Ngày 20-06-2014
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:26 20/06/2014
HOA SEN TỰ NGỒI TÙ
N2T

Hoa sen ngưỡng mộ chim biết ca hát, con bướm biết bay, còn mình thì cả ngày bị giam cầm trong hồ nước, nên lâu ngày không tránh khỏi oán than.
Đấng tạo hóa thấy vậy, lập tức nói:
- “Bé con, giam cầm con thật ra không phải là hồ nước, mà là cái tâm của con đó”.
(Hạnh Lâm Tử)

Suy tư:
Có người gia đình rất sung túc đầy đủ mọi phương tiện, có xe hơi, vợ con ngoan hiền, nhưng luôn luôn than vắn thở dài là mình quá khổ…
Có gia đình anh bạn của tôi, thiếu thốn mọi sự, con bị bệnh, vợ chồng đầu tắt mặt tối làm việc mà cũng chẳng đủ ăn, nhưng không hề nghe anh ta than vãn một đôi lời, ngạc nhiên tôi bèn hỏi: “Anh khổ cực như thế, sao mà mặt mày luôn vui vẻ vậy?”- Anh ta trả lời: “Cực khổ chi đâu thầy, chẳng qua đó là thánh giá mà Chúa gởi đến cho mình vác đó thôi”, đúng là một tín hữu gương mẫu.
Đem cái tâm nhốt trong những đồng tiền, thì cái tâm sẽ lo âu mất ăn mất ngủ; đem cái tâm nhốt trong quyền uy chức tước, thì cái tâm sẽ trở thành độc tài khát máu; đem cái tâm đựng trong những mớ kiến thức tri thức, thí cái tâm sẽ biến thành kiêu ngạo cô đơn cô độc.
Nhưng nếu đem cái tâm đặt vào trong bàn tay và thánh ý của Chúa, thì cái tâm sẽ triển nở thăng hoa, an vui tự tại, cuộc sống hạnh phúc...

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư

--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa (lễ Mình và Máu Thánh Đức Chúa Ki-tô)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:30 20/06/2014
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH ĐỨC CHÚA KI-TÔ
N2T

Tin mừng : Ga 6, 51-58.
“Thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”.


Anh chị em thân mến,
Đức Chúa Giê-su đã nói: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” . Đây là một lời tuyên bố có tính cách “giao chiến” của Đức Chúa Giê-su với những người tự nhận mình là kẻ khôn ngoan và thông thái là các kinh sư và nhóm biệt phái, đây cũng là lời làm cho những người theo Ngài phải có quyết định dứt khoác: tiếp tục theo làm môn đệ Ngài, hoặc là rút lui để khỏi bị mang tiếng là làm môn đệ của một người “dở hơi” ?

Lời tuyên bố này, ngày hôm nay vẫn cứ còn gây tranh luận cho nhiều người, bởi vì không một ai chấp nhận được việc ăn thịt người là được sống đời đời, nhưng đó là sự thật của những người Ki-tô hữu, là một thực tại đã và đang xảy ra trên mặt đất này: ở đâu có Giáo Hội Công Giáo là ở đó có sự tham dự và lãnh nhận Mình và Máu của Đức Chúa Giê-su, và chính những người tham dự này đã ngày càng trở nên đổi mới mình hơn, biết yêu thương và phục vụ tha nhân hơn...

Bí tích Thánh Thể được Đức Chúa Giê-su thiết lập sau khi đã rửa chân cho các môn đệ của mình, đây không phải là một sự ngẫu nhiên, nhưng là một sự sắp xếp tế nhị của Ngài với ý nghĩa rất sâu xa: chỉ có những ai biết phục vụ tha nhân, hiệp nhất trong yêu thương, mới thật sự là những người xứng đáng tham dự và lãnh nhận Mình Máu Thánh của Ngài cách đầy đủ ý nghĩa của nó.

Mỗi ngày chúng ta đều được mời gọi đến tham dự tiệc Thánh Thể, và mỗi năm một lần, chúng ta long trọng mừng kính lễ Mình và Máu Thánh của Đức Chúa Giêsu, để nhắc nhở đến tính cao yêu thương cao vợi của Thiên Chúa dành cho nhân loại, và để chúng ta không ngừng cảm tạ hồng ân to lớn này, mà Đức Chúa Giê-su đã làm cho chúng ta đó là trao ban chính thân mình của Ngài làm lương thực nuôi sống linh hồn chúng ta

Anh chị em thân mến,
Có nhiều người đi rước lễ nhưng ít người đạt được ơn ích thần thiêng bởi trời, bởi vì họ rước lễ với tâm hồn không giống nhau:
- Có người thành tâm và yêu mến Đức Chúa Giê- su Thánh Thể khi rước lễ.
- Có người đi rước lễ cho vui kẻo bị người khác nói vô nói ra...
- Có người rước lễ vì mình có đi dự thánh lễ.
- Có người rước lễ để giấu giếm tâm hồn bất an của mình.
- Có người đi rước lễ để khoe cái áo mới mua, cái đầu tóc mô đen của mình...

Còn chúng ta, chúng ta đi rước Đức Chúa Giê-su Thánh Thể với một tâm hồn nào: yêu mến hay thù ghét, kiêu căng hay khiêm tốn, phục vụ hay chỉ trích ?

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Thánh thể, Lương thực Thần linh
Lm Jude Siciliano OP
02:36 20/06/2014
LỄ MÌNH MÁU THÁNH CHÚA KITÔ A

Đệ Nhị Luật 8: 2-3, 14b-16a; T.vịnh 146; 1 Côrintô 10: 16-17; John 6: 51-58


THÁNH THỂ, LƯƠNG THỰC THẦN LINH

Chương 6 trong Tin Mừng Gioan mở đầu với trình thuật Đức Giêsu nuôi đám đông dân chúng vào dịp lễ Vượt Qua. Tiếp theo là hai diễn từ về “Bánh ban sự sống”. Những biểu tượng trong Tin Mừng Gioan có nhiều cấp độ và giàu ý nghĩa. Trong diễn từ thứ nhất (6,35-50), “Bánh” nhằm mạc khải về Đức Giêsu.

Quý vị nhớ lại xem người phụ nữ Samari (4,4tt) đã hiểu theo nghĩa đen và vật chất như thế nào khi Đức Giêsu đề nghị cho chị “nước hằng sống”? (trong Tin Mừng Gioan, nước mang ý nghĩa biểu tượng khác, đó là mạc khải chân lý về căn tính Đức Giêsu). Trong diễn từ thứ nhất về “Bánh”, cũng như người phụ nữ Samari, dân chúng hiểu lời Đức Giêsu theo nghĩa đen. Vì Người hoá bánh ra nhiều nên họ mới hỏi Người: “Thưa Ngài, xin cho chúng tôi được ăn mãi thứ bánh ấy” (6,34) - tương tự với những gì người phụ nữ đã hỏi khi Đức Giêsu hứa cho chị nước hằng sống (4,15).

Sau đó, Đức Giêsu tuyên bố rằng Người là Bánh ban sự sống và bất cứ ai ăn thịt và uống máu Người thì sẽ không còn phải đói khát. Đức Giêsu muốn thức tỉnh ký ức họ vì trong truyền thống của họ, Đức Khôn Ngoan được diễn tả như là nguồn ban lương thực và lời chỉ dẫn cho những ai đang đói khát (Is 49,10). Đức Giêsu tự ví mình là Đấng ban sự sống đích thực, Người còn có thể trao ban nhiều hơn những gì Đức Khôn Ngoan và sách Luật ban phát. Người không có ý nói về bánh vật chất cần thiết cho sự sống thể lý. Thật vậy, Người khuyên nhủ họ: “Các ông hãy ra công làm việc không phải vì lương thực mau hư nát, nhưng để có lương thực thường tồn đem lại phúc trường sinh, là thứ lương thực Con Người sẽ ban cho các ông." (6,27). Đức Giêsu chính là sự sống vĩnh cửu mà Thiên Chúa ban tặng: “Chính tôi là bánh trường sinh. Ai đến với tôi, không hề phải đói; ai tin vào tôi, chẳng khát bao giờ” (6,35).

Diễn từ với chủ đề về bánh được tiếp nối trong đoạn Tin Mừng hôm nay, được gọi là “diễn từ thứ hai”. Đoạn Tin Mừng này nhấn mạnh đến bí tích. Đức Giêsu nói rõ với những thính giả Do Thái về việc ăn thịt và uống máu của Người. Họ phản đối vì uống máu là điều ghê tởm và cấm kỵ đối với người Do Thái (Lv 17,10-14). Việc ăn thịt cũng mang ý nghĩ tương tự. Đức Giêsu còn trao ban chính mình cho những kẻ ngược đãi Người. Thân thể Người sẽ bị nát tan và máu Người sẽ đổ ra trên thập giá. Đối với các Kitô hữu - độc giả của Tin Mừng Gioan, thông điệp về bí tích Thánh Thể đã rõ ràng. Sự sống đích thực và vĩnh cửu của chúng ta được nuôi dưỡng khi chúng ta được tham dự bữa tiệc Thánh Thể.

Guatavo Gutierrez, OP. (“Chia sẻ Lời Chúa theo Năm Phụng vụ”) nói rằng thánh Gioan trao gửi đoạn Tin Mừng này đến những ai còn hoài nghi về sự nhập thể - Thiên Chúa mặc lấy xác phàm. Do vậy, “Sứ điệp không dành cho kẻ hoài nghi: Ân huệ Thiên Chúa trở nên cụ thể qua con người” (trang 121). Đức Chúa đã ban thịt của Người bằng việc hiến dâng thân mình cho chúng ta. Bánh mà Đức Giêsu ban tặng cho chúng ta chính là sự sống của Người. Do đó, khi chúng ta ăn thịt và uống máu Người, chúng ta được kết hiệp với Người và nhờ Người mà được kết hiệp với Chúa Cha: Chúng ta có sự sống nhờ Bánh Đức Giêsu ban tặng.

Trong tiếng Hípri, “thịt và máu” chỉ toàn diện con người. Ăn và uống ám chỉ sự hiệp thông với người khác. Vì thế, trong bữa tiệc Thánh Thể, ăn và uống có nghĩa là chia sẻ chính Đức Giêsu và sự sống Người ban tặng chúng ta qua chính Người và Chúa Cha. Người nói với chúng ta rằng Người là nguồn mạch sự sống cho những ai được “nuôi dưỡng” nhờ Người.

Phần thứ nhất của diễn từ về Bánh nhấn mạnh đến đức tin. Phần thứ hai (Tin Mừng hôm nay) đặt đức tin của chúng ta vào cuộc sống hằng ngày. Ngôn từ rất cụ thể về việc ăn uống. Kết hiệp với Đức Kitô không phải ở thế giới khác hay ở “chốn thiêng liêng cao vời” nào đó. Chúng ta chia sẻ sự sống của Đức Kitô bằng việc ăn và uống. Đây là ngôn ngữ dễ lĩnh hội - dễ đón nhận những gì chúng ta được ban tặng. Đón nhận Đức Kitô bằng việc ăn thịt và uống máu Người là ôm lấy sự sống Đức Kitô ban tặng chúng ta như một hồng ân. Chúng ta đón nhận sự hiệp thông hôm nay, trong thánh lễ này. Bí tích này cũng mở đôi mắt chúng ta, để nhận ra Đức Kitô chính là lương thực nuôi dưỡng chúng ta trong cuộc sống hàng ngày.

Chúng ta tự hỏi: Ngày hôm nay, còn có cách thức nào khác cụ thể như bánh và rượu, nhờ đó Đức Kitô ban tặng chính mình cho chúng ta không? Tôi nhớ là mình từng đứng tại xà lim giam giữ một người bạn tử tù. Chúng tôi đã trao đổi những vấn đề về cuộc sống và cái chết khá lâu, quá cả giờ nghỉ ăn trưa. Đang nói chuyện với anh, tôi hướng mắt về cái bánh quy lớn ở trên kệ anh nhận được kèm với bữa trưa. Thấy vậy, anh liền hỏi: “Cha có đói không ạ?” Tôi trả lời rằng đói - nhiều nghĩa. Anh cầm chiếc bánh, bẻ làm đôi rồi chia cho tôi một nửa. Tôi đã chủ tế Thánh lễ sáng sớm trong ngày hôm đó. Làm sao tôi có thể quên được những gì mình đã từng chia sẻ với các anh chị em Đa Minh và các bạn hữu? Một trình thuật tương tự kể lại cử chỉ “cầm lấy”, “bẻ ra” rồi “trao cho” - diễn ra ngay tại khu tử tù. Có ai trong chúng ta đến ăn thịt và uống máu Đức Kitô trong Thánh lễ này mà lại không nhận ra rằng Người trao ban chính mình cho chúng ta bằng rất nhiều cách thức cụ thể khác nhau qua cuộc sống hàng ngày?

Lương thực chúng ta đón nhận hôm nay, hiện thân của Đức Giêsu trong Bí tích Thánh Thể, nâng đỡ đời sống thường ngày của chúng ta. Chúng ta, giống như tổ tiên người Do Thái, lang thang qua sa mạc. Đôi khi cuộc hành trình gặp đầy gian khổ. Quả thực hôm nay, ông Môsê chỉ thị cho chúng ta rằng “hãy nhớ lại.” Vì thế, chúng ta nhớ lại cách chúng ta được nuôi dưỡng từng ngày. Hạn từ “manna” có nghĩa là “cái gì vậy?” Hãy hình dung mỗi sáng dân Israel bước ra khỏi lều để tìm một vật màu trắng bám trên các tảng đá và bụi cây. Họ gom lại, cầm lên rồi hỏi “manna - cái gì vậy?” Ông Môsê nói với họ rằng: “cứ ăn đi, nó sẽ nuôi sống anh em”. Họ đã ăn và, như lời ông Môsê đã hứa, họ được nuôi sống qua nhiều ngày.

Và từ đó trở đi, mỗi ngày họ được ăn một thứ bánh mà họ không nhận ra đó là lương thực (“anh em và cha ông anh em chưa từng biết”), cho dù họ đã được nuôi dưỡng bởi lương thực ấy. Chúng ta nghe ông Môsê nói cho cả chúng ta nữa. “Hãy nhớ lại” điều Người nói với chúng ta. Chúng ta tưởng nhớ Bánh sự sống đã nuôi dưỡng chúng ta thế nào mỗi ngày, thường thì lúc đầu chúng ta đã không nhận biết lương thực ấy (Giống như món quà là chiếc bánh quy được người bạn tử tù chia sẻ). Nhưng giờ đây, tại bữa tiệc cộng đoàn này, chúng ta tưởng nhớ và dâng lời tạ ơn.

Chuyển ngữ: Anh Em HV Đaminh Gò-Vấp


BODY AND BLOOD OF CHRIST (A)
Deuteronomy 8: 2-3, 14b-16a; Ps 147; 1 Corinthians 10: 16-17; John 6: 51-58

Chapter 6 in John’s gospel begins with the feeding of the crowd at Passover. It is followed by two discourses on "the bread of life." The symbols in John are multi-layered and rich in meaning. In the first discourse (6:35-50) the "bread" is about the revelation of Jesus.

Remember how the Samaritan woman (4:4ff) understood Jesus’ offer of "living water" in a literal and physical way? (Water is another symbol in John which reveals the truth about Jesus’ identity.) In the first "bread discourse" the crowds, like the Samaritan woman, took Jesus literally. Since he multiplied bread they ask him, "Sir, give us this bread always" (6:34) – similar to what the woman asked when Jesus promised her living water (4:15).

Jesus then announces that he is the bread of life and will provide food and drink that will never fade or disappoint. He was awakening their memories because in their tradition Wisdom is presented as providing nourishment and direction for those in need (Is 49:10). Jesus presents himself as a sure provider of life who can give even more than what Wisdom and the Law can provide. He is not talking about physical bread for physical life instead he advises, "Do not work for food that perishes but for the food that endures for eternal life, which the Son of Man will give you" (6:27). Jesus is God’s offer of eternal life, "I am the bread of life, whoever comes to me will never hunger and whoever believes in me will never thirst" (6:35).

The discourse, with its theme of bread, continues. Today’s section, called the "second discourse," has a sacramental focus. Jesus speaks quite starkly to his Jewish hearers about eating his flesh and drinking his blood. His listeners object because drinking blood would have been repugnant and forbidden for a Jewish person (Lv. 17:10-14). The same for eating his flesh. Jesus will give himself over to his persecutors. His body will be broken and his blood poured out on the cross. For John’s Christian readers the eucharistic message would be clear. Our true, our eternal life, is nourished when we are fed the eucharistic meal.

