Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:38 24/06/2014
KHỔ DỊCH VÀ GÁNH NẶNG
Cây xoan không ngừng băn khoăn về mệnh khổ của mình:
- “Người khác đều lớn lên cao cao to to, chỉ có tôi là gầy bé như thế này; hoa của người khác nở đều, vừa đẹp vừa sum xuê, mà hoa của tôi thì dù có nhìn cũng không thấy; cây bách quả tròn, cây long não có thể làm ra gỗ, mà tôi thì, ái dà…”
Đấng tạo hóa thở dài, nói:
- “Này con ạ! Trong cuộc sống nếu không có một sự vật để có thể cám ơn, thì cuộc sống đơn thuần chỉ là một loại khổ dịch và gánh nặng”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Ở trên đời mọi ngưòi đều mắc nợ nhau.
- Chúng ta mắc nợ người thợ may áo quần xinh đẹp, vì áo quần chúng ta mặc là do họ ta may.
- Chúng ta mắc nợ bác nông dân, vì gạo chúng ta ăn hằng ngày là do công lao khó nhọc của bác trên đồng ruộng.
- Tri thức chúng ta có là bởi các cô giáo thầy giáo dạy dỗ truyền đạt…
Người người đều mắc nợ nhau.
Có người giỏi, có người dở
Có người xấu, có người tốt…
Chúng ta thường hay nói: “nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhìn xuống thì chẳng ai bằng mình”, nếu cứ như thế mà yên tâm sống giây phút hiện tại thì cuộc đời vui tươi và đẹp biết bao!
Thế nhưng con người ta cứ ưa nhìn lên hoài à, nếu nhìn lên Thiên Chúa thì chẳng có chi bàn luận, nhưng con ngưới ưa nhìn người khác để mà than thân trách phận mình: sao thằng ấy nó giàu thế, sao nó thông minh thế; tại sao con nhỏ ấy cũng như mình mà sao ai cũng thích nó, sao mình không được như nó, nhà cao cửa rộng; sao mình lại khổ cực như thế này…sao…sao và nhiều cái tại sao nữa…
Nếu cứ hỏi tại sao thì làm sao mà thoải mái yên vui tâm hồn được ?
Cứ vui vẻ với giây phút hiện tại, giây phút mà tôi đang học hành, đang làm việc, đang vui chơi, đang cầu nguyện…
Bởi vì Thiên Chúa đong cho ai đấu nào, thì họ phải trả lại cho Chúa đấu ấy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
N2T |
Cây xoan không ngừng băn khoăn về mệnh khổ của mình:
- “Người khác đều lớn lên cao cao to to, chỉ có tôi là gầy bé như thế này; hoa của người khác nở đều, vừa đẹp vừa sum xuê, mà hoa của tôi thì dù có nhìn cũng không thấy; cây bách quả tròn, cây long não có thể làm ra gỗ, mà tôi thì, ái dà…”
Đấng tạo hóa thở dài, nói:
- “Này con ạ! Trong cuộc sống nếu không có một sự vật để có thể cám ơn, thì cuộc sống đơn thuần chỉ là một loại khổ dịch và gánh nặng”.
(Hạnh Lâm Tử)
Suy tư:
Ở trên đời mọi ngưòi đều mắc nợ nhau.
- Chúng ta mắc nợ người thợ may áo quần xinh đẹp, vì áo quần chúng ta mặc là do họ ta may.
- Chúng ta mắc nợ bác nông dân, vì gạo chúng ta ăn hằng ngày là do công lao khó nhọc của bác trên đồng ruộng.
- Tri thức chúng ta có là bởi các cô giáo thầy giáo dạy dỗ truyền đạt…
Người người đều mắc nợ nhau.
Có người giỏi, có người dở
Có người xấu, có người tốt…
Chúng ta thường hay nói: “nhìn lên mình chẳng bằng ai, nhìn xuống thì chẳng ai bằng mình”, nếu cứ như thế mà yên tâm sống giây phút hiện tại thì cuộc đời vui tươi và đẹp biết bao!
Thế nhưng con người ta cứ ưa nhìn lên hoài à, nếu nhìn lên Thiên Chúa thì chẳng có chi bàn luận, nhưng con ngưới ưa nhìn người khác để mà than thân trách phận mình: sao thằng ấy nó giàu thế, sao nó thông minh thế; tại sao con nhỏ ấy cũng như mình mà sao ai cũng thích nó, sao mình không được như nó, nhà cao cửa rộng; sao mình lại khổ cực như thế này…sao…sao và nhiều cái tại sao nữa…
Nếu cứ hỏi tại sao thì làm sao mà thoải mái yên vui tâm hồn được ?
Cứ vui vẻ với giây phút hiện tại, giây phút mà tôi đang học hành, đang làm việc, đang vui chơi, đang cầu nguyện…
Bởi vì Thiên Chúa đong cho ai đấu nào, thì họ phải trả lại cho Chúa đấu ấy.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
03:41 24/06/2014
N2T |
8. Thiên Chúa xử phạt người ở trần gian, đó là bằng cớ yêu thương con người.
(Thánh Bernardus)-----------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
Powerpoint Lễ Thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ - Saints Peter and Paul
Lm Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb
05:53 24/06/2014
Hai chứng nhân lịch sử tử đạo; Phêrô và Phaolô
LM. Antôn Nguyễn Văn Độ
08:30 24/06/2014
Hai chứng nhân lịch sử tử đạo; Phêrô và Phaolô
Lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
(Mt 16,13-19)
Ngày 29 tháng 6, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng lúc tôn kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Các ngài là hai cột trụ của Giáo Hội phổ quát Chúa Kitô, và theo Truyền Thống, Giáo Hội không bao giờ mừng vị này mà bỏ vị kia, nhưng luôn mừng kính và biết ơn đối với hai chứng nhân vĩ đại của Chúa Kitô, vừa đồng thời là một lời tuyên xưng long trọng về một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền. Thánh Phêrô có tên gốc là Simon, làm ngư phủ người Galilê, sống ở Capharnaum bên hồ Tibêria. Thánh Phaolô có tên là Saolê, người Do thái lưu vong, sinh tại Tarsô miền Tiểu Á bởi cha mẹ là người thế giá, có quyền công dân Rôma. Cuộc đời của hai ông bị đảo lộn từ khi gặp Đức Kitô, họ đã bỏ mọi sự đi theo Chúa. Phêrô bị bắt và được cứu cách lạ lùng : « Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do thái mong muốn tôi phải chịu». (Cv 12, 11).
Thánh Phêrô, thủ lãnh các Tông Đồ, con người say mê Chúa Ki-tô, đã xứng đáng nghe lời này : « Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy » (Mt 16, 18). Trên tảng đá này, Chúa sẽ xây dựng đức tin mà Phêrô tuyên xưng. Phêrô lấy từ “tảng đá”, chứ không phải tảng đá lấy từ Phê-rô. Thánh Phaolô là « dụng cụ ưu tuyển » để mang Tin Mừng đến cho các dân tộc. Thánh Phêrô, người đánh cá miền Galilêa, ít học, đã lập gia đình, theo Thầy Giêsu ngay từ buổi đầu sứ vụ, là người sau khi đã vượt qua những ngày đen tối của cuộc Thương Khó của Chúa, sẽ có trách nhiệm củng cố anh em trong đức tin và chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô (x. Mt 16, 13-19). Còn thánh Phaolô là người Pharisêu sốt sắng, có nhiều điều để tự hào, về gia thế, học thức, về đời sống đạo hạnh. Ông chưa hề gặp mặt Ðức Giêsu khi Người còn sống. Nhưng ông gặp Đức Kitô Phục Sinh với biến cố ngã ngựa trên đường Damas, Phaolô trở nên tông đồ của ơn cứu rỗi đến từ đức tin. (x. Cv 9, 1-22)
Cả hai đều được Ðức Giêsu gọi, Phêrô được gọi khi ông đang thả lưới bắt cá nuôi vợ con. Phaolô được chính Đức Giêsu Phục sinh gọi khi ông hung hăng tiến vào Ðamas, đang làm tông đồ không biết mỏi mệt của dân ngoại (x. Cv 9, 1-22). Cả hai đã từ bỏ tất cả để theo Người. Tất cả của Phêrô là gia đình và nghề nghiệp. Tất cả của Phaolô là những gì ông cậy dựa vênh vang. Bỏ tất cả là chấp nhận bấp bênh, tay trắng.
Cả hai đều đã từng có lần vấp ngã. Vấp ngã bất ngờ sau khi theo Thầy như Phêrô, trong phút giây quá tin vào sức mình. Ngã ngựa bất ngờ và trở nên mù lòa như Phaolô, trong lúc tưởng mình sáng mắt và đi đúng hướng. Vấp ngã nào cũng đau và in một dấu không phai. Vấp ngã bẻ lái đưa con người đi vào hướng mới.
Chúa Giê-su đã chọn một số môn đệ mà Người gọi là Tông Đồ. Trong số các ngài, hầu như bất cứ nơi đâu, chỉ một mình ông Phê-rô là xứng đáng đại diện cho toàn thể Hội Thánh. Chính vì là đại diện duy nhất của toàn thể Hội Thánh, nên ông xứng đáng được nghe Chúa nói : « Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời » (Mt 16, 19). Không phải một cá nhân, nhưng cả Hội Thánh duy nhất đã lãnh nhận chìa khoá này.
Chương trình mầu nhiệm của Chúa Quan Phòng dẫn đưa Phêrô tới Roma, nơi đây ngài đổ máu như chứng tá sau cùng và cao cả nhất của đức tin và của lòng mến đối với Thầy chí Thánh « Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy» (Mt 16, 17). Như vậy ngài đã chu toàn sứ mệnh trở nên dấu hiệu của lòng trung thành với Chúa Kitô và của sự hiệp nhất tất cả Dân Chúa.
Phần Phaolô, trong hành trình truyền giáo, ngài không ngừng rao giảng Chúa Kitô bị đóng đanh và lôi kéo nhiều nhóm người Á Châu và Âu Châu trở về với Chúa. Sau khi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, ngài đến Roma. Và chính ở đây, ngài được phúc tử đạo để làm chứng cho Chúa Kitô. Chính ngài đã nói lên trong bài đọc thứ hai Thánh lễ hôm nay rằng : « Chúa đã gần gũi tôi và ban sức mạnh cho tôi, để qua tôi, việc rao giảng sứ điệp Tin Mừng được thực hiện và để các dân ngoại được nghe biết đến ». (2Tm 4, 17-18)
Phêrô và Phaolô đều yêu Ðức Giêsu cách mãnh liệt, vì họ cảm nhận sâu xa mình được Người yêu mến. « Này anh Simon, anh có mến Thầy không? Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy » (Ga 21,16). Cả Phaolô cũng yêu Ðấng ông chưa hề chung sống, vì Người là « Con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi » (Gl 2, 20). Phaolô đã không ngần ngại khẳng định: « Không gì có thể tách được chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Ðức Kitô » ( Rm 8, 35.39)
Tình yêu Ðức Kitô là linh hồn của đời truyền giáo, vì nói cho cùng truyền giáo chính là giúp người khác nhận ra và yêu mến Ðấng đã yêu tôi và yêu cả nhân loại. Cả hai vị Tông Đồ đều hăng say rao giảng, bất chấp muôn vàn nguy hiểm khổ đau. Phêrô đã từng chịu đòn vọt ngục tù (x. Cv 5,40), còn nỗi đau của Phaolô thì không sao kể xiết (x. 2C 11, 23-28) ; « Tôi mang trên mình tôi những thương tích của Ðức Giêsu » (Gl 6, 1-7).
Cả hai vị thánh đã chết như Thầy, đã lấy máu mình mà làm chứng: thánh Phêrô bị dẫn đến nơi ông chẳng muốn (x. Ga 21, 18), chịu đóng đinh chết; thánh Phaolô đã chiến đấu anh dũng cho đến cùng, bị chém đầu; đã đổ máu ra làm lễ tế (x. 2Tm 4, 6). Thánh Phêrô được chôn cất ở chân đồi Vaticano; thánh Phaolô được an táng bên đường Ostiense.
Hội Thánh hôm nay vẫn cần những Phêrô và Phaolô mới, dám bỏ, dám theo và dám yêu dám sống và dám chết cho Ðức Kitô và Tin Mừng. Hội Thánh vẫn cần những chiếc cột và những tảng đá. Với lòng ngưỡng mộ biết ơn các ngài, chúng ta quyết một lòng trung thành với đức tin đã lãnh nhận.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Lễ thánh Phêrô và Phaolô Tông đồ
(Mt 16,13-19)
Ngày 29 tháng 6, Phụng vụ Giáo Hội mời gọi chúng ta cùng lúc tôn kính hai thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô. Các ngài là hai cột trụ của Giáo Hội phổ quát Chúa Kitô, và theo Truyền Thống, Giáo Hội không bao giờ mừng vị này mà bỏ vị kia, nhưng luôn mừng kính và biết ơn đối với hai chứng nhân vĩ đại của Chúa Kitô, vừa đồng thời là một lời tuyên xưng long trọng về một Giáo Hội duy nhất, thánh thiện, Công Giáo, và tông truyền. Thánh Phêrô có tên gốc là Simon, làm ngư phủ người Galilê, sống ở Capharnaum bên hồ Tibêria. Thánh Phaolô có tên là Saolê, người Do thái lưu vong, sinh tại Tarsô miền Tiểu Á bởi cha mẹ là người thế giá, có quyền công dân Rôma. Cuộc đời của hai ông bị đảo lộn từ khi gặp Đức Kitô, họ đã bỏ mọi sự đi theo Chúa. Phêrô bị bắt và được cứu cách lạ lùng : « Bây giờ tôi biết thực sự là Chúa đã sai thiên sứ của Người đến, và Người đã cứu tôi thoát khỏi tay vua Hêrôđê, và khỏi mọi điều dân Do thái mong muốn tôi phải chịu». (Cv 12, 11).
Thánh Phêrô, thủ lãnh các Tông Đồ, con người say mê Chúa Ki-tô, đã xứng đáng nghe lời này : « Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết : anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy » (Mt 16, 18). Trên tảng đá này, Chúa sẽ xây dựng đức tin mà Phêrô tuyên xưng. Phêrô lấy từ “tảng đá”, chứ không phải tảng đá lấy từ Phê-rô. Thánh Phaolô là « dụng cụ ưu tuyển » để mang Tin Mừng đến cho các dân tộc. Thánh Phêrô, người đánh cá miền Galilêa, ít học, đã lập gia đình, theo Thầy Giêsu ngay từ buổi đầu sứ vụ, là người sau khi đã vượt qua những ngày đen tối của cuộc Thương Khó của Chúa, sẽ có trách nhiệm củng cố anh em trong đức tin và chăn dắt đoàn chiên của Chúa Kitô (x. Mt 16, 13-19). Còn thánh Phaolô là người Pharisêu sốt sắng, có nhiều điều để tự hào, về gia thế, học thức, về đời sống đạo hạnh. Ông chưa hề gặp mặt Ðức Giêsu khi Người còn sống. Nhưng ông gặp Đức Kitô Phục Sinh với biến cố ngã ngựa trên đường Damas, Phaolô trở nên tông đồ của ơn cứu rỗi đến từ đức tin. (x. Cv 9, 1-22)
Cả hai đều được Ðức Giêsu gọi, Phêrô được gọi khi ông đang thả lưới bắt cá nuôi vợ con. Phaolô được chính Đức Giêsu Phục sinh gọi khi ông hung hăng tiến vào Ðamas, đang làm tông đồ không biết mỏi mệt của dân ngoại (x. Cv 9, 1-22). Cả hai đã từ bỏ tất cả để theo Người. Tất cả của Phêrô là gia đình và nghề nghiệp. Tất cả của Phaolô là những gì ông cậy dựa vênh vang. Bỏ tất cả là chấp nhận bấp bênh, tay trắng.
Cả hai đều đã từng có lần vấp ngã. Vấp ngã bất ngờ sau khi theo Thầy như Phêrô, trong phút giây quá tin vào sức mình. Ngã ngựa bất ngờ và trở nên mù lòa như Phaolô, trong lúc tưởng mình sáng mắt và đi đúng hướng. Vấp ngã nào cũng đau và in một dấu không phai. Vấp ngã bẻ lái đưa con người đi vào hướng mới.
Chúa Giê-su đã chọn một số môn đệ mà Người gọi là Tông Đồ. Trong số các ngài, hầu như bất cứ nơi đâu, chỉ một mình ông Phê-rô là xứng đáng đại diện cho toàn thể Hội Thánh. Chính vì là đại diện duy nhất của toàn thể Hội Thánh, nên ông xứng đáng được nghe Chúa nói : « Thầy sẽ trao cho anh chìa khoá Nước Trời » (Mt 16, 19). Không phải một cá nhân, nhưng cả Hội Thánh duy nhất đã lãnh nhận chìa khoá này.
Chương trình mầu nhiệm của Chúa Quan Phòng dẫn đưa Phêrô tới Roma, nơi đây ngài đổ máu như chứng tá sau cùng và cao cả nhất của đức tin và của lòng mến đối với Thầy chí Thánh « Lạy Thầy, Thầy biết con yêu mến Thầy» (Mt 16, 17). Như vậy ngài đã chu toàn sứ mệnh trở nên dấu hiệu của lòng trung thành với Chúa Kitô và của sự hiệp nhất tất cả Dân Chúa.
Phần Phaolô, trong hành trình truyền giáo, ngài không ngừng rao giảng Chúa Kitô bị đóng đanh và lôi kéo nhiều nhóm người Á Châu và Âu Châu trở về với Chúa. Sau khi qua Thổ Nhĩ Kỳ, Hy Lạp, ngài đến Roma. Và chính ở đây, ngài được phúc tử đạo để làm chứng cho Chúa Kitô. Chính ngài đã nói lên trong bài đọc thứ hai Thánh lễ hôm nay rằng : « Chúa đã gần gũi tôi và ban sức mạnh cho tôi, để qua tôi, việc rao giảng sứ điệp Tin Mừng được thực hiện và để các dân ngoại được nghe biết đến ». (2Tm 4, 17-18)
Phêrô và Phaolô đều yêu Ðức Giêsu cách mãnh liệt, vì họ cảm nhận sâu xa mình được Người yêu mến. « Này anh Simon, anh có mến Thầy không? Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy » (Ga 21,16). Cả Phaolô cũng yêu Ðấng ông chưa hề chung sống, vì Người là « Con Thiên Chúa, Ðấng đã yêu mến tôi và hiến mạng vì tôi » (Gl 2, 20). Phaolô đã không ngần ngại khẳng định: « Không gì có thể tách được chúng ta ra khỏi Tình Yêu của Ðức Kitô » ( Rm 8, 35.39)
Tình yêu Ðức Kitô là linh hồn của đời truyền giáo, vì nói cho cùng truyền giáo chính là giúp người khác nhận ra và yêu mến Ðấng đã yêu tôi và yêu cả nhân loại. Cả hai vị Tông Đồ đều hăng say rao giảng, bất chấp muôn vàn nguy hiểm khổ đau. Phêrô đã từng chịu đòn vọt ngục tù (x. Cv 5,40), còn nỗi đau của Phaolô thì không sao kể xiết (x. 2C 11, 23-28) ; « Tôi mang trên mình tôi những thương tích của Ðức Giêsu » (Gl 6, 1-7).
Cả hai vị thánh đã chết như Thầy, đã lấy máu mình mà làm chứng: thánh Phêrô bị dẫn đến nơi ông chẳng muốn (x. Ga 21, 18), chịu đóng đinh chết; thánh Phaolô đã chiến đấu anh dũng cho đến cùng, bị chém đầu; đã đổ máu ra làm lễ tế (x. 2Tm 4, 6). Thánh Phêrô được chôn cất ở chân đồi Vaticano; thánh Phaolô được an táng bên đường Ostiense.
Hội Thánh hôm nay vẫn cần những Phêrô và Phaolô mới, dám bỏ, dám theo và dám yêu dám sống và dám chết cho Ðức Kitô và Tin Mừng. Hội Thánh vẫn cần những chiếc cột và những tảng đá. Với lòng ngưỡng mộ biết ơn các ngài, chúng ta quyết một lòng trung thành với đức tin đã lãnh nhận.
Lạy Mẹ Maria, Nữ Vương Các Thánh Tông Đồ, xin cầu cho chúng con. Amen.
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
Thánh Phêrô và Phaolô chứng tá của sự hiệp nhất
Jos.Vinc. Ngọc Biển
09:11 24/06/2014
THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ
CHỨNG TÁ CỦA SỰ HIỆP NHẤT TRONG ĐA DẠNG
(LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ - 2014)
Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta hân hoan mừng trọng thể lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Mừng kính các ngài, chúng ta nhớ đến hai đấng như là những mẫu gương sáng ngời về đời sống chứng tá cho đức tin qua tinh thần hiệp nhất trong đa dạng. Các ngài còn được ví như những người tiên phong trong công cuộc loan báo Tin Mừng; như những vì sao sáng trong Giáo Hội; như những vị tướng anh hùng trong trận địa đức tin.
Tuy nhiên, nhìn lại cuộc đời của hai thánh, chúng ta thấy các ngài là những con người rất đỗi bình thường.
Thánh Phêrô được biết đến như một con người bình dân học vụ, phát xuất từ một gia đình bình thường làm nghề ngư phủ, không gì nổi trội và nhiều điểm bất toàn như: tính nóng nảy, ăn nói không thông, cư xử cục mịch, nhanh tin nhưng cũng vội phủ nhận, can trường nhưng cũng không thiếu những lúc nhát đảm, và tội lớn nhất của Phêrô chính là chối Chúa đến ba lần.
Còn thánh Phaolô thì: xuất thân từ một gia đình tri thức, ăn nói thông thạo, lý luận sắc bén, tài cao hiểu rộng... Ngài còn được biết đến dưới bóng dáng của một kẻ bắt đạo khét tiếng. Quả thật, Phaolô ghét Danh Giêsu đến nỗi chỉ cần ai nói về Danh ấy thôi thì Phaolô cũng tìm mọi cách để triệt hạ.
