Phụng Vụ - Mục Vụ
Suy Niệm Tin Mừng Chúa Nhật 17 Thường Niên B
Lm. Thái Nguyên
02:05 19/07/2021
Một sự thật khó tin
Lm. Minh Anh
02:27 19/07/2021
MỘT SỰ THẬT KHÓ TIN
“Chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ!”.
Một thiếu nữ đến gặp một linh mục, đặt một câu hỏi đầy thách đố, “Xin cha cho biết, sống đời dâng hiến là gì?”. Đưa ra một tờ giấy trắng, vị linh mục trả lời, “Đó là ký tên bên dưới và dám thách thức Thiên Chúa điền vào bên trên… bất cứ điều gì Ngài muốn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không biết thiếu nữ kia có dám ‘ký vào’ bên dưới tờ giấy hay không, nhưng sự thật là, con người luôn muốn thách thức Thiên Chúa! Đó là ‘một sự thật khó tin’; ấy thế, có ‘một sự thật khó tin’ khác là, Thiên Chúa luôn luôn chiều con người, Ngài đáp ứng nó, miễn sao nó tin nhận Ngài hơn. Đó là những gì chúng ta gặp thấy trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Xu hướng thách thức đó, một lần nữa, được tìm thấy trong Tin Mừng hôm nay khi một nhóm luật sĩ, biệt phái kéo đến thưa Chúa Giêsu, “Chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ!”. Quan hệ của hai giới này với Chúa Giêsu là quan hệ một chiều; họ đòi Ngài một dấu lạ nếu Ngài muốn có sự tôn trọng họ dành cho Ngài, người mà họ đã đóng cửa trái tim mình từ trước. Lòng kiêu hãnh của họ đã đưa ra yêu sách mà họ nghĩ là bất khả thi đối với Chúa Giêsu, và nó sẽ không được thoả mãn cho đến khi những yêu cầu bất khả thi này được đáp ứng! Kiêu hãnh là nguyên nhân của bao chia rẽ, oán hận và cay đắng trong các mối quan hệ. Bài học ở đây là, thay vì thách thức Thiên Chúa, chúng ta hãy để Ngài thách thức mình; chính những thách thức đối với bản thân lại là nhân tố để mỗi người có thể lớn lên trong khiêm nhường, thống hối và vị tha.
Trước điều bất ưng, chúng ta nổi loạn, đó là khuynh hướng thường tình của con người. Thế nhưng, Thiên Chúa có cách của Ngài; Ngài kiên nhẫn đợi chờ, chiều chuộng đủ cách, miễn sao chúng ta tin nhận Ngài hơn, yêu mến Ngài hơn, ngõ hầu thực sự thuộc về Ngài. Một nhà thần học viết, “Chỉ cần 4 ngày, Israel ra khỏi Ai Cập; nhưng phải đợi đến 40 năm, Thiên Chúa mới có thể lấy ‘Ai Cập’ ra khỏi lòng Israel”. Đúng là ‘một sự thật khó tin’, nhưng lịch sử Do Thái đã chứng minh điều đó.
Anh Chị em,
Trong những ngày hôm nay, cả Việt Nam, đúng hơn cả thế giới đang đảo điên vì dịch bệnh. Corona vô hình, nhưng sự hoành hành tác oai, tác quái của nó được nhìn thấy khắp nơi. Một Sài Gòn nhộn nhịp nay yên ắng đến khó tin. Thế nhưng, hãy vững tin vào Chúa, Đấng đang làm ‘một sự thật khó tin’ khác qua thời gian bi thảm này. Ngài đã canh thức để đưa Israel qua Biển Đỏ, Ngài cũng đang thức với nhân loại để đưa nó đến chỗ nhận biết Ngài. Phải chăng đây là lúc Thiên Chúa đang đưa nhân loại vào sa mạc, để ở đó, Ngài tước hết những gì là vật chất ra khỏi lòng người. Hãy thôi than trách Thiên Chúa, ngưng thách đố Ngài; nhưng vững tin vào Ngài, Cha chúng ta, Đấng luôn làm những điều khó tin để chúng ta tin yêu và thuộc trọn về Ngài hơn. Và gì nữa? Hãy bắt đầu bằng sự ăn năn chứ không bằng những thách đố. Khi tôi ăn năn, tôi tin nhận Đấng Thiên Chúa sai đến, Đấng xứng với tất cả tình yêu của tôi; tôi cảm thấy hối hận vì đã yêu Ngài quá ít hoặc đã xúc phạm Ngài quá nhiều. Sự thống hối tràn đầy tình yêu bao hàm một sự uốn nắn ý chí của tôi đối với Ngài và đối với người khác một cách trìu mến. Đây là một hình thức của tình yêu tự hiến mà tất cả chúng ta có thể đạt được vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời mình. Và đó chính là phép lạ, ‘một sự thật khó tin’ mà Thiên Chúa đang thách thức mỗi người chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con đừng bao giờ thách thức Chúa; nhưng dám để Chúa thách thức và ra sức đáp ứng; nhờ đó, con được lớn lên trong ân sủng, thống hối và vững bước trên đường nên thánh. Đó mới là ‘một sự thật khó tin’ nhưng đây là điều Chúa mong chờ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ!”.
Một thiếu nữ đến gặp một linh mục, đặt một câu hỏi đầy thách đố, “Xin cha cho biết, sống đời dâng hiến là gì?”. Đưa ra một tờ giấy trắng, vị linh mục trả lời, “Đó là ký tên bên dưới và dám thách thức Thiên Chúa điền vào bên trên… bất cứ điều gì Ngài muốn!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Không biết thiếu nữ kia có dám ‘ký vào’ bên dưới tờ giấy hay không, nhưng sự thật là, con người luôn muốn thách thức Thiên Chúa! Đó là ‘một sự thật khó tin’; ấy thế, có ‘một sự thật khó tin’ khác là, Thiên Chúa luôn luôn chiều con người, Ngài đáp ứng nó, miễn sao nó tin nhận Ngài hơn. Đó là những gì chúng ta gặp thấy trong phụng vụ Lời Chúa hôm nay.
Sách Xuất Hành kể chuyện con cái Israel thách thức Thiên Chúa và Môisen. Sau 430 năm cư ngụ đất người, đất mà dường như Israel chỉ hạnh phúc vỏn vẹn hơn kém ‘30 năm lẻ’ khi Giuse còn sống, để mấy trăm năm còn lại gần như là khổ sai và nô dịch. Thế nhưng, cuối cùng, Israel cũng được giải thoát một cách lừng lẫy. Ấy thế, vừa ra khỏi đó, họ đã thách thức Thiên Chúa, “Ở Ai Cập không đủ đất để chôn chúng tôi sao, mà ông đem chúng tôi lên chết trong sa mạc này?”; hoặc đau đớn hơn, “Hãy mặc chúng tôi làm nô lệ cho Ai Cập!”. Chín dấu lạ cả thể để đưa nó ra khỏi đó chưa đủ sao, thế mà bây giờ, dân lại thách thức Thiên Chúa, ‘một sự thật khó tin!’. Vậy mà, Môisen vẫn từ tốn, “Xin anh em đừng sợ, hãy vững lòng!”; “Chúa sẽ chiến đấu cho anh em!”; nghĩa là, ‘Anh em đừng rối lên, hãy ở yên, Thiên Chúa sẽ chiều anh em!’. Và quả thế, Thiên Chúa đã chiều dân Ngài với một dấu lạ khác, người Ai Cập phải chìm lỉm như chì trong biển, để Israel có thể cất lên, “Nào ta hát mừng Chúa, Đấng cao cả uy hùng!” như thánh ca Xuất Hành hôm nay chúc khen.
Xu hướng thách thức đó, một lần nữa, được tìm thấy trong Tin Mừng hôm nay khi một nhóm luật sĩ, biệt phái kéo đến thưa Chúa Giêsu, “Chúng tôi muốn thấy Thầy làm một dấu lạ!”. Quan hệ của hai giới này với Chúa Giêsu là quan hệ một chiều; họ đòi Ngài một dấu lạ nếu Ngài muốn có sự tôn trọng họ dành cho Ngài, người mà họ đã đóng cửa trái tim mình từ trước. Lòng kiêu hãnh của họ đã đưa ra yêu sách mà họ nghĩ là bất khả thi đối với Chúa Giêsu, và nó sẽ không được thoả mãn cho đến khi những yêu cầu bất khả thi này được đáp ứng! Kiêu hãnh là nguyên nhân của bao chia rẽ, oán hận và cay đắng trong các mối quan hệ. Bài học ở đây là, thay vì thách thức Thiên Chúa, chúng ta hãy để Ngài thách thức mình; chính những thách thức đối với bản thân lại là nhân tố để mỗi người có thể lớn lên trong khiêm nhường, thống hối và vị tha.
Trước điều bất ưng, chúng ta nổi loạn, đó là khuynh hướng thường tình của con người. Thế nhưng, Thiên Chúa có cách của Ngài; Ngài kiên nhẫn đợi chờ, chiều chuộng đủ cách, miễn sao chúng ta tin nhận Ngài hơn, yêu mến Ngài hơn, ngõ hầu thực sự thuộc về Ngài. Một nhà thần học viết, “Chỉ cần 4 ngày, Israel ra khỏi Ai Cập; nhưng phải đợi đến 40 năm, Thiên Chúa mới có thể lấy ‘Ai Cập’ ra khỏi lòng Israel”. Đúng là ‘một sự thật khó tin’, nhưng lịch sử Do Thái đã chứng minh điều đó.
Anh Chị em,
Trong những ngày hôm nay, cả Việt Nam, đúng hơn cả thế giới đang đảo điên vì dịch bệnh. Corona vô hình, nhưng sự hoành hành tác oai, tác quái của nó được nhìn thấy khắp nơi. Một Sài Gòn nhộn nhịp nay yên ắng đến khó tin. Thế nhưng, hãy vững tin vào Chúa, Đấng đang làm ‘một sự thật khó tin’ khác qua thời gian bi thảm này. Ngài đã canh thức để đưa Israel qua Biển Đỏ, Ngài cũng đang thức với nhân loại để đưa nó đến chỗ nhận biết Ngài. Phải chăng đây là lúc Thiên Chúa đang đưa nhân loại vào sa mạc, để ở đó, Ngài tước hết những gì là vật chất ra khỏi lòng người. Hãy thôi than trách Thiên Chúa, ngưng thách đố Ngài; nhưng vững tin vào Ngài, Cha chúng ta, Đấng luôn làm những điều khó tin để chúng ta tin yêu và thuộc trọn về Ngài hơn. Và gì nữa? Hãy bắt đầu bằng sự ăn năn chứ không bằng những thách đố. Khi tôi ăn năn, tôi tin nhận Đấng Thiên Chúa sai đến, Đấng xứng với tất cả tình yêu của tôi; tôi cảm thấy hối hận vì đã yêu Ngài quá ít hoặc đã xúc phạm Ngài quá nhiều. Sự thống hối tràn đầy tình yêu bao hàm một sự uốn nắn ý chí của tôi đối với Ngài và đối với người khác một cách trìu mến. Đây là một hình thức của tình yêu tự hiến mà tất cả chúng ta có thể đạt được vào bất cứ thời điểm nào trong cuộc đời mình. Và đó chính là phép lạ, ‘một sự thật khó tin’ mà Thiên Chúa đang thách thức mỗi người chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin cho con đừng bao giờ thách thức Chúa; nhưng dám để Chúa thách thức và ra sức đáp ứng; nhờ đó, con được lớn lên trong ân sủng, thống hối và vững bước trên đường nên thánh. Đó mới là ‘một sự thật khó tin’ nhưng đây là điều Chúa mong chờ!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Ngày 20/7: Lắng nghe và nói chuyện với Chúa. Suy Niệm: Linh mục Nguyễn Ngọc Dũng SDB
Giáo Hội Năm Châu
02:28 19/07/2021
PHÚC ÂM: Mt 12, 46-50
“Người giơ tay trên các môn đệ mà nói: Đây là mẹ Ta và là anh em Ta”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu còn đang nói với dân chúng, thì mẹ Người và anh em Người đứng ngoài tìm cách nói chuyện với Người. Có kẻ thưa rằng: “Kìa, mẹ Ngài và anh em Ngài đang đứng tìm Ngài ngoài kia”. Nhưng Người trả lời kẻ ấy rằng: “Ai là mẹ Ta, ai là anh em Ta?” Rồi Người giơ tay chỉ các môn đệ mà nói: “Đây là mẹ Ta và là anh em Ta, vì hễ ai làm theo ý Cha Ta trên trời, thì người ấy là anh em, chị em và là mẹ Ta vậy”.
Đó là lời Chúa.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:52 19/07/2021
36. Chúng ta là những người lữ hành cư ngụ trên thế gian này thì không thể không bị thử thách, bởi vì năm tháng của chúng ta được đo lường trong thử thách, hơn nữa nếu không qua thử thách thì không ai có thể trổ hết tài năng và có thể đứng cao sừng sững.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
15:58 19/07/2021
3. CHUYẾT PHU HỌ ĐƯỜNG
Đường Chuyết Phu và Mậu Học Tam đều là những người quân tử nổi tiếng ở Tùng Giang.
Một hôm, họ đem kỹ nữ theo cùng uống rượu, người kỹ nữ ấy linh hoạt khéo léo và thông minh, Đường Chuyết Phu nói:
- “Đây là Xảo Thê.”
Mậu Học Tam nói:
- “Xảo Thê thường bạn với Chuyết Phu Nhãn, câu thơ này có xuất xứ như sau: Trước đây có một kỹ nữ xướng ca tuyệt cú mèo, quan lớn, khách quý đều tìm đến thăm nàng, hỏi nàng họ tên thì được nàng trả lời: “Chữ Khang làm đầu, chữ Lữ làm chân.” Khách bèn nói: “Nàng là họ Đường chứ?” người ca kỹ ấy nói: “Tiểu thiếp không phải họ Đường, Chuyết Phu mới là họ Đường ạ.”
Mọi người đều cười to.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 3:
Dù thông minh khéo léo nhưng làm kỹ nữ, thì không ai kính trọng; dù sắc sảo lanh lẹ nhưng làm kỹ nữ thì chẳng ai thích, bởi vì –theo quan niệm của người gọi lễ giáo gia phong thì “kỹ nữ” cũng như đĩ điếm mà thôi, đáng khinh bỉ.