Gustavo Gutierrez, OP ("Sharing the Word Through the Liturgical Year") says that John addressed this passage to people who were skeptical about the incarnation – God taking on human flesh. Hence, "the message leaves no room for doubt: the gift of God becomes concrete through what is human" (page 121). The Lord has given his flesh by surrendering himself for us. Jesus’ gift of bread is the gift of his life for us. Hence, when we eat and drink we are united to him and through him to his Father: we have life through the bread Jesus offers us.

In Hebrew "flesh and blood" signifies the entire person. To eat and drink suggests a communion with another. So, in the eucharistic meal, eating and drinking means a sharing in the person of Jesus and the life he offers us with himself and the Father. He tells us that he is the source of life for those who "feed" on him.

The first part of the bread discourse stressed faith. The second part (today’s gospel) keeps our feet rooted on the ground. The language is very concrete, it is about eating and drinking. Communion with Christ is not other-worldly, or on some "higher spiritual plane." We share in the life of Christ by eating and drinking. This is the language of receptivity – accepting what we are offered. To accept Christ by eating his flesh and drinking his blood, is to embrace the life Christ offers us as a gift. Communion happens for us today at this celebration. But the sacrament also opens our eyes so we can see how else Christ feeds us himself in our daily lives.

We can ask ourselves: Where else, in ways as concrete as bread and wine, is Christ offering himself to us this day? I remember standing at the cell of a death row inmate. We talked about matters of life and death for quite a while, well past my lunch break. As we talked my eyes drifted over to a large cookie on a shelf in his cell, which he had received with his lunch. He caught me looking at the cookie and said, "Are you hungry, father?" I was – in many ways. He took the cookie, broke it in half and shared it with me. I had presided at Mass earlier in the day. How could I miss another version of what I had shared earlier with my Dominican sisters, brothers and friends? It was about "taking," "breaking," and "giving" – this time happening on death row. Do those of us who will come to eat and drink the body and blood of Christ at this celebration today not see the many other concrete ways he gives himself to us throughout our day?

The food we receive today, the presence of Jesus in the Eucharist, sustains us in our daily lives. We, like our Jewish ancestors, wander through the desert. Sometimes the journey has been arduous. Yet, Moses instructs us today, "Remember." So, we recall how we were fed day by day. The word "manna" means "what is it?" Imagine the Israelites coming out of their tents each morning to find a white, sticky substance on the rocks and bushes. They collected it, held it up and asked, "Manna – what is it?" Moses told them, never mind eat it and it will nourish you. They did and, just as he promised, they were nourished for one more day.

And so it went, day by day, they were fed a bread they did not recognize as food, ("unknown to you and your ancestors"), but were nourished nevertheless. We hear Moses speak to us as well. "Remember" he tells us. We do – as we recall how the bread of life has fed us day by day, often in ways we did not recognize at first. (Like a the gift of a shared cookie from a death row inmate.) But now we do and, at this community meal, we remember and give thanks.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:32 20/06/2014
N2T

6. Đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người, không trừ một ai.

(Thánh Don Bosco)
--------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
22:34 20/06/2014
BÀI HỌC THỰC TẾ
Cha sở coi đá banh cúp thế giới, nhìn thấy cứ mỗi lần trong đội có cầu thủ ghi bàn thắng, thì cả đội nhảy lên vui mừng, ôm lấy cầu thủ ấy mà bày tỏ sự vui mừng...
Ngài ước gì mọi giáo dân trong giáo xứ của ngài cũng biết bày tỏ sự vui mừng, khuyến khích nhau như vậy khi có người thành công việc đạo việc đời.
---------------
http://nhantai.info
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Khi con chiên ngụy biện ''sửa lưng'' chủ chiên
Nguyễn Kim Ngân
08:17 20/06/2014
KHI CON CHIÊN “SỬA LƯNG” CHỦ CHĂN

Theo tin từ Catholic World News (CWN) ngày 16 tháng 6 năm 2014, thì bà Nancy Pelosi đã gửi cho Đức Cha (ĐC) Salvatore Cordileone, Tổng Giám Mục (TGM) thành phố San Francisco, một lá thư khuyên can ngài không nên đến dự cuộc Tuần Hành ủng hộ Hôn Nhân (March for Marriage) tại Washington, D.C., ngày hôm nay, 19 tháng 6 năm 2014, viện lý do là các tham dự viên chắc chắn sẽ biểu tỏ thái độ “khinh miệt và căm ghét” đối với quý vị đồng tính, trong khi lẽ ra ngài phải “cùng với chúng tôi tìm cầu công cuộc hoà giải hơn là tiếp tục gây thêm chia rẽ và hận thù.”

Với tư cách cựu Chủ Tịch Hạ Viện, và là một trong những nhân vật quyền lực nhất trong giới Công Giáo Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi đã thường xuyên phản đối các giáo huấn của Hội Thánh về các vấn đề như phá thai và hôn nhân đồng tính. Bà có lối giải thích riêng về nền thần học Công Giáo. Trong lá thư gửi cho Đức TGM của mình, bà cố uốn giọng cho có vẻ tha thiết và thân thương: “Chúng ta đều có cùng một lòng quý chuộng đức tin Công Giáo và cùng một lòng yêu mến thành phố San Francisco.”

ĐC Cordileone hiện là Chủ Tịch Ủy Ban GM về hôn nhân. Ngài có lập trường khá kiên quyết chống lại cáí gọi là “hôn nhân đồng tính.” Là cư dân của thành phố San Francisco, tức thuộc Tổng Giáo Phận San Francisco, mà ĐTGM Cordileone đang cai quản, bà Pelosi đích thị là con chiên đang công khai tuyên chiến với chủ chăn của mình.

Thực ra, phe nhóm “tiến bộ” của bà Pelosi, những người cùng ký tên vào thỉnh nguyện thư, còn bao gồm các tín hữu tự xưng là đạo gốc, như Phó Thống Đốc Gavin Newsom, linh mục cấp tiến Ray Bourgeois, cùng một vài nhân vật khác như Marianne Duddy Burk, Mary Hunt, và Jeannine Grammick.

ĐTGM Cordielone sẽ là diễn giả chính trong buổi “Tuần Hành cho Hôn Nhân” được “National Organization for Marriage” bảo trợ, nhưng nhóm cấp tiến của bà Pelosi lại gọi đây là một thứ “nọc độc nguỵ trang dưới lớp vỏ nhân đức.”

Sau đây là tóm lược bốn điểm mà ĐTGM muốn trả lời những tố cáo của nhóm do bà Pelosi cầm đầu.

1) Cuộc “Tuần Hành cho Hôn Nhân” không hề nhằm “chống-LGBT” (=các nhóm đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới) như một số người lầm tưởng. Đúng nghĩa, đây là một cuộc tuần hành để ủng hộ hôn nhân. Cái sau không hề bao hàm cái trước. Biến cố này chỉ nhằm xác nhận thiện ích lớn lao của việc lôi kéo toàn thể mọi người lại gần với nhau, ngõ hầu một người nam và một người nữ có thể gắn bó với nhau, và với bất kỳ con trẻ nào phát sinh ra từ việc hai người kết hợp với nhau. Đây chính là viễn kiến của ĐTC Phanxicô, người vừa tuyên bố rằng: “Chúng ta cần tái xác nhận việc con trẻ phải có quyền được lớn lên trong một gia đình có cha, có mẹ. “ Nếu biến cố này chỉ nhằm tới một nhóm cá nhân nào đó và nhắm mục tiêu gây căm ghét đối với họ, thì chắc chắn tôi sẽ không bao giờ đặt chân đến.

2) Mặc dù không thể đi sâu vào chi tiết những tố giác của quý vị về những bảo trợ viên cũng như về các diễn giả trong buổi tuần hành, tôi biết rõ rằng ít nhất một vài điều quý vị nói ra đã được dựa trên những giải thích sai lạc hoặc đơn thuần là không xác thực về mặt sự kiện. Đây là thí dụ: thật là thiếu chính xác khi bảo rằng nhóm bảo trợ “National Organization for Marriage” chủ trượng gắn liền đồng tính với ấu dâm và loạn luân. Sự thật là thế này: cách đây ba năm, một cuộc hội thảo do nhóm B4U-ACT tổ chức tại Baltimore nhằm mục đích tìm ra các phương cách đối phó với nạn ấu dâm. Ngay lập tức có một bài viết đăng trên trang blog của NOM tố giác buổi hội thảo này chắc chắn sẽ đưa đến sự gây hấn đối với cộng đồng đồng tính. Thật là đáng tiếc, nhiều kết luận được rút ra liên quan đến nhóm bảo trợ buổi tuần hành lần này đã dựa trên các cảm nhận sai lạc.

3) Hẳn nhiên là tất cả chúng ta đều không chấp nhận các ngôn từ gay gắt và đầy hận thù. Nhưng phải công nhận rằng có quá nhiều ngôn từ mang tính cách xúc phạm được tuôn trào ra sang một hướng đối nghịch. Quả thế, đối với những ai ủng hộ hôn nhân (truyền thống), thì những mũi tấn công chắc sẽ không dừng lại ở ngôn từ. Bởi lẽ, chỉ vì chấp nhận lập trường hôn nhân như đã được thấu hiểu trong tất cả mọi xã hội của nhân loại từ mấy ngàn năm nay mà nhiều người đã bị thôi việc, mất phương tiện sinh sống, gánh chịu nhiều hình thức trả đũa, kể cả bạo lực. Quả thực là đã xẩy ra quá nhiều bạo lực dành cho các qúy vị đồng tính, điều đáng tiếc này cần phải chấm dứt tận căn. Tuy vậy, thật là đáng buồn, chúng ta lại đang nhìn thấy những trường hợp, tuy chưa phổ biến lắm, những người ủng hộ hôn nhân truyền thống bị bắn gục (như đã xẩy ra cho các nhân viên thuộc Family Research Council). Cho dù quyền tự do ngôn luận có thể dễ dàng được sử dụng nhằm xúc phạm đối phương, nhưng con số những người lạm dụng quyền tự do này để gây thêm những phân rẽ thì không nhiều bằng những nạn nhân vô tội.

4) Đừng bao giờ phán xét dựa trên thành kiến, hoặc hình ảnh và bình luận của truyền thông đại chúng, tách biệt khỏi cái ngữ cảnh (context) nguyên thủy. Trái lại, nên đến với nhau trước hết như những con người. Tôi sẵn sàng gặp gỡ riêng từng người, không chỉ để đối thoại, mà chính là để chúng ta biết nhau và hiểu nhau. Sự gặp gỡ cá nhân tất sẽ làm thay đổi cái nhìn đối với nhau và làm dịu mềm cõi lòng nhau. Rốt cuộc thì chính tình yêu sẽ là câu trả lời. Điều này có thể xẩy đến ngay cả giữa những ai có những mối bất đồng sâu xa. Xem ra thì có vẻ không thực tế và xa vời, nhưng sự thực là thế đó, và là điều khả hữu. Tôi biết rằng điều đó có thể xẩy ra. Tôi biết rõ điều đó từ chính kinh nghiệm bản thân. Khi ta đến với nhau cốt để thành tâm thiện chí tìm biết và thấu hiểu nhau thì phép lạ có thể xẩy ra.

(Xin đọc thêm: Anne Hendershott: What’s Behind Pelosi’s Attack on Archbishop Cordileone? www.crisismagazine.com, June 17, 2014)

Nguyễn Kim Ngân

06/19/2014
 
Đức Thánh Cha chủ sự Lễ Kính Mình Máu Thánh Chúa
Lm. Trần Đức Anh OP
07:12 20/06/2014
ROMA. Lúc 7 giờ chiều thứ năm 19-6-2014, ĐTC Phanxicô đã chủ sự thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại thềm Đền thờ thánh Gioan Laterano.

Tham dự thánh lễ, có đông đảo các HY và GM, cùng với các vị Giám Chức, LM và hàng chục ngàn tín hữu.

Trong bài giảng, ĐTC nhắc lại lời ngôn sứ Môisê trách dân Do thái khi được vào Đất Hứa đã Chúa Đấng đã dùng manna để nuôi họ trong sa mạc: ”Chúa là Thiên Chúa của ngươi.. đã nuôi ngươi bằng manna, mà người không nhận biết” (Dnl 8,2). ”Sau khi định cư, dân tuyển đạt được một sự tự lập, được sung túc phần nào, và họ gặp nguy cơ quên những biến cố đau buồn quá khá mà họ đã vượt thắng được nhờ sự can thiệp của Thiên Chúa và nhờ lòng từ nhân vô biên của Chúa. Bấy giờ Kinh Thánh nhắn nhủ họ hãy nhớ tất cả hành trình đã trải qua trong sa mạc, trong thời thiếu thốn và cơ cực. Lời mời gọi của Môisê là hãy trở lại với những gì thiết yếu, với kinh nghiệm hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa, khi sự sinh tồn được ủy thác cho Chúa, để con người hiểu rằng ”mình không sống bởi cơm bánh mà thôi.. nhưng còn nhờ tất cả những gì bởi miệng Thiên Chúa mà ra” (Dnl 8,3).

ĐTC giải thích rằng con người không phải chỉ đói thể lý, nhưng còn có cái đói khác không thể thỏa mãn bằng lương thực, đó là cái đói sự sống, đói tình thương, đói sự vĩnh cửu.. Chúa Giêsu ban cho chúng ta lương thực ấy, đúng hơn, chính Ngài là bánh hằng sống ban sự sống cho thế giới (Xc Ga 6,51). Mình Chúa là lương thực chân thực dưới hình bánh, và Máu ngài là đồ uống thực sự dưới hình rượu..

ĐTC cũng nhấn mạnh rằng ”Trong Bí tích Thánh Thể, Chúa thông truyền cho chúng ta tình thương, một tình thương lớn lao đến độ Chúa nuôi chúng ta bằng chính mình Chúa, một tình yêu nhưng không, luôn được dành cho những người đói khát và cần bồi dưỡng sức lực. Sống kinh nghiệm đức tin có nghĩa là để cho Chúa nuôi dưỡng và kiến tạo cuộc sống của mình không phải trên những của cải vật chất, nhưng trên thực tại không hư nát là những hồng ân của Thiên Chúa, là Lời Chúa và chính Thân Mình Chúa”

ĐTC không quên cảnh giác các tín hữu đừng chạy theo những thứ lương thực khác. Ngài nói: ”Một số người nuôi dưỡng mình bằng tiền bạc, người khác bằng thành công và sự háo danh, kẻ khác nữa bằng quyền lực và kiêu ngạo. Nhưng lương thực nuôi sống chúng ta thực sự chỉ có thể là lương thực Chúa ban!”

Trong phần kết luận, ĐTC mời gọi mỗi người, ngày hôm nay hãy tự hỏi: Tôi ăn ở đâu? Tôi muốn nuôi sống mình ở bàn ăn nào? Nơi bàn ăn của Chúa? Hay là tôi ước mơ ăn những lương thực ngon lành, nhưng trong sự nô lệ? Đâu là ký ức của tôi? Phải chăng tôi nhớ đến Chúa đã cứu thoát tôi, hay nhớ đến củ hành củ tỏi của thời nô lệ? Tôi làm cho linh hồn tôi được no đầy nhờ ký ức nào?”

Sau thánh lễ, ĐHY Giám quản Roma, Agostino Vallini, đã thay ĐTC chủ sự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quảng đường dài hơn 1 cây số, tới Đền thờ Đức Bà Cả. Còn ngài thì đi xe thẳng tới Đền thờ và đợi đoàn rước đến, rồi ngài chủ sự nghi thức ban phép lành Mình Thánh Chúa cho mọi người.
Cha Lombardi, Giám đốc Phòng báo chí Tòa Thánh giải thích rằng, ĐTC không đi bộ rước kiệu trên quãng đường dài như vậy giữa hai Đại Vương cung thánh đường, vì ngài sắp thực hiện cuộc viếng thăm tại giáo phận Cassano miền Calabria vào thứ bẩy ngày mai, 21-6, và đồng thời, ngài cũng muốn sự chú ý của các tín hữu tập trung vào Mình Thánh Chúa trong cuộc rước, hợp với tinh thần của buổi lễ. (SD 19-6-2014)
 
Đức Thánh Cha tái bênh vực tự do tôn giáo
Lm. Trần Đức Anh OP
07:33 20/06/2014
VATICAN. Sáng 20-6-2014, ĐTC tái lên tiếng bênh vực tự do tôn giáo và tố giác hiện tượng nhiều tín hữu Kitô vẫn còn bị bách hại trên thế giới ngày nay.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến dành cho 200 tham dự viên hội nghị quốc tế do Đại học Công Giáo Lumsa ở Roma tổ chức trong hai ngày 20 và 21-6-2014 về đề tài: ”Tự do tôn giáo theo công pháp quốc tế và cuộc xung đột các giá trị trên thế giới”.

