Ngày 10-07-2011
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:57 10/07/2011
TẤM DA TRÂU LỚN
N2T

Một người khoe miệng nói:
- “Trong thôn của chúng tôi có một cái trống rất lớn, chu vi đủ mười cây số”.
Người khác nói:
- “Nhà tôi có một con trâu, đầu ở Giang Nam, đuôi ở Giang Bắc, anh coi có kỳ lạ không ?”
Người ấy không tin, một người khác nói:
- “Nếu như không có con trâu to lớn ấy, thì làm sao có tấm da trâu to lớn như thế, để thôn anh làm cái trống khổng lồ như thế hử ?”

Suy tư:
Ăn nói khoác lác cũng là một cái tội, tội đó có thể là kiêu ngạo nếu họ khoe khoang quá đáng cái mình không có; có thể là tội vu khống nếu cái khoác lác ấy làm hại đến tha nhân; có thể là tội nói xấu người khác khi họ nói xấu người này người nọ để tâng bốc mình lên trước mọi người...
Khoác lác là có ít mà xít cho nhiều, là không mà nói có cho ra vẻ ta đây cũng hiểu biết, là nói quá sự thật để khoe khoang bản thân mình.
Người đời khoác lác thì mọi người chê một, nhưng người Ki-tô hữu khoác lác thì mọi người chê mười, bởi vì ai cũng biết người Ki-tô hữu là người theo đạo Chúa nên phải thành thực, những người dâng mình làm tôi Chúa mà khoác lác thì người ta chê trăm vạn lần, bởi vì không ai chấp nhận ông cha này bà sơ nọ khoác lác với mọi người, để đề cao mình và hạ giá người khác xuống trước mặt cộng đoàn hay trong một nhóm nhỏ...
Khoác lác là đi ngược với lời dạy của Chúa Giê-su: có thì nói có mà không thì nói không, thêm điều bịa đặt là do ma quỷ mà ra.
---------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:58 10/07/2011
N2T

20. Con phải luôn nhớ đến ngày con phải chết, con phí hoài thời gian, nó vĩnh viễn sẽ không trở lại.

(sách Gương Chúa Giê-su)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Công an tra tấn tù nhân, nhà nước tra tấn toàn dân
Linh Tiến Khải
10:24 10/07/2011
Ngày 26 tháng 6 vừa qua là Ngày quốc tế lần thứ XIII yểm trợ các nạn nhân của nạn tra tấn. Ngày này được thành lập để kỷ niệm biến cố 20 quốc gia đầu tiên ngày 26 tháng 6 năm 1987 đã ký nhận Hiệp định của Liên Hiệp Quốc chống tra tấn và các hình phạt tàn ác vô nhân hạ nhục con người. Hiện nay Hiệp định chống tra tấn đã được 66 quốc gia phê chuẩn và 55 nước khác liên đới chấp nhận, nhưng nạn tra tấn vẫn tiếp tục được thi hành tại nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt trong 4 nước độc tài cộng sản là Trung Quốc, Bắc Hàn, Cuba và Việt Nam.

Phát biểu nhân Ngày quốc tế nói trên, ông Ban Ki Moon, Tổng thư ký Liên Hiệp quốc khẳng định rằng: ”Không bao giờ có thể biện minh cho việc tra tấn con người, trong thời chiến cũng như trong các tình trạng khẩn cấp đối với nền an ninh quốc gia”.

Nếu cách đây 24 năm Liên Hiệp Quốc chú ý tới hiện tượng tra tấn tại các nước có chế độ độc tài cộng sản hay quân phiệt, thì ngày nay tệ nạn này lại ngày càng đè nặng trên những người di cư tị nạn khỏi cảnh chiến tranh hay nạn nghèo đói. Trong số các nạn nhân ngày càng gia tăng cũng có cả phụ nữ và trẻ em nữa. Họ thường xuyên chịu các áp lực của các hành động cưỡng bách, lạm dụng và bạo hành tâm sinh vật thể lý. Ông Christopher Hein, giám đốc Ủy ban Italia đặc trách các người tị nạn, cho biết có một phần tư các người di cư là nạn nhân của các vụ tra tấn. Riêng đối với các phụ nữ thì hãm hiếp là một hình thức tra tấn để lại các vết thương sâu đậm trên thân xác cũng như trong tâm hồn họ suốt đời. Ủy ban Italia bênh vực người tị nạn đã được thành lập năm 1996, và hiên đang trợ giúp 600 nạn nhân của các vụ tra tấn trên bình diện pháp luật, xã hội và tâm lý. Ông Christopher Hein cho biết ngoài hình thức thông thường là tra tấn để khai thác tin tức, cũng còn có tra tấn vì khổ dâm, nghĩa là để thỏa mãn thích thú vì thấy người khác phải đau khổ: điển hình như trường hợp một số binh sĩ Mỹ tra tấn các tù nhân tại nhà tù Abu Graib trong thủ đô Baghdad của Irak.

Trong bản báo cáo năm 2010 tổ chức Quan sát nhân quyền cho biết hiện nay nạn tra tấn vẫn tiếp tục được áp dụng trong các nhà tù thuộc 98 quốc gia trên thế giới. Nạn tra tấn được thi hành bằng hàng trăm hàng ngàn hình thức khác nhau: từ thô tục bệnh hoạn như xúc phạm đến bộ phận sinh dục của tù nhân, đến thô bạo như đánh đập họ bằng các dụng cụ khác nhau, hoặc tàn ác như đóng đanh hay châm vào các đầu ngón ngay ngón chân, hay dùng kìm rút móng chân tay của họ, hoặc cột hai ngón chân cái treo tù nhân lên và dộng đầu họ vào tường cho vọt máu vỡ óc, hay nhốt họ vào thùng phi đậy nắp lại và gõ cho tới khi họ trào máu tai máu mắt máu mũi. Nhưng cũng có những hình thức tra tấn tinh vi hơn bằng cách dùng âm thanh hay ánh sáng cực mạnh của đèn điện, hoặc phơi tù nhân dưới ánh nắng mặt trời chói chang, hay dưới trời mưa gió rét buốt vv...

Các vụ tra tấn cũng nhắm nhiều mục đích khác nhau: trừng phạt, khai thác tin tức, gây kinh hoàng, kiểm soát, đe dọa, dằn mặt tất cả những ai bất đồng chính kiến hay muốn biểu tình phản đối chống chính quyền. Và những kẻ tra tấn tù nhân thường là công an và những đội ngũ được thành lập để đảm trách công tác tàn bạo vô nhân này. Dù có nhắm mục đích nào đi nữa, tra tấn vẫn luôn là một hệ thống xúc phạm đến thân xác và tâm thần của con người, chỉ với mục đích là chà đạp và hủy diệt họ.

