Phụng Vụ - Mục Vụ
Lễ Mình Máu Thánh Chúa
Lm. Vinh Sơn scj
20:47 18/06/2017
Lễ Mình Máu Thánh Chúa
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
Dnl 8,2-3,14b-16a; 1 Cr 10,16-17;Ga 6,51-59
Vào năm 1263, một vị linh mục người Đức là cha Peter thành Prague ghé lại Bolsena trên đường hành hương đến Rôma. Ngài có tiếng là một linh mục đạo đức, nhưng lại thấy khó tin việc Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Thánh Thể. Lúc cử hành thánh lễ trên mồ thánh Christina (ngay trong nhà thờ mang tên của ngài), đang khi vị linh mục vừa đọc lời truyền phép, tức thì máu bắt đầu từ Bánh Thánh ứa ra và chảy lai láng trên bàn tay của vị linh mục, trên bàn thờ và khăn thánh.
Vị linh mục hết sức hoang mang sợ hãi. Lúc đầu, ngài định che giấu máu ấy, nhưng máu thánh lan khắp bàn thờ, nên ngài đã dừng ngang thánh lễ và xin được đưa đến thành phố Orvieto gần đó, nơi đức GH Urban IV đang cư ngự.
Đức Thánh Cha lắng nghe tự sự và xá tội vì tội cứng lòng tin cho vị linh mục. Ngài cũng gửi các đại diện xúc tiến cuộc điều tra lập tức. Khi mọi dữ kiện đã được xác minh, Đức Thánh Cha truyền cho Đức Giám Mục giáo phận phải kiệu Bánh Thánh và khăn thánh đã dính các vệt máu về Orvieto. Cùng với các Hồng Y, tổng giám mục, và các bậc vị vọng khác trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha ra tiếp đón đoàn rước, và bằng nghi lễ trang trọng, ngài đã đưa các thánh tích vào lưu giữ trong nhà thờ chính tòa. Tấm khăn thánh mang các vệt máu hiện nay vẫn được lưu giữ và trưng bày tại nhà thờ chính tòa giáo phận Orvieto.
Được biết nhờ phép lạ này soi động, đức Urban IV đã đặc ủy cho thánh Thomas Aquinô soạn bài lễ và bài kinh Thần Vụ để tôn kính Thánh Thể là Mình Thánh Chúa Kitô. Một năm sau phép lạ, vào tháng 8 năm 1264, đức Urban IV đã giới thiệu các công trình của thánh nhân, và bằng một bửu sắc, ngài đã thiết lập lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Đây là một trong muôn vàn những chứng tích Thánh Thể trong dòng lịch sử. Chính tích tồn tại xuyên qua các thời đại như là một bằng chứng về Thánh Thể : Mình và Máu Thánh Chúa sẽ luôn tồn tại giữa thế gian như là một dấu chỉ tình thương: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến ban con một của Ngài” (Ga 3,16). Con Thiên Chúa lại dâng chính mình máu trở nên của ăn của uống cho nhân loại.
Để chuẩn bị cho sự dâng hiến tình yêu vĩ đại, Thiên Chúa đã có những chuẩn bị hàng ngàn năm bằng những hình ảnh, những lời giảng dạy và những phép lạ xuyên suốt dòng lịch sử cứu độ:
• Trong Cựu Ước: Hình ảnh báo trước về Thánh Thể bằng việc Thầy Thượng phẩm Tư tế của Thiên Chúa Men-ki-sê-đê, vua thành Sa-lem, mang bánh và rượu ra chúc phúc cho Tổ phụ Áp-ram (St 14,18-20), nổi bật nhất là Thiên Chúa đã cho bánh là manna và chim cút từ trời (Xh 16), nuôi dưỡng cho Dân Chúa trên hành trình về Đất Hứa, nước chảy từ tảng đá để ban cho Dân Chúa đang khốn khổ vì cơn khát giữa sa mạc hoang vu (Xh 17,1- 7; Ds 2,1-13).
• Trong Tân ước: diễn từ Thánh Thể ở Caphanaum báo trước sẽ một thứ lương thực vĩnh cửu được tặng hiến bằng chính Mình và Máu Ngài : « Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời... » (Ga 6,54) làm bất ngờ mọi người nghe kể cả các môn đệ, một số đã không thể chấp nhận nên đã bỏ ra đi (x. Ga 6). Phép lạ bánh hóa nhiều như là dấu chỉ loan báo Mình Thánh sẽ nuôi cả nhân loại. Trình thuật phép lạ hoá bánh ra nhiều là trình thuật nền tảng và quen thuộc của Tin Mừng, vì bốn Tin Mừng đều thuật lại câu chuyện này (x. Mt 14,13-21; Mc 6,30-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-14).
Sau khi đã chuẩn bị bằng lời giảng dạy và các hình ảnh phép lạ bánh hóa nhiều, trước khi ra đi cứu độ trên Thập Giá và về cùng Cha, trong Bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu đã chính thức lập cho nhân loại Bí Tích Thánh Thể: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy… Ðây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người " (Mc 14,22.24). Tình yêu mà Ngài dâng hiến cho con người chính Mình và Máu Ngài. Thật thế, Dân Chúa kể từ thời điểm này sẽ được sống bằng sự sống chính Ngài như lương thực, vì thế Bí Tích Thánh Thể còn gọi là Bí Tích Tình yêu :Thánh Thể là sự dâng hiến, quà tặng của Con Thiên Chúa Đức Giê-su cho nhân loại như Ngài đã nói : “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình thầy, hiến tế vì anh em” (1Cr 11,24). Ngài truyền cho các môn đệ và những người kế vị là các thừa tác viên kể từ thời điểm do tiếp tục cử hành bí tích này cho anh em tin : « Anh em hãy làm như Thầy vừa làm, để tưởng nhớ đến Thầy… Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước mới, mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm, để tưởng nhớ đến Thầy” (1 Cr 11,23-26). Tưởng nhớ đến Thầy cũng là trao ban cho nhân loại của ăn vĩnh cửu, đó là sự cần thiết nhất trên đường về Quê Trời như Phaolô đã nói: “Thiên Chúa sẽ tiếp trợ mọi sự cần dùng của anh em” (Pl 4,19).
Trong phép lạ bánh hóa nhiều dân Chúa được nuôi dưỡng "no thỏa" (x. Lc 9,17). Hình ảnh nói về dân Chúa được no thỏa, dồi dào thực sự bằng Thánh Thể như Ngài nói : Đến để cho anh em sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Nhưng trong thực tế, chúng ta có no thỏa thật sự không, chúng ta có dồi dào như ước muốn của Đức Kitô ?. Chúng ta không cảm nghiệm sự no thỏa, vì chúng ta nghi ngờ Thánh Thể như vị linh mục thành Prague ở Bolsena. Những nghi ngờ của chúng ta không giống vì không bằng sự tưỏng tượng, suy nghĩ nhưng bằng thực tiễn đời sống: hững hờ, vô tâm với sự dâng hiến của Thánh Thể, như chúng ta thấy con người thời đại ngày hôm nay biểu lộ qua cách sống không quan tâm đến Thánh Thể. Cách sống hờ hững vô tâm củ chúng ta như lời tuyên bố hiến tế Tạ Ơn và sự dâng hiến Thánh Thể của con Thiên Chúa không còn cần thiết...
Trong các Thánh đường có một ngọn đèn nhỏ gần Nhà Tạm luôn lấp lánh, ngọn đèn nhỏ loan báo sự hiện diện của Thiên Chúa trong và qua Thánh Thể. Ngọn đèn cũng mời tôi và bạn dừng bước chân giữa những bước đi vội vã nơi thế gian, để suy nghĩ và ý thức về sự hiện diện của Con Chúa giữa nhân gian. Ánh đèn nhắc chúng ta về một tình yêu của Thiên Chúa trong bí tích Thánh thể, và sự “no thỏa” “dồi dào” chắc chắn khi được nuôi dưỡng bằng chính Thánh Thể, như xưa dân Chúa được nuôi dưỡng nơi hoang địa.
Sự “no thỏa ” thật sự với Bí tích Thánh Thể nơi mỗi người chúng ta cũng trở nên mỗi ngọn đèn chầu, ngọn đèn chầu mời gọi thế giới: Thiên Chúa vẫn hiện diện ở nhân gian trong Thánh Thể - bí tích Tình yêu.
Xin cho con, cho người anh em con được “no thỏa” để trở nên mãi là ngọn đèn chầu được thắp trong ngôi nhà nhân loại, như ngọn đèn sáng bên nhà tạm- ngọn đèn loan báo Chúa Giêsu Thánh Thể luôn hiện diện với lời mời gọi:
“Hãy đến mà xem” (Ga 1,39).
Xem và cảm nghiệm Thánh Thể - Tình yêu dâng hiến của Thiên Chúa cho nhân gian...
Lm. Vinh Sơn scj
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
Dnl 8,2-3,14b-16a; 1 Cr 10,16-17;Ga 6,51-59
Vào năm 1263, một vị linh mục người Đức là cha Peter thành Prague ghé lại Bolsena trên đường hành hương đến Rôma. Ngài có tiếng là một linh mục đạo đức, nhưng lại thấy khó tin việc Chúa Kitô thực sự hiện diện trong Thánh Thể. Lúc cử hành thánh lễ trên mồ thánh Christina (ngay trong nhà thờ mang tên của ngài), đang khi vị linh mục vừa đọc lời truyền phép, tức thì máu bắt đầu từ Bánh Thánh ứa ra và chảy lai láng trên bàn tay của vị linh mục, trên bàn thờ và khăn thánh.
Vị linh mục hết sức hoang mang sợ hãi. Lúc đầu, ngài định che giấu máu ấy, nhưng máu thánh lan khắp bàn thờ, nên ngài đã dừng ngang thánh lễ và xin được đưa đến thành phố Orvieto gần đó, nơi đức GH Urban IV đang cư ngự.
Đức Thánh Cha lắng nghe tự sự và xá tội vì tội cứng lòng tin cho vị linh mục. Ngài cũng gửi các đại diện xúc tiến cuộc điều tra lập tức. Khi mọi dữ kiện đã được xác minh, Đức Thánh Cha truyền cho Đức Giám Mục giáo phận phải kiệu Bánh Thánh và khăn thánh đã dính các vệt máu về Orvieto. Cùng với các Hồng Y, tổng giám mục, và các bậc vị vọng khác trong Giáo Hội, Đức Thánh Cha ra tiếp đón đoàn rước, và bằng nghi lễ trang trọng, ngài đã đưa các thánh tích vào lưu giữ trong nhà thờ chính tòa. Tấm khăn thánh mang các vệt máu hiện nay vẫn được lưu giữ và trưng bày tại nhà thờ chính tòa giáo phận Orvieto.
Được biết nhờ phép lạ này soi động, đức Urban IV đã đặc ủy cho thánh Thomas Aquinô soạn bài lễ và bài kinh Thần Vụ để tôn kính Thánh Thể là Mình Thánh Chúa Kitô. Một năm sau phép lạ, vào tháng 8 năm 1264, đức Urban IV đã giới thiệu các công trình của thánh nhân, và bằng một bửu sắc, ngài đã thiết lập lễ kính Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Đây là một trong muôn vàn những chứng tích Thánh Thể trong dòng lịch sử. Chính tích tồn tại xuyên qua các thời đại như là một bằng chứng về Thánh Thể : Mình và Máu Thánh Chúa sẽ luôn tồn tại giữa thế gian như là một dấu chỉ tình thương: “Thiên Chúa yêu thương thế gian đến ban con một của Ngài” (Ga 3,16). Con Thiên Chúa lại dâng chính mình máu trở nên của ăn của uống cho nhân loại.
Để chuẩn bị cho sự dâng hiến tình yêu vĩ đại, Thiên Chúa đã có những chuẩn bị hàng ngàn năm bằng những hình ảnh, những lời giảng dạy và những phép lạ xuyên suốt dòng lịch sử cứu độ:
• Trong Cựu Ước: Hình ảnh báo trước về Thánh Thể bằng việc Thầy Thượng phẩm Tư tế của Thiên Chúa Men-ki-sê-đê, vua thành Sa-lem, mang bánh và rượu ra chúc phúc cho Tổ phụ Áp-ram (St 14,18-20), nổi bật nhất là Thiên Chúa đã cho bánh là manna và chim cút từ trời (Xh 16), nuôi dưỡng cho Dân Chúa trên hành trình về Đất Hứa, nước chảy từ tảng đá để ban cho Dân Chúa đang khốn khổ vì cơn khát giữa sa mạc hoang vu (Xh 17,1- 7; Ds 2,1-13).
• Trong Tân ước: diễn từ Thánh Thể ở Caphanaum báo trước sẽ một thứ lương thực vĩnh cửu được tặng hiến bằng chính Mình và Máu Ngài : « Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời... » (Ga 6,54) làm bất ngờ mọi người nghe kể cả các môn đệ, một số đã không thể chấp nhận nên đã bỏ ra đi (x. Ga 6). Phép lạ bánh hóa nhiều như là dấu chỉ loan báo Mình Thánh sẽ nuôi cả nhân loại. Trình thuật phép lạ hoá bánh ra nhiều là trình thuật nền tảng và quen thuộc của Tin Mừng, vì bốn Tin Mừng đều thuật lại câu chuyện này (x. Mt 14,13-21; Mc 6,30-34; Lc 9,10-17; Ga 6,1-14).
Sau khi đã chuẩn bị bằng lời giảng dạy và các hình ảnh phép lạ bánh hóa nhiều, trước khi ra đi cứu độ trên Thập Giá và về cùng Cha, trong Bữa Tiệc ly, Chúa Giêsu đã chính thức lập cho nhân loại Bí Tích Thánh Thể: "Anh em hãy cầm lấy, đây là mình Thầy… Ðây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra vì muôn người " (Mc 14,22.24). Tình yêu mà Ngài dâng hiến cho con người chính Mình và Máu Ngài. Thật thế, Dân Chúa kể từ thời điểm này sẽ được sống bằng sự sống chính Ngài như lương thực, vì thế Bí Tích Thánh Thể còn gọi là Bí Tích Tình yêu :Thánh Thể là sự dâng hiến, quà tặng của Con Thiên Chúa Đức Giê-su cho nhân loại như Ngài đã nói : “Anh em hãy cầm lấy mà ăn, đây là mình thầy, hiến tế vì anh em” (1Cr 11,24). Ngài truyền cho các môn đệ và những người kế vị là các thừa tác viên kể từ thời điểm do tiếp tục cử hành bí tích này cho anh em tin : « Anh em hãy làm như Thầy vừa làm, để tưởng nhớ đến Thầy… Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước mới, mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm, để tưởng nhớ đến Thầy” (1 Cr 11,23-26). Tưởng nhớ đến Thầy cũng là trao ban cho nhân loại của ăn vĩnh cửu, đó là sự cần thiết nhất trên đường về Quê Trời như Phaolô đã nói: “Thiên Chúa sẽ tiếp trợ mọi sự cần dùng của anh em” (Pl 4,19).
Trong phép lạ bánh hóa nhiều dân Chúa được nuôi dưỡng "no thỏa" (x. Lc 9,17). Hình ảnh nói về dân Chúa được no thỏa, dồi dào thực sự bằng Thánh Thể như Ngài nói : Đến để cho anh em sống và sống dồi dào (x. Ga 10,10). Nhưng trong thực tế, chúng ta có no thỏa thật sự không, chúng ta có dồi dào như ước muốn của Đức Kitô ?. Chúng ta không cảm nghiệm sự no thỏa, vì chúng ta nghi ngờ Thánh Thể như vị linh mục thành Prague ở Bolsena. Những nghi ngờ của chúng ta không giống vì không bằng sự tưỏng tượng, suy nghĩ nhưng bằng thực tiễn đời sống: hững hờ, vô tâm với sự dâng hiến của Thánh Thể, như chúng ta thấy con người thời đại ngày hôm nay biểu lộ qua cách sống không quan tâm đến Thánh Thể. Cách sống hờ hững vô tâm củ chúng ta như lời tuyên bố hiến tế Tạ Ơn và sự dâng hiến Thánh Thể của con Thiên Chúa không còn cần thiết...
Trong các Thánh đường có một ngọn đèn nhỏ gần Nhà Tạm luôn lấp lánh, ngọn đèn nhỏ loan báo sự hiện diện của Thiên Chúa trong và qua Thánh Thể. Ngọn đèn cũng mời tôi và bạn dừng bước chân giữa những bước đi vội vã nơi thế gian, để suy nghĩ và ý thức về sự hiện diện của Con Chúa giữa nhân gian. Ánh đèn nhắc chúng ta về một tình yêu của Thiên Chúa trong bí tích Thánh thể, và sự “no thỏa” “dồi dào” chắc chắn khi được nuôi dưỡng bằng chính Thánh Thể, như xưa dân Chúa được nuôi dưỡng nơi hoang địa.
Sự “no thỏa ” thật sự với Bí tích Thánh Thể nơi mỗi người chúng ta cũng trở nên mỗi ngọn đèn chầu, ngọn đèn chầu mời gọi thế giới: Thiên Chúa vẫn hiện diện ở nhân gian trong Thánh Thể - bí tích Tình yêu.
Xin cho con, cho người anh em con được “no thỏa” để trở nên mãi là ngọn đèn chầu được thắp trong ngôi nhà nhân loại, như ngọn đèn sáng bên nhà tạm- ngọn đèn loan báo Chúa Giêsu Thánh Thể luôn hiện diện với lời mời gọi:
“Hãy đến mà xem” (Ga 1,39).
Xem và cảm nghiệm Thánh Thể - Tình yêu dâng hiến của Thiên Chúa cho nhân gian...
Lm. Vinh Sơn scj
Đừng sợ, hãy tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa
Lm. Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
22:53 18/06/2017
Chúa Nhật XII Thường niên, năm A
Mt 26 , 26-33
Đừng sợ, hãy tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa
Sống trong một thế giới có nhiều thay đổi, biến động như hôm nay, nhiều người hầu như đánh mất niềm tin, không còn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa nữa, do đó, họ cố gắng giải quyết mọi sự cố, mọi công việc theo sức riêng của mình. Tuy nhiên, con người có giới hạn, có những sự việc, có những sự cố con người không thể tự mình giải quyết được…Bởi vì, Chúa đã nói :” Không có Ta các con không thể làm gì được “. Lời Chúa trong Tin Mừng của Thánh Matthêu hôm nay không chỉ dành riêng cho mười hai tông đồ, nhưng Chúa căn dặn tất cả mọi người chúng ta phải sống tín thác, phải hoàn toàn đặt trong bàn tay quan phòng của Chúa. Có Chúa chúng ta sẽ không lo âu, hồi hộp, sợ sệt :” Người ta sẽ nộp các con trước quan tòa, nơi đó tòa án sẽ xét xử, lúc ấy các con đừng lo, chính Thánh Thần Chúa sẽ soi dẫn các con “. Thánh Matthêu kết thúc đoạn Tin Mừng này xem ra dễ nhưng không dễ chút nào :” Ai tuyên xưng Ta trước mặt người đời, thì Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta, Đấng ở trên Trời. Ai chối bỏ Ta trước mặt người đời, thì Ta cũng sẽ chối bỏ nó trước mặt Cha Ta, Đấng ngự trên trời “.
Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ hãy can đảm loan truyền lời Chúa và giới thiệu Đức Kitô cho nhiều người. Vâng lệnh Chúa truyền dạy, các tông đồ đã đi khắp nơi loan báo, công bố Tin Mừng không dấu diếm bất cứ điều gì. Tất cả những gì các Ngài đã thấy, đã nghe, đã học được nơi Chúa Giêsu, các Ngài đều loan truyền cách công khai, mạnh mẽ và hết sức dạn dĩ.Các Ngài luôn tín thác, tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, đặt hoàn toàn vào sự quan phòng của Chúa. Đi đâu, và ở bất cứ nơi nào, các tông đồ cũng loan truyền lời Chúa, dạy cho người ta biết Chúa là ai, Tin Mừng là gì và Giáo lý của Chúa giúp ta những gì? Người môn đệ của Chúa phải luôn mạnh mẽ bởi vì có Chúa ở với họ, có Chúa Thánh Thần hướng dẫn và tác động, ban sức mạnh cho họ. Lời rao giảng của môn đệ Chúa phải trung thực, phải chân chính, có thì nói có, không thì nói không. Các môn đệ phải nói về Đức Kitô Phục Sinh, làm chứng cho Ngài và chỉ cho mọi người Chúa đã chết, đã sống lại vì yêu con người, yêu nhân loại. Các môn đệ, các tông đồ của Chúa ở khắp nơi, vào mọi thời kỳ đều đã phải hy sinh nhiều. Có những nơi người ta lắng nghe lời rao giảng và tin theo, nhưng có những nơi người ta ghen ghét, hận thù và tìm cách làm hại. Gương của các thánh tử đạo ở trong Giáo Hội đã minh chứng điều đó. Ngay thời kỳ các tông đồ, hầu hết tất cả đều bị người ta ghét bỏ, hãm hại và giết chết. Tuy nhiên, máu của các tử đạo đã đổ ra để làm cho Giáo Hội vững chắc. Phêrô và các bạn của Ngài đều anh dũng, hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa, làm chứng cho sự thật, cho những điều các Ngài đã thấy, đã nghe vv…Máu của các Ngài đã đổ ra để xây dựng Giáo Hội vững mạnh. Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, máu của nhiều tín hữu tiếp tục đổ ra để làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh, làm chứng cho Giáo Hội duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Mặc dầu, máu của nhiều tín hữu hay của hàng Giáo phẩm vẫn còn tiếp tục đổ ra, nhưng tất cả đều hạnh phúc, không hận trù, không trả ân báo oán, tất cả đều vui vì các Ngài đã chết vì Sự Thật, vì Tin Mừng.
Vâng, sở dĩ bài Tin Mừng hôm nay nói lên sự thật ấy, vì Tin Mừng cho hay số phận của những người theo Chúa là bị ghét bỏ. Họ bị hận thù, ghen ghét vì chính đời sống của họ, của con người họ đã được máu Chúa Giêsu nhuộm đỏ và như thế, họ khác người khác, họ đã được máu Chúa Giêsu biến đổi : cuộc sống thánh thiện, đạo đức, liêm chính, ngay thẳng, trung thực của họ vv…đã làm cho người khác ghét bỏ, nhưng Chúa nói đừng sợ, hãy tin tưởng, phó thác, tín thác vào Chúa và sẵn sàng làm chứng cho Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được can đảm, luôn biết tín thác vào Chúa vì tin rằng mọi việc chúng con làm: lời nói, hành động, cử chỉ dù âm thầm, nhỏ bé vẫn có giá trị trước mặt Chúa. Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con không bao giờ sợ hãi làm chứng cho Chúa trong cuộc sống của chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa nói đừng sợ ?
2.Các thánh tử đạo đã nói lên gì ?
3.Những công việc âm thầm của chúng ta thật lòng có giúp gì cho Giáo Hội, cho anh em chúng ta không ?
4.Tại sao sứ thần Gabriel lại nói với Đức Mẹ :” Đừng sợ “ ?
5.Ông bà anh chị em phải làm gì để không sợ ?
Mt 26 , 26-33
Đừng sợ, hãy tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa
Sống trong một thế giới có nhiều thay đổi, biến động như hôm nay, nhiều người hầu như đánh mất niềm tin, không còn tin vào sự quan phòng của Thiên Chúa nữa, do đó, họ cố gắng giải quyết mọi sự cố, mọi công việc theo sức riêng của mình. Tuy nhiên, con người có giới hạn, có những sự việc, có những sự cố con người không thể tự mình giải quyết được…Bởi vì, Chúa đã nói :” Không có Ta các con không thể làm gì được “. Lời Chúa trong Tin Mừng của Thánh Matthêu hôm nay không chỉ dành riêng cho mười hai tông đồ, nhưng Chúa căn dặn tất cả mọi người chúng ta phải sống tín thác, phải hoàn toàn đặt trong bàn tay quan phòng của Chúa. Có Chúa chúng ta sẽ không lo âu, hồi hộp, sợ sệt :” Người ta sẽ nộp các con trước quan tòa, nơi đó tòa án sẽ xét xử, lúc ấy các con đừng lo, chính Thánh Thần Chúa sẽ soi dẫn các con “. Thánh Matthêu kết thúc đoạn Tin Mừng này xem ra dễ nhưng không dễ chút nào :” Ai tuyên xưng Ta trước mặt người đời, thì Ta sẽ tuyên xưng người ấy trước mặt Cha Ta, Đấng ở trên Trời. Ai chối bỏ Ta trước mặt người đời, thì Ta cũng sẽ chối bỏ nó trước mặt Cha Ta, Đấng ngự trên trời “.
Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ hãy can đảm loan truyền lời Chúa và giới thiệu Đức Kitô cho nhiều người. Vâng lệnh Chúa truyền dạy, các tông đồ đã đi khắp nơi loan báo, công bố Tin Mừng không dấu diếm bất cứ điều gì. Tất cả những gì các Ngài đã thấy, đã nghe, đã học được nơi Chúa Giêsu, các Ngài đều loan truyền cách công khai, mạnh mẽ và hết sức dạn dĩ.Các Ngài luôn tín thác, tin tưởng tuyệt đối vào Chúa, đặt hoàn toàn vào sự quan phòng của Chúa. Đi đâu, và ở bất cứ nơi nào, các tông đồ cũng loan truyền lời Chúa, dạy cho người ta biết Chúa là ai, Tin Mừng là gì và Giáo lý của Chúa giúp ta những gì? Người môn đệ của Chúa phải luôn mạnh mẽ bởi vì có Chúa ở với họ, có Chúa Thánh Thần hướng dẫn và tác động, ban sức mạnh cho họ. Lời rao giảng của môn đệ Chúa phải trung thực, phải chân chính, có thì nói có, không thì nói không. Các môn đệ phải nói về Đức Kitô Phục Sinh, làm chứng cho Ngài và chỉ cho mọi người Chúa đã chết, đã sống lại vì yêu con người, yêu nhân loại. Các môn đệ, các tông đồ của Chúa ở khắp nơi, vào mọi thời kỳ đều đã phải hy sinh nhiều. Có những nơi người ta lắng nghe lời rao giảng và tin theo, nhưng có những nơi người ta ghen ghét, hận thù và tìm cách làm hại. Gương của các thánh tử đạo ở trong Giáo Hội đã minh chứng điều đó. Ngay thời kỳ các tông đồ, hầu hết tất cả đều bị người ta ghét bỏ, hãm hại và giết chết. Tuy nhiên, máu của các tử đạo đã đổ ra để làm cho Giáo Hội vững chắc. Phêrô và các bạn của Ngài đều anh dũng, hy sinh mạng sống để làm chứng cho Chúa, làm chứng cho sự thật, cho những điều các Ngài đã thấy, đã nghe vv…Máu của các Ngài đã đổ ra để xây dựng Giáo Hội vững mạnh. Ngày nay, nhiều nơi trên thế giới, máu của nhiều tín hữu tiếp tục đổ ra để làm chứng cho Chúa Giêsu phục sinh, làm chứng cho Giáo Hội duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Mặc dầu, máu của nhiều tín hữu hay của hàng Giáo phẩm vẫn còn tiếp tục đổ ra, nhưng tất cả đều hạnh phúc, không hận trù, không trả ân báo oán, tất cả đều vui vì các Ngài đã chết vì Sự Thật, vì Tin Mừng.
Vâng, sở dĩ bài Tin Mừng hôm nay nói lên sự thật ấy, vì Tin Mừng cho hay số phận của những người theo Chúa là bị ghét bỏ. Họ bị hận thù, ghen ghét vì chính đời sống của họ, của con người họ đã được máu Chúa Giêsu nhuộm đỏ và như thế, họ khác người khác, họ đã được máu Chúa Giêsu biến đổi : cuộc sống thánh thiện, đạo đức, liêm chính, ngay thẳng, trung thực của họ vv…đã làm cho người khác ghét bỏ, nhưng Chúa nói đừng sợ, hãy tin tưởng, phó thác, tín thác vào Chúa và sẵn sàng làm chứng cho Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con được can đảm, luôn biết tín thác vào Chúa vì tin rằng mọi việc chúng con làm: lời nói, hành động, cử chỉ dù âm thầm, nhỏ bé vẫn có giá trị trước mặt Chúa. Xin ban thêm đức tin cho chúng con để chúng con không bao giờ sợ hãi làm chứng cho Chúa trong cuộc sống của chúng con.Amen.
GỢI Ý ĐỂ CHIA SẺ :
1.Tại sao Chúa nói đừng sợ ?
2.Các thánh tử đạo đã nói lên gì ?
3.Những công việc âm thầm của chúng ta thật lòng có giúp gì cho Giáo Hội, cho anh em chúng ta không ?
4.Tại sao sứ thần Gabriel lại nói với Đức Mẹ :” Đừng sợ “ ?
5.Ông bà anh chị em phải làm gì để không sợ ?
Yêu thương như Giêsu
Lm Đan Vinh
23:49 18/06/2017
Lễ Thánh Tâm A
Đnl 7,6-11; 1 Ga 4,7-16; Mt 11,25-30
Yêu thương như Giêsu
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 11,25-30
(25) Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất. Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. (26) Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. (27) Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha. Cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho. (28) Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. (29) Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. (30) Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay gồm mấy ý tưởng chính sau đây:
Đức Giê-su nói mấy lời ngợi khen cảm tạ Chúa Cha, vì Người đã giấu không cho những kẻ học thức quyền thế biết chân lý, nhưng lại tỏ mình ra cho những người nghèo khó, yếu đuối và tội lỗi (25-26). Tiếp đến, Đức Giê-su bày tỏ về bản tính Thiên Chúa của Người ngang hàng với Chúa Cha (27), và mời gọi chúng ta hãy sống theo Luật tình yêu của Người, vừa nhẹ nhàng lại vừa mang lại sự sống muôn đời (28-30).
3. CHÚ THÍCH:
- C 25: + Lạy Cha: Khi cầu nguyện, Đức Giê-su thường xưng tụng Thiên Chúa là “Cha”, một tiếng gọi thân thương mới lạ đối với người Do thái, vì họ không bao giờ dám gọi Thiên Chúa là Cha. + “Chúa Tể trời đất”: là một lời xưng hô có tính trang trọng. + Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn: “Giấu” ở đây không phải vì Chúa Cha không muốn mặc khải, nhưng vì những người kia có thái độ tự mãn, cho mình là khôn ngoan thông thái, nên không muốn đón nhận chân lý mặc khải. Trái lại, những người bé mọn vì có tinh thần khó nghèo, nên được Thiên Chúa tỏ mình ra để họ biết Người, như Đức Giê-su đã nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù !” (Ga 9,39). Câu này gợi lại câu chuyện về các thiếu niên Do thái trong sách Đa-ni-en: Tất cả các bậc khôn ngoan thông thái Ba-by-lon không ai hiểu được mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chỉ có các thiếu niên Do thái là được Thiên Chúa mặc khải cho (x. Đn 2,27.30). Cũng vậy, Đức Giê-su ngợi khen Thiên Chúa vì Người đã tỏ mầu nhiệm Nước trời cho những người bé mọn, tức là những kẻ tin cậy phó thác vào sự phù trì của Thiên Chúa.
- C 26-27: + Đó là điều đẹp ý Cha: Đức Giê-su luôn làm đẹp lòng Cha (x. Mt 3,17 ; 26,42 ; Ga 4,34). + Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi: Ngôn sứ Đa-ni-en được mặc khải cho biết chuyện Con Người được Đấng Cao Niên (Thiên Chúa) ban tặng tất cả mọi sự (x. Đn 7,14). Ở đây, Đức Giê-su cũng cho thấy Thiên Chúa đã giao phó mọi sự cho Người (x. Mt 28,18 ; Ga 5,22 ; 13,3). Nhất là cho Người biết rõ Cha để mặc khải cho lòai người, hầu ban cho lòai người được sống đời đời (x. Ga 17,2-3). + Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha. Cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho: “Biết” ở đây không phải là sự hiểu biết tri thức thông thường, nhưng là một sự hiểu biết thâm sâu. Là tình yêu bao gồm cả tâm hồn và thể xác.
- C 28: + Tất cả hãy đến với tôi: Đức Giê-su mời gọi mọi người hãy theo làm môn đệ của Người, tức là vâng nghe lời Người dạy và sống theo gương mẫu tốt lành của Người. + Những ai đang vất vả mang gánh nặng nề: Chính Đức Giê-su là Con Người được đề cập trong sách Đa-ni-en, ở đây lại xuất hiện dưới danh xưng Con Thiên Chúa, là Vua và là Đấng mặc khải Nước Trời cho những người bé mọn. Họ là những kẻ vất vả và mang gánh nặng nề mà Người kêu gọi hãy đến với Người. Đó là những người Do thái sống dưới ách của Luật cũ, và nhiều tập tục nặng nề (x. Mt 23,4). Đó còn là mọi người đang sống trên trần gian gặp nhiều gian nan thử thách.
- C 29-30: + Hãy mang lấy ách của tôi: “Ách” hay “gánh” của Đức Giê-su chính là đạo lý Tin Mừng mà Người rao giảng. + Vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường: Đạo lý của Đức Giê-su được tóm lại trong ba điều chính sau: Một là Tin, nghĩa là trở thành môn đệ của Người. Hai là khiêm nhường, nghĩa là hạ mình xuống trước mặt Thiên Chúa. Ba là hiền lành, nghĩa là đối xử khoan dung nhân hậu đối với tha nhân. + Vì ách tôi êm ái: Câu này cho thấy Đức Giê-su đòi môn đệ phải giữ luật theo tinh thần Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5,17.20), thay cho thái độ vụ Lề Luật, và nặng hình thức (x. Mt 5,21-22 ; 6,1-18). Đức Giê-su cũng dạy môn đệ đừng bắt chước các đầu mục Do thái là các kinh sư và người Pha-ri-sêu, vì họ chỉ nói mà không làm (x. Mt 23,2-7). + Và gánh tôi nhẹ nhàng: Khi tuân giữ các điều Luật dạy với lòng yêu mến, thì bất cứ điều khoản nào dù khó giữ đến đâu đi nữa, cũng sẽ hóa nên nhẹ nhàng êm ái đối với những ai có lòng mến Chúa.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).
2. CÂU CHUYỆN:
- LUÔN VUI TƯƠI VÌ CÓ TÂM HỒN HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG:
Nhà văn TÔN-TOI (Tolstoi) đã kể một câu chuyện sau để khuyên người ta phải sống lạc quan:
Một hôm, một con chó sói kia gặp thấy con sóc có bộ lông màu nâu đang nhởn nhơ gặm củ cà rốt trên một cành cây gần mặt đất, sói liền nhe hàm răng nhọn hoắc ra, gầm gừ đe dọa và hỏi sóc nâu rằng: “Này tên sóc nâu khốn kiếp kia. Tại sao tao thấy họ hàng sóc bọn bay lúc nào cũng vui vẻ nhảy nhót ăn uống như thế ? Bộ chúng bay không thấy ông nội của chúng bay đang rầu thúi ruột ra đây hay sao ?” Bấy giờ chú sóc nâu kia vội leo lên cành cao hơn để đề phòng bất trắc. Sau khi ngồi an toàn trên cành, sóc nâu mới trả lời chó sói rằng: “Thưa ông sói. Sở dĩ ông luôn cảm thấy buồn thúi ruột vì ông là kẻ gian ác, lúc nào cũng để lòng giận hờn, luôn tìm cách bắt nạt và giết hại những kẻ yếu đuối hơn mình. Còn họ sóc nhà chúng tôi luôn cảm thấy vui tươi và nhảy nhót suốt ngày, vì chúng tôi sống hiền lành, hòa thuận với mọi loài vật khác và không làm hại bất cứ ai”.
Câu trả lời của chú sóc nâu rất phù hợp với bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su là một con người lạc quan. Dù vừa gặp phải thất bại ở các thành ven Biển Hồ (x. Mt 11,20-24), nhưng Người vẫn nhận ra thánh ý Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết những điều mầu nhiệm này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha (Mt 11,25-26).
Còn chúng ta, sau khi gặp một vài sự chống đối hay thất bại trong việc truyền giáo, chúng ta thường cảm thấy chán nản và muốn buông xuôi. Chúng ta hãy xin Chúa ban tinh thần lạc quan của Đức Giê-su, để dù gặp phải đau khổ thất bại, vẫn dâng lời ngợi khen cảm tạ, vì biết rằng sự thất bại chỉ là nhất thời, là dịp để chúng ta học tập rút kinh nghiệm. Hy vọng sẽ tới ngày chúng ta sẽ trở thành thợ gặt mùa lúa bội thu của Thiên Chúa như lời Đức Giê-su tiên báo hôm nay.
- KINH NGHIỆM CỦA MỘT NGƯỜI GẶP CHÚA:
Một cô sinh viên Công giáo kia vừa bắt gặp quả tang người yêu lừa dối phản bội mình thì cảm thấy rất buồn chán. Rồi khi về đến nhà, cô lại bị mẹ rầy la vị sự ngây thơ khờ dại của mình. Cô chạy xe đến tìm mấy người bạn thân, để chia sẻ tâm sự mong được an ủi. Nhưng thật không may: đứa thì đi học, đứa thì đi làm, đứa khác đang đi chơi với bạn trai… Trời đã về chiều và đường phố đang giờ tan tầm, cô chạy lòng vòng ngoài đường đông đúc xe và bị mắc kẹt tại giao lộ, phải chịu đựng những tiếng ồn ào và hít mùi khói xăng mù mịt khó chịu. Gần đó có một thánh đường đang mở cửa, cô liền đem xe vào chỗ gửi và vào nhà thờ. Bầu khí nơi đây thật trang nghiêm yên tĩnh. Cô đến quỳ ở hàng ghế đầu sát gian cung thánh nhìn lên Chúa Giê-su và thầm thì kể lể tâm sự với Người. Nói đến đâu nước mắt tuôn trào đến đó. Sau một hồi lâu, cô cảm thấy tâm hồn thật nhẹ nhàng thanh thản. Hình như tâm tư của cô đã được Chúa nghe và cảm thông rồi. Cô đã tìm thấy bình an trong tâm hồn và sẵn sàng quên đi tất cả những gì đã gây ra đau khổ cho mình. Cô hy vọng một tương lai tốt đẹp đang chờ đón mình. Rồi cô ra lấy xe về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó.
Thật đúng như lời Đức Giê-su kêu gọi trong Tin Mừng hôm nay: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Lạy Chúa, xin cho con cảm nghiệm được rằng: Chỉ nơi Chúa con mới được niềm vui và sự bình an.
- SỐNG VÌ YÊU THƯƠNG:
Trong quyển nhật ký, mục sư MÁC-TIN LU-THƠ KINH (Martin Luther King), người đã hy sinh mạng sống để đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da đen có đoạn viết như sau:
“Tôi rất hãnh diện nếu ngày tôi chết, được ai đó kể lại rằng: Lu-thơ Kinh là người đã cố gắng sống vì yêu thương. Ngày đó tôi mong các bạn có thể nói rằng: tôi đã cố gắng sống cho công lý, rằng tôi đã đồng hành với những ai thực thi công bình, rằng tôi đã dấn thân để đem lại cơm bánh cho những người đói ăn, và kẻ rách rưới có đồ mặc. Tôi mong rằng ngày đó các bạn sẽ nói rằng: Lu-thơ Kinh đã xả thân để thăm viếng những người tù tội, và yêu thương phục vụ hết mọi người, nhất là những nạn nhân của sự kỳ thị chủng tộc… Còn tất cả những thứ khác, như giải No-bel Hòa Bình 1964 không quan trọng nên chẳng cần phải nhắc lại…”
Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nên con giống hình ảnh yêu thương của Chúa. Chúa đã phú ban cho con một trái tim biết yêu thương. Xin cho con biết luôn tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống trong sự hòa thuận tha thứ và khiêm nhường phục vụ. Nhất là xin cho con biết yêu thương những người nghèo khổ đang sống bên con, vì họ là hiện thân của Chúa.
- LỊCH SỬ LỄ THÁNH TÂM:
Khi Chúa Giê-su bị treo trên thập giá, thánh sử Gio-an đã nhấn mạnh tới vết thương ở cạnh sườn Người: “Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,33-34).
Trước thế kỷ 12, Hội Thánh có thói quen tôn kính các vết thương của Chúa Giê-su. Nhưng từ thế kỷ 13, Hội Thánh bắt đầu tôn kính Trái tim Chúa, là cơ quan biểu tượng cho Tình yêu của Người. Đến năm 1695, nữ tu Mác-ga-ri-ta thuộc dòng Đức Mẹ Thăm Viếng ở Pháp, đã được Chúa Giê-su hiện ra phán bảo rằng: “Đây là Trái Tim đã yêu mến loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc, lại còn khinh mạn dể duôi”. Rồi Chúa truyền phải phổ biến lòng tôn sùng Trái Tim Chúa trên khắp thế giới. Giáo Hội cổ động việc tôn sùng này như một phương tiện để chống lý thuyết sai lầm lan tràn vào thời đó, chủ trương Thiên Chúa là Đấng nghiêm minh công thẳng, không xót thương và sẽ trừng phạt các tội nhân. Vì thế Giáo Hội thấy càng phải đề cao lòng thương xót của Chúa. Nên đến cuối thế kỷ thứ 18, Giáo Hội đã thiết lập lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su.
Phương thế để tôn sùng Trái Tim Chúa Giê-su là siêng năng làm việc đền tạ. Việc đền tạ gồm hai phần chính: Một là giục lòng kính mến Chúa, thay cho những kẻ đã vô tình bạc nghĩa với Người. Hai là dâng những lời ngợi khen, ăn năn và cầu xin ơn tha thứ thay cho những kẻ đã dám cả lòng xúc phạm đến Thánh Tâm Chúa.
3. SUY NIỆM:
- Đức Giê-su mời gọi chúng ta đến với Người: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Gánh nặng ở đây là gánh nặng của đau khổ, hậu quả của những lần vấp ngã, của trách nhiệm, của sự chịu đựng tha nhân… Tất cả những ai bị căng thẳng và lo âu, chán chường và mệt mỏi, hãy đến với Đức Giê-su. Nhờ được gặp Người, họ sẽ tìm lại được sự bình an cho tâm hồn.
- Đức Giê-su còn nói: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,29). Đức Giê-su không ngần ngại nói đến ách của Người, mà những ai đến với Người phải mang. Người không giấu ta về những đòi hỏi nghiêm túc, về con đường chật hẹp leo dốc mà ít người muốn đi, về thập giá mà ta phải vác hàng ngày theo sau Người. Như thế, sự an bình thư thái Người hứa ban, không phải là thứ bình an dễ dãi, nhưng là bình an ngay khi đang chịu đau khổ, vì biết mình được Chúa yêu thương và xác tín mình đang làm theo thánh ý Chúa.
- Đức Giê-su cũng nói: “Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,30). Sở dĩ ách của Đức Giê-su êm ái và gánh của Người nhẹ nhàng, là do chúng được đón nhận trong tình yêu. Tình yêu làm cho mọi sự trở nên êm nhẹ. Thánh Au-gút-ti-nô nói: “Nơi đâu có tình yêu, thì sẽ không có vất vả. Mà giả như có vất vả, thì người ta cũng thích sự vất vả đó”.
- Hãy học với tôi: Đức Giê-su kêu gọi chúng ta trở thành môn đệ của Người, học bài học yêu thương trong trái tim khiêm nhu hiền hòa của Người. Khi mang trong mình những tâm tình của Đức Giê-su, thì tâm hồn chúng ta sẽ được bình an. Cần từ bỏ những tự mãn về sự khôn ngoan của mình, cần sống khiêm nhu nhỏ bé như một trẻ thơ. Khi ấy chúng ta mới được Đức Giê-su mặc khải cho và sau này sẽ được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa.
4. THẢO LUẬN:
Theo bạn, ngày nay chúng ta thường mang những gánh nặng nào ? Luật đạo có phải là cái ách nặng đè lên chúng ta không ? Các việc bổn phận như dự lễ cầu nguyện sớm tối có phải là gánh nặng không ? Làm thế nào để các việc ấy trở thành ách êm ái và gánh nhẹ nhàng như lời Chúa hứa hôm nay ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã đến và ban cho con muôn ngàn hồng ân cả về thể xác cũng như tâm hồn. Chúa lại muốn cho con quảng đại chia sẻ cho tha nhân những hồng ân ấy. LẠY CHÚA. Này thân xác con với đôi mắt, tay chân, tài năng, sắc đẹp… Này tâm hồn con với trí khôn hiểu biết, tình cảm yêu thương, ý muốn tự do… Con xin dâng tất cả cho Chúa. Nhiều khi con gặp thất bại là do lỗi của con thế mà con hay than thân trách phận, có khi còn xúc phạm khi đổ lỗi tại Chúa. Giờ đây, con xin lỗi Chúa và quyết tâm chỉ yêu mến và phụng sự một mình Chúa mà thôi. LẠY CHÚA. Đời con được bao phủ bằng biết bao hồng ân của Chúa. Cuộc đời con luôn có bàn tay Chúa dìu dắt hướng dẫn. Có Chúa đi với con, con nào có sợ chi ai ? Xin giúp con khám phá nơi con những khả năng Chúa ban, biết trân trọng những thứ của cải vật chất Chúa trao cho con quản lý, và xin cho con biết tận dụng những cơ hội, để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho phần rỗi các linh hồn.
- LẠY CHÚA. Xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ, để con có thể nghe được tiếng Chúa phán dạy, để thấy Chúa đang hiện diện và hoạt động nơi con. Con đang sống giữa một thế giới đầy những cạm bẫy và gian dối lừa lọc, xin cho trái tim con đừng hóa sơ cứng như đá, ích kỷ khép kín và nghi ngờ mọi người đến với con. Xin dạy con sống hiền hòa như Chúa, để con biết cảm thông nỗi đau của người khác và sẵn sàng bao dung tha thứ những xúc phạm của tha nhân. Xin dạy con sống khiêm nhu để luôn vâng theo ý Chúa qua ý bề trên và những góp ý xây dựng của những người chung quanh. Cuối cùng, xin giúp con tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, và luôn vui vẻ dấn thân trên con đường chật hẹp, lên dốc với Chúa, chấp nhận những đau khổ thử thách với lòng tin cậy phó thác. Nhờ đó, con hy vọng sẽ được Chúa ban thưởng hạnh phúc Thiên Đàng đới sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Đnl 7,6-11; 1 Ga 4,7-16; Mt 11,25-30
Yêu thương như Giêsu
I. HỌC LỜI CHÚA
1. TIN MỪNG: Mt 11,25-30
(25) Vào lúc ấy, Đức Giê-su cất tiếng nói: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất. Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. (26) Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha. (27) Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi. Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha. Cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho. (28) Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. (29) Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. (30) Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.
2. Ý CHÍNH:
Bài Tin Mừng hôm nay gồm mấy ý tưởng chính sau đây:
Đức Giê-su nói mấy lời ngợi khen cảm tạ Chúa Cha, vì Người đã giấu không cho những kẻ học thức quyền thế biết chân lý, nhưng lại tỏ mình ra cho những người nghèo khó, yếu đuối và tội lỗi (25-26). Tiếp đến, Đức Giê-su bày tỏ về bản tính Thiên Chúa của Người ngang hàng với Chúa Cha (27), và mời gọi chúng ta hãy sống theo Luật tình yêu của Người, vừa nhẹ nhàng lại vừa mang lại sự sống muôn đời (28-30).
3. CHÚ THÍCH:
- C 25: + Lạy Cha: Khi cầu nguyện, Đức Giê-su thường xưng tụng Thiên Chúa là “Cha”, một tiếng gọi thân thương mới lạ đối với người Do thái, vì họ không bao giờ dám gọi Thiên Chúa là Cha. + “Chúa Tể trời đất”: là một lời xưng hô có tính trang trọng. + Con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn: “Giấu” ở đây không phải vì Chúa Cha không muốn mặc khải, nhưng vì những người kia có thái độ tự mãn, cho mình là khôn ngoan thông thái, nên không muốn đón nhận chân lý mặc khải. Trái lại, những người bé mọn vì có tinh thần khó nghèo, nên được Thiên Chúa tỏ mình ra để họ biết Người, như Đức Giê-su đã nói: “Tôi đến thế gian này chính là để xét xử: cho người không xem thấy được thấy, và kẻ xem thấy lại nên đui mù !” (Ga 9,39). Câu này gợi lại câu chuyện về các thiếu niên Do thái trong sách Đa-ni-en: Tất cả các bậc khôn ngoan thông thái Ba-by-lon không ai hiểu được mầu nhiệm của Thiên Chúa. Chỉ có các thiếu niên Do thái là được Thiên Chúa mặc khải cho (x. Đn 2,27.30). Cũng vậy, Đức Giê-su ngợi khen Thiên Chúa vì Người đã tỏ mầu nhiệm Nước trời cho những người bé mọn, tức là những kẻ tin cậy phó thác vào sự phù trì của Thiên Chúa.
- C 26-27: + Đó là điều đẹp ý Cha: Đức Giê-su luôn làm đẹp lòng Cha (x. Mt 3,17 ; 26,42 ; Ga 4,34). + Cha tôi đã giao phó mọi sự cho tôi: Ngôn sứ Đa-ni-en được mặc khải cho biết chuyện Con Người được Đấng Cao Niên (Thiên Chúa) ban tặng tất cả mọi sự (x. Đn 7,14). Ở đây, Đức Giê-su cũng cho thấy Thiên Chúa đã giao phó mọi sự cho Người (x. Mt 28,18 ; Ga 5,22 ; 13,3). Nhất là cho Người biết rõ Cha để mặc khải cho lòai người, hầu ban cho lòai người được sống đời đời (x. Ga 17,2-3). + Và không ai biết rõ người Con, trừ Chúa Cha. Cũng như không ai biết rõ Chúa Cha, trừ người Con và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho: “Biết” ở đây không phải là sự hiểu biết tri thức thông thường, nhưng là một sự hiểu biết thâm sâu. Là tình yêu bao gồm cả tâm hồn và thể xác.
- C 28: + Tất cả hãy đến với tôi: Đức Giê-su mời gọi mọi người hãy theo làm môn đệ của Người, tức là vâng nghe lời Người dạy và sống theo gương mẫu tốt lành của Người. + Những ai đang vất vả mang gánh nặng nề: Chính Đức Giê-su là Con Người được đề cập trong sách Đa-ni-en, ở đây lại xuất hiện dưới danh xưng Con Thiên Chúa, là Vua và là Đấng mặc khải Nước Trời cho những người bé mọn. Họ là những kẻ vất vả và mang gánh nặng nề mà Người kêu gọi hãy đến với Người. Đó là những người Do thái sống dưới ách của Luật cũ, và nhiều tập tục nặng nề (x. Mt 23,4). Đó còn là mọi người đang sống trên trần gian gặp nhiều gian nan thử thách.
- C 29-30: + Hãy mang lấy ách của tôi: “Ách” hay “gánh” của Đức Giê-su chính là đạo lý Tin Mừng mà Người rao giảng. + Vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường: Đạo lý của Đức Giê-su được tóm lại trong ba điều chính sau: Một là Tin, nghĩa là trở thành môn đệ của Người. Hai là khiêm nhường, nghĩa là hạ mình xuống trước mặt Thiên Chúa. Ba là hiền lành, nghĩa là đối xử khoan dung nhân hậu đối với tha nhân. + Vì ách tôi êm ái: Câu này cho thấy Đức Giê-su đòi môn đệ phải giữ luật theo tinh thần Tám Mối Phúc Thật (x. Mt 5,17.20), thay cho thái độ vụ Lề Luật, và nặng hình thức (x. Mt 5,21-22 ; 6,1-18). Đức Giê-su cũng dạy môn đệ đừng bắt chước các đầu mục Do thái là các kinh sư và người Pha-ri-sêu, vì họ chỉ nói mà không làm (x. Mt 23,2-7). + Và gánh tôi nhẹ nhàng: Khi tuân giữ các điều Luật dạy với lòng yêu mến, thì bất cứ điều khoản nào dù khó giữ đến đâu đi nữa, cũng sẽ hóa nên nhẹ nhàng êm ái đối với những ai có lòng mến Chúa.
II. SỐNG LỜI CHÚA
1. LỜI CHÚA: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,28-30).
2. CÂU CHUYỆN:
- LUÔN VUI TƯƠI VÌ CÓ TÂM HỒN HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG:
Nhà văn TÔN-TOI (Tolstoi) đã kể một câu chuyện sau để khuyên người ta phải sống lạc quan:
Một hôm, một con chó sói kia gặp thấy con sóc có bộ lông màu nâu đang nhởn nhơ gặm củ cà rốt trên một cành cây gần mặt đất, sói liền nhe hàm răng nhọn hoắc ra, gầm gừ đe dọa và hỏi sóc nâu rằng: “Này tên sóc nâu khốn kiếp kia. Tại sao tao thấy họ hàng sóc bọn bay lúc nào cũng vui vẻ nhảy nhót ăn uống như thế ? Bộ chúng bay không thấy ông nội của chúng bay đang rầu thúi ruột ra đây hay sao ?” Bấy giờ chú sóc nâu kia vội leo lên cành cao hơn để đề phòng bất trắc. Sau khi ngồi an toàn trên cành, sóc nâu mới trả lời chó sói rằng: “Thưa ông sói. Sở dĩ ông luôn cảm thấy buồn thúi ruột vì ông là kẻ gian ác, lúc nào cũng để lòng giận hờn, luôn tìm cách bắt nạt và giết hại những kẻ yếu đuối hơn mình. Còn họ sóc nhà chúng tôi luôn cảm thấy vui tươi và nhảy nhót suốt ngày, vì chúng tôi sống hiền lành, hòa thuận với mọi loài vật khác và không làm hại bất cứ ai”.
Câu trả lời của chú sóc nâu rất phù hợp với bài Tin Mừng hôm nay, Đức Giê-su là một con người lạc quan. Dù vừa gặp phải thất bại ở các thành ven Biển Hồ (x. Mt 11,20-24), nhưng Người vẫn nhận ra thánh ý Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết những điều mầu nhiệm này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha (Mt 11,25-26).
Còn chúng ta, sau khi gặp một vài sự chống đối hay thất bại trong việc truyền giáo, chúng ta thường cảm thấy chán nản và muốn buông xuôi. Chúng ta hãy xin Chúa ban tinh thần lạc quan của Đức Giê-su, để dù gặp phải đau khổ thất bại, vẫn dâng lời ngợi khen cảm tạ, vì biết rằng sự thất bại chỉ là nhất thời, là dịp để chúng ta học tập rút kinh nghiệm. Hy vọng sẽ tới ngày chúng ta sẽ trở thành thợ gặt mùa lúa bội thu của Thiên Chúa như lời Đức Giê-su tiên báo hôm nay.
- KINH NGHIỆM CỦA MỘT NGƯỜI GẶP CHÚA:
Một cô sinh viên Công giáo kia vừa bắt gặp quả tang người yêu lừa dối phản bội mình thì cảm thấy rất buồn chán. Rồi khi về đến nhà, cô lại bị mẹ rầy la vị sự ngây thơ khờ dại của mình. Cô chạy xe đến tìm mấy người bạn thân, để chia sẻ tâm sự mong được an ủi. Nhưng thật không may: đứa thì đi học, đứa thì đi làm, đứa khác đang đi chơi với bạn trai… Trời đã về chiều và đường phố đang giờ tan tầm, cô chạy lòng vòng ngoài đường đông đúc xe và bị mắc kẹt tại giao lộ, phải chịu đựng những tiếng ồn ào và hít mùi khói xăng mù mịt khó chịu. Gần đó có một thánh đường đang mở cửa, cô liền đem xe vào chỗ gửi và vào nhà thờ. Bầu khí nơi đây thật trang nghiêm yên tĩnh. Cô đến quỳ ở hàng ghế đầu sát gian cung thánh nhìn lên Chúa Giê-su và thầm thì kể lể tâm sự với Người. Nói đến đâu nước mắt tuôn trào đến đó. Sau một hồi lâu, cô cảm thấy tâm hồn thật nhẹ nhàng thanh thản. Hình như tâm tư của cô đã được Chúa nghe và cảm thông rồi. Cô đã tìm thấy bình an trong tâm hồn và sẵn sàng quên đi tất cả những gì đã gây ra đau khổ cho mình. Cô hy vọng một tương lai tốt đẹp đang chờ đón mình. Rồi cô ra lấy xe về nhà như không có chuyện gì xảy ra trước đó.
Thật đúng như lời Đức Giê-su kêu gọi trong Tin Mừng hôm nay: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Lạy Chúa, xin cho con cảm nghiệm được rằng: Chỉ nơi Chúa con mới được niềm vui và sự bình an.
- SỐNG VÌ YÊU THƯƠNG:
Trong quyển nhật ký, mục sư MÁC-TIN LU-THƠ KINH (Martin Luther King), người đã hy sinh mạng sống để đấu tranh cho quyền bình đẳng của người da đen có đoạn viết như sau:
“Tôi rất hãnh diện nếu ngày tôi chết, được ai đó kể lại rằng: Lu-thơ Kinh là người đã cố gắng sống vì yêu thương. Ngày đó tôi mong các bạn có thể nói rằng: tôi đã cố gắng sống cho công lý, rằng tôi đã đồng hành với những ai thực thi công bình, rằng tôi đã dấn thân để đem lại cơm bánh cho những người đói ăn, và kẻ rách rưới có đồ mặc. Tôi mong rằng ngày đó các bạn sẽ nói rằng: Lu-thơ Kinh đã xả thân để thăm viếng những người tù tội, và yêu thương phục vụ hết mọi người, nhất là những nạn nhân của sự kỳ thị chủng tộc… Còn tất cả những thứ khác, như giải No-bel Hòa Bình 1964 không quan trọng nên chẳng cần phải nhắc lại…”
Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nên con giống hình ảnh yêu thương của Chúa. Chúa đã phú ban cho con một trái tim biết yêu thương. Xin cho con biết luôn tìm kiếm hạnh phúc và ý nghĩa cuộc sống trong sự hòa thuận tha thứ và khiêm nhường phục vụ. Nhất là xin cho con biết yêu thương những người nghèo khổ đang sống bên con, vì họ là hiện thân của Chúa.
- LỊCH SỬ LỄ THÁNH TÂM:
Khi Chúa Giê-su bị treo trên thập giá, thánh sử Gio-an đã nhấn mạnh tới vết thương ở cạnh sườn Người: “Khi đến gần Đức Giê-su và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra” (Ga 19,33-34).
Trước thế kỷ 12, Hội Thánh có thói quen tôn kính các vết thương của Chúa Giê-su. Nhưng từ thế kỷ 13, Hội Thánh bắt đầu tôn kính Trái tim Chúa, là cơ quan biểu tượng cho Tình yêu của Người. Đến năm 1695, nữ tu Mác-ga-ri-ta thuộc dòng Đức Mẹ Thăm Viếng ở Pháp, đã được Chúa Giê-su hiện ra phán bảo rằng: “Đây là Trái Tim đã yêu mến loài người quá bội, mà loài người vô tình tệ bạc, lại còn khinh mạn dể duôi”. Rồi Chúa truyền phải phổ biến lòng tôn sùng Trái Tim Chúa trên khắp thế giới. Giáo Hội cổ động việc tôn sùng này như một phương tiện để chống lý thuyết sai lầm lan tràn vào thời đó, chủ trương Thiên Chúa là Đấng nghiêm minh công thẳng, không xót thương và sẽ trừng phạt các tội nhân. Vì thế Giáo Hội thấy càng phải đề cao lòng thương xót của Chúa. Nên đến cuối thế kỷ thứ 18, Giáo Hội đã thiết lập lễ Thánh Tâm Chúa Giê-su.
Phương thế để tôn sùng Trái Tim Chúa Giê-su là siêng năng làm việc đền tạ. Việc đền tạ gồm hai phần chính: Một là giục lòng kính mến Chúa, thay cho những kẻ đã vô tình bạc nghĩa với Người. Hai là dâng những lời ngợi khen, ăn năn và cầu xin ơn tha thứ thay cho những kẻ đã dám cả lòng xúc phạm đến Thánh Tâm Chúa.
3. SUY NIỆM:
- Đức Giê-su mời gọi chúng ta đến với Người: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi. Tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,28). Gánh nặng ở đây là gánh nặng của đau khổ, hậu quả của những lần vấp ngã, của trách nhiệm, của sự chịu đựng tha nhân… Tất cả những ai bị căng thẳng và lo âu, chán chường và mệt mỏi, hãy đến với Đức Giê-su. Nhờ được gặp Người, họ sẽ tìm lại được sự bình an cho tâm hồn.
- Đức Giê-su còn nói: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng” (Mt 11,29). Đức Giê-su không ngần ngại nói đến ách của Người, mà những ai đến với Người phải mang. Người không giấu ta về những đòi hỏi nghiêm túc, về con đường chật hẹp leo dốc mà ít người muốn đi, về thập giá mà ta phải vác hàng ngày theo sau Người. Như thế, sự an bình thư thái Người hứa ban, không phải là thứ bình an dễ dãi, nhưng là bình an ngay khi đang chịu đau khổ, vì biết mình được Chúa yêu thương và xác tín mình đang làm theo thánh ý Chúa.
- Đức Giê-su cũng nói: “Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng” (Mt 11,30). Sở dĩ ách của Đức Giê-su êm ái và gánh của Người nhẹ nhàng, là do chúng được đón nhận trong tình yêu. Tình yêu làm cho mọi sự trở nên êm nhẹ. Thánh Au-gút-ti-nô nói: “Nơi đâu có tình yêu, thì sẽ không có vất vả. Mà giả như có vất vả, thì người ta cũng thích sự vất vả đó”.
- Hãy học với tôi: Đức Giê-su kêu gọi chúng ta trở thành môn đệ của Người, học bài học yêu thương trong trái tim khiêm nhu hiền hòa của Người. Khi mang trong mình những tâm tình của Đức Giê-su, thì tâm hồn chúng ta sẽ được bình an. Cần từ bỏ những tự mãn về sự khôn ngoan của mình, cần sống khiêm nhu nhỏ bé như một trẻ thơ. Khi ấy chúng ta mới được Đức Giê-su mặc khải cho và sau này sẽ được hưởng Thánh Nhan Thiên Chúa.
4. THẢO LUẬN:
Theo bạn, ngày nay chúng ta thường mang những gánh nặng nào ? Luật đạo có phải là cái ách nặng đè lên chúng ta không ? Các việc bổn phận như dự lễ cầu nguyện sớm tối có phải là gánh nặng không ? Làm thế nào để các việc ấy trở thành ách êm ái và gánh nhẹ nhàng như lời Chúa hứa hôm nay ?
5. NGUYỆN CẦU:
- LẠY CHÚA GIÊ-SU. Chúa đã đến và ban cho con muôn ngàn hồng ân cả về thể xác cũng như tâm hồn. Chúa lại muốn cho con quảng đại chia sẻ cho tha nhân những hồng ân ấy. LẠY CHÚA. Này thân xác con với đôi mắt, tay chân, tài năng, sắc đẹp… Này tâm hồn con với trí khôn hiểu biết, tình cảm yêu thương, ý muốn tự do… Con xin dâng tất cả cho Chúa. Nhiều khi con gặp thất bại là do lỗi của con thế mà con hay than thân trách phận, có khi còn xúc phạm khi đổ lỗi tại Chúa. Giờ đây, con xin lỗi Chúa và quyết tâm chỉ yêu mến và phụng sự một mình Chúa mà thôi. LẠY CHÚA. Đời con được bao phủ bằng biết bao hồng ân của Chúa. Cuộc đời con luôn có bàn tay Chúa dìu dắt hướng dẫn. Có Chúa đi với con, con nào có sợ chi ai ? Xin giúp con khám phá nơi con những khả năng Chúa ban, biết trân trọng những thứ của cải vật chất Chúa trao cho con quản lý, và xin cho con biết tận dụng những cơ hội, để làm sáng danh Chúa và mưu ích cho phần rỗi các linh hồn.
- LẠY CHÚA. Xin cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ, để con có thể nghe được tiếng Chúa phán dạy, để thấy Chúa đang hiện diện và hoạt động nơi con. Con đang sống giữa một thế giới đầy những cạm bẫy và gian dối lừa lọc, xin cho trái tim con đừng hóa sơ cứng như đá, ích kỷ khép kín và nghi ngờ mọi người đến với con. Xin dạy con sống hiền hòa như Chúa, để con biết cảm thông nỗi đau của người khác và sẵn sàng bao dung tha thứ những xúc phạm của tha nhân. Xin dạy con sống khiêm nhu để luôn vâng theo ý Chúa qua ý bề trên và những góp ý xây dựng của những người chung quanh. Cuối cùng, xin giúp con tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, và luôn vui vẻ dấn thân trên con đường chật hẹp, lên dốc với Chúa, chấp nhận những đau khổ thử thách với lòng tin cậy phó thác. Nhờ đó, con hy vọng sẽ được Chúa ban thưởng hạnh phúc Thiên Đàng đới sau.
X) HIỆP CÙNG MẸ MA-RI-A.- Đ) XIN CHÚA NHẬM LỜI CHÚNG CON
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Lễ Mình Máu Thánh Chúa 2017 tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
23:28 18/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Tham dự thánh lễ, có đông đảo các Hồng Y và Giám Mục, cùng với các vị Giám Chức, linh mục và hàng chục ngàn tín hữu.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Trong ngày Lễ Trọng Kính Mình Máu Thánh Chúa này, ý tưởng về ký ức được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. Moses nói với mọi người:
“Anh em phải nhớ lại tất cả con đường mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã dẫn anh em đi.. Anh em đừng quên Đức Chúa, Đấng đã dưỡng nuôi anh em bằng man-na trong sa mạc” (Đnl 8: 2, 14, 16). Chúa Giêsu sẽ nói với chúng ta: “Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy” (1 Cor 11:24). “Bánh hằng sống từ trời xuống” (Ga 6:51) là một bí tích của ký ức, nhắc nhở chúng ta, một cách thực tế và hữu hình, về tình yêu mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.
Ngày hôm nay, lời Chúa nói với mỗi người chúng ta, Hãy nhớ! Việc tưởng nhớ đến những việc Chúa làm đã hướng dẫn và củng cố cuộc hành trình của dân Chúa qua sa mạc; ghi nhớ tất cả những gì Chúa đã làm cho chúng ta là nền tảng của lịch sử ơn cứu độ cá nhân của mỗi người chúng ta. Ghi nhớ là điều cần thiết cho đức tin, như nước cho cây. Một cây thiếu nước thì không thể sống và đơm hoa kết trái được. Đức tin cũng không thể tồn tại được trừ khi đức tin của chúng ta có thể uống sâu sắc từ ký ức tất cả những gì Chúa đã làm cho chúng ta.
Hãy ghi nhớ. Ký ức là quan trọng, vì ký ức cho phép chúng ta sống trong tình yêu, minh mẫn, không bao giờ quên Đấng yêu thương chúng ta và mời gọi chúng ta đáp lại với tình yêu. Tuy nhiên, ngày nay, khả năng đặc biệt mà Chúa ban cho chúng ta này đang suy yếu đáng kể. Giữa cơ man những hoạt động quay cuồng, nhiều người và nhiều sự kiện dường như chỉ thoáng qua vù một cái. Chúng ta nhanh chóng lật qua trang khác, tìm kiếm sự mới mẻ trong khi không thể lưu lại chút gì trong tâm tư. Bỏ ký ức của chúng ta sau lưng và chỉ sống phút hiện tại, chúng ta có nguy cơ hơn bao giờ là chỉ nhìn bề mặt của sự vật, thường xuyên thay đổi liên tục, mà không tiến sâu hơn, không có tầm nhìn rộng hơn để có thể nhắc nhở cho chúng ta biết chúng ta là ai và chúng ta đang đi về đâu. Thành thử, cuộc sống của chúng ta trở thành manh mún, và thiếu sâu sắc bên trong.
Tuy nhiên, ngày Lễ Trọng hôm nay nhắc nhở chúng ta rằng trong cuộc sống bị phân mảnh của chúng ta, Chúa đến gặp gỡ chúng ta với một sự “mong manh” khả ái, là Thánh Thể. Nơi Bánh Hằng Sống, Chúa đến với chúng ta, tự hiến chính Ngài thành của ăn khiêm tốn âu yếm chữa lành ký ức của chúng ta, bị thương tổn bởi nhịp sống quay cuồng. Bí tích Thánh Thể là sự tưởng nhớ đến tình yêu Thiên Chúa. Trong đó, “đau khổ [của Chúa Kitô] được kính nhớ” (Kinh Chiều II, ca vịnh Magnificat) và chúng ta nhớ lại tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta, mang đến cho chúng ta sức mạnh và sự nâng đỡ trong cuộc hành trình của chúng ta. Vì thế tưởng niệm Thánh Thể đem lại biết bao những điều thiện hảo cho chúng ta: đó không phải là một ký ức trừu tượng, lạnh lùng và hời hợt, nhưng là một kỷ niệm sống động trong đó tình yêu của Thiên Chúa an ủi chúng ta. Thánh Thể được pha thêm hương vị với Lời Chúa và những hành động của Người, hương vị của cuộc Thương Khó, và hương thơm của Thánh Linh. Khi đón nhận Thánh Thể, trái tim chúng ta tràn ngập với xác tín về tình yêu của Chúa Giêsu. Khi nói điều này, cha nghĩ cách riêng đến những bé trai, bé gái, vừa được Rước Lễ Lần Đầu, và đang hiện diện đông đảo nơi đây.
Bí tích Thánh Thể mang lại cho chúng ta một ký ức biết ơn, vì Thánh Thể cho chúng ta thấy rằng chúng ta là con của Cha, là Đấng yêu thương và nuôi dưỡng chúng ta. Thánh Thể mang đến cho chúng ta một ký ức tự do, vì tình yêu và sự tha thứ của Chúa Giêsu chữa lành những vết thương của quá khứ, làm phôi pha ký ức về những sai trái chúng ta đã trải qua và đã gây ra. Thánh Thể đem đến cho chúng ta một ký ức nhẫn nại, vì giữa chập chùng những gian truân, chúng ta biết rằng Thần Khí của Chúa Giêsu vẫn ở lại trong chúng ta. Bí tích Thánh Thể khích lệ chúng ta: ngay cả trên những nẻo đường gập ghềnh nhất, chúng ta không cô đơn; Chúa không quên chúng ta và bất cứ khi nào chúng ta hướng về Ngài, Ngài sẽ phục hồi chúng ta bằng tình yêu của Ngài.
Bí tích Thánh Thể cũng nhắc nhở chúng ta rằng chúng ta không phải là những cá nhân biệt lập, nhưng là một thân thể. Khi dân tụ tập cùng nhau trong sa mạc, man-na rơi xuống từ trời và người ta chia sẻ man-na trong gia đình của họ (x Xh 16), cũng thế Chúa Giêsu, là Bánh từ Trời xuống, kêu gọi chúng ta hội họp cùng nhau để đón nhận Người và chia sẻ Người với nhau. Bí tích Thánh Thể không phải là một bí tích “cho tôi”; đó là bí tích cho nhiều người, là những người hình thành nên cùng một thân thể. Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta về điều này: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” (1 Cor 10:17). Bí tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất. Những ai đón nhận Thánh Thể phải trở thành một người kiến tạo tình đoàn kết, và sự hiệp nhất, vì xây dựng sự hiệp nhất đã trở thành một phần trong “DNA tinh thần” của người ấy. Cầu xin cho Bánh hiệp nhất này chữa lành tham vọng của chúng ta muốn làm chúa tể những người khác, muốn tham lam vơ vét mọi thứ cho bản thân, muốn kích động bất hòa và chỉ trích. Xin cho Thánh Thể thức tỉnh trong chúng ta niềm vui được sống trong tình yêu, không có sự ganh đua, đố kỵ hay ngồi lê đôi mách.
Giờ đây, khi cử hành Bí Tích Thánh Thể này, chúng ta hãy yêu mến và cảm tạ Chúa vì ân sủng vĩ đại này: đó là tưởng niệm sống động tình yêu của Người, trong đó chúng ta trở thành một thân thể duy nhất và dẫn chúng ta đến sự hiệp nhất.
Bản dịch Việt Ngữ của J.B. Đặng Minh An
Rước kiệu Mình Máu Thánh Chúa tại Thánh Đô Rôma 18/6/2017.
VietCatholic Network
22:59 18/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Giờ đây Đức Thánh Cha sẽ chủ sự cuộc rước kiệu Mình Thánh Chúa cùng với hàng ngàn tín hữu tiến bước trên quãng đường Merulana dài hơn 1 cây số, từ Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô hướng về Đền thờ Đức Bà Cả.
Những năm trước Đức Thánh Cha Phanxicô còn khoẻ ngài đi bộ cùng với đoàn rước suốt trên quảng đường hơn 1 cây số nhưng hai năm trở lại đây ngài phải đi xe đến Đền thờ Đức Bà Cả trước đoàn rước.
Mặt Nhật đang được một phó tế cung nghinh lên một chiếc kiệu. Đó là một nét mới trong cuộc kiệu năm nay.
Những năm dưới thời Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16, Mặt Nhật được cung nghinh lên một chiếc xe hơi trang trí rất long trọng và Đức Bênêđíctô thứ 16 kính cẩn quỳ ngay sau Mặt Nhật trên suốt đoạn đường.
Năm ngoái và năm trước nữa Mặt Nhật cũng được cung nghinh lên một chiếc xe hơi, trên xe có hai vị phó tế cung kính chắp tay nghiêm quỳ.
Như chúng tôi vừa nói Mặt Nhật được một phó tế cung nghinh lên một chiếc kiệu. Chiếc kiệu này có 4 người khiêng. Bên cạnh đó còn có 8 người cầm lọng che rất long trọng.
Các phó tế và chủng sinh của giáo phận Rôma đi đầu đoàn rước. Các linh mục của giáo phận Rôma trong áo dài trắng đeo dây stola đi thành nhóm sau đó. Rồi đến các vị Hồng Y và các vị trong giáo triều Rôma.
Sau đó là các hội đoàn, đoàn thể của giáo phận trong những bộ đồng phục tạo thành một đoàn rước rất đẹp mắt.
Để thấy đoàn rước đông đảo như thế nào chúng tôi xin nêu một chi tiết sau là khi nhóm đầu tiên đến Đền Thờ Đức Bà Cả rồi thì tại Đền Thờ Thánh Gioan Latêranô vẫn còn có những nhóm sau cùng đang bắt đầu rời khỏi đền thờ.
Chúng tôi nhận thấy Đức Hồng Y Vallini và Đức Cha Angelo De Donatis đi ngay sau chiếc kiệu.
Tưởng cũng nên nhắc lại là hôm thứ Sáu 26 tháng 5 Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm ngài làm giám quản thay cho Đức Hồng Y Vallini. Đức Hồng Y năm nay 77 tuổi, đã là giám quản Rôma kể từ năm 2008.
Đức Giáo Hoàng là vị giám mục Rôma, nhưng trách nhiệm của ngài quá rộng lớn nên ngài cần một vị đại diện để bảo đảm việc chăm sóc mục vụ thích đáng cho giáo phận Rôma.
Với việc bổ nhiệm này, Đức Giáo Hoàng tự động nâng Đức Cha Angelo De Donatis, hiện là giám mục phụ tá Rôma lên hàng tổng giám mục. Ngài sẽ là một trong những vị được nhận dây Pallium vào ngày 29 tháng 6 tới đây nhân lễ hai thánh Phêrô và Phaolô Tông Đồ và sẽ chính thức thay thế công việc của Đức Hồng Y Agostino Vallini vào ngày hôm đó.
Dọc đường, ca đoàn đảm trách các bài thánh ca, xen lẫn những lời cầu nguyện. Đoàn rước tiến hành trong 45 phút tới Đền thờ Đức Bà Cả. Tại đây, Đức Thánh Cha và mọi người đã hát kinh Tantum ergo và ngài ban Phép lành Mình Thánh Chúa cho các tín hữu. Trước khi rời lễ đài, Đức Thánh Cha đã cầu nguyện trước ảnh Đức Mẹ là Phần Rỗi của dân Roma.
Tác dụng của truyền thông xã hội đối với tôn giáo
Vũ Văn An
23:42 18/06/2017
Một đan viện với 10 nữ tu trên đảo Sardinia của Ý đang sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ việc làm của cộng đoàn họ và để bảo đảm sự sống còn của họ. Điều này xem ra có vẻ gây ngạc nhiên, vì các nhữ tu này chọn cuộc sống làm việc và cầu nguyện trong thinh lặng, tách biệt khỏi thế giới bên ngoài.
Nhưng trong tư cách một thần học gia Công Giáo chuyên về sinh hoạt phụng vụ và tu trì, cuộc tìm tòi của tôi cho thấy việc các nữ tu quay qua không gian điều khiển (cyberspace) chỉ là chương muộn nhất trong một lịch sử dài của các dòng tu sử dụng các phương tiện truyền thông tốt nhất.
Câu truyện Dòng Tên đã phát triển dòng tu của họ một cách mạnh mẽ ra sao trong thế kỷ 16 cho ta một trường hợp điển hình đáng lưu ý.
Truyền thông để đời sống tu kín tồn tại lâu dài
Trong các năm gần đây, gần như mọi dòng tu nam nữ trong Giáo Hội Công Giáo ở Âu Châu và Bắc Mỹ đều phải đối đầu với một cuộc suy sụp nhanh chóng về con số thành viên. Thực vậy, theo Trung Tâm Nghiên Cứu Áp Dụng Tông Đồ (CARA), con số linh mục dòng từ 22,707 năm 1965 giảm xuống chỉ còn 12,010 năm 2014; con số tu huynh từ 12,271 năm 1965 giảm xuống chỉ còn 4,318 năm 2014; con số nữ tu từ 179,954 năm 1965 giảm xuống chỉ còn 49,883 năm 2014.
Trong số các dòng bị suy sụp hơn cả, có nhiều dòng kín của phụ nữ, tức các dòng thực hành cuộc sống cầu nguyện và làm việc của họ phía sau các bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Một trong các tu viện kín đang chật vật nói trên là Đan Viện Thánh Clara, đã được thành lạp từ thế kỷ 14 tại Thành Phố Sardinia thuộc vùng Oristo phía tây Địa Trung Hải. Hiện nay, cộng đoàn này chỉ còn thưa thớt 10 nữ tu, mà phần đông đã cao niên, một số đã ở tuổi 90. Dù mọi nữ tu cùng cố gắng hết sức để tham dự 8 buổi cầu nguyện hàng ngày, chỉ ít dì có thể làm việc ở ngoài vườn, khâu vá và trông nom trẻ em, cũng như lắng nghe người ta tới chuyện vãn và xin cầu nguyện. Dĩ nhiên, các nữ tu cao niên cũng cần được chăm sóc. Hiện nay, để có thể tồn tại, sự trợ giúp từ bên ngoài và các thành viên mới là những điều tối cần.
Thời Trung Cổ, khi nở rộ ở Tây Âu, các đan viện thường tọa lạc ở các thành phố hay thị trấn. Tuy cách ly xã hội chung quanh, nhưng các đan sĩ và nữ tu vẫn đảm nhiệm việc huấn giáo cũng như huấn đạo cho các khách vãng lai. Những người này ngồi tại những chỗ bên lề dành cho họ trong các nhà nguyện của đan viện, lắng nghe và cầu nguyện trong thinh lặng khi các đan sĩ hay nữ tu hát kinh tại các dẫy ghế gần bàn thờ nhất. Chính nhờ các tương tác giữa đan viện và “thế gian” này mà lời kêu gọi được ngỏ cùng các đồng lao công để họ gia nhập cộng đoàn. Các người đàn ông và đàn bà được chứng kiến sự hiện hữu và lối sống của đan viện qua sự gần gũi thể lý và đích thân thăm viếng.
Tuy nhiên, ngày nay, lời kêu mời ơn gọi buộc phải đi qua Hệ Thống Cung Cấp Liên Mạng Hoàn Cầu (World Wide Web). Gia nhập hàng ngũ rất nhiều tu viện và đan viện khắp thế giới, các nữ tu của Đan Viện Thánh Clara đã nhận ra nhu cầu phải thông đạt tốt hơn mình là ai và mình có gì để cung hiến. Thành viên trẻ nhất của họ, Nữ Tu Maria Catarina, 42 tuổi, đã phát động trang mạng (https://www.monasterosantachiaraoristano.it) và trang Facebook (https://www.facebook.com/Monastero-Santa-Chiara-Oristano) của cộng đoàn.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên các cộng đồng tu trì buộc phải nghĩ tới phương cách truyền thông tốt nhất để phát triển con số thành viên của mình.
Sự lớn mạnh của Dòng Tên ở buổi đầu
Hội Dòng Chúa Giêsu (The Society of Jesus), một dòng tu dành cho các linh mục và nam tu sĩ thường được gọi là Dòng Tên, được thành lập từ năm 1541. Nhóm nguyên thủy của họ chỉ gồm 7 người vốn là bạn bè của nhau; những người này đoan giữ không những các đức khó nghèo, thanh tịnh và vâng lời mà còn sẵn sàng phục vụ bất cứ sứ mệnh nào của Đức Giáo Hoàng.
Không như các cộng đồng tu sĩ đơn tu, các tu sĩ Dòng Tên làm việc tông đồ, nghĩa là dòng truyền giáo. Thay vì kín cổng cao tường, kiểu dòng tu của Công Giáo Rôma này “lên đường truyền giáo” khắp “thế giới”.
Cho tới lúc một số những nhà sáng lập trên qua đời, dòng đã phát triển đến hơn một ngàn thành viên. Một trong các chìa khóa đưa đến thành công là việc luân lưu các thư viết tay, một phương tiện có thể vớ vẩn đối với ngày nay, nhưng là một khí cụ truyền thông vô cùng giá trị vào thời ấy.
Dòng Tên mau chóng được các giới chức đạo đời mời thiết lập các khu truyền giáo ở Á Châu. Các thư từ giữa các bề trên dòng và các tu sĩ ở hải ngoại dĩ nhiên là nguồn cung cấp thông tin, tìm và ban hành các chỉ thị cũng như cho ý kiến. Tuy nhiên, một số thư từ còn được thiết kế để vận động sự hỗ trợ cho dòng, xây dựng các thành viên và gợi hứng cho nhiều người mới nhập dòng.
Sử gia Dòng Tên John O’Malley giải thích như sau: “Điều quan trọng hơn cả, cả các tu sĩ Dòng Tên lẫn người khác học biết tu sĩ Dòng Tên là những ai nhờ đọc những điều họ làm”.
Thánh Phanxicô Xaviê, nhà truyền giáo Dòng Tên đầu tiên tới Ấn Độ và Nhật Bản, đã gửi nhiều bức thư không những cho các bề trên dòng ở Rôma và Bồ Đào Nha mà còn cho cả Vua Bồ Đào Nha là Gioan III nữa, trong các năm từ 1542 tới 1552. Nhà vua cho đọc từng lá trong 8 lá thư của Thánh Phanxicô trong các Thánh Lễ cử hành tại các lãnh thổ của ông. Các lá thư này, mà phần lớn bao gồm các lời yêu cầu cung cấp các người mới tuyển có phẩm chất cao, đã vừa củng cố sự hỗ trợ của nhà vua đối với Thánh Phanxicô trong tư cách đại sứ của Ông ở Đông Phương mà còn giúp gợi hứng cho sự lớn mạnh nhanh chóng của Dòng Tên mới thành lập ở Âu Châu.
Trong khi ấy, Dòng Tên phát triển hệ thống thư từ riêng gửi trong nội bộ và giữa các cộng đoàn của họ. Nổi tiếng là các thư luân lưu bán niên của Juan de Polanco giữa thế kỷ 16. Polanco lúc đó là thư ký chấp hành của ba bề trên cả Dòng Tên đầu tiên ở Rôma. Các lá thư của ngài truyền đạt việc ban lãnh đạo lên khuôn ra sao đường lối sống và hệ thống giáo dục của Dòng. Những lá thư này xây dựng nên phong thái rất khác biệt của Dòng Tên trong lối sống tu dòng và dự phóng những điều đã được chứng tỏ như là hình ảnh lôi cuốn đối với những người mới được tuyển chọn.
Các lá thư giữa các tu sĩ Dòng tên ở hải ngoại, như Thánh Phanxicô Xaviê, và các giới chức ở Âu Châu đã được chuyển giao nhờ các tầu buôn và thường phải mất vài năm mới tới được người nhận. Đối với những lá thư cần phải luân chuyển giữa các cử tọa rộng lớn hơn, như thành viên của các nhà Dòng Tên hay công chúng tham dự Thánh Lễ tại Bồ Đào Nha của Vua Gioan III, chúng thường phải được chép tay.
Sự bùng nổ của nghề in đã đặt chữ viết lên trên các trang sách, tập san và tờ tin tức. Bước qua thế kỷ 20, truyền thông đại chúng xuất hiện cùng với việc phát triển của điện thoại, truyền thanh, phim ảnh và các phương tiện truyền hình và liên mạng. Việc chia sẻ ý nghĩ và thông tin càng ngày càng lớn mạnh về khối lượng và tầm vươn.
Các tu sĩ mới của Dòng Tên nối vòng tay lớn với thế giới trên Mạng
Suốt thời hiện đại, các định chế và dòng tu Công Giáo, trong đó có Dòng Tên, đã sử dụng mọi phương tiện truyền thông như trên. Gần đây hơn, từ Vatican xuống tận các định chế vùng và địa phương, đã trăm hoa đua nở sự hiện diện Công Giáo trên liên mạng. Các trang mạng phần lớn trình bầy thông tin về một giáo phận, một trường học hay một dòng tu nào đó. Một số sử dụng hình thức báo chí truyền thống như tập san và nhật báo, để truyền đạt sứ điệp của mình.
Một nhóm các tu sĩ trẻ Dòng Tên Hoa Kỳ cũng đã khởi sự một trang liên mạng của riêng họ gọi là The Jesuit Post. Các “blogs” và “tweets” của họ nhằm vào thế hệ của họ. Như họ nói trên trang mạng của họ, các tu sĩ trẻ của Dòng Tên này tìm cách “chứng minh rằng đức tin có liên quan tới nền văn hóa ngày nay và Thiên Chúa đang hành động trong nền văn hóa này”. Cũng như với những lá thư luân lưu của ngày qua , ngày nay chính các bài đăng trên liên mạng đang phát huy hình ảnh người tu sĩ Dòng Tên. Các dòng tông đồ khác, như Dòng Da Minh, cũng đang làm tốt việc này.
Nhờ chia sẻ việc làm của mình qua các phương tiện truyền thông mới nhất, các dòng tu trên chỉ đang thích ứng những gì vốn là truyền thống lâu đời của họ trong việc giao tiếp với thế giới. Ngay đối với các nữ tu kín như Đan Viện Thánh Clara, việc tiếp tục sống còn trên thế giới rộng lớn này cũng là một việc phải chia sẻ đời sống mình trên Hệ Thống Cung Cấp Liên Mạng Hòan Cầu.
Bruce T. Morrill, Ghế Edward A. Malloy về Công Giáo Học, Giáo Sư Nghiên Cứu Thần Hoc, Đại Học Vanderbilt, How Social Media Has Changed Religion, International Business Times, June 17, 2017
Nhưng trong tư cách một thần học gia Công Giáo chuyên về sinh hoạt phụng vụ và tu trì, cuộc tìm tòi của tôi cho thấy việc các nữ tu quay qua không gian điều khiển (cyberspace) chỉ là chương muộn nhất trong một lịch sử dài của các dòng tu sử dụng các phương tiện truyền thông tốt nhất.
Câu truyện Dòng Tên đã phát triển dòng tu của họ một cách mạnh mẽ ra sao trong thế kỷ 16 cho ta một trường hợp điển hình đáng lưu ý.
Truyền thông để đời sống tu kín tồn tại lâu dài
Trong các năm gần đây, gần như mọi dòng tu nam nữ trong Giáo Hội Công Giáo ở Âu Châu và Bắc Mỹ đều phải đối đầu với một cuộc suy sụp nhanh chóng về con số thành viên. Thực vậy, theo Trung Tâm Nghiên Cứu Áp Dụng Tông Đồ (CARA), con số linh mục dòng từ 22,707 năm 1965 giảm xuống chỉ còn 12,010 năm 2014; con số tu huynh từ 12,271 năm 1965 giảm xuống chỉ còn 4,318 năm 2014; con số nữ tu từ 179,954 năm 1965 giảm xuống chỉ còn 49,883 năm 2014.
Trong số các dòng bị suy sụp hơn cả, có nhiều dòng kín của phụ nữ, tức các dòng thực hành cuộc sống cầu nguyện và làm việc của họ phía sau các bức tường ngăn cách với thế giới bên ngoài.
Một trong các tu viện kín đang chật vật nói trên là Đan Viện Thánh Clara, đã được thành lạp từ thế kỷ 14 tại Thành Phố Sardinia thuộc vùng Oristo phía tây Địa Trung Hải. Hiện nay, cộng đoàn này chỉ còn thưa thớt 10 nữ tu, mà phần đông đã cao niên, một số đã ở tuổi 90. Dù mọi nữ tu cùng cố gắng hết sức để tham dự 8 buổi cầu nguyện hàng ngày, chỉ ít dì có thể làm việc ở ngoài vườn, khâu vá và trông nom trẻ em, cũng như lắng nghe người ta tới chuyện vãn và xin cầu nguyện. Dĩ nhiên, các nữ tu cao niên cũng cần được chăm sóc. Hiện nay, để có thể tồn tại, sự trợ giúp từ bên ngoài và các thành viên mới là những điều tối cần.
Thời Trung Cổ, khi nở rộ ở Tây Âu, các đan viện thường tọa lạc ở các thành phố hay thị trấn. Tuy cách ly xã hội chung quanh, nhưng các đan sĩ và nữ tu vẫn đảm nhiệm việc huấn giáo cũng như huấn đạo cho các khách vãng lai. Những người này ngồi tại những chỗ bên lề dành cho họ trong các nhà nguyện của đan viện, lắng nghe và cầu nguyện trong thinh lặng khi các đan sĩ hay nữ tu hát kinh tại các dẫy ghế gần bàn thờ nhất. Chính nhờ các tương tác giữa đan viện và “thế gian” này mà lời kêu gọi được ngỏ cùng các đồng lao công để họ gia nhập cộng đoàn. Các người đàn ông và đàn bà được chứng kiến sự hiện hữu và lối sống của đan viện qua sự gần gũi thể lý và đích thân thăm viếng.
Tuy nhiên, ngày nay, lời kêu mời ơn gọi buộc phải đi qua Hệ Thống Cung Cấp Liên Mạng Hoàn Cầu (World Wide Web). Gia nhập hàng ngũ rất nhiều tu viện và đan viện khắp thế giới, các nữ tu của Đan Viện Thánh Clara đã nhận ra nhu cầu phải thông đạt tốt hơn mình là ai và mình có gì để cung hiến. Thành viên trẻ nhất của họ, Nữ Tu Maria Catarina, 42 tuổi, đã phát động trang mạng (https://www.monasterosantachiaraoristano.it) và trang Facebook (https://www.facebook.com/Monastero-Santa-Chiara-Oristano) của cộng đoàn.
Nhưng đây không phải là lần đầu tiên các cộng đồng tu trì buộc phải nghĩ tới phương cách truyền thông tốt nhất để phát triển con số thành viên của mình.
Sự lớn mạnh của Dòng Tên ở buổi đầu
Hội Dòng Chúa Giêsu (The Society of Jesus), một dòng tu dành cho các linh mục và nam tu sĩ thường được gọi là Dòng Tên, được thành lập từ năm 1541. Nhóm nguyên thủy của họ chỉ gồm 7 người vốn là bạn bè của nhau; những người này đoan giữ không những các đức khó nghèo, thanh tịnh và vâng lời mà còn sẵn sàng phục vụ bất cứ sứ mệnh nào của Đức Giáo Hoàng.
Không như các cộng đồng tu sĩ đơn tu, các tu sĩ Dòng Tên làm việc tông đồ, nghĩa là dòng truyền giáo. Thay vì kín cổng cao tường, kiểu dòng tu của Công Giáo Rôma này “lên đường truyền giáo” khắp “thế giới”.
Cho tới lúc một số những nhà sáng lập trên qua đời, dòng đã phát triển đến hơn một ngàn thành viên. Một trong các chìa khóa đưa đến thành công là việc luân lưu các thư viết tay, một phương tiện có thể vớ vẩn đối với ngày nay, nhưng là một khí cụ truyền thông vô cùng giá trị vào thời ấy.
Dòng Tên mau chóng được các giới chức đạo đời mời thiết lập các khu truyền giáo ở Á Châu. Các thư từ giữa các bề trên dòng và các tu sĩ ở hải ngoại dĩ nhiên là nguồn cung cấp thông tin, tìm và ban hành các chỉ thị cũng như cho ý kiến. Tuy nhiên, một số thư từ còn được thiết kế để vận động sự hỗ trợ cho dòng, xây dựng các thành viên và gợi hứng cho nhiều người mới nhập dòng.
Sử gia Dòng Tên John O’Malley giải thích như sau: “Điều quan trọng hơn cả, cả các tu sĩ Dòng Tên lẫn người khác học biết tu sĩ Dòng Tên là những ai nhờ đọc những điều họ làm”.
Thánh Phanxicô Xaviê, nhà truyền giáo Dòng Tên đầu tiên tới Ấn Độ và Nhật Bản, đã gửi nhiều bức thư không những cho các bề trên dòng ở Rôma và Bồ Đào Nha mà còn cho cả Vua Bồ Đào Nha là Gioan III nữa, trong các năm từ 1542 tới 1552. Nhà vua cho đọc từng lá trong 8 lá thư của Thánh Phanxicô trong các Thánh Lễ cử hành tại các lãnh thổ của ông. Các lá thư này, mà phần lớn bao gồm các lời yêu cầu cung cấp các người mới tuyển có phẩm chất cao, đã vừa củng cố sự hỗ trợ của nhà vua đối với Thánh Phanxicô trong tư cách đại sứ của Ông ở Đông Phương mà còn giúp gợi hứng cho sự lớn mạnh nhanh chóng của Dòng Tên mới thành lập ở Âu Châu.
Trong khi ấy, Dòng Tên phát triển hệ thống thư từ riêng gửi trong nội bộ và giữa các cộng đoàn của họ. Nổi tiếng là các thư luân lưu bán niên của Juan de Polanco giữa thế kỷ 16. Polanco lúc đó là thư ký chấp hành của ba bề trên cả Dòng Tên đầu tiên ở Rôma. Các lá thư của ngài truyền đạt việc ban lãnh đạo lên khuôn ra sao đường lối sống và hệ thống giáo dục của Dòng. Những lá thư này xây dựng nên phong thái rất khác biệt của Dòng Tên trong lối sống tu dòng và dự phóng những điều đã được chứng tỏ như là hình ảnh lôi cuốn đối với những người mới được tuyển chọn.
Các lá thư giữa các tu sĩ Dòng tên ở hải ngoại, như Thánh Phanxicô Xaviê, và các giới chức ở Âu Châu đã được chuyển giao nhờ các tầu buôn và thường phải mất vài năm mới tới được người nhận. Đối với những lá thư cần phải luân chuyển giữa các cử tọa rộng lớn hơn, như thành viên của các nhà Dòng Tên hay công chúng tham dự Thánh Lễ tại Bồ Đào Nha của Vua Gioan III, chúng thường phải được chép tay.
Sự bùng nổ của nghề in đã đặt chữ viết lên trên các trang sách, tập san và tờ tin tức. Bước qua thế kỷ 20, truyền thông đại chúng xuất hiện cùng với việc phát triển của điện thoại, truyền thanh, phim ảnh và các phương tiện truyền hình và liên mạng. Việc chia sẻ ý nghĩ và thông tin càng ngày càng lớn mạnh về khối lượng và tầm vươn.
Các tu sĩ mới của Dòng Tên nối vòng tay lớn với thế giới trên Mạng
Suốt thời hiện đại, các định chế và dòng tu Công Giáo, trong đó có Dòng Tên, đã sử dụng mọi phương tiện truyền thông như trên. Gần đây hơn, từ Vatican xuống tận các định chế vùng và địa phương, đã trăm hoa đua nở sự hiện diện Công Giáo trên liên mạng. Các trang mạng phần lớn trình bầy thông tin về một giáo phận, một trường học hay một dòng tu nào đó. Một số sử dụng hình thức báo chí truyền thống như tập san và nhật báo, để truyền đạt sứ điệp của mình.
Một nhóm các tu sĩ trẻ Dòng Tên Hoa Kỳ cũng đã khởi sự một trang liên mạng của riêng họ gọi là The Jesuit Post. Các “blogs” và “tweets” của họ nhằm vào thế hệ của họ. Như họ nói trên trang mạng của họ, các tu sĩ trẻ của Dòng Tên này tìm cách “chứng minh rằng đức tin có liên quan tới nền văn hóa ngày nay và Thiên Chúa đang hành động trong nền văn hóa này”. Cũng như với những lá thư luân lưu của ngày qua , ngày nay chính các bài đăng trên liên mạng đang phát huy hình ảnh người tu sĩ Dòng Tên. Các dòng tông đồ khác, như Dòng Da Minh, cũng đang làm tốt việc này.
Nhờ chia sẻ việc làm của mình qua các phương tiện truyền thông mới nhất, các dòng tu trên chỉ đang thích ứng những gì vốn là truyền thống lâu đời của họ trong việc giao tiếp với thế giới. Ngay đối với các nữ tu kín như Đan Viện Thánh Clara, việc tiếp tục sống còn trên thế giới rộng lớn này cũng là một việc phải chia sẻ đời sống mình trên Hệ Thống Cung Cấp Liên Mạng Hòan Cầu.
Bruce T. Morrill, Ghế Edward A. Malloy về Công Giáo Học, Giáo Sư Nghiên Cứu Thần Hoc, Đại Học Vanderbilt, How Social Media Has Changed Religion, International Business Times, June 17, 2017
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
08:12 18/06/2017
Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney Mừng Kính Bổn Mạng
Chiều Thứ Bảy 17/06/2017 các em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc các Xứ Đoàn Cabramatta. Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự hai ngày trại mừng Bổn Mạng Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Xem Hình
Sau khi ghi danh, tất cả các em cùng tập trung trước sân Trung Tâm với nghi thức chào cờ. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney ngỏ lời chào mừng các em Thiếu Nhi và tuyên bố khai mạc trại vui mừng Bổn Mạng. Sau giờ cơm tối, các em tham dự Lửa thiêng, sau đó là phần sinh hoạt theo từng Ngành.
Sang Chúa Nhật 18/06 sau khi chào cờ và nguyện kinh dâng ngày. Các em chia ra từng Ngành sinh hoạt với những trò chơi thể thao lành mạnh.
Sau cơm trưa, các em tham dự Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức thăng cấp 9 Dự Trưởng và 3 Huynh Trưởng thăng cấp 1 và 7 Huynh Trưởng thăng cấp 2.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc mừng Bổn Mạng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hoà Bình Sydney, sau đó Chị Trương Thị Xinh Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Phong Trào, quý Sơ Trợ Úy, quý Phụ huynh, quý ân nhân và các Huynh Trưởng đã giúp cho Liên Đoàn tổ chức ngày mừng kính Quan Thầy hôm nay được mọi sự tốt đẹp. Nguyện xin Anh Cả Giêsu của Phong Trào chúc lành cho tất cả mọi người.
Cha Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn quý phụ huynh đã đem con em đến sinh hoạt và tham sự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Liên Đoàn.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm, ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, các em cũng đọc Kinh Mân Côi theo chương trình Triệu Kinh Mân Côi mà Cộng đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney phát động để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và hoà bình thế giới.
Diệp Hải Dung
Chiều Thứ Bảy 17/06/2017 các em Thiếu Nhi Thánh Thể thuộc các Xứ Đoàn Cabramatta. Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton đã đến Trung Tâm Tĩnh Huấn Thánh Giuse Bringelly Sydney tham dự hai ngày trại mừng Bổn Mạng Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Xem Hình
Sau khi ghi danh, tất cả các em cùng tập trung trước sân Trung Tâm với nghi thức chào cờ. Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình TGP Sydney ngỏ lời chào mừng các em Thiếu Nhi và tuyên bố khai mạc trại vui mừng Bổn Mạng. Sau giờ cơm tối, các em tham dự Lửa thiêng, sau đó là phần sinh hoạt theo từng Ngành.
Sang Chúa Nhật 18/06 sau khi chào cờ và nguyện kinh dâng ngày. Các em chia ra từng Ngành sinh hoạt với những trò chơi thể thao lành mạnh.
Sau cơm trưa, các em tham dự Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt trong Thánh lễ có nghi thức thăng cấp 9 Dự Trưởng và 3 Huynh Trưởng thăng cấp 1 và 7 Huynh Trưởng thăng cấp 2.
Trước khi kết thúc Thánh lễ, anh Trần Anh Vũ Chủ tịch CĐCGVN TGP Sydney thay mặt Cộng Đồng chúc mừng Bổn Mạng Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hoà Bình Sydney, sau đó Chị Trương Thị Xinh Liên Đoàn Trưởng ngỏ lời cám ơn Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết Tuyên úy Đặc trách Phong Trào, quý Sơ Trợ Úy, quý Phụ huynh, quý ân nhân và các Huynh Trưởng đã giúp cho Liên Đoàn tổ chức ngày mừng kính Quan Thầy hôm nay được mọi sự tốt đẹp. Nguyện xin Anh Cả Giêsu của Phong Trào chúc lành cho tất cả mọi người.
Cha Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn quý phụ huynh đã đem con em đến sinh hoạt và tham sự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Liên Đoàn.
Nhân dịp kỷ niệm 100 năm, ngày Đức Mẹ hiện ra tại Fatima, các em cũng đọc Kinh Mân Côi theo chương trình Triệu Kinh Mân Côi mà Cộng đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney phát động để cầu nguyện cho Giáo Hội Việt Nam và hoà bình thế giới.
Diệp Hải Dung
Trại Hè Năm 2017 Tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Hội Dòng MTG Xuân Lộc
08:30 18/06/2017
Trại Hè Năm 2017 Tại Hội Dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
“Lạy cha, xin cho chúng nên một,
như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.
Như vậy thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21)
Ngay từ tinh mơ, lúc trời còn vương những giọt sương ban mai, đâu đó thấp thoáng những bóng dáng hối hả vừa đi vừa xách túi bị. Sau một năm dài làm việc và phục vụ, hôm nay thứ bảy ngày 17/07/2017, tất cả chị em chúng tôi từ khắp bốn phương nơi các cộng đoàn đang sinh hoạt và làm việc mục vụ trở về tham dự ngày trại hè mang tên “Tình Hiệp Nhất”của Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc. Tham dự trại hè hôm nay có sự hiện diện của chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, chị Anna Trần Thị Nguyệt - Phó Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc và quý chị Tổng Cố vấn. Ban tổ chức gồm có chị Maria Nguyễn Thị Kim Hoa - Tổng Thư ký Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc - Trưởng ban tổ chức trại hè và quý chị trong các Ban ngành. Về tham gia trại hè năm 2017 gồm có 218 trại sinh.
Xem Hình
Đúng 6g30’ tiếng nhạc dồn dập và những băng reo khởi đầu cho ngày trại bắt đầu.
Có lẽ nhìn quý chị em hôm nay là các trại sinh, không ai biết rằng thường ngày chị em đứng trên bục giảng, là những người thầy người chị hướng dẫn anh chị em trong lãnh vực văn hóa, y tế, giáo dục đức tin…
Sau bài hát chủ đề của ngày trại, tất cả các trại sinh làm bài khóa để có thể đi vào cổng trại.
Hiệp nhất để nên một trong tình yêu không phải là dễ. Hôm nay các trại sinh phải đối diện với bao cam go và thách đố, bởi vì hiệp nhất là một ơn cao quý.
Hiệp nhất như một bức tranh mang nhiều màu sắc, hòa quyện với nhau để có thể diễn tả một ý nghĩa hay một chủ đề nào đó. Muốn vào cổng trại, trại sinh phải người này đỡ nâng người kia, chị bước em giữ để có thể đưa nhau vào trại. Họ phải vượt qua sạp gỗ, qua cầu sắt và khung đường đau khổ. Họ nhận thấy cần có nhau và tình yêu không chỉ ở trên môi miệng, nhưng phải qua hành động như lời thánh Giacôbê quả quyết: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17)
Đúng 7g00’, tất cả cả trại sinh tập trung ngay giữa tiền sảnh của Hội dòng để làm lễ khai mạc trại.
Chúng tôi hát kinh Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban thần khí, sức mạnh và tình yêu của Ngài để hướng dẫn và thánh hóa các trại sinh sống hiệp nhất trong yêu thương.
Tiếp theo, chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc tuyên bố lý do khai mạc trại “Tình Hiệp Nhất”. Một hồi trống dõng dạc của ban tổ chức nổi lên như đánh thức lòng người vươn tới một tình yêu cao quý mãnh liệt, vượt qua thời gian không gian.
Sau đó là các cuộc thi đấu.
Chạy xe đạp chậm để cho thấy, làm sao người ta có thể đi đến hiệp nhất khi không dành cho nhau thời gian lắng nghe, thời gian ở bên nhau để đón nhận nhau.
Nhảy bao bố là khoảng thời gian trại sinh nhận ra tình yêu thương không tự nhiên mà có, nhưng nó được vun đắp từng chút những điều nhỏ và dễ thương trong cuộc sống. Khi chị khó khăn đã có em giúp.
Thi bóng bàn, cầu lông như diễn tả không ai là một hòn đảo. Đời sống cộng đoàn có sự hiệp nhất khi mọi người biết cho đi và biết đón nhận. Bởi lẽ không phải ai cũng biết trao ban và biết nhận lãnh nơi tha nhân.
Cộng đoàn được quy tụ bởi những con người rất khác biệt nhau, khác về quan điểm, tính tình, nếp suy nghĩ và tuổi tác. Cộng đoàn là nơi chị em hợp thành một bản nhạc du dương với những nốt cao, nốt thấp, với phách mạnh và phách yếu. Trò chơi bắt cá giúp chị em hiểu được khả năng mà Thiên Chúa ban cho mỗi người là món quà riêng biệt để sống hiệp nhất.
Đúng 11g00’các trại sinh nghỉ giải lao bên Chúa và bên nhau với kinh phụng vụ trưa và tiệc Agape.
Tiếp theo là phần thuyết trình pano “Đời dâng hiến” và trò chơi “Tôi giỏi nhất” thay cho lời cảm tạ khi lãnh nhận tình yêu Thiên Chúa ban cho chị em qua việc sáng tạo trong ý tưởng cũng như khi suy tư.
Trại hè được kết thúc với đôi lời nhắn nhủ của chị Tổng Phụ trách Anna, chị nói: “Lời cám ơn trước hết của Ban Điều Hành Dòng xin gửi đến Ban tổ chức trại hè đã gắng công góp hết sức lực cho ngày trại hè của Hội dòng. Hội dòng được lớn mạnh và đầy sức sống nhờ có những người dám hy sinh và cống hiến.
Chúc cho các trại viên luôn mãi có được tinh thần hiệp nhất và yêu thương của ngày trại hè. Những tấm pano quý trại sinh thuyết trình hôm nay nói lên sự sáng tạo và mạnh mẽ, nói lên khả năng Chúa ban cho mỗi người để trang điểm cho đời dâng hiến của chị em. Ước mong chị em hãy giữ lại trong trái tim, để mai đây khi nhận lãnh sứ vụ được Thiên Chúa ủy thác qua Hội dòng. Chị em hãy làm cho sự hiệp nhất và yêu thương lớn lên hầu làm chứng cho Thiên Chúa là tình yêu.
Kết thúc ngày trại trong niềm vui tạ ơn lúc 17g00’. Các trại sinh trở về bên Chúa Giêsu, nguồn mạch tình yêu và hiệp nhất. Xin cho trại sinh được kín múc tình yêu từ Thánh Thể Chúa, để có đủ sức mạnh ra đi đến với tha nhân và loan truyền tình yêu Chúa cho mọi người qua đời sống hiệp nhất và yêu thương.
T. T Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
“Lạy cha, xin cho chúng nên một,
như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha.
Như vậy thế gian tin rằng Cha đã sai Con” (Ga 17,21)
Ngay từ tinh mơ, lúc trời còn vương những giọt sương ban mai, đâu đó thấp thoáng những bóng dáng hối hả vừa đi vừa xách túi bị. Sau một năm dài làm việc và phục vụ, hôm nay thứ bảy ngày 17/07/2017, tất cả chị em chúng tôi từ khắp bốn phương nơi các cộng đoàn đang sinh hoạt và làm việc mục vụ trở về tham dự ngày trại hè mang tên “Tình Hiệp Nhất”của Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc. Tham dự trại hè hôm nay có sự hiện diện của chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc, chị Anna Trần Thị Nguyệt - Phó Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc và quý chị Tổng Cố vấn. Ban tổ chức gồm có chị Maria Nguyễn Thị Kim Hoa - Tổng Thư ký Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc - Trưởng ban tổ chức trại hè và quý chị trong các Ban ngành. Về tham gia trại hè năm 2017 gồm có 218 trại sinh.
Xem Hình
Đúng 6g30’ tiếng nhạc dồn dập và những băng reo khởi đầu cho ngày trại bắt đầu.
Có lẽ nhìn quý chị em hôm nay là các trại sinh, không ai biết rằng thường ngày chị em đứng trên bục giảng, là những người thầy người chị hướng dẫn anh chị em trong lãnh vực văn hóa, y tế, giáo dục đức tin…
Sau bài hát chủ đề của ngày trại, tất cả các trại sinh làm bài khóa để có thể đi vào cổng trại.
Hiệp nhất để nên một trong tình yêu không phải là dễ. Hôm nay các trại sinh phải đối diện với bao cam go và thách đố, bởi vì hiệp nhất là một ơn cao quý.
Hiệp nhất như một bức tranh mang nhiều màu sắc, hòa quyện với nhau để có thể diễn tả một ý nghĩa hay một chủ đề nào đó. Muốn vào cổng trại, trại sinh phải người này đỡ nâng người kia, chị bước em giữ để có thể đưa nhau vào trại. Họ phải vượt qua sạp gỗ, qua cầu sắt và khung đường đau khổ. Họ nhận thấy cần có nhau và tình yêu không chỉ ở trên môi miệng, nhưng phải qua hành động như lời thánh Giacôbê quả quyết: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17)
Đúng 7g00’, tất cả cả trại sinh tập trung ngay giữa tiền sảnh của Hội dòng để làm lễ khai mạc trại.
Chúng tôi hát kinh Chúa Thánh Thần, xin Ngài ban thần khí, sức mạnh và tình yêu của Ngài để hướng dẫn và thánh hóa các trại sinh sống hiệp nhất trong yêu thương.
Tiếp theo, chị Anna Nguyễn Thị Phượng - Tổng Phụ trách Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc tuyên bố lý do khai mạc trại “Tình Hiệp Nhất”. Một hồi trống dõng dạc của ban tổ chức nổi lên như đánh thức lòng người vươn tới một tình yêu cao quý mãnh liệt, vượt qua thời gian không gian.
Sau đó là các cuộc thi đấu.
Chạy xe đạp chậm để cho thấy, làm sao người ta có thể đi đến hiệp nhất khi không dành cho nhau thời gian lắng nghe, thời gian ở bên nhau để đón nhận nhau.
Nhảy bao bố là khoảng thời gian trại sinh nhận ra tình yêu thương không tự nhiên mà có, nhưng nó được vun đắp từng chút những điều nhỏ và dễ thương trong cuộc sống. Khi chị khó khăn đã có em giúp.
Thi bóng bàn, cầu lông như diễn tả không ai là một hòn đảo. Đời sống cộng đoàn có sự hiệp nhất khi mọi người biết cho đi và biết đón nhận. Bởi lẽ không phải ai cũng biết trao ban và biết nhận lãnh nơi tha nhân.
Cộng đoàn được quy tụ bởi những con người rất khác biệt nhau, khác về quan điểm, tính tình, nếp suy nghĩ và tuổi tác. Cộng đoàn là nơi chị em hợp thành một bản nhạc du dương với những nốt cao, nốt thấp, với phách mạnh và phách yếu. Trò chơi bắt cá giúp chị em hiểu được khả năng mà Thiên Chúa ban cho mỗi người là món quà riêng biệt để sống hiệp nhất.
Đúng 11g00’các trại sinh nghỉ giải lao bên Chúa và bên nhau với kinh phụng vụ trưa và tiệc Agape.
Tiếp theo là phần thuyết trình pano “Đời dâng hiến” và trò chơi “Tôi giỏi nhất” thay cho lời cảm tạ khi lãnh nhận tình yêu Thiên Chúa ban cho chị em qua việc sáng tạo trong ý tưởng cũng như khi suy tư.
Trại hè được kết thúc với đôi lời nhắn nhủ của chị Tổng Phụ trách Anna, chị nói: “Lời cám ơn trước hết của Ban Điều Hành Dòng xin gửi đến Ban tổ chức trại hè đã gắng công góp hết sức lực cho ngày trại hè của Hội dòng. Hội dòng được lớn mạnh và đầy sức sống nhờ có những người dám hy sinh và cống hiến.
Chúc cho các trại viên luôn mãi có được tinh thần hiệp nhất và yêu thương của ngày trại hè. Những tấm pano quý trại sinh thuyết trình hôm nay nói lên sự sáng tạo và mạnh mẽ, nói lên khả năng Chúa ban cho mỗi người để trang điểm cho đời dâng hiến của chị em. Ước mong chị em hãy giữ lại trong trái tim, để mai đây khi nhận lãnh sứ vụ được Thiên Chúa ủy thác qua Hội dòng. Chị em hãy làm cho sự hiệp nhất và yêu thương lớn lên hầu làm chứng cho Thiên Chúa là tình yêu.
Kết thúc ngày trại trong niềm vui tạ ơn lúc 17g00’. Các trại sinh trở về bên Chúa Giêsu, nguồn mạch tình yêu và hiệp nhất. Xin cho trại sinh được kín múc tình yêu từ Thánh Thể Chúa, để có đủ sức mạnh ra đi đến với tha nhân và loan truyền tình yêu Chúa cho mọi người qua đời sống hiệp nhất và yêu thương.
T. T Hội dòng Mến Thánh Giá Xuân Lộc
Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền – Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang Quảng Trị mừng 45 năm linh mục
Tôma Trường Văn Ân
16:03 18/06/2017
Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền – Quản Nhiệm Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang
Dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Hồng Ân 45 Năm Linh Mục
Sáng Chúa Nhật Lễ Mình Máu Chúa 18 / 6 / 2017, tại Nhà nguyện Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang – Việt Nam, Cộng đoàn Tín hữu La Vang và nhiều Đoàn hành hương từ khắp 3 Miền Đất nước, cùng hiệp dâng Thánh lễ Mừng 45 năm Hồng Ân Linh Mục của Cha Quản nhiệm Trung tâm Thánh Mẫu La Vang – Giacôbê Lê Sĩ Hiền.
Xem Hình
Cha Quản nhiệm được Đức Tổng Giám mục Philipphe Nguyễn Kim Điền trao tác vụ Linh mục vào ngày 18 / 6 / 1972. Sau đó , Cha giúp Mục vụ 8 tháng cho các Tín hữu từ Thanh Hương đến Thụy An;
1973 đến 1975 : Giám Thị Trường Thiên Hữu- Huế;
1975 đến 2001 : Quản xứ hà Úc, đây là giai đoạn khó khăn nhất về kinh tế và các sinh hoạt Tôn giáo , cách riêng là Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam . 15 năm đầu ( 1975-1990) , hơn 30 % Giáo dân (khoảng 1500 người) Giáo xứ di dân đi kinh tế mới , vào miền nam hoặc ra Nước ngoài sinh sống ….. từ 1990 đến 2001 , chính sách kinh tế và Tôn Giáo có phần thoáng hơn, Cha đã xây dựng lại Giáo xứ Hà Úc rất nhiều công trình như : tháp chuông, trùng tu Thánh đường, đài Đức Mẹ , đài Thánh Giuse, Đàng Thánh Giá…. Cha tái lập lại các Đoàn thể Công Giáo tiến hành, hỗ trợ nâng đỡ đời sống Đức tin của Người tín hữu.
2001 đến 2006 : Quản xứ Nước Ngọt – Giáo phận Huế
2006 đến nay : Quản nhiệm Trung tâm Thánh Mẫu La Vang. Công cuộc tái thiết Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, bộ mặt và cơ sở hạ tầng La Vang thay đổi đẹp hẳn mỗi ngày, một phần lớn có công sức , tâm trí và lời cầu nguyện của Cha Giacôbê rất nhiều.
Cuối Thánh lễ, Vị Đại diện cộng đoàn La Vang có lời chúc mừng và tri ân Cha trong suốt thời gian qua. Những bó hoa gói ghém đầy tình yêu mến của Đoàn con thảo dâng lên Cha.
Đáp từ , Cha nhẹ nhàng khiêm tốn cám ơn cộng đoàn , xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Ngài, Ngài chỉ vào vòng hoa mừng 45 năm Linh mục mà nói rằng : “ không chỉ hoa hồng trắng thôi đâu, còn cả hoa tím… và Thánh Giá trên đó nữa…. bao hy sinh khó khăn, thử thách , Thánh Giá mà Ngài phải vác trong Chặng đường 45 năm Linh mục.
Xin Thiên Chúa ban muôn ơn hồn xác cho Cha, để Cha là Mục tử nhân lành, là hiện thân của Đức Ki-tô, chăm lo ban phát cách trung tín các Bí tích và mầu nhiệm của Thiên Chúa cho Loài người.
Xin Chúc mừng Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền 45 năm lãnh nhận tác vụ Linh Mục .
Chúng con xin chúc mừng !
Toma Trương Văn Ân
Dâng Thánh Lễ Tạ Ơn Hồng Ân 45 Năm Linh Mục
Sáng Chúa Nhật Lễ Mình Máu Chúa 18 / 6 / 2017, tại Nhà nguyện Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang – Việt Nam, Cộng đoàn Tín hữu La Vang và nhiều Đoàn hành hương từ khắp 3 Miền Đất nước, cùng hiệp dâng Thánh lễ Mừng 45 năm Hồng Ân Linh Mục của Cha Quản nhiệm Trung tâm Thánh Mẫu La Vang – Giacôbê Lê Sĩ Hiền.
Xem Hình
Cha Quản nhiệm được Đức Tổng Giám mục Philipphe Nguyễn Kim Điền trao tác vụ Linh mục vào ngày 18 / 6 / 1972. Sau đó , Cha giúp Mục vụ 8 tháng cho các Tín hữu từ Thanh Hương đến Thụy An;
1973 đến 1975 : Giám Thị Trường Thiên Hữu- Huế;
1975 đến 2001 : Quản xứ hà Úc, đây là giai đoạn khó khăn nhất về kinh tế và các sinh hoạt Tôn giáo , cách riêng là Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam . 15 năm đầu ( 1975-1990) , hơn 30 % Giáo dân (khoảng 1500 người) Giáo xứ di dân đi kinh tế mới , vào miền nam hoặc ra Nước ngoài sinh sống ….. từ 1990 đến 2001 , chính sách kinh tế và Tôn Giáo có phần thoáng hơn, Cha đã xây dựng lại Giáo xứ Hà Úc rất nhiều công trình như : tháp chuông, trùng tu Thánh đường, đài Đức Mẹ , đài Thánh Giuse, Đàng Thánh Giá…. Cha tái lập lại các Đoàn thể Công Giáo tiến hành, hỗ trợ nâng đỡ đời sống Đức tin của Người tín hữu.
2001 đến 2006 : Quản xứ Nước Ngọt – Giáo phận Huế
2006 đến nay : Quản nhiệm Trung tâm Thánh Mẫu La Vang. Công cuộc tái thiết Trung tâm hành hương Đức Mẹ La Vang, bộ mặt và cơ sở hạ tầng La Vang thay đổi đẹp hẳn mỗi ngày, một phần lớn có công sức , tâm trí và lời cầu nguyện của Cha Giacôbê rất nhiều.
Cuối Thánh lễ, Vị Đại diện cộng đoàn La Vang có lời chúc mừng và tri ân Cha trong suốt thời gian qua. Những bó hoa gói ghém đầy tình yêu mến của Đoàn con thảo dâng lên Cha.
Đáp từ , Cha nhẹ nhàng khiêm tốn cám ơn cộng đoàn , xin cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện cho Ngài, Ngài chỉ vào vòng hoa mừng 45 năm Linh mục mà nói rằng : “ không chỉ hoa hồng trắng thôi đâu, còn cả hoa tím… và Thánh Giá trên đó nữa…. bao hy sinh khó khăn, thử thách , Thánh Giá mà Ngài phải vác trong Chặng đường 45 năm Linh mục.
Xin Thiên Chúa ban muôn ơn hồn xác cho Cha, để Cha là Mục tử nhân lành, là hiện thân của Đức Ki-tô, chăm lo ban phát cách trung tín các Bí tích và mầu nhiệm của Thiên Chúa cho Loài người.
Xin Chúc mừng Cha Giacôbê Lê Sĩ Hiền 45 năm lãnh nhận tác vụ Linh Mục .
Chúng con xin chúc mừng !
Toma Trương Văn Ân
Xứ Lam Điền Hà Nội cử hành Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa
Giáo hạt Thanh Oai
16:43 18/06/2017
Lúc 6 giờ 00 sáng Chúa Nhật 18-6-2017, toàn thể giáo dân các họ qui tụ về nhà thờ xứ Lam Điền để cử hành Thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, rước kiệu Mình Thánh Chúa ra các ngả đường và Chầu Mình Thánh tại 2 trạm trong khuôn viên nhà thờ.
Mở đầu Thánh lễ cha Antôn Nguyễn Văn Độ đã nói về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ này : Truyền thống từ thế kỷ XIII, vào ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo Hội cử hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Lễ này do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264 còn gọi là lễ của Chúa, lễ Mình Máu Thánh Chúa. Vì hôm nay, Giáo Hội không chỉ cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Festum Corporis Christi, mà còn rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài : « Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê » (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền công khai rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Chúa Kitô là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Xem Hình
Trong bài giảng, cha cắt nghĩa về việc cử hành Thánh Thể của lễ đặc biệt này và ý nghĩa rước kiệu Mình Thánh Chúa :
- Cử hành Thánh Thể
Chúa Giêsu muốn ở với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể vì yêu chúng ta. Mục đích Lễ của Chúa là nhận biết tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Chúng ta hãy tôn thờ Chúa Giêsu ẩn mình dưới hình bánh và rượu. Cám ơn Chúa Giêsu đã trao ban chính mình cho chúng ta. Chúng ta hãy yêu mến Chúa bằng cách thường xuyên đến viếng Chúa nơi nhà tạm.
- Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Phương Du ám chỉ Chúa là Chúa cả trời đất, muôn phương phải bái thờ.
Bàn thờ được trang trí hoa nến là để đón rước Vua Trời.
Mặt nhật, dưới dạng mặt trời (đó là ý nghĩa của từ « mặt nhật »), chỉ ra rằng Chúa Giêsu là « Mặt Trời » : Ngài là Ánh Sáng của lòng ta
Bình khói hương nghi ngút vừa đi vừa xông lên trước Mình Thánh Chúa, làn hương thơm nghi ngút tỏa bay lên trước tòa Chúa tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta.
Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào thành thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Sau Thánh lễ là cuộc rước long trọng Mình Thánh Chúa.
BTT. Giáo hạt Thanh Oai
Mở đầu Thánh lễ cha Antôn Nguyễn Văn Độ đã nói về nguồn gốc và ý nghĩa của lễ này : Truyền thống từ thế kỷ XIII, vào ngày thứ Năm sau lễ Chúa Ba Ngôi, tức 60 ngày sau lễ Phục sinh, Giáo Hội cử hành lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Lễ này do Đức Ubanô IV thiết lập ngày 11 tháng 8 năm 1264 còn gọi là lễ của Chúa, lễ Mình Máu Thánh Chúa. Vì hôm nay, Giáo Hội không chỉ cử hành lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô, Festum Corporis Christi, mà còn rước kiệu trọng thể Mình Thánh Chúa ra khỏi nhà thờ, đi trên các nẻo đường, vừa đi vừa hát bài : « Chúa nuôi dân bằng lúa mì tinh hảo, mật ong rừng, Người cho hưởng thỏa thuê » (Ca nhập lễ - lời của thánh Tôma Aquinô). Để loan truyền công khai rằng : Chúa Giêsu hiện diện thực sự trong Bí tích Thánh Thể và Hy tế của Chúa Kitô là ơn cứu độ cho toàn thế giới.
Xem Hình
Trong bài giảng, cha cắt nghĩa về việc cử hành Thánh Thể của lễ đặc biệt này và ý nghĩa rước kiệu Mình Thánh Chúa :
- Cử hành Thánh Thể
Chúa Giêsu muốn ở với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể vì yêu chúng ta. Mục đích Lễ của Chúa là nhận biết tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta. Chúng ta hãy tôn thờ Chúa Giêsu ẩn mình dưới hình bánh và rượu. Cám ơn Chúa Giêsu đã trao ban chính mình cho chúng ta. Chúng ta hãy yêu mến Chúa bằng cách thường xuyên đến viếng Chúa nơi nhà tạm.
- Rước kiệu Mình Thánh Chúa
Phương Du ám chỉ Chúa là Chúa cả trời đất, muôn phương phải bái thờ.
Bàn thờ được trang trí hoa nến là để đón rước Vua Trời.
Mặt nhật, dưới dạng mặt trời (đó là ý nghĩa của từ « mặt nhật »), chỉ ra rằng Chúa Giêsu là « Mặt Trời » : Ngài là Ánh Sáng của lòng ta
Bình khói hương nghi ngút vừa đi vừa xông lên trước Mình Thánh Chúa, làn hương thơm nghi ngút tỏa bay lên trước tòa Chúa tượng trưng cho lời nguyện cầu của chúng ta.
Các em bé rắc trên đường nhắc lại cuộc Rước Chúa Giêsu vào thành thánh, và những lời tụng ca của các em rất làm Chúa hài lòng.
Sau Thánh lễ là cuộc rước long trọng Mình Thánh Chúa.
BTT. Giáo hạt Thanh Oai
Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ Đoàn Vinh Sơn Liêm và Ca đoàn Belem mừng bổn mạng
Trần Văn Minh
20:33 18/06/2017
Melbourne, Thánh lễ 8.45 sáng Chúa Nhật Lễ kính Mình Máu Thánh Chúa. Ngày 18/6/2017. Tại Nguyện đường Trung tâm Công Giáo Việt Nam Thánh Vinh Sơn Liêm. Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm và Ca đoàn Belem đã hân hoan mừng kính Lễ Mình Máu Thánh Chúa là bổn mạng của đoàn.
Hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ tế, cùng Linh mục khách từ GP Qui Nhơn đồng tế, đông đảo giáo dân trong cộng đoàn về dâng thánh lễ, và phần thánh ca do Ca đoàn Belem dùng lời ca tiếng hát ca ngợi Thiên Chúa trong Thánh lễ mừng bổn mạng thật sốt sắng.
Cờ các đoàn được các em giăng trước lan can từ phòng thánh qua bên nhà nguyện. Các cháu thiếu nhi với đủ mọi mầu khăn trên cổ. Nhưng ở Úc đang vào mùa lạnh nên các bộ đồng phục của phong trào đều bị che khuất bởi các chiếc áo chống lạnh đủ mầu bên ngoài. Riêng Ca đoàn Belem, mỗi thành viên đều có thêm bông hoa cài trên áo cho thêm phần đặc biệt.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, linh mục chủ tế đã có mấy phút giải thích lời Chúa đến các em Thiếu Nhi Thánh Thể bằng Anh ngữ để các em dễ lãnh nhận hơn. Sau đó là phần chung cho cả cộng đoàn bằng tiếng Việt để nói lên ý nghĩa về Mình Máu Thánh Chúa, một kỷ vật vô giá mà Thiên Chúa tặng cho nhân loại. Nhưng một kỷ vật quý giá mà chúng ta không năng gặp thường xuyên thì đôi khi kỷ vật đó lại rơi vào quên lãng! Linh mục chủ tế kêu gọi mọi người siêng năng đi dâng lễ, chầu Thánh Thể để được đón nhận chính Mình Máu Thánh Chúa ngự vào, trong bàn thờ tâm hồn và ở bên chúng ta mọi ngày trong đời.
Trong dịp lễ mừng bổn mạng trọng đại này, Xứ đoàn đã có nghi thức tấn phong huynh trưởng cho các dự trưởng trong xứ đoàn. Các dự trưởng được mời lên trước bàn Thánh, được ban đại diện xứ đoàn đọc quyết định thăng cấp và xin Cha Tuyên úy tấn phong cho các em. Cha Giuse Trần Ngọc Tân tuyên úy chủ sự nghi thức tuyên hứa. Các dự trưởng đã quỳ trước bàn thờ tay giơ ngang tay theo đúng nghi thức, đọc lời tuyên hứa. Cha tuyên úy chấp nhận lời tuyên hứa và thay khăn quàng cho các dự trưởng từ khăn quàng vàng bằng khăn quàng đỏ.
Đây là Thánh lễ mừng bổn mạng của Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm lần thứ 36, sau Thánh lễ toàn thể các em trong xứ đoàn đã có một buổi tiệc mừng và văn nghệ, do các huynh trưởng và phụ huynh các em tổ chức thật long trọng tại hội trường trung tâm với nhiều màn sinh hoạt được Seour Phạm Thị Luật Trợ úy và các phụ huynh, huynh trưởng trong xứ đoàn hiện diện.
Hình
Thánh lễ đồng tế do Linh mục Giuse Trần Ngọc Tân quản nhiệm cộng đoàn chủ tế, cùng Linh mục khách từ GP Qui Nhơn đồng tế, đông đảo giáo dân trong cộng đoàn về dâng thánh lễ, và phần thánh ca do Ca đoàn Belem dùng lời ca tiếng hát ca ngợi Thiên Chúa trong Thánh lễ mừng bổn mạng thật sốt sắng.
Cờ các đoàn được các em giăng trước lan can từ phòng thánh qua bên nhà nguyện. Các cháu thiếu nhi với đủ mọi mầu khăn trên cổ. Nhưng ở Úc đang vào mùa lạnh nên các bộ đồng phục của phong trào đều bị che khuất bởi các chiếc áo chống lạnh đủ mầu bên ngoài. Riêng Ca đoàn Belem, mỗi thành viên đều có thêm bông hoa cài trên áo cho thêm phần đặc biệt.
Trong bài chia sẻ lời Chúa, linh mục chủ tế đã có mấy phút giải thích lời Chúa đến các em Thiếu Nhi Thánh Thể bằng Anh ngữ để các em dễ lãnh nhận hơn. Sau đó là phần chung cho cả cộng đoàn bằng tiếng Việt để nói lên ý nghĩa về Mình Máu Thánh Chúa, một kỷ vật vô giá mà Thiên Chúa tặng cho nhân loại. Nhưng một kỷ vật quý giá mà chúng ta không năng gặp thường xuyên thì đôi khi kỷ vật đó lại rơi vào quên lãng! Linh mục chủ tế kêu gọi mọi người siêng năng đi dâng lễ, chầu Thánh Thể để được đón nhận chính Mình Máu Thánh Chúa ngự vào, trong bàn thờ tâm hồn và ở bên chúng ta mọi ngày trong đời.
Trong dịp lễ mừng bổn mạng trọng đại này, Xứ đoàn đã có nghi thức tấn phong huynh trưởng cho các dự trưởng trong xứ đoàn. Các dự trưởng được mời lên trước bàn Thánh, được ban đại diện xứ đoàn đọc quyết định thăng cấp và xin Cha Tuyên úy tấn phong cho các em. Cha Giuse Trần Ngọc Tân tuyên úy chủ sự nghi thức tuyên hứa. Các dự trưởng đã quỳ trước bàn thờ tay giơ ngang tay theo đúng nghi thức, đọc lời tuyên hứa. Cha tuyên úy chấp nhận lời tuyên hứa và thay khăn quàng cho các dự trưởng từ khăn quàng vàng bằng khăn quàng đỏ.
Đây là Thánh lễ mừng bổn mạng của Xứ đoàn Vinh Sơn Liêm lần thứ 36, sau Thánh lễ toàn thể các em trong xứ đoàn đã có một buổi tiệc mừng và văn nghệ, do các huynh trưởng và phụ huynh các em tổ chức thật long trọng tại hội trường trung tâm với nhiều màn sinh hoạt được Seour Phạm Thị Luật Trợ úy và các phụ huynh, huynh trưởng trong xứ đoàn hiện diện.
Giáo xứ Phú Bình : Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Martino Lê Hoàng Vũ
20:55 18/06/2017
Giáo xứ Phú Bình : Mừng lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Chiều nay, Chúa Nhật 18.6.2017 cùng với toàn thể Giáo Hội, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình, Giáo hạt Phú Thọ, thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn đã long trọng mừng đại lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Xem Hình
Hôm nay cũng là ngày mừng bổn mạng của khu đạo Thánh Thể.Từ 16g30 anh chị em trong khu đạo Thánh Thể đã hiện diện đông đảo trong sân nhà thờ.Gần đến giờ lễ bầu trời đen xịt, tưởng chừng thời tiết xấu, cộng đoàn giáo xứ không thể đi kiệu được. Thế nhưng trời lại không mưa, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình cùng với hai cha đi kiệu cung nghinh Mình Thánh Chúa được trọn ven, Mình Thánh Chúa dừng lại ở từng trạm chầu, mọi người thờ lạy và suy tôn Thánh Thể qua những bài thánh ca, những tâm tình cầu nguyện thật sốt sắng.Có tất cả 4 trạm chầu của các khu đạo, cuối cùng là chạm tại Đồi Đức Mẹ Phù Hộ.
Kế đó, Thánh lễ mừng kính trọng thể Mình vá Máu Thánh Chúa được cha chánh xứ Gioan B Trần Văn Trí chủ sự, cùng với cha phó Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh và cha nguyên chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Niệm từ nhà hưu dưỡng Chí Hòa về với giáo xứ trong dịp này.
Trong bài giảng, cha xứ GB nói đến bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm Tình yêu, Chúa Giêsu ban Thịt và Máu Ngài làm lương thực thần linh nuôi dưỡng chúng ta. Chúng ta tri ân cảm tạ tình yêu của Chúa Giêsu, Ngài đã chịu hiến tế chính mình trên thập giá để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta rước lễ, đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể với tấm lòng yêu mến chân thành, muốn sống gắn bó với Ngài cách mật thiết.Chúng ta cũng phải học sống hy sinh, yêu thương và phục vụ như Chúa Giêsu. Bánh Thánh Thể là manna mới thể hiện tình thương của Thiên Chúa, trong lịch sử cứu độ và cho đến ngày nay Thiên Chúa vẫn ban phát lương thực để nuôi ta.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Đại diện Giáo khu Thánh Thể có những tâm tình cảm ơn quý cha đã hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho khu đạo.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể ban cho chúng ta, nhờ việc kết hiệp với Ngài qua tấm bánh bé nhỏ, chúng ta học sống theo tinh thần yêu thương của Chúa Kitô, biết chia sẻ cơm áo vật chất và tinh thần với anh chị em tha nhân, quan tâm đến mọi người trong cộng đoàn.
Martino Lê Hoàng Vũ
Chiều nay, Chúa Nhật 18.6.2017 cùng với toàn thể Giáo Hội, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình, Giáo hạt Phú Thọ, thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn đã long trọng mừng đại lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kitô.
Xem Hình
Hôm nay cũng là ngày mừng bổn mạng của khu đạo Thánh Thể.Từ 16g30 anh chị em trong khu đạo Thánh Thể đã hiện diện đông đảo trong sân nhà thờ.Gần đến giờ lễ bầu trời đen xịt, tưởng chừng thời tiết xấu, cộng đoàn giáo xứ không thể đi kiệu được. Thế nhưng trời lại không mưa, cộng đoàn giáo xứ Phú Bình cùng với hai cha đi kiệu cung nghinh Mình Thánh Chúa được trọn ven, Mình Thánh Chúa dừng lại ở từng trạm chầu, mọi người thờ lạy và suy tôn Thánh Thể qua những bài thánh ca, những tâm tình cầu nguyện thật sốt sắng.Có tất cả 4 trạm chầu của các khu đạo, cuối cùng là chạm tại Đồi Đức Mẹ Phù Hộ.
Kế đó, Thánh lễ mừng kính trọng thể Mình vá Máu Thánh Chúa được cha chánh xứ Gioan B Trần Văn Trí chủ sự, cùng với cha phó Giuse Nguyễn Cảnh Thịnh và cha nguyên chánh xứ Giuse Nguyễn Văn Niệm từ nhà hưu dưỡng Chí Hòa về với giáo xứ trong dịp này.
Trong bài giảng, cha xứ GB nói đến bí tích Thánh Thể là mầu nhiệm Tình yêu, Chúa Giêsu ban Thịt và Máu Ngài làm lương thực thần linh nuôi dưỡng chúng ta. Chúng ta tri ân cảm tạ tình yêu của Chúa Giêsu, Ngài đã chịu hiến tế chính mình trên thập giá để cứu chuộc chúng ta. Chúng ta rước lễ, đón nhận Chúa Giêsu Thánh Thể với tấm lòng yêu mến chân thành, muốn sống gắn bó với Ngài cách mật thiết.Chúng ta cũng phải học sống hy sinh, yêu thương và phục vụ như Chúa Giêsu. Bánh Thánh Thể là manna mới thể hiện tình thương của Thiên Chúa, trong lịch sử cứu độ và cho đến ngày nay Thiên Chúa vẫn ban phát lương thực để nuôi ta.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông Đại diện Giáo khu Thánh Thể có những tâm tình cảm ơn quý cha đã hiệp dâng thánh lễ cầu nguyện cho khu đạo.
Xin Chúa Giêsu Thánh Thể ban cho chúng ta, nhờ việc kết hiệp với Ngài qua tấm bánh bé nhỏ, chúng ta học sống theo tinh thần yêu thương của Chúa Kitô, biết chia sẻ cơm áo vật chất và tinh thần với anh chị em tha nhân, quan tâm đến mọi người trong cộng đoàn.
Martino Lê Hoàng Vũ
Gx. Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng Ban Thừa Tác viên Thánh Thể
Văn Minh
21:02 18/06/2017
Gx. Vĩnh Hòa: Mừng bổn mạng Ban Thừa Tác viên Thánh Thể
"Các Thừa Tác viên ngoại thường cho rước lễ là mhững người được gần bàn thờ Chúa, yêu mến bí tích Thánh Thể, và sùng kính Mầu Nhiệm Mình Máu Thánh Chúa Kitô".
Xem Hình
Trên đây là lời chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, trong Thánh lễ Mình Máu Chúa Kitô - bổn mạng của Ban Thừa tác viên Thánh Thể (TTV) giáo xứ Vĩnh Hòa.
Thánh lễ diễn ra lúc 5g00 sáng Chúa Nhật ngày 18.06.2017, do cha Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Gioakim Trần Văn Ngọc SCJ, (Dòng linh mục Thánh Tâm), cùng cộng đoàn trong giáo xứ đến hiệp dâng.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha Gioakim Trần Văn Ngọc chia sẻ: Để có được một sức khỏe tốt, mỗi người cần phải có lương thực nuôi dưỡng thân xác như; thức ăn, nước uống, cùng các loại thực phẩm khác. Riêng với người Kitô hữu, ngoài lương thực nuôi thân xác còn được Thiên Chúa mời gọi đến tham dự bữa tiệc Thánh, được rước Mình và Máu Chúa Giêsu, đó là lương thực nuôi dưỡng linh hồn và mang lại cho sự sống đời đời "Ai ăn Thịt và uống Máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy".
Ngài diễn giảng thêm, mừng lễ Mình và Máu Chúa Kitô hôm nay; cộng đoàn chúng ta hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, bí tích của tình yêu, bí tích của hồng ân tuyệt hảo mà Thiên Chúa ban tặng cho con người.
Sau bài giảng, cha chủ tế chủ sự nghi thức tuyên hứa cho quý ông TTV ngay trên cung thánh, quý ông đồng thanh lập lại lời hứa trung thành yêu mến bí tích Thánh Thể, và luôn sùng kính Mầu Nhiệm Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông cố Giuse Phạm Văn An - Trưởng ban phụng vụ, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn ơn quý cha, cùng mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng thánh lễ được sốt sắng. Đồng thời, vị đại diện cũng dâng lên quý cha bó hoa tươi thắm nói lên tấm lòng biết ơn của những người con đối với vị mục tử. Đáp lời, cha xứ thay mặt cộng đoàn chúc mừng quý ông trong Ban TTV được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, lòng hăng say phục vụ cộng đoàn, cộng tác cùng linh mục trao Mình Thánh Chúa cho mọi người. Đặc biệt, là những người đau yếu không thể đến nhà thờ được.
Thánh lễ kết thúc lúc 6g00. Sau Thánh lễ, quý cha cùng quý ông trong Ban TTV chụp chung tấm hình lưu niệm.
"Các Thừa Tác viên ngoại thường cho rước lễ là mhững người được gần bàn thờ Chúa, yêu mến bí tích Thánh Thể, và sùng kính Mầu Nhiệm Mình Máu Thánh Chúa Kitô".
Xem Hình
Trên đây là lời chia sẻ của cha Gioakim Lê Hậu Hán, chánh xứ giáo xứ Vĩnh Hòa, giáo hạt Phú Thọ, trong Thánh lễ Mình Máu Chúa Kitô - bổn mạng của Ban Thừa tác viên Thánh Thể (TTV) giáo xứ Vĩnh Hòa.
Thánh lễ diễn ra lúc 5g00 sáng Chúa Nhật ngày 18.06.2017, do cha Gioakim Lê Hậu Hán chủ tế. Đồng tế cùng ngài có cha Gioakim Trần Văn Ngọc SCJ, (Dòng linh mục Thánh Tâm), cùng cộng đoàn trong giáo xứ đến hiệp dâng.
Bài giảng trong Thánh lễ, cha Gioakim Trần Văn Ngọc chia sẻ: Để có được một sức khỏe tốt, mỗi người cần phải có lương thực nuôi dưỡng thân xác như; thức ăn, nước uống, cùng các loại thực phẩm khác. Riêng với người Kitô hữu, ngoài lương thực nuôi thân xác còn được Thiên Chúa mời gọi đến tham dự bữa tiệc Thánh, được rước Mình và Máu Chúa Giêsu, đó là lương thực nuôi dưỡng linh hồn và mang lại cho sự sống đời đời "Ai ăn Thịt và uống Máu tôi thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy".
Ngài diễn giảng thêm, mừng lễ Mình và Máu Chúa Kitô hôm nay; cộng đoàn chúng ta hãy chiêm ngắm Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể, bí tích của tình yêu, bí tích của hồng ân tuyệt hảo mà Thiên Chúa ban tặng cho con người.
Sau bài giảng, cha chủ tế chủ sự nghi thức tuyên hứa cho quý ông TTV ngay trên cung thánh, quý ông đồng thanh lập lại lời hứa trung thành yêu mến bí tích Thánh Thể, và luôn sùng kính Mầu Nhiệm Mình Máu Thánh Chúa Kitô.
Thánh lễ nối tiếp với phần phụng vụ Thánh Thể.
Sau lời nguyện hiệp lễ, ông cố Giuse Phạm Văn An - Trưởng ban phụng vụ, thay mặt lên ngỏ lời cảm ơn ơn quý cha, cùng mọi thành phần dân Chúa đã hiệp dâng thánh lễ được sốt sắng. Đồng thời, vị đại diện cũng dâng lên quý cha bó hoa tươi thắm nói lên tấm lòng biết ơn của những người con đối với vị mục tử. Đáp lời, cha xứ thay mặt cộng đoàn chúc mừng quý ông trong Ban TTV được tràn đầy hồng ân Thiên Chúa, lòng hăng say phục vụ cộng đoàn, cộng tác cùng linh mục trao Mình Thánh Chúa cho mọi người. Đặc biệt, là những người đau yếu không thể đến nhà thờ được.
Thánh lễ kết thúc lúc 6g00. Sau Thánh lễ, quý cha cùng quý ông trong Ban TTV chụp chung tấm hình lưu niệm.
Tài Liệu - Sưu Khảo
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 6)
Vũ Văn An
00:11 18/06/2017
Đâu là những điều căn bản trong niềm tin Công Giáo?
Kitô Giáo thường được mô tả như một tôn giáo “tuyên tín” (creedal) nghĩa là chủ yếu không dựa vào một số luật lệ, như Do Thái Giáo, hay các thực hành thiêng liêng, như Hồi Giáo, mà dựa vào một số niềm tin được tổng hợp thành các kinh tin kính. Mỗi Chúa Nhật trong Thánh Lễ, người Công Giáo khắp thế giới khẳng định các niềm tin cốt lõi trong đức tin của họ bằng cách đọc lời kinh có tên là Kinh Tin Kính Nixêa, tức bản tuyên xưng đức tin đã được chấp thuận năm 325 CN bởi toàn thể các giám mục tại Công Đồng Nixêa tọa lạc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Bản kinh này như sau:
“Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,
Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,
sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời:
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật;
được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha;
nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,
Người đã từ trời xuống thế;
bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,
và đã làm người.
Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô,
Người chịu khổ hình và mai táng.
Ngày thứ ba, Người sống lại như lời Thánh Kinh,
Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha,
và Người sẽ lại đến trong vinh quang,
để phán xét kẻ sống và kẻ chết,
Nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần,
là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống;
Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra.
Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con;
Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.
Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.
Mọi xác tín cốt lõi của đức tin đều ở đó, từ ý niệm Thiên Chúa có Ba Ngôi (Cha, Con, Thánh Thần), tới việc Nhập Thể (Con Thiên Chúa trở thành phàm nhân trong Chúa Giêsu Kitô), tới việc Chuộc Tội (Chúa Kitô chết trên Thập Giá vì tội lỗi thế giới), tới sự Phục Sinh (Chúa Kitô sống lại từ cõi chết). Cũng bao gồm trong đó là các niềm tin cốt lõi của Đạo Công Giáo về chính Giáo Hội, tin rằng Giáo Hội “duy nhất” (hợp nhất), “thánh thiện”, “Công Giáo” (phổ quát) và “tông truyền” (do các vị kế nhiệm các tông đồ hướng dẫn, tức các giám mục).
Muốn có một trình bày trọn vẹn về giáo huấn Công Giáo, nguồn tài liệu tốt nhất là Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, do Tòa Thánh xuất bản năm 1992. Cuốn này trình bày chi tiết các giáo huấn chính thức về đủ mọi vấn đề, được tổ chức thành 4 chủ đề, đôi khi được gọi là 4 “cột trụ” của đức tin:
• Tuyên xưng đức tin (giải thích các chủ đề nền tảng trong kinh tin kính)
• Cử hành mầu nhiệm Kitô Giáo (việc thờ phượng và các bí tích)
• Sự sống trong Chúa Kitô (Mười Điều Răn và giáo huấn luân lý)
• Cầu nguyện trong Kitô Giáo
Đâu là những điểm khác nhau chính giữa người Công Giáo và các Kitô hữu khác?
Qua nhiều thế kỷ, khi Kitô Giáo bắt đầu rạn nứt, với sự ly khai của Đông Phương khỏi Tây Phương mà truyền thống cho là từ thế kỷ 11 trở đi, hay Phong Trào Thệ Phản thế kỷ 16, một số dị biệt thần học có tính đặc trưng giữa người Công Giáo và các chi khác của Kitô giáo đã được chú ý.
Thí dụ, trong khi người Thệ Phản có xu hướng nhấn mạnh tới một mình Thánh Kinh như là tiêu chuẩn cho đức tin của họ, thì người Công Giáo nhấn mạnh tới cả Thánh Kinh lẫn Thánh Truyền, nghĩa là lời giảng dạy liên tục của Giáo Hội qua các thời đại, nhất là được phát biểu trong “huấn quyền”, hay chức vụ giảng dạy chính thức của Đức Giáo Hoàng và các giám mục. Ngoài ra, trong khi người Thệ Phản có xu hướng nhấn mạnh tới một mình đức tin mà thôi như là chìa khóa để được cứu rỗi, thì người Công Giáo quả quyết rằng người ta bị phán xét cả về đức tin lẫn việc làm, nghĩa là cách sống chứ không duy bởi những điều mình tin.
Một dị biệt cổ điển nữa liên quan tới Phép Thánh Thể hay Lễ Tạ Ơn, trong đó, có bánh và rượu. Trong khi một số ngành của Kitô Giáo coi bánh và rượu như biểu tượng hay nhắc nhớ tới mình và máu Chúa Kitô, thì Đạo Công Giáo quả quyết rằng: bánh và rượu, dù vẫn giữ bề ngoài của chúng, nhưng thực ra, chúng đã trở thành thịt và máu Chúa Kitô (tiếng chuyên môn chỉ việc này là “biến thể”). Thành thử, đối với người Công Giáo, phạm thánh đối với bánh đã truyền phép là một trong những tội phạm kinh sợ nhất và đây cũng là lý do, trong nhiều thế kỷ qua, nhiều vị tử đạo đã hy sinh mạng sống mình để bảo vệ Bánh Thánh đã truyền phép.
Cũng còn một dị biệt nữa trong đức tin Công Giáo đó là truyền thống nhấn mạnh tới việc Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và là tiêu mẫu của Giáo Hội. Các Kitô hữu khác thường tố cáo người Công Giáo nâng Đức Maria lên địa vị thiên tính, và do đó phạm tội đa thần, nhưng về phương diện chính thức, Đạo Công Giáo vốn phân biệt giữa việc “tôn kính” Đức Maria và việc “tôn thờ” một mình Thiên Chúa.
Cũng thế, Đạo Công Giáo cổ vũ việc tôn kính các thánh, tức những con người nam nữ thánh thiện trong các thế kỷ qua từng được Giáo Hội thừa nhận trong một nghi lễ gọi là “phong thánh”. Dù người Công Giáo không thờ phượng các thánh, nhưng Giáo Hội dạy rằng các thánh có thể cầu bầu cùng Thiên Chúa cho ta được các ơn đặc biệt, nên người Công Giáo được khuyến khích ngỏ các lời cầu nguyện lên các ngài. Nhiều vị thánh tương đối ít ai biết đến, nhưng nhiều vị nổi tiếng khắp hoàn cầu. Thí dụ, những người mộ mến Cha Piô, một nhà huyền nhiệm và là một vị hiển tu người Ý thế kỷ 20 được cho là mang 5 dấu thánh nghĩa là 5 vết thương của Chúa Kitô trên Thập Giá, hiện nay đã tạo nên một mạng lưới gồm 3,348 nhóm cầu nguyện tại 60 quốc gia trên thế giới.
Đôi khi, các dị biệt gây hậu quả nhiều nhất giữa người Công Giáo và các Kitô hữu khác không thuộc phạm vi thần học đúng nghĩa, nhưng thuộc một phạm vi đặc thù gọi là “Giáo Hội học” hay các học lý về Giáo Hội. Nói chung, Đạo Công Giáo có điều thường được gọi là Giáo Hội học “cao”, nghĩa là gán cho Giáo Hội một bản chất và một vai trò có tính thần thánh mạnh mẽ, hơn là chỉ coi nó như một sản phẩm của khế ước xã hội giữa các tín hữu với nhau. Đạo Công Giáo dạy rằng Giáo Hội được mời gọi bước vào hiện hữu bởi chính Chúa Kitô và Người ban cho Giáo Hội cả cơ cấu lẫn sứ mệnh, “Hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ của Thầy, rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần”.
Một cách đặc biệt, ba phạm vi của Giáo Hội học có xu hướng tạo nên tranh cãi hơn cả giữa người Công Giáo và các Kitô hữu khác là:
1. Các thừa tác vụ
Đạo Công Giáo chủ trương rằng linh mục không phải chỉ là một nhà lãnh đạo cộng đồng hay một đại diện hay được Chúa Kitô ủy quyền, nhưng trong những thời khắc chủ yếu, ngài còn thực sự đứng in persona Christi, trong ngôi vị của Chúa Kitô và hành động nhân danh Người, như khi tha tội trong tòa giải tội, và trong lúc truyền phép bánh và rượu khi cử hành Thánh Lễ. Thần học truyền thống của Công Giáo nói đến sự “thay đổi hữu thể học” (ontological shift) diễn ra trong bí tích Truyền Chức Thánh, lúc một linh mục được “đồng hình dạng” (configured) với Chúa Kitô không chỉ theo nghĩa biểu tượng mà là theo nghĩa sâu xa trên bình diện hữu thể của chính Người. Vì lý do này, các nhà phê bình trong nhiều thế kỷ đôi khi cho rằng Đạo Công Giáo tôn vinh chức linh mục thái quá, có hại cho hàng giáo dân.
2. Phẩm trật
Phẩm trật (hierarchy) là hạn từ tập thể chỉ các giám mục của Giáo Hội hợp nhất với Đức Giáo Hoàng, và thông thường người ta vốn nói: Đạo Công Giáo là bộ phận tôn giáo có tính phẩm trật một cách độc đáo. Đạo Công Giáo quả quyết rằng cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội không đơn giản là sản phẩm của lịch sử, mà là cơ cấu do chính Chúa Kitô ban cho Giáo Hội. Hơn nữa, Đạo Công Giáo còn dạy rằng Chúa Kitô trao cho các tông đồ và các vị kế nhiệm các ngài trọn vẹn thẩm quyền giảng dạy, cai quản, và thánh hóa nhân danh Người. Trong thực hành, các xác tín này được diễn dịch thành việc nhấn mạnh tới thẩm quyền của cả vị giám mục cá thể lẫn toàn thể các giám mục hợp lại.
3. Ngôi vị giáo hoàng
Dĩ nhiên, điều khác biệt nhất của Giáo Hội Công Giáo là chức vụ của ngôi vị giáo hoàng. Đạo Công Giáo dạy rằng Đức Giáo Hoàng là vị kế nhiệm Thánh Phêrô và, do đó, là “vị đại diện của Chúa Kitô” trên trần gian như một trong các tước hiệu truyền thống của ngài. Như đã thấy trên đây, luật Giáo Hội nói rõ ràng rằng Đức Giáo Hoàng có thẩm quyền “tối cao, trọn vẹn, tức khắc, và phổ quát” đối với mọi vụ việc trong Giáo Hội Công Giáo. Trên thực tế, Đức Giáo Hoàng ủy phần lớn thẩm quyền này cho các phụ tá và cộng sự viên ở Vatican, những vị được giáo luật cấp phép đưa ra các quyết định có tính trói buộc nhân danh Đức Giáo Hoàng. Quan niệm cao qúy về chức vụ giáo hoàng này vừa là một vốn qúy lớn lao của Đạo Công Giáo theo nghĩa một Giáo Hội có tới 1 tỷ 200 triệu thành viên rải rác khắp thế giới tất nhiên cần có một trung tâm thẩm quyền mạnh mẽ, vừa là một nguyên nhân gây tranh chấp, theo nghĩa các nhà phê bình vốn cho rằng Giáo Hội quá tập trung quyền hành và quá nhiều quyền lực đã bị tập trung vào Rôma.
Có sự bất đồng nào trong Giáo Hội Công Giáo về một số các giáo huấn trên không? Và bất đồng như thế nào?
Những gì phác thảo trên đây đều là các giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công Giáo, nhưng sẽ là một thiếu sót đáng kể khi ngụ ý rằng tất cả khối 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo khắp thế giới đều nhất thiết chia sẻ các niềm tin ấy hệt như chúng đã được tuyên bố. Cuộc tranh chấp về học lý gần như cũng quen thuộc trong Đạo Công Giáo y như Thánh Lễ hàng ngày vậy, và điều này, về căn bản, khó lòng tránh được đối với một tôn giáo nặng tuyên tín vốn nhấn mạnh rất nhiều tới sự tương tác giữa lý lẽ và đức tin. Đôi khi, sự bất đồng được tổ chức và công khai, nhưng thường có tính tư riêng và không được công bố, một vấn đề của những người Công Giáo cá thể ấp ủ những quan điểm không hoàn toàn phù hợp với đường lối chính thức.
Thực vậy, khó tìm được một người Công Giáo công khai bác bỏ các yếu tố cốt lõi của kinh tin kính, như Thiên Chúa có Ba Ngôi, chẳng hạn, hoặc, Chúa Kitô chết vì tội lỗi thế gian, hay Người sẽ trở lại để phán xét người sống và người chết. Bất kể một người Công Giáo nào đó có cảm thấy chắc chắn trăm phần trăm hay không về những vấn đề ấy, nói chung, họ không thách thức chúng, nhưng chấp nhận chúng như là thành phần đã được giải quyết của truyền thống Giáo Hội.
Tuy nhiên, khi ta đào sâu các giáo huấn khác, cuộc tranh luận và sự bất đồng trở nên thông thường hơn. Thí dụ, rất nhiều người Công Giáo công khai bác bỏ, và nhiều người hơn nữa, ít nhất, cũng thắc mắc về chủ trương chính thức chỉ tấn phong chức linh mục cho đàn ông mà thôi. Nhiều người khác thách thức các khía cạnh khác thuộc nền luân lý tính dục chính thức của Giáo Hội, như việc Giáo Hội ngăn cấm ngừa thai, triệt sản, và hôn nhân đồng tính, thậm chí một số người còn bất đồng cả chủ trương về phá thai nữa, nếu không phải để bênh vực luân lý tính của chính việc phá thai, thì ít nhất, cũng để chất vấn xem liệu có nên nghiêm cấm nó một cách hợp lệ hay không. Về phía ngược lại của cán cân, một số người Công Giáo cho rằng Giáo Hội đã đi quá xa trong những thời điểm gần đây trong việc ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, như thể không còn sự thật trong các vấn đề tôn giáo nữa, hay trong việc Công Giáo chống đối án tử hình hoặc ủng hộ việc cải tổ chính sách di dân.
Một trong các căng thẳng kinh niên trong Giáo Hội Công Giáo là phải nhất trí bao nhiêu với giáo huấn chính thức mới đủ để được coi là còn đứng trong hàng ngũ và, dĩ nhiên, ai là người quyết định việc này. Đây là những điểm được bàn cãi sôi nổi trong phần lớn lịch sử của Giáo Hội, và trong thế kỷ 21 này, chưa có điều gì cho thấy các căng thẳng này được giải quyết.
Còn tiếp
Kitô Giáo thường được mô tả như một tôn giáo “tuyên tín” (creedal) nghĩa là chủ yếu không dựa vào một số luật lệ, như Do Thái Giáo, hay các thực hành thiêng liêng, như Hồi Giáo, mà dựa vào một số niềm tin được tổng hợp thành các kinh tin kính. Mỗi Chúa Nhật trong Thánh Lễ, người Công Giáo khắp thế giới khẳng định các niềm tin cốt lõi trong đức tin của họ bằng cách đọc lời kinh có tên là Kinh Tin Kính Nixêa, tức bản tuyên xưng đức tin đã được chấp thuận năm 325 CN bởi toàn thể các giám mục tại Công Đồng Nixêa tọa lạc tại Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay. Bản kinh này như sau:
“Tôi tin kính một Thiên Chúa là Cha toàn năng,
Đấng tạo thành trời đất, muôn vật hữu hình và vô hình.
Tôi tin kính một Chúa Giêsu Kitô, Con Một Thiên Chúa,
sinh bởi Đức Chúa Cha từ trước muôn đời:
Người là Thiên Chúa bởi Thiên Chúa, Ánh Sáng bởi Ánh Sáng,
Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật;
được sinh ra mà không phải được tạo thành, đồng bản thể với Đức Chúa Cha;
nhờ Người mà muôn vật được tạo thành.
Vì loài người chúng ta và để cứu độ chúng ta,
Người đã từ trời xuống thế;
bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria,
và đã làm người.
Người chịu đóng đinh vào thập giá vì chúng ta, thời quan Phongxiô Philatô,
Người chịu khổ hình và mai táng.
Ngày thứ ba, Người sống lại như lời Thánh Kinh,
Người lên trời, ngự bên hữu Đức Chúa Cha,
và Người sẽ lại đến trong vinh quang,
để phán xét kẻ sống và kẻ chết,
Nước Người sẽ không bao giờ cùng.
Tôi tin kính Đức Chúa Thánh Thần,
là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống;
Người bởi Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con mà ra.
Người được phụng thờ và tôn vinh cùng với Đức Chúa Cha và Đức Chúa Con;
Người đã dùng các tiên tri mà phán dạy.
Tôi tin Hội Thánh duy nhất, thánh thiện, Công Giáo và tông truyền.
Tôi tuyên xưng có một Phép Rửa để tha tội.
Tôi trông đợi kẻ chết sống lại và sự sống đời sau. Amen.
Mọi xác tín cốt lõi của đức tin đều ở đó, từ ý niệm Thiên Chúa có Ba Ngôi (Cha, Con, Thánh Thần), tới việc Nhập Thể (Con Thiên Chúa trở thành phàm nhân trong Chúa Giêsu Kitô), tới việc Chuộc Tội (Chúa Kitô chết trên Thập Giá vì tội lỗi thế giới), tới sự Phục Sinh (Chúa Kitô sống lại từ cõi chết). Cũng bao gồm trong đó là các niềm tin cốt lõi của Đạo Công Giáo về chính Giáo Hội, tin rằng Giáo Hội “duy nhất” (hợp nhất), “thánh thiện”, “Công Giáo” (phổ quát) và “tông truyền” (do các vị kế nhiệm các tông đồ hướng dẫn, tức các giám mục).
Muốn có một trình bày trọn vẹn về giáo huấn Công Giáo, nguồn tài liệu tốt nhất là Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, do Tòa Thánh xuất bản năm 1992. Cuốn này trình bày chi tiết các giáo huấn chính thức về đủ mọi vấn đề, được tổ chức thành 4 chủ đề, đôi khi được gọi là 4 “cột trụ” của đức tin:
• Tuyên xưng đức tin (giải thích các chủ đề nền tảng trong kinh tin kính)
• Cử hành mầu nhiệm Kitô Giáo (việc thờ phượng và các bí tích)
• Sự sống trong Chúa Kitô (Mười Điều Răn và giáo huấn luân lý)
• Cầu nguyện trong Kitô Giáo
Đâu là những điểm khác nhau chính giữa người Công Giáo và các Kitô hữu khác?
Qua nhiều thế kỷ, khi Kitô Giáo bắt đầu rạn nứt, với sự ly khai của Đông Phương khỏi Tây Phương mà truyền thống cho là từ thế kỷ 11 trở đi, hay Phong Trào Thệ Phản thế kỷ 16, một số dị biệt thần học có tính đặc trưng giữa người Công Giáo và các chi khác của Kitô giáo đã được chú ý.
Thí dụ, trong khi người Thệ Phản có xu hướng nhấn mạnh tới một mình Thánh Kinh như là tiêu chuẩn cho đức tin của họ, thì người Công Giáo nhấn mạnh tới cả Thánh Kinh lẫn Thánh Truyền, nghĩa là lời giảng dạy liên tục của Giáo Hội qua các thời đại, nhất là được phát biểu trong “huấn quyền”, hay chức vụ giảng dạy chính thức của Đức Giáo Hoàng và các giám mục. Ngoài ra, trong khi người Thệ Phản có xu hướng nhấn mạnh tới một mình đức tin mà thôi như là chìa khóa để được cứu rỗi, thì người Công Giáo quả quyết rằng người ta bị phán xét cả về đức tin lẫn việc làm, nghĩa là cách sống chứ không duy bởi những điều mình tin.
Một dị biệt cổ điển nữa liên quan tới Phép Thánh Thể hay Lễ Tạ Ơn, trong đó, có bánh và rượu. Trong khi một số ngành của Kitô Giáo coi bánh và rượu như biểu tượng hay nhắc nhớ tới mình và máu Chúa Kitô, thì Đạo Công Giáo quả quyết rằng: bánh và rượu, dù vẫn giữ bề ngoài của chúng, nhưng thực ra, chúng đã trở thành thịt và máu Chúa Kitô (tiếng chuyên môn chỉ việc này là “biến thể”). Thành thử, đối với người Công Giáo, phạm thánh đối với bánh đã truyền phép là một trong những tội phạm kinh sợ nhất và đây cũng là lý do, trong nhiều thế kỷ qua, nhiều vị tử đạo đã hy sinh mạng sống mình để bảo vệ Bánh Thánh đã truyền phép.
Cũng còn một dị biệt nữa trong đức tin Công Giáo đó là truyền thống nhấn mạnh tới việc Đức Maria là Mẹ Thiên Chúa và là tiêu mẫu của Giáo Hội. Các Kitô hữu khác thường tố cáo người Công Giáo nâng Đức Maria lên địa vị thiên tính, và do đó phạm tội đa thần, nhưng về phương diện chính thức, Đạo Công Giáo vốn phân biệt giữa việc “tôn kính” Đức Maria và việc “tôn thờ” một mình Thiên Chúa.
Cũng thế, Đạo Công Giáo cổ vũ việc tôn kính các thánh, tức những con người nam nữ thánh thiện trong các thế kỷ qua từng được Giáo Hội thừa nhận trong một nghi lễ gọi là “phong thánh”. Dù người Công Giáo không thờ phượng các thánh, nhưng Giáo Hội dạy rằng các thánh có thể cầu bầu cùng Thiên Chúa cho ta được các ơn đặc biệt, nên người Công Giáo được khuyến khích ngỏ các lời cầu nguyện lên các ngài. Nhiều vị thánh tương đối ít ai biết đến, nhưng nhiều vị nổi tiếng khắp hoàn cầu. Thí dụ, những người mộ mến Cha Piô, một nhà huyền nhiệm và là một vị hiển tu người Ý thế kỷ 20 được cho là mang 5 dấu thánh nghĩa là 5 vết thương của Chúa Kitô trên Thập Giá, hiện nay đã tạo nên một mạng lưới gồm 3,348 nhóm cầu nguyện tại 60 quốc gia trên thế giới.
Đôi khi, các dị biệt gây hậu quả nhiều nhất giữa người Công Giáo và các Kitô hữu khác không thuộc phạm vi thần học đúng nghĩa, nhưng thuộc một phạm vi đặc thù gọi là “Giáo Hội học” hay các học lý về Giáo Hội. Nói chung, Đạo Công Giáo có điều thường được gọi là Giáo Hội học “cao”, nghĩa là gán cho Giáo Hội một bản chất và một vai trò có tính thần thánh mạnh mẽ, hơn là chỉ coi nó như một sản phẩm của khế ước xã hội giữa các tín hữu với nhau. Đạo Công Giáo dạy rằng Giáo Hội được mời gọi bước vào hiện hữu bởi chính Chúa Kitô và Người ban cho Giáo Hội cả cơ cấu lẫn sứ mệnh, “Hãy ra đi và làm cho mọi dân tộc thành môn đệ của Thầy, rửa tội cho họ nhân danh Cha, Con và Thánh Thần”.
Một cách đặc biệt, ba phạm vi của Giáo Hội học có xu hướng tạo nên tranh cãi hơn cả giữa người Công Giáo và các Kitô hữu khác là:
1. Các thừa tác vụ
Đạo Công Giáo chủ trương rằng linh mục không phải chỉ là một nhà lãnh đạo cộng đồng hay một đại diện hay được Chúa Kitô ủy quyền, nhưng trong những thời khắc chủ yếu, ngài còn thực sự đứng in persona Christi, trong ngôi vị của Chúa Kitô và hành động nhân danh Người, như khi tha tội trong tòa giải tội, và trong lúc truyền phép bánh và rượu khi cử hành Thánh Lễ. Thần học truyền thống của Công Giáo nói đến sự “thay đổi hữu thể học” (ontological shift) diễn ra trong bí tích Truyền Chức Thánh, lúc một linh mục được “đồng hình dạng” (configured) với Chúa Kitô không chỉ theo nghĩa biểu tượng mà là theo nghĩa sâu xa trên bình diện hữu thể của chính Người. Vì lý do này, các nhà phê bình trong nhiều thế kỷ đôi khi cho rằng Đạo Công Giáo tôn vinh chức linh mục thái quá, có hại cho hàng giáo dân.
2. Phẩm trật
Phẩm trật (hierarchy) là hạn từ tập thể chỉ các giám mục của Giáo Hội hợp nhất với Đức Giáo Hoàng, và thông thường người ta vốn nói: Đạo Công Giáo là bộ phận tôn giáo có tính phẩm trật một cách độc đáo. Đạo Công Giáo quả quyết rằng cơ cấu phẩm trật của Giáo Hội không đơn giản là sản phẩm của lịch sử, mà là cơ cấu do chính Chúa Kitô ban cho Giáo Hội. Hơn nữa, Đạo Công Giáo còn dạy rằng Chúa Kitô trao cho các tông đồ và các vị kế nhiệm các ngài trọn vẹn thẩm quyền giảng dạy, cai quản, và thánh hóa nhân danh Người. Trong thực hành, các xác tín này được diễn dịch thành việc nhấn mạnh tới thẩm quyền của cả vị giám mục cá thể lẫn toàn thể các giám mục hợp lại.
3. Ngôi vị giáo hoàng
Dĩ nhiên, điều khác biệt nhất của Giáo Hội Công Giáo là chức vụ của ngôi vị giáo hoàng. Đạo Công Giáo dạy rằng Đức Giáo Hoàng là vị kế nhiệm Thánh Phêrô và, do đó, là “vị đại diện của Chúa Kitô” trên trần gian như một trong các tước hiệu truyền thống của ngài. Như đã thấy trên đây, luật Giáo Hội nói rõ ràng rằng Đức Giáo Hoàng có thẩm quyền “tối cao, trọn vẹn, tức khắc, và phổ quát” đối với mọi vụ việc trong Giáo Hội Công Giáo. Trên thực tế, Đức Giáo Hoàng ủy phần lớn thẩm quyền này cho các phụ tá và cộng sự viên ở Vatican, những vị được giáo luật cấp phép đưa ra các quyết định có tính trói buộc nhân danh Đức Giáo Hoàng. Quan niệm cao qúy về chức vụ giáo hoàng này vừa là một vốn qúy lớn lao của Đạo Công Giáo theo nghĩa một Giáo Hội có tới 1 tỷ 200 triệu thành viên rải rác khắp thế giới tất nhiên cần có một trung tâm thẩm quyền mạnh mẽ, vừa là một nguyên nhân gây tranh chấp, theo nghĩa các nhà phê bình vốn cho rằng Giáo Hội quá tập trung quyền hành và quá nhiều quyền lực đã bị tập trung vào Rôma.
Có sự bất đồng nào trong Giáo Hội Công Giáo về một số các giáo huấn trên không? Và bất đồng như thế nào?
Những gì phác thảo trên đây đều là các giáo huấn chính thức của Giáo Hội Công Giáo, nhưng sẽ là một thiếu sót đáng kể khi ngụ ý rằng tất cả khối 1 tỷ 200 triệu người Công Giáo khắp thế giới đều nhất thiết chia sẻ các niềm tin ấy hệt như chúng đã được tuyên bố. Cuộc tranh chấp về học lý gần như cũng quen thuộc trong Đạo Công Giáo y như Thánh Lễ hàng ngày vậy, và điều này, về căn bản, khó lòng tránh được đối với một tôn giáo nặng tuyên tín vốn nhấn mạnh rất nhiều tới sự tương tác giữa lý lẽ và đức tin. Đôi khi, sự bất đồng được tổ chức và công khai, nhưng thường có tính tư riêng và không được công bố, một vấn đề của những người Công Giáo cá thể ấp ủ những quan điểm không hoàn toàn phù hợp với đường lối chính thức.
Thực vậy, khó tìm được một người Công Giáo công khai bác bỏ các yếu tố cốt lõi của kinh tin kính, như Thiên Chúa có Ba Ngôi, chẳng hạn, hoặc, Chúa Kitô chết vì tội lỗi thế gian, hay Người sẽ trở lại để phán xét người sống và người chết. Bất kể một người Công Giáo nào đó có cảm thấy chắc chắn trăm phần trăm hay không về những vấn đề ấy, nói chung, họ không thách thức chúng, nhưng chấp nhận chúng như là thành phần đã được giải quyết của truyền thống Giáo Hội.
Tuy nhiên, khi ta đào sâu các giáo huấn khác, cuộc tranh luận và sự bất đồng trở nên thông thường hơn. Thí dụ, rất nhiều người Công Giáo công khai bác bỏ, và nhiều người hơn nữa, ít nhất, cũng thắc mắc về chủ trương chính thức chỉ tấn phong chức linh mục cho đàn ông mà thôi. Nhiều người khác thách thức các khía cạnh khác thuộc nền luân lý tính dục chính thức của Giáo Hội, như việc Giáo Hội ngăn cấm ngừa thai, triệt sản, và hôn nhân đồng tính, thậm chí một số người còn bất đồng cả chủ trương về phá thai nữa, nếu không phải để bênh vực luân lý tính của chính việc phá thai, thì ít nhất, cũng để chất vấn xem liệu có nên nghiêm cấm nó một cách hợp lệ hay không. Về phía ngược lại của cán cân, một số người Công Giáo cho rằng Giáo Hội đã đi quá xa trong những thời điểm gần đây trong việc ủng hộ chủ nghĩa đa nguyên tôn giáo, như thể không còn sự thật trong các vấn đề tôn giáo nữa, hay trong việc Công Giáo chống đối án tử hình hoặc ủng hộ việc cải tổ chính sách di dân.
Một trong các căng thẳng kinh niên trong Giáo Hội Công Giáo là phải nhất trí bao nhiêu với giáo huấn chính thức mới đủ để được coi là còn đứng trong hàng ngũ và, dĩ nhiên, ai là người quyết định việc này. Đây là những điểm được bàn cãi sôi nổi trong phần lớn lịch sử của Giáo Hội, và trong thế kỷ 21 này, chưa có điều gì cho thấy các căng thẳng này được giải quyết.
Còn tiếp
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 7)
Vũ Văn An
00:11 18/06/2017
Các bí tích là gì?
Hành vi quan trọng nhất trong phụng tự Công Giáo là Thánh Lễ, một chủ đề sẽ được bàn đến ở Chương 5. Thánh Lễ là một trong 7 Bí Tích của Giáo Hội: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Lễ (Thánh Thể), Hòa Giải, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chúc Thánh, và Hôn Phối. Trong giáo huấn Công Giáo, bí tích là nghi thức do Giáo Hội qui định và do một trong các thừa tác viên của Giáo Hội hướng dẫn; nghi thức này, nếu được cử hành đúng đắn, chắc chắn đem lại một “ơn thánh’, hay một ơn ích thiêng liêng, nhất định, như tha thứ tội lỗi chẳng hạn. Ý niệm đứng đàng sau bí tích là: một dấu hiệu hữu hình nào đó, như nước của Phép Rửa Tội chẳng hạn, hay bánh và rượu của Thánh Lễ, hoặc dầu dùng trong Phép Xức Dầu Bệnh Nhân, chứng tỏ có sự vận hành của ơn thánh Chúa ở đây và hiện lúc này.
Gần như không thể nói quá về tầm quan trọng lớn lao của các bí tích đối với đời sống người Công Giáo. Cha Andrew Greeley, vị linh mục có lẽ nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, đồng thời là một tiểu thuyết gia và nhà xã hội học, thậm chí đã cho rằng chúng để lại một dấu ấn sâu xa trong tâm lý học Công Giáo. Trong cuốn sách ngài viết năm 1990, tựa là The Catholic Myth (Huyền Thoại Công Giáo), cha cho rằng tại Hiệp Chúng Quốc, có một “óc tưởng tượng bí tích” rất khác biệt nơi người Công Giáo khiến họ trở thành một khối riêng biệt hẳn khỏi nền văn hóa đa số do di sản Thệ Phản tạo ra. Theo ngài, do bản năng, các người Công Giáo nhìn các biến cố, các đồ vật, và con người của thế giới “phần nào giống như Thiên Chúa”, nghĩa là mang dáng dấp thần linh. Trong khi đó, các người Thệ Phản nhìn Thiên Chúa như xa cách triệt để đối với thế giới, và do đó, do bản năng, họ nhìn các biến bố, các đồ vật, và con người của thế giới như những chủ thể khác biệt một cách triệt để đối với Thiên Chúa. Theo Cha Greeley, tất cả những điều này góp phần tạo nên một óc tưởng tượng “loại suy” (analogical) cho người Công Giáo và một thế giới quan “biện chứng” cho người Thệ Phản.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo chia các bí tích thành ba loại.
Các bí tích khai tâm
1. Rửa tội: Bí tích trong đó, vết nhơ của tội nguyên tổ được xóa bỏ và các chi thể mới được hội nhập vào Giáo Hội. Nó thường được cử hành không lâu sau ngày ra đời đối với các trẻ sơ sinh của các gia đình Công Giáo, và cho những người lớn mới trở lại Đạo Công Giáo.
2. Thêm sức: Đôi khi được gọi là bí tích xức dầu thánh (chrismation), bí tích này “thêm sức” hay đóng ấn tư cách chi thể trọn vẹn của một người trong Giáo Hội, và được hiểu như đánh dấu việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên người lãnh nhận, giống như việc Người ngự xuống trên các Tông Đồ đầu tiên trong Lễ Ngũ Tuần, được mô tả trong Thánh Kinh. Thường lệ, nó được lãnh nhận bởi những người Công Giáo giữa tuổi lớp 6 và lớp 10 và bởi những người lớn mới trở lại Đạo ngay sau khi được Rửa Tội.
3. Thánh Thể: Việc lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, cũng gọi là Rước Lễ, được coi như bí tích khai tâm sau cùng vì nó hoàn tất việc tín hữu được hội nhập vào đời sống Giáo Hội. Bí tích Thánh Thể được Công Đồng Vatican II mô tả là “nguồn và đỉnh cao” của đời sống Kitô Giáo, và được mọi người coi như tâm điểm linh đạo Công Giáo. Không như các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, Bí Tích Thánh Thể không phải là việc lãnh nhận một lần là hết. Theo lý thuyết, người Công Giáo được đòi phải tham dự Bí Tích Thánh Thể ít nhất mỗi tuần một lần, vào các Chúa Nhật, và trong các ngày lễ buộc (như Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh), và đặc biệt, các người Công Giáo ngoan đạo quen tham dự Thánh Lễ hàng ngày.
Các Bí Tích Chữa Lành
4. Hòa Giải/Thống Hối: Trước đây, thường được gọi là Xưng Tội, bí tích này là bí tích để người Công Giáo nhìn nhận tội lỗi của mình với một linh mục, ngỏ quyết tâm ăn năn, và nhận ơn tha thứ (thuật ngữ gọi là “tha tội”). Bí tích này phải được cử hành giữa người này và người kia; dù có một công thức tha tội tập thể, nhưng Tòa Thánh không muốn khuyến khích thực hành này mấy. Ngay sau Công Đồng Vatican II, số người xưng tội cá nhân giảm đi đáng kể, nhưng gần đây, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy thực hành này đang dần dần được phục hồi.
5. Xức dầu bệnh nhân: Dự kiến dành cho những người đang chiến đấu với cơn bệnh, trong bí tích này, linh mục sẽ xức dầu lên trán hay các phần thân thể khác của bệnh nhân bằng dầu ôliu trong khi đọc lời cầu nguyện xin Thiên Chúa chữa lành và an ủi. Ơn thánh do bí tích này đem lại có thể là việc phục hồi sức khỏe, nếu việc này phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa, còn nếu không, thì xin cho được sức mạnh chịu đau khổ theo kiểu Chúa Kitô. Không nên lẫn lộn Xức Dầu Bệnh Nhân với “nghi thức cuối cùng”, một nghi thức được cử hành khi có người lâm cơn nguy kịch sắp qua đời.
Các Bí Tích Phục Vụ Cộng Đồng
6. Truyền Chức Thánh: Như đã ghi ở trên, đây là bí tích trong đó, một người nam được tuyên nhận là linh mục, phó tế hay giám mục của Giáo Hội Công Giáo, và chỉ có thể cử hành bởi một giám mục. Dù mọi giáo sĩ của Giáo Hội đều được coi là được hội nhập vào các Chức Thánh, nhưng trở thành giám mục được cho là đánh dấu sự “viên mãn” của bí tích, và các giám mục được hiểu là các vị kế nhiệm 12 tông đồ nguyên thủy của Chúa Kitô. Vì Giáo Hội Công Giáo chủ trương rằng Chúa Kitô chỉ mời gọi người nam đảm nhiệm vai trò đặc biệt này, nên bí tích Truyền Chức Thánh chỉ chấp nhận người nam mà thôi.
7. Hôn phối: “Thừa tác viên” của bí tích này không phải là linh mục, mà là người đàn ông và người đàn bà, linh mục hay phó tế chỉ làm chứng cho sự thành hiệu của bí tích này mà thôi. Luật Giáo Hội đòi hỏi người đàn ông và người đàn bà phải tự do cưới nhau, họ phải sẵn lòng và ý thức việc bước vào khế ước hôn nhân thành hiệu, họ phải thi hành khế ước này một cách thành hiệu. Giáo huấn Công Giáo chủ trương rằng hôn nhân là mãn đời, và do đó, không được phép ly dị. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng dạy rằng nếu một hay nhiều đòi hỏi không được thỏa mãn, thì việc kết hợp có thể “bị tuyên bố vô hiệu”.
Ngoài các bí tích ra còn có những thực hành nào khác không?
Dù các bí tích là tâm điểm linh đạo Công Giáo, Giáo Hội cũng còn nhiều lòng sùng kính, kinh nguyện và kỷ luật khác nữa, những điều mà người Công Giáo mọi nơi mọi lúc vốn thường đan kết chúng vào hành trình đức tin của họ. Ba thực hành Công Giáo sống lâu nhất và bình dân nhất được phác họa dưới đây. Dù không thực hành nào được coi là bí tích, nhưng thẩy đều được Giáo Hội khuyến khích.
1. Kinh Mân Côi
Hạn từ “mân côi” phát xuất từ tiếng La Tinh rosarium có nghĩa là “vườn hồng”. Đây là một bộ tràng hạt, và việc sử dụng nó bao gồm việc đọc đi đọc lại Kinh Lạy Cha, tiếp theo trong mỗi lần lặp lại là 10 lần đọc Kinh Kính Mừng, sau đó là 1 Kinh Sáng Danh. Những mười kinh Kính Mừng này được gọi là “một chục” và mỗi chục được nối kết với việc suy niệm về một trong các “mầu nhiệm” tức các yếu tố trong đời sống của Chúa Kitô. Truyền thống tin rằng Kinh Mân Côi đã được ban cho Thánh Đa Minh, vị sáng lập ra Dòng Đa Minh, đầu thế kỷ 13, trong một lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với ngài. Vì có liên tưởng tới Đức Maria, nên việc đọc kinh Mân Côi thường được coi là lòng sùng kính Đức Mẹ đầu hết trong Giáo Hội Công Giáo. Kinh Mân Côi có lẽ là truyền thống cầu nguyện đặc biệt nhất của Đạo Công Giáo, và cũng là biểu tượng có tính hình tượng nhất của đức tin Công Giáo trong nền văn hóa bình dân.
2. Thờ lạy Thánh Thể
Như một biểu thức nói lên sự nhấn mạnh đối với Thánh Thể trong Đạo Công Giáo, việc thờ lạy Thánh Thể có ý nói đến thực hành đặt bánh thánh đã truyền phép trong một chiếc hộp đặc biệt, thường được gọi là ‘mặt nhật” rồi trưng trên bàn thờ trong nhà thờ hay tại một địa điểm khác để tín hữu cầu nguyện và thờ lạy sự hiện diện thực sự của Thiên Chúa. Khi việc trưng bày và thờ lạy Thánh Thể trở thành thường hằng nghĩa là 24 tiếng đồng hồ một ngày thì gọi là “thờ lạy vĩnh viễn”. Nó được thực hành trong các đan viện và tu viện, cũng như tại các giáo xứ và các khung cảnh khác khắp thế giới nơi người Công Giáo tình nguyện thay phiên nhau có mặt để Thánh Thể không bao giờ ở một mình. Năm 2012, ước lượng có 2,500 nhà nguyện thờ lạy Thánh Thể vĩnh viễn trên khắp thế giới (kể cả ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, theo yêu cầu của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II). Có người cho rằng mặt nhật lớn nhất thế giới là ở Chicago, nơi đang cho xây một nhà nguyện để thờ lạy Thánh Thể vĩnh viễn.
3. Ăn chay Mùa Chay
Chữ Anh Lent để chỉ Mùa Chay. Chữ này phát nguyên từ tiếng Đức có nghĩa là “mùa xuân”, được Giáo Hội Công Giáo dùng để dịch chữ La Tinh Quadragesima, hay “bốn mươi ngày” ám chỉ thời gian từ Thứ Tư Lễ Tro tới Thứ Năm Tuần Thánh. Mùa Chay là mùa của thống hối và từ bỏ mình để chuẩn bị mừng các mầu nhiệm Phục Sinh, đặt trọng tâm vào sự chết của Chúa Kitô trên Thập Giá và sự sống lại của Người. Kỷ luật ấn định ra Mùa Chay là ăn chay, mà ngày xưa đôi khi có nghĩa là phải nhịn thức ăn đặc trọn cả Thứ Tư Lễ Tro và trong các Thứ Sáu của mùa này, dù thời hiện đại, phần lớn rút lại chỉ còn là việc không ăn thịt. Thêm vào việc ăn chay, truyền thống cũng đòi người Công Giáo “từ bỏ” một điều gì đó trong Mùa Chay, một hình thức bỏ mình khác nhằm bước vào tinh thần thống hối của mùa này: món tráng miệng, chẳng hạn, hay cà phê, hoặc mỗi ngày một giờ coi truyền hình để đọc sách thiêng liêng.
Điều gì lôi cuốn người ta vào Giáo Hội Công Giáo?
Thường thì nó cũng đơn giản như việc được sinh ra trong đó. Trong một gia đình, người ta đâu có chọn lựa cha mẹ hay anh chị em, ấy thế nhưng kết cục ai cũng thương yêu họ. Nhiều người Công Giáo cảm thấy y hệt như thế. Cha Andrea Gallo, chẳng hạn, là một linh mục đã 84 tuổi, từng nổi tiếng vì đã dám thách thức giáo huấn của Giáo Hội: ngài cổ vũ việc hợp thức hóa ma túy (có lần còn hút nó ở nơi công cộng để phản đối), tự đứng chung hàng với người Cộng Sản Ý, và công khai ủng hộ phong trào Tự Hào Đồng Tính. Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình năm 2012, Cha Gallo được hỏi tại sao không rời bỏ Giáo Hội cho rồi. Tỏ vẻ ngạc nhiên, Cha đáp: “Rời bỏ? Tại sao tôi phải rời bỏ? Đây là nhà tôi mà”. Chưa hết, trong lúc hứng khởi, ngài cho biết thêm: “Nói cho ngay, rất nhiều người đáng rời bỏ trước tôi” khiến cử tọa vỗ tay vang dội. Thậm chí vị giám mục Ý dự buổi phỏng vấn cũng không nín được cười.
Ngoài việc được sinh ra trong Giáo Hội, kinh nghiệm còn cho thấy có ba sức mạnh sau đây lôi cuốn người ta gia nhập Đạo Công Giáo.
1. Xác tín
Đối với những người sống cuộc sống tâm trí, đôi khi hành trình nghiên cứu, tư duy, và cầu nguyện đã dẫn họ tới niềm tin mạnh mẽ này là: điều Giáo Hội Công Giáo dạy về Thiên Chúa và thế giới và về chính nó, đúng là sự thật. Đối với những người này, đức tin không chủ yếu bén rễ nơi xúc cảm hay tiểu sử bản thân, mà nơi xác tín tri thức. Đức Hồng Y John Henry Newman, người Anh, đã nhắc trên đây trong phần nói về hàng ngũ giáo dân, là một thí dụ thích đáng. Ngài đã được phong chân phúc năm 2010 bởi Đức Bênêđíctô XVI nhân cơ hội tông du Nước Anh.
Đức Hồng Y Newman là nhân vật gây nhiều ảnh hưởng trong Giáo Hội Anh Giáo thập niên 1830, và trong một thời gian dài, vốn chống lại sức lôi kéo trở thành người Công Giáo. Khi dấn thân vào con đường này vào năm 1845, ngài biết hoàn toàn rõ ràng rằng mọi sự đều do ý muốn của ngài. Ngài từng nổi tiếng vì đã dè dặt đối với việc tuyên bố tính vô ngộ của Đức Giáo Hoàng tại Công Đồng Vatican I năm 1870. Ấy thế nhưng, 5 năm sau đó, ngài viết cho Quận Công Norfolk rằng “từ ngày tôi trở thành người Công Giáo cho đến nay, đã gần 30 năm, tôi chưa bao giờ có một chút nghi ngại rằng hiệp thông Rôma là Giáo Hội mà các Tông Đồ đã thành lập vào ngày Lễ Ngũ Tuần”.
2. Cảm hứng
Qua nhiều thế kỷ, các thánh nhân vĩ đại của Giáo Hội có lẽ còn có tác động mạnh mẽ hơn nữa như tấm thiệp mời người ta gia nhập Giáo Hội. Thí dụ, sự đơn sơ và dấn thân triệt để của Thánh Phanxicô Assisi đã lôi cuốn không biết bao nhiêu người vào Đạo Công Giáo, và vào việc thực hành đức tin của họ cách sâu xa hơn trong 8 thế kỷ qua.Tình yêu thiên nhiên và nhân loại của ngài, nhất là người nghèo, ước nguyện hòa bình của ngài và cảm thức huyền nhiệm của ngài về sự hiện diện của Thiên Chúa, tất cả đã tạo nên một sức hút có tính lôi cuốn mạnh mẽ.
Gần đây hơn, Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã nắm được trí tưởng tượng của thế giới. Dĩ nhiên, bà sống trong thế kỷ 20, nên bà không hòan toàn tránh khỏi việc bị bới lông tìm vết và bị chỉ trích; cố ký giả vô thần Christopher Hitchens than phiền rằng bà quá mềm yếu đối với các nhà độc tài, quá hấp tấp đi tìm phẩm giá thiêng liêng nơi đau khổ và quá chấp nhận giáo huấn Công Giáo về kiểm soát sinh đẻ ngay cả khi đối diện với đại dịch AIDS. Ấy thế nhưng đối với phần lớn người ta, việc bà hoàn toàn hiến thân cho người nghèo nhất trong các người nghèo rõ ràng là cao thượng đến không thể tin được. Khi qua đời, bà trở thành người thứ dân thứ hai của Ấn Độ, sau Gandhi, được quốc táng. Bà được Giáo Hội Công Giáo phong chân phúc năm 2003 và được phong hiển thánh năm 2016.
3. Cộng đoàn
Nhìn từ bên ngoài, Giáo Hội Công Giáo giống như một hội tranh luận, bị xâu xé bởi các viễn kiến trái ngược nhau và nhiều căng thẳng nội bộ, hay như một cơ quan vận động hậu trường chính trị, lúc nào cũng tuyên những cuộc chiến tranh văn hóa. Nhưng đối với phần lớn người Công Giáo thực hành Đạo, thì Giáo Hội rất khác nếu nhìn từ bên trong. Họ thấy các căng thẳng, nhưng họ cũng cho biết họ cảm nghiệm nó một cách đầy ấm áp, say mê, hữu nghị, và thậm chí cả cảm thức hài hước nữa. Thi sĩ Công Giáo người Anh-Pháp Hilaire Belloc có lần đã viết một bài thơ nói lên tinh thần này:
Bất cứ nơi đâu mặt trời Công Giáo chiếu
Luôn có tiếng cười và rượu ngon đỏ.
Ít nhất đó là điều tôi thấy thế.
Benedicamus Domino!(Ngợi khen Chúa!)
Đối với nhiều người Công Giáo, “Giáo Hội” trước nhất và trên hết bao gồm các bằng hữu và hàng xóm láng giềng mà với những người này, họ thờ phượng, thực hành các hành vi bác ái và phục vụ, và chia sẻ đời sống. Họ nhận ra giá trị khi trở thành thành phần của cộng đoàn, nhất là ở thời điểm trong đó, nền văn hóa ngoài kia thường không hỗ trợ những người coi trọng tôn giáo và các vấn đề thuộc tinh thần.
Còn tiếp
Hành vi quan trọng nhất trong phụng tự Công Giáo là Thánh Lễ, một chủ đề sẽ được bàn đến ở Chương 5. Thánh Lễ là một trong 7 Bí Tích của Giáo Hội: Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Lễ (Thánh Thể), Hòa Giải, Xức Dầu Bệnh Nhân, Truyền Chúc Thánh, và Hôn Phối. Trong giáo huấn Công Giáo, bí tích là nghi thức do Giáo Hội qui định và do một trong các thừa tác viên của Giáo Hội hướng dẫn; nghi thức này, nếu được cử hành đúng đắn, chắc chắn đem lại một “ơn thánh’, hay một ơn ích thiêng liêng, nhất định, như tha thứ tội lỗi chẳng hạn. Ý niệm đứng đàng sau bí tích là: một dấu hiệu hữu hình nào đó, như nước của Phép Rửa Tội chẳng hạn, hay bánh và rượu của Thánh Lễ, hoặc dầu dùng trong Phép Xức Dầu Bệnh Nhân, chứng tỏ có sự vận hành của ơn thánh Chúa ở đây và hiện lúc này.
Gần như không thể nói quá về tầm quan trọng lớn lao của các bí tích đối với đời sống người Công Giáo. Cha Andrew Greeley, vị linh mục có lẽ nổi tiếng nhất của Hoa Kỳ, đồng thời là một tiểu thuyết gia và nhà xã hội học, thậm chí đã cho rằng chúng để lại một dấu ấn sâu xa trong tâm lý học Công Giáo. Trong cuốn sách ngài viết năm 1990, tựa là The Catholic Myth (Huyền Thoại Công Giáo), cha cho rằng tại Hiệp Chúng Quốc, có một “óc tưởng tượng bí tích” rất khác biệt nơi người Công Giáo khiến họ trở thành một khối riêng biệt hẳn khỏi nền văn hóa đa số do di sản Thệ Phản tạo ra. Theo ngài, do bản năng, các người Công Giáo nhìn các biến cố, các đồ vật, và con người của thế giới “phần nào giống như Thiên Chúa”, nghĩa là mang dáng dấp thần linh. Trong khi đó, các người Thệ Phản nhìn Thiên Chúa như xa cách triệt để đối với thế giới, và do đó, do bản năng, họ nhìn các biến bố, các đồ vật, và con người của thế giới như những chủ thể khác biệt một cách triệt để đối với Thiên Chúa. Theo Cha Greeley, tất cả những điều này góp phần tạo nên một óc tưởng tượng “loại suy” (analogical) cho người Công Giáo và một thế giới quan “biện chứng” cho người Thệ Phản.
Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo chia các bí tích thành ba loại.
Các bí tích khai tâm
1. Rửa tội: Bí tích trong đó, vết nhơ của tội nguyên tổ được xóa bỏ và các chi thể mới được hội nhập vào Giáo Hội. Nó thường được cử hành không lâu sau ngày ra đời đối với các trẻ sơ sinh của các gia đình Công Giáo, và cho những người lớn mới trở lại Đạo Công Giáo.
2. Thêm sức: Đôi khi được gọi là bí tích xức dầu thánh (chrismation), bí tích này “thêm sức” hay đóng ấn tư cách chi thể trọn vẹn của một người trong Giáo Hội, và được hiểu như đánh dấu việc Chúa Thánh Thần ngự xuống trên người lãnh nhận, giống như việc Người ngự xuống trên các Tông Đồ đầu tiên trong Lễ Ngũ Tuần, được mô tả trong Thánh Kinh. Thường lệ, nó được lãnh nhận bởi những người Công Giáo giữa tuổi lớp 6 và lớp 10 và bởi những người lớn mới trở lại Đạo ngay sau khi được Rửa Tội.
3. Thánh Thể: Việc lãnh nhận Mình và Máu Chúa Kitô, cũng gọi là Rước Lễ, được coi như bí tích khai tâm sau cùng vì nó hoàn tất việc tín hữu được hội nhập vào đời sống Giáo Hội. Bí tích Thánh Thể được Công Đồng Vatican II mô tả là “nguồn và đỉnh cao” của đời sống Kitô Giáo, và được mọi người coi như tâm điểm linh đạo Công Giáo. Không như các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, Bí Tích Thánh Thể không phải là việc lãnh nhận một lần là hết. Theo lý thuyết, người Công Giáo được đòi phải tham dự Bí Tích Thánh Thể ít nhất mỗi tuần một lần, vào các Chúa Nhật, và trong các ngày lễ buộc (như Lễ Giáng Sinh và Lễ Phục Sinh), và đặc biệt, các người Công Giáo ngoan đạo quen tham dự Thánh Lễ hàng ngày.
Các Bí Tích Chữa Lành
4. Hòa Giải/Thống Hối: Trước đây, thường được gọi là Xưng Tội, bí tích này là bí tích để người Công Giáo nhìn nhận tội lỗi của mình với một linh mục, ngỏ quyết tâm ăn năn, và nhận ơn tha thứ (thuật ngữ gọi là “tha tội”). Bí tích này phải được cử hành giữa người này và người kia; dù có một công thức tha tội tập thể, nhưng Tòa Thánh không muốn khuyến khích thực hành này mấy. Ngay sau Công Đồng Vatican II, số người xưng tội cá nhân giảm đi đáng kể, nhưng gần đây, đã có nhiều dấu hiệu cho thấy thực hành này đang dần dần được phục hồi.
5. Xức dầu bệnh nhân: Dự kiến dành cho những người đang chiến đấu với cơn bệnh, trong bí tích này, linh mục sẽ xức dầu lên trán hay các phần thân thể khác của bệnh nhân bằng dầu ôliu trong khi đọc lời cầu nguyện xin Thiên Chúa chữa lành và an ủi. Ơn thánh do bí tích này đem lại có thể là việc phục hồi sức khỏe, nếu việc này phù hợp với kế hoạch của Thiên Chúa, còn nếu không, thì xin cho được sức mạnh chịu đau khổ theo kiểu Chúa Kitô. Không nên lẫn lộn Xức Dầu Bệnh Nhân với “nghi thức cuối cùng”, một nghi thức được cử hành khi có người lâm cơn nguy kịch sắp qua đời.
Các Bí Tích Phục Vụ Cộng Đồng
6. Truyền Chức Thánh: Như đã ghi ở trên, đây là bí tích trong đó, một người nam được tuyên nhận là linh mục, phó tế hay giám mục của Giáo Hội Công Giáo, và chỉ có thể cử hành bởi một giám mục. Dù mọi giáo sĩ của Giáo Hội đều được coi là được hội nhập vào các Chức Thánh, nhưng trở thành giám mục được cho là đánh dấu sự “viên mãn” của bí tích, và các giám mục được hiểu là các vị kế nhiệm 12 tông đồ nguyên thủy của Chúa Kitô. Vì Giáo Hội Công Giáo chủ trương rằng Chúa Kitô chỉ mời gọi người nam đảm nhiệm vai trò đặc biệt này, nên bí tích Truyền Chức Thánh chỉ chấp nhận người nam mà thôi.
7. Hôn phối: “Thừa tác viên” của bí tích này không phải là linh mục, mà là người đàn ông và người đàn bà, linh mục hay phó tế chỉ làm chứng cho sự thành hiệu của bí tích này mà thôi. Luật Giáo Hội đòi hỏi người đàn ông và người đàn bà phải tự do cưới nhau, họ phải sẵn lòng và ý thức việc bước vào khế ước hôn nhân thành hiệu, họ phải thi hành khế ước này một cách thành hiệu. Giáo huấn Công Giáo chủ trương rằng hôn nhân là mãn đời, và do đó, không được phép ly dị. Tuy nhiên, Giáo Hội cũng dạy rằng nếu một hay nhiều đòi hỏi không được thỏa mãn, thì việc kết hợp có thể “bị tuyên bố vô hiệu”.
Ngoài các bí tích ra còn có những thực hành nào khác không?
Dù các bí tích là tâm điểm linh đạo Công Giáo, Giáo Hội cũng còn nhiều lòng sùng kính, kinh nguyện và kỷ luật khác nữa, những điều mà người Công Giáo mọi nơi mọi lúc vốn thường đan kết chúng vào hành trình đức tin của họ. Ba thực hành Công Giáo sống lâu nhất và bình dân nhất được phác họa dưới đây. Dù không thực hành nào được coi là bí tích, nhưng thẩy đều được Giáo Hội khuyến khích.
1. Kinh Mân Côi
Hạn từ “mân côi” phát xuất từ tiếng La Tinh rosarium có nghĩa là “vườn hồng”. Đây là một bộ tràng hạt, và việc sử dụng nó bao gồm việc đọc đi đọc lại Kinh Lạy Cha, tiếp theo trong mỗi lần lặp lại là 10 lần đọc Kinh Kính Mừng, sau đó là 1 Kinh Sáng Danh. Những mười kinh Kính Mừng này được gọi là “một chục” và mỗi chục được nối kết với việc suy niệm về một trong các “mầu nhiệm” tức các yếu tố trong đời sống của Chúa Kitô. Truyền thống tin rằng Kinh Mân Côi đã được ban cho Thánh Đa Minh, vị sáng lập ra Dòng Đa Minh, đầu thế kỷ 13, trong một lần Đức Trinh Nữ Maria hiện ra với ngài. Vì có liên tưởng tới Đức Maria, nên việc đọc kinh Mân Côi thường được coi là lòng sùng kính Đức Mẹ đầu hết trong Giáo Hội Công Giáo. Kinh Mân Côi có lẽ là truyền thống cầu nguyện đặc biệt nhất của Đạo Công Giáo, và cũng là biểu tượng có tính hình tượng nhất của đức tin Công Giáo trong nền văn hóa bình dân.
2. Thờ lạy Thánh Thể
Như một biểu thức nói lên sự nhấn mạnh đối với Thánh Thể trong Đạo Công Giáo, việc thờ lạy Thánh Thể có ý nói đến thực hành đặt bánh thánh đã truyền phép trong một chiếc hộp đặc biệt, thường được gọi là ‘mặt nhật” rồi trưng trên bàn thờ trong nhà thờ hay tại một địa điểm khác để tín hữu cầu nguyện và thờ lạy sự hiện diện thực sự của Thiên Chúa. Khi việc trưng bày và thờ lạy Thánh Thể trở thành thường hằng nghĩa là 24 tiếng đồng hồ một ngày thì gọi là “thờ lạy vĩnh viễn”. Nó được thực hành trong các đan viện và tu viện, cũng như tại các giáo xứ và các khung cảnh khác khắp thế giới nơi người Công Giáo tình nguyện thay phiên nhau có mặt để Thánh Thể không bao giờ ở một mình. Năm 2012, ước lượng có 2,500 nhà nguyện thờ lạy Thánh Thể vĩnh viễn trên khắp thế giới (kể cả ở Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêrô, theo yêu cầu của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II). Có người cho rằng mặt nhật lớn nhất thế giới là ở Chicago, nơi đang cho xây một nhà nguyện để thờ lạy Thánh Thể vĩnh viễn.
3. Ăn chay Mùa Chay
Chữ Anh Lent để chỉ Mùa Chay. Chữ này phát nguyên từ tiếng Đức có nghĩa là “mùa xuân”, được Giáo Hội Công Giáo dùng để dịch chữ La Tinh Quadragesima, hay “bốn mươi ngày” ám chỉ thời gian từ Thứ Tư Lễ Tro tới Thứ Năm Tuần Thánh. Mùa Chay là mùa của thống hối và từ bỏ mình để chuẩn bị mừng các mầu nhiệm Phục Sinh, đặt trọng tâm vào sự chết của Chúa Kitô trên Thập Giá và sự sống lại của Người. Kỷ luật ấn định ra Mùa Chay là ăn chay, mà ngày xưa đôi khi có nghĩa là phải nhịn thức ăn đặc trọn cả Thứ Tư Lễ Tro và trong các Thứ Sáu của mùa này, dù thời hiện đại, phần lớn rút lại chỉ còn là việc không ăn thịt. Thêm vào việc ăn chay, truyền thống cũng đòi người Công Giáo “từ bỏ” một điều gì đó trong Mùa Chay, một hình thức bỏ mình khác nhằm bước vào tinh thần thống hối của mùa này: món tráng miệng, chẳng hạn, hay cà phê, hoặc mỗi ngày một giờ coi truyền hình để đọc sách thiêng liêng.
Điều gì lôi cuốn người ta vào Giáo Hội Công Giáo?
Thường thì nó cũng đơn giản như việc được sinh ra trong đó. Trong một gia đình, người ta đâu có chọn lựa cha mẹ hay anh chị em, ấy thế nhưng kết cục ai cũng thương yêu họ. Nhiều người Công Giáo cảm thấy y hệt như thế. Cha Andrea Gallo, chẳng hạn, là một linh mục đã 84 tuổi, từng nổi tiếng vì đã dám thách thức giáo huấn của Giáo Hội: ngài cổ vũ việc hợp thức hóa ma túy (có lần còn hút nó ở nơi công cộng để phản đối), tự đứng chung hàng với người Cộng Sản Ý, và công khai ủng hộ phong trào Tự Hào Đồng Tính. Trong một cuộc phỏng vấn truyền hình năm 2012, Cha Gallo được hỏi tại sao không rời bỏ Giáo Hội cho rồi. Tỏ vẻ ngạc nhiên, Cha đáp: “Rời bỏ? Tại sao tôi phải rời bỏ? Đây là nhà tôi mà”. Chưa hết, trong lúc hứng khởi, ngài cho biết thêm: “Nói cho ngay, rất nhiều người đáng rời bỏ trước tôi” khiến cử tọa vỗ tay vang dội. Thậm chí vị giám mục Ý dự buổi phỏng vấn cũng không nín được cười.
Ngoài việc được sinh ra trong Giáo Hội, kinh nghiệm còn cho thấy có ba sức mạnh sau đây lôi cuốn người ta gia nhập Đạo Công Giáo.
1. Xác tín
Đối với những người sống cuộc sống tâm trí, đôi khi hành trình nghiên cứu, tư duy, và cầu nguyện đã dẫn họ tới niềm tin mạnh mẽ này là: điều Giáo Hội Công Giáo dạy về Thiên Chúa và thế giới và về chính nó, đúng là sự thật. Đối với những người này, đức tin không chủ yếu bén rễ nơi xúc cảm hay tiểu sử bản thân, mà nơi xác tín tri thức. Đức Hồng Y John Henry Newman, người Anh, đã nhắc trên đây trong phần nói về hàng ngũ giáo dân, là một thí dụ thích đáng. Ngài đã được phong chân phúc năm 2010 bởi Đức Bênêđíctô XVI nhân cơ hội tông du Nước Anh.
Đức Hồng Y Newman là nhân vật gây nhiều ảnh hưởng trong Giáo Hội Anh Giáo thập niên 1830, và trong một thời gian dài, vốn chống lại sức lôi kéo trở thành người Công Giáo. Khi dấn thân vào con đường này vào năm 1845, ngài biết hoàn toàn rõ ràng rằng mọi sự đều do ý muốn của ngài. Ngài từng nổi tiếng vì đã dè dặt đối với việc tuyên bố tính vô ngộ của Đức Giáo Hoàng tại Công Đồng Vatican I năm 1870. Ấy thế nhưng, 5 năm sau đó, ngài viết cho Quận Công Norfolk rằng “từ ngày tôi trở thành người Công Giáo cho đến nay, đã gần 30 năm, tôi chưa bao giờ có một chút nghi ngại rằng hiệp thông Rôma là Giáo Hội mà các Tông Đồ đã thành lập vào ngày Lễ Ngũ Tuần”.
2. Cảm hứng
Qua nhiều thế kỷ, các thánh nhân vĩ đại của Giáo Hội có lẽ còn có tác động mạnh mẽ hơn nữa như tấm thiệp mời người ta gia nhập Giáo Hội. Thí dụ, sự đơn sơ và dấn thân triệt để của Thánh Phanxicô Assisi đã lôi cuốn không biết bao nhiêu người vào Đạo Công Giáo, và vào việc thực hành đức tin của họ cách sâu xa hơn trong 8 thế kỷ qua.Tình yêu thiên nhiên và nhân loại của ngài, nhất là người nghèo, ước nguyện hòa bình của ngài và cảm thức huyền nhiệm của ngài về sự hiện diện của Thiên Chúa, tất cả đã tạo nên một sức hút có tính lôi cuốn mạnh mẽ.
Gần đây hơn, Mẹ Têrêxa thành Calcutta đã nắm được trí tưởng tượng của thế giới. Dĩ nhiên, bà sống trong thế kỷ 20, nên bà không hòan toàn tránh khỏi việc bị bới lông tìm vết và bị chỉ trích; cố ký giả vô thần Christopher Hitchens than phiền rằng bà quá mềm yếu đối với các nhà độc tài, quá hấp tấp đi tìm phẩm giá thiêng liêng nơi đau khổ và quá chấp nhận giáo huấn Công Giáo về kiểm soát sinh đẻ ngay cả khi đối diện với đại dịch AIDS. Ấy thế nhưng đối với phần lớn người ta, việc bà hoàn toàn hiến thân cho người nghèo nhất trong các người nghèo rõ ràng là cao thượng đến không thể tin được. Khi qua đời, bà trở thành người thứ dân thứ hai của Ấn Độ, sau Gandhi, được quốc táng. Bà được Giáo Hội Công Giáo phong chân phúc năm 2003 và được phong hiển thánh năm 2016.
3. Cộng đoàn
Nhìn từ bên ngoài, Giáo Hội Công Giáo giống như một hội tranh luận, bị xâu xé bởi các viễn kiến trái ngược nhau và nhiều căng thẳng nội bộ, hay như một cơ quan vận động hậu trường chính trị, lúc nào cũng tuyên những cuộc chiến tranh văn hóa. Nhưng đối với phần lớn người Công Giáo thực hành Đạo, thì Giáo Hội rất khác nếu nhìn từ bên trong. Họ thấy các căng thẳng, nhưng họ cũng cho biết họ cảm nghiệm nó một cách đầy ấm áp, say mê, hữu nghị, và thậm chí cả cảm thức hài hước nữa. Thi sĩ Công Giáo người Anh-Pháp Hilaire Belloc có lần đã viết một bài thơ nói lên tinh thần này:
Bất cứ nơi đâu mặt trời Công Giáo chiếu
Luôn có tiếng cười và rượu ngon đỏ.
Ít nhất đó là điều tôi thấy thế.
Benedicamus Domino!(Ngợi khen Chúa!)
Đối với nhiều người Công Giáo, “Giáo Hội” trước nhất và trên hết bao gồm các bằng hữu và hàng xóm láng giềng mà với những người này, họ thờ phượng, thực hành các hành vi bác ái và phục vụ, và chia sẻ đời sống. Họ nhận ra giá trị khi trở thành thành phần của cộng đoàn, nhất là ở thời điểm trong đó, nền văn hóa ngoài kia thường không hỗ trợ những người coi trọng tôn giáo và các vấn đề thuộc tinh thần.
Còn tiếp
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 8)
Vũ Văn An
00:12 18/06/2017
Chương 2: Các điểm mạnh và các điểm yếu lịch sử
William Faulkner từng nổi tiếng khi nhận xét rằng quá khứ không những không chết mà thậm chí nó còn không phải là quá khứ nữa. Nếu có bao giờ có một định chế chứng minh được nhận xét của Faulkner thì đó là Giáo Hội Công Giáo. Về phương diện thần học, Đạo Công Giáo coi trọng “truyền thống” tức cách Giáo Hội trả lời các vấn nạn trong các thời đại đã qua, nhìn kinh nghiệm của mình như một nguồn mạc khải thần linh song song với Thánh Kinh. Sức nặng của truyền thống trong Đạo Công Giáo là như thế đó, đến nỗi, một điều gì chưa bao giờ được làm trước đây, thì tự nó, là một lý chứng hùng hồn chống lại việc làm nó lúc này. Đây phần lớn là lý do khiến Giáo Hội bác bỏ việc tấn phong phụ nữ làm linh mục.
Ý niệm là vì Chúa Kitô vốn hứa hẹn rằng Chúa Thánh Thần sẽ không bao giờ bỏ rơi Giáo Hội, nên ta có thể thấy dấu vết thánh ý Thiên Chúa trong các thăng trầm của lịch sử, cho dù vẫn luôn có việc phải biện phân xem Thiên Chúa thực sự muốn gì trong các hoàn cảnh chuyên biệt. Đối với nền thần học Công Giáo, không bao giờ nói được một cách đơn giản rằng “X xẩy ra, thì đó là thánh ý Thiên Chúa” vì người Công Giáo phải tính đến các nguyên nhân tự nhiên, ý chí tự do, và tác động của tội lỗi con người nữa.
Được coi như kỷ lục sự kiện Giáo Hội Công Giáo tin chắc rằng Thiên Chúa hành động trong lịch sử, nhưng Giáo Hội này không ủng hộ sự “tiền định”, tức ý niệm cho rằng mọi sự xẩy ra đều do Thiên Chúa ấn định từ trước. Các nhà lãnh đạo Công Giáo thực sự có thể lâm vào rắc rối khi đùa bỡn với cái hiểu thô thiển về việc tạo nhân (causation) của Thiên Chúa; năm 2009, một vị giám mục phụ tá ở Áo tên là Gerhard Maria Wagner bị buộc phải từ chức khi cho rằng Cơn Bão Katrina là một trừng phạt của Thiên Chúa đối với lối sống xấu xa ở New Orleans (Hoa Kỳ).
Trên bình diện văn hóa và thực hành, Đạo Công Giáo cũng có xu hướng đã thành dã sử là “suy nghĩ cả hàng thế kỷ”, tức là có quan điểm lâu dài về sự việc và rất chậm chạp trong việc thay đổi chúng. Sở dĩ như thế, là vì khung cảnh cố hữu trong tâm lý Công Giáo bao giờ cũng cho rằng cách các thế hệ đi trước thực hiện sự việc thường là hợp khôn ngoan, cho dù, nói cho đúng, đây không hẳn là một vấn đề thần học. Như văn sĩ Anh G.K. Chesterton có lần viết, bản năng Công Giáo là coi truyền thống như một “nền dân chủ trải dài qua thời gian… bỏ phiếu chấp thuận giai cấp mờ nhạt nhất, đó là các tổ tiên của chúng ta”.
Dưới góc độ nhấn mạnh như trên, sẽ là một điều không thành công nếu chỉ cố gắng hiểu Giáo Hội Công Giáo qua lăng kính hiện tại. Với hơn 2,000 năm lịch sử phải xem xét, thì hiển nhiên ta không thể chỉ nhìn ở bờ nước, nhưng ít ra ta có thể nhắc đến một vài dấu mốc chính đang liên tục gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và tư duy Công Giáo. Ta cũng có thể xem xét một số dấu mốc lịch sử gây đau lòng như Thập Tự Chinh và Tòa Án Dị Giáo (Inquisition), những dấu mốc vẫn đang tiếp tục phát sinh nhiều thái độ tiêu cực đối với Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Hội đã khởi đầu ra sao?
Về mặt chính thức, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng mình được thiết lập bởi Chúa Giêsu Kitô gần hai ngàn năm nay, và các giám mục lãnh đạo Giáo Hội ngày nay, bắt đầu với Giám Mục Rôma (Đức Giáo Hoàng) là các vị kế nhiệm 12 tông đồ nguyên khởi của Chúa Kitô. Trong nhiều thế kỷ, cả hai điều dạy này đều là nguyên nhân gây ra cuộc tranh luận không thôi. Ngoại trừ một nhóm nhỏ bài trừ ảnh tượng (iconoclast), tức nhóm dám hoài nghi cả một Chúa Giêsu lịch sử, có khá nhiều học giả Thánh Kinh và sử gia chính dòng, trong đó, không ít người là Công Giáo, nằng nặc cho rằng Chúa Giêsu thành Nadarét không bao giờ có ý định thiết lập một Giáo Hội, theo nghĩa hiện nay, huống hồ là cử nhiệm các giám mục hay Đức Giáo Hoàng, như cái hiểu hiện nay trong Đạo Công Giáo. Những nhà phê bình này cho rằng Chúa Giêsu sống và chết như một tín hữu Do Thái Giáo, và không tự coi mình như nhà sáng lập ra bất cứ tôn giáo mới nào. Họ thường nói rằng nếu Chúa Giêsu thấy ngài có mặt tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô hôm nay, hẳn Người phải hoàn toàn điếng người khi thấy những điều người ta nhân danh Người mà làm. Các nhà lãnh đạo Công Giáo thường trả lời rằng phát triển không đồng nghĩa với phản bội. Các vị cho rằng sự kiện các cơ cấu và chức vụ của Giáo Hội diễn biến trong các thế kỷ qua không gây bất cứ nghi vấn nào đối với việc chúng được đặt cơ sở trên thánh ý Chúa Kitô.
Dù sao, điều ta biết ngày nay như là Giáo Hội Công Giáo có gốc rễ trong thế kỷ thứ nhất Công Nguyên từ một phong trào trong Do Thái Giáo tại Palestine; các thành viên của nó tin rằng nhà lãnh đạo của họ từng giảng thuyết, dạy bảo, chữa lành bệnh nhân, và làm nhiều phép lạ khác trước khi bị xử tử dưới tay người Rôma. Họ tin rằng Người đã sống lại từ cõi chết, hiện ra nhiều lần với các môn đệ, và rồi lên trời. Sau thời Chúa Kitô, giờ phút có tính quyết định đối với vận mệnh Giáo Hội chính là lúc các nhà lãnh đạo tiên khởi của Cộng Đồng Kitô Giáo tranh luận về việc có nên giới hạn tư cách thành viên vào các đồng đạo Do Thái Giáo hay cũng nên mở rộng cho cả dân ngoại nữa. Như đã được thuật lại trong sách Tân Ước Tông Đồ Công Vụ, quyết định của các ngài, cuối cùng, đã ủng hộ chính sách mở rộng. Trong vòng một thế hệ, Kitô Giáo đã trở thành một lực lượng tôn giáo chính khắp trong thế giới La Hy cổ thời, phần lớn nhờ các công trình truyền giáo đầy thành công của các nhà rao giảng Tin Mừng đầy quyết tâm, mà trên hết nhờ công trình của người trước đây vốn bách hại các Kitô hữu nhưng nay được thế giới biết tới như là Thánh Phaolô.
Các tín hữu Kitô nhìn thấy bàn tay Thiên Chúa trong việc phát triển nhanh chóng của niềm tin mới này. Các nhà sử học và các nhà xã hội học về tôn giáo, lẽ dĩ nhiên, đi tìm các giải thích có tính trần thế hơn, và phần nhiều các nhà chuyên môn này trưng dẫn ít nhất 5 nhân tố sau đây để giải thích sự thành công tiên khởi của Kitô Giáo.
• Nó lôi cuốn cả các giai cấp thấp trong xã hội Rôma xưa là giai cấp coi Kitô Giáo như một sức mạnh giải phóng, lẫn các giai cấp trung và thượng lưu (đặc biệt là người Do Thái trong các môi trường theo văn hóa Hy Lạp [Hellenized]) là các giai cấp coi Kitô Giáo như cách hấp dẫn để nối liền các xu hướng tâm linh của họ với các trào lưu mới trong triết học Hy Lạp và La Mã.
• Nó có gương sáng của các tử đạo, những người sẵn lòng chết hơn là từ bỏ đức tin của mình. Các văn sĩ Kitô Giáo tiên khởi viết ra “các hạnh tử đạo” (martyrologies), tức các trình thuật đầy đau lòng về các đau khổ và chết chóc của các vị tử đạo của Kitô Giáo, được coi như các tiểu thuyết Robert Ludlum ở thời họ, những chuyện ly kỳ rất hợp lòng người, nắm bắt được óc tưởng tượng của thế giới cổ thời.
• Nó có một ý thức xã hội rất mạnh, nhất là cam kết chăm sóc người nghèo, cô nhi và quả phụ, ngược hẳn với triết lý hành động phần lớn chỉ có tính nghi lễ của các tôn giáo ngoại đạo, xoay quanh các nghi thức ở đền thờ.
• Các việc nó ngăn cấm phá thai, kiểm soát sinh đẻ, và sát nhi giúp các cộng đồng của nó lớn mạnh nhanh hơn nền văn hóa ngoại đạo vây quanh.
• Nó ngược hẳn lại thực hành của ngoại giáo trong đó phụ nữ chỉ là những người bàng quan thụ động trong các vụ việc tôn giáo, dẫn tới điều các nhà xã hội học gọi là “các cuộc trở lại đệ nhị đẳng” tức các phụ nữ đem con cái của họ vào đức tin.
Đến cuối thế kỷ thữ tư, Kitô Giáo trở thành tôn giáo đa quốc thành công nhất trên thế giới. Theodosius tuyên bố Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc năm 380 Công Nguyên, và từ thời điểm này trở đi, nó hưởng được sự bảo trợ đặc biệt. Thực vậy, nhiều sử gia tin rằng khi Đế Quốc Rôma sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo đã thay thế nó làm nguồn chính cho quyền bính chính trị và thiêng liêng trong thế giới Tây Phương.
Nếu “Công Giáo” có nghĩa là “phổ quát” thì tại sao lại có quá nhiều Giáo Hội Kitô Giáo?
Gọi Giáo Hội là “Công Giáo” luôn chỉ là một hoài vọng hơn là một sự kiện thực tế, vì chưa có thời kỳ nào có sự hợp nhất Kitô Giáo hoàn toàn cả. Ngay thời Tân Ước, đã có nhiều dị biệt rõ ràng giữa cộng đồng đặt trụ sở ở Giêrusalem và do Thánh Giacôbê, anh em của Chúa Giêsu, lãnh đạo, là cộng đồng trung thành với luật Do Thái Giáo, và các Giáo Hội gồm phần lớn người gốc ngoại giáo do Thánh Phaolô thiết lập. Mà đây chưa phải là đường phân ranh duy nhất. Thánh Phaolô dành phần lớn thời gian của ngài trong các lá thư để trả lời các tranh chấp nổi lên trong các Giáo Hội mà ngài đã gieo trồng dọc Địa Trung Hải; các Giáo Hội này xem ra thường chú trọng tới các cá tính hơn là các dị biệt thần học. Thí dụ, trong thư thứ nhất gửi các Kitô hữu của thành phố Hy Lạp Côrintô, ngài nhắc tới các thù nghịch giữa một phe phái trung thành với ngài và một phe phái khác trung thành với một đồng thừa sai tên là Apollos.
Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu cầu nguyện để các môn đệ của Người “tất cả nên một” nhưng nếu nhìn trở lui, thì hình như câu trả lời (của Thiên Chúa) là “không”.
Giáo Hội đầu tiên ly khai lúc nào?
Trong các thế kỷ qua, với đà phát triển của Kitô Giáo, một số chia rẽ nền tảng đã trở thành cố định. Năm 285 CN, Đế Quốc Rôma phân chia thành hai đơn vị hành chánh Đông và Tây dưới quyền cai trị của Hoàng Đế Diocletian, với Constantinople (cũng có tên là Byzantium) và Rôma đều là các thủ đô. Thành thử, các Giáo Hội Kitô Giáo thuộc hai vùng này cũng bắt đầu tiến theo hai nẻo đường khác nhau, cuối cùng kết tinh thành Kitô Giáo Chính Thống ở Phương Đông và Đạo Công Giáo Rôma ở Tây Phương. Theo quy ước, sự chia rẽ giữa Đông và Tây diễn ra năm 1054, khi các đại biểu của Đức Giáo Hoàng Lêô IX tới Constantinople để đòi thượng phụ Byzantine phải suy phục thẩm quyền giáo hoàng. Khi vị thượng phụ này từ khước, thì việc tuyệt thông lẫn nhau đã diễn ra, và từ lúc đó trở đi, các Kitô hữu Chính Thống và Công Giáo càng ngày càng nghĩ mình thuộc các Giáo Hội khác nhau. Chính Thống Giáo phát triển theo tuyến văn hóa quốc gia, và mỗi Giáo Hội Phương Đông, như Giáo Hội Hy Lạp, Giáo Hội Nga, Giáo Hội Bulgary, Giáo Hội Serbia, v.v…, tự coi mình là độc lập, trong khi ở Phương Tây, quyền lãnh đạo tập trung ở Rôma.
Lúc ly khai, Kitô Giáo Phương Đông và Kitô Giáo Phương Tây đã trở nên khác biệt nhau về nhiều phương diện. Về thần học, Phương Đông nhấn mạnh nhiều hơn tới vai trò của Chúa Thánh Thần. Về văn hóa, Kitô Giáo Phương Đông có xu hướng thiên về thi ca và trực giác nhiều hơn, trong khi Phương Tây thừa hưởng xu hướng thực tiễn, chính xác về luật lệ, và việc cai trị của Rôma nhiều hơn. Lúc đó cũng như bây giờ, sự khác nhau giữa hai truyền thống đều có liên quan nhiều tới quyền lực, nhất là việc Đức Giáo Hoàng đòi hỏi bao nhiêu thẩm quyền đối với đời sống của Giáo Hội. Người Công Giáo hết sức nhấn mạnh tới thẩm quyền giáo hoàng, trong khi phần lớn tín hữu Chính Thống cùng lắm chỉ dành cho Rôma một thứ “thượng quyền có tính danh dự”. Với thời gian, sức nặng của lịch sử cũng đã làm gia trọng thêm sự thù nghịch giữa Đông và Tây, nhất là vụ Cướp Phá Constantinople của các thập tự quân Phương Tây năm 1204.
Phong Trào Cải Cách là gì?
Sự phân ly lớn tiếp theo trong Kitô Giáo diễn ra vào thế kỷ mười sáu. Martin Luther, một đan sĩ Công Giáo, thoạt đầu coi mình là nhà cải cách bên trong Giáo Hội Công Giáo, lên tiếng phản đối các tai tiếng như mua bán chức tước và “ân xá”, tức giảm hình phạt đời sau, trong Giáo Hội. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, sự phản đối của ông dẫn tới việc tạo ra một Giáo Hội “thệ phản” thù nghịch, cũng có tên là Giáo Hội Luthêrô. Lần này nữa, các vấn đề dẫn tới việc phân ly cũng một phần thuộc thần học (như, ơn cứu độ là nhờ một mình đức tin hay cả việc làm tốt nữa), một phần thuộc văn hóa (người Phổ nghiêm ngặt về luân lý ngược với người Địa Trung Hải thả lỏng và khoan dung hơn) và phần khác thuộc chính trị (trong đó có việc Đức Giáo Hoàng nên thực thi bao nhiêu quyền hành đối với các vụ việc của Âu Châu). Khi đã khởi động rồi, thì việc tạo ra các Giáo Hội Kitô Giáo ly khai ở Phương Tây dẫn tới những rạn nứt khác cùng với thời gian, tạo ra đủ thứ tuyên tín khác nhau như ta biết ngày nay, Baptist, Methodist, Presbyterian, v.v…, ấy là chưa kể hằng hà sa số những Kitô hữu trực thuộc các Giáo Hội tự trị địa phương, mà phần lớn chẳng phải “tin lành” (evangelical, nặng về giảng thuyết dựa vào Thánh Kinh) cũng chẳng phải ‘ngũ tuần” (Pentecostal, nặng về các ơn Chúa Thánh Thần, như chữa bệnh và nói tiếng lạ).
Ngày nay các chia rẽ trên hiện diện ra sao?
Các ước lượng thông thường vẫn cho rằng có khoảng 2 tỷ 300 triệu Kitô hữu trên thế giới hiện nay, gần 1/3 dân số hoàn cầu. Trong số này, hơn phân nửa một chút, tức 1 tỷ 200 triệu là người Công Giáo, 300 triệu theo Chính Thống Giáo và 700 triệu theo Thệ Phản, dù các hình thức Kitô Giáo phát triển nhanh nhất là các Giáo Hội tin lành và Ngũ Tuần, nhất là tại nam bán cầu; các Giáo Hội này không là thành phần của bất cứ tuyên tín chính thức nào.
Khởi đi từ đầu thế kỷ 20, phong trào “đại kết”, mà tiếng anh gọi là ecumenism, do tiếng Hy Lạp có nghĩa là “toàn thế giới”, đã cố gắng đưa gia đình Kitô Giáo tan tác trở về với nhau một lần nữa. Phong trào này đã ghi được một số thành công đáng kể, như lúc, vào năm 1965, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras của Constantinople chính thức rút lại vạ tuyệt thông giữa Đông và Tây đã có cách đó 9 thế kỷ. Cho tới nay, phong trào đại kết chưa thành công trong mục tiêu của nó là “sự hợp nhất trọn vẹn, thuộc cơ cấu, và hữu hình” của các Giáo Hội Kitô Giáo phân rẽ, nhưng nó đã vượt qua được nhiều thiên kiến và ngờ vực vốn bám sát các liên hệ giữa các Kitô hữu Công Giáo và Chính Thống, giữa người Công Giáo và người Thệ Phản, giúp cho các loại Kitô hữu khác nhau dễ dàng kết hôn với nhau hơn và cùng hợp lực vào đủ loại quan tâm chung. Ở đầu thế kỷ 21, nhiều nhà quan sát tin rằng các chia rẽ đáng lưu tâm nhất trong Kitô Giáo nay có tính ý thức hệ hơn là tuyên tín. Như các người Tin Lành bảo thủ và các người Công Giáo bảo thủ, chẳng hạn, thường cảm thấy gần gũi với nhau hơn là với các thành viên cấp tiến trong chính Giáo Hội riêng của họ.
Còn tiếp
William Faulkner từng nổi tiếng khi nhận xét rằng quá khứ không những không chết mà thậm chí nó còn không phải là quá khứ nữa. Nếu có bao giờ có một định chế chứng minh được nhận xét của Faulkner thì đó là Giáo Hội Công Giáo. Về phương diện thần học, Đạo Công Giáo coi trọng “truyền thống” tức cách Giáo Hội trả lời các vấn nạn trong các thời đại đã qua, nhìn kinh nghiệm của mình như một nguồn mạc khải thần linh song song với Thánh Kinh. Sức nặng của truyền thống trong Đạo Công Giáo là như thế đó, đến nỗi, một điều gì chưa bao giờ được làm trước đây, thì tự nó, là một lý chứng hùng hồn chống lại việc làm nó lúc này. Đây phần lớn là lý do khiến Giáo Hội bác bỏ việc tấn phong phụ nữ làm linh mục.
Ý niệm là vì Chúa Kitô vốn hứa hẹn rằng Chúa Thánh Thần sẽ không bao giờ bỏ rơi Giáo Hội, nên ta có thể thấy dấu vết thánh ý Thiên Chúa trong các thăng trầm của lịch sử, cho dù vẫn luôn có việc phải biện phân xem Thiên Chúa thực sự muốn gì trong các hoàn cảnh chuyên biệt. Đối với nền thần học Công Giáo, không bao giờ nói được một cách đơn giản rằng “X xẩy ra, thì đó là thánh ý Thiên Chúa” vì người Công Giáo phải tính đến các nguyên nhân tự nhiên, ý chí tự do, và tác động của tội lỗi con người nữa.
Được coi như kỷ lục sự kiện Giáo Hội Công Giáo tin chắc rằng Thiên Chúa hành động trong lịch sử, nhưng Giáo Hội này không ủng hộ sự “tiền định”, tức ý niệm cho rằng mọi sự xẩy ra đều do Thiên Chúa ấn định từ trước. Các nhà lãnh đạo Công Giáo thực sự có thể lâm vào rắc rối khi đùa bỡn với cái hiểu thô thiển về việc tạo nhân (causation) của Thiên Chúa; năm 2009, một vị giám mục phụ tá ở Áo tên là Gerhard Maria Wagner bị buộc phải từ chức khi cho rằng Cơn Bão Katrina là một trừng phạt của Thiên Chúa đối với lối sống xấu xa ở New Orleans (Hoa Kỳ).
Trên bình diện văn hóa và thực hành, Đạo Công Giáo cũng có xu hướng đã thành dã sử là “suy nghĩ cả hàng thế kỷ”, tức là có quan điểm lâu dài về sự việc và rất chậm chạp trong việc thay đổi chúng. Sở dĩ như thế, là vì khung cảnh cố hữu trong tâm lý Công Giáo bao giờ cũng cho rằng cách các thế hệ đi trước thực hiện sự việc thường là hợp khôn ngoan, cho dù, nói cho đúng, đây không hẳn là một vấn đề thần học. Như văn sĩ Anh G.K. Chesterton có lần viết, bản năng Công Giáo là coi truyền thống như một “nền dân chủ trải dài qua thời gian… bỏ phiếu chấp thuận giai cấp mờ nhạt nhất, đó là các tổ tiên của chúng ta”.
Dưới góc độ nhấn mạnh như trên, sẽ là một điều không thành công nếu chỉ cố gắng hiểu Giáo Hội Công Giáo qua lăng kính hiện tại. Với hơn 2,000 năm lịch sử phải xem xét, thì hiển nhiên ta không thể chỉ nhìn ở bờ nước, nhưng ít ra ta có thể nhắc đến một vài dấu mốc chính đang liên tục gây ảnh hưởng tới sinh hoạt và tư duy Công Giáo. Ta cũng có thể xem xét một số dấu mốc lịch sử gây đau lòng như Thập Tự Chinh và Tòa Án Dị Giáo (Inquisition), những dấu mốc vẫn đang tiếp tục phát sinh nhiều thái độ tiêu cực đối với Giáo Hội Công Giáo.
Giáo Hội đã khởi đầu ra sao?
Về mặt chính thức, Giáo Hội Công Giáo dạy rằng mình được thiết lập bởi Chúa Giêsu Kitô gần hai ngàn năm nay, và các giám mục lãnh đạo Giáo Hội ngày nay, bắt đầu với Giám Mục Rôma (Đức Giáo Hoàng) là các vị kế nhiệm 12 tông đồ nguyên khởi của Chúa Kitô. Trong nhiều thế kỷ, cả hai điều dạy này đều là nguyên nhân gây ra cuộc tranh luận không thôi. Ngoại trừ một nhóm nhỏ bài trừ ảnh tượng (iconoclast), tức nhóm dám hoài nghi cả một Chúa Giêsu lịch sử, có khá nhiều học giả Thánh Kinh và sử gia chính dòng, trong đó, không ít người là Công Giáo, nằng nặc cho rằng Chúa Giêsu thành Nadarét không bao giờ có ý định thiết lập một Giáo Hội, theo nghĩa hiện nay, huống hồ là cử nhiệm các giám mục hay Đức Giáo Hoàng, như cái hiểu hiện nay trong Đạo Công Giáo. Những nhà phê bình này cho rằng Chúa Giêsu sống và chết như một tín hữu Do Thái Giáo, và không tự coi mình như nhà sáng lập ra bất cứ tôn giáo mới nào. Họ thường nói rằng nếu Chúa Giêsu thấy ngài có mặt tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô hôm nay, hẳn Người phải hoàn toàn điếng người khi thấy những điều người ta nhân danh Người mà làm. Các nhà lãnh đạo Công Giáo thường trả lời rằng phát triển không đồng nghĩa với phản bội. Các vị cho rằng sự kiện các cơ cấu và chức vụ của Giáo Hội diễn biến trong các thế kỷ qua không gây bất cứ nghi vấn nào đối với việc chúng được đặt cơ sở trên thánh ý Chúa Kitô.
Dù sao, điều ta biết ngày nay như là Giáo Hội Công Giáo có gốc rễ trong thế kỷ thứ nhất Công Nguyên từ một phong trào trong Do Thái Giáo tại Palestine; các thành viên của nó tin rằng nhà lãnh đạo của họ từng giảng thuyết, dạy bảo, chữa lành bệnh nhân, và làm nhiều phép lạ khác trước khi bị xử tử dưới tay người Rôma. Họ tin rằng Người đã sống lại từ cõi chết, hiện ra nhiều lần với các môn đệ, và rồi lên trời. Sau thời Chúa Kitô, giờ phút có tính quyết định đối với vận mệnh Giáo Hội chính là lúc các nhà lãnh đạo tiên khởi của Cộng Đồng Kitô Giáo tranh luận về việc có nên giới hạn tư cách thành viên vào các đồng đạo Do Thái Giáo hay cũng nên mở rộng cho cả dân ngoại nữa. Như đã được thuật lại trong sách Tân Ước Tông Đồ Công Vụ, quyết định của các ngài, cuối cùng, đã ủng hộ chính sách mở rộng. Trong vòng một thế hệ, Kitô Giáo đã trở thành một lực lượng tôn giáo chính khắp trong thế giới La Hy cổ thời, phần lớn nhờ các công trình truyền giáo đầy thành công của các nhà rao giảng Tin Mừng đầy quyết tâm, mà trên hết nhờ công trình của người trước đây vốn bách hại các Kitô hữu nhưng nay được thế giới biết tới như là Thánh Phaolô.
Các tín hữu Kitô nhìn thấy bàn tay Thiên Chúa trong việc phát triển nhanh chóng của niềm tin mới này. Các nhà sử học và các nhà xã hội học về tôn giáo, lẽ dĩ nhiên, đi tìm các giải thích có tính trần thế hơn, và phần nhiều các nhà chuyên môn này trưng dẫn ít nhất 5 nhân tố sau đây để giải thích sự thành công tiên khởi của Kitô Giáo.
• Nó lôi cuốn cả các giai cấp thấp trong xã hội Rôma xưa là giai cấp coi Kitô Giáo như một sức mạnh giải phóng, lẫn các giai cấp trung và thượng lưu (đặc biệt là người Do Thái trong các môi trường theo văn hóa Hy Lạp [Hellenized]) là các giai cấp coi Kitô Giáo như cách hấp dẫn để nối liền các xu hướng tâm linh của họ với các trào lưu mới trong triết học Hy Lạp và La Mã.
• Nó có gương sáng của các tử đạo, những người sẵn lòng chết hơn là từ bỏ đức tin của mình. Các văn sĩ Kitô Giáo tiên khởi viết ra “các hạnh tử đạo” (martyrologies), tức các trình thuật đầy đau lòng về các đau khổ và chết chóc của các vị tử đạo của Kitô Giáo, được coi như các tiểu thuyết Robert Ludlum ở thời họ, những chuyện ly kỳ rất hợp lòng người, nắm bắt được óc tưởng tượng của thế giới cổ thời.
• Nó có một ý thức xã hội rất mạnh, nhất là cam kết chăm sóc người nghèo, cô nhi và quả phụ, ngược hẳn với triết lý hành động phần lớn chỉ có tính nghi lễ của các tôn giáo ngoại đạo, xoay quanh các nghi thức ở đền thờ.
• Các việc nó ngăn cấm phá thai, kiểm soát sinh đẻ, và sát nhi giúp các cộng đồng của nó lớn mạnh nhanh hơn nền văn hóa ngoại đạo vây quanh.
• Nó ngược hẳn lại thực hành của ngoại giáo trong đó phụ nữ chỉ là những người bàng quan thụ động trong các vụ việc tôn giáo, dẫn tới điều các nhà xã hội học gọi là “các cuộc trở lại đệ nhị đẳng” tức các phụ nữ đem con cái của họ vào đức tin.
Đến cuối thế kỷ thữ tư, Kitô Giáo trở thành tôn giáo đa quốc thành công nhất trên thế giới. Theodosius tuyên bố Kitô Giáo là tôn giáo chính thức của đế quốc năm 380 Công Nguyên, và từ thời điểm này trở đi, nó hưởng được sự bảo trợ đặc biệt. Thực vậy, nhiều sử gia tin rằng khi Đế Quốc Rôma sụp đổ, Giáo Hội Công Giáo đã thay thế nó làm nguồn chính cho quyền bính chính trị và thiêng liêng trong thế giới Tây Phương.
Nếu “Công Giáo” có nghĩa là “phổ quát” thì tại sao lại có quá nhiều Giáo Hội Kitô Giáo?
Gọi Giáo Hội là “Công Giáo” luôn chỉ là một hoài vọng hơn là một sự kiện thực tế, vì chưa có thời kỳ nào có sự hợp nhất Kitô Giáo hoàn toàn cả. Ngay thời Tân Ước, đã có nhiều dị biệt rõ ràng giữa cộng đồng đặt trụ sở ở Giêrusalem và do Thánh Giacôbê, anh em của Chúa Giêsu, lãnh đạo, là cộng đồng trung thành với luật Do Thái Giáo, và các Giáo Hội gồm phần lớn người gốc ngoại giáo do Thánh Phaolô thiết lập. Mà đây chưa phải là đường phân ranh duy nhất. Thánh Phaolô dành phần lớn thời gian của ngài trong các lá thư để trả lời các tranh chấp nổi lên trong các Giáo Hội mà ngài đã gieo trồng dọc Địa Trung Hải; các Giáo Hội này xem ra thường chú trọng tới các cá tính hơn là các dị biệt thần học. Thí dụ, trong thư thứ nhất gửi các Kitô hữu của thành phố Hy Lạp Côrintô, ngài nhắc tới các thù nghịch giữa một phe phái trung thành với ngài và một phe phái khác trung thành với một đồng thừa sai tên là Apollos.
Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Chúa Giêsu cầu nguyện để các môn đệ của Người “tất cả nên một” nhưng nếu nhìn trở lui, thì hình như câu trả lời (của Thiên Chúa) là “không”.
Giáo Hội đầu tiên ly khai lúc nào?
Trong các thế kỷ qua, với đà phát triển của Kitô Giáo, một số chia rẽ nền tảng đã trở thành cố định. Năm 285 CN, Đế Quốc Rôma phân chia thành hai đơn vị hành chánh Đông và Tây dưới quyền cai trị của Hoàng Đế Diocletian, với Constantinople (cũng có tên là Byzantium) và Rôma đều là các thủ đô. Thành thử, các Giáo Hội Kitô Giáo thuộc hai vùng này cũng bắt đầu tiến theo hai nẻo đường khác nhau, cuối cùng kết tinh thành Kitô Giáo Chính Thống ở Phương Đông và Đạo Công Giáo Rôma ở Tây Phương. Theo quy ước, sự chia rẽ giữa Đông và Tây diễn ra năm 1054, khi các đại biểu của Đức Giáo Hoàng Lêô IX tới Constantinople để đòi thượng phụ Byzantine phải suy phục thẩm quyền giáo hoàng. Khi vị thượng phụ này từ khước, thì việc tuyệt thông lẫn nhau đã diễn ra, và từ lúc đó trở đi, các Kitô hữu Chính Thống và Công Giáo càng ngày càng nghĩ mình thuộc các Giáo Hội khác nhau. Chính Thống Giáo phát triển theo tuyến văn hóa quốc gia, và mỗi Giáo Hội Phương Đông, như Giáo Hội Hy Lạp, Giáo Hội Nga, Giáo Hội Bulgary, Giáo Hội Serbia, v.v…, tự coi mình là độc lập, trong khi ở Phương Tây, quyền lãnh đạo tập trung ở Rôma.
Lúc ly khai, Kitô Giáo Phương Đông và Kitô Giáo Phương Tây đã trở nên khác biệt nhau về nhiều phương diện. Về thần học, Phương Đông nhấn mạnh nhiều hơn tới vai trò của Chúa Thánh Thần. Về văn hóa, Kitô Giáo Phương Đông có xu hướng thiên về thi ca và trực giác nhiều hơn, trong khi Phương Tây thừa hưởng xu hướng thực tiễn, chính xác về luật lệ, và việc cai trị của Rôma nhiều hơn. Lúc đó cũng như bây giờ, sự khác nhau giữa hai truyền thống đều có liên quan nhiều tới quyền lực, nhất là việc Đức Giáo Hoàng đòi hỏi bao nhiêu thẩm quyền đối với đời sống của Giáo Hội. Người Công Giáo hết sức nhấn mạnh tới thẩm quyền giáo hoàng, trong khi phần lớn tín hữu Chính Thống cùng lắm chỉ dành cho Rôma một thứ “thượng quyền có tính danh dự”. Với thời gian, sức nặng của lịch sử cũng đã làm gia trọng thêm sự thù nghịch giữa Đông và Tây, nhất là vụ Cướp Phá Constantinople của các thập tự quân Phương Tây năm 1204.
Phong Trào Cải Cách là gì?
Sự phân ly lớn tiếp theo trong Kitô Giáo diễn ra vào thế kỷ mười sáu. Martin Luther, một đan sĩ Công Giáo, thoạt đầu coi mình là nhà cải cách bên trong Giáo Hội Công Giáo, lên tiếng phản đối các tai tiếng như mua bán chức tước và “ân xá”, tức giảm hình phạt đời sau, trong Giáo Hội. Tuy nhiên, chẳng bao lâu sau, sự phản đối của ông dẫn tới việc tạo ra một Giáo Hội “thệ phản” thù nghịch, cũng có tên là Giáo Hội Luthêrô. Lần này nữa, các vấn đề dẫn tới việc phân ly cũng một phần thuộc thần học (như, ơn cứu độ là nhờ một mình đức tin hay cả việc làm tốt nữa), một phần thuộc văn hóa (người Phổ nghiêm ngặt về luân lý ngược với người Địa Trung Hải thả lỏng và khoan dung hơn) và phần khác thuộc chính trị (trong đó có việc Đức Giáo Hoàng nên thực thi bao nhiêu quyền hành đối với các vụ việc của Âu Châu). Khi đã khởi động rồi, thì việc tạo ra các Giáo Hội Kitô Giáo ly khai ở Phương Tây dẫn tới những rạn nứt khác cùng với thời gian, tạo ra đủ thứ tuyên tín khác nhau như ta biết ngày nay, Baptist, Methodist, Presbyterian, v.v…, ấy là chưa kể hằng hà sa số những Kitô hữu trực thuộc các Giáo Hội tự trị địa phương, mà phần lớn chẳng phải “tin lành” (evangelical, nặng về giảng thuyết dựa vào Thánh Kinh) cũng chẳng phải ‘ngũ tuần” (Pentecostal, nặng về các ơn Chúa Thánh Thần, như chữa bệnh và nói tiếng lạ).
Ngày nay các chia rẽ trên hiện diện ra sao?
Các ước lượng thông thường vẫn cho rằng có khoảng 2 tỷ 300 triệu Kitô hữu trên thế giới hiện nay, gần 1/3 dân số hoàn cầu. Trong số này, hơn phân nửa một chút, tức 1 tỷ 200 triệu là người Công Giáo, 300 triệu theo Chính Thống Giáo và 700 triệu theo Thệ Phản, dù các hình thức Kitô Giáo phát triển nhanh nhất là các Giáo Hội tin lành và Ngũ Tuần, nhất là tại nam bán cầu; các Giáo Hội này không là thành phần của bất cứ tuyên tín chính thức nào.
Khởi đi từ đầu thế kỷ 20, phong trào “đại kết”, mà tiếng anh gọi là ecumenism, do tiếng Hy Lạp có nghĩa là “toàn thế giới”, đã cố gắng đưa gia đình Kitô Giáo tan tác trở về với nhau một lần nữa. Phong trào này đã ghi được một số thành công đáng kể, như lúc, vào năm 1965, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI và Thượng Phụ Athenagoras của Constantinople chính thức rút lại vạ tuyệt thông giữa Đông và Tây đã có cách đó 9 thế kỷ. Cho tới nay, phong trào đại kết chưa thành công trong mục tiêu của nó là “sự hợp nhất trọn vẹn, thuộc cơ cấu, và hữu hình” của các Giáo Hội Kitô Giáo phân rẽ, nhưng nó đã vượt qua được nhiều thiên kiến và ngờ vực vốn bám sát các liên hệ giữa các Kitô hữu Công Giáo và Chính Thống, giữa người Công Giáo và người Thệ Phản, giúp cho các loại Kitô hữu khác nhau dễ dàng kết hôn với nhau hơn và cùng hợp lực vào đủ loại quan tâm chung. Ở đầu thế kỷ 21, nhiều nhà quan sát tin rằng các chia rẽ đáng lưu tâm nhất trong Kitô Giáo nay có tính ý thức hệ hơn là tuyên tín. Như các người Tin Lành bảo thủ và các người Công Giáo bảo thủ, chẳng hạn, thường cảm thấy gần gũi với nhau hơn là với các thành viên cấp tiến trong chính Giáo Hội riêng của họ.
Còn tiếp
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 9)
Vũ Văn An
00:12 18/06/2017
Đức Giáo Hoàng bước vào chỗ nào trong bức tranh?
Chữ giáo hoàng là dịch bởi chữ Pháp “Pape” hay chữ Anh “Pope” mà hai chữ này phát xuất từ chữ La Tinh Papa, nghĩa là “cha” và nguyên thủy nó là chữ thân mật để gọi các giám mục hay các linh mục thâm niên. Về mặt chính thức, phải tới thế kỷ 11, chữ này mới được dành riêng cho Giám Mục Rôma, và hiện nay vẫn được dùng theo nghĩa ngày xưa trong một số hệ phái Kitô Giáo. Như các Kitô hữu Coptic ở Ai Cập, chẳng hạn, vốn gọi vị thượng phụ của họ là “pope” (giáo hoàng).
Vì trọng tâm của Kitô Giáo Phương Tây đã chuyển về Rôma, điều tự nhiên là vị giám mục của thành này phải đảm nhiệm một vai trò lãnh đạo càng ngày càng quan trọng hơn. Gần cuối thế kỷ thứ tư, Rôma được coi như một trong năm giáo phận đáng kính nhất và có thế giá nhất trên thế giới, song song với Giêrusalem, Antiôkia, Alexandria và Constantinople của Giáo Hội Phương Đông. Giám mục Rôma, do đó, là một trong năm vị thượng phụ quan trọng nhất của toàn thể Kitô Giáo. Sau năm 1054, bốn vị thượng phụ khác của Phương Đông bước vào qũy đạo của Kitô Giáo Phương Đông, để “Rôma” một mình ở lại làm “siêu cường duy nhất” tại Phương Tây. Dù quyền lực Giáo Hoàng lên xuống trong các thế kỷ vừa qua, ngôi vị giáo hoàng ở đầu thế kỷ 21 vẫn là một chức vụ tôn giáo gây nhiều ảnh hưởng nhất trên hành tinh này. Các sách giáo khoa thời trung cổ dạy về khoa xã giao đã nổi tiếng dạy người ta rằng “Đức Giáo Hoàng không có người ngang hàng”, nghĩa là ngài là người đứng đầu bậc thang xã giao, và trong tường trình truyền thông và vị thứ nổi tiếng trong giới lãnh đạo tinh thần, điều này, về căn bản, vẫn còn đang đúng, dù có người cho rằng Dalai Lama đang ngang ngửa với ngài về phương diện này.
Truyền thống Công Giáo coi Thánh Phêrô là vị giáo hoàng đầu tiên, và nhìn nhận 265 vị kế nhiệm ngài trong suốt 2 ngàn năm qua, tuyệt đỉnh hiện nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trưng dẫn con số này là điều dễ dàng hơn việc nói chính xác 265 vị giáo hoàng này là những ai, vì vào một số thời điểm, có những vị tranh chấp nhau về chức vụ này. Và thỉnh thoảng, người ta không thể nói ai là giáo hoàng hợp pháp. Trong nhiều thế kỷ, ở Âu Châu thời Trung Cổ, ngôi vị giáo hoàng là một thẩm quyền vừa thế tục vừa thiêng liêng, cai trị một số lãnh thổ miền trung Nước Ý có tên là Các Quốc Gia Giáo Hoàng, và có nhiều ảnh hưởng chính trị đối với các vụ việc của Âu Châu. Điều này đã chấm dứt với việc thống nhất Nước Ý vào cuối thế kỷ 19 và việc Đức Giáo Hoàng mất hết thẩm quyền trần thế.
Từ các thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo Phương Tây, Giám Mục Rôma đã được coi như vị trọng tài tối hậu của các cuộc tranh cãi. Trong lãnh vực tín lý, vai trò này được chính thức qui định tại Công Đồng Vatican I năm 1870 với việc tuyên bố “tính vô ngộ của Đức Giáo Hoàng” nghĩa là: khi Đức Giáo Hoàng nói về đức tin và luân lý trong hiệp thông với các giám mục thế giới, ngài không thể sai lầm. Các nhà phê bình đôi khi cho rằng ngôi vị giáo hoàng trở nên có quá nhiều quyền lực và Đạo Công Giáo quá trung ương tập quyền, trong khi các người ủng hộ thì nhấn mạnh rằng nếu Đạo Công Giáo không có ngôi vị giáo hoàng, thì nó vẫn phải tạo ra ngôi vị này, vì giữ cho một Giáo Hội rải rác khắp nơi lại có tới 1 tỷ 200 triệu người đoàn kết với nhau đòi phải có một thẩm quyền mạnh ở trung tâm.
Đức Giáo Hoàng cũng được biết đến dưới nhiều tước hiệu khác nữa: Đức Thánh Cha, Đấng Bắc Cầu Tối Cao (Supreme Pontiff), Đại Diện Chúa Kitô, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, và Đầy Tớ Các Đầy Tớ của Thiên Chúa. Cho đến nay, vấn đề phải gọi Đức Giáo Hoàng chính xác ra sao cũng là một vấn đề có mùi chính trị. Năm 2006, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tuyên bố rằng ngài đã bãi bỏ một trong các tước hiệu truyền thống của ngôi vị giáo hoàng, tức Thượng Phụ Phương Tây. Những người ủng hộ ngài khen đây là một cử chỉ khiêm nhường, một cách vứt bỏ mức độ phô trương đế chế. Tuy nhiên, đối với một số nhà phê bình có đầu óc hay tố cáo người khác là âm mưu trong các Giáo Hội Chính Thống, thì đây chỉ là một trò chơi quyền lực, một cách để khẳng định quyền tối thượng không chỉ đối với Giáo Hội Phương Tây mà là đối với toàn thế giới. Cuộc tranh luận này cho thấy đầu thế kỷ 21, phong trào đại kết vẫn chỉ là một công trình còn đang diễn tiến.
Ai là những vị giáo hoàng tốt nhất và tệ nhất?
Đây là việc hoàn toàn có tính chủ quan. Ta có thể so sánh nó với việc tranh luận xem ai là người chặn bóng (fielder) tuyệt nhất mọi thời, dù là một lý luận ngu xuẩn vì câu trả lời hiển nhiên là Willie Mays! Một so sánh hay hơn có thể là cuộc thăm dò hàng năm của các nhà sử học Hoa Kỳ xem ai là tổng thống hay nhất ai là tổng thống tệ nhất, vì chính trị luôn là chuyện pha trộn. Các sử gia bảo thủ, chẳng hạn, thường xếp Ronald Reagan cao hơn các sử gia cấp tiến. Cũng thế, trong Đạo Công Giáo, các người cấp tiến luôn xếp Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, vị giáo hoàng đã triệu tập Công Đồng cải tổ Vatican II, vào danh sách “các giáo hoàng hạng nhất” của họ, trong khi các người bảo thủ thì xếp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào bậc cao nhất.
Thành thử, sau đây không phải là sự kiện khách quan, mà đúng hơn là một thứ “thăm dò trung bình” một ít danh tính thường xuất hiện mỗi khi bạn yêu cầu các sử gia Giáo Hội cho biết những vị nào tốt nhất và những vị nào tệ nhất trong các vị giáo hoàng.
Ngoài ra, dù người Công Giáo nào cũng tin rằng Chúa Thánh Thần can dự cách nào đó vào việc bầu giáo hoàng, nhưng họ vẫn nhận rằng không phải vị nào nắm giữ chức vụ này đều là thánh cả. Ít năm trước khi được bầu, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI được một nhà báo yêu cầu giải thích vai trò của Chúa Thánh Thần trong mật nghị hội, tức biến cố bầu giáo hoàng. Đức Hồng Y Joseph Ratzinger lúc đó trả lời rằng điều này không có nghĩa Chúa Thánh Thần thực sự chọn đức tân giáo hoàng. Ngài cho hay: có quá nhiều điển hình giáo hoàng mà Chúa Thánh Thần chắc chắn đã không chọn lựa!
Các Vị Giáo Hoàng tốt nhất
1. Đức Lêô I (cai quản trong các năm 440-461): Một cách tổng quát, bạn có thể vững bụng kết luận rằng bất cứ vị giáo hoàng nào được xưng tụng là “cả” đều là những vị giáo hoàng tốt lành, và Đức Lêô là vị giáo hoàng đầu tiên được xưng tụng như thế. Lý do để ngài được tước hiệu này là năm 452 khi ngài thuyết phục Attila, người Hung, từ bỏ việc xâm lăng Ý Đại Lợi. Là một nhà qúy tộc Ý, Đức Lêô còn là một nhà thần học quan trọng. Bộ sách thời danh của ngài đặt để các giáo huấn về bản tính Chúa Kitô, nhất là ý niệm hai bản tính của Người, vừa là Thiên Chúa vừa là phàm nhân, kết hợp trong một ngôi vị. Các giáo huấn này được chấp nhận tại Công Đồng Canxêđoan năm 451, khi truyền thống cho rằng các giám mục hiện diện lắng nghe bộ sách của Đức Lêô và sau đó hô lớn: “Thánh Phêrô đã nói qua miệng Lêô!”.
2. Grêgoriô I (590-604): Cũng được xưng tụng là “cả”, Đức Grêgôriô là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ hậu cảnh đơn tu, và nổi danh là một trong các nhà lãnh đạo thiêng liêng quan trọng hơn hết mọi thời. Ngài lên sinh lực lại cho các cố gắng truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo, (trong đó, có việc truyền giảng Tin Mừng thành công cho người Anglo-Saxon của Thánh Augustinô thành Canterbury), phát động rất nhiều cuộc cải tổ phụng vụ đến nỗi được xưng tụng là “Cha việc thờ phượng của Kitô Giáo”, tổ chức một hệ thống hữu hiệu trợ giúp bác ái ở Rôma, và sản xuất một bộ trước tác lớn về thần học và linh đạo vẫn còn gợi hứng cho các độc giả suốt 1 thiên niên kỷ rưỡi nay. Ngay nhà cải cách Thệ Phản John Calvin, người chắc chắn không mộ mến gì Rôma, cũng đã phải ca ngợi Đức Grêgôriô, gọi ngài là “vị giáo hoàng tốt lành cuối cùng”.
3. Innôxentê III (1198-1216): Nếu “tốt nhất” có nghĩa là mạnh mẽ nhất hay gây ảnh hưởng nhất, thì Đức Giáo Hoàng Innôxentê III có lẽ phải đứng đầu bảng. Ngài đã mở rộng một cách đáng kể quyền kiểm soát về hành chánh của ngôi vị giáo hoàng đối với Kitô Giáo Phương Tây, chủ yếu qua việc ban hành các sắc lệnh về luật lệ và qua việc cải tổ hệ thống luật Giáo Hội. Một số sử gia tin rằng “ngôi vị giáo hoàng đế chế”, nghĩa là ngôi vị giáo hoàng như thẩm quyền tối cao trên thực tế chứ không phải chỉ trên lý thuyết (de jure) của đời sống Giáo Hội, bắt đầu dưới thời Đức Innôxentê III. Ngài cũng đã bảo vệ quyền độc lập của Giáo Hội chống lại các ông hoàng thế tục, bằng cách thắng thế trong các cuộc đấu tranh chính trị to lớn về vấn đề “tấn phong” (investiture), nghĩa là các giáo sĩ lãnh nhận chức vụ của họ từ Đức Giáo Hoàng hay từ nhà vua. Thực vậy, Đức Innôxentê III là người chủ trương Vatican phải là một sức mạnh có chủ quyền, độc lập trong các vụ việc thế giới. Chủ trương này vẫn còn giá trị tới tận đầu thế kỷ 21 này.
Các vị giáo hoàng tệ nhất
1. Alexandrê VI (1431-1503): Phần lớn ai cũng đồng ý vị giáo hoàng tệ nhất là Rodrigo Borgia, cháu một vị giáo hoàng cũng đã mua chức giáo hoàng vào thời điểm ngôi vị này trở thành trò chơi trong tay các gia đình giầu có. Alexandrê VI đã lạm dụng trò chơi này nhiều nhất; có lời tố cáo vị này đã sinh ra ít nhất 7 người con bất hợp pháp với các nhân tình khác nhau, bổ nhiệm nhiều tân Hồng Y để lấy tiền, và đã hoặc cầm tù hoặc xử tử các địch thủ của mình bằng những lời cáo gian bịa đặt. Tuy nhiên, phải nhận rằng phần lớn các dã sử đen phát xuất từ các kẻ thù của ngài và, vào thời ấy, nhiều người cùng thời coi ngài là nhà ngoại giao và chính khách có khả năng, bất kể tác phong luân lý của ngài.
2. Gioan XII (955-964): Được bầu làm giáo hoàng lúc mới có 18 tuổi, Gioan XII là một vị giáo hòang khác mà ký ức bị lên khuôn bởi những người không thích ngài cho lắm. Người ta đồn rằng ngài lăng nhăng với một số nàng hầu và nhân tình, kể cả cháu gái, và dưới thời giáo hoàng của ngài, tông điện bị coi là một ổ điếm. Gioan XII cũng bị tố cáo là đã phong chức cho các giám mục để lấy tiền, trong đó, có một bé trai 10 tuổi, và đã khẩn cầu thần Rôma ngày xưa khi chơi xúc xắc, là trò ngài rất thích. Một số sử gia tin rằng dã sử thời trung cổ về giáo hoàng Joan, một thứ huyền thoại nhân gian về một nữ giáo hoàng, đã phát sinh do ảnh hưởng của các nhân tình của vị giáo hoàng này.
3. Stêphanô VI (896-897): Vì chỉ làm giáo hoàng có một năm, nên có lẽ sẽ là điều bất công khi đặt Stêphanô VI vào bảng các vị giáo hoàng tệ nhất. Tuy nhiên, vị giáo hoàng này được liệt kê là do tai tiếng “thượng hội đồng xác chết” (cadaver synod). Thời đó, nhiều phe phái thay phiên nhau kiểm soát ngôi vị giáo hoàng, và vị đương nhiệm luôn phải lo lắng trước việc một địch thủ muốn chiếm ngôi vị của mình. Đức Formosô, qua đời năm 896, thuộc một trong nhóm địch thủ này. Để làm mất uy tín của vị này và các đồ đệ, Stêphanô VI ra lệnh quật xác vị này khỏi mồ và đem ra xử, chỉ có một phó tế đứng ra bào chữa. Sau khi kết án vị này với đủ thứ tội, trong đó có tội bội thề và bỏ bê chức vụ giám mục, Stêphanô VI cho lột hết phẩm phục của ngài, cắt đứt 3 ngón tay thường dùng để ban phép lành và mọi cuộc phong chức của vị này bị tuyên bố vô hiệu. Xác ngài được chôn cất lại, chỉ để sau đó lại bị quật mồ một lần nữa để liệng xuống Sông Tiber.
Còn tiếp
Chữ giáo hoàng là dịch bởi chữ Pháp “Pape” hay chữ Anh “Pope” mà hai chữ này phát xuất từ chữ La Tinh Papa, nghĩa là “cha” và nguyên thủy nó là chữ thân mật để gọi các giám mục hay các linh mục thâm niên. Về mặt chính thức, phải tới thế kỷ 11, chữ này mới được dành riêng cho Giám Mục Rôma, và hiện nay vẫn được dùng theo nghĩa ngày xưa trong một số hệ phái Kitô Giáo. Như các Kitô hữu Coptic ở Ai Cập, chẳng hạn, vốn gọi vị thượng phụ của họ là “pope” (giáo hoàng).
Vì trọng tâm của Kitô Giáo Phương Tây đã chuyển về Rôma, điều tự nhiên là vị giám mục của thành này phải đảm nhiệm một vai trò lãnh đạo càng ngày càng quan trọng hơn. Gần cuối thế kỷ thứ tư, Rôma được coi như một trong năm giáo phận đáng kính nhất và có thế giá nhất trên thế giới, song song với Giêrusalem, Antiôkia, Alexandria và Constantinople của Giáo Hội Phương Đông. Giám mục Rôma, do đó, là một trong năm vị thượng phụ quan trọng nhất của toàn thể Kitô Giáo. Sau năm 1054, bốn vị thượng phụ khác của Phương Đông bước vào qũy đạo của Kitô Giáo Phương Đông, để “Rôma” một mình ở lại làm “siêu cường duy nhất” tại Phương Tây. Dù quyền lực Giáo Hoàng lên xuống trong các thế kỷ vừa qua, ngôi vị giáo hoàng ở đầu thế kỷ 21 vẫn là một chức vụ tôn giáo gây nhiều ảnh hưởng nhất trên hành tinh này. Các sách giáo khoa thời trung cổ dạy về khoa xã giao đã nổi tiếng dạy người ta rằng “Đức Giáo Hoàng không có người ngang hàng”, nghĩa là ngài là người đứng đầu bậc thang xã giao, và trong tường trình truyền thông và vị thứ nổi tiếng trong giới lãnh đạo tinh thần, điều này, về căn bản, vẫn còn đang đúng, dù có người cho rằng Dalai Lama đang ngang ngửa với ngài về phương diện này.
Truyền thống Công Giáo coi Thánh Phêrô là vị giáo hoàng đầu tiên, và nhìn nhận 265 vị kế nhiệm ngài trong suốt 2 ngàn năm qua, tuyệt đỉnh hiện nay là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Trưng dẫn con số này là điều dễ dàng hơn việc nói chính xác 265 vị giáo hoàng này là những ai, vì vào một số thời điểm, có những vị tranh chấp nhau về chức vụ này. Và thỉnh thoảng, người ta không thể nói ai là giáo hoàng hợp pháp. Trong nhiều thế kỷ, ở Âu Châu thời Trung Cổ, ngôi vị giáo hoàng là một thẩm quyền vừa thế tục vừa thiêng liêng, cai trị một số lãnh thổ miền trung Nước Ý có tên là Các Quốc Gia Giáo Hoàng, và có nhiều ảnh hưởng chính trị đối với các vụ việc của Âu Châu. Điều này đã chấm dứt với việc thống nhất Nước Ý vào cuối thế kỷ 19 và việc Đức Giáo Hoàng mất hết thẩm quyền trần thế.
Từ các thế kỷ đầu tiên của Kitô Giáo Phương Tây, Giám Mục Rôma đã được coi như vị trọng tài tối hậu của các cuộc tranh cãi. Trong lãnh vực tín lý, vai trò này được chính thức qui định tại Công Đồng Vatican I năm 1870 với việc tuyên bố “tính vô ngộ của Đức Giáo Hoàng” nghĩa là: khi Đức Giáo Hoàng nói về đức tin và luân lý trong hiệp thông với các giám mục thế giới, ngài không thể sai lầm. Các nhà phê bình đôi khi cho rằng ngôi vị giáo hoàng trở nên có quá nhiều quyền lực và Đạo Công Giáo quá trung ương tập quyền, trong khi các người ủng hộ thì nhấn mạnh rằng nếu Đạo Công Giáo không có ngôi vị giáo hoàng, thì nó vẫn phải tạo ra ngôi vị này, vì giữ cho một Giáo Hội rải rác khắp nơi lại có tới 1 tỷ 200 triệu người đoàn kết với nhau đòi phải có một thẩm quyền mạnh ở trung tâm.
Đức Giáo Hoàng cũng được biết đến dưới nhiều tước hiệu khác nữa: Đức Thánh Cha, Đấng Bắc Cầu Tối Cao (Supreme Pontiff), Đại Diện Chúa Kitô, Đấng Kế Vị Thánh Phêrô, và Đầy Tớ Các Đầy Tớ của Thiên Chúa. Cho đến nay, vấn đề phải gọi Đức Giáo Hoàng chính xác ra sao cũng là một vấn đề có mùi chính trị. Năm 2006, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tuyên bố rằng ngài đã bãi bỏ một trong các tước hiệu truyền thống của ngôi vị giáo hoàng, tức Thượng Phụ Phương Tây. Những người ủng hộ ngài khen đây là một cử chỉ khiêm nhường, một cách vứt bỏ mức độ phô trương đế chế. Tuy nhiên, đối với một số nhà phê bình có đầu óc hay tố cáo người khác là âm mưu trong các Giáo Hội Chính Thống, thì đây chỉ là một trò chơi quyền lực, một cách để khẳng định quyền tối thượng không chỉ đối với Giáo Hội Phương Tây mà là đối với toàn thế giới. Cuộc tranh luận này cho thấy đầu thế kỷ 21, phong trào đại kết vẫn chỉ là một công trình còn đang diễn tiến.
Ai là những vị giáo hoàng tốt nhất và tệ nhất?
Đây là việc hoàn toàn có tính chủ quan. Ta có thể so sánh nó với việc tranh luận xem ai là người chặn bóng (fielder) tuyệt nhất mọi thời, dù là một lý luận ngu xuẩn vì câu trả lời hiển nhiên là Willie Mays! Một so sánh hay hơn có thể là cuộc thăm dò hàng năm của các nhà sử học Hoa Kỳ xem ai là tổng thống hay nhất ai là tổng thống tệ nhất, vì chính trị luôn là chuyện pha trộn. Các sử gia bảo thủ, chẳng hạn, thường xếp Ronald Reagan cao hơn các sử gia cấp tiến. Cũng thế, trong Đạo Công Giáo, các người cấp tiến luôn xếp Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII, vị giáo hoàng đã triệu tập Công Đồng cải tổ Vatican II, vào danh sách “các giáo hoàng hạng nhất” của họ, trong khi các người bảo thủ thì xếp Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II vào bậc cao nhất.
Thành thử, sau đây không phải là sự kiện khách quan, mà đúng hơn là một thứ “thăm dò trung bình” một ít danh tính thường xuất hiện mỗi khi bạn yêu cầu các sử gia Giáo Hội cho biết những vị nào tốt nhất và những vị nào tệ nhất trong các vị giáo hoàng.
Ngoài ra, dù người Công Giáo nào cũng tin rằng Chúa Thánh Thần can dự cách nào đó vào việc bầu giáo hoàng, nhưng họ vẫn nhận rằng không phải vị nào nắm giữ chức vụ này đều là thánh cả. Ít năm trước khi được bầu, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI được một nhà báo yêu cầu giải thích vai trò của Chúa Thánh Thần trong mật nghị hội, tức biến cố bầu giáo hoàng. Đức Hồng Y Joseph Ratzinger lúc đó trả lời rằng điều này không có nghĩa Chúa Thánh Thần thực sự chọn đức tân giáo hoàng. Ngài cho hay: có quá nhiều điển hình giáo hoàng mà Chúa Thánh Thần chắc chắn đã không chọn lựa!
Các Vị Giáo Hoàng tốt nhất
1. Đức Lêô I (cai quản trong các năm 440-461): Một cách tổng quát, bạn có thể vững bụng kết luận rằng bất cứ vị giáo hoàng nào được xưng tụng là “cả” đều là những vị giáo hoàng tốt lành, và Đức Lêô là vị giáo hoàng đầu tiên được xưng tụng như thế. Lý do để ngài được tước hiệu này là năm 452 khi ngài thuyết phục Attila, người Hung, từ bỏ việc xâm lăng Ý Đại Lợi. Là một nhà qúy tộc Ý, Đức Lêô còn là một nhà thần học quan trọng. Bộ sách thời danh của ngài đặt để các giáo huấn về bản tính Chúa Kitô, nhất là ý niệm hai bản tính của Người, vừa là Thiên Chúa vừa là phàm nhân, kết hợp trong một ngôi vị. Các giáo huấn này được chấp nhận tại Công Đồng Canxêđoan năm 451, khi truyền thống cho rằng các giám mục hiện diện lắng nghe bộ sách của Đức Lêô và sau đó hô lớn: “Thánh Phêrô đã nói qua miệng Lêô!”.
2. Grêgoriô I (590-604): Cũng được xưng tụng là “cả”, Đức Grêgôriô là vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ hậu cảnh đơn tu, và nổi danh là một trong các nhà lãnh đạo thiêng liêng quan trọng hơn hết mọi thời. Ngài lên sinh lực lại cho các cố gắng truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo, (trong đó, có việc truyền giảng Tin Mừng thành công cho người Anglo-Saxon của Thánh Augustinô thành Canterbury), phát động rất nhiều cuộc cải tổ phụng vụ đến nỗi được xưng tụng là “Cha việc thờ phượng của Kitô Giáo”, tổ chức một hệ thống hữu hiệu trợ giúp bác ái ở Rôma, và sản xuất một bộ trước tác lớn về thần học và linh đạo vẫn còn gợi hứng cho các độc giả suốt 1 thiên niên kỷ rưỡi nay. Ngay nhà cải cách Thệ Phản John Calvin, người chắc chắn không mộ mến gì Rôma, cũng đã phải ca ngợi Đức Grêgôriô, gọi ngài là “vị giáo hoàng tốt lành cuối cùng”.
3. Innôxentê III (1198-1216): Nếu “tốt nhất” có nghĩa là mạnh mẽ nhất hay gây ảnh hưởng nhất, thì Đức Giáo Hoàng Innôxentê III có lẽ phải đứng đầu bảng. Ngài đã mở rộng một cách đáng kể quyền kiểm soát về hành chánh của ngôi vị giáo hoàng đối với Kitô Giáo Phương Tây, chủ yếu qua việc ban hành các sắc lệnh về luật lệ và qua việc cải tổ hệ thống luật Giáo Hội. Một số sử gia tin rằng “ngôi vị giáo hoàng đế chế”, nghĩa là ngôi vị giáo hoàng như thẩm quyền tối cao trên thực tế chứ không phải chỉ trên lý thuyết (de jure) của đời sống Giáo Hội, bắt đầu dưới thời Đức Innôxentê III. Ngài cũng đã bảo vệ quyền độc lập của Giáo Hội chống lại các ông hoàng thế tục, bằng cách thắng thế trong các cuộc đấu tranh chính trị to lớn về vấn đề “tấn phong” (investiture), nghĩa là các giáo sĩ lãnh nhận chức vụ của họ từ Đức Giáo Hoàng hay từ nhà vua. Thực vậy, Đức Innôxentê III là người chủ trương Vatican phải là một sức mạnh có chủ quyền, độc lập trong các vụ việc thế giới. Chủ trương này vẫn còn giá trị tới tận đầu thế kỷ 21 này.
Các vị giáo hoàng tệ nhất
1. Alexandrê VI (1431-1503): Phần lớn ai cũng đồng ý vị giáo hoàng tệ nhất là Rodrigo Borgia, cháu một vị giáo hoàng cũng đã mua chức giáo hoàng vào thời điểm ngôi vị này trở thành trò chơi trong tay các gia đình giầu có. Alexandrê VI đã lạm dụng trò chơi này nhiều nhất; có lời tố cáo vị này đã sinh ra ít nhất 7 người con bất hợp pháp với các nhân tình khác nhau, bổ nhiệm nhiều tân Hồng Y để lấy tiền, và đã hoặc cầm tù hoặc xử tử các địch thủ của mình bằng những lời cáo gian bịa đặt. Tuy nhiên, phải nhận rằng phần lớn các dã sử đen phát xuất từ các kẻ thù của ngài và, vào thời ấy, nhiều người cùng thời coi ngài là nhà ngoại giao và chính khách có khả năng, bất kể tác phong luân lý của ngài.
2. Gioan XII (955-964): Được bầu làm giáo hoàng lúc mới có 18 tuổi, Gioan XII là một vị giáo hòang khác mà ký ức bị lên khuôn bởi những người không thích ngài cho lắm. Người ta đồn rằng ngài lăng nhăng với một số nàng hầu và nhân tình, kể cả cháu gái, và dưới thời giáo hoàng của ngài, tông điện bị coi là một ổ điếm. Gioan XII cũng bị tố cáo là đã phong chức cho các giám mục để lấy tiền, trong đó, có một bé trai 10 tuổi, và đã khẩn cầu thần Rôma ngày xưa khi chơi xúc xắc, là trò ngài rất thích. Một số sử gia tin rằng dã sử thời trung cổ về giáo hoàng Joan, một thứ huyền thoại nhân gian về một nữ giáo hoàng, đã phát sinh do ảnh hưởng của các nhân tình của vị giáo hoàng này.
3. Stêphanô VI (896-897): Vì chỉ làm giáo hoàng có một năm, nên có lẽ sẽ là điều bất công khi đặt Stêphanô VI vào bảng các vị giáo hoàng tệ nhất. Tuy nhiên, vị giáo hoàng này được liệt kê là do tai tiếng “thượng hội đồng xác chết” (cadaver synod). Thời đó, nhiều phe phái thay phiên nhau kiểm soát ngôi vị giáo hoàng, và vị đương nhiệm luôn phải lo lắng trước việc một địch thủ muốn chiếm ngôi vị của mình. Đức Formosô, qua đời năm 896, thuộc một trong nhóm địch thủ này. Để làm mất uy tín của vị này và các đồ đệ, Stêphanô VI ra lệnh quật xác vị này khỏi mồ và đem ra xử, chỉ có một phó tế đứng ra bào chữa. Sau khi kết án vị này với đủ thứ tội, trong đó có tội bội thề và bỏ bê chức vụ giám mục, Stêphanô VI cho lột hết phẩm phục của ngài, cắt đứt 3 ngón tay thường dùng để ban phép lành và mọi cuộc phong chức của vị này bị tuyên bố vô hiệu. Xác ngài được chôn cất lại, chỉ để sau đó lại bị quật mồ một lần nữa để liệng xuống Sông Tiber.
Còn tiếp
Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn của Một Ký Giả Hoa Kỳ (bài 10)
Vũ Văn An
00:12 18/06/2017
Đâu là các thời khắc vĩ đại nhất trong lịch sử Công Giáo?
Người Công Giáo nào hay suy nghĩ về câu hỏi này thường nhắc lại việc Giáo Hội hành xử như người bảo trợ vĩ đại của nghệ thuật trong nhiều thế kỷ, hoặc các vị đan sĩ Ái Nhĩ Lan “cứu nền văn minh” suốt Thời Đen Tối bằng việc duy trì chữ nghĩa và học thuật trong các đan viện của họ. Có lẽ họ muốn nói đến Trường Phái Salamanca nổi tiếng cuối thời trung cổ, trong hai thế kỷ 15 và 16, khi các nhà thần học Dòng Tên, Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh sáng tạo ra các ý tưởng căn bản cho lý thuyết xã hội vốn nâng đỡ phần lớn thế giới cận đại. Trái với ý tưởng thời danh của Max Weber về một “nền đạo đức việc làm của Thệ Phản”, coi nó như nguồn gốc đẻ ra chủ nghĩa tư bản, các sử gia ngày nay nói rằng căn bản của nó đã được các tư tưởng gia Dòng Phanxicô đặt để trước đó rồi. Một cách oái oăm, chủ nghĩa nhân bản của các vị này đã dẫn họ tới chỗ có một quan điểm khoan dung hơn đối với cờ bạc, và do đó, cung cấp nền tảng cho việc đỏ đen. Gần đây hơn, người khắp thế giới được gây cảm hứng bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó, có vai trò chủ chốt của ngài trong việc giải phóng các dân tộc thuộc Đông và Trung Âu khỏi chủ nghĩa Cộng Sản Xô Viết, cũng như phong cách hết sức đáng lưu ý của ngài khi tha thứ cho tên sát nhân mưu toan sát hại ngài năm 1981 và vì thế đã anh dũng chịu nhiều đau đớn vào cuối đời mình.
Còn về các nhà truyền giáo?
Người Công Giáo có ký ức trìu mến đối với các nhà truyền giáo anh hùng, đã bất chấp nhiều thách đố khó tin để cắm lá cờ đức tin. Hai vị được yêu mến hơn cả phải kể tu sĩ Dòng Tên vĩ đại, Thánh Phanxicô Xaviê, người đi truyền bá Tin Mừng cho Ấn Độ, Nam Dương, và Nhật Bản ở thế kỷ 16 trước khi qua đời ở một hòn đảo ngoài bờ biển Trung Hoa, và người đồng Dòng của ngài, Matteo Ricci, người không lâu sau đó, đã tới triều đình hoàng đế Trung Hoa và nghĩ ra cách công phu nhằm phát biểu Kitô Giáo qua lăng kính văn hóa Trung Hoa, như việc lồng một ý nghĩa Kitô Giáo lên các nghi lễ và từ vựng Khổng Giáo và việc thờ kính tổ tiên của họ. Giống bất cứ điều gì mới mẻ trong Đạo Công Giáo, thử nghiệm của Cha Ricci bị coi là gây tranh cãi và trong một thời gian, đã bị dẹp bỏ. Tuy nhiên, tới năm 1958, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên xưng Cha là “mẫu mực của các nhà truyền giáo” và ngày nay, Cha Ricci là ứng viên được phong thánh. Trong nhiều thế kỷ, các nhà truyền giáo Công Giáo cũng đã xây dựng được một mạng lưới tư rất rộng lớn gồm các cơ quan bác ái, các trường học và bệnh viện trong lịch sử. Tại Hoa Kỳ, chẳng hạn, các truyện kể về các vị nữ tu đầy quyết tâm, rong ruổi khắp các thảo nguyên trong thế kỷ 19 để xây dựng trường học và cung cấp nhân viên cho các giáo xứ, đã trở thành các huyền thoại, và trong năm 2011, các thành tích của các vị đã trở thành chủ đề cho một cuộc trưng bày du lịch nổi tiếng có tên là “Phụ Nữ và Tinh Thần” (Women and Spirit).
Các người Công Giáo có suy nghĩ hiển nhiên ý thức được rằng mọi sinh hoạt truyền giáo này đều là một di sản lịch sử lẫn lộn. Đôi khi, các nhà truyền giáo chung lưng sát cánh với các đoàn quân xâm lăng, và hành xử như các tuyên úy cho chính sách áp bức thực dân. Ấy thế nhưng, đối với mỗi trường hợp như thế, đều có một ông Bartolomé de las Casas, tức vị giám mục truyền giáo Dòng Đa Minh người Tây Ban Nha thế kỷ 16 ở Chiapas, Mễ Tây Cơ, người đã giải phóng các nô lệ của mình và trở thành người tranh đấu quyết liệt cho người bản địa, được tước hiệu là Người Bảo Vệ Người Bản Địa. Phần lớn những gì các sử gia ngày nay biết về sự tàn bạo do các nhà thực dân Châu Âu vi phạm thời đó đều trực tiếp phát xuất từ các trước tác của de las Casas.
Thánh Phanxicô là ai?
Thánh Phanxicô thành Assisi, vị thánh quan thầy vĩ đại của các thú vật, môi trường, và hòa bình, chắc chắn là nhân vật nổi danh nhất bên ngoài Giáo Hội mà Đạo Công Giáo từng sản sinh. Trong 8 thế kỷ từ ngày ngài qua đời năm 1226, nhiều thế hệ người trẻ Công Giáo đã được dưỡng dục bằng các truyện kể về Thánh Phanxicô, truyện tình của ngài với “Công Nương Nghèo”, cuộc trao đổi đã thành dã sử của ngài với chú sói Gubbio (trong đó, người ta cho hay Thánh Phanxicô đã thuyết phục được một con sói ngưng, không đe dọa thành phố nữa và chịu làm công việc của Thiên Chúa), và sự gan dạ của ngài dám bước qua các trận tuyến giữa thập tự quân và người Hồi Giáo ở Ai Cập năm 1219 để mở cuộc đàm thoại với các ông hoàng Hồi Giáo. Một số chi tiết này thuộc hạnh các thánh, và một số là sự kiên lịch sử, nhưng xét chung với nhau, chúng vẽ nên bức tranh về một con người mà sự đơn sơ, quên mình, và lòng yêu vũ trụ vẫn còn gây nhiều sức hút cực kỳ mạnh mẽ.
Người Công Giáo giải thích ra sao các tình tiết xem ra hạ uy tín Giáo Hội?
Đời thực luôn là một thực tại lẫn lộn, và chắc chắn đây là trường hợp của hơn 2,000 năm lịch sử Công Giáo. Cuộc sống thánh thiện của các nhân vật như Thánh Phanxicô không tự động làm cho mọi giáo huấn của Giáo Hội ra đúng thế nào, thì sự ác độc và cuồng tín của các khuôn mặt như Torquemada cũng không nhất thiết có nghĩa Đạo Công Giáo là đồ giả hiệu như vậy. Người Công Giáo tin rằng con người luôn có thể chọn lựa điều tốt bỏ điều xấu, kể cả khá nhiều người tự cho mình là hành động nhân danh Thiên Chúa và Giáo Hội. Dưới triều giáo hoàng của ngài, Thánh Gioan Phaolô II nhiều lần xin lỗi vì các tội xúc phạm nhân danh đức tin, trong đó có buổi Phụng Vụ Thống Hối đáng ghi nhớ tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô nhân dịp Năm Thánh 2000. (Một nhà báo Ý chuyên tường trình về Đức Giáo Hoàng xác định rằng Thánh Gioan Phaolô II xin lỗi như thế hơn 100 lần trong triều giáo hoàng của ngài, phá đổ ý niệm xưa cho rằng “làm giáo hoàng có nghĩa là không bao giờ nói lời xin lỗi”).
Tuy nhiên, các tình tiết như các cuộc Thập Tự Chinh và một số tòa án dị giáo (không phải chỉ có một) là những sự việc phức tạp hơn những điều do các tiên mẫu lịch sử một chiều vẽ ra. Ngày nay, khi nhìn lại, phần lớn người Công Giáo không cảm thấy thân thiện bao nhiêu đối với các tình tiết này, nhưng họ cũng đòi phải đặt chúng vào bối cảnh của chúng.
Các Thập Tự Chinh là gì?
Các cuộc thập tự chinh có ý chỉ 8 cuộc viễn chinh tại Trung Đông diễn ra giữa các năm 1095 và 1270, thoạt đầu với ý định chiếm lại Đất Thánh, nghĩa là lãnh thổ của Chúa Kitô, khỏi những người Hồi Giáo chiếm đóng. Giống như các cuộc chiến tranh khác thời Trung Cổ nói chung, các thập tự chinh thường khá tàn bạo. Khi các thập tự quân chiếm được Giêrusalem vào năm 1099, họ đã chém đầu khá nhiều cư dân của nó; dù sao, theo một số dã sử, các đường phố cũng đã đẫm máu đào. Các lực lượng Hồi Giáo mở nhiều cuộc phản công, và Vương Quốc Giêrusalem vắn số ở Đất Thánh ngoi ngóp cho tới khi phải đầu hàng vào năm 1291.
Một điểm thấp khác xẩy ra trong cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư, năm 1204, khi các hiệp sĩ Pháp, theo chỉ thị của người con trai một nhà cai trị Byzantine bị truất ngôi, đã cướp phá Constnatinople, lập người con trai này lên làm đồng hoàng đế. Khi ông này không giữ lời hứa trả lương cho họ, các thập tự quân đã lập một người khác nói tiếng La Tinh làm vua sau 3 ngày tha hồ cướp bóc và giết người. Hành động này vẫn còn vang động trong trí tưởng tượng của người Chính Thống Giáo, khiến càng làm vững thêm cuộc phân ly giữa Đông và Tây, ấy là chưa tính đến sự kiện: việc này làm người ta sao lãng hoàn toàn mục tiêu rõ ràng là củng cố quyền kiểm soát Đất Thánh của người Kitô Giáo.
Dù có khá nhiều vị giáo hoàng vừa yêu cầu vừa chúc lành cho các cuộc Thập Tự Chinh, nhưng một số vị cũng đã cố gắng ngăn chặn các lạm dụng thái quá của chúng. Đức Innôxentê III, chẳng hạn, đã viết cho các thập tự quân năm 1204 và truyền cho họ không được tấn công Constantinople, nhưng thư của ngài đến quá trễ, nên không ngăn cản được vụ lộn xộn này. Khi Đức Innôxentê ra lệnh cho các thập tự quân phải rút ra và tiếp tục tới Đất Thánh, thì đại đa số làm ngơ ngài; họ thích quanh quẩn ở lại Constantinople để tiếp tục cướp phá.
Dù nhiều người ngày nay chỉ nhớ các thập tự chinh như các hành vi gây hấn của Tây Phương chống lại Hồi Giáo, điều quan trọng phải nhớ là vào thời ấy, các cuộc chiến tranh giành đất đai là chuyện làm ăn bình thường của các ông vua, bất luận mang mầu sắc gì, Kitô Giáo hay Hồi Giáo. Phần lớn các hiệp sĩ Châu Âu tham gia các cuộc thập tự chinh thực sự tin rằng họ tham gia cuộc chiến tranh tự vệ, chứ không gây hấn, vì các lãnh thổ vốn của người Kitô Giáo trong nhiều thế kỷ đã bị các lực lượng Hồi Giáo dùng bạo lực xâm chiếm. Hãy tưởng tượng, nếu các binh đội Kitô Giáo ở thế kỷ 11 chiếm Kaaba ở Mecca, chẳng hạn, và do đó ngăn cấm các người hành hương Hồi Giáo tới đó mà xem. Ít người sẽ ngạc nhiên khi các lực lượng Hồi Giáo cố gắng chiếm lại nó, và chắc chắn rất nhiều người cho việc này hoàn toàn chính đáng. Một nhà văn Công Giáo lý luận rằng các Thập Tự Chinh minh giải luật sống căn bản này: “Đừng đụng tới các thánh địa của người ta để khỏi bị trả thù”.
Dù các thập tự chinh có phạm một số cuộc tàn sát kinh hoàng đối với cư dân các thành phố chống lại binh đội của họ, thì đây cũng là thực hành quen thuộc, được các chiến lược gia thời ấy coi như cái giá các thành phố này phải trả vì đã chống cự và do đó làm tăng thêm tổn thất sinh mạng và tài sản. Khi Shakespeare để cho nhà vua trẻ Henry V cảnh cáo cư dân thành phố Harfleur của Pháp rằng họ sẽ thấy “các hài nhi của họ bị xiên vào cây giáo” nếu họ không chịu đầu hàng, thì ông ta đâu có nói đùa. Do đó, như một qui luật, người Công Giáo tham gia các Thập Tự Chinh hẳn nghĩ rằng “điều này chắc chắn xấu, nhưng đây là lúc phải làm”.
Tòa án dị giáo là gì?
Khó có thể cường điệu hóa sức mạnh có tính ẩn dụ của Tòa Án Dị Giáo đối với những người chống đối Giáo Hội. Khi các nhà trí thức vô thần và các nhà tranh đấu thế tục chuẩn bị lời kết tội chống các tôn giáo có tổ chức, thì Tòa Án Dị Giáo thường là chứng cớ số một. Điều này đúng ngay với sân sau của Giáo Hội. Tại Campo de’ Fiori ở Rôma, hiện nay người ta vẫn còn được thấy bức tượng khổng lồ của Giordano Bruno, một triết gia và khoa học gia đã bị thiêu sống tại ngay nơi đó năm 1600 vì tội lạc giáo và phiếm thần. Ngày nay, bức tượng được dùng như một thứ nam châm thu hút các cuộc tụ tập và biểu tình phản giáo sĩ chống lại quyền lực của Vatican.
Từ căn bản, thật khó cho một tâm trí hiện đại chấp nhận ý niệm cho rằng việc thống thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng của con người có thể bị kết tội, nhưng đây chính là cái thế giới đã lên khuôn cho Toà Án Dị Giáo. Khi một chánh án dị giáo Công Giáo tuyên bản án “có tội”, thì hình phạt lập tức được thẩm quyền dân sự thi hành vì lạc giáo được coi như một tội ác không những chống lại đức tin mà còn chống lại cả nhà nước nữa. Ngoài ra, không phải chỉ có Giáo Hội Công Giáo điều hành các tòa án dị giáo thời Trung Cổ, các quân vương thế tục cũng có các tòa án này, và sau này, nhiều Giáo Hội Thệ Phản cũng điều hành các tòa án dị giáo.
Theo di sản lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, ba tòa án dị giáo nổi tiếng nhất là:
• Tòa dị giáo lập ra để phá một phong trào lạc giáo có tên là Cathars ở miền Nam nước Pháp năm 1184; tòa này bị bãi bỏ vào cuối thế kỷ 14.
• Tòa dị giáo Tây Ban Nha, phát động năm 1478 để nhận diện các tân tòng gốc Do Thái Giáo và Hồi Giáo, những người giả vờ trở lại Kitô Giáo vì các mục đích hưởng lợi chính trị hay xã hội nhưng vẫn bí mật thực hành tôn giáo cũ của họ.
• Tòa dị giáo Rôma, lập năm 1542 giữa lúc phong trào Cải Cách Thệ Phản đang gây sóng gió, để duy trì đức tin Công Giáo và chống lạc giáo.
Trong số ba tòa trên, mang tiếng nhất là Tòa Dị Giáo Tây Ban Nha. Dù tổng số các nạn nhân của nó được ước tính một cách thiếu thận trọng nhất, đến độ có người cho là cả hàng triệu, hiện nay, ước tính thông thường nhất là vào khoảng vài ngàn người đã bị xử tử trong hơn 3 thế kỷ. Đáng lưu ý là mặc dù hàng giáo sĩ Công Giáo phụ trách tòa án dị giáo Tây Ban Nha, nhưng thực ra nó được nhà nước bảo trợ và chịu trách nhiệm trước nhà vua Tây Ban Nha. Trong yếu tính, nó tạo mẫu cho các nhà nước cảnh sát trị và các chế độ độc tài đủ loại sau này.
Ngược lại, tòa dị giáo Rôma, do chính Vatican điều hành, thường được coi là nhân đạo hơn. Nếu bạn có thể vượt qua ý niệm coi lạc giáo như một tội ác, thì nhiều sử gia thực sự cho rằng Tòa Dị Giáo Rôma đã đi trước thời gian của nó trong việc cổ vũ diễn trình luật pháp đúng đắn. Các tòa Rôma đòi phải có luật sư bênh vực và cung cấp cho bị cáo bản ghi chép các lời cáo buộc; vào thời đó, tại các tòa án thế tục, các lời cáo buộc được đọc to tại phiên xử và bị cáo phải trả lời ngay tại chỗ, thường không có sự biện hộ của một luật sư.
Các giới chức Công Giáo ngày nay thường nói rằng dù tính man rợ của Tòa Dị Giáo bị cường điệu hóa đi chăng nữa, thì Giáo Hội cũng đã nhất định mở một trang sách mới và cương quyết dấn thân vào xác tín này: đức tin phải được đề xuất chứ không bị áp đặt. Tuy nhiên, các nhà phê bình thì cho rằng Tòa Dị Giáo vẫn còn đang sống còn dưới một lớp áo khác. Họ nói rằng thời nay, các nhà bất đồng Công Giáo không còn bị thiêu sống nữa, nhưng họ bị sa thải, bị phạt tuyệt thông, hoặc bị cho ra rìa bởi các nhà cầm quyền trong Giáo Hội, thường là do kết quả điều tra của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican (trước đây do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đứng đầu, nay ngài là Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI), một thánh bộ, xét về lịch sử, vốn là hậu thân của Tòa Dị Giáo Rôma. Tất cả những gì vừa nói minh xác điều này: “Tòa Dị Giáo” đã trở thành điều người ta tự động nhắc đến trong bất cứ cuộc tranh luận nào về việc liệu một tôn giáo nào đó có thực sự “cảnh sát” tính chính thống của các thành viên của mình hay không và “cảnh sát” họ ra sao.
Còn về lời cáo buộc Giáo Hội Công Giáo đồng loã trong vụ diệt chủng Người Do Thái thì sao?
Một lần nữa, đây là một bức tranh phức tạp. Hiển nhiên là đã có, và tới một mức độ nào đó, hiện vẫn còn có, một khuynh hướng mạnh mẽ bài Do Thái trong Kitô Giáo, kể cả trong Giáo Hội Công Giáo. Xét về lịch sử, thiên kiến này vốn có liên hệ tới lời cáo buộc “sát thiên” (deicide) hay ý niệm cho rằng “người Do Thái” (quân Giu Dêu) như một toàn thể phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của Chúa Kitô. Trong nhiều thế kỷ qua, người Kitô hữu thường xử tệ với và hắt hủi người Do Thái, và mặc dù người ta có thể phân tích thành tích đáng xấu hổ này bằng các nhân tố kinh tế và xã hội, nhưng họ không thể bác bỏ được rằng thiên kiến tôn giáo có góp phần ở đây. Tiếng vọng của quá khứ này đã được khắc vào đá. Ngay cạnh Đại Hội Đường tại Rôma, chẳng hạn, là nhà thờ San Gregorio, ngày xưa vốn là nơi chính nhằm làm cho người Do Thái trở lại đạo: họ bị lùa vào một khu riêng biệt (ghetto) ở Rôma bởi sắc lệnh của giáo hoàng. Bên ngoài, đối diện ngay với hội đường, nhà thờ có hình Chúa Kitô chết trên Thập Giá với bảng chữ khắc vào đá hoa cương bằng tiếng Hípri để người Do Thái không thể nào không đọc được rằng “Suốt ngày Ta chìa bàn tay Ta cho dân tộc bất tuân và bất tín” (trích Sách Tiên Tri Isaia, có cắt xén đôi chút).
Khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhét lời cầu nguyện của ngài vào Bức Tường Đền Thờ ở Giêrusalem hồi tháng Ba năm 2000 và thú nhận rằng “Chúng tôi đau buồn sâu xa vì tác phong của những người, suốt trong lịch sử, đã gây cho con cháu các bạn đây phải đau khổ”, thì di sản trên đây là một phần trong những điều ngài nghĩ đến. Phần lớn các sử gia tin rằng bầu khí phản Do Thái của các Kitô hữu ở Âu Châu, một bầu khí khá sâu nặng nơi người Thệ Phản, Chính Thống Giáo lẫn Công Giáo, đã giúp đặt nền cho việc ra đời của chủ nghĩa Quốc Xã. Nhiều tên lý hình của Hitler hộ tống đoàn người Do Thái tới cái chết của họ hiển nhiên tự coi mình như những Kitô hữu trung thành.
Một số nhà lãnh đạo Kitô Giáo trong các thập niên 1930 và 1940, một lần nữa lại bao gồm nhiều khuôn mặt có ảnh hưởng trong Giáo Hội Công Giáo, coi chủ nghĩa Cộng Sản như là đe dọa lớn nhất đối với đức tin, và do đó, coi Quốc Xã như thành trì chống lại sức lan tràn của sự đe dọa này ở Âu Châu. Thành thử, một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã bước vào một liên minh công khai với Nước Đức của Hitler. Một nhà lãnh đạo loại này là Đức Cha Josef Tiso, người đứng đầu chính phủ thời chiến của Slovakia và đã chấp nhận một số luật lệ kỳ thị chủng tộc dựa vào các luật lệ của Đức. Thông thường hơn là việc các nhà lãnh đạo Côg Giáo tỏ ra do dự, không dám kết án Quốc Xã, một phần vì sợ bị phản ứng ngược, một phần vì sợ sẽ vô tình tiếp tay cho Xô Viết.
Nhà văn Anh John Cornwall, trong cuốn sách gây tranh cãi năm 1999, tố cáo rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII, cai trị Giáo Hội trong các năm 1939 tới 1958, là “Giáo Hoàng của Hitler”. Cho đến nay, người ta vẫn còn hăng say tranh cãi về cách đọc thành tích của Đức Piô XII, với một số người tiếp tục phê phán việc cho là im lặng của ngài đối với nạn diệt chủng Do Thái (Holocaust), tỷ dụ, không công khai phạt tuyệt thông Hitler, trong khi nhiều người khác cho rằng ở hậu trường, ngài đã cứu man vàn người Do Thái bằng cách vận dụng cả một mạng lưới nhân đạo vĩ đại. Nếu ngài dấn thân vào một động thái ngoạn mục công khai nào đó, một động thái mà các nhà phê bình ngày nay nghĩ là ngài nên làm, thì theo những người bênh vực ngài, ngài dám làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Dù bạn nghĩ như thế nào, thì lịch sử cũng đã ghi nhận sự kiện có rất nhiều người Công Giáo chống đối Quốc Xã, và thường phải trả một giá rất đắt khi làm như vậy. Tại trại tử thần Dachau, khoảng 2,600 linh mục Công Giáo đã bị giam cầm và 2,000 vị đã bỏ mình ở đấy, trong đó, có Cha Bernhard Lichtenberg, chính xứ nhà thờ chính tòa Berlin, người đã viết cho một viên chức Quốc Xã rằng tội ác của họ “đòi Chúa phải trút sự trả thù của Người lên đầu nhân dân Đức”. Vị tử đạo nổi danh nhất dưới tay Quốc Xã có lẽ là Thánh Maximilian Kolbe, bị giết tại Auschwitz khi ngài tình nguyện thế chỗ cho một người lạ mặt trong số mười người bị kết án chết đói trong một căn hầm. Nhiều giáo dân Công Giáo đã đóng vai trò tích cực trong phong trào kháng chiến chống Quốc Xã, trong đó có nhóm Bạch Hồng ở Munich do Hans và Sophie Scholl tổ chức.
Đặc biệt sau Công Đồng Vatican II giữa thập niên 1960, Đạo Công Giáo đã cố gắng một cách đáng kể trong việc giảng hòa quá khứ mập mờ của mình đối với Do Thái Giáo trong đó, có việc trung thực thẩm định nạn diệt chủng người Do Thái. Một dấu mốc quan trọng là văn kiện năm 1998 của Vatican, tựa là “Chúng Tôi Tưởng Niệm: Một Suy Nghĩ về Nạn Diệt Chủng Do Thái”. Văn kiện này, trong khi nhấn mạnh rằng Nạn Diệt Chủng Do Thái “có gốc rễ bên ngoài Kitô Giáo”, nhưng đã kêu gọi người Công Giáo ăn năn thống hối vì đã không chịu can thiệp để chấm dứt nó. Một số nhà phê bình cho rằng các tuyên bố như thế của Giáo Hội, dù đáng hoan nghinh, nhưng vẫn chưa phải là một cuộc duyệt xét lương tâm trọn vẹn. Tuy nhiên, gần như mọi quan sát viên đều nói rằng các liên hệ Do Thái – Công Giáo hiện nay có lẽ đang mạnh mẽ hơn bất cứ thời nào trước đây, và dường như có cơ sống thoát các cuộc tranh luận đang tiếp diễn về việc phải đọc thành tích thời chiến của Giáo Hội ra sao.
Điều gì đã xẩy ra tại Vatican II?
Công Đồng Vatican II, công đồng “chung”, tức cuộc tụ tập các giám mục Công Giáo khắp thế giới, gần đây nhất của Giáo Hội đã được tổ chức tại Rôma từ năm 1962 tới năm 1965. Mọi người đều đồng ý rằng Vatican II là khúc rẽ quan trọng của Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ 20, đem lại cho nó một sức sống mới và công đồng này mãi mãi là một điểm qui chiếu cực kỳ quan trọng đối với đời sống Công Giáo hiện nay. Tuy nhiên, chính vì quan trọng như thế, người Công Giáo cũng bất đồng một cách dữ dội về việc thực ra Vatican II có ý muốn thực hiện điều gì và di sản của nó hướng Giáo Hội về đâu ở đây và hôm nay. Có lẽ không quá đáng chút nào khi nói rằng bất cứ ai nắm quyền kiểm soát ký ức về Vatican II cũng nắm quyền kiểm soát vận mệnh Giáo Hội Công Giáo.
Vatican II đạt được một thứ hòa dịu (détente) nào đó giữa Đạo Công Giáo và thế giới hiện đại. Trước Công Đồng, Đạo Công Giáo được tri nhận hơi có tính phòng ngự và khép kín, choáng váng trước các thách thức của chủ nghĩa duy vật và khoa học ở Tây Phương, và chủ nghĩa Cộng Sản Xô Viết ở Đông Phương. Trong bối cảnh này, Vatican II đã tái lên sinh lực cho Giáo Hội. Nó châm ngòi cho nhiều thay đổi to lớn trong phụng vụ, nhất là đã chuyển sang việc sử dụng các ngôn ngữ hiện đại hơn là tiếng La Tinh. Nó nhấn mạnh tới vai trò giáo dân hơn là coi họ như các khán giả thụ động, còn các giáo sĩ mới là các tác nhân lãnh đạo. Công Đồng ủng hộ tự do tôn giáo và việc phân chia lành mạnh giữa Giáo Hội và Nhà Nước, đồng thời kêu gọi đối thoại với các Kitô hữu khác, với tín đồ các tôn giáo khác và với mọi người thiện chí nam nữ.
Tiếp sau Vatican II, phe cấp tiến trong Giáo Hội giải thích Công Đồng như lời mời gọi không ngừng canh tân trong đời sống Giáo Hội, nại tới “Tinh Thần Vatican II” để bênh vực hàng loạt các thay đổi được họ đề nghị, từ việc phong chức cho phụ nữ làm linh mục tới các hạn chế đối với quyền hành của Đức Giáo Hoàng. Khảo sát các triều giáo hoàng bảo thủ hơn của Đức Gioan Phaolô II và của Đức Bênêđíctô XVI, lời than phiền cay đắng nhất của phe cấp tiến thường là: các vị giáo hoàng gần đây “đang quay ngược kim đồng hồ” đối với lời hứa hẹn của Công Đồng. Ở cực kia, một số nhỏ những người Công Giáo cực kỳ duy truyền thống nhất trí rằng Vatican II đã xổ lồng đủ loại năng lực giải phóng, nhưng coi các năng lực này là tai họa chứ không phải thiên ân. Dẫn đầu bởi Tổng Giám Mục quá cố người Pháp Marcel Lefèbre, các người duy truyền thống thực sự đã bước vào ly giáo năm 1988 vì các phản đối của họ chống lại Vatican II. Hiện nay, Rôma đang cố gắng rất nhiều nhằm sửa chữa vụ rạn nứt này.
Một nhóm khác cho rằng Vatican II dự tính một cuộc cải tổ chứ không phải một cuộc cách mạng; họ nhấn mạnh rằng các giám mục tại công đồng không có ý định đảo ngược 2000 năm trước đây của lịch sử Giáo Hội. Ngày nay, Đức Bênêđíctô XVI mô tả hai cái nhìn này như một cuộc đụng độ giữa “nền giải thích đứt đoạn” và “nền giải thích cải tổ” và cho biết ngài nghiêng về lối sau. Theo quan điểm này, vấn đề Vatican II muốn giải quyết không phải là một cuộc khủng hoảng về giáo huấn hay cơ cấu, mà là về gân não: nó muốn làm cho Đạo Công Giáo mạnh bạo hơn, tự tin hơn, trong việc đem sứ điệp của mình vào trần gian.
Năm 2012 đánh dấu 50 năm kỷ niệm việc khai mạc Vatican II, và cuộc tranh luận lại tiếp tục diễn ra về di sản của nó. Thực ra, đây là những luận điểm không hẳn chỉ về, thậm chí không chủ yếu về, quá khứ, nhưng phần lớn là về hiện tại và cả tương lai nữa.
Còn tiếp
Người Công Giáo nào hay suy nghĩ về câu hỏi này thường nhắc lại việc Giáo Hội hành xử như người bảo trợ vĩ đại của nghệ thuật trong nhiều thế kỷ, hoặc các vị đan sĩ Ái Nhĩ Lan “cứu nền văn minh” suốt Thời Đen Tối bằng việc duy trì chữ nghĩa và học thuật trong các đan viện của họ. Có lẽ họ muốn nói đến Trường Phái Salamanca nổi tiếng cuối thời trung cổ, trong hai thế kỷ 15 và 16, khi các nhà thần học Dòng Tên, Dòng Phanxicô và Dòng Đa Minh sáng tạo ra các ý tưởng căn bản cho lý thuyết xã hội vốn nâng đỡ phần lớn thế giới cận đại. Trái với ý tưởng thời danh của Max Weber về một “nền đạo đức việc làm của Thệ Phản”, coi nó như nguồn gốc đẻ ra chủ nghĩa tư bản, các sử gia ngày nay nói rằng căn bản của nó đã được các tư tưởng gia Dòng Phanxicô đặt để trước đó rồi. Một cách oái oăm, chủ nghĩa nhân bản của các vị này đã dẫn họ tới chỗ có một quan điểm khoan dung hơn đối với cờ bạc, và do đó, cung cấp nền tảng cho việc đỏ đen. Gần đây hơn, người khắp thế giới được gây cảm hứng bởi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, trong đó, có vai trò chủ chốt của ngài trong việc giải phóng các dân tộc thuộc Đông và Trung Âu khỏi chủ nghĩa Cộng Sản Xô Viết, cũng như phong cách hết sức đáng lưu ý của ngài khi tha thứ cho tên sát nhân mưu toan sát hại ngài năm 1981 và vì thế đã anh dũng chịu nhiều đau đớn vào cuối đời mình.
Còn về các nhà truyền giáo?
Người Công Giáo có ký ức trìu mến đối với các nhà truyền giáo anh hùng, đã bất chấp nhiều thách đố khó tin để cắm lá cờ đức tin. Hai vị được yêu mến hơn cả phải kể tu sĩ Dòng Tên vĩ đại, Thánh Phanxicô Xaviê, người đi truyền bá Tin Mừng cho Ấn Độ, Nam Dương, và Nhật Bản ở thế kỷ 16 trước khi qua đời ở một hòn đảo ngoài bờ biển Trung Hoa, và người đồng Dòng của ngài, Matteo Ricci, người không lâu sau đó, đã tới triều đình hoàng đế Trung Hoa và nghĩ ra cách công phu nhằm phát biểu Kitô Giáo qua lăng kính văn hóa Trung Hoa, như việc lồng một ý nghĩa Kitô Giáo lên các nghi lễ và từ vựng Khổng Giáo và việc thờ kính tổ tiên của họ. Giống bất cứ điều gì mới mẻ trong Đạo Công Giáo, thử nghiệm của Cha Ricci bị coi là gây tranh cãi và trong một thời gian, đã bị dẹp bỏ. Tuy nhiên, tới năm 1958, Thánh Giáo Hoàng Gioan XXIII đã tuyên xưng Cha là “mẫu mực của các nhà truyền giáo” và ngày nay, Cha Ricci là ứng viên được phong thánh. Trong nhiều thế kỷ, các nhà truyền giáo Công Giáo cũng đã xây dựng được một mạng lưới tư rất rộng lớn gồm các cơ quan bác ái, các trường học và bệnh viện trong lịch sử. Tại Hoa Kỳ, chẳng hạn, các truyện kể về các vị nữ tu đầy quyết tâm, rong ruổi khắp các thảo nguyên trong thế kỷ 19 để xây dựng trường học và cung cấp nhân viên cho các giáo xứ, đã trở thành các huyền thoại, và trong năm 2011, các thành tích của các vị đã trở thành chủ đề cho một cuộc trưng bày du lịch nổi tiếng có tên là “Phụ Nữ và Tinh Thần” (Women and Spirit).
Các người Công Giáo có suy nghĩ hiển nhiên ý thức được rằng mọi sinh hoạt truyền giáo này đều là một di sản lịch sử lẫn lộn. Đôi khi, các nhà truyền giáo chung lưng sát cánh với các đoàn quân xâm lăng, và hành xử như các tuyên úy cho chính sách áp bức thực dân. Ấy thế nhưng, đối với mỗi trường hợp như thế, đều có một ông Bartolomé de las Casas, tức vị giám mục truyền giáo Dòng Đa Minh người Tây Ban Nha thế kỷ 16 ở Chiapas, Mễ Tây Cơ, người đã giải phóng các nô lệ của mình và trở thành người tranh đấu quyết liệt cho người bản địa, được tước hiệu là Người Bảo Vệ Người Bản Địa. Phần lớn những gì các sử gia ngày nay biết về sự tàn bạo do các nhà thực dân Châu Âu vi phạm thời đó đều trực tiếp phát xuất từ các trước tác của de las Casas.
Thánh Phanxicô là ai?
Thánh Phanxicô thành Assisi, vị thánh quan thầy vĩ đại của các thú vật, môi trường, và hòa bình, chắc chắn là nhân vật nổi danh nhất bên ngoài Giáo Hội mà Đạo Công Giáo từng sản sinh. Trong 8 thế kỷ từ ngày ngài qua đời năm 1226, nhiều thế hệ người trẻ Công Giáo đã được dưỡng dục bằng các truyện kể về Thánh Phanxicô, truyện tình của ngài với “Công Nương Nghèo”, cuộc trao đổi đã thành dã sử của ngài với chú sói Gubbio (trong đó, người ta cho hay Thánh Phanxicô đã thuyết phục được một con sói ngưng, không đe dọa thành phố nữa và chịu làm công việc của Thiên Chúa), và sự gan dạ của ngài dám bước qua các trận tuyến giữa thập tự quân và người Hồi Giáo ở Ai Cập năm 1219 để mở cuộc đàm thoại với các ông hoàng Hồi Giáo. Một số chi tiết này thuộc hạnh các thánh, và một số là sự kiên lịch sử, nhưng xét chung với nhau, chúng vẽ nên bức tranh về một con người mà sự đơn sơ, quên mình, và lòng yêu vũ trụ vẫn còn gây nhiều sức hút cực kỳ mạnh mẽ.
Người Công Giáo giải thích ra sao các tình tiết xem ra hạ uy tín Giáo Hội?
Đời thực luôn là một thực tại lẫn lộn, và chắc chắn đây là trường hợp của hơn 2,000 năm lịch sử Công Giáo. Cuộc sống thánh thiện của các nhân vật như Thánh Phanxicô không tự động làm cho mọi giáo huấn của Giáo Hội ra đúng thế nào, thì sự ác độc và cuồng tín của các khuôn mặt như Torquemada cũng không nhất thiết có nghĩa Đạo Công Giáo là đồ giả hiệu như vậy. Người Công Giáo tin rằng con người luôn có thể chọn lựa điều tốt bỏ điều xấu, kể cả khá nhiều người tự cho mình là hành động nhân danh Thiên Chúa và Giáo Hội. Dưới triều giáo hoàng của ngài, Thánh Gioan Phaolô II nhiều lần xin lỗi vì các tội xúc phạm nhân danh đức tin, trong đó có buổi Phụng Vụ Thống Hối đáng ghi nhớ tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô nhân dịp Năm Thánh 2000. (Một nhà báo Ý chuyên tường trình về Đức Giáo Hoàng xác định rằng Thánh Gioan Phaolô II xin lỗi như thế hơn 100 lần trong triều giáo hoàng của ngài, phá đổ ý niệm xưa cho rằng “làm giáo hoàng có nghĩa là không bao giờ nói lời xin lỗi”).
Tuy nhiên, các tình tiết như các cuộc Thập Tự Chinh và một số tòa án dị giáo (không phải chỉ có một) là những sự việc phức tạp hơn những điều do các tiên mẫu lịch sử một chiều vẽ ra. Ngày nay, khi nhìn lại, phần lớn người Công Giáo không cảm thấy thân thiện bao nhiêu đối với các tình tiết này, nhưng họ cũng đòi phải đặt chúng vào bối cảnh của chúng.
Các Thập Tự Chinh là gì?
Các cuộc thập tự chinh có ý chỉ 8 cuộc viễn chinh tại Trung Đông diễn ra giữa các năm 1095 và 1270, thoạt đầu với ý định chiếm lại Đất Thánh, nghĩa là lãnh thổ của Chúa Kitô, khỏi những người Hồi Giáo chiếm đóng. Giống như các cuộc chiến tranh khác thời Trung Cổ nói chung, các thập tự chinh thường khá tàn bạo. Khi các thập tự quân chiếm được Giêrusalem vào năm 1099, họ đã chém đầu khá nhiều cư dân của nó; dù sao, theo một số dã sử, các đường phố cũng đã đẫm máu đào. Các lực lượng Hồi Giáo mở nhiều cuộc phản công, và Vương Quốc Giêrusalem vắn số ở Đất Thánh ngoi ngóp cho tới khi phải đầu hàng vào năm 1291.
Một điểm thấp khác xẩy ra trong cuộc Thập Tự Chinh Thứ Tư, năm 1204, khi các hiệp sĩ Pháp, theo chỉ thị của người con trai một nhà cai trị Byzantine bị truất ngôi, đã cướp phá Constnatinople, lập người con trai này lên làm đồng hoàng đế. Khi ông này không giữ lời hứa trả lương cho họ, các thập tự quân đã lập một người khác nói tiếng La Tinh làm vua sau 3 ngày tha hồ cướp bóc và giết người. Hành động này vẫn còn vang động trong trí tưởng tượng của người Chính Thống Giáo, khiến càng làm vững thêm cuộc phân ly giữa Đông và Tây, ấy là chưa tính đến sự kiện: việc này làm người ta sao lãng hoàn toàn mục tiêu rõ ràng là củng cố quyền kiểm soát Đất Thánh của người Kitô Giáo.
Dù có khá nhiều vị giáo hoàng vừa yêu cầu vừa chúc lành cho các cuộc Thập Tự Chinh, nhưng một số vị cũng đã cố gắng ngăn chặn các lạm dụng thái quá của chúng. Đức Innôxentê III, chẳng hạn, đã viết cho các thập tự quân năm 1204 và truyền cho họ không được tấn công Constantinople, nhưng thư của ngài đến quá trễ, nên không ngăn cản được vụ lộn xộn này. Khi Đức Innôxentê ra lệnh cho các thập tự quân phải rút ra và tiếp tục tới Đất Thánh, thì đại đa số làm ngơ ngài; họ thích quanh quẩn ở lại Constantinople để tiếp tục cướp phá.
Dù nhiều người ngày nay chỉ nhớ các thập tự chinh như các hành vi gây hấn của Tây Phương chống lại Hồi Giáo, điều quan trọng phải nhớ là vào thời ấy, các cuộc chiến tranh giành đất đai là chuyện làm ăn bình thường của các ông vua, bất luận mang mầu sắc gì, Kitô Giáo hay Hồi Giáo. Phần lớn các hiệp sĩ Châu Âu tham gia các cuộc thập tự chinh thực sự tin rằng họ tham gia cuộc chiến tranh tự vệ, chứ không gây hấn, vì các lãnh thổ vốn của người Kitô Giáo trong nhiều thế kỷ đã bị các lực lượng Hồi Giáo dùng bạo lực xâm chiếm. Hãy tưởng tượng, nếu các binh đội Kitô Giáo ở thế kỷ 11 chiếm Kaaba ở Mecca, chẳng hạn, và do đó ngăn cấm các người hành hương Hồi Giáo tới đó mà xem. Ít người sẽ ngạc nhiên khi các lực lượng Hồi Giáo cố gắng chiếm lại nó, và chắc chắn rất nhiều người cho việc này hoàn toàn chính đáng. Một nhà văn Công Giáo lý luận rằng các Thập Tự Chinh minh giải luật sống căn bản này: “Đừng đụng tới các thánh địa của người ta để khỏi bị trả thù”.
Dù các thập tự chinh có phạm một số cuộc tàn sát kinh hoàng đối với cư dân các thành phố chống lại binh đội của họ, thì đây cũng là thực hành quen thuộc, được các chiến lược gia thời ấy coi như cái giá các thành phố này phải trả vì đã chống cự và do đó làm tăng thêm tổn thất sinh mạng và tài sản. Khi Shakespeare để cho nhà vua trẻ Henry V cảnh cáo cư dân thành phố Harfleur của Pháp rằng họ sẽ thấy “các hài nhi của họ bị xiên vào cây giáo” nếu họ không chịu đầu hàng, thì ông ta đâu có nói đùa. Do đó, như một qui luật, người Công Giáo tham gia các Thập Tự Chinh hẳn nghĩ rằng “điều này chắc chắn xấu, nhưng đây là lúc phải làm”.
Tòa án dị giáo là gì?
Khó có thể cường điệu hóa sức mạnh có tính ẩn dụ của Tòa Án Dị Giáo đối với những người chống đối Giáo Hội. Khi các nhà trí thức vô thần và các nhà tranh đấu thế tục chuẩn bị lời kết tội chống các tôn giáo có tổ chức, thì Tòa Án Dị Giáo thường là chứng cớ số một. Điều này đúng ngay với sân sau của Giáo Hội. Tại Campo de’ Fiori ở Rôma, hiện nay người ta vẫn còn được thấy bức tượng khổng lồ của Giordano Bruno, một triết gia và khoa học gia đã bị thiêu sống tại ngay nơi đó năm 1600 vì tội lạc giáo và phiếm thần. Ngày nay, bức tượng được dùng như một thứ nam châm thu hút các cuộc tụ tập và biểu tình phản giáo sĩ chống lại quyền lực của Vatican.
Từ căn bản, thật khó cho một tâm trí hiện đại chấp nhận ý niệm cho rằng việc thống thuộc tôn giáo hay tín ngưỡng của con người có thể bị kết tội, nhưng đây chính là cái thế giới đã lên khuôn cho Toà Án Dị Giáo. Khi một chánh án dị giáo Công Giáo tuyên bản án “có tội”, thì hình phạt lập tức được thẩm quyền dân sự thi hành vì lạc giáo được coi như một tội ác không những chống lại đức tin mà còn chống lại cả nhà nước nữa. Ngoài ra, không phải chỉ có Giáo Hội Công Giáo điều hành các tòa án dị giáo thời Trung Cổ, các quân vương thế tục cũng có các tòa án này, và sau này, nhiều Giáo Hội Thệ Phản cũng điều hành các tòa án dị giáo.
Theo di sản lịch sử của Giáo Hội Công Giáo, ba tòa án dị giáo nổi tiếng nhất là:
• Tòa dị giáo lập ra để phá một phong trào lạc giáo có tên là Cathars ở miền Nam nước Pháp năm 1184; tòa này bị bãi bỏ vào cuối thế kỷ 14.
• Tòa dị giáo Tây Ban Nha, phát động năm 1478 để nhận diện các tân tòng gốc Do Thái Giáo và Hồi Giáo, những người giả vờ trở lại Kitô Giáo vì các mục đích hưởng lợi chính trị hay xã hội nhưng vẫn bí mật thực hành tôn giáo cũ của họ.
• Tòa dị giáo Rôma, lập năm 1542 giữa lúc phong trào Cải Cách Thệ Phản đang gây sóng gió, để duy trì đức tin Công Giáo và chống lạc giáo.
Trong số ba tòa trên, mang tiếng nhất là Tòa Dị Giáo Tây Ban Nha. Dù tổng số các nạn nhân của nó được ước tính một cách thiếu thận trọng nhất, đến độ có người cho là cả hàng triệu, hiện nay, ước tính thông thường nhất là vào khoảng vài ngàn người đã bị xử tử trong hơn 3 thế kỷ. Đáng lưu ý là mặc dù hàng giáo sĩ Công Giáo phụ trách tòa án dị giáo Tây Ban Nha, nhưng thực ra nó được nhà nước bảo trợ và chịu trách nhiệm trước nhà vua Tây Ban Nha. Trong yếu tính, nó tạo mẫu cho các nhà nước cảnh sát trị và các chế độ độc tài đủ loại sau này.
Ngược lại, tòa dị giáo Rôma, do chính Vatican điều hành, thường được coi là nhân đạo hơn. Nếu bạn có thể vượt qua ý niệm coi lạc giáo như một tội ác, thì nhiều sử gia thực sự cho rằng Tòa Dị Giáo Rôma đã đi trước thời gian của nó trong việc cổ vũ diễn trình luật pháp đúng đắn. Các tòa Rôma đòi phải có luật sư bênh vực và cung cấp cho bị cáo bản ghi chép các lời cáo buộc; vào thời đó, tại các tòa án thế tục, các lời cáo buộc được đọc to tại phiên xử và bị cáo phải trả lời ngay tại chỗ, thường không có sự biện hộ của một luật sư.
Các giới chức Công Giáo ngày nay thường nói rằng dù tính man rợ của Tòa Dị Giáo bị cường điệu hóa đi chăng nữa, thì Giáo Hội cũng đã nhất định mở một trang sách mới và cương quyết dấn thân vào xác tín này: đức tin phải được đề xuất chứ không bị áp đặt. Tuy nhiên, các nhà phê bình thì cho rằng Tòa Dị Giáo vẫn còn đang sống còn dưới một lớp áo khác. Họ nói rằng thời nay, các nhà bất đồng Công Giáo không còn bị thiêu sống nữa, nhưng họ bị sa thải, bị phạt tuyệt thông, hoặc bị cho ra rìa bởi các nhà cầm quyền trong Giáo Hội, thường là do kết quả điều tra của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin của Vatican (trước đây do Đức Hồng Y Joseph Ratzinger đứng đầu, nay ngài là Đức Giáo Hoàng hưu trí Bênêđíctô XVI), một thánh bộ, xét về lịch sử, vốn là hậu thân của Tòa Dị Giáo Rôma. Tất cả những gì vừa nói minh xác điều này: “Tòa Dị Giáo” đã trở thành điều người ta tự động nhắc đến trong bất cứ cuộc tranh luận nào về việc liệu một tôn giáo nào đó có thực sự “cảnh sát” tính chính thống của các thành viên của mình hay không và “cảnh sát” họ ra sao.
Còn về lời cáo buộc Giáo Hội Công Giáo đồng loã trong vụ diệt chủng Người Do Thái thì sao?
Một lần nữa, đây là một bức tranh phức tạp. Hiển nhiên là đã có, và tới một mức độ nào đó, hiện vẫn còn có, một khuynh hướng mạnh mẽ bài Do Thái trong Kitô Giáo, kể cả trong Giáo Hội Công Giáo. Xét về lịch sử, thiên kiến này vốn có liên hệ tới lời cáo buộc “sát thiên” (deicide) hay ý niệm cho rằng “người Do Thái” (quân Giu Dêu) như một toàn thể phải chịu trách nhiệm đối với cái chết của Chúa Kitô. Trong nhiều thế kỷ qua, người Kitô hữu thường xử tệ với và hắt hủi người Do Thái, và mặc dù người ta có thể phân tích thành tích đáng xấu hổ này bằng các nhân tố kinh tế và xã hội, nhưng họ không thể bác bỏ được rằng thiên kiến tôn giáo có góp phần ở đây. Tiếng vọng của quá khứ này đã được khắc vào đá. Ngay cạnh Đại Hội Đường tại Rôma, chẳng hạn, là nhà thờ San Gregorio, ngày xưa vốn là nơi chính nhằm làm cho người Do Thái trở lại đạo: họ bị lùa vào một khu riêng biệt (ghetto) ở Rôma bởi sắc lệnh của giáo hoàng. Bên ngoài, đối diện ngay với hội đường, nhà thờ có hình Chúa Kitô chết trên Thập Giá với bảng chữ khắc vào đá hoa cương bằng tiếng Hípri để người Do Thái không thể nào không đọc được rằng “Suốt ngày Ta chìa bàn tay Ta cho dân tộc bất tuân và bất tín” (trích Sách Tiên Tri Isaia, có cắt xén đôi chút).
Khi Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhét lời cầu nguyện của ngài vào Bức Tường Đền Thờ ở Giêrusalem hồi tháng Ba năm 2000 và thú nhận rằng “Chúng tôi đau buồn sâu xa vì tác phong của những người, suốt trong lịch sử, đã gây cho con cháu các bạn đây phải đau khổ”, thì di sản trên đây là một phần trong những điều ngài nghĩ đến. Phần lớn các sử gia tin rằng bầu khí phản Do Thái của các Kitô hữu ở Âu Châu, một bầu khí khá sâu nặng nơi người Thệ Phản, Chính Thống Giáo lẫn Công Giáo, đã giúp đặt nền cho việc ra đời của chủ nghĩa Quốc Xã. Nhiều tên lý hình của Hitler hộ tống đoàn người Do Thái tới cái chết của họ hiển nhiên tự coi mình như những Kitô hữu trung thành.
Một số nhà lãnh đạo Kitô Giáo trong các thập niên 1930 và 1940, một lần nữa lại bao gồm nhiều khuôn mặt có ảnh hưởng trong Giáo Hội Công Giáo, coi chủ nghĩa Cộng Sản như là đe dọa lớn nhất đối với đức tin, và do đó, coi Quốc Xã như thành trì chống lại sức lan tràn của sự đe dọa này ở Âu Châu. Thành thử, một số nhà lãnh đạo Công Giáo đã bước vào một liên minh công khai với Nước Đức của Hitler. Một nhà lãnh đạo loại này là Đức Cha Josef Tiso, người đứng đầu chính phủ thời chiến của Slovakia và đã chấp nhận một số luật lệ kỳ thị chủng tộc dựa vào các luật lệ của Đức. Thông thường hơn là việc các nhà lãnh đạo Côg Giáo tỏ ra do dự, không dám kết án Quốc Xã, một phần vì sợ bị phản ứng ngược, một phần vì sợ sẽ vô tình tiếp tay cho Xô Viết.
Nhà văn Anh John Cornwall, trong cuốn sách gây tranh cãi năm 1999, tố cáo rằng Đức Giáo Hoàng Piô XII, cai trị Giáo Hội trong các năm 1939 tới 1958, là “Giáo Hoàng của Hitler”. Cho đến nay, người ta vẫn còn hăng say tranh cãi về cách đọc thành tích của Đức Piô XII, với một số người tiếp tục phê phán việc cho là im lặng của ngài đối với nạn diệt chủng Do Thái (Holocaust), tỷ dụ, không công khai phạt tuyệt thông Hitler, trong khi nhiều người khác cho rằng ở hậu trường, ngài đã cứu man vàn người Do Thái bằng cách vận dụng cả một mạng lưới nhân đạo vĩ đại. Nếu ngài dấn thân vào một động thái ngoạn mục công khai nào đó, một động thái mà các nhà phê bình ngày nay nghĩ là ngài nên làm, thì theo những người bênh vực ngài, ngài dám làm cho sự việc trở nên tồi tệ hơn.
Dù bạn nghĩ như thế nào, thì lịch sử cũng đã ghi nhận sự kiện có rất nhiều người Công Giáo chống đối Quốc Xã, và thường phải trả một giá rất đắt khi làm như vậy. Tại trại tử thần Dachau, khoảng 2,600 linh mục Công Giáo đã bị giam cầm và 2,000 vị đã bỏ mình ở đấy, trong đó, có Cha Bernhard Lichtenberg, chính xứ nhà thờ chính tòa Berlin, người đã viết cho một viên chức Quốc Xã rằng tội ác của họ “đòi Chúa phải trút sự trả thù của Người lên đầu nhân dân Đức”. Vị tử đạo nổi danh nhất dưới tay Quốc Xã có lẽ là Thánh Maximilian Kolbe, bị giết tại Auschwitz khi ngài tình nguyện thế chỗ cho một người lạ mặt trong số mười người bị kết án chết đói trong một căn hầm. Nhiều giáo dân Công Giáo đã đóng vai trò tích cực trong phong trào kháng chiến chống Quốc Xã, trong đó có nhóm Bạch Hồng ở Munich do Hans và Sophie Scholl tổ chức.
Đặc biệt sau Công Đồng Vatican II giữa thập niên 1960, Đạo Công Giáo đã cố gắng một cách đáng kể trong việc giảng hòa quá khứ mập mờ của mình đối với Do Thái Giáo trong đó, có việc trung thực thẩm định nạn diệt chủng người Do Thái. Một dấu mốc quan trọng là văn kiện năm 1998 của Vatican, tựa là “Chúng Tôi Tưởng Niệm: Một Suy Nghĩ về Nạn Diệt Chủng Do Thái”. Văn kiện này, trong khi nhấn mạnh rằng Nạn Diệt Chủng Do Thái “có gốc rễ bên ngoài Kitô Giáo”, nhưng đã kêu gọi người Công Giáo ăn năn thống hối vì đã không chịu can thiệp để chấm dứt nó. Một số nhà phê bình cho rằng các tuyên bố như thế của Giáo Hội, dù đáng hoan nghinh, nhưng vẫn chưa phải là một cuộc duyệt xét lương tâm trọn vẹn. Tuy nhiên, gần như mọi quan sát viên đều nói rằng các liên hệ Do Thái – Công Giáo hiện nay có lẽ đang mạnh mẽ hơn bất cứ thời nào trước đây, và dường như có cơ sống thoát các cuộc tranh luận đang tiếp diễn về việc phải đọc thành tích thời chiến của Giáo Hội ra sao.
Điều gì đã xẩy ra tại Vatican II?
Công Đồng Vatican II, công đồng “chung”, tức cuộc tụ tập các giám mục Công Giáo khắp thế giới, gần đây nhất của Giáo Hội đã được tổ chức tại Rôma từ năm 1962 tới năm 1965. Mọi người đều đồng ý rằng Vatican II là khúc rẽ quan trọng của Giáo Hội Công Giáo trong thế kỷ 20, đem lại cho nó một sức sống mới và công đồng này mãi mãi là một điểm qui chiếu cực kỳ quan trọng đối với đời sống Công Giáo hiện nay. Tuy nhiên, chính vì quan trọng như thế, người Công Giáo cũng bất đồng một cách dữ dội về việc thực ra Vatican II có ý muốn thực hiện điều gì và di sản của nó hướng Giáo Hội về đâu ở đây và hôm nay. Có lẽ không quá đáng chút nào khi nói rằng bất cứ ai nắm quyền kiểm soát ký ức về Vatican II cũng nắm quyền kiểm soát vận mệnh Giáo Hội Công Giáo.
Vatican II đạt được một thứ hòa dịu (détente) nào đó giữa Đạo Công Giáo và thế giới hiện đại. Trước Công Đồng, Đạo Công Giáo được tri nhận hơi có tính phòng ngự và khép kín, choáng váng trước các thách thức của chủ nghĩa duy vật và khoa học ở Tây Phương, và chủ nghĩa Cộng Sản Xô Viết ở Đông Phương. Trong bối cảnh này, Vatican II đã tái lên sinh lực cho Giáo Hội. Nó châm ngòi cho nhiều thay đổi to lớn trong phụng vụ, nhất là đã chuyển sang việc sử dụng các ngôn ngữ hiện đại hơn là tiếng La Tinh. Nó nhấn mạnh tới vai trò giáo dân hơn là coi họ như các khán giả thụ động, còn các giáo sĩ mới là các tác nhân lãnh đạo. Công Đồng ủng hộ tự do tôn giáo và việc phân chia lành mạnh giữa Giáo Hội và Nhà Nước, đồng thời kêu gọi đối thoại với các Kitô hữu khác, với tín đồ các tôn giáo khác và với mọi người thiện chí nam nữ.
Tiếp sau Vatican II, phe cấp tiến trong Giáo Hội giải thích Công Đồng như lời mời gọi không ngừng canh tân trong đời sống Giáo Hội, nại tới “Tinh Thần Vatican II” để bênh vực hàng loạt các thay đổi được họ đề nghị, từ việc phong chức cho phụ nữ làm linh mục tới các hạn chế đối với quyền hành của Đức Giáo Hoàng. Khảo sát các triều giáo hoàng bảo thủ hơn của Đức Gioan Phaolô II và của Đức Bênêđíctô XVI, lời than phiền cay đắng nhất của phe cấp tiến thường là: các vị giáo hoàng gần đây “đang quay ngược kim đồng hồ” đối với lời hứa hẹn của Công Đồng. Ở cực kia, một số nhỏ những người Công Giáo cực kỳ duy truyền thống nhất trí rằng Vatican II đã xổ lồng đủ loại năng lực giải phóng, nhưng coi các năng lực này là tai họa chứ không phải thiên ân. Dẫn đầu bởi Tổng Giám Mục quá cố người Pháp Marcel Lefèbre, các người duy truyền thống thực sự đã bước vào ly giáo năm 1988 vì các phản đối của họ chống lại Vatican II. Hiện nay, Rôma đang cố gắng rất nhiều nhằm sửa chữa vụ rạn nứt này.
Một nhóm khác cho rằng Vatican II dự tính một cuộc cải tổ chứ không phải một cuộc cách mạng; họ nhấn mạnh rằng các giám mục tại công đồng không có ý định đảo ngược 2000 năm trước đây của lịch sử Giáo Hội. Ngày nay, Đức Bênêđíctô XVI mô tả hai cái nhìn này như một cuộc đụng độ giữa “nền giải thích đứt đoạn” và “nền giải thích cải tổ” và cho biết ngài nghiêng về lối sau. Theo quan điểm này, vấn đề Vatican II muốn giải quyết không phải là một cuộc khủng hoảng về giáo huấn hay cơ cấu, mà là về gân não: nó muốn làm cho Đạo Công Giáo mạnh bạo hơn, tự tin hơn, trong việc đem sứ điệp của mình vào trần gian.
Năm 2012 đánh dấu 50 năm kỷ niệm việc khai mạc Vatican II, và cuộc tranh luận lại tiếp tục diễn ra về di sản của nó. Thực ra, đây là những luận điểm không hẳn chỉ về, thậm chí không chủ yếu về, quá khứ, nhưng phần lớn là về hiện tại và cả tương lai nữa.
Còn tiếp
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Lương Thực Hằng Ngày
Nguyễn Trung Tây, Lm (SVD)
19:18 18/06/2017
Ảnh của Nguyễn Trung Tây Lm. (SVD)
"Chúa, bánh mì hằng sống,
Hạt cơm trắng thơm nồng,
Vỗ về người nghèo khổ,
Nuôi người vô gia cư!"
(NTT)
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 12-18/06/2017: Sứ điệp ngày thế giới lần đầu tiên về người nghèo
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
15:26 18/06/2017
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Sáng 13 tháng 6, Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng, đã mở cuộc họp báo để công bố sứ điệp của Đức Thánh Cha nhân Ngày thế giới lần đầu tiên về người nghèo sẽ được cử hành vào ngày 19-11 năm nay, Chúa Nhật thứ 2 của tháng 11.
Hiện diện tại cuộc họp báo cũng có Đức Cha José Octavio Ruiz Arenas, Tổng thư ký Hội đồng Tòa Thánh tái truyền giảng Tin Mừng.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha cho biết ngài thiết định Ngày Thế giới người nghèo khi bế mạc Năm Thánh Đặc biệt về Lòng Thương Xót, để “trong toàn thế giới, các cộng đoàn Kitô ngày càng trở nên dấu chỉ cụ thể và rõ ràng về tình yêu thương của Chúa Kitô đối với những người rốt cùng và túng thiếu nhất”.
Sau khi mô tả nhiều tình trạng của những người nghèo đói do những nguyên nhân khác nhau gây ra, nhất là nghèo đói vì những bất công xã hội, lầm than về luân lý, sự ham hố của một thiểu số và thái độ dửng dưng lãnh đạm của nhiều người, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Đáng tiếc là thời nay, ngày càng xuất hiện thứ giàu sang vô liêm sỉ, tích trữ trong tay một thiểu số người ưu tiên, và thường có kèm thao tình trạng bất hợp pháp, sự bóc lột thẳng tay phẩm giá con người, sự nghèo đói lan rộng trong nhiều lãnh vực xã hội trên thế giới”.
Không ai được giữ thái độ bất động, cam chịu trước tình cảnh trên đây, “trước cảnh nghèo cản trở tinh thần sáng kiến của bao nhiêu người trẻ, cản ngăn họ trong việc tìm kiếm một công ăn việc làm; cảnh nghèo làm tê liệt ý thức trách nhiệm, khiến người ta thích ủy việc cho người khác và tìm kiếm những ân huệ; cảnh nghèo làm ô nhiễm sự tham gia và thu hẹp không gian của sự chuyên nghiệp, và hạ giá công trạng của người làm việc và sản xuất; đứng trước tất cả những tình trạng đó cần có một quan niệm mới cề cuộc sống và xã hội”.
Đức Thánh Cha đặc biệt đề cao tấm gương của thánh Phanxicô Assisi, người không chỉ “hài lòng với việc ôm lấy và làm phúc cho những người phong cùi, nhưng còn quyết định đi tới Gubbio để sống với họ”.
2. Trang web chuẩn bị cho Thượng Hội đồng giám mục năm 2018
Văn phòng thư ký Thượng hội đồng giám mục thông báo việc khai trương trang web để chuẩn bị cho Thượng Hội đồng giám mục thường kỳ lần thứ XV. Thượng hội đồng giám mục lần thứ XV sẽ được tổ chức vào tháng 10 năm 2018 với chủ để: “người trẻ, đức tin và phân định ơn gọi.”
Trang internet này sẽ bắt đầu hoạt động từ ngày 14/06 tại địa chỉ: http: //youth.synod2018.va
Việc khai trương trang web nhắm cổ vũ sự tham gia rộng rãi của tất cả người trẻ trên thế giới, không chỉ để nhận các thông tin về Thượng hội đồng nhưng còn liên kết và tham dự vào quá trình chuẩn bị.
Trang web cũng có một bản câu hỏi online, bằng các ngôn ngữ khác nhau (Ý, Anh, Pháp, Bồ đào nha và Tây ban nha), trực tiếp gửi đến giới trẻ. Các câu trả lời cần được gửi đến văn phòng Tổng thư ký trước ngày 30/11/2017. Các câu trả lời sẽ rất hữu ích cho quá trình chuẩn bị biến cố Thượng hội đồng và sẽ là một phần của các tài liệu tham vấn mà văn phòng Tổng thư ký đang hướng đến mọi thành phần Dân Chúa.
3. Đức Thánh Cha thay đổi thủ tục các Giám Mục về Rôma dự ad limina
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thêm một bước mới trong thủ tục thăm viếng ad limina của các giám mục tại Rôma. Ngoài những chương trình như hiện nay, các giám mục sẽ thăm viếng theo nhóm với các nhà lãnh đạo thuộc Giáo Triều Rôma.
Trong những điều kiện bình thường, tất cả các giám mục Công Giáo trên thế giới sẽ viếng thăm Vatican mỗi 5 năm một lần. Những cuộc viếng thăm “ad limina” này được sắp xếp theo quốc gia hay các khu vực để các nhóm giám mục từ một khu vực cùng đi đến Rôma. Trong những cuộc thăm viếng này, từng giám mục hay một nhóm các giám mục họp riêng với những vị đứng đầu các cơ quan trung ương Tòa Thánh để báo cáo về tình trạng của Giáo Hội trong các giáo phận của các ngài. Chuyến viếng thăm ad limina truyền thống được kết thúc bằng một buổi tiếp kiến riêng với Đức Thánh Cha.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thay đổi thủ tục của buổi tiếp kiến riêng. Thay vì đọc một bài diễn văn, Đức Thánh Cha sẽ trao các vị văn bản diễn từ của ngài. Sau đó, tất cả các giám mục sẽ nhóm họp với một số quan chức hàng đầu của Vatican.
4. Bạo lực chống các tín hữu Kitô gia tăng tại Sri Lanka
Liên minh Kitô giáo Sri Lanka cho biết đã có 190 vụ bạo lực chống lại các Kitô hữu kể từ năm 2015, bao gồm ít nhất là 20 vụ trong năm nay.
Thông tấn xã AsiaNews của Hiệp Hội Các Hội Giáo Hoàng Truyền Giáo nhận xét rằng: “Sự thất bại của cảnh sát trong việc bảo vệ những Kitô hữu bị tấn công bạo lực là sự thoái lui của chính phủ trong nghĩa vụ bảo vệ tất cả mọi công dân một cách công bằng”.
AsiaNews nói thêm rằng “Sự gia tăng bạo lực qua lời nói hay các hành động thể chất đã được đi kèm với những tuyên bố công khai của các chính trị gia và hàng tăng lữ Phật Giáo rằng Sri Lanka là một quốc gia Phật Giáo của người Sinhalese với hậu ý cho rằng các dân tộc thiểu số và các tôn giáo thiểu số chỉ có một chỗ đứng thấp hèn trong xã hội.”
Quốc gia này có 22.2 triệu người, trong đó 70% theo Phật giáo, 13% Ấn Độ giáo, 10% Hồi giáo và 6% theo Công Giáo.
5. Đức Thượng Phụ Mạc Tư Khoa nói tại Nga các nhà thờ đang được xây dựng rất nhiều
Trong một bài phát biểu với các đại sứ Mỹ Latinh tại Nga hốm 12 tháng 6, Đức Thượng Phụ Kirill của Mạc Tư Khoa nhấn mạnh mối quan hệ liên kết các Kitô hữu Chính thống Nga với các Kitô hữu ở Mỹ Latinh.
Ngài nói:
“Tôi luôn cảm thấy, đặc biệt vào thời điểm này, rằng Nga và Mỹ Latinh có nhiều điểm chung. Thứ nhất là đức tin Kitô sống động và mạnh mẽ. Đó thực sự là niềm tin của hàng triệu người. Kitô Giáo ở Nga và ở châu Mỹ Latinh là một yếu tố quan trọng không chỉ trong đời sống tinh thần mà còn ảnh hưởng đến văn hóa xã hội”
“Cũng như ở Nga, ở châu Mỹ Latinh tôi đã chứng kiến các nhà thờ đông đảo, những gương sáng truyền giáo, ngay cả giữa những người nghèo. Tôi ghi nhận tình cảm dành cho Nga ở bất cứ nơi nào chúng tôi đến thăm, qua những biểu hiện rất ấm áp, và sự thông cảm đối với chúng tôi”.
Đức Thượng Phụ cũng lấy làm tiếc rằng tại các quốc gia Tây Âu và Bắc Mỹ, nơi từng đóng vai lãnh đạo thế giới Kitô, tình hình đã trở nên tồi tệ. Các nhà thờ bị đóng cửa, thậm chí bị bán cho các tổ chức thế tục. Tại Nga nhà thờ không bị đóng cửa, nhưng trái lại, đang được xây dựng càng ngày càng nhiều. Cuộc sống tôn giáo đang gia tăng, và đó là một điểm chung giữa Nga và các nước Mỹ Latinh.
6. Hai giám mục Ái Nhĩ Lan cảnh giác về thái độ thù địch đối với Giáo Hội ở quốc gia này.
Ái Nhĩ Lan từng là một quốc gia Công Giáo có lòng đạo sốt sắng đến mức gương mẫu trong thế giới Công Giáo. Tuy nhiên, nhiều vị trong hàng giáo phẩm nước này âu lo về tình trạng sa sút lòng đạo đức và thậm chí có nhiều người còn tỏ ra thù địch với Giáo Hội.
Đức Hồng Y Leo O'Reilly của Kilmore nói: “Những người ở nước ngoài thường kinh ngạc trước thái độ chống đối Giáo Hội được thể hiện ở đất nước chúng tôi. Đó không phải là sự khủng bố về thể xác, nhưng nó thực sự cũng gần như thế.”
Khi truyền chức cho một linh mục tại giáo phận Ferns, Đức Giám Mục Denis Brennan đã cảnh báo vị tân chức: “Cha sẽ cảm thấy sự tức giận và thù hận mà nhiều người đang có đối với Giáo Hội nói chung, được người ta chĩa về phía cha”
Ngài thừa nhận rằng các nhà lãnh đạo Giáo Hội cảm thấy “rất âu lo về tương lai.”
7. Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm Công Giáo Mễ Tây Cơ đang gia tăng
"Bạo lực chống lại hàng giáo phẩm đã tăng lên trong những năm gần đây, nhưng không có biện pháp nào được đưa ra để ngăn chặn điều này", cha Omar Sotelo, giám đốc Trung tâm Multimedia của Công Giáo ở Mễ Tây Cơ nói.
Trong 5 năm qua, 17 linh mục Công Giáo đã bị giết ở Mễ Tây Cơ. Hai vị khác bị mất tích, và hai vị khác nữa đã từng là mục tiêu của những mưu toan bắt cóc.
Có hai linh mục hiện đang nằm nhà thương sau những vết thương nghiêm trọng do những kẻ tấn công gây ra: Cha Juan Antonio Zambrano Garcia, đã bị tấn công tại giáo xứ của ngài ở Tijuana vào tuần trước; và cha José Miguel Machorro, đã bị đâm ngay trên bàn thờ khi ngài kết thúc thánh lễ chiều thứ Hai 15 tháng 5 tại nhà thờ chánh toà thủ đô Mexico.
8. Chính quyền Algeria ủi sập nhà thờ Công Giáo để xây đền thờ Hồi Giáo
Nhà chức trách ở Algeria đã phá hủy một nhà thờ Công Giáo ở Sidi Moussa, một thị trấn phía nam thủ đô Algiers, để xây dựng một nhà thờ Hồi giáo và trường Hồi giáo tại địa điểm này.
Các viên chức chính phủ nói rằng nhà thờ đã trở nên không an toàn vì sự suy thoái của cấu trúc. Hiến pháp Algeria đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, nhưng cũng tuyên bố Hồi giáo là tôn giáo chính thức của nhà nước và ngăn cấm mọi hành vi trái với luật Hồi giáo.