ĐTC khẳng định rằng ”Lý trí nhìn nhận trong tự do tôn giáo một quyền cơ bản của con người, phản ánh phẩm giá cao cả nhất, phẩm giá của người có thể tìm kiếm và gắn bó với sự thật, và lý trí nhìn nhận trong tự do ấy một điều kiện không thể thiếu được để phát huy tất cả tiềm năng của mình. Tự do tôn giáo không phải chỉ là tự do tư tưởng hoặc phụng tự riêng tư. Đó là tự do được sống theo các nguyên tắc luân lý đạo đức phù hợp với chân lý đã tìm được, hoặc riêng tư hoặc công khai.”

ĐTC nhìn nhận rằng đây là một thách đố lớn trong thế giới hoàn cầu hóa ngày nay, trong đó tư tưởng yếu cũng hạ thấp trình độ luân lý nói chung và nhân danh quan niệm sai lầm về sự bao dung, người ta đi tới chỗ bách hại những người bảo vệ chân lý về con người và những hệ lụy luân lý đạo đức từ đó mà ra”.

ĐTC nhận xét rằng ”tự do tôn giáo, khi được khẳng định trong các hiến pháp và luật lệ, cũng như được biểu lộ qua những thái độ phù hợp, thì tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển các quan hệ tôn trọng nhau giữa các tín ngưỡng và một sự cộng tác lành mạnh với Nhà Nước và xã hội chính trị, không lẫn lộn vai trò và không đối nghịch nhau. Thay vì những xung đột các giá trị trên thế giới, người ta giúp đạt tới sự cộng tác để mưu công ích, đi từ những giá trị được mọi người chấp nhận”.

Cũng trong buổi tiếp kiến, ĐTC mạnh mẽ lên án các cuộc bách hại tôn giáo. ”Sự bách hại này làm thương tổn lý trí, gây thiệt hại cho hòa bình và hạ nhục phẩm giá con người”.

Ngài nói: ”Đối với tôi, thật là một đau khổ lớn lao khi thấy các tín hữu Kitô trên thế giới đang phải chịu rất nhiều các vụ kỳ thị. Sự bách hại các tín hữu Kitô này này lớn lao hơn so với các thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, và ngày nay có nhiều Kitô hữu tử đạo hơn cả trước kia. Điều này đang xảy ra 1.700 năm sau chiếu chỉ của Hoàng đế Constantino nhìn nhận tự do của các Kitô hữu được công khai tuyên xưng niềm tin của họ”.

Đại học Lumsa, tức là Đại học tự do Đức Mẹ Mông Triệu (Libera Universit Maria SS Assunta), có trụ sở gần Vatican, được thành lập năm 1939 và hiện gồm các khoa như: nhân văn, truyền thông, huấn luyện, tâm lý, luật khoa. kinh tế, chính trị và ngôn ngữ hiện đại. (SD 20-6-2014)
 
Đức Thánh Cha chống chủ trương cho sử dụng ”ma túy nhẹ”
Lm. Trần Đức Anh OP
12:46 20/06/2014
VATICAN. Trong buổi tiếp kiến sáng 20-6-2014 dành cho 450 tham dự viên hội nghị quốc tế chống ma túy, ĐTC mạnh mẽ phê bình việc cho sử dụng các loại ma túy gọi là nhẹ.

Lên tiếng trong dịp này, ngài cầu chúc hội nghị đạt tới mục tiêu là phối hợp các chính sách chống ma túy, chia sẻ những thông tin liên hệ và phát triển một chiến lược hành động chống lại nạn buôn bán ma túy.

ĐTC bày tỏ lo âu và đau buồn vì sự lan tràn nạn ma túy trên thế giới đồng thời khẳng định rằng: ”Tôi muốn nói thật rõ ràng: không thể chống ma túy bằng ma túy! Ma túy là một điều ác và không thể có thái độ nhượng bộ hoặc thỏa hiệp với điều ác. Tưởng rằng có thể giảm bớt thiệt hại của ma túy bằng cách cho những người sử dụng ma túy dùng những thuốc ảnh hưởng tới tâm lý thì không hề giải quyết được vấn đề. Những luật lệ cho sự dụng những thứ gọi là ”ma túy nhẹ”, kể cả bán phần, không những đáng tranh luận về mặt lập pháp, nhưng còn không đạt được những hiệu quả mà người ta đề ra. Đàng khác, ma túy thay thế như thế không phải là một sự trị liệu đầy đủ, nhưng chỉ là một cách thức trá hình đầu hàng hiện tượng ma túy. Tôi muốn lập lại điều mà tôi đã nói trong một dịu khác: không chấp nhận bất kỳ loại ma túy nào! (Tiếp kiến chung 7-5-2014).

ĐTC nói thêm rằng để phủ nhận ma túy, thì cần chấp nhận bênh vực sự sống, chấp nhận tình thương, chấp nhận tha nhân, giáo dục, công việc làm, và chấp nhận nhiều nguồn mạch công việc làm. Nếu có những thái độ như thế thì sẽ không còn chỗ cho ma túy, cho sự lạm dụng rượu, và những thứ nghiện ngập khác”.

ĐTC cũng nói đến sự dấn thân của Giáo Hội Công Giáo, theo gương Chúa Giêsu đối với người đau khổ, và không bỏ rơi những người sa vào vòng ma túy. ”Giáo Hội cầm tay họ, qua hoạt động của bao nhiêu nhân viên và người thiện nguyện giúp họ tái khám phá phẩm giá cảu mình, giúp họ phục hồi các tiềm năng và năng khiếu bản thân mà ma tùy đã chôn vùi, nhưng không thể hủy hoại vì mỗi người được dựng nên theo hình ảnh giống Thiên Chúa” (St 1,26) (SD 20-6-2014)
 
Viện trợ khẩn cấp cho các tín hữu Kitô Iraq
Đặng Tự Do
16:40 20/06/2014
Tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã tặng 100.000 € Euro (khoảng $ 130,000) trong khuôn khổ chương trình cứu trợ khẩn cấp cho người Công Giáo Iraq đã chạy trốn khỏi Mosul, sau khi thành phố này bị quân khủng bố Hồi giáo chiếm được.

Đức Tổng Giám Mục Công Giáo Canđê Emil Shimon Nona Mosul đã báo cáo với Tòa Thánh rằng tất cả 3,000 gia đình cư dân Kitô giáo của thành phố đã tìm các nơi trú ẩn ở các làng lân cận vùng đồng bằng Nineveh. Nhiều người không thể đến được những vùng an toàn hơn do người Kurds kiểm soát.

Số tiền tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ tặng sẽ được sử dụng để cung cấp nơi trú ẩn tạm thời cho khoảng 1,000 gia đình cần được giúp đỡ khẩn cấp.

Trong năm năm qua, tổ chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ đã hỗ trợ khoảng 2,4 triệu € Euro (hơn $ 3.250.000) cho các Kitô hữu Iraq.
 
3 linh mục và 2 nữ tu Ba Lan vừa được Do Thái vinh danh là “người công chính giữa các dân nước”.
Đặng Tự Do
16:49 20/06/2014
Viện Yad Vashem, là cơ quan lo việc tưởng niệm biến cố Holocaust, tức là thảm kịch diệt chủng người Do Thái trong thế chiến thứ Hai do Đức Quốc Xã gây nên, đã vinh danh ba linh mục Ba Lan và hai nữ tu Ba Lan vì những nỗ lực của họ để cứu người Do Thái trong Thế chiến II, và đưa các vị vào trong danh sách những " người công chính giữa các dân nước."

Zri Rav-Ner, đại sứ Israel tại Ba Lan, đã trao tặng các giải thưởng hôm 11 tháng Sáu trong cuộc họp thường niên của các giám mục Ba Lan.

Rav-Ner nói Polskie Radio rằng "điều quan trọng chúng tôi muốn nêu lên là rất nhiều người trong Giáo Hội Công Giáo đã cứu người Do Thái khi liều mạng, đôi khi không cần chỉ thị hoặc những chỉ dẫn từ bất cứ ai, nhưng chỉ vì lương tâm của mình và niềm tin tôn giáo mà họ đã làm điều đó. "
 
HĐGM Ấn lên án vụ thảm sát một cặp vợ chồng Tây Tạng theo đạo Công Giáo
Đặng Tự Do
17:10 20/06/2014
Trong thông cáo báo chí đưa ra ngày thứ Sáu 20 tháng 6, Hội Đồng Giám Mục Ấn Độ mạnh mẽ lên án vụ sát hại dã man hai vợ chồng người Tây Tạng vừa cải đạo từ Phật Giáo sang Công Giáo.

Vụ thảm sát đã diễn ra tại khu ổ chuột Geetdubling tại quận Budhwar thuộc thị trấn Kalimpong, đêm Thứ Ba rạng sáng Thứ Tư 18 tháng Sáu.

Hai vợ chồng đã bị chém bằng nhiều nhát búa trong khi đứa con gái 12 tuổi bị khoét mất một con mắt. Cháu bé đang trong tình trạng nguy kịch tại bệnh viện Bengal.

Cặp vợ chồng còn một cháu bé 4 tuổi đã thoát chết vì đến thăm người bà con lúc xảy ra vụ thảm sát.

Lạt Ma Sonam Londrup, tổng thư ký Hiệp hội Phật giáo Hi Mã Lạp Sơn và Nhóm Hỗ Trợ người Tây Tạng vùng đông bắc Ấn Độ đã lên án vụ này và đề nghị nhà cầm quyền Ấn trừng phạt nặng những thủ phạm để làm gương.

Cảnh sát đã câu lưu một người bị tình nghi dính líu đến vụ này.
 
Các Giám Mục Công Giáo Melkite Hy Lạp âu lo trước làn sóng Hồi Giáo cực đoan
Đặng Tự Do
17:49 20/06/2014
Đức Thượng Phụ Gregory III Laham
Trong bài phát biểu tại cuộc họp thường niên của Hội Đồng Giám Mục Công Giáo Melkite Hy Lạp toàn Trung Đông nhóm tại Ain Traz, Li Băng từ 16 đến 21 tháng 6, Đức Thượng Phụ Gregory III Laham bầy tỏ âu lo trước sự phát triển mạnh của chủ nghĩa Hồi Giáo cực đoan tại Trung Đông.

Nhà lãnh đạo của Giáo Hội Melkite, một Giáo Hội Công Giáo Đông phương hiệp thông trọn vẹn với Tòa Thánh, nói rằng "Li Băng đang trong cuộc khủng hoảng chính trị, chức vụ tổng thống của nước cộng hòa bị bỏ trống. Iraq yêu dấu lại quay lại một lần nữa với máu lửa. Chúng tôi hy vọng rằng Ai Cập nhanh chóng lấy lại sự ổn định và an ninh với vị tổng thống mới, là người mà chúng tôi muốn bầy tỏ những lời chúc tốt đẹp, cầu mong ông có thể đưa đất nước mình đến sự ổn định và an ninh."

"Chúng ta có thể nói gì về Syria, nơi đang trải qua năm thứ tư của cuộc khủng hoảng đẫm máu, là một đàng thánh giá thực sự cho cả một quốc gia, một đất nước mà người dân và các tòa nhà đang bị tàn phá? 91 nhà thờ Kitô Giáo đã bị phá hủy hoặc bị hư hỏng ở Syria , bao gồm 37 nhà thờ của Công Giáo Melkite Hy Lạp "

Đức Thượng Phụ nói thêm. "Chúng ta cũng không bao giờ quên sự đau khổ của anh chị em của chúng ta tại Đất Thánh và cuộc xung đột Israel-Palestine là nguyên cớ tạo ra cuộc khủng hoảng chung của cả vùng Trung Đông. Chúng tôi cảm ơn Đức Thánh Cha Phanxicô của chúng ta về mối quan tâm của ngài, những lời kêu gọi và tất cả những sáng kiến của ngài cho hòa bình trong khu vực của chúng ta và trong mỗi một quốc gia của chúng ta. "

Ngài nói tiếp:

Ngày nay quan tâm mục vụ lớn nhất của chúng ta và trách nhiệm của chúng ta là làm sao bảo tồn và duy trì sự hiện diện và vai trò của chúng ta để chúng ta có thể là muối và men mãi mãi trong vùng đất này, nơi Thiên Chúa đã đặt để chúng ta, bất kể khủng hoảng, chiến tranh, sự nổi lên của trào lưu cực đoan và sự từ chối chúng ta của những người khác. Và với mỗi trẻ em của chúng ta, chúng ta nói: "Đừng đi đâu nhé! Hãy chờ đợi! Hãy kháng cự! Anh chị em là một đàn chiên nhỏ, là một đàn chiên nhỏ thật nhưng với một vai trò rất lớn. "
 
Đức Cha Saad Syroub: Baghdad hoảng loạn vì chiến tranh tâm lý trên Internet của thánh chiến Hồi Giáo
Đặng Tự Do
19:28 20/06/2014
Đức Cha Saad Syroub
Kitô hữu tại Baghdad đang "u sầu và đau khổ sâu sắc" trước những tin đồn cho rằng khủng bố Hồi Giáo trong cái gọi là “Nhà nước Hồi giáo tại Iraq và Syria”, hoặc ISIS, đã xâm nhập vùng ngoại ô của thủ đô Iraq.

Đức Giám Mục Saad Syroub, một phụ tá của Đức Hồng Y Louis Raphael I Sako, Thượng Phụ Công Giáo nghi lễ Chanđê tại Iraq, nói với Tổ Chức Trợ Giúp Các Giáo Hội Đau Khổ là chính phủ Iraq đã chống lại cuộc chiến tranh tâm lý của ISIS bằng cách ngăn chặn việc truy cập vào Internet, và do đó "ngăn cản chúng tôi giao tiếp với thế giới bên ngoài." Kết quả là tin đồn lan truyền còn nhanh hơn, thổi bùng ngọn lửa hoảng loạn.

Bọn khủng bố Hồi Giáo ISIS đã sử dụng rất thành công những mạng xã hội như YouTube, Flickr.. để tung lên Internet những hình ảnh hành hình dã man những binh lính Iraq do chúng bắt được. Ít nhất 1700 binh lính Iraq đã bị hành quyết từ khi ISIS chiếm được Mosul. Cuộc chiến tâm lý đã gây ra sự hoảng loạn và những cuộc rút chạy không thể ngăn chặn lại được của binh lính và dân chúng Iraq. Hầu hết các thành phố chủ yếu của Iraq ở phía Bắc và phía Tây Iraq đã bị lọt vào tay khủng bố Hồi Giáo.

"Sau hơn 2000 năm trong đó chúng tôi cố chống chọi lại những trở ngại và chịu đựng sự ngược đãi, Iraq ngày nay gần như trống rỗng sự hiện diện Kitô giáo", Đức Cha Syroub than thở.

Ngài nói rằng nhiều Kitô hữu đã xin cấp bản sao giấy chứng nhận rửa tội của họ trong khi chuẩn bị bỏ chạy đến các nước khác trước những chiến thắng dồn dập của khủng bố Hồi Giáo.

Đức Cha Syroub tố cáo rằng thảm họa hiện nay ở Iraq là kết quả của cuộc xâm lược của Mỹ vào năm 2003 và nỗ lực để áp đặt một chính phủ dân chủ "mà không thể hoạt động được nếu không có hòa giải thực sự." Ngài nói rằng các cường quốc trên thế giới đặc biệt là Mỹ- lẽ ra phải tìm cách thúc đẩy các cuộc đàm phán giữa các bên tham chiến hơn là trực tiếp xua quân vào Iraq.

Ngài nói thêm:

"Chúng tôi lo sợ một cuộc nội chiến. Một cuộc xung đột toàn diện sẽ là một thảm họa. Điều đó có nghĩa là dấu chấm hết cuối cùng đối với Kitô hữu chúng tôi."