Cũng có những người Ki-tô hữu nhổ nước miếng khi đi ngang qua “nhà chứa” để tỏ ý khinh bỉ, họ đọc kinh thật nhiều, nhưng không thấy Đức Chúa Giê-su đã thương xót tha tội cho người đàn bà ngoại tình suýt bị những người “đạo đức” là Pharisiêu ném đá...
Hôm nay chúng ta nhổ nước bọt xuống đất khinh bỉ người khác, thì ngày mai sẽ có người nhổ nước bọt vào mặt chúng ta, nhưng cái đáng sợ hơn chính là Đức Chúa Giêsu sẽ không nhận ra chúng ta là ai, khi chúng ta che mặt bằng tấm vải đạo đức giả khi nhổ nước bọt khinh bỉ tha nhân vì họ là người tội lỗi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Đường Chuyết Phu và Mậu Học Tam đều là những người quân tử nổi tiếng ở Tùng Giang.
Một hôm, họ đem kỹ nữ theo cùng uống rượu, người kỹ nữ ấy linh hoạt khéo léo và thông minh, Đường Chuyết Phu nói:
- “Đây là Xảo Thê.”
Mậu Học Tam nói:
- “Xảo Thê thường bạn với Chuyết Phu Nhãn, câu thơ này có xuất xứ như sau: Trước đây có một kỹ nữ xướng ca tuyệt cú mèo, quan lớn, khách quý đều tìm đến thăm nàng, hỏi nàng họ tên thì được nàng trả lời: “Chữ Khang làm đầu, chữ Lữ làm chân.” Khách bèn nói: “Nàng là họ Đường chứ?” người ca kỹ ấy nói: “Tiểu thiếp không phải họ Đường, Chuyết Phu mới là họ Đường ạ.”
Mọi người đều cười to.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 3:
Dù thông minh khéo léo nhưng làm kỹ nữ, thì không ai kính trọng; dù sắc sảo lanh lẹ nhưng làm kỹ nữ thì chẳng ai thích, bởi vì –theo quan niệm của người gọi lễ giáo gia phong thì “kỹ nữ” cũng như đĩ điếm mà thôi, đáng khinh bỉ.
Cũng có những người Ki-tô hữu nhổ nước miếng khi đi ngang qua “nhà chứa” để tỏ ý khinh bỉ, họ đọc kinh thật nhiều, nhưng không thấy Đức Chúa Giê-su đã thương xót tha tội cho người đàn bà ngoại tình suýt bị những người “đạo đức” là Pharisiêu ném đá...
Hôm nay chúng ta nhổ nước bọt xuống đất khinh bỉ người khác, thì ngày mai sẽ có người nhổ nước bọt vào mặt chúng ta, nhưng cái đáng sợ hơn chính là Đức Chúa Giêsu sẽ không nhận ra chúng ta là ai, khi chúng ta che mặt bằng tấm vải đạo đức giả khi nhổ nước bọt khinh bỉ tha nhân vì họ là người tội lỗi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
-----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Làm theo ý Cha
Lm. Minh Anh
23:39 19/07/2021
LÀM THEO Ý CHA
“Ai làm theo ý Cha Tôi trên trời, người ấy là anh em, chị em và là mẹ Tôi!”.
Một ngày nọ, một người đàn ông từ vùng núi Tennessee thấy mình đang ở trong một thành phố rộng lớn; lần đầu tiên, ông đứng bên ngoài một chiếc thang máy. Ông nhìn một phụ nữ lớn tuổi, gầy gò, tập tễnh bước vào; và cánh cửa đóng lại. Ít phút sau, cánh cửa mở; một phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp bước ra. Người cha hốt hoảng hét lên với cậu con trai út, “Billy, hãy đi tìm mẹ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Sự thật là, câu nói của Chúa Giêsu khẳng định ‘tình mẫu tử kép’ của Mẹ Maria hơn bất cứ điều gì khác! Tại sao? Bởi lẽ, Ngài đang nói về cách thức để một người có thể trở nên thành viên thực sự của gia đình Ngài, và điều ấy xảy ra khi một người ‘làm theo ý Cha’ trên trời. Hãy suy nghĩ về lời này! Ai làm tròn ý muốn của Cha trên trời tốt hơn Đức Maria? Ai đã vâng lời hơn Đức Trinh Nữ trong mọi sự? Không có ai! Đức Mẹ đã hành động trong sự vâng lời hoàn hảo suốt cuộc đời và do đó, Mẹ đã hoàn thành xuất sắc yêu cầu của việc trở nên thành viên trong gia đình của Chúa Giêsu.
Một điều chúng ta cần rút ra ở đây là, quan hệ của Mẹ Maria với Chúa Giêsu được thể hiện ở hai cấp độ. Đầu tiên, đó là tình mẫu tử huyết thống, đây là một đặc ân đáng kinh ngạc, một ân sủng mà vì đó, Mẹ đáng được tôn vinh; thế nhưng, tình mẫu tử máu mủ của Mẹ không phải là lý do ưu tiên cho việc Mẹ được chúc phúc. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, yếu tố thứ hai, mới là lý do hàng đầu để Mẹ hưởng mọi ân phúc; tình mẫu tử thiêng liêng này được Chúa Giêsu xác nhận trong Tin Mừng hôm nay khi Ngài gián tiếp tiết lộ, Mẹ Ngài đã ‘làm theo ý Cha’ trên trời một cách tuyệt hảo. Đó là hậu kết của lời “Xin vâng” trọn vẹn của Mẹ đối với Thiên Chúa trong mọi sự. Đây là lý do quan trọng nhất để Mẹ Maria được tôn vinh và được gọi là người “diễm phúc” qua muôn thế hệ.
Ai trong chúng ta cũng ao ước được như Mẹ, không phải trở nên máu mủ với Chúa Giêsu, vì điều đó không thể; nhưng, chúng ta vẫn có thể trở nên anh em, chị em và là mẹ của Ngài ‘cách thiêng liêng’ khi ra sức bắt chước Mẹ để ‘làm theo ý Cha’ trên trời. Bản thân Chúa Giêsu cũng là một người con ‘làm theo ý Cha’ cách hoàn hảo mà tuyệt đỉnh của sự vâng phục, là Ngài đã hiến mình trên thập giá. Với chúng ta, việc ‘làm theo ý Cha’ cũng sẽ khả thi, nếu biết bỏ mình để ‘ra đi’ mỗi ngày; ra đi khỏi cái tôi ích kỷ, khỏi ý riêng, khỏi những ràng buộc khiến chúng ta nô lệ cho tội lỗi và các nết xấu. Đây không phải là một điều gì tự sức, phải có ân sủng và sức mạnh của Chúa.
Thật khá trùng hợp, bài đọc Xuất Hành hôm nay nói đến việc ra đi của dân Chúa; Israel đoạn tuyệt thời nô lệ đằng đẵng mấy trăm năm vốn đã khiến họ sống một kiếp sống không xứng với chức phận dân riêng của Thiên Chúa. Thế nhưng, dù ở đất khách, Israel ‘không bao giờ không phải là con’; vì thế, Chúa đã biểu dương sức mạnh và uy quyền; Ngài giật họ khỏi tay Pharaô, đưa vào Đất Hứa, xứng phận làm con. Ngài ra tay, xẻ đôi lòng biển; họ đi qua ráo chân, miệng cất lời tán tụng, “Nào ta hát mừng Chúa, Đấng cao cả uy hùng!” như thánh ca Xuất Hành hôm nay bày tỏ.
Anh Chị em,
“Ai làm theo ý Cha Tôi trên trời, người ấy là anh em, chị em và là mẹ Tôi!”. Nhờ Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta trở nên con Thiên Chúa; tuy nhiên, chỉ khi nào ‘làm theo ý Cha’ như Mẹ Maria, chúng ta mới bảo tồn được chức vị làm con, anh em, chị em và là mẹ của Chúa Giêsu. Vậy đâu là ý của Cha? Rõ ràng, ý của Ngài là như Israel, chúng ta phải được giải thoát khỏi ‘mọi ách nô lệ’; phải được định cư tự do trên ‘Đất Hứa’. Một ý muốn quá tuyệt vời! Vậy mà, đã bao lần, như Israel, chúng ta than trách, ta thán Thiên Chúa. Dẫu thế, Thiên Chúa vẫn có chương trình tuyệt vời cho từng người chúng ta và cho cả nhân loại. Chương trình đó, ý muốn đó được thánh Phaolô tiết lộ, “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh”. Đúng thế, nên thánh là ý định ban đầu của Thiên Chúa. Ước gì, trong những ngày đại dịch này, chúng ta biết đọc ra ý của Thiên Chúa mà thi hành!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết ‘làm theo ý Cha’ như Mẹ Maria; và biết Chúa muốn con làm gì trong những ngày hôm nay”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Ai làm theo ý Cha Tôi trên trời, người ấy là anh em, chị em và là mẹ Tôi!”.
Một ngày nọ, một người đàn ông từ vùng núi Tennessee thấy mình đang ở trong một thành phố rộng lớn; lần đầu tiên, ông đứng bên ngoài một chiếc thang máy. Ông nhìn một phụ nữ lớn tuổi, gầy gò, tập tễnh bước vào; và cánh cửa đóng lại. Ít phút sau, cánh cửa mở; một phụ nữ trẻ trung, xinh đẹp bước ra. Người cha hốt hoảng hét lên với cậu con trai út, “Billy, hãy đi tìm mẹ!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói với chúng ta, “Hãy đi tìm Mẹ!” dẫu Tin Mừng nói đến việc một người mẹ đi tìm con. Và đây là cơ hội hiếm hoi để chúng ta biết thêm về Đức Trinh Nữ Maria, một người mẹ ‘làm theo ý Cha’. Với trình thuật này, không ít người sẽ rơi vào bẫy khi nghĩ rằng, Chúa Giêsu, cách nào đó, tự mình tách xa Mẹ Ngài. Dường như họ muốn kết luận rằng, tuyên bố trên đây của Ngài bỏ qua vai trò của Đức Maria trong cuộc đời Ngài. Thế mà, không gì có thể đi xa hơn sự thật!
Sự thật là, câu nói của Chúa Giêsu khẳng định ‘tình mẫu tử kép’ của Mẹ Maria hơn bất cứ điều gì khác! Tại sao? Bởi lẽ, Ngài đang nói về cách thức để một người có thể trở nên thành viên thực sự của gia đình Ngài, và điều ấy xảy ra khi một người ‘làm theo ý Cha’ trên trời. Hãy suy nghĩ về lời này! Ai làm tròn ý muốn của Cha trên trời tốt hơn Đức Maria? Ai đã vâng lời hơn Đức Trinh Nữ trong mọi sự? Không có ai! Đức Mẹ đã hành động trong sự vâng lời hoàn hảo suốt cuộc đời và do đó, Mẹ đã hoàn thành xuất sắc yêu cầu của việc trở nên thành viên trong gia đình của Chúa Giêsu.
Một điều chúng ta cần rút ra ở đây là, quan hệ của Mẹ Maria với Chúa Giêsu được thể hiện ở hai cấp độ. Đầu tiên, đó là tình mẫu tử huyết thống, đây là một đặc ân đáng kinh ngạc, một ân sủng mà vì đó, Mẹ đáng được tôn vinh; thế nhưng, tình mẫu tử máu mủ của Mẹ không phải là lý do ưu tiên cho việc Mẹ được chúc phúc. Chính tình mẫu tử thiêng liêng, yếu tố thứ hai, mới là lý do hàng đầu để Mẹ hưởng mọi ân phúc; tình mẫu tử thiêng liêng này được Chúa Giêsu xác nhận trong Tin Mừng hôm nay khi Ngài gián tiếp tiết lộ, Mẹ Ngài đã ‘làm theo ý Cha’ trên trời một cách tuyệt hảo. Đó là hậu kết của lời “Xin vâng” trọn vẹn của Mẹ đối với Thiên Chúa trong mọi sự. Đây là lý do quan trọng nhất để Mẹ Maria được tôn vinh và được gọi là người “diễm phúc” qua muôn thế hệ.
Ai trong chúng ta cũng ao ước được như Mẹ, không phải trở nên máu mủ với Chúa Giêsu, vì điều đó không thể; nhưng, chúng ta vẫn có thể trở nên anh em, chị em và là mẹ của Ngài ‘cách thiêng liêng’ khi ra sức bắt chước Mẹ để ‘làm theo ý Cha’ trên trời. Bản thân Chúa Giêsu cũng là một người con ‘làm theo ý Cha’ cách hoàn hảo mà tuyệt đỉnh của sự vâng phục, là Ngài đã hiến mình trên thập giá. Với chúng ta, việc ‘làm theo ý Cha’ cũng sẽ khả thi, nếu biết bỏ mình để ‘ra đi’ mỗi ngày; ra đi khỏi cái tôi ích kỷ, khỏi ý riêng, khỏi những ràng buộc khiến chúng ta nô lệ cho tội lỗi và các nết xấu. Đây không phải là một điều gì tự sức, phải có ân sủng và sức mạnh của Chúa.
Thật khá trùng hợp, bài đọc Xuất Hành hôm nay nói đến việc ra đi của dân Chúa; Israel đoạn tuyệt thời nô lệ đằng đẵng mấy trăm năm vốn đã khiến họ sống một kiếp sống không xứng với chức phận dân riêng của Thiên Chúa. Thế nhưng, dù ở đất khách, Israel ‘không bao giờ không phải là con’; vì thế, Chúa đã biểu dương sức mạnh và uy quyền; Ngài giật họ khỏi tay Pharaô, đưa vào Đất Hứa, xứng phận làm con. Ngài ra tay, xẻ đôi lòng biển; họ đi qua ráo chân, miệng cất lời tán tụng, “Nào ta hát mừng Chúa, Đấng cao cả uy hùng!” như thánh ca Xuất Hành hôm nay bày tỏ.
