Ngày 05-07-2013
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Truyền giáo còn chăng thao thức?
Linh mục Đaminh Hương Quất
22:09 05/07/2013
Suy tư CN 14 TN Năm C:

TRUYỀN GIÁO CÒN CHĂNG THAO THỨC?

(Lc 10, 1–12. 17–20).

Khi sai các môn đệ đi Truyền giáo, Chúa Giêsu tha thiết: "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít; vậy các con hãy xin chủ mùa gặt sai thợ đến gặt lúa của ngài”.

Lần khác Chúa thao thức: “Thầy đã đến ném lửa vào mặt đất, và Thầy những ước mong lửa ấy bùng lên” (Lc 12,49).

Và trên Thánh giá Người khắc khoải: “Ta khát” (Ga 19,28).

Điều Chúa Giêsu tha thiết khi sai các Môn đệ đi thực tập Truyền giáo, thao thức khi còn tại thế và khắc khoải trong những giây phút hấp hối trên Thánh giá bây giờ thế nào?

Có đến 2000 năm rồi Tin Mừng Cứu độ là Chúa Giêsu đã đến trần gian nhưng người tin nhận Chúa Giêsu vẫn ở mức khiêm tốn, rất khiêm tốn. Nhân loại đã bước qua thiên niên kỷ thứ ba cả thập niên rồi, hoạt động Truyền giáo của Giáo Hội xem ra vẫn ở những bước chập chững khởi đầu, nghĩa là nhiệm vụ cần phải hoàn tất xem ra còn xa lắm (x. Đức Gioan Phaolô II, Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế, s.1).

Xin đơn cử vài con số thống kê: Châu á, cái nôi sinh ra Kitô giáo thế mà lại là nơi ít người được đón nhận Tin Mừng Cứu độ nhất thế giới, tỉ lệ thấp nhất trong các châu lục: 3,05% người Công Giáo; Châu âu từng có thời Kitô giới, Kitô hữu Công Giáo cũng chưa quá bán, xấp xỉ 40%, tệ hơn còn có xu hướng giảm (- 0,1%)….

Nhìn tổng thế, tín hữu thuộc Giáo Hội Công Giáo chỉ chiếm hơn 17%, con số mà quy ra điểm đánh giá học lực (hệ số 10) thì thuộc loại quá kém (dưới 2), chứ không được xếp loại yếu. Nếu tính chung cả Kitô giáo (Tin Lành, Chính Thống, Anh giáo) tỉ lệ cũng chỉ đạt khoản 2,1 tỉ người trong gần 7 tỉ người trên thế giới, chiếm khoảng 1/3 dân số. Điểm đạt vẫn chưa vượt ngưỡng trung bình (50%). Nghĩa là Chúa Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế vẫn còn là người xa lạ đối với hơn 4 tỉ người[1].

Trước một hiện trạng xem ra đáng buồn nhưng chúng ta không bi quan, trái lại càng thêm lý do thúc đẩy, hăng say dấn thân loan báo Tin Mừng, sống đời chứng nhân. Điều này càng cho thấy vai trò và tính khẩn thiết đối của Kitô hữu Giáo dân tham gia vào sứ vụ Truyền giáo ngay tại thế.

Công đồng Vaticanô II (1962-1965) nhờ biết về nguồn Tông truyền đã tái khám phá lại bản chất Giáo Hội là Truyền giáo (x.TG 2). Truyền giáo không đơn giản thực hiện lời mời gọi “hãy đi rao giảng cho các dân tộc” của Chúa Giêsu nhưng chính là bản chất của Giáo Hội, liên hệ trực tiếp đến tồn vong của Giáo Hội, của mỗi người Kitô hữu.

Cha Gómez, Giáo sư chuyên về Truyền giáo học nói: “Truyền giáo không phải là một bổn phận nhưng là một chức năng trong cơ thể Giáo Hội”. Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt diễn giải câu này: “bổn phận thì có thể làm hay không làm. Không làm thì lỗi trách nhiệm nhưng không ảnh hưởng tới sự sống. Còn chức năng thuộc về sự sống cơ thể. Một chức năng không hoàn thành sẽ làm tổn thương cơ thể, sẽ làm suy giảm sự sống cơ thể”[2].

Cùng với toàn thể Giáo Hội, khi lành nhận Bí tích Rửa Tội mỗi Kitô hữu Giáo dân đều được mời gọi tham gia vào sứ vụ Cứu thế của Đức Kitô qua hoạt động Tông đồ - Truyền giáo. Chúng ta thực thi sứ vụ Truyền giáo bằng đời sống chứng nhân Tin mừng ngay chính tại môi trường mình sống, trong mọi lĩnh vực nhân sinh: xã hội, văn hóa, kinh tế, giáo dục,…,. Với ý ngay lành, tham gia Truyền giáo dù ở bình diện nào cũng đem lại cho cho ta nhiều an vui đích thực, đời sống thăng hoa, dẫu có trực diện không ít thách đố, lắm hy sinh, có khi đổ máu đào (x.TG, s.24b).

Nói rõ hơn

Ơn gọi Tông đồ - Truyền giáo của Kitô hữu Giáo dân trong môi trường thế tục. Xã hội ngày nay có nhiều thách đố, đồng thời cũng lắm cơ hội cho Truyền giáo. "Hơn bao giờ hết, hôm nay Giáo Hội có cơ hội thuận tiện để đưa Phúc Âm đến cho tất cả mọi người, mọi dân tộc, qua chứng nhân cuộc sống, hoặc bằng lời nói” (x.SVĐCT, s.92).

Điều quan trọng, Giáo dân ý thức đây là nhiệm vụ cao cả, là đang làm cho ý định Cứu độ của Thiên Chúa ngày càng lan tới tất cả mọi người ở mọi nơi và mọi thời đại … “Vì thế, giáo dân có thể và phải có một hoạt động cao quí là truyền bá Phúc Âm cho thế giới, cả lúc họ bận tâm lo lắng những việc trần thế” (x. GH 33-35). Từ ý thức đến hành động Truyền giáo vẫn là một khoảng cách xa. Để nối kết khoảng cách này Giáo dân Truyền giáo cần có lực đẩy say mê Chúa Giêsu và luôn gắn bó mật thiết với Người trong Giáo Hội nhờ Chúa Thánh Thần.

Theo Chúa là để tiếp tục sứ vụ Truyền giáo của Chúa. Đức Giêsu – Kitô Phục sinh chính thức trao sứ vụ dêm Tin mừng Cứu độ cho Giáo Hội, cho mỗi người chúng ta khi lành nhận Bí tích Rửa Tội: Như Cha đã sai Thầy, Thầy cũng sai anh em… anh em hãy đi rao giảng muôn dân, làm Phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần; dạy cho họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con.

Ngày 11.10 vừa qua, trong bài giảng Khai mạc Năm Đức Tin (11.10. 2012 – 24.11.2013), Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cho thấy rõ sống Năm Đức Tin gắn liền tái Truyền giảng Tin mừng. Ngài nói: ‘Ngày nay hơn bao giờ hết, rao giảng Tin Mừng có nghĩa là làm chứng một cuộc sống mới, được Thiên Chúa biến đổi, và chỉ đường’[3].

Để hoạt động truyền giáo gặt hái nhiều hoa trái, Chúa Giêsu căn dặn cho các Môn đệ không được mang gì đi đường: lương thực, bao bị, tiền bạc…

Chúa muốn người Môn đệ Truyền giáo phải biết từ bỏ mọi sự, không dính bén với những của cải vật chất, để qua đó họ hoàn toàn phó thác đời sống của mình cho Chúa.

Đấy là đời sống thanh thoát, không để cho những thú vui, của cải vật chất hay những băn khoăn lo lắng làm vướng bận bước chân truyền giáo của mình.

Giữa một xã hội đang trần tục hoá, xu thế hưởng thụ, sống ích kỷ, nhất là sự giả dối lan tràn sống thanh thoát quả là một thách đố.

Trong hồi ký Ai lên Xứ Lạng của Đức TGM Giuse Ngô Quang Kiệt, nguyên là Giám mục giáo phận Lạnh Sơn có kể câu truyện ông Ký dân tộc Nùng sống Đức tin đầy cảm phục. Nhà còn mỗi mình cậu, lúc 8 tuổi để khỏi chết yểu như các anh chị, mẹ bất đắc dĩ cho cậu Rửa Tội theo Đạo…

Lạ lùng nhất phải kể là ơn Đức tin Chúa đã ban cho cậu bé. Khi đến tuổi trưởng thành, ông cương quyết giữ Đạo, đòi lập bàn thờ. Mẹ can: “mẹ để con đi Đạo là cốt cho con khỏi chết thôi. Giờ con đã khỏe mạnh thế này, thì cần gì phải giữ nữa”. Ông nói: “Mình đã tin cái Chúa thì phải tin cho thật. Đã đi Đạo thì phải giữ cho tròn. Nếu mẹ không bằng lòng, con sẽ ra ở riêng để làm bàn thờ, vì con đã tin cái Chúa”…

Ông làm Bàn thờ đơn giản: một tấm ván nhỏ đóng lên bức vách đặt ngay giữa nhà, lấy than viết mấy chữ “Tôi tin Thiên Chúa Ba Ngôi”, dưới bàn để cây nến và quyển sách kinh in năm 1902.

Cả xã người dân tộc này không ai có Đạo nên mọi người chễ giễu ông: “bàn thờ nhà mày chẳng có bát hương, chẳng có tổ tiên, giống như bàn bán thịt lợn vậy”, rồi mọi người tẩy chay ông… Nhưng ông không giận, vẫn nhiệt tình đóng góp vào việc chung... Làng xóm thấy rõ gia đình ông sống tốt, được ơn “cái Chúa” che chở nên rất kính.

Ông dạy con cháu: “mình đã tin thì phải tin cho thật. Tin cho suốt đời. Đời cha truyền cho đời con. Đời con truyền qua đời cháu, cho Đức tin vững bền mãi”…Thời thế loạn lạc, bao năm ông không được gặp Linh mục đến khi được gặp, hỏi ông muốn gì nhất, ông giản dị: “tôi chỉ muốn lâu lâu được cái Lễ ở đây, để dân làng biết cái Chúa thương người như thế nào”.

Đức Tổng Giám mục Giuse nói về ông: “gặp ông tôi học hỏi được ở nơi ông rất nhiều. Ông chẳng được học giáo lý, 60 năm không gặp Linh mục tu sĩ, không tham dự Thánh lễ, không có cộng đoàn nâng đỡ, phải chống trả với gia đình, với làng xóm và với cả ma quỷ, thế mà Đức tin của ông vẫn son sắt. Một Đức tin rất đơn sơ nhưng trong suốt và vững vàng không gì lay chuyển được. Đức tin không ngăn cách ông với dân làng. Trái lại thúc đẩy ông sống tốt hơn với hàng xóm. Không chờ người đến dạy Đạo, ông tự mình dạy Đạo cho con cháu chỉ bằng với niềm tin đơn thành của ông, với một vài dấu chỉ tối thiểu như làm dấu Thánh giá, với những thực hành tối thiểu như đọc kinh sớm tối. Đặc biệt với cảm nghiệm được tình thương của Chúa và đem hết đời mình đáp lại tình thương đó, ông đã đi vào cái cốt lõi của Đạo, đã đạt tới trình độ tu đức sâu xa, đáng cho ta học hỏi, noi gương”.

Ông Ký quả là gương sáng là sứ giả truyền giáo, sống chứng nhân Tin mừng.

Tôi giật mình và xấu hổ trước ông Ký.

Tôi hơn ông, nếu không muốn nói vượt trội hơn ông về các phương diện vật chất, học hành, điều kiện sống Đạo…

Thế mà sống Truyền giáo, tôi không đang là học trò của ông.

Phải chăng Cuộc sống bộn bề làm tôi đang mất dần ý thức tính bản chất của đời sống Đạo- Truyền giáo?

Liệu chăng tôi còn thao thức Truyền giáo, ?

Linh mục Đaminh Hương Quất

--------------------------------------------------------------------------------

[1] x. Giuse Nguyễn Thành Long, Tuần lễ cầu nguyện cho các Kitô hữu Hiệp nhất từ 18-25 tháng 01 (2011),

http://vietcatholic.net/Media/TuanLeHiepNhat2011.pdf.

Đức ông Giuse Đinh Đức Đạo, Tâm hồn Tông đồ, http://www.tinvuixuanloc/truyengiao.vn.

[2] x. TGM Giuse Nhô Quan Kiệt, đtd, tr.35-36.

[3] x. Đức Thánh Cha Khai Mạc Năm Đức tin, http://vietvatican.net/
 
Bình an là dấu chỉ triều đại của Thiên Chúa đến gần
Lm. Jude Siciliano, OP
02:00 05/07/2013
Chúa Nhật XIV THƯỜNG NIÊN -C-
Isaia 66: 10-14; Tvịnh 66; Galát 6: 14-18; Luca 10: 1-12, 17-20

BÌNH AN LÀ DẤU CHỈ TRIỀU ĐẠI CỦA Thiên Chúa ĐẾN GẦN

Kinh Thánh thắm đượm tính thi ca, đặc biệt trong các Thánh vịnh, vì Thánh vịnh là những lời cầu nguyện đầy thi vị. Ngày hôm nay, ông Isaia là một mẫu gương ngôn sứ ưu tú, vì ông đã gây chú ý cho chúng ta qua tài năng thuyết phục và quyền uy trong phát biểu đầy thi vị. Ở đây các nhà thơ có thể được nổi bật vì họ đang nổ lực gây chúng ta chú ý, và họ đưa chúng ta từ những vị trí cố định đến những trải nghiệm và tầm nhìn mới. Đó là những điều mà ông Isaia đã làm cho chúng ta ngày hôm nay, vì ông dùng hình ảnh nữ tính để chuyển tải thông điệp hy vọng của mình.

Trước hết, ông Isaia áp dụng những hình ảnh người mẹ để nhân cách hóa Giêrusalem. Theo văn hóa thời đó, người phụ nữ hầu như không được kể đến, họ không có tiếng nói và cũng chẳng có uy quyền gì. Vào thời “Isaia I”, Giêrusalem (ví như người phụ nữ) bị khinh bỉ như một tội nhân và kẻ sa ngã (Is 3,25-26). Nhưng bây giờ, trong chương cuối về những điều được gọi là “Isaia III,” thì Giêrusalem đã cho một trẻ thơ chào đời (Is 66,7) và đất nước được tái sinh. Đất nước mới sinh này được người mẹ Giêrusalem nuôi nấng chu đáo và âu yếm quan tâm, được chăm sóc như một người mẹ nuôi con thơ. Dân chúng được hứa ban niềm hân hoan và sự sung túc từ “dòng sữa dồi dào của Giêrusalem”.

Ông Isaia diễn tả trí tưởng tượng thi ca của mình xa hơn nữa. Giêrusalem, thành phố đứng đầu, được so sánh với Thiên Chúa, Đấng chúc phúc sự quan tâm của người mẹ dành cho đất nước tái sinh và mới sinh. “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy; tại Giê-ru-sa-lem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về”. Phần trích đoạn này của ngôn sứ Isaia được viết sau khi dân trở về từ chốn lưu đày. Lúc bấy giờ đất nước chưa được tái thiết và vì thế, vị ngôn sứ đã loan báo niềm hy vọng này đến với dân chúng. Thiên Chúa đang dành cho dân người sự chăm sóc của một người mẹ dịu dàng, và ban cho họ niềm hy vọng để duy trì “trong thời gian chờ đợi”.

Vượt qua nỗi sầu khổ không hề dễ dàng chút nào, vì nỗi sầu khổ thường làm cho thời gian dài thêm. Vị ngôn sứ Isaia bảo đảm cho những ai sầu khổ sẽ không còn than khóc nữa, vì rằng ở đây đã có quyền lực đổi mới của Thiên Chúa dành cho họ. Quyền lực này không phải được tỏ lộ bằng sức mạnh, nhưng được tỏ lộ theo cách thức mà chúng ta và một dân tộc được khổi phục cần đến, tựa như cần đến một bảo mẫu vậy. Thiên Chúa là Cha của dân tộc Israel, và khi dân tộc này cần đến thức ăn của trẻ thơ trong thời kỳ măng sữa, thì Thiên Chúa cũng chính là Người Mẹ của họ.

Có những lúc chúng ta cần Thiên Chúa ban sức mạnh, đặc biệt khi chúng ta phải đương đầu với thách đố căm go như là: sự đè ép của cơ quan quản lý Thành phố; sức ép của cộng đồng về việc thu nhập sống thấp; thành kiến trong gia đình chúng ta; những bày tỏ tán thành phá thai tàn nhẫn; những chính sách tù nhân dã man. v.v... Vào những lúc này chúng ta cần Thiên Chúa “cho ta điểm tựa” và ban cho ta ân sủng bằng chính cánh tay hữu mạnh mẽ của Người.

Vào những lúc khác, đặc biệt sau khi người thân qua đời; sụp đổ một kế hoạch; mất việc; con cái đau yếu, v.v... chúng ta cần Thiên Chúa an ủi và gìn giữ như hôm nay ngôn sứ Isaia mô tả cho chúng ta. Những lúc này, chúng ta khao khát một đường lối mà Thánh vịnh 131 miêu tả một em bé ngoan ngoãn và tin tưởng, “Như trẻ thơ no sữa nép mình bên lòng mẹ”.

Có sự so sánh tương đương với ngôn từ Tin mừng ngày hôm nay theo thánh Máccô và thánh Mátthêu, nhưng trong các trình thuật đó, 12 sứ đồ đều được phái đi. Theo thánh Luca thì có 72 người. Con số đó nổi tiếng trong Kinh thánh. Theo sách Sáng thế chương 10, trong toàn thể thế giới có 72 người. Sử dụng cùng con số đó, thánh Luca ám chỉ rằng Đức Giêsu có ý định cho toàn thể thế giới đón nhận sứ điệp của Người. Mùa gặt bội thu là nói đến ngày xưa cũng như ngày nay. Những “người thợ gặt” này phải cầu nguyện, phải kết hợp lời cầu nguyện của họ với lời cầu nguyện của Đức Giêsu, để còn người khác nữa sẽ kết hợp với họ trong việc làm.

Đang khi chúng ta cầu nguyện cho nhiều linh mục, phó tế và ơn gọi tu sĩ khác nữa trong Thánh Thể, thì chúng ta cũng tạ ơn những người giáo dân lao động đã kết hợp với chúng ta trong những lĩnh vực phục vụ Thiên Chúa. Nhiều năm qua chúng ta vẫn cầu nguyện cho ơn gọi. Vì thế, chúng ta đừng nhắm mắt làm ngơ trước những lời cầu nguyện được đón nhận qua các ơn gọi khác nhau, và hôm nay chúng ta phải biết dâng lời tạ ơn.

Có sự cấp bách trong những lời giảng dạy của Đức Giêsu với các nhà truyền giáo của Người. Vì vậy, đường lối hướng dẫn mà Đức Giêsu ban truyền cho họ là: đừng mang theo túi tiền, bao bị, vì những người Trung Đông này có thể bị trì hoãn do những nhu cầu thông thường về phép lịch sự và lòng hiếu khách, cũng “đừng chào hỏi ai dọc đường”, do thời gian ngắn ngủi.

Những người giảng thuyết này có một thông điệp bình dị và cấp bách muốn truyền đạt, đó là “Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần các ông”. Thiên Chúa ở cạnh dân chúng và bình an là dấu chỉ về sự hiện diện của Người. Có người tiếp nhận tin vui này, có người không tiếp nhận. Những của cải chúng ta mang theo để phục vụ Thiên Chúa không bao gồm những đồ dùng. Thay vào đó, chúng ta là những người mang bình an khi dân chúng phải gánh chịu sầu khổ, sợ hãi, lo âu, kỳ thị và tuyệt vọng. Bình an (shalom) là ân sủng mà Đấng Mêsia (Cứu Độ) sẽ mang đến, và vì thế, ân sủng của Đức Giêsu dành cho các môn đệ là sự bình an mà họ sẽ đón nhận đối với những ai cần đến.

Đức Giêsu dạy bảo các môn đệ phải giảm thiểu hết mức những hành trang mang theo. Chúng ta biết rằng Đức Giêsu không muốn chúng ta bị quấy rầy bởi những của cải vật chất, vì những thứ đó làm chúng ta sao lãng. Chúng ta cần nhớ rằng Đức Giêsu ở với chúng ta, Người là cội nguồn của mọi vụ mùa mà chúng ta đi thu gặt. Chúng ta không phải đi tìm tiện nghi hay những ân huệ đặc biệt vì chúng ta biết mình là ai rồi. Dân chúng sẽ quan tâm chăm sóc những sứ giả, không phải vì chức vụ hay địa vị của họ, nhưng chính xác hơn họ chăm sóc vì họ cũng là những sứ giả của Đức Kitô, họ loan báo về sự hiện hữu của Thiên Chúa: “Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần”.

