Ngày 28-06-2024
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Hai chứng nhân lịch sử tử đạo Phêrô và Phaolô
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
02:44 28/06/2024
Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
(Mt 16,13-19)
Hai chứng nhân lịch sử tử đạo Phêrô và Phaolô

Suy niệm

Ngày 29 tháng 6, Phụng vụ Giáo hội mời gọi chúng ta cùng lúc tôn kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Các ngài là hai cột trụ của Giáo hội phổ quát Chúa Kitô, và theo Truyền Thống, Giáo hội không bao giờ mừng vị này mà bỏ vị kia, nhưng luôn mừng kính và biết ơn đối với hai chứng nhân vĩ đại của Chúa Kitô, vừa đồng thời là một lời tuyên xưng long trọng về một Giáo hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền. Thánh Phêrô có tên gốc là Simon, làm ngư phủ người Galilê, sống ở Capharnaum bên hồ Tibêria. Thánh Phaolô có tên là Saolê, người Do thái lưu vong, sinh tại Tarsô miền Tiểu Á bởi cha mẹ là người thế giá, có quyền công dân Rôma. Cuộc đời của hai ông bị đảo lộn từ khi gặp Đức Kitô, họ đã bỏ mọi sự đi theo Chúa. Phêrô bị bắt và được cứu cách lạ lùng : « Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do thái mong muốn tôi phải chịu». (Cv 12, 11).

Thánh Phêrô, thủ lãnh các Tông Đồ, con người say mê Chúa Ki-tô, đã xứng đáng nghe lời này : « Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy » (Mt 16, 18). Trên tảng đá này, Chúa sẽ xây dựng đức tin mà Phêrô tuyên xưng. Phêrô lấy từ “tảng đá”, chứ không phải tảng đá lấy từ Phê-rô. Thánh Phaolô là « dụng cụ ưu tuyển » để mang Tin Mừng đến cho các dân tộc. Thánh Phêrô, người đánh cá miền Galilêa, ít học, đã lập gia đình, theo Thầy Giêsu ngay từ buổi đầu sứ vụ, là người sau khi đã vượt qua những ngày đen tối của cuộc Thương Khó của Chúa, sẽ có trách nhiệm củng cố anh em trong đức tin và chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô (x. Mt 16, 13-19). Còn thánh Phaolô là người Pharisêu sốt sắng, có nhiều điều để tự hào, về gia thế, học thức, về đời sống đạo hạnh. Ông chưa hề gặp mặt Ðức Giêsu khi Người còn sống. Nhưng ông gặp Đức Kitô Phục Sinh với biến cố ngã ngựa trên đường Damas, Phaolô trở nên tông đồ của ơn cứu rỗi đến từ đức tin. (x. Cv 9, 1-22)

Cả hai đều được Ðức Giêsu gọi, Phêrô được gọi khi ông đang thả lưới bắt cá nuôi vợ con. Phaolô được chính Đức Giêsu Phục sinh gọi khi ông hung hăng tiến vào Ðamas, đang làm tông đồ không biết mỏi mệt của dân ngoại (x. Cv 9, 1-22). Cả hai đã từ bỏ tất cả để theo Người. Tất cả của Phêrô là gia đình và nghề nghiệp. Tất cả của Phaolô là những gì ông cậy dựa vênh vang. Bỏ tất cả là chấp nhận bấp bênh, tay trắng.

Cả hai đều đã từng có lần vấp ngã. Vấp ngã bất ngờ sau khi theo Thầy như Phêrô, trong phút giây quá tin vào sức mình. Ngã ngựa bất ngờ và trở nên mù lòa như Phaolô, trong lúc tưởng mình sáng mắt và đi đúng hướng. Vấp ngã nào cũng đau và in một dấu không phai. Vấp ngã bẻ lái đưa con người đi vào hướng mới.

Chúa Giê-su đã chọn một số môn đệ mà Người gọi là Tông Đồ. Trong số các ngài, hầu như bất cứ nơi đâu, chỉ một mình ông Phê-rô là xứng đáng đại diện cho toàn thể Hội Thánh. Chính vì là đại diện duy nhất của toàn thể Hội Thánh, nên ông xứng đáng được nghe Chúa nói : « Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời » (Mt 16, 19). Không phải một cá nhân, nhưng cả Hội Thánh duy nhất đã lãnh nhận chìa khoá này.

Chương trình mầu nhiệm của Chúa Quan Phòng dẫn đưa Phêrô tới Roma, nơi đây ngài đổ máu như chứng tá sau cùng và cao cả nhất của đức tin và của lòng mến đối với Thầy chí Thánh « Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy» (Mt 16, 17). Như vậy ngài đã chu toàn sứ mệnh trở nên dấu hiệu của lòng trung thành với Chúa Kitô và của sự hiệp nhất tất cả dân Chúa.

Phần Phaolô, trong hành trình truyền giáo, ngài không ngừng rao giảng Chúa Kitô bị đóng đanh và lôi kéo nhiều nhóm người Á Châu và Âu Châu trở về với Chúa. Sau khi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, ngài đến Roma. Và chính ở đây, ngài được phúc tử đạo để làm chứng cho Chúa Kitô. Chính ngài đã nói lên trong bài đọc thứ hai Thánh lễ hôm nay rằng : « Chúa đã gần gũi tôi và ban sức mạnh cho tôi, để qua tôi, việc rao giảng sứ điệp Tin Mừng được thực hiện và để các dân ngoại được nghe biết đến ». (2Tm 4, 17-18)

Phêrô và Phaolô đều yêu Ðức Giêsu cách mãnh liệt, vì họ cảm nhận sâu xa mình được Người yêu mến. « Này anh Simon, anh có mến Thầy không? Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy » (Ga 21,16). Cả Phaolô cũng yêu Ðấng ông chưa hề chung sống, vì Người là « Con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi » (Gl 2, 20). Phaolô đã không ngần ngại khẳng định: « Không gì có thể tách được chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Ðức Kitô » ( Rm 8, 35.39)

Tình yêu Ðức Kitô là linh hồn của đời truyền giáo, vì nói cho cùng truyền giáo chính là giúp người khác nhận ra và yêu mến Ðấng đã yêu tôi và yêu cả nhân loại. Cả hai vị Tông Đồ đều hăng say rao giảng, bất chấp muôn vàn nguy hiểm khổ đau. Phêrô đã từng chịu đòn vọt ngục tù (x. Cv 5,40), còn nỗi đau của Phaolô thì không sao kể xiết (x. 2C 11, 23-28); « Tôi mang trên mình tôi những thương tích của Ðức Giêsu » (Gl 6, 1-7).

Cả hai vị thánh đã chết như Thầy, đã lấy máu mình mà làm chứng: thánh Phêrô bị dẫn đến nơi ông chẳng muốn (x. Ga 21, 18), chịu đóng đinh chết; thánh Phaolô đã chiến đấu anh dũng cho đến cùng, bị chém đầu; đã đổ máu ra làm lễ tế (x. 2Tm 4, 6). Thánh Phêrô được chôn cất ở chân đồi Vaticano; thánh Phaolô được an táng bên đường Ostiense.

Hội Thánh hôm nay vẫn cần những Phêrô và Phaolô mới, dám bỏ, dám theo và dám yêu dám sống và dám chết cho Ðức Kitô và Tin Mừng. Hội Thánh vẫn cần những chiếc cột và những tảng đá. Với lòng ngưỡng mộ biết ơn các ngài, chúng ta quyết một lòng trung thành với đức tin đã lãnh nhận.

Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, xin cầu cho chúng con. Amen.
 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:58 28/06/2024

6. Nếu một người cầu nguyện thì giống như gieo hai hạt lúa mì và sẽ thu hoạch bốn bông lúa; nếu không cầu nguyện thì dù có gieo bốn hạt lúa mì, thì cũng chỉ có thể thu hoạch được hai bông lúa mà thôi.

(Thánh John Bosco)

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:02 28/06/2024
94. THẠCH SINH GHẸO GÁI

Ở đất Tô Châu có người tên là Thạch Sinh rất cơ trí và phong lưu.

Có lần, bởi vì đi bộ mệt phờ người lại còn trèo lên lầu nhỏ để nghỉ ngơi, không ngờ chỗ đó lại bị một hòa thượng chiếm mất tiêu. Thạch Sinh nhìn thấy hòa thượng đóng cửa sổ ngủ trưa, bên ngoài cửa sổ lại có một lầu khác đối diện, có một phụ nữ còn trẻ đang dựa vào cửa sổ thêu thùa, Thạch Sinh bèn lén lấy mũ áo của hòa thượng mặc vào mở cửa sổ chọc ghẹo trêu bỡn người đàn bà ấy.

Người đàn bà nổi giận báo với chồng, chồng bực tức chạy vội qua chửi mắng hòa thượng, hòa thượng ngủ dậy lại không biết chuyện gì cả nên vội vàng bỏ chạy, còn Thạch Sinh thì không thấy bóng dáng đâu cả !

(Nhã Ngược)

Suy tư 94:

Chọc ghẹo con gái để cười đùa cho vui giữa bạn bè với nhau thì chẳng ai chửi mắng làm gì, chỉ là chuyện nhỏ vui đùa mà thôi, nhưng giả mạo kẻ tu hành để chọc gái thì tội đền gấp trăm gấp ngàn.

Chọc ghẹo đến nỗi bị người ta chửi là “mất dạy” thì đáng phải xét lại, bởi vì tất cả những hành vi chọc ghẹo thô bạo, mất tư cách đó đều là bày bỏ một tâm hồn không được giáo dục nhân bản; xã hội càng văn minh, khoa học càng phát triển thì con người cần phải có nhân bản để tạo sự hài hòa và cảm giác bình an cho xã hội...

Giả danh kẻ tu hành để chọc gái, chỉ là một trong nhiều ung nhọt của một xã hội có quá nhiều tệ nạn, cho nên cũng đừng buồn nó, nhưng cái nên buồn là buồn cho con người thời nay chỉ biết đến hưởng thụ, mà không biết làm cho nhân cách của mình tăng trưởng.

Thế hệ này không đề cao nhân bản thì thế hệ sau sẽ vô nhân vô cảm.

Ai có tâm thì nhức nhối !

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Lễ Thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:41 28/06/2024
LỄ THÁNH PHÊ-RÔ VÀ PHAO-LÔ TÔNG ĐỒ

Tin mừng: Mt 16, 13-19

“Anh là Phê-rô, Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời”.


Anh chị em thân mến,

Hôm nay toàn thể Giáo Hội hân hoan mừng lễ hai thánh Phê-rô và Phao-lô Tông Đồ, hai vị thánh hai khuôn mặt, hai đời sống và là hai cột trụ của Giáo Hội Công Giáo, trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai nét sau đây của hai vị thánh lớn của Giáo Hội.

1. Nhiệt tình với sứ mệnh.

Thánh Phê-rô và thánh Phao-lô đều có tâm hồn nhiệt tình với sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su đã giao phó, sự nhiệt tình này Đức Chúa Giê-su đã nhìn thấy khi chọn các ngài làm tông đồ, và giao phó trọng trách gánh vác Giáo Hội của Ngài cho các ông.

Nhiệt tình chất phác bộc trực cương nghị của thánh Phê-rô, đã được Đức Chúa Giê-su khám phá ra khi ông đang đánh cá với anh mình là An-rê, Ngài nói: “Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (Mt 4, 19) và hai ông đã lập tức bỏ chài lưới mà theo Ngài.

Nhiệt tình hăng hái của thánh Phao-lô đã bộc lộ rất rõ khi ngài giữ áo cho người ta ném đá tử hình thánh Stê-pha-nô (Cv 7, 58), cũng như đang hăng hái bách hại Giáo Hội tiên khởi của Đức Chúa Giê-su (Cv 9, 1-2), sự nhiệt tình này không phải vì danh dự cá nhân, nhưng nhiệt tình vì lòng yêu mến Đức Chúa Ya-Vê của người Do Thái.

Tâm hồn nhiệt tình là điều cần thiết trước tiên để được chọn, không ai chọn một tinh binh không có dũng khí chiến đấu để làm tiên phong, cũng không ai chọn một người dù tài cao học rộng nhưng không nhiệt tình với bổn phận để giao trọng trách, nhưng người ta đã chọn người có tâm hồn nhiệt tình hăng say với công việc để giao phó sứ mệnh quan trọng…

Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ đã có đức tính này ngay trong cuộc sống đời thường của các ngài, và sau khi được chọn cùng với ân sủng của Thánh Thần, các ngài càng thêm nhiệt tình với sứ mạng mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô giao phó cho các ngài, sứ mạng đó chính là loan báo Tin Mừng Nước Trời.

Nhiệt tình của chúng ta có thừa, nhưng sự nhiệt tình này chúng ta đã dùng không đúng chỗ: chúng ta nhiệt tình với bạn bè mà không nhiệt tình với Thiên Chúa; chúng ta nhiệt tình với các hợp đồng béo bở nhưng lại lạnh băng với công tác từ thiện; chúng ta nhiệt tình với những công trình tiếng tăm để đời, nhưng lại nguội lạnh với công việc mà Đức Chúa Giê-su Ki-tô đã trao cho chúng ta trong ngày lãnh nhận bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, là loan báo và làm chứng nhân cho Đức Chúa Giê-su Ki-tô trong cuộc sống hằng ngày của mình.

2. Yêu mến Đức Chúa Giê-su hết lòng.

Đức Chúa Giê-su đã ba lần hỏi thánh Phê-rô có yêu mến Ngài không, cả ba lần thánh Phê-rô đều cương quyết trả lời: “Thưa Thầy, có, Thầy biết con yêu mến Thầy”. (Ga 21, 15-17)

Một thánh Phao-lô đã tuyên bố: “Thật vậy, chúng tôi có điên, thì cũng là vì Thiên Chúa” (2Cr 5, 13) và chính cá nhân ngài cũng đã không ngại ngùng nói: “Tình yêu Đức Ki-tô thôi thúc chúng tôi.” (2Cr 5, 14)

Yêu mến Đức Chúa Giê-su làm gia tăng sự nhiệt thành trong tâm hồn của các ngài, cho nên dù chịu biết bao khổ cực, nhọc nhằn, dù chịu bao nhiêu hy sinh gian nan thì các ngài vẫn cứ yêu mến Đức Chúa Giê-su, và vì yêu mến Đấng đã chọn mình làm khí cụ loan báo tin mừng Nước Trời, nên các ngài vui lòng chia sẻ nỗi khổ đau với Đức Chúa Giê-su. Tình yêu đã làm nên những điều kỳ diệu nơi những người đang yêu, và điều kỳ diệu trước tiên xảy ra chính là hai thánh Phê-rô và Phao-lô đã cảm nghiệm Đấng mình yêu đang rất gần gũi bên mình, và do đó mà hai ngài đã không quản ngại hy sinh gian khổ để làm chứng cho tình yêu…

Yêu mến Đức Chúa Giê-su là năng lượng thúc đẩy chúng ta đi vào không gian vô tận của tình yêu Thiên Chúa, để sự nhiệt tình của chúng ta trở nên năng lực thúc đầy người khác biết yêu mến và sống tinh thần yêu mến của Đức Chúa Giê-su…

Anh chị em thân mến,

Hai thánh Phê-rô và Phao-lô tông đồ chính là hai ngọn đèn tỏa sáng của Giáo Hội, chính trên nền tảng Phê-rô này, mà Phao-lô nổi bật với những giáo huấn về Đức Chúa Giê-su và đã làm cho ngài trở thành trụ cột của Giáo Hội như thánh Phê-rô.

Mừng lễ kính trọng thể hai thánh tông đồ Phê-rô và Phao-lô hôm nay, chúng ta cầu xin hai ngài ban cho chúng ta có tâm hồn nhiệt tình với tâm tình yêu mến Đức Chúa Giê-su, bởi vì chỉ có sự nhiệt tình mới làm cho sứ mệnh tông đồ của chúng ta được tiến triển, và Lời Chúa được mau chạy tiến bước đến với mọi tâm hồn.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
Tin Chúa chữa lành
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:24 28/06/2024
TIN CHÚA CHỮA LÀNH

Thiên Chúa luôn là Đấng yêu thương chữa lành. Để được chữa lành thì điều quan trọng cần có một đức tin mạnh mẽ. Phúc Âm tuần này kể chuyện nhờ lòng tin mạnh mẽ mà Chúa đã cứu chữa người đàn bàn bị bệnh băng huyết và cứu sống em bé đã chết.

1. Chúa thương chữa lành. Con người không tránh được bệnh tật. Và nhiều khi vô tình người ta lại nghĩ rằng: Chúa định cho mình bị bệnh, Chúa khiến người thân của mình chết sớm. Sai. Đừng vu oan cho Chúa. Chúa không ác như vậy. Sách Khôn ngoan khẳng định: “Thiên Chúa không làm ra cái chết, chẳng vui gì khi sinh mạng tiêu vong.” Phúc Âm cho thấy rõ Chúa là Đấng yêu thương chữa lành. Ngay trên đường đi, Chúa cứu chữa người đàn bà đã bị bệnh băng huyết 12 năm trời. Rồi Chúa lặn lội đến tận nhà cứu chữa và cứu sống cháu bé con ông trưởng hội đường.

2. Người tin mạnh mẽ. Có bệnh thì vái tứ phương. Ông trưởng hội đường lặn lội đi tìm gặp Chúa để nài xin Chúa chữa con ông. Người đàn bà bị bệnh băng huyết đã cố hết sức len lỏi luồn lách qua đám đông mong sờ vào áo Chúa để được chữa lành. Đức tin của họ đã được đền đáp. Chúa đã chữa lành cho người đàn bà khỏi bệnh vì chính đức tin mãnh liệt của bà. Chúa đã cứu sống con ông trưởng hội đường vì chính đức tin mạnh mẽ của ông. Có thuốc chữa đấy nhưng muốn khỏi bệnh thì cần phải uống thuốc. Có Chúa đấy, nhưng muốn được chữa lành thì cần phải tin mạnh mẽ.

