Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Danh bất hư truyền: 'Thánh Antôn hay làm phép lạ'
Trần Mạnh Trác
08:53 19/06/2011
Giáo dân của họ đạo St Anthony (thánh Antôn) tại Long Beach, Cali, đã họp nhau cầu nguyện tha thiết cho việc 'Ngài đã bị mất cắp, sẽ được tìm thấy lại'.
Thánh Antôn thành Padua nổi tiếng là vị thánh hay làm phép lạ, và là thánh quan thầy của những người bị mất trộm và của những người lưu lạc.
Nhưng bình đựng mẩu xương thánh bằng vàng của ngài, vốn là một thánh tích vô cùng quí giá vì giá trị nghệ thuật và là đồ cổ hiếm có, đã bị mất trộm đúng vào dịp lễ kỷ niệm 780 năm hiển thánh của Ngài.
Thường thì thánh tích không được trưng bày cho công chúng xem, tuy nhiên vào dịp lễ đặc biệt này, cha sở Jose Magaña đã quyết định đem ra cho giáo dân tôn kính và cầu nguyện vì nhiều người trong xứ đạo đã mất hy vọng vào nền kinh tế.
Lần chót thánh tích được đưa ra là vào năm 2002, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành thánh đường.
Sự mất mát là một cú sốc cho tòan thể xứ đạo. Giá trị của thánh tích là vô giá, nhưng quan trọng hơn, nó sâu sắc tượng trưng cho xứ đạo. "Đó là lịch sử của chúng tôi, do đó, nó không thể thay thế đựoc", cha Magaña nói. "Nó thuộc về giáo hội, không chỉ là của nhà thờ ở Long Beach, nhưng là của toàn bộ giáo hội Công Giáo."
Khi nhà thờ mở cửa lúc 6 giờ sáng thì thánh tích vẫn còn đó, nhưng khi cha Magaña hướng về thánh tích để dâng lời cầu nguyện trong buổi lễ 9 giờ sáng thì nó đã biến mất. Cha Magaña đã nghe thấy nhiều tiếng thút thít khóc của giáo dân trong suốt buổi lễ nhưng ngài vẫn tiếp tục kết thúc giờ phụng vụ trước khi gọi cho cảnh sát.
Tuy rằng nhiều giáo dân rất buồn vì sự kiện có người giám ăn cắp một vật thánh, nhưng đức tin của họ rất mạnh mẽ. Nhiều người đã nói với Cha Magaña rằng: "Ngài là vị thánh bảo trợ của những gì bị thất lạc, do đó, Ngài sẽ trở về nhà."
Cuộc điều tra của cảnh sát đã chú ý tời một nghi phạm, được mô tả là một người phụ nữ lạ trong độ tuổi ba mươi, đã quanh quẩn ở nhà thờ trong tất cả các lễ Chủ nhật, và đã có lần đã bị các ông từ mời đi vì bà ấy làm cản trở lưu thông gần nơi thánh tích.
May mắn thay một doanh nghiêp ở cạnh nhà thờ có gắn máy video đã thu được hình ảnh của người phụ nữ ấy khi bà ta đi ngang qua cửa hàng.
Cảnh sát đã không cho biết thêm chi tiết nào khác ngọai trừ nghi phạm tên là Maria Solis 41 tuổi, đã bị bắt và bị thẩm vấn hôm thứ Năm. Cảnh sát cũng không cho biết động cơ của vụ trộm là gì.
Tuy nhiên cha xứ và giáo dân của họ đạo St Anthony đã rất hoan hỷ và đầy tâm tình biết ơn khi nhìn thấy thánh tích đã trở về không hề bị sứt mẻ.
Thánh Antôn thành Padua nổi tiếng là vị thánh hay làm phép lạ, và là thánh quan thầy của những người bị mất trộm và của những người lưu lạc.
Nhưng bình đựng mẩu xương thánh bằng vàng của ngài, vốn là một thánh tích vô cùng quí giá vì giá trị nghệ thuật và là đồ cổ hiếm có, đã bị mất trộm đúng vào dịp lễ kỷ niệm 780 năm hiển thánh của Ngài.
Thường thì thánh tích không được trưng bày cho công chúng xem, tuy nhiên vào dịp lễ đặc biệt này, cha sở Jose Magaña đã quyết định đem ra cho giáo dân tôn kính và cầu nguyện vì nhiều người trong xứ đạo đã mất hy vọng vào nền kinh tế.
Lần chót thánh tích được đưa ra là vào năm 2002, nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày khánh thành thánh đường.
Sự mất mát là một cú sốc cho tòan thể xứ đạo. Giá trị của thánh tích là vô giá, nhưng quan trọng hơn, nó sâu sắc tượng trưng cho xứ đạo. "Đó là lịch sử của chúng tôi, do đó, nó không thể thay thế đựoc", cha Magaña nói. "Nó thuộc về giáo hội, không chỉ là của nhà thờ ở Long Beach, nhưng là của toàn bộ giáo hội Công Giáo."
Khi nhà thờ mở cửa lúc 6 giờ sáng thì thánh tích vẫn còn đó, nhưng khi cha Magaña hướng về thánh tích để dâng lời cầu nguyện trong buổi lễ 9 giờ sáng thì nó đã biến mất. Cha Magaña đã nghe thấy nhiều tiếng thút thít khóc của giáo dân trong suốt buổi lễ nhưng ngài vẫn tiếp tục kết thúc giờ phụng vụ trước khi gọi cho cảnh sát.
Tuy rằng nhiều giáo dân rất buồn vì sự kiện có người giám ăn cắp một vật thánh, nhưng đức tin của họ rất mạnh mẽ. Nhiều người đã nói với Cha Magaña rằng: "Ngài là vị thánh bảo trợ của những gì bị thất lạc, do đó, Ngài sẽ trở về nhà."
Cuộc điều tra của cảnh sát đã chú ý tời một nghi phạm, được mô tả là một người phụ nữ lạ trong độ tuổi ba mươi, đã quanh quẩn ở nhà thờ trong tất cả các lễ Chủ nhật, và đã có lần đã bị các ông từ mời đi vì bà ấy làm cản trở lưu thông gần nơi thánh tích.
May mắn thay một doanh nghiêp ở cạnh nhà thờ có gắn máy video đã thu được hình ảnh của người phụ nữ ấy khi bà ta đi ngang qua cửa hàng.
Cảnh sát đã không cho biết thêm chi tiết nào khác ngọai trừ nghi phạm tên là Maria Solis 41 tuổi, đã bị bắt và bị thẩm vấn hôm thứ Năm. Cảnh sát cũng không cho biết động cơ của vụ trộm là gì.
Tuy nhiên cha xứ và giáo dân của họ đạo St Anthony đã rất hoan hỷ và đầy tâm tình biết ơn khi nhìn thấy thánh tích đã trở về không hề bị sứt mẻ.
Tòa thánh: ''Đạt nền tảng chung đáng kể” với các phái Ngũ Tuần
Nguyễn Trọng Đa
08:47 19/06/2011
Tòa thánh: "Đạt nền tảng chung đáng kể” với các phái Ngũ Tuần
Vòng 6 của cuộc đối thoại xem xét các ơn Chúa Thánh Thần
VATICAN - Hội đồng đại kết của Tòa thánh Vatican đã bắt đầu giai đoạn thứ sáu trong cuộc đối thoại với các phái Ngũ Tuần, nói rằng một báo cáo cuối cùng sẽ được công bố vào năm 2015.
Hội đồng Tòa thánh về Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo đã báo cáo về vòng đối thoại kéo dài bảy ngày, vốn kết thúc ngày 16-6.
Các phái đoàn Công Giáo và phái Ngũ Tuần đang xem xét đặc sủng trong Giáo Hội: Ý nghĩa thiêng liêng của nó, sự phân định, và các tác động mục vụ.
Cuộc đối thoại giữa Vatican và các nhóm Ngũ Tuần này đã bắt đầu từ năm 1972.
Theo tuyên bố của Tòa thánh, mục đích không phải là "hiệp nhất về cơ cấu”, nhưng "để thúc đẩy sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, trong các vấn đề của đức tin và thực hành".
Đức Giám Mục Michael Burbidge giáo phận Raleigh, bang Bắc Carolina (Mỹ), và Mục sư Cecil Robeck, giáo sư tại Chủng viện Thần học Fuller, Hội thánh Phúc Âm Ngũ Tuần ở Pasadena, bang California (Mỹ), là đồng chủ tịch của cuộc đối thoại.
Đức Giám mục Burbidge nói: "Công việc của chúng tôi và các cuộc đối thoại tuần này, đã dẫn người Công Giáo và các phái Ngũ Tuần tới một sự hiểu biết sâu hơn, và sự đánh giá cao về một nền tảng chung, mà chúng tôi chia sẻ liên quan đến các đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Khi chúng tôi tiếp tục cuộc đối thoại trong những năm tới, chúng tôi được đổi mới trong sự cam kết của chúng tôi, để thảo luận cách trân trọng các thách thức mà chúng tôi phải đối mặt, khi chúng tôi tìm kiếm và cầu nguyện cho sự hiệp nhất, như là anh chị em trong Chúa Kitô".
Chủ đề của phiên họp đầu tiên này là "Các đặc sủng trong Giáo Hội: Nền tảng chung của chúng ta". Các chủ đề khác trong chương trình cho giai đoạn thứ sáu là: sự phân định (năm 2012), chữa lành (2013) và ngôn sứ (năm 2014). Dự kiến báo cáo cuối cùng sẽ được sẵn sàng vào năm 2015.
Tòa thánh Vatican nói rằng các người tham gia "vui mừng về số lượng đáng kể của nền tảng chung đã được xác định, bất chấp sự khác biệt giữa hai truyền thống. Cả người Công Giáo và phái Ngũ Tuần công nhận sự phong phú của các ơn được Chúa Thánh Thần ban một cách tự do, và rằng Giáo Hội giữ một vai trò phân định, liên quan đến công việc chung này”.
Nhóm công tác xem xét các chủ đề, như nền tảng kinh thánh của đặc sủng, tổng quan về lịch sử và thần học của đề tài này, sự tự phát hoặc sự thường xuyên của các ơn Chúa Thánh Thần, và vai trò của giáo sĩ và giáo dân. (Zenit 17-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Vòng 6 của cuộc đối thoại xem xét các ơn Chúa Thánh Thần
VATICAN - Hội đồng đại kết của Tòa thánh Vatican đã bắt đầu giai đoạn thứ sáu trong cuộc đối thoại với các phái Ngũ Tuần, nói rằng một báo cáo cuối cùng sẽ được công bố vào năm 2015.
Hội đồng Tòa thánh về Cổ vũ sự Hiệp nhất Kitô giáo đã báo cáo về vòng đối thoại kéo dài bảy ngày, vốn kết thúc ngày 16-6.
Các phái đoàn Công Giáo và phái Ngũ Tuần đang xem xét đặc sủng trong Giáo Hội: Ý nghĩa thiêng liêng của nó, sự phân định, và các tác động mục vụ.
Cuộc đối thoại giữa Vatican và các nhóm Ngũ Tuần này đã bắt đầu từ năm 1972.
Theo tuyên bố của Tòa thánh, mục đích không phải là "hiệp nhất về cơ cấu”, nhưng "để thúc đẩy sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau, trong các vấn đề của đức tin và thực hành".
Đức Giám Mục Michael Burbidge giáo phận Raleigh, bang Bắc Carolina (Mỹ), và Mục sư Cecil Robeck, giáo sư tại Chủng viện Thần học Fuller, Hội thánh Phúc Âm Ngũ Tuần ở Pasadena, bang California (Mỹ), là đồng chủ tịch của cuộc đối thoại.
Đức Giám mục Burbidge nói: "Công việc của chúng tôi và các cuộc đối thoại tuần này, đã dẫn người Công Giáo và các phái Ngũ Tuần tới một sự hiểu biết sâu hơn, và sự đánh giá cao về một nền tảng chung, mà chúng tôi chia sẻ liên quan đến các đặc sủng của Chúa Thánh Thần. Khi chúng tôi tiếp tục cuộc đối thoại trong những năm tới, chúng tôi được đổi mới trong sự cam kết của chúng tôi, để thảo luận cách trân trọng các thách thức mà chúng tôi phải đối mặt, khi chúng tôi tìm kiếm và cầu nguyện cho sự hiệp nhất, như là anh chị em trong Chúa Kitô".
Chủ đề của phiên họp đầu tiên này là "Các đặc sủng trong Giáo Hội: Nền tảng chung của chúng ta". Các chủ đề khác trong chương trình cho giai đoạn thứ sáu là: sự phân định (năm 2012), chữa lành (2013) và ngôn sứ (năm 2014). Dự kiến báo cáo cuối cùng sẽ được sẵn sàng vào năm 2015.
Tòa thánh Vatican nói rằng các người tham gia "vui mừng về số lượng đáng kể của nền tảng chung đã được xác định, bất chấp sự khác biệt giữa hai truyền thống. Cả người Công Giáo và phái Ngũ Tuần công nhận sự phong phú của các ơn được Chúa Thánh Thần ban một cách tự do, và rằng Giáo Hội giữ một vai trò phân định, liên quan đến công việc chung này”.
Nhóm công tác xem xét các chủ đề, như nền tảng kinh thánh của đặc sủng, tổng quan về lịch sử và thần học của đề tài này, sự tự phát hoặc sự thường xuyên của các ơn Chúa Thánh Thần, và vai trò của giáo sĩ và giáo dân. (Zenit 17-6-2011)
Nguyễn Trọng Đa
Tin Giáo Hội Việt Nam
Sinh hoạt Giới trẻ và Huynh trưởng giáo xứ Làng Nam
Linh Pháp
08:09 19/06/2011
NGHỆ AN - Chúa nhật XII năm nay, Giáo Hội mừng kính Chúa Ba Ngôi, một “mầu nhiệm cao vời” như lời nguyện nhập lễ nói tới. Mầu nhiệm Ba Ngôi nói lên sự hiệp nhất kỳ diệu và yêu thương vô cùng khắp khít giữa Ba Ngôi Thiên Chúa. Trong ý nghĩa đó, các huynh trưởng giáo xứ Làng Nam đã tìm một cách sống cụ thể mầu nhiệm Ba Ngôi cho mình.
Xem hình ảnh
Sau Thánh lễ dành cho giới trẻ sáng nay 19/6/2011, vào lúc 08 giờ, 30 huynh trưởng cùng linh mục quản xứ Antôn Hoàng Trung Hoa di chuyển trên những chiếc xe đạp, với khoảng cách 6 km, đến thăm và tặng quà cho trung tâm khuyết tật 19/3 của các nữ tu Thừa Sai Bác Ái giáo phận Vinh, tại Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An.
Mặc dù các huynh trưởng đã được đào tạo về tinh thần phục vụ, và đã có những hoạt động cụ thể tại giáo xứ. Nhưng lần này, khi đến với Trung tâm khuyết tật 19/3, các bạn mới được đánh động nhiều hơn. Nhìn thấy 14 chị, trong đó chỉ có ba chị khấn, còn lại là các đệ tử, thế mà các chị chăm sóc cho hơn 30 em bại liệt dường như hoàn toàn một cách chu đáo, có lẽ nói không quá là, hơn cả người mẹ. Nghe các chị kể lại giờ giấc sinh hoạt và công việc chăm sóc các cháu, một số bạn đã rơi lệ cảm động và thán phục. Trước mẫu gương của các chị, các bạn đã ngỏ lời xin vào Chúa nhật tới sẽ đến phụ giúp các chị tắm rửa cho các cháu và lau dọn cơ sở.
Rời trung tâm 19/3, các huynh trưởng trở về gần nhà thờ giáo xứ Làng Nam, nhưng không phải về lại nơi phát xuất sáng nay, mà để thăm và tặng quà cho các trẻ mồ côi, người tâm thần và già cả tại cộng đoàn Dòng Thừa Sai Bác Ái giáo phận Vinh, trong địa bàn giáo xứ Làng Nam.
Kết thúc chuyến thăm viếng, các huynh trưởng trở về nhà xứ và bàn kế hoạch cho những ngày tới. Một sáng kiến quả thật là của tuổi trẻ và là của những con người dấn thân, là các bạn bàn nhau để đi nhổ lạc và cắt lúa thuê, một công việc dễ tìm được trong những ngày này tại vùng đất giáo xứ Làng Nam, để lấy chính đồng tiền do công sức của mình, hầu những chiến thăm thăm viếng sắp tới có ý nghĩa hơn.
Xem hình ảnh
Sau Thánh lễ dành cho giới trẻ sáng nay 19/6/2011, vào lúc 08 giờ, 30 huynh trưởng cùng linh mục quản xứ Antôn Hoàng Trung Hoa di chuyển trên những chiếc xe đạp, với khoảng cách 6 km, đến thăm và tặng quà cho trung tâm khuyết tật 19/3 của các nữ tu Thừa Sai Bác Ái giáo phận Vinh, tại Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An.
Mặc dù các huynh trưởng đã được đào tạo về tinh thần phục vụ, và đã có những hoạt động cụ thể tại giáo xứ. Nhưng lần này, khi đến với Trung tâm khuyết tật 19/3, các bạn mới được đánh động nhiều hơn. Nhìn thấy 14 chị, trong đó chỉ có ba chị khấn, còn lại là các đệ tử, thế mà các chị chăm sóc cho hơn 30 em bại liệt dường như hoàn toàn một cách chu đáo, có lẽ nói không quá là, hơn cả người mẹ. Nghe các chị kể lại giờ giấc sinh hoạt và công việc chăm sóc các cháu, một số bạn đã rơi lệ cảm động và thán phục. Trước mẫu gương của các chị, các bạn đã ngỏ lời xin vào Chúa nhật tới sẽ đến phụ giúp các chị tắm rửa cho các cháu và lau dọn cơ sở.
Rời trung tâm 19/3, các huynh trưởng trở về gần nhà thờ giáo xứ Làng Nam, nhưng không phải về lại nơi phát xuất sáng nay, mà để thăm và tặng quà cho các trẻ mồ côi, người tâm thần và già cả tại cộng đoàn Dòng Thừa Sai Bác Ái giáo phận Vinh, trong địa bàn giáo xứ Làng Nam.
Kết thúc chuyến thăm viếng, các huynh trưởng trở về nhà xứ và bàn kế hoạch cho những ngày tới. Một sáng kiến quả thật là của tuổi trẻ và là của những con người dấn thân, là các bạn bàn nhau để đi nhổ lạc và cắt lúa thuê, một công việc dễ tìm được trong những ngày này tại vùng đất giáo xứ Làng Nam, để lấy chính đồng tiền do công sức của mình, hầu những chiến thăm thăm viếng sắp tới có ý nghĩa hơn.
