Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Nhật XIV Thường Niên -C-
Lm. Jude Siciliano, OP
04:04 04/07/2019
Isaia 66: 10-14; Tvinh 65; Galat 6: 14-18; Luca 10: 1-12, 17-20
Bài Phúc âm hôm nay nghe như nói về mùa bầu cử năm 2020. Các ứng cử viên gởi người đi trước để dọn đường cho sự xuất hiện của họ. Các nhóm chuyên gia tổ chức đó đi đến những địa điểm và những thành phố mà các ứng cử viên sẽ đến vận động. Họ sẽ tổ chức các buổi hội họp với những nhà tài trợ có tiềm năng. Họ sẽ kiểm tra các biện pháp an ninh, viết bài diễn văn, đạo diễn phần phim ảnh cho ứng cử viên v.v... Đó là những chuyên gia được lựa chọn riêng biệt để đi trước và họ được hướng dẫn những gì cần phải nói, những gì cần lưu ý theo lời nhắc của ứng cử viên. Bất cứ điều gì sai phạm họ sẽ bị mất phiếu.
Tôi nói lại. Những điều đó không hoàn toàn giống câu chuyện trong phúc âm hôm nay phải không? Thật thế, Chúa Giêsu là một nhân vật quan trọng. Ngài gởi đại điện đi trước đến những nơi Ngài sẽ đến thăm, và sửa soạn việc Ngài sẽ đến. Nhưng đó chỉ là cách làm việc thôi và không giống lời tôi nói ớ trên. Chúa Giêsu không phải là một chính trị gia ra tranh cử. Ngài không ra đi để lấy phiếu, hay để nổi tiếng. Ngài sửa soạn đi rao giảng, theo một cách riêng không như các ứng cử viên.
So với các chiến dịch tranh cử tổng thống và nghị sĩ quốc hội của chúng ta, Những gì Chúa Giêsu đang làm gần như là một “sự kiện không có tiền lệ”; Không có phóng viên báo chí, không tiệc chiêu đãi, không gặp chính quyền nhân sĩ địa phương, không diễu hành, không ngân sách, không kịch bản. Người phát ngôn thiếu chuyên nghiệp trong công tác truyển rao giới thiệu người mới nơi những thị trấn hay những thành phố xa lạ. Không có tài liệu để phát động chiến dịch. Không có thức ăn và đồ uống miễn phí cho người dân.
Khi chúng ta đến một địa điểm mới, dù là ngay tại thị trấn hay trên khắp toàn quốc, chúng ta thường dựa vào điện thoại di động và hệ thống GPS để chỉ đường cho chúng ta. Các ứng dụng đó cho chúng ta biết về điều kiện đường sá, điểm dừng chân, trạm xăng và các trang web trên đường đi. Tất nhiên họ vẫn không là người hướng dẫn du lịch trong thời điểm của Chúa Giêsu. Nhưng Ngài nói trước cho các môn đệ rất nhiều điều. Ngài nói cho họ biết những làng Ngài sẽ đến và để các ông tùy liệu tự đến đó. Ngài sẽ đến sau khi các ông đã sửa soạn. Và hơn nữa, Ngài không bảo các ông phải nói gì khi họ đến các làng đó. Họ không phải là những người được huấn luyện trước để nói gì và các ông không sửa soạn các điều các ông sễ nói.
Các môn đệ đã ở với Chúa Giêsu, nên Ngài sai phái các ông đi thay mặt Ngài. Đó là điều chúng ta nghe quen thuộc phải không? Và có vẻ như nó cũng quen thuộc với chúng ta nữa? Các ông mà Chúa Giêsu chọn đi như đại sứ của Ngài là những người nào? Họ là những người tầm thường, hằng ngày có nhiệm vụ quan trọng là "Anh em hãy ra đi dọn đường cho Thầy”. Họ đi đến đâu, Ngài sẽ theo họ đến đó, Ngài sẽ luôn hiện diện nơi họ.
Chúa Giêsu cũng cho biết là họ cần phải đem theo những gì để đi đường "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin cho chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về". Nói cách khác là "anh em có rất nhiều việc phải làm ngoài đó, vậy anh em hãy cầu xin Thiên Chúa giúp anh em" ("Ngoài đó" có thể giống như là gần bên bàn ăn của chúng ta).
Chúng ta đã làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng ta làm. Chúng ta đã cầu xin cho được nhiều ơn gọi. Thiên Chúa đã đáp lại những lời cầu xin đó với ơn gọi đủ loại. Chúng ta nhận thấy điều đó mỗi khi chúng ta đến nhà thờ. Không phải chỉ có hang giáo phẩm làm việc nơi bàn thờ, nhưng kể tất cả những người lo cho việc phụng vụ. Thêm vào đó có những người trong ban mục vụ giáo xứ và những tình nguyện viên giáo lý dạy các trẻ em, người rước Mình Thánh Chúa cho các người bệnh, chuẩn bị phụ vụ thức ăn cho các người vô gia cư. Những người trong các ca đoàn, người trang hoàng nhà thờ, dạy giáo lý và đọc Thánh Thư v.v..."Cầu xin cho thêm người gặt lúa” là một cách nhắc chúng ta là Thiên Chúa đẫ để dành bao nhiêu việc trong khối lượng công việc này cho Con Một Ngài, và Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta là những thợ gặt.
Tôi biết một phụ nữ thường cầu nguyện trước mỗi lần bà ta đi thăm người con trai và gia đình của người đó. Bà ta nói: "Chúng nó không đi nhà thờ. “Và tôi hy vọng tôi nói điều gì hay làm việc gì có thể làm chúng nó trở lại. Thiên Chúa đã cho tôi can đảm và niềm vui đã giúp tôi vượt qua những lúc đau khổ khó khăn, Tôi muốn chúng nó cũng được sự giúp đở như tôi đã được, và một ngày nào đó chúng nó sẽ được ".
Chúa Giêsu tiếp tục hướng dẫn các đại diện của mình. Họ không nên lo lắng về ngay cả những nhu cầu dịch chuyển thông thường. Sẽ có người chào đón họ và đưa họ vào. Tại sao? Bởi vì những người đại diện cho Chúa Giêsu mang lại hòa bình cho họ. Đó là một nền hòa bình mà mọi người có thể cảm thấy: nó sẽ "dựa vào họ", ông nói. Có phải Chúa Giêsu bảo các môn đệ không nên lịch sự phải không? "Anh em cũng đừng chào hỏi ai dọc đường". Ở Trung Đông. chào đón khách là một điều rất quan trọng. Không phải chỉ nói "chào buổi sáng" hay "chào buổi chiều". Người khách cần dừng lại. chào hỏi, nói chuyện, chia sẻ thức ăn và thì giờ. Các ông không có thì giờ để làm những việc đó. Chúa Giêsu nói là "anh em có việc quan trọng phải làm".
Người mẹ nói là bà ta cầu nguyện trước mỗi lần bà ta đi thăm người con trai và gia đình người đó. Bà còn nói "Tôi chưa học ở bậc đại học về tôn giáo. Tôi chỉ làm việc là cầu nguyện và tìm dịp để chia sẻ đức tin của tôi". Đó chính là điều Chúa Giêsu muốn các môn đệ Ngài và chúng ta làm: hãy cầu nguyện và nói với dân chúng "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần", hay nói lời nào tương tợ như thế.