Trong những ngày này, khi mà bọn khủng bố Hồi Giáo đã chiếm được một phần của các thành phố gần thủ đô Baghdad, Barack Obama đã công bố một kế hoạch táo bạo. Kế hoạch này chẳng có liên hệ gì với Trung Đông. Thật vậy, ngài tổng thống vẽ ra một kế hoạch tạo ra khu bảo tồn biển lớn nhất thế giới ở Thái Bình Dương. Ngài tổng thống cũng đã công bố một khuôn khổ toàn diện của một chiến dịch chống hải sản nhập lậu vào Hoa Kỳ. Câu chuyện 180,000 lính Mỹ được đưa sang Iraq để bảo vệ cho nước này khỏi rơi vào cuộc nội chiến và 4500 người lính Mỹ đã hy sinh dường như là một chuyện thần thoại chưa bao giờ xảy ra. Ngài tổng thống đang bận lo những chuyện cá, mú với hải sản các loại. Thủy quân lục chiến được đưa sang Baghdad, chuẩn bị di tản.

Là nạn nhân của một trò đểu tương tự, chúng ta cầu mong sao một ngày 30 tháng Tư buồn đừng ập xuống đầu người dân Iraq. Đó sẽ là một dấu chấm hết bi đát của một cộng đoàn Kitô đã được hình thành từ thời các thánh Tông Đồ.
 
Nền ngoại giao nghịch thường của Đức Phanxicô
Vũ Văn An
19:03 20/06/2014
Đức Phanxicô đã đặt một nhà ngoại giao chuyên nghiệp đứng đầu Phủ Quốc Vụ Khanh một lần nữa, đó là Đức HY Pietro Parolin. Nhưng dưới triều đại ngài, chính sách ngoại giao của Vatican đã thay đổi hẳn. Nhiều người, như Sandro Magister, gọi đây là nền ngoại giao của những điều bất khả.

Chiến tranh thế giới đánh và thắng nhờ những người vĩ đại như Đức Gioan Phaooô II đã đi vào quá khứ. Trong thời của những cuộc tranh chấp được cá nhân hóa, của những nhà độc tài, của những phe phái vũ trang, của những quốc bị phân mảnh và thất bại, cả đến nền ngoại giao cũng được cá nhân hóa, trở thành một thứ “thủ công” nghệ, như chính Đức Phanxicô hay nói. Á Căn Đình của ngài không phải là Ba Lan, nơi cả một Giáo Hội vững như bàn thạch và trung thành như chiên con chống lại nền độc tài khát máu. Dưới gót giầy cai trị của quân đội, Giáo Hội Á Căn Đình trở thành hồ đồ và chia rẽ. Nhà tu sĩ trẻ tuổi Dòng Tên Jorge Mario Bergoglio đành hành động theo phán đoán riêng của mình, một cách hết sức âm thầm và cô đơn nhưng rất có hiệu quả.

Ngày nay, làm gì, ngài cũng làm công khai. Nhưng vẫn với những cử chỉ có tính bản vị cao, xem ra không quen thuộc bao nhiêu đối với những nhà ngoại giao chuyên nghiệp. Như mời hai nguyên thủ quốc gia Do Thái và Palestine tới cầu nguyện tại Vatican, chẳng hạn.

Chính ngài tâm sự sau này, “tại Vatican, 99 phần trăm người ta cho rằng chúng tôi sẽ không bao giờ thành công cả”. Hóa ra, cảm thức của 1 phần trăm do ngài đại diện lại không sai chút nào.

Ngay trong các việc chuẩn bị phức tạp cho cuộc gặp gỡ thượng đỉnh, Đức Phanxicô cũng đã một mình sắp xếp mọi chuyện. Ngài chỉ để các nhà ngoại giao chuyên nghiệp làm những chuyện vụn vặt. Ngài thích được sự giúp đỡ của một tu sĩ Phanxicô, người trông coi Đất Thánh, là Cha Pierbattista Pizzaballa, và của nhà báo Do Thái, phóng viên của tờ “La Vanguardia" ở Barcelona, là Henrique Cymerman.

Nơi nào ngoại giao thất bại, Đức Phanxicô nhập cuộc theo cách riêng của ngài.

Bằng im lặng, như khi bất ngờ dừng chân trước bức tường phân cách ở Bêlem.

Bằng cầu nguyện và ăn chay, như cho Syria ngày 7 tháng 9, khi ngài quì trước ảnh Đức Mẹ, đọc kinh Mân Côi tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.

Bằng dâng Thánh Lễ, ngày 8 tháng 7 tại Đảo Lampedusa, trên một bàn thờ làm bằng gỗ của chiếc thuyền bị đắm, cầu nguyện cho di dân và người tị nạn.

Đức Phanxicô tay không đi tới các chiến tuyến xa xôi nhất của thế giới, chỉ đem theo mình các vũ khí thiêng liêng. Điều con người không làm được, ngài đặt vào bàn tay Thiên Chúa. Syria ngày nay tan hoang hơn trước. Địa Trung Hải đầy rẫy thuyền tị nạn hơn bao giờ hết. Chỉ ít ngày sau buổi cầu nguyện của Shimon Peres và Abu Mazen, một phe của Palestine đã bắt cóc ba học sinh Do Thái. Nhưng nền ngoại giao của Đức Phanxicô vẫn sống còn dù chịu các thất bại này. Nó là nền ngoai giao của những điều bất khả.

Thực ra, trong đạo Công Giáo, từng đã có nhiều tiền lệ như thế. Năm 1969, hai năm sau Cuộc Chiến Sáu Ngày, thị trưởng thánh thiện của Florence, Giorgio La Pira, đã đem được các nhà lãnh đạo Ả Rập và Do Thái tới Hebron để cùng cầu nguyện cho hòa bình cạnh mộ Ápraham.

Gandhi và Martin Luther King cũng đều là những nhà “duy ảo tưởng” sáng chói, dù họ biết phải kèm giấc mơ của họ với nghệ thuật chính trị ra sao.

Đức Phanxicô cũng có cùng một tham vọng đó. Ngài không ngây thơ. Ngài kèm lời nói và sự im lặng của ngài với một kỹ thuật tinh xảo, giống bất cứ tu sĩ Dòng Tên nào.

Ngài vốn nói và từng nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng số Kitô hữu bị bách hại vì đức tin của mình hiện đông hơn các thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo. Nhưng ngài tránh, không công khai thách thức những người bách hại hiện nay. Ngài nói với tờ “La Vanguardia” rằng: “tôi biết nhiều điều về bách hại nhưng hình như không khôn ngoan cho tôi bao nhiêu khi thuật lại điều này”.

Giữa tháng 5 vừa qua, giữa ngày có tin tại Sudan Hồi Giáo, một người vợ và là bà me trẻ tên Meriam Yahya Ibrahim bị kết án tử hình chỉ vì là Kitô Hữu, Đức Phanxicô tiếp tân đại sứ của Sudan tại Vatican. Nhưng ngài không nói lời nào nhắc tới việc này. Cả mấy ngày sau cũng thế. Hoàn toàn im lặng, bất chấp cả thế giới xôn xao phản đối đòi giải thoát người đàn bà này.

Ai cũng đã hay, sau đó, người đàn bà đã được cứu ra sao. Do ai? Chỉ biết nhân dịp này Đức HY Parolin, Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh giải thích: “Tòa Thánh tìm những cách can thiệp hữu hiệu nhất, mà không phải luôn luôn là cách hò hét”.

Không lạ gì, Đức Phanxicô là người hết lòng bênh vưc sự im lặng của Đức Piô XII thời Thế Chiến II, nhờ sự im lặng này mà “họ (Quốc Xã) không sát hại thêm người Do Thái”.
 
Đức Thánh Cha cảnh giác về những cám dỗ của tiền bạc, quyền lực và danh vọng
Đặng Tự Do
20:49 20/06/2014
Trong thánh lễ hôm thứ Sáu 20 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha Phanxicô đã lên tiếng cảnh báo về sự cám dỗ của tiền bạc, quyền lực và danh vọng là những thứ không bao giờ có thể mang lại hạnh phúc thật sự. Kho báu thực sự có thể làm trái tim ta nhảy mừng là tình yêu dành cho anh chị em chung quanh ta và việc tôn thờ Thiên Chúa chúng ta.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã diễn giải bài Phúc Âm trong ngày trong đó Chúa Giêsu nói với các môn đệ Ngài là đừng lưu trữ kho báu của mình trên trái đất. Một trong những kho báu trần thế ấy là tiền bạc là thứ luôn luôn có nguy cơ bị lấy trộm hay bị chao đảo bất chợt bởi thị trường chứng khoán. Tiền, là cần thiết để nuôi sống bản thân và gia đình chúng ta, nhưng những người mải miết tìm cách tích lũy sự giàu có sẽ kết thúc với việc đánh mất đi linh hồn của họ.

Một kho tàng trần thế khác là danh vọng phù hoa của những người thích khoe khoang, giống như những kẻ giả hình vào thời Chúa Giêsu khi họ cầu nguyện ở những nơi công cộng và làm phúc bố thí chỉ để khoe mẽ.

Đức Thánh Cha Phanxicô cũng cảnh báo chống lại sự quyến rũ của quyền lực. Ngài nói rằng "Có biết bao những người nam nữ đầy tự hào và kiêu hãnh đã kết thúc trong vô danh, trong đói nghèo và tù tội!"

Nếu anh chị em tìm kiếm những kho báu này, con tim của anh chị em sẽ bị xích xiềng kềm tỏa, nhưng Chúa Giêsu muốn trái tim của chúng ta được tự do. Và trái tim của chúng ta chỉ có thể được tự do nếu chúng ta tìm kiếm những kho tàng trên trời, đó là tình yêu, sự kiên nhẫn, sự phục vụ người khác và sự tôn thờ Thiên Chúa. Những báu vật ấy sẽ dẫn đến một trái tim tự do và tỏa sáng lâu dài.

Đức Thánh Cha cầu nguyện cho các tín hữu biết thận trọng để phân biệt được và giải phóng trái tim họ khỏi ách nô lệ của những báu vật trần thế, để nếm hưởng được niềm vui đích thực và được tự do sống như con cái Thiên Chúa.
 
Top Stories
Pope: No to recreational and substitute drugs in combatting addiction
Vatican Radio
16:32 20/06/2014
2014-06-20 Vatican - Pope Francis has expressed his “grief and concern” over the international “scourge of drug use” that puts increasing numbers of young people at risk. Addressing heads of world anti-drug agencies at the conclusion of the 31st International Drug Enforcement Conference in Rome, the Pope called drug addiction “an evil” which itself cannot be healed with drugs.

“With evil, there can be no yielding or compromise,” said the Pope, condemning attempts to legalize so-called “recreational drugs.” “To think that harm can be reduced by permitting drug addicts to use narcotics,” he said, “in no way resolves the problem.” Substitute drugs, he affirmed, “are not an adequate therapy but rather a veiled means of surrendering to the problem…no to every type of drug use!”

He deplored the commerce “which transcends national and continental borders,” leading to the “inexorable” spread of drug use and applauded the work of anti-drug agencies to stop it. The Pope encouraged them to effectively coordinate anti-narcotics policies and strategies aimed at fighting the drug trade.

To say “no” to drugs, Pope Francis pointed out, one has to say “yes” to life, love, others, education and greater job opportunities. “If we say ‘yes’ to all these things,” he said, “there will be no room for illicit drugs, for alcohol abuse, for other forms of addiction.”

The Pope added the Church, through “creative love” and its workers and volunteers, goes out to meet those who have fallen into the trap of addiction, and helps them to rediscover their dignity and …inner strengths… that drug use had buried but can never obliterate.”

Below, we publish the English translation of Pope Francis’ remarks to participants of the International Drug Enforcement Conference:

Ladies and Gentlemen,

I am pleased to greet you at the conclusion of this International Drug Enforcement Conference. I thank you for your visit and I express my appreciation for your work in combating this most serious and complex problem of our time. It is my hope that these days in Rome will prove profitable for your future efforts. In particular, I trust that you will accomplish the goals which you have set for yourselves: a more effective coordination of anti-narcotics policies, better sharing of relevant information and the development of an operative strategy aimed at fighting the drug trade.

The scourge of drug use continues to spread inexorably, fed by a deplorable commerce which transcends national and continental borders. As a result, the lives of more and more young people and adolescents are in danger. Faced with this reality, I can only manifest my grief and concern.

Let me state this in the clearest terms possible: the problem of drug use is not solved with drugs! Drug addiction is an evil, and with evil there can be no yielding or compromise. To think that harm can be reduced by permitting drug addicts to use narcotics in no way resolves the problem. Attempts, however limited, to legalize so-called “recreational drugs”, are not only highly questionable from a legislative standpoint, but they fail to produce the desired effects. Substitute drugs are not an adequate therapy but rather a veiled means of surrendering to the phenomenon. Here I would reaffirm what I have stated on another occasion: No to every type of drug use. It is as simple as that. No to any kind of drug use (cf. General Audience, 7 May 2014). But to say this “no”, one has to say “yes” to life, “yes” to love, “yes” to others, “yes” to education, “yes” to greater job opportunities. If we say “yes” to all these things, there will be no room for illicit drugs, for alcohol abuse, for other forms of addiction.

The Church, in fidelity to Jesus’ command to go out to all those places where people suffer, thirst, hunger and are imprisoned (cf. Mt 25:31-46), does not abandon those who have fallen into the trap of drug addiction, but goes out to meet them with creative love. She takes them by the hand, thanks to the efforts of countless workers and volunteers, and helps them to rediscover their dignity and to revive those inner strengths, those personal talents, which drug use had buried but can never obliterate, since every man and woman is created in the image and likeness of God (cf. Gen 1:26).

The example of all those young people who are striving to overcome drug dependency and to rebuild their lives can serve as a powerful incentive for all of us to look with confidence to the future.

Ladies and Gentlemen, I encourage you to carry on your work with constantly renewed hope. To you and your associates I impart my blessing.
 
Pope Francis addresses religious freedom conference
ViS
16:33 20/06/2014
Vatican June 20, 2014 - Pope Francis received the participants in an international conference exploring the theme: “International Religious Liberty and the Global Clash of Values. The Centers for Law and Religion and for International and Comparative Law at St. John's University and the Department of Law at the Libera Università Maria SS. Assunta (LUMSA) are co-sponsors of the 2-day conference, which opened in Rome on Friday.

In remarks prepared for the occasion and delivered at the special audience, Pope Francis said that, despite the numerous expressions in favor of religious liberty, religious harassment, oppression and even persecution continue around the world, and are even on the increase, especially against Christians.

“It gives me great pain,” said Pope Francis, “to see that Christians around the world suffer the [lion’s share] of such discrimination.” The Holy Father went on to say, “The persecution of Christians today is even more virulent than in the first centuries of the Church, and there are more Christian martyrs today than in that era.”

The Holy Father’s remarks concluded with an expression of hope that the participants’ meeting, “might illustrate, with eminent scientific rigor and depth, the reasons that oblige every legal authority to respect and defend religious freedom.”
 
US Bishops set to begin Fortnight for Freedom
Vatican Radio
16:35 20/06/2014
Vatican June 20, 2014 - The United States Conference of Catholic Bishops (USCCB) is marking the 2014 Fortnight for Freedom, with the theme of “Freedom to Serve,” from Saturday, June 21, to Friday, July 4. The theme of This year’s Fortnight focuses on the freedom to serve the poor and vulnerable in accord with human dignity and the Church’s teaching.

"People who value their Catholic faith will understand that there is an organic connection between what we believe and how we practice our faith in service well beyond the borders of the Church," William E. Lori of Baltimore told the Catholic News Service. "We want to be able to practice it unabashedly, whether in church or in the workplace or as part of Church ministry. We don't think we should have to compromise our beliefs in order to observe."

Archbishop Lori is chairman of the U.S. bishops' Ad Hoc Committee for Religious Liberty

The two-week period is a time when the liturgical calendar celebrates a series of great martyrs who remained faithful in the face of persecution by political power, including St. Thomas More and St. John Fisher, St. John the Baptist, Sts. Peter and Paul, and the First Martyrs of the Church of Rome.
 
Pope warns against earthly treasures of money, power and prestige
Vatican Radio
16:36 20/06/2014
Vatican June 20, 2014 - Pope Francis on Friday warned of the allure of money, power and prestige which harden the heart and can never bring true happiness. The real treasures which can gladden our hearts, he said, are love for our neighbours and adoration of God. The Pope’s words came during morning Mass at his Santa Marta residence.