Nhưng từ lúc Phêrô nhận ra ánh mắt nhân từ của Đức Giêsu khi ông chối Ngài đến ba lần; Phaolô được Đức Giêsu mặc khải qua vụ ngã ngựa lịch sử và chữa cho sáng mắt cách lạ thường, thì cả hai đấng đều có chung một thái độ là cảm nghiệm được Đức Giêsu yêu thương đặc biệt, nên ăn năn sám hối và quyết tâm thay đổi cuộc đời.
Nếu trước kia, các ngài ghét danh Giêsu, hay sợ không dám nói và làm chứng về Danh ấy, thì giờ đây, cả hai đều chỉ còn mối lợi tuyệt đối là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của các ngài mà thôi và suốt cuộc đời còn lại dù thuận tiện hay không, các ngài luôn sẵn sàng loan báo về Đức Giêsu và ơn cứu độ mà Ngài mang đến cho nhân loại qua cái chết trên Thập giá và sự phục sinh vinh hiển.
Thật vậy, nơi các ngài, tuy nhiều điểm khác biệt, nhưng từ khi Đức Giêsu chiếm lĩnh tâm hồn, các ngài đã trở nên chứng nhân cho Chúa: can đảm, kiên trung và chấp nhận chết để bảo vệ đức tin và lời giảng của mình là xác thực.
Các ngài đã dùng đường lối khác biệt để quy tụ một gia đình duy nhất cho Đức Giêsu. Các ngài đã chấp nhận sự đa dạng, nhưng hiệp nhất với nhau trong cùng đức tin và lòng mến.
Hai con người; hai tính cách; hai lối rao giảng khác nhau, nhưng cả hai đều có chung một mục đích. Chính Đức Giêsu đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một nơi tình yêu và trong Ngài.
Lời nguyện tiền tụng thánh lễ hôm nay cho thấy rõ nét tính cách của hai Tông đồ trụ của Giáo Hội: thánh “Phêrô là người đầu tiên tuyên xưng đức tin, thánh Phaolô là người làm sáng tỏ đức tin, thánh Phêrô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho người Ítraen, thánh Phaolô là thầy giảng dạy muôn dân” (x. Lời Tiền Tụng).
Thật vậy, thánh Phêrô và Phaolô đã trở nên biểu tượng đức tin bất khuất cho Giáo Hội, trở nên đá tảng xây dựng Kinh Thành Muôn Thủa, trở nên kiểu mẫu của sự hiệp nhất trong đa dạng.
Được như thế, là vì các ngài khác nhau trong những điều phụ, nhưng hiệp nhất với nhau trong những điều chính và cùng chung một tình yêu trong tất cả mọi hoàn cảnh.
Vì thế, các ngài xứng đáng lãnh phần thưởng mà Thiên Chúa trao tặng cho người tôi tớ trung tín và khôn ngoan, được muôn dân truyền tụng và thiên hạ muôn đời còn tưởng nhớ chính nhân.
Nhân dịp mừng lễ của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta nhận ra sự quan phòng kỳ diệu mà Thiên Chúa đã ban cho các ngài. Đồng thời cũng từ cuộc đời, ơn gọi và sứ mạng của hai thánh, chúng ta học được nơi các ngài những bài học quý báu trong hành trình môn đệ và sứ mạng của chúng ta:
Trước hết, chúng ta hãy xin Chúa cho được nhận ra ơn gọi và chỗ đứng của mình trong lòng Giáo Hội để sẵn sàng thi hành bổn phận cách đặc thù mà Chúa muốn chúng ta thực thi để danh Chúa được rạng rỡ.
Thứ đến, chúng ta cũng nhận ra sứ mạng cứu độ phổ quát mà Thiên Chúa muốn trao ban cho nhân loại, hầu sẵn sàng loan báo Tin Mừng cho mọi người, mọi nơi và mọi thời, để đem lại niềm vui, hy vọng cho con người và thế giới hôm nay.
Tiếp theo, chúng ta hãy noi gương các ngài để yêu mến Chúa tha thiết, khiêm tốn, sám hối, trở về, can đảm và sẵn sàng làm chứng cho Đấng đã hiến mình làm của lễ đền tội cho chúng ta.
Cuối cùng, noi gương các ngài, chúng ta sẵn sàng ngoan ngùy để Chúa Thánh Thần dẫn dắt, hầu trở nên dấu chỉ của sự hiệp nhất và làm cho sự phong phú, phổ quát của ơn cứu độ được loan đi đến tận chân trời góc bể.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo Hội hai mẫu gương tuyệt vời là thánh Phêrô và Phaolô. Qua cuộc đời của các ngài, xin cho chúng con biết cùng nhau xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo Hội bằng sự cảm thông, tôn trọng trong khi thi hành sứ vụ, hầu Tin Mừng được loan đi khắp nơi, bằng nhiều cách thế khác nhau nhưng vẫn giữ được sự tinh tuyền của đức tin. Amen.
CHỨNG TÁ CỦA SỰ HIỆP NHẤT TRONG ĐA DẠNG
(LỄ THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ - 2014)
Cùng với toàn thể Giáo Hội, chúng ta hân hoan mừng trọng thể lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô. Mừng kính các ngài, chúng ta nhớ đến hai đấng như là những mẫu gương sáng ngời về đời sống chứng tá cho đức tin qua tinh thần hiệp nhất trong đa dạng. Các ngài còn được ví như những người tiên phong trong công cuộc loan báo Tin Mừng; như những vì sao sáng trong Giáo Hội; như những vị tướng anh hùng trong trận địa đức tin.
Tuy nhiên, nhìn lại cuộc đời của hai thánh, chúng ta thấy các ngài là những con người rất đỗi bình thường.
Thánh Phêrô được biết đến như một con người bình dân học vụ, phát xuất từ một gia đình bình thường làm nghề ngư phủ, không gì nổi trội và nhiều điểm bất toàn như: tính nóng nảy, ăn nói không thông, cư xử cục mịch, nhanh tin nhưng cũng vội phủ nhận, can trường nhưng cũng không thiếu những lúc nhát đảm, và tội lớn nhất của Phêrô chính là chối Chúa đến ba lần.
Còn thánh Phaolô thì: xuất thân từ một gia đình tri thức, ăn nói thông thạo, lý luận sắc bén, tài cao hiểu rộng... Ngài còn được biết đến dưới bóng dáng của một kẻ bắt đạo khét tiếng. Quả thật, Phaolô ghét Danh Giêsu đến nỗi chỉ cần ai nói về Danh ấy thôi thì Phaolô cũng tìm mọi cách để triệt hạ.
Nhưng từ lúc Phêrô nhận ra ánh mắt nhân từ của Đức Giêsu khi ông chối Ngài đến ba lần; Phaolô được Đức Giêsu mặc khải qua vụ ngã ngựa lịch sử và chữa cho sáng mắt cách lạ thường, thì cả hai đấng đều có chung một thái độ là cảm nghiệm được Đức Giêsu yêu thương đặc biệt, nên ăn năn sám hối và quyết tâm thay đổi cuộc đời.
Nếu trước kia, các ngài ghét danh Giêsu, hay sợ không dám nói và làm chứng về Danh ấy, thì giờ đây, cả hai đều chỉ còn mối lợi tuyệt đối là được biết Đức Giêsu Kitô, Chúa của các ngài mà thôi và suốt cuộc đời còn lại dù thuận tiện hay không, các ngài luôn sẵn sàng loan báo về Đức Giêsu và ơn cứu độ mà Ngài mang đến cho nhân loại qua cái chết trên Thập giá và sự phục sinh vinh hiển.
Thật vậy, nơi các ngài, tuy nhiều điểm khác biệt, nhưng từ khi Đức Giêsu chiếm lĩnh tâm hồn, các ngài đã trở nên chứng nhân cho Chúa: can đảm, kiên trung và chấp nhận chết để bảo vệ đức tin và lời giảng của mình là xác thực.
Các ngài đã dùng đường lối khác biệt để quy tụ một gia đình duy nhất cho Đức Giêsu. Các ngài đã chấp nhận sự đa dạng, nhưng hiệp nhất với nhau trong cùng đức tin và lòng mến.
Hai con người; hai tính cách; hai lối rao giảng khác nhau, nhưng cả hai đều có chung một mục đích. Chính Đức Giêsu đã nối những điểm tương đồng ấy để tất cả được nên một nơi tình yêu và trong Ngài.
Lời nguyện tiền tụng thánh lễ hôm nay cho thấy rõ nét tính cách của hai Tông đồ trụ của Giáo Hội: thánh “Phêrô là người đầu tiên tuyên xưng đức tin, thánh Phaolô là người làm sáng tỏ đức tin, thánh Phêrô thiết lập Hội Thánh tiên khởi cho người Ítraen, thánh Phaolô là thầy giảng dạy muôn dân” (x. Lời Tiền Tụng).
Thật vậy, thánh Phêrô và Phaolô đã trở nên biểu tượng đức tin bất khuất cho Giáo Hội, trở nên đá tảng xây dựng Kinh Thành Muôn Thủa, trở nên kiểu mẫu của sự hiệp nhất trong đa dạng.
Được như thế, là vì các ngài khác nhau trong những điều phụ, nhưng hiệp nhất với nhau trong những điều chính và cùng chung một tình yêu trong tất cả mọi hoàn cảnh.
Vì thế, các ngài xứng đáng lãnh phần thưởng mà Thiên Chúa trao tặng cho người tôi tớ trung tín và khôn ngoan, được muôn dân truyền tụng và thiên hạ muôn đời còn tưởng nhớ chính nhân.
Nhân dịp mừng lễ của hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, chúng ta nhận ra sự quan phòng kỳ diệu mà Thiên Chúa đã ban cho các ngài. Đồng thời cũng từ cuộc đời, ơn gọi và sứ mạng của hai thánh, chúng ta học được nơi các ngài những bài học quý báu trong hành trình môn đệ và sứ mạng của chúng ta:
Trước hết, chúng ta hãy xin Chúa cho được nhận ra ơn gọi và chỗ đứng của mình trong lòng Giáo Hội để sẵn sàng thi hành bổn phận cách đặc thù mà Chúa muốn chúng ta thực thi để danh Chúa được rạng rỡ.
Thứ đến, chúng ta cũng nhận ra sứ mạng cứu độ phổ quát mà Thiên Chúa muốn trao ban cho nhân loại, hầu sẵn sàng loan báo Tin Mừng cho mọi người, mọi nơi và mọi thời, để đem lại niềm vui, hy vọng cho con người và thế giới hôm nay.
Tiếp theo, chúng ta hãy noi gương các ngài để yêu mến Chúa tha thiết, khiêm tốn, sám hối, trở về, can đảm và sẵn sàng làm chứng cho Đấng đã hiến mình làm của lễ đền tội cho chúng ta.
Cuối cùng, noi gương các ngài, chúng ta sẵn sàng ngoan ngùy để Chúa Thánh Thần dẫn dắt, hầu trở nên dấu chỉ của sự hiệp nhất và làm cho sự phong phú, phổ quát của ơn cứu độ được loan đi đến tận chân trời góc bể.
Lạy Chúa Giêsu, chúng con cảm tạ Chúa đã ban cho Giáo Hội hai mẫu gương tuyệt vời là thánh Phêrô và Phaolô. Qua cuộc đời của các ngài, xin cho chúng con biết cùng nhau xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo Hội bằng sự cảm thông, tôn trọng trong khi thi hành sứ vụ, hầu Tin Mừng được loan đi khắp nơi, bằng nhiều cách thế khác nhau nhưng vẫn giữ được sự tinh tuyền của đức tin. Amen.
Dọn đường cho Chúa
Lm. Đan Vinh
09:14 24/06/2014
HIỆP SỐNG TIN MỪNG
SINH NHẬT THÁNH GIO-AN TẨY GIẢ (24/06)
Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80
DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 1,57-66.80:
(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. (59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an. (61) Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng có ai có tên như vậy cả”. (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ong xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều rất bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi của ông lại mở ra. Ong nói được và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. (80) Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay tập trung vào mặc khải diệu kỳ của cái tên Gio-an khi làm lễ cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Bà con láng giềng tụ tập trong ngày này đã được chứng kiến sự lạ lùng ấy. Rồi việc ông Da-ca-ri-a được khỏi bệnh câm khiến cho mọi người có mặt đều bở ngỡ và đặt dấu hỏi về sứ mệnh của con trẻ sau này. Sau đó Gio-an đã vào sống trong hoang địa cho đến khi thi hành sứ mệnh tiền hô giúp dân Do thái nhận biết Đấng Cứu Thế là Đức Giê-su thành Na-da-rét.
3. CHÚ THÍCH:
-C 57-59: +Láng giềng và thân thích đều chia vui với bà: Bài tường thuật tập trung vào việc mặc khải diệu kỳ của tên Gio-an và biến cố cắt bì đặt tên. Bà con láng giềng tụ tập lại trong sự chia sẻ niềm vui với đôi vợ chồng già. Nhờ đó tiếng đồn sự lạ về con trẻ lại càng lan rộng. +Khi con trẻ được tám ngày: Tám ngày là thời gian Luật định để làm phép cắt bì (x St 17,12; Lv 12,3; Pl 3,5). +Và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em: Người ta ít khi lấy tên cha mà thường lấy tên ông nội mà đặt cho cháu. Ở đây người ta lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho con, có thể do ông Da-ca-ri-a đã cao niên.
-C 62-63: +Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”: Dù hai ông bà đã đã không hội ý trước đặt tên cho con là gì, vì ông vừa bị câm và bị điếc trước đó. Nhưng hai ông bà lại thống nhất cùng chọn tên Gio-an mà đặt cho con, như sứ thần đã truyền cho Gia-ca-ri-a khi truyền tin cho ông trong Đền thờ (x Lc 1,13). +Ai nấy đều rất bỡ ngỡ: Phải chăng sự thống nhất ý kiến của hai ông bà về việc đặt cho con một cái tên xa lạ chính là một dấu lạ khiến mọi người ngạc nhiên.
-C 65-66: +Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ: Trong Kinh Thánh, chữ “tâm” hay “lòng”chỉ nơi phát xuất ra tư tưởng, tình cảm, hòai niệm, quyết định và ước muốn của con người giống như Đức Maria “suy đi nghĩ lại trong lòng” (x Lc 2,19), nghĩa là để tâm tìm hiểu ý nghĩa của lời sấm hay sự việc xảy ra. +Có bàn tay Chúa phù hộ em: Kiểu nói “bàn tay Chúa” mô phỏng Cựu ước, cho thấy Thiên Chúa bảo vệ những ai tin cậy vào Người, mà Gio-an là một trong số những người đó (x Tv 80,18; 139,5).
4. CÂU HỎI:
1) Gio-an Tẩy Giả liên hệ họ hàng thế nào với Đức Giê-su ? 2) Tại sao láng giềng bà con lại phải đến nhà thăm hỏi chia vui khi nghe tin bà Ê-li-sa-bét sinh con ? 3) Phép cắt bì là gì? Được cử hành thế nào ? 4) Tại sao hai ông bà Gia-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét lại thống nhất ý kiến đặt tên cho con trai là Gio-an ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Đức Ki-tô phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
2. CÂU CHUYỆN: CUỘC ĐỜI VỊ TIỀN HÔ CỦA ĐẤNG CỨU THẾ
Gio-an là vị tiền hô của Chúa Giê-su (x.Mt 3,3), là con của ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét. Cả hai ông bà thuộc dòng tộc tư tế. Bà Ê-li-sa-bét là chị họ của Đức Maria, nên Gio-an là anh bà con của Đức Giê-su. Cha mẹ của Gio-an cư ngụ tại miền núi xứ Giu-đê (x.Lc 1,39). Từ nhỏ, Gio-an đã vào trong sa mạc sống đời tu hành nhiệm nhặt. Đến năm thừ 15 thời hoàng đế Ti-bê-ri-ô, Gio-an bắt đầu xuất hiện tại vùng ven sông Gio-đan miền Giu-đê rao giảng và làm phép rửa sám hối (x.Lc 3,1). Phép rửa của ông là nghi thức thống hối kèm theo sự xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Gio-an công nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai khi giới thiệu Người là “chiên Thiên Chúa” với hai môn đệ (Ga 1,35). Có lần Đức Giê-su gọi Gio-an là Ngôn sứ Ê-li-a khác, là người lớn nhất thời Cựu ước, là sứ giả đi trước dọn đường cho Người (x Mt 11,9-19; Lc 7,24-30).
Cuộc đời của Gio-an kết thúc với cái chết bị chém đầu trong nhà ngục, do ông đã đảm lên tiếng ngăn cản vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu là Hê-rô-đi-a-đê làm vợ,. nên bị Hê-rô-đê bắt giam và cuối cùng đã bị bà này thù ghét hãm hại (x.Lc 9,7-9).
3. SUY NIỆM: THI HANH SỨ VỤ DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA HÔM NAY:
1)Sứ vụ dọn đường cho Chúa Giê-su của thánh Gio-an Tẩy Giả:
Đức Giê-su đã nói về sứ vụ dọn đuờng của Gio-an như sau: “Đây còn hơn ngôn sứ nữa! Chính ông là người mà Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng: "Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến" (Lc 7,24-27). Như vậy, Gio-an có sứ vụ tiền hô, được Thiên Chúa sai đến trước để dọn đường cho ngueoèi đời nhận biết Đấng Thiên Sai. Với sứ vụ đó, Gio-an đã trở thành một nhân vật lớn nhất trong lịch sử cứu độ như lời Đức Giê-su khẳng định: “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả…” (Mt 11,11).
2) Chúng ta phải làm gì để dọn đường cho Chúa hôm nay ?
Để chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa Giê-su, giúp người đời nhận biết tin yêu Chúa, mỗi tín hữu chúng ta ngoài việc loan báo Tin Mừng, còn cần làm chứng cho Chúa Giê-su noi gương thánh Gio-an Tẩy Giả như sau:
+ Sống khiêm hạ: Cần tỏ ra khiêm hạ trong cách ăn nói và hành động như: Trong cách khi nói chuyện với người khác, tránh nói trông không như tật xấu của nhiều bạn trẻ hôm nay, nhưng phải biết tùy hoàn cảnh để xưng hô cách xứng hợp; Tránh ăn nói ồn ào to tiếng nơi công cộng, nhưng biết nói năng nhỏ nhẹ từ tốn; Luôn đề cao các ưu điểm có thật của tha nhân để động viên khích lệ hơn là chỉ biết phê phán vô trách nhiệm những ai nổi trội hơn mình. Tránh làm các việc tốt để tìm tiếng khen, nhưng biết làm mọi việc để tôn vinh Thiên Chúa và vì phần rỗi anh em như thánh Gio-an đã đề cao Đức Giê-su: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30)
+ Sống khó nghèo: Tránh thái độ đua đòi trưng diện, thích mua sắm quần áo chạy theo “mốt” thời trang, nhưng hãy chọn phong cách đơn giản khó nghèo của Gio-an: “mặc áo bằng lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và uống mật ong rừng” (x Mc 1,6-8).
+ Sống vâng phục: Luôn bỏ ý riêng của mình để vâng phục ý Chúa, noi gương thánh Gio-an đã vâng lời Đức Giê-su để làm phép rửa cho Người (x Mt 3,13-15).
+ Sống trung tín: Luôn ý thức chu tòan sứ vụ đi trước giúp người đời nhận biét Đức Giê-su, noi gương Gio-an đã gặp gỡ Đức Giê-su và giới thiệu Người để cho hai môn đệ thân tín bỏ ông mà đi theo làm môn đệ Đức Giê-su (x Ga 1,35-37).
+ Sống trung thực: Sẵn sàng thừa nhận các khuyết điểm có thật của mình và quyết tâm tu sửa để ngày một hoàn thiện hơn, noi gương Gio-an nhận mình chỉ là tiếng hô trong hoang địa: ”Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi”. Gio-an cũng thành thật thừa nhận phép rửa của ông chỉ giúp người ta tỏ lòng sám hối, còn Đấng đến sau ông thì quyền thế hơn ông, và ông không đáng xách dép cho Người. Đấng ấy sẽ “làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11; Ga 1,20-27).
+ Sống can đảm: Luôn can đảm làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, noi gương Gio-an đã dám lên tiếng can ngăn nhà vua Hê-rô-đê không được cưới bà chị dâu là Hê-rô-đi-a làm vợ mình (x Mt 14,3-4; Lc 3,7-9). Vì thế mà ông đã bị vua Hê-rô-đê giết hại.
4. THẢO LUẬN: Mỗi người chúng ta hôm nay cần phải làm những việc cụ thể nào để thực hành đức tính khiêm hạ noi gương thánh Gio-an Tẩy Giả ?