Thông điệp đó rất quan trọng và Chúa Giêsu nói đến hai lần "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần" Và hôm nay lời đó có nghĩa là gì? Trước hết, Triều Đại Thiên Chúa không xa đâu hay ở nơi nào khác trên thế giới. Và cũng không phải là một nơi chốn, hay là ngày sau khi chúng ta đã chết "chúng ta hy vọng đi đến Triều Đại" như bà Dorothy và các bạn đồng hành cố gắng đi đến nơi Oz sau bao nhiêu trở ngại. Như có người nói "Triều Đại Thiên Chúa là bây giờ hay không bao giờ cả". Chúa Giêsu gọi các môn đệ Ngài là "ánh sáng của thế gian". Dân chúng sẽ biết qua lời nói và việc làm của anh em là Thiên Chúa đã ở rất gần và đang làm nhiều điều tốt lành, và họ sẽ biết được là Triều Đại Thiên Chúa ngay bây giờ.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
14th SUNDAY -C-
Isaiah 66: 10-14; Psalm 66; Galatians 6: 14-18;
Luke 10: 1-12, 17-20
The gospel sounds like the 2020 election season; the way our candidates send out advance teams to prepare for their eventual arrival. Teams of experts go to places and cities a candidate will soon visit: to arrange meetings with potential donors; to check security measures; write candidates’ speeches for them; arrange for photo opportunities and "selfies, etc." Only hand-picked professionals are sent ahead. They are instructed what to say – "stay on message." Any mistakes may cost votes.
I take it back: that doesn’t sound like the gospel story, does it? Well, Jesus is an important person sending representatives ahead to places he intends to visit; to prepare for his arrival. But, that’s as far as it goes. Similarity ends there. Jesus is not a politician running for office. He’s not out to win votes, or popularity contests. He’s planning speaking engagements, but of a very different type.
In comparison to our presidential and congressional campaigns, what Jesus is doing is almost a "non- event." No press releases, no banquets with local elites, no barriers and parades, no enormous campaign budgets, no scripted speeches. Nor professionally trained spokespeople to go to cities and towns loaded with campaign literature. There won’t be free food and drinks to draw the crowds.
When we travel to new places, whether across town or across the country, we rely on our cell phones and GPS systems to give us directions. Our apps tell us about road conditions, rest stops, gas stations and sites along the way. Of course they didn’t have all those travel guides in Jesus’ day. But, he does ask a lot of them. He tells them the towns where he expects to visit and then it is up to them to get there. He will arrive after they prepare for his coming. And more! He doesn’t tell them what to say when they get there. They aren’t trained speakers and they haven’t been given prepared "speaking points."
Jesus’ disciples have been with him and now they are being sent to represent him. Is this beginning to sound familiar? Is it coming home to each of us? Who are they again, these personal, hand-picked ambassadors for Christ? They are ordinary, everyday folk entrusted with an important mission. "Go prepare the way for me" – wherever they go, to each and every place, he will follow…he will show up.
He does provide them with some traveling instructions. "The harvest is abundant but the laborers are few, so ask the master of the harvest to send out laborers to his harvest." In other words: "There is a lot for you to do out there, so pray to God for help." ("Out there" can be as close as our own supper table.)
We have done what Jesus told us to do: we have prayed for vocations. God has answered those prayers with vocations of all kinds. We see that each time we come to church. It is not just those ordained serving at the altar, but all the other ministering at our liturgical celebrations. Plus, those on the parish staff; as well as, volunteers who teach our youth, take communion to the sick, prepare and serve food for the homeless at our parish food pantry. There are musicians, artists, scripture teachers, etc. Praying for "laborers for the harvest" is a reminder that God has invested a lot in this venture, God’s only Son, and will not desert us workers in the harvest.
I know a woman who says a prayer before she visits her son and his family. "They don’t go to church," she says. "And I hope I say, or do something that moves them to return. God has given me courage and joy that have gotten me through hard times. I want them to have that same help when they need it...and someday they will."
Jesus goes on to instruct his representatives. They shouldn’t worry about even the ordinary travel needs. There will be people to welcome them and take them in. Why? Because those who represents Jesus bring peace with them. It is a peace people can feel: it will "rest on them," He says. Is He telling them not to be polite? "Greet no one on the way." In the Middle East there is a great emphasis on hospitality. It wouldn’t just be a "good morning," or "good afternoon." It would require stopping, greeting, conversing, sharing food, and spending time. "No time" for that, Jesus is saying. "You have important work to do."
The mother who says a prayer before visiting her son and his family says, "I didn’t go to college to study religion. All I can do is say a prayer and look for a chance to share my faith." Which is exactly what Jesus wanted his disciples and us to do: say a prayer and tell people, "the Kingdom of God is at hand" – in those, or similar words.
That message was so important Jesus says it twice, "the Kingdom of God is at hand." Now what could that mean? First of all: it’s not about a faraway, other-worldly place. And it is not a place on the map, with lines, color and a label that says, "Here is the Kingdom of God." It’s not a place at all and it is not about the next life after we die, "We are hoping to go to the Kingdom." – like Dorothy and her companions trying to get to Oz against all the obstacles. As someone said: "The Kingdom of God is now, or never." Jesus called his disciples, "the light of the world." People will know by our words and actions that God is very close and doing good things: they will know that the Kingdom of God is now.
Bài Phúc âm hôm nay nghe như nói về mùa bầu cử năm 2020. Các ứng cử viên gởi người đi trước để dọn đường cho sự xuất hiện của họ. Các nhóm chuyên gia tổ chức đó đi đến những địa điểm và những thành phố mà các ứng cử viên sẽ đến vận động. Họ sẽ tổ chức các buổi hội họp với những nhà tài trợ có tiềm năng. Họ sẽ kiểm tra các biện pháp an ninh, viết bài diễn văn, đạo diễn phần phim ảnh cho ứng cử viên v.v... Đó là những chuyên gia được lựa chọn riêng biệt để đi trước và họ được hướng dẫn những gì cần phải nói, những gì cần lưu ý theo lời nhắc của ứng cử viên. Bất cứ điều gì sai phạm họ sẽ bị mất phiếu.
Tôi nói lại. Những điều đó không hoàn toàn giống câu chuyện trong phúc âm hôm nay phải không? Thật thế, Chúa Giêsu là một nhân vật quan trọng. Ngài gởi đại điện đi trước đến những nơi Ngài sẽ đến thăm, và sửa soạn việc Ngài sẽ đến. Nhưng đó chỉ là cách làm việc thôi và không giống lời tôi nói ớ trên. Chúa Giêsu không phải là một chính trị gia ra tranh cử. Ngài không ra đi để lấy phiếu, hay để nổi tiếng. Ngài sửa soạn đi rao giảng, theo một cách riêng không như các ứng cử viên.
So với các chiến dịch tranh cử tổng thống và nghị sĩ quốc hội của chúng ta, Những gì Chúa Giêsu đang làm gần như là một “sự kiện không có tiền lệ”; Không có phóng viên báo chí, không tiệc chiêu đãi, không gặp chính quyền nhân sĩ địa phương, không diễu hành, không ngân sách, không kịch bản. Người phát ngôn thiếu chuyên nghiệp trong công tác truyển rao giới thiệu người mới nơi những thị trấn hay những thành phố xa lạ. Không có tài liệu để phát động chiến dịch. Không có thức ăn và đồ uống miễn phí cho người dân.