Cộng Đoàn CGVN Thánh Phê Rô Sunshine mừng bổn mạng
FX. Trần Văn Minh
08:23 19/06/2011
Melbourne. Vào lúc 12 giờ 30, Ngày Chuá nhật 19 Tháng 6 Năm 2011. Lễ Chuá Ba Ngôi. Tại Nhà thờ Our Lady of The Immaculate Conception số 92 Monash St, Sunshine. Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Phê Rô đã long trọng hiệp dâng thánh lễ mừng kính Thánh Phê Rô bổn mạng cuả cộng đoàn, cũng là bổn mạng cuả Linh mục Peter Hoàng và Ca đoàn trẻ Phê Rô trong cộng đoàn.
Xem hình ảnh
Được biết, năm nay cộng đoàn mừng kính Thánh bổn mạng sớm hơn 1 tuần. Lý do là Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Melbourne sẽ tổ chức mừng lễ tạ ơn cuả Đức tân Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long vào Chuá nhật 26/6. Do đó mà cộng đoàn tổ chức mừng bổn mạng sớm hơn, để cho toàn thể quý linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân Việt Nam trong cộng đoàn có thời gian đi dự lễ tạ ơn cuả đức tân giám mục người Việt Nam đầu tiên trên đất nước Úc vào Chuá nhật tuần tới.
Mặc dù thời tiết Muà Đông xứ Úc. Sáng Chuá nhật trời trong tuy vẫn lạnh nhiệt độ trong ngày chừng 16 độ C, bầu trời nhiều mây nhưng cũng đôi khi rạng rỡ với những tia nắng hồng long lanh, ấm áp sưởi ấm mọi người, và cũng như mời gọi mọi người trong cộng đoàn cùng về tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Bổn mạng công đoàn.
Từ rất sớm, Nhà thờ Our Lady Sunshine, tuy chưa tới giờ lễ, nhưng mọi người đã tề tựu đến tham dự Thánh lễ rất đông. Một số các viên chức trong cộng đoàn đang sưả soạn bàn thờ cho buổi lễ đặc biệt kính Thánh bổn mạng cộng đoàn cho thêm phần long trọng đặc biệt.
Một tượng Thánh Phê Rô với hoa đèn, phiá sau là hàng chữ Bổn mạng Cộng đoàn Thánh Phê Rô bên cạnh bàn thánh. Trước bàn thánh cũng được trang hoàng đặc biệt hơn với hình một linh mục đang giơ tay dâng lễ phiá dưới với hàng chữ “Con là linh mục đời đời.” Với 12 cây nến tượng trưng trên bàn thờ và số 12 trước bàn thờ cũng bằng đèn cầy được xếp lại.
Thánh lễ do Linh mục Peter Hoàng OMI phó xứ phụ trách Cộng đoàn Công giáo Việt Nam chủ tế và đồng tế cùng linh mục Khấn từ Việt Nam sang. Đây cũng là Thánh lễ mừng bổn mạng cuả Linh mục Peter Hoàng và bổn mạng Ca đoàn trẻ Phê Rô.
Sau phần chia sẻ Phúc âm về ngày lễ Ba ngôi Thiên Chuá, linh mục chủ tế đã rất sung sướng khi thấy cộng đoàn đi tham dự Thánh lễ Bổn mạng Công đoàn rất đông. Trong Thánh đường cổ kính và ấm áp này, hầu như đầy đủ mọi thành phần dân Chuá trong cộng đoàn, từ các cụ lão niên đến các em bé còn bồng trên tay, ai cũng thêm áo khoác, khăn quàng để tránh lạnh. Nhân dịp lễ kính bổn mạng, Cha đã chia sẻ về gương Thánh Phê Rô khi theo Chuá đi rao giảng tin mừng và mở rộng nước Chuá đến muôn dân, và lập nên Hội Thánh Chuá nơi trần gian ngày thêm lớn mạnh.
Hôm nay, Ca đoàn Theresa, một ca đoàn kỳ cựu cuả công đoàn phụ trách phần thánh ca phụng vụ thánh lễ, với lời ca, tiếng hát điêu luyện để kính mừng bổn mạng làm cho buổi lễ thật long trọng. Niềm hân hoan cuả mọi người trong cộng đoàn hiện rõ trên mặt, ai nấy đều vui mừng trong buổi lễ Bổn mạng Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Phê Rô Hạt Sunshine.
Nhân dịp này, Ban đại diện đã lên chúc mừng cha Peter nhân lễ bổn mạng cuả ngài cũng là ngày kỷ niệm 12 năm thụ phong thiên chức linh mục cuả Cha Peter Hoàng. 6 năm thành lập cộng đoàn. Ban đại diện cũng cảm ơn mọi người trong cộng đoàn đã sống yêu thương trong tình con cái Chuá, để công đoàn ngày một thêm lớn mạnh.
Sau thánh lễ, một buổi tiệc mừng nhẹ được tổ chức ngoài trời. Trong cái lành lạnh nhẹ nhàng cuả một ngày nắng e ấp buổi đầu Muà Đông xứ Úc. Mọi người vui mừng chia xẻ bưã ăn và hàn huyên trong ngày vui mừng bổn mạng cuả cộng đoàn dân Chuá.
Xem hình ảnh
Được biết, năm nay cộng đoàn mừng kính Thánh bổn mạng sớm hơn 1 tuần. Lý do là Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam thuộc Tổng Giáo phận Melbourne sẽ tổ chức mừng lễ tạ ơn cuả Đức tân Giám mục Vinh Sơn Nguyễn Văn Long vào Chuá nhật 26/6. Do đó mà cộng đoàn tổ chức mừng bổn mạng sớm hơn, để cho toàn thể quý linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân Việt Nam trong cộng đoàn có thời gian đi dự lễ tạ ơn cuả đức tân giám mục người Việt Nam đầu tiên trên đất nước Úc vào Chuá nhật tuần tới.
Mặc dù thời tiết Muà Đông xứ Úc. Sáng Chuá nhật trời trong tuy vẫn lạnh nhiệt độ trong ngày chừng 16 độ C, bầu trời nhiều mây nhưng cũng đôi khi rạng rỡ với những tia nắng hồng long lanh, ấm áp sưởi ấm mọi người, và cũng như mời gọi mọi người trong cộng đoàn cùng về tham dự Thánh lễ mừng kính Thánh Bổn mạng công đoàn.
Từ rất sớm, Nhà thờ Our Lady Sunshine, tuy chưa tới giờ lễ, nhưng mọi người đã tề tựu đến tham dự Thánh lễ rất đông. Một số các viên chức trong cộng đoàn đang sưả soạn bàn thờ cho buổi lễ đặc biệt kính Thánh bổn mạng cộng đoàn cho thêm phần long trọng đặc biệt.
Một tượng Thánh Phê Rô với hoa đèn, phiá sau là hàng chữ Bổn mạng Cộng đoàn Thánh Phê Rô bên cạnh bàn thánh. Trước bàn thánh cũng được trang hoàng đặc biệt hơn với hình một linh mục đang giơ tay dâng lễ phiá dưới với hàng chữ “Con là linh mục đời đời.” Với 12 cây nến tượng trưng trên bàn thờ và số 12 trước bàn thờ cũng bằng đèn cầy được xếp lại.
Thánh lễ do Linh mục Peter Hoàng OMI phó xứ phụ trách Cộng đoàn Công giáo Việt Nam chủ tế và đồng tế cùng linh mục Khấn từ Việt Nam sang. Đây cũng là Thánh lễ mừng bổn mạng cuả Linh mục Peter Hoàng và bổn mạng Ca đoàn trẻ Phê Rô.
Sau phần chia sẻ Phúc âm về ngày lễ Ba ngôi Thiên Chuá, linh mục chủ tế đã rất sung sướng khi thấy cộng đoàn đi tham dự Thánh lễ Bổn mạng Công đoàn rất đông. Trong Thánh đường cổ kính và ấm áp này, hầu như đầy đủ mọi thành phần dân Chuá trong cộng đoàn, từ các cụ lão niên đến các em bé còn bồng trên tay, ai cũng thêm áo khoác, khăn quàng để tránh lạnh. Nhân dịp lễ kính bổn mạng, Cha đã chia sẻ về gương Thánh Phê Rô khi theo Chuá đi rao giảng tin mừng và mở rộng nước Chuá đến muôn dân, và lập nên Hội Thánh Chuá nơi trần gian ngày thêm lớn mạnh.
Hôm nay, Ca đoàn Theresa, một ca đoàn kỳ cựu cuả công đoàn phụ trách phần thánh ca phụng vụ thánh lễ, với lời ca, tiếng hát điêu luyện để kính mừng bổn mạng làm cho buổi lễ thật long trọng. Niềm hân hoan cuả mọi người trong cộng đoàn hiện rõ trên mặt, ai nấy đều vui mừng trong buổi lễ Bổn mạng Cộng đoàn Công giáo Việt Nam Thánh Phê Rô Hạt Sunshine.
Nhân dịp này, Ban đại diện đã lên chúc mừng cha Peter nhân lễ bổn mạng cuả ngài cũng là ngày kỷ niệm 12 năm thụ phong thiên chức linh mục cuả Cha Peter Hoàng. 6 năm thành lập cộng đoàn. Ban đại diện cũng cảm ơn mọi người trong cộng đoàn đã sống yêu thương trong tình con cái Chuá, để công đoàn ngày một thêm lớn mạnh.
Sau thánh lễ, một buổi tiệc mừng nhẹ được tổ chức ngoài trời. Trong cái lành lạnh nhẹ nhàng cuả một ngày nắng e ấp buổi đầu Muà Đông xứ Úc. Mọi người vui mừng chia xẻ bưã ăn và hàn huyên trong ngày vui mừng bổn mạng cuả cộng đoàn dân Chuá.
Cộng đoàn CGVN tại Nhà thờ Christ The King Braybrook khánh thành tượng đài Đức Mẹ
FX. Trần Văn Minh
08:25 19/06/2011
Melbourne, Vào lúc 3 giờ chiều Ngày 19 Tháng 6 Năm 2011. Tại Thánh đường Chuá Kitô Vua (Chrit The King) 65-67 Churchill Ave, Braybrook.. Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại giáo xứ, đã hân hoan khánh thành tượng đài dâng kính Đức Mẹ.
Xem hình ảnh
Rất sớm so với giờ lễ thường lệ mỗi hai tuần. Chiều nay, tại trước khuân viên nhà thờ, bóng màu bay phất phới trong tiếng trống làm cho cộng đoàn nhộn nhịp hơn. Nơi cuối ngay hai cưả vào nhà thờ, ban tổ chức đưa hoa cho mọi người để chuẩn bị cuộc rước mừng kính Đức Mẹ.
Cuộc rước được bắt đầu bằng nghi thức Thánh giá nến cao. Cờ Hội Thánh, Cờ Đức Mẹ và Cờ các Thánh Tử đạo Việt Nam. Các em thiếu nhi trên tay cầm bảng với chữ Ave hay Maria cùng với hoa giấy rồi quý bà áo đỏ, Ca đoàn Trinh Vương thướt tha trong những chiếc áo dài mầu hồng, bên ngoài khoác áo vàng đồng phục. Tiếp đến là hội trống cuả cộng đoàn, đi tiếp theo là cộng đoàn dân Chuá và theo sau là ba linh mục đồng tế trong Thánh lễ Chuá Ba Ngôi.
Đoàn rước đi chung quanh khuân viên nhà thờ và tiến về đài Đức Mẹ. Mọi người trên tay cầm hoa và lần chuỗi Mân Côi. Khi về đến đài Mẹ, linh mục xông hương lên tượng đài, các cháu thiếu nhi cùng hát bài Ave Maria, sau mỗi câu hát các cháu nhịp nhàng nâng chữ Ave Maria lên cao thật trịnh trọng. Sau phần các cháu thiếu nhi, mọi người lại cùng nhau hát bài: “Tận hiến cho Mẹ.” Kết thúc buổi lễ khánh thành tượng đài là phần thả bóng bay đầy mầu sắc lên trời trong tiếng trống rộn rã vui mừng.
Được biết, sau bao ngày tháng chuẩn bị, một tượng đài đã được xây dựng phiá bên tay phải cuối nhà thờ. Một bàn thờ bằng đá đặt tượng Đức Mẹ bằng đá trắng đứng trước phông nền cũng bằng đá màu đen xám hình cánh buồm. Đó là biểu tượng đáng ghi nhớ, cho những người con cái Mẹ trong Cộng đoàn Công giáo Việt Nam, những người tỵ nạn đã đến Úc bằng thuyền, đã vượt qua sóng gió, ba đào, vượt bao hiểm nguy trên biển cả, để đến đất nước phúc điạ này nhờ qua bàn tay nâng đỡ, che chở cuả Mẹ.
Vì không gian và để phù hợp với khung cảnh hài hoà kiến trúc. Tượng đài đã chỉ được nằm gọn trong một khu vực nho nhỏ trước lối vào cưả chính cuả nhà thờ. Như thể hiện cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé đã có mặt và sinh hoạt lâu năm tại giáo xứ này.
Cộng đoàn cũng đã cầu nguyện và nương nhờ vào những sắp xếp và cậy trông nơi Mẹ. Những phiến đá lúc đầu đã có dự tính đặt làm từ bên Trung Hoa, nhưng không thành. Sau đó, ban xây dựng đã nhờ các nghệ nhân ở Việt Nam làm và chuyển sang để lắp ghép lại.
Để cho cảnh trí thêm sinh động, ban xây dựng đã cho đặt thêm hai con nai bằng cây xanh tươi, như thay thế đoàn chiên cuả Mẹ chầu chực dưới chân Mẹ, để: “Như nai kia khát, ước mong mau tìm thấy suối nguồn ân phúc lộc cuả Mẹ.”
Linh mục Lê Văn Sơn, Linh mục Nguyễn Văn Cao và Linh mục Khấn đã đồng tế Thánh Lễ Chuá Ba Ngôi cùng với cộng đoàn sau khi mọi người đã sốt sắng dự buổi rước đến trước tượng đài Đức Mẹ trong một chiều thời tiết tương đối đẹp.
Seour Luật thay mặt ban xây dựng đã ngỏ lời cám ơn đến sự cho phép cuả cha chánh xứ, và toàn thể những ân nhân trong cộng đoàn, những người đã góp công, góp cuả để chung sức xây dựng nên tượng đài dâng kính Đức Mẹ. Đây cũng là công trình ghi dấu những sinh hoạt cuả Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Nhà thờ Christ The King tại Braybrook Melbourne.
Cuối cùng, để mừng vui ngày khánh thành Đài Đức Mẹ, Cộng đoàn cũng có bưã tiệc nhỏ để mọi người chia sẻ niềm vui chung trong ngày đặc biệt cuả cộng đoàn.
Xem hình ảnh
Rất sớm so với giờ lễ thường lệ mỗi hai tuần. Chiều nay, tại trước khuân viên nhà thờ, bóng màu bay phất phới trong tiếng trống làm cho cộng đoàn nhộn nhịp hơn. Nơi cuối ngay hai cưả vào nhà thờ, ban tổ chức đưa hoa cho mọi người để chuẩn bị cuộc rước mừng kính Đức Mẹ.
Cuộc rước được bắt đầu bằng nghi thức Thánh giá nến cao. Cờ Hội Thánh, Cờ Đức Mẹ và Cờ các Thánh Tử đạo Việt Nam. Các em thiếu nhi trên tay cầm bảng với chữ Ave hay Maria cùng với hoa giấy rồi quý bà áo đỏ, Ca đoàn Trinh Vương thướt tha trong những chiếc áo dài mầu hồng, bên ngoài khoác áo vàng đồng phục. Tiếp đến là hội trống cuả cộng đoàn, đi tiếp theo là cộng đoàn dân Chuá và theo sau là ba linh mục đồng tế trong Thánh lễ Chuá Ba Ngôi.
Đoàn rước đi chung quanh khuân viên nhà thờ và tiến về đài Đức Mẹ. Mọi người trên tay cầm hoa và lần chuỗi Mân Côi. Khi về đến đài Mẹ, linh mục xông hương lên tượng đài, các cháu thiếu nhi cùng hát bài Ave Maria, sau mỗi câu hát các cháu nhịp nhàng nâng chữ Ave Maria lên cao thật trịnh trọng. Sau phần các cháu thiếu nhi, mọi người lại cùng nhau hát bài: “Tận hiến cho Mẹ.” Kết thúc buổi lễ khánh thành tượng đài là phần thả bóng bay đầy mầu sắc lên trời trong tiếng trống rộn rã vui mừng.
Được biết, sau bao ngày tháng chuẩn bị, một tượng đài đã được xây dựng phiá bên tay phải cuối nhà thờ. Một bàn thờ bằng đá đặt tượng Đức Mẹ bằng đá trắng đứng trước phông nền cũng bằng đá màu đen xám hình cánh buồm. Đó là biểu tượng đáng ghi nhớ, cho những người con cái Mẹ trong Cộng đoàn Công giáo Việt Nam, những người tỵ nạn đã đến Úc bằng thuyền, đã vượt qua sóng gió, ba đào, vượt bao hiểm nguy trên biển cả, để đến đất nước phúc điạ này nhờ qua bàn tay nâng đỡ, che chở cuả Mẹ.
Vì không gian và để phù hợp với khung cảnh hài hoà kiến trúc. Tượng đài đã chỉ được nằm gọn trong một khu vực nho nhỏ trước lối vào cưả chính cuả nhà thờ. Như thể hiện cộng đoàn Việt Nam nhỏ bé đã có mặt và sinh hoạt lâu năm tại giáo xứ này.
Cộng đoàn cũng đã cầu nguyện và nương nhờ vào những sắp xếp và cậy trông nơi Mẹ. Những phiến đá lúc đầu đã có dự tính đặt làm từ bên Trung Hoa, nhưng không thành. Sau đó, ban xây dựng đã nhờ các nghệ nhân ở Việt Nam làm và chuyển sang để lắp ghép lại.
Để cho cảnh trí thêm sinh động, ban xây dựng đã cho đặt thêm hai con nai bằng cây xanh tươi, như thay thế đoàn chiên cuả Mẹ chầu chực dưới chân Mẹ, để: “Như nai kia khát, ước mong mau tìm thấy suối nguồn ân phúc lộc cuả Mẹ.”
Linh mục Lê Văn Sơn, Linh mục Nguyễn Văn Cao và Linh mục Khấn đã đồng tế Thánh Lễ Chuá Ba Ngôi cùng với cộng đoàn sau khi mọi người đã sốt sắng dự buổi rước đến trước tượng đài Đức Mẹ trong một chiều thời tiết tương đối đẹp.
Seour Luật thay mặt ban xây dựng đã ngỏ lời cám ơn đến sự cho phép cuả cha chánh xứ, và toàn thể những ân nhân trong cộng đoàn, những người đã góp công, góp cuả để chung sức xây dựng nên tượng đài dâng kính Đức Mẹ. Đây cũng là công trình ghi dấu những sinh hoạt cuả Cộng đoàn Công giáo Việt Nam tại Nhà thờ Christ The King tại Braybrook Melbourne.
