Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 15 Mùa Quanh Năm 11/07/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
00:40 10/07/2021
BÀI ĐỌC I: Am 7, 12-15
“Hãy đi nói tiên tri cho dân Ta”.
Bài trích sách Tiên tri Amos.
Trong những ngày ấy, Amasia (vị tư tế ở Bêthel) nói cùng Amos rằng: “Hỡi tiên tri, người hãy trốn sang đất Giuđa, sinh sống và nói tiên tri ở đó. Chớ tiếp tục nói tiên tri ở Bêthel, vì đó là thánh điện của vua và là đền thờ của vương quốc”. Amos trả lời cùng Amasia rằng: “Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng là đứa chăn bò (và chuyên) đi hái trái sung. Khi tôi đang đi theo đàn chiên, thì Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: “Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 84, 9ab -10. 11-12. 13-14
Đáp: Lạy Chúa, xin tỏ lòng từ bi Chúa cho chúng con, và ban ơn cứu rỗi cho chúng con (c. 8).
1) Tôi sẽ nghe Chúa là Thiên Chúa của tôi phán bảo điều chi? Chắc hẳn Người sẽ phán bảo về sự bình an. Vâng, ơn cứu độ Chúa gần đến cho những ai tôn sợ Chúa, để vinh quang Chúa ngự trị trong đất nước chúng tôi. (2) Lòng nhân hậu và trung thành gặp gỡ nhau, đức công minh và sự bình an hôn nhau âu yếm. Tự mặt đất, đức trung thành sẽ nở ra, và đức công minh tự trời nhìn xuống. (3) Vâng, Chúa sẽ ban cho mọi điều thiện hảo, và đất nước chúng tôi sẽ sinh bông trái, đức công minh sẽ đi trước thiên nhan Chúa, và ơn cứu độ theo sau lốt bước của Người.
BÀI ĐỌC II: Ep 1, 3-14
“Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian”.
Bài trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Đức Kitô. Như Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương. Chiếu theo thánh ý Ngài, Ngài đã tiền định cho ta được phúc làm con nhờ Đức Giêsu Kitô, để chúng ta ca tụng vinh quang ân sủng của Ngài mà Ngài đã ban cho chúng ta được ơn cứu chuộc nhờ máu Người, được ơn tha tội theo sự phong phú của ân sủng Ngài. Ân sủng này, Ngài đã đổ tràn đầy trên chúng ta với tất cả sự khôn ngoan thượng trí, khiến chúng ta được biết mầu nhiệm ý định của Ngài, theo ý Ngài đã định về Người, để kiện toàn trong thời gian viên mãn, là thâu hồi vạn vật trên trời dưới đất trong Đức Kitô. Cũng trong Người mà chúng tôi được kêu gọi làm thừa tự, được tiền định theo ý định của Ngài là Đấng tác thành mọi sự theo thánh ý Ngài, để chúng tôi trở thành lời ca vinh quang của Ngài, chúng tôi là những kẻ trông cậy vào Đức Kitô. Trong Người, cả anh em nữa, sau khi anh em đã nghe lời chân thật là Tin Mừng cứu rỗi anh em, anh em đã tin và được ghi dấu Thánh Thần, như đã hứa. Người là bảo chứng phần gia nghiệp của chúng ta, để chúng ta được ơn cứu chuộc, và được ca ngợi vinh quang Ngài.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 1, 14 và 12b
All. All. – Ngôi Lời đã làm người và đã ở giữa chúng ta. Những ai tiếp rước Người, thì Người ban cho họ quyền làm con Thiên Chúa. – All.
PHÚC ÂM: Mc 6, 7-13
“Người bắt đầu sai các ông đi”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế. Và Người truyền các ông đi đường, đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo. Người lại bảo: “Đến đâu, các con vào nhà nào, thì ở lại đó cho đến khi ra đi. Ai không đón tiếp các con, cũng không nghe lời các con, thì hãy ra khỏi đó, phủi bụi chân để làm chứng tố cáo họ”. Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.
Đó là lời Chúa.
Lời thì thầm
Lm. Minh Anh
01:38 10/07/2021
LỜI THÌ THẦM
“Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng;
điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những ‘lời thì thầm’. Đó là trối trăng mà các anh của Giuse cho là đã nghe cha họ thì thầm trước khi ông chết; đó còn là những lời “rỉ tai” “trong bóng tối” cho các môn đệ vốn phải được “nói nơi ánh sáng” và “rao giảng trên mái nhà”.
Bài đọc Sáng Thế tường thuật chiều cuối đời của Giacóp. Giacóp an nghỉ, các con ông lo sợ Giuse nhớ lại chuyện xưa, họ sai người đến nói với Giuse những ‘lời thì thầm’ được cho là của cha, “Trước khi qua đời, cha ngài đã trối lại cho chúng tôi là hãy lấy lời cha mà nói với ngài, “Cha xin con hãy quên tội ác và lỗi lầm của các anh con đã làm cho con!””. Nghe vậy, Giuse bật khóc đáp, “Anh em đừng sợ! Các anh lo nghĩ sự dữ cho tôi, nhưng Thiên Chúa đã đổi nó ra sự lành”. Ông lấy lời dịu hiền mà nói với các anh, “Anh em đừng sợ, chính tôi sẽ nuôi dưỡng anh em và con cái anh em!”. Lòng suy tưởng điều ác, luôn nghĩ về điều dữ; lòng nghĩ tưởng điều thiện, luôn nghĩ đến điều lành! Ở đây thật ý nghĩa với Thánh Vịnh đáp ca, “Hỡi những ai nghèo hèn, hãy tìm kiếm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi!”. Thánh ý Thiên Chúa luôn là điều lành và đem lại an vui!
Vậy, với Tin Mừng hôm nay, ‘lời thì thầm’ Chúa Giêsu nói “trong bóng tối” là gì? Đây là một câu hỏi quan trọng, vì bất cứ điều gì được Ngài nói theo cách đó đều phải được nói ra “nơi ánh sáng” và “trên mái nhà”. Hãy nhớ lại cách thức Chúa Giêsu giảng dạy! Đầu tiên, dân chúng đến, Ngài thường nói ‘úp mở’ bằng dụ ngôn và hình ảnh để khơi gợi nơi họ sự tò mò. Ngài từng nói, “Thầy dùng dụ ngôn mà nói những điều ấy với các con. Sẽ đến giờ, Thầy không còn dùng dụ ngôn, nhưng sẽ nói rõ cho các con về Chúa Cha”. Như vậy, một khi đã lớn lên trong đức tin, thiết thân với Ngài, Chúa Giêsu sẽ bắt đầu ‘vén màn’ để thì thầm những lẽ thật sâu sắc nhất cho chúng ta. Thú vị thay! Lẽ thật sâu sắc nhất là Chúa Cha. Ngài sẽ truyền đạt theo những cách thức vượt xa ngôn từ vốn được che đậy bởi các dụ ngôn và hình tượng; để rồi, Ngài sẽ thì thầm về Chúa Cha và bản thân Ngài cho chúng ta, theo những cách thức ‘không lời’ thầm kín nhất. Thật tuyệt vời!
Như vậy, có rất nhiều điều Thiên Chúa muốn nói một cách rõ ràng, nhưng Ngài chỉ nói trong “bóng tối” của đời sống nội tâm bằng những ‘lời thì thầm’ nhẹ nhàng, vốn chỉ có thể nghe được khi chúng ta dành trọn sự chú ý cho Ngài. Gioan Thánh Giá nói nhiều về “bóng tối của đức tin”; qua đó, chúng ta nhận được những thông điệp sâu sắc nhất từ Thiên Chúa. Những thông điệp này vượt quá lời nói, khái niệm, hình ảnh và chỉ có thể được truyền đạt một cách trực tiếp, thiêng liêng qua những lời cầu nguyện đầy lửa mến trong Thánh Thần. Những lời cầu nguyện sốt mến chuyển tải các ‘sứ điệp’ không phải là điều chúng ta tự mình thiết lập; nhưng là quà tặng của Thiên Chúa liên tục kéo chúng ta chìm sâu hơn vào Ngài, và đáp lại; cùng lúc, mời gọi tiến sâu hơn, và tiếp tục đáp lại.
Tin Mừng hôm nay còn cho thấy Thiên Chúa muốn chúng ta chia sẻ những ‘mặc khải đức tin’ này; nó phải được chia sẻ “nơi ánh sáng” và “trên mái nhà”. Điều này được thực hiện bởi chứng từ của chính cuộc sống chúng ta, bằng cách cho phép ân sủng biến đổi chiếu rọi qua chúng ta theo cách mà chỉ một mình Chúa mới có thể làm. Nó cũng được thực hiện bằng việc chú ý đến ‘những khoảnh khắc’ Thiên Chúa muốn dùng chúng ta để chia sẻ những chân lý sâu sắc này, vốn thường che đậy với người khác. Nhưng trước hết, Ngài phải nói về chúng cho chúng ta; sau đó, theo sự thúc đẩy của Thánh Thần, Ngài sẽ sử dụng chúng ta để chia sẻ sự thật về Chúa Cha và về Ngài.
Anh Chị em,
Trong phép Thánh Thể, chúng ta lắng nghe Chúa Giêsu từ “bóng tối của đức tin”. Hãy để Thánh Thể Ngài lôi kéo chúng ta vào niềm tin sâu sắc nhất, chắc chắn nhất về tình yêu và lòng thương xót của Ngài cũng như chính bản tính Thiên Chúa của Ngài. Như Mẹ Maria, chúng ta hãy thưởng thức những ‘sứ điệp’ huyền nhiệm và thánh thiện này, bằng cách xây dựng một đời sống chiêm ngắm, cầu nguyện sâu sắc; chúng ta không chỉ nhận biết Thiên Chúa theo những cách thức vượt quá lời nói, nhưng còn đoán biết cả những thời điểm Ngài muốn nói với người khác qua chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa muốn thì thầm với con và mọi người theo cách vượt quá ngôn từ. Xin lôi kéo và dìm con sâu hơn vào Chúa, để con nhìn thấu bên kia ‘bức màn’ và biết Chúa như chính Chúa. Xin dùng con để nói với người khác ‘lời thì thầm’ Chúa muốn, mà vì đó, Chúa đã chọn con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Điều Thầy nói với các con trong bóng tối, hãy nói nơi ánh sáng;
điều các con nghe rỉ tai, hãy rao giảng trên mái nhà!”.
Mary, một học sinh hở hàm ếch, điếc một tai. Thế nhưng, ngày kiểm tra thính giác, cô Leonard đã dành cho Mary một ánh mắt ấm áp và sau đó, là một phép mầu. Học sinh xếp hàng để nghe một lời rất khẽ của giáo viên; sau đó, viết ra trên giấy. Và đây là những gì Mary đã viết ra, “Ước gì con là con gái nhỏ của mẹ!”. Đó là một ‘lời thì thầm’ có sức mạnh thay đổi cả một cuộc đời.
Kính thưa Anh Chị em,
Thật bất ngờ, phụng vụ Lời Chúa hôm nay cũng nói đến những ‘lời thì thầm’. Đó là trối trăng mà các anh của Giuse cho là đã nghe cha họ thì thầm trước khi ông chết; đó còn là những lời “rỉ tai” “trong bóng tối” cho các môn đệ vốn phải được “nói nơi ánh sáng” và “rao giảng trên mái nhà”.
Bài đọc Sáng Thế tường thuật chiều cuối đời của Giacóp. Giacóp an nghỉ, các con ông lo sợ Giuse nhớ lại chuyện xưa, họ sai người đến nói với Giuse những ‘lời thì thầm’ được cho là của cha, “Trước khi qua đời, cha ngài đã trối lại cho chúng tôi là hãy lấy lời cha mà nói với ngài, “Cha xin con hãy quên tội ác và lỗi lầm của các anh con đã làm cho con!””. Nghe vậy, Giuse bật khóc đáp, “Anh em đừng sợ! Các anh lo nghĩ sự dữ cho tôi, nhưng Thiên Chúa đã đổi nó ra sự lành”. Ông lấy lời dịu hiền mà nói với các anh, “Anh em đừng sợ, chính tôi sẽ nuôi dưỡng anh em và con cái anh em!”. Lòng suy tưởng điều ác, luôn nghĩ về điều dữ; lòng nghĩ tưởng điều thiện, luôn nghĩ đến điều lành! Ở đây thật ý nghĩa với Thánh Vịnh đáp ca, “Hỡi những ai nghèo hèn, hãy tìm kiếm Thiên Chúa, là tâm hồn phấn khởi vui tươi!”. Thánh ý Thiên Chúa luôn là điều lành và đem lại an vui!
Vậy, với Tin Mừng hôm nay, ‘lời thì thầm’ Chúa Giêsu nói “trong bóng tối” là gì? Đây là một câu hỏi quan trọng, vì bất cứ điều gì được Ngài nói theo cách đó đều phải được nói ra “nơi ánh sáng” và “trên mái nhà”. Hãy nhớ lại cách thức Chúa Giêsu giảng dạy! Đầu tiên, dân chúng đến, Ngài thường nói ‘úp mở’ bằng dụ ngôn và hình ảnh để khơi gợi nơi họ sự tò mò. Ngài từng nói, “Thầy dùng dụ ngôn mà nói những điều ấy với các con. Sẽ đến giờ, Thầy không còn dùng dụ ngôn, nhưng sẽ nói rõ cho các con về Chúa Cha”. Như vậy, một khi đã lớn lên trong đức tin, thiết thân với Ngài, Chúa Giêsu sẽ bắt đầu ‘vén màn’ để thì thầm những lẽ thật sâu sắc nhất cho chúng ta. Thú vị thay! Lẽ thật sâu sắc nhất là Chúa Cha. Ngài sẽ truyền đạt theo những cách thức vượt xa ngôn từ vốn được che đậy bởi các dụ ngôn và hình tượng; để rồi, Ngài sẽ thì thầm về Chúa Cha và bản thân Ngài cho chúng ta, theo những cách thức ‘không lời’ thầm kín nhất. Thật tuyệt vời!
Như vậy, có rất nhiều điều Thiên Chúa muốn nói một cách rõ ràng, nhưng Ngài chỉ nói trong “bóng tối” của đời sống nội tâm bằng những ‘lời thì thầm’ nhẹ nhàng, vốn chỉ có thể nghe được khi chúng ta dành trọn sự chú ý cho Ngài. Gioan Thánh Giá nói nhiều về “bóng tối của đức tin”; qua đó, chúng ta nhận được những thông điệp sâu sắc nhất từ Thiên Chúa. Những thông điệp này vượt quá lời nói, khái niệm, hình ảnh và chỉ có thể được truyền đạt một cách trực tiếp, thiêng liêng qua những lời cầu nguyện đầy lửa mến trong Thánh Thần. Những lời cầu nguyện sốt mến chuyển tải các ‘sứ điệp’ không phải là điều chúng ta tự mình thiết lập; nhưng là quà tặng của Thiên Chúa liên tục kéo chúng ta chìm sâu hơn vào Ngài, và đáp lại; cùng lúc, mời gọi tiến sâu hơn, và tiếp tục đáp lại.
Tin Mừng hôm nay còn cho thấy Thiên Chúa muốn chúng ta chia sẻ những ‘mặc khải đức tin’ này; nó phải được chia sẻ “nơi ánh sáng” và “trên mái nhà”. Điều này được thực hiện bởi chứng từ của chính cuộc sống chúng ta, bằng cách cho phép ân sủng biến đổi chiếu rọi qua chúng ta theo cách mà chỉ một mình Chúa mới có thể làm. Nó cũng được thực hiện bằng việc chú ý đến ‘những khoảnh khắc’ Thiên Chúa muốn dùng chúng ta để chia sẻ những chân lý sâu sắc này, vốn thường che đậy với người khác. Nhưng trước hết, Ngài phải nói về chúng cho chúng ta; sau đó, theo sự thúc đẩy của Thánh Thần, Ngài sẽ sử dụng chúng ta để chia sẻ sự thật về Chúa Cha và về Ngài.
Anh Chị em,
Trong phép Thánh Thể, chúng ta lắng nghe Chúa Giêsu từ “bóng tối của đức tin”. Hãy để Thánh Thể Ngài lôi kéo chúng ta vào niềm tin sâu sắc nhất, chắc chắn nhất về tình yêu và lòng thương xót của Ngài cũng như chính bản tính Thiên Chúa của Ngài. Như Mẹ Maria, chúng ta hãy thưởng thức những ‘sứ điệp’ huyền nhiệm và thánh thiện này, bằng cách xây dựng một đời sống chiêm ngắm, cầu nguyện sâu sắc; chúng ta không chỉ nhận biết Thiên Chúa theo những cách thức vượt quá lời nói, nhưng còn đoán biết cả những thời điểm Ngài muốn nói với người khác qua chúng ta.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, Chúa muốn thì thầm với con và mọi người theo cách vượt quá ngôn từ. Xin lôi kéo và dìm con sâu hơn vào Chúa, để con nhìn thấu bên kia ‘bức màn’ và biết Chúa như chính Chúa. Xin dùng con để nói với người khác ‘lời thì thầm’ Chúa muốn, mà vì đó, Chúa đã chọn con!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Đầy Tớ Lái Buôn Hay Bí Kíp Đừng Mang Gì
LM. Giuse Trương Đình Hiềnt
09:56 10/07/2021
Đầy Tớ Lái Buôn Hay Bí Kíp “Đừng Mang Gì”
Chúa Nhật 15 TN B 2021
Sau những “chuyến đi ngôn sứ” hay rao giảng Tin Mừng mang tính “thăm dò và chuẩn bị” do chính mình thực hiện (Tin Mừng Máccô nơi các CN 11,12,13,14), hôm nay, nơi sứ điệp Tin Mừng của Chúa Nhật 15 (TN B), Chúa Giêsu muốn các Tông đồ cùng chia sẻ “sứ vụ ngôn sứ” với Ngài; Ngài chính thức giao công tác rao giảng Tin Mừng cho các Tông Đồ: Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế (…). Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.