Pope Francis based his homily on the Gospel reading for the day where Jesus tells his disciples not to store up treasures for themselves on earth. The first of those earthly treasures, he said, is money which is always at risk from thieves and from the whims of the stock market. Money, he said, is necessary to provide for ourselves and our families, but he warned that those who are always seeking ways of accumulating wealth will end up losing their souls.

Another earthly treasure the Pope spoke about is prestige or the vanity of those who are always showing off, just like the hypocrites of Jesus’ day who made a great show of their prayers and almsgiving. Thirdly, Pope Francis warned against the allure of power, saying, ‘How many proud and powerful men and women have ended up in anonymity, in poverty and in prison!”

If you seek these treasures, Pope Francis said, your heart will be in chains, but Jesus wants our hearts to be free. And our hearts can only be free if we seek the treasures of heaven, that is love, patience, service of others and adoration of God. These treasures will lead to a free and luminous heart that will also age well – like a good wine, the Pope said. He concluded by praying for the spiritual prudence to discern and free out hearts from the slavery of earthly treasures, so that we may know the true joy and freedom of living as children of God.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
5 giám mục và 200 linh mục tham dự Lễ an táng tiễn đưa Cha Albertô Trần Phúc Nhân
LM Trần Công Nghị
20:02 20/06/2014
Sài Gòn - Như chúng tôi đã loan báo tuần trước, cha Albertô Phúc Trần Nhân một linh mục giáo sư lỗi lạc, có những bài viết và nghiên cứu thông minh, sống cuộc sống bình dị và khó nghèo.

Cha Albertô Nhân người gốc giáo phận Phát diệm, là một linh mục trong gia đình có 3 anh em linh mục khác là Trần Phúc Long, Trần Phúc Vỵ, Trần Phúc Vinh Hạnh và có 3 chị em nữ tu. Cha Nhân mới đây về hưu trí tại nhà Dưỡng lão Chí Hòa, sau một cơn đau tim, Cha đã qua đời ngày 17/6 hưởng thọ 82 tuổi và phục vụ trong thiên chức linh mục 56 năm.

Đám tang của Cha Nhân được tổ chức ngày 18 tháng 6 năm 2014, tại nhà thờ Chí Hòa Sài Gòn, dưới sự chủ sự của Tổng Giám mục Sài Gòn Phaolô Bùi Văn Đọc. Đồng tế trong thánh lễ an táng có bốn vị giám mục từ các giáo phận khác nhau trong cả nước và hơn 200 linh mục. Trong một bài giảng dài, Đức Tổng Giám Mục nói về phẩm chất gương mẫu của cha Albertô như là gương sống hiếm hoi của các linh mục, và là người bạn của tổng giám mục.

Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Sài Gòn đề cao giá trị hình ảnh của một giáo viên rất quan tâm về tương lai của sinh viên của mình, một linh mục triều, mặc dù không có 3 lời khấn: vâng lời, khó nghèo và khiết tịnh, nhưng Cha Nhân đã thể hiện thực tiễn trong cuộc sống của mình. Cụ thể, Cha Nhân sống nếp sống nghèo, không chấp nhận gì khác ngoài tiền bổng lễ cho giáo dân dâng tặng.

Trong một bài báo được viết bởi chính Cha Albertô Trần phúc Nhân vào năm 2008, tựa đề: "Những suy nghĩ về nhân dịp kỷ niệm 50 năm thụ phong linh mục của tôi," Cha đã nói về những khúc quanh lớn trong đời sống linh mục của ngài. Bài suy nghĩ đó đã được đăng trên VietCatholic ngày 21/12/2008.

Cha Trần phúc Nhân gia đình ở Phát Diệm, nhưng riêng ngài được sinh 25 tháng 11 năm 1932 tại Hải Phòng, Cha Albertô là thứ bảy trong một gia đình mười hai anh chị em, và thuộc gia đình có truyền thống Kitô giáo sâu sắc và đạo đức. Ba của ngài là được Tòa Thánh ban huân chương công đức đầu tiên củac giáo phận Phát Diệm. Trong số các anh chị em thì có tất cả 4 linh mục và 3 nữ tu.

Lúc lên 14 tuổi, chú bé Nhân được theo học lại tiểu chủng viện Phát Diệm, chính Cha Nhân cho biết thời kỳ học tại Tiểu chủng viện: "kỷ luật và đào tạo đạo đức nghiêm ngặt và khắt khe." Năm 1950, thầy Nhân được Giám mục giáo phận gửi du học ở châu Âu theo học một trường dòng Tên tại Poitiers. Sau khi mãn trường, bề trên gửi thầy đến Roma, theo học tại Trường Đại học Urbano quen gọi là Trường Truyền Giáo Propaganda Fide. Sau 6 năm tu học được thụ phong linh mục vào năm 1959, ngay sau cuộc bầu cử của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII.

Từ năm 1959 đến 1962, cha Nhân học tại Viện Kinh Thánh của Roma, nơi đó ngài được đào tạo vững chắc về khoa chú giải Thánh Kinh và trở nên quen thuộc với một số ngôn ngữ cổ đại, Hy Lạp, tiếng Do Thái, tiếng Aram, v.v..

Vào năm 1962, sau năm tháng tại Đất Thánh, Ngài trở về Việt Nam, bắt đầu dạy Kinh Thánh tại đại chủng viện Huế. Các đồng nghiệp của ngài là các linh mục Pháp thuộc Dòng Sulpician mà ngài ngưỡng mộ sự đơn giản và tính gần gũi với sinh viên.

Trong hơn 4 thập niên qua, Cha Nhân là thành phần đắc lực và hoạt động tích cực thuộc Nhóm dịch Phụng Vụ Các Giờ Kinh. Cuộc sống của ngài được dành cho việc giảng dạy tại các đại chủng viện.

Ở tuổi 39, cha Nhân gia nhập Nhóm dịch Phụng Vụ Các giờ Kinh ngay từ đầu khi thành lập vào năm 1971 trong vai trò dịch thuật và bình luận về Kinh Thánh. Ngài liên tục cộng tác với nhóm suốt 43 năm liền cho đến khi qua đời.

Năm 1974, ngài đến sống trong tu viện Mai Khôi thuộc các Cha Dòng Đa Minh tỉnh dòng Lyon ở Saigòn, mà vẫn tiếp tục đi dậy học tại Đại chủng viện Huế.

Lễ tang lễ của Cha Albertô Phúc Trần Nhân chính là cơ hội để công khai thể hiện sự kính trọng của các đồng nghiệp và các học sinh được ngài huấn luyện từ nhiều thập niên qua.

Vào cuối buổi lễ trước khi chia tay, Cha Pascal Nguyễn Ngọc Tĩnh thuộc Dòng Phanxicô là trưởng nhóm Nhóm dịch Phụng Vụ Giờ ​​Kinh, đã diễn tả tâm tình ghi ơn cha Albertô và cho cử tọa biết sự đóng góp không mệt mỏi và tích cực của cha Albertô Trần Phúc Nhân cho sự thành công của Nhóm.

Ngài nói:

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ,

Trước khi di quan tới nơi hoả táng, xin được thay mặt anh chị em Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ nói đôi lời với người quá cố.

Anh Nhân thương mến,

Cuộc hành trình dương thế 82 năm của Anh vừa chấm dứt, trong đó ròng rã 43 năm anh đã đồng hành với chúng tôi. Vào tuổi 39 anh đã là một trong những người sáng lập Nhóm Phiên Dịch CÁC GIỜ KINH PHỤNG VỤ, đã miệt mài làm việc với anh em đến những ngày cuối đời cách đây đúng một tuần lễ. Suốt 43 năm anh đã đồng lao cộng khổ, chia vui sẻ buồn với anh em, lúc nào cũng làm việc cật lực nghiêm túc, lúc nào cũng đòi hỏi sao cho công việc đạt kết quả tốt nhất. Không chỉ lo làm việc phiên dịch với anh em, từ rất sớm anh đã chuẩn bị tương lai, đào tạo lớp trẻ. Phần lớn anh chị em trẻ trong Nhóm hôm nay đã từng thụ giáo với anh qua các lớp Kinh Thánh, cổ ngữ.

Nay Anh đã về với Chúa. Nhưng chúng tôi xác tín là Anh luôn kề bên chúng tôi và trước mặt Chúa Anh sẽ chuyển cầu cho chúng tôi tiếp tục yêu thương đùm bọc nhau, tiếp tục công việc không bao giờ xong là phục vụ Lời Chúa, chờ ngày gặp lại nhau trong Nhà Chúa. Xin tạm biệt Anh.

Một thành viên khác của bản dịch, Cha André Đỗ Xuân Quế, dòng Ða Minh, người sống gần bốn mươi năm với Cha Nhân nói: "Cái chết của ngài là một mất mát lớn đối với chúng tôi! Ngài là một học giả, một nhà nghiên cứu đã góp phần rất lớn vào thành công của nhóm của chúng tôi, đặc biệt là vì kiến ​​thức về ngôn ngữ cổ".
 
Khóa linh thao tại Siegburg, Đức quốc
Trầm Hương Thơ
16:05 20/06/2014
KHÓA LINH THAO TẠI SIEGBURG ĐỨC QUỐC TỪ 16-19.06.2014

"Linh Thao ngọt mật nồng say
Vào trong tĩnh lặng ba ngày nghỉ ngơi
Tránh xa bận rộn cuộc đời
Quên đi ngày tháng rối bời thế gian"

Vâng! Linh Thao là thế. Linh thao là tìm vào trong an bình nội tâm, để cho hồn ta tĩnh lặng lại sau bao ngày tháng vất vả lo toan với cuộc sống vội vã của xã hội ồn ào, tất bật, bắt ta chạy đua với thời gian như những cỗ máy.

38 thao viên đã theo Lm. Giuse Nguyễn Trọng Tước SJ: Bút hiệu Nguyễn Tầm Thường lên núi Siegburg tại vùng cha quản nhiệm Đaminh Nguyễn Ngọc Long Đức Quốc từ 16-19.06.2014 để học "Đường vào nội tâm" (Linh thao) phương pháp của thánh Inhã.

Sau phần giới thiệu tôi mới biết là có 2 người tới từ Ái Nhĩ Lan, một người từ Vương quốc Bỉ và 35 người từ Đức Quốc.

Vào đầu cha Tước giải thích ngay để một số thao viên mới đi lần đầu hiểu rõ ràng Linh Thao là gì? Đơn giản nhất như sau: Nếu muốn thân xác ta khỏe mạnh và đẹp thì chỉ có tập thể thao mà thôi. Cái này bắt ta phải tự tập luyện, chứ không ai có thể thay thế cho ta được cả...Không ai chạy giùm ta, mà ta có thể khỏe lại được cả, TA PHẢI TỰ MÌNH CHẠY BỘ MÀ THÔI:

Vậy thì Linh thao cũng vậy: LINH HỒN TA PHẢI THAO DỢT CHO KHỎE CHỨ KHÔNG AI CÓ THỂ LÀM THẾ TA ĐƯỢC. Ta muốn có cuộc sống nội tâm phong phú, vững mạnh để sống hạnh phúc thì ta phải tập luyện "Linh thao" mà thôi. Linh là linh hồn, Thao là thao luyện, tức là " Thao luyện linh hồn" mình vậy.

"Ba ngày tìm lại chính mình
Linh Thao phương pháp hồi sinh cuộc đời
Tấm gương Inhã tuyệt vời
Phân biệt thần loại giữa lời thực hư"

Ba ngày này thầy Nguyễn Tầm Thường đã chỉ cho chúng tôi rất nhiều phương pháp để thao dợt cái Linh hồn của mình. Đặc biệt là phải giữ thinh lặng để chúng ta nghe được tiếng Chúa vang lên trong hồn ta. Để chúng ta biết cách phân biệt thần loại tốt xấu ra sao. Để biết được những mánh khóe của ma qủy, hay sự ngọt ngào của thần dữ tìm cách cám dỗ ta như thế nào và rồi đưa ta đến thân bại danh liệt và có thể cuối cùng là đi vào chỗ chết.

Trong hai ngày tĩnh lặng và nghe những bài huấn đức và giải thích ngững dụ ngôn: Cỏ lùng, Mẻ lưới cá , Người con hoang đàng, Thầy là cây nho, Ta là cửa ràn chiên v.v... Chúng tôi đã hiểu được khá nhiều khía cạnh trong những dụ ngôn của Phúc âm. thầy Nguyễn Tầm Thường thật là một người rất có biệt tài trong cách hướng dẫn. Rõ ràng, khúc chiết, và đặc biệt luôn gợi cho chúng tôi óc tò mò để đi tìm lời giải bởi những cái kết rất dang dở trong những dụ ngôn. Vì vậy trong 3 ngày liền không một thao viên nào vắng mặt, hay trễ giờ trong bất cứ bài tập thao luyện nào cả.

Soi đường lối bước tâm thư
Vươn cao đời sống đầy dư hữu tình
Càng theo càng thấy đẹp xinh
Mở ra thế giới bình minh cuộc đời.

Tôi là người đã đi linh thao cả hơn mười năm rồi mà vẫn cứ thấy muốn tiếp tục học hỏi mỗi năm. Năm nào mà không đi linh thao thì luôn cảm thấy thiếu đi một phần nào đó của cuộc sống.

Trong thinh lặng hồn vươn cao ngất
Vút lên cao sức bật thẳm sâu
Linh thao là nhịp bắc cầu
Bỏ lại bên dưới khối sầu khổ đau.

Trong cuộc đời ta có lắm cái bám theo làm cho ta khỗ sở mãi nhưng không biết cách vứt bỏ nó đi, vì ta chưa ngộ ra được mà thôi. Khi mà chúng ta đã ngộ ra được thì cách buông bỏ rất là dễ dàng, và từ đây ta sẽ có những ngày sống thật là hạnh phúc, dồi dào và phong phú. Như Đức Kitô đã nói: "Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào" , nhưng vì ta không nhận ra được nên ta cứ sống mãi trong khổ lụy không buông bỏ đi được mà thôi. Khi ta đã ngộ ra được thì ta thấy đạo của Thiên Chúa dạy ta một cuộc sống rất nhẹ nhàng và hạnh phúc.

Sau 2 ngày thao luyện cho trái tim ta mềm mại lại, và là một trái tim hồng thổn thức mong trở về đễ lãnh nhận Bí tích hòa giải, với Cha nhân từ độ luợng của ta là Thiên Chúa toàn năng, đồng thời hóa giải chính mình để vui vẻ với tha nhân là gia đình và những người chung quanh ta. Bốn Lm. giúp chúng tôi lãnh nhận "Bí tích hòa giải" và thánh lễ trong đêm hồng ân này, tôi cảm nhận được rằng:

"Bí Tích hòa giải" rất nhẹ nhàng
Đặt con trở lại chốn cao sang
Cha ôm dẫn vào bàn tiệc thánh
Rượu nồng lễ mới nhạc trổi vang"

Sau mỗi người lành nhận "Bí tích hòa giải" liên đến trước bàn thánh đốt lên ngọn nến để cảm tạ hồng ân chan chứa của Thiên Chúa và qùy trước Thánh Thể Chúa Giêsu để tâm sự với Ngài lời cảm tạ. Đây là một đêm rất tuyệt vời! trong niềm hân hoan đầy tràn hạnh phúc.

Đêm nay cảm tạ tình yêu Cha
Vẫn dành cho con rất ngọc ngà
Ôi! niềm hạnh phúc, tràn hạnh phúc
Nước mắt tuôn rơi nở dáng hoa.

Ngày cuối cùng để sửa soạn hành trang xuống núi trở về nhà với đời sống thường nhật, cha đã chỉ cho chúng tôi thêm bao nhiêu là những thứ ta sẽ gặp phải phía trước. Đây mới chính là cuộc sống linh thao thực sự ở giữa đời thường. Những thứ đã làm cho ta mang nặng khi trước, thì từ sau khóa linh thao này, khi ta hiểu được rồi sẽ thấy nó nhẹ nhàng hơn. Ta sẽ biết cách buông bỏ để vượt lên trên những thứ rác rưởi mà bao nhiêu năm nay đã và đang cản trở làm ta mất hạnh phúc. Khi ta đã ngộ ra được rồi thi tã sẽ sống được như lời của Chúa Giêsu đã nói:" Ta đến để cho chúng được sống và sống dồi dào" (1Ga 4:9)

Hôm nay trở về đời sống thường nhật và xin ghi lại đôi lời tri ân đến qúy Lm linh hướng Đaminh Nguyễn Ngọc Long, Lm. Đaminh Trần Mạnh Nam, và Sr. Têrêsa Vũ Thị Phượng người đứng ra lo nhà tĩnh tâm và mọi sự để cho chúng con được hưởng nhờ. Đặc biệt người thầy hướng dẫn khóa linh thao thật nhiều kinh nghiệm là Lm. Giuse Nguyễn Tầm Thường. Xin Thiên Chúa ban ơn lành và sức khỏe trên qúy ngài.

