh thần chúng ta hãy ôm lấy nhau. Xin Chúa hoàn thành công việc Ngài đã bắt đầu. Cơ may này là một phép lạ, phép lạ của tình hiệp nhất đã bắt đầu. Một nhà văn Ý nổi tiếng là Manzoni, đã viết về điều này trong những tiểu thuyết của ông. Ông là một người đơn giản và ông đã viết: ‘Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một phép lạ Chúa đã bắt đầu mà lại không kết thúc nó một cách chính xác.’ Chúa sẽ hoàn thành phép lạ của sự hiệp nhất này."

Thông điệp video của Đức Giáo Hoàng làm sững sờ những người hiện diện. Đức Thánh Cha sau đó đã yêu cầu các tham dự viên cầu nguyện theo ước nguyện của Chúa Kitô “Ut unum sint - Để Chúng Nên Một.” Cộng đồng Ngũ Tuần đáp lại bằng những lời cầu nguyện và gửi đến Đức Thánh Cha một video của họ được thực hiện trong dịp này.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Lễ Tạ ơn và cầu nguyện cho sứ mệnh truyền giáo của tân Linh mục tại St Margaret Mary’s
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng SDB
08:14 21/07/2014
Hôm Chúa Nhật 20/7/2014, giáo xứ St Margaret Mary’s tưng bừng nhộn nhịp chào đón tân Linh mục Giuse Nguyễn Mạnh Đạt, một người anh em trong Tu hội Don Bosco dâng lễ tạ ơn với giáo xứ, với gia đình bà cố Nguyễn Thị Nhơn, người mẹ nuôi nhưng đã dành trọn tình thương hơn cả người mẹ ruột thịt nâng đỡ tân linh mục trong suốt quãng đường hành trình đào luyện 10 năm qua và sẽ con đồng hành với tân linh mục trên bước đường tông đồ tương lai của tân linh mục…

Bấm vào đây để coi hình

Linh mục Giuse Nguyễn Mạnh Đạt xuất thân từ một gia đình nghèo, sau khi học xong đại học cậu sinh viên này đã quyết định dấn thân theo ơn gọi linh mục. Cậu đã gia nhập Tu hội Salesian Don Bosco và với nhiệt tâm tông đồ truyền giáo hăng say nên khi vừa mãn năm nhà tập và Triết học, thầy đã đệ đơn xin đi truyền giáo và được gửi vào cánh đồng truyền giáo Sudan. Sudan là một quốc gia nghèo vùng Trung đông mà đa số dân chúng theo đạo Hồi. Sau hai năm tập vụ tại đó thày đã trải nghiệm cùng với các cha thầy Salesian phục vụ giới trẻ Sudan, bất chấp những khó khăn, nguy hiểm luôn đe dọa vì chiến tranh và đặc biệt sự kỳ thị của người Hồi giáo… Công việc truyền giáo tại đất nước này có nhiều nét đặc thù của các Giáo Hội hầm trú… Năm năm qua thầy đã theo học Thần học tại Torino Ý và được chịu chức Linh mục vào 31/5/2014 vừa qua tại Vương cung Thánh đường Mẹ Phù Hộ, cái nôi của dòng Don Bosco. Ngày 21/6/2014 Tân Linh mục đã dâng lễ tạ ơn cho gia đình và những người thân yêu tại quê nhà ở Giáo xứ Tân Thịnh, Cầu Bông Việt Nam và hôm nay trên đường về lại Roma trước khi nhận nhiệm sở mới, tân linh mục ghé qua Giáo xứ St Margaret Mary gặp gỡ các Salesian nam nữ Việt Nam tại Úc và dâng lễ tạ ơn cho những người đã và đang yêu thương nâng đỡ tân Linh mục. Được biết chính quyền Sudan không cho phép linh mục vào làm việc tại nước này, nên cha Giám tỉnh đã bài sai thầy về làm phó xứ nhà thờ chính tòa tại Itansbul, Thổ Nhĩ Kỳ, một quốc gia Hồi giáo khắt khe, một đất nước dẫy đầy chính biến nhiễu nhương và nguy hiểm...

Thánh lễ Tạ ơn hôm nay đã quy tụ đông đảo giáo dân và bạn bè thân quen của tân linh mục. Thật cảm động lúc người mẹ nuôi tặng giây bông cho người con linh mục và tân linh mục cũng cử hành nghi thức gia nhập Kitô giáo cho hai người cháu trong dòng tộc… Linh mục Anthony Nguyễn Hữu Quảng người anh trong cùng Hội dòng và cũng là cha xứ đã chia sẻ về cuộc đời linh mục và nguyện chức linh mục thành công, an bình trong sứ vụ truyền giáo của mình…. Sau Thánh lễ tân linh mục đã cắt bánh và cám ơn tình thương nâng đỡ của mọi người và tất cả được mời vào Hội trường nhà thờ để chia sẻ tiệc mừng tân Linh mục và gặp gỡ thăm hỏi tân linh mục.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Nguyên văn tài liệu ''Cảm Thức Đức Tin Trong Đời Sống Giáo Hội'' (7)
Vũ Văn An
04:33 21/07/2014

Chương bốn: Làm thế nào biện phân các biểu hiện chân chính của cảm thức đức tin



87. Cảm thức đức tin rất chủ yếu đối với đời sống Giáo Hội, nên nay ta cần xét xem làm thế nào để biện phân và nhận diện được các biểu hiện chân chính của nó. Một biện phân như thế đặc biệt phải có trong các trường hợp căng thẳng lúc ta cần phân biệt cảm thức đức tin chân chính với các phát biểu của ý kiến bình dân, nhất là theo quyền lợi hay tinh thần thời đại. Nhìn nhận rằng cảm thức đức tin là một thực tại trong Giáo Hội mà các tín hữu cá nhân vốn tham dự vào, phần thứ nhất của chương này sẽ cố gắng tìm cách nhận diện các đặc điểm cần có nơi người đã chịu phép rửa nếu thực sự họ muốn là chủ thể của cảm thức đức tin; nói cách khác, là nhận diện các thiên hướng cần có để các tín hữu tham dự đích thực vào cảm thức của các tín hữu. Các tiêu chuẩn được đề xuất trong phần thứ nhất này sau đó sẽ được bổ túc bằng cách xem sét việc áp dụng thực tiễn các tiêu chuẩn của cảm thức đức tin trong phần thứ hai của chương này. Phần thứ hai này sẽ xem xét 3 chủ đề quan trọng sau đây: thứ nhất, mối liên hệ gần gũi giữa cảm thức đức tin và lòng đạo bình dân; sau đó, sự phân biệt cần phải có giữa cảm thức đức tin và công luận bên ngoài hay bên trong Giáo Hội; và sau cùng, vấn đề làm thế nào để tham khảo các tín hữu trong các vấn đề đức tin và luân lý.

1. Thiên hướng cần có để tham gia chân thực vào cảm thức đức tin

88. Không phải chỉ có một thiên hướng đơn độc mà đúng hơn là cả một loạt các thiên hướng chịu ảnh hưởng của các nhân tố Giáo Hội, thiêng liêng và đạo đức. Không thể thảo luận một thiên hướng nào một cách tách biệt được; trái lại, cần phải xét mối liên hệ của nó với mọi thiên hướng khác. Dưới đây chỉ trình bày các thiên hướng quan trọng nhất để tham dự đích thực vào cảm thức đức tin mà thôi; các thiên hướng này được rút ra từ việc tìm hiểu thánh kinh, lịch sử có hệ thống, và được phát biểu nhằm giúp ích cho việc biện phân các hoàn cảnh thực tiễn.

a) Tham gia đời sống Giáo Hội

89. Thiên hướng đầu hết và nền tảng hơn cả là tích cực tham gia đời sống Giáo Hội. Là thành viên chính thức của Giáo Hội mà thôi chưa đủ. Tham gia đời sống Giáo Hội là phải không ngừng cầu nguyện (xem 1Tx 5:17), tích cực tham dự phụng vụ, nhất là Thánh Thể, thường xuyên lãnh nhận bí tích hòa giải, biện phân và thực thi các ơn và các đặc sủng đã lãnh nhận từ Chúa Thánh Thần, và tích cực dấn thân vào sứ vụ và các tác vụ (diakonia) của Giáo Hội. Nó tiền giả định việc chấp nhận giáo huấn của Giáo Hội trong các vấn đề thuộc đức tin và luân lý, nhất quyết tuân theo các lệnh truyền của Thiên Chúa, và can đảm sửa lỗi anh chị em và chấp nhận việc anh chị em sửa lỗi mình.

90. Có muôn vàn cách thế để việc tham gia như trên có thể diễn ra, nhưng cách chung nhất là tích cực liên đới với Giáo Hội, một liên đới phát xuất từ trái tim, một cảm quan đầy tình đồng đạo (fellowship) với các thành viên tín hữu khác và với Giáo Hội như một toàn thể, và từ đó, một bản năng nhận ra đâu là các nhu cầu của Giáo Hội và đâu là các nguy hiểm đối với Giáo Hội. Thái độ cần thiết này vốn từng được phát biểu qua thành ngữ sentire cum ecclesia (cảm nhận với Giáo Hội), tức đồng cảm nhận, đồng cảm thức và đồng tri nhận một cách hòa điệu với Giáo Hội. Điều này không chỉ cần thiết đối với các nhà thần học mà là cần thiết đối với mọi tín hữu; nó hợp nhất mọi thành viên của dân Chúa khi họ cùng nhau thực hiện cuộc lữ hành. Nó là chìa khóa để họ “cùng tiến bước”.

91. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể của Giáo Hội biết tham gia đời sống Giáo Hội, vì biết rằng “chúng ta, tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể trong Chúa Kitô, và mỗi người chúng ta đều là chân tay của nhau” (Rm 12:5).

b) Lắng nghe lời Thiên Chúa

92. Tham dự đích thực vào cảm thức đức tin nhất thiết tùy thuộc việc lắng nghe lời Thiên Chúa một cách sâu sắc và chăm chú. Vì Thánh Kinh vốn là chứng từ nguyên thủy của lời Thiên Chúa, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ nọ trong cộng đồng đức tin (111), nên việc gắn bó với Thánh Kinh và Thánh Truyền là chỉ tiêu chính của việc lắng nghe này. Cảm thức đức tin là một khiếu nhận thức (appreciation) đức tin sâu sắc nhờ đó dân Chúa “không chỉ tiếp nhận lời lẽ con người, mà thực sự là lời Thiên Chúa” (112).

93. Không hề có việc đòi hỏi mọi thành viên dân Chúa phải nghiên cứu Thánh Kinh cũng như các chứng tá của Thánh Truyền một cách có khoa học. Đúng hơn, đòi họ phải chăm chú lắng nghe với thái độ tiếp nhận các bài đọc Thánh Kinh trong phụng vụ và tận đáy lòng đáp lại: “tạ ơn Chúa” và “Lạy Chúa Kitô, ngợi khen Chúa”, sốt sắng tuyên xưng mầu nhiệm đức tin, và thưa “Amen” tương ứng với chữ “có” mà Thiên Chúa đã ngỏ với dân Người trong Chúa Giêsu Kitô (2Cor 1:20). Tham dự vào phụng vụ là chìa khóa để tham dự vào Thánh Truyền sống động của Giáo Hội, và liên đới với người nghèo và người túng thiếu là mở lòng mình ra nhìn nhận sự hiện diện và tiếng nói của Chúa Kitô (xem Mt 25:31-46).

94. Chủ thể của cảm thức đức tin cũng là các chi thể Giáo Hội “từng tiếp nhận lời bằng niềm vui do Chúa Thánh Thần gây hứng” (1Tx 1:6).

c) Cởi mở đối với lý trí

95. Một thiên hướng nền tảng cần có để tham dự đích thực vào cảm thức đức tin là nhìn nhận vai trò thích đáng của lý trí trong tương quan với đức tin. Đức tin và lý trí thuộc về nhau (113). Chúa Giêsu vốn dạy rằng Thiên Chúa phải được yêu không chỉ “với hết trái tim ngươi, và với hết linh hồn ngươi,… và với hết sức ngươi” mà còn “với hết trí khôn [nous] ngươi” nữa (Mc 12:30). Vì chỉ có một Thiên Chúa duy nhất, nên cũng chỉ có một sự thật duy nhất, được thừa nhận từ nhiều quan điểm khác nhau và bằng nhiều cách thế khác nhau của cả đức tin lẫn khoa học. Đức tin thanh lọc lý trí và mở rộng phạm vi của nó, mà lý trí cũng thanh lọc đức tin và làm sáng tỏ sự nhất quán của nó (114).

96. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể của Giáo Hội biết cử hành “việc thờ phượng hợp lý” và nhìn nhận vai trò thích đáng của lý trí được đức tin, trong các niềm tin và thực hành của nó, soi sáng. Mọi tín hữu được mời gọi “tự biến đổi nhờ việc đổi mới tâm trí của anh em, để anh em biết biện phân đâu là thánh ý Thiên Chúa, điều nào tốt, có thể chấp nhận được và điều nào hoàn hảo” (Rm 12:1-2).

d) Gắn bó với huấn quyền

97. Một thiên hướng nữa cần có để tham dự đích thực vào cảm thức đức tin là sự ân cần đối với huấn quyền của Giáo Hội, và sự sẵn lòng lắng nghe giáo huấn của các mục tử trong Giáo Hội, coi nó như một hành vi xác tín đầy tự do và quyết tâm duy trì (115). Huấn quyền bắt nguồn từ sứ vụ của Chúa Giêsu, nhất là từ thẩm quyền giáo huấn của Người (xem Mt 7:29). Nó liên hệ từ trong nội tại cả với Thánh Kinh lẫn với Thánh Truyền; không một thiên hướng nào trong ba thiên hướng này có thể “đứng một mình không cần những cái khác” (116).

98. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể của Giáo Hội biết lưu tâm tới lời lẽ Chúa Giêsu nói với những kẻ Người sai đi rằng: “Bất cứ ai lắng nghe các con là lắng nghe Thầy, và bất cứ ai bác bỏ các con là bác bỏ Thầy, và bất cứ ai bác bỏ Thầy là bác bỏ Đấng đã sai Thầy” (Lc 10:16).

e) Thánh thiện, khiêm nhường, tự do và vui tươi

99. Tham dự đích thực vào cảm thức đức tin đòi phải có sự thánh thiện. Sự thánh thiện này là ơn gọi của toàn thể Giáo Hội và của mọi tín hữu (117). Và thánh thiện, từ nền tảng, vốn có nghĩa là thuộc về Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô và trong Giáo Hội của Người, là chịu phép rửa và sống đức tin trong quyền lực Chúa Thánh Thần. Thực thế, thánh thiện là tham dự vào đời sống Thiên Chúa, Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, là duy trì tình yêu Thiên Chúa và tình yêu người lân cận với nhau, là vâng phục thánh ý Thiên Chúa và dấn thân phục vụ đồng loại nhân bản của mình. Một cuộc sống như thế được Chúa Thánh Thần nâng đỡ, Người vốn là Đấng luôn được các Kitô hữu khẩn cầu và lãnh nhận (xem Rm 1:7-8, 11), nhất là trong phụng vụ.

100. Trong lịch sử Giáo Hội, các thánh là những người đem ánh sáng của cảm thức đức tin. Đức Maria, Mẹ Thiên Chúa, Đấng Tất Cả Là Thánh Thiện (Panaghia), khi hoàn toàn chấp nhận lời Thiên Chúa, đã trở nên khuôn mẫu đức tin và là Mẹ Giáo Hội (118). Trân qúy lời lẽ của Chúa Kitô trong lòng (Lc 2:51) và ca hát ngợi khen công trình cứu rỗi của Thiên Chúa (Lc 1:46-55), ngài là điển hình của niềm hân hoan đối với lời Thiên Chúa và lòng say mê muốn công bố tin mừng mà cảm thức đức tin vốn phát sinh nơi tâm hồn các tín hữu. Trong mọi thế hệ nối tiếp, ơn Chúa Thánh Thần ban cho Giáo Hội đã sản sinh ra mùa gặt thánh thiện phong phú, và con số đầy đủ các Thánh chỉ một mình Thiên Chúa biết được mà thôi (119). Các vị được phong chân phúc và hiển thánh chính là các khuôn mẫu hữu hình của đức tin và đời sống Kitô Giáo. Đối với Giáo Hội, Đức Maria và mọi người thánh thiện, qua việc cầu nguyện và lòng say mê của các ngài, đã trở thành các chứng tá trổi vượt của cảm thức đức tin cho thời các vị và cho mọi thời sau này, cho địa phương các vị và cho mọi nơi chốn khác.

101. Vì từ nền tảng, nó vốn đòi phải imitatio Christi (noi gương Chúa Kitô) (xem Pl 2:5-8), nên sự thánh thiện, trong yếu tính, vốn bao hàm đức khiêm nhường. Sự khiêm nhường này đối nghịch với do dự hay nhút nhát; nó là hành vi của tự do thiêng liêng. Do đó, tính chất công khai (parrhesia) của việc đi theo khuôn thước của Chúa Kitô (xem Ga 18:20) được nối kết với đức khiêm nhường và cũng là một đặc điểm của cảm thức đức tin. Nơi đầu tiên để thực hành đức khiêm nhường là chính ở bên trong Giáo Hội. Nó không những là một nhân đức của người giáo dân trong tương quan với các mục tử của họ, mà cũng là một bổn phận của chính các mục tử khi thi hành thừa tác vụ của mình cho Giáo Hội. Chúa Giêsu dạy Nhóm Mười Hai rằng: “Ai muốn là người đầu phải là người cuối mọi người và làm đầy tớ cho mọi người” (Mc 9:35). Sống đức khiêm nhường là thường hằng nhìn nhận chân lý của đức tin, thừa tác vụ của các mục tử, và các nhu cầu của tín hữu, nhất là những người yếu đuối nhất.

102. Chỉ tiêu đích thực của thánh thiện là “bình an và hân hoan trong Chúa Thánh Thần” (Rm 14:17; xem 1Tx 1:6). Đây là các ơn phúc chủ yếu được biểu lộ trên bình diện thiêng liêng, chứ không phải tâm lý hay xúc cảm, nghĩa là, bình an trong tâm hồn và âm thầm hân hoan của một người đã tìm được kho tàng cứu rỗi, viên ngọc qúy giá (xem Mt 13:44-46). Quả thế, bình an và hân hoan là hai hoa trái đặc trưng nhất của Chúa Thánh Thần (xem Gl 5:22). Chính Chúa Thánh Thần đánh động trái tim ta và hướng nó về Thiên Chúa, “mở mắt tâm trí và ban ‘hân hoan và thanh thản cho mọi người biết qui phục chân lý và tin nó [omnibus suavitatem in consentiendo et credendo veritati]’” (120). Hân hoan trái nghịch với cay đắng và nóng giận vốn làm Chúa Thánh Thần phiền lòng (xem Eph 4:31), và là đặc điểm của ơn cứu rỗi (121). Thánh Phêrô thúc giục các Kitô hữu hân hoan chia sẻ các đau khổ của Chúa Kitô, “để anh em cũng được vui mừng hoan hỉ khi vinh quang của Người được tỏ hiện” (1Pr 4:13).

103. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể Giáo Hội biết nghe và đáp lại lời thúc giục của Thánh Phaolô: “anh em hãy làm cho niềm vui của tôi nên trọn ven: là hãy cùng một tâm trí, cùng một tình yêu, cùng hòa hợp trọn vẹn và chỉ một tâm trí thôi”. “Anh em đừng làm điều chi do tham vọng vị kỷ hay hư danh, nhưng do khiêm nhường, coi người khác hay hơn mình” (Pl 2:2-3).

f) Tìm cách xây dựng Giáo Hội

104. Một biểu hiện chân chính của cảm thức đức tin là góp phần vào việc xây dựng Giáo Hội như một thân thể, và không cổ vũ chia rẽ và chủ nghĩa tư riêng bên trong Giáo Hội. Trong thư thứ nhất gửi tín hữu Côrintô, yếu tính của việc tham gia vào đời sống và sứ vụ của Giáo Hội chính là việc xây dựng này (xem 1Cor 14). Xây dựng ở đây có nghĩa là xây dựng Giáo Hội cả về ý thức nội bộ đối với đức tin của mình lẫn về phía những thành viên mới, những người muốn lãnh phép rửa để gia nhập đức tin của Giáo Hội. Giáo Hội là nhà Thiên Chúa, là đền thánh, làm thành bởi các tín hữu đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần (xem 1Cor 3:10-17). Xây dựng Giáo Hội có nghĩa là tìm cách khám phá ra và khai triển các ơn phúc của riêng mình và giúp người khác khám phá ra và khai triển các đặc sủng của họ, sửa chữa các thất bại của họ, và chấp nhận việc được sửa chữa, trong tinh thần bác ái Kitô Giáo, cùng làm việc và cầu nguyện với họ, chia sẻ các hân hoan và các đau buồn của họ (xem 1Cor 12:12, 26).

105. Các chủ thể của cảm thức đức tin là các chi thể Giáo Hội biết suy tư điều Thánh Phaolô nói với tín hữu Côrintô: “Mỗi người được tỏ lộ Chúa Thánh Thần vì ích chung” (1Cor 12:7).

Còn 1 kỳ
________________________________________________________________________________________________________________________
[111] Xem Lumen Gentium 12; Dei Verbum 8.
[112] Lumen Gentium 12, với tham chiếu 1Tx 2:13.
[113] Xem Đức GH Gioan Phalô II, Thông Điệp, Fides et Ratio (1998).
[114] Xem Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Theology Today, các số 63, 64, 84.
[115] Xem các số 74-80 trên đây.
[116] Dei Verbum 10.
[117] Xem Lumen Gentium, chương 5, Về “ơn gọi nên thánh phổ quát trong Giáo Hội”
[118] Sách Giáo Lý Của GHCG 963.
[119] Xem Gaudium et Spes 11, 22.
[120] Dei Verbum 5.
[121] Xem Đức GH Phanxicô, Evangelii Gaudium, số 5.
 
Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
Mai Tá
21:38 21/07/2014
Chương Năm Ơn Cứu-Chuộc và tội nguyên-tổ
(bài 24)
____________________________________________________

Đã từ lâu, tôi vẫn ưu-tư nhiều về sự thể, là: làm thế nào để ta tạo cơ-hội đặt lại câu hỏi về “Tội nguyên tổ” hay còn gọi là: “Tội tổ tông”. Ý của tôi, là: dấy lên vấn-đề như thế, tôi chỉ muốn trưng ra đây một số sự việc ta thường cảm-nghiệm, để rồi mình sẽ tư-duy lại về các sự việc không mấy thông-thoáng/cởi-mở, ngõ hầu thảo-luận một cách thoải-mái mà không sợ bị chụp cho cái mũ nào đó, cũng khó chịu. Từ trước đến nay, nhiều người vẫn đến hỏi xem: tôi có còn tin vào những chuyện như thế nữa, hay không? Thật ra, tôi cũng không biết phải trả lời sao cho rõ ràng, thật đúng cách. Thôi thì, hôm nay, xin chia-sẻ với anh em đôi điều về sự thể còn đó cũng buồn, là: tự mình thấy không chắc cho lắm về cái-gọi-là “tội nguyên-tổ” hoặc “tội tổ tông”, sau đó lại sẽ đề-nghị anh em hãy cùng tôi, ta suy-tư thêm về những điều cần tư-duy.

Lập trường của Đức Hồng Y Josef Ratzinger:

Năm 1985, qua bài viết có tựa-đề, là: “The Ratzinger Report”, Đức Bênêđíchtô 16 có nói: “Tội Nguyên Tổ’, là một trong các vấn-đề khó-khăn nhất cho thần-học và mục-vụ, hôm nay!” Điểm chính thấy rõ nơi Giáo-huấn của Hội-thánh, vốn dĩ bàn về “tội nguyên tổ” lại vẫn bảo: nhân-loại lâu nay cần đến Ơn Cứu-Chuộc là bởi, nơi ta, nhiều người có khuynh-hướng hay vi-phạm nhiều lỗi/tội, cả vào lúc trước khi có chọn-lựa luân-lý hoặc đạo-đức. Đồng ý, là ta cần tạo ý-nghĩa cho những gì gọi là lòng đạo-đức sốt-sắng (hoặc: tội-lệ), trước cả vào lúc có luân-lý/đạo-đức, tức: trước khi con người thực-sự vi-phạm những lỗi cùng tội, nữa.

Thần-học-gia khoa-học Teihard de Chardin:

Là nhà thần-học có lập-trường rất sáng về “tội nguyên tổ”, Lm Teihard de Chardin, sj từng coi sự việc này như cách diễn-tả khá giản-đơn về thứ giáo-lý “hơi chênh”, thôi. Ông thấy: đây là một trong các trở-ngại chính cho việc hiện-thực một đối-thoại cởi-mở giữa khoa-học và niềm tin của ta. Không những thế, ông còn thấy nơi văn-bản giáo-lý vốn dĩ dạy ta về việc này, đã có mâu-thuẫn ngay ở niềm tin và ở khoa-học nền-tảng, của cuộc sống.

Bằng vào sự việc được coi như lời nhắn-nhủ gửi anh em đồng môn trong Dòng, khiến Toà Thánh đã ra tay tạo rối-rắm cho ông không ít, khi ông bảo: mọi người chúng ta nên tư-duy lại về giáo-điều này, để rồi chỉnh-sửa nó cho đúng với quan-niệm về “tội nguyên-tổ”, cách hợp lý.

Khoa-học-gia Teihard de Chardin, coi “tội nguyên tổ” như động-thái vụng-về cốt diễn-tả hiện-trạng nhân-loại có đó từ lâu lắm, tức: một thứ bất-toàn nơi con người được định-danh cách sai-lạc, nên gọi đó là những “lỗi” và “tội”. Là nhà cổ sinh-vật-học lỗi-lạc, Lm Teihard de Chardin sj từng chủ-trương: ta cần nhấn mạnh nhiều lên động-thái nào khả dĩ giúp nhân-loại vinh-thăng đi vào cuộc sống đích-thực của mình, thì tốt hơn. Rồi từ đó, ta lại sẽ dấn thân vào sự sống rất tràn-đầy của Đức Kitô.

Ông từng bảo: “Giả như ta nhấn mạnh nhiều vào tầm-kích khốn-khổ của thập-giá, ắt hẳn ta sẽ bị tha-hoá một cách dễ-dàng để rồi lại sẽ nhanh chóng để mất đi định-hướng rất đúng của mình, thôi”. Dĩ nhiên, khi nghe thế, nhiều người sẽ thấy: chuyện này cũng không thuyết-phục được nhiều người, cho lắm! Và họ cứ cho rằng: có cố-gắng làm thế, cũng chỉ tạo lợi-lộc cho việc giảng rao hoặc bồi-dưỡng các truyền-thống trong Đạo, mà thôi.


Ý-kiến thần-học-gia A.M. Dubarle

Đứng từ lập-trường thần-học do thánh Tôma Akinô lập, thần-học-gia A.M. Dubarle lại quả quyết: tín-lý hoặc giáo-điều về “tội nguyên tổ” vốn xuất từ trạng-huống suy-tư thần-học lại cứ thắt chặt ta vào vũ-trụ tư-riêng/đặc-biệt mà khoa-học hôm nay không thể chấp-nhận. Thành thử, ta cần trở về tư-duy lại một lần nữa những gì mang tính “con người” theo cung-cách của khoa-học lịch-sử, tức: hiểu vũ-trụ/vạn-vật theo phương-án khác, mới được.

Thoạt khi sinh ra, ta đã dự phần vào vũ-trụ/vạn-vật, trong đó: mỗi người và mọi người đều hành-động ở bên trên, có cùng một tổng-thể gồm các nguyên-nhân/hậu-quả tạo thế khó xử, cho muôn loài. Chính vì thế, ta không nên gọi đó là những lỗi và tội của bậc tiên-tổ, mới đúng.

Nói đến đây, tôi lại nhớ đến giáo-huấn của Hội-thánh về “tội nguyên tổ”, mà đa số dân thường ở huyện vẫn cứ hiểu. Tôi không chắc, là: mình có nên giải-thích và giải-thích ra sao về chuyện ấy. Đặc-biệt hơn, tôi lại vẫn nghĩ: làm sao ta có thể kết-hợp hài-hoà giữa Kinh-thánh và Khoa-học được. Dựa vào nền-tảng đặt trên sự việc, tôi chỉ muốn nói lên một điều, là: hôm nay, tôi đã bắt đầu “hiểu” được đôi chút về cung-cách khiến cho “tội nguyên tổ” chui lọt được vào ngôn-ngữ của ta, ra như thế. Và từ đó, có thể nói: tôi hy-vọng và luôn nguyện-cầu để rồi: ngày nào đó, có lẽ ta cũng chẳng cần đến thể-loại ngôn-ngữ nào khác, hầu nói lên những gì mình muốn nói. Tôi vẫn muốn bám vào những gì khiến con người có thể diễn-đạt ý-niệm này. Ngẫm lại, mới thấy: nếu khôn-ngoan hơn, có lẽ ta cũng không nên nói lên điều ấy. Và, ta cũng chỉ nên nói những gì khả dĩ diễn-tả cho mọi người hiểu rõ, thì tốt hơn. Thành thử, tôi sẽ không trực-tiếp nói về “tội nguyên tổ” theo đúng nghĩa của nó, mà chỉ đề-cập sơ qua đến cung-cách làm sao tôi bắt đầu “hiểu” được chuyện ấy, một đôi chút. Đây, không là những điều tôi muốn nói ra, mà là cách-thức để ta đưa mọi sự vào đề-tài này, suốt nhiều thế-kỷ qua.

