Phụng Vụ - Mục Vụ
Tiền hô
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
04:25 22/06/2012
TIỀN HÔ (CN 12 QN. B).
(Gier 1, 1. 4-10; 1Ph 1, 8-12; Lc 1, 5-25).
Trong niên lịch phụng vụ, chúng ta mừng ba lễ sinh nhật. Lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, lễ Giáng Sinh (sinh nhật của Chúa Giêsu) và lễ sinh nhật của Gioan Tẩy Giả. Còn các vị thánh khác chỉ được mừng vào ngày các Ngài đã hoàn tất cuộc lữ hành trần thế để bước vào cõi sống muôn đời. Tiểu sử cuộc đời của thánh Gioan Tiền Hô rất đơn sơ và ngắn gọn. Cha mẹ của Gioan là ông Giacaria và bà Isave. Khi tư tế Giacaria vào cung thánh để dâng hương trong đên thờ, đã được thiên thần Chúa loan tin: "Này ông Giacaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Isave vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an (Lc 1, 13). Bà Isave đã thụ thai và sinh con trai trong lúc tuổi già.
Khi ông Giacaria đặt tên cho con mình: Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gioan." Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa (Lc 1, 63-64). Gioan là tiên tri của Đấng Tối Cao có nhiệm vụ đi trước Chúa để loan báo và dọn đường cho Người. Cuộc sống của Gioan rất đơn sơ và khiêm nhượng. Phần lớn cuộc đời sau khi tới tuổi khôn, Gioan đã sống trong rừng vắng chuyên lo cầu nguyện và sống khổ hạnh. Ngài đã dùng những thức ăn tự nhiên như mật ong rừng, châu chấu và mặc áo da thú.
Tiên tri Isaia trong bài ca thứ hai của tôi tớ Chúa, đã loan báo: Hỡi các đảo, hãy nghe tôi đây,hỡi các dân tộc miền xa xăm, hãy chú ý:Thiên Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi (Is 49, 1). Giáo Hội chọn đoạn sách của Isaia này để dẫn dắt chúng ta vào chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã sắp sẵn. Các sự kiện cũng như các nhân vật được các tiên tri loan báo từ trước cả hơn năm trăm năm. Những lời tiên báo dần dần được thực hiện trong lịch sử cứu độ. Gioan đã đến và hoàn tất sứ mệnh được trao ban.
Khoảng năm ba mươi tuổi, dưới thời hoàng đế Tibêriô Cêsarê và tổng trấn Phongxiô Philatô, Thiên Chúa đã gọi Gioan từ hoang địa ra rao giảng sám hối, sửa soạn đường lối Chúa và làm phép rửa thống hối. Gioan kêu gọi "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần."(Mt 3,2). Hình ảnh một thanh niên trẻ tóc dài, mặc áo lông da thú đi ra từ hoang địa và rao giảng sám hối. Gioan là người sống khắc khổ với tâm hồn đạo đức bước vào đời. Ông đã cuốn hút được đám đông qua lời giảng dạy. Lời của Gioan rất mạnh mẽ và dứt khoát. Có rất nhiều người đã lãnh nhận phép rửa và cải đổi đời sống. Nhiều người nghĩ rằng Gioan chính là đấng được sai đến, nhưng chính ngài đã minh xác: Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người (Tđcv 13, 25).
Chính Đấng Cứu Thế đã đến với Gioan và xin ông làm phép rửa. Gioan đã chu toàn sứ mệnh của mình và còn giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của mình để họ đi theo Chúa: Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa." Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su (Ga 1, 36-37). Trong vai trò của đấng tiền hô, Gioan đã giới thiệu Chúa Giêsu với đám đông dân chúng: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian (Ga 1, 29). Gioan nhận rõ thân phận và vai trò của người dọn đường cho Chúa. Ông phải nhỏ đi để Chúa được lớn lên.
Gioan sống rất thẳng thắn, khẳng khái và chân thật. Tuy dù tuổi đời rất trẻ, nhưng ngài đã chu toàn sứ mệnh dọn đường cho Đấng Cứu Thế một cách rất nghiêm chỉnh. Lời của Gioan rất mạnh dạn: Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa (Mt 3,10).Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, sau khi Gioan đã hoàn thành nhiệm vụ giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng, cuộc đời làm nhân chứng cũng đi vào kết thúc. Chính Gioan đã dám quở trách Hêrôđê, vì vua đã cưới vợ em của mình. Vì lẽ đó, ông đã bị tống giam vào ngục và sau cùng đã bị chém đầu vì cương quyết làm chứng cho chân lý. Như thế Gioan chỉ xuất hiện một thời gian ngắn để loan báo tin vui và chuẩn bị lòng người. Khi sứ vụ đã hoàn tất, Gioan đã lãnh triều thiên tử đạo.
Ngày hôm nay, Đấng Cứu Thế vẫn còn cần có những vị tiền hô để dọn đường. Trên thế giới còn biết bao nhiêu người chưa bao giờ được nghe biết về Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ. Qua lịch sử, đã có những vị truyền giáo đã dám hy sinh xả thân đi vào mọi xứ sở để loan báo tin mừng cứu độ và giới thiệu với mọi người về Chúa Giêsu. Giữa một thế giới đa dạng, người tiền hô hôm nay phải đối diện với nhiều thách đố. Phải can đảm làm nhân chứng cho chân lý giữa một thế giới đang bị tục hóa. Khi xưa Gioan Tiên Hô cũng sống trong hoàn cảnh dân nước bị đô hộ bởi chính quyền Rôma. Gioan đã can đảm kêu gọi mọi người sám hối vì Nước Trời đã gần. Hai ngàn năm sau, lời mời gọi của Gioan vẫn được lập lại. Nước trời đã gần đến cho mọi tâm hồn. Ai cũng cần được chuẩn bị và sửa đổi đời sống.
Mỗi thời gian đều cần có những vị tiền hô gióng lên lời kêu gọi thống hối. Thống hối để đón chờ Chúa vào mỗi mùa Vọng và sám hối để cùng thông phần tưởng niệm việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu nạn, chiu chết và sống lại trong mùa Chay Thánh. Lời mời gọi sám hối được lập lại mỗi ngày trong các giờ phụng vụ. Vào mọi thời và mọi nơi, mỗi người đều phải dọn đường và sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Như thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta cũng được mời gọi cộng tác để dọn đường giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác. Ý thức rằng, chúng ta chỉ là người loan tin và là người chuẩn bị, Chúa Giêsu mới là nhân vật chính. Sứ mệnh quan trọng là làm sao chúng ta có thể đưa dẫn nhiều người về với Chúa Kitô.
Rất nhiều lúc chúng ta muốn chối từ lời mời vì ngại khó. Thật vậy, trong cuộc sống có qúa nhiều ràng buộc và bận rộn. Chúng ta phải đầu tư nhiều giờ vào công việc làm ăn, lo lắng con cái, gia đình và xã hội. Hầu như chúng ta không còn đủ giờ cho ngay chính cả đời sống riêng tư chúng ta. Bon chen chạy đua với thời gian và công việc làm cho chúng ta quay cuồng. Chúng ta không còn có đủ thời giờ lo các việc đạo đức khác. Kinh nghiệm cho thấy, càng đua chen với cuộc sống, chúng ta càng sống vội. Chỉ khi chúng ta biết buông xả những ràng buộc, chúng ta mới có thể sống thanh thản và an vui cuộc sống.
Giáo Hội đang cần những con người cụ thể sống giữa đời làm nhân chứng. Cho dù có biết bao nhiêu phương tiện khoa học kỹ thuật tân tiến, nhưng không thể thay thế cho những con người sống động. Ngày nay xã hội rất cần những mẫu gương chính thật. Cần người dám suy nghĩ, dám nói, dám làm và dám thực hành chân lý. Thánh Gioan tẩy Giả bị tù đầy chỉ vì dám nói lên sự thật. Chúa Giêsu đã nói với ông Philatô: Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi (Ga 18, 37).
Lạy Chúa, chúng con đang sống giữa một thế giới tao loạn về đạo đức luân lý, xin cho chúng con biết tìm đến với sự thật và sống sự thật trong Chúa Kitô. Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng con. Chúa Giêsu đã nói với những người Do-thái: Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông (Ga 8,32).
(Gier 1, 1. 4-10; 1Ph 1, 8-12; Lc 1, 5-25).
Trong niên lịch phụng vụ, chúng ta mừng ba lễ sinh nhật. Lễ sinh nhật Đức Trinh Nữ Maria, lễ Giáng Sinh (sinh nhật của Chúa Giêsu) và lễ sinh nhật của Gioan Tẩy Giả. Còn các vị thánh khác chỉ được mừng vào ngày các Ngài đã hoàn tất cuộc lữ hành trần thế để bước vào cõi sống muôn đời. Tiểu sử cuộc đời của thánh Gioan Tiền Hô rất đơn sơ và ngắn gọn. Cha mẹ của Gioan là ông Giacaria và bà Isave. Khi tư tế Giacaria vào cung thánh để dâng hương trong đên thờ, đã được thiên thần Chúa loan tin: "Này ông Giacaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin: bà Isave vợ ông sẽ sinh cho ông một đứa con trai, và ông phải đặt tên cho con là Gio-an (Lc 1, 13). Bà Isave đã thụ thai và sinh con trai trong lúc tuổi già.
Khi ông Giacaria đặt tên cho con mình: Ông xin một tấm bảng nhỏ và viết: "Tên cháu là Gioan." Ai nấy đều bỡ ngỡ. Ngay lúc ấy, miệng lưỡi ông lại mở ra, ông nói được, và chúc tụng Thiên Chúa (Lc 1, 63-64). Gioan là tiên tri của Đấng Tối Cao có nhiệm vụ đi trước Chúa để loan báo và dọn đường cho Người. Cuộc sống của Gioan rất đơn sơ và khiêm nhượng. Phần lớn cuộc đời sau khi tới tuổi khôn, Gioan đã sống trong rừng vắng chuyên lo cầu nguyện và sống khổ hạnh. Ngài đã dùng những thức ăn tự nhiên như mật ong rừng, châu chấu và mặc áo da thú.
Tiên tri Isaia trong bài ca thứ hai của tôi tớ Chúa, đã loan báo: Hỡi các đảo, hãy nghe tôi đây,hỡi các dân tộc miền xa xăm, hãy chú ý:Thiên Chúa đã gọi tôi từ khi tôi còn trong lòng mẹ, lúc tôi chưa chào đời, Người đã nhắc đến tên tôi (Is 49, 1). Giáo Hội chọn đoạn sách của Isaia này để dẫn dắt chúng ta vào chương trình cứu độ mà Thiên Chúa đã sắp sẵn. Các sự kiện cũng như các nhân vật được các tiên tri loan báo từ trước cả hơn năm trăm năm. Những lời tiên báo dần dần được thực hiện trong lịch sử cứu độ. Gioan đã đến và hoàn tất sứ mệnh được trao ban.
Khoảng năm ba mươi tuổi, dưới thời hoàng đế Tibêriô Cêsarê và tổng trấn Phongxiô Philatô, Thiên Chúa đã gọi Gioan từ hoang địa ra rao giảng sám hối, sửa soạn đường lối Chúa và làm phép rửa thống hối. Gioan kêu gọi "Anh em hãy sám hối, vì Nước Trời đã đến gần."(Mt 3,2). Hình ảnh một thanh niên trẻ tóc dài, mặc áo lông da thú đi ra từ hoang địa và rao giảng sám hối. Gioan là người sống khắc khổ với tâm hồn đạo đức bước vào đời. Ông đã cuốn hút được đám đông qua lời giảng dạy. Lời của Gioan rất mạnh mẽ và dứt khoát. Có rất nhiều người đã lãnh nhận phép rửa và cải đổi đời sống. Nhiều người nghĩ rằng Gioan chính là đấng được sai đến, nhưng chính ngài đã minh xác: Tôi không phải là Đấng mà anh em tưởng đâu, nhưng kìa Đấng ấy đến sau tôi, và tôi không đáng cởi dép cho Người (Tđcv 13, 25).
Chính Đấng Cứu Thế đã đến với Gioan và xin ông làm phép rửa. Gioan đã chu toàn sứ mệnh của mình và còn giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của mình để họ đi theo Chúa: Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa." Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su (Ga 1, 36-37). Trong vai trò của đấng tiền hô, Gioan đã giới thiệu Chúa Giêsu với đám đông dân chúng: "Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian (Ga 1, 29). Gioan nhận rõ thân phận và vai trò của người dọn đường cho Chúa. Ông phải nhỏ đi để Chúa được lớn lên.
Gioan sống rất thẳng thắn, khẳng khái và chân thật. Tuy dù tuổi đời rất trẻ, nhưng ngài đã chu toàn sứ mệnh dọn đường cho Đấng Cứu Thế một cách rất nghiêm chỉnh. Lời của Gioan rất mạnh dạn: Cái rìu đã đặt sát gốc cây: bất cứ cây nào không sinh quả tốt đều bị chặt đi và quăng vào lửa (Mt 3,10).Trong sự quan phòng của Thiên Chúa, sau khi Gioan đã hoàn thành nhiệm vụ giới thiệu Chúa Giêsu cho dân chúng, cuộc đời làm nhân chứng cũng đi vào kết thúc. Chính Gioan đã dám quở trách Hêrôđê, vì vua đã cưới vợ em của mình. Vì lẽ đó, ông đã bị tống giam vào ngục và sau cùng đã bị chém đầu vì cương quyết làm chứng cho chân lý. Như thế Gioan chỉ xuất hiện một thời gian ngắn để loan báo tin vui và chuẩn bị lòng người. Khi sứ vụ đã hoàn tất, Gioan đã lãnh triều thiên tử đạo.
Ngày hôm nay, Đấng Cứu Thế vẫn còn cần có những vị tiền hô để dọn đường. Trên thế giới còn biết bao nhiêu người chưa bao giờ được nghe biết về Chúa Giêsu, Đấng Cứu Độ. Qua lịch sử, đã có những vị truyền giáo đã dám hy sinh xả thân đi vào mọi xứ sở để loan báo tin mừng cứu độ và giới thiệu với mọi người về Chúa Giêsu. Giữa một thế giới đa dạng, người tiền hô hôm nay phải đối diện với nhiều thách đố. Phải can đảm làm nhân chứng cho chân lý giữa một thế giới đang bị tục hóa. Khi xưa Gioan Tiên Hô cũng sống trong hoàn cảnh dân nước bị đô hộ bởi chính quyền Rôma. Gioan đã can đảm kêu gọi mọi người sám hối vì Nước Trời đã gần. Hai ngàn năm sau, lời mời gọi của Gioan vẫn được lập lại. Nước trời đã gần đến cho mọi tâm hồn. Ai cũng cần được chuẩn bị và sửa đổi đời sống.
Mỗi thời gian đều cần có những vị tiền hô gióng lên lời kêu gọi thống hối. Thống hối để đón chờ Chúa vào mỗi mùa Vọng và sám hối để cùng thông phần tưởng niệm việc Chúa Giêsu chịu đau khổ, chịu nạn, chiu chết và sống lại trong mùa Chay Thánh. Lời mời gọi sám hối được lập lại mỗi ngày trong các giờ phụng vụ. Vào mọi thời và mọi nơi, mỗi người đều phải dọn đường và sửa đường Chúa cho ngay thẳng. Như thánh Gioan Tẩy Giả, chúng ta cũng được mời gọi cộng tác để dọn đường giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác. Ý thức rằng, chúng ta chỉ là người loan tin và là người chuẩn bị, Chúa Giêsu mới là nhân vật chính. Sứ mệnh quan trọng là làm sao chúng ta có thể đưa dẫn nhiều người về với Chúa Kitô.
Rất nhiều lúc chúng ta muốn chối từ lời mời vì ngại khó. Thật vậy, trong cuộc sống có qúa nhiều ràng buộc và bận rộn. Chúng ta phải đầu tư nhiều giờ vào công việc làm ăn, lo lắng con cái, gia đình và xã hội. Hầu như chúng ta không còn đủ giờ cho ngay chính cả đời sống riêng tư chúng ta. Bon chen chạy đua với thời gian và công việc làm cho chúng ta quay cuồng. Chúng ta không còn có đủ thời giờ lo các việc đạo đức khác. Kinh nghiệm cho thấy, càng đua chen với cuộc sống, chúng ta càng sống vội. Chỉ khi chúng ta biết buông xả những ràng buộc, chúng ta mới có thể sống thanh thản và an vui cuộc sống.
Giáo Hội đang cần những con người cụ thể sống giữa đời làm nhân chứng. Cho dù có biết bao nhiêu phương tiện khoa học kỹ thuật tân tiến, nhưng không thể thay thế cho những con người sống động. Ngày nay xã hội rất cần những mẫu gương chính thật. Cần người dám suy nghĩ, dám nói, dám làm và dám thực hành chân lý. Thánh Gioan tẩy Giả bị tù đầy chỉ vì dám nói lên sự thật. Chúa Giêsu đã nói với ông Philatô: Tôi đã sinh ra và đã đến thế gian nhằm mục đích này: làm chứng cho sự thật. Ai đứng về phía sự thật thì nghe tiếng tôi (Ga 18, 37).
Lạy Chúa, chúng con đang sống giữa một thế giới tao loạn về đạo đức luân lý, xin cho chúng con biết tìm đến với sự thật và sống sự thật trong Chúa Kitô. Chỉ có sự thật mới giải thoát chúng con. Chúa Giêsu đã nói với những người Do-thái: Các ông sẽ biết sự thật, và sự thật sẽ giải phóng các ông (Ga 8,32).
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:48 22/06/2012
CÁI CHĂN
Hai vợ chồng ngư phủ nghèo, trong đêm đông lạnh giá lấy lưới đánh cá làm chăn đắp mà ngủ, ngủ đến đêm thì ngón tay thò ra ngoài lưới lạnh đến nỗi không còn cảm giác, thế là cùng nhau an ủi, nói:
- “Đêm nay trời quá lạnh, những người không có chăn làm sao ngủ qua đêm được nhỉ ?”
Suy tư:
Người ta nói, đa số những người nghèo thì thường có lòng hảo tâm hơn người giàu có, bởi vì khi giàu có rồi thì muốn giàu có thêm nữa, nên ít khi bố thí cho ai; còn người nghèo vì sống trong cảnh nghèo nên biết cảm thông với những người cùng cảnh ngộ hơn. Nói như thế thì cũng không được công bằng cho lắm, bởi vì có những người giàu nhưng biết rộng tay giúp người nghèo, và cũng có những người nghèo thì chỉ lo cho mình mà không nghĩ đến người khác.
Có những người nghèo sau khi phát tài lớn, thì ăn chơi trác táng cho bỏ những ngày nghèo khổ, trái lại, cũng có những người nghèo phát tài biết tiết kiệm từng đồng để giúp cho người nghèo.
Tâm hồn tốt hay xấu là do sự giáo dục của gia đình, một gia đình mà cha mẹ con cái biết chia sẻ niềm vui nổi buồn cho nhau, là một gia đình hạnh phúc, và chính họ sẽ là những người biết chia sẻ với người khác những gì mình có.
Nền giáo dục của Ki-tô giáo đều chú trọng đến công việc bác ái, tức là dạy cho con người biết yêu thương nhau như chính mình.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Hai vợ chồng ngư phủ nghèo, trong đêm đông lạnh giá lấy lưới đánh cá làm chăn đắp mà ngủ, ngủ đến đêm thì ngón tay thò ra ngoài lưới lạnh đến nỗi không còn cảm giác, thế là cùng nhau an ủi, nói:
- “Đêm nay trời quá lạnh, những người không có chăn làm sao ngủ qua đêm được nhỉ ?”
Suy tư:
Người ta nói, đa số những người nghèo thì thường có lòng hảo tâm hơn người giàu có, bởi vì khi giàu có rồi thì muốn giàu có thêm nữa, nên ít khi bố thí cho ai; còn người nghèo vì sống trong cảnh nghèo nên biết cảm thông với những người cùng cảnh ngộ hơn. Nói như thế thì cũng không được công bằng cho lắm, bởi vì có những người giàu nhưng biết rộng tay giúp người nghèo, và cũng có những người nghèo thì chỉ lo cho mình mà không nghĩ đến người khác.
Có những người nghèo sau khi phát tài lớn, thì ăn chơi trác táng cho bỏ những ngày nghèo khổ, trái lại, cũng có những người nghèo phát tài biết tiết kiệm từng đồng để giúp cho người nghèo.
