Ngày 15-06-2017
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Dẫn Nhập & Lời Nguyện Giáo Dân Lễ Kính Mình Máu Chúa A. 18.6.2017
Lm Francis Lý văn Ca
02:46 15/06/2017
Đầu Lễ: Anh Chị Em thân mến,
Hôm nay cùng với Giáo Hội, chúng ta mừng kính Mình Máu Chúa Kitô. Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đối với nhân loại, qua việc ban tặng Con Yêu Dấu của Ngài cho chúng ta. Mỗi lần chúng ta tham dự thánh lễ, luôn nhớ rằng mình là thành phần của Cộng Đoàn Dân Chúa, đã được cứu chuộc bằng giá máu châu báu của Đức Kitô.

Hôm nay cũng là ngày bổn mạng Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới. Chúng ta xin Chúa Giêsu Thánh Thể luôn hướng dẫn Các Em Thiếu Nhi theo sự quan phòng khôn ngoan của Chúa. Nhiều giáo xứ trong Giáo Hội, ngày lễ hôm nay sẽ có nhiều em sẽ lãnh nhận Chúa Giêsu lân đầu tiên. Chúng ta hiệp lời cầu nguyện xin Chúa Giêsu Thánh Thể ngự vào tâm hồn các em thật sốt sắng.

Ngoài ra, ngày lễ hôm nay cũng là ngày bổn mạng của Các Thừa Tác Viên Giúp Lễ và Thừa Tác Viên Đặc Biệt của Bí Tích Thánh Thể. Họ là những người được chọn giữa chúng ta để phục vụ Dân Chúa trong công việc ban phát Mình Thánh Chúa cho cộng đoàn xứ đạo, giúp đỡ linh mục trong việc phục vụ bàn thờ và đem Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành và ban ơn để những ai được chọn để phân phát Mình Thánh Chúa và phục vụ bàn thánh luôn trung thành.

Với những tư tưởng chuẩn bị, giờ đây, chúng ta bắt đầu thánh lễ với bài ca nhập lễ sau đây:

Trước bài I:
Môisen nhắc nhở Dân Dothái về tình thương của Chúa đối với họ, khi Ngài ban Manna nuôi sống họ trong sa mạc. Đó cũng là hình ảnh của bí tích thánh thể mà Chúa sẽ thiết lập sau nầy.

Trước bài II:
Thánh Phaolô giúp chúng ta suy nghĩ về cách thức chúng ta thông hiệp qua việc rước Mình và Máu Chúa. Qua cánh thức nầy, chúng ta trở nên một thân thể trong Mình Mầu Nhiệm Chúa Kitô.

Trước bài Phúc Âm:
Phúc âm thuật lại việc Chúa trao ban Mình Ngài như Bánh Hằng sống. Đây là sức mạnh thiêng liêng nuôi dưỡng chúng ta trên đường về Nhà Cha.


Lời Nguyện Giáo Dân

Linh mục: Anh Chị Em thân mến,
Chúng ta nhớ lại lời Chúa trối trong đêm Người chuẩn bị vào Thương Khó: "Các con hãy yêu thương nhau, như chính Thầy đã yêu thương các con". Chúng ta cầu xin Chúa gìn giữ tình yêu mà Ngài đã kêu mời chúng ta như một lời di trối.

1. Chúng ta cầu xin cho Giáo Hội Hoàn Vũ mà Chúa đã nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Con Chúa. Xin cho tất cả nên một trong thân thể mình mầu nhiệm là Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

2. Chúng ta cầu xin Chúa cho những con em sẽ lãnh nhận bí tích Thánh Thể trong ngày lễ hôm nay ở đó đây trên thế giới sẽ được ơn thánh trợ lực, sẽ là những đứa con ngoan hiền trong gia đình, nơi học đường và trong những sinh hoạt cộng đoàn xứ đạo. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

3. Chúng ta cầu xin Chúa chúc lành cho Phong Trào Thiếu Nhi Thánh Thể Thế Giới nhân ngày bổn mạng hôm nay. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

4. Xin Chúa trả công đặc biệt những Anh Chị Em Huynh Trưởng đã hy sinh thời gian sinh hoạt với Đoàn và quý phụ huynh luôn nâng đỡ Phong Trào. Xin cho tinh thần phục vụ và nâng đỡ nầy được tìm thấy nhiều nơi giới trẻ và quý phụ huynh trong Cộng Đoàn. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

5. Chúng ta cầu nguyện cho những Thừa Tác Viên Giúp Lễ và Đặc Biệt của Bí Tích Thánh Thể. Xin cho họ được tràn đầy ơn thánh Chúa để chu toàn nhiệm vụ đã nhận lãnh từ Giáo Hội. Chúng ta cùng nguyện xin.

Xin Chúa nhậm lời chúng con.

Linh mục:
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con niềm hoan lạc khi lãnh nhận Mình và Máu Chúa trong đời sống hằng ngày. Xin ban cho đời sống đức tin của chúng con được tăng trưởng qua việc lãnh nhận Bánh Trường Sinh. Chúng con cầu xin, nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.
Amen.
 
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô
Lm. Jude Siciliano
23:10 15/06/2017
Lễ Mình Máu Thánh Chúa Kitô - A
Đệ nhị Luật 8: 2-3, 14b-16a; Tv 146; 1 Côrintô 10: 16-17; Gioan 6: 51-58


Anh ngữ là một ngôn ngử rất hay, nhưng có người cho là khó học. Thí dụ như bạn đang học tiếng Anh, bạn nghe nói "there" bạn không biết đó là "there" hay "their'. Nếu bạn nghe nói "sale", bạn có biết đó là "sale" hay “sail" hay không? Vì thế bạn cần khung cảnh chung quanh từ đó để hiểu ý nghĩ của nó.

Hôm nay, trong bài sách Đệ Nhị Luật, chúng ta cũng cần khung cảnh để hiểu bài sách đó. Chúng ta thường nghĩ đến phần thiêng liêng của chúng ta là "Thiên Chúa và tôi". Bài dạy tiếng Anh không giúp chúng ta hiểu bài này, nhưng khi nghe ông Môsê muốn nói về một người thôi khi ông ta lại nói "đoạn đường đi của bạn", "ý nghĩ của bạn", "một thức ăn bạn không biết". Nhưng, với khung cảnh, bạn sẽ hiểu được những lời đó. Ông Môsê muốn nói về một cộng đoàn, cộng đoàn dân Israel. Sau 40 năm đi qua sa mạc, ngay khi họ sửa soạn vào Đất Chúa Hứa.

Khi họ ra đi khỏi đất bị lưu đày ở Ai Cập, họ là một nhóm người chạy trốn khỏi những chủ độc ác giam giữ họ trong đày ải. Họ vẫn chưa biết Thiên Chúa là Đấng cứu họ. Họ không biết phải thờ phượng Thiên Chúa như thế nào. Họ không biết Thiên Chúa đó muốn họ sống như thế nào. Việc đàu tiên là họ theo sự dẫn dắt sủa ông Môsê chạy khỏi ách lưu đày của người Ai Cập.

40 năm sau họ đi trong sa mạc hoang địa, qua bao nhiêu khổ cực với nhau. Và bây giờ họ là một cộng đoàn. Việc đó xãy ra như thế nào? Họ chịu cực khổ với nhau và bị thử thách chung với nhau trên đường đi. Trong những năm đó họ đã phải làm việc với nhau để sinh sống. Cuối cùng họ biết nhau và biết Thiên Chúa của họ qua những khổ cực của họ. Việc đó đã xãy ra như thế nào? Ông Môsê nhắc họ nhớ việc Thiên Chúa đã luôn luôn làm cho họ. Vì thế mới rõ ràng là khi ông Môsê dùng từ "bạn", ông ta không chỉ nói về một người, nhưng ông ta nói về cộng đoàn mới thành lập. Họ không thể có cách nào sống được, hay họp nhau thành một cộng đoàn được, nếu không có Thiên Chúa luôn luôn nâng đở họ. Và bây giờ họ sửa soạn vào Đất Chúa Hứa, ông Môsê muốn họ nhớ là Thiên Chúa đã giúp họ sống thành một cộng đoàn của những người có đức tin.

Và Thiên Chúa đã làm gì? Trong khi họ vẫn gặp bao nhiêu khó khăn trên chặng đường đi qua sa mạc, Thiên Chúa nuôi dưởng họ hằng ngày với manna, và dẫn dắt họ qua "sa mạc rộng lớn và khắc nghiệt" . Thiên Chúa giúp họ thoát khỏi rắn lửa và bọ cạp, và cho họ nước uống phun ra từ hòn đá cuội. Và hơn nữa, Lời Thiên Chúa nuôi dưởng họ hằng ngày trên chặng đường họ đi. Đó là một lương thực mới mà họ chưa hề biết. Bài Thánh Vịnh tóm tắt "Hãy ngợi khen Đức Chúa vì Người tốt lành. Đức Chúa tái tạo Giêrusalem". Nhớ đến việc Thiên Chúa làm vô cùng tốt lành, Giêrusalem, dân của Thiên Chúa hãy ngợi khen Đức Chúa.

Nhưng tiếc thay, dân chúng chạy khỏi nơi lưu đày, sợ sệt nhưng sự bách hại vẫn tiếp tục cho đến ngày nay. Chúng ta nên nhớ lại tin tức đêm vừa qua về những hình ảnh của hàng trăm ngàn người di cư sống trong trại lều, hay chen lấn nhau trên chiếc thuyền mong manh vượt qua Địa Trung Hải. Thiên Chúa của ông Môsê và của Chúa Giêsu ở với những người di cư chạy trốn, với những người đói khát và bị thương tích. Chắc chắn những nước trên thế giới, nhất là đất nước chúng ta có thể giúp những người di cư này nhiều hơn để cho họ có thể làm nhà ở và sống thành cộng đoàn.

Theo bài sách Đệ Nhị Luật, tình yêu thương của Thiên Chúa đổ vào những người bị lưu đày, bị di cư và chạy thoát. Và tấm lòng chúng ta cũng nên đổ vào những người đó như Thiên Chúa đã làm. Thế nên ông Môsê không nói về một người nào khi ông ta dùng từ "bạn", như khi ông ta nói về một cộng đoàn mới thành lập và được Thiên Chúa che chở. Ông Môsê kêu gọi họ nhớ đến những việc Thiên Chúa đã làm cho họ khi họ yếu đuối cần được giúp đở. Sau đó, ông Môsê kêu gọi họ đáp lại bằng cách đón tiếp những người xa lạ và lo lắng cho những người đó như Thiên Chúa đã lo lắng cho họ. "Vậy các ngươi sẽ yêu mến khách ngụ cư, vì các ngươi đã là khách ngụ cư ở đất Ai Cập." (Đnl 10:1)

Chúng ta, một cộng đoàn do Thiên Chúa lập ra bởi lời cứu thoát của Ngài, và được nuôi dưởng bởi Mình và Máu Thánh Chúa Kitô. Chúng ta hãy làm như vậy cho những người ngụ cư xa lạ. Đó là điều Thiên Chúa đã làm cho chúng ta, và là một cách để chúng ta "nhớ" để tỏ lòng cảm tạ. Chúng ta, những người được Thiên Chúa chúc phúc cùng với các bậc tiền bối đã ăn manna trong sa mạc và hãy cùng với họ "ca ngợi Thiên Chúa, hởi Giêrusalem".