Chúng ta không phải là những người bảo thủ. Chúng ta cảm phục những lời dạy bảo của Đức Giêsu khi đi đường với hành lý gọn nhẹ; Người dạy phải tin tưởng vào Người và tin tưởng sứ điệp mà chúng ta mang theo. Tuy nhiên, có những nơi và những tình huống đòi buộc, thì chúng ta phải dùng đến những nguồn vật chất để cung cấp cho những nhu cầu thể lý của người dân. Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ chúng ta cả thân xác lẫn linh hồn. Vì vậy, những Kitô hữu phải dâng tiền bạc để xây dựng bệnh viện, trại mồ côi, trường học, nhà trọ hoặc nhà tình thương cho những ai lâm cảnh khốn khó.

Có những Kitô hữu mẫu mực đã thực hiện những công việc thiện tâm này, trong số đó, có người được phong thánh, có người được biết đến như những người tốt lành và là người yêu quý của những kẻ cơ hàn. Họ có thể giỏi giang với những viên gạch hay nơi đống hồ. Nhưng trong trái tim họ, họ không đặt sự tin tưởng của mình vào “túi tiền”, “bao bị” hay “giày dép”, nhưng họ đặt tin tưởng vào Đấng đã sai họ đi với những lời, “Hãy ra đi…” Nhiều người đã đối diện với “những con sói” tham ăn, tham vọng và uy quyền chống lại họ. Họ đã vượt qua những thế lực tiêu cực này, không phải bằng việc đọ súng với nhau, nhưng vượt qua bằng cách nhớ lại Đức Giêsu đã nói rằng họ sẽ có Thánh Thần cùng đồng hành.

Một trong những mẫu gương yêu thích của tôi về lòng dũng cảm và tin tưởng vào Thiên Chúa là (Mẹ) thánh Phanxicô Xaviê Cabrini (1850-1917). Chị sinh ra tại Ý và muốn trở thành người truyền giáo đến Trung Hoa, nhưng lại được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII gởi đi cùng với sáu chị em khác để phục vụ cho hàng ngàn người Ý nhập cư đang sinh sống ở thành phố New York. Trong vòng 35 năm, chị đã thành lập được 67 trụ sở được dâng tặng để phục vụ người nghèo, kẻ bị bỏ rơi, người thất học hoặc đau yếu. Chị đã hãi hùng với nước và sợ chết đuối. Bởi lẽ chị đã vượt đại dương hơn 30 lần. Trong dịp phong thánh cho chị, Đức Piô XII đã công bố rằng: “Mặc dù thể trạng rất mỏng manh… nhưng thánh nhân không cho phép điều gì ngăn cản mình hoàn thành những công việc xem ra vượt quá sức mạnh của một người phụ nữ”.

Một câu chuyện về Mẹ Cabrini mà tôi thích nhất là khi mẹ đang thảo luận với chị em mình việc xây thêm một bệnh viện nữa. Họ phản đối rằng họ không có kinh phí cho công trình như thế. Câu trả lời của mẹ là “Công việc đó của ai, của Thiên Chúa hay của chúng ta”? Thế là bệnh viện được xây lên.

Một mùa gặt đem lại bội thu hoa trái và cho dù người thợ gặt không nhiều và chúng ta được sai đi như những chiên con giữa bầy sói, nhưng “Công việc đó là của ai, của Thiên Chúa hay của chúng ta”?

Chuyển ngữ: Anh em HV Đaminh Vò Vấp

Chúa Nhật XIV TN -C- 07-07-2013
Isaia 66: 10-14; Tvịnh 66; Galát 6: 14-18;
Luca 10: 1-12, 17-20
Lm. Jude Siciliano, OP
BÌNH AN LÀ DẤU CHỈ
TRIỀU ĐẠI CỦA Thiên Chúa ĐẾN GẦN

Kinh Thánh thắm đượm tính thi ca, đặc biệt trong các Thánh vịnh, vì Thánh vịnh là những lời cầu nguyện đầy thi vị. Ngày hôm nay, ông Isaia là một mẫu gương ngôn sứ ưu tú, vì ông đã gây chú ý cho chúng ta qua tài năng thuyết phục và quyền uy trong phát biểu đầy thi vị. Ở đây các nhà thơ có thể được nổi bật vì họ đang nổ lực gây chúng ta chú ý, và họ đưa chúng ta từ những vị trí cố định đến những trải nghiệm và tầm nhìn mới. Đó là những điều mà ông Isaia đã làm cho chúng ta ngày hôm nay, vì ông dùng hình ảnh nữ tính để chuyển tải thông điệp hy vọng của mình.

Trước hết, ông Isaia áp dụng những hình ảnh người mẹ để nhân cách hóa Giêrusalem. Theo văn hóa thời đó, người phụ nữ hầu như không được kể đến, họ không có tiếng nói và cũng chẳng có uy quyền gì. Vào thời “Isaia I”, Giêrusalem (ví như người phụ nữ) bị khinh bỉ như một tội nhân và kẻ sa ngã (Is 3,25-26). Nhưng bây giờ, trong chương cuối về những điều được gọi là “Isaia III,” thì Giêrusalem đã cho một trẻ thơ chào đời (Is 66,7) và đất nước được tái sinh. Đất nước mới sinh này được người mẹ Giêrusalem nuôi nấng chu đáo và âu yếm quan tâm, được chăm sóc như một người mẹ nuôi con thơ. Dân chúng được hứa ban niềm hân hoan và sự sung túc từ “dòng sữa dồi dào của Giêrusalem”.

Ông Isaia diễn tả trí tưởng tượng thi ca của mình xa hơn nữa. Giêrusalem, thành phố đứng đầu, được so sánh với Thiên Chúa, Đấng chúc phúc sự quan tâm của người mẹ dành cho đất nước tái sinh và mới sinh. “Như mẹ hiền an ủi con thơ, Ta sẽ an ủi các ngươi như vậy; tại Giê-ru-sa-lem, các ngươi sẽ được an ủi vỗ về”. Phần trích đoạn này của ngôn sứ Isaia được viết sau khi dân trở về từ chốn lưu đày. Lúc bấy giờ đất nước chưa được tái thiết và vì thế, vị ngôn sứ đã loan báo niềm hy vọng này đến với dân chúng. Thiên Chúa đang dành cho dân người sự chăm sóc của một người mẹ dịu dàng, và ban cho họ niềm hy vọng để duy trì “trong thời gian chờ đợi”.

Vượt qua nỗi sầu khổ không hề dễ dàng chút nào, vì nỗi sầu khổ thường làm cho thời gian dài thêm. Vị ngôn sứ Isaia bảo đảm cho những ai sầu khổ sẽ không còn than khóc nữa, vì rằng ở đây đã có quyền lực đổi mới của Thiên Chúa dành cho họ. Quyền lực này không phải được tỏ lộ bằng sức mạnh, nhưng được tỏ lộ theo cách thức mà chúng ta và một dân tộc được khổi phục cần đến, tựa như cần đến một bảo mẫu vậy. Thiên Chúa là Cha của dân tộc Israel, và khi dân tộc này cần đến thức ăn của trẻ thơ trong thời kỳ măng sữa, thì Thiên Chúa cũng chính là Người Mẹ của họ.

Có những lúc chúng ta cần Thiên Chúa ban sức mạnh, đặc biệt khi chúng ta phải đương đầu với thách đố căm go như là: sự đè ép của cơ quan quản lý Thành phố; sức ép của cộng đồng về việc thu nhập sống thấp; thành kiến trong gia đình chúng ta; những bày tỏ tán thành phá thai tàn nhẫn; những chính sách tù nhân dã man. v.v... Vào những lúc này chúng ta cần Thiên Chúa “cho ta điểm tựa” và ban cho ta ân sủng bằng chính cánh tay hữu mạnh mẽ của Người.

Vào những lúc khác, đặc biệt sau khi người thân qua đời; sụp đổ một kế hoạch; mất việc; con cái đau yếu, v.v... chúng ta cần Thiên Chúa an ủi và gìn giữ như hôm nay ngôn sứ Isaia mô tả cho chúng ta. Những lúc này, chúng ta khao khát một đường lối mà Thánh vịnh 131 miêu tả một em bé ngoan ngoãn và tin tưởng, “Như trẻ thơ no sữa nép mình bên lòng mẹ”.

Có sự so sánh tương đương với ngôn từ Tin mừng ngày hôm nay theo thánh Máccô và thánh Mátthêu, nhưng trong các trình thuật đó, 12 sứ đồ đều được phái đi. Theo thánh Luca thì có 72 người. Con số đó nổi tiếng trong Kinh thánh. Theo sách Sáng thế chương 10, trong toàn thể thế giới có 72 người. Sử dụng cùng con số đó, thánh Luca ám chỉ rằng Đức Giêsu có ý định cho toàn thể thế giới đón nhận sứ điệp của Người. Mùa gặt bội thu là nói đến ngày xưa cũng như ngày nay. Những “người thợ gặt” này phải cầu nguyện, phải kết hợp lời cầu nguyện của họ với lời cầu nguyện của Đức Giêsu, để còn người khác nữa sẽ kết hợp với họ trong việc làm.

Đang khi chúng ta cầu nguyện cho nhiều linh mục, phó tế và ơn gọi tu sĩ khác nữa trong Thánh Thể, thì chúng ta cũng tạ ơn những người giáo dân lao động đã kết hợp với chúng ta trong những lĩnh vực phục vụ Thiên Chúa. Nhiều năm qua chúng ta vẫn cầu nguyện cho ơn gọi. Vì thế, chúng ta đừng nhắm mắt làm ngơ trước những lời cầu nguyện được đón nhận qua các ơn gọi khác nhau, và hôm nay chúng ta phải biết dâng lời tạ ơn.

Có sự cấp bách trong những lời giảng dạy của Đức Giêsu với các nhà truyền giáo của Người. Vì vậy, đường lối hướng dẫn mà Đức Giêsu ban truyền cho họ là: đừng mang theo túi tiền, bao bị, vì những người Trung Đông này có thể bị trì hoãn do những nhu cầu thông thường về phép lịch sự và lòng hiếu khách, cũng “đừng chào hỏi ai dọc đường”, do thời gian ngắn ngủi.

Những người giảng thuyết này có một thông điệp bình dị và cấp bách muốn truyền đạt, đó là “Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần các ông”. Thiên Chúa ở cạnh dân chúng và bình an là dấu chỉ về sự hiện diện của Người. Có người tiếp nhận tin vui này, có người không tiếp nhận. Những của cải chúng ta mang theo để phục vụ Thiên Chúa không bao gồm những đồ dùng. Thay vào đó, chúng ta là những người mang bình an khi dân chúng phải gánh chịu sầu khổ, sợ hãi, lo âu, kỳ thị và tuyệt vọng. Bình an (shalom) là ân sủng mà Đấng Mêsia (Cứu Độ) sẽ mang đến, và vì thế, ân sủng của Đức Giêsu dành cho các môn đệ là sự bình an mà họ sẽ đón nhận đối với những ai cần đến.

Đức Giêsu dạy bảo các môn đệ phải giảm thiểu hết mức những hành trang mang theo. Chúng ta biết rằng Đức Giêsu không muốn chúng ta bị quấy rầy bởi những của cải vật chất, vì những thứ đó làm chúng ta sao lãng. Chúng ta cần nhớ rằng Đức Giêsu ở với chúng ta, Người là cội nguồn của mọi vụ mùa mà chúng ta đi thu gặt. Chúng ta không phải đi tìm tiện nghi hay những ân huệ đặc biệt vì chúng ta biết mình là ai rồi. Dân chúng sẽ quan tâm chăm sóc những sứ giả, không phải vì chức vụ hay địa vị của họ, nhưng chính xác hơn họ chăm sóc vì họ cũng là những sứ giả của Đức Kitô, họ loan báo về sự hiện hữu của Thiên Chúa: “Triều đại của Thiên Chúa đã đến gần”.

Chúng ta không phải là những người bảo thủ. Chúng ta cảm phục những lời dạy bảo của Đức Giêsu khi đi đường với hành lý gọn nhẹ; Người dạy phải tin tưởng vào Người và tin tưởng sứ điệp mà chúng ta mang theo. Tuy nhiên, có những nơi và những tình huống đòi buộc, thì chúng ta phải dùng đến những nguồn vật chất để cung cấp cho những nhu cầu thể lý của người dân. Đức Giêsu là Đấng Cứu Độ chúng ta cả thân xác lẫn linh hồn. Vì vậy, những Kitô hữu phải dâng tiền bạc để xây dựng bệnh viện, trại mồ côi, trường học, nhà trọ hoặc nhà tình thương cho những ai lâm cảnh khốn khó.

Có những Kitô hữu mẫu mực đã thực hiện những công việc thiện tâm này, trong số đó, có người được phong thánh, có người được biết đến như những người tốt lành và là người yêu quý của những kẻ cơ hàn. Họ có thể giỏi giang với những viên gạch hay nơi đống hồ. Nhưng trong trái tim họ, họ không đặt sự tin tưởng của mình vào “túi tiền”, “bao bị” hay “giày dép”, nhưng họ đặt tin tưởng vào Đấng đã sai họ đi với những lời, “Hãy ra đi…” Nhiều người đã đối diện với “những con sói” tham ăn, tham vọng và uy quyền chống lại họ. Họ đã vượt qua những thế lực tiêu cực này, không phải bằng việc đọ súng với nhau, nhưng vượt qua bằng cách nhớ lại Đức Giêsu đã nói rằng họ sẽ có Thánh Thần cùng đồng hành.

Một trong những mẫu gương yêu thích của tôi về lòng dũng cảm và tin tưởng vào Thiên Chúa là (Mẹ) thánh Phanxicô Xaviê Cabrini (1850-1917). Chị sinh ra tại Ý và muốn trở thành người truyền giáo đến Trung Hoa, nhưng lại được Đức Giáo Hoàng Lêo XIII gởi đi cùng với sáu chị em khác để phục vụ cho hàng ngàn người Ý nhập cư đang sinh sống ở thành phố New York. Trong vòng 35 năm, chị đã thành lập được 67 trụ sở được dâng tặng để phục vụ người nghèo, kẻ bị bỏ rơi, người thất học hoặc đau yếu. Chị đã hãi hùng với nước và sợ chết đuối. Bởi lẽ chị đã vượt đại dương hơn 30 lần. Trong dịp phong thánh cho chị, Đức Piô XII đã công bố rằng: “Mặc dù thể trạng rất mỏng manh… nhưng thánh nhân không cho phép điều gì ngăn cản mình hoàn thành những công việc xem ra vượt quá sức mạnh của một người phụ nữ”.

Một câu chuyện về Mẹ Cabrini mà tôi thích nhất là khi mẹ đang thảo luận với chị em mình việc xây thêm một bệnh viện nữa. Họ phản đối rằng họ không có kinh phí cho công trình như thế. Câu trả lời của mẹ là “Công việc đó của ai, của Thiên Chúa hay của chúng ta”? Thế là bệnh viện được xây lên.

Một mùa gặt đem lại bội thu hoa trái và cho dù người thợ gặt không nhiều và chúng ta được sai đi như những chiên con giữa bầy sói, nhưng “Công việc đó là của ai, của Thiên Chúa hay của chúng ta”?

Chuyển ngữ : Anh em HV Đaminh Vò Vấp


14th SUNDAY IN ORDINARY TIME -C-
Isaiah 66: 10-14; Psalm 66; Galatians 6: 14-18; Luke 10: 1-12, 17-20

The Bible is filled with poetry, especially the Psalms, which are poetic prayers. Isaiah today is a prime example of a prophet who captures our attention by the persuasive power and authority of poetic speech. Poets can be bold as they try to get our attention and move us from fixed positions to new insights and experiences. That’s what Isaiah does for us today as he uses female imagery to convey his message of hope.

First, Isaiah applies maternal images to personify Jerusalem. In the culture of the day women were practically non-beings, with no voice or authority. Earlier in Isaiah ("First Isaiah") Jerusalem, the woman, was scorned as a sinner and apostate (3:25-26). But now, in the final chapter of what is called "Third Isaiah," Jerusalem has given birth to a child (66:7) and the nation is reborn. The newborn nation is lovingly nursed and cared for by her mother Jerusalem, the way a mother nurses her child. The people are promised delight and plenty from "the milk of her abundance."

Isaiah expresses his poetic imagination further. Jerusalem, the mother city, is compared to God who extends a mother’s care for the newly born and reborn nation. "As a mother comforts her child, so will I comfort you, in Jerusalem you shall find your comfort." This part of Isaiah was written after the people had returned from exile. The nation is not yet rebuilt and so the prophet speaks this hope to them. God is extending a tender mother’s care to the people, giving them hope to sustain them "in the meanwhile."

Coming out of grief is not easy – and it usually takes a long time. Isaiah assures those who grieve for what is no more, that God’s renewing power is there for them. This power is not exhibited through might, but in a way we and a recovering people would have need – from a nursing mother. God is the Father of Israel and when the people need baby food in their frailty, God is also their Mother.

There are times we need God to be strong for us, especially when we must face stubborn opposition such as: a resistant City Hall; a community’s opposition to low income housing; our family’s prejudice; relentless pro-abortion voices; inhuman prison policies, etc. At these times we need God to "have our backs" and grace us with a very firm right hand.

At other times, especially after the death of a loved one; collapse of a project; loss of a job; the sickness of a child, etc, we need the God of consolation and tenderness Isaiah describes for us today. At these times we yearn to be the way Psalm 131 describes a trusting, quieted infant, "Like a weaned child rests against its mother."

There are parallels to today’s gospel discourse in Mark and Matthew, but in those accounts, 12 missionaries are sent out. In Luke there are 72. The number has biblical echoes. In Genesis 10 there are 72 people in the whole world. Using the same number, Luke is suggesting that Jesus intends the whole world to receive his message. The harvest is rich – it was then and it is now. These "harvesters" are to pray, uniting their prayer to that of Jesus’ prayer, so that others will join them in their labors.
While we pray for more priests, deacons and religious vocations at this Eucharist, we also give thanks for the lay laborers who have joined us in the fields of God’s service. We have been praying for vocations for years. so let’s not close our eyes to the ways those prayers have been answered and give thanks this day.

There is an urgency in Jesus’ instructions to his missionaries. Hence, the guidelines he gives them: no extra baggage, travel light and, because these middle easterners might be delayed by the usual requirements of courtesy and hospitality, "greet no one along the way" – time is short.

These preachers have a simple and urgent message to convey, "The kingdom of God is at hand for you." God is close to people and peace is the sign of God’s presence. Some will welcome this good news, others will not. The valuables we carry in our service to the Lord don’t consist of things. Instead, we are bearers of peace when people are burdened by grief, fear, anxiety, alienation and desperation. Peace, "shalom," is the gift the Messiah was to bring and so Jesus’ gift to his disciples is a peace they are to take to those who need it.

Jesus instructs his disciples to take a minimum of extras. We understand that he doesn’t want us to be cluttered with material things that will distract us. We need to remember that Christ is with us and is the source of any harvest we gather. We are not to seek our comfort or special favors because of who we are. People will care for the messengers, not because of their office or status, but exactly because they are Christ’s messengers who announce the presence of God, "The kingdom of God is at hand."

We are not fundamentalists. We appreciate Jesus’ instruction to travel with little; to trust him and the message we bring. However, there are places and situations that require we draw on material resources to provide for people’s physical needs. Jesus is our Savior in both body and soul. Christians have had to raise money to build hospitals, orphanages, schools, housing and shelter for those in need.

There are exemplary Christian who have done these good works, some already canonized, others just known as good people and lovers of the needy. They may have been good with bricks and mortar. but in their hearts they didn’t put their trust in "money bag," "sack," or "sandals," but in the One who sent them with the words, "Go your way...." Many encountered "wolves" of greed, ambition and power opposing them. They overcame these negative forces, not by fighting fire with fire, but by remembering that Jesus said they would have his Spirit with them.

One of my favorite examples of boldness and trust in the Lord is Frances Xavier (Mother) Cabrini (1850-1917). She was born in Italy and wanted to be a missionary to China, but was sent by Pope Leo XIII, along with six sisters, to minister to the thousands of Italian immigrants living in New York City. In her 35 years she founded 67 institutions dedicated to serving the poor, abandoned, uneducated and sick. She was terrified of water, afraid of drowning. Still, she crossed the ocean more than 30 times. Pius XII said at her canonization, "Although her constitution was very frail... she permitted nothing to impede her from accomplishing what seemed beyond the strength of a woman."