Sống trong đời, chúng ta không thể tránh được những bệnh tật khổ đau. Trong lúc đau thương ấy, hãy cậy trông tín thác vào quyền năng và tình thương của Chúa là Đấng chữa lành. Đồng thời, mỗi người cũng hãy làm khí cụ chữa lành của Chúa, mau mắn chìa những bàn tay nâng đỡ, xoa dịu những nỗi khốn khổ của nhau, để cho cuộc đời vơi bớt những niềm đau. Amen.
 
Chữ CH Chúa cho Phêrô
Lm. Nguyễn Xuân Trường
05:26 28/06/2024
CHỮ “CH” CHÚA CHO PHÊRÔ

Lễ thánh Phêrô và Phaolô tông đồ, Lời Chúa cho chúng ta những chữ “CH” tuyệt vời: Chăm sóc, Chữa lành, và Chìa khoá.

1. Chăm sóc. Sau 3 lần Phêrô nói yêu mến Chúa, thì cũng 3 lần Chúa bảo Phêrô: “hãy chăm sóc chiên của Thầy.” Yêu thương phải được chứng tỏ bằng sự chăm sóc. Chăm sóc là quan tâm trông nom, nuôi dạy, cho ăn uống đầy đủ. Tôi đang chăm sóc gia đình mình, hội đoàn mình, giáo xứ mình ra sao?

2. Chữa lành. Lời Chúa kể chuyện Phêrô chữa lành người què ăn xin ở cửa đền thờ: “Vàng bạc thì tôi không có, nhưng có cái này tôi cho anh: nhân danh Đức Giêsu Kitô, anh hãy đứng dậy mà đi!” Phêrô không chỉ chữa lành bệnh què, mà đã chữa lành cả thân phận cuộc đời anh: từ một kẻ ăn xin lê lết ngoài sân nay trở thành người môn đệ tiến vào đền thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ngợi khen Thiên Chúa. Cuộc đời nhiều thương đau thể xác lẫn tâm hồn, tôi đang chữa lành cho những người xung quanh ra sao?

3. Chìa khoá. Sau khi khẳng định trên tảng đá Phêrô, Chúa xây Hội Thánh của Ngài, thì Chúa còn trao cho Phêrô “chìa khóa Nước Trời.” Đời có nhiều chìa khoá khác nhau. Tôi đang có những chìa khoá nào để mở cửa Nước Trời cho anh chị em đến với Chúa hưởng ơn cứu độ?

Cuối cùng thì vì lòng yêu mến, Phêrô đã dám chết vì Chúa. Xin cho chúng con cũng dám sống chết cho niềm tin yêu của mình. Amen.
 
Sứ mệnh bất di bất dịch
Lm. Minh Anh
14:25 28/06/2024
SỨ MỆNH BẤT DI BẤT DỊCH
“Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”.

Hudson Taylor, 1832-1905, nhà truyền giáo vĩ đại người Anh sống tại Trung Quốc 51 năm. Ông xây 125 trường học, lập 300 cứ điểm Tin Mừng, hơn 500 người giúp việc, đem về cho Chúa 18.000 linh hồn trong những năm đầu. Nhật ký ngày đầu tiên của ông ghi, “Cho một sứ mệnh bất di bất dịch, chúng tôi có 25 xu, và tất cả những lời hứa của Chúa!”.

Kính thưa Anh Chị em,

Lời Chúa kính hai thánh Phêrô - Phaolô cho thấy, Giáo Hội không phải là ‘công việc’ của loài người, nhưng là ‘công trình’ của Thiên Chúa; không bắt đầu “với 25 xu”, nhưng với “12” con người hèn yếu “và tất cả những lời hứa của Chúa!”. Chúa Giêsu trao cho họ một ‘sứ mệnh bất di bất dịch’; với Phêrô, “Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”.

Qua mọi thời, Giáo Hội luôn gặp nhiều khó khăn, ghét bỏ, hiểu lầm, vu khống, chế giễu; thậm chí, bách hại đến đổ máu. Mặc dù đôi khi lố bịch và đáng trách là do lỗi cá nhân của các thành viên; nhưng thông thường, Giáo Hội vẫn đang tiếp tục bị đàn áp do chính sứ mệnh của mình. Và vì đã là công trình của Thiên Chúa thì dấu chấm hết là điều không bao giờ xảy ra! Sứ mệnh đó được rao truyền một cách rõ ràng, nhân ái, chắc chắn, và có năng quyền. Đó là lý do đầu tiên Giáo Hội bị ghét bỏ và chịu công kích!

Sứ mệnh của Phêrô là gì? Là giảng dạy một giáo lý đức tin tinh tuyền về lòng thương xót của Thiên Chúa. Giáo Hội chăn dắt dân Chúa, dẫn đoàn chiên Ngài đến vui hưởng sự sống đời đời. Phêrô, Phaolô không chỉ là hai trong số những tấm gương lớn về sứ mệnh đã được nhận lãnh, nhưng còn là nền tảng - trên đó - Chúa Kitô đã bắt đầu một ‘sứ mệnh bất di bất dịch’. Với Phêrô mà “chìa khoá” Ngài trao, tượng trưng quyền lãnh đạo và giáo huấn. Đây là món quà thiêng liêng được gọi là ‘không thể sai lầm’ cho người kế vị và các đấng kế nhiệm. Dẫu Phêrô và các đấng đến sau có nhiều yếu đuối, nhưng chìa khóa Nước Trời vẫn được bảo tồn và thi hành đúng chức vụ và năng quyền của nó.

Thứ đến, Phaolô. Thư Timôthê hôm nay nói đến ‘sứ mệnh bất di bất dịch’ ông đã lãnh nhận và chu toàn, “Có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng”. Ngài xác tín, “Chúa đã giải thoát tôi khỏi mọi nỗi kinh hoàng” - Thánh Vịnh đáp ca. Đó cũng là tâm sự của Phêrô khi Chúa sai thiên thần đến giải thoát ông khỏi ngục tối - bài đọc một. Cuối cùng, cả hai ngài đều đã trả giá cho sự trung thành bằng việc tử đạo.

Anh Chị em,

“Thầy sẽ trao cho con chìa khoá Nước Trời!”. Trong sức mạnh Thánh Thần, các đấng kế vị Phêrô tiếp tục nhận chìa khoá Nước Trời và thi hành ý muốn của Thầy. Yếu tố con người không thành vấn đề, cho dù “chỉ với 25 xu”, quan trọng là “những lời hứa của Chúa”. Chớ gì ân sủng và những tố chất thần linh được ban qua phép Rửa Tội cũng thổi lên lửa tông đồ trong bạn và tôi; nhờ đó, chúng ta nỗ lực hết mình để trung thành thi hành bổn phận theo đấng bậc mình! Chúa Kitô đã đến trần gian, Ngài thi hành sứ mệnh cách âm thầm, kết thúc cách đau thương nhưng sống lại cách rạng rỡ. Vì thế, việc chúng ta ngưng thi hành sứ vụ là điều không bao giờ có thể xảy ra!

Chúng ta có thể cầu nguyện,

“Lạy Chúa, con có nhiều hơn “25 xu, và tất cả những lời hứa của Chúa”. Đừng để con chểnh mảng với ‘sứ vụ’, hời hợt với ‘sứ mệnh’ và ‘di dịch’ ‘sứ điệp’ của mình!”, Amen.

(Tgp. Huế)
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 13 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 28/06/2024
CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mc 5, 21-43

“Này bé, Thầy truyền cho con: trỗi dậy đi”.


Anh chị em thân mến,

Đức Chúa Giê-su đến trần gian, không phải để được người khác phục vụ, nhưng là để phục vụ và thi ân giáng phúc cho nhân loại. Phục vụ và thi ân là bày tỏ cho nhân loại biết Ngài chính là Thiên Chúa thật và là người thật: khi thi ân thì Ngài là Thiên Chúa, khi phục vụ thì Ngài là con người.

Lãnh nhận ân phúc thì phải có đức tin.

Đức tin của ông đội trưởng đã cứu sống con gái của ông, đức tin của người đàn bà bị bệnh băng huyết đã chữa lành bà, cho nên để đón nhận ân phúc bởi Thiên Chúa thì dứt khoát con người phải có đức tin.

Đức tin làm cho con người nhận ra được quyền năng của Thiên Chúa trong sự yếu đuối và bất lực của mình; đức tin cũng làm cho con người nhìn thấy được Thiên Chúa trong những nỗi bất hạnh nhất của tha nhân, bởi vì khi đối diện với đau khổ và thất vọng, con người thường có khuynh hướng nhìn lên trời cao.

Ân sủng của Thiên Chúa vẫn tuôn đổ trên con người, Ngài vẫn luôn thi ân cho nhân loại, nhưng để đón nhận những ân huệ Thiên Chúa ban cho, thì cần phải có đức tin như đức tin của tổ phụ Áp-ra-ham, như đức tin của tổ phụ I-sa-ác, như đức tin của Gia-cóp, và như đức tin của viên đội trưởng và của người đàn bà bệnh loạn huyết. Ân sủng của Thiên Chúa ban cho cách nhưng không, nhưng muốn đón nhận nó thì cần phải có đức tin.

Phục vụ tha nhân phải có đức tin.

Thời nay có nhiều hội từ thiện để giúp đỡ người bất hạnh, thời nay có nhiều bệnh viện và cơ quan từ thiện để chăm sóc bệnh nhân nghèo, và thời nay cũng có nhiều cá nhân làm việc thiện, nhưng số người không biết đến Thiên Chúa thì càng nhiều hơn. Bởi vì có nhiều đoàn thể và có nhiều cá nhân phục vụ nhưng không có đức tin, hoặc đức tin đã bị ngâm sâu dưới lớp tro bụi xa hoa phù phiếm của cuộc sống bon chen. Họ làm việc bác ái là chỉ để tô bóng nhãn hiệu cá nhân hay công ty của mình mà thôi.

Khi phục vụ tha nhân mà không tin, không nhìn thấy Đức Chúa Giê-su ở trong họ, thì họ cũng sẽ không nhìn thấy được Đức Chúa Giê-su ở trong chúng ta -những người làm việc từ thiện.

Đức tin dạy cho chúng ta tin rằng Thiên Chúa hiện diện khắp nơi, đặc biệt là nơi những người nghèo khó bất hạnh; đức tin cũng dạy cho chúng ta biết rằng, phục vụ tha nhân chỉ vì danh vọng hảo huyền mà thôi, thì họ sẽ không thể thay Đức Chúa Giê-su đem an ủi đến cho người khác được...

Anh chị em thân mến,

Là những người được gọi là “những kẻ tin”, chúng ta cũng có trong mình “gen” phục vụ tha nhân như Đức Chúa Giê-su đã phục vụ, bởi vì đức tin mà chúng ta đã lãnh nhận trong ngày Rửa Tội, đã làm cho chúng ta nên đồng hình đồng dạng với Đức Chúa Giê-su hơn bất cứ ai, nhất là khi chúng ta phục vụ tha nhân.

Chúng ta cũng được trở nên con cháu của tổ phụ Ab-ra-ham nhờ lòng tin của mình, đó là khi chúng ta tin tưởng vào tình yêu Thiên Chúa, và đón nhận những ơn lành cũng như những thử thách của Ngài dành cho chúng ta trong cuộc sống đời thường, để nhờ đức tin, mà chúng ta ngày càng trở nên hoàn hảo hơn trong đức mến và đức cậy.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://www.nhantai.info
 
29/6 – Lễ Hai Thánh Phêrô Và Phaolô Tông Đồ dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
17:00 28/06/2024


BÀI ĐỌC 1  Cv 12:1-11

Bài trích sách Công vụ Tông đồ.

Thời ấy, vua Hê-rô-đê ra tay ngược đãi một số người trong Hội Thánh. Nhà vua đã cho chém đầu ông Gia-cô-bê là anh ông Gio-an. Thấy việc đó làm vừa lòng người Do-thái, nhà vua lại cho bắt cả ông Phê-rô nữa. Bấy giờ đang là tuần lễ Bánh Không Men.

Bắt được rồi, nhà vua truyền tống ngục và giao cho bốn tốp lính canh gác, mỗi tốp gồm bốn người, định sau lễ Vượt Qua sẽ điệu ông ra cho dân chúng. Đang khi ông Phê-rô bị giam giữ như thế, thì Hội Thánh không ngừng dâng lên Thiên Chúa lời cầu nguyện khẩn thiết cho ông.

Trong đêm trước ngày bị vua Hê-rô-đê đem ra xử, ông Phê-rô ngủ giữa hai người lính, và bị khoá vào hai cái xiềng. Trước cửa ngục lại có lính canh. Bỗng thiên sứ của Chúa đứng bên cạnh ông, và ánh sáng chói rực cả phòng giam.

Thiên sứ đập vào cạnh sườn ông Phê-rô, đánh thức ông và bảo: “Đứng dậy mau đi!”

Xiềng xích liền tuột khỏi tay ông. Thiên sứ nói tiếp: “Thắt lưng lại và xỏ dép vào!”

Ông làm như vậy. Rồi thiên sứ lại bảo ông: “Khoác áo choàng vào và đi theo tôi!”

Ông liền theo ra, mà không biết việc thiên sứ làm đó có thật hay không, cứ tưởng là mình thấy một thị kiến. Qua vọng canh thứ nhất, rồi vọng canh thứ hai, thiên sứ và ông tới trước cửa sắt thông ra phố. Cửa tự động mở ra trước mặt hai người. Ra đến ngoài, đi hết một đường phố, thì bỗng nhiên thiên sứ bỏ ông mà đi.

Lúc ấy ông Phê-rô mới hoàn hồn và nói: “Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hê-rô-đê, và khỏi mọi điều dân Do-thái mong muốn tôi phải chịu.”

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2         2Tm 4:6-8,16b,17-18

Bài trích thư thứ hai của thánh Phao-lô tông đồ gửi ông Ti-mô-thê.

Anh thân mến, phần tôi, tôi sắp phải đổ máu ra làm lễ tế, đã đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đã đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đã chạy hết chặng đường, đã giữ vững niềm tin.

Giờ đây tôi chỉ còn đợi vòng hoa dành cho người công chính; Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng còn cho tất cả những ai hết tình mong đợi Người xuất hiện.

Mọi người đã bỏ mặc tôi. Nhưng có Chúa đứng bên cạnh, Người đã ban sức mạnh cho tôi, để nhờ tôi mà việc rao giảng được hoàn thành, và tất cả các dân ngoại được nghe biết Tin Mừng.

Và tôi đã thoát khỏi nanh vuốt sư tử. Chúa sẽ còn cho tôi thoát khỏi mọi hành vi hiểm độc, sẽ cứu và đưa tôi vào vương quốc của Người ở trên trời. Chúc tụng Người vinh hiển đến muôn thuở muôn đời. A-men.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG  Mt 16:18

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này,
Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.
Ha-lê-lui-a.

TIN MỪNG  Mt 16:13-19

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.

Khi ấy, Đức Giê-su đến miền Xê-da-rê Phi-líp-phê, Người hỏi các môn đệ rằng: “Người ta nói Con Người là ai?”

Các ông thưa: “Kẻ thì nói là ông Gio-an Tẩy Giả, kẻ thì bảo là ông Ê-li-a, người khác lại cho là ông Giê-rê-mi-a hay một trong các vị ngôn sứ.”

Đức Giê-su lại hỏi: “Còn anh em, anh em nói Thầy là ai?”

Ông Si-môn Phê-rô thưa: “Thầy là Đấng Ki-tô, Con Thiên Chúa hằng sống.”

Đức Giê-su nói với ông: “Này anh Si-môn con ông Giô-na, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời. Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Phê-rô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời: dưới đất, anh ràng buộc điều gì, trên trời cũng sẽ ràng buộc như vậy; dưới đất, anh tháo cởi điều gì, trên trời cũng sẽ tháo cởi như vậy.”

Đó là Lời Chúa.
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Phiên tòa ly giáo chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò: 5 vấn đề cần xem xét
J.B. Đặng Minh An dịch
03:33 28/06/2024
Thứ Sáu, 28 Tháng Sáu, là hạn chót Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò phải đáp lại lệnh triệu tập của Vatican. Ngài đã không đáp ứng các yêu cầu của Tòa Thánh. Vạ tuyệt thông có thể được ban bố bất cứ lúc nào.

Trong bối cảnh đó, Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada có bài phân tích nhan đề “Archbishop Viganò’s Schism Case: 5 Issues to Consider”, nghĩa là “Phiên tòa ly giáo chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò: 5 vấn đề cần xem xét” đăng trên tờ National Catholic Register.

Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.

Đức Tổng Giám Mục Carlo Maria Viganò đã bị buộc tội ly giáo và được triệu tập để xét xử tại Bộ Giáo lý Đức tin. Để đáp lại cáo buộc nghiêm trọng đó, ngài đã đưa ra một phản ứng kích động – gọi Vatican II là một “bệnh ung thư”, “Bergoglio” là bất hợp pháp – và từ chối trả lời lệnh triệu tập. Vatican đã cho ngài thời hạn đến Thứ Sáu, 28 Tháng Sáu, để trả lời, bằng văn bản hoặc đích thân đến Tòa Thánh, nếu không ngài “sẽ bị xét xử vắng mặt”.

Dưới đây là năm cân nhắc về các vấn đề phức tạp đang diễn ra.

Ngài tìm cách tách khỏi Giáo Hội

Giống như những câu chuyện về Br'er Rabbit, có vẻ như Đức Tổng Giám Mục Viganò muốn bị ném vào mảnh đất trồng cây thạch nam, háo hức với những hậu quả kỷ luật cho hành động của mình. Tại sao ngài lại coi mảnh đất tuyệt thông là lãnh thổ được chào đón là một vấn đề cần suy đoán.

Hoàn toàn có thể đưa ra những lời chỉ trích – mang tính xây dựng hay không – đối với Đức Thánh Cha Phanxicô và chương trình của ngài mà không cần phải đặt vấn đề về tính hợp pháp của ngài hoặc của Công đồng Vatican II. Nhiều tiếng nói Công Giáo, thuộc cả phe bảo thủ lẫn cấp tiến, đã làm như vậy. Đức Tổng Giám Mục Viganò là người duy nhất trong số các giám mục – chưa kể đến các cựu quan chức giáo triều và sứ thần – có những quan điểm cực đoan. Ngay cả những người đồng tình với một số quan điểm của ngài cũng đã thúc giục ngài từ bỏ việc sử dụng “ngôn ngữ bất kính và thiếu tôn trọng”.

Với kinh nghiệm sâu rộng của Đức Tổng Giám Mục Viganò, cần phải coi rằng ngài chọn cách khiêu khích như vậy chính là vì ngài muốn khiêu khích. Kỷ luật theo giáo luật – vạ tuyệt thông hoặc tệ hơn – có thể chính là điều mà Đức Tổng Giám Mục mong muốn.

Việc kết luận rằng Tổng Giám mục Viganò phạm tội ly giáo sẽ chỉ xác nhận điều mà nhiều nhà quan sát đã nghĩ từ lâu, rằng quan điểm đã nêu của ngài đã đặt ngài ra ngoài sự hiệp thông với Đức Thánh Cha. Bản thân Đức Tổng Giám Mục Viganò cũng có thể nghĩ như vậy, vì ngài không muốn hiệp thông với “Bergoglio”, người mà ngài coi không phải là Đức Giáo Hoàng hợp pháp.

Giáo luật thường đưa ra nhiều lựa chọn về hình phạt. Rôma có thể chọn một phương án ít nhiều nghiêm khắc chính xác vì mong muốn rõ ràng của Đức Tổng Giám Mục Viganò là kích động một phản ứng. Rõ ràng là ngài đã khiêu khích; Rôma có thể chọn mức độ khiêu khích mà mình muốn đáp lại. Tòa Thánh không bắt buộc phải cung cấp cho ngài những gì ngài rõ ràng muốn.

Sức khỏe tâm thần của ngài phải là một câu hỏi

Nhà giáo luật Ed Condon của tờ The Pillar lưu ý rằng cáo buộc ly giáo chống lại Đức Tổng Giám Mục Viganò được nhiều người coi là “đã quá hạn từ lâu”, rằng ngài đã đi vào “một quỹ đạo đi xuống dốc”, khi tố cáo Đức Thánh Cha Phanxicô bằng “những thuật ngữ rõ ràng về mặt giáo luật”.

Vì vậy, khi tưởng tượng mình được bổ nhiệm làm luật sư bào chữa cho Đức Tổng Giám Mục Viganò, Condon tự hỏi loại biện hộ nào có thể được đưa ra. Ông gợi ý rằng cách bào chữa tốt nhất là cho rằng vị tổng giám mục đang bị suy giảm năng lực nào đó. Có lẽ ngài đã bị suy sụp tinh thần hoặc cảm xúc nào đó và phát điên.

Điều đó là có cơ sở. Hành vi của ngài kể từ năm 2018, khi ngài đưa ra tuyên bố đầu tiên chống lại Đức Thánh Cha Phanxicô, liên quan đến Đức Hồng Y Theodore McCarrick lúc bấy giờ, đã trở nên thất thường hơn bao giờ hết. Ngài sống ẩn dật. Ngài có ảo tưởng về sự nguy hiểm không? Có lẽ ngài bị bao vây - hoặc thậm chí bị giam giữ - bởi những cộng sự có bản chất đáng ngờ? Ngài nhận được thông tin gì trong quá trình tự động cách ly?

Ngược lại, hãy xem xét Đức Hồng Y Giuse Trần Nhật Quân, giám mục danh dự của Hương Cảng, người sống dưới sự giám sát liên tục của nhà cầm quyền cộng sản Trung Quốc, nhưng ngài tự do đi lại, phát biểu tự do và sẵn sàng trả lời các câu hỏi. Và ngài đã đưa ra một số lời chỉ trích gay gắt về các sáng kiến gần đây của Vatican.

Khi một giám mục đơn độc - có hơn 5.000 giám mục như thế trên toàn thế giới - hành động theo một cách hoàn toàn kỳ lạ và rõ ràng là kỳ quặc, thì hoàn toàn hợp lý khi đặt câu hỏi tại sao lại như vậy. Không thể loại trừ sự điên rồ và các tòa án, theo công lý, có nghĩa vụ phải tính đến khả năng đó khi tuyên án.

Cáo buộc ly giáo là vấn đề nghiêm trọng

Khi công bố – và tố cáo – lệnh triệu tập mình do Bộ Giáo Lý Đức Tin đưa ra, Đức Tổng Giám Mục Viganò đã so sánh mình với Đức Tổng Giám Mục Marcel Lefebvre, người sáng lập Huynh Đoàn Thánh Piô 10 vào những năm 1970, và bị vạ tuyệt thông vào năm 1988 vì tấn phong các giám mục mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng.

Đức Tổng Giám Mục Viganò tự tâng bốc mình. Đức Tổng Giám Mục Lefebvre, bất chấp tất cả những rắc rối sau đó, đã là một nhà truyền giáo đáng ngưỡng mộ ở Phi Châu trong nhiều năm. Thay vì lẩn trốn, ngài đã thành lập một cộng đồng. Đức Tổng Giám Mục Viganò có lẽ đã quan sát thấy rằng nhiều tín hữu của Đức Tổng Giám Mục Lefebvre coi hình phạt của ngài là khắc nghiệt so với mức độ dành cho nhiều người khác vào những năm 1970.

Đó là một điểm quan trọng mà các quan chức Vatican cần phải tính đến. Những gì được coi là nghiêm trọng theo quan điểm giáo luật không phải luôn luôn phù hợp với quan điểm phổ biến trong xã hội. Ví dụ, việc vứt bỏ Bí tích Thánh Thể sẽ bị trừng phạt bằng vạ tuyệt thông tiền kết. Nhưng, giết người hàng loạt thì không. Có những lý do chính đáng giải thích tại sao lại như vậy, và nó đòi hỏi phải nhận thức được rằng những vấn đề siêu nhiên nghiêm trọng hơn những vấn đề tự nhiên.

Tội ly giáo cũng thế. Phá vỡ sự hiệp thông của Giáo hội có nguy cơ cắt đứt ân sủng bí tích của tín hữu. Ở ngoài sự hiệp thông ở cõi trần này có thể dẫn tới việc ở ngoài sự hiệp thông với các thánh trong cõi vĩnh hằng. Đó là lý do tại sao Giáo hội đánh giá rất nghiêm trọng tội ly giáo, ngay cả khi nó không gây ra trong tâm trí người bình dân sự ghê tởm tương tự như trong trường hợp lạm dụng tình dục.

Não trạng “những người kia thì sao”

Thuật ngữ “whataboutism” đã tham gia vào các cuộc tranh luận chính trị và văn hóa trong những năm gần đây. Một bên chỉ trích Donald Trump cách đối xử với phụ nữ. Thay vì đề cập đến cáo buộc, phe của ông Trump nói, “Còn Bill Clinton thì sao”?

Mọi giáo viên - và phụ huynh, về vấn đề đó - đều biết rằng não trạng “những người kia thì sao” nảy sinh trong các vấn đề kỷ luật. Một đứa trẻ bị kỷ luật vì tội X hỏi: “Còn người này người khác cũng đã làm X và không bị trừng phạt thì sao?” Hoặc, “Còn đứa trẻ khác đã làm điều Y, điều đó tệ hơn X thì sao?”

Chỉ vài giờ sau khi có tin tức về Đức Tổng Giám Mục Viganò dòng tiêu đề sau đã xuất hiện, “Phiên xử tội ly giáo Đức Tổng Giám Mục Viganò à… sao không xử Rupnik đi.”

Những cái tên khác có thể được thay thế, nhưng cựu linh mục Dòng Tên Marko Rupnik, là vụ án kỷ luật nổi tiếng nhất còn tồn đọng vào thời điểm hiện tại. Vị linh mục Dòng Tên này đã bị điều tra một thời gian, bị Dòng Tên trục xuất, và sự phẫn nộ toàn cầu đối với việc ông có thể tiếp tục công việc của mình đã buộc Đức Thánh Cha Phanxicô phải ra lệnh mở một cuộc điều tra mới vào mùa thu năm ngoái sau khi đã đình chỉ một cuộc điều tra trước đó do quá thời hiệu.

Não trạng “những người kia thì sao” không phải là lý do thuyết phục khiến việc kỷ luật đối với X không thể được tiến hành vì nó chưa được áp dụng đối với Y. Nhưng nếu có đủ số người tin rằng kỷ luật được áp dụng một cách không công bằng, liệu nó có đe dọa đến uy tín của cơ quan hữu quan không?

Đức Hồng Y Parolin đổ dầu trên mặt nước

Sự can thiệp đáng hoan nghênh đối với lệnh triệu tập của Đức Tổng Giám Mục Viganò đến từ một giới chức có thẩm quyền cao, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh của Đức Thánh Cha. Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ và buồn bã, hoang mang trước tất cả những gì đang diễn ra.

“Tôi luôn đánh giá cao Đức Tổng Giám Mục như một người làm việc rất tốt, rất trung thành với Tòa Thánh, ở một khía cạnh nào đó, ngài cũng là một tấm gương”, Đức Hồng Y Parolin nói về Đức Tổng Giám Mục Viganò cựu Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ. “Khi còn là sứ thần Tòa thánh, ngài đã làm việc rất xuất sắc, tôi không biết chuyện gì đã xảy ra.”

Đức Tổng Giám Mục Viganò đã có một sự nghiệp được nhiều người đánh giá cao. Việc bổ nhiệm đầu tiên của ngài với tư cách là Sứ Thần Tòa Thánh, dưới thời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là đến Nigeria, có lẽ là vị trí quan trọng nhất ở Phi Châu. Sau đó, ngài trở lại Rôma trong một vị trí hết sức nhạy cảm, đại diện cho các cơ quan đại diện của Đức Giáo Hoàng, vừa là giám đốc nhân sự vừa là người giám sát các nhà ngoại giao trên toàn thế giới. Sau đó, ngài giữ chức tổng thư ký của quốc gia Thành Vatican, nổi tiếng về việc quản lý hiệu quả và loại bỏ tận gốc nạn tham nhũng. Trở lại vai trò Sứ thần Tòa Thánh tại Hoa Kỳ, ngài được nhiều người kính trọng khi nghỉ hưu vào năm 2016.

Khi Đức Tổng Giám Mục Viganò đưa ra tuyên bố đầu tiên vào năm 2018, một số giám mục Hoa Kỳ đã bày tỏ sự tin tưởng vào danh tiếng về sự trung thực của ngài và nói rằng những tuyên bố của ngài cần được điều tra.

Những nhận xét trung thực của Đức Hồng Y Parolin là một lời đáp trả đáng hoan nghênh dành cho những người không trung thực muốn đọc lại quá khứ của Đức Tổng Giám Mục Viganò trong những năm gần đây một cách tiêu cực, để mà lên án những người đã ca ngợi ngài trước khi quỹ đạo đi xuống của ngài trở nên rõ ràng.

Bây giờ điều hiển nhiên đối với tất cả mọi người, là cần có những bình luận sáng suốt từ tất cả các bên để hạn chế thiệt hại mà trường hợp Đức Tổng Giám Mục Viganò đã gây ra.


Source:National Catholic Register
 
Tại cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên, Biden và Trump tranh cãi về vấn đề phá thai, nhập cư
Vũ Văn An
21:44 28/06/2024

Daniel Payne của hãng tin CNA, ngày 28/06/2024, tường trình rằng các ứng cử viên tổng thống năm 2024 Donald Trump và Tổng thống Joe Biden đã tranh luận trong cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên của chu kỳ bầu cử vào thứ Năm, tranh luận về một loạt chủ đề bao gồm phá thai, nhập cư và kinh tế.



Hai ứng cử viên, vẫn chưa được đảng tương ứng của họ đề cử, đã lên diễn đàn ở Atlanta để trình bày tầm nhìn của họ đối với đất nước. Cuộc tranh luận được điều hành bởi các người dẫn chương trình CNN Dana Bash và Jake Tapper.

Để đáp lại những cuộc tranh luận đôi lúc hỗn loạn trong quá khứ, sự kiện này được đánh dấu bằng một số quy tắc đáng chú ý: Micrô của các ứng cử viên bị tắt tiếng khi họ không nói nhằm tránh làm gián đoạn trong những thời điểm căng thẳng và không có khán giả có mặt tại trường quay.

Biến cố này là cuộc tranh luận đầu tiên trong số hai cuộc tranh luận tổng thống được tổ chức trong mùa tranh cử này; lần thứ hai sẽ diễn ra vào tháng Chín.

Biden hứa khôi phục phán quyết Roe v. Wade

Gần đầu cuộc tranh luận, người điều hành đã hỏi các ứng cử viên về việc phá thai và việc bãi bỏ phán quyết Roe v. Wade vào năm 2022. Bash lưu ý rằng năm nay sẽ là “cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên kể từ khi Tòa án Tối cao lật ngược” tiền lệ phá thai lâu đời.

Trump, người mà các thẩm phán do ông đề cử vào Tòa án Tối cao đã giúp lật đổ phán quyết này, đã khoe khoang về phán quyết đó. “Điều tôi đã làm là đưa ba thẩm phán vĩ đại của Tòa án Tối cao vào tòa, và đã xẩy ra việc họ bỏ phiếu ủng hộ việc giết phán quyết Roe v. Wade và chuyển trao nó lại cho các tiểu bang. Đây là điều mà mọi người đều mong muốn”, ông nói.

Ứng cử viên Đảng Cộng hòa cho biết ông tin vào “các trường hợp ngoại lệ đối với hiếp dâm, loạn luân và tính mạng của người mẹ”, nhưng ông chỉ ra rằng các chính sách ủng hộ phá thai triệt để “sẽ tước đi mạng sống của một đứa trẻ vào tháng thứ tám, tháng thứ chín và ngay cả sau khi sinh.”

Trong khi đó, Biden chỉ trích việc bãi bỏ Roe, cho rằng việc trả lại các quy định phá thai cho các bang “giống như nói, 'Chúng ta sẽ trao lại quyền công dân cho các bang. Hãy để mỗi bang có một quy định khác nhau.”

Biden cho biết ông ủng hộ quy tắc “ba tam cá nguyệt” của Roe v. Wade do Tòa án Tối cao đưa ra vào năm 1973. Biden hứa rằng nếu tái đắc cử, đất nước sẽ “khôi phục Roe v. Wade”.

Trump liên tục đả kích Biden về an ninh biên giới

Về chủ đề nhập cư, Trump chỉ trích chính sách biên giới của Biden, điều mà ông cho rằng đã dẫn đến “biên giới tồi tệ nhất trong lịch sử”.

Con số kỷ lục về người nhập cư bất hợp pháp đã vượt qua biên giới phía nam Hoa Kỳ trong nhiệm kỳ tổng thống của Biden, thường áp đảo các dịch vụ phúc lợi xã hội và công cộng địa phương trên toàn quốc. Trump tuyên bố Biden “đã mở cửa đất nước của chúng ta cho những người đến từ nhà tù, những người đến từ viện tâm thần, nhà thương điên, những kẻ khủng bố.”

“Chưa bao giờ có điều gì giống như vậy,” Trump nói, có lúc đề cập đến trường hợp của Jocelyn Nungaray, 12 tuổi, cư dân Texas, người Texas, người gần đây đã bị một người nhập cư bất hợp pháp sát hại.

Trong khi đó, Biden chỉ trích chính sách chia cắt gia đình mà chính quyền Trump thực hiện trong thời gian ngắn ở biên giới Hoa Kỳ. Ông khoe rằng các chính sách của ông gần đây đã giúp giảm đáng kể số lượng người vượt biên bất hợp pháp.

Đôi khi trong cuộc tranh luận, Biden dường như gặp khó khăn trong việc bày tỏ suy nghĩ của mình, chẳng hạn như trong phần nhập cư khi ông tuyên bố nếu tái đắc cử sẽ theo đuổi một “sáng kiến tổng thể liên quan đến những gì chúng ta sẽ làm với nhiều Lực lượng Tuần tra Biên giới và nhiều sĩ quan tị nạn hơn”.

“Tôi thực sự không biết ông ấy nói gì ở cuối câu đó. Tôi không nghĩ ông ấy cũng biết mình đã nói gì”, ông Trump đáp lại.

Khủng hoảng nha phiến, kinh tế, ngày 6 tháng 1

Các ứng cử viên đã thảo luận về nhiều chủ đề khác trong suốt cuộc tranh luận kéo dài 90 phút, bao gồm cả cuộc khủng hoảng nha phiến, vốn tiếp tục tàn phá nhiều nơi trên đất nước.

Trump đổ lỗi cuộc khủng hoảng nghiện ma túy là do chính sách biên giới của Biden, mà ông cho rằng đã cho phép nhiều chất bất hợp pháp xâm nhập vào đất nước hơn. Trong khi đó, Biden kêu gọi tăng cường công nghệ ở biên giới để giúp phát hiện các loại ma túy như fentanyl trong các chuyến hàng xuyên quốc gia.

Trong khi đó, về nền kinh tế - vốn đang phải hứng chịu lạm phát cao trong phần lớn nhiệm kỳ đầu tiên của Biden - tổng thống đổ lỗi cho cách Trump xử lý cuộc khủng hoảng COVID cũng như các chính sách kinh tế của ông, mà theo ông đã dẫn đến "sự hỗn loạn theo đúng nghĩa đen".

Trong khi đó, Trump đổ lỗi cho chính quyền Biden về tình trạng lạm phát đang diễn ra, cho rằng cuộc khủng hoảng “nổ tung dưới sự lãnh đạo của ông vì họ tiêu tiền như một đám người không biết mình đang làm gì”.

Người điều hành có lúc còn đưa ra vụ bạo loạn ngày 6 tháng 1 năm 2021 khiến những người biểu tình xông vào Điện Capitol của Hoa Kỳ. Các nhà phê bình cáo buộc rằng Trump đã dàn dựng vụ việc để ngăn Biden được chứng nhận làm tổng thống.

Trump đã nhiều lần được hỏi liệu ông có chấp nhận kết quả cuộc bầu cử năm 2024 bất kể ai thắng hay không. “Nếu đó là một sự công bằng và hợp pháp và đi cuộc bầu cử năm ngoái - hoàn toàn có thể,” Trump cuối cùng nói.