“Được sai đi”, được “chia sẻ sứ mệnh ngôn sứ của Chúa” đó chính là một ơn gọi gắn liền với căn tính của Giáo Hội như những lời mở đầu của Sắc Lệnh Truyền Giáo (Ad Gentes) của Công Đồng Vaticano II: “Được Thiên Chúa sai đến với muôn dân để nên “bí tích cứu độ phổ quát”, đồng thời vì những đòi hỏi căn bản của đặc tính Công Giáo, và vì mệnh lệnh của Đấng Sáng Lập, Giáo Hội dành mọi nỗ lực loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người. Thật vậy, chính các Tông đồ, nền móng của Giáo Hội, đã theo chân Chúa Kitô, “rao giảng lời chân lý và khai sinh các giáo đoàn” (AG 1).
Quả thật, đối với chúng ta, những người Kitô hữu, hồ sơ về “ơn gọi tông đồ”, “sứ mệnh ngôn sứ” ngay từ thuở bình minh khai sinh lập đạo đã được xem như là “qui luật của muôn đời”; như là “căn tính” gắn liền với thiên chức và đời sống thuộc về Chúa Kitô, Đấng vốn là Vị Tông Đồ, là Ngôn sứ của Chúa Cha như chính Ngài đã khẳng quyết: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Mà chẳng phải chỉ có vào thời Tân ước, ngay từ xa xôi trong lịch sử cựu ước, đã biết bao lần chúng ta nghe vang lên nhiều “chuyện kể” hay ho về ơn gọi ngôn sứ (hay tiên tri), một ơn gọi gần như “độc quyền” thuộc về phía Thiên Chúa. Hôm nay, trong bài đọc 1, Amos được Thiên Chúa gọi đi làm tiên tri, như chuyện trong mơ: “Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng là đứa chăn bò (và chuyên) đi hái trái sung. Khi tôi đang đi theo đàn chiên, thì Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: “Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta”.
Quả thật, một khi Chúa đã “bắt lấy”, thì con người chỉ còn có một con đường duy nhất theo cách của sứ ngôn Isaia đó là: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Vì nếu cưỡng chống kiểu tiên tri Giona, thì cuối cùng Chúa cũng cho cá mập đớp vào bụng rồi quăng đến nơi phải đến (Gn 2,1-11); hay bị “lãnh đủ “coup de foudre” như biến cố “ngã ngựa trên đường Đamas dành cho Saolô”, đã khiến anh chàng Pharisiêu ghét cay ghét đắng Kitô giáo nầy đã “quay hẳn 180 độ” để trở nên Tiên Tri và là “Tông đồ thứ thiệt” của Tin Mừng Phục Sinh; một “ơn gọi” mà sau nầy, chính ngài đã cảm nhận cách sâu sắc như lời bộc bạch trong thư gởi giáo đoàn Êphêsô nơi Bài đọc 2 hôm nay: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Đức Kitô. Như Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương…”.
Và như thế, chẳng cần phải linh mục hay tu sĩ, ai trong chúng ta đều có thể và có quyền hát lên “từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người…”, để rồi khiêm tốn như Đức Trinh Nữ Maria cuối đầu trước dự định tình yêu của Thiên Chúa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa” (Lc 1,38); hay cầu xin cho được một chút mạnh mẽ can đảm như chính Con Thiên Chúa khi cất bước vào đời: “Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,7).
Thế nhưng có người lại thắc mắc: Đi làm tiên tri là đi đâu và làm ngôn sứ là làm những gì?
Trước hết, cách đây hơn 2000 năm, Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể vào đời “đi làm tiên tri” trước hết là “đến nhà mình”, ngôi nhà mà ở đó “người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,11); có khi tỏ thái độ dè bỉu rẻ khinh, như tường thuật của Phúc âm Máccô trong Chúa Nhật tuần trước: “Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình” (Mc 6,1-6). Chính trong ý nghĩa đó mà chúng ta hiểu được rằng: mọi nơi và mọi thời vẫn có và vẫn còn nhưng địa chỉ “nhà mình” từ chối Đức Kitô; những “Nadarét” khép lòng trước sứ điệp Phúc âm, những “Bêlem” đóng chặt cánh cửa để khước từ những “đôi uyên ương Giuse-Maria” đi tìm một chỗ dung thân cho ngày “sinh hoa mãn nguyệt”… Cái địa chỉ “nhà của mình” hay “bờ bên kia” mà vị Ngôn sứ Giêsu đã đến, đã ở lại, đã chữa lành… và đã truyền cho các môn sinh “lên đường đi đến”, theo ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là những “vùng ngoại vi của thế giới”, những “vùng rìa” mà ở đó đang có hàng triệu bạn trẻ thác loạn vì xì ke ma túy, trác táng buông thả với yêu cuồng sống vội; đó là “vùng rìa” mà ở đó đang có biết bao thân phận của những người nghèo bị bóc lột tàn nhẫn trên những công lao của nước mắt và mồ hôi; những “tù nhân lương tâm” bị bạo hành, tước đoạt và đối xử như những loài súc vật. Đó là “vùng rìa” mà ở đó đang vang lên những tiếng thét gào của những em bé muốn được làm người nhưng bị cướp mất cuộc sống khi chưa kịp nhìn thấy ánh sáng hay chưa nên hình nên dạng…. “Vùng rìa” đó cũng là nơi mà ngay trong những ngày này, khắp nơi, đang có đầy dẫy những nạn nhân và bệnh nhân của đại dịch Covid, hay trăm thứ bệnh hoạn khác… trong các bệnh viện, trong các khu cách ly…, thoi thóp chống chọi từng phút giây với cơn đau và tử thần, với cô đơn và sầu thảm trong mệt mỏi và thất vọng…
Vâng, bao lâu còn thế giới nầy là bấy lâu còn quỷ ma và tật bệnh; và vì thế vẫn còn có biết bao nhiêu địa chỉ, những “vùng rìa”, những “vùng ngoại vi” đang vẫy gọi bước chân người ngôn sứ, đang kêu cứu những Tông đồ; không phải chỉ đến để “giảng rao sự sám hối” mà còn phải “khu trừ ma quỷ và xức dầu chữa lành các bệnh nhân”.
Vì thế, điều thứ hai, cũng là điều quan trọng hơn, đó là hãy kiểm tra xem chúng ta đang “đi làm ngôn sứ”, “rao giảng Phúc Âm” với thứ vũ khí nào trong tay, với hành trang nào trên vai? Có phải là những chiếc “áo giáp và thanh gươm nặng nề của Goliát” (1 Sm 17,32-51), hay là “tấm áo da cừu, cây gậy với vài viên đá cuội và cái dây phóng đá của chàng thanh niên chăn chiên Đa-vít”? Chính Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay đã căn dặn các môn sinh như một “lệnh lên đường” ! “đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo”.
Những lời của Chúa Giêsu trên làm tôi chợt nhớ tới sự kiện cách đây 173 năm (tức 1848), khi Đức Thánh Giám Mục Stêphanô Cuénot Thể trao sứ mạng cho phái đoàn Thầy Sáu Do lên mở đạo cho anh em dân tộc Tây Nguyên. Sự kiện đặc biệt nầy đã được linh mục thừa sai P. Dourisboure kể lại trong tác phẩm ký sự “Dân Làng Hồ”.
Đức Cha Stêphanô ra lệnh:
- “Thầy phải khai mở một con đường, qua ngõ An Sơn, để truyền giáo cho người dân tộc. Thầy sẽ làm thế nào để hoàn thành việc đó?”
- “Con sẽ làm lái buôn – Thầy Do đáp – và trong khi đóng vai một lái buôn, con sẽ tiến sâu vào bên kia ranh giới mà các lái buôn khác chưa từng vượt qua. Một khi việc khảo sát địa hình hoàn tất, con sẽ trở về và dẫn đưa một Cha đến vùng đó.”
Và đây chính là thứ “hành trang” căn bản nhất mà Đức Cha Cuénot trao cho Thầy:
- “Quá tốt – Đức Cha nói thêm – Cha mong đợi nhiều nơi Thầy; nhưng để thực hiện một công trình hết sức quan trọng như vậy, Thầy cần có đủ can đảm mà Ta muốn ban cho Thầy qua việc phong chức Phó tế. Vậy Thầy hãy dọn mình, tĩnh tâm và cầu nguyện, để đón nhận ân sủng mà Thiên Chúa sắp ban cho Thầy”.
Cùng với “ơn sủng của Thánh chức Phó Tế” đó, thầy Sáu Do đã hoàn thành xuất sắc “chuyến đi ngôn sứ” đầu tiên, nhưng không phải trong vai trò “nhà lái buôn” như đã dự định, mà là trong tư cách của một tên “đầy tớ nhà lái buôn”.
Thế đó ! hành trang tông đồ, vũ khí của người ngôn sứ dùng để lên đường dấn thân chiến đấu với quỷ ma và tật bệnh, với tội lỗi và bóng tối lại chỉ là “sự khó nghèo” trong tin yêu phó thác; là niềm trông cậy trong sức mạnh và sự trợ giúp của chính Thiên Chúa; là những giá trị và cung cách ứng xử mang dáng đứng khiêm hạ, yêu thương… Và chúng ta cũng thừa biết, với những vũ khí và hành trang đơn sơ đó, Đavít đã tiến ra nghênh chiến với kẻ thù bằng niềm tin tuyệt đối: “Ta đến với ngươi nhân danh Thiên Chúa các đạo binh”. Trong tư thế đó, “khi Đavít xuất chiêu” kẻ thù liền gục ngã. Và chính “Hậu Duệ” của Ngài, người thanh niên thợ mộc làng Nadarét, Đức Giêsu Kitô cũng đã lại “xuất chiêu” theo “bí kíp” của tổ tiên đã từng thực hiện như thế khi chấp nhận con đường khó nghèo và tự hạ thẳm sâu của khổ nạn thập giá để chỗi dậy vinh quang chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Và rồi, chính Đấng Phục Sinh lại truyền cái bí kíp “đừng mang gì” cho các môn sinh, cho Giáo Hội để tiếp nối sứ mệnh ngôn sứ của Ngài trong lịch sử. Những Phêrô, Phaolô và bao thế hệ Tông Đồ, ngôn sứ; trong đó phải kể đến những Stêphanô, Gagelin, Anrê Kim Thông, Anrê Phú Yên, cha Do, các nữ tu Mến Thánh Giá như Anê Soạn, Anna Trị… tất cả đã “lên đường” trong tư thế “không mang gì”, ngoài tình yêu và thập giá Đức Kitô, như “hạt lúa chôn sâu mục nát giữa dòng đời”, nhưng đã mang về một “mùa lúa vàng đồng”, một “tấm lưới đầy cá” !
Sau hết, chúng ta ai cũng hiểu điều nầy: mỗi một Thánh Lễ là một cuộc sai đi như câu chào chúc cuối lễ: Ite Missa est (Lễ xong rồi lên đường thôi !). Như vậy, nếu trên muôn nẻo đường truyền giáo, chúng ta phải luôn nhớ bí kíp “Đừng Mang Gì”, thì sau Thánh lễ nầy xin đừng quên mang theo Thánh Thể và Lời của Đức Kitô. Bởi vì đây chính là “gia bảo”, là “phương dược” giúp làm cho bí kíp “Đừng Mang Gì” trở nên hiện thực và hiệu quả. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Chúa Nhật 15 TN B 2021
Sau những “chuyến đi ngôn sứ” hay rao giảng Tin Mừng mang tính “thăm dò và chuẩn bị” do chính mình thực hiện (Tin Mừng Máccô nơi các CN 11,12,13,14), hôm nay, nơi sứ điệp Tin Mừng của Chúa Nhật 15 (TN B), Chúa Giêsu muốn các Tông đồ cùng chia sẻ “sứ vụ ngôn sứ” với Ngài; Ngài chính thức giao công tác rao giảng Tin Mừng cho các Tông Đồ: Chúa Giêsu gọi mười hai tông đồ và sai từng hai người đi, Người ban cho các ông có quyền trên các thần ô uế (…). Các ông ra đi rao giảng sự thống hối. Các ông trừ nhiều quỷ, xức dầu chữa lành nhiều bệnh nhân.
“Được sai đi”, được “chia sẻ sứ mệnh ngôn sứ của Chúa” đó chính là một ơn gọi gắn liền với căn tính của Giáo Hội như những lời mở đầu của Sắc Lệnh Truyền Giáo (Ad Gentes) của Công Đồng Vaticano II: “Được Thiên Chúa sai đến với muôn dân để nên “bí tích cứu độ phổ quát”, đồng thời vì những đòi hỏi căn bản của đặc tính Công Giáo, và vì mệnh lệnh của Đấng Sáng Lập, Giáo Hội dành mọi nỗ lực loan báo Tin Mừng cho tất cả mọi người. Thật vậy, chính các Tông đồ, nền móng của Giáo Hội, đã theo chân Chúa Kitô, “rao giảng lời chân lý và khai sinh các giáo đoàn” (AG 1).
Quả thật, đối với chúng ta, những người Kitô hữu, hồ sơ về “ơn gọi tông đồ”, “sứ mệnh ngôn sứ” ngay từ thuở bình minh khai sinh lập đạo đã được xem như là “qui luật của muôn đời”; như là “căn tính” gắn liền với thiên chức và đời sống thuộc về Chúa Kitô, Đấng vốn là Vị Tông Đồ, là Ngôn sứ của Chúa Cha như chính Ngài đã khẳng quyết: “Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em” (Ga 20,21). Mà chẳng phải chỉ có vào thời Tân ước, ngay từ xa xôi trong lịch sử cựu ước, đã biết bao lần chúng ta nghe vang lên nhiều “chuyện kể” hay ho về ơn gọi ngôn sứ (hay tiên tri), một ơn gọi gần như “độc quyền” thuộc về phía Thiên Chúa. Hôm nay, trong bài đọc 1, Amos được Thiên Chúa gọi đi làm tiên tri, như chuyện trong mơ: “Tôi không phải là tiên tri, cũng không phải là con của tiên tri, nhưng là đứa chăn bò (và chuyên) đi hái trái sung. Khi tôi đang đi theo đàn chiên, thì Chúa dẫn tôi đi và nói cùng tôi rằng: “Ngươi hãy đi nói tiên tri cho dân Israel của Ta”.
Quả thật, một khi Chúa đã “bắt lấy”, thì con người chỉ còn có một con đường duy nhất theo cách của sứ ngôn Isaia đó là: “Dạ, con đây, xin sai con đi” (Is 6,8). Vì nếu cưỡng chống kiểu tiên tri Giona, thì cuối cùng Chúa cũng cho cá mập đớp vào bụng rồi quăng đến nơi phải đến (Gn 2,1-11); hay bị “lãnh đủ “coup de foudre” như biến cố “ngã ngựa trên đường Đamas dành cho Saolô”, đã khiến anh chàng Pharisiêu ghét cay ghét đắng Kitô giáo nầy đã “quay hẳn 180 độ” để trở nên Tiên Tri và là “Tông đồ thứ thiệt” của Tin Mừng Phục Sinh; một “ơn gọi” mà sau nầy, chính ngài đã cảm nhận cách sâu sắc như lời bộc bạch trong thư gởi giáo đoàn Êphêsô nơi Bài đọc 2 hôm nay: “Chúc tụng Thiên Chúa là Cha Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, Đấng đã chúc lành cho chúng ta bằng mọi phúc lành thiêng liêng trên trời, trong Đức Kitô. Như Ngài đã chọn chúng ta trong Người trước khi tạo dựng thế gian, để chúng ta được nên thánh thiện và tinh tuyền trước mặt Ngài trong tình yêu thương…”.
Và như thế, chẳng cần phải linh mục hay tu sĩ, ai trong chúng ta đều có thể và có quyền hát lên “từ ngàn xưa Cha đã yêu con, Cha gọi con giữa muôn người…”, để rồi khiêm tốn như Đức Trinh Nữ Maria cuối đầu trước dự định tình yêu của Thiên Chúa: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa” (Lc 1,38); hay cầu xin cho được một chút mạnh mẽ can đảm như chính Con Thiên Chúa khi cất bước vào đời: “Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,7).
Thế nhưng có người lại thắc mắc: Đi làm tiên tri là đi đâu và làm ngôn sứ là làm những gì?
Trước hết, cách đây hơn 2000 năm, Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể vào đời “đi làm tiên tri” trước hết là “đến nhà mình”, ngôi nhà mà ở đó “người nhà chẳng chịu đón nhận” (Ga 1,11); có khi tỏ thái độ dè bỉu rẻ khinh, như tường thuật của Phúc âm Máccô trong Chúa Nhật tuần trước: “Không một tiên tri nào mà không bị khinh bỉ ở quê hương, gia đình họ hàng mình” (Mc 6,1-6). Chính trong ý nghĩa đó mà chúng ta hiểu được rằng: mọi nơi và mọi thời vẫn có và vẫn còn nhưng địa chỉ “nhà mình” từ chối Đức Kitô; những “Nadarét” khép lòng trước sứ điệp Phúc âm, những “Bêlem” đóng chặt cánh cửa để khước từ những “đôi uyên ương Giuse-Maria” đi tìm một chỗ dung thân cho ngày “sinh hoa mãn nguyệt”… Cái địa chỉ “nhà của mình” hay “bờ bên kia” mà vị Ngôn sứ Giêsu đã đến, đã ở lại, đã chữa lành… và đã truyền cho các môn sinh “lên đường đi đến”, theo ngôn ngữ của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, là những “vùng ngoại vi của thế giới”, những “vùng rìa” mà ở đó đang có hàng triệu bạn trẻ thác loạn vì xì ke ma túy, trác táng buông thả với yêu cuồng sống vội; đó là “vùng rìa” mà ở đó đang có biết bao thân phận của những người nghèo bị bóc lột tàn nhẫn trên những công lao của nước mắt và mồ hôi; những “tù nhân lương tâm” bị bạo hành, tước đoạt và đối xử như những loài súc vật. Đó là “vùng rìa” mà ở đó đang vang lên những tiếng thét gào của những em bé muốn được làm người nhưng bị cướp mất cuộc sống khi chưa kịp nhìn thấy ánh sáng hay chưa nên hình nên dạng…. “Vùng rìa” đó cũng là nơi mà ngay trong những ngày này, khắp nơi, đang có đầy dẫy những nạn nhân và bệnh nhân của đại dịch Covid, hay trăm thứ bệnh hoạn khác… trong các bệnh viện, trong các khu cách ly…, thoi thóp chống chọi từng phút giây với cơn đau và tử thần, với cô đơn và sầu thảm trong mệt mỏi và thất vọng…
Vâng, bao lâu còn thế giới nầy là bấy lâu còn quỷ ma và tật bệnh; và vì thế vẫn còn có biết bao nhiêu địa chỉ, những “vùng rìa”, những “vùng ngoại vi” đang vẫy gọi bước chân người ngôn sứ, đang kêu cứu những Tông đồ; không phải chỉ đến để “giảng rao sự sám hối” mà còn phải “khu trừ ma quỷ và xức dầu chữa lành các bệnh nhân”.