Khi chúng ta đến một địa điểm mới, dù là ngay tại thị trấn hay trên khắp toàn quốc, chúng ta thường dựa vào điện thoại di động và hệ thống GPS để chỉ đường cho chúng ta. Các ứng dụng đó cho chúng ta biết về điều kiện đường sá, điểm dừng chân, trạm xăng và các trang web trên đường đi. Tất nhiên họ vẫn không là người hướng dẫn du lịch trong thời điểm của Chúa Giêsu. Nhưng Ngài nói trước cho các môn đệ rất nhiều điều. Ngài nói cho họ biết những làng Ngài sẽ đến và để các ông tùy liệu tự đến đó. Ngài sẽ đến sau khi các ông đã sửa soạn. Và hơn nữa, Ngài không bảo các ông phải nói gì khi họ đến các làng đó. Họ không phải là những người được huấn luyện trước để nói gì và các ông không sửa soạn các điều các ông sễ nói.
Các môn đệ đã ở với Chúa Giêsu, nên Ngài sai phái các ông đi thay mặt Ngài. Đó là điều chúng ta nghe quen thuộc phải không? Và có vẻ như nó cũng quen thuộc với chúng ta nữa? Các ông mà Chúa Giêsu chọn đi như đại sứ của Ngài là những người nào? Họ là những người tầm thường, hằng ngày có nhiệm vụ quan trọng là "Anh em hãy ra đi dọn đường cho Thầy”. Họ đi đến đâu, Ngài sẽ theo họ đến đó, Ngài sẽ luôn hiện diện nơi họ.
Chúa Giêsu cũng cho biết là họ cần phải đem theo những gì để đi đường "Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin cho chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về". Nói cách khác là "anh em có rất nhiều việc phải làm ngoài đó, vậy anh em hãy cầu xin Thiên Chúa giúp anh em" ("Ngoài đó" có thể giống như là gần bên bàn ăn của chúng ta).
Chúng ta đã làm những gì Chúa Giêsu bảo chúng ta làm. Chúng ta đã cầu xin cho được nhiều ơn gọi. Thiên Chúa đã đáp lại những lời cầu xin đó với ơn gọi đủ loại. Chúng ta nhận thấy điều đó mỗi khi chúng ta đến nhà thờ. Không phải chỉ có hang giáo phẩm làm việc nơi bàn thờ, nhưng kể tất cả những người lo cho việc phụng vụ. Thêm vào đó có những người trong ban mục vụ giáo xứ và những tình nguyện viên giáo lý dạy các trẻ em, người rước Mình Thánh Chúa cho các người bệnh, chuẩn bị phụ vụ thức ăn cho các người vô gia cư. Những người trong các ca đoàn, người trang hoàng nhà thờ, dạy giáo lý và đọc Thánh Thư v.v..."Cầu xin cho thêm người gặt lúa” là một cách nhắc chúng ta là Thiên Chúa đẫ để dành bao nhiêu việc trong khối lượng công việc này cho Con Một Ngài, và Ngài sẽ không bỏ rơi chúng ta là những thợ gặt.
Tôi biết một phụ nữ thường cầu nguyện trước mỗi lần bà ta đi thăm người con trai và gia đình của người đó. Bà ta nói: "Chúng nó không đi nhà thờ. “Và tôi hy vọng tôi nói điều gì hay làm việc gì có thể làm chúng nó trở lại. Thiên Chúa đã cho tôi can đảm và niềm vui đã giúp tôi vượt qua những lúc đau khổ khó khăn, Tôi muốn chúng nó cũng được sự giúp đở như tôi đã được, và một ngày nào đó chúng nó sẽ được ".
Chúa Giêsu tiếp tục hướng dẫn các đại diện của mình. Họ không nên lo lắng về ngay cả những nhu cầu dịch chuyển thông thường. Sẽ có người chào đón họ và đưa họ vào. Tại sao? Bởi vì những người đại diện cho Chúa Giêsu mang lại hòa bình cho họ. Đó là một nền hòa bình mà mọi người có thể cảm thấy: nó sẽ "dựa vào họ", ông nói. Có phải Chúa Giêsu bảo các môn đệ không nên lịch sự phải không? "Anh em cũng đừng chào hỏi ai dọc đường". Ở Trung Đông. chào đón khách là một điều rất quan trọng. Không phải chỉ nói "chào buổi sáng" hay "chào buổi chiều". Người khách cần dừng lại. chào hỏi, nói chuyện, chia sẻ thức ăn và thì giờ. Các ông không có thì giờ để làm những việc đó. Chúa Giêsu nói là "anh em có việc quan trọng phải làm".
Người mẹ nói là bà ta cầu nguyện trước mỗi lần bà ta đi thăm người con trai và gia đình người đó. Bà còn nói "Tôi chưa học ở bậc đại học về tôn giáo. Tôi chỉ làm việc là cầu nguyện và tìm dịp để chia sẻ đức tin của tôi". Đó chính là điều Chúa Giêsu muốn các môn đệ Ngài và chúng ta làm: hãy cầu nguyện và nói với dân chúng "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần", hay nói lời nào tương tợ như thế.
Thông điệp đó rất quan trọng và Chúa Giêsu nói đến hai lần "Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần" Và hôm nay lời đó có nghĩa là gì? Trước hết, Triều Đại Thiên Chúa không xa đâu hay ở nơi nào khác trên thế giới. Và cũng không phải là một nơi chốn, hay là ngày sau khi chúng ta đã chết "chúng ta hy vọng đi đến Triều Đại" như bà Dorothy và các bạn đồng hành cố gắng đi đến nơi Oz sau bao nhiêu trở ngại. Như có người nói "Triều Đại Thiên Chúa là bây giờ hay không bao giờ cả". Chúa Giêsu gọi các môn đệ Ngài là "ánh sáng của thế gian". Dân chúng sẽ biết qua lời nói và việc làm của anh em là Thiên Chúa đã ở rất gần và đang làm nhiều điều tốt lành, và họ sẽ biết được là Triều Đại Thiên Chúa ngay bây giờ.
Chuyển ngữ: FX. Trọng Yên, OP
14th SUNDAY -C-
Isaiah 66: 10-14; Psalm 66; Galatians 6: 14-18;
Luke 10: 1-12, 17-20
The gospel sounds like the 2020 election season; the way our candidates send out advance teams to prepare for their eventual arrival. Teams of experts go to places and cities a candidate will soon visit: to arrange meetings with potential donors; to check security measures; write candidates’ speeches for them; arrange for photo opportunities and "selfies, etc." Only hand-picked professionals are sent ahead. They are instructed what to say – "stay on message." Any mistakes may cost votes.
I take it back: that doesn’t sound like the gospel story, does it? Well, Jesus is an important person sending representatives ahead to places he intends to visit; to prepare for his arrival. But, that’s as far as it goes. Similarity ends there. Jesus is not a politician running for office. He’s not out to win votes, or popularity contests. He’s planning speaking engagements, but of a very different type.