Biden đề nghị Trump sẽ không làm như vậy. “Tôi nghi ngờ liệu bạn có chấp nhận điều đó hay không vì bạn là một kẻ hay than vãn,” anh nói. “Ý tưởng nếu bạn thua một lần nữa, bạn sẽ chấp nhận bất cứ điều gì - bạn không thể chịu đựng được sự mất mát” bất cứ điều gì - bạn không thể chịu đựng được sự mất mát.”

Ai thắng trong cuộc tranh luận tổng thống Biden-Trump đầu tiên?

ABC News trong bản tin ngày 29 tháng 6 năm 2024, cho hay Tổng thống Joe Biden đã có màn trình diễn tệ hại trong cuộc tranh luận tổng tuyển cử tổng thống đầu tiên vào tối thứ Năm. Đó chắc chắn là ý kiến của nhiều chuyên gia phản ứng trong thời gian thực, nhưng nhờ cuộc thăm dò 538/Ipsos mới được thực hiện bằng KnowledgePanel của Ipsos, giờ đây chúng tôi biết đó cũng là cảm giác của cử tri Mỹ.

Bài phát biểu khàn khàn và vấp ngã của Biden ngay lập tức khiến nhiều đảng viên Đảng Dân chủ hoang mang về cơ hội chiến thắng của họ vào tháng 11.

ABC News khuyên bạn đọc đọc tường trình của tờ Politico dưới đây:

Đảng Dân chủ phát cuồng trước màn tranh luận của Biden: 'Biden đang nâng cốc chúc mừng'

Một đặc vụ nổi tiếng đã nhắn tin, “Đã đến lúc tổ chức một hội nghị mở.”

Màn trình diễn của Tổng thống Joe Biden đã được lan truyền rộng rãi trên mạng và có thể sẽ củng cố thêm ấn tượng rằng ông ấy đã thua một bước.

Tất cả những gì Joe Biden cần làm là lặp lại bài diễn văn Thông điệp Liên bang của mình.

Thay vào đó, ông lắp bắp. Ông vấp ngã. Và, chỉ còn chưa đầy 5 tháng nữa là đến tháng 11, ông ấy đã đánh thẳng vào nỗi sợ hãi tồi tệ nhất của Đảng Dân chủ - rằng ông ấy đang bỏ lỡ cuộc bầu cử này vào tay Donald Trump.

Chuông báo động dành cho các đảng viên Đảng Dân chủ bắt đầu vang lên khi Biden bắt đầu phát biểu với giọng khàn khàn ngập ngừng. Vài phút sau cuộc tranh luận, ông ta đã cố gắng đưa ra biện pháp bảo vệ hiệu quả nền kinh tế dưới sự theo dõi của mình và mô tả sai về các sáng kiến y tế quan trọng mà ông ta coi là trọng tâm trong nỗ lực tái tranh cử của mình, nói rằng “cuối cùng chúng ta đã đánh bại Medicare” và nêu sai chính quyền của ông ta đã hạ thấp bao nhiêu giá insulin. Ông tự dồn mình vào một góc trong vấn đề Afghanistan, đề cập đến việc rút quân bất thành của chính quyền ông không hề được nhắc nhở. Ông ta liên tục nhầm lẫn giữa “tỷ” và “triệu” và thấy mình bị mắc kẹt trong cuộc tranh luận kéo dài 90 phút khi chơi trò phòng thủ.

Và khi ông ấy không phát biểu, ông ấy đứng chết lặng sau bục giảng, miệng há hốc, đôi mắt mở to và không chớp trong một khoảng thời gian dài.

Jay Surdukowski, một luật sư và nhà hoạt động đảng Dân chủ đến từ New Hampshire, người đồng chủ trì chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của cựu Thống đốc Maryland Martin O'Malley tại tiểu bang này, cho biết: “Biden đang nâng cốc chúc mừng”.

Trong tin nhắn với POLITICO, các đảng viên Đảng Dân chủ bày tỏ sự bối rối và lo lắng khi theo dõi những phút đầu tiên của sự kiện. Một cựu Nhà Trắng và trợ lý chiến dịch của Biden gọi điều đó là “khủng khiếp”, nói thêm rằng họ đã phải tự hỏi đi hỏi lại: “Ông ấy vừa nói gì? Quả là điên."

“Không tốt,” Dân biểu Jared Huffman (D-Calif.) viết.

POLITICO đã nói chuyện với khoảng chục đảng viên Đảng Dân chủ, một số người trong số họ được giấu tên để thảo luận về thành tích của Biden.

Nhóm của Biden đã nhanh chóng bảo vệ màn trình diễn của tổng thống. Đầu tiên họ nói rằng ông ấy bị cảm lạnh (và ông ấy âm tính với Covid-19). Sau đó, họ khẳng định Trump đang tự làm tổn thương chính mình khi xúc phạm thành tích tổng thống của Biden.

Biden đã phát triển mạnh mẽ hơn qua đêm, có thời điểm lợi dụng việc Trump tuyên bố sa thải những người lính đã ngã xuống là “kẻ ngu ngốc và kẻ thua cuộc” để coi cựu tổng thống là “kẻ ngu ngốc” và “kẻ thua cuộc” thực sự. Ở những nơi khác, ông ta chỉ trích bản án hình sự của Trump ở New York.

Biden nói: “Người duy nhất trên sân khấu này bị kết án trọng tội là người đàn ông mà tôi đang xem xét lúc này".

Nhưng ấn tượng đầu tiên rất quan trọng - đặc biệt là đối với những cử tri mới theo dõi cuộc bầu cử và những người có nhiều khả năng xem cuộc tranh luận đầu tiên hơn cuộc tranh luận thứ hai dự kiến vào tháng 9. Và thay vì tạo ấn tượng cho giai đoạn tiếp theo của chiến dịch tranh cử tổng thống, màn trình diễn không ổn định của Biden lại làm dấy lên lo ngại trong các đảng viên Đảng Dân chủ rằng người đàn ông 80 tuổi mà trí tuệ và thể lực tốt đã trở thành mối lo ngại hàng đầu của cử tri về việc đưa ông trở lại Nhà Trắng thậm chí có thể không thể đưa đảng đến hết tháng 11.

“Đã đến lúc tổ chức một hội nghị mở,” một đặc vụ nổi tiếng đã nhắn tin.

Nhóm của Biden đã cố gắng sắp xếp cuộc tranh luận theo hướng có lợi cho ông - thúc đẩy cuộc tranh luận diễn ra sớm và không có khán giả. Và tổng thống đã đồng ý tổ chức sự kiện này một phần để xoa dịu sự lo lắng của đảng Dân chủ về việc liệu ông có thể giành chiến thắng vào tháng 11 hay không.

Sau đó, họ không cố gắng che đậy thành tích kém cỏi của ông mà thay vào đó cố gắng nhấn mạnh rằng Trump vẫn là mối đe dọa đối với lợi ích của Mỹ trong và ngoài nước.

“Đó là một khởi đầu chậm chạp, mọi người đều thấy rõ điều đó. Tôi sẽ không tranh luận về điểm đó”, Phó Tổng thống Kamala Harris nói với Anderson Cooper của CNN một giờ sau khi cuộc tranh luận kết thúc. “Tôi đang nói về sự lựa chọn vào tháng 11. Tôi đang nói về một trong những cuộc bầu cử quan trọng nhất trong cuộc đời chung của chúng ta. Và liệu chúng ta có muốn xem tháng 11 sẽ mang lại điều gì và tiếp tục con đường hủy diệt nước Mỹ không? về dân chủ?”

Trong khi một số đảng viên Đảng Dân chủ nhanh chóng gạt bỏ những sai lầm ngớ ngẩn của Biden – Dân biểu Haley Stevens (D-Mich.) cho biết Biden “không phải là một người dẫn chương trình truyền hình, ông ấy là một con ngựa thồ” – thì quỹ đạo của cuộc đua dường như đã thay đổi đáng kể.

“Công việc của tôi lúc này là phải thực sự trung thực. Joe Biden có một việc phải làm tối nay. Và ông ấy đã không làm điều đó,” cựu Thượng nghị sĩ Claire McCaskill (D-Mo.) nói với MSNBC. “Ông có một việc phải hoàn thành. Và điều đó đã trấn an America rằng ông ấy có thể làm được công việc đó ở độ tuổi của mình. Và tối nay ông ấy đã thất bại.”

Hiện tại, một số đảng viên Đảng Dân chủ đã công khai nói rằng Biden nên kết thúc chiến dịch tranh cử của mình. Một nhà tài trợ lớn của Đảng Dân chủ và người ủng hộ Biden nói đơn giản: “Biden cần phải rút lui. Không có câu hỏi nào về điều đó.”

Đôi khi, Biden gặp khó khăn trong việc đưa ra những lập luận mạnh mẽ về một số điểm bán hàng lớn nhất trong chiến dịch tranh cử của mình, làm hỏng hồ sơ chăm sóc sức khỏe của mình và vấp phải phản hồi ủng hộ quyền phá thai.

“Tôi ủng hộ Roe v. Wade. Bạn có ba tam cá nguyệt. Lần đầu tiên là giữa một người phụ nữ và một bác sĩ. Lần thứ hai là giữa một bác sĩ và một tình huống cực đoan. Lần thứ ba là giữa bác sĩ - ý tôi là giữa người phụ nữ và nhà nước,” ông nói.

Trump cũng vấp ngã. Ông gọi con gái của cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi, một nhà làm phim tài liệu, là “người làm phim”. Ông cáo buộc đảng Dân chủ muốn “lấy đi mạng sống” của một đứa trẻ “sau khi được sinh ra”. Ông đã thổi phồng sức mạnh kinh tế của đất nước dưới thời tổng thống của mình.

Ông nhắc lại sự bảo vệ của mình đối với những người nổi dậy ngày 6 tháng 1, bắt đầu một cuộc chỉ trích kéo dài chống lại sự kết tội của hàng trăm người ủng hộ Trump đã xông vào Điện Capitol trong nỗ lực lật ngược cuộc bầu cử năm 2020. Và được hỏi nhiều lần liệu ông có chấp nhận kết quả bầu cử bất kể người chiến thắng hay không, Trump từ chối đưa ra câu trả lời thẳng thắn - cuối cùng nói rõ rằng ông sẽ chỉ làm như vậy “nếu cuộc bầu cử diễn ra công bằng và tự do”.

Nhưng Trump phần lớn đã làm những gì đảng Cộng hòa yêu cầu ông làm: thể hiện một chút kiềm chế đồng thời vạch trần những điểm yếu của Biden. Cựu tổng thống, người luôn thích gọi Biden là “buồn ngủ” và “quanh co”, đã đợi trọn 20 phút để thu hút sự chú ý đến màn trình diễn run rẩy ban đầu của đảng Dân chủ.

“Tôi thực sự không biết ông ấy nói gì ở cuối câu đó,” Trump nói, sau khi Biden lắp bắp khi trả lời câu hỏi về nhập cư. “Tôi không nghĩ ông ấy cũng biết mình đã nói gì.”

Và trong một cuộc tranh luận tương đối gay gắt, chính Biden là người không đạt được kỳ vọng thấp nhất.

“Biden dường như cần vài phút để khởi động,” một quan chức kỳ cựu của Đảng Dân chủ cho biết. “Anh chàng tội nghiệp cần một tách trà. Có lẽ là một ly whisky.” Một người khác gợi ý rằng Biden nên mua một viên ngậm trị đau họng.

Cả Biden và Trump, người chỉ trẻ hơn người đương nhiệm ba tuổi, đều phải đối mặt với những câu hỏi vào cuối cuộc tranh luận về khả năng của họ trong bốn năm nữa trong nhiệm kỳ tổng thống.

Biden ho khan kêu gọi cử tri đánh giá năng lực của ông dựa trên thành tích của ông, công kích Trump là “trẻ hơn ba tuổi và kém năng lực hơn rất nhiều”.

“Hãy nhìn vào hồ sơ. Hãy xem những gì tôi đã làm,” ông ấy nói, lặp lại một câu nói mà ông ấy thường triển khai trong quá trình vận động tranh cử.

Trump sau đó đưa ra trường hợp quanh co của riêng mình về năng khiếu của mình, tuyên bố đã “đạt” một cặp bài kiểm tra nhận thức và chỉ ra chức vô địch giải đấu gôn mà ông đã giành được tại sân gôn của chính mình như một bằng chứng về sức chịu đựng thể chất của ông.

Cuộc trao đổi nhanh chóng chuyển thành một trò chơi tay đôi - “Tôi rất vui khi chơi gôn nếu bạn mang theo túi của riêng mình,” Biden phản pháo lại tại một thời điểm. Nhưng đến thời điểm đó, ý kiến của nhiều người xem có thể đã được củng cố từ lâu.

Fergus Cullen, cựu chủ tịch Đảng Cộng hòa ở New Hampshire và là “Never Trumper”, người đang cân nhắc bỏ phiếu cho Biden, đã cảnh báo rằng các đảng viên Đảng Dân chủ sẽ cần xem xét lại liên danh của họ nếu tổng thống có màn trình diễn kém cỏi vào thứ Năm.

Sau cuộc tranh luận, Cullen nói: “Bất cứ ai từng chứng kiến cha mẹ già đi, yếu đuối và mù mịt đều nhận ra những gì họ đang nhìn thấy và biết rằng mọi chuyện chỉ trở nên tồi tệ hơn, với tốc độ ngày càng nhanh, kể từ đây”.
 
Văn Hóa
Truyền thống Trí thức Công Giáo trong Thế kỷ Hai mươi, Phần hai: TÍN NGƯỠNG VÀ VĂN HÓA, Sigrid Undset
Vũ Văn An
14:12 28/06/2024

Chương 9: Sự tươi mát sâu thẳm của sự vật: Cuộc phục hưng văn học Công Giáo (hết)

Đóng góp của Scandinavia: Sigrid Undset



Ở Bắc Âu trong thời kỳ này, ngoài những tên tuổi vĩ đại, còn có nhiều nhà văn khác đáng đọc, nhưng ít người có khả năng đứng vững trước thử thách của thời gian. Một nhà văn Công Giáo đương thời có tác phẩm dường như có một sức mạnh bền bỉ nào đó là Sigrid Undset (1882—1949). Undset sinh ra ở Đan Mạch nhưng chủ yếu lớn lên ở Na Uy. Cha của bà là một nhà khảo cổ học, và bà sớm quan tâm đến truyền thuyết và văn học Bắc Âu thời trung cổ. Giống như Tolkien, bà có thể sử dụng chất liệu này — cả yếu tố ngoại giáo và Kitô giáo, phần lớn là những tiểu thuyết lành mạnh hoặc đầy màu sắc thu hút nhiều độc giả, đặc biệt là trong bộ ba tác phẩm của bà, Kristin Lavransdatter. Nhưng bà không những chỉ lãng mạn hóa thời Trung cổ, và quả thực, câu truyện Kristin Lavransdatter giải thích niềm đam mê, sự phản bội, sự ăn năn và sự tha thứ, vì những điều đó diễn ra trong một bối cảnh rất khác với thế giới hiện đại nhưng có thể được xác định là những trải nghiệm phổ quát của con người. Thời Trung cổ của bà chứa đựng các yếu tố của Công Giáo, tôn giáo mà bà đã gia nhập vào năm 1924, mặc dù không hề có cách nào có thể rút gọn các cuốn tiểu thuyết này thành những bài học ngoan đạo có thể đoán trước được. Mặc dù việc trở lại đạo của bà là một vụ tai tiếng khiến bà bị chỉ trích nhiều trong các giới duy thế tục và phe Luther đang thống trị đời sống văn hóa và trí thức Na Uy, nhưng năng khiếu rõ ràng của bà đã giúp bà được trao giải Nobel Văn học năm 1928.

Kristin Lavransdatter theo dõi nhân vật trong tiêu đề từ những năm đầu tiên của nàng cho đến khi nàng qua đời. Cha mẹ nàng là những người ngoan đạo hơn bình thường (không giống như cha mẹ duy thế tục của Undset) và cư xử đàng hoàng với người khác. Một ngày nọ, khi nàng đang ở trong rừng cùng với cha mình và một nhóm đi săn, nàng đã có một trải nghiệm bất thường. Ngay sau khi liếc nhìn hình ảnh phản chiếu của nàng trong một cái ao và - giống như Narcissus - đến để chiêm ngưỡng các đặc điểm của chính nàng, “bất ngờ nàng nhận ra một khuôn mặt giữa những chiếc lá - ở đó là một phụ nữ, xanh xao, với mái tóc màu lanh, bồng bềnh—đôi mắt to, xám nhạt và lỗ mũi rộng, màu hồng giống như của Guldsveinen [con ngựa của cha nàng ]. Nàng mặc một thứ gì đó nhẹ, màu xanh lá cây, và cành cây che khuất nàng cho đến tận bộ ngực nở nang, được bao phủ bởi những chiếc trâm cài và dây chuyền lấp lánh. Cô bé nhìn chằm chằm vào nhân vật đó, và khi nàng nhìn chằm chằm như thế, người phụ nữ giơ tay lên và cho nàng xem một vòng hoa bằng vàng – bà ấy ra hiệu với nó”. (82) Kristin chạy trốn, nhưng “vòng hoa cưới”, được dùng đặt tựa cho tập thứ nhất của bộ ba, đã được tặng cho nàng, và điều đó đối với nàng có nghĩa là quay lưng lại với những người khác và mối bận tâm chết người với những sức hấp dẫn hợp lý đối với ý chí mạnh mẽ của chính nàng.

Có thể phân tích quá lạnh lùng khi gọi đây là một kỹ thuật văn học, vì Undset chắc chắn đã bắt tay kể một câu chuyện xuất hiện với bà trong diễn biến sống động của các nhân vật (tập đầu tiên của bộ ba đã được Liv Ullmann chuyển thành cuốn phim hay năm 1995). Nhưng cũng giống như Ring of Power [Chiếc nhẫn Quyền lực] nơi Tolkien, cơn cám dỗ trung cổ và ngoại giáo này cho phép Undset trình bày một loạt chủ đề mà trong bối cảnh hiện đại, có thể khiến độc giả xa lánh. Trong thế kỷ 19 và 20, sự thu hút rộng rãi đối với sự đơn giản và màu sắc thời trung cổ—những phẩm chất rất khác với các phẩm chất của xã hội hiện đại—không thực sự biến những câu chuyện lấy bối cảnh thời Trung cổ thành một “cỗ xe”, vốn đòi hỏi một kiểu tính toán mà hầu như lúc nào cũng giết chết tác phẩm văn học. Thay vào đó, nhiều tác giả trực giác thấy rằng một bối cảnh đơn giản hơn cũng đưa ra những vấn đề nhân bản nền tảng theo những cách khó có thể tạo ra một cách hữu hiệu trong bối cảnh hiện đại. Undset đã và vẫn còn mạnh mẽ nhờ khả năng kết hợp những miêu tả khá sống động và chính xác về Na Uy thời trung cổ với những miêu tả sống động và chính xác về các chủ đề con người muôn thuở.

Kết quả của bất cứ biện pháp nào cũng gây ấn tượng. Kristin Lavransdatter đã được so sánh - đôi khi được đánh giá là vĩ đại hơn - so với các tiểu thuyết như Anna Karenina Madame Bovary, nhưng thật khó để nói câu chuyện thời trung cổ nên được đánh giá ra sao bên cạnh hai câu chuyện mà phần tinh túy nhất có tính hiện đại về những người phụ nữ lãng mạn một cách đầy bi kịch (các tiểu thuyết trước khi trở lại đạo của Undset thuộc thể loại này nhiều hơn). Kristin cũng được gọi là một loại thiên hùng ca [Iliad] Bắc Âu. Nhưng điều này cũng có vẻ bàn hơi rộng vì câu chuyện phát triển gần như hoàn toàn theo khía cạnh riêng tư trong cuộc đời của Kristin, nghĩa là, về một phụ nữ thời trung cổ bị cấm tham gia nhiều hoạt động, chứ không phải theo khía cạnh một trường thiên anh hùng ca. Thật vậy, các nhà duy nữ Na Uy đã chỉ trích công việc của bà vì dường như nó khiến phụ nữ bị phụ thuộc, nhưng Undset trả lời rằng bà coi phụ nữ có vai trò khác với nam giới một cách tự nhiên, mặc dù bản thân bà có chung mong muốn với họ về sự tự do lớn hơn cho phụ nữ. Đồng thời, con mắt nhạy bén tìm kiếm sự thật của bà bắt đầu khiến bà thấy rằng không ai trong chúng ta—nam hay nữ—làm những gì chúng ta phải làm và do đó thấy mình bị tội lỗi trói buộc. Đó là một trong những hiểu biết sâu sắc dần dần đưa bà đến với Rôma và cho bà một quan điểm phê phán về các trào lưu trí thức có ảnh hưởng lớn lúc bấy giờ như chủ nghĩa Nietzsche, chủ nghĩa Freud và chủ nghĩa Darwin. (83)

Có lẽ Kristin Lavransdatter được hiểu đúng nhất như một loại Thần khúc thời hiện đại, mặc dù là loại diễn ra hoàn toàn trên trái đất, chứ không phải trong các chuyến hành trình của Dante qua trái đất, luyện ngục và thiên đàng. Và có lẽ nó có sức mạnh đương thời lớn hơn vì lý do đó. Khi chúng ta dõi theo vòng cung cuộc đời của Kristin—từ việc nàng sớm khám phá ra tính bướng bỉnh của mình cho đến những nỗ lực của một người phụ nữ lớn tuổi để phục hồi một tấm lòng trong sạch—chúng ta đi qua toàn bộ hành trình Kitô hữu của linh hồn đến với Thiên Chúa. Tất nhiên, mỗi người thực hiện chuyến đi đó theo cách riêng của mình, và nếu nó được trình bày theo cách quá sơ đồ hoặc quá ngoan đạo, thì nó chỉ trở thành một minh họa đơn thuần cho một ý tưởng trừu tượng. Khả năng của Undset như một nhà văn bắt nguồn từ việc bà có năng khiếu kể một câu chuyện hấp dẫn—bất cứ độc giả có thiện cảm nào bước vào thế giới của Kristin sẽ bị cuốn hút và không ngừng háo hức muốn biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, một trong những dấu hiệu chắc chắn cho thấy một nhân vật sống động đích thực đã được tạo ra. Và Kristin không chỉ đáng lưu ý mà còn liên tục gây ngạc nhiên.

Mặc dù chúng ta sớm thấy nàng là một cô gái rất thông minh và tốt bụng, nhưng ngay sau khi gặp và kết bạn với Edvin, một người đàn ông tốt và là một tu sĩ thánh thiện, nàng nhận ra: “Như Thầy Edvin đã nói: nếu có được một con người đủ đức tin, đức tin của họ có thể làm nhiều phép lạ. Nhưng bản thân nàng không có ý nghĩ gì sẽ có đức tin đó. Nàng không yêu Thiên Chúa, Mẹ của Người và các Thánh nhiều lắm, thậm chí không muốn yêu họ như vậy—nàng yêu thế giới và khao khát thế giới.” (84) Sự thú nhận này càng duy thực và đáng chú ý hơn vì Edvin cũng đã cho thấy công trình nghệ thuật tuyệt vời của nàng đang được thực hiện trong tòa nhà của một nhà thờ chính tòa trung cổ, điều gì đó khiến Kristin cảm động sâu sắc — nhưng để lại một phần ý chí của nàng không thay đổi. Cha của Kristin, Lavrans Björgulfsön, không chỉ là người đàn ông tốt nhất mà nàng biết, ông thường được tất cả những người mà ông tiếp xúc coi là một người đàn ông thánh thiện, tốt bụng và giàu lòng trắc ẩn, bên cạnh khả năng lãnh đạo bẩm sinh. Vì vậy, chuyện không nhỏ là sau khi yêu Erlend Niku-laussön, một người đàn ông có tiếng xấu xa đã chạy theo vợ của người đàn ông khác và có hai con trai với nàng, Kristin nói, “Tôi biết rằng tôi không bao giờ có thể bỏ Erlend ngay lúc này - nếu không tôi sẽ giẫm đạp lên chính cha tôi.” (85) Điều này, tất nhiên, đặt nàng vào con đường mà chúng ta có thể gọi là Địa ngục của Thần khúc này.

Tiểu thuyết của Undset thậm chí có cấu trúc ba phần như Thần khúc. Trong The Bridal Wreath [Vòng hoa cưới], phần đầu tiên, cũng như trong Dante, chúng ta cảm thông cho những người tình lầm lỡ và tội lỗi của họ, mặc dù con đường tiến tới hôn nhân của họ gây ra nhiều đau đớn cho người khác. Một loại Luyện ngục tiếp theo trong The Mistress of Husaby [Nhân tình của Husaby], tập thứ hai, bên trong và bên ngoài cuộc hôn nhân của họ. Họ trở nên hơi cứng cỏi với nhau. Tuy nhiên, chúng ta cũng khám phá ra một lòng tốt lớn hơn ở Erlend và sự lạnh lùng nhiều hơn ở Kristin như lúc thoạt đầu. Cha của Erlend và Kristin đã đạt được một kiểu hòa giải trước khi ông qua đời, và vào thời điểm đứa con đầu lòng của nàng chào đời, Kristin đã thực hiện một kiểu ăn năn. Trong tập cuối cùng, The Cross [thập giá], Erlend xuất hiện như một nhân vật anh hùng, bảo vệ Na Uy khỏi ách thống trị của Thụy Điển và chết trong một cuộc tấn công của một đám đông tại nhà. Kristin, giờ đã bị cắt đứt khỏi anh một cách không thể cứu vãn, chấp nhận cuộc sống tu trì và sau những cuộc đấu tranh thiêng liêng khó khăn nhưng thành công, nàng chết khi đang chăm sóc các nạn nhân của Nạn Dịch Đen. Nàng thể hiện phiên bản riêng của mình về “tình yêu làm lay động mặt trời và các vì sao” của Dante: “Chúa đã duy trì nàng chặt chẽ trong một giao ước được thiết lập cho nàng mà nàng không hề hay biết bởi một tình yêu tuôn đổ lên nàng một cách dồi dào—và bất chấp ý chí bướng bỉnh của nàng, bất chấp tâm hồn gắn chặt với đất nặng nề của nàng, nhưng phần nào tình yêu này đã trở thành một phần của nàng, đã hành động trong nàng như ánh sáng mặt trời trong trái đất, mang lại sự gia tăng mà ngay cả những ngọn lửa nóng bỏng nhất của tình yêu xác thịt cũng như những cơn thịnh nộ điên cuồng nhất của nó cũng không thể gây hại nặng nề hoàn toàn.” (86) Trong bối cảnh sai lầm, đây có thể chỉ là một tình cảm ngoan đạo thông thường. Tuy nhiên, sau khi miêu tả chính xác cuộc đời đầy biến động và sóng gió của Kristin trong một câu chuyện được kể một cách sống động, ta phải khẳng định rằng ít tác giả, có lẽ chỉ có Dostoyevsky trong số những người hiện đại, có được quyền nói một cách thuyết phục. Nhưng những người khác trong số các tác giả Công Giáo cũng sẽ thử nói về chủ đề này và các chủ đề khác.

________________________________________________________________________________________
Ghi chú của người dịch:

(*) Fireworks: ngoài định nghĩa pháo bông thông thường ra, Từ điển Merriam-webster còn cho 2 định nghĩa khác:

1. biểu lộ tính khí dễ cáu kỉnh hay tranh chấp cao độ
2. xúc cảm lôi cuốn mạnh thường có tính lãng mạn hay dục tính giữa hai người

(**) Inscape: Inscape và instress là hai ý niệm bổ túc cho nhau và đều khó hiểu, chỉ tính cá thể và tính độc đáo dẫn từ thi ca của Gerard Manley Hopkins lấy từ các ý tưởng của triết gia trung cổ Duns Scotus. Inscape từng được dịch nhiều cách khác nhau: thiết kế bên ngoài, quan niệm thẩm mỹ, vẻ đẹp nội tại, mô thức nội tại của 1 sự vật, một mô thức được tri nhận trong thiên nhiên, bản ngã cá thể, biểu thức cốt lõi bên trong của tính cá thể, bản chất đặc biệt bên trong của sự vật và con người, được diễn tả qua hình thức và bộ điệu, và yếu tính hay bản sắc hiện thân trong một sự vật. Instress là khả năng trực giác được phẩm tính này. Thi ca của Hopkins phần lớn xoay quanh hai ý niệm này.

Thực vậy, Hopkins cảm thấy mọi sự trong vũ trụ đều có đặc điểm ông gọi là inscape, thiết kế khác biệt làm thành bản sắc cá thể. Bản sắc này không tĩnh tụ mà năng động. Mỗi hữu thể trong vũ trụ, theo ông, đều “selves” (tự diễn ra mình) nghĩa là tự diễn bản sắc mình. Và các hữu thể nhân bản, những hữu thể tự diễn ra mình hơn cả, là hữu thể khác biệt một cách cá thể hơn hết, nhận ra inscape của các hữu thể khác bằng một hành vi ông gọi là instress, tức sự lĩnh hội một đối tượng bằng việc phóng ra một năng lực thâm hậu lên đối tượng đó nhờ thế mà nắm được tính khác biệt chuyên biệt. Cuối cùng, chính hành vi instress này dẫn người ta tới Chúa Kitô, vì bẳn sắc tính cá thể của bất cứ sự vật nào cũng có con dấu của sáng thế Thiên Chúa đóng trên đó (Theo Wikipedia).

Ghi chú

1 Muriel Spark, The Girls of Slender Means (New York: Knopf, 1963), 63.

2 Được trích dẫn trong Wilfrid Ward, The Life of John Henry Cardinal Newman (New York et al.: Longmans, Green, 1912), 2:460.

3 Cha ông mất trẻ. Robert Speaight nhận xét rằng nếu điều đó không xảy ra, Belloc sẽ là "một người Pháp có mẹ là người Anh thay vì là một người Anh có cha là người Pháp", có ảnh hưởng đáng kể đến sự hồi sinh của văn học Công Giáo Anh. The Life of Hilaire Belloc [Cuộc đời của Hilaire Belloc] (New York: Books for Library Press, 1970), 10.

4 Được trích dẫn trong Joseph Pearce, Old Thunder: A Life of Hilaire Belloc (San Francisco: Ignatius Press, 2002), 284.

5 Cùng nguồn, 104.

6 Được trích dẫn trong Joseph Pearce, Wisdom and Innocence: A Life of G. K. Chesterton (San Francisco: Ignatius Press, 1997), 58.

7 Một bộ sưu tập đầy đủ những cuốn sách này và những cuốn sách khác như vậy đã được xuất bản dưới tựa đề Hilaire Belloc’s Cautionary Verses [Những câu thơ cảnh báo của Hilaire Belloc] (New York: Knopf, 1981).

8 Từ The Collected Works of G. K. Chesterton [Tuyển Tập Tác Phẩm của G. K. Chesterton], tập 10: Thơ sưu tầm, phần 1, Aidan Mackey biên tập (San Francisco: Ignatius Press, 1994), 250-51.

9 Ian Turnbull Ker, The Catholic Revival in English Literature [Sự phục hưng Công Giáo trong văn học Anh], 1845—1961 (Leominster: Gracewing, 2003), 57-58.

10 Hilaire Belloc, The Path to Rome [Con đường tới Rome] (1901; Chicago: Regnery, 1954), 248-49. Belloc là một người đi bộ giỏi cũng như một người nói chuyện tuyệt vời. Khi tán tỉnh Elodie, người vợ tương lai của ông, ở California, ông đã đi bộ gần hết chặng đường từ Trung Tây đến nhà cô ấy ở Napa!

11 Cùng nguồn, 180-81.

12 Cùng nguồn, 163.

13 Cùng nguồn, 164-66.

14 Hilaire Belloc, Europe and the Faith: “Sine auctoritate nulla vita” [Châu Âu và Đức tin: “không thẩm quyền không sự sống”] (New York: Paulist Press, 1921), viii.

15 Như trên, ix.

16 Như trên, xiii.

17 Lập luận này mạnh mẽ nhưng sai lầm: “Có quá nhiều ví dụ về chiến tranh. Nó có thể được giải thích như một sự thách thức đối với truyền thống của châu Âu. Nó không thể giải thích được trên bất cứ nền tảng nào khác. Chỉ có người Công Giáo mới có truyền thống của Châu Âu: chỉ có họ mới có thể nhìn và phán đoán về vấn đề này”: ibid., xv.

18 Như trên, xix.

19 Như trên, xxii-xxii.

20 Cùng nguồn, 34-35.

21 Cùng nguồn, 81.

22 Cùng nguồn, 118.

23 Cùng nguồn, 219.

24 Như trên, 229.

25 G. K. Chesterton, Autobiography [Tự truyện] (London: Hutchinson, 1937), 221-22.

26 Cf. Michael Coren, Gilbert: The Man Who Was Chesterton (New York: Paragon House, 1990), đặc biệt là 214-17.

27 Hilaire Belloc, The Servile State [Nhà nước nô dịch], tái bản lần thứ 3. (1912; London: Constable, 1950), 106.

28 Belloc, Europe and the Faith [Châu Âu và Đức tin], 207.

29 Cf. Thomas E. Woods, Jr., Beyond Distributism [Vượt ra ngoài chủ nghĩa phân phối], Christian Social Thought Series, no. 13 (Grand Rapids, Michigan: Viện Acton, 2012). Woods là người không ngừng bảo vệ thị trường và chủ nghĩa tư bản từ góc độ chủ nghĩa tự do, nhưng bằng chứng mà ông thu thập được từ nhiều nguồn của các định hướng tư tưởng khác nhau về lịch sử kinh tế và chính trị - những nghiên cứu chỉ xuất hiện trong nhiều thập niên sau khi Belloc và Chesterton viết - đã tạo nên một trường hợp chắc chắn rằng cặp song sinh sáng lập chủ nghĩa phân phối chỉ đơn giản có rất ít kiến thức về những gì họ tuyên bố về quá khứ. Ngoài ra, cũng không phải là loại người thực tế hiểu kinh doanh hay chính trị như một hoạt động sống.

30 Belloc, Europe and the Faith [Châu Âu và Đức tin], 261.

31 Được trích dẫn trong Pearce, Wisdom and Innocence [Khôn ngoan và Ngây thơ], 271.

32 Chesterton, Autobiography [Tự truyện], 92.

33 G. K. Chesterton, Heretics [Những kẻ dị giáo], trong Collected Works, tập 1, David Dooley biên tập (San Francisco: Ignatius Press, 1986), 39. (Xuất bản lần đầu năm 1905.)

34 Như trên, 69-70.

35 Như trên, 86-87.

36 Cùng nguồn, 188.

37 Xem George J. Marlin, Richard P. Rabatin, John L. Swan, eds., The Quotable Chesterton (New York: Image Books, 1986), cùng nhiều cuốn khác.

38 G. K. Chesterton, Why I Am a Catholic [Tại sao tôi là người Công Giáo], trong Collected Works, tập 3 (San Francisco: Ignatius Press, 1990), 177.

39 G. K. Chesterton, “The Challenge of the Curé d’Ars” [Thách thức của Cha Xứ Ars], trong Henri Ghéon, The Secret of the Curé d’Ars [Bí quyết của Cha xứ Ars, F.J. Sheed dịch (London: Sheed & Ward, 1929).

40 G. K. Chesterton, Tremendous Trifles [Những chuyện vặt vãnh to lớn] (New York: Cosimo, 2007), 23.

41 G. K. Chesterton, The Well and the Shadows [Cái Giếng và Bóng tối], trong Collected Works 3:373.

42 G. K. Chesterton, Orthodoxy [Chính thống], trong Collected Works 1:230.

43 Như trên, 221-22.

44 Chesterton, Heretics [Những kẻ dị giáo], 1:206-7.

45 Chesterton, Collected Poetry [Thơ sưu tầm], phần 1, 490-91.

46 Cùng nguồn, 523.

47 Cùng nguồn, 134.

48 Chưa có phiên bản hoàn chỉnh nào tồn tại. Nhưng ngoài các tác phẩm riêng lẻ có sẵn từ nhiều nguồn, hàng chục tập (một số chứa nhiều tác phẩm) đã xuất hiện trong G. K. Chesterton: The Collected Works, George J. Marlin, Richard P. Rabatin và John L. Swan biên tập (San Francisco: Nhà xuất bản Ignatius, 1986—).

49 Trích trong cùng nguồn tập 2 (San Francisco: Ignatius Press, 1986), 8.

50 G. K. Chesteron, Charles Dickens: The Last of the Great Men (London: Dodd Mead, 1906), tái bản (New York: Readers Club, 1942), 79.

51 Cùng nguồn, 18.

52 Nghiên cứu toàn diện nhất về tiểu thuyết của Chesterton là của Ian Boyd, The Novels of G. K. Chesterton (New York: Barnes & Noble, 1975).

53 G. K. Chesterton, The Man Who Was Thursday: A Nightmare [Người đàn ông tên Thứ năm: Một cơn ác mộng] (San Francisco: Ignatius Press, 1999), 54.

54 Cùng nguồn, 245.

55 Cùng nguồn, 246.

56 Như trên, 264-65.

57 G. K. Chesterton, The Everlasting Man [Người Bất Tử], trong Collected Works, 2:231.

58 Cùng nguồn 237.

59 Như trên.

60 Cùng nguồn, 241.

61 Cùng nguồn, 243.

62 Cùng nguồn, 256.

63 Cùng nguồn, 270.

64 Như trên, 271.

65 Như trên, 269-70.

66 Cùng nguồn, 271.

67 Như trên, 275.

68 Như trên, 332-33.

69 G. K. Chesterton, Chesterton on Dickens [Chesterton nói về Dickens], trong The Collected Works of G. K. Chesterton, tập 15 (San Francisco: Ignatius Press, 1989), 62. Trích trong Ker, Catholic Revival, 82.

70 Belloc, Path to Rome [Đường tới Rome], 165.

71 Gerard Manley Hopkins, The Major Works [Gerard Manley Hopkins, Tác phẩm chính], Catherine Phillips biên tập (New York: Oxford University Press, 2009), 168. Tất cả các tài liệu tham khảo về tác phẩm của Hopkins trong văn bản đều là các phiên bản xuất hiện trong tập này.

72 Cùng nguồn, 183.

73 Cùng nguồn, 132.

74 Cùng nguồn, 80.

75 Cùng nguồn, 110.

76 Xem, ví dụ, Cùng nguồn106-9, “Lời nói đầu của tác giả”.

77 Cùng nguồn, 111.

78 Cùng nguồn, 142.

79 Cùng nguồn, 132-33.

80 Cùng nguồn, 128.

81 Cùng nguồn, 129.

82 Sigrid Undset, The Bridal Wreath [Vòng hoa cô dâu], tập 1 của Kristin Lavransdatter, Charles Archer và J. S. Scott dịch (New York: Vintage, 1987), 17.

83 Cf. Theodore P. Fraser, The Modern Catholic Novel in Europe [Tiểu thuyết Công Giáo Hiện đại ở Châu Âu] (New York: Twayne, 1994), 50-57.

84 Undset, The Bridal Wreath [Vòng hoa cô dâu], 62.

85 Cùng nguồn, 214.

86 Sigrid Undset, The Cross, tập 3 của Kristin Lavransdatter, Charles Archer dịch (New York: Vintage, 1987), 401.
 
VietCatholic TV
Tin vui cho Ukraine: Nga sắp hết xe tăng. Nhà máy xăng máy bay Nga bốc cháy. 5 thách đố cho TTK NATO
VietCatholic Media
03:29 28/06/2024


1. Dữ liệu vệ tinh cho thấy Nga có thể sắp hết xe tăng

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Crimea Satellite Images Show Military Training Ground Fire Spreading”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Phân tích hình ảnh vệ tinh bằng trí tuệ nhân tạo cho thấy Nga đã phải chịu tổn thất lớn về xe tăng kể từ khi nhà độc tài Vladimir Putin xâm chiếm Ukraine hơn hai năm trước và có thể chỉ còn lại vài ngàn xe chiến đấu bọc thép.

Tờ báo Đức Süddeutsche Zeitung /sút-đoi dây-tung/, nghĩa là “Nhật báo người miền Nam Đức”, đã đào tạo một mô hình Trí Tuệ Nhân Tạo để kiểm tra hình ảnh vệ tinh của 87 địa điểm quân sự của Nga, bao gồm 16 căn cứ nơi lưu trữ xe tăng, và xe thiết giáp.

Mô hình Trí Tuệ Nhân Tạo đã đếm số lượng xe tăng tại các địa điểm quan trọng này trước khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, tính đến thời điểm hiện tại, để xác định quy mô tổn thất xe tăng của nước này trong chiến tranh.

Hình ảnh vệ tinh cho thấy một trong những căn cứ này, Căn cứ Dự bị Xe tăng Trung tâm số 111 của Quân đội ở phía đông nam nước Nga, nơi chứa 857 xe tăng vào tháng 4 năm 2021, hiện gần như trống rỗng. Tờ báo cho biết chỉ vài tháng sau cuộc chiến, vào tháng 10 năm 2022, Nga đã mất gần một nửa số xe tăng này. Süddeutsche Zeitung cho biết việc phân tích các địa điểm quân sự khác cũng vẽ ra một bức tranh tương tự.

Michael Gjerstad là nhà phân tích nghiên cứu về quốc phòng và quân sự tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn. Ông nói với Süddeutsche rằng ông ước tính Nga “vẫn còn khoảng 3.200 xe tăng trong kho”.

Gjerstad cho biết: “Tuy nhiên, phần lớn trong số đó đang ở tình trạng tồi tệ và cần được sửa chữa đáng kể”.

Theo dữ liệu công khai, cho đến nay, cả Mạc Tư Khoa và Kyiv đều chịu tổn thất xe tăng đáng kể trong cuộc chiến.

Trang web phân tích tình báo phòng thủ nguồn mở Oryx của Hòa Lan đã xác nhận trực quan rằng 2.144 xe tăng Nga đã bị phá hủy, 159 chiếc bị hư hại, 352 chiếc bị bỏ rơi và 518 chiếc bị bắt kể từ khi bắt đầu cuộc chiến toàn diện ở Ukraine. Tuy nhiên, con số thực sẽ nhiều hơn gấp bội phần vì đây chỉ là các thiết bị có thể được xác nhận trực quan.

Oryx cho biết thêm rằng 581 xe tăng Ukraine đã bị phá hủy kể từ đầu cuộc chiến, trong đó 72 chiếc bị hư hại, 67 chiếc bị bỏ rơi và 134 chiếc bị bắt giữ.

Hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, quân đội Kyiv cho biết Mạc Tư Khoa đã mất 8.042 xe tăng kể từ khi Nga tiến hành cuộc tấn công toàn diện, trong đó có 3 chiếc trong 24 giờ qua.

Gustav Gressel, một nhà nghiên cứu chính sách cao cấp của tổ chức tư vấn quốc tế Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Âu Châu, nói với Süddeutsche Zeitung rằng ông chắc chắn rằng Nga đang “mất nhiều thiết bị hơn mức có thể thay thế và nguồn cung đang cạn kiệt”.

Gressel nói: “Do đó, điều quan trọng đối với Ukraine là gây ra những tổn thất vật chất lớn cho người Nga đến mức mọi thứ sẽ trở nên nghiêm trọng đối với họ vào một thời điểm nào đó”.

2. Nằm cách Ukraine đến 620 dặm, nhà máy sản xuất nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga vẫn bị tấn công

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Russian Plant Making Fighter Jet Fuel Attacked 620 Miles From Ukraine”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Theo các phương tiện truyền thông địa phương của Nga, máy bay điều khiển từ xa của Ukraine đã tấn công một nhà máy của Nga ở khu vực Tver, nơi được cho là sản xuất nhiên liệu hàng không.

Nhà máy nhiên liệu Redkinsky, nằm cách tiền tuyến Ukraine khoảng 620 dặm hay 998 km, đã trở thành mục tiêu vào rạng sáng Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Thống Đốc khu vực Tver, ông Igor Rudenya cho biết nhà máy bị tấn công đang bốc cháy và Bộ Tình Trạng Khẩn Cấp của Nga đang làm hết sức để cố gắng dập tắt ngọn lửa.

Một số kênh Telegram của Nga đã đưa tin, đồng thời công bố đoạn phim về vụ tấn công.

Nhà máy này trước đó đã bị máy bay điều khiển từ xa của Ukraine tấn công vào tháng 9 năm 2023. Vào thời điểm đó, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Andriy Yusov, tuyên bố doanh nghiệp hóa chất này sản xuất decalin, một chất phụ gia nhiên liệu hàng không.

Bốn máy bay điều khiển từ xa đã tấn công nhà máy, làm hư hại đường ống, mái nhà và một tòa nhà xưởng, hãng tin độc lập ASTRA của Nga đưa tin hôm thứ Năm, đồng thời công bố các video được cho là ghi lại thời điểm xảy ra vụ tấn công. Đoạn clip cho thấy một đám khói bốc lên không trung.

Một cuộc tấn công vào nhà máy cũng được hãng tin độc lập SOTA của Nga đưa tin.

SOTA cho biết: “Các nhân chứng báo cáo về một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào Nhà máy nhiên liệu Redkinsky ở vùng Tver”. “Doanh nghiệp đã bị máy bay điều khiển từ xa tấn công nhiều lần kể từ khi bắt đầu chiến tranh.”

3. Ba Lan, các nước vùng Baltic kêu gọi Liên Hiệp Âu Châu xây dựng tuyến phòng thủ dọc biên giới với Nga, Belarus

Ba Lan, Estonia, Latvia và Lithuania kêu gọi Liên minh Âu Châu xây dựng tuyến phòng thủ dọc biên giới của khối với Nga và Belarus để bảo vệ Liên Hiệp Âu Châu khỏi các mối đe dọa quân sự và các hành động có hại khác từ Mạc Tư Khoa. Thủ tướng Kaja Kallas của Estonia cho biết như trên hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu.

Cô nói: “Lãnh đạo của 4 quốc gia có chung đường biên giới với Nga hoặc Belarus đã soạn thảo một lá thư gửi Chủ tịch Liên Hiệp Âu Châu nêu chi tiết quy mô và chi phí của dự án. Các nước Liên Hiệp Âu Châu sẽ được yêu cầu cam kết hỗ trợ chính trị và tài chính.”

Cô nhấn mạnh rằng: “Việc tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng quốc phòng dọc biên giới bên ngoài Liên Hiệp Âu Châu với Nga và Belarus sẽ đáp ứng nhu cầu cấp thiết và cấp bách nhằm bảo vệ Liên Hiệp Âu Châu khỏi các mối đe dọa quân sự và các mối đe dọa lai”.

Các quan chức tình báo phương Tây được tường trình đã cảnh báo về việc gia tăng các hoạt động phá hoại của Nga trên khắp Âu Châu.

Bức thư cũng gợi ý rằng tuyến phòng thủ có thể được xây dựng với sự phối hợp của NATO và các yêu cầu quân sự của tổ chức này.

Một số quan chức Liên Hiệp Âu Châu ước tính chi phí xây dựng tuyến phòng thủ này dọc biên giới dài 700 km của Liên Hiệp Âu Châu với Nga và Belarus là khoảng 2,5 tỷ euro hay 2,67 tỷ Mỹ Kim.

Các quan chức tình báo Mỹ và đồng minh đã quan sát thấy sự gia tăng các hoạt động phá hoại cấp thấp ở Âu Châu, dường như đây là một phần trong chiến lược của Nga nhằm làm suy yếu sự hỗ trợ dành cho Ukraine.

4. Đồng minh của Putin đe dọa Mỹ: 'Sẽ phải trả giá rất đắt'

Tờ Newsweek cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Putin Ally Threatens US: 'There Will Be Hell to Pay'“. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu, Cựu Tổng thống Nga Dmitry Medvedev cảnh báo Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu rằng “sẽ phải trả giá đắt” cho vòng trừng phạt mới nhất chống lại Nga.

Là đồng minh của Putin, bình luận của Medvedev được đưa ra một ngày sau khi Liên Hiệp Âu Châu thông qua gói trừng phạt thứ 14 đối với Nga, đặc biệt nhắm vào hoạt động xuất khẩu khí đốt của nước này. Các biện pháp trừng phạt quốc tế đã được áp dụng đối với Mạc Tư Khoa và các nhân vật chính trị sau việc sáp nhập Crimea năm 2014 của Putin. Các đợt trừng phạt chống lại Nga đã được thực hiện kể từ khi Putin xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Theo thông cáo báo chí của Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu hôm thứ Hai, danh sách trừng phạt mới bao gồm thêm 69 cá nhân và 47 thực thể “chịu trách nhiệm về các hành động phá hoại hoặc đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và độc lập của Ukraine”.

Lần đầu tiên, các lệnh trừng phạt nhắm vào ngành khí đốt của nước này, đặc biệt là khí đốt tự nhiên hóa lỏng, gọi tắt là LNG, bằng cách cấm “các dịch vụ nạp lại LNG của Nga trên lãnh thổ Liên Hiệp Âu Châu”. Biện pháp này sẽ cản trở việc trung chuyển LNG của Nga từ các cảng Liên Hiệp Âu Châu, cũng như việc mua “LNG của Nga thông qua các kho cảng Liên Hiệp Âu Châu không được kết nối với hệ thống khí đốt tự nhiên”.

Các điều khoản cũng nêu chi tiết rằng Thụy Điển và Phần Lan được phép hủy một số hợp đồng LNG của Nga. Hôm thứ Ba, Gasum, một nhà cung cấp khí đốt của Phần Lan, cho biết họ sẽ ngừng nhập khẩu LNG của Nga vào tháng 7, đồng thời viết trong một tuyên bố: “Gasum tuân thủ mọi lệnh trừng phạt do Liên Hiệp Âu Châu áp đặt và sẽ không mua hoặc nhập khẩu LNG của Nga kể từ ngày 26 tháng 7”.

Gói này cũng nêu rõ rằng “Liên Hiệp Âu Châu sẽ cấm các khoản đầu tư mới cũng như cung cấp hàng hóa, công nghệ và dịch vụ để hoàn thành các dự án LNG đang được xây dựng, chẳng hạn như Arctic LNG 2 và Murmansk LNG”.

Medvedev, phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, bày tỏ sự phẫn nộ về các lệnh trừng phạt mới nhất trên kênh Telegram chính thức của ông ta. Ông ta hằn học nói rằng “Cuộc sống đã nhiều lần chứng minh rằng cái gọi là 'các lệnh trừng phạt từ địa ngục' được Liên Hiệp Âu Châu áp dụng theo lệnh từ Hoa Kỳ, đã mở đường cho hỏa ngục trần gian chỉ dành cho những người tạo ra chúng. Vì vậy, gói trừng phạt thứ 14 sẽ không đạt được mục tiêu mà sẽ là một hành động thù địch khác”.

Ông ta nói thêm với giọng điệu đáng ngại hơn: “Chúng ta sẽ sống sót sau chuyện này. Nhưng chúng ta sẽ không tha thứ và quên đi, chúng ta còn có một trí nhớ tốt. Chúng ta sẽ không để yên mà không có phản hồi với những ý định làm hại người dân của chúng ta — hãy nhớ rằng các biện pháp trừng phạt dưới bất kỳ hình thức nào luôn đánh vào người dân và doanh nghiệp, chứ không phải chính quyền. Chúng tôi sẽ ghi lại kỹ lưỡng trường hợp tấn công vào lợi ích của chúng ta và trong thời gian rất ngắn sẽ trình bày các yêu cầu của chúng tôi - không chỉ về kinh tế - đối với các nước thù địch”. Ông ta kết thúc bằng cách nhấn mạnh rằng: “Sẽ phải trả giá đắt.”

Bình luận của ông được đưa ra sau khi ông cảnh báo Mỹ hôm Chúa Nhật rằng nước này “sẽ bị thiêu rụi trong địa ngục”, sau khi đổ lỗi cho Mỹ về vụ tấn công hỏa tiễn của Ukraine ở Sevastopol, một thành phố trên Bán đảo Crimea do Nga sáp nhập. Bộ Quốc phòng Nga cho biết 5 hỏa tiễn thuộc Hệ thống hỏa tiễn chiến thuật quân đội do Mỹ cung cấp đã được sử dụng trong cuộc tấn công khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và 151 người bị thương.

Trong cuộc họp báo hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, Thiếu Tướng Pat Ryder, cho biết: “Ukraine tự đưa ra quyết định tấn công và tiến hành các hoạt động quân sự của riêng mình”.

5. Các nước Liên Hiệp Âu Châu đồng thanh về gói trừng phạt mới chống lại Belarus để 'tăng cường các biện pháp' đáp trả cuộc chiến của Nga

Các đại sứ Liên minh Âu Châu đã đồng thanh về gói trừng phạt mới nhắm vào Belarus, Ngoại trưởng Hadja Lahbib của Bỉ, là nước đang giữ chức chủ tịch luân phiên của Hội đồng Liên minh Âu Châu cho biết như trên hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu.

Tuyên bố nêu rõ: “Gói này sẽ tăng cường các biện pháp của chúng tôi nhằm đáp trả việc Nga xâm lược Ukraine, bao gồm cả việc chống trốn tránh các biện pháp trừng phạt”.

Hội đồng Liên Hiệp Âu Châu đã thông qua vòng trừng phạt thứ 14 chống lại Nga vào ngày 24 Tháng Sáu, nhằm giải quyết tình trạng lách luật các biện pháp hiện có và hạn chế hơn nữa lợi nhuận từ ngành năng lượng của Nga.

Gói mới bổ sung 116 cá nhân và tổ chức vào danh sách trừng phạt và bổ sung một số biện pháp bổ sung, bao gồm cấm bất kỳ cơ sở nào của Liên Hiệp Âu Châu tham gia vào việc trung chuyển khí tự nhiên hóa lỏng của Nga sang bất kỳ nước bên thứ ba nào.

Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen hoan nghênh việc đưa ra các biện pháp trừng phạt mới đối với Belarus.

“Belarus không còn được coi là con đường để lách các biện pháp trừng phạt của chúng tôi đối với Nga. Với gói này, chúng tôi tăng áp lực lên cả hai nước và khiến các biện pháp trừng phạt chống lại Nga thậm chí còn hiệu quả hơn”.

Belarus vẫn là một trong những “lỗ hổng lớn nhất” để Nga né tránh các lệnh trừng phạt, Reuters đưa tin, dẫn lời các nhà ngoại giao giấu tên.

Theo Reuters, Liên Hiệp Âu Châu đã làm việc từ Tháng Giêng năm 2023 để giải quyết các lệnh trừng phạt đã áp dụng đối với Belarus, nhưng hoạt động xuất khẩu kali lớn của nước này là một trong những “trở ngại”.

Một nhà ngoại giao giấu tên cho biết gói này sẽ điều chỉnh các biện pháp đối với hàng hóa có công dụng kép như chip được tìm thấy trong các thiết bị cơ bản cũng như công nghệ tiên tiến và đồ quân sự.

Các hạn chế được cập nhật cũng ngăn cản Belarus xuất khẩu kali và các mặt hàng nông sản khác qua Âu Châu trong trường hợp giá cả tăng đột biến.

Belarus là đồng minh chủ chốt của Mạc Tư Khoa và ủng hộ hành động gây hấn của Nga chống lại Ukraine, mặc dù nước này không trực tiếp đưa lực lượng của mình tham gia chiến sự.

Nước này cũng được cho là đang lưu trữ vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga trên lãnh thổ của mình.

6. Zelenskiy ký luật sử dụng tiếng Anh ở Ukraine

Theo trang web của quốc hội Ukraine, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã ký một đạo luật vào ngày 26 Tháng Sáu, xác lập tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức trong giao tiếp quốc tế ở Ukraine.

Luật xác định các chức vụ cụ thể yêu cầu kiến thức về tiếng Anh và thiết lập các quy trình sử dụng tiếng Anh trong các văn phòng chính phủ và khu vực công khác nhau.

Zelenskiy đã đệ trình một dự luật bằng tiếng Anh lên Verkhovna Rada, quốc hội Ukraine, vào năm 2023.

Quốc hội đã thông qua vào ngày 4 Tháng Sáu trong lần đọc thứ hai, bổ sung sửa đổi nhằm hỗ trợ ngân sách cho các rạp chiếu phim nói tiếng Anh.

Dự thảo luật lần đầu tiên được quốc hội thông qua vào tháng 11 năm 2023 và loại trừ một sửa đổi gây tranh cãi có thể chấm dứt thông lệ lồng tiếng phim tiếng Anh sang tiếng Ukraine.

Một nghiên cứu do Viện Xã hội học Quốc tế Kyiv thực hiện vào tháng 3 năm 2023 cho thấy 51% số người được hỏi cho biết họ có chút kiến thức về tiếng Anh, nhưng chỉ 23% cho biết họ có thể đọc, viết và giao tiếp ở cấp độ hàng ngày.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy đại đa số lên đến 93% phụ huynh có con dưới 18 tuổi đều mong muốn con mình cải thiện trình độ tiếng Anh.

51% phụ huynh khác cho biết con họ đang học tiếng Anh ở trường và 27% cho biết chúng đang học ở trường và học thêm bên ngoài trường học.

Tiếng Ba Lan là ngoại ngữ phổ biến thứ hai được báo cáo, với 22% số người được hỏi cho biết họ có trình độ kiến thức nhất định, tiếp theo là tiếng Đức với 14%. Tiếng Nga không được đưa vào cuộc khảo sát.

7. Nga đã cử khoảng 10.000 người nhập cư vừa nhận được quyền công dân sang tham gia chiến đấu quân sự ở Ukraine

Nhà lãnh đạo Ủy ban điều tra Nga Alexander Bastrykin cho biết trong cuộc họp báo hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, rằng Nga đã cử khoảng 10.000 người nhập cư vừa nhận được quyền công dân sang tham gia quân đội chiến đấu ở Ukraine.

Bastrykin cho biết các cá nhân này được cho là có mặt ở Ukraine để “đào giao thông hào và xây dựng công sự”, ngụ ý rằng họ có thể không trực tiếp tham gia vào các hoạt động chiến đấu.

Ông cho biết thêm, 10.000 cá nhân vừa được xung quân là một phần trong số 30.000 người mới được cấp quyền công dân nhưng bị các cơ quan chức năng “bắt” vì đã trốn tránh không ghi danh nghĩa vụ quân sự.

Vào tháng 10 năm 2023, Bastrykin gợi ý rằng những cá nhân gần đây đã nhận được hộ chiếu Nga nhưng từ chối phục vụ trong quân đội có thể bị thu hồi quyền công dân.

Nghĩa vụ quân sự là bắt buộc ở Nga đối với tất cả nam giới trong độ tuổi 18-27, mặc dù Nga đã mở rộng đáng kể phạm vi đối tượng mà họ muốn xung quân sau những tổn thất to lớn trong cuộc chiến chống Ukraine.

Ngày 31 Tháng Ba vừa qua, Putin đã ký sắc lệnh bắt 150.000 công dân tham gia chiến dịch tòng quân mùa xuân diễn ra thường xuyên, nhưng về mặt lý thuyết họ không buộc phải đi chiến đấu ở nước ngoài.

Nga đã tìm cách bổ sung quân đội của mình thông qua các biện pháp khác, bao gồm tuyển dụng người di cư và những người mới được cấp quyền công dân, có thể với hy vọng tránh thay đổi các quy định về triển khai nghĩa vụ hoặc lặp lại đợt huy động không được ưa chuộng vào mùa thu năm 2022.

Công nhân nhập cư cũng đã được gửi đến các vùng bị tạm chiếm của Ukraine để làm công việc xây dựng. Tuy nhiên, sau khi họ đến nơi, có báo cáo cho rằng hộ chiếu của họ đã bị tịch thu và họ bị áp lực phải chiến đấu.

Nga cũng đã nỗ lực tuyển dụng người nước ngoài trực tiếp từ các quốc gia trong khu vực xung quanh, như Kazakhstan hay Armenia.

8. Tòa án Nga kết án vắng mặt 5 người nước ngoài chiến đấu cho Ukraine

Hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Trung Tướng Igor Krasnov, Tổng Công Tố Nga, tuyên bố rằng, một tòa án ở Rostov-on-Don đã kết án vắng mặt 5 công dân đến từ Anh, Thụy Điển và Croatia với mức án từ 3,5 đến 23 năm vào ngày 26 Tháng Sáu vì tội chiến đấu cùng Ukraine trong bối cảnh cuộc chiến toàn diện của Nga.

Tòa án cáo buộc công dân Anh John Harding, công dân Thụy Điển Mathias Gustafsson và công dân Croatia Vjekoslav Prebeg đã huấn luyện những phương pháp mà ông ta gọi là nhằm “chiếm đoạt quyền lực bằng bạo lực”, cố gắng thay đổi trật tự hiến pháp của Nga và tham gia cuộc chiến với tư cách “lính đánh thuê”.

Mỗi người trong số ba người này bị kết án vắng mặt 23 năm tù, trong đó có 5 năm ngồi tù và những người còn lại bị đưa vào tù hình sự có chế độ cang gác nghiêm ngặt.

Hai công dân Anh khác, Andrew Hill và Dylan Healy, lần lượt bị kết tội tham gia chiến tranh với tư cách là “lính đánh thuê” và “đồng lõa trong việc tuyển dụng lính đánh thuê”. Hill nhận bản án 4 năm, trong khi Healy bị kết án 3 năm 6 tháng, cả hai đều phải thụ án tại một nhà tù hình sự.

Lý do cụ thể cho những cáo buộc này không được nêu chi tiết. Vương quốc Anh, Thụy Điển và Croatia vẫn chưa bình luận về tuyên bố của Nga.

Năm người nước ngoài nằm trong số những người được Nga thả ra khỏi nơi giam giữ trong các cuộc trao đổi tù nhân vào năm 2022. Họ phải đối mặt với những “phiên tòa” giả trên lãnh thổ bị tạm chiếm ở tỉnh Donetsk và có thể bị kết án tử hình.

Những người lính phủ nhận cáo buộc của Nga. Prebeg cho biết ông đến Kyiv vào năm 2019 để giúp Ukraine trong cuộc chiến do Nga nổ ra ở phía đông đất nước và quyết định gia nhập quân đội Ukraine ngay sau đó.

Theo BBC, gia đình và bạn bè của Harding, Hill và Healey cho biết họ không phải là lính đánh thuê và đã kêu gọi đối xử với họ như tù nhân chiến tranh theo Công ước Geneva.

Nga được cho là đã tuyển dụng người nước ngoài từ các quốc gia như Nepal, Somalia, Ấn Độ, Cuba và những quốc gia khác để chiến đấu ở Ukraine ngay từ đầu cuộc xâm lược toàn diện.

Petro Yatsenko, phát ngôn nhân của Trụ sở điều phối đối xử với tù nhân chiến tranh của Ukraine, cho biết Mạc Tư Khoa sử dụng họ làm bia đỡ đạn trên mặt trận và hoàn toàn không chuẩn bị lính đánh thuê cho các hoạt động chiến đấu.

9. Đan Mạch phân bổ gần 5 triệu Mỹ Kim để khôi phục cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine ở Kharkiv, và tỉnh Mykolaiv

Hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Ngoại trưởng Đan Mạch Lars Løkke Rasmussen cho biết Đan Mạch sẽ phân bổ 4,7 triệu euro, hay gần 5 triệu Mỹ Kim, cho Quỹ hỗ trợ năng lượng để phục hồi cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine ở các tỉnh Mykolaiv và Kharkiv.

Ông cho biết sự gia tăng các cuộc tấn công gần đây của Nga đã gây căng thẳng nặng nề cho mạng lưới điện của Ukraine, khiến một số nhà máy điện bị phá hủy hoặc vô hiệu hóa.

Theo báo cáo của Trường Kinh tế Kyiv, ngành năng lượng bị thiệt hại trực tiếp và gián tiếp về tài chính với số tiền 56,2 tỷ Mỹ Kim, trong khi nhu cầu phục hồi là 50,5 tỷ Mỹ Kim.

Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Halushchenko cho biết: “Đan Mạch đã trở thành nhà tài trợ đầu tiên cho Quỹ hỗ trợ năng lượng cho Ukraine, góp phần khôi phục ngành năng lượng Ukraine vào tháng 4 năm 2022. Chúng tôi chân thành cảm ơn các đối tác vì quan điểm vững chắc này và sự tiếp tục hỗ trợ”.

“Điều này đặc biệt cần thiết ở các khu vực tiền tuyến, nơi có các cơ sở năng lượng bị đối phương tấn công hàng ngày.”

Quỹ Hỗ trợ Năng lượng cho Ukraine được thành lập theo sáng kiến chung của Halushchenko và Ủy viên Năng lượng Âu Châu Kadri Simson vào mùa xuân năm 2022.

Theo Bộ Ukraine, tổng số tiền đóng góp của các nhà tài trợ cho quỹ là hơn 551 triệu euro hay khoảng 558 triệu Mỹ Kim, tính đến tháng 6.

Tuyên bố cho biết Đức, Úc, Vương quốc Anh và Áo đã đóng góp hoặc tuyên bố ý định đóng góp cho quỹ trong vài tuần qua.

Kể từ đầu năm 2024, Nga đã tiến hành 8 cuộc tấn công quy mô lớn nhằm vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine và nhiều cuộc tấn công nhỏ hơn.

Một cuộc tấn công vào tháng 4 đã phá hủy Nhà máy nhiệt điện Trypillia, nhà cung cấp điện chính cho các vùng Kyiv, Zhytomyr và Cherkasy.

Do tình trạng thiếu điện dẫn đến tình trạng thiếu điện, Ukraine đã bắt đầu thực hiện ngừng hoạt động luân phiên vào ngày 15 tháng 5. Thời gian mất điện trung bình kéo dài từ 4 đến 8 giờ và có thể thực hiện tối đa ba lần mỗi ngày.

10. 5 thách thức đối với nhà lãnh đạo tiếp theo của NATO Mark Rutte

Tờ Politico có trụ sở ở Washington DC cho biết như trên trong bài tường trình nhan đề “Five challenges for NATO’s next chief Mark Rutte /rút-ti/”. Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.

Khi Mark Rutte chuyển đến văn phòng của mình tại NATO, ông ấy sẽ không có nhiều thời gian hưởng tuần trăng mật.

Chiến dịch tranh cử tổng thư ký của thủ tướng Hòa Lan sắp mãn nhiệm đã kết thúc hôm thứ Hôm Thứ Tư, 26 Tháng Sáu. NATO đã chính thức xác nhận Thủ tướng Mark Rutte /rút-ti/ sẽ là Tổng thư ký NATO tiếp theo. Tổng thư ký NATO đương nhiệm Jens Stoltenberg, sẽ nghỉ hưu vào ngày 1 tháng 10.

Rutte, người đã điều hành nền kinh tế lớn thứ năm Liên Hiệp Âu Châu trong 14 năm, được nhiều người ca ngợi là người xây dựng sự đồng thuận hiệu quả, đồng thời thể hiện quyết tâm hỗ trợ Ukraine, bao gồm cả những nỗ lực gần đây của Hòa Lan trong việc đào tạo phi công Ukraine lái chiến đấu cơ F-16.

Nhưng ngay cả đối với một chính trị gia dày dạn kinh nghiệm, chương tiếp theo trong sự nghiệp chính trị của Rutte sẽ không phải là một cuộc dạo chơi trong công viên. Dưới đây là năm chủ đề khó khăn nhất mà ông ấy sẽ phải giải quyết.

a) Vấn đề thứ nhất là khả năng trở lại của Donald Trump

Bốn tuần sau khi Rutte bắt đầu công việc mới, người Mỹ đi bỏ phiếu và có thể bầu lại Donald Trump, một người thường tỏ ra hoài nghi về NATO.

Trong quá trình vận động tranh cử, cựu Tổng thống Trump đã đe dọa sẽ cắt viện trợ của Mỹ cho Ukraine nếu ông quay trở lại Tòa Bạch Ốc. Nếu ông làm như thế, điều này có thể giáng một đòn mạnh vào uy tín của các đồng minh NATO trong việc giúp Ukraine tự vệ trước Nga, vì Mỹ cho đến nay là nhà tài trợ quân sự lớn nhất cho Kyiv.

Việc cựu Tổng thống Trump tái đắc cử có thể sẽ làm hỏng kế hoạch của NATO nhằm chuẩn bị cho Ukraine trở thành thành viên trong tương lai, bao gồm cả những nỗ lực nhằm hoàn thành quá trình phương Tây hóa quân đội theo phong cách Liên Xô của Ukraine.

Trong cuộc phỏng vấn với tờ The Philadelphia Inquirer, được công bố hôm Thứ Ba, 25 Tháng Sáu, Trung tướng Kyrylo Budanov, Giám đốc Tổng cục Tình báo Ukraine, nhận định một cách lạc quan rằng cựu Tổng thống Trump thường xuyên thay đổi lập trường tùy theo tình hình và sẽ đánh giá đúng được tác hại ở Âu Châu một khi Ukraine rơi vào tay người Nga, và những tác động nghiêm trọng ở Á Châu, khi các quốc gia khác noi theo gương của Nga xâm lược các nước láng giềng.

b) Vấn đề thứ hai là cuộc tấn công mùa đông của Putin vào Ukraine

Ngay khi Rutte nhậm chức, Ukraine sẽ kêu gọi ông giúp đỡ khi mùa đông đến gần.

Trong những tháng gần đây, Nga đã tăng cường tấn công các nhà máy nhiệt điện và đập nước của Ukraine – là những cơ sở hạ tầng phải mất nhiều tháng, thậm chí nhiều năm mới có thể sửa chữa hoàn toàn.

Vở kịch của Điện Cẩm Linh không phải là mới. Trong mùa đông đầu tiên của thời chiến, từ năm 2022 đến năm 2023, lưới điện Ukraine bị tấn công nghiêm trọng.

Giám đốc NATO sắp mãn nhiệm Stoltenberg cho biết, mấu chốt nằm ở việc có nhiều hệ thống phòng không hơn để có thể bảo vệ các nhà cung cấp năng lượng cũng như nhân viên bảo trì làm việc để sửa chữa các cơ sở bị hư hỏng.

Các nước NATO cũng đang đấu tranh để gửi hay xây dựng các hệ thống phòng không. Nhưng Âu Châu không có nhiều người để gửi đi, tiến trình ở Mỹ bị trì hoãn tại Quốc hội và các nước giáp giới với Nga không sẵn sàng từ bỏ lá chắn phòng không của mình vào thời điểm nguy hiểm này.

c) Vấn đề thứ ba là yêu cầu các thành viên NATO trả tiền

Trong tuần này, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã loan báo số lượng đồng minh phá kỷ lục đạt mục tiêu 2% GDP cho chi tiêu quốc phòng – là 23 trong số 32 quốc gia thành viên. Thật vậy, Hòa Lan vừa vượt qua ngưỡng đó trong năm nay sau nhiều năm thiếu hụt.

Nhưng điều này có nghĩa là một phần ba liên minh vẫn chưa đạt được mục tiêu, mặc dù đã đưa ra cam kết đó 10 năm trước.

Các quốc gia Nam Âu nằm trong số những nước không đạt chỉ tiêu nặng nhất.

Tại Ý, ước tính cho năm 2024 sẽ giảm nhẹ so với mức vốn đã thấp là 1,5% vào năm ngoái. Tây Ban Nha chỉ chi 1,28% trong năm nay. Nước láng giềng Bồ Đào Nha cam kết 1,55%.

Một nhà ngoại giao cao cấp từ khu vực Baltic, là khu vực luôn ủng hộ mạnh mẽ đường lối cứng rắn hơn với Nga, cho biết: “Thành tích kém cỏi từ những người bạn Địa Trung Hải của chúng tôi là vũ khí hoàn hảo cho Trump”.

Tuy nhiên, ở gần sân cỏ của cựu Tổng thống Trump, mọi thứ cũng tồi tệ không kém. Canada, một thành viên của NATO ngay từ đầu năm 1949, chỉ cam kết đóng góp 1,37% GDP, ghi nhận mức tăng trưởng 0,1% kể từ khi bắt đầu cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.

d) Vấn đề thứ tư là sự bất bình ở sườn phía Đông

Các quốc gia giáp biên giới Nga không phải là những người hâm mộ Rutte lớn nhất.