Cuối cùng, để mừng vui ngày khánh thành Đài Đức Mẹ, Cộng đoàn cũng có bưã tiệc nhỏ để mọi người chia sẻ niềm vui chung trong ngày đặc biệt cuả cộng đoàn.
Giáo xứ Hoàng Nguyên đón tiếp TGM Leopoldo Girelli
Gioan Đình Sơn
08:29 19/06/2011
HÀ NỘI - Sáng hôm nay, ngày 18 tháng 6, hàng nghìn bà con tín hữu tại giáo miền Hoàng Nguyên đã đón chào Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli, vị đại diện không thường trú của Tòa Thánh. Cùng đi với ngài có Đức Tổng giám mục Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn, Đức cha Phụ tá Lô-ren-xô Chu Văn Minh và quý cha trong Tổng giáo phận.
Xem hình ảnh
Có lẽ bởi háo hức được gặp vị đại diện của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trên chính quê hương yêu dấu của mình nên dù trời mưa nhưng cộng đoàn tín hữu vẫn chuẩn bị và đón tiếp các ngài thật nồng nhiệt, ngưỡng mộ và mến yêu. Tất cả những niềm vui và tâm tình tri ân đối với các ngài đã được diễn tả trong bài diễn văn chào mừng của cha chính xứ F.X Vũ Đức Văn.
Đúng 9 giờ, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli dâng thánh lễ để cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội địa phương, Tổng giáo phận Hà Nội tại nhà thờ giáo xứ Hoàng Nguyên. Đồng tế thánh lễ với ngài có Đức Tổng giám mục Phê-rô, Đức cha Phụ tá Lô-ren-xô, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và bà con giáo hữu.
Trong diễn văn chào mừng, cha chính xứ F.X Vũ Đức Văn cũng nhắc đến biến cố Đức cha Lambert de la Motte đã đặt chân và dâng thánh lễ đầu tiên tại giáo miền này, ngài chính thức thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá trên mảnh đất linh thiêng này. Hoàng Nguyên còn là nơi có Tiểu chủng viện tiên khởi để đào tạo nên hàng giáo sĩ toàn quốc; nhiều giám mục, linh mục và tu sĩ khởi đi từ đây trong thời điểm đầy khó khăn gian khổ. Hiện nay, giáo miền gồm 6 xứ, 28 nhà thờ lớn nhỏ, 3 linh mục, 25 nữ tu và gần 2 vạn giáo dân....
Khởi đầu bài giảng lễ, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli đã nhắc lại lời của Chúa Giêsu nói với các môn đệ: hãy ra đi rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Đối với các Tông đồ, khi được giải thoát khỏi sự sợ hãi, các ông vui mừng và ra đi rao giảng Tin Mừng với lòng mạnh bạo và can đảm; từ đó Giáo Hội không ngừng rao truyền Phúc Âm của Chúa cho đến tận cùng trái đất.
Vào năm 1553, Tin Mừng đã đến Việt Nam bởi các nhà truyền giáo, trong đó cần nhắc đến Đức cha Lambert de la Motte đã tới mảnh đất này bằng một con thuyền đi trên sông Hồng; những nhà truyền giáo chính là món quà mà Thiên Chúa đã dành cho đất nước chúng ta.
Nhưng ngày nay, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa vật chất là nguyên nhân làm mất đi giá trị cơ bản của đức tin tinh tuyền. Vì vậy, chúng ta càng cần thiết để tìm một cách truyền giáo mới. Việc truyền giáo không phải sẽ nhìn thấy kết quả ngay; như dụ ngôn hạt cải, một hạt cải nhỏ bé nhưng sẽ lớn mạnh thành một cây to lớn đó chính là Giáo Hội hoàn vũ.
Hướng về các linh mục, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli nói: Anh em hãy luôn nhẫn nại trong việc rao giảng Tin Mừng bằng chính việc giảng dạy giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Cuối bài giảng, ngài nhấn mạnh đến bổn phận truyền giáo của mỗi tín hữu, ngài nói: anh chị em hãy rao giảng Tin Mừng bằng chính đời sống nơi môi trường sống của anh chị em. Để làm được như vậy, mỗi chúng ta cần trung thành trong đức tin, giữ gìn đức tin, nhưng không phải giữ cho mình mà phải mang nó loan truyền cho người khác. Tóm lại, chúng ta phải luôn sẵn sàng để có thể trả lời cho câu hỏi đức tin bằng chính gương sống nơi mỗi người.
Sau thánh lễ, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli và đoàn đến thăm nhà mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Bái Vàng.
Xem hình ảnh
Có lẽ bởi háo hức được gặp vị đại diện của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI trên chính quê hương yêu dấu của mình nên dù trời mưa nhưng cộng đoàn tín hữu vẫn chuẩn bị và đón tiếp các ngài thật nồng nhiệt, ngưỡng mộ và mến yêu. Tất cả những niềm vui và tâm tình tri ân đối với các ngài đã được diễn tả trong bài diễn văn chào mừng của cha chính xứ F.X Vũ Đức Văn.
Đúng 9 giờ, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli dâng thánh lễ để cầu nguyện đặc biệt cho Giáo Hội địa phương, Tổng giáo phận Hà Nội tại nhà thờ giáo xứ Hoàng Nguyên. Đồng tế thánh lễ với ngài có Đức Tổng giám mục Phê-rô, Đức cha Phụ tá Lô-ren-xô, quý cha, quý tu sĩ nam nữ và bà con giáo hữu.
Trong diễn văn chào mừng, cha chính xứ F.X Vũ Đức Văn cũng nhắc đến biến cố Đức cha Lambert de la Motte đã đặt chân và dâng thánh lễ đầu tiên tại giáo miền này, ngài chính thức thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá trên mảnh đất linh thiêng này. Hoàng Nguyên còn là nơi có Tiểu chủng viện tiên khởi để đào tạo nên hàng giáo sĩ toàn quốc; nhiều giám mục, linh mục và tu sĩ khởi đi từ đây trong thời điểm đầy khó khăn gian khổ. Hiện nay, giáo miền gồm 6 xứ, 28 nhà thờ lớn nhỏ, 3 linh mục, 25 nữ tu và gần 2 vạn giáo dân....
Khởi đầu bài giảng lễ, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli đã nhắc lại lời của Chúa Giêsu nói với các môn đệ: hãy ra đi rao giảng Tin Mừng và rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Đối với các Tông đồ, khi được giải thoát khỏi sự sợ hãi, các ông vui mừng và ra đi rao giảng Tin Mừng với lòng mạnh bạo và can đảm; từ đó Giáo Hội không ngừng rao truyền Phúc Âm của Chúa cho đến tận cùng trái đất.
Vào năm 1553, Tin Mừng đã đến Việt Nam bởi các nhà truyền giáo, trong đó cần nhắc đến Đức cha Lambert de la Motte đã tới mảnh đất này bằng một con thuyền đi trên sông Hồng; những nhà truyền giáo chính là món quà mà Thiên Chúa đã dành cho đất nước chúng ta.
Nhưng ngày nay, chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa vật chất là nguyên nhân làm mất đi giá trị cơ bản của đức tin tinh tuyền. Vì vậy, chúng ta càng cần thiết để tìm một cách truyền giáo mới. Việc truyền giáo không phải sẽ nhìn thấy kết quả ngay; như dụ ngôn hạt cải, một hạt cải nhỏ bé nhưng sẽ lớn mạnh thành một cây to lớn đó chính là Giáo Hội hoàn vũ.
Hướng về các linh mục, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli nói: Anh em hãy luôn nhẫn nại trong việc rao giảng Tin Mừng bằng chính việc giảng dạy giáo lý của Giáo Hội Công Giáo.
Cuối bài giảng, ngài nhấn mạnh đến bổn phận truyền giáo của mỗi tín hữu, ngài nói: anh chị em hãy rao giảng Tin Mừng bằng chính đời sống nơi môi trường sống của anh chị em. Để làm được như vậy, mỗi chúng ta cần trung thành trong đức tin, giữ gìn đức tin, nhưng không phải giữ cho mình mà phải mang nó loan truyền cho người khác. Tóm lại, chúng ta phải luôn sẵn sàng để có thể trả lời cho câu hỏi đức tin bằng chính gương sống nơi mỗi người.
Sau thánh lễ, Đức Tổng giám mục Leopoldo Girelli và đoàn đến thăm nhà mẹ Hội Dòng Mến Thánh Giá Bái Vàng.
Hội Gia trưởng hạt Hàm Thuận Nam mừng 10 năm thành lập
Hồng Hương
09:36 19/06/2011
PHAN THIẾT - Sáng nay, Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, ngày 19.6.2011, cũng là “Ngày Của Cha”, trên 500 Hội viên Hội Gia Trưởng thuộc Giáo hạt Hàm Thuận Nam, Gp Phan Thiết đã quy tụ về giáo xứ Vinh Lưu để tham dự ngày Họp mặt nhân dịp Kỉ Niệm 10 Năm Thành Lập. Quý ông quý anh đã có một ngày cùng nhau cầu nguyện, học tập, chia sẻ và giao lưu văn nghệ thật ý nghĩa với nhau.
Xem hình ảnh
Bầu trời quang đãng và có nắng khiến bao lo ngại về thời tiết mưa dầm trong những ngày trước của Ban Tổ như được giảm nhẹ. 12 giáo xứ trong hạt về tham dự đông đủ.
8h45, Cha Phêrô Phan Đình Cẩm, Quản xứ Vinh Lưu – Đặc trách Giới Gia trưởng Hàm Thuận Nam (HTN) tuyên bố khai mạc Ngày Họp Mặt trước sự hiện diện của BĐD Hội Gia trưởng Giáo phận Phan Thiết, BĐD Gia trưởng các giáo hạt bạn và trên 500 Gia trưởng hạt HTN.
Ông Phaolô Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng BĐD Hoäi Gia Tröôûng Giaùo haït HTN tường trình về sơ lược sinh hoạt của Hội trong 10 năm qua với những ưu – khuyết cần được phát triển hay khắc phục.
Tiếp sau bài tường trình, Cha GB. Hoàng Văn Khanh, Chánh xứ Vinh Tân, thuyết trình về đề tài “Sứ mạng của Người Gia Trưởng trong Giáo hội Sứ vụ trước những thách đố của Hội Thánh toàn cầu và khuynh hướng tục hóa”. Cũng nhân dịp thế giới mừng “Ngày Của Cha” đúng vào hôm nay, Cha Gioan Baotixita chúc mừng Cha Đặc trách Phêrô, Quý Ông Quý Anh tham dự ngày họp mặt. Xin Chúa Ba Ngôi ban nhiều hồng ân để các vị chu toàn trọng trách trong vai trò là Người Cha với cộng đoàn giáo xứ hay với gia đình.
Dù Ngày Họp Mặt là Chúa Nhật, công việc mục vụ giáo xứ bận rộn, Gia trưởng HTN cũng vui mừng được đón tiếp Cha Đặc trách Gia trưởng hạt Bắc Tuy, Quý Cha Quản xứ các giáo xứ Phú Lâm, Phaolô, Vinh An, Hòa Vinh, Tà Mon đến dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Hội. Trong thánh lễ còn có sự hiện diện của HĐMV giáo xứ Vinh Lưu và đại diện Hội Các Bà Mẹ Công giáo hạt HTN. Sau phần hiệp lễ, Đại diện Hội Gia trưởng HTN dâng lời tri ân Quý cha đồng tế và chúc mừng Quý Cha, Quý Hội viên có Lễ Bổn Mạng Gioan Baotixita, Phêrô và Phaolô sắp đến.
Từ giờ cơm trưa đến chương trình buổi chiều, thời tiết thay đổi, những cơn mưa như trút nước mang lại cảm giác lạnh. Thế nhưng trong lòng nhà thờ Vinh Lưu, bầu khí lại hết sức sôi động và nóng bỏng bởi sự tham dự nhiệt tình của mọi người phần Hội thảo và cuộc thi Giáo lý với nội dung là 12 Sứ điệp Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010 và Giáo lý Kinh Thánh. Hồi hộp, gay cấn, căng thẳng những khi đến phần thi của giáo xứ mình và vui tươi, dí dỏm khi thể hiện các tiết mục văn nghệ giao lưu, dường như tất cả tham dự viên thoát khỏi những lo lắng, vất vả của người trụ cột trong gia đình thường ngày để hòa mình với mọi người hưởng trọn một ngày vui của giới.
Sau 10 năm thành lập, được sự quan tâm của ĐGM Giáo phận, sự điều hành chặt chẽ của cha Tổng Đặc trách Gia trưởng GP, tình thương và tấm lòng ưu ái của quý cha Đặc trách tiền nhiệm và hiện nay là cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm, Đặc trách gia trưởng giáo hạt, sự động viên nhắc nhở của các cha quản xứ, các sinh hoạt của Hội Gia Trưởng HTN đã đi vào nề nếp thể hiện qua các điểm sau: Đã xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự các cấp đầy đủ như Giáo Phận, Giáo hạt, Giáo xứ, toán và liên toán. BĐD Giáo hạt và Giáo xứ chấp hành đúng nội qui đã được Đức Cha Nicôla phê chuẩn ngày 1.7.2001 làm nòng cốt cho việc sinh hoạt. Cấp Giáo hạt duy trì họp 3 tháng 1 lần với sự tham dự của BĐD các giáo xứ dưới sự chủ trì của Cha Đặc trách hạt. Trong cuộc họp, các giáo xứ báo cáo tình hình sinh hoạt của giáo xứ mình, sau đó rút kinh nghiệm và kết thúc bằng giờ Chầu Thánh Thể . Tại giáo xứ, hàng tháng đều duy trì các buổi sinh hoạt hầu thánh hoá bản thân và gia đình theo tôn chỉ, mục đích của Hội. Trong tuần, có thánh lễ cầu nguyện cho anh em gia trưởng vào thứ tư hoặc thứ sáu. Tổng số hội viên Gia Trưởng của hạt HTN hiện nay là 2956 người.
Một trong những ưu điểm nổi bật của Hội Gia Trưởng là nhiệt thành cộng tác cùng cha xứ trong các trách vụ quan trọng như tham gia HĐMV Giáo xứ, giáo họ, giáo khu. Tất cả các công tác lớn nhỏ trong xứ như tổ chức sự kiện, trang trí nhà thờ các ngày lễ, làm đường xá, cầu cống, nghĩa trang, nhà tình thương .v.v. đều có sự tham gia của Hội.
Để nâng cao đời sống đạo đức, các xứ đều có giờ chầu Thánh Thể dành cho Hội Gia Trưởng. Tháng 3 kính Thánh Bổn Mạng Giuse, Hội duy trì đọc kinh liên gia do gia trưởng chủ sự. Song song việc đạo đức, công tác bác ái cũng được Hội lưu tâm như thăm viếng giúp đỡ người ốm đau, hoạn nạn; Đọc kinh cầu nguyện, phúng điếu và xin lễ cho các hội viên qua đời.
Với sự hỗ trợ của Quý Đức Cha, Hội đã làm được 20 nhà tình thương cho hộ nghèo trong giáo hạt. Không chỉ vui mừng bởi những thành quả đạt được, BĐD các giáo xứ vẫn còn nhiều trăn trở và ưu tư để Hội ngày càng phát triển hơn.
Ngày Họp Mặt Giới Gia Trưởng hạt HTN kết thúc tốt đẹp trong niềm vui của người tham dự lẫn Ban Tổ Chức. Rời khỏi khuôn viên nhà thờ Vinh Lưu, mỗi Gia trưởng trở về vai trò người cha người chồng thường ngày của mình nhưng với một tâm thế mới trong quyết tâm xây dựng và thăng tiến đời sống gia đình, giáo xứ, xã hội địa phương của mình theo tinh thần người Tông đồ của Chúa Kitô.
Xem hình ảnh
Bầu trời quang đãng và có nắng khiến bao lo ngại về thời tiết mưa dầm trong những ngày trước của Ban Tổ như được giảm nhẹ. 12 giáo xứ trong hạt về tham dự đông đủ.
8h45, Cha Phêrô Phan Đình Cẩm, Quản xứ Vinh Lưu – Đặc trách Giới Gia trưởng Hàm Thuận Nam (HTN) tuyên bố khai mạc Ngày Họp Mặt trước sự hiện diện của BĐD Hội Gia trưởng Giáo phận Phan Thiết, BĐD Gia trưởng các giáo hạt bạn và trên 500 Gia trưởng hạt HTN.
Ông Phaolô Nguyễn Văn Hiếu, Trưởng BĐD Hoäi Gia Tröôûng Giaùo haït HTN tường trình về sơ lược sinh hoạt của Hội trong 10 năm qua với những ưu – khuyết cần được phát triển hay khắc phục.
Tiếp sau bài tường trình, Cha GB. Hoàng Văn Khanh, Chánh xứ Vinh Tân, thuyết trình về đề tài “Sứ mạng của Người Gia Trưởng trong Giáo hội Sứ vụ trước những thách đố của Hội Thánh toàn cầu và khuynh hướng tục hóa”. Cũng nhân dịp thế giới mừng “Ngày Của Cha” đúng vào hôm nay, Cha Gioan Baotixita chúc mừng Cha Đặc trách Phêrô, Quý Ông Quý Anh tham dự ngày họp mặt. Xin Chúa Ba Ngôi ban nhiều hồng ân để các vị chu toàn trọng trách trong vai trò là Người Cha với cộng đoàn giáo xứ hay với gia đình.
Dù Ngày Họp Mặt là Chúa Nhật, công việc mục vụ giáo xứ bận rộn, Gia trưởng HTN cũng vui mừng được đón tiếp Cha Đặc trách Gia trưởng hạt Bắc Tuy, Quý Cha Quản xứ các giáo xứ Phú Lâm, Phaolô, Vinh An, Hòa Vinh, Tà Mon đến dâng thánh lễ đồng tế cầu nguyện cho Hội. Trong thánh lễ còn có sự hiện diện của HĐMV giáo xứ Vinh Lưu và đại diện Hội Các Bà Mẹ Công giáo hạt HTN. Sau phần hiệp lễ, Đại diện Hội Gia trưởng HTN dâng lời tri ân Quý cha đồng tế và chúc mừng Quý Cha, Quý Hội viên có Lễ Bổn Mạng Gioan Baotixita, Phêrô và Phaolô sắp đến.
Từ giờ cơm trưa đến chương trình buổi chiều, thời tiết thay đổi, những cơn mưa như trút nước mang lại cảm giác lạnh. Thế nhưng trong lòng nhà thờ Vinh Lưu, bầu khí lại hết sức sôi động và nóng bỏng bởi sự tham dự nhiệt tình của mọi người phần Hội thảo và cuộc thi Giáo lý với nội dung là 12 Sứ điệp Đại hội Dân Chúa Việt Nam 2010 và Giáo lý Kinh Thánh. Hồi hộp, gay cấn, căng thẳng những khi đến phần thi của giáo xứ mình và vui tươi, dí dỏm khi thể hiện các tiết mục văn nghệ giao lưu, dường như tất cả tham dự viên thoát khỏi những lo lắng, vất vả của người trụ cột trong gia đình thường ngày để hòa mình với mọi người hưởng trọn một ngày vui của giới.