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết noi gương thánh Gio-an làm chứng cho Chúa bằng các việc làm như sau: không khoe khoang thành tích và các ưu điểm của mình để tìm tiếng khen nơi tha nhân; Chọn sống đơn giản trong cách ăn mặc, tránh rơi vào tình trạng chè chén say sưa; Can đảm lên tiếng bênh vực những người nghèo khổ thân yếu thế cô đang bị ức hiếp; Sẵn sàng chấp nhận bị thua thiệt vì danh Chúa… Xin cho chúng con trở thành những người tiền hô của Chúa Giê-su, hầu giúp tha nhân nhận biết và tin yêu Chúa để được ơn cứu độ noi gương thánh Gio-an trong lề mừng sinh nhật của ngài hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
SINH NHẬT THÁNH GIO-AN TẨY GIẢ (24/06)
Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80
DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Lc 1,57-66.80:
(57) Tới ngày mãn nguyệt khai hoa, bà Ê-li-sa-bét sinh hạ một con trai. (58) Nghe biết Chúa đã quá thương bà như vậy, láng giềng và thân thích đều chia vui với bà. (59) Khi con trẻ được tám ngày, họ đến làm phép cắt bì, và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em. (60) Nhưng bà mẹ lên tiếng nói: “Không, phải đặt tên cháu là Gio-an. (61) Họ bảo bà: “Trong họ hàng của bà, chẳng có ai có tên như vậy cả”. (62) Rồi họ làm hiệu hỏi người cha, xem ông muốn đặt tên cho em bé là gì. (63) Ong xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”. Ai nấy đều rất bỡ ngỡ. (64) Ngay lúc ấy, miệng lưỡi của ông lại mở ra. Ong nói được và chúc tụng Thiên Chúa. (65) Láng giềng ai nấy đều kinh sợ. Và các sự việc ấy được đồn ra khắp miền núi Giu-đê. (66) Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ và tự hỏi: “Đứa trẻ này rồi sẽ ra thế nào đây?” Và quả thật, có bàn tay Chúa phù hộ em. (80) Cậu bé càng lớn lên thì tinh thần càng vững mạnh. Cậu sống trong hoang địa cho đến ngày ra mắt dân Ít-ra-en.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay tập trung vào mặc khải diệu kỳ của cái tên Gio-an khi làm lễ cắt bì và đặt tên cho con trẻ. Bà con láng giềng tụ tập trong ngày này đã được chứng kiến sự lạ lùng ấy. Rồi việc ông Da-ca-ri-a được khỏi bệnh câm khiến cho mọi người có mặt đều bở ngỡ và đặt dấu hỏi về sứ mệnh của con trẻ sau này. Sau đó Gio-an đã vào sống trong hoang địa cho đến khi thi hành sứ mệnh tiền hô giúp dân Do thái nhận biết Đấng Cứu Thế là Đức Giê-su thành Na-da-rét.
3. CHÚ THÍCH:
-C 57-59: +Láng giềng và thân thích đều chia vui với bà: Bài tường thuật tập trung vào việc mặc khải diệu kỳ của tên Gio-an và biến cố cắt bì đặt tên. Bà con láng giềng tụ tập lại trong sự chia sẻ niềm vui với đôi vợ chồng già. Nhờ đó tiếng đồn sự lạ về con trẻ lại càng lan rộng. +Khi con trẻ được tám ngày: Tám ngày là thời gian Luật định để làm phép cắt bì (x St 17,12; Lv 12,3; Pl 3,5). +Và tính lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho em: Người ta ít khi lấy tên cha mà thường lấy tên ông nội mà đặt cho cháu. Ở đây người ta lấy tên cha là Da-ca-ri-a mà đặt cho con, có thể do ông Da-ca-ri-a đã cao niên.
-C 62-63: +Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: “Tên cháu là Gio-an”: Dù hai ông bà đã đã không hội ý trước đặt tên cho con là gì, vì ông vừa bị câm và bị điếc trước đó. Nhưng hai ông bà lại thống nhất cùng chọn tên Gio-an mà đặt cho con, như sứ thần đã truyền cho Gia-ca-ri-a khi truyền tin cho ông trong Đền thờ (x Lc 1,13). +Ai nấy đều rất bỡ ngỡ: Phải chăng sự thống nhất ý kiến của hai ông bà về việc đặt cho con một cái tên xa lạ chính là một dấu lạ khiến mọi người ngạc nhiên.
-C 65-66: +Ai nghe cũng để tâm suy nghĩ: Trong Kinh Thánh, chữ “tâm” hay “lòng”chỉ nơi phát xuất ra tư tưởng, tình cảm, hòai niệm, quyết định và ước muốn của con người giống như Đức Maria “suy đi nghĩ lại trong lòng” (x Lc 2,19), nghĩa là để tâm tìm hiểu ý nghĩa của lời sấm hay sự việc xảy ra. +Có bàn tay Chúa phù hộ em: Kiểu nói “bàn tay Chúa” mô phỏng Cựu ước, cho thấy Thiên Chúa bảo vệ những ai tin cậy vào Người, mà Gio-an là một trong số những người đó (x Tv 80,18; 139,5).
4. CÂU HỎI:
1) Gio-an Tẩy Giả liên hệ họ hàng thế nào với Đức Giê-su ? 2) Tại sao láng giềng bà con lại phải đến nhà thăm hỏi chia vui khi nghe tin bà Ê-li-sa-bét sinh con ? 3) Phép cắt bì là gì? Được cử hành thế nào ? 4) Tại sao hai ông bà Gia-ca-ri-a và Ê-li-sa-bét lại thống nhất ý kiến đặt tên cho con trai là Gio-an ?
II. SỐNG LỜI CHÚA:
1. LỜI CHÚA: “Đức Ki-tô phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,30).
2. CÂU CHUYỆN: CUỘC ĐỜI VỊ TIỀN HÔ CỦA ĐẤNG CỨU THẾ
Gio-an là vị tiền hô của Chúa Giê-su (x.Mt 3,3), là con của ông Da-ca-ri-a và bà Ê-li-sa-bét. Cả hai ông bà thuộc dòng tộc tư tế. Bà Ê-li-sa-bét là chị họ của Đức Maria, nên Gio-an là anh bà con của Đức Giê-su. Cha mẹ của Gio-an cư ngụ tại miền núi xứ Giu-đê (x.Lc 1,39). Từ nhỏ, Gio-an đã vào trong sa mạc sống đời tu hành nhiệm nhặt. Đến năm thừ 15 thời hoàng đế Ti-bê-ri-ô, Gio-an bắt đầu xuất hiện tại vùng ven sông Gio-đan miền Giu-đê rao giảng và làm phép rửa sám hối (x.Lc 3,1). Phép rửa của ông là nghi thức thống hối kèm theo sự xưng thú tội lỗi (x. Mt 3,6). Gio-an công nhận Đức Giê-su là Đấng Thiên Sai khi giới thiệu Người là “chiên Thiên Chúa” với hai môn đệ (Ga 1,35). Có lần Đức Giê-su gọi Gio-an là Ngôn sứ Ê-li-a khác, là người lớn nhất thời Cựu ước, là sứ giả đi trước dọn đường cho Người (x Mt 11,9-19; Lc 7,24-30).
Cuộc đời của Gio-an kết thúc với cái chết bị chém đầu trong nhà ngục, do ông đã đảm lên tiếng ngăn cản vua Hê-rô-đê không được lấy chị dâu là Hê-rô-đi-a-đê làm vợ,. nên bị Hê-rô-đê bắt giam và cuối cùng đã bị bà này thù ghét hãm hại (x.Lc 9,7-9).
3. SUY NIỆM: THI HANH SỨ VỤ DỌN ĐƯỜNG CHO CHÚA HÔM NAY:
1)Sứ vụ dọn đường cho Chúa Giê-su của thánh Gio-an Tẩy Giả:
Đức Giê-su đã nói về sứ vụ dọn đuờng của Gio-an như sau: “Đây còn hơn ngôn sứ nữa! Chính ông là người mà Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng: "Này Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến" (Lc 7,24-27). Như vậy, Gio-an có sứ vụ tiền hô, được Thiên Chúa sai đến trước để dọn đường cho ngueoèi đời nhận biết Đấng Thiên Sai. Với sứ vụ đó, Gio-an đã trở thành một nhân vật lớn nhất trong lịch sử cứu độ như lời Đức Giê-su khẳng định: “Tôi nói thật với anh em: trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gio-an Tẩy Giả…” (Mt 11,11).
2) Chúng ta phải làm gì để dọn đường cho Chúa hôm nay ?
Để chu toàn sứ vụ làm chứng cho Chúa Giê-su, giúp người đời nhận biết tin yêu Chúa, mỗi tín hữu chúng ta ngoài việc loan báo Tin Mừng, còn cần làm chứng cho Chúa Giê-su noi gương thánh Gio-an Tẩy Giả như sau:
+ Sống khiêm hạ: Cần tỏ ra khiêm hạ trong cách ăn nói và hành động như: Trong cách khi nói chuyện với người khác, tránh nói trông không như tật xấu của nhiều bạn trẻ hôm nay, nhưng phải biết tùy hoàn cảnh để xưng hô cách xứng hợp; Tránh ăn nói ồn ào to tiếng nơi công cộng, nhưng biết nói năng nhỏ nhẹ từ tốn; Luôn đề cao các ưu điểm có thật của tha nhân để động viên khích lệ hơn là chỉ biết phê phán vô trách nhiệm những ai nổi trội hơn mình. Tránh làm các việc tốt để tìm tiếng khen, nhưng biết làm mọi việc để tôn vinh Thiên Chúa và vì phần rỗi anh em như thánh Gio-an đã đề cao Đức Giê-su: “Người phải nổi bật lên, còn thầy phải lu mờ đi” (Ga 3,28.30)
+ Sống khó nghèo: Tránh thái độ đua đòi trưng diện, thích mua sắm quần áo chạy theo “mốt” thời trang, nhưng hãy chọn phong cách đơn giản khó nghèo của Gio-an: “mặc áo bằng lông lạc đà, thắt lưng bằng dây da, ăn châu chấu và uống mật ong rừng” (x Mc 1,6-8).
+ Sống vâng phục: Luôn bỏ ý riêng của mình để vâng phục ý Chúa, noi gương thánh Gio-an đã vâng lời Đức Giê-su để làm phép rửa cho Người (x Mt 3,13-15).
+ Sống trung tín: Luôn ý thức chu tòan sứ vụ đi trước giúp người đời nhận biét Đức Giê-su, noi gương Gio-an đã gặp gỡ Đức Giê-su và giới thiệu Người để cho hai môn đệ thân tín bỏ ông mà đi theo làm môn đệ Đức Giê-su (x Ga 1,35-37).
+ Sống trung thực: Sẵn sàng thừa nhận các khuyết điểm có thật của mình và quyết tâm tu sửa để ngày một hoàn thiện hơn, noi gương Gio-an nhận mình chỉ là tiếng hô trong hoang địa: ”Hãy sửa đường cho thẳng để Đức Chúa đi”. Gio-an cũng thành thật thừa nhận phép rửa của ông chỉ giúp người ta tỏ lòng sám hối, còn Đấng đến sau ông thì quyền thế hơn ông, và ông không đáng xách dép cho Người. Đấng ấy sẽ “làm phép rửa trong Thánh Thần và lửa” (Mt 3,11; Ga 1,20-27).
+ Sống can đảm: Luôn can đảm làm chứng cho Chúa trong mọi hoàn cảnh cuộc sống, noi gương Gio-an đã dám lên tiếng can ngăn nhà vua Hê-rô-đê không được cưới bà chị dâu là Hê-rô-đi-a làm vợ mình (x Mt 14,3-4; Lc 3,7-9). Vì thế mà ông đã bị vua Hê-rô-đê giết hại.
4. THẢO LUẬN: Mỗi người chúng ta hôm nay cần phải làm những việc cụ thể nào để thực hành đức tính khiêm hạ noi gương thánh Gio-an Tẩy Giả ?
5. LỜI CẦU:
LẠY CHÚA GIÊ-SU. Xin cho chúng con biết noi gương thánh Gio-an làm chứng cho Chúa bằng các việc làm như sau: không khoe khoang thành tích và các ưu điểm của mình để tìm tiếng khen nơi tha nhân; Chọn sống đơn giản trong cách ăn mặc, tránh rơi vào tình trạng chè chén say sưa; Can đảm lên tiếng bênh vực những người nghèo khổ thân yếu thế cô đang bị ức hiếp; Sẵn sàng chấp nhận bị thua thiệt vì danh Chúa… Xin cho chúng con trở thành những người tiền hô của Chúa Giê-su, hầu giúp tha nhân nhận biết và tin yêu Chúa để được ơn cứu độ noi gương thánh Gio-an trong lề mừng sinh nhật của ngài hôm nay.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.-Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
LM ĐAN VINH - HHTM
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tòa Thánh xuất bản tem vinh danh danh hề Sạc Lô
Nguyễn Viẹt Nam
09:27 24/06/2014
Nhân ngày sinh thứ 125 của ông, Tòa Thánh xuất bản một bộ tem để kỷ niệm người nghệ sĩ tài hoa này.
Ông Mauro Olivieri, Giám đốc văn phòng tem thư Vatican tem và sưu tập của Tòa Thánh cho biết:
"Chúng tôi nghĩ đây là một thời điểm tốt để nhận ra tầm quan trọng của nghệ sĩ này như một thiên tài trong nghệ thuật thứ bẩy. Điện ảnh đã thay đổi rất nhiều sau thời đại của ông, nhưng ông là một trong những diễn viên và đạo diễn xuất sắc đầu tiên."
Những phim của ông như "Thời Đại Tân Kỳ", "Nhà Đại Độc Tài", “Gà trống nuôi con” đầy dẫy những khoảnh khắc độc đáo.
Danh hề Sạc Lô sinh năm 1889 và qua đời ngày 25 tháng 12 năm 1977.
Tình hình chiến sự thê thảm tại Iraq
Linh Tiến Khải
09:48 24/06/2014
Phỏng vấn Đức Cha Emil Shimoun Nona, Giám Mục Canđê Mosul
Trong các ngày qua tình hình chiến sự tại Iraq đột ngột gia tăng với các vụ tàn sát hàng ngàn người xảy ra tại thành phố Tikrit là quê sinh của ông Saddam Hussein. Các lực lượng Sunnít Thánh chiến Jihadist thân Al Qaeda đã bắt và giết chết 1.700 binh sĩ gần Tikrit. Tướng Qaasim Al-Moussawi đã xác nhận với đài BBC London tin này, và cho biết các hình được các lực lượng phiến quân Sunnít tung lên mạng là có thật. Trong khi đó thì có tin là các binh sĩ Iraq đã tìm cách tái tổ chức lại đội ngũ của mình sau khi bị thua trong các trận giao tranh các ngày vừa qua. Nhờ sự yểm trợ của các dân quân bộ tộc quân đội đã tái chiếm vài địa điểm ở mạn nam thành phố Tikrit. Trong khi đó từ Samarra gần chiến tuyến thủ tướng Nuri al Maliki đã lên đài truyền hình đưa ra lời kêu gọi tất cả những ai có khí giới đang chống lại Nhà nước hồi Iraq ngưng bạo lực. Hoa Kỳ đã đưa một chiến hạm vào vịnh Ba Tư, nhưng người ta còn chờ đợi sự lựa chọn của tổng thống Barack Obama, xem ông có chọn giải pháp can thiệp quân sự hay không. Về phía mình Iran xem ra quyết định trợ giúp thủ tưởng Maliki là người theo hệ phái Sciít và là đồng minh của Iran. Tổng thống Hassan Rohani đã khẳng định rằng Iran không có ý can thiệp quân sự vào Iraq, nhưng cũng không loại trừ khả thể cộng tác với Hoa Kỳ để ngăn chặn đà tiến quân của các lực lượng phiến quân Sunnít hướng về thủ đô Baghdad.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Emil Shimoun Nona Giám Mục Canđê Mosul.
Hỏi: Thưa Đức Cha Nona, tình hình Iraq hiện nay ra sao?
Đáp: Hầu hết các gia đình đã trốn khỏi thành phố với hai bàn tay trắng không mang theo được gì hết. Chúng tôi đã tìm cách tìm chỗ trong các xứ thuộc đồng bắng Ninive để cho họ tạm trú. Người ty nạn ở khắp nơi trong các lớp dùng để dậy giáo lý, trong các phòng ốc của các nhà thờ, trong các nhà cũ của các vùng này. Thế rồi còn có các gia đình sống dưới lều ngoài trời gần Kurdistan. Nhưng tình hình tồi tệ lắm, và nếu tình hình cứ như thế thì người dân cần được trợ giúp cấp thiết.
Hỏi: Người dân trong các vùng này đang trợ giúp người ty nạn như thế nào thưa Đức Cha?
Đáp: Dân chúng đã bắt đầu trợ giúp các anh chị em này với tất cả những gì họ có. Nhưng họ không thể trợ giúp được lâu, vì khả năng của vùng này trong lúc này đây, chẳng là gì cả. Vì thế cần phải giúp người tỵ nạn một cách khác.
Hỏi: Vậy thì có thể làm được gì và phải làm gì bây giờ?
Đáp: Trước hết cần cấp thiết trợ giúp cho họ có thực phẩm, nước uống và các vật dụng cần thiết khác để sống, nhất là khi khí hậu nóng bức như hiện nay.
Hỏi: Các lực lượng Jihadist tiếp tục tiến. Tình hình của các nhà thờ và tu viện của Giáo Hội ra sao thưa Đức Cha?
Đáp: Có một nhà thờ trong giáo phận của tôi bị vài người cướp phá hôm qua và hôm trước nữa. Người ta không biết họ là ai: các dân quân hay là kẻ trộm. Chúng tôi không biết chính xác. Điều chúng tôi biết đó là những người sống gần nhà thờ, các gia đình hồi giáo, đã tìm cách bảo vệ nhà thờ. Họ đã thành công, nhưng hôm qua và hôm kia có vài kẻ trộm hay vài người vũ trang đã vào nhà thờ và lấy trộm tất cả những gì họ tìm thấy. Có một nhà thờ khác bị đốt cháy, nhưng thật ra đó không phải là một nhà thờ, mà là một cơ cấu của Giáo Hội Armeni, và trước khi thành phố Mosul thất thủ đã có binh sĩ trú ngụ trong đó.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong tình hình báo động hiện nay người dân hồi giáo đã phản ứng ra sao? Người dân và các gia dình hồi giáo cũng trợ giúp các tín hữu kitô, có đúng thế không?
Đáp: Chắc chắn rồi. Có những gia đình hồi giáo bảo vệ nhà của các kitô hữu cũng như các nhà thờ, nhưng cũng có những tín hữu hồi khác không làm điều này. Nhưng nói chung người dân hồi sống chung quanh các nhà thờ đang phản ứng rất tốt. Dân chúng cảm thấy họ không thể làm gì được đối với các dân quân hồi hay lực lượng jihadist. Ngôn ngữ người ta sử dụng là ngôn ngữ của bạo lực và vũ khí.
Hỏi: Đức Cha có muốn đưa ra lời kêu gọi những ai đang nghe đài Vaticăng hay không?
Đáp: Trước hết chúng tôi muốn hòa bình trở lại trong thành phố của chúng tôi và trên toàn đất nước Iraq. Bởi vì người dân muốn sống trong hòa bình và thanh thản. Toàn dân Iraq đã qúa mệt mỏi vì tình hình bất ổn này rồi, và người dân của thành phố chúng tôi thì lại càng mệt mỏi hơn nữa, vì chúng tôi đã phải sống trong tình trạng này từ nhiều năm nay. Chúng tôi muốn sống trong hòa bình, xứng đáng với phẩm giá con người. Điều thứ hai tôi muốn nói là cần phải trợ giúp những người ty nạn đang phải sống bên ngoài thành phố. Có rất nhiều gia đình kitô và hồi giáo sống bên ngoài thành phố. Phải làm sao để cho họ có thể trở về nhà cửa của họ và trợ giúp họ.
Sau đây là một số nhận định của bà Martina Pignatti Morano, chủ tịch tổ chức phi chính quyền có tên gọi là ”Một chiếc cầu cho”.
Hỏi: Thưa bà Martina, hiện có bao nhiêu người tỵ nạn tất cả?
Đáp: Có ít nhất nửa triệu người tỵ nạn bên trong nội địa Iraq gồm các gia đình bồng bế nhau chạy trốn vì không biết tình hình nguy hiểm ra sao. Người ta rất mất định hướng, nhất là sau khi nghe các tin tức liên quan tới tầm mức bạo lực tại Siria và các nơi bị các lực lượng hồi sunnít đánh chiếm. Thật ra giờ đây có nhiều người đang trở về nhà, vì cuộc khủng hoảng đã kéo dài từ một tuần nay rồi. Những người không trở về là các nhóm thiểu số, bởi vì nỗi lo sợ bị trả thù và xung đột giữa hai hệ phái rất lớn. Vì thế có hàng ngàn gia đình kitô, yazidi và shabak hiện nay đang ẩn trốn trong các thành phố chung quanh Mosul và chúng tôi đang tìm cách trợ giúp họ.
Hỏi: Các lực lượng hồi Sunnít gọi tắt là ISIS này có liên hệ gì với lực lượng hồi khủng bố Al Qeada không, và cho tới nay người ta đã biết tới nó như thế nào thưa bà?
Đáp: Đây là các chiến binh được các lãnh tụ quân đội người Siri cũng như người Iraq hướng dẫn. Điều tỏ tường là họ rất có tổ chức và có một chiến thuật chính trị rất rõ ràng. Muc đích họ nhắm tới là tiến chiếm thủ đô Baghdad và thành lập một vương quốc Hồi bao gồm Siria và Iraq. Số người xuống Iraq có lẽ khoảng 5.000, nghĩa là con số tương đối ít, nhưng họ đã thành công trong trong việc đạt tới kết qủa quân sự này, không phải chỉ vì họ rất có tổ chức, mà cũng bởi vì họ được yểm trợ bởi vài nhóm đối lập bên trong Iraq. Trên thưc tế sự thành công này của lực lượng ISIS là hậu quả của sự đàn áp kinh khủng của chính quyền hiện nay tự cảm thấy mình đại điện cho hệ phái Sciít tại Iraq. Sự dàn áp quân sự rất nặng nề chống lại hệ phái Sunnít trong qúa khứ. Vì thế chung quanh lực lượng ISIS có các nhóm chiến binh Sunnít, các cựu chiến binh và các lực lượng chính trị.
Hỏi: Trong lúc này thì tổng thổng Barack Obama tuyên bố Hòa Kỳ sẽ không gửi quân tới Iraq, nhưng sẽ trợ giúp Iraq có đúng thế không?
Đáp: Từ các lới tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ người ta có thể thấy rõ ràng nỗi lo lắng chính của Hoa Kỳ đó là lực lựơng hồi giáo Sunnít Iraq ISIS có thể kiểm soát các nhà máy lọc dầu chính của Iraq. Nhưng xem ra huynh hướng của Hoa Kỳ là trợ giúp chính quyền Iraq trong các vụ bỏ bom. Vấn đề đó là chính quyền của thủ tướng Maliki đã sử dụng biện pháp bỏ bom liên tục để đánh đuổi các lực lượng Sunnít bên trong tỉnh Anbar và đã dấy lên phong trào chiến đấu vũ trang của phe đối lập và lôi kéo các nhóm hồi giáo tới Iraq. Như vậy các năng động đang được thành hình thật là kinh hoàng, và đa số dân Iraq tin rằng trong 10 năm tới đây Iraq cũng sẽ không có hòa bình. Trong lúc này đây chúng ta phải chú ý nhiều hơn tới việc hiểu biết các năng động của xã hội dân sự Iraq, bởi vì các hiệp hội và các nghiệp đoàn Iraq toàn nước làm việc với nhau. Vì thế chúng tôi nói rằng các khác biệt hệ phải đã được thắng vượt từ năm 2007, bởi các mạng xã hội dân sự. Và từ tháng 9 năm 2013 rất nhiều nhóm đã hiệp nhất trong một diễn đàn xã hội Iraq, quy chiếu Bản nguyên tắc của Diễn đàn xã hội thế giới. Do đó có ý muốn từ phía các nhóm trong việc tưởng tượng ra và xây dựng một quan điểm khác cho Iraq, dựa trên công bằng xã hội. Có các sức mạnh đó và chúng cần được yểm trợ. (RG 12-6-2014; 15-6-2014)
Trong các ngày qua tình hình chiến sự tại Iraq đột ngột gia tăng với các vụ tàn sát hàng ngàn người xảy ra tại thành phố Tikrit là quê sinh của ông Saddam Hussein. Các lực lượng Sunnít Thánh chiến Jihadist thân Al Qaeda đã bắt và giết chết 1.700 binh sĩ gần Tikrit. Tướng Qaasim Al-Moussawi đã xác nhận với đài BBC London tin này, và cho biết các hình được các lực lượng phiến quân Sunnít tung lên mạng là có thật. Trong khi đó thì có tin là các binh sĩ Iraq đã tìm cách tái tổ chức lại đội ngũ của mình sau khi bị thua trong các trận giao tranh các ngày vừa qua. Nhờ sự yểm trợ của các dân quân bộ tộc quân đội đã tái chiếm vài địa điểm ở mạn nam thành phố Tikrit. Trong khi đó từ Samarra gần chiến tuyến thủ tướng Nuri al Maliki đã lên đài truyền hình đưa ra lời kêu gọi tất cả những ai có khí giới đang chống lại Nhà nước hồi Iraq ngưng bạo lực. Hoa Kỳ đã đưa một chiến hạm vào vịnh Ba Tư, nhưng người ta còn chờ đợi sự lựa chọn của tổng thống Barack Obama, xem ông có chọn giải pháp can thiệp quân sự hay không. Về phía mình Iran xem ra quyết định trợ giúp thủ tưởng Maliki là người theo hệ phái Sciít và là đồng minh của Iran. Tổng thống Hassan Rohani đã khẳng định rằng Iran không có ý can thiệp quân sự vào Iraq, nhưng cũng không loại trừ khả thể cộng tác với Hoa Kỳ để ngăn chặn đà tiến quân của các lực lượng phiến quân Sunnít hướng về thủ đô Baghdad.
Sau đây chúng tôi xin gửi tới qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Cha Emil Shimoun Nona Giám Mục Canđê Mosul.
Hỏi: Thưa Đức Cha Nona, tình hình Iraq hiện nay ra sao?
Đáp: Hầu hết các gia đình đã trốn khỏi thành phố với hai bàn tay trắng không mang theo được gì hết. Chúng tôi đã tìm cách tìm chỗ trong các xứ thuộc đồng bắng Ninive để cho họ tạm trú. Người ty nạn ở khắp nơi trong các lớp dùng để dậy giáo lý, trong các phòng ốc của các nhà thờ, trong các nhà cũ của các vùng này. Thế rồi còn có các gia đình sống dưới lều ngoài trời gần Kurdistan. Nhưng tình hình tồi tệ lắm, và nếu tình hình cứ như thế thì người dân cần được trợ giúp cấp thiết.
Hỏi: Người dân trong các vùng này đang trợ giúp người ty nạn như thế nào thưa Đức Cha?
Đáp: Dân chúng đã bắt đầu trợ giúp các anh chị em này với tất cả những gì họ có. Nhưng họ không thể trợ giúp được lâu, vì khả năng của vùng này trong lúc này đây, chẳng là gì cả. Vì thế cần phải giúp người tỵ nạn một cách khác.
Hỏi: Vậy thì có thể làm được gì và phải làm gì bây giờ?
Đáp: Trước hết cần cấp thiết trợ giúp cho họ có thực phẩm, nước uống và các vật dụng cần thiết khác để sống, nhất là khi khí hậu nóng bức như hiện nay.
Hỏi: Các lực lượng Jihadist tiếp tục tiến. Tình hình của các nhà thờ và tu viện của Giáo Hội ra sao thưa Đức Cha?
Đáp: Có một nhà thờ trong giáo phận của tôi bị vài người cướp phá hôm qua và hôm trước nữa. Người ta không biết họ là ai: các dân quân hay là kẻ trộm. Chúng tôi không biết chính xác. Điều chúng tôi biết đó là những người sống gần nhà thờ, các gia đình hồi giáo, đã tìm cách bảo vệ nhà thờ. Họ đã thành công, nhưng hôm qua và hôm kia có vài kẻ trộm hay vài người vũ trang đã vào nhà thờ và lấy trộm tất cả những gì họ tìm thấy. Có một nhà thờ khác bị đốt cháy, nhưng thật ra đó không phải là một nhà thờ, mà là một cơ cấu của Giáo Hội Armeni, và trước khi thành phố Mosul thất thủ đã có binh sĩ trú ngụ trong đó.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong tình hình báo động hiện nay người dân hồi giáo đã phản ứng ra sao? Người dân và các gia dình hồi giáo cũng trợ giúp các tín hữu kitô, có đúng thế không?
Đáp: Chắc chắn rồi. Có những gia đình hồi giáo bảo vệ nhà của các kitô hữu cũng như các nhà thờ, nhưng cũng có những tín hữu hồi khác không làm điều này. Nhưng nói chung người dân hồi sống chung quanh các nhà thờ đang phản ứng rất tốt. Dân chúng cảm thấy họ không thể làm gì được đối với các dân quân hồi hay lực lượng jihadist. Ngôn ngữ người ta sử dụng là ngôn ngữ của bạo lực và vũ khí.
Hỏi: Đức Cha có muốn đưa ra lời kêu gọi những ai đang nghe đài Vaticăng hay không?
Đáp: Trước hết chúng tôi muốn hòa bình trở lại trong thành phố của chúng tôi và trên toàn đất nước Iraq. Bởi vì người dân muốn sống trong hòa bình và thanh thản. Toàn dân Iraq đã qúa mệt mỏi vì tình hình bất ổn này rồi, và người dân của thành phố chúng tôi thì lại càng mệt mỏi hơn nữa, vì chúng tôi đã phải sống trong tình trạng này từ nhiều năm nay. Chúng tôi muốn sống trong hòa bình, xứng đáng với phẩm giá con người. Điều thứ hai tôi muốn nói là cần phải trợ giúp những người ty nạn đang phải sống bên ngoài thành phố. Có rất nhiều gia đình kitô và hồi giáo sống bên ngoài thành phố. Phải làm sao để cho họ có thể trở về nhà cửa của họ và trợ giúp họ.
Sau đây là một số nhận định của bà Martina Pignatti Morano, chủ tịch tổ chức phi chính quyền có tên gọi là ”Một chiếc cầu cho”.
Hỏi: Thưa bà Martina, hiện có bao nhiêu người tỵ nạn tất cả?
Đáp: Có ít nhất nửa triệu người tỵ nạn bên trong nội địa Iraq gồm các gia đình bồng bế nhau chạy trốn vì không biết tình hình nguy hiểm ra sao. Người ta rất mất định hướng, nhất là sau khi nghe các tin tức liên quan tới tầm mức bạo lực tại Siria và các nơi bị các lực lượng hồi sunnít đánh chiếm. Thật ra giờ đây có nhiều người đang trở về nhà, vì cuộc khủng hoảng đã kéo dài từ một tuần nay rồi. Những người không trở về là các nhóm thiểu số, bởi vì nỗi lo sợ bị trả thù và xung đột giữa hai hệ phái rất lớn. Vì thế có hàng ngàn gia đình kitô, yazidi và shabak hiện nay đang ẩn trốn trong các thành phố chung quanh Mosul và chúng tôi đang tìm cách trợ giúp họ.
Hỏi: Các lực lượng hồi Sunnít gọi tắt là ISIS này có liên hệ gì với lực lượng hồi khủng bố Al Qeada không, và cho tới nay người ta đã biết tới nó như thế nào thưa bà?
Đáp: Đây là các chiến binh được các lãnh tụ quân đội người Siri cũng như người Iraq hướng dẫn. Điều tỏ tường là họ rất có tổ chức và có một chiến thuật chính trị rất rõ ràng. Muc đích họ nhắm tới là tiến chiếm thủ đô Baghdad và thành lập một vương quốc Hồi bao gồm Siria và Iraq. Số người xuống Iraq có lẽ khoảng 5.000, nghĩa là con số tương đối ít, nhưng họ đã thành công trong trong việc đạt tới kết qủa quân sự này, không phải chỉ vì họ rất có tổ chức, mà cũng bởi vì họ được yểm trợ bởi vài nhóm đối lập bên trong Iraq. Trên thưc tế sự thành công này của lực lượng ISIS là hậu quả của sự đàn áp kinh khủng của chính quyền hiện nay tự cảm thấy mình đại điện cho hệ phái Sciít tại Iraq. Sự dàn áp quân sự rất nặng nề chống lại hệ phái Sunnít trong qúa khứ. Vì thế chung quanh lực lượng ISIS có các nhóm chiến binh Sunnít, các cựu chiến binh và các lực lượng chính trị.
Hỏi: Trong lúc này thì tổng thổng Barack Obama tuyên bố Hòa Kỳ sẽ không gửi quân tới Iraq, nhưng sẽ trợ giúp Iraq có đúng thế không?
Đáp: Từ các lới tuyên bố của tổng thống Hoa Kỳ người ta có thể thấy rõ ràng nỗi lo lắng chính của Hoa Kỳ đó là lực lựơng hồi giáo Sunnít Iraq ISIS có thể kiểm soát các nhà máy lọc dầu chính của Iraq. Nhưng xem ra huynh hướng của Hoa Kỳ là trợ giúp chính quyền Iraq trong các vụ bỏ bom. Vấn đề đó là chính quyền của thủ tướng Maliki đã sử dụng biện pháp bỏ bom liên tục để đánh đuổi các lực lượng Sunnít bên trong tỉnh Anbar và đã dấy lên phong trào chiến đấu vũ trang của phe đối lập và lôi kéo các nhóm hồi giáo tới Iraq. Như vậy các năng động đang được thành hình thật là kinh hoàng, và đa số dân Iraq tin rằng trong 10 năm tới đây Iraq cũng sẽ không có hòa bình. Trong lúc này đây chúng ta phải chú ý nhiều hơn tới việc hiểu biết các năng động của xã hội dân sự Iraq, bởi vì các hiệp hội và các nghiệp đoàn Iraq toàn nước làm việc với nhau. Vì thế chúng tôi nói rằng các khác biệt hệ phải đã được thắng vượt từ năm 2007, bởi các mạng xã hội dân sự. Và từ tháng 9 năm 2013 rất nhiều nhóm đã hiệp nhất trong một diễn đàn xã hội Iraq, quy chiếu Bản nguyên tắc của Diễn đàn xã hội thế giới. Do đó có ý muốn từ phía các nhóm trong việc tưởng tượng ra và xây dựng một quan điểm khác cho Iraq, dựa trên công bằng xã hội. Có các sức mạnh đó và chúng cần được yểm trợ. (RG 12-6-2014; 15-6-2014)
Cần tôn trọng tự do tôn giáo
Linh Tiến Khải
09:50 24/06/2014
Phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức Liên Hiệp Quốc ở Genève
Hồi trung tuần tháng 5 năm 2014, bà Meriam Yahya Ibrabim Ishaq, nữ bác sĩ 27 tuổi người Sudan có thai 8 tháng, đã bị tòa án Hồi giáo kết án tử hình treo cổ vì đã bỏ Hồi giáo để theo Kitô giáo. Bác sĩ Meriam đã bị bắt ngày 17-2-2014 năm nay và bị bỏ tù, sau khi bị một người bà con tố cáo là bỏ Hồi giáo theo Kitô giáo. Trong tù bà bị xích và cùng đứa con trai 20 tháng đợi một đứa con khác chào đời. Ngày 27-5-2014 bà Meriam đã sinh con gái trong phòng phát thuốc của nhà tù và đặt tên con là Maya.
Tin bác sĩ Meriam bị kết án tử hình treo cổ đã khiến cho dư luận thế giới phẫn nộ. Quan tòa Abbas Mohammed Al-Khalifa ở thủ đô Khartum phán quyết rằng bà Ibrahim đã bỏ Hồi giáo vì thân phụ của bà là một tín hữu Hồi. Bà bị phạt đánh đòn 100 roi về tội gọi là ngoại tình, vì đã thành hôn với một tín hữu Kitô trong một hôn phối không được luật Sharia của Hồi giáo coi là hữu hiệu.
Trước đó quan toà đã yêu cầu bà Ibrahim bỏ Kitô giáo để trở về với Hồi giáo. Ông nói: ”Tôi đã cho bà thời hạn ba ngày để bỏ đạo Kitô, nhưng bà vẫn cố tình không muốn trở về với Hồi giáo. Vì thế tôi đã kết án treo cổ bà”. Bà Meriam Ibrahim nói với quan tòa: ”Tôi là tín hữu Kitô và tôi đã không hề phạm tội bỏ đạo Hồi”.
Tổ chức Quốc Tế Tương Trợ Kitô cho biết thân phụ bà Ibrahim là một người hồi giáo, nhưng mẹ bà là một tín hữu chính thống Etiopi. Mẹ bà bị chồng bỏ rơi khi Ibrahim được 6 tuổi, và cô bé lớn lên trong Kitô giáo. Nhưng vì thân phụ là tín hữu hồi nên luật Sudan tự động coi bà là tín hữu hồi, khiến cho hôn phối của bà với một kitô hữu trở nên vô hiệu.
Hiện nay Giáo Hội đia phương, các tổ chức phi chính quyền và các giới chức ngoại giao đang tranh đấu cho bà Meriam được tự do. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố rằng: ”Thật là một điều kinh tởm, khi lên án tử hình một người vì tín ngường hoặc đánh đòn họ vì họ kết hôn với một người khác đạo... Chúng ta đang đứng trước các vụ vi phạm trắng trợn Công Pháp Quốc Tế về các quyền con người.” Có lẽ nhờ các tranh đấu mạnh mẽ trên đây tin giờ chót cho biết ngày 24 tháng 6 Toà Thượng Thẩm Khartum đã quyết định hủy bỏ án tử hình của bà Meriam và trả tự do cho bà.
Các đại sứ quán Hoa Kỳ, Anh, Canada, Hòa Lan ở thủ đô Khartum đã yêu cầu chính phủ Sudan tôn trọng quyền tự do tôn giáo, kể cả quyền của mỗi người được tự do thay đổi tín ngưỡng, là một quyền được Công pháp quốc tế và cả Hiến pháp Sudan năm 2005 công nhận.
Việc thi hành án tử được hoãn lại trong vòng hai năm vì bà có con gái mới sinh. Ngoài ra, cũng còn có thể có các vụ xử khác có thể loại trừ án tử. Nhưng trong các ngày qua bà Meriam cũng đã bị các áp lực bắt phải bỏ Kitô giáo đề theo Hồi giáo.
Đây không phải là trường hợp bất công duy nhất xảy ra trong các nước hồi giáo. Vì trên thế giới, đặc biệt là tại Pakistan, đã xảy ra nhiều trường hợp các kitô hữu bị vu khống là nói phạm thượng chống ngôn sứ Mohammed và xúc phạm tới Kinh Coran của Hồi giáo, bị bỏ tù và bị kết án tử hình. Thí dụ như trường hợp của bà Asia Bibi bị tòa án quận Nankana trong tỉnh PunJab bên Pakistan, kết án tử hình vì tội gọi là đã xúc phạm tới ngôn sứ Mohammed. Câu chuyện bắt đầu hồi năm 2009 khi bà Asia Bibi, một nông dân kitô, được yêu cầu đi kín nước. Khi đó một mhóm phụ nữ Hồi từ chối không cho bà đụng vào bình lấy nước, vì bà là tín hữu kitô và họ tố cáo với chính quyền và vu khống bà tội nói phạm thương chống lại ngôn sứ Mahomed. Bà bị nhốt trong một phòng hẹp, bị đánh đập và hãm hiếp. Vài ngày sau đó bà bị bắt tại làng Ittawalai. Bà đã phản bác các lời cáo buộc xúc phạm tới Hồi giáo, và trả lời là bà bị bách hại và kỳ thị chỉ vì là tín hữu kitô. Ngày 18 tháng 11 năm 2010 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã yêu cầu chính quyền Pakisatan trả tự do cho bà Asia Bibi.
Năm 2011 một đoàn đại biểu của tổ chức Masihi phi chính quyền chuyên trợ giúp về pháp luật và vật chất đã thăm bà Asia Bibi trong tù. Bà cho biết bà đã tha thứ cho kẻ vu khống bà là ông Qari Salam. Ông này sau đó đã tỏ ra hối hận vì đã vu khống bà đựa trên các thành kiến cá nhân và các cảm xúc tôn giáo qúa khích của nhóm phụ nữ hồi qúa khích.
Trường hợp của bà Asia Bibi đã khiến cho nhiều tổ chức Kitô và các nhóm bảo vệ nhân quyền trên thế giới phản đối và yêu cầu chính quyền Pakistan duyệt xét lại luật chống phạm thượng. Lý do vì nó thường bị các cá nhân lạm dụng để thanh toán các mối tư thù hay giải quyết các vấn đề ghen tương cá nhân, khiến cho hàng trăm kitô hữu bị bỏ tù và kết án tử hình oan. Trong số những người ủng hộ lập trường hủy bỏ luật chống phạm thượng này có ông Salmann Tasseer, thống đốc bang Punjab. Ông đã đến thăm bà Asia Bibi trong tù. Cũng vì thế ngày mùng 4 tháng Giêng năm 2011 ông đã bị một cận vệ của mình ám sát tại Islamabad. Tiếp đến con trai ông bị các nhóm hồi cuồng tín bắt cóc, trong âm mưu đánh đổi tự do cho người đã giết ông. Hai tháng sau đó ngày ông Shahbaz Bhatti, người Công Giáo, Bộ trưởng các nhóm thiểu số, cũng đã bị các nhóm hồi cuồng tín sát hại, vì đã tranh đấu trả tự do cho bà Asia Bibi và mạnh mẽ bảo vệ các quyền tự do của các nhóm thiểu số. Cả hai người đều biết các nguy hiểm rình rập họ, vì đã bị đe dọa giết nhiều lần, nhưng họ vẫn can đảm tranh đấu cho công bằng và sự thật.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức quốc tế ở Genève bên Thụy Sĩ, về vấn đề này.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Tomasi, Đức Tổng nghĩ gì về vụ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ tại Sudan?
Đáp: Đây là một trường hợp có ý nghĩa và chúng ta phải đặt để nó vào trong bối cảnh rộng rãi hơn của các trường hợp khác, như trường hợp bà Asia Bibi bên Pakistan hay trường hợp của các người khác bị tố cáo và bị nhốt tù vì tội gọi là phạm thượng hay các loại vi phạm hoặc cho là vi phạm luật hồi giáo Sharia khác. Vấn đề nền tảng đó là làm sao tôn trọng các nhân quyền nền tảng của những người này trước vài truyền thống hay tình hình chính trị, nơi vì các lý do lịch sử và nền văn hóa công cộng, khó có sự tôn trọng các quyền căn bản của con người.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong trường hợp cụ thể của nữ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ bên Sudan, thì phải có câu trả lời như thế nào?
Đáp: Trước hết, xem ra cần phải tôn trọng nguyên tắc tự do tôn giáo, là một quyền nền tảng của con người: là quyền cho phép không phải chỉ thực hành một tôn giáo, mà cũng còn cho phép thay đổi tôn giáo nữa. Đây là điều cũng được Hiến pháp Sudan năm 2005 thừa nhận. Tuy nó là Hiến Pháp tạm thời, nhưng nó là Hiến pháp có hiệu lực. Điều này nói với chúng ta rằng, trong trường hợp của bà Meriam Ibrahim, hệ thống tư pháp hoạt động dưới áp lực của các tình huống địa phương, hơn là theo đường lối của một nền tư pháp phải tôn trọng Công pháp quốc tế, cũng đã được nước Sudan thừa nhận, liên quan tới quyền tự do phụng tự, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Thế rồi cần phải coi xem phụ nữ được đối xử như thế nào trong xã hội nữa.
Hỏi: Đức Cha nói lên diều này trong nghĩa nào?
Đáp: Thí dụ, một phụ nữ, nếu là tín hữu hồi, có quyền tự do lấy một người hồi khác, nhưng lại không được lấy một người khác đạo, trong khi một người đàn ông hồi lại có quyền lấy một phụ nữ theo đạo khác với đạo Hồi mà không bị phạt theo luật Sharia hay các dụng cụ tư pháp khác. Vì thế chúng ta phải suy nghĩ về tình trạng này một cách tổng quát hơn, xem làm sao có thể trợ giúp và thăng tiến các quyền tự do căn bản này của con người: tự do tôn giáo, tự do lương tâm và quyền tự do thay đổi tôn giáo, một sự khách quan trong hệ thống tư pháp xét xử, việc tôn trọng nữ giới y như nam giới trong các quyền hôn nhân, quyền hưởng gia tài hay tham dự vào cuộc sống công cộng. Khởi hành từ các dữ kiện này để tìm tạo ra một bầu khí đối thoại, cảm thông, giáo dục đào tạo, và nhất là giúp mọi người hiểu rằng con đường tiến về tương lai là con đường của việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một người.