In comparison to our presidential and congressional campaigns, what Jesus is doing is almost a "non- event." No press releases, no banquets with local elites, no barriers and parades, no enormous campaign budgets, no scripted speeches. Nor professionally trained spokespeople to go to cities and towns loaded with campaign literature. There won’t be free food and drinks to draw the crowds.
When we travel to new places, whether across town or across the country, we rely on our cell phones and GPS systems to give us directions. Our apps tell us about road conditions, rest stops, gas stations and sites along the way. Of course they didn’t have all those travel guides in Jesus’ day. But, he does ask a lot of them. He tells them the towns where he expects to visit and then it is up to them to get there. He will arrive after they prepare for his coming. And more! He doesn’t tell them what to say when they get there. They aren’t trained speakers and they haven’t been given prepared "speaking points."
Jesus’ disciples have been with him and now they are being sent to represent him. Is this beginning to sound familiar? Is it coming home to each of us? Who are they again, these personal, hand-picked ambassadors for Christ? They are ordinary, everyday folk entrusted with an important mission. "Go prepare the way for me" – wherever they go, to each and every place, he will follow…he will show up.
He does provide them with some traveling instructions. "The harvest is abundant but the laborers are few, so ask the master of the harvest to send out laborers to his harvest." In other words: "There is a lot for you to do out there, so pray to God for help." ("Out there" can be as close as our own supper table.)
We have done what Jesus told us to do: we have prayed for vocations. God has answered those prayers with vocations of all kinds. We see that each time we come to church. It is not just those ordained serving at the altar, but all the other ministering at our liturgical celebrations. Plus, those on the parish staff; as well as, volunteers who teach our youth, take communion to the sick, prepare and serve food for the homeless at our parish food pantry. There are musicians, artists, scripture teachers, etc. Praying for "laborers for the harvest" is a reminder that God has invested a lot in this venture, God’s only Son, and will not desert us workers in the harvest.
I know a woman who says a prayer before she visits her son and his family. "They don’t go to church," she says. "And I hope I say, or do something that moves them to return. God has given me courage and joy that have gotten me through hard times. I want them to have that same help when they need it...and someday they will."
Jesus goes on to instruct his representatives. They shouldn’t worry about even the ordinary travel needs. There will be people to welcome them and take them in. Why? Because those who represents Jesus bring peace with them. It is a peace people can feel: it will "rest on them," He says. Is He telling them not to be polite? "Greet no one on the way." In the Middle East there is a great emphasis on hospitality. It wouldn’t just be a "good morning," or "good afternoon." It would require stopping, greeting, conversing, sharing food, and spending time. "No time" for that, Jesus is saying. "You have important work to do."
The mother who says a prayer before visiting her son and his family says, "I didn’t go to college to study religion. All I can do is say a prayer and look for a chance to share my faith." Which is exactly what Jesus wanted his disciples and us to do: say a prayer and tell people, "the Kingdom of God is at hand" – in those, or similar words.
That message was so important Jesus says it twice, "the Kingdom of God is at hand." Now what could that mean? First of all: it’s not about a faraway, other-worldly place. And it is not a place on the map, with lines, color and a label that says, "Here is the Kingdom of God." It’s not a place at all and it is not about the next life after we die, "We are hoping to go to the Kingdom." – like Dorothy and her companions trying to get to Oz against all the obstacles. As someone said: "The Kingdom of God is now, or never." Jesus called his disciples, "the light of the world." People will know by our words and actions that God is very close and doing good things: they will know that the Kingdom of God is now.
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:40 04/07/2019
25. Thiên Chúa thường giúp đỡ người khiêm tốn, ức chế người kiêu ngạo.
(sách Gương Đức Chúa Giê-su )Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
----------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:49 04/07/2019
63. ĐẬP VỠ BÔ TIỂU TIỆN ĐÊM
Có người nọ nói với bạn bè rằng:
- “Vợ của tôi thường nóng nảy, chỉ cần tôi mua về một tên tớ gái thì bà ta chịu không nổi, cằn nhằn cho đến khi tôi đem bán tên tớ gái ấy mới thôi”.
Một người bạn nói:
- “Vợ của tôi hung hản hơn vợ ông nhiều, đừng nói mua về, ngay cả nhìn mấy cô gái đẹp cũng không xong với bà ta”.
Người bạn khác nhanh nhẫu tiếp lời:
- “Hai bạn khỏi nói, vợ của tôi giống như cọp cái, không những không chịu tớ gái, mà dữ dằn hơn chính là ngay cả tôi mua về cái bô để tiểu tiện ban đêm bà cũng không cho, mua về tất bị đập vỡ mới thôi !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 63:
Có người may mắn cưới được bà vợ dễ thương thì cả nhà đều dễ thương, có người cưới bà vợ dữ như...sư tử Hà Đông thì cả nhà sẽ như chuồng...sư tử, nghĩa là cắn xé nhau cả ngày vì bà vợ nhiều chuyện...
Thiên Chúa không bất công khi gởi đến cho chúng ta một...cái xương sườn quá nhiều gai góc, nhưng Ngài gởi đến cho chúng ta một người vợ do chúng ta tự chọn lấy bởi vì Ngài rất công bằng.
Có những bà vợ rất hiền lành nhưng ông chồng quá bê bối khiến bà trở nên dữ tợn; có những bà vợ rất nhu mì siêng năng lo lắng việc nhà nhưng ông chồng cờ bạc rượu chè khiến bà ta bỏ bê nhà cửa; cũng có nhiều bà vợ một dạ với chồng nhưng vì chồng không trân trọng tình yêu này nên bà đã mở cửa cho hạnh phúc ra đi...
Đừng rêu rao vợ mình dữ như sư tử Hà Đông, cũng đừng nói xấu vợ mình trước mặt bạn bè, bởi vì vợ là xương sườn của mình, là chính mình, cho nên khi nói vợ dữ như sư tử là nói mình dữ như sư tử, nói xấu vợ chính là nói xấu mình vậy. Hãy cầu nguyện cho mình và vợ mình biết yêu thương nhau đến đầu bạc răng long, hãy nâng đỡ vợ mình khi nàng đau yếu mệt nhọc, và hãy cọng tác với vợ mình dạy dỗ con cái nên người tốt trong xã hội...
Thiên Chúa rất công bằng, chỉ có sự ích kỷ của những ông chồng mới làm cho gia đình mất đi sự vui tươi hạnh phúc mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Có người nọ nói với bạn bè rằng:
- “Vợ của tôi thường nóng nảy, chỉ cần tôi mua về một tên tớ gái thì bà ta chịu không nổi, cằn nhằn cho đến khi tôi đem bán tên tớ gái ấy mới thôi”.
Một người bạn nói:
- “Vợ của tôi hung hản hơn vợ ông nhiều, đừng nói mua về, ngay cả nhìn mấy cô gái đẹp cũng không xong với bà ta”.
Người bạn khác nhanh nhẫu tiếp lời:
- “Hai bạn khỏi nói, vợ của tôi giống như cọp cái, không những không chịu tớ gái, mà dữ dằn hơn chính là ngay cả tôi mua về cái bô để tiểu tiện ban đêm bà cũng không cho, mua về tất bị đập vỡ mới thôi !”
(Quảng Tiếu phủ)
Suy tư 63:
Có người may mắn cưới được bà vợ dễ thương thì cả nhà đều dễ thương, có người cưới bà vợ dữ như...sư tử Hà Đông thì cả nhà sẽ như chuồng...sư tử, nghĩa là cắn xé nhau cả ngày vì bà vợ nhiều chuyện...
Thiên Chúa không bất công khi gởi đến cho chúng ta một...cái xương sườn quá nhiều gai góc, nhưng Ngài gởi đến cho chúng ta một người vợ do chúng ta tự chọn lấy bởi vì Ngài rất công bằng.
Có những bà vợ rất hiền lành nhưng ông chồng quá bê bối khiến bà trở nên dữ tợn; có những bà vợ rất nhu mì siêng năng lo lắng việc nhà nhưng ông chồng cờ bạc rượu chè khiến bà ta bỏ bê nhà cửa; cũng có nhiều bà vợ một dạ với chồng nhưng vì chồng không trân trọng tình yêu này nên bà đã mở cửa cho hạnh phúc ra đi...
Đừng rêu rao vợ mình dữ như sư tử Hà Đông, cũng đừng nói xấu vợ mình trước mặt bạn bè, bởi vì vợ là xương sườn của mình, là chính mình, cho nên khi nói vợ dữ như sư tử là nói mình dữ như sư tử, nói xấu vợ chính là nói xấu mình vậy. Hãy cầu nguyện cho mình và vợ mình biết yêu thương nhau đến đầu bạc răng long, hãy nâng đỡ vợ mình khi nàng đau yếu mệt nhọc, và hãy cọng tác với vợ mình dạy dỗ con cái nên người tốt trong xã hội...
Thiên Chúa rất công bằng, chỉ có sự ích kỷ của những ông chồng mới làm cho gia đình mất đi sự vui tươi hạnh phúc mà thôi.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------------
http://www.vietcatholicnews.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
https://nhantai.info
Lúa chín đầy đồng
Lm JB Nguyễn Minh Hùng
16:49 04/07/2019
Chúa Nhật 14 Thường Niên C
Dân số Á châu chiếm gần hai phần ba dân số thế giới, nhưng số người nhận biết Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc nhân loại chưa tới ba phần trăm (3%). Cánh đồng truyền giáo mênh mông đang cần các Kitô hữu nhiệt thành cho sứ mạng truyền giáo.
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu đã từng chọn bảy mươi hai người và sai họ đi truyền giáo, thì hôm nay vẫn không khác. Chúa vẫn tiếp tục sai chúng ta là những môn đệ mới, ra đi loan báo Lời của Người cho anh chị em.
Hơn nữa, Công đồng Vatican II khẳng định: “Bản chất của Hội thánh là truyền giáo”. Mọi tín hữu là nhân tố làm thành Hội Thánh ấy, cũng chính là những sứ giả Tin mừng, vì thế, ngoài giáo huấn của Lời Chúa, giáo huấn của Hội Thánh, một khi dựa trên Lời Chúa, cũng đòi chúng ta phải có trách nhiệm truyền giáo như như chính Hội Thánh là mẹ của mình.
Chính vì thế, lời Chúa dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, không chỉ là lời mà ngày xưa Chúa ngỏ với các tông đồ, với đoàn môn đệ, mà còn là lời xuyên thời gian, đọng trên mọi thời, mọi người.
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, là lời của hiện thực, của chính hôm nay. Đó là lời đang thôi thúc chúng ta hãy lên đường truyền giáo trong thời đại mới. Vậy, từng người tín hữu hãy sẵn sàng ra đi truyền giáo. Từng người nhận lãnh Lời Chúa và băng mình trên cánh đồng truyền giáo rộng khắp này, để đem con người về cùng Chúa, và đưa Chúa đến trong lòng người.
Mỗi người Công Giáo đều có một ơn gọi từ Thiên Chúa - ơn gọi trở nên “thợ gặt” cho đồng lúa đã chín vàng của Vị Chủ Mùa. Để thực thi lời Chúa dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”, chúng ta hãy sống trong đời sống bằng lối sống CHỨNG NHÂN.
Vậy đâu là khuôn mặt của người môn đệ sống chứng nhân?
1- Chứng nhân bằng sự cầu nguyện: Nghĩa là ta trung thành và liên lỉ kết hợp với Chúa qua việc tham dự thánh lễ, lãnh nhận bí tích, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, luyện tập nhân đức, thường xuyên rước và chầu Mình Thánh… cùng với việc lo củng cố cho mình vững niềm tin vào Chúa, không bao giờ ngần ngại, thoái thác hay lười biếng mà bỏ qua bất cứ giây phút nào mà không cầu nguyện, không bày tỏ đức tin của mình.
2- Chứng nhân bằng sống bác ái với anh chị em xung quanh: Ta ân cần thăm hỏi, giúp đỡ, yêu thương, quan tâm… đến những hoàn cảnh của họ. Bác ái phải là tinh thần truyền giáo đầu tiên mà từng người tín hữu phải cố gắng sống cho bằng được. Sau đây là câu chuyện bác ái mà Mẹ Têrêsa thành Calcutta đã từng kể:
“Ở Úc Châu, có một người thổ dân (Aborigine) sống trong một hoàn cảnh thật thảm thương. Ông đã cao niên. Từ bao năm tháng ông chỉ một thân một mình cô đơn trong túp lều tối tăm xiêu vẹo. Lần đầu tới thăm ông, tôi đề nghị:
- Ðể tôi dọn dẹp nhà và sửa soạn giường chiếu lại cho ông.
Ông ta hờ hững nói:
- Tôi đã quen sống như vậy rồi.
- Tuy vậy, ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp.
Sau cùng ông ta bằng lòng để tôi dọn dẹp lại nhà cửa cho ông. Trong khi quét dọn, tôi thấy một cái đèn cũ, đẹp nhưng phủ đầy bụi bẩn. Tôi hỏi:
- Có bao giờ ông thắp đèn này không?
Ông ta trả lời với giọng chán ngán:
- Nhưng thắp đèn cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu. Tôi sống ở đây đã lâu rồi mà chẳng hề trông thấy một ai cả.
- Nếu các nữ tu đến thăm ông thường xuyên, ông có bằng lòng thắp đèn lên không?
Ông vui vẻ đáp:
- Dĩ nhiên rồi.
Từ hôm đó, các nữ tu của chúng tôi quyết định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Cũng từ đó, ông cụ bắt đầu thắp đèn và dọn dẹp căn lều sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa. Trước khi chết, ông nhờ các nữ tu nhắn tin cho tôi:
- Xin nhắn với mẹ Têrêsa bạn tôi rằng, ngọn đèn mà mẹ đã thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu sáng. Ðó chỉ là một việc nhỏ, nhưng trong bóng tối cô đơn của đời tôi, một tia sáng đã chiếu lên và vẫn còn tiếp tục sáng”.
3- Chứng nhân bằng tập sống các nhân đức: Đó là sự hiền lành, sự nghèo khó và lòng khiêm tốn. Vì người môn đệ cần phải hiền lành như “chiên ở giữa bầy sói”. Họ cũng là người có lối sống thanh bần, vì khi ra đi, họ không được mang theo “túi tiền, bao bị giày dép”. Họ cần phải khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn, vì họ là những người thợ. Mà “thợ thì đáng được trả công” như thế.