Sau 10 năm thành lập, được sự quan tâm của ĐGM Giáo phận, sự điều hành chặt chẽ của cha Tổng Đặc trách Gia trưởng GP, tình thương và tấm lòng ưu ái của quý cha Đặc trách tiền nhiệm và hiện nay là cha Phêrô Phan Ngọc Cẩm, Đặc trách gia trưởng giáo hạt, sự động viên nhắc nhở của các cha quản xứ, các sinh hoạt của Hội Gia Trưởng HTN đã đi vào nề nếp thể hiện qua các điểm sau: Đã xây dựng cơ cấu tổ chức nhân sự các cấp đầy đủ như Giáo Phận, Giáo hạt, Giáo xứ, toán và liên toán. BĐD Giáo hạt và Giáo xứ chấp hành đúng nội qui đã được Đức Cha Nicôla phê chuẩn ngày 1.7.2001 làm nòng cốt cho việc sinh hoạt. Cấp Giáo hạt duy trì họp 3 tháng 1 lần với sự tham dự của BĐD các giáo xứ dưới sự chủ trì của Cha Đặc trách hạt. Trong cuộc họp, các giáo xứ báo cáo tình hình sinh hoạt của giáo xứ mình, sau đó rút kinh nghiệm và kết thúc bằng giờ Chầu Thánh Thể . Tại giáo xứ, hàng tháng đều duy trì các buổi sinh hoạt hầu thánh hoá bản thân và gia đình theo tôn chỉ, mục đích của Hội. Trong tuần, có thánh lễ cầu nguyện cho anh em gia trưởng vào thứ tư hoặc thứ sáu. Tổng số hội viên Gia Trưởng của hạt HTN hiện nay là 2956 người.
Một trong những ưu điểm nổi bật của Hội Gia Trưởng là nhiệt thành cộng tác cùng cha xứ trong các trách vụ quan trọng như tham gia HĐMV Giáo xứ, giáo họ, giáo khu. Tất cả các công tác lớn nhỏ trong xứ như tổ chức sự kiện, trang trí nhà thờ các ngày lễ, làm đường xá, cầu cống, nghĩa trang, nhà tình thương .v.v. đều có sự tham gia của Hội.
Để nâng cao đời sống đạo đức, các xứ đều có giờ chầu Thánh Thể dành cho Hội Gia Trưởng. Tháng 3 kính Thánh Bổn Mạng Giuse, Hội duy trì đọc kinh liên gia do gia trưởng chủ sự. Song song việc đạo đức, công tác bác ái cũng được Hội lưu tâm như thăm viếng giúp đỡ người ốm đau, hoạn nạn; Đọc kinh cầu nguyện, phúng điếu và xin lễ cho các hội viên qua đời.
Với sự hỗ trợ của Quý Đức Cha, Hội đã làm được 20 nhà tình thương cho hộ nghèo trong giáo hạt. Không chỉ vui mừng bởi những thành quả đạt được, BĐD các giáo xứ vẫn còn nhiều trăn trở và ưu tư để Hội ngày càng phát triển hơn.
Ngày Họp Mặt Giới Gia Trưởng hạt HTN kết thúc tốt đẹp trong niềm vui của người tham dự lẫn Ban Tổ Chức. Rời khỏi khuôn viên nhà thờ Vinh Lưu, mỗi Gia trưởng trở về vai trò người cha người chồng thường ngày của mình nhưng với một tâm thế mới trong quyết tâm xây dựng và thăng tiến đời sống gia đình, giáo xứ, xã hội địa phương của mình theo tinh thần người Tông đồ của Chúa Kitô.
Cuộc Hành Hương Đức Mẹ LaVang tại Thủ Đô Washington DC
LM. Guse Nguyễn Thanh Liêm
17:41 19/06/2011
WASHINGTON DC- Nguyễn Thanh Liêm, Chủ Tịch Liên Đoàn CGVN tại Hoa Kỳ, đã phát biểu Cám Ơn và Bế Mạc trong Thánh Lễ Đại Trào biệt kính Đức Mẹ La Vang tại Vương Cung Thánh Đường Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, Thủ Đô Washington DC, vào lúc 2pm, thứ Bảy, 18/6/201. Thánh Lễ dưới sự chủ tế và giảng thuyết của Đức Cha Vincente Nguyễn Mạnh Hiếu, Giám Mục Phụ Tá TGP Toronto, Canada. Dưới đây là toàn văn bài phát biểu.
Hình ảnh Lễ tại Giáo Xứ Các Thánh TĐVNArlington -- Tiệc Liên Hoan -- Thánh Lễ kính Mẹ La Vang tại Basilica of the Shrine of the Immaculate Conception
Ba ngày hành hương “Về Bên Mẹ Lavang: Yêu Thương - Hiệp Nhất - Phục Vụ” qua thật nhanh, đã đến lúc chúng ta chia tay. Chúng con mong rằng ai ai trong chúng ta cũng được sự bình an do Thiên Chúa và Mẹ La Vang ban cho qua cuộc hành hương này.
Thay mặt Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng con chân thành cám ơn tất cả quý vị từ khắp nơi đã đáp lời kêu gọi, thu xếp thời gian, công việc để cùng nhau về tham dự cuộc Hành Hương năm nay. Đáng kể và đông đảo nhất là hai phái đoàn từ Chicago do Cha Hà Vịnh và Thầy Sáu Đức hướng dẫn, và từ Seattle, do Cha Hoàng Phượng, tổ chức.
Kính thưa Đức Cha Vincente Nguyễn Mạnh Hiếu,
Chúng con hết lòng cám ơn Đức Cha đã nhận lời mời đến với Liên Đoàn chúng con trong cuộc Hành Hương này. Sự hiện diện của Đức Cha đã nói lên sự yêu thương, lòng ưu ái và tâm tình hiệp thông của Đức Cha dành cho Liên Đoàn.
Chúng con không quên những lời chia sẻ đầy tâm tình và sâu sắc của Đức Cha về vai trò quan trọng của Đức Mẹ La Vang đồng hành trong gia đình chúng ta, nhất là hiện nay nhiều gia đình Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách đố trong cuộc sống. Chắc chắn rằng những điều chia sẻ của Đức Cha giúp ích cho nhiều gia đình.
Chúng con cầu nguyện, xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang ban nhiều ơn lành, thánh thiện, khôn ngoan, và sức khỏe luôn xuống trên Đức Cha, để Đức Cha hoàn thành tốt đẹp sứ vụ mục tử Đức Thánh Cha Benedict XVI ủy thác cho Đức Cha tại TGP Toronto.
Phải nói ngay, cuộc Hành Hương hằng năm được thành công mỹ mãn, cũng nhờ Cha Nguyễn Đức Vượng, Chánh Xứ Giáo Xứ CTTĐ VN, Virginia, Cha Vũ Ngọc An, Chánh Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland, cùng với sự phụ tá của hai vị Giáo Sư Bùi Hữu Thư và ông Nguyễn Minh Hoàng. Từ nhiều tháng qua, các vị trên đã khéo léo điều hợp, động viên và cộng tác với quý chức và thành viên hai Hội Đồng Mục Vụ, các hội đoàn, đoàn thể, Thiếu Nhi, ca đoàn trong hai giáo xứ, phục vụ trong các trách nhiệm được giao cho. Chân thành cám ơn quý Cha và quý vị, và xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả mọi người.
Kính thưa quý vị,
Chúng tôi cũng xin quý vị niệm tình tha thứ cho những thiếu sót và khuyết điểm đáng tiếc xảy ra không thể nào tránh khỏi trong khi tổ chức. Xin giúp ý kiến để Liên Đoàn có thể làm tốt hơn cho những lần tới.
Và sang năm, nếu Chúa muốn, cuộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ Năm, sẽ được tổ chức từ ngày 14-16 tháng 6, 2012.
Trong tâm tình tạ ơn, chúng tôi xin tuyên bố bế mạc Hành Hương này.
Kính chúc quý vị lên đường được bình an trong ân sủng của Thiên Chúa và Mẹ La Vang.
Hình ảnh Lễ tại Giáo Xứ Các Thánh TĐVNArlington -- Tiệc Liên Hoan -- Thánh Lễ kính Mẹ La Vang tại Basilica of the Shrine of the Immaculate Conception
Ba ngày hành hương “Về Bên Mẹ Lavang: Yêu Thương - Hiệp Nhất - Phục Vụ” qua thật nhanh, đã đến lúc chúng ta chia tay. Chúng con mong rằng ai ai trong chúng ta cũng được sự bình an do Thiên Chúa và Mẹ La Vang ban cho qua cuộc hành hương này.
Thay mặt Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, chúng con chân thành cám ơn tất cả quý vị từ khắp nơi đã đáp lời kêu gọi, thu xếp thời gian, công việc để cùng nhau về tham dự cuộc Hành Hương năm nay. Đáng kể và đông đảo nhất là hai phái đoàn từ Chicago do Cha Hà Vịnh và Thầy Sáu Đức hướng dẫn, và từ Seattle, do Cha Hoàng Phượng, tổ chức.
Kính thưa Đức Cha Vincente Nguyễn Mạnh Hiếu,
Chúng con hết lòng cám ơn Đức Cha đã nhận lời mời đến với Liên Đoàn chúng con trong cuộc Hành Hương này. Sự hiện diện của Đức Cha đã nói lên sự yêu thương, lòng ưu ái và tâm tình hiệp thông của Đức Cha dành cho Liên Đoàn.
Chúng con không quên những lời chia sẻ đầy tâm tình và sâu sắc của Đức Cha về vai trò quan trọng của Đức Mẹ La Vang đồng hành trong gia đình chúng ta, nhất là hiện nay nhiều gia đình Việt Nam cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách đố trong cuộc sống. Chắc chắn rằng những điều chia sẻ của Đức Cha giúp ích cho nhiều gia đình.
Chúng con cầu nguyện, xin Thiên Chúa và Mẹ La Vang ban nhiều ơn lành, thánh thiện, khôn ngoan, và sức khỏe luôn xuống trên Đức Cha, để Đức Cha hoàn thành tốt đẹp sứ vụ mục tử Đức Thánh Cha Benedict XVI ủy thác cho Đức Cha tại TGP Toronto.
Phải nói ngay, cuộc Hành Hương hằng năm được thành công mỹ mãn, cũng nhờ Cha Nguyễn Đức Vượng, Chánh Xứ Giáo Xứ CTTĐ VN, Virginia, Cha Vũ Ngọc An, Chánh Xứ Mẹ Việt Nam, Maryland, cùng với sự phụ tá của hai vị Giáo Sư Bùi Hữu Thư và ông Nguyễn Minh Hoàng. Từ nhiều tháng qua, các vị trên đã khéo léo điều hợp, động viên và cộng tác với quý chức và thành viên hai Hội Đồng Mục Vụ, các hội đoàn, đoàn thể, Thiếu Nhi, ca đoàn trong hai giáo xứ, phục vụ trong các trách nhiệm được giao cho. Chân thành cám ơn quý Cha và quý vị, và xin Thiên Chúa trả công bội hậu cho tất cả mọi người.
Kính thưa quý vị,
Chúng tôi cũng xin quý vị niệm tình tha thứ cho những thiếu sót và khuyết điểm đáng tiếc xảy ra không thể nào tránh khỏi trong khi tổ chức. Xin giúp ý kiến để Liên Đoàn có thể làm tốt hơn cho những lần tới.
Và sang năm, nếu Chúa muốn, cuộc Hành Hương Đức Mẹ La Vang lần thứ Năm, sẽ được tổ chức từ ngày 14-16 tháng 6, 2012.
Trong tâm tình tạ ơn, chúng tôi xin tuyên bố bế mạc Hành Hương này.
Kính chúc quý vị lên đường được bình an trong ân sủng của Thiên Chúa và Mẹ La Vang.
Thiếu nhi Giáo xứ Gia Định mừng Lễ các người Cha.
Nguyễn Xuân
10:36 19/06/2011
Thiếu nhi Giáo xứ Gia Định mừng Lễ các người Cha.
Trong niềm vui chung toàn thế giới hân hoan mừng Lễ các người Cha , cha sở mời các phụ huynh cùng dâng Thánh lễ Tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho đời mỗi người có mẹ có cha, đồng thời nhắc nhở các em tâm tình hiếu thảo và biết ơn ba mẹ đã vất vả đêm ngày nuôi các con lớn khôn và dạy con đi trên đường mến Chúa. Đây là dịp để các em được long trọng tôn vinh chúc mừng ba mẹ.
Xem hình thiếu nhi mừng ngày của Cha
Khác với những ngày chủ nhật trong niên học giáo lý, hôm nay thiếu nhi không tham dự thánh lễ một mình mà được ngồi giữa ba và mẹ. Có em còn có cả ông bà ngồi cạnh nữa. Còn hình ảnh nào đẹp hơn cả ba thế hệ cùng chung tham dự thánh lễ. Thật hạnh phúc cho bé biết bao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều phụ huynh không hiện diện có lẽ vì e ngại hoặc bận bươn chải mưu sinh giữa dòng đời.
Để chuẩn bị cho ngày lễ hôm nay các anh chị và các em cùng thực hiện những tấm thiệp xinh xinh trên đó có ghi Lời Chúa, những câu ca dao ca ngợi tình mẹ cha hoặc những lời chúc gói trọn tâm tình yêu kính của mình
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Những bài thơ do các em sáng tác rất ngây thơ nhưng cũng rất đúng luật bằng trắc
Tình yêu cha mẹ bao la
Cho con tiếng khóc oa oa chào đời…
Thương con chẳng phút nghỉ ngơi
Con đau, con ốm đứng ngồi không yên
Thế cho nên các em xin hứa
Gởi thưa lễ phép ngoan hiền
Vui lòng cha mẹ kẽo phiền song thân
Bắt đầu buổi lễ các em trình diễn những màn văn nghệ bỏ túi rất dễ thương để mừng cha qua những bài hát: Cho con, Bố là tất cả , Công ơn cha mẹ… Đặc biệt cha tuyên úy Gioan Baotixita Lê Quốc Kiệt cũng góp phần ý nghĩa cho buổi lễ bằng bài hát “Tình Cha Cho Con” của nhạc sĩ Thế Thông:
Cha ơi con vẫn nhớ những ngày thơ bé, bàn tay cha bao bọc chở che, ấm áp lời khuyên, những thứ tha vỗ về. Mai đây dù đường đời sóng gió xa khơi cha vẫn là đuốc sáng đời con và là niềm tin dắt con đi vào đời. ..
Cuối cùng là phần tặng hoa và thiệp cho bố. Bố cảm động nhận tấm thiệp từ tay con trao, hôn lên vầng trán ngây thơ của con…
Nhưng ngoài những người cha đã sinh thành dưỡng dục, mỗi người chúng ta còn có vị Cha Chung là Thiên Chúa luôn quan tâm dõi mắt quan phòng che chở, cha mời cộng đoàn cùng sốt sắng tham dự thánh lễ để tạ ơn Chúa vì hồng ân Chúa luôn ban tặng dồi dào cho từng người trong suốt cuộc đời.
Trong phần chia sẻ sau bài Phúc Âm, cha thực hiện cuộc phỏng vấn vui nho nhỏ. Cha hỏi một vài em: Ngày sinh nhật của ba con là ngày nào?
Câu hỏi rất đơn giản nhưng đã khiến các phụ huynh ngạc nhiên, còn các em lúng túng vì không trả lời được. Kết quả 2/10 em trả lời được Điều nầy cũng dễ hiểu và thông cảm cho các em, vì người Việt Nam ít tổ chức sinh nhật!!! và điều nầy cũng nói lên lòng hy sinh của ba mẹ đã dành tất cả điều tốt đẹp cho con mà không nghĩ phần cho mình.
Những câu hỏi Kinh Thánh tiếp theo để thăm dò xem “ba mẹ dạy con những điều gì” cũng khiến cho ba mẹ hơi lo lo. Cũng may ba mẹ cũng trả lời được và cả gia đình được thưởng …
Cuối lễ các gia đình cùng chụp hình lưu niệm chung với cha tuyên úy.
Theo tinh thần Thư Chung 2007 Về Giáo Dục Kitô giáo Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “ Trong nền giáo dục Kitô giáo, gia đình không thể tách rời khỏi giáo xứ”. Và theo lời Đức Thánh Cha Bê-nê-đictô XVI nói qua hệ thống Vô tuyến truyền hình trong ngày Bế mạc Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ 6 năm 2009 “Không đâu bằng gia đình, nơi con người học hỏi các bài tập cho đời sống như hòa bình, làm việc, sự hòa điệu và tôn kính”. Gia đình là “nền tảng không thể thay thế của xã hội… là những gì tốt lành nhất cho con trẻ, xứng đáng được đưa vào đời sống như hoa trái của tình yêu,…” , thiết nghĩ những ngày lễ như thế nầy sẽ thật sự rất cần thiết để cả gia đình cùng nhìn lại: ba mẹ đã làm điều gì cho con và con đã đáp trả công ơn ba mẹ như thế nào?
Ngày Lễ các người Cha đã để lại dấu ấn tốt trong lòng mọi người và cũng khơi gợi một ý niệm tốt nơi các phụ huynh: họp tác với giáo xứ trong việc giáo dục đức tin cho con em và cũng để tạo sự tương quan mật thiết giữa quí cha, các các anh chị huynh trưởng và các phụ huynh
Xin gửi đến những người cha, những người ông đã tận tụy hy sinh suốt đời vì con cháu những lời chúc tốt đẹp nhất.
Nguyễn Xuân
Trong niềm vui chung toàn thế giới hân hoan mừng Lễ các người Cha , cha sở mời các phụ huynh cùng dâng Thánh lễ Tạ ơn Chúa vì Ngài đã ban cho đời mỗi người có mẹ có cha, đồng thời nhắc nhở các em tâm tình hiếu thảo và biết ơn ba mẹ đã vất vả đêm ngày nuôi các con lớn khôn và dạy con đi trên đường mến Chúa. Đây là dịp để các em được long trọng tôn vinh chúc mừng ba mẹ.
Xem hình thiếu nhi mừng ngày của Cha
Khác với những ngày chủ nhật trong niên học giáo lý, hôm nay thiếu nhi không tham dự thánh lễ một mình mà được ngồi giữa ba và mẹ. Có em còn có cả ông bà ngồi cạnh nữa. Còn hình ảnh nào đẹp hơn cả ba thế hệ cùng chung tham dự thánh lễ. Thật hạnh phúc cho bé biết bao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều phụ huynh không hiện diện có lẽ vì e ngại hoặc bận bươn chải mưu sinh giữa dòng đời.