Hỏi: Thưa Đức Cha Tomasi, Giáo Hội địa phương cũng như các tổ chức phi chính quyền và giới chức ngoai giao trên thế giới đã mạnh mẽ kêu gọi chính quyền Sudan trả tự do cho bà Meriam Ibrahim. Sự huy động quốc tế này có sức nặng nào không?
Đáp: Tạo ra một dư luận quốc tế trình bày với chính quyền Sudam và hệ thống tư pháp nước này các quyền con người chắc chắn là có ích lợi nhiều chứ, bởi vì sự chú ý tới các tình trạng này có thể dẫn đưa tới chỗ đối thoại và suy tư về sự thắng thế của công pháp quốc tế trên quyền địa phương, và nhất là liên quan tới các quyền căn bản của con người cần phải được tất cả mọi người trên toàn thế giới tôn trọng. Đó là con đường cho tương lai sống chung của con người. Chúng ta tất cả phải cùng nhau làm việc trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, nơi các khác biệt gia tăng, nơi chúng ta sống sự đa nguyên tôn giáo, đa nguyên văn hóa và đa nguyên kiểu sống ở khắp mọi nơi. Thực tại này phải dẫn đưa chúng ta tới chỗ tìm ra một kiểu chung sống hòa bình khởi sự từ việc tôn trọng các quyền nền tảng của con người và phẩm giá của nó. (RG 28-5-2014; Vatican insider 16-5-2014)
Hồi trung tuần tháng 5 năm 2014, bà Meriam Yahya Ibrabim Ishaq, nữ bác sĩ 27 tuổi người Sudan có thai 8 tháng, đã bị tòa án Hồi giáo kết án tử hình treo cổ vì đã bỏ Hồi giáo để theo Kitô giáo. Bác sĩ Meriam đã bị bắt ngày 17-2-2014 năm nay và bị bỏ tù, sau khi bị một người bà con tố cáo là bỏ Hồi giáo theo Kitô giáo. Trong tù bà bị xích và cùng đứa con trai 20 tháng đợi một đứa con khác chào đời. Ngày 27-5-2014 bà Meriam đã sinh con gái trong phòng phát thuốc của nhà tù và đặt tên con là Maya.
Tin bác sĩ Meriam bị kết án tử hình treo cổ đã khiến cho dư luận thế giới phẫn nộ. Quan tòa Abbas Mohammed Al-Khalifa ở thủ đô Khartum phán quyết rằng bà Ibrahim đã bỏ Hồi giáo vì thân phụ của bà là một tín hữu Hồi. Bà bị phạt đánh đòn 100 roi về tội gọi là ngoại tình, vì đã thành hôn với một tín hữu Kitô trong một hôn phối không được luật Sharia của Hồi giáo coi là hữu hiệu.
Trước đó quan toà đã yêu cầu bà Ibrahim bỏ Kitô giáo để trở về với Hồi giáo. Ông nói: ”Tôi đã cho bà thời hạn ba ngày để bỏ đạo Kitô, nhưng bà vẫn cố tình không muốn trở về với Hồi giáo. Vì thế tôi đã kết án treo cổ bà”. Bà Meriam Ibrahim nói với quan tòa: ”Tôi là tín hữu Kitô và tôi đã không hề phạm tội bỏ đạo Hồi”.
Tổ chức Quốc Tế Tương Trợ Kitô cho biết thân phụ bà Ibrahim là một người hồi giáo, nhưng mẹ bà là một tín hữu chính thống Etiopi. Mẹ bà bị chồng bỏ rơi khi Ibrahim được 6 tuổi, và cô bé lớn lên trong Kitô giáo. Nhưng vì thân phụ là tín hữu hồi nên luật Sudan tự động coi bà là tín hữu hồi, khiến cho hôn phối của bà với một kitô hữu trở nên vô hiệu.
Hiện nay Giáo Hội đia phương, các tổ chức phi chính quyền và các giới chức ngoại giao đang tranh đấu cho bà Meriam được tự do. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế tuyên bố rằng: ”Thật là một điều kinh tởm, khi lên án tử hình một người vì tín ngường hoặc đánh đòn họ vì họ kết hôn với một người khác đạo... Chúng ta đang đứng trước các vụ vi phạm trắng trợn Công Pháp Quốc Tế về các quyền con người.” Có lẽ nhờ các tranh đấu mạnh mẽ trên đây tin giờ chót cho biết ngày 24 tháng 6 Toà Thượng Thẩm Khartum đã quyết định hủy bỏ án tử hình của bà Meriam và trả tự do cho bà.
Các đại sứ quán Hoa Kỳ, Anh, Canada, Hòa Lan ở thủ đô Khartum đã yêu cầu chính phủ Sudan tôn trọng quyền tự do tôn giáo, kể cả quyền của mỗi người được tự do thay đổi tín ngưỡng, là một quyền được Công pháp quốc tế và cả Hiến pháp Sudan năm 2005 công nhận.
Việc thi hành án tử được hoãn lại trong vòng hai năm vì bà có con gái mới sinh. Ngoài ra, cũng còn có thể có các vụ xử khác có thể loại trừ án tử. Nhưng trong các ngày qua bà Meriam cũng đã bị các áp lực bắt phải bỏ Kitô giáo đề theo Hồi giáo.
Đây không phải là trường hợp bất công duy nhất xảy ra trong các nước hồi giáo. Vì trên thế giới, đặc biệt là tại Pakistan, đã xảy ra nhiều trường hợp các kitô hữu bị vu khống là nói phạm thượng chống ngôn sứ Mohammed và xúc phạm tới Kinh Coran của Hồi giáo, bị bỏ tù và bị kết án tử hình. Thí dụ như trường hợp của bà Asia Bibi bị tòa án quận Nankana trong tỉnh PunJab bên Pakistan, kết án tử hình vì tội gọi là đã xúc phạm tới ngôn sứ Mohammed. Câu chuyện bắt đầu hồi năm 2009 khi bà Asia Bibi, một nông dân kitô, được yêu cầu đi kín nước. Khi đó một mhóm phụ nữ Hồi từ chối không cho bà đụng vào bình lấy nước, vì bà là tín hữu kitô và họ tố cáo với chính quyền và vu khống bà tội nói phạm thương chống lại ngôn sứ Mahomed. Bà bị nhốt trong một phòng hẹp, bị đánh đập và hãm hiếp. Vài ngày sau đó bà bị bắt tại làng Ittawalai. Bà đã phản bác các lời cáo buộc xúc phạm tới Hồi giáo, và trả lời là bà bị bách hại và kỳ thị chỉ vì là tín hữu kitô. Ngày 18 tháng 11 năm 2010 Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã yêu cầu chính quyền Pakisatan trả tự do cho bà Asia Bibi.
Năm 2011 một đoàn đại biểu của tổ chức Masihi phi chính quyền chuyên trợ giúp về pháp luật và vật chất đã thăm bà Asia Bibi trong tù. Bà cho biết bà đã tha thứ cho kẻ vu khống bà là ông Qari Salam. Ông này sau đó đã tỏ ra hối hận vì đã vu khống bà đựa trên các thành kiến cá nhân và các cảm xúc tôn giáo qúa khích của nhóm phụ nữ hồi qúa khích.
Trường hợp của bà Asia Bibi đã khiến cho nhiều tổ chức Kitô và các nhóm bảo vệ nhân quyền trên thế giới phản đối và yêu cầu chính quyền Pakistan duyệt xét lại luật chống phạm thượng. Lý do vì nó thường bị các cá nhân lạm dụng để thanh toán các mối tư thù hay giải quyết các vấn đề ghen tương cá nhân, khiến cho hàng trăm kitô hữu bị bỏ tù và kết án tử hình oan. Trong số những người ủng hộ lập trường hủy bỏ luật chống phạm thượng này có ông Salmann Tasseer, thống đốc bang Punjab. Ông đã đến thăm bà Asia Bibi trong tù. Cũng vì thế ngày mùng 4 tháng Giêng năm 2011 ông đã bị một cận vệ của mình ám sát tại Islamabad. Tiếp đến con trai ông bị các nhóm hồi cuồng tín bắt cóc, trong âm mưu đánh đổi tự do cho người đã giết ông. Hai tháng sau đó ngày ông Shahbaz Bhatti, người Công Giáo, Bộ trưởng các nhóm thiểu số, cũng đã bị các nhóm hồi cuồng tín sát hại, vì đã tranh đấu trả tự do cho bà Asia Bibi và mạnh mẽ bảo vệ các quyền tự do của các nhóm thiểu số. Cả hai người đều biết các nguy hiểm rình rập họ, vì đã bị đe dọa giết nhiều lần, nhưng họ vẫn can đảm tranh đấu cho công bằng và sự thật.
Sau đây chúng tôi xin gửi đến qúy vị và các bạn bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Silvano Maria Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh cạnh các tổ chức quốc tế ở Genève bên Thụy Sĩ, về vấn đề này.
Hỏi: Thưa Đức Tổng Giám Mục Tomasi, Đức Tổng nghĩ gì về vụ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ tại Sudan?
Đáp: Đây là một trường hợp có ý nghĩa và chúng ta phải đặt để nó vào trong bối cảnh rộng rãi hơn của các trường hợp khác, như trường hợp bà Asia Bibi bên Pakistan hay trường hợp của các người khác bị tố cáo và bị nhốt tù vì tội gọi là phạm thượng hay các loại vi phạm hoặc cho là vi phạm luật hồi giáo Sharia khác. Vấn đề nền tảng đó là làm sao tôn trọng các nhân quyền nền tảng của những người này trước vài truyền thống hay tình hình chính trị, nơi vì các lý do lịch sử và nền văn hóa công cộng, khó có sự tôn trọng các quyền căn bản của con người.
Hỏi: Thưa Đức Cha, trong trường hợp cụ thể của nữ bác sĩ Meriam Ibrahim bị kết án tử treo cổ bên Sudan, thì phải có câu trả lời như thế nào?
Đáp: Trước hết, xem ra cần phải tôn trọng nguyên tắc tự do tôn giáo, là một quyền nền tảng của con người: là quyền cho phép không phải chỉ thực hành một tôn giáo, mà cũng còn cho phép thay đổi tôn giáo nữa. Đây là điều cũng được Hiến pháp Sudan năm 2005 thừa nhận. Tuy nó là Hiến Pháp tạm thời, nhưng nó là Hiến pháp có hiệu lực. Điều này nói với chúng ta rằng, trong trường hợp của bà Meriam Ibrahim, hệ thống tư pháp hoạt động dưới áp lực của các tình huống địa phương, hơn là theo đường lối của một nền tư pháp phải tôn trọng Công pháp quốc tế, cũng đã được nước Sudan thừa nhận, liên quan tới quyền tự do phụng tự, tự do lương tâm và tự do tôn giáo. Thế rồi cần phải coi xem phụ nữ được đối xử như thế nào trong xã hội nữa.
Hỏi: Đức Cha nói lên diều này trong nghĩa nào?
Đáp: Thí dụ, một phụ nữ, nếu là tín hữu hồi, có quyền tự do lấy một người hồi khác, nhưng lại không được lấy một người khác đạo, trong khi một người đàn ông hồi lại có quyền lấy một phụ nữ theo đạo khác với đạo Hồi mà không bị phạt theo luật Sharia hay các dụng cụ tư pháp khác. Vì thế chúng ta phải suy nghĩ về tình trạng này một cách tổng quát hơn, xem làm sao có thể trợ giúp và thăng tiến các quyền tự do căn bản này của con người: tự do tôn giáo, tự do lương tâm và quyền tự do thay đổi tôn giáo, một sự khách quan trong hệ thống tư pháp xét xử, việc tôn trọng nữ giới y như nam giới trong các quyền hôn nhân, quyền hưởng gia tài hay tham dự vào cuộc sống công cộng. Khởi hành từ các dữ kiện này để tìm tạo ra một bầu khí đối thoại, cảm thông, giáo dục đào tạo, và nhất là giúp mọi người hiểu rằng con đường tiến về tương lai là con đường của việc tôn trọng phẩm giá của mỗi một người.
Hỏi: Thưa Đức Cha Tomasi, Giáo Hội địa phương cũng như các tổ chức phi chính quyền và giới chức ngoai giao trên thế giới đã mạnh mẽ kêu gọi chính quyền Sudan trả tự do cho bà Meriam Ibrahim. Sự huy động quốc tế này có sức nặng nào không?
Đáp: Tạo ra một dư luận quốc tế trình bày với chính quyền Sudam và hệ thống tư pháp nước này các quyền con người chắc chắn là có ích lợi nhiều chứ, bởi vì sự chú ý tới các tình trạng này có thể dẫn đưa tới chỗ đối thoại và suy tư về sự thắng thế của công pháp quốc tế trên quyền địa phương, và nhất là liên quan tới các quyền căn bản của con người cần phải được tất cả mọi người trên toàn thế giới tôn trọng. Đó là con đường cho tương lai sống chung của con người. Chúng ta tất cả phải cùng nhau làm việc trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, nơi các khác biệt gia tăng, nơi chúng ta sống sự đa nguyên tôn giáo, đa nguyên văn hóa và đa nguyên kiểu sống ở khắp mọi nơi. Thực tại này phải dẫn đưa chúng ta tới chỗ tìm ra một kiểu chung sống hòa bình khởi sự từ việc tôn trọng các quyền nền tảng của con người và phẩm giá của nó. (RG 28-5-2014; Vatican insider 16-5-2014)
Top Stories
Pope Francis calls John the Baptist a model for Christians today
Vatican Radio
10:35 24/06/2014
Vatican 2014-06-24 - John the Baptist as a model for Christians today: that was the focus of Pope Francis’ homily at Mass in the Santa Marta chapel on Tuesday morning, the feast of the Nativity of St John the Baptist. Describing him as ‘the greatest of the prophets’, the Pope summed up the three key vocations of John in three words: ‘prepare’, ‘discern’ and ‘diminish’.
Firstly Pope Francis said John was a man who prepared the way for Jesus without taking any of the glory for himself. People sought him out and followed him because he was a powerful preacher, the Pope noted, but when asked if he was the Messiah, John replied that he was just “a voice” who had come “to prepare the way of the Lord.”
The second vocation of John the Baptist, Pope Francis said, was to discern, among so many good people, who was the true Messiah. When John saw Jesus passing by, he said to the disciples , “Look, the Lamb of God, who takes away the sin of the world”. The disciples looked, but let Jesus go on, so John repeated to them the next day, “Look, this is God’s chosen one!” The third vocation of John the Baptist, Pope Francis said, is to diminish himself so that the Lord may grow in the hearts of others.
This third stage of John’s vocation is the most difficult one, the Pope noted, because Jesus had a way of behaving which was so very different from what John had imagined. Just before his death in prison, John is filled with doubt and sends his disciples to ask Jesus if he really is the chosen one. John is humiliated through his death but also in the darkness of his doubts, yet he remains a model for Christians today. Pope Francis concluded by saying that as Christians we too must prepare the way of the Lord, , we must discern the truth and we must diminish ourselves so that the Lord can grow in our hearts and in the souls of others.
Firstly Pope Francis said John was a man who prepared the way for Jesus without taking any of the glory for himself. People sought him out and followed him because he was a powerful preacher, the Pope noted, but when asked if he was the Messiah, John replied that he was just “a voice” who had come “to prepare the way of the Lord.”
The second vocation of John the Baptist, Pope Francis said, was to discern, among so many good people, who was the true Messiah. When John saw Jesus passing by, he said to the disciples , “Look, the Lamb of God, who takes away the sin of the world”. The disciples looked, but let Jesus go on, so John repeated to them the next day, “Look, this is God’s chosen one!” The third vocation of John the Baptist, Pope Francis said, is to diminish himself so that the Lord may grow in the hearts of others.
This third stage of John’s vocation is the most difficult one, the Pope noted, because Jesus had a way of behaving which was so very different from what John had imagined. Just before his death in prison, John is filled with doubt and sends his disciples to ask Jesus if he really is the chosen one. John is humiliated through his death but also in the darkness of his doubts, yet he remains a model for Christians today. Pope Francis concluded by saying that as Christians we too must prepare the way of the Lord, , we must discern the truth and we must diminish ourselves so that the Lord can grow in our hearts and in the souls of others.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh lễ Tạ Ơn và Khánh Thành nhà nguyện Tằng Loỏng
Giáo xứ Lào Cai
08:04 24/06/2014
Hình ảnh
1. Cha Giuse Nguyễn Văn Thành – quản xứ Lào Cai, Phố Lu và Bảo Yên;
2. Cha Phêrô Phạm Thanh Bình – quản xứ Sapa;
3. Cha Giuse Nguyễn Văn Cường – phó xứ Lào Cai (đặc trách giáo xứ Bảo Yên);
4. Cha Giuse Vũ Văn Nguyên - phó xứ Lào Cai;
5. Thầy phó tế Giuse Nguyễn Văn Yêm;
Tham dự Thánh lễ hôm nay còn có 10 đội hoa Trái Tim và đội Kèn đồng đến từ giáo xứ Lào Cai.
Đúng 19g00, đoàn đồng tế tiến vào nhà nguyện trong tiếng kèn đồng rất trang nghiêm. Trước khi bước vào Thánh lễ, Cha Giuse Nguyễn Văn Thành - quản xứ giáo xứ Lào Cai, giới thiệu thành phần tham dự Thánh lễ hôm nay. Một bầu khí phấn khởi vui mừng.
Trong bài giảng, Đức Cha nhấn mạnh đến nhà nguyện là nơi Thiên Chúa ngự, là nơi mọi người đến cầu nguyện, là nơi gặp gỡ Thiên Chúa và Ngài ban ơn cho những kẻ thành tâm đến cầu xin cùng Ngài. Cũng nơi đây cộng đoàn được đón nhận Lời Chúa là Lời Thiêng liêng, ơn Chúa là ơn Thiêng liêng chính Chúa ngự trong Bí tích Thánh Thể để mỗi người là một đền thờ di động đi đến đâu là đem Lời Chúa đến đó.
Để kết thúc bài chia sẻ, Đức Cha cầu chúc giáo họ Tằng Loỏng ngày càng vững mạnh trong đức tin và đức mến. Hơn nữa, ngài nhấn mạnh đến vai trò đem Lời Chúa đến với những người chưa biết Chúa, trong đó có khoảng hơn chục ngàn công nhân tại các nhà máy trên địa bàn giáo họ.
Kết thúc phần phụng vụ Lời Chúa, Đức Cha làm phép bàn thờ để từ nay bàn thờ sẽ là nơi dâng lễ tế hy sinh lên Thiên Chúa. Và cũng tại bàn thờ này, dân Chúa được lãnh nhận các mầu nhiệm ơn Chúa, nhất là bí tích Thánh Thể.
Trước khi lãnh nhận phép lành, ông trưởng Ban Hành giáo cám ơn Đức Cha, quí Cha, quí Thầy, quí tu sĩ nam nữ, quí khách và bà con giáo dân đến tham dự Thánh lễ. Đó chính là tâm tình biết ơn.
Theo sự sắp xếp của Ban tổ chức, sau Thánh lễ có 10 đội hoa Trái Tim đến từ giáo xứ Lào Cai và Phố Lu đồng diễn. Các đội hoa đã dâng lên Trái Tim Chúa những lời ca tiếng hát và những điệu múa thật đẹp. Thật đáng ngạc nhiên giữa vùng núi đồi hoang vắng như thế này mà lời thánh ca được vang lên cách dịu huyền, êm ái. Chắc Trái Tim Chúa rất vui!
Cuối cùng, phần sinh hoạt lửa thiêng của các bạn giới trẻ đảm nhận. Trong ngày vui lớn lao này, người mà vui nhất không ai khác chính là các bạn trẻ. Nhìn thấy các bạn hát, cử điệu và nhảy múa thì biết rằng các bạn vui là chừng nào. Ước mong Lửa Thiêng sẽ đốt nóng lòng nhiệt tình, quảng đại và hy sinh của thế hệ trẻ qua việc dấn thân phục vụ Giáo Hội địa phương.
Tất cả mọi người lương cũng như giáo tham dự Thánh lễ Tạ Ơn và Khánh Thành nhà nguyện cũng như dự dâng hoa và lửa trại đều cảm nhận được sức sống của giáo họ Tằng Loỏng. Đây là một tín hiệu rất vui cho công cuộc loan báo Tin Mừng cho vùng Tây Bắc này, nhất là cho khu công nghiệp nặng lớn nhất nhì Việt Nam.
Được biết, Tằng Loỏng có 90 hộ gia đình, hơn 300 giáo dân, sống bằng nông nghiệp và công nhân. Giáo họ được thành lập từ năm 2007 nhưng không có địa điểm sinh hoạt mà phải mượn nhà dân hay xưởng sửa chữa để dâng Thánh lễ và cầu nguyện. Hiện nay, ngôi nhà nguyện được xây dựng trên mảnh đất hơn 8000m2 mới mua. Đó chính là ơn Chúa và sự nỗ lực của mọi thành phần dân Chúa trong giáo họ.
Đêm thắp nến cầu nguyện cho quê hương Việt Nam tại nam California
Ken Nguyễn
18:50 24/06/2014
Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam
Hàng ngàn đồng hương Việt Nam tại miền Nam California đã hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây-Nam Hoa Kỳ đến tham dự “Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam Trước Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng” được tổ chức vào tối Thứ Sáu, ngày 20 tháng 6 năm 2014, tại khuôn viên của trường trung học Bolsa Grande thuộc thành phố Garden Grove, để cùng nhau cầu nguyện, thắp lên ngọn lửa đoàn kết, để cứu lấy Tổ Quốc thoát khỏi bàn tay xâm lược của Trung Cộng và ký tên vào bản Thỉnh Nguyện Thư gởi đến cho chính phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc để yêu cầu giúp ngăn chặn sự bất chấp những công ước quốc tế về lảnh thổ và lãnh hải của bọn Trung Cộng trong việc chúng xâm lăng vào thềm lục địa của Việt Nam.
Xem Hình
Đêm Thắp Nến được tổ chức bởi Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây-Nam Hoa Kỳ với sự cộng tác của Hội Đồng Liên Tôn, của các đoàn thể và tổ chức của tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo và Tin Lành, của trên 50 đoàn thể và tổ chức trong cộng đồng, các tổ chức cựu quân dân cán chính VNCH và các cơ quan truyền thông và báo chí Việt Nam. Chương trình được khai mạc vào lúc 7 giờ 30 tối khởi đầu với nghi thức rước Quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ vào trước lễ đài do do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH phụ trách, và quốc ca của Việt Nam và Hoa Kỳ được Ban Tù Ca Xuân Điềm hát.
Trên khán đài là một tấm biểu ngữ lớn bằng hai thứ tiếng Việt – Mỹ, “Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam Trước Hiểm Họa Xâm Lăng Của Trung Cộng,” bản đồ nước Việt với hai đảo Hoàng – Trường Sa làm hậu cảnh cho sân khấu, và một bàn thờ với hình Tổ Quốc đặt phía dưới là những hình ảnh mọi người đều nhìn thấy dù ngồi ở rất xa.
Sau lễ chào cờ, Linh mục Michael Mai Khải Hoàn, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ, cũng là Trưởng Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nến, lên ngỏ lời chào mừng quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quý vị đại diện Cộng đồng, chính quyền, dân cử, các cơ quan truyền thông và đồng hương không phân biệt tôn giáo đã có mặt. Sau khi nêu lên những sự kiện nổi bật về hành động ngang nhiên xâm lược lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam trong những ngày vừa qua, và đưa ra những đòi hỏi đối với nhà cầm quyền Việt Cộng cũng như Trung Cộng, LM. Mai Khải Hoàn nói, “Sự có mặt đông đảo của toàn thể quý vị, từng người một trong đêm thắp nến cầu nguyện hôm nay đã nói lên truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam. Tiền nhân cha ông chúng ta có công dựng nước thì ngày nay chúng ta phải có bổn phận giữ nước. Dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn yêu chuộng hòa bình nhưng nếu ngoại bang cố tình gây hấn, chúng ta sẽ đồng lòng đoàn kết chống ngoại xâm và không ngại hy sinh. Là người Việt Nam, chung một quê hương, chung lòng ái quốc, khẩu hiệu này luôn cháy bỏng trong lòng mỗi người Việt Nam, và giờ đây sẽ vang dội trong đêm nay, tới tận trời cao, lan rộng khắp thế giới. Xin quý vị hãy cùng ban tổ chức chúng tôi hô vang lời hiệu triệu của Hội Nghị Diên Hồng năm xưa: Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?” Mọi người đáp “Nên chiến,” và “Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?” Mọi người đáp “Hy sinh” vang dội toàn thể khu vực.
Xen kẻ các bài thuyết trình rất hùng hồn bởi các diễn giã là những bản nhạc đấu tranh đầy ý nghĩa bởi nhiều ca nghệ sĩ lừng danh, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Ca đoàn Tam Biên Chúa Kitô Chính Toà, phụ thêm phần hoạt cảnh Hội Nghị Diên Hồng bởi các em Thiếu Nhi Thánh Thể đã làm cho buổi thắp nến thêm nhiều ý nghĩa.
Giáo sư Lưu Trung Khảo đã trình bày về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong nhiều năm qua và luôn thành công trong việc đuổi giặc xâm lăng ra khỏi bờ cõi quê hương, còn nhà văn Trần Phong Vũ thì trình bày về tình hình Việt Nam hôm nay và những gì người Việt hải ngoại phải làm cái công việc “tiếp lửa về cho quê hương”… Đất nước chúng ta mai này nếu có cơ may quang phục được quê hương thì chính là nhờ cái tinh thần yêu nước, cái tinh thần còn tôn trọng đạo lý, hay nói cách khác, chính là nhờ các tôn giáo chứ không phải ai khác, vì người Việt chúng ta nếu không phải là Phật giáo thì là Công Giáo, là Tin Lành, là PG Hòa Hảo hay Cao Đài.” Lời phát biểu của nhà văn Trần Phong Vũ bị ngắt quãng nhiều lần bởi những tràng pháo tay đồng thuận với suy nghĩ và lời trình bày sống động, hợp lý của ông.
Đặc biệt rất là sự tham dự của vị Tân Giám Mục của giáo phận Orange là Đức Giám Mục Kevin Vann, ngài đã hùng hồn tuyên bố là ngài hoàn toàn ủng hộ cuộc tranh đấu chính đáng của người Việt Nam trước sự xâm lược của Trung Cộng và ngài luôn cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam sớm được hưởng tự do dân chủ thực sự. Tiếp đến, ban tổ chức cho phát lời phát biểu của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Melbourne. Bài phát biểu của Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long rất hùng hồn, lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ biết hèn với giặc nhưng lại ác với dân, và khiếp nhược trước kẻ thù xâm lược Tàu Cộng.
Kế tiếp là tiết mục chính của chương trình là phần Thắp Nến Cầu Nguyện. Ban tổ chức mời Giám Mục Kevin Vann, Giám Mục Mai Thanh Lương, các vị trong Hội Đồng Liên Tôn gồm Mục Sư Trần Thanh Vân (đại diện Tin Lành), Hòa Thượng Thích Minh Nguyện (đại diện Phật Giáo), Hiền Tài Phạm Văn Khảm (đại diện Cao Đài), Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu (đại diện Phật Giáo Hòa Hảo), và quý vị lãnh đạo Phật Giáo gồm: Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Thích Quảng Thanh, Thích Viên Lý, quý Thượng Tọa Thích Viên Huy, Thích Quảng Long. Quý Linh Mục Công Giáo: Mai Khải Hoàn, Nguyễn Thái, Thái Quốc Bảo, Nguyễn Dũng, Phạm Văn Chính, Nguyễn Toàn Minh, Nguyễn Tiến Bình, cùng lên sân khấu dâng lời cầu nguyện. Đức Giám Mục Mai Thanh Lương, Hòa Thượng Thích Chơn Thành GMTL Trần Thanh Vân, Hiền Tài Phạm Văn Khảm và giáo sư Nguyễn Thanh Giàu dâng lời cầu nguyện theo niềm tin mỗi tôn giáo cho quê hương Việt Nam thoát họa ngoại xâm, cho dân tộc Việt Nam sớm được tự do, dân chủ.
Hình ảnh đẹp nhất trong Đêm Thắp Nến là khi tất cả các vị lãnh đạo các tôn giáo cùng đứng bên nhau, cùng châm ngọn đuốc cháy sáng vào một ngọn đuốc chung để các bạn trẻ các tôn giáo chuyển lửa xuống cho đồng hương. Trong phút chốc, hàng mấy ngàn ngọn nến được thắp sáng, ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm. Mọi người tay cầm ngọn nến cháy sáng giơ cao, hiệp cùng ban tù ca Xuân Điềm và các vị lãnh đạo tôn giáo cất cao tiếng hát bài ca Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxico Assisi.
Trong suốt thời gian tổ chức buổi thắp nến, bản Thỉnh Nguyện Thư gởi đến chính phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc được chuyển đến mọi người để ký tên, yêu cầu giúp ngăn chặn việc xâm lăng của Trung Cộng vào thềm lục địa của Việt Nam và đòi Trung Cộng hãy trả lại các vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như Thác Bản Giốc của Việt Nam mà bọn chúng đã chiếm đoạt.
Trước khi ra về, đồng hương đem các ngọn nến lên xếp vào tấm bản đồ nước Việt đặt trước khán đài để ước mong các ngọn nến cháy sáng này sẽ làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh khắp nơi trên quê hương Việt Nam, đốt cháy đảng Cộng sản vô thần, vì ai cũng biết, muốn diệt họa ngoại xâm, trước hết phải diệt Việt cộng trước đã. Lúc kết thúc, Linh Mục Mai Khải Hoàn thay mặt Ban tổ chức cám ơn sự đóng góp của mọi người và sự tham dự đông đảo của đồng hương đã mang lại một đêm thắp nến rất ý nghĩa, và xin mọi người tục cầu nguyện cũng như làm được những gì có thể làm cho quê hương đất nước chúng ta.
Hàng ngàn đồng hương Việt Nam tại miền Nam California đã hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây-Nam Hoa Kỳ đến tham dự “Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam Trước Hiểm Họa Xâm Lăng của Trung Cộng” được tổ chức vào tối Thứ Sáu, ngày 20 tháng 6 năm 2014, tại khuôn viên của trường trung học Bolsa Grande thuộc thành phố Garden Grove, để cùng nhau cầu nguyện, thắp lên ngọn lửa đoàn kết, để cứu lấy Tổ Quốc thoát khỏi bàn tay xâm lược của Trung Cộng và ký tên vào bản Thỉnh Nguyện Thư gởi đến cho chính phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc để yêu cầu giúp ngăn chặn sự bất chấp những công ước quốc tế về lảnh thổ và lãnh hải của bọn Trung Cộng trong việc chúng xâm lăng vào thềm lục địa của Việt Nam.
Xem Hình
Đêm Thắp Nến được tổ chức bởi Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây-Nam Hoa Kỳ với sự cộng tác của Hội Đồng Liên Tôn, của các đoàn thể và tổ chức của tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo, Phật Giáo và Tin Lành, của trên 50 đoàn thể và tổ chức trong cộng đồng, các tổ chức cựu quân dân cán chính VNCH và các cơ quan truyền thông và báo chí Việt Nam. Chương trình được khai mạc vào lúc 7 giờ 30 tối khởi đầu với nghi thức rước Quốc kỳ VNCH và Hoa Kỳ vào trước lễ đài do do Liên Hội Cựu Chiến Sĩ VNCH phụ trách, và quốc ca của Việt Nam và Hoa Kỳ được Ban Tù Ca Xuân Điềm hát.
Trên khán đài là một tấm biểu ngữ lớn bằng hai thứ tiếng Việt – Mỹ, “Đêm Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Quê Hương Việt Nam Trước Hiểm Họa Xâm Lăng Của Trung Cộng,” bản đồ nước Việt với hai đảo Hoàng – Trường Sa làm hậu cảnh cho sân khấu, và một bàn thờ với hình Tổ Quốc đặt phía dưới là những hình ảnh mọi người đều nhìn thấy dù ngồi ở rất xa.
Sau lễ chào cờ, Linh mục Michael Mai Khải Hoàn, Chủ Tịch Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam Miền Tây Nam Hoa Kỳ, cũng là Trưởng Ban Tổ Chức Đêm Thắp Nến, lên ngỏ lời chào mừng quý vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, quý vị đại diện Cộng đồng, chính quyền, dân cử, các cơ quan truyền thông và đồng hương không phân biệt tôn giáo đã có mặt. Sau khi nêu lên những sự kiện nổi bật về hành động ngang nhiên xâm lược lãnh thổ, lãnh hải Việt Nam trong những ngày vừa qua, và đưa ra những đòi hỏi đối với nhà cầm quyền Việt Cộng cũng như Trung Cộng, LM. Mai Khải Hoàn nói, “Sự có mặt đông đảo của toàn thể quý vị, từng người một trong đêm thắp nến cầu nguyện hôm nay đã nói lên truyền thống yêu nước bất khuất của dân tộc Việt Nam. Tiền nhân cha ông chúng ta có công dựng nước thì ngày nay chúng ta phải có bổn phận giữ nước. Dân tộc Việt Nam chúng ta vẫn yêu chuộng hòa bình nhưng nếu ngoại bang cố tình gây hấn, chúng ta sẽ đồng lòng đoàn kết chống ngoại xâm và không ngại hy sinh. Là người Việt Nam, chung một quê hương, chung lòng ái quốc, khẩu hiệu này luôn cháy bỏng trong lòng mỗi người Việt Nam, và giờ đây sẽ vang dội trong đêm nay, tới tận trời cao, lan rộng khắp thế giới. Xin quý vị hãy cùng ban tổ chức chúng tôi hô vang lời hiệu triệu của Hội Nghị Diên Hồng năm xưa: Trước nhục nước nên hòa hay nên chiến?” Mọi người đáp “Nên chiến,” và “Thế nước yếu lấy gì lo chiến chinh?” Mọi người đáp “Hy sinh” vang dội toàn thể khu vực.
Xen kẻ các bài thuyết trình rất hùng hồn bởi các diễn giã là những bản nhạc đấu tranh đầy ý nghĩa bởi nhiều ca nghệ sĩ lừng danh, Ban Tù Ca Xuân Điềm, Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, Ca đoàn Tam Biên Chúa Kitô Chính Toà, phụ thêm phần hoạt cảnh Hội Nghị Diên Hồng bởi các em Thiếu Nhi Thánh Thể đã làm cho buổi thắp nến thêm nhiều ý nghĩa.
Giáo sư Lưu Trung Khảo đã trình bày về lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc Việt Nam trong nhiều năm qua và luôn thành công trong việc đuổi giặc xâm lăng ra khỏi bờ cõi quê hương, còn nhà văn Trần Phong Vũ thì trình bày về tình hình Việt Nam hôm nay và những gì người Việt hải ngoại phải làm cái công việc “tiếp lửa về cho quê hương”… Đất nước chúng ta mai này nếu có cơ may quang phục được quê hương thì chính là nhờ cái tinh thần yêu nước, cái tinh thần còn tôn trọng đạo lý, hay nói cách khác, chính là nhờ các tôn giáo chứ không phải ai khác, vì người Việt chúng ta nếu không phải là Phật giáo thì là Công Giáo, là Tin Lành, là PG Hòa Hảo hay Cao Đài.” Lời phát biểu của nhà văn Trần Phong Vũ bị ngắt quãng nhiều lần bởi những tràng pháo tay đồng thuận với suy nghĩ và lời trình bày sống động, hợp lý của ông.
Đặc biệt rất là sự tham dự của vị Tân Giám Mục của giáo phận Orange là Đức Giám Mục Kevin Vann, ngài đã hùng hồn tuyên bố là ngài hoàn toàn ủng hộ cuộc tranh đấu chính đáng của người Việt Nam trước sự xâm lược của Trung Cộng và ngài luôn cầu nguyện cho dân tộc Việt Nam sớm được hưởng tự do dân chủ thực sự. Tiếp đến, ban tổ chức cho phát lời phát biểu của Đức Giám Mục Vincent Nguyễn Văn Long, Giám Mục Phụ Tá Giáo Phận Melbourne. Bài phát biểu của Đức Giám Mục Nguyễn Văn Long rất hùng hồn, lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam chỉ biết hèn với giặc nhưng lại ác với dân, và khiếp nhược trước kẻ thù xâm lược Tàu Cộng.
Kế tiếp là tiết mục chính của chương trình là phần Thắp Nến Cầu Nguyện. Ban tổ chức mời Giám Mục Kevin Vann, Giám Mục Mai Thanh Lương, các vị trong Hội Đồng Liên Tôn gồm Mục Sư Trần Thanh Vân (đại diện Tin Lành), Hòa Thượng Thích Minh Nguyện (đại diện Phật Giáo), Hiền Tài Phạm Văn Khảm (đại diện Cao Đài), Giáo sư Nguyễn Thanh Giàu (đại diện Phật Giáo Hòa Hảo), và quý vị lãnh đạo Phật Giáo gồm: Hòa Thượng Thích Chơn Thành, Thích Quảng Thanh, Thích Viên Lý, quý Thượng Tọa Thích Viên Huy, Thích Quảng Long. Quý Linh Mục Công Giáo: Mai Khải Hoàn, Nguyễn Thái, Thái Quốc Bảo, Nguyễn Dũng, Phạm Văn Chính, Nguyễn Toàn Minh, Nguyễn Tiến Bình, cùng lên sân khấu dâng lời cầu nguyện. Đức Giám Mục Mai Thanh Lương, Hòa Thượng Thích Chơn Thành GMTL Trần Thanh Vân, Hiền Tài Phạm Văn Khảm và giáo sư Nguyễn Thanh Giàu dâng lời cầu nguyện theo niềm tin mỗi tôn giáo cho quê hương Việt Nam thoát họa ngoại xâm, cho dân tộc Việt Nam sớm được tự do, dân chủ.
Hình ảnh đẹp nhất trong Đêm Thắp Nến là khi tất cả các vị lãnh đạo các tôn giáo cùng đứng bên nhau, cùng châm ngọn đuốc cháy sáng vào một ngọn đuốc chung để các bạn trẻ các tôn giáo chuyển lửa xuống cho đồng hương. Trong phút chốc, hàng mấy ngàn ngọn nến được thắp sáng, ánh sáng lung linh huyền ảo trong đêm. Mọi người tay cầm ngọn nến cháy sáng giơ cao, hiệp cùng ban tù ca Xuân Điềm và các vị lãnh đạo tôn giáo cất cao tiếng hát bài ca Kinh Hòa Bình của Thánh Phanxico Assisi.
Trong suốt thời gian tổ chức buổi thắp nến, bản Thỉnh Nguyện Thư gởi đến chính phủ Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc được chuyển đến mọi người để ký tên, yêu cầu giúp ngăn chặn việc xâm lăng của Trung Cộng vào thềm lục địa của Việt Nam và đòi Trung Cộng hãy trả lại các vùng đảo Trường Sa và Hoàng Sa cũng như Thác Bản Giốc của Việt Nam mà bọn chúng đã chiếm đoạt.
Trước khi ra về, đồng hương đem các ngọn nến lên xếp vào tấm bản đồ nước Việt đặt trước khán đài để ước mong các ngọn nến cháy sáng này sẽ làm bùng lên ngọn lửa đấu tranh khắp nơi trên quê hương Việt Nam, đốt cháy đảng Cộng sản vô thần, vì ai cũng biết, muốn diệt họa ngoại xâm, trước hết phải diệt Việt cộng trước đã. Lúc kết thúc, Linh Mục Mai Khải Hoàn thay mặt Ban tổ chức cám ơn sự đóng góp của mọi người và sự tham dự đông đảo của đồng hương đã mang lại một đêm thắp nến rất ý nghĩa, và xin mọi người tục cầu nguyện cũng như làm được những gì có thể làm cho quê hương đất nước chúng ta.
Kiệu Mình Thánh Chúa 2014 tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
Nguyễn An Qúy
22:16 24/06/2014
Kiệu Mình Thánh Chúa 2014 tại giáo xứ CTTĐVN Seattle.
SEATTLE. Mùa hạ đến với xứ cao nguyên tình xanh bắt đầu vào một ngày thật đẹp, bầu trời trong xanh và có nắng ấm dịu dàng. Khuôn viên nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle hôm nay lại càng đẹp hơn với những hàng cờ Giáo Hội bay phất phới trong khung cảnh trang nghiêm dọc theo con đường bao quanh nhà thờ để chuẩn bị cho cuộc cung nghinh Thánh Thể được cử hành chiều ngày áp lễ kính Mình Máu Thánh Chúa.
Xem Hình
Hôm nay thứ bảy 21 tháng 6, giáo xứ CTTĐVN Seattle cùng Giáo Hội hoàn vũ long trọng mừng lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa với cuộc rước kiệu Thánh Thể một cách trọng thể được cử hành vào lúc 5 giờ chiều. Mới hơn 4 giờ chiều, nhiều đoàn thể đã có mặt trong khuôn viên nhà thờ để chuẩn bị cho cuộc rước kiệu. Vào khoảng 4 giờ 50, vị MC điều khiển chương trình cuộc rước kiệu lên tiếng mời gọi các đoàn thể và giáo dân vào nhà thờ để chuẩn bị cuộc rước kiệu, MC nói: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, cuộc rưóc kiệu sắp bắt đầu, kính mời qúy vị trong các đoàn thể tiến vào nhà thờ theo vị trí của đơn vị mình để chuẩn bị cho cuộc rước kiệu. Trong chốc lát, nhà thờ đã đấy kín các ghế ngồi, khoảng hơn một ngàn giáo dân tham dự cuộc cung nghinh Thánh Thể. Đúng 5 giờ đoàn chủ lễ gồm linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu và nghi đoàn di chuyển vào nhà thờ và tiến lên cung thánh. Cha chánh xứ chủ sự buổi rước kiệu trịnh trọng đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ, lời chào Thánh Thể được vang lên từ ca đoàn qua bài thánh ca: Thờ Lạy Chúa, thờ lạy Chúa …Sau bài hát chào mừng Thánh Thể, cha chủ sự bày tỏ tâm tình trước Mình Thánh Chúa, lời tâm tình của cha chủ sự đã đưa mọi giáo dân hiện cùng suy niệm về tình yêu bao la của Chúa Giêsu đối với nhân loại và ngay đối với chính bản thân của mỗi người hiện diện đều đã được Chúa yêu thương quá bội. Phần suy niệm cũng giúp mọi người tăng thêm phần sốt sắng khi tham dự cuộc cung nghinh Thánh Thể. Sau phút suy niệm là nghi thức xông hương trước Mình Thánh Chúa do cha chủ sự cử hành. Nghi thức xông huơng vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự thiêng liêng mang tính hồn Việt. Tiếng chiêng trống vừa dứt, vị MC thông báo: đoàn kiệu bắt đầu và xin theo thứ tự: trước hết là Thánh Giá nến cao – Ban Lễ sinh- chiêng trống- Đội cờ - Đoàn quốc phục nam nữ- Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể- Thừa Tác Viên Thánh Thể - Đoàn các em Thiên Thần tung hoa- Đoàn xông hương- Kiệu Mình Thánh Chúa cùng với quý cha, quý thầy – Đoàn LMTT- Hội các Bà Mẹ Công Giáo- Hội Cao Niên- Hội Legio Mariae- Liên Đoàn Tông Đồ Fatima- Huynh Đoàn Đa Minh- Hội Thánh Linh Đặc Sủng-Cộng Đoàn Fatima- Cộng Đoàn Mân Côi- Cộng Đoàn Mông Triệu và cuốic ùng là toàn thể giáo dân hiện diện. Đoàn kiệu được di hành từ nhà thờ tiến ra cửa chính và đi theo con đường bao quanh khuôn viên nhà thờ dọc theo bờ đê. Dưới ánh nắng dịu dàng của một ngày bắt đầu vào hạ nơi xứ cao nguyên tình xanh khá dễ chịu, đoàn kiệu cùng bước đi theo chân Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể được dì chuyển quanh khuôn viên nhà thờ khá yên tịnh làm tăng thêm vẻ trang nghiêm của cuộc rước kiệu. Đây là lần đầu tiên Mình Thánh Chúa được cung nghinh trên con đường bao quanh ngôi thánh đường mới này kể từ khi dân Chúa trong giáo xứ qui tụ về nơi đây sau gần nửa năm kể từ ngày đầu năm Giáp Ngọ để cùng nhau sinh hoạt mục vụ thờ phượng Chúa. Đoàn kiệu di chuyển suốt chặng đường dài hơn 45 phút với phần suy niệm chuỗi Lòng Chúa Thương Xót khá cảm động. Từng phần suy niệm đã hướng giáo dân bước theo chân Chúa Giêsu trong suốt chặng đường cung nghinh Thánh Thể với tâm tình tạ ơn về tình yêu cao vời của Chúa đối với mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hội đoàn, cộng đoàn và giáo xứ. Bài thánh ca: “Thờ Lạy Tìn Yêu” là chủ đề chính để suy niệm về tình yêu cao vời của Chúa đối với nhân loại qua mầu nghiệm bí tích Thánh Thể. Sau mỗi đoạn suy niệm, toàn thể dân Chúa cùng cất lên tiếng hát chúc tụng và cảm tạ Chúa qua: ĐK ” Thờ lạy tin yêu Chúa từ nhân, vì quá yêu con lưu lạc thế trần. Đã hy sinh nên bánh trường sinh, để giúp con đủ sức về thiên đình “ và các phiên khúc kèm theo phần suy niệm nói lên tâm tình tạ ơn của toàn thể dân Chúa tham dự cuộc cung nghinh Thánh Thể qua 5 phiên khúc: 1. Con yêu thương cảm tạ Chúa, Chúa ơi. Tạ ơn Chúa đến muôn đời. Con ca vang ngợi khen Chúa, Chúa ơi. Ngơị khen Chúa đến muôn đời – 2 Dưỡng nuôi con bằng Máu Thịt Chúa, Chúa ơi. Tình yêu Chúa rất cao vời. Cho con trung thành yêu Chúa, Chúa ơi. Hằng yêu Chúa đến muôn đời. 3- Cho con nên một với Chúa, Chúa ơi. Và hợp nhất đến muôn đời. Cho con yêu người như Chúa, Chúa ơi. Dù phải dâng hiến cuộc đời.- 4 Khi con tới ngày lìa thoát cõi đời. Gọi con tới Chúa, Chúa ơi. Vang ca cung nhạc tình ái, Chúa ơi. Lòng con yêu Chúa muôn đời – 5 Vinh danh Ngôi Cha và Ngôi Chúa Con cùng Ngôi ba Thánh Thần. Ba Ngôi nên một Thiên Chúa Chí Tôn. Hãy ca khen Chúa muôn đời.”
Cha chủ sự trịnh trọng cung thỉnh Mình Thánh Chúa với 2 lọng che và phong du được trang trí trang trọng do an hem đoàn LMTT hầu kiệu cùng tiến bước, thỉnh thoảng Mình Thánh Chúa dừng lại và đội Thiên Thần tung hoa chúc tụng Chúa trong Thánh Thể.
Đoàn kiệu trở về nhà thờ gần 6 giờ. các đòan thể lần lượt vào vị trí để tham dự giờ chầu. Cha chủ sự cử hành phép lành trọng thể bế mạc giờ chầu và kết thúc buổi cung nghinh Thánh Thể một cách trang trọng. Cuộc cung nghinh Thánh Thể được tiếp nối với thánh lễ đồng tế kính Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trọng thể do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế và linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế, thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu cùng phụ tế thánh lễ. Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài nhấn mạnh về tình yêu mà Chúa đã dành cho con người qua bí tích tình yêu mà chính Chúa đã ẩn náu trong bí tích Thánh Thể để làm của ăn cho con cái Chúa khi còn ở nơi trần thế. Ngài nói: “chúng ta cùng cảm tạ Chúa về tình yêu cao vời này qua buổi cung nghinh Thánh Thể mà giáo xứ vừa long trọng cử hành trong cuộc rước kiệu Thánh Thể chiều hôm nay. Xin cho tất cả chúng ta cùng biết cảm tạ Chúa và siêng năng đón nhận bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm tình yêu cao cả này “.
Trước khi kết thúc thánh lễ, một lần nữa cha chánh xứ trịnh trọng cám ơn sự hiện diện đông đảo của các hội đoàn, các cộng đoàn, ca đoàn cùng toàn thể dân Chúa đã đến tham dự cuộc chung nghinh Thánh Thể. Thánh lễ kết thúcv lúc 7 giờ 15 phút sau phép lành trọng thể chúc lành cho toàn thể giáo dân hiện diện. Mọi nguời chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn vì đã đưọc tham dự buổi cung nghi Thánh Thể cùng như tham dự thánh lễ một cách sốt sắng.
Nguyễn An Quý
SEATTLE. Mùa hạ đến với xứ cao nguyên tình xanh bắt đầu vào một ngày thật đẹp, bầu trời trong xanh và có nắng ấm dịu dàng. Khuôn viên nhà thờ giáo xứ Các Thánh Tử Đạo Việt nam thuộc Tổng Giáo Phận Seattle hôm nay lại càng đẹp hơn với những hàng cờ Giáo Hội bay phất phới trong khung cảnh trang nghiêm dọc theo con đường bao quanh nhà thờ để chuẩn bị cho cuộc cung nghinh Thánh Thể được cử hành chiều ngày áp lễ kính Mình Máu Thánh Chúa.
Xem Hình
Hôm nay thứ bảy 21 tháng 6, giáo xứ CTTĐVN Seattle cùng Giáo Hội hoàn vũ long trọng mừng lễ kính Mình và Máu Thánh Chúa với cuộc rước kiệu Thánh Thể một cách trọng thể được cử hành vào lúc 5 giờ chiều. Mới hơn 4 giờ chiều, nhiều đoàn thể đã có mặt trong khuôn viên nhà thờ để chuẩn bị cho cuộc rước kiệu. Vào khoảng 4 giờ 50, vị MC điều khiển chương trình cuộc rước kiệu lên tiếng mời gọi các đoàn thể và giáo dân vào nhà thờ để chuẩn bị cuộc rước kiệu, MC nói: Kính thưa cộng đoàn dân Chúa, cuộc rưóc kiệu sắp bắt đầu, kính mời qúy vị trong các đoàn thể tiến vào nhà thờ theo vị trí của đơn vị mình để chuẩn bị cho cuộc rước kiệu. Trong chốc lát, nhà thờ đã đấy kín các ghế ngồi, khoảng hơn một ngàn giáo dân tham dự cuộc cung nghinh Thánh Thể. Đúng 5 giờ đoàn chủ lễ gồm linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành, linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu và nghi đoàn di chuyển vào nhà thờ và tiến lên cung thánh. Cha chánh xứ chủ sự buổi rước kiệu trịnh trọng đặt Mình Thánh Chúa trên bàn thờ, lời chào Thánh Thể được vang lên từ ca đoàn qua bài thánh ca: Thờ Lạy Chúa, thờ lạy Chúa …Sau bài hát chào mừng Thánh Thể, cha chủ sự bày tỏ tâm tình trước Mình Thánh Chúa, lời tâm tình của cha chủ sự đã đưa mọi giáo dân hiện cùng suy niệm về tình yêu bao la của Chúa Giêsu đối với nhân loại và ngay đối với chính bản thân của mỗi người hiện diện đều đã được Chúa yêu thương quá bội. Phần suy niệm cũng giúp mọi người tăng thêm phần sốt sắng khi tham dự cuộc cung nghinh Thánh Thể. Sau phút suy niệm là nghi thức xông hương trước Mình Thánh Chúa do cha chủ sự cử hành. Nghi thức xông huơng vừa dứt, ba hồi chiêng trống ngân vang làm tăng thêm sự thiêng liêng mang tính hồn Việt. Tiếng chiêng trống vừa dứt, vị MC thông báo: đoàn kiệu bắt đầu và xin theo thứ tự: trước hết là Thánh Giá nến cao – Ban Lễ sinh- chiêng trống- Đội cờ - Đoàn quốc phục nam nữ- Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể- Thừa Tác Viên Thánh Thể - Đoàn các em Thiên Thần tung hoa- Đoàn xông hương- Kiệu Mình Thánh Chúa cùng với quý cha, quý thầy – Đoàn LMTT- Hội các Bà Mẹ Công Giáo- Hội Cao Niên- Hội Legio Mariae- Liên Đoàn Tông Đồ Fatima- Huynh Đoàn Đa Minh- Hội Thánh Linh Đặc Sủng-Cộng Đoàn Fatima- Cộng Đoàn Mân Côi- Cộng Đoàn Mông Triệu và cuốic ùng là toàn thể giáo dân hiện diện. Đoàn kiệu được di hành từ nhà thờ tiến ra cửa chính và đi theo con đường bao quanh khuôn viên nhà thờ dọc theo bờ đê. Dưới ánh nắng dịu dàng của một ngày bắt đầu vào hạ nơi xứ cao nguyên tình xanh khá dễ chịu, đoàn kiệu cùng bước đi theo chân Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể được dì chuyển quanh khuôn viên nhà thờ khá yên tịnh làm tăng thêm vẻ trang nghiêm của cuộc rước kiệu. Đây là lần đầu tiên Mình Thánh Chúa được cung nghinh trên con đường bao quanh ngôi thánh đường mới này kể từ khi dân Chúa trong giáo xứ qui tụ về nơi đây sau gần nửa năm kể từ ngày đầu năm Giáp Ngọ để cùng nhau sinh hoạt mục vụ thờ phượng Chúa. Đoàn kiệu di chuyển suốt chặng đường dài hơn 45 phút với phần suy niệm chuỗi Lòng Chúa Thương Xót khá cảm động. Từng phần suy niệm đã hướng giáo dân bước theo chân Chúa Giêsu trong suốt chặng đường cung nghinh Thánh Thể với tâm tình tạ ơn về tình yêu cao vời của Chúa đối với mỗi người, mỗi gia đình, mỗi hội đoàn, cộng đoàn và giáo xứ. Bài thánh ca: “Thờ Lạy Tìn Yêu” là chủ đề chính để suy niệm về tình yêu cao vời của Chúa đối với nhân loại qua mầu nghiệm bí tích Thánh Thể. Sau mỗi đoạn suy niệm, toàn thể dân Chúa cùng cất lên tiếng hát chúc tụng và cảm tạ Chúa qua: ĐK ” Thờ lạy tin yêu Chúa từ nhân, vì quá yêu con lưu lạc thế trần. Đã hy sinh nên bánh trường sinh, để giúp con đủ sức về thiên đình “ và các phiên khúc kèm theo phần suy niệm nói lên tâm tình tạ ơn của toàn thể dân Chúa tham dự cuộc cung nghinh Thánh Thể qua 5 phiên khúc: 1. Con yêu thương cảm tạ Chúa, Chúa ơi. Tạ ơn Chúa đến muôn đời. Con ca vang ngợi khen Chúa, Chúa ơi. Ngơị khen Chúa đến muôn đời – 2 Dưỡng nuôi con bằng Máu Thịt Chúa, Chúa ơi. Tình yêu Chúa rất cao vời. Cho con trung thành yêu Chúa, Chúa ơi. Hằng yêu Chúa đến muôn đời. 3- Cho con nên một với Chúa, Chúa ơi. Và hợp nhất đến muôn đời. Cho con yêu người như Chúa, Chúa ơi. Dù phải dâng hiến cuộc đời.- 4 Khi con tới ngày lìa thoát cõi đời. Gọi con tới Chúa, Chúa ơi. Vang ca cung nhạc tình ái, Chúa ơi. Lòng con yêu Chúa muôn đời – 5 Vinh danh Ngôi Cha và Ngôi Chúa Con cùng Ngôi ba Thánh Thần. Ba Ngôi nên một Thiên Chúa Chí Tôn. Hãy ca khen Chúa muôn đời.”
Cha chủ sự trịnh trọng cung thỉnh Mình Thánh Chúa với 2 lọng che và phong du được trang trí trang trọng do an hem đoàn LMTT hầu kiệu cùng tiến bước, thỉnh thoảng Mình Thánh Chúa dừng lại và đội Thiên Thần tung hoa chúc tụng Chúa trong Thánh Thể.
Đoàn kiệu trở về nhà thờ gần 6 giờ. các đòan thể lần lượt vào vị trí để tham dự giờ chầu. Cha chủ sự cử hành phép lành trọng thể bế mạc giờ chầu và kết thúc buổi cung nghinh Thánh Thể một cách trang trọng. Cuộc cung nghinh Thánh Thể được tiếp nối với thánh lễ đồng tế kính Mình Máu Thánh Chúa được cử hành trọng thể do linh mục chánh xứ Đào Xuân Thành chủ tế và linh mục phụ tá Nguyễn Sơn Miên đồng tế, thầy sáu phó tế Nguyễn Đức Mậu cùng phụ tế thánh lễ. Cha chủ tế phụ trách giảng lễ. Trong bài giảng ngài nhấn mạnh về tình yêu mà Chúa đã dành cho con người qua bí tích tình yêu mà chính Chúa đã ẩn náu trong bí tích Thánh Thể để làm của ăn cho con cái Chúa khi còn ở nơi trần thế. Ngài nói: “chúng ta cùng cảm tạ Chúa về tình yêu cao vời này qua buổi cung nghinh Thánh Thể mà giáo xứ vừa long trọng cử hành trong cuộc rước kiệu Thánh Thể chiều hôm nay. Xin cho tất cả chúng ta cùng biết cảm tạ Chúa và siêng năng đón nhận bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm tình yêu cao cả này “.
Trước khi kết thúc thánh lễ, một lần nữa cha chánh xứ trịnh trọng cám ơn sự hiện diện đông đảo của các hội đoàn, các cộng đoàn, ca đoàn cùng toàn thể dân Chúa đã đến tham dự cuộc chung nghinh Thánh Thể. Thánh lễ kết thúcv lúc 7 giờ 15 phút sau phép lành trọng thể chúc lành cho toàn thể giáo dân hiện diện. Mọi nguời chia tay ra về trong tâm tình tạ ơn vì đã đưọc tham dự buổi cung nghi Thánh Thể cùng như tham dự thánh lễ một cách sốt sắng.
Nguyễn An Quý
Đại Chủng viện Vinh Thanh: Thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn tại Thái Lan
Jos Minh Quân
22:26 24/06/2014
Đại Chủng viện Vinh Thanh: Thăm viếng gia đình các nạn nhân bị tai nạn tại Thái Lan
Đúng 7h30 sáng thứ Hai 23.6.2014, cha Gioan B. Nguyễn Khắc Bá cùng quý thầy Đại Chủng viện Vinh Thanh đã bắt đầu chuyến thăm viếng các gia đình nạn nhân bị tai nạn tại Thái Lan vào ngày 02.6.2014. Mười một người con của Giáo Phận Vinh đã được yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Đọng lại trong ánh mắt mỗi người thân là những buồn đau, tiếc nuối, xót xa. Không khí như sánh lại, u trầm…
Xem Hình
Thời tiết khắc nghiệt của những ngày đầu tháng 6 ở Hà Tĩnh càng làm không khí ảm đạm và đang bao trùm lên những xóm nghèo. Nơi những ông bố, bà mẹ khóc cạn nước mắt, ngất lịm xót thương những đứa con ngoan hiền nhưng đoản mệnh. Nơi những đứa con sẽ không còn được gọi tiếng mẹ ơi, sẽ cô đơn, lạc lõng trong những bước đi chập chững vào đời, sẽ thiệt thòi khi những đứa trẻ thiếu nguồn sữa tình thương và mãi mãi không có những kỷ niệm về mẹ. Nơi mà người dân vẫn chưa hết bàng hoàng vì sự ra đi đột ngột không một lời từ biệt để vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất lạnh.
Chúng tôi đến với gia đình các nạn nhân giữa trời mưa tầm tã. Nhìn hình ảnh các ông bố bà mẹ ngồi thất thần bên di ảnh của con cái, thẫn thờ nhìn lên bàn thờ nghi ngút hương khói khiến ai nấy đều ngậm ngùi. Khuôn mặt của những nông dân bình dị hốc hác, đen sạm đi vì nhiều đêm mất ngủ nhớ thương con. Gạt những dòng nước mắt trên gò má, các đấng sinh thành nghẹn ngào tâm sự về tuổi thơ của những đứa con thảo hiếu, để rồi khi trưởng thành đã cố gắng, hy sinh chấp nhận tha phương cầu thực với thao thức chăm lo cho cuộc sống gia đình ngày thêm sung túc vì cái khổ, cái nghèo vẫn đang đeo đẳng nơi dải đất miền Trung cằn cỗi.
Bày tỏ tinh thần hiệp thông, cha Gioan B. Nguyễn Khắc Bá cùng quý thầy Đại Chủng viện Vinh Thanh đã thắp hương cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân, đồng thời thăm hỏi động viên và tặng quà cho các thân nhân tại các giáo xứ Lộc Thủy, Hòa Mỹ, Phương Mỹ, Vạn Thành, Kẻ Tùng, Trại Lê, Xuân Tình.
Nỗi đau mất mát khôn nguôi, nỗi niềm thương tiếc vô bờ, nỗi lo cho những tháng ngày dài phía trước với những khó khăn chồng chất. Tất cả sẽ hằn sâu trong tâm khảm những người thân yêu, nhưng trong niềm tin vào Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, chúng ta được an ủi và chứa chan hy vọng.
Jos Minh Quân
Đúng 7h30 sáng thứ Hai 23.6.2014, cha Gioan B. Nguyễn Khắc Bá cùng quý thầy Đại Chủng viện Vinh Thanh đã bắt đầu chuyến thăm viếng các gia đình nạn nhân bị tai nạn tại Thái Lan vào ngày 02.6.2014. Mười một người con của Giáo Phận Vinh đã được yên nghỉ trong lòng đất mẹ. Đọng lại trong ánh mắt mỗi người thân là những buồn đau, tiếc nuối, xót xa. Không khí như sánh lại, u trầm…
Xem Hình
Thời tiết khắc nghiệt của những ngày đầu tháng 6 ở Hà Tĩnh càng làm không khí ảm đạm và đang bao trùm lên những xóm nghèo. Nơi những ông bố, bà mẹ khóc cạn nước mắt, ngất lịm xót thương những đứa con ngoan hiền nhưng đoản mệnh. Nơi những đứa con sẽ không còn được gọi tiếng mẹ ơi, sẽ cô đơn, lạc lõng trong những bước đi chập chững vào đời, sẽ thiệt thòi khi những đứa trẻ thiếu nguồn sữa tình thương và mãi mãi không có những kỷ niệm về mẹ. Nơi mà người dân vẫn chưa hết bàng hoàng vì sự ra đi đột ngột không một lời từ biệt để vĩnh viễn nằm sâu trong lòng đất lạnh.
Chúng tôi đến với gia đình các nạn nhân giữa trời mưa tầm tã. Nhìn hình ảnh các ông bố bà mẹ ngồi thất thần bên di ảnh của con cái, thẫn thờ nhìn lên bàn thờ nghi ngút hương khói khiến ai nấy đều ngậm ngùi. Khuôn mặt của những nông dân bình dị hốc hác, đen sạm đi vì nhiều đêm mất ngủ nhớ thương con. Gạt những dòng nước mắt trên gò má, các đấng sinh thành nghẹn ngào tâm sự về tuổi thơ của những đứa con thảo hiếu, để rồi khi trưởng thành đã cố gắng, hy sinh chấp nhận tha phương cầu thực với thao thức chăm lo cho cuộc sống gia đình ngày thêm sung túc vì cái khổ, cái nghèo vẫn đang đeo đẳng nơi dải đất miền Trung cằn cỗi.
Bày tỏ tinh thần hiệp thông, cha Gioan B. Nguyễn Khắc Bá cùng quý thầy Đại Chủng viện Vinh Thanh đã thắp hương cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân, đồng thời thăm hỏi động viên và tặng quà cho các thân nhân tại các giáo xứ Lộc Thủy, Hòa Mỹ, Phương Mỹ, Vạn Thành, Kẻ Tùng, Trại Lê, Xuân Tình.
Nỗi đau mất mát khôn nguôi, nỗi niềm thương tiếc vô bờ, nỗi lo cho những tháng ngày dài phía trước với những khó khăn chồng chất. Tất cả sẽ hằn sâu trong tâm khảm những người thân yêu, nhưng trong niềm tin vào Chúa Kitô tử nạn và phục sinh, chúng ta được an ủi và chứa chan hy vọng.
Jos Minh Quân
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giải đáp phụng vụ: Người Hồi giáo chia sẻ quan điểm thay cho bài giảng Thánh lễ được không?