Anh Chị em,
“Ai làm theo ý Cha Tôi trên trời, người ấy là anh em, chị em và là mẹ Tôi!”. Nhờ Bí tích Thánh Tẩy, chúng ta trở nên con Thiên Chúa; tuy nhiên, chỉ khi nào ‘làm theo ý Cha’ như Mẹ Maria, chúng ta mới bảo tồn được chức vị làm con, anh em, chị em và là mẹ của Chúa Giêsu. Vậy đâu là ý của Cha? Rõ ràng, ý của Ngài là như Israel, chúng ta phải được giải thoát khỏi ‘mọi ách nô lệ’; phải được định cư tự do trên ‘Đất Hứa’. Một ý muốn quá tuyệt vời! Vậy mà, đã bao lần, như Israel, chúng ta than trách, ta thán Thiên Chúa. Dẫu thế, Thiên Chúa vẫn có chương trình tuyệt vời cho từng người chúng ta và cho cả nhân loại. Chương trình đó, ý muốn đó được thánh Phaolô tiết lộ, “Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh”. Đúng thế, nên thánh là ý định ban đầu của Thiên Chúa. Ước gì, trong những ngày đại dịch này, chúng ta biết đọc ra ý của Thiên Chúa mà thi hành!
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Giêsu, xin giúp con biết ‘làm theo ý Cha’ như Mẹ Maria; và biết Chúa muốn con làm gì trong những ngày hôm nay”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Dư luận về Tự sắc Traditionis Custodes của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
00:35 19/07/2021
Nội cách đưa tin về Tự sắc Traditionis Custodes của các tờ báo và hãng tin cũng cho thấy dư luận nói chung về tự sắc mới nhất của Đức Phanxicô khá đa dạng, khác nhau. Hãng tin Catholic World News chẳng hạn chạy hàng tít lớn: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô giới hạn việc cử hành Thánh Lễ Latinh truyền thống”. Tuy nhiên, ở câu đầu bài tường trình của họ, họ cho rằng ngài “hầu như cấm” việc cử hành trong “các nhà thờ giáo xứ thông thường” (khác với tòng nhân) khắp thế giới.
Hãng A.P. thì cho chạy hàng tít: “Đức Giáo Hoàng lật ngược Đức Bênêđíctô, tái áp đặt các hạn chế đối với Thánh Lễ Latinh”. Và đã nhắc đến Đức Bênêđíctô, A.P. đương nhiên có sự so sánh giữa hai vị Giáo Hoàng: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô đàn áp thẳng tay [cracked down on] việc lan tràn Thánh Lễ cũ bằng tiếng Latinh vào hôm Thứ Sáu, 16 tháng 7 năm 2021, lật ngược các quyết định mang chữ ký của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI trong một thách thức lớn đối với các người Công Giáo duy truyền thống. Đức Phanxicô tái áp đặt các hạn chế lên việc cử hành Thánh Lễ Latinh mà Đức Bênêđíctô đã nới lỏng năm 2007. Đức Phanxicô nói rằng ngài làm thế vì cuộc cải tổ của Đức Bênêđíctô đã trở nên nguồn chia rẽ trong Giáo Hội và đã được dùng làm khí cụ trong tay những người Công Giáo chống đối Công Đồng Vatican II, tức các cuộc hội họp trong thập niên 1960 đã hiện đại hóa Giáo Hội”.
Theo A.P., “các nhà phê bình nói rằng họ chưa bao giờ mục kích một vị Giáo Hoàng đã lật ngược một cách triệt để vị tiền nhiệm của ngài đến thế. Việc lật ngược này liên quan đến một điều hết sức nền tảng là phụng vụ, trong khi Đức Bênêđíctô vẫn còn sống và sống ngay tại Vatican trong tư cách Giáo Hoàng hưu trí, càng khuếch đại hơn nữa bản chất ngoại thường nơi động thái của Đức Phanxicô, một điều chắc chắn sẽ gây ra nhiều thù nghịch hơn nữa nơi cánh hữu nhắm vào ngài”.
A.P. không bỏ lỡ việc tường trình phản ứng dữ dội của phe cực hữu Công Giáo. Như blog Rorate Coeli của Mỹ chẳng hạn viết thẳng thừng “Đức Phanxicô GHÉT CHÚNG TÔI. Đức Phanxicô GHÉT Truyền thống. Đức Phanxicô GHÉT mọi điều tốt lành và đẹp đẽ” và câu kinh khủng sau: “ĐỨC PHANXICÔ SẼ CHẾT, THÁNH LỄ LATINH SẼ SỐNG MÃI MÃI”.
Hàng tít lớn của tờ Catholic Herald thì như sau: “... Đức Giáo Hoàng Phanxicô thả trái bom được chờ đợi lâu của ngài lên Thánh lễ Latinh truyền thống”. Trong 12 ý nghĩ của họ về Tự sắc này, ý nghĩ 8 đồng nhất với nhận định của Catholic World News, khi cho rằng “Nếu Đức Giáo Hoàng Phanxicô có thể bãi bỏ Tự sắc của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô, thì vị Giáo Hoàng sắp tới có thể sẽ bãi bỏ điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô đưa ra hôm nay. Liệu Thánh Lễ Latinh có trở thành điều tương đương với chính sách Mexico City của Mỹ hay không đây? Một điều liên tiếp bị thu hồi rồi lại tái lập mỗi lần một tân chính phủ của đảng khác lên cầm quyền?
Hãng tin CNA đặt tựa đề trung dung hơn “Tin mới: Đức Giáo Hoàng Phanxicô ban hành các giới hạn lên các Thánh lễ của hình thức ngoại thường trong Tự sắc mới”.
Hãng tin này cho rằng “trong Tự sắc ban hành ngày 16 tháng 7, Đức Giáo Hoàng đã đưa ra các thay đổi lớn lao đối với tông thư Summorum Pontificum năm 2007 của vị tiền nhiệm ngài, Đức Bênêđíctô XVI, là tông thư thừa nhận quyền của mọi linh mục được cử hành Thánh Lễ dùng Sách Lễ Rôma năm 1962”.
Hãng này nhắc tới lá thư của Đức Phanxicô gửi hàng Giám Mục hoàn cầu để giải thích lý do cho quyết định của ngài trong tự sắc Traditionis Custodes: “để bảo vệ sự hợp nhất Nhiệm Thể Chúa Kitô, tôi buộc phải thu hồi năng quyền do các vị tiền nhiệm của tôi ban cấp. Việc sử dụng năng quyền đó cách bóp méo đã biến nó thành trái ngược với các ý định từng dẫn đến việc ban quyền tự do cử hành Thánh Lễ với Sách Lễ Rôma năm 1962”.
Tuy nhiên, CNA cũng nhắc lại lời “bảo đảm” của Đức Bênêđíctô XVI khi ban hành tự sắc Summorum Pontificum là sẽ không có chia rẽ trong cộng đoàn giáo xứ: “Nỗi sợ này đối với tôi không có cơ sở nào cả. Việc sử dụng Sách Lễ cũ giả thiết phải có một mức độ đào luyện nào đó về phụng vụ và một nhận thức nào đó trong ngôn ngữ Latinh; cả hai điều này không thường thường có. Từ những giả thiết cụ thể này, điều thấy rõ ràng là Sách Lễ mới chắc chắn luôn là Hình thức thông thường của Nghi Lễ Rôma, không những chỉ về phương diện qui tắc pháp lý, mà còn cả vì hoàn cảnh thực tế của các cộng đồng tín hữu”.
Linh mục John Zuhlsdorf, cực hữu, lẽ dĩ nhiên cực lực phản đối động thái của Đức Phanxicô, đặt nó trong một bối cảnh thật bi đát, gây hãi hùng: “Hôm nay, 16 tháng 7, là Lễ Đức Mẹ Núi Cácmen. Trong lúc có Thượng Hội Đồng Giám Mục về vùng Amazon, chính tại nhà thờ của ngài ở Rome, gần Vatican, đền thờ dâng qủy Pachamama đã được thiết lập. Hôm nay, ngày 16 tháng 7, ngày kỷ niệm Đại Ly Giáo năm 1054, khi Sắc chỉ Tuyệt thông được đặt lên bàn thờ của Hagia Sophia. Hôm nay, Dự án Manhattan lần dầu tiên cho nổ thành công vũ khí hạt nhân. Hôm nay là ngày kỷ niệm vụ nổ nguyên tử đầu tiên năm 1945... Điều ấy dẫn tôi tới phản ứng đầu tiên của tôi đối với Tự Sắc Traditionis custodes, là tự sắc trên thực tế nhục mạ toàn bộ triều giáo hoàng của Đức Bênêđíctô XVI và các dự liệu mục vụ của Đức Gioan Phaolô II và mọi người các vị gây tác động”. Cha Zuhlsdorf cho rằng, Tự sắc vừa thô thiển vừa tàn bạo (vulgar and cruel).
Cha de Souza thì lưu ý tới “Năm Hậu quả của Tân Tự sắc Cắt giảm Thánh Lễ Latinh” (Five Consequences of the New Motu Proprio Curtailing the Latin Mass). Cha nhận định rằng qua quyết định của ngài, Đức Phanxicô hy vọng tạo được sự hợp nhất trong Giáo Hội, “nhưng việc này khó mà xẩy ra lập tức ngay sau khi ngài kiểm soát chặt chẽ hơn việc cử hành Thánh lễ dưới Hình thức Ngoại thường, khi những người biết ơn Đức Bênêđíctô XVI đã cho phép bất cứ linh mục nào cũng được cử hành Hình thức Ngoại thường trong Tự sắc Summorum Pontificum năm 2007, sẽ thất vọng, chắc chắn càng trầm trọng hơn khi Đức Giáo Hoàng Phanxicô lật ngược luật lệ phụng vụ của Đức Bênêđíctô”.
Tờ CruxNow của John Allen Jr., với cái nhìn thường có tính dung hợp, đặt tựa đề cho bài báo của Elise Ann Allen như sau: “Việc Đức Giáo Hoàng Kiểm soát chặt chẽ hơn Thánh lễ Latinh được khen có ‘tính tiên tri’, bị chê có ‘tính tàn bạo’”.
Tờ trên trích dẫn Gregory DiPippo, chuyên viên và biên tập viên phụng vụ trên blog của Phong Trào Tân Phụng Vụ, khi ông này cho biết ông tràn ngập “một nỗi buồn và thất vọng sâu xa khi nghĩ rằng Đức Giáo Hoàng lại có thể xử tệ một cách tàn bạo quá nhiều tín hữu như thế”.
DiPippo nói rằng động thái của Đức Phanxicô bị những người mộ mến Thánh lễ Latinh coi như “bản tuyên chiến, và là một tuyên bố có dụng ý xua đuổi ra khỏi Giáo Hội những người không thích hợp với viễn kiến ý thức hệ của Đức Giáo Hoàng về Giáo Hội”. Trong khi, theo ông, những người này là “nhóm rất thành thạo về giáo lý, và biết rằng Giáo Hội không phải là đồ chơi cá nhân của vị Giáo Hoàng để ngài được quyền đối xử tàn tệ với các tín hữu kiểu này”.
Trái lại Austen Ivereigh, người viết tiểu sử của Đức Giáo Hoàng, thì hết lời ca ngợi quyết định của ngài. Trên Twitter, ông viết: “Một ngày lịch sử. Một động thái mạnh dạn. Một hành vi tiên tri”. Ông viết thêm: “Đức Bênêđíctô XVI nói với các Giám Mục lúc ban hành năm 2007 của ngài rằng nó sẽ được duyệt xét nếu nó tạo ra vấn đề. Đức Phanxicô đã hội ý với các Giám Mục thế giới và các ngài cho biết nó quả đã tạo ra vấn đề. Điều có ý định cổ vũ hợp nhất đã bị sử dụng để gieo rắc chia rẽ và chống đối Vatican II”.
Đức Ông James Moroney, cựu chánh văn phòng của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ về phụng vụ tin rằng việc nới rộng cho phép cử hành Thánh lễ Latinh, một cử chỉ nhằm hợp nhất, đã có hiệu quả ngược lại.
Ngài nói: “người ta chỉ cần tìm trên liên mạng sẽ đọc thấy [những câu như] ‘các linh mục không trọn vẹn thuộc Nghi lễ Rôma ngoại trừ cử hành hình thức ngoại thường’”. Chính những chiến dịch này khiến Đức Phanxicô hành động. Theo Đức Ông, “Đức Giáo Hoàng chỉ đáp ứng các báo cáo của các Giám Mục thế giới để tránh gây nguy hại thêm nữa cho sự hợp nhất Giáo Hội.
Điều đáng lưu ý, theo Elise A. Allen, là vị Đức Ông này từng được Đức Gioan Phaolô II và Bênêđíctô XVI bổ nhiện làm tư vấn cho Bộ Phụng thờ Thiên Chúa và Kỷ luật Bí tích.
Không vì thế, mà ngài do dự trong việc cho rằng “những ai coi phụng vụ thánh như nguồn và đỉnh cao của sự hợp nhất của chúng ta sẽ đáp ứng lời kêu gọi của ngài [Đức Giáo Hoàng]. Những ai muốn sử dụng phụng vụ như một trái banh chính trị, sẽ không đáp ứng”.
Ngài khuyên những người vừa kể “hãy hít thở thật sâu và khiêm hạ lắng nghe những gì Đức Thánh Cha và Giám Mục của họ yêu cầu nơi họ”.
Những người ấy, theo tiết lộ của John Allen Jr., không ít. Họ tập trung nhiều nhất ở Hoa Kỳ. Sách “Danh mục Lễ Latinh” (Latin Mass Directory) liệt kê 657 trung tâm cử hành Thánh Lễ này ở khắp nước Mỹ, đông 3 lần rưỡi hơn nước thứ nhì là Pháp với 199 trung tâm.
Tờ National Catholic Reporter cánh tả chạy hàng tít: “Về Thánh Lễ Latinh, Đức Giáo Hoàng Phanxicô tháo gỡ băng cấp cứu” (On the Latin Mass, Pope Francis pulls off the Band-Aid), và cho rằng đây là giải pháp duy nhất có thực chất.
Tờ này nhắc lại các “lời tiên tri” của chính họ trước đây, vốn cho rằng những người mộ mến Summorum Pontificum sẽ biến “hình thức ngoại thường thành biểu tượng cho một nghị trình chắc chắn đi ngược lại phần lớn những gì Vatican II đã đạt được... Đức Bênêđíctô đã hoàn toàn thất bại trong việc tri nhận tiềm năng phát triển các trang mạng lôi cuốn những người chạy theo các thứ sùng tín [cult], những trang mạng lộ liễu sùng kính hình thức ngoại thường của Thánh Lễ nhưng cũng phục vụ như đường dẫn cho một hình thức Công Giáo què quặt, thiếu hiểu biết thần học, hợp tác với những nhóm xách động chính trị cánh hữu...”.