Họ tức giận về việc Hòa Lan chi tiêu quốc phòng thấp và đặc biệt khó chịu khi vai trò hàng đầu tại NATO luôn thuộc về phương Tây hoặc Bắc Âu, mặc dù các quốc gia ở sườn phía đông đã tham gia liên minh này được 1 Tháng Tư thế kỷ.

Thủ tướng Estonia Kaja Kallas đã không tham gia cuộc đua giành chức vụ hàng đầu của NATO sau khi được thông báo rằng cô sẽ không nhận được sự ủng hộ của các quốc gia như Mỹ, Pháp và Đức (hiện cô đang là ứng cử viên hàng đầu cho vị trí nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại tiếp theo của Liên Hiệp Âu Châu). Họ lo ngại việc bổ nhiệm cô sẽ bị Mạc Tư Khoa coi là sự leo thang xung đột. Tổng thống Rumani Klaus Iohannis, người đã tranh cử, chỉ nhận được sự ủng hộ của Hung Gia Lợi - trong thời gian ngắn và chỉ vì lý do chiến thuật.

Các quốc gia ở sườn phía đông giờ đây có thể sẽ yêu cầu có đại diện tốt hơn ở cấp thứ hai của NATO: vị trí phó tổng thư ký và các chức vụ trợ lý tổng thư ký khác nhau.

Phân phối việc làm đã từng là một điểm nhức nhối đối với các nước Đông Âu trong một thời gian. Trong khi phó Tổng thư ký NATO sắp ra đi là người Rumani, tất cả bảy phụ tá đều đến từ phương Tây - hai từ Mỹ, một từ Đức, Hòa Lan, Anh, Ý và Pháp. Một công việc phụ tá khác đang bị bỏ trống.

Quả thực, một trong những nhiệm vụ đầu tiên của Rutte với tư cách là nhà lãnh đạo NATO là chỉ định một cấp phó, và sẽ có áp lực buộc ông phải bổ nhiệm ai đó từ một quốc gia Đông Âu.

e) Vấn đề thứ năm là trường hợp các nhà lãnh đạo yêu mến Putin ở Âu Châu

Rutte sẽ phải thuyết phục không chỉ Trump để giữ cho NATO tồn tại và phát triển.

Trên khắp Âu Châu, các đảng cực hữu hoài nghi NATO và ủng hộ Putin đang nở rộ.

Ví dụ, Pháp đang chuẩn bị tổ chức một cuộc bầu cử quốc hội có thể mang lại lợi ích lớn cho Đảng Tập hợp Quốc gia cực hữu - buộc Stoltenberg phải đưa ra lời cầu xin hiếm hoi với Paris hãy “giữ cho NATO vững mạnh” trong một cuộc phỏng vấn với POLITICO.

Tất nhiên, Rutte biết rất rõ câu chuyện này. Theo một cách nào đó, ông bắt đầu xem xét vị trí hàng đầu của NATO khi có thông tin rõ ràng rằng Đảng Nhân dân vì Tự do và Dân chủ trung hữu của ông sẽ thua trong cuộc bầu cử ở Hòa Lan vào tay Đảng cực hữu vì Tự do của Geert Wilders, điều này đã xảy ra một cách hợp pháp.

Wilders, năm ngoái được hỏi về quan điểm của ông đối với nhà lãnh đạo Nga Vladimir Putin, đã nói với cơ quan tuyên truyền RT của Nga: “Tôi hoan nghênh ông ấy cũng như hoan nghênh ông Trump là những nhà lãnh đạo, những người đang đứng đó thay mặt cho người dân Nga và Mỹ”.

Chỉ có một điều Rutte không cần phải lo sợ: Đó là công việc mới của ông ấy sẽ không nhàm chán.
 
Thực hư biến cố Đức Mẹ hiện ra ở giáo đô Rôma và làm phép lạ hóa bánh ra nhiều: Tuyên bố của Bộ GLĐT
VietCatholic Media
17:21 28/06/2024


1. Vatican truyền rằng các trường hợp được cho là Đức Trinh Nữ Maria hiện ra gần Rôma 'không phải siêu nhiên'

Hôm Thứ Năm, 27 Tháng Sáu, Bộ Giáo lý Đức tin của Vatican đã truyền rằng những cuộc hiện ra được cho là của Đức Trinh Nữ Maria bên ngoài Rôma không phải là siêu nhiên, và tán thành lệnh cấm của vị giám mục địa phương đối với các Thánh lễ và hành hương đến địa điểm này.

Thông cáo của Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 27 tháng 6 đã xác nhận giá trị pháp lý của sắc lệnh do một giám mục người Ý đưa ra rằng những cuộc hiện ra được cho là ở Trevignano Romano, một thị trấn cách Rôma khoảng 48 km về phía tây bắc trên bờ hồ Bracciano, “không phải là siêu nhiên”.

Đây là một trong những quyết định đầu tiên được biết đến từ Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican về các cuộc hiện ra của Đức Mẹ kể từ khi Bộ này ban hành các quy định mới để phân biệt các trường hợp được cho là Đức Mẹ hiện ra vào tháng trước.

Sự can thiệp của Vatican liên quan đến những tuyên bố của Gisella Cardia, người tự cho mình là người có thị kiến và chồng cô, Gianni, những người đã báo cáo về những lần được cho là hiện ra của Đức Trinh Nữ Maria, Chúa Giêsu và cả Chúa Cha.

Các sự kiện được cho là bắt đầu sau khi hai vợ chồng mang về một bức ảnh Đức Mẹ Hòa bình từ Medjugorje vào năm 2014. Theo Cardia, bức ảnh này không chỉ chảy ra máu mà còn nhân lên nhiều thức ăn như trong trình thuật Phúc Âm khi Chúa hóa bánh và cá ra nhiều, đến mức hai vợ chồng không cần phải đi chợ nữa. Không biết thực hư thế nào nhưng báo chí và hàng xóm cả quyết lâu rồi không thấy họ đi chợ mà nhà lúc nào cũng có khách khứa tấp nập đến đọc kinh cầu nguyện.

Các thị nhân ở Medjugorje cho biết vào ngày 25 mỗi tháng, họ sẽ nhận được một thông điệp được cho là của Đức Trinh Nữ. Hai vợ chồng cô Cardia cho biết họ cũng được ơn đó, và nhận được thông điệp vào ngày mùng ba mỗi tháng.

Cardia, người đã thành lập một hiệp hội phi lợi nhuận nhận quyên góp và thành lập một nhà nguyện, đã tập hợp được rất nhiều tín hữu và linh mục cầu nguyện và dâng thánh lễ tại địa điểm này, nơi không được Giáo hội cho phép. Nhà nguyện của họ vừa bị chính quyền thành phố Trevignano đóng cửa vì người ta đến đông quá làm ách tắc giao thông trong vùng.

Trước những biến cố cho rằng đã thấy những thị kiến riêng, Giáo Hội luôn có những cuộc điều tra để có thể kết luận là “constat de supernaturalitate” – tức là, tính chất siêu nhiên được chứng thực hay “non constat de supernaturalitate” – hay tính chất không siêu nhiên được chứng thực – nói dễ hiểu là do người ta bày vẽ ra, không phải là thật. Năm ngoái, đấng bản quyền địa phương, là Đức Cha Marco Salvi của Civita Castellana, đã mở một cuộc điều tra. Cuối cùng ngài truyền rằng các cuộc hiện ra được tường trình là “constat de supernaturalitate” tính siêu nhiên không được chứng minh; và trong trường hợp này còn cần phải nhấn mạnh rằng đó là “constat de non supernaturalitate”, hay tính không siêu nhiên đã được chứng minh. Ngài cũng yêu cầu các tín hữu không tham dự các sự kiện tại nhà của Cardia.

Ngoài ra, văn phòng công tố Civilitavecchia đã mở một cuộc điều tra về tội lừa đảo đối với Cardia và chồng cô, đồng thời thị trưởng thị trấn đã ra lệnh đóng cửa nhà nguyện nơi những người theo cô đang nhóm họp.

Đức Cha Salvi đã ban hành một sắc lệnh vào ngày 6 tháng 3 giải thích cuộc điều tra của một ủy ban gồm các chuyên gia về Thánh Mẫu học, thần học, giáo luật, tâm lý học và các chuyên gia khác. Trong sắc lệnh của mình, vị giám mục giải thích rằng các thông điệp về những lần Đức Mẹ hiện ra được cho là chứa đựng “nhiều sai sót thần học”. Ông cấm các linh mục cử hành “các bí tích, các thánh lễ hoặc các sự kiện liên quan đến lòng đạo đức bình dân” kết nối “trực tiếp hoặc gián tiếp với các sự kiện của Trevignano Romano, dù trên cơ sở 'Hiệp hội ITS Madonna di Trevignano' hay trong các trường hợp riêng tư, công cộng và cả ở các địa điểm khác.”

Sắc lệnh cũng cấm các linh mục “đi đến nhà Cardia hoặc khuyến khích các tín hữu tin rằng có bất kỳ sự công nhận nào của giáo hội”. Đức Cha Salvi yêu cầu Cardia, chồng cô, và tất cả những người liên quan đến các sự kiện ở Trevignano phải “tôn trọng và tuân thủ các quyết định của giám mục giáo phận, bên cạnh việc sẵn sàng hoàn thành con đường thanh lọc và phân định, nhằm thúc đẩy và duy trì sự hiệp nhất của giáo hội. “

Vị giám mục cũng nói rõ rằng “danh hiệu 'Madonna di Trevignano' (Đức Mẹ Trevignano) không có giá trị về mặt giáo hội và không thể được sử dụng ngay cả trong lĩnh vực dân sự”.

Tuyên bố của Bộ Giáo Lý Đức Tin đã công nhận giá trị pháp lý của sắc lệnh do Đức Cha Salvi cả về phán quyết tiêu cực của Đức Giám Mục đối với sự kiện được cho là hiện ra và về những hạn chế mà đấng bản quyền đặt ra đối với việc thờ phượng liên quan đến địa điểm này.

Bộ Giáo Lý Đức Tin kết luận với lời cầu nguyện rằng: “Xin Đức Trinh Nữ Maria, mẹ Chúa Giêsu, mẹ Giáo hội, và mẹ chúng ta, khôi phục lại sự bình an và thanh thản trước lợi ích tinh thần của các tín hữu tại giáo xứ Trevignano Romano và của dân Chúa và trong toàn Giáo phận Civita Castellana”

2. Hai linh mục tử đạo tại Albani sẽ được phong chân phước

Hôm 20 tháng Sáu vừa qua, với sự chấp thuận của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Marcello Semeraro, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, đã công bố hai sắc lệnh nhìn nhận cuộc tử đạo của hai linh mục:

Thứ nhất là cha Luigi Palić, người Albani, sinh ngày 20 tháng Hai năm 1877, tại Janjevo, tỉnh Kosovo một lãnh thổ thuộc Serbia, nhưng 90% dân cư là người Albani. Anh Luigi gia nhập Dòng Phanxicô ở Ý và thụ phong linh mục năm 1901, khi mới được 24 tuổi và rồi được gửi đi thi hành sứ vụ nơi những người Albani ở nguyên quán, cộng tác với giáo xứ Peje, từ năm 1912. Sau Thế chiến thứ I, miền này bị người Montegrini đồng minh của Serbia xâm lược và thi hành chính sách đàn áp người Albani, bó buộc những người Công Giáo và Hồi giáo tại đây phải theo Chính thống giáo. Cha Palić bênh vực cả hai nhóm tín hữu và nhắn nhủ họ hãy trung thành với tín ngưỡng của mình, mặc dù nhận thức là điều này nguy hiểm. Ngày 04 tháng Ba năm 1913, cha bị lính Montenegro bắt giam, đánh đập, tra tấn. Ngày 07 tháng Ba sau đó, lính lột áo dòng và sát hại cha.

Vị thứ hai là cha Gjon Gazulli, sinh ngày 26 tháng Ba năm 1893, thụ phong linh mục năm 1919, khi được 26 tuổi, và lần lượt làm cha sở tại ba xứ đạo, được giáo dân quý mến. Cha thiết lập một trường tại giáo xứ để dạy giáo lý Công Giáo, nhưng việc làm này của cha bị nhà nước coi là một cản trở cho việc giáo dục chung giữa người Hồi giáo và Công Giáo.

Chính quyền không ưa cha Gazulli vì ảnh hưởng mạnh mẽ của cha trên dân chúng và các cha sở khác về mặt luân lý và tôn giáo. Trong khi nhiều linh mục khác rời bỏ Albani, dưới chế độ của Tổng thống Ahmet Zogu, cha Gazulli quyết định ở lại với đàn chiên. Cha bị bắt ngày 28 tháng Mười Hai năm 1926, và bị xét xử trong một cuộc xử án ngụy tạo, rồi bị kết án dựa theo những lời cáo gian. Cha bị treo cổ tại quảng trường thành phố Scutari, ngày 05 tháng Ba năm 1927, khi ấy cha mới được 34 tuổi.

3. Hy vọng có giải pháp cho Giáo Hội Công Giáo Syro Malabar

Hôm 20 tháng Sáu vừa qua, hãng tin Công Giáo Á châu đưa tin: Giáo Hội Công Giáo Syro Malabar bên Ấn Độ đã tìm được một giải pháp dung hòa để giải quyết những tranh chấp về phụng vụ.

Từ lâu, trong Giáo hội này có sự tranh chấp về nghi lễ thánh lễ, nhưng Hội đồng của Giáo hội này, là cơ quan điều hành Giáo hội, đã quyết định dứt khoát về cách cử hành, theo đó trong phần đầu lễ và cuối lễ, linh mục quay xuống giáo dân, còn phần Phụng vụ Thánh Thể, với nghi thức truyền phép, linh mục quay lên bàn thờ.

34 giáo phận của Giáo hội Syro Malabar đã chấp nhận quyết định trên đây, ngoại trừ tại Tổng giáo phận Ernakulam-Angamaly, là giáo phận lớn nhất, hàng trăm linh mục không chấp nhận.

Trong thư chung, công bố hôm mùng 09 tháng Sáu vừa qua, và được đọc trong các nhà thờ giáo xứ ở địa phương, hôm Chúa nhật 16 tháng Sáu vừa rồi, Đức Tổng Giám Mục Trưởng và Đức Cha Bosco Puthur, Giám quản Tông tòa Tổng giáo phận Ernakulam, khẳng định rằng sau ngày 03 tháng Bảy sắp tới, tín hữu Công Giáo nào tham dự thánh lễ Syro Malabar, không theo cơ cấu đã được Hội đồng Giáo hội chấp thuận, thì không chu toàn giới răn dự lễ Chúa nhật. Và cũng từ ngày 03 tháng Bảy, những linh mục nào không tuân hành kỷ luật phụng vụ trong thời gian đó, sẽ bị cấm không được thi hành thừa tác vụ linh mục nữa và bị đối xử như những người rời bỏ tình hiệp thông của Giáo Hội Công Giáo. Những linh mục ấy không thể cử hành thánh lễ nữa”.

Tuy có lệnh trên đây, trong một cuộc họp, khoảng 300 linh mục tuyên bố sẽ tiếp tục cử hành thánh lễ, quay xuống giáo dân, sau ngày 03 tháng Bảy.

Nay, hãng tin Ucan cho biết, có hy vọng giải quyết tranh chấp này, theo đó vào những ngày thường, các linh mục có thể cử hành thánh lễ theo nghi thức cũ, nhưng thánh lễ Chúa nhật trong các giáo xứ, thì phải cử hành theo nghi thức đã được Hội đồng của Giáo hội chấp thuận. Linh mục nào đi ngược với quy định này sẽ bị phạt theo giáo luật.

Một lãnh tụ nhóm linh mục chống đối tuyên bố rằng lời thỉnh cầu của chúng tôi đã được chấp nhận.

Theo Ucan, quyết định trên đây đang chờ sự chấp thuận của Tòa Thánh.

Sáng ngày 21 tháng Sáu, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tiếp kiến Đức Tổng Giám Mục Leopoldo Girelli, Sứ thần Tòa Thánh tại Ấn Độ và Népal. Có thể buổi tiếp kiến này có liên hệ tới vấn đề của Giáo Hội Công Giáo Syro Malabar.

4. Số tân linh mục gia tăng tại Pháp

Năm nay, số tân linh mục tại Pháp gia tăng so với năm ngoái: theo thống kê của Hội đồng Giám mục Pháp, công bố hôm 20 tháng Sáu vừa qua, năm nay tại Pháp có 105 tân linh mục, so với 88 linh mục được thụ phong trong năm ngoái, 2023, nhưng vẫn ít hơn so với 122 vị trong năm 2022.

Trong số các tân linh mục vừa nói, hai phần ba thuộc các giáo phận và phần còn lại thuộc các dòng tu và các cộng đồng, phong trào của Giáo hội. Ví dụ, có chín tân linh mục thuộc Cộng đoàn thánh Martin. Trong số hơn 90 giáo phận ở Pháp, hai giáo phận có số tân linh mục đông nhất, là Paris và Fréjus-Toulon.

Trong cuộc họp báo, hôm 19 tháng Sáu vừa qua, Đức Cha Bertrand Lacombe, Tổng giám mục Giáo phận Auch, thuộc Hội đồng các thừa tác viên thánh chức và Chủ tịch Hội đồng toàn quốc về phó tế, cho biết các giám mục Pháp đang suy tư và nghiên cứu về những sáng kiến trong các giáo phận để khơi dậy và cổ võ ơn gọi. Đức Cha cũng nhắc nhở về sứ mạng thiết yếu của các linh mục trong Giáo hội và ý nghĩa sứ vụ này ngày nay, giữa lòng một xã hội Pháp ngày càng bị tục hóa.

Trong số 67 triệu dân cư ở Pháp, khoảng một nửa còn xưng mình là tín hữu Công Giáo. Tuy nhiên, số tín hữu thực hành đạo, - theo báo chí - chỉ có 2%; số linh mục và tu sĩ giảm sút nhiều từ những thập niên qua.