Để chuẩn bị cho ngày lễ hôm nay các anh chị và các em cùng thực hiện những tấm thiệp xinh xinh trên đó có ghi Lời Chúa, những câu ca dao ca ngợi tình mẹ cha hoặc những lời chúc gói trọn tâm tình yêu kính của mình
Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ,
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha.
Những bài thơ do các em sáng tác rất ngây thơ nhưng cũng rất đúng luật bằng trắc
Tình yêu cha mẹ bao la
Cho con tiếng khóc oa oa chào đời…
Thương con chẳng phút nghỉ ngơi
Con đau, con ốm đứng ngồi không yên
Thế cho nên các em xin hứa
Gởi thưa lễ phép ngoan hiền
Vui lòng cha mẹ kẽo phiền song thân
Cha ơi con vẫn nhớ những ngày thơ bé, bàn tay cha bao bọc chở che, ấm áp lời khuyên, những thứ tha vỗ về. Mai đây dù đường đời sóng gió xa khơi cha vẫn là đuốc sáng đời con và là niềm tin dắt con đi vào đời. ..
Cuối cùng là phần tặng hoa và thiệp cho bố. Bố cảm động nhận tấm thiệp từ tay con trao, hôn lên vầng trán ngây thơ của con…
Nhưng ngoài những người cha đã sinh thành dưỡng dục, mỗi người chúng ta còn có vị Cha Chung là Thiên Chúa luôn quan tâm dõi mắt quan phòng che chở, cha mời cộng đoàn cùng sốt sắng tham dự thánh lễ để tạ ơn Chúa vì hồng ân Chúa luôn ban tặng dồi dào cho từng người trong suốt cuộc đời.
Trong phần chia sẻ sau bài Phúc Âm, cha thực hiện cuộc phỏng vấn vui nho nhỏ. Cha hỏi một vài em: Ngày sinh nhật của ba con là ngày nào?
Câu hỏi rất đơn giản nhưng đã khiến các phụ huynh ngạc nhiên, còn các em lúng túng vì không trả lời được. Kết quả 2/10 em trả lời được Điều nầy cũng dễ hiểu và thông cảm cho các em, vì người Việt Nam ít tổ chức sinh nhật!!! và điều nầy cũng nói lên lòng hy sinh của ba mẹ đã dành tất cả điều tốt đẹp cho con mà không nghĩ phần cho mình.
Những câu hỏi Kinh Thánh tiếp theo để thăm dò xem “ba mẹ dạy con những điều gì” cũng khiến cho ba mẹ hơi lo lo. Cũng may ba mẹ cũng trả lời được và cả gia đình được thưởng …
Cuối lễ các gia đình cùng chụp hình lưu niệm chung với cha tuyên úy.
Theo tinh thần Thư Chung 2007 Về Giáo Dục Kitô giáo Của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam “ Trong nền giáo dục Kitô giáo, gia đình không thể tách rời khỏi giáo xứ”. Và theo lời Đức Thánh Cha Bê-nê-đictô XVI nói qua hệ thống Vô tuyến truyền hình trong ngày Bế mạc Đại hội Gia đình Thế giới lần thứ 6 năm 2009 “Không đâu bằng gia đình, nơi con người học hỏi các bài tập cho đời sống như hòa bình, làm việc, sự hòa điệu và tôn kính”. Gia đình là “nền tảng không thể thay thế của xã hội… là những gì tốt lành nhất cho con trẻ, xứng đáng được đưa vào đời sống như hoa trái của tình yêu,…” , thiết nghĩ những ngày lễ như thế nầy sẽ thật sự rất cần thiết để cả gia đình cùng nhìn lại: ba mẹ đã làm điều gì cho con và con đã đáp trả công ơn ba mẹ như thế nào?
Ngày Lễ các người Cha đã để lại dấu ấn tốt trong lòng mọi người và cũng khơi gợi một ý niệm tốt nơi các phụ huynh: họp tác với giáo xứ trong việc giáo dục đức tin cho con em và cũng để tạo sự tương quan mật thiết giữa quí cha, các các anh chị huynh trưởng và các phụ huynh
Xin gửi đến những người cha, những người ông đã tận tụy hy sinh suốt đời vì con cháu những lời chúc tốt đẹp nhất.
Nguyễn Xuân
Ban giáo lý hạt Cửa Lò kỉ niệm 15 năm thành lập
Antôn Hoàng Cảnh Hồng
17:25 19/06/2011
VINH - Hồi chuông ngân vang kéo dài, báo hiệu cho toàn thể cộng đoàn dân Chúa chuẩn bị tham dự thánh lễ tạ ơn mừng 15 năm thành lập Ban giáo lý giáo hạt Cửa Lò 15/6/1996 – 15/6/2011.
Xem hình ảnh
Mới 7h sáng những tia nắng gắt như thiêu đốt trên miền đất Miền trung khô cằn sỏi đá, báo hiệu lại một ngày hè nắng nóng sau hơn 1 tuần nắng gắt chưa có dấu hiệu nào thuyên giảm. Đến 8h30 Quý cha trong toàn giáo hạt gồm cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng quản hạt, cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính Đặc trách giáo lý hạt, quản xứ Lập Thạch. Cha Raphaen Trần Xuân Nhàn quản xứ Lộc Mỹ, nguyên Đặc trách giáo lý. Cha Phaxicô Nguyễn Tất Đạt, phụ trách xứ Làng Anh (dòng Ngôi Lời), Cha J.B Nguyễn Minh Tường quản xứ Đồng Vông (mới tách ra từ xứ Bình Thuật). Cha Giuse Hồ Ngọc Bá, hưu trí tại họ Yên Hậu, xứ Làng Anh và cha Micae Phan Tuấn Hồng dòng CCT cùng tất cả Quý vị cũ và mới trong các nhiệm kỳ của Ban giáo lý hạt đã có mặt đông đủ tại địa điểm giáo xứ Lập Thạch để cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Từ những năm đầu, giáo phận cải cách việc học giáo lý từ học thuộc lòng kinh bổn chuyển sang chương trình giáo lý phổ thông. Giáo hạt Cửa Lò lúc bấy giờ cha già Giuse Nguyễn Tràng cùng với quý cha trong hạt đã thành lập Ban giáo lý hạt để cùng cộng tác với quý cha trong các giáo xứ hoạt động cho vấn đề giáo lý đức tin, và ngày 19/6/1996, Ban giáo lý hạt gồm hai linh mục là cha Giuse Nguyễn Tràng trưởng Ban, Cha quá cố Phêrô Nguyễn văn Thiện Đặc trách, Ông Phêrô Trần Huy Lương trưởng Ban điều hành cùng với 8 vị được bầu chọn trong các giáo xứ quy thành một Ban giáo lý hạt.
Qua 15 năm, thời gian tuy ngắn ngủi nhưng đã gần qua 5 khóa nhiệm kỳ, Quý cha trưởng Ban cũng như quý cha Đặc trách và quý vị trong Ban điều hành đã đổi thay, và nhiệm kỳ khóa mới đang hoạt động gồm 14 vị cùng hai linh mục đã chung tay với một đội ngụ giáo lý viên, phụ huynh đứng lớp và các Ban giáo lý các giáo xứ, giáo họ, chuyên chăm cho công việc giáo lý hạt nhà.
Ngày 16/9 Ban giáo lý hạt chọn làm ngày truyền thống của giáo lý hạt, anh em trong Ban giáo lý, các vị tiền bối, cũng như tiền nhiệm đều có mặt đông đủ tay bắt mặt mừng, cũ mới gặp nhau ôn lại bao nhiêu kỷ niệm với nhiệm kỳ của mình đã qua.
Thánh lễ tạ ơn, “uống nước nhớ nguồn” được ban tổ chức gửi thư mời tới quý cha và quý vị trong các khóa trước, những gia đình có người trong Ban giáo lý hạt mà nay đã qua đời, được Ban tổ chức trân trọng kính mời và đâng thánh lễ cầu nguyện.
Chúng tôi đến với cha già Giuse Nguyễn Tràng, ngài là vị tiền bối thành lập Ban giáo lý hạt, cầm giấy mời trên tay ngài nói “ thật tiếc những dịp như thế này cha quá yếu không thể tham dự được, cha xin hiệp thông cầu nguyện với anh em”.
Thánh lễ đồng tế tạ ơn diễn ra trong tâm tình sốt mến với đông đảo bà con giáo dân, tuy vào những ngày nắng nóng và cao điểm của mùa gặt, nhưng mọi người đều ý thức và tham dự thánh lễ thật đông đủ. Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng chủ tế, đầu thánh lễ đã nói lên tầm quan trọng của việc giáo dục đức tin trong cộng đoàn, ngài cảm ơn hết mọi người đã cùng chung tay với các cha trong toàn giáo hạt, chăm lo đến đời sống đức tin qua rao giảng Tin Mừng trong các lớp giáo lý và trong đời sống đạo, đặc biệt ngài tri ân tới quý vị trong Ban giáo lý hạt từ nhiệm kỳ đầu cho tới nay, những người còn sống và đã qua đời. Cha Phaxicô Nguyễn Tất Đạt đã giảng lễ với đề tài tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và ngài cũng đề cao tinh thần giáo dục trong trường học phổ thông và trường học giáo lý.
Cuối thánh lễ đại diện Ban giáo lý hạt có lời cảm tạ tri ân tới quý cha và toàn thể cộng đoàn đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho nền giáo lý hạt nhà, máy ảnh lia lịa ghi lại những tấm hình để lưu niệm, Quý cha và Quý vị trong Ban giáo lý trong các nhiệm kỳ cùng chụp hình chung.
Bữa cơm thân mật sau thánh lễ thật vui vẻ và ấm cúng tại nhà ăn giáo xứ Lập Thạch, những tiếng leeng keeng chạm ly của mọi người nhân ngày gặp mặt truyền thống này. Bao nhiêu kỷ niệm sống lại trôi về trong ký ức, bài ca “đẹp thay ôi đẹp thay, những bước chân gieo mầm…mang tình thương, tình thương cứu đời…cho mọi người và mọi nơi ”, được anh em lặp đi lặp lại, họ ôm nhau thắm thiết như người đi xa lâu ngày gặp lại trong niềm cảm xúc trào dâng. Cảm tạ tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi trong ngày lễ trọng đại truyền thống này. Xin Chúa ban cho chúng con được ơn khôn ngoan, thánh đức, hy sinh, nhiệt tình để cùng Chúa Giêsu “ra khơi thả lươí” thu gặt được nhiều thành quả tốt đẹp cho nền giáo lý hạt nhà.
Xem hình ảnh
Mới 7h sáng những tia nắng gắt như thiêu đốt trên miền đất Miền trung khô cằn sỏi đá, báo hiệu lại một ngày hè nắng nóng sau hơn 1 tuần nắng gắt chưa có dấu hiệu nào thuyên giảm. Đến 8h30 Quý cha trong toàn giáo hạt gồm cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng quản hạt, cha Phaolô Nguyễn Xuân Tính Đặc trách giáo lý hạt, quản xứ Lập Thạch. Cha Raphaen Trần Xuân Nhàn quản xứ Lộc Mỹ, nguyên Đặc trách giáo lý. Cha Phaxicô Nguyễn Tất Đạt, phụ trách xứ Làng Anh (dòng Ngôi Lời), Cha J.B Nguyễn Minh Tường quản xứ Đồng Vông (mới tách ra từ xứ Bình Thuật). Cha Giuse Hồ Ngọc Bá, hưu trí tại họ Yên Hậu, xứ Làng Anh và cha Micae Phan Tuấn Hồng dòng CCT cùng tất cả Quý vị cũ và mới trong các nhiệm kỳ của Ban giáo lý hạt đã có mặt đông đủ tại địa điểm giáo xứ Lập Thạch để cùng hiệp dâng thánh lễ tạ ơn.
Từ những năm đầu, giáo phận cải cách việc học giáo lý từ học thuộc lòng kinh bổn chuyển sang chương trình giáo lý phổ thông. Giáo hạt Cửa Lò lúc bấy giờ cha già Giuse Nguyễn Tràng cùng với quý cha trong hạt đã thành lập Ban giáo lý hạt để cùng cộng tác với quý cha trong các giáo xứ hoạt động cho vấn đề giáo lý đức tin, và ngày 19/6/1996, Ban giáo lý hạt gồm hai linh mục là cha Giuse Nguyễn Tràng trưởng Ban, Cha quá cố Phêrô Nguyễn văn Thiện Đặc trách, Ông Phêrô Trần Huy Lương trưởng Ban điều hành cùng với 8 vị được bầu chọn trong các giáo xứ quy thành một Ban giáo lý hạt.
Qua 15 năm, thời gian tuy ngắn ngủi nhưng đã gần qua 5 khóa nhiệm kỳ, Quý cha trưởng Ban cũng như quý cha Đặc trách và quý vị trong Ban điều hành đã đổi thay, và nhiệm kỳ khóa mới đang hoạt động gồm 14 vị cùng hai linh mục đã chung tay với một đội ngụ giáo lý viên, phụ huynh đứng lớp và các Ban giáo lý các giáo xứ, giáo họ, chuyên chăm cho công việc giáo lý hạt nhà.
Ngày 16/9 Ban giáo lý hạt chọn làm ngày truyền thống của giáo lý hạt, anh em trong Ban giáo lý, các vị tiền bối, cũng như tiền nhiệm đều có mặt đông đủ tay bắt mặt mừng, cũ mới gặp nhau ôn lại bao nhiêu kỷ niệm với nhiệm kỳ của mình đã qua.
Thánh lễ tạ ơn, “uống nước nhớ nguồn” được ban tổ chức gửi thư mời tới quý cha và quý vị trong các khóa trước, những gia đình có người trong Ban giáo lý hạt mà nay đã qua đời, được Ban tổ chức trân trọng kính mời và đâng thánh lễ cầu nguyện.
Chúng tôi đến với cha già Giuse Nguyễn Tràng, ngài là vị tiền bối thành lập Ban giáo lý hạt, cầm giấy mời trên tay ngài nói “ thật tiếc những dịp như thế này cha quá yếu không thể tham dự được, cha xin hiệp thông cầu nguyện với anh em”.
Thánh lễ đồng tế tạ ơn diễn ra trong tâm tình sốt mến với đông đảo bà con giáo dân, tuy vào những ngày nắng nóng và cao điểm của mùa gặt, nhưng mọi người đều ý thức và tham dự thánh lễ thật đông đủ. Cha Martinô Nguyễn Xuân Hoàng chủ tế, đầu thánh lễ đã nói lên tầm quan trọng của việc giáo dục đức tin trong cộng đoàn, ngài cảm ơn hết mọi người đã cùng chung tay với các cha trong toàn giáo hạt, chăm lo đến đời sống đức tin qua rao giảng Tin Mừng trong các lớp giáo lý và trong đời sống đạo, đặc biệt ngài tri ân tới quý vị trong Ban giáo lý hạt từ nhiệm kỳ đầu cho tới nay, những người còn sống và đã qua đời. Cha Phaxicô Nguyễn Tất Đạt đã giảng lễ với đề tài tình yêu của Thiên Chúa Ba Ngôi và ngài cũng đề cao tinh thần giáo dục trong trường học phổ thông và trường học giáo lý.
Cuối thánh lễ đại diện Ban giáo lý hạt có lời cảm tạ tri ân tới quý cha và toàn thể cộng đoàn đã về hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho nền giáo lý hạt nhà, máy ảnh lia lịa ghi lại những tấm hình để lưu niệm, Quý cha và Quý vị trong Ban giáo lý trong các nhiệm kỳ cùng chụp hình chung.
Bữa cơm thân mật sau thánh lễ thật vui vẻ và ấm cúng tại nhà ăn giáo xứ Lập Thạch, những tiếng leeng keeng chạm ly của mọi người nhân ngày gặp mặt truyền thống này. Bao nhiêu kỷ niệm sống lại trôi về trong ký ức, bài ca “đẹp thay ôi đẹp thay, những bước chân gieo mầm…mang tình thương, tình thương cứu đời…cho mọi người và mọi nơi ”, được anh em lặp đi lặp lại, họ ôm nhau thắm thiết như người đi xa lâu ngày gặp lại trong niềm cảm xúc trào dâng. Cảm tạ tình yêu Thiên Chúa Ba Ngôi trong ngày lễ trọng đại truyền thống này. Xin Chúa ban cho chúng con được ơn khôn ngoan, thánh đức, hy sinh, nhiệt tình để cùng Chúa Giêsu “ra khơi thả lươí” thu gặt được nhiều thành quả tốt đẹp cho nền giáo lý hạt nhà.
Giáo sư Vũ Quốc Thúc và hộp diêm kỳ lạ
Lê Đình Thông
16:46 19/06/2011
CHIẾC HỘP DIÊM KỲ LẠ
Chiều ngày 19-6-2011, tôi đón thầy Vũ Quốc Thúc đến nhà luật sư Lê Trọng Quát ở Saint-Christophe (Cergy). Tuy đã là mùa hè, khí hậu mát dịu như chớm thu. Trời không nắng cũng không mưa, chỉ có gió mát.
Thầy Thúc sinh cùng năm với chân phước Gioan-Phaolô II, năm nay 91 tuổi. Giọng thầy sang sảng không khác gì những ngày giảng dạy tại Đại học Luật khoa Saigon và Chánh trị Kinh doanh Đà Lạt. Nụ cười vẫn hiền hòa, phúc hậu. Trên vầng trán cao không một nếp nhăn tuổi tác. Nhưng tâm hồn thầy nặng chĩu mối u hoài vận nước.
Bên tách trà thơm, có luật sư Lê Trọng Quát và phu nhân là giáo sư Trần Thị Minh Châu từng giảng dạy tại trường trung học Đồng Khánh Huế vào cuối thập niên 50 chứng kiến, thầy Thúc chậm rãi thuật lại câu chuyện về chiêc hộp diêm kỳ lạ.
Thầy đưa cho mọi người xem họa đồ phòng thầy : chỗ này là bàn giấy ; chỗ kia là tủ sách ; chiếc giường kê sát vách, bên cạnh cửa kính hình bầu dục trông xuống vườn. ‘‘Anh Thông biết rõ cách căn phòng này’’, thầy nói thêm.
Thầy bắt đầu kể chuyện : ‘‘Tôi còn nhớ hôm đó là ngày 26/4/2011, vào khoảng 2 giờ sáng. Tôi đang ngủ say chợt thấy ngọn bạch lạp cháy bập bùng. Tôi tưởng như mình đã chết, cháu con thắp ngọn nến từ biệt. Tôi có cảm giác rờn rợn, bừng tình dậy thấy trên bàn giấy có lửa cháy bùng. Tôi lấy tay chụp tắt lửa rồi ngủ tiếp. Lạ lùng thay vì buổi sáng thức dậy, tôi thấy các que diêm trong hộp cháy đen nửa đầu không có diêm sinh. Trên mặt bàn còn vết cháy đen. Cả căn nhà chỉ có tôi và nhà tôi. Nhà tôi ngủ phòng riêng, không thể tự đi lại giữa đêm khuya. Vậy thì ai đốt cháy hộp diêm ?’’