Tuy là một tội phạm chống lại nhân phẩm và các quyền con con người như vậy, nhưng nhiều quốc gia, kể cả Italia, vẫn chưa đưa tội tra tấn vào hình luật, để trừng phạt các thủ phạm các vụ tra tấn. Trong các năm qua đã có một ít tiến bộ, chẳng hạn như sự hình thành của Tòa án quốc tế La Haye có trụ sở bên Hòa Lan, có quyền xét xử và kết án trừng phạt các người tra tấn hay các kẻ ra lệnh tra tấn, và các tội phạm chống lại nhân loại như tội diệt chủng và giết người hằng loạt. Nghĩa là từ nay công lý trở thành quốc tế, và các kẻ phạm tội có thể bị truy tố .

Các thống kê của Liên Hiệp Quốc cho biết hiện có phân nửa trên tổng số 6,8 tỷ dân toàn cầu phải sống dưới các chính quyền thi hành việc tra tấn. Thât là một con số gây kinh hoàng! Nhưng khi trải rộng ý niệm tra tấn trên mọi hình thức đàn áp cưỡng bách, mà các chính quyền, đặc biệt là các chính quyền độc tài trên thế giới đang thi hành đối với nhân dân, thì người ta hiểu tại sao con số dân chúng địa cầu bị tra tấn lại cao đến thế. Điển hình như tại Việt Nam ngày nay, nơi có các đội ngũ công an cảnh sát chìm nổi hiện diện khắp nơi và tùy tiện muốn đánh ai, bắt ai, lúc nào, ở đâu và quy cho bất cứ tội gì cũng được. Bện cạnh đó là toàn bộ máy tuyền truyền gian đối gồm 800 tờ báo vẹt, chỉ nói những gì nhà nước bảo nói, còn sai trái, thật giả, có lý hay không, không thành vấn đề. Thêm vào đó là các đài phát thanh truyền hình oang oang nhồi sọ 86 triệu dân mỗi ngày từ sáng tới tối. Đó là chưa kể tới các vụ ăn cướp đất đai của dân để bán lại cho các công ty tư bản nước ngoài, đàn áp các tôn giáo, đánh đập bắt giữ các người biểu tình chống thực dân Trung Quốc. Tất cả những hành động gian ác đó lại không phải là những hình thức tinh vi tra tấn nhân dân toàn nước hay sao? À thì ra thế, trong nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, công an tra tấn tù nhân, nhà nước tra tấn toàn dân!
 
Thiên Chúa tôn trọng sự tự do và không bắt buộc chúng ta tin nơi Người
Linh Tiến Khải
10:25 10/07/2011
VATICAN - Như đã biết, từ chiều thứ năm vừa qua Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã bắt đầu đi nghỉ hè tại dinh thự Castel Gandolfo. Trưa Chúa Nhật 10-7-2011 ngài đã đọc Kinh Truyền Tin với 2.000 tín hữu trong sân nhà nghỉ mát. Đức Thánh Cha cám ơn các tín hữu đã đến đọc kinh chung với ngài, Ngài chào dân chúng thành phố Castel Gandolfo thân yêu với lời cầu chúc mọi người một mùa hè tốt lành.

Đề cập tới bài Phúc Âm của phụng vụ Chúa Nhật Đức Thánh Cha nói: Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay (Mt 13,1-23) Chúa Giêsu nói với dân chúng dụ ngôn nổi tiếng của người gieo giống. Đây hầu như là một trang ”tự thuật”, bởi vì nó phản ánh chính kinh nghiệm của Chúa Giêsu và việc rao giảng của Người: Chúa tự đồng hóa với người gieo giống, gieo hạt giống Lời Chúa và nhận thấy các hiệu qủa khác nhau có được, tùy theo kiểu tiếp nhận dành cho việc loan báo. Có người lắng nghe Lời Chúa một cách hời hợt mà không tiếp nhận nó; có người tiếp nhận trong lúc đó, nhưng không kiên tâm và mất tất cả; có người bị các lo lắng và các cám dỗ của thế gian lấn át; và có người lắng nghe và tiếp nhận như thửa đất tốt: ở đây Lời Chúa đem lại bông hạt dồi dào.

Nhưng bài Phúc Âm cũng nhấn mạnh trên ”kiểu” rao tiảng của Chúa Giêsu, nghĩa là việc dùng các dụ ngôn. Các môn đệ hỏi Người: ”Tại sao Thầy nói với họ bằng dụ ngôn?” (Mt 13,10). Và Chúa Giêsu trả lời bằng cách phân biệt các ông với dân chúng: cho các môn đệ, tức là những người đã quyết định theo Người, Người có thể nói về Nước Thiên Chúa một cách công khai, trái lại cho những người khác Chúa Giêsu loan báo Nước Thiên Chúa bằng các dụ ngôn, để kích thích sự quyết định và việc hoán cải con tim của họ. Thật thế, tự bản chất của chúng, các dụ ngôn đòi hỏi một cố gắng giải thích, kêu gọi trí thông minh cũng như sự tự do. Thánh Gioan Kim Khẩu giải nghĩa rằng: ”Chúa Giêsu đã nói lên các lời này với chủ ý lôi kéo các người nghe đến với Ngài và mời gọi họ bằng cách bảo đảm rằng nếu họ hướng tới Ngài, thì Ngài sẽ chữa họ lành” (Comm. al Vang. di Matt.., 45,1-2).

Và Đức ThánhCha giải thích thêm như sau: Nói cho cùng, ”Dụ ngôn” đích thật của Thiên Chúa là chính Chúa Giêsu và Bản Vị của Người, dấu ẩn trong dấu chỉ của nhân tính, và đồng thời vén mở cho thấy thiên tinh. Trong cách thế đó Thiên Chúa không ép buộc chúng ta tin nơi Ngài, mà lôi kéo chúng ta tới với Ngài với chân lý và lòng lành của Người Con nhập thể của Ngài: thật vậy, tình yêu luôn tôn trọng sự tự do.

Các bạn thân mến, ngày mai chúng ta sẽ mừng lễ thánh Biển Đức, Viện Phụ và Bổn Mạng của Âu châu. Dưới ánh sáng của bài Phúc Âm này, chúng ta hãy nhìn lên thánh nhân như bậc thầy của việc lắng nghe Lời Thiên Chúa, một sự lắng nghe sâu đậm và kiên trì. Chúng ta phải luôn luôn học từ vị Tổ Phụ của phong trào đan tu tây phương biết dành chỗ nhất cho Thiên Chúa, bằng cách dâng lên Ngài các sinh hoạt thường ngày của chúng ta với lời cầu nguyện sáng chiều. Xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta theo gương mẹ, là ”đất tốt”, nơi hạt gống Lời Chúa có thể đem lại nhiều bông hạt.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đọc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau Kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã chào tín hữu bằng các thứ tiếng Ý,
Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ba Lan. Trong tiếng Ý Ngài nhắc cho mọi người biết rằng Chúa Nhật hôm qua là ”Chúa Nhật của Biển”, nghĩa là Ngày tông đồ trong lãnh vực biển khơi. Đức Thánh Cha gửi lời chào tới các linh mục tuyên úy và các thiên nguyên viên hy sinh công sức cho công việc mục vụ cho các người sống về nghề biển, các người đánh cá, và gia đình họ. Ngài đặc biệt cầu nguyện cho các người bị cướp biển bắt cóc, và cầu mong họ được đối xử với sự tôn trọng và lòng nhân đạo. Ngài cũng nhớ tới gia đình và thân nhân của họ, cầu xin cho họ được mạnh mẽ trong đức tin và không đánh mất niềm hy vọng đoàn tụ với các người thân.