Nguyễn Trọng Đa
22:09 24/06/2014
Giải đáp phụng vụ: Người Hồi giáo chia sẻ quan điểm thay cho bài giảng Thánh lễ được không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong phụng vụ thánh của Chúa Nhật Hiện Xuống vừa qua, thay vì linh mục giảng lễ, hai giáo sĩ của nhà thờ Hồi giáo địa phương được mời đến "tham gia với chúng tôi trong lời cầu nguyện trong ánh sáng của gương Đức Thánh Cha nêu ra". Giáo sĩ thứ nhất chia sẻ quan điểm của mình về Thiên Chúa, làm thế nào chúng ta tìm kiếm hòa bình và làm thế nào hòa bình chỉ có thể được tìm thấy trong Thiên Chúa. Ông giải thích rằng người Hồi giáo tin cùng một Thiên Chúa như các Kitô hữu, và rằng họ cũng tin "Chúa Giêsu là một ngôn sứ, như đức Mohammed cao cả". Tiếp đến, giáo sĩ thứ hai đọc một số đoạn trích từ sách Kinh thánh Quran bằng tiếng Anh, và hát các đoạn văn ấy bằng tiếng Ả Rập. Ông cũng đọc một số đoạn nói về Đức Maria nữa. Cuối cuộc "cầu nguyện cho hòa bình," người phụ nữ giới thiệu hai vị đã giải thích cho cộng đoàn, tôi xin trích dẫn nguyên văn, rằng "giờ đây các anh em Hồi giáo của chúng ta ra về, không tham gia hết phần Phụng Vụ Lời Chúa khi chúng ta chuẩn bị đọc Kinh Tin Kính, vốn cô lập chúng ta với họ thêm nữa”. Thưa cha, tôi không thắc mắc về việc người Hồi giáo được mời và có mặt tại Thánh Lễ của chúng ta như là người quan sát. Tôi chỉ muốn hỏi: liệu có là sự xúc phạm nặng không, khi đề họ chia sẻ thay cho bài giảng, họ đọc các đoạn trong Kinh thánh Hồi giáo, và nói nhiều lần rằng họ cũng "tin rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ vĩ đại"? Cá nhân tôi, tôi cảm thấy mình như là một tù nhân trong chính ngôi nhà của tôi, và cảm thấy xấu hổ vì tôi đã không có sự can đảm của các vị tử đạo tiên khởi để đứng lên và nói: "Chúa Giêsu không chỉ là một ngôn sứ nhưng là Con Thiên Chúa". Tôi kinh hoàng khi nghe Kinh Tin Kính được nhắc đến trong nhà chúng ta như là một điểm "cô lập" chúng ta. Tôi cảm nhận rằng Kinh Tin Kính không phải là một điểm cô lập, nhưng là chân lý mà chúng ta không cần phải xin lỗi, chỉ vì chúng ta đang có các vị khách thuộc tôn giáo khác hiện diện giữa chúng ta. Tôi đã phản ứng thái quá không, thưa cha? - H. C., Orlando, Florida, Mỹ.
Đáp: Trong khi Đức Thánh Cha của chúng ta đã có nhiều bước tiến lớn, để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và chấp nhận nhau giữa các người khác niềm tin tôn giáo, Ngài cũng như các vị tiền nhiệm đã cố gắng hết sức, để tránh bất cứ chủ nghĩa hỗn tạp tôn giáo nào, và tôi chưa hề thấy một sự kiện nào, mà trong đó lời cầu nguyện của người ngoài Kitô giáo được đưa vào trong hành vi phụng vụ của việc thờ phượng Kitô giáo cả, huống hồ là đưa vào một Thánh Lễ
Vì vậy, trước hết tôi nghĩ rằng việc nại đến mẫu gương của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hành động ấy là đơn thuần không đúng.
Thứ đến, tôi không tin rằng các giáo sĩ Hồi giáo tham gia vào sự việc trên, sẽ có lần mời một thừa tác viên Kitô giáo đến chia sẻ trong một buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu của họ, rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là mặc khải dứt khoát của Thiên Chúa cho con người. Khi nói như thế, tôi không chỉ trích các người Hồi giáo thiếu việc có đi có lại, nhưng chỉ đơn giản nói rằng đây là điều thống nhất tbeo quan điểm Hồi giáo xem, bởi vì việc cho phép Kitô hữu phát biểu như thế sẽ là tương đương với việc phủ nhận nội dung thiết yếu của Hồi giáo.
Tôi tin rằng cũng là thật rõ ràng cho một thừa tác viên Công Giáo là không thể có chỗ cho việc trình bày một tôn giáo ngoài Kitô giáo, trong bối cảnh của một nghi thức phụng vụ Kitô giáo.
Chắc chắn rằng có những lần và địa điểm, mà ở đó việc giải thích một tôn giáo ngoài Kitô giáo có thể được thực hiện với lợi ích chung, nhưng không bao giờ trong một bối cảnh phụng vụ Kitô giáo. Mọi phụng vụ Kitô giáo là một lời tuyên xưng đức tin, và việc trình bày một tôn giáo khác là phủ nhận lý do cho việc có mặt của Kitô hữu tại một hành vi thờ phượng. Trong nghĩa này, chúng ta không chỉ "bị cô lập" khỏi người Hồi giáo bởi Kinh Tin Kình của mình, mà còn khỏi thời điểm mà chúng ta làm dấu thánh giá và tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi ở đầu Thánh Lễ nữa.
Để cho rõ ràng hơn: Mặc dù có thể và cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau và hòa bình với nhau, xét theo quan điểm của niềm tin tôn giáo, Hồi giáo và Kitô giáo là các tôn giáo không tương thích với nhau. Tuy nhiên, có một số giá trị được chia sẻ và điểm chung của việc thực hành sống đạo, nhưng cả hai tôn giáo có các nội dung chân lý tuyệt đối riêng, vốn là loại trừ lẫn nhau. Chúng ta có thể đồng ý hay không đồng ý một cách thân thiện, nhưng phải chấp nhận rằng không có nền tảng chung trong vấn đề niềm tin trung tâm của tôn giáo. Chỉ như thế việc đối thoại hiệu quả có thể diễn ra.
Trong nghĩa này, giờ đây chúng ta có thể giải quyết các khẳng định do người Hồi giáo đưa ra trong Thánh Lễ ấy. Cả hai tôn giáo tin rằng chỉ có một Thiên Chúa, và chắc chắn rằng cả hai tôn giáo tôn thờ cùng một Thiên Chúa. Tuy nhiên, từ một quan điểm suy lý hơn, một số học giả cho rằng các khái niệm cơ bản về bản thể và các thuộc tính của Thiên Chúa không phải là luôn luôn tương thích trong cả hai tôn giáo.
Tương tự như vậy, sự khẳng định của người Hồi giáo rằng Chúa Giêsu được xem như là một ngôn sứ vĩ đại như Mohammed là thực tế vô nghĩa cho các Kitô hữu.
Xin dùng một thí dụ khác: Một Kitô hữu có thể nói với người Do Thái giáo rằng Kitô hữu xem I-sa-ia (Isaiah) là một ngôn sứ vĩ đại. Đây là là một tuyên bố đúng thật. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng một người Do Thái giáo có thể chấp nhận niềm tin Kitô giáo, mà các văn bản của ngôn sứ I-sa-ia đã báo trước về cuộc đời và cái chết của Chúa Giêsu. Làm như vậy là chối bỏ đức tin Do Thái giáo.
Đối với Kitô hữu, Đức Kitô là Con Thiên Chúa và là mặc khải dứt khoát của Thiên Chúa cho con người. Một Kitô hữu không thể chấp nhận rằng Mohammed là một ngôn sứ theo nghĩa Kitô giáo, vì tất cả sứ ngôn đã chấm dứt trước khi Chúa Kitô đến, và nhất thiết phải hướng tới Ngài. Kitô giáo cũng không hề xem Kinh Thánh Hồi giáo như là Mặc khải của Thiên Chúa, bởi vì không thể có Mặc khải công khai sau thời các thánh Tông đồ nữa. Khẳng định khác đi có thể là phủ nhận một niềm tin trung tâm của đức tin chúng ta.
Cuối cùng, mặc dù có thể xem là đúng luật, bài giảng không thể được bỏ qua trong lễ trọng. Bài giảng không được thực hiện bởi ai khác ngoài một thừa tác viên có chức thánh và phải phản ánh đức tin.
Về việc này, huấn thị Redemptionis Sacramentum nói rõ như sau:
"64. Bài giảng, được ban bố trong cử hành Thánh Lễ và là thành phần của chính phụng vụ, “thường do chính linh mục chủ tế hay một linh mục đồng tế mà ngài nhờ đảm trách, hay đôi khi, nếu là hợp thời, cũng do một phó tế, nhưng không bao giờ do một giáo dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài giảng cũng có thể do một Giám mục hay một linh mục tham dự cử hành, dù các ngài không thể đồng tế”.
“65. Xin nhắc lại điều 767 §1 của Bộ Giáo luật đã bãi bỏ mọi quy tắc trước đây cho phép các tín hữu không có chức thánh giảng trong cử hành Thánh Thể. Quả nhiên, một việc cho phép như thế phải bị dứt khoát bác bỏ, và không tục lệ nào có thể chứng minh việc cho phép như vậy.
“66. Việc cấm giáo dân giảng trong lúc cử hành Thánh Lễ cũng liên quan đến các chủng sinh, các sinh viên thần học, đến tất cả những ai thi hành chức vụ “phụ tá mục vụ”, và đến bất cứ nhóm, phong trào, cộng đoàn hay hiệp hội giáo dân nào.
“67. Đặc biệt, phải quan tâm theo dõi bài giảng được hoàn toàn tập trung vào mầu nhiệm cứu độ, bằng cách trình bày, suốt năm phụng vụ, từ các bài đọc kinh thánh và những bản văn phụng vụ, các mầu nhiệm đức tin và các quy tắc của đời sống kitô-hữu, và bằng cách chú giải các bản văn của phần Chung hay phần Riêng của Thánh Lễ, hay nữa của nghi lễ khác của Giáo Hội. Tất nhiên là tất cả những giải thích Thánh Kinh phải hướng về Đức Kitô như là cột trụ tuyệt đỉnh của kế hoạch cứu độ ; tuy nhiên, việc đó phải được thực hiện cũng có quan tâm đến bối cảnh đặc thù của việc cử hành phụng vụ. Người giảng phải chăm lo chiếu rọi ánh sáng Đức Kitô vào các sự kiện của đời sống, mà không phải vì thế tước đi ý nghĩa chân chính và đích thật của lời Thiên Chúa, ví dụ, bằng cách chỉ dựa vào các nhận xét chính trị hay những luận chứng ngoại đạo, hay bằng cách dựa theo các quan niệm vay mượn của những phong trào tôn-giáo-giả phổ biến trong thời đại của chúng ta" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam). (Zenit.org 24-6-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Trong phụng vụ thánh của Chúa Nhật Hiện Xuống vừa qua, thay vì linh mục giảng lễ, hai giáo sĩ của nhà thờ Hồi giáo địa phương được mời đến "tham gia với chúng tôi trong lời cầu nguyện trong ánh sáng của gương Đức Thánh Cha nêu ra". Giáo sĩ thứ nhất chia sẻ quan điểm của mình về Thiên Chúa, làm thế nào chúng ta tìm kiếm hòa bình và làm thế nào hòa bình chỉ có thể được tìm thấy trong Thiên Chúa. Ông giải thích rằng người Hồi giáo tin cùng một Thiên Chúa như các Kitô hữu, và rằng họ cũng tin "Chúa Giêsu là một ngôn sứ, như đức Mohammed cao cả". Tiếp đến, giáo sĩ thứ hai đọc một số đoạn trích từ sách Kinh thánh Quran bằng tiếng Anh, và hát các đoạn văn ấy bằng tiếng Ả Rập. Ông cũng đọc một số đoạn nói về Đức Maria nữa. Cuối cuộc "cầu nguyện cho hòa bình," người phụ nữ giới thiệu hai vị đã giải thích cho cộng đoàn, tôi xin trích dẫn nguyên văn, rằng "giờ đây các anh em Hồi giáo của chúng ta ra về, không tham gia hết phần Phụng Vụ Lời Chúa khi chúng ta chuẩn bị đọc Kinh Tin Kính, vốn cô lập chúng ta với họ thêm nữa”. Thưa cha, tôi không thắc mắc về việc người Hồi giáo được mời và có mặt tại Thánh Lễ của chúng ta như là người quan sát. Tôi chỉ muốn hỏi: liệu có là sự xúc phạm nặng không, khi đề họ chia sẻ thay cho bài giảng, họ đọc các đoạn trong Kinh thánh Hồi giáo, và nói nhiều lần rằng họ cũng "tin rằng Chúa Giêsu là một ngôn sứ vĩ đại"? Cá nhân tôi, tôi cảm thấy mình như là một tù nhân trong chính ngôi nhà của tôi, và cảm thấy xấu hổ vì tôi đã không có sự can đảm của các vị tử đạo tiên khởi để đứng lên và nói: "Chúa Giêsu không chỉ là một ngôn sứ nhưng là Con Thiên Chúa". Tôi kinh hoàng khi nghe Kinh Tin Kính được nhắc đến trong nhà chúng ta như là một điểm "cô lập" chúng ta. Tôi cảm nhận rằng Kinh Tin Kính không phải là một điểm cô lập, nhưng là chân lý mà chúng ta không cần phải xin lỗi, chỉ vì chúng ta đang có các vị khách thuộc tôn giáo khác hiện diện giữa chúng ta. Tôi đã phản ứng thái quá không, thưa cha? - H. C., Orlando, Florida, Mỹ.
Đáp: Trong khi Đức Thánh Cha của chúng ta đã có nhiều bước tiến lớn, để thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và chấp nhận nhau giữa các người khác niềm tin tôn giáo, Ngài cũng như các vị tiền nhiệm đã cố gắng hết sức, để tránh bất cứ chủ nghĩa hỗn tạp tôn giáo nào, và tôi chưa hề thấy một sự kiện nào, mà trong đó lời cầu nguyện của người ngoài Kitô giáo được đưa vào trong hành vi phụng vụ của việc thờ phượng Kitô giáo cả, huống hồ là đưa vào một Thánh Lễ
Vì vậy, trước hết tôi nghĩ rằng việc nại đến mẫu gương của Đức Thánh Cha Phanxicô cho hành động ấy là đơn thuần không đúng.
Thứ đến, tôi không tin rằng các giáo sĩ Hồi giáo tham gia vào sự việc trên, sẽ có lần mời một thừa tác viên Kitô giáo đến chia sẻ trong một buổi cầu nguyện ngày thứ Sáu của họ, rằng Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa và là mặc khải dứt khoát của Thiên Chúa cho con người. Khi nói như thế, tôi không chỉ trích các người Hồi giáo thiếu việc có đi có lại, nhưng chỉ đơn giản nói rằng đây là điều thống nhất tbeo quan điểm Hồi giáo xem, bởi vì việc cho phép Kitô hữu phát biểu như thế sẽ là tương đương với việc phủ nhận nội dung thiết yếu của Hồi giáo.
Tôi tin rằng cũng là thật rõ ràng cho một thừa tác viên Công Giáo là không thể có chỗ cho việc trình bày một tôn giáo ngoài Kitô giáo, trong bối cảnh của một nghi thức phụng vụ Kitô giáo.
Chắc chắn rằng có những lần và địa điểm, mà ở đó việc giải thích một tôn giáo ngoài Kitô giáo có thể được thực hiện với lợi ích chung, nhưng không bao giờ trong một bối cảnh phụng vụ Kitô giáo. Mọi phụng vụ Kitô giáo là một lời tuyên xưng đức tin, và việc trình bày một tôn giáo khác là phủ nhận lý do cho việc có mặt của Kitô hữu tại một hành vi thờ phượng. Trong nghĩa này, chúng ta không chỉ "bị cô lập" khỏi người Hồi giáo bởi Kinh Tin Kình của mình, mà còn khỏi thời điểm mà chúng ta làm dấu thánh giá và tuyên xưng Thiên Chúa Ba Ngôi ở đầu Thánh Lễ nữa.
Để cho rõ ràng hơn: Mặc dù có thể và cần phải có sự tôn trọng lẫn nhau và hòa bình với nhau, xét theo quan điểm của niềm tin tôn giáo, Hồi giáo và Kitô giáo là các tôn giáo không tương thích với nhau. Tuy nhiên, có một số giá trị được chia sẻ và điểm chung của việc thực hành sống đạo, nhưng cả hai tôn giáo có các nội dung chân lý tuyệt đối riêng, vốn là loại trừ lẫn nhau. Chúng ta có thể đồng ý hay không đồng ý một cách thân thiện, nhưng phải chấp nhận rằng không có nền tảng chung trong vấn đề niềm tin trung tâm của tôn giáo. Chỉ như thế việc đối thoại hiệu quả có thể diễn ra.
Trong nghĩa này, giờ đây chúng ta có thể giải quyết các khẳng định do người Hồi giáo đưa ra trong Thánh Lễ ấy. Cả hai tôn giáo tin rằng chỉ có một Thiên Chúa, và chắc chắn rằng cả hai tôn giáo tôn thờ cùng một Thiên Chúa. Tuy nhiên, từ một quan điểm suy lý hơn, một số học giả cho rằng các khái niệm cơ bản về bản thể và các thuộc tính của Thiên Chúa không phải là luôn luôn tương thích trong cả hai tôn giáo.
Tương tự như vậy, sự khẳng định của người Hồi giáo rằng Chúa Giêsu được xem như là một ngôn sứ vĩ đại như Mohammed là thực tế vô nghĩa cho các Kitô hữu.
Xin dùng một thí dụ khác: Một Kitô hữu có thể nói với người Do Thái giáo rằng Kitô hữu xem I-sa-ia (Isaiah) là một ngôn sứ vĩ đại. Đây là là một tuyên bố đúng thật. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng một người Do Thái giáo có thể chấp nhận niềm tin Kitô giáo, mà các văn bản của ngôn sứ I-sa-ia đã báo trước về cuộc đời và cái chết của Chúa Giêsu. Làm như vậy là chối bỏ đức tin Do Thái giáo.
Đối với Kitô hữu, Đức Kitô là Con Thiên Chúa và là mặc khải dứt khoát của Thiên Chúa cho con người. Một Kitô hữu không thể chấp nhận rằng Mohammed là một ngôn sứ theo nghĩa Kitô giáo, vì tất cả sứ ngôn đã chấm dứt trước khi Chúa Kitô đến, và nhất thiết phải hướng tới Ngài. Kitô giáo cũng không hề xem Kinh Thánh Hồi giáo như là Mặc khải của Thiên Chúa, bởi vì không thể có Mặc khải công khai sau thời các thánh Tông đồ nữa. Khẳng định khác đi có thể là phủ nhận một niềm tin trung tâm của đức tin chúng ta.
Cuối cùng, mặc dù có thể xem là đúng luật, bài giảng không thể được bỏ qua trong lễ trọng. Bài giảng không được thực hiện bởi ai khác ngoài một thừa tác viên có chức thánh và phải phản ánh đức tin.
Về việc này, huấn thị Redemptionis Sacramentum nói rõ như sau:
"64. Bài giảng, được ban bố trong cử hành Thánh Lễ và là thành phần của chính phụng vụ, “thường do chính linh mục chủ tế hay một linh mục đồng tế mà ngài nhờ đảm trách, hay đôi khi, nếu là hợp thời, cũng do một phó tế, nhưng không bao giờ do một giáo dân. Trong những trường hợp đặc biệt và có lý do chính đáng, bài giảng cũng có thể do một Giám mục hay một linh mục tham dự cử hành, dù các ngài không thể đồng tế”.
“65. Xin nhắc lại điều 767 §1 của Bộ Giáo luật đã bãi bỏ mọi quy tắc trước đây cho phép các tín hữu không có chức thánh giảng trong cử hành Thánh Thể. Quả nhiên, một việc cho phép như thế phải bị dứt khoát bác bỏ, và không tục lệ nào có thể chứng minh việc cho phép như vậy.
“66. Việc cấm giáo dân giảng trong lúc cử hành Thánh Lễ cũng liên quan đến các chủng sinh, các sinh viên thần học, đến tất cả những ai thi hành chức vụ “phụ tá mục vụ”, và đến bất cứ nhóm, phong trào, cộng đoàn hay hiệp hội giáo dân nào.
“67. Đặc biệt, phải quan tâm theo dõi bài giảng được hoàn toàn tập trung vào mầu nhiệm cứu độ, bằng cách trình bày, suốt năm phụng vụ, từ các bài đọc kinh thánh và những bản văn phụng vụ, các mầu nhiệm đức tin và các quy tắc của đời sống kitô-hữu, và bằng cách chú giải các bản văn của phần Chung hay phần Riêng của Thánh Lễ, hay nữa của nghi lễ khác của Giáo Hội. Tất nhiên là tất cả những giải thích Thánh Kinh phải hướng về Đức Kitô như là cột trụ tuyệt đỉnh của kế hoạch cứu độ ; tuy nhiên, việc đó phải được thực hiện cũng có quan tâm đến bối cảnh đặc thù của việc cử hành phụng vụ. Người giảng phải chăm lo chiếu rọi ánh sáng Đức Kitô vào các sự kiện của đời sống, mà không phải vì thế tước đi ý nghĩa chân chính và đích thật của lời Thiên Chúa, ví dụ, bằng cách chỉ dựa vào các nhận xét chính trị hay những luận chứng ngoại đạo, hay bằng cách dựa theo các quan niệm vay mượn của những phong trào tôn-giáo-giả phổ biến trong thời đại của chúng ta" (Bản dịch Việt Ngữ của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam). (Zenit.org 24-6-2014)
Nguyễn Trọng Đa
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Hành Lang Tu Viện
Joseph Ngọc Phạm
21:31 24/06/2014
Ảnh của Joseph Ngọc Phạm
Tận hiến cho Người, và
mãi mãi về sau.
Con vẫn biết con một lần Người gọi,
Xin cho con được
làm mục tử nhân lành.
(Trích thơ của Jos. Tú Nạc, NMS)