Ký giả Gerard O’Connell trên tờ America của các cha dòng tên Mỹ, có xu hướng cấp tiến, nhận định rằng “Quyết định của Đức Phanxicô trong tư cách giáo hoàng lật ngược cách này các quyết định của hai vị tiền nhiệm là một điều phi thường. Người ta sẽ phải quay trở lại Công đồng Vatican II để tìm thấy một tiền lệ như vậy trong lịch sử hiện đại của Giáo hội. Nó đòi hỏi sự can đảm để thu hồi các quyết định của các ngài về một chủ đề nhạy cảm và gây xúc động cao như phụng vụ trước Công đồng Vatican II và Thánh lễ Latinh theo Sách lễ Rôma của Đức Piô V, do Đức Gioan XXIII hiệu đính năm 1962, biết rằng nó sẽ kích động một phản ứng mạnh mẽ từ những người theo duy truyền thống trong Giáo Hội, đặc biệt là ở Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Áo và Thụy Sĩ.
“Tuy nhiên, ngài đã làm như vậy vì, như ngài giải thích trong lá thư, năng quyền được các vị tiền nhiệm của ngài ban cấp để cổ vũ sự hợp nhất trong Giáo hội nhưng nó đã không làm được điều đó. Ngược lại, nó đang tạo ra nhiều sự chia rẽ hơn. Quyết định của ngài, đáp lại yêu cầu của các giám mục, nhằm ngăn chặn nó phát triển thành một phong trào chống lại công đồng”.
Tờ New York Times cho chạy hàng tít theo lưỡng phân bảo thủ/cấp tiến: “Đức Giáo Hoàng Phanxicô Hạn chế việc Sử dụng Thánh lễ Latinh Cũ, trong Một Cú Tát vào Người Bảo thủ” và họ sẵn lòng pha trộn đủ mọi mùi vị trong đó, kể cả chính trị.
Tờ báo nhấn mạnh ngay từ đầu rằng “Đức Giáo Hoàng Phanxicô thực hiện bước có ý nghĩa hướng tới việc đặt nền phụng vụ của Giáo Hội Công Giáo vững chãi về phía hiện đại hóa vào hôm Thứ sáu khi đàn áp thẳng tay việc sử dụng Thánh lễ Latinh cũ, chủ yếu lật ngược quyết định của vị tiền nhiệm bảo thủ”.
Mùi vị chính trị được New York Times thêm vào khi họ cho rằng “loạt đạn cuối cùng của ngài [Đức Phanxicô] trong điều gọi là cuộc chiến tranh phụng vụ của Giáo Hội diễn ra vài tuần sau khi các Giám Mục bảo thủ Hoa Kỳ, mà nhiều vị dính bén với Thánh lễ Latinh cũ, chủ yếu bác bỏ hướng dẫn mạnh mẽ của Vatican phải hạn chế sự đối đầu có thể có với Tổng thống Biden về việc ông này ủng hộ quyền phá thai”.
Họ khen hành động của Đức Phanxicô là “mạnh dạn và cụ thể..., tái lập việc bắt tay với thế giới hiện đại sau 3 thập niên lãnh đạo bởi các vị Giáo Hoàng bảo thủ”.
Từ những nhận định trên đây, người ta thấy chưa văn kiện nào của Đức Phanxicô lại làm cho lưỡng phân bảo thủ/cấp tiến rõ rệt sắc nét hơn giữa người Công Giáo, cho bằng Tự sắc Traditionis Custodes. Nhưng sự rõ nét này có được biện minh không? Câu hỏi này khiến một nhà báo đặt một câu hỏi khác: “Có thật là Đức Giáo Hoàng Phanxicô hạn chế Thánh lễ Latinh?” (Is It True That Pope Francis Is Restricting The Traditional Latin Mass?) (https://catholic-link.org/true-pope-francis-moto-proprio-traditionis-custodes).
Theo phân tích của Will Wright, tác giả bài báo trên, không hẳn Đức Phanxicô hạn chế Thánh lễ Latinh cho bằng hạn chế các nhóm chuyên chỉ cử hành Thánh Lễ Ngoại thường mà quên hẳn Thánh lễ bình thường, nhằm tạo ra một phong trào song song với Vatican II nói riêng và Giáo Hội nói chung.
Theo tác giả, quả tình có những nhóm như thế, “tuyệt đối khinh bỉ Hình thức Bình thường” của phụng vụ “Giáo Hội duy hiện đại”.
Còn Thánh lễ cũ, Wright cho rằng “không chỗ nào trong văn kiện mới [trong đó] Đức Giáo Hoàng Phanxicô hạn chế việc sử dụng các sách phụng vụ có trước năm 1970. Trái lại, ngài cho phép các Giám Mục “năng quyền độc hữu cho phép việc sử dụng Sách Lễ Rôma 1962 trong giáo phận của các ngài, theo các chỉ dẫn của Tòa Thánh” (TC, 2).
Phân tích điều 3 của Tự sắc, tác giả cho rằng Đức Phanxicô không hề đề cập tới các nhóm cử hành cả hai hình thức. Điều quan trọng được ngài yêu cầu là phải thừa nhận tính hợp pháp của Vatican II và Sách Lễ Rôma năm 1970. Một yêu cầu như thế hoàn toàn hợp lý trong cương vị giáo hoàng. Ngài không muốn có những nhóm chỉ cử hành Thánh lễ Latinh mà thôi.
Thiển nghĩ với thời gian và nhiều trầm lắng hơn, người ta có thể hiểu rõ hơn đường hướng cải tổ phụng vụ của Đức Phanxicô.
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Cuba tiến đạt một xã hội công bằng và huynh đệ
Thanh Quảng sdb
05:46 19/07/2021
Đức Thánh Cha cầu nguyện cho Cuba tiến đạt một xã hội công bằng và huynh đệ
Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi của ngài với người dân Cuba khi đất nước của họ đang dấy lên những cuộc biểu tình, bất ổn, đòi hỏi một xã hội công bằng hơn.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Hôm Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi hòa bình và đối thoại cho đất nước Cuba sau khi các cuộc biểu tình trên toàn quốc đã làm rúng động một đất nước đang bị chế độ Cộng sản cai trị!...
Phát biểu sau buổi đọc kinh “Truyền Tin” tại Quảng trường Vatican, kể từ lúc xuất viện sau cuộc giải phẫu hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha nói: “Tôi gần gũi với anh chị em thân yêu của đất nước Cuba trong những khoảng khắc khó khăn này, đặc biệt với những gia đình đau khổ nghèo đói nhất!..."
Tuần trước, Cuba đã nổ ra một tình trạng bất ổn tồi tệ nhất từ nhiều thập kỷ qua, với những cuộc biểu tình bùng phá ở chục địa điểm đòi “tự do”.
Hôm thứ Bảy (17/7/2021), các lực lượng ủng hộ chính phủ, bao gồm cả Chủ tịch Miguel Díaz-Canel và người tiền nhiệm 90 tuổi của ông, Raúl Castro, đã xuống đường ở Havana với các cuộc biểu tình của những người ủng hộ đòi hỏi duy trì chính phủ. Tổng thống cáo buộc lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ đã làm cho đảo quốc này ra nghèo đói và bất công xã hội.
Đức Thánh Cha cho biết ngài cầu nguyện xin “Chúa giúp quốc gia này biết xây dựng một xã hội ngày càng công bằng và huynh đệ hơn qua hòa bình, đối thoại và đoàn kết”.
ĐTC nói: “Tôi mời gọi tất cả mọi người dân Cuba hãy giao phó đất nước của mình dưới sự bảo trợ chở che từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria Cobre, Mẹ sẽ đồng hành với anh chị em trong hành trình này”.
Đức Thánh Cha bày tỏ sự gần gũi của ngài với người dân Cuba khi đất nước của họ đang dấy lên những cuộc biểu tình, bất ổn, đòi hỏi một xã hội công bằng hơn.
(Tin Vatican - Linda Bordoni)
Hôm Chủ nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô đã kêu gọi hòa bình và đối thoại cho đất nước Cuba sau khi các cuộc biểu tình trên toàn quốc đã làm rúng động một đất nước đang bị chế độ Cộng sản cai trị!...
Phát biểu sau buổi đọc kinh “Truyền Tin” tại Quảng trường Vatican, kể từ lúc xuất viện sau cuộc giải phẫu hôm thứ Tư, Đức Thánh Cha nói: “Tôi gần gũi với anh chị em thân yêu của đất nước Cuba trong những khoảng khắc khó khăn này, đặc biệt với những gia đình đau khổ nghèo đói nhất!..."
Tuần trước, Cuba đã nổ ra một tình trạng bất ổn tồi tệ nhất từ nhiều thập kỷ qua, với những cuộc biểu tình bùng phá ở chục địa điểm đòi “tự do”.
Hôm thứ Bảy (17/7/2021), các lực lượng ủng hộ chính phủ, bao gồm cả Chủ tịch Miguel Díaz-Canel và người tiền nhiệm 90 tuổi của ông, Raúl Castro, đã xuống đường ở Havana với các cuộc biểu tình của những người ủng hộ đòi hỏi duy trì chính phủ. Tổng thống cáo buộc lệnh cấm vận thương mại của Hoa Kỳ đã làm cho đảo quốc này ra nghèo đói và bất công xã hội.
Đức Thánh Cha cho biết ngài cầu nguyện xin “Chúa giúp quốc gia này biết xây dựng một xã hội ngày càng công bằng và huynh đệ hơn qua hòa bình, đối thoại và đoàn kết”.
ĐTC nói: “Tôi mời gọi tất cả mọi người dân Cuba hãy giao phó đất nước của mình dưới sự bảo trợ chở che từ mẫu của Đức Trinh Nữ Maria Cobre, Mẹ sẽ đồng hành với anh chị em trong hành trình này”.
Thế Vận Hội sắp bắt đầu tại Tokyo: Tình huynh đệ là huy chương quý giá nhất
Thanh Quảng sdb
06:24 19/07/2021
Thế Vận Hội sắp bắt đầu tại Tokyo: Tình huynh đệ là huy chương quý giá nhất
Tokyo đã chuẩn bị sẵn sàng khai mạc Thế vận hội Olympic trong nỗi lo âu phập phồng của cái bóng ma vô vi cô vít đại dịch. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn về thể thao như con đường xây dựng sự hòa hợp giữa các dân tộc.
(Tin Vatican - Alessandro Gisotti)
Một số bình luận gia đã cho Thế vận hội Olympic Tokyo là một "Thế vận hội buồn tẻ nhất". Để tránh sự lây lan của Covid-19, chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ không có khán giả trong các cuộc tranh tài, các lực sĩ đạt giải không được phép ôm nhau và ngay cả việc không đeo huy chương vào cổ để tránh mọi va chạm và nguy cơ lây lan Covid!...
Sau một năm Thế vận hội bị trì hoãn vì đại dịch, Nhật Bản đang chuẩn bị trải nghiệm sự kiện thể thao hàng đầu thế giới với những cảm xúc trái ngược: vui - buồn, tự hào - lo lắng. Trong Thế vận hội này, “lần đầu tiên” mọi biện pháp được thực hiện nhằm chống lại Covid nghiêm ngặt, có lẽ ý nghĩa (và giá trị) của sự kiện năm chiếc nhẫn gắn liền với nhau mang tính biểu tượng và tinh thần huynh đệ giữa các dân tộc, sẽ nói lên đầy đủ ý nghĩa. Đó là một thông điệp mà tất cả chúng ta đều thấy mình đang ở "cùng một cuộc hành trình chung trên một con thuyền" và phải đối diện với nhiều khó khăn, cũng như sự thay đổi bất ngờ của thời đại với những hậu quả khó lường.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh đến tiềm năng giáo dục của thể thao dành cho những người trẻ, tầm quan trọng của việc “đặt mình lên hàng đầu” và giá trị của việc chơi công bằng, cũng như - và ngài đã làm như vậy ngay cả trong những ngày nằm viện tại Bệnh viện Gemelli - giá trị của một thực tại đau yếu của đời người... Vào đầu năm, trong một cuộc phỏng vấn dài với tờ báo Ý “Gazzetta dello Sport”, Đức Thánh Cha đã nhận xét: Chiến thắng mang lại cho bạn cảm giác hồi hộp khó tả, nhưng cũng có một điều gì đó kỳ diệu về một thất bại... ĐTC nhắc nhở các vận động viên Thế vận hội, "Một ngôn ngữ phổ quát có thể vượt qua những khác biệt về văn hóa, xã hội, tôn giáo và thể chất, và nó gắn kết mọi người, khiến họ tham gia vào cùng một trò chơi và cùng nhau làm kẻ chiến thắng và kẻ thất bại”.
Như chúng ta trải nghiệm qua Giải vô địch bóng đá châu Âu vừa qua và giải America Cup gần đây, các vận động viên trên đường tranh đua, trên sân cỏ hoặc trên các bàn đạp, đã nỗ lực tột cùng để giành chiến thắng. Tinh thần thi đấu cũng được củng cố bởi một sự chờ đợi đã lâu, kể từ Thế vận hội cuối cùng, năm 2016 tại Rio de Janeiro.
Xét cho cùng, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với chiều kích thể thao, đặc biệt ở cấp độ chuyên môn, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh và chí khí vượt qua giới hạn cá nhân của mỗi người… "Hãy chứng tỏ là con người có thể đạt được sau những nỗ lực tập luyện, gắn kết và hy sinh lớn lao… Tất cả những điều này tạo thành một bài học cuộc sống, đặc biệt cho các bạn. Hy vọng Thế vận hội Tokyo này sẽ là một kết hợp qua sự căng thẳng trong cạnh tranh và tinh thần đoàn kết, giúp ban vượt qua giới hạn và chia sẻ sự mong manh… để đạt được những huy chương vàng, bạc và đồng - giấc mơ và mục tiêu chung của mọi vận động viên Olympic - là chiến thắng, tất cả phải cùng nhau tiến đạt một huy chương cao quí nhất là “tình huynh đệ đại dồng”.
Tokyo đã chuẩn bị sẵn sàng khai mạc Thế vận hội Olympic trong nỗi lo âu phập phồng của cái bóng ma vô vi cô vít đại dịch. Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhìn về thể thao như con đường xây dựng sự hòa hợp giữa các dân tộc.
(Tin Vatican - Alessandro Gisotti)
Một số bình luận gia đã cho Thế vận hội Olympic Tokyo là một "Thế vận hội buồn tẻ nhất". Để tránh sự lây lan của Covid-19, chính phủ Nhật Bản đã quyết định sẽ không có khán giả trong các cuộc tranh tài, các lực sĩ đạt giải không được phép ôm nhau và ngay cả việc không đeo huy chương vào cổ để tránh mọi va chạm và nguy cơ lây lan Covid!...
Sau một năm Thế vận hội bị trì hoãn vì đại dịch, Nhật Bản đang chuẩn bị trải nghiệm sự kiện thể thao hàng đầu thế giới với những cảm xúc trái ngược: vui - buồn, tự hào - lo lắng. Trong Thế vận hội này, “lần đầu tiên” mọi biện pháp được thực hiện nhằm chống lại Covid nghiêm ngặt, có lẽ ý nghĩa (và giá trị) của sự kiện năm chiếc nhẫn gắn liền với nhau mang tính biểu tượng và tinh thần huynh đệ giữa các dân tộc, sẽ nói lên đầy đủ ý nghĩa. Đó là một thông điệp mà tất cả chúng ta đều thấy mình đang ở "cùng một cuộc hành trình chung trên một con thuyền" và phải đối diện với nhiều khó khăn, cũng như sự thay đổi bất ngờ của thời đại với những hậu quả khó lường.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần nhấn mạnh đến tiềm năng giáo dục của thể thao dành cho những người trẻ, tầm quan trọng của việc “đặt mình lên hàng đầu” và giá trị của việc chơi công bằng, cũng như - và ngài đã làm như vậy ngay cả trong những ngày nằm viện tại Bệnh viện Gemelli - giá trị của một thực tại đau yếu của đời người... Vào đầu năm, trong một cuộc phỏng vấn dài với tờ báo Ý “Gazzetta dello Sport”, Đức Thánh Cha đã nhận xét: Chiến thắng mang lại cho bạn cảm giác hồi hộp khó tả, nhưng cũng có một điều gì đó kỳ diệu về một thất bại... ĐTC nhắc nhở các vận động viên Thế vận hội, "Một ngôn ngữ phổ quát có thể vượt qua những khác biệt về văn hóa, xã hội, tôn giáo và thể chất, và nó gắn kết mọi người, khiến họ tham gia vào cùng một trò chơi và cùng nhau làm kẻ chiến thắng và kẻ thất bại”.
Như chúng ta trải nghiệm qua Giải vô địch bóng đá châu Âu vừa qua và giải America Cup gần đây, các vận động viên trên đường tranh đua, trên sân cỏ hoặc trên các bàn đạp, đã nỗ lực tột cùng để giành chiến thắng. Tinh thần thi đấu cũng được củng cố bởi một sự chờ đợi đã lâu, kể từ Thế vận hội cuối cùng, năm 2016 tại Rio de Janeiro.
Xét cho cùng, như Đức Thánh Cha Phanxicô đã nhiều lần bày tỏ sự đánh giá cao của mình đối với chiều kích thể thao, đặc biệt ở cấp độ chuyên môn, được thúc đẩy bởi sự cạnh tranh và chí khí vượt qua giới hạn cá nhân của mỗi người… "Hãy chứng tỏ là con người có thể đạt được sau những nỗ lực tập luyện, gắn kết và hy sinh lớn lao… Tất cả những điều này tạo thành một bài học cuộc sống, đặc biệt cho các bạn. Hy vọng Thế vận hội Tokyo này sẽ là một kết hợp qua sự căng thẳng trong cạnh tranh và tinh thần đoàn kết, giúp ban vượt qua giới hạn và chia sẻ sự mong manh… để đạt được những huy chương vàng, bạc và đồng - giấc mơ và mục tiêu chung của mọi vận động viên Olympic - là chiến thắng, tất cả phải cùng nhau tiến đạt một huy chương cao quí nhất là “tình huynh đệ đại dồng”.
Các Giám Mục Cuba kêu gọi bọn cầm quyền đối thoại, ngưng bắt bớ
Đặng Tự Do
16:22 19/07/2021
Các cuộc biểu tình nổ ra ngày 11 tháng 7 là cuộc biểu tình lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Các cuộc biểu tình này đã nhanh chóng bị bọn cầm quyền cộng sản của hòn đảo trấn áp, bắt giữ hàng chục người, cắt quyền truy cập internet và một linh mục cũng bị giam giữ - và sau đó được thả trong khi đang cố gắng bảo vệ những người biểu tình trẻ tuổi khỏi bị cảnh sát đánh đập và bắt giữ.
Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 12 tháng 7, các giám mục cho biết hàng ngàn người đã xuống đường ở Cuba để phản đối “tình trạng ngày càng xấu đi trong tình trạng kinh tế và xã hội” và nói thêm rằng trong khi chính phủ đã “cố gắng thực hiện các biện pháp” để giải quyết các vấn đề, công dân Cuba nên có “quyền bày tỏ nhu cầu và hy vọng của họ” trước công chúng.
Các giám mục nói rằng họ lo lắng rằng các cuộc biểu tình sẽ bị đàn áp và cả hai bên sẽ “duy trì lập trường cứng nhắc.”
“Chúng ta sẽ không đạt được một giải pháp thuận lợi thông qua việc áp đặt hoặc bằng cách kêu gọi đối đầu, mà chỉ bằng cách lắng nghe lẫn nhau và tìm kiếm các thỏa thuận”, tuyên bố viết.
Các cuộc biểu tình bắt đầu ở San Antonio de Los Baños và nhanh chóng được nhân rộng ở ít nhất một chục thành phố trên khắp hòn đảo.
Ở một số thị trấn, những người biểu tình đã lật xe cảnh sát và cướp phá các cửa hàng do bọn cầm quyền điều hành bán hàng nhập khẩu với giá cao, và đôi khi là nơi duy nhất mọi người có thể tìm thấy những mặt hàng cơ bản như kem đánh răng.
Chủ tịch Cuba Miguel Díaz-Canel đổ lỗi cho lệnh cấm vận kinh tế kéo dài hàng thập kỷ của Hoa Kỳ là nguyên nhân gây ra các cuộc biểu tình. Ông cho biết ngày 12 tháng 7 Nhà Trắng đang cố gắng “làm hòn đảo chết ngạt, với hy vọng tạo ra biến động xã hội.” Díaz-Canel cũng kêu gọi những người ủng hộ ông xuống đường để bảo vệ chính phủ cách mạng, là chính phủ nắm quyền trên đảo từ năm 1959.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Anthony Blinken đã phản ứng lại những cáo buộc của ông Díaz-Canel, nói rằng việc chính phủ Cuba giải thích các cuộc biểu tình là sản phẩm từ chính sách của Hoa Kỳ là một “sai lầm đáng tiếc”. Blinken nói rằng các cuộc biểu tình phản ánh sự thất bại của chính phủ Cuba trong việc đáp ứng nhu cầu của người dân.
Giữa các cuộc biểu tình, Cha Castor José Alvarez Devesa bị cảnh sát bắt và đánh đập ở Camaguey, nhưng được thả vào ngày hôm sau khi Giáo Hội tại Cuba ra thông báo về việc giam giữ ngài.
Source:The Catholic Spirit
Cuba sau ngày 11 tháng 7 sẽ không giống như trước nữa
Đặng Tự Do
16:23 19/07/2021
Theo một chuyên gia truyền thông Công Giáo ở Cuba, những người Cuba chào đời trong vòng hai thập kỷ vừa qua đang tận mắt chứng kiến sự đàn áp và bạo lực của nhà nước lần đầu tiên trong cuộc đời của họ, trong khi những thảm họa kinh tế và đại dịch coronavirus đang lan rộng ở Cuba.
Hàng nghìn người Cuba ở Havana và các nơi khác đã xuống đường vào ngày 11 tháng 7 để phản đối những khó khăn về kinh tế, thiếu các quyền tự do cơ bản và cách thức bọn cầm quyền Cuba giải quyết đợt bùng phát coronavirus, gây ra điều mà một số người mô tả là tình trạng bất ổn sâu rộng nhất trong nhiều thập kỷ.
Bọn cầm quyền được tường trình là đã phản ứng quyết liệt trong những ngày này với hàng loạt vụ bắt giữ. Những người biểu tình, bao gồm một số giáo sĩ, bị kéo ra nhà. Có cả vụ cảnh sát bắn chết một người đàn ông tham gia các cuộc biểu tình chống chính phủ.
“Có một điều chắc chắn là sau này Cuba sẽ không như trước nữa, lịch sử của Cuba đã sang trang sau ngày Chúa Nhật 11 tháng 7, đó là điều chắc chắn,” Xavier Carbonell, chủ tịch SIGNIS Cuba nói. SIGNIS là Hiệp hội Truyền thông Công Giáo Thế giới với các thành viên tại hơn 100 quốc gia.
“Một số người đang bắt đầu viết 11-J, ngày mới cho cuộc nổi dậy của quốc gia”, ông nói thêm.
Carbonell đã nói chuyện với Catholic News Service trong một cuộc điện thoại ngày 15 tháng 7, trong đó ông mô tả tình hình ở Cuba mà ông tin rằng truyền thông nước ngoài đang bán rẻ khi cố tình lờ đi mức độ nghiêm trọng và tàn bạo.
Ông cũng nói về cách mà khoảng 50 hoặc hơn các phương tiện truyền thông Giáo Hội liên kết với SIGNIS và các chuyên gia khác ở Cuba đang làm việc để thông báo cho thế giới về cuộc khủng hoảng ở quốc gia này. Nhiều cộng sự viên của SIGNIS ở Cuba đang làm việc trong các vị trí truyền thông của các giáo phận hoặc cho các ấn phẩm do Giáo Hội tài trợ.
SIGNIS-Cuba đưa ra tuyên bố ngày 14 tháng 7 với lời kêu gọi khẩn cấp hòa giải, đối thoại và tôn trọng tự do ngôn luận ở Cuba. Nhóm cũng đang kêu gọi giải phóng ngay lập tức những cá nhân bị giam giữ trong các cuộc biểu tình ôn hòa ở Cuba vào ngày 11 tháng 7.
“Những lời cầu nguyện của chúng tôi và hành động của chúng tôi với tư cách là những người truyền thông đang và sẽ đoàn kết với tất cả những người bị giam giữ cũng như với gia đình và bạn bè của họ, những người đang sống trong đau khổ và sự bất định khi không biết tình trạng hiện tại của những người bị giam giữ,” tuyên bố viết.
Source:Crux
Giáo Hội Công Giáo ở Ba Lan sẽ tổ chức ngày đoàn kết với các nạn nhân lũ lụt trên khắp Âu Châu
Đặng Tự Do
16:24 19/07/2021
Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Ba Lan, đã công bố sáng kiến trên trong một thông điệp sẽ được đọc tại các nhà thờ trên khắp Ba Lan vào ngày Chúa Nhật 18 tháng 7.
Ngài nói: “Trong những ngày gần đây, chúng ta đã chứng kiến nhiều cảnh thê thảm trên truyền hình về các nạn nhân và các thiệt hại do bão lũ dữ dội gây ra, cả ở quê hương chúng ta và ở Đức, Bỉ, và Hà Lan.”
“Nhiều gia đình đã mất tất cả tài sản của họ, và các phương tiện truyền thông đang đưa tin về những người chết và mất tích, đặc biệt là ở Đức.”
“Trong tư cách là Giáo hội ở Ba Lan, chúng ta muốn hỗ trợ những người bị ảnh hưởng bằng những lời cầu nguyện và các phẩm vật cứu trợ của chúng ta. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban hy vọng cho những người bị nạn và tình đoàn kết, quan tâm, đồng trách nhiệm của tất cả những người có thiện chí”.
“Tôi yêu cầu Chúa Nhật tới, ngày 25 tháng 7, là một ngày dành riêng cho Giáo hội ở Ba Lan để đoàn kết với các nạn nhân của bão lũ ở Âu Châu.”
Lũ lụt, cũng đã ảnh hưởng đến Luxembourg và Thụy Sĩ, xảy ra khi các con sông vỡ bờ sau lượng mưa kỷ lục.
Hơn 100 người đã chết ở Đức, khiến Đức Giáo Hoàng Phanxicô phải gửi một bức điện chia buồn.
“Trong lời cầu nguyện, Đức Thánh Cha đã tưởng nhớ những người đã mất mạng và bày tỏ sự gần gũi sâu sắc với gia đình của họ,” bức điện ngày 15 tháng 7 được Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, gửi thay mặt Đức Thánh Cha Phanxicô đến Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier.
Trong thông điệp của mình, Đức Tổng Giám Mục Stanisław Gądecki, phó chủ tịch Hội đồng Hội đồng Giám mục Âu Châu, khuyến khích các giáo xứ ở Ba Lan tưởng nhớ các nạn nhân trong phần lời nguyện giáo dân trong Thánh lễ.
Ngài cũng kêu gọi các giáo xứ tổ chức một chương trình quyên góp sau Thánh lễ để Caritas Ba Lan sẽ phân phát cho những người bị ảnh hưởng.
“Đồng thời, tôi chuyển đến các chủ tịch hội đồng giám mục của Đức, Hà Lan và Bỉ tình liên đới của chúng ta và sự bảo đảm về sự gần gũi trong tinh thần của Giáo hội ở Ba Lan,” ngài nói.
Source:Catholic News Agency
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cha Lêô Lê Trung Nghĩa - Một Bề Trên Hiền Lành Và Chịu Nhiều Đau Khổ
Lm Phêrô Nguyễn Văn Khải, DCCT
08:25 19/07/2021
Cha Lêô Lê Trung Nghĩa - Một Bề Trên Hiền Lành Và Chịu Nhiều Đau Khổ (1926-2021)
Cha Lê Trung Nghĩa, Léon.jpg' class='img-fluid mw-100'>
Ngài được sinh ra trong gia đình quyền quý và đạo đức. Nhà ngài có 4 người tu DCCT, trong đó cậu ngài - cha Henry Bạch Văn Lộc- và ngài là hai người nối tiếp nhau làm Bề trên Giám tỉnh DCCT Việt Nam từ năm 1969 đến 1981.
Cha Henry Bạch Văn Lộc kể với tôi rằng năm 1933, Cha Giám tỉnh DCCT Saint’Anne de Beauprée gặp ngài ở Sài Gòn khi ngài vừa tốt nghiệp tú tài Pháp. Mỗi ngày trên tầu thủy về lại Canada, cha đều viết cho ngài một lá thư và có ý mời gọi ngài đi tu DCCT.
Cảm kích trước tấm lòng của Cha Bề Trên, cha Bạch Văn Lộc đã bỏ nghiệp quan chức mà gia đình dự liệu cho ngài để gia nhập DCCT. Ngài vào Đệ tử Viện Huế làm giáo sư dạy đệ tử; năm1934 ngài vào Nhà Tập và sau đó ngài là một trong mấy cha người Việt đầu tiên được chịu chức linh mục trong DCCT Việt Nam vào năm 1940.
Có lẽ thấy cha Henry Lộc tu đắc đạo cho nên gia đình anh chị ngài lần lượt cho ba người con trai vào tu DCCT và tất cả về sau đều đã trở thành linh mục là quý cha: Felix Lê Văn Lang (1922-2006), Lêô Lê Trung Nghĩa (1926-2021) và F.X Lê Thanh Châu (1938-2007). Cả ba cha đều có quốc tịch Pháp như bố mẹ các ngài.
Năm 1989 tôi vào Tu viện Kỳ Đồng thì cha Lêô Lê Trung Nghĩa đang phụ trách Xóm giáo 2 và phụ tá cho cha Thành Tâm giúp các em thiếu nhi Thánh Thể của Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp mà lúc đó chỉ dám gọi là Lớp Giáo lý Thiếu Nhi. Ngài giảng dạy đơn sơ, cung giọng ngọt ngào, cười rất có duyên, nên các em thiếu nhi cũng thích và thường gọi ngài là “ông nội” khi thưa đáp với ngài.
Ngài ít giao tiếp và trò chuyện với các anh em trẻ, nhưng thấy chúng tôi là những người cha Giuse Vũ Ngọc Bích gửi từ Miền Bắc vào Sài Gòn thì thỉnh thoảng ngài cũng hỏi thăm và cổ vũ: ngài đặc biệt yêu quý Cha Già Bích: ngài là Bề trên Giám tỉnh đầu tiên ra thăm DCCT Hà Nội sau năm 1954 và ngài cũng mời được cha Vũ Ngọc Bích vào Sài Gòn năm 1977.
Sau 75, Tỉnh Dòng túng thiếu, nhưng thấy Cha Bích một mình ở Hà Nội còn khó khăn hơn thì ngài đã giúp đỡ. Nhờ vậy Cha Bích mới có thể thay mặt Tỉnh Dòng tiếp tế cho các cha DCCT đang bị tù đầy ở Miền Bắc đồng thời làm sân vườn và xây tường bao hành lang phía trước ngôi nhà đang ở cho an toàn và trông cho có dáng vẻ một tu viện. Có lẽ thấy ngài rộng rãi nên có lần Cha Già Bích còn nhờ ông Cố Quang, thân phụ của Cha Hướng - từ Hà Nội vào Sài Gòn “vay” tiền ngài.
Từ năm 2000, tôi có dịp nói chuyện với ngài nhiều hơn, vì phòng ngài và phòng tôi làm việc gần nhau và có chung hành lang nhìn ra sân trước Tu viện Kỳ Đồng. Tôi thấy ngài hiền lành, đơn sơ, nhỏ nhẹ, xuề xòa, rộng lượng đúng kiểu người Miền Tây. Trong các buổi họp, ngài ăn nói khiêm tốn, chừng mực và các ý kiến của ngài rất có tính cách xây dựng. Cũng từ năm 2000 cho đến khi tôi rời Sài Gòn năm 2006, tôi xin ngài làm cha giải tội hàng tháng cho tôi.
Trong thời ngài làm Giám Tỉnh có lẽ có ba điều khiến ngài được an ủi phần nào.
MỘT LÀ sau 30/4/75 ngài đã cho11 anh em chịu chức khẩn cấp trong khi nhà cầm quyền CS vừa chiếm được Miền Nam chưa kịp cấm chịu chức và cấm thuyên chuyển linh mục. Ngày 5/6/75 ngài cho quý cha Sang-Hùng-Thủy-Trần được chịu chức linh mục. Tiếp theo, chỉ trong 10 ngày (11-21/6/75) ngài đã cho quý cha Quang- Thạch-Duy-Liêm-Lợi-Phiệt khấn trọn, chịu chức phó tế và linh mục. Riêng cha Điệp chỉ trong 5 ngày (11-15/8/75) đã làm xong ba chuyện này.
Đây quả thực là quyết định khôn ngoan, vì nếu không thì những vùng truyền giáo quan trọng của Tỉnh Dòng ở Tuyên Đức, Cần Giờ và các giáo điểm ở Đồng Tháp và Bến Tre đã không có linh mục DCCT phục vụ. Hơn nữa, có thể các anh em kia phải đợi vài chục năm sau mới được nhà nước chấp thuận cho phong chức. Đó là trường hợp của cha Giuse Ngô Tấn Lực, ngài khấn dòng năm 1970 cùng lớp với cha Phiệt, năm 75 không kịp chịu chức và ngài đã phải đợi mãi đến năm 2001.
HAI LÀ ngài tổ chức cho anh em hoàn tất bản dịch Kinh Thánh toàn tập của cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn và sau đó in và phát hành được 20 nghìn bản. Cũng may là ngài cho in kịp. Vì chỉ sau đó một thời gian thì cả nhà xuất bản lẫn nhà in của DCCT bị nhà cầm quyền đóng cửa và chiếm dụng.
Cho đến thời điểm năm 1976 đây là cuốn Kinh Thánh được dịch thuật và chú giải một cách khoa học nhất ở Việt Nam. Trong suốt gần 20 năm tiếp theo và ngay cả cho đến nay bản dịch Kinh Thánh này đã góp phần quan trọng trong việc nghiên cứu và học hỏi lời Chúa trong Giáo Hội Việt Nam.
BA LÀ năm 1978, sau khi nhà cầm quyền cướp Tu viện DCCT Thủ Đức và chiếm 28 mẫu đất của Tỉnh Dòng ở Bình Quới, nhiều anh em bơ vơ không chỗ ở, ngài đã thành công trong việc lập một cộng đoàn DCCT trên đất của Dòng La San ở Thanh Đa. Để tránh nguy cơ bị nhà nước cướp trắng toàn bộ ruộng đất như DCCT, Bề trên Dòng La San và ngài đã dàn xếp với nhau và với chính quyền để DCCT được lập một tu viện trên phần đất của Dòng La San nhượng cho.
Sau đó, Tu viện Kỳ Đồng còn mua thêm đất bên cạnh của ông La Thành Nghệ để trồng lúa. Những năm 1989-1992 hàng tháng chúng tôi vẫn phải cùng thầy Toma Như sang Mai Thôn giúp thầy Tadeo Đạo và thầy Marcelin Tuệ làm ruộng hoặc xay xát lúa gạo. Tôi tin rằng Tu viện Mai Thôn ngày nay có được đất đai khá rộng để làm cơ sở đào tạo và tông đồ ấy là nhờ ngài.
Ngoại trừ ba điều trên đây, có lẽ không một Bề trên Giám tỉnh nào của DCCT ở Việt Nam phải chịu nhiều áp lực như ngài và không một Bề trên nào chứng kiến nhiều chuyện đau buồn xảy ra đối với Tỉnh Dòng như ngài.
Đấy là những đau buồn nào? Không kể những áp lực thường xuyên của nhà cầm quyền đổ lên ngài, đặc biệt là mỗi khi họ bắt bớ một cha hay tịch thu một cơ sở của Tỉnh Dòng, thì ngài có những nỗi buồn sau đây khi làm Bề trên Giám tỉnh:
THỨ NHẤT: nhân sự trong dòng bị tụt giảm và phân tán: nhiều anh em linh mục hoặc bị giết, hoặc bị đi tù hoặc bị trục xuất, hoặc không được trở lại Việt Nam, hoặc xuất tu.
Tháng 3 năm 75, khi ngài vừa đắc cử chức vụ giám tỉnh thì cha Giuse Nguyễn Thế Thuấn, Giáo sư Kinh Thánh hàng đầu ở Việt Nam thời bấy giờ bị cộng sản bắn chết tại nhà thờ Di Linh chỉ vì phản đối hành vi cướp ngày trắng trợn của họ.
Sau ngày 30 tháng 4, nhiều cha khác bị cộng sản bắt đi tù không án dài hạn như: Cha Gioan Nguyễn Văn Thính, Cha Giuse Trần Hữu Thanh, cha Phêrô Phan Phát Huồn, cha Phêrô Đinh Ngọc Quế, cha Phêrô Ngô Đình Thỏa, cha Antôn Nguyễn Văn Trung, cha Rôcô Nguyễn Tự Do, và sau đó là cha khác như: cha G.B Nguyễn Văn Vàng, Antôn Trần Thế Phiệt, cha Giuse Tiến Lộc, cha Giuse Phạm Minh Thiện, Phêrô Nguyễn Đức Mầu, Hilario Nguyễn Gia Tước.…
Một số khá đông quý cha đi công vụ hoặc du học đều bị kẹt lại ngoại quốc và không thể trở lại Việt Nam như: M. Laliberté, Denis Paquette, A. Trépanier, M. Benoit, L.Roy, G. Gagnon, J.Laplante, F.X Trần Tử Nhãn, B. Hoàng Quang Lượng, Giuse Phạm Đán Bình, Phaolo Trần Ngọc Anh, G. Nguyễn Ngọc Vũ, cha Đoàn Thanh Dũng, G. Nguyễn Tiến Lãng, Alfonso Nguyễn Hồ Đỉnh.
Ngày 17 tháng 9 năm 1975, các cha C. Dubé, L.P. Vaillancourt, J.M. Labonté bị trục xuất khỏi vùng truyền giáo Fyan, thuộc tỉnh Tuyên Đức gần Đà Lạt và ngày 20 tháng 9 các ngài phải rời Việt Nam về Canada. Ngày 9 tháng 7 năm 1976 cha E. Larouche và cha L. Olivier hai vị thừa sai cuối cùng, những cha giải tội được yêu thích và tông đồ nhiệt thành của các cô nhi quả phụ cũng đã bị trục xuất khỏi Sài Gòn sau 50 năm hy sinh phục vụ Việt Nam.
Đấy là chưa kể một số quý cha quý thầy vì nhiều lý do khác nhau đã đi tỵ nạn cộng sản ở các nước tự do hoặc xuất tu. Nhân sự của DCCT Việt Nam bị tụt giảm thê thảm. Thiệt hại lớn nhất là những người được coi là trụ cột, là giới tinh hoa của Tỉnh Dòng, đều bị bắt đi tù hoặc bị cấm trở về Việt Nam. Những ai đi tù về thì lại bị cấm hoặc hạn chế làm việc.
THỨ HAI: Các tu viện của Tỉnh Dòng bị nhà cầm quyền dùng mưu hèn kế bẩn tịch thu như Thủ Đức, Đà Lạt, Tiểu đệ tử Vĩnh Long, Nha Trang. Các tu viện còn lại cũng ở trong tình trạng bấp bênh, không biết còn mất lúc nào. Các nhà đào tạo như đệ tử, tập viện, học viện đều bị giải tán. Các anh em già trẻ tản mác đây đó, không được làm việc mục vụ và không được học hành, phải vất vả mưu sinh và tự mình giữ gìn đời tu của mình. Vì vậy nhiều anh em đã không còn giữ được lý tưởng tu trì.
Không thời Bề trên Giám tỉnh nào của DCCT Việt Nam có nhiều anh em xuất tu và ít anh em khấn dòng như thời cha Nghĩa. Số xuất tu tính sơ sơ cũng khoảng 4 chục. Số các anh em khấn dòng trong 2 nhiệm kỳ của ngài theo tính toán của tôi nay chỉ còn 9 anh em là quý cha: Vang (Mỹ), Hiệp (+) Vãn, Bích, Hòa (+), Xuân, Toàn, Thành, Thịnh (Úc).
THỨ BA: nhà cửa, trường học, đất đai, tiền bạc, tài sản của cả Tỉnh Dòng cũng như của các tu viện đều ít nhiều bị nhà cầm quyền cộng sản tịch thu hoặc cướp cạn cách này cách khác. Tỉnh Dòng hầu như không còn phương tiện sinh sống và phục vụ. Ngài là Bề trên Giám tỉnh mà vì thời buổi nhiễu nhương đã không thể lo được cho bề dưới những nhu cầu tối thiểu về nơi ăn chốn ở và công ăn việc làm hỏi làm sao không đau lòng?
THỨ BỐN: anh em linh mục tu sĩ trong dòng sống tản mác khắp nơi, nhiều anh em linh mục không có việc mục vụ chính thức, các việc tông đồ như giảng đại phúc, dạy học, tuyên úy, giúp đỡ cô nhi quả phụ… không còn thực hiện được. Những anh em có thể giảng dạy cũng chỉ giới hạn tại địa phương các anh em sống, nhưng cũng rất khó khăn.
THỨ NĂM: liên lạc giữa ngài với cac anh em trong Tỉnh Dòng và với Trung ương Dòng trở nên khó khăn, trắc trở. Hai ba năm đầu sau 75 thỉnh thoảng ngài còn gửi được thư sang Roma và nhận được thư từ Roma gửi về VN. Từ giữa năm 78 trở đi dường như không còn thư từ gì được nữa và ngài đã phải xin cha Alfonso Nguyễn Hồ Đỉnh ở Paris làm đại diện để liên lạc với Trung ương Dòng khi hữu sự.
Nói chung thời ngài làm Bề trên Giám tỉnh phần lớn là những chuyện buồn. Người thiếu, tiền thiếu, chỗ ở thiếu, công việc thiếu, liên lạc trên dưới khó khăn…. Bao nhiêu vấn đề nảy sinh. Làm sao giữ cho anh em hội nhập được với toàn Dòng trên thế giới? Làm sao lo cho anh em có chỗ ăn ở và công việc phục vụ ổn định phù hợp với trí ý của Dòng? Làm sao an ủi và trợ giúp các anh em tản mát ngoài tu viện và các anh em trong tù? Làm sao tổ chức và thích nghi lý tưởng tu trì và tông đồ của Dòng trong chế độ cộng sản? Làm sao để Nhà Dòng tồn tại? Cho đến khi ngài hết hai nhiệm kỳ giám tỉnh nhiều câu hỏi vẫn không có câu trả lời…
***
Năm 2001 một lần tôi nghe thấy ngài ú ớ khi đang ngồi ở hành lang nhìn ra sân trước tu viện, tôi ngó ra xem thì thấy ngài mặt méo đi, tay cố gắng vẫy mà không giơ lên được. Tôi kêu cha Micae Ngô Đình Vãn và cha Vãn lập tức đưa ngài vào viện cấp cứu. Một thời gian sau ngài về lại tu viện, không ngồi, không nói được. Tôi chạy ra vào thăm ngài, chỉ thấy ngài nằm và hỏi gì cũng chỉ kêu ư ư.
Ai cũng nghỉ ngài chỉ sống một thời gian ngắn. Thế mà không hiểu sao, cha Vãn và các bác sĩ y tá chăm sóc cha cách gì mà một thời gian sau ngài lại nói được dù còn khó khăn. Rồi một thời gian nữa ngài ngồi được. Cũng gần giống như trường hợp cha Antôn Trần Ứng Tường trước đó vậy!
Từ đó, ngài cứ ngồi ở hành lang trước nhà dòng, đọc kinh, lần hạt, nhìn mọi người vào ra qua lại. Cũng từ đó có nhiều người thường đến kể lể với ngài chuyện nọ kia, rồi xin ngài cầu nguyện hoặc xin xưng tội với ngài. Bất kể giờ giấc, ngài luôn sẵn sàng. Chúa dùng ngài và ngài hạnh phúc với sứ vụ ấy. Nếu không có ngài Tu viện Kỳ Đồng thiếu hẳn một góc mục vụ.
Ngài chẳng phải là một nhà trí thức sâu sắc hay một nhà giảng thuyêt lỗi lạc. Ngay khi làm Bề trên Giám tỉnh thì đời sống của ngài cũng vẫn âm thầm và khiêm tốn. Ít người biết đến ngài. Ngài chìm mình đi giữa mọi người. Ngay anh em trong Dòng cũng nhiều khi quên ngài đã từng là Bề trên Tu viện Kỳ Đồng và làm Giám tỉnh DCCT VN.
Nhưng mỗi khi nhớ đến ngài, tôi luôn khâm phục lòng can đảm của ngài. Vì sau 30/4/75, ngài đã không di cư sang Pháp, trái lại đã từ bỏ quốc tịch Pháp để ở lại Việt Nam gánh vác trách nhiệm lãnh đạo Tỉnh Dòng trong thời buổi hỗn loạn, khó khăn, đau khổ và thử thách nhất. Ngài cũng đã can đảm đón nhận bệnh tật trong 20 năm trời để cầu nguyện cho Giáo Hội, để lắng nghe và giúp đỡ những người khôn khổ chạy đến với ngài
Có những con người vĩ đại chỉ vì âm thầm vác thánh giá và chịu đau khổ theo chân Chúa. Tôi tin cha Lêô Lê Trung Nghĩa là người như vậy!
Xin Chúa đón nhận ngài vào hưởng phúc Nước Trời./.
Roma, 16-07-2021
Lm. Phêrô Nguyễn Văn Khải DCCT
Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt Miền Portland, Oregon USA Thánh Lễ Tạ Ơn Mừng 350 Năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá
Lê Quang Uyên
15:26 19/07/2021
Happy Valley Oregon. Hằng năm vào trung tuần tháng 7. Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt / Miền Portland, Oregon đều tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn và Khấn Dòng cho các Sơ của Hội Dòng ngay sau tuần lễ Tĩnh Tâm.
Đặc biệt năm nay, nhân dịp Kỷ Niệm 350 năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam. Hội Dòng long trọng tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn vào lúc 10:00 sáng Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 năm 2021 tại Thánh Đường Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Oregon cơ sở mới tại thành phố Happy Valley, OR, do Đức Cha Alexsander K. Sample Tổng Giám Mục Giáo Phận Portland, Oregon chủ tế. Hiện diện trong Thánh Lễ gồm có Sơ Phụ Trách Maria Bùi Thị Kim Chi, đầy đủ quý Sơ thuộc Hôị Dòng đang phục vụ các nơi quy tụ về. Ngoài ra, còn có sự hiện của Sơ phụ trách và các sơ Hội Dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm / Beaverton và Gò Vấp / OR tham dự.
Xem Hình
Đồng tế Thánh Lễ có Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Oregon Đaminh Phạm Tĩnh, SDD, khá đông quý Cha khách và 2 Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn, cũng như quý hội viên Hội Bảo Trợ Ơn Gọi của Hội Dòng và Hiệp Hội Giáo Dân Mến Thánh Gía ở Portland cùng cộng đoàn dân Chúa của giáo xứ đến tham dự.
Chấm dứt nghi thức tưởng niệm là chương trình Thánh Lễ, bắt đầu bằng lời chào mừng của Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Oregon đến Đức Tổng, quý Cha quý Thầy Sáu cùng Hội Dòng đã long trọng tổ chức thánh lễ tại giáo xứ.
Trong bài chia sẻ, ngoài lời Chúa; Đức Tổng đã chúc mừng Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam nhân ngày kỷ niệm 350 năm thành lập Dòng bởi Đức Cha Lambert de La Motte, cũng như có lời khen ngợi các Sơ hôm nay kỷ niệm 50 năm và 25 năm khấn dòng, các Sơ đã đi theo tiếng gọi hiến thân đời mình cho Chúa để phục vụ tha nhân qua linh đạo của nhà Dòng, các Sơ đã cùng Hội Dòng xây dựng một cộng đoàn Mến Thánh Gía trong lòng Giáo Phận Portland một cách hăng say và phát triển, với triển vọng tôi sẽ được tiếp tục đến cùng quý Sơ dâng lễ hằng năm cũng vào dịp nầy trong tương lai.
Kỷ Niệm Kim Khánh Khấn Dòng của Sơ Maria Nguyễn Thị Thuỳ Trang
và Kỷ Niệm Ngân Khánh Khấn Dòng của hai Sơ Maria Josephine Đoàn Thị Thái Phương và Sơ Theresa Nguyễn Thị Thanh Tuyền.
Trước khi Đức Tổng Ban Phép Lành kết thúc Thánh Lễ Sơ Maria Bùi Thị Kim Chi Phụ Trách Hội Dòng ngỏ lời cám ơn Đức Tổng, Cha Chánh Xứ, quý Cha, quý Thầy Sáu và quý Tu Sĩ nam nữ. cũng như 2 Hội Dòng MTG Thủ Thiêm và Hội Dòng MTG Gò Vấp / Oregon, cùng tất cả cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Đức Mẹ La Vang, đã đến dâng thánh lễ và cầu nguyện thêm cho Hội Dòng
Cuối cùng là tiệc mừng tại Hội Trường giáo xứ và chương trình văn nghệ do quý Sơ của Hội Dòng phụ trách.
*** Nhân Kỷ niệm 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, xin sơ lược đôi nét về lược sử của Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt cũng như sự hình thành Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt / Miền Portland, Tiêu Ban Oregon USA như sau:
Lược sử: Năm 1932, Toà Thánh ban Sắc lệnh thành lập giáo phận Thanh Hoá tách ra từ giáo phận Phát Diệm, và đặt dưới quyền Đức cha Louis de Cooman Hành. Thánh Bộ Truyền giáo cũng gửi văn thư Prot. số 3.836/32, đề ngày 9-1-1932, cho đấng đại diện tông toà Thanh Hoá, ban phép thành lập dòng Mến Thánh Giá giáo phận Thanh Hoá. Vì lý do đó, dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm được tách thành hai Hội dòng độc lập. Hội dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá được khai sinh.
Năm 1954, cùng với đồng bào, đa số chị em Mến Thánh Giá Thanh Hoá đã di cư vào miền Nam và Nhà Mẹ được thiết lập tại Tân Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng (nay là Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng), thuộc giáo phận Đà Lạt, dưới sự hướng dẫn ban đầu của Đức cha Louis de Cooman, đấng cải tổ dòng; sau đó là Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, và hiện nay là Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh.
Ngày 23-1-2002, qua văn thư của Bộ Phúc Âm hoá Các Dân tộc mang số 5.869/01, Đức Hồng Y Tổng Trưởng đã chấp thuận cho việc tách rời hai miền Thanh Hoá-Đà Lạt thành hai hội dòng độc lập (Prot. số 0301/2002). Ngày 2-2-2002, giám mục giáo phận Đà Lạt, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (nay là Hồng Y) đã thiết lập một hội dòng đời sống thánh hiến trong giáo phận của ngài. Đó là ngày khai sinh của Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.
Sự hình thành của Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt Miền Portland Oregon USA:
Được biết, sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 hai Sơ Agatha Trần Thúy Hằng và Sr. Mary Nguyễn Thanh Miền thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ, vì tình hình đất nước lúc bấy giờ nên hai sơ kẹt lại tại Hoa Kỳ. Và sau đó, các Sơ lãnh nhận sứ vụ săn sóc các em ký nhi và chương trình giáo lý cho các em Việt Nam mới đến định cư tại Giáo Phận Arlington Virginia. Mãi đến khi được Cha Vincent Cao Đăng Minh, C.Ss.R phụ trách cộng đoàn Công Giáo tỵ nạn tại Portland Oregon thời bấy giờ mời về cộng tác, Sr Maria Kim Phượng và Sr Agatha Thuý Hằng qua Porltand trong dịp tết năm 1979, và tiếp theo Sr Mary Nguyễn Thanh Miền tiên phong đến nhận công tác phục vụ người Việt tại Tổng Giáo Phận Portland, Sơ là nữ tu Việt Nam đầu tiên hiện diện tại đây. Chỉ một tháng sau, ngày 30 tháng 4 năm 1979, Sr Mary Nguyễn Thị Kim Phượng lên đường tiếp sức với Sr Thanh Miền.
Năm đầu tiên 1979, tại Portland các Sơ thành lập Hội Dòng và quy tụ được các đệ tử, người đã là đệ tử tại Việt Nam, người thì mới vào tu, đồng thời về sau một số nữ tu khác của Dòng cùng đi với gia đình bằng vượt biên, H.O hay đoàn tụ, cứ thế mà nhân số được nhân lên hằng năm, năm nào Hội Dòng cũng có thêm các đệ tử.
Với sự phát triển mạnh mẽ đó, ngày 24 tháng 2 năm 1993, Đức Cha Waldschmitz, Phụ Trách Dòng Tu của Địa Phận, ban sắc lệnh thành lập Tập Viện chính thức của Hội Dòng sau khi mua lại cơ sở mới tại 7408 SE Alder Portland Oregon. Cho nên sau nầy không còn phải gởi các Tập Sinh đến huấn luyện tại các Dòng Mỹ trong Địa Phận nữa. Và từ năm 1995 đến nay, liên tiếp năm nào cũng có khấn dòng.
Với sự phát triển đó nên hiện nay Hội Dòng đã có 4 cơ sở để phục vụ tại Hoa Kỳ gồm:
1- Cộng Đoàn Nhà Chính tại Portland, Oregon.
2- Đệ Tử Viện tại Portland, Oregon
3- Cộng Đoàn Fairfax, Virginia
4- Cộng Đoàn Sacramento, California
Hội Dòng hiện nay đã có 32 nữ tu cùng một số Tập Sinh và Đệ Tử.
Địa chỉ tiếp xúc và tìm hiểu ơn gọi tại: 7408 SE Alder Street Portland, Oregon 97215
Điện thoại: 503-254-3284
Lê-Quang-Uyên Portland, OR
Đặc biệt năm nay, nhân dịp Kỷ Niệm 350 năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam. Hội Dòng long trọng tổ chức Thánh Lễ Tạ Ơn vào lúc 10:00 sáng Thứ Bảy ngày 17 tháng 7 năm 2021 tại Thánh Đường Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Oregon cơ sở mới tại thành phố Happy Valley, OR, do Đức Cha Alexsander K. Sample Tổng Giám Mục Giáo Phận Portland, Oregon chủ tế. Hiện diện trong Thánh Lễ gồm có Sơ Phụ Trách Maria Bùi Thị Kim Chi, đầy đủ quý Sơ thuộc Hôị Dòng đang phục vụ các nơi quy tụ về. Ngoài ra, còn có sự hiện của Sơ phụ trách và các sơ Hội Dòng Mến Thánh Gía Thủ Thiêm / Beaverton và Gò Vấp / OR tham dự.
Xem Hình
Đồng tế Thánh Lễ có Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Oregon Đaminh Phạm Tĩnh, SDD, khá đông quý Cha khách và 2 Thầy Phó Tế Vĩnh Viễn, cũng như quý hội viên Hội Bảo Trợ Ơn Gọi của Hội Dòng và Hiệp Hội Giáo Dân Mến Thánh Gía ở Portland cùng cộng đoàn dân Chúa của giáo xứ đến tham dự.
Trước khi bước vào Thánh Lế là nghi thức tưởng niệm Đấng Sáng Lập Dòng Mến Thánh Gía: Đức Cha Lambert de La Motte bằng 3 hồi chiêng trống theo lễ nghi Việt Nam, tiếp theo là Sơ Phụ Trách Hội Dòng Maria Kim Chi cung nghinh ảnh Đấng sáng lập Dòng lên trước bàn thờ của Ngài, và các Sơ tiếp tục dâng hương trầm lên Cố Đức Cha, những giây phút thiêng liêng đó, cùng hòa quyện trong những lời ca tiéng hát của ca đoàn La Vang để ghi nhớ ơn Ngài: “Cả cuộc đời Người say mê thập gía vì tình yêu dành cho Chúa Kitô….. Người đã hiến dâng hết mình ủ ấp mối tình: khai sinh đoàn con Mến Thánh Gía, để một đời vang mãi lời ngợi ca”….
Chấm dứt nghi thức tưởng niệm là chương trình Thánh Lễ, bắt đầu bằng lời chào mừng của Cha Chánh Xứ Giáo Xứ Đức Mẹ La Vang Oregon đến Đức Tổng, quý Cha quý Thầy Sáu cùng Hội Dòng đã long trọng tổ chức thánh lễ tại giáo xứ.
Trong bài chia sẻ, ngoài lời Chúa; Đức Tổng đã chúc mừng Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam nhân ngày kỷ niệm 350 năm thành lập Dòng bởi Đức Cha Lambert de La Motte, cũng như có lời khen ngợi các Sơ hôm nay kỷ niệm 50 năm và 25 năm khấn dòng, các Sơ đã đi theo tiếng gọi hiến thân đời mình cho Chúa để phục vụ tha nhân qua linh đạo của nhà Dòng, các Sơ đã cùng Hội Dòng xây dựng một cộng đoàn Mến Thánh Gía trong lòng Giáo Phận Portland một cách hăng say và phát triển, với triển vọng tôi sẽ được tiếp tục đến cùng quý Sơ dâng lễ hằng năm cũng vào dịp nầy trong tương lai.
Sau bài giảng tất cả các Sơ của Hội Dòng tiến lên trước Cung Thánh để cử hành nghi thức tuyên khấn lại giữ 3 lời khuyên Phúc Âm: Khiết Tịnh, Khó Nghèo, Vâng Phục theo Hiến Chương và Nội Quy Dòng Mến Thánh Gía. Cùng trong công thức nhắc lại lời khấn có phần mừng:
Kỷ Niệm Kim Khánh Khấn Dòng của Sơ Maria Nguyễn Thị Thuỳ Trang
và Kỷ Niệm Ngân Khánh Khấn Dòng của hai Sơ Maria Josephine Đoàn Thị Thái Phương và Sơ Theresa Nguyễn Thị Thanh Tuyền.
Trước khi Đức Tổng Ban Phép Lành kết thúc Thánh Lễ Sơ Maria Bùi Thị Kim Chi Phụ Trách Hội Dòng ngỏ lời cám ơn Đức Tổng, Cha Chánh Xứ, quý Cha, quý Thầy Sáu và quý Tu Sĩ nam nữ. cũng như 2 Hội Dòng MTG Thủ Thiêm và Hội Dòng MTG Gò Vấp / Oregon, cùng tất cả cộng đoàn dân Chúa giáo xứ Đức Mẹ La Vang, đã đến dâng thánh lễ và cầu nguyện thêm cho Hội Dòng
Cuối cùng là tiệc mừng tại Hội Trường giáo xứ và chương trình văn nghệ do quý Sơ của Hội Dòng phụ trách.
*** Nhân Kỷ niệm 350 năm thành lập Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam, xin sơ lược đôi nét về lược sử của Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt cũng như sự hình thành Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt / Miền Portland, Tiêu Ban Oregon USA như sau:
Lược sử: Năm 1932, Toà Thánh ban Sắc lệnh thành lập giáo phận Thanh Hoá tách ra từ giáo phận Phát Diệm, và đặt dưới quyền Đức cha Louis de Cooman Hành. Thánh Bộ Truyền giáo cũng gửi văn thư Prot. số 3.836/32, đề ngày 9-1-1932, cho đấng đại diện tông toà Thanh Hoá, ban phép thành lập dòng Mến Thánh Giá giáo phận Thanh Hoá. Vì lý do đó, dòng Mến Thánh Giá Phát Diệm được tách thành hai Hội dòng độc lập. Hội dòng Mến Thánh Giá Thanh Hoá được khai sinh.
Năm 1954, cùng với đồng bào, đa số chị em Mến Thánh Giá Thanh Hoá đã di cư vào miền Nam và Nhà Mẹ được thiết lập tại Tân Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng (nay là Lộc Thanh, Bảo Lộc, Lâm Đồng), thuộc giáo phận Đà Lạt, dưới sự hướng dẫn ban đầu của Đức cha Louis de Cooman, đấng cải tổ dòng; sau đó là Đức cha Simon Hoà Nguyễn Văn Hiền, Đức cha Bartôlômêô Nguyễn Sơn Lâm, Đức Cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn, và hiện nay là Đức Cha Đaminh Nguyễn Văn Mạnh.
Ngày 23-1-2002, qua văn thư của Bộ Phúc Âm hoá Các Dân tộc mang số 5.869/01, Đức Hồng Y Tổng Trưởng đã chấp thuận cho việc tách rời hai miền Thanh Hoá-Đà Lạt thành hai hội dòng độc lập (Prot. số 0301/2002). Ngày 2-2-2002, giám mục giáo phận Đà Lạt, Đức cha Phêrô Nguyễn Văn Nhơn (nay là Hồng Y) đã thiết lập một hội dòng đời sống thánh hiến trong giáo phận của ngài. Đó là ngày khai sinh của Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt.
Sự hình thành của Hội Dòng Mến Thánh Gía Đà Lạt Miền Portland Oregon USA:
Được biết, sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 hai Sơ Agatha Trần Thúy Hằng và Sr. Mary Nguyễn Thanh Miền thuộc Hội Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt Việt Nam đang du học tại Hoa Kỳ, vì tình hình đất nước lúc bấy giờ nên hai sơ kẹt lại tại Hoa Kỳ. Và sau đó, các Sơ lãnh nhận sứ vụ săn sóc các em ký nhi và chương trình giáo lý cho các em Việt Nam mới đến định cư tại Giáo Phận Arlington Virginia. Mãi đến khi được Cha Vincent Cao Đăng Minh, C.Ss.R phụ trách cộng đoàn Công Giáo tỵ nạn tại Portland Oregon thời bấy giờ mời về cộng tác, Sr Maria Kim Phượng và Sr Agatha Thuý Hằng qua Porltand trong dịp tết năm 1979, và tiếp theo Sr Mary Nguyễn Thanh Miền tiên phong đến nhận công tác phục vụ người Việt tại Tổng Giáo Phận Portland, Sơ là nữ tu Việt Nam đầu tiên hiện diện tại đây. Chỉ một tháng sau, ngày 30 tháng 4 năm 1979, Sr Mary Nguyễn Thị Kim Phượng lên đường tiếp sức với Sr Thanh Miền.
Năm đầu tiên 1979, tại Portland các Sơ thành lập Hội Dòng và quy tụ được các đệ tử, người đã là đệ tử tại Việt Nam, người thì mới vào tu, đồng thời về sau một số nữ tu khác của Dòng cùng đi với gia đình bằng vượt biên, H.O hay đoàn tụ, cứ thế mà nhân số được nhân lên hằng năm, năm nào Hội Dòng cũng có thêm các đệ tử.
Với sự phát triển mạnh mẽ đó, ngày 24 tháng 2 năm 1993, Đức Cha Waldschmitz, Phụ Trách Dòng Tu của Địa Phận, ban sắc lệnh thành lập Tập Viện chính thức của Hội Dòng sau khi mua lại cơ sở mới tại 7408 SE Alder Portland Oregon. Cho nên sau nầy không còn phải gởi các Tập Sinh đến huấn luyện tại các Dòng Mỹ trong Địa Phận nữa. Và từ năm 1995 đến nay, liên tiếp năm nào cũng có khấn dòng.
Với sự phát triển đó nên hiện nay Hội Dòng đã có 4 cơ sở để phục vụ tại Hoa Kỳ gồm:
1- Cộng Đoàn Nhà Chính tại Portland, Oregon.
2- Đệ Tử Viện tại Portland, Oregon
3- Cộng Đoàn Fairfax, Virginia
4- Cộng Đoàn Sacramento, California
Hội Dòng hiện nay đã có 32 nữ tu cùng một số Tập Sinh và Đệ Tử.
Địa chỉ tiếp xúc và tìm hiểu ơn gọi tại: 7408 SE Alder Street Portland, Oregon 97215
Điện thoại: 503-254-3284
Lê-Quang-Uyên Portland, OR
Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm: Tiếng Gọi Yêu Thương và Lời Đáp Trả
Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm
21:56 19/07/2021
Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm: Tiếng Gọi Yêu Thương và Lời Đáp Trả
Sau lệnh Phong tỏa – Cách ly Y tế 14 ngày, kể từ 0 giờ ngày 11/7/2021 cho một số phường thuộc Tỉnh Đồng Nai, trong đó có phường Tân Biên, là khu vực có Trụ sở Trung ương của Hội dòng Đa Minh Thánh tâm với một lượng khá đông các nữ tu chúng tôi đang trú ngụ tại đây.
Xem Hình
Lệnh Phong tỏa-Cách ly Y tế khiến chúng tôi và các cư dân phường Tân Biên, dù chưa nhiễm Covid- 19, cũng bị kể như người có nguy cơ lây nhiễm cao bởi đang sinh sống trong vùng dịch. Đường vào Hội dòng và tất cả các con đường giao thông chính trong phường Tân Biên đã bị khóa lại bởi những làn dây và rào chắn! Nhưng, tạ ơn Chúa, bởi vẫn còn đó cho chúng tôi những con đường của trái tim, đường của yêu thương, để đến với mọi người nhất là những người khổ đau thời nguy khó đại dịch. Vâng, vượt qua những rào cản cách ngăn thể lý, chúng tôi đã ở bên các anh chị em khổ đau, cách riêng là cư dân tỉnh Đồng Nai và phường Tân Biên, Biên Hòa; để cùng thổn thức và mang lấy trong mình những nỗi hoang mang, sầu buồn, sợ lo vì cơn khủng hoảng Covid- 19. Chính nhờ tình hiệp thông, liên kết trong Đức Ái, mà:
*Chúng tôi đã nghe và cảm thấu được tiếng kêu nấc nghẹn của các nhân viên y tế đang trực tại những tuyến đầu phục vụ bệnh nhân tại khu cách ly và bệnh viện. Thông qua những món qùa gửi đến các nhân viên trạm y tế khu vực, những khoản tiền hỗ trợ dụng cụ bảo hộ y tế cá nhân gửi đến 20 bác sĩ - điều dưỡng; các nữ tu Đa Minh Thánh Tâm chúng tôi muốn trao đến quý “Thiên thần Áo trắng” đang cống hiến hết tâm sức mình vì sự sống đồng loại, một lời đáp trả Yêu thương – Tri ân - Trân trọng.
Tạ ơn Chúa, đã soi sáng và trợ giúp chúng con, để trong hoàn cảnh khó khăn của xã hội hôm nay, chúng con vẫn nghe được tiếng gọi Yêu Thương của Chúa nơi anh chị em chúng con, và cất lên tiếng gọi Yêu Thương, để rồi cũng nhận được rất nhiều lời đáp trả Yêu Thương từ những nhà hảo tâm và cả cơ quan chính quyền địa phương; để nhờ đó những món quà thay Lời Yêu thương được chuyển trao đến những người đang gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19 này.
Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm
Sau lệnh Phong tỏa – Cách ly Y tế 14 ngày, kể từ 0 giờ ngày 11/7/2021 cho một số phường thuộc Tỉnh Đồng Nai, trong đó có phường Tân Biên, là khu vực có Trụ sở Trung ương của Hội dòng Đa Minh Thánh tâm với một lượng khá đông các nữ tu chúng tôi đang trú ngụ tại đây.
Xem Hình
Lệnh Phong tỏa-Cách ly Y tế khiến chúng tôi và các cư dân phường Tân Biên, dù chưa nhiễm Covid- 19, cũng bị kể như người có nguy cơ lây nhiễm cao bởi đang sinh sống trong vùng dịch. Đường vào Hội dòng và tất cả các con đường giao thông chính trong phường Tân Biên đã bị khóa lại bởi những làn dây và rào chắn! Nhưng, tạ ơn Chúa, bởi vẫn còn đó cho chúng tôi những con đường của trái tim, đường của yêu thương, để đến với mọi người nhất là những người khổ đau thời nguy khó đại dịch. Vâng, vượt qua những rào cản cách ngăn thể lý, chúng tôi đã ở bên các anh chị em khổ đau, cách riêng là cư dân tỉnh Đồng Nai và phường Tân Biên, Biên Hòa; để cùng thổn thức và mang lấy trong mình những nỗi hoang mang, sầu buồn, sợ lo vì cơn khủng hoảng Covid- 19. Chính nhờ tình hiệp thông, liên kết trong Đức Ái, mà:
*Chúng tôi đã nghe được tiếng thổn thức, lắng lo, kêu gọi cấp cứu qua điện thoại từ các nữ sinh viên ngành y đang trú ngụ tại 44 phòng trọ: “Các Dì ơi, cứu chúng con, chiều tối hôm qua trước giờ phong tỏa, chúng con ra chợ mua lương thực mà không mua được gì! Các Dì cứu chúng con với! Và, liền sau đó những thùng lương thực từ kho Tu viện chúng tôi đã được vận chuyển qua cổng nhà dòng đến khu vực nhà trọ cho từng sinh viên đúng quy định giãn cách xã hội.
*Chúng tôi đã nghe và cảm thấu được tiếng kêu nấc nghẹn của các nhân viên y tế đang trực tại những tuyến đầu phục vụ bệnh nhân tại khu cách ly và bệnh viện. Thông qua những món qùa gửi đến các nhân viên trạm y tế khu vực, những khoản tiền hỗ trợ dụng cụ bảo hộ y tế cá nhân gửi đến 20 bác sĩ - điều dưỡng; các nữ tu Đa Minh Thánh Tâm chúng tôi muốn trao đến quý “Thiên thần Áo trắng” đang cống hiến hết tâm sức mình vì sự sống đồng loại, một lời đáp trả Yêu thương – Tri ân - Trân trọng.
*Chúng tôi đã nghe được tiếng kêu sầu khổ cùng những lời than thấm nước mắt của các anh chị em công nhân thất nghiệp vì luật Phong tỏa Y tế, hiện đang trú ngụ tại 831 phòng trọ thuộc khu phố 9, phường Tân Biên, Biên Hòa. Chúng tôi nghe được “tiếng lòng” và đồng cảm với các anh chị em công nhân cùng những người thân trong gia đình đang phải “giam mình” tại khu vực nhà trọ vì lợi ích bản thân và cộng đồng. Và, để thể hiện tình liên đới, 831 phần quà chia sẻ yêu thương của tập thể nữ tu Đa Minh Thánh Tâm đã được trao đến từng gia đình các công nhân tại khu nhà trọ qua sự hỗ trợ của các cán bộ thuộc Khu phố 9, phường Tân Biên, Biên Hòa.
Tạ ơn Chúa, đã soi sáng và trợ giúp chúng con, để trong hoàn cảnh khó khăn của xã hội hôm nay, chúng con vẫn nghe được tiếng gọi Yêu Thương của Chúa nơi anh chị em chúng con, và cất lên tiếng gọi Yêu Thương, để rồi cũng nhận được rất nhiều lời đáp trả Yêu Thương từ những nhà hảo tâm và cả cơ quan chính quyền địa phương; để nhờ đó những món quà thay Lời Yêu thương được chuyển trao đến những người đang gặp khó khăn vì đại dịch Covid-19 này.
Dòng Nữ Đa Minh Thánh Tâm