Phụng Vụ - Mục Vụ
The Eleventh Sunday, Year C: Divorce Paper!
Nguyễn Trung Tây, SVD
00:00 15/06/2013
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
The Eleventh Sunday, Year C: Divorce Paper!
With a downcast, sad, and depressed face, you stand at the threshold of my office door.
“What’s up?” I greet you while using both hands to cover an unexpected yawn. Winter! The outside temperature is 6 or 7 degrees Celsius. It is very cold, actually freezing… Excuse me! I got up early this morning for morning prayer…
You reply in the Arrernte language, “Arrangkwe,” meaning “Nothing much.” “But!...” You continue…
Oh! I wish the word “but” did not exist in the dictionary, for as long as its distinctive sound reaches my ear, either left or right, I feel my heart throbbing, my face changes from sanguine to pale, the many wrinkles on my face become more visible, and my almost silver gray hair becomes more silver, more gray.
“Why did you stop at ‘but’?” I complain.
“I… I am thinking how to inform you about the news,” you explain.
“What news?” I stop yawning.
“My wife wants to file a divorce paper. Soon! Very soon!”
I am fully awake, “You’re not serious!”
I stare at your face, “You must be kidding, right?”
Your deadly quiescence convinces me that I am wrong, deadly wrong.
“May I ask why your wife intends to file a divorce paper?” I inquire.
You seem to be reflecting on the situation,
“Well! We argued over the identity of the woman… I said she is a girl working in a red light district, that she is Mary Magdalene. My wife said, ‘No, she is not…’”
Being confused, I knit my brows, stopping you at once, “What… what woman are you talking about? Who is working in the red light district? Who is Magdalene?”
You roll your eyes, “Hah? Are you a Catholic priest? Have you prepared your sermon for this Sunday yet? What woman? Who else but the woman who comes to the Pharisee’s house, weeping over and anointing Jesus’ feet.”
I sit back and relax, “I see… Please continue.”
You sigh while telling me the story according to your own version, “And while I kept saying who the woman is, my wife kept insisting the woman is not working in the red light district, that she is not Mary Magdalene. In the morning, we both sang the hymn, “She is and She is not.” At night, we went over the same hymn again. After one week of harmonizing the same hymn together, “She is and She is not,” my wife packed her stuff, and returned to her parents’ house. She left me a note, saying she does not want to see me anymore.
“I see…”
I raise my right hand, inviting you, “Please sit down”.
I carefully verbalize the next response, “Sorry to say this… But, I believe…you owe your wife an apology, for, in this case, she is right and unfortunately you are not…”
I sound like a priest standing in a lectern to deliver a sermon, “That woman is neither working in a red light district nor Mary Magdalene. The evangelist, the author of that text surely does not give any indications for such information. However, despite her sinful past, she determines to enter the house of Simon, the Pharisee, to seek forgiveness from Jesus. The more her tears fall on Jesus’ feet, the less of a burden she carries in her soul. The more she wipes Jesus’ feet with her hair, the more her sins are forgiven, the more she covers Jesus’ feet with kisses, the more her soul is filled with heavenly grace, the more she anoints Jesus’ feet with the ointment, the more she herself becomes incense rising to the divine countenance. And through the encounter with God’s Son, the lady is transformed into a new being. She no longer carries on her shoulders a mountain of her many past sins. God forgives her sins. She forgives herself. And because of her determined mind, that woman has become a new person, completely fresh in Jesus Christ.
I stop, looking at you. After a moment of silence, I smile, saying, “Please! Go and ask for forgiveness.”
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
The Eleventh Sunday, Year C: Divorce Paper!
With a downcast, sad, and depressed face, you stand at the threshold of my office door.
“What’s up?” I greet you while using both hands to cover an unexpected yawn. Winter! The outside temperature is 6 or 7 degrees Celsius. It is very cold, actually freezing… Excuse me! I got up early this morning for morning prayer…
You reply in the Arrernte language, “Arrangkwe,” meaning “Nothing much.” “But!...” You continue…
Oh! I wish the word “but” did not exist in the dictionary, for as long as its distinctive sound reaches my ear, either left or right, I feel my heart throbbing, my face changes from sanguine to pale, the many wrinkles on my face become more visible, and my almost silver gray hair becomes more silver, more gray.
“Why did you stop at ‘but’?” I complain.
“I… I am thinking how to inform you about the news,” you explain.
“What news?” I stop yawning.
“My wife wants to file a divorce paper. Soon! Very soon!”
I am fully awake, “You’re not serious!”
I stare at your face, “You must be kidding, right?”
Your deadly quiescence convinces me that I am wrong, deadly wrong.
“May I ask why your wife intends to file a divorce paper?” I inquire.
You seem to be reflecting on the situation,
“Well! We argued over the identity of the woman… I said she is a girl working in a red light district, that she is Mary Magdalene. My wife said, ‘No, she is not…’”
Being confused, I knit my brows, stopping you at once, “What… what woman are you talking about? Who is working in the red light district? Who is Magdalene?”
You roll your eyes, “Hah? Are you a Catholic priest? Have you prepared your sermon for this Sunday yet? What woman? Who else but the woman who comes to the Pharisee’s house, weeping over and anointing Jesus’ feet.”
I sit back and relax, “I see… Please continue.”
You sigh while telling me the story according to your own version, “And while I kept saying who the woman is, my wife kept insisting the woman is not working in the red light district, that she is not Mary Magdalene. In the morning, we both sang the hymn, “She is and She is not.” At night, we went over the same hymn again. After one week of harmonizing the same hymn together, “She is and She is not,” my wife packed her stuff, and returned to her parents’ house. She left me a note, saying she does not want to see me anymore.
“I see…”
I raise my right hand, inviting you, “Please sit down”.
I carefully verbalize the next response, “Sorry to say this… But, I believe…you owe your wife an apology, for, in this case, she is right and unfortunately you are not…”
I sound like a priest standing in a lectern to deliver a sermon, “That woman is neither working in a red light district nor Mary Magdalene. The evangelist, the author of that text surely does not give any indications for such information. However, despite her sinful past, she determines to enter the house of Simon, the Pharisee, to seek forgiveness from Jesus. The more her tears fall on Jesus’ feet, the less of a burden she carries in her soul. The more she wipes Jesus’ feet with her hair, the more her sins are forgiven, the more she covers Jesus’ feet with kisses, the more her soul is filled with heavenly grace, the more she anoints Jesus’ feet with the ointment, the more she herself becomes incense rising to the divine countenance. And through the encounter with God’s Son, the lady is transformed into a new being. She no longer carries on her shoulders a mountain of her many past sins. God forgives her sins. She forgives herself. And because of her determined mind, that woman has become a new person, completely fresh in Jesus Christ.
I stop, looking at you. After a moment of silence, I smile, saying, “Please! Go and ask for forgiveness.”
□ Nguyễn Trung Tây, SVD
www.nguyentrungtay.com
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
06:58 15/06/2013
CHÍ DỜI NON LẤP BIỂN
Theo truyền thuyết: loài chim Tinh Vệ là tinh linh của Nữ Oa con gái út của thần thái dương Viêm đế. Nữ Oa là cô gái rất yêu thích biển lớn, cô rất thích nhặt vỏ ốc trên bãi cát, cho nên mỗi ngày cô ta đều ra bãi biển đùa giỡn.
Trời chạng vạng tối báo trước một trận cuồng phong sắp ập tới, nhưng Nữ Oa vẫn cứ ra bãi biển chơi, và rồi một trần cuồng phong nổi lên với sóng lớn cuốn chìm Nữ Oa chìm trong biển cả, cô ta không bao giờ trở về nữa.
Thật tội nghiệp cho Nữ Oa, cô ta không bao giờ nghĩ tới là mình rất yêu thích biển, mà biển lại vô tình nuốt sống sinh mạng nhỏ nhoi của mình, do đó, sau khi cô ta chết thì linh hồn hóa thành con chim Tinh Vệ, không phân biệt ngày đêm, mỏ nó đều có ngậm một viên đá hoặc cành cây khô ném vào trong biển, nó muốn lấp bằng biển lớn, kẻo lại có người bị biển lớn nuốt chìm.
(Tần Hán, “Sơn Hải kinh”)
Suy tư:
Khi con người ta yêu thích chiều theo ý muốn và xác thịt dục vọng của mình, thì sẽ có ngày họ không ngờ là chính xác thịt dục vọng và ý muốn ấy sẽ nuốt con người trong hỏa ngục, và sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm lại cuộc đời. Khi con người ta yêu thích những gì thuộc về thế gian thì sẽ không màng đến chuyện trên trời, do đó mà con người rất dễ dàng chiều theo những cám dỗ của ma quỷ. Khi con người ta biết rằng ý muốn và dục vọng sẽ tấn công mình trong cuộc sống mà không chịu tránh xa, thì sẽ có ngày chính mình sẽ bị những cám dỗ ấy ập đến và cuốn con người mình chìm trong biển khổ thế gian, dễ dàng nhảy vào trong hỏa ngục.
Con gái của thần thái dương rất thích biển, biết biển sẽ mang lại cuồng phong bão tố mà vẫn cứ chơi đùa trên biển, kết quả là bị cuồng phong cuốn vào trong biển cả, để rồi hối hận và linh hồn biến thành con chim muốn lấy đá lấp biển...
Người Ki-tô hữu tin rằng linh hồn bất tử, nhưng linh hồn con người ta không thể hóa thành con chim hay con cá hay con cọp để làm việc thiện, nhưng những linh hồn lành thánh sẽ được cùng Thiên Chúa vui hưởng hạnh phúc vĩnh viễn trên thiên đàng, còn những linh hồn của người tội lỗi sẽ bị phạt đời đời trong hỏa ngục với ma quỷ...
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Theo truyền thuyết: loài chim Tinh Vệ là tinh linh của Nữ Oa con gái út của thần thái dương Viêm đế. Nữ Oa là cô gái rất yêu thích biển lớn, cô rất thích nhặt vỏ ốc trên bãi cát, cho nên mỗi ngày cô ta đều ra bãi biển đùa giỡn.
Trời chạng vạng tối báo trước một trận cuồng phong sắp ập tới, nhưng Nữ Oa vẫn cứ ra bãi biển chơi, và rồi một trần cuồng phong nổi lên với sóng lớn cuốn chìm Nữ Oa chìm trong biển cả, cô ta không bao giờ trở về nữa.
Thật tội nghiệp cho Nữ Oa, cô ta không bao giờ nghĩ tới là mình rất yêu thích biển, mà biển lại vô tình nuốt sống sinh mạng nhỏ nhoi của mình, do đó, sau khi cô ta chết thì linh hồn hóa thành con chim Tinh Vệ, không phân biệt ngày đêm, mỏ nó đều có ngậm một viên đá hoặc cành cây khô ném vào trong biển, nó muốn lấp bằng biển lớn, kẻo lại có người bị biển lớn nuốt chìm.
(Tần Hán, “Sơn Hải kinh”)
Suy tư:
Khi con người ta yêu thích chiều theo ý muốn và xác thịt dục vọng của mình, thì sẽ có ngày họ không ngờ là chính xác thịt dục vọng và ý muốn ấy sẽ nuốt con người trong hỏa ngục, và sẽ chẳng bao giờ có cơ hội làm lại cuộc đời. Khi con người ta yêu thích những gì thuộc về thế gian thì sẽ không màng đến chuyện trên trời, do đó mà con người rất dễ dàng chiều theo những cám dỗ của ma quỷ. Khi con người ta biết rằng ý muốn và dục vọng sẽ tấn công mình trong cuộc sống mà không chịu tránh xa, thì sẽ có ngày chính mình sẽ bị những cám dỗ ấy ập đến và cuốn con người mình chìm trong biển khổ thế gian, dễ dàng nhảy vào trong hỏa ngục.
Con gái của thần thái dương rất thích biển, biết biển sẽ mang lại cuồng phong bão tố mà vẫn cứ chơi đùa trên biển, kết quả là bị cuồng phong cuốn vào trong biển cả, để rồi hối hận và linh hồn biến thành con chim muốn lấy đá lấp biển...
Người Ki-tô hữu tin rằng linh hồn bất tử, nhưng linh hồn con người ta không thể hóa thành con chim hay con cá hay con cọp để làm việc thiện, nhưng những linh hồn lành thánh sẽ được cùng Thiên Chúa vui hưởng hạnh phúc vĩnh viễn trên thiên đàng, còn những linh hồn của người tội lỗi sẽ bị phạt đời đời trong hỏa ngục với ma quỷ...
-------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:01 15/06/2013
Chúa Nhật 11 THƯỜNG NIÊN
Lời Chúa: Lc 7, 36. 8, 3.
“Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”.
Bạn thân mến,
Có khi nào bạn cảm thấy khó chịu vì một cô gái điếm đi nhà thờ chưa ? Có lúc nào bạn cảm thấy bực mình khi có một cô gái bụi đời muốn kết bạn với bạn ? Nếu bạn là người Ki-tô hữu đạo đức chắc chắn là bạn sẽ xầm xì và coi thường cô gái điếm đến nhà thờ cầu nguyện; và sẽ thẳng thừng từ chối lời kết bạn của cô gái bụi đời.
Bạn thấy không, Đức Chúa Giê-su không xua đuổi người phụ nữ ấy vốn là người tội lỗi trong thành, trái lại Ngài vẫn cứ để cho cô ta muốn làm gì thì làm: khóc lóc, xức dầu thơm và lấy tóc chùi khô. Bởi vì Đức Chúa Giê-su cảm nhận được sự đau khổ nhục nhằn của người phụ nữ ấy, Ngài cảm thông được niềm đau tận tâm can bị người ta nguyền rủa và khinh chê của người phụ nữ tội lỗi, và thái độ nhân ái của Ngài đã làm cho người Pha-ri-siêu khó chịu, nhưng người tội lỗi lại hân hoan, vì có người biết thông cảm nổi đau khổ của họ.
Nếu khi bạn phạm tội mà người ta bắt được, nếu khi vì hoàn cảnh mà bạn phạm tội rồi bị người khác biết được và bêu xấu, tâm hồn bạn sẽ như thế nào ? Tôi tin chắc rằng bạn áy náy khó chịu, bạn cảm thấy lương tâm không ổn, bạn cảm thấy mọi người khinh bỉ bạn.v.v... Vâng, người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay cũng có một tâm trạng như thế.
Đức Chúa Giê-su đã tha thứ và mở ra một cơ hội mới để người phụ nữ làm lại cuộc đời, chính Ngài đã xử sự cách khôn ngoan để -ngay cả người tội lỗi- vẫn thấy được giá trị của mình.
Bạn nhớ nhé, chúng ta cũng học Đức Chúa Giê-su biết cách tha thứ, yêu thương và thông cảm với những người bị người khác cho là tội lỗi, bởi vì con người ta ai cũng có một cảnh đời mà chính họ mới hiểu được họ mà thôi, do đó chúng ta không nên lên án người khác, không nên phán đoán người khác theo suy nghĩ của mình, nhưng hãy để cho Thiên Chúa đoán xét, còn chúng ta hãy nới rộng vòng tay đón họ, thế là tâm hồn bạn và tôi trở thành tâm hồn nhân từ hiền hậu như Đức Chúa Giê-su rồi vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lời Chúa: Lc 7, 36. 8, 3.
“Tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều”.
Bạn thân mến,
Có khi nào bạn cảm thấy khó chịu vì một cô gái điếm đi nhà thờ chưa ? Có lúc nào bạn cảm thấy bực mình khi có một cô gái bụi đời muốn kết bạn với bạn ? Nếu bạn là người Ki-tô hữu đạo đức chắc chắn là bạn sẽ xầm xì và coi thường cô gái điếm đến nhà thờ cầu nguyện; và sẽ thẳng thừng từ chối lời kết bạn của cô gái bụi đời.
Bạn thấy không, Đức Chúa Giê-su không xua đuổi người phụ nữ ấy vốn là người tội lỗi trong thành, trái lại Ngài vẫn cứ để cho cô ta muốn làm gì thì làm: khóc lóc, xức dầu thơm và lấy tóc chùi khô. Bởi vì Đức Chúa Giê-su cảm nhận được sự đau khổ nhục nhằn của người phụ nữ ấy, Ngài cảm thông được niềm đau tận tâm can bị người ta nguyền rủa và khinh chê của người phụ nữ tội lỗi, và thái độ nhân ái của Ngài đã làm cho người Pha-ri-siêu khó chịu, nhưng người tội lỗi lại hân hoan, vì có người biết thông cảm nổi đau khổ của họ.
Nếu khi bạn phạm tội mà người ta bắt được, nếu khi vì hoàn cảnh mà bạn phạm tội rồi bị người khác biết được và bêu xấu, tâm hồn bạn sẽ như thế nào ? Tôi tin chắc rằng bạn áy náy khó chịu, bạn cảm thấy lương tâm không ổn, bạn cảm thấy mọi người khinh bỉ bạn.v.v... Vâng, người phụ nữ tội lỗi trong bài Phúc Âm hôm nay cũng có một tâm trạng như thế.
Đức Chúa Giê-su đã tha thứ và mở ra một cơ hội mới để người phụ nữ làm lại cuộc đời, chính Ngài đã xử sự cách khôn ngoan để -ngay cả người tội lỗi- vẫn thấy được giá trị của mình.
Bạn nhớ nhé, chúng ta cũng học Đức Chúa Giê-su biết cách tha thứ, yêu thương và thông cảm với những người bị người khác cho là tội lỗi, bởi vì con người ta ai cũng có một cảnh đời mà chính họ mới hiểu được họ mà thôi, do đó chúng ta không nên lên án người khác, không nên phán đoán người khác theo suy nghĩ của mình, nhưng hãy để cho Thiên Chúa đoán xét, còn chúng ta hãy nới rộng vòng tay đón họ, thế là tâm hồn bạn và tôi trở thành tâm hồn nhân từ hiền hậu như Đức Chúa Giê-su rồi vậy.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
-----------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi tuần một “Chuyện Rất Ngắn”
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
07:04 15/06/2013
THÁNH LỄ TRẺ EM
Thánh lễ thiếu nhi vừa kết thúc, các huynh trưởng nói với cha sở:
- “Cha X...hôm nay làm lễ rất trang nghiêm, cha giảng lễ ngôn từ vừa sinh động vừa thích hợp với các em, các em dự lễ rất sốt sắng, trả lời rất nhiệt tình vui vẻ...”
Cha sở vui sướng, vì ngài luôn thao thức làm sao tìm một linh mục trẻ biết tâm lý trẻ em, yêu mến trẻ em, để giúp ngài dâng lễ cho thiếu nhi trong giáo xứ, vì ngài thấy mình lớn tuổi giảng lễ không thích hợp với trẻ em cho lắm.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Thánh lễ thiếu nhi vừa kết thúc, các huynh trưởng nói với cha sở:
- “Cha X...hôm nay làm lễ rất trang nghiêm, cha giảng lễ ngôn từ vừa sinh động vừa thích hợp với các em, các em dự lễ rất sốt sắng, trả lời rất nhiệt tình vui vẻ...”
Cha sở vui sướng, vì ngài luôn thao thức làm sao tìm một linh mục trẻ biết tâm lý trẻ em, yêu mến trẻ em, để giúp ngài dâng lễ cho thiếu nhi trong giáo xứ, vì ngài thấy mình lớn tuổi giảng lễ không thích hợp với trẻ em cho lắm.
--------------
http://jmtaiby.blogspot.com
http://www.vietcatholic.net/nhantai
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Triển lãm nhân kỷ niệm sắc lệnh tha đạo của Hoàng đế Constantine tại hí trường Côlôsêô
Đặng Tự Do
07:56 15/06/2013
Cuộc triển lãm trưng bày hơn 160 cổ vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật đáng kể từ tất cả các nơi ở châu Âu và được chia thành các khu vực khác nhau, mỗi khu vực đưa ra những hình ảnh đa dạng và có chiều sâu về thời đại Constantine.
Ông Mariarosaria Barbera, Giám đốc, Di sản Khảo cổ học Rôma nói:
"Cuộc triển lãm này tập trung vào Constantine, Helena và triều đình đế quốc. Nó mô tả sự tiến triển của Kitô Giáo đạt được nhờ vào sự trợ giúp của vị hoàng đế và cách thức Kitô Giáo đã tiến hóa trong suốt những thế kỷ sau đó. "
Trong số các đồ vật trưng bày có các đồng xu, các tranh ghép và đồ trang sức, và một trong những phần thú vị nhất là bộ sưu tập về người mẹ của Constantine, là thánh Helena.
Một phần nổi bật trong cuộc triển lãm được dành cho các 'Chrismon', tức là những ký hiệu liên quan đến Chúa Kitô.
Ông MARIAROSARIA Barbera nói thêm:
"Phần triển lãm này giải thích cách thức hình thành các biểu tượng của Kitô giáo. Đối với chúng ta, đó là Thập Giá, nhưng nhiều người đã không nghĩ như thế. Hình Chữ Thập là một biểu tượng của ô nhục, vì đó là giàn giáo nơi tù nhân bị xử tử. Bản thân các biểu tượng đã tiến hóa. Thật là thú vị để hiểu từ lúc nào Thập Giá đã được xem như một dấu hiệu của chiến thắng. Một chiến thắng bởi một người đã bị đóng đinh; đó thực là một khái niệm hoàn toàn mang tính cách mạng vào thời điểm đó".
Các tác phẩm nghệ thuật trưng bày đến từ các viện bảo tàng khác nhau và các tổ chức trên thế giới, chẳng hạn như Viện Bảo Tàng Capitoline của Rôma, các Bảo tàng Anh, các Thư viện Quốc gia của Pháp và Thư viện Quốc gia Hoa Kỳ ở Washington.
Từ đây cho đến ngày 15 tháng Chín, khách hành hương Rôma có thể xem các di vật từ thời Costantino vào năm 313 sau Chúa Giáng Sinh.
Đức Giáo Hoàng thảo luận về nền kinh tế và giáo dục với thủ tướng Slovenia
Đặng Tự Do
08:05 15/06/2013
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã tiếp nữ thủ tướng Alenka Bratusek của Slovenia tại Vatican. Cả hai nhà lãnh đạo đã nói chuyện về vai trò Giáo Hội Công Giáo trong hệ thống giáo dục của đất nước.
Thủ tướng đã chia sẻ mối quan tâm của bà với Đức Thánh Cha về cuộc khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng đến đất nước. Các mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước Slovenia cũng đã được thảo luận, cùng với tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do tôn giáo.
Slovenia nổi danh thế giới về ngành công nghiệp thủy tinh. Vì thế thủ tướng đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc bình nghệ thuật thực hiện bởi một trong các nghệ nhân hàng đầu của Slovenia. Bà nói phù điêu trên bình tiêu biểu cho một 'sự cởi mở về tinh thần'.
Thủ tướng đã chia sẻ mối quan tâm của bà với Đức Thánh Cha về cuộc khủng hoảng kinh tế đang ảnh hưởng đến đất nước. Các mối quan hệ giữa Giáo Hội và Nhà nước Slovenia cũng đã được thảo luận, cùng với tầm quan trọng của việc bảo vệ tự do tôn giáo.
Slovenia nổi danh thế giới về ngành công nghiệp thủy tinh. Vì thế thủ tướng đã tặng Đức Giáo Hoàng một chiếc bình nghệ thuật thực hiện bởi một trong các nghệ nhân hàng đầu của Slovenia. Bà nói phù điêu trên bình tiêu biểu cho một 'sự cởi mở về tinh thần'.
Tôn kính di tích xương thánh
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:13 15/06/2013
Tôn kính di tích xương thánh
Trong Giáo Hội có nhiều nơi còn lưu giữ di tích Thánh, như ở đền thờ Vatican có mộ Thánh Phero, mộ thánh Phaolo ở Roma, ở Santiago Campostella bên Tây ban Nha có hài hài cốt Thánh Giacobê Tông Đồ, bên Ấn Độ có mộ Thánh Toma Tông đồ, ở Köln có hòm xương của Ba Vua, ở thành Turino bên Ý có khăn của Thánh tẩm liệm in hình Chúa Giêsu, những di tích Xương của các vị Thánh, như chúng ta có xương của 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam.
Có di tích Thánh, đồng thời cũng nảy sinh tập tục lòng tôn kính di tích Thánh. Tập tục tôn kính di tích Thánh trong Giáo Hội Hội là nếp sống đạo đức bình dân thịnh hành từ xa xưa. Ngày nay tập tục này tuy vẫn còn sống động, nhưng không còn mạnh cùng trọng thể tưng bừng nhộn nhịp như ngày xưa nữa.
Nhưng đâu là ý nghĩa đạo đức thần học của tập tục tôn kính di tích thánh trong nếp sống đức tin của người Công Giáo?
1. Lịch sử tôn kính di tích thánh
Nếp sống đạo đức tôn kính di tích thánh đã có ngay từ thời Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu. Sách Tông đồ công vụ (19,12) thuật lại các tín hữu Chúa Kitô đã lấy khăn cho chạm vào người Thánh Phaolô ngay lúc ngài còn sinh thời đi rao giảng Tin mừng của Chúa Giêsu giữa dân chúng, và rồi đeo quàng khăn đó trên người. Vì họ tin rằng từ nơi thánh nhân có sức mạnh thần linh giúp che chở chữa lành bệnh tật phần xác cũng như phần hồn tâm linh.
Tập tục đạo đức bình dân tôn kính di tích thánh là cung cách lòng tôn kính các Thánh cổ nhất có từ thế kỷ thứ hai sau Chúa Giáng sinh. Từ tập tục đạo đức này, nảy sinh từ thời đầu Trung cổ, nơi bàn thờ dâng lễ trong thánh đường có mẩu xương Thánh đặt nơi đó nữa. Tập tục tôn kính di tích thánh này nói lên mối tương quan ở dưới đất với „ cộng đoàn các Thánh „ ở trên trời.
Từ khi phong trào Tin Lành cải cách thời Luthero năm 1546 phát triển lan rộng, tập tục bình dân tôn kính di tích Thánh bị chỉ trích phủ nhận, cho đó là không hợp với Kinh Thánh. Theo cao trào đó, nhiều nơi ở Âu châu trước đó có những di tích thánh để tôn kính, sau đó tháo gỡ bỏ hòan toàn.
Trước thảm cảnh đau buồn hầu như đời sống đạo đức bị tàn phá xuống dốc, Công đồng Tridentino năm 1563 đã đưa ra luận cứ phản bác lại những phê bình chỉ trích của những giáo phái Tin Lành cải cách phủ nhận tập tục đạo đức tôn kính di tích Thánh. Đồng thời Công đồng muốn cổ võ làm sống lại tập tục đạo đức bình dân này trong Giáo Hội Công Giáo.
Có làn gió mới tươi mát thổi vào, tập tục đạo đức bình dân này sống động trở lại trong đời sống Giáo Hội từ ngày đó.
Bước sang thế kỷ thứ 20. tập tục đạo đức này lần nữa bị lu mờ giảm thiểu rõ rệt do phong trào cải cách Phụng vụ lấn lướt dựa trên lý luận thuần lý chiếm vị thế hàng đầu. Nhưng từ hơn hai năm qua việc tôn kính di tích Thánh lại dần được làm cho sống động phát triển trở lại.
Nhu cầu tâm linh tìm sự trợ giúp, an ủi cho tâm hồn luôn là nhu cầu cần thiết cho đời sống con người. Tập tục đạo đức bình dân hành hương tôn kính di tích Thánh là một cách thế đạo đức đáp ứng cho nhu cầu tâm linh con người.
2. Những phân biệt thứ loại di tích Thánh
Tôn kính di tích Thánh là một tập tục đạo đức bình dân trong Giáo Hội. Nhưng dẫu vậy cũng có những phân biệt xếp loại di tích Thánh theo ba cấp thứ hạng.
2.1. Di tích Thánh loại hạng nhất là những phần thân thể của các Thánh, đặc biệt là Xương thân thể của vị Thánh, nhưng cũng bao gồm cả những sợi tóc, móng tay, và rất ít trường hợp cả máu. Những vị Thánh mà thân thể bị thiêu đốt ra tro bụi, tro bụi đó có gía trị như di tích Thánh.
2.2. Di tích Thánh loại hạng hai là những vật dụng chính gốc mà lúc sinh thời các vị Thánh đã dùng đụng chạm vào, như đồ dùng của họ, quần áo các vị đã mặc, bút viết; nơi các vị Thánh Tử đạo những vật dụng khí cụ hành hạ chém giết các ngài cũng có gía trị là di tích Thánh.
2.3. Di tích Thánh loại hạng ba là những vật dụng đồ đạc trực tiếp đã đụng chạm vào thân thể vị Thánh, như khăn, áo đụng chạm vào vị Thánh hay phủ trên tấm hình của vị Thánh.
Chúa Giêsu theo Phúc âm thuật lại ( Lc 24,50-53; Sách Tông đồ công vụ 1,1-11) đã trở về trời, và theo giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo đức mẹ Maria cũng đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác, nên không có di tích xương thánh - theo hạng thứ nhất - của các Ngài nữa ở trần gian.
Xương các Thánh Tử đạo Việt Nam là di tích thánh thuộc loại hạng nhất.
Luật Giáo Hội cấm không cho phép buôn bán di tích Thánh. Được phép xin cùng gìn giữ tôn kính di tích Thánh, nhưng không được tiếp tục đưa ra mặc cả buôn bán. Cũng được trao tặng di tích thánh cho người tín hữu hay trao trả lại cho Giáo Hội di tích Thánh.
3. Ý nghĩa đạo đức thần học di tích xương các Thánh tử đạo.
Khi người tín hữu Công Giáo chúng ta đọc kinh, ca hát tôn kính di tích Xương các Thánh, hay đụng chạm hôn kính di tích Xương các Thánh, không phải để tò mò xem có thực hay không, hay để muốn được trải qua phép mầu lạ lùng huyền bí, có sức chữa bệnh, hay ngã lăn đùng ra giữa nền đất bất tỉnh cùng kêu la ú ớ nói tiếng lạ lung tung, có sức huyền bí ban cho được điều gì trong lòng đang mong ước....
Không, không, tuyệt đối không như thế. Nhưng muốn suy nghĩ về ý nghĩa đạo đức thần học.
Chúa Giêsu Kitô là trung tâm đức tin Kitô giáo. Ngài là con người với xác phàm như mọi người đồng thời Ngài là Thiên Chúa thật. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã xuống trần gian làm người mang ơn cứu độ, ơn bình an đến cho con người.
Các Thánh tử đạo Việt Nam của chúng ta cũng là tạo vật, là con người được Thiên Chúa tạo dựng nên trong công trình sáng tạo vũ trụ.
Các ngài cũng có đời sống với những giới hạn yếu đuối, đau khổ bệnh tật, trong xã hội như bao người dân khác. Nhưng tâm hồn các Ngài quy hướng tin vào Chúa là khởi đầu và cùng đích đời sống. Nên các Ngài một lòng kính mến Chúa, không làm hay nói sự gì sai quấy làm mất lòng Chúa.
Được Giáo Hội Chúa dạy cho biết Thiên Chúa là tình yêu, và hãy thương yêu mọi người như Chúa muốn. Không chỉ tin như thế, nhưng các Ngài còn đem thực hành trong chính đời sống mình sao cho tình yêu Chúa được chiếu tỏa rạng sáng giữa lòng xã hội, dù có phải chịu thiệt thòi thua kém.
Các ngài yêu mến qúy trọng gìn giữ hạt giống đức tin vào Chúa như báu vật kho tàng đời mình, mà họ đã nhận lãnh ngày chịu phép rửa tội.
Đức tin đó là hướng đi, là nơi dựa cho đời sống tinh thần của họ, nhất là những khi gặp khó khăn thử thách. Nhờ như vậy, họ đã đứng vững trung thành tin vào Chúa cho đến hơi thở cuối cùng trên trần gian.
Tôn kính di tích Xương các Thánh là biểu lộ lòng tôn vinh ca ngợi công trình thánh đức của Chúa thực hiện nơi đời sống các Thánh, mà các ngài đã sống thể hiện khi xưa ở giữa trần gian.
Tôn kính di tích Xương các Thánh muốn nói lên tâm tình tạ ơn Chúa. Vì Thiên Chúa đã qua đời sống các Thánh chiếu tỏa tình yêu, lòng thương xót Chúa cho con người được cảm nhận thấy.
Tôn kính di tích Xương các Thánh muốn nói lên lòng cầu khấn xin các Thánh, giờ đây gần bên Chúa trên trời, phù hộ cho ta còn đang sống trong những giới hạn, những cám dỗ nơi trần gian, nhất là xin ơn trung thành với Chúa luôn mãi trong đời sộng.
Tôn kính di tích xương các Thánh tử đạo Việt Nam là cung cách sống lòng biết ơn hiếu thảo với cha ông của chúng ta, những người đã sống nêu gương cho chúng ta trung thành với đức tin vào Chúa.
***************
Máu các Thánh tử đạo, cha ông của chúng ta đã đổ ra vì đức tin vào Chúa, vì lòng bác ái như Chúa dạy.
Thân xác Xương các Ngài đã được mai táng chôn vùi trong lòng đất.
Máu xương các Ngài đã trở thành chất phân bón cho hạt giống đức tin vào Chúa được nẩy nở sinh cành lá tươi tốt.
“Hạt giống các tín hữu”: Ngoài con số từng ngàn từng vạn giáo dân trong các thế kỷ trứơc đây đã đi theo con đường tử nạn của Chúa, ngày nay là tất cả những ai đang lao động trong khắc khoải, trong khó nghèo cực độ về thể chất, kinh tế, trong hy sinh liên tục, nhưng chỉ mang một hoài bão là có thể trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa, xứng với danh hiệu những người quản lý trung thành trong nước Trời.
“Hạt giống các tín hữu” là tất cả những ai ngày nay vì chính nghĩa Thiên Chúa và sống giữa những người đồng hương đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa cây Thập Giá của Chúa Kitô: Thánh Giá bài trừ sự nói dối, bài trừ tội ác, nhưng thúc đẩy con ngừơi biết thinh lặng, biết tha thứ, biết cầu xin cho nước Cha trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương của họ là môi trường đời sống.
Công tác này: công tác liên tục diễn tiến trong nội tâm vừa gây go vừa trường kỳ vì luôn luôn bị hoàn cảnh đặc thù chế ngự, và âm mưu thử thách ĐỨC TIN, do đó, đòi hỏi rất nhiều nhẫn nại. Phải xác tín rằng: đêm tối rồi cũng qua đi và ánh bình minh đang ló rạng ngoài ngưỡng cửa.“ ( Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị, Bài giảng ngày phong 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam, Vatican ngày 19.06.1988)
Kỷ niệm 25 năm phong 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam,
1988 - 19. 06. - 2013
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Trong Giáo Hội có nhiều nơi còn lưu giữ di tích Thánh, như ở đền thờ Vatican có mộ Thánh Phero, mộ thánh Phaolo ở Roma, ở Santiago Campostella bên Tây ban Nha có hài hài cốt Thánh Giacobê Tông Đồ, bên Ấn Độ có mộ Thánh Toma Tông đồ, ở Köln có hòm xương của Ba Vua, ở thành Turino bên Ý có khăn của Thánh tẩm liệm in hình Chúa Giêsu, những di tích Xương của các vị Thánh, như chúng ta có xương của 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam.
Có di tích Thánh, đồng thời cũng nảy sinh tập tục lòng tôn kính di tích Thánh. Tập tục tôn kính di tích Thánh trong Giáo Hội Hội là nếp sống đạo đức bình dân thịnh hành từ xa xưa. Ngày nay tập tục này tuy vẫn còn sống động, nhưng không còn mạnh cùng trọng thể tưng bừng nhộn nhịp như ngày xưa nữa.
Nhưng đâu là ý nghĩa đạo đức thần học của tập tục tôn kính di tích thánh trong nếp sống đức tin của người Công Giáo?
1. Lịch sử tôn kính di tích thánh
Nếp sống đạo đức tôn kính di tích thánh đã có ngay từ thời Giáo Hội sơ khai lúc ban đầu. Sách Tông đồ công vụ (19,12) thuật lại các tín hữu Chúa Kitô đã lấy khăn cho chạm vào người Thánh Phaolô ngay lúc ngài còn sinh thời đi rao giảng Tin mừng của Chúa Giêsu giữa dân chúng, và rồi đeo quàng khăn đó trên người. Vì họ tin rằng từ nơi thánh nhân có sức mạnh thần linh giúp che chở chữa lành bệnh tật phần xác cũng như phần hồn tâm linh.
Tập tục đạo đức bình dân tôn kính di tích thánh là cung cách lòng tôn kính các Thánh cổ nhất có từ thế kỷ thứ hai sau Chúa Giáng sinh. Từ tập tục đạo đức này, nảy sinh từ thời đầu Trung cổ, nơi bàn thờ dâng lễ trong thánh đường có mẩu xương Thánh đặt nơi đó nữa. Tập tục tôn kính di tích thánh này nói lên mối tương quan ở dưới đất với „ cộng đoàn các Thánh „ ở trên trời.
Từ khi phong trào Tin Lành cải cách thời Luthero năm 1546 phát triển lan rộng, tập tục bình dân tôn kính di tích Thánh bị chỉ trích phủ nhận, cho đó là không hợp với Kinh Thánh. Theo cao trào đó, nhiều nơi ở Âu châu trước đó có những di tích thánh để tôn kính, sau đó tháo gỡ bỏ hòan toàn.
Trước thảm cảnh đau buồn hầu như đời sống đạo đức bị tàn phá xuống dốc, Công đồng Tridentino năm 1563 đã đưa ra luận cứ phản bác lại những phê bình chỉ trích của những giáo phái Tin Lành cải cách phủ nhận tập tục đạo đức tôn kính di tích Thánh. Đồng thời Công đồng muốn cổ võ làm sống lại tập tục đạo đức bình dân này trong Giáo Hội Công Giáo.
Có làn gió mới tươi mát thổi vào, tập tục đạo đức bình dân này sống động trở lại trong đời sống Giáo Hội từ ngày đó.
Bước sang thế kỷ thứ 20. tập tục đạo đức này lần nữa bị lu mờ giảm thiểu rõ rệt do phong trào cải cách Phụng vụ lấn lướt dựa trên lý luận thuần lý chiếm vị thế hàng đầu. Nhưng từ hơn hai năm qua việc tôn kính di tích Thánh lại dần được làm cho sống động phát triển trở lại.
Nhu cầu tâm linh tìm sự trợ giúp, an ủi cho tâm hồn luôn là nhu cầu cần thiết cho đời sống con người. Tập tục đạo đức bình dân hành hương tôn kính di tích Thánh là một cách thế đạo đức đáp ứng cho nhu cầu tâm linh con người.
2. Những phân biệt thứ loại di tích Thánh
Tôn kính di tích Thánh là một tập tục đạo đức bình dân trong Giáo Hội. Nhưng dẫu vậy cũng có những phân biệt xếp loại di tích Thánh theo ba cấp thứ hạng.
2.1. Di tích Thánh loại hạng nhất là những phần thân thể của các Thánh, đặc biệt là Xương thân thể của vị Thánh, nhưng cũng bao gồm cả những sợi tóc, móng tay, và rất ít trường hợp cả máu. Những vị Thánh mà thân thể bị thiêu đốt ra tro bụi, tro bụi đó có gía trị như di tích Thánh.
2.2. Di tích Thánh loại hạng hai là những vật dụng chính gốc mà lúc sinh thời các vị Thánh đã dùng đụng chạm vào, như đồ dùng của họ, quần áo các vị đã mặc, bút viết; nơi các vị Thánh Tử đạo những vật dụng khí cụ hành hạ chém giết các ngài cũng có gía trị là di tích Thánh.
2.3. Di tích Thánh loại hạng ba là những vật dụng đồ đạc trực tiếp đã đụng chạm vào thân thể vị Thánh, như khăn, áo đụng chạm vào vị Thánh hay phủ trên tấm hình của vị Thánh.
Chúa Giêsu theo Phúc âm thuật lại ( Lc 24,50-53; Sách Tông đồ công vụ 1,1-11) đã trở về trời, và theo giáo huấn của Giáo Hội Công Giáo đức mẹ Maria cũng đã được đưa về trời cả hồn lẫn xác, nên không có di tích xương thánh - theo hạng thứ nhất - của các Ngài nữa ở trần gian.
Xương các Thánh Tử đạo Việt Nam là di tích thánh thuộc loại hạng nhất.
Luật Giáo Hội cấm không cho phép buôn bán di tích Thánh. Được phép xin cùng gìn giữ tôn kính di tích Thánh, nhưng không được tiếp tục đưa ra mặc cả buôn bán. Cũng được trao tặng di tích thánh cho người tín hữu hay trao trả lại cho Giáo Hội di tích Thánh.
3. Ý nghĩa đạo đức thần học di tích xương các Thánh tử đạo.
Khi người tín hữu Công Giáo chúng ta đọc kinh, ca hát tôn kính di tích Xương các Thánh, hay đụng chạm hôn kính di tích Xương các Thánh, không phải để tò mò xem có thực hay không, hay để muốn được trải qua phép mầu lạ lùng huyền bí, có sức chữa bệnh, hay ngã lăn đùng ra giữa nền đất bất tỉnh cùng kêu la ú ớ nói tiếng lạ lung tung, có sức huyền bí ban cho được điều gì trong lòng đang mong ước....
Không, không, tuyệt đối không như thế. Nhưng muốn suy nghĩ về ý nghĩa đạo đức thần học.
Chúa Giêsu Kitô là trung tâm đức tin Kitô giáo. Ngài là con người với xác phàm như mọi người đồng thời Ngài là Thiên Chúa thật. Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa đã xuống trần gian làm người mang ơn cứu độ, ơn bình an đến cho con người.
Các Thánh tử đạo Việt Nam của chúng ta cũng là tạo vật, là con người được Thiên Chúa tạo dựng nên trong công trình sáng tạo vũ trụ.
Các ngài cũng có đời sống với những giới hạn yếu đuối, đau khổ bệnh tật, trong xã hội như bao người dân khác. Nhưng tâm hồn các Ngài quy hướng tin vào Chúa là khởi đầu và cùng đích đời sống. Nên các Ngài một lòng kính mến Chúa, không làm hay nói sự gì sai quấy làm mất lòng Chúa.
Được Giáo Hội Chúa dạy cho biết Thiên Chúa là tình yêu, và hãy thương yêu mọi người như Chúa muốn. Không chỉ tin như thế, nhưng các Ngài còn đem thực hành trong chính đời sống mình sao cho tình yêu Chúa được chiếu tỏa rạng sáng giữa lòng xã hội, dù có phải chịu thiệt thòi thua kém.
Các ngài yêu mến qúy trọng gìn giữ hạt giống đức tin vào Chúa như báu vật kho tàng đời mình, mà họ đã nhận lãnh ngày chịu phép rửa tội.
Đức tin đó là hướng đi, là nơi dựa cho đời sống tinh thần của họ, nhất là những khi gặp khó khăn thử thách. Nhờ như vậy, họ đã đứng vững trung thành tin vào Chúa cho đến hơi thở cuối cùng trên trần gian.
Tôn kính di tích Xương các Thánh là biểu lộ lòng tôn vinh ca ngợi công trình thánh đức của Chúa thực hiện nơi đời sống các Thánh, mà các ngài đã sống thể hiện khi xưa ở giữa trần gian.
Tôn kính di tích Xương các Thánh muốn nói lên tâm tình tạ ơn Chúa. Vì Thiên Chúa đã qua đời sống các Thánh chiếu tỏa tình yêu, lòng thương xót Chúa cho con người được cảm nhận thấy.
Tôn kính di tích Xương các Thánh muốn nói lên lòng cầu khấn xin các Thánh, giờ đây gần bên Chúa trên trời, phù hộ cho ta còn đang sống trong những giới hạn, những cám dỗ nơi trần gian, nhất là xin ơn trung thành với Chúa luôn mãi trong đời sộng.
Tôn kính di tích xương các Thánh tử đạo Việt Nam là cung cách sống lòng biết ơn hiếu thảo với cha ông của chúng ta, những người đã sống nêu gương cho chúng ta trung thành với đức tin vào Chúa.
***************
Máu các Thánh tử đạo, cha ông của chúng ta đã đổ ra vì đức tin vào Chúa, vì lòng bác ái như Chúa dạy.
Thân xác Xương các Ngài đã được mai táng chôn vùi trong lòng đất.
Máu xương các Ngài đã trở thành chất phân bón cho hạt giống đức tin vào Chúa được nẩy nở sinh cành lá tươi tốt.
“Hạt giống các tín hữu”: Ngoài con số từng ngàn từng vạn giáo dân trong các thế kỷ trứơc đây đã đi theo con đường tử nạn của Chúa, ngày nay là tất cả những ai đang lao động trong khắc khoải, trong khó nghèo cực độ về thể chất, kinh tế, trong hy sinh liên tục, nhưng chỉ mang một hoài bão là có thể trung kiên trong vườn nho Thiên Chúa, xứng với danh hiệu những người quản lý trung thành trong nước Trời.
“Hạt giống các tín hữu” là tất cả những ai ngày nay vì chính nghĩa Thiên Chúa và sống giữa những người đồng hương đang cố gắng tìm hiểu ý nghĩa cây Thập Giá của Chúa Kitô: Thánh Giá bài trừ sự nói dối, bài trừ tội ác, nhưng thúc đẩy con ngừơi biết thinh lặng, biết tha thứ, biết cầu xin cho nước Cha trị đến trong tâm linh nhân loại, và đặc biệt tại quê hương của họ là môi trường đời sống.
Công tác này: công tác liên tục diễn tiến trong nội tâm vừa gây go vừa trường kỳ vì luôn luôn bị hoàn cảnh đặc thù chế ngự, và âm mưu thử thách ĐỨC TIN, do đó, đòi hỏi rất nhiều nhẫn nại. Phải xác tín rằng: đêm tối rồi cũng qua đi và ánh bình minh đang ló rạng ngoài ngưỡng cửa.“ ( Á Thánh giáo hoàng Gioan Phaolo đệ nhị, Bài giảng ngày phong 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam, Vatican ngày 19.06.1988)
Kỷ niệm 25 năm phong 117 vị Thánh tử đạo Việt Nam,
1988 - 19. 06. - 2013
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
ĐGH Phanxicô: Chúng ta phải kiểm soát lời ăn tiếng nói của chúng ta để đừng hạ nhục người khác
Đặng Tự Do
13:45 15/06/2013
Trong bài giảng của ngài, Đức Giáo Hoàng đã lưu ý đến việc kiểm soát lời ăn tiếng nói của chúng ta để đừng hạ nhục người khác
Nhiều người thích gán cho người khác những biệt danh để thể hiện óc sáng tạo và hài hước của họ. Tuy nhiên, ngay cả trong những nền văn hóa như các nền văn hóa Mỹ Châu La Tinh nơi thường xem đó là chuyện “người ta thường tình”, hành vi này có thể là xúc phạm.
Trong tình trạng yếu đuối và tội lỗi, chúng ta thường có khuynh hướng nói xấu và hạ nhục người khác hơn là nói tốt và làm những việc tốt lành.
Đức Thánh Cha nói:
"Tôi cầu xin Chúa ban cho chúng ta hồng ân biết giữ gìn lời ăn tiếng nói của chúng ta, để cảnh giác về những gì chúng ta đề cập đến những người khác. Đó là một chút thống hối, nhưng mang lại rất nhiều hoa trái. Đó là lý do tại sao chúng ta phải cầu xin Chúa ban cho ân sủng này là biết thích ứng đời sống của chúng ta với luật mới này, là luật của sự kiên nhẫn, của tình yêu, của hòa bình. Chúng ta có thể ít nhất là cố gắng giữ ngôn từ của chúng ta một chút, giữ đừng tuôn ra các ý kiến chúng ta về những người khác. Giữ lại sự bộc phát những tức giận hoặc những lời lăng mạ. Xin Chúa ban cho chúng ta tất cả các ân sủng này. "
Sau đó các Đức Giáo Hoàng đã nói đùa với những người đồng hương của ngài rằng ngài thích được cử hành Thánh Lễ bằng Tiếng Tây Ban Nha, là điều ngài đã không thực hiện được kể từ ngày 26 Tháng hai, là thánh lễ sau cùng tại Argentina.
Đời sống Kitô loan báo con đường hòa giải với Thiên Chúa
Bùi Hữu Thư
17:10 15/06/2013
2013-06-15 Vatican Radio
Vatican Radio) Đời sống Kitô không phải là một cách trị liệu để được “bình an trước khi tới Thiên Đàng”, nhưng là được mời gọi để bước ra trong thế giới để loan báo là Chúa Giêsu “trở nên kẻ tội lỗi” để cho con người được hòa giải với Chúa Cha. Đây là lời Đức Thánh Cha Phanxicô trong bài giảng của Thánh Lễ ngày thứ bẩy tại nhà nguyện nhà Thánh Mác-ta.
Sống đời Kitô không phải là ở trong một cái góc nhà để đào ra một con đường đưa dẫn chúng ta tới Thiên Đàng, nhưng là một động năng khuyến khích chúng ta “lên đường” để loan truyền rằng Chúa Kitô đã hòa giải chúng ta với Thiên Chúa, bằng cách trở nên tội lỗi cho chúng ta. Bằng cách thức thông thường và trực tiếp, Đức Thánh Cha Phanxicô đã tập trung vào một đoạn trong Thư gửi tín hữu thành Côrintô, trong bài đọc hôm nay, trong đó Thánh Phaolô hết sức tha thiết, và gần như “khẩn thiết’, đã dùng từ ngữ “hòa giải” năm lần.
"Hòa giải là gì? Chọn một người bên phe này rồi chọn một người bên phe kia, và liên kết họ với nhau: không hẳn là như thế... Thực vậy, hòa giải chân chính có nghĩa là Thiên Chúa, trong Đức Kitô gánh lấy tội lỗi chúng ta và trở nên kẻ tội lỗi thay cho chúng ta. Khi chúng ta đi xưng tội và Thiên Chúa tha tội cho chúng ta. Không, không phải như vậy! Chúng ta tìm kiếm Chúa Giêsu Kitô và nói: ‘Đây là tội của Chúa, và con sẽ vẫn tái phạm’. Và Chúa Giêsu thích điều này, vì đó là sứ mệnh của Người: là trở thành kẻ tội lỗi cho chúng ta, để giải phóng chúng ta. "
Đó là sự tuyệt vời và cũng là “một điều phải cảm thấy nhục nhã” về sự cứu chuộc của Chúa Giêsu, và cũng là “mầu nhiệm” Thánh Phaolô đã kín múc từ đó sự “hăng hái để tiến bước” để “nói với mọi người" về một điều tuyệt vời là “tình yêu của Chúa Cha” đã hy sinh Con Một để chịu chết vì tôi. Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô giải thích: có nguy cơ là “không bao giờ đạt tới được chân lý này” vào lúc chúng ta hơi làm giảm giá trị của đời sống Kitô, và giảm thiểu thành một danh sách những điều cần phải theo và do đó đánh mất sự nhiệt thành, đánh mất sức mạnh của “tình yêu nằm bên trong” đó:
"Nhưng các triết gia nói rằng bình an là một sự thanh thản có trật tự nào đó: mọi sự đều ngăn nắp và thinh lặng... Đó không phải là sự bình an Kitô! Bình an Kitô là một sự bình an không dễ dàng, không phải là một sự bình an thinh lặng: đây là một sự bình an khó chịu, là phải tiếp tục mang đi sứ điệp hòa giải. Bình an Kitô thúc đẩy chúng ta tiến tới. Đây là khởi đầu, là gốc rễ của lòng nhiệt thành tông đồ. Lòng nhiệt thành tông đồ không phải là tiến tới để thuyết phục và đạt được các con số thống kê: năm nay con số các Kitô hữu tại quốc gia này đã gia tăng… Thống kế tốt, vì giúp chúng ta biết được hiện trạng, nhưng không phải là điều Chúa muốn nơi chúng ta, là thuyết phục… Điều Chúa Kitô muốn nơi chúng ta là loan truyền sự hòa giải này, vì đây là sứ điệp chính yếu của Người. "
Để kết thúc bài giảng, Đức Thánh Cha nhắc đến ưu tư nội tâm của Thánh Phaolô. Ngài nhấn mạnh rằng điều định nghĩa cho “cột trụ” của đời sống Kitô, là “Chúa Kitô trở thành kẻ tội lỗi cho tôi! Và tội tôi đang nằm trong xác hồn của Người! Điều này, theo Đức Thánh Cha, thật điên rồ, nhưng tuyệt đẹp và đích thật! Đây chính là sự nhục nhã của Thập Giá! "
"Chúng ta cầu xin Chúa ban cho chúng ta mối ưu tư về việc loan báo Chúa Giêsu, để đem lại một chút “khôn ngoan Kitô giáo được phát sinh từ cạnh sườn bị đâm thủng của Người vì tình yêu. Đời sống Kitô là con đường đời phải đi theo với ưu tư của Thánh Phaolô. Tình yêu của Chúa Kitô thúc đẩy chúng ta, với cảm xúc khiến cho mỗi người phải tiếp nhận khi thấy Thiên Chúa yêu thương chúng ta. Chúng ta cầu xin được ban cho ơn này."
Tin Giáo Hội Việt Nam
Đức Thánh Cha bổ nhiệm 2 Giám Mục Phụ Tá cho giáo phận Vinh và Hưng Hóa
Lm. Trần Đức Anh OP
14:37 15/06/2013
VATICAN. Ngày 15-6-2013, Phòng báo chí Tòa Thánh thông báo: Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm 2 GM phụ tá cho giáo phận Vinh và Hưng Hóa.
- Cha Phêrô Nguyễn Văn Viên, Tổng đại diện giáo phận Vinh, được bổ nhiệm làm GM phụ tá giáo phận này với hiệu tòa là Megalopoli di Proconsolare.
Đức Cha Phêrô Viên năm nay 48 tuổi, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1965 tại Hướng Phương tỉnh Quảng Bình, giáo phận Vinh. Sau khi mãn tiểu học và trung học, theo học tại Đại học Huế và đậu cử nhân khoa học kinh tế (1987-1992). Năm 1984 thi hành nghĩa vụ quân sự và năm 1993 gia nhập Đại chủng viện Vinh Thanh, thụ phong linh mục ngày 3-10-1999 thuộc giáo phận Vinh.
Sau khi thụ phong Linh Mục, cha Phêrô Viên được gửi đi học tại Học viện Công Giáo ở Sydney, Australia, từ năm 2000 đến 2009, đậu tiến sĩ thần học, và trong thời gian học cũng làm việc mục vụ cho cộng đoàn Việt Nam tại Sydney.
Trở về nước năm 2009, Cha làm Phó Giám đốc kiêm Giáo sư Tín Lý tại Đại chủng viện Vinh Thanh.
Từ năm 2010, cha làm Tổng đại diện của giáo phận Vinh.
- Vị thứ hai là Cha Alphongsô Nguyễn Hữu Long, thuộc tu đoàn Xuân Bích, Giám đốc đại chủng viện Huế, được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm tân GM Phụ tá giáo phận Hưng Hóa, với hiệu tòa Gummi di Bizacena.
Đức Cha Alphongsô Long năm nay 60 tuổi, sinh ngày 25-1 năm 1953, theo học tại tiểu chủng viện thánh Gioan ở Đà Nẵng từ năm 1965 đến 1972, rồi tại Đại chủng viện Hòa Bình cũng tại giáo phận này từ năm 1972 đến 1978. Từ 1978 đến 1982 cha thi hành nghĩa vụ dân sự tại tỉnh Quảng Nam. Thầy Long thụ phong linh mục ngày 29-12 năm 1990 thuộc giáo phận Đà Nẵng và gia nhập Tu đoàn Xuân Bích.
Sau khi thụ phong linh mục, Cha Alphongsô Long đảm nhận các công việc sau đây:
- 1990 đến 1994: Phó Xứ Tam Kỳ, Đà Nẵng
- 1994 đến 1998: theo học và đậu cử nhân giáo luật tại Học Viện Công Giáo Paris, Pháp.
- 1999-2001: Cha sở giáo xứ Hà Lam, giáo phận Đà Nẵng
- 2001 - 2003: Cha Sở Trà Kiệu, giáo phận Đà Nẵng
- 2003 - 2011: Linh hướng và Giáo Sư giáo luật, Giáo Sử và Huấn giáo tại Đại chủng viện Huế\
- Từ 2011: Giám đốc Đại chủng viện Huế.
Đức Cha Phêrô Viên năm nay 48 tuổi, sinh ngày 8 tháng 1 năm 1965 tại Hướng Phương tỉnh Quảng Bình, giáo phận Vinh. Sau khi mãn tiểu học và trung học, theo học tại Đại học Huế và đậu cử nhân khoa học kinh tế (1987-1992). Năm 1984 thi hành nghĩa vụ quân sự và năm 1993 gia nhập Đại chủng viện Vinh Thanh, thụ phong linh mục ngày 3-10-1999 thuộc giáo phận Vinh.
Sau khi thụ phong Linh Mục, cha Phêrô Viên được gửi đi học tại Học viện Công Giáo ở Sydney, Australia, từ năm 2000 đến 2009, đậu tiến sĩ thần học, và trong thời gian học cũng làm việc mục vụ cho cộng đoàn Việt Nam tại Sydney.
Trở về nước năm 2009, Cha làm Phó Giám đốc kiêm Giáo sư Tín Lý tại Đại chủng viện Vinh Thanh.
Từ năm 2010, cha làm Tổng đại diện của giáo phận Vinh.
Đức Cha Alphongsô Long năm nay 60 tuổi, sinh ngày 25-1 năm 1953, theo học tại tiểu chủng viện thánh Gioan ở Đà Nẵng từ năm 1965 đến 1972, rồi tại Đại chủng viện Hòa Bình cũng tại giáo phận này từ năm 1972 đến 1978. Từ 1978 đến 1982 cha thi hành nghĩa vụ dân sự tại tỉnh Quảng Nam. Thầy Long thụ phong linh mục ngày 29-12 năm 1990 thuộc giáo phận Đà Nẵng và gia nhập Tu đoàn Xuân Bích.
Sau khi thụ phong linh mục, Cha Alphongsô Long đảm nhận các công việc sau đây:
- 1990 đến 1994: Phó Xứ Tam Kỳ, Đà Nẵng
- 1994 đến 1998: theo học và đậu cử nhân giáo luật tại Học Viện Công Giáo Paris, Pháp.
- 1999-2001: Cha sở giáo xứ Hà Lam, giáo phận Đà Nẵng
- 2001 - 2003: Cha Sở Trà Kiệu, giáo phận Đà Nẵng
- 2003 - 2011: Linh hướng và Giáo Sư giáo luật, Giáo Sử và Huấn giáo tại Đại chủng viện Huế\
- Từ 2011: Giám đốc Đại chủng viện Huế.
Chung quanh lễ Phong Thánh các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam
Đức ông Vinh sơn Trần Ngọc Thụ
07:43 15/06/2013
Chung quanh lễ Phong Thánh các Anh Hùng Tử Đạo Việt Nam
Đức ông Vinh sơn Trần Ngọc Thụ
Được giao công tác
Ngày 25.8.1985, vào quãng 10 giờ đêm, Đức Hồng Y Giuse Trịnh Văn Căn đến kêu tôi ở Nhà Phát Diệm tại Rôma. Hai chúng tôi đi bách bộ ngoài hành lang chừng 20 phút. Ngài hỏi:
- Cha có biết vì sao mỗi lần tới Rôma, tôi hay đi viếng đền Thánh Rita không? (Đền Thánh Rita tại Cascia, Tỉnh Perugia, miền Bắc Ý. Thánh Rita nổi tiếng hay làm phép lạ trong những trường hợp khó khăn).
- Thưa Đức Hồng Y (ĐHY), chắc là tại ĐHY có nhiều khúc mắc, nhiêu khê!
- Cha nói đúng. Vấn đề nhiêu khê chính là vấn đề xin phong thánh cho các Chân Phúc Tử Đạo VN. Trước kia, rồi đến đời Đức cố Hồng Y Trịnh Như Khuê, đã 4 lần xin các vị ngoại quốc đảm nhiệm, nhưng rồi vẫn chưa tới đâu. Tuy nhiên, đây là vấn đề tha thiết và khẩn trương. Ngày nay đã có nhiều linh mục Việt Nam tại Rôma, trong số đó, có cha và cha đã có kinh nghiệm nhiều năm tại Tòa Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn, tôi muốn giao công tác này cho cha, nhưng cha phải cho biết có đồng ý nhận hay không?
Ngay lúc đó vì quá bất ngờ, tôi rất phân vân không biết tính toán làm sao! Nhưng tôi tự nhủ: mình là con cái của Giáo Hội Việt Nam, cho dù từ cuối năm 1976, tôi còn đang mang số mệnh ra đi không hẹn ngày về, còn ĐHY hồi đó là Tổng Giám mục Hà Nội, kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), tôi nhận các ngài là đại diện của Thiên Chúa, hôm nay, được sai khiến, dù muốn dù không, mình phải vâng lời!