Tâm hồn tốt hay xấu là do sự giáo dục của gia đình, một gia đình mà cha mẹ con cái biết chia sẻ niềm vui nổi buồn cho nhau, là một gia đình hạnh phúc, và chính họ sẽ là những người biết chia sẻ với người khác những gì mình có.
Nền giáo dục của Ki-tô giáo đều chú trọng đến công việc bác ái, tức là dạy cho con người biết yêu thương nhau như chính mình.
---------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:59 22/06/2012
CHÚA NHẬT
LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
Lời Chúa: Lc 1, 57-66. 80
“Tên cháu là Gio-an”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, một con người đặc biệt mà Đức Chúa Giê-su đã nói: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả”. Cao trọng, không phải vì ông Gioan làm nhiều điều vĩ đại, nhưng là vì ông là người được vinh dự làm kẻ dọn đường cho Đấng Mes-si-a đến. Trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm nổi bật của thánh Gioan Tẩy Giả:
1. Cương trực và công chính.
Trước bạo quyền của vua Hê-rốt, thánh Gioan Tẩy Giả đã không sợ, và dám nói lên sự thật với vua Hê- rô-đê: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài” (Mc 6, 18), và cái giá phải trả chính là bị nhà vua chém đầu.
Thánh Gioan Tẩy Giả không vì nhu nhược an phận để được mọi người tâng bốc khen ngợi, nhưng chính ngài đã nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê, vì việc của ông làm là trái với luân thường đạo lý; ngài cũng không vì bạo lực mà khuất phục, nhưng lời dạy của ngài làm cho nhà vua vừa kinh sợ vừa thán phục.
Trước bạo quyền trần thế, thánh Gioan Tẩy Giả thà chấp nhận cái chết hơn là dửng dưng để cho sự ác thống trị, ngài thà như cây cao vươn thẳng đứng lên trời cao và bị gió đánh gãy, hơn là làm một một con người chỉ biết lòn cúi để được an phận.
2. Khiêm tốn tự hạ.
Khi nhìn thấy Đức Chúa Giê-su, thì thánh Gioan Tẩy Giả đã không ngần ngại giới thiệu cho hai môn đệ của mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, lời giới thiệu này nói lên một tấm lòng khiêm tốn, ngài không vì sĩ diện để khoe khoang mình và hạ bệ người khác; ngài cũng không vì danh vọng hão huyền mà không nhìn thấy Đấng cứu độ đang đến là Đức Chúa Giê-su, cho nên ngài thà đành “mất” hai môn đệ của mình để họ đi làm môn đệ của Đấng là ánh sáng trần gian, hơn là đi theo ngài chỉ là ánh sáng của con đom đóm trong đêm mà thôi.
Khiêm tốn và tự hạ là đặc tính của người thuộc về Thiên Chúa, và nhìn nhận giá trị đích thực của người khác mà không câu nệ tị hiềm.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã nói với dân chúng về Đức Chúa Giê-su rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”, câu nói đầy khiêm tốn tự hạ này đã đưa ngài lên tận trời cao với lời xác nhận của chính miệng Đấng Cứu Thế: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11, 11). Khiêm tốn là sức mạnh và là vũ khí của người Ki-tô hữu để chiến thắng ma quỷ và thế gian kiêu ngạo, sự khiêm tốn đã làm cho thánh Gioan Tẩy Giả trở nên mạnh mẻ không sợ hãi trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê; sự khiêm tốn cũng đã làm cho ngài trở nên danh giá trước mặt Thiên Chúa và loài người.
Anh chị em thân mến,
Cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả như cây cổ thụ trước phong ba bão táp đầy quyền lực của vua Hê-rô-đê, thà bị gãy chứ không chịu khuất phục, thà bị chém đầu vì công bằng chính nghĩa chứ không đầu hàng trước bạo lực bất công.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta có tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả biết can đảm trước mọi thử thách, biết khiêm nhường định hướng cho cuộc sống với ân sủng của Chúa ban cho với tất cả những gì mình có mà không kêu ca than vãn, và nhất là biết luôn trở nên chứng nhân cho Tin Mừng trong cuộc sống hôm nay.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ
Lời Chúa: Lc 1, 57-66. 80
“Tên cháu là Gio-an”
Anh chị em thân mến,
Hôm nay Giáo Hội long trọng mừng lễ sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả, một con người đặc biệt mà Đức Chúa Giê-su đã nói: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả”. Cao trọng, không phải vì ông Gioan làm nhiều điều vĩ đại, nhưng là vì ông là người được vinh dự làm kẻ dọn đường cho Đấng Mes-si-a đến. Trong tâm tình ấy, tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm nổi bật của thánh Gioan Tẩy Giả:
1. Cương trực và công chính.
Trước bạo quyền của vua Hê-rốt, thánh Gioan Tẩy Giả đã không sợ, và dám nói lên sự thật với vua Hê- rô-đê: “Ngài không được phép lấy vợ của anh ngài” (Mc 6, 18), và cái giá phải trả chính là bị nhà vua chém đầu.
Thánh Gioan Tẩy Giả không vì nhu nhược an phận để được mọi người tâng bốc khen ngợi, nhưng chính ngài đã nói lên sự thật với vua Hê-rô-đê, vì việc của ông làm là trái với luân thường đạo lý; ngài cũng không vì bạo lực mà khuất phục, nhưng lời dạy của ngài làm cho nhà vua vừa kinh sợ vừa thán phục.
Trước bạo quyền trần thế, thánh Gioan Tẩy Giả thà chấp nhận cái chết hơn là dửng dưng để cho sự ác thống trị, ngài thà như cây cao vươn thẳng đứng lên trời cao và bị gió đánh gãy, hơn là làm một một con người chỉ biết lòn cúi để được an phận.
2. Khiêm tốn tự hạ.
Khi nhìn thấy Đức Chúa Giê-su, thì thánh Gioan Tẩy Giả đã không ngần ngại giới thiệu cho hai môn đệ của mình: “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian”, lời giới thiệu này nói lên một tấm lòng khiêm tốn, ngài không vì sĩ diện để khoe khoang mình và hạ bệ người khác; ngài cũng không vì danh vọng hão huyền mà không nhìn thấy Đấng cứu độ đang đến là Đức Chúa Giê-su, cho nên ngài thà đành “mất” hai môn đệ của mình để họ đi làm môn đệ của Đấng là ánh sáng trần gian, hơn là đi theo ngài chỉ là ánh sáng của con đom đóm trong đêm mà thôi.
Khiêm tốn và tự hạ là đặc tính của người thuộc về Thiên Chúa, và nhìn nhận giá trị đích thực của người khác mà không câu nệ tị hiềm.
Thánh Gioan Tẩy Giả đã nói với dân chúng về Đức Chúa Giê-su rằng: “Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi”, câu nói đầy khiêm tốn tự hạ này đã đưa ngài lên tận trời cao với lời xác nhận của chính miệng Đấng Cứu Thế: “Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, chưa từng có ai cao trọng hơn ông Gioan Tẩy Giả” (Mt 11, 11). Khiêm tốn là sức mạnh và là vũ khí của người Ki-tô hữu để chiến thắng ma quỷ và thế gian kiêu ngạo, sự khiêm tốn đã làm cho thánh Gioan Tẩy Giả trở nên mạnh mẻ không sợ hãi trước bạo quyền của vua Hê-rô-đê; sự khiêm tốn cũng đã làm cho ngài trở nên danh giá trước mặt Thiên Chúa và loài người.
Anh chị em thân mến,
Cuộc đời của thánh Gioan Tẩy Giả như cây cổ thụ trước phong ba bão táp đầy quyền lực của vua Hê-rô-đê, thà bị gãy chứ không chịu khuất phục, thà bị chém đầu vì công bằng chính nghĩa chứ không đầu hàng trước bạo lực bất công.
Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta có tinh thần của thánh Gioan Tẩy Giả biết can đảm trước mọi thử thách, biết khiêm nhường định hướng cho cuộc sống với ân sủng của Chúa ban cho với tất cả những gì mình có mà không kêu ca than vãn, và nhất là biết luôn trở nên chứng nhân cho Tin Mừng trong cuộc sống hôm nay.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
--------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:53 22/06/2012
N2T |
17. Lạy Chúa, mệnh lệnh của Ngài xin chỉ cho con, Ngài muốn gì thì xin ra lệnh cho con.
(Thánh Don Bosco)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
21:55 22/06/2012
TÍNH CÁCH
Giáo dân nói với nhau:
“Cha sở của mình hiền từ, hoạt bát, dễ chịu và trí thức, ngài chưa bao giờ hoạch họe giáo dân.
Cha phó thì ngược lại với cha sở trăm phần trăm: ngài không phải chịu trách nhiệm việc giáo xứ nhưng ngài luôn hoạch họe giáo dân khi giáo dân có nhu cầu tâm linh; ngài nạt nộ và khó chịu với giáo dân khi giáo dân muốn trình bày việc riêng; ngài xa cách giáo dân vì tính quan liêu, có khi đập bàn đập ghế trước mặt giáo dân vì sĩ diện...”
------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Giáo dân nói với nhau:
“Cha sở của mình hiền từ, hoạt bát, dễ chịu và trí thức, ngài chưa bao giờ hoạch họe giáo dân.
Cha phó thì ngược lại với cha sở trăm phần trăm: ngài không phải chịu trách nhiệm việc giáo xứ nhưng ngài luôn hoạch họe giáo dân khi giáo dân có nhu cầu tâm linh; ngài nạt nộ và khó chịu với giáo dân khi giáo dân muốn trình bày việc riêng; ngài xa cách giáo dân vì tính quan liêu, có khi đập bàn đập ghế trước mặt giáo dân vì sĩ diện...”
------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://blog.yahoo.com/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Sinh Nhật Gioan - Sinh Nhật Đại Hỉ
Lm. Giuse Nguyễn Thành Long
22:54 22/06/2012
Giáo Hội thường quen mừng lễ các thánh vào ngày các ngài chết. Vì đó chính là ngày các ngài sinh ra trên trời. Đối với thánh Gioan thì khác hơn, Giáo hội mừng kính cả ngày ngài sinh và cả ngày ngài chết. Nhưng ngày chết chỉ mừng đơn sơ ở bậc lễ nhớ; còn ngày ngài sinh được mừng kính cách đặc biệt, với bậc lễ trọng. Như vậy, ngoại trừ Chúa Giêsu và Đức Mẹ, thì thánh Goan là vị thánh có được niềm vinh dự lớn nhất là được mừng ngày sinh của mình. Có thể nói là vinh dự hơn cả thánh Giuse nữa, vì thánh Giuse đâu có ngày lễ sinh nhật. Là một con người đặc biệt, nên sinh nhật của thánh Gioan cũng là sinh nhật của những niềm vui đặc biệt, sinh nhật đại hỉ.
- Trước hết là niềm vui cho gia đình ông bà Dacaria. Đối với ông bà Dacaria thì đây là một “niềm vui kép”. Vui vì có một người con trong lúc cả hai ông bà đã già nua tuổi tác. Còn niềm vui nào hơn khi một cụ bà son sẻ mắt đã mờ, tóc đã bạc, răng đã long mà vẫn chưa có lấy một mụn con, nay được Thiên Chúa dủ tình cho sinh hạ một người con trai khôi ngô tuấn tú như thiên thần. Niềm vui được nhân lên cho gia đình Dacaria khi ông có thể nói lại được sau “9 tháng 8 ngày” khổ sở vì bị câm (Lc 1,59-65). Miệng lưỡi ông bị “trói buộc” ròng rã trong suốt một thời gian dài, nay được “cởi trói” lẽ nào lại không vui không mừng.
- Thứ đến là niềm vui cho bà con láng giềng. Không vui sao được khi người chị em của mình là Elisabeth được Thiên Chúa cất khỏi sự tủi nhục của người đàn bà son sẻ. Ngày nay y học có thể can thiệp để giúp cho những người hiếm muộn có con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc bằng những thủ thuật y khoa khác... Còn ngày xưa thì chỉ có bàn tay can thiệp của Thiên Chúa mà thôi. Do đó việc hài nhi Gioan chào đời từ cung lòng của một người mẹ son sẻ đậm đặc là dấu chứng cả dòng tộc của họ có bàn tay Thiên Chúa ở cùng: “Nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” (Lc 1,14). Bà con láng giềng không vui mừng, không hân hoan sao được!
- Sau nữa là niềm vui cho cả dân tộc Israel. Vui vì sinh nhật của Gioan báo trước sinh nhật của Đấng Cứu Thế, sinh nhật mà muôn dân nước đang ngóng trông đợi chờ. Vui vì cả dân tộc Israel được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt. Nói cách khác mọi con dân Dothái đều reo vui vì với sinh nhật của Gioan, lời Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Độ đã bắt đầu được thực hiện.
- Và sau cùng là niềm vui cho toàn thể nhân loại. Ngày Gioan sinh hạ là ngày mà toàn thể nhân loại vui mừng hân hoan vì sắp được đón mừng kỷ nguyên hồng ân cứu độ, kỷ nguyên mà con người được giải thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi, sự chết, và được đưa vào sự sống trường sinh bất diệt.
Vậy tâm tình sống của chúng ta trong ngày lễ sinh nhật của thánh Gioan hôm nay là gì? Không phải là chỉ hát lên khúc hát “Happy Birthday to You” để mừng ngài là xong. Nhưng là sống ba tâm tình sau đây :
Thứ nhất là tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì Ngài đã ban cho nhân loại vị tiền hô cao trọng dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Chúng ta cũng tạ ơn Chúa vì ngày chúng ta được sinh vào đời, ngày chúng ta đón nhận hồng ân làm người. Tạ ơn Chúa hơn nữa vì ngày chúng ta được sinh lại trong bí tích Thánh tẩy, ngày chúng ta đón nhận hồng ân làm con cái Thiên Chúa.
Thứ hai là tâm tình tri ân cuộc đời. Tri ân bằng việc nỗ lực đem lại niềm vui cho anh chị em mình, bởi chưng Kitô hữu cũng là người của niềm vui, niềm vui có Chúa ở cùng, niềm vui vì đã được Ngài cứu độ.
Thứ ba là tâm tình tạ lỗi cho người. Bởi lẽ ngày nay rất nhiều con trẻ chào đời không phải là niềm vui của cha mẹ và người thân, mà là nỗi buồn, nỗi đau, thậm chí là của nợ, nên nhiều em bị giết hại khi còn trong bào thai, hoặc bị bỏ rơi ngay khi vừa mới lọt lòng mẹ. Vì sao vậy? Thưa vì chúng không phải là hoa trái của tình yêu giữa cha mẹ chúng, không phải là hoa trái của đời sống cầu nguyện, đời sống đạo hạnh, cũng chẳng phải là qùa tặng của tình yêu Thiên Chúa. Chính vì vậy tạ lỗi là tạ lỗi cho những cha mẹ thiếu trách nhiệm hoặc nhẫn tâm, ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình mà vứt bỏ chính giọt của mình (xem file đính kèm: “Buồn thảm lễ an táng 91 hài nhi giữa Thủ đô”).
Ước gì mỗi người chúng ta luôn ý thức và nỗ lực sống trọn vẹn những tâm tình trên đây mỗi khi mừng lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tiền Hô.
- Trước hết là niềm vui cho gia đình ông bà Dacaria. Đối với ông bà Dacaria thì đây là một “niềm vui kép”. Vui vì có một người con trong lúc cả hai ông bà đã già nua tuổi tác. Còn niềm vui nào hơn khi một cụ bà son sẻ mắt đã mờ, tóc đã bạc, răng đã long mà vẫn chưa có lấy một mụn con, nay được Thiên Chúa dủ tình cho sinh hạ một người con trai khôi ngô tuấn tú như thiên thần. Niềm vui được nhân lên cho gia đình Dacaria khi ông có thể nói lại được sau “9 tháng 8 ngày” khổ sở vì bị câm (Lc 1,59-65). Miệng lưỡi ông bị “trói buộc” ròng rã trong suốt một thời gian dài, nay được “cởi trói” lẽ nào lại không vui không mừng.
- Thứ đến là niềm vui cho bà con láng giềng. Không vui sao được khi người chị em của mình là Elisabeth được Thiên Chúa cất khỏi sự tủi nhục của người đàn bà son sẻ. Ngày nay y học có thể can thiệp để giúp cho những người hiếm muộn có con bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm, hoặc bằng những thủ thuật y khoa khác... Còn ngày xưa thì chỉ có bàn tay can thiệp của Thiên Chúa mà thôi. Do đó việc hài nhi Gioan chào đời từ cung lòng của một người mẹ son sẻ đậm đặc là dấu chứng cả dòng tộc của họ có bàn tay Thiên Chúa ở cùng: “Nhiều người cũng được hỷ hoan ngày con trẻ chào đời” (Lc 1,14). Bà con láng giềng không vui mừng, không hân hoan sao được!
- Sau nữa là niềm vui cho cả dân tộc Israel. Vui vì sinh nhật của Gioan báo trước sinh nhật của Đấng Cứu Thế, sinh nhật mà muôn dân nước đang ngóng trông đợi chờ. Vui vì cả dân tộc Israel được Thiên Chúa yêu thương cách đặc biệt. Nói cách khác mọi con dân Dothái đều reo vui vì với sinh nhật của Gioan, lời Thiên Chúa hứa ban Đấng Cứu Độ đã bắt đầu được thực hiện.
- Và sau cùng là niềm vui cho toàn thể nhân loại. Ngày Gioan sinh hạ là ngày mà toàn thể nhân loại vui mừng hân hoan vì sắp được đón mừng kỷ nguyên hồng ân cứu độ, kỷ nguyên mà con người được giải thoát khỏi ách nô lệ của tội lỗi, sự chết, và được đưa vào sự sống trường sinh bất diệt.
Vậy tâm tình sống của chúng ta trong ngày lễ sinh nhật của thánh Gioan hôm nay là gì? Không phải là chỉ hát lên khúc hát “Happy Birthday to You” để mừng ngài là xong. Nhưng là sống ba tâm tình sau đây :
Thứ nhất là tâm tình tạ ơn Thiên Chúa. Tạ ơn vì Ngài đã ban cho nhân loại vị tiền hô cao trọng dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến. Chúng ta cũng tạ ơn Chúa vì ngày chúng ta được sinh vào đời, ngày chúng ta đón nhận hồng ân làm người. Tạ ơn Chúa hơn nữa vì ngày chúng ta được sinh lại trong bí tích Thánh tẩy, ngày chúng ta đón nhận hồng ân làm con cái Thiên Chúa.
Thứ hai là tâm tình tri ân cuộc đời. Tri ân bằng việc nỗ lực đem lại niềm vui cho anh chị em mình, bởi chưng Kitô hữu cũng là người của niềm vui, niềm vui có Chúa ở cùng, niềm vui vì đã được Ngài cứu độ.
Thứ ba là tâm tình tạ lỗi cho người. Bởi lẽ ngày nay rất nhiều con trẻ chào đời không phải là niềm vui của cha mẹ và người thân, mà là nỗi buồn, nỗi đau, thậm chí là của nợ, nên nhiều em bị giết hại khi còn trong bào thai, hoặc bị bỏ rơi ngay khi vừa mới lọt lòng mẹ. Vì sao vậy? Thưa vì chúng không phải là hoa trái của tình yêu giữa cha mẹ chúng, không phải là hoa trái của đời sống cầu nguyện, đời sống đạo hạnh, cũng chẳng phải là qùa tặng của tình yêu Thiên Chúa. Chính vì vậy tạ lỗi là tạ lỗi cho những cha mẹ thiếu trách nhiệm hoặc nhẫn tâm, ích kỷ, chỉ biết nghĩ đến mình mà vứt bỏ chính giọt của mình (xem file đính kèm: “Buồn thảm lễ an táng 91 hài nhi giữa Thủ đô”).
Ước gì mỗi người chúng ta luôn ý thức và nỗ lực sống trọn vẹn những tâm tình trên đây mỗi khi mừng lễ Sinh Nhật Thánh Gioan Tiền Hô.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha Benedict: Đời sống con người phải luôn luôn được bảo vệ
Bùi Hữu Thư
04:59 22/06/2012
Đức Thánh Cha nói với các đại biểu của các Giáo Hội Đông Phương
VATICAN, ngày 21, tháng 6, 2012 (Zenit.org).- Hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến các thành viên của Uỷ Ban các Cơ Quan Cứu Trợ của các Giáo Hội Đông Phương (Committee of Aid Agencies for Eastern Churches: ROACO). Ủy ban này kết hợp các cơ quan tài trợ từ khắp nơi trên thế giới để phụ giúp trong các lãnh vực khác nhau của đời sống như các đền thờ, học bổng, và cơ sở chăm sóc xã hội và y tế.