Vì thế, điều thứ hai, cũng là điều quan trọng hơn, đó là hãy kiểm tra xem chúng ta đang “đi làm ngôn sứ”, “rao giảng Phúc Âm” với thứ vũ khí nào trong tay, với hành trang nào trên vai? Có phải là những chiếc “áo giáp và thanh gươm nặng nề của Goliát” (1 Sm 17,32-51), hay là “tấm áo da cừu, cây gậy với vài viên đá cuội và cái dây phóng đá của chàng thanh niên chăn chiên Đa-vít”? Chính Chúa Giêsu trong Tin Mừng hôm nay đã căn dặn các môn sinh như một “lệnh lên đường” ! “đừng mang gì, ngoài cây gậy, không mang bị mang bánh, không mang tiền trong túi, nhưng chân đi dép, và đừng mặc hai áo”.
Những lời của Chúa Giêsu trên làm tôi chợt nhớ tới sự kiện cách đây 173 năm (tức 1848), khi Đức Thánh Giám Mục Stêphanô Cuénot Thể trao sứ mạng cho phái đoàn Thầy Sáu Do lên mở đạo cho anh em dân tộc Tây Nguyên. Sự kiện đặc biệt nầy đã được linh mục thừa sai P. Dourisboure kể lại trong tác phẩm ký sự “Dân Làng Hồ”.
Đức Cha Stêphanô ra lệnh:
- “Thầy phải khai mở một con đường, qua ngõ An Sơn, để truyền giáo cho người dân tộc. Thầy sẽ làm thế nào để hoàn thành việc đó?”
- “Con sẽ làm lái buôn – Thầy Do đáp – và trong khi đóng vai một lái buôn, con sẽ tiến sâu vào bên kia ranh giới mà các lái buôn khác chưa từng vượt qua. Một khi việc khảo sát địa hình hoàn tất, con sẽ trở về và dẫn đưa một Cha đến vùng đó.”
Và đây chính là thứ “hành trang” căn bản nhất mà Đức Cha Cuénot trao cho Thầy:
- “Quá tốt – Đức Cha nói thêm – Cha mong đợi nhiều nơi Thầy; nhưng để thực hiện một công trình hết sức quan trọng như vậy, Thầy cần có đủ can đảm mà Ta muốn ban cho Thầy qua việc phong chức Phó tế. Vậy Thầy hãy dọn mình, tĩnh tâm và cầu nguyện, để đón nhận ân sủng mà Thiên Chúa sắp ban cho Thầy”.
Cùng với “ơn sủng của Thánh chức Phó Tế” đó, thầy Sáu Do đã hoàn thành xuất sắc “chuyến đi ngôn sứ” đầu tiên, nhưng không phải trong vai trò “nhà lái buôn” như đã dự định, mà là trong tư cách của một tên “đầy tớ nhà lái buôn”.
Thế đó ! hành trang tông đồ, vũ khí của người ngôn sứ dùng để lên đường dấn thân chiến đấu với quỷ ma và tật bệnh, với tội lỗi và bóng tối lại chỉ là “sự khó nghèo” trong tin yêu phó thác; là niềm trông cậy trong sức mạnh và sự trợ giúp của chính Thiên Chúa; là những giá trị và cung cách ứng xử mang dáng đứng khiêm hạ, yêu thương… Và chúng ta cũng thừa biết, với những vũ khí và hành trang đơn sơ đó, Đavít đã tiến ra nghênh chiến với kẻ thù bằng niềm tin tuyệt đối: “Ta đến với ngươi nhân danh Thiên Chúa các đạo binh”. Trong tư thế đó, “khi Đavít xuất chiêu” kẻ thù liền gục ngã. Và chính “Hậu Duệ” của Ngài, người thanh niên thợ mộc làng Nadarét, Đức Giêsu Kitô cũng đã lại “xuất chiêu” theo “bí kíp” của tổ tiên đã từng thực hiện như thế khi chấp nhận con đường khó nghèo và tự hạ thẳm sâu của khổ nạn thập giá để chỗi dậy vinh quang chiến thắng tội lỗi và sự chết.
Và rồi, chính Đấng Phục Sinh lại truyền cái bí kíp “đừng mang gì” cho các môn sinh, cho Giáo Hội để tiếp nối sứ mệnh ngôn sứ của Ngài trong lịch sử. Những Phêrô, Phaolô và bao thế hệ Tông Đồ, ngôn sứ; trong đó phải kể đến những Stêphanô, Gagelin, Anrê Kim Thông, Anrê Phú Yên, cha Do, các nữ tu Mến Thánh Giá như Anê Soạn, Anna Trị… tất cả đã “lên đường” trong tư thế “không mang gì”, ngoài tình yêu và thập giá Đức Kitô, như “hạt lúa chôn sâu mục nát giữa dòng đời”, nhưng đã mang về một “mùa lúa vàng đồng”, một “tấm lưới đầy cá” !
Sau hết, chúng ta ai cũng hiểu điều nầy: mỗi một Thánh Lễ là một cuộc sai đi như câu chào chúc cuối lễ: Ite Missa est (Lễ xong rồi lên đường thôi !). Như vậy, nếu trên muôn nẻo đường truyền giáo, chúng ta phải luôn nhớ bí kíp “Đừng Mang Gì”, thì sau Thánh lễ nầy xin đừng quên mang theo Thánh Thể và Lời của Đức Kitô. Bởi vì đây chính là “gia bảo”, là “phương dược” giúp làm cho bí kíp “Đừng Mang Gì” trở nên hiện thực và hiệu quả. Amen.
LM. Giuse Trương Đình Hiền
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:42 10/07/2021
29. Tên cám dỗ thường lợi dụng chỗ sơ hở chui vào, để triển khai chiến tranh kịch liệt với người rất cẩn thận trốn tránh tội lỗi.
(Thánh Leo I giáo hoàng)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:47 10/07/2021
97. ÂM DƯƠNG ĐẢO NGƯỢC
Ở trong Mân (1) có một thầy thuốc họ Âm, và vợ của ông ta gọi là Dương thị, người ta cười đùa gọi họ là “âm dương đảo ngược”, rồi lại gọi đùa con của họ là “thầy địa lý.”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 97:
Âm là giống cái và dương là giống đực, cho nên chồng tên Âm vợ tên Dương thì đúng là chuyện tức cười, tức cười chứ không phải là nhạo cười…
Người Ki-tô hữu thì đến nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa và đón nhận ơn lành của Ngài; người bên lương thì đi chùa miếu để bái lạy cúng quảy cầu phước, đó là chuyện dễ hiểu trong đời sống tín ngưỡng của mỗi người, nhưng cái đáng nhạo cười là đã mang danh người Ki-tô hữu mà vẫn đi vào chùa miếu để bái bái lạy lạy bụt thần trong ba ngày tết, hoặc tin vào những điều dị đoan mà người Ki-tô hữu không được phép làm…
Âm dương đảo ngược là lấy gốc làm ngọn và lấy ngọn làm gốc, lấy thuận làm nghịch và lấy nghịch làm thuận, chứ không phải là do cái tên mà ra, bởi vì có những người có cái tên không đẹp nhưng cuộc sống của họ rất hay và đẹp, và có những người tên rất đẹp nhưng cuộc sống của họ không mẫu mực chút nào cả…
“Ki-tô hữu” là danh từ rất đẹp và hạnh phúc, vì nó lột tả được tất cả hạnh phúc đời này và đời sau của người mang danh ấy…
(1) Tên gọi khác của tỉnh Phúc Kiến, xem từ điển Trung-Việt trang 838.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Ở trong Mân (1) có một thầy thuốc họ Âm, và vợ của ông ta gọi là Dương thị, người ta cười đùa gọi họ là “âm dương đảo ngược”, rồi lại gọi đùa con của họ là “thầy địa lý.”
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 97:
Âm là giống cái và dương là giống đực, cho nên chồng tên Âm vợ tên Dương thì đúng là chuyện tức cười, tức cười chứ không phải là nhạo cười…
Người Ki-tô hữu thì đến nhà thờ để thờ phượng Thiên Chúa và đón nhận ơn lành của Ngài; người bên lương thì đi chùa miếu để bái lạy cúng quảy cầu phước, đó là chuyện dễ hiểu trong đời sống tín ngưỡng của mỗi người, nhưng cái đáng nhạo cười là đã mang danh người Ki-tô hữu mà vẫn đi vào chùa miếu để bái bái lạy lạy bụt thần trong ba ngày tết, hoặc tin vào những điều dị đoan mà người Ki-tô hữu không được phép làm…
Âm dương đảo ngược là lấy gốc làm ngọn và lấy ngọn làm gốc, lấy thuận làm nghịch và lấy nghịch làm thuận, chứ không phải là do cái tên mà ra, bởi vì có những người có cái tên không đẹp nhưng cuộc sống của họ rất hay và đẹp, và có những người tên rất đẹp nhưng cuộc sống của họ không mẫu mực chút nào cả…
“Ki-tô hữu” là danh từ rất đẹp và hạnh phúc, vì nó lột tả được tất cả hạnh phúc đời này và đời sau của người mang danh ấy…
(1) Tên gọi khác của tỉnh Phúc Kiến, xem từ điển Trung-Việt trang 838.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Chúa Nhật 15 TN B
LM. Jos. Nguyễn Hữu Triết
18:49 10/07/2021
Chúa Nhật 15 TN B
(Mc 6, 7-13)
“Khi ấy Đức Giêsu gọi nhóm mười hai lại và bắt đầu sai các ông đi từng hai người một…”
1/ Loan báo Tin mừng là sứ vụ của mọi người: “Khốn thân tôi nếu tôi không loan báo Tin mừng” (1 Cr 9, 16).
2/ Mỗi người phải làm nhưng tốt hơn nên hợp tác với nhau: “Chúa sai từng hai người một”.
3/ Cần một đời sống đơn giản, phó thác, khó nghèo: “Không mang tiền, bao bị, lương thực …” tham lam tiền bạc, ham tiện nghi xa hoa… không thể làm công tác Nước Trời được.
4/ Công tác chính yếu là Loan báo Tin mừng bằng lời kể về Chúa và Đạo Chúa khi thuận tiện, nhất là khi người ta thắc mắc… thông thường nhất, dễ làm nhất, là kể về Chúa và Đạo Chúa qua đời sống, gương lành và việc hi sinh phục vụ, bác ái. Sống đẹp với mọi người là một lời kể về Chúa cho họ: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung kể lại việc tay Người làm” (Tv 18, 1).
5/ Các tông đồ trừ qủy, chữa các bệnh tật… Chúng ta cũng làm như vậy: khuyên một người bỏ rượu, hòa giải hai người đang giận nhau… đó là trừ quỷ… an ủi, động viên một người nản chí thất vọng… đó là chữa bệnh…
Lạy Chúa từ nhân! xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người (K. Long).
Jos. Nguyễn Hữu Triết
(Mc 6, 7-13)
“Khi ấy Đức Giêsu gọi nhóm mười hai lại và bắt đầu sai các ông đi từng hai người một…”
1/ Loan báo Tin mừng là sứ vụ của mọi người: “Khốn thân tôi nếu tôi không loan báo Tin mừng” (1 Cr 9, 16).
2/ Mỗi người phải làm nhưng tốt hơn nên hợp tác với nhau: “Chúa sai từng hai người một”.
3/ Cần một đời sống đơn giản, phó thác, khó nghèo: “Không mang tiền, bao bị, lương thực …” tham lam tiền bạc, ham tiện nghi xa hoa… không thể làm công tác Nước Trời được.
4/ Công tác chính yếu là Loan báo Tin mừng bằng lời kể về Chúa và Đạo Chúa khi thuận tiện, nhất là khi người ta thắc mắc… thông thường nhất, dễ làm nhất, là kể về Chúa và Đạo Chúa qua đời sống, gương lành và việc hi sinh phục vụ, bác ái. Sống đẹp với mọi người là một lời kể về Chúa cho họ: “Trời xanh tường thuật vinh quang Thiên Chúa, không trung kể lại việc tay Người làm” (Tv 18, 1).
5/ Các tông đồ trừ qủy, chữa các bệnh tật… Chúng ta cũng làm như vậy: khuyên một người bỏ rượu, hòa giải hai người đang giận nhau… đó là trừ quỷ… an ủi, động viên một người nản chí thất vọng… đó là chữa bệnh…
Lạy Chúa từ nhân! xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người (K. Long).
Jos. Nguyễn Hữu Triết
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Thông báo của Tòa Thánh tối thứ Bẩy 10/7 về tình trạng của Đức Thánh Cha
Đặng Tự Do
05:41 10/07/2021
Lúc 12g trưa ngày thứ Bẩy 10 tháng 7, theo giờ địa phương Rôma, tức là 5g chiều giờ Việt Nam, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo bằng 3 thứ tiếng Ý, Anh và Tây Ban Nha, về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng bên trái vào tối Chúa Nhật 4 tháng 7.
Toàn văn thông báo như sau:
Diễn tiến trong ngày hôm nay của Đức Thánh Cha Phanxicô được ghi nhận là êm đềm, với các tiến triển lâm sàng như mong đợi. Các xét nghiệm máu của ngài đều đạt yêu cầu và ngài đang tiếp tục điều trị theo kế hoạch đã được các bác sĩ đề ra.
Ngài đang dần dần tái tục công việc và tiếp tục đi tản bộ trên hành lang của phòng bệnh.
Buổi trưa, ngài cử hành Thánh lễ trong nhà nguyện riêng và vào buổi tối, ngài dùng bữa chung với những người đang hỗ trợ ngài trong những ngày này.
Đức Thánh Cha, khi tận mắt chứng kiến sự cống hiến nhân bản của các nhân viên y tế và chăm sóc sức khoẻ hỗ trợ cho ngài, đã đề cập đến một suy tư đặc biệt dành cho tất cả những ai với lòng dịu dàng và trắc ẩn quyết định chọn đối mặt với đau khổ, tham gia vào mối quan hệ cá nhân với người bệnh, đặc biệt là những người trong tình trạng mong manh và dễ bị tổn thương nhất.
Source:Holy See Press Office
Trẻ em ở các bệnh viện Rôma gửi lời chúc mừng đến Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài đang bình phục
Đặng Tự Do
05:42 10/07/2021
Inés San Martín, trưởng ban thông tín viên của tờ Crux tại Rôma. Có bài tường trình nhan đề “Children in Roman hospitals send greetings to Pope Francis as he recovers”, nghĩa là “Trẻ em ở các bệnh viện Rôma gửi lời chúc mừng đến Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài đang bình phục”.
Những trẻ em ở hai bệnh viện lớn nhất của Rôma - trong đó có một bệnh viện nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đang hồi phục sau ca phẫu thuật hôm Chúa Nhật - đã gửi đến Đức Giáo Hoàng những thiệp chúc cho ngài mau khoẻ lại.
“Các bệnh nhân nhỏ tuổi cùng gia đình và toàn thể cộng đồng Bambino Gesu, bệnh viện của Đức Giáo Hoàng, cầu nguyện để Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sớm bình phục và tiếp tục giúp đỡ các em nhỏ,” bệnh viện nhi thuộc sở hữu của Vatican cho biết như trên vào hôm thứ Hai, với một bức vẽ mời ngài thăm bệnh viện Bambino Gesu khi ngài ra khỏi bệnh viện đa khoa Gemelli, nơi ngài đã trải qua phẫu thuật ruột vào hôm Chúa Nhật.
Một số thông điệp như vậy đã được chia sẻ bởi cả bệnh viện nhi đồng và bệnh viện Gemelli, bao gồm một bức vẽ từ một cô gái tên là Giulia cho thấy Đức Phanxicô nằm trên giường và cô gái đang đứng bên cạnh đắp chăn cho ngài, đi kèm thông điệp “Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân mến, hãy cảm nhận lời cầu nguyện của con như con đã cảm thấy lời cầu nguyện của ngài khi con bị bệnh”.
Một số trẻ em trong khu ung thư của Gemelli cũng đã vẽ các bức tranh cho Đức Giáo Hoàng, một số bức tranh trong số đó đã được bệnh viện chia sẻ vào hôm thứ Năm. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào hôm thứ Năm 8 tháng 7 rằng Đức Phanxicô đã cầu nguyện đặc biệt cho những trẻ em đang chiến đấu với bệnh ung thư trong cùng một bệnh viện nơi ngài đang ở.
Một bức thư được gửi đến Đức Giáo Hoàng và được chia sẻ bởi Vatican viết: “Chúng con đã nghe nói rằng Đức Thánh Cha không được khỏe và hiện đang ở cùng một bệnh viện với chúng con. Dù không thể gặp nhau nhưng chúng con gửi đến Đức Thánh Cha một cái ôm mạnh mẽ và chúc ngài mau chóng bình phục”.
Hôm thứ Sáu, văn phòng báo chí của Vatican xác nhận rằng vào ngày Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật từ bệnh viện, giống như Thánh Gioan Phaolô II đã làm khi ngài ở đó vào các năm 1981, 1996 và 2005. Thông tin cập nhật mới nhất về sức khỏe của ngài cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã trải qua một ngày yên tĩnh với các tiến triển lâm sàng bình thường. Ngài tiếp tục ăn uống đều đặn và điều trị theo lịch trình.
Đức Thánh Cha đã đi tản bộ trên hành lang và tiếp tục công việc của ngài, xen kẽ đó là những giây phút đọc các văn bản.
Vào buổi trưa, ngài cử hành Thánh lễ trong nhà nguyện của phòng bệnh riêng của mình, với sự tham dự của tất cả những người đang hỗ trợ ngài trong thời gian nằm viện.
Sau một khoảng thời gian ngắn bị sốt nhẹ, Đức Thánh Cha hiện không còn sốt nữa.
Ngày Chúa Nhật tới, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ tầng 10 của Bệnh viện Đại học Agostino Gemelli.
Đức Thánh Cha cám ơn về rất nhiều những điện văn yêu thương và gần gũi mà ngài nhận được hàng ngày và yêu cầu chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ngài.