Trầm Hương Thơ 20.06.2014
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Linh đạo hôn phối : Niềm Vui Trao Ban
AC. Đoàn Quốc Khánh
07:12 20/06/2014
LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ

LTS- « LINH ĐẠO HÔN PHỐI THEO THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II » là tác phẩm thứ 32 mà Ban Tu Thư Giáo Xứ Việt Nam Paris vừa soạn để « Kỷ niệm ngày Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II được tuyên phong Hiển Thánh, 27.04.2014 » và để « Kỷ niệm 20 năm sinh hoạt của Ban Mục Vụ Gia Đình, 1995-2015 ». Chúng tôi xin được hân hạnh giới thiệu tác phẩm này với quí độc giả.

Xin Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban phúc lành cho những người góp phần thực hiện tác phẩm này, cũng như cho quí độc giả thân thương. Tất cả để vinh danh Thiên Chúa và thánh hóa các gia đình.

Bài được phổ biến :

1. LỜI MỞ, ngày 17.04.2014

2. Thần học Thân xác và Linh đạo Hôn phối của Lm Mai Đức Vinh, ngày 24.04.2014

3. Hôn nhân trong ánh sáng Hôn lễ của Đức Kytô và Giáo Hội, của Lm Mai Đức Vinh, ngày 01.05.2014

4. Duyên lành và thánh thiện của cặp vợ chồng của Ptvv Phạm Bá Nha, ngày 08.05.2014.

5. Để Hôn nhân trở nên một ơn gọi của C. Micheline Kim Chi, ngày 15.05.2014.

6. Hạnh phúc hôn nhân của AC Phạm Hòa Hiệp, ngày 22.05.2014

7. Làm sao để vợ chồng sống hạnh phúc của ÔB Phan Hữu Lộc, ngày 05.06.2014

8. Trưởng thành của tình yêu của AC Nguyễn Long Hằng, ngày 12.06.2014

9. Hôm nay, ngày 19.06.2014, xin giới thiệu bài 9 «Niềm vui trao ban » của AC Đoàn Quốc Khánh


NIỀM VUI TRAO BAN

"Quả là một sự kết hợp kỳ diệu, khi họ TRỞ NÊN MỘT,

và do sự kết hợp đó nẩy sinh TÌNH CHA và TÌNH MẸ,

vậy là họ đã trở về nguyên ủy của SỰ SỐNG" .

1. VAI TRÒ CỦA THÂN XÁC TRONG CUỘC SỐNG LỨA ĐÔI.

Thế giới ngày nay đứng trước hai khuynh hướng có vẻ nghịch thường: một đàng là hiện tượng tôi luyện thân xác bằng mọi phương tiện, nhất là trong các ngành nghệ thuật, thời trang… cốt sao đạt được một thân hình tuyệt hảo. Khuynh hướng thứ hai coi như một hệ quả của phái khắc khổ, chê bai và coi thường những giá trị của hình hài con người.

Phải quan niệm là thân xác của mỗi người chúng ta, cùng với tinh thần, góp phần vào sự triển nở của nhân vị, phát huy nhân cách và mở rộng tương quan với người phối ngẫu và với xã hội bao quanh. Bởi mỗi người chúng ta có một thân thể, như chính Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã quả quyết: "THÂN THỂ CHÚNG TA LÀ CHÍNH CHÚNG TA" (notre corps, c’est nous!). Và nhờ đó, chúng ta nhận chân ra nét đẹp, nét phong phú của tình yêu đôi lứa: họ sẽ không còn nhìn nhau qua tấm gương nữa, mà nhìn nhau thực sự qua ánh mắt, qua dòng sống, qua chiều kích hiện sinh: đây mới thực là phương cách thể hiện tình yêu của Thiên Chúa.

Từ ngàn xưa, Thiên Chúa đã tạo dựng Con Người. Ish và Isha, một người nam và một người nữ, và Ngài coi đó như một tuyệt phẩm của công cuộc tạo dựng. Sự kết hợp của họ trong hôn nhân đã mạc khải ra những gì Thiên Chúa mong đợi nơi con người: tình dục đôi lứa sẽ rộng mở trong một chiều kích hướng thượng, thăng hoa về hướng tinh thần. Thân xác, như đền thờ của Thánh Linh, sẽ tỏ bày ra những biểu hiện vô hình, linh thiêng và thần thánh.

Vậy niềm vui yêu thương phát xuất từ đâu? Câu trả lời chắc hẳn phải tìm từ khởi thủy của nhân loại, điều mà Thánh Giáo Hoàng đã gọi là TIỀN SỬ THẦN HỌC CỦA CON NGƯỜI như sách Sáng thế đã vạch rõ: con người, đứng trước Thiên Chúa và chính mình, đã thấy mình khác hẳn với mọi loài vật trên trời và dưới thế. Nhưng đây cũng là một hoài vọng của thân phận con người, vì từ căn bản, nó vẫn cô đơn. Chính Đức Chúa cũng phán: "Con người ở một mình không tốt…" (St 2,18). Tuy con người ý thức được sự ưu việt của mình, theo nghĩa không một sinh vật nào có thể sánh được với họ, vì xét theo chiều hướng tích cực, họ có khả năng cai quản mọi loài – nhưng họ vẫn không tìm được cho mình một trợ tá tương xứng (ST 2,20). Adam (có nghĩa là con người) vẫn hoài vọng trao ban cho một sinh vật tương tự về nhân tính một sinh vật có thể đón nhận sự trao ban của chính ông. Ông vẫn sống trong nỗi cô đơn, nhưng đồng thời vẫn ý thức mình là một nhân vị, khác hẳn với bao sinh vật khác.

Theo đức Gioan Phaolô II, không một sinh vật nào có thể cung hiến cho con người những điều kiện căn bản, theo đó có thể có hồng ân trao phó, tín thác cho con người. Trong nỗi cô đơn có thật đó, Công Đồng Vatican II đã có một định nghĩa tuyệt hảo về con người: "Chỉ có con người, một thụ tạo duy nhất trên trần đời, là Thiên Chúa muốn cho họ một hồng ân chân thành nhất của chính mình" (GS,24).

Chúng ta hiểu niềm vui, sự hân hoan xâm chiếm tâm hồn con người Adam, khi Evà xuất hiện, ông kêu lên: "Đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!" (St 2,23).

Đây không phải chỉ là sự chiêm ngưỡng thân hình kiều diễm của Evà, nhưng còn là một niềm vui khôn tả của một nhân vật, được thể hiện như một nhân vị, khi trao ban chính mình cho người phối ngẫu. Một "cái tôi thứ hai" một sự hiệp thông nhân vị: là lời ca tụng tình yêu, là một bài hát yêu thương của nhân loại, là một bản thánh kinh của sách Diễm Tình Ca.

2. NIỀM VUI HIỆP THÔNG.

Nỗi hân hoan trao phó chính bản thân mình đã trở thành sự thông hiệp hỗ tương, như sách Diễm Tình Ca diễn tả. Đây là một sự hiệp thông của một người đàn ông và một người đàn bà trong tình yêu đôi lứa, tình yêu dâng hiến trao ban. Đức Gioan Phaolô II, trong buổi triều yết ngày 6/6/1984, đã nói: "Chân lý về tình yêu, như Diễm Tình Ca diễn tả, không thể tách rời khỏi ngôn ngữ của thân xác" Tất cả sách này đều quy chiếu về niềm vui trao ban: "Những ngôn từ của con người không hẳn chỉ là nét thơ phú cho người tình, vẻ đẹp của người tình trổi vượt hơn mọi cảm quan, vì còn là một hồng ân và trao hiến của con người".

Suy niệm về sách Diễm Tình Ca sẽ là một ân sủng cho đôi lứa. Và nếu các nam nữ tu sĩ suy niệm về bản văn này, họ sẽ bắt gặp mối tương quan của con người với Thiên Chúa theo kiểu nói của thánh Bernarđô, hay là mối lương duyên huyền nhiệm (theo thánh Gioan Thánh Giá). Những người phối ngẫu sẽ cảm nghiệm bản văn này và ý thức được cánh cửa rộng mở trong niềm hiệp thông thể xác một cách nguyên tuyền, trước khi bị tội tổ tông làm lu mờ những liên hệ hỗ tương, trước khi con tim trinh trắng chưa bị nhục dục làm ô uế.

Dĩ nhiên, tình trạng nguyên tuyền này đã bị tội tổ tông làm hư hoại. Nhưng con tim thanh khiết có thể được cứu vãn khi đón nhận Ơn Cứu Chuộc của Chúa Kitô, tìm lại niềm vui nguyên thủy của sự thông hiệp. Bản văn của sách Diễm Tình Ca sẽ minh chứng cho chúng ta sự rạng rỡ của thân xác trong đời sống đôi lứa, một thứ tình dục trọn hảo, theo nghĩa biết tôn trọng và lượng giá ơn gọi của thân xác, của ngôn ngữ thân xác. Thánh Giáo Hoàng đã có lý khi đề ra ba buổi triều yết về những hệ luận luân lý của nền thần học về thân xác, niềm vui sâu xa khi đón nhận người phối ngẫu với tư cách của một nhân vị, và khi đón nhận những đòi hỏi luân lý của đời sống đôi lứa.

Khát vọng do tình yêu đòi hỏi, khi đặt căn bản trên ngôn ngữ của thân xác, sẽ là một tìm hiểu về vẻ đẹp nguyên tuyền, về nét đẹp của linh hồn và thân xác.

3. NIỀM VUI VẪN TỒN TẠI.

Điều gì vẫn tồn tại cho dù những vi phạm của tội tổ tông? Chắc hẳn đó là tiếng than của bà Evà, sau những lời chúc dữ như hệ lụy của tội nguyên tổ: "Adam ăn ở với Evà, vợ mình. Bà thụ thai và sinh ra Cain. Bà nói: nhờ Đức Chúa, tôi đã được một người" (St 4,1). Theo đức Gioan Phaolô II, đây là tiếng reo vui của người mẹ chúng sinh, người mẹ của muôn loài, niềm vui trước sự cao vời của việc sinh con.

Đây là niềm hân hoan của bất kỳ bà mẹ nào trước phép lạ của đời sống, và cũng là niềm vui của những người cha đồng tham dự vào, vào nguồn suối của sự sống nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa là nguồn sống. Điều này lý trí cũng có thể chân nhận ra, bằng chứng là triết gia Aristote, vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, khi nói về Nguyên Ủy đệ nhất (Causa causarum) là Thiên Chúa: "Nguyên Ủy này là một sự sống hoàn hảo nhất, đã ban cho chúng ta sự sống, trong một khoảnh khắc này" (Siêu hình học, cuốn 12, chương 7). Vậy nếu Thiên Chúa là Sự Sống, thì người nam và người nữ, cả hai là hình ảnh của Ngài qua sự thông hiệp, thì họ cũng là hình ảnh của sự sống này. Hơn nữa, Thiên Chúa khi thông truyền Sự Sống qua mầu nhiệm Ba Ngôi Thiên Chúa, thì con người cũng được cộng hưởng ân sủng đó: "Một người con sinh ra, do sự kết hợp của lứa đôi, thì người con này sẽ là một hình ảnh và sẽ rất giống Ngài" (GS 9).

Người con sinh ra, là một hoa trái, đồng thời cũng là chứng nhân của sự thông hiệp, cho dù sự thông hiệp này bị sứt mẻ, bị biến thái. Người con vẫn là dấu hiệu bền vững của sự thông hiệp đầu tiên. Vì vậy, người con phải củng cố sự thông hiệp của cha mẹ, và phải cứu vãn sự thông hiệp này. Khi một cuộc hôn nhân rạn nứt, vì không còn tình yêu, thì bậc cha mẹ phải vững tâm trong đời sống chung, vì con cái. Con cái là biểu hiệu của sự hiệp thông, là ấn tích không thể xóa nhòa. Là minh chứng của niềm vui trao ban, là pháo đài sau cùng cho dù tình yêu đã cạn tuyệt. Biết bao các bậc phụ huynh, qua ánh mắt của các con mình, đã tìm được lý do và nghị lực, để sống mãi bên nhau? Con cái sẽ là những người con cứu vãn tình yêu, là lòng thương xót tối hậu cho tình yêu có thể tàn úa.

Chính vì vậy, đức Gioan Phaolô II đã tranh đấu liên lỉ chống lại nền văn minh của sự chết, đang làm băng hoại những xã hội phát triển, tới độ Ngài dám chống lại những âm mưu, những toa rập chống lại sự sống (thông điệp Tin Mừng của Sự Sống, số 17). Vì từ khước con cái cũng là chống lại Thiên Chúa, tác giả của mọi sự sống. Khi đứa trẻ trở thành một gánh nặng, bị giảm trừ thành một giá phải trả, thì khi đó, cha mẹ đã đánh mất ý nghĩa của sự hiệp thông và căn cớ của niềm vui này. Bởi lẽ, niềm vui yêu thương cũng là niềm vui trao ban, và không có trao ban nào lớn hơn là trao ban sự sống. Quảng đại đón nhận sự sống trong các gia đình sẽ là niềm hy vọng của nhân loại, hướng về nguồn mạch của mọi hiệp thông và an vui. Gia đình, trong niềm hy vọng đó, sẽ là sự hiệp thông căn bản của đôi phu phụ, tiếp nối nơi đời con cháu. Khi đó, chúng ta hiểu sự quả quyết của Thánh Giáo Hoàng – Tương lai của nhân loại khởi đầu từ gia đình – và đây không phải là một công thức xuông, nhưng là tiếng kêu của niềm hy vọng.

Tháng 12.1996 Ban Giám Đốc chấp nhận cho Ban Mục Vụ Hôn Nhân Gia Đình tổ chức Khánh Nhật kỷ niệm hôn nhân cho các phụ huynh đã trải qua 10, 15, 20, 25, 30, 40, 50, 60 năm hôn phối vào ngày lễ Thánh Gia hàng năm
 
Văn Hóa
Rice! Rice! Oh, Rice!
Nguyễn Trung Tây
05:08 20/06/2014
□ Nguyễn Trung Tây
The Corpus Christi Sunday: Rice! Rice! Oh, Rice!



Once I told a friend, “If you see me eating a bowl of hot noodles for breakfast, you don’t need to be a doctor, surely you can tell I don’t feel well. Perhaps, I have a cold or flu.”

You look at me, exhibiting a confused, perplexed, flummoxed face,

“Be real! You guys! You eat noodles for breakfast. I saw it in Saigon, in Hanoi, in Hue, everywhere, every place I had been through in Vietnam. Even I myself was served only with bowls of noodles for breakfast in fourteen consecutive days in Vietnam.”

You pause for one moment then raise your voice, “What are you talking about?”

You stop for one minute, I guess, to catch your breath, then return to the chat about the noodles served for breakfast,

“And when the time to serve lunch came, I entered the hotel’s dining room, expecting to enjoy my lunch, perhaps, served with a medium rare Beef steak, or a T-Bone Lamb, and potatoes, mashed or baked, it doesn’t matter! Being of Irish descent, I love potatoes. But, believe it or not, three bowls of rice were brought out to the table for my lunch. Rice! Rice! Oh, Rice. Rice was the only item served throughout the entire meal. Steamed rice! Fried rice! Sticky rice! Rice soup! Even the spring roll for entrée was made of rice. And seeing the dessert was brought to the table, I excitedly asked, ‘What’s it?’ The waiter bowed his head, politely saying, ‘Sir, it is the rice cake’… Well! Rice! Rice! Oh, Rice!”

(People can tell you become enthusiastically with the newly invented hymn, “Rice! Rice! Oh Rice”.)