Giáo sư Thúc đưa cho mọi người xem hộp diêm kỳ lạ. Trời đêm Paris cuối tháng tư còn nhiều sương lạnh. Cửa kính bầu dục đóng kín mít. Nếu có hỏa hoạn, thầy cô không bị chết cháy thì cũng chết ngạt (asphyxie résultant d'un incendie).
Thầy không phải là tín đồ công giáo nhưng đã được Đức Mẹ Fatima ba lần cứu giúp : một lần ở Fatima Bình Triệu, bức linh tượng tỏa hào quang khi thầy thành tâm nguyện xin và đã được nhậm lời. Một lần ở Fatima (Bồ Đào Nha), khi thầy xin có cháu nỗi dõi tông đường. Và lần này là cải tử hoàn sinh.
Sau phép lạ hộp diêm, phu nhân thầy bị bệnh hiểm nghèo được bình phục, chị tiến sĩ Vũ Mộng Lan là con gái thầy cũng được cứu chữa. Như vậy là ba phép lạ mắt thấy tai nghe, xẩy ra cùng một nơi một lúc.
Năm 1845, nhà văn Đan Mạch Andersen kể câu chuyện cô bé bán diêm giữa đêm mưa tuyết vào cuối năm, đốt lên từng que diêm để sưởi ấm mong manh. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm nằm chết giữa màn trời, chiếu tuyết trắng, trên môi hồng còn vương vấn nụ cười. Câu chuyện hộp diêm kỳ lạ của giáo sư Vũ Quốc Thúc khác hẳn tích xưa: hai câu chuyện một già một trẻ. Nhưng que diêm cháy năm xưa sau cùng tang trắng. Còn que diêm cháy tháng tư được dập tắt là để cứu mạng.
Trong cuộc sống vẫn còn những điều huyền diệu. Như câu chuyện hộp diêm kỳ lạ của giáo sư Vũ Quốc Thúc.
Paris, tối ngày 19 tháng 6 năm 2011
Lê Đình Thông
Gs Vu Quốc Thúc |
Thầy Thúc sinh cùng năm với chân phước Gioan-Phaolô II, năm nay 91 tuổi. Giọng thầy sang sảng không khác gì những ngày giảng dạy tại Đại học Luật khoa Saigon và Chánh trị Kinh doanh Đà Lạt. Nụ cười vẫn hiền hòa, phúc hậu. Trên vầng trán cao không một nếp nhăn tuổi tác. Nhưng tâm hồn thầy nặng chĩu mối u hoài vận nước.
Bên tách trà thơm, có luật sư Lê Trọng Quát và phu nhân là giáo sư Trần Thị Minh Châu từng giảng dạy tại trường trung học Đồng Khánh Huế vào cuối thập niên 50 chứng kiến, thầy Thúc chậm rãi thuật lại câu chuyện về chiêc hộp diêm kỳ lạ.
Thầy đưa cho mọi người xem họa đồ phòng thầy : chỗ này là bàn giấy ; chỗ kia là tủ sách ; chiếc giường kê sát vách, bên cạnh cửa kính hình bầu dục trông xuống vườn. ‘‘Anh Thông biết rõ cách căn phòng này’’, thầy nói thêm.
Thầy bắt đầu kể chuyện : ‘‘Tôi còn nhớ hôm đó là ngày 26/4/2011, vào khoảng 2 giờ sáng. Tôi đang ngủ say chợt thấy ngọn bạch lạp cháy bập bùng. Tôi tưởng như mình đã chết, cháu con thắp ngọn nến từ biệt. Tôi có cảm giác rờn rợn, bừng tình dậy thấy trên bàn giấy có lửa cháy bùng. Tôi lấy tay chụp tắt lửa rồi ngủ tiếp. Lạ lùng thay vì buổi sáng thức dậy, tôi thấy các que diêm trong hộp cháy đen nửa đầu không có diêm sinh. Trên mặt bàn còn vết cháy đen. Cả căn nhà chỉ có tôi và nhà tôi. Nhà tôi ngủ phòng riêng, không thể tự đi lại giữa đêm khuya. Vậy thì ai đốt cháy hộp diêm ?’’
Thầy không phải là tín đồ công giáo nhưng đã được Đức Mẹ Fatima ba lần cứu giúp : một lần ở Fatima Bình Triệu, bức linh tượng tỏa hào quang khi thầy thành tâm nguyện xin và đã được nhậm lời. Một lần ở Fatima (Bồ Đào Nha), khi thầy xin có cháu nỗi dõi tông đường. Và lần này là cải tử hoàn sinh.
Sau phép lạ hộp diêm, phu nhân thầy bị bệnh hiểm nghèo được bình phục, chị tiến sĩ Vũ Mộng Lan là con gái thầy cũng được cứu chữa. Như vậy là ba phép lạ mắt thấy tai nghe, xẩy ra cùng một nơi một lúc.
Năm 1845, nhà văn Đan Mạch Andersen kể câu chuyện cô bé bán diêm giữa đêm mưa tuyết vào cuối năm, đốt lên từng que diêm để sưởi ấm mong manh. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm nằm chết giữa màn trời, chiếu tuyết trắng, trên môi hồng còn vương vấn nụ cười. Câu chuyện hộp diêm kỳ lạ của giáo sư Vũ Quốc Thúc khác hẳn tích xưa: hai câu chuyện một già một trẻ. Nhưng que diêm cháy năm xưa sau cùng tang trắng. Còn que diêm cháy tháng tư được dập tắt là để cứu mạng.
Trong cuộc sống vẫn còn những điều huyền diệu. Như câu chuyện hộp diêm kỳ lạ của giáo sư Vũ Quốc Thúc.
Paris, tối ngày 19 tháng 6 năm 2011
Lê Đình Thông
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Cha ơi, Con sẽ thắng gian tà!
Thanh Sơn
08:13 19/06/2011
Năm xưa cầm súng giữ biên cương
Chống giặc phương bắc sang cướp Nước
Bảo vệ Tổ quốc cách phi thường
Cha tôi là người rất kiên cường
Mậu Thân ngày "Tết" của "Quê Hương"
Bỗng đâu giặc tràn vào khắp phố
Bắn giết dã man khắp phố phường
Cha tôi ôm súng vội lên đường
Xông pha chiến trận giữ Quê Hương
Dẹp tan dã man loàn Cộng đỏ
Chúng về tàn sát cả dân thường
Cha tôi là người rất kiên cường
Cha về xứ Huế có Sông Hương
Đánh tan giặc đỏ từ phương bắc
Chúng gây tội ác ngập khắp đường
Cha tôi kể lại những đoạn trường
Mùa hè đỏ lửa cũng tang thương
Cổ Thành chiếm lại từng tấc đất
Quảng Trị hào hùng cách phi thường
Cha tôi cả cuộc đời kiên cường
Cam go chiến đấu giữ biên cương
Thân thể còn ghim những mảnh đạn
Bảo toàn lãnh thổ của Hùng Vương
Hôm nay là ngày "Vinh Danh Cha"
Con nhìn Tầu Cộng chiếm Hoàng Sa
Xuống đường yêu Nước là có tội
Con phải làm sao đây hở Cha?
Con yêu "Tổ Quốc", yêu "Đồng Bào"
Nhưng con chẳng biết phải làm sao?
Bởi nay người cầm quyền "Lạ lắm"
Họ bênh "Dân Lạ" ghét đồng bào!!!
Hôm nay là ngày "Vinh Danh Cha"
Con đi biểu tình đòi "Hoàng Sa"
Mấy chú "Công An" đứng chặn lại
Nhưng cúi gầm mặt chẳng giống Cha
Họ phải Việt Nam không vây Cha???
Sao họ chẳng bảo vệ Trường Sa!!!
Mà chỉ bắt nạt con nhỏ bé
Để cho giặc Tầu chiếm nước ta!!!
Cha dạy con phải yêu "Quê Hương"
Mình là con cháu vua "Hùng Vương"
Không để mất đất về tay giặc
Dù họ trăm đường gây nhiễu nhương!!!
Hôm nay con lại bước ra đường
Chắc sợ con đi đòi Quê Hương
Họ chặn con lại và để cho
"Dân Lạ" nghênh ngang khắp phố phường!!!
Con dâng lên Chúa những "người Cha"
Đã bao công sức dựng "Quê Nhà"
Để cho con có một "Tổ Quốc"
"Việt Nam Anh Dũng" của chúng ta
Hôm nay là ngày những "người Cha"
Con hứa sẽ bảo vệ "Nước Nhà"
Dù rằng sức con thật nhỏ bé
Nhưng con sẽ tiếp bước "Ông Cha"
Xưa nay "lẽ phải thắng gian tà"
Bước chân "Công Chính sẽ nở hoa"
Con nay mãi nhớ lời Cha dạy
Hương Sen thanh khiết sẽ "Nở Hoa".
CHA ƠI! CON SẼ THẮNG GIAN TÀ!
(Kính dâng lên những người cha, ngày Father's Day 19.06.2011 )
Sóng Biển Đông đang sục sôi.
Dominic David Trần
17:28 19/06/2011
Sóng Biển Đông đang sục sôi.
Phần 1: Từ HÀ NỘI, Việt Nam: Lúc 11:30PM tối ngày thứ Bảy 17/06/2011 giờ Toronto - theo bản tin của cả Thông Tấn Xã Canada Canadian Press và Associated Press cho biết có hàng mấy trăm công dân Việt Nam trong 03 tuần lễ vừa qua đã kiên trì biểu tình chống Tàu - trong lúc đó mức độ căng thẳng vẫn tiếp tục tăng lên trên các vùng lãnh hải đang ở trong vòng tranh chấp; gọi là khu vực Biển Đông của Việt Nam và Biển Hoa Nam theo cách nhận vơ của Tàu. Trong khu vực đầy căng thẳng này, những ngày gần đây, cả Hải Quân Cộng Sản Việt Nam lẫn Hải Quân Trung Cộng đều đã tiến hành tập trận bắn bằng đạn thật.
Có gần khoảng 300 người đã tụ họp trong sáng ngày Chúa Nhật 18/06/2011 (ghi chú: Việt Nam đi trước múi giờ Toronto và New York gần 11 tiếng đồng hồ) ở khu vực gần sát Toà Đại Sứ Trung Cộng tại thủ đô Hà Nội. Những người này đã tuần hành qua các đường phố và gào lên : " Đả đảo Trung Quốc" và đòi người láng giềng hùng mạnh ở phương Bắc phải rút ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (nguyên bản: About 300 people gathered Sunday near the Chinese Embassy in the capital, Hanoi, and marched through the streets yelling "Down with China," demanding that their powerful northern neighbour stay out of Vietnam's territory.)
Các cuộc biểu tình hay phản kháng công khai hiếm khi nào xảy ra ở Việt Nam và điển hình là mọi cuộc biểu tình đều nhanh chóng bị lực lượng An Ninh và Công an của Cộng Sản Việt Nam nhanh chóng đàn áp và dẹp tan ngay. Thế nhưng hôm nay Hà Nội vừa mới chấp thuận cho phép các cuộc biểu tình được tiến hành trong 3 Chủ Nhật liên tiếp vừa qua. Các quan hệ giữa hai nước Cộng Sản láng giềng giờ đây rớt xuống mức rất thấp sau khi có các vụ va chạm tàu bè Việt-Tàu trên Biển Đông trong tháng qua. (nguyên văn: Protests are rare in Vietnam and are typically quashed quickly by security forces, but Hanoi has allowed the demonstrations to go on for the past three Sundays. Relations between the communist neighbours have hit a low point. Vậy là các ông ký giả nước ngoài này ý muốn nói là: " các cuộc họp mặt đông người ... gần Toà Đại Sứ Trung Cộng ... là diễu hành kiểu này có chỉ đạo, có giấy phép, và có bồi dưỡng hẳn hòi. Vì họ nghĩ có cả một khối bao nhiêu triệu người Hà Nội đã tưng bừng cử hành 1000 Năm Thăng Long - vậy mà nay chỉ có gần 300 người ỏ Hà Nội đi hô đả đảo Trung Quốc thôi !!!)
Phần 2: Trên BIỂN ĐÔNG, Hải Quân Trung Cộng tập trận bắn bằng đạn thật. Vào tối khuya thứ Sáu rạng ngày thứ Bảy 17/06/2011 giờ Hà Nội -Thông Tấn Xã AFP cho biết Trung Cộng đã tiến hành 3 ngày tập trận (hình của AFP) Hải Quân trên Khu vực Biển Đông (tức Biển Hoa Nam theo cách gọi nhận vơ của Trung Cộng) và theo thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã thì Trung Cộng có những kế hoạnh tăng cường lực lượng tàu hải giám và hải tuần đại dương vì tình hình căng thẳng với các nước láng giềng đang sục sôi âm ỉ.
Bắc Kinh hiện đang tranh chấp về chủ quyền trên vùng Biển Đông với Đài Loan; Việt Nam; Phi Luật Tân; Mã Lai Á ; và Brunei . Khu vực này rất căng thẳng trong thời gian gần đây là vì vùng lãnh hải này có tiềm năng rất dồi dào về dầu - khí đốt thiên nhiên cũng như thủy hải sản.
Bắc Kinh vừa mới khẳng định cách đây mấy ngày rằng Trung Cộng sẽ không tính đến việc dùng vũ lực để giải quyết những tranh chấp lãnh hải đã dây đưa tự bấy lâu nay - sau khi nước Phi Luật Tân đưa ra lời tuyên bố yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ và cùng lúc đó thì lực lượng Hải Quân Cộng Sản Việt Nam lại tiến hành tập trận bắn bằng đạn thật. Nhưng trong thực tế thì Trung Cộng thực hiện khác xa những gì họ tuyên bố. Theo như tờ Hoàn cầu Thời báo - Global Times của Trung Cộng : đã có 14 chiến hạm đã tham gia tập trận trong các vùng biển nhiệt đới nằm ở phía nam Đảo Hải Nam. Cuộc tập trận này cũng bao gồm các thao tác chống tàu ngầm và đổ bộ Hải quân lên bờ biển. Báo này tường thuật là các cuộc diễn tập trong khu vực biển Hoa Nam là nhằm mục đích; " bảo vệ các Đảo , quần đảo san hô đại dương và giữ gìn hải phận và hải đạo." Theo tờ Trung Hoa Nhật báo của Trung Cộng- China Daily ; Lực lượng Hải Quân Tuần tra trên biển tức Hạm đội Hải Tuần sẽ được tăng lên đến 15,000 người vào năm 2020 tính theo số lượng 9000 hiện nay.
Lực lượng tàu Hải Tuần (Haixun, patrol fleet) và Hải Giám (China Maritime Surveillance forces) này thuộc Cục Quản Lý Nhà Nước về Đại Dương của Trung Cộng- là một cơ quan giám sát các vùng duyên hải và thủy đạo. Theo như bản báo cáo của một quan chức cao cấp giấu tên thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Tuần và Hải Giám thì Hạm đội Hải tuần (patrol fleet) và Tuần thám sẽ có 350 chiến hạm vào năm 2015 và lên đến 520 chiến hạm vào năm 2020. Đến năm 2015 sẽ có 15 phi cơ trực thuộc Hạm đội Hải Giám.
Tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Cộng và các quốc gia khác hiện đang tăng cao trong tháng Năm 2011 theo như báo cáo tường trình của Cục Nhà Nước Quản Lý về Đại Dương của Trung Cộng. Vào ngày thứ Năm 16/06/2011 vừa qua Trung Cộng tuyên bố đã điều động một chiến hạm Hải tuần đến khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông (mà họ gọi là Biển Hoa Nam) nhưng Trung Cộng nhấn mạnh rằng chiến hạm Hải Tuần này đã được giao nhiệm vụ duy trì hòa bình (sic) trong khu vực ấy.
Trong cùng tuần này Bộ Tư Lệnh Hải Quân Đài Loan tuyên bố rằng họ sẽ tiến hành các chiến dịch tuần thám và kiểm tra trong khu vực tranh chấp này - và họ đang gởi một Hạm đội Hải quân (a naval fleet) đến đảo Thái Bình (theo Việt Nam) và Taiping (theo phiên âm Đài Loan) ; đây là đảo lớn nhất trong khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một trong những nơi tranh chấp nóng bỏng nhất trên khu vực Biển Đông.
(Ghi chú của David Trần: Đảo Thái Bình trong Quần Đảo Trường Sa này từ lâu vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và kế tiếp sau này như đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công nhận theo tuyên cáo long trọng của Đoàn Đại biểu Quốc gia Việt Nam do Thủ Tướng Trần Văn Hữu (1950-1952), tại Hội nghị khai mạc Đại Hội ngày đó. Thế nhưng phát xít Nhật Bản - trong thời kỳ Đệ Nhị thế Chiến 1939-1945 đã đuổi quân đội Pháp bảo hộ Việt Nam trên đảo và tạm chiếm các quần đảo . Sau khi chấm dứt chiến tranh, Hải quân Trung Hoa Dân quốc của Thống chế Tưởng Giới Thạch thuộc phe Đồng Minh lên đảo Thái Bình giải giới quân phát xit Nhật; chiếm phi trường và các căn cứ quân sự trên đảo, chuyển tên từ đảo Thái Bình thành Taiping từ ngày đó.
Những ghi chép rất cẩn thận trong tác phẩm Phủ Biên Tạp Lục (nghĩa là Ghi chép mọi chuyện ở những chốn biên thùy của Vương quốc Đại Việt) của nhà bác học Lê Qúy Đôn trong thời gian phục vụ Hiệp Trấn Các Xứ Thuận Quảng đã có bản đồ và mô tả về các đảo Vạn Lý Bình Ba-Trường Sa, Đảo Hoàng Sa- Bãi Cát Vàng. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí cũng có bản đồ và ghi chép về hoạt động của các Đội Hoàng Sa của triều Nguyễn. Đặc biệt trong tháng Chạp năm Tự Đức thứ 9 (1856); Hiệp Biện Đại Học Sĩ lãnh Binh Bộ Thượng Thư Phan Thanh Giản được cử làm Tổng Tài Quốc Sử Quán để soạn bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Bộ Quốc Sử chính thức cuối cùng của vương triều Đại Nam (tức Việt Nam từ năm 1802) đã thể hiện chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo và lãnh hải này trên Biển Đông. Cụ đã thực hiện nhiệm vụ này trước khi quân xâm lược Pháp đánh thành Đà Nẵng và Nam Kỳ vào năm 1859 và khá lâu trước khi cụ được cử làm Chánh Sứ Toàn quyền Sứ bộ Đại Nam đến bệ kiến Hoàng đế Napoléon đệ Tam tại điện Tuileries đế quốc Pháp vào ngày 07/11/1863 để xin chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Đảo Côn Nôn do Triều Đình Huế đã ký bản Hòa Ước Nhâm Tuất ngày 05/06/1862.)