Source:Crux
Buổi đọc kinh Truyền Tin được dời đến bệnh viện Gemelli
Đặng Tự Do
05:42 10/07/2021
Mỗi Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, các vị Giáo Hoàng theo thông lệ sẽ chào đón những người hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, trình bày một bài huấn đức, và đọc kinh Truyền Tin, hay kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, nếu Chúa Nhật ấy nằm trong mùa Phục sinh.
Đây là một cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha không đòi hỏi phải xin vé. Ai tham dự cũng được và thường rất ngắn gọn.
Nhưng khi Rôma được chỉ định là “vùng đỏ” và sau đó là “vùng da cam”, nghiã là được đặt dưới các quy định nghiêm ngặt hơn về coronavirus, các buổi đọc kinh Truyền Tin của Đức Thánh Cha đã được chuyển vào trong thư viện của Dinh Tông Tòa và được live stream.
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và các ngày lễ trọng của Đức Thánh Cha đã được chuyển trở lại quảng trường Thánh Phêrô vào hôm Chúa Nhật 7 tháng Hai, sau bảy tuần vắng mặt vì đại dịch coronavirus.
Giờ đây, khi Đức Thánh Cha phải nằm bệnh viện, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết buổi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật sẽ được chuyển lên phía Bắc của Vatican, cách quảng trường Thánh Phêrô 7.1 km về hướng gần như chính bắc, giống như Thánh Gioan Phaolô II đã làm khi ngài ở đó vào các năm 1981, 1996 và 2005.
Nhân đây, chúng tôi xin trình bày với quý vị và anh chị em vài nét về lịch sử các buổi đọc kinh Truyền Tin
Buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên đã diễn ra vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, 11 tháng Hai, năm 1959, và được khởi xướng bởi vị “Giáo hoàng hiền lành” Gioan 23, là vị Giáo Hoàng đã triệu tập Công đồng Vatican II.
Ngày 11 tháng Hai, năm 1959 vừa là ngày khai mạc Mùa Chay vừa là ngày kỷ niệm các cuộc hiện ra tại Lộ Đức, và kết thúc các lễ kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra.
Liên kết hai sự kiện với nhau, Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 nói rằng khi Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, thông điệp của Đức Mẹ là hãy sám hối, sám hối, và sám hối. Đó cũng là thông điệp của ngày thứ Tư lễ Tro.
Đức Gioan XXIII cũng nhắc nhở những người hành hương Ý rằng đây là dịp kỷ niệm 30 năm Hiệp ước Lateranô. Đó là một thỏa thuận trong đó Ý công nhận Vatican là một quốc gia độc lập.
Sau buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên này, Đức Gioan 23 chỉ xuất hiện rải rác vào các ngày Chúa nhật trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài.
Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bắt đầu triều Giáo Hoàng của ngài, buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và các ngày lễ trọng đã trở thành một phần thường xuyên trong các hoạt động của Đức Thánh Cha. Tất cả các Đức Giáo Hoàng kể từ đó đã tiếp tục truyền thống này, mở rộng nó để bao gồm các bài huấn đức bằng các ngôn ngữ khác như hiện nay. Thông thường, trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha trình bày một bài huấn đức; và sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng sẽ nói thêm vài lời để thu hút sự chú ý của thế giới đến một vấn đề cần quan tâm cụ thể và yêu cầu các tín hữu gia tăng những lời cầu nguyện.
Lúc đầu, buổi đọc kinh Truyền Tin tại Vatican được nhắm đến những người có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô, nhưng giờ đây trong thời đại kỹ thuật số, hoạt động này dành cho tất cả mọi người trên khắp thế giới và đã trở thành một nền tảng để Đức Giáo Hoàng nói chuyện với đàn chiên lớn hơn của mình.
Source:Catholic News Agency
Cặp đôi cựu Tổng Thống Jimmy và Rosalynn Carter mừng 75 năm thành hôn
Thanh Quảng sdb
06:14 10/07/2021
Cặp đôi cựu Tổng Thống Jimmy và Rosalynn Carter mừng 75 năm thành hôn
(Aleteia - Cerith Gardiner - 21/07/21)
Ông bà Carters vừa cùng nhau kỷ niệm 75 năm ngày cưới, là cặp vợ chồng tổng thống đạt kỷ lục kết hôn lâu dài nhất từ trước đến nay. Đâu là những bí mật đằng sau tuổi thọ, giúp họ gắn bó với nhau gần một thế kỷ như vậy!
Mẹ của Jimmy Carter, bà Bessie, là một y tá đã giúp đỡ đẻ cho cho cô Rosalynn, con của người hàng xóm, lúc đó Jimmy mới được 3 tuổi. Ngay ngày hôm sau, bé Jimmy được mẹ đưa sang thăm bé “Rosie” lần đầu tiên.
Thiếu thời, Jimmy đơn giản không để ý nhiề gì đến cô hàng xóm trẻ hơn mình 3 tuổi cho đến sau Thế chiến thứ hai, lúc chàng trở về quê làng ở Plains, Georgia, và gặp lại Rosie.
Lúc đó Rossie 17 tuổi, đang đứng trước cộng đoàn Tin Lành của giáo phái Methodist, một cô gái rất khác so với cô gái mà anh đã giã từ khi gia nhập Học viện Hải quân. Sau một khoảng khắc sửng sốt, chàng Jimmy đã gắng kết với cô ấy ngay lập tức. Cặp đôi Jimmy Rossie đã cùng đi coi phim và tỏ lộ với mẹ rằng anh sẽ kết hôn với cô gái mà má đã đỡ đẻ xưa kia…
Cặp đôi có với nhau 4 người con và cùng với vợ cận kề bên, Jimmy đã đắc cử tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ.
Mặc dù có nhiều điều bạn không đồng quan niệm chính trị với Carter, nhưng có cái gì đáng nể phục trước một người đàn ông đã quyết tâm cam kết với cô gái trẻ mà chàng đã gặp khi là một đứa trẻ mới sơ sinh và đã song và đồng hành cùng cô ấy xây dựng gia đình, xã hội và chính trị.
Để có một cuộc hôn nhân lâu dài như vậy, hẳn là điều rất hiếm, nhưng cặp đôi đã nâng đỡ lẫn nhau vượt qua những trầm bổng khác nhau để vun góp một cuộc hôn nhân vững mạnh, luôn gắn kết, bền chặt trong tình bạn và sống đơn thành...
Trong nhiều năm tháng sắt cầm, cặp đôi có một lối sống đơn sơ giản dị, họ sống trong một ngôi nhà đơn sơ hai phòng ngủ mà Jimmy đã xây vào năm 1961 ở Plains, nơi họ đã khám phá ra cú sốc tình yêu lần đầu vào năm 1927.
Nguồn: https://aleteia.org/2021/07/10/the-beautiful-story-behind-the-75-year-marriage-of-jimmy-and-rosalynn-carter/
(Aleteia - Cerith Gardiner - 21/07/21)
Ông bà Carters vừa cùng nhau kỷ niệm 75 năm ngày cưới, là cặp vợ chồng tổng thống đạt kỷ lục kết hôn lâu dài nhất từ trước đến nay. Đâu là những bí mật đằng sau tuổi thọ, giúp họ gắn bó với nhau gần một thế kỷ như vậy!
Mẹ của Jimmy Carter, bà Bessie, là một y tá đã giúp đỡ đẻ cho cho cô Rosalynn, con của người hàng xóm, lúc đó Jimmy mới được 3 tuổi. Ngay ngày hôm sau, bé Jimmy được mẹ đưa sang thăm bé “Rosie” lần đầu tiên.
Thiếu thời, Jimmy đơn giản không để ý nhiề gì đến cô hàng xóm trẻ hơn mình 3 tuổi cho đến sau Thế chiến thứ hai, lúc chàng trở về quê làng ở Plains, Georgia, và gặp lại Rosie.
Lúc đó Rossie 17 tuổi, đang đứng trước cộng đoàn Tin Lành của giáo phái Methodist, một cô gái rất khác so với cô gái mà anh đã giã từ khi gia nhập Học viện Hải quân. Sau một khoảng khắc sửng sốt, chàng Jimmy đã gắng kết với cô ấy ngay lập tức. Cặp đôi Jimmy Rossie đã cùng đi coi phim và tỏ lộ với mẹ rằng anh sẽ kết hôn với cô gái mà má đã đỡ đẻ xưa kia…
Cặp đôi có với nhau 4 người con và cùng với vợ cận kề bên, Jimmy đã đắc cử tổng thống thứ 39 của Hoa Kỳ.
Mặc dù có nhiều điều bạn không đồng quan niệm chính trị với Carter, nhưng có cái gì đáng nể phục trước một người đàn ông đã quyết tâm cam kết với cô gái trẻ mà chàng đã gặp khi là một đứa trẻ mới sơ sinh và đã song và đồng hành cùng cô ấy xây dựng gia đình, xã hội và chính trị.
Để có một cuộc hôn nhân lâu dài như vậy, hẳn là điều rất hiếm, nhưng cặp đôi đã nâng đỡ lẫn nhau vượt qua những trầm bổng khác nhau để vun góp một cuộc hôn nhân vững mạnh, luôn gắn kết, bền chặt trong tình bạn và sống đơn thành...
Trong nhiều năm tháng sắt cầm, cặp đôi có một lối sống đơn sơ giản dị, họ sống trong một ngôi nhà đơn sơ hai phòng ngủ mà Jimmy đã xây vào năm 1961 ở Plains, nơi họ đã khám phá ra cú sốc tình yêu lần đầu vào năm 1927.
Nguồn: https://aleteia.org/2021/07/10/the-beautiful-story-behind-the-75-year-marriage-of-jimmy-and-rosalynn-carter/
Đức Giáo Hoàng tông du đến Slovakia, một tin vui bất ngờ cho những Kitô hữu của đất nước
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
16:39 10/07/2021
Sau khi xác nhận về việc Đức Phanxicô sẽ đến thăm Bratislava và ba thành phố khác của Slovakia, từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9, Cha Martin Kramara, phát ngôn viên của Hội đồng giám mục quốc gia, đã diễn đạt nỗi vui mừng vì chuyến thăm này sẽ củng cố “đức tin của chúng tôi đang bị suy yếu bởi chủ nghĩa tiêu dùng và chủ nghĩa cá nhân ”.
Vatican - Vào Chủ nhật ngày 4 tháng 7, Đức Thánh Cha xác nhận những gì ngài đã công bố hồi tháng Ba trong chuyến bay đưa ngài trở về Roma từ Iraq: từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9, ngài sẽ đến tông du nước Slovakia. Trước khi đến thăm Bratislava, Đức Thánh Cha sẽ đến thủ đô Budapest, Hungary, để chủ tọa Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế, sau đó, từ buổi chiều ngày 12 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ dành ba ngày tông du nước cộng hòa trẻ trung miền Trung và Đông Âu. Đây sẽ là chuyến tông du thứ hai của Đức Phanxicô vào năm 2021, và là chuyến tông du thứ tư của một vị Giáo hoàng đến Slovakia sau ba chuyến công du của Đức Gioan Phaolô II: Đức Giáo Hoàng Ba Lan đến Bratislava năm 1990, sau đó ngài đến thăm Cộng hòa Slovakia độc lập vào năm 1995 và 2003.
Linh mục Martin Kramara, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Slovakia, phản ứng về thông báo về chuyến đi sắp tới này như sau:
“Tôi phải thú nhận rằng tất cả chúng tôi đều rất đỗi vui mừng khi nghe những lời của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về từ Iraq, khi ngài đề cập về một chuyến thăm có thể tới Bratislava. Chúng tôi đã rất vui mừng phấn khởi vào thời điểm đó, nhưng khi chúng tôi nhận được lời xác nhận, trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào ngày 4 tháng 7, thì quả thực đó là một thời gian thật tuyệt vời... Tôi đã bình luận về những lời của Đức Giáo Hoàng cho đài TV Công Giáo của chúng tôi và tôi phải nói rằng tôi đã vô cùng cảm kích đến nỗi tôi không thể „nói lên lời“... Sau đó là phản ứng của Tổng thống Cộng hòa, bà Zuzana Aputová, bà cũng ngay lập tức bày tỏ niềm vui tột độ, vì nhà nước Slovakia cũng đang chuẩn bị đón tiếp Đức Giáo Hoàng với niềm hạnh phúc lớn lao. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Slovakia, Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zvolenský, cũng phản ứng ngay lập tức, nói rằng đó là một khoảnh khắc phi thường đối với toàn thể Giáo hội. Đương nhiên, đây là một thông báo gợi nhớ lại chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đó là một sự khích lệ lớn lao cho toàn thể đất nước. Quả thật, chúng tôi cũng vui mừng được đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô vào thời điểm này, chúng tôi rất nóng lòng mong đợi.
Bạn có mong đợi chuyến viếng thăm này từ Đức Phanxicô không?
Như mọi người đã biết, chúng tôi là một nước bé nhỏ, mãi đến năm 1993, chúng tôi mới tách khỏi Tiệp Khắc và Cộng hòa Séc một cách hòa bình. Sau đó, theo thời gian, Hội đồng Giám mục của chúng tôi được thành lập và chúng tôi có một tổ chức giáo hội tự trị với tên gọi Slovakia. Tôi có thể nói rằng, chính xác bởi vì chúng tôi là một quốc gia nhỏ, chúng tôi không dám mơ tưởng thông báo này. Thật vậy, trong một số trường hợp, các giám mục của chúng tôi đã mời Đức Thánh Cha và các tín hữu của chúng tôi thường hỏi chúng tôi khi nào Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến. Nhưng chúng tôi nói với họ rằng Đức Giáo Hoàng có những việc khác phải bận tâm, nhiều cam kết quan trọng hơn để thực hiện hơn là một chuyến thăm chúng tôi. Chúng tôi nói với họ rằng chúng tôi không thể kỳ vọng vào chuyến thăm của ĐTC quá nhiều. Khi Đức Thánh Cha thông báo về chuyến đi này, đó thực sự là một bất ngờ lớn lao, một niềm vui khôn tả, vì chúng ta thực sự cần được khích lệ trong đức tin của mình.
Những thách thức chính đối với Giáo hội Slovak ngày nay là gì?
Tất nhiên, một trong những thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ là quá trình thế tục hóa. Thời kỳ bắt bớ, chịu đựng trong suốt bốn mươi năm của chủ nghĩa cộng sản, trong đó Giáo hội chịu nhiều áp lực, nay đã kết thúc. Đối với chúng tôi, đó là một thời gian rất khó khăn, nhưng đồng thời mọi người cảm thấy cần phải trung thành với Tin Mừng và với Đức Thánh Cha, chiến đấu cho đức tin của mình. Ngày nay, quả thực là oái ăm, vì cuối cùng khi được hưởng tự do và chúng tôi ngày càng giàu có theo quan điểm vật chất, theo một nghĩa nào đó, càng khó giải thích cho những người trẻ tại sao phải giữ cội nguồn, giữ niềm tin, để sống theo đức tin, không theo đuổi chỉ những thứ vật chất, và do đó không ưu tiên cho chủ nghĩa tiêu dùng. Do đó, thách thức đầu tiên đối với chúng tôi là thế tục hóa và chủ nghĩa tiêu dùng. Chúng tôi rất cần được khích lệ trong đức tin.
Sau đó là sự thách thức của chủ nghĩa cá nhân, xu hướng quên đi kẻ yếu. Thật không may, khi chúng ta cải thiện điều kiện kinh tế của mình, chúng ta có xu hướng quên đi những người nghèo nhất, những người bị bỏ lại phía sau. Đây là một lời cảnh báo quan trọng và kịp thời mà Đức Thánh Cha đã thường lặp đi lặp lại: chúng ta không được quên những người đã ở lại phía sau chúng ta. Dù đang trong tình trạng phát triển nhưng chúng ta phải cố gắng nhìn vào những người anh chị em đang gặp khó khăn và đây cũng là sứ điệp của thông điệp Fratelli Tutti. Tất nhiên, chúng tôi luôn dịch các thông điệp, lời khuyến dụ và tất cả các tài liệu của Vị Mục Tử Tối Cao sang tiếng Slovak và chúng tôi cố gắng phân phát các tài liệu ấy và nói về chúng với mọi người. Nhưng đó là một chuyện để nói về một tài liệu, nó là một điều hoàn toàn khác khi được tận mắt nhìn thấy Đức Giáo Hoàng trực tiếp đến thăm và nói chuyện trực tiếp với chúng tôi. Vì vậy, với ý nghĩa này, chúng tôi mong muốn được khích lệ vì đức tin của chúng tôi, vì lợi ích chung, để không quên những người đã bị bỏ lại phía sau.
Theo những gì đã được công bố, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm không chỉ Bratislava, mà còn ba thành phố khác...
Chuyến thăm tất nhiên sẽ bắt đầu với Bratislava, là thủ đô nhưng cũng là tòa tổng giám mục chính tòa phía tây của chúng tôi. Bởi vì ở Slovakia, có hai tổng giáo phận chính tòa Công Giáo Latinh: đó là Bratislava và của phía Đông, ở Košice. Do đó, đây sẽ là địa điểm thứ hai trong chuyến thăm của Đức Thánh Cha. Sau đó, có tổng giáo phận chính tòa Byzantine, hay Greco-Catholic, như chúng ta gọi, nằm ở Prešov và đây sẽ là địa điểm thứ ba mà Đức Giáo Hoàng đến thăm, người đến để gặp gỡ không chỉ người Latinh mà còn cả người Byzantine. Sau Bratislava, Košice và Prešov, Đức Phanxicô sẽ đến thăm một ngôi đền rất quan trọng đối với chúng tôi: đó là Šaštin, phía tây Slovakia, nơi diễn ra cuộc hành hương lớn hàng năm vào ngày 15 tháng 9 nhân lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Thật vậy, khi các giám mục của chúng tôi biết rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đến sau Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest, kết thúc vào ngày 12 tháng 9, các ngài thực sự hy vọng rằng ĐTC có thể tham gia vào cuộc hành hương rất quan trọng này đối với chúng tôi, và Đức Phanxicô đã nhận lời. Vào dịp này, người dân Slovakia đi hành hương cầu nguyện với Đức Trinh Nữ của Bảy Sự Thương Khó, như chúng tôi vẫn tuyên xưng, và đây là một cuộc hành hương rất quan trọng mà Giáo hội Slovakia đã thực hiện với lòng can đảm ngay cả trong thời cộng sản, mặc dù chế độ toàn trị hết sức phản đối cuộc hành hương này và ra sức đàn áp nó, giống như họ đã đàn áp tất cả các dòng tu, nhưng không thành công. Cuộc hành hương hàng năm đến Šaštin vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay và sẽ diễn ra một lần nữa vào ngày 15 tháng 9, khi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham gia ”.