Nói cách khác, người môn đệ của Chúa Kitô, nếu muốn thành công trong công tác rao giảng Lời Chúa của mình, việc ra đi để nói cho mọi người biết Chúa, không quan trọng cho bằng việc họ phải sống Lời Chúa ngay tại gia đình, hay tại bất cứ nơi nào họ đang sống, đang làm việc.
Cụ thể, họ phải tôn trọng tha nhân, chấp nhận bị từ chối, sống nghèo, sống khổ hạnh, không so đo tính toán thiệt hơn, nhưng một lòng trung thànhvới Lời Chúa, với đức tin…
Lạy Chúa Giêsu, thế giới thật bao la, vòng tay chúng con quá nhỏ. Chúng con muốn ôm trọn thế giới về cho Chúa, nhưng không thể được. Xin dạy chúng ocn biết nắm lấy tay nhau
Lạy Chúa Giêsu, xin hướng dẫn chúng con biết cách truyền giáo cho anh chị em trong thời đại chúng con, để dù qua năm tháng, dù lâm vào hoàn cảnh nào, hay dù gặp thửa thách đến đâu, lòng chúng con vẫn trung kiên sống ơn gọi của mình, để danh Chúa được cả sáng và biên cương của Hội Thánh được nới rộng ngày càng nhiều hơn. Amen.
Dân số Á châu chiếm gần hai phần ba dân số thế giới, nhưng số người nhận biết Chúa Kitô là Đấng Cứu Chuộc nhân loại chưa tới ba phần trăm (3%). Cánh đồng truyền giáo mênh mông đang cần các Kitô hữu nhiệt thành cho sứ mạng truyền giáo.
Nếu ngày xưa, Chúa Giêsu đã từng chọn bảy mươi hai người và sai họ đi truyền giáo, thì hôm nay vẫn không khác. Chúa vẫn tiếp tục sai chúng ta là những môn đệ mới, ra đi loan báo Lời của Người cho anh chị em.
Hơn nữa, Công đồng Vatican II khẳng định: “Bản chất của Hội thánh là truyền giáo”. Mọi tín hữu là nhân tố làm thành Hội Thánh ấy, cũng chính là những sứ giả Tin mừng, vì thế, ngoài giáo huấn của Lời Chúa, giáo huấn của Hội Thánh, một khi dựa trên Lời Chúa, cũng đòi chúng ta phải có trách nhiệm truyền giáo như như chính Hội Thánh là mẹ của mình.
Chính vì thế, lời Chúa dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, không chỉ là lời mà ngày xưa Chúa ngỏ với các tông đồ, với đoàn môn đệ, mà còn là lời xuyên thời gian, đọng trên mọi thời, mọi người.
“Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt lại ít”, là lời của hiện thực, của chính hôm nay. Đó là lời đang thôi thúc chúng ta hãy lên đường truyền giáo trong thời đại mới. Vậy, từng người tín hữu hãy sẵn sàng ra đi truyền giáo. Từng người nhận lãnh Lời Chúa và băng mình trên cánh đồng truyền giáo rộng khắp này, để đem con người về cùng Chúa, và đưa Chúa đến trong lòng người.
Mỗi người Công Giáo đều có một ơn gọi từ Thiên Chúa - ơn gọi trở nên “thợ gặt” cho đồng lúa đã chín vàng của Vị Chủ Mùa. Để thực thi lời Chúa dạy: “Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít”, chúng ta hãy sống trong đời sống bằng lối sống CHỨNG NHÂN.
Vậy đâu là khuôn mặt của người môn đệ sống chứng nhân?
1- Chứng nhân bằng sự cầu nguyện: Nghĩa là ta trung thành và liên lỉ kết hợp với Chúa qua việc tham dự thánh lễ, lãnh nhận bí tích, lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, luyện tập nhân đức, thường xuyên rước và chầu Mình Thánh… cùng với việc lo củng cố cho mình vững niềm tin vào Chúa, không bao giờ ngần ngại, thoái thác hay lười biếng mà bỏ qua bất cứ giây phút nào mà không cầu nguyện, không bày tỏ đức tin của mình.
2- Chứng nhân bằng sống bác ái với anh chị em xung quanh: Ta ân cần thăm hỏi, giúp đỡ, yêu thương, quan tâm… đến những hoàn cảnh của họ. Bác ái phải là tinh thần truyền giáo đầu tiên mà từng người tín hữu phải cố gắng sống cho bằng được. Sau đây là câu chuyện bác ái mà Mẹ Têrêsa thành Calcutta đã từng kể:
“Ở Úc Châu, có một người thổ dân (Aborigine) sống trong một hoàn cảnh thật thảm thương. Ông đã cao niên. Từ bao năm tháng ông chỉ một thân một mình cô đơn trong túp lều tối tăm xiêu vẹo. Lần đầu tới thăm ông, tôi đề nghị:
- Ðể tôi dọn dẹp nhà và sửa soạn giường chiếu lại cho ông.
Ông ta hờ hững nói:
- Tôi đã quen sống như vậy rồi.
- Tuy vậy, ông sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với căn nhà sạch sẽ và ngăn nắp.
Sau cùng ông ta bằng lòng để tôi dọn dẹp lại nhà cửa cho ông. Trong khi quét dọn, tôi thấy một cái đèn cũ, đẹp nhưng phủ đầy bụi bẩn. Tôi hỏi:
- Có bao giờ ông thắp đèn này không?
Ông ta trả lời với giọng chán ngán:
- Nhưng thắp đèn cho ai? Có ai bước chân vào nhà này bao giờ đâu. Tôi sống ở đây đã lâu rồi mà chẳng hề trông thấy một ai cả.
- Nếu các nữ tu đến thăm ông thường xuyên, ông có bằng lòng thắp đèn lên không?
Ông vui vẻ đáp:
- Dĩ nhiên rồi.
Từ hôm đó, các nữ tu của chúng tôi quyết định mỗi chiều sẽ ghé qua nhà ông. Cũng từ đó, ông cụ bắt đầu thắp đèn và dọn dẹp căn lều sạch sẽ hơn. Ông còn sống thêm hai năm nữa. Trước khi chết, ông nhờ các nữ tu nhắn tin cho tôi:
- Xin nhắn với mẹ Têrêsa bạn tôi rằng, ngọn đèn mà mẹ đã thắp lên trong đời tôi vẫn còn chiếu sáng. Ðó chỉ là một việc nhỏ, nhưng trong bóng tối cô đơn của đời tôi, một tia sáng đã chiếu lên và vẫn còn tiếp tục sáng”.
3- Chứng nhân bằng tập sống các nhân đức: Đó là sự hiền lành, sự nghèo khó và lòng khiêm tốn. Vì người môn đệ cần phải hiền lành như “chiên ở giữa bầy sói”. Họ cũng là người có lối sống thanh bần, vì khi ra đi, họ không được mang theo “túi tiền, bao bị giày dép”. Họ cần phải khiêm tốn đón nhận sự giúp đỡ về nhà ở, cơm ăn, vì họ là những người thợ. Mà “thợ thì đáng được trả công” như thế.
Nói cách khác, người môn đệ của Chúa Kitô, nếu muốn thành công trong công tác rao giảng Lời Chúa của mình, việc ra đi để nói cho mọi người biết Chúa, không quan trọng cho bằng việc họ phải sống Lời Chúa ngay tại gia đình, hay tại bất cứ nơi nào họ đang sống, đang làm việc.
Cụ thể, họ phải tôn trọng tha nhân, chấp nhận bị từ chối, sống nghèo, sống khổ hạnh, không so đo tính toán thiệt hơn, nhưng một lòng trung thànhvới Lời Chúa, với đức tin…
Lạy Chúa Giêsu, thế giới thật bao la, vòng tay chúng con quá nhỏ. Chúng con muốn ôm trọn thế giới về cho Chúa, nhưng không thể được. Xin dạy chúng ocn biết nắm lấy tay nhau
Lạy Chúa Giêsu, xin hướng dẫn chúng con biết cách truyền giáo cho anh chị em trong thời đại chúng con, để dù qua năm tháng, dù lâm vào hoàn cảnh nào, hay dù gặp thửa thách đến đâu, lòng chúng con vẫn trung kiên sống ơn gọi của mình, để danh Chúa được cả sáng và biên cương của Hội Thánh được nới rộng ngày càng nhiều hơn. Amen.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Phanxicô gặp Putin lần thứ ba tại Vatican
Vũ Văn An
19:55 04/07/2019
Theo tin CNA, ngày 4 tháng 7, Đức Phanxicô đã dành cho Tổng Thống Nga, Valimir Putin, cuộc yết kiến kéo dài 55 phút tại Tông Điện Vatican.
Sau cuộc hội kiến, Tổng Thống Nga nói “cám ơn ngài về thì giờ ngài đã dành cho tôi”.
Đây là cuộc hội kiến Đức Giáo Hoàng lần thứ ba và là lần thứ năm thăm Vatican của Tổng Thống Nga, Valimir Putin. Ông đến Tòa Thánh trễ gần 1 tiếng đồng hồ, cũng như hai lần hội kiến trước đây.
Lý do có thể là vụ hỏa hoạn trên tiềm thủy đỉnh nguyên tử tối mật của Nga vào hai hôm trước. Đức Phanxicô đã gửi điện chia buồn vì thảm họa này. Các viên chức Nga đã xác nhận rằng tiềm thủy đỉnh tối mật của họ chạy bằng hạch nhân non một giờ trước cuộc hội kiến Đức Giáo Hoàng. Vụ hỏa hoạn khiến 14 thủy thủ Nga thiệt mạng.
Ngày 3 tháng 7, Ông Alessandro Gisotti, Giám Đốc lâm thời của Phòng Báo Chí Tòa Thánh, cho hay: “Đức Thánh Cha được thông tri về thảm họa của tiềm thùy đỉnh Nga. Ngài bày tỏ lời chia buốn và sự gần gũi với các gia đình nạn nhân và những người bị ảnh hưởng bời thảm họa này”.
Đại sứ Nga tại Tòa Thánh, Aleksandr Avdeev, trước cuộc hội kiến, nói rằng ông mong đợi Ông Putin và Đức Giáo Hoàng thảo luận “sự bất ổn trong các bang giao quốc tế, cuộc khủng hoảng tại Trung Đông, số phận Syria, vấn đề giải giới hạch nhân, tình hình ở Iran”.
Trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Nga Ogonek, Ông Avdeev nói rằng “thì giờ đã đến để người Công Giáo không còn có thể giải quyết nhiều vấn đề và thách thức bỏ ngỏ, nếu không lưu ý tới luận lý học chính trị của Nga và kinh nghiệm của Đạo Chính Thống của chúng ta”.
Người ta cũng mong đợi Ông Putin sẽ thảo luận tình hình ở Ukraine sau khi Giáo Hội Chính Thống Ukraine tách khỏi Giáo Hội Chính Thống Nga năm ngoái. Thượng Phụ Đại Kết của Constantinople đã chính thức nhìn nhận sự độc lập của Giáo Hội Chính Thống Ukraine hồi tháng Giêng năm nay.
Tổng Giám Mục Công Giáo Ukraine Svyatoslav Shevchuk của Kiev, cùng với các nhà lãnh đạo khác của Giáo Hội Công Giáo Ukraine theo nghi lễ Hy Lạp, mong hội kiến với Đức Giáo Hoàng Phanxicô và các viên chức Vatican vào cuối tuần này.
Trong cuộc hội kiến giữa Ông Putin và Đức Phanxicô hồi tháng Sáu năm 2015, Đức Giáo Hoàng yêu cầu nơi Ông Putin “một cố gắng thành thực và toàn diện để đạt hòa bình” tại Ukraine sau khi Nga sáp nhập Crimea 1 năm trước đó. Cuộc hội kiến đầu tiên của hai vị hồi tháng 11 năm 2013 tập chú vào cuộc nội chiến Syria.
Sau chuyến viếng thăm Vatican, Ông Putin sẽ gặp Tổng Thống và Thủ Tướng Ý trong chuyến viếng thăm Rome 1 ngày.
Ông Putin cũng đã hội kiến với Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 2000 và năm 2003 và hội kiến với Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI năm 2007. Tòa Thánh và Liên Bang Nga tái lập liên hệ ngoại giao đầy đủ năm 2009.
Hợp tác giữa “Bambino Gesu” và các bệnh viện nhi khoa Nga
Theo tin Zenit ngày 4 tháng 7, Ông Putin cũng đã hội kiến với Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh, Đức Hồng Y Pietro Parolin, và Tổng Thư Ký Văn Phòng Liên Lạc với các Quốc Gia, Đức Tổng Giám Mục Paul Richard Gallagher.
Tuyên bố báo chí của Tòa Thánh cho hay “Trong các cuộc thảo luận thân hữu, hai bên bày tỏ sự hài lòng trước viêc phát triển các mối liên hệ song phương, được củng cố hơn nữa nhờ các qui thức hiểu nhau được ký kết hôm nay liên quan tới việc hợp tác giữa Bệnh Viện Nhi Khoa 'Bambino Gesù' và các bệnh viện nhi khoa của Liên Bang Nga”.
Tuyên bố viết tiếp: Hai bên sau đó đã lưu tâm “tới một số vấn đề liên quan tới đời sống của Giáo Hội Công Giáo tại Nga”.
Hơn nữa, “hai bên tiếp tục xem xét vấn đề sinh thái và nhiều đề tài khác nhau liên quan đến quốc tế sự vụ hiện nay, nhất là có liên hệ với Syria, Ukraine và Venezuela”.
Không có cuộc thảo luận nào về lời mời Đức Giáo Hoàng thăm viếng Nga. Về khía cạnh này, ngày 1 tháng 7, trong cuộc phỏng vấn của Zenit, Đức Cha Paolo Pezzi, Tổng Giám Mục Giáo Đô của tổng giáo phận Mẹ Thiên Chúa ở Mạc Tư Khoa cho hay “điều đó không có trong ý định của Ông Putin. Tôi không nghĩ Tổng Thống Nga có thể tự ý đưa ra bước đó được, mà trước đó không có sự ủng hộ rõ rệt của Giáo Hội Chính Thống”.
Ngài nhận định “Đức Giáo Hoàng Phanxicô chủ trương rằng tùy thẩm quyền chính trị đưa ra lời mời chính thức. Tuy nhiên, trước nhất mọi thực tại tôn giáo liên hệ đến vấn đề phải quan tâm đến việc tiếp đón Đức Giáo Hoàng. Và, cho đến nay, đối với tôi xem ra về phần Giáo Hội Chính Thống ở Nga, thành phần tôn giáo quan trọng nhất, chưa có lời mời chính thức”.
Nhân dịp này, Zenit nhắc lại một số cuộc hội kiến trước đây của Ông Putin với các vị Giáo Hoàng và với Tòa Thánh. Cuộc hội kiến năm 2013 tập chú vào hòa bình và Trung Đông nhưng vấn đề cộng đồng Công Giáo ở Nga cũng đã được thảo luận. Ai cũng biết, hồi đó, Ông Putin đã bày tỏ lòng biết ơn với Đức Giáo Hoàng về các cố gắng của ngài đối với Syria.
Văn Hóa
Chút cảm nhận về nỗi khổ đau của một gia đình nghèo: Chuyện kể dưới gầm cầu
Nữ tu Maria Thanh Nga
09:03 04/07/2019
Còi xe vang chốc chốc lại vang lên.
Dưới gầm cầu đôi bạn đường trú ngụ
Tháng ngày qua cuộc sống cứ chênh vênh !
Cuộc sống đó dưới chân cầu sừng sững
Người đàn ông gầy guộc uốn lưng cong
Tay ẵm bạn đời chao nghiêng không vững,
mảnh chiếu rách bươm, vẫn đặt nhẹ nhàng !
Gia tài đó, túi đồ nham nhở bụi,
Chiếc mền nhỏ chắp vá được lấy ra.
Cùng chiếc áo sờn vai đầy khắc khổ,
Tìm đâu xa một chiếc gối ngọc ngà !
Mắc võng đong đưa bên người vợ ốm,
Thanh thản nụ cười, ánh mắt yêu thương.
Bao đắng cay, gian khổ suốt dặm trường,
Theo khói thuốc tan giữa trời không khí...
Chuyến tàu đời bao đêm dài suy nghĩ,
Toàn những “ga buồn, bến đỗ hẩm hiu” !
Lệ đắng tràn tuôn, vui chẳng bao nhiêu,
Ôn kỷ niệm mà lòng đau nhức nhối !
Ngày tháng đó, tiếc làm sao, qua vội,
Đứa con ra đời, quà Chúa gửi trao.
Gia đình là đây, hạnh phúc tuôn trào,
Oái ăm thay, hiểm ngèo con vướng bệnh !.
Tình thương con dạt dào như sông biển,
Gian khổ hề chi mong con sống giữa đời.
Khấn nguyện đêm ngày, nước mắt đầy vơi…
Nhưng thánh ý, xin vâng, giờ “sinh ly tử biệt”.
Ngày mất con, ngày buồn đau da diết,
Tim cha đau, lòng mẹ xót thương sầu
Vết thương này chưa dứt khoét thêm sâu,
Trời đổ sập khi vợ liệt lào tai biến !
“Đời ông Gióp” sao vẫn còn hiển hiện ?
Dẫu phong ba tình phu phụ thẳm sâu.
Thệ ước nào “ngọt bùi cay đắng có nhau”,
Vẫn sáng lên giữa đêm dài u tối.
Những đêm đông lạnh về trong gió thổi,
Lòng ngậm ngùi mong được thắp sáng lên
Tình yêu thương, hy vọng leo lét giữa màn đêm,
Như hơi ấm cho vợ hiền yên giấc.
Sớm nắng chiều mưa một đời lây lất,
Hết phụ hồ rồi lại bốc vác thuê…
Trong giọt mồ hôi đượm tình nghĩa phu thê,
Gom nỗi khổ để xây tình chồng vợ.
Cho dẫu biết chuyến xe đời muôn thuở,
Như bãi bờ từ giã những dòng sông !
Vợ chồng bên nhau rồi lại vết thương lòng,
Kẻ ở người đi, thân hữu hạn biết làm sao tránh !.
Rồi dưới chân cầu, lại một đời hiu quạnh,
Cầu Chúa xót thương ban một đức tin thành.
Giữa dòng đời, cuộc dâu bể mong manh,
Xin giữ trọn một mối tình chung thủy…!
Nữ tu Maria Thanh Nga (Dòng Nữ Tỳ Chúa Giêsu Tình thương)
Cứ tưởng
Nữ tu Anna Hiền Linh -MTGQN
09:06 04/07/2019
Xin chia sẻ chút tâm tình cùng quí Thầy trong ngày lãnh Thừa tác vụ Phó tế - 4.7.2019
Cứ tưởng con đây đã vương lấm bụi trần,
Nhưng ngờ đâu được Chúa đưa con lên hàng tư tế.
Nhân gian cứ tưởng rằng Chúa đã từng quên dương thế,
Bởi còn quá bụi trần nên Chúa đã từ con.
Cứ tưởng cuộc sống này mãi héo hon,
Con không thể trở về với địa đàng như trước.
Cứ tưởng là dòng đời luôn bay lả lướt,
Sẽ cuốn mất đi Thiên Chúa ở trong lòng.
Nhưng không ngờ hôm nay Ngài đã gọi,
Con trở thành hy lễ của tình yêu.
Thân con đây xin phó thác mọi điều,
Tận hiến mình cho Ngôi Ba Thiên Chúa.
Như Giêsu trên đỉnh đồi Thập Giá,
Sống trọn vẹn thân mình cho hiến lễ tình yêu.
Nữ tu Anna Hiền Linh -MTGQN
Cứ tưởng con đây đã vương lấm bụi trần,
Nhưng ngờ đâu được Chúa đưa con lên hàng tư tế.
Nhân gian cứ tưởng rằng Chúa đã từng quên dương thế,
Bởi còn quá bụi trần nên Chúa đã từ con.
Cứ tưởng cuộc sống này mãi héo hon,
Con không thể trở về với địa đàng như trước.
Cứ tưởng là dòng đời luôn bay lả lướt,
Sẽ cuốn mất đi Thiên Chúa ở trong lòng.
Nhưng không ngờ hôm nay Ngài đã gọi,
Con trở thành hy lễ của tình yêu.
Thân con đây xin phó thác mọi điều,
Tận hiến mình cho Ngôi Ba Thiên Chúa.
Như Giêsu trên đỉnh đồi Thập Giá,
Sống trọn vẹn thân mình cho hiến lễ tình yêu.
Nữ tu Anna Hiền Linh -MTGQN
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Quê Nghèo
Tấn Đạt
21:30 04/07/2019
QUÊ NGHÈO
Ảnh của Tấn Đạt
Trần gian bể khổ rõ ràng
Mưa nhiều lũ lụt tràn lan ba miền
Nắng thì trời nóng như điên
Hoả hoạn lan tỏa triền miên mỗi ngày
Đau lòng trước cảnh thiên tai
(Trích Thơ của Nguyễn Ký)
Ảnh của Tấn Đạt
Trần gian bể khổ rõ ràng
Mưa nhiều lũ lụt tràn lan ba miền
Nắng thì trời nóng như điên
Hoả hoạn lan tỏa triền miên mỗi ngày
Đau lòng trước cảnh thiên tai
(Trích Thơ của Nguyễn Ký)