Những tin tức gần đây nhất cho biết Trung Cộng đang chuẩn bị đưa Dàn khoan dầu khổng lồ CNOOC 981 (hình chụp kèm theo) của Tổng Công Ty Khai Thác Dầu Khí Quốc Doanh Trung Cộng và hải phận thuộc chủ quyền và lãnh hải của Việt Nam. Vậy là sóng Biển Đông đã dâng cao và đang sục sôi.
Dominic David Trần
Có gần khoảng 300 người đã tụ họp trong sáng ngày Chúa Nhật 18/06/2011 (ghi chú: Việt Nam đi trước múi giờ Toronto và New York gần 11 tiếng đồng hồ) ở khu vực gần sát Toà Đại Sứ Trung Cộng tại thủ đô Hà Nội. Những người này đã tuần hành qua các đường phố và gào lên : " Đả đảo Trung Quốc" và đòi người láng giềng hùng mạnh ở phương Bắc phải rút ra khỏi lãnh thổ Việt Nam (nguyên bản: About 300 people gathered Sunday near the Chinese Embassy in the capital, Hanoi, and marched through the streets yelling "Down with China," demanding that their powerful northern neighbour stay out of Vietnam's territory.)
Các cuộc biểu tình hay phản kháng công khai hiếm khi nào xảy ra ở Việt Nam và điển hình là mọi cuộc biểu tình đều nhanh chóng bị lực lượng An Ninh và Công an của Cộng Sản Việt Nam nhanh chóng đàn áp và dẹp tan ngay. Thế nhưng hôm nay Hà Nội vừa mới chấp thuận cho phép các cuộc biểu tình được tiến hành trong 3 Chủ Nhật liên tiếp vừa qua. Các quan hệ giữa hai nước Cộng Sản láng giềng giờ đây rớt xuống mức rất thấp sau khi có các vụ va chạm tàu bè Việt-Tàu trên Biển Đông trong tháng qua. (nguyên văn: Protests are rare in Vietnam and are typically quashed quickly by security forces, but Hanoi has allowed the demonstrations to go on for the past three Sundays. Relations between the communist neighbours have hit a low point. Vậy là các ông ký giả nước ngoài này ý muốn nói là: " các cuộc họp mặt đông người ... gần Toà Đại Sứ Trung Cộng ... là diễu hành kiểu này có chỉ đạo, có giấy phép, và có bồi dưỡng hẳn hòi. Vì họ nghĩ có cả một khối bao nhiêu triệu người Hà Nội đã tưng bừng cử hành 1000 Năm Thăng Long - vậy mà nay chỉ có gần 300 người ỏ Hà Nội đi hô đả đảo Trung Quốc thôi !!!)
Phần 2: Trên BIỂN ĐÔNG, Hải Quân Trung Cộng tập trận bắn bằng đạn thật. Vào tối khuya thứ Sáu rạng ngày thứ Bảy 17/06/2011 giờ Hà Nội -Thông Tấn Xã AFP cho biết Trung Cộng đã tiến hành 3 ngày tập trận (hình của AFP) Hải Quân trên Khu vực Biển Đông (tức Biển Hoa Nam theo cách gọi nhận vơ của Trung Cộng) và theo thông tấn xã nhà nước Tân Hoa Xã thì Trung Cộng có những kế hoạnh tăng cường lực lượng tàu hải giám và hải tuần đại dương vì tình hình căng thẳng với các nước láng giềng đang sục sôi âm ỉ.
Bắc Kinh hiện đang tranh chấp về chủ quyền trên vùng Biển Đông với Đài Loan; Việt Nam; Phi Luật Tân; Mã Lai Á ; và Brunei . Khu vực này rất căng thẳng trong thời gian gần đây là vì vùng lãnh hải này có tiềm năng rất dồi dào về dầu - khí đốt thiên nhiên cũng như thủy hải sản.
Bắc Kinh vừa mới khẳng định cách đây mấy ngày rằng Trung Cộng sẽ không tính đến việc dùng vũ lực để giải quyết những tranh chấp lãnh hải đã dây đưa tự bấy lâu nay - sau khi nước Phi Luật Tân đưa ra lời tuyên bố yêu cầu Hoa Kỳ giúp đỡ và cùng lúc đó thì lực lượng Hải Quân Cộng Sản Việt Nam lại tiến hành tập trận bắn bằng đạn thật. Nhưng trong thực tế thì Trung Cộng thực hiện khác xa những gì họ tuyên bố. Theo như tờ Hoàn cầu Thời báo - Global Times của Trung Cộng : đã có 14 chiến hạm đã tham gia tập trận trong các vùng biển nhiệt đới nằm ở phía nam Đảo Hải Nam. Cuộc tập trận này cũng bao gồm các thao tác chống tàu ngầm và đổ bộ Hải quân lên bờ biển. Báo này tường thuật là các cuộc diễn tập trong khu vực biển Hoa Nam là nhằm mục đích; " bảo vệ các Đảo , quần đảo san hô đại dương và giữ gìn hải phận và hải đạo." Theo tờ Trung Hoa Nhật báo của Trung Cộng- China Daily ; Lực lượng Hải Quân Tuần tra trên biển tức Hạm đội Hải Tuần sẽ được tăng lên đến 15,000 người vào năm 2020 tính theo số lượng 9000 hiện nay.
Lực lượng tàu Hải Tuần (Haixun, patrol fleet) và Hải Giám (China Maritime Surveillance forces) này thuộc Cục Quản Lý Nhà Nước về Đại Dương của Trung Cộng- là một cơ quan giám sát các vùng duyên hải và thủy đạo. Theo như bản báo cáo của một quan chức cao cấp giấu tên thuộc Bộ Tư Lệnh Hải Tuần và Hải Giám thì Hạm đội Hải tuần (patrol fleet) và Tuần thám sẽ có 350 chiến hạm vào năm 2015 và lên đến 520 chiến hạm vào năm 2020. Đến năm 2015 sẽ có 15 phi cơ trực thuộc Hạm đội Hải Giám.
Tranh chấp trên biển Đông giữa Trung Cộng và các quốc gia khác hiện đang tăng cao trong tháng Năm 2011 theo như báo cáo tường trình của Cục Nhà Nước Quản Lý về Đại Dương của Trung Cộng. Vào ngày thứ Năm 16/06/2011 vừa qua Trung Cộng tuyên bố đã điều động một chiến hạm Hải tuần đến khu vực đang tranh chấp ở Biển Đông (mà họ gọi là Biển Hoa Nam) nhưng Trung Cộng nhấn mạnh rằng chiến hạm Hải Tuần này đã được giao nhiệm vụ duy trì hòa bình (sic) trong khu vực ấy.
Trong cùng tuần này Bộ Tư Lệnh Hải Quân Đài Loan tuyên bố rằng họ sẽ tiến hành các chiến dịch tuần thám và kiểm tra trong khu vực tranh chấp này - và họ đang gởi một Hạm đội Hải quân (a naval fleet) đến đảo Thái Bình (theo Việt Nam) và Taiping (theo phiên âm Đài Loan) ; đây là đảo lớn nhất trong khu vực Quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Một trong những nơi tranh chấp nóng bỏng nhất trên khu vực Biển Đông.
(Ghi chú của David Trần: Đảo Thái Bình trong Quần Đảo Trường Sa này từ lâu vốn thuộc chủ quyền của Việt Nam và kế tiếp sau này như đã được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc công nhận theo tuyên cáo long trọng của Đoàn Đại biểu Quốc gia Việt Nam do Thủ Tướng Trần Văn Hữu (1950-1952), tại Hội nghị khai mạc Đại Hội ngày đó. Thế nhưng phát xít Nhật Bản - trong thời kỳ Đệ Nhị thế Chiến 1939-1945 đã đuổi quân đội Pháp bảo hộ Việt Nam trên đảo và tạm chiếm các quần đảo . Sau khi chấm dứt chiến tranh, Hải quân Trung Hoa Dân quốc của Thống chế Tưởng Giới Thạch thuộc phe Đồng Minh lên đảo Thái Bình giải giới quân phát xit Nhật; chiếm phi trường và các căn cứ quân sự trên đảo, chuyển tên từ đảo Thái Bình thành Taiping từ ngày đó.
Những ghi chép rất cẩn thận trong tác phẩm Phủ Biên Tạp Lục (nghĩa là Ghi chép mọi chuyện ở những chốn biên thùy của Vương quốc Đại Việt) của nhà bác học Lê Qúy Đôn trong thời gian phục vụ Hiệp Trấn Các Xứ Thuận Quảng đã có bản đồ và mô tả về các đảo Vạn Lý Bình Ba-Trường Sa, Đảo Hoàng Sa- Bãi Cát Vàng. Trong Đại Nam Nhất Thống Chí cũng có bản đồ và ghi chép về hoạt động của các Đội Hoàng Sa của triều Nguyễn. Đặc biệt trong tháng Chạp năm Tự Đức thứ 9 (1856); Hiệp Biện Đại Học Sĩ lãnh Binh Bộ Thượng Thư Phan Thanh Giản được cử làm Tổng Tài Quốc Sử Quán để soạn bộ Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Bộ Quốc Sử chính thức cuối cùng của vương triều Đại Nam (tức Việt Nam từ năm 1802) đã thể hiện chủ quyền Việt Nam trên các quần đảo và lãnh hải này trên Biển Đông. Cụ đã thực hiện nhiệm vụ này trước khi quân xâm lược Pháp đánh thành Đà Nẵng và Nam Kỳ vào năm 1859 và khá lâu trước khi cụ được cử làm Chánh Sứ Toàn quyền Sứ bộ Đại Nam đến bệ kiến Hoàng đế Napoléon đệ Tam tại điện Tuileries đế quốc Pháp vào ngày 07/11/1863 để xin chuộc lại 3 tỉnh Nam Kỳ: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường và Đảo Côn Nôn do Triều Đình Huế đã ký bản Hòa Ước Nhâm Tuất ngày 05/06/1862.)
Những tin tức gần đây nhất cho biết Trung Cộng đang chuẩn bị đưa Dàn khoan dầu khổng lồ CNOOC 981 (hình chụp kèm theo) của Tổng Công Ty Khai Thác Dầu Khí Quốc Doanh Trung Cộng và hải phận thuộc chủ quyền và lãnh hải của Việt Nam. Vậy là sóng Biển Đông đã dâng cao và đang sục sôi.
Dominic David Trần
Văn Hóa
Chuyện phiếm: Canada vào xuân
Trà Lũ
23:45 19/06/2011
Canada đang giữa mùa xuân. Khắp nơi một màu xanh bát ngát, màu lá mạ non, trông mát mắt hết sức. Mùa xuân mới, chính phủ mới. Xin trình các cụ phương xa là Canada vừa bầu cử lại quốc hội, và quốc hội lần này có nhiều sắc thái đặc biệt. Xin cho tôi bàn chuyện chính trị đầu tiên nha.
Về mặt chính quyền, Canada theo thể chế đại nghị, tiếng Anh gọi là Parliamentary Regime. Theo thể chế này, đảng nào nhiều phiếu nhất trong cuộc bầu cử sẽ lập chính phủ và đảng trưởng sẽ là thủ tướng. Qua cuộc bầu cử ngày 2 tháng Năm vừa qua, Đảng Bảo Thủ đã đại thắng, chiếm 167 ghế trên tổng số 308 ghế quốc hội. Trước đây họ là chính phủ thiểu số, nay họ là chính phủ đa số. Ông Stephen Harper tiếp tục làm thủ tướng với môt nhiệm kỳ ít là 5 năm nữa. Việc đảng Bảo Thủ đại thắng đã được báo chí tiên đoán từ trước nên không ai ngạc nhiên. Điều làm nhiều ngươi ngạc nhiên là Đảng Tân Dân Chủ NDP đã bay lên như diều gặp gió. Đang từ con số 36 ghế trong quốc hội nay nhảy lên tới 102 ghế. Nơi họ kiếm được nhiêu phiếu nhất là tỉnh bang Quebec. Việc này thật là bất ngờ. Xưa nay Quebec là giang sơn của Đảng Bloc Quebecois, cái đảng chủ trương Quebec phải ly khai ra khỏi liên bang Canada. Nay việc đòi ly khai không còn ai tha thiết nữa. Bloc Quebecois thua trận một cách nhục nhã, đang từ 47 ghế, nay chỉ chiếm được 4 ghế. Vì chỉ được 4 ghế nên đảng này bị xóa tên. Khóa trước đảng NDP chỉ được 1 ghế ở Quebec, khóa này NDP được những 58 ghế. NDP không chủ trương đòi ly khai nhưng chủ trương sẽ phục vụ tối đa quyền lợi của dân Quebec, nhất là dân nói tiếng Pháp. Họ lấy được hết phiếu vì những lời hứa ngọt ngào và ve vuốt lòng tự ái này.
Một đảng khác cũng tụt dốc thê thảm là đảng Tự Do Liberal, đang từ 77 ghế, nay chỉ còn 34 ghế. Trước đây Canada có 4 đảng nay chỉ còn 3, vì qua cuộc bầu cử này, đảng Bloc Quebecois đã bị xóa tên. Trước đây Đảng Tự Do Liberal luôn đứng hàng đầu và thế lực với những lãnh tụ nổi tiếng như Pierre Trudeau, như Jean Chrétien, nay đảng này tụt xuống hạng ba, thật là thê thảm.
Ngày 18 tháng Năm vừa qua, Thủ tướng Stephen Harper đã trình diện nội các mới, những 39 bộ trưởng trong đó có 10 vị phụ nữ. Bà Alice Wong là bộ trưởng duy nhất gốc Á Châu. Bà phụ trách người cao niên. Nhiều bộ thế này có nghĩa là người dân sẽ được phụ vụ rất kỹ. Vì là chính phủ đa số nên rồi đây các luật lệ sẽ được thông qua nhanh chóng và dễ dàng, không còn bị các đảng đối lập làm khó nữa.
Quốc hội mới đã họp khóa đầu tiên, ngày 2 tháng Sáu, giữa mùa xuân.
Riêng cộng đồng VN ở Canada thì vui mừng vì có 2 người VN rất trẻ ở Quebec đã đắc cử dân biểu, đó là ông Mai Hoàng 38 tuổi và bà Quách Minh Thư 28 tuổi. Hai dân biểu này đều là đảng viên Đảng NDP. Xin chúc mừng Ông Hoàng và Bà Thư. Hai vị là niềm tự hào và hãnh diện của người Việt chúng tôi.
Nhắc tới tên NDP thì ai cũng nhớ tới công của đảng này đã làm cho Canda nổi tiếng khắp thế giới về mặt y tế. Chắc các cụ biết hiện nay tại Canada mọi dịch vụ y tế như đi bác sĩ, đi bệnh viện, mua thuốc, tất cả đều miễn phí cho mọi người chứ. Đảng NDP là tác giả luật y tế miễn phí nổi danh này. Nhiều tổng thống Hoa Kỳ cố bắt chước y tế Canada mà vẫn chưa được. Tổng Thống Obama, tiếng là đã ban hành được đạo luật y tế miễn phí, nhưng đang gặp rắc rối tứ tung. Thế mới biết cái đảng NDP ở Canada này thiệt giỏi.
Một tin quốc tế cũng vừa thu hút sự chú ý của mọi người đầu mùa xuân là đám cưới vương giả của hoàng tôn William và Kate bên Anh Quốc. Đôi uyên ương này đã lên tới tột đỉnh vinh quang. Hai trẻ trông thật đẹp đôi và hạnh phúc, nhưng liệu hạnh phúc có lâu dài không? Hy vọng ông con William sẽ không sa vào vũng lầy như ông bố Charles.
Phe các bà trong làng tôi theo dõi rất kỹ đám cưới hoàng tộc này. Chị Ba Biên Hoà có thắc mắc là chú rể William mới 28 tuổi mà đã hói chút xiu ở đỉnh đầu, tại sao hói sớm qúa vậy ? Tôi có hỏi nhiều bác sĩ về điều này mà ai cũng lắc đầu không biết. Có người vừa cười vừa bảo đó là do máu xấu. Xấu làm sao được. Hoàng tôn William nước da hồng hào đẹp đẽ thì máu xấu chỗ nào.
Ngoài cái đầu hói chút xíu của chú rể, Chị Ba còn chỉ cho mọi người : Ngày đại lễ mà thánh đường nơi làm lễ cưới chẳng chăng đèn kết hoa gì cả, chẳng cờ quạt trống phách gì cả. Toàn cảnh nhà thờ chỉ thấy trang trí thêm 4 chậu cây xanh mà thôi. Anh H.O. làng tôi cười ha ha : Chắc hoàng gia Anh hoặc là nghèo hoặc là chậm tiến, thua xa VN về mặt lễ lạc.
Nhân đầu mùa xuân, thủ đô Ottawa đang tổ chức các lễ hội ngắm hoa Tulip. Xưa nay Ottawa nổi tiếng về các vườn hoa tulip, những bông hoa quà tặng của hoàng gia Hoà Lan từ năm 1945 ngày xưa, chắc các cụ còn nhớ chuyện này. Thủ đô Washington ở Hoa Kỳ có hoa anh đào, thủ đô Ottawa ở Canada có hoa tulip. Ai cũng rục rịch đi. Các cụ cao niên VN ở Toronto đang rủ nhau viếng thủ đô và ngắm những bông hoa lịch sử này. Có lẽ làng tôi cũng đi.
Ông ODP bồ chữ của làng nghe tới Ottawa thì ông đố : Xin đố các bạn, danh xưng thủ đô Ottawa, người Tàu đọc là gì? Cái này thì khó vì ít ai để ý. Ông ODP cười rồi nói : Người Tàu đọc Ottawa là ‘Ốc Thái Hoa’. Nghe cũng lạ tai và hay hay, phải không cơ. Gần đây tôi mới biết người Tàu gọi Kinh Coran của Hồi Giáo là Cổ Lan Kinh , gọi thành phố Toronto là Đa Luân Đa. Nghe cũng thơ chứ. Đến đây thì anh H.O. lên tiếng : Nhưng mà họ gọi 2 món nước uống Coca Cola và Pepsi Cola là Khả Khẩu Khả Lạc và Bắc Dữ Khả Lạc, nghe lại không hay chút nào.