“Waking up from my siesta,” you continue, “I went down to the dining room. The waitress in her Vietnamese outfit, they call Áo Dài, approached me, ‘Sir, can I take your order for your afternoon tea?’ ‘What do you have?’ ‘You have a choice of green tea or coffee.’ Oh, Tea! I love tea. I love green tea! I love the Oriental tea which the Oriental legend believes has the power to grant longevity to those who imbibe this heavenly tea (made from the leaves of the tea trees, grown on the top of a very high mountain, picked up by the monkeys with the white fur). This thought quickly flashed by and was processed in my mind. ‘Tea! Green tea, please!’ I replied, hoping I would be served with this special green tea. The waitress looked very young, 20? or 22?, with thick, long, smooth, sleek black hair, the typical texture of the Oriental hair that I love, disappeared. While waiting for my cuppa, I turned my eyes to the glassy windows of the room. The summer was clearly portrayed through the tropical sunny light, the very green leaves of the high palm trees, and the sticky air of the humid tropical atmosphere I could feel it. I allowed my mind to wander while waiting for the cuppa of green tea. Tomorrow I will be in Hue, and then Hanoi, Ha Long Bay… Ha Long Bay, my friends told me, was one of the best tourist places… My mind stopped wandering when I saw the shadows of my Oriental angel cast on the floor. She walked on her high heel shoes, amazingly, without causing a single sound… She was carrying on her arms, as I expected, a wooden tray on which a cup of green tea was placed. The tea was hot, I can tell, for a trail of white vapor was rising up from the cup. Next to the cup was, nevertheless, not a biscuit. ‘What is it?’ I pointed at the item. The young lady politely said, with a clear and articulate voice, ‘Sir, it is a rice cake.’”

Rice! Oh Rice! Oh Rice.

Before leaving my table, she smiled at me with a very typical Oriental smile, informing, “At 4 pm, there is a tour bus scheduled to take our tourists to a field to enjoy the sunset…”

“What field?” I was curious,

“Rice field, sir.” She added, “Our tourists always enjoy such scenery, a-rice-field-by-sunset scenery.”

And then dinner, tea time came, after the tour to the rice field by sunset. I hoped the chief had varied the menu. But, no! Rice, rice, oh rice. I was served with rice again.”

You cease for one moment. And then two… I think you finish singing the hymn, but “Oh, no”, you continue,

“You know what, Jesus’ famous saying, ‘I am the bread of life’ should have been read, ‘I am the rice of life’ in the Vietnamese culture.”

“Really…” I am surprised.

“What do you mean?” I ask.

“See, Jesus is a Jew. He eats bread. His people also eat bread. In the desert, he multiplies the bread for the hungry crowds. That’s why he declared, ‘I am the bread of life. Anyone who does not eat the bread of life granted from heaven will not have eternal life.’ You guys don’t eat bread. You eat rice! Rice! Rice! Oh Rice! If Jesus was born as a Vietnamese, he might have said, ‘I am the rice of life’,” you sound like a professor in a lecture!

“I see!!!” I exclaim and then admit, “What a profound statement! I have never thought about that until now.”

“So, if Jesus was born as an Irish man…” I challenge you.

“He might have declared, ‘I’m the potatoes of life,’” you respond.

“Well! What if he was born a Pacific Islander?” I wait for the answer.

“I’m the taro of life,” you answer without pausing for one minute.

“What if he was born as an Arrernte man?” I look at a young Arrernte man who is quietly praying to Ngkarte God in Ngkarte Mikwekenhe Chapel

“I’m the kangaroo of life,” you reply at once.

“Fantastic! It is very profound,” I delight.

“But are you sure, Jesus would come up with such a cultural response regarding his famous saying?” I checkmate you.

You stop and suddenly become quiet to fashion some sort of response. As I anticipate, you eventually open your mouth, saying,

“I am not sure! Jesus alone, Jesus himself will have the accurate answer for such a question.”

You continue, “Relying on the cultural context of Jesus’ famous saying, I have speculated and come up with many cultural responses. Full stop! End of sharing!”

We both burst into laugher, for, “End of sharing” is the saying that the member of the Bible Group recite at the end of their sharing during a Bible Sharing meeting.

I turn to you, “Can I ask for a favor?”

You become serious, “Depends on what kind?”

I stare at you, “Hakuna Matata! No worries! I told you, if you see me eating a bowl of noodles for breakfast, you know I might have a cold or flu. Right?"

You nod your head, “Yes, I remember.”

I refresh your memory, “And you immediately open your mouth singing the hymn, ‘Rice! Rice! Oh Rice!’ Right?”

“Yes. Continue please,” you act as you are relaxed.

“Can I speak now?” I become serious.

“Yes, please! Be my guest,” you invite me.

I say, “Well! I have eaten a bowl of cereal for breakfast for almost thirty years, since I first set my foot in the US in 1984. And now, 2013.”

The muscles on your face are no longer tightened, but loosened. You look at me. I look at you. All of sudden, we both burst into laughter.

“I see!” you smile.

We then both sing the hymn, “Rice! Rice! Oh Rice!”

Jesus, the Bread of life.

Jesus, the Rice of life.

Jesus, the Potato of life

Jesus, the Taro of life.

Jesus, the Kangaroo of life.

□ Nguyễn Trung Tây
www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Thác Đổ Trên Nguồn
Dominic Đức Nguyễn
21:36 20/06/2014
THÁC ĐỔ TRÊN NGUỒN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Tình anh hoa mộng thành giòng thác sa
Nước rơi từ đỉnh thiên hà
Tình anh thác đổ bao la vô cùng
Nước rơi từ suối không trung
Tình ta bền mãi thuỷ chung trọn đời.
(Trích thơ của Hoa TT)
 
VietCatholic TV
Suy niệm cùng với Đức Thánh Cha Phanxicô: 12/06 - 18/06/2014 - Câu chuyện về Ðền Thánh Phaolô Ngoại Thành
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
01:07 20/06/2014
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
1. Chúa chuẩn bị chúng ta để thực hiện tốt sứ vụ của mình

Khi Chúa muốn trao cho chúng ta một sứ vụ, Ngài chuẩn bị để chúng ta đón nhận và thực hiện tốt điều đó. Sự đáp lại của chúng ta với Chúa cần phải dựa vào lời cầu nguyện và lòng trung thành. Đó là nội dung bài giảng của Đức Thánh Cha Phanxicô trong Thánh Lễ sáng thứ Sáu, 13 tháng 06, tại nguyện đường Santa Marta.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha dùng câu chuyện của ngôn sứ Ê-li-a, được mô tả trong Sách Các Vua Quyển Thứ Nhất (x.19,11-16) như là một kinh nghiệm điển hình của người tín hữu. Đoạn văn phụng vụ nổi tiếng này miêu tả việc Ê-li-a đến núi Khô-rếp là núi của Thiên Chúa, ông vào một cái hang và nghỉ đêm tại đó. Ông nhận được lệnh của Chúa là ra khỏi hang vì Thiên Chúa đang đi qua. Khi Chúa đi qua, xuất hiện một cơn gió mạnh, một trận động đất, và một ngọn lửa, nhưng Chúa đã không hiện diện trong bất kỳ biến động nào. Cuối cùng là một làn gió nhẹ … ông Ê-li-a đã nhận ra Chúa đi qua trong đó.

Thiên Chúa không ở trong gió bão, trận động đất, hỏa hoạn, nhưng trong tiếng thì thầm của một làn gió nhẹ, dấu hiệu diễn tả sự hòa bình. Có một bản văn thật đẹp mô tả về chủ để Thiên Chúa là sự tĩnh lặng. Làm thế nào Ê-li-a biện phân được những mặc khải kinh thiên đó về sự hiện diện Thiên Chúa. Vì Chúa đã chuẩn bị cho ông ơn biện phân sáng suốt. Và sau đó Chúa trao cho ông sứ vụ.

Sứ vụ mà Thiên Chúa trao phó cho Ê-li-a là xức dầu cho vị vua mới của Israel và kêu gọi một vị ngôn sứ khác tiếp nối sứ vụ của chính ông. Thiên Chúa chuẩn bị tâm hồn, chuẩn bị trái tim và Ngài chuẩn bị điều này bằng một cuộc thanh luyện, bằng sự vâng phục, trong sự kiên trì.

Khi Chúa trao cho chúng ta một sứ vụ, hay một nhiệm vụ, Ngài đã chuẩn bị cho chúng ta. Ngài chuẩn bị để chúng ta thực hiện điều đó cách tốt nhất, như Ngài đã chuẩn bị cho ông Ê-li-a. Điều quan trọng nhất trong câu chuyện này không phải là ông Ê-li-a đã gặp được Chúa: Không phải vậy đâu! Điều quan trọng nhất trong toàn bộ hành trình của Ê-li-a và bài học cho chúng ta là việc đón nhận sứ vụ do Chúa ủy thác. Có một sự khác biệt giữa sứ vụ tông đồ mà Chúa ủy thác riêng cho các mục tử và một nhiệm vụ chung dành cho chúng ta. Và anh chị em hoàn thành nhiệm vụ này, làm với tất cả trách nhiệm của một người trung thực, công chính.

Khi Chúa trao cho chúng ta một sứ vụ, Ngài luôn luôn dẫn chúng ta vào một tiến trình, tiến trình của sự thanh lọc, sự biện phân, sự vâng phục và cầu nguyện.

Trung thành với tiến trình này là để cho Thiên Chúa dẫn dắt chúng ta. Trong trường hợp của Ê-li-a, với sự trợ giúp của Thiên Chúa, ông đã vượt qua nỗi sợ đối với nữ hoàng Jezebel, người luôn tìm cách truy sát ông.

Bà là một Nữ hoàng độc ác, đã thanh trừng tất cả các kẻ thù của mình. Và vị ngôn sứ đã sợ hãi.Nhưng Chúa mạnh mẽ hơn. Ngài làm cho vị ngôn sứ hiểu rằng điều cần nhất là cậy dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa, Đấng đã chuẩn bị cho ông trong sứ vụ. Chúng ta thấy điều này nơi cuộc đời của ông: ông lên đường, tuân theo lệnh Chúa, gặp đau khổ, biện phân, cầu nguyện … và sau cùng ông đã thấy Chúa.

Xin Chúa ban ân sủng của Ngài để chính chúng ta cũng chuẩn bị mỗi ngày một cách thức sống, nhờ đó chúng ta có thể làm chứng cho ơn cứu độ của Chúa Giêsu.

2. Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: Ai phải trả giá cho tham nhũng

Người nghèo là những người phải trả giá cho những thiệt hại gây ra bởi sự băng hoại của những kẻ quyền thế, là những kẻ khao khát tước đoạt từ người nghèo những thứ họ cần và những quyền lẽ ra họ đáng được hưởng. Đức Thánh Cha đã nêu ra nhận xét trên trong thánh lễ sáng Thứ Hai 16 tháng 6 tại nhà nguyện Santa Marta.

Đức Thánh Cha đã trình bày những suy tư của mình dựa trên bài đọc trong ngày trích từ sách Các Vua Quyển Thứ Nhất.

Ông Na-vốt người Gít-rơ-en có một vườn nho bên cạnh cung điện vua A-kháp. Nhà vua muốn ông nhường lại vườn nho cho mình nhưng ông Na-vốt thưa với vua A-kháp: "Xin Chúa đừng để tôi phải nhượng gia sản tổ tiên tôi cho ngài!"

Vua A-kháp trở về nhà buồn rầu và bực bội vì lời ông Na-vốt. Bấy giờ hoàng hậu I-de-ven nhân danh vua A-kháp viết thơ, rồi dùng con dấu của vua mà đóng ấn, và gửi cho các kỳ mục và thân hào cư ngụ trong thành. Trong thơ bà viết rằng: "Hãy công bố một thời kỳ chay tịnh và đặt Na-vốt ngồi ở hàng đầu dân chúng. Hãy đặt hai đứa vô lại ngồi đối diện với nó, để chúng tố cáo nó: "Nó đã nguyền rủa Thiên Chúa và đức vua”. Sau đó, hãy đem nó ra ngoài ném đá cho chết.

Ông Na-vốt bị giết vì lòng tham lam của vua. Đó là một câu chuyện rất buồn dù nó xưa như trái đất. Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Câu chuyện này liên tục lặp đi lặp lại trong hàng ngũ của kẻ có quyền có thế trên mọi phương diện vật chất, chính trị hay tâm linh”

Đọc báo, chúng ta thấy nhiều lần: Lại một chính trị gia đột nhiên giàu có như bởi ma thuật đã bị đưa vào tòa án. Còn ông thương gia kia đột nhiên giàu lên như có phép mầu đã bị bắt giam về tội bóc lột công nhân của mình. Chúng ta cũng nghe quá nhiều những chuyện về các vị giám chức đã trở nên giàu có quá, và lơ là công việc mục vụ của mình để chăm sóc cho quyền lực bản thân. Nói tắt một lời: các chính trị gia tham nhũng, các thương gia tham nhũng và các giáo sĩ tham nhũng có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi - và chúng ta phải nói sự thật: tham nhũng là tội lỗi mà những người có quyền trong mọi lãnh vực - cho dù là chính trị, kinh tế, hay Giáo Hội – đều sẵn sàng phạm nhất hơn hẳn những người khác. Tất cả chúng ta đều bị cám dỗ để tham nhũng. Nó là một tội lỗi 'tiện dụng', nhưng một người có thẩm quyền, thì cám dỗ để phạm tội lỗi này mạnh hơn vì khi có quyền trong tay người ta cảm thấy mình gần giống như Chúa vậy.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người ta tham nhũng khi đặt ưu tiên đời mình nơi "sự giàu có, tiền bạc, sức mạnh, phù hoa, niềm tự hào - và sau đó mọi thứ đều trở thành có thể, thậm chí là giết người".

Đức Thánh Cha tiếp tục với câu hỏi," ai là người phải trả giá cho tham nhũng" và câu trả lời là, trên thực tế, người nghèo phải trả giá.

"Nếu chúng ta nói về trường hợp tham nhũng trong chính trị hay kinh tế, những người phải trả giá cho tham nhũng của họ là ai? Bệnh viện không có thuốc, các bệnh nhân không được chăm sóc, trẻ em không được giáo dục. Họ là những ông Na-vốt hiện đại, những người phải trả giá cho sự tham nhũng của những người quyền thế. Và những ai phải trả giá cho sự tham nhũng của một vị giám chức? Thế hệ trẻ phải trả giá, đó là những người không biết làm dấu thánh giá, không biết đến giáo lý, không được chăm sóc mục vụ. Những người bệnh không được đến thăm, những tù nhân không nhận được đón nhận của ăn tâm linh. Người nghèo phải trả giá. Tham nhũng được thanh toán bởi người nghèo: nghèo về vật chất và tinh thần".

Cách duy nhất để thoát khỏi tham nhũng, cách duy nhất để vượt qua sự cám dỗ để phạm tội tham nhũng, là sự phục vụ. Bởi vì, trong phục vụ người ta xác định đúng ưu tiên của đời mình.

Hôm nay, chúng ta dâng Thánh Lễ cho họ - là đông đảo những người đang phải trả giá cho tham nhũng, đang phải gánh chịu chi phí của tham nhũng. Những vị tử đạo vì sự tham nhũng trong chính trị, kinh tế, và Giáo Hội. Chúng ta cầu nguyện cho họ. Xin Chúa đưa chúng ta gần gũi hơn với họ. Chắc chắn, Ngài đã rất gần gũi với Na-vốt, trong thời điểm ông bị ném đá cho đến chết, như Ngài đã gần gũi thánh Stêphanô, vị tử đạo tiên khởi. Xin Chúa gần gũi và ban sức mạnh cho những ai đang phải mang vác trên vai gánh nặng của tham nhũng, để họ có thể tiến về phía trước với chứng tá của họ.

3. Buổi triều yết chung sáng thứ Tư 18 tháng 6

Kính thưa quý vị và anh chị em,

Trong buổi triều yết chung sáng thứ Tư 18 tháng 6, Đức Thánh Cha đã bắt đầu loạt bài mới về Giáo Hội. Ngài cũng đặc biệt đề cập đến các cộng đoàn Công Giáo tại Iraq là những cộng đoàn đã có từ thời các thánh Tông Đồ nhưng giờ đây theo lời Đức Tổng Giám Mục của tổng giáo phận Mosul đã phải bỏ lại cơ ngơi gồm hơn 300 nhà thờ để lánh nạn trước làn sóng khủng bố của người Hồi Giáo trong những ngày vừa qua.

Anh chị em thân mến: Hôm nay bắt đầu một chu kỳ mới các bài giáo lý dành cho Giáo Hội. Giáo Hội không chỉ đơn giản là một tổ chức nhưng là một người mẹ, một gia đình, một mầu nhiệm nhằm ôm ấp toàn thể nhân loại. Được Chúa Giêsu Kitô thành lập, Giáo Hội bắt nguồn từ Cựu Ước, nơi Thiên Chúa đã gọi Abraham lên đường với gia đình mình đến một vùng đất mới và hứa sẽ làm cho ông trở nên tổ phụ của đông đảo nhân loại, những người từ hết thảy các dân tộc được Chúa chúc phúc.