Đức Thánh Cha cám ơn và khích lệ những đại diện của các Giáo Hội Đông Phương tại Âu Châu và Mỹ Châu về sự yểm trợ của họ cho Giáo Hội phương Đông. Sau đó ngài giải thích ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đối với các giáo hội Đông Phương. Ngài nói: "Đông Phương, đất tổ của các truyền thống Kitô giáo xưa cổ, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi tình trạng này, khiến cho gây ra những sự bất an và bất ổn định, và cũng có hậu quả đối với Giáo Hội và các lãnh vực đại kết và liên tôn."
Đức Thánh Cha giải thích là các yếu tố như vậy sẽ khai mở trở lại các vết thương "gây nên hậu quả tai hại đến việc đối thoại và chung sống hòa bình giữa các dân tộc. Ngài lưu ý: "Có nguy cơ về sự suy yếu trong việc tôn trọng nhân quyền, nhất là về vấn đề tự do tôn giáo."
Nói với các đại diện của các Giáo Hội Trung Đông, Đức Thánh Cha tái khẳng định lòng cảm thông của ngài đối với những người nam, nữ và trẻ em vô tội đang chịu đau khổ vì những tranh chấp hiện nay tại Syria. Ngài nói: "Xin cho những kinh nguyện, những cam kết và tình huynh đệ năng động của chúng ta trong Chúa Kitô, trở nên như dầu thơm xoa dịu, giúp họ không quên theo dõi ánh sáng hy vọng trong lúc tối tăm này, và được Chúa ban cho họ có sự khôn ngoan của tâm hồn trong mọi chức vụ có trách nhiệm, để cho những đổ máu và bạo tàn đang chỉ gây nên đau khổ và chết chóc, có thể chấm dứt và nhường chỗ cho sự hòa giải, hòa điệu và hòa bình."
Đức Thánh Cha nhắc lại lập trường của Tòa Thánh về một sự can thiệp sâu rộng hơn tại Syria để đối phó với cuộc chiến tại đây. Ngài nói: "Tất cả mọi nỗ lực phải được thực hiện, kể cả bởi cộng đồng quốc tế để đưa Syria ra khỏi tình trạng bạo tàn và khủng hoảng hiện nay, đã kéo dài quá lâu và có nguy cơ là trở thành một cuộc chiến lan rộng hơn, và sẽ có những hậu quả xấu đối với quốc gia này và toàn miền. Vì nhu cầu cấp bách của người dân tại đây, tôi cũng khẩn cấp và chân thành kêu gọi việc bảo đảm cho những yểm trợ nhân bản cần thiết, và được nới rộng cho nhiều người đã bị bó buộc phải rời bỏ nhà cửa, và một số phải trở nên những người di cư tại các quốc gia kế cận."
Đức Thánh Cha nói: "Quà tặng quý giá của đời sống con người phải được bảo vệ."
Đức Thánh Cha Benedict kết luận bài diễn từ bằng việc mời gọi những người hiện diện hãy trông vào Năm Đức Tin sắp tới như một trợ giúp cho các giáo hội Đông Phương có thể tiếp tục là sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa trong vùng. Ngài cũng xin Đức Mẹ bảo vệ cho ngài trong chuyến đi Lebanon để bế mạc Phiên Họp Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông. Ngài nói: "Tôi trông đợi được ôm ấp Giáo Hội và quốc gia Liban trong vòng tay phụ tử và huynh đệ của tôi."
VATICAN, ngày 21, tháng 6, 2012 (Zenit.org).- Hôm nay Đức Thánh Cha Benedict XVI tiếp kiến các thành viên của Uỷ Ban các Cơ Quan Cứu Trợ của các Giáo Hội Đông Phương (Committee of Aid Agencies for Eastern Churches: ROACO). Ủy ban này kết hợp các cơ quan tài trợ từ khắp nơi trên thế giới để phụ giúp trong các lãnh vực khác nhau của đời sống như các đền thờ, học bổng, và cơ sở chăm sóc xã hội và y tế.
Đức Thánh Cha cám ơn và khích lệ những đại diện của các Giáo Hội Đông Phương tại Âu Châu và Mỹ Châu về sự yểm trợ của họ cho Giáo Hội phương Đông. Sau đó ngài giải thích ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay đối với các giáo hội Đông Phương. Ngài nói: "Đông Phương, đất tổ của các truyền thống Kitô giáo xưa cổ, đặc biệt bị ảnh hưởng bởi tình trạng này, khiến cho gây ra những sự bất an và bất ổn định, và cũng có hậu quả đối với Giáo Hội và các lãnh vực đại kết và liên tôn."
Đức Thánh Cha giải thích là các yếu tố như vậy sẽ khai mở trở lại các vết thương "gây nên hậu quả tai hại đến việc đối thoại và chung sống hòa bình giữa các dân tộc. Ngài lưu ý: "Có nguy cơ về sự suy yếu trong việc tôn trọng nhân quyền, nhất là về vấn đề tự do tôn giáo."
Nói với các đại diện của các Giáo Hội Trung Đông, Đức Thánh Cha tái khẳng định lòng cảm thông của ngài đối với những người nam, nữ và trẻ em vô tội đang chịu đau khổ vì những tranh chấp hiện nay tại Syria. Ngài nói: "Xin cho những kinh nguyện, những cam kết và tình huynh đệ năng động của chúng ta trong Chúa Kitô, trở nên như dầu thơm xoa dịu, giúp họ không quên theo dõi ánh sáng hy vọng trong lúc tối tăm này, và được Chúa ban cho họ có sự khôn ngoan của tâm hồn trong mọi chức vụ có trách nhiệm, để cho những đổ máu và bạo tàn đang chỉ gây nên đau khổ và chết chóc, có thể chấm dứt và nhường chỗ cho sự hòa giải, hòa điệu và hòa bình."
Đức Thánh Cha nhắc lại lập trường của Tòa Thánh về một sự can thiệp sâu rộng hơn tại Syria để đối phó với cuộc chiến tại đây. Ngài nói: "Tất cả mọi nỗ lực phải được thực hiện, kể cả bởi cộng đồng quốc tế để đưa Syria ra khỏi tình trạng bạo tàn và khủng hoảng hiện nay, đã kéo dài quá lâu và có nguy cơ là trở thành một cuộc chiến lan rộng hơn, và sẽ có những hậu quả xấu đối với quốc gia này và toàn miền. Vì nhu cầu cấp bách của người dân tại đây, tôi cũng khẩn cấp và chân thành kêu gọi việc bảo đảm cho những yểm trợ nhân bản cần thiết, và được nới rộng cho nhiều người đã bị bó buộc phải rời bỏ nhà cửa, và một số phải trở nên những người di cư tại các quốc gia kế cận."
Đức Thánh Cha nói: "Quà tặng quý giá của đời sống con người phải được bảo vệ."
Đức Thánh Cha Benedict kết luận bài diễn từ bằng việc mời gọi những người hiện diện hãy trông vào Năm Đức Tin sắp tới như một trợ giúp cho các giáo hội Đông Phương có thể tiếp tục là sự hiện diện của tình yêu Thiên Chúa trong vùng. Ngài cũng xin Đức Mẹ bảo vệ cho ngài trong chuyến đi Lebanon để bế mạc Phiên Họp Đặc Biệt của Thượng Hội Đồng Giám Mục Trung Đông. Ngài nói: "Tôi trông đợi được ôm ấp Giáo Hội và quốc gia Liban trong vòng tay phụ tử và huynh đệ của tôi."
Có thể gọi Chân phước là Thánh nhân không, trước khi được chính thức phong thánh?
Nguyễn Trọng Đa
09:03 22/06/2012
Có thể gọi Chân phước là Thánh nhân không, trước khi được chính thức phong thánh?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Liên quan đến câu hỏi về lịch phụng vụ (xem ngày 5-6), có người từ Philippines hỏi về việc phong thánh sắp tới:
Hỏi: "Tại Philippines, chúng tôi rất phấn khởi cho việc phong thánh sắp tới của Chân Phước Pedro Calungsod, người có phép lạ đã được công nhận ngày 19-12-2011. Hiện nay nhiều người đã mua Lịch các Thánh và nhận thấy tác giả / nhà sản xuất lịch năm 2012 đã đưa “Thánh Pedro Calungsod” vào lịch này. Việc này đúng không? Chúng ta có thể gọi Chân phước Pedro là một Thánh nhân không, ngay cả khi chưa chính thức phong thánh? Trong Lịch các Thánh có tên các Chân phước, Tôi Tớ của Chúa không?. Chúng tôi cũng nhận thấy rằng lịch này không có imprimatur (được phép in) và nihil obstat (không gì trở ngại)".
Đáp: Bởi vì lễ phong thánh cho Chân Phước Pedro được dự kiến vào ngày 21-10-2012, ngày Chủ Nhật Truyền Giáo, và trong bối cảnh của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa, lịch phụng vụ đã phạm một lỗi trong việc đi trước lễ phong thánh.
Không ai có thể chính thức được gọi tên hoặc tôn kính như một vị thánh cho đến khi ĐTC long trọng tuyên bố vị ấy là Thánh. Việc ấn định ngày phong thánh không thể làm điều gì khác với qui định này. Một trường hợp tương tự là một người nam không trở thành linh mục hoặc một đôi lứa không trở thành vợ chồng, chỉ vì ngày đã được ấn định cho việc truyền chức hoặc lễ cưới.
Hơn nữa, vì ngày lễ kính Chân Phước Pedro rơi vào ngày 2-4, nên Ngài không được mừng lễ như một vị thánh cho đến năm 2013.
Các giám mục Philippines cũng có thể xin phép, trong bối cảnh của lễ phong thánh, thay đổi ngày mừng lễ. Cũng như trong trường hợp của Chân Phước Gioan Phaolô II, người đã đi vào vinh quang ngày 2-4, nhưng ngày này là bất tiện cho việc mừng kính vị thánh, vì thường nó rơi vào khoảng Tuần Thánh.
Những vị đã được phong Chân phước có thể được đưa vào trong lịch phụng vụ địa phương hoặc quốc gia. Các vị này không được đưa vào trong lịch phụng vụ phổ quát, nhưng được đưa vào Danh bộ các thánh tử đạo Rôma. (Zenit.org 19-6-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô, giáo sư Phụng vụ tại Đại học Regina Apostolorum (Nữ vương các thánh Tông đồ), Rôma.
Liên quan đến câu hỏi về lịch phụng vụ (xem ngày 5-6), có người từ Philippines hỏi về việc phong thánh sắp tới:
Đáp: Bởi vì lễ phong thánh cho Chân Phước Pedro được dự kiến vào ngày 21-10-2012, ngày Chủ Nhật Truyền Giáo, và trong bối cảnh của Thượng Hội Đồng Giám Mục về Tân Phúc Âm Hóa, lịch phụng vụ đã phạm một lỗi trong việc đi trước lễ phong thánh.
Không ai có thể chính thức được gọi tên hoặc tôn kính như một vị thánh cho đến khi ĐTC long trọng tuyên bố vị ấy là Thánh. Việc ấn định ngày phong thánh không thể làm điều gì khác với qui định này. Một trường hợp tương tự là một người nam không trở thành linh mục hoặc một đôi lứa không trở thành vợ chồng, chỉ vì ngày đã được ấn định cho việc truyền chức hoặc lễ cưới.
Hơn nữa, vì ngày lễ kính Chân Phước Pedro rơi vào ngày 2-4, nên Ngài không được mừng lễ như một vị thánh cho đến năm 2013.
Các giám mục Philippines cũng có thể xin phép, trong bối cảnh của lễ phong thánh, thay đổi ngày mừng lễ. Cũng như trong trường hợp của Chân Phước Gioan Phaolô II, người đã đi vào vinh quang ngày 2-4, nhưng ngày này là bất tiện cho việc mừng kính vị thánh, vì thường nó rơi vào khoảng Tuần Thánh.
Những vị đã được phong Chân phước có thể được đưa vào trong lịch phụng vụ địa phương hoặc quốc gia. Các vị này không được đưa vào trong lịch phụng vụ phổ quát, nhưng được đưa vào Danh bộ các thánh tử đạo Rôma. (Zenit.org 19-6-2012)
Nguyễn Trọng Đa
Kế hoạch Năm Đức Tin
Trầm Thiên Thu
09:05 22/06/2012
Tại hội nghị báo chí Vatican ngày 21-6-2012, TGM Rino Fisichella đã phác họa kế hoạch cho Năm Đức Tin, bắt đầu từ 11-10-2012.
TGM Rino Fisichella TGM Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tân truyền giáo, nói: “Chúng ta phải vượt qua sự nghèo tâm linh đang ảnh hưởng quá nhiều người đương thời, họ không nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống, đó là khoảng trống cần được lấp đầy”. Ngài nói rằng Năm Đức Tin kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II, và 20 năm xuất bản sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo. Ngài cũng nói thêm rằng sự kiện này mang ý nghĩa rộng hơn được mô tả bằng “sự khủng hoảng khái quát hóa” cũng chạm đến đức tin.
TGM Fisichella nói đến một số sự kiện đặc biệt được hoạch định cho Năm Đức Tin, bắt đầu bằng việc cử hành Thánh Thể long trọng để khai mạc vào ngày 11-10-2012. Hội đồng Giám mục sẽ họp tại Rôma vào tháng 10 để thảo luận về việc tân Phúc âm hóa, và xem xét việc phong thánh 7 vị mới, có cả 2 Chân phước Kateri Tekakwitha và Maria Anna Cope.
Tháng 5-2013, vào Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thành viên các phong trào Công giáo sẽ quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ngày 2-6, lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, dự định kêu gọi chầu Thánh Thể tại các nơi trên thế giới. Ngày 7-7, các chủng sinh và các tập sinh sẽ đến Quảng trường Thánh Phêrô, kể cả đoàn hành hương. Năm Đức Tin sẽ kết thúc bằng nghi thức phụng vụ vào ngày 24-11-2013.
TGM Fisichella đã giới thiệu một website về Năm Đức Tin, website này cung cấp thông tin bằng vài ngôn ngữ và có thể truy cập bằng nhiều phương tiện điện tử. Các nhà tổ chức cũng tiết lộ logo của Năm Đức Tin, có hình con tàu làm biểu tượng Giáo hội, với một cột buồm hình Thánh giá, và cánh buồm tạo thành chữ “JHS” (Jesus Hominum Salvator, Chúa Giêsu là Đấng Cứu độ loài người).
TGM Rino Fisichella TGM Rino Fisichella, chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Tân truyền giáo, nói: “Chúng ta phải vượt qua sự nghèo tâm linh đang ảnh hưởng quá nhiều người đương thời, họ không nhận biết sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống, đó là khoảng trống cần được lấp đầy”. Ngài nói rằng Năm Đức Tin kỷ niệm 50 năm khai mạc Công đồng Vatican II, và 20 năm xuất bản sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo. Ngài cũng nói thêm rằng sự kiện này mang ý nghĩa rộng hơn được mô tả bằng “sự khủng hoảng khái quát hóa” cũng chạm đến đức tin.
TGM Fisichella nói đến một số sự kiện đặc biệt được hoạch định cho Năm Đức Tin, bắt đầu bằng việc cử hành Thánh Thể long trọng để khai mạc vào ngày 11-10-2012. Hội đồng Giám mục sẽ họp tại Rôma vào tháng 10 để thảo luận về việc tân Phúc âm hóa, và xem xét việc phong thánh 7 vị mới, có cả 2 Chân phước Kateri Tekakwitha và Maria Anna Cope.
Tháng 5-2013, vào Chúa nhật lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, các thành viên các phong trào Công giáo sẽ quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô. Ngày 2-6, lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, dự định kêu gọi chầu Thánh Thể tại các nơi trên thế giới. Ngày 7-7, các chủng sinh và các tập sinh sẽ đến Quảng trường Thánh Phêrô, kể cả đoàn hành hương. Năm Đức Tin sẽ kết thúc bằng nghi thức phụng vụ vào ngày 24-11-2013.
TGM Fisichella đã giới thiệu một website về Năm Đức Tin, website này cung cấp thông tin bằng vài ngôn ngữ và có thể truy cập bằng nhiều phương tiện điện tử. Các nhà tổ chức cũng tiết lộ logo của Năm Đức Tin, có hình con tàu làm biểu tượng Giáo hội, với một cột buồm hình Thánh giá, và cánh buồm tạo thành chữ “JHS” (Jesus Hominum Salvator, Chúa Giêsu là Đấng Cứu độ loài người).
ĐTC khuyến dụ kiên tâm phục vụ các Giáo Hội Đông Phương và lên tiếng cho Syria
Lm. Giuse Vũ Tiến Tặng
11:02 22/06/2012
ROME, (Zenit.org) – « Kiên định » : đólà từ được Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI dùng để ngỏ với các tham dự viên tại hội nghị của Sự Kết Hợp các Công Trình Trợ Giúp cho Giáo Hội Đông Phương, viết tắt là Roaco. Trước mặt họ, ngài đã đưa ralời kêu gọi « cấp thiết và đau thương » dành cho Syria.
Hội nghị lần thứ 85 của Roaco đã được bắt đầu từ ngày19 tháng Sáu. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tiếp các thành viên trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ thứ, ngày 21 tháng Sáu 2012 tại Vatican.
Tham gia hội nghị có Đức Hồng Y Leonardo Sandri, TổngTrưởng Tòa Thánh về Giáo Hội Đông Phương, Đức Cha Antonio Franco, Khâm Sứ TòaThánh tại Đất Thánh, Cha Pizzaballa, Bề Trên Phụ Tỉnh Phan Sinh tại Đất Thánh, Đức Hồng Y George Alencherry, Tổng Giám Mục Giáo Hội Syria- Malabar tại Ấn Độ,Đức cha Sviatoslav Shevchuk, Tổng Giám Mục Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp tạiUcraina, Đức Cha Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria và Đức Cha AntoineAudo, Chủ Tịch Caritas của Giáo Hội tại Syria.
Đức Thánh Cha vui mừng vì sự hiện diện đông đảo củacác đại diện trên toàn thế giới, điều này gợi lên « chiều kích hoànvũ » vốn tạo nên tính đặc thù của Giáo Hội, và là một trong những điểmchính yếu về « màu nhiệm Giáo Hội ».
Đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, những Công Trình Trợ Giúp Giáo Hội Đông Phương là một « chứng từ quan phòng » về căntính của Giáo Hội : chúng là những dấu chỉ đầy thuyết phục, ngài nói, của« bác ái phát xuất từ Trái Tim Chúa Giêsu », nhờ đó, Giáo Hội đượcgiới thiệu cho thế giới trong « sứ vụ và căn tính đích thực của mình », có nghĩa là « phục vụ Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu ».
Bền tâm trong phục vụ
Đức Thánh Cha tái khẳng định sự khích lệ của mình vềsự kiên tâm trong phục vụ dành cho Giáo Hội Đông Phương, như ngài đã làm trongnăm 2007 khi đi thăm Bộ này : « Tôi muốn nhắc lại với đầy sức mạnh sựkhuyến dụ này cũng để nhấn mạnh đến những sự khẩn thiết mang tính cấp bách trong thời điểm hiện tại ».
Trong thực tế, ngài nhận thấy, « tình hình kinh tế và xã hội hiện nay » nảy sinh « sự mất an toàn và bấp bênh » liên quanđến « cách thức đặc biệt » đối với Đông Phương, vốn được mệnh danh là« quê hương mẹ của các truyền thống xa xưa của Kitô giáo ».
Trên những mảnh đất Đông Phương ấy, cả « lãnh vựcđại kết và liên tôn » cũng được đả động, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, do cácnhân tố ấp ủ những vết thương tổn của dịch bệnh địa phương trong lịch sử »và càng mang lại sự mỏng dòn « đối với việc đối thoại, hòa bình và sống chung giữa các dân tộc, cũng như sự tôn trọng đích thực nhân quyền ».
Giữa những thứ quyền đó, Đức Thánh Cha đặt trọng tâmđến quyền tự do « tôn giáo, cá nhân và cộng đồng », mà cần được bảođảm « trong các tuyên ngôn công chúng, không chỉ dừng lại nơi các thuậtngữ văn hóa, mà còn phải đi vào mục vụ,giáo dục, nhân đạo và xã hội ».