Source:Vatican NewsLe Pape en Slovaquie, une heureuse surprise pour les chrétiens du pays -
Vatican - Vào Chủ nhật ngày 4 tháng 7, Đức Thánh Cha xác nhận những gì ngài đã công bố hồi tháng Ba trong chuyến bay đưa ngài trở về Roma từ Iraq: từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 9, ngài sẽ đến tông du nước Slovakia. Trước khi đến thăm Bratislava, Đức Thánh Cha sẽ đến thủ đô Budapest, Hungary, để chủ tọa Thánh lễ bế mạc Đại hội Thánh Thể Quốc tế, sau đó, từ buổi chiều ngày 12 tháng 9, Đức Thánh Cha sẽ dành ba ngày tông du nước cộng hòa trẻ trung miền Trung và Đông Âu. Đây sẽ là chuyến tông du thứ hai của Đức Phanxicô vào năm 2021, và là chuyến tông du thứ tư của một vị Giáo hoàng đến Slovakia sau ba chuyến công du của Đức Gioan Phaolô II: Đức Giáo Hoàng Ba Lan đến Bratislava năm 1990, sau đó ngài đến thăm Cộng hòa Slovakia độc lập vào năm 1995 và 2003.
Linh mục Martin Kramara, phát ngôn viên của Hội đồng Giám mục Slovakia, phản ứng về thông báo về chuyến đi sắp tới này như sau:
“Tôi phải thú nhận rằng tất cả chúng tôi đều rất đỗi vui mừng khi nghe những lời của Đức Thánh Cha trên chuyến bay trở về từ Iraq, khi ngài đề cập về một chuyến thăm có thể tới Bratislava. Chúng tôi đã rất vui mừng phấn khởi vào thời điểm đó, nhưng khi chúng tôi nhận được lời xác nhận, trong buổi đọc kinh Truyền Tin vào ngày 4 tháng 7, thì quả thực đó là một thời gian thật tuyệt vời... Tôi đã bình luận về những lời của Đức Giáo Hoàng cho đài TV Công Giáo của chúng tôi và tôi phải nói rằng tôi đã vô cùng cảm kích đến nỗi tôi không thể „nói lên lời“... Sau đó là phản ứng của Tổng thống Cộng hòa, bà Zuzana Aputová, bà cũng ngay lập tức bày tỏ niềm vui tột độ, vì nhà nước Slovakia cũng đang chuẩn bị đón tiếp Đức Giáo Hoàng với niềm hạnh phúc lớn lao. Chủ tịch Hội đồng Giám mục Slovakia, Đức Tổng Giám Mục Stanislav Zvolenský, cũng phản ứng ngay lập tức, nói rằng đó là một khoảnh khắc phi thường đối với toàn thể Giáo hội. Đương nhiên, đây là một thông báo gợi nhớ lại chuyến viếng thăm của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, đó là một sự khích lệ lớn lao cho toàn thể đất nước. Quả thật, chúng tôi cũng vui mừng được đón tiếp Đức Thánh Cha Phanxicô vào thời điểm này, chúng tôi rất nóng lòng mong đợi.
Bạn có mong đợi chuyến viếng thăm này từ Đức Phanxicô không?
Như mọi người đã biết, chúng tôi là một nước bé nhỏ, mãi đến năm 1993, chúng tôi mới tách khỏi Tiệp Khắc và Cộng hòa Séc một cách hòa bình. Sau đó, theo thời gian, Hội đồng Giám mục của chúng tôi được thành lập và chúng tôi có một tổ chức giáo hội tự trị với tên gọi Slovakia. Tôi có thể nói rằng, chính xác bởi vì chúng tôi là một quốc gia nhỏ, chúng tôi không dám mơ tưởng thông báo này. Thật vậy, trong một số trường hợp, các giám mục của chúng tôi đã mời Đức Thánh Cha và các tín hữu của chúng tôi thường hỏi chúng tôi khi nào Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đến. Nhưng chúng tôi nói với họ rằng Đức Giáo Hoàng có những việc khác phải bận tâm, nhiều cam kết quan trọng hơn để thực hiện hơn là một chuyến thăm chúng tôi. Chúng tôi nói với họ rằng chúng tôi không thể kỳ vọng vào chuyến thăm của ĐTC quá nhiều. Khi Đức Thánh Cha thông báo về chuyến đi này, đó thực sự là một bất ngờ lớn lao, một niềm vui khôn tả, vì chúng ta thực sự cần được khích lệ trong đức tin của mình.
Những thách thức chính đối với Giáo hội Slovak ngày nay là gì?
Tất nhiên, một trong những thách thức lớn mà chúng ta phải đối mặt sau khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ là quá trình thế tục hóa. Thời kỳ bắt bớ, chịu đựng trong suốt bốn mươi năm của chủ nghĩa cộng sản, trong đó Giáo hội chịu nhiều áp lực, nay đã kết thúc. Đối với chúng tôi, đó là một thời gian rất khó khăn, nhưng đồng thời mọi người cảm thấy cần phải trung thành với Tin Mừng và với Đức Thánh Cha, chiến đấu cho đức tin của mình. Ngày nay, quả thực là oái ăm, vì cuối cùng khi được hưởng tự do và chúng tôi ngày càng giàu có theo quan điểm vật chất, theo một nghĩa nào đó, càng khó giải thích cho những người trẻ tại sao phải giữ cội nguồn, giữ niềm tin, để sống theo đức tin, không theo đuổi chỉ những thứ vật chất, và do đó không ưu tiên cho chủ nghĩa tiêu dùng. Do đó, thách thức đầu tiên đối với chúng tôi là thế tục hóa và chủ nghĩa tiêu dùng. Chúng tôi rất cần được khích lệ trong đức tin.
Sau đó là sự thách thức của chủ nghĩa cá nhân, xu hướng quên đi kẻ yếu. Thật không may, khi chúng ta cải thiện điều kiện kinh tế của mình, chúng ta có xu hướng quên đi những người nghèo nhất, những người bị bỏ lại phía sau. Đây là một lời cảnh báo quan trọng và kịp thời mà Đức Thánh Cha đã thường lặp đi lặp lại: chúng ta không được quên những người đã ở lại phía sau chúng ta. Dù đang trong tình trạng phát triển nhưng chúng ta phải cố gắng nhìn vào những người anh chị em đang gặp khó khăn và đây cũng là sứ điệp của thông điệp Fratelli Tutti. Tất nhiên, chúng tôi luôn dịch các thông điệp, lời khuyến dụ và tất cả các tài liệu của Vị Mục Tử Tối Cao sang tiếng Slovak và chúng tôi cố gắng phân phát các tài liệu ấy và nói về chúng với mọi người. Nhưng đó là một chuyện để nói về một tài liệu, nó là một điều hoàn toàn khác khi được tận mắt nhìn thấy Đức Giáo Hoàng trực tiếp đến thăm và nói chuyện trực tiếp với chúng tôi. Vì vậy, với ý nghĩa này, chúng tôi mong muốn được khích lệ vì đức tin của chúng tôi, vì lợi ích chung, để không quên những người đã bị bỏ lại phía sau.
Theo những gì đã được công bố, Đức Giáo Hoàng sẽ đến thăm không chỉ Bratislava, mà còn ba thành phố khác...
Chuyến thăm tất nhiên sẽ bắt đầu với Bratislava, là thủ đô nhưng cũng là tòa tổng giám mục chính tòa phía tây của chúng tôi. Bởi vì ở Slovakia, có hai tổng giáo phận chính tòa Công Giáo Latinh: đó là Bratislava và của phía Đông, ở Košice. Do đó, đây sẽ là địa điểm thứ hai trong chuyến thăm của Đức Thánh Cha. Sau đó, có tổng giáo phận chính tòa Byzantine, hay Greco-Catholic, như chúng ta gọi, nằm ở Prešov và đây sẽ là địa điểm thứ ba mà Đức Giáo Hoàng đến thăm, người đến để gặp gỡ không chỉ người Latinh mà còn cả người Byzantine. Sau Bratislava, Košice và Prešov, Đức Phanxicô sẽ đến thăm một ngôi đền rất quan trọng đối với chúng tôi: đó là Šaštin, phía tây Slovakia, nơi diễn ra cuộc hành hương lớn hàng năm vào ngày 15 tháng 9 nhân lễ Đức Mẹ Sầu Bi. Thật vậy, khi các giám mục của chúng tôi biết rằng Đức Giáo Hoàng sẽ đến sau Đại hội Thánh Thể Quốc tế ở Budapest, kết thúc vào ngày 12 tháng 9, các ngài thực sự hy vọng rằng ĐTC có thể tham gia vào cuộc hành hương rất quan trọng này đối với chúng tôi, và Đức Phanxicô đã nhận lời. Vào dịp này, người dân Slovakia đi hành hương cầu nguyện với Đức Trinh Nữ của Bảy Sự Thương Khó, như chúng tôi vẫn tuyên xưng, và đây là một cuộc hành hương rất quan trọng mà Giáo hội Slovakia đã thực hiện với lòng can đảm ngay cả trong thời cộng sản, mặc dù chế độ toàn trị hết sức phản đối cuộc hành hương này và ra sức đàn áp nó, giống như họ đã đàn áp tất cả các dòng tu, nhưng không thành công. Cuộc hành hương hàng năm đến Šaštin vẫn còn tiếp diễn cho đến ngày nay và sẽ diễn ra một lần nữa vào ngày 15 tháng 9, khi Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ tham gia ”.
Source:Vatican News
Bức Ảnh của Gia đình Thánh gia bắt đầu cuộc thánh du giữa những hy vọng và đau khổ của các dân tộc Trung Đông
Lm. Stêphanô Bùi Thượng Lưu
16:42 10/07/2021
Giêrusalem (Agenzia Fides) Thứ năm, ngày 8 tháng 7 năm 2021 - Cuộc hành trình của Bức Ảnh Gia đình Thánh Gia đã khởi hành từ Giêrusalem, và trong những tháng tới sẽ thực hiện một cuộc thánh du lâu dài đến quốc gia Liban và các nước Trung Đông khác, được nối kết với nhau qua lòng sùng mộ đối với Chúa Giêsu, Thánh Giuse và Đức Maria. Đó là các cộng đồng đức tin khác nhau đang bị vùi dập giữa những cơn thử thách, khủng hoảng và xung đột tái diễn gây ảnh hưởng đến khu vực này trên thế giới.
Đức Thượng phụ Công Giáo Syria Ignace Youssif III Younan, đang thăm viếng mục vụ đến các nước Israel, Palestine và Jordan, được Tổng thống Palestine Abu Mazen tiếp đón ngày hôm qua, đã mang theo Bức Ảnh của Gia đình Thánh Gia trong chuyến trở lại Lebanon. Bức ảnh Thánh Gia Thất sẽ bắt đầu lần lượt được cung nghinh đến các giáo xứ, tu viện và các đền thánh hành hương trong Đất nước của những cây bá hương.
Sau chặng Lebanon, cuộc thánh du của Bức Ảnh Thánh Gia Thất sẽ tiếp tục đến các quốc gia khác ở Trung Đông, bao gồm cả Iraq, sau đó đến Roma, nhân dịp lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được cử hành bởi Giáo hội Roma vào ngày 8 tháng 12. Và cuối cùng, sẽ trở lại Thánh địa.
Bức Ảnh Thánh Gia hành hương này được họa lại giống như hình ảnh của Gia đình Thánh Gia Thất được tôn kính phía trên bàn thờ của Nhà thờ Thánh Giuse, ở Nazareth, nơi, theo truyền thống, là nhà của Phu quân của Đức Maria. Bức tranh được khảm thêm các thánh tích được lưu giữ ở Nazareth, tại Vương cung thánh đường Truyền tin.
Cuộc thánh du dài ngày qua các thị trấn và làng mạc ở Trung Đông có thể được coi là bước tuần tự tiếp theo của "Ngày Hòa bình cho Phương Đông" đầu tiên được cử hành vào Chủ nhật 27/6 bởi các Giáo Hội Công Giáo có mặt tại nhiều quốc gia Trung Đông.
Nhân dịp lễ đó, ngay trong các nghi thức phụng vụ Thánh Thể do các Giám mục và Thượng phụ ở Trung Đông cử hành để cầu xin hòa bình và lòng thương xót cho các dân tộc ở các vùng nơi phát sinh đức tin Kitô giáo, một hành động đặc biệt của Trung Đông là hiến dâng cho Thánh Gia Nagiarét cũng đã được thực hiện.
Một bài bình luận được xuất bản tại Lebanon bởi Trung tâm Truyền thông Công Giáo đã nhấn mạnh rằng: Những ánh mắt và lời cầu nguyện của những người đã được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy cùng hướng về Bức Ảnh sẽ thể hiện sự hiệp thông đức tin ngay giữa các Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau, nối kết bởi lòng sùng kính chung đối với Gia đình Thánh Gia Thất, và cũng được tôn kính đặc biệt bởi Giáo Hội Chính Thống Coptic, nơi lưu giữ những địa điểm nằm rải rác trên lãnh thổ Ai Cập, mà theo truyền thống địa phương, Đức Maria, Giuse và Chúa Hài đồng đã đi qua khi Thánh Gia buộc phải chạy trốn sang Ai Cập để thoát khỏi những kế hoạch xấu xa của vua Hêrođê. (GV) (Agenzia Fides, 8/7/2021)
Source:FidesASIA/MIDDLE EAST - The Icon of the Holy Family begins its pilgrimage among the hopes and afflictions of the peoples of the Middle East - Agenzia Fides
Đức Thượng phụ Công Giáo Syria Ignace Youssif III Younan, đang thăm viếng mục vụ đến các nước Israel, Palestine và Jordan, được Tổng thống Palestine Abu Mazen tiếp đón ngày hôm qua, đã mang theo Bức Ảnh của Gia đình Thánh Gia trong chuyến trở lại Lebanon. Bức ảnh Thánh Gia Thất sẽ bắt đầu lần lượt được cung nghinh đến các giáo xứ, tu viện và các đền thánh hành hương trong Đất nước của những cây bá hương.
Sau chặng Lebanon, cuộc thánh du của Bức Ảnh Thánh Gia Thất sẽ tiếp tục đến các quốc gia khác ở Trung Đông, bao gồm cả Iraq, sau đó đến Roma, nhân dịp lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, được cử hành bởi Giáo hội Roma vào ngày 8 tháng 12. Và cuối cùng, sẽ trở lại Thánh địa.
Bức Ảnh Thánh Gia hành hương này được họa lại giống như hình ảnh của Gia đình Thánh Gia Thất được tôn kính phía trên bàn thờ của Nhà thờ Thánh Giuse, ở Nazareth, nơi, theo truyền thống, là nhà của Phu quân của Đức Maria. Bức tranh được khảm thêm các thánh tích được lưu giữ ở Nazareth, tại Vương cung thánh đường Truyền tin.
Cuộc thánh du dài ngày qua các thị trấn và làng mạc ở Trung Đông có thể được coi là bước tuần tự tiếp theo của "Ngày Hòa bình cho Phương Đông" đầu tiên được cử hành vào Chủ nhật 27/6 bởi các Giáo Hội Công Giáo có mặt tại nhiều quốc gia Trung Đông.
Nhân dịp lễ đó, ngay trong các nghi thức phụng vụ Thánh Thể do các Giám mục và Thượng phụ ở Trung Đông cử hành để cầu xin hòa bình và lòng thương xót cho các dân tộc ở các vùng nơi phát sinh đức tin Kitô giáo, một hành động đặc biệt của Trung Đông là hiến dâng cho Thánh Gia Nagiarét cũng đã được thực hiện.
Một bài bình luận được xuất bản tại Lebanon bởi Trung tâm Truyền thông Công Giáo đã nhấn mạnh rằng: Những ánh mắt và lời cầu nguyện của những người đã được lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy cùng hướng về Bức Ảnh sẽ thể hiện sự hiệp thông đức tin ngay giữa các Kitô hữu thuộc các truyền thống khác nhau, nối kết bởi lòng sùng kính chung đối với Gia đình Thánh Gia Thất, và cũng được tôn kính đặc biệt bởi Giáo Hội Chính Thống Coptic, nơi lưu giữ những địa điểm nằm rải rác trên lãnh thổ Ai Cập, mà theo truyền thống địa phương, Đức Maria, Giuse và Chúa Hài đồng đã đi qua khi Thánh Gia buộc phải chạy trốn sang Ai Cập để thoát khỏi những kế hoạch xấu xa của vua Hêrođê. (GV) (Agenzia Fides, 8/7/2021)
Source:Fides
Kho vũ khí hạt nhân ngày càng tăng của Trung Quốc gây lo ngại cho Hoa Kỳ
Đặng Tự Do
16:46 10/07/2021
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Hoa Kỳ hết sức quan ngại trước việc kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Price đã trả lời câu hỏi về một báo cáo trên tờ Washington Post cho biết Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng hơn 100 hầm chứa tên lửa mới tại một khu vực sa mạc ở miền tây nước này.
Price nói thêm rằng đây là lý do tại sao ông Joe Biden đã ưu tiên cho sự ổn định chiến lược trong mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và nói thêm: “Cơ sở lý luận tương tự cũng sẽ áp dụng trong giao tiếp với một cường quốc hạt nhân khác, là Cộng Hòa Nhân DânTrung Hoa”.
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết hôm 1 tháng 7, “Đại đế” Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh dấu kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi tắt là CPC.
Sử dụng một ngôn ngữ táo bạo và ngạo mạn, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng đất nước của ông sẽ “bẻ gãy đầu” bất cứ ai cố gắng bắt nạt nó, bao gồm cả các nhà hoạt động ủng hộ độc lập của Đài Loan. Tập Cận Bình đưa ra lập trường trên trước đám đông 70,000 người đang tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn, nơi xảy ra vụ thảm sát năm 1989.
Source:Reuters
Thủ tướng và các lãnh tụ thổ dân Canada lên án các vụ đốt nhà thờ
Đặng Tự Do
16:47 10/07/2021
Thủ tướng Justin Trudeau và các lãnh tụ thổ dân ở Canada lên án làn sóng đốt phá, xúc phạm các thánh đường và phá hoại các tượng đài kỷ niệm sau vụ khám phá các ngôi mộ vô danh tại các trường nội trú thổ dân từ cuối tháng Năm đến nay.
Hôm 2 tháng 7 vừa qua, thủ tướng Trudeau tuyên bố rằng: “Việc phá hủy các nơi thờ phượng là điều không thể chấp nhận được và phải chấm dứt. Đó không phải là con đường nên đi theo. Chúng ta phải cùng nhau làm việc để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ”.
Tại Bang British Colombia, ở miền tây Canada, 5 nhà thờ Công Giáo và Anh giáo đã bị những kẻ vô danh thiêu hủy. Sáng sớm thứ Tư 30/6, một thánh đường Công Giáo ở bang Alberta đã bị thiêu rụi và một nhà thờ Công Giáo khác ở khu vực thổ dân thuộc bang Tân Ecosse bị hư hại.
Thủ tướng bang Albert, ông Jason Kenney, lên án vụ đốt nhà thờ thánh Gioan Tẩy giả ở Morinville và gọi đây là một tội ác vì oán ghét, chống cộng đồng Công Giáo. Ông Andrey Poitras, thuộc nhóm dân lai ở bang Alberta, nói rằng chính quyền thành phố và Giáo hội vốn có những quan hệ chặt chẽ với cộng đoàn người lai.
Trong cuộc biểu tình tại thành phố Calgary trong tuần qua, đã có 10 thánh đường bị bôi sơn đỏ, để phản đối chính sách xưa kia tại các trường nội trú thổ dân ở Canada.
Mặt khác. hôm 1/7, nhân lễ Quốc khánh của Canada, các tượng của Nữ Hoàng Victoria, Elizabeth của Anh quốc và nhiều nhân vật lịch sử đã bị những người biểu tình lật đổ và bôi bẩn trong khu vực của nghị viện bang Manitoba.
Thủ tướng Brian Pallister của Manitoba nói rằng những vụ phá hoại này “là một thất bại lớn đối với những người đang làm việc để đạt tới sự hòa giải thực sự với các thổ dân. Những kẻ phạm những hành vi bạo lực như thế sẽ bị xét xử tại các tòa án. Tất cả các lãnh tụ của bang Manitoba quyết liệt lên án bạo vực và phá hoại, đồng thời chúng ta phải liên kết với nhau để đẩy mạnh tiến trình hòa giải”.
Hôm 29/6 vừa qua, Hội đồng Giám mục Canada thông báo về việc phái đoàn thổ dân bản xứ và các giám cục nước này sẽ sang Canada từ ngày 17 đến 20/12 năm nay để gặp Đức Thánh Cha, trong tiến trình hòa giải các thổ dân với xã hội và Giáo Hội tại Canada.
Source:AP
Tường trình đặc biệt từ Rôma: Đức Giáo Hoàng nằm nhà thương giữa cơn sốt bóng đá cuồng nhiệt ở Ý
Đặng Tự Do
20:57 10/07/2021
Niềm đam mê bóng đá, cúp Âu Châu trong bối cảnh Đức Thánh Cha nằm bệnh viện
Nhìn từ bên ngoài, bạn có thể nghĩ rằng điều được nhắc đến nhiều nhất ở Rôma lúc này là Đức Thánh Cha Phanxicô đang nằm trong bệnh viện Gemelli, với nhiều giả thuyết khác nhau được lan truyền rằng ngài thực sự bệnh nặng hơn những gì Vatican đang nói, hay cuộc phẫu thuật viêm đại tràng không phải đã thực sự được “lên kế hoạch” từ trước như Vatican đã tuyên bố, v.v.
Sự thật thì bạn đã nhầm.
Trước đây, người Rôma đã từng trải qua những lần sợ hãi về sức khỏe của Đức Giáo Hoàng, và họ có một loại giác quan thứ sáu có thể đánh hơi được điều gì thực sự nghiêm trọng. Hiện tại, hầu hết mọi người ở đây dường như đang cho rằng đây là con đường phải trải qua của một người đàn ông bình thường, đã 84 tuổi
Mặt khác, mọi người Rôma mà bạn gặp ngay bây giờ, cho dù trong siêu thị, taxi, nhà hàng hay cửa hàng thuốc lá hay bất cứ nơi nào, họ chỉ có một câu hỏi dành cho bạn: Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra vào tối Chúa Nhật?
Điều họ muốn đề cập đến là trận chung kết lịch sử của giải bóng đá Euro 2020, trận đấu giữa Ý với Anh sau một quá trình kéo dài hàng tháng trời để chọn từ 24 đội ra hai đội. Có lẽ chưa bao giờ kể từ cuộc Cải cách Tin lành ở Anh, Ý và Anh lại đấu với nhau một cách khá kịch tính như vậy.
Cả hai đội đều đã vượt qua những thử thách khắc nghiệt, từ các hiệp phụ đến các loạt sút luân lưu để quyết định các trận đấu. Đội tuyển quốc gia Anh đã không giành được một chức vô địch lớn nào trong 55 năm qua, nhưng họ có lợi thế đang chơi trên sân nhà ở Sân vận động Wembley, trong khi Ý đang chơi cho một đất nước suy thoái, sau những bất ổn về kinh tế và xã hội vì coronavirus, rất cần được nâng đỡ, và đối với bóng đá hoặc calcio, như người Ý thường gọi, phơi áo trước đối phương là một nỗi ám ảnh của quốc gia.
Trận đấu sẽ diễn ra vào lúc 8 giờ tối Chúa Nhật theo giờ London, 3 giờ chiều theo giờ Đông Bộ Hoa Kỳ và sẽ được phát sóng toàn quốc trên kênh ESPN.
Hai điều về phản ứng của người Ý đặc biệt thú vị.
Đầu tiên, nhà báo kỳ cựu người Ý Beppe Severgnini đã có một chuyên mục ngày hôm qua trên tờ Corriere della Sera, nghĩa là Tin Chiều, là tờ nhật báo có thẩm quyền nhất của Ý, trong đó ông lưu ý rằng các bàn thắng mà đội Ý ghi được trong giải đấu năm nay không chỉ mang tính chiến thuật mà còn đẹp mắt về mặt thẩm mỹ - thể thao, nghệ thuật, kịch tính.
Một phần, Severgnini cho rằng xu hướng đó là do tác động của huấn luyện viên Roberto Mancini, nhưng cũng là do tính cách dân tộc Ý.
“Những bàn thắng ngoạn mục này đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ của người Ý, là điều không bao giờ được đánh giá thấp. Giữa những gì tốt và những gì đẹp, chúng ta thường ưu tiên cho cái đẹp. Hãy nghĩ về xu hướng quốc gia đối với các nghĩa cử cao đẹp, và cách chúng ta đấu tranh để có hành vi tốt”.
Severgnini viết: “Vẻ đẹp tự nhiên, vẻ đẹp nghệ thuật, vẻ đẹp gắn liền với đồ vật, đồ ăn hay quần áo - không có chuyện người Ý ăn mặc xấu, chỉ có người Ý không quan tâm đến việc ăn mặc đẹp”.
Niềm khao khát đối với vẻ đẹp - bella figura, làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp, cũng đã đến được Vatican, và luôn luôn có ở đó. Nó giúp giải thích lý do tại sao Vatican có một khả năng vô tận cho các nghi lễ và các sự kiện lớn khác với sự khởi sắc tuyệt vời, và cả khả năng khơi dậy các tiềm năng bên dưới những diễn biến hào nhoáng đó.
Một khía cạnh đáng chú ý khác của mối quan tâm hiện tại của người Ý đối với số phận của đội tuyển quốc gia là vai trò của cả bóng đá và Công Giáo trong việc hình thành bản sắc ở đây.
Cho đến năm 1870, Ý vẫn chưa thống nhất như chúng ta thấy hiện nay, và câu hỏi về điều gì khiến một người nào đó trở thành “người Ý”, chứ không phải người Naples, Sicilia, Umbria, hoặc một trong những vùng khác biệt của Ý, luôn là một câu hỏi gây bức xúc. Nó phát sinh với cường độ đặc biệt dưới thời phát xít trong những năm 1920 và 30, vì việc khắc sâu sự trung thành đối với tổ quốc là một nỗi ám ảnh đối với Mussolini.
Trong cùng thời gian này, các giải vô địch bóng đá quốc tế bắt đầu hình thành, và Ý là một trong những cường quốc ban đầu. Đội tuyển quốc gia Ý đã giành chức vô địch World Cup năm 1934 và cuộc thi bóng đá tại Thế vận hội Berlin năm 1936, khơi gợi lòng nhiệt thành từ khắp nơi trên bán đảo Ý - lần đầu tiên, trên nhiều phương diện, một câu trả lời thuyết phục cho câu hỏi đâu là “Ý nghĩa của việc là người Ý?”
Một cách trả lời, và một câu trả lời sẽ có ý nghĩa đối với nhiều người Ý ngay cả ngày nay: Là người Ý đối với nhiều người có nghĩa là cổ vũ cho Azzurri, hay đội tuyển quốc gia. Đội tuyển Ý được gọi là Azzurri, hay đội tuyển “màu xanh lam”, bởi vì màu xanh lam là màu của triều đại Savoy đã giúp đưa Ý đến thống nhất.
Sự thật, người Ý có vài điểm chung đáng quý. Phong cách sống, giá trị, quan điểm và kỳ vọng của một người sống ở Piedmont xa xôi phía bắc khác hẳn với những người sống trên hòn đảo Sicily xa xôi phía nam. Bên cạnh thực tế là người Ý có chung một chính phủ quốc gia - và có cùng xu hướng phàn nàn không ngừng về chính phủ đó - lực lượng duy nhất bao trùm toàn bộ bán đảo là Giáo Hội Công Giáo và niềm đam mê đối với đội tuyển bóng đá quốc gia.
Ở Ý sau khi thống nhất, Giáo Hội không thể được nhà nước hoặc xã hội thế tục cổ vũ như một cơ sở của bản sắc dân tộc, vì vậy bóng đá đã trở thành tôn giáo dân sự trên thực tế, một trụ cột thế tục của bản sắc Ý. Để cổ vũ cho Azzurri, người Ý còn làm nhiều hơn là cổ vũ cho đội bóng của họ chiến thắng - họ công bố mình là một dân tộc, bất kể các khác biệt.
Tuy nhiên, dù những người theo Đảng Cộng hòa hay Phát xít có thể muốn niềm đam mê bóng đá đừng dính líu đến bản sắc Công Giáo của Ý, nhưng cuối cùng thì cả hai đều không thể kìm hãm sự hòa vào nhau. Thứ Ba tuần trước, khi Italia đối mặt với Tây Ban Nha ở trận bán kết và phải đá luân lưu trước khi giành chiến thắng cuối cùng, người dân Italia từ trên xuống dưới đều cầu nguyện với Đức Mẹ, xoa nắn các bức tượng và các bức ảnh Đức Mẹ và các thánh, cũng như thắp nến trước những cú sút định mệnh.
Nói cách khác, rất nhiều điều khiến Ý trở thành Ý - và khiến Vatican trở thành Vatican - sẽ có mặt trên sân vào đêm Chúa Nhật, khi Azzurri một lần nữa chơi vì niềm tự hào dân tộc, và khi các tín đồ của họ thay mặt họ xông lên thiên đường với hình thức cầu nguyện riêng biệt của Công Giáo.
Đó là một hiện tượng mà Đức Giáo Hoàng hiện tại chắc chắn đang theo dõi với sự quan tâm từ phòng bệnh của mình, vì tổ tiên của ngài đến từ vùng Piedmont của Ý và tất nhiên, vì bản thân ngài cũng là một người hâm mộ bóng đá, và quê hương của ngài, Á Căn Đình, sẽ đấu với đối thủ khó chịu của họ là Brazil trong trận chung kết Copa America vào ngày thứ Bảy.
Source:Crux
Văn Hóa
Blaise Pascal và việc bênh vực Kitô giáo: Nguyên văn Phần II trong Pensées, Mục XVII, hết
Vũ Văn An
19:16 10/07/2021
LXXV. Mọi trò giải trí lớn đều nguy hiểm cho đời sống Kitô hữu; nhưng, trong số tất cả những trò giải trí mà thế giới đã phát minh ra, không có thứ nào đáng sợ hơn là hài kịch. Đó là việc trình bầy tự nhiên và tinh tế các đam mê đến mức nó lay động chúng và phát sinh chúng trong trái tim chúng ta, và đặc biệt là đam mê yêu đương: nhất là khi nó được trình bầy dưới các hình thức rất trong trắng và rất trung thực. Càng xuất hiện vô tội với những linh hồn vô tội thì các linh hồn này càng có khả năng bị nó đánh động. Bạo lực của nó làm lòng tự ái của chúng ta hài lòng, một lòng tự ái ngay lập tức hình thành mong muốn gây ra cùng những hiệu quả mà chúng ta thấy được trình bầy hết sức tuyệt hảo; đồng thời người ta tạo ra cho mình một lương tâm dựa trên sự trung thực của những cảm giác mà họ nhìn thấy ở đó, lương tâm này dập tắt nỗi sợ hãi của những tâm hồn trong trắng, những người này tưởng tượng rằng yêu một tình yêu dường như rất khôn ngoan như thế đâu có hại gì đến sự trong sạch. Vì vậy, khi rời khỏi vở hài kịch với trái tim đầy những vẻ đẹp và dịu dàng, linh hồn và tinh thần xác tín về sự trong trắng của họ đến nỗi người ta ai cũng đều sẵn sàng để đón nhận những ấn tượng đầu tiên của nó, hay đúng hơn là tìm kiếm cơ hội để khiến các ấn tượng này nảy sinh trong trái tim của một ai đó, để họ cũng nhận được cùng những niềm vui và cùng những hy sinh mà họ đã thấy mô tả rất khéo trong vở hài kịch.
LXXVI. Các ý kiến lỏng lẻo làm con người vui thích một cách tự nhiên đến mức thật kỳ lạ khi chúng làm họ không hài lòng. Điều này xẩy ra khi họ đã vượt quá mọi giới hạn. Vả lại, có rất nhiều người nhìn thấy sự thực, nhưng không vươn tới nó. Nhưng có rất ít người không biết rằng sự tinh tuyền của tôn giáo đi ngược lại với những ý kiến quá lỏng lẻo, và thật nực cười khi nói rằng một phần thưởng đời đời được dành cho những phong hóa buông thả.
LXXVII. Tôi sợ rằng tôi đã viết sai, khi thấy tôi bị kết án; nhưng điển hình của rất nhiều bài viết đạo hạnh khiến tôi tin ngược lại. Không được phép viết khéo nữa. Toàn bộ Tòa án dị giáo là đồi trụy hoặc thiếu hiểu biết. Vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời con người. Tôi không sợ gì cả, tôi không hy vọng gì cả: Port-Royal sợ hãi, và việc phân ly với họ là một thứ chính trị tồi tệ; vì khi họ không còn sợ hãi nữa, họ sẽ tự làm cho mình sợ hãi nhiều hơn. Im lặng là sự bách hại lớn nhất. Các thánh chưa bao giờ im lặng. Đúng là chúng ta cần một ơn gọi; nhưng không phải do các phán quyết của hội đồng mà các ngài mới biết liệu các ngài có được kêu gọi hay không; nó là về nhu cầu nói. Nếu các Thư của tôi bị kết án ở Rôma, thì những gì tôi lên án ở đó sẽ bị lên án ở trên trời. Tòa án Dị giáo và Dòng Tên là hai tai họa của sự thật.
LXXVIII. Trước hết, tôi được hỏi, liệu tôi có hối hận vì đã viết Các Lá Thư Gửi Người Ở Tỉnh hay không. Tôi trả lời rằng, còn lâu mới ăn năn, nếu tôi phải viết lại chúng, tôi sẽ viết chúng mạnh mẽ hơn nữa. Thứ hai, tôi được hỏi tại sao tôi lại nói tên tác giả được tôi lấy tất cả những đề xuất ghê tởm mà tôi đã trích dẫn ở đó. Tôi trả lời rằng, nếu tôi ở một thành phố có mười hai đài phun nước, và nếu tôi biết một đài bị đầu độc, tôi buộc phải cảnh báo mọi người không nên đi lấy nước từ đài phun nước này; và như người ta có thể nghĩ rằng đó chỉ là trí tưởng tượng thuần túy của tôi, tôi buộc phải nêu tên kẻ đã đầu độc nó, thay vì để cả một thị trấn bị đầu độc. Thứ ba, tôi được hỏi tại sao lại sử dụng phong cách dễ chịu, châm biếm và giải trí. Tôi trả lời rằng, nếu tôi viết theo kiểu giáo điều, thì chỉ có các học giả mới đọc được; và những người đó không cần nó, ít nhất họ cũng biết nhiều như tôi đã biết về nó. Vì vậy, tôi tin rằng cần phải viết theo cách thích hợp khiến phụ nữ và người đời đọc được Các Lá Thư của tôi, để họ biết mối nguy hiểm của tất cả những câu châm ngôn và mệnh đề đang lan truyền lúc bấy giờ, và người ta rất dễ dàng bị thuyết phục.
Cuối cùng, tôi được hỏi liệu tôi có đọc hết những cuốn sách mà chính tôi đã trích dẫn chưa. Tôi nói là không. Chắc chắn, tôi phải dành phần lớn đời mình để đọc những cuốn sách rất tệ; nhưng tôi đã đọc toàn bộ Escobar hai lần; còn với những tác giả khác, tôi đã nhờ một số bạn bè của tôi đọc chúng; nhưng tôi đã không sử dụng một đoạn văn nào của họ mà không tự đọc nó trong cuốn sách được trích dẫn, và không khảo sát tài liệu được khai triển ớ đó, và không đọc những gì đi trước và đi sau, để tránh mối nguy trích dẫn một phản biện thay vì một câu trả lời; điều này vừa đáng trách vừa bất chính.
LXXIX. Cỗ máy số học tạo ra những hiệu quả gần với suy nghĩ hơn bất cứ thứ gì động vật làm; nhưng nó không làm bất cứ điều gì khiến ta có thể nói rằng nó có ý chí, giống như động vật.
LXXX. Một số tác giả, khi nói về tác phẩm của họ, nói rằng: Cuốn sách của tôi, bài bình luận của tôi, câu chuyện của tôi, v.v. Họ cảm thấy những người tư sản của họ có riêng nhà ở, và luôn miệng nói ngôi nhà của tôi. Tốt hơn họ nên nói: Cuốn sách của chúng tôi, bài bình luận của chúng tôi, câu chuyện của chúng tôi, v.v., vì thông thường trong những công trình ấy có nhiều điều của người khác hơn là của chính họ.
LXXXI. Lòng đạo đức Kitô giáo phá hủy cái tôi con người, và phép lịch sự của con người che giấu và ngăn chặn nó.
LXXXII. Nếu tôi có một trái tim cũng nghèo nàn như tinh thần, có lẽ tôi sẽ hạnh phúc; vì tôi xác tín một cách tuyệt diệu rằng nghèo khó là một phương thế tuyệt vời để đạt được sự cứu rỗi.
LXXXIII. Tôi nhận thấy một điều, là, dù bạn có nghèo đến đâu, bạn vẫn luôn để lại một điều gì đó khi chết.
LXXXIV. Tôi yêu sự nghèo khó, vì Chúa Giêsu Kitô đã yêu nó. Tôi yêu của cải, bởi vì chúng cung cấp phương thế để giúp đỡ những người khốn khổ. Tôi giữ lòng trung thành với mọi người. Tôi không báo oán những người gây oán cho tôi; nhưng tôi ước họ được điều kiện tương tự như của tôi, trong đó, người ta không nhận được điều xấu cũng như điều tốt của đa số người ta. Tôi cố gắng luôn chân thật, chân thành và trung thành với tất cả mọi người. Tôi có một tấm lòng dịu dàng đối với những người mà Thiên Chúa đã kết hợp tôi chặt chẽ hơn với họ. Dù tôi ở một mình, hay trước mắt người ta, trong mọi hành động của tôi, tôi đều nhìn thấy Thiên Chúa, Đấng phải phán xét chúng, và là Đấng tôi đã dâng hiến chúng tất cả cho Người. Đó là những tâm tư của tôi; và suốt năm tháng đời tôi, tôi đều chúc tụng Đấng Cứu Chuộc của tôi, Đấng đã đặt chúng trong tôi, và từ một người đầy yếu đuối, khốn cùng, tư dục, kiêu ngạo và tham vọng, Người đã làm thành một người được miễn trừ khỏi tất cả những điều xấu xa này nhờ sức mạnh của ơn thánh, nhờ đó, tôi có mọi sự, chứ từ tôi, chỉ có khốn cùng và kinh tởm.
LXXXV. Đau ốm là tình trạng tự nhiên của Kitô hữu, vì chúng ta vốn như thế, như chúng ta luôn phải chịu các điều xấu, mất mọi của cải và mọi thú vui của giác quan, mất mọi đam mê vốn có trong suốt cuộc đời, không có tham vọng, không hám lợi, liên tục mong đợi cái chết. Há chẳng phải đó là cách các Kitô hữu phải sống cuộc sống của họ hay sao? Và há chẳng phải là một ơn phúc lớn lao khi ta thấy mình tất yếu ở trong tình trạng mà ta bắt buộc phải ở, và ta không thể làm gì khác ngoài việc phục tùng một cách khiêm nhường và bình an hay sao? Đó là lý do tại sao tôi không cầu xin gì khác hơn là cầu xin Thiên Chúa ban cho tôi ơn này.
LXXXVI. Điều kỳ lạ là con người muốn hiểu các nguyên tắc của sự vật, và tiến tới việc biết mọi sự! Vì hiển nhiên là ta không thể hình thành kế sách này nếu không có tính tự phụ hoặc không có một năng lực vô hạn như thiên nhiên.
LXXXVII. Thiên nhiên có những sự hoàn hảo, để chứng tỏ rằng nó là hình ảnh của Thiên Chúa; nó cũng có các khuyết điểm để chứng tỏ nó chỉ là hình ảnh của Người mà thôi.
LXXXVIII. Con người nhất thiết phải điên rồ đến nỗi nếu họ không điên rồ thì đó sẽ là một cơn điên rồ khác.
LXXXIX. Lấy xác suất đi, chúng ta không thể làm hài lòng thế giới nữa: đặt để xác suất, chúng ta không thể làm nó mất lòng nữa.
XC. Lòng nhiệt thành của các thánh trong việc tìm kiếm và thực hành điều tốt sẽ vô ích, nếu xác suất là điều chắc chắn.
XCI. Để làm cho một người thành một vị thánh, cần phải có ơn thánh; còn ai nghi ngờ điều này thì quả không biết thánh và người là gì.
XCII. Chúng ta thích sự an toàn. Chúng ta thích thấy Đức Giáo Hoàng không thể sai lầm trong đức tin, và các Tiến sĩ nghiêm túc không lầm lẫn trong các thực hành của họ, để có được sự bảo đảm của ngài.
XCIII. Chúng ta không được phán đoán Đức Giáo Hoàng ra sao qua một vài lời của các Giáo phụ, như người Hy Lạp thường nói trong một công đồng (quy tắc quan trọng!), nhưng qua hành động của Giáo hội và các Giáo phụ, và qua giáo luật.
XCIV. Đức Giáo Hoàng là người trước hết. Ai khác được mọi người biết đến? Ai khác được mọi người công nhận là có quyền ảnh hưởng tới toàn tập thể vì ngài nắm giữ nhánh chính gây ảnh hưởng khắp nơi?
XCV. Sẽ là dị giáo khi luôn giải thích chữ “omnes” là mọi người, và cũng sẽ là dị giáo khi đôi khi không giải thích nó là mọi người. Bibite ex hoc omnes [mọi người hãy uống từ chén này]: dị giáo Huguenots giải thích nó là mọi người. “In quo omnes peccaverunt” [mọi người đều phạm tội trong điều này]: dị giáo Huguenot loại trừ con cái của các tín hữu. Do đó, cần phải tuân theo các Giáo phụ và truyền thống để biết khi nào, vì có dị giáo mà ta phải sợ hãi ở cả hai phía.
XCVI. Sự chuyển động ít nhất cũng tác động đến trọn thiên nhiên; vì một viên đá, toàn bộ biển khơi thay đổi. Cũng thế, trong ơn thánh, hành động nhỏ nhất, qua hiệu quả của nó, cũng tác động lên mọi sự. Vì vậy, mọi sự đều quan trọng.
XCVII. Mọi người tự nhiên đều ghét mình. Người ta đã sử dụng tư dục bao nhiêu có thể để làm nó phục vụ lợi ích công cộng. Nhưng đây chỉ là một sự giả vờ, và một hình ảnh giả dối của lòng bác ái; thực sự, nó chỉ là sự ghét bỏ. Cái bản chất xấu xa này của con người, figmentum malum [óc tưởng tượng xấu xa], chỉ có tính che đậy; nó không bị loại bỏ.
XCVIII. Nếu chúng ta muốn nói rằng con người quá bé nhỏ, không xứng đáng thông đạt với Thiên Chúa, thì họ phải cao cả đến đâu mới có thể phán đoán về việc ấy.
XCIX. Quả là điều bất xứng đối với Thiên Chúa khi phải kết hợp với con người khốn cùng; nhưng không phải là không xứng đáng để Thiên Chúa lôi kéo họ khỏi sự khốn cùng của họ.
C. Không bao giờ có ai đã từng hiểu điều đó! Thật là vô lý.... Những người tội lỗi được thanh tẩy mà không cần thống hối, người công chính được công chính hóa mà không cần ơn thánh của Chúa Giêsu Kitô, Thiên Chúa không có quyền lực trên ý chí con người, một tiền định mà không có mầu nhiệm, một Đấng Cứu Chuộc mà không có sự chắc chắn.
CI. Hợp nhất, số đông. khi coi Giáo hội như một sự hợp nhất, Đức Giáo Hoàng là người đứng đầu Giáo hội như một toàn thể. Khi coi Giáo Hội như một số đông, Đức Giáo Hoàng chỉ là một thành phần trong đó. Số đông không thể giản lược thành sự hợp nhất là một sự lầm lẫn; sự hợp nhất mà không phải là số đông là một chế độ chuyên chế.
CII. Thiên Chúa không làm phép lạ trong việc quản trị thông thường Giáo hội của Người. Sẽ là một điều kỳ lạ nếu sự không thể sai lầm nằm nơi một người; nhưng nếu ở trong đám đông, dường như nó rất tự nhiên đến nỗi việc quản trị của Thiên Chúa được che giấu dưới thiên nhiên, giống như trong mọi công trình của Người.
CIII. Do việc Kitô giáo không phải là tôn giáo duy nhất, điều này không phải lý do để tin rằng tôn giáo này không phải là tôn giáo đích thực. Ngược lại, đó là điều làm người ta thấy nó là tôn giáo đích thực.
CIV. Trong một quốc gia được thành lập như một nước cộng hòa, như Venice chẳng hạn, sẽ là một tội ác rất lớn nếu giúp đặt để ở đó một vị vua, và đàn áp quyền tự do của các người mà Thiên Chúa đã ban cho nó. Nhưng, trong một Quốc gia nơi quyền lực hoàng gia được thiết lập, người ta không thể vi phạm lòng tôn trọng người ta phải có đối với nó mà không phạm tôi phạm thánh; bởi vì quyền lực mà Thiên Chúa đã gắn kết vào đó không phải chỉ là một hình ảnh, mà còn là sự tham dự vào quyền lực của chính Thiên Chúa, nên người ta không thể chống lại nó mà không minh nhiên chống lại mệnh lệnh của Thiên Chúa. Hơn nữa, cuộc nội chiến, vốn là hậu quả của việc chống đối này, vì là một trong những tệ nạn lớn nhất mà người ta có thể phạm chống lại lòng yêu người láng giềng, nên người ta không thể phóng đại đủ sự lớn lao của lỗi lầm này. Các Kitô hữu đầu tiên không dạy chúng ta sự nổi loạn, nhưng sự kiên nhẫn, khi các vua chúa không làm tốt nhiệm vụ của họ.
Ông Pascal nói thêm: Tôi tránh xa tội lỗi này cũng như tránh xa việc giết người và trộm cắp trên các lộ đường lớn: không có gì trái với bản chất của tôi hơn, và vì nó tôi ít bị cám dỗ hơn.
CV. Hùng biện là một nghệ thuật trình bầy sự việc một cách 1. Khiến người nghe hiểu chúng một cách dễ dàng và thích thú; 2. họ cảm thấy hứng thú với nó, đến nỗi lòng tự ái cũng khiến họ sẵn sàng suy gẫm về nó hơn. Do đó, nó hệ ở một sự tương ứng mà người ta cố gắng thiết lập giữa tinh thần và trái tim của người nghe một bên, và bên kia là những suy nghĩ và phát biểu được người ta sử dụng; điều này giả thiết người ta phải nghiên cứu kỹ trái tim con người để biết mọi động lực hành đông của nó, và sau đó tìm ra tỷ lệ thích đáng của bài phát biểu mà người ta muốn trình bầy ăn khớp với nó. Phải đặt mình vào vị trí của những người nghe chúng ta, và thử nghiệm, trên chính trái tim mình, lợi thế của bài phát biểu, để xem xem liệu cái này có được làm cho cái kia không và liệu người ta có thể bảo đảm chắc chắn rằng người nghe như buộc phải đầu hàng hay không. Phải tự khép mình, càng nhiều càng tốt, vào tính tự nhiên đơn giản; đừng làm lớn những gì vốn nhỏ, cũng đừng làm nhỏ những gì vốn lớn.
Một sự vật đẹp thôi chưa đủ, mà nó còn phải thích hợp về chủ đề, không có gì quá đáng cũng như không có gì thiếu sót. Hùng biện là một bức tranh của tư tưởng; và do đó, những người, sau khi vẽ xong các tư tưởng, còn phải thêm một điều gì nữa mới thực hiện được một bức tranh, thay vì một bức chân dung.
CVI. Sách Thánh không phải là một môn khoa học của tinh thần, mà là của trái tim. Điều này chỉ có thể hiểu được đối với những người có tấm lòng ngay thẳng. Bức màn che Kinh thánh đối với người Do Thái cũng có đó đối với các Kitô hữu. Đức ái không phải chỉ là đối tượng của Sách Thánh, mà nó còn là cánh cửa của nó.
CVII. Nếu không phải làm gì ngoại trừ điều chắc chắn, thì người ta thực sự không cần phải làm gì cho tôn giáo; vì nó vốn không chắc chắn. Nhưng có biết bao điều người ta đang làm cho điều không chắc chắn: các chuyến hải hành, các trận chiến! Vì vậy, tôi nói rằng không nên làm gì cả, bởi vì không có gì là chắc chắn hết; nhưng có nhiều điều chắc chắn trong tôn giáo hơn là hy vọng rằng chúng ta sẽ thấy ngày mai: vì đâu có chắc gì chúng ta sẽ thấy ngày mai, nhưng điều chắc chắn có thể có là chúng ta sẽ không thấy nó. Người ta cũng không thể nói như thế về tôn giáo. Không chắc chắn gì tôn giáo là như thế; nhưng ai dám nói rằng chắc chắn tôn giáo không như thế? Tuy nhiên, khi chúng ta làm việc cho ngày mai và cho những điều không chắc chắn, chúng ta hành động có lý lẽ.
CVIII. Những phát minh của con người cứ thăng tiến hết thế kỷ này qua thế kỷ nọ. Nhưng lòng tốt và ác tâm của thế gian nói chung vẫn như cũ.
CIX. Cần phải có suy nghĩ từ phía sau, và đánh giá tổng thể từ đó: tuy nhiên phải nói năng như dân giã.
CX. Sức mạnh là nữ hoàng của thế giới, chứ không phải ý kiến; nhưng ý kiến là nữ hoàng của việc sử dụng sức mạnh.
CXI. Tình cờ mang lại suy nghĩ, tình cờ cũng lấy mất chúng đi; không có nghệ thuật nào để bảo tồn hoặc để có được.
CXII. Bạn muốn Giáo hội không phán xét cả từ bên trong, vì điều này chỉ thuộc về Thiên Chúa, lẫn từ bên ngoài, vì Thiên Chúa chỉ dừng lại ở bên trong; và do đó, khi tước bỏ mọi lựa chọn của con người khỏi Người, bạn giữ lại trong Giáo hội những người bị bỏ rơi nhất, và những người làm mất uy tín của Giáo Hội đến mức các hội đường của người Do Thái và các phái triết gia đã lưu đày họ như những kẻ bất xứng, và ghê tởm họ.
CXIII. Bây giờ ai muốn làm tư tế, như trong thời Giêrôboam.
CXIV. Số đông không tự giản lược thành hợp nhất là lầm lẫn; sự thống nhất không phụ thuộc số đông là chế độ chuyên chế.
CXV. Chúng ta chỉ tham khảo lỗ tai, vì chúng ta thiếu trái tim.
CXVI. Trong tất cả các cuộc đối thoại và bài phát biểu, chúng ta phải có khả năng nói với những người bị xúc phạm: Bạn đang phàn nàn về điều gì?
CXVII. Những đứa trẻ sợ hãi trước khuôn mặt mà chúng đã bôi nhọ hành động như trẻ em; nhưng làm thế nào có chuyện người ta rất yếu khi còn là một đứa trẻ, lúc tuổi cao hơn họ lại rất mạnh mẽ! Người ta chỉ cần thay đổi điểm yếu.
CXVIII. Điều không thể hiểu được là Thiên Chúa hiện hữu, và điều không thể hiểu được là Người không hiện hữu; điều không thể hiểu được là linh hồn kết hợp với thể xác, điều không thể hiểu được là chúng ta không có linh hồn; điều không thể hiểu được là thế giới được tạo ra, điều không thể hiểu được là nó không được tạo ra, v.v.; điều không thể hiểu được là có tội nguyên tội, và điều không thể hiểu được là nó không hiện hữu.
CXIX. Các người không tin phải nói những chuyện hoàn toàn rõ ràng; thế mà, điều không hề hoàn toàn rõ ràng là linh hồn có tính vật chất
CXX. Những người không tin là những người dễ tin nhất. Họ tin các phép lạ của Vespasian, để không tin các phép lạ của Môsê.
Về triết lý của Descartes
Phải nói một cách đại khái: Nó được thực hiện bằng hình và chuyển động, vì đây là sự thật. Nhưng nói về con số và chuyển động nào, và sáng tác một chiếc máy, điều đó thật nực cười; vì nó không cần thiết, không chắc chắn và nặng nhọc. Và khi điều này đúng sự thật, chúng ta không nên cho rằng toàn bộ triết học chỉ đáng giá một giờ lo âu.
Kỳ tới: Mục XVIII. Các suy nghĩ về cái chết, lấy từ một bức thư do Pascal viết về cái chết của cha ông.
VietCatholic TV
Thông báo của Tòa Thánh tối thứ Bẩy 10/7 về tình trạng của Đức Thánh Cha. Xin tiếp tục cầu nguyện
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:25 10/07/2021
1. Thông báo của Tòa Thánh tối thứ Bẩy 10/7 về tình trạng của Đức Thánh Cha. Xin tiếp tục cầu nguyện
Lúc 12g trưa ngày thứ Bẩy 10 tháng 7, theo giờ địa phương Rôma, tức là 5g chiều giờ Việt Nam, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh, đã ra một thông báo bằng 3 thứ tiếng Ý, Anh và Tây Ban Nha, về tình trạng sức khoẻ của Đức Thánh Cha sau cuộc phẫu thuật cắt bỏ một phần đại tràng bên trái vào tối Chúa Nhật 4 tháng 7.
Toàn văn thông báo như sau:
Diễn tiến trong ngày hôm nay của Đức Thánh Cha Phanxicô được ghi nhận là êm đềm, với các tiến triển lâm sàng như mong đợi. Các xét nghiệm máu của ngài đều đạt yêu cầu và ngài đang tiếp tục điều trị theo kế hoạch đã được các bác sĩ đề ra.
Ngài đang dần dần tái tục công việc và tiếp tục đi tản bộ trên hành lang của phòng bệnh.
Buổi trưa, ngài cử hành Thánh lễ trong nhà nguyện riêng và vào buổi tối, ngài dùng bữa chung với những người đang hỗ trợ ngài trong những ngày này.
Đức Thánh Cha, khi tận mắt chứng kiến sự cống hiến nhân bản của các nhân viên y tế và chăm sóc sức khoẻ hỗ trợ cho ngài, đã đề cập đến một suy tư đặc biệt dành cho tất cả những ai với lòng dịu dàng và trắc ẩn quyết định chọn đối mặt với đau khổ, tham gia vào mối quan hệ cá nhân với người bệnh, đặc biệt là những người trong tình trạng mong manh và dễ bị tổn thương nhất.
Source:Holy See Press Office
2. Trẻ em ở các bệnh viện Rôma gửi lời chúc mừng đến Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài đang bình phục
Inés San Martín, trưởng ban thông tín viên của tờ Crux tại Rôma. Có bài tường trình nhan đề “Children in Roman hospitals send greetings to Pope Francis as he recovers”, nghĩa là “Trẻ em ở các bệnh viện Rôma gửi lời chúc mừng đến Đức Thánh Cha Phanxicô khi ngài đang bình phục”.
Những trẻ em ở hai bệnh viện lớn nhất của Rôma - trong đó có một bệnh viện nơi Đức Thánh Cha Phanxicô đang hồi phục sau ca phẫu thuật hôm Chúa Nhật - đã gửi đến Đức Giáo Hoàng những thiệp chúc cho ngài mau khoẻ lại.
“Các bệnh nhân nhỏ tuổi cùng gia đình và toàn thể cộng đồng Bambino Gesu, bệnh viện của Đức Giáo Hoàng, cầu nguyện để Đức Thánh Cha Phanxicô có thể sớm bình phục và tiếp tục giúp đỡ các em nhỏ,” bệnh viện nhi thuộc sở hữu của Vatican cho biết như trên vào hôm thứ Hai, với một bức vẽ mời ngài thăm bệnh viện Bambino Gesu khi ngài ra khỏi bệnh viện đa khoa Gemelli, nơi ngài đã trải qua phẫu thuật ruột vào hôm Chúa Nhật.
Một số thông điệp như vậy đã được chia sẻ bởi cả bệnh viện nhi đồng và bệnh viện Gemelli, bao gồm một bức vẽ từ một cô gái tên là Giulia cho thấy Đức Phanxicô nằm trên giường và cô gái đang đứng bên cạnh đắp chăn cho ngài, đi kèm thông điệp “Đức Giáo Hoàng Phanxicô thân mến, hãy cảm nhận lời cầu nguyện của con như con đã cảm thấy lời cầu nguyện của ngài khi con bị bệnh”.
Một số trẻ em trong khu ung thư của Gemelli cũng đã vẽ các bức tranh cho Đức Giáo Hoàng, một số bức tranh trong số đó đã được bệnh viện chia sẻ vào hôm thứ Năm. Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết vào hôm thứ Năm 8 tháng 7 rằng Đức Phanxicô đã cầu nguyện đặc biệt cho những trẻ em đang chiến đấu với bệnh ung thư trong cùng một bệnh viện nơi ngài đang ở.
Một bức thư được gửi đến Đức Giáo Hoàng và được chia sẻ bởi Vatican viết: “Chúng con đã nghe nói rằng Đức Thánh Cha không được khỏe và hiện đang ở cùng một bệnh viện với chúng con. Dù không thể gặp nhau nhưng chúng con gửi đến Đức Thánh Cha một cái ôm mạnh mẽ và chúc ngài mau chóng bình phục”.
Hôm thứ Sáu, văn phòng báo chí của Vatican xác nhận rằng vào ngày Chúa Nhật, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật từ bệnh viện, giống như Thánh Gioan Phaolô II đã làm khi ngài ở đó vào các năm 1981, 1996 và 2005. Thông tin cập nhật mới nhất về sức khỏe của ngài cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã trải qua một ngày yên tĩnh với các tiến triển lâm sàng bình thường. Ngài tiếp tục ăn uống đều đặn và điều trị theo lịch trình.
Đức Thánh Cha đã đi tản bộ trên hành lang và tiếp tục công việc của ngài, xen kẽ đó là những giây phút đọc các văn bản.
Vào buổi trưa, ngài cử hành Thánh lễ trong nhà nguyện của phòng bệnh riêng của mình, với sự tham dự của tất cả những người đang hỗ trợ ngài trong thời gian nằm viện.
Sau một khoảng thời gian ngắn bị sốt nhẹ, Đức Thánh Cha hiện không còn sốt nữa.
Ngày Chúa Nhật tới, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin từ tầng 10 của Bệnh viện Đại học Agostino Gemelli.
Đức Thánh Cha cám ơn về rất nhiều những điện văn yêu thương và gần gũi mà ngài nhận được hàng ngày và yêu cầu chúng ta tiếp tục cầu nguyện cho ngài.
Source:Crux
3. Buổi đọc kinh Truyền Tin được dời đến bệnh viện Gemelli
Mỗi Chúa Nhật và các ngày lễ trọng, các vị Giáo Hoàng theo thông lệ sẽ chào đón những người hành hương tại quảng trường Thánh Phêrô từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, trình bày một bài huấn đức, và đọc kinh Truyền Tin, hay kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng, nếu Chúa Nhật ấy nằm trong mùa Phục sinh.
Đây là một cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha không đòi hỏi phải xin vé. Ai tham dự cũng được và thường rất ngắn gọn.
Nhưng khi Rôma được chỉ định là “vùng đỏ” và sau đó là “vùng da cam”, nghiã là được đặt dưới các quy định nghiêm ngặt hơn về coronavirus, các buổi đọc kinh Truyền Tin của Đức Thánh Cha đã được chuyển vào trong thư viện của Dinh Tông Tòa và được live stream.
Buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và các ngày lễ trọng của Đức Thánh Cha đã được chuyển trở lại quảng trường Thánh Phêrô vào hôm Chúa Nhật 7 tháng Hai, sau bảy tuần vắng mặt vì đại dịch coronavirus.
Giờ đây, khi Đức Thánh Cha phải nằm bệnh viện, Ông Matteo Bruni, Giám đốc Phòng Báo chí Tòa Thánh cho biết buổi đọc kinh Truyền Tin vào trưa Chúa Nhật sẽ được chuyển lên phía Bắc của Vatican, cách quảng trường Thánh Phêrô 7.1 km về hướng gần như chính bắc, giống như Thánh Gioan Phaolô II đã làm khi ngài ở đó vào các năm 1981, 1996 và 2005.
Nhân đây, chúng tôi xin trình bày với quý vị và anh chị em vài nét về lịch sử các buổi đọc kinh Truyền Tin
Buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên đã diễn ra vào ngày Thứ Tư Lễ Tro, 11 tháng Hai, năm 1959, và được khởi xướng bởi vị “Giáo hoàng hiền lành” Gioan 23, là vị Giáo Hoàng đã triệu tập Công đồng Vatican II.
Ngày 11 tháng Hai, năm 1959 vừa là ngày khai mạc Mùa Chay vừa là ngày kỷ niệm các cuộc hiện ra tại Lộ Đức, và kết thúc các lễ kỷ niệm một trăm năm Đức Mẹ hiện ra.
Liên kết hai sự kiện với nhau, Thánh Giáo Hoàng Gioan 23 nói rằng khi Đức Mẹ hiện ra tại Lộ Đức, thông điệp của Đức Mẹ là hãy sám hối, sám hối, và sám hối. Đó cũng là thông điệp của ngày thứ Tư lễ Tro.
Đức Gioan XXIII cũng nhắc nhở những người hành hương Ý rằng đây là dịp kỷ niệm 30 năm Hiệp ước Lateranô. Đó là một thỏa thuận trong đó Ý công nhận Vatican là một quốc gia độc lập.
Sau buổi đọc kinh Truyền Tin đầu tiên này, Đức Gioan 23 chỉ xuất hiện rải rác vào các ngày Chúa nhật trong suốt triều đại giáo hoàng của ngài.
Khi Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục bắt đầu triều Giáo Hoàng của ngài, buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật và các ngày lễ trọng đã trở thành một phần thường xuyên trong các hoạt động của Đức Thánh Cha. Tất cả các Đức Giáo Hoàng kể từ đó đã tiếp tục truyền thống này, mở rộng nó để bao gồm các bài huấn đức bằng các ngôn ngữ khác như hiện nay. Thông thường, trước khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha trình bày một bài huấn đức; và sau khi đọc kinh Truyền Tin, Đức Giáo Hoàng sẽ nói thêm vài lời để thu hút sự chú ý của thế giới đến một vấn đề cần quan tâm cụ thể và yêu cầu các tín hữu gia tăng những lời cầu nguyện.
Lúc đầu, buổi đọc kinh Truyền Tin tại Vatican được nhắm đến những người có mặt tại quảng trường Thánh Phêrô, nhưng giờ đây trong thời đại kỹ thuật số, hoạt động này dành cho tất cả mọi người trên khắp thế giới và đã trở thành một nền tảng để Đức Giáo Hoàng nói chuyện với đàn chiên lớn hơn của mình.
Source:Catholic News Agency
Căng thẳng ở Đông Á: Tầu ráo riết chạy đua vũ trang. Thủ tướng Canada lên án các vụ đốt nhà thờ
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
16:45 10/07/2021
1. Kho vũ khí hạt nhân ngày càng tăng của Trung Quốc gây lo ngại cho Hoa Kỳ
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói trong một cuộc họp báo thường kỳ rằng Hoa Kỳ hết sức quan ngại trước việc kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc ngày càng gia tăng.
Price đã trả lời câu hỏi về một báo cáo trên tờ Washington Post cho biết Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng hơn 100 hầm chứa tên lửa mới tại một khu vực sa mạc ở miền tây nước này.
Price nói thêm rằng đây là lý do tại sao ông Joe Biden đã ưu tiên cho sự ổn định chiến lược trong mối quan hệ với Tổng thống Nga Vladimir Putin và nói thêm: “Cơ sở lý luận tương tự cũng sẽ áp dụng trong giao tiếp với một cường quốc hạt nhân khác, là Cộng Hòa Nhân DânTrung Hoa”.
Asia-News, cơ quan thông tin của Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo Hải Ngoại, cho biết hôm 1 tháng 7, “Đại đế” Trung Quốc Tập Cận Bình đã đánh dấu kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Trung Quốc, gọi tắt là CPC.
Sử dụng một ngôn ngữ táo bạo và ngạo mạn, nhà lãnh đạo Trung Quốc nói rằng đất nước của ông sẽ “bẻ gãy đầu” bất cứ ai cố gắng bắt nạt nó, bao gồm cả các nhà hoạt động ủng hộ độc lập của Đài Loan. Tập Cận Bình đưa ra lập trường trên trước đám đông 70,000 người đang tập trung tại Quảng trường Thiên An Môn, nơi xảy ra vụ thảm sát năm 1989.
Source:Reuters
2. Thủ tướng và các lãnh tụ thổ dân Canada lên án các vụ đốt nhà thờ
Thủ tướng Justin Trudeau và các lãnh tụ thổ dân ở Canada lên án làn sóng đốt phá, xúc phạm các thánh đường và phá hoại các tượng đài kỷ niệm sau vụ khám phá các ngôi mộ vô danh tại các trường nội trú thổ dân từ cuối tháng Năm đến nay.
Hôm 2 tháng 7 vừa qua, thủ tướng Trudeau tuyên bố rằng: “Việc phá hủy các nơi thờ phượng là điều không thể chấp nhận được và phải chấm dứt. Đó không phải là con đường nên đi theo. Chúng ta phải cùng nhau làm việc để sửa chữa những sai lầm trong quá khứ”.
Tại Bang British Colombia, ở miền tây Canada, 5 nhà thờ Công Giáo và Anh giáo đã bị những kẻ vô danh thiêu hủy. Sáng sớm thứ Tư 30/6, một thánh đường Công Giáo ở bang Alberta đã bị thiêu rụi và một nhà thờ Công Giáo khác ở khu vực thổ dân thuộc bang Tân Ecosse bị hư hại.
Thủ tướng bang Albert, ông Jason Kenney, lên án vụ đốt nhà thờ thánh Gioan Tẩy giả ở Morinville và gọi đây là một tội ác vì oán ghét, chống cộng đồng Công Giáo. Ông Andrey Poitras, thuộc nhóm dân lai ở bang Alberta, nói rằng chính quyền thành phố và Giáo hội vốn có những quan hệ chặt chẽ với cộng đoàn người lai.
Trong cuộc biểu tình tại thành phố Calgary trong tuần qua, đã có 10 thánh đường bị bôi sơn đỏ, để phản đối chính sách xưa kia tại các trường nội trú thổ dân ở Canada.
Mặt khác. hôm 1/7, nhân lễ Quốc khánh của Canada, các tượng của Nữ Hoàng Victoria, Elizabeth của Anh quốc và nhiều nhân vật lịch sử đã bị những người biểu tình lật đổ và bôi bẩn trong khu vực của nghị viện bang Manitoba.
Thủ tướng Brian Pallister của Manitoba nói rằng những vụ phá hoại này “là một thất bại lớn đối với những người đang làm việc để đạt tới sự hòa giải thực sự với các thổ dân. Những kẻ phạm những hành vi bạo lực như thế sẽ bị xét xử tại các tòa án. Tất cả các lãnh tụ của bang Manitoba quyết liệt lên án bạo vực và phá hoại, đồng thời chúng ta phải liên kết với nhau để đẩy mạnh tiến trình hòa giải”.
Hôm 29/6 vừa qua, Hội đồng Giám mục Canada thông báo về việc phái đoàn thổ dân bản xứ và các giám cục nước này sẽ sang Canada từ ngày 17 đến 20/12 năm nay để gặp Đức Thánh Cha, trong tiến trình hòa giải các thổ dân với xã hội và Giáo Hội tại Canada.
Source:AP
3. Thông điệp video của Đức Thánh Cha trong Cuộc họp Quốc tế “Khoa học vì hòa bình”
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gởi một video đến Cuộc họp Quốc tế “Khoa học vì hòa bình”.
Mở đầu Đức Thánh Cha nói:
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn đến những người tổ chức cuộc gặp gỡ “Khoa học vì Hòa bình” nhân dịp Năm Thánh dành để kính nhớ Thánh Gabriel của Đức Mẹ Sầu Bi, tại nơi có đền thờ nằm trên sườn núi Gran Sasso, trụ sở của Phòng thí nghiệm Vật lý hạt nhân Quốc gia.
Tôi xin chào các cơ quan quản lý khoa học và học thuật, các vị khách của các tổ chức quốc gia và Âu Châu, cùng tất cả những người nam nữ tham gia nghiên cứu khoa học.
Tôi đặc biệt muốn nhắc đến Giáo sư Antonino Zichichi, Chủ tịch Liên đoàn các nhà khoa học thế giới - được trao tặng nhân dịp này bằng cấp vinh dự cao quý nhất của Đại học Teramo – là người tiếp tục cống hiến cuộc đời mình cho sự phát triển của khoa học và giáo dục các thế hệ mới.
Thưa các nhà khoa học ưu tú, cuộc gặp gỡ của các bạn là một món quà hy vọng lớn lao cho nhân loại. Chưa bao giờ nhu cầu chấn hưng nghiên cứu khoa học lại được cảm nhận một cách mạnh mẽ như thế này để vượt qua những thách thức của xã hội đương đại. Và tôi rất vui vì chính cộng đồng giáo phận Teramo đang xúc tiến cuộc gặp gỡ này, điều đó chứng tỏ rằng không thể và không có bất kỳ sự đối lập nào giữa đức tin và khoa học.
Như tôi đã nhắc lại trong Thông điệp Fratelli tutti, cần phải biết thực tế này để cùng nhau xây dựng (xem 204). Để nuôi dưỡng và phát triển khát vọng tri thức tiềm ẩn trong trái tim của mỗi người nam nữ, nghiên cứu khoa học phải đặt kết quả của nó trong việc phục vụ tất cả mọi người, luôn tìm kiếm các hình thức hợp tác mới, chia sẻ kết quả và xây dựng mạng lưới.
Hơn nữa, trong Thông điệp tôi tiếp tục nhấn mạnh rằng chúng ta không được bỏ qua “nguy cơ coi một tiến bộ khoa học nào đó như là lăng kính khả thi duy nhất để xem xét các khía cạnh cụ thể của cuộc sống, xã hội và thế giới” (sđd).
Kinh nghiệm về tình trạng khẩn cấp y tế thậm chí còn làm cho điều đó trở nên cấp bách hơn, và theo một cách nào đó, thậm chí còn khẩn thiết hơn bao giờ là thế giới khoa học phải suy nghĩ lại về triển vọng phòng ngừa, điều trị và tổ chức y tế, có tính đến các tác động nhân học liên quan đến tính xã hội và phẩm chất của các mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và hơn hết là giữa các thế hệ.
Không có kiến thức khoa học nào có thể đứng một mình và tin rằng nó là quá đủ. Hiện thực lịch sử đang ngày càng trở thành một thực tại đơn nhất (xem sđd) và cần được phục vụ trong nguồn tri thức đa dạng, mà tính cụ thể của nó góp phần vào sự phát triển của một nền văn hóa mới có khả năng xây dựng xã hội bằng cách thúc đẩy phẩm giá và sự phát triển của mọi người nam nữ.
Trước những thách thức mới, các bạn, những người yêu mến khoa học, được giao trọng trách làm chứng cho khả năng xây dựng một mối liên kết xã hội mới, cam kết thực hiện các nghiên cứu khoa học gần gũi với toàn thể cộng đồng, từ trong nước đến quốc tế, và cho thấy rằng cùng nhau chúng ta có thể vượt qua mọi xung đột.
Khoa học là một nguồn lực tuyệt vời để xây dựng hòa bình!
Tôi yêu cầu các bạn đồng hành với sự đào tạo các thế hệ mới, dạy họ không ngại nỗ lực nghiên cứu. Thầy của chúng ta cũng để cho chính Ngài được tìm kiếm: Ngài truyền cho mọi người sự chắc chắn rằng khi người ta tìm kiếm sự thật, người ta sẽ gặp được sự thật. Thời đại đang thay đổi cần những môn sinh tri thức mới, và các bạn, các nhà khoa học thân mến, là những người thầy của một thế hệ kiến tạo hòa bình mới.
Tôi bảo đảm với các bạn, tôi gần gũi với các bạn và toàn thể Giáo hội gần gũi với các bạn, trong lời cầu nguyện và sự khích lệ.
Source:Vatican News