Điều đáng nói đó là chính Thiên Chúa là Đấng đã đi bước đầu tiên: Ngài đã chọn Abraham và tất cả người nhà ông để theo Ngài trong đức tin.

Con đường do Thiên Chúa vạch ra không phải lúc nào cũng rõ ràng, không phải lúc nào cũng bằng phẳng nhưng đôi khi cũng có những chướng ngại, trong đó phải kể đến những cám dỗ, những tội lỗi và sự bất trung của dân Ngài.

Lịch sử của dân Thiên Chúa, tức là Giáo Hội, là một lịch sử của lòng trung tín tuyệt đối của Thiên Chúa, lòng thương xót và tình yêu vô biên của Ngài. Chỉ có sự trợ giúp không bao giờ mệt mỏi của Chúa, chúng ta mới có thể vượt qua tội lỗi mình và kiên trì đi theo con đường Chúa đã chỉ ra cho chúng ta nơi Chúa Kitô.

Chúng ta hãy xin Chúa nâng đỡ Giáo Hội trên hành trình đức tin trong cuộc lữ hành trần thế, để hướng dẫn Giáo Hội về đến quê trời và ban ân sủng để Giáo Hội trở nên một dấu chỉ của kế hoạch yêu thương của Thiên Chúa dành cho tất cả con cái Ngài.

4. Sỉ nhục có thể làm chết người

Trong Thánh Lễ sáng thứ Năm, 12 tháng 06, tại nhà nguyện Santa Marta, Đức Thánh Cha nói rằng, Chúa dạy chúng ta ba tiêu chuẩn để thắng vượt sự xung đột: hành động cụ thể, sự hàn gắn bằng việc thỏa thuận ôn hòa, và tinh thần huynh đệ bắt nguồn từ địa vị làm con.

Làm thế nào chúng ta có thể yêu thương nhau theo lời Chúa Giêsu dạy? Chúa Giêsu dạy chúng ta phải yêu người thân cận của mình, nhưng không phải như cách của người Pharisêu. Chúa Giêsu, đưa ra chúng ta ba tiêu chuẩn:

Trước hết là có hành động cụ thể: một hành động có tính lành mạnh. Nếu trong anh chị em có điều gì đó phiền lòng nhau nhau và anh chị em không thể làm hòa thì hãy tìm một giải pháp – ít ra là cùng với người mình không ưa giải quyết ổn thỏa với nhau khi đang còn đi trên đường. Việc này không phải là chuyện của ý tưởng, nhưng là một hành động cụ thể, một thỏa thuận với nhau để giải quyết xung đột. Tiêu chuẩn như vậy là một hành động cụ thể.

Những nỗ lực để đạt được một sự thỏa thuận nhằm giải quyết xung đột là một điều tốt, mặc dù có những người cho rằng “điều này mang tính phàm tục quá! Nhưng trong thực tế để có một hợp đồng hai bên thì “người ta phải làm một giao kèo – người này thực hiện một bước, thì người kia cũng phải có một bước và ít ra cũng đã có một sự ôn hòa: một thỏa thuận đưa đến sự ôn hòa.

Chúa Giêsu cũng nói điều này, khả năng thực hiện sự thỏa thuận giữa chính chúng ta vượt hơn sự thánh thiện của người Pharisêu, những vị thầy của lề luật. Chúng ta phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn trong cuộc sống và trong khi chúng ta còn trên đường đi, chúng ta đưa ra một thỏa thuận … và theo cách này, chúng ta chấm dứt sự ghanh ghét và xung đột với nhau. Nói xấu một người nào đó là giết chết họ. Nói xấu nhau là đầu mối của sự hận thù. Giết một ai đó, không cần gươm dao, thì theo cách này: với tin đồn, với lời vu khống, sự phỉ báng. Nên nhớ, Chúa cảnh báo chúng ta rằng: “Ai mắng anh em mình là đồ ngốc, thì đáng bị đưa ra trước Thượng Hội Đồng. Còn ai chửi anh em mình là quân phản đạo, thì đáng bị lửa hỏa ngục thiêu đốt.”

Ngày nay, chúng ta nghĩ rằng ‘không ra tay đánh người anh em mình nghĩa là không giết, xúc phạm hay làm hại gì họ. Nhưng không phải vậy đâu! Xúc phạm, làm hại, hay giết chết bắt nguồn từ việc hận thù. Nếu anh chị em không ghét người anh em mình là anh chị em không giết họ, không xúc phạm họ. Tuy nhiên, một thói quen xấu còn phổ biến giữa chúng ta là hay tìm cách xúc phạm người khác. Có những người, trong lòng căm thù thể hiện qua những lời lăng mạ và làm tổn thương người khác. Chúng ta đừng bao giờ chửi mắng hay xúc phạm người khác bằng những lời lăng mạ của mình. Đừng giết người, đừng xúc phạm họ bằng những lời lăng mạ. Đó là tiêu chuẩn của việc thực hành tốt.

Tiêu chuẩn thứ ba Chúa Giêsu đưa ra là tình anh em bắt nguồn từ địa vị làm con. Nếu chúng ta không giết anh chị em mình là vì người đó là anh chị em ruột của tôi, vì chúng tôi có cùng một cha. Cũng vậy, tôi không thể đến với Chúa Cha, nếu tôi không làm hòa với anh chị em của tôi. Đừng cầu nguyện với Thiên Chúa khi anh chị em không hòa thuận với với nhau. Nếu không hòa thuận được với nhau, ít nhất anh chị em cũng có một thỏa thuận ôn hòa.

Ba tiêu chuẩn: tiêu chuẩn của việc thực hành; tiêu chuẩn của sự gắn kết, có nghĩa là không giết hại và thậm chí không để xúc phạm, vì những xúc phạm người khác cũng là cách giết người; và tiêu chuẩn của tình anh em bắt nguồn từ địa vị làm con.

Người ta không thể cầu nguyện với Thiên Chúa nếu người ta không nói chuyện được với nhau- và điều này vượt lên trên thái độ thánh thiện so với các kinh sư và người Pharisêu.

Ba tiêu chuẩn này không dễ dàng, phải không anh chị em? Nhưng đó là cách thức mà Chúa Giêsu mời gọi chúng ta sống.Chúng ta hãy xin Ngài ban ơn, để có thể đến với anh chị em để xây dựng hòa bình bằng việc thỏa thuận ôn hòa và luôn luôn bằng việc hàn gắn và trong tinh thần huynh đệ bắt nguồn từ địa vị làm con.

5. Đức Thánh Cha: Ơn gọi của kitô hữu là phản ánh tình yêu thương của Thiên Chúa

Ơn gọi của kitô hữu là phản ánh tình yêu thương của Thiên Chúa. Một người yêu thương tha nhân vì chính niềm vui yêu thương, phản ánh Thiên Chúa Ba Ngôi. Một gia đình trong đó người ta yêu thương nhau và trợ giúp nhau là phản ánh Thiên Chúa Ba Ngôi. Một giáo xứ, trong đó tín hữu yêu nhau và chia sẻ các của cải tinh thần và vật chất cho nhau là một phản ánh của Thiên Chúa Ba Ngôi.

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên trong buổi đọc Kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật 15-6-2014 lễ kính Thiên Chúa Ba Ngôi Rất Thánh. Trong buổi đọc kinh Truyền Đức Thánh Cha cũng đã mời gọi mọi người hiệp ý với ngài cầu nguyện cho dân nước Irak được hưởng an ninh, hòa bình và hòa giải. Ngài cũng loan báo sẽ viếng thăm mục vụ Albania ngày 21 tháng 9 tới đây. Ngài nói:

Anh chị em thân mến,

Hôm nay chúng ta cử hành lễ trọng Chúa Ba Ngôi Rất Thánh. Ngày lễ giới thiệu cho sự chiêm niệm và thờ lạy của chúng ta cuộc sống của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: một cuộc sống của sự hiệp thông sâu xa và của tình yêu hoàn hảo, là nguồn gốc và mục đích của toàn vũ trụ và của mọi thụ tạo. Đức Thánh Cha giải thích thêm như sau:

Trong Thiên Chúa Ba Ngôi chúng ta cũng nhận ra mô thức của Giáo Hội, trong đó chúng ta được mời gọi yêu thương nhau như Chúa Giêsu đã yêu thương chúng ta. Tình yêu là dấu chỉ cụ thể biểu lộ niềm tin nơi Thiên Chúa Cha, Con và Thánh Thần. Tình yêu là dấu chỉ phân biệt của kitô hữu, như Chúa Giêsu đã nói: “Từ dấu này mọi người sẽ biết các con là môn đệ của Thầy đó là các con yêu thương nhau” (Ga 13,35). Thật là một mâu thuẫn nghĩ rằng các kitô hữu thù ghét nhau. Đó là một mâu thuẫn. Và ma qủy luôn luôn tìm điều đó: nó làm cho chúng ta thù ghét nhau, bởi vì nó luôn luôn gieo cỏ lùng của sự thù hận, nó không biết đến tình yêu: tình yêu là Thiên Chúa.

Chúng ta tất cả được mời gọi làm chứng và loan báo sứ điệp “Thiên Chúa là tình yêu”, Thiên Chúa không xa cách hay vô cảm đối với các biến cố của con người. Ngài ở gần chúng ta, Ngài luôn luôn ở bên cạnh chúng ta, đồng hành với chúng ta để chia sẻ các vui buồn cũng như các khổ đau, hy vọng và mệt nhọc của chúng ta. Ngài yêu thương chúng ta tới độ đã nhập thể, và đến trong thế giới, không phải để xét xử thế giới nhưng để thể giới được cứu thoát nhờ Chúa Giêsu (Ga 3,16-17). Đó là tình yêu của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu. Tình yêu này khó hiểu, nhưng chúng ta cảm thấy khi chúng ta tới gần Chúa Giêsu. Người luôn luôn tha thứ cho chúng ta, Người luôn luôn chờ đợi chúng ta. Người yêu thương chúng ta biết bao! Và tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta cảm thấy là tình yêu của Thiên Chúa.

Tiếp tục bài huấn dụ Đức Thánh Cha nói: Chúa Thánh Thần, ơn của Chúa Giêsu phục sinh, thông truyền cho chúng ta cuộc sống thiên linh, và như thế làm cho chúng ta bước vào trong sự năng động của Thiên Chúa Ba Ngôi, là một sự năng động của tình yêu, của sự hiệp thông, của việc phục vụ nhau và chia sẻ. Rồi Đức Thánh Cha cụ thể hóa kiểu sống này như sau:

Một người yêu thương tha nhân vì chính niềm vui yêu thương, phản ánh Thiên Chúa Ba Ngôi. Một gia đình trong đó người ta yêu thương nhau và trợ giúp nhau là phản ánh Thiên Chúa Ba Ngôi. Một giáo xứ, trong đó tín hữu yêu nhau và chia sẻ các của cải tinh thần và vật chất cho nhau là một phản ánh của Thiên Chúa Ba Ngôi. Tình yêu đích thật không giới hạn, nhưng biết tự giới hạn, để ra đi gặp gỡ người khác, để tôn trong sự tự do của người khác. Chúng ta đi lễ mọi ngày Chúa Nhật và chúng ta cử hành Bí tích Thánh Thể với nhau; và bí tích Thánh Thể giống như “bụi gai cháy” trong đó Thiên Chúa Ba Ngôi ở và thông truyền chính mình; vì thế Giáo Hội đã để lễ kính Mình Máu Thánh Chúa sau lễ Chúa Ba Ngôi. Ngày thứ năm tới đây, theo truyền thống tại Roma, chúng ta sẽ cử hành thánh lễ tại Đền thờ Gioan Laterano rồi đi rước kiệu Mình Thánh Chúa. Tôi mời gọi tất cả mọi tín hữu Roma và các khách hành hương tham dự để bầy tỏ ước muốn của chúng là một dân ”được quy tụ trong sự hiệp nhất của Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần” (Thánh Cipriano). Tôi chờ đợi anh chị em tất cả ngày thứ năm lúc 19 giờ cho Thánh lễ và buổi rước kiệu Mình Thánh Chúa.

Xin Đức Trinh Nữ Maria, là thụ tạo hoàn hảo của Thiên Chúa Ba Ngôi, giúp chúng ta biến toàn cuộc đời mình, cả trong các cử chỉ bé nhỏ và các lựa chọn quan trọng nhất, trở thành một bài ca chúc tụng Thiên Chúa là Tình Yêu.

6. Ðền Thánh Phaolô Ngoại Thành

Ðền Thánh Phaolô gọi là “ngoại thành” vì tọa lạc bên ngoài tường thành do Hoàng Ðế Aureliano xây cất năm 271 để bảo vệ thành Roma chống lại các cuộc tấn công của các lực lượng Man di.

Ðền Thánh Phaolô được coi là biểu tượng hiệp nhất Kitô Giáo vì hàng năm vào chiều ngày 25 tháng Giêng lễ Thánh Phaolô trở lại, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự buổi hát kinh chiều trọng thể tại đền thờ này để bế mạc tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.

Khi đi tới Ðền Thờ này ở ngoại ô Roma, tín hữu hành hương nhớ đến những thăng trầm của vị Ðại tông Ðồ dân ngoại (sinh năm 35 sau Chúa Kitô), các cuộc hành trình truyền giáo của ngài trong toàn vùng Ðịa trung Hải, những lá thư đầy nhiệt huyết ngài gửi tới các cộng đoàn Kitô mới được thành lập bấy giờ, đặc biệt là thư gửi giáo đoàn Roma được thánh nhân viết trong khoảng năm 57-58, trong đó nổi bật các đề tài ơn cứu chuộc, sự tiền định và ơn công chính hóa. Toàn thể đời sống Kitô giáo của chúng ta thấm đượm những tổng hợp đạo lý quan trọng nhất của thánh nhân.

Theo chứng từ của Eusebio, thánh Phaolô tử đạo giữa tháng 7 năm 67 tới tháng 6 năm 68. Thi hài Thánh Phaolô được đặt trong ngôi mộ cạnh đường Ostiense, cũng như nhiều tội nhân bị kết án tử hình khác. Nhưng chẳng bao lâu mộ thánh nhân trở thành nơi hành hương và tôn kính của các Kitô hữu. Trên mộ ngài, người ta thiết lập một nhà tưởng niệm nhỏ (cella memoriae).

Chính hoàng đế Costantino đã khởi công xây dựng một thánh đường trên mộ thánh Phaolô và được thánh hiến ngày 18-11-324 dưới thời Ðức Giáo Hoàng Silvestro I (314-335). Kích thước của thánh đường nguyên thủy này tương đối nhỏ bé. Thánh đường to lớn hơn được xây cất tại nơi đó vào năm 386, tức là nửa thế kỷ sau khi hoàng đế Costantino qua đời.

Công trình bắt đầu năm 390 và được hoàn thành dưới thời Hoàng Ðế Onorio vào năm 395. Thánh đường có 5 gian, có 4 hàng cột phân ra, gồm 80 cột bằng cẩm thạch. Ðó là thánh đường lớn nhất của Kitô giáo trước khi Ðền Thờ Thánh Phêrô được kiến thiết. Suốt trong 15 thế kỷ, Vương Cung Thánh Ðường này không ngừng được săn sóc cẩn thận. Chẳng hạn, vào giữa thế kỷ thứ 5, thánh Giáo Hoàng Lêô Cả cho khởi sự một loạt các cuộc tu bổ và trang điểm đền thờ.

Thời Phục Hưng, Ðền Thánh Phaolô vẫn được để nguyên. Nhưng ngày 15 và 16-7-1823, do sự bất cẩn của một người thợ, Ðền Thờ bị hỏa hoạn thiêu rụi hoàn toàn. Hai kiến trúc sư Bosio và Belli khuyên nên xây lại hoàn toàn mới Ðền thờ, họa lại mô hình của Ðền Thờ cũ. Giới văn hóa, chính trị ủng hộ Ðức Lêô XII để ngài khởi công xây cất lại và ngày 25-1-1825. Thánh đường mới được khánh thành năm 1854, nhưng trong thực tế, công trình tái thiết kéo dài 100 năm, và chỉ vào năm 1928, với việc xây cất 4 cổng 100 cột, kiến trúc sư do Guglielmo Calderini, Ðền Thờ mới được hoàn thành như ta thấy hiện nay.