A story about Mother Cabrini I like the most is when she was discussing with her sisters the building of one more hospital. They protested that they did not have the resources for such an undertaking. Her response, "Whose work is it, God’s or ours?" The hospital got built.

The harvest is abundant and the laborers are few and we are sent out like lambs among wolves but, "Whose work is it, God’s or ours?"
 
My Seven-Minute-Homily July 7th 2013
Father Great Rice
09:11 05/07/2013
My Seven-Minute-Homily July 7th 2013

Fourteenth Sunday in Ordinary Time, Year
C

The Book of the prophet Isaiah 66.10-14; Letter of St. Paul to the Galatians 6.14-18 and the Gospel of St. Luke 10.1-12,17-20

In today’s Gospel, “the Lord appointed seventy others and sent them on ahead of him in pairs to every town and place where he himself intended to go” With one appointment, the number of his workers increased from twelve to eighty-four, an increase sin-hundred percent. Even with that number of workers, Jesus still told them as he sent them out “The harvest is plentiful, but the laborers are few; therefore ask the Lord of the harvest to send out laborers into his harvest”

More than two thousand years have come and gone since that day, and the problem is still almost the same, a lot of works and not enough workers to handle it. We keep praying and praying for vocations but the shortage of workers is still very serious. What can we do? I agree with you completely that we should pray for vocations, but if someone questions you that he or she wants to be Jesus’ worker but h or she wants to know first what kind of business is Christ in?

The answer should be like that People or human salvation is Jesus business. He came down from heaven for people. He went all over the places for people. He did for people. He rose again from the dead for people. He called his disciples to care for people and for human salvation. If someone who wishes to be his workers like eighty four people at Jesus’ time should learn how to love and how to care for people. One of thousand reasons why people could not answer the call of God because they cannot care for people as Jesus did. Nobody loves his friend than the one who dies for his friends.

By human nature we love ourselves the most. We don’t want even to serve others. We don’t want to lose our life for others. Jesus devoted his entire life and ministry to helping people. I don‘t mean that the business of Christ is mainly a religious matter. His work is saving souls and safely ushering them into heaven. But he also fed the hungry. He also healed the sick. He befriended the lonely as well. He forgave the sinners. He defended the oppressed. These are his business and his entire ministry. These are people in need. Jesus helps people in both dimensions: material and spiritual.

By this answer we can see that one of many reasons why there are not enough vocations? There are so much selfishness and very little sacrifice and generosity to helping people. Actually the visible sign of selfishness is the question comes from the mouth of the workers: How much will I get paid? His disciples also questioned him “Teacher we abandoned everything to follow you what will we get?” Jesus answered “a hundred fold now on earth and in the future in heaven!” This is his promise to show that his worker never lost! This is also an invitation for more generosity to helping people. Actually the only financial guarantee that Jesus made to his workers was that they would have what they needed. He said “The laborer is worth his wage.” He meant that he did not intend to make money! "Foxes have dens and birds have nests, but the Son of Man has no place to lay his head." The followers of Jesus should be the same with their teacher. Nowadays, primary motivation of people is financial gain. It is why the Church could not get enough Vocations.

The followers of Jesus did not get paid in money sense but there is a sense in which to helping people is the best paid job in the world. Helping people gives you a sense of personal satisfaction. The workers of Jesus have the joy of knowing that they have risen above selfishness and done something useful with their life. It is why the Gospel says “The seventy returned with joy, saying, “Lord, in your name even the demons submit to us!” They were a happy group of people, and that kind of happiness cannot be bought at any price. They get paid! I would say!

So when whoever works with Jesus Christ, the product is people, the place is anywhere people are and the pay is a sense of spiritual joy and fulfillment. Actually it is very hard to increase number of Vocations or of workers for Christ. By human nature, people always stick with whatever they need for themselves first. We need more and more Bishops, priests and religious people live by example of simplicity and generosity like Pope Francis now so that people can see how the workers of Jesus look like and how happy they are with the call to helping people. Amen

Father Great Rice

 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Hồng y Nguyễn Văn Thuận tiến gần hơn tới việc phong Chân Phước
Lâm Phương
05:03 05/07/2013
Tại đền thờ Laterano thứ Sáu 5 tháng Bẩy, chúng ta sẽ chứng kiến việc kết thúc giai đoạn giáo phận của vụ án liên quan đến người Việt Nam từng là tù nhân 13 năm của chế độ cộng sản.

Trong ngày thứ Sáu này, hầu như cùng lúc với việc trình bày thông điệp đầu tiên của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Lumen Fidei, tại đền thờ Laterano cũng sẽ là lúc kết thúc giai đoạn giáo phận của tiến trình phong Chân Phước cho vị Hồng Y người Việt Nam Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận (1928-2002).

Nguyên là giám mục Nha Trang, trước khi được phong làm Tổng giám mục Saigon một vài ngày trước khi quân đội miền Bắc chiếm đóng Thủ đô của miền Nam Việt Nam, Đức Cha Thuận bị chế độ cộng sản bỏ tù 13 năm, sau đó, được thả ra và bị lưu đày. Tại Vatican, đầu tiên Đức Cha Thuận là Thư ký, sau là Chủ tịch của Hội đồng giáo hoàng về Công lý và Hoà bình, và được tấn phong Hồng Y bởi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Ngài qua đời năm 2002.

Cũng trong ngày thứ Sáu, sau Thánh lễ long trọng tại Vương cung thánh đường thánh Antôn Padova tại Rôma, tại giảng đường Antonianum sẽ diễn ra việc công bố bản dịch tiếng Ý của 6 lá thư mục vụ của Đức Hồng Y Thuận, được viết giữa năm 1968 và 1973, được Libreria Editrice Vaticana ấn hành và được Hội đồng giáo hoàng Công lý và Hoà bình sắp xếp.

Đức Hồng Y Peter Appiah Turkson, Chủ tịch Hội đồng giáo hoàng Công lý và Hoà bình phát biểu sáng nay trong cuộc họp báo nhân dịp giới thiệu cuốn sách: “Tham vọng chính của Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận, người giáo dục dân của mình theo nguyện ước của Mẹ Têrêxa Calcutta: một cây bút chì trong bàn tay Thiên Chúa, để Người viết điều Người muốn”.

Suốt trong vụ án khởi đầu từ ngày 22/10/2010 và kéo dài khoảng hai năm rưỡi, ngoài những thành viên của Uỷ ban lịch sử, gần 120 Hồng Y, giám mục, linh mục và thân nhân của Đức Hồng Y và giáo dân đã được tham khảo. Sau khi một phái đoàn đi Việt Nam bị huỷ bỏ vào phút chót bởi chính quyền Hà Nội, họ thu được 26 chứng từ viết cho tiến trình vụ án, được xác nhận bởi những vị có thẩm quyền, những người ở tại Việt Nam, những họ hàng, đồng nghiệp và bạn bè của Đức Hồng Y. Tổng cộng, hồ sơ của trường hợp này lên đến 1,650 trang, cũng phải thêm vào đó 10,974 trang viết của Đức Hồng Y Thuận, phần lớn chưa được xuất bản.

Đối với Đức Cha Mario Toso, Thư ký của Hội đồng giáo hoàng Công lý và Hoà bình, Đức Hồng Y Thuận đã có những đóng góp to lớn tương tự như của Đức Hồng Y Jorge Mario Bergoglio, giờ đây là Đức Giáo Hoàng Phanxicô đối với việc trình bày cuộc khủng hoảng trên phạm vi toàn cầu và những chính sách có tầm vóc vĩ mô. Đức Cha Mario Toso nói: "Như Đức Giáo Hoàng Phanxicô vừa mới nhắc lại: trong thời đại có những xung đột xã hội và suy đồi chính trị… những người mạnh nhất thường nhìn những kẻ yếu nhất như cuộc đời họ coi như đồ bỏ”. Trước nền văn hoá này, còn cách đáp trả nào tốt hơn là cách của vị Hồng Y người Việt Nam, đó là "Khi còn là một tù nhân trong hoàn cảnh nghèo đói và hạn chế tự do, ngài không bị mất tinh thần, ngài chẳng hề căm ghét những kẻ bắt bớ… trong khi ngài bị “cải tạo” bởi vũ lực, ngài đã cải hoá các thù địch bằng một phương pháp khác. Những lính canh trở thành học trò của ngài.”

Sau khi đóng lại giai đoạn giáo phận của vụ án, vào ngày 5 tháng 7, tài liệu sẽ được gởi đến Thánh bộ phong thánh. Vào ngày 6/7, dự trù có cuộc gặp gỡ với Đức Thánh Cha Phanxicô và Thánh lễ tại Nhà thờ Santa Maria della Scala tại Roma, nơi vị Hồng Y người Việt Nam được chôn cất.
 
Ghi chú giải thích về ý nghĩa của “ơn cứu độ” trong bài giảng của ĐTC Phanxicô hôm 22 tháng 5
Lâm Phương
10:21 05/07/2013
Ghi chú giải thích về ý nghĩa của “ơn cứu độ” trong bài giảng thường nhật của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm 22 tháng 5
Cha Thomas Rosica, CBS.

Tôi đã nhận được nhiều cuộc gọi và các tin nhắn trong suốt ngày hôm qua và cả ngày hôm nay nữa liên quan đến bài giảng thường nhật của Đức Thánh Cha Phanxicô tại nhà nguyện Nhà Thánh Matta vào hôm thứ tư ngày 22 tháng 5 năm 2013. Bài giảng được gợi hứng từ đoạn Tin Mừng theo thánh Máccô (9, 38-40) trong đó các tông đồ cho Đức Giêsu biết họ đã cố gắng ngăn cản ai đó trừ quỷ vì người đó không phải là người trong nhóm họ. Đức Giêsu quở mắng các tông đồ và nói: "Không ai lấy danh nghĩa Thầy mà làm phép lạ, rồi ngay sau đó lại có thể nói xấu về Thầy. Quả thật, ai không chống lại chúng ta là ủng hộ chúng ta."

Trong một đoạn bài giảng, Đức Phanxicô nói: "Chúa đã cứu chuộc tất cả chúng ta, tất cả chúng ta, với Máu của Đức Kitô: tất cả chúng ta, không riêng gì người Công Giáo. Tất cả mọi người! ‘Thưa cha, cả những người vô thần sao?’ Kể cả những người vô thần. Tất cả mọi người! Và Máu này biến chúng ta thành con cái hạng nhất của Thiên Chúa! Chúng ta là con cái được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa và Máu Đức Kitô đã cứu chúng ta hết thảy! Và tất cả chúng ta đều có bổn phận làm điều lành. Và điều răn dạy mọi người làm điều lành này, theo cha nghĩ, là con đường đẹp đẽ dẫn đến hoà bình. Nếu chúng ta, mỗi người làm phần việc của mình, nếu chúng ta làm điều lành cho người khác, nếu chúng ta gặp nhau ở điểm này, làm điều lành, và chúng ta đi chậm rãi, dịu dàng, từng bước một, chúng ta sẽ làm nên văn hóa gặp gỡ: chúng ta cần điều đó biết bao. Chúng ta cần gặp thấy nhau làm điều lành. ‘Nhưng tôi không tin, thưa cha, tôi là một người vô thần!’ Nhưng hãy làm điều lành: chúng ta sẽ gặp nhau ở đó."

Những câu hỏi của bạn có thể tóm lại theo 3 loại sau:

1. Làm sao người vô thần lại có thể được cứu độ?

2. Phải chăng Đức Thánh Cha Phanxicô đang miêu tả một loại "Kitô giáo ẩn danh" nào đó đang hoạt động trong thế giới hôm nay?

3. Đâu là những hàm ý trong bài giảng của Đức Thánh Cha đối với cuộc sống hàng ngày?

Tôi đã chuẩn bị một số suy nghĩ và câu trả lời ngắn gọn cho những câu hỏi này. Chúng bắt nguồn từ những nghiên cứu thần học của riêng tôi, qua 5 năm sống ở miền Trung Đông, trong một cộng đoàn thiểu số người Kitô hữu ở Ítraen, Palestin, Jordan và Ai cập cũng như làm việc trong ban đối thoại liên tôn giáo với người Do Thái và Hồi Giáo suốt nhiều năm trời. Tôi cũng đã làm việc nhiều với những người vô thần và những người theo thuyết bất khả tri ở các trường đại học thế tục tại Canada.

1)Hãy luôn luôn ghi nhớ thính giả và bối cảnh mà các bài giảng hàng ngày của Đức Thánh Cha nhắm tới. Đầu tiên và trước hết ngài là một vị mục tử dày dạn và là một nhà giảng thuyết có nhiều kinh nghiệm trong việc tiếp cận dân chúng. Lời của ngài không được nói ra trong bối cảnh của một phân khoa hay học viện thần học, cũng như trong cuộc đối thoại hay tranh luận liên tôn. Ngài nói trong bối cảnh của Thánh lễ, khi đưa ra những suy tư về Lời Chúa. Ngài đang nói với những người Công Giáo và những vị lãnh đạo tôn giáo. Kiến thức bén rể sâu trong Thần học và Truyền thống Công Giáo của ngài có thể được diễn tả bằng ngôn ngữ mà ai cũng có thể hiểu được và tiếp thu. Đây không phải là một quà tặng được ban cho mọi vị mục tử hay mọi thần học gia! Có ai tự hỏi rằng tại sao biết bao người được lời của Đức Thánh Cha Phanxicô lôi cuốn đến vậy không? Có ai lấy làm lạ tại sao có biết bao người đọc những bài giảng thường nhật của một vị Giáo Hoàng, bàn luận về những bài giảng đó và nêu lên những câu hỏi về điều họ đọc không?

2) Đức Thánh Cha Phanxicô không có ý kích động một cuộc tranh cãi thần học về bản chất của Ơn Cứu Độ thông qua bài giảng hay suy tư kinh thánh của Ngài khi nói rằng: "Chúa đã cứu chuộc tất cả chúng ta, tất cả chúng ta, với Máu của Đức Kitô: tất cả chúng ta, không riêng gì người Công Giáo. Tất cả mọi người!” Chúng ta hãy xem những đoạn sau trong Bản Toát Yếu Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, cung cấp giáo huấn của Hội Thánh về ai sẽ được "cứu độ" và cứu độ như thế nào.

135. Ðức Kitô sẽ phán xét kẻ sống và kẻ chết như thế nào?

Ðức Kitô sẽ phán xét với quyền năng mà Người đã thu nhận được như Ðấng Cứu Chuộc trần gian, đã đến để cứu độ loài người. Những điều kín nhiệm trong tâm hồn cũng như thái độ của mỗi người đối với Thiên Chúa và tha nhân sẽ được tỏ ra. Mỗi người sẽ đón nhận sự sống hay bị kết án đời đời tùy theo các công việc họ đã làm. Như thế "sự viên mãn của Ðức Kitô" (Ep 4,13) được thành tựu, trong đó "Thiên Chúa có toàn quyền trên muôn loài" (1 Cr 15,28).

152. "Hội thánh là bí tích phổ quát của ơn cứu độ" có nghĩa là gì?

Câu này muốn nói Hội thánh là dấu chỉ và khí cụ cho việc giao hòa và hiệp thông toàn thể nhân loại với Thiên Chúa cũng như cho sự hợp nhất nhân loại.

162. Hội thánh duy nhất của Ðức Kitô tồn tại ở đâu?

Với tính cách là một cộng đoàn được thiết lập và tổ chức ở trần gian, Hội thánh duy nhất của Ðức Kitô tồn tại (subsistit in) trong Hội thánh Công Giáo, được điều hành do vị kế nhiệm thánh Phêrô và do các Giám mục hiệp thông với ngài. Chỉ nhờ Hội thánh này người ta mới có thể đạt được cách đầy đủ các phương tiện cứu độ, vì Chúa đã trao phó tất cả những gì thiện hảo của Giao ước Mới cho tập thể tông đồ duy nhất, có thánh Phêrô đứng đầu.

166. Tại sao Hội thánh được gọi là Công Giáo?

Hội thánh có đặc tính là Công Giáo, nghĩa là phổ quát, vì Ðức Kitô hiện diện trong Hội thánh. "Ở đâu có Ðức Kitô Giêsu, ở đó có Hội thánh Công Giáo" (Thánh Inhaxiô Antiôkia). Hội thánh loan báo sự toàn diện và toàn vẹn của đức tin. Hội thánh gìn giữ và quản lý tất cả các phương tiện cứu độ. Hội thánh được sai đến với mọi dân tộc ở mọi thời đại và mọi nền văn hóa của họ.

171. Câu khẳng định "Ngoài Hội thánh không có ơn cứu độ" có nghĩa gì?

Câu này muốn nói rằng ơn cứu độ xuất phát từ Ðức Kitô-là-Ðầu thông qua trung gian là Hội thánh, thân thể Người. Những ai biết rằng Hội thánh được Ðức Kitô thiết lập và cần thiết cho ơn cứu độ mà không muốn bước vào hay không muốn gắn bó với Hội thánh, thì sẽ không được cứu độ. Ngoài ra, nhờ Ðức Kitô và Hội thánh Người, những người, không vì lỗi mình mà không biết Tin Mừng của Ðức Kitô và Hội thánh Người, nhưng chân thành đi tìm Thiên Chúa và dưới ảnh hưởng của ân sủng, cố gắng thực hiện ý Thiên Chúa qua sự hướng dẫn của lương tâm, vẫn có thể đạt được ơn cứu độ muôn đời.

3) Kinh Thánh nói rõ cho chúng ta rằng Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được cứu độ (1 Tm 2,4). Giao ước bình an mà Thiên Chúa ký kết với Nôe sau lụt hồng thủy chưa bao giờ bị bãi bỏ, trái lại, chính Con Thiên Chúa đã đóng dấu xác nhận giao ước đó với uy quyền của tình yêu hy sinh chính mình cho hết thảy mọi người. Đức Thánh Cha Phanxicô cảnh giác các người Công Giáo đừng coi những ai không là thành viên của Hội Thánh là quỷ dữ, và ngài đặc biệt bênh vực những người vô thần, khi nói rằng xây những bức tường chống lại những người không Công Giáo dẫn tới việc "giết chết nhân danh Thiên Chúa".

4) Nhà thần học vĩ đại dòng tên người Đức, cha Karl Rahner đưa ý tưởng "người Kitô hữu ẩn danh" vào trong suy tư thần học. Qua khái niệm này, được gởi đến cho các kitô hữu, cha Rahner nói rằng: Thiên Chúa mong muốn tất cả mọi người được cứu độ, và Người không thể đày hết thảy những ai ngoài Kitô giáo xuống địa ngục. Thứ đến, Đức Giêsu Kitô là phương tiện cứu độ duy nhất của Thiên Chúa. Điều đó có nghĩa là những người không phải là Kitô hữu mà kết thúc đời mình trên thiên đàng thì hẳn họ đã lãnh nhận ân sủng của Đức Kitô mà không hề hay biết. Vì thế mà có thuật ngữ "Kitô hữu ẩn danh".

Ý nghĩa của luận đề về Kitô hữu ẩn danh này cũng được dạy trong Hiến Chế Tín Lý về Hội Thánh (Lumen Gentium) của công đồng Vatican II. (số 16). Theo tài liệu này, những ai chưa đón nhận Tin mừng và điều này không phải do lỗi của riêng họ, cũng có thể được hưởng ơn cứu độ vĩnh cửu... Thiên Chúa, “bằng những cách thức mà ta không biết” của ân sủng của Người, có thể ban đức tin vốn không thể thiếu để được cứu độ ngay cả đối với những ai chưa được nghe giảng về Tin Mừng.

Người Công Giáo không chấp nhận quan điểm tương đối hoá các tôn giáo, cho rằng mọi tôn giáo xét tổng thể đều chính đáng ngang nhau, và sự nhầm lẫn hay bất trật tự giữa chúng tương đối không mấy đáng kể. Thiên Chúa đích thực và thực sự muốn cho tất cả mọi người đều được cứu độ. Người Công Giáo tin rằng chỉ trong Đức Giêsu Kitô mà ơn cứu độ này được ban cho, và thông qua Kitô giáo và Hội Thánh duy nhất mà ơn cứu độ đó phải được ban phát cho tất cả mọi người.