Bằng tiếng Pháp ngài đặc biệt chào các ca đoàn nhà thờ Đức Bà Lausanne Thụy Sĩ. Đức Thánh Cha xin các bậc cha mẹ dậy dỗ con cái biết quan sát thiên nhiên, tôn trọng và che chở thiên nhiên như món qùa tuyệt diệu giúp cho chúng ta cảm thấy sự cao cả của Đấng Tạo Hóa.

Chào tín hữu nói tiếng Anh ngài nhắn nhủ họ trong những ngày hè an bình này hãy quyết định sống gần Chúa hơn qua lời cầu nguyện, qua việc tham dự bí tích Thánh Thể và sống bác ái quảng đại.

Đức Thánh Cha khích lệ các tín hữu nói tiếng Đức luôn nhớ rằng ơn cứu rỗi mà Chúa Giêsu Kitô trao ban khiến cho họ có trách nhiệm đối với tha nhân và tát cả những gì Thiên Chúa đã tạo dựng. Và Thiên Chúa muốn chúng ta tự do khỏi lòng ham muốn của cải và các cột buộc giả dối của trần gian này.

Sau khi kết thúc buổi đọc kinh Truyền Tin Đức Thánh Cha đã gặp một phái đoàn quốc tế thân nhân của những người đang bị cươp biển bắt làm con tin.
 
Nước Ý thống nhất và Thánh Phanxicô thành Assisi
Nguyễn Trọng Đa
10:43 10/07/2011
Từ 23 đến 25-9, một lễ hội mừng kính thánh bổn mạng của dân Ý

ROMA – Nhân dịp mừng 150 năm ngày thống nhất nước Ý, miền Reggio Emilia sẽ tổ chức từ ngày 23 đến 25-9 phiên bản thứ ba của lễ hội dành kính Thánh Phanxicô thành Átxidi. Lễ hội được tổ chức bởi phong trào Phan sinh miền Emilia-Romagna, miền bắc nước Ý.

Các hội nghị, chương trình và hoạt động dành cho thiếu nhi sẽ linh hoạt các ngày này, mà năm ngoái đã thu hút hơn 25.000 khán giả.

Nhiều nhân vật dân sự Ý sẽ phát biểu về "tình huynh đệ, sự phục vụ và đối thoại". Trong số đó, có Ernesto Olivero, nhiều lần ứng cử viên cho giải Nobel Hòa bình, Marco Impagliazzo, chủ tịch Cộng đoàn Sant'Egidio, và nhiều nhân vật của thế giới chính trị, đại học, báo chí và văn học.

Một cuộc triển lãm về Guido Reni (1575-1642), sẽ làm phong phú thêm lễ hội, trong khi một thánh tích quý giá của Thánh Phanxicô, một mảnh áo dính máu chảy ra từ năm dấu thánh của Ngài, sẽ được chuyển dời long trọng từ đền thánh La Verna đến Reggio Emilia. (Zenit 7-7-2011)
 
Điện văn cho ngày Chúa Nhật mừng những nhà hàng hải
Bùi Hữu Thư
09:16 10/07/2011
"Đời sống chúng ta được thụ hưởng nhiều nhờ sự lao tác của họ "

ROME, ngày 9, tháng 7, 2011 (Zenit.org).- Sau đây là điện văn của Hội Đồng Giáo Hoàng về Di Dân và Hàng Hải (Pontifical Council for Migrants and Travelers) nhân ngày Chúa Nhật Hàng Hải 2011, 10 tháng 7.

Các tuyên uý, tình nguyện viên, thân hữu và các nhà yểm trợ cho Hội Tông Đồ Hàng Hải (Apostleship of the Sea) thân mến. Việc cử hành Chúa Nhật Hàng Hải là một cơ hội đặc biệt để gia tăng nhận thức trong các cộng đồng xã hội về các dịch vụ thiết yếu mà các nhà hàng hải đã cung ứng cho tất cả chúng ta, và để giới thiệu mục vụ biển cả đã được các tuyên uý và tình nguyện viên của Hội Tông Đồ Hàng Hải thi hành kể từ năm 1920 tại rất nhiều hải cảng trên thế giới.

"Trước sự hiện diện của tôi với các bạn hôm nay, tôi muốn nhấn mạnh là Giáo Hội rất gần gũi với các bạn, tôn vinh công tác nhiều khi nguy hiểm và khó khăn của các bạn, ý thức được những lo ngại và ưu tư của các bạn, hỗ trợ cho các quyền lợi của các bạn, và an ủi nỗi cô đơn và nhớ nhà của các bạn.”

Đây là lời Chân Phước Gioan Phaolô II nói với những nhà hàng hải và ngư dân tại thành phố Fano (Italy) trong bải giảng ngày 12 tháng 8, 1984 là một điệp văn của hy vọng cho gần 1 triệu rưỡi người đi biển trên 100 quốc gia (2/3 là các quốc gia kém mở mang) đang phục vụ hàng ngày cho các nhu cầu của nền kinh tế hoàn vũ bằng việc chuyên chở 90% các thương vụ trên thế giới.

Mặc dầu đời sống chúng ta được hưởng lợi nhờ sự lao tác và hy sinh của họ, những nhà hàng hải là loại nhân công chúng ta không biết đến nhiều, ngoại trừ những khi họ được nói đến trên các bản tin trang đầu báo chí vì một vài tai nạn ngoài biển, hay mới đây vì sự gia tăng các vụ hải tặc bắt giữ tầu bè, nhưng thực ra còn có rất nhiều vấn đề khác ảnh hưởng đến đời sống của họ.

Những năm gần đây, việc lên án các thuỷ thủ đoàn vì các tai nạn trên biển (tầu chìm, ô nhiễm, v..v..), việc bỏ rơi các người này tại các hải cảng ngoại quốc không có thức ăn và tiền bạc, các hạn chế mới đây về việc cho họ lên bờ nghỉ phép, sự thiếu thốn an ninh và an toàn, và những thời gian dài sống trên tầu đã gia tăng sự căng thẳng tinh thần không những cho đời sống các người đi biển mà còn cho gia đình và thân hữu của họ nữa.

Hội Tông Đồ Hàng Hải ý thức được về nhiều tình trạng dã man đang tiếp diễn trong thế giới hàng hải và hội đứng kế bên những người đi biển để tái xác định là các quyền lợi nhân bản và lao công của họ phải được tôn trọng. Nhắc lại lời tuyên bố mới đây của chúng tôi về hải tặc (ngày 26 tháng 5, 2011), chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của lãnh vực hàng hải (các chủ nhân tầu bè, các hãng bảo hiểm hàng hải P&I Clubs, v..v..) là phải hợp tác chặt chẽ với các chính quyền, các tổ chức quốc tế và các cơ quan cung cấp an sinh xã hội để thiết lập các biện pháp ngăn ngừa nhằm bảo đảm an ninh cho người đi biển. Để cung cấp thêm cho việc bảo vệ các người làm việc trên biển, chúng tôi kêu gọi tất cả các chính quyền các quốc gia hãy chấp thuận tức khắc quyết nghị của Đại hội Lao Công Hàng Hải (ILO Maritime Labor Convention: MLC) năm 2006 và giúp cho quyết nghị này có hiệu lực ngay. Nếu không thì nó chỉ có giá trị lý thuyết, mặc dầu đây là một trong những thành quả đáng kể nhất trong lịch sử tranh đáu cho quyền lợi của người đi biển.

Trong cuộc tranh đấu cho công lý trong thế giới hang hải, Hội Tông Đồ Hàng Hải được hướng dẫn bởi các nguyên tắc Phúc Âm và giáo huấn về Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội. Lời Đức Giáo Hoàng Piô XI ngày 17 tháng Tư, 1922 chấp thuận và chúc lành cho Hiến Chương và Quy Chế tiên khởi của Hội Tông Đồ Hàng Hải, khuyến khích chúng tôi tiếp tục sứ vụ “bành trướng mục vụ hàng hải” để cho Công Trình “sẽ gặt hái được nhiều hoa trái và sự cứu rỗi."

90 năm sau biến cố quan trọng này trong lịch sử của Hội Tông Đồ Hàng Hải, tôi hân hoan tuyên bố là năm tới chúng tôi sẽ tổ chức Nghị Hội Quốc Tế lần thứ XXIII của Hội Tông Đồ Hàng Hải tại Rome từ ngày 19 đến ngày 23 tháng 11, 2012, để phản ánh và chia sẻ những thách đố đang xẩy ra và những thay đổi trong thế giới hàng hải.

Cuối cùng, vào ngày đặc biệt dành cho những người đi biển, tôi dâng hiến các cộng đồng hàng hải và ngư dân cho tình mẫu tử che chở của Mẹ Maria, Sao Sáng của Biển Cả (Stella Maris.)

Antonio Maria Vegliò, Chủ Tịch
Joseph Kalathiparambil, Thư Ký
 
Top Stories
Chinese clerics resist pressure to join in illicit ordinations
Catholic Culture
17:34 10/07/2011
July 08, 2011 - Catholic priests in the Diocese Liaoning have circled around their bishop, hoping to prevent authorities from forcing him to participate in the ordination of another bishop without Vatican permission.

Bishop Paul Pei Junmin—who is recognized by both the Vatican and the Beijing regime--has been ordered to join in an illicit ordination ceremony scheduled for July 14 in the Shantou diocese. Last year authorities forced him to participate in an ordination in the Chengde diocese.

This week the Vatican repeated its warning to Chinese bishops that they must not participate in episcopal ordinations that are not authorized by the Holy See. The penalty for involvement in such illicit ceremonies is excommunication—although the Vatican has also noted that bishops who attend under compulsion may escape that penalty.

Chinese clerics report that they are under intense pressure to accept the ordinations organized by the Catholic Patriotic Association. The priests of the Liaoning diocese have joined in a protest against the authorities’ demand that Bishop Pei join in the Shantou ceremony.

(Source: http://www.catholicculture.org/news/headlines/index.cfm?storyid=10949)
 
‘Virtual pilgrimage’ to World Youth Day uses Facebook
CNA
17:38 10/07/2011
Washington D.C., Jul 10, 2011 / 07:26 am (CNA).- The U.S. bishops have launched a Facebook app and a website to serve as a “virtual pilgrimage” to World Youth Day 2011 for those who are staying home.

Users can create an avatar and use it to participate in the “pilgrimage” coinciding with the August 16-21 worldwide youth gathering. A Google map also provides visuals of pilgrims’ worldwide origins and shows them on a detailed map of Madrid.

A Facebook fan page for the “Virtual World Youth Day” lets users create their avatar, view live video from Madrid, follow key twitter feeds and blogs and upload photos and videos.

Those in Madrid can contribute to the page from the event. U.S. bishops’ staff in Madrid will post content from there as well. A team of young adults and young adult leaders attending the event will post to the page and blog on behalf of the U.S. bishops’ conference’s Secretariat of Cultural Diversity in the Church.

About 900 people have already created avatars and joined the pilgrimage.

The non-Facebook website is at http://www.virtualworldyouthday.org while the Facebook fan page is at http://www.facebook.com/pages/Virtual-World-Youth-Day/155152027881863.
 
God always respects our freedom, says Pope
EWTN News
17:39 10/07/2011
Castel Gandolfo, Italy, Jul 10, 2011 / 12:54 pm (CNA/EWTN News).- God always respects human freedom and never compels anybody into a relationship with him. That was the message of Pope Benedict XVI in his midday Angelus address July 10.

“God does not force us to believe in Him, but draws us to Himself through the truth and goodness of his incarnate Son. Love, in fact, always respects freedom,” Pope Benedict said from the balcony of his summer residence at Castel Gandolfo, 15 miles southeast of Rome.

The Pope based his conclusion upon the story told by Jesus in today’s Gospel reading: the parable of the sower who plants seed with different degrees of success.

He said that for Jesus the parable was “autobiographical” because “it reflects the experience of Jesus himself and of his preaching” as “different effects are achieved depending on the kind of reception given to the proclamation.”

Pope Benedict then attempted to answer the question subsequently raised by the apostles: why does Jesus speak in parables?

The Pope said that Jesus makes a distinction between the general crowd and the apostles.

“To those who have already decided for him, he can speak openly of the Kingdom of God” while to others he must speak in metaphor “to stimulate precisely the decision, the conversion of heart” as the parables “require effort to interpret, challenging one’s intelligence but also one’s freedom.”

“After all,” said the Pope, “the real ‘Parable’ of God is Jesus himself, his person, under the form of his humanity, hiding and yet revealing the same deity.” In this way “God does not force us to believe in Him, but draws us to himself through the truth and goodness of his incarnate Son.”

The Pope then reminded the pilgrims gathered in the papal courtyard at Castel Gandolfo that tomorrow is the Feast of St. Benedict, Patron of Europe, from whom we can learn “to give God his rightful place, first place.”

After the Angelus address and prayer, Pope Benedict turned his comments to those who earn their living on the seas. July 10 is designated “Sea Sunday” across the Catholic Church. In particular, the Pope assured his prayers “for seafarers who unfortunately find themselves seized by pirates.” Estimates say there are currently around 800 such individuals being held hostage on the seas.