Như chúng ta đã biết lời Chúa Giêsu nói về Mình Ngài là lương thực, và Máu Ngài là của uống đã gây nên phản ứng chống lại của những người nghe Ngài. Và bây giờ cũng sẽ như thế. Như với những người cùng thời đại với Chúa Giêsu "thịt và máu" là từ ngử cho loài người. Áp dụng vào Chúa Giêsu, lời đó chứng tỏ việc nhập thể của Ngôi Lời thành "thịt và máu" xác định Ngài đã làm người thật.

Một cách chúng ta được nuôi dưởng là ăn thịt và uống máu, nghĩa là chấp nhận và tin tưởng là Chúa Giêsu ban cho chúng ta đời sống đời đời. Trong phúc âm thánh Gioan, đời sống đời đời bắt đầu ngay từ bây giờ cho người tín hữu. Chúa Giêsu đã có đời sống đó bởi Chúa Cha, và Ngài ban đời sống đó cho những ai cùng chia sẻ bửa ăn mà Ngài ban cho là bửa ăn của chính Ngài. Và trở thành lương thực cho chúng ta ăn. Nên khi ăn thịt Chúa Giêsu là kết hợp chúng ta với Ngài trong tương quan mật thiết, là Ngài "ở trong" chúng ta. Ý Chúa muốn "ở trong" là ngự trị trong chúng ta là điểm chính trong phúc âm thánh Gioan. Manna là lương thực vật chất tạm thời. Người ăn manna đã chết. Nhưng, chúng ta, những người ăn thịt Chúa Giêsu được sống đời đời, bắt đầy ngay từ bấy giờ.

Những người nghe Chúa Giêsu rất ngạc nhiên về lời Ngài đã nói. Nghe như ăn thịt là cử chỉ của những dân tộc dả man trong rừng rú. Và điều đó đã làm cho họ chú ý thật sự. Điều đó đã phải làm cho họ nghĩ đến sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống họ một cách mới. Họ được mời gọi nhìn Chúa Giêsu như nguồn gốc của tất cả những điều quan trọng trong loài người chúng ta. Chúa Giêsu đã nói với họ Ngài là gạch nối giữa chúng ta với Thiên Chúa; Chính Ngài là Đấng đã ban cho chúng ta sự sống "cũng như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha như thế nào, thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. "

Hôm nay, chúng ta được nhắc nhở nghĩ đến hồng ân Thiên Chúa đã ban cho chúng ta qua Chúa Giêsu Kitô. Bây giờ chúng ta chia sẻ sự sống của Chúa Giêsu khi chúng ta rước Thánh Thể, qua hình bánh và rượu. Chúng ta lãnh nhận lương thực này và chúng ta được trở thành Chúa Giêsu. Đối với chúng ta, những người thường đi nhà thờ, đến nhà thờ rước Thánh Thể là một thói quen mà chúng ta thường không nghĩ đến. Nên chúng ta cũng có thể quên để ý hay suy nghĩ về những người cùng chia sẻ bàn tiệc với chúng ta.

Chúng ta cũng có thể quên như những người Israel trong sa mạc, là chúng ta được dẫn dắt, được thêm năng lực, được chửa lành và được họp nhau thành một cộng đoàn trong khi chúng ta cùng nhau đi qua những vui vẻ và thử thách ở đời. Chúng ta không phải chỉ là những cá nhân đến nhà thờ để đọc kinh, lãnh nhận bí tích Thánh Thể rồi về nhà sống đời sống hằng ngày của chúng ta. Chúng ta là một dân tộc đã được cứu thoát khỏi sự cô đơn trong cuộc sống từng cá nhân, và được lập thành một cộng đoàn lo lắng cho nhau và nghĩ đến những người khác đang tìm đường lối, tìm năng lực và tìm cộng đoàn cho đời sống của họ.

Chuyển ngữ: FX Trọng Yên, OP


Body and Blood of Christ (A)
Deuteronomy 8: 2-3, 14b-16a; Ps 147; 1 Corinthians 10: 16-17; John 6: 51-58

English is a beautiful language, but foreigners say it is difficult to learn. Suppose, for example, you were learning English and you heard "there" – as a beginner would you know whether it was "there" or "their?" Or, if you heard "sale" – would you know if it were "sale" or "sail?" The context would help clarify any ambiguity.

Knowing the context will also clarify today’s Deuteronomy reading. We tend to individualize our spirituality – "God and me." The English version of the reading doesn’t help because Moses might sound like he is speaking just to one person when he says, "your journeying," "your intention," "a food unknown to you." But the context clarifies his meaning. He is speaking to a community, the Israelite community, after their 40 year desert journey, just before they finally enter the Promised Land.

When they left Egyptian slavery they were a group of individuals fleeing their tyrant slave masters. They still didn’t know the God who was liberating them; what kind of worship to offer God; what manner of life God expected of them. Their first task was to follow Moses’ lead and get out from under the heavy hand of the Egyptians.

It is 40 years later and the desert travelers have been through a lot together. Now they are a community. How did that happen? They suffered together and were tested all along the way. For those 40 years they would have had to work together if they were to survive. As a result they had come to know, through their common struggle, one another and their God. How did that happen? Moses reminds them of the mighty and constant deeds God performed on their behalf. So, it’s clear that when Moses addresses "you" he is not speaking to just one person, but to a newly formed community. They never would have been able to survive, or been formed into a people, had it not been for God’s constant help. As they are about to enter the Promised land, Moses wants them to remember what God has done to form them into a community of believers.

And what did God do? As they faced constant hardships during their desert trek God fed them daily with manna and guided them through "the vast and terrible desert; " protected them from the biting serpents and scorpions and gave them water from, of all places, the rock! And more, God’s Word also fed them daily as they traveled. It was a new kind of nourishment they had not known previously. The Responsorial Psalm sums it up, "Praised the Lord, Jerusalem." Having recalled God’s wonderful deeds Jerusalem, God’s people, shouts praise.

Sadly, people fleeing slavery, terror and persecution continues to this day. We just have to recall from last night’s news pictures of hundreds of thousands of refugees living in exile in flimsy tents, or packed into unsafe boats trying to cross the Mediterranean. The God of Moses and Jesus is with the fleeing and displaced; the hungry and the wounded. Certainly the countries of the world, especially our own, can do much more to welcome these shattered people to a new home where they can rebuild and become a community.

According to our Deuteronomy reading God’s heart is on the side of the enslaved, uprooted and shattered – and that is where our hearts should be as well. Moses is not speaking to an individual when he addressed "you" – but to a newly-formed, and God-protected community. He calls them to remember what God did for them when they were helpless. Later he will call them to respond to any stranger among them with the hospitality and care God showed them. "Show your love for the alien, for you were aliens in the land of Egypt" (Deut 10:1).

We, a community formed by God’s liberating Word, and nourished by the Body and Blood of Christ, must do the same to the stranger and the outsider – it is what God has done for us and is a way to "remember" and show our gratitude. We, the people also blessed by God, join our ancestors who ate manna in the desert and proclaim with them, "Praise the Lord, Jerusalem."

Jesus’ words about his flesh as food and his blood as drink stir opposition from his listeners – as we would expect. It would have the same effect today. For his contemporaries, "flesh and blood" was a term for a human being. Applied to Jesus it underlines the incarnation: the Word became "flesh and blood," i.e. a human being.

One way we feed on Jesus is to take him in, i.e., accept and believe that he gives eternal life. In John’s Gospel eternal life begins now for the believer. Jesus already has that life from the Father and so he offers it to those who share in the meal that he gives – the meal of himself. We become what we eat, so feeding on Jesus unites us to him in an intimate union – he "abides" with us. This "abiding," or indwelling of Christ with us, is a theme throughout John’s Gospel. Manna was a physical and temporary food. Those who ate it died. While we who feed on Jesus are given eternal life – beginning now.

Jesus’ hearers were shocked by what he said. It smacked of cannibalism. It certainly got their attention! It should have moved them to look at God’s presence in their lives in a whole new way. They were being asked to see Jesus as the source of all that was important for us humans. He told them he was the link between us and God, who offers us life. ("Just as the living Father sent me and I have life because of the Father, so also the one who feeds on me will have life because of me").

Today we are reminded of the gifts God has given us in Jesus Christ. Now, we share in his life when we receive the Eucharistic bread and wine. By taking in this food we are transformed into him. For us regular churchgoers coming to church and receiving the Eucharist can become a routine whose meaning we haven’t reflected on for a while. We can also forget to notice or consider those with whom we share the banquet.

We can’t forget that, like the Israelites in the desert, we are being guided, strengthened, healed and formed into a community as we travel through the joys and trials of life. We are not just individuals who have come to church to say our prayers, receive the Eucharist and go home to be about our daily lives. We are a people being set free from isolation and individualism, and formed into a community that cares for one another and reaches out to others who are seeking direction, strength and community for their lives.
 
Ăn bánh Thánh Thể sẽ được sống muôn đời
Lm Đan Vinh
23:34 15/06/2017
Chúa Nhật Lễ Mình Máu Chúa Kitô
Đnl 8,2-3.14b-16a ; I Cr 10,16-17 ; Ga 6,51-58

Ăn bánh Thánh Thể sẽ được sống muôn đời

I. Học Lời Chúa

1. Tin Mừng: Ga 6,51-58

(51) “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”. (52) Người Do thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn Thịt ông ta được ?”. (53) Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. (54) Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết. (55) Vì Thịt tôi thật là của ăn, và Máu tôi thật là của uống. (56) Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. (57) Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. (58) Đây là Bánh từ trời xuống. Không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời”. (59) Đó là những điều Đức Giê-su đã nói khi giảng dạy trong hội đường ở Ca-phác-na-um.

2. Ý chính:

Tin Mừng lễ Mình Máu Chúa hôm nay gồm mấy điểm chính như sau:
Đức Giê-su tự nhận là Bánh Hằng Sống. Ai ăn vào thì sẽ được sống muôn đời (51). Bánh đó là Thịt Mình của Người (51). Khi người Do thái thắc mắc, thì Đức Giê-su lại càng nhấn mạnh: Nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình (52). Ngay từ bây giờ họ đã được kết hiệp với Người (56) và được sống nhờ Người (57). Khác với bánh man-na mà tổ tiên họ xưa đã ăn mà vẫn bị chết, còn ai ăn Bánh Thánh Thể Đức Giê-su ban cho, sẽ được sống muôn đời (58).

3. Chú thích:

- C 51-52: + Bánh Hằng Sống: Đức Giê-su là sự sống và ánh sáng của Thiên Chúa (x. Ga 1,4), được ban cho loài người dưới hình dạng tấm bánh có thể ăn được. Bánh này chứa đựng sức sống thiêng liêng vĩnh cửu, và những ai ăn thì sẽ nhận được sự sống ấy. + Từ trời xuống: Đức Giê-su từ Chúa Cha mà đến (x. Ga 6,46; 16,28). + Bánh tôi sẽ ban tặng: Bánh Thánh Thể Người sẽ lập trong bữa Tiệc Ly sau này (x. Lc 22,19-20). + Chính là Thịt tôi đây: Bánh Hằng Sống được đồng hóa với Thịt của Đức Giê-su. Từ ngữ “thịt” trong tiếng Hy lạp là sarx, ám chỉ thịt của người sống, bao gồm cả hồn xác (x. Ga 1,14). + Để cho thế gian được sống: Hiệu quả của Bánh Thánh Thể là thông ban cho những ai lãnh nhận sẽ được sự sống thiêng liêng, mà Đức Giê-su đã chuộc lại bằng cuộc Tử nạn và Phục sinh của Người. + Người Do thái liền tranh luận với nhau: Làm sao ông này cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?: Họ thắc mắc vì đã hiểu thịt đó là thân xác của Đức Giê-su hiện tại, người đang hiện diện ở giữa họ, trong khi Đức Giê-su nói về Thịt của Người dưới hình tấm bánh dùng trong bữa tiệc Vượt Qua. Bánh ấy sau lời truyền phép sẽ hóa thành Thịt của Đức Giê-su tử nạn và phục sinh (x. 1 Cr 11,23-26). Thịt trong bí tích Thánh Thể này mới thực là Bánh mà Người sẽ ban để cho thế gian được sống.
- C 53-54: + Thật, tôi bảo thật các ông: Đức Giê-su không cải chính khi người Do thái hiểu lầm lời Người theo nghĩa đen, mà Người càng nhấn mạnh hơn khi quả quyết: “Thật, tôi bảo thật các ông”. + Nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người…: Thịt Máu Người trong bí tích Thánh Thể là một điều kiện không thể thiếu để được sống đời đời. Nếu họ không ăn uống Thịt Máu Người trong bí tích Thánh Thể, thì họ sẽ không nhận được sự sống đời đời do Người chuộc lại nhờ cuộc Tử nạn và Phục sinh. + Ai ăn Thịt và uống Máu tôi, thì được sống muôn đời: Đây là kiểu nói khác lặp lại tư tưởng trên. + Tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết: Hiệu quả của việc ăn Thịt và uống Máu Chúa khi lên rước lễ là sẽ được Chúa Phục Sinh ban sự sống siêu nhiên, làm cho họ được sống lại trong ngày tận thế.
- C 55-56: + Vì Thịt Tôi: Chúa Giê-su nhấn mạnh Thịt và Máu Người thật là lương thực để ăn uống, và thông ban sự sống muôn đời. Qua bí tích Thánh Thể, người ta sẽ được nghe Lời Người để có đức tin, sẽ được ăn Thịt uống Máu Người để được nuôi dưỡng đức tin. Nhờ đức tin này họ sẽ có sự sống đời đời. + “Ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy”: Câu này nói lên sự kết hiệp mật thiết giữa Chúa Giê-su Thánh Thể với người rước lễ. Sự kết hiệp này giống như sự kết hiệp giữa hai người bạn tâm giao luôn nghĩ đến nhau và sống vì nhau.
- C 57-59: + Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi…: Chúa Giê-su được Chúa Cha sai xuống thế gian. Người sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì Người cũng ban cho những ai rước Mình Máu Người được tham phần sự sống siêu nhiên như vậy. + Thì kẻ ăn tôi cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy: Sự sống siêu nhiên ấy phát xuất từ Chúa Cha, qua Chúa Giê-su, xuống tới người tín hữu đã lãnh nhận bí tích Thánh Thể. + Đây là Bánh từ trời xuống…: Sự sống ban cho kẻ rước lễ là sự sống đời đời phát xuất từ Thiên Chúa, khác hẳn sự sống thể xác do man-na. Man-na là bánh từ trên không trung rơi xuống, nên dân Do thái thời Mô-sê, dù đã ăn man-na suốt trong thời gian Xuất Hành 40 măm trong hoang địa, nhưng vẫn phải chết. + Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời: Đây là câu tóm lược bài giảng về Bánh Hằng Sống. Chúa Giê-su tự ví là Bánh từ trời mà xuống. Người mang lại sự sống thiêng liêng cho loài người đang phải chết vì phạm tội, nhờ cuộc Tử nạn và Phục sinh của Người. + Hội đường ở Ca-phác-na-um: Nơi Đức Giê-su giảng về Bánh Hằng Sống là một hội đường Do thái ở thành Ca-phác-na-um gần biển hồ Ga-li-lê, nơi Đức có trụ sở truyền giáo của Đức Giê-su (x Ga 6,1).

4. Hỏi đáp :

- Hỏi 1: Tại sao người Do thái và nhiều môn đệ Đức Giê-su đã bỏ không đi theo Đức Giê-su và họ đã tranh luận với nhau điều gì? Tại sao ông Phê-rô và Nhóm Mười Hai vẫn chọn ở lại với Đức Giê-su? Ông Phê-rô đã đại diện Nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin như thế nào?
Đáp:
+ Sở dĩ người Do thái và nhiều môn đệ Đức Giê-su đã bỏ không đi theo Người nữa (x. Ga 6,66), vì đã hiểu lời Đức Giê-su dạy về việc ăn Bánh Thánh Thể theo nghĩa đen, nghĩa là ăn Thịt Máu của Người, giống như ăn thịt các con chiên, bò, gà… Do đó, họ đã tranh cãi với nhau: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được ?”. Cũng như các thân nhân Đức Giê-su ở Na-da-rét có lần đã coi Người bị mất trí (x. Mc 3,21), thì ở đây các đầu mục dân Do thái cũng coi lời Đức Giê-su thật chói tai và không thể chấp nhận được (x. Ga 6,52). Tuy nhiên, thay vì cải chính, Đức Giê-su lại càng nhấn mạnh về điều này hơn: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn Thịt và uống Máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình… Vì Thịt tôi thật là của ăn, và Máu tôi thật là của uống” (Ga 6,53.55). Nghe vậy, một số môn đệ đã hiểu rõ Đức Giê-su nói về bí tích Thánh Thể và đã bỏ đi vì không tin lời Người.
+ Riêng Phê-rô và Nhóm Mười Hai vẫn chọn ở lại, sau khi nghe giảng về Bánh Hằng Sống, vì các ông đã tin Người là Đấng Thiên Sai và Lời Người là sự thật, dù bây giờ chưa hiểu rõ tại sao. Khi được Thầy hỏi, Phê-rô đã đại diện Nhóm Mười Hai tuyên xưng đức tin như sau: “Bỏ Thầy chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết Thầy chính là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69).

Hỏi 2: Luật Mô-sê cấm dân Do thái không được ăn máu và thịt thú chưa cắt tiết (x. Lv 19,26), và nghị quyết của Công Đồng Giê-ru-sa-lem năm 49 cũng yêu cầu các Ki-tô hữu gốc dân ngoại “phải kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết và ăn thịt loài vật không cắt tiết và tránh gian dâm” (x. Cv 15,29). Vậy tại sao Giáo Hội Công Giáo lại cho phép các tín hữu ăn tiết canh là món ăn máu đông ?
Đáp:
Thời Mô-sê, người ta tin rằng: Máu là sinh khí tụ lại, nên chỉ dành riêng để tế lễ dâng cho Thiên Chúa trong ngày lễ Xá Tội. Vì Chúa chính là chủ tể của sự sống (x. Lv 17,11). Đàng khác, tục uống máu các con vật được sát tế dâng cho thần linh, vẫn có trong nghi lễ tôn giáo của dân ngoại, nên Luật Mô-sê cấm dân Ít-ra-en uống máu và ăn thịt thú chưa cắt tiết giống như dân ngoại (x. Lv 19,26).
Ngày nay Hội Thánh không cấm các tín hữu ăn tiết canh hay thịt thú vật chưa cắt tiết, vì Luật Mô-sê đã được Đức Giê-su kiện toàn (x. Mt 5,17), khi truyền cho các tín hữu “ăn Thịt và uống Máu của Người” (x. Mt 26,26-28).
Còn về việc Công Đồng Giê-ru-sa-lem năm 49 ra nghị quyết không buộc lương dân theo đạo phải chịu phép Cắt Bì theo luật Mô-sê, mà chỉ yêu cầu họ “kiêng ăn đồ đã cúng cho ngẫu tượng, kiêng ăn tiết, ăn thịt loài vật không cắt tiết và tránh gian dâm”. Thực ra những yêu cầu không ăn tiết này không phải vì lý do đức tin mà chỉ là một phương thế để bảo vệ sự hiệp nhất nội bộ của cộng đoàn Hội Thánh, bấy giờ gồm các tín hữu gốc Do Thái và gốc lương dân hiệp nhất và ăn uống chung mâm bàn với nhau, như lời ông Gia-cô-bê đã phát biểu: “Phần tôi, tôi xét là không được gây phiền hà cho những người gốc dân ngoại trở lại với Thiên Chúa. Nhưng chỉ viết thư bảo họ kiêng những thức ăn ô uế vì đã cúng cho ngẫu tượng, tránh gian dâm, kiêng ăn thịt loài vật không cắt tiết, và kiêng ăn tiết, Thật vậy, từ những thế hệ xa xưa, trong mỗi thành ông Mô-sê, đều có những người rao giảng: Họ đọc lời của ông trong các hội đường mỗi ngày Sa-bát” (Cv 15,21). Ngày nay do không còn nguy cơ phân hóa giữa các tín hữu gốc Do thái và gốc lương dân như thời sơ khai, nên Hội Thánh không cấm các tín hữu ăn thịt và uống máu huyết thú vật theo Luật Mô-sê nữa.

II. Sống Lời Chúa

1. Lời Chúa : “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống” (Ga 6,51).

2. Câu chuyện :

1) Chiếc nhẫn - kỷ vật của tình yêu.

Có một đôi vợ chồng trẻ kia mới lấy nhau được hơn một năm. Trong thời gian đó họ đã sống rất hạnh phúc. Mỗi buổi sáng trước khi rời nhà đi làm, và buổi chiều khi vừa trở về ngôi nhà thân thương, người chồng không bao giờ quên trao cho vợ một cử chỉ âu yếm và một lời nói thân thương. Nhờ đó tình yêu giữa hai vợ chồng ngày thêm nồng thắm. Nhưng rồi hạnh phúc của họ đã bị đe dọa khi một hôm người chồng bị trúng mưa trên đường từ xưởng làm về nhà. Anh bị cảm nặng phải nằm liệt giường nhiều ngày và trong thời gian này anh đã được chị vợ tận tình săn sóc. Đẩu tiên, anh được vợ mang đến bệnh viện và được bác sĩ chẩn đoán bị sưng màng phổi. Dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa, nhưng bệnh của anh ngày thêm trầm trọng. Sau đó, bệnh viện kết luận anh đã bị ung thư màng phổi ác tính thời kỳ thứ ba và vô phương cứu chữa. Khi sắp chết, anh chồng đã cầm tay vợ và thều thào nói: “Em yêu quí ! Có lẽ sắp tới giờ Chúa gọi anh về rồi. Anh đã chuẩn bị và sẵn sàng vâng theo thánh ý Chúa muốn. Anh chỉ tiếc một điều là không còn được tiếp tục sống bên em nữa. Trước khi đi xa, anh không có gì trối lại cho em ngoài chiếc nhẫn mà cách đây hơn một năm, hai vợ chồng mình đã tặng cho nhau khi kết ước trước bàn thờ Chúa. Bây giờ anh xin tặng lại chiếc nhẫn kỷ vật này cho em, để mỗi lần nhìn thấy nó, em biết rằng anh vẫn luôn ở bên em và hằng cầu Chúa ban cho em an lành hạnh phúc”. Nói xong, anh tháo chiếc nhẫn đang đeo ở ngón tay ra và âu yếm xỏ vào tay vợ, giống như trước đây anh đã làm trong thánh lễ hôn phối của hai người. Sau khi chết, anh được an táng trong một nghĩa trang gần nhà. Từ ngày đó, mỗi ngày người ta đều thấy một phụ nữ còn rất trẻ, đầu chít khăn tang, tay cầm bó bông đi vào nghĩa trang. Chị đứng hằng giờ trước ngôi mộ cỏ mọc chưa xanh của chồng, để cầu nguyện cho anh. Tay chị đeo hai chiếc nhẫn: Một chiếc của ngày thành hôn và chiếc kia là kỷ vật của người chồng quá cố đã để lại cho chị khi sắp từ giã cuộc đời.

2) Cậu bé Már-xen-li-nô sẵn sàng chết để được gặp mẹ đã qua đời :

Tại Tây Ban Nha có một câu chuyện về một cậu bé tên là MAR-XEL-LI-NO. Mẹ cậu đã chết đang khi sinh cậu, và do không còn người thân nên cậu đã bị người ta mang đến đặt trước cửa một tu viện, và cậu đã được các tu sĩ nhận nuôi dưỡng.
Cậu bé vốn tính hiếu động, nên thày đầu bếp đã cấm cậu không được leo trèo hoặc lai vãng đến những nơi không được thầy cho phép. Nhưng vì tính tò mò, một ngày kia Marcellino đã lén leo lên gác lẽ ra cậu không được vào. Cậu rất ngạc nhiên nhìn thấy một người khổng lồ đang bị treo trên cây thập giá. Cho rằng người ấy đang bị đói, nên đêm hôm ấy Marcellino lén vào bếp trộm mấy chiếc bánh mang lên cho ông. Người khổng lồ đã đưa tay ra nhận bánh và mỉm cười cám ơn cậu. Từ đó, ngày nào cậu cũng lén mang bánh lên cho người ấy. Người này không ai khác hơn chính là Chúa Giê-su chịu treo trên thập giá. Một hôm, Người đã âu yếm ôm cậu bé và hỏi:
- Con thích nhất điều gì trên trần gian này?
Cậu mau mắn thưa:
- Con muốn được gặp mẹ ruột của con.
Chúa liền nói với cậu:
- Con sẽ được gặp mẹ con sớm nếu con bằng lòng chết đi.
Hôm sau các tu sĩ đã tìm thấy cậu bé nằm chết như đang ngủ say trong vòng tay thương mến của Chúa Giê-su trên cây thập giá. Chính vì yêu mẹ và muốn sớm được gặp mẹ, mà Marcellino đã sẵn sàng chịu chết.

Đức Giêsu cũng vì yêu thương loài người chúng ta nên đã sẵn lòng chịu chết để chúng ta được sống. Người còn lập bí tích Thánh Thể để được ở mãi với loài người chúng ta, trở thành lương thực thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin của chúng ta, hầu ai đón nhận Người sẽ được sống muôn đời như Người đã hứa: “Tôi là Bánh Hằng Sống từ trời xuống. Ai ăn Bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và Bánh tôi sẽ ban tặng, chính là Thịt tôi đây, để cho thế gian được sống”.

3. Suy niệm :

Hơn hai ngàn năm trước đây, Chúa Giê-su đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong sự cảm thông và hiệp nhất yêu thương như Tin Mừng Gio-an viết: Ý thức rằng “Giờ đã đến, Giờ Con Người phải bỏ thế gian mà về với Chúa Cha. Người vẫn yêu thương những kẻ thuộc về mình còn đang ở thế gian, và Người đã yêu thương họ đến cùng” (Ga 13,1). Người đã lập phép Thánh Thể trong khung cảnh một bữa ăn, để lại cho Hội Thánh dấu chỉ của một tình yêu vô cùng lớn lao là Mình Máu Thánh Người dưới hình bánh rượu, để nên của ăn của uống cho các tín hữu, hầu ban cho họ sự sống đời đời.

1) Bí tích Thánh Thể - Bữa Tiệc Thánh yêu thương :

Tin Mừng cho thấy việc chuẩn bị thiết lập và cử hành bí tích Thánh Thể của Đức Giê-su đều diễn ra trong khung cảnh bữa ăn yêu thương như sau:
- Bữa tiệc cưới tại thành Ca-na: Trong tiệc cưới này, Đức Giê-su đã thể hiện tình thương đối với đôi tân hôn, khi nể lời Đức Ma-ri-a cầu bầu, Người đã làm phép lạ biến nước lã trở thành rượu ngon giúp đôi tân hôn, và củng cố đức tin của các môn đệ mới đi theo Người.
- Bữa ăn cho đám đông nơi hoang địa: Cảm thông với đám đông dân chúng bị đói khi theo Người vào hoang địa nghe giảng Tin Mừng, Đức Giê-su đã làm phép lạ nhân năm chiếc bánh và hai con cá ra nhiều để nuôi năm ngàn người đàn ông, không kể đàn bà con trẻ được ăn no và còn dư mười hai giỏ đầy bánh còn lại (x. Mt 14,14-21). Sau đó, Đức Giê-su đã giảng về bí tích Thánh Thể để ban thịt máu mình làm của ăn của uống hầu mang lại sự sống đời đời cho các tín hữu: “Thịt Tôi thật là của ăn, Máu Tôi thật là của uống. Ai ăn thịt Tôi và uống máu Tôi thì sẽ có sự sống đời đời. Và Tôi, Tôi sẽ cho họ sống lại trong ngày tận thế” (Ga 6,55-56).
- Bữa Tiệc Ly chiều thứ Năm Tuần Thánh: Đức Giê-su đã yêu thương các môn đệ đến cùng nên Người đã thiết lập bí tích Thánh Thể trong bữa ăn lễ Vượt Qua với các môn đệ, trước khi từ biệt các ông để chịu khổ nạn như sau: “Cũng đang bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: ‘Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy’. Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: ‘Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội’ (Mt 26,26-28).
- Bữa tối của hai môn đệ làng Em-mau: Chúa Phục Sinh dưới dáng vẻ như một khách bộ hành đi chung đường với hai môn đệ đang trong tâm trạng chán nản thất vọng. Người đã dùng Lời Kinh Thánh để cho các ông hiểu về ý nghĩa cái chết và sự phục sinh của Đấng Thiên Sai. Rồi “khi ngồi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người, nhưng Người lại biến mất” (Lc 24,30-31). Chính trong khung cảnh bữa ăn yêu thương kèm theo cử chỉ và lời đọc Người đã từng làm, khiến mắt hai môn đệ mở ra và nhận biết người khách bộ hành chính là Thầy Giê-su đã từ cõi chết sống lại.

2) Tin hay không tin mầu nhiệm trong Bí tích Thánh Thể:

Sau bài giảng về Bánh Hằng Sống, mặc dù biết đám đông đang xầm xì phản đối, vì cho rằng đây là một điều vô lý không thể chấp nhận, nhưng Đức Giê-su vẫn cương quyết khẳng định thêm về mầu nhiệm này (x. Ga 6,60). Về phần các môn đệ sau khi hiểu Đức Giê-su muốn lập bí tích Thánh Thể để biến Thịt Máu Mình làm của ăn của uống, nên đã bảo nhau rằng: “Làm sao ông này có thể lấy Thịt mình mà cho chúng ta ăn được?”. Sau đó, một số đông môn đệ đã bỏ không còn đi theo làm môn đệ Người nữa (x. Ga 6,66). Đức Giê-su cho biết: để tin vào mầu nhiệm này, đòi người ta phải được Chúa Cha ban ơn (x. Ga 6,65). Sau đó, Đức Giê-su đã hỏi nhóm 12 Tông đồ về quyết định tin hay không tin, chọn bỏ đi hay ở lại với Người. Ông Phê-rô đã đại diện Nhóm Mười Hai thưa rằng: “Bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai ? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời. Phần chúng con, chúng con đã tin và nhận biết: Chính Thầy là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Ga 6,68-69). Như vậy, trước mầu nhiệm này, người ta không thể cảm nghiệm bằng giác quan, mà phải nhờ ơn Thiên Chúa ban và thành tâm tin nhận.

3) Cần tham dự Bí Tích Thánh Thể với tình yêu thương hiệp nhất:

Thánh Phao-lô dạy về thái độ phải có của các tín hữu khi tham dự Bữa Tiệc Thánh Thể như sau: “Bởi vì chỉ có một tấm Bánh và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể” (1 Cr 10,17). Do đó, khi đến dự lễ, chúng ta cần có tình yêu thể hiện qua thái độ cảm thông và hiệp nhất, noi gương cộng đoàn Hội Thánh sơ khai tại Giê-ru-sa-lem như sau: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu. Họ đồng tâm nhất trí, ngày ngày chuyên cần đến Đền Thờ, Khi làm lễ Bẻ Bánh tại tư gia, họ dùng bữa với lòng đơn sơ vui vẻ. Họ ca tụng Thiên Chúa, và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn mỗi ngày có thêm những người được cứu độ” (Cv 2,44-47).

4) Tham dự Thánh Lễ thế nào cho đẹp lòng Chúa ?

- “Phúc cho ai được mời đến dự tiệc Chiên Thiên Chúa”: Cần dọn mình lên rước lễ mỗi lần tham dự thánh lễ, vì chẳng có ai đi dự tiệc mà lại không xem người khác ăn, còn mình thì không ăn uống gì ? Cũng cần kéo dài thánh lễ giữa đời thường, như Đức Cha HELDER CAMERA đã nói: “Mỗi sáng, tôi được nuôi dưỡng bằng Đức Ki-tô trong bí tích Thánh Thể, rồi suốt ngày, tôi lại gặp gỡ Đức Ki-tô nơi tha nhân. Vì tôi gặp cũng một Đức Ki-tô trên bàn thờ và ngoài đường phố”. Như vậy: Hiệp nhất với Chúa Giê-su trong thánh lễ phải dẫn chúng ta đến chỗ hiệp nhất với Người đang hiện thân nơi những người đang sống bên chúng ta, nhất là những người nghèo đói bệnh tật và bất hạnh (x.Mt 25).
- Hiệp nhất với Chúa Giê-su Thánh Thể cũng đòi hiệp thông với tha nhân, đòi chúng ta noi gương Chúa quên mình và khiêm tốn phục vụ tha nhân, làm cho tha nhân được hạnh phúc.
- Một khi được nuôi dưỡng bằng Mình Máu Chúa trong bí tích Thánh Thể, chúng ta sẽ ý thức bổn phận chia sẻ cơm áo cho những người nghèo đói, tích cực góp phần cải thiện xã hội là gia đình, khu xóm, trường học, nhà máy, công sở… ngày một an toàn sạch đẹp hơn, công bình nhân ái hơn, sớm trở thành “Trời Mới Đất Mới” được sách Khải Huyền tiên báo: Bấy giờ “Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt của họ. Sẽ không còn sự chết, cũng chẳng còn tang tóc, kêu than và đau khổ nữa, vì những điều cũ đã biến mất” (Kh 21,4).

4. Thảo luận : Để đáp lại tình yêu tột cùng của Đức Giê-su khi lập bí tích Thánh Thể, mỗi tín hữu chúng ta cần dự lễ hay dự các giờ chầu Thánh Thể như thế nào… ?

5.Cầu nguyện:

- Lạy Chúa Giêsu, Con muốn ngợi ca lòng từ bi nhân hậu và đầy yêu thương của Chúa khi thiết lập bí tích Thánh Thể. Nhờ bí tích này, Chúa ban Mình Máu Chúa làm của ăn của uống thiêng liêng nuôi dưỡng đức tin của chúng con. Cũng nhờ bí tích ấy, Chúa giúp chúng con tưởng niệm về mầu nhiệm Tử Nạn và Phục Sinh của Chúa, để được sống đời đời.

- Lạy Chúa Giê-su. Bàn tiệc Thánh Thể do Chúa thiết lập và mời chúng con tham dự nhằm biểu lộ tình yêu thương và sự hiệp nhất cộng đoàn. Chúa muốn chúng con phải tránh thói ích kỷ và những việc làm gây chia rẽ nội bộ, như Tông đồ Phao-lô đã quở trách giáo đoàn Cô-rin-thô như sau: “Trước tiên tôi nghe rằng khi họp cộng đoàn, anh em chia rẽ nhau… Khi anh em họp nhau, thì không còn phải là ăn bữa tối của Chúa. Thật vậy, mỗi người lo ăn bữa riêng của mình trước. Và như thế kẻ thì bị đói, người lại no say ! Anh em không có nhà để ăn uống sao ? Hay anh em khinh Hội Thánh của Thiên Chúa và làm nhục những người không có của ?… Cho nên thưa anh em, khi họp nhau để dùng bữa, anh em hãy đợi nhau. Ai đói thì ăn ở nhà, kẻo anh em đến họp mà hóa ra để bị kết án !” (1 Cr 11,18-22.33-34). Hôm nay, xin Chúa giúp chúng con biết hiệp thông với tha nhân mỗi khi tham dự thánh lễ: Cho chúng con biết thể hiện tình bác ái huynh đệ bằng việc vào ngồi trong nhà thờ thay vì đứng ở ngoài sân; Cho chúng con biết mở miệng thưa kinh chung với cộng đoàn. Xin cho chúng con luôn biết dấn thân, sẵn sàng đi bước trước bắt chuyện làm quen với những người lạ, sẵn sàng nhường chỗ tốt cho những người già cả tật nguyền… để Thánh Lễ trở thành cơ hội giúp chúng con thể hiện tình yêu thương hiệp nhất với Chúa và hiệp thông với tha nhân.

X) Hiệp cùng Mẹ Maria .- Đ) Xin Chúa nhậm lời chúng con.






 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà hữu trách tôn giáo ở Hoa Kỳ phân rẽ về chính trị nhiều hơn các tín hữu
Vũ Văn An
18:21 15/06/2017
Theo Nhật Báo La Croix của Công Giáo Pháp, hai nhà chính trị học Hoa Kỳ, ngày 11 tháng Sáu vừa qua, đã cho công bố một bản nghiên cứu trong đó, họ phân tích các mẫn cảm chính trị của hơn 130,000 các nhà hữu trách tôn giáo của xứ sở.

Theo các kết luận của họ, các vị trên, thuộc khoảng 40 tuyên tín khác nhau, có nhiều phân rẽ về chính trị hơn các tín hữu giáo dân của họ.

Hai nhà nghiên cứu trên là Eitan Hersh, trước đây là nhà chính trị học của Đại Học Yale, và Gabriella Malina, một tiến sĩ tốt nghiệp Đại Học Harvard. Họ cho rằng cuộc nghiên cứu của họ là “cuộc thu thập các dữ kiện lớn nhất chưa từng có đối với chủ đề này”.

Một phân rẽ chính trị có tính liên phái

Theo kết quả cuộc phân tích của họ, các mục tử của các Giáo Hội Methodist, Unitarian và Presbyterian phần lớn có khuynh hướng thiên đảng Dân Chủ, giống như các giáo sĩ Do Thái Giáo xuất thân từ các trào lưu cải cách và bảo thủ, trong khi ấy, các nhà hữu trách của nhiều Giáo Hội phúc âm, như Baptist, thì nghiêng nhiều hơn về phía Đảng Cộng Hòa. Các linh mục và các nhà hữu trách Công Giáo thì bị giằng co giữa Đảng Dân Chủ (29%), phần lớn những người này thuộc các Tiểu Bang Massachusetts hay Maryland, và Đảng Cộng Hòa (32%), tại các Tiểu Bang Kansas, Nam Dakota.

Bản nghiên cứu trên, vì bao gồm cả các dữ kiện kinh tế, địa dư và dân số học, nên đã không lạ khi nhấn mạnh rằng các mục tử cầm đầu các cộng đoàn có nhậy cảm cấp tiến thì thường thiên về Dân Chủ, trong khi những vị cầm đầu các cộng đoàn có nhậy cảm bảo thủ nhiều hơn thì hay nghiêng về phía Cộng Hòa. Nhưng một cách ồ ạt hơn là các tín hữu giáo dân của họ.

Thí dụ, bản nghiên cứu này quả quyết rằng khoảng 90% các giáo sĩ cải cách và 85% các giáo sĩ bảo thủ của Do Thái Giáo là người của Dân Chủ, trong khi đó chỉ có 80% các tín hữu cải cách và 60% các tín hữu bảo thủ theo Dân Chủ mà thôi.

Cũng thế, 80% các nhà hữu trách Pentecostal (Ngũ Tuần) theo Cộng Hòa, trong khi chỉ có 41% tín hữu của họ theo Cộng Hòa mà thôi. Các linh mục Công Giáo thì khoảng 48% lúc bầu cho Dân Chủ lúc bầu cho Cộng Hòa, ngược với 54% các tín hữu giáo dân của họ.

Ảnh hưởng của các nhà hữu trách tôn giáo

Tại sao các nhà hữu trách tôn giáo trên lại phân rẽ hơn các tín hữu giáo dân của họ? Câu hỏi là: một nhà hữu trách tôn giáo rõ ràng cấp tiến, hay ngược lại, rõ ràng bảo thủ, hơn các tín hữu giáo dân của họ kết cục có thích nghi các xác tín chính trị của mình theo các xác tín của giáo dân hay không? Hay các tín hữu giáo dân chọn một hội đường hay một giáo xứ do một mục tử có một thế giới quan tương tự như của họ cai quản? Hai nhà nghiên cứu này cho rằng cả hai đều đúng: các nhà hữu trách tôn giáo gây ảnh hưởng tới người nghe họ, nhưng họ cũng đại diện co các cộng đồng họ phục vụ”.

Gregory Smith, một khảo cứu viên tại Trung Tâm Nghiên Cứu Pew, và chuyên về tôn giáo, khi được tờ New York Times phỏng vấn, đã cho rằng “Nhưng các tín hữu giáo dân không chấp nhận một cách có hệ thống các mệnh lệnh chính trị có thể được ban bố cho họ trong nhà thờ”. Theo bản nghiên cứu, mức độ thực hành, và nhất là việc năng hiện diện của các tín hữu trong phụng vụ, mới là dấu chỉ đáng tin của việc thực sự thống thuộc một đảng chính trị hơn là chỉ thuộc về một tuyên tín.

Các giới hạn của cuộc nghiên cứu

Trong nhiều tháng, hai nhà nghiên cứu trên đã nhận diện tên tuổi của hơn 180,000 nhà hữu trách tôn giáo, khởi đi từ khoảng 40 danh sách tập trung, được các cộng đồng tôn giáo cung cấp và được phán định là “đáng tin cậy”. Trong số các tên này, họ đã thành công trong việc liên lạc được với khoảng 130,000 người có thống thuộc chính trị dựa vào sổ đăng ký bầu cử ở địa phương.

Nhưng cuộc nghiên cứu của họ cũng cho thấy một số giới hạn. Chính hai nhà chính trị học này thừa nhận rằng “Các dữ kiện không hoàn toàn đại biểu cho toàn bộ các nhà lãnh đạo tôn giáo tại Hoa Kỳ, chúng tự giới hạn vào các cộng đồng Kitô giáo và Do Thái Giáo tương đối quan trọng mà thôi”. Các thống thuộc chính trị của các nhà hữu trách Hồi Giáo mà tên tuổi “không được ghi vào danh mục các bản liệt kê tập trung đáng tin cậy” hoặc “được lưu giữ riêng”, chẳng hạn, đã không được phân tích.

Sự so sánh phiếu bầu của các nhà hữu trách tôn giáo với phiếu bầu của các tín hữu trong cộng đồng liên hệ của họ cũng dựa vào các con số phát xuất từ các cuộc bầu cử năm 2012 và 2014 của Quốc Hội, nghĩa là chưa tính đến những đảo ngược diễn ra trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 với 81% người phúc âm và 52% người Công Giáo bỏ phiếu cho Donald Trump.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Ngày đáng nhớ với giáo phận Hưng Hóa
Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
10:00 15/06/2017
Ngày đáng nhớ với giáo phận Hưng Hóa

WGPHH – Sự ra đi vĩnh viễn của Đức Cha đáng kính Giuse Nguyễn Phụng Hiểu năm 1992, giáo phận Hưng Hóa đã trống tòa hơn 12 năm. Nhờ hồng ân Thiên Chúa, ngày 01.10.2003, Đức Cha Antôn Vũ Huy Chương được truyền chức làm Giám mục chính tòa giáo phận Hưng Hóa. Đây là một trang sử mới vì từ nay giáo phận có chủ chăn. Mọi thành phần dân Chúa tin tưởng và hy vọng vào lòng nhiệt huyết và tài khéo lãnh đạo của Đức Cha mới.

Ngày 15.6.2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô 16 chọn Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất làm Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa. Toàn giáo phận vui mừng vì từ nay, giáo phận có hai vị Giám mục. Công việc mục vụ sẽ được sẻ chia. Nhưng ý Chúa nhiệm mầu, Tòa Thánh lại bổ nhiệm Đức Cha Antôn làm Giám mục giáo phận Đà Lạt. Đây là một sự mất mát vô cùng lớn cho giáo phận Hưng Hóa. Vâng lời Tòa Thánh, 15.3.2011, Đức Cha Antôn chia tay giáo phận để lại nỗi buồn khôn tả. Hơn bảy năm Đức Cha gắn bó với giáo phận không phải là dài nhưng cũng đủ để Đức Cha cảm nghiệm được tình Chúa, tình người nơi mảnh đất Hưng Hóa thân thương này. Đây là thời gian quan trọng cho cả Đức Cha và giáo phận Hưng Hóa.

Sau khi Đức Cha Antôn chia tay Hưng Hóa, Tòa Thánh đã bổ nhiệm Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất làm giám mục chính tòa giáo phận. Ngài đã tiếp nối công việc của các vị tiền nhiệm, cách riêng của Đức Cha Antôn. Giáo phận mỗi ngày một thăng tiến về mặt đức tin, phụng tự, bác ái và nhắm tới việc truyền giáo.

Ngày 15.6.2013, với ơn Chúa, Tòa Thánh bổ nhiệm Đức Anphong Nguyễn Hữu Long làm Giám mục Phụ tá giáo phận Hưng Hóa mà ngài đã lấy khẩu hiệu “mang vào mình mùi chiên”. Thật là ý nghĩa và sâu sắc!

Hôm nay là ngày kỷ niệm 7 năm Đức Cha Gioan Maria Vũ Tất thụ phong Giám mục (15.6.2010 – 15.6.2017), kỷ niệm Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long được bổ nhiệm làm Giám mục phụ tá giáo phận Hưng Hóa (15.6.2013). Chúng ta cầu nguyện nhiều cho hai Đức Cha chu toàn nhiệm vụ mà Thiên Chúa trao phó, qua Giáo Hội, cho các ngài.

Lm Giuse Nguyễn Văn Thành
 
Lễ cung hiến nhà thờ Antôn Vĩnh Phước, Nha Trang
Dân Cù Lao
10:25 15/06/2017
LỄ CUNG HIẾN NHÀ THỜ ANTÔN VĨNH PHƯỚC, NHA TRANG

Năm nay, Giáo xứ Vĩnh Phước Nha Trang kỷ niệm 60 năm Lập Xứ (1957-2017). Ngọc Khánh của giáo xứ may mắn nằm gọn trong Ngọc Khánh Giáo Phận. Theo như Đức Cha Giuse Võ Đức Minh, giám mục giáo phận Nha Trang chia sẻ trong bài giảng thánh lễ cung hiến ngày 13-6-2017, thì khi giáo phận Nha Trang được thành lập, Vĩnh Phước là giáo xứ đầu tiên được Đức Giám Mục tiên khởi Marcel Piquet Lợi thiết lập. Thật là vinh dự và “vĩnh phước” !

Xem Hình

Để mừng Ngọc Khánh ý nghĩa, giáo xứ đã chỉnh trang lại ngôi nhà thờ chính của giáo xứ là Nhà Thờ Antôn để xin Đức Giám Mục đến cung hiến thánh đường này (*) và thánh hiến bàn thờ bằng đá avonite mới hoàn thành. Đồng thời trùng vào thời điểm hằng năm Đức Giám Mục thường về xứ ban bí tích Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu, nên ĐGM cũng sẵn dịp này trao ban hai bí tích đó cho con em trong thánh lễ cung hiến luôn.

Vì thánh hiệu nhà thờ là Antôn, nên Đức Giám Mục đã chấp thuận dễ dàng lấy ngày lễ kính thánh Antôn, thứ ba 13-6-2017 làm ngày Cung Hiến, và đây cũng là ngày Cao Điểm của Năm Ngọc Khánh Giáo Xứ. Gần 40 linh mục đến đồng tế trong thánh lễ ; cha giám tỉnh dòng Phanxicô Việt Nam cũng cố gắng sắp xếp, mặc dầu đang tuần tĩnh tâm năm, để đến chúc mừng giáo phận, chúc mừng giáo xứ và chúc mừng anh em Phanxicô đã và đang chăm sóc giáo xứ.

Trước ngày Cao Điểm thứ ba 13-6, giáo xứ có ngày Mừng Vui, Chúa Nhật 11-6, gồm Hội Chợ buổi sáng, Diễn Nguyện buổi tối, và sau đó là Xổ Số mà mỗi gia đình được tặng 2 vé “cầu may”. Lô Độc Đắc là chiếc xe Cub trắng mới tinh, 50cc, giá 14 triệu. Chủ nhân vé trúng là một em bé trong giáo xứ chưa biết chạy xe ! Nhưng không lo, bố mẹ em chạy giúp.

Sau ngày Cao Điểm giáo xứ sẽ tổ chức chuyến hành hương đến Lavang và các đền thánh khác từ tối Chúa Nhật 27-8 đến thứ năm 31-8-2017.

Lời cám ơn sau lễ cung hiến của cha quản xứ đương nhiệm Anphong Nguyễn Công Minh, ofm, gói gọi những tri ân và lược sơ Nhà Thờ Antôn được cung hiến hôm nay :

“Hôm nay thật là ngày hồng phúc. Chẳng những trong Hán Việt “hồng” là lớn mà hôm nay, hồng là rất lơn và rất “nặng” nữa. Số là khi con gửi đến quí cha và tu sĩ Thư Mời tham dự ngày 13-6 này, thì người đầu tiên hồi đáp cho con rằng sẽ đến dự ngày này là cha Cao Tấn Phúc, không phải một ký phúc, mười ký phúc, một tạ phúc mà là một “tấn phúc” từ trên “cao” đổ xuống trên giâó xứ trong ngày trọng đại này. Hoan hô cha Cao Tấn Phúc !

“Chúng con tri ân Đức Cha đã đến cung hiến nhà thờ Antôn, thánh hiến bàn thờ, ban bí tích Thêm Sức cho 28 em và cho 29 em khác được rước Chúa lần đầu.

“Riêng về việc cung hiến nhà thờ và thánh hiến bàn thờ hôm nay, chúng con xin Đức Cha và Đức Cha đồng ý liền về ngày giờ, vì nhà thờ mang thánh hiệu Antôn cho nên không gì phù hợp cho bằng cung hiến trong ngày mà toàn Giáo Hội Latinh mừng lễ Antôn Padova 13-6.

“Nhà thờ Antôn khởi đầu năm 1957 bằng một căn nhà nhỏ dài 20m trên mảnh đất nay là tu viện Phanxicô Vĩnh Phước.

“Năm 1963, tức 6 năm sau nhà nguyện này, nhờ giới thiệu mà có được căn nhà kho tiền chế rộng rãi, 50m x 15m, cha Alix Bourgeois, ofm, cũng là cha xứ tiên khởi của giáo xứ Vĩnh Phước, đã đưa về và đặt trên mảnh đất mới, tức mảnh đất chúng ta đang tụ họp, và cũng chính là căn nhà kho từ lúc đó đến giờ. Gần 60 năm mà chắc chắn là hơn thế nữa, vì khi đưa khung nhà kho tiền chế về, thì nó đã được sử dụng trước đó khá lâu. Hơn 60 năm căn nhà đã đương đầu với gió sương, khí biển. Khi chỉnh trang lại năm nay, phải cưa cắt một vì kèo, mới thấy sắt thép xưa kiên vững đến nhường nào !

“Năm 1990, tức gần 30 năm sau từ khi có nhà thờ thứ hai này, cha Vinh Sơn Hoàng Văn Lư, ofm, đã cho đại tu lại nhà thờ này, trên sườn sắt chính vẫn là nhà kho tiền chế xưa.

“Năm nay kỷ niệm 60 năm lập xứ, giáo xứ chỉnh trang lại nhà thờ, đặc biệt nâng trần cung thánh lên cao, chỗ cao nhất là cao hơn trần cũ được 1m6 để kính Đức Cha về cung hiến nhà thờ và thánh hiến bàn thờ hôm nay.

“Trong buổi diễn nguyện tối Chúa Nhật cách đây 2 ngày (11-6-2017), phần dâng hương tri ân, chúng con cũng đã “tưởng nhớ” đến những bậc cha anh trưởng thượng đã đặt nền và góp sức lớn lên cho giáo xứ Vĩnh Phước, mà nay đã về cõi Vĩnh Phước.

Cũng như qua dâng hương chúng con “nhớ” đến những người đang sống hùn sức với chúng con xây dựng giáo xứ, trong đó chắc chắn nhiều vị đang ngồi trong nhà thờ hôm nay. Dĩ nhiên là có Đức Cha, giám mục giáo phận.

“60 năm qua giáo xứ Vĩnh Phước lên tuổi ngọc. Lại là may mắn tuổi ngọc cùng với giáo phận. Ngọc khánh của giáo phận cũng là ngọc khánh của Vĩnh Phước. Tạ ơn, Vui mừng và Hy vọng là con đường của giáo phận dịp 60 năm cũng xin là con đường của giáo xứ. Tạ ơn quá khứ, vui mừng hiện tại, hy vọng tương lai, nhưng 3 thì này cũng đang đan xen nhau trong những con người Vĩnh Phước đang sống đây.

Xin được hy vọng, xin cùng mừng vui, và nhất là Vĩnh Phước xin tạ ơn muôn người : Đức Cha, cha TĐD, cha giám tỉnh, quý cha và quý vị. Xin Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta. Amen.”

Dân Cù Lao

_________________________________________________________

(*) Giáo Luật 1217, triệt 2 : “Các nhà thờ, đặc biệt nhà thờ chính toà và nhà thờ giáo xứ, phải được cung hiến với nghi lễ trọng thể”
 
Đại Lễ Kính Thánh An tôn- Đồng Xuân 2017
Xứ Đồng Xuân
10:38 15/06/2017
Đại Lễ Kính Thánh An tôn- Đồng Xuân 2017

Cứ mỗi dịp 13/6 hằng năm, đền thánh Antôn giáo họ Đồng Xuân (G.x Xuân Tình) lại tấp nập khách hành hương thập phương đổ về với thánh Antôn. Năm nay cũng thế, trong ngày lễ mừng kính thánh Antôn, hàng chục ngàn người không kể lương giáo đã về với thánh Antôn, họ mang trong mình bao tâm tình tạ ơn, bao ưu tư lo lắng, bao trăn trở cùng bao nguyện ước trong cuộc sống, tất cả như muốn trao gửi cho thánh Antôn, với hi vọng được thánh nhân bầu cử được ơn lành trong kiếp sống nhân sinh.

Xem Hình

Ngày 12.6 Đêm Vọng Lễ.
Cộng đoàn hành hương tham dự đêm diễn nguyện với chủ đề: Cùng Thánh An tôn Dâng Lời Cảm Tạ Thiên Chúa”.
Năm tháng trong cuộc đời Chúa luôn yêu thương. Chúa nhân từ luôn quan phòng, yêu thương chăm sóc, chúng ta nhận ra con đường theo Chúa dẫu có nắng mưa, có bụi trần, nhưng vẫn luôn xác tín trong tay Ngài, ta như trẻ thơ phó thác và tiến bước. Bởi đó, về bên cha thánh Antôn Đồng Xuân, giây phút linh thiêng đêm nay, với tấm lòng thành kính, hòa quyện lời thơ, ý nhạc, cùng cất cao tiếng hát, hòa với điệu vũ nhiệp nhành trong tâm tình nguyện cầu của các vũ đoàn giáo xứ trong giáo hạt Văn Hạnh: giáo xứ Văn Hạnh, giáo xứ Chân Thành, giáo xứ Tĩnh Giang, giáo xứ Xuân Tình, giáo Xứ Vĩnh Luật… giới trẻ giáo họ Đồng Xuân; cộng đoàn cùng hòa điệu tiến dâng, hướng lòng lên cùng cha thánh Antôn, dâng lời cảm tạ Thiên Chúa. Và hôm nay, chúng ta cũng được mời gọi trổ sinh hoa trái là chứng nhân trên quê hương giáo xứ, giáo phận Vinh thân yêu.

Dâng lời cảm tạ Chúa, được tiếp nối, tiếp nối vào đời, thể hiện bởi tiểu tượng những ngọn nến thắp sáng lên ngọn lửa hy vọng, nhờ thánh Antôn và Đức Mẹ Fatima chuyển cầu, để xin Chúa ban ơn hòa bình cho thế giới và trên quê hương Việt Nam.
Cộng đoàn cùng nhau chia sẻ ngọn lửa của hòa bình, tay nối tay, lòng kết lòng, trái tim cùng rung nhịp thắp sáng lửa lòng, để lửa tin yêu, hy vọng, công lý và hòa bình được bừng lên. Đó là “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô”. ( Vaticanô II, Hiến chế Mục vụ của Hội Thánh trong thế giới hôm nay, số 1).

Những khổ đau, lo âu của anh chị em nghèo hèn đang gánh chịu, chính Đức Ki tô đang từng ngày giang rộng cánh tay, đóng đinh trên thập giá thay cho họ. Chúng ta cũng hãy rộng mở trái tim, giang rộng đôi tay, với ánh mắt yêu thương, sẻ chia với những anh chị em đang gặp đau khổ bởi chiến tranh, hận thù, nghèo đói, kỳ thị, và bị áp bức…Và chúng ta hãy ôm ấp họ bằng lời cầu nguyện trong từng phút giây của cuộc sống…đển ngọn lửa Tình Yêu Chúa Thánh Thần, ánh sáng công lý, hòa bình được thắp lên, soi chiếu hy vọng cho những bước đường tương lai. Đó là lời ca ý nghĩa đích thực, để cùng cha thánh Antôn, chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa.

Đêm diễn nguyện khép lại. Lời kinh hòa bình được cất lên, tinh thần của thánh Pancicô Assisi vẫn còn vang vọng trong đêm linh thiêng giữa lớp lớp người, tinh thần mà thánh Antôn đã sống, nay được chuyển giao, tiếp nối cho cộng đoàn tham dự đêm nay, như mông ước mỗi người là khí cụ của hòa bình trên quê hương Việt Nam. (Antôn Lê Phượng. giaoxuxuantinh.com)

Ngày 13,6 Đại lễ mừng kính Thánh Antôn


Với ý nghĩa của ngày lễ mừng kính thánh Antôn Pađôva, sáng ngày 13.06.2017, giáo họ Đồng Xuân, giáo xứ Xuân Tình đã long trọng tổ chức đại lễ mừng kính thánh Antôn. Thánh lễ được sự chủ tế của Đức Giám Mục Phụ tá Phêrô Nguyễn Văn Viên, cùng hơn 20 linh mục đồng tế và hơn 10.000 tín hữu cũng như bà con lương dân tham dự.

Trong phần phụng vụ Lời Chúa, ở bài đọc một trích sách Xuất hành, Thiên Chúa báo tin cho Mô sê biết “dân đã hư hỏng, chúng đã vội vã đi ra ngoài con đường Đức Chúa”…trước con thịnh nộ của Đức Chúa, ông Môsê cố làm cho nét mặt Đức Chúa, Thiên Chúa của ông, dịu lại (x.Xh 32, 7-14). Tiếp đến, bài đọc hai được trích từ thư thứ nhất của thánh Phaolô gửi cho tín hữu Côrintô: “... Lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta những người được cứu độ , thì đó lại là sức mạnh bởi Thiên Chúa” (1Cr 1, 18-25). Bài Tin Mừng theo thánh Matthêo, Chúa Giêsu nhắn nhủ, kêu mời các môn đệ “ .. Lúa chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sa thợ ra gặt lúa về ...” (Mt 9,35-38).
Chia sẻ trong thánh lễ, cha Micae Hoàng Xuân Hường, quản hạt Văn Hạnh đã mời gọi cộng đoàn học hỏi gương thánh linh mục Antôn qua việc tìm hiểu và thực hành Lời Chúa, siêng năng tham dự thánh lễ, đặc biệt là phải luôn lãnh nhận Thánh Thể và chuyên chăm thực hành các việc đạo đức theo bổn phận hàng ngày.
Trước khi kết thúc thánh lễ, Đức Cha phụ tá nhắn nhủ cộng đoàn chiêm ngắm về mẫu gương thánh Antôn qua sự tin tưởng vào Chúa; dám từ bỏ mọi sự vì Chúa; sống công chính thánh thiện trước mặt Chúa; thông hiệp với mọi người và thương yêu muôn thụ tạo trong ngôi nhà chung trái đất.
Ngày đại lễ kính thánh Antôn của giáo họ Đồng Xuân kết thúc trong tâm tình tri ân cảm tạ. Từ đây, mỗi người con, người bạn của thánh Antôn ra đi trong niềm hân hoan. Ước mong với lời bầu cử của thánh nhân, mỗi người sẽ là chứng nhân cho Tin mừng giữa dòng đời hôm nay.

Nhờ ơn Thiên Chúa thương ban, thánh Antôn là địa chỉ tin của những ai đau khổ, bệnh tật.. .không phân biệt lương giáo trên thế giới suốt 986 năm qua(1231 ngài về bên Chúa). Thế nên, nhờ sự hiện diện của thánh Anhtôn, thánh Antôn Đồng Xuân được sánh ví như là địa chỉ lòng thương xót Thiên Chúa qua đặc sủng của thánh nhân. Cũng nhờ bởi ơn Thiên Chúa, thánh AnTôn Đồng Xuân là địa chỉ thuận lợi, quy tụ và gặp gỡ yêu thương, chia sẻ ơn thiêng cho giáo dân và đồng bao lương dân suốt 79 năm. Do đó, mỗi năm, số người về bên thánh Antôn ngày càng đông hơn, nhất vào ngày 13.6 hàng năm . Tuy nhiên, cộng đoàn giáo họ Đồng Xuân chúng con với tài sức hèn mọn, xin quý quý vị ân nhân và quý cộng đoàn tiếp tục cầu nguyện, rộng lòng giúp đỡ và hướng dẫn, để đền thánh Antôn Đồng Xuân mỗi ngày trở nên dấu chỉ ơn thiêng Thiên Chúa thương ban, như là ”điểm tựa niềm tin” cho những người hành hương.
Tổng hợp từ Lam Hồng
Giaophanvinh.net
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Nói dai - nói dài - nói sảng
Phạm Trần
08:42 15/06/2017
NÓI DAI - NÓI DÀI-NÓI SẢNG

Ông bà ta có câu :”Nói phải củ cải cũng phải nghe”, nhưng nếu cứ nói dai và nói dài thì hóa ra nói sảng.

Đó là hậu qủa của Hội nghị Trung ương 5/Khóa đảng XII từ ngày 5 đến 10/05/2017 với 3 Nghị quyết được thành hình:

- (1) Nghị quyết về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

- (2) Nghị quyết về “tiếp tục cơ cấu lại, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước.”

- (3) Nghị quyết về “phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.”

ĐẢNG PHẢI LÃNH ĐẠO

Các Nghị quyết này, tuy dài dòng văn tự nhưng không có gì mới hơn hình ảnh gìa nua, cằn cỗi và tư tưởng lạc hậu của 44 Tác gỉa trong Hội đồng Lý luận Trung ương do Đinh Thế Huynh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương đảng cầm đầu.

Các thành viên của Hội đồng này tuy có học hàm Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sỹ và Phó Tiến sỹ nhưng suy tư của họ lại chưa ra khỏi lũy tre làng nên cứ khăng khăng Việt Nam đổi mới nhưng không đổi màu hay hội nhập mà không hòa tan. Vì vậy họ đã ngăn chặn mọi đề nghị đảng cần đổi mới chính trị song song với đổi mới kinh tế, mở rộng dân chủ và trả lại trự do cho dân để đưa đất nước tiến lên.

Trong Nghị quyết về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, họ viết:”Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa mà nước ta xây dựng là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước; là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế; có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh".”

Họ còn khẳng định:” Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nhà nước đóng vai trò định hướng, xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng, minh bạch và lành mạnh; sử dụng các công cụ, chính sách và các nguồn lực của Nhà nước để định hướng và điều tiết nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh và bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát triển các lĩnh vực văn hoá, xã hội.”

Có ai hiểu họ nói gì không hay những cái đầu đất bùn nhiều hơn óc thịt đã cố ý lý luận vòng vo như thế chỉ để thắt vào một nút là đặt nền kinh tế vào “quản lý của Nhà nước … do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo” ?

CÁI MỒM NÓI VẸT

Chỉ có thế thôi mà viết tràng giang đại hải làm gì cho mờ người ra vì đảng đã ghi trong Cương lĩnh “Xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên Xã hội Chủ nghĩa” năm 2011:”Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận hợp thành quan trọng của nền kinh tế, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Kinh tế tập thể không ngừng được củng cố và phát triển. Kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Kinh tế tư nhân là một trong những động lực của nền kinh tế. Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được khuyến khích phát triển. Các hình thức sở hữu hỗn hợp và đan kết với nhau hình thành các tổ chức kinh tế đa dạng ngày càng phát triển. Các yếu tố thị trường được tạo lập đồng bộ, các loại thị trường từng bước được xây dựng, phát triển, vừa tuân theo quy luật của kinh tế thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa…..”

Để cuối cùng vẫn chỉ là:”Nhà nước quản lý nền kinh tế, định hướng, điều tiết, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội bằng pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách và lực lượng vật chất…”

Sau Cương lĩnh, Quốc hội của “đảng cử dân bầu” cũng viết trong Điều 51, Hiến Pháp năm 2013 :

1. “Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế; kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

2. “Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác và cạnh tranh theo pháp luật.

3. “Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện để doanh nhân, doanh nghiệp và cá nhân, tổ chức khác đầu tư, sản xuất, kinh doanh; phát triển bền vững các ngành kinh tế, góp phần xây dựng đất nước. Tài sản hợp pháp của cá nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc hữu hóa.

Cuối cùng, bàn tay nhà nước cũng dành làm tất cả như ghi trong Điều 52 :” Nhà nước xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế, điều tiết nền kinh tế trên cơ sở tôn trọng các quy luật thị trường; thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền trong quản lý nhà nước; thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.”

Đã lập đi lập lại như thế mà trong Nghị quyết của Trung ương 5 về “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”, Hội đồng Lý luận Trung ương vẫn chưa biết chán.

Họ nghĩ cứ nói dối miết những điếu không có sẽ có người tin là thật nên lại tô vẽ tiếp rằng:” Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quan hệ sản xuất tiến bộ phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; có nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Doanh nghiệp nhà nước giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước. Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể cùng với kinh tế tư nhân là nòng cốt để phát triển một nền kinh tế độc lập, tự chủ. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh cùng phát triển theo pháp luật. Khuyến khích làm giàu hợp pháp. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối thông qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.”

Đến đây, hẳn có người sẽ phải thốt lên “biết rồi khổ lắm nói mãi”, nhưng ít ai biết họ càng nói nhiều thì càng giúp cho sổ lương của họ tăng cao.

MÂU THUẪN HAY LẨM CẨM ?

Tưởng nói dai như thế chưa đủ nên họ còn khoe mà không biết ngượng rằng:”Tính hiện đại và hội nhập quốc tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thể hiện ở chỗ kế thừa có chọn lọc những thành tựu phát triển kinh tế thị trường của nhân loại, kinh nghiệm tổng kết từ thực tiễn hơn 30 năm đổi mới; có hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách và các yếu tố thị trường, các loại thị trường đầy đủ, đồng bộ, vận hành thông suốt, gắn kết chặt chẽ với các nền kinh tế trên thế giới; vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường được xác định và thực hiện phù hợp với thông lệ, nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế phổ biến. Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế được nhất quán xác lập và tăng cường thông qua sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước…”

Nói huyên thuyên như thế rồi đảng lại thú nhận sau 30 năm đổi mới vẫn còn nhiều bất cập như:”Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta thực hiện còn chậm…Cải cách hành chính còn chậm…. tiến bộ và công bằng xã hội còn nhiều bất cập. Bất bình đẳng xã hội, phân hoá giàu - nghèo có xu hướng gia tăng. Xoá đói, giảm nghèo còn chưa bền vững…. Cơ chế kiểm soát quyền lực, phân công, phân cấp còn nhiều bất cập. Quản lý nhà nước chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hiệu lực, hiệu quả chưa cao; kỷ luật, kỷ cương không nghiêm….”

Ngoài ra đảng còn đổ tội thất bại cho đảng viên vì họ:”Nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa chưa đủ rõ. Tư duy bao cấp còn ảnh hưởng nặng nề. Năng lực xây dựng và thực thi thể chế còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Việc quán triệt, tổ chức thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ở các cấp, các ngành, nhất là người đứng đầu thiếu quyết liệt, hiệu quả thấp và chưa nghiêm. Vai trò, chức năng, phương thức hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị chậm đổi mới phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập quốc tế. Sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tệ quan liêu, tham nhũng ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.”

THUA LỖ MÀ LÃNH ĐẠO AI ?

Lý luận lung tung beng như thế, nhưng Hội đồng Lý luận Trung ương lại cứ muốn bảo vệ cái thua lỗ cho bằng được khi khẳng định :”Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước.”

Có ai biết tại sao cái Hội đồng này lại muốn để cho DNNN phải đóng vai “then chốt” mãi khi vẫn làm ăn thua lỗ ? Bởi vì Cương lĩnh đảng 2011 đã ngồi lên cả Hiến Pháp để khẳng định” Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.”

Do phải đội đảng lên đầu nên Hội đồng Lý luận Trung ương cứ nhắm mắt làm theo mà không biết thực tế đã đâm sau lưng nhà nước.

Hãy nghe Phó Giáo sư, Tiến sỹ Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) nhận xét:”Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh và đóng góp của phần lớn doanh nghiệp nhà nước còn thấp, chưa tương xứng với nguồn lực Nhà nước đầu tư, thậm chí còn làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.”

Ông Thiên đã nói như thế tại Hội thảo “Đổi mới doanh nghiệp nhà nước và phát triển kinh tế tư nhân”, dưới sự chỉ đạo của Ban Kinh tế Trung ương, do Trung tâm Thông tin Kinh tế phối hợp với Viện Nghiên cứu chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh tổ chức. (theo báo VTC News ngày 31/05/2017)

Ngoài ra theo báo Liên kết Doanh nhân Việt (VCCI, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam ) thì nhiều diễn gỉa tại Hội nghị kết luận:” Đến nay, doanh nghiệp nhà nước vẫn chưa thực hiện được vai trò là lực lượng nòng cốt của kinh tế nhà nước, chưa thực hiện được nhiệm vụ dẫn dắt, tạo động lực phát triển đối với nền kinh tế.”

Tiến sỹ Phạm Minh Điển nói :” Đối với kinh tế tư nhân, mấy thập niên qua đã tăng nhanh về số lượng và từng bước nâng cao chất lượng, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị, xã hội của đất nước. Đến nay, có khoảng 60 vạn doanh nghiệp tư nhân và mấy triệu hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã có đóng góp quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế, đang còn ẩn dấu nhiều tiềm năng lớn.”

Thống kê của nhà nước cho thấy:”Giai đoạn 2006 – 2015, kinh tế tư nhân đóng góp hơn 40% GDP; 30% tổng giá trị công nghiệp; khoảng 80% tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ; 35% tổng vốn đầu tư pháp triển; thu hút 51% lực lượng lao động của cả nước và tạo ra khoảng 1,2 triệu việc làm cho người lao động mỗi năm.”

Trong khi đó, tại Hội nghị Trung ương 5 ngày 5/5/2017, Tổng Bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng cũng phải nhìn nhận: “Không ít DNNN làm ăn thua lỗ, thất thoát, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực với những dự án đầu tư hàng nghìn tỉ đồng "đắp chiếu", làm trầm trọng thêm nợ xấu ngân hàng và nợ công quốc gia, gây bức xúc trong nhân dân…”.

Nói thì hùng hổ như thế nhưng tại sao khi ra Nghị quyết thì lại vẫn muốn:” Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) giữ vị trí then chốt và là một lực lượng vật chất quan trọng của kinh tế nhà nước” ?

Qủa thật không ai hiểu nổi cái đầu của ông Trọng. Bởi vì, theo ông Đặng Quyết Tiến, Phó cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính thì:”Những con số về tình hình sản xuất, kinh doanh của các DNNN gần đây đã cho thấy kết quả kinh doanh của khu vực DNNN không khả quan, thậm chí lỗ đến mức báo động.”

Ông cho biết:” Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của các DNNN là hơn 3 triệu tỷ đồng, trong đó vốn chủ sở hữu là hơn 1,3 triệu tỷ đồng, nhưng tổng doanh thu của các DNNN chỉ đạt gần 1,6 triệu tỷ đồng.”

(theo Liên kết Doanh nhân Việt (VCCI) , Thứ ba, 09-05-2017)

Tính đến cuối năm 2016, tổng số DNNN là 718 doanh nghiệp.

Vẫn theo VCCI:”Theo báo cáo của Chính phủ về hoạt động đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp trong phạm vi toàn quốc năm 2015, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng số nợ phải trả lên đến 1,5 triệu tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu bình quân năm 2015 là 1,23 lần, trong đó có 25 DNNN có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, đứng đầu là Tổng công ty Phát thanh truyền hình thông tin, Tổng công ty Xăng dầu quân đội, Tổng công ty Cơ khí xây dựng….”

VCCI viết tiếp:”Đáng chú ý, ngành Công Thương có 12 dự án và doanh nghiệp chậm tiến độ, kém hiệu quả, làm ăn thua lỗ, điển hình là nhà máy sản xuất xơ sợi Đình Vũ, dự án nhà máy gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2, nhà máy nhiên liệu sinh học Bio-Ethanol Dung Quất, nhà máy đạm Ninh Bình… Tổng tài sản của 12 nhà máy là hơn 57.600 tỷ đồng, thì tổng nợ phải trả là hơn 55.000 tỷ đồng.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh Tuấn cho rằng: Với khu vực DNNN, ngành thuế lo ngại những khoản lỗ nghìn tỷ đồng ở các dự án lớn có thể làm nguồn thu từ khu vực này vẫn suy giảm. Trong năm 2017, mức hụt thu ngân sách do DNNN làm ăn thua lỗ có thể lên tới khoảng 12.000- 14.000 tỷ đồng.

Không chỉ làm ăn kém hiệu quả, “ngập” trong thua lỗ, khối DNNN còn “tai tiếng” bởi những vụ án tham nhũng kinh tế lớn, phức tạp trong vòng 10 năm qua. Tiêu biểu là vụ án cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng tại Công ty in, thương mại, dịch vụ Agribank; vụ án đưa hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ xảy ra tại Tổng Công ty xây dựng đường thủy Việt Nam; vụ án tham ô tài sản, rửa tiền xảy ra tại Công ty TNHH MTV vận tải Viễn Dương Vinashin...”

ĐẢNG HÓA TƯ NHÂN LÀM GÌ ?

Kết qủa đen tối như thế mà đảng và nhà nước vẫn tìm mọi cách để bảo vệ miếng cơm cho nhau trong DNNN thì có phải đảng đã dặt quyền lợi phe nhóm lên trên quyền lợi của nhân dân ? Hay đảng đã hòan toàn đầu hàng các nhóm lợi ích đang rút tỉa máu thịt của đất nước ?

Do đó không ai ngạc nhiên khi thấy đảng muốn quay ra kiểm soát cả Doanh nghiệp tư nhân như đã ghi trong Nghị quyết “Phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”

Bằng chứng đảng sẽ :”Đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng và hiệu quả hoạt động của các tổ chức đảng trong khu vực kinh tế tư nhân phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các cấp ủy đảng tăng cường chỉ đạo công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, tạo sự thống nhất cao trong hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về chủ trương nhất quán trong phát triển kinh tế tư nhân của Đảng và Nhà nước; lãnh đạo thực hiện có hiệu quả, công khai, minh bạch các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư nhân. Có giải pháp thực hiện chủ trương phát triển Đảng trong khu vực kinh tế tư nhân. Coi trọng công tác sơ kết, tổng kết thực hiện các chủ trương của Đảng về phát triển kinh tế tư nhân.”

Nói thì có vẻ tích cực đấy, nhưng chưa ai quên vai trò của Tổng Liên đòan Lao động Việt Nam (LĐLĐVN) của đảng chưa làm nên trò trống gì trong nhiệm vụ bảo vệ người công nhân. Trong nhiều năm qua, nhiều vụ đình công tự phát của công nhân chống chủ nhân, đa phần người nước ngoài, bóc lột tiền lương, bắt làm nhiều giờ mà không chịu trả tiền phụ trội hay ẩm thực kém v.v… mà cán bộ Liên đòan có giúp được gì nhiều ? Thậm chí có nhiều trường hợp, cán bộ lại ăn thông với chủ để được hưởng lợi nhuận chống lại công nhân.

Vì vậy nhà nước đã tìm mọi cách để trì hõan việc đưa ra Quốc Hội dự thảo Luật lập hội vì sợ công nhân sẽ đòi quyền được thành lập Nghiệp đòan độc lập.

Bây giờ, đảng lại công khai muốn thao túng cả Doanh nghiệp tư nhân để nắm công nhân thì cái gọi là “nhà nước pháp quyền” của đảng có vi phạm Hiến pháp không ?

Bằng chứng muốn ăn trùm đã thấy ghi trong Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân :”Bảo đảm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương, giữ vững sự lãnh đạo của Đảng đối với khu vực kinh tế tư nhân trên cơ sở phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở.”

Không những thế, đảng còn chỉ thị Mặt trận Tổ quốc, tổ chức ngọai vi tay sai được:”Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, xã hội-nghề nghiệp trong phát triển kinh tế tư nhân. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xã hội-nghề nghiệp, làm tốt vai trò tổ chức đại diện, tích cực phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước để cung cấp thông tin, hỗ trợ liên kết, hợp tác kinh doanh, đào tạo kỹ thuật và tư vấn cho các hội viên.”

Như vậy thì bầy ra trò ve vãn kinh tế tư nhân để làm gì nếu không phải là vừa ăn cháo vừa đá bát trên sức lao động và mồ hôi nước mắt của công nhân trong các Doanh nghiệp tư nhân ?

Hành động như thế thì không phải là mê sảng hay sao ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ? -/-

Phạm Trần

(06/017)
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Chung Một Trái Tim
Tấn Đạt
18:44 15/06/2017
CHUNG MỘT TRÁI TIM
Ảnh của Tấn Đạt
Ở chốn nhân gian không thể hiểu
Tôi với người chung một trái tim…
(Trích thơ của Du Tử Lê)