5) Luôn có một nguy cơ trong cuộc đối thoại liên tôn hay đối thoại với những người vô thần và những người theo thuyết bất khả tri ngày nay khi giản lược mọi cuộc thảo luận thành xã giao đơn thuần và không thích đáng. Đối thoại không có nghĩa là thoả hiệp. Có thể và phải có đối thoại ngày hôm nay: đối thoại trong tự do đích thực chứ không chỉ trong sự ‘khoan dung’ và cùng chung sống, nơi mà người ta nhượng bộ đối thủ của mình đơn thuần là vì người ta không có đủ sức mạnh để hủy diệt họ. Cuộc đối thoại này tất nhiên phải được thực hiện với một thái độ yêu mến. Người Kitô hữu biết rằng chỉ duy chỉ có tình yêu là ngọn đèn cao nhất của hiểu biết và do đó những điều mà thánh Phaolô nói về tình yêu cũng có thể áp dụng cho việc đối thoại.

6) Một người ngoài Kitô giáo có thể không chấp nhận cách trình bày về tin mừng của người Kitô hữu. Tuy nhiên, điều đó không nhất thiết có nghĩa là người đó thực sự loại bỏ Đức Kitô và Thiên Chúa. Loại bỏ Kitô giáo có thể không có nghĩa là loại bỏ Đức Kitô. Bởi vì nếu một cá nhân nào đó khước từ Kitô giáo được mang đến cho anh ta thông qua lời giảng dạy của Hội Thánh, thì ngay cả khi đó chúng ta vẫn không có bất kỳ thẩm quyền nào để phán quyết rằng liệu sự loại bỏ này trong bối cảnh cụ thể là một lỗi lầm trầm trọng hay là một hành vi trung thành với lương tâm của anh ta. Chúng ta không bao giờ có thể khẳng định cách chắc chắn liệu rằng một người ngoài Kitô giáo đã loại bỏ Kitô giáo và những ai, dầu có một sự tiếp xúc nào đó với Kitô giáo nhưng đã không trở thành Kitô hữu, vẫn đang đi theo con đường tạm thời được vẽ ra cho ơn cứu độ của anh ta, dẫn anh ta đến một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa, hay là anh ta đang đi trên con đường dẫn tới diệt vong.

7) Kinh Thánh dạy rằng Thiên Chúa xem việc bày tỏ tình yêu đối với người lân cận cũng chính là bày tỏ tình yêu đối với chính Người. Do đó mối quan hệ yêu thương giữa một người và người lân cận của họ biểu thị mối quan hệ yêu thương giữa người đó đối với Thiên Chúa. Điều đó không có ý nói là những người ngoài Kitô giáo vẫn có thể thực hiện những hành động yêu thương người lân cận này mà không cần tới sự trợ giúp của Thiên Chúa. Trái lại, những hành động yêu thương này thực sự minh chứng cho thấy Thiên Chúa đang hoạt động trong người ấy.

8) Là kitô hữu, chúng ta tin rằng Thiên Chúa luôn vươn tới nhân loại trong tình yêu. Điều đó có ý nghĩa rằng mọi người nam, người nữ, dù hoàn cảnh nào, cũng được cứu độ. Cả những người ngoài kitô giáo cũng có thể đáp trả hành động cứu độ này của Chúa Thánh Thần. Không ai bị loại trừ khỏi ơn cứu độ chỉ vì điều được gọi là tội nguyên tổ; người ta chỉ đánh mất ơn cứu độ vì những tội lỗi nghiêm trọng của riêng mình.

Trong tâm trí của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, đặc biệt được diễn tả trong bài giảng ngày 22/5, “làm điều thiện” là một nguyên tắc nối kết toàn thể nhân loại, vượt lên sự khác biệt ý thức hệ và tôn giáo, và tạo nên "nền văn hoá gặp gỡ" vốn là nền tảng của hoà bình.

Cuối cùng, tôi khuyến khích bạn đọc lại đoạn cuối cùng của diễn văn nổi tiếng Đức Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đọc tại Đại hội đồng Liên hiệp quốc lần thứ 50 tại New York ngày 5 tháng 10 năm 1995.

17. Trong tư cách một kitô hữu, niềm hy vọng và tín thác của tôi quy hướng về Đức Giêsu Kitô, mà kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của Ngài sẽ được cử hành khi bước vào thiên niên kỷ mới. Là kitô hữu, chúng tôi tin rằng trong cái chết và sự phục sinh của Ngài đã tỏ bày trọn vẹn tình yêu của Thiên Chúa và sự chăm sóc của Ngài đối với toàn thể tạo thành. Đức Giêsu Kitô đối với chúng tôi là Thiên Chúa đã làm người và làm nên một phần của lịch sử nhân loại. Chính vì lý do ấy, người kitô hữu có niềm hy vọng về thế giới và tương lai của nó lan rộng đến mọi người. Vì nhân tính rạng ngời của Đức Kitô, không có gì đích thực của con người lại không đánh động con tim người kitô hữu. Đức tin vào Đức Kitô không thúc đẩy chúng tôi sống bất khoan dung. Trái lại, nó thúc bách chúng tôi dấn thân với người khác trong một sự đối thoại kính cẩn. Tình yêu của Đức Kitô không làm chúng tôi vô cảm đối với lợi ích của kẻ khác, nhưng mời gọi chúng tôi sống có trách nhiệm đối với họ, không loại trừ ai và dĩ nhiên với một sự quan tâm đặc biệt đối với người hèn kém và đau khổ. Vì thế, khi chúng tôi tiến gần đến kỷ niệm hai ngàn năm sinh nhật của Đức Kitô, Hội thánh chỉ xin được đề nghị cách kính cẩn sứ điệp cứu độ ấy và được cổ võ, trong đức ái và phục vụ, sự liên đới của toàn thể gia đình nhân loại.

Quý Bà và quý Ông thân mến! Tôi đến với quý vị, như giáo hoàng Phaolô VI vị tiền nhiệm của tôi đã làm cách đây ba mươi năm, không như một người hành xử quyền lực trần thế - đó là những lời của ngài - cũng chẳng như một người lãnh đạo tôn giáo tìm kiếm những đặc ân cho cộng đoàn của mình. Tôi đến với quý vị như một chứng nhân: một chứng nhân cho nhân phẩm, một chứng nhân cho niềm hy vọng, một chứng nhân cho xác tín rằng số phận của tất cả các quốc gia nằm trong bàn tay của Chúa Quan phòng giàu lòng thương xót.

18. Chúng ta cần phải vượt thắng nỗi sợ hãi về tương lai. Nhưng chúng ta sẽ không thể vượt thắng nó hoàn toàn trừ phi chúng ta cùng hành động chung với nhau. "Câu trả lời" cho nỗi sợ hãi đó chẳng phải là áp bức hay ức chế, cũng chẳng phải là áp đặt một “kiểu mẫu” xã hội cho toàn thể thế giới. Câu trả lời cho nỗi sợ hãi đang làm u ám cuộc sống nhân loại vào cuối thế kỷ hai mươi là cùng nỗ lực xây dựng nền văn minh tình thương, đặt nền trên những giá trị phổ quát là hoà bình, liên đới, công lý và tự do. Và "linh hồn" của nền văn minh tình thương là nền văn hoá tự do: tự do của mỗi cá nhân, tự do của các quốc gia, được sống trong tình liên đới và tinh thần trách nhiệm qua việc hiến thân.

Chúng ta không thể sợ hãi tương lai. Chúng ta không thể sợ hãi con người. Chúng ta hiện diện nơi đây không phải là một sự tình cờ. Mỗi một con người và mọi người đều được dựng nên giống "hình ảnh và hoạ ảnh" của Đấng là nguồn gốc mọi loài. Chúng ta có trong chúng ta những khả năng là khôn ngoan và nhân đức. Với những quà tặng ấy, và với sự trợ giúp của ân huệ Thiên Chúa, chúng ta có thể xây dựng thế kỷ tới và thiên niên kỷ tới một nền văn minh xứng với nhân loại, một nền văn minh đích thực của tự do. Chúng ta có thể và phải làm điều đó! Và khi làm điều đó, chúng ta sẽ thấy những giọt nước mắt của thế kỷ này đã chuẩn bị đất đai cho một mùa xuân mới của tinh thần con người.

Lâm Phương chuyển ý
 
Buổi công bố Thông Điệp Lumen Fidei
Đặng Tự Do
22:39 05/07/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã công bố thông điệp đầu tiên của mình mang tên "Lumen fidei", hay "ánh sáng đức tin." Tài liệu này được bắt đầu bởi Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 khi ngài còn tại vị và sau đó được tiếp nối bởi Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Kết quả là một văn bản kết hợp thần học và các vấn đề hiện tại mang dấu ấn của cả hai vị Giáo Hoàng.

Đức Thánh Cha Phanxicô mời gọi tất cả mọi người hãy để cho đức tin chiếu rọi ánh sáng trên cuộc đời họ. Ngài cũng nói rằng "đức tin không phải là một điều ngạo nghễ, nhưng đó là sự tăng cường mối liên kết giữa con người với nhau nhằm phục vụ cụ thể cho công lý và hòa bình. "

Tổng Trưởng của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin, Đức Tổng Giám Mục Gerhard Ludwig Müller, là người chịu trách nhiệm chính trong việc trình bày thông điệp.

Ngài nói:

"Thông điệp này muốn tái khẳng định một thực tế, đó là đức tin nơi Chúa Giêsu Kitô là một giá trị cơ bản cho nhân loại và là điều 'tốt cho tất cả mọi người, vì lợi ích chung': 'nó không chỉ chiếu rọi ánh sáng trên Giáo Hội, cũng không phải chỉ hữu ích trong việc xây dựng một kinh thành vĩnh cửu bên kia thế giới, nhưng đức tin cũng giúp chúng ta xây dựng chính các xã hội đương đại của chúng ta, để chúng ta có thể hướng tới một tương lai đầy hy vọng ".

Văn bản gồm các định nghĩa đa dạng của đức tin. Đức Thánh Cha nhắc nhở rằng đức tin được sinh ra từ một cuộc gặp gỡ đặc biệt và đức tin có nghĩa là "tin tưởng vào một tình yêu luôn luôn mở rộng vòng tay tha thứ, hỗ trợ và định hướng đời người."

Đức Thánh Cha Phanxicô đã sử dụng các ví dụ lấy từ cuộc sống hàng ngày để giải thích suy tư thần học của ngài. Ví dụ, ngài nói rằng lời hứa của tình yêu đích thực giữa một người nam và một người nữ là chung cuộc trọn đời và trong nhiều khía cạnh nó nhắc nhớ chúng ta những đặc tính của chính đức tin.

Đức Hồng Y Marc Ouellet, Tổng Trưởng, Bộ Giám Mục

"Một trụ cột vẫn còn thiếu trong bộ ba các nhân đức đối thần của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Chúa quan phòng muốn rằng trụ cột thiếu sót này sẽ là một hồng ân từ Đức Giáo Hoàng danh dự và vị kế nhiệm ngài và là một biểu tượng của sự hiệp nhất. Khi kế tục và hoàn thành công việc đã được bắt đầu bởi người tiền nhiệm của mình, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một chứng tá cho sự hiệp nhất của đức tin. Ánh sáng đức tin được truyền từ một vị giáo hoàng đến một vị giáo hoàng khác như một cây gậy trong một cuộc chạy tiếp sức. "

Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Tân Phúc Âm Hóa nói thêm:

"Cũng nên biết rằng để chuẩn bị cho Năm Đức Tin, chúng tôi đã liên tục yêu cầu Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI viết một thông điệp về đức tin cách nào đó sẽ là một phần tiếp theo của bộ ba ngài đã bắt đầu với Deus Caritas Est nói về tình yêu, và Spe Salvi về hy vọng. Đức Giáo Hoàng đã không chắc chắn có thể gánh vác gánh nặng này. Tuy nhiên, sự kiên trì của chúng tôi cuối cùng đã thắng và Giáo hoàng Benedict XVI đã quyết định ngài sẽ viết nó và công bố vào cuối năm của Đức Tin. Nhưng lịch sử đã quyết định khác. "

Thông điệp chứa các chủ đề quen thuộc trong dòng suy nghĩ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, chẳng hạn như đức tin cũng có nghĩa là lý trí và rằng chính đức tin "không phải là một phạm trù riêng tư cũng không phải là ý kiến cá nhân", vì "đức tin không chứa đựng chân lý thì chẳng cứu rỗi được ai." Tài liệu này cũng trích dẫn một số tác giả yêu thích của Giáo hoàng Benedict, chẳng hạn như Nietszche, TS Elliot và Dostoievski.

Thông điệp đầu tiên của một vị Giáo Hoàng thường là chìa khóa để hiểu triều Giáo Hoàng của ngài. Trong trường hợp này, điều quan trọng cần lưu ý là thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô là một văn bản đầy đủ của sự lạc quan và hy vọng.
 
Hai vị Giáo Hoàng cùng hiện diện trong lễ làm phép tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại vườn Vatican
Đặng Tự Do
21:31 05/07/2013
Sáng thứ Sáu 5 tháng 7, Đức Thánh Cha Bênêđíctô thứ 16 đã tham dự cùng Đức Thánh Cha Phanxicô trong thánh lễ làm phép tượng Tổng Lãnh Thiên Thần Micae tại vườn Vatican, đồng thời dâng hiến thành Vatican dưới sự bảo vệ của vị Tổng lãnh thiên thần .

Trong buổi lễ Đức Thánh Cha Phanxicô đã lưu ý những vị hiện diện về cách thức Tổng Lãnh Thiên Thần Micae bảo vệ dân Thiên Chúa khỏi kẻ thù tinh quái số một là ma quỷ. Ngài nói cả khi ma quỷ cố gắng làm biến dạng khuôn mặt của Tổng lãnh thiên thần và do đó bộ mặt của nhân loại, Tổng lãnh thiên thần thắng trận, bởi vì Thiên Chúa hành động trong ngài.

Đức Thánh Cha nói:

"Trong Vườn Vatican có một số tác phẩm nghệ thuật. Nhưng tác phẩm mới được thêm vào này, có tầm quan trọng đặc biệt, vì vị trí của nó cũng như ý nghĩa mà nó thể hiện. Trong thực tế, buổi lễ này không chỉ là một tiệc mừng nhưng còn là một lời mời gọi suy tư và cầu nguyện, rất phù hợp với bối cảnh Năm Đức Tin. Micae có nghĩa là "Đấng giống như Thiên Chúa" - là nhà vô địch về tính tối thượng của Thiên Chúa, về sự siêu việt và quyền năng của Ngài. Tổng lãnh thiên thần đấu tranh để khôi phục lại công lý thánh thiêng và bảo vệ dân Thiên Chúa khỏi chước ba thù của mình, trước hết là kẻ thù vô cùng quỷ quyệt, ấy là ma quỷ.

Đức Thánh Cha nói tiếp:

“Khi dâng hiến thành Vatican cho Tổng Lãnh Thiên Thần Micae, tôi khẩn cầu ngài bảo vệ chúng ta khỏi ma quỷ và đánh bại nó.

Chúng ta cũng dâng hiến thành Vatican cho Thánh Giuse, người giám hộ của Chúa Giêsu, người giám hộ của Thánh Gia. Xin cho sự hiện diện của ngài làm cho chúng ta nên mạnh mẽ và can đảm hơn trong việc tạo ra không gian cho Thiên Chúa trong cuộc sống của chúng ta, và luôn đánh bại sự dữ bằng sự thiện. Chúng ta xin Ngài bảo vệ, chăm sóc chúng ta, để một đời sống ân sủng phát triển mạnh mẽ trong mỗi người chúng ta hàng ngày. "
 
Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô: ”Lumen Fidei”
Lm. Trần Đức Anh OP
21:54 05/07/2013
VATICAN. Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Phanxicô đã được công bố sáng ngày 5-7-2013 với tựa đề ”Lumen Fidei” (Ánh sáng Đức Tin).

Thông điệp được công bố bằng 6 thứ tiếng: Ý, Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Bồ đào nha và được giới thiệu với giới báo chí trong cuộc họp báo tại phòng báo chí Tòa Thánh, do ĐHY Marc Ouellet, Tổng trưởng Bộ GM, Đức TGM Gerhard Mueller, Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin và Đức TGM Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.

Văn kiện này được gửi đến các GM, LM, Phó Tế, các tu sĩ nam nữ và toàn thể giáo dân. Như chính Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: văn kiện này hầu như đã được ĐGH Biển Đức 16 hoàn thành và ngài chỉ đóng góp thêm mà thôi. Mục đích của Thông Điệp là phục hồi đặc tính ánh sáng của chính đức tin, có thể soi sáng cho toàn thể cuộc sống con người.

Ngoài phần nhập đề (1-7) và kết luận (58-60), Thông Điệp ”Ánh Sáng Đức Tin” gồm 4 chương:

I. Chúng tôi đã tin nơi tình yêu (1 Ga4,6) (8-22)
II. Nếu các ngươi không tin, thì sẽ không hiểu (Is 7,9) (23-36)
III. Tôi truyền lại cho anh chị em điều tôi đã nhận lãnh (1 Cr 15,3) (37-49)
IV. Thiên Chúa chuẩn bị cho họ một thành thị (Dt 11,16) (50-60)

Nội dung tổng quát của Thông Điệp

- Ai tin thì thấy. Ai tin thì không bao giờ lẻ loi vì đức tin là một thiện ích cho tất cả mọi người, một công ích giúp phân biệt thiện và ác, xây dựng xã hội chúng ta, mang lại hy vọng. Nội dung nòng cốt của Thông điệp “Ánh sáng đức tin” là ý tưởng này: đức tin không tách rời con người ra khỏi thực tại, nhưng giúp con người đón nhận ý nghĩa sâu xa nhất của thực tại. ĐGH nhận xét rằng: Trong một thời tại như thời nay, trong đó người ta coi việc tin tưởng là điều trái ngược với sự tìm kiếm và nghiên cứu, đức tin bị người ta coi là một ảo tưởng, một thái độ nhảy vào khoảng không, ngăn cản tự do của con người, điều quan trọng là tin tưởng và tín thác vào tình yêu thương từ bi của Thiên Chúa với lòng khiêm tốn và can đảm, vì Thiên Chúa chữa lành mọi quanh co sai trái trong lịch sử chúng ta.

- Chứng nhân đáng tin cậy về đức tin chính là Chúa Giêsu, qua Ngài Thiên Chúa thực sự hoạt động trong lịch sử. Ai tin tưởng nơi Chúa Giêsu thì không những nhìn lên Ngài, nhưng còn nhìn với quan điểm của Ngài nữa. Và cũng như trong đời sống thường nhật, chúng ta tín nhiệm kiến trúc sư, dược sĩ, trạng sư, vì họ là những người biết rõ hơn chúng ta, cũng vậy đức tin làm cho chúng ta tín thác nơi Chúa Giêsu, là chuyên gia trong những điều thuộc về Thiên Chúa, Đấng giải thích cho chúng ta về Thiên Chúa.

ĐGH cũng nhấn mạnh rằng đức tin không phải là một sự kiện riêng tư, vì chúng ta tuyên xưng đức tin giữa lòng Giáo Hội, như một cộng đồng hiệp thông cụ thể của các tín hữu. Và theo thể thức đó, cuộc sống của tín hữu cũng trở thành cuộc sống của Giáo Hội.

Tiếp đến, ĐGH chứng tỏ mối liên hệ chặt chẽ giữa đức tin, sự thật và tình thương, là những điều đáng tin cậy của Thiên Chúa. Đức tin mà không có sự thật thì không cứu thoát. Nó chỉ là một chuyện ngụ ngôn hay đẹp, nhất là ngày nay người ta đang trải qua một cuộc khủng hoảng sự thật vì một nền văn hóa chỉ tin tưởng nơi kỹ thuật hoặc những chân lý của mỗi người, có lợi cho cá nhân chứ không có lợi cho công ích. Sự quên sót lớn lao của thế giới hiện tại là từ chối chân lý cao cả, là quên đi câu hỏi về Thiên Chúa, vì người ta lo sợ thái độ cuồng tín và ưa thích thái độ duy tương đối hơn.

Trái lại, đức tin không phải là điều cố chấp, tín hữu không phải là người kiêu căng, vì chân lý xuất phát từ tình yêu của Thiên Chúa không phải là điều bị áp đặt bằng bạo lực và không đè bẹp mỗi người. Vì thế, có thể có cuộc đối thoại giữa đức tin và lý trí: trước tiên vì đức tin thức tỉnh cảm thức phê bình và mở rộng chân trời của lý trí; tiếp đến vì Thiên Chúa là ánh sáng rạng ngời và cả những người không tin cũng có thể tìm thấy Chúa khi họ tìm kiếm Ngài với con tim chân thành. Ai lên đường để thực thi điều thiện thì họ là người đã đến gần Thiên Chúa rồi.