“I hope they are treated with respect and humanity, and pray for their families so that they are strong in faith and do not lose hope that they will soon meet their loved ones.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
PT Thiếu Nhi Thánh Thể Đà Nẵng kỉ niệm ngày thành lập
Tôma Trương Văn Ân
10:10 10/07/2011
ĐÀ NẴNG - Phong trào TNTT là một đoàn thể Công Giáo Tiến Hành nhằm quy tụ và đoàn ngũ hóa thanh thiếu nhi quanh Chúa Giêsu Thánh Thể, đào luyện các em về tự nhiên và siêu nhiên, giúp các em biến đổi nên giống Chúa Giêsu cụ thể trong việc hi sinh, rước lễ, cầu nguyện và làm việc tông đồ cách riêng cho người trẻ. Phong trào TNTT lấy Lời Chúa làm nền tảng, làm chất liệu để nuôi dưỡng, thánh hóa, huấn luyện, giúp giới trẻ hòa nhập vào đời sống xứ đạo và làm Chứng Nhân Tin Mừng trong môi trường sống của mình.

Xem hình ảnh

Bước khởi động

Cũng như nhiều nơi khác, cho đến năm 2008 tại giáo phận Đà Nẵng, mục vụ thiếu nhi tập trung vào việc dạy giáo lý cho các em; dạy quanh năm hay chỉ dạy trong dịp hè để chuẫn bị xưng tội rước lễ lần đầu hay Thêm sức.
Hưởng ứng lời ĐGM Giáo phận kêu gọi việc tái lập hay thành lập các đoàn thể thiếu nhi trong Giáo phận, trong kỳ tĩnh tâm hằng năm 2008 tại Tòa Gíám Mục, 13 Cha (trong đó có Cha Hạt trưởng Đà Nẵng và hạt trưởng Hội An) họp nhau và đồng ý du nhập phong trào Thiếu Nhi Thánh Thể ( TNTT) vào các giáo xứ của mình; các cha cũng đã đề xuất phương án nhờ Liên Đoàn TNTT Huế giúp huấn luyện nhân sự.

Ngày 28/4/2008, Cha Tuyên Úy, Đôminicô Phan Phước và 03 Trưởng thuộc liên đoàn TNTT Huế đã vào trình bày về phong trào TNTT cho các sơ và giáo lý viên Chính Tòa tại TGM Đà Nẵng.

Ngày 29/4/2008 , Cha Giuse Trần Văn Việt, 06 sơ Phao lô và 03 giáo lý viên Chính Tòa đi dự sa mạc huấn luyện dự trưởng đầu tiên tại Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang do liên đoàn TNTT Huế tổ chức. Sau đó Ban Huấn Luyện TNTT Huế còn tham gia các sa mạc tổ chức tại Phú Thượng, Phú Hạ và một số TNTT Đà Nẵng tham dự sa mạc tại giáo phận Huế.

Qua hai năm thử nghiệm, một số xứ đoàn TNTT đã thành lập trong giáo phận. Để phong trào được hiện diện hợp pháp và phát triển trong giáo phận trong thánh lễ chiều Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa 06/6/2010 tại nhà thờ Chính Tòa, ĐGM Giuse Châu Ngọc Tri công bố quyết định thành lập Liên Đoàn TNTT giáo phận Đà Nẵng mang thánh hiệu Thánh Tâm, hoạt động theo nội quy Tổng Liên Đoàn TNTT Việt Nam đã được HĐGMVN phê duyệt ngày 22/8/1974. Ngài cũng bổ nhiệm Cha Marcello Đoàn Minh làm Tuyên Úy, cha Gioan Nguyễn Văn Hoàng làm phụ tá và ban chấp hành liên đoàn nhiệm kỳ 02 năm (2010-2012).

Hiện nay có 10 xứ đoàn đã được thành lập :

1. Xứ đoàn Anrê Phú Yên – Thuận Yên, thành lập ngày 18/8/2008
2. Xứ đoàn Thánh Tâm – Hội An, thành lập ngày 31/8/2008
3. Xứ đoàn Gioan Tiền Hô – Tam Tòa, thành lập ngày 1/1/2009
4. Xứ đoàn Kitô Vua - Chính Trạch, thành lập ngày 12/4/2009
5. Xứ đoàn Gioan Boscô – Hòa Khánh, thành lập 29/3/2009
6. Xứ đoàn Giêradô – Hoằng Phước, thành lập ngày 16/8/2009
7. Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm – Chính Tòa, thành lập ngày 27/9/2009
8. Xứ đoàn Saviô – Phú Thượng, thành lập ngày 4/7/2010
9. Xứ đoàn Thánh Linh – Nhượng Nghĩa, thành lập ngày 19/6/2011
10. Xứ đoàn Anphongsô – Tiên Phước, thành lập ngày 25/6/2011

Những tín hiệu mới

Du nhập một đoàn thể vào trong một xứ đạo trước hết là đem vào trong xứ đạo một linh đạo, tức là một đường lối nên thánh, một thể cách sống hiệp thông và rao giảng Tin Mừng. Đối với phong trào chúng ta đang nói tới đây, điều đang được vun xới trong tâm hồn các em là lòng tôn kính, yêu mến Chúa Giêsu Thánh Thể. Ngoài các giờ chầu Thánh Thể chung trong giáo xứ, các em còn có những giờ viếng Thánh Thể, chầu Thánh Thể. Có nơi đã phổ biến ngày Thánh Thể để giúp các em sống trong sự kết hiệp với Chúa Giêsu hiện diện trong tâm hồn khi các em rước Chúa vào lòng.

Các trưởng và các em tập trung vào việc dạy và học giáo lý coi đây là một hoạt động chính yếu của phong trào. Các bài ca vũ góp phần làm cho lớp học giáo lý thêm sinh động, vui tươi. Trong tuần các em đã quá tải với các giờ học học thêm, nên phần sinh hoạt trong các giờ lớp là điều cần thiết để các em hăng hái học tập.

Sinh hoạt với nhau trong một tập thể, các em có dịp học hỏi lẫn nhau, phát huy khả năng riêng Chúa ban để phục vụ, tập làm việc chung, sống cởi mở, tạo tình thân nối kết với nhau và với các bạn các xứ đạo khác. Các xứ đoàn cáng đáng công tác giáo xứ giao (dâng hoa, văn nghệ, giờ thánh, …). Ngoài ra, lần đầu tiên, 47 trưởng TNTT ĐN đã cùng tham gia giữ trật tự trong dịp Lễ Bế Mạc Năm Thánh tại La Vang (4–6/1/2011). Trong dịp đại hội Đức Mẹ Trà Kiệu năm nay (31/5/2011), 70 trưởng Chầu Thánh Thể tại đền Đức Mẹ Trà Kiệu ban sáng và ban chiều cùng giữ trật tự cho Đai hội. Đi xa hơn nữa, từ ngày 8–10/6/2011 vừa qua, trưởng Diệp và một số nữ tu Phaolô tập huấn cho 160 trưởng và dự trưởng của 2 giáo xứ Lộc Mỹ và Làng Nam, Giáo phận Vinh

Thánh Lễ Tạ Ơn

Để mừng bổn mạng Thánh Tâm và ghi nhớ một năm thành lập, hôm 2/7/2011 vừa qua, gần 197 trưởng và đoàn sinh đại diện của các xứ đoàn TNTT giáo phận đã qua một ngày sinh hoạt chung tại Trung Tâm Mục Vụ Đà Nẵng. Đặc biệt, lúc 10 giờ sáng 2/7/2011 tại nhà nguyện TTMV, ĐGM đã đến dâng lễ tạ ơn, cùng đồng tế với Đức Giám Mục, có cha Marcello Đoàn Minh, tuyên úy Liên Đoàn, cha Phêrô Lê Hưng, tuyên úy xứ đoàn Thánh Linh (Nhượng Nghĩa) và cha Antôn Nguyễn Thanh Vũ, tuyên úy xứ đoàn Kitô Vua (Tam Tòa). Trong dịp này cha Tuyên Úy Liên Đoàn đã thăng cấp cho 17 huynh trưởng cấp I và 15 huynh trưởng cấp II.

Một chuyển biến đang diễn ra trong các xứ đạo của chúng ta. Đó đây, sân nhà thờ đang có thêm màu cờ sắc áo, thêm tiếng còi, thêm tiếng hát ca rộn ràng. Xứ đạo đang có thêm sức sống, thêm hi vọng bởi vì con em của chúng ta đang được chăm sóc để được lớn lên trong đức tin và trong tinh thần tông đồ. Liên đoàn còn non trẻ như cây con vừa mới được trồng xuống. Ước mong có thêm nhiều người hơn chung tay góp sức trong công cuộc đầu tư cho tương lai của giáo hội và xã hội này.
 
Giáo xứ Trang Nứa và Tuần Chầu Đền Tạ
Trang Vinh
09:24 10/07/2011
VINH - Sống tuần chầu đền tạ là truyền thống sống đạo tốt đẹp của giáo phận chúng ta. Nơi các Giáo xứ tuần chầu là một dịp đại lễ. Trong những ngày đại lễ này, các Giáo xứ chuẩn bị cả bề trong lẫn bề ngoài để đón Chúa, đón khách đến với mình. Và khắp nơi ai cũng mong cho đến lượt xứ mình làm tuần chầu đền tạ thay cho toàn giáo phận. Vì đó là thời gian đặc biệt giúp mỗi người cảm nhận được tình thương của Chúa cách trọn vẹn nhất.

Nằm cách Tòa Giám Mục Xã Đoài chừng 3 km đi về hướng tây là Giáo Xứ Trang Nứa. Một Giáo xứ với bề dày lịch sử lâu năm. Trên mảnh đất này, người giáo dân đã trải qua biết bao thăng trầm của cuộc sống đạo cũng như đời. Nhìn lại lịch sử chúng ta thấy, có lúc nhà thờ, nhà nguyện, nhà trường bị đốt cháy hoàn toàn. Có lúc Cha xứ, các ban ngành hay những người giáo dân bị bắt, bị tra tấn, bị giết. Phần lớn dân số nằm ở khu vực trũng, hằng năm phải chịu sự tàn phá của thiên tai, lũ lụt. Trận lụt lịch sử năm vừa qua đã làm cho 2/3 số gia đình của Giáo xứ bị ngập lụt nghiêm trọng, cuốn trôi đi tất cả hoa màu, gia súc của một năm sản xuất. Nhưng những khó khăn thử thách đó đã không làm cho đời sống của của người dân nơi đây bị mai một. Mà qua những khó khăn thử thách đó con người lại được rèn luyện ý chí vươn lên trong khó khăn để xây dựng đời sống ngày càng thăng tiến. Sau cơn mưa trời lại sáng, nhờ hồng ân Thiên Chúa giáo dân của Giáo xứ vừa trải qua một mùa gặt bội thu, bù lại cho những mất mát trước đó. Sau một thời gian thu hoạch, làm mùa vất vả bà con giáo dân của Giáo xứ lại cùng nhau chuẩn bị cho tuần chầu đền tạ của Giáo xứ thay cho toàn giáo phận.

Dù cho cuộc sống của các gia đình còn gặp nhiều khó khăn. Nhưng trong năm qua, Giáo xứ đã có nhiều đổi mới, nhiều công trình mới được xây dựng nhằm đáp ứng những nhu cầu về đời sống và phụng vụ hằng ngày cho giáo dân. Và để chuẩn bị cho tuần chầu đền tạ năm nay bà con giáo dân đã gấp rút cùng nhau chung tay xây dựng vào công việc chung để mọi công trình được hoàn thành đón tuần chầu một cách sốt sắng và trang nghiêm.

Khuôn viên Giáo xứ nằm tại nằm tại một vùng trũng nhất của vùng đất Hưng Yên. Nơi đây cứ đến mùa mưa là bà con trong khắp vùng lại bị ngập nước. Vì thế, không chỉ mưa lũ lớn mới bị ngập nước ngay cả những mùa mưa lũ bình thường, nước cũng ngập sâu. Trong khuôn viên xứ và trong các hộ gia đình có nhiều ao hồ, đầm lầy, nhiều nơi bị ô nhiễm là nguyên nhân gây nên mất vệ sinh và nhiều bệnh truyền nhiễm cho người và súc vật. Trong năm qua, nhờ sự quyết tâm của Cha Quản xứ, sự đồng lòng góp sức của bà con giáo dân, sự giúp đỡ của các ân nhân Giáo xứ đã cho san lấp nhiều ao hồ, đầm lầy tạo nên khuôn viên Giáo xứ bằng phẳng, rộng lớn. Trong nhiều vườn của các hộ gia đình Giáo xứ cũng hỗ trợ đất để các gia đình lấp san lấp những vùng trũng ẩm ướt, khơi thông mương máng. Giáo xứ đã xây dựng được gần 3 km mương bê tông xung quanh các đường làng. Và lắp điện tháp sáng cho hầu hết các ngõ hẻm của 4/6 giáo họ. Giáo xứ đã mở rộng và xây dựng lại cung thánh. Cung thánh của thánh đường Giáo xứ đã bị xuống cấp và thời gian qua Giáo xứ đã cho xây dựng lại và mở rộng ra. Hiện cung thánh đã được khang trang, rộng rãi giúp cho việc phụng vụ thánh lễ diễn ra trang nghiêm và sốt sắng.

Đặc biệt, Giáo xứ đã cho san lấp mặt bằng của nền đất nhà trường Phanxicô. Đây là mảnh đất lịch sử của giáo hội. Trường Phanxicô ở Trang Nứa được xem là trường chủng viện đầu tiên được xây dựng trên đất Việt Nam. Tuy nhà trường đã bị vua Cảnh Thịnh (1798) đốt cháy hoàn toàn và sau đó nhà trường đã di chuyển đi nơi khác. Nhưng mảnh đất này đã là nơi ở của biết bao vị thừa sai, là vườn ươm và nơi trú ẩn của nhiều nhà truyền giáo trong các cuộc bách hại. Thời gian qua, mảnh đất đã bị lấn chiếm nghiêm trọng, bị đào lấy đất làm cho nền trở thành một vũng ao sâu. Chính quyền xã còn có nhiều động thái nhằm thu hồi lại mảnh đất. Nhằm bảo vệ tài sản quý báu đó của giáo hội, Giáo xứ đã đổ đất san lấp mặt bằng, sửa sang bờ cõi nhằm mục đích để xây dựng trường giáo l‎ý trong tương lai.

Phần lớn giáo dân xứ Trang Nứa nằm ở vùng đất trũng, nguồn nước chịu ảnh hưởng của sự xâm nhập của con sông Sắt chảy qua Giáo xứ. Ở các giếng nước ăn tại các gia đình thường bị nước sông xâm nhập nên bị ô nhiễm. Một số giáo họ như Thượng Thôn, Tân Định nằm ở vùng cao thì lại khó khăn trong việc khai thác nước sử dụng. Trước thực trạng đó, được sự ủng hộ của các ân nhân Giáo xứ đã cho xây dựng một nhà máy lọc nước tinh khiết, từ nguồn nước ngầm có sẵn. Nhà máy đã đi vào hoạt động gần một tháng nay. Giờ đây, bà con yên tâm trong việc sử dụng nguồn nước uống, không còn canh cánh việc sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây ra nhiều bệnh tật.

Đời sống vật chất được cải thiện kéo theo đời sống đạo siêng năng và sốt sắng. Bà con giáo dân trên dưới một lòng chung tay vào công việc chung để chào đón tuần chầu đền tạ của Giáo xứ. Tuần chầu của Giáo xứ năm nay diễn ra trong tuần XV Thường Niên và cao điểm là Chúa Nhật XVI Thường Niên. Chương trình tuần chầu năm nay có nhiều thay đổi so với những năm trước. Thay vì chỉ tổ chức vào những ngày cao điểm đặc biệt là ngày Chúa Nhật như trước đây. Thì năm nay Giáo xứ sẽ tổ chức chầu Mình Thánh Chúa trong suốt cả tuần, bắt đầu từ ngày thứ hai tuần XV cho đến ngày cao điểm là Chúa Nhật XVI. Buổi sáng là thánh lễ, buổi tối là chầu Thánh Thể. Riêng 3 ngày cao điểm thứ sáu, thứ bảy và chúa nhật thì buổi sáng và buổi chiều đều có thánh lễ đồng tế. Riêng tối thứ bảy buổi tối có diễn nguyện dâng hoa cộng đồng để đền tạ hồng ân của Thiên Chúa và Đức Mẹ đã ban xuống cho Giáo xứ trong năm qua.

Với chương trình tuy có nặng về thời gian nhưng bà con trong khắp giáo xứ đang háo hức chào đón và thực hiện. Những ngày qua, dù cho công việc mùa màng còn nhiều bận rộn nhưng các ban ngành và các hội đoàn đã tập trung về nhà xứ để dọn dẹp vệ sinh, trang trí cờ hoa, băng rôn khẩu hiệu chào đón tuần chầu đền tạ. Có thể nói không khí tuần chầu đã rộn ràng khắp nơi trong toàn Giáo xứ. Không chỉ trong khuôn viên, trong họ nhà xứ mà hầu hết trong các gia đình giáo dân đã bắt đầu sắp xếp những công việc để tham dự các giờ lễ, giờ chầu đầy đủ và sốt sắng. Một giáo dân cho biết: “Năm nay Giáo xứ chúng ta tổ chức tuần chầu hơn hẳn các năm khác. Không chỉ là bề ngoài trang trí cờ hoa nơi thánh đường, nơi khuôn viên mà ngay trong tâm hồn mỗi người cũng dọn mình chào đón tuần chầu cách sốt sắng. Bởi tuần chầu là thời gian quan trọng để mỗi người cảm nghiệm những hồng ân to lớn mà Thiên Chúa đã ban cho Giáo xứ trong năm qua”.

Với khẩu hiệu “Tri ân, cảm tạ và ngợi khen” tuần chầu năm nay của Giáo xứ Trang Nứa là thời gian đặc biệt để để mỗi người, mỗi gia đình trong Giáo xứ cảm nghiệm sâu sắc mầu nhiệm tình thương của Thiên Chúa hằng quan phòng và nuôi dưỡng mỗi người. Qua đó, tuần chầu còn là sợi dây liên kết mọi con cái trong Giáo xứ chung lòng, chung sức cùng nhau xây dựng Giáo xứ ngày càng lớn mạnh như lời kêu gọi của Mẹ giáo hội.
 
Thông Báo
Phân Ưu: LM Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thông mới qua đời
Lm. Giuse Nguyễn Thanh Liêm
10:13 10/07/2011
PHÂN ƯU
Được tin
Cha Gioan Baotixita Nguyễn Văn Thông
Sinh ngày 12 tháng 3 năm 1941 tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Gíáo Phận Thái Bình.
Thụ phong Linh Mục ngày 13 tháng 6 năm 1968 thuộc TGP Huế, Việt Nam.
đã được Chúa gọi về lúc 4giờ 13’ chiều ngày 1 tháng 7 năm 2011 tại Bệnh Viện UCI, Orange, Calif.
Hưởng thọ 70 tuổi.

Lược tóm lí lịch
- 12-03 -1941 : Sinh tại Vĩnh Phúc, Hưng Yên thuôc Giáo Phận Thái Bình
- 1957 - 1962 : Tiểu Chủng Viện Hoan Thiện, Thái Bình
- 1962 - 1964 : Giúp xứ Hà Trung ở với Cha Hoàng Ngọc Bang
- 1964 - 1968 : Đại Chủng Viện Xuân Bích, Huế
- 13 - 06 1968 : Thụ Phong Linh mục thuộc TGP Huế
- 1968 - 1972 : Phó Xứ Đông Hà
- 1972 - 1980 : Vào Xuân Lộc và Sàigòn giúp Lm Thanh Lãm lập Xứ Quảng Biên, Biên Hoà.
Quản Lí Trụ Sở Thái Bình trong Nam
- 1980 - 1992 : Quản nhiệm Cộng Đoàn Công Giáo VN tại Baltimore, Maryland
Thành Lập Cộng Đoàn Đức Mẹ La Vang với khoảng 200 giáo dân.
- 1992 - 1998 : Được phép thành lập Cộng Đoàn Giáo Xứ Mẹ La Vang
- 1995 - 1998 : Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ, Miền Trung Đông Hoa Kỳ
- 1998 : Được phép đi tu nghiệp
- 2003 – 2008 : Phụ tá Đức Ông Thắng, giúp Giáo Xứ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, Richmond, VA
- 2009 : Trị bịnh tại Maryland
- 2010 – 2011 : Nghị dưỡng bịnh tại Oregon
- 01 – 07-2011 : Tạ thế tại Orange County, California

Xin Thiên Chúa đón nhận linh hồn Cha Cố Gioan Baotixita về hưởng Thánh Nhan Chúa và trả công bội hậu cho ngài trong bao nhiêu năm phục vụ Thiên Chúa và Hội Thánh.

Kính xin quý Linh mục và Cộng đồng Dân Chúa LĐCGVNHK hiệp dâng Lễ cầu nguyện cho người anh em của chúng ta.

Thành kính,
Chủ tịch LĐCGVNHK
 
Văn Hóa
Thiên Ý
Jos. Tú Nạc, NMS
09:14 10/07/2011
Thiên Ý sẽ không bao giờ dẫn dắt ta
Nơi – Thiên Sủng không thể nào gìn giữ,
Nơi – đôi tay Người chẳng thể hỗ trợ ta,
Nơi – phong phú của Người chẳng thể nào chu cấp,
Nơi – quyền năng Người không thể phú cho ta.

Thiên Ý sẽ không bao giờ dẫn dắt ta
Nơi – Thánh Tâm Người không thể nào hướng đến,
Nơi – khôn ngoan của Người không thể dạy bảo ta,
Nơi – cánh tay Người không tài nào bảo vệ,
Nơi – bàn tay Người chẳng thể tạo dáng ta.

Thiên Ý sẽ không bao giờ dẫn dắt ta
Nơi – tình yêu Người không thể nào xiết chặt,
Nơi – Thiên Ân không thể trợ sức ta,
Nơi – bình an của Người không thể xua sợ hãi,
Nơi – uy quyền của Người bị chối bỏ vì ta.

Thiên Ý sẽ không bao giờ dẫn dắt ta
Nơi – an ủi của Người không thể khô nước mắt,
Nơi – Lời Chúa không thể nuôi nấng ta,
Nơi – sự huyền diệu của Người không thể nào thực hiện,
Nơi – sự hiện diện của Người chẳng tìm thấy được ta.
 
Lòng yêu nước
Hoàng Quang
10:11 10/07/2011
Mẹ Việt Nam trườn gầy khẳng khiu
Hơn ba ngàn cây số biển Đông
Ưỡn cặp ngực giống Lạc Hồng
Thành Hoàng Sa-Trường Sa !...

Trời và biển bao la,
Hải phận sơn hà gấm vóc,
Lịch sử bốn nghìn năm ngang dọc,
Khắc họa Thăng Long thành độc lập nghìn năm !...

Ba vạn sáu nghìn đêm thư thái ánh trăng rằm,
Một dân tộc yêu hòa bình, một Tổ quốc hằn êm ả,
Bất hạnh tột cùng láng giềng với sài lang hoang dã,
Đớn đau tột cùng bị trị bởi bọn thái thú cầm nã nhục hèn !...

Ôi, cái lũ đỏ còn sót lại bon chen,
Cướp chính quyền giết con đen vùi hầm tai vạ,
Thời hoàng kim ơi, hỗn mang đời vàng đá,
Trở về đi, khúc tự do dân giã về nguồn !...

Mẹ Việt Nam già buồn, máu đổ lệ tuôn,
Nhưng mắt ngời sáng quắc hồn non nước,
Đàn con mẹ vẫn bàn chân phía trước,
Lòng yêu nước có bao giờ mất được, Mẹ ơi !!!
 
Người gieo giống
Trầm Hương Thơ
10:04 10/07/2011
Có người chủ ruộng sáng hừng đông
Đôi chân rảo bước trên cánh đồng
Gieo đều vào đó bao hạt giống
Trên cả cánh đồng rất mênh mông.

Có hạt rơi vãi ở trên đường
Kẻ qua người lại đạp nhiễu nhương
Chim trời tha mất, còn bận vướng
Thế nhân luân chuyển kiếp vô thường.

Hạt rơi vào sỏi đá khô cằn
vừa mọc nhú ra đã chết nhăn
Chưa kể mấy chú chuột gặm cắn
Còn đời đâu nữa mà cằn nhằn.

Có hạt khoe mình sức dẻo dai
Tranh đua khoe sắc lại khoe tài
Chẳng biết bô trai, hay đẹp gái
Cuối cùng chết ngẹt giữa bụi gai.

Có nơi xanh thắm gấp năm,mười
Đất tốt đón nhận hạt giống tươi
Ơn trời mưa xống đâu cần tưới
Mang bao niềm vui đến cho người.

Dụ ngôn Chúa nói có niềm vui
Cũng có những kẻ phải ngậm ngùi
Tâm hồn vặn vẹo hay luồn cúi
Hậu qủa mình làm, lại bảo xui.

Chúa nói: có tai thì hãy nghe
Không nghe không hiểu, lại ngằm nghè
Ghen tương kênh kiệu lại ăn ké
Huênh hoang tự đắc thích làm le.

Người nghe hiểu được lại khiêm nhường
Khi gặp những nghịch cảnh nhiễu nhương
Khiêm nhường tin tưởng và định hướng
Lời Chúa" luôn luôn mãi là "Đường"

Ngài là Thiên Chúa của "Tình Thương"
"Lời Ngài" mở ra những con đường
Để cho nhận loại về chung hướng
Đời đời Ngài ban phát "Tình Thương".
 
Kính Chúa yêu người
Thanh Sơn
10:05 10/07/2011
Tiếng chim hót nhộn ngoài sân
Tôi ngồi viết vội mấy vần thơ vui
Thơ tôi chẳng thích ngậm ngùi
Thơ tôi chỉ thích mua vui cho đời

Thơ lòng tôi viết thảnh thơi
Tạ ơn Thiên Chúa ban đời cho ta
Thơ tôi viết rất thật thà
Cuộc đời là một món qùa "Thánh Ân"

Thơ tôi viết rất ân cần
Viết về "Lời Chúa" nhiều lần nên vui
Sống thời phải biết tới lui
Đời người sẽ thấy ngọt mùi thân thương

Bàn chân ta bước trên đường
Càng đi, càng thấy, càng thương cuộc đời
Ngao du sơn thủy thảnh thơi
Càng xem càng thấy cuộc đời đáng yêu

Vì Thiên Chúa là "Tình Yêu"
Ai không kính Chúa, khó yêu được người
"Yêu Người Kính Chúa" đời tươi
Không yêu không kính là người dở hơi

Dở hơi hay thấy chán đời
Dở hơi hay nói những lời đắng cay
Dở hơi lòng dễ lung lay
Tâm không có Chúa mới hay giận đời.

Yêu đời lòng thấy thảnh thơi
Yêu đời hay nói những lời đẹp tươi
Yêu đời ta dễ tươi cười
Bởi tâm có chúa có người nên yêu

Hừng đông cho đến xế chiều
Đời ta học được rất nhiều điều hay
Bao nhiêu sơn thủy trưng bày
Trái đất ta ở, đời này ai xây?

Tạ ơn Thiên Chúa từng giây
Mọi sự Thiên Chúa trưng bày cho ta
Con xin cảm tạ Chúa Cha
Trọn đời con sẽ ngợi ca Danh Ngài.

(Tại Vương Cung Thánh Đường Lô Đức ngày 6.8.2011)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Cô Sóc Nâu
Nguyễn Bá Khanh
21:35 10/07/2011
CÔ SÓC NÂU
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Con quạ đen lông, bay bổng về đồng
Hỏi thăm con sóc có chồng hay chưa?
Có chồng năm xửa năm xưa
Năm nay chồng bỏ như chưa có chồng.
(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền