Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật 11 Mùa Quanh Năm 18/6 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:23 17/06/2023
BÀI ĐỌC 1 Xh 19:2-6a
Bài trích sách Xuất hành.
Hồi đó, con cái Ít-ra-en tới sa mạc Xi-nai, và dựng trại trong sa mạc. Ít-ra-en đóng trại ở đó, đối diện với núi.
Ông Mô-sê lên gặp Thiên Chúa. Từ trên núi, Đức Chúa gọi ông và phán: “Ngươi sẽ nói với nhà Gia-cóp, sẽ thông báo cho con cái Ít-ra-en thế này: Các ngươi thấy Ta đã xử với Ai-cập thế nào, và đã mang các ngươi như trên cánh chim bằng, mà đem đến với Ta. Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh.”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 Rm 5:6-11
Bài trích thư của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Rô-ma.
Thưa anh em, khi chúng ta không có sức làm được gì vì còn là hạng người vô đạo, thì theo đúng kỳ hạn, Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta. Hầu như không ai chết vì người công chính, hoạ may có ai dám chết vì một người lương thiện chăng. Thế mà Đức Ki-tô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi; đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Phương chi bây giờ chúng ta đã được nên công chính nhờ máu Đức Ki-tô đổ ra, hẳn chúng ta sẽ được Người cứu khỏi cơn thịnh nộ của Thiên Chúa. Thật vậy, nếu ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà cho chúng ta được hoà giải với Người, phương chi bây giờ chúng ta đã được hoà giải rồi, hẳn chúng ta sẽ được cứu nhờ sự sống của Người Con ấy. Nhưng không phải chỉ có thế, chúng ta còn có Thiên Chúa là niềm tự hào, nhờ Đức Giê-su Ki-tô, Chúa chúng ta, Đấng nay đã hoà giải chúng ta với Thiên Chúa.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Mc 1:15
Alleluia. Alleluia.
Chúa nói: Triều đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng.
Alleluia.
TIN MỪNG Mt 9:36-10:8
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Đức Giê-su thấy đám đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt. Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.”
Rồi Đức Giê-su gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền.
Sau đây là tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Si-môn, cũng gọi là Phê-rô, rồi đến ông An-rê, anh của ông; sau đó là ông Gia-cô-bê con ông Dê-bê-đê và ông Gio-an, em của ông; ông Phi-líp-phê và ông Ba-tô-lô-mê-ô; ông Tô-ma và ông Mát-thêu người thu thuế; ông Gia-cô-bê con ông An-phê và ông Ta-đê-ô; ông Si-môn thuộc nhóm Quá Khích, và ông Giu-đa Ít-ca-ri-ốt, là chính kẻ nộp Người. Đức Giê-su sai mười hai ông ấy đi và chỉ thị rằng:
“Anh em đừng đi tới vùng các dân ngoại, cũng đừng vào thành nào của người Sa-ma-ri. Tốt hơn là hãy đến với các con chiên lạc nhà Ít-ra-en. Dọc đường hãy rao giảng rằng: Nước Trời đã đến gần. Anh em hãy chữa lành người đau yếu, làm cho kẻ chết sống lại, cho người phong hủi được sạch bệnh, và khử trừ ma quỷ. Anh em đã được cho không, thì cũng phải cho không như vậy.”
Đó là Lời Chúa.
Tông Đồ: Sự Gặp Gỡ̃ Của Tình Yêu
LM. Trương Đình Hiền
09:32 17/06/2023
Tông Đồ: Sự Gặp Gỡ Của Tình Yêu
(Chúa Nhật 11 TN A 2023)
Một chân lý nền tảng mà toàn bộ nội dung của Kinh Thánh, cả Cựu lẫn Tân ước, đều quy chiếu và diễn dịch đó chính là: Thiên Chúa là Đấng yêu thương và muốn cứu độ con người. Và dĩ nhiên, đó không là một con người đơn lẻ, riêng biệt… mà là một tập thể, một đoàn dân… như như cách diễn tả của hai đoạn Lời Chúa tiêu biểu sau:
- “Ta đã thấy nỗi khổ của Dân ta bên Ai Cập…, và Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập và đem chúng vào vùng đất tốt tươi… Bây giờ ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với vua Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập” (Xh 3, 7-8).
- Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng, liền động lòng xót thương họ: vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn, (…). Và Người liền triệu tập mười hai môn đệ, ban cho họ quyền năng trên các thần ô uế, để họ xua đuổi chúng, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. (Mt 9,36-10,8).
Nếu “Thiên Chúa của Cựu ước” là một Thiên Chúa “thấy nỗi khổ của Dân” và Ngài đã sai Mô-sê lên đường “giải thoát họ khỏi tay người Ai Cập”, thì “Thiên Chúa của Tân Ước” lại là một “Giêsu động lòng xót thương một đoàn lũ dân chúng tất tưởi bơ vơ” và truyền cho các môn đệ ra đi “giải thoát và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”.
Qua hai trích đoạn Lời Chúa tiêu biểu đó chúng ta chợt nhận ra rằng: tình thương cứu độ của Thiên Chúa luôn gắn liền với ơn gọi và sứ vụ: Thiên Chúa muốn thi thố quyền năng giải thoát, muốn “thể hiện tình yêu cứu độ”… qua trung gia của những “kẻ được kêu gọi và sai đi”, như Môsê thời Cựu ước hay như các Tông Đồ thời Tân ước.
Cho nên, có thể nói được rằng: tâm điểm của “Tin Mừng Cứu độ” và “sứ vụ loan báo và làm chứng cho Tin Mừng” đó chính là một Giao Ước mang tính thiên linh và vĩnh cửu. Và đây chính là nội dung cốt yếu mà sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật 11 thường niên hôm nay muốn chuyển tải đến cộng đoàn chúng ta.
Thật vậy, Lời Chúa nơi Bài đọc 1 với trích đoạn sách Xuất Hành, đã khẳng định rằng: Giao Ước Sinai là trọng tâm của tình thương cứu độ dành cho Dân Chúa qua ơn gọi và sứ vụ của Môsê: Từ trên núi, Chúa gọi ông và bảo: “Ngươi hãy nói với nhà Giacóp và thông báo cho con cái Israel thế này:… Ta đã mang các ngươi trên cánh phượng hoàng và đem các ngươi đến với Ta. Từ nay, nếu các ngươi nghe lời Ta và giữ giao ước Ta, thì các ngươi sẽ là sở hữu của Ta được tách biệt khỏi mọi dân, vì cả trái đất là của Ta. Ðối với Ta, các ngươi sẽ là một vương quốc tư tế, một dân tộc hiến thánh”.
Giao ước nầy chính là hình bóng của Giao Ước mới bằng Máu của Đức Kitô, Giao ước Núi Sọ, Giao ước của tình thương cứu độ vĩnh viễn, là “sự cụ thể hóa tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho Dân Ngài”, là sự bảo đảm tuyệt đối cho sự trung thành của Trái tim Thiên Chúa bất chấp sự bội phản vong ân của trái tim con người. Và đó chính là sự thật, một sự thật mà thánh Phaolô trong trích đoạn thư Rôma nơi BĐ 2 hôm nay đã cố gắng thuyết minh: “Anh em thân mến, Chúa Kitô theo kỳ hẹn đã chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay người công chính, hoạ chăng có những người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta…”.
Trong ý nghĩa đó, chúng ta có thể định nghĩa thêm: “ơn gọi Tông đồ” chính là sự “gặp gỡ của tình yêu”. Đúng hơn, đó chính là loan báo và làm chứng cách cụ thể và xác tín rằng: trên thế giới muôn nơi muôn thuở nầy vẫn luôn đang có tia nhìn yêu thương của Thiên Chúa chiếu trên thân phận khốn khổ lạc loài của tất cả loài người chúng ta. Làm Tông đồ phải chăng là đi loan báo tình thương cứu độ của Thiên Chúa, là đoan chứng rằng: Thiên Chúa đã thấy nỗi khổ của chúng ta, Thiên Chúa đã thấy cảnh bơ vơ lạc loài của chúng ta, Thiên Chúa đã xót thương chúng ta và Thiên Chúa đã cứu độ chúng ta bằng chính tình yêu tự hiến của Ngài.
Lịch sử cứu độ phải chăng là một bản trường ca của những lời loan báo và làm chứng như thế. Kể từ Môsê đến dân Ít-ra-en, từ các ngôn sứ thời Cựu Ước đến Đức Kitô và từ các Tông đồ đến dân Chúa xuyên suốt hai ngàn năm lịch sử... không bao giờ vắng những bước chân Tông Đồ, những bước chân đi loan truyền tình thương cứu độ của Thiên Chúa; những bước chân mà ngôn sứ Isaia đã từng hát lên những lời có cánh: “Đẹp thay bước chân người loan báo Tin mừng” (Is 52,7-10).
Nhưng những ai là người xứng đáng với ơn gọi và sứ mệnh cao quý nầy? Tin Mừng Matthêô vừa được công bố sẽ là câu trả lời đúng nghĩa: để “xua đuổi các thần ô uế, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”, Chúa Giêsu đã chọn mười hai Tông Đồ mà trong số đó hầu hết là những anh dân chài dốt nát xứ Galilê cọng thêm tờ lý lịch cá nhân cũng chẳng hay ho gì: bán nước chạy theo ngoại bang như Mathêô thu thuế hay, cuồng nhiệt đối kháng cách mạng như Si-mon nhiệt thành, yếu đuối, bốc đồng, bất nhất chối Thầy như Phêrô, hay cứng lòng, duy lý như Tôma… Thì ra, tiêu chí để Đức Kitô chọn gọi các Tông Đồ hôm xưa cũng như các thợ gặt cho cánh đồng truyền giáo muôn nơi và muôn thuở cuối cùng đọng lại một đòi hỏi duy nhất: Tình Yêu: “Anh có yêu mến Thầy không”… (Ga 21,15-17).
Thế giới hôm nay vẫn là mảnh đất của sự tranh chấp giữa bóng tối và ánh sáng, giữa những thế lực của ma quỷ, tội ác và của vương quốc yêu thương, công bình thánh thiện. Chính trong bối cảnh phức tạp đó, sự ô uế đang hiện diện gần như ở khắp hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống: dối trá, tham lam, trộm cắp, ăn chơi sa đoạ, giết người, ngoại tình, ly dị, phá thai…
Tuy nhiên, cũng như ngày xưa, Thiên Chúa chọn gọi Môsê để giải phóng Dân Israel khỏi kiếp nô lệ Ai Cập, hay như Chúa Giêsu sai các Tông Đồ ra đi công bố Tin Mừng Cứu độ với hành trang là những đặc ân: trừ khử mọi ô uế và chữa lành mọi bệnh tật, thì hôm nay, đặc ân ấy, sứ vụ ấy cũng được trao ban cho mọi tín hữu, như Hiến Chế Giáo Hội của Công Đồng Vatcanô II khẳng định: “Thật vậy, nhờ sự tái sinh và việc xức dầu Thánh Thần, những người đã nhận ơn Thánh tẩy được thánh hiến trở nên ngôi nhà thiêng liêng và hàng tư tế thánh… Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật… theo cách thức riêng của mình, mỗi bên đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô” (GH 10).
Để sống và trung thành với ơn gọi và sứ vụ Tông Đồ hôm nay, điều đầu tiên đó chính là mỗi người Kitô hữu phải nhận lấy nhiệm vụ trừ khử ô uế nơi chính mình và giúp anh em thoát khỏi mọi điều ô uế. Nếu không, sự ô uế sẽ bào mòn trái tim, sẽ làm vẫn đục lương tâm đến độ phản bội trâng tráo như Giuđa Ít-ca-ri-ốt. Vâng, Chúa cũng chọn Giuđa, cũng ban quyền cho Giuđa và cũng sai Giuđa đi rao giảng Tin Mừng… nhưng Giuđa đã không đáp lại niềm tin tưởng và hy vọng của Chúa. Hôm nay, Chúa cũng đang tin tưởng và hy vọng nơi mỗi người chúng ta.
Ước gì không ai trong chúng ta phụ lòng Chúa… để có một kết cục như Giuđa ! Nhưng phải là một Phêrô, cho dù có “ba lần chối Chúa” thì vẫn cứ mạnh mẽ đứng lên để khiêm hạ thân thưa: “Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”; hay như một Phaolô luôn tự nhận mình là một Tông đồ hèn mọn: Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.” (1 Cr 15,9-10).
Vâng, thế giới, Giáo Hội luôn cần những “tông đồ mạt hạng” như thế để “quỷ ma bị xua trừ” và để con người chạm được vào bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Amen.
Trương Đình Hiền
(Chúa Nhật 11 TN A 2023)
Một chân lý nền tảng mà toàn bộ nội dung của Kinh Thánh, cả Cựu lẫn Tân ước, đều quy chiếu và diễn dịch đó chính là: Thiên Chúa là Đấng yêu thương và muốn cứu độ con người. Và dĩ nhiên, đó không là một con người đơn lẻ, riêng biệt… mà là một tập thể, một đoàn dân… như như cách diễn tả của hai đoạn Lời Chúa tiêu biểu sau:
- “Ta đã thấy nỗi khổ của Dân ta bên Ai Cập…, và Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập và đem chúng vào vùng đất tốt tươi… Bây giờ ngươi hãy đi ! Ta sai ngươi đến với vua Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai Cập” (Xh 3, 7-8).
- Khi ấy, Chúa Giêsu thấy đoàn lũ dân chúng, liền động lòng xót thương họ: vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên không có người chăn, (…). Và Người liền triệu tập mười hai môn đệ, ban cho họ quyền năng trên các thần ô uế, để họ xua đuổi chúng, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. (Mt 9,36-10,8).
Nếu “Thiên Chúa của Cựu ước” là một Thiên Chúa “thấy nỗi khổ của Dân” và Ngài đã sai Mô-sê lên đường “giải thoát họ khỏi tay người Ai Cập”, thì “Thiên Chúa của Tân Ước” lại là một “Giêsu động lòng xót thương một đoàn lũ dân chúng tất tưởi bơ vơ” và truyền cho các môn đệ ra đi “giải thoát và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”.
Qua hai trích đoạn Lời Chúa tiêu biểu đó chúng ta chợt nhận ra rằng: tình thương cứu độ của Thiên Chúa luôn gắn liền với ơn gọi và sứ vụ: Thiên Chúa muốn thi thố quyền năng giải thoát, muốn “thể hiện tình yêu cứu độ”… qua trung gia của những “kẻ được kêu gọi và sai đi”, như Môsê thời Cựu ước hay như các Tông Đồ thời Tân ước.
Cho nên, có thể nói được rằng: tâm điểm của “Tin Mừng Cứu độ” và “sứ vụ loan báo và làm chứng cho Tin Mừng” đó chính là một Giao Ước mang tính thiên linh và vĩnh cửu. Và đây chính là nội dung cốt yếu mà sứ điệp Lời Chúa của Chúa Nhật 11 thường niên hôm nay muốn chuyển tải đến cộng đoàn chúng ta.
Thật vậy, Lời Chúa nơi Bài đọc 1 với trích đoạn sách Xuất Hành, đã khẳng định rằng: Giao Ước Sinai là trọng tâm của tình thương cứu độ dành cho Dân Chúa qua ơn gọi và sứ vụ của Môsê: Từ trên núi, Chúa gọi ông và bảo: “Ngươi hãy nói với nhà Giacóp và thông báo cho con cái Israel thế này:… Ta đã mang các ngươi trên cánh phượng hoàng và đem các ngươi đến với Ta. Từ nay, nếu các ngươi nghe lời Ta và giữ giao ước Ta, thì các ngươi sẽ là sở hữu của Ta được tách biệt khỏi mọi dân, vì cả trái đất là của Ta. Ðối với Ta, các ngươi sẽ là một vương quốc tư tế, một dân tộc hiến thánh”.
Giao ước nầy chính là hình bóng của Giao Ước mới bằng Máu của Đức Kitô, Giao ước Núi Sọ, Giao ước của tình thương cứu độ vĩnh viễn, là “sự cụ thể hóa tình yêu thương của Thiên Chúa dành cho Dân Ngài”, là sự bảo đảm tuyệt đối cho sự trung thành của Trái tim Thiên Chúa bất chấp sự bội phản vong ân của trái tim con người. Và đó chính là sự thật, một sự thật mà thánh Phaolô trong trích đoạn thư Rôma nơi BĐ 2 hôm nay đã cố gắng thuyết minh: “Anh em thân mến, Chúa Kitô theo kỳ hẹn đã chịu chết vì chúng ta là kẻ tội lỗi. Ít có ai chết thay người công chính, hoạ chăng có những người dám chết vì kẻ lành. Nhưng Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu của Người đối với chúng ta, nghĩa là trong lúc chúng ta còn là tội nhân, thì theo kỳ hẹn, Chúa Kitô đã chết vì chúng ta…”.
Trong ý nghĩa đó, chúng ta có thể định nghĩa thêm: “ơn gọi Tông đồ” chính là sự “gặp gỡ của tình yêu”. Đúng hơn, đó chính là loan báo và làm chứng cách cụ thể và xác tín rằng: trên thế giới muôn nơi muôn thuở nầy vẫn luôn đang có tia nhìn yêu thương của Thiên Chúa chiếu trên thân phận khốn khổ lạc loài của tất cả loài người chúng ta. Làm Tông đồ phải chăng là đi loan báo tình thương cứu độ của Thiên Chúa, là đoan chứng rằng: Thiên Chúa đã thấy nỗi khổ của chúng ta, Thiên Chúa đã thấy cảnh bơ vơ lạc loài của chúng ta, Thiên Chúa đã xót thương chúng ta và Thiên Chúa đã cứu độ chúng ta bằng chính tình yêu tự hiến của Ngài.
Lịch sử cứu độ phải chăng là một bản trường ca của những lời loan báo và làm chứng như thế. Kể từ Môsê đến dân Ít-ra-en, từ các ngôn sứ thời Cựu Ước đến Đức Kitô và từ các Tông đồ đến dân Chúa xuyên suốt hai ngàn năm lịch sử... không bao giờ vắng những bước chân Tông Đồ, những bước chân đi loan truyền tình thương cứu độ của Thiên Chúa; những bước chân mà ngôn sứ Isaia đã từng hát lên những lời có cánh: “Đẹp thay bước chân người loan báo Tin mừng” (Is 52,7-10).
Nhưng những ai là người xứng đáng với ơn gọi và sứ mệnh cao quý nầy? Tin Mừng Matthêô vừa được công bố sẽ là câu trả lời đúng nghĩa: để “xua đuổi các thần ô uế, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền”, Chúa Giêsu đã chọn mười hai Tông Đồ mà trong số đó hầu hết là những anh dân chài dốt nát xứ Galilê cọng thêm tờ lý lịch cá nhân cũng chẳng hay ho gì: bán nước chạy theo ngoại bang như Mathêô thu thuế hay, cuồng nhiệt đối kháng cách mạng như Si-mon nhiệt thành, yếu đuối, bốc đồng, bất nhất chối Thầy như Phêrô, hay cứng lòng, duy lý như Tôma… Thì ra, tiêu chí để Đức Kitô chọn gọi các Tông Đồ hôm xưa cũng như các thợ gặt cho cánh đồng truyền giáo muôn nơi và muôn thuở cuối cùng đọng lại một đòi hỏi duy nhất: Tình Yêu: “Anh có yêu mến Thầy không”… (Ga 21,15-17).
Thế giới hôm nay vẫn là mảnh đất của sự tranh chấp giữa bóng tối và ánh sáng, giữa những thế lực của ma quỷ, tội ác và của vương quốc yêu thương, công bình thánh thiện. Chính trong bối cảnh phức tạp đó, sự ô uế đang hiện diện gần như ở khắp hang cùng ngõ hẻm của cuộc sống: dối trá, tham lam, trộm cắp, ăn chơi sa đoạ, giết người, ngoại tình, ly dị, phá thai…
Tuy nhiên, cũng như ngày xưa, Thiên Chúa chọn gọi Môsê để giải phóng Dân Israel khỏi kiếp nô lệ Ai Cập, hay như Chúa Giêsu sai các Tông Đồ ra đi công bố Tin Mừng Cứu độ với hành trang là những đặc ân: trừ khử mọi ô uế và chữa lành mọi bệnh tật, thì hôm nay, đặc ân ấy, sứ vụ ấy cũng được trao ban cho mọi tín hữu, như Hiến Chế Giáo Hội của Công Đồng Vatcanô II khẳng định: “Thật vậy, nhờ sự tái sinh và việc xức dầu Thánh Thần, những người đã nhận ơn Thánh tẩy được thánh hiến trở nên ngôi nhà thiêng liêng và hàng tư tế thánh… Chức tư tế cộng đồng của các tín hữu và chức tư tế thừa tác hay phẩm trật… theo cách thức riêng của mình, mỗi bên đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Đức Kitô” (GH 10).
Để sống và trung thành với ơn gọi và sứ vụ Tông Đồ hôm nay, điều đầu tiên đó chính là mỗi người Kitô hữu phải nhận lấy nhiệm vụ trừ khử ô uế nơi chính mình và giúp anh em thoát khỏi mọi điều ô uế. Nếu không, sự ô uế sẽ bào mòn trái tim, sẽ làm vẫn đục lương tâm đến độ phản bội trâng tráo như Giuđa Ít-ca-ri-ốt. Vâng, Chúa cũng chọn Giuđa, cũng ban quyền cho Giuđa và cũng sai Giuđa đi rao giảng Tin Mừng… nhưng Giuđa đã không đáp lại niềm tin tưởng và hy vọng của Chúa. Hôm nay, Chúa cũng đang tin tưởng và hy vọng nơi mỗi người chúng ta.
Ước gì không ai trong chúng ta phụ lòng Chúa… để có một kết cục như Giuđa ! Nhưng phải là một Phêrô, cho dù có “ba lần chối Chúa” thì vẫn cứ mạnh mẽ đứng lên để khiêm hạ thân thưa: “Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy”; hay như một Phaolô luôn tự nhận mình là một Tông đồ hèn mọn: Thật vậy, tôi là người hèn mọn nhất trong số các Tông Đồ, tôi không đáng được gọi là Tông Đồ, vì đã ngược đãi Hội Thánh của Thiên Chúa. Nhưng tôi có là gì, cũng là nhờ ơn Thiên Chúa, và ơn Người ban cho tôi đã không vô hiệu; trái lại, tôi đã làm việc nhiều hơn tất cả những vị khác, nhưng không phải tôi, mà là ơn Thiên Chúa cùng với tôi.” (1 Cr 15,9-10).
Vâng, thế giới, Giáo Hội luôn cần những “tông đồ mạt hạng” như thế để “quỷ ma bị xua trừ” và để con người chạm được vào bàn tay yêu thương của Thiên Chúa. Amen.
Trương Đình Hiền
Ở lại và sai đi
Lm. Minh Anh
15:30 17/06/2023
Ở LẠI VÀ SAI ĐI
‘Sau khi gọi mười hai môn đệ, Chúa Giêsu sai các ông đi truyền giáo’.
Dwight L. Moody nói, “Đức Chúa Trời không sai ai đi mà để họ về tay không, ngoại trừ những người tràn đầy chính mình! Trái lại, ai tràn đầy Ngài, người ấy bội thu!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Ai tràn đầy Ngài, người ấy bội thu!”. Nếu gọi “tràn đầy” là “ở lại trong Ngài”, thì một lần nữa, ý tưởng của Moody được gặp lại trong Tin Mừng hôm nay. Gãy gọn hơn Matthêu, Marcô tóm tắt, “Chúa Giêsu đặt nhóm Mười Hai, để họ ở với Ngài và để sai họ đi rao giảng”. Phải chăng, ở đây có điều gì đó mâu thuẫn? Tại sao cùng lúc ‘Ở lại và sai đi?’.
Người thời nay sẽ nói, “Hoặc cái này hoặc cái kia!”; “Hoặc ở lại hoặc đi!”. Thế nhưng, không phải vậy. Với Chúa Giêsu, không có chuyện đi mà không ở lại; cũng không có chuyện ở lại mà không ra đi. Thật thú vị! Và điều này cũng không dễ hiểu, nhưng nó là như thế! Vậy đâu là ý của Chúa Giêsu, ‘Ở lại và sai đi!’. Hai sự việc đi liền nhau mang ý nghĩa gì?
Trước hết, sẽ không có đi mà không ở lại! Trước khi sai các môn đệ đi, “Chúa Giêsu đặt nhóm Mười Hai”. Công cuộc loan báo Tin Mừng phải luôn bắt nguồn từ việc gặp gỡ Chúa Giêsu! Mọi hoạt động của Kitô hữu, nhất là việc truyền giáo, phải khởi đi từ Ngài; không phải từ những gì được tiếp thu trong một học viện. Không! Nó bắt đầu từ việc gặp gỡ và ở lại với Chúa Kitô. Trên thực tế, “Chứng kiến Chúa Kitô có nghĩa là toả sáng Ngài”; nếu không nhận được ánh sáng của Ngài, “không đầy Ngài”, người môn đệ sẽ bị dập tắt! Không dành thời gian cho Ngài, chúng ta sẽ rao giảng mình thay vì Ngài - và tất cả sẽ vô ích. Vì vậy, chỉ những ai ở lại với Ngài mới có thể mang Tin Mừng. Ai không ở lại với Ngài, không thể mang Tin Mừng; người ấy sẽ mang đến những ‘ý tưởng’, nhưng không phải Tin Mừng!
Tuy nhiên, không thể ở lại mà không đi. Thật vậy, đi theo Chúa Kitô không phải là một ‘chuyển động hướng nội!’. Không loan báo, không phục vụ, không truyền giáo, tương quan của chúng ta với Ngài sẽ èo uột. Không ra đi, không còn là Giáo Hội; đó chỉ là một tổ chức dù cho tên gọi có mỹ miều đến đâu, nó vẫn không phải là Giáo Hội! Đức Thánh Cha Phanxicô viết, “Tôi thà có một Hội Thánh bị bầm dập, mang thương tích và nhơ nhuốc vì đi ra, hơn là một Hội Thánh ốm yếu vì bị giam hãm và bám víu vào sự an toàn của mình”.
Anh Chị em,
“Để họ ở với Ngài và để Ngài sai họ đi”. Chúa Giêsu, mẫu gương tuyệt vời ‘ở lại’ với Chúa Cha trước khi được ‘sai đi’, “Tôi với Cha Tôi là một!”. Nhờ mật thiết với Cha, thuộc trọn về Cha, Chúa Giêsu đã ra đi cho đến khi ý Cha thành toàn. Cũng thế, cả chúng ta, hãy dành thời gian ở lại với Chúa Giêsu mỗi ngày; khát khao Ngài, yêu mến Ngài, chúng ta sẽ được tài bồi để có sức ra đi. Đức Phanxicô nói, “Thay vì sợ đi lạc, chúng ta nên sợ bị giam hãm trong những cấu trúc khiến chúng ta có cảm giác an toàn giả tạo, những quy tắc biến chúng ta thành những quan toà tàn nhẫn, những thói quen làm chúng ta cảm thấy an thân; trong khi ở ngoài cửa người ta đang chết đói và Đức Giêsu không ngừng nói, “Các con hãy cho họ ăn!””.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, để có thể bội thu, cho con ‘chất đầy’ Chúa; bằng không, con sẽ ‘chất đầy’ mình, ‘chất đầy’ thế gian, và rốt cuộc ra đi mà về tay trắng!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tình Chúa cho không
Lm. Nguyễn Xuân Trường
21:34 17/06/2023
Vị ngôn sứ cao cả nhất
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
23:01 17/06/2023
LỄ SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ (24/6)
Is 49,1-6; Cv 13,22-26; Lc 1,57-66.80
VỊ NGÔN SỨ CAO CẢ NHẤT
Hôm nay toàn thể Giáo Hội Công Giáo mừng trọng thể lễ sinh nhật của thánh Gioan Tẩy Giả. Từ thế kỷ thứ IV, Giáo Hội đã cử hành thánh lễ này rồi. Đây là một lễ rất lâu đời xét về mặt thời gian. Câu hỏi đầu tiên đặt ra là tại sao Giáo Hội mừng lễ sinh nhật của thánh Gioan Tẩy Giả cách trọng thể như thế?
1. Lý do mừng lễ
Trong phụng vụ, Giáo Hội thường có thói quen lấy ngày qua đời của các thánh để mừng kính và coi đó là lễ sinh nhật đích thực của các thánh ở trên trời (dies natalis). Tuy nhiên, thánh Gioan Tẩy là một trường hợp đặc biệt. Giáo Hội cử hành trọng thể lễ sinh nhật và cả ngày qua đời của thánh nhân. Bởi vì, Giáo Hội xác tín rằng: thánh Gioan Tẩy Giả được thánh hóa nên thánh thiện ngay từ trong lòng mẹ, trước khi được sinh ra nhờ sự hiện diện cứu độ của Chúa Kitô, khi Đức Maria đến viếng thăm bà Êlisabét (x. Lc 2,28-35). Ngay từ giây phúc gặp gỡ đó, Gioan Tẩy Giả đã được cứu độ và sinh nhật của ngài là một sự sinh ra trong thánh thiện (theo Augustinô giải thích). Đó là lý do mà Giáo Hội mừng lễ sinh nhật của ngài, như mừng lễ sinh nhật của Chúa Giêsu và Đức Trinh Nữ Maria. Như thế, trong năm phụng vụ, chỉ có ba lễ sinh nhật của ba Đấng trên được mừng theo ý nghĩa này.
2. Ý nghĩa tên gọi Gioan Tẩy Giả
Trong Kinh Thánh, tên gọi luôn chứa đựng những ý nghĩa đặc biệt. Tin Mừng hôm nay cho biết: Khi được sinh ra, ai cũng muốn đặt tên cho con trẻ là Dacaria, tên của người cha theo truyền thống Do Thái. Nhưng bà Êlisabét muốn đặt tên cho con trẻ là Gioan. Dù đang bị câm, ông Dacaria lấy một tấm bảng và viết ra cho mọi người biết rằng ông cũng muốn đặt tên là Gioan. Tên gọi này có một ý nghĩa đặc biệt (x. Lc 1,57-66.80).
“Gioan” trong tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa rủ lòng thương.” Quả thật, việc hiếm muộn là một nỗi buồn luôn đè nặng lên gia đình ông bà cả về phương diện xã hội và tôn giáo. Ông Dacaria và bà Êlisabét luôn khát khao có một đứa con để nối dõi tông đường. Nhờ sự kiên trì cầu nguyện, Thiên Chúa đã nhận lời cầu và ban cho họ một đứa con trai trong khi cả hai đã già rồi. Đứa con chính là quà tặng của lòng thương xót, thực sự Thiên Chúa đã rủ lòng thương đối với ông bà.
Còn từ “Tẩy Giả” có nghĩa là gắn liền với sứ vụ của con trẻ. Tẩy Giả (Baptiste) có nghĩa là người thanh tẩy, người làm phép rửa. Quả thế, khi lớn lên, Gioan đã đóng vai trò là người làm phép rửa cho Chúa Giêsu để Người bắt đầu sứ vụ rao giảng. Ông còn làm phép rửa cho dân chúng, kêu gọi họ sám hối và dọn đường cho Đấng Cứu Thế đến.
Trong văn hóa Do Thái, người ta có tập tục khá thú vị: khi tổ chức đám cưới, người ta chọn người phụ dâu và phụ rể. Người phụ rể có nhiệm vụ tắm rửa cho chú rể và chuẩn bị để chú rể gặp cô dâu. Trong Tin Mừng, thánh Gioan Tẩy Giả có lần tự xưng mình là người phụ rể của chàng rể là Chúa Giêsu:
“Ai cưới cô dâu, người ấy là chú rể. Còn người bạn của chú rể đứng đó nghe chàng, thì vui mừng hớn hở vì được nghe tiếng nói của chàng” (Ga 3,29).
Quả thế, việc Con Thiên Chúa làm người và ở giữa chúng ta được coi như là một “hôn lễ” mà Thiên Chúa ký kết với nhân loại. Theo ý nghĩa này, Gioan Tẩy Giả đã làm phép rửa cho Chúa Giêsu như người chuẩn bị cho Tân Lang gặp gỡ Tân Nương là Giáo Hội. Đây chính là ý nghĩa của từ Tẩy Giả. Chỉ Gioan là người duy nhất có được sự hân hạnh và sứ mạng cao cả đó. Bởi thế, ông được chính Chúa Giêsu cho là vị ngôn sứ cao cả nhất trong các ngôn sứ.
3. “Đứa trẻ này sẽ ra sao?”
Câu hỏi này làm cho chúng ta suy nghĩ về những đứa con của chúng ta. Gioan Tẩy Giả đã trở nên một vị ngôn sứ vĩ đại nhất nhờ sự giáo dục của hai ông bà Dacaria và Êlisabét. Chúng ta cần học hỏi nơi gia đình này những bài học quý báu: Theo họ, con cái là hồng ân của Thiên Chúa. Con cái quý giá hơn vàng hơn bạc. Ngày nay, cũng có nhiều cặp vợ chồng trẻ hiếm muộn, họ rất khát khao lắm có được một mụn con mà không được. Họ thật đáng thương! Nhưng tôi rất ngạc nhiên, bởi lẽ hôm nay nhiều bạn trẻ cưới nhau nhưng không muốn sinh con. Người ta sợ phải vất vả, hy sinh! Có điều gì đó không tự nhiên.
Nếu Thiên Chúa ban cho các cặp vợ chồng có con, hãy trân trọng quà tặng đó, hãy hy sinh và giáo dục con cái nên người tốt, nên người con cái Thiên Chúa. “Đứa trẻ này sẽ ra sao” là câu hỏi mà các bậc cha mẹ luôn phải canh cánh trong lòng, đặt ra cho mình. Nó sẽ ra sao phần lớn là nhờ vào sự giáo dục của cha mẹ.
Trong các gia đình Việt Nam, nhiều bậc cha mẹ áp dụng lối giáo dục cũ xưa một cách cứng nhắc: “Thương con thì cho roi cho vọt.” Nên nhiều lúc cha mẹ đánh đập, dọa nạt, áp đặt con cái, làm cho chúng sợ sệt, mặc cảm và bị tổn thương. Lối giáo dục này không còn phù hợp nữa, cần phải thay đổi.
Nhưng không ít bậc cha mẹ lại áp dụng lối giáo dục con cái theo kiểu hiện đại, nhưng quá nuông chiều, quá tự do, con muốn gì cho nấy, không có hướng dẫn, không kỷ luật, nên con dễ hư. Hoặc nhiều cha mẹ lo làm ăn, mà không có thời gian dành cho con cái và giáo dục chúng.
Tôi xin khuyên các bậc cha mẹ nên dành thời gian cho con cái. Đặc biệt, chúng ta cần chú ý giáo dục trẻ ngay từ 12 tuổi trở xuống, đó là giai đoạn quan trọng và lý tưởng nhất trong đời xét theo phương diện tâm lý phát triển nhân cách. Đó là giai đoạn dễ uốn nắn nhất, tâm hồn trẻ như tờ giấy trắng, dễ dàng bắt màu với bất cứ phẩm màu nào, trẻ dễ tiếp nhận bất cứ điều gì chúng ta viết lên đó. Giai đoạn này làm nên nhân cách của con người sau này. Vì thế, chúng ta cần giáo dục nhân bản, văn hóa và đức tin cho trẻ, như biết cám ơn, biết xin lỗi, biết chào hỏi, biết tôn trọng người khác… Dạy cho trẻ như biết làm dấu thánh giá, biết đọc kinh và cầu nguyện hằng ngày…
Những điều đó sẽ theo nó suốt đời, nó không bao giờ quên. Như thế, “đứa trẻ này rồi sẻ ra sao” phần lớn tùy vào sự giáo dục của chúng ta. Xin Chúa ban ơn để chúng ta biết chu toàn bổn phận giáo dục con cái trong gia đình mình. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
ĐTGM Sviatoslav Shevchuk than thở: Chúng tôi đang phải đối phó với những kẻ quá sức tàn bạo và bất nhân
Đặng Tự Do
05:54 17/06/2023
Đáng báo động nhất là người Nga không cứu những người mà họ đã gây hại, và còn xả súng vào những người muốn cứu mạng. Những kẻ tội phạm máu lạnh nhìn người ta chết, là những kẻ quá sức tàn bạo và bất nhân mà chúng tôi đang phải đối phó. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là nhà lãnh đạo của Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã đưa ra lập trường trên hôm thứ Ba 13 Tháng Sáu, trong một bài phát biểu truyền thống qua video vào tuần thứ 69 của cuộc xâm lược toàn diện của quân xâm lược Nga trên vùng đất Ukraine yên bình.
Nga đang đồng thời phạm tội diệt chủng người Ukraine và diệt chủng sinh thái đất nước Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng không thành công trên chiến trường và không thể đè bẹp tinh thần dũng cảm của quân đội Ukraine, bọn tội phạm Nga đang pháo kích vào các thị trấn và làng mạc yên bình và tiếp tục phạm tội ác chiến tranh.
“Nhưng đối phương không thể làm chúng ta mất tinh thần. Người Ukraine ngày càng đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Và hôm nay, tôi muốn thế giới một lần nữa nghe thấy: Ukraine đứng lên, Ukraine chiến đấu, Ukraine cầu nguyện!” Người đứng đầu Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nói.
Ngài lưu ý rằng một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong tuần qua sẽ đi vào lịch sử như một trong những thảm họa nhân tạo định mệnh nhất ở Âu Châu hiện nay - vào đêm ngày 6 tháng 6, người Nga đã cho nổ tung con đập của nhà máy thủy điện Kakhovka. Trước đó, họ đã cố tình nâng mực nước ở hồ chứa Kakhovka để tăng sức mạnh chết người của dòng nước.
“Ngày nay, chúng tôi đã phân loại loại hành động này là hành động diệt chủng - là tội ác chống lại môi trường và diệt chủng - cố ý hủy diệt hàng loạt người dân Ukraine ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm,” Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nói.
Đức Tổng Giám Mục bày tỏ sự đau đớn trước việc cộng đồng thế giới và các tổ chức quốc tế hầu như không phản ứng gì với tội ác này và Hội Hồng Thập Tự quốc tế, hy vọng duy nhất để cứu người Ukraine trong lãnh thổ bị tạm chiếm, không làm gì cả.
Đức Tổng Giám Mục cảm ơn tất cả những người, ở các cấp độ khác nhau ở các quốc gia khác nhau, đã tích cực đóng góp vào hành động cao cả cứu người Ukraine, để hôm nay viện trợ khẩn cấp được gửi đến Ukraine để cứu những người đang bị nước cướp đi quyền sống mà người Nga đã biến thành vũ khí hủy diệt hàng loạt trên quê hương của chúng ta.
Theo Đức Tổng Giám Mục, toàn thể Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương của chúng ta, bao gồm cả Ukraine, đang huy động để cứu những người phải gánh chịu tội ác này. Các giáo xứ của chúng ta đang thu thập mọi thứ họ cần, đặc biệt là nước uống. Tổ chức “Wise Cause” của Giáo hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đang chuẩn bị các gói thực phẩm bổ sung để gửi đến khu vực thảm họa.
Đức Tổng Giám Mục một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế: “Đừng ngại nói lên sự thật về tội ác của người Nga đã gây ra thảm họa lớn như vậy cho con người và tạo vật của Chúa! Hãy để chân lý của Chúa là ngôi sao dẫn đường, là ánh sáng của chúng ta trong những hoàn cảnh khó khăn này.”
Source:UGCC
Sử dụng thiết bị laser công nghệ cao, một nhóm do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn quét các di tích lịch sử của Ukraine để bảo tồn chúng trong chiến tranh
Đặng Tự Do
05:56 17/06/2023
Một đội tình nguyện gồm hai kỹ sư do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã quan sát một tia laze xoay tròn thực hiện hàng triệu phép đo trong một giây bên trong Nhà thờ Các Thánh ở Kyiv.
Tia laze quét nhanh qua nhà thờ, một phần của Kyiv-Pechersk Lavra, đồng thời chụp một loạt ảnh có độ phân giải cực cao.
Những hình ảnh đó sẽ được kết hợp với dữ liệu điều hướng để tạo ra một kết xuất ba chiều hoàn hảo về ngôi thánh đường. Đó là một phần của dự án bảo vệ và bảo tồn các địa điểm lịch sử trên khắp Ukraine hiện đang gặp nguy hiểm cũng như người dân của họ trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.
Chiara Dezzi Bardeschi, nhân viên UNESCO, cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc, cho biết. “Nếu nó không được bảo vệ ngay bây giờ, chúng ta thực sự có nguy cơ rằng di sản này sẽ bị mất mãi mãi.”
Theo UNESCO, kể từ khi Nga phát động chiến tranh vào tháng 2 năm 2022, ít nhất 259 di tích lịch sử và văn hóa đã bị hư hại do giao tranh. Chúng bao gồm các địa điểm tôn giáo, bảo tàng, di tích và thư viện. Người ta vẫn thường thấy các bức tượng trên khắp đất nước được bao quanh bởi bao cát hoặc giàn giáo để bảo vệ chúng khỏi các cuộc không kích hoặc các cuộc tấn công khác.
Trong khi đó, Ukraine đang phải chi tiền và sự tài trợ của các quốc gia phương Tây ủng hộ nước này vào quân đội khi nước này cố gắng giành lại nhiều lãnh thổ hơn khi những tháng giao tranh mùa hè bắt đầu. Điều đó để lại ít tiền cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, vốn đã phải đối mặt với các chu kỳ hủy diệt trong quá khứ từ Nga hoàng, Đức quốc xã trong Thế chiến II và Liên Xô trong những thập kỷ sau đó.
Emmanuel Durand, một kỹ sư người Pháp làm việc tại Geneva, và Serhii Revenko, một kiến trúc sư người Ukraine thông qua UNESCO đã tình nguyện làm việc tại Nhà thờ Các Thánh, được xây dựng từ năm 1696 đến 1698 tại Lavra, còn được gọi là Tu viện Hang động.
Những người đàn ông đã sử dụng một thiết bị được tặng có tên là Zoller & Fröhlich Imager 5010X, có hai hộp hình chữ nhật được kết nối bằng một camera quay nhanh, có độ phân giải cao ở trung tâm. Máy chụp ảnh, cũng như nhu liệu cần thiết và thiết bị hỗ trợ, có giá tổng cộng khoảng 70.000 đô la.
“Nếu vì chiến tranh mà nhà thờ bị đánh bom trong tuần tới hoặc tháng tới, điều đó thật khủng khiếp, tất nhiên, nhưng ít nhất chúng ta sẽ có các hình ảnh kỹ thuật số này và nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng lại nhà thờ,” Durand nói.
Source:AP
Tin Giáo Hội Việt Nam
Hình ảnh lễ tuyên hứa 17 đoàn viên mới tại Gx ĐMHCG-Garland TX
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô, Chương Mười Hai: Bằng chứng ngôi mộ trống 2
Vũ Văn An
15:26 17/06/2023
Các dị biệt có thể hoà giải được không?
Đôi khi trong lúc đưa tin về các phiên tòa hình sự, tôi đã gặp hai nhân chứng đưa ra lời khai y hệt như nhau, cho đến các chi tiết căn bản, chỉ để thấy chúng bị luật sư bào chữa xé toạc vì thông đồng với nhau trước phiên tòa. Vì thế, tôi nhận xét với Craig, "Giả sử cả bốn sách Tin Mừng giống hệt như nhau trong mọi chi tiết vụn vặt của chúng, điều này sẽ khiến ta nghi ngờ có chuyện đạo văn."
Ông nói, "Đúng, đó là một điểm rất tốt. Sự dị biệt giữa các trình thuật về ngôi mộ trống gợi ý rằng chúng ta có nhiều chứng thực độc lập về các trình thuật này. Thỉnh thoảng người ta nói, 'Mátthêu và Luca chỉ ăn cắp ý tưởng từ Máccô', nhưng khi ông xem xét kỹ các trình thuật, ông sẽ thấy sự khác biệt, một điều gợi ý rằng ngay cả khi Mátthêu và Luca biết rõ trình thuật của Máccô, tuy nhiên họ cũng có những nguồn riêng biệt, độc lập cho câu chuyện ngôi mộ trống của họ. Vì vậy, với nhiều trình thuật và là các trình thuật độc lập này, không có nhà sử học nào bỏ qua bằng chứng này chỉ vì các chênh lệch thứ cấp. Tôi xin trình bầy với ông một thí dụ thế tục. Chúng ta có hai câu chuyện về Hannibal băng qua dãy Alps để tấn công Rome, và chúng không tương hợp và không thể hòa giải với nhau. Thế nhưng, chưa nhà sử học cổ điển nào nghi ngờ sự kiện Hannibal đã mở một chiến dịch như vậy. Đó là một minh họa phi Kinh thánh về sự khác biệt trong các chi tiết phụ không làm suy yếu cốt lõi lịch sử của một câu chuyện lịch sử."
Tôi thừa nhận sức mạnh của lập luận đó. Và khi tôi ngẫm nghĩ về lời phê bình của Martin, đối với tôi dường như một số điều bị ông ta coi là mâu thuẫn có thể được hòa giải khá dễ dàng. Tôi đã đề cập điều này với Craig bằng cách nói, "Há không có cách nào để hòa giải một số khác biệt giữa các trình thuật này hay sao?"
Craig trả lời, "Có, đúng vậy, có. Thí dụ, thời điểm viếng mộ. Một nhà văn có thể mô tả nó như là vẫn còn tối, người kia có thể nói rằng trời đang sáng, nhưng điều đó giống như cuộc tranh luận giữa người lạc quan và người bi quan về việc chiếc ly cạn một nửa hay đầy một nửa. Đó là chuyện xung quanh bình minh, và họ đang mô tả cùng một điều với các từ ngữ khác nhau.
“Còn về số lượng và tên của những người phụ nữ, không có sách Tin Mừng nào có tham vọng đưa ra một danh sách đầy đủ. Tất cả đều bao gồm Maria Mađalêna và các phụ nữ khác, vì vậy có lẽ đã có một nhóm các môn đệ tiên khởi bao gồm những người được nêu tên và có lẽ một vài người khác. Tôi nghĩ sẽ thông thái rởm khi nói rằng đó là một mâu thuẫn."
Tôi hỏi, "Thế còn các trình thuật khác về những gì xảy ra sau đó thì sao?"
Craig giải thích, "Máccô nói những người phụ nữ đã không nói cho bất cứ ai, nhưng các Tin Mừng khác nói rằng họ có nói. Khi ông nhìn vào thần học của Máccô, ngài thích nhấn mạnh sự kính sợ và hoảng sợ, và kinh hoàng cùng tôn thờ trước nhan Thiên Chúa. Vì vậy, phản ứng này của những người phụ nữ chạy trốn với sự sợ hãi và run rẩy, và không nói gì với bất cứ ai vì sợ hãi là một phần trong phong cách văn chương và thần học của Máccô.
Cũng có thể đây là sự im lặng tạm thời, và sau đó những người phụ nữ này quay lại và nói với những người khác những gì đã xảy ra”. Ông kết luận với một nụ cười lớn, “Thực thế, đó phải là một sự im lặng tạm thời; nếu không, Máccô đã không thể kể câu chuyện về nó!"
Tôi muốn hỏi về một sự khác biệt khác thường được trích dẫn. "Chúa Giêsu nói trong Mátthêu 12:40, 'Vì như Giôna đã ba ngày và ba đêm ở trong bụng cá lớn, nên Con Người sẽ ở ba ngày ba đêm trong lòng đất.' Tuy nhiên, các Tin Mừng tường trình rằng Chúa Giêsu đã thực sự ở trong ngôi mộ một ngày trọn, hai đêm trọn và một phần của hai ngày. Há đây không phải là một thí dụ cho thấy Chúa Giêsu đã sai khi không ứng nghiệm lời tiên tri của chính Người hay sao?"
Craig cho hay, "Một số Kitô hữu có ý tốt đã sử dụng câu này để gợi ý Chúa Giêsu bị đóng đinh vào Thứ Tư thay vì Thứ Sáu, để có đủ thời gian ở trong đó! Nhưng hầu hết các học giả nhận ra rằng theo cách tính thời gian thời xưa của người Do Thái, bất cứ phần nào của một ngày cũng được tính như một ngày đầy đủ. Chúa Giêsu đã ở trong ngôi mộ buổi chiều thứ sáu, cả ngày thứ bảy và sáng chủ nhật- theo cách người Do Thái khái niệm thời gian hồi đó, điều này sẽ được tính như ba ngày”.
Ông kết luận, "Một lần nữa, đó chỉ là một thí dụ khác cho thấy biết bao nhiêu các khác biệt này có thể được giải thích hoặc giảm thiểu bằng một số kiến thức nguồn hoặc bằng cách chỉ suy nghĩ về chúng bằng một đầu óc cởi mở."
Các nhân chứng có đáng tin cậy không?
Các sách Tin Mừng đồng ý rằng ngôi mộ trống được phát hiện bởi những người phụ nữ vốn là bạn bè và môn đệ của Chúa Giêsu. Nhưng, theo lượng định của Martin, điều này làm cho lời khai của họ bị nghi ngờ, vì họ "có lẽ không phải là những người quan sát khách quan." Nên tôi đặt câu hỏi với Craig: "Liệu mối liên hệ của các phụ nữ với Chúa Giêsu có làm cho độ tin cậy trong lời chứng của họ bị nghi vấn không?"
Một cách vô tình, tôi rơi vào đúng kế hoạch của Craig. Craig trả lời, "Thực ra, lập luận này phản tác dụng đối với những người sử dụng nó. Chắc chắn những người phụ nữ này là bạn của Chúa Giêsu. Nhưng khi ông hiểu vai trò của phụ nữ trong Xã hội Do Thái thế kỷ thứ nhất, điều thực sự phi thường là câu chuyện ngôi mộ trống rỗng này nên có phụ nữ là những người trước nhất phát hiện ra cái trống rỗng của ngôi mộ.
"Phụ nữ ở một bậc rất thấp trong nấc thang xã hội ở Palestine vào thế kỷ thứ nhất. Có những câu ngạn ngữ cổ của các giáo sĩ Do Thái nói rằng, 'Hãy để những lời của Luật bị đốt cháy hơn là giao cho phụ nữ' và 'Phúc cho người có con trai, nhưng khốn cho người có con cái là nữ giới.' Chứng từ của phụ nữ vốn bị coi là vô giá trị đến nỗi họ thậm chí không được phép phục vụ như các nhân chứng hợp pháp trong một tòa án của pháp luật Do Thái.
“Dưới ánh sáng này, điều hoàn toàn đáng lưu ý là các nhân chứng chính cho ngôi mộ trống là những người phụ nữ vốn là bạn hữu của Chúa Giêsu này. Bất cứ trình thuật huyền thoại nào sau này chắc chắn sẽ mô tả các môn đệ nam đã khám phá ngôi mộ-Phêrô hoặc Gioan chẳng hạn. Sự kiện các phụ nữ là nhân chứng đầu tiên của ngôi mộ trống sẽ được giải thích cách hợp lý nhất bởi thực tạ là-dù muốn hay không-họ là những người khám phá ra ngôi mộ trống! Điều này chứng tỏ các người viết Tin Mừng đã ghi lại một cách trung thực những gì đã xảy ra, ngay cả khi đó là một điều đáng xấu hổ. Điều này nói lên tính lịch sử của truyền thống này hơn là tình trạng huyền thoại của nó."
Tại sao các phụ nữ đi viếng mộ?
Tuy nhiên, lời giải thích của Craig lại để lại một câu hỏi dai dẳng khác: tại sao các phụ nữ đi xức dầu cho xác Chúa Giêsu nếu họ đã biết rằng ngôi mộ của Người đã được niêm phong an toàn? Tôi hỏi "Hành động của họ thực sự có ý nghĩa không?".
Craig suy nghĩ một lúc trước khi trả lời - lần này không phải với giọng nói của người tranh luận nhưng với giọng dịu dàng hơn. "Lee ạ, tôi mạnh mẽ cảm thấy rằng các học giả, những người chưa biết đến tình yêu và sự tận tâm mà những người phụ nữ này cảm nhận đối với Chúa Giêsu, không có quyền phát ra các phán đoán lạnh lùng về tính khả thi của những gì các phụ nữ này muốn làm.
“Đối với những người đang đau buồn, những người đã mất một ai đó họ yêu thương và theo chân hết mình, muốn đi đến ngôi mộ trong một niềm hy vọng xa xôi được xức dầu cho thân xác-tôi hoàn toàn không nghĩ sau này lại có người phê bình đối xử với họ như người máy và nói, 'Đáng lẽ họ không nên đi."'
Ông nhún vai. "Có lẽ họ nghĩ sẽ có người đàn ông nào đó ở xung quanh có thể di chuyển hòn đá. Nếu có lính canh, có lẽ họ nghĩ những lính canh này sẽ làm việc đó. Tôi không biết.
Chắc chắn khái niệm thăm một ngôi mộ để xức dầu lên một thân xác là một thông lệ lịch sử của người Do Thái; câu hỏi duy nhất là tính khả thi của việc ai sẽ di chuyển hòn đá cho họ. Và tôi nghĩ chúng ta không ở vị trí đúng để phê phán họ có nên ở nhà hay không."
Tại sao các Kitô hữu không trưng dẫn ngôi mộ trống?
Để chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn với Craig, tôi đã vào các trang mạng của một số tổ chức vô thần để xem các loại lập luận mà họ đưa ra để chống lại Sự Phục Sinh. Vì một lý do nào đó, ít người vô thần bàn tới chủ đề này. Tuy nhiên, một nhà phê bình đưa ra một phản bác mà tôi muốn trình bày với Craig.
Về cơ bản, nhà phê bình này nói, lập luận chính chống lại ngôi mộ trống là: không ai trong số các môn đệ hoặc các nhà truyền giảng Kitô giáo sau này bận tâm để chỉ ra nó. Ông viết, “Chúng tôi mong các nhà thuyết giáo Kitô hữu đầu tiên nói: 'Bạn không tin chúng tôi phải không? Vậy hãy đi nhìn vào ngôi mộ đi! Nó ở góc đường Số Năm và Đường Chính, ngôi mộ thứ ba, bên tay phải."'
Thế nhưng, ông nói, Phêrô không đề cập đến ngôi mộ trống trong lời rao giảng ở Công vụ 2. Nhà phê bình này kết luận, "Nếu ngay cả các môn đệ cũng không nghĩ truyền thống ngôi mộ trống là điều tốt, tại sao chúng ta lại nên cho nó là tốt?"
Craig mở to mắt khi tôi đặt câu hỏi. Ông trả lời, với chút ngạc nhiên trong giọng nói, "Tôi chỉ không nghĩ đó là sự thật". Ông vừa nói vừa cầm cuốn Kinh thánh lên và lật sang chương thứ hai của sách Công vụ, trong đó ghi lại bài giảng của Thánh Phêrô ngày Lễ Ngũ Tuần.
Craig nhấn mạnh, “Ngôi mộ trống được tìm thấy trong bài phát biểu của Thánh Phêrô. Ngài tuyên bố trong câu 24 rằng 'Thiên Chúa đã khiến Người từ kẻ chết sống lại, giải thoát Người khỏi sự đau khổ của cái chết.' Rồi ngài trích dẫn một thánh vịnh nói về việc Chúa sẽ không cho phép Đấng Thánh của Người phải trải qua sự suy tàn. Điều này đã được viết bởi Đavít, và Thánh Phêrô nói, 'Tôi có thể tự tin nói với anh em rằng tổ phụ Đavít qua đời và được chôn cất, ngôi mộ của ông vẫn còn ở đây cho đến ngày nay.' Nhưng, ngài nói, Đấng Kitô 'không bị bỏ rơi trong mồ mả, cơ thể Người cũng không chịu mục nát. Thiên Chúa đã khiến Chúa Giêsu này sống lại, và tất cả chúng tôi đều là nhân chứng của sự kiện này.'"
Craig nhìn vào cuốn Kinh thánh. “Bài phát biểu này tương phản với ngôi mộ của Đavít, vẫn còn cho đến ngày hôm đó, với lời tiên tri trong đó Đavít nói Đấng Kitô sẽ sống lại, xác thịt Người sẽ không bị thối rữa. Điếu đó rõ ràng muốn ý rằng ngôi mộ bị bỏ trống."
Rồi ông lật sang chương sau trong sách Công vụ. "Trong Cv 13:29-31, Thánh Phaolô nói, 'Sau khi thực hiện tất cả mọi điều Kinh Thánh chép về Người, họ đã hạ Người từ trên cây gỗ xuống và mai táng trong mồ. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết. Trong nhiều ngày, Chúa Giêsu đã hiện ra với những kẻ từng theo Người từ Galilê lên Giêrusalem.' Chắc chắn ngôi mộ trống được ngụ ý ở đây.”
Ông gập cuốn Kinh thánh lại, rồi nói thêm, "Tôi nghĩ khá vụng về và không hợp lý khi tranh luận rằng những nhà thuyết giáo đầu tiên đã không đề cập đến ngôi mộ trống, chỉ vì họ đã không sử dụng hai hạn từ chuyên biệt là ‘ngôi mộ trống’. Không hoài nghi gì là họ biết-và nhờ lời rao giảng của họ, khán giả của họ hiểu -rằng ngôi mộ của Chúa Giêsu đã được bỏ trống."
Đâu là bằng chứng tích cực?
Tôi đã dành phần đầu tiên của cuộc phỏng vấn để chêm nếm với Craig những phản bác và lý lẽ thách thức ngôi mộ trống. Nhưng tôi chợt nhận ra rằng tôi đã không cho ông cơ hội để nói rõ lý lẽ tích cực của ông. Dù ông đã ám chỉ một số lý do tại sao ông tin rằng ngôi mộ của Chúa Giêsu không có người ở, tôi nói, "Tại sao ông không nói cho tôi hay lý lẽ tốt nhất của ông? Xin ông thuyết phục tôi với bốn hoặc năm lý do hàng đầu của ông về việc ngôi mộ trống là một sự kiện lịch sử."
Craig chấp nhận thử thách. Từng điều một, ông trình bầy rõ các lập luận chặt chẽ và mạnh mẽ của mình.
Ông nói, "Đầu tiên, ngôi mộ trống chắc chắn được ngụ ý trong truyền thống ban đầu được Thánh Phaolô truyền lại trong 1 Côrintô 15, đó là nguồn thông tin lịch sử rất xưa và đáng tin cậy về Chúa Giêsu. Thứ hai, vị trí ngôi mộ của Chúa Giêsu đã được các Kitô hữu và người Do Thái biết như nhau. Vì vậy, nếu nó không trống, thì một phong trào được thành lập dựa trên niềm tin vào sự Phục sinh sẽ không thể ra đời trong cùng một thành phố nơi người đàn ông này đã đã bị hành quyết và chôn cất công khai. Thứ ba, từ ngôn từ, ngữ pháp và phong cách, chúng ta có thể nói Máccô thực sự lấy được câu chuyện về ngôi mộ trống của mình, toàn bộ câu chuyện về cuộc khổ nạn của mình, từ một nguồn trước đó. Thực thế, có bằng chứng cho thấy nó được viết trước năm 37 sau Công nguyên, một niên biểu quá sớm để huyền thoại có thể làm sai lạc nó cách nghiêm trọng.
"A.N. Sherwin-White, nhà sử học cổ điển Hy Lạp-La Mã đáng kính xuất thân từ Đại học Oxford, cho biết không có tiền lệ ở bất cứ nơi nào trong lịch sử trong đó huyền thoại đã phát triển nhanh chóng và bóp méo đáng kể các sách Tin Mừng.
“Thứ tư, có một tính đơn giản trong câu chuyện ngôi mộ trống của Máccô. Các trình thuật hư cấu ngụy thư từ thế kỷ thứ hai chứa tất cả các loại tường thuật hoa mỹ, trong đó Chúa Giêsu đi ra khỏi ngôi mộ trong vinh quang và quyền lực, với tất cả mọi người nhìn thấy Người, bao gồm cả các tư tế, chính quyền Do Thái và lính canh La Mã. Đó là những cách truyền thuyết viết, nhưng những điều này chỉ đến với nhiều thế hệ sau các biến cố, khi các nhân chứng tận mắt đã chết đi. Ngược lại, trình thuật của Máccô về câu chuyện ngôi mộ trống rất đơn giản và không tô điểm bằng suy tư thần học.
“Thứ năm, chứng từ nhất trí cho rằng ngôi mộ trống đã được các phụ nữ khám phá đã luận chứng cho tính xác thực của câu chuyện, bởi vì điều này là điều đáng xấu hổ để các môn đệ thừa nhận và hầu như chắc chắn sẽ được che đậy nếu đây là một huyền thoại.
“Thứ sáu, cuộc bút chiến sớm nhất của người Do Thái giả định trước tính lịch sử của ngôi mộ trống. Nói cách khác, không có ai cho rằng ngôi mộ vẫn còn xác của Chúa Giêsu. Câu hỏi luôn là, 'Điều gì đã xảy ra cho thân xác?'
"Người Do Thái đề xuất câu chuyện lố bịch là các lính canh đã ngủ thiếp đi. Rõ ràng, họ đang loay hoay tìm cách giải thích mà không xong. Nhưng vấn đề là thế này: họ bắt đầu với giả định rằng ngôi mộ bị bỏ trống! Tại sao? Bởi vì họ biết nó trống!"
Còn các lý thuyết thay thế thì sao?
Tôi chăm chú lắng nghe Craig trình bày rõ ràng từng điểm, và với tôi sáu luận điểm trên cộng lại thành một lý lẽ đầy ấn tượng. Tuy nhiên, tôi vẫn muốn xem có kẽ hở nào trước khi kết luận nó không có chỗ hở.
Tôi nói, "Năm 1907, Kirsopp Lake gợi ý cho rằng các phụ nữ đơn thuần đã đi vào một ngôi mộ không đúng. Ông ta nói họ bị lạc và một người trông nom ngôi mộ trống nói với họ, 'các chị tìm kiếm cho Ông Giêsu Nadarét. Ông ấy không ở đây,' thế là họ sợ hãi bỏ chạy. Đó không phải là một lời giải thích hợp lý sao?"' (7)
Craig thở dài nói, "Lake đã không tạo ra bất cứ điều gì tiếp theo điều này. Lý do là địa điểm ngôi mộ của Chúa Giêsu đã được nhà cầm quyền Do Thái biết đến. Cho dù các phụ nữ có mắc phải sai lầm này đi nữa, chính quyền cũng sẽ rất vui khi chỉ ra ngôi mộ và sửa sai các môn đệ khi họ bắt đầu tuyên bố rằng Chúa Giêsu đã sống lại từ cõi chết. Tôi không biết ngày nay có ai theo lý thuyết của Lake hay không."
Thành thật mà nói, các giải pháp khác nghe cũng có vẻ không khả hữu lắm.
Rõ ràng, các môn đệ không có động cơ đánh cắp xác Chúa Giêsu để sau đó chết vì một lời nói dối, và chắc chắn là các nhà chức trách Do Thái sẽ không di chuyển xác của Người. Tôi nói, "Chúng ta còn lại giả thuyết cho rằng ngôi mộ trống là một truyền thuyết sau này và đến lúc nó được khai triển, người ta không thể bác bỏ nó, bởi vì vị trí của ngôi mộ đã bị lãng quên."
Craig trả lời, "Điều đó trở thành vấn đề từ năm 1835, khi David Strauss cho rằng các câu chuyện này là huyền thoại. Và đó là lý do tại sao trong cuộc trò chuyện hôm nay chúng ta lại tập trung nhiều vào giả thuyết huyền thoại này bằng cách chỉ ra rằng câu chuyện ngôi mộ trống đã có từ trong vòng một vài năm sau chính các biến cố. Điều này làm cho thuyết truyền thuyết vô giá trị. Cho dù có một số yếu tố huyền thoại trong các chi tiết phụ của câu chuyện, các yếu tố lịch sử cốt lõi của câu chuyện vẫn được thiết lập an toàn."
Đúng, đã có các câu trả lời cho những giải thích thay thế này. Phân tích ra, mọi lý thuyết dường như sụp đổ dưới sức nặng của bằng chứng và luận lý. Nhưng lựa chọn duy nhất còn lại là tin rằng Chúa Giêsu bị đóng đinh đã sống lại-một kết luận một số người thấy khó nuốt một cách ngoại thường.
Tôi nghĩ một lúc về cách tôi có thể diễn đạt điều này trong một câu hỏi cho Craig. Cuối cùng tôi nói, "Mặc dù các lý thuyết thay thế chắc chắn có lỗ hổng trong chúng, nhưng há chúng không hợp lý hơn ý tưởng hoàn toàn không thể tin được rằng Chúa Giêsu là Thiên Chúa nhập thể, người đã sống lại từ cõi chết hay sao?"
Rướn người về phía trước, ông nói, “Tôi nghĩ đây là vấn đề. Tôi nghĩ những người thúc đẩy các lý thuyết thay thế này sẽ thừa nhận, 'Vâng, các lý thuyết của chúng tôi không hợp lý, nhưng chúng không phải không thể xảy ra giống như ý tưởng cho rằng phép lạ ngoạn mục này đã xảy ra.' Tuy nhiên, tại điểm này, vấn đề không còn là một vấn đề lịch sử nữa; thay vào đó là một câu hỏi triết học về việc liệu phép lạ có thể xảy ra hay không."
Tôi hỏi, "Và ông sẽ nói gì về điều đó?"
"Tôi sẽ lập luận rằng giả thuyết cho rằng Thiên Chúa đã khiến Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết không phải là không thể xảy ra. Trên thực tế, dựa trên bằng chứng, đó là lời giải thích tốt nhất cho những gì đã xảy ra. Điều không thể là giả thuyết cho rằng Chúa Giêsu đã sống lại một cách tự nhiên từ cõi chết. Tôi đồng ý điều này là điều kỳ dị. Bất cứ giả thuyết nào cũng có xác suất nhiều hơn là xác chết của Chúa Giêsu tự nhiên trở lại với sự sống. Nhưng giả thuyết cho rằng Thiên Chúa khiến Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết không mâu thuẫn với khoa học hoặc bất cứ sự kiện kinh nghiệm nào từng được biết. Nó chỉ đòi hỏi giả thuyết này là Thiên Chúa hiện hữu, và tôi nghĩ có những lý do độc lập rất tốt để tin rằng Người hiện hữu."
Với điều đó Craig nói thêm lý lẽ đanh thép này: "Bao lâu sự hiện hữu của Thiên Chúa là điều khả hữu, thì Người có thể hành động trong lịch sử bằng cách khiến Chúa Giêsu sống lại từ cõi chết."
Kết luận: Ngôi mộ quả trống
Craig rất thuyết phục: ngôi mộ trống, chắc chắn là một phép lạ vô song - có nghĩa dưới ánh sáng bằng chứng. Và đó chỉ là một phần của lý lẽ Phục sinh. Từ nhà của Craig ở Atlanta, tôi đã sẵn sàng tới Virginia để phỏng vấn một chuyên gia nổi tiếng về bằng chứng cho những lần hiện ra của Chúa Giêsu phục sinh, và sau đó đến California để nói chuyện với một học giả khác về bằng chứng gián tiếp đáng kể.
Khi tôi cảm ơn Craig và vợ ông, Jan, vì sự hiếu khách của họ, tôi suy nghĩ rất lung, trong chiếc quần jean mầu xanh dương và vớ trắng, Craig trông không giống một đối thủ đáng gờm sẵn sàng hạ ván các nhà phê bình Phục sinh tốt nhất trên thế giới. Nhưng chính tôi đã nghe băng ghi âm các cuộc tranh luận.
Trước các sự kiện, họ đã bất lực trong việc đặt thi thể Chúa Giêsu trở lại ngôi mộ. Họ lúng túng, họ đấu tranh, họ loay hoay, họ tự mâu thuẫn, họ theo đuổi các lý thuyết tuyệt vọng và ngoại thường để cố gắng giải thích chứng cớ. Tuy nhiên, cuối cùng, mỗi lần, ngôi mộ vẫn bỏ trống.
Tôi đã được nhắc nhở về việc đánh giá của một trong những nhà trí thức pháp lý cao chót vót mọi thời đại, Ngài Norman Anderson được giáo dục ở Cambridge, giảng dạy tại Đại học Princeton, đã được đề nghị một chức giáo sư suốt đời tại Đại học Harvard, và từng là khoa trưởng của Khoa Luật tại Đại học London.
Sau cả một cuộc đời phân tích vấn đề này, kết luận của ông, từ một góc độ pháp lý, đã được tóm tắt trong một câu: "Ngôi mộ trống, do đó, tạo thành một tảng đá thực sự mà tất cả các lý thuyết duy lý về sự sống đã lao vào một cách vô vọng” (8).
Tài liệu đọc thêm về chủ đề này
Craig, William Lane. " Did Jesus Rise from the Dead? [Chúa Giêsu có sống lại từ cõi chết không?]" Trong Jesus under Fire [Chúa Giêsu bị công kích], do Michael J. Wilkins và J. P. Moreland biên tập, 147-82. Grand Rapids: Zondervan, 1995.
Craig, William Lane " The Empty Tomb of Jesus [Ngôi mộ trống của Chúa Giêsu]." Trong In Defense of Miracles [Bênh vực các phép lạ], do R. Douglas Geivett và Gary R. Habermas, 247-61 hiệu đính. Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1997.
Craig, William Lane. Knowing the Truth about the Resurrection [Biết Sự Thật về Phục Sinh]. Ann Arbor, Mich.:Servant, 1988.
Craig, William Lane. Reasonable Faith [Niềm tin hợp lý]. Westchester, Ill.: Crossway, 1994.
Craig, William Lane và Frank Zindler. Atheism vs. Christianity: Where Does the Evidence Point? [Chủ nghĩa vô thần so với Kitô giáo: Bằng chứng chỉ tới đâu?] Grand Rapids: Zondervan, 1993. băng video.
Harris, Murray J. Crucial Questions about Jesus [Các câu hỏi quan trọng về Chúa Giêsu. Grand Rapids: Baker, 1994.
Ghi chú
1. Gerald O'Collins, The Easter Jesus [Chúa Giêsu Phục sinh](London: Darton, Longman & Todd, 1973), 134, trích trong Craig, The Son Rises [Chúa Con Trỗi dậy], 136.
2. Muốn có cuộn băng ghi âm cuộc tranh luận, xin xem William Lane Craig và Frank Zindler, Atheism vs. Christianity. Where Does the Evidence Point? (Grand Rapids: Zondervan, 1993), videocassette.
3. Templeton, Farewell to God [Giã từ Thiên Chúa], 120.
4. Martin, The Case against Christianity [Lý lẽ chống Kitô giáo], 78-79.
5. Đã dẫn, 81.
6. Michael Grant, Jesus: An Historian Review of the Gospels [Chúa Giêsu: Sử gia duyệt xét các sách Tin Mừng] (New York: Charles Schribner's Sons, 1977), 176.
7. Kirsopp Lake, The Historical Evidence for the Resurrection of Jesus Christ [Bằng chứng Lịch sử việc Phục sinh của Chúa Giêsu Kitô] (London: Williams & Norgate, 1907), 247-79, trích dẫn trong William Lane Craig. Knowing the Truth about the Resurrection [Biết Sự thật về Phục sinh] (Ann Arbor, Mich.: Servant, 19881). 35-36.
8. J. N. D. Anderson, The Evidence for the Resurrection [Bằng chứng của Phục sinh] (Downers Grove, Ill.: InterVarsity Press, 1966), 20.
Văn Hóa
Bố có con, Con có bố
Sơ Ca Linh
21:08 17/06/2023
Bố Có Con, Con Có Bố
(Cảm nhận nhân ngày Chúa Nhật Father’s Day)
Phúc trên đời là những người con còn bố,
Phúc cho ai là những người bố có con.
Con còn bố cuộc đời luôn gót đỏ như son,
Bố có con cuộc sống tươi vui dài năm tháng… !
Nên đừng để bố buồn hỡi những ai còn bố,
Và đừng làm con hận những ông bố có con !
Đạo làm con chữ hiếu làm đầu giữ sắt son,
Phận làm bố trách nhiệm vẹn toàn gương công chính.
Không phải tự nhiên mà một người bỗng dưng làm bố !
Chẳng chuyện tình cờ mà ra đời với phước phận làm con !
Bố và con đều xuất phát từ Thượng Đế toàn năng,
Từ tình yêu nhiệm mầu đã có tận dài lâu vĩnh cửu !
Nên hãy trân trọng ân ban được làm con của bố,
Và đừng xem thường ơn gọi làm bố của con !
Dẫu dài đường sương gió phận làm con mãi vuông tròn,
Dù bạc tóc nắng mưa nghĩa làm bố luôn chu tất !
Thương kẻ cút côi chưa được một lần kêu tên bố,
Xót phận thân già chẳng có khi nào gọi tiếng con !
Nếu thiếu cội già rừng cây sẽ thiếu những chồi non,
Mái ấm vắng cha mùa xuân không mặt trời thiếu nắng !
Bố có con, con có bố đạo, nghĩa tình sâu nặng,
Con còn bố, bố còn con, duyên ân đức rạng ngời !
Không phải một ngày, một tháng, một nơi…
Mà hãy thắm, hãy sắt son đến muôn đời vạn thuở !
Sơn Ca Linh (CN Father’s Day- 18/6/2023)
(Cảm nhận nhân ngày Chúa Nhật Father’s Day)
Phúc trên đời là những người con còn bố,
Phúc cho ai là những người bố có con.
Con còn bố cuộc đời luôn gót đỏ như son,
Bố có con cuộc sống tươi vui dài năm tháng… !
Nên đừng để bố buồn hỡi những ai còn bố,
Và đừng làm con hận những ông bố có con !
Đạo làm con chữ hiếu làm đầu giữ sắt son,
Phận làm bố trách nhiệm vẹn toàn gương công chính.
Không phải tự nhiên mà một người bỗng dưng làm bố !
Chẳng chuyện tình cờ mà ra đời với phước phận làm con !
Bố và con đều xuất phát từ Thượng Đế toàn năng,
Từ tình yêu nhiệm mầu đã có tận dài lâu vĩnh cửu !
Nên hãy trân trọng ân ban được làm con của bố,
Và đừng xem thường ơn gọi làm bố của con !
Dẫu dài đường sương gió phận làm con mãi vuông tròn,
Dù bạc tóc nắng mưa nghĩa làm bố luôn chu tất !
Thương kẻ cút côi chưa được một lần kêu tên bố,
Xót phận thân già chẳng có khi nào gọi tiếng con !
Nếu thiếu cội già rừng cây sẽ thiếu những chồi non,
Mái ấm vắng cha mùa xuân không mặt trời thiếu nắng !
Bố có con, con có bố đạo, nghĩa tình sâu nặng,
Con còn bố, bố còn con, duyên ân đức rạng ngời !
Không phải một ngày, một tháng, một nơi…
Mà hãy thắm, hãy sắt son đến muôn đời vạn thuở !
Sơn Ca Linh (CN Father’s Day- 18/6/2023)
VietCatholic TV
Moscow báo động: Ukraine bất ngờ tấn công Mariupol. Crimea nổ tung. Bộ Quốc Phòng Nga bị tổ trác
VietCatholic Media
02:50 17/06/2023
1. Quân đội Ukraine báo cáo những thành tựu và sự kháng cự quyết liệt của Nga dọc theo mặt trận phía nam. Nga tuyên bố quân Ukraine bất ngờ chuyển hướng tấn công Mariupol.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 17 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết đã có giao tranh ác liệt dọc theo mặt trận phía nam, với các đơn vị hỏa tiễn và pháo binh Ukraine thực hiện gần 1.500 nhiệm vụ hỏa lực chỉ trong ngày cuối qua. Nga đã chịu hàng trăm tổn thất trong cuộc giao tranh gần đây. Nhưng cô nhấn mạnh rằng:
“Các lực lượng xâm lược của Nga ở miền nam Ukraine đang kháng cự quyết liệt, đôi khi kéo thêm quân dự bị từ tuyến phòng thủ thứ hai.”
Theo các blogger quân sự Nga, trái với dự đoán là Ukraine sẽ tấn công Melitopol hay Berdiansk, quân Ukraine đang chuyển hướng tấn công thành phố Mariupol. Các căn cứ quân sự của Nga trong thành phố Mariupol đã trúng phải hàng loạt các cuộc pháo kích gần như liên tục trong 24 giờ qua.
Khi được hỏi về những bình luận này, Thứ trưởng Hanna Maliar xác nhận quân Ukraine đang tấn công theo hướng thành phố Mariupol, nhưng cho rằng quân Ukraine vẫn tiếp tục tấn công ở các hướng khác.
Cô cho biết các đơn vị Ukraine đang củng cố các bước tiến xung quanh các thành phố phía nam Melitopol, Berdiansk và Mariupol, ba mục tiêu chính của họ trong cuộc tấn công ở phía nam. Nhưng cô ước tính lợi ích của Ukraine trong khu vực chỉ giới hạn ở những khoảng cách nhỏ từ một km trở xuống.
“Đối phương đã xây dựng các công sự kỹ thuật, điều này làm phức tạp bước tiến của chúng ta và rất khó giành được các thắng lợi lớn một cách dễ dàng.”
Xa hơn về phía bắc, Maliar cho biết các đơn vị Ukraine đang bảo vệ thị trấn tiền tuyến Avdiivka ở khu vực Donetsk, nơi lực lượng Nga đã cố gắng bao vây trong nhiều tháng.
Cô cho biết các lực lượng của Kyiv đã đạt được một số thành công hạn chế ở những nơi khác trong khu vực Donetsk như xung quanh thị trấn Vuhledar và thành phố Bakhmut vốn có tranh chấp từ lâu.
Hôm thứ Sáu, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, đã lạc quan về tiến bộ của quân đội ông bên ngoài Bakhmut. Ông cho biết các lực lượng chính quy của Nga, hiện đã thay thế nhóm quân sự tư nhân Wagner trong thành phố, đã không đưa ra được mức độ chiến đấu tương tự như quân Wagner.
2. Crimea đối mặt với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khi Ukraine kêu gọi người dân địa phương chống lại người Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Crimea Faces Drone Blitz as Ukraine Urges Locals to Resist Russians”, nghĩa là “Crimea đối mặt với các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khi Ukraine kêu gọi người dân địa phương chống lại người Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Chín máy bay không người lái đã bị bắn hạ ở Crimea vào rạng sáng ngày thứ Năm, theo các cơ quan xâm lược do Mạc Tư Khoa cài đặt. Đây là cuộc tấn công bằng máy bay không người lái mới nhất chống lại các lực lượng Nga trên bán đảo khi Ukraine tìm cách cô lập và cuối cùng là giải phóng khu vực.
Người đứng đầu Crimea, ông Serge Aksyonov đã viết trên kênh Telegram của mình hôm thứ Năm rằng “chín máy bay không người lái đã được nhìn thấy trên lãnh thổ Crimea: sáu chiếc bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không, và ba chiếc bị gây nhiễu và buộc phải hạ cánh bằng phương tiện tác chiến điện tử”.
“Một máy bay không người lái đã phát nổ ở làng Dokuchayevo,” Aksyonov nói thêm. “Không ai bị thương. Cửa sổ bị vỡ ở một số ngôi nhà.” Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga qua email để yêu cầu bình luận.
Các làn sóng máy bay không người lái trên không và các thuyền không người lái đã trở nên tương đối phổ biến trong 16 tháng chiến tranh toàn diện. Nga cáo buộc các vụ tấn công này là công việc của Ukraine, nhưng các quan chức ở Kyiv thường phủ nhận bất kỳ sự liên quan nào.
Cuộc giao tranh khốc liệt nhất đang diễn ra ở phía bắc và phía đông của bán đảo bị tạm chiếm, nhưng Ukraine đã nói rõ rằng họ coi việc giải phóng Crimea - viên ngọc trên vương miện của nước Nga đế quốc mới của Putin - là trung tâm của bất kỳ thỏa thuận hòa bình nào trong tương lai.
Việc giải phóng bán đảo sẽ mất thời gian, mặc dù các quan chức chính trị và quân sự Ukraine cho biết họ không thể ước tính chính xác khi nào việc giải phóng sẽ khả thi. Trong khi đó, cuộc phản công non trẻ của Kyiv đang đẩy mạnh vào miền nam Ukraine bị tạm chiếm, dường như nhằm vào thành phố chiến lược Melitopol và bờ biển Biển Azov xa hơn.
Tiếp cận bờ biển sẽ cắt “cây cầu trên đất liền” của Nga tới Crimea. Nó sẽ hạn chế nguồn cung cấp cho các lực lượng Nga ở đó và cho phép vũ khí tầm xa của Ukraine tấn công các mục tiêu trên bán đảo.
Trong khi các đơn vị Ukraine chiến đấu ở phía bắc, cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine đang kêu gọi các nhóm kháng chiến thân Kyiv ở Crimea đóng góp. Họ đưa ra một tuyên bố vào hôm thứ Tư, kêu gọi cư dân Crimea cung cấp thông tin về các hoạt động quân sự, chính trị và thương mại của Nga, cũng như các vị trí quân sự quan trọng và trung tâm cung ứng.
“Những người Ukraine hiện đang bị tạm chiếm, chúng tôi nhắc nhở các bạn rằng các bạn có thể mang việc giải phóng các vùng đất của chúng ta bởi các lực lượng phòng thủ của Ukraine đến gần hơn,” tuyên bố viết.
“Nhờ có các bạn, chúng ta không chỉ có thể tiêu diệt đối phương mà còn cứu được mạng sống của những người lính và dân thường của chúng ta. Sự đóng góp của các bạn có thể mang tính quyết định trong việc khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine trong phạm vi biên giới năm 1991.”
“Ukraine chắc chắn sẽ đòi lại được Crimea,” tuyên bố nói thêm. “Chúng ta càng có nhiều thông tin, bán đảo Crimea sẽ càng sớm được giải phóng.”
Theo phong trào kháng chiến dân sự Dải băng vàng, các phong trào kháng chiến địa phương đang gia tăng. Nhóm này—được thành lập vào tháng 4 năm 2022 sau cuộc xâm lược của Nga vào các vùng phía nam và phía đông Ukraine— đã và đang dựng các dải ruy băng màu vàng xung quanh các khu vực bị tạm chiếm, cũng như phân phát các áp phích và tờ rơi tìm cách phá hoại các câu chuyện của Nga.
Một bài đăng trên kênh Telegram của nhóm cho biết các dải băng màu vàng đang xuất hiện “hàng loạt” trên khắp Crimea, bao gồm cả ở các thành phố Simferopol, Sevastopol, Yalta và Feodosia.
“Chúng tôi đã phân phát được hơn 400 dải ruy băng. Vâng, điều đó thật khó khăn, bởi vì những kẻ theo chủ nghĩa phát xít đang đẩy mạnh các biện pháp phản gián, họ sợ sự phản kháng của người Ukraine, vì vậy họ lắp đặt camera ở mọi ngã rẽ”.
3. Tổ trác: Nga Vô Tình Khoe Xe Tăng Bị Phá Hủy Của Chính Mình
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Accidentally Shows Off Its Own Destroyed Tank”, nghĩa là “Nga Vô Tình Khoe Xe Tăng Bị Phá Hủy Của Chính Mình.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một đoạn video cố gắng giả mạo chiếc xe tăng bị phá hủy của mình là của Ukraine.
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Nga, Trung tướng Igor Konashenkov, cho biết “Các đơn vị chống tăng đã phá hủy một hàng xe bọc thép của Lực lượng Vũ trang Ukraine tại khu vực mỏm đá Vremevsky”. Tuy nhiên, Serhiy Bratchuk, phát ngôn viên của chính quyền quân sự Odessa, cho biết Konashenkov đã chia sẻ một đoạn clip về một chiếc xe tăng bị cháy, hóa ra là chiếc T-80BV của chính Nga.
Đoạn phim được công bố một tuần sau khi Ukraine nỗ lực tái chiếm các vùng lãnh thổ do Nga xâm lược. Tổng thống Nga Vladimir Putin, trong một xác nhận hiếm hoi về tổn thất quân sự của Điện Cẩm Linh, nói với các blogger quân sự Nga hôm thứ Ba rằng Nga đã mất 54 xe tăng trong các nỗ lực phản công của Kyiv cho đến nay. Newsweek không thể xác minh ngay con số đó.
Đoạn video hôm thứ Ba cũng cho thấy những cảnh quay cận cảnh chiếc xe tăng bị phá hủy và cắt ngang một khẩu hiệu viết bằng tiếng Nga dù bị cháy vẫn có thể đọc được là: “Gấu Chiến thuật Nga”.
Konashenkov tuyên bố: “Một cuộc tấn công không thành công khác đã khiến chế độ Kyiv phải trả giá bằng một số đơn vị xe bọc thép. Các chiến binh của nhóm quân “Miền Đông” đã không cho phép các đơn vị Ukraine tiếp cận tuyến phòng thủ của chúng ta, bắn phá đoàn xe đối phương bằng lựu đạn phóng rocket và hỏa tiễn chống tăng có điều khiển”
Bratchuk viết trên kênh Telegram của mình: “Kênh mini-kill chính thức của Liên bang Nga đã đăng tải đoạn phim 'phá hủy một cột xe bọc thép của Lực lượng vũ trang Ukraine', nơi chiếc xe tăng T-80BV bị phá hủy được thắp sáng. Nhưng có một sắc thái nhỏ - chiếc xe tăng hóa ra là của Nga”
Một trong những trợ lý hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Mykhailo Podolyak, cho biết hôm thứ Năm rằng một trong những mục tiêu hiện tại của Kyiv là tiêu diệt càng nhiều quân được huy động của Nga và phá hủy càng nhiều thiết bị của Nga càng tốt.
“Tôi nói thẳng thắn, càng nhiều càng tốt để gây áp lực tâm lý lên quân đội Nga,” ông nói.
Ông Podolyak nói thêm rằng những tiến bộ hiện tại của lực lượng vũ trang Ukraine đối với lãnh thổ do Nga xâm lược trong tuần qua là một phần của bài kiểm tra nhằm tìm ra điểm yếu của Mạc Tư Khoa và cuộc phản công quyết định của Ukraine vẫn chưa bắt đầu.
Zelenskiy nói với NBC News trong một cuộc phỏng vấn được công bố hôm thứ Năm rằng quân đội của ông đang “gặp phải sự kháng cự rất quyết liệt,” nhưng “mọi thứ đang diễn ra tốt đẹp.”
“Tôi có thể nói rằng nhìn chung là tích cực, nhưng rất khó khăn,” ông nói.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.
4. Các lực lượng Nga chịu tổn thất nhiều vì loại máy bay không người lái đặc biệt của quân Ukraine.
Các nhiệm vụ ban đêm cho đến nay vẫn là một đặc điểm nổi bật trong giai đoạn đầu của cuộc phản công của Ukraine, đặc biệt là ở phần phía nam của đất nước. Các cuộc tấn công của Ukraine có thể làm rung chuyển các tòa nhà cho đến tận thành phố Melitopol và các vụ nổ thắp sáng bầu trời, mặc dù thành phố này cách chiến tuyến khoảng 48 km.
Ukraine vẫn e dè về các cuộc phản công và thậm chí còn dè dặt hơn khi đề cập đến các chi tiết chiến thuật của các hoạt động thăm dò và thúc đẩy dọc theo tiền tuyến. Nhưng về phía Nga, họ có một niềm tin rõ ràng là Ukraine có lợi thế đặc biệt trong lĩnh vực này.
Vào ban ngày, CNN đã theo dõi một đơn vị máy bay không người lái đã dành hàng giờ để tìm kiếm các địa điểm phóng vào ban đêm mà họ có thể tấn công, cũng như tìm ra tọa độ chính xác của mục tiêu.
Quá trình chuẩn bị toàn diện liên quan đến việc bay các máy bay không người lái giám sát khác nhau tới các vị trí của Nga, nhưng cũng dựa vào thông tin tình báo bổ sung từ các đơn vị khác của Ukraine cho đến khi họ có bức tranh hoàn chỉnh về mục tiêu.
Trước khi phóng, họ lái xe trong bóng tối hoàn toàn, tắt đèn pha và sử dụng kính nhìn ban đêm để nhìn đường và đến địa điểm phóng được chỉ định.
Họ che giấu phương tiện của mình và đi bộ vài trăm mét, trong khi lực lượng Ukraine và Nga trao đổi pháo binh. Chỉ dựa vào ánh sáng đỏ - mà theo họ, đó là máy bay không người lái của Nga, đặc biệt là khi chúng không nhìn thấy chúng mở đèn để chiếu sáng đường đi.
Tất cả đều được dàn dựng cẩn thận để che giấu dấu vết của họ và bảo đảm vị trí của họ không bị máy bay không người lái của Nga nhìn thấy và làm mồi cho pháo binh của Putin trong khi họ thực hiện cuộc tấn công của mình.
Tại chỗ, họ chuẩn bị máy bay không người lái - một chiếc 4 cánh quạt lớn do Ukraine sản xuất - và chất nổ để thả xuống vị trí của Nga. Thiết bị này có thể mang trọng tải lên tới 45 pound, nhưng đôi khi họ cũng tạo ra một quả mìn ngẫu hứng – sử dụng những thứ do do lực lượng Nga bỏ lại khi rút lui khỏi Kherson.
Các máy bay không người lái của Ukraine có hệ thống quang nhiệt có thể nhìn thấy ban đêm mà không cần mở đèn, lặng lẽ bay đến các mục tiêu đã được xác định vào ban ngày và thả chất nổ xuống, rồi chuồn êm.
5. Tổng thống Biden sẵn sàng loại bỏ những rào cản để Ukraine gia nhập NATO
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden cảm thấy thoải mái với việc loại bỏ một trong những rào cản để Ukraine gia nhập NATO, một nguồn tin quen thuộc với tình hình nói với CNN.
Theo nguồn tin này, Biden sẽ sẵn sàng từ bỏ Kế hoạch Hành động Tư cách thành viên, gọi tắt là MAP, cho Ukraine, vốn được mô tả trong một thỏa thuận năm 2008 là “bước tiếp theo của Ukraine... trên con đường trở thành thành viên trực tiếp của họ”. MAP, được mô tả là “chương trình tư vấn, và hỗ trợ thiết thực phù hợp với nhu cầu cá nhân của các quốc gia muốn gia nhập Liên minh,” là một quá trình mà các quốc gia khác phải thực hiện để gia nhập NATO.
Tại sao điều này lại quan trọng: Việc loại bỏ nó sẽ thể hiện một bước nhằm tăng tốc sự gia nhập của Ukraine vào liên minh phòng thủ.
Nguồn tin cho biết đây là một phần đề xuất của Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và đã được thảo luận khi hai nhà lãnh đạo gặp nhau ở Washington hồi đầu tuần.
Nguồn tin cho biết Tổng thống Mỹ quan tâm nhất đến việc tìm ra một đề xuất cụ thể sẽ được các đồng minh còn lại ủng hộ và sẽ báo hiệu cho Ukraine rằng họ đang đạt được tiến bộ trong việc trở thành thành viên.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ vẫn không coi việc Ukraine trở thành thành viên của liên minh là sắp xảy ra do những cải cách mà Kyiv cần phải thực hiện, và nguồn tin cho biết đề xuất của ông Stoltenberg phản ánh điều này.
Đề xuất của người đứng đầu NATO không đưa ra mốc thời gian cụ thể cho việc Ukraine trở thành một thành viên của liên minh, đây là điều đã được một số thành viên trong liên minh thúc đẩy.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết ông hiểu rằng đất nước của ông không thể trở thành thành viên của NATO khi vẫn còn chiến tranh.
6. Thất bại trên chiến trường, Nga đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về chiến tranh hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Russia Issues Dire Warning About Nuclear War”, nghĩa là “Nga đưa ra cảnh báo nghiêm trọng về chiến tranh hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Nga không loại trừ việc sử dụng vũ khí hạt nhân như một cách để tự vệ trong bối cảnh cuộc chiến đang diễn ra ở Ukraine bắt đầu từ tháng 2 năm ngoái.
Maria Zakharova, phát ngôn nhân của Bộ Ngoại giao Nga, cho biết trong một cuộc họp báo hôm thứ Năm rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong một số tình huống nghiêm trọng.
Bà ta nói: “Chính sách răn đe hạt nhân của Nga mang tính phòng thủ nghiêm ngặt. Việc sử dụng vũ khí hạt nhân rõ ràng bị hạn chế bởi các tình huống bất thường trong khuôn khổ các mục đích phòng thủ nghiêm ngặt”.
Zakharova nói tiếp rằng: “Không thể có người chiến thắng trong đó. Nó không bao giờ nên được tung ra. Chúng tôi liên tục kêu gọi tất cả các bên khác tham gia tuyên bố chung của các nhà lãnh đạo của năm quốc gia hạt nhân về ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và không thể chấp nhận một cuộc chạy đua vũ trang không tuân thủ các định đề này.”
Việc sử dụng vũ khí hạt nhân đã được thảo luận nhiều lần trên truyền hình nhà nước Nga, nhưng một số chuyên gia bày tỏ nghi ngờ rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thực sự sử dụng chúng và đặt câu hỏi về lợi ích chiến lược của việc làm như vậy.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga cũng ám chỉ rằng nước bà có thể đảo ngược quyết định đình chỉ tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới, có tên là Khởi đầu Mới, gọi tắt là START, là thỏa thuận 10 năm mà Nga và Mỹ bắt đầu từ năm 2010 về kiểm soát vũ khí hạt nhân.
Theo thỏa thuận, cả hai nước không được phép triển khai hơn 1.550 vũ khí hạt nhân chiến lược. Thỏa thuận đã được gia hạn thêm 5 năm vào năm 2021, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nói với các nhà lập pháp vào tháng 2 rằng Mạc Tư Khoa sẽ tạm thời đình chỉ vai trò của mình trong thỏa thuận nhưng sẽ không rút hoàn toàn. Putin sau đó đã ký một đạo luật vào ngày 1 tháng 3 đình chỉ vai trò của Mạc Tư Khoa trong hiệp ước.
“Trong trường hợp này, vâng, chỉ khi Washington thể hiện ý chí chính trị và nỗ lực giảm căng thẳng, xuống thang và tạo điều kiện để nối lại hoạt động đầy đủ của hiệp ước,” bà Zakharova cho biết hôm thứ Năm, theo hãng thông tấn Nga..
Cảnh báo về việc sử dụng vũ khí hạt nhân được đưa ra khi Nga tiếp tục chiến đấu với Ukraine, quốc gia gần đây được cho là đã bắt đầu cuộc phản công được chờ đợi từ lâu trong nỗ lực giành lại lãnh thổ của mình. Cuộc chiến giữa quân đội Nga và Ukraine kéo dài khắp các thành phố lớn ở Ukraine, bao gồm Kyiv, Odesa, Kherson và Bakhmut. Chiến tranh vẫn chưa có hồi kết, nhưng các quốc gia phương Tây, bao gồm cả Hoa Kỳ, tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine để giúp đất nước bị chiến tranh tàn phá này duy trì và tự vệ.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga để bình luận.
7. Những bình luận hiếm hoi của Putin có thể là chiến lược chiến tranh mới
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin's Rare Comments Could Be New War Strategy”, nghĩa là “Những bình luận hiếm hoi của Putin có thể là chiến lược chiến tranh mới.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Tổng thống Nga Vladimir Putin trong tuần qua đã công khai thừa nhận một số thiếu sót của quân đội, từ việc không đủ vũ khí cho đến tổn thất các thiết bị đắt tiền.
Đối với một nhà lãnh đạo ít khi thừa nhận những thất bại trong cuộc chiến ở Ukraine, sự thừa nhận gần đây của Putin đã làm nảy sinh suy đoán rằng ông ta có thể đang áp dụng một chiến lược mới.
Trong một cuộc họp báo ở Sochi hôm thứ Sáu 9 Tháng Sáu, Putin đã phát biểu về việc Ukraine phát động cuộc phản công trong cuộc chiến mà ông ta bắt đầu với cuộc xâm lược ngày 24 tháng 2 năm 2022. Trong các bình luận của mình, Putin cho biết quân đội của ông thiếu “vũ khí hiện đại” trước khi nói thêm rằng ngành công nghiệp quốc phòng của Nga sẽ giải quyết vấn đề này.
Putin đã thừa nhận nhiều hơn về những thiếu sót liên quan đến cuộc chiến ở Ukraine trong cuộc gặp hôm thứ Ba với các blogger quân sự ủng hộ Cẩm Linh. Ông nói rằng lực lượng phòng không của ông đã không được chuẩn bị đầy đủ để đáp trả các cuộc tấn công gần đây vào các khu vực biên giới như Belgorod, và ông nói thêm rằng Nga đã mất 54 xe tăng trong quá trình phản công hiện tại của Ukraine. Chỉ vài ngày trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố Nga đã mất 15 xe tăng.
Putin tại một thời điểm trong cuộc gặp gỡ với các blogger cũng nói rằng “trong quá trình thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt, rõ ràng là có sự thiếu hụt nhiều thứ—đạn dược dẫn đường chính xác, thiết bị liên lạc, máy bay, máy bay không người lái, v.v.”.
Giáo sư Mark N. Katz của Trường Chính sách và Chính phủ Schar thuộc Đại học George Mason lưu ý rằng một số blogger quân sự mà Putin nói chuyện hôm thứ Ba đã chỉ trích cuộc chiến của ông ở Ukraine.
“Những tuyên bố của Putin, sau đó, thừa nhận những gì họ đã nói là đúng,” Katz nói với Newsweek. “Ông ấy dường như đang ám chỉ rằng Nga có thể đánh bại Ukraine nếu Mạc Tư Khoa sẵn sàng hy sinh nhiều hơn, hoặc họ có thể giữ vững lập trường chống lại việc Ukraine giành được lợi thế trước Nga với cái giá phải trả thấp hơn cho Nga. Và chỉ có ông ấy, Putin, mới có thể quyết định.”
“Theo quan điểm của tôi, ông ấy dường như đang báo hiệu cho Ukraine rằng nước này nên ngừng nỗ lực giành lại nhiều lãnh thổ nếu không Putin sẵn sàng trả bất cứ giá nào cần thiết để đánh bại Ukraine. Nhưng điều này không nhất thiết phải xảy ra nếu Ukraine chấp nhận các yêu sách của ông ta”.
David Silbey - phó giáo sư lịch sử tại Đại học Cornell và giám đốc giảng dạy và học tập tại Cornell ở Washington - nói với Newsweek rằng việc thừa nhận gần đây của Putin dường như “giống như hai điều hơi khác nhau”.
“Sự thiếu hụt thiết bị giống như một cái cớ phủ đầu nếu cuộc tấn công của Ukraine thành công,” Silbey nói, đồng thời cho biết thêm rằng Putin sau đó có thể đổ lỗi cho các nhà sản xuất vũ khí Nga vì đã không chế tạo đủ vũ khí cho lực lượng của mình.
Ông nói: “Cách nào cũng hiệu quả – nếu người Ukraine thất bại, thì Putin được vẻ vang vì ông ta có thể thắng bất chấp sự thiếu hụt.”
Đối với các hệ thống phòng không của Nga, Silbey nói, “Putin hơi bế tắc.”
Ông nói thêm: “Các cuộc tấn công xảy ra xuyên biên giới và do đó, ông ấy khó kiểm soát tin tức hơn vì điều đó. “Vì vậy, tôi nghĩ, ông ta thừa nhận một chút bởi vì không thừa nhận gì cả sẽ có vẻ như ông ta hoàn toàn lạc lõng, không nắm được tình hình.”
Tài khoản Twitter bảo thủ Politique Republic đưa ra giả thuyết rằng có lẽ Putin đang lấy một trang trong Binh pháp Tôn Tử để cố gắng khiến Ukraine đánh giá thấp ông ta.
Trong một tweet về việc Putin thảo luận về tình trạng thiếu vũ khí, Politique Republic đã đăng một hình ảnh với câu nói của chiến lược gia quân sự Trung Quốc: “Hãy tỏ ra yếu đuối khi bạn mạnh mẽ, và mạnh mẽ khi bạn yếu đuối”.
Theo Katz, kết quả tổng thể của chiến lược đằng sau những bình luận của Putin có thể không tốt cho hầu hết mọi người.
Katz nói: “Có thể tôi đang hiểu quá nhiều về Putin ở đây, nhưng tôi nghĩ ông ấy đang cố gắng thoát khỏi tình trạng tồi tệ cho Nga bằng cách đe dọa tạo ra một tình huống tồi tệ hơn cho người Nga, người Ukraine và người phương Tây.
8. Đồng minh của Putin cảnh báo: Nói về vũ khí hạt nhân là 'vô trách nhiệm'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Nuclear Weapons Talk 'Irresponsible', Warns Putin Ally”, nghĩa là “Đồng minh của Putin cảnh báo: Nói về vũ khí hạt nhân là 'vô trách nhiệm'.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Túy Vân.
Alexander Dugin, một đồng minh có ảnh hưởng của Tổng thống Nga Vladimir Putin, cảnh báo hôm thứ Năm rằng nói về việc sử dụng vũ khí hạt nhân trong cuộc chiến của Nga ở Ukraine là “vô trách nhiệm”.
“Tôi nghĩ đây là một trường hợp cực đoan. Tôi tin rằng chúng ta còn lâu mới tận dụng hết mọi khả năng chiến thắng mà không cần sử dụng vũ khí hạt nhân,” nhà bình luận chính trị người Nga nói với hãng tin Fontanka bên lề hội nghị kinh tế quốc tế ở thành phố St. Petersburg.
Dugin, 61 tuổi, được cho là kiến trúc sư chủ chốt trong cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Con gái của ông, nhà hoạt động chính trị Darya Dugina, đã thiệt mạng trong một vụ đánh bom xe vào tháng 8 năm 2022. Ông đã trả lời bình luận của cố vấn Điện Cẩm Linh, Serge Karaganov, người đã viết trong một bài báo gần đây rằng Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân ở Âu Châu để phá vỡ sự ủng hộ của phương Tây đối với Ukraine.
Dugin nhấn mạnh rằng: “Như tổng thống của chúng ta đã nói, sẽ không có thế giới nếu không có nước Nga. Điều này cần phải được suy nghĩ nghiêm túc”
Ông nói: “Hiện tại, thật vô trách nhiệm khi nói về ngày tận thế hạt nhân trước thời hạn.”
Dugin cho biết những người như Karaganov hoặc “tôn vinh nền văn minh phương Tây trong nhiều thập kỷ” hoặc họ “trở thành những người Nga yêu nước cực đoan”.
“ Chúng ta chưa cạn kiệt mọi thứ để phải đề cập đến vũ khí hạt nhân, nhưng chúng ta cũng không được quên điều này, đây là lối thoát cuối cùng. Mọi người nên hiểu rằng đây là phương sách cuối cùng,” ông nhấn mạnh.
Trong một bài báo có tiêu đề “Một quyết định khó khăn nhưng cần thiết,” được xuất bản bởi trang web Russia in Global Affairs có liên kết với Điện Cẩm Linh, Karaganov, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng của Nga, đề nghị nước ông nên tăng cường tung ra các hăm dọa hạt nhân để thúc đẩy phương Tây “ lùi lại.”
“Đây là một sự lựa chọn tồi tệ về mặt đạo đức. Nếu điều này được thực hiện, không chỉ nước Nga có thể bị diệt vong, mà rất có thể, toàn bộ nền văn minh nhân loại sẽ kết thúc”
Putin đã nói trong một bài phát biểu trên truyền hình toàn quốc vào tháng 9 năm 2022 rằng ông sẵn sàng sử dụng vũ khí hạt nhân để bảo vệ lãnh thổ Nga.
“Nếu sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng ta bị đe dọa, chắc chắn chúng ta sẽ sử dụng mọi biện pháp sẵn có để bảo vệ nước Nga và người dân của chúng ta – đây không phải là một trò lừa bịp”, nhà lãnh đạo Nga khi đó cho biết.
Nhiều người lo ngại rằng nỗ lực chiếm lại Crimea của Ukraine, mà Putin đã sáp nhập vào năm 2014, sẽ là một lằn ranh đỏ đối với Nga và rằng tổng thống Nga có thể sử dụng năng lực hạt nhân của nước mình để bảo vệ lãnh thổ.
Boris Bondarev, một cựu quan chức ngoại giao Nga đã từ chức công khai vì cuộc xâm lược Ukraine năm ngoái, nói với Newsweek vào tháng Hai rằng các mối đe dọa hạt nhân của Putin chỉ là một trò lừa bịp.
“Hôm nay hắn ta đang bịp bợm và chúng ta biết rằng hắn ta đã bịp bợm về các mối đe dọa hạt nhân. Người Ukraine đã giành lại được một số phần lãnh thổ của họ và không có sự trả đũa hạt nhân nào cả”, ông Bondarev nói. “Nếu bạn sợ Putin sử dụng vũ khí hạt nhân, thì bạn đã thua trong cuộc chiến chống lại ông ta và ông ta sẽ thắng.”
ĐTGM Ukraine than thở: Chúng tôi đang phải đối phó với những kẻ quá sức tàn bạo và bất nhân
VietCatholic Media
05:51 17/06/2023
1. Tòa án Đức ra lệnh cho tổng giáo phận Köln bồi thường hơn 300.000 đô la
Một tòa án hôm thứ Ba đã ra lệnh cho một giáo phận Đức phải bồi thường 300.000 euro hay 323.000 Mỹ Kim cho một cậu giúp lễ trước đây đã bị một linh mục Công Giáo lạm dụng nhiều lần vào những năm 1970. Đây là một phán quyết mà hiệp hội các nạn nhân cho biết là phán quyết đầu tiên thuộc loại này ở Đức.
Tòa án bang ở Köln đã ra phán quyết trong một vụ kiện trong đó nguyên đơn, một người đàn ông hiện 62 tuổi, bị một linh mục hiện đã qua đời lạm dụng hơn 300 lần, đã đòi 750.000 euro từ tổng giáo phận Köln, theo hãng thông tấn Đức dpa. Tổng giáo phận đã quyết định không viện dẫn thời hiệu trong trường hợp này, mặc dù trường hợp này đã xảy ra quá lâu.
Chủ tọa phiên tòa Stephan Singbartl cho biết tòa án không yêu cầu mức bồi thường cao hơn vì cuộc sống của nạn nhân chưa bị hủy hoại, đồng thời lưu ý rằng anh ta đã kết hôn, có con và có thể đi làm.
Giáo Hội tại Đức đã và đang thực hiện các khoản thanh toán tự nguyện cho những người bị lạm dụng. Các nhóm nạn nhân chỉ trích số tiền là quá nhỏ. Một hệ thống có hiệu lực vào đầu năm 2021 cung cấp các khoản thanh toán khoảng 50.000 euro cho mỗi nạn nhân — thay thế một chương trình trước đó, mà các khoản thanh toán trung bình chỉ khoảng 5.000 euro.
Cho đến nay, một cơ quan thiết lập thanh toán độc lập quyết định các khiếu nại theo hệ thống đó đã trao các khoản thanh toán hơn 50.000 euro trong 143 trường hợp và hơn 100.000 euro trong 24 trường hợp.
Köln là một trung tâm lịch sử của Công Giáo ở Đức: tổng giáo phận có nhiều người Công Giáo hơn bất kỳ nơi nào khác trong cả nước, khoảng 1,8 triệu người.
Source:AP
2. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk than thở: Chúng tôi đang phải đối phó với những kẻ quá sức tàn bạo và bất nhân
Đáng báo động nhất là người Nga không cứu những người mà họ đã gây hại, và còn xả súng vào những người muốn cứu mạng. Những kẻ tội phạm máu lạnh nhìn người ta chết, là những kẻ quá sức tàn bạo và bất nhân mà chúng tôi đang phải đối phó. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, là nhà lãnh đạo của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã đưa ra lập trường trên hôm thứ Ba 13 Tháng Sáu, trong một bài phát biểu truyền thống qua video vào tuần thứ 69 của cuộc xâm lược toàn diện của quân xâm lược Nga trên vùng đất Ukraine yên bình.
Nga đang đồng thời phạm tội diệt chủng người Ukraine và diệt chủng sinh thái đất nước Ukraine.
Đức Tổng Giám Mục lưu ý rằng không thành công trên chiến trường và không thể đè bẹp tinh thần dũng cảm của quân đội Ukraine, bọn tội phạm Nga đang pháo kích vào các thị trấn và làng mạc yên bình và tiếp tục phạm tội ác chiến tranh.
“Nhưng đối phương không thể làm chúng ta mất tinh thần. Người Ukraine ngày càng đoàn kết, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau. Và hôm nay, tôi muốn thế giới một lần nữa nghe thấy: Ukraine đứng lên, Ukraine chiến đấu, Ukraine cầu nguyện!” Người đứng đầu Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương nói.
Ngài lưu ý rằng một sự kiện quan trọng đã diễn ra trong tuần qua sẽ đi vào lịch sử như một trong những thảm họa nhân tạo định mệnh nhất ở Âu Châu hiện nay - vào đêm ngày 6 tháng 6, người Nga đã cho nổ tung con đập của nhà máy thủy điện Kakhovka. Trước đó, họ đã cố tình nâng mực nước ở hồ chứa Kakhovka để tăng sức mạnh chết người của dòng nước.
“Ngày nay, chúng tôi đã phân loại loại hành động này là hành động diệt chủng - là tội ác chống lại môi trường và diệt chủng - cố ý hủy diệt hàng loạt người dân Ukraine ở các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm,” Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav nói.
Đức Tổng Giám Mục bày tỏ sự đau đớn trước việc cộng đồng thế giới và các tổ chức quốc tế hầu như không phản ứng gì với tội ác này và Hội Hồng Thập Tự quốc tế, hy vọng duy nhất để cứu người Ukraine trong lãnh thổ bị tạm chiếm, không làm gì cả.
Đức Tổng Giám Mục cảm ơn tất cả những người, ở các cấp độ khác nhau ở các quốc gia khác nhau, đã tích cực đóng góp vào hành động cao cả cứu người Ukraine, để hôm nay viện trợ khẩn cấp được gửi đến Ukraine để cứu những người đang bị nước cướp đi quyền sống mà người Nga đã biến thành vũ khí hủy diệt hàng loạt trên quê hương của chúng ta.
Theo Đức Tổng Giám Mục, toàn thể Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương của chúng ta, bao gồm cả Ukraine, đang huy động để cứu những người phải gánh chịu tội ác này. Các giáo xứ của chúng ta đang thu thập mọi thứ họ cần, đặc biệt là nước uống. Tổ chức “Wise Cause” của Giáo Hội Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương đang chuẩn bị các gói thực phẩm bổ sung để gửi đến khu vực thảm họa.
Đức Tổng Giám Mục một lần nữa kêu gọi cộng đồng quốc tế: “Đừng ngại nói lên sự thật về tội ác của người Nga đã gây ra thảm họa lớn như vậy cho con người và tạo vật của Chúa! Hãy để chân lý của Chúa là ngôi sao dẫn đường, là ánh sáng của chúng ta trong những hoàn cảnh khó khăn này.”
Source:UGCC
3. Sử dụng thiết bị laser công nghệ cao, một nhóm do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn quét các di tích lịch sử của Ukraine để bảo tồn chúng trong chiến tranh
Một đội tình nguyện gồm hai kỹ sư do Liên Hiệp Quốc hậu thuẫn đã quan sát một tia laze xoay tròn thực hiện hàng triệu phép đo trong một giây bên trong Nhà thờ Các Thánh ở Kyiv.
Tia laze quét nhanh qua nhà thờ, một phần của Kyiv-Pechersk Lavra, đồng thời chụp một loạt ảnh có độ phân giải cực cao.
Những hình ảnh đó sẽ được kết hợp với dữ liệu điều hướng để tạo ra một kết xuất ba chiều hoàn hảo về ngôi thánh đường. Đó là một phần của dự án bảo vệ và bảo tồn các địa điểm lịch sử trên khắp Ukraine hiện đang gặp nguy hiểm cũng như người dân của họ trong cuộc chiến tranh xâm lược của Nga.
Chiara Dezzi Bardeschi, nhân viên UNESCO, cơ quan văn hóa của Liên Hiệp Quốc, cho biết. “Nếu nó không được bảo vệ ngay bây giờ, chúng ta thực sự có nguy cơ rằng di sản này sẽ bị mất mãi mãi.”
Theo UNESCO, kể từ khi Nga phát động chiến tranh vào tháng 2 năm 2022, ít nhất 259 di tích lịch sử và văn hóa đã bị hư hại do giao tranh. Chúng bao gồm các địa điểm tôn giáo, bảo tàng, di tích và thư viện. Người ta vẫn thường thấy các bức tượng trên khắp đất nước được bao quanh bởi bao cát hoặc giàn giáo để bảo vệ chúng khỏi các cuộc không kích hoặc các cuộc tấn công khác.
Trong khi đó, Ukraine đang phải chi tiền và sự tài trợ của các quốc gia phương Tây ủng hộ nước này vào quân đội khi nước này cố gắng giành lại nhiều lãnh thổ hơn khi những tháng giao tranh mùa hè bắt đầu. Điều đó để lại ít tiền cho việc bảo tồn các di tích lịch sử, vốn đã phải đối mặt với các chu kỳ hủy diệt trong quá khứ từ Nga hoàng, Đức quốc xã trong Thế chiến II và Liên Xô trong những thập kỷ sau đó.
Emmanuel Durand, một kỹ sư người Pháp làm việc tại Geneva, và Serhii Revenko, một kiến trúc sư người Ukraine thông qua UNESCO đã tình nguyện làm việc tại Nhà thờ Các Thánh, được xây dựng từ năm 1696 đến 1698 tại Lavra, còn được gọi là Tu viện Hang động.
Những người đàn ông đã sử dụng một thiết bị được tặng có tên là Zoller & Fröhlich Imager 5010X, có hai hộp hình chữ nhật được kết nối bằng một camera quay nhanh, có độ phân giải cao ở trung tâm. Máy chụp ảnh, cũng như nhu liệu cần thiết và thiết bị hỗ trợ, có giá tổng cộng khoảng 70.000 đô la.
“Nếu vì chiến tranh mà nhà thờ bị đánh bom trong tuần tới hoặc tháng tới, điều đó thật khủng khiếp, tất nhiên, nhưng ít nhất chúng ta sẽ có các hình ảnh kỹ thuật số này và nó sẽ giúp ích rất nhiều cho việc xây dựng lại nhà thờ,” Durand nói.
Source:AP
Ukraine thắng lớn: Đột phá phòng tuyến Nga sâu 2km, tiến nhanh về Mariupol. 24 giờ đẹp nhất tuần qua
VietCatholic Media
15:55 17/06/2023
1. Quân Ukraine chọc thủng phòng tuyến của quân Nga ở phía Nam. Mỗi hướng đều tiến được tới 2 km. Nga đưa quân cứu Mariupol.
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy 17 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết quân phòng thủ Ukraine tiếp tục tiến hành các hoạt động tấn công và phòng thủ và đã thành công trên tất cả các mũi tiến công.
Cô nhấn mạnh rằng, đặc biệt là ở phía Nam, quân Ukraine tiến hành các hoạt động tấn công tích cực theo nhiều hướng cùng một lúc, chọc thủng phòng tuyến của quân xâm lược, mỗi hướng đều tiến được tới 2 km.
Cô nói: “Ở phía Nam, hầu hết các đoạn, các hướng mà các đơn vị ta tiến công đều thắng lợi về mặt chiến thuật. Chúng ta đang tiến về phía trước, quân xâm lược đang lui dần trước sức tấn công quyết liệt của quân ta”.
Theo Maliar, tại các vị trí và khu định cư được giải phóng khỏi đối phương, lực lượng phòng thủ đã nhanh chóng truy kích các binh lính Nga trốn tránh trong khu vực.
Cô nhấn mạnh rằng “Quân ta phải hoạt động trong điều kiện quân xâm lược có ưu thế về không quân và pháo binh. Tuy nhiên, tại các khu vực quân ta ở thế phòng ngự, chúng ta không để mất một vị trí nào, địch không tiến công được”.
Theo Maliar, về phía Đông, lực lượng phòng thủ tiến hành cả hành động phòng thủ và phản công. Tại đây, đối phương đang cố gắng tấn công theo nhiều hướng cùng một lúc, đặc biệt là ở Lyman, nhưng tất cả đều thất bại.
Ở hướng Bakhmut, cường độ chung của chiến sự đang giảm đi. Quân đội Ukraine tiến hành các hoạt động tấn công ở một số khu vực, chiếm các độ cao vượt trội và các dải rừng với mục đích dần dần đẩy đối phương ra khỏi các lối tiếp cận Bakhmut. Lúc 21 giờ tối thứ Sáu, một nhóm máy bay trực thăng của quân Nga phóng hỏa tiễn vào các đơn vị quân Ukraine ở các đỉnh cao phía Tây Nam thành phố Bakhmut. Một chiếc máy bay trực thăng Ka-52 của quân Nga đã trúng hỏa tiễn phòng không vác trên vai của Lữ Đoàn 3 Biệt Động Quân Ukraine. Chiếc máy bay nổ tung, những chiếc còn lại đã bỏ chạy.
Để tránh rơi vào thế bị bao vây, những kẻ xâm lược Nga đang nỗ lực hết sức để ngăn chặn các hành động tấn công của quân đội Ukraine. Quân đội Nga duy trì một số lượng đáng kể các lực lượng mà họ tiếp tục đổ vào, triển khai lại các đơn vị bổ sung từ các khu vực khác đến hướng Bakhmut.”
“Ở khu vực Berdiansk và Mariupol, địch bố trí lại binh lính từ các hướng khác và tăng cường hỏa lực. Ngoài ra, quân đội của chúng ta phải đối mặt với các bãi mìn liên tục”.
24 giờ qua được kể là khoảng thời gian thành công nhất trong tuần qua. 670 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến cùng 12 xe tăng, 23 xe thiết giáp, 22 hệ thống pháo, 3 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, một máy bay trực thăng, và 38 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 17 Tháng Sáu, 219.170 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.977 xe tăng, 7.706 xe thiết giáp, 3.834 hệ thống pháo, 609 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 364 hệ thống phòng không, 314 máy bay, 302 máy bay trực thăng, 3.364 máy bay không người lái tác chiến-chiến thuật, 1.211 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.557 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 520 đơn vị thiết bị đặc biệt.
2. Bộ trưởng Quốc phòng Đức cho biết Đức sẽ cung cấp thêm hơn 60 hỏa tiễn Patriot cho Ukraine
Đức sẽ “ngay lập tức” cung cấp thêm 64 hỏa tiễn đất đối không Patriot cho Kyiv, cùng với một số đồng minh NATO khác tăng cường khả năng phòng không của Ukraine trong cuộc chiến với Nga.
Bộ trưởng Quốc phòng Đức, ông Boris Pistorius, đã công bố việc chuyển giao hỏa tiễn vào hôm thứ Sáu vào ngày thứ hai của cuộc họp NATO tại Brussels.
Tháng trước, Đức công bố gói viện trợ trị giá gần 3 tỷ USD để củng cố quốc phòng, đánh dấu cam kết viện trợ quân sự lớn nhất của Berlin kể từ khi bắt đầu chiến tranh.
Pistorius cho biết quyết định này là “một dấu hiệu rất quan trọng để hỗ trợ những nỗ lực thành công của lực lượng vũ trang Ukraine nhằm bảo đảm phòng không, đặc biệt là trong giai đoạn đặc biệt này của cuộc chiến.”
Thông báo này được đưa ra khi Kyiv cho biết họ đã đẩy lùi một “cuộc không kích tổng hợp quy mô lớn” của Nga.
3. Tàn quân của lực lượng đặc biệt 'Akhmat' của Kadyrov được huy động đến biên giới Nga và Ukraine giữa những lo ngại về cuộc đột kích
Tàn quân của lực lượng đặc biệt 'Akhmat' của Kadyrov sau các thất bại kinh hoàng tại Marinka đã được rút về Nga và được giao cho một nhiệm vụ khác.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Kadyrov's 'Akhmat' Special Forces Mobilize Near Border Amid Raid Fears”, nghĩa là “Lực lượng đặc biệt 'Akhmat' của Kadyrov được huy động gần biên giới giữa những lo ngại về cuộc đột kích.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh
Lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov cho biết ông đã triển khai tiểu đoàn Akhmat của mình tới các khu vực biên giới ở vùng Belgorod trong bối cảnh lo ngại các cuộc tấn công vào lãnh thổ Nga.
Động thái này có thể là một phần trong “nỗ lực liên tục nhằm liên kết với Bộ Quốc phòng Nga,” Viện Nghiên cứu Chiến tranh, gọi tắt là ISW, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại DC, cho biết trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine.
Hai nhóm nổi dậy của Nga—Quân đoàn Nước Nga Tự do và Quân đoàn Tình nguyện Nga, gọi tắt là RVC—đã tiến vào Belgorod vào đầu tháng 6 và giao tranh ác liệt đã diễn ra kể từ đó. Quân Đoàn bao gồm những người đào thoát khỏi lực lượng vũ trang Nga và các tình nguyện viên người Nga và Belarus, và RVC cho biết các thành viên của họ bao gồm những người Nga chiến đấu bên phía Ukraine nhằm chống lại chế độ Cẩm Linh.
Trong những tháng gần đây, các cuộc tấn công bằng pháo kích và tấn công bằng máy bay không người lái đã gia tăng cường độ ở khu vực Belgorod giáp Ukraine. Nga đã đổ lỗi cho lực lượng Ukraine về các cuộc tấn công. Các cuộc xâm nhập mới nhất đã được mô tả là một trong những cuộc xâm nhập lớn nhất bên trong lãnh thổ Nga kể từ khi chiến tranh bắt đầu vào tháng Hai năm ngoái.
Kadyrov, một đồng minh thân cận của Tổng thống Nga Vladimir Putin, hôm 15/6 tuyên bố rằng tiểu đoàn Chechnya Akhmat của ông đã đến các trạm kiểm soát biên giới Nekhoteevka và Kozinka ở vùng Belgorod theo lệnh của Bộ Quốc phòng Nga nhằm bảo vệ biên giới khỏi các cuộc đột kích vào lãnh thổ Nga.
Nhà lãnh đạo Chechnya nhấn mạnh rằng các chiến binh của ông sẽ sát cánh cùng lực lượng Nga để bảo vệ khu vực này và cư dân ở các khu vực biên giới khác.
“Kadyrov có thể muốn thể hiện bản thân và hợp tác với Bộ Quốc phòng Nga, trái ngược hoàn toàn với nhà tài chính của Tập đoàn Wagner, Yevgeny Prigozhin, người trước đây đã đe dọa triển khai lực lượng Wagner đến vùng Belgorod mà không cần sự cho phép của Bộ Quốc phòng Nga Nga hoặc bộ chỉ huy quân sự Nga,” ISW nói.
Cơ quan cố vấn cho biết Kadyrov cũng đã tận dụng thường xuyên các diễn ngôn trong không gian thông tin của Nga về khu vực Belgorod để “thể hiện mình là một nhà lãnh đạo quân sự hiệu quả và hợp tác, nhưng ông ta chỉ đánh võ mồm chứ không trực tiếp đưa tất cả các lực lượng Chechnya vào một nỗ lực tấn công hoặc phòng thủ tiêu cực”.
Thông báo từ Kadyrov được đưa ra ngay sau khi binh lính Nga chiến đấu chống lại các nhóm quân cách mạng phàn nàn rằng “toàn bộ trung đoàn” đã bị xóa sổ.
“Chúng tôi đang bị pháo kích liên tục, các sĩ quan, binh lính bình thường và trên hết là những người có gia đình và tất cả người thân của họ ở nhà đều bị giết”, một trung đoàn Nga chiến đấu gần thị trấn biên giới Shebekino ở Belgorod cho biết trong một thông điệp gửi tới thống đốc Pskov hôm 6/6.
Các binh sĩ Nga cho biết khả năng lãnh đạo kém và thiếu quân tiếp viện cũng như trang thiết bị là nguyên nhân dẫn đến số thương vong cao.
Đơn vị này cho biết: “Chúng tôi sẵn sàng bảo vệ quê hương của mình, nhưng với nguồn cung cấp phù hợp. Và bị bắt làm tù binh mà không có vũ khí hoặc không có khả năng phản kháng không phải là bảo vệ quê hương. Thay mặt trung đoàn 1009, chúng tôi yêu cầu ngài xem xét vấn đề nghiêm trọng này và đưa ra quyết định càng sớm càng tốt.”
Kadyrov cho biết vào ngày 4 tháng 6 rằng “những kẻ khủng bố đã xâm chiếm vùng Belgorod có thể bị các đơn vị Chechnya tiêu diệt.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để xin bình luận.
4. Các chuyên gia quốc tế cho rằng hầu như chắc chắn là Nga đứng sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka
Một nhóm các chuyên gia pháp lý quốc tế hỗ trợ Văn phòng Tổng công tố Ukraine cho biết hầu như chắc chắn rằng vụ vỡ đập Nova Kakhovka ở khu vực Kherson miền nam Ukraine là do Nga gây ra, theo kết quả điều tra sơ bộ của họ được công bố hôm thứ Sáu.
Các chuyên gia của công ty luật nhân quyền Global Rights Compliance cho biết “có khả năng rất cao” vụ sập đập vào ngày 6 tháng 6 “là do chất nổ cài sẵn được đặt tại các điểm quan trọng trong cấu trúc của đập gây ra”.
Các chuyên gia đã đến thăm các khu vực bị ảnh hưởng ở vùng Kherson vào thứ Bảy và Chúa Nhật tuần trước cùng với các công tố viên Ukraine và đại diện của Tòa án Hình sự Quốc tế.
“Bằng chứng và phân tích thông tin hiện có – bao gồm các cảm biến địa chấn và các cuộc thảo luận với các chuyên gia phá dỡ hàng đầu – chỉ ra rằng có khả năng gần như chắc chắn rằng sự phá hủy là do chất nổ cài đặt sẵn ở các điểm quan trọng trong cấu trúc của đập gây ra,” theo một thông cáo báo chí của Nhóm Starvation Mobile Justice từ công ty luật Global Rights Compliance.
Các chuyên gia bác bỏ giả thuyết cho rằng sự sụp đổ của con đập có thể là do sự quản lý yếu kém của cơ sở, nói rằng “rất khó có khả năng chỉ riêng sự quản lý yếu kém có thể giải thích được sự tàn phá thảm khốc như vậy”
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng những người tiến hành cuộc tấn công đã có quyền truy cập hoặc thực sự hoàn toàn kiểm soát địa điểm bị Nga xâm lược.
Luật sư người Anh Catriona Murdoch, người đứng đầu nhóm công lý lưu động, cho biết trong một tuyên bố: “Thông tin có sẵn cho Global Rights Compliance và được xác minh với nhà cung cấp Tình báo nguồn mở hàng đầu, cho thấy rằng ở giai đoạn này, rất có khả năng các lực lượng Nga đã cố tình phá hủy con đập.”
Theo luật nhân đạo quốc tế, các con đập được coi là có tính chất dân sự. Murdoch cho biết: “Người dân sống gần đập Kakhovka không được cảnh báo về một cuộc tấn công sắp xảy ra và thậm chí còn bị nã pháo khi họ cố gắng di tản khỏi các khu vực bị ngập lụt.”
Yousuf Syed Khan, luật sư cấp cao của Global Rights Compliance hỗ trợ cuộc điều tra, cho biết: “Những gì chúng tôi ghi nhận được ở Kherson là một tội ác khủng khiếp. Những tác động dội lại của cuộc tấn công này chắc chắn là rất lớn, sâu rộng và nhiều thế hệ, vì toàn bộ các ngành công nghiệp và sinh kế liên quan đến kinh doanh nông nghiệp đã bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Ông nói: “Sự tàn phá do thảm họa này gây ra chắc chắn sẽ được cảm nhận trong nhiều năm tới.
Sự việc vỡ đập là một trong những thảm họa công nghiệp và sinh thái lớn nhất ở Âu Châu trong nhiều thập kỷ. Thảm họa đã phá hủy toàn bộ các ngôi làng, ngập lụt đất nông nghiệp, tước điện và nước sạch của hàng chục nghìn người, đồng thời gây ra thiệt hại lớn về môi trường.
Nga đã phủ nhận mọi liên quan đến thảm họa và còn tố ngược lại, cáo buộc Ukraine phá hủy con đập mà không cung cấp bằng chứng.
5. Zelenskiy tuyên bố: Sẽ không có đàm phán cho đến khi lực lượng Nga rút khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine bị tạm chiếm
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy nói rằng bất kỳ cuộc đàm phán hòa bình nào với Nga chỉ có thể thực hiện được sau khi quân đội Nga rút hoàn toàn khỏi các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm.
“Hôm nay, tôi đã nói rõ ràng nhiều lần tại cuộc họp của chúng ta rằng cho phép bất kỳ cuộc đàm phán nào với Nga bây giờ khi kẻ xâm lược đang ở trên đất của chúng tôi có nghĩa là đóng băng chiến tranh, đóng băng đau thương và đau khổ,” Zelenskiy nói trong một cuộc họp báo sau cuộc gặp với một số các nhà lãnh đạo Phi Châu ở Kyiv.
“Rõ ràng là Nga hiện đang cố gắng quay trở lại các chiến thuật lừa dối nguyên thủy cũ của mình. Nhưng cách thức Nga đánh lừa thế giới sẽ không còn hiệu quả nữa. Nó chắc chắn không thể lừa dối Ukraine. Tôi nhấn mạnh một lần nữa: Chúng tôi cần hòa bình thực sự, và do đó, quân đội Nga phải thực sự rút khỏi toàn bộ vùng đất độc lập của chúng ta”.
Zelenskiy dường như có mâu thuẫn với Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa, người đã có cuộc họp báo cùng ông và kêu gọi giảm leo thang xung đột.
Ramaphosa cho biết “cả hai bên phải xuống thang để hòa bình có thể tìm ra cách giải quyết vấn đề”.
Zelenskiy cho biết ông và các nhà lãnh đạo Phi Châu cũng đã thảo luận về thỏa thuận ngũ cốc Hắc Hải, điều rất quan trọng đối với an ninh lương thực trên toàn cầu. Ukraine là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc hàng đầu thế giới.
“Chúng tôi thực sự giúp thế giới và chính xác là nhiều dân tộc ở Phi Châu, Á Châu, Âu Châu duy trì sự ổn định xã hội và khả năng dự đoán giá cả trên thị trường thực phẩm thông qua hàng xuất khẩu của chúng tôi. Cùng với các đối tác, chúng tôi đang làm việc tại các trung tâm ngũ cốc ở Phi Châu,” Zelenskiy nói.
Vào tháng 5, thỏa thuận ngũ cốc đã được gia hạn thêm hai tháng trong một thỏa thuận do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hiệp Quốc làm trung gian.
Ông nói: “Việc cung cấp lương thực phải được bảo đảm một cách đáng tin cậy và quyền có lương thực của mọi người phải được bảo đảm bằng cách ngăn chặn bất kỳ nỗ lực nào của các quốc gia như Nga sử dụng mối đe dọa về nạn đói và bất ổn xã hội để tống tiền người dân”.
6. Hình ảnh cho thấy Bradley của Hoa Kỳ thật xuất sắc sau 'cú tấn công trực tiếp' của Hỏa tiễn Nga
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Photo Shows U.S. Bradley After 'Direct Hit' by Russian Rocket—'Outstanding'“, nghĩa là “Hình ảnh cho thấy Bradley của Hoa Kỳ thật xuất sắc sau 'cú tấn công trực tiếp' của Hỏa tiễn Nga.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Thụy Khanh.
Một bức ảnh được Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar đăng trên Telegram hôm thứ Năm cho thấy một Xe chiến đấu Bradley của Hoa Kỳ đã chịu được một cuộc tấn công trực tiếp từ hỏa tiễn Grad của Nga.
Maliar cho biết các binh sĩ Ukraine ngồi trên Xe chiến đấu Bradley khi nó bị lực lượng Nga tấn công đều sống sót và có thể di tản an toàn. Maliar cho biết thêm, chiếc xe bọc thép bị hư hại một phần và đang được sửa chữa.
Kể từ khi cuộc phản công của Ukraine bắt đầu vào tuần trước, Kyiv đã mất 16 chiếc Bradley, trong đó có 5 chiếc bị phá hủy và 11 chiếc bị hư hại và bị bỏ lại. Đây là theo nhóm theo dõi mã nguồn mở Oryx.
Maliar viết: “Bức ảnh đầu tiên mô tả một chiếc Bradley của Ukraine sau khi trúng đòn trực tiếp từ hỏa tiễn Grad – một bệ phóng hỏa tiễn đa nòng 122 ly tự hành.
“Bức ảnh thứ hai cho thấy phi hành đoàn của chiếc Bradley này đã di tản thành công sau khi bị trúng đạn và tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ trên các phương tiện khác,” cô nói thêm. “Chiếc Bradley bị hư hỏng đang được sửa chữa.”
Maliar cho biết Lữ đoàn cơ giới biệt lập số 47 của Ukraine đã báo cáo rằng, trong một nhiệm vụ chiến đấu, một Xe chiến đấu Bradley đã bị trúng hỏa tiễn vào tháp pháo và sau đó bốc cháy.
Phi hành đoàn đã di tản an toàn, và “thợ máy xe tăng” đã di chuyển chiếc Bradley đến vị trí an toàn và dập tắt đám cháy. Maliar viết: “Một trong những người lính bị “thương nhẹ”.
“Ví dụ này chứng minh rằng khả năng sống sót trong chiến đấu vượt trội mà nhà sản xuất xe bọc thép hứa hẹn không chỉ là lời nói suông. Bradley giúp cứu điều quý giá nhất – là mạng sống của các quân nhân chúng ta. Và các xe bọc thép này luôn có thể được sửa chữa,” Maliar nói thêm.
“Không có phương tiện nào không thể bị phá hủy, nhưng có các phương tiện có thể cứu được mạng người.”
Ấn phẩm quân sự The Drive đưa tin trong tuần này, trích dẫn một quan chức Mỹ giấu tên, rằng Mỹ chuẩn bị cung cấp thêm xe bọc thép cho Ukraine. Diễn biến này được đưa ra sau khi có đánh giá rằng Kyiv đã chịu một số tổn thất về thiết bị trong nỗ lực tái chiếm lãnh thổ do Nga xâm lược.
Vào ngày 11 tháng 6, Nga cho biết họ đã phá hủy ít nhất 7 xe tăng Leopard và 5 chiếc Bradleys do Đức sản xuất khi một cuộc phản công từ Ukraine bắt đầu.
Ukraine bắt đầu nỗ lực tái chiếm lãnh thổ do Nga xâm lược vào tuần trước. Maliar cho biết hôm thứ Tư rằng các lực lượng của Kyiv đang tiến về phía trước theo ít nhất ba hướng. Ukraine đã đạt được những tiến bộ theo hướng các tỉnh Donetsk và Zaporizhzhia, cũng như ở các khu vực khác.
Tuy nhiên, một trong những trợ lý hàng đầu của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy, Mykhailo Podolyak, cho biết hôm thứ Năm rằng các lực lượng Ukraine vẫn chưa tiến hành một cuộc phản công “tổng lực”. Điều này có nghĩa là Kyiv vẫn chưa khởi động nỗ lực chính của mình.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, trong phân tích mới nhất về cuộc xung đột ở Ukraine, nói rằng các hoạt động tấn công đang diễn ra của Kyiv có khả năng “thăm dò các điều kiện cho các mục tiêu phản công rộng lớn hơn của Ukraine mà không rõ ràng ngay lập tức và do đó đại diện cho giai đoạn đầu của một cuộc phản công đang diễn ra.”
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Nga để xin bình luận qua email.
7. Putin nói vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên được cất giữ ở Belarus đã đến
Phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg hôm thứ Sáu, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vũ khí hạt nhân chiến thuật đầu tiên được cất giữ ở Belarus đã đến.
Bình luận của ông được đưa ra sau khi hãng truyền thông nhà nước Nga TASS đưa tin trước đó vào hôm thứ Sáu rằng cơ quan điều tra chính của nước này đã mở một văn phòng tại Belarus liên quan đến việc chuyển giao vũ khí hạt nhân xúc giác.
Belarus, nằm ở phía tây nước Nga trên đường biên giới dài phía bắc của Ukraine, là một trong những đồng minh thân cận nhất của Mạc Tư Khoa. Nó đã giúp Nga tiến hành cuộc xâm lược đầu tiên vào Ukraine vào tháng 2 năm 2022, cho phép quân đội của Điện Cẩm Linh tiến vào nước này từ phía bắc.
Ông Putin nói thêm rằng việc Nga sử dụng vũ khí hạt nhân “về mặt lý thuyết là có thể xảy ra nếu có mối đe dọa đối với sự tồn tại của Liên bang Nga”.
Putin tuyên bố rằng Nga có nhiều vũ khí hơn các nước NATO.
“Vũ khí hạt nhân được tạo ra để bảo đảm an ninh của chúng tôi theo nghĩa rộng hơn và đặc biệt là bảo vệ sự tồn tại của nhà nước Nga”
Ông nói: “Ngoài ra, chúng tôi có nhiều vũ khí như thế này hơn các nước NATO, họ biết điều đó và họ tiếp tục hướng tới đàm phán cắt giảm.”
Tổng thống Nga nói thêm rằng có “nguy cơ nghiêm trọng trong việc lôi kéo NATO vào cuộc xung đột quân sự này” bằng cách cung cấp vũ khí quân sự cho Ukraine.
Putin cũng tuyên bố trong bài phát biểu của mình rằng quân đội Nga có thể “phá hủy bất kỳ tòa nhà nào ở trung tâm Kyiv,” nhưng nói thêm, “chúng tôi không làm điều đó”. Các cuộc tấn công gần đây ở Mạc Tư Khoa và khu vực Belgorod là một “nỗ lực khiêu khích Mạc Tư Khoa thực hiện các hành động mạnh mẽ nghiêm trọng”, ông nói thêm.
Các quan chức Mỹ đã nói gì: Đáp lại cáo buộc chuyển vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga, Tòa Bạch Ốc cho biết hôm thứ Tư rằng không có dấu hiệu nào cho thấy Mạc Tư Khoa đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân. Các quan chức Mỹ cũng không thấy bất kỳ chuyển động nào của vũ khí hạt nhân bên trong Nga cho thấy chúng đang hướng tới Belarus.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia nói:
“Chúng tôi không thấy có lý do gì để điều chỉnh tư thế hạt nhân của mình, cũng như không có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy Nga đang chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân”.
8. Ukraine cho biết ít nhất 23 người bị thương trong vụ pháo kích khổng lồ của Nga vào thành phố Kherson
Theo các quan chức Ukraine, hơn 20 người đã bị thương trong vụ pháo kích “khổng lồ” nhằm vào thành phố Kherson ở miền nam nước này.
Andriy Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine, cho biết các cuộc không kích đã tấn công ba khu vực khác nhau của thành phố, làm hư hại một cơ sở y tế và một trường mẫu giáo.
Ông cho biết có 3 trẻ em trong số 23 người bị thương và 3 người khác bị thương nặng.
Roman Mrochko, người đứng đầu chính quyền quân sự thành phố Kherson, mô tả thương tích và sự tàn phá trong khu vực là nghiêm trọng.
9. 6 người bị thương ở khu vực Kyiv sau cuộc tấn công hỏa tiễn
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy 17 tháng Sáu, phát ngôn nhân cảnh sát quốc gia Ukraine, Đại Úy Alyona Lyutnytska, cho biết sáu người, trong đó có một trẻ em, đã bị thương ở khu vực Kyiv sau một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hôm thứ Sáu.
Cô cho biết ba ngôi nhà tư nhân đã bị phá hủy và 13 ngôi nhà cần sửa chữa lớn. Các mảnh vỡ rơi xuống sau khi các hệ thống phòng không của Ukraine đánh chặn hỏa tiễn của Nga.
Văn phòng Tổng công tố Ukraine trước đó cho biết trong một tuyên bố rằng “một phụ nữ 82 tuổi bị thương. Tài xế xe hơi đang di chuyển trên đường cũng bị thương”.
Các tòa nhà dân cư và một cửa hàng đã bị hư hại ở một quận của Thủ đô Kyiv.
Ukraine cho biết thông tin sơ bộ cho thấy họ đã bắn hạ 12 hỏa tiễn của Nga, trong đó có 6 hỏa tiễn siêu thanh Kinzhal, trong một cuộc không kích phối hợp.
10. Các nhà lãnh đạo Phi Châu nhận được báo cáo từ Bộ Quốc phòng Ukraine tại Kyiv
Theo tổng thống Nam Phi, các nguyên thủ quốc gia và chính phủ Phi Châu đã nhận được một cuộc họp ngắn từ đại diện của Bộ Quốc phòng Ukraine tại Kyiv.
Văn phòng tổng thống cho biết trên Twitter rằng các nhà lãnh đạo tham gia “sứ mệnh hòa bình” cho Ukraine đã được thông báo ngắn gọn tại Quảng trường Tổng Lãnh Thiên Thần Micae ở trung tâm Kyiv.
Diễn biến này xảy ra sau một “cuộc không kích tổng hợp, quy mô lớn” vào thủ đô. Các quan chức Ukraine cho biết thông tin sơ bộ cho thấy 6 hỏa tiễn đạn đạo trên không Kinzhal và 6 hỏa tiễn hành trình Kalibr đã bị phá hủy bởi các hệ thống phòng không, cùng với máy bay không người lái.
Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa dự kiến sẽ gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy vào cuối ngày thứ Sáu.
Sau đó, phái đoàn Phi Châu sẽ tới Nga để gặp Tổng thống Vladimir Putin tại St. Petersburg vào hôm thứ Bảy để thảo luận về nỗ lực hòa bình của họ đối với Ukraine, cũng như thỏa thuận ngũ cốc ở Hắc Hải.
Trong một video, phát ngôn nhân của Tổng thống Nam Phi Vincent Magwenya đã lưu ý tác động của cuộc xung đột đối với các vấn đề liên quan đến an ninh lương thực ở Phi Châu. Ông tuyên bố rằng sứ mệnh “là lần đầu tiên Phi Châu thống nhất đằng sau việc giải quyết một cuộc xung đột bên ngoài lục địa của chúng ta.”
11. Điện Cẩm Linh cho biết các biện pháp an ninh “chưa từng có” được thực hiện trước bài phát biểu của Putin tại diễn đàn St. Petersburg
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov nói với truyền thông nhà nước Nga hôm thứ Sáu rằng các biện pháp an ninh chưa từng có đang được thực hiện tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg, nơi Tổng thống Nga Vladimir Putin phát biểu vào cuối ngày thứ Sáu.
“Tất nhiên, cả biện pháp an ninh và biện pháp an ninh kỹ thuật số đều được tăng cường khá mạnh mẽ, có thể nói là chưa từng có,” ông Peskov nói với hãng truyền thông nhà nước TASS.
“Đối phương hành động trắng trợn và không bỏ qua cơ hội gây thiệt hại, vì vậy điều rất quan trọng là phải tập hợp, huy động và thực hiện mọi biện pháp phòng ngừa”, ông Peskov nói.
Sự thận trọng của Nga xung quanh sự kiện hôm thứ Sáu được đưa ra sau khi một số địa điểm ở Nga, bao gồm cả Mạc Tư Khoa, đã trải qua các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái trong những tuần gần đây, là điều đã đưa cuộc chiến đến gần dân chúng Nga hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ khi Nga tiến hành cuộc xâm lược Ukraine.
Hồi tháng 5, Mạc Tư Khoa báo cáo rằng đã có một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái vào Điện Cẩm Linh, trong đó hai “máy bay không người lái” đã bị chặn và phá hủy trước khi chúng gây ra bất kỳ thiệt hại hay thương tích.
Cuối tháng 5, Mạc Tư Khoa báo cáo một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái khác vào một khu dân cư ở khu vực phía tây nam của thành phố, một cuộc tấn công làm vỡ cửa sổ và làm hai người bị thương.
Mạc Tư Khoa cũng đang chuẩn bị đón tiếp các nhà lãnh đạo của một số quốc gia Phi Châu trong khuôn khổ sứ mệnh hòa bình Phi Châu vào hôm thứ Bảy.
12. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết Nga đang tái triển khai lực lượng trực thăng tấn công ở miền nam Ukraine. Bản tin viết như sau:
Kể từ khi Ukraine bắt đầu các chiến dịch phản công ở miền nam Ukraine, Nga đã tái triển khai lực lượng trực thăng tấn công trong khu vực.
Hình ảnh cho thấy hơn 20 máy bay trực thăng bổ sung của Nga đã được triển khai tới Sân bay Berdyansk, cách tiền tuyến khoảng 100 km.
Trong cuộc cạnh tranh không ngừng giữa các biện pháp hàng không và các biện pháp phản không, có khả năng Nga đã giành được lợi thế tạm thời về không quân ở miền nam Ukraine, đặc biệt là với các máy bay trực thăng tấn công sử dụng hỏa tiễn tầm xa nhằm vào các mục tiêu mặt đất.
Vụ sập đập Kakhovka và an ninh lương thực. HY Müller: Tòa Thánh cần lên tiếng về ý thức hệ giới tính
VietCatholic Media
17:07 17/06/2023
1. Đức Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo Kyiv: Sự hỗ trợ của Đức Thượng phụ Đại kết là điều đáng giá để chúng ta vượt qua những thử thách khủng khiếp
Đức Tổng Giám Mục Epifaniy của Kyiv và Toàn Ukraine chúc những điều tốt đẹp nhất đến Thượng phụ Đại kết Barthalomew vào ngày sinh nhật của ngài qua một lá thư.
Đầu tiên, ngài đề cập rằng Giáo hội Chính thống có một Thượng phụ Đại kết xứng đáng, người bất chấp những thách thức, là “điều liên tục nảy sinh trước mặt Giáo hội”, ngài “dẫn dắt con tàu được Chúa giao phó” cho ngài một cách khôn ngoan, hướng nó đến một bến cảng yên tĩnh và vùng biển an toàn..”
Đức Tổng Giám Mục nói rằng sự đóng góp và hướng dẫn của Đức Thượng phụ Đại kết đặc biệt quan trọng vào thời điểm này khi “Người dân Ukraine và chúng ta, với tư cách là Giáo hội Ukraine, đang trải qua những thử thách khủng khiếp do chiến tranh mang lại cho vùng đất hòa bình của chúng ta bởi những kẻ xâm lược Nga. “Ngài nói thêm: “Sự hỗ trợ của Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô và sự hỗ trợ của Giáo Hội Mẹ Constantinople là đặc biệt quý giá.
Cuối cùng, ngài nói: “Chúng tôi chúc Đức Thượng Phụ có nhiều năm hồng phúc phục vụ Thiên Chúa và Giáo hội Thánh thiện của Ngài, sức khỏe, thành công trong công việc của ngài vì sự phát triển của Tòa Thượng phụ Đại kết, Chính thống giáo và toàn thể Kitô giáo”.
Source:Orthodox Times
2. Vụ sập đập Nova Kakhovka ở Ukraine sẽ có “tác động lớn đến an ninh lương thực toàn cầu”, giám đốc viện trợ của Liên Hiệp Quốc cho biết
Liên Hiệp Quốc cho biết hôm thứ Ba rằng vụ vỡ đập tuần trước trên sông Dnipro ở Ukraine sẽ có “tác động lớn đến an ninh lương thực toàn cầu”, với giá lương thực có thể tăng do những vấn đề với vụ thu hoạch tiếp theo trong khu vực.
Đập Nova Kakhovka ở miền nam Ukraine bị vỡ hôm 6/6, buộc hơn 1.400 người phải rời bỏ nhà cửa và đe dọa nguồn cung cấp nước quan trọng khi lũ lụt tràn vào khu vực.
Giám đốc viện trợ của Liên Hiệp Quốc Martin Griffiths cho biết trong một cuộc phỏng vấn với BBC Radio 4 rằng giá lương thực “chắc chắn sẽ tăng” sau vụ vỡ đập.
“Đây là vựa bánh mì, toàn bộ khu vực đó, đi xuống Hắc Hải, Crimea, đó là vựa bánh mì – không chỉ cho Ukraine mà còn cho thế giới. Và gần như không thể tránh khỏi việc chúng ta sẽ chứng kiến những vấn đề rất, rất lớn trong việc thu hoạch và gieo hạt cho vụ thu hoạch tiếp theo,” Griffiths, người đứng đầu Văn phòng Điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc cho biết. “Những gì chúng ta sẽ thấy gần như chắc chắn, nhưng vẫn chưa được tính toán rõ ràng, là một tác động to lớn đối với an ninh lương thực toàn cầu.”
Đập Nova Kakhovka là hồ chứa lớn nhất ở Ukraine về khối lượng. Đây là đập cuối cùng trong chuỗi sáu đập thời Liên Xô trên sông Dnipro, tuyến đường thủy chính chạy qua đông nam Ukraine.
Griffiths nói thêm rằng cũng sẽ có “vấn đề về nước uống”, do 700.000 người phụ thuộc vào hồ chứa. Theo Griffiths, “nước xấu” khiến người dân trong khu vực dễ mắc bệnh, trong đó trẻ em có nguy cơ đặc biệt cao.
“Thiệt hại ở quy mô này đối với cơ sở hạ tầng dân sự — và tôi đã nói công khai rằng, như các bạn đã biết, — là hoàn toàn trái với luật nhân đạo quốc tế,” Griffiths nói với BBC. “Điều đó là hiển nhiên. Bất cứ ai làm điều đó đã vi phạm Công ước Geneva.”
3. Đức Hồng Y Müller: Tòa Thánh cần lên tiếng chống ý thức hệ giới tính
Theo Đức Hồng Y Gerhard Ludwig Müller, nguyên Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, Tòa Thánh cần liên tiếng chống lại ý thức hệ giới tính
Lý thuyết này phủ nhận sự khác biệt tự nhiên giữa nam và nữ, vì cho rằng sự khác biệt này chỉ là do giáo dục, văn hóa và truyền thống tạo nên.
Trong buổi giới thiệu cuốn sách mới, tựa đề “In buona fede”, “Ngay tình”, về cuộc phỏng vấn dành cho nữ ký giả người Ý Franca Gian Soldati, hôm 10 tháng Sáu vừa qua, tại Roma, Đức Hồng Y Müller, 75 tuổi, người Đức cho biết ngài không hiểu tại sao Tòa Thánh không có những biện pháp kỷ luật chống lại những giáo thuyết sai lầm hiển nhiên. Thiên Chúa tạo nên con người có nam có nữ, và gia đình dựa trên sự kiện ấy, là một chân ý căn bản của đức tin. Nếu chân lý này bị phủ nhận, thì Tòa Thánh phải phê bình điều đó.
Cuốn sách “In buona fede” cũng đề cập đến những vấn đề nóng bỏng, như nạn lạm dụng tính dục, những hạn chế cử hành phụng vụ đối với những tín hữu Công Giáo bảo thủ, tình trạng Công Giáo tại Đức đang tiến dần đến sự ly giáo và bội giáo, sự từ chức của một vị Giáo hoàng, tương lai tới đây, vấn đề phụ nữ, Giáo hội tại Mỹ và Trung Quốc.
Trong bối cảnh này, Đức Hồng Y Müller cũng phê bình giới lãnh đạo chính trị tại Đức và nói: “Họ dám bảo dân chúng điều gì được nói, điều gì được suy nghĩ và điều gì được ăn. Một số chính trị gia hành động như những nhà giảng thuyết của một tôn giáo mới thay thế”.
Đức Hồng Y Müller nguyên là một giáo sư thần học, sau đó được bổ nhiệm làm Giám mục Giáo phận Regensburg, bên Đức. Năm 2012, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI bổ nhiệm ngài làm Tổng trưởng Bộ Giáo lý đức tin, nhưng khi mãn nhiệm 5 năm, tức là vào năm 2017 thì Đức Giáo Hoàng Phanxicô không gia hạn nhiệm vụ này của Đức Hồng Y Müller.
Trong cuốn sách, Đức Hồng Y kết luận rằng: “Sự kiện này giống như một sấm sét trên bầu trời. Tôi bị coi là một giáo sư thần học nghiêm khắc người Đức muốn dạy Đức Giáo Hoàng, nhưng tất cả những điều đó là không đúng sự thật, là bịa đặt. Tôi chỉ muốn bảo vệ các quy luật. Tôi nghĩ rằng với thời gian, Đức Giáo Hoàng nuôi dưỡng một sự nghi kỵ, oán giận nào đó đối với các nhà thần học, các học giả người Đức” (...).
Về những vấn đề chính trị và xã hội, Đức Hồng Y Müller đặc biệt phấn khởi về thông điệp “Laudato sì” của Đức Giáo Hoàng Phanxicô, về việc bảo vệ trái đất như căn nhà chung của nhân loại, nhưng Đức Hồng Y công khai phê bình chế độ của nhà nước Trung Quốc và sự xâm lăng của Nga, và cả các hoạt động ngoại giao của Vatican. Nhưng Đức Hồng Y nghiêm khắc hơn trong việc phê bình thiểu số tư bản bóc lột đa số dân chúng trên thế giới và viễn tượng đe dọa của chủ nghĩa xuyên nhân bản, trong thực tế cũng là chủ nghĩa phản nhân bản, phủ nhận Thiên Chúa.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Mueller cũng nhận định rằng vì thiện ích hiệp nhất của Giáo hội, các vị giáo hoàng không nên từ chức. Việc từ chức này chỉ có thể biện minh được trong những trường hợp cực chẳng đã và không thể trở thành một quy luật trong tương lai. Ngài nói: “Những cuộc từ chức tạo nên một rạn nứt trong nguyên lý Phêrô về sự hiệp nhất đức tin và tình hiệp thông của Giáo hội, vô song trong lịch sử và chưa được xác định về mặt đạo lý. Các quy tắc của giáo luật không đủ. Khi Đức Giáo Hoàng Ratzinger từ chức và cho đến phút cuối cùng, người vẫn hoàn toàn tỉnh táo và sự tỉnh táo này đủ [để cai quản Giáo hội]. Trong một tình trạng cùng cực, Đức Giáo Hoàng có quyền từ chức, nhưng tình trạng này chưa tới, hiện không có”.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Müller cũng cầu chúc Đức Thánh Cha Phanxicô sớm bình phục.
Thánh Ca
TV 138
Lm. Thái Nguyên
22:51 17/06/2023
Chúa đã gọi tôi
Lm. Thái Nguyên
22:52 17/06/2023
Theo gương Gioan Tiền Hô
Lm. Thái Nguyên
22:53 17/06/2023
TV 68
Lm. Thái Nguyên
22:54 17/06/2023
Đừng sợ
Lm. Thái Nguyên
22:55 17/06/2023