Trước hết, phải nói ngay đây, rằng: tôi đồng ý với các nhà chú-giải Kinh-thánh về sự việc mà ai cũng thấy rõ. Đó, là đặc-trưng thi-ca nơi giòng kể ở sách Sáng Thế, khi tác-giả bàn về khoảnh-khắc đầu đời, của loài người. Tôi muốn nói thêm đây, rằng: nhiều thần-học-gia, xem ra, không mấy thuận-thảo với các nhà chú-giải Kinh-thánh về nhiều điều, chẳng hạn như chuyện: họ phải đối-xử với nhau như thế, mới đúng cách. Thêm nữa, một số vị chuyên-chăm đi Đạo và sống Đạo cũng không đồng-ý với các nhà khoa-học, nói chung. Bản thân tôi, lại vẫn tin là: các vị có xử như thế, cũng chí-lý thôi. Nay, tôi đem đến cho anh em lập-trường của các nhà kinh-điển chính-qui hoặc chính-mạch, để anh em tự lo mà tạo lấy cho mình phương-án nào phù-hợp với mình nhất.



Phần 1:
Kinh-thánh nói gì
và không nói những gì:

Thông thường thì, các tín-hữu Do-thái-giáo và Kitô-giáo (đương nhiên là vào thời xưa) vẫn từng nại vào Kinh-thánh, mỗi khi các vị muốn tìm-hiểu những gì mà mọi người lâu nay định-danh là “con người”. Các vị thường viện-dẫn đến sách Sáng Thế, đặc biệt từ chương 1 đến chương 3, để hiểu rõ về gốc-gác con người. Đây là một viện-dẫn có giá trị và hữu lý. Các vị, lại cũng nại vào những chuyện như thế, xuất từ truyện dài đầy thơ-văn, truyện dân-gian về con người vào thời-đại rất sớm. Sự việc này, lại là những viện-dẫn không hữu lý, chút nào hết.

Có vị, lại nghĩ: Kinh Thánh hàm-ẩn một động-thái muốn hình-dung vũ-trụ có tuổi đời khá ngắn-ngủi. Nhiều vị khác, lại cứ bảo: cách đây không lâu, nơi vũ-trụ/vạn-vật đã thấy xuất-hiện hai nhân-vật lịch-sử khá đặc-trưng, là Ađam và Eva, có lẽ xuất-hiện vào thời gian cách nay khoảng chừng 4,000 hoặc 6,000 năm, ở “Địa-đàng” nguyên-thủy mà tất cả mọi sinh-vật sống ở đó, đều sẽ không chết hoặc mắc phải bất cứ tật-bệnh gì; và họ lại có đủ mọi thứ ưu-đãi, thật dễ sống.

Các vị, lại những tưởng: do thủy-tổ loài người từng mắc phải một thứ “lỗi” hoặc “tội” rất lớn, nên mới xảy ra cái-gọi-là “Sự sa ngã” mang tính dã-sử (?); rồi từ đó, kéo theo nhiều hệ-lụy, đem đến cho họ. Các ưu-đãi mà họ có vào thời ấy, tự dưng biến mất. Và, sự chết cũng như tật bệnh, lại đã đi vào giòng sử của loài người. Kể từ đó, con người, lại khao-khát đủ thứ, nên mới rối-loạn tâm thần, khó ổn-định. Bậc cha mẹ đầu đời và các vị khác, đã bắt đầu sinh-sôi nảy-nở đem đến cho ta cung-cách tính-dục xuất-phát từ bản-chất nhân-loại bị tổn thương, dễ chết, náo loạn. Và từ đó, ta cần có nghi-lễ này khác để tẩy-lọc và “Cứu chuộc”. Với truyền-thống Kitô-giáo, điều này được gọi là ‘Thánh-tẩy’ và ‘Giáo-dục lòng Đạo’.

Khoa-học ngày nay, thật khó cảm-thông lối giải-thích gốc-nguồn của nhân-loại mang tính thơ-văn, răn đời như thế. Thành thử, khoa-học lâu nay vẫn đồng lòng là sẽ không coi đây như văn-bản kể về nguồn-gốc nhân-loại có tính sử-học, chút nào hết.

Các phê-bình-gia thơ-văn lịch-sử ở Thánh-kinh cũng thấy khó, khi phải đọc các văn-bản kinh-thánh theo chiều hướng ấy. Hệt như thế, các nhà chú-giải Thánh-kinh lại vẫn đồng-lòng quả-quyết rằng: văn vẻ của Kinh-thánh kể cho ta nghe rất nhiều truyện dân-gian đời thường, nhưng không mang tính lịch sử chút nào hết.

Thật ra thì, tác-giả viết lên các chương đoạn ở sách Sáng Thế không có dụng-đích đưa truyện dân-gian hoang-dã vào cổ-sử, thế nên ta cũng đừng đọc và hiểu các chương/đoạn ấy rất từng chữ, theo nghĩa đen. Hơn nữa, con người thời tiền-sử cũng chẳng bao giờ nghĩ rằng: họ nên đưa “bộ nhớ” của mình vào giòng cổ-sử theo cách truyền-khẩu hoặc truyện kể dân-gian, bao giờ hết. 4,000 năm dân-dã đã trôi qua, hai nhân-vật đầu đời là: Ađam-và-Eva thời-tiền-sử, lại chẳng bao giờ mắc phải lỗi-lầm nào mang tính lịch-sử hết. Và, chẳng có sự-kiện nào ghi trong sử-sách lại nói về chuyện nhị “vị” này đã xa rời chốn địa-đàng vì trót “sa ngã”; và, trở-thành hữu-thể đầy thương-tật, để từ đó, mặc lấy thân-phận chết chóc, dễ cuốn hút vào bản-chất rất “người” thật rối-rắm. Và còn sản-sinh “con đàn cháu đống”, và chịu tội giống như vậy. Với sử-học, chẳng bao giờ có cái-gọi-là thời của thủy-tổ loài người được ưu-đãi cách tuyệt-đối; và cũng chẳng có cái-gọi-là “sự sa-ngã” của tổ-tiên con người, từ lúc đó. Thật ra, Kinh-thánh kể truyện này, cũng không hàm-ý hoặc dụng-đích nào như thế, cả.

Nói đúng hơn, ngày nay dân con mọi người, đều đã hiểu: sách Sáng Thế chỉ bao gồm những “mẩu vụn” văn-chương, không hơn không kém. Muốn hiểu rõ những điều ghi trong đó, người đọc phải đóng vai nhà phê-bình văn-học rất nền-tảng. Bởi, Sách đây chỉ là tập-hợp gồm các bài thơ/văn nhằm kể cho ta biết về chính con người của ta, vào lúc này, chứ tuyệt-nhiên không là truyện dã-sử ghi chép các nhân-vật giả-tưởng, sống vào thời trước. Nói cách khác, Sách đây chỉ muốn nói về gốc-gác sự-việc từng thấy xảy ra một thất-bại về luân-lý và đạo-giáo nơi con người, mọi thời; đặc biệt là người Do-thái. Tác-giả sách Sáng Thế, đã chế ra các giòng thơ/văn như thế cốt đưa về với người mình, thứ lý-lẽ đạo-đức mà người đọc thời hôm nay sẽ hiểu thêm.

Đôi khi, có người lại thắc-mắc, những hỏi rằng: “Ađam – Eva có là người thực hay không?” Trả lời câu hỏi đầy ngớ-ngẩn này, tôi chỉ muốn nói: “Có thực đấy chứ! Nó cũng rất thực như bạn và tôi đang hiện-diện ở đây, chốn đời này! Bởi, bạn và tôi, cũng như tất cả mọi người vào mọi thời, đều ‘là’ những Ađam-và-Eva, cũng rất thực. Nhân-vật chính trong thể thơ/văn này, là: Ađam, một nhân-vật giả-tưởng được kể là đã làm thay cho mỗi người và mọi người chúng ta. Ađam, chỉ là nhân-vật của phim truyện hoạt-hoạ đóng thay cho ta, mà thôi. Danh xưng “Ađam”, là từ-vựng được người Do-thái dùng để chỉ lớp bụi trần mầu đỏ, tức “Adamah”.

Nếu dùng ngôn-ngữ thời-đại của phim dài nhiều tập, bạn và tôi, ta sẽ gọi anh là “Charlie Brown”, bởi tất cả mọi lãng-tử mang tên “Charlie” trên đời này, đều bước dần vào chốn miền nhiều bụi “đỏ”. Hoặc, nếu có ai ở Úc này, lại muốn gọi anh là chàng trai tên “Ocker”, tức “Đất đỏ”, hoặc chất đất mịn mầu “đỏ” cứ bám dính vào người của ta, hôm nay, cũng vẫn được. Sách Sáng-Thế còn dùng biểu-tượng và thi-ca để tả cảnh/tả tình về các chàng trai ở chốn miền “Đất đỏ” ấy, theo giòng sử của nước Úc, vẫn cứ cười dù anh có rơi vào hoàn-cảnh nào đi nữa, cũng thế thôi.

Một ví-dụ cụ-thể về sự thể như thế, là: trong mọi giòng chảy lịch-sử của loài người, đặc biệt hơn, là: ngay vào lúc và kể từ thời-kỳ “Đồ đá” đến bây giờ, con người đã thay-đổi rất nhiều, có như thế mới tồn tại. Dù cảm thấy hứng-chí hay chỉ muốn bác-bỏ những gì là mới mẻ, con người đều phản-ứng rất mạnh-bạo. Mạnh và bạo, đột phá mọi chức-năng làm nên con người mình và mạnh-bạo cả với những gì định-vị tương-lai cho mình nữa. Sách Sáng Thế mặc-khải cho ta biết: khi ta ra như thế, và khi ta làm những sự việc giống như thế, tức là ta đã hành-xử như con người, giống hệt các Ađam và Eva và hệt như các chàng Charlies, hay Ockers khi xưa từng làm và sẽ còn làm mãi, như thế.

Sách Sáng Thế còn tỏ cho ta thấy huyền-nhiệm cao cả của Thiên-Chúa, Đấng Tốt-Lành-Tử-Tế cũng sẽ hiểu và thứ tha cho ta và đưa ta ngang qua giòng sử mới để đi vào cuộc sống đích-thực của chính sự tử-tế ta có với Chúa và với người đồng-loại. Trong nền văn-hoá có quá nhiều tiêu-cực về lịch-sử và xã hội như hôm nay, ta vẫn có thể nghe được tiếng mời gọi trở-thành con người tử-tế/tốt-lành, đó là lời mời gọi sống đích-thực các giá-trị mà Chúa tặng ta. Thông-điệp Chúa đưa ra, không nói về những lỗi và tội ngoại-lệ hoặc sự méo-mó do ta dựng, mà về những gì Chúa ban để ta sống-thực con người mình từng có giới-hạn nhưng rất thực, mà ta có được từ quá-trình sống với môi-trường và với lịch-sử nhân-loại.

Các nhà chú giải Thánh-kinh cũng tái-tạo lại ý-nghĩa của văn-bản như thế, bằng việc sử-dụng những phương-án rất bài bản do chính họ đặt ra. Khoa-học nói chung, có khả-năng sống với tầm-nhìn có từ Sách Sáng Thế. Nhiều nhà kinh-điển trong cộng-đồng Kitô-giáo cũng thấy nơi tầm-nhìn này, một đường-lối chính-đáng để tiếp-tục con đường truyền-thống của Giáo-hội về căn-nguyên và lịch-sử loài người.

Dưới ánh-sáng toả lan như thế, giáo-điều về “Tội Nguyên Tổ” cần được diễn-giải theo chiều-hướng hiện-đại, có cảnh-giác với khoa-học và cả ngành bình-luận thơ/văn, nữa. Đương nhiên, giáo-điều này vẫn có giá-trị mà ta không nghi-ngờ gì hết. Thế nhưng, cũng cần định-vị cho rõ, bằng danh-xưng mới về thế-gian và lịch-sử như nhân-loại. Cốt lõi của giáo-điều cần được duy-trì; nhưng, ngày nay ta cũng cần đóng-gói-bao-bì lại cho hợp lý. Công việc đóng-gói-bao-bì như thế, cho đến nay vẫn chưa hoàn-thành.

Giáo-Lý Hội-Thánh Công-Giáo, lại nói nước đôi về sách Sáng Thế và “Tội Nguyên Tổ” vốn chế-ngự giòng-sử ấy. Nói, là nói về sự-kiện có một cặp nam-nữ đầu đời, xuất-hiện ở vườn Địa-đàng. Một mặt, Sách lại kể về sự-kiện “Sa ngã” ở Kinh-thánh theo nghĩa bóng. Đằng khác, Sách lại khẳng-định truyện “giả-tưởng” này xảy ra ngay thời đầu lịch-sử của con người, tức: một hành-xử từng khống-chế giòng sử ấy. Giòng sử này, thoạt đầu có nói về cặp nam-nữ đầu đời, hiện-diện trong thế-giới cực-lạc không ngu-dốt, cũng chẳng đớn đau, không tật bệnh hoặc chết chóc, gì hết. Rõ ràng là, các Ủy-ban này/khác đã đưa ra các chương/đoạn khác nhau ở Sách Giáo-lý; và cũng có thể, vì còn bối rối về “tội nguyên tổ”, nên các ủy-ban này không trao-đổi với nhau, nhiều cho lắm!

Sách Giáo-lý Hội-thánh Công-giáo được xuất-bản như một dẫn dắt/chỉ-đạo hầu chuẩn-bị cho một nền Giáo-lý chung trên khắp nước. Các nhà chuyên ngành trong Khoa-học (và cả ngành phê-bình văn-học nữa) vẫn hy-vọng rằng: các Giám-mục từng cho phép xuất-bản Sách này cũng sẽ làm thế trong tình-trạng hiểu-biết các dữ-kiện khoa-học hiện-đại và biết rõ phương-án chung của nhà chú-giải Kinh-thánh, hôm nay (x. Joan Acker, Creationism and the Catechism, America, 16/12/2000).

Tài-liệu này phải được phối-hợp với các nhu-liệu vốn có trong tập hồ-sơ của Ủy Ban Giáo Hoàng về Thánh Kinh khi muốn diễn-giải Kinh-thánh. Tài-liệu này, xuất bản vào năm 1993, do Đức Hồng Y Ratzinger thành-lập và ký giấy phép, trong đó phương-cách biểu-tượng/biểu-trưng được rút từ Sách Sáng Thế, mà ra.

Chương đầu Sách Sáng Thế nói gì về lịch-sử của tiên-tổ chúng ta: Các chương này đem đến cho ta cơ-cấu về cổ-sinh-vật-học để ta biết rằng mình là ai. Giá-trị của nó chỉ làm sáng-tỏ sự-thật về người phàm vào lúc này, và về chính chúng ta nữa.


Đức Giêsu nói gì về con người

Nơi niềm-tin Kitô-giáo, sự tin tưởng chính-yếu nói về Đức Giêsu thành Nadarét là Thiên-Chúa đích-thật. Ngài đã xuống thế mặc lấy thân-phận làm người. Thiên-Chúa yêu-thương tính-chất rất “người” nhiều đến độ khiến Chúa cũng muốn sống một cuộc sống của con người rất thông-minh, có đức độ và cảm-nhận nhiều về tương-quan với Ngài. Ngài yêu thương con người qua cung-cách rất “người”, theo đường-lối con người tương-tác với nhau. Đây là ý-nghĩa chính-đáng của mầu-nhiệm Nhập-Thể. Bởi, với Kitô-hữu có niềm tin xuyên suốt, thì các giá-trị của con người lại cũng là giá trị rất “người” của Thiên-Chúa, đồng thời là giá-trị của Đức Giêsu. Ý-nghĩa của Đức-Giêsu-Thiên-Chúa-làm-người trong con người là cốt-lõi sự sống của Kitô-hữu. Ý-nghĩa việc Đức Kitô hiện-diện, có ảnh-hưởng đích-thực và mang tính-chất rất con người. Ngài hiện-diện trong thế-giới của ta, đó là niêm-tin. Đó là cốt lõi của sự tin-tưởng ta có, với Chúa.



Con người làm được gì và làm gì được:

May mắn thay, con người có khả-năng hiểu được ý-định của Đấng Tạo Dựng qua việc sống đúng chức-năng con người thật của họ. Và, Chúa đã đáp-ứng lại sự hợp-tác đó, dù con người không có chút quyền-uy nào để làm thế. Nhờ tính thông-minh của mình, con người hiểu biết chính mình, nên mới cảm-nhận mình là người có quan-hệ hỗ-tương ấy. Tư-tưởng này, thật sâu-sắc. Sâu-sắc đến độ khiến con người có chất-liệu thoả-đáng để thấy rằng: chính ở đây, đã thấy có tầm-kích linh-thiêng của con người được như thế. Chất-liệu thoả-đáng, nói lên mối suy-tư về sự công-chính, đạo-đức, lẫn phẩm-giá và trách-nhiệm, vv... Và, trên hết mọi sự, con người có khả-năng làm được thế, bằng vào tình thương-yêu đích-thực họ có đối với nhau, và bằng sự thủy-chung ở lại mãi trong tình thương yêu dịu-hiền mình từng có.

Tác-giả Maritain có lần nói: “Hồn-linh con người lúc nào cũng hít thở suốt mọi thời. Điều này vượt quá khả-năng của khoa-học, bởi khoa-học đứng trụ cách khiêm-tốn nơi ngưỡng cửa huyền-nhiệm mà triết-lý và thần-học vẫn âm-thầm nghĩ suy”.


(còn tiếp)


____________________
Lm Kevin O’Shea, CSsR
Mai Tá lược dịch
 
Văn Hóa
Lá thư Canada : Loạn to mất rồi !
Trà Lũ
07:55 21/07/2014
Lá thư Canada: LOẠN TO MẤT RỒI !

Tháng Bảy này nhiều lễ hội. Mồng Một là ngày Quốc Khánh Canada, mồng Bốn là quốc khánh Hoa Kỳ, Mười Bốn là quốc khánh ‘ 14 Juillet’ của Pháp. Ngày lễ Canada được hiến pháp chính thức đặt tên là ‘Canada Day’ năm 1982, còn trước đó gọi là Dominion Day. Canada mới tròn 147 tuổi. Ngày xưa quốc gia này xém bị Hoa Kỳ nuốt trửng. Các cụ mở sử Canada ra mà coi. Tôi nói sử của Canada nha, chứ sử Hoa Kỳ chép về âm mưu nuốt trửng này rất nhẹ nhàng và rất ít. Sử Hoa Kỳ hình như cố tình chối việc này. Người Canada rất hãnh diện về biến cố oai hùng thắng quân đội Hoa Kỳ năm 1812. Sau biến cố này người Hoa Kỳ đã xét lại về tình nghĩa lân bang và đã bỏ hẳn ý đồ xâm lăng mà chọn giải pháp kết nghĩa anh em. Đây là hai quốc gia rộng lớn, chiếm hẳn một nửa Châu Mỹ, biên giới giữa hai nước dài mấy ngàn cây số. Đúng là sông liền sông, núi liền núi. Từ đó tới nay hai nước xử với nhau rất thân ái và bình đẳng.

Người Canada mừng lễ quốc khánh cũng giống như các nước, cũng lễ chào quốc kỳ, cũng diễn văn, cũng diễn hành, cũng triển lãm, cũng đốt pháo bông. Riêng có đồng bánh mừng lễ thì tôi mới nghe. Tôi ở Canada đã mấy chục năm mà nay đọc báo mới biết. Đồng bánh được trình bày trên nhật báo Toronto Star ngày 28 tháng Sáu,trước lễ 2 ngày, tác giả là bà Elaine Fritz. Bánh làm bằng chocolate, maple syrup và các thứ bột. Trên mặt là lớp kem sữa trắng, ở giữa là hình lá phong làm bằng trái dâu đỏ.

Trong dịp quốc khánh vừa qua, cơ quan thống kê cho biết 89% dân chúng đều cảm thấy hãnh diện về đất nước này và nghĩ rằng Canada là nước thiên đàng hạ giới. Cả làng An Lạc của tôi đều đồng ý như vậy. Về sự giầu có thì khỏi nói, qủa là giầu có, tài nguyên thiên nhiên như hầm mỏ dầu khí và qúy kim có ở khắp nơi. Về nòi giống dân tộc thì sao ? À, đây là chuyện vui. Đã mấy ngàn năm Người Da Đỏ là chủ nhân của giải đất mênh mông này. Mãi thế kỷ 15 người da trắng mới đến đây. Người Da Đỏ bản chất tốt lành không chủ trương giữ đất làm của riêng, họ coi đất đai là của chung cho mọi người, ai cũng là anh em với nhau vì đều là con của Thượng Đế. Ai đến đây cũng đều được đón tiếp nồng hậu. Trong khi đó, người Da Trắng đến miền đất mênh mông này một cái là khoanh vùng, là tuyên bố mình là chủ nhân, và rồi dần dần ăn hiếp người Da Đỏ, đẩy người Da Đỏ vào những khu biệt lập gọi la ‘Đặc khu’.

Hồi đó, ngoài người Da Đỏ, Canada toàn da trắng. Người Tàu đến đây do khối thực dân Anh đem tới để làm đường xe lửa liên bang vào thế kỷ 19. Năm 1860, tổng số người Tàu là 7 ngàn người. Sau đó mới tới khối dân da mầu. Các nhà nhân chủng học tiên đoán rằng chừng 50 năm nữa thì da của người Canada sẽ là da mầu, không còn là da trắng nữa. Lý do ư ? Dễ hiểu quá. Lớp người Trung Phi và Trung Đông tới đây ào ào, đông nhất là dân mấy xứ Hồi Giáo. Các bà Hồi Giáo này chỉ ăn rồi đẻ sòn sòn, mỗi năm một đứa, trong khi các bà da trắng thì kiêng đẻ hoặc 1 hay 2 đứa là cùng.

Trước 1975, dân Việt Nam ở Canada chỉ vào khoảng 300 người. Đây là những du học sinh. Sau 1975, Canada mở rộng cửa đón rất nhiều thuyền nhân VN. Tính theo tỷ lệ dân số, per capita, thì Canada là nước nhận người tỵ nạn VN nhiều nhất thế giới. Hiện nay số người Việt Nam ở Canada đã quá 200 ngàn. Thế giới chiến tranh liên tục, Canada có đến cứu trợ nhiều nơi, nhưng không nhận đem ngươi tỵ nạn nơi đó về Canada, chỉ trừ tỵ nạn VN. Xin ghi ơn nước Canada hết lòng.

Dân làng An Lạc chúng tôi đều là thuyền nhân, trừ gia đình anh John. Anh John mỗi khi nhắc đến chuyện này thì vẫn cười hà hà rồi nói: Canada nhận nhiều thuyền nhân tỵ nạn VN là vì đất Canada này là đất của người Da Đỏ, mà gốc người Da Đỏ là gốc VN. Người Da Đỏ chính là những người con của mẹ Âu Cơ ngày xưa. Các con đã theo mẹ lên núi, tức là tiến về hướng bắc, khi tới bắc cực thì quẹo sang phía tây, khi tới eo biển Bering thấy nước đã cạn, liền quẹo xuống, xuống thì gặp ngay lãnh thổ Canada bây giờ. Anh nói đến đây rồi chỉ vào tôi: Theo cụ Trà Lũ thì hình dáng người Da Đỏ chứng minh cái gốc VN rõ ràng. Này nha, mắt họ không xếch và bé như mắt người Tàu, người Cao Ly hay Nhật Bản. Này nha, đàn ông đóng khố và đội mũ lông chim và cũng múa hát y như hình khắc trên trống đồng VN. Họ đúng là con cái của Mẹ Âu Cơ dẫn sang đây. Bởi vậy người VN đến Canada là đến đất anh em dòng họ nhà mình. Canada nhận nhiều người VN là thế, rất hợp lý, và phải thế.

Anh John này thuộc bài của tôi quá. Cả làng nghe anh nói xong thì vỗ tay râm ran.

Ông ODP tiếp lời anh John: Vì Canada đất rộng người thưa, tài nguyên thiên nhiền nhiều vô vàn, lại theo chính thể tự do dân chủ đúng nghĩa nhất, Canada được coi là lãnh tụ của nhóm Thất Hùng G7 trên thế giới, nên dân khắp bốn phương ai cũng ao ước được sống ở Canada. Theo các tài liệu về di dân thì trên thế giới hiện nay có 45 triệu người hằng ao ước được đến sống ở Canada, 3 nhóm mơ ước nhiều nhất là người Tàu, người Phi Luật Tân và người Ấn Độ.

Năm xưa, để chiêu dụ những người giàu đem tiền bạc đến đây, Canada có một chính sách rất cởi mở và dễ dàng: Ai đem vào Canada một triệu đô và tạo ra công ăn việc làm thì được nhận vào Canada ngay. Bây giờ các ông Tàu triệu phú rất nhiều, ông Tàu nào cũng gửi con sang du học ở đây và mua nhà cửa ở đây. Các ông đều nộp đơn xin làm cư dân. Thấy các ông Tàu nộp đơn đông qúa, Canada bừng tỉnh và giật mình. Canada sợ nạn da vàng Tàu, bèn đóng cửa không cho các ông Tàu vào nữa. Tức thì các ông triệu phú Tàu phản ứng ngay. Theo báo South China Morning Post tháng 6 vừa qua thì hơn 1.500 ông triệu phú Trung Quốc đã làm đơn kiện Canada vì đã hủy bỏ chương trình nhập cư này. Bộ Di Trú Canada cho biết hiện có 66.000 đơn của người Tàu còn tồn đọng ở Hong Kong. Mới ở Hong Kong thôi đó nha, chưa nói tới lục địa.

Các cụ có biết hiện nay dân số Tàu ở Canada bao nhiêu không? Thưa, một triệu. Họ chia thành 3 nhóm: Hoa Lục, Hong Kong và Đài Loan. Ba nhóm này không chơi với nhau. Nhóm gốc Hoa Lục đông nhất vì đại đa số là các quan chức CS giầu có, họ biết ngày tàn của chế độ CS đã gần nên đang bỏ của chạy lấy người, y như các ông CSVN hiện nay.

Viết đến đây tôi bỗng giật mình. Đang nói về lễ quốc khánh Canada mà rồi miên man sang ông Tàu. Chuyện ông Tàu Cộng thì còn dài lắm. Xin tạm ngưng để trình các cụ về giải bóng đá World Cup vừa qua. Nó vẫn còn nóng hổi. Các cuộc tranh tài đã xong, đội Đức đã lên ngôi, ông Từ Hòe ở đây suốt một tháng nay đã trở về miền Tây. Nhưng dư âm vẫn còn ồn ào và sống động trong lòng mọi người. Con số bàn thắng 7-1 mà đội Đức đá bại Brazil vẫn còn đậm nét. Cái anh Đức ghê thật, các cụ còn nhớ năm 2002 Đức đè bẹp Saudi Arabia bao nhiêu không? Thưa, tỷ số 8-0. Trận vừa rồi với Brazil xém chút nữa Đức thắng 7-0. Rồi cái hình ảnh anh cầu thủ Luis Suarez của đội Urugauy cắn vai cầu thủ Giorgio Chenlini của Ý vẫn còn sống động. Ông H.O. nói chen vào: May mà anh ta cắn vào vai, chứ anh ta mà cắn vào chỗ khác thì nạn nhân chỉ có chết ! Cả làng tôi cười bò ra. Hai cô Huế trong làng thì cứ ao ước giá mà mỗi năm có một giải túc cầu như thế này thì vui sướng qúa. Không phải hai cô này mê đá banh đâu mà hai cô mê ông Từ Hòe. Hai cô thường khen: Người gì mà làm cái chi cũng hay hết. Nấu ăn cũng ngon, mà nói chuyện còn ngon hơn nữa. Tôi nhớ mãi câu chuyện ông Từ Hòe hỏi hai cô về lời cầu nguyện của hai Đức Giáo Hoàng. Hiện nay ta có Giáo Hoàng Biển Đức gốc Đức đã về hưu và Giáo Hoàng Phanxicô gốc Argentina đương nhiệm. Chắc khi xem trận banh chung kết giữa Đức và Argentina thì hai vị này đều cầu xin Chúa cho đội nước mình thắng. Chúa ở vào vị thế khó xử qúa. Ông hỏi hai cô Chúa sẽ xử ra sao đây ? Hai cô đều lắc đầu không biết. Hai cô hỏi ngược lại ông thì ông bảo sẽ trả lời sau trận cầu. Sau khi Đức thắng, ông trả lời: Chúa đã nói với Đức Giáo Hoàng Phanxicô như sau: Cha cho đội Đức của Biển Đức thắng vì ngài già sắp chết rồi, Cha cho ngài được sướng lần chót trước khi nhắm mắt. Còn con thì đường giáo hoàng còn dài, mấy năm nữa đội Argentina của con mà đá thì Cha sẽ cho đoạt giải…

Các cụ đã thấy cái ông Từ Hòe này láu chưa? Láu qúa chứ. Ông trả lời như thế thì ai mà cãi lại được. Ông là linh hồn của các buổi xem đá banh. Ông đúng là một Huyền Vũ của Saigon năm xưa. Ông say mê đá banh hơn bất cứ gì khác. Các cụ còn nhớ chuyện ông làm mất con chó nhà anh John năm xưa không? Hồi đó ông chưa đi miền tây, ông còn ở làng với chúng tôi. Năm đó cũng có giải túc cầu thế giới. Chuyện như thế này: Cả làng lúc đó đang quây quần trước cái TV, ai cũng hồi hộp theo rõi trận cầu rất gay cấn đang diễn ra trên sân cỏ. Thời đó ngôi sao của Pele đang lên. Các cụ nhớ Pele chứ? Pele là môt cầu thủ vô địch của thế giới. Anh gốc Brazil và luôn đá trong đội Santos của nước mình. Trong 19 năm tung hoành trên sân cỏ, ông đã ghi được 1087 bàn thắng. Bữa đó là trận đấu giữa Brazil và Argentina. Trận đó Pele đã dẫn banh một cách tuyệt vời, vượt qua bao nhieu đòn cản, và sau khi lừa được một đối thủ nặng ký của đối phương, Pele đã sút một cú sấm sét, làm bàn đầu tiên. Lúc Pele đá cú sấm sét này lọt lưới thì ông Từ Hòe đang ngồi coi đã nhảy chồm lên, hét một tiếng lớn, tiếng hét của ông mạnh đến độ con chó của anh John mà ông đang ôm trong lòng đã giật mình sợ hãi đến độ nó phóng ra cửa và chạy mất. Ba ngày sau anh John mới tìm lại được con chó.

Trong các trận cầu vừa qua, ông Từ Hòe đã bình luận về các đường banh, đã so sánh với các cầu thủ danh tiếng, đến nỗi cả làng chúng tôi đã thuộc lòng tên các cấu thủ lừng danh như Pele, Zidane, Ronaldo, Messi… Hai cô huế thì mê nhất cầu thủ Lionel Messi của Argentina. Anh này còn trẻ, đầy sức sống, đẹp trai, và dẫn banh, lừa banh và sút banh đẹp mắt vô cùng.

Ai cũng học hỏi được nhiều điền qua việc bình luận và dẫn giải của ông Từ Hòe. Chị Ba Biên Hòa thì phục lăn cái kiến thức văn hóa của ông. Chẳng hạn ngày 19 tháng Sáu có trận đấu giữa đội Anh và Uruguay, và ngày 24 có trận đấu gữa đội Anh và Costa Rica, Chị Ba Biên Hòa chỉ vào quốc kỳ của Anh trên cầu trường vả hỏi: Tại sao cờ nước Anh chỉ là một nền trắng và một chữ thập đỏ, trong khi trên diễn đàn quốc tế, quốc kỳ của Anh nền xanh và gồm 3 thập tự cơ mà. Ông Từ Hòe đáp một cách tỉnh bơ: Chị vừa nhắc tới 3 cây thập tự trên quốc kỳ Anh. 3 thập tự này chỉ 3 phần tạo ra Vương quốc Anh, đó là England, Scotland và Wales. Trong trận này thì đội banh là của riêng miền England nên quốc kỳ chỉ có một chữ thập đỏ là thế, chứ đây không phải là đội banh của vương quốc Anh gồm cả 3 miền. Ông Từ Hòe thông thái qúa.

Trước khi về miền Tây với chú em, ông Từ Hòe xin cụ Chánh chủ nhà giữ nguyên cái máy TV ở phòng khách, vì từ nay, trong các cuộc họp làng, sẽ có mục chia sẻ tin tức bắng hình ảnh. Ông hứa sẽ quay hình gia đình chú em rồi đem sang cho mọi người coi vào dịp tết con Dê sắp tới. Ngoài ra ông bảo cả làng, nhất là các nhà quân tử liền ông là hãy chuẩn bị xem các trận cầu các đội nữ đá vào tháng Tám sắp tới. Cái ông này thuộc lịch thể thao như thế đấy các cụ a. Ông không nhắc thì chúng tôi quên khuấy. Tháng Tám này, từ ngày 5 tới ngày 24, sẽ có các cuộc thi đá banh phái nữ, tên là FIFA/Canada 2014, gồm 8 quốc gia tham dự. Các trận cầu sẽ diễn ra tại Toronto, thành phố thân yêu của dân làng chúng tôi.

Toronto nổi tiếng chưa các cụ ? Mà chưa hết đâu. Sang năm Toronto còn ngon lành hơn nhiều. Thành phố Toronto 2015 sẽ là nơi diễn ra Đại Hội Thể Thao Mỹ Châu, tên quốc tế là ‘ 2015 Pan Am Games ’. Toronto đã bỏ ra 56 triệu đồng để xây cầu trường trung ương cho lễ khai mạc. Các cụ phương xa nếu chưa biết Canada thì xin kính mời các cụ đến tham quan một lần cho biết, vừa thăm đất nước gấm hoa này, vừa dự các cuộc tranh tài của 33 phái đoàn thể thao quốc tế. Các cụ không sợ lạnh đâu vì thời gian này vào mùa hè, 10-26 tháng Bảy, thời tiết rất mát mẻ. Lễ khai mạc sẽ có đoàn xiệc danh tiếng quốc tế Cirque du Soleil trình diễn.

Viết đến đây thì ông bưu điện gõ cửa. Trong gói thư tôi nhận được này có một món qùa rất quý. chắc các cụ không đoán được đâu, vậy tôi xin nói ngay: Đó là cuốn sách ‘ Trần Văn Thạch, cây bút chống bạo quyền áp bức’. Các cụ còn nhớ con đường Trần Văn Thạch bên hông Chợ Tân Định ở Saigon chứ? Con đường mang tên cây bút này đây. Thực ra ông không chỉ là một nhà văn mà còn là một nhà cách mạng lớn. Trần Văn Thạch ( 1905-1945) cùng thời với Nguyễn An Ninh, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Dương Bạch Mai, Hồ Hữu Tường. Đây là một nhóm trí thức Đệ Tứ ở Saigon, họ là những anh hùng chống chính sách thực dân của Pháp, bị Pháp bỏ tù nhưng không bị Pháp giết mà bị Việt Minh giết ! Đau đớn và oái oăm thay! Tác giả cuốn sách 450 trang này là Tiến Sĩ Trần Mỹ Châu, con gái của nhà cách mạng Trần văn Thạch. Bà đã bỏ ra rất nhiều thời gian sang Pháp tìm kiếm trong các thư viện những tài liệu về người cha của bà. Ông Thạch là dân du học ở Paris ngày xưa. Ông dùng cây bút đấu tranh chống Pháp rất mãnh liệt. Thu góp các tài liệu này xong, bà về VN hỏi mẹ thêm chi tiết và đi phỏng vấn những người có liên hệ tới cha của bà, bà đúc kết lại rồi bà mới viết. Bà may mắn có một người cộng tác rất hữu hiệu và đắc lực đó là nhà văn Phan Thị Trọng Tuyến. Sách mới viết xong đầu năm nay, và buổi ra mắt đầu tiên vừa được tổ chức tại Paris tháng Sáu vừa qua. Trong lễ ra mắt sách này có 2 nhà văn hóa uy tín đến góp tiếng nói, đó là Nhà Văn Vũ Thư Hiên và Luât Sư Trần Thanh Hiệp.

Tác giả Trần Mỹ Châu sẽ ra mắt sách này ở Toronto tháng Chín sắp tới. Tôi sẽ trình các cụ thêm chi tiết về tác giả cũng như tác phẩm vào những kỳ tới.

Tôi vừa được tin Tàu Cộng đã cho lệnh kéo dàn khoan HD 981 rời Biển Đông về Hải Nam. Thế nghĩa là gì ? Ông ODP trong làng tôi luận rằng Tàu Cộng nhiều mưu chước và gian manh lắm, nó gốc con chó sói mà. Nhưng đây cũng có thể là một bước lùi do áp lực của Thượng Nghị Viện Mỹ. Các cụ còn nhớ Thượng Viện Mỹ đã ra nghị quyết ngày 10.7.2014 lên án Tàu về dàn khoan 981 ở biển Đông chứ. Nói gì thì nói, Tàu vẫn sợ Mỹ. Hải quân Tàu là con tép làm sao sánh được với con cá voi Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đứng một mình đã mạnh lắm, nay lại có thêm vây cánh Nhật Bản, Nam Hàn và Phi Luật Tân, trong tương lai rất có thể VC cũng sẽ cúi đâu thần phục, thì TC kẹt to. Bởi vậy TC xin lùi một bước là thế.

Tàu Cộng rút dàn khoan về Hải Nam, nhưng VC vẫn còn rét. Rét vì không dám nuốt lời thề bí mật của hội nghị Thành Đô. Các cụ còn nhớ cái hội nghị bí mật này chứ. Ngày 3.9.1990, TC cho gọi tam đầu chế bầy tôi Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Phạm Văn Đông sang chầu. Để giữ bí mật nên vua Tàu không họp công khai ở thủ đô bắc Kinh, mà họp riêng ở Thành Đô thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Không biết vua Tàu bắt chư hầu VC hứa nhũng gì nhưng sau đó VC mới đẻ ra ’16 chữ vàng và 4 chữ tốt’. Nguyễn Cơ Thạch hồi đó là bộ trưởng ngoại giao mà cũng không được đi họp. Thạch biết nội dung nên thốt ra rằng thời đại Bắc thuộc mới đã bắt đầu. Do vậy, đại văn nô Tố Hữu mới viết ra hai câu thơ nổi tiếng:

Bên này biên giới là nhà

Bên kia biên giới cũng là quê hương.

Cùng một giọng như vậy, ngài Chế Lan Viên cũng đã viết:

Bác Mao không ở đâu xa

Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao !

Căn cứ vào những lời VC thề dâng nước bí mật cho Tàu ở Thành Đô nên phó thù tướng TC Dương Khiết Trì kỳ vừa qua đến Hà Nội đã ra lệnh VN không được quấy rối dàn khoan, và gọi VN là ‘đứa con đi hoang hãy mau quay về’. Tiếp theo lệnh đó, Bí thư tỉnh Quảng Đông đã gửi cho Bộ ngoai giao VC một danh sách các viêc phải làm. Phải làm nha chứ không để hội ý. Việc mấy tàu VC quấy rối đó là những màn đóng kịch mà VC đã xin phép từ trước.

Chuyện TC vẽ lại bản đồ thì rõ ràng nó bộc lộ máu Đại Hán xâm lăng. Các cụ nhìn kỹ vào hai bản đồ cũ và mới mà coi. Bản đồ xưa thì biên giới đất Tàu chỉ tới Hải Nam, nó có hình con gà. Bây giờ bản đồ mới gồm cả Biển Đông, đất Tàu có hình chữ Y, đuôi chữ Y chính là Biển Đông của VN.

Tàu Cộng nhiều mưu chước lắm, chúng ta phải đề phòng kẻo sa bẫy. Một trong những cái bẫy mà Thế Giới Tự Do đang vùng vẫy thoát ra đó là cái ‘Viện Khổng Tử’ / Confucius Institute. Bây giờ ai cũng ghét chủ nghĩa CS của Mao Trạch Đông nên TC đã cho cái chủ nghĩa này một bộ mặt mới, một cái tên rất đỗi văn hóa, tên là Viện Khổng Tử, tương tự như British Council của Anh, Alliance Francaise của Pháp. Viện Khổng Tử đầu tiên được thành lập năm 2004, và chỉ trong 10 năm, con số này đã tăng lên 400 ở 120 quốc gia. Nơi đây chỉ dạy nói và viết chữ Tàu và học về văn hóa Tàu theo lời dạy của Đức Khổng Tử. Ngon lành qúa. Nhưng rồi ít lâu sau các nước bỗng giật mình. Cái gì thế này ? Tại sao Viện lại cấm nói tới các biến cố lịch sử như việc Đức Đạt Lai Lạt Ma và dân Tây Tạng trốn khỏi nước ra đi, việc tàn sát sinh viên ở Thiên An Môn, việc thủ tiêu hội viên Pháp Luân Công… Thì ra TC đã ra lệnh Viện Khổng Tử phải giảng dạy théo ý của họ.

Tháng vừa qua, Hiệp Hội Giáo Sư Đại Học Hoa Kỳ, tên tắt là AAUP, đã thúc dục các đại học Mỹ cắt đứt liên hệ với các Viện Khổng Tử. Nối gót đàn anh, Hiệp Hội các Giáo Sư Đại Học Canada cũng cảnh báo như vậy. Hiệp hội các GS Hoa Kỳ có 4700 hội viên, Hiệp Hội các GS Canada có khoảng 1600 hội viên Tổng cộng hai hiệp hội này là 6000 giáo sư. Đây chính là trung tâm trí tuệ của Mỹ và Canada, là bộ óc của loài người. Rõ ràng Tàu Cộng đã chính trị hóa các cơ sở văn hóa có tên rất lương thiện này. Rõ ràng kim trong bọc lâu ngày đã lòi ra, kim đỏ ngòm, dính đấy chất độc. Cụ Gorbachev xưa là đại lãnh tụ CS, không ai hiểu rõ biết rõ CS bằng cụ, thế mà sau khi tỉnh ngộ, cụ đã nói một câu để đời: Không thể sửa chữa được CS, phải vất nó đi mà thôi. Các nước đã vất, trừ các ‘ đỉnh cao’ Tàu Cộng, Bắc Hàn và VC. Nhiều bạn bè tôi đều cho rằng ba cái đảng này đã biết hết và biết rất rõ, nhưng chúng đang ở thế cỡi cọp, bây giờ mà leo xuống thì chạy đi đâu ?

Bà cụ B.95 lên tiếng xin các nhà quân tử chúng tôi đổi đề tài, chứ bà nghe chuyện CS thì nhức đầu lắm. Liền có ngay. Anh John xin kể ba chuyện thời sự còn nóng. Tin đầu tiên là tin hàng không Air Canada được xếp hạng tốt nhất thế giới. Canada đã giữ cái giải nhất vô địch này 5 năm liền. Ông ODP nói thêm: Các cụ phương xa nên đi thử Air Canada mà coi, cái gì cũng nhất hết. Nói đến đây rồi ông xuống giọng: trừ có cái này thì không nhất, đó là sắc đẹp của các nữ tiếp viên trên máy bay. Quá nửa các nữ tiếp viên đều già khằng, thua xa các nữ tiếp viên trẻ măng cũa các hãng Nhật, Đại Hàn và Singapore. Lý do là vì Canada tôn trọng nhân quyền tối đa. Cô được tuyển làm nữ tiếp viên thì cô sẽ làm mãi cho tới già, không ai có thể đuổi cô được.

Tin thứ hai rất Canada. Đó là việc một số công dân Canada đang ký kiến nghị xin tổng thống xứ Argentina tha cho con gấu trắng bắc cực của Canada được về nước. Báo Toronto Star ngày 17 tháng Bảy nói rất rõ: Con gấu trắng tên là Arturo, do Argentina mua đem về Argentina nuôi trong sở thú Mendoza. Hiện nay nó đã 29 tuổi, trông rất già nua, mệt mỏi, cái chuồng giữ nó thì chật hẹp, khí hậu ở Argentina thì nóng nực, nó đi đứng xiêu vẹo, thường chỉ nằm … Cư dân ở Winnipeg miền tây Canada nghe phóng viên tả con gấu và xem đoạn clip về cảnh sống của con gấu thì thương hại con gấu vô cùng, ai cũng muốn rước nó về lại Canada miền đất lạnh tình nồng này. Hiện chưa biết bà tổng thống Cristina xứ Argentina trả lời ra sao. Đây là một tin rất nhỏ, tin một con gấu, nhưng nói lên một điều rất đặc biệt, rất Canada là dân Canada yêu súc vật như vậy đó. Cũng y như chuyện hai ông cảnh sát Canada đã chặn xe để cho một đàn vịt đi qua đường mà tôi đã kể trong bài trước đây.

Tin thời sự thứ ba còn nóng hổi là hãng hàng không Mã Lai lại gặp một tai nạn lớn nữa ngày 18 tháng Bảy vừa qua: chuyến bay MH 17 đã bị bắn rơi ở Ukraine, 298 hành khách tử nạn. Phe Putin bắn. Tội nghiệp hãng này hết sức vậy đó. Mới nửa năm mà đã gặp hai tai nạn. Các cụ còn nhớ tai nạn đầu tiên hồi tháng Ba vừa qua chứ, chuyến bay MH 370 với 283 hành khách đã mất tích trên Biển Đông. Không biết từ nay khách du lịch còn dám bay hãng này nữa không.

Cụ B.95 nghe xong mấy tin trên đây nhưng rồi vẫn lắc đầu tỏ vẻ chưa hài lòng. Cụ bảo mấy tin này khô qúa vì không có tiếng cười, cụ muốn tin thời sự đầy tiếng cười cơ. Anh John này thật mau trí và tài giỏi. Anh đáp: Có ngay cụ ơi. Cháu vừa đọc được tin này trên điện thư của một người bạn. Chuyện không gây ra tiếng cười ồn ào nhưng nó hay thấm thía. Đại ý như thế này:

Chuyện xảy ra tại một phi trường bên Mỹ. Bữa đó chuyến bay bị trễ hai giờ. Đa số hành khách tỏ ra bực bội vì công việc ở nhà ở sở bị xáo trộn. Tại quầy vé số 6, một tiếp viên hàng không đang cố giải quyết các khiếu nại của khách hàng thì bỗng nhiên có một ông tỏ ra tức giận, hùng hổ tiến lên phía trên, vượt qua mấy người khác và ném tấm vé lên mặt quầy. Ông lớn tiếng đòi đi chuyến sớm nhất và đòi ngồi ghế hạng nhất. Cô tiếp viên trả lời rất lịch sự rằng cô xin lỗi về những phiền nhiễu đã gây ra cho ông. Vì cô đang phải giải quyết những yêu cầu của các vị khách đã xếp hàng trước ông nên cô hứa sẽ tiếp ông khi đến lượt. Ông khách này không bằng lòng. Ông nói như hét: Cô có biết tôi là ai không? Cô tiếp viên này vẫn tươi tỉnh, cô cầm lấy cái micro của hệ thống khuếch âm và nói lớn, giọng rành rẽ: Alô alô, chúng tôi đang ở quầy vé số 6, tại đây có một vị khách không biết mình là ai. Quý vị nào biết căn cước hay thân thế của ông thì xin đến giúp ông ngay, ông đang ở quầy số 6 với chúng tôi. Nghe xong, những hành khách đang xếp hàng tuy rất sốt ruột cũng phải phá ra cười. Hóa ra cái ông khách hung hăng này được cô tiếp viên biến thành người bệnh tâm thần, mắc chứng Alzheimer… Ông khách này nghe xong thì giận qúa, ông thét ra một câu chửi thề ‘ Đ.M. mày !’ Cô tiếp viên vẫn điềm tĩnh trả lời: Thưa ông cái chuyện đó ông cũng phải xếp hàng. Đến lúc tới lượt ông thì chúng ta sẽ tính…

Phục cô tiếp viên này qúa.. Rất nhiều khi chúng ta bị hỏi: ‘ Anh có biết tôi là ai không? Mày có biết tao là ai không? ‘ nhưng ta không có câu trả lời. Cô tiếp viên ở phi trường đã dạy tôi một câu trả lời tuyệt vời.

Đến đây thì cụ Chánh chủ nhà cũng xin kể một tin thời sự: Cuối tháng Sáu vừa qua, khắp Canada bùng lên một phong trào xã hội cổ võ việc cho phép đàn ông yêu đàn ông, đàn bà yêu đàn bà, gọi là lễ hội ‘đồng tính’. Rất nhiều cuộc diễn hành hoan hô việc này đã diễn ra.

Ông ODP phát biểu ngay: Tận thế đến nơi rồi ! Xưa nay nam nữ thu hút nhau, đó là luật của Tạo Hóa, nay thì con người muốn thay đổi. Tôi mới đọc được một chuyện cười rất điển hình về việc này. Rằng có hai ngượi bạn già gặp nhau. Một ông thấy bạn mình mặt mũi ủ rũ liền hỏi tại sao. Ông bạn kia âu sầu trả lời: Tôi có 3 thằng con trai đã lớn nhưng không thằng nào chịu lấy vợ. Hỏi ra mới biết chúng chỉ mê đàn ông. Ông bạn liền hỏi: Thế cả nhà ông không có ai yêu đàn bà sao? Ông kia đáp ngay: Có chứ, đó là vợ tôi bây giờ.

Thế giới đang bắt đầu đảo điên. Loạn to mất rồi, các cụ ơi !

TRÀ LŨ

LTS: Tác giả Trà Lũ vừa xuất bản 2 tác phẩm mới: Đất Quê Hương 2 và 600 Chuyện Cười, và tái bản 3 cuốn chuyện cười cũ. Độc giả muốn mua những sách này, xin liên lạc trực tiếp với tác giả: petertralu@gmail.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chào Nhau
Lê Trị
21:34 21/07/2014
CHÀO NHAU
Ảnh của Lê Trị
Này Người ơi ta muốn nhắn đôi lời.
Cạnh bên ta ngỡ tình nhân âu yếm,
Cất tiếng “Chào!” Thật nồng ấm thân thương,
Và trao nhau môi hôn lời tình tự,
Ngày đáng yêu với mộng mị nghê thường.
(Trích thơ của Tú Nạc, NMS)