Một điểm thiết yếu khác của Thông điệp 'Ánh sáng đức tin' là việc rao giảng Tin Mừng. ĐGH viết: Ai cởi mở đối với tình thương của Thiên Chúa thì không thể giữ riêng hồng ân này cho mình. Như ngọn lửa được một ngọn lửa khác khơi lên, ánh sáng của Chúa Giêsu chiếu sáng trên khuôn mặt các tín hữu Kitô và thông truyền từ đời này sang đời khác, qua những chứng nhân đức tin. Vì thế, có một liên hệ chặt chẽ giữa đức tin và ký ức, vì tình thương của Thiên Chúa liên kết mọi thời đại và làm cho chúng ta trở thành những người đồng thời với Chúa Giêsu.

Nhưng có một phương thế đặc biệt nhờ đó đức tin có thể được thông truyền, đó là các bí tích. Trước tiên là bí tích rửa tội nhắc nhở chúng ta rằng đức tin phải được lãnh nhận, trong niềm hiệp thông với Giáo Hội, vì không ai tự rửa tội cho mình; và phép rửa tội làm nổi bật sự hợp lực giữa Giáo Hội và gia đình trong việc thông truyền đức tin. Tiếp đến, là bí tích Thánh Thể, lương thực quí giá nuôi dưỡng đức tin, dạy cho chúng ta nhìn thấy chiều sâu của thực tại. Và việc tuyên xưng đức tin qua kinh Tin Kính và Kinh Lạy Cha làm cho tín hữu can dự vào những chân lý mà họ tuyên xưng và cho họ thấy bằng đôi mắt của Chúa Kitô. Sau cùng là 10 giới răn: đây không phải là những giới luật tiêu cực, chỉ có tính chất cấm đoán, nhưng là những chỉ dẫn cụ thể để đi vào cuộc đối thoại với Thiên Chúa. ĐGH nhấn mạnh rằng đức tin là duy nhất và sự hiệp nhất đức tin chính là sự hiệp nhất của Giáo Hội.

Trong chương cuối cùng của Thông điệp ”Ánh sáng đức tin” ĐGH giải thích liên hệ giữa việc tin và xây dựng công ích: đức tin nảy sinh từ tình yêu Thiên Chúa, làm cho những liên hệ giữa con người được vững chắc và đặt mình phục vụ công lý, công pháp, hòa bình. Đức tin không làm cho người ta xa lìa thế giới, trái lại: nếu loại bỏ đức tin ra khỏi xã hội chúng ta, thì chúng ta không còn tín nhiệm nhau và chúng ta chỉ liên kết với nhau vì sợ hãi hoặc vì quyền lợi mà thôi. Trái lại có bao nhiêu lãnh vực được đức tin soi sáng như gia đình dựa trên hôn nhân, được hiểu như một sự kết hợp bền vững giữa một người nam và một người nữ; tiếp đến là thế giới của những người trẻ mong ước một cuộc sống cao cả, và cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô mang lại cho họ niềm hy vọng vững chắc, không đánh lừa. 'Đức tin không phải là một nơi nương náu cho những người thiếu can đảm” và trong lãnh vực này những Ngày Quốc Tế giới trẻ giúp các bạn trẻ chứng tỏ niềm vui đức tin và dấn thân sống đức tin một cách kiên cường và quảng đại.

Đức tin cũng soi sáng cho cả thiên nhiên, giúp chúng ta ta tôn trọng thiên nhiên, ”tìm thấy những kiểu mẫu phát triển không phải chỉ dựa trên sự hữu ích hoặc lợi lộc, nhưng coi thiên nhiên như một hồng ân”, đức tin dạy chúng ta tìm ra những hình thức cai trị đúng đắn, trong đó quyền bính đến từ Thiên Chúa và để phục vụ công ích; đức tin giúp chúng ta khả năng tha thứ, giúp khắc phục những cuộc xung đột. Đức Thánh Cha viết: ”Khi đức tin bị suy yếu và thiếu sót, thì người ta gặp nguy cơ là cả những nền tảng của cuộc sống sẽ bị thiếu sót. Vì thế, chúng ta đừng xấu hổ khi công khai tuyên xưng Thiên Chúa, xét vì đức tin soi sáng cho toàn thể cuộc sống xã hội.

ĐGH cũng khẳng định rằng cả đau khổ và sự chết cũng nhận được một ý nghĩa nhờ sự tín thác nơi Thiên Chúa: với những ngừơi đau khổ, Chúa ban cho họ một lý do giải thích tất cả, nhưng ngài cũng trao tặng sự hiện diện của Ngài tháp tùng họ. Theo nghĩa đó, đức tin đi chung với niềm hy vọng. Và tại đây, ĐGH đưa ra một lời kêu gọi: ”Chúng ta đừng để mình bị cướp mất niềm hy vọng, chứng ta đừng để cho niềm hy vọng bị tan biến với những giải pháp và đề nghị tức khắc, ngăn cản hành trình của chúng ta”.

Và thông điệp kết thúc với một lời kinh dâng lên Đức Mẹ Maria là hình ảnh tuyệt vời của đức tin, xin Mẹ dạy chúng ta biết nhìn với đôi mắt của Chúa Giêsu.
 
Chính thức công bố sắc lệnh phong thánh cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII
Đặng Tự Do
22:04 05/07/2013
Trưa thứ Sáu 5 tháng 7, cha Federico Lombardi, giám đốc phòng báo chí Tòa Thánh cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô đã chính thức phê chuẩn việc công nhận phép lạ thứ Hai của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II.

Trong thời gian ngắn sắp tới, Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ triệu tập một công nghị Hồng Y để ấn định ngày lễ Phong Thánh cho vị Giáo Hoàng người Ba Lan.

Về trường hợp của Chân Phước Giáo Hoàng Gioan XIII, cha Federico Lombardi nói:

“Con đường phong thánh cho Đức Gioan XIII đã mở ra, nhưng một sắc lệnh công nhận phép lạ chưa được chuẩn y bởi Đức Thánh Cha. Bộ Phong Thánh đã trình bày trường hợp này lên Đức Thánh Cha theo một cách thế theo đó việc phong thánh có thể xảy ra mà không cần đến phép lạ thứ hai”.

Cha Federico Lombardi cũng đã trình bày một vài sắc lệnh phong Chân Phước cho

- Tôi tớ Chúa là Đức Cha Alvaro del Portillo(1914-1994), người Tây Ban Nha, Giám Mục giáo hạt tòng nhân Opus Dei

- Tôi Tớ Chúa Speranze di Gesù(1893-1983), người Tây Ban Nha, đấng sáng lập dòng các Nữ Tỳ Tình yêu thương xót và dòng các Nam Tử Tình Yêu Thương Xót.

Bên cạnh đó có 5 sắc lệnh nhìn nhận các cuộc tử đạo của nhiều vị Tôi Tớ Chúa trong thời nội chiến 1936-1939 ở Tây Ban Nha: gồm co

- Tôi Tớ Chúa Jose Guardiet y Pujol, người Tây Ban Nha, linh mục triều; sinh năm 1879 và bị giết vì đức tin ngày 3/8/ 1936;

- Tôi Tớ Chúa Mauricio Iniguez de Heredia, Người Tây Ban Nha, và 23 bạn tử đạo bị giết vì đức tin từ 1936 đến 1937;

- Tôi Tớ Chúa Fortunato Velasco Tobar, Người Tây Ban Nha, và 13 bạn tử đạo bị giết vì đức tin từ 1934 đến 1936;

- Tôi Tớ Chúa Maria Asuncion (nhủ danh Juliana Gonzalez Trujillano), người Tây Ban Nha và 2 bạn tử đạo bị giết vì đức tin năm 1936.

Ngoài ra còn có 5 sắc lệnh nhìn nhận các nhân đức anh hùng của 5 vị Tôi tớ Chúa.

- Tôi tớ Chúa Nicola D'Onofrio(1943-1964), người Ý linh mục dòng Camêlô,;

- Tôi tớ Chúa Bernard Philippe (1895-1978), người Pháp (còn gọi là Jean Fromental Cayroche), đấng sáng lập Hermanas Guadalupanas de La Salle,;

- Tôi tớ Chúa Maria Isabel da Santissima Trinidade, Portuguese (1889-1962), (nhủ danh Maria Isabel Picao Caldeira viuda de Carneiro), đấng sáng lập dòng Đức Bà Vô Nhiễm.

- Tôi tớ Chúa Maria del Carmen Rendiles Martinez(1903-1977), người Venezuela, đấng sáng lập dòng Nữ Tì Chúa Giêsu;

- Tôi tớ Chúa Giuseppe Lazzati(1909-1986), người Ý, dòng Ba.
 
Tân Thị trưởng Rôma đi xe đạp đến Vatican ra mắt Đức Giáo Hoàng
Đặng Tự Do
22:21 05/07/2013
Tân Thị trưởng Rôma, Ignazio Marino được nhiều người ngưỡng mộ vì thói quen dùng xe đạp đi làm. Đức Thánh Cha đã ghi nhận điều đó trong cuộc họp chính thức đầu tiên với ngài.

-Anh đi xe đạp tới đây phải không? Bravo! Tốt lắm.

-Mẹ con nói với con là con không thể đi gặp Đức Giáo Hoàng bằng xe đạp, kỳ lắm.

-Nhưng tất nhiên là được!

-Con nói với bà là đi gặp Đức Giáo Hoàng này, thì con có thể làm như thế.

-Tôi thích lắm!

Trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với tân thị trưởng, Đức Giáo Hoàng yêu cầu ông, làm thế nào để thành phố có thể giúp sinh viên trẻ với kinh phí hạn chế, có thể hoàn thành việc học tập của họ.

Thị trưởng đã đi cùng với con gái và người mẹ già 91 tuổi của mình. Bà mẹ vị tân thị trưởng tỏ ra xúc động mạnh. Bà đã không dám nghĩ là một vị Giáo Hoàng lại ưu ái dìu bà đi ở cuối buổi họp.

Vào cuối cuộc họp, Đức Thánh Cha Phanxicô nói với thị trưởng, ngài sẽ đến thăm tòa thị chính Rôma, được gọi là Campidoglio.

-Tôi sẽ đi đến Campidoglio.
 
Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp Thủ tướng Ý Enrico Letta
Đặng Tự Do
22:37 05/07/2013
Đức Thánh Cha Phanxicô đã gặp Thủ tướng Ý Enrico Letta tại Vatican. Hai nhà lãnh đạo đã nói về lao động trẻ em ở Ý và châu Âu, vai trò các tổ chức Công Giáo tại Ý và chính trị quốc tế.

Bầu không khí tại cuộc họp có vẻ rất thoải mái. Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho thấy khiếu hài hước của ngài trong cuộc gặp gỡ Thủ tướng Chính phủ Italia và phu nhân.

-Chúng con có ba đứa con, 9, 7 và 5 tuổi. Chúng tất cả rất say mê bóng đá.

-À, đó là một điều tốt!

Đức Giáo Hoàng thậm chí còn nói đùa khi ngài tiếp một linh mục đang làm việc tại Đại sứ quán Ý cạnh Tòa Thánh.

- Con tên là cha Marco, cố vấn về Giáo Hội của Đại sứ quán Ý.

-Oh, như thế thì đó là một tòa đại sứ giáo sĩ! Chúng ta nên tăng cường sự hiện diện của giáo dân ở đó!

Thủ tướng Chính phủ đã tặng Đức Giáo Hoàng một cuốn sách về thế kỷ 16. Đức Thánh Cha Phanxicô tặng cho ông Letta một cây bút có khắc hình Tòa Thánh.

-Đây, cái này tặng cho anh. .. để anh sử dụng khi ký các nghị định!

- Lạy Chúa tôi! Những nghị định đó phải nghiêm trọng lắm á!

Tháng Tư năm ngoái, Enrico Letta đã được chọn làm Thủ tướng Chính phủ của Tổng thống Ý Giorgio Napolitano. Việc bổ nhiệm diễn ra sau khi không có một đảng chính trị nào có thể để đạt được đa số trong các cuộc bầu cử vừa qua tại Ý.
 
Top Stories
Le Cardinal Van Thuan, héros de la foi dérangeant, « déjà saint pour les vietnamiens »
Agence Fides
08:48 05/07/2013
ASIE/VIETNAM - Le Cardinal Van Thuan, héros de la foi dérangeant, « déjà saint pour les vietnamiens »



Rome (Agence Fides) – « Pour les fidèles, il est déjà saint. Des centaines de témoignages de catholiques ont été recueillis. Nombre sont ceux qui racontent avoir prié et reçu des grâces par son intercession. Les fidèles l’aiment et le prient déjà comme un saint » : c’est ce que raconte à l’Agence Fides Mgr Paul Phan Van Hien, prêtre vietnamien et fils spirituel du Cardinal François Xavier Nguyen Van Thuan, à la veille de la clôture de la phase diocésaine du Procès de Béatification du Cardinal vietnamien. La cérémonie de clôture, présidée par S.Em. le Cardinal Agostino Vallini, Vicaire de Sa Sainteté pour le Diocèse de Rome, se tiendra demain, 5 juillet, en la Salle de la Conciliation du Palais apostolique du Latran, à Rome. Le lendemain, le Cardinal Vallini présidera une Messe d’action de grâce en l’église Sainte Marie della Scala, dont le Cardinal Van Thuan était titulaire.

Mgr Van Hien a connu et fréquenté le Cardinal Van Thuan pendant 40 ans. Il est entré au Petit Séminaire du Diocèse de Hué en 1964 lorsque le Cardinal Van Thuan en était Recteur et a été ordonné prêtre en secret par ce dernier alors qu’il était assigné à domicile au Nord Vietnam. Mgr Van Hien raconte l’enthousiasme des fidèles au Vietnam : « Au Vietnam, tous les catholiques rayonnent de joie. Pour demain, sont en cours d’organisation des fêtes et des célébrations dans tous les Diocèses. Le Cardinal Van Thuan est une référence spirituelle et un exemple pour tous. Ses livres – poursuit-il – sont publiés en vietnamien et traduits en de nombreuses langues. Au Vietnam, ils circulent clandestinement depuis le moment où il était en prison. Aujourd’hui encore, malheureusement, ses écrits ne circulent pas librement. On ne les trouve pas dans les librairies. Il existe encore des restrictions de la part du gouvernement. Ce dernier nourrit encore une certaine méfiance vis-à-vis de la figure de ce héros de la foi. Mais même les non catholiques demandent ses œuvres qui se diffusent à travers le bouche-à-oreille ou personnellement. Le gouvernement craint probablement d’être « obscurci » par la lumière qui provient du Cardinal. Et le fait qu’il ait séjourné tant d’années en prison en fait une figure héroïque et également un peu dérangeante ».

Se souvenant du Cardinal, Mgr Van Hien déclare : « La caractéristique fondamentale de sa spiritualité est l’espérance. Il a écrit de nombreux livres sur l’espérance et, surtout, il a pleinement vécu l’espérance au cours des 13 années qu’il a passé en prison. Les exercices spirituels qu’il prêcha au Bienheureux Pape Jean Paul II, en 2000, étaient eux aussi centrés sur le thème de l’espérance. Il nous a enseigné comment vivre et nourrir l’espérance. C’est un message pour tous les catholiques vietnamiens aujourd’hui et aussi pour tous les fidèles du monde. Son exemple fait partie du patrimoine universel de l’Eglise ».

Né le 17 avril 1928, le Cardinal Van Thuan fut ordonné prêtre en 1953 et consacré Evêque de Nha Trang en 1967. Nommé par le Vénérable Paul VI Archevêque coadjuteur de Saigon (actuelle Ho Chi Minh Ville) en 1975, il fut arrêté et incarcéré quelques mois plus tard. Libéré et arrivé à Rome en 1994, il fut nommé Vice-président du Conseil pontifical Justice et Paix puis Président de ce même Conseil en 1998, fonction qu’il exercera jusqu’à sa mort, le 16 septembre 2002. Le Procès de Béatification le concernant a débuté en octobre 2010. (PA) (Agence Fides 04/07/2013)
 
Vietnam: Interview du nouvel évêque auxiliaire de Hung Hoa, Mgr Nguyên Huu Long
Eglises d'Asie
11:50 05/07/2013
«Le pasteur doit porter sur soi l’odeur de ses brebis» (Le pape François à la messe chrismale 2013)

L'un des derniers actes du pape Benoît XVI avant son renoncement au pontificat, avait été la nomination de l’évêque auxiliaire de Xuân Lôc, Mgr Joseph Dinh Duc Dao. Parmi les premiers évêques nommés par le nouveau pape François se trouvent aussi deux évêques auxiliaires pour le Vietnam : Mgr Alphonse Nguyên Huu Long pour le diocèse de Hung Hoa et Mgr Pierre Nguyên Van Viên pour le diocèse de Vinh

Ces deux nominations ont été annoncées le 15 juin 2013. Entre leur nomination et l’ordination épiscopale, les deux évêques ont chacun accordé une interview où ils se sont exprimés sur leur nouvelle mission. Eglises d’Asie a déjà publié la traduction française de l’entretien de l’évêque auxiliaire de Vinh avec Radio Free Asia.

La rédaction d’Eglises d’Asie traduit et publie aujourd’hui une interview accordée par le futur évêque auxiliaire de Hung Hoa à l’agence vietnamienne VietCatholic News (1). Elle permettra à nos lecteurs d’enrichir leur connaissance de la vie de l’Eglise dans cette région particulière du Vietnam. En effet, le futur évêque nous parle en termes concrets de l’immense diocèse du Nord-Ouest vietnamien où il est affecté ainsi que de la mission qu’il compte y mener.

Des renseignements précieux nous sont également donnés sur l’itinéraire parcouru par une génération de prêtres (ayant aujourd’hui dépassé la cinquantaine) qui ont accédé au sacerdoce à l’issue d’une formation rendue difficile, quelquefois héroïque, par les aléas de l’histoire récente. Cette interview nous apprend également comment les nouveaux évêques vietnamiens envisagent aujourd’hui leur mission, et l’influence que peut exercer le nouveau pape François en ce domaine.

VietCatholic News : Pourriez-vous nous faire connaître les caractéristiques principales du diocèse où vous allez accomplir votre ministère ?

Mgr Nguyên Huu Long : À vrai dire, je n’ai pas encore une grande connaissance du diocèse de Hung Hoa malgré les quelques visites que j’y ai effectuées. Par mes recherches personnelles, je sais surtout qu’il s’agit d’un immense diocèse composé de neuf provinces du Nord-Ouest auxquelles il faut ajouter un sixième du territoire de la ville de Hanoï.

Il y a 71 prêtres ; cinq d’entre eux sont à la retraite, cinq autres en séjour d’études à l’étranger. Il ne reste donc que 61 prêtres pour plus de 200 000 fidèles. La paroisse la plus éloignée est Muong Te ; elle est située à 750 km de l’évêché. Le P. Nguyen Trung Thoai, chancelier de l’évêché, parcourt chaque fin de semaine près de 900 km pour assurer le ministère pastoral à Son La. Un membre du clergé local m’a confié qu’il faudrait encore cent prêtres de plus pour répondre aux besoins actuels. L’immensité du territoire, l’omniprésence des montagnes et le délabrement des routes rendent le ministère pastoral des prêtres pénible et fatigant.

De plus, il ne suffit pas de s’occuper des catholiques pratiquants… La mission reste la tâche primordiale. Dans cette région, vivent de nombreuses minorités ethniques dont les appellations sont pratiquement inconnues de la majorité des gens. Ce sont les Dao, les San Chay, les Kho Mu, les Ha Nhi, les La Chi, les Phu La, les San Chi, les Bô Y, etc. Par ailleurs, cette région frontalière de la Chine et du Laos, abrite certains fléaux sociaux. Cependant, malgré ces problèmes préoccupants, je reste pleinement confiant, abandonné entre les mains de Dieu et prêt à m’engager dans ce ministère.

Comment vous préparez -vous à exercer votre ministère dans un diocèse aussi vaste, aussi géographiquement accidenté, et au milieu de si nombreux fidèles ?

Je n’ai encore rien préparé ! Comme je suis évêque auxiliaire, mon guide sera l’évêque du diocèse. C’est lui qui m’indiquera les orientations à suivre. Je m’instruirai aussi auprès des prêtres. Par ailleurs, j’ai besoin de temps pour faire connaissance avec le diocèse et savoir ce qu’il faut faire et comment le faire. Bref, je suivrai la méthode des mouvements d’action catholique, à savoir : « Voir, juger, agir ».

Pourriez-vous nous parler de votre itinéraire spirituel ?

Mon itinéraire, comme celui de mes confrères séminaristes de cette époque, n’a pas été sans encombre. Je suis entré au petit séminaire Saint Jean de Da Nang à 12 ans et j’y ai passé sept merveilleuses années d’études. Après les événements de 1975, bien que le séminaire ait fermé ses portes, j’ai eu la chance de pouvoir étudier la théologie pendant trois ans à l’évêché de Da Nang, tout en exerçant de petits métiers pour survivre. J’ai été teinturier, coiffeur, rouleur de cigarettes… Autant de souvenirs dont certains me font encore aujourd’hui rire aux éclats. À la fin de l’année 1978, j’ai commencé mon ‘service social’ qui a duré trois ans et demi dans un chantier de travaux hydrauliques (creusement de canaux d’irrigation) à Phu Ninh. À mon retour, pendant huit ans encore, j’ai mené une vie où étaient associés les travaux manuels et la formation religieuse en vue du sacerdoce.

C’est le 27 décembre 1990 que j’ai été ordonné prêtre et nommé vicaire pour la paroisse de Tam Ky, où je suis resté quatre ans. De 1994 à 1998, j’ai été envoyé poursuivre des études de droit canon à l’institut catholique de Paris. Revenu au pays, j’ai d’abord été chargé de la paroisse de Ha Lam pendant deux ans, puis pendant trois ans, de celle de Tra Kiêu qui est le centre marial du diocèse. En même temps, j’ai été chargé de cours au grand séminaire de Huê.

En 2003, j’ai été agrégé à la société des prêtres de Saint-Sulpice et affecté à la formation sacerdotale au grand séminaire. Malgré les épreuves objectives rencontrées durant la période 1975-1990, j’ai pu, grâce à Dieu, conserver ma vocation.

Vous avez été successivement curé de paroisse, professeur et directeur du séminaire. Quelle est selon vous la priorité pour le travail pastoral au sein du diocèse ?

Le travail pastoral est aussi appelé « le soin des âmes » (Cura animarum). La première priorité des pasteurs est donc le soin des âmes des fidèles. Le psaume 22 nous offre un tableau de l’action pastorale : le berger conduit les brebis vers des prés d’herbe verte, vers des sources d’eau fraîche. Il s’occupe de leur santé et les guérit de leurs maladies. Il ne les laisse pas s’égarer et empêche les loups d’approcher… Dans le diocèse de Hung Hoa, il y a beaucoup de communautés sans prêtres depuis plus de trente ou même quarante ans. Les fidèles gardent toujours leur foi. Plusieurs d’entre eux ne peuvent participer à la messe qu’une ou deux fois par an. Nous devons éprouver davantage de compassion pour eux comme le Christ Jésus autrefois, « car ils sont désemparés comme des brebis sans berger ».

La seconde priorité découle de la première ; il faut se préoccuper de former des bons pasteurs. Jusqu’à présent, Hung Hoa continue de bénéficier de nombreuses vocations sacerdotales et religieuses. Beaucoup de jeunes veulent travailler dans le champ du Seigneur. Il faut les aider à réaliser leur précieuse vocation.

Troisième priorité : face à un certain nombre de réalités attristantes comme la pauvreté, l’analphabétisme et différents fléaux sociaux…, je reste inquiet, ne sachant pas ce que je pourrais faire pour les éliminer.
En résumé, l’édification de l’homme est prioritaire. Elle précède toute autre édification.

Vous êtes l’un des premiers évêques nommés par le pape François. Pouvez-vous partager avec nous quelques-uns des sentiments que vous éprouvez et les aspirations qui sont les vôtres au moment où vous vous préparez à recevoir cette nouvelle mission ?

Le pape François a déjà gagné le cœur de tous depuis qu’il a été choisi comme souverain pontife. Il a donné à l’Eglise une nouvelle orientation, en choisissant de vivre simplement, dans le dépouillement, la proximité avec chacun et la fraternité avec tous. Alors qu’il est devenu pape, il se souvient encore d’un jardinier, d’un cordonnier, d’un religieux qu’il connaît. Il s’agenouille pour laver les pieds de jeunes délinquants dans leur camp d’internement, et célèbre sa messe matinale dans une petite chapelle pour que les fidèles puissent y assister. Je me réjouis évidemment d’être parmi les premiers évêques de son pontificat.

J’ai été impressionné par une phrase de son homélie de la messe chrismale de cette année et je l’ai choisie pour en faire ma devise épiscopale : « Soyez les pasteurs portant sur eux l’odeur de leurs brebis ». Je souhaite vivre tout proche de mon troupeau, partager ses douleurs et ses difficultés, accepter que ses infirmités soient les miennes. Jésus nous a donné l’exemple : « Pourtant, c'étaient nos souffrances qu'il portait, nos douleurs dont il était chargé » (Is. 53,4). Il n’a pas craint de manger avec les collecteurs d’impôts, de fréquenter les miséreux, de se pencher sur les malades et les infirmes. C’est pour m’engager sur le même chemin que le pape François, que j’ai demandé à être ordonné à Hung Hoa afin de me plonger, dès la première minute, au cœur même du peuple de Dieu.

Nous voudrions vous poser une question de caractère un peu intime et vous interroger sur votre famille dans laquelle trois enfants ont été appelés à devenir prêtres.

Notre famille a reçu la grâce de pouvoir offrir au Seigneur trois de ses enfants : mon frère aîné, curé de Tam Ky dans le diocèse de Da Nang ; mon frère cadet, prêtre dans le diocèse de Régina au Canada et moi-même. Mes parents, mes frères et sœurs sont des fidèles modestes qui n’ont que très peu étudié. Mais ils aiment le Seigneur et mènent une vie religieuse irréprochable. Ma famille a conservé une excellente habitude : ne jamais oublier la prière du soir. Mes parents ont l’habitude de dire : « chaque jour, il nous est accordé tant de grâces ! Comment ne pas remercier le Seigneur quand vient le soir… ».

Durant les années difficiles, lorsque mes parents ont été obligés d’aller vivre dans une zone « d’économie nouvelle », mes deux frères ont décidé de revenir dans leur famille pour les aider mais nos parents leur ont déclaré : « Poursuivez votre chemin avec le Seigneur, ne vous préoccupez pas des membres de votre famille et considérez- les comme s’ils étaient morts ». Dans les lettres qu’il nous écrivait, notre père avait l’habitude de terminer ainsi : « Vos parents et vos frères prient le Seigneur pour que vous persévériez dans la maison du Seigneur ». Je pense que c’est grâce à l’attitude de mes parents que nous avons été choisis par le Seigneur.

(1) VietCatholic News, 2 juillet 2013.

(Source: Eglises d'Asie, 5 juillet 2013)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Kết thúc cuộc điều tra cấp giáo phận án phong chân phước ĐHY Nguyễn Văn Thuận
Lm. Trần Đức Anh OP
21:56 05/07/2013
ROMA. Ngày 5-7-2013, ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, đã chủ sự buổi lễ long trọng kết thúc cuộc điều tra ở cấp giáo phận án phong chân phước cho ĐHY Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

Buổi lễ diễn ra lúc 11 giờ rưỡi tại Hội trường tòa án của tòa Giám quản Roma nơi mà ngày 2-10-2010 cũng chính ĐHY Vallini chủ tọa buổi chính thức khai mạc án phong chân phước cho ĐHY Phanxicô Xavie với việc thiết lập tòa án điều tra.

Hiện diện tại Hội trường này có 200 người, và 100 người khác tại phòng bên cạnh có phần thông dịch tiếng Việt. Trong số các vị có mặt, ngoài ĐHY Vallini còn có 5 vị Hồng Y khác và một số Giám Mục, đặc biệt là Đức Cha Stephano Nguyễn Như Thể, nguyên TGM Huế, và Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, Giám Mục Nha Trang, đông đảo quan khách người nước ngoài và các phái đoàn tín hữu Việt Nam đến từ Mỹ, Úc, Pháp và nhiều nước Âu Châu.
Sau phần giới thiệu của vị công chứng viên của tòa án về các chức sắc hiện diện trong đó có 2 vị thẩm phán, vị chưởng tín (promotore di giustizia), tiến sĩ Waldery Hilgeman, người Hòa Lan, thỉnh nguyện viên án phong của ĐHY Thuận, đã long trọng tuyên thệ trung thành chu toàn việc chuyển tất cả các hồ sơ tài liệu về tiểu sử, các nhân đức và các phép lạ nói chung của Vị Tôi Tớ Chúa Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận mà tòa án đã thu thập được, về Bộ Phong Thánh, cùng với các thư đính kém. Sau đó, hai hộp lớn đựng hồ sơ tài liệu được niêm phong và gắn si đỏ đóng triện, kèm theo các văn kiện giới thiệu và biên bản buổi lễ kết thúc. Các thùng Hồ sơ này chỉ được mở ra với phép của Bộ Phong Thánh.

Diễn văn

Lên tiếng sau các nghi thức trên đây, ĐHY Vallini đã cám ơn tất cả các chức sắc trong tòa án và các cộng sự viên đã chu toàn công tác một cách nhanh chóng và hoàn hảo sau 30 tháng trời kể từ khi bắt đầu, mặc dù cũng gặp nhiều khó khăn. Các chứng từ đã được chức sắc tòa án thu thập qua các cuộc phỏng vấn, hỏi cung, được thực hiện tại Pháp, Đức, Mỹ, Úc; tiếp đến là các chứng từ trên giấy tờ được thu thập từ Việt Nam. ĐHY Vallini xác tín rằng ĐHY Phanxicô Xavie Thuận đã thi hành các nhân đức Kitô giáo đến mức độ anh hùng và ngài gợi lại những giai đoạn nổi bật trong cuộc đời của vị Tôi Tớ Chúa, ĐHY Phanxicô Nguyễn Văn Thuận, những đặc tính trong đời sống thiêng liêng và mục vụ của Người, đặc biệt là những năm bị tù đày trong đó có 9 năm biệt giam; vai trò của Thánh Thể trong đời sống ĐHY Thuận; linh đạo Thánh Giá, gương tha thứ, tình thương hoán cải, chứng nhân hy vọng giữa những đau khổ như Đức Thánh Cha Biển Đức 16 đã đích thị nhắc đến Đức Cố Hồng Y trong thông điệp ”Spe salvi” của Ngài.
Sau cùng, ĐHY Vallini mời gọi tất cả mọi người hãy tiếp tục cầu nguyện để án phong của Đức Cố Hồng Y đạt đích và Giáo Hội sớm được tôn kính Người trên bàn thờ, Người chính là Tin Mừng của Chúa được sống thực.

Đức Cha Giuse Võ Đức Minh đã đại diện HĐGM và giáo phận Nha Trang của ngài, cám ơn Đức Thánh Cha Biển Đức 16 cũng như Đức Thánh Cha Phanxicô đương kim, ĐHY Giám quản Roma và tất cả các chức sắc của tòa án, các cộng tác viên khác và các ân nhân, đã làm cho án phong của ĐHY Phanxicô Xavie được khởi sự và tiến hành.

Trước đó vào lúc 9.30 ban sáng, ĐHY Peter Turkson, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và Hòa bình, đã chủ sự thánh lễ tại Vương cung thánh đường thánh Antôn của dòng Phanxicô, gần tòa Giám quản Roma. Đồng tế với ngài có ĐHY Bernard Law, nguyên TGM Boston Hoa Kỳ và từng là Giám quản Đền thờ Đức Bà Cả, 4 giám mục khác và 40 LM, trước sự hiện diện của đông đảo Liên tu sĩ Việt Nam ở Roma và các phái đoàn giáo dân Việt Nam hành hương.

Trong bài giảng bằng tiếng Anh và Ý, ĐHY Turkson đã đề cao những đặc điểm trong cuộc đời của vị Tôi Tớ Chúa, Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận.

Ban chiều

Lúc 4 giờ chiều cùng ngày 5-7-2013, tại thính đường Đại học Giáo Hoàng Antonianum của dòng Phanxicô, đã có buổi giới thiệu cuốn sách sưu tập các thư mục vụ của ĐHY Nguyễn Văn Thuận được dịch ra tiếng Ý: ”Lettere Pastorali sulle orme del Concilio Vatican II”, với các bài phát biểu của ĐHY Turkson, ĐHY Bernard Law, Đức Cha Mario Toso, SDB, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa bình. Ngoài ra có buổi trao tặng học bổng cho cha Phaolô Nguyễn Thanh Sang, 42 tuổi, thuộc giáo phận Mỹ Tho, theo học tại Đại học Công Giáo Paris từ 2009 - 2013 ban tiến sĩ thần học luân lý chính trị xã hội với chủ đề luận án là: ”Chỗ đứng của sự đề kháng tinh thần trong chính trị theo Gaston Fessard”. Cha cũng là giáo sư thần học luân lý tại Đại chủng viện thánh Giuse Sàigòn.
 
Ngọc khánh Linh mục tại Du Sinh Đà Lạt
Dân Du-Sinh
08:57 05/07/2013
ĐALAT - Ít ai được vinh dự mừng lễ bổn mạng trùng khít vào ngay ngày lãnh nhận chức linh mục như cụ Phaolô Hồ dòng Phanxicô. Tu sĩ Phaolô Nguyễn văn Hồ, năm nay 88 tuổi, đã mừng Ngọc Khánh Linh Mục ngày thứ bảy 29-6-2013 tại Nhà thờ Du Sinh, Đalat. Đúng 60 năm trước, ngày lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ 29-6 năm 1953, tại Poissy, Pháp, tu sĩ Phaolô đã cùng với hai tu sĩ Phan Sinh Việt Nam và một số anh em khác được truyền chức linh mục đời đời theo dòng Men-ki-xê-đê.

Xem Hình

Sở dĩ chọn Nhà thờ Du Sinh cử hành Ngọc Khánh, bởi cha Hồ hiện ở tại Tu viện Phanxicô Du Sinh, dăm phút bước bộ là vô ngay nhà thờ này. Nhưng nhất là cha Phaolô đã đạt kỷ lục chăm sóc giáo xứ Du Sinh đến 18 năm liền, trong giai đoạn khó khăn nhất của lịch sử giáo xứ (1975-1992).

Bởi đã lớn tuổi, không thể tự mình chủ trì buổi lễ to, nên Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương, giám mục Đalat thương tình đến chủ tế thay cùng với hơn 30 linh mục đồng tế trong thánh lễ bắt đầu lúc 10g. Anh trưởng trong Tỉnh dòng, tu sĩ F.X. Vũ Phan Long, Tỉnh Phục vụ, đã dành 2 ngày ngồi xe Saigon-Đalat (ngày đi và ngày về) để đến bên cha Phaolô và giảng trong thánh lễ Ngọc Khánh linh mục của cha, trong đó có những lời lẽ này:

“Sáu mươi năm tu sĩ linh mục của cha cho thấy cha sẵn sàng ra đi và luôn sẵn sàng phục vụ. Năm 1954, từ Pháp về, cha ở tại tu viện Nha Trang cho đến năm 1958, dạy Pháp văn, Latinh và làm linh hướng. Năm 1959 cha về tu viện Cù Lao Giêng giúp các chú Tìm hiểu và lo nhà tập. Năm 1962 cha lại được đổi về Nha Trang, làm tuyên úy dòng Lasan thay cho cha già Maurice Bertin, và làm linh giám hội Legio ở giáo xứ Vĩnh Phước và Thanh Hải, làm Phó và sau đó làm Phụ trách cộng đoàn Nha Trang. Đầu năm 1971 cha được thuyên chuyển lên Du Sinh làm Phụ trách nhà. Cha đã ở Du Sinh gần 23 năm liên tục, làm Phụ trách nhà 6 năm, làm Cố vấn Tỉnh Dòng kiêm Đại diện Giám Tỉnh 3 năm, làm cha xứ Du Sinh 18 năm. Từ năm 1993 đến 1996 cha lại chuyển về cộng đoàn Suối Dầu Nha Trang làm Phụ trách cộng đoàn. Sau đó lại được chuyển về Thủ Đức làm trợ úy Đan viện thánh Clara và linh hướng Học viện Thủ Đức. Năm 1999 cha trở lại Du Sinh làm linh hướng cho Nhà Tập cho đến nay. Ngoài ra cha còn giải tội hàng tuần tại Nhà thờ Chánh Tòa cũng như cho các tu sĩ những dịp tĩnh tâm …

“Anh em trẻ thán phục, thì cha cố nói như phân bua: ‘Thì cũng làm vậy thôi chứ có biết gì đâu!... Kể thì mình không làm được việc chi nổi bật cho lắm… Mình không làm được chuyện chi lớn lao!’ Đơn giản. Nhưng đấy là sự thật. Bởi vì cha cố chỉ muốn một điều như cha tâm sự: ‘Cứ nhìn vào Chúa Giêsu và bắt chước sống theo gương Ngài’, điều này tưởng là dễ, nhưng lại là một hành trình đòi hỏi kiên nhẫn, tâm tình phó thác, và lòng cậy trông. Vì có bao giờ chúng ta dám nói rằng mình đã bắt chước được Đức Giêsu trọn vẹn ? Đây lại chính là sự khôn ngoan của Đấng Thánh Nghèo thành Assisi. Và đây lại là một khám phá nữa của tôi.

“Hôm nay nhìn lại hành trình đã qua, cha cám ơn Thiên Chúa như vào năm cha mừng 50 năm linh mục: ‘Cám ơn Chúa vì trong hơn 50 năm đời linh mục mình cũng đã làm công việc tông đồ, Legio, dạy học, linh hướng, cha xứ… Kể thì mình không làm được việc chi nổi bật cho lắm, nhưng Chúa thương gìn giữ, nên không gặp khó khăn chi đáng kể…’.

“Riêng với giáo xứ Du Sinh, cha cố đã gắn bó với anh chị em suốt 18 năm, trong thời gian rất khó khăn về mọi phương diện. Sáng trưa tối đi về cộng đoàn, đi lên giáo xứ, lúc nào bên người cũng đeo cái xắc vải dù xanh, và cái nón lá trên đầu, đôi dép lốp, trời mưa cũng như trời nắng: hình ảnh này đã trở nên thân quen lắm với anh chị em. Ngày qua ngày, cha sửa chỗ này chữa chỗ kia trong nhà thờ. Cha lui cui trong nhà xứ hiu quạnh, với tiện nghi tối thiểu: cái bàn, cái ghế sứt mẻ, một cái giường phải chắp chân. Nhưng cha tận tụy cần cù lo cho từng người con trong giáo xứ. Hôm nay hẳn là cha cố Phaolô vẫn cảm thấy được ưu đãi vì đã sống đến tận bây giờ và vẫn khỏe mạnh, vẫn còn có thể thốt lên: ‘Không ngờ hề !’... ‘Lạ lùng hề !?’, và vẫn còn cười được. Phải nói có khá nhiều người không biết cười trong đời họ, để rồi họ phải chết trước khi đến tuổi già hạnh phúc! Còn cha cố chúng ta thì có thể nói: ‘Nếu Chúa gọi ra đi thì ra đi, còn Chúa bảo ở lại thêm một thời gian nữa thì cũng sẵn sàng!’ Cha cố đã diễn tả cách khác mà không kém sâu sắc tâm tình của thánh Phaolô: ‘Sống là Đức Kitô, và chết là một mối lợi’ (Pl 1,21). Thêm một khám phá nữa về cha cố.

“Hôm nay, cha cố đã có thể nói với thánh Tông Đồ Dân ngoại: ‘Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin’ (2 Tm 4,7). Cầu chúc cha những ngày tương lai bình an và chan hòa niềm vui. Nhưng nếu Thiên Chúa vẫn cứ đề nghị những chương trình mới, thì hẳn cha cũng sẵn sàng lên đường chứ, phải không cha ?”

Mà thật vậy, hiện cha cố vẫn đi lại lanh lẹ, vẫn chủ lễ tuần một lần cho các soeurs gần nhà, cho nhà tập Phanxicô … và nhất là trở thành chuyên viên ngồi toà không ai sánh kịp: giờ này qua giờ kia, chỗ này qua chốn nọ.

Sau lễ, cả nhà thờ kéo xuống hội trường tiệc mừng cha cố. Buổi góp vui bỏ túi nhưng cũng nặng phần chuẩn bị trước, được tập sinh Phanxicô, các đoàn thể trong xứ và các em nhỏ quậy tưng. Ngày lễ khép lại khi chính ngọ đã đi qua được hơn ba khắc.
 
Tin Đáng Chú Ý
Snowden, Tội Lỗi
Vi Anh
10:32 05/07/2013
Những điều Snowden đã làm là những điều sai về lương tâm, trái với pháp luật, có lỗi với đất nước và nhân dân đã nuôi dưỡng anh – là những tội lỗi không thể nhân danh bất cứ cái gì để biện minh được.

Một nhân viên dầu làm cho công ty tư cung ứng dịch vụ phục vụ cho an ninh, quốc phòng của đất nước mình, cũng phải theo những qui điều của nghề nghiệp, của khế ước, của luật pháp của chánh quyền. Đó là nội qui của việc làm, là lương tâm chức nghiệp, người làm đã minh thị và mặc thị chấp nhận khi xin và được nhận vào làm. Làm ngược lại là sai trái phải bị chế tài về đức nghiệp và trừng phạt về luật pháp.

Nếu Sowden không chấp nhận những qui điều bảo mật, qui tắc hành nghề này thì đừng làm, xin nghỉ việc, không ai có thể bó buộc được.

Đằng này Snowden chấp nhận làm việc với số lương trên 200.000 Đô la mỗi năm, bằng nửa lương cả năm của tổng thống Mỹ. Đó là chưa nói công ơn của đất nước và nhân dân Mỹ này đã cung ứng cho anh giáo dục phổ thông, chuyên môn, đào tạo anh thành một chuyên viên với mức sống trên trung lưu ở Mỹ.

Thế mà không trả ơn đất nước và nhân dân, Snowden lại nỡ đành phản bội Tổ Quốc là đất nước, nhân dân, chánh quyền Mỹ. Anh đành đoạn lợi dụng công việc của mình, thâm nhập vào hệ thống, sao chép tài liệu bí mật quốc phòng, tình báo, ăn cắp nhu liệu rồi tố cáo chánh quyền Mỹ. Đó quả làm hành động phản bội Tổ Quốc và gián điệp cho đối phương từ hình thức đến nội dung, vi phạm rõ rệt Đạo Luật Tình Báo của Hoa Kỳ.

Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ đã tiến hành thủ tục truy tố trước toà. Bộ Ngoại Giao và chánh quyền Mỹ nói chung đang tiến hành thủ tục truy tầm, truy nã đưa anh về Mỹ ra trước ánh sáng công lý.

Anh là một người Mỹ phản bội, làm gián điệp từ hình thức đến nội dung. Đây là một vụ án từ Quốc Hội đến Hành Pháp, từ Đảng Cộng Hoà đến Dân Chủ dĩ chí truyền thông đại chúng Mỹ đều lên án.

Những người giúp anh như Wikileaks, những nước anh lựa chọn để lánh nạn, Trung Cộng, Cuba, Ecuador là những nước có chế độ chánh trị đi ngược lại với tuyên bố của anh, rằng anh hành động vì sự minh bạch, tự do báo chí và quyền riêng tư.

Snowden tạo cơ hội cho TC và Nga khai thác tình báo chiến lược của Mỹ. Không phải không có lý do khi Snowden đi Hồng Kông để đào tỵ. Hồng Kông với TC tuy một quốc gia hai chế độ, tuy Hồng Kông có hiệp ước dẩn độ với Mỹ nhưng TC nắm quyền tối thượng phủ quyết đối với Hồng Kông. Nhưng ngày Snowden đến Hồng Kông ẩn mặt, ai bảo đảm tình báo TC không khai thác tình báo chiến lược của Mỹ từ Snowden.

Nhưng TC ăn cháo rồi đá bát, không chứa Snowden, TC vuốt mặt Mỹ cũng phải nể mũi Mỹ. TC chỉ cần lợi dụng vụ Snowden tố ngược Mỹ là “đại côn đồ” tin tặc, một mạ lỵ nặng nề nhứt của TC đối với Mỹ từ trước đến giờ. TC có cớ để hoá giải lời trách móc của TT Obama nói với Chủ Tich Nước Tập cận Bình, rằng tin tặc TC liên tiếp tấn công Mỹ.

Snowden cũng tạo điều kiện cho TT Putin của Nga cơ hội bằng vàng để tình báo Nga khai thác Snowden ở khu quá cảnh của phi trường Moscow. Không phải không lý do để Nga “ém” Snowden hai ba ngày sau mới cho biết Snowden còn ở phi trường Nga, chưa đi đâu cả.

Nhiều nhà phân tích cho rằng TT Putin nhận đồ của TC vứt đi, nhưng “cải tạo” lại để TT Putin có thể biến thành điều kiện hoà dịu với Mỹ. Tuy Nga Mỹ không có hiệp ước dẩn độ, nhưng hai nước đã từng trao đổi tội phạm, giúp nhau trong việc chia xẻ tin tức và giúp nhau điều tra về khủng bố như vụ Boston.

Nga không cần trục xuất Snowden về Mỹ mà chỉ cần báo tin Snowden đi chuyến bay nào, qua vùng trời của Mỹ xuống Nam Mỹ, sân sau của Mỹ thì Mỹ có nhiều cách bắt tội phạm, hộ chiếu Mỹ không còn hiệu lực và đang truy nã.

Nhơn danh cái gì mà Snowden cố ý gây tai tiếng cho chánh quyền Mỹ, cho Cục Tình Báo Quốc Gia Mỹ, tố cáo Mỹ gọi là kiểm soát điện đàm, điện thư xâm phạm quyền tự do cá nhân và quyền riêng tư của người Mỹ. Đến Hồng Kông y còn tố cáo Mỹ tin tặc Trung Cộng để TC phản công lời cáo buộc của TT Obama khi hai người gặp nhau ở Cali.

Chánh quyền Mỹ không giấu diếm, nói không bao giờ chánh quyền làm điều ấy với công dân Mỹ, mà chỉ làm điều ấy đối với những người ngoại quốc có dính líu với quân khủng bố; nhờ thế mà ngành an ninh đã phá vỡ nhiều âm mưu khủng bố trong trứng nước, từ sau cuộc khủng bố 911 tới giờ Mỹ bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng. Và chánh quyền Mỹ làm điều ấy có căn bản pháp lý, luật Patriot được Quốc Hội thông qua sau cuộc khủng bố 911.

Thủ tục tố tụng của của chánh quyền Mỹ đối với Snowden hoàn toàn dựa vào luật pháp và tập tục ngoại giao. Bộ Tư Pháp truy tố Snowden hoạt động gián điệp và đánh cắp tài sản của chính phủ - cụ thể là Snowden đã cung cấp trái phép thông tin quốc phòng, và cố ý cung cấp các thông tin tình báo mật.. Tòa án liên bang ở Alexandria, tiểu bang Virginia, đã thụ lý.

Mỹ là nước tự do, dân chủ, pháp quyền. Snowden có thể đồng ý hay không đồng ý lập trường của tổng thống này hay tổng thống kia của Mỹ, nhưng nghĩa vụ bảo quốc an dân là nghĩa vụ chung của đất nước và nhân dân Mỹ. Snowden có thể phản chiến hay không phản chiến, thiên tả hay thiên hữu nhưng lực lượng quân đội, an ninh ngày đêm chiến đấu âm thầm, sanh tử với kẻ thù của Mỹ để người Mỹ ở trong nước được an cư lạc nghiệp, thì không có lý do gì để anh chống những người xả thân ra bảo quốc an dân do lịnh của chánh quyền dân cử hợp hiến, hợp pháp.

Cá nhân Snowden, một bộ óc của Snowden không thể, không bao giờ có thể hiểu biết, khôn ngoan hơn chánh quyền Mỹ nói chung do dân bầu ra được uỷ nhiệm làm nghĩa vụ bảo quốc an dân.

Là một người vào được hệ thông tình báo quốc gia mật trên mạng, chắc chắn Snowden phải biết ngành quân sự và an ninh không thể làm tròn nghĩa vụ bảo quốc an dân nếu không có tai mắt, không có tin báo. Tình báo hiện đại bây giờ ít dựa vào những điệp viên như James Bond dã tưởng nữa mà dựa vào khối lượng tin báo thu thập qua nhiều cách trong đó qua các phương tiện tin học, như Internet, phone, emails, v.v... với hàng tỷ tỷ thông tin để từ đó giải mật, sàng lọc, đánh giá. Nếu không tin báo thí bó tay.

Vã lại khi làm việc này, chánh quyền Mỹ nói chung, ngành tình báo Mỹ nói riêng có căn bản pháp luật, là đạo luật Patriot chớ không phải làm vô luật.

Snowden có thể bất đồng ý kiến với đường lối ngoại giao của chánh quyền Dân Chủ hay Cộng Hoà, nhưng không có quyền tạo xì căn đan tai hại nghiêm trọng cho đất nước, nhân dân và chánh quyền Mỹ. Đó là phản quốc.

Luật nhân quả chỉ rõ, Thiện ác đáo đầu chung hữu báo, Cao phi viễn tẫu giả nan tàng. Sớm muộn gì Snowden cũng phải ra trước ánh sáng công lý của Mỹ. Và cuộc đời còn lại của Snowden sẽ dành dể nhổ từng sợi tóc suy tư về tội lỗi phản quốc, làm gián điệp, gây thiệt hại cho đất nước và nhân dân đã nuôi dưỡng mình trưởng thành.

(Nguồn: http://vietbao.com/D_1-2_2-282_4-210167/)
 
Văn Hóa
Vui học
Jos. Vĩnh SA
08:11 05/07/2013

Chuyện phiếm

Từ thuở lên ba, cứ mỗi buổi sáng, tôi thấy chị và anh của tôi đi học, thì tôi cũng nao nức vòi bố mẹ cho tôi đi theo. Lúc đó tuổi tôi còn quá nhỏ, nên chẳng ai cho đi theo, thế là tôi ngồi bệt xuống nền nhà, rồi vêu mỏ, lăn quay ra khóc. Năm lên 4 tuổi, tôi được bố dẫn lên tỉnh Thái Bình, mua cho ba chị em chúng tôi, mỗi đứa một cái cặp bằng gỗ, rộng cỡ 4 tấc vuông, có chân gấp xéo, vừa làm cặp, lại vừa dùng làm bàn học, hình thù nó giống như cái bàn của mấy ông bán kẹo kéo bên Việt Nam, nhưng cái bàn chỉ cao cỡ vừa tầm ngồi của một em thiếu nhi. Ngày đầu tiên, được chị và anh tôi dẫn đi học, lòng tôi tung tăng rộn rã, tay nắm tay anh chị đi đến trường. Trường làng của chúng tôi là một căn nhà tư nhân cũ kỹ, di sản của gia đình thầy giáo dạy chúng tôi. Trường có mái lợp bằng tranh, vách đất, không bàn ghế, chỉ có những cái chiếu vỉ, trải trên nền đất bằng phẳng của căn nhà. Các học trò ngồi phủ phục, chổng cái mông lên cao, cúi xuống tập viết.
Những học sinh có bàn cá nhân thì phải ngồi ở phía sau. Hàng ngày thầy giáo dạy cho tôi đánh vần, những chữ đầu tiên A, B, C rồi á, ớ, ê.... Mỗi ngày thầy giáo tập cho chúng tôi hát các bài học theo vần ABC
Các học sinh vừa vỗ tay, vừa hát theo thầy:
A, B, C là ba chữ đầu,
Ư và Ơ là chữ có râu,
Ô và Ê thì có nón che,
Học chăm em chớ ngủ nhè
…
Học trường làng được hơn một năm, thì tôi đã thông thạo 24 chữ cái và ê, a tập đánh vần từng chữ, rồi từ từ được lên các lớp cao hơn.
Thế rồi năm 1954 đất nước chia đôi, bố mẹ tôi dẫn chị em chúng tôi di cư vào Nam, tìm tự do và lập nghiệp, bỏ lại sau lưng quê hương miền Bắc với cái cặp gỗ cá nhân mà tôi âu yếm từ thuở ban đầu đi học ấy.
Vào miền Nam, gia đình chúng tôi được đưa đi định cư tại một vùng dinh điền xa xôi hẻo lánh, không có phương tiện vận chuyển ra thành phố, chỉ có phương tiện độc nhất là trâu, bò kéo xe, kéo cộ mà thôi.

Trường học thì xa chỗ nhà tôi ở. Trường được dựng lên gần nhà thờ giữa trung tâm của xóm đạo. Mỗi buổi sáng chúng tôi phải dậy sớm, ăn cơm nước xong, kéo nhau từng bày ra đường đi học, chuyện trò tíu tít, cười giỡn, nô đùa trên đường đi đến trường.

Trường ở cách xa nhà hai, ba cây số, chúng tôi phải lội bộ đi học trên con đường đất gồ ghề. Mùa khai trường bên Việt Nam là lúc đang trong mùa mưa. Sáng sớm dậy đi học, cơn mưa bất thình lình kéo tới. Có khi đang trên đường đi đến trường thì trời mưa đổ xuống, như trút nước xuống người.
Lúc mưa, đường trở nên lầy lội, bùn và sình lầy dễ làm cho chúng tôi trượt chân té. Quần áo có khi dính đầy bùn đất và ướt nhẹp, phải lội xuống mé bờ kênh, lấy nước gột rửa quần áo trước khi vào lớp học.
Giờ đây đã gợi lại cho tôi nhớ tới bài học thuộc lòng mà tôi không thể quên:
Sáng nay trời lại mưa phùn
Đường em đi học lầy bùn khổ chưa
Trên đầu không nón che mưa
Có đôi guốc bẹt lại vừa đứt quai
Tay em che vạt áo dài
Một tay xách guốc xốc hai ống quần
Bùn sâu đến mắt cá chân
Sách em ấp ngực mấy lần chực rơi
Xa xa trống đã điểm hồi
Em còn dò dẫm ngoài trời gió mưa

Ở thôn quê vấn đề đi học thật là vất vả, những cũng rất vui. Mỗi buổi sáng bọn học trò chúng tôi, cứ ra khỏi nhà là bạn bè gặp nhau, líu lo tung tăng đến trường. Chiều về nhà giúp bố mẹ cắt cỏ chăn trâu, tối thắp đèn dầu lên học bài. Đèn ở thôn quê được đốt bằng dầu đậu phọng, nhà nào có học sinh học bài, thì tiếng gạo bài ê, a.. có khi cả làng, cả xóm cùng nghe. Thi đậu tiểu học xong, bố mẹ tôi rất mừng và cho chúng tôi lên Sàigòn trọ học.
Những ngày đầu lên Sàigòn, chúng tôi giống như Mán trong rừng ra thành. Ra đường ngó dọc, ngó ngang, có khi đụng phải cột đèn lúc nào không hay. Thấy xe chạy qua, chạy lại, tôi không dám băng qua đường. Những năm tôi theo học tại Sàigòn, bố mẹ tôi luôn lo lắng, vì các Ngài sợ anh em chúng tôi sẽ vui chơi, lêu lỏng bỏ bê việc học, đua đòi theo chúng bạn xấu. Bố mẹ tôi thường viết thư khuyên răn anh em tôi, hãy chăm chỉ học hành và nhắc nhở, khuyến khích chúng tôi:
Học là bể khổ, nhưng đời sẽ vinh quang.
Lời nhắc nhở của bố mẹ, đã ghi lại trong đầu óc tôi cho tới ngày hôm nay:
Con ơi! Muốn nên thân người,
Lắng tai nghe lấy những lời mẹ cha.


Các con ơi! Phải cố gắng học hành như lời cha ông ta để lại:
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Gắng công học tập có ngày thành danh


Bố tôi mỗi khi gần gũi bên tôi, thì Ngài lại nhắc nhở.
Con ạ! Bố nghiệm thấy rất đúng những câu ca dao:
Học hành thì ích vào thân
Chức cao quyền trọng dần dần đi theo

Thật thì như vậy, một khi đã thành tài, công danh sự nghiệp sẽ lên như diều. Một bác sĩ, một kỹ sư hay một chuyên gia giỏi sẽ nhận được tiền lương hậu hĩ. Khi có tiền, giầu sang phú quí, sẽ giải quyết được nhiều việc bế tắc phải cần đến tiền.
Có vất vả thì mới thanh nhàn
Không dưng ai dễ cầm tàn che cho


Nếu không học, con người sẽ bị thụt lùi theo bánh xe lịch sử.
Ngày tôi rời trại tỵ nạn lên máy bay Mass Airline đi Úc Châu định cư. Lúc bấy giờ tiếng Anh của tôi còn quá nghèo nàn. Khi ngồi trên máy bay, cô chiêu đãi viên đưa cho tôi cái form kê khai hành lý (Declaration Form). Chừng nửa tiếng đồng hồ sau cô trở lại thu form, cô mỉm cười thấy tôi loay hoay điền mãi không xong cái form mà cứ giập giập, xoá xoá. Cô tiếp viên hỏi tôi: Are you alright? Tôi trả lờ: I don’t know.

Sau khi tôi trả lời như vậy, cô Tiếp Viên biết tôi là thằng dốt tiếng Anh, nên ngồi sụm xuống kế bên, chỉ cho tôi cách điền form, qua những câu hỏi mà tôi không hiểu. Cô ta nói: Anh phải cẩn thận khai báo, anh có đem theo đồ quốc cấm vào Úc không? Nếu anh khai gian, sẽ bị đi tù và bị đuổi ra khỏi nước Úc. Tôi tỏ ra, kiểu ta đây rành tiếng Anh, nên phang tưới tia lia: I don’t care, làm cô tiếp viên sửng sốt, hết ý kiến.
Bây giờ ngồi nghĩ lại, mới thấy mình quê một cục. Thời gian ở trong trại tạm cư Pennington Hostel. Anh em chúng tôi thường hay ra trạm xe Bus số 28 trên đường Hanson Rd. mua thịt tươi. Vì dân Việt ta chuyền tai nhau, đến chỗ đó mua thịt, vừa rẻ lại tươi nữa.

Một hôm hai anh em chúng tôi đi mua thịt. Cô em tôi gợi ý, anh Tư ơi! Cả năm nay mình không được ăn cháo, hay là mình mua cái đuôi bò về nấu cháo ăn cho vui. Tôi đồng ý ngay, nhưng không biết phải nói tiếng Anh cái đuôi bò thì nói làm sao? Đứng trước quày hàng tôi dựt le, trổ tài nói tiếng Anh, tôi gọi ông bán thịt lại hỏi: Have you got ơ!! cow ơ..ơ...thì bị tịt. Ông chủ hỏi tôi: What do you want? Tôi bí kế, phải đưa đại cái bàn tay ra đằng sau mông, thò ngón tay trỏ thẳng ra phía sau rồi ngoáy, ngoáy mấy cái giống như đuôi bò. Ông chủ tiệm bán thịt đoán mò, đi vào phía sau quầy hàng, lấy ra cho chúng tôi cái đuôi bò, rồi ông hỏi: Is it right?
Tôi không ngờ ông bán thịt lại thông minh đến thế, đã đoán trúng ý của chúng tôi.
Đuôi bò mọc ở sau mông
Ngón tay ra hiệu, người trông, hiểu liền


Khi lên xe Bus trên đường về lại Pennington Hostel, cô em tôi cứ tủm tỉm cười hoài, làm tôi mắc cỡ đỏ mặt. Tôi ngồi nín thinh cho tới khi xuống xe. Sang Úc được vài tháng, tôi xin được việc làm trong hãng xe hơi Holden, công việc làm thì không đến nỗi vất vả cho lắm, nhưng tôi bị trở ngại vì không rành tiếng Anh, nên khi ông Cai (Foreman) giao việc cho tôi, ông nói một thôi, một hồi, tôi cứ Yes lia lịa, nhưng rồi tôi chẳng hiểu phải làm gì?

Một hôm ông ta giao việc cho tôi coi cái máy dập sắt, ông chỉ cho tôi cách điều khiển máy. Làm được vài phút, tôi nhấn sai, máy dập xuống bẻ cái khuôn. Ông Cai đến cự nự tôi một hồi, rồi nói: I asked? Do you understand? You said Yes! Why did you break the machine?
Tôi trả lời ông Cai một cách ngon lành: I am “YES” very well, thế là ông ta lắc đầu, nhe răng cười khì một cái, rồi bỏ đi một mạch lên văn phòng...Lúc sau ông Cai dẫn lại một người Việt Nam đã làm việc ở đây lâu năm, đến làm thông dịch cho tôi. Anh bạn người Việt dịch lại lời dặn của ông Cai: Nếu anh không hiểu thì nhờ người Leading Hand chỉ cho anh. Anh làm máy hư như vậy, hãng không sản xuất được hàng hóa, một ngày có thể sẽ bị thiệt hại cả triệu dollars.

Ôi sao! Nghe mà ghê thật, chỉ không biết tiếng Anh mà làm trở ngại sản xuất, thiệt hại cho hãng cả bạc triệu và cho nhiều người không có việc làm.
Hồi đó, tôi nói tiếng Anh, rất dở, câu được, câu không!! Đôi khi tôi nói chẳng ai hiểu. Tôi chửi thề thí số 1. Còn nói chuyện, thì tôi nói mười câu tiếng Anh, chêm thêm tới mười một câu “You Know” kèm theo. Nói riết, rồi mấy người Việt làm chung hãng, họ gọi tôi là Mr. Du Nổ (Mr. You Know). Cái tên chết tiệt này, đã mang theo tôi cho đến ngày nay.

Làm được gần 20 năm trong hãng sản xuất xe hơi Holden của Úc. Thời gian này kinh tế thế giới đang trên đà xuống dốc. Khu sản xuất của tôi bị cắt bớt việc. Tôi được hãng cho nghỉ việc, về hưu sớm.
Những ngày mới nghỉ việc, tôi rất buồn và đi lang thang khắp đó đây tìm việc làm khác, nhưng tuổi tôi đã khá cao, không hãng nào chịu nhận.

Tôi về nhà bàn với vợ con, ghi tên đi học trở lại. Gần 60 tuổi, tôi hiên ngang cắp sách đến trường vào lớp 12 và 13 học, ngồi chung với các bạn học trẻ. Tuổi của họ chỉ mới 16 hoặc 17, bằng tuổi con cháu của tôi. Tôi còn lớn tuổi hơn cả thầy, cô giáo nữa. Mỗi khi tôi vào lớp, các bạn học đều chào tôi là Student Grandpa, tôi chỉ mỉm cười cúi đầu chào lại các bạn đồng lớp, bằng câu Hello, rồi ngồi vào bàn chăm chú nghe thầy cô giảng bài, một cách tràng giang, đại hải. Đôi lúc tôi chẳng hiểu gì. Mỗi buổi tối sau bữa cơm chiều, cả nhà tôi dùng cái bàn ăn hình chữ nhật làm bàn học. Tôi ngồi một đầu bàn, vợ tôi ngồi đầu bàn bên kia, hai đứa con tôi ngồi hai bên, giống như ngồi bên bàn ăn, cả nhà đều mở sách vở ra làm Home Work.

Mỗi người học một trình độ khác nhau và một chủ đích khác nhau. Con tôi học với mục đích tạo dựng sự nghiệp cho tương lai:
Ngày nay học tập, ngày mai giúp đời.
Vợ tôi học để biết cách chăm sóc gia đình và con cái. Còn người già như tôi Student’s Grandpa thì học cho hiểu biết với đời.

Theo tôi nghĩ: Chúng ta đang sống ở đất nước Úc Châu, mà không hội nhập vào xã hội và văn hóa Úc thì bị thiệt thòi rất nhiều. Không nói được tiếng Anh và không hiểu ngôn ngữ địa phương, sẽ bị người đời khi dể và bắt nạt.
Tôi cứ ngồi ngáp ruồi, nhưng cố gắng học cho vui tuổi già
Vì thế cuộc đời luôn luôn cần phải có sự học hỏi, dù là còn trẻ tuổi hay đã già.
Cha ông ta có câu: Ông 70 còn phải học ông 71.
Học vui, vui học bạn ơi! Gắng công học tập, giúp đời mai sau

Jo. Vĩnh
Mùa Holidays Bán Niên I
Úc Châu 2013
 
Tưởng nhớ linh mục Calisto Bá Năng Lý
<i>Ngô xuân Tịnh</i>
08:10 05/07/2013
Cha Bá Năng Lý được Chúa gọi về nhà Cha ngày 1/7/2013 khi tuổi đời mới chạm con số 51 mà thôị Mà lại ra đi một cách vô cùng đột ngô.t.Ngài đang làm việc thì bị cơn đau tim khởi phát.Được thông báo, một sr có chút ít kinh ngiệm y tá đến trợ giúp. Sr đã giúp cha vượt qua cơn đau tim.Cha trả lời điện thoại là đang được cấp cứu và cười nói với mọi người chung quanh.

Sr y tá liên lạc với bác sĩ ở Kontum. Bác sĩ khuyên nên đưa cha đi bệnh viện tỉnh Kontum cấp cứu gấp. Đang chuẩn bị đi thì cơn đau thứ hai lại ập đến.Cha bất tỉnh . Vì thế phải chuyển cha đến bệnh viện địa phương gần đó. Đến nơi bác sĩ chuẩn đoán và báo hung tín là cha đã ra đị Đức Cha Micae Hoàng Đức Oanh khi đang dùng cơm được báo tin vội vã ra đị Nhưng cũng là đến với người con thân yêu đã ra đi.

Cha Bá Năng Lý là bông hoa đầu mùa của sắc tộc Sêdang trong thiên chức linh mục kể từ khi các linh mục thừa sai Pháp loan báo tin mừng cho sắc dân Sêdang.Thân phận của cha được ví như một Moise thời naỵ Bàn tay quan phòng của Gia-vê đã tách Moise khỏi gia đình ở với người ngoài trước khi nhận sứ mạng dẫn dắt dân tộc mình ra khỏi Ai Câ.p.Cơn bão lửa mùa hè 72 thổi cậu bé Bá Năng Lý từ vùng Dakto về kontum vì vùng quê hương của cậu bị quân CS chiếm.Rồi cơn lốc xoáy khủng khiếp năm 75 lại thổi cậu bé xa hơn nữạ Theo dòng người chạy giặc cậu bé Năng Lý lạc mất gia đình.Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, trong cái rủi có cái maỵ Cậu bé Năng Lý được một gia đình đạo đức nhận làm con nuôi cho ăn học. Trong gia đình nầy lại có một linh mục. Thế là con đường đi tu làm linh mục được khai mở. Thầy Bá Năng Lý chịu chức phó tế tại giáo phận Nha Trang. Rồi giáo phận Nha Trang lại giao thầy sáu Bá Năng Lý cho giáo phận mẹ Kontum. Lễ truyền chức linh mục cho thầy sáu Bá Năng Lý là một biến cố ghi dấu ấn vô cùng trọng đại..Nhiều giám mục, linh mục tu sĩ nam nữ trong và ngoài giáo phận tề tựu về.Và giáo dân kinh, nhất là người dân tộc như những dòng thác tuôn về nhà thờ chính toà tham dư.Những người con của Sedang vượt hàng chục cây số bằng đi bộ tuôn về.

Và bây giờ ngày về nhà cha của cha Bá Năng Lý cũng là biến cố thu hút sự hội tụ như thế. Dòng suối nước mắt hai lần tuôn chảỵLần đầu trong hân hoan khôn tả. Lần nầy trong sầu tủi tiếc nhớ không bờ.Nhưng mọi sự đều là ý Chúa nhiệm mầu yêu thương. Chính Đức Cha Micae cũng thâm tín như thế khi trả lời thư chia buồn rằng :Xin vâng theo ý ChúạVà những người con Sedang cũng thế. Bởi vì chính họ đã cảm nghiệm và là nhân chứng cho kinh nghiệm linh thiêng nầy rồịTừ khi bắt đầu sống với những người vô thần năm 72 và nhất là sau năm 75, với chiến thắng đang say sưa và vô cùng duy ý chí, họ muốn mau xóa trắng, tẩy não niềm tin tôn giáo nơi con cái Sedang bằn g nhiều cách khủng bố tinh vi hầu đạt kết quả tối đa.Đo.c kinh cầu nguyện bị cấm và kiểm điểm, tệ hơn nữa bị trừ điểm lao động.Nhưng bằng đức tin sắt đá họ vẫn giữ vững con đường theo ChúạCác chú giáo phu, những người được đào tạo tốt, đã thay các linh mục khéo léo dìu dắt họ vượt qua sóng gió và giữ trọn niềm tin cậy mến không gì lay chuyển. Trong một thời gian dài chính quyền không cho linh mục đến làm mục vụ, tiếp xúc, họ đã đi bộ hàng chục cây số đến nhà thờ chính tòa Kontum trong các dịp lễ Giáng sinh và phục sinh để lãnh các bí tích. Mặc dầu chính quyền tìm cách cản trở bằng nhiều hì`nh thức.Và ngay bây giờ thách đố vẫn còn đó. Vụ cha Hoa bị hành hung. Vụ giáo dân cùi bị ngăn cấm dùng nhà nguyện và nhiều nơi Đức Cha đã gặp khó khăn khi đến với giáo dân ban bí tích VVV.

Cha Calisto ơi, xác của cha được quàn trong căn nhà thờ bằng tranh rộng mênh mông. Cha có buồn không? Ước mong của Cha là kiến tạo một nhà thờ vừa phải xứng đáng làm nơi thờ phượng Chúạ Nhưng cha ơi công trình của cha như thế là đã quá lắm rồị Nơi một giáo dân nghèo đến tận cùng như thế cha làm được gì hơn.Công việc mục vụ phần hồn cho doàn con tán mác đã ngốn hết thời gian cha rồị Mà điều nầy mới quan tro.ng.Con thì nghĩ thế nầy khi đến đưa cha về nhà Cha trong ngôi nhà thờ như thế chắc là nhiều người cảm động. Và nhiều người khác ở xa nhìn hình ảnh chuyển tải trên truyền thông cũng cảm động như thế.Biết đâu Chúa mở con tim của họ ra để một nhà thờ xứng đáng vừa phải được dựng nên. Ý Chúa mà phải không cha.

Xin chia buồn với hai Đức Cha Micae và Đức Cha Phêrô, các linh mục tu sĩ địa phận Kontum và nhất là người mẹ, anh chị em của cha Calisto bằng những vần thơ sau đây:

THƯƠNG NHỚ CHA BÁ NĂNG LÝ

B ên trong đất hứa Sêdăng
Á nh quang phục vụ với lòng hăng say

N hư Moise của thời nay
Ă n và học tập người ngoài nhiều năm
N ơi Nha Trang miền xa xăm
G iữ gìn ơn gọi chuyên chăm trau dồi

L ại về quê mẹ chiếc nôi
Ý Chúa dẫn dắt một đời hiến thân

K hó khăn nối tiếp khó khăn
Ô i miền quê mẹ muôn vàn thương đau
N ơi vùng thách đố ngập đầu
H ướng Trời hoa vẫn đẹp mầu thắm xinh
Ơ n thiêng Chúa Mẹ huyền linh
R u Tin Cậy Mến trung trinh đời người
I lên năm tháng dòng trôi
N oi theo tiếng Chúa gọi mời thiết tha
G ieo mầm cứu rỗi gần xa

KOTUM đẹp mãi chan hòa yêu thương
VIỆT NAM Giáo Hội kiên cường
Máu đào tử đạo vườn ương tin mừng

Và sau đây là một nét rất thơ mộng của Kon Hơ Ring quê hương của cha Lý:

Nhạc rừng (1)

Kon Hơring đường núi chông chênh
Hợp âm nhạc nước mông mênh mây trời
Lòng chàng Từ Thức bồi hồi
Lạc vào tiên cảnh núi đồi huyền mơ
Phải duyên kỳ ngộ tình cờ ?
Sê Đăng sơn nữ bên bờ suối reo
Một bông hư ảo lưng đèo
Hương trầm tóc xõa bay theo gió chiều
Hồn thiêng rừng núi phiêu diêu

(1) Nhạc nước: Nghệ sĩ rừng núi dùng thác nước chảy để tạo nhạc.
Họ dùng các ống nứa dài ngắn cho nước chảy vào, thóat ra, và chạm nhau tạo thành đa âm.

Ngô xuân Tịnh
 
Cha khách
Đoàn Thị
08:33 05/07/2013
Cha Khách

Nhà thờ xóm tôi thỉnh thoảng có cha ngoại quốc ghé qua làm lễ, mỗi cha một vẽ, từ diện mạo cho đến phong cách giảng. Đa phần các cha dựa vào mẫu giấy đã soạn trước để diễn giải phúc âm bằng ngoại ngữ, vì tiếng pháp không phải là tiếng mẹ đẻ của ngài.

Mùa Thu năm nay, cha trẻ gốc Châu Phi đến xóm tôi làm lễ hai lần. Ngoài lợi điễm thông thạo pháp ngữ, ngài có lối giảng như người dẫn chương trình TV hiện nay. Vừa giảng, vừa hỏi rồi để giáo dân « suy tư bên bờ vắng », đó là cách lôi kéo giáo dân « nhập cuộc » với ngài, nhưng « cái đinh » của bài giảng là quan điễm riêng của ngài rất sát với thực tế.

Thánh lễ dành cho gia đình chiều nay với dàn nhạc sống của giới trẻ và những bài thánh ca hào hứng, còn có cha khách chủ tế, thật thú vị.

Mở đầu bài giảng, cha bật mí, lần đầu tiên trong đời linh mục, tôi được giáo dân « ra chủ đề » để tôi làm bài, bữa nay các bạn trẻ yêu cầu tôi nói làm sao để các bạn phải nhớ đến bài phúc âm này dài lâu.

Ngài gãi đầu thỏ thẻ, hình như vị trí của tôi vừa bị hoán đổi, không sao, có Chúa Thánh Thần soi sáng, tôi tin có thể đáp ứng yêu cầu của các bạn.

Trong bài phúc âm này, Chúa bảo nếu chân, tay hay mắt của chúng ta làm đều xấu, thì phải chặt bỏ phần đó đi, nói vậy đạo của Chúa xem ra « hơi ác độc » và mất hẳn đức nhân từ, không dạy chúng ta phải tha thứ như thường nghe.

Quý vị nghĩ gì, và hiểu thế nào về từ ngữ chúng ta vừa nghe, hình như đoạn phúc âm này chúng ta đã nghe nhiều lần trong đời, chắc quý vị đã nghe các cha giải đáp những lần trước rồi, tôi phải nói làm sao để không nhàm chán đây.

Cha nhìn mọi người cười cười, hồi nhỏ tôi nghe bài phúc âm này cũng thấy đạo của mình khá rùng rợn, nhưng từ khi đi tu tôi mới hiểu hết ý Chúa.

Theo Thánh Kinh, Chúa bảo, thân thể chúng ta hư hỏng tới đâu chặt bỏ tới đó, kiểu này hầu như ai trong chúng ta cũng một lần trong đời trở thành phế nhân.

Nói vậy mà không phải vậy, động từ chặt đứt, vứt bỏ tay chân hay khoét mắt đó, đưa tới hình ảnh « không toàn thân » của chúng ta, bài phúc âm đưa ra câu hỏi, ai trong chúng ta dám tự hào mình là người hoàn thiện.

Chúa chấp nhận chúng ta khuyết tật, không hoàn hảo, vì thế Chúa mới đến tìm những con chiên ghẻ để cứu vớt, nhưng đáng buồn thay, chúng ta quá tự mãn nên có thấy Chúa đâu.

Chúa ra đời trong cảnh nghèo khó, lớn lên cặp bồ đánh bạn với dân chài lưới, bà góa, dân khố rách áo ôm, và chịu chết vì cái tính trịch thượng của chúng ta.

Thưa quý vị, trong đời tu trì, tôi từng được giáo dân săn đón, ưu đãi, bỡi vì tôi « đại diện Chúa » theo cái nhìn trần tục của quý vị, vô tình đôi khi quý vị bóp méo thánh kinh.

Chúa đến để phục vụ chứ đâu phải để làm Chúa ăn trên ngồi trước, tôi làm cha là để rao giảng Tin Mừng, tôi thuộc lớp người đi phục vụ chứ đâu phải mặc áo dòng để « làm cha thiên hạ ».

Bây giờ tôi xin trả bài với các bạn trẻ đây, các bạn chơi nhạc, hát hay, có tương lai tươi sáng trước mặt, biết đâu sau này có bạn sẽ trở thành thị trưởng, dân biểu, một người nỗi danh, hay cũng chỉ là thường dân như đa số chúng ta đây.

Sau này dù có là gì đi nữa các bạn cũng nên nhớ đến cái Đức Khiêm Nhường, đó là kim chỉ Nam để chúng ta không lạc lối và xa rời Chúa. Biết mình là người không hoàn hảo, người khiếm khuyết, nghĩa là nhận ra thân phận con người phải liên tục tu luyện để giống hình ảnh Chúa tạo ra chúng ta thuở ban sơ, thuở con người chưa tự kiêu, tự mãn để bị sập bẩy con rắn độc.

Hình ảnh con rắn phỉnh gạt bà Eva cũng chính là tính ngạo mạn, tự đại, tự mãn của chúng ta đó thôi, tội nghiệp cho thân phận mỏng dòn của chúng ta, dễ vỡ, dễ sa lầy lắm. Tôi nói ít, hy vọng quý vị và các bạn trẻ hiểu nhiều vì tôi chủ trương, tôi gợi ý Lời Chúa, quý vị là người tìm lời giải đáp và thực hành điều mình tìm thấy, nếu mình làm sai thì làm lại, Chúa luôn ở bên ta để dìu dắt ta.

Xin cảm ơn cha xứ đã cho phép tôi đến với quý vị, cảm ơn các bạn trẻ đã ra đề bài để tôi có cơ hội « mở đề bài », các bạn làm bài tiếp nhé và hãy nhớ chúng ta không phải là người hoàn hảo nên phải luôn tìm đến Chúa xin Người giúp đỡ.

Lần này cũng như lần trước, cha lại làm tôi suy tư, hình ảnh con người tàn phế này tôi đã thấy đâu đây, chính xác, chính chúng ta đó thôi chứ ai vào đây. Vì đã có lần ta tự khoát vào người chiếc áo hào nhoáng của kẻ tài ba, khôn ngoan, cao siêu hơn người khác, những tĩnh từ phù du chỉ đưa ta xa rời con đường đến với Chúa.

Cha khách nói hay hơn cha xứ dân Tây chính gốc, có thể vì ngài « mặc cảm » mình là dân ngoại quốc, cũng chỉ là khách vãng lai của xứ đạo nên ngài phải « soạn bài » thật kỷ để thu hút giáo dân.

Tôi không nghĩ như vậy, vì môn hùng biện cha nào cũng được đào tạo trong lúc học Thần Học, bài vỡ thì Phúc Âm từ ngàn xưa vẫn không thay đổi, có chăng là tài hùng biện của mỗi người mới là thiên phú.

Cái duyên ăn nói là đặc tính riêng của từng người, và cha khách đã « lấy lòng » giáo dân xóm tôi qua tài dẫn chuyện rất chuyên nghiệp. Cái nghiệp vãng lai của ngài hình như đang bén rể ở xóm tôi, tôi hy vọng rồi cha sẽ tiếp tục lai vãng đến đây để lôi cuống giới trẻ, và cả dân sồn sồn sắp bước vào giới « lão niên » như tôi đây, khám phá Phúc Âm, dù đã hơn hai ngàn năm vẫn có sức hấp dẫn, làm ta thắc mắc, tự vấn xem mình đã phụ lòng Chúa bao nhiêu lần rồi.

Tôi vừa viết xong bài này, cũng là lúc Roma ra thông báo Đức Thánh Cha vừa đâm đơn từ chức vì lý do sức khẻo.

Giáo dân kẻ khen, người tiếc, tôi thán phục ngài sát đất, người uy quyền nhất Giáo Hội vừa thừa nhận, lực bất tồng tâm.

Đức Thánh Cha cũng chỉ lập lại bài phúc âm cha khách đề cập đến vài tháng trước, ngài tự nhận mình mang thân phận tầm thường như mọi người trước mặt Chúa và nhờ ơn Chúa Thánh Thần soi sáng ngài đã lấy một quyết định gương mẫu, một bài học để đời cho hậu thế.

Cuộc đời này rồi sẽ qua đi, còn chăng là dấu ấn của ngài, « thời đại » của ngài tuy ngắn hơn Đức Thánh Cha Jean Paul II, nhưng lại kết thúc trong bối cảnh đáng được chúng ta chiêm nghiệm.

Chung cuộc chúng ta cũng chỉ là khách vãng lai của trái đất này thôi, vậy hãy sống thật xứng đáng những ngày dù buồn hay vui đều là những ngày có Chúa trong cuộc đời chúng ta.

Juin 2013 / Đoàn Thị
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Bạn Tâm Tình
Thérésa Nguyễn
21:18 05/07/2013
BẠN TÂM TÌNH
Ảnh của Thérésa Nguyễn
Dù cho sát cánh kề vai
Hay xa vạn dặm, bạn, ta, vẫn bền.
(tn)
 
VietCatholic TV
Video WYD 2013: Phỏng vấn LM. Lê Hồng Mạnh thừa sai tại Brazil
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
11:24 05/07/2013
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
 

© 2024 - VietCatholic News - Designed by VietCatholic News