Và tôi đã thưa: Vâng, con xin nhận. Ngay lúc đó ĐHY rút từ trong túi áo một văn thư đã đánh máy, đã đóng ấn, đã kí sẵn: Lá thư ủy nhiệm cho tôi làm Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh các Chân Phúc Tử Đạo VN. Thì ra ngài đã sắp xếp mọi sự trước rồi, vì sáng hôm sau, ngày 26.8.1985, ngài lên đường về Hà Nội, để rồi ba bốn năm sau Đại lễ Phong thánh ngài mới trở lại Rôma.
Lãnh trách nhiệm rồi mà thâm tâm tôi vẫn cảm thấy mình như chim chích vào rừng. Chuyện Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh xưa nay chỉ nghe nói một cách mang máng vậy thôi, chứ nào có ý nghĩ gì rõ ràng đâu! Rồi tiểu sử cả 117 vị thánh, chứ có phải một hai vị? Tìm đâu ra tài liệu đầy đủ? Trong khi đó, lúc trao công tác, Đức cố Hồng Y Trịnh Văn Căn cố tình đặt hai điều kiện rõ rệt: phải làm trong im lặng, đừng có rùm beng, và phải làm mau hết sức, một hai năm tối đa, cho tới khi nào được Đức Giáo Hoàng châu phê và công khai tuyên bố, lúc đó mới chắc ăn, vì Ngài sẽ không thể rút lại lời đã tuyên bố công khai trước mặt thế giới!
Xúc tiến công việc
Trong thời gian tiến hành công tác được giao phó, thú thực, đã có lần chúng tôi cảm thấy hết sức băn khoăn. Đức Hồng Y quyết định một cách quá bất ngờ và không giới thiệu tôi với ai, để khi cần, tôi có chỗ nhờ cậy, và tham khảo ý kiến. Nhưng đàng khác, ngài rất đại lượng và thông cảm. ĐHY bảo tôi: “Cha chịu khó tự tháo vát lấy!”. Thế là chúng tôi “phải” tự suy diễn và tự giải thích ý muốn của ĐHY:
1) Hàng Giám mục VN hồi đó, kể cả hai ba vị đang nghỉ hưu ở ngoại quốc, trên dưới 41 vị, nhưng đứng tên kí bản Thỉnh nguyện thư đệ lên Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I I để xin phong thánh, vì hoàn cảnh năm 1985, chỉ có một mình Đức cố Hồng Y Trịnh Văn Căn trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN. Để cho người ta khỏi nghĩ các Giám mục VN quá lẻ loi, đơn độc, chúng tôi được khuyến khích kêu gọi hàng Giám mục ba nước khác có liên hệ: Pháp (120 Giám mục) có 10 vị tử đạo trong số các Chân phúc, Tây Ban Nha (80 Giám mục) có 11 vị tử đạo, Phi Luật Tân (120 Giám mục). Tuy Phi Luật Tân không có vị nào trong danh sách tử đạo sắp được tuyên thánh, nhưng theo tài liệu lịch sử truyền giáo thì hồi xưa, Thủ đô Manila vẫn là đầu cầu Thiên định. Các thừa sai từ Âu châu sang Á châu đi tầu thủy, ai cũng phải dừng chân tại đó, chờ ngày vào Việt Nam hay là đi nơi khác. Do đó, ba quốc gia nói trên (tất cả 320 Giám mục nữa), qua 3 Hội đồng Giám mục, đã gửi ba Thỉnh nguyện thư riêng biệt, đệ lên Tòa Thánh ủng hộ sáng kiến của Hội đồng Giám mục VN và thành khẩn xin Đức Gioan Phaolô I I phong thánh cho các Chân phúc Tử đạo VN.
2) Để biểu dương tinh thần huynh đệ thiêng liêng giữa ba danh sách các Chân phúc Tử đạo Việt – Pháp – Tây Ban Nha, linh mục Cáo thỉnh viên Việt Nam đã xin Bộ Phong Thánh cho phép hai linh mục Cáo thỉnh viên Venchi, Dòng Đa Minh, đại diện Tây Ban Nha và Itcana, Hội Thừa Sai Ba Lê, cùng đứng tên trong một danh sách Cáo thỉnh viên, như thể là cả ba đã được chính HĐGMVN ủy thác và bổ nhiệm. Do đó, bất cứ đơn từ gì, hay hồ sơ nào đều được cả ba đồng ý kí và đồng chịu trách nhiệm. Sự kiện này đã đem lại nhiều thành công, nhất là khi cần đến sự nâng đỡ của Hội đồng Giám mục của hai nước bạn. Cũng nhờ đó mà Cáo thỉnh viên Việt Nam, trong 6 tháng đầu tiên, đã thu được rất nhiều tài liệu lịch sử quan trọng, vượt quá sự mơ ước của mình. Ngoài ra, khi tổ chức Đại lễ Phong Thánh, số tiền chi tiêu nguyên một ngày lễ 19.6.1988 đã tốn mất 32 triệu tiền Ý (chừng 23 ngàn Mĩ kim), hai Cáo thỉnh viên Pháp và Tây Ban Nha, tự coi mình như hai thành viên, đã xin Dòng Đa Minh Tây Ban Nha và Hội Thừa Sai Ba Lê, đóng góp mỗi dòng 1/3, tức 10 triệu tiền Ý. Việt Nam chịu 12 triệu, vì con số tử đạo đông hơn (Việt Nam 96 vị, Pháp 10 vị, Tây Ban Nha 11 vị).
Đi cầy ban đêm
Ôm mớ tài liệu nặng chĩu về phòng riêng, chúng tôi vẫn còn trong tình trạng như chim chích vào rừng, không biết khởi sự từ đâu! Tòa Thánh coi Vụ Án Phong Thánh là công việc hoàn toàn cá nhân, có nghĩa là: một tuần lễ 7 ngày thì 6 ngày chúng tôi cứ phải đi làm công sở Tỏa Thánh (6 buổi sáng và 3 buổi chiều). Để lo việc phục vụ các Thánh Tử Đạo, chúng tôi tự đặt cho mình thời khóa biểu riêng. Ngày nào cũng làm việc từ 21 giờ tối đến nửa đêm (3 tiếng đồng hồ) và liên tục một năm rưỡi (trên dưới 600 ngày). Lúc đầu, mỗi lần mở tập hồ sơ ra là trong lòng ngao ngán. Tập hồ sơ khác nào nắm tơ vò, rối rít chằng chịt. Phải mất mấy tuần lễ mới tìm ra đầu mối! Nhưng về sau, khi đã nhìn ra gốc ngọn, đọc hồ sơ các Thánh là cả một thích thú, một say mê, vì các Thánh đã đưa chúng tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Cũng là con người như chúng ta, các Chân Phúc Tử Đạo sống với mức độ phi thường. Đức tin của các ngài đã trở thành sắt đá, sức kiên trung chịu đựng, như đã là một tập quán tự nhiên, gian lao cực khổ được coi nhẹ như lông hồng. Mặc cho lao tù, thiếu thốn, nhục mạ…, tâm hồn các ngài lúc nào cũng an bình, hiên ngang, thanh thản. Mạng sống các ngài như con cá nằm trên thớt, nhưng phong độ con người các ngài vững vàng, cao cả. Hơn thế nữa, đối với vua quan đã ra lệnh xử tử các ngài cũng như đối với đội lính cầm gươm chém. giết các ngài, các ngài đã tỏ ra lễ độ, cư xử bác ái, không hận thù, nhưng tha thứ và cầu nguyện cho họ. Các ngài đã xác tín mãnh liệt vào Chúa Kitô tử nạn. Chính niềm tin sâu xa, quyết liệt này là bảo chứng các ngài đã thắng thế gian (1 Ga.5,4).
Chúng tôi cảm phục công lao các vị Thừa sai Pháp và Tây Ban Nha. Hồi xưa, các vị đã về mãi tận các xóm làng, các họ đạo Việt Nam, để điều tra tại chỗ về xuất xứ, lai lịch, họ hàng, cá tính của từng vị Tử đạo Việt Nam hay ngoại quốc, sau khi các ngài bị hành quyết vì đạo. Từng trăm ngàn trang giấy viết tay, đánh máy, bằng tiếng Việt hay ngoại ngữ, sau đó dịch ra La ngữ, đóng thành từng bộ hồ sơ. Hay là các đồ dùng, di tích, và cả xác các vị tử đạo cũng được mai táng hẳn hoi. Mỗi khi có cơ hội thì gửi qua Hong Kong, Macao…, chờ tầu thủy chở dần về Pháp hay Tây Ban Nha. Nhờ có những cuộc điều tra, bảo toàn với rất nhiều chi tiết tỉ mỉ ấy, mà ngày nay chúng ta mới có tài liệu chính xác và bằng chứng cụ thể.
Đến khi đi vào lịch sử bách hại của từng vị Thánh, dù bầu không khí ban đêm có yên lặng, đôi khi rét lạnh đi nữa, tự nhiên chúng tôi cảm thấy nóng hổi, hấp dẫn, hào hùng! Như lịch sử Thánh Giuse Maria Diaz An (Sanjurjo), Giám mục Bùi Chu, bị trảm quyết tại Bảy Mẫu ngày 20.7.1857. Lời vị Thánh: “Tôi để lại món tiền nho nhỏ 300 đồng này với lời thỉnh nguyện tha thiết là đừng chém tôi một nhát, nhưng xin chém ba nhát. Nhát thứ nhất để cảm tạ Thiên Chúa đã tạo dựng nên tôi và đã cho tôi phúc đến truyền đạo tại Bắc Việt. Nhát thứ hai để tỏ lòng tri ân cha mẹ tôi vì công sinh thành dưỡng dục tôi. Nhát thứ ba tôi để lại như một lời di chúc cho giáo dân (VN) của tôi. Đó là cầu cho họ được can đảm đón nhận cái chết như vị chủ chăn của họ với hi vọng sẽ được cùng nhau hưởng phúc quang vinh với các Thần Thánh trên trời” (Trần Ngọc Thụ. Giáo Hội Việt Nam, I I. Tiểu sử 21 Thánh Tử Đạo người ngoại quốc, Roma 1991, tr. 31-32).
Tấm gương của Gm. Giuse Maria An, cũng như từng trăm tấm gương anh dũng khác, là như dòng suối mát, với thời gian, đã chuyển sinh lực thấm sâu xuống lòng đất Việt Nam. Hồi khai nguyên truyền đạo mới có hai giáo phận: Đàng Trong và Đàng Ngoài (1659), nhưng ngày nay, Giáo Hội Việt Nam đã có tới 25 giáo phận, từ Lạng Sơn xuống tới Cần Thơ, Long Xuyên. Tất cả đều do hàng giáo phẩm VN phụ trách. Từ con số khoảng 500 ngàn giáo dân vào năm 1850, nay đã lên tới trên dưới 7 triệu tín hữu, rải rác trên toàn cõi Bắc Trung Nam. Từ một số ít các nữ tu Mến Thánh Giá còn sót lại sau những đợt bách hại, nay đã lên tới gần 7 ngàn chị em nữ tu, thuộc nhiều dòng tu khác nhau, đang hăng say phục vụ Giáo Hội. Cũng trong thời gian khởi sự, Tiểu Chủng viện đầu tiên được thiết lập trên một chiếc thuyền nan, luôn luôn di động nay đây mai đó để tránh né con mắt dò xét của nhà cầm quyền, thì hiện nay đã có năm sáu Đại Chủng viện liên giáo phận, có cả Giáo hoàng Học viện Đà Lạt (trước 1975), gần 2 ngàn linh mục tại quê hương và trên 600 linh mục khác ở hải ngoại đang liên tục thi hành mục vụ giữa các cộng đoàn giáo dân người Việt và bản xứ. Đã có các linh mục Việt Nam vào làm việc trong Giáo phủ Roma, trong ngành ngoại giao Tòa Thánh, trong hai Đài Phát Thanh Vatican và Chân Lí Manila, trong ban giảng huấn các trường Đại học tại Roma và các nước khác…Còn về giáo dân, đạo gốc có, tân tòng có, thường dân có, quan quyền có, binh sĩ có, ngày xưa họ đã từng bị bách hại khốc liệt, đã bị xử lăng trì, trảm quyết, bá đao, xử giảo, quăng vào lửa, buông xuống sông biển, phân sáp vào các làng bên lương…! Tổng cộng, hơn 130 ngàn giáo hữu đã gục ngã đau thương, chỉ vì một tội là theo đạo Gia Tô. Theo chương trình Thiên định, họ là hạt giống gieo xuống lòng đất, sẽ bị thối nát, để rồi nảy mộng vươn lên ánh sáng, thành cây tươi tốt, thành vườn hoa trăm màu nghìn sắc, báo hiệu mùa Xuân Giáo Hội huy hoàng. Trong lịch sử VN cận đại đã có nhiều tín hữu thành công trong đũ mọi lãnh vực, không thua kém đồng hương! Trên thượng tầng xã hội, các vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa giết hại người Công Giáo, nhưng về sau, một số vị đã nhận biết Thiên Chúa, chẳng hạn như các vua Thành Thái, Khải Định và Bảo Đại. (Tất cả những thành quả thăng tiến của GHCGVN trên đây sẽ được coi là phép lạ thiêng liêng thay thế cho phép lạ thực sự sau cùng mà lẽ ra, theo Giáo luật, phải có để tuyên thánh cho các Chân Phúc Tử Đạo VN).
Những ý nghĩ trên đây cứ thấp thoáng trong đầu óc chúng tôi giữa đêm khuya thanh vắng, trong khi chúng tôi đọc lại những trang sử hào hùng của các Thánh Tử Đạo VN. Những ý tưởng này xuất hiện như vầng sáng bình minh đang lên ở chân trời Việt Nam. Quá khứ và tương lai, từ chỗ mờ tối, cứ dần dần tỏa ra quang minh rực rỡ, đã làm rạo rực tâm hồn người cầm bút, và thêm sự khích lệ linh thiêng để chúng tôi tiếp tục công việc đã bắt đầu.
Sau thời gian gần 600 ngày nỗ lực làm việc, chúng tôi đã hoàn thành 2 công trình:
- Giáo Hội Việt Nam, Tập I: Vụ Án Phong Thánh (125 trang, xuất bản tại USA, 1987) để trình bày với công chúng tài liệu căn bản về Lịch sử Vụ Án Phong Thánh các Chân Phúc Tử Đạo.
- Cuốn Compendium (Tổng quát) Vitae et Martyrii necnon Actorum in Causa Canonizationis Beatorum Andreae Dũng Lạc, Sacerdotis, Thomae Thiện et Emmanuekis Phụng, Laicorum, H. Hermosilla, Valentini Berrio Ochoa, O.P. et aliorum 6 Episcoporum, necnon Theophani Vénard, Sacerdotis M.E.P. et 105 Sociorum Martyrum.
Tập Tổng quát (Compendium) trình bày về: Lịch sử truyền đạo tại Việt Nam, lịch sử các cuộc bách hại tôn giáo thời đó, danh sách 117 Chân Phúc Tử Đạo, Thỉnh nguyện thư của HĐGMVN và thế giới, mấy dòng tiểu sử từng vị một. Cuốn này (87 trang khổ lớn, tên sách bằng La ngữ, nhưng nội dung bằng Ý ngữ) chỉ ấn hành 500 tập: 300 tập nộp cho Bộ Giám mục, 200 tập cho Bộ Phong Thánh, để các vị chuyên môn và thẩm quyền cứu xét, chờ ngày được Tòa Thánh công khai chấp thuận.
Cơ Mật Viện ngày 22.6.1987
Sáng Thứ hai, ngày 22.6.1987, hồi 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha Phaolô I I đã tới chủ tọa Cơ Mật Viện khoáng đại tại Gian Phòng Hoàng Tòa (Sala del Trono) tại Vatican. Khoáng đại là vì tất cả các vị Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục tại Tòa Thánh và các vùng phụ cận Roma đều được triệu tập (tất cả có 28 Hồng Y, 70 Tổng Giám mục và Giám mục); khoáng đại là vì ít khi mới có phiên họp Cơ Mật Viện, lần họp Cơ Mật Viện sau cùng hồi đó là ngày 24.2.1986; sau hết, khoáng đại là vì đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng tới đời sống Giáo Hội.
Phiên họp Cơ Mật Viện (họp đóng cửa) chia làm hai phần:
Phần thứ nhất: Dành riêng cho Hồng Y đoàn. Trước khi khai mạc, theo thủ tục, viên chức phụ trách an ninh xướng “Extra omnes”. Tất cả những ai không có phận sự phải ra ngoài phòng họp. Các vị Hồng Y bàn về các đề tài liên hệ tới việc quản trị Giáo Hội, thuyên chuyển các chức vụ trong Hồng Y đoàn, bổ nhiệm các Giám mục (năm đó 32 Tổng Giám mục, 94 Giám mục mới), thành lập các giáo phận mới (6 giáo phận và một Đan viện biệt hạt mới), nhất là khai mạc Năm Đức Mẹ.
Phần thứ hai: Cơ Mật Viện Phần I họp xong, cửa phòng mở ra. Tất cả 70 Tổng Giám mục và Giám mục đợi ở phòng ngoài được mời vào trong. Người duy nhất theo sau các vị Giám mục là linh mục Cáo tỉnh viên Vụ Án Phong Thánh cho các Chân Phức Tử Đạo VN. Nhật báo L’ Osservatore Romano (Quan sát viên La Mã) ngay chiều 22.6.1987 đã loan tin Cơ Mật Viện Phần I I: Hồng Y Palazzini, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã trình lên 4 hồ sơ phong thánh:
- Chân phúc Giuse Moscati (Ý), Bác sĩ và Giáo sư Đại học thành Naples,
- Nữ tu Eustochio Calafato (Ý) sáng lập Dòng Đức Mẹ tại Messina, miền Nam nước Ý, Chân phúc Lorensô Ruiz (Phi Luật Tân) và 14 bạn (cũng người Phi) tử đạo tại Nhật Bổn,
- 117 Chân Phúc Tử Đạo tại Việt Nam, đứng tên đại diện tất cả là Linh mục Anrê Dũng Lạc. Hồ sơ 117 Chân Phúc Việt Nam gây chú ý nhất, vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm của Giáo Hội mới có một vụ tuyên thánh một lần tới 117 Vị.
Trước tiên, Luật sư Giulio Dante của Bộ Phong Thánh, bằng La ngữ, trình bày tính cách anh dũng tổng quát của Các Vị Chân Phúc. Sau đó, một viên chức của Văn phòng Quốc vụ khanh đọc lời yêu cầu của Đức Thánh Cha: Trước khi quyết định tuyên thánh, Ngài xin qúy vị Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục góp ý kiến bằng cách viết hai chữ Placet (Thuận) hay Non Placet (Không thuận) và kí tên trên miếng giấy đã in sẵn, nhưng còn để trống. Hai viên chức nghi lễ cầm hai đĩa bạc lớn đi thu những lá phiếu. Sau khi kiểm phiếu và được sự đồng ý của toàn thể Cơ Mật Viện, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời cám ơn qúy vị đã tới tham dự hôm đó, rồi cho lệnh công bố tin vui mừng: Vụ Án Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam đã được châu phê.
Ra khỏi phòng họp, chúng tôi không làm sao nén nổi sự xúc động bên trong. Nó quá dào dạt! Chúng tôi ước gì có từng ngàn, từng vạn anh chị em giáo dân Việt Nam đứng ngay tại đây để hoan hô Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I I! Giáo Hội Việt Nam được cưu mang từ thời vị thừa sai Inekhu nào đó, đổ bộ năm 1533 tại Ninh Cường (Bùi Chu), đời vua Lê Trang Tông xa xưa, tính tới 1988 đã 455 năm trường! Bao nhiêu công lao, nước mắt, gian khổ, bao nhiêu tính mạng chôn vùi trong quá khứ thầm lặng hơn 4 thế kỉ, hôm nay, chính Chúa Kitô phục hồi danh dự và dùng Vị Đại diện của Ngài ở trần gian để tuyên dương công trạng!
Ngày Phong Thánh
Theo thông lệ, khi xin nhật kì phong thánh, bao giờ cũng phải dự tính sẵn 3 ngày, để đề phòng trường hợp Tòa Thánh đã có chương trình xếp đặt nào khác thì mình cũng phải thay đổi theo. Lễ Phong Thánh Việt Nam đã xin vào ngày 29.6.1988, lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô, nhưng người ta khuyến cáo không nên, vì sẽ bị hai Thánh Quan Thầy quá lừng danh của Thủ đô Roma lấn át mất. Đã có dự tính chuyển sang Chúa Nhật 26.6, nhưng cũng không ổn, vì hôm đó Đức Thánh Cha đi công du bên Áo quốc. Chỉ còn Chúa Nhật 19.6, nghĩa là xếp trước cuộc công du của Đức Thánh Cha một tuần lễ, vì trước sau ngày đó không còn cách nào khác. Đây là lí do duy nhất và dễ hiểu, chứ không hề có chuyện nghĩ tới, hay là mảy may muốn kỉ niệm Ngày Quân Lực VNCH như người ta đã cố tình gán ghép.
Hôm sau cuộc họp của Cơ Mật Viện, 23.6.1987, Đức Hồng Y Casaroli, Quốc Vụ Khanh, đã gửi điện tín sau đây cho hàng Giám mục VN:
Kính gửi: Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn
Tổng Giám mục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
40, Phố Nhà Chung, Hà Nội
Tôi trân trọng báo tin Đức Hồng Y: Trong buổi họp Cơ Mật Viện sáng hôm qua, 22.6.1987, Đức Thánh Cha đã nghị quyết phong thánh cho Các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam. Ngày lễ long trọng phong thánh sẽ cử hành nội trong tháng 6 năm tới, vào một nhật kì sẽ định sau. Xác tín rằng nghị quyết trên đây có tầm mức quan trọng đối với Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam, tôi đến chia sẻ với Đức Hồng Y niềm hân hoan thiêng liêng, cũng như hợp ý trong Đại Lễ Tạ Ơn thế nào cũng được tổ chức ghi ân Thiên Chúa, đấng ban phát mọi ơn lành. Hồng ân đặc biệt hôm nay chắc chắn sẽ là nguồn khích lệ mỗi người cố gắng làm nhân chứng sống đời đức tin và bác ái trong xã hội Việt Nam. Rất hi vọng rồi ra một số đông đảo giám mục, linh mục và giáo dân Việt Nam có thể tới tham dự lễ nghi phong thánh. Tôi xin gửi lại Đức Hồng Y những cảm tình huynh đệ được bảo đảm chân thành trong Chúa Kitô.
Kí tên: Agostino Hồng Y Casaroli, Quốc Vụ Khanh
Rồi từ Việt Nam, ĐHY Chủ tịch HĐGMVN cũng không chậm trễ đáp từ:
Kính gửi: Đức Hồng Y A. Casaroli
Quốc Vụ Khanh
Điện Vatican
Hà Nội, 18 giờ 20 phút, ngày 26.6.1987
Con đã nhận điện văn của Đức Hồng Y. Toàn thể Giáo Hội Việt Nam vui mừng khi nghe tin Đức Thánh Cha nghị quyết phong Hiển thánh cho Các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam. Giáo Hội chúng con dâng lời thành kính cảm tạ sâu xa và hi vọng có thể đến đông đảo tham dự lễ nghi. Chúng con tri ân Thiên Chúa và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Xin Đức Hồng Y chuyển đạt lên Ngài lòng chúng con khăng khít trìu mến. Với Đức Hồng Y, chúng con dâng lời trân trọng biết ơn và cầu chúc chân thành.
Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn căn
Tổng Giám mục Hà Nội
Sự kiện pháp lí sau cùng là ngày 30.6.1987, bằng Văn thư số 196.245, Đức Tổng Giám mục Eduardo Martinez Somalo, hồi đó là Tổng Giám đốc Thường vụ Giáo Hội (Sostituto, ngang hàng với Tổng trưởng Nội vụ) chính thức thông báo cho ba Cáo thỉnh viên Việt Nam, Pháp, Tây Ban Nha là nhật kì phong thánh đã được Đức Thánh Cha xác định là ngày 19.6.1988. Ngay trưa hôm đó, sau khi đã báo cáo cho hai Cáo thỉnh viên đồng nghiệp tin vui mừng này để hai vị lại đưa tin về cho hai HĐGM Pháp, Tây Ban Nha, linh mục Cáo thỉnh viên VN đã gửi điện văn sau đây bằng La ngữ trình lên Đức Hồng Y Chủ tịch Trịnh Văn Căn: Con rất vui mừng kính báo Đức Hồng Y tin: Ngày 19 Tháng 6 sang năm, đã được Tòa Thánh hôm nay ấn định là nhật kì chính xác để cữ hành Lễ Phong Thánh các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam.
Trước ngày đại lễ
1. Trong Vụ Án Phong Thánh Việt Nam, tất cả 117 Vị đã là Chân Phúc, đã được tôn vinh trong 4 đợt trước (những năm 1900, 1906, 1909 và 1951), đã có 4 phép lạ (bệnh nhân được chữa lành và được bác sĩ đoàn xác nhận. Trần Ngọc Thụ. Giáo Hội Việt Nam I. Vụ Án Phong Thánh, St. Michael Printing, USA., 1987, tr.48-54), chỉ còn việc làm lại hồ sơ, theo thủ tục hành chánh để nộp lên Bộ Phong Thánh. Bởi vì tất cả 117 Vị đều là Thánh Tử Đạo nên chỉ cần thêm một phép lạ duy nhất, hay là còn có thể xin Tòa Thánh tha cho nữa. Vì là một đặc ân quá lớn lao, chúng tôi xin chính Đức Hồng Y Palazzini, trong tư thế Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, đại diện cho hàng Giám mục Việt Nam, đứng tên xin Tòa Thánh tha điều kiện phép lạ. Lí do mạnh mẽ ủng hộ thỉnh nguyện này chính là sự thăng tiến kì diệu của Giáo Hội Việt Nam qua hơn 400 năm lịch sử hào hùng đã trình bày trước đây. Không thể giải thích sự thăng tiến đó ngoài Thiên định của Thiên Chúa: hơn 400 năm khai nguyên và phát triển hùng mạnh là một phép lạ triền miên.
2. Tin ngày phong thánh vừa được Đức Gioan Phaolô I I tuyên bố khác nào tiếng sấm động, vang ran khắp năm châu bốn bể! Tinh thần giáo dân tự nhiên nổi dậy như sóng cồn, chỗ nào cũng nghe bàn tán chuyện đi Roma dự lễ phong thánh. Ủy Ban Phong Thánh được thành lập cấp tốc. Ba lần các linh mục VN khắp thế giới về họp tại La Mã để hoạch định chương trình và phân phối công tác tỉ mỉ cho từng cộng đoàn, từng lục địa. Các khách sạn lớn chung quanh Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô đã được giữ hết chỗ một năm trước. Người ta dự đoán số người về tham dự tối đa là 5000. Ba tháng trước đại lễ, con số vọt lên 6 ngàn, rồi 7 ngàn, sau cùng là 8250 giáo dân VN từ 27 nước trên 4 lục địa Á châu, Âu châu, Mĩ châu và Úc châu….Từng đoàn người tuốn về các ga xe lửa và sân bay Ý Đại Lợi. Thêm vào đó, 560 linh mục, tu sĩ nam nữ tới Roma với tư cách riêng, hay là tháp tùng các đoàn thể của mình theo tư cách Tuyên úy. Các tiệm bán ảnh tượng chung quanh Tòa Thánh Vatican, các tiệm ăn, thấy toàn là dân áo dài và khăn xếp VN. Trên các nẻo đường nghe rõ tiếng con cháu Rồng Tiên thao thao bất tuyệt và gọi nhau ơi ới. Sao mà vui nhộn đến thế! Tất cả rừng người này, chiều hôm Thứ Bảy (18.6.1988) sẽ kéo nhau về Quảng trường Thánh Phêrô để dự cuộc rước kiệu di hài Các Thánh Tử Đạo VN và dâng hoa kính Đức Mẹ.
Cuộc rước kiệu là một cảnh tượng hết sức tân kì và vô cùng ngoạn mục, nhất là trước con mắt người ngoại quốc. Họ trèo lên tường, lên đế cột đèn điện, lên ghế cá nhân để bàn tán, chiêm ngưỡng. Đây là công lao vượt mức trong việc chuẩn bị, may sắm, tập dượt, từ ca nhạc đến đoản kịch, nghi lễ…đủ mọi bộ môn theo truyền thống văn hóa dân tộc. Phải ca ngợi và thán phục tinh thần phục vụ tối đa của các giáo dân VN tại Mĩ châu trong dịp này. Từng đoàn qúy ông mặc áo thụng màu xanh, từng đoàn qúy bà mặc áo dài nhung, gấm màu đỏ; rồi đồng phục màu vàng của các ca đoàn, của 50 em thiếu nhi trong ban vũ đến từ Portland. Đấy là chưa kể đến các thiếu nữ trong đội lính thú thời xưa với binh phục nón cối xà cạp đỏ và Ban Văn Tế, đội chiêng trống, lọng chầu…với y phục nghi lễ Á Đông. Người bản xứ rất thích thú trước hoạt cảnh một vị hương chức trong y phục đại lễ cổ truyền với khăn xếp màu đỏ, cứ tiến một bước lại lui một bước, và trịnh trọng điểm một dùi trống lên mặt chiếc đại cổ (trống lớn) do hai chàng thanh niên vạm vỡ khiêng trên vai. Lúc 21 giờ đêm, từ Điện Vatican, chứng kiến cuộc rước kiệu này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I I đã cho lệnh mở cửa sổ Văn phòng để đích thân ban phép lành cho đoàn con VN đang diễn hành trên Quảng trường Thánh Phêrô.
3. Ngày hôm sau, Chúa Nhật 19.6.1988, biển người nói trên lại tập trung về Quảng trường Thánh Phêrô, chung hàng ngũ với 10 ngàn người Tây Ban Nha, gần 4 ngàn người Pháp và chừng 10 ngàn du khách thập phương cùng với giáo dân người Ý nghe tin đồn thổi cũng muốn đến dự lễ Phong Thánh Tử Đạo VN. Vì ở vào giữa Tháng 6, nghĩa là đã giữa mùa Hè, mặt trời mọc lên sớm, khí hậu khá nóng nực, do đó, để cho dễ thở và bớt mức độ oi ả, ĐứcThánh Cha đã đồng ý bắt đầu nghi lễ sớm hơn một giờ. Vào dự lễ hôm đó, mọi giáo dân VN phải đeo khăn quàng cổ in hình 117 Thánh Tử Đạo, để cho các đoàn thể dễ nhận ra nhau.
4. Trước khi tường thuật giai đoạn chung kết, chúng tôi xin kể lại đây một sự việc rất quan trọng đối với sự thành công của cuộc đại lễ: Đó là vấn đề tài chánh của Ban Tổ chức. Mỗi lần nhớ đến việc này, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi xúc động trước sự quan phòng và lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Lí do hết sức hiển nhiên là Ban Tổ chức lúc ban đầu hoàn toàn tay không, chưa có ai dâng cúng một đồng nào. Giài quyết vấn đề này là một việc rất khó khăn, nhưng đồng thời lại rất thiết thực và rất cấp bách. Đi vay mượn các hội dòng ngoại quốc đã từng hoạt động bên Việt Nam là điều có thể, nhưng chạm lòng tự ái dân tộc, cho nên chúng tôi đề nghị vay chính Ngân hàng Tòa Thánh. Chúng tôi liều mạng đi thương thuyết và kí giấy giao kèo với nhân viên Ngân hàng vay 50 triệu tiền Ý (tương đương 30 ngàn Mĩ kim). Kí giấy vay tiền mà tay run cậm cập vì đã 3 đêm lo lắng không ngủ!
Quả thật, từ ngày cha sinh mẹ đẻ, chúng tôi chưa bao giờ dám táo bạo đến thế. Kí xong, chúng tôi lủi thủi đi ra chưa tới cửa Ngân hàng thì Đức ông De Bonis, người Ý (bây giờ đã làm Giám mục) từ đâu đuổi theo. Đức ông hỏi: “Cha làm gì mà tiêu xài với số tiền lớn như vậy?”. Hơi chạm tự ái, chúng tôi ngập ngừng chưa kịp trả lời, thì ngài lại nhấn mạnh: “Cha làm gì? Cha đừng dại lấy tiền ra vội, vì lấy ngày nào cha phải trả tiền lãi ngày đó, mượn 50 triệu ngày 1 đầu tháng thì 30 cuối tháng cha phải trả 53 triệu!”.
Chúng tôi buộc lòng phải dẹp tự ái thưa: “Dạ, đây không phải tiêu xài cá nhân con, nhưng là để lo chuyện tổ chức Đại lễ Phong Thánh 117 Chân Phúc Tử Đạo mà HĐGMVN đã trao phó cho con, và nay vụ án đã xong, đã được Đức Giáo Hoàng châu phê và tháng 6 sắp tới sẽ cử hành long trọng”. Đức Ông de Bonis nói: “Trước, tôi tưởng cha lo việc cá nhân, chứ bây giờ biết là chuyện phong thánh. Vậy cha cứ việc làm, tốn phí bao nhiêu, tôi sẽ chịu cho!”. Thật sự, ngài đã cho một số quan trọng.
Quả thực là một giấc mơ! Nhưng nếu mơ thì phải mơ ban đêm, chứ đâu có chuyện mơ giữa thanh thiên bạch nhật! Trước đấy ba bốn đêm, chúng tôi không ngủ vì lo sợ, bây giờ cũng ba bốn đêm, chúng tôi không ngủ vì ngỡ ngàng, như còn đang trong ảo mộng. Làm sao có chuyện kì diệu đến thế!
Ngày vinh quang
Từ sáng sớm, Quảng trường Thánh Phêrô đã đen nghịt dân chúng. Từ ba quốc gia, từng ngàn giáo dân tập trung về đây. Trước kia, họ không quen biết nhau, nhưng giờ phút này họ chào nhau, bắt tay nhau, vui cười với nhau, vì trong thâm tâm họ cùng một cảm nghĩ: tự hào vì tấm gương anh dũng, trung kiên, thành tín của tổ tiên mình.
Đúng chương trình, 8 giờ 30, Đức Thánh Cha và đoàn tháp tùng (28 Hồng Y, Giám mục, Linh mục) mặc đại phục màu đỏ đồng tế, từ trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô tiến ra quảng trường vĩ đại, giữa muôn vàn tiếng vỗ tay. Đức Gioan Phaolô I I luôn luôn giơ tay chào đón và chúc lành. Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát Kinh Nhập lễ bằng La ngữ. Trước đó, Ca đoàn Tổng hợp VN từ Mĩ qua đã hát bài Ngày Vinh Thắng của Lm. Ngô Duy Linh, rồi trong thánh lễ bài Ca Khúc Trầm Hương của Dao Kim, cuối lễ bài Tiếng Nhạc Oai Hùng của Hải Linh. Những bản nhạc này vang dội hôm ấy ở giữa Thủ đô Giáo Hội có một ý nghĩa đặc biệt, vì được hát bằng tiếng Việt, tiếng nước ta.
Một sự kiện kì lạ là thánh lễ đang cử hành đẹp đẽ trang nghiêm thì tự nhiên bầu trời thay đổi. Một vài cơn mây đen nghịt từ đâu kéo tới và mưa bắt đầu nhỏ giọt. Từ trong thánh đường, người ta đã khiêng lọng ra để che phủ bàn thờ. Cả ngàn con tim, nhất là giáo dân VN, như thể đã bị ngừng đập, tất cả trăm người như một, thầm thĩ kêu van: Lậy Chúa, cả Giáo Hội chúng con, từ ba bốn trăm năm, đã mong chờ ngày hôm nay và mong được trông thấy ngày này huy hoàng trọng thể, xin Chúa cất mọi trở ngại, để danh Chúa được thể hiện nơi các Thánh Tử Đạo chúng con! Quả thật, đám mây đen sau mấy phút đã bị luồng gió thổi đi xa, và trời thanh quang lại xuất hiện như trước.
Lễ nghi phonh thánh bắt đầu sau Kinh Thương Xót. Đức Hồng Y Palazzini, Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, cùng với luật sư của Bộ và 3 Cáo thỉnh viên Việt, Pháp, Tây Ban Nha ra trước bàn thờ chính thức xin Đức Thánh Cha cử hành đại lễ. Toàn thể cử tọa, theo lệnh viên chức nghi lễ, đều quỳ hát Kinh Cầu Các Thánh, xin sự trợ giúp của Thần Thánh trên trời trước khi nghe tuyên xưng 117 Vị Thánh mới.
Sau đó Đức Hồng Y Palazzini trở lại trước bàn thờ và tuyên đọc:
Kính thưa Đức Thánh Cha, Giáo Hội là Mẹ, xin Đức Thánh Cha ghi tên các vị sau đây:
Chân Phúc Anrê Dũng lạc, Linh mục,
Tôma Thiện và Emmanuelê Phụng, Giáo dân.
Girolamô Hermosilla và Valentinô Berrio – Ochoa, hai Giám mục Đa Minh và 6 Giám mục khác,
Teophan Vénard, Linh mục Hội Thừa Sai Ba Lê, và 105 Bạn Tử Đạo Việt Nam, vào sổ bộ Các Thánh và được các giáo hữu kêu cầu bằng danh xưng Hiển Thánh.
Kính thưa Đức Thánh Cha,
Trên mảnh đất gieo nhiều hạt giống đẫm máu, mảnh đất đó càng phát sinh nhiều Vị Tử Đạo, và rồi hạt giống đó sẽ kết thành mùa lúa vàng cho Giáo Hội. Các Thánh Tử Đạo chết đi càng là chứng nhân cho Chúa Kitô hơn là lúc còn bình sinh. Ngày nay các ngài vẫn còn đang nói, vẫn còn giảng thuyết. Miệng lưỡi tuy im bặt, nhưng bao nhiêu sự việc còn đang vang dội sâu xa.
Lời suy niệm trên đây của Thánh Augustinô áp dụng trong niên lịch phụng vụ Ngày 19 Tháng 6, lễ kính hai Thánh Gervasiô và Protasiô, tử đạo Thành Milan, hôm nay có thể trưng lại vì rất thích hợp với niên hiệu và lễ nghi, để tôn vinh 117 Vị Thánh khác cũng là huynh đệ trong Đức Tin và trong tử nạn: trước đây, suốt thời gian từ 1745 tới 1862, đã hi sinh tính mạng tại Việt Nam trong vùng Đông Nam Á châu, hồi đó gọi là Tonkin, An Nam và Cocincina. Máu của các ngài, cũng như máu của từng ngàn anh chị em khác, hôm nay đã kết thành mùa luá vàng cho Giáo Hội Việt Nam.
Là cha mẹ trong Đức Tin, 8 Vị Giám mục Pháp và Tây ban Nha đã sinh các vị khác trong Chúa Kitô, y như lời Thánh kinh (1Cr.4,15), các vị đã là nhân chứng xứng đáng theo lời mình rao giảng bằng khổ hình, bằng Thập giá, và theo gương Chúa Kitô, vị mục tử tối cao nhân hậu, các ngài thật là gương mẫu cho đoàn chiên (1Ph.5).
50 linh mục, 13 Âu châu, 37 VN, cùng đứng trong hàng ngũ chăn chiên thuyết giảng lời Chúa và cùng chịu xiềng xích lao tù, đã lấy xương máu để hoàn tất nghĩa vụ thi hành các bí tích, đúng là những cộng tác viên của hàng Giám mục (LG, số 28), tức là những người phân phát máu Con Chiên vô tội, cũng là máu đã thánh hoá bản thân các ngài. Sau hết, 59 giáo dân thuộc nhiều tầng lớp xã hội, hầu hết là những gia trưởng, một số là thầy giảng giáo lí, hồi xưa trong các gia đình, trong các cộng đoàn đã sống tốt lành, đã là những chứng nhân cho Bí tích Thanh tẩy bằng nước, bằng Thánh Linh và bằng lửa (Mt.3,11).
Kính thưa Đức Thánh Cha,
Con số 117 vị này sắp được Đức Thánh Cha nghị quyết đưa lên hàng danh dự và được tôn phong phẩm hàm Các Thánh Tử Đạo, được toàn thể Giáo Hội tôn kính. Với các ngài, cũng như với con cháu các ngài, giờ đây văng vẳng dội lại lới Thánh Phêrô khuyên nhủ: Nếu ai trong anh em phải chịu khổ hình, vì mình là Kitô hữu, thì đừng có xấu hổ thẹn thùng, nhưng phải hiên ngang tôn vinh Thiên Chúa vì danh hiệu đó (1Ph.4,16).
Trong quảng trường linh thiêng này, bên cạnh mồ vị Tiên chủ các Thánh Tông đồ đang hiện diện hơn 8 ngàn giáo dân Việt Nam từ khắp năm châu bốn bể tập trung về đây, họ như đang cầm cành thiên tuế ngước mắt nhìn lên các vị đồng hương tiên tổ sắp đón nhận vòng hoa chiến thắng dành cho các vĩ nhân anh tài. Chung quanh họ còn có gần 10 ngàn giáo dân tây Ban Nha và hơn 3 ngàn giáo dân Pháp. Tất cả là anh em kết nghĩa trong Chúa Kitô, cũng như giáo dân hai quốc gia này là anh em của những vị Thừa sai hồi xưa đã mang danh Chúa Giesu có thần lực cứu vớt nhân loại (Cv.4,12) rao giảng trên khắp lãnh thổ xa xăm Việt Nam. Trong số đó, có những người con của Thánh Đa Minh, 34 vị vừa Tây Ban Nha vừa VN hồi xưa đã nhập Dòng Anh Em Thuyết Giáo theo đúng danh xưng của họ. Ngoài ra, còn có 10 thành viên của Hội Thừa Sai Ba Lê.
Trên những địa hạt hồi xưa được trao phó cho hai hội dòng thừa sai nói trên, từ năm 1960 đã thành lập 25 giáo phận. Số người Công Giáo hiện nay xấp xỉ 7 triệu giáo dân. Tất cả cộng đoàn này, trong cũng như ngoài nước, đang tiến bước hùng mạnh, sát cánh bên nhau, họ phấn khởi đi về Tổ quốc trường sinh vĩnh cửu. Là vì họ xác tín vào lời giáo huấn của Thánh Phaolô: Từ nay được cả khối chứng nhân đông đảo như thế nâng đỡ, họ kiên trì chấp nhận cuộc thi đua đã bắt đầu. Từ nay nhìn lên Chúa Giêsu, vị tiên phong ban phát Đức Tin hoàn hảo, thay vì hưởng niềm hoan lạc vẫn có, Ngài đã giang tay ôm lấy Thánh Giá và hiện giờ đang ngự bên hữu Tòa Thiên Chúa (Heb,12,1-2).
Đức Hồng Y vừa đọc xong lời thỉnh nguyện, và Kinh Cầu Các Thánh vừa chấm dứt, toàn thể dân chúng đứng lên hợp ý với Đức Thánh Cha, ngài kết thúc Kinh Cầu Các Thánh bằng lời nguyện: Lậy Chúa nhân từ, xin nghe lời dân Chúa cầu xin và xin chiếu dọi ánh sáng của Thần Linh Chúa vào tâm trí chúng con, để việc phụng thờ cùa chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Toàn thể cộng đoàn dân Chúa vẫn đứng nghiêm chỉnh. Đức Thánh Cha lại ngồi trên ngai và long trọng đọc công thức phong thánh:
Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, để phát huy đức tin Công Giáo và củng cố đời sống Kitô hữu, với quyền lực của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô và của riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ chin chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa, đã tham khảo ý kiến của nhiều Chư huynh Giám mục, tôi quyết định tuyên bố:
Các Chân Phúc: Anrê Dũng Lạc, Linh mục,
Tôma Thiện và Emmanuelê Phụng, Giáo dân,
Girolamô Hermosilla và Valentinô Berriô – Ochoa, hai Giám mục Dòng Đa Minh và 6 Giám mục khác,
Têophan Vénard, linh mục Hội Thừa Sai Ba lê và 105 Bạn Tử Đạo Việt Nam.
là những Vị Thánh và các ngài được liệt kê vào sổ các Thánh. Tôi cũng quyết định rằng giáo hữu trong toàn thể Giáo Hội sốt sắng mừng kính các Ngài như các Thánh Tử Đạo. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Từ trên cao mặt tiền Vương Cung Thánh đường Thánh Phêrô, một bức tranh thật lớn, dài 4 thước, rộng 3 thước 20, đã họa đủ số 117 Thánh Tử Đạo, từ từ được mở ra giữa muôn vàn tiếng vỗ tay hò vang. Đại phong cầm của Ca đoàn Sistina cử bài nhạc rộn rã ca ngợi và tri ân Thiên Chúa. Từ Quảng trường Thánh Phêrô, lễ nghi phong thánh được tiếp vận trực tiếp về Việt Nam. Đài Vô tuyến Truyền thanh Truyền hình của Chính phủ Ý, liên tục trong 3 tiếng đồng hồ, đã tường thuật tất cả nghi lễ đi khắp lãnh thổ nước Ý. Nhiều người trong đoàn giáo dân Việt Nam, nhất là các cụ già, đã xúc động và rút khăn lau nước mắt, vì cảm thấy vinh hạnh, sung sướng được là con cháu các vị anh hùng. Trong suốt thời gian lưu lại Roma, Chúa Quan Phòng cũng đã ban ơn lành, gìn giữ hơn 8 ngàn giáo dân Việt Nam, không một ai đau ốm hay bị tai nạn nào; ai cũng tươi cười, vui vẻ và phấn khởi.
Kết
Phần chúng tôi, trong tư thế Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh, sau khi hồi tưởng lại:
- Việc được ủy nhiệm làm Cáo thỉnh viên từ ĐHY Giuse Trịnh Văn căn, Chủ tịch HĐGMVN,
- Việc hoàn tất các tài liệu cần thiết và việc chuyển giao mọi tài liệu lên Bộ Phong Thánh với đầy đủ các thủ tục theo Giáo luật,
- Việc được Cơ Mật Viện bỏ phiếu “Thuận” và việc được Đức Giáo Hoàng, với thẩm quyền tối cao, châu phê,
- Việc được Chúa Quan Phòng, cuối cùng, đã cho phương tiện tài chánh để trang trải chi phí tổ chức ngày đại lễ,
Chúng tôi đi đến kết luận nghiêm chỉnh và thành tín rằng: Thiên Chúa muốn cho các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam được vinh danh trong thời đại này, chứ không phải thời đại nào khác.
Thật vậy, từ trời cao thăm thẳm, từ ngàn ngày xa xưa, cũng như mỗi ngày thường xuyên hiện tại, tấm gương can trường hi sinh của các tiền nhân tử đạo VN ví như những ngọn đèn hải đăng vĩnh viễn, vượt không gian và thời gian, tỏa sáng trên khắp các nẻo đường đất nước Việt Nam.
Gương sáng về sự can trường và lòng hi sinh của các tiền nhân Tử Đạo VN đã soi chiếu tới:
- Các Tòa Giám mục, nơi đây, phần đông các vị chủ chăn, trong một quá khứ chưa xa, đã bị quản thúc tại gia, không có thể đi kinh lí, thăm hỏi các giáo đoàn trong giáo phận của mình. Nhưng các vị đã là những tảng đá sắt kiên cố, dù cho sóng biển có đập mạnh, gầm thét, các ngài vẫn trung kiên bền vững.
- Các xứ đạo, nơi đây, các linh mục, là những đàn em trong dòng giống Dũng Lạc, Lê bảo Tịnh, đêm ngày vẫn kiên cường trong phận sự phục vụ dân Chúa.
- Các tu viện, thuộc đủ mọi màu áo và đường lối tu hành (vì thời cuộc, đôi khi phải đã đơn giản hóa tu phục), nhưng tất cả vẫn quyết tâm đóng góp tích cực trong công cuộc truyền giáo và phục vụ đồng bào.
- Các gia đình Công Giáo, trong khí phách con cháu các Thánh Tử Đạo anh dũng, đã duy trì bàn thờ trong nhà, tối sớm tập họp kinh nguyện, xin ơn kiên trì trong đời sống đức Tin, Cậy, Mến và trở thành những công dân lương thiện. Họ là những người đã lấy tên cácThánh Tử Đạo để đặt cho chính mình, cho con cái mình, với hoài bão là tiếp tục bảo tồn cái nền giáo dục linh thiêng đạo đức và truyền thống cao đẹp của những anh hùng Emmanuel Lê Văn Phụng, những Tôma Trần Văn Thiện, những bà hiền mẫu Lê Thị Thành.
Roma 1998
Đức ông Vinh sơn Trần Ngọc Thụ
Được giao công tác
- Cha có biết vì sao mỗi lần tới Rôma, tôi hay đi viếng đền Thánh Rita không? (Đền Thánh Rita tại Cascia, Tỉnh Perugia, miền Bắc Ý. Thánh Rita nổi tiếng hay làm phép lạ trong những trường hợp khó khăn).
- Thưa Đức Hồng Y (ĐHY), chắc là tại ĐHY có nhiều khúc mắc, nhiêu khê!
- Cha nói đúng. Vấn đề nhiêu khê chính là vấn đề xin phong thánh cho các Chân Phúc Tử Đạo VN. Trước kia, rồi đến đời Đức cố Hồng Y Trịnh Như Khuê, đã 4 lần xin các vị ngoại quốc đảm nhiệm, nhưng rồi vẫn chưa tới đâu. Tuy nhiên, đây là vấn đề tha thiết và khẩn trương. Ngày nay đã có nhiều linh mục Việt Nam tại Rôma, trong số đó, có cha và cha đã có kinh nghiệm nhiều năm tại Tòa Khâm sứ Tòa Thánh tại Sài Gòn, tôi muốn giao công tác này cho cha, nhưng cha phải cho biết có đồng ý nhận hay không?
Ngay lúc đó vì quá bất ngờ, tôi rất phân vân không biết tính toán làm sao! Nhưng tôi tự nhủ: mình là con cái của Giáo Hội Việt Nam, cho dù từ cuối năm 1976, tôi còn đang mang số mệnh ra đi không hẹn ngày về, còn ĐHY hồi đó là Tổng Giám mục Hà Nội, kiêm Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN), tôi nhận các ngài là đại diện của Thiên Chúa, hôm nay, được sai khiến, dù muốn dù không, mình phải vâng lời!
Và tôi đã thưa: Vâng, con xin nhận. Ngay lúc đó ĐHY rút từ trong túi áo một văn thư đã đánh máy, đã đóng ấn, đã kí sẵn: Lá thư ủy nhiệm cho tôi làm Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh các Chân Phúc Tử Đạo VN. Thì ra ngài đã sắp xếp mọi sự trước rồi, vì sáng hôm sau, ngày 26.8.1985, ngài lên đường về Hà Nội, để rồi ba bốn năm sau Đại lễ Phong thánh ngài mới trở lại Rôma.
Lãnh trách nhiệm rồi mà thâm tâm tôi vẫn cảm thấy mình như chim chích vào rừng. Chuyện Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh xưa nay chỉ nghe nói một cách mang máng vậy thôi, chứ nào có ý nghĩ gì rõ ràng đâu! Rồi tiểu sử cả 117 vị thánh, chứ có phải một hai vị? Tìm đâu ra tài liệu đầy đủ? Trong khi đó, lúc trao công tác, Đức cố Hồng Y Trịnh Văn Căn cố tình đặt hai điều kiện rõ rệt: phải làm trong im lặng, đừng có rùm beng, và phải làm mau hết sức, một hai năm tối đa, cho tới khi nào được Đức Giáo Hoàng châu phê và công khai tuyên bố, lúc đó mới chắc ăn, vì Ngài sẽ không thể rút lại lời đã tuyên bố công khai trước mặt thế giới!
Xúc tiến công việc
Trong thời gian tiến hành công tác được giao phó, thú thực, đã có lần chúng tôi cảm thấy hết sức băn khoăn. Đức Hồng Y quyết định một cách quá bất ngờ và không giới thiệu tôi với ai, để khi cần, tôi có chỗ nhờ cậy, và tham khảo ý kiến. Nhưng đàng khác, ngài rất đại lượng và thông cảm. ĐHY bảo tôi: “Cha chịu khó tự tháo vát lấy!”. Thế là chúng tôi “phải” tự suy diễn và tự giải thích ý muốn của ĐHY:
1) Hàng Giám mục VN hồi đó, kể cả hai ba vị đang nghỉ hưu ở ngoại quốc, trên dưới 41 vị, nhưng đứng tên kí bản Thỉnh nguyện thư đệ lên Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I I để xin phong thánh, vì hoàn cảnh năm 1985, chỉ có một mình Đức cố Hồng Y Trịnh Văn Căn trong vai trò Chủ tịch Hội đồng Giám mục VN. Để cho người ta khỏi nghĩ các Giám mục VN quá lẻ loi, đơn độc, chúng tôi được khuyến khích kêu gọi hàng Giám mục ba nước khác có liên hệ: Pháp (120 Giám mục) có 10 vị tử đạo trong số các Chân phúc, Tây Ban Nha (80 Giám mục) có 11 vị tử đạo, Phi Luật Tân (120 Giám mục). Tuy Phi Luật Tân không có vị nào trong danh sách tử đạo sắp được tuyên thánh, nhưng theo tài liệu lịch sử truyền giáo thì hồi xưa, Thủ đô Manila vẫn là đầu cầu Thiên định. Các thừa sai từ Âu châu sang Á châu đi tầu thủy, ai cũng phải dừng chân tại đó, chờ ngày vào Việt Nam hay là đi nơi khác. Do đó, ba quốc gia nói trên (tất cả 320 Giám mục nữa), qua 3 Hội đồng Giám mục, đã gửi ba Thỉnh nguyện thư riêng biệt, đệ lên Tòa Thánh ủng hộ sáng kiến của Hội đồng Giám mục VN và thành khẩn xin Đức Gioan Phaolô I I phong thánh cho các Chân phúc Tử đạo VN.
2) Để biểu dương tinh thần huynh đệ thiêng liêng giữa ba danh sách các Chân phúc Tử đạo Việt – Pháp – Tây Ban Nha, linh mục Cáo thỉnh viên Việt Nam đã xin Bộ Phong Thánh cho phép hai linh mục Cáo thỉnh viên Venchi, Dòng Đa Minh, đại diện Tây Ban Nha và Itcana, Hội Thừa Sai Ba Lê, cùng đứng tên trong một danh sách Cáo thỉnh viên, như thể là cả ba đã được chính HĐGMVN ủy thác và bổ nhiệm. Do đó, bất cứ đơn từ gì, hay hồ sơ nào đều được cả ba đồng ý kí và đồng chịu trách nhiệm. Sự kiện này đã đem lại nhiều thành công, nhất là khi cần đến sự nâng đỡ của Hội đồng Giám mục của hai nước bạn. Cũng nhờ đó mà Cáo thỉnh viên Việt Nam, trong 6 tháng đầu tiên, đã thu được rất nhiều tài liệu lịch sử quan trọng, vượt quá sự mơ ước của mình. Ngoài ra, khi tổ chức Đại lễ Phong Thánh, số tiền chi tiêu nguyên một ngày lễ 19.6.1988 đã tốn mất 32 triệu tiền Ý (chừng 23 ngàn Mĩ kim), hai Cáo thỉnh viên Pháp và Tây Ban Nha, tự coi mình như hai thành viên, đã xin Dòng Đa Minh Tây Ban Nha và Hội Thừa Sai Ba Lê, đóng góp mỗi dòng 1/3, tức 10 triệu tiền Ý. Việt Nam chịu 12 triệu, vì con số tử đạo đông hơn (Việt Nam 96 vị, Pháp 10 vị, Tây Ban Nha 11 vị).
Đi cầy ban đêm
Ôm mớ tài liệu nặng chĩu về phòng riêng, chúng tôi vẫn còn trong tình trạng như chim chích vào rừng, không biết khởi sự từ đâu! Tòa Thánh coi Vụ Án Phong Thánh là công việc hoàn toàn cá nhân, có nghĩa là: một tuần lễ 7 ngày thì 6 ngày chúng tôi cứ phải đi làm công sở Tỏa Thánh (6 buổi sáng và 3 buổi chiều). Để lo việc phục vụ các Thánh Tử Đạo, chúng tôi tự đặt cho mình thời khóa biểu riêng. Ngày nào cũng làm việc từ 21 giờ tối đến nửa đêm (3 tiếng đồng hồ) và liên tục một năm rưỡi (trên dưới 600 ngày). Lúc đầu, mỗi lần mở tập hồ sơ ra là trong lòng ngao ngán. Tập hồ sơ khác nào nắm tơ vò, rối rít chằng chịt. Phải mất mấy tuần lễ mới tìm ra đầu mối! Nhưng về sau, khi đã nhìn ra gốc ngọn, đọc hồ sơ các Thánh là cả một thích thú, một say mê, vì các Thánh đã đưa chúng tôi đi từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác. Cũng là con người như chúng ta, các Chân Phúc Tử Đạo sống với mức độ phi thường. Đức tin của các ngài đã trở thành sắt đá, sức kiên trung chịu đựng, như đã là một tập quán tự nhiên, gian lao cực khổ được coi nhẹ như lông hồng. Mặc cho lao tù, thiếu thốn, nhục mạ…, tâm hồn các ngài lúc nào cũng an bình, hiên ngang, thanh thản. Mạng sống các ngài như con cá nằm trên thớt, nhưng phong độ con người các ngài vững vàng, cao cả. Hơn thế nữa, đối với vua quan đã ra lệnh xử tử các ngài cũng như đối với đội lính cầm gươm chém. giết các ngài, các ngài đã tỏ ra lễ độ, cư xử bác ái, không hận thù, nhưng tha thứ và cầu nguyện cho họ. Các ngài đã xác tín mãnh liệt vào Chúa Kitô tử nạn. Chính niềm tin sâu xa, quyết liệt này là bảo chứng các ngài đã thắng thế gian (1 Ga.5,4).
Chúng tôi cảm phục công lao các vị Thừa sai Pháp và Tây Ban Nha. Hồi xưa, các vị đã về mãi tận các xóm làng, các họ đạo Việt Nam, để điều tra tại chỗ về xuất xứ, lai lịch, họ hàng, cá tính của từng vị Tử đạo Việt Nam hay ngoại quốc, sau khi các ngài bị hành quyết vì đạo. Từng trăm ngàn trang giấy viết tay, đánh máy, bằng tiếng Việt hay ngoại ngữ, sau đó dịch ra La ngữ, đóng thành từng bộ hồ sơ. Hay là các đồ dùng, di tích, và cả xác các vị tử đạo cũng được mai táng hẳn hoi. Mỗi khi có cơ hội thì gửi qua Hong Kong, Macao…, chờ tầu thủy chở dần về Pháp hay Tây Ban Nha. Nhờ có những cuộc điều tra, bảo toàn với rất nhiều chi tiết tỉ mỉ ấy, mà ngày nay chúng ta mới có tài liệu chính xác và bằng chứng cụ thể.
Đến khi đi vào lịch sử bách hại của từng vị Thánh, dù bầu không khí ban đêm có yên lặng, đôi khi rét lạnh đi nữa, tự nhiên chúng tôi cảm thấy nóng hổi, hấp dẫn, hào hùng! Như lịch sử Thánh Giuse Maria Diaz An (Sanjurjo), Giám mục Bùi Chu, bị trảm quyết tại Bảy Mẫu ngày 20.7.1857. Lời vị Thánh: “Tôi để lại món tiền nho nhỏ 300 đồng này với lời thỉnh nguyện tha thiết là đừng chém tôi một nhát, nhưng xin chém ba nhát. Nhát thứ nhất để cảm tạ Thiên Chúa đã tạo dựng nên tôi và đã cho tôi phúc đến truyền đạo tại Bắc Việt. Nhát thứ hai để tỏ lòng tri ân cha mẹ tôi vì công sinh thành dưỡng dục tôi. Nhát thứ ba tôi để lại như một lời di chúc cho giáo dân (VN) của tôi. Đó là cầu cho họ được can đảm đón nhận cái chết như vị chủ chăn của họ với hi vọng sẽ được cùng nhau hưởng phúc quang vinh với các Thần Thánh trên trời” (Trần Ngọc Thụ. Giáo Hội Việt Nam, I I. Tiểu sử 21 Thánh Tử Đạo người ngoại quốc, Roma 1991, tr. 31-32).
Tấm gương của Gm. Giuse Maria An, cũng như từng trăm tấm gương anh dũng khác, là như dòng suối mát, với thời gian, đã chuyển sinh lực thấm sâu xuống lòng đất Việt Nam. Hồi khai nguyên truyền đạo mới có hai giáo phận: Đàng Trong và Đàng Ngoài (1659), nhưng ngày nay, Giáo Hội Việt Nam đã có tới 25 giáo phận, từ Lạng Sơn xuống tới Cần Thơ, Long Xuyên. Tất cả đều do hàng giáo phẩm VN phụ trách. Từ con số khoảng 500 ngàn giáo dân vào năm 1850, nay đã lên tới trên dưới 7 triệu tín hữu, rải rác trên toàn cõi Bắc Trung Nam. Từ một số ít các nữ tu Mến Thánh Giá còn sót lại sau những đợt bách hại, nay đã lên tới gần 7 ngàn chị em nữ tu, thuộc nhiều dòng tu khác nhau, đang hăng say phục vụ Giáo Hội. Cũng trong thời gian khởi sự, Tiểu Chủng viện đầu tiên được thiết lập trên một chiếc thuyền nan, luôn luôn di động nay đây mai đó để tránh né con mắt dò xét của nhà cầm quyền, thì hiện nay đã có năm sáu Đại Chủng viện liên giáo phận, có cả Giáo hoàng Học viện Đà Lạt (trước 1975), gần 2 ngàn linh mục tại quê hương và trên 600 linh mục khác ở hải ngoại đang liên tục thi hành mục vụ giữa các cộng đoàn giáo dân người Việt và bản xứ. Đã có các linh mục Việt Nam vào làm việc trong Giáo phủ Roma, trong ngành ngoại giao Tòa Thánh, trong hai Đài Phát Thanh Vatican và Chân Lí Manila, trong ban giảng huấn các trường Đại học tại Roma và các nước khác…Còn về giáo dân, đạo gốc có, tân tòng có, thường dân có, quan quyền có, binh sĩ có, ngày xưa họ đã từng bị bách hại khốc liệt, đã bị xử lăng trì, trảm quyết, bá đao, xử giảo, quăng vào lửa, buông xuống sông biển, phân sáp vào các làng bên lương…! Tổng cộng, hơn 130 ngàn giáo hữu đã gục ngã đau thương, chỉ vì một tội là theo đạo Gia Tô. Theo chương trình Thiên định, họ là hạt giống gieo xuống lòng đất, sẽ bị thối nát, để rồi nảy mộng vươn lên ánh sáng, thành cây tươi tốt, thành vườn hoa trăm màu nghìn sắc, báo hiệu mùa Xuân Giáo Hội huy hoàng. Trong lịch sử VN cận đại đã có nhiều tín hữu thành công trong đũ mọi lãnh vực, không thua kém đồng hương! Trên thượng tầng xã hội, các vua chúa nhà Nguyễn ngày xưa giết hại người Công Giáo, nhưng về sau, một số vị đã nhận biết Thiên Chúa, chẳng hạn như các vua Thành Thái, Khải Định và Bảo Đại. (Tất cả những thành quả thăng tiến của GHCGVN trên đây sẽ được coi là phép lạ thiêng liêng thay thế cho phép lạ thực sự sau cùng mà lẽ ra, theo Giáo luật, phải có để tuyên thánh cho các Chân Phúc Tử Đạo VN).
Những ý nghĩ trên đây cứ thấp thoáng trong đầu óc chúng tôi giữa đêm khuya thanh vắng, trong khi chúng tôi đọc lại những trang sử hào hùng của các Thánh Tử Đạo VN. Những ý tưởng này xuất hiện như vầng sáng bình minh đang lên ở chân trời Việt Nam. Quá khứ và tương lai, từ chỗ mờ tối, cứ dần dần tỏa ra quang minh rực rỡ, đã làm rạo rực tâm hồn người cầm bút, và thêm sự khích lệ linh thiêng để chúng tôi tiếp tục công việc đã bắt đầu.
Sau thời gian gần 600 ngày nỗ lực làm việc, chúng tôi đã hoàn thành 2 công trình:
- Giáo Hội Việt Nam, Tập I: Vụ Án Phong Thánh (125 trang, xuất bản tại USA, 1987) để trình bày với công chúng tài liệu căn bản về Lịch sử Vụ Án Phong Thánh các Chân Phúc Tử Đạo.
- Cuốn Compendium (Tổng quát) Vitae et Martyrii necnon Actorum in Causa Canonizationis Beatorum Andreae Dũng Lạc, Sacerdotis, Thomae Thiện et Emmanuekis Phụng, Laicorum, H. Hermosilla, Valentini Berrio Ochoa, O.P. et aliorum 6 Episcoporum, necnon Theophani Vénard, Sacerdotis M.E.P. et 105 Sociorum Martyrum.
Tập Tổng quát (Compendium) trình bày về: Lịch sử truyền đạo tại Việt Nam, lịch sử các cuộc bách hại tôn giáo thời đó, danh sách 117 Chân Phúc Tử Đạo, Thỉnh nguyện thư của HĐGMVN và thế giới, mấy dòng tiểu sử từng vị một. Cuốn này (87 trang khổ lớn, tên sách bằng La ngữ, nhưng nội dung bằng Ý ngữ) chỉ ấn hành 500 tập: 300 tập nộp cho Bộ Giám mục, 200 tập cho Bộ Phong Thánh, để các vị chuyên môn và thẩm quyền cứu xét, chờ ngày được Tòa Thánh công khai chấp thuận.
Cơ Mật Viện ngày 22.6.1987
Sáng Thứ hai, ngày 22.6.1987, hồi 12 giờ trưa, Đức Thánh Cha Phaolô I I đã tới chủ tọa Cơ Mật Viện khoáng đại tại Gian Phòng Hoàng Tòa (Sala del Trono) tại Vatican. Khoáng đại là vì tất cả các vị Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục tại Tòa Thánh và các vùng phụ cận Roma đều được triệu tập (tất cả có 28 Hồng Y, 70 Tổng Giám mục và Giám mục); khoáng đại là vì ít khi mới có phiên họp Cơ Mật Viện, lần họp Cơ Mật Viện sau cùng hồi đó là ngày 24.2.1986; sau hết, khoáng đại là vì đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng tới đời sống Giáo Hội.
Phiên họp Cơ Mật Viện (họp đóng cửa) chia làm hai phần:
Phần thứ nhất: Dành riêng cho Hồng Y đoàn. Trước khi khai mạc, theo thủ tục, viên chức phụ trách an ninh xướng “Extra omnes”. Tất cả những ai không có phận sự phải ra ngoài phòng họp. Các vị Hồng Y bàn về các đề tài liên hệ tới việc quản trị Giáo Hội, thuyên chuyển các chức vụ trong Hồng Y đoàn, bổ nhiệm các Giám mục (năm đó 32 Tổng Giám mục, 94 Giám mục mới), thành lập các giáo phận mới (6 giáo phận và một Đan viện biệt hạt mới), nhất là khai mạc Năm Đức Mẹ.
Phần thứ hai: Cơ Mật Viện Phần I họp xong, cửa phòng mở ra. Tất cả 70 Tổng Giám mục và Giám mục đợi ở phòng ngoài được mời vào trong. Người duy nhất theo sau các vị Giám mục là linh mục Cáo tỉnh viên Vụ Án Phong Thánh cho các Chân Phức Tử Đạo VN. Nhật báo L’ Osservatore Romano (Quan sát viên La Mã) ngay chiều 22.6.1987 đã loan tin Cơ Mật Viện Phần I I: Hồng Y Palazzini, Tổng trưởng Bộ Phong Thánh, đã trình lên 4 hồ sơ phong thánh:
- Chân phúc Giuse Moscati (Ý), Bác sĩ và Giáo sư Đại học thành Naples,
- Nữ tu Eustochio Calafato (Ý) sáng lập Dòng Đức Mẹ tại Messina, miền Nam nước Ý, Chân phúc Lorensô Ruiz (Phi Luật Tân) và 14 bạn (cũng người Phi) tử đạo tại Nhật Bổn,
- 117 Chân Phúc Tử Đạo tại Việt Nam, đứng tên đại diện tất cả là Linh mục Anrê Dũng Lạc. Hồ sơ 117 Chân Phúc Việt Nam gây chú ý nhất, vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử 2000 năm của Giáo Hội mới có một vụ tuyên thánh một lần tới 117 Vị.
Trước tiên, Luật sư Giulio Dante của Bộ Phong Thánh, bằng La ngữ, trình bày tính cách anh dũng tổng quát của Các Vị Chân Phúc. Sau đó, một viên chức của Văn phòng Quốc vụ khanh đọc lời yêu cầu của Đức Thánh Cha: Trước khi quyết định tuyên thánh, Ngài xin qúy vị Hồng Y, Tổng Giám mục và Giám mục góp ý kiến bằng cách viết hai chữ Placet (Thuận) hay Non Placet (Không thuận) và kí tên trên miếng giấy đã in sẵn, nhưng còn để trống. Hai viên chức nghi lễ cầm hai đĩa bạc lớn đi thu những lá phiếu. Sau khi kiểm phiếu và được sự đồng ý của toàn thể Cơ Mật Viện, Đức Thánh Cha đã ngỏ lời cám ơn qúy vị đã tới tham dự hôm đó, rồi cho lệnh công bố tin vui mừng: Vụ Án Phong Thánh Tử Đạo Việt Nam đã được châu phê.
Ra khỏi phòng họp, chúng tôi không làm sao nén nổi sự xúc động bên trong. Nó quá dào dạt! Chúng tôi ước gì có từng ngàn, từng vạn anh chị em giáo dân Việt Nam đứng ngay tại đây để hoan hô Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I I! Giáo Hội Việt Nam được cưu mang từ thời vị thừa sai Inekhu nào đó, đổ bộ năm 1533 tại Ninh Cường (Bùi Chu), đời vua Lê Trang Tông xa xưa, tính tới 1988 đã 455 năm trường! Bao nhiêu công lao, nước mắt, gian khổ, bao nhiêu tính mạng chôn vùi trong quá khứ thầm lặng hơn 4 thế kỉ, hôm nay, chính Chúa Kitô phục hồi danh dự và dùng Vị Đại diện của Ngài ở trần gian để tuyên dương công trạng!
Ngày Phong Thánh
Theo thông lệ, khi xin nhật kì phong thánh, bao giờ cũng phải dự tính sẵn 3 ngày, để đề phòng trường hợp Tòa Thánh đã có chương trình xếp đặt nào khác thì mình cũng phải thay đổi theo. Lễ Phong Thánh Việt Nam đã xin vào ngày 29.6.1988, lễ hai Thánh Phêrô và Phaolô, nhưng người ta khuyến cáo không nên, vì sẽ bị hai Thánh Quan Thầy quá lừng danh của Thủ đô Roma lấn át mất. Đã có dự tính chuyển sang Chúa Nhật 26.6, nhưng cũng không ổn, vì hôm đó Đức Thánh Cha đi công du bên Áo quốc. Chỉ còn Chúa Nhật 19.6, nghĩa là xếp trước cuộc công du của Đức Thánh Cha một tuần lễ, vì trước sau ngày đó không còn cách nào khác. Đây là lí do duy nhất và dễ hiểu, chứ không hề có chuyện nghĩ tới, hay là mảy may muốn kỉ niệm Ngày Quân Lực VNCH như người ta đã cố tình gán ghép.
Hôm sau cuộc họp của Cơ Mật Viện, 23.6.1987, Đức Hồng Y Casaroli, Quốc Vụ Khanh, đã gửi điện tín sau đây cho hàng Giám mục VN:
Kính gửi: Đức Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn Căn
Tổng Giám mục Hà Nội, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam
40, Phố Nhà Chung, Hà Nội
Tôi trân trọng báo tin Đức Hồng Y: Trong buổi họp Cơ Mật Viện sáng hôm qua, 22.6.1987, Đức Thánh Cha đã nghị quyết phong thánh cho Các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam. Ngày lễ long trọng phong thánh sẽ cử hành nội trong tháng 6 năm tới, vào một nhật kì sẽ định sau. Xác tín rằng nghị quyết trên đây có tầm mức quan trọng đối với Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam, tôi đến chia sẻ với Đức Hồng Y niềm hân hoan thiêng liêng, cũng như hợp ý trong Đại Lễ Tạ Ơn thế nào cũng được tổ chức ghi ân Thiên Chúa, đấng ban phát mọi ơn lành. Hồng ân đặc biệt hôm nay chắc chắn sẽ là nguồn khích lệ mỗi người cố gắng làm nhân chứng sống đời đức tin và bác ái trong xã hội Việt Nam. Rất hi vọng rồi ra một số đông đảo giám mục, linh mục và giáo dân Việt Nam có thể tới tham dự lễ nghi phong thánh. Tôi xin gửi lại Đức Hồng Y những cảm tình huynh đệ được bảo đảm chân thành trong Chúa Kitô.
Kí tên: Agostino Hồng Y Casaroli, Quốc Vụ Khanh
Rồi từ Việt Nam, ĐHY Chủ tịch HĐGMVN cũng không chậm trễ đáp từ:
Kính gửi: Đức Hồng Y A. Casaroli
Quốc Vụ Khanh
Điện Vatican
Hà Nội, 18 giờ 20 phút, ngày 26.6.1987
Con đã nhận điện văn của Đức Hồng Y. Toàn thể Giáo Hội Việt Nam vui mừng khi nghe tin Đức Thánh Cha nghị quyết phong Hiển thánh cho Các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam. Giáo Hội chúng con dâng lời thành kính cảm tạ sâu xa và hi vọng có thể đến đông đảo tham dự lễ nghi. Chúng con tri ân Thiên Chúa và cầu nguyện cho Đức Thánh Cha. Xin Đức Hồng Y chuyển đạt lên Ngài lòng chúng con khăng khít trìu mến. Với Đức Hồng Y, chúng con dâng lời trân trọng biết ơn và cầu chúc chân thành.
Hồng Y Giuse Maria Trịnh Văn căn
Tổng Giám mục Hà Nội
Sự kiện pháp lí sau cùng là ngày 30.6.1987, bằng Văn thư số 196.245, Đức Tổng Giám mục Eduardo Martinez Somalo, hồi đó là Tổng Giám đốc Thường vụ Giáo Hội (Sostituto, ngang hàng với Tổng trưởng Nội vụ) chính thức thông báo cho ba Cáo thỉnh viên Việt Nam, Pháp, Tây Ban Nha là nhật kì phong thánh đã được Đức Thánh Cha xác định là ngày 19.6.1988. Ngay trưa hôm đó, sau khi đã báo cáo cho hai Cáo thỉnh viên đồng nghiệp tin vui mừng này để hai vị lại đưa tin về cho hai HĐGM Pháp, Tây Ban Nha, linh mục Cáo thỉnh viên VN đã gửi điện văn sau đây bằng La ngữ trình lên Đức Hồng Y Chủ tịch Trịnh Văn Căn: Con rất vui mừng kính báo Đức Hồng Y tin: Ngày 19 Tháng 6 sang năm, đã được Tòa Thánh hôm nay ấn định là nhật kì chính xác để cữ hành Lễ Phong Thánh các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam.
Trước ngày đại lễ
1. Trong Vụ Án Phong Thánh Việt Nam, tất cả 117 Vị đã là Chân Phúc, đã được tôn vinh trong 4 đợt trước (những năm 1900, 1906, 1909 và 1951), đã có 4 phép lạ (bệnh nhân được chữa lành và được bác sĩ đoàn xác nhận. Trần Ngọc Thụ. Giáo Hội Việt Nam I. Vụ Án Phong Thánh, St. Michael Printing, USA., 1987, tr.48-54), chỉ còn việc làm lại hồ sơ, theo thủ tục hành chánh để nộp lên Bộ Phong Thánh. Bởi vì tất cả 117 Vị đều là Thánh Tử Đạo nên chỉ cần thêm một phép lạ duy nhất, hay là còn có thể xin Tòa Thánh tha cho nữa. Vì là một đặc ân quá lớn lao, chúng tôi xin chính Đức Hồng Y Palazzini, trong tư thế Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, đại diện cho hàng Giám mục Việt Nam, đứng tên xin Tòa Thánh tha điều kiện phép lạ. Lí do mạnh mẽ ủng hộ thỉnh nguyện này chính là sự thăng tiến kì diệu của Giáo Hội Việt Nam qua hơn 400 năm lịch sử hào hùng đã trình bày trước đây. Không thể giải thích sự thăng tiến đó ngoài Thiên định của Thiên Chúa: hơn 400 năm khai nguyên và phát triển hùng mạnh là một phép lạ triền miên.
2. Tin ngày phong thánh vừa được Đức Gioan Phaolô I I tuyên bố khác nào tiếng sấm động, vang ran khắp năm châu bốn bể! Tinh thần giáo dân tự nhiên nổi dậy như sóng cồn, chỗ nào cũng nghe bàn tán chuyện đi Roma dự lễ phong thánh. Ủy Ban Phong Thánh được thành lập cấp tốc. Ba lần các linh mục VN khắp thế giới về họp tại La Mã để hoạch định chương trình và phân phối công tác tỉ mỉ cho từng cộng đoàn, từng lục địa. Các khách sạn lớn chung quanh Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô đã được giữ hết chỗ một năm trước. Người ta dự đoán số người về tham dự tối đa là 5000. Ba tháng trước đại lễ, con số vọt lên 6 ngàn, rồi 7 ngàn, sau cùng là 8250 giáo dân VN từ 27 nước trên 4 lục địa Á châu, Âu châu, Mĩ châu và Úc châu….Từng đoàn người tuốn về các ga xe lửa và sân bay Ý Đại Lợi. Thêm vào đó, 560 linh mục, tu sĩ nam nữ tới Roma với tư cách riêng, hay là tháp tùng các đoàn thể của mình theo tư cách Tuyên úy. Các tiệm bán ảnh tượng chung quanh Tòa Thánh Vatican, các tiệm ăn, thấy toàn là dân áo dài và khăn xếp VN. Trên các nẻo đường nghe rõ tiếng con cháu Rồng Tiên thao thao bất tuyệt và gọi nhau ơi ới. Sao mà vui nhộn đến thế! Tất cả rừng người này, chiều hôm Thứ Bảy (18.6.1988) sẽ kéo nhau về Quảng trường Thánh Phêrô để dự cuộc rước kiệu di hài Các Thánh Tử Đạo VN và dâng hoa kính Đức Mẹ.
Cuộc rước kiệu là một cảnh tượng hết sức tân kì và vô cùng ngoạn mục, nhất là trước con mắt người ngoại quốc. Họ trèo lên tường, lên đế cột đèn điện, lên ghế cá nhân để bàn tán, chiêm ngưỡng. Đây là công lao vượt mức trong việc chuẩn bị, may sắm, tập dượt, từ ca nhạc đến đoản kịch, nghi lễ…đủ mọi bộ môn theo truyền thống văn hóa dân tộc. Phải ca ngợi và thán phục tinh thần phục vụ tối đa của các giáo dân VN tại Mĩ châu trong dịp này. Từng đoàn qúy ông mặc áo thụng màu xanh, từng đoàn qúy bà mặc áo dài nhung, gấm màu đỏ; rồi đồng phục màu vàng của các ca đoàn, của 50 em thiếu nhi trong ban vũ đến từ Portland. Đấy là chưa kể đến các thiếu nữ trong đội lính thú thời xưa với binh phục nón cối xà cạp đỏ và Ban Văn Tế, đội chiêng trống, lọng chầu…với y phục nghi lễ Á Đông. Người bản xứ rất thích thú trước hoạt cảnh một vị hương chức trong y phục đại lễ cổ truyền với khăn xếp màu đỏ, cứ tiến một bước lại lui một bước, và trịnh trọng điểm một dùi trống lên mặt chiếc đại cổ (trống lớn) do hai chàng thanh niên vạm vỡ khiêng trên vai. Lúc 21 giờ đêm, từ Điện Vatican, chứng kiến cuộc rước kiệu này, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô I I đã cho lệnh mở cửa sổ Văn phòng để đích thân ban phép lành cho đoàn con VN đang diễn hành trên Quảng trường Thánh Phêrô.
3. Ngày hôm sau, Chúa Nhật 19.6.1988, biển người nói trên lại tập trung về Quảng trường Thánh Phêrô, chung hàng ngũ với 10 ngàn người Tây Ban Nha, gần 4 ngàn người Pháp và chừng 10 ngàn du khách thập phương cùng với giáo dân người Ý nghe tin đồn thổi cũng muốn đến dự lễ Phong Thánh Tử Đạo VN. Vì ở vào giữa Tháng 6, nghĩa là đã giữa mùa Hè, mặt trời mọc lên sớm, khí hậu khá nóng nực, do đó, để cho dễ thở và bớt mức độ oi ả, ĐứcThánh Cha đã đồng ý bắt đầu nghi lễ sớm hơn một giờ. Vào dự lễ hôm đó, mọi giáo dân VN phải đeo khăn quàng cổ in hình 117 Thánh Tử Đạo, để cho các đoàn thể dễ nhận ra nhau.
4. Trước khi tường thuật giai đoạn chung kết, chúng tôi xin kể lại đây một sự việc rất quan trọng đối với sự thành công của cuộc đại lễ: Đó là vấn đề tài chánh của Ban Tổ chức. Mỗi lần nhớ đến việc này, chúng tôi không khỏi ngậm ngùi xúc động trước sự quan phòng và lòng nhân hậu của Thiên Chúa. Lí do hết sức hiển nhiên là Ban Tổ chức lúc ban đầu hoàn toàn tay không, chưa có ai dâng cúng một đồng nào. Giài quyết vấn đề này là một việc rất khó khăn, nhưng đồng thời lại rất thiết thực và rất cấp bách. Đi vay mượn các hội dòng ngoại quốc đã từng hoạt động bên Việt Nam là điều có thể, nhưng chạm lòng tự ái dân tộc, cho nên chúng tôi đề nghị vay chính Ngân hàng Tòa Thánh. Chúng tôi liều mạng đi thương thuyết và kí giấy giao kèo với nhân viên Ngân hàng vay 50 triệu tiền Ý (tương đương 30 ngàn Mĩ kim). Kí giấy vay tiền mà tay run cậm cập vì đã 3 đêm lo lắng không ngủ!
Quả thật, từ ngày cha sinh mẹ đẻ, chúng tôi chưa bao giờ dám táo bạo đến thế. Kí xong, chúng tôi lủi thủi đi ra chưa tới cửa Ngân hàng thì Đức ông De Bonis, người Ý (bây giờ đã làm Giám mục) từ đâu đuổi theo. Đức ông hỏi: “Cha làm gì mà tiêu xài với số tiền lớn như vậy?”. Hơi chạm tự ái, chúng tôi ngập ngừng chưa kịp trả lời, thì ngài lại nhấn mạnh: “Cha làm gì? Cha đừng dại lấy tiền ra vội, vì lấy ngày nào cha phải trả tiền lãi ngày đó, mượn 50 triệu ngày 1 đầu tháng thì 30 cuối tháng cha phải trả 53 triệu!”.
Chúng tôi buộc lòng phải dẹp tự ái thưa: “Dạ, đây không phải tiêu xài cá nhân con, nhưng là để lo chuyện tổ chức Đại lễ Phong Thánh 117 Chân Phúc Tử Đạo mà HĐGMVN đã trao phó cho con, và nay vụ án đã xong, đã được Đức Giáo Hoàng châu phê và tháng 6 sắp tới sẽ cử hành long trọng”. Đức Ông de Bonis nói: “Trước, tôi tưởng cha lo việc cá nhân, chứ bây giờ biết là chuyện phong thánh. Vậy cha cứ việc làm, tốn phí bao nhiêu, tôi sẽ chịu cho!”. Thật sự, ngài đã cho một số quan trọng.
Quả thực là một giấc mơ! Nhưng nếu mơ thì phải mơ ban đêm, chứ đâu có chuyện mơ giữa thanh thiên bạch nhật! Trước đấy ba bốn đêm, chúng tôi không ngủ vì lo sợ, bây giờ cũng ba bốn đêm, chúng tôi không ngủ vì ngỡ ngàng, như còn đang trong ảo mộng. Làm sao có chuyện kì diệu đến thế!
Ngày vinh quang
Từ sáng sớm, Quảng trường Thánh Phêrô đã đen nghịt dân chúng. Từ ba quốc gia, từng ngàn giáo dân tập trung về đây. Trước kia, họ không quen biết nhau, nhưng giờ phút này họ chào nhau, bắt tay nhau, vui cười với nhau, vì trong thâm tâm họ cùng một cảm nghĩ: tự hào vì tấm gương anh dũng, trung kiên, thành tín của tổ tiên mình.
Đúng chương trình, 8 giờ 30, Đức Thánh Cha và đoàn tháp tùng (28 Hồng Y, Giám mục, Linh mục) mặc đại phục màu đỏ đồng tế, từ trong Vương cung Thánh đường Thánh Phêrô tiến ra quảng trường vĩ đại, giữa muôn vàn tiếng vỗ tay. Đức Gioan Phaolô I I luôn luôn giơ tay chào đón và chúc lành. Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh hát Kinh Nhập lễ bằng La ngữ. Trước đó, Ca đoàn Tổng hợp VN từ Mĩ qua đã hát bài Ngày Vinh Thắng của Lm. Ngô Duy Linh, rồi trong thánh lễ bài Ca Khúc Trầm Hương của Dao Kim, cuối lễ bài Tiếng Nhạc Oai Hùng của Hải Linh. Những bản nhạc này vang dội hôm ấy ở giữa Thủ đô Giáo Hội có một ý nghĩa đặc biệt, vì được hát bằng tiếng Việt, tiếng nước ta.
Một sự kiện kì lạ là thánh lễ đang cử hành đẹp đẽ trang nghiêm thì tự nhiên bầu trời thay đổi. Một vài cơn mây đen nghịt từ đâu kéo tới và mưa bắt đầu nhỏ giọt. Từ trong thánh đường, người ta đã khiêng lọng ra để che phủ bàn thờ. Cả ngàn con tim, nhất là giáo dân VN, như thể đã bị ngừng đập, tất cả trăm người như một, thầm thĩ kêu van: Lậy Chúa, cả Giáo Hội chúng con, từ ba bốn trăm năm, đã mong chờ ngày hôm nay và mong được trông thấy ngày này huy hoàng trọng thể, xin Chúa cất mọi trở ngại, để danh Chúa được thể hiện nơi các Thánh Tử Đạo chúng con! Quả thật, đám mây đen sau mấy phút đã bị luồng gió thổi đi xa, và trời thanh quang lại xuất hiện như trước.
Lễ nghi phonh thánh bắt đầu sau Kinh Thương Xót. Đức Hồng Y Palazzini, Bộ trưởng Bộ Phong Thánh, cùng với luật sư của Bộ và 3 Cáo thỉnh viên Việt, Pháp, Tây Ban Nha ra trước bàn thờ chính thức xin Đức Thánh Cha cử hành đại lễ. Toàn thể cử tọa, theo lệnh viên chức nghi lễ, đều quỳ hát Kinh Cầu Các Thánh, xin sự trợ giúp của Thần Thánh trên trời trước khi nghe tuyên xưng 117 Vị Thánh mới.
Sau đó Đức Hồng Y Palazzini trở lại trước bàn thờ và tuyên đọc:
Kính thưa Đức Thánh Cha, Giáo Hội là Mẹ, xin Đức Thánh Cha ghi tên các vị sau đây:
Chân Phúc Anrê Dũng lạc, Linh mục,
Tôma Thiện và Emmanuelê Phụng, Giáo dân.
Girolamô Hermosilla và Valentinô Berrio – Ochoa, hai Giám mục Đa Minh và 6 Giám mục khác,
Teophan Vénard, Linh mục Hội Thừa Sai Ba Lê, và 105 Bạn Tử Đạo Việt Nam, vào sổ bộ Các Thánh và được các giáo hữu kêu cầu bằng danh xưng Hiển Thánh.
Kính thưa Đức Thánh Cha,
Trên mảnh đất gieo nhiều hạt giống đẫm máu, mảnh đất đó càng phát sinh nhiều Vị Tử Đạo, và rồi hạt giống đó sẽ kết thành mùa lúa vàng cho Giáo Hội. Các Thánh Tử Đạo chết đi càng là chứng nhân cho Chúa Kitô hơn là lúc còn bình sinh. Ngày nay các ngài vẫn còn đang nói, vẫn còn giảng thuyết. Miệng lưỡi tuy im bặt, nhưng bao nhiêu sự việc còn đang vang dội sâu xa.
Lời suy niệm trên đây của Thánh Augustinô áp dụng trong niên lịch phụng vụ Ngày 19 Tháng 6, lễ kính hai Thánh Gervasiô và Protasiô, tử đạo Thành Milan, hôm nay có thể trưng lại vì rất thích hợp với niên hiệu và lễ nghi, để tôn vinh 117 Vị Thánh khác cũng là huynh đệ trong Đức Tin và trong tử nạn: trước đây, suốt thời gian từ 1745 tới 1862, đã hi sinh tính mạng tại Việt Nam trong vùng Đông Nam Á châu, hồi đó gọi là Tonkin, An Nam và Cocincina. Máu của các ngài, cũng như máu của từng ngàn anh chị em khác, hôm nay đã kết thành mùa luá vàng cho Giáo Hội Việt Nam.
Là cha mẹ trong Đức Tin, 8 Vị Giám mục Pháp và Tây ban Nha đã sinh các vị khác trong Chúa Kitô, y như lời Thánh kinh (1Cr.4,15), các vị đã là nhân chứng xứng đáng theo lời mình rao giảng bằng khổ hình, bằng Thập giá, và theo gương Chúa Kitô, vị mục tử tối cao nhân hậu, các ngài thật là gương mẫu cho đoàn chiên (1Ph.5).
50 linh mục, 13 Âu châu, 37 VN, cùng đứng trong hàng ngũ chăn chiên thuyết giảng lời Chúa và cùng chịu xiềng xích lao tù, đã lấy xương máu để hoàn tất nghĩa vụ thi hành các bí tích, đúng là những cộng tác viên của hàng Giám mục (LG, số 28), tức là những người phân phát máu Con Chiên vô tội, cũng là máu đã thánh hoá bản thân các ngài. Sau hết, 59 giáo dân thuộc nhiều tầng lớp xã hội, hầu hết là những gia trưởng, một số là thầy giảng giáo lí, hồi xưa trong các gia đình, trong các cộng đoàn đã sống tốt lành, đã là những chứng nhân cho Bí tích Thanh tẩy bằng nước, bằng Thánh Linh và bằng lửa (Mt.3,11).
Kính thưa Đức Thánh Cha,
Con số 117 vị này sắp được Đức Thánh Cha nghị quyết đưa lên hàng danh dự và được tôn phong phẩm hàm Các Thánh Tử Đạo, được toàn thể Giáo Hội tôn kính. Với các ngài, cũng như với con cháu các ngài, giờ đây văng vẳng dội lại lới Thánh Phêrô khuyên nhủ: Nếu ai trong anh em phải chịu khổ hình, vì mình là Kitô hữu, thì đừng có xấu hổ thẹn thùng, nhưng phải hiên ngang tôn vinh Thiên Chúa vì danh hiệu đó (1Ph.4,16).
Trong quảng trường linh thiêng này, bên cạnh mồ vị Tiên chủ các Thánh Tông đồ đang hiện diện hơn 8 ngàn giáo dân Việt Nam từ khắp năm châu bốn bể tập trung về đây, họ như đang cầm cành thiên tuế ngước mắt nhìn lên các vị đồng hương tiên tổ sắp đón nhận vòng hoa chiến thắng dành cho các vĩ nhân anh tài. Chung quanh họ còn có gần 10 ngàn giáo dân tây Ban Nha và hơn 3 ngàn giáo dân Pháp. Tất cả là anh em kết nghĩa trong Chúa Kitô, cũng như giáo dân hai quốc gia này là anh em của những vị Thừa sai hồi xưa đã mang danh Chúa Giesu có thần lực cứu vớt nhân loại (Cv.4,12) rao giảng trên khắp lãnh thổ xa xăm Việt Nam. Trong số đó, có những người con của Thánh Đa Minh, 34 vị vừa Tây Ban Nha vừa VN hồi xưa đã nhập Dòng Anh Em Thuyết Giáo theo đúng danh xưng của họ. Ngoài ra, còn có 10 thành viên của Hội Thừa Sai Ba Lê.
Trên những địa hạt hồi xưa được trao phó cho hai hội dòng thừa sai nói trên, từ năm 1960 đã thành lập 25 giáo phận. Số người Công Giáo hiện nay xấp xỉ 7 triệu giáo dân. Tất cả cộng đoàn này, trong cũng như ngoài nước, đang tiến bước hùng mạnh, sát cánh bên nhau, họ phấn khởi đi về Tổ quốc trường sinh vĩnh cửu. Là vì họ xác tín vào lời giáo huấn của Thánh Phaolô: Từ nay được cả khối chứng nhân đông đảo như thế nâng đỡ, họ kiên trì chấp nhận cuộc thi đua đã bắt đầu. Từ nay nhìn lên Chúa Giêsu, vị tiên phong ban phát Đức Tin hoàn hảo, thay vì hưởng niềm hoan lạc vẫn có, Ngài đã giang tay ôm lấy Thánh Giá và hiện giờ đang ngự bên hữu Tòa Thiên Chúa (Heb,12,1-2).
Đức Hồng Y vừa đọc xong lời thỉnh nguyện, và Kinh Cầu Các Thánh vừa chấm dứt, toàn thể dân chúng đứng lên hợp ý với Đức Thánh Cha, ngài kết thúc Kinh Cầu Các Thánh bằng lời nguyện: Lậy Chúa nhân từ, xin nghe lời dân Chúa cầu xin và xin chiếu dọi ánh sáng của Thần Linh Chúa vào tâm trí chúng con, để việc phụng thờ cùa chúng con làm đẹp lòng Chúa và cho Giáo Hội được thêm phát triển. Nhờ Đức Kitô Chúa chúng con. Amen.
Toàn thể cộng đoàn dân Chúa vẫn đứng nghiêm chỉnh. Đức Thánh Cha lại ngồi trên ngai và long trọng đọc công thức phong thánh:
Để tôn vinh Thiên Chúa Ba Ngôi chí thánh, để phát huy đức tin Công Giáo và củng cố đời sống Kitô hữu, với quyền lực của Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, của hai Thánh Tông đồ Phêrô, Phaolô và của riêng tôi, sau khi đã suy nghĩ chin chắn, cũng như đã nhiều lần cầu xin ơn trợ giúp của Thiên Chúa, đã tham khảo ý kiến của nhiều Chư huynh Giám mục, tôi quyết định tuyên bố:
Các Chân Phúc: Anrê Dũng Lạc, Linh mục,
Tôma Thiện và Emmanuelê Phụng, Giáo dân,
Girolamô Hermosilla và Valentinô Berriô – Ochoa, hai Giám mục Dòng Đa Minh và 6 Giám mục khác,
Têophan Vénard, linh mục Hội Thừa Sai Ba lê và 105 Bạn Tử Đạo Việt Nam.
là những Vị Thánh và các ngài được liệt kê vào sổ các Thánh. Tôi cũng quyết định rằng giáo hữu trong toàn thể Giáo Hội sốt sắng mừng kính các Ngài như các Thánh Tử Đạo. Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Amen.
Từ trên cao mặt tiền Vương Cung Thánh đường Thánh Phêrô, một bức tranh thật lớn, dài 4 thước, rộng 3 thước 20, đã họa đủ số 117 Thánh Tử Đạo, từ từ được mở ra giữa muôn vàn tiếng vỗ tay hò vang. Đại phong cầm của Ca đoàn Sistina cử bài nhạc rộn rã ca ngợi và tri ân Thiên Chúa. Từ Quảng trường Thánh Phêrô, lễ nghi phong thánh được tiếp vận trực tiếp về Việt Nam. Đài Vô tuyến Truyền thanh Truyền hình của Chính phủ Ý, liên tục trong 3 tiếng đồng hồ, đã tường thuật tất cả nghi lễ đi khắp lãnh thổ nước Ý. Nhiều người trong đoàn giáo dân Việt Nam, nhất là các cụ già, đã xúc động và rút khăn lau nước mắt, vì cảm thấy vinh hạnh, sung sướng được là con cháu các vị anh hùng. Trong suốt thời gian lưu lại Roma, Chúa Quan Phòng cũng đã ban ơn lành, gìn giữ hơn 8 ngàn giáo dân Việt Nam, không một ai đau ốm hay bị tai nạn nào; ai cũng tươi cười, vui vẻ và phấn khởi.
Kết
Phần chúng tôi, trong tư thế Cáo thỉnh viên Vụ Án Phong Thánh, sau khi hồi tưởng lại:
- Việc được ủy nhiệm làm Cáo thỉnh viên từ ĐHY Giuse Trịnh Văn căn, Chủ tịch HĐGMVN,
- Việc hoàn tất các tài liệu cần thiết và việc chuyển giao mọi tài liệu lên Bộ Phong Thánh với đầy đủ các thủ tục theo Giáo luật,
- Việc được Cơ Mật Viện bỏ phiếu “Thuận” và việc được Đức Giáo Hoàng, với thẩm quyền tối cao, châu phê,
- Việc được Chúa Quan Phòng, cuối cùng, đã cho phương tiện tài chánh để trang trải chi phí tổ chức ngày đại lễ,
Chúng tôi đi đến kết luận nghiêm chỉnh và thành tín rằng: Thiên Chúa muốn cho các Chân Phúc Tử Đạo Việt Nam được vinh danh trong thời đại này, chứ không phải thời đại nào khác.
Thật vậy, từ trời cao thăm thẳm, từ ngàn ngày xa xưa, cũng như mỗi ngày thường xuyên hiện tại, tấm gương can trường hi sinh của các tiền nhân tử đạo VN ví như những ngọn đèn hải đăng vĩnh viễn, vượt không gian và thời gian, tỏa sáng trên khắp các nẻo đường đất nước Việt Nam.
Gương sáng về sự can trường và lòng hi sinh của các tiền nhân Tử Đạo VN đã soi chiếu tới:
- Các Tòa Giám mục, nơi đây, phần đông các vị chủ chăn, trong một quá khứ chưa xa, đã bị quản thúc tại gia, không có thể đi kinh lí, thăm hỏi các giáo đoàn trong giáo phận của mình. Nhưng các vị đã là những tảng đá sắt kiên cố, dù cho sóng biển có đập mạnh, gầm thét, các ngài vẫn trung kiên bền vững.
- Các xứ đạo, nơi đây, các linh mục, là những đàn em trong dòng giống Dũng Lạc, Lê bảo Tịnh, đêm ngày vẫn kiên cường trong phận sự phục vụ dân Chúa.
- Các tu viện, thuộc đủ mọi màu áo và đường lối tu hành (vì thời cuộc, đôi khi phải đã đơn giản hóa tu phục), nhưng tất cả vẫn quyết tâm đóng góp tích cực trong công cuộc truyền giáo và phục vụ đồng bào.
- Các gia đình Công Giáo, trong khí phách con cháu các Thánh Tử Đạo anh dũng, đã duy trì bàn thờ trong nhà, tối sớm tập họp kinh nguyện, xin ơn kiên trì trong đời sống đức Tin, Cậy, Mến và trở thành những công dân lương thiện. Họ là những người đã lấy tên cácThánh Tử Đạo để đặt cho chính mình, cho con cái mình, với hoài bão là tiếp tục bảo tồn cái nền giáo dục linh thiêng đạo đức và truyền thống cao đẹp của những anh hùng Emmanuel Lê Văn Phụng, những Tôma Trần Văn Thiện, những bà hiền mẫu Lê Thị Thành.
Roma 1998
Kỷ niệm 25 năm Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong các thánh Tử Đạo Việt Nam
+ ĐHY Gioan B. Phạm Minh Mẫn
07:23 15/06/2013
Kỷ niệm 25 năm Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong các thánh Tử Đạo Việt Nam
Kính gởi : linh mục, tu sĩ, giáo dân trong gia đình giáo phận
Anh chị em rất thân mến,
1. Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã tôn phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam ngày 19.6.1988, và đã ấn định ngày 24.11 hằng năm là ngày dân Chúa Việt Nam cử hành lễ mừng kính các ngài. Năm Đức Tin 2013 kỷ niệm 25 năm việc tôn phong các Thánh Tử Đạo Việt Nam. Kỷ niệm này nhắc nhở cho dân Chúa Việt Nam hai việc đức tin cần làm.
2. Một là, trong gia đình, trong cộng đoàn, hãy cùng nhau chung lời tạ ơn Thiên Chúa là Cha giàu lòng từ bi thương xót vô biên, thương ban cho dân Chúa Việt Nam những chứng nhân đức tin đã hy sinh đổ máu đào, góp phần vun tưới cho cánh đồng Việt Nam thêm màu mỡ, cho những hạt mầm các ơn Chúa ban, - ơn làm con Chúa và làm anh em của mọi người, ơn làm linh mục, ơn sống đời thánh hiến, ơn sống đời hôn nhân, - đâm chồi nẩy lộc, kết sinh hoa thơm trái lành, vì sự sống và sự phát triển của gia đình và xã hội.
3. Hai là hãy cùng nhau chung lòng cầu khẩn xin Chúa Thánh Thần mở rộng lòng tin của mọi người đón nhận lòng Chúa thương xót vô biên, ban ơn giúp sức cho mỗi người sống lòng từ bi, bao dung, nhân hậu, thắp sáng lửa yêu thương trong gia đình và trong xã hội đang chạy theo nền kinh tế thị trường cùng khuynh hướng cá nhân hưởng thụ duy vật chất.
4. Tôi ước mong anh chị em làm việc hai đó trong mọi cử hành, trong mọi giờ kinh nguyện, trong gia đình, trong cộng đoàn, đặc biệt trong ngày kỷ niệm đáng ghi nhớ nói trên. Theo lời Đức Thánh Cha Phanxicô nhắn nhủ, hai việc làm đó giúp anh chị em vừa tránh khỏi nguy cơ thành sói dữ, vừa ngày càng trở nên những mục tử nhân lành chăm lo cho gia đình và cộng đoàn cùng dẫn dắt mọi người đi đến nguồn sống mới chan hòa yêu thương và an bình. Tôi hy vọng rằng những việc làm đó còn là cách cộng tác với ơn Chúa Thánh Thần đổi mới anh chị em ngày càng trở nên chứng nhân đức tin trong xã hội hôm nay. Trước khi hôn chiếc nhẫn Hồng Y của tôi, Đức Thánh Cha xác định với tôi rằng Giáo Hội và xã hội hôm nay rất cần đến những chứng nhân đức tin đầy lòng Chúa thương xót.
+ Gioan B. Phạm Minh Mẫn
Hồng Y Tổng Giám mục
Hành Hương Đức Mẹ Tàpao giữa lòng tháng Thánh Tâm Chúa
Tâm Phúc
14:35 15/06/2013
Ngày hành hương Đức Mẹ Tàpao đã đến, những cơn mưa như trút nước làm dịu không khí nóng bức của mùa hè. Bất kể trời mưa và đường lầy lội, từ chiều 12 và cả ngày 13.6.2013, các đoàn hành hương từ khắp phương đã tìm về kính viếng Mẹ Tàpao.
Xem hình ảnh
Tối 12, Nghi thức kiệu Đức Mẹ Tàpao lên lễ đài diễn ra trong cơn mưa nhẹ. Đến phần cung chiêm Thánh Thể và suy niệm - lần chuỗi mân côi thì mưa dứt hẳn. Quảng trường Tàpao vang tiếng kinh cầu của cộng đoàn hòa vào tiếng côn trùng rả rích tạo nên một bầu khí linh thiêng khi tất cả thụ tạo cùng với Mẹ Maria ngợi khen Thiên Chúa. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Phan Thiết, chủ sự các nghi thức. Thay mặt cộng đoàn, ngài dâng lên Thiên Chúa tâm tình tạ ơn, tạ lỗi và khấn xin ơn bình an cho Giáo Hội, giáo phận, các gia đình và từng ý nguyện của khách hành hương hiện diện. Cùng với Mẹ Maria, một tràng Mân Côi được cộng đoàn sốt sắng dâng lên Thiên Chúa.
Sau khi nhận phép lành Thánh Thể, từng đoàn người nối nhau lên linh đài kính viếng Đức Mẹ Tàpao. Người ngồi chật kín cả linh đài. Người lớn tuổi, trẻ nhỏ và khá nhiều thanh niên nam nữ tham gia các giờ suy niệm và đọc kinh mân côi theo sự hướng dẫn của các nữ tu. Mưa cứ rơi rồi ngưng, suốt đêm linh đài Mẹ luôn có khách hành hương ngồi cầu nguyện.
Sáng 13, cộng đoàn hân hoan mừng kính lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Cùng với khách hành hương còn có hơn 4000 thiếu nhi về tham dự Đại hội XIII Thiếu Nhi Thánh Thể GP Phan Thiết. Thánh lễ do Đức Giám Mục Phan Thiết chủ sự. Cùng đồng tế có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và quý cha trong ngoài giáo phận.
Mở đầu bài giảng, Đức Cha Giuse nói về ý nghĩa lễ Trái Tim Đức Mẹ: “Nếu lễ Thánh Tâm là tưởng niệm những kỳ công Chúa đã thực hiện vì yêu thương nhân loại nhằm kêu gọi người ta tìm đến hưởng tận nguồn ơn cứu độ trào dâng, thì lễ Trái Tim Đức Mẹ là nhìn lại tấm lòng của Đức Mẹ trong đời Chúa Cứu Thế nhằm cổ võ lòng yêu mến Đức Mẹ đậm đà hơn”. Tiếp đến, ngài chia sẻ trang Tin Mừng Luca 2,41-52 đọc trong thánh lễ là ngắm thứ năm mùa vui quen thuộc minh họa cho thấy tình yêu nơi Trái Tim Đức Mẹ như dòng chảy tự nhiên luôn đổ vào chỗ trũng cuộc đời con cái qua sự lo lắng không vơi. Như một người mẹ trần gian, Đức Mẹ đã bao phen “lo lắng vì con, lo lắng cho con và lo lắng với con”. Ngài dẫn chứng tại Trung Tâm Thanh Mẫu Tàpao đây, các ý khấn đều thể hiện những nỗi lo trong cuộc sống thường ngày, từ nỗi lo vật chất đến tinh thần, từ nỗi lo hiện tại đến tương lai, từ nỗi lo cá nhân đến gia đình cộng đoàn, từ nỗi lo giáo xứ đến giáo phận Giáo Hội. Tất cả đều là những nỗi lo chính đáng. Đức Cha mời gọi cộng đoàn hành hương hãy đến với Đức Mẹ, phó thác cho Mẹ những nỗi lo lắng của mình để xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa. Xin Mẹ về với gia đình mình để cùng sẻ chia vui buồn trong cuộc sống và nhất là giúp mỗi người sống chứng nhân đức tin hàng ngày qua việc siêng năng kết hợp với Chúa và thực thi sống bác ái.
Nhân ngày Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể giáo phận Phan Thiết lần thứ XIII, Đức Cha Giuse xin cộng đoàn chung tâm tình với hơn 4000 em để tôn vinh Chúa và Đức Mẹ. Ngài cũng nhắc đến ngày 16.06 là “ngày người cha”, chúng ta chúc mừng và cầu nguyện cho mọi người cha được vuông tròn trách vụ. Tiếp đến, ngày 19.06 kỷ niệm 25 năm phong thánh, xin nhờ lời chuyển cầu của 117 thánh Tử Đạo Việt Nam, cho Giáo Hội Việt nam luôn thăng tiến trong đời sống đức tin.
Sau nghi thức làm phép nước và ảnh tượng, Thánh lễ kết thúc với phép lành của hai Đức Cha. Cộng đoàn hướng về Mẹ Tàpao hát lời tạ ơn.
Xem hình ảnh
Tối 12, Nghi thức kiệu Đức Mẹ Tàpao lên lễ đài diễn ra trong cơn mưa nhẹ. Đến phần cung chiêm Thánh Thể và suy niệm - lần chuỗi mân côi thì mưa dứt hẳn. Quảng trường Tàpao vang tiếng kinh cầu của cộng đoàn hòa vào tiếng côn trùng rả rích tạo nên một bầu khí linh thiêng khi tất cả thụ tạo cùng với Mẹ Maria ngợi khen Thiên Chúa. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám mục Phan Thiết, chủ sự các nghi thức. Thay mặt cộng đoàn, ngài dâng lên Thiên Chúa tâm tình tạ ơn, tạ lỗi và khấn xin ơn bình an cho Giáo Hội, giáo phận, các gia đình và từng ý nguyện của khách hành hương hiện diện. Cùng với Mẹ Maria, một tràng Mân Côi được cộng đoàn sốt sắng dâng lên Thiên Chúa.
Sau khi nhận phép lành Thánh Thể, từng đoàn người nối nhau lên linh đài kính viếng Đức Mẹ Tàpao. Người ngồi chật kín cả linh đài. Người lớn tuổi, trẻ nhỏ và khá nhiều thanh niên nam nữ tham gia các giờ suy niệm và đọc kinh mân côi theo sự hướng dẫn của các nữ tu. Mưa cứ rơi rồi ngưng, suốt đêm linh đài Mẹ luôn có khách hành hương ngồi cầu nguyện.
Sáng 13, cộng đoàn hân hoan mừng kính lễ Trái Tim Vẹn Sạch Đức Mẹ. Cùng với khách hành hương còn có hơn 4000 thiếu nhi về tham dự Đại hội XIII Thiếu Nhi Thánh Thể GP Phan Thiết. Thánh lễ do Đức Giám Mục Phan Thiết chủ sự. Cùng đồng tế có Đức Cha Phaolô Nguyễn Thanh Hoan và quý cha trong ngoài giáo phận.
Mở đầu bài giảng, Đức Cha Giuse nói về ý nghĩa lễ Trái Tim Đức Mẹ: “Nếu lễ Thánh Tâm là tưởng niệm những kỳ công Chúa đã thực hiện vì yêu thương nhân loại nhằm kêu gọi người ta tìm đến hưởng tận nguồn ơn cứu độ trào dâng, thì lễ Trái Tim Đức Mẹ là nhìn lại tấm lòng của Đức Mẹ trong đời Chúa Cứu Thế nhằm cổ võ lòng yêu mến Đức Mẹ đậm đà hơn”. Tiếp đến, ngài chia sẻ trang Tin Mừng Luca 2,41-52 đọc trong thánh lễ là ngắm thứ năm mùa vui quen thuộc minh họa cho thấy tình yêu nơi Trái Tim Đức Mẹ như dòng chảy tự nhiên luôn đổ vào chỗ trũng cuộc đời con cái qua sự lo lắng không vơi. Như một người mẹ trần gian, Đức Mẹ đã bao phen “lo lắng vì con, lo lắng cho con và lo lắng với con”. Ngài dẫn chứng tại Trung Tâm Thanh Mẫu Tàpao đây, các ý khấn đều thể hiện những nỗi lo trong cuộc sống thường ngày, từ nỗi lo vật chất đến tinh thần, từ nỗi lo hiện tại đến tương lai, từ nỗi lo cá nhân đến gia đình cộng đoàn, từ nỗi lo giáo xứ đến giáo phận Giáo Hội. Tất cả đều là những nỗi lo chính đáng. Đức Cha mời gọi cộng đoàn hành hương hãy đến với Đức Mẹ, phó thác cho Mẹ những nỗi lo lắng của mình để xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa. Xin Mẹ về với gia đình mình để cùng sẻ chia vui buồn trong cuộc sống và nhất là giúp mỗi người sống chứng nhân đức tin hàng ngày qua việc siêng năng kết hợp với Chúa và thực thi sống bác ái.
Nhân ngày Đại hội Thiếu Nhi Thánh Thể giáo phận Phan Thiết lần thứ XIII, Đức Cha Giuse xin cộng đoàn chung tâm tình với hơn 4000 em để tôn vinh Chúa và Đức Mẹ. Ngài cũng nhắc đến ngày 16.06 là “ngày người cha”, chúng ta chúc mừng và cầu nguyện cho mọi người cha được vuông tròn trách vụ. Tiếp đến, ngày 19.06 kỷ niệm 25 năm phong thánh, xin nhờ lời chuyển cầu của 117 thánh Tử Đạo Việt Nam, cho Giáo Hội Việt nam luôn thăng tiến trong đời sống đức tin.
Sau nghi thức làm phép nước và ảnh tượng, Thánh lễ kết thúc với phép lành của hai Đức Cha. Cộng đoàn hướng về Mẹ Tàpao hát lời tạ ơn.
Văn Hóa
Giải viết văn đường trường 2013 : Bản tin số 9
LM. Trăng Thập Tự
16:17 15/06/2013
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2013
BẢN TIN 09
Chúng tôi xin gửi đến quý Ban Biên Tập và độc giả bốn phương bản tin số 9 kèm với một vài ghi nhận về nội dung các tác phẩm dự thi.
Về phần nội dung, 45 tác phẩm dự thi đã giúp độc giả suy tư về rất nhiều mặt khác biệt trong cuộc sống đức tin, luân lý và làm chứng của người Kitô hữu. Trước hết là tình thương xót của Thiên Chúa (4), mầu nhiệm Giáng sinh và mầu nhiệm Khổ nạn của Chúa Kitô (2), tinh thần Hội Thánh (3), vấn nạn về sự đau khổ (3); một số truyện nói đến sứ vụ linh mục (2), ơn gọi linh mục (4), ơn gọi nữ tu (4), ơn gọi tận hiến vượt thắng tình yêu nam nữ (3). Đặc biệt là những truyện đề cao ơn gọi dấn thân giữa đời của người cựu chủng sinh (2), ơn gọi hôn nhân và bí tích hôn phối (2), đấu tranh bảo vệ sự sống (3), bầu khí gia đình Công Giáo (2), tình anh chị em (2), bí tích giải tội (2) và ơn hoán cải (1), ơn đức tin (1), việc đào tạo đức tin (2), thử thách đức tin (3), tình cảnh tục hóa nơi những gia đình trung lưu (1), sống và làm chứng Tin mừng (5), niềm vui trong cảnh nghèo (1), bí tích Rửa tội (1), bí tích Thánh Thể (1), và cả một truyện đề cập tới nỗi khó khăn của người đồng tính…
Sự đa dạng về đề tài là một sự hứa hẹn. Các cây bút trẻ đang tìm tòi sáng tạo chứ không chịu rập khuôn vào những chuyện cũ mòn…
Có biết bao đề tài, phải có hằng trăm hằng ngàn người tham gia suy tư và diễn tả. Chính vì thế mà cần phải có những nỗ lực như Giải Viết Văn Đường Trường để phát hiện tài năng và tạo điều kiện cho tài năng phát triển…
*
Giải Viết Văn Đường Trường vẫn tiếp tục tổng kết trao giải hằng năm tới năm 2018. Những ai chưa rõ thể lệ, xin mời xem:
- Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường
- Chương trình tìm kiếm và xây dựng tài năng văn xuôi cho văn học Công Giáo
tại http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/
Chúng tôi ước mong quý vị giúp giới thiệu chương trình này rộng rãi để có thêm nhiều bạn trẻ dự thi.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý Ban Biên Tập và các ân nhân.
Quy Nhơn, 13-6-2013
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Tòa Giám Mục Qui Nhơn
116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn
ĐTDĐ: 0935-424-449; gopnhattho@yahoo.com
BÀI DỰ THI
Mã số 13-041
CHỊ!
Mười đứa em là sản nghiệp mà Ba Mẹ tôi sau khi ra đi ký thác lại cho Chị. Ngày đó khủng khiếp lắm, nó như một trận giông ập xuống đầu chúng tôi và Chị như một cây cổ thụ già đứng thẳng lên che chắn cho anh em tôi.
Mảnh vườn cỏn con và mấy sào ruộng không đủ cho cái ăn, cái mặc của các em chị nên chị phải vất vả bươn chải, chèo ngược, chèo xuôi với nghề “hàng xáo”. Ấy vậy mà mười đứa nhóc em chị dù có bữa cơm không đủ no, áo không đủ ấm, thì tình thương và sự hy sinh của chị vẫn đủ sưởi ấm những trái tim côi cút của bọn tôi. Chị vất vả là thế, nhưng tất cả các em đều được cắp sách đến trường để đeo đuổi cái chữ. Chị không biết chữ, nhưng chị có biệt tài tính tiền không lõi một xu, chị có cách cư xử tốt với mọi người, chị có tấm lòng quảng đại hy sinh vì những đứa em chị.
Chúng tôi không còn Cha Mẹ bên cạnh để uốn nắn, dạy bảo, nhưng bù lại chúng tôi có chị vừa đóng vai Cha vừa đóng vai Mẹ và tôi biết chắc một điều ý Chúa rất nhiệm mầu, tình thương của Chúa bao la không bao giờ bỏ rơi chúng tôi. Dù cho có như thế nào chúng tôi vẫn được chị dạy dỗ bám víu vào tình thương Thiên Chúa bằng cách mỗi ngày tham dự thánh lễ Mi-sa và năng chạy đến cầu xin Đức Mẹ qua giờ kinh tối.
Chòm xóm nhìn vào cảnh côi cút của chị em tôi ai cũng cảm thương, nhưng cái xóm nghèo này, có thương thì cũng chỉ đứng nhìn, mà chua xót, cay cay đôi mắt, chứ làm được gì vì ai cũng chạy vạy từng bữa. Tôi đã theo chị trên từng đoạn đường nước xuôi ngược, uống cạn những giọt mưa, hứng hết cái nắng đến cháy bỏng da thịt xuyên qua manh áo rách và tôi đã sớm ý thức được cái nghèo, cái đói, cái khổ và thậm chí tim nhức nhối khi nhìn thấy chị tôi gạt bỏ tuổi xuân để lao vào tìm kế nuôi sống chúng tôi. Tôi đã quyết định đeo đuổi con đường trơn trợt đến trường, tôi hằng liên lỉ cầu xin Chúa cho tôi học thật giỏi để sau này tôi kiếm được thật nhiều tiền, để trả lại cho chị một cuộc đời sung sướng và hạnh phúc. Tư tưởng ấy nó đâm chồi nảy lộc trong ngóc ngách sâu thẳm lòng tôi. Nó là động lực mạnh nhất thúc đẩy tôi rời bỏ gia đình để theo một người bạn của Mẹ tôi ra thị trấn ở phụ việc nhà để được đi học sau một năm nghỉ học lăn lóc theo chị buôn bán.
Cuộc đời tôi được sang một trang mới khắc nghiệt hơn vì tạm cắt đứt mối dây yêu thương tung tăng mỗi ngày với anh chị em. Tôi phải tự biết lo cho thân phận khi đau ốm bệnh tật, và gục đầu vào gối gậm nhấm nỗi buồn cô độc khi đêm về. Tôi sống rất đau khổ. Nhưng bù lại tôi được ăn no, mặc lành, được tiếp tục đi học ở thị trấn, và được nắm chắc tia hy vọng mỏng manh học đại học, thành đạt và mang lại cho mọi người cuộc sống no đủ hơn và nhất là tôi sẽ đưa chị ra khỏi cuộc sống lam lũ bùn sình. Chỉ bấy nhiêu thôi đã là nung nấu ý chí quật cường đứng lên, như cây xương rồng khô giữa sa mạc vẫn khẳng khiu vươn lên đòi quyền được sống. Nhưng tự sức tôi không làm được, biết thế nên tôi luôn bám vào Chúa Thánh Thể, hàng ngày cho dù có bận đến đâu tôi vẫn tranh thủ đến với Thánh Thể Chúa trong thánh lễ và vẫn trung kiên với một lời van xin.
Phần chị tôi, cuộc sống ngày càng khốn khó, đồng tiền không dễ kiếm, chị đã chuyển sang nghề mua chuối, làm kẹo dừa, rồi đi rừng đốn củi… Dù khốn khó như thế nào chị vẫn một mình gánh hết, các em chị vẫn được ngày đói ngày no đến trường, hầu như ai cũng được học hết lớp 9 trường làng. Riêng tôi vì thoát ly khỏi nhà từ lúc 11 tuổi và một người chị đi tu là phải xa nhà, còn tất cả đều được chị bao phủ bằng tình thương và sự sinh hy của chị mà an vui sống.
Tôi tin chắc Chúa không lấy hết tất cả của ai, khi đóng cánh cửa lớn lại thì Ngài luôn mở sẵn cánh cửa nhỏ chờ đợi tôi. Trải qua bao nhiêu vất vả rồi tôi cũng tạm được gọi là thành đạt. Tốt nghiệp đại học ra trường tôi xin về một trường cấp ba nằm trên quốc lộ gần giáo xứ Đại Hải. Và tôi cũng đã cất được căn chòi nhỏ đưa chị mình về sống cùng, những tưởng đã mang lại cho chị một cuộc sống an nhàn hạnh phúc hơn. Hết em, đến cháu chị lại tiếp tục cưu mang chúng, hàng ngày chị miệt mài lần chuỗi mân côi, sống vui vẻ. Khoảng thời gian hạnh phúc ấy không được bao lâu, thánh giá lại ập xuống trên chị và đau khổ lại tiếp tục giày xéo con tim tôi. Chị ngã bệnh. Tôi buồn bã khi nghe bác sĩ tư vấn. Chị bị viêm đa khớp. Bệnh phát gần mười năm nay nhưng do cố chịu đựng, bây giờ nó phát triển nặng. Dùng thuốc đặc trị thì ảnh hưởng bao tử, một tháng trời nằm bệnh viện y học dân tộc, tình hình vẫn thế không cải tiến, chuyển sang bệnh viện trung ương. Tôi nhiều lúc muốn cầu xin Chúa cất chị đi để chị đừng bị đau nhức. Tôi tuyệt vọng khi vét hết những đồng tiền cuối cùng, rồi những món nợ chồng lên nợ từng ngày. Tôi cầu xin lòng thương xót Chúa, tất cả anh chị em tôi van nài lòng thương xót Chúa cứu chị, nhìn chị nằm sát lẻm dưới chiếu - vì có ăn được gì đâu - tôi buồn lắm.
Sau gần một tháng điều trị bao tử chị bắt đầu ăn được chút ít. Bác sĩ tư vấn thay khớp gối, nếu sức khỏe chị tạm ổn. Cả nhà ai cũng muốn làm tất cả để cứu chị. Riêng tôi, tôi thấy tâm hồn vẫn bình an, tôi thấy lòng thương xót Chúa vẫn ở bên tôi, không biết tại sao tôi vẫn bình an khi nghĩ rằng chị có chết vẫn là ý Chúa. Tôi không đồng ý thay khớp và kết cuộc bác sĩ cũng trả về với một lời tiên đoán không qua sáu tháng. Anh chị em tôi đau buồn, khóc lóc, tôi vẫn như không. Vẫn tin tưởng vào một điều kỳ diệu nào đó và tôi luôn cầu xin Chúa. Lạy Chúa người đã đổ máu ra để cứu chuộc nhân loại, xin hãy nhểu hai giọt máu vào hai chân chị con là chị con được khỏe mạnh. Trong lúc mọi người tuyệt vọng tôi đã vững lòng mà nắm chặt tia hy vọng mong manh Chúa sẽ ra tay. Và tôi đã nhắn tin nhờ Cha Long cùng cộng đoàn Chúa thương xót cầu xin cho chị được ơn cứu sống.
Lúc bấy giờ chị Bảy tôi, là nữ tu dòng La-san, có quen biết một Thầy Thuốc đông y chuyên trị bằng cách xoa bóp, bấm nguyệt. Chị muốn tôi đưa chị đến, với tôi tất cả thầy thuốc không còn ý nghĩa, chỉ còn một người duy nhất có thể cứu chị tôi là Thầy Giê-su. Tôi tin chắc như thế và vì chỉ muốn làm đẹp lòng người chị nữ tu, tôi đã gọi điện cho Thầy Thuốc để kể tình trạng bác sĩ chê. Nhưng khi nói chuyện với Thầy tôi mới biết rằng chính Đức Ki-tô đã đến. Vì Thầy không hỏi nhiều đến tình trạng bệnh nhưng lại bảo đêm nay Thầy sẽ cầu nguyện cho trường hợp của chị tôi và mời gia đình cùng hiệp thông cầu nguyện. Rồi đợi vài ngày cho chị khỏe đưa chị lên.
Trong lúc chờ đợi tôi lại nhận được một bức email của một người bạn từ nửa vòng trái đất. Anh gửi cho tôi một video clip về một thánh lễ lòng Chúa thương xót và câu chuyện của một người nọ bị viêm khớp cũng được bác sĩ tư vấn thay khớp nhưng nhà nghèo không khả năng, rồi nhờ vào niềm tin của người vợ van xin lòng thương xót Chúa mà đã được chữa khỏi. Chúa đã gửi mọi người đến để củng cố niềm tin cho tôi, để tôi xác tín một điều: chị tôi sẽ được cứu. Tôi đã tức tốc đưa Chị đến nhà thờ Chí Hòa vào thứ năm để xin ơn trước khi đưa qua Thầy xem bệnh. Tại nhà thờ Chí Hòa, niềm tin của tôi được trọn vẹn hơn, khi chính mắt tôi đã nhìn thấy những sự lạ lùng mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân trần.
Mọi sự đã được Chúa an bài ngoài sự suy nghĩ lo lắng và sức tưởng tượng của tôi. Tôi và chị tôi đã được Chị Bảy tôi gửi vào dòng Mến Thánh Giá Tân Lập. Khi thấy tôi cõng chị, các Dì đã cho chiếc xe lăn và tôi đã đưa chị đến gặp Thầy cách khoảng cây số. Vừa bước vào, tôi thấy ngay hình thánh giá dựng trang nghiêm giữa phòng bệnh và hình Đức Mẹ sầu bi đứng trên bàn thờ. Tôi tin rằng mình đã được đến với Người và sẽ được ơn cứu chữa. Sau khi bắt mạch cho chị, vị Thầy thuốc hỏi tôi sao lại để chị nặng đến thế, chị không còn sức, không qua khỏi sáu tháng. Thầy bảo chỉ còn trông chờ vào Đức Ki-tô thôi, hãy cầu xin. Rồi Thầy bảo tôi bế chị lên giường. Thầy bấm vào chân chị tôi một lúc và bẻ cóp lại. Chị tôi kêu lên đau đớn, rồi lã người khoảng mười phút. Chị tôi bắt đầu tự ngồi dậy và đứng lên đi một vòng, sau gần nữa năm không đi đứng gì được. Tôi sửng người còn Thầy thì luôn miệng nói: Không phải tôi làm đâu nhé, đó là do chúng ta cầu xin và Đức Ki-tô đã chữa. Chính mắt tôi chứng kiến và lòng tôi biết rằng Thiên Chúa đã nghe thấu tiếng kêu cầu tha thiết của mọi người van xin cho chị tôi.
Khi tôi báo tin về cả gia đình không ai tin tôi. Nhưng vì xa quá không ai đến thăm được. Chúng tôi được trú lại nhà dòng trong ba tuần trọn, các Dì đã hiệp thông cầu nguyện cho chị em tôi, chăm sóc chúng tôi bằng lòng bác ái. Nơi đây tôi đã suy niệm và thấy rằng chính vì tôi nài xin Chúa hai giọt máu cho vào chân chị tôi, chính vì những chuỗi lòng thương xót của anh chị em tôi, những tràng hạt mân côi kết hiệp với lời cầu xin của mọi người là của lễ đẹp lòng Chúa nhất và Ngài đã dùng tay Thầy thuốc cứu chữa chị tôi. Cứ mỗi ngày chị tôi đi được xa hơn một chút, rồi tự đi lễ, rồi dần dần bình phục.
Sau ba tuần, gia đình tôi lên đón chị về. Ai cũng sửng người vì một hồng ân to lớn mà Chúa thương ban. Tôi đã đưa chị tôi ghé lại nhà Thờ Chí Hòa tạ ơn lòng Chúa thương xót. Tôi đã cầu xin Chúa nếu Chúa muốn thì Hai Chị em con sẽ lên làm nhân chứng, còn nếu Chúa muốn con sẽ làm nhân chứng bằng cách viết lại thì tùy theo quyền năng của Ngài sẽ cho con cơ hội.
Cho tới bây giờ gần 10 tháng, chị tôi vẫn khỏe mạnh, đi lại trong nhà, lại sống những ngày trọn lòng tín thác vào Chúa. Hôm qua, tôi vô tình đọc được thông báo số 5 của giải Viết Văn Đường Trường và tôi đã cầu xin Chúa Thánh Thần để viết đến mọi người như một thông điệp về lòng thương xót Chúa. Một câu chuyện rất thật từ cuộc sống, và hồng ân Chúa vẫn còn đó dành cho những ai đặt trọn lòng tín thác.
Mã số 13-042
MỘT LẦN VẤP NGÃ
Chị ngã xuống một con đường gập ghềnh lở lói. Trước khi mọi thứ xung quanh nhòe dần và biến vào bóng tối, chị còn thấy khuôn mặt con mình. Khuôn mặt con u ám đầy nỗi đau nhưng đôi mắt vẫn sáng, và hình như con đang mỉm cười.
Chị sinh ra trong một gia đình ngoan đạo. Ba chị làm ông biện ngày hai buổi đến nhà thờ. Mẹ chị là một cô giáo hết sức nghiêm khắc. Hằng ngày chị mặc áo dài trắng chấp chới đi trên đường làng đến nhà thờ, làm bao chàng thanh niên ngơ ngẩn nhìn theo. Rồi chị lên thị xã học, con tim mở cửa. Chị không ngờ tình yêu, thứ mà ba mẹ chị vẫn cấm đoán lại đẹp mê hồn đến thế. Mười tám tuổi chị bỏ trường bỏ nhà đi theo tiếng gọi của con tim. Bữa chị bị tình phụ quay về, ba chị cầm kéo rượt theo. Bắt được chị trên một đám ruộng bì bõm nước, ông sởn đi mái tóc dài của chị. Mất mái tóc chị không đến nhà thờ. Ba mẹ chị cũng không ép, bởi ra khỏi nhà, người ta sẽ nhìn mái tóc kì dị của chị, và những ánh mắt đó như những lời buộc tội tàn nhẫn, cay độc. Tóc ngắn rồi cũng dài, nhưng chị vẫn không đi lễ, vì cái bụng dưới lớp áo đã trồi lên. Chị không đủ can đảm bước trên con đường dẫn đến nhà thờ. Con chị là dấu hiệu của sự sống, của tình yêu, nhưng đồng thời cũng là một nỗi cay đắng mà chị phải nuốt lấy. Không ai biết vào những buổi trưa, khi xóm làng ngủ mệt trong cái nắng oi ả của mùa hè, chị lủi thủi tới nhà thờ. Chị ngồi đó và khóc.
Chị làm mẹ năm mười chín tuổi. Người đời chê trách mãi cũng chán, người ta lại bồng ẵm nựng nịu con chị. Hôm chị bồng đứa bé đỏ hỏn tới nhà thờ cha xứ bị sổ mũi. Cha vô ý nhỏ một giọt nước mũi lên cái má trắng hồng của thằng bé. Cha cười, nói chắc sau này nó đi tu. Chị đặt con tên Tâm.
Mười tám tuổi Tâm bị người ta tông gãy chân. Đang lò mò ra khỏi cơn mê, Tâm nghe ông ngoại chép miệng, nói tiếc quá chừng, tưởng đâu thằng bé đi tu. Tiếp theo là tiếng thở dài của chị.
Cũng may Tâm chỉ bị thương nhẹ. Chân hết đau nhưng vẫn để dấu tật nguyền. Mỗi lần đến nhà thờ tụi con nít xúm nhau chọc: “Tâm cà thọt, Tâm cà thọt”. Thấy Tâm không phản ứng, chúng chọc miết cũng chán bỏ đi chơi. Ở đó có một tâm hồn đang giãy giụa, đau đớn trong một thân xác bất động. Tâm vẫn đến nhà thờ mỗi ngày, nhưng tình yêu Chúa trong Tâm đã hao hụt ít nhiều. Có bữa Tâm giáng một cái tát vào mặt thằng bé mới năm tuổi vì nó vống cổ lên kêu “Tâm cà thọt”. Chị đứng đó, chết lặng bởi con mình đang chảy máu. Vết thương trong lòng con chưa lành mà mấy đứa con nít vô tình cứ khơi ra.
Tâm thôi nhà thờ. Chị đau khổ nhìn những nỗi đau của mình ngày xưa nay lại viết lên cuộc đời con. Nhưng chị đã ra khỏi, đã bỏ lại dĩ vãng, còn con chị bao giờ mới hết đau? Làm sao bỏ được dáng đi tật nguyền ấy? Làm sao bịt hết miệng của mấy đứa con nít và những người vô tâm?
Chiều đó Tâm nhìn vào góc tường tối và nói với chị: “Con bỏ đạo, Chúa gì mà bất công”. Chị nghe từng lời như một vết cứa lên ruột gan. Trong bóng tối, con chị đang khóc, nhưng hình như nước mắt không chảy, chỉ có đôi vai run run. Nó úp mặt vào giữa hai đầu gối. Chị nhận ra lưng con mình đã cong từ bao giờ, cong để cúi mặt xuống đất, khỏi ngước mặt lên nhìn đời. Chị đặt nhẹ bàn tay lên lưng con, nghe từng đốt sống lưng gồ lên đâm vào những ngón tay của mình. Chị muốn nói với con rằng Chúa không bất công, rằng Chúa luôn yêu thương con, nhưng chị không biết nói từ đâu?
Có nên kể cho con nghe về một bệnh viện phụ sản nơi cha của Tâm đã từng dẫn chị đến. Bữa đó cha Tâm nắm chặt tay chị, nói em mà không bỏ cái thai thì tôi bỏ em. Bữa đó chị đã dợm chân bước vào, nhưng nhìn thấy cây thánh giá nhỏ trên chiếc áo thường phục của một nữ tu, chị đã vùng khỏi tay cha Tâm mà chạy. Có phải nên kể cho Tâm nghe, không có cây thánh giá đó, chắc Tâm sẽ không bao giờ được thấy ánh sáng, được sống vui vẻ mười mấy năm qua. Có phải nên kể cho Tâm nghe, khi chị mang thai, mọi người đều xa lánh, chỉ có cha sở quan tâm. Ngài vẫn khép hờ cửa nhà thờ mỗi trưa, để chị có thể dễ dàng vào ngồi với Chúa. Chắc Tâm cũng không biết hồi nhỏ Tâm gầy yếu, đau ốm xanh xao. Có bữa sốt cao phải đem đi cấp cứu. Mọi người trong khu giáo đã góp tiền cho Tâm đi viện và đọc kinh cầu nguyện cho Tâm qua khỏi cơn nguy kịch… Nhiều lắm, nhiều lắm, Tâm cũng biết, nhưng bây giờ nỗi đau quá lớn. Nhưng chị không muốn Tâm mất Chúa trước khi nỗi đau trong lòng Tâm nguôi ngoai.
Chị sẽ kể hết, chỉ chừa lại chuyện ở bệnh viện phụ sản, chị không muốn chuyện đó làm nỗi đau trong lòng Tâm lớn hơn. Chị sẽ nói cho Tâm biết Chúa không bất công, bắt đầu từ bữa trưa chị đến nhà thờ khóc. Rồi ngày Tâm chào đời, cha sở đã tới thăm, nói Tâm mau lớn lên nhà thờ đánh chuông với ông ngoại. Chị nghe tiếng ba chị nghẹn ngào khóc, hạnh phúc không nói nên lời. Tâm có biết rằng hôm đó chị đã hồi sinh, đã thấy nhớ nhà thờ, nhớ Chúa đến rơi nước mắt…
Trong bóng tối chị nghe tiếng con thở rất khẽ. Chị đã rót vào tâm hồn con cuộc sống của mình, tình yêu đối với Chúa của mình, vì chị nghĩ điều đó là cần thiết cho một tâm hồn đang hoang mang, trống rỗng.
Tâm lao ra bóng tối và chị chới với đuổi theo. Chị cảm thấy như mình vừa sống lại một cuộc đời, đã mệt mỏi kiệt sức vì nhớ lại những quãng đời đầy hối tiếc, chị ngã xuống. Cũng may khi tỉnh lại, chị đã thấy con mình bên cạnh. Đúng là khuôn mặt con đang mỉm cười. Đến lượt Tâm kể cho chị nghe, rằng Tâm đã đi xưng tội và cảm thấy nhớ Chúa như thế nào…
Mã số 13-043
NẮNG LỬA THÁNG NĂM
Thời tiết vào tháng Năm nóng kinh khủng! Ông mặt trời chiếu từng tia nắng gay gắt, chói chang cứ như muốn trút hết lửa mà ông có được lên đầu dân miền đất võ Bình Định này.
Chợt có tiếng trống báo hiệu giờ giải lao vang lên:
“ Thùng, thùng, thùng… thùng”
Nhóm bạn thân của tôi nhanh chóng rủ nhau xuống căng tin trường để ăn quà vặt và nhất là để tránh nắng nóng. Tụi tôi hào hứng ngồi ôn lại những kỉ niệm thời mới bước vào lớp 10 thật vui vẻ, trong sáng. Bỗng kí ức chợt tràn về trong suy nghĩ của tôi, nhớ lại khoảng thời gian lúc ấy thật kinh khủng nhưng lại ý nghĩa vô cùng.
Có lẽ, chỉ vì lúc đó tôi quá im lặng, lầm lì, nhút nhát nên bạn bè không thích nói chuyện. nhưng cũng có thể là do bề ngoài của tôi không được ổn lắm, lại còn quê mùa, cục mịch, cộng thêm cái tính dể nổi khùng của tôi nên các bạn ở phường cứ nhìn tôi với cái nhìn khác lạ. Tôi cảm nhận được sự mỉa mai, giễu cợt trong nụ cười, trong ánh mắt của tụi nó mỗi khi tôi bước vô lớp. Nhất là con Nga và thằng Thế. Vậy mà xui khiến sao, cô giáo lại chỉ định tụi nó ngồi cạnh tôi mới chết chứ! Nhưng tôi không quan tâm, không thèm nói chuyện, cũng chẳng hỏi han. Đôi lúc, tôi còn mong cho tụi nó gặp điều xấu nữa. tôi vẫn cứ một mực giữ vững quan điểm “một mảnh trời riêng ta với ta”…
*
“Đừng bao giờ chơi với tụi nó” lí trí tôi mách bảo vậy.
Những ngày gần Đại Lễ Phục Sinh, ban ngày trời nóng như đổ lửa, không có một cơn gió nào thổi đủ mạnh để làm tôi cùng với người dân ở đây được mát dù chỉ một lần. Buổi trưa, ngoài trời nhiệt độ có thể từ 38 đến 39oC. Mọi người ai cũng phàn nàn, mệt mỏi về điều này…
Hoàng hồn đỏ thẫm bây giờ đã tối hẳn chìm dần vào màn đêm huyền ảo. Buổi tối Lễ vọng Chúa Phục Sinh, ánh nến lung linh rực rỡ sắc màu. Dường như tâm hồn tôi chìm vào giấc mơ, chìm vào một góc hạnh phúc nào đó trên Thiên Đường. Cảm giác hưng phấn, lâng lâng khó tả.
Để rồi, ngày thứ hai đi học lại… con Nga chợt hỏi:
- Này! Gà rù (nó vẫn hay gọi tôi như thế), Thế Chúa Nhật hôm qua là ngày ông Chúa mày sống lại à?
Tôi trả lời cộc lốc:
- Ừ! Sao? có chuyện gì?
- Vậy chắc là mấy người có đạo đức như mầy đều ăn mừng đúng không?
- Đúng!
- Hèn chi, tao thấy mấy quán thịt cầy đắt ơi là đắt! Đông khách quá trời luôn! Đạo của mầy ăn toàn thịt chó. Vậy mà gọi là đạo yêu thương sao? Gọi là đạo sát sinh mới đúng. Tao nói vậy có đúng không, Thế?
Thằng Thế lanh chanh xen vào:
- Ừ đúng rồi! Đạo như vậy mà bày đặt yêu với thương! Rõ là vẽ vời mà! Amen! Xách cà mèn đi mua thịt chó! Amen! Xách cà mèn đi mua thịt chó!
Tôi tức không thể nào chịu nổi nữa. Máu dồn lên mắt, dường như trong tôi chỉ còn nhìn thấy những tia thù hận từ trước đến giờ tụi nó đối xử với tôi. Phải cho tụi nó biết tay!” Cứ thế, tôi lao thẳng đến chỗ Nga.
“Bốp…” Bàn tay tôi chạm vào má Nga. Không! Nói đúng hơn là tôi đã tát nó một cái thật mạnh. Tôi không tin vào bản thân mình nữa. Tại sao tôi lại làm như vậy? Hình như tôi đã làm một việc không nên, không mấy tốt đẹp cho Nga và cho chính bản thân tôi.
Chúa đã dạy là phải “yêu thương người khác như chính bản thân mình”. Vậy mà tôi đã làm điều ngược lại.
Không để cho tôi kịp trấn tĩnh, thằng Thế đưa cánh tay lên định tát lại nhằm trả đũa. Lúc đó tôi đã nhắm mắt để chịu trận. Bởi vì tôi biết tôi đã sai. Nhưng hình như có ai đó đã chặn cánh tay Thế lại. Tôi mở mắt ra thì thấy người đó chính là Minh – một bí thư đoàn trường nổi tiếng gương mẫu lớp tôi. Minh từ từ bước ra giữa và nói:
– Này các bạn! Làm như thế là không được đâu, cùng một lớp, cùng một nhà mà lại đi đá đấm với nhau sao?
Con Nga ấm ức, phân bua:
– Bí thư không thấy nó đánh tui sao? Tôi phải thưa với cô giáo và ba mẹ tui biết để xử lý nó!
– Ừ! Đúng đó Nga, thưa với cô cho nó biết tay! (Thằng Thế xen vào)
Minh chậm rãi lên tiếng:
– Này Nga! Phỉ báng đạo của người ta là bạn sai rồi đấy! Làm như thế không tốt đâu! Cả Thế nữa đã không giúp cho bạn hàn gắn, thuận hòa mà còn gây chia rẽ. Còn Trân, bạn nên nhịn đi! Bạn cũng đã sai khi tát Nga đó!
– Nhưng!!....
– Thôi không bàn cãi nữa!chúng ta kết thúc ở đây nha!
Mọi người im lặng, về chỗ ngồi riêng của mình, không một ai lên tiếng trả lời câu hỏi của Minh.
*
Suốt buổi học tôi thấy ray rứt và khó chịu lắm! Tôi hối hận vô cùng khi đã lỗi phạm đức yêu thương, lỗi phạm một đức tính cần có và bắt buộc phải có của người tín hữu. Thật là đáng trách khi một người Kitô hữu lại hành động như vậy. Nhưng từ đó trở về sau, Thế và Nga không còn khích báng tôi nữa. Bọn chúng bỗng dưng dễ thương vô cùng và đối xử tốt với tôi một cách lạ lùng. Về phần mình, tôi cũng trở nên thân thiện, hòa đồng hơn. Tôi không còn khép mình, thù dai như trước nữa. Chúng tôi đã quên đi ngày hôm ấy và dần trở nên thân thiết, chia sẻ mọi thứ dù chỉ là ổ bánh mì, một ly nước, một viên kẹo. Ai cũng đều nhận ra lỗi của mình và đã xin lỗi nhau một cách chân thành. Điều đó đã làm tôi bớt ân hận và cảm thấy tự tin hơn hẳn. Dù không nói ra nhưng tôi thực sự rất vui.
Và rồi buổi lễ tổng kết học kì 2 cũng đã tới, sau khi mọi người đi về hết, Minh kéo tay tôi lại và nói:
- Lần sau đừng nóng giận như thế nhé! Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc truyền giáo của đạo đấy!
Lúc này, mặt tôi đỏ bừng vì xấu hổ. Tôi lặng im rất lâu. Chợt Minh lên tiếng:
– Này! Không phải Kinh thánh đã nói sao: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” hay là “Các con hãy tha thứ cho nhau bảy mươi lần bảy”, “Hãy đưa má cho người muốn tát các con”…
Tôi tròn xoe mắt hỏi:
– Sao Minh biết những điều đó?
– À! Vì mình quan tâm, vì mình thích đạo Kitô, mình thích cách ứng xử giữa những người tín hữu với nhau nên mình tìm hiểu thôi. Với lại chị gái của mình đang học giáo lí hôn nhân để kết hôn với một anh chàng ở bên đạo của Trân đó!
– Vậy sao?
– Ừ! Tất nhiên rồi! Khi nào chị hiệp lễ trên nhà thờ, Trân tham dự cùng mình nhé! Mà có thật là Trân nghĩ rằng người lương không biết Chúa hả? Người lương như mình cũng là con của Chúa đấy thôi, chị mình bảo vậy.
– Ừ, cho Trân xin lỗi nha! Xin lỗi vì… tất cả.
– Hì… hì… hì… Minh không trả lời, chỉ đáp lại bằng một nụ cười khó hiểu.Hai đứa im lặng và cứ thế ra về. Thỉnh thoảng tôi có liếc trộm sang Minh thì lại bắt gặp nụ cười và ánh mắt khó hiểu ấy cũng đang nhìn tôi.
*
“Thùng… thùng… thùng… thùng… !”
Một hồi trống vang lên, báo hiệu lúc tan trường… và năm học cũng trôi qua, kết thúc nắng lửa mùa hè trong lòng chúng tôi.
Tôi và Minh, hai đứa bước đi ra về thanh thản, nhẹ nhàng giống như hai năm trước, dưới nền trời xanh ửng nắng tháng Năm, hoa bằng lăng tím ngắt, nở mộng mơ… Nhưng có điều bây giờ tôi đã khác.
Đóa hoa nào đưa khoảng trời kia ngan ngát? “Một mảnh trời riêng…” nay lại thêm nữa một người.
– Trân ơi! Chờ tụi tao với…!
Tôi ngoái lại, nhìn thấy Nga… cùng với Thế chạy ra từ căng-tin
Chợt hối hận… chợt thấy thương sao!
– Chúa ơi! Cho con mãi yêu người như chính Chúa!
Mã số 13-044
MÀU HỒNG CUỘC SỐNG
Mùa hè rộn rã, vui vẻ và hào hứng của năm lớp 11 đã trôi qua một cách nhanh chóng. Tôi lại chuẩn bị lên thêm một lớp nữa. Hôm đó, khi đã nhận lớp, sắp chỗ ngồi và phân công ban quản lý lớp xong xuôi, cô giáo thông báo chúng tôi chính thức là những học sinh lớp 12. Lớp chúng tôi mới học được bốn tuần đầu thì có một cô bạn từ Nha Trang chuyển ra. Thật tình mà nói thì tôi không thích cô bạn mới này cho lắm. Có lẽ vì cô ấy xinh đẹp, ăn nói dịu dàng, dễ thương hơn tôi lại là con nhà giàu có, học giỏi nên tôi càng ganh tỵ thêm. Thành ra tôi không bao giờ nói chuyện với cô bạn mới mặc dù chúng tôi ngồi cùng một bàn với nhau. Thậm chí cả tháng sau tôi mới biết họ tên đầy đủ của cô ấy là Nguyễn Huyền Trang. Đôi lúc, Trang có bắt chuyện với tôi, nhưng lúc nào tôi cũng trả lời cộc lốc, thỉnh thoảng còn kèm theo cái trừng mắt nảy lửa.
*
Một bữa nọ, nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/3, cả lớp chúng tôi quyết định tổ chức một bữa tiệc linh đình. Tôi và Trang có nhiệm vụ đi đặt chỗ ở quán ăn. Làm việc chung với người mình ghét quả là không vui và không hứng thú tí nào! Mặt mũi tôi lúc nào cũng tối sầm lại. Chắc có lẽ do mệt và đói, hai chúng tôi ghé vào một tiệm phở bình dân nằm ven đường. Lúc cô bán hàng bưng bát phở thơm lừng, nóng hổi nghi ngót khói đến trước mặt Trang thì tôi mới biết một điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Mắt mở to, miệng há hốc, tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy Trang làm dấu Thánh Giá một cách kính cẩn trước khi ăn. Thì ra Trang là người Công Giáo. Vậy mà bấy lâu nay tôi không hề biết.
Có phải tôi vô tâm quá chăng? Đang mải mê suy nghĩ, chợt nghe giọng Trang dịu dàng lên tiếng:
– Này! Trân ăn đi chứ! Phở trương ra hết rồi kìa!
Tôi giật mình nhìn xuống bàn thì thấy bát phở đã được bưng ra từ hồi nào. Tôi đáp lại gọn hơn:
– Biết rồi!
Đang chuẩn bị ăn thì Trang lại lên tiếng:
– Trân không làm dấu cảm ơn và mời Chúa ăn cùng sao?
Mặt đỏ bừng lên vì cảm giác xấu hổ, tôi ậm ừ trả lời cho qua chuyện.
– “Tui quên!”, rồi cúi gầm mặt xuống không nói một tiếng nào.
Thật ra đằng sau câu trả lời ấy là một sự dối trá, một sự bao biện cho hành vi sai trái của mình. Sự thật là tôi đâu có quên, tôi vẫn nhớ như in những gì giáo lý dạy là phải tự hào mình là con Thiên Chúa. Nhưng tôi đã sợ ánh mắt của mọi người, sợ tiếng nói xì xào của dư luận. Tôi sợ người ta biết mình là người có đạo, tôi thấy xấu hổ khi để họ trông thấy mình làm dấu. Vậy mà Trang lại…
Nhưng tôi vẫn quyết định làm theo sự bao biện lừa bịp đó mặc dù tôi biết điều này là không tốt và đáng xấu hổ đối với một người đạo gốc như tôi. Tôi cảm thấy cay cú với Trang ngày một nhiều thêm. Bởi vì chính Trang – một người tôi ghét cay ghét đắng – lại thấy được lỗi sai của tôi mà không phải ai khác! Có khi nào chính Chúa sắp đặt việc này chăng? Tôi tự hỏi.
*
Bây giờ, cơn đói trong tôi không còn tồn tại. Tôi chỉ tập trung suy nghĩ về việc làm sai trái vừa rồi của mình. Và thỉnh thoảng tôi liếc mắt nhìn sang bàn ăn bên cạnh đang có một bà mẹ và bốn đứa con nhỏ ngồi ăn. Trông họ không được khá giả mấy, nói đúng hơn là có vẻ nghèo đói. Quần áo họ mặc trên người thật sự rất cũ, cũng có vài chỗ vá lại nhưng được cái tinh tươm, sạch sẽ. Họ ăn một cách ngon lành. Những đứa nhỏ luôn tíu tít miệng khen ngon. Đôi lúc, chúng còn nghịch ngợm trêu đùa với nhau và phá lên cười. Trông chúng thật hồn nhiên hệt như những thiên thần.
Lúc họ ăn xong cũng là lúc tôi đến quầy tính tiền. Sau khi đã trả phần mình, tôi toan vội đi trước để khỏi về cùng Trang. Đột nhiên tôi thấy mặt người phụ nữ tái xanh, có vẻ bối rối, lúng túng. Cô ấy loay hoay tìm cái gì đó mà tôi không biết. Lúc này, Trang cũng đang chăm chú nhìn cử chỉ kì lạ của người phụ nữ. Bất giác, người phụ nữ lững thững đi đến quầy rụt rè hỏi:
– Chị ơi phần em hết bao nhiều tiền?
– 100 ngàn – một phần người lớn và bốn đứa nhỏ!
– Chị ơi! Em lỡ làm mất tiền… chỉ còn ít thôi… em thật sự xin lỗi chị… em…
– Này! Ăn xong định quỵt tôi sao? Đúng là cái đồ…
– Chị ơi! Mong chị…
Nhìn lũ trẻ ngơ ngác thật tội nghiệp. Chợt tôi thấy Trang mở túi xách, rút ra tờ 100 ngàn vứt xuống đất rồi thản nhiên nhặt lên như không có chuyện gì, chạy thật nhanh tới chỗ người phụ nữ đáng thương ấy.
– Cô ơi! Cô đánh rơi tiền này!
Người phụ nữ nước mắt lưng tròng, chợt hiểu ra ý của Trang, lấy tay gạt nước mắt, nhận lấy tiền và đưa cho người bán hàng.
Khi đã thanh toán tiền xong, người phụ nữ quay lại nghẹn ngào nói:
– Cảm ơn, cảm ơn cháu vì tất cả việc làm này của cháu cô sẽ không quên. Nó thật sự ý nghĩa với cô và cả bốn đứa con cô nữa. Cảm ơn vì đã cho những đứa con cô thấy được màu hồng cuộc sống – một màu hồng chan chứa tình thương con người, thấy được cử chỉ ấm áp tình đồng loại mà trước giờ chúng chưa nhận được từ những người khác, kể cả ba của chúng. Để chúng tiếp tục hi vọng, tin tưởng vào cuộc sống và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nói xong, người phụ nữ lặng lẽ cầm tay các con bước ra khỏi quán. Nhìn họ khuất dần, mất hụt vào dòng người bổ xô, tấp nập tôi đã khóc và Trang cũng vậy. Những giọt nước mắt đồng cảm cứ tuông rơi trên gò má.
*
Hai chúng tôi lặng lẽ dắt xe ra về. Chợt Trang lên tiếng:
– Trông họ thật đáng thương phải không Trân?
– Ừ! Mà Trang không thấy tiếc sao?
– Tiếc gì?
– 100 ngàn ấy…
– À! Không đâu! Giúp người gặp khó khăn là việc nên làm mà! Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con… có phải Chúa dạy như thế không Trân nhỉ?
Trang khúc khích cười thân thiện.
– Ừ! Trang nói đúng. Tôi đáp lại.
– Mình là người giúp việc nhà Chúa nên phải làm như thế thôi. Một người giúp việc có ích, một người giúp việc đúng nghĩa cho chủ mình.
“Một người giúp việc sao?” tôi thầm nghĩ và cười tủm tỉm.
Hình như đây là lần đầu tiên tôi cười với Trang, lần đầu tiên tôi thân thiết với Trang như thế.
Chợt thấy hối hận quá! Tôi muốn xin lỗi Trang vì tất cả nhưng không tài nào mở miệng được nên đành im lặng.
– Bầu trời lúc hoàng hôn đẹp phải không Trân? Trang hỏi.
– Ừ! Bởi vì nó có màu hồng đấy! Màu hồng của tình người… Này người giúp việc! Chúng ta về nhanh thôi! Tôi thúc giục.
Trên đường về, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về ngày hôm nay, ngày đã cho tôi một bài học đắt giá…
Xin hãy tha thứ cho con, Chúa ơi! Xin hãy để con trở nên người giúp việc nhà Chúa, trở nên một tôi tớ trung thành rao giảng Tin mừng bằng cuộc sống đời thường. Cảm ơn Chúa, vì Ngài đã ban cho đời có những người như Trang để tô cho cuộc sống tươi đẹp những màu hồng…
Cảm ơn Chúa!
Cảm ơn Trang!
Mã số 13-045
NGÀI ĐÃ CHỌN GỌI CON
Đã lâu lắm rồi, ở cái xứ nghèo này người ta cứ chuyền tai nhau một câu chuyện li kì và có phần ma quái. Nhà ông Hai có đứa con bị ma nhập, ám ảnh. Vợ chồng ông Hai khổ sở vất vả trăm đường chạy chữa cho con, bữa ăn đắp đổi qua ngày thì tiền đâu lo thuốc men cho con.
Thuở ấy, xứ này lắm chùa nhiều am, nghe người ta bảo sao ông làm vậy, con ông có bệnh thì ông vái tứ phương, từ đi am coi thầy đến đi chùa hốt thuốc, ông đều làm cả nhưng không mấy hiệu nghiệm. Thấy thằng Hai và con Ba nghịch cát, trong khi thằng Tư thì vật vã, lòng ông bà Hai đau lắm, thầy am bảo thằng Tư nhà ông nó bị ma nhập rồi, con ma này cao cơ lắm rồi, không xuất ra được, vợ chồng ông cấn tuổi khó nuôi nổi đứa này. Rồi một hôm có ông câu trong xóm đạo lân la gợi chuyện, phần thì xóm láng giềng gần, phần thì xót cho hoàn cảnh vợ chồng ông Hai, ông hỏi thăm vợ chồng ông Hai, tình hình đau ốm của thằng con ông… đứa trẻ chỉ khóc, không ăn gì suốt mấy tháng ròng, chỉ uống được nước lã, nó bú vào cũng lại nôn ra. Ông câu bảo, vợ chồng ông ôm con vào vào nhờ cha xứ bắt ma xem sao, may ra cháu nó còn đường sống. Ngay chiều ấy, vợ chồng ông và ông câu tất tả bế bồng con vượt một quãng dài đường vào tìm cha xứ ở họ Mỹ Thành… cuối cùng ma quỷ cũng chịu buông tha cho con ông. Những người chứng kiến tận mắt thấy đứa bé không còn khóc ngặt như trước mà thay vào đó nét mặt nó vui hẳn lên. Thế nhưng người ta bảo đứa trẻ đã yếu lắm rồi, khó lòng giữ nổi nó, và rồi nó cũng rời bỏ vợ chồng ông về nước Chúa ngay trong chiều hôm ấy. Lòng ông quặn đau.
Từ hôm vô gặp cha xứ bắt quỷ trừ tà cho con ông, lòng ông Hai bỗng nhẹ nhõm hơn nhiều. Ông không còn đi chùa như trước nữa mà đi nhà thờ nhiều hơn. Chắc hẳn ở ông niềm tin thuở ban sơ chưa thật sự trọn vẹn nhưng mọi người chắc chắn một điều, ông Hai đang cố tìm lại bóng hình của đứa con bé bỏng vật vã trong thánh đường hôm nào. Nhìn lên Thánh giá Chúa, ông chợt thấy hai dòng lệ Chúa tuôn, hóa ra Chúa cũng khổ như mình, ông Hai thầm nghĩ. Dần dà qua sự hướng dẫn của ông câu và cha xứ, vợ chồng ông Hai và các con cũng học được giáo lý, thằng Hai đã biết cầm Kinh Thánh đọc bi bô nhưng niềm tin của vợ chồng ông Hai chưa được gửi gắm trọn vẹn nơi Chúa. Với riêng ông, Chúa là một Đấng nào đó dang tay cứu giúp ông trong cảnh cơ hàn, là chỗ dựa lúc mỏi gối chồn chân chứ thật sự ông chưa yêu mến Chúa và giữ đạo cho sốt sắng hẳn hoi. Đó cũng là nguồn gốc của mọi bi kịch lặp lại của gia đình ông sau này.
..........***.........
Ngồi lật từng trang kỉ niệm của gia đình qua lời kể của nội thứ, Hào bỗng thấy chạnh lòng cho niềm tin xứ đạo mình và niềm tin vào Thiên Chúa nơi bản thân. Mặc cảm đạo theo không tròn vẹn đạo đức đã ám ảnh và thôi thúc Hào mười mấy năm nay kể từ khi theo Chúa. Hào quyết tâm xin mẹ cho đi tu để tìm hiểu đời sống thánh hiến và để học đạo nữa. Mẹ nó kiên quyết không cho vì sợ nó khổ, và thế là hàng loạt lý do được mẹ nó đưa ra ngăn cản quyết liệt ý nghĩ đó của nó. Mẹ Hào cũng mặc cảm đạo theo, “con nhà đạo nòi kia mà tu chẳng ăn ai huống chi nhà chị đạo theo, đạo hạnh đã tròn đâu mà tu với hành”, mẹ Hào xót lắm. Hào còn nhớ rõ cách đây 13 năm khi mình còn bé xíu được mẹ chở đi nhà thờ. Một sáng Chúa Nhật, cha xứ rửa tội, rảy nước thánh và đọc lời nguyện, đôi mắt ngây thơ ngày ấy chạm phải đôi mắt u sầu trên Thập tự. Suốt mười mấy năm sau ấy, chưa lúc nào đôi mắt u sầu trên Thánh giá ấy không khiến Hào quyết tâm cho được. Quyết tâm học hỏi giáo lý, quyết tâm hoàn thiện bản thân qua lời răn dạy của mẹ cha và quyết tâm tìm hiểu ngọn ngành đôi mắt u sầu là vì đâu…
Rồi một ngày nhận giấy báo đậu đại học, sống dưới môi trường mới nhiều thử thách mới, Hào càng quyết tâm hơn nữa, năng đến nhà thờ tham dự thánh lễ, lúc thì trao đổi những khúc mắc với cha xứ. Nó cảm nhận rõ lắm chứ, tình yêu Thiên Chúa qua sự nhắn nhủ của các cha, nó càng thêm vững tin nơi Chúa. Hào thích lắm những giờ chia sẻ của các cha mỗi dịp tĩnh tâm nhóm sinh viên hay hội đoàn và những lúc như thế Hào cứ thích nghe mãi những lời răn dạy ấy… thấy tự hào vì mình được sinh ra làm con cái Chúa, tuy muộn nhưng cũng đủ để cho Hào cảm nhận sự ngọt ngào của tình Chúa qua mỗi người anh chị em chung quanh mình.
……….***………
Bi kịch mà gia đình ông Hai gặp phải một vài năm sau đó là bài học và sự nhắc nhở mọi người trong xóm đạo gia tăng thêm niềm tin nơi Đức Kitô. Sau khi đứa con chết, ông Hai có thêm con Năm, nó bình yên vô sự như mong ước của ông bà Hai. Thằng Sáu cũng nối tiếp nhau ra đời. Không lâu sau đó nó cũng lên cơn giật từng hồi, mắt trợn trắng và khóc thét dữ dội. Ông Hai đã hơn một lần chứng kiến cảnh tượng hãi hùng ấy, ông chậc lưỡi, thôi chết rồi. Thằng Sáu bị quỷ ám, người trong xóm lại bàn ra tán vào, mỗi lúc làm đồng hay giã gạo, người ta mang câu chuyện nóng hổi nhà ông ra bàn tán. Kẻ thì cho là nhà ông phước mỏng đọa đày thân con trẻ, người thì bảo ông không chuyên tâm học hỏi đạo Chúa nên bị quở phạt, ma qủy cám dỗ bắt bớ… Căn nhà nhỏ của ông bà Hai thêm ngột ngạt, đã một lần mất con, ông bà hiểu lắm cái cảm giác ấy chứ. Và rồi giờ đây ông bà co rúm người bên con trẻ, vừa khóc vừa sợ nó sẽ về nước Chúa khi nào không hay… Và rồi sự gì đến cũng đã đến, ngần ấy nỗi đau đã quá sức chịu đựng của bà Hai.
Sau khi thằng Sáu mất thì thằng Bảy cũng kịp chào đời. Bà phó mặc mọi sự cho Chúa, bà mỏi mệt quá rồi.
Con mất, chồng mất, đời bà cơ cực thế là cùng, tần tảo nuôi con một mình vất vả, thằng Bảy mới mười sáu bà cũng rời bỏ nó mà về nước Chúa. Đàn con lạc mẹ, chỉ còn mình Chúa với đám con mồ côi.
……….***………
Mẹ Hào về làm dâu khi ông bà nội Hào đã khuất lâu, nhìn bàn thờ với vài ảnh tượng cũ kĩ, mẹ Hào cũng không khỏi chạnh lòng song không làm gì được. Ba Hào thường xuyên vắng nhà vì đi dạy ở xa, một mình mẹ Hào trong căn nhà cũ ông bà nội để lại, hằng ngày bà được nghe hàng xóm kể lại những câu chuyện xưa nhà nội Hào, cái chết của hai bác Hào ra sao và vì sao ông bà nội Hào theo đạo… Những giấc mơ về chập chờn trong đêm cứ ám ảnh mẹ Hào mãi khôn nguôi. Trở mình dậy thắp nén nhang mà lòng bồn chồn lo âu. Kể từ khi bà nội Hào mất năm ba Hào mới mười sáu tuổi thì căn nhà này đã không còn sốt sắng những giờ kinh, xóm đạo lạnh nhạt, ba Hào cũng dần xa Chúa. Bàn thờ ảnh tượng Chúa vẫn còn đó nhưng giỗ chạp lễ lạt mẹ Hào vẫn theo phép cúng giỗ lệ thường. Mãi mười một năm sau, tình cờ như sắp đặt, Chúa đã đến, hâm nóng lại niềm tin nơi ba Hào và gieo vào mấy mẹ con Hào vẫn một niềm tin ấy. Ngẫm lại giờ này mẹ Hào vẫn không tin nổi ở mắt mình, chính niềm tin đặt trọn vẹn nơi Chúa đã giúp mẹ Hào vượt qua nhiều thử thách trong cuộc đời. Mỗi lúc có điều phiền muộn, bà gửi gắm vào lời cầu nguyện cùng Mẹ Maria và thanh thản đón nhận ý Chúa. Bà cố gắng đón nhận ý Chúa cách sốt sắng trong các việc ích chung và là gương mẫu cho các con noi theo, bà lấy làm hạnh phúc lắm. Nhiều người trong xóm thường bảo nhau, phải chi mình được nửa bà ấy thì hay nhỉ…
Giờ đây, điều bà băn khoăn suy nghĩ nhiều nhất chính là Hào, hàng loạt suy nghĩ cứ xốn xang trong lòng người mẹ. Bà nhớ lắm, năm Hào học lớp Kinh thánh 1, Hào đã từng xin dự tu nhưng bà chỉ nghĩ đó là suy nghĩ bồng bột của con trẻ nên bà đã không cho đi. Bẵng đi ít lâu, nay Hào lại ngỏ ý cùng mẹ song bà vẫn không chấp nhận. Mọi sự trong nhà này từ trước khi bà về làm dâu và cho đến giờ, bà hằng ghi nhớ cả. Nhìn lại chặng đường hơn năm mươi năm từ khi nhà nội Hào theo đạo Chúa, đã có biết bao thăng trầm, nguy biến, xa nhạt đạo Chúa, nhưng giờ đây, với bà, thế là hạnh phúc lắm rồi. Bà an vị với những gì mình có được, sợ con nó khổ thì tội.
Với Hào, nó im lặng suy nghĩ. Ngần ấy tuổi đầu, Hào đủ lý trí để nhận ra tiếng Chúa gọi mình. Từ một con trẻ bình thường, Hào dần được ơn Chúa cho nhận biết Ngài, qua thời gian, Ngài gọi Hào trong những bế tắc riêng. Những buổi cầu nguyện riêng, Hào cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa luôn hiện diện quanh Hào, song chưa lần nào Hào cảm thấy buồn như thế này. Mỗi lần lắng nghe tiếng Chúa gọi mình Hào luôn mau mắn đáp trả nhưng lần này thì thật khó. Mau mắn đáp trả hay lưỡng lự đợi chờ còn là một câu hỏi không lời giải đáp trong Hào. Thôi đành dâng hết cho Chúa từ nhân và cầu nguyện không ngừng. Và Hào biết một điều rằng, Chúa sẽ không bỏ rơi Hào, vấn đề là thời gian thôi. Tạm gấp trang sách cuộc đời mình hôm nay, ngày mai thức dậy, bình minh vẫn đến bên khe cửa mỉm cười, trang sách cuộc đời lại mở ra cho Hào một trang mới, thế là đủ tự tin rồi đấy. Ước được như vậy. Amen.
BẢN TIN 09
Chúng tôi xin gửi đến quý Ban Biên Tập và độc giả bốn phương bản tin số 9 kèm với một vài ghi nhận về nội dung các tác phẩm dự thi.
Về phần nội dung, 45 tác phẩm dự thi đã giúp độc giả suy tư về rất nhiều mặt khác biệt trong cuộc sống đức tin, luân lý và làm chứng của người Kitô hữu. Trước hết là tình thương xót của Thiên Chúa (4), mầu nhiệm Giáng sinh và mầu nhiệm Khổ nạn của Chúa Kitô (2), tinh thần Hội Thánh (3), vấn nạn về sự đau khổ (3); một số truyện nói đến sứ vụ linh mục (2), ơn gọi linh mục (4), ơn gọi nữ tu (4), ơn gọi tận hiến vượt thắng tình yêu nam nữ (3). Đặc biệt là những truyện đề cao ơn gọi dấn thân giữa đời của người cựu chủng sinh (2), ơn gọi hôn nhân và bí tích hôn phối (2), đấu tranh bảo vệ sự sống (3), bầu khí gia đình Công Giáo (2), tình anh chị em (2), bí tích giải tội (2) và ơn hoán cải (1), ơn đức tin (1), việc đào tạo đức tin (2), thử thách đức tin (3), tình cảnh tục hóa nơi những gia đình trung lưu (1), sống và làm chứng Tin mừng (5), niềm vui trong cảnh nghèo (1), bí tích Rửa tội (1), bí tích Thánh Thể (1), và cả một truyện đề cập tới nỗi khó khăn của người đồng tính…
Sự đa dạng về đề tài là một sự hứa hẹn. Các cây bút trẻ đang tìm tòi sáng tạo chứ không chịu rập khuôn vào những chuyện cũ mòn…
Có biết bao đề tài, phải có hằng trăm hằng ngàn người tham gia suy tư và diễn tả. Chính vì thế mà cần phải có những nỗ lực như Giải Viết Văn Đường Trường để phát hiện tài năng và tạo điều kiện cho tài năng phát triển…
*
Giải Viết Văn Đường Trường vẫn tiếp tục tổng kết trao giải hằng năm tới năm 2018. Những ai chưa rõ thể lệ, xin mời xem:
- Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường
- Chương trình tìm kiếm và xây dựng tài năng văn xuôi cho văn học Công Giáo
tại http://gpquinhon.org/qn/news/viet-van/
Chúng tôi ước mong quý vị giúp giới thiệu chương trình này rộng rãi để có thêm nhiều bạn trẻ dự thi.
Chúng tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của quý Ban Biên Tập và các ân nhân.
Quy Nhơn, 13-6-2013
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Tòa Giám Mục Qui Nhơn
116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn
ĐTDĐ: 0935-424-449; gopnhattho@yahoo.com
BÀI DỰ THI
Mã số 13-041
CHỊ!
Mười đứa em là sản nghiệp mà Ba Mẹ tôi sau khi ra đi ký thác lại cho Chị. Ngày đó khủng khiếp lắm, nó như một trận giông ập xuống đầu chúng tôi và Chị như một cây cổ thụ già đứng thẳng lên che chắn cho anh em tôi.
Mảnh vườn cỏn con và mấy sào ruộng không đủ cho cái ăn, cái mặc của các em chị nên chị phải vất vả bươn chải, chèo ngược, chèo xuôi với nghề “hàng xáo”. Ấy vậy mà mười đứa nhóc em chị dù có bữa cơm không đủ no, áo không đủ ấm, thì tình thương và sự hy sinh của chị vẫn đủ sưởi ấm những trái tim côi cút của bọn tôi. Chị vất vả là thế, nhưng tất cả các em đều được cắp sách đến trường để đeo đuổi cái chữ. Chị không biết chữ, nhưng chị có biệt tài tính tiền không lõi một xu, chị có cách cư xử tốt với mọi người, chị có tấm lòng quảng đại hy sinh vì những đứa em chị.
Chúng tôi không còn Cha Mẹ bên cạnh để uốn nắn, dạy bảo, nhưng bù lại chúng tôi có chị vừa đóng vai Cha vừa đóng vai Mẹ và tôi biết chắc một điều ý Chúa rất nhiệm mầu, tình thương của Chúa bao la không bao giờ bỏ rơi chúng tôi. Dù cho có như thế nào chúng tôi vẫn được chị dạy dỗ bám víu vào tình thương Thiên Chúa bằng cách mỗi ngày tham dự thánh lễ Mi-sa và năng chạy đến cầu xin Đức Mẹ qua giờ kinh tối.
Chòm xóm nhìn vào cảnh côi cút của chị em tôi ai cũng cảm thương, nhưng cái xóm nghèo này, có thương thì cũng chỉ đứng nhìn, mà chua xót, cay cay đôi mắt, chứ làm được gì vì ai cũng chạy vạy từng bữa. Tôi đã theo chị trên từng đoạn đường nước xuôi ngược, uống cạn những giọt mưa, hứng hết cái nắng đến cháy bỏng da thịt xuyên qua manh áo rách và tôi đã sớm ý thức được cái nghèo, cái đói, cái khổ và thậm chí tim nhức nhối khi nhìn thấy chị tôi gạt bỏ tuổi xuân để lao vào tìm kế nuôi sống chúng tôi. Tôi đã quyết định đeo đuổi con đường trơn trợt đến trường, tôi hằng liên lỉ cầu xin Chúa cho tôi học thật giỏi để sau này tôi kiếm được thật nhiều tiền, để trả lại cho chị một cuộc đời sung sướng và hạnh phúc. Tư tưởng ấy nó đâm chồi nảy lộc trong ngóc ngách sâu thẳm lòng tôi. Nó là động lực mạnh nhất thúc đẩy tôi rời bỏ gia đình để theo một người bạn của Mẹ tôi ra thị trấn ở phụ việc nhà để được đi học sau một năm nghỉ học lăn lóc theo chị buôn bán.
Cuộc đời tôi được sang một trang mới khắc nghiệt hơn vì tạm cắt đứt mối dây yêu thương tung tăng mỗi ngày với anh chị em. Tôi phải tự biết lo cho thân phận khi đau ốm bệnh tật, và gục đầu vào gối gậm nhấm nỗi buồn cô độc khi đêm về. Tôi sống rất đau khổ. Nhưng bù lại tôi được ăn no, mặc lành, được tiếp tục đi học ở thị trấn, và được nắm chắc tia hy vọng mỏng manh học đại học, thành đạt và mang lại cho mọi người cuộc sống no đủ hơn và nhất là tôi sẽ đưa chị ra khỏi cuộc sống lam lũ bùn sình. Chỉ bấy nhiêu thôi đã là nung nấu ý chí quật cường đứng lên, như cây xương rồng khô giữa sa mạc vẫn khẳng khiu vươn lên đòi quyền được sống. Nhưng tự sức tôi không làm được, biết thế nên tôi luôn bám vào Chúa Thánh Thể, hàng ngày cho dù có bận đến đâu tôi vẫn tranh thủ đến với Thánh Thể Chúa trong thánh lễ và vẫn trung kiên với một lời van xin.
Phần chị tôi, cuộc sống ngày càng khốn khó, đồng tiền không dễ kiếm, chị đã chuyển sang nghề mua chuối, làm kẹo dừa, rồi đi rừng đốn củi… Dù khốn khó như thế nào chị vẫn một mình gánh hết, các em chị vẫn được ngày đói ngày no đến trường, hầu như ai cũng được học hết lớp 9 trường làng. Riêng tôi vì thoát ly khỏi nhà từ lúc 11 tuổi và một người chị đi tu là phải xa nhà, còn tất cả đều được chị bao phủ bằng tình thương và sự sinh hy của chị mà an vui sống.
Tôi tin chắc Chúa không lấy hết tất cả của ai, khi đóng cánh cửa lớn lại thì Ngài luôn mở sẵn cánh cửa nhỏ chờ đợi tôi. Trải qua bao nhiêu vất vả rồi tôi cũng tạm được gọi là thành đạt. Tốt nghiệp đại học ra trường tôi xin về một trường cấp ba nằm trên quốc lộ gần giáo xứ Đại Hải. Và tôi cũng đã cất được căn chòi nhỏ đưa chị mình về sống cùng, những tưởng đã mang lại cho chị một cuộc sống an nhàn hạnh phúc hơn. Hết em, đến cháu chị lại tiếp tục cưu mang chúng, hàng ngày chị miệt mài lần chuỗi mân côi, sống vui vẻ. Khoảng thời gian hạnh phúc ấy không được bao lâu, thánh giá lại ập xuống trên chị và đau khổ lại tiếp tục giày xéo con tim tôi. Chị ngã bệnh. Tôi buồn bã khi nghe bác sĩ tư vấn. Chị bị viêm đa khớp. Bệnh phát gần mười năm nay nhưng do cố chịu đựng, bây giờ nó phát triển nặng. Dùng thuốc đặc trị thì ảnh hưởng bao tử, một tháng trời nằm bệnh viện y học dân tộc, tình hình vẫn thế không cải tiến, chuyển sang bệnh viện trung ương. Tôi nhiều lúc muốn cầu xin Chúa cất chị đi để chị đừng bị đau nhức. Tôi tuyệt vọng khi vét hết những đồng tiền cuối cùng, rồi những món nợ chồng lên nợ từng ngày. Tôi cầu xin lòng thương xót Chúa, tất cả anh chị em tôi van nài lòng thương xót Chúa cứu chị, nhìn chị nằm sát lẻm dưới chiếu - vì có ăn được gì đâu - tôi buồn lắm.
Sau gần một tháng điều trị bao tử chị bắt đầu ăn được chút ít. Bác sĩ tư vấn thay khớp gối, nếu sức khỏe chị tạm ổn. Cả nhà ai cũng muốn làm tất cả để cứu chị. Riêng tôi, tôi thấy tâm hồn vẫn bình an, tôi thấy lòng thương xót Chúa vẫn ở bên tôi, không biết tại sao tôi vẫn bình an khi nghĩ rằng chị có chết vẫn là ý Chúa. Tôi không đồng ý thay khớp và kết cuộc bác sĩ cũng trả về với một lời tiên đoán không qua sáu tháng. Anh chị em tôi đau buồn, khóc lóc, tôi vẫn như không. Vẫn tin tưởng vào một điều kỳ diệu nào đó và tôi luôn cầu xin Chúa. Lạy Chúa người đã đổ máu ra để cứu chuộc nhân loại, xin hãy nhểu hai giọt máu vào hai chân chị con là chị con được khỏe mạnh. Trong lúc mọi người tuyệt vọng tôi đã vững lòng mà nắm chặt tia hy vọng mong manh Chúa sẽ ra tay. Và tôi đã nhắn tin nhờ Cha Long cùng cộng đoàn Chúa thương xót cầu xin cho chị được ơn cứu sống.
Lúc bấy giờ chị Bảy tôi, là nữ tu dòng La-san, có quen biết một Thầy Thuốc đông y chuyên trị bằng cách xoa bóp, bấm nguyệt. Chị muốn tôi đưa chị đến, với tôi tất cả thầy thuốc không còn ý nghĩa, chỉ còn một người duy nhất có thể cứu chị tôi là Thầy Giê-su. Tôi tin chắc như thế và vì chỉ muốn làm đẹp lòng người chị nữ tu, tôi đã gọi điện cho Thầy Thuốc để kể tình trạng bác sĩ chê. Nhưng khi nói chuyện với Thầy tôi mới biết rằng chính Đức Ki-tô đã đến. Vì Thầy không hỏi nhiều đến tình trạng bệnh nhưng lại bảo đêm nay Thầy sẽ cầu nguyện cho trường hợp của chị tôi và mời gia đình cùng hiệp thông cầu nguyện. Rồi đợi vài ngày cho chị khỏe đưa chị lên.
Trong lúc chờ đợi tôi lại nhận được một bức email của một người bạn từ nửa vòng trái đất. Anh gửi cho tôi một video clip về một thánh lễ lòng Chúa thương xót và câu chuyện của một người nọ bị viêm khớp cũng được bác sĩ tư vấn thay khớp nhưng nhà nghèo không khả năng, rồi nhờ vào niềm tin của người vợ van xin lòng thương xót Chúa mà đã được chữa khỏi. Chúa đã gửi mọi người đến để củng cố niềm tin cho tôi, để tôi xác tín một điều: chị tôi sẽ được cứu. Tôi đã tức tốc đưa Chị đến nhà thờ Chí Hòa vào thứ năm để xin ơn trước khi đưa qua Thầy xem bệnh. Tại nhà thờ Chí Hòa, niềm tin của tôi được trọn vẹn hơn, khi chính mắt tôi đã nhìn thấy những sự lạ lùng mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân trần.
Mọi sự đã được Chúa an bài ngoài sự suy nghĩ lo lắng và sức tưởng tượng của tôi. Tôi và chị tôi đã được Chị Bảy tôi gửi vào dòng Mến Thánh Giá Tân Lập. Khi thấy tôi cõng chị, các Dì đã cho chiếc xe lăn và tôi đã đưa chị đến gặp Thầy cách khoảng cây số. Vừa bước vào, tôi thấy ngay hình thánh giá dựng trang nghiêm giữa phòng bệnh và hình Đức Mẹ sầu bi đứng trên bàn thờ. Tôi tin rằng mình đã được đến với Người và sẽ được ơn cứu chữa. Sau khi bắt mạch cho chị, vị Thầy thuốc hỏi tôi sao lại để chị nặng đến thế, chị không còn sức, không qua khỏi sáu tháng. Thầy bảo chỉ còn trông chờ vào Đức Ki-tô thôi, hãy cầu xin. Rồi Thầy bảo tôi bế chị lên giường. Thầy bấm vào chân chị tôi một lúc và bẻ cóp lại. Chị tôi kêu lên đau đớn, rồi lã người khoảng mười phút. Chị tôi bắt đầu tự ngồi dậy và đứng lên đi một vòng, sau gần nữa năm không đi đứng gì được. Tôi sửng người còn Thầy thì luôn miệng nói: Không phải tôi làm đâu nhé, đó là do chúng ta cầu xin và Đức Ki-tô đã chữa. Chính mắt tôi chứng kiến và lòng tôi biết rằng Thiên Chúa đã nghe thấu tiếng kêu cầu tha thiết của mọi người van xin cho chị tôi.
Khi tôi báo tin về cả gia đình không ai tin tôi. Nhưng vì xa quá không ai đến thăm được. Chúng tôi được trú lại nhà dòng trong ba tuần trọn, các Dì đã hiệp thông cầu nguyện cho chị em tôi, chăm sóc chúng tôi bằng lòng bác ái. Nơi đây tôi đã suy niệm và thấy rằng chính vì tôi nài xin Chúa hai giọt máu cho vào chân chị tôi, chính vì những chuỗi lòng thương xót của anh chị em tôi, những tràng hạt mân côi kết hiệp với lời cầu xin của mọi người là của lễ đẹp lòng Chúa nhất và Ngài đã dùng tay Thầy thuốc cứu chữa chị tôi. Cứ mỗi ngày chị tôi đi được xa hơn một chút, rồi tự đi lễ, rồi dần dần bình phục.
Sau ba tuần, gia đình tôi lên đón chị về. Ai cũng sửng người vì một hồng ân to lớn mà Chúa thương ban. Tôi đã đưa chị tôi ghé lại nhà Thờ Chí Hòa tạ ơn lòng Chúa thương xót. Tôi đã cầu xin Chúa nếu Chúa muốn thì Hai Chị em con sẽ lên làm nhân chứng, còn nếu Chúa muốn con sẽ làm nhân chứng bằng cách viết lại thì tùy theo quyền năng của Ngài sẽ cho con cơ hội.
Cho tới bây giờ gần 10 tháng, chị tôi vẫn khỏe mạnh, đi lại trong nhà, lại sống những ngày trọn lòng tín thác vào Chúa. Hôm qua, tôi vô tình đọc được thông báo số 5 của giải Viết Văn Đường Trường và tôi đã cầu xin Chúa Thánh Thần để viết đến mọi người như một thông điệp về lòng thương xót Chúa. Một câu chuyện rất thật từ cuộc sống, và hồng ân Chúa vẫn còn đó dành cho những ai đặt trọn lòng tín thác.
Mã số 13-042
MỘT LẦN VẤP NGÃ
Chị ngã xuống một con đường gập ghềnh lở lói. Trước khi mọi thứ xung quanh nhòe dần và biến vào bóng tối, chị còn thấy khuôn mặt con mình. Khuôn mặt con u ám đầy nỗi đau nhưng đôi mắt vẫn sáng, và hình như con đang mỉm cười.
Chị sinh ra trong một gia đình ngoan đạo. Ba chị làm ông biện ngày hai buổi đến nhà thờ. Mẹ chị là một cô giáo hết sức nghiêm khắc. Hằng ngày chị mặc áo dài trắng chấp chới đi trên đường làng đến nhà thờ, làm bao chàng thanh niên ngơ ngẩn nhìn theo. Rồi chị lên thị xã học, con tim mở cửa. Chị không ngờ tình yêu, thứ mà ba mẹ chị vẫn cấm đoán lại đẹp mê hồn đến thế. Mười tám tuổi chị bỏ trường bỏ nhà đi theo tiếng gọi của con tim. Bữa chị bị tình phụ quay về, ba chị cầm kéo rượt theo. Bắt được chị trên một đám ruộng bì bõm nước, ông sởn đi mái tóc dài của chị. Mất mái tóc chị không đến nhà thờ. Ba mẹ chị cũng không ép, bởi ra khỏi nhà, người ta sẽ nhìn mái tóc kì dị của chị, và những ánh mắt đó như những lời buộc tội tàn nhẫn, cay độc. Tóc ngắn rồi cũng dài, nhưng chị vẫn không đi lễ, vì cái bụng dưới lớp áo đã trồi lên. Chị không đủ can đảm bước trên con đường dẫn đến nhà thờ. Con chị là dấu hiệu của sự sống, của tình yêu, nhưng đồng thời cũng là một nỗi cay đắng mà chị phải nuốt lấy. Không ai biết vào những buổi trưa, khi xóm làng ngủ mệt trong cái nắng oi ả của mùa hè, chị lủi thủi tới nhà thờ. Chị ngồi đó và khóc.
Chị làm mẹ năm mười chín tuổi. Người đời chê trách mãi cũng chán, người ta lại bồng ẵm nựng nịu con chị. Hôm chị bồng đứa bé đỏ hỏn tới nhà thờ cha xứ bị sổ mũi. Cha vô ý nhỏ một giọt nước mũi lên cái má trắng hồng của thằng bé. Cha cười, nói chắc sau này nó đi tu. Chị đặt con tên Tâm.
Mười tám tuổi Tâm bị người ta tông gãy chân. Đang lò mò ra khỏi cơn mê, Tâm nghe ông ngoại chép miệng, nói tiếc quá chừng, tưởng đâu thằng bé đi tu. Tiếp theo là tiếng thở dài của chị.
Cũng may Tâm chỉ bị thương nhẹ. Chân hết đau nhưng vẫn để dấu tật nguyền. Mỗi lần đến nhà thờ tụi con nít xúm nhau chọc: “Tâm cà thọt, Tâm cà thọt”. Thấy Tâm không phản ứng, chúng chọc miết cũng chán bỏ đi chơi. Ở đó có một tâm hồn đang giãy giụa, đau đớn trong một thân xác bất động. Tâm vẫn đến nhà thờ mỗi ngày, nhưng tình yêu Chúa trong Tâm đã hao hụt ít nhiều. Có bữa Tâm giáng một cái tát vào mặt thằng bé mới năm tuổi vì nó vống cổ lên kêu “Tâm cà thọt”. Chị đứng đó, chết lặng bởi con mình đang chảy máu. Vết thương trong lòng con chưa lành mà mấy đứa con nít vô tình cứ khơi ra.
Tâm thôi nhà thờ. Chị đau khổ nhìn những nỗi đau của mình ngày xưa nay lại viết lên cuộc đời con. Nhưng chị đã ra khỏi, đã bỏ lại dĩ vãng, còn con chị bao giờ mới hết đau? Làm sao bỏ được dáng đi tật nguyền ấy? Làm sao bịt hết miệng của mấy đứa con nít và những người vô tâm?
Chiều đó Tâm nhìn vào góc tường tối và nói với chị: “Con bỏ đạo, Chúa gì mà bất công”. Chị nghe từng lời như một vết cứa lên ruột gan. Trong bóng tối, con chị đang khóc, nhưng hình như nước mắt không chảy, chỉ có đôi vai run run. Nó úp mặt vào giữa hai đầu gối. Chị nhận ra lưng con mình đã cong từ bao giờ, cong để cúi mặt xuống đất, khỏi ngước mặt lên nhìn đời. Chị đặt nhẹ bàn tay lên lưng con, nghe từng đốt sống lưng gồ lên đâm vào những ngón tay của mình. Chị muốn nói với con rằng Chúa không bất công, rằng Chúa luôn yêu thương con, nhưng chị không biết nói từ đâu?
Có nên kể cho con nghe về một bệnh viện phụ sản nơi cha của Tâm đã từng dẫn chị đến. Bữa đó cha Tâm nắm chặt tay chị, nói em mà không bỏ cái thai thì tôi bỏ em. Bữa đó chị đã dợm chân bước vào, nhưng nhìn thấy cây thánh giá nhỏ trên chiếc áo thường phục của một nữ tu, chị đã vùng khỏi tay cha Tâm mà chạy. Có phải nên kể cho Tâm nghe, không có cây thánh giá đó, chắc Tâm sẽ không bao giờ được thấy ánh sáng, được sống vui vẻ mười mấy năm qua. Có phải nên kể cho Tâm nghe, khi chị mang thai, mọi người đều xa lánh, chỉ có cha sở quan tâm. Ngài vẫn khép hờ cửa nhà thờ mỗi trưa, để chị có thể dễ dàng vào ngồi với Chúa. Chắc Tâm cũng không biết hồi nhỏ Tâm gầy yếu, đau ốm xanh xao. Có bữa sốt cao phải đem đi cấp cứu. Mọi người trong khu giáo đã góp tiền cho Tâm đi viện và đọc kinh cầu nguyện cho Tâm qua khỏi cơn nguy kịch… Nhiều lắm, nhiều lắm, Tâm cũng biết, nhưng bây giờ nỗi đau quá lớn. Nhưng chị không muốn Tâm mất Chúa trước khi nỗi đau trong lòng Tâm nguôi ngoai.
Chị sẽ kể hết, chỉ chừa lại chuyện ở bệnh viện phụ sản, chị không muốn chuyện đó làm nỗi đau trong lòng Tâm lớn hơn. Chị sẽ nói cho Tâm biết Chúa không bất công, bắt đầu từ bữa trưa chị đến nhà thờ khóc. Rồi ngày Tâm chào đời, cha sở đã tới thăm, nói Tâm mau lớn lên nhà thờ đánh chuông với ông ngoại. Chị nghe tiếng ba chị nghẹn ngào khóc, hạnh phúc không nói nên lời. Tâm có biết rằng hôm đó chị đã hồi sinh, đã thấy nhớ nhà thờ, nhớ Chúa đến rơi nước mắt…
Trong bóng tối chị nghe tiếng con thở rất khẽ. Chị đã rót vào tâm hồn con cuộc sống của mình, tình yêu đối với Chúa của mình, vì chị nghĩ điều đó là cần thiết cho một tâm hồn đang hoang mang, trống rỗng.
Tâm lao ra bóng tối và chị chới với đuổi theo. Chị cảm thấy như mình vừa sống lại một cuộc đời, đã mệt mỏi kiệt sức vì nhớ lại những quãng đời đầy hối tiếc, chị ngã xuống. Cũng may khi tỉnh lại, chị đã thấy con mình bên cạnh. Đúng là khuôn mặt con đang mỉm cười. Đến lượt Tâm kể cho chị nghe, rằng Tâm đã đi xưng tội và cảm thấy nhớ Chúa như thế nào…
Mã số 13-043
NẮNG LỬA THÁNG NĂM
Thời tiết vào tháng Năm nóng kinh khủng! Ông mặt trời chiếu từng tia nắng gay gắt, chói chang cứ như muốn trút hết lửa mà ông có được lên đầu dân miền đất võ Bình Định này.
Chợt có tiếng trống báo hiệu giờ giải lao vang lên:
“ Thùng, thùng, thùng… thùng”
Nhóm bạn thân của tôi nhanh chóng rủ nhau xuống căng tin trường để ăn quà vặt và nhất là để tránh nắng nóng. Tụi tôi hào hứng ngồi ôn lại những kỉ niệm thời mới bước vào lớp 10 thật vui vẻ, trong sáng. Bỗng kí ức chợt tràn về trong suy nghĩ của tôi, nhớ lại khoảng thời gian lúc ấy thật kinh khủng nhưng lại ý nghĩa vô cùng.
Có lẽ, chỉ vì lúc đó tôi quá im lặng, lầm lì, nhút nhát nên bạn bè không thích nói chuyện. nhưng cũng có thể là do bề ngoài của tôi không được ổn lắm, lại còn quê mùa, cục mịch, cộng thêm cái tính dể nổi khùng của tôi nên các bạn ở phường cứ nhìn tôi với cái nhìn khác lạ. Tôi cảm nhận được sự mỉa mai, giễu cợt trong nụ cười, trong ánh mắt của tụi nó mỗi khi tôi bước vô lớp. Nhất là con Nga và thằng Thế. Vậy mà xui khiến sao, cô giáo lại chỉ định tụi nó ngồi cạnh tôi mới chết chứ! Nhưng tôi không quan tâm, không thèm nói chuyện, cũng chẳng hỏi han. Đôi lúc, tôi còn mong cho tụi nó gặp điều xấu nữa. tôi vẫn cứ một mực giữ vững quan điểm “một mảnh trời riêng ta với ta”…
*
“Đừng bao giờ chơi với tụi nó” lí trí tôi mách bảo vậy.
Những ngày gần Đại Lễ Phục Sinh, ban ngày trời nóng như đổ lửa, không có một cơn gió nào thổi đủ mạnh để làm tôi cùng với người dân ở đây được mát dù chỉ một lần. Buổi trưa, ngoài trời nhiệt độ có thể từ 38 đến 39oC. Mọi người ai cũng phàn nàn, mệt mỏi về điều này…
Hoàng hồn đỏ thẫm bây giờ đã tối hẳn chìm dần vào màn đêm huyền ảo. Buổi tối Lễ vọng Chúa Phục Sinh, ánh nến lung linh rực rỡ sắc màu. Dường như tâm hồn tôi chìm vào giấc mơ, chìm vào một góc hạnh phúc nào đó trên Thiên Đường. Cảm giác hưng phấn, lâng lâng khó tả.
Để rồi, ngày thứ hai đi học lại… con Nga chợt hỏi:
- Này! Gà rù (nó vẫn hay gọi tôi như thế), Thế Chúa Nhật hôm qua là ngày ông Chúa mày sống lại à?
Tôi trả lời cộc lốc:
- Ừ! Sao? có chuyện gì?
- Vậy chắc là mấy người có đạo đức như mầy đều ăn mừng đúng không?
- Đúng!
- Hèn chi, tao thấy mấy quán thịt cầy đắt ơi là đắt! Đông khách quá trời luôn! Đạo của mầy ăn toàn thịt chó. Vậy mà gọi là đạo yêu thương sao? Gọi là đạo sát sinh mới đúng. Tao nói vậy có đúng không, Thế?
Thằng Thế lanh chanh xen vào:
- Ừ đúng rồi! Đạo như vậy mà bày đặt yêu với thương! Rõ là vẽ vời mà! Amen! Xách cà mèn đi mua thịt chó! Amen! Xách cà mèn đi mua thịt chó!
Tôi tức không thể nào chịu nổi nữa. Máu dồn lên mắt, dường như trong tôi chỉ còn nhìn thấy những tia thù hận từ trước đến giờ tụi nó đối xử với tôi. Phải cho tụi nó biết tay!” Cứ thế, tôi lao thẳng đến chỗ Nga.
“Bốp…” Bàn tay tôi chạm vào má Nga. Không! Nói đúng hơn là tôi đã tát nó một cái thật mạnh. Tôi không tin vào bản thân mình nữa. Tại sao tôi lại làm như vậy? Hình như tôi đã làm một việc không nên, không mấy tốt đẹp cho Nga và cho chính bản thân tôi.
Chúa đã dạy là phải “yêu thương người khác như chính bản thân mình”. Vậy mà tôi đã làm điều ngược lại.
Không để cho tôi kịp trấn tĩnh, thằng Thế đưa cánh tay lên định tát lại nhằm trả đũa. Lúc đó tôi đã nhắm mắt để chịu trận. Bởi vì tôi biết tôi đã sai. Nhưng hình như có ai đó đã chặn cánh tay Thế lại. Tôi mở mắt ra thì thấy người đó chính là Minh – một bí thư đoàn trường nổi tiếng gương mẫu lớp tôi. Minh từ từ bước ra giữa và nói:
– Này các bạn! Làm như thế là không được đâu, cùng một lớp, cùng một nhà mà lại đi đá đấm với nhau sao?
Con Nga ấm ức, phân bua:
– Bí thư không thấy nó đánh tui sao? Tôi phải thưa với cô giáo và ba mẹ tui biết để xử lý nó!
– Ừ! Đúng đó Nga, thưa với cô cho nó biết tay! (Thằng Thế xen vào)
Minh chậm rãi lên tiếng:
– Này Nga! Phỉ báng đạo của người ta là bạn sai rồi đấy! Làm như thế không tốt đâu! Cả Thế nữa đã không giúp cho bạn hàn gắn, thuận hòa mà còn gây chia rẽ. Còn Trân, bạn nên nhịn đi! Bạn cũng đã sai khi tát Nga đó!
– Nhưng!!....
– Thôi không bàn cãi nữa!chúng ta kết thúc ở đây nha!
Mọi người im lặng, về chỗ ngồi riêng của mình, không một ai lên tiếng trả lời câu hỏi của Minh.
*
Suốt buổi học tôi thấy ray rứt và khó chịu lắm! Tôi hối hận vô cùng khi đã lỗi phạm đức yêu thương, lỗi phạm một đức tính cần có và bắt buộc phải có của người tín hữu. Thật là đáng trách khi một người Kitô hữu lại hành động như vậy. Nhưng từ đó trở về sau, Thế và Nga không còn khích báng tôi nữa. Bọn chúng bỗng dưng dễ thương vô cùng và đối xử tốt với tôi một cách lạ lùng. Về phần mình, tôi cũng trở nên thân thiện, hòa đồng hơn. Tôi không còn khép mình, thù dai như trước nữa. Chúng tôi đã quên đi ngày hôm ấy và dần trở nên thân thiết, chia sẻ mọi thứ dù chỉ là ổ bánh mì, một ly nước, một viên kẹo. Ai cũng đều nhận ra lỗi của mình và đã xin lỗi nhau một cách chân thành. Điều đó đã làm tôi bớt ân hận và cảm thấy tự tin hơn hẳn. Dù không nói ra nhưng tôi thực sự rất vui.
Và rồi buổi lễ tổng kết học kì 2 cũng đã tới, sau khi mọi người đi về hết, Minh kéo tay tôi lại và nói:
- Lần sau đừng nóng giận như thế nhé! Điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến việc truyền giáo của đạo đấy!
Lúc này, mặt tôi đỏ bừng vì xấu hổ. Tôi lặng im rất lâu. Chợt Minh lên tiếng:
– Này! Không phải Kinh thánh đã nói sao: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” hay là “Các con hãy tha thứ cho nhau bảy mươi lần bảy”, “Hãy đưa má cho người muốn tát các con”…
Tôi tròn xoe mắt hỏi:
– Sao Minh biết những điều đó?
– À! Vì mình quan tâm, vì mình thích đạo Kitô, mình thích cách ứng xử giữa những người tín hữu với nhau nên mình tìm hiểu thôi. Với lại chị gái của mình đang học giáo lí hôn nhân để kết hôn với một anh chàng ở bên đạo của Trân đó!
– Vậy sao?
– Ừ! Tất nhiên rồi! Khi nào chị hiệp lễ trên nhà thờ, Trân tham dự cùng mình nhé! Mà có thật là Trân nghĩ rằng người lương không biết Chúa hả? Người lương như mình cũng là con của Chúa đấy thôi, chị mình bảo vậy.
– Ừ, cho Trân xin lỗi nha! Xin lỗi vì… tất cả.
– Hì… hì… hì… Minh không trả lời, chỉ đáp lại bằng một nụ cười khó hiểu.Hai đứa im lặng và cứ thế ra về. Thỉnh thoảng tôi có liếc trộm sang Minh thì lại bắt gặp nụ cười và ánh mắt khó hiểu ấy cũng đang nhìn tôi.
*
“Thùng… thùng… thùng… thùng… !”
Một hồi trống vang lên, báo hiệu lúc tan trường… và năm học cũng trôi qua, kết thúc nắng lửa mùa hè trong lòng chúng tôi.
Tôi và Minh, hai đứa bước đi ra về thanh thản, nhẹ nhàng giống như hai năm trước, dưới nền trời xanh ửng nắng tháng Năm, hoa bằng lăng tím ngắt, nở mộng mơ… Nhưng có điều bây giờ tôi đã khác.
Đóa hoa nào đưa khoảng trời kia ngan ngát? “Một mảnh trời riêng…” nay lại thêm nữa một người.
– Trân ơi! Chờ tụi tao với…!
Tôi ngoái lại, nhìn thấy Nga… cùng với Thế chạy ra từ căng-tin
Chợt hối hận… chợt thấy thương sao!
– Chúa ơi! Cho con mãi yêu người như chính Chúa!
Mã số 13-044
MÀU HỒNG CUỘC SỐNG
Mùa hè rộn rã, vui vẻ và hào hứng của năm lớp 11 đã trôi qua một cách nhanh chóng. Tôi lại chuẩn bị lên thêm một lớp nữa. Hôm đó, khi đã nhận lớp, sắp chỗ ngồi và phân công ban quản lý lớp xong xuôi, cô giáo thông báo chúng tôi chính thức là những học sinh lớp 12. Lớp chúng tôi mới học được bốn tuần đầu thì có một cô bạn từ Nha Trang chuyển ra. Thật tình mà nói thì tôi không thích cô bạn mới này cho lắm. Có lẽ vì cô ấy xinh đẹp, ăn nói dịu dàng, dễ thương hơn tôi lại là con nhà giàu có, học giỏi nên tôi càng ganh tỵ thêm. Thành ra tôi không bao giờ nói chuyện với cô bạn mới mặc dù chúng tôi ngồi cùng một bàn với nhau. Thậm chí cả tháng sau tôi mới biết họ tên đầy đủ của cô ấy là Nguyễn Huyền Trang. Đôi lúc, Trang có bắt chuyện với tôi, nhưng lúc nào tôi cũng trả lời cộc lốc, thỉnh thoảng còn kèm theo cái trừng mắt nảy lửa.
*
Một bữa nọ, nhân dịp ngày quốc tế phụ nữ 8/3, cả lớp chúng tôi quyết định tổ chức một bữa tiệc linh đình. Tôi và Trang có nhiệm vụ đi đặt chỗ ở quán ăn. Làm việc chung với người mình ghét quả là không vui và không hứng thú tí nào! Mặt mũi tôi lúc nào cũng tối sầm lại. Chắc có lẽ do mệt và đói, hai chúng tôi ghé vào một tiệm phở bình dân nằm ven đường. Lúc cô bán hàng bưng bát phở thơm lừng, nóng hổi nghi ngót khói đến trước mặt Trang thì tôi mới biết một điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ tới. Mắt mở to, miệng há hốc, tôi ngạc nhiên vô cùng khi thấy Trang làm dấu Thánh Giá một cách kính cẩn trước khi ăn. Thì ra Trang là người Công Giáo. Vậy mà bấy lâu nay tôi không hề biết.
Có phải tôi vô tâm quá chăng? Đang mải mê suy nghĩ, chợt nghe giọng Trang dịu dàng lên tiếng:
– Này! Trân ăn đi chứ! Phở trương ra hết rồi kìa!
Tôi giật mình nhìn xuống bàn thì thấy bát phở đã được bưng ra từ hồi nào. Tôi đáp lại gọn hơn:
– Biết rồi!
Đang chuẩn bị ăn thì Trang lại lên tiếng:
– Trân không làm dấu cảm ơn và mời Chúa ăn cùng sao?
Mặt đỏ bừng lên vì cảm giác xấu hổ, tôi ậm ừ trả lời cho qua chuyện.
– “Tui quên!”, rồi cúi gầm mặt xuống không nói một tiếng nào.
Thật ra đằng sau câu trả lời ấy là một sự dối trá, một sự bao biện cho hành vi sai trái của mình. Sự thật là tôi đâu có quên, tôi vẫn nhớ như in những gì giáo lý dạy là phải tự hào mình là con Thiên Chúa. Nhưng tôi đã sợ ánh mắt của mọi người, sợ tiếng nói xì xào của dư luận. Tôi sợ người ta biết mình là người có đạo, tôi thấy xấu hổ khi để họ trông thấy mình làm dấu. Vậy mà Trang lại…
Nhưng tôi vẫn quyết định làm theo sự bao biện lừa bịp đó mặc dù tôi biết điều này là không tốt và đáng xấu hổ đối với một người đạo gốc như tôi. Tôi cảm thấy cay cú với Trang ngày một nhiều thêm. Bởi vì chính Trang – một người tôi ghét cay ghét đắng – lại thấy được lỗi sai của tôi mà không phải ai khác! Có khi nào chính Chúa sắp đặt việc này chăng? Tôi tự hỏi.
*
Bây giờ, cơn đói trong tôi không còn tồn tại. Tôi chỉ tập trung suy nghĩ về việc làm sai trái vừa rồi của mình. Và thỉnh thoảng tôi liếc mắt nhìn sang bàn ăn bên cạnh đang có một bà mẹ và bốn đứa con nhỏ ngồi ăn. Trông họ không được khá giả mấy, nói đúng hơn là có vẻ nghèo đói. Quần áo họ mặc trên người thật sự rất cũ, cũng có vài chỗ vá lại nhưng được cái tinh tươm, sạch sẽ. Họ ăn một cách ngon lành. Những đứa nhỏ luôn tíu tít miệng khen ngon. Đôi lúc, chúng còn nghịch ngợm trêu đùa với nhau và phá lên cười. Trông chúng thật hồn nhiên hệt như những thiên thần.
Lúc họ ăn xong cũng là lúc tôi đến quầy tính tiền. Sau khi đã trả phần mình, tôi toan vội đi trước để khỏi về cùng Trang. Đột nhiên tôi thấy mặt người phụ nữ tái xanh, có vẻ bối rối, lúng túng. Cô ấy loay hoay tìm cái gì đó mà tôi không biết. Lúc này, Trang cũng đang chăm chú nhìn cử chỉ kì lạ của người phụ nữ. Bất giác, người phụ nữ lững thững đi đến quầy rụt rè hỏi:
– Chị ơi phần em hết bao nhiều tiền?
– 100 ngàn – một phần người lớn và bốn đứa nhỏ!
– Chị ơi! Em lỡ làm mất tiền… chỉ còn ít thôi… em thật sự xin lỗi chị… em…
– Này! Ăn xong định quỵt tôi sao? Đúng là cái đồ…
– Chị ơi! Mong chị…
Nhìn lũ trẻ ngơ ngác thật tội nghiệp. Chợt tôi thấy Trang mở túi xách, rút ra tờ 100 ngàn vứt xuống đất rồi thản nhiên nhặt lên như không có chuyện gì, chạy thật nhanh tới chỗ người phụ nữ đáng thương ấy.
– Cô ơi! Cô đánh rơi tiền này!
Người phụ nữ nước mắt lưng tròng, chợt hiểu ra ý của Trang, lấy tay gạt nước mắt, nhận lấy tiền và đưa cho người bán hàng.
Khi đã thanh toán tiền xong, người phụ nữ quay lại nghẹn ngào nói:
– Cảm ơn, cảm ơn cháu vì tất cả việc làm này của cháu cô sẽ không quên. Nó thật sự ý nghĩa với cô và cả bốn đứa con cô nữa. Cảm ơn vì đã cho những đứa con cô thấy được màu hồng cuộc sống – một màu hồng chan chứa tình thương con người, thấy được cử chỉ ấm áp tình đồng loại mà trước giờ chúng chưa nhận được từ những người khác, kể cả ba của chúng. Để chúng tiếp tục hi vọng, tin tưởng vào cuộc sống và hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nói xong, người phụ nữ lặng lẽ cầm tay các con bước ra khỏi quán. Nhìn họ khuất dần, mất hụt vào dòng người bổ xô, tấp nập tôi đã khóc và Trang cũng vậy. Những giọt nước mắt đồng cảm cứ tuông rơi trên gò má.
*
Hai chúng tôi lặng lẽ dắt xe ra về. Chợt Trang lên tiếng:
– Trông họ thật đáng thương phải không Trân?
– Ừ! Mà Trang không thấy tiếc sao?
– Tiếc gì?
– 100 ngàn ấy…
– À! Không đâu! Giúp người gặp khó khăn là việc nên làm mà! Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con… có phải Chúa dạy như thế không Trân nhỉ?
Trang khúc khích cười thân thiện.
– Ừ! Trang nói đúng. Tôi đáp lại.
– Mình là người giúp việc nhà Chúa nên phải làm như thế thôi. Một người giúp việc có ích, một người giúp việc đúng nghĩa cho chủ mình.
“Một người giúp việc sao?” tôi thầm nghĩ và cười tủm tỉm.
Hình như đây là lần đầu tiên tôi cười với Trang, lần đầu tiên tôi thân thiết với Trang như thế.
Chợt thấy hối hận quá! Tôi muốn xin lỗi Trang vì tất cả nhưng không tài nào mở miệng được nên đành im lặng.
– Bầu trời lúc hoàng hôn đẹp phải không Trân? Trang hỏi.
– Ừ! Bởi vì nó có màu hồng đấy! Màu hồng của tình người… Này người giúp việc! Chúng ta về nhanh thôi! Tôi thúc giục.
Trên đường về, tôi đã suy nghĩ rất nhiều về ngày hôm nay, ngày đã cho tôi một bài học đắt giá…
Xin hãy tha thứ cho con, Chúa ơi! Xin hãy để con trở nên người giúp việc nhà Chúa, trở nên một tôi tớ trung thành rao giảng Tin mừng bằng cuộc sống đời thường. Cảm ơn Chúa, vì Ngài đã ban cho đời có những người như Trang để tô cho cuộc sống tươi đẹp những màu hồng…
Cảm ơn Chúa!
Cảm ơn Trang!
Mã số 13-045
NGÀI ĐÃ CHỌN GỌI CON
Đã lâu lắm rồi, ở cái xứ nghèo này người ta cứ chuyền tai nhau một câu chuyện li kì và có phần ma quái. Nhà ông Hai có đứa con bị ma nhập, ám ảnh. Vợ chồng ông Hai khổ sở vất vả trăm đường chạy chữa cho con, bữa ăn đắp đổi qua ngày thì tiền đâu lo thuốc men cho con.
Thuở ấy, xứ này lắm chùa nhiều am, nghe người ta bảo sao ông làm vậy, con ông có bệnh thì ông vái tứ phương, từ đi am coi thầy đến đi chùa hốt thuốc, ông đều làm cả nhưng không mấy hiệu nghiệm. Thấy thằng Hai và con Ba nghịch cát, trong khi thằng Tư thì vật vã, lòng ông bà Hai đau lắm, thầy am bảo thằng Tư nhà ông nó bị ma nhập rồi, con ma này cao cơ lắm rồi, không xuất ra được, vợ chồng ông cấn tuổi khó nuôi nổi đứa này. Rồi một hôm có ông câu trong xóm đạo lân la gợi chuyện, phần thì xóm láng giềng gần, phần thì xót cho hoàn cảnh vợ chồng ông Hai, ông hỏi thăm vợ chồng ông Hai, tình hình đau ốm của thằng con ông… đứa trẻ chỉ khóc, không ăn gì suốt mấy tháng ròng, chỉ uống được nước lã, nó bú vào cũng lại nôn ra. Ông câu bảo, vợ chồng ông ôm con vào vào nhờ cha xứ bắt ma xem sao, may ra cháu nó còn đường sống. Ngay chiều ấy, vợ chồng ông và ông câu tất tả bế bồng con vượt một quãng dài đường vào tìm cha xứ ở họ Mỹ Thành… cuối cùng ma quỷ cũng chịu buông tha cho con ông. Những người chứng kiến tận mắt thấy đứa bé không còn khóc ngặt như trước mà thay vào đó nét mặt nó vui hẳn lên. Thế nhưng người ta bảo đứa trẻ đã yếu lắm rồi, khó lòng giữ nổi nó, và rồi nó cũng rời bỏ vợ chồng ông về nước Chúa ngay trong chiều hôm ấy. Lòng ông quặn đau.
Từ hôm vô gặp cha xứ bắt quỷ trừ tà cho con ông, lòng ông Hai bỗng nhẹ nhõm hơn nhiều. Ông không còn đi chùa như trước nữa mà đi nhà thờ nhiều hơn. Chắc hẳn ở ông niềm tin thuở ban sơ chưa thật sự trọn vẹn nhưng mọi người chắc chắn một điều, ông Hai đang cố tìm lại bóng hình của đứa con bé bỏng vật vã trong thánh đường hôm nào. Nhìn lên Thánh giá Chúa, ông chợt thấy hai dòng lệ Chúa tuôn, hóa ra Chúa cũng khổ như mình, ông Hai thầm nghĩ. Dần dà qua sự hướng dẫn của ông câu và cha xứ, vợ chồng ông Hai và các con cũng học được giáo lý, thằng Hai đã biết cầm Kinh Thánh đọc bi bô nhưng niềm tin của vợ chồng ông Hai chưa được gửi gắm trọn vẹn nơi Chúa. Với riêng ông, Chúa là một Đấng nào đó dang tay cứu giúp ông trong cảnh cơ hàn, là chỗ dựa lúc mỏi gối chồn chân chứ thật sự ông chưa yêu mến Chúa và giữ đạo cho sốt sắng hẳn hoi. Đó cũng là nguồn gốc của mọi bi kịch lặp lại của gia đình ông sau này.
..........***.........
Ngồi lật từng trang kỉ niệm của gia đình qua lời kể của nội thứ, Hào bỗng thấy chạnh lòng cho niềm tin xứ đạo mình và niềm tin vào Thiên Chúa nơi bản thân. Mặc cảm đạo theo không tròn vẹn đạo đức đã ám ảnh và thôi thúc Hào mười mấy năm nay kể từ khi theo Chúa. Hào quyết tâm xin mẹ cho đi tu để tìm hiểu đời sống thánh hiến và để học đạo nữa. Mẹ nó kiên quyết không cho vì sợ nó khổ, và thế là hàng loạt lý do được mẹ nó đưa ra ngăn cản quyết liệt ý nghĩ đó của nó. Mẹ Hào cũng mặc cảm đạo theo, “con nhà đạo nòi kia mà tu chẳng ăn ai huống chi nhà chị đạo theo, đạo hạnh đã tròn đâu mà tu với hành”, mẹ Hào xót lắm. Hào còn nhớ rõ cách đây 13 năm khi mình còn bé xíu được mẹ chở đi nhà thờ. Một sáng Chúa Nhật, cha xứ rửa tội, rảy nước thánh và đọc lời nguyện, đôi mắt ngây thơ ngày ấy chạm phải đôi mắt u sầu trên Thập tự. Suốt mười mấy năm sau ấy, chưa lúc nào đôi mắt u sầu trên Thánh giá ấy không khiến Hào quyết tâm cho được. Quyết tâm học hỏi giáo lý, quyết tâm hoàn thiện bản thân qua lời răn dạy của mẹ cha và quyết tâm tìm hiểu ngọn ngành đôi mắt u sầu là vì đâu…
Rồi một ngày nhận giấy báo đậu đại học, sống dưới môi trường mới nhiều thử thách mới, Hào càng quyết tâm hơn nữa, năng đến nhà thờ tham dự thánh lễ, lúc thì trao đổi những khúc mắc với cha xứ. Nó cảm nhận rõ lắm chứ, tình yêu Thiên Chúa qua sự nhắn nhủ của các cha, nó càng thêm vững tin nơi Chúa. Hào thích lắm những giờ chia sẻ của các cha mỗi dịp tĩnh tâm nhóm sinh viên hay hội đoàn và những lúc như thế Hào cứ thích nghe mãi những lời răn dạy ấy… thấy tự hào vì mình được sinh ra làm con cái Chúa, tuy muộn nhưng cũng đủ để cho Hào cảm nhận sự ngọt ngào của tình Chúa qua mỗi người anh chị em chung quanh mình.
……….***………
Bi kịch mà gia đình ông Hai gặp phải một vài năm sau đó là bài học và sự nhắc nhở mọi người trong xóm đạo gia tăng thêm niềm tin nơi Đức Kitô. Sau khi đứa con chết, ông Hai có thêm con Năm, nó bình yên vô sự như mong ước của ông bà Hai. Thằng Sáu cũng nối tiếp nhau ra đời. Không lâu sau đó nó cũng lên cơn giật từng hồi, mắt trợn trắng và khóc thét dữ dội. Ông Hai đã hơn một lần chứng kiến cảnh tượng hãi hùng ấy, ông chậc lưỡi, thôi chết rồi. Thằng Sáu bị quỷ ám, người trong xóm lại bàn ra tán vào, mỗi lúc làm đồng hay giã gạo, người ta mang câu chuyện nóng hổi nhà ông ra bàn tán. Kẻ thì cho là nhà ông phước mỏng đọa đày thân con trẻ, người thì bảo ông không chuyên tâm học hỏi đạo Chúa nên bị quở phạt, ma qủy cám dỗ bắt bớ… Căn nhà nhỏ của ông bà Hai thêm ngột ngạt, đã một lần mất con, ông bà hiểu lắm cái cảm giác ấy chứ. Và rồi giờ đây ông bà co rúm người bên con trẻ, vừa khóc vừa sợ nó sẽ về nước Chúa khi nào không hay… Và rồi sự gì đến cũng đã đến, ngần ấy nỗi đau đã quá sức chịu đựng của bà Hai.
Sau khi thằng Sáu mất thì thằng Bảy cũng kịp chào đời. Bà phó mặc mọi sự cho Chúa, bà mỏi mệt quá rồi.
Con mất, chồng mất, đời bà cơ cực thế là cùng, tần tảo nuôi con một mình vất vả, thằng Bảy mới mười sáu bà cũng rời bỏ nó mà về nước Chúa. Đàn con lạc mẹ, chỉ còn mình Chúa với đám con mồ côi.
……….***………
Mẹ Hào về làm dâu khi ông bà nội Hào đã khuất lâu, nhìn bàn thờ với vài ảnh tượng cũ kĩ, mẹ Hào cũng không khỏi chạnh lòng song không làm gì được. Ba Hào thường xuyên vắng nhà vì đi dạy ở xa, một mình mẹ Hào trong căn nhà cũ ông bà nội để lại, hằng ngày bà được nghe hàng xóm kể lại những câu chuyện xưa nhà nội Hào, cái chết của hai bác Hào ra sao và vì sao ông bà nội Hào theo đạo… Những giấc mơ về chập chờn trong đêm cứ ám ảnh mẹ Hào mãi khôn nguôi. Trở mình dậy thắp nén nhang mà lòng bồn chồn lo âu. Kể từ khi bà nội Hào mất năm ba Hào mới mười sáu tuổi thì căn nhà này đã không còn sốt sắng những giờ kinh, xóm đạo lạnh nhạt, ba Hào cũng dần xa Chúa. Bàn thờ ảnh tượng Chúa vẫn còn đó nhưng giỗ chạp lễ lạt mẹ Hào vẫn theo phép cúng giỗ lệ thường. Mãi mười một năm sau, tình cờ như sắp đặt, Chúa đã đến, hâm nóng lại niềm tin nơi ba Hào và gieo vào mấy mẹ con Hào vẫn một niềm tin ấy. Ngẫm lại giờ này mẹ Hào vẫn không tin nổi ở mắt mình, chính niềm tin đặt trọn vẹn nơi Chúa đã giúp mẹ Hào vượt qua nhiều thử thách trong cuộc đời. Mỗi lúc có điều phiền muộn, bà gửi gắm vào lời cầu nguyện cùng Mẹ Maria và thanh thản đón nhận ý Chúa. Bà cố gắng đón nhận ý Chúa cách sốt sắng trong các việc ích chung và là gương mẫu cho các con noi theo, bà lấy làm hạnh phúc lắm. Nhiều người trong xóm thường bảo nhau, phải chi mình được nửa bà ấy thì hay nhỉ…
Giờ đây, điều bà băn khoăn suy nghĩ nhiều nhất chính là Hào, hàng loạt suy nghĩ cứ xốn xang trong lòng người mẹ. Bà nhớ lắm, năm Hào học lớp Kinh thánh 1, Hào đã từng xin dự tu nhưng bà chỉ nghĩ đó là suy nghĩ bồng bột của con trẻ nên bà đã không cho đi. Bẵng đi ít lâu, nay Hào lại ngỏ ý cùng mẹ song bà vẫn không chấp nhận. Mọi sự trong nhà này từ trước khi bà về làm dâu và cho đến giờ, bà hằng ghi nhớ cả. Nhìn lại chặng đường hơn năm mươi năm từ khi nhà nội Hào theo đạo Chúa, đã có biết bao thăng trầm, nguy biến, xa nhạt đạo Chúa, nhưng giờ đây, với bà, thế là hạnh phúc lắm rồi. Bà an vị với những gì mình có được, sợ con nó khổ thì tội.
Với Hào, nó im lặng suy nghĩ. Ngần ấy tuổi đầu, Hào đủ lý trí để nhận ra tiếng Chúa gọi mình. Từ một con trẻ bình thường, Hào dần được ơn Chúa cho nhận biết Ngài, qua thời gian, Ngài gọi Hào trong những bế tắc riêng. Những buổi cầu nguyện riêng, Hào cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa luôn hiện diện quanh Hào, song chưa lần nào Hào cảm thấy buồn như thế này. Mỗi lần lắng nghe tiếng Chúa gọi mình Hào luôn mau mắn đáp trả nhưng lần này thì thật khó. Mau mắn đáp trả hay lưỡng lự đợi chờ còn là một câu hỏi không lời giải đáp trong Hào. Thôi đành dâng hết cho Chúa từ nhân và cầu nguyện không ngừng. Và Hào biết một điều rằng, Chúa sẽ không bỏ rơi Hào, vấn đề là thời gian thôi. Tạm gấp trang sách cuộc đời mình hôm nay, ngày mai thức dậy, bình minh vẫn đến bên khe cửa mỉm cười, trang sách cuộc đời lại mở ra cho Hào một trang mới, thế là đủ tự tin rồi đấy. Ước được như vậy. Amen.
Giải viết văn đường trường 2013 : Bản tin số 10
LM. Trăng Thập Tự
16:17 15/06/2013
GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2013
BẢN TIN 10
Chúng tôi xin gửi đến quý Ban Biên Tập và độc giả bốn phương bản tin số 10 của Giải Viết Văn Đường Trường, với những bài dự thi cuối cùng.
Hiện chúng tôi đang đúc kết phần sơ khảo để tiến đến chung khảo.
Ban sơ khảo gồm có các ông Trần Như Luận (Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Định), Nguyễn Thanh Xuân (Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Định) và Lê Hồng Bảo (Chủ nhiệm chuyên san Vườn Ôliu, Mạng Lưới Dũng Lạc).
Ban chung khảo gồm có ông Nguyễn Một (Hội Nhà Văn Việt Nam), nữ Tiến sĩ Trầnguyễn Trangđài (Tác giả thơ và văn tại Hoa Kỳ) và Lm Minh Anh (Tác giả và dịch giả thuộc Tgp Huế).
Theo dự kiến, lễ trao giải sẽ được thực hiện trong dịp cử hành ngày Năm Đức Tin của giới cầm bút tại Nhà thờ Chính tòa Qui Nhơn, chiều 21-9-2013. Ngày 22-9-2013, kỷ niệm 101 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử, sẽ có cuộc dã ngoại viếng mộ nhà thơ và họp mặt trao đổi về văn thơ Công Giáo tại Qui Hòa, nơi nhà thơ đã sống những tuần lễ cuối đời.
Để cổ vũ việc sáng tác truyện ngắn và kịch bản Công Giáo, tất cả 24 tác giả dự thi hợp lệ của năm 2013 (dù không có tác phẩm đạt giải) đều được mời tham dự sinh hoạt trên đây. Chúng tôi sẽ có thư mời gửi đến từng tác giả theo đường bưu điện.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các tác giả đã tích cực hưởng ứng cuộc thi, kể cả một số vị không đáp ứng đúng thể lệ. Xin cám ơn quý độc giả đã và đang theo dõi cuộc thi.
Nhân đây chúng tôi cũng xin được chia sẻ một điểm thực tế.
Cho tơi lúc này, sự giúp đỡ duy nhất được gửi cho chúng tôi có ghi rõ “Ủng hộ Giải Viết Văn Đường Trường 2013” là 500.000 VNĐ (= 25 USD) của một giảng viên Trường Đại Học Qui Nhơn. Cùng lúc, một thân nhân của chúng tôi tại Úc ủng hộ 5.000 AUD chung cho các công cuộc tông đồ của chúng tôi và chúng tôi chia số tiền này làm đôi, một nửa cho Giải Viết Văn Đường Trường 2013 và một nửa cho Giải Văn Thơ Linh Mục Đặng Đức Tuấn lần thứ IV, 2013. Cuộc thi Giải Văn Thơ Linh Mục Đặng Đức Tuấn, dành cho học sinh ở độ tuổi học giáo lý phổ thông thuộc giáo phận Qui Nhơn, ngoài phần thưởng tiền mặt, còn có một số tiền nhiều hơn được tích lũy cùng với các tiền thưởng khác được tăng đều trong thời gian các em theo học phổ thông và sẽ trao một lần khi các em bước lên bậc đại học (xem www.gpquinhon.org).
Theo quy định trong bản thể lệ cuộc thi Giải Viết Văn Đường Trường, số tiền mặt dành cho các giải thưởng rất khiêm tốn, giải nhất: 10.000.000 $VN, hai giải nhì, mỗi giải 6.000.000 $VN, ba giải ba, mỗi giải 4.000.000 $VN, các giải triển vọng, mỗi giải 1.000.000 $VN. Hai sự giúp đỡ trên đây đủ cho chi phí dự trù, kể cả kinh phí lo tổ chức lễ trao giải và cuộc họp mặt nói trên đây.
Tuy nhiên, với tâm nguyện phát huy Văn học Công Giáo Việt Nam, chúng tôi ước mong có thể nâng số tiền thưởng lên gấp ba hoặc ít là gấp đôi. Xin thử đối chiếu với giải truyện ngắn Cơ Đốc của đặc san Hướng Đi trên http://www.songdaoonline.com sẽ thấy sự chênh lệch cụ thể như thế nào.
Chúng tôi cũng ước mong các tác giả và dịch giả Công Giáo cùng các cơ sở xuất bản Công Giáo hỗ trợ cuộc thi bằng cách tặng sách cho tất cả những người dự thi hợp lệ (24) và các vị giám khảo (6). Quý vị có thể tùy nghi giúp 6, 24 hoặc 30 bản và gửi về Tòa Giám Mục Qui Nhơn, 116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn. Hiện chúng tôi đã nhận được hơn 30 bản quyển tiểu thuyết Tam Đa Nhà Đạo của tác giả Thái Hà, nxb Hồng Đức Hà Nội, 2013.
Qua những lời chia sẻ này, chúng tôi xin được chân thành biết ơn sự giúp đỡ của quý Ban Biên Tập và mọi ân nhân mà chúng tôi vẫn dâng thánh lễ cầu nguyện riêng vào mỗi ngày Thứ Bảy hằng tuần.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Quy Nhơn, 06-6-2013
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Tòa Giám Mục Qui Nhơn
116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn
ĐTDĐ: 0935-424-449; gopnhattho@yahoo.com
BÀI DỰ THI
Mã số 13-046
TÌNH CHA
(Lc 15,1-3.11-32)
Người kể: Cuộc sống của gia đình đang trong cảnh ấm êm, bất chợt lòng tham dậy lên trong tâm hồn người con út, anh ta đòi cha chia tài sản phần mà anh đáng được hưởng. Mặc dù trong lòng đang rất đau đớn, vì mình chưa ra đi mà con đã đòi chia gia tài, nhưng người cha ấy vẫn cố nén nước mắt để trao phần gia nghiệp cho con.
Người con út: Cha ơi, ngày hôm nay con muốn trình bày với cha một điều, cha hãy chia cho con phần gia tài mà con được hưởng.
Người cha: Ừ, nếu con muốn thì cha sẽ chia cho con (trong nét mặt buồn rầu, người cha trả lời).
Người kể: Sau khi được cha đồng ý, người con út đã thu gom hết tài sản cha cho, để chuẩn bị cho một hành trình vô định.
Người con út: Gia nhân đâu, tiếp ta sắp xếp những thứ tài sản này, ta phải mang theo tất cả.
Gia nhân: Dạ, cậu Ba, nhưng mà cậu…. cậu Ba đi đâu vậy, sao cậu không chịu ở nhà với ông chủ.
Người con út: can chi đến các ngươi, ta thích đi đâu thì đi. Đừng có hỏi vớ vẩn nữa, mau thu xếp nhanh đi.
Gia nhân: Dạ!
Người kể: Chuẩn bị hành trang xong, người con thứ không từ biệt người cha, lặng lẽ ra đi về một phương trời rất xa, với một phần tài sản không nhỏ. Anh ta đã lao vào một cuộc ăn chơi không lối thoát. Do gặp một toán bạn xấu ở nơi đất khách quê người.
Người con út: Các người có biết ta là ai không? (vẻ mặt nghênh ngang)
Những người bạn: Nhìn thầy ăn mặc cũng bảnh bao, chắc cậu chủ hả? (tay chỉ vào bộ đồ)
Người con út: Sao các người hay vậy, nhưng ta bảo cho các người biết, ta mới đòi cha ta chia tài sản cho ta, các người không được nói với ai nghe (chỉ vào những trang sức và tiền bạc đang cầm trong giỏ).
Những người bạn: Chúng tôi biết rồi.
- Chà…..chà….. kiểu này vô rồi, trúng mánh rồi bây ơi (với nét mặt gian xảo, nhìn chỗ khác nói)
- Mà nè, cậu kia ơi, ở làng chúng tôi có đủ món ăn chơi, đại gia như cậu mà không chơi thì phí đời lắm, theo chúng tôi đi, đã lắm.
Người kể: nghe những lời dụ dỗ của các bạn, và nghĩ rằng nếu không đi thì mất uy tín nên người con út đã đi theo.
Người con út: Ừ thì đi, ta sợ gì các người chứ, tiền ta đầy giỏ này.
Những người bạn: Đi, đi mau, cậu chủ ơi.
Người kể: trong sự náo nhiệt của quán nhậu, với những tiếng đàn trống tưng bừng càng gợi lên trong tim người con út sự phóng đãng, anh ta càng chơi hết mình hơn
Những người bạn: 1.2.3 dzô.dzô, cho thêm ba lít rượu nữa đi, có mồi ngon đem hết ra đi.
Người con út: các huynh đệ cứ thoải mái gọi thức ăn, ta không sợ hết tiền đâu, cứ chơi thoải mái.
Những người bạn: chơi quá xộp, hoan hô cậu chủ một cái (chúng đồng thanh vỗ tay)
Người con út: cũng bình thường thôi có ăn nhập gì đâu.
Người kể: Quá hoang phí vào những cuộc chơi vô nghĩa, người con út đã tiêu sạch số tiền người cha cho, giờ trong người anh ta chỉ con hai bàn tay trắng
Người con út: hết tất cả rồi, biết làm gì giờ đây.
Người kể: Do mất mùa, trong vùng đã phải lâm vào một cảnh đói kém, cùng cực, nhiều người phải chết đói, thây ma phơi đầy đường. Từng là một cậu chủ, nay vì ăn chơi quá sức hết tiền, hết bạc, nên đành phải xin đi ở đợ cho một người trong làng.
Người con út: Ông…ông ơi ông cho tôi được làm người ở của ông đi.
Ông chủ nhà: Ngươi tướng ngươi mà làm được việc gì hả (chỉ thẳng vào mặt).
Người con út: Con van ông, ông sai con việc gì con cũng nhận hết (cúi lạy mụp xuống đất).
Ông chủ: Ta thấy tội cho người, nên miễn cưỡng nhận đó nghe, chứ mà nhận ngươi hổng chừng làm hư bột hư đường hết, thôi vào trong nhà đi.
Người con út: Con lạy ông, con cám ơn ông.
Ông chủ: Bữa nay ngươi đi ra ngoài đồng chăn đám heo cho ta.
Người con út: Dạ! con đi liền (nhanh chân chạy ra đồng)
Người kể: Trong cảnh đói kém như vậy, anh ta nhìn vào máng ăn của heo mà lòng chỉ mong sao giành được phần ăn đó, nhưng không được vì chủ sẽ đuổi. Lương tâm chỗi dậy, ý thức được tội lỗi của mình, anh ta hối hận, và tìm cách để trở về trình bày với cha.
Người con út: Trời ơi! Ước gì giờ này được ăn cái mà heo ăn, nhưng cũng không được nửa (với vẽ than thở), cha ơi con thật có lổi với cha (cúi mặt xuống đất) biết bao người làm công cho cha ta cơm dư gạo đầy mà ta phải ra như vậy! Thôi ta phải về để tạ lổi với cha, ta sẽ nói thế này: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy (vẻ mặt hối hận)
Người kể: Lương tâm đã chiến thắng, anh vội vã trở về. Tình cha như đỉnh núi Thái Sơn, mổi chiều, người cha đều đứng ở đầu hẻm chờ đợi người con trở về. Thấy con, ông chạnh lòng thương. Không ngại sự dơ bẩn do người con út đã sống với những con heo, ông chạy ra ôm lấy con với nét mặt thương mến.
Người cha: Ta mừng quá, vì con đã trở về.(cười tươi)
Người con út: Cha không giận con sao? (cúi đầu hỏi)
Người cha: Không có gì đê ta giận con cả, con hối hận là ta đã mừng rồi.
Người con út: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.(vẻ mặt hối hận, lạy mụp).
Người cha: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.
Gia nhân: Dạ, ông chủ.
Người con út: Đội ơn cha, cám ơn cha đã tha thứ cho con, con sẽ không tái phạm nữa.
Người cha: Thôi tốt rồi, vui lên, đừng buồn nữa.
Người kể: Tiếng nhạc từng bừng mừng tiệc vì người con út đã hoán cải và trở về với cha. Người con lớn từ ngoài đồng về, không hiểu tại sao lại vui như vậy.
Người con lớn: Bây đâu lại tao hỏi.
Gia nhân: Dạ, có gì không cậu Hai?
Người con lớn: Bữa nay vụ gì mà đãi tiệc vậy?
Gia nhân: Em của cậu đã trở về.
Người kể: Máu ganh tị nổi lên trong lòng người con lớn, anh ta không chịu vào nhà, cha phải lại năn nĩ.
Người cha: Thôi mà con, mau đi vào nhà
Người con lớn: Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng”!
Người cha trả lời: Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, mà nay lại sống, đã mất, mà nay lại tìm thấy.”
Người kể: Người con lớn đang hưởng cùng hạnh phúc hằng ngày mà không nhận biết sự đại lượng của người cha. Mỗi người chúng ta cũng vậy. Hãy hồi tâm vì Chúa luôn đợi trông chúng ta trở về với Ngài. Hãy thật sự cảm nhận chúa luôn yêu ta từng giây phút của cuộc đời.
Mã số 13-047
COCKTAIL ĐEN
- Có lẽ con sẽ dừng lại!
Đan nói câu đó với bà Hoa buổi sáng thì buổi chiều đã có chuyện. Đầu tiên là ông anh trai định cư ở Nhật bắn tin gãy gọn: “Chú thật khéo biết đùa”. Bà cô nghỉ một buổi làm, chạy xe máy từ thành phố về, nghiêm giọng: “Cháu lớn rồi. Sống biết điều một chút!”. Còn cái Ly, cô em gái đang học trung học thì mếu máo: “Nhà mình rồi đến loạn mất thôi”. Bà Hoa đóng cửa phòng, bỏ ăn, cả ngày chỉ thều thào duy nhất một câu: Mày giết tao đi! Làng trên xóm dưới biết chuyện, từ nay tao sống không bằng chết.
Chuyến xe khách đầu tiên rời thị trấn Dạ Cát lúc trời vừa hửng sáng. Đan ngồi vắt vẻo trên băng ghế cuối, đầu ngó ra phía cửa. Ngắm dòng người, cảnh vật qua ô cửa nhỏ. Đời ở đấy cứ thế lướt đi, nhanh chậm, lắc lư theo vòng lái của bác tài xế. Kể cũng là một cái thú. Xung quanh Đan, một vài vị khách bắt đầu gật gù. Vùi đầu vào giấc ngủ để xua đi cái mệt, hoặc đơn giản hơn là quên đi đoạn đường dài hàng tiếng đồng hồ, lúc tỉnh dậy cũng vừa kịp thời điểm xe vào bến, biết đâu cũng là một cái thú khác. Chuyến xe cũng như đời người, nhiều lúc ngắn ngủi lắm. Chỉ bằng một cái chớp mắt thôi.
Chủng viện Bình Minh rốt cuộc chỉ có những bước đi dè dặt. Người ta cứ mãi loay hoay làm sao để cỗ xe kia không còn chạy với vận tốc ì ạch nhưng cũng chẳng chấp nhận những vòng quay quá nóng. Thiếu đi một cái hồn. Cải cách này nằm gối đầu lên canh tân khác. Nó khiến Đan mệt mỏi. Cung cách mà anh vẫn thường ví von với những đứa trẻ bị tước mất quyền được ngã bởi một dàn barie được dựng nên quá dày đặc. Vô trùng. Đứa trẻ ấy cuối cùng cũng lớn lên, cũng mừng lễ hội trưởng thành như ở một vài nước nào đó mà Đan có dịp đọc trên báo, nhưng rất có thể là một - người - trưởng - thành - không - bao - giờ - biết - cách - tự - đứng - lên. Ở cái xứ này, phàm cái gì không kiểm soát được, hoặc giả không đủ khả năng kiểm soát thì giải pháp đơn giản nhất là cấm. Đan phì cười trước sự lan truyền chóng mặt của hội chứng này. Nó gần như không có ranh giới. Kể cả tôn giáo.
Điện thoại báo có tin nhắn.
- Anh về quê à?
- Kỳ nghỉ cuối cùng của đời chủng sinh. Nhưng sao em biết?
- Anh quên là tôi vẫn dõi theo anh à! Có điều đó là một sự quan tâm trong vô vọng thôi. Thật ra chỉ muốn biết anh đã đi được bao xa? Thế thôi!
Hình ảnh Thư bất chợt tràn về, quét nhanh vào một vùng tối sáng của kí ức. Màu của thời gian. Kỷ niệm ngày xưa giờ loang lổ vết rong rêu. Đan quen Thư từ hồi hai đứa dọn tới ở chung khu ký túc xá của trường. Mất ba tháng để yêu nhau, ba năm quyện chặt vào nhau và có lẽ cả một đời để xem nhau là người xa lạ. Ra trường, đùng một cái Đan xách ba lô vào chủng viện. Vài năm sau Thư cũng làm đám cưới. Chồng cô là con trai của một đại gia có tiếng ở đất Hải Dương. Chuyện tưởng chừng kết thúc. Đan đã phần nào nguôi quên. Nhưng Thư thì như con thú bị trọng thương, cứ mãi bám theo, cứ phải ám ảnh kẻ đã gây ra những vết đau rỉ máu. Anh đi rất xa, đủ để nhận ra rằng tình yêu với em đã hết! - Đan trả lời tin nhắn.
Xe qua cầu Bình Nguyên thì suýt tông phải chiếc xe máy tạt qua đường. Mẹ cha mày, đi đứng thế à? - Bác tài vứt điếu thuốc hút dở qua cửa xe, thủng thẳng buông một câu chửi thề. Tiếng mấy vị khách ở dãy ghế đầu nhao lên đồng cảm. Dân Việt ở đâu cũng thế, người ta bện chặt vào nhau, sẵn sàng nổi xung lên mỗi khi sự an toàn của số đông bị đe doạ, dù bằng cái cách chẳng lấy làm văn minh gì cho lắm. Chẳng thế mà sau sự cố ấy, hành khách trên xe dễ dàng mở lòng với nhau hơn. Tiếng cười nói chộn rộn hẳn lên. Những câu chuyện không đầu không cuối được đan dệt một cách tự nhiên, qua giọng kể mộc mạc nhưng lại có sức thấm đẫm hồn người. Chuyện thằng bé mù chữ bán báo dạo chạy khắp nơi rao tin về một tai nạn xây dựng mà không hay biết rằng nạn nhân trong mẩu tin vừa rao là bố của mình. Chuyện bà vợ kia rủ ông chồng có chứng bệnh hoang tưởng đóng cửa phòng tự vẫn, kết quả là sau khi uống vào nào là cơ man thuốc an thần thì chỉ có người chồng chết. Người vợ bán hết nhà cửa, ruộng vườn trốn đi với người tình trẻ sau khi đã chu đáo lo lắng hậu sự cho ông chồng xấu số. Hay như chuyện một nông dân ở Hải Phòng dùng mìn tự chế với súng hoa cải để giữ đất giữ vườn trước sự cưỡng chế của các nhà chức việc địa phương nhưng cuối cùng thì bất lực, chẳng thể bảo vệ cho mình và người thân trước bản án nhiều tranh cãi...
Những câu chuyện, mặt người, phận đời Đan đã đọc thấy, gặp và chạm ở đâu đó nhưng như thói quen thu mình lại, ngồi bên ô cửa trên mỗi chuyến đi, đã lặng lẽ lướt qua. Vô cảm đã thành căn bệnh trầm kha, lây lan vào cả chủng viện - nơi chưa bao giờ, chưa một ai nghĩ rằng sẽ nhiễm bệnh và đáng ra không bao giờ được quyền nhiễm bệnh. Nụ cười Đan méo xệch đi. Đời luôn có những trớ trêu thú vị. Ở cái nơi chỉ gồm những cái tên xa lạ, lên chung một chuyến xe, ngồi với nhau chỉ một đoạn đường, hết hành trình thì kẻ ngược người xuôi, con người ta lại không mảy may e ngại trút hết những thứ tít tận sâu của tâm can. Đan đồ rằng cánh nhà văn lúc nào cũng ca cẩm không có cảm hứng mới nếu chịu khó bỏ công đi xe khách vài ba bận thôi thì cũng đã có khối cái để viết mà không cần phải nhọc nhằn đi vào những trại sáng tác, bám theo đề tài này đường hướng nọ. Đó là chưa kể khối cái để viết ở đây là những điều rất thật, rất đời. Mùi của nhân sinh bao giờ chả ngai ngái cay nồng.
- Và anh hạnh phúc chứ?
Tin nhắn của Thư kéo Đan ra khỏi mớ triết lý hỗn tạp này để ném vào một đám bòng bong khác. Hạnh phúc là thứ khó nắm bắt nhất trong thế giới hổ lốn này, và chưa hẳn là một điều có thực, kiểu như ‘‘rừng mơ’’ trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa bên Tàu. Nó cũng có thể là một thứ trang sức. Đẹp và sặc sỡ, nhưng người nghèo không mua nổi vì quá đắt đỏ, không ăn được, còn người giàu thì săn đón đổi chác liên tục, miễn sao cho hợp mốt. Hạnh phúc là hai tiếng được nhân loại mơ ước nhất và rất có thể cũng là vô nghĩa nhất. Đan và Thư đã từng đi tìm nó, người này hứa hẹn mang nó lại cho người kia, nhưng cái mà cả hai nhận được chỉ là một thứ khác, na ná như hạnh phúc chứ không phải là hạnh phúc. Đan không còn đủ sức cho cuộc kiếm tìm thứ trang sức xa xỉ kia khi mà kí ức vẫn còn trơ ra đấy những vết thẹo. Kéo nhẹ móc khoá ba lô, Đan lấy ra chiếc áo chùng thâm cũ. Chín năm trời chứ chẳng ít, anh mặc hàng ngày, nhẹ và mỏng manh lắm, nhưng chất nặng những buồn vui, trắc trở. Đan cười, có lẽ đây là chiếc áo rộng nhất trên thế giới này mà con người có thể nghĩ ra được. Thì chẳng phải tấm áo ấy che được vô số cảm xúc giằng xé, bao bọc một cơ thể với quá nhiều tì vết, chất chứa kỳ vọng của biết bao người. Màu đen chẳng phải đã nói là màu của bí ẩn hay sao?
- Em biết là chúng ta đã tìm được gì rồi mà. Anh chỉ ổn thôi.
- Thế anh vẫn đi tiếp chứ, một con đường không dành cho mình?
- Vẫn. Anh đang cố yêu nó!
- Rồi anh sẽ rời bỏ nó như cách anh đã từng buông tay với tôi. Rồi anh sẽ đi tìm một tình yêu khác. Đàn ông các anh là giống thích phũ lắm mà!
Ngần ngừ một lúc rồi Đan cũng trở lại với các ký tự trên bàn phím.
- Không hẳn thế. Con đường này có một thứ ngôn ngữ riêng mà không phải ai cũng có thể đọc được.
- Cũng thế cả thôi. Linh mục bây giờ giống một loại cocktail hơn. Đẹp đấy. Hấp dẫn đấy. Nhưng chẳng còn nguyên chất...
Đan sững lại. Dòng chữ lạnh lùng ấy vừa làm một cú va đập ngoạn mục. Thư sắc sảo và táo bạo ngay cả trong những lúc cô chới với nhất. Ai đó đã nói, sắc đẹp tự nó đã là một thứ tài năng. Thư may mắn sở hữu cả hai báu vật trời cho, ấy thế mà chúng cũng không thể giúp cô có một cuộc sống tròn đầy. Đời Thư là sự chắp nối những đứt gãy này bằng những đứt gãy khác. Ngày Đan quyết định khép lại những hẹn hò, Thư không níu kéo nhưng chỉ cảnh báo anh ‘‘Linh mục được nhận quá nhiều. Nhận thì phải cho. Nhưng chả ai có thể cho cả một đời. Ân điển luôn tiềm tàng những hình phạt vô biên. Có lẽ vì thế mà những người có cái đầu tỉnh táo hơn đã lựa chọn để không trở thành linh mục’’. Thư nói rất nhẹ chứ không gay gắt nhưng Đan có cảm giác như mình vừa trải qua một cơn động đất có cường độ nhiều richter.
- Nhưng sống cho người khác cũng là một lẽ sống - Đan chau mày.
- Nếu không sống nổi cho mình thì lấy gì để sống cho người khác hả Đan? Nếu thứ cả tôi và anh tìm được không phải là hạnh phúc thì còn hi vọng mang nó lại cho ai? Cứ làm người hùng đi, nếu anh còn đủ sức!
Con đường dẫn đến một triền dốc nhỏ. Lắc lư. Những hàng cây ngái ngủ trong nắng mới. Tiếng cười nói lúc nãy cũng bặt dần. Câu chuyện dang dở của năm năm về trước lại hiện về như một thước phim âm bản...
- Tại cái Thư đúng không? Anh vẫn còn yêu nó? - Bà Hoa nhìn sâu vào mắt Đan.
- Bọn con đã chấm dứt. Thư cũng đã có gia đình riêng. Chỉ tại con không đủ tình yêu cho con đường này. Nó vốn không dành cho con, mẹ ạ!
- Bố anh và tôi ngày trước lấy nhau có phải vì yêu đương gì đâu. Thế mà vẫn ăn đời ở kiếp với nhau đấy thôi!
Đan xoắn xuýt mười ngón tay vào với nhau, khẽ khàng:
- Ơn gọi này huyền nhiệm lắm, không đơn giản là chuyện dựng vợ gã chồng đâu mẹ.
- Chẳng thể dừng lại được nữa rồi. Cả anh và mẹ. Lại đây, tôi muốn cho anh xem thứ này! - Bà Hoa đến trước chiếc tủ có đặt bức di ảnh, lấy ra từ ngăn kéo một chiếc hộp màu vàng. Là một tấm áo lễ.
- Bố con trước khi mất đã trao nó lại, dặn mẹ phải đưa tận tay cho con mặc trong ngày lễ thụ phong. Coi như đây là di nguyện của bố!
Đan bất động hồi lâu. Chiếc áo lễ lặng lẽ rơi xuống nền đá lạnh toát. Một sự tĩnh lặng bao trùm.
Đan đến ngồi ở bến sông, hướng cái nhìn lên khoảng thinh không vòi vọi rồi thư thả áp đôi tay xuống lòng đất. Gần chỗ anh ngồi, bạt ngàn loài hoa chưa kịp gọi tên. Hoang dại. Bên kia là quê anh, khói lam chiều nơi căn nhà nhỏ dâng lên những hồn hậu. Gió từ lòng sông thổi vào mát rượi. Bao năm rồi sông chẳng già đi, vẫn cứ chảy đời sông. Giá mà có thể chảy nhịp của sông, giá mà có thể học cách chảy của nước, Đan sẽ chậm nhẹ qua những làng quê, bến xe, phố chợ để cùng đám người khốn khổ kia kể cho nhau nghe câu chuyện về cuộc sống. Mà cuộc sống tăm tối ấy, Đan đồ rằng nó cũng có thể là một thánh đường lắm chứ. Cả thứ tạp âm nhức nhối kia nữa, anh sẽ thổn thức như đã từng thổn thức trước những bản thánh ca ngọt lành. Mấy hôm trước thôi, Đan đọc báo thấy nhà văn Nguyên Ngọc nói Tây Nguyên đang bị băm nát, đang chết đi cái hồn. Bất giác anh muốn đến Tây Nguyên, đơn giản chỉ để xem phận người ở đấy chới với thế nào, có bị băm nát như làng và rừng, như nắng và gió không?
Nắng cứ lui mãi về chiều, toả thứ màu sắc vàng vọt trên mảnh đất nhiều lầm lụi. Căn nhà nhỏ vốn yên ắng giờ rộn hẳn lên bởi sự xuất hiện của mấy vị khách. Bà Hoa chễm chệ trên chiếc ghế chính diện phòng khách, thư thả nhấp chén nước.
- Chỉ ít tháng nữa thôi là cháu Đan làm linh mục. Ông nhà tôi chẳng may vắn số, trước lúc mất dặn tôi phải lo cho cháu một cái lễ thật chu đáo. Còn phải báo công cho tổ tiên họ mạc.
Người đàn ông ngồi cạnh với tấm lưng to bè, nhả từng đợt khói đặc quánh từ điếu thuốc trên tay, xởi lởi:
- Tháng tới em tính làm một chuyến vào Nam, trước là thăm cánh bà con họ hàng trong đó, sau là thưa chuyện của cháu Đan. Phải báo trước để họ còn sắp xếp việc nhà, việc cơ quan nữa.
- Chú Tôn tính như thế là phải. Tôi cũng đã đặt vấn đề thuê hẳn một đầu bếp khách sạn ở Vũng Tàu lên thực đơn cho mấy ngày tiệc. Việc hệ trọng, phải là đầu bếp chuyên nghiệp hẳn hoi chứ chị Hoa nhờ người ở đây, nói thật tôi chẳng yên tâm lắm! - Tiếng một người đàn bà khác.
Ông trùm Văn trầm ngâm suốt từ nãy giờ cũng sốt sắng góp chuyện. Giọng ông nhấn nhá hào sảng, ra cái cung cách của một người đứng đầu họ đạo.
- Sa Nam này từ lúc lập họ đến nay mới có linh mục đầu tiên. Chúng tôi đã bàn với các bậc cao niên trong làng. Các cụ bảo ngày đó không chỉ là lễ tạ ơn của riêng nhà bà cụ Hoa mà còn là ngày hội lớn của Sa Nam. Sẽ có một cuộc đón rước tân chức từ bến sông về nhà thờ họ với trống hội, cờ xí rợp trời. Tôi đi nhiều, thấy các nơi họ tổ chức rình rang lắm. Tiếng là họ lẻ, họ nghèo nhưng phải cho cả xứ này biết cái tầm của Sa Nam không nhỏ một chút nào. Lát nữa thầy Đan về, tôi sẽ bàn kỹ hơn.
Câu chuyện cứ dày lên mãi. Bên này sông đã thấp thoáng lên đèn...
Đan như bị đóng đinh vào bến sông bên kia. Chỉ cách mấy thước sông thôi sao mà vòi vọi thế. Có tiếng người gọi đò.
- Anh đi đây. Đến với một tình yêu mới. Chưa biết phải làm gì. Nhưng cứ đi đã. Ít ra không phải mua một niềm vui ngắn bằng một nỗi buồn dài! - Đan bấm nút gửi tin nhắn, khoác ba lô đứng lên.
Bàng bạc trên sông những vạt sáng nhạt nhoà...
Mã số 13-048
CUỘC ĐỜI CỦA TẤM BÁNH CHẦU
Tôi là một chiếc bánh lễ vừa được các Soeurs làm ra. Thân tôi tròn trịa và trắng tinh. Tôi được may mắn sinh ra để Chúa ngự vào tôi. Kích cỡ của tôi khác với những những chiếc bánh còn lại. Tôi to hơn những chiếc bánh của giáo dân và nhỏ hơn chiếc bánh của vị chủ tế. Nói đúng hơn, tôi là một chiếc bánh sau khi hiến thánh sẽ được giữ lại để chầu Mình Thánh Chúa. Những chiếc bánh như tôi ít được làm ra, nên tôi lấy làm hạnh phúc, tự hào lắm. Và tất nhiên, tôi là người có đạo.
Vì vòng đời của tôi không thể để lâu, nên ngay sau đó tôi được chuyển về một nhà thờ gần nơi tôi được sinh ra. Trong hàng ngàn chiếc bánh khác, chỉ có một mình tôi là không giống ai, tôi bắt chuyện với mọi người, và những việc sắp tới như thế nào. Nhưng chả có ai biết được. Tôi đành đánh một giấc cho khỏe.
Thế là tôi được chuyển vào một phòng thánh. Ngoái nhìn ra, tôi thấy được cung thánh mới đẹp và lộng lẫy làm sao. Bên trên, nơi cao nhất là nhà tạm. Nơi mà tôi sẽ ở trong những ngày sắp đến. Mọi người xung quanh tôi đều cuống quýt hẳn lên. Đến chiều, chuông nhà thờ đổ vang, báo hiệu một thánh lễ sắp được bắt đầu. Một Soeur đến mở cửa tủ bánh lễ, và lôi chúng tôi ra. Soeur bỏ tôi qua một bên, đổ bánh lễ vào trong rổ, rồi cứ thế, soeur sàng qua sàng lại, cho những mẩu vụn bay ra ngoài. Những chiếc bánh méo mó, đen đủi thì bị bỏ lại. Thế rồi, những chiếc bánh trắng tinh ấy, được đổ vào bình thánh. Còn tôi thì được ưu tiên hơn. Tôi được nằm chung với bánh chủ tế trên đĩa thánh. Tôi hồi hộp đợi chờ những điều sắp xảy ra với tôi.
Thánh lễ bắt đầu với một không khí trang nghiêm. Sau phần phụng vụ Lời Chúa, chú giúp lễ bắt đầu dâng chúng tôi lên bàn thờ. Chiếc bình thánh được dâng lên trước và sau đó là chén thánh. Ngay sau đó, nắp chén thánh và bình thánh được mở ra. Vị chủ tế đưa tôi lên cao và đọc lời nguyện dâng bánh. Tâm hồn tôi lâng lâng khó tả khi được đưa lên cao. Không những tôi mà những chiếc bánh còn lại cũng như thế. Tiếp sau đó là rượu.
Mọi thứ đã sẵn sàng, khi giáo dân đã quỳ xuống hẳn, vị chủ tế đặt tay lên chúng tôi, tiếng chuông bắt đầu vang lên dữ dội. Tôi thấy toàn thân nhẹ hoàn toàn, bức tượng Chuộc Tội trên cao phát sáng. Một thứ ánh sáng chói lòa dọi xuống chúng tôi. Khi bàn tay vị Linh mục làm phép, ở giữa chúng tôi phát ra một ánh sáng vàng như hào quang rực rỡ. Lòng tôi bắt đầu hạnh phúc vì chúng tôi biết Chúa đã ngự vào chúng tôi rồi. Khi tấm bánh của chủ tế được giơ cao, chúng tôi thấy khuôn mặt đầy máu của Chúa hiện ra. Cả chúng tôi cũng thế, trên mình ai cũng có khuôn mặt của Chúa Giêsu. Lòng chúng tôi vui sướng vì phút giây huyền nhiệm này. Thật khó tả sao cho hết, không một bút mực nào có thể nói hết được khung cảnh này.
Rồi những chiếc bánh lễ nhỏ biết giờ của mình phải tan ra đã gần đến nên đã cầu nguyện rất nhiều và ai cũng thảnh thơi và vui sướng. Khi vị chủ tế đưa cả Mình Máu Thánh Chúa lên, thì nhìn kìa, máu Chúa đang nhỏ giọt xuống chén thánh. Chúng tôi reo hò dữ dội, vì chúng tôi biết, bây giờ chúng tôi không còn là một chiếc bánh lễ bình thương nữa mà là Mình Thánh Chúa Kitô. Bài ca hiệp lễ bắt đầu vang lên, tôi bắt đầu chia tay những người bạn bé nhỏ của tôi. Và tất nhiên cả người bạn to hơn tôi nữa. Không có một giọt nước mắt nào nhưng thay vào đó là một niềm vui hiện rõ trên từng khôn mặt.
Khi việc trao ban Mình Thánh Chúa kết thúc, vị chủ tế đưa tôi vào một khung gương hình tròn, được gọi là mặt nguyệt. Tôi được cung kính đưa vào nhà tạm. Vừa đóng cửa, khung cảnh không tối tăm như tôi nghĩ nhưng thay vào đó là một ánh sáng trắng phát ra từ hai bình thánh xua đi bóng tối nơi này. Hai bên có hai thiên thần cầm đèn đứng chầu. Tôi biết rằng, ở đây không còn là những thứ bình thường nữa rồi vì đã có Chúa ở đây mà.
Đêm đã đến, tôi nghĩ về cuộc đời quá nhanh của tôi, biết bao những hạt lúa khác đang nằm yên thân trong thùng, bồ, chum hay một cái bao nào đó. Có đứa được đi xa, xa tít những bờ biển hay dải đất liền. Thật nhanh quá, từ một bông hoa, đến hạt lúa, sàng sẩy chà xát đau đớn mới được hạt gạo trắng tinh. Rồi được trở thành chiếc bánh. Nhưng tôi cảm ơn Chúa vì trong lúc tôi được làm thành một chiếc bánh, Chúa đã giữ gìn tôi không bị cháy vàng đi để rồi phải bị loại ra như những chiếc bánh khác. Tôi nhớ đến đoạn kinh thánh mà tôi đã được nghe của thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, nhưng chính Đức Kitô đã sống trong tôi”. Tôi mỉm cười rồi thiếp đi trong sự bình an của Chúa.
Ngày hôm sau, Thứ Năm đầu tháng, tôi cầu nguyện cho nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của mình. Tối đến, khi mọi thứ đã sẵn sàng, sau tiếng chuông báo hiệu, tôi được vị linh mục cung kính đưa ra ngoài và đặt vào trong hào quang. Những ngọn nến lung linh, hòa theo tiếng hát nhịp nhàng du dương của mọi người, cùng những sợi khói cuồn cuộn bốc cao. Chúa Giêsu bắt đầu hiện ra trong tôi. Khuôn mặt Ngài thật nhân từ, Ngài đưa mắt nhìn xung quanh, tay thì dang ra, trái tim thì lộ ra ngoài, hào quang của Ngài làm tôi lóa mắt. Cộng đoàn lắng nghe lời suy niệm của vị linh mục. Vì là mùa Chay nên bài suy niệm kêu gọi mọi người ăn năn thống hối tội mình và trở về với Thiên Chúa là Cha nhân lành. Xa xa tôi thấy có mấy người cúi đầu khóc lóc, đôi mắt như cầu khẩn điều gì nơi Chúa. Ngài nhìn rõ từng người một. Khi thấy những người ấy khóc lóc, Ngài cũng khóc theo, đôi tay dang ra hơn nữa như thể ôm những người ấy vào lòng.
Khung cảnh thật thiêng liêng, giờ phút thật gần gũi như Cha con lâu ngày gặp mặt. Tôi muốn giờ Chầu lâu hơn thế chứ không phải chỉ ba mươi phút ngắn ngủi như vậy đâu. Khi vị linh mục cầm hào quang Mình Thánh Chúa vẽ một hình thánh giá lớn, Chúa Giêsu đưa tay ban phép lành như thể chào tất cả đoàn con yêu dấu của Ngài. Hào quang Ngài sáng rực rỡ soi chiếu đến từng góc cạnh của nhà thờ. Ước gì tôi cũng được ngồi dưới để được tắm trong ân sủng ấy. Rồi Ngài biến mất, nhưng không rời khỏi tôi.
Sáng hôm sau, giờ cuối cùng trong cuộc đời tôi đã đến. Tôi cầu nguyện thật nhiều, an tâm và vững vàng khi có Chúa hiện diện sống động trong thân thể tôi. Đến lúc ban phát mình Thánh Chúa. Vị Chủ tế đưa tôi ra khỏi nhà tạm. Tôi nhìn ngôi nhà tạm lần cuối để về nhà cùng Chúa tôi. Tôi được đưa ra khỏi mặt nguyệt, những mảnh vụn từ thân tôi rơi vãi ra biến thành những giọt Máu Thánh lấp lánh. Những giọt máu Thánh ấy được vị Chủ tế trút vào chén thánh rất tỉ mỉ, không sót một giọt nào. Tôi bị bẻ ra làm tư, nhưng Chúa vẫn ngự trong từng phần thân thể tôi. Hình ảnh Chúa vẫn còn hiện diện rất rõ.
“Mình Thánh Chúa Kitô!” Vị chủ tế dứt lời, một cụ già thưa “Amen”. Tôi được đưa vào nằm gọn trong miệng bà ấy. Thân thể tôi bắt đầu tan ra. Chúa lại một lần nữa hiện ra làm sáng lên cả tâm hồn bà cụ ấy. Chúa đã ở lại cùng bà. Một tâm hồn thanh sạch không chút bơn nhơ. Tôi chợt nghĩ, con người cũng giống hạt lúa thôi, phải đau đớn dứt bỏ tội lỗi và quên hẳn mình đi, như hạt lúa gạo phải xay xát để trắng sạch. Để Chúa ngự vào lòng, người ta cũng phải thật sạch sẽ và trắng tinh như những chiếc bánh được tuyển chọn. Đến giờ đã định, người ta phải rời bỏ ngôi nhà tạm là thế gian này để tan nát đi mà về cùng Cha trên trời.
Lạy Chúa. Ước gì con có thể rước Chúa được nhiều hơn, được ngồi đối diện với Chúa trong những giờ chầu, để được Chúa yêu thương và nâng đỡ. Vì con biết, Chúa luôn nhìn con và theo con đến suốt cuộc đời. Amen.
Mã số 13-049
ĐƯỜNG TU
Liên cứ ngỡ là sẽ được tận hưởng một mùa hè bình yên nơi làng quê bình dị của mình, được thả hồn trong tiếng sáo diều réo rắt, được ngắm nhìn bầu trời trong vắt sau luỹ tre làng thân yêu, được hít hà hương thơm dìu dịu say say của mùi rơm mới...
Thế nhưng, lần gặp gỡ Khôi hôm ấy đã làm xáo trộn tất cả. Hôm đó, Khôi mời Liên đi uống nước ở quán vỉa hè. Chẳng phải lần này Liên mới đi với Khôi. Mùa hè nào chẳng thế! Kết thúc năm học, về hè, mấy đứa bạn học vẫn thường phone cho nhau, thỉnh thoảng gọi nhau đến mấy quán vỉa hè gặp mặt, nói đủ thứ chuyện tào lao, từ chuyện bầu cử tổng thống Mỹ, đến những xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, cả chuyện nhà bà Tư xóm trên hồi chiều bị mất con trâu...
Nhưng hôm đó, Khôi chỉ gọi mình Liên đi. Liên đùa: “Chắc không phải có tình ý gì riêng với mình chứ?”. Khôi cười. Nhưng ánh mắt đượm nét buồn u ẩn.
Liên rất thích túm tụm với đám bạn ở các quán vỉa hè như thế này. Nói là quán nhưng thực ra chỉ là mấy bộ bàn ghế nho nhỏ hoặc những chiếc chiếu nhựa trải dưới các gốc cây bên đường. Phục vụ quán chỉ một hoặc hai người. Khách vào quán chủ yếu đám thanh niên làng. Họ nhâm nhi chén nước chè, hoặc nhân trần, trà đá; nhấm nháp mấy món cóc, ổi, xoài dầm... Họ nói chuyện thế sự, tiếu lâm, đời thường... Họ tận hưởng không gian là cả cánh đồng mênh mông thoáng đãng.
Khôi chọn cái bàn nhỏ dưới gốc cây xà cừ phía cuối quán, cách xa mấy đám thanh niên đang ồn ào. Làn gió mát rượi mang theo hương nồng nồng ngai ngái của lúa đương chín. Mảnh trăng non dọi ánh sáng bàng bạc giăng mắc khắp thôn làng. Liên ngắm nhìn Khôi. Những sợi tóc rơi xuống trên vầng trán thư sinh của Khôi không hiểu sao gợi cho Liên một cảm giác se buồn...
Khó khăn lắm, Khôi mới chia sẻ được với Liên những tâm sự sâu kín của mình. Khôi nói rằng Liên là người Khôi tin nhất, rằng Khôi muốn Liên cầu nguyện cho mình...
Liên không thể gọi tên được những cảm xúc của mình lúc ấy. Rối tung. Hỗn độn. Cũng khó khăn lắm, Liên mới cư xử được một cách bình thường với Khôi. Nói là bình thường nhưng có nhiều phần gượng gạo.
Không lẽ thế ư? Những điều Khôi nói là thật? Liên không tin. Hay đúng hơn là không muốn tin. Khôi và Liên là bạn học cùng lớp thời THPT. Nếu nói có một người con trai nào làm trái tim Liên xao xuyến thì đó chỉ có thể là Khôi. Mặc dù, từ lúc còn nhỏ, Liên đã ủ ấp ước muốn được “đi nhà dòng” (như cách nói của người làng quê Liên). Nhìn các soeur trong chiếc áo dòng đen với chiếc lúp đen viền trắng trên đầu, đọc thánh kinh với giọng điệu nhẹ nhàng, cho rước lễ với cử chỉ khoan thai, điềm đạm mà Liên thấy thích quá. Đâu phải như mấy chị gái của Liên, lúc nào cũng tất bật, lo toan; lắm lúc còn cau có, bực bội. Có lần, chị Hai về, khóc lóc, kể tội chồng với mẹ. Sụt sịt một hồi rồi tiếc rẻ: “Biết thế ngày xưa con không lấy chồng, đi tu cho khoẻ”. Mẹ thở dài: “Mày tưởng đi tu mà dễ à! Mà nếu đi tu cho khỏe, để trốn lánh việc đời, thì Chúa đâu có chọn mày!”. Liên tự vấn, mình cũng vì thích phong thái của các soeur mà có ước muốn đi tu. Phải chăng cũng là một cách “trốn lánh việc đời” như mẹ nói? Ước muốn của mình đâu phải xuất phát từ một mục đích cao cả nào? Vậy Chúa có chọn không? Nhưng biết đâu được. Ngày xưa các Tông đồ đi theo Chúa ban đầu cũng đâu phải xuất phát từ mục đích cao cả nào! Họ tưởng theo Chúa sẽ được vinh hoa phú quý ở đời này. Thế mà Chúa vẫn chọn đấy thôi! Cuối cùng, các Tông đồ ấy, họ đã không tiếc cả tính mạng mình để làm chứng cho Chúa, để tiếp tục thực hiện chương trình cứu rỗi nhân loại của Con Người đó sao? Chẳng phải Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta đã từng nói: “Thiên Chúa biết vẽ những đường thẳng trên những nét cong” đó sao?
Thế nhưng, Khôi đã làm cho Liên phải dao động. Vì Khôi, có lúc Liên đã mơ một giấc mơ khác. Giấc mơ về một mái ấm gia đình. Một ngôi nhà nho nhỏ. Những đứa con ngoan. Những bữa cơm đạm bạc mà ấm cúng....
Nhưng cuối cùng, những rung động đầu đời đó không làm cho Liên thay đổi mơ ước nguyên sơ của mình. Khôi là cành hồng hay là thập giá mà Liên gặp trên con đường mình đi? Có lẽ là cả hai. Liên không sợ phải đối mặt với những tâm tình đó. Nếu không có những cảm xúc như thế, thì đi tu đâu còn là khổ giá? Đấu tranh để vượt qua chính mình. Phải chăng đó mới là tu?
Liên biết, Khôi hoàn toàn không hay biết những tình cảm của Liên đối với mình. Khôi chỉ nhìn thấy ở Liên sự chân thành trong tình bạn. Có lẽ, đó là lí do Khôi chọn Liên để chia sẻ.
“... Liên à! Mình thực sự rất khổ tâm khi phát hiện ra mình là người đồng tính. Mình sợ mọi người sẽ nhìn mình bằng con mắt khác. Liên hãy giúp mình... Liên hãy cầu nguyện cho mình...”
Đất trời như sụt lở dưới chân Liên. Gương mặt Khôi như những mảnh ghép vỡ ra dưới ánh trăng nhàn nhạt...
Những ấn tượng đẹp đẽ của Liên đối với Khôi bỗng chốc như biến thành những đám mây đen đặc quánh, không tan đi, mà bám chặt lấy tâm trí Liên, kết tụ lại trong cái cảm giác như ghê sợ, như muốn xa lánh Khôi...
Liên tự trách mình. Sao mình lại có thái độ kỳ thị với Khôi như thế? Khôi là một con người. Hơn nữa còn là một người bạn rất tốt của Liên. Khôi chắc đang đau khổ lắm? Khôi đã chọn mình để chia sẻ, vậy thì mình phải cố gắng làm sao để không phụ lòng Khôi chứ!
Có lúc Liên hoài nghi, có phải Khôi đồng tính thực sự? Hay chỉ là một sự tự ám thị? Khôi mồ côi cha từ lúc còn nhỏ. Mẹ Khôi một mình nuôi con. Bà đã dồn tất cả tình yêu thương vào đứa con trai duy nhất. Nhưng dù thế nào cũng không thể bù đắp được những thiếu thốn về tình cảm mà chỉ người cha mới có thể đem lại cho con. Liệu có phải vì thế mà Khôi luôn khao khát sự mạnh mẽ của một người đàn ông? Liệu có phải một phần do Khôi chịu ảnh hưởng của xu thế thời đại?... Dù sao, thì những suy nghĩ của Liên vẫn chỉ là những suy nghĩ của người ngoài cuộc. Liên chỉ biết hi vọng rằng, ngày mai, Khôi sẽ khác ...
Liên vẫn cầu nguyện. Cho mình. Cho Khôi. Cho các chị gái của Liên. Cho mọi người....
Năm học cuối cùng trôi qua. Liên ghi tên dự tuyển vào một tu viện.
Mẹ Liên lo âu: “Mẹ không phải không ủng hộ mày. Nhưng chỉ sợ đường tu dang dở, người ta lại cười cho, rồi mang khổ vào thân...”
Nỗi lo lắng của mẹ Liên không phải không có căn cứ. Chẳng là ở gần nhà Liên, có chị theo đuổi ơn gọi tu trì mười mấy năm. Mười mấy năm, chị đã bỏ tuổi thanh xuân trong những tháng ngày xa lắc. Mười mấy năm, chị không còn là thiếu nữ trẻ măng ngày nào. Bụi thời gian đã in hằn những nét ưu tư trên vầng trán chị, nhuốm sạm màu da trên đôi má hồng hào của chị ngày nào. Mười mấy năm..., chị nhận về quyết định “không phù hợp”. Chị khóc, nước mắt lặn vào trong. Mẹ chị vật vã. Nhiều người xì xầm “đi không trọn đường tu”. Người làng quê Liên có kiểu “đạo đức” đến “lạ”. Yêu kính các “đấng bậc” (cách gọi của họ về những người tận hiến cho Chúa) hết mực. Nhưng một khi họ có sai lầm hay có điều gì thất thế, thì cũng chê bai không tiếc lời. Liên không hiểu hết những ẩn tình trong quyết định của bề trên tu viện chị ấy. Chỉ hiểu đôi chút qua tâm sự ngắn ngủi của chị, rằng bề trên thấy chị “thiếu sáng suốt trong nhận định”. Liên ngạc nhiên, vì sao mười mấy năm trời, chị mới nhận được quyết định như thế?
Chị vẫn muốn tiếp tục theo đuổi mơ ước của mình, qua một tu viện khác. Liên chỉ biết an ủi chị: “Thiên Chúa luôn có những chương trình riêng của Ngài. Có lẽ Ngài muốn chọn cho chị một con đường khác. Ở nơi nào, chị thấy lòng mình thực sự bình an, chị hãy dừng lại ở đó. Em tin đó là nơi Thiên Chúa muốn chọn cho chị”
Mẹ Liên cũng chỉ vì thương con, sợ con phải chịu khổ. Nhưng Liên không sợ. Cuộc đời là một hành trình đi tìm và thực thi thánh ý Chúa. “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày”. Ước mơ của Liên vẫn còn vẹn nguyên như ngày xưa. Chỉ riêng mục đích là có chút ít thay đổi. Liên muốn thực sự được hoà mình với Chúa để cảm nghiệm phần nào nỗi đau mà Ngài đã gánh chịu cho nhân loại. Cảm nghiệm sâu xa trong nỗi đau của những người sống bên mình, là mẹ, là Khôi, là chị hàng xóm khát khao ơn gọi tận hiến, là các chị gái của Liên trong bậc sống hôn nhân... Chẳng phải, họ đang vác thập giá của họ đó sao?
Khôi vẫn sống độc thân. Anh tham gia nhiều hoạt động xã hội cũng như Giáo Hội. Có lần, Khôi chia sẻ với Liên: “Mẹ Khôi bây giờ không lo buồn quá như trước đây nữa. Có lần, mẹ bảo mình hay cứ lấy vợ đi, biết đâu, mình cũng sẽ bình thường như bao người đàn ông khác. Nhưng mình thực sự không muốn bất cứ người con gái nào trở thành vật thử nghiệm cho giới tính của mình. Chỉ khi nào mình thực sự rung động với một người con gái nào đó, mình mới quyết định lập gia đình”
- Còn nếu không? - Liên hỏi, giọng nghiêm trang.
- Thì.... - Chợt Khôi mỉm cười, đưa mắt nhìn Liên - Liên nói đúng, mỗi con người chúng ta đều nằm trong chương trình riêng của Chúa. Nếu Chúa định đó là thập giá mình phải vác, thì mình xin sẵn sàng. Mà chẳng phải chỉ những người như Liên mới đi tu đâu nhé. Suy cho cùng, thì bất cứ ai ở bậc sống nào, dù tận hiến, hay độc thân, hay xây dựng gia đình..., nếu sống đúng bậc mình, thì đều là đi tu đấy thôi. Bởi con đường theo Chúa là con đường thập giá mà.
Đúng thế, Khôi à! Nhưng Liên cũng tin rằng Chúa sẽ không bắt ai phải vác quá nặng, bởi “ách của Ta thì êm ái mà gánh của Ta thì nhẹ nhàng”. Chỉ cần có ơn nghĩa Chúa, mỗi chúng ta sẽ đi trọn đường tu...
Mã số 13-050
TRỞ VỀ
Tiết trời tháng tám mát mẻ, gió đưa nhẹ. Như thường lệ, xơ An dậy lúc 5 giờ sáng, vệ sinh cá nhân, sau đó sang nhà nguyện cầu kinh, đọc phúc âm và suy ngẫm. 5 giờ rưỡi, xơ ra ngoài đi bộ và tập thể dục. Cậu Ba – người giúp việc nhà thờ, năm nay khoảng 50 tuổi, dáng người nhỏ thó, đen đúa - cũng đang quét sân. Những cây bạch đàn, cây bàng, cây phượng hai bên lối đi đang mùa thay lá. Mới qua một đêm mà những lá cây khô quắt, cong queo rụng đầy sân.
Xơ An dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng, đôi mắt đen và sáng khiến xơ trẻ hơn tuổi 42 rất nhiều. Xơ mặc chiếc áo choàng màu xám, chiếc quần đen ống rộng, đi đôi dép nhựa thấp, màu trắng ngà, đầu trùm chiếc khăn màu xám viền đen che đi mái tóc dày mượt dài tới gót chân nhưng luôn được xơ búi thành một búi lớn ở sau ót.
Sau khi tập mấy bài thể dục, xơ đi về phòng chuẩn bị ăn sáng. Căn phòng nhỏ chừng 15m2, phía trong cùng kê một chiếc giường cá nhân, bên trên là bàn thờ Chúa với tượng Chúa Giêsu chịu nạn. Ở trên cùng, hai bên là hai bức ảnh Đức Mẹ đồng trinh ẵm Chúa trên tay và ảnh gia đình Thánh gia. Ngoài cùng là hai cây đèn cầy màu đỏ đang đốt dở. Bên cạnh là bình hoa tươi. Giữa gian phòng là bộ bàn ghế nhựa màu đỏ sẫm. Sát tường là chiếc tủ nhỏ bằng gỗ đựng quần áo và những vật dụng cá nhân. Trên tường quanh phòng treo la liệt các tranh ảnh, tranh lịch về các sự kiện tôn giáo.
Cuối căn phòng có một cánh cửa hậu thông ra ngoài vườn. Ở đó có bếp nấu và một dãy gồm nhiều nhà vệ sinh cho cả khu nhà chung. Xơ đang lúi húi lấy nước nấu để pha mì gói thì nghe tiếng bước chân chạy vội vàng và giọng hớt hải:
- Xơ An ơi, xơ An có nhà không ạ?
- Có tôi đây. Ai vậy ạ?
Tiếng cửa mở, xơ An quay ra thì thấy bà Hào quần áo dính đầy đất và cỏ may, gương mặt méo sẹo, giọng run run nức nở:
- Xơ ơi, con Hoa nhà con… cả tuần rồi cứ ở ngoài nghĩa trang không chịu về nhà. Sáng nay, có người nói với con là nó xông ra giữa đường đánh và cướp cả rổ cá của người đi chợ ăn ngấu nghiến. Vợ chồng con sợ quá chạy ra dỗ dành mãi mà nó không chịu về.
- Thế là nó lại nhập vào con bé nữa rồi. - Xơ An nói giọng chùng xuống.- Mà sao cả tuần rồi ông bà không nói gì ?
- Dạ, nó đe nếu nhà con hé răng nói với Cha xứ thì nó sẽ vật chết con Hoa… Con sợ nên không dám nói. Nhưng hồi sáng, khi nhìn thấy nó, con sợ nó sẽ không sống nổi xơ ơi!
Xơ An thở dài bảo:
- Bà qua bên nhà xứ hỏi cậu Ba xem cha Quân có nhà không, rồi nói với Cha, nhờ Cha trừ nó đi cho. Tội nghiệp con bé.
- Dạ. Con cám ơn xơ. Con đi đây ạ. – Nói rồi bà Hào lại tất tả đi ra ngoài theo giậu bông giấy đang nở đỏ phía bên trái lối vào sang bên nhà xứ.
Xơ An nhíu đôi mày lại, thở dài, tần ngần một thoáng, xơ đến bên bàn thờ, với tay lấy cỗ tràng hạt xuống, dâng hai tay cung kính đưa tượng Chúa chịu nạn lên hôn một cách sùng kính. Sau đó, xơ ngồi xuống bên mép giường, mắt hướng lên bàn thờ lẩm nhẩm đọc kinh cầu Đức Mẹ Maria. Còn đang khấn nguyện thì tiếng bà Hào lại rụt rè bên ngoài:
- Thưa xơ… con vào được không ạ ?
- Bà vào đi. – Xơ vừa nói vừa cung kính đưa tràng hạt lên hôn rồi đeo vào cổ.
Bà Hào bước vào, ngồi xuống chiếc ghế nhựa, đôi mắt hoen đỏ vẫn còn ngấn nước. Giọng sụt sùi, bà nói:
- Cha Quân đi xức dầu cho ông Thân bên xóm Năm rồi xơ ạ. Cậu Ba nói chắc mấy tiếng nữa cha mới về. Xơ đi với chúng con bắt nó về đây được không ạ ?
- Sáng nay, ông bà chưa đưa nó về nhà à ?
- Dạ chưa xơ à, lúc 5 giờ sáng, ông Thất quét chợ dắt bà bán cá vào đập cửa nhà con báo cho vợ chồng con biết. Khi vợ chồng con ra đã thấy nó nằm trên một nấm mồ cỏ cây rậm rạp, tóc tai bù xù, quần áo rách nát tả tơi, dính đầy đất cát và vẩy cá, máu cá. Vừa thấy vợ chồng con, nó liền vò đầu, bứt tóc tai nó rồi hú hét, la lối ầm ĩ, chửi bới vợ chồng con hãy cút đi để cho nó yên, nếu không nó sẽ đánh chết con Hoa. Nó còn đe dọa vợ chồng con không được đến nhà thờ báo cha nếu không nó sẽ về đốt nhà. Sau đó, nó bốc đất dưới ruộng ném chúng con, đuổi chúng con đi, rồi lại tự tay đấm, vả vào mặt, cấu véo cơ thể nó. Thấy nó làm dữ, vợ chồng con vội vàng bỏ chạy. Được một lát, thấy yên lặng, con quay đầu lại, thì nó đã nằm xuống. Con lo con Hoa không chịu nổi mà chết thôi…
Thế là nó đã quay trở lại, và còn dữ dằn hơn lúc trước rất nhiều. Xơ mím môi lại, hít một hơi dài như chuẩn bị làm một việc rất nặng nề, xơ quay lại bảo bà Hào:
- Bà về nhà tìm mấy người đàn ông thật khỏe mạnh chờ tôi ở đó. Chúng ta sẽ đưa nó về đây.
- Dạ! Đội ơn xơ. Con về.
Bà Hào vội vã đi ra, dắt chiếc xe đạp mi ni Trung Quốc sờn cũ ra khỏi cổng nhà chung, cẩn thận đóng cổng lại.
Còn lại một mình, xơ An quỳ xuống đất, cầu xin Đức Mẹ. “Mẹ ơi, xin cứu giúp chúng con là những kẻ hèn mọn tội lỗi, xin ban cho chúng con đủ sức mạnh xua đuổi ma quỷ. Xin người thêm lòng tin cho chúng con. Chúa đã nói: “Nếu các con có lòng tin chỉ bằng hạt cải, các con có thể khiến núi này dời đi nơi khác”. Thật vậy, lòng tin nơi chúng con vẫn còn nhỏ nhoi yếu hèn lắm. Bằng chứng là Satan vẫn hiện hữu nơi chúng con là những kẻ phàm xác thịt”.
Xưa kia, Chúa đã nhiều lần đối mặt với Satan và trừ khử nó. Mặc dầu nó đã dùng đủ mọi mưu chước cám dỗ Ngài, Ngài vẫn thắng nó, đuổi nó về nơi tối tăm là hỏa ngục để lửa đốt nó đời đời kiếp kiếp. Thế nhưng cho tới ngày nào chưa tận thế, thì nó vẫn được Chúa cho phép đi lại trên thế gian, được cám dỗ loài người ta. Bởi vậy, nó vẫn tìm mọi cách để được ở lại nơi thế gian chờ đợi tới ngày Chúa phán xét.
Nó tìm đến mồ mả, đến nghĩa địa, là nơi tăm tối, là sự chết chóc. Nó yêu thích sự chết. Ma quỷ gần với sự chết. Căn nhà cư trú của nó là sự chết, là mồ mả. Không phải những người nằm dưới đó là bạn bè của nó. Nhưng nghĩa trang là nơi dành cho sự chết. Ngoài nghĩa trang ra chỉ còn một nơi nữa nó có thể cư ngụ là lòng con người. Như Chúa đã nói: “Khốn cho các ngươi cũng giống như những mồ mả tôi vôi, bên ngoài có vẻ đẹp đẽ nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác.”( Mt 23,27)
Đức Kitô đã nói lòng con người có thể là một “mồ mả tôi vôi”. Trong ý nghĩa ấy, có biết bao ngôi mộ di động đang đi ngoài đường, ngồi trong quán nhậu, nghỉ ở khách sạn, resort, sát phạt nhau trong những casino… Tuy nhiên, không phải cứ những con người gian ác, xảo trá là bị quỷ nhập. Con bé Hoa mới 16 tuổi, suốt ngày chỉ biết đi học, tối đến nhà thờ đọc kinh, về nhà vâng lời cha mẹ thì biết gì đến tội ác! Vậy mà vẫn bị quỷ nhập, lần này là lần thứ ba rồi. Cha Quân đã hai lần trục nó ra khỏi con bé, thế nhưng cứ được mấy tháng, nó lại nhập vào như thách thức quyền năng của Người. Nó nhập cả những kẻ giả trá, ác nhơn, lại nhập cả vào những người công chính.
Xơ An nhớ lại, dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho hai vị từng có thời gian bị quỷ nhập là Cha Gioan Calabria và xơ Mary of Jesus Crucified. Tội nghiệp con Hoa. Buông một tiếng thở dài, xơ An dắt chiếc xe đạp ra khỏi phòng.
Đã 6 giờ sáng, mặt trời bắt đầu ló dạng sau lũy tre làng. Bốn người đàn ông lực lưỡng cùng với vợ chồng ông Hào và xơ An ngồi trên chiếc xe lôi của bác Tài – vẫn chở các cháu đi học trường xa – đi theo con đường mòn giữa cánh đồng xuống nghĩa trang …. Tới cổng nghĩa trang, bác Tài dừng xe lại, mọi người xuống đi bộ vào con đường đất nhỏ hai bên đầy cỏ may. Dường như nghe thấy tiếng xe và biết mọi người tới, từ trong một ngôi mộ um tùm cỏ lác, một bóng người gầy nhỏ liêu xiêu chạy ra lớn tiếng chửi rủa:
– Lũ rác rưởi các ngươi định làm gì ta ? Con mụ áo xám thối tha kia (chỉ xơ An), mi ra đây làm gì? Mi nghe lời thằng áo đen (chỉ cha Quân) định đến bắt ta à? Mi tưởng rằng mụ già khốn kiếp ở trên trời kia (chỉ Đức Mẹ Maria đồng trinh) sẽ che chở cho mi sao ? Hãy tránh xa ta ra, nếu không tất cả các ngươi sẽ gặp tai họa đấy. Các ngươi cút hết đi. Cút đi. Tiếp theo là tiếng la hét chói tai vang vọng khắp nghĩa địa.
Thật bình tĩnh, xơ An bước lại gần cái thân thể chi chít những vết cào xé của đứa con gái đang tuổi ăn, tuổi lớn, áo quần rách nát, hở hết da thịt, bám đầy máu và đất cát. Khuôn mặt bầm dập những vết thương lấp ló sau mớ tóc rối bù. Riêng đôi mắt vằn lên những tia lửa đỏ như muốn lồi ra khỏi hốc mắt đang đằng đằng sát khí hầu muốn nuốt sống bà xơ mảnh mai. Nhẹ nhàng và dứt khoát, xơ An đưa cỗ tràng hạt ra khỏi cổ, hai tay dâng lên cao quá đầu một cách cung kính, miệng hô lớn:
– Nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, ta ra lệnh cho ngươi phải ra khỏi người này.
Khi cây Thánh giá đưa lên cao thì cả người bé Hoa run lên, cái đầu nó cúi xuống một cách tội nghiệp, miệng nó la lớn:
– Bỏ cây thập tự xuống mau, ta không thích thứ đó, đừng lại gần ta, đừng lại gần ta. – Câu cuối cùng nó kêu lên như rên rỉ. Đột nhiên, nó bỏ chạy thục mạng. Nghĩa trang nhấp nhô đầy những ngôi mộ mới, cũ giữa những lớp đất ruộng gồ ghề, vậy mà nó chạy băng băng.
Xơ An bị bất ngờ, bà đưa cỗ tràng hạt có tượng Chúa chịu nạn đeo lại vào cổ. Giữa cánh đồng hoang lạnh mà mồ hôi bà vã ra chảy thành dòng từ trán xuống cằm. Gió thổi lướt qua khiến bà rùng mình. Năm người đàn ông chia ra hai hướng chạy theo đón đầu Hoa. Xơ và bà Hào cũng chạy về phía cuối nghĩa trang. Hơn một tiếng đồng hồ rượt đuổi, cuối cùng cũng bắt được nó. Người nắm tay, người nắm chân, thở hổn hển khiêng nó ra xe. Cả ông Hào nữa là năm người mà giữ nó cơ hồ muốn tuột khỏi tay. Đưa nó lên xe rồi, mọi người mới bắt đầu dùng đoạn dây dù to như ngón tay đã chuẩn bị từ trước, trói chặt hai tay, hai chân nó lại. Bác Tài bắt đầu cho xe chạy. Nó luôn miệng chửi thề và lên giọng thách thức xơ An khi xơ An đưa cây Thánh giá trước mặt nó. Ban đầu, nó còn cúi xuống run rẩy vẻ sợ hãi. Nhưng sau, nó nhơn nhơn cái mặt, nhìn thẳng vào cây thánh giá mà lên giọng thóa mạ. Bất lực, xơ An không thể làm gì nữa đành ngồi im lặng. Khi xe chạy tới con đường quẹo vào nhà thờ, nó ngóc đầu dậy chửi thề:
– Các ngươi định đưa ta vào chuồng heo à ? Bọn rác rưởi, lũ ngu độn thối tha kia, cho ta xuống mau, nếu không các ngươi sẽ phải nếm mùi đau khổ đấy. Rồi nó lại chửi đến Cha Quân, chửi cả Đức Giám Mục đã từng làm phép dây stola cho Cha Quân đem về để đuổi nó.
– Thằng cha áo tím (chỉ Đức Giám Mục) tưởng là lấy dây trói được ta ư? Các ngươi lầm to rồi. Ta có quyền năng của ta, không ai làm gì được ta.
Xe vừa đi vào cổng nhà thờ thì người nó oằn lên quằn quại như thể nó bị hàng ngàn mũi kim đâm vào da thịt. Nó rú lên ghê rợn, và tự nhiên cả người nó bay lên không trung như một trái bong bóng, đụng vào nóc xe rơi xuống cái bịch. Quá bất ngờ, cả 6 người trên xe vội vàng lao vào giữ chặt lấy nó. Xe dừng lại, nó vẫn rú lên từng hồi lúc nghe như tiếng chó sói tru trong rừng thẳm, lúc lại như tiếng mèo gào đực trong đêm vắng. Mấy người đàn ông phải khiêng nó xuống, đưa nó vào nhà nguyện, đặt nó lên chiếc ghế dài có bàn quỳ. Nó giẫy nẩy lên gào hét, chửi bới giọng rít qua kẽ răng như tiếng gió giật cành cây trong cơn bão tố những đêm đông dài lạnh giá. Chừng hơn nửa giờ sau, nó thôi gào rú nhưng vẫn lầm bầm chửi bới, tiếng khi to khi nhỏ, lúc lên cao, lúc xuống thấp như con chó bị nhốt trong lồng kêu rít tìm lối trốn thoát.
Có tiếng lao xao bên ngoài, Cha Quân đã về tới và biết chuyện nên đang cho gọi một số người có chức sắc trong nhà xứ đến để bàn thảo phương cách trục nó ra.
Một lúc sau, bốn người đàn ông vào nhà nguyện khiêng nó ra nhà thờ, nó giẫy nẩy lên, oằn mình lên xuống nhằm thoát khỏi nhưng không được, thế là nó trì xuống. Bốn người đàn ông to khỏe cỡ sáu bảy chục ký lô mà không nhấc nổi mình của một cô gái chỉ hơn bốn chục ký. Nó cứ trì nặng xuống, miệng không ngừng gào rú:
- Bỏ ta ra mau, ta không đến cái chuồng heo hôi hám phát nôn ấy đâu. Lũ lợn thối tha các ngươi buông ta ra.
Nhưng cuối cùng, mọi người vẫn khiêng được nó đến nhà thờ. Họ đặt nó xuống ngay chỗ gian cung Thánh, dưới chân Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngay lập tức, nó bị trôi đi rất nhanh qua các bàn quỳ của hàng ghế ra phía ngoài cửa. Kinh hoàng ở chỗ bàn quỳ chỉ cách mặt đất khoảng 10 cm, vậy mà nó trong tư thế bị trói cả chân lẫn tay cong người như con tôm luộc lại cứ trôi đi như một miếng giấy mỏng giữa dòng nước chảy xiết. Sự việc nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Sau giây phút đó, mọi người vội vã lao theo. Năm sáu người đàn ông ra sức giữ nó lại, dùng hết sức bình sinh khiêng nó lên gian trên cùng để trói nó vào chiếc ghế dài. Mặc dầu vậy, nó vẫn muốn bay bổng lên trần nhà khiến những người theo giữ nó như đang trải qua một cuộc vật lộn không cân sức. Phía trên bàn thờ, Cha Quân khoảng ngoài 60 tuổi, da trắng, mặt vuông chữ điền toát lên vẻ hiền hậu. Ngài mặc chiếc áo choàng trắng, quần tây đen, đi giày đen đang cử hành nghi thức đuổi quỷ. Chỉ đến khi Ngài giơ cây Thánh giá lên cao nhân danh Thiên Chúa thì nó mới chịu ngồi im.
Bên dưới hai hàng ghế là hai ông trùm chánh, phó, ba bà quản, mười hai người thuộc hội con Đức Mẹ, mười hai người thuộc hội gia trưởng và mười hai người thuộc ca đoàn, cả gia đình ông bà Hào và 2 cán bộ xã cũng được mời tới tham dự. Họ đang lớn tiếng đọc kinh cầu các Thánh và những kinh nguyện mở đầu trong sách các phép, việc cầu kinh diễn ra gần hai tiếng đồng hồ. Sau đó, cha Quân đứng dậy và một lần nữa kêu gọi ma quỷ:
- Hỡi Satan, lúc này giờ của mi đã đến. Nhân danh Giáo Hội Công Giáo, nhân danh Thiên Chúa ta ra lệnh cho ngươi phải ra khỏi người này.
- Ta không muốn ra, mi không có quyền hành gì cả. Giờ ta chưa tới.
- Đó là những lời nói kiêu ngạo mà mi và những kẻ trong hỏa ngục cứ ngoan cố nói mãi. Mi thuộc về vực sâu chứ không thuộc về ánh sáng. Hãy trở lại đó đi, hỡi Satan.
- Ta đã nói là ta không đi. Ta không thích nơi đó, nơi đó không tốt.
Cha Quân giơ cao cây Thánh giá và tiếp tục:
- Hỡi satan, ta nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, nhân danh bí tích Thánh Thể, ta ra lệnh cho ngươi phải ra khỏi nhà Chúa. Các ngươi không được làm gì ở đây. Hãy trở về hỏa ngục là nơi dành cho mi.
- Ta không đi, thằng đểu giả kia. Mi không có quyền hành chi hết.
Lúc này, cả người Cha Quân đã nhễ nhại mồ hôi, không chỉ có thế, mọi người có mặt trong nhà thờ đều toát hết mồ hôi và thậm chí run rẩy sợ hãi.
Bỗng mắt cha Quân chợt sáng lên. Ngài quay hỏi ông Hào:
- Con bé đã chịu phép rửa tội chưa?
Ông Hào ngập ngừng:
- Thưa cha, về việc này…
Bà Hào cướp lời chồng:
- Thưa cha, gia đình chúng con người lương nhưng chúng con tin Chúa ạ! Cháu Hoa cũng tin Chúa ạ!
Cha Quân hiểu ra vấn đề. Cha bảo người đi lấy nước và sau đó, ra hiệu cho bốn người giữ nó đầu hơi ngửa ra phía sau, một người đặt tay phải lên vai nó. Cha lớn tiếng đọc:
Lạy Chúa, nhờ các dấu hiệu của Bí Tích, Chúa dùng quyền năng vô hình mà thực hiện hiệu quả lạ lùng, và đã bằng nhiều cách sửa soạn nước này là tạo vật của Chúa, để bày tỏ ân sủng Bí Tích Rửa Tội
Lạy Chúa, trong chính nước Hồng Thủy, Chúa đã cho thấy hình ảnh ơn tái sinh, để nhờ mầu nhiệm cũng một thứ nước, chấm dứt các tính mê nết xấu, và khơi nguồn các nhân đức.
……
Lạy Chúa, Con Chúa đã được Gioan làm phép rửa trong nước sông Giođan, và được Chúa Thánh Thần xức dầu tấn phong; khi bị treo trên thập giá, Người đã để nước cùng máu chảy ra từ cạnh sườn Người, và sau khi sống lại, Người đã truyền cho các Tông Ðồ rằng: "Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần"….
Cha chạm tay vào nước và tiếp:
- Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa cho sức mạnh Chúa Thánh Thần, nhờ Con Chúa, xuống trên giếng nước này, để khi mọi người nhờ Bí Tích Rửa Tội, đã được mai táng cùng Chúa Kitô hầu chết cho tội, thì cũng được phục sinh với Người trong sự sống mới. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Mọi người thưa : Amen.
Sau đó cha và cộng đoàn tuyên xưng đức tin rồi cha đổ nước lên trán con bé Hoa và đọc: Ta rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Trước lúc Cha Quân làm nghi thức rửa tội, ba người đàn ông giữ nó quả quyết nghe thấy tiếng nói rít qua kẽ răng con Hoa: “Ta đi đây, không thể để thứ nước ô uế vấy lên mình ta được. Nhưng ta sẽ trở lại. Các ngươi hãy nhớ lấy.”
Tuy nhiên, đến nay, đã qua hơn mười năm, cô Hoa giờ đã là một người mẹ có hai con. Chồng cô được ơn tin Chúa khi lập gia đình với cô. Cả gia đình có một cuộc sống đạo đầy tràn ân sủng Chúa. Không thấy Satan quay trở lại mà cũng không còn thấy nó lại làm hại ai ở giáo xứ Vĩnh Lạc này.
Mã số 13-051
PHÚT 90-1
Khó khăn lắm, ông Năm mới mở mắt ra được. Lấy hết hơi tàn, ông thều thào:
- Tôi muốn xưng tội !
Bà Năm ngẩn người ra, không hiểu ông muốn nói gì. Bà lúng túng cúi xuống sát bên ông :
- Ông cần gì ?
Ông Năm đã mệt lắm rồi, nhưng dường như lòng khao khát hay cái gì đó tương tự làm ông không dám nhắm mắt lại, ông sợ nhắm lại rồi ông không còn mở ra được nữa. Cố rướn đôi mắt chỉ muốn khép lại, ông nói trong hơi thở sắp tàn :
- Đi mời cha nhà thờ cho tôi xưng tội.
Không phải là bà Năm nghe không rõ, nhưng đúng là bà không hiểu ông muốn gì. Nhìn đôi mắt tha thiết và khẩn khoản của ông, bà biết ông không mê sảng. Nhưng sao ông lại đòi mời cha nhà thờ nhỉ, ông đâu phải là người có đạo.
Ông Năm không để bà Năm phải bối rối lâu, ông đã chết trước khi bà Năm kịp quyết định là có nên đi mời cha nhà thờ cho ông hay không.
Không hiểu sao, bà Năm lại coi ước muốn cuối cùng của ông như một di chúc mà bà có bổn phận phải thực hiện. Có lẽ bà hối hận vì đã chần chừ không mời cha nhà thờ cho ông chăng ? Bà đến nhà thờ để hỏi cha xứ ước muốn xưng tội của chồng bà có nghĩa là gì. Thoáng chút ngần ngừ, cha xứ trả lời :
- Có lẽ ông theo đạo Công Giáo. Vì chỉ có người Công Giáo mới muốn xưng tội trước khi chết.
- Xưng tội là sao hả cha ? – Bà Năm thắc mắc.
- À… là nói cho Chúa nghe những yếu đuối lỗi lầm của mình, những lần mình đã xúc phạm đến Chúa, những điều không tốt mình làm cho người khác… và xin Chúa tha thứ.
- Nhưng chồng con đâu có nói gặp Chúa. Chồng con xin được gặp cha để xưng tội mà.
- Thế này bà Năm à – Cha xứ phân trần – bây giờ con có giải thích bà cũng không hiểu đâu. Trừ phi…
- Trừ phi sao hả cha ?
- Trừ phi bà Năm theo đạo, rồi tự khắc bà Năm sẽ hiểu.
Thế là bà Năm đã vào đạo như thế đó. Bà xin theo đạo để có thể hiểu được ước muốn cuối cùng của chồng bà. Nhưng khi được học giáo lý rồi, lòng bà Năm lại cảm thấy lo lắng. Mỗi lần đến nhà thờ dự lễ là tâm trí bà chỉ còn xoay quanh một câu hỏi: không biết chồng bà có được tha tội không. Chỉ có Chúa mới biết là bà yêu ông nhiều như thế nào, nên bà cảm thấy đau đớn với ý nghĩ ông bị xuống hỏa ngục. Tim bà cứ nhói đau khi tưởng tượng giờ này ông đang phải quằn quại giữa một biển lửa, mà không phải chỉ trong một thời gian nào đó thôi, nhưng là đời đời kiếp kiếp. Đó là số phận của những người đang mắc tội trọng mà chết. Sự lo sợ của bà không phải không có căn cớ, bởi bà biết bí mật của ông, một bí mật mà sau khi ông chết bà mới phát hiện ra. Trong khi dọn lại những hồ sơ giấy tờ của ông, bà biết được rằng quả thật ông là người Công Giáo. Không những vậy, trước khi cưới bà, ông đã từng có vợ và hai con. Như vậy, theo luật đạo, ông lấy bà là bất hợp pháp, là phạm tội trọng. Đã vậy, khi sống với bà, ông còn bỏ đạo, không lễ lạy gì cả. Sống với ông mấy chục năm, chưa một lần bà thấy ông nhắc đến Chúa. Ông chôn Chúa sâu xuống tận vực thẳm của lòng ông. Bí mật này của ông bà không dám kể cho ai, nhất là cha xứ. Không phải bà sợ mọi người nghĩ xấu về ông, điều bà sợ là phải nghe một lời phán quyết về số phận đời đời của ông, mà nếu điều đó được nói ra từ miệng cha xứ thì chắc chắn là sẽ không thể thay đổi được. Vì cha xứ là người thay mặt Chúa, nên điều gì cha nói thì chắc như đinh đóng cột, không thể sai chạy vào đâu được. Nghĩ vậy nên bà dặn lòng sẽ giữ bí mật này cho đến khi tìm được một câu trả lời chắc chắn rằng ông không bị phạt xuống hỏa ngục. Nhưng bà biết tìm câu trả lời đó ở đâu bây giờ, bởi tội của ông đã quá rõ ràng như thế, mà ông lại không kịp xưng tội trước khi chết... Bà chỉ còn biết cố giữ cho mình một niềm hy vọng mơ hồ mà bà linh cảm được khi nhìn lại cuộc đời của ông, nhất là sự khao khát mà bà đọc được trong đôi mắt của ông khi ông muốn được xưng tội lúc hấp hối. Chính đôi mắt ấy làm bà day dứt vì nỗi đã không đáp ứng được, và chính nỗi niềm không thể nói trong đôi mắt ấy đã đưa bà vào đạo. Nhưng bà cảm thấy niềm hy vọng của bà vẫn rất chông chênh, bởi lẽ nếu chỉ dựa vào đời sống của ông, thì… mà ông thì đã chết khi chưa kịp xưng tội. Bà nghĩ, phải có một niềm hy vọng nào đó mà không chỉ dựa vào việc con người có sống tốt hay không. Nhưng bà biết tìm niềm hy vọng đó ở đâu bây giờ, vì bà không thể bày tỏ nỗi niềm sâu kín đó cho bất cứ ai. Chúa mà bà mới tin theo vẫn còn rất xa lạ đối với bà, thậm chí bà còn không dám nghĩ đến Chúa cho niềm hy vọng của bà. Vì trong cái biết của bà, thì Thiên Chúa là Đấng sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm là tốt hay xấu. Tuy cả đời bà chưa thấy ông sống ác hiểm với ai, nhưng ông lại bỏ Chúa là một tội nặng lắm.
Cho đến một Chúa Nhật nọ, nhằm ngày Lễ Lá, bà nghe đọc lại câu chuyện Chúa chết, trong đó có đoạn:
“… Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: ‘Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !’ Nhưng tên kia mắng nó : ‘Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !’ Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su : ‘Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !’ Và Người nói với anh ta : ‘Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng…” (Lc 23,39-43).
Nghe đọc như thế, bà thấy mình như người chết đuối vớ được cái phao, bà ôm chặt lấy đoạn Tin Mừng đó. Bà không còn nghe cũng không còn quan tâm đến những gì xảy ra sau đó nữa. Đoạn Tin Mừng đó, nhất là câu cuối cùng của Chúa Giê-su, như một cơn gió mạnh thổi tan tác đám mây đen vẫn vần vũ trên đầu bà. Chỉ một lời thôi, mà người ăn trộm được Chúa cho lên thẳng thiên đàng. Bà nghĩ, cả đời anh ta chắc hẳn là làm nghề trộm cướp, và dù không hiểu gì về luật lệ thời đó, bà cũng có thể hình dung được anh ta chắc phải là tên cướp của giết người thì mới bị án tử đóng đinh như vậy. Nhưng dường như Chúa Giê-su không quan tâm đến quá khứ của anh ta, Chúa chỉ biết giây phút hiện tại anh ta muốn gì. Anh ta xin Chúa nhớ đến anh trong nước của Chúa, và Chúa đã cho anh ta vào thiên đàng mà không xét đến việc anh ta là một tên cướp giết người... Bà cảm thấy lòng tràn đầy hy vọng. Nhớ lại những trận bóng đá mà bà vẫn ngồi coi cùng ông, có những đội bóng đã gỡ hòa hoặc chiến thắng ở phút cuối cùng, bà gọi đó là phút thứ 90-1. Nhưng ở đây không phải là 1 phút, mà bà nghĩ chỉ cần một giây thôi, đủ để cho người ta kịp ngoái đầu lại. Một giây của hiện tại. Một giây để hối hận. Một giây để nói lên ước muốn cuối cùng của mình như tên ăn trộm bên phải Chúa Giê-su. Song kinh nghiệm cũng dạy cho bà hiểu rằng, để 1 giây cuối cùng có thể ngoái đầu lại, thì người ta đã phải nỗ lực trong suốt 89 phút 59 giây trước đó, hay ít ra trong suốt thời gian đó, người ta đã phải thường xuyên ngoảnh đầu lại. Bởi lẽ nếu không có thói quen ngoái đầu lại, hay ít ra là ước muốn ngoái đầu lại, thì làm sao có thể kịp ngoảnh lại chỉ trong một giây... Bà nhớ lại cuộc đời của ông, nhớ lại ánh mắt tha thiết khẩn khoản của ông lúc hấp hối, và nhất là lời Chúa Giê-su nói với người ăn trộm…Và không chỉ tràn đầy hy vọng, bà đã tin…
BẢN TIN 10
Chúng tôi xin gửi đến quý Ban Biên Tập và độc giả bốn phương bản tin số 10 của Giải Viết Văn Đường Trường, với những bài dự thi cuối cùng.
Hiện chúng tôi đang đúc kết phần sơ khảo để tiến đến chung khảo.
Ban sơ khảo gồm có các ông Trần Như Luận (Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Định), Nguyễn Thanh Xuân (Hội Văn Học Nghệ Thuật Bình Định) và Lê Hồng Bảo (Chủ nhiệm chuyên san Vườn Ôliu, Mạng Lưới Dũng Lạc).
Ban chung khảo gồm có ông Nguyễn Một (Hội Nhà Văn Việt Nam), nữ Tiến sĩ Trầnguyễn Trangđài (Tác giả thơ và văn tại Hoa Kỳ) và Lm Minh Anh (Tác giả và dịch giả thuộc Tgp Huế).
Theo dự kiến, lễ trao giải sẽ được thực hiện trong dịp cử hành ngày Năm Đức Tin của giới cầm bút tại Nhà thờ Chính tòa Qui Nhơn, chiều 21-9-2013. Ngày 22-9-2013, kỷ niệm 101 năm ngày sinh nhà thơ Hàn Mạc Tử, sẽ có cuộc dã ngoại viếng mộ nhà thơ và họp mặt trao đổi về văn thơ Công Giáo tại Qui Hòa, nơi nhà thơ đã sống những tuần lễ cuối đời.
Để cổ vũ việc sáng tác truyện ngắn và kịch bản Công Giáo, tất cả 24 tác giả dự thi hợp lệ của năm 2013 (dù không có tác phẩm đạt giải) đều được mời tham dự sinh hoạt trên đây. Chúng tôi sẽ có thư mời gửi đến từng tác giả theo đường bưu điện.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các tác giả đã tích cực hưởng ứng cuộc thi, kể cả một số vị không đáp ứng đúng thể lệ. Xin cám ơn quý độc giả đã và đang theo dõi cuộc thi.
Nhân đây chúng tôi cũng xin được chia sẻ một điểm thực tế.
Cho tơi lúc này, sự giúp đỡ duy nhất được gửi cho chúng tôi có ghi rõ “Ủng hộ Giải Viết Văn Đường Trường 2013” là 500.000 VNĐ (= 25 USD) của một giảng viên Trường Đại Học Qui Nhơn. Cùng lúc, một thân nhân của chúng tôi tại Úc ủng hộ 5.000 AUD chung cho các công cuộc tông đồ của chúng tôi và chúng tôi chia số tiền này làm đôi, một nửa cho Giải Viết Văn Đường Trường 2013 và một nửa cho Giải Văn Thơ Linh Mục Đặng Đức Tuấn lần thứ IV, 2013. Cuộc thi Giải Văn Thơ Linh Mục Đặng Đức Tuấn, dành cho học sinh ở độ tuổi học giáo lý phổ thông thuộc giáo phận Qui Nhơn, ngoài phần thưởng tiền mặt, còn có một số tiền nhiều hơn được tích lũy cùng với các tiền thưởng khác được tăng đều trong thời gian các em theo học phổ thông và sẽ trao một lần khi các em bước lên bậc đại học (xem www.gpquinhon.org).
Theo quy định trong bản thể lệ cuộc thi Giải Viết Văn Đường Trường, số tiền mặt dành cho các giải thưởng rất khiêm tốn, giải nhất: 10.000.000 $VN, hai giải nhì, mỗi giải 6.000.000 $VN, ba giải ba, mỗi giải 4.000.000 $VN, các giải triển vọng, mỗi giải 1.000.000 $VN. Hai sự giúp đỡ trên đây đủ cho chi phí dự trù, kể cả kinh phí lo tổ chức lễ trao giải và cuộc họp mặt nói trên đây.
Tuy nhiên, với tâm nguyện phát huy Văn học Công Giáo Việt Nam, chúng tôi ước mong có thể nâng số tiền thưởng lên gấp ba hoặc ít là gấp đôi. Xin thử đối chiếu với giải truyện ngắn Cơ Đốc của đặc san Hướng Đi trên http://www.songdaoonline.com sẽ thấy sự chênh lệch cụ thể như thế nào.
Chúng tôi cũng ước mong các tác giả và dịch giả Công Giáo cùng các cơ sở xuất bản Công Giáo hỗ trợ cuộc thi bằng cách tặng sách cho tất cả những người dự thi hợp lệ (24) và các vị giám khảo (6). Quý vị có thể tùy nghi giúp 6, 24 hoặc 30 bản và gửi về Tòa Giám Mục Qui Nhơn, 116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn. Hiện chúng tôi đã nhận được hơn 30 bản quyển tiểu thuyết Tam Đa Nhà Đạo của tác giả Thái Hà, nxb Hồng Đức Hà Nội, 2013.
Qua những lời chia sẻ này, chúng tôi xin được chân thành biết ơn sự giúp đỡ của quý Ban Biên Tập và mọi ân nhân mà chúng tôi vẫn dâng thánh lễ cầu nguyện riêng vào mỗi ngày Thứ Bảy hằng tuần.
Nguyện xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả chúng ta.
Quy Nhơn, 06-6-2013
Linh mục TRĂNG THẬP TỰ
Tòa Giám Mục Qui Nhơn
116 Trần Hưng Đạo, Tp Qui Nhơn
ĐTDĐ: 0935-424-449; gopnhattho@yahoo.com
BÀI DỰ THI
Mã số 13-046
TÌNH CHA
(Lc 15,1-3.11-32)
Người kể: Cuộc sống của gia đình đang trong cảnh ấm êm, bất chợt lòng tham dậy lên trong tâm hồn người con út, anh ta đòi cha chia tài sản phần mà anh đáng được hưởng. Mặc dù trong lòng đang rất đau đớn, vì mình chưa ra đi mà con đã đòi chia gia tài, nhưng người cha ấy vẫn cố nén nước mắt để trao phần gia nghiệp cho con.
Người con út: Cha ơi, ngày hôm nay con muốn trình bày với cha một điều, cha hãy chia cho con phần gia tài mà con được hưởng.
Người cha: Ừ, nếu con muốn thì cha sẽ chia cho con (trong nét mặt buồn rầu, người cha trả lời).
Người kể: Sau khi được cha đồng ý, người con út đã thu gom hết tài sản cha cho, để chuẩn bị cho một hành trình vô định.
Người con út: Gia nhân đâu, tiếp ta sắp xếp những thứ tài sản này, ta phải mang theo tất cả.
Gia nhân: Dạ, cậu Ba, nhưng mà cậu…. cậu Ba đi đâu vậy, sao cậu không chịu ở nhà với ông chủ.
Người con út: can chi đến các ngươi, ta thích đi đâu thì đi. Đừng có hỏi vớ vẩn nữa, mau thu xếp nhanh đi.
Gia nhân: Dạ!
Người kể: Chuẩn bị hành trang xong, người con thứ không từ biệt người cha, lặng lẽ ra đi về một phương trời rất xa, với một phần tài sản không nhỏ. Anh ta đã lao vào một cuộc ăn chơi không lối thoát. Do gặp một toán bạn xấu ở nơi đất khách quê người.
Người con út: Các người có biết ta là ai không? (vẻ mặt nghênh ngang)
Những người bạn: Nhìn thầy ăn mặc cũng bảnh bao, chắc cậu chủ hả? (tay chỉ vào bộ đồ)
Người con út: Sao các người hay vậy, nhưng ta bảo cho các người biết, ta mới đòi cha ta chia tài sản cho ta, các người không được nói với ai nghe (chỉ vào những trang sức và tiền bạc đang cầm trong giỏ).
Những người bạn: Chúng tôi biết rồi.
- Chà…..chà….. kiểu này vô rồi, trúng mánh rồi bây ơi (với nét mặt gian xảo, nhìn chỗ khác nói)
- Mà nè, cậu kia ơi, ở làng chúng tôi có đủ món ăn chơi, đại gia như cậu mà không chơi thì phí đời lắm, theo chúng tôi đi, đã lắm.
Người kể: nghe những lời dụ dỗ của các bạn, và nghĩ rằng nếu không đi thì mất uy tín nên người con út đã đi theo.
Người con út: Ừ thì đi, ta sợ gì các người chứ, tiền ta đầy giỏ này.
Những người bạn: Đi, đi mau, cậu chủ ơi.
Người kể: trong sự náo nhiệt của quán nhậu, với những tiếng đàn trống tưng bừng càng gợi lên trong tim người con út sự phóng đãng, anh ta càng chơi hết mình hơn
Những người bạn: 1.2.3 dzô.dzô, cho thêm ba lít rượu nữa đi, có mồi ngon đem hết ra đi.
Người con út: các huynh đệ cứ thoải mái gọi thức ăn, ta không sợ hết tiền đâu, cứ chơi thoải mái.
Những người bạn: chơi quá xộp, hoan hô cậu chủ một cái (chúng đồng thanh vỗ tay)
Người con út: cũng bình thường thôi có ăn nhập gì đâu.
Người kể: Quá hoang phí vào những cuộc chơi vô nghĩa, người con út đã tiêu sạch số tiền người cha cho, giờ trong người anh ta chỉ con hai bàn tay trắng
Người con út: hết tất cả rồi, biết làm gì giờ đây.
Người kể: Do mất mùa, trong vùng đã phải lâm vào một cảnh đói kém, cùng cực, nhiều người phải chết đói, thây ma phơi đầy đường. Từng là một cậu chủ, nay vì ăn chơi quá sức hết tiền, hết bạc, nên đành phải xin đi ở đợ cho một người trong làng.
Người con út: Ông…ông ơi ông cho tôi được làm người ở của ông đi.
Ông chủ nhà: Ngươi tướng ngươi mà làm được việc gì hả (chỉ thẳng vào mặt).
Người con út: Con van ông, ông sai con việc gì con cũng nhận hết (cúi lạy mụp xuống đất).
Ông chủ: Ta thấy tội cho người, nên miễn cưỡng nhận đó nghe, chứ mà nhận ngươi hổng chừng làm hư bột hư đường hết, thôi vào trong nhà đi.
Người con út: Con lạy ông, con cám ơn ông.
Ông chủ: Bữa nay ngươi đi ra ngoài đồng chăn đám heo cho ta.
Người con út: Dạ! con đi liền (nhanh chân chạy ra đồng)
Người kể: Trong cảnh đói kém như vậy, anh ta nhìn vào máng ăn của heo mà lòng chỉ mong sao giành được phần ăn đó, nhưng không được vì chủ sẽ đuổi. Lương tâm chỗi dậy, ý thức được tội lỗi của mình, anh ta hối hận, và tìm cách để trở về trình bày với cha.
Người con út: Trời ơi! Ước gì giờ này được ăn cái mà heo ăn, nhưng cũng không được nửa (với vẽ than thở), cha ơi con thật có lổi với cha (cúi mặt xuống đất) biết bao người làm công cho cha ta cơm dư gạo đầy mà ta phải ra như vậy! Thôi ta phải về để tạ lổi với cha, ta sẽ nói thế này: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy (vẻ mặt hối hận)
Người kể: Lương tâm đã chiến thắng, anh vội vã trở về. Tình cha như đỉnh núi Thái Sơn, mổi chiều, người cha đều đứng ở đầu hẻm chờ đợi người con trở về. Thấy con, ông chạnh lòng thương. Không ngại sự dơ bẩn do người con út đã sống với những con heo, ông chạy ra ôm lấy con với nét mặt thương mến.
Người cha: Ta mừng quá, vì con đã trở về.(cười tươi)
Người con út: Cha không giận con sao? (cúi đầu hỏi)
Người cha: Không có gì đê ta giận con cả, con hối hận là ta đã mừng rồi.
Người con út: Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy.(vẻ mặt hối hận, lạy mụp).
Người cha: Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy.
Gia nhân: Dạ, ông chủ.
Người con út: Đội ơn cha, cám ơn cha đã tha thứ cho con, con sẽ không tái phạm nữa.
Người cha: Thôi tốt rồi, vui lên, đừng buồn nữa.
Người kể: Tiếng nhạc từng bừng mừng tiệc vì người con út đã hoán cải và trở về với cha. Người con lớn từ ngoài đồng về, không hiểu tại sao lại vui như vậy.
Người con lớn: Bây đâu lại tao hỏi.
Gia nhân: Dạ, có gì không cậu Hai?
Người con lớn: Bữa nay vụ gì mà đãi tiệc vậy?
Gia nhân: Em của cậu đã trở về.
Người kể: Máu ganh tị nổi lên trong lòng người con lớn, anh ta không chịu vào nhà, cha phải lại năn nĩ.
Người cha: Thôi mà con, mau đi vào nhà
Người con lớn: Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng”!
Người cha trả lời: Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, mà nay lại sống, đã mất, mà nay lại tìm thấy.”
Người kể: Người con lớn đang hưởng cùng hạnh phúc hằng ngày mà không nhận biết sự đại lượng của người cha. Mỗi người chúng ta cũng vậy. Hãy hồi tâm vì Chúa luôn đợi trông chúng ta trở về với Ngài. Hãy thật sự cảm nhận chúa luôn yêu ta từng giây phút của cuộc đời.
Mã số 13-047
COCKTAIL ĐEN
- Có lẽ con sẽ dừng lại!
Đan nói câu đó với bà Hoa buổi sáng thì buổi chiều đã có chuyện. Đầu tiên là ông anh trai định cư ở Nhật bắn tin gãy gọn: “Chú thật khéo biết đùa”. Bà cô nghỉ một buổi làm, chạy xe máy từ thành phố về, nghiêm giọng: “Cháu lớn rồi. Sống biết điều một chút!”. Còn cái Ly, cô em gái đang học trung học thì mếu máo: “Nhà mình rồi đến loạn mất thôi”. Bà Hoa đóng cửa phòng, bỏ ăn, cả ngày chỉ thều thào duy nhất một câu: Mày giết tao đi! Làng trên xóm dưới biết chuyện, từ nay tao sống không bằng chết.
Chuyến xe khách đầu tiên rời thị trấn Dạ Cát lúc trời vừa hửng sáng. Đan ngồi vắt vẻo trên băng ghế cuối, đầu ngó ra phía cửa. Ngắm dòng người, cảnh vật qua ô cửa nhỏ. Đời ở đấy cứ thế lướt đi, nhanh chậm, lắc lư theo vòng lái của bác tài xế. Kể cũng là một cái thú. Xung quanh Đan, một vài vị khách bắt đầu gật gù. Vùi đầu vào giấc ngủ để xua đi cái mệt, hoặc đơn giản hơn là quên đi đoạn đường dài hàng tiếng đồng hồ, lúc tỉnh dậy cũng vừa kịp thời điểm xe vào bến, biết đâu cũng là một cái thú khác. Chuyến xe cũng như đời người, nhiều lúc ngắn ngủi lắm. Chỉ bằng một cái chớp mắt thôi.
Chủng viện Bình Minh rốt cuộc chỉ có những bước đi dè dặt. Người ta cứ mãi loay hoay làm sao để cỗ xe kia không còn chạy với vận tốc ì ạch nhưng cũng chẳng chấp nhận những vòng quay quá nóng. Thiếu đi một cái hồn. Cải cách này nằm gối đầu lên canh tân khác. Nó khiến Đan mệt mỏi. Cung cách mà anh vẫn thường ví von với những đứa trẻ bị tước mất quyền được ngã bởi một dàn barie được dựng nên quá dày đặc. Vô trùng. Đứa trẻ ấy cuối cùng cũng lớn lên, cũng mừng lễ hội trưởng thành như ở một vài nước nào đó mà Đan có dịp đọc trên báo, nhưng rất có thể là một - người - trưởng - thành - không - bao - giờ - biết - cách - tự - đứng - lên. Ở cái xứ này, phàm cái gì không kiểm soát được, hoặc giả không đủ khả năng kiểm soát thì giải pháp đơn giản nhất là cấm. Đan phì cười trước sự lan truyền chóng mặt của hội chứng này. Nó gần như không có ranh giới. Kể cả tôn giáo.
Điện thoại báo có tin nhắn.
- Anh về quê à?
- Kỳ nghỉ cuối cùng của đời chủng sinh. Nhưng sao em biết?
- Anh quên là tôi vẫn dõi theo anh à! Có điều đó là một sự quan tâm trong vô vọng thôi. Thật ra chỉ muốn biết anh đã đi được bao xa? Thế thôi!
Hình ảnh Thư bất chợt tràn về, quét nhanh vào một vùng tối sáng của kí ức. Màu của thời gian. Kỷ niệm ngày xưa giờ loang lổ vết rong rêu. Đan quen Thư từ hồi hai đứa dọn tới ở chung khu ký túc xá của trường. Mất ba tháng để yêu nhau, ba năm quyện chặt vào nhau và có lẽ cả một đời để xem nhau là người xa lạ. Ra trường, đùng một cái Đan xách ba lô vào chủng viện. Vài năm sau Thư cũng làm đám cưới. Chồng cô là con trai của một đại gia có tiếng ở đất Hải Dương. Chuyện tưởng chừng kết thúc. Đan đã phần nào nguôi quên. Nhưng Thư thì như con thú bị trọng thương, cứ mãi bám theo, cứ phải ám ảnh kẻ đã gây ra những vết đau rỉ máu. Anh đi rất xa, đủ để nhận ra rằng tình yêu với em đã hết! - Đan trả lời tin nhắn.
Xe qua cầu Bình Nguyên thì suýt tông phải chiếc xe máy tạt qua đường. Mẹ cha mày, đi đứng thế à? - Bác tài vứt điếu thuốc hút dở qua cửa xe, thủng thẳng buông một câu chửi thề. Tiếng mấy vị khách ở dãy ghế đầu nhao lên đồng cảm. Dân Việt ở đâu cũng thế, người ta bện chặt vào nhau, sẵn sàng nổi xung lên mỗi khi sự an toàn của số đông bị đe doạ, dù bằng cái cách chẳng lấy làm văn minh gì cho lắm. Chẳng thế mà sau sự cố ấy, hành khách trên xe dễ dàng mở lòng với nhau hơn. Tiếng cười nói chộn rộn hẳn lên. Những câu chuyện không đầu không cuối được đan dệt một cách tự nhiên, qua giọng kể mộc mạc nhưng lại có sức thấm đẫm hồn người. Chuyện thằng bé mù chữ bán báo dạo chạy khắp nơi rao tin về một tai nạn xây dựng mà không hay biết rằng nạn nhân trong mẩu tin vừa rao là bố của mình. Chuyện bà vợ kia rủ ông chồng có chứng bệnh hoang tưởng đóng cửa phòng tự vẫn, kết quả là sau khi uống vào nào là cơ man thuốc an thần thì chỉ có người chồng chết. Người vợ bán hết nhà cửa, ruộng vườn trốn đi với người tình trẻ sau khi đã chu đáo lo lắng hậu sự cho ông chồng xấu số. Hay như chuyện một nông dân ở Hải Phòng dùng mìn tự chế với súng hoa cải để giữ đất giữ vườn trước sự cưỡng chế của các nhà chức việc địa phương nhưng cuối cùng thì bất lực, chẳng thể bảo vệ cho mình và người thân trước bản án nhiều tranh cãi...
Những câu chuyện, mặt người, phận đời Đan đã đọc thấy, gặp và chạm ở đâu đó nhưng như thói quen thu mình lại, ngồi bên ô cửa trên mỗi chuyến đi, đã lặng lẽ lướt qua. Vô cảm đã thành căn bệnh trầm kha, lây lan vào cả chủng viện - nơi chưa bao giờ, chưa một ai nghĩ rằng sẽ nhiễm bệnh và đáng ra không bao giờ được quyền nhiễm bệnh. Nụ cười Đan méo xệch đi. Đời luôn có những trớ trêu thú vị. Ở cái nơi chỉ gồm những cái tên xa lạ, lên chung một chuyến xe, ngồi với nhau chỉ một đoạn đường, hết hành trình thì kẻ ngược người xuôi, con người ta lại không mảy may e ngại trút hết những thứ tít tận sâu của tâm can. Đan đồ rằng cánh nhà văn lúc nào cũng ca cẩm không có cảm hứng mới nếu chịu khó bỏ công đi xe khách vài ba bận thôi thì cũng đã có khối cái để viết mà không cần phải nhọc nhằn đi vào những trại sáng tác, bám theo đề tài này đường hướng nọ. Đó là chưa kể khối cái để viết ở đây là những điều rất thật, rất đời. Mùi của nhân sinh bao giờ chả ngai ngái cay nồng.
- Và anh hạnh phúc chứ?
Tin nhắn của Thư kéo Đan ra khỏi mớ triết lý hỗn tạp này để ném vào một đám bòng bong khác. Hạnh phúc là thứ khó nắm bắt nhất trong thế giới hổ lốn này, và chưa hẳn là một điều có thực, kiểu như ‘‘rừng mơ’’ trong tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa bên Tàu. Nó cũng có thể là một thứ trang sức. Đẹp và sặc sỡ, nhưng người nghèo không mua nổi vì quá đắt đỏ, không ăn được, còn người giàu thì săn đón đổi chác liên tục, miễn sao cho hợp mốt. Hạnh phúc là hai tiếng được nhân loại mơ ước nhất và rất có thể cũng là vô nghĩa nhất. Đan và Thư đã từng đi tìm nó, người này hứa hẹn mang nó lại cho người kia, nhưng cái mà cả hai nhận được chỉ là một thứ khác, na ná như hạnh phúc chứ không phải là hạnh phúc. Đan không còn đủ sức cho cuộc kiếm tìm thứ trang sức xa xỉ kia khi mà kí ức vẫn còn trơ ra đấy những vết thẹo. Kéo nhẹ móc khoá ba lô, Đan lấy ra chiếc áo chùng thâm cũ. Chín năm trời chứ chẳng ít, anh mặc hàng ngày, nhẹ và mỏng manh lắm, nhưng chất nặng những buồn vui, trắc trở. Đan cười, có lẽ đây là chiếc áo rộng nhất trên thế giới này mà con người có thể nghĩ ra được. Thì chẳng phải tấm áo ấy che được vô số cảm xúc giằng xé, bao bọc một cơ thể với quá nhiều tì vết, chất chứa kỳ vọng của biết bao người. Màu đen chẳng phải đã nói là màu của bí ẩn hay sao?
- Em biết là chúng ta đã tìm được gì rồi mà. Anh chỉ ổn thôi.
- Thế anh vẫn đi tiếp chứ, một con đường không dành cho mình?
- Vẫn. Anh đang cố yêu nó!
- Rồi anh sẽ rời bỏ nó như cách anh đã từng buông tay với tôi. Rồi anh sẽ đi tìm một tình yêu khác. Đàn ông các anh là giống thích phũ lắm mà!
Ngần ngừ một lúc rồi Đan cũng trở lại với các ký tự trên bàn phím.
- Không hẳn thế. Con đường này có một thứ ngôn ngữ riêng mà không phải ai cũng có thể đọc được.
- Cũng thế cả thôi. Linh mục bây giờ giống một loại cocktail hơn. Đẹp đấy. Hấp dẫn đấy. Nhưng chẳng còn nguyên chất...
Đan sững lại. Dòng chữ lạnh lùng ấy vừa làm một cú va đập ngoạn mục. Thư sắc sảo và táo bạo ngay cả trong những lúc cô chới với nhất. Ai đó đã nói, sắc đẹp tự nó đã là một thứ tài năng. Thư may mắn sở hữu cả hai báu vật trời cho, ấy thế mà chúng cũng không thể giúp cô có một cuộc sống tròn đầy. Đời Thư là sự chắp nối những đứt gãy này bằng những đứt gãy khác. Ngày Đan quyết định khép lại những hẹn hò, Thư không níu kéo nhưng chỉ cảnh báo anh ‘‘Linh mục được nhận quá nhiều. Nhận thì phải cho. Nhưng chả ai có thể cho cả một đời. Ân điển luôn tiềm tàng những hình phạt vô biên. Có lẽ vì thế mà những người có cái đầu tỉnh táo hơn đã lựa chọn để không trở thành linh mục’’. Thư nói rất nhẹ chứ không gay gắt nhưng Đan có cảm giác như mình vừa trải qua một cơn động đất có cường độ nhiều richter.
- Nhưng sống cho người khác cũng là một lẽ sống - Đan chau mày.
- Nếu không sống nổi cho mình thì lấy gì để sống cho người khác hả Đan? Nếu thứ cả tôi và anh tìm được không phải là hạnh phúc thì còn hi vọng mang nó lại cho ai? Cứ làm người hùng đi, nếu anh còn đủ sức!
Con đường dẫn đến một triền dốc nhỏ. Lắc lư. Những hàng cây ngái ngủ trong nắng mới. Tiếng cười nói lúc nãy cũng bặt dần. Câu chuyện dang dở của năm năm về trước lại hiện về như một thước phim âm bản...
- Tại cái Thư đúng không? Anh vẫn còn yêu nó? - Bà Hoa nhìn sâu vào mắt Đan.
- Bọn con đã chấm dứt. Thư cũng đã có gia đình riêng. Chỉ tại con không đủ tình yêu cho con đường này. Nó vốn không dành cho con, mẹ ạ!
- Bố anh và tôi ngày trước lấy nhau có phải vì yêu đương gì đâu. Thế mà vẫn ăn đời ở kiếp với nhau đấy thôi!
Đan xoắn xuýt mười ngón tay vào với nhau, khẽ khàng:
- Ơn gọi này huyền nhiệm lắm, không đơn giản là chuyện dựng vợ gã chồng đâu mẹ.
- Chẳng thể dừng lại được nữa rồi. Cả anh và mẹ. Lại đây, tôi muốn cho anh xem thứ này! - Bà Hoa đến trước chiếc tủ có đặt bức di ảnh, lấy ra từ ngăn kéo một chiếc hộp màu vàng. Là một tấm áo lễ.
- Bố con trước khi mất đã trao nó lại, dặn mẹ phải đưa tận tay cho con mặc trong ngày lễ thụ phong. Coi như đây là di nguyện của bố!
Đan bất động hồi lâu. Chiếc áo lễ lặng lẽ rơi xuống nền đá lạnh toát. Một sự tĩnh lặng bao trùm.
Đan đến ngồi ở bến sông, hướng cái nhìn lên khoảng thinh không vòi vọi rồi thư thả áp đôi tay xuống lòng đất. Gần chỗ anh ngồi, bạt ngàn loài hoa chưa kịp gọi tên. Hoang dại. Bên kia là quê anh, khói lam chiều nơi căn nhà nhỏ dâng lên những hồn hậu. Gió từ lòng sông thổi vào mát rượi. Bao năm rồi sông chẳng già đi, vẫn cứ chảy đời sông. Giá mà có thể chảy nhịp của sông, giá mà có thể học cách chảy của nước, Đan sẽ chậm nhẹ qua những làng quê, bến xe, phố chợ để cùng đám người khốn khổ kia kể cho nhau nghe câu chuyện về cuộc sống. Mà cuộc sống tăm tối ấy, Đan đồ rằng nó cũng có thể là một thánh đường lắm chứ. Cả thứ tạp âm nhức nhối kia nữa, anh sẽ thổn thức như đã từng thổn thức trước những bản thánh ca ngọt lành. Mấy hôm trước thôi, Đan đọc báo thấy nhà văn Nguyên Ngọc nói Tây Nguyên đang bị băm nát, đang chết đi cái hồn. Bất giác anh muốn đến Tây Nguyên, đơn giản chỉ để xem phận người ở đấy chới với thế nào, có bị băm nát như làng và rừng, như nắng và gió không?
Nắng cứ lui mãi về chiều, toả thứ màu sắc vàng vọt trên mảnh đất nhiều lầm lụi. Căn nhà nhỏ vốn yên ắng giờ rộn hẳn lên bởi sự xuất hiện của mấy vị khách. Bà Hoa chễm chệ trên chiếc ghế chính diện phòng khách, thư thả nhấp chén nước.
- Chỉ ít tháng nữa thôi là cháu Đan làm linh mục. Ông nhà tôi chẳng may vắn số, trước lúc mất dặn tôi phải lo cho cháu một cái lễ thật chu đáo. Còn phải báo công cho tổ tiên họ mạc.
Người đàn ông ngồi cạnh với tấm lưng to bè, nhả từng đợt khói đặc quánh từ điếu thuốc trên tay, xởi lởi:
- Tháng tới em tính làm một chuyến vào Nam, trước là thăm cánh bà con họ hàng trong đó, sau là thưa chuyện của cháu Đan. Phải báo trước để họ còn sắp xếp việc nhà, việc cơ quan nữa.
- Chú Tôn tính như thế là phải. Tôi cũng đã đặt vấn đề thuê hẳn một đầu bếp khách sạn ở Vũng Tàu lên thực đơn cho mấy ngày tiệc. Việc hệ trọng, phải là đầu bếp chuyên nghiệp hẳn hoi chứ chị Hoa nhờ người ở đây, nói thật tôi chẳng yên tâm lắm! - Tiếng một người đàn bà khác.
Ông trùm Văn trầm ngâm suốt từ nãy giờ cũng sốt sắng góp chuyện. Giọng ông nhấn nhá hào sảng, ra cái cung cách của một người đứng đầu họ đạo.
- Sa Nam này từ lúc lập họ đến nay mới có linh mục đầu tiên. Chúng tôi đã bàn với các bậc cao niên trong làng. Các cụ bảo ngày đó không chỉ là lễ tạ ơn của riêng nhà bà cụ Hoa mà còn là ngày hội lớn của Sa Nam. Sẽ có một cuộc đón rước tân chức từ bến sông về nhà thờ họ với trống hội, cờ xí rợp trời. Tôi đi nhiều, thấy các nơi họ tổ chức rình rang lắm. Tiếng là họ lẻ, họ nghèo nhưng phải cho cả xứ này biết cái tầm của Sa Nam không nhỏ một chút nào. Lát nữa thầy Đan về, tôi sẽ bàn kỹ hơn.
Câu chuyện cứ dày lên mãi. Bên này sông đã thấp thoáng lên đèn...
Đan như bị đóng đinh vào bến sông bên kia. Chỉ cách mấy thước sông thôi sao mà vòi vọi thế. Có tiếng người gọi đò.
- Anh đi đây. Đến với một tình yêu mới. Chưa biết phải làm gì. Nhưng cứ đi đã. Ít ra không phải mua một niềm vui ngắn bằng một nỗi buồn dài! - Đan bấm nút gửi tin nhắn, khoác ba lô đứng lên.
Bàng bạc trên sông những vạt sáng nhạt nhoà...
Mã số 13-048
CUỘC ĐỜI CỦA TẤM BÁNH CHẦU
Tôi là một chiếc bánh lễ vừa được các Soeurs làm ra. Thân tôi tròn trịa và trắng tinh. Tôi được may mắn sinh ra để Chúa ngự vào tôi. Kích cỡ của tôi khác với những những chiếc bánh còn lại. Tôi to hơn những chiếc bánh của giáo dân và nhỏ hơn chiếc bánh của vị chủ tế. Nói đúng hơn, tôi là một chiếc bánh sau khi hiến thánh sẽ được giữ lại để chầu Mình Thánh Chúa. Những chiếc bánh như tôi ít được làm ra, nên tôi lấy làm hạnh phúc, tự hào lắm. Và tất nhiên, tôi là người có đạo.
Vì vòng đời của tôi không thể để lâu, nên ngay sau đó tôi được chuyển về một nhà thờ gần nơi tôi được sinh ra. Trong hàng ngàn chiếc bánh khác, chỉ có một mình tôi là không giống ai, tôi bắt chuyện với mọi người, và những việc sắp tới như thế nào. Nhưng chả có ai biết được. Tôi đành đánh một giấc cho khỏe.
Thế là tôi được chuyển vào một phòng thánh. Ngoái nhìn ra, tôi thấy được cung thánh mới đẹp và lộng lẫy làm sao. Bên trên, nơi cao nhất là nhà tạm. Nơi mà tôi sẽ ở trong những ngày sắp đến. Mọi người xung quanh tôi đều cuống quýt hẳn lên. Đến chiều, chuông nhà thờ đổ vang, báo hiệu một thánh lễ sắp được bắt đầu. Một Soeur đến mở cửa tủ bánh lễ, và lôi chúng tôi ra. Soeur bỏ tôi qua một bên, đổ bánh lễ vào trong rổ, rồi cứ thế, soeur sàng qua sàng lại, cho những mẩu vụn bay ra ngoài. Những chiếc bánh méo mó, đen đủi thì bị bỏ lại. Thế rồi, những chiếc bánh trắng tinh ấy, được đổ vào bình thánh. Còn tôi thì được ưu tiên hơn. Tôi được nằm chung với bánh chủ tế trên đĩa thánh. Tôi hồi hộp đợi chờ những điều sắp xảy ra với tôi.
Thánh lễ bắt đầu với một không khí trang nghiêm. Sau phần phụng vụ Lời Chúa, chú giúp lễ bắt đầu dâng chúng tôi lên bàn thờ. Chiếc bình thánh được dâng lên trước và sau đó là chén thánh. Ngay sau đó, nắp chén thánh và bình thánh được mở ra. Vị chủ tế đưa tôi lên cao và đọc lời nguyện dâng bánh. Tâm hồn tôi lâng lâng khó tả khi được đưa lên cao. Không những tôi mà những chiếc bánh còn lại cũng như thế. Tiếp sau đó là rượu.
Mọi thứ đã sẵn sàng, khi giáo dân đã quỳ xuống hẳn, vị chủ tế đặt tay lên chúng tôi, tiếng chuông bắt đầu vang lên dữ dội. Tôi thấy toàn thân nhẹ hoàn toàn, bức tượng Chuộc Tội trên cao phát sáng. Một thứ ánh sáng chói lòa dọi xuống chúng tôi. Khi bàn tay vị Linh mục làm phép, ở giữa chúng tôi phát ra một ánh sáng vàng như hào quang rực rỡ. Lòng tôi bắt đầu hạnh phúc vì chúng tôi biết Chúa đã ngự vào chúng tôi rồi. Khi tấm bánh của chủ tế được giơ cao, chúng tôi thấy khuôn mặt đầy máu của Chúa hiện ra. Cả chúng tôi cũng thế, trên mình ai cũng có khuôn mặt của Chúa Giêsu. Lòng chúng tôi vui sướng vì phút giây huyền nhiệm này. Thật khó tả sao cho hết, không một bút mực nào có thể nói hết được khung cảnh này.
Rồi những chiếc bánh lễ nhỏ biết giờ của mình phải tan ra đã gần đến nên đã cầu nguyện rất nhiều và ai cũng thảnh thơi và vui sướng. Khi vị chủ tế đưa cả Mình Máu Thánh Chúa lên, thì nhìn kìa, máu Chúa đang nhỏ giọt xuống chén thánh. Chúng tôi reo hò dữ dội, vì chúng tôi biết, bây giờ chúng tôi không còn là một chiếc bánh lễ bình thương nữa mà là Mình Thánh Chúa Kitô. Bài ca hiệp lễ bắt đầu vang lên, tôi bắt đầu chia tay những người bạn bé nhỏ của tôi. Và tất nhiên cả người bạn to hơn tôi nữa. Không có một giọt nước mắt nào nhưng thay vào đó là một niềm vui hiện rõ trên từng khôn mặt.
Khi việc trao ban Mình Thánh Chúa kết thúc, vị chủ tế đưa tôi vào một khung gương hình tròn, được gọi là mặt nguyệt. Tôi được cung kính đưa vào nhà tạm. Vừa đóng cửa, khung cảnh không tối tăm như tôi nghĩ nhưng thay vào đó là một ánh sáng trắng phát ra từ hai bình thánh xua đi bóng tối nơi này. Hai bên có hai thiên thần cầm đèn đứng chầu. Tôi biết rằng, ở đây không còn là những thứ bình thường nữa rồi vì đã có Chúa ở đây mà.
Đêm đã đến, tôi nghĩ về cuộc đời quá nhanh của tôi, biết bao những hạt lúa khác đang nằm yên thân trong thùng, bồ, chum hay một cái bao nào đó. Có đứa được đi xa, xa tít những bờ biển hay dải đất liền. Thật nhanh quá, từ một bông hoa, đến hạt lúa, sàng sẩy chà xát đau đớn mới được hạt gạo trắng tinh. Rồi được trở thành chiếc bánh. Nhưng tôi cảm ơn Chúa vì trong lúc tôi được làm thành một chiếc bánh, Chúa đã giữ gìn tôi không bị cháy vàng đi để rồi phải bị loại ra như những chiếc bánh khác. Tôi nhớ đến đoạn kinh thánh mà tôi đã được nghe của thánh Phaolô: “Tôi sống nhưng không phải là tôi sống, nhưng chính Đức Kitô đã sống trong tôi”. Tôi mỉm cười rồi thiếp đi trong sự bình an của Chúa.
Ngày hôm sau, Thứ Năm đầu tháng, tôi cầu nguyện cho nhiệm vụ cao cả và thiêng liêng của mình. Tối đến, khi mọi thứ đã sẵn sàng, sau tiếng chuông báo hiệu, tôi được vị linh mục cung kính đưa ra ngoài và đặt vào trong hào quang. Những ngọn nến lung linh, hòa theo tiếng hát nhịp nhàng du dương của mọi người, cùng những sợi khói cuồn cuộn bốc cao. Chúa Giêsu bắt đầu hiện ra trong tôi. Khuôn mặt Ngài thật nhân từ, Ngài đưa mắt nhìn xung quanh, tay thì dang ra, trái tim thì lộ ra ngoài, hào quang của Ngài làm tôi lóa mắt. Cộng đoàn lắng nghe lời suy niệm của vị linh mục. Vì là mùa Chay nên bài suy niệm kêu gọi mọi người ăn năn thống hối tội mình và trở về với Thiên Chúa là Cha nhân lành. Xa xa tôi thấy có mấy người cúi đầu khóc lóc, đôi mắt như cầu khẩn điều gì nơi Chúa. Ngài nhìn rõ từng người một. Khi thấy những người ấy khóc lóc, Ngài cũng khóc theo, đôi tay dang ra hơn nữa như thể ôm những người ấy vào lòng.
Khung cảnh thật thiêng liêng, giờ phút thật gần gũi như Cha con lâu ngày gặp mặt. Tôi muốn giờ Chầu lâu hơn thế chứ không phải chỉ ba mươi phút ngắn ngủi như vậy đâu. Khi vị linh mục cầm hào quang Mình Thánh Chúa vẽ một hình thánh giá lớn, Chúa Giêsu đưa tay ban phép lành như thể chào tất cả đoàn con yêu dấu của Ngài. Hào quang Ngài sáng rực rỡ soi chiếu đến từng góc cạnh của nhà thờ. Ước gì tôi cũng được ngồi dưới để được tắm trong ân sủng ấy. Rồi Ngài biến mất, nhưng không rời khỏi tôi.
Sáng hôm sau, giờ cuối cùng trong cuộc đời tôi đã đến. Tôi cầu nguyện thật nhiều, an tâm và vững vàng khi có Chúa hiện diện sống động trong thân thể tôi. Đến lúc ban phát mình Thánh Chúa. Vị Chủ tế đưa tôi ra khỏi nhà tạm. Tôi nhìn ngôi nhà tạm lần cuối để về nhà cùng Chúa tôi. Tôi được đưa ra khỏi mặt nguyệt, những mảnh vụn từ thân tôi rơi vãi ra biến thành những giọt Máu Thánh lấp lánh. Những giọt máu Thánh ấy được vị Chủ tế trút vào chén thánh rất tỉ mỉ, không sót một giọt nào. Tôi bị bẻ ra làm tư, nhưng Chúa vẫn ngự trong từng phần thân thể tôi. Hình ảnh Chúa vẫn còn hiện diện rất rõ.
“Mình Thánh Chúa Kitô!” Vị chủ tế dứt lời, một cụ già thưa “Amen”. Tôi được đưa vào nằm gọn trong miệng bà ấy. Thân thể tôi bắt đầu tan ra. Chúa lại một lần nữa hiện ra làm sáng lên cả tâm hồn bà cụ ấy. Chúa đã ở lại cùng bà. Một tâm hồn thanh sạch không chút bơn nhơ. Tôi chợt nghĩ, con người cũng giống hạt lúa thôi, phải đau đớn dứt bỏ tội lỗi và quên hẳn mình đi, như hạt lúa gạo phải xay xát để trắng sạch. Để Chúa ngự vào lòng, người ta cũng phải thật sạch sẽ và trắng tinh như những chiếc bánh được tuyển chọn. Đến giờ đã định, người ta phải rời bỏ ngôi nhà tạm là thế gian này để tan nát đi mà về cùng Cha trên trời.
Lạy Chúa. Ước gì con có thể rước Chúa được nhiều hơn, được ngồi đối diện với Chúa trong những giờ chầu, để được Chúa yêu thương và nâng đỡ. Vì con biết, Chúa luôn nhìn con và theo con đến suốt cuộc đời. Amen.
Mã số 13-049
ĐƯỜNG TU
Liên cứ ngỡ là sẽ được tận hưởng một mùa hè bình yên nơi làng quê bình dị của mình, được thả hồn trong tiếng sáo diều réo rắt, được ngắm nhìn bầu trời trong vắt sau luỹ tre làng thân yêu, được hít hà hương thơm dìu dịu say say của mùi rơm mới...
Thế nhưng, lần gặp gỡ Khôi hôm ấy đã làm xáo trộn tất cả. Hôm đó, Khôi mời Liên đi uống nước ở quán vỉa hè. Chẳng phải lần này Liên mới đi với Khôi. Mùa hè nào chẳng thế! Kết thúc năm học, về hè, mấy đứa bạn học vẫn thường phone cho nhau, thỉnh thoảng gọi nhau đến mấy quán vỉa hè gặp mặt, nói đủ thứ chuyện tào lao, từ chuyện bầu cử tổng thống Mỹ, đến những xung đột giữa Hàn Quốc và Triều Tiên, cả chuyện nhà bà Tư xóm trên hồi chiều bị mất con trâu...
Nhưng hôm đó, Khôi chỉ gọi mình Liên đi. Liên đùa: “Chắc không phải có tình ý gì riêng với mình chứ?”. Khôi cười. Nhưng ánh mắt đượm nét buồn u ẩn.
Liên rất thích túm tụm với đám bạn ở các quán vỉa hè như thế này. Nói là quán nhưng thực ra chỉ là mấy bộ bàn ghế nho nhỏ hoặc những chiếc chiếu nhựa trải dưới các gốc cây bên đường. Phục vụ quán chỉ một hoặc hai người. Khách vào quán chủ yếu đám thanh niên làng. Họ nhâm nhi chén nước chè, hoặc nhân trần, trà đá; nhấm nháp mấy món cóc, ổi, xoài dầm... Họ nói chuyện thế sự, tiếu lâm, đời thường... Họ tận hưởng không gian là cả cánh đồng mênh mông thoáng đãng.
Khôi chọn cái bàn nhỏ dưới gốc cây xà cừ phía cuối quán, cách xa mấy đám thanh niên đang ồn ào. Làn gió mát rượi mang theo hương nồng nồng ngai ngái của lúa đương chín. Mảnh trăng non dọi ánh sáng bàng bạc giăng mắc khắp thôn làng. Liên ngắm nhìn Khôi. Những sợi tóc rơi xuống trên vầng trán thư sinh của Khôi không hiểu sao gợi cho Liên một cảm giác se buồn...
Khó khăn lắm, Khôi mới chia sẻ được với Liên những tâm sự sâu kín của mình. Khôi nói rằng Liên là người Khôi tin nhất, rằng Khôi muốn Liên cầu nguyện cho mình...
Liên không thể gọi tên được những cảm xúc của mình lúc ấy. Rối tung. Hỗn độn. Cũng khó khăn lắm, Liên mới cư xử được một cách bình thường với Khôi. Nói là bình thường nhưng có nhiều phần gượng gạo.
Không lẽ thế ư? Những điều Khôi nói là thật? Liên không tin. Hay đúng hơn là không muốn tin. Khôi và Liên là bạn học cùng lớp thời THPT. Nếu nói có một người con trai nào làm trái tim Liên xao xuyến thì đó chỉ có thể là Khôi. Mặc dù, từ lúc còn nhỏ, Liên đã ủ ấp ước muốn được “đi nhà dòng” (như cách nói của người làng quê Liên). Nhìn các soeur trong chiếc áo dòng đen với chiếc lúp đen viền trắng trên đầu, đọc thánh kinh với giọng điệu nhẹ nhàng, cho rước lễ với cử chỉ khoan thai, điềm đạm mà Liên thấy thích quá. Đâu phải như mấy chị gái của Liên, lúc nào cũng tất bật, lo toan; lắm lúc còn cau có, bực bội. Có lần, chị Hai về, khóc lóc, kể tội chồng với mẹ. Sụt sịt một hồi rồi tiếc rẻ: “Biết thế ngày xưa con không lấy chồng, đi tu cho khoẻ”. Mẹ thở dài: “Mày tưởng đi tu mà dễ à! Mà nếu đi tu cho khỏe, để trốn lánh việc đời, thì Chúa đâu có chọn mày!”. Liên tự vấn, mình cũng vì thích phong thái của các soeur mà có ước muốn đi tu. Phải chăng cũng là một cách “trốn lánh việc đời” như mẹ nói? Ước muốn của mình đâu phải xuất phát từ một mục đích cao cả nào? Vậy Chúa có chọn không? Nhưng biết đâu được. Ngày xưa các Tông đồ đi theo Chúa ban đầu cũng đâu phải xuất phát từ mục đích cao cả nào! Họ tưởng theo Chúa sẽ được vinh hoa phú quý ở đời này. Thế mà Chúa vẫn chọn đấy thôi! Cuối cùng, các Tông đồ ấy, họ đã không tiếc cả tính mạng mình để làm chứng cho Chúa, để tiếp tục thực hiện chương trình cứu rỗi nhân loại của Con Người đó sao? Chẳng phải Mẹ Thánh Têrêxa thành Calcutta đã từng nói: “Thiên Chúa biết vẽ những đường thẳng trên những nét cong” đó sao?
Thế nhưng, Khôi đã làm cho Liên phải dao động. Vì Khôi, có lúc Liên đã mơ một giấc mơ khác. Giấc mơ về một mái ấm gia đình. Một ngôi nhà nho nhỏ. Những đứa con ngoan. Những bữa cơm đạm bạc mà ấm cúng....
Nhưng cuối cùng, những rung động đầu đời đó không làm cho Liên thay đổi mơ ước nguyên sơ của mình. Khôi là cành hồng hay là thập giá mà Liên gặp trên con đường mình đi? Có lẽ là cả hai. Liên không sợ phải đối mặt với những tâm tình đó. Nếu không có những cảm xúc như thế, thì đi tu đâu còn là khổ giá? Đấu tranh để vượt qua chính mình. Phải chăng đó mới là tu?
Liên biết, Khôi hoàn toàn không hay biết những tình cảm của Liên đối với mình. Khôi chỉ nhìn thấy ở Liên sự chân thành trong tình bạn. Có lẽ, đó là lí do Khôi chọn Liên để chia sẻ.
“... Liên à! Mình thực sự rất khổ tâm khi phát hiện ra mình là người đồng tính. Mình sợ mọi người sẽ nhìn mình bằng con mắt khác. Liên hãy giúp mình... Liên hãy cầu nguyện cho mình...”
Đất trời như sụt lở dưới chân Liên. Gương mặt Khôi như những mảnh ghép vỡ ra dưới ánh trăng nhàn nhạt...
Những ấn tượng đẹp đẽ của Liên đối với Khôi bỗng chốc như biến thành những đám mây đen đặc quánh, không tan đi, mà bám chặt lấy tâm trí Liên, kết tụ lại trong cái cảm giác như ghê sợ, như muốn xa lánh Khôi...
Liên tự trách mình. Sao mình lại có thái độ kỳ thị với Khôi như thế? Khôi là một con người. Hơn nữa còn là một người bạn rất tốt của Liên. Khôi chắc đang đau khổ lắm? Khôi đã chọn mình để chia sẻ, vậy thì mình phải cố gắng làm sao để không phụ lòng Khôi chứ!
Có lúc Liên hoài nghi, có phải Khôi đồng tính thực sự? Hay chỉ là một sự tự ám thị? Khôi mồ côi cha từ lúc còn nhỏ. Mẹ Khôi một mình nuôi con. Bà đã dồn tất cả tình yêu thương vào đứa con trai duy nhất. Nhưng dù thế nào cũng không thể bù đắp được những thiếu thốn về tình cảm mà chỉ người cha mới có thể đem lại cho con. Liệu có phải vì thế mà Khôi luôn khao khát sự mạnh mẽ của một người đàn ông? Liệu có phải một phần do Khôi chịu ảnh hưởng của xu thế thời đại?... Dù sao, thì những suy nghĩ của Liên vẫn chỉ là những suy nghĩ của người ngoài cuộc. Liên chỉ biết hi vọng rằng, ngày mai, Khôi sẽ khác ...
Liên vẫn cầu nguyện. Cho mình. Cho Khôi. Cho các chị gái của Liên. Cho mọi người....
Năm học cuối cùng trôi qua. Liên ghi tên dự tuyển vào một tu viện.
Mẹ Liên lo âu: “Mẹ không phải không ủng hộ mày. Nhưng chỉ sợ đường tu dang dở, người ta lại cười cho, rồi mang khổ vào thân...”
Nỗi lo lắng của mẹ Liên không phải không có căn cứ. Chẳng là ở gần nhà Liên, có chị theo đuổi ơn gọi tu trì mười mấy năm. Mười mấy năm, chị đã bỏ tuổi thanh xuân trong những tháng ngày xa lắc. Mười mấy năm, chị không còn là thiếu nữ trẻ măng ngày nào. Bụi thời gian đã in hằn những nét ưu tư trên vầng trán chị, nhuốm sạm màu da trên đôi má hồng hào của chị ngày nào. Mười mấy năm..., chị nhận về quyết định “không phù hợp”. Chị khóc, nước mắt lặn vào trong. Mẹ chị vật vã. Nhiều người xì xầm “đi không trọn đường tu”. Người làng quê Liên có kiểu “đạo đức” đến “lạ”. Yêu kính các “đấng bậc” (cách gọi của họ về những người tận hiến cho Chúa) hết mực. Nhưng một khi họ có sai lầm hay có điều gì thất thế, thì cũng chê bai không tiếc lời. Liên không hiểu hết những ẩn tình trong quyết định của bề trên tu viện chị ấy. Chỉ hiểu đôi chút qua tâm sự ngắn ngủi của chị, rằng bề trên thấy chị “thiếu sáng suốt trong nhận định”. Liên ngạc nhiên, vì sao mười mấy năm trời, chị mới nhận được quyết định như thế?
Chị vẫn muốn tiếp tục theo đuổi mơ ước của mình, qua một tu viện khác. Liên chỉ biết an ủi chị: “Thiên Chúa luôn có những chương trình riêng của Ngài. Có lẽ Ngài muốn chọn cho chị một con đường khác. Ở nơi nào, chị thấy lòng mình thực sự bình an, chị hãy dừng lại ở đó. Em tin đó là nơi Thiên Chúa muốn chọn cho chị”
Mẹ Liên cũng chỉ vì thương con, sợ con phải chịu khổ. Nhưng Liên không sợ. Cuộc đời là một hành trình đi tìm và thực thi thánh ý Chúa. “Ai muốn theo Ta, hãy bỏ mình, vác thập giá mình hằng ngày”. Ước mơ của Liên vẫn còn vẹn nguyên như ngày xưa. Chỉ riêng mục đích là có chút ít thay đổi. Liên muốn thực sự được hoà mình với Chúa để cảm nghiệm phần nào nỗi đau mà Ngài đã gánh chịu cho nhân loại. Cảm nghiệm sâu xa trong nỗi đau của những người sống bên mình, là mẹ, là Khôi, là chị hàng xóm khát khao ơn gọi tận hiến, là các chị gái của Liên trong bậc sống hôn nhân... Chẳng phải, họ đang vác thập giá của họ đó sao?
Khôi vẫn sống độc thân. Anh tham gia nhiều hoạt động xã hội cũng như Giáo Hội. Có lần, Khôi chia sẻ với Liên: “Mẹ Khôi bây giờ không lo buồn quá như trước đây nữa. Có lần, mẹ bảo mình hay cứ lấy vợ đi, biết đâu, mình cũng sẽ bình thường như bao người đàn ông khác. Nhưng mình thực sự không muốn bất cứ người con gái nào trở thành vật thử nghiệm cho giới tính của mình. Chỉ khi nào mình thực sự rung động với một người con gái nào đó, mình mới quyết định lập gia đình”
- Còn nếu không? - Liên hỏi, giọng nghiêm trang.
- Thì.... - Chợt Khôi mỉm cười, đưa mắt nhìn Liên - Liên nói đúng, mỗi con người chúng ta đều nằm trong chương trình riêng của Chúa. Nếu Chúa định đó là thập giá mình phải vác, thì mình xin sẵn sàng. Mà chẳng phải chỉ những người như Liên mới đi tu đâu nhé. Suy cho cùng, thì bất cứ ai ở bậc sống nào, dù tận hiến, hay độc thân, hay xây dựng gia đình..., nếu sống đúng bậc mình, thì đều là đi tu đấy thôi. Bởi con đường theo Chúa là con đường thập giá mà.
Đúng thế, Khôi à! Nhưng Liên cũng tin rằng Chúa sẽ không bắt ai phải vác quá nặng, bởi “ách của Ta thì êm ái mà gánh của Ta thì nhẹ nhàng”. Chỉ cần có ơn nghĩa Chúa, mỗi chúng ta sẽ đi trọn đường tu...
Mã số 13-050
TRỞ VỀ
Tiết trời tháng tám mát mẻ, gió đưa nhẹ. Như thường lệ, xơ An dậy lúc 5 giờ sáng, vệ sinh cá nhân, sau đó sang nhà nguyện cầu kinh, đọc phúc âm và suy ngẫm. 5 giờ rưỡi, xơ ra ngoài đi bộ và tập thể dục. Cậu Ba – người giúp việc nhà thờ, năm nay khoảng 50 tuổi, dáng người nhỏ thó, đen đúa - cũng đang quét sân. Những cây bạch đàn, cây bàng, cây phượng hai bên lối đi đang mùa thay lá. Mới qua một đêm mà những lá cây khô quắt, cong queo rụng đầy sân.
Xơ An dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng, đôi mắt đen và sáng khiến xơ trẻ hơn tuổi 42 rất nhiều. Xơ mặc chiếc áo choàng màu xám, chiếc quần đen ống rộng, đi đôi dép nhựa thấp, màu trắng ngà, đầu trùm chiếc khăn màu xám viền đen che đi mái tóc dày mượt dài tới gót chân nhưng luôn được xơ búi thành một búi lớn ở sau ót.
Sau khi tập mấy bài thể dục, xơ đi về phòng chuẩn bị ăn sáng. Căn phòng nhỏ chừng 15m2, phía trong cùng kê một chiếc giường cá nhân, bên trên là bàn thờ Chúa với tượng Chúa Giêsu chịu nạn. Ở trên cùng, hai bên là hai bức ảnh Đức Mẹ đồng trinh ẵm Chúa trên tay và ảnh gia đình Thánh gia. Ngoài cùng là hai cây đèn cầy màu đỏ đang đốt dở. Bên cạnh là bình hoa tươi. Giữa gian phòng là bộ bàn ghế nhựa màu đỏ sẫm. Sát tường là chiếc tủ nhỏ bằng gỗ đựng quần áo và những vật dụng cá nhân. Trên tường quanh phòng treo la liệt các tranh ảnh, tranh lịch về các sự kiện tôn giáo.
Cuối căn phòng có một cánh cửa hậu thông ra ngoài vườn. Ở đó có bếp nấu và một dãy gồm nhiều nhà vệ sinh cho cả khu nhà chung. Xơ đang lúi húi lấy nước nấu để pha mì gói thì nghe tiếng bước chân chạy vội vàng và giọng hớt hải:
- Xơ An ơi, xơ An có nhà không ạ?
- Có tôi đây. Ai vậy ạ?
Tiếng cửa mở, xơ An quay ra thì thấy bà Hào quần áo dính đầy đất và cỏ may, gương mặt méo sẹo, giọng run run nức nở:
- Xơ ơi, con Hoa nhà con… cả tuần rồi cứ ở ngoài nghĩa trang không chịu về nhà. Sáng nay, có người nói với con là nó xông ra giữa đường đánh và cướp cả rổ cá của người đi chợ ăn ngấu nghiến. Vợ chồng con sợ quá chạy ra dỗ dành mãi mà nó không chịu về.
- Thế là nó lại nhập vào con bé nữa rồi. - Xơ An nói giọng chùng xuống.- Mà sao cả tuần rồi ông bà không nói gì ?
- Dạ, nó đe nếu nhà con hé răng nói với Cha xứ thì nó sẽ vật chết con Hoa… Con sợ nên không dám nói. Nhưng hồi sáng, khi nhìn thấy nó, con sợ nó sẽ không sống nổi xơ ơi!
Xơ An thở dài bảo:
- Bà qua bên nhà xứ hỏi cậu Ba xem cha Quân có nhà không, rồi nói với Cha, nhờ Cha trừ nó đi cho. Tội nghiệp con bé.
- Dạ. Con cám ơn xơ. Con đi đây ạ. – Nói rồi bà Hào lại tất tả đi ra ngoài theo giậu bông giấy đang nở đỏ phía bên trái lối vào sang bên nhà xứ.
Xơ An nhíu đôi mày lại, thở dài, tần ngần một thoáng, xơ đến bên bàn thờ, với tay lấy cỗ tràng hạt xuống, dâng hai tay cung kính đưa tượng Chúa chịu nạn lên hôn một cách sùng kính. Sau đó, xơ ngồi xuống bên mép giường, mắt hướng lên bàn thờ lẩm nhẩm đọc kinh cầu Đức Mẹ Maria. Còn đang khấn nguyện thì tiếng bà Hào lại rụt rè bên ngoài:
- Thưa xơ… con vào được không ạ ?
- Bà vào đi. – Xơ vừa nói vừa cung kính đưa tràng hạt lên hôn rồi đeo vào cổ.
Bà Hào bước vào, ngồi xuống chiếc ghế nhựa, đôi mắt hoen đỏ vẫn còn ngấn nước. Giọng sụt sùi, bà nói:
- Cha Quân đi xức dầu cho ông Thân bên xóm Năm rồi xơ ạ. Cậu Ba nói chắc mấy tiếng nữa cha mới về. Xơ đi với chúng con bắt nó về đây được không ạ ?
- Sáng nay, ông bà chưa đưa nó về nhà à ?
- Dạ chưa xơ à, lúc 5 giờ sáng, ông Thất quét chợ dắt bà bán cá vào đập cửa nhà con báo cho vợ chồng con biết. Khi vợ chồng con ra đã thấy nó nằm trên một nấm mồ cỏ cây rậm rạp, tóc tai bù xù, quần áo rách nát tả tơi, dính đầy đất cát và vẩy cá, máu cá. Vừa thấy vợ chồng con, nó liền vò đầu, bứt tóc tai nó rồi hú hét, la lối ầm ĩ, chửi bới vợ chồng con hãy cút đi để cho nó yên, nếu không nó sẽ đánh chết con Hoa. Nó còn đe dọa vợ chồng con không được đến nhà thờ báo cha nếu không nó sẽ về đốt nhà. Sau đó, nó bốc đất dưới ruộng ném chúng con, đuổi chúng con đi, rồi lại tự tay đấm, vả vào mặt, cấu véo cơ thể nó. Thấy nó làm dữ, vợ chồng con vội vàng bỏ chạy. Được một lát, thấy yên lặng, con quay đầu lại, thì nó đã nằm xuống. Con lo con Hoa không chịu nổi mà chết thôi…
Thế là nó đã quay trở lại, và còn dữ dằn hơn lúc trước rất nhiều. Xơ mím môi lại, hít một hơi dài như chuẩn bị làm một việc rất nặng nề, xơ quay lại bảo bà Hào:
- Bà về nhà tìm mấy người đàn ông thật khỏe mạnh chờ tôi ở đó. Chúng ta sẽ đưa nó về đây.
- Dạ! Đội ơn xơ. Con về.
Bà Hào vội vã đi ra, dắt chiếc xe đạp mi ni Trung Quốc sờn cũ ra khỏi cổng nhà chung, cẩn thận đóng cổng lại.
Còn lại một mình, xơ An quỳ xuống đất, cầu xin Đức Mẹ. “Mẹ ơi, xin cứu giúp chúng con là những kẻ hèn mọn tội lỗi, xin ban cho chúng con đủ sức mạnh xua đuổi ma quỷ. Xin người thêm lòng tin cho chúng con. Chúa đã nói: “Nếu các con có lòng tin chỉ bằng hạt cải, các con có thể khiến núi này dời đi nơi khác”. Thật vậy, lòng tin nơi chúng con vẫn còn nhỏ nhoi yếu hèn lắm. Bằng chứng là Satan vẫn hiện hữu nơi chúng con là những kẻ phàm xác thịt”.
Xưa kia, Chúa đã nhiều lần đối mặt với Satan và trừ khử nó. Mặc dầu nó đã dùng đủ mọi mưu chước cám dỗ Ngài, Ngài vẫn thắng nó, đuổi nó về nơi tối tăm là hỏa ngục để lửa đốt nó đời đời kiếp kiếp. Thế nhưng cho tới ngày nào chưa tận thế, thì nó vẫn được Chúa cho phép đi lại trên thế gian, được cám dỗ loài người ta. Bởi vậy, nó vẫn tìm mọi cách để được ở lại nơi thế gian chờ đợi tới ngày Chúa phán xét.
Nó tìm đến mồ mả, đến nghĩa địa, là nơi tăm tối, là sự chết chóc. Nó yêu thích sự chết. Ma quỷ gần với sự chết. Căn nhà cư trú của nó là sự chết, là mồ mả. Không phải những người nằm dưới đó là bạn bè của nó. Nhưng nghĩa trang là nơi dành cho sự chết. Ngoài nghĩa trang ra chỉ còn một nơi nữa nó có thể cư ngụ là lòng con người. Như Chúa đã nói: “Khốn cho các ngươi cũng giống như những mồ mả tôi vôi, bên ngoài có vẻ đẹp đẽ nhưng bên trong thì đầy xương người chết và đủ mọi thứ ô uế. Các ngươi cũng vậy, bên ngoài thì có vẻ công chính trước mặt thiên hạ nhưng bên trong toàn là giả hình và gian ác.”( Mt 23,27)
Đức Kitô đã nói lòng con người có thể là một “mồ mả tôi vôi”. Trong ý nghĩa ấy, có biết bao ngôi mộ di động đang đi ngoài đường, ngồi trong quán nhậu, nghỉ ở khách sạn, resort, sát phạt nhau trong những casino… Tuy nhiên, không phải cứ những con người gian ác, xảo trá là bị quỷ nhập. Con bé Hoa mới 16 tuổi, suốt ngày chỉ biết đi học, tối đến nhà thờ đọc kinh, về nhà vâng lời cha mẹ thì biết gì đến tội ác! Vậy mà vẫn bị quỷ nhập, lần này là lần thứ ba rồi. Cha Quân đã hai lần trục nó ra khỏi con bé, thế nhưng cứ được mấy tháng, nó lại nhập vào như thách thức quyền năng của Người. Nó nhập cả những kẻ giả trá, ác nhơn, lại nhập cả vào những người công chính.
Xơ An nhớ lại, dưới thời Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã phong thánh cho hai vị từng có thời gian bị quỷ nhập là Cha Gioan Calabria và xơ Mary of Jesus Crucified. Tội nghiệp con Hoa. Buông một tiếng thở dài, xơ An dắt chiếc xe đạp ra khỏi phòng.
Đã 6 giờ sáng, mặt trời bắt đầu ló dạng sau lũy tre làng. Bốn người đàn ông lực lưỡng cùng với vợ chồng ông Hào và xơ An ngồi trên chiếc xe lôi của bác Tài – vẫn chở các cháu đi học trường xa – đi theo con đường mòn giữa cánh đồng xuống nghĩa trang …. Tới cổng nghĩa trang, bác Tài dừng xe lại, mọi người xuống đi bộ vào con đường đất nhỏ hai bên đầy cỏ may. Dường như nghe thấy tiếng xe và biết mọi người tới, từ trong một ngôi mộ um tùm cỏ lác, một bóng người gầy nhỏ liêu xiêu chạy ra lớn tiếng chửi rủa:
– Lũ rác rưởi các ngươi định làm gì ta ? Con mụ áo xám thối tha kia (chỉ xơ An), mi ra đây làm gì? Mi nghe lời thằng áo đen (chỉ cha Quân) định đến bắt ta à? Mi tưởng rằng mụ già khốn kiếp ở trên trời kia (chỉ Đức Mẹ Maria đồng trinh) sẽ che chở cho mi sao ? Hãy tránh xa ta ra, nếu không tất cả các ngươi sẽ gặp tai họa đấy. Các ngươi cút hết đi. Cút đi. Tiếp theo là tiếng la hét chói tai vang vọng khắp nghĩa địa.
Thật bình tĩnh, xơ An bước lại gần cái thân thể chi chít những vết cào xé của đứa con gái đang tuổi ăn, tuổi lớn, áo quần rách nát, hở hết da thịt, bám đầy máu và đất cát. Khuôn mặt bầm dập những vết thương lấp ló sau mớ tóc rối bù. Riêng đôi mắt vằn lên những tia lửa đỏ như muốn lồi ra khỏi hốc mắt đang đằng đằng sát khí hầu muốn nuốt sống bà xơ mảnh mai. Nhẹ nhàng và dứt khoát, xơ An đưa cỗ tràng hạt ra khỏi cổ, hai tay dâng lên cao quá đầu một cách cung kính, miệng hô lớn:
– Nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Chúa Thánh Thần, ta ra lệnh cho ngươi phải ra khỏi người này.
Khi cây Thánh giá đưa lên cao thì cả người bé Hoa run lên, cái đầu nó cúi xuống một cách tội nghiệp, miệng nó la lớn:
– Bỏ cây thập tự xuống mau, ta không thích thứ đó, đừng lại gần ta, đừng lại gần ta. – Câu cuối cùng nó kêu lên như rên rỉ. Đột nhiên, nó bỏ chạy thục mạng. Nghĩa trang nhấp nhô đầy những ngôi mộ mới, cũ giữa những lớp đất ruộng gồ ghề, vậy mà nó chạy băng băng.
Xơ An bị bất ngờ, bà đưa cỗ tràng hạt có tượng Chúa chịu nạn đeo lại vào cổ. Giữa cánh đồng hoang lạnh mà mồ hôi bà vã ra chảy thành dòng từ trán xuống cằm. Gió thổi lướt qua khiến bà rùng mình. Năm người đàn ông chia ra hai hướng chạy theo đón đầu Hoa. Xơ và bà Hào cũng chạy về phía cuối nghĩa trang. Hơn một tiếng đồng hồ rượt đuổi, cuối cùng cũng bắt được nó. Người nắm tay, người nắm chân, thở hổn hển khiêng nó ra xe. Cả ông Hào nữa là năm người mà giữ nó cơ hồ muốn tuột khỏi tay. Đưa nó lên xe rồi, mọi người mới bắt đầu dùng đoạn dây dù to như ngón tay đã chuẩn bị từ trước, trói chặt hai tay, hai chân nó lại. Bác Tài bắt đầu cho xe chạy. Nó luôn miệng chửi thề và lên giọng thách thức xơ An khi xơ An đưa cây Thánh giá trước mặt nó. Ban đầu, nó còn cúi xuống run rẩy vẻ sợ hãi. Nhưng sau, nó nhơn nhơn cái mặt, nhìn thẳng vào cây thánh giá mà lên giọng thóa mạ. Bất lực, xơ An không thể làm gì nữa đành ngồi im lặng. Khi xe chạy tới con đường quẹo vào nhà thờ, nó ngóc đầu dậy chửi thề:
– Các ngươi định đưa ta vào chuồng heo à ? Bọn rác rưởi, lũ ngu độn thối tha kia, cho ta xuống mau, nếu không các ngươi sẽ phải nếm mùi đau khổ đấy. Rồi nó lại chửi đến Cha Quân, chửi cả Đức Giám Mục đã từng làm phép dây stola cho Cha Quân đem về để đuổi nó.
– Thằng cha áo tím (chỉ Đức Giám Mục) tưởng là lấy dây trói được ta ư? Các ngươi lầm to rồi. Ta có quyền năng của ta, không ai làm gì được ta.
Xe vừa đi vào cổng nhà thờ thì người nó oằn lên quằn quại như thể nó bị hàng ngàn mũi kim đâm vào da thịt. Nó rú lên ghê rợn, và tự nhiên cả người nó bay lên không trung như một trái bong bóng, đụng vào nóc xe rơi xuống cái bịch. Quá bất ngờ, cả 6 người trên xe vội vàng lao vào giữ chặt lấy nó. Xe dừng lại, nó vẫn rú lên từng hồi lúc nghe như tiếng chó sói tru trong rừng thẳm, lúc lại như tiếng mèo gào đực trong đêm vắng. Mấy người đàn ông phải khiêng nó xuống, đưa nó vào nhà nguyện, đặt nó lên chiếc ghế dài có bàn quỳ. Nó giẫy nẩy lên gào hét, chửi bới giọng rít qua kẽ răng như tiếng gió giật cành cây trong cơn bão tố những đêm đông dài lạnh giá. Chừng hơn nửa giờ sau, nó thôi gào rú nhưng vẫn lầm bầm chửi bới, tiếng khi to khi nhỏ, lúc lên cao, lúc xuống thấp như con chó bị nhốt trong lồng kêu rít tìm lối trốn thoát.
Có tiếng lao xao bên ngoài, Cha Quân đã về tới và biết chuyện nên đang cho gọi một số người có chức sắc trong nhà xứ đến để bàn thảo phương cách trục nó ra.
Một lúc sau, bốn người đàn ông vào nhà nguyện khiêng nó ra nhà thờ, nó giẫy nẩy lên, oằn mình lên xuống nhằm thoát khỏi nhưng không được, thế là nó trì xuống. Bốn người đàn ông to khỏe cỡ sáu bảy chục ký lô mà không nhấc nổi mình của một cô gái chỉ hơn bốn chục ký. Nó cứ trì nặng xuống, miệng không ngừng gào rú:
- Bỏ ta ra mau, ta không đến cái chuồng heo hôi hám phát nôn ấy đâu. Lũ lợn thối tha các ngươi buông ta ra.
Nhưng cuối cùng, mọi người vẫn khiêng được nó đến nhà thờ. Họ đặt nó xuống ngay chỗ gian cung Thánh, dưới chân Đức Nữ Đồng Trinh Maria. Ngay lập tức, nó bị trôi đi rất nhanh qua các bàn quỳ của hàng ghế ra phía ngoài cửa. Kinh hoàng ở chỗ bàn quỳ chỉ cách mặt đất khoảng 10 cm, vậy mà nó trong tư thế bị trói cả chân lẫn tay cong người như con tôm luộc lại cứ trôi đi như một miếng giấy mỏng giữa dòng nước chảy xiết. Sự việc nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Sau giây phút đó, mọi người vội vã lao theo. Năm sáu người đàn ông ra sức giữ nó lại, dùng hết sức bình sinh khiêng nó lên gian trên cùng để trói nó vào chiếc ghế dài. Mặc dầu vậy, nó vẫn muốn bay bổng lên trần nhà khiến những người theo giữ nó như đang trải qua một cuộc vật lộn không cân sức. Phía trên bàn thờ, Cha Quân khoảng ngoài 60 tuổi, da trắng, mặt vuông chữ điền toát lên vẻ hiền hậu. Ngài mặc chiếc áo choàng trắng, quần tây đen, đi giày đen đang cử hành nghi thức đuổi quỷ. Chỉ đến khi Ngài giơ cây Thánh giá lên cao nhân danh Thiên Chúa thì nó mới chịu ngồi im.
Bên dưới hai hàng ghế là hai ông trùm chánh, phó, ba bà quản, mười hai người thuộc hội con Đức Mẹ, mười hai người thuộc hội gia trưởng và mười hai người thuộc ca đoàn, cả gia đình ông bà Hào và 2 cán bộ xã cũng được mời tới tham dự. Họ đang lớn tiếng đọc kinh cầu các Thánh và những kinh nguyện mở đầu trong sách các phép, việc cầu kinh diễn ra gần hai tiếng đồng hồ. Sau đó, cha Quân đứng dậy và một lần nữa kêu gọi ma quỷ:
- Hỡi Satan, lúc này giờ của mi đã đến. Nhân danh Giáo Hội Công Giáo, nhân danh Thiên Chúa ta ra lệnh cho ngươi phải ra khỏi người này.
- Ta không muốn ra, mi không có quyền hành gì cả. Giờ ta chưa tới.
- Đó là những lời nói kiêu ngạo mà mi và những kẻ trong hỏa ngục cứ ngoan cố nói mãi. Mi thuộc về vực sâu chứ không thuộc về ánh sáng. Hãy trở lại đó đi, hỡi Satan.
- Ta đã nói là ta không đi. Ta không thích nơi đó, nơi đó không tốt.
Cha Quân giơ cao cây Thánh giá và tiếp tục:
- Hỡi satan, ta nhân danh Thiên Chúa Ba Ngôi, nhân danh bí tích Thánh Thể, ta ra lệnh cho ngươi phải ra khỏi nhà Chúa. Các ngươi không được làm gì ở đây. Hãy trở về hỏa ngục là nơi dành cho mi.
- Ta không đi, thằng đểu giả kia. Mi không có quyền hành chi hết.
Lúc này, cả người Cha Quân đã nhễ nhại mồ hôi, không chỉ có thế, mọi người có mặt trong nhà thờ đều toát hết mồ hôi và thậm chí run rẩy sợ hãi.
Bỗng mắt cha Quân chợt sáng lên. Ngài quay hỏi ông Hào:
- Con bé đã chịu phép rửa tội chưa?
Ông Hào ngập ngừng:
- Thưa cha, về việc này…
Bà Hào cướp lời chồng:
- Thưa cha, gia đình chúng con người lương nhưng chúng con tin Chúa ạ! Cháu Hoa cũng tin Chúa ạ!
Cha Quân hiểu ra vấn đề. Cha bảo người đi lấy nước và sau đó, ra hiệu cho bốn người giữ nó đầu hơi ngửa ra phía sau, một người đặt tay phải lên vai nó. Cha lớn tiếng đọc:
Lạy Chúa, nhờ các dấu hiệu của Bí Tích, Chúa dùng quyền năng vô hình mà thực hiện hiệu quả lạ lùng, và đã bằng nhiều cách sửa soạn nước này là tạo vật của Chúa, để bày tỏ ân sủng Bí Tích Rửa Tội
Lạy Chúa, trong chính nước Hồng Thủy, Chúa đã cho thấy hình ảnh ơn tái sinh, để nhờ mầu nhiệm cũng một thứ nước, chấm dứt các tính mê nết xấu, và khơi nguồn các nhân đức.
……
Lạy Chúa, Con Chúa đã được Gioan làm phép rửa trong nước sông Giođan, và được Chúa Thánh Thần xức dầu tấn phong; khi bị treo trên thập giá, Người đã để nước cùng máu chảy ra từ cạnh sườn Người, và sau khi sống lại, Người đã truyền cho các Tông Ðồ rằng: "Các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần"….
Cha chạm tay vào nước và tiếp:
- Lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa cho sức mạnh Chúa Thánh Thần, nhờ Con Chúa, xuống trên giếng nước này, để khi mọi người nhờ Bí Tích Rửa Tội, đã được mai táng cùng Chúa Kitô hầu chết cho tội, thì cũng được phục sinh với Người trong sự sống mới. Người hằng sống và hiển trị muôn đời.
Mọi người thưa : Amen.
Sau đó cha và cộng đoàn tuyên xưng đức tin rồi cha đổ nước lên trán con bé Hoa và đọc: Ta rửa con nhân danh Cha và Con và Thánh Thần.
Trước lúc Cha Quân làm nghi thức rửa tội, ba người đàn ông giữ nó quả quyết nghe thấy tiếng nói rít qua kẽ răng con Hoa: “Ta đi đây, không thể để thứ nước ô uế vấy lên mình ta được. Nhưng ta sẽ trở lại. Các ngươi hãy nhớ lấy.”
Tuy nhiên, đến nay, đã qua hơn mười năm, cô Hoa giờ đã là một người mẹ có hai con. Chồng cô được ơn tin Chúa khi lập gia đình với cô. Cả gia đình có một cuộc sống đạo đầy tràn ân sủng Chúa. Không thấy Satan quay trở lại mà cũng không còn thấy nó lại làm hại ai ở giáo xứ Vĩnh Lạc này.
Mã số 13-051
PHÚT 90-1
Khó khăn lắm, ông Năm mới mở mắt ra được. Lấy hết hơi tàn, ông thều thào:
- Tôi muốn xưng tội !
Bà Năm ngẩn người ra, không hiểu ông muốn nói gì. Bà lúng túng cúi xuống sát bên ông :
- Ông cần gì ?
Ông Năm đã mệt lắm rồi, nhưng dường như lòng khao khát hay cái gì đó tương tự làm ông không dám nhắm mắt lại, ông sợ nhắm lại rồi ông không còn mở ra được nữa. Cố rướn đôi mắt chỉ muốn khép lại, ông nói trong hơi thở sắp tàn :
- Đi mời cha nhà thờ cho tôi xưng tội.
Không phải là bà Năm nghe không rõ, nhưng đúng là bà không hiểu ông muốn gì. Nhìn đôi mắt tha thiết và khẩn khoản của ông, bà biết ông không mê sảng. Nhưng sao ông lại đòi mời cha nhà thờ nhỉ, ông đâu phải là người có đạo.
Ông Năm không để bà Năm phải bối rối lâu, ông đã chết trước khi bà Năm kịp quyết định là có nên đi mời cha nhà thờ cho ông hay không.
Không hiểu sao, bà Năm lại coi ước muốn cuối cùng của ông như một di chúc mà bà có bổn phận phải thực hiện. Có lẽ bà hối hận vì đã chần chừ không mời cha nhà thờ cho ông chăng ? Bà đến nhà thờ để hỏi cha xứ ước muốn xưng tội của chồng bà có nghĩa là gì. Thoáng chút ngần ngừ, cha xứ trả lời :
- Có lẽ ông theo đạo Công Giáo. Vì chỉ có người Công Giáo mới muốn xưng tội trước khi chết.
- Xưng tội là sao hả cha ? – Bà Năm thắc mắc.
- À… là nói cho Chúa nghe những yếu đuối lỗi lầm của mình, những lần mình đã xúc phạm đến Chúa, những điều không tốt mình làm cho người khác… và xin Chúa tha thứ.
- Nhưng chồng con đâu có nói gặp Chúa. Chồng con xin được gặp cha để xưng tội mà.
- Thế này bà Năm à – Cha xứ phân trần – bây giờ con có giải thích bà cũng không hiểu đâu. Trừ phi…
- Trừ phi sao hả cha ?
- Trừ phi bà Năm theo đạo, rồi tự khắc bà Năm sẽ hiểu.
Thế là bà Năm đã vào đạo như thế đó. Bà xin theo đạo để có thể hiểu được ước muốn cuối cùng của chồng bà. Nhưng khi được học giáo lý rồi, lòng bà Năm lại cảm thấy lo lắng. Mỗi lần đến nhà thờ dự lễ là tâm trí bà chỉ còn xoay quanh một câu hỏi: không biết chồng bà có được tha tội không. Chỉ có Chúa mới biết là bà yêu ông nhiều như thế nào, nên bà cảm thấy đau đớn với ý nghĩ ông bị xuống hỏa ngục. Tim bà cứ nhói đau khi tưởng tượng giờ này ông đang phải quằn quại giữa một biển lửa, mà không phải chỉ trong một thời gian nào đó thôi, nhưng là đời đời kiếp kiếp. Đó là số phận của những người đang mắc tội trọng mà chết. Sự lo sợ của bà không phải không có căn cớ, bởi bà biết bí mật của ông, một bí mật mà sau khi ông chết bà mới phát hiện ra. Trong khi dọn lại những hồ sơ giấy tờ của ông, bà biết được rằng quả thật ông là người Công Giáo. Không những vậy, trước khi cưới bà, ông đã từng có vợ và hai con. Như vậy, theo luật đạo, ông lấy bà là bất hợp pháp, là phạm tội trọng. Đã vậy, khi sống với bà, ông còn bỏ đạo, không lễ lạy gì cả. Sống với ông mấy chục năm, chưa một lần bà thấy ông nhắc đến Chúa. Ông chôn Chúa sâu xuống tận vực thẳm của lòng ông. Bí mật này của ông bà không dám kể cho ai, nhất là cha xứ. Không phải bà sợ mọi người nghĩ xấu về ông, điều bà sợ là phải nghe một lời phán quyết về số phận đời đời của ông, mà nếu điều đó được nói ra từ miệng cha xứ thì chắc chắn là sẽ không thể thay đổi được. Vì cha xứ là người thay mặt Chúa, nên điều gì cha nói thì chắc như đinh đóng cột, không thể sai chạy vào đâu được. Nghĩ vậy nên bà dặn lòng sẽ giữ bí mật này cho đến khi tìm được một câu trả lời chắc chắn rằng ông không bị phạt xuống hỏa ngục. Nhưng bà biết tìm câu trả lời đó ở đâu bây giờ, bởi tội của ông đã quá rõ ràng như thế, mà ông lại không kịp xưng tội trước khi chết... Bà chỉ còn biết cố giữ cho mình một niềm hy vọng mơ hồ mà bà linh cảm được khi nhìn lại cuộc đời của ông, nhất là sự khao khát mà bà đọc được trong đôi mắt của ông khi ông muốn được xưng tội lúc hấp hối. Chính đôi mắt ấy làm bà day dứt vì nỗi đã không đáp ứng được, và chính nỗi niềm không thể nói trong đôi mắt ấy đã đưa bà vào đạo. Nhưng bà cảm thấy niềm hy vọng của bà vẫn rất chông chênh, bởi lẽ nếu chỉ dựa vào đời sống của ông, thì… mà ông thì đã chết khi chưa kịp xưng tội. Bà nghĩ, phải có một niềm hy vọng nào đó mà không chỉ dựa vào việc con người có sống tốt hay không. Nhưng bà biết tìm niềm hy vọng đó ở đâu bây giờ, vì bà không thể bày tỏ nỗi niềm sâu kín đó cho bất cứ ai. Chúa mà bà mới tin theo vẫn còn rất xa lạ đối với bà, thậm chí bà còn không dám nghĩ đến Chúa cho niềm hy vọng của bà. Vì trong cái biết của bà, thì Thiên Chúa là Đấng sẽ thưởng phạt mỗi người tùy theo việc họ làm là tốt hay xấu. Tuy cả đời bà chưa thấy ông sống ác hiểm với ai, nhưng ông lại bỏ Chúa là một tội nặng lắm.
Cho đến một Chúa Nhật nọ, nhằm ngày Lễ Lá, bà nghe đọc lại câu chuyện Chúa chết, trong đó có đoạn:
“… Một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người: ‘Ông không phải là Đấng Ki-tô sao? Hãy tự cứu mình đi, và cứu cả chúng tôi với !’ Nhưng tên kia mắng nó : ‘Mày đang chịu chung một hình phạt, vậy mà cả Thiên Chúa, mày cũng không biết sợ ! Chúng ta chịu như thế này là đích đáng, vì xứng với việc đã làm. Chứ ông này đâu có làm điều gì trái !’ Rồi anh ta thưa với Đức Giê-su : ‘Ông Giê-su ơi, khi ông vào Nước của ông, xin nhớ đến tôi !’ Và Người nói với anh ta : ‘Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng…” (Lc 23,39-43).
Nghe đọc như thế, bà thấy mình như người chết đuối vớ được cái phao, bà ôm chặt lấy đoạn Tin Mừng đó. Bà không còn nghe cũng không còn quan tâm đến những gì xảy ra sau đó nữa. Đoạn Tin Mừng đó, nhất là câu cuối cùng của Chúa Giê-su, như một cơn gió mạnh thổi tan tác đám mây đen vẫn vần vũ trên đầu bà. Chỉ một lời thôi, mà người ăn trộm được Chúa cho lên thẳng thiên đàng. Bà nghĩ, cả đời anh ta chắc hẳn là làm nghề trộm cướp, và dù không hiểu gì về luật lệ thời đó, bà cũng có thể hình dung được anh ta chắc phải là tên cướp của giết người thì mới bị án tử đóng đinh như vậy. Nhưng dường như Chúa Giê-su không quan tâm đến quá khứ của anh ta, Chúa chỉ biết giây phút hiện tại anh ta muốn gì. Anh ta xin Chúa nhớ đến anh trong nước của Chúa, và Chúa đã cho anh ta vào thiên đàng mà không xét đến việc anh ta là một tên cướp giết người... Bà cảm thấy lòng tràn đầy hy vọng. Nhớ lại những trận bóng đá mà bà vẫn ngồi coi cùng ông, có những đội bóng đã gỡ hòa hoặc chiến thắng ở phút cuối cùng, bà gọi đó là phút thứ 90-1. Nhưng ở đây không phải là 1 phút, mà bà nghĩ chỉ cần một giây thôi, đủ để cho người ta kịp ngoái đầu lại. Một giây của hiện tại. Một giây để hối hận. Một giây để nói lên ước muốn cuối cùng của mình như tên ăn trộm bên phải Chúa Giê-su. Song kinh nghiệm cũng dạy cho bà hiểu rằng, để 1 giây cuối cùng có thể ngoái đầu lại, thì người ta đã phải nỗ lực trong suốt 89 phút 59 giây trước đó, hay ít ra trong suốt thời gian đó, người ta đã phải thường xuyên ngoảnh đầu lại. Bởi lẽ nếu không có thói quen ngoái đầu lại, hay ít ra là ước muốn ngoái đầu lại, thì làm sao có thể kịp ngoảnh lại chỉ trong một giây... Bà nhớ lại cuộc đời của ông, nhớ lại ánh mắt tha thiết khẩn khoản của ông lúc hấp hối, và nhất là lời Chúa Giê-su nói với người ăn trộm…Và không chỉ tràn đầy hy vọng, bà đã tin…
Người cha hôm nay
PT. Nguyễn Văn Định
08:04 15/06/2013
NGƯỜI CHA HÔM NAY
Trên đất nước Na-Uy, vào một buổi chiều mùa đông tuyết rơi nặng hạt. Một người đàn ông đang say rượu, lảo đảo bước đi qua một lớp tuyết dầy, để lại những vết chân trên tuyết.
Đứa con trai mười hai tuổi của ông phải ngồi chờ cha mình ngoài quán rượu, bây giờ mới lẽo tẽo theo sau cha trở về nhà. Nó đặt bàn chân lên những bước chân lảo đảo của cha nó để lại. Bất chợt cha nó quay lại nhìn, người cha thấy con mình bước thấp bước cao, dáng vẻ như người say rượu.. Ông gắt gỏng hỏi nó với giọng lè nhè:
- Mày đi kiểu gì vậy? Đứa con trả lời: - Dạ, Con đang đi theo bước chân của cha ! ! !
* Đôi hàng Cảm nghiệm Sống : Trẻ em rất nhạy bén trong sự bắt chước. Trí khôn chúng tiếp nhận rất nhanh những gì diễn ra chung quanh, kể cả những điều tốt lẫn điều xấu. Nêu gương tốt đối với con là yếu tố quan trọng nhất trong sự giáo dục.
Bạn có thể nói huyên thuyên trong nhiều giờ đồng hồ, chúng sẽ không nhớ bao nhiêu; nhưng những gì chúng nhìn thấy, sẽ để lại những ấn tượng rất sâu đậm khó phai mờ, và chúng có thể làm theo những điều đó, đôi khi là không có ý thức gì cả. Những bậc cha mẹ có Chúa làm chủ, không chỉ dạy con theo đaọ đức làm người, mà còn dạy chúng theo giáo huấn của Lời Chúa và mình phải thực hành trước những điều đó.
Sẽ có một ngày, bất ngờ bạn nhìn thấy con cái mình nói những điều giống hệt như ta, giận dữ hệt như ta, hống hách y như ta, lười biếng hệt như ta…Lúc ấy hãy coi chừng ! Chúng sẽ trả lời với ta rằng: “Con đang bước theo chân của ba mẹ.!!!
Vì thế Lời Chúa dạy: “Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận; nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.” (Thư gởi Êphêxô 6,4)
Trên đất nước Na-Uy, vào một buổi chiều mùa đông tuyết rơi nặng hạt. Một người đàn ông đang say rượu, lảo đảo bước đi qua một lớp tuyết dầy, để lại những vết chân trên tuyết.
Đứa con trai mười hai tuổi của ông phải ngồi chờ cha mình ngoài quán rượu, bây giờ mới lẽo tẽo theo sau cha trở về nhà. Nó đặt bàn chân lên những bước chân lảo đảo của cha nó để lại. Bất chợt cha nó quay lại nhìn, người cha thấy con mình bước thấp bước cao, dáng vẻ như người say rượu.. Ông gắt gỏng hỏi nó với giọng lè nhè:
- Mày đi kiểu gì vậy? Đứa con trả lời: - Dạ, Con đang đi theo bước chân của cha ! ! !
* Đôi hàng Cảm nghiệm Sống : Trẻ em rất nhạy bén trong sự bắt chước. Trí khôn chúng tiếp nhận rất nhanh những gì diễn ra chung quanh, kể cả những điều tốt lẫn điều xấu. Nêu gương tốt đối với con là yếu tố quan trọng nhất trong sự giáo dục.
Bạn có thể nói huyên thuyên trong nhiều giờ đồng hồ, chúng sẽ không nhớ bao nhiêu; nhưng những gì chúng nhìn thấy, sẽ để lại những ấn tượng rất sâu đậm khó phai mờ, và chúng có thể làm theo những điều đó, đôi khi là không có ý thức gì cả. Những bậc cha mẹ có Chúa làm chủ, không chỉ dạy con theo đaọ đức làm người, mà còn dạy chúng theo giáo huấn của Lời Chúa và mình phải thực hành trước những điều đó.
Sẽ có một ngày, bất ngờ bạn nhìn thấy con cái mình nói những điều giống hệt như ta, giận dữ hệt như ta, hống hách y như ta, lười biếng hệt như ta…Lúc ấy hãy coi chừng ! Chúng sẽ trả lời với ta rằng: “Con đang bước theo chân của ba mẹ.!!!
Vì thế Lời Chúa dạy: “Những bậc làm cha mẹ, đừng làm cho con cái tức giận; nhưng hãy giáo dục chúng thay mặt Chúa bằng cách khuyên răn và sửa dạy.” (Thư gởi Êphêxô 6,4)
Câu chuyện tình đẹp
Trầm Hương Thơ
08:09 15/06/2013
Kính dâng Chúa tâm hồn cao thượng của ba cô giáo đã hy sinh tính mạng của mình để cứu các em học sinh tiểu học của mình trong cuộc tàn sát tại mái trường tiểu học ở Newtown, Connecticut. Sự hy sinh của các cô giáo dũng cảm đã để lại niềm cảm phục, tiếc thương sâu sắc cho người thân, bạn bè và cả những người dân trên toàn thế giới
Kể em nghe chuyện về ba cô giáo
Lấy thân mình làm áo chắn đạn cho
Dám hy sinh tính mạng cứu học trò
Không hãi sợ hay quanh co chạy trốn
Luôn yêu thương giảng dạy trong từ tốn
Thương học trò cùng khốn lúc hiểm nguy
Vì tình yêu thí mạng sống ra đi
Tấm gương sáng khắc ghi vào sử sách
Nữ hiệu trưởng Hochsprung đầy hiển hách
Mãi hiên ngang giữa thách đố nguy nan
Kẻ cuồng điên nã đạn thẳng vô trường
Bắn học sinh thảm thương vô cùng tận
March Sherlach hy sinh chẳng ân hận
Và Soto cũng chấp nhận hy sinh
Đứng giang tay hứng đạn lấy thân mình
Chết vì yêu chân tình gương cao qúy
Chết anh hùng, chết vinh, đầy thi vị
Danh thơm lừng Nước Mỹ mãi tỏa lan
Ôi tình yêu! Tình yêu đầy chứa chan
Ươm đầy lòng tuôn tràn như thác lũ
Gương Giêsu muôn đời không hề cũ
Lấy thân mình cứu đủ tội nhân gian
Vác khổ giá hy sinh chẳng phàn nàn
Và chịu chết giữa ngàn quân tội lỗi
Ánh Sáng Ngài xóa tan đi bóng tối
Tình yêu đời mở lối thoát hiểm nguy
Hy sinh mình thay cho người yêu qúy
Tình yêu này đẹp ý nhất Thiên Vương
Hoa tình yêu bừng mở cửa thiên đường
Hoa bất diệt thơm hương đời luôn mải
Chết vì yêu hy sinh là vĩ đại
Như gương Ngài từ ái Chúa Giêsu.
Trầm Hương Thơ 10.01.2013
Chúc mừng Ngày Hiền Phiụ
Lm. Giuse Trần Việt Hùng
14:19 15/06/2013
TÌNH MẸ CHA.
Tình cha nghĩa mẹ đong đầy,
Sống sao cho xứng ơn nầy con ơi.
Mẹ cha vất vả tả tơi,
Nuôi con khôn lớn ân trời biết bao.
Bồ nông mổ ngực máu trào,
Mong sao vơi bớt khát khao cõi lòng.
Máu đào tuôn chảy lòng con,
Thân mẹ hết máu héo hon lìa đời.
Thương mẹ uẩn khúc không vơi,
Đời con ghi nhớ muôn đời tạ ơn.
Nghĩa tình như núi thái sơn,
Con xin đền đáp công ơn mẹ hiền.
Hồn mẹ hưởng thú điền viên,
Thương con mong nhớ triền miên đêm ngày.
Công cha dịu ngọt lắm thay,
Mồ hôi nước mắt đắng cay ngọt bùi.
Lòng cha luôn mãi an vui
Dẫu rằng đời có hên xui chất chồng.
CÔNG CHA.
Mở mắt chào đời, nơi mái ấm,
Tiếng gọi, cha ơi, khơi mối tình.
Bàn tay nắng rám, chạm cuộc đời,
Công ăn việc làm, lam lũ khổ.
Gánh vác nặng vai, khai thông lối,
Nhà trên cửa dưới, tươi tiếng cười.
Trong nhà ngoài ngõ, rõ thiện tâm,
Mái ấm nhà êm, thêm an lạc.
An cư lạc nghiệp, kiếp nhân sinh,
Vòng tay rộng mở, đỡ tha nhân.
Cha hiền con thảo, trao chữ hiếu,
Yêu vợ thương con, tròn ân nghĩa.
Bạn bè thân thương, vương vấn đời,
Tâm rộng lòng thanh, danh muôn thuở.
Tình cha ngọt ngào, bao công khó,
Ân phúc cao dầy, đây trĩu nặng.
Tỏ lòng tri ân, sao cân xứng,
Công cha nghĩa mẹ, lẽ sống đời.
TÌNH CHA
Tình cha chín suối, nguồn non nước,
Ơn nghĩa sinh thành, ánh hào quang.
Nghiêm minh chính trực, thực chữ tín,
Tình trong lòng thẳng, chẳng ngại chi.
Công ơn dưỡng dục, phúc ân tình,
Trăn trở thâu đêm, đếm xuôi ngược.
Cơm áo gạo tiền, phiên chợ cũ,
Lũ cháu đàn con, tròn bổn phận.
Gian khó chất chồng, công không kể,
Cầy sâu cuốc bẫm, mầm gieo hạt.
Gồng gánh nặng vai, hai trách nhiệm,
Thân trai dãi dầu, đâu quản ngại.
Bờ vai dang rộng, gánh giang san,
Nằm bờ núp bụi, trụi tấm thân.
Chiến tranh máu lửa, cửa tử thần,
Vào sanh ra tử, theo vận số.
Chiến đấu xa trường, thương bạn hữu,
Vui sống trở về, nhà xum họp.
ƠN CHA.
Thân xác ẩn tàng, mang mầm sống,
Dòng máu y nguyên, truyền sinh lực.
Hiện hữu đời con, dòng tiếp nối,
Hồn xác trao ban, tràn sức sống.
Ơn cha nuôi dưỡng, trường đào tạo,
Lao công cực khổ, chỗ nương thân.
Dãi nắng dầm mưa, chưa toại nguyện,
Vất vả đêm ngày, đời cay đắng.
Mong con thành đạt, khát vọng sâu,
Nhân nghĩa vẹn toàn, lòng hoan lạc.
Thời gian thấm thoát, bóng thoi đưa,
Tuổi đời chồng chất, thân yếu liệt.
Tay rời chân mỏi, cõi nhân sinh,
Lưng còng tóc bạc, xuôi dòng chảy.
Hy sinh cuộc đời, dời theo gót,
Ơn cha nghĩa cả, xả tấm thân.
Công thành danh toại, con đáp đền,
Phúc lộc chan hòa, qùa biếu cha.
YÊU CHA.
Tổ ấm gia đình, cha gầy dựng,
Trái tim yêu thương, tâm rộng mở.
Cho con hơi ấm, sưởi tấm lòng,
Âm thầm nhẫn nại, tình sâu đậm.
Tình cha nghĩa mẹ, mãi đong đầy,
Như bóng cổ thụ, hằng ấp ủ.
Cảm thông gian khó, đời gắn bó,
Yêu thương vô vàn, chan chứa lòng.
Dù gái hay trai, bờ vai rộng,
Vòng tay âu yếm, yêu gói trọn.
Cho con hạnh phúc, chúc bình an,
Lặn lội đường xa, tìm lẽ sống.
Tha phương cầu thực, nơi xứ lạ,
Rong ruổi đêm trường, chân mau bước.
Đầu tắt mặt tối, thân rã rời,
Nắng chiều xế bóng, thu mang sầu.
Lá vàng theo gió, rơi về cội,
Trở về đất mẹ, vĩnh biệt cha.
ĐỜI CHA.
Dòng đời nổi trôi, dạt cánh bèo,
Sinh Bắc vào Nam, đi khắp chốn.
Dấu chân ghi tạc, thời chinh chiến,
Lửa đạn mịt mù, sống phiêu lưu.
Vợ con ôm ẵm, tình tuyệt vời,
Chòi tranh bạt vải, tạm mái lều.
Gia tài gói trọn, một xách nải,
Bồng bế con thơ, vượt núi đồi.
Vợ hiền sát cánh, chia buồn vui,
Năm tháng đong đầy, thêm con mọn.
Anh dắt em theo, đời nối gót,
Mẹ cha bươn trải, chốn lầm than.
Bĩ cực thái lai, trời ló dạng,
Chọn nơi cư ngụ, đất hiền hòa.
Thửa đất vườn rau, chôn kỷ niệm,
Nhà tranh vách đất, thật êm ấm.
Năm cùng tháng tận, chiều xế bóng,
Mảnh đất linh thiêng, mãi gọi mời.
HIỀN PHỤ.
Mồ hôi rướm chảy, từng giọt rơi,
Thấm lưng ướt áo, công lao động.
Trưa hè nắng gắt, cháy da người,
Cái cuốc lưỡi cầy, chen sỏi đá.
Gò lưng kéo đạp, rời xương cốt,
Gồng vai gánh nặng, chân lê bước.
Khéo tay xây sửa, nhà nên đẹp,
Dậu trước vườn sau, tay cha đó.
Bách nghệ việc nhà, ba làm đủ,
Mái ấm nhà êm, con vui hưởng,
Ân nghĩa lòng cha, tâm phước cả.
Giọng cha hiền hòa, lòng cảm mến.
Tâm tình giữ kín, nụ cười tươi,
Bạn bè thân nghĩa, nên tri kỷ.
Khai thông mở lối, đối diện đời,
Trường đời giao lưu, tình bằng hữu.
Lòng cha hiếu khách, vui xum họp,
Làng trên xóm dưới, bên cha hiền.
LÒNG CHA.
Giọt máu mầm sinh nối tiếp,
Từng sợi tóc chỉ tay biết thân phận.
Sang hèn định mệnh theo vận,
Thượng Đế an bài số phận đời con.
Mối tình duyên nợ sắt son.
Cuộc đời gắn bó cha con không rời.
Tình cha trung hiếu con ơi,
Mẹ cha thương mến, không vơi tháng ngày
Nhớ lời cha dậy hôm nay.
Cố công ghi khắc, mai này nên thân.
Gái trai đều phải thành nhân,
Phụ gia con nhớ giúp dân sống đời.
Danh cha rạng sáng muôn nơi,
Vinh danh dòng máu gọi mời ghi công,
Dù cho gian khó chất chồng,
Tình cha nghĩa mẹ, con không phụ lòng.
Ơn cha chữ hiếu con mong,
Tình mẹ yêu mến, trong lòng con đây.
CHA ƠI!
Sáng sớm tinh sương, giường trống vắng,
Hoàng hôn xế bóng, mong cha về.
Cuộc đời bôn ba, ra muôn nẻo,
Trăm công nghìn việc, tiếc công chi.
Khó bó cái khôn, đời chôn chặt,
Không ngại tấm thân, ngày lao công.
Khả năng giới hạn, gặp nạn đời,
Tìm việc chẳng ra, ba lo lắng.
Kêu đâu làm đó, to hay nhỏ,
Khó khăn chẳng nề, lê chân bước.
Dù đời vất vả, chả ngại chi,
Chén cơm manh áo, bao công khó.
Ước vọng đơn sơ, mơ mái ấm,
Tiếng khóc tiếng cười, đàn trẻ thơ.
Vợ chồng thương mến, nên thuận hòa,
Con cái ngoan hiền, tiền bạc vạn.
Gia đình hạnh phúc, chúc an vui,
Cùng nhà xum họp, hỡi cha ơi!
CHA HIỀN.
Bước chân chậm rãi, chiều xế bóng,
Tựa ghế công viên, ngắm lặng nhìn.
Ngày tháng thoi đưa, làn gió thoảng,
Chân trời xa xăm, nắng tắt dần.
Ánh trăng vằng vặc, vương nỗi nhớ,
Tuổi xuân vẫy vùng, tung khắp chốn.
Ngày đông buốt lạnh, cảnh cô đơn,
Tiếc nhớ tuổi xuân, tuần trăng mật.
Thành tích trường đời, nơi ghi dấu,
Từng trải bể dâu, dẫu sang hèn.
Sống đời thanh cao, bao hiển hách,
Công thành danh toại, thời dĩ vãng.
Quá khứ một thời, lời khen tặng,
Năm tháng chất chồng, không đổi dời.
Tuổi già đáng kính, tình nghĩa sâu,
Sống thọ gia ân, cần con cháu,
Phúc lộc trao ban, tràn ơn phúc.
Yêu thương muôn vàn, sáng rạng ngời.
BA ƠI.
Mẹ cha vất vả sớm hôm,
Hy sinh khó nhọc ba ôm vào lòng.
Mong con giữ lấy nguyên dòng,
Bõ công nuôi dưỡng cha mong đêm ngày.
Gái trai ao ước lắm thay,
Công thành danh toại nở mày gia tiên.
Đáp công ân nghĩa ba hiền,
Tình cha nghĩa mẹ triền miên mong chờ.
Mong sao cuộc sống nên thơ,
Danh hư bại hoại ước mơ không thành.
Con rầy lạc lối đua tranh,
Sánh vai chúng bạn ăn sành thói hư.
Bước vào cuộc sống riêng tư,
Xa rời cha mẹ con hư xấu đời.
Tay mang nách xách hỡi ơi,
Chồng thì chưa cưới con rơi đã rồi.
Than phiền cha mẹ ỉ ôi,
Dại nghe lời ngọt nỡ rồi ba ơi.
Ôm sầu mặc cảm khôn vơi,
Thương đau đánh mất thảnh thơi tuổi già.
VĨNH BIỆT CHA.
Cuộc sống vô thường, thương kiếp người,
Xuân Hạ Thu Đông, sống bốn mùa.
Thu sang rực rỡ, nở muôn mầu,
Lá xanh lá vàng, tan gió rụng.
Tuổi đời xuân xanh, tràn nhựa sống,
Số phận mong manh, sanh rồi tử.
Nay còn mai mất, vật vã lòng,
Ung thư quái ác, tác hại thân.
Tai nạn bất ngờ, giờ đã điểm,
Bệnh hoạn tật nguyền, quyên sự sống.
Tuổi già sức yếu, thân tiều tụy,
Mỏi mòn sơ xác, bạc bẽo thay.
Trên bước đường dài, tai ương đến,
Trẻ già chung số, đời cách biệt.
Thương cho kiếp phận, vận số riêng,
Vĩnh biệt ra đi, qui tiên tổ.
Vợ góa con côi, trôi lặng lẽ,
Đơn côi cuộc sống, trống vắng lạ!
Ý CẦU NGUYỆN
XIN Thiên Chúa LÀ CHA RẤT NHÂN TỪ
XIN ĐOÁI THƯƠNG VÀ CHÚC PHÚC LÀNH
CHO TẤT CẢ CÁC NGƯỜI CHA
NHỮNG CHA TINH THẦN
NHỮNG NGƯỜI CHA TRẺ
NHỮNG NGƯỜI CHA LAO ĐỘNG
NHỮNG NGƯỜI CHA XA NHÀ
NHỮNG NGƯỜI CHA ĐANG BỊ TÙ ĐẦY
NHỮNG NGƯỜI CHA BỊ NGHIỆN NGẬP
NHỮNG NGƯỜI CHA THẤT TRUNG
NHỮNG NGƯỜI CHA BỊ TẬT NGUYỀN
NHỮNG NGƯỜI CHA GÓA BỤA
NHỮNG NGƯỜI CHA NUÔI
NHỮNG NGƯỜI CHA BỆNH HỌAN
NHỮNG NGƯỜI CHA ĐANG THẤT NGHIỆP
NHỮNG NGƯỜI CHA GIÀ
NHỮNG NGƯỜI CHA ĐÃ RA ĐI.
Tình cha nghĩa mẹ đong đầy,
Sống sao cho xứng ơn nầy con ơi.
Mẹ cha vất vả tả tơi,
Bồ nông mổ ngực máu trào,
Mong sao vơi bớt khát khao cõi lòng.
Máu đào tuôn chảy lòng con,
Thân mẹ hết máu héo hon lìa đời.
Thương mẹ uẩn khúc không vơi,
Đời con ghi nhớ muôn đời tạ ơn.
Nghĩa tình như núi thái sơn,
Con xin đền đáp công ơn mẹ hiền.
Hồn mẹ hưởng thú điền viên,
Thương con mong nhớ triền miên đêm ngày.
Công cha dịu ngọt lắm thay,
Mồ hôi nước mắt đắng cay ngọt bùi.
Lòng cha luôn mãi an vui
Dẫu rằng đời có hên xui chất chồng.
CÔNG CHA.
Mở mắt chào đời, nơi mái ấm,
Tiếng gọi, cha ơi, khơi mối tình.
Bàn tay nắng rám, chạm cuộc đời,
Công ăn việc làm, lam lũ khổ.
Gánh vác nặng vai, khai thông lối,
Nhà trên cửa dưới, tươi tiếng cười.
Trong nhà ngoài ngõ, rõ thiện tâm,
Mái ấm nhà êm, thêm an lạc.
An cư lạc nghiệp, kiếp nhân sinh,
Vòng tay rộng mở, đỡ tha nhân.
Cha hiền con thảo, trao chữ hiếu,
Yêu vợ thương con, tròn ân nghĩa.
Bạn bè thân thương, vương vấn đời,
Tâm rộng lòng thanh, danh muôn thuở.
Tình cha ngọt ngào, bao công khó,
Ân phúc cao dầy, đây trĩu nặng.
Tỏ lòng tri ân, sao cân xứng,
Công cha nghĩa mẹ, lẽ sống đời.
TÌNH CHA
Tình cha chín suối, nguồn non nước,
Ơn nghĩa sinh thành, ánh hào quang.
Nghiêm minh chính trực, thực chữ tín,
Tình trong lòng thẳng, chẳng ngại chi.
Công ơn dưỡng dục, phúc ân tình,
Trăn trở thâu đêm, đếm xuôi ngược.
Cơm áo gạo tiền, phiên chợ cũ,
Lũ cháu đàn con, tròn bổn phận.
Gian khó chất chồng, công không kể,
Cầy sâu cuốc bẫm, mầm gieo hạt.
Gồng gánh nặng vai, hai trách nhiệm,
Thân trai dãi dầu, đâu quản ngại.
Bờ vai dang rộng, gánh giang san,
Nằm bờ núp bụi, trụi tấm thân.
Chiến tranh máu lửa, cửa tử thần,
Vào sanh ra tử, theo vận số.
Chiến đấu xa trường, thương bạn hữu,
Vui sống trở về, nhà xum họp.
ƠN CHA.
Thân xác ẩn tàng, mang mầm sống,
Dòng máu y nguyên, truyền sinh lực.
Hiện hữu đời con, dòng tiếp nối,
Hồn xác trao ban, tràn sức sống.
Ơn cha nuôi dưỡng, trường đào tạo,
Lao công cực khổ, chỗ nương thân.
Dãi nắng dầm mưa, chưa toại nguyện,
Vất vả đêm ngày, đời cay đắng.
Mong con thành đạt, khát vọng sâu,
Nhân nghĩa vẹn toàn, lòng hoan lạc.
Thời gian thấm thoát, bóng thoi đưa,
Tuổi đời chồng chất, thân yếu liệt.
Tay rời chân mỏi, cõi nhân sinh,
Lưng còng tóc bạc, xuôi dòng chảy.
Hy sinh cuộc đời, dời theo gót,
Ơn cha nghĩa cả, xả tấm thân.
Công thành danh toại, con đáp đền,
Phúc lộc chan hòa, qùa biếu cha.
YÊU CHA.
Tổ ấm gia đình, cha gầy dựng,
Trái tim yêu thương, tâm rộng mở.
Cho con hơi ấm, sưởi tấm lòng,
Âm thầm nhẫn nại, tình sâu đậm.
Tình cha nghĩa mẹ, mãi đong đầy,
Như bóng cổ thụ, hằng ấp ủ.
Cảm thông gian khó, đời gắn bó,
Yêu thương vô vàn, chan chứa lòng.
Dù gái hay trai, bờ vai rộng,
Vòng tay âu yếm, yêu gói trọn.
Cho con hạnh phúc, chúc bình an,
Lặn lội đường xa, tìm lẽ sống.
Tha phương cầu thực, nơi xứ lạ,
Rong ruổi đêm trường, chân mau bước.
Đầu tắt mặt tối, thân rã rời,
Nắng chiều xế bóng, thu mang sầu.
Lá vàng theo gió, rơi về cội,
Trở về đất mẹ, vĩnh biệt cha.
ĐỜI CHA.
Dòng đời nổi trôi, dạt cánh bèo,
Sinh Bắc vào Nam, đi khắp chốn.
Dấu chân ghi tạc, thời chinh chiến,
Lửa đạn mịt mù, sống phiêu lưu.
Vợ con ôm ẵm, tình tuyệt vời,
Chòi tranh bạt vải, tạm mái lều.
Gia tài gói trọn, một xách nải,
Bồng bế con thơ, vượt núi đồi.
Vợ hiền sát cánh, chia buồn vui,
Năm tháng đong đầy, thêm con mọn.
Anh dắt em theo, đời nối gót,
Mẹ cha bươn trải, chốn lầm than.
Bĩ cực thái lai, trời ló dạng,
Chọn nơi cư ngụ, đất hiền hòa.
Thửa đất vườn rau, chôn kỷ niệm,
Nhà tranh vách đất, thật êm ấm.
Năm cùng tháng tận, chiều xế bóng,
Mảnh đất linh thiêng, mãi gọi mời.
HIỀN PHỤ.
Mồ hôi rướm chảy, từng giọt rơi,
Thấm lưng ướt áo, công lao động.
Trưa hè nắng gắt, cháy da người,
Cái cuốc lưỡi cầy, chen sỏi đá.
Gò lưng kéo đạp, rời xương cốt,
Gồng vai gánh nặng, chân lê bước.
Khéo tay xây sửa, nhà nên đẹp,
Dậu trước vườn sau, tay cha đó.
Bách nghệ việc nhà, ba làm đủ,
Mái ấm nhà êm, con vui hưởng,
Ân nghĩa lòng cha, tâm phước cả.
Giọng cha hiền hòa, lòng cảm mến.
Tâm tình giữ kín, nụ cười tươi,
Bạn bè thân nghĩa, nên tri kỷ.
Khai thông mở lối, đối diện đời,
Trường đời giao lưu, tình bằng hữu.
Lòng cha hiếu khách, vui xum họp,
Làng trên xóm dưới, bên cha hiền.
LÒNG CHA.
Giọt máu mầm sinh nối tiếp,
Từng sợi tóc chỉ tay biết thân phận.
Sang hèn định mệnh theo vận,
Thượng Đế an bài số phận đời con.
Mối tình duyên nợ sắt son.
Cuộc đời gắn bó cha con không rời.
Tình cha trung hiếu con ơi,
Mẹ cha thương mến, không vơi tháng ngày
Nhớ lời cha dậy hôm nay.
Cố công ghi khắc, mai này nên thân.
Gái trai đều phải thành nhân,
Phụ gia con nhớ giúp dân sống đời.
Danh cha rạng sáng muôn nơi,
Vinh danh dòng máu gọi mời ghi công,
Dù cho gian khó chất chồng,
Tình cha nghĩa mẹ, con không phụ lòng.
Ơn cha chữ hiếu con mong,
Tình mẹ yêu mến, trong lòng con đây.
CHA ƠI!
Sáng sớm tinh sương, giường trống vắng,
Hoàng hôn xế bóng, mong cha về.
Cuộc đời bôn ba, ra muôn nẻo,
Trăm công nghìn việc, tiếc công chi.
Khó bó cái khôn, đời chôn chặt,
Không ngại tấm thân, ngày lao công.
Khả năng giới hạn, gặp nạn đời,
Tìm việc chẳng ra, ba lo lắng.
Kêu đâu làm đó, to hay nhỏ,
Khó khăn chẳng nề, lê chân bước.
Dù đời vất vả, chả ngại chi,
Chén cơm manh áo, bao công khó.
Ước vọng đơn sơ, mơ mái ấm,
Tiếng khóc tiếng cười, đàn trẻ thơ.
Vợ chồng thương mến, nên thuận hòa,
Con cái ngoan hiền, tiền bạc vạn.
Gia đình hạnh phúc, chúc an vui,
Cùng nhà xum họp, hỡi cha ơi!
CHA HIỀN.
Bước chân chậm rãi, chiều xế bóng,
Tựa ghế công viên, ngắm lặng nhìn.
Ngày tháng thoi đưa, làn gió thoảng,
Chân trời xa xăm, nắng tắt dần.
Ánh trăng vằng vặc, vương nỗi nhớ,
Tuổi xuân vẫy vùng, tung khắp chốn.
Ngày đông buốt lạnh, cảnh cô đơn,
Tiếc nhớ tuổi xuân, tuần trăng mật.
Thành tích trường đời, nơi ghi dấu,
Từng trải bể dâu, dẫu sang hèn.
Sống đời thanh cao, bao hiển hách,
Công thành danh toại, thời dĩ vãng.
Quá khứ một thời, lời khen tặng,
Năm tháng chất chồng, không đổi dời.
Tuổi già đáng kính, tình nghĩa sâu,
Sống thọ gia ân, cần con cháu,
Phúc lộc trao ban, tràn ơn phúc.
Yêu thương muôn vàn, sáng rạng ngời.
BA ƠI.
Mẹ cha vất vả sớm hôm,
Hy sinh khó nhọc ba ôm vào lòng.
Mong con giữ lấy nguyên dòng,
Bõ công nuôi dưỡng cha mong đêm ngày.
Gái trai ao ước lắm thay,
Công thành danh toại nở mày gia tiên.
Đáp công ân nghĩa ba hiền,
Tình cha nghĩa mẹ triền miên mong chờ.
Mong sao cuộc sống nên thơ,
Danh hư bại hoại ước mơ không thành.
Con rầy lạc lối đua tranh,
Sánh vai chúng bạn ăn sành thói hư.
Bước vào cuộc sống riêng tư,
Xa rời cha mẹ con hư xấu đời.
Tay mang nách xách hỡi ơi,
Chồng thì chưa cưới con rơi đã rồi.
Than phiền cha mẹ ỉ ôi,
Dại nghe lời ngọt nỡ rồi ba ơi.
Ôm sầu mặc cảm khôn vơi,
Thương đau đánh mất thảnh thơi tuổi già.
VĨNH BIỆT CHA.
Cuộc sống vô thường, thương kiếp người,
Xuân Hạ Thu Đông, sống bốn mùa.
Thu sang rực rỡ, nở muôn mầu,
Lá xanh lá vàng, tan gió rụng.
Tuổi đời xuân xanh, tràn nhựa sống,
Số phận mong manh, sanh rồi tử.
Nay còn mai mất, vật vã lòng,
Ung thư quái ác, tác hại thân.
Tai nạn bất ngờ, giờ đã điểm,
Bệnh hoạn tật nguyền, quyên sự sống.
Tuổi già sức yếu, thân tiều tụy,
Mỏi mòn sơ xác, bạc bẽo thay.
Trên bước đường dài, tai ương đến,
Trẻ già chung số, đời cách biệt.
Thương cho kiếp phận, vận số riêng,
Vĩnh biệt ra đi, qui tiên tổ.
Vợ góa con côi, trôi lặng lẽ,
Đơn côi cuộc sống, trống vắng lạ!
Ý CẦU NGUYỆN
XIN Thiên Chúa LÀ CHA RẤT NHÂN TỪ
XIN ĐOÁI THƯƠNG VÀ CHÚC PHÚC LÀNH
CHO TẤT CẢ CÁC NGƯỜI CHA
NHỮNG CHA TINH THẦN
NHỮNG NGƯỜI CHA TRẺ
NHỮNG NGƯỜI CHA LAO ĐỘNG
NHỮNG NGƯỜI CHA XA NHÀ
NHỮNG NGƯỜI CHA ĐANG BỊ TÙ ĐẦY
NHỮNG NGƯỜI CHA BỊ NGHIỆN NGẬP
NHỮNG NGƯỜI CHA THẤT TRUNG
NHỮNG NGƯỜI CHA BỊ TẬT NGUYỀN
NHỮNG NGƯỜI CHA GÓA BỤA
NHỮNG NGƯỜI CHA NUÔI
NHỮNG NGƯỜI CHA BỆNH HỌAN
NHỮNG NGƯỜI CHA ĐANG THẤT NGHIỆP
NHỮNG NGƯỜI CHA GIÀ
NHỮNG NGƯỜI CHA ĐÃ RA ĐI.