Lên tiếng cho Syria
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đã tái khẳng định « sựgần gũi của mình đối với những đau khổ lớn lao của người dân tại Syria, đồngthời mong ước họ không bị đánh mất ánh sáng của niềm hy vọng trong những thời điểm tăm tối ».
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi « cấp thiết và đau thương » ngõ hầu « sự trợ giúp nhân đạo cần thiết » đến với người dân tại đây, đồng thời nhắc lại rằng « giá trị của sự sống nhân loại là rất quý giá và luôn luôn cần được bảo vệ ».
Ngài cũng đề nghị cầu nguyện cho các nhà chức trách để họ có được sự « khôn ngoan của con tim », ngõ hầu « ngừng sự đổ máuvà bạo lực », tiến tới đạt được các biện pháp hòa giải, hiệp ước và hòabình ».
Để được như vậy, ngài nhấn mạnh, « cần phải tích lũy mọi nỗ lực » : tình hình « kéo dài từ lâu nay », vànguy cơ nổ ra cuộc xung đột lan rộng sẽ là những hậu quả cực kỳ tiêu cực đốivới đất nước và khu vực ».
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng gửi gắm nơi sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria chuyến tông du tới đây của ngài tại Liban vào tháng Chín 2012, đồng thời dành tình cảm phụ tử và huynh đệ của mình cho Giáo Hội và đất nước Lyban.
Hội nghị lần thứ 85 của Roaco đã được bắt đầu từ ngày19 tháng Sáu. Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã tiếp các thành viên trong buổi tiếp kiến chung hôm thứ thứ, ngày 21 tháng Sáu 2012 tại Vatican.
Tham gia hội nghị có Đức Hồng Y Leonardo Sandri, TổngTrưởng Tòa Thánh về Giáo Hội Đông Phương, Đức Cha Antonio Franco, Khâm Sứ TòaThánh tại Đất Thánh, Cha Pizzaballa, Bề Trên Phụ Tỉnh Phan Sinh tại Đất Thánh, Đức Hồng Y George Alencherry, Tổng Giám Mục Giáo Hội Syria- Malabar tại Ấn Độ,Đức cha Sviatoslav Shevchuk, Tổng Giám Mục Giáo Hội Công Giáo Hy Lạp tạiUcraina, Đức Cha Mario Zenari, Sứ Thần Tòa Thánh tại Syria và Đức Cha AntoineAudo, Chủ Tịch Caritas của Giáo Hội tại Syria.
Đức Thánh Cha vui mừng vì sự hiện diện đông đảo củacác đại diện trên toàn thế giới, điều này gợi lên « chiều kích hoànvũ » vốn tạo nên tính đặc thù của Giáo Hội, và là một trong những điểmchính yếu về « màu nhiệm Giáo Hội ».
Đối với Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI, những Công Trình Trợ Giúp Giáo Hội Đông Phương là một « chứng từ quan phòng » về căntính của Giáo Hội : chúng là những dấu chỉ đầy thuyết phục, ngài nói, của« bác ái phát xuất từ Trái Tim Chúa Giêsu », nhờ đó, Giáo Hội đượcgiới thiệu cho thế giới trong « sứ vụ và căn tính đích thực của mình », có nghĩa là « phục vụ Thiên Chúa, Đấng là Tình Yêu ».
Bền tâm trong phục vụ
Đức Thánh Cha tái khẳng định sự khích lệ của mình vềsự kiên tâm trong phục vụ dành cho Giáo Hội Đông Phương, như ngài đã làm trongnăm 2007 khi đi thăm Bộ này : « Tôi muốn nhắc lại với đầy sức mạnh sựkhuyến dụ này cũng để nhấn mạnh đến những sự khẩn thiết mang tính cấp bách trong thời điểm hiện tại ».
Trong thực tế, ngài nhận thấy, « tình hình kinh tế và xã hội hiện nay » nảy sinh « sự mất an toàn và bấp bênh » liên quanđến « cách thức đặc biệt » đối với Đông Phương, vốn được mệnh danh là« quê hương mẹ của các truyền thống xa xưa của Kitô giáo ».
Trên những mảnh đất Đông Phương ấy, cả « lãnh vựcđại kết và liên tôn » cũng được đả động, Đức Thánh Cha nhấn mạnh, do cácnhân tố ấp ủ những vết thương tổn của dịch bệnh địa phương trong lịch sử »và càng mang lại sự mỏng dòn « đối với việc đối thoại, hòa bình và sống chung giữa các dân tộc, cũng như sự tôn trọng đích thực nhân quyền ».
Giữa những thứ quyền đó, Đức Thánh Cha đặt trọng tâmđến quyền tự do « tôn giáo, cá nhân và cộng đồng », mà cần được bảođảm « trong các tuyên ngôn công chúng, không chỉ dừng lại nơi các thuậtngữ văn hóa, mà còn phải đi vào mục vụ,giáo dục, nhân đạo và xã hội ».
Lên tiếng cho Syria
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI cũng đã tái khẳng định « sựgần gũi của mình đối với những đau khổ lớn lao của người dân tại Syria, đồngthời mong ước họ không bị đánh mất ánh sáng của niềm hy vọng trong những thời điểm tăm tối ».
Đức Giáo Hoàng đã đưa ra lời kêu gọi « cấp thiết và đau thương » ngõ hầu « sự trợ giúp nhân đạo cần thiết » đến với người dân tại đây, đồng thời nhắc lại rằng « giá trị của sự sống nhân loại là rất quý giá và luôn luôn cần được bảo vệ ».
Ngài cũng đề nghị cầu nguyện cho các nhà chức trách để họ có được sự « khôn ngoan của con tim », ngõ hầu « ngừng sự đổ máuvà bạo lực », tiến tới đạt được các biện pháp hòa giải, hiệp ước và hòabình ».
Để được như vậy, ngài nhấn mạnh, « cần phải tích lũy mọi nỗ lực » : tình hình « kéo dài từ lâu nay », vànguy cơ nổ ra cuộc xung đột lan rộng sẽ là những hậu quả cực kỳ tiêu cực đốivới đất nước và khu vực ».
Cuối cùng, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI cũng gửi gắm nơi sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria chuyến tông du tới đây của ngài tại Liban vào tháng Chín 2012, đồng thời dành tình cảm phụ tử và huynh đệ của mình cho Giáo Hội và đất nước Lyban.
Đức Hồng Y Quốc vụ khanh Tòa Thánh kêu gọi giúp các bà mẹ và con bị Sida
Lm. Trần Đức Anh OP
13:58 22/06/2012
ROMA. ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, kêu gọi cộng đồng quốc tế đặc biệt trợ giúp các bà mẹ và các trẻ em bị bệnh Sida.
ĐHY Bertone đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu sáng 22-6-2012, tại Hội nghị quốc tế kỳ 8 về bệnh Sida nhóm tại Viện Thánh Gallicano, thuộc khu Trastevera ở Roma với sự tham dự của Phu nhân tổng thống nước Guinea và 20 vị bộ trưởng y tế các nước Phi châu, cũng như ông Andrea Riccardi, Bộ trưởng cộng tác quốc tế thuộc chính phủ Italia, cùng với nhiều giới chức chính quyền về y khoa cũng như của Tổ chức OMS (Sức khỏe thế giới). Hội nghị này diễn ra trong khuôn khổ chương trình gọi là DREAM do Cộng đồng thánh Egidio phát động và lần này có chủ đề là ”Hoan hô các bà mẹ! Hoan hô các trẻ em! Giảm bớt sự tử vong của các bà mẹ và làm giúp các trẻ em lớn lên mà không bị Sida”.
Trong bài phát biểu, ĐHY Quốc vụ khanh xác quyết sự dấn thân mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo trong việc phòng chống Sida: hiện nay 30% các trung tâm săn sóc người bị HIV-Sida trên thế giới do các tín hữu Công Giáo đảm trách. Đặc biệt tại Phi châu, hoạt động trợ giúp y tế của Giáo Hội Công Giáo thường cung cấp sự hỗ trợ cơ bản cho những người bị Sida sống ngoài khu vực thành thị và tại miền quê.
ĐHY cũng cám ơn Cộng đồng thánh Egidio với chương trình Dream gồm 33 trung tâm tại 10 nước Phi châu, tạo nên một kiểu mẫu hữu hiệu về kết quả, và nói lên sự dấn thân của Kitô hữu, với khả năng tháp tùng những người đau khổ, coi mỗi bệnh nhân như nhân vị, không bao giờ thu hẹp cá nhân vào bệnh tật.
ĐHY Bertone long trọng nói rằng: ”Trước sự hiện diện của bao nhiêu vị bộ trưởng và các vị đặc trách về sức khỏe, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia và các ân nhân: chúng ta hãy mau lẹ cung cấp cho các bệnh nhân Sida một sự săn sóc miễn phí và hữu hiệu! Ước gì mọi bệnh nhân được săn sóc chữa trị! Chúng ta hãy thi hành điều đó, bắt đầu từ các bà mẹ và các trẻ em. Tại nơi đây, nhân danh ĐTC, tôi lên tiếng thay cho bao nhiêu người đau khổ, bao nhiêu bệnh nhân không có tiếng nói. Chúng ta đừng mất thời giờ và hãy đầu tư mọi năng lực cần thiết cho công trình này!”.
ĐHY Quốc vụ khanh nói thêm rằng: Tại Phi châu cũng như Âu Châu chúng ta có nghĩa vụ đi tới mỗi phụ nữ bị HIV trong lúc thai nghén, cung cấp thuốc chữa trị cho họ, để họ sinh con không bị nhiễm Sida và để
người con được lớn lên với sự tháp tùng của người mẹ.” (SD 22-6-2012)
ĐHY Bertone đưa ra lời kêu gọi trên đây trong bài phát biểu sáng 22-6-2012, tại Hội nghị quốc tế kỳ 8 về bệnh Sida nhóm tại Viện Thánh Gallicano, thuộc khu Trastevera ở Roma với sự tham dự của Phu nhân tổng thống nước Guinea và 20 vị bộ trưởng y tế các nước Phi châu, cũng như ông Andrea Riccardi, Bộ trưởng cộng tác quốc tế thuộc chính phủ Italia, cùng với nhiều giới chức chính quyền về y khoa cũng như của Tổ chức OMS (Sức khỏe thế giới). Hội nghị này diễn ra trong khuôn khổ chương trình gọi là DREAM do Cộng đồng thánh Egidio phát động và lần này có chủ đề là ”Hoan hô các bà mẹ! Hoan hô các trẻ em! Giảm bớt sự tử vong của các bà mẹ và làm giúp các trẻ em lớn lên mà không bị Sida”.
Trong bài phát biểu, ĐHY Quốc vụ khanh xác quyết sự dấn thân mạnh mẽ của Giáo Hội Công Giáo trong việc phòng chống Sida: hiện nay 30% các trung tâm săn sóc người bị HIV-Sida trên thế giới do các tín hữu Công Giáo đảm trách. Đặc biệt tại Phi châu, hoạt động trợ giúp y tế của Giáo Hội Công Giáo thường cung cấp sự hỗ trợ cơ bản cho những người bị Sida sống ngoài khu vực thành thị và tại miền quê.
ĐHY cũng cám ơn Cộng đồng thánh Egidio với chương trình Dream gồm 33 trung tâm tại 10 nước Phi châu, tạo nên một kiểu mẫu hữu hiệu về kết quả, và nói lên sự dấn thân của Kitô hữu, với khả năng tháp tùng những người đau khổ, coi mỗi bệnh nhân như nhân vị, không bao giờ thu hẹp cá nhân vào bệnh tật.
ĐHY Bertone long trọng nói rằng: ”Trước sự hiện diện của bao nhiêu vị bộ trưởng và các vị đặc trách về sức khỏe, tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, các quốc gia và các ân nhân: chúng ta hãy mau lẹ cung cấp cho các bệnh nhân Sida một sự săn sóc miễn phí và hữu hiệu! Ước gì mọi bệnh nhân được săn sóc chữa trị! Chúng ta hãy thi hành điều đó, bắt đầu từ các bà mẹ và các trẻ em. Tại nơi đây, nhân danh ĐTC, tôi lên tiếng thay cho bao nhiêu người đau khổ, bao nhiêu bệnh nhân không có tiếng nói. Chúng ta đừng mất thời giờ và hãy đầu tư mọi năng lực cần thiết cho công trình này!”.
ĐHY Quốc vụ khanh nói thêm rằng: Tại Phi châu cũng như Âu Châu chúng ta có nghĩa vụ đi tới mỗi phụ nữ bị HIV trong lúc thai nghén, cung cấp thuốc chữa trị cho họ, để họ sinh con không bị nhiễm Sida và để
người con được lớn lên với sự tháp tùng của người mẹ.” (SD 22-6-2012)
ĐTC kêu gọi các Giám Mục Colombia giúp các tín hữu đừng đi theo giáo phái
Lm. Trần Đức Anh OP
14:52 22/06/2012
VATICAN. Sáng 22-6-2012, ĐTC khuyến khích các GM Colombia tìm phương thức hữu hiệu giúp các tín hữu đừng rời bỏ Giáo Hội Công Giáo để đi theo các giáo phái.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 37 GM thuộc HĐGM Colombia vừa kết thúc cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
ĐTC nói với các GM rằng: ”Tình trạng đa tôn giáo đang gia tăng là một nhân tố đòi phải nghiêm túc cứu xét. Sự hiện diện ngày càng tích cực của các cộng đoàn Pentecostal và Tin Lành, không những ở Colombia nhưng còn tại nhiều miền khác ở Mỹ châu la tinh, là điều không thể không biết tới hoặc coi nhẹ. Theo chiều hướng này, điều hiển nhiên là Dân Chúa đang được kêu gọi thanh tẩy và làm cho đức tin được sinh động, bằng cách để cho mình được Thánh Linh hướng dẫn, hầu mang lại một động lực mới trong việc mục vụ, vì nhiều khi những người chân thành rời bỏi Giáo Hội chúng ta không phải vì những tín lý của các nhóm không Công Giáo, nhưng chủ yếu vì những gì các nhóm này sống; không phải vì những lý do đạo lý, nhưng vì những lý do hiện sinh; không phải vì những vấn đề thần học, nhưng là vì những phương pháp của Giáo Hội chúng ta” (Văn kiện chung kết, Đại hội kỳ 5 của hàng GM Mỹ la tinh và Caraibí, n.225). Vì thế vấn đề ở đây là trở thành những tín hữu tốt hơn, đạo đức, hòa nhã và hiếu khách hơn trong các giáo xứ và cộng đoàn của chúng ta, để không ai cảm thấy xa lạ hoặc bị loại trừ”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Cần phải tăng cường việc huấn giáo, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và người lớn, chuẩn bị kỹ lưỡng các bài giảng, cũng như thăng tiến việc giảng dạy giáo lý Công Giáo tại các học đường và đại học. Tất cả đều nhắm giúp các tín hữu đã chịu phép rửa cảm thấy họ thuộc về Giáo Hội và tái khám phá ước muốn chia sẻ với tha nhân niềm vui được theo Chúa Kitô và là thành phần nhiệm thể của Chúa. Điều quan trọng là nhắc đến thuyền thống của Giáo Hội, gia tăng linh đạo Maria và vun trồng các việc sùng mộ. Tạo điều kiện cho sự trao đổi thanh thản và cởi mở với các tín hữu Kitô khác, nhưng không đánh mất căn tính của mình, đó là điều cũng có thể giúp cải tiến quan hệ với họ và vượt thắng sự nghi kỵ và đụng độ không cần thiết”.
Trong bài huấn dụ, ĐTC khuyến khích các GM Colombia tiếp tục phát triển các chương trình tháp tùng và giúp đỡ những ngừơi bị thử thách, đặc biệt là các nạn nhân thiên tai, những người nghèo khổ nhất, các nông dân, người yếu đau và sầu khổ, gia tăng các sáng kiến liên đới và các hoạt động từ thiện giúp đỡ họ. (SD 22-6-2012)
Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 37 GM thuộc HĐGM Colombia vừa kết thúc cuộc hành hương viếng mộ hai thánh Tông Đồ Phêrô Phaolô và thăm Tòa Thánh.
ĐTC nói với các GM rằng: ”Tình trạng đa tôn giáo đang gia tăng là một nhân tố đòi phải nghiêm túc cứu xét. Sự hiện diện ngày càng tích cực của các cộng đoàn Pentecostal và Tin Lành, không những ở Colombia nhưng còn tại nhiều miền khác ở Mỹ châu la tinh, là điều không thể không biết tới hoặc coi nhẹ. Theo chiều hướng này, điều hiển nhiên là Dân Chúa đang được kêu gọi thanh tẩy và làm cho đức tin được sinh động, bằng cách để cho mình được Thánh Linh hướng dẫn, hầu mang lại một động lực mới trong việc mục vụ, vì nhiều khi những người chân thành rời bỏi Giáo Hội chúng ta không phải vì những tín lý của các nhóm không Công Giáo, nhưng chủ yếu vì những gì các nhóm này sống; không phải vì những lý do đạo lý, nhưng vì những lý do hiện sinh; không phải vì những vấn đề thần học, nhưng là vì những phương pháp của Giáo Hội chúng ta” (Văn kiện chung kết, Đại hội kỳ 5 của hàng GM Mỹ la tinh và Caraibí, n.225). Vì thế vấn đề ở đây là trở thành những tín hữu tốt hơn, đạo đức, hòa nhã và hiếu khách hơn trong các giáo xứ và cộng đoàn của chúng ta, để không ai cảm thấy xa lạ hoặc bị loại trừ”.
ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Cần phải tăng cường việc huấn giáo, đặc biệt quan tâm đến giới trẻ và người lớn, chuẩn bị kỹ lưỡng các bài giảng, cũng như thăng tiến việc giảng dạy giáo lý Công Giáo tại các học đường và đại học. Tất cả đều nhắm giúp các tín hữu đã chịu phép rửa cảm thấy họ thuộc về Giáo Hội và tái khám phá ước muốn chia sẻ với tha nhân niềm vui được theo Chúa Kitô và là thành phần nhiệm thể của Chúa. Điều quan trọng là nhắc đến thuyền thống của Giáo Hội, gia tăng linh đạo Maria và vun trồng các việc sùng mộ. Tạo điều kiện cho sự trao đổi thanh thản và cởi mở với các tín hữu Kitô khác, nhưng không đánh mất căn tính của mình, đó là điều cũng có thể giúp cải tiến quan hệ với họ và vượt thắng sự nghi kỵ và đụng độ không cần thiết”.
Trong bài huấn dụ, ĐTC khuyến khích các GM Colombia tiếp tục phát triển các chương trình tháp tùng và giúp đỡ những ngừơi bị thử thách, đặc biệt là các nạn nhân thiên tai, những người nghèo khổ nhất, các nông dân, người yếu đau và sầu khổ, gia tăng các sáng kiến liên đới và các hoạt động từ thiện giúp đỡ họ. (SD 22-6-2012)
Top Stories
Church in US leads ''Fortnight for Freedom''
US Bishops
06:04 22/06/2012
Spearheaded by the U.S. Catholic Bishops, the "Fortnight for Freedom" campaign seeks to promote and emphasize Church teaching on religious freedom. The fortnight is a period of prayer, education and action aimed at explaining how a U.S. federal health care mandate violates religious principles. The mover and shaker behind the campaign is Archbishop William Lori of Baltimore. He told Vatican Radio's Susy Hodges that religious liberty "is really in perilous waters right now." Listen to Vatican Radio's extended interview with Archbishop Lori:
Archbishop Lori says that before religious liberty is endangered in a physical way "it becomes endangered culturally" and and told Vatican Radio's Susy Hodges that Americans need "to keep the torch of religious liberty burning brightly." He also spoke of the link between religious intolerance and the growing secularization in many western nations saying "religious freedom goes hand in hand with the new evangelization."
Asked about accusations that the U.S. Bishops' campaign for religious freedom is a partisan political move in an election year, Archbishop Lori insisted that religious freedom is not a partisan issue: "it's not a matter for the Democrats or for the Republicans," he said, but instead is "a fundamental human right and it's protection is "in everyone's interest."
The archbishop also went on warn about the implications of an erosion of religious freedom and said it would hamper the U.S. or indeed any other government to act as a role model for other nations around the world where religious rights are being violated: "If this government allows religious liberty to erode then we're not going to be in a good position in the world."
Asked about accusations that the U.S. Bishops' campaign for religious freedom is a partisan political move in an election year, Archbishop Lori insisted that religious freedom is not a partisan issue: "it's not a matter for the Democrats or for the Republicans," he said, but instead is "a fundamental human right and it's protection is "in everyone's interest."
The archbishop also went on warn about the implications of an erosion of religious freedom and said it would hamper the U.S. or indeed any other government to act as a role model for other nations around the world where religious rights are being violated: "If this government allows religious liberty to erode then we're not going to be in a good position in the world."
''New evangelization, that is, new proclamation of the message of Jesus, which brings joy and frees us.''
Fides
06:08 22/06/2012
Vatican City (Agenzia Fides) - "Handing on the Faith" is the title of the third chapter of laboris the XIII General Assembly of the Synod of Bishops on the theme: "The new evangelization for the transmission of the Christian faith" (7 to 28 October 2012). Here it is evident that the purpose of the new evangelization and the transmission of the faith, and this is not the work of one individual only, but instead is the responsibility of every Christian and the whole Church. It focuses especially on the liturgy and life of prayer, which "transform a Christian community which celebrates and transmits the Trinitarian faith", and on the Catechism of the Catholic Church, which develops the fundamental contents of faith and at the same time indicates the pedagogy of its transmission. At the heart of the new evangelization the parish must be placed, point of reference and coordination of pastoral initiatives, and family, the model-place of evangelization.
The Year of Faith represents an urgent call to conversion so that every Christian and every community, transformed by grace, may bear abundant fruits. Among the fruits of faith the first mentioned is charity, then a renewed ecumenical commitment, the search for truth, interreligious dialogue, the courage to denounce the infidelities and scandals emerging in Christian communities.The last chapter, the fourth, of the Instrumentun titled "Revivifying pastoral activity" starts by remembering the missionary mandate entrusted by Jesus to the Church, which at different times gave rise to "pastoral practices dictated by the desire to transmit faith and the need to proclaim the Gospel with the language of men, rooted in their cultures and among them. " A review of such practices, before the rapid social and cultural changes, was started some time ago and, in many respects, is still in action. In particular it emphasizes the richness of the ways of Christian evangelization at an evangelical point of view; the need to help Christian communities, starting from the parishes, "to adopt a more missionary style" of its presence, the urgency to find forms, places, initiatives to bring in the daily life of society the first proclamation. The Church throughout its history has made great effort in the field of education. The current cultural context makes this process more difficult and the commitment of the Church therefore assumes particular importance, especially, "to highlight the root of the anthropological and metaphysical challenges concerning education." The chapter concludes by pointing out that the problem of evangelization is not an organizational and strategical question, but spiritual: "The ultimate secret of the new evangelization is the answer to the call of every Christian to holiness.
"In the Conclusion we note that the first evangelization began at Pentecost, and that new evangelization does not mean "new Gospel", but it means "appropriate response to the signs of times, the needs of individuals and peoples of today, new scenarios ... ". Jesus Christ, crucified and risen, present among us with his Spirit, allows us to look at the future "with eyes of faith, without tears of despair." This hope must be the foundation of our pastoral activities and our church life. "In this regard we have a password for a present and future pastoral: new evangelization, that is, new proclamation of the message of Jesus, which brings joy and frees us. This password nourishes the hope that we need: the contemplation of the Church was born to evangelize, knows the deep source of energy for the proclamation." (2)
"In the Conclusion we note that the first evangelization began at Pentecost, and that new evangelization does not mean "new Gospel", but it means "appropriate response to the signs of times, the needs of individuals and peoples of today, new scenarios ... ". Jesus Christ, crucified and risen, present among us with his Spirit, allows us to look at the future "with eyes of faith, without tears of despair." This hope must be the foundation of our pastoral activities and our church life. "In this regard we have a password for a present and future pastoral: new evangelization, that is, new proclamation of the message of Jesus, which brings joy and frees us. This password nourishes the hope that we need: the contemplation of the Church was born to evangelize, knows the deep source of energy for the proclamation." (2)
Chine: Des catholiques sceptiques face au « Plan d’action national sur les droits de l’homme » de Pékin
Trầm Thiên Thu
10:12 22/06/2012
Le Deuxième Plan d’action national sur les droits de l’homme, publié le 11 juin dernier à Pékin sous les auspices du Conseil pour les affaires d’Etat, cœur de l’exécutif chinois, ne soulève pas l’enthousiasme de divers commentateurs catholiques, que ce soit en Chine continentale ou à Hongkong. Ils soulignent que les violations des droits de l’homme ne diminuent pas.
Prenant la suite du Premier Plan (2009-2010), ce Deuxième Plan se donne un espace de temps plus large (2012-2015) et s’inscrit dans une conception des droits de l’homme défendue de longue date par les autorités chinoises. Pour Pékin, il ne s’agit pas seulement de se concentrer sur l’obligation faite au gouvernement de garantir des libertés mais d’assurer un Etat prospère et puissant qui soit à même de garantir à l’ensemble de sa population des normes de qualité de vie, des mesures de santé et de prospérité économique. A l’issue de ce Deuxième Plan, la Chine souhaite que l’ensemble des droits économiques, sociaux, culturels, civiques et politiques soient garantis par la loi, une attention particulière étant donnée au droit à l’éducation. Parmi les domaines où le pays doit progresser, il est souligné que des mesures doivent être introduites dans le fonctionnement du système policier et judiciaire afin de prévenir le recours à la torture pour recueillir des aveux ou l’usage de moyens frauduleux pour réunir des preuves.
Vu de Hongkong, ce nouveau plan n’offre aucune garantie d’un progrès réel en matière de défense des droits fondamentaux, commente Patrick Poon, de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse catholique de Hongkong. Le catholique note ainsi que le texte du gouvernement ne fait qu’effleurer la question de la liberté d’expression, signe, selon lui, que Pékin n’est pas prêt à desserrer la censure exercée sur les médias ou à laisser les citoyens exprimer librement leurs idées politiques. Il estime que ce nouveau plan n’est qu’un « document de papier » à destination de la communauté internationale pour répondre aux critiques que la Chine essuie régulièrement en ce domaine. La preuve en est, explique-t-il, que « la Convention internationale sur les droits civils et politiques, pourtant signée par la Chine en octobre 1998 », n’a toujours pas été présentée à l’Assemblée nationale populaire en vue de sa ratification. « On peut donc douter de la sincérité de Pékin lorsqu’un tel plan d’action est publié », conclut-il (1), arguant du fait que « les disparitions forcées » de dissidents et de membres de leurs familles ou bien encore les innombrables cas de démolitions illégales de biens immobiliers sont la preuve que la Chine n’est pas en mesure de garantir à ses citoyens le respect de leurs droits fondamentaux, y compris dans le domaine économique.
Recueillis par l’agence Ucanews (2), des commentaires de catholiques du continent vont dans le même sens. Actif dans l’est du pays, le « Père Jean-Baptiste » explique que le gouvernement n’est pas avare en théories et arguments bien agencés relatifs à la protection des droits de l’homme en Chine. Ce qui manque, c’est la pratique, le respect concret des droits ne figurant pas au rang des priorités de Pékin. « Le vaisseau spatial Shenzhou-9 peut bien s’arrimer avec succès au laboratoire en orbite Tiangong-1, le submersible Jiaolong peut bien tenter de plonger jusqu’à moins 7 000 mètres sous la surface des océans », affirme le prêtre, « le progrès et le prestige » d’une nation ne se mesurent pas seulement à l’aune de ses avancées économiques, scientifiques, technologiques ou militaires.
« La Chine sera grande dans la mesure où elle permettra à son peuple de vivre dans un cadre où chacun verra ses droits respectés et protégés », poursuit le prêtre catholique. Pour parvenir à cela, le Parti communiste ne doit pas seulement « craindre Dieu » mais « faire passer le bien-être du peuple avant son intérêt propre ». Dans le cas contraire, « l’instabilité sociale sera toujours comme une épée de Damoclès au-dessus de nos têtes » car « un régime qui abuse de manière exagérée des droits de l’homme finit toujours par en payer le prix, tôt ou tard ».
Selon « Jiezi », une catholique animatrice d’un site Internet, se joue en Chine actuellement « une lutte de pouvoir » entre le Parti et la population. « Si le système politique ne se réforme pas, la quête pour les droits de l’homme et la liberté religieuse n’aboutira jamais, tant, derrière chacun des plus hauts dirigeants, on trouve de puissants groupes d’intérêt », estime-t-elle. Internet a cependant modifié la donne, ajoute-t-elle encore, dans la mesure où de plus en plus de personnes prennent conscience des enjeux et luttent pour une plus grande liberté d’expression. « Il se peut que la route soit jalonnée d’obstacles mais j’ai bon espoir de voir un jour les droits de l’homme véritablement reconnus et respectés dans mon pays », écrit-elle.
Du nord de la Chine, le « Père André » remarque que le plan d’action de Pékin, dans sa sous-section consacrée à la liberté religieuse, ne dit rien du christianisme. Il note toutefois : « L’Eglise catholique en Chine continue pourtant d’être sujette à des ingérences politiques [de la part du pouvoir chinois], notamment en ce qui concerne la nomination de ses évêques. Sous cet angle, notre foi n’est pas respectée, notre conscience violée et notre liberté réprimée. Il semble que ce gouvernement, qui est athée, ne s’épargne aucun effort en vue de changer la nature de notre religion. »
(1) On peut noter que la Convention internationale sur des droits économiques, sociaux, et culturels, signée par la Chine en octobre 1997, a été ratifiée par l’Assemblée nationale populaire en mars 2001.
(2) Ucanews, 22 juin 2012.
(Source: Eglises d’Asie, 22 juin2012)
Prenant la suite du Premier Plan (2009-2010), ce Deuxième Plan se donne un espace de temps plus large (2012-2015) et s’inscrit dans une conception des droits de l’homme défendue de longue date par les autorités chinoises. Pour Pékin, il ne s’agit pas seulement de se concentrer sur l’obligation faite au gouvernement de garantir des libertés mais d’assurer un Etat prospère et puissant qui soit à même de garantir à l’ensemble de sa population des normes de qualité de vie, des mesures de santé et de prospérité économique. A l’issue de ce Deuxième Plan, la Chine souhaite que l’ensemble des droits économiques, sociaux, culturels, civiques et politiques soient garantis par la loi, une attention particulière étant donnée au droit à l’éducation. Parmi les domaines où le pays doit progresser, il est souligné que des mesures doivent être introduites dans le fonctionnement du système policier et judiciaire afin de prévenir le recours à la torture pour recueillir des aveux ou l’usage de moyens frauduleux pour réunir des preuves.
Vu de Hongkong, ce nouveau plan n’offre aucune garantie d’un progrès réel en matière de défense des droits fondamentaux, commente Patrick Poon, de la Commission ‘Justice et Paix’ du diocèse catholique de Hongkong. Le catholique note ainsi que le texte du gouvernement ne fait qu’effleurer la question de la liberté d’expression, signe, selon lui, que Pékin n’est pas prêt à desserrer la censure exercée sur les médias ou à laisser les citoyens exprimer librement leurs idées politiques. Il estime que ce nouveau plan n’est qu’un « document de papier » à destination de la communauté internationale pour répondre aux critiques que la Chine essuie régulièrement en ce domaine. La preuve en est, explique-t-il, que « la Convention internationale sur les droits civils et politiques, pourtant signée par la Chine en octobre 1998 », n’a toujours pas été présentée à l’Assemblée nationale populaire en vue de sa ratification. « On peut donc douter de la sincérité de Pékin lorsqu’un tel plan d’action est publié », conclut-il (1), arguant du fait que « les disparitions forcées » de dissidents et de membres de leurs familles ou bien encore les innombrables cas de démolitions illégales de biens immobiliers sont la preuve que la Chine n’est pas en mesure de garantir à ses citoyens le respect de leurs droits fondamentaux, y compris dans le domaine économique.
Recueillis par l’agence Ucanews (2), des commentaires de catholiques du continent vont dans le même sens. Actif dans l’est du pays, le « Père Jean-Baptiste » explique que le gouvernement n’est pas avare en théories et arguments bien agencés relatifs à la protection des droits de l’homme en Chine. Ce qui manque, c’est la pratique, le respect concret des droits ne figurant pas au rang des priorités de Pékin. « Le vaisseau spatial Shenzhou-9 peut bien s’arrimer avec succès au laboratoire en orbite Tiangong-1, le submersible Jiaolong peut bien tenter de plonger jusqu’à moins 7 000 mètres sous la surface des océans », affirme le prêtre, « le progrès et le prestige » d’une nation ne se mesurent pas seulement à l’aune de ses avancées économiques, scientifiques, technologiques ou militaires.
« La Chine sera grande dans la mesure où elle permettra à son peuple de vivre dans un cadre où chacun verra ses droits respectés et protégés », poursuit le prêtre catholique. Pour parvenir à cela, le Parti communiste ne doit pas seulement « craindre Dieu » mais « faire passer le bien-être du peuple avant son intérêt propre ». Dans le cas contraire, « l’instabilité sociale sera toujours comme une épée de Damoclès au-dessus de nos têtes » car « un régime qui abuse de manière exagérée des droits de l’homme finit toujours par en payer le prix, tôt ou tard ».
Selon « Jiezi », une catholique animatrice d’un site Internet, se joue en Chine actuellement « une lutte de pouvoir » entre le Parti et la population. « Si le système politique ne se réforme pas, la quête pour les droits de l’homme et la liberté religieuse n’aboutira jamais, tant, derrière chacun des plus hauts dirigeants, on trouve de puissants groupes d’intérêt », estime-t-elle. Internet a cependant modifié la donne, ajoute-t-elle encore, dans la mesure où de plus en plus de personnes prennent conscience des enjeux et luttent pour une plus grande liberté d’expression. « Il se peut que la route soit jalonnée d’obstacles mais j’ai bon espoir de voir un jour les droits de l’homme véritablement reconnus et respectés dans mon pays », écrit-elle.
Du nord de la Chine, le « Père André » remarque que le plan d’action de Pékin, dans sa sous-section consacrée à la liberté religieuse, ne dit rien du christianisme. Il note toutefois : « L’Eglise catholique en Chine continue pourtant d’être sujette à des ingérences politiques [de la part du pouvoir chinois], notamment en ce qui concerne la nomination de ses évêques. Sous cet angle, notre foi n’est pas respectée, notre conscience violée et notre liberté réprimée. Il semble que ce gouvernement, qui est athée, ne s’épargne aucun effort en vue de changer la nature de notre religion. »
(1) On peut noter que la Convention internationale sur des droits économiques, sociaux, et culturels, signée par la Chine en octobre 1997, a été ratifiée par l’Assemblée nationale populaire en mars 2001.
(2) Ucanews, 22 juin 2012.
(Source: Eglises d’Asie, 22 juin2012)
Vatican unveils Logo for Year of Faith
Zenit
11:17 22/06/2012
VATICAN CITY, JUNE 21, 2012 (Zenit.org).- Officials of the Pontifical Council for Promoting New Evangelization unveiled today at the Vatican the logo and and calendar of events for the Year of Faith, which Benedict XVI has called for Oct. 11, 2012, to Nov. 24, 2013.
Archbishop Rino Fisichella and Monsignor Graham Bell, respectively president and under secretary of the new evangelization council, also presented the Web site for the year.
"In his Apostolic Letter 'Porta fidei' Benedict XVI speaks.. . of the need to rediscover the journey of faith so as to shed ever clearer light on the joy and renewed enthusiasm of the encounter with Christ," the archbishop said. "For this reason he called the Year of Faith, which will also coincide with two anniversaries: the 50th anniversary of the beginning of Vatican Council II and the 20th anniversary of the publication of the Catechism of the Catholic Church... . The Year of Faith aims, above all, to support the faith of believers who, in their daily trials, never cease to entrust to entrust their lives to the Lord Jesus, with courage and conviction. Their precious testimony, which does not make the news,.. . is what enables the Church to present herself to the world today, as she did in the past, supported by the strength of the faith and the enthusiasm of ordinary people.
"The Year of Faith," Archbishop Fisichella added, "falls into a broader context which is characterized by a generalized crisis that also touches the faith... . The crisis of faith is a dramatic expression of an anthropological crisis which has abandoned man to his own devices. We must overcome the spiritual poverty affecting so many of our contemporaries who do no longer perceive the absence of God from their lives as a void that needs to be filled. The Year of Faith, then, is an opportunity which the Christian community offers to the many people who feel nostalgia for God and who desire to rediscover Him."
The archbishop announced that the Congregation for Divine Worship and the Sacraments has approved the formula for a special "Mass for New Evangelization." This, he said, is a sign that during the Year of Faith "priority will be given to prayer, and especially to the Eucharist as source and summit of all Christian life".
The president of the Pontifical Council for Promoting New Evangelization then went on to present the logo of the Year of Faith in which the image of a ship symbolizes the Church. The mast of the vessel is a cross with full-blown sails which form the monogram of Christ (IHS) and in the background is a sun representing the Eucharist. The Web site of the event is available in various languages and can be consulted by smartphone and tablet. The Year also has an official hymn entitled: "Credo, Domine, adauge nobis fidem." A multilingual pastoral guide entitled "Living the Year of Faith" is due to be published in early September and pilgrims will receive an image of the Christ from the cathedral of Cefalu in Sicily, with the Creed written on the back.
Finally Archbishop Fisichella turned his attention to the most important events of the Year of Faith, those to be celebrated in Rome in the presence of the Holy Father: These include:
-- the opening of the year on Oct. 11, with a solemn Eucharistic celebration concelebrated by the Synod Fathers, the presidents of the world's episcopal conferences and by Council Fathers who are still alive.
-- the Oct. 21 canonization of seven martyrs, including Kateri Tekakwitha and Marianne Cope.
-- Jan. 25, 2013, during the traditional ecumenical celebration at the Roman basilica of St. Paul's Outside-the-Walls, participants will pray that, "through their joint profession of the Symbol, Christians.. . may not forget the path of unity."
-- April 28, 2013, the Holy Father will impart the Sacrament of Confirmation to a group of young people
-- May 18, 2013, the eve of Pentecost, Catholic movements, both old and new, will gather in St. Peter's Square.
-- on June 2, 2013, Corpus Christi, the Blessed Sacrament will be adored at the same time all over the world.
-- June 16 will be dedicated to the Gospel of Life.
-- on July 7, seminarians and novices from all over the world will conclude a pilgrimage by gathering in St. Peter's Square.
-- September 29 will be dedicated to catechists on the 20th anniversary of the publication of the Catechism of the Catholic Church
-- Oct. 13 will focus on the presence of Mary in the Church
-- Finally, the closing celebration of the Year of Faith will take place on 24 November 2013.
Archbishop Rino Fisichella and Monsignor Graham Bell, respectively president and under secretary of the new evangelization council, also presented the Web site for the year.
"The Year of Faith," Archbishop Fisichella added, "falls into a broader context which is characterized by a generalized crisis that also touches the faith... . The crisis of faith is a dramatic expression of an anthropological crisis which has abandoned man to his own devices. We must overcome the spiritual poverty affecting so many of our contemporaries who do no longer perceive the absence of God from their lives as a void that needs to be filled. The Year of Faith, then, is an opportunity which the Christian community offers to the many people who feel nostalgia for God and who desire to rediscover Him."
The archbishop announced that the Congregation for Divine Worship and the Sacraments has approved the formula for a special "Mass for New Evangelization." This, he said, is a sign that during the Year of Faith "priority will be given to prayer, and especially to the Eucharist as source and summit of all Christian life".
The president of the Pontifical Council for Promoting New Evangelization then went on to present the logo of the Year of Faith in which the image of a ship symbolizes the Church. The mast of the vessel is a cross with full-blown sails which form the monogram of Christ (IHS) and in the background is a sun representing the Eucharist. The Web site of the event is available in various languages and can be consulted by smartphone and tablet. The Year also has an official hymn entitled: "Credo, Domine, adauge nobis fidem." A multilingual pastoral guide entitled "Living the Year of Faith" is due to be published in early September and pilgrims will receive an image of the Christ from the cathedral of Cefalu in Sicily, with the Creed written on the back.
Finally Archbishop Fisichella turned his attention to the most important events of the Year of Faith, those to be celebrated in Rome in the presence of the Holy Father: These include:
-- the opening of the year on Oct. 11, with a solemn Eucharistic celebration concelebrated by the Synod Fathers, the presidents of the world's episcopal conferences and by Council Fathers who are still alive.
-- the Oct. 21 canonization of seven martyrs, including Kateri Tekakwitha and Marianne Cope.
-- Jan. 25, 2013, during the traditional ecumenical celebration at the Roman basilica of St. Paul's Outside-the-Walls, participants will pray that, "through their joint profession of the Symbol, Christians.. . may not forget the path of unity."
-- April 28, 2013, the Holy Father will impart the Sacrament of Confirmation to a group of young people
-- May 18, 2013, the eve of Pentecost, Catholic movements, both old and new, will gather in St. Peter's Square.
-- on June 2, 2013, Corpus Christi, the Blessed Sacrament will be adored at the same time all over the world.
-- June 16 will be dedicated to the Gospel of Life.
-- on July 7, seminarians and novices from all over the world will conclude a pilgrimage by gathering in St. Peter's Square.
-- September 29 will be dedicated to catechists on the 20th anniversary of the publication of the Catechism of the Catholic Church
-- Oct. 13 will focus on the presence of Mary in the Church
-- Finally, the closing celebration of the Year of Faith will take place on 24 November 2013.
Pope Benedict: Human Life mut aways be defended
Junno Arocho
10:50 22/06/2012
The Holy Father Addresses Representatives of the Eastern Churches
VATICAN CITY, JUNE 21, 2012 (Zenit.org).- Pope Benedict XVI today met with members of the Committee of Aid Agencies for Eastern Churches (ROACO). The committee unites funding agencies from various countries around the world for the sake of providing assistance in different areas of life such as worship buildings, scholarships, and social and health care facilities.
The Holy Father thanked those present and assured those representing the Churches in Europe and America for their support of the Church in the east. He then began to explain the effect that the current economic crisis has had on the Eastern churches. "The East, the motherland of ancient Christian traditions, is especially affected by this process, which engenders uncertainty and instability that also has an impact on the Church and in the ecumenical and interreligious fields," he said.
The Pope explained that such factors would reopen wounds that "have a damaging effect on dialogue and peaceful cohabitation among peoples." The weakening of respect for human rights, particularly those regarding religious freedom, he warned, was at risk.
Addressing the representatives of the Middle Eastern churches, Pope Benedict reaffirmed his sympathy for the men, women and innocent children suffering in the current conflict in Syria. "May our prayer, our commitment and our active brotherhood in Christ, as an oil of consolation, help them not to lose sight of the light of hope in this moment of darkness, and obtain from God wisdom of heart for all in positions of responsibility so that bloodshed and violence, that only bring pain and death, may cease and give way to reconciliation, harmony and peace," he said.
The Pontiff reiterated the Holy See’s stance of a wider intervention in Syria to deal with the conflict. "Every effort should be made, including by the international community, to bring Syria out of the present situation of violence and crisis, which has already lasted a long time and risks becoming a wider conflict that would have highly negative consequences for the country and the whole region," he said. "I also issue an urgent and heartfelt appeal, in view of the extreme need of the population, that the necessary humanitarian assistance be guaranteed, and extended to the many persons who have been forced to leave their homes, some of them becoming refugees in neighbouring countries."
"The precious gift of human life must always be defended," the Holy Father said.
Pope Benedict concluded his address by inviting those present to look at the upcoming year of Faith as an aid to the eastern churches in remaining a presence of the love of God in the region. He also invoked the Virgin Mary to protect him in his forthcoming visit to Lebanon for the closing of the Special Assembly for the Middle East of the Synod of Bishops. "I look forward to offering the Lebanese Church and Nation my paternal and fraternal embrace," he said.
VATICAN CITY, JUNE 21, 2012 (Zenit.org).- Pope Benedict XVI today met with members of the Committee of Aid Agencies for Eastern Churches (ROACO). The committee unites funding agencies from various countries around the world for the sake of providing assistance in different areas of life such as worship buildings, scholarships, and social and health care facilities.
The Holy Father thanked those present and assured those representing the Churches in Europe and America for their support of the Church in the east. He then began to explain the effect that the current economic crisis has had on the Eastern churches. "The East, the motherland of ancient Christian traditions, is especially affected by this process, which engenders uncertainty and instability that also has an impact on the Church and in the ecumenical and interreligious fields," he said.
The Pope explained that such factors would reopen wounds that "have a damaging effect on dialogue and peaceful cohabitation among peoples." The weakening of respect for human rights, particularly those regarding religious freedom, he warned, was at risk.
Addressing the representatives of the Middle Eastern churches, Pope Benedict reaffirmed his sympathy for the men, women and innocent children suffering in the current conflict in Syria. "May our prayer, our commitment and our active brotherhood in Christ, as an oil of consolation, help them not to lose sight of the light of hope in this moment of darkness, and obtain from God wisdom of heart for all in positions of responsibility so that bloodshed and violence, that only bring pain and death, may cease and give way to reconciliation, harmony and peace," he said.
The Pontiff reiterated the Holy See’s stance of a wider intervention in Syria to deal with the conflict. "Every effort should be made, including by the international community, to bring Syria out of the present situation of violence and crisis, which has already lasted a long time and risks becoming a wider conflict that would have highly negative consequences for the country and the whole region," he said. "I also issue an urgent and heartfelt appeal, in view of the extreme need of the population, that the necessary humanitarian assistance be guaranteed, and extended to the many persons who have been forced to leave their homes, some of them becoming refugees in neighbouring countries."
"The precious gift of human life must always be defended," the Holy Father said.
Pope Benedict concluded his address by inviting those present to look at the upcoming year of Faith as an aid to the eastern churches in remaining a presence of the love of God in the region. He also invoked the Virgin Mary to protect him in his forthcoming visit to Lebanon for the closing of the Special Assembly for the Middle East of the Synod of Bishops. "I look forward to offering the Lebanese Church and Nation my paternal and fraternal embrace," he said.
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng Đoàn Đài Trung có ca đoàn
Lm Giuse Nguyễn Văn Dụ
10:42 22/06/2012
ĐÀI LOAN - Sau 10 năm, hôm nay cộng đoàn Đài Trung mới thành lập được một Ca đoàn. Các em nhận Thánh Tâm Chúa Giêsu làm bổn mạng. Trong thánh lễ hôm nay Ban điều hành tuyên hứa trước mặt cộng đoàn. Một Thánh lễ trang trọng. Sau thánh lễ cùng liên hoan với nhau trong bầu khí vui ve cởi mở, thân tình.
Thánh lễ phong chức linh mục của Dòng Tôi Tớ Chúa Thánh Thần
Anthony Hoàng
09:00 22/06/2012
Tân linh mục Anthony Võ Văn Tâm là người giáo xứ Dũ Yên, hạt Kỳ Anh, giáo phận Vinh. Tham dự thánh lễ phong chức linh mục cho Thầy Anthony Võ Văn Tâm sáng nay, ngoài các linh mục và tu sĩ của Dòng đang sống tại Philipines (gồm người bản địa, Hoa Kỳ, Nigenia, Gana và Viêt Nam), còn có đông đảo các linh mục, tu sĩ và giáo dân người Philipines, cũng như nhiều linh mục, tu sĩ, giáo dân Việt Nam đang du học và làm việcv tại đảo quốc có số người đông nhất Châu Á này; đặc biệt có song thân của Tân linh mục, cùng ba linh mục và một số giáo dân đến từ giáo phận Vinh quê nhà.
Lễ phong chức Việt Nam cũng như ở Châu Á. Hiện tại, Hội Dòng có 12 tu sĩ người Việt Nam, trong đó có 4 tu sĩ khấn trọn và 8 tu sĩ khấn tạm. Ngoài ra, Hội Dòng cũng đang có nhiều đệ tử người Việt Nam.
Giáo họ Sàn ngát hương hoa tháng sáu
Đức Nguyễn
04:55 22/06/2012
Tháng sáu – tháng dành riêng cho Thánh Tâm Chúa Giêsu. Theo truyền thống tốt đẹp của giáo phận Bắc ninh, năm nào các xứ họ dù đông hay ít giáo dân cũng đều tổ chức cho các em dâng những đóa hoa tươi thắm lên Thánh Tâm Chúa.
Trực thuộc giáo xứ Mỹ Lộc, giáo thọ Sàn nằm soi mình bên bờ sông Thương êm đềm. Có thể nói Sàn là một giáo họ bình yên có truyền thống lâu đời. Trước đây, Sàn nổi tiếng với đoàn kèn đồng là một trong những đoàn kèn đầu tiên trong giáo phận. Người dân trong làng chủ yếu làm nông nghiệp nên đời sống còn gặp nhiều khó khắn.
Hiện nay, giáo họ Sàn có khoảng 370 nhân danh. Dù ít người nhưng cứ đến mùa hoa, nhà thờ lại rộn lên tiếng hát của các em thiếu nhi. Khác với nhiều nơi, ở đây vẫn giữ gìn nguyên vẹn rất nhiều những truyền thống quý báu mà các bậc tiền nhân đã để lại.
Đến thăm giáo họ Sàn vào một buổi chiều giông gió, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi gặp các em thiếu nhi ở đây cùng nhau đi hái những bông hoa nồng thắm lừng hương đem về kết thành những tràng hoa tươi xinh dâng lên Thiên Chúa.
Ngày nay, có rất nhiều nơi không còn dùng hoa tươi để dâng như trước nữa mà thay vào đó là hoa giả. Có thể những bông hoa giả đẹp hơn, giữ được lâu hơn nhưng chắc hẳn hoa giả sẽ không bao giờ tỏa ra được hương thơm thật thà như những bông hoa mà các em thiếu nhi giáo họ Sàn tự tay mình đi hái.
Chẳng biết tự bao giờ ngôi làng cổ kính cùng nét mộc mạc và giản dị của người dân đã in sâu trong tâm trí tôi. Trên đường trở về tôi nghiệm ra rằng giàu thì chưa chắc đã đẹp nhưng nghèo thì chắc chắn đẹp. Dù cuộc sống ở đây còn nhiều vất vả nhưng đức tin mãnh liệt của bà con giáo dân họ Sàn vẫn là một nét đẹp đáng trân trọng và giữ gìn.
Hiện nay, giáo họ Sàn có khoảng 370 nhân danh. Dù ít người nhưng cứ đến mùa hoa, nhà thờ lại rộn lên tiếng hát của các em thiếu nhi. Khác với nhiều nơi, ở đây vẫn giữ gìn nguyên vẹn rất nhiều những truyền thống quý báu mà các bậc tiền nhân đã để lại.
Đến thăm giáo họ Sàn vào một buổi chiều giông gió, tôi không khỏi ngỡ ngàng khi gặp các em thiếu nhi ở đây cùng nhau đi hái những bông hoa nồng thắm lừng hương đem về kết thành những tràng hoa tươi xinh dâng lên Thiên Chúa.
Ngày nay, có rất nhiều nơi không còn dùng hoa tươi để dâng như trước nữa mà thay vào đó là hoa giả. Có thể những bông hoa giả đẹp hơn, giữ được lâu hơn nhưng chắc hẳn hoa giả sẽ không bao giờ tỏa ra được hương thơm thật thà như những bông hoa mà các em thiếu nhi giáo họ Sàn tự tay mình đi hái.
Chẳng biết tự bao giờ ngôi làng cổ kính cùng nét mộc mạc và giản dị của người dân đã in sâu trong tâm trí tôi. Trên đường trở về tôi nghiệm ra rằng giàu thì chưa chắc đã đẹp nhưng nghèo thì chắc chắn đẹp. Dù cuộc sống ở đây còn nhiều vất vả nhưng đức tin mãnh liệt của bà con giáo dân họ Sàn vẫn là một nét đẹp đáng trân trọng và giữ gìn.
Văn Hóa
Euro 2012: Bồ đào nha - Czech: 1-0
Thanh Sơn
04:32 22/06/2012
Quyết đấu giành ngôi thứ bảng vàng
Hai bên xuất trận rất hiên ngang
Bồ Đào tấn công mong Tết đến
Tiệp Khắc thủ thành đợi Xuân sang
Tính nước đường dài mang chiến thắng
Cờ sai giữa trận bại tan hoang
Thôi đành chấp nhận về quê cũ
Đợi bốn năn sau lại sắp hàng
Ronaldo phá nát giấc mơ của người Czech
Không nằm ngoài dự đoán, sau khi có hai bàn thắng giải tỏa sức ép tâm lý trước Hòa Lan, Ronaldo đã trở lại đúng với phong độ của mình. Trong trận đấu đêm qua, Tiền đạo danh tiếng 27 tuổi này chính là người đe dọa trực tiếp tới khung thành của Petr Cech với hai lần đá banh chạm cột dọc bên cạnh làm runh rinh khung thành của CH. Czech nhiều lần nhưng không vô.
Đội tuyển Bồ Đào Nha làm chủ hoàn toàn trận đấu với CH. Czech. Bước sang hiệp hai Tây Ban Nha với hàng loạt pha vây hãm thành nhưng nhờ tài năng của thủ môn Petr Cech rất giỏi để giữ cho CH. Czech không bị thủng lưới. Tuy nhiên điều gì đến cũng phải đến. Ronaldo sau bao nhiêu trái ăn hụt, cuối cùng đã đánh đầu tung lưới CH. Czech ở phút thứ 78. Bàn thắng duy nhất của trận đấu mang lại suất vào bán kết cho người Bồ và phá tan giấc mơ lặp lại thành tích ở Euro 1996 của CH. Czech.
Không may cho CH Czech bước vào trận tứ kết khi đội trưởng Rosicky vẫn chưa kịp bình phục để có mặt trong đội hình ra sân. HLV Michal Bilek miễn cưỡng thay thế anh bằng tiền vệ Darida. Trong khi đó Bồ Đào Nha tung ra sân đội hình mạnh nhất của mình với mũi giáo sắc bén Ronaldo trên hàng công.
Mặc dù thiếu vắng cột trụ đội trưởng Rosicky ở tuyến giữa nhưng CH. Czech mới là đội nhập cuộc tốt hơn. Đội banh CH. Czech sở hữu nhiều banh và phối hợp khá nhịp nhàng trước đối thủ được đánh giá cao hơn rất nhiều là Bồ Đào Nha.
Bên phía đội Bồ Đào Nha thường sử dụng những đường chuyền dài cho các cầu thủ là Ronaldo và Nani nơi gần vùng cấm địa của CH. Czech, khiến CH Czech phải vất vả chống đỡ những đợt tấn công liên tục của mình. Ngoài yếu tố may mắn, CH. Czech không bị thủng lưới cho tới lúc này phải nói là công rất lớn của Thủ thành 30 tuổi Petr Cech.
Cho tới khoảng phút thứ 64, mặc dù dồn lên tấn công với hàng loạt cơ hội nhưng không thể ghi bàn thắng, Bồ Đào Nha bắt đầu chơi chậm lại và thận trọng hơn. (có thể để nhử địch) Chính nhờ điều này mà CH Czech bắt đầu có được những cuộc phản công của Jiracek và Pilar. Tuy nhiên hai cầu thủ này quá đơn độc trên hàng công của CH Czech nên không thể tạo được nguy hiểm về phía khung thành Bồ Đào Nha.
Trong thế trận mà CH Czech chủ động chơi phòng thủ nhiều người đã nghĩ trận đấu sẽ phải bước vào hiệp phụ sau phút 90 thì Ronaldo đã tỏa sáng đúng lúc để đưa độ Bồ Đào Nha vào bán kết ở Phút 78, Moutinho dẫn banh bên cánh phải và đưa banh vào vòng cấm,Ronaldo bất ngờ vượt qua một hậu vệ CH. Czech đánh đầu banh đập mạnh xuống nền cỏ và hất lên tung lưới của đội CH. Cech. Một bàn thắng tuyệt vời đúng với những gì mà Ronaldo cố công trong suốt cả trận đấu này. Bàn thắng này cũng đưa Ronaldo vươn lên dẫn đầu danh sách Vua phá lưới Euro.
Tưởng như CH. Czech cầm chân Bồ Đào Nha được 90 phút để giữ đều 0-0, nào ngờ cầu thủ Ronaldo của Bồ Đào Nha tung hết khả năng với những đòn hiểm cuối cùng đã hạ gục thủ thành Petr Cech CH. Czech ở phút thứ 78 bằng cái đầu, để lấy tấm vé vào dự liên hoan buổi bán kết 2012 với 3 bàn thắng, ngang bằng Mario Gomez của tuyển Đức.
Bị thủng lưới vào những phút cuối khiến CH Czech phải đổi kiểu để tìm đường gỡ, nhưng đã muộn.
Dù nỗ lực ở những phút cuối nhưng CH. Czech đành phải chấp nhận thất bại 0-1 trước Bồ Đào Nha và dừng cuộc chơi ở tứ kết. Dù sao đây cũng có thể coi là một thành công của đội banh CH. Czech, bởi với lực lượng của họ không được đánh giá cao ở giải EURO năm 2012 này.
Còn về phía Bồ Đào Nha đã cho thấy phong độ cao hơn qua từng trận đấu. Bàn thắng vào những phút cuối của Ronaldo cho thấy Bồ Đào Nha bây giờ đã đủ bản lĩnh để vượt qua sức ép ở những thời khắc then chốt, một yếu tố vô cùng quan trọng của một đội banh lớn. Đi vào bán kết Bồ Đào Nha thực sự là một ứng cử viên nặng ký cho chức vô địch Euro năm nay, đặc biệt khi đội trưởng Ronaldo của họ đang đạt phong độ cao.
Phụ ghi:
" Ai đặt niềm tin tưởng vào Thiên Chúa
Kẻ ấy sẽ chiến thắng bằng cái đầu"
"Ai chấp nhận sự thật thành bại trong vui vẻ
Kẻ ấy luôn được bình an Thiên Chúa chúc lành"
"Ai đặt trái tim vào Tình Yêu Thiên Chúa
Kẻ ấy sẽ được ấp ủ trong Yêu Thương"
Kính chúc quý độc giả một ngày tươi đẹp và vui vẻ thưởng thức và chờ đón những trận tranh tài tiếp theo.
Văn hóa dân tộc và một thoáng hồng nhan
Nguyễn Đức Cung
04:49 22/06/2012
Một nhà văn nào đó có nói: “Đằng sau sự thành công của một người đàn ông vẫn thấy thấp thoáng hình ảnh của một người đàn bà.” Câu nói này sở dĩ xuất hiện trong ngôn từ của nhiều người chung quanh ta có lẽ một phần vì chúng ta sống trong một xã hội mà vị trí, vai trò của người phụ nữ luôn luôn được xã hội đề cao (lady first), yểm trợ, tôn trọng, cụ thể là qua các vụ án xử ly dị (divorce) người đàn bà được ưu tiên có quyền giữ nuôi con cái, đàng khác cũng phải công bình nhận thấy rằng tại hải ngoại trình độ học thức của nữ giới ngày càng cao và họ đã chứng tỏ khả năng có thể sánh kịp với nam giới trong mọi lãnh vực tri thức. Vị trí ngoài xã hội và trong gia đình của người phụ nữ đã tạo cho họ có nhiều uy quyền trong một số lãnh vực. Một nhà nữ giáo dục người Pháp có nói: “Đào-luyện được một người đàn ông, người ta chỉ có đào luyện được một cá-nhơn, chớ đào-luyện được một người đàn bà, người ta đào-luyện được cả một gia đình” (Hùng Nguyên, Chủ Nghĩa Dân Tộc Sinh Tồn, Tập 2, 1964, trang 374). Câu nói này đặt trọng tâm vào tầm ảnh hưởng của người đàn bà, và qua đó xem ra quyền quyết định, sắp xếp công kia việc nọ của họ trong gia đình có phần nặng ký hơn quyền người đàn ông. Điều này cho thấy sự quan trọng của nữ giới trong đời sống hiện nay tại nhiều quốc gia văn minh.
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Alain Ruscio khoảng năm 1995, khi được hỏi rằng: “Tôi tin rằng ông cũng có một thuyết lý về vai trò đặc thù của người phụ nữ trong sự phòng giữ bản diện, bản sắc Việt Nam?”, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), một học giả nổi tiếng đã cống hiến gần trọn cuộc đời cho nền văn hóa Việt Nam, đã trả lời :
“Đó là sự thể thường xuyên trong suốt lịch sử của đất nước chúng tôi. So với đàn ông, đàn bà khó chấp nhận hơn những tập tục của kẻ chiếm đóng. Đúng là như vậy về trang phục. Đúng là như vậy về những lề thói gia đình. Rõ rệt nổi bật ở lĩnh vực ngôn ngữ. Ai giữ gìn tiếng nói nếu không phải là phụ nữ? Ai dạy cho trẻ thơ biết nói? So với đàn ông, đàn bà ít có dịp tiếp xúc hơn với các nhà chức trách người Trung Hoa. Tôi nghĩ rằng phần lớn công việc phòng giữ văn hóa Việt Nam là do các bà mẹ, các bà vợ.” (La Sơn Yên Hồ HOÀNG XUÂN HÃN, Tập I Con Người và Trước Tác, Phần I, Nhà xuất bản Giáo Dục, 1998, trang 1130).
Câu trả lời của Hoàng Xuân Hãn xác định một thực tế về vai trò của người phụ nữ trong việc giữ gìn bản sắc của nền văn hóa dân tộc.
Một số nhận thức, quan điểm được đưa ra sau đây nhằm nối kết vai trò của người phụ nữ với một số phạm trù sinh hoạt của cơ cấu xã hội, chẳng hạn như bà Margaret Truman, trong tác phẩm First Ladies có viết: “Một nhà chép sử về các đệ nhất phu nhân đã nói rằng họ lôi cuốn trái tim của công chúng trong khi các tổng thống thì lôi cuốn những khối óc”. Câu nói này thật đáng suy gẫm cho những ai đã và đang chuẩn bị dấn thân trong các hoạt động bầu cử, ứng cử hay tranh cử nhất là trong những ngày tháng trước mắt.
Trong công cuộc vận động cho một mục tiêu đấu tranh về chính trị cũng như về văn hóa, thiết tưởng cần chú trọng, xây dựng và phát triển tầng lớp nữ giới, đặc biệt là các nữ sinh viên vừa tốt nghiệp các trường trung học hay đại học chung quanh ta. Cách riêng đối với người Việt Nam cần có những thay đổi não trạng về người phụ nữ vì các lý do căn bản như sau:
Trước hết, đó là một quan niệm cũ đã in hằn thâm căn cố đế trong xã hội ta vì chúng ta thường chịu ảnh hưởng nguồn ý thức hệ Khổng Giáo coi thường nữ giới thí dụ “nam tôn nữ ti”, “nam trọng nữ khinh”, thậm chí đánh giá rất nhẹ vai trò phụ nữ qua câu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Trong chữ Hán, một số tính từ (hay trạng từ) hàm ý xấu đều có chữ nữ bên cạnh, thí dụ chữ gian (gian dối) gồm ba chữ nữ, chữ nô (đứa ở) có chữ nữ bên trái, chữ gian (gian tà) gồm chữ nữ bên cạnh chữ can, chữ đố là ghen cũng tất nhiên là có chữ nữ bện cạnh, chữ vọng là xằng bậy, thí dụ vọng ngữ… Thật ra thì không phải chữ gì có chữ nữ bên cạnh cũng hàm ý xấu xa cả, bởi vì các cụ (Tàu) ngày xưa cũng dùng chữ nữ bên cạnh một số các tính từ tốt thí dụ chữ hảo là tốt, chữ yêu là đẹp, chữ diệu là khéo, hay. Sở dĩ có tình trạng phân biệt đối xử như trên là vì ngày trước người phụ nữ phải cáng đáng nhiều công việc gia đình như sinh con, nuôi nấng con cái, dạy dỗ con, ngoài ra cũng phải tham gia vào công việc đồng áng tất bật lam lũ như làm ruộng, gieo mạ, cấy lúa, bón phân, thậm chí mò cua bắt ốc để phụ với người đàn ông nuôi sống gia đình, nhưng dù thế vẫn bị đối xử tàn tệ, bất bình đẳng, sinh nên cảnh “chồng chúa vợ tôi” trong gia đình, ngoài xã hội cũ… Chính cụ Phan Bội Châu cũng đã từng đả kích quan điểm “nam trọng nữ khinh” mặc dầu cụ là một nhà nho chính thống. Năm 1936, nhà văn Hoàng Đạo (tức Nguyễn Tường Long, em trai nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, một tay cự bút trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn) đã viết tập chính luận Mười điều tâm niệm để vận động cho một cuộc cách mạng trong tương lai đối với xã hội Việt Nam, trong đó có điều thứ sáu: “Phụ nữ phải ra ngoài xã hội, bình đẳng với nam giới về quyền lợi và nghĩa vụ.”
Trong cuốn sách có tên Sài Gòn sau mười hai năm, nhà văn Thế Uyên viết về việc nam nữ bình quyền ở Việt Nam trong đó có một ghi nhận cần chú ý như sau: “Nhưng cũng như miền Bắc, miền Nam cũng phải đợi đến sau 1954, có độc lập có chủ quyền rồi, việc thực hiện bình đẳng nam nữ mới trở thành dứt khoát trên thực tế. Bộ luật gia đình, do một phụ nữ, lúc đó làm dân biểu, là bà Trần Lệ Xuân đưa ra, đã được nhanh chóng chấp nhận ở những điểm căn bản nhất: chấm dứt chế độ đa thê, trả quyền tự do kết hôn cho trai gái từ hai mươi mốt tuổi trở lên, xác nhận phụ nữ bình đẳng với nam giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội…” (Nhà xuất bản Xuân Thu, không rõ năm in, trang 178). Đặt ra ngoài mọi thành kiến hoặc phê bình thiên lệch với chủ tâm đầy ác ý, phải công nhận đây là một bộ luật ít nhất cũng phản ánh được trình độ văn minh của con người đó là chấm dứt chế độ đa thê (coi phụ nữ như một món đồ chơi), công nhận quyền tự do kết hôn và xác nhận việc nam nữ bình quyền trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Với cuộc sống hiện tại ở hải ngoại cũng như trong nước,một số nhu cầu về việc làm và sự giao tế đã đẩy người phụ nữ ra khỏi khuôn khổ gia đình và phong cách giải quyết công việc đã chứng tỏ khả năng của họ. Cá tính nhẹ nhàng, kiên nhẫn vốn có của người phụ nữ nhiều khi lại giúp cho họ thành công trong một số lãnh vực còn hơn cả nam giới. Đó chính là những lợi điểm mà các tổ chức đấu tranh như chính trị hay xã hội văn hóa cần phải biết đánh giá đúng mức để vận dụng.
Simone de Beauvoir (1908-1986), một nhà văn nữ và cũng là một nhà tranh đấu nữ quyền của Pháp, đệ tử và bạn đời của triết gia Jean-Paul Sartre, đã từng nói: “Người ta không sinh ra là đàn bà, mà trở nên phụ nữ”. (On ne nait pas femme: on le devient) (Sarah Glazer, Ban dịch tệ hại, Trần Doãn Nho dịch, Talawas, ngày 1.9.2004). Ý bà muốn nói rằng “định mệnh vợ-và-mẹ là một huyền thoại do đàn ông dựng nên để phủ nhận tự do của phụ nữ”. Người Việt Nam ngày xưa vì nặng thành kiến hoặc cố chấp hay nói rằng “Đàn bà biết gì ?” Rồi nữa trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du cũng từng viết: “Rằng tôi chút phận đàn bà…”. Đàn bà nói chung bị đồng hóa với bất lực, thiếu khả năng gánh vác, cáng đáng công việc ngoài xã hội v.v… mà những quy kết này phần nhiều do đám đàn ông đưa ra giữa lúc ngoài xã hội chế độ phụ quyền đang lên ngôi; và vì thế Simone de Beauvoir kêu gọi nữ giới bài bác các công tác làm mẹ, làm vợ một cách quyết liệt mà thực tâm chỉ là muốn giành quyền bình đẳng với nam giới lại cho người phụ nữ.
Ở Trung Hoa, nhà văn nữ Đinh Linh (Ding Ling, 1904-1986) tên thật là Tưởng Băng Chi (Chiang Ping-chih) cũng có những tác phẩm đầu tay nổi tiếng viết về những vấn đề phụ nữ và cuộc tranh chấp của giới phụ nữ trẻ chống lại xã hội phụ quyền Trung Hoa.
Trong một số quốc gia theo Hồi Giáo, vị trí người phụ nữ có lẽ phải chịu nhiều thua thiệt, hèn kém so với đàn ông chăng nếu nhìn từ vị trí của một nhà tranh đấu?
Scott Macleod trong bài viết đăng trên Tạp chí Time, ấn bản Canada, đã giới thiệu về bà Shirin Ebadi, giải Nobel Hoà Bình năm 2003, nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Iran. Bà Ediba đã đưa ra một quan điểm khá lạc quan và chắc nịch khi nói với Tạp chí Time rằng : “Giữa Hồi giáo, dân chủ và tự do, tuyệt đối không có xung khắc. Đang có nhiều điều chứng tỏ rằng có thể chiến đấu và đạt tới tự do cùng dân chủ tại một quốc gia của những người Hồi giáo thuần thành”. (Scott Macleod, Shirin Ebadi: Nobel Hòa Bình 2003, Talawas, 23.10.2003).
Với quan điểm phân tích khi đi sâu vào thế giới của chữ nghĩa hay tư tưởng, một nhà phân tâm học, nhà văn, phê bình gia, nhà nữ quyền luận (feminist) và là giáo sư Đại học Paris VII (Denis Diderot), là người gốc Bulgarie, quốc tịch Pháp, bà Julia Kristeva trong dịp nhận giải thưởng quốc tế Holberg do chính phủ Na Uy thành lập, đã phát biểu ý kiến trong cuộc hội thảo do Đại học Bergen tổ chức: “Trong cái thế giới hiện đại được đặt dưới “trật tự mới của thế giới”, chúng ta không thực sự có một định nghĩa tích cực để định giá nhân tính (không theo nghĩa “nhân loại”mà theo nghĩa “phẩm chất của loài người”). Đúng hơn là chúng ta bị đưa tới chỗ tự hỏi: “nhân tính là gì” khi chúng ta đương đầu với những… “tội ác chống lại nhân tính”. (Nghĩ về tự do trong thời khốn quẫn, Từ Huy dịch, Talawas, 13.6.2005). Chế độ cộng sản, chế độ toàn trị thật sự đều là những hình thức cai trị thô bạo chống lại nhân tính, nghĩa là chống lại tính con người trong đó có các quyền tự do căn bản như tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do cư trú, đi lại, lập hội v.v… là những thứ quyền nâng con người lên khỏi hàng cầm thú.
Trên bình diện tôn giáo, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nay là Chân Phước Gioan Phaolô II từ năm 1995 đã công nhận vai trò quan trọng của nữ giới trong thời đại chúng ta, bất luận là bà mẹ, bà góa, hay phụ nữ độc thân. Người phụ nữ, theo Ngài, đang góp phần tăng trưởng nền nhân bản xã hội. Hình ảnh người phụ nữ giúp thế giới gần nhau hơn và tương giao người-người sẽ trở nên trung thực và chân thực hơn. (J.B. Vũ Đức Bảo, Người phụ nữ với thiên chức làm mẹ, Tạp chí Hiệp Thông số 36, Tháng 7 & 8 năm 2006).
Trong hai thập niên gần đây, chúng ta chứng kiến tấm gương sáng của một người phụ nữ Miến Điện đó là bà Aung San Suu Kyi người đã đấu tranh không mệt mỏi chống lại nhóm cầm quyền quân phiệt trong nước. Trong một bài diễn văn gửi tới Nghị Viện Âu Châu tại Strasbourg khi được trao giải thưởng Sakharov vì Tự Do Tư Tưởng mà bà không được hiện diện để nhận giải, bà Aung San Suu Kyi có viết: “Một dân tộc muốn xây dựng một đất nước mà trong đó các thể chế dân chủ mạnh được xây dựng bền vững như là một bảo đảm chống lại sự lạm quyền của nhà nước thì trước hết phải học cách giải phóng tâm mình khỏi sự vô cảm và sự khiếp sợ.” (Aung San Suu Kyi, Tự do khỏi nỗi khiếp sợ, Tiểu luận của bà phổ biến nhân dịp bà được trao giải thưởng Sakharov vì Tự Do Tư Tưởng do Nghị Viện Âu Châu trao tặng trong cuộc lễ ngày 10.6.1991 không có sự hiện diện của bà.) Sự vô cảm là thái độ lạnh lùng, bình thản trước nỗi đau khổ, thiếu thốn của tha nhân, của dân tộc trước sự lộng hành của bạo quyền, là thái độ bình chân như vại, “thủ khẩu như bình” (bưng miệng im lặng như cái bình cắm hoa) trước những bất công của xã hội mà không dám lên tiếng. Sự vô cảm chính là tinh thần đồng lõa với bạo lực, với cường quyền, là a tòng với bọn “cướp ngày” (Con ơi mẹ bảo nghe này, Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan) để giúp chúng vĩnh viễn tồn tại trên nỗi đau khổ triền miên của cả một đất nước.
Nhưng ngày nay, bà Aung San Suu Kyi đã ra khỏi nhà tù lớn rộng là đất nước của bà, đã ứng cử vào Quốc Hội và phe nhóm của bà đã thắng cử dù chỉ còn là thiểu số. Trong buổi lễ trao lại giải Nobel Hòa Bình cho bà Aung San Suu Kyi, ông Thornbjorn Jagland, Chủ Tịch Ủy Ban giải thưởng Nobel của Na Uy đã nói: “Trong hoàn cảnh bị cô lập bà đã trở thành tiếng nói của lương tâm cho toàn thể thế giới.” (BBC, bản tiếng Việt ngày 17 tháng 6 năm 2012). Thật là cả một niềm vinh dự lớn lao với những lời xưng tụng này.
Và bà Aung San Sư Kyi đã đáp lời: “Đạt được giải Nobel khiến cho tôi tồn tại trở lại. Nó đã đưa tôi trở lại với cõi nhân sinh rộng lớn.” Bà cũng từng tỏ bày quan điểm của bà về sự chân thực và coi đó là một sách lược đấu tranh (Honesty is the best policy, trong cuốn The Voice of Hope, Aung San Su u Kyi, Conversations with Alan Clements, 2008, trang 57). Bà thường nói: “Chấp nhận trách nhiệm là một hành động can đảm” (Accepting responsibility is an act of courage, Sách đã dẫn, trang 55).
Hình ảnh một nước Miến Điện với sự tái xuất giang hồ của nữ lãnh tụ Aung San Suu Kyi có hậu thuẫn của quần chúng trong nước và sự ngưỡng mộ cùng hỗ trợ của nhiều quốc gia bên ngoài, đã và đang là nguồn khích lệ rất lớn cho dân tộc Việt Nam chúng ta.
Văn hóa của một đất nước thấm nhuần tinh thần Phật Giáo như Miến Điện cũng đã tạo cho họ có được một vị lãnh tụ tài ba như bà Aung San Suu Kyi.
Văn hóa của bất cứ một nước nào cũng đều có những mối liên hệ với người dân nước đó.
Trong phần mở đầu bài viết này ở trên tôi có nhắc đến câu nói của một nhà văn tôi không nhớ tên và chính câu nói đó đã gợi ý cho tôi viết một số cảm nghĩ nhân được tham dự một tang lễ tại giáo xứ Saint Alice, Upper Darby, tiểu bang Pennsylvania ngày thứ hai 18-6-2012 vừa qua. Đây là một đám tang khá đặc biệt vì có rất đông người tham dự trong đó về hàng linh mục có Linh mục Peter Nguyễn Xuân Quýnh, Chánh xứ Saint Alice, Linh Mục Đinh Công Huỳnh, Đức Ông Trịnh Minh Trí, Linh Mục Trần Minh Đức, Linh mục Giuse Nguyễn Trí Minh, Phó Tế Huỳnh Mai Trác với rất nhiều tu sĩ nam nữ người Việt và Hoa Kỳ. Rất đông thân hữu tham dự đông chật cả nhà thờ mặc dù tang lễ cử hành vào ngày thường và đại diện các đoàn thể, chính đảng, nhân sĩ địa phương, bạn bè, thân hữu v.v…thuộc các giáo xứ xung quanh. Bà cụ Anna Nguyễn Hoàng Lý, bị tai biến mạch máu não, sau 11 năm nằm trong nhà dưỡng lão Little Flower Manor, đã được Chúa gọi về ngày 13-6-2012, hưởng thọ 86 tuổi. Chồng bà là cụ ông Phêrô Nguyễn Văn Hải, Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Philadelphia suốt nhiều nhiệm kỳ và năm nay hơn 88 tuổi. Ông có người em ruột là Linh mục Nguyễn Trí Minh ở nhà thờ Cộng Đồng Thánh Anrê Dũng Lạc ở Jersey City thuộc Tiểu bang New Jersey. Hai ông bà đã làm lễ Kim cương 65 năm chung sống với nhau. Họ có được 4 trai, 2 gái và rất nhiều cháu nội, cháu ngoại kể cả mấy chắt tạo nên cảnh “tứ đại đồng đường” mỗi khi có dịp lễ lớn. Từ ngày cụ bà lâm trọng bệnh với tình trạng tê liệt nửa thân mình, không nói, không ăn, không biết gì chung quanh cả, thức ăn nước uống được chuyền qua một ống dẫn vào bao tử người bệnh thì ngày nào cụ ông cũng vào nhà dưỡng lão có mặt với cụ bà từ 10giờ sáng đến 6, 7 giờ chiều mới về. Khi tôi hỏi cụ Hải rằng ngày nào cụ cũng vào viện dưỡng lão với cụ bà, chứng kiến cảnh cụ bà nằm bất động, không nói không rằng như vậy mà suốt cả 11 năm, vậy cụ có cảm thấy buồn nản và mệt nhọc không. Cụ Nguyễn Văn Hải với giọng nói còn rổn rảng cho biết cụ muốn biến nursing home có tên Little Flower Manor này trở thành một chốn như ở nhà vậy nên vào đó cụ vào đó trò chuyện với bà, đọc kinh, đọc sách, mở nhạc thánh ca, các CD giảng Kinh Thánh, coi như đó là nhà của mình nên cũng không cảm thấy gì là buồn chán cả. Vả lại mình có niềm tin vào Thiên Chúa thì cũng biết phú dâng mọi sự trong tay Ngài. Dĩ nhiên các con cháu cụ khá đông cũng vào với cụ bà nhưng rồi sau khi họ về thì cũng chỉ một mình cụ ông còn lại với cụ bà mà thôi. Thật là một tấm gương chung thủy đáng kính để mọi người cùng soi.
Trong bài chia xẻ Tin Mừng, Đức Ông Trịnh Minh Trí đã nói rằng đời người có 4 giai đoạn là sinh, lão, bệnh, tử nhưng với người Công Giáo có thêm giai đoạn thứ năm đó là phục sinh. Đức Ông cũng tán dương sự chung thủy trung thành của người Công Giáo qua tấm gương sáng của cụ ông Nguyễn Văn Hải với lời thề trong hôn lễ khi hai vợ chồng trẻ đem nhau đến trước bàn thờ Chúa tuyên hứa công khai trước Cộng đoàn là “sẽ trung thành với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khoẻ để yêu thương và kính trọng nhau suốt cả đời.” Sự thủy chung son sắt trong đạo nghĩa vợ chồng của người Công Giáo chính là phản ánh tinh thần văn hóa của dân tộc vì người Việt Nam thường có câu “Thương nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua.” hay là “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Cụ bà Nguyễn Hoàng Lý lúc còn sinh tiền khỏe mạnh luôn luôn khuyến khích và giúp đỡ chồng trong thời gian ông làm Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Tổng Giáo Phận Philadelphia. Ngày xưa cụ bà Phan Bội Châu lo mọi chuyện gia đình để cho chồng xuất dương sang Nhật, sang Tàu, vào Nam ra Bắc lo việc nước. Ngày nay cũng có nhiều tấm gương sáng như vậy để cho nền văn hóa Việt Nam rạng rỡ muôn đời. Quý hóa thay!
Philadelphia 19-6-2012
Trong một cuộc phỏng vấn dành cho ký giả Alain Ruscio khoảng năm 1995, khi được hỏi rằng: “Tôi tin rằng ông cũng có một thuyết lý về vai trò đặc thù của người phụ nữ trong sự phòng giữ bản diện, bản sắc Việt Nam?”, Giáo sư Hoàng Xuân Hãn (1908-1996), một học giả nổi tiếng đã cống hiến gần trọn cuộc đời cho nền văn hóa Việt Nam, đã trả lời :
“Đó là sự thể thường xuyên trong suốt lịch sử của đất nước chúng tôi. So với đàn ông, đàn bà khó chấp nhận hơn những tập tục của kẻ chiếm đóng. Đúng là như vậy về trang phục. Đúng là như vậy về những lề thói gia đình. Rõ rệt nổi bật ở lĩnh vực ngôn ngữ. Ai giữ gìn tiếng nói nếu không phải là phụ nữ? Ai dạy cho trẻ thơ biết nói? So với đàn ông, đàn bà ít có dịp tiếp xúc hơn với các nhà chức trách người Trung Hoa. Tôi nghĩ rằng phần lớn công việc phòng giữ văn hóa Việt Nam là do các bà mẹ, các bà vợ.” (La Sơn Yên Hồ HOÀNG XUÂN HÃN, Tập I Con Người và Trước Tác, Phần I, Nhà xuất bản Giáo Dục, 1998, trang 1130).
Câu trả lời của Hoàng Xuân Hãn xác định một thực tế về vai trò của người phụ nữ trong việc giữ gìn bản sắc của nền văn hóa dân tộc.
Một số nhận thức, quan điểm được đưa ra sau đây nhằm nối kết vai trò của người phụ nữ với một số phạm trù sinh hoạt của cơ cấu xã hội, chẳng hạn như bà Margaret Truman, trong tác phẩm First Ladies có viết: “Một nhà chép sử về các đệ nhất phu nhân đã nói rằng họ lôi cuốn trái tim của công chúng trong khi các tổng thống thì lôi cuốn những khối óc”. Câu nói này thật đáng suy gẫm cho những ai đã và đang chuẩn bị dấn thân trong các hoạt động bầu cử, ứng cử hay tranh cử nhất là trong những ngày tháng trước mắt.
Trong công cuộc vận động cho một mục tiêu đấu tranh về chính trị cũng như về văn hóa, thiết tưởng cần chú trọng, xây dựng và phát triển tầng lớp nữ giới, đặc biệt là các nữ sinh viên vừa tốt nghiệp các trường trung học hay đại học chung quanh ta. Cách riêng đối với người Việt Nam cần có những thay đổi não trạng về người phụ nữ vì các lý do căn bản như sau:
Trước hết, đó là một quan niệm cũ đã in hằn thâm căn cố đế trong xã hội ta vì chúng ta thường chịu ảnh hưởng nguồn ý thức hệ Khổng Giáo coi thường nữ giới thí dụ “nam tôn nữ ti”, “nam trọng nữ khinh”, thậm chí đánh giá rất nhẹ vai trò phụ nữ qua câu “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Trong chữ Hán, một số tính từ (hay trạng từ) hàm ý xấu đều có chữ nữ bên cạnh, thí dụ chữ gian (gian dối) gồm ba chữ nữ, chữ nô (đứa ở) có chữ nữ bên trái, chữ gian (gian tà) gồm chữ nữ bên cạnh chữ can, chữ đố là ghen cũng tất nhiên là có chữ nữ bện cạnh, chữ vọng là xằng bậy, thí dụ vọng ngữ… Thật ra thì không phải chữ gì có chữ nữ bên cạnh cũng hàm ý xấu xa cả, bởi vì các cụ (Tàu) ngày xưa cũng dùng chữ nữ bên cạnh một số các tính từ tốt thí dụ chữ hảo là tốt, chữ yêu là đẹp, chữ diệu là khéo, hay. Sở dĩ có tình trạng phân biệt đối xử như trên là vì ngày trước người phụ nữ phải cáng đáng nhiều công việc gia đình như sinh con, nuôi nấng con cái, dạy dỗ con, ngoài ra cũng phải tham gia vào công việc đồng áng tất bật lam lũ như làm ruộng, gieo mạ, cấy lúa, bón phân, thậm chí mò cua bắt ốc để phụ với người đàn ông nuôi sống gia đình, nhưng dù thế vẫn bị đối xử tàn tệ, bất bình đẳng, sinh nên cảnh “chồng chúa vợ tôi” trong gia đình, ngoài xã hội cũ… Chính cụ Phan Bội Châu cũng đã từng đả kích quan điểm “nam trọng nữ khinh” mặc dầu cụ là một nhà nho chính thống. Năm 1936, nhà văn Hoàng Đạo (tức Nguyễn Tường Long, em trai nhà văn Nhất Linh Nguyễn Tường Tam, một tay cự bút trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn) đã viết tập chính luận Mười điều tâm niệm để vận động cho một cuộc cách mạng trong tương lai đối với xã hội Việt Nam, trong đó có điều thứ sáu: “Phụ nữ phải ra ngoài xã hội, bình đẳng với nam giới về quyền lợi và nghĩa vụ.”
Trong cuốn sách có tên Sài Gòn sau mười hai năm, nhà văn Thế Uyên viết về việc nam nữ bình quyền ở Việt Nam trong đó có một ghi nhận cần chú ý như sau: “Nhưng cũng như miền Bắc, miền Nam cũng phải đợi đến sau 1954, có độc lập có chủ quyền rồi, việc thực hiện bình đẳng nam nữ mới trở thành dứt khoát trên thực tế. Bộ luật gia đình, do một phụ nữ, lúc đó làm dân biểu, là bà Trần Lệ Xuân đưa ra, đã được nhanh chóng chấp nhận ở những điểm căn bản nhất: chấm dứt chế độ đa thê, trả quyền tự do kết hôn cho trai gái từ hai mươi mốt tuổi trở lên, xác nhận phụ nữ bình đẳng với nam giới trong gia đình cũng như ngoài xã hội…” (Nhà xuất bản Xuân Thu, không rõ năm in, trang 178). Đặt ra ngoài mọi thành kiến hoặc phê bình thiên lệch với chủ tâm đầy ác ý, phải công nhận đây là một bộ luật ít nhất cũng phản ánh được trình độ văn minh của con người đó là chấm dứt chế độ đa thê (coi phụ nữ như một món đồ chơi), công nhận quyền tự do kết hôn và xác nhận việc nam nữ bình quyền trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
Với cuộc sống hiện tại ở hải ngoại cũng như trong nước,một số nhu cầu về việc làm và sự giao tế đã đẩy người phụ nữ ra khỏi khuôn khổ gia đình và phong cách giải quyết công việc đã chứng tỏ khả năng của họ. Cá tính nhẹ nhàng, kiên nhẫn vốn có của người phụ nữ nhiều khi lại giúp cho họ thành công trong một số lãnh vực còn hơn cả nam giới. Đó chính là những lợi điểm mà các tổ chức đấu tranh như chính trị hay xã hội văn hóa cần phải biết đánh giá đúng mức để vận dụng.
Simone de Beauvoir (1908-1986), một nhà văn nữ và cũng là một nhà tranh đấu nữ quyền của Pháp, đệ tử và bạn đời của triết gia Jean-Paul Sartre, đã từng nói: “Người ta không sinh ra là đàn bà, mà trở nên phụ nữ”. (On ne nait pas femme: on le devient) (Sarah Glazer, Ban dịch tệ hại, Trần Doãn Nho dịch, Talawas, ngày 1.9.2004). Ý bà muốn nói rằng “định mệnh vợ-và-mẹ là một huyền thoại do đàn ông dựng nên để phủ nhận tự do của phụ nữ”. Người Việt Nam ngày xưa vì nặng thành kiến hoặc cố chấp hay nói rằng “Đàn bà biết gì ?” Rồi nữa trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du cũng từng viết: “Rằng tôi chút phận đàn bà…”. Đàn bà nói chung bị đồng hóa với bất lực, thiếu khả năng gánh vác, cáng đáng công việc ngoài xã hội v.v… mà những quy kết này phần nhiều do đám đàn ông đưa ra giữa lúc ngoài xã hội chế độ phụ quyền đang lên ngôi; và vì thế Simone de Beauvoir kêu gọi nữ giới bài bác các công tác làm mẹ, làm vợ một cách quyết liệt mà thực tâm chỉ là muốn giành quyền bình đẳng với nam giới lại cho người phụ nữ.
Ở Trung Hoa, nhà văn nữ Đinh Linh (Ding Ling, 1904-1986) tên thật là Tưởng Băng Chi (Chiang Ping-chih) cũng có những tác phẩm đầu tay nổi tiếng viết về những vấn đề phụ nữ và cuộc tranh chấp của giới phụ nữ trẻ chống lại xã hội phụ quyền Trung Hoa.
Trong một số quốc gia theo Hồi Giáo, vị trí người phụ nữ có lẽ phải chịu nhiều thua thiệt, hèn kém so với đàn ông chăng nếu nhìn từ vị trí của một nhà tranh đấu?
Scott Macleod trong bài viết đăng trên Tạp chí Time, ấn bản Canada, đã giới thiệu về bà Shirin Ebadi, giải Nobel Hoà Bình năm 2003, nhà tranh đấu cho nhân quyền tại Iran. Bà Ediba đã đưa ra một quan điểm khá lạc quan và chắc nịch khi nói với Tạp chí Time rằng : “Giữa Hồi giáo, dân chủ và tự do, tuyệt đối không có xung khắc. Đang có nhiều điều chứng tỏ rằng có thể chiến đấu và đạt tới tự do cùng dân chủ tại một quốc gia của những người Hồi giáo thuần thành”. (Scott Macleod, Shirin Ebadi: Nobel Hòa Bình 2003, Talawas, 23.10.2003).
Với quan điểm phân tích khi đi sâu vào thế giới của chữ nghĩa hay tư tưởng, một nhà phân tâm học, nhà văn, phê bình gia, nhà nữ quyền luận (feminist) và là giáo sư Đại học Paris VII (Denis Diderot), là người gốc Bulgarie, quốc tịch Pháp, bà Julia Kristeva trong dịp nhận giải thưởng quốc tế Holberg do chính phủ Na Uy thành lập, đã phát biểu ý kiến trong cuộc hội thảo do Đại học Bergen tổ chức: “Trong cái thế giới hiện đại được đặt dưới “trật tự mới của thế giới”, chúng ta không thực sự có một định nghĩa tích cực để định giá nhân tính (không theo nghĩa “nhân loại”mà theo nghĩa “phẩm chất của loài người”). Đúng hơn là chúng ta bị đưa tới chỗ tự hỏi: “nhân tính là gì” khi chúng ta đương đầu với những… “tội ác chống lại nhân tính”. (Nghĩ về tự do trong thời khốn quẫn, Từ Huy dịch, Talawas, 13.6.2005). Chế độ cộng sản, chế độ toàn trị thật sự đều là những hình thức cai trị thô bạo chống lại nhân tính, nghĩa là chống lại tính con người trong đó có các quyền tự do căn bản như tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do cư trú, đi lại, lập hội v.v… là những thứ quyền nâng con người lên khỏi hàng cầm thú.
Trên bình diện tôn giáo, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nay là Chân Phước Gioan Phaolô II từ năm 1995 đã công nhận vai trò quan trọng của nữ giới trong thời đại chúng ta, bất luận là bà mẹ, bà góa, hay phụ nữ độc thân. Người phụ nữ, theo Ngài, đang góp phần tăng trưởng nền nhân bản xã hội. Hình ảnh người phụ nữ giúp thế giới gần nhau hơn và tương giao người-người sẽ trở nên trung thực và chân thực hơn. (J.B. Vũ Đức Bảo, Người phụ nữ với thiên chức làm mẹ, Tạp chí Hiệp Thông số 36, Tháng 7 & 8 năm 2006).
Trong hai thập niên gần đây, chúng ta chứng kiến tấm gương sáng của một người phụ nữ Miến Điện đó là bà Aung San Suu Kyi người đã đấu tranh không mệt mỏi chống lại nhóm cầm quyền quân phiệt trong nước. Trong một bài diễn văn gửi tới Nghị Viện Âu Châu tại Strasbourg khi được trao giải thưởng Sakharov vì Tự Do Tư Tưởng mà bà không được hiện diện để nhận giải, bà Aung San Suu Kyi có viết: “Một dân tộc muốn xây dựng một đất nước mà trong đó các thể chế dân chủ mạnh được xây dựng bền vững như là một bảo đảm chống lại sự lạm quyền của nhà nước thì trước hết phải học cách giải phóng tâm mình khỏi sự vô cảm và sự khiếp sợ.” (Aung San Suu Kyi, Tự do khỏi nỗi khiếp sợ, Tiểu luận của bà phổ biến nhân dịp bà được trao giải thưởng Sakharov vì Tự Do Tư Tưởng do Nghị Viện Âu Châu trao tặng trong cuộc lễ ngày 10.6.1991 không có sự hiện diện của bà.) Sự vô cảm là thái độ lạnh lùng, bình thản trước nỗi đau khổ, thiếu thốn của tha nhân, của dân tộc trước sự lộng hành của bạo quyền, là thái độ bình chân như vại, “thủ khẩu như bình” (bưng miệng im lặng như cái bình cắm hoa) trước những bất công của xã hội mà không dám lên tiếng. Sự vô cảm chính là tinh thần đồng lõa với bạo lực, với cường quyền, là a tòng với bọn “cướp ngày” (Con ơi mẹ bảo nghe này, Cướp đêm là giặc cướp ngày là quan) để giúp chúng vĩnh viễn tồn tại trên nỗi đau khổ triền miên của cả một đất nước.
Nhưng ngày nay, bà Aung San Suu Kyi đã ra khỏi nhà tù lớn rộng là đất nước của bà, đã ứng cử vào Quốc Hội và phe nhóm của bà đã thắng cử dù chỉ còn là thiểu số. Trong buổi lễ trao lại giải Nobel Hòa Bình cho bà Aung San Suu Kyi, ông Thornbjorn Jagland, Chủ Tịch Ủy Ban giải thưởng Nobel của Na Uy đã nói: “Trong hoàn cảnh bị cô lập bà đã trở thành tiếng nói của lương tâm cho toàn thể thế giới.” (BBC, bản tiếng Việt ngày 17 tháng 6 năm 2012). Thật là cả một niềm vinh dự lớn lao với những lời xưng tụng này.
Và bà Aung San Sư Kyi đã đáp lời: “Đạt được giải Nobel khiến cho tôi tồn tại trở lại. Nó đã đưa tôi trở lại với cõi nhân sinh rộng lớn.” Bà cũng từng tỏ bày quan điểm của bà về sự chân thực và coi đó là một sách lược đấu tranh (Honesty is the best policy, trong cuốn The Voice of Hope, Aung San Su u Kyi, Conversations with Alan Clements, 2008, trang 57). Bà thường nói: “Chấp nhận trách nhiệm là một hành động can đảm” (Accepting responsibility is an act of courage, Sách đã dẫn, trang 55).
Hình ảnh một nước Miến Điện với sự tái xuất giang hồ của nữ lãnh tụ Aung San Suu Kyi có hậu thuẫn của quần chúng trong nước và sự ngưỡng mộ cùng hỗ trợ của nhiều quốc gia bên ngoài, đã và đang là nguồn khích lệ rất lớn cho dân tộc Việt Nam chúng ta.
Văn hóa của một đất nước thấm nhuần tinh thần Phật Giáo như Miến Điện cũng đã tạo cho họ có được một vị lãnh tụ tài ba như bà Aung San Suu Kyi.
Văn hóa của bất cứ một nước nào cũng đều có những mối liên hệ với người dân nước đó.
Trong phần mở đầu bài viết này ở trên tôi có nhắc đến câu nói của một nhà văn tôi không nhớ tên và chính câu nói đó đã gợi ý cho tôi viết một số cảm nghĩ nhân được tham dự một tang lễ tại giáo xứ Saint Alice, Upper Darby, tiểu bang Pennsylvania ngày thứ hai 18-6-2012 vừa qua. Đây là một đám tang khá đặc biệt vì có rất đông người tham dự trong đó về hàng linh mục có Linh mục Peter Nguyễn Xuân Quýnh, Chánh xứ Saint Alice, Linh Mục Đinh Công Huỳnh, Đức Ông Trịnh Minh Trí, Linh Mục Trần Minh Đức, Linh mục Giuse Nguyễn Trí Minh, Phó Tế Huỳnh Mai Trác với rất nhiều tu sĩ nam nữ người Việt và Hoa Kỳ. Rất đông thân hữu tham dự đông chật cả nhà thờ mặc dù tang lễ cử hành vào ngày thường và đại diện các đoàn thể, chính đảng, nhân sĩ địa phương, bạn bè, thân hữu v.v…thuộc các giáo xứ xung quanh. Bà cụ Anna Nguyễn Hoàng Lý, bị tai biến mạch máu não, sau 11 năm nằm trong nhà dưỡng lão Little Flower Manor, đã được Chúa gọi về ngày 13-6-2012, hưởng thọ 86 tuổi. Chồng bà là cụ ông Phêrô Nguyễn Văn Hải, Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo Phận Philadelphia suốt nhiều nhiệm kỳ và năm nay hơn 88 tuổi. Ông có người em ruột là Linh mục Nguyễn Trí Minh ở nhà thờ Cộng Đồng Thánh Anrê Dũng Lạc ở Jersey City thuộc Tiểu bang New Jersey. Hai ông bà đã làm lễ Kim cương 65 năm chung sống với nhau. Họ có được 4 trai, 2 gái và rất nhiều cháu nội, cháu ngoại kể cả mấy chắt tạo nên cảnh “tứ đại đồng đường” mỗi khi có dịp lễ lớn. Từ ngày cụ bà lâm trọng bệnh với tình trạng tê liệt nửa thân mình, không nói, không ăn, không biết gì chung quanh cả, thức ăn nước uống được chuyền qua một ống dẫn vào bao tử người bệnh thì ngày nào cụ ông cũng vào nhà dưỡng lão có mặt với cụ bà từ 10giờ sáng đến 6, 7 giờ chiều mới về. Khi tôi hỏi cụ Hải rằng ngày nào cụ cũng vào viện dưỡng lão với cụ bà, chứng kiến cảnh cụ bà nằm bất động, không nói không rằng như vậy mà suốt cả 11 năm, vậy cụ có cảm thấy buồn nản và mệt nhọc không. Cụ Nguyễn Văn Hải với giọng nói còn rổn rảng cho biết cụ muốn biến nursing home có tên Little Flower Manor này trở thành một chốn như ở nhà vậy nên vào đó cụ vào đó trò chuyện với bà, đọc kinh, đọc sách, mở nhạc thánh ca, các CD giảng Kinh Thánh, coi như đó là nhà của mình nên cũng không cảm thấy gì là buồn chán cả. Vả lại mình có niềm tin vào Thiên Chúa thì cũng biết phú dâng mọi sự trong tay Ngài. Dĩ nhiên các con cháu cụ khá đông cũng vào với cụ bà nhưng rồi sau khi họ về thì cũng chỉ một mình cụ ông còn lại với cụ bà mà thôi. Thật là một tấm gương chung thủy đáng kính để mọi người cùng soi.
Trong bài chia xẻ Tin Mừng, Đức Ông Trịnh Minh Trí đã nói rằng đời người có 4 giai đoạn là sinh, lão, bệnh, tử nhưng với người Công Giáo có thêm giai đoạn thứ năm đó là phục sinh. Đức Ông cũng tán dương sự chung thủy trung thành của người Công Giáo qua tấm gương sáng của cụ ông Nguyễn Văn Hải với lời thề trong hôn lễ khi hai vợ chồng trẻ đem nhau đến trước bàn thờ Chúa tuyên hứa công khai trước Cộng đoàn là “sẽ trung thành với nhau khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi ốm đau cũng như lúc mạnh khoẻ để yêu thương và kính trọng nhau suốt cả đời.” Sự thủy chung son sắt trong đạo nghĩa vợ chồng của người Công Giáo chính là phản ánh tinh thần văn hóa của dân tộc vì người Việt Nam thường có câu “Thương nhau tam tứ núi cũng trèo, thất bát sông cũng lội, cửu thập đèo cũng qua.” hay là “Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”. Cụ bà Nguyễn Hoàng Lý lúc còn sinh tiền khỏe mạnh luôn luôn khuyến khích và giúp đỡ chồng trong thời gian ông làm Chủ Tịch Cộng Đồng Công Giáo Tổng Giáo Phận Philadelphia. Ngày xưa cụ bà Phan Bội Châu lo mọi chuyện gia đình để cho chồng xuất dương sang Nhật, sang Tàu, vào Nam ra Bắc lo việc nước. Ngày nay cũng có nhiều tấm gương sáng như vậy để cho nền văn hóa Việt Nam rạng rỡ muôn đời. Quý hóa thay!
Philadelphia 19-6-2012
Nhạc Phẩm ''Vẫn Trọn Tình Thương''
Thiên Duy
18:50 22/06/2012
Hân hạnh giới thiệu nhạc phẩm "Vẫn Trọn Tình Thương" của NS Thiên Duy; Hòa Âm: Minh Châu; Trình Bầy: Bích Hiền, Bích Ngân