À, mải nói chuyện thời sự, tôi quên chưa kể bữa cơm do phe liền ông đãi phe các bà. Các cụ nhớ lệ làng tôi chứ. Cứ lễ Người Mẹ thì phe liền ông nấu cơm thết các bà, còn lể Người Cha thì phe liền bà nấu đãi các ông. Năm nay Ông ODP gồng mình nhận việc nấu nướng. Cái ông già này đa tài y như ông Từ Hoè. Ai cũng thấp thỏm không biết ông sẽ nấu món gì. Mãi tới ngày lễ, lúc dọn cơm ra thì ai cũng ồ lên vì ngạc nhiên. Các cụ có biết Ông ODP nấu món gì không? Thưa, ông nấu món ‘ Cơm Muối Huế’. Nghe tiếng Muối thì ai cũng tưởng bữa ăn đạm bạc nhà nghèo. Nhưng không phải vậy, vì đàng sau chữ Muối còn chữ Huế nữa cơ mà. Huế là đất nhà vua, là đất hoàng tộc, nghèo sao được. Cơm Muối Huế, cơm của các Mệ làm chứ ít sao. Ông ODP này ngày xưa đóng quân ở Huế cũng lâu lắm, có lần ông tâm sự ông xém lấy vợ Huế đó, cho nên các món Huế ông khá rành. Vừa rành ăn vừa rành làm. Lần này ông bảo vì sức già tuổi yếu nên ông đã bí mật nhờ 2 cô Huế trong làng, Cô Cao Xuân va Cô Tôn Nữ, giúp sức. Lần đầu tiên dân làng ăn món Cơm Muối Huế, ai cũng hồi hộp. Trươc khi cầm đũa thì ông đọc một bài diên văn nói về món này, như sau :
Bữa cơm hôm nay được ăn toàn với muối. Thứ nhất là món tôm rang ăn với muối ớt xanh. Thứ hai là món cháo ngũ sắc nấu với 5 loại ngũ cốc thiên nhiên : đậu đỏ, đậu đen, kê, gạo trắng và gạo tím. Món cháo này ăn với muối. Thứ ba là món xôi ba màu ăn với muối mè vàng. Đây là xôi gấc, xôi khoai tía và xôi lá dứa. Thứ bốn là món chính, cơm trắng ăn với 9 loại muối khác nhau : muối tiêu, muối cá thu, muối tôm, muối mè… Món thứ năm là món tráng miệng, gồm bưởi, dưa hấu và xoài, chấm với muối trái mơ. Bữa này không có canh. Thực khách được mời dùng nước trà pha với gừng để làm nhẹ đi vị mặn của muối.
Nghe có hấp dẫn không các cụ? Món ăn đất thần kinh cơ mà, nên nó cầu kỳ và tuy là muối nhưng nó vương giả làm sao. Ông ODP và hai cô Huế đã chuẩn bị bữa cơm này cả một tuần lễ. Xin đa tạ ‘ ba mệ’. Thấy dân làng vừa ăn vừa tấm tắc khen ngon và phục tài nghệ của ba đầu bếp thì ông cười giả lả : Thực ra thì không phải tôi và 2 cô Huế làm được hoàn toàn. Chúng tôi đã dựa vào lời chỉ dẫn của đầu bếp Đặng Văn Sơn của KS Festival.
Trong bữa ăn dân làng bàn bàn tới cái ngon của cơm tây và cơm ta. Cụ B.95 nêu thắc mắc : Lão gốc nhà quê, xưa nay chỉ ăn cơm VN, chưa ăn cơm Tây bao giờ, vậy xin cho lão biết hai thứ cơm này khác nhau làm sao.
Anh John giơ tay xin nói ngay : Cụ nói ‘cơm ta’ thì đúng nhưng nói ‘com tây’ thì sai vì Tây nó không ăn cơm bao giờ. Ai cũng cười xòa vì ta vẫn nói đi ăn cơm tây mà. Tây nó không ăn cơm mà nó ăn bánh mì hay khoai tây. Anh John xin nói tiếp : Cháu nói mở đầu cho vui vậy chứ không dám bắt lỗi cụ đâu. Vì cháu là Tây và lấy vợ VN nên cháu rành cả 2 thứ cơm, cháu xin kể trình cụ như thế này :
Cơm ta thì lấy gia đình làm gốc cho nên bữa cơm có tính cách gia đình, mọi người ngồi chung quanh một cái mâm, thức ăn để giữa, một nồi cơm chung, một chén nước mắm ăn chung, ăn miếng nào thì gắp miếng đó từ đĩa chung ở bàn, các món ăn đã thái sẵn. và ăn bằng đũa.
Còn cơm tây thì theo cá nhân chủ nghĩa, mỗi người mỗi đĩa riêng, thức ăn tuy để ở giữa bàn nhưng cá nhân gắp thức ăn vào đĩa mình rồi mới ăn. Thịt cá để cả miếng, cá nhân gắp vào đĩa riêng rồi mới tự mình cắt lấy. Tây không ăn đũa nhưng bằng cái xiên cái muỗm và con dao nhỏ.
Đi ăn cơm tây thì ai cũng biết trước thực đơn : mở đầu là đĩa xà lát, rồi chén xúp, rồi một đĩa lớn trong đó món chính là thịt gà hay thịt heo hay thị bò hay miếng cá, chung quanh là khoai tây nghiền, cà rốt, vài lát rau. Cuối cùng là tráng miệng, thường là bánh ngọt hay cà rem. Rồi trà hay cà phê.
Còn đi ăn cơm Tàu hay cơm VN thì không phải một món chính, mà có tới 9 hay 10 món chính, Ta không đoán trước được những món ăn. Món cuối cùng là cơm chiên hay mì xào. Món này làm ai cũng no bụng, chứ đi ăn cơm tây, ai không quen và không ăn được, thế nào cũng bị đói. Bà vợ tôi ngày xưa, mỗi lần tôi dẫn đi ăn cơm tây xong thì bao giờ bả cũng đòi đi ăn phở .
Các cụ thấy phần trình bày của anh John, ông rể da trắng trong làng tôi có nói đúng không cơ? Tôi thì cho là đúng, những nét chính đều đúng. Anh chỉ quên không nói tới tráng miệng, tây thì ăn bánh ngọt, VN ta thì ăn trái cây, và uống nước trà. Cùng với nước trà qúy khách còn được phục vụ một cây tăm, tăm có bao giấy đàng hoàng, và một cái khăn nóng để lau miệng lau tay.
Xong phần anh John trả lời Cụ B.95 về cơm tây cơm ta thì đến phần Cụ Chánh tiên chỉ. Cụ bảo hôm nay mừng lễ các Bà Mẹ nên xin dân làng kể các chuyện vinh danh Mẹ.
Anh H.O. xin nói đầu tiên. Anh nói về Đức Bồ Tát. Theo giáo sử nguyên thủy bên Ấn Độ thì Đức Quán Thế Âm Bồ Tát là phái nam chứ không phải phái nữ. Chứng cớ : trên các hình vẽ và các bức tượng cách đây 2 ngàn năm bên Ấn Độ thì Đức Bồ Tát có râu rõ ràng và đeo nhiều ngọc ngà châu báu. Nhưng khi Phật giáo sang đến VN, Tàu, Cao Ly thì Đức Bồ Tát đã biến thành phái nữ vì Á Châu quan niệm : Tình thương vô biên chỉ có thể có nơi phái nữ mà thôi, nên Ngài mang hình đàn bà. VN ta quen gọi Ngài là Đức Phật Bà Quán Thế Âm là vậy. Phật Bà là một biểu tượng người Mẹ đầy tình thương. Phật Bà là mẹ chúng sinh. Phật Giáo có Phật Bà, Công Giáo có Đức Mẹ Maria.
Kể xong chuyện Phật Bà, anh H.O. kể luôn sang chuyện Bà Mẹ đi tìm con. Anh bảo mỗi lần anh đọc lại chuyện này thì anh đều xúc động muốn khóc. Hình như năm xưa anh đã kể chuyện này. Vì chuyện này hay và cảm độnt, nên anh xin kể lại một lần nữa. Nhà văn Phạm Tín An Ninh đã chép chuyện theo lời kể của vợ một anh lính Biệt Động Quân.
Chuyện như sau.
Đôi trẻ yêu nhau và lấy được nhau. Họ là một gia đình hạnh phúc tại Nha Trang. Rồi anh chồng lên đường nhập ngũ, theo Biệt Động Quân. Anh đóng ở Pleime. Đứa con trai đầu tiên anh chị đắt tên là Cao Nguyên để nhớ trai binh Pleime. Đứa con thứ hai là gái anh chị đặt tên là Thuỳ Dương để nhớ sinh quán. Gia đình anh chị và 2 con sống trong trại gia binh. 1973, giặc tấn công và tràn ngập. Vợ chồng bồng bế con chạy loạn. Chồng vừa cõng thằng con trai 2 tuồi trên lưng, vừa chiến đấu. Vợ ôm đứa con gái chạy theo chồng. Nhưng rồi giặc tấn công biển người, bom đạm mịt mù. Hai vợ chồng lạc nhau và biệt tăm luôn. Đơn vị của chồng bị giặc nghiền nát. Sau 1975, cô vợ không tìm được một tin tức gì về chồng, cô coi mình đã mất anh vĩnh viễn nên cô ôm con gái vượt biên và được tàu Na Uy vớt.
Hai chục năm sau bà vợ trở về VN và nhất định tìm cho được tin chồng và tin con trai Cao Nguyên. Bà mất nhiều ngày lang thang miền Cheo Reo thuộc tỉnh Gia Lai, nơi xảy ra trận đánh cuối cùng, nhưng bà không hề tim ra dâu vết của chồng của con. Một buổi sáng kia, chủ nhà trọ cho biết sẽ có phiên chợ của người Thượng gần đó, Bà liền đi chợ, đinh bụng sẽ mua một con gà làm lễ cúng chồng vì chồng ngày xưa thích món gà luộc. Và bà đã đến hàng gà. Chủ là một anh Thượng còm gầy đen đủi. Sau khi nhận tiền xong thì anh Thượng cúi xuống bắt gà, bà bỗng giật mình thấy vết sẹo trên cánh tay trái của anh Thượng. Vết sẹo có hình con cọp, giống y như vết sẹo trên cánh tay thằng con trai bà ngày xưa. Bà choáng váng. Bà tiến lại gần và lật cái mũ của anh Thượng ra, hai vành tai anh đã làm bà gục xuống. Đứa con trai bà ngày xưa cũng y như thế này, cũng có hai lỗ tai nhỏ trên hai vành tai. Bà hỏi tên, anh Thượng nói tiéng Việt lơ lớ : Tên tôi là Ksor H’lum. Em có cha mẹ không? Anh Thượng trả lời có. Bà xin được theo anh về nhà, vừa đi vừa khóc. Bà nhờ mấy người giỏi tiếng Thượng đi cùng để vừa làm thông ngôn vừa làm nhân chứng. Bố mẹ anh Thượng ban đầu cứ nhất quyết đây là con ruột do ông bà đẻ ra. Anh Thượng đã có vợ và 2 con. Bà khóc vùi và kể lể tình tiết bi đát qúa làm mọi người chung quanh xúc động. Cuối cùng ông bà Thượng mủi lòng và mở lòng ra. Ông bà cho biết hồi 1973, đúng y như thời gian mà bà kể lể, giặc về đây đánh lớn. Khi im tiếng súng thì có một thương binh trên lưng cõng thằng bé bò lê vào nhà, và gục chết. Ông bà đã chôn cất anh lính bất hạnh và nhận đức bé làm con. Đứa bé không hề biết chuyện này, cho tới hôm nay. Tạ ơn Trời Phật, thế là bà đã tìm ra con. Bà khóc hết nước mắt. Bà xin đem vợ chồng Thượng Cao Nguyên và hai cháu nội về Na Uy, nhưng chúng nhất định không chịu. Chúng bảo núi rừng này, buôn sóc này là quê hương là xương thịt của chúng. Bà làm nhà mới cho con và xây mộ cho chồng. Hàng ngày bà dẫn con ra mộ chồng khấn vái, bao giờ mắt nó cũng đỏ hoe. Ngày chia tay con và cháu để về Na Uy, bà mẹ như người mất hồn, đứa con như người vừa từ trời rơi xuống đất, Mẹ con chia tay dầm dề nước mát. Bà hẹn sẽ về thăm con thăm cháu nội và viếng mộ chồng hàng năm.
Anh H.O. kể đến đây thì nghẹn ngào không kể tiếp được nữa. Phe các bà ai cũng xúc động xót thương tình mẹ tình con.
Thấy không khí bữa ăn nghiêm trang qúa, anh John xin chuyễn sang chuyện khác. Anh xin kể chuyện cười, chuyện phiên dịch của người Tàu. Rằng các sản phẩm thực phẩm nhập cảng từ ngoại quốc vào Canada phải có ghi chú bằng Anh văn và Pháp văn, hai ngôn ngữ chính của quốc gia này. Năm ngoái báo chí ở đây đã đem gói bún của Tàu ra diễu. Dưới hàng chữ Tàu thì có hàng tiếng Anh và hàng tiếng Pháp. Ông Tàu lục địa dịch chữ bún là ‘ Rice stick’ Nghĩa đen là ‘Sợi gạo’ Nghe cũng tạm được đi. Rồi ông Tàu dịch ‘ Rice stick’ trên đây ra Pháp Văn, ông dịch như sau ‘ Riz coller’, nghĩa là ‘gạo, dính chặt.’ Nhà báo Canada đã bò ra cười. Chưa hết. Bên dưới chữ ‘Rice stick / Riz coller’ còn có chữ ‘Safe’ nghĩa là ‘an toàn’. Ông Tàu dịch chữ Anh văn ‘Safe’ ra tiếng Pháp là ‘coffre -fort’. Coffre-fort nghiã là cái két sắt ! Các cụ biết Pháp văn chắc thấy cái sai ngô nghê của lời dịch này. Quan thuế Canada thấy gói bún có chữ Anh và chữ Pháp là đóng dấu rồi cho qua liền.
Thấy cả làng cười vui vẻ, ông ODP liền góp một chuyện khác. Rằng chúng ta vừa ca ngợi MẸ, Mẹ là biểu tượng tình yêu tình thương. Có người bảo vì Thượng Đế phải trông coi cả một vũ trụ vĩ đại nên ngài không có đủ thời giờ lo cho từng người, bởi vậy ngài đã trao tình yêu cho các bà mẹ để các bà mẹ yêu thương con cái thay cho ngài. Nghe có lý qúa. Lòng Mẹ bao la như biển Thái Bình là vậy. Thế mà trong tiếng Việt của ta, không hiểu sao lại có những kiểu nói xúc phạm tới Mẹ, như ‘ tao đánh chết mẹ mày bây giờ’, hoặc nhẹ hơn thì ‘ cay thấy mẹ, nóng thấy mẹ, buồn thấy mẹ…’ Tại sao vậy? Mấy nhà thông thái trong làng tôi nghe đến đây thì đều lắc đầu, không biết giải thích làm sao. Các cụ giúp chúng tôi với.
Rồi ông ODP kể tiếp chuyện thời sự VN. Rằng mấy tuần nay trên hệ thống điện toán toàn cầu phổ biến chuyện của một vị được gọi là nhà tiên tri vũ trụ Trần Dần hiện cư trú tại Hoa Kỳ. Nhà tiên tri đã nói những lời rất chấn động, và xúc phạm nặng nề tới các vua Cộng sản. Rằng tới năm 2014 thì CSVN sẽ tan, một Gorbachev VN sẽ làm quốc trưởng, một tù nhân lương tâm làm thủ tướng, sẽ thay đổi quốc kỳ quốc ca, và mẫu quốc Trung Cộng sẽ tan vào năm 2016. Nhiều người đã tin ông vi ông có trưng ra nhiều chứng cớ. Ông đã nói đúng về 3 đời tổng thống Hoa Kỳ vừa qua, ông đã nói đúng về cái chết của Bin Laden. Nhà tiên tri cho biết ông là Phật Tử nhưng Chúa Giêsu đã hiện ra với ông và bảo ông loan báo cho loài người biết các tin lành . CSVN và CSTC sẽ tan rã ư ? Lạy Trời, xin Trời cho họ tan rã nhẹ nhàng theo lối Nga Xô, Đông Đức hay Ba Lan hồi năm 1991, nghĩa là không đổ máu. Chứ nếu phải đổ máu thì eo ơi sẽ có những biển máu mênh mông. Chúng con sợ máu qúa rồi.
Không biết tin trên sẽ đúng bao nhiêu phần trăm nhưng tin sau đây sẽ đúng trăm phần trăm và rất nóng hổi. Đó là tin Anh John và Chị Ba Biên Hoà đã giúp tôi hoàn thành in cuốn sách thứ 13 và 14. Tên hai cuốn là ĐẤT THIÊN THAI và 400 CHUYỆN CƯỜI. Sách vừa in xong và đang bắt đầu phát hành. Tôi đã viết 300 chuyện cười năm 2001 và 500 chuyện cười năm 2009, nay viết thêm cuốn thứ 3 : 400 chuyện cười. Tất cả các chuyện đều mới và khác nhau. Hy vọng tiếng cười trong cả hai sách mới sẽ làm các cụ thoải mái, yêu đời và hạnh phúc. Trân trọng kính trình.
Toronto, Mùa Xuân 2011.
TRÀ LŨ
SÁCH MỚI CỦA NHÀ VĂN TRÀ LŨ
Đầy tiếng cười, đầy kiến thức
Chúng tôi hân hạnh giới thiệu 2 sách mới nhất vừa phát hành đầu mùa xuân 2011, tác phẩm thứ 13 và 14 của Nhà Văn Trà Lũ ở Canada :
400 CHUYỆN CƯỜI : những chuyện tiếu lâm Đông Tây Kim Cổ chọn lọc .
Đây là cuốn thứ 3, khác với 300 chuyện cười năm 2001 và 500 chuyện cười năm2008
và
ĐẤT THIÊN THAI : 30 chuyện phiếm vui tươi dí dỏm, nhiều tiếng cười và đầy kiến thức được viết trong 3 năm vừa qua
Mua Sách :
• Giá 1 cuốn mua tai Canada : 25 Gia Kim ( tiền sách va bưu phí )
• Giá 1 cuốn gửi từ Canada qua Hoa Kỳ : 28 Gia kim hay Mỹ kim ( tiền sách và bưu phí )
Xin trả bằng ngân phiếu cá nhân,
Xin đề TRÀ LŨ, và gửi tới 113 Kennedy Ave, Toronto, Ontario, M6S 2X8, Canada
Gơi ý : Đây là món quà rất trang nhã và đẹp nhất để tặng bà con bằng hữu. Xin cho
chúng tôi tên và điạ chỉ, chúng tôi sẽ làm đúng ý qúy vị. Trân trọng.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Trái Tim Rướm Máu - Bleeding Hearts
Sông Thanh
08:12 19/06/2011
TRÁI TIM RƯỚM MÁU – Bleeding Hearts
Ảnh của Sông Thanh
Hoa tặng Bố nhân ngày Father’s Day
“Love Until It Hurst”
(Mother Teresa)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Sông Thanh
Hoa tặng Bố nhân ngày Father’s Day
“Love Until It Hurst”
(Mother Teresa)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Giấc Ngủ Ngoan
Dominic Đức Nguyễn
21:36 19/06/2011
GIẤC NGỦ NGOAN
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Con ơi con ngủ cho ngoan
Mẹ còn nhiều việc đa đoan phải làm.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Dominic Đức Nguyễn
Con ơi con ngủ cho ngoan
Mẹ còn nhiều việc đa đoan phải làm.
(Ca dao)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền