Ngày 13-06-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Con Bất Hiếu Đáng Phải Chết
Phó tế GB Nguyễn Văn Định
06:26 13/06/2008
Sống Tỉnh Thức # 28:

CON BẤT HIẾU ĐÁNG PHẢI CHẾT

Vào thời vua Minh Mạng, có hai cha con kia nhà ở gần nhau. Cha thì nghèo mà con thì rất giầu. Đêm khuya nọ, cha lén sang nhà con xúc trộm gạo.

Con thức giấc tưởng là kẻ trộm, vội vác gậy đánh vào lưng, chẳng may cha lăn ra chết. Toà án xã huyện đều xử là “ngộ sát”, sau đó hồ sơ đựợc gởi về kinh đô Huế. Vua Minh mạng mở hồ sơ ra, ngài thức cả đêm đọc đi đọc lại vụ án, và cuối cùng vua quyết định cho xử lại và truyền lệnh xử tử người con. Vua Minh mạng phân tích rằng: “Không phải chỉ xét viẹc giết người, mà phải xét việc ăn trộm. Tại sao người cha phải đi ăn trộm? Lại là ăn trộm của con? Một người con giầu có mà để cha mình đói khổ, đến nỗi đêm hôm phải sang nhà con ăn trộm gạo, thế thì người con đó là gì? Có đáng là con không?

Tội con bất hiếu như thế là thật đáng phải chết. Trước khi đã giết lầm cha bằng gậy, thì đứa con đã để cha nhục nhã và chết đói rồi.!

Một phút hồi tâm: Ngày nay không thiếu những người con như câu chuyện trên. Nhiều người con đã tự lập,có thể mua sắm nhiều tài sản; nhưng giành môt ít để chăm sóc cho cha mẹ già thì cứ chần chờ.. Khi cha mẹ yếu đau, bệnh tật, có những đứa con mang tiền hoặc thức ăn đến cho như là một hành vi bố thí bần cùng.!

Những gì bạn làm cho cha mẹ, bạn cứ tưởng là nhiều lắm, hình như chưa hiểu được những gì cha mẹ đã làm cho ta. Chúng ta có cha phần xác và Cha trên trời. Nếu cha mẹ ta nhìn thấy được hàng ngày mà ta không hết lòng phụng dưỡng chăm sóc, thì sao ta có thể nói với Chúa Cha rằng: Lạy Cha chúng con.., con yêu mến Ngài?

Nếu vua Minh Mạng là người đời còn lên án kẻ bất hiếu như thế, còn bạn có thể bỏ bê cha mẹ và những người thân của mình sao?

Vì thế, sách Huấn Ca dạy: Cha con, con hãy hết lòng tôn kính, và đừng quên ơn mẹ đã mang nặng đẻ đau.

Hãy luôn nhớ công ơn dưỡng dục sinh thành, công ơn ấy, con sẽ lấy chi đáp đền cho cân xứng ? (Huấn Ca 7:27-28)

Pho tế: JB Nguyễn văn Định * johndvn@yahoo.com
 
Cánh đồng
Lm Vũđình Tường
06:56 13/06/2008
Nói đến thợ là nói đến công nhân làm việc kiếm miếng cơm manh áo, nhà ở. Tất cả đều nhờ vào tay nghề để tiến thân, nuôi sống gia đình. Trong số những nghề đó thì gặt hái thuộc nông nghiệp, thợ ngày đêm làm việc trong nương rẫy, cánh đồng.

Thợ gặt

Có những thợ làm việc vừa nhanh, gọn, kĩ và luôn làm đẹp lòng chủ. Những thợ này ít khi thiếu việc và không dễ mời. Chủ tin tưởng giao việc. Làm xong chủ lại chuyển thợ sang thân nhân. Kinh nghiệm cho thấy những thợ gặt kĩ, cẩn thận. Đặt gồi lúa - bó lúa nhỏ - vừa đẹp vừa gọn. Ruộng gặt sạch. Có sót ít nhiều không đáng kể.

Trái lại có những thợ cẩu thả, làm qua loa cho xong việc, che mắt chủ. Thợ cẩu thả thiếu trách nhiệm, luôn mang tư tưởng làm thuê, làm mướn. Nhiều thợ gian dối để cả nắm lúa cắt rồi đè lên trên những bông lúa chưa cắt. Không phải vô tình sai sót mà cố ý làm ẩu vì gồi lúa nào cũng giống hệt nhau. Ruộng gặt rồi sót nhiều bông lúa, vương vãi suốt thửa ruộng, bông còn nguyên vẹn, bông bị cắt làm hai. Thợ như thế chủ thất tín, không thể cộng tác lâu dài nên phải đổi chủ luôn.

Sống nhờ cánh đồng

Cả chủ lẫn thợ đều sống nhờ cánh đồng. Đồng lúa tốt cả chủ lẫn thợ đều hưởng huê lợi của vụ mùa. Cánh đồng thất thu cả chủ lẫn thợ đều buồn. Thu hoạch đã kém việc gặt hái cũng gặp trở ngại vì lúa lẫn trong cỏ vừa khó gặt, vừa hại dụng cụ, dễ mang thương tích và cuối cùng kết quả thu hoạch kém. Trong khi cánh đồng trúng tốt, làm việc vất vả hơn nhưng tinh thần hăng say hơn nên chạy việc hơn.

Cánh đồng đức tin

Chủ ruộng sống nhờ ruộng nên vấn đề thu hoạch tối quan trọng. Thất thu là đói, thất nhiều quá mất cả giống tốt cho vụ mùa tiếp theo. Thất thu chủ lo suốt năm. Năm tới thất thu nữa cuộc sống ảnh hưởng nặng. Mọi chi tiêu, ăn uống đều nhờ vào thu hoạch.

Cánh đồng đức tin có khác biệt. Chủ cánh đồng không sống nhờ huê lợi thu hoạch. Huê lợi cánh đồng chủ cho công nhân. Trúng mùa hay thất thu kinh tế chủ không ảnh hưởng. Trái lại công nhân ảnh hưởng nặng. Đói no, nghèo khổ, thịnh vượng đều do cánh đồng.

Cánh đồng đức tin bao la, không biên giới. Công nhân tự do khai thác. Cánh đồng đức tin nhiều màu sắc, mang hương vị của tình yêu. Chủ không buộc phải canh tác thứ gì, loại nào. Công nhân tự do quyết định miễn sao kết quả cuối cùng là hoa trái tình yêu.

Cần nhớ

Thợ làm việc cho cánh đồng đức tin sống nhờ cánh đồng. Mọi nhu cầu vật chất, tinh thần đều do cánh đồng cung cấp. Đói no, tinh thần thoải mái vui tươi lệ thuộc vào cánh đồng. Cánh đồng cung cấp những nhu yếu cần thiết nên phải biết bảo vệ, yêu quí. Tàn phá cánh đồng dưới bất cứ hình thức nào cũng sẽ nhận hậu quả nội tâm bất an, tinh thần bất ổn. Lao tác trong cánh đồng nào cũng đổ mồ hôi và nước mắt. Đôi khi mất ngủ nhiều đêm lo cho cánh đồng. Tàn phá hay ghét cánh đồng là coi nhẹ mồ hôi, nước mắt và công khó do tay mình làm ra.

Cánh đồng luôn có kẻ muốn phá vì cánh đồng không thuộc về thế gian nên nó muốn tiêu huỷ. Thế gian sợ sự sáng chân lí phá tan màn đêm u tối, vạch trần sự thật, gian tà nên tìm cách đánh phá hoặc ít ra khuấy động.

Thiếu thợ

Cánh đồng truyền giáo luôn thiếu thợ vì thế lời Chúa Kitô khuyên xin chủ ruộng cho thêm thợ đến gặt hái trong cánh đồng. Thêm thợ công việc chia ra, không ai phải lao nhọc quá sức mình. Thêm thợ thêm tài năng mới sẽ tăng lợi nhuận.

Điều ngạc nhiên

Điều ngạc nhiên là chủ ruộng không sai thêm thợ gặt mà kêu gọi thợ hãy lên tiếng xin. Vì sao? Vì chủ trao cánh đồng trong tay thợ để thợ thay chủ quản lí, coi sóc, bảo vệ, ra kế hoạch và điều hành. Chủ không hưởng mà thợ hưởng hoa thơm, trái lạ, công quả do tay mình làm ra. Người quản lí là người thay chủ làm công việc điều hành, quyết định mọi việc theo nguyên tắc yêu thương. Cánh đồng ngày nay không thiếu thợ, cánh đồng dư thợ. Vấn đề làm sao kết hợp thợ cùng ra sức cộng tác, hỗ trợ cho công việc thu hoạch kết quả.

Nỗi lòng chủ

Chủ tìm nguồn vui nơi thợ. Khi thợ vui chủ vui, thợ lo lắng chủ lo lắng, thợ đói khát chủ buồn lòng, thợ đau yếu chủ u sầu. Niềm vui của thợ ảnh hưởng nhiều đến niềm vui của chủ. Bởi vì chủ một lòng thương thợ nên coi thợ như con ngươi trong mắt chủ. Tình thương, lòng mến chủ đặc biệt dành ưu tiên cho thợ. Chủ tin tưởng, phó thác và muốn cho thợ được sống thảnh thơi nên chủ nhắc xin thêm thợ.

Đủ thợ

Cánh đồng truyền giáo không thiếu thợ. Hiện tại thiếu vì thợ mang tư tưởng làm cho chủ, không phải việc của mình. Bao lâu thợ còn mang tư tưởng làm cho chủ bấy lâu chưa ra sức làm việc. Chủ giao cánh đồng cho thợ quản lí mãn đời, thay chủ quyết định mọi công việc lớn nhỏ. Quản lí hưởng hoa quả từ đời nọ đến đời kia. Như thế không làm chủ cũng như làm chủ. Bao lâu thợ chưa thấm nhuần tinh thần chính mình quản lí cánh đồng còn thiếu thợ dài dài.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Người tông đồ nhiệt thành
Lm Giuse Đinh lập Liễm
11:49 13/06/2008
CHÚA NHẬT 12 THƯỜNG NIÊN A

NGƯỜI TÔNG ĐỒ NHIỆT THÀNH

A. DẪN NHẬP

Các bài đọc của tuần XI mời gọi các Kitô hữu hãy trở nên sứ giả Tin mừng, đem ơn cứu rỗi của Chúa đến cho mọi người. Tuần này, Chúa báo trước cho chúng ta rằng muốn làm tông đồ của Chúa phải can đảm, vững tâm, đừng sợ trước những gian nan thử thách. Nếu Chúa là chủ và là Thầy mà người ta còn xử tàn tệ như thế, thì chúng ta, những tôi tớ, những môn đệ của Chúa cũng không tránh khỏi con đường đó. Nhưng Chúa khuyên chúng ta đừng lo âu sợ hãi vì Thiên Chúa quan phòng luôn nâng đỡ, che chở và hộ phù mọi sứ giả của Chúa. Hãy có một đức tin vững vàng và một đức cậy sáng suốt mà hành động, và phần thưởng của chúng ta đang chờ nếu biết xưng Chúa ra trước mặt thiên hạ.

Người ta thường nói: ”Bất nhập hổ huyệt an đắc hổ tử”: không vào hang cọp thì làm sao bắt được cọp con. Muốn đem Tin mừng đến cho người khác thì người tông đồ phải biết dấn thân và dấn thân cũng gần có nghĩa như liều mạng. Thánh Phaolô là gương mẫu của sự dấn thân. Ngài không nề quản những khó khăn vất vả, những gian nan thử thách, ngay cả đến tính mạng của mình vì ngài luôn tâm niệm: ”Khốn cho tôi nếu không rao giảng Tin mừng”. Các thánh Tông đồ cũng đã dấn thân rao giảng Tin mừng và kết cục là đã nhận lấy cái chết vì Chúa.

Chúa Giêsu luôn nhắc nhở cho cúng ta cái tư tưởng là “Đừng sợ”. Chúng ta có thể tìm thấy từ ngữ “đừng sợ” 365 lần trong Thánh Kinh. Người Tông đồ chỉ có thể tìm được sự can đảm nếu biết tin cậy phó thác cho Chúa. Chính Ngài sẽ ban ơn đầy đủ để chúng ta có thể hòan thành sứ mạng đã được giao phó. Qua kinh nhgiệm, thánh Phaolô đã khẳng định được tư tưởng trên khi ngài nói: ”Omnia possum in eo qui me confortat”.

B. TÌM HIỂU LỜI CHÚA.

+ Bài đọc 1: Gr 20,10-13: Tiên tri Giêrêmia là một con người đau khổ triền miên. Ông đã lãnh nhận nhiệm vụ tuyên sấm cho người Do thái, một nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm: Ông phải vạch tội của dân và cảnh cáo rằng Chúa sẽ trừng phạt họ. Vì thế, dân chúng thù ghét ông và nhiều lần tìm cách hãm hại ông.
Suốt ngày, Giêrêmia bị coi là trò hề cho họ nhạo báng sỉ nhục, đến nỗi ông phải kêu lên: Ôi, hành hung, ức hiếp... nhưng Thiên Chúa đã ở với ông như tướng quân oai hùng (Gr 20,7-8). Nhờ thế ông càng tin tưởng vững mạnh, cầu nguyện và ca tụng Thiên Chúa... Ông tiếp tục công bố sứ điệp vừa bằng lời nói, vừa bằng đời sống.

+ Bài đọc 2: Rm 10,226-33: Bài đọc 2 hôm nay chỉ là chủ đề phụ, không hoàn toàn ăn khớp với bài đọc 1 và bài Tin mừng, theo đó, thánh Phaolô dạy chúng ta rằng nếu vì liên đới với nguyên tổ Ađam mà chúng ta phải mang tội và phải chết, thì nhờ kết hợp với Đức Kitô, chúng ta sẽ được lãnh nhận ân sủng và sự sống.
Ân sủng của Thiên Chúa thì lớn lao hơn tội lỗi và sự chết là lương bổng của tội lỗi, khiến cho tội của Adam trở nên “Tội hồng phúc” (bài Exultet) vì nhờ đó mà Ngôi Hai Thiên Chúa mới xuống thế làm người và ở cùng chúng ta.

+. Bài Tin mừng: Mt 10,26-33: Bài Tin mừng hôm nay tiếp nối bài Tin mừng tuần trước: Chúa Giêsu sai các môn đệ đi rao giảng Tin mừng nhưng đồng thời Ngài cũng phải khuyến cáo họ rằng rao giảng Tin mừng không phải là một chuyện dễ dàng, phải dùng đến nội lực, phải can đảm và vững lòng trông cậy trước những khó khăn chồng chất, ngay cả khi bị hãm hại. Đừng sợ ! vì Chúa quan phòng luôn ở bên cạnh để che chở. Đừng sợ vì Cha trên trời đã lưu ý đến cả những con chim chẳng đáng giá gì, cả từng sợi tóc trên đầu từng người. Chúa đã dựng nên tất cả, săn sóc, nuôi dưỡng, bảo tồn những thứ bé nhỏ như thế, huống chi đối với các tông đồ của Chúa. Ngoài ra, Chúa còn hứa ban thưởng cho những ai dám tuyên xưng Chúa ra trước mặt thiên hạ.

C. THỰC HÀNH LỜI CHÚA

Chân dung người tông đồ

Bản chất của Kitô hữu là truyền giáo. Mọi người phải trở thành sứ giả Tin mừng. Sứ mạng thì cao qúi, nhưng thực thi sứ mạng đó rất cam go, việc rao giảng đòi hỏi nơi người tông đồ một số đức tính mà thiếu nó thì không thành công. Dựa theo bài Tin mừng hôm nay, chúng ta cho rằng muốn thành công trong việc rao giảng, người tông đồ phải có 3 đức tính sau đây:

I. NGƯỜI TÔNG ĐỒ PHẢI DẤN THÂN.

Đứng trước những công việc khó khăn, ai cũng thấy ái ngại. Những khó khăn trong việc rao giảng Tin mừng không phải là tình cờ hay do may rủi, nhưng đã được Chúa Giêsu báo trước: “Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy sói” (Mt 10,16). Con chiên sẽ là mồi ngon cho bầy sói, nguy cơ bị ăn thịt luôn rình rập. Người tông đồ phải sống hiền lành như con chiên, sẵn sàng hy sinh tất cả cho Tin mừng.

Chúa Giêsu cũng còn cho biết: số phận của tông đồ là bị bách hại, vì nếu Chúa Giêsu mà còn bị bách hại thì làm sao họ lại tha các môn đệ ? Vì thế, Chúa đã dặn trước: ”Khi người ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật anh em; anh em chưa đi hết các thành của Israel, thì Con Người đã đến. Trò không hơn thầy, tớ không hơn chủ. Trò được như thầy, tớ được như chủ, đã là khá lắm rồi” (Mt 10,23-24).

Bài đọc hôm nay cũng cho biết tiên tri Giêrêmia phải loan báo cho dân biết những hình phạt mà Thiên Chúa sẽ trút xuống dân. Những lời loan báo này chẳng hay ho gì đối với dân, lại làm cho họ bực mình, nên họ đã chống đối ông, hành hạ ông và muốn giết ông (x. Gr 20,10-11). Các tông đồ nhận trách nhiệm đi rao giảng lời Chúa cho muôn dân, cũng bị người ta chống đối, hành hạ và giết chết. Các ông đã phải dấn thân vào chỗ nguy hiểm. Số phận các ông cũng giống như Chúa Giêsu.

Những Kitô hữu đầu tiên rất ý thức về sự quan trọng của việc truyền bá đức tin. Họ mang trong lòng lời dặn dò của Chúa Giêsu trước khi về trời là hãy rao giảng Tin mừng cho đến tận cùng trái đất. Tuy nhiên, loan báo Tin mừng một cách công khai đã không phải là một chuyện dễ dàng, bởi vì, trong thời gian đó, nhiều cộng đoàn Kitô hữu đã bị bách hại. Giữa những người Do thái, nhiều người xem những người chuyển sang Kitô giáo như là những kẻ phản bội, và tìm cách loại trừ. Làm chứng đức tin trong thời kỳ này, đôi khi là liều mạng sống. Chính vì thế mà một vài người bị cám dỗ sống âm thầm, kín đáo, không dám lên tiếng.

Thánh Phaolô là gương mẫu của sự dấn thân trong việc rao giảng Tin mừng. Ngài nói: ”Khốn cho tôi, nếu tôi không rao giảng Tin mừng”.. Vì vậy, Ngài đã lên đường truyền giáo bất chấp mọi nguy hiểm đang rình chờ. Trong thư gửi cho tín hữu Côrintô ngài đã cho biết về một số nguy hiểm đã phải trải qua: 5 lần bị đánh 39 trượng, 3 lần bị tra tấn, một lần bị ném đá, 3 lần bị đắm tầu một ngày một đêm (2Cr 12,24-25). Ngài phải được gọi là chiến sĩ của Tin mừng, anh hùng của đức tin, của lòng nhiệt thành, bất chấp mọi gian nan thử thách, bởi vì:

Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng hào kiệt có hơn ai.
(Nguyễn bá Học)

Chúa muốn cho các tông đồ của Ngài phải yêu mến Ngài và dấn thân trọn vẹn trên con đường rao giảng Tin mừng. Ta thấy khi cưới nhau thì hai người nam nữ hứa hiến thân cho nhau suốt đời. Khi khấn dòng: con hứa với Chúa sống khó nghèo, vâng lời và khiết tịnh. Khi lãnh chức Linh mục: con có muốn tận hiến toàn thân cho Thiên Chúa vì phần rỗi mọi người không ?
- Thưa con muốn.

Một sự dấn thân trọn vẹn: Chúng ta cùng nhau sống mãi tới già. Đó là một trong những điều cao cả của cuộc sống con người. Những kẻ ngại ngùng dấn thân trọn vẹn sẽ chỉ có một đời sống nghèo nàn (André Sève, Sương mai, tr 77).

II. NGƯỜI TÔNG ĐỒ PHẢI CAN ĐẢM: ĐỪNG SỢ.

Con người không biết sợ được coi là một người can đảm. Nói theo kiểu bình dân, người ta gọi đó là người “có gan cóc tía”. Con người dám liều mạng vì lý tưởng cao cả, không gì có thể lay chuyển được chí khí của họ., không khó khăn nào có thể làm cho họ chùn bước hay bỏ cuộc. Tấm gương sán lạn của thánh Phaolô tông đồ đã chứng tỏ điều đó. Cuộc hành trình truyền giáo của Ngài đã phải trải qua những bước thăng trầm, nhưng không gì làm cho ngài chùn bước:

Cũng có lúc mưa dồn sống vỗ,
Quyết ra tay buồm lái với cuồng phong,
Chí những toan xẻ núi lấp sông,
Làm nên đấng phi thường đâu đấy tỏ.
(Nguyễn công Trứ)

Nhưng bình thường, con người có nhiều nỗi lo sợ: sợ khổ, sợ chết, sợ thất bại, sợ cô đơn, sợ dấn thấn v.v… Cái sợ làm tê liệt con người: không có sức làm việc, không suy nghĩ sáng suốt, không giải quyết được tình huống... Ngay cả những người làm việc tông đồ cũng không tránh khỏi nỗi sợ: sợ không đủ khả năng, sợ người ta không nghe mình, sợ bị chống đối bởi những người không có thiện cảm với Tin mừng... Vì sợ như thế nên có người không dám mạnh dạn rao giảng, có người trốn tránh sứ mạng.

Trong bài Tin mừng hôm nay Chúa Giêsu cũng bảo cho các tông đồ: ”Đừng sợ”. Ngài đã thấy trước bao nhiêu gian nan khốn khó đang chờ đón các ông khiến các ông nản lòng. Hãy can đảm lên vì đã có Chúa ở bên. Các ông hãy nhớ lại lần vượt biển bị sóng gió đánh tơi bời, tưởng chừng thuyền chìm tới nơi. Nhưng Chúa Giêsu đã can thiệp, sóng gió phải vâng lời Ngài, biển lại trở nên tĩnh lặng như tờ. Ngài khuyên bảo các ông một mặt dựa vào Chúa, một mặt cứ vững tay chèo lái con thuyền đời mình:
Chớ thấy sóng cả mà lo,
Sóng cả mặc sóng, chèo cho có chừng.
(Ca dao)

Chúa Giêsu bảo: ”Đừng sợ vì không có gì che giấu mà sẽ không bị tỏ lộ ra, không có gì bí mật, mà người ta sẽ không biết”. Ý nghĩa trong câu này là chân lý sẽ thắng. Châm ngôn La tinh có câu: ”Chân lý là vĩ đại và chân lý sẽ thắng”. Đức thánh Cha Gioan Phaolo II hay nhắc đến đề tài này trong các huấn dụ của ngài.

Khi vua Giacôbê VI hăm dọa treo cổ hoặc lưu đầy André Meville, ông khảng khái đáp: ”Vua không thể treo cổ hoặc lưu đầy chân lý”. Khi Kitô hữu chịu khổ và hy sinh, thậm chí chết vì đạo, thì phải nhớ rằng một ngày kia mọi sự được phơi bầy, lúc đó quyền lực của kẻ bách hại và sự anh dũng của người theo Chúa sẽ được minh giải và mỗi người nhận đúng phần công của mình.

Người tông đồ nói điều mình đã nghe Chúa Giêsu và phải nói lại dù phải chuốc lấy oán ghét của người đời, thậm chí có thể toi mạng. Người đời không ưa chân lý vì “chân lý như ánh sáng chiếu vào mắt đau” (Diogens). Một lần giáo sĩ Latimer đang giảng, có cả vua Henri dự, ngài biết mình sắp nói một điều vua không ưa. Ở trên tòa giảng ngài nói lớn như nói với chính mình: ”Latimer, Latimer, Latimer, coi chừng điều ngươi nói, có vua Henri đấy”. Kế đó, ngài ngưng, rồi nói tiếp: ”Latimer, Latimer. Latimer, coi chừng điều ngươi nói, có Vua của các vua đang ở đây”.

Người giảng đạo đem một sứ điệp nói cho loài người, nhưng phải nói trong sự hiện diện của Thiên Chúa. Khi chôn Gioan Knox, người ta nói về ông: ”Đây là nơi yên nghỉ của một người kính sợ Thiên Chúa đến nỗi không bao giờ sợ hãi trước mặt loài người”. Chứng nhân Kitô là người không biết sợ, vì biết sự phán xét đời đời sẽ điều chỉnh sự phán xét tạm thời. Người truyền giảng là người lắng nghe cách cung kính, và nói với lòng can đảm, vì xác tín rằng vô luận nghe nói đều ở trong sự hiện diện của Thiên Chúa.

Các tín hữu thời sơ khai đã gặp bao nhiêu khó khăn, nhưng họ tỏ ra luôn vững tin, không nao núng trước những thử thách. Sử gia Tertullianô đã viết về họ:
“Những người tin theo Chúa được mệnh danh là Kitô hữu. Kitô hữu (Christianus) nghĩa là thuộc về Chúa Kitô, nên họ đã phải có một tâm tình như Chúa Kitô. Họ không sợ chết. Họ không sợ hình khổ. Họ không sợ bách hại, tại vì họ đã đi cùng một đường với Chúa.. Câu: ”Kẻ muốn theo Ta phải từ bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo” đã thấm nhập vào tâm hồn họ, nên mỗi khi phải đau khổ, cũng như bị bách hại, cũng như bị cấm cách, câu nói ấy lại đến với họ như chính Đấng Kitô hiện hình. Hèn gì mà trên tín trường họ coi gươm giáo như hoa hồng, coi lý hình như bạn hữu.Họ chỉ sợ một Thiên Chúa – Đấng sẽ phán xét họ, nếu họ đi trệch đường”.

Người làm tông đồ phải được huấn luyện, tập cho mình biết hy sinh chịu đựng mà không kêu ca phàn nàn. Người làm tông đồ hãy theo cách huấn luyện thanh niên ở thành Spartes: Hằng năm, một số trẻ em thành Spartes cử hành lễ CHỊU ĐỰNG, các em phải chịu đựng cho roi quất vào mình, máu chảy, thịt rách nhưng không được thối chí hay khóc lóc. Châm ngôn của họ là đau không khóc, đói không than. Ngoài ra, các em phải tự mưu sinh ở trong rừng một thời gian, chiến đấu với thú rừng để sinh tồn.

Chớ gì người tông đồ tỏ ra kiên trung, sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn để một lòng một dạ theo chân Chúa dù phải đòn vọt, gông cùm hoặc phải nhận lấy cái chết:

Chân xiềng cổ lại đeo gông,
Chết anh anh chịu, anh không buông nàng
(Ca dao)

Truyện: Gương can đảm.

Các vị Truyền giáo đã kể lại một nhân chứng đức tin như sau:

Ghèssèssén là một bé trai Ethiopie 12 tuổi, tính tình luôn vui ve và sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Em thuộc một gia đình quí tộc lâu đời trong tỉnh Agamie. Ba em, thủ lãnh và khô khan. Ong không bao giờ chấp nhận kẻ khác bất tuân lời ông hoặc chống lại ông.

Lớn lên em được học ở trường Công giáo Gouala. Tâm hồn em đã bị đánh động bởi các nghi lễ, các lời giảng dạy của các vị Truyền giáo, nhất là gương sống đạo của các em Công giáo sáng nào cũng đi dự lễ, rước lễ. Em rất thích đạo Công giáo, ước ao được rước lễ. Nhưng cac Cha Thừa Sai chưa cho em nhập đạo, vì cần chờ ý kiến của ba má em.

Ngày nọ, em bị Ba gọi về. Em hứa với chúng tôi sẽ trở lại ngay ngày hôm sau. Nhưng em đã không xuất hiện lại mấy ngày nay. Chúng tôi đã nghĩ người ta đã dùng vũ lực để giữ em lại. Tệ hơn người ta bắt em từ chối ý muốn theo đạo. Và đây là câu chuyện mà em đã kể cho chúng tôi:

Con đến gặp Ba con, cùng đi với con có Mẹ con. Ông ôm hôn con, và con hôn đầu gối Ba theo như tập tục ở xứ con. Lúc ấy, ông nói với một giọng vuốt ve:

- Ta và Mẹ đã quyết định cưới vợ cho con, ta chỉ yêu cầu con một chữ: “Dạ”.
Con đã trả lời:
- Không.
Cha con nói gằn giọng:
- Mày nói gì ?
- Con nói “Không”, vì con muốn được học ở nơi các Cha Cố.
- Im đi ! Ta muốn mày cưới vợ. Biết đâu mày còn muốn theo đạo Công giáo!
- Thưa cha, con đã là Công giáo trong tâm hồn rồi.
Nghe các lời này, ông nổi cơn tam bành, hét to:
- Đồ bị chúc dữ ! Mày, con của Rèdada, lại muốn trở thành Công giáo ! Ta thích mày chết đi còn hơn !
Ông nghiến răng, nắm tay đấm. Ông dữ tợn và hung hăng như một con sư tử. Dì con và các binh lính la to: ”Phải phạt nó”.
Mẹ con thì im lặng. Ba con lặp lại:
- Hãy bỏ tôn giáo đó đi ! Nếu không, tao giết mày như một con vật.
- Con không thể bỏ đạo thánh được, thà chết còn hơn. Ba là Ba của thân xác con, nhưng chính Chúa là Cha của linh hồn con.

Thế là một trận đòn với biết bao lằn roi cây, roi da hà mã bủa lên thân xác con rất đau đớn do Ba con và các lính của ông đánh đập. Cuối cùng, đao phủ của con thấm mệt và dừng tay.
Ba con lại hỏi một lần nữa:
- Có bỏ đạo Công giáo không ?
Con trả lời:
- Không, thà chết…

Trải qua mấy ngày liền, bị đánh đập, cho ăn thiếu thốn, trói buộc. Ba con vẫn giữ vững lập trường bắt con bỏ đạo. Ông hứa hẹn, dụ dỗ, đe dọa… Nhưng tất cả đều vô ích !

Ngày 7/9 vọng lễ Sinh nhật Đức Mẹ, cậu can đảm nói với Ba cậu:
- Cho con đến Gouala, nhà các Cha.

Vị thủ lãnh Rèdada không còn biết làm gì khác. Ông đồng ý. Trời còn chưa sáng, em đã hăm hở lên đường về lại Gouala.

Một niềm vui lớn lao cho em và cho chúng tôi. Chúng tôi băng bó các vết thương cho em. Em thành khẩn lặp lại ý muốn chịu phép Rửa tội và Rước lễ. Em nói:
- Các Cha còn sợ con trở thành kẻ chối đạo nữa sao ? Xin đừng sợ ! Con sẽ không phản bội Chúa Giêsu của con đâu ! Vì Ngài, con sẵn sàng dâng cả mạng sống con.

III. NGƯỜI TÔNG ĐỒ LUÔN TRÔNG CẬY VÀO CHÚA.

Trên bước đường truyền giáo, người tông đồ không còn biết trông cậy vào ai, chỉ còn biết trông cậy vào sự quan phòng của Chúa. Tuy không thấy Chúa nhưng phải tin rằng lúc nào cũng có cánh tay của Chúa đang hướng dẫn và hộ phù.

Người phó thác vào Chúa quan phòng tin rằng Chúa luôn hiện diện bên cạnh con người trong mọi tình huống: ”Ta hằng ở với con” (Gr 1,10) hoặc “Thầy sẽ ở với các con mọi ngày cho đến tận thế”(Mt 26,20).

Người tín thác vào Chúa luôn tin rằng Chúa có kế hoạch của Ngài và không có gì xẩy ra ngoài kế hoạch của Thiên Chúa: ”Không con chim sẻ nào rơi xuống đất mà Cha các con không biết đến. Phần các con, tóc trên đầu các con đã được đếm cả rồi”(bài Tin mừng hôm nay).

Người phó thác cho Chúa xác tín rằng Thiên Chúa là Cha và chúng ta là con. Một người cha tốt lành lo cho con tất cả, đem đến cho con những gì tốt lành nhất: ”Cha chúng con trên trời thừa biết chúng con cần gì”(Mt 6,32).

Truyện: Mối dây liên lạc với Thiên Chúa.

Một em bé chơi diều, thả con diều lên cao đến độ con diều trở nên như một chấm nhỏ khó có thể trông thấy được. Thấy tay em cầm đầu dây và mặt cứ ngước lên trời, một người qua đường hỏi em:
- Em đang làm gì vậy ?
Em bé trả lời:
- Cháu đang chơi thả diều.
Người kia ngạc nhiên hỏi tiếp:
- Diều đâu, tôi không thấy gì ở trên trời cả.
Em bé thưa lại:
- Bác không trông thấy, nhưng cháu chắc chắn là con diều của cháu đang ở trên đó, vì cháu còn giữ được đầu dây trong tay cháu đây mà.
Thiên Chúa cũng thế, người ta không trông thấy Ngài, nhưng có thể cầm được những mối dây, để cảm được sự hiện diện và tình yêu thương của Ngài. (Hạt giống âm thầm, tr 196)

Chúng ta hãy tiếp tục triển khai lòng tin cậy vào Thiên Chúa. Hãy tìm hiểu câu nói đầy ý nghĩa này:
Thiên Chúa đóng kín cửa chính thì Ngài mở ra cửa sổ.

Đây là câu nói diễn đạt kinh nghiệm sống của đạo sâu xa. Thiên Chúa đóng kín cửa chính đó là khi chúng ta gặp thử thách, đau khổ, không còn có thể nhìn thấy ánh sáng, sự hiện diện đầy quan phòng của Thiên Chúa. Đó là khi Thiên Chúa xem ra như bỏ rơi, mặc ta đương đầu với thử thách khó khăn. Lúc đó chúng ta nhớ rằng: Thiên Chúa Ngài sẽ mở ra cửa sổ, mở ra một lối thoát, một giải đáp, một hướng đi mới cho cuộc đời chúng ta.

Thiên Chúa đóng kín cửa chính nhiều lần trong cuộc đời mỗi người, nhưng đồng thời Ngài cũng mở ra những cửa sổ, để hướng chúng ta đến một điều tốt đẹp hơn, và trước đó ta không ngờ những kinh nghiệm đau thương tiêu cực, mà ta gặp phải trong cuộc đời, đôi khi đó là tiếng nói của Thiên Chúa, để mời gọi ta bước ra một hoàn cảnh không tốt đẹp, để chuẩn bị ta sẵn sàng đón nhận những hồng ân mới.

Nhìn lại cuộc sống, có thể mọi người chúng ta sẽ cảm nghiệm được những giây phút, Thiên Chúa như đóng kín cửa chính, nhưng đồng thời Ngài cũng mở ra những cửa sổ, những viễn tượng mới tốt đẹp hơn cho cuộc đời chúng ta.

Khi Thiên Chúa đóng kín cửa chính, thì Ngài sẽ mở ra cửa sổ, chúng ta hãy nhìn trong những biến cố đau thương, tiêu cực xẩy ra trong cuộc đời, với tinh thần tích cực lạc quan và sự tin tưởng vào sự quan phòng của Chúa. Chính những lúc ta gặp thử thách đen tối, là lúc ta cần tin tưởng phó thác vào Chúa nhiều hơn nữa. Hãy ngắm nhìn thấy những cánh cửa sổ Thiên Chúa mở ra cho cuộc đời mình. Mỗi người chúng ta cần sống trong sự hiện diện của Ngài, cần lưu hướng về Ngài trong việc thực hành cầu nguyện đối thoại với Ngài. Khi gặp thử thách đau thương, chúng ta không nên giảm bớt hay bỏ quên việc cầu nguyện, chạy đến tiếp xúc với Thiên Chúa.
 
Được nhưng không, cho nhưng không
Anmai, CSsR
14:02 13/06/2008
Chúa nhật XI Thường Niên

ĐƯỢC NHƯNG KHÔNG – CHO NHƯNG KHÔNG

Ba bài đọc trong Thánh lễ hôm nay gợi lên cho chúng ta ân huệ của Thiên Chúa ban nhưng không cho con người.

Bài đọc thứ nhất trích sách Xuất hành chúng ta vừa nghe, Đức Chúa nói với Môsê: “Ngươi sẽ nói với nhà Giacob, sẽ thông báo cho con cái Israel thế này: các ngươi thấy Ta đã xử với Ai cập thế nào, và đã mang các ngươi trên cánh chim bằng, mà đem đến với Ta … Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân Thánh” (Xh 19,3b.4.6a).

Thiên Chúa không hề bỏ mặc dân Người. Nhóm người đã được Người chọn, đã từng có liên lạc với Người, dù chỉ một lần thôi, Thiên Chúa không ngơi canh phòng coi sóc. Dân có tội, dân sẽ chịu lấy hậu quả. Một hậu quả như tất nhiên. Cái hậu quả ấy, nói được rằng Thiên Chúa tìm cách giảm đi, dường như giơ tay cản người ta tự huỷ hoại chính mình. Vì lý do nền tảng sự lựa chọn và dẫn đưa Israel là chính lòng mến của Thiên Chúa. Lòng mến ấy không phải là một cảm tình tách rời được với Thiên Chúa, nhưng là chính bản lĩnh tuyệt đối và thánh thiện của Thiên Chúa. Yavê không thể bỏ rơi lòng mến của Người, cũng như không thể rời bỏ thần tính của Người. Thiên Chúa luôn hoạt động trong lòng lân mẫn và thương xót. Thiên Chúa đã yêu thương dân Người, Người không dứt hẳn tình thương của Người.

Nhìn lại lịch sử cứu độ qua các trang sách Thánh, quả thật, Thiên Chúa là một Thiên Chúa hằng luôn trung tín với con người. Thế nhưng con người cứ mang trong mình cái bất trắc, cái tráo trở của phận người để rồi không ít lần Thiên Chúa đã giận dữ và Thiên Chúa đã ví con cái Israel như là một con điếm.

Thiên Chúa bao bọc chở che, yêu thương nhưng con người không nhận ra đã đi đúc con bò vàng lên thờ.
Thờ Thiên Chúa không chịu, con người lại đi thờ các thần ngoại bang …
Tóm lại, ta thấy Thiên Chúa trong thời Cựu Ước là một Thiên Chúa luôn luôn thi ân giáng phúc cho con người.

Qua thời Tân Ước thì sao. Trong các thư của Thánh Phaolô, đặc biệt với con người cũng rất đặc biệt như Phaolô, Ngài luôn luôn cảm nhận cuộc đời Ngài là cuộc đời đón nhận ân sủng từ Thiên Chúa dẫu rằng Ngài là con người yếu đuối, tội lỗi, bắt bớ đạo, bắt bớ Chúa. Và qua bài đọc thứ hai Thánh Phaolô cho chúng ta biết một ơn rất quan trọng mà Thiên Chúa ban cho chúng ta đó là: “Ngay khi chúng ta còn thù nghịch với Thiên Chúa, Thiên Chúa đã để cho Con của Người phải chết mà chúng ta được hoà giải với Người” (Rm 5,10b)

Thánh Phaolô một lần nữa xác tín cho chúng ta một điều rằng Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi Chúa đã cho con của Người xuống thế gian và chết cho con người để con người được sống. Thế nhưng nhiều lần nhiều lúc trong các cộng đoàn mà thánh nhân đi rao giảng đã sống ngược lại với Tin mừng, ngược lại với những lời giáo huấn của các tông đồ để lại nên thánh nhân đã có lần phát khóc lên mà nói với cộng đoàn của Ngài: “Chúa của anh em là cái bụng !”. Hoặc là chúng ta khư khư giữ lấy ơn ban tự nơi Chúa hoặc là chúng ta tự hào tự đắc tất cả những gì chúng ta có là do chúng ta làm nên.

Tức lắm, Thánh Phaolô mới nói như vậy nhưng rồi có mấy ai nhận ra tất cả là ân sủng, là ơn ban của Chúa để con người sống đúng mực với cái ân ban đã lãnh nhận. Con người thời các tông đồ, thời hội thánh tiên khởi cũng thế, đã không trân trọng ơn Thiên Chúa ban để rồi nhiều lần nhiều lúc đã phá vỡ ân ban Thiên Chúa đã ban cho một cách nhưng không.

Vấn đề ở chỗ là con người Cựu Ước, thời hội thánh sơ khai hay hội thánh bây giờ cũng thế. Chúng ta, phải nhìn nhận với nhau rằng, dẫu mang trong mình dấu ấn của kitô hữu, nghĩa là người có Chúa Kitô nhưng chúng ta sống không đúng với danh mà chúng ta lãnh nhận. Có Chúa, có tình yêu của Chúa nhưng chúng ta chưa biết chia sẻ với anh chị em đồng loại, chúng ta đã khư khư nhận lấy ơn mà Chúa ban cho chúng ta chứ chúng ta đã đánh mất dần tấm lòng chia sẻ cho người khác.

Palestina có tới hai biển hồ... hai biển hồ này hoàn toàn khác nhau. Một biển hổ thường được gọi là biển hồ Galilêa. Đây là một biển hồ rộng lớn với nước trong xanh mà người ta có thể uống và cá cũng chó thể sống trong đó. Xung quanh hồ này là những vườn cây và thảm cỏ xanh tươi. Nhà cửa cũng mọc lên rất nhiều xung quanh biển hồ này... Chúa Giêsu đã gặp gỡ với những người môn đệ đầu tiên của Ngài tại đây và Ngài cũng nhiều lần đi thuyền xuyên qua biển hổ này.
Biển hồ thứ hai tại Palestina là biển Chết. Đúng như tên gọi của nó, không có sự sống nào trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước mặn đến nỗi cá không sống nổi mà người cũng có thể trở thành bệnh hoạn nếu uống phải.Mùi hôi thôi từ biển Chết xông lên khiến không ai muốn sống gần đó.

có điều kỳ lạ là hai biển hồ này đều nhận nước từ cùng một nguồn là sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển hồ Galilêa rồi từ đó tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch khác. Hồ Galilêa nhận lãnh để rồi chia sẻ cho những hồ nhỏ khác, nhờ đó nước của nó luôn trong sạch và mang lại sức sống cho cây cỏ, muôn thú cũng như con người.

Biển Chết cũng nhận nước từ sông Jordan, nhưng nó giữ lấy riêng cho nó do đó nước của nó trở thành mặn chát và hôi thối.

Thánh Phaolô đã ghi lại lời vàng ngọc của Chúa Giêsu như sau: “Cho thì có phúc hơn nhận lãnh”. Thật ra, càng trao ban, người ta càng nhận lãnh trở lại nhiều hơn.

Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa toả lan. Một vết dầu thả lỏng là một vết dầu loang. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nhiều nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.

Càng trao ban, càng được nhận lãnh: đó là một định luật sống của con người trong mọi lãnh vực. Tất cả con người chúng ta, tất cả sự sống của chúng ta, tất cả tài năng của chúng ta, tất cả những gì chúng ta có: tất cả đều do Chúa ban tặng. Thiên Chúa ban tặng tất cả cho chúng ta để chúng ta trao ban cho người khác và như vậy, chúng t mới cảm nhận được hạnh phúc đích thực... Cũng như biển hồ Galilêa tiếp nhận nước từ dòng sông Jordan để rồi ban tặng cho những sông lạch xung quanh và nhờ đó,trở thành trong xanh tươi tốt, cũng thế, sự sông chúng ta lãnh nhận từ Thiên Chúa chỉ trở thành tươi tốt nếu nó được chia sẻ và trao ban cho ngời khác. Càng giữ lấy riêng cho mình, sự sống trong chúng ta sẽ héo tàn và chết dần chết mòn.

Trang Tin mừng mà chúng ta vừa nghe, Chúa nói với chúng ta nhiều điều nhưng chỉ xin gợi lên một câu câu làm đánh động lòng ta: “Các ngươi nhận được nhưng không thì cũng phải cho nhưng không vậy “Mt 10,8”.

Xét cho cùng, kitô hữu sống trong trần thế này nên đã bị thói đời làm lu mờ đi căn tính của người Kitô hữu.

Ngày hôm nay, nhìn vào cuộc sống, chúng ta thấy rằng một tín hiệu đáng mừng đó là cuộc sống ngày càng phát triển, số người giàu tăng lên. Thế nhưng, chưa vội mừng vì lẽ số người giàu tăng lên thì ít còn số người nghèo thì lại tăng lên, chiếm đa phần trong xã hội.

Một nữ doanh nhân kinh doanh bất động sản đã bỏ ra vài chục tỷ để mua cho mình một con xe đời mới tận hãng.
Một cậu thanh niên ngót nghét 30 tuổi đã sở hữu trong tay vài chiếc xe giá cũng trên chục tỷ đồng một chiếc.
Một đại gia kinh doanh vừa mới làm một cú “sốc” rất đẹp vì đại gia ấy đã bỏ ra gần 120 tỷ đồng để sở hữu cho mình một chiếc máy bay.
Đương nhiên là họ làm ra tiền họ có quyền hưởng thụ vì đó là tự do của con người. Thế nhưng, xét cho cùng thì tỷ lệ giàu nghèo ngày càng có khoảng cách.
Nhìn rộng ra một chút thì cũng thế, có những quốc gia quá giàu và ngược lại còn nhiều quốc gia cứ phải ngửa hay bàn tay ra xin viện trợ.

Ngày hôm nay, kitô hữu chúng ta đang bị chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa hưởng thụ vây bủa để rồi cái chủ nghĩa “mackeno” nó xâm nhập vào trong con người ta mà ta không hề hay biết. Chúng ta dần dần có cái thói quen “sống chết mặc ai”, miễn sao tôi sống là được rồi, tôi làm tôi hưởng mắc mớ gì đến ai ? Quan niệm như thế thì cũng chẳng sai chút nào cả, hoàn toàn đúng. Nhưng, thực sự tất cả những gì chúng ta đang có trong tầm tay từ sức khoẻ, tri thức cho đến tiền bạc … thử hỏi tất cả những thứ ấy từ đâu đến ? có phải tự ơn trên, tự Thiên Chúa hay do tài cán của chúng ta ?

"Bạn có gì mà bạn đã không nhận lãnh? Nếu đã nhận lãnh, tại sao lại vênh vang như thể đã không nhận lãnh" (1Cr 4,7). Có một điều trừ. Một điều duy nhất chúng ta không nhận lãnh từ Thiên Chúa, một điều hoàn toàn là của ta. Đó là tội. Tôi biết và cảm thấy rằng tội là từ tôi, có nguồn gốc nơi tôi, hoặc ít nhất nơi con người và thế giới, chứ không phải nơi Thiên Chúa. Còn tất cả những cái khác, kể cả việc tôi biết tội là do tôi, tôi đều nhận lãnh từ Thiên Chúa. Ngài lại còn nhắc: Hiện tôi có là gì, là bởi ơn Thiên Chúa (1 Cr 15,10).

Chúng ta dừng chân lại để chúng ta nhìn lại cuộc đời chúng ta xem, có phải là tất cả là do chúng ta hay là do bởi ơn Chúa ? Nếu bởi ơn Chúa tại sao chúng ta nhiều lần nhiều lúc làm ngơ trước sự đau khổ, sự nghèo khó của người khác ?

Chúng ta thường rơi vào hai thái cực: Thường thì khi ban phát cho ai điều gì đó, chúng ta lại rơi vào thái cực là muốn cho người khác biết rằng mình là người ban ơn cho người thấp kém hơn chúng ta. Đôi lúc chúng ta làm ra cái vẻ như chúng ta là người ban ơn nhưng thực chất chúng ta là người thụ ơn của Chúa mà chúng ta lờ đi hay chúng ta cố quên đó thôi.

Hoặc là chúng ta rơi vào thái cực dửng dưng với những người kém may mắn hơn chúng ta. Thật ra trong cuộc đời này, chẳng ai mong mình phải rơi vào hoàn cảnh nghèo túng về vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta may mắn hơn thì chúng ta phải biết chia sẻ chứ chúng ta đừng thờ ơ với anh chị em đồng loại của chúng ta.

Khi nhìn đến vấn đề chia sẻ, trao ban này, chúng ta đừng đi tìm ở đâu xa xôi cả, chúng ta cần dừng lại và nhìn lại ngay trong chính gia đình, họ hàng của chúng ta. Đôi khi người thân trong gia đình là cha, là mẹ, là ông, là bà, là con cái, là anh, là chị của chúng ta sống rất gần với chúng ta. Đôi khi họ không thiếu vật chất mà họ thiếu tinh thần, thiếu tình thương. Chúa cũng chẳng cần gì to tát nơi mỗi người chúng ta, Chúa mời gọi, Chúa nhắc nhớ chúng ta là khi chúng ta nhận lãnh được nhưng không từ vật chất đến tinh thần, chúng ta cũng phải biết chia sẻ cho anh chị em chúng ta.

Thánh Thi kinh sách tuần II thứ năm nhắc chúng ta:

Ôi lạy Chúa, mở cho con đôi mắt,
Thấy tình yêu kỳ diệu Chúa khắp nơi.
Con mù loà, bên vệ đường hành khất,
Xin chữa con để nhìn thấy mặt Ngài
Cúi lạy Ngài, cho tai con nghe rõ,
Tiếng tha nhân cầu khẩn lượng hải hà,
Họ khổ đau, họ kêu gào than thở
Đừng để con cứ giả điếc làm ngơ
Cúi lạy Ngài, xin mở rộng tay con,
Luôn nắm lại giữ khư khư tất cả,
Trước cửa nhà có người nghèo đói lả,
Xin dạy con biết chia sẻ vui lòng.


Nếu chúng ta ý thức tất cả những ân ban mà chúng ta nhận lãnh nhưng không từ Thiên Chúa thì chúng ta cũng chia sẻ ân ban đó một cách mau mắn, dễ dàng.
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa mở cho chúng con đôi mắt để chúng con thấy tình yêu Chúa ban trên cuộc đời chúng con thật là kỳ diệu và xin Chúa đến mở rộng đôi tay để chúng con chia sẻ những ơn ban của Chúa cho những anh chị em kém may mắn hơn chúng con. Amen.
 
Trên sân cỏ Euro 2008 ( 2)
LM. Nguyễn Ngọc Long
15:01 13/06/2008
Trên sân cỏ Euro 2008 ( 2)

Từ ngày 07. đến 29. Tháng Sáu đang diễn ra những trận cầu tranh tài gây cấn của môn thể thao Bóng Đá Euro 2008 ở trên sân cỏ hai nước Thụy sĩ và Áo, giữa 16 đội tuyển bóng đá của 16 nước Âu Châu. Và những trận tranh tài trên sân cỏ này thu hút hấp dẫn rất nhiều người trên thế giới.

Vẫn biết thể thao Bóng đá là một bộ môn thể thao luyện tập thân thể khoẻ mạnh cùng góp phần vào giải trí lành mạnh trong đời sống. Nhưng bộ môn thể thao này càng ngày càng có sức hấp dẫn thu hút con người về nhiều phương diện khác nữa, như thương mại buôn bán, quảng cáo, phát triển kỹ thuật xây cầu trường, trồng cỏ trên sân, mẫu mã quần áo cùng dày cho cầu thủ, kỹ thuật chế biến làm trái banh, trường huấn luyện đá banh, truyền hình, truyền thanh, báo chí chụp hình ảnh…cùng kéo theo nhiều khâu khác trong đời sống cùng nhập cuộc.

Còn đời sống đức tin có bị lôi cuốn nhập cuộc theo dòng nước thể thao Bóng đá không? Có sự tương đồng hay khác biệt giữa hai lãnh vực này không?

1. Chưa thấy nói thể thao bóng đá muốn lôi cuốn đức tin cùng nhập cuộc. Nhưng đời sống thực hành đức tin bị ảnh hưởng không ít, có khi còn bị cản trở, về thời giờ do thời biểu, nơi tập luyện cùng sức hấp dẫn thi đấu của bộ môn này. Vì thời giờ diễn ra song song với nhau lúc đọc kinh xem lễ cùng lúc tập dượt hay thi đấu.

2. Trong thể thao thành tích đạt được bằng con số và con người là trung tâm điểm.

Còn trong lễ nghi Phụng vụ tôn giáo không có con số và Thiên Chúa, Đấng vô hình, là đích điểm trung tâm của tâm hồn đức tin.

3. Trong thể thao, dù thành tích thi đấu tập luyện cho khoẻ mạnh được đề cao khuyền khích, nhưng nguy cơ bị thương mại buôn bán hóa luôn là cám dỗ mạnh mẽ không chỉ nơi một cá nhân cầu thủ nào, mà còn toàn Hội nữa.

Còn trong đời sống đạo giáo đức tin không có việc thi đua, không có sự việc buôn bán lợi nhuận trong đó. Cung cách tâm tình cách sống đạo đức chân thành với Thiên Chúa và tình thương yêu bác ái con người với nhau được khuyến khích đề cao.

4. Một đội banh thể thao trong thi đấu trên sân cỏ có thể thắng mà cũng có thể thua, về lâu dài đội banh có thể bị biến dạng và cũng có thể bị giải tán mất luôn.

Còn đức tin vào Thiên Chúa trong đạo giáo thì không như thế. Thiên Chúa hôm qua, hôm nay và ngày mai vẫn là một.

5. Môn thể thao bóng đá ngày nay thu hút hấp dẫn con người. Vì bộ môn này trở thành xem như một hình thức tôn giáo bị trần tục hóa, với hệ thống kinh doanh buôn bán lời lỗ, thành tích cá nhân được đề cao tuyên dương như những ngôi sao sáng chói.

Nhưng dẫu vậy, nó không thể nào thay thế hoặc trở thành tôn giáo được. Trận đấu thể thao, thắng thua, thành tìch cá nhân sẽ mau chóng qua đi rơi vào qúa khứ quên lãng, khi diễn biến thễ thao chấm dứt.

Trái lại đức tin tôn giáo cho tâm hồn con người luôn tồn tại có đó. Nó kéo dài suốt dọc đời sống con người. Cho dù Tôn giáo niềm tin không có sức thu hút mạnh mẽ như thể thao bóng đá.

6. Dẫu thế, kỷ luật luyện tập trong thể thao, không riêng gì ngành bóng đá, vẫn là điều đáng để ý học hỏi cho đời sống đức tin. Vì đời sống nhân bản hay đời sống đức tin vẫn luôn là một trường tập luyện cách sống đạo đức, cách sống nên người

Trong thể thao các cầu thủ hay học viên bắt buộc phải nghe tuân theo lời chỉ dẫn của huấn luyện viên mới có thể luyện tập nhuần nhuyễn thành thục cùng mong đạt được thành tích cao.

Trong đức tin đạo giáo, người tín hữu Chúa Kitô cũng cần phải lắng nghe giáo huấn của Chúa, của Giáo Hội. Trong việc gíao dục đào tạo ngay từ trong gia đình con cháu cũng phải lắng nghe lời cha mẹ chỉ bảo hướng dẫn.

Điều khác biệt là ngày nay trong đời sống đức tin và trong giáo dục đào tạo, càng có khuynh hướng không muốn nghe tuân theo người khác, chỉ muốn tự ý độc lập. Trái lại trong thể thao không có chuyện đó: lắng nghe tuân theo chỉ bảo tập luyện là tuyệt đối, là giới luật căn bản dẫn đến thành công.

7. Đức tin và đời sống luôn cần sự tương quan liên kết. Một mình, rất nhiều người không sao tìm đến con đường đức tin được. Họ cần đến Giáo Hội, đến người tín hữu cùng đồng hành hướng dẫn tới đức tin vào Chúa.

Thể thao là một nghệ thuật về cách sống cộng đồng xã hội nói lên điều này. Vì thể thao luyện tạo ra một liên đới tương quan thân xác và tinh thần cùng đồng nhất hòa nhịp với nhau.

****************

Trên cầu trường sân cỏ tinh thần dấn thân, sẵn sàng chơi đấu, cung cách đồng đội chơi chung của các cầu thủ, tinh thần thể thao thượng võ tình người giữa các cầu thủ ( fairness), sự hào hứng phấn khởi của khán gỉa mộ điệu, là những gía trị tốt đẹp. Những gía trị cao đẹp này có thể từ sân cỏ gây suy nghĩ đi vào tận đời sống mỗi người.

Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô đệ nhị đã có lần tâm tình cùng các cầu thủ đá banh: „ Nghề nghiệp đá banh của các con đòi hỏi nhiều dấn thân hy sinh cùng sự luyện tập chuẩn bị. Những điều này thật đáng tuyên dương đánh gía cao. Cha khuyến khích cổ võ các con, cùng các bạn đồng nghiệp của các con, làm sao biến đổi chiến thắng vô địch quán quân (champion)trong thể thao thành chiến thắng vô địch quán quân (champion)trong đời sống; bằng cách tỏ cho con người thấy những gía trị tốt đẹp đó của môn thể thao giúp ích cho họ sống nhân bản xứng đáng con người hơn.“

Thể thao bóng đá có thể trở thành một trường học tốt cho con người. Dẫu vậy, như mọi trường huấn luyện khác, trường học thể thao sẽ mất ý nghĩa mục đích của mình, nếu nó chỉ quy vào phục vụ cho riêng mình thôi.

Mùa Bóng đá Euro 2008
 
Xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về
LM. Trần Bình Trọng
17:03 13/06/2008

XIN CHỦ MÙA GẶT SAI THỢ RA GẶT LÚA VỀ



Chúa Nhật 11 Thường Niên, Năm A

Xh 19:2-6a; Rm 5:6-11; Mt 9:36-10:8


Lời Chúa trong Phúc âm hôm nay nói lên tính cách khẩn thiết của việc tông đồ. Chúa Giêsu phán: Lúa chín đầy đồng, mà thiếu thợ gặt. Vậy chúng con hãy xin chủ mùa gặt sai thợ đến gặt lúa (Mt 9:38). Theo nghĩa rộng thì mỗi người tín hữu nhờ Bí tích Rửa tội được gọi để làm thợ gặt cánh đồng truyền giáo. Tuy nhiên theo nghĩa chặt chẽ, thì chỉ có giáo sĩ được coi là thợ gặt cánh đồng truyền giáo. Phúc Âm hôm nay cho thấy Chúa chọn có mười hai người làm môn đệ thân cận, nghĩa là làm tông đồ. Và rồi Chúa ban quyền bính cho nhóm Mười hai, đặt Phêrô làm người lãnh đạo các tông đồ cũng như Giáo hội. Mục đích là để liên kết và hiệp nhất người tín hữu trong cùng một đức tin.

Sắc Lệnh về Chức Vụ và Ðời Sống Linh Mục của Công Ðồng Vaticanô II có ghi: Chúa Kitô đã sai các Tông đồ như chính Người được Chúa Cha sai, và rồi qua các tông đồ, Người đã làm cho các đấng kế vị là các giám mục cũng được tham dự việc thánh hiến và sứ mệnh của Người. Người lại trao ban cho các linh mục chức vụ thừa hành ở một cấp độ kế tiếp (Linh mục # 2).

Sau Công đồng Vaticanô II, người công giáo chứng kiến những đổi thay đáng kể trong Giáo hội Công giáo nhất là về lễ nghi phụng vụ. Từ sau Công Ðồng cho tới gần nửa thế kỉ sau đó, Giáo hội công giáo vẫn cỏn trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng về ơn gọi làm linh mục và tu sĩ nam nữ nhất là tại Âu Mỹ. Giáo hội mất đi nhiều linh mục cũng như tu sĩ nam nữ vì những lý do khác nhau như khủng khoảng về đức tin, khủng hoảng căn tính, khủng hoảng tâm lý và khủng hoảng tính dục. Có những linh mục bỏ cuộc vì không còn được cử hành lễ Triđentinô bằng tiếng La tinh với lời đọc và lễ nghi đồng nhất trên khắp thế giới, với bối cảnh quen thuộc trong nhà thờ và trên cung thánh giống nhau.

Mất đi một lớp linh mục tu sĩ mà không được bổ sung tương xứng bằng lớp linh mục tu sĩ mới. Lý do là vì sau Công đồng Vaticanô II, người thanh thiếu niên ít khi thấy bóng linh mục tu sĩ nam nữ ngoài đường phố, tại trường học hay nơi công cộng. Không phải là vì linh mục và tu sĩ không có mặt ở những nơi này, nhưng là vì các vị không muốn khoác áo nhà tu. Vì thế hình ảnh người đi tu ít nằm trong đầu óc người thanh thiếu niên. Sự kiện đó làm giảm cơ hội cho người thanh thiếu niên nghĩ về ơn gọi làm linh mục tu sĩ. Có những dòng tu nam hoặc nữ chủ chương đi vào đời trong lối ăn bận, trang điểm và lối sống với ý hướng cải hoá đời.

Nhóm chủ chương đi vào đời như vậy có cải hoá được một số nhỏ người đời. Tuy nhiên khi đi vào đời như vậy, họ lại thiếu vắng hay mất đi nếp sống tu trì cần thiết để nuôi dưỡng đời sống tu của họ. Vì thế có những dòng tu đi vào đời gặp khủng hoảng về nếp sống tu trong nội bộ và giảm thiểu ơn kêu gọi từ ngoài vào. Còn những dòng tu vẫn giữ được nếp sống tu cổ truyền thì lại không thiếu ơn kêu gọi. Ðiều đó phù hợp với lập luận của thanh thiếu niên ngoài đời. Người trẻ ngoài đời cho rằng đi tu thì phải có gì khác biệt với đời. Còn nếu không có gì khác biệt thì họ thà ở ngoài đời thôi.

Ðể đối phó với cái nhìn bi quan, người công giáo phải nhận thức rằng mỗi khi đối đầu với những đổi thay lớn hoặc trong Giáo hội, hay chính phủ hoặc tổ chức mà người ta thuộc về, người ta phải tiên đoán có phản ứng hoặc thuận hay nghịch. Với đức tin, người tín hữu phải hi vọng rằng khi thời gian chuyển tiếp của Công đồng Vaticanô II qua đi, để bước sang gian đoạn ổn định của Giáo hội và khi mà linh mục và tu sĩ nam nữ nhận ra căn tính và sống căn tính của người tu hành, lúc đó ơn gọi sẽ được tăng triển.

Vậy thì làm sao để làm tái phát sinh ơn kêu gọi sống đời linh mục tu sĩ nam nữ? Linh mục Franklyn M. McAfee đề nghị gia đình thực hành bảy điều cụ thể sau đây để giúp ấp ủ và phát triển ơn gọi làm linh mục được tóm lược theo ý chính như sau: (1) Khi con cái thấy gia đình đi dâng thánh lễ Chúa nhật, có sửa soạn trước, đi sớm và ở lại mấy phút tạ ơn sau lễ. (2) Khi con cái thấy gia đình cầu nguyện, lần chuỗi chung ban tối, và đọc kinh tạ ơn trước bữa ăn. (3) Khi con cái thấy gia đình có lòng tôn sùng người Mẹ của các linh mục cách riêng một cách hiếu thảo. (4) Khi con cái được nghe những mẩu chuyện nhân đức của các thánh như thánh Gioan Bosco, thánh Gioan Vianney. (5) Khi con cái được nghe những chuyện tốt, tích cực về các linh mục: như linh mục nọ làm phép cưới cho cha mẹ, linh mục kia rửa tội cho con. (6) Khi con cái được nghe nói về tinh thần hi sinh, thay vì chỉ nghe về chuyện làm tiền và hưởng thụ. Một lý do khiến ơn kêu gọi giảm sút là khi con cái có thói quen nhận lãnh những gì chúng muốn, nên cảm thấy khó lòng cho đi và khó từ bỏ vì nước Trời. (7) Khi con cái thường nghe nói về Ðức Giáo Hoàng, thấy hình ảnh Ngài trong nhà và chứng kiến việc cầu nguyện cho Ngài trong gia đình 1.

Nếu một gia đình hội đủ những điều kiện trên, mà không thấy ơn kêu gọi làm linh mục tu sĩ trong gia đình, thì cha mẹ vẫn đạt được đích chung trong việc cổ võ và sống lý tưởng người công giáo. Những người con mặc dầu lập gia đình cũng sẽ hướng dẫn giáo dục con cái như cha mẹ mình. Và biết đâu ơn kêu gọi sẽ đến trong thế hệ sau. Vậy thì theo lệnh truyền của Chúa, ta cần tiếp tục cầu nguyện: xin Chúa sai thợ gặt đến cánh đồng truyền giáo. Ngoài ra ta cũng cần ủng hộ, nâng đỡ đoàn thợ gặt của Chúa về vật chất cũng như tinh thần (Lc 10:7) và cộng tác với việc tông đồ của hàng giáo sĩ.

Lời nguyện xin thêm thợ gặt cánh đồng truyền giáo:

Lạy Chúa Giêsu linh mục tối cao.

Con xin cảm tạ Chúa đã lập chức linh mục.

Xin dạy con biết cầu xin thêm thợ gặt truyền giáo,

biết nuôi dưỡng và ủng hộ ơn gọi làm linh mục.

Xin ban cho các thanh thiếu niên thiện chí,

biết sẵn sàng đáp lại lời mời gọi đặc biệt của Chúa,

đi rao giảng tin mừng Phúc âm và cử hành các Bí tích.

Xin cho họ được trung thành với việc phụng sự và phục vụ,

và cảm nghiệm được niềm vui trong đời tận hiến. Amen.


______________________

1. Bảy việc thực hành cụ thể được tóm lược từ: McAfee, Franklyn. ‘Vocations come from Families’ in Soul, Jan – Feb 1995..
 
Dân xã Dương Nội biểu tình trước trị sở Công an thành phố Hà Đông
Nhóm Tin Hà Nội
17:48 13/06/2008
Chúa Nhật 11 Thường Niên, Năm A (Xh 19:2-6a; Rm 5:6-11; Mt 9:36-10:8)

XIN CHỦ MÙA GẶT SAI THỢ RA GẶT LÚA VỀ

Lời Chúa trong Phúc âm hôm nay nói lên tính cách khẩn thiết của việc tông đồ. Chúa Giêsu phán: Lúa chín đầy đồng, mà thiếu thợ gặt. Vậy chúng con hãy xin chủ mùa gặt sai thợ đến gặt lúa (Mt 9:38). Theo nghĩa rộng thì mỗi người tín hữu nhờ Bí tích Rửa tội được gọi để làm thợ gặt cánh đồng truyền giáo. Tuy nhiên theo nghĩa chặt chẽ, thì chỉ có giáo sĩ được coi là thợ gặt cánh đồng truyền giáo. Phúc Âm hôm nay cho thấy Chúa chọn có mười hai người làm môn đệ thân cận, nghĩa là làm tông đồ. Và rồi Chúa ban quyền bính cho nhóm Mười hai, đặt Phêrô làm người lãnh đạo các tông đồ cũng như Giáo hội. Mục đích là để liên kết và hiệp nhất người tín hữu trong cùng một đức tin.

Sắc Lệnh về Chức Vụ và Ðời Sống Linh Mục của Công Ðồng Vaticanô II có ghi: Chúa Kitô đã sai các Tông đồ như chính Người được Chúa Cha sai, và rồi qua các tông đồ, Người đã làm cho các đấng kế vị là các giám mục cũng được tham dự việc thánh hiến và sứ mệnh của Người. Người lại trao ban cho các linh mục chức vụ thừa hành ở một cấp độ kế tiếp (Linh mục # 2).

Sau Công đồng Vaticanô II, người công giáo chứng kiến những đổi thay đáng kể trong Giáo hội Công giáo nhất là về lễ nghi phụng vụ. Từ sau Công Ðồng cho tới gần nửa thế kỉ sau đó, Giáo hội công giáo vẫn cỏn trải qua một cuộc khủng hoảng trầm trọng về ơn gọi làm linh mục và tu sĩ nam nữ nhất là tại Âu Mỹ. Giáo hội mất đi nhiều linh mục cũng như tu sĩ nam nữ vì những lý do khác nhau như khủng khoảng về đức tin, khủng hoảng căn tính, khủng hoảng tâm lý và khủng hoảng tính dục. Có những linh mục bỏ cuộc vì không còn được cử hành lễ Triđentinô bằng tiếng La tinh với lời đọc và lễ nghi đồng nhất trên khắp thế giới, với bối cảnh quen thuộc trong nhà thờ và trên cung thánh giống nhau.

Mất đi một lớp linh mục tu sĩ mà không được bổ sung tương xứng bằng lớp linh mục tu sĩ mới. Lý do là vì sau Công đồng Vaticanô II, người thanh thiếu niên ít khi thấy bóng linh mục tu sĩ nam nữ ngoài đường phố, tại trường học hay nơi công cộng. Không phải là vì linh mục và tu sĩ không có mặt ở những nơi này, nhưng là vì các vị không muốn khoác áo nhà tu. Vì thế hình ảnh người đi tu ít nằm trong đầu óc người thanh thiếu niên. Sự kiện đó làm giảm cơ hội cho người thanh thiếu niên nghĩ về ơn gọi làm linh mục tu sĩ. Có những dòng tu nam hoặc nữ chủ chương đi vào đời trong lối ăn bận, trang điểm và lối sống với ý hướng cải hoá đời.

Nhóm chủ chương đi vào đời như vậy có cải hoá được một số nhỏ người đời. Tuy nhiên khi đi vào đời như vậy, họ lại thiếu vắng hay mất đi nếp sống tu trì cần thiết để nuôi dưỡng đời sống tu của họ. Vì thế có những dòng tu đi vào đời gặp khủng hoảng về nếp sống tu trong nội bộ và giảm thiểu ơn kêu gọi từ ngoài vào. Còn những dòng tu vẫn giữ được nếp sống tu cổ truyền thì lại không thiếu ơn kêu gọi. Ðiều đó phù hợp với lập luận của thanh thiếu niên ngoài đời. Người trẻ ngoài đời cho rằng đi tu thì phải có gì khác biệt với đời. Còn nếu không có gì khác biệt thì họ thà ở ngoài đời thôi.

Ðể đối phó với cái nhìn bi quan, người công giáo phải nhận thức rằng mỗi khi đối đầu với những đổi thay lớn hoặc trong Giáo hội, hay chính phủ hoặc tổ chức mà người ta thuộc về, người ta phải tiên đoán có phản ứng hoặc thuận hay nghịch. Với đức tin, người tín hữu phải hi vọng rằng khi thời gian chuyển tiếp của Công đồng Vaticanô II qua đi, để bước sang gian đoạn ổn định của Giáo hội và khi mà linh mục và tu sĩ nam nữ nhận ra căn tính và sống căn tính của người tu hành, lúc đó ơn gọi sẽ được tăng triển.

Vậy thì làm sao để làm tái phát sinh ơn kêu gọi sống đời linh mục tu sĩ nam nữ? Linh mục Franklyn M. McAfee đề nghị gia đình thực hành bảy điều cụ thể sau đây để giúp ấp ủ và phát triển ơn gọi làm linh mục được tóm lược theo ý chính như sau: (1) Khi con cái thấy gia đình đi dâng thánh lễ Chúa nhật, có sửa soạn trước, đi sớm và ở lại mấy phút tạ ơn sau lễ. (2) Khi con cái thấy gia đình cầu nguyện, lần chuỗi chung ban tối, và đọc kinh tạ ơn trước bữa ăn. (3) Khi con cái thấy gia đình có lòng tôn sùng người Mẹ của các linh mục cách riêng một cách hiếu thảo. (4) Khi con cái được nghe những mẩu chuyện nhân đức của các thánh như thánh Gioan Bosco, thánh Gioan Vianney. (5) Khi con cái được nghe những chuyện tốt, tích cực về các linh mục: như linh mục nọ làm phép cưới cho cha mẹ, linh mục kia rửa tội cho con. (6) Khi con cái được nghe nói về tinh thần hi sinh, thay vì chỉ nghe về chuyện làm tiền và hưởng thụ. Một lý do khiến ơn kêu gọi giảm sút là khi con cái có thói quen nhận lãnh những gì chúng muốn, nên cảm thấy khó lòng cho đi và khó từ bỏ vì nước Trời. (7) Khi con cái thường nghe nói về Ðức Giáo Hoàng, thấy hình ảnh Ngài trong nhà và chứng kiến việc cầu nguyện cho Ngài trong gia đình 1.

Nếu một gia đình hội đủ những điều kiện trên, mà không thấy ơn kêu gọi làm linh mục tu sĩ trong gia đình, thì cha mẹ vẫn đạt được đích chung trong việc cổ võ và sống lý tưởng người công giáo. Những người con mặc dầu lập gia đình cũng sẽ hướng dẫn giáo dục con cái như cha mẹ mình. Và biết đâu ơn kêu gọi sẽ đến trong thế hệ sau. Vậy thì theo lệnh truyền của Chúa, ta cần tiếp tục cầu nguyện: xin Chúa sai thợ gặt đến cánh đồng truyền giáo. Ngoài ra ta cũng cần ủng hộ, nâng đỡ đoàn thợ gặt của Chúa về vật chất cũng như tinh thần (Lc 10:7) và cộng tác với việc tông đồ của hàng giáo sĩ.

Lời nguyện xin thêm thợ gặt cánh đồng truyền giáo:

Lạy Chúa Giêsu linh mục tối cao.
Con xin cảm tạ Chúa đã lập chức linh mục.
Xin dạy con biết cầu xin thêm thợ gặt truyền giáo,
biết nuôi dưỡng và ủng hộ ơn gọi làm linh mục.
Xin ban cho các thanh thiếu niên thiện chí,
biết sẵn sàng đáp lại lời mời gọi đặc biệt của Chúa,
đi rao giảng tin mừng Phúc âm và cử hành các Bí tích.
Xin cho họ được trung thành với việc phụng sự và phục vụ,
và cảm nghiệm được niềm vui trong đời tận hiến. Amen.
 
Hiệp Hội Giáo Dân Bác Ái
Minh Hoàn
19:08 13/06/2008
Hiệp Hội Giáo Dân Bác Ái

Ở Việt Nam khi nói đến đi tu thì người ta thường nghĩ ngay đến việc gia nhập một nhà dòng hay tu hội đời, ít ai can đảm đi tu ở một tổ chức giáo dân, không có tu phục, không có lời khấn, và lại sống chung với nhau thành một cộng đoàn có cả linh mục, những người độc thân, góa bụa, và những người có gia đình.

chị Marthe Robin
Tuy nhiên, Hiệp Hội Giáo Dân Bác Ái được lập theo tinh thần của chị Marthe Robin và Cha Georges Finet đã đang sống và phát triển mạnh ở trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Theo thống kê hiện nay thì trên thế giới có 77 Trung Tâm hay Cộng Ðoàn, gọi là Foyers de Charité, trong đó có 3 Trung Tâm tại Việt Nam ở Bình Triệu, Cao Thái, và Phú Dòng.

Các Cộng Ðoàn này thường chăm lo vấn đề giáo dục, y tế, và đặc biệt là thành lập những trung tâm phục vụ cho những người muốn đến tĩnh tâm. Theo tinh thần của chị Marthe Rogin, những Cộng Ðoàn này có một Linh Mục đóng vai trò Linh Phụ, nhưng không phải là Cha Bề Trên, một anh hay chị phụ trách, nhưng cũng không phải là Bề Trên. Cộng Ðoàn sống với nhau như các thành viên trong một gia đình Kitô hữu được thánh hiến cách đặc biệt cho Thiên Chúa. Các thành viên tiếp tục sống theo bậc của mình khi gia nhập: ai độc độc thân thì tiếp tục sống đời tự nguyện độc thân trọn đời, ai gia nhập trong tình trạng góa bụa thì cũng tiếp tục bậc sống của mình, ai đến với cộng đoàn mà đã có gia đình thì có thể cả gia đình cùng gia nhập và cha mẹ con cái được thánh hiến cho Thiên Chúa theo đặc sủng của Cộng Ðoàn.

Sáng kiến thành lập Hiệp Hội này do chị Marthe Robin, một người phụ nữ đã từng ao ước đi tu dòng Carmel, nhưng một căn bệnh ngặt nghèo đã làm chị liệt giường suốt 50 năm trời. Thật khó để có thể tưởng tượng ra một người bệnh suốt một thời gian dài như vậy, chưa bao giờ bước ra khỏi căn phòng bé nhỏ của mình trong một nông trại năm cách thành phố Lyon (Pháp Quốc) khoảng 80 km về phía nam, mà lại có khoảng 100 ngàn người đến gặp chị để trò chuyện, xin cầu nguyện, hay nhờ chị hướng dẫn về đời sống đạo đức trong suốt thời gian chị nằm co quắp chịu đựng cơn bệnh. Chính tại căn phòng bé nhỏ và cái giường đơn sơ mà chị đã sinh ra một đứa con tinh thần là Hiệp Hội Giáo Dân Bác Ái ngày hôm nay. Tuy không phải là phong trào, nhưng lịch trình tĩnh tâm của Trung Tâm Bác Ái của Chateauneuf de Galaure năm nào cũng chật kín (http://www.foyer-chateauneuf.com/gac01.htm). Những người tĩnh tâm đến đây cũng thường cùng với các thành viên trong Cộng Ðoàn đến căn phòng ở nông trại nơi chị Marthe Robin đã sống và qua đời để đọc kinh cho chị, và xin chị cầu bầu cho trước mặt Chúa. Hiện nay đã có chương trình để ghi nhận những phép lạ do lời cầu cầu của chị Marthe, và hy vọng một ngày nào đó Giáo Hội sẽ suy tôn theo thể thức chung để mọi người noi gương, và có thêm một vị được công khai cầu bầu cho nhân loại trước mặt Chúa.

Rất mong mỏi các cộng đoàn Công Giáo Việt Nam hải ngoại cũng như trong nước có dịp đến Chateauneuf de Galaure để tĩnh tâm một vài ngày trước khi đến hành hương Ðức Mẹ Lộ Ðức. Hình thức tĩnh tâm trong thinh lặng tuy mới mẻ với người Công Giáo Việt Nam, nhưng thực sự đã bắt nguồn từ xa xưa trong lịch sử Giáo Hội, và không xa lạ gì với nền văn hóa cổ truyền của dân tộc Việt Nam.
 
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:14 13/06/2008
CON NHÍM DŨNG CẢM

N2T


Một hôm, các động vật chơi trò trốn tìm, con nhím thấy thì muốn tham gia, nhưng con chim khổng tước nghe được thì không vui, nói: “Mày sinh ra đã rất xấu, toàn thân đầy gai nhọn, nếu chích nhằm bọn tớ thì làm sao đây ?”

Con thỏ trắng đứng bên cạnh nghe được thì nhảy đến, bất bình nói: “Mặc dù nhím con sinh ra không được đẹp, nhưng tâm hồn nó lương thiện, hơn nữa thường vui vẻ giúp người ta, là bạn tốt của chúng ta.” Chim khổng tước ngẫng đầu cao ngạo nói: “Tớ mới không cần kết bạn với những người xấu xí ấy,” nói xong, nguẫy đuôi đi vào trong rừng cây.

Mọi người tiếp tục chơi đùa.

Không lâu sau đó, ở trong rừng cây truyền lại một loạt âm thanh kêu cứu: “Cứu tôi với, cứu tôi với !” và người ta thấy một con rắn lớn đang truy đuổi con chim khổng tước từ trong rừng cây chạy ra. Con rắn ấy vừa to vừa dài, trong miệng nó cái lưỡi dài lúc nào cũng le ra, con mắt thì cứ nhìn con khổng tước mà đuổi theo.

Lúc ấy, nhím con xông đến, lập tức cắn ngay cái đuôi của con rắn, sau đó dùng thân mình co lại thành một khối tròn, toàn bộ gai nhọn dựng đứng lên nhắm con rắn mà châm chích, trên mình con rắn bị chích vô số lỗ to lỗ nhỏ, chống cự một lúc thì chết.

Các bạn động vật nhìn thấy con rắn độc đã chết, phấn khởi lớn tiếng hoan hô. Con chim khổng tước hổ thẹn mặt đỏ kè, đến trước mặt con nhím, nói: “Cám ơn bạn đã cứu mạng tớ ! Đáng lẽ tớ không nên nói những lời làm tổn thương bạn, xin tha thứ cho tớ nhé.”

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

Vẻ đẹp thật không phải là nhìn dáng vẻ bên ngoài của một người, mà là nhìn vào trong tâm hồn họ có một quà tim lương thiện, vui vẻ giúp người. Chúng ta không thể căn cứ vào khuôn mặt của một người mà phán đoán tâm hồn tốt xấu và thiện ác của họ.

Con nhím tuy mình đầy gai nhọn, nhưng không có nghĩa là nó hung dữ gặp ai chích đấy, trái lại nó luôn giúp đỡ người khác; con chim khổng tước tuy có bộ lông đẹp, nhưng tâm hồn của nó thì ích kỷ kiêu ngạo. Các em cần phải học hỏi các bạn tốt là những người biết bênh vực cho những bạn bè bất hạnh, họ là những thiên thần mà Chúa gởi đến làm bạn với các em đó.

Vẻ đẹp bên ngoài sẽ mất đi khi gặp một tai nạn hay qua một cơn bạo bệnh, trái lại vẻ đẹp trong tâm hồn thì dù có gặp tai nạn hay bệnh nặng, thì nó vẫn cứ đẹp như thường, và có khi còn đẹp hơn nữa lả đằng khác. Các em biết tại sao vậy không ? Bởi vì vẻ đẹp tâm hồn thì càng đẹp hơn khi gặp nghịch cảnh hoặc hoặc gặp những thử thách trong cuộc sống.

Các em thực hành:

- Luôn hòa đồng với các bạn, không phân biệt bạn là con nhà nghèo, bạn là người tàn tật...

- Biết bênh vực bạn mình khi bị người khác ức hiếp.

- Luôn cầu nguyện cầu xin Chúa ban cho mình có một tâm hồn đẹp, biết yêu thương và giúp đỡ mọi người.
 
Mỗi tuần SỐNG một câu Lời Chúa
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:17 13/06/2008
CHỦ NHẬT XI THƯỜNG NIÊN

Tin mừng: Mt 9, 3-18 - 10, 8

“Sau khi gọi mười hai môn đệ, Chúa Giê-su đã sai các ông đi truyền giáo.”

Bạn thân mến,

Tên mười hai tông đồ được viết rất rõ ràng, danh chính ngôn thuận, không hề lầm lẫn người này với người nọ, bởi vì thánh Mát-thêu là một người thu thuế, thu thuế thì cần phải rõ ràng từng nét chữ, từng con số, bằng không sẽ gây thiệt hại cho mình và cho người khác. Chúa Giê-su gọi đích danh từng tông đồ và sai họ đi truyền giáo, tức là ra đi làm cho nhiều người cũng trở thành môn đệ của Chúa Giê-su như các ngài.

- Bạn và tôi cũng được Chúa Giê-su gọi đích danh qua Giáo Hội trong ngày lãnh bí tích Rửa Tội, khi linh mục hỏi cha mẹ: “Ông bà đặt tên cho em bé là gì ?” và cha mẹ chúng ta đều trả lời: “Thưa, tên em bé là Giu-se” (là Maria, là Phê-rô.v.v...) và Chúa Giê-su đã chính thức trao sứ mạng truyền giáo cho chúng ta...

- Bạn và tôi cũng được Chúa Giê-su gọi đích danh để ban Chúa Thánh Thần trong bí tích Thêm Sức: “Phê-rô (Maria...), con hãy lãnh nhận ấn tín ơn Chúa Thánh Thần” và sai chúng ta ra đi làm chứng nhân cho Tin Mừng Nước Trời trong cuộc sống của mình...

- Bạn và tôi cũng được Chúa Giê-su gọi đích danh từ ngày lãnh nhận bí tích Truyền Chức Thánh qua giám mục và bề trên của mình: “Xin mời tiến chức X...tiến lên.” Và Chúa Giê-su đã trao cho chúng ta sứ mạng truyền giáo trong thiên chức linh mục của mình...

- Bạn và tôi cũng được Chúa Giê-su gọi đích danh trong ngày lãnh nhận bí tích Hôn Phối, qua Giáo Hội khi linh mục chủ tế tuyên bố: “Anh Giu-se Nguyễn Thanh V...và chị Maria Nguyễn Thi T...hôm nay đến trước bàn thờ...” và thế là Chúa Giê-su trao cho chúng ta sứ mạng truyền giáo trong đời sống hôn nhân gia đình...

Dù bạn sống đời linh mục hay sống đời sống hôn nhân, thì bạn cũng đều là môn đệ của Chúa Giê-su, chính Ngài đã kêu đích danh bạn và tôi trong bí tích Rửa Tội để trở thành môn đệ của Ngài; chính Ngài gọi đích danh bạn và tôi trong bí tích Thêm Sức để sai đi làm chứng nhân cho Tin Mừng; chính Ngài gọi đích danh bạn và tôi trong bí tích Truyền Chức Thánh để trao cho sứ mạng truyền giáo làm cho nhiều người được sinh ra ơn nghĩa Chúa nhờ bí tích Rửa Tội; chính Ngài cũng đã gọi đích danh bạn và tôi trong bí tích Hôn Phối, để chúng ta cũng rao truyền Lời Chúa trong gia đình của mình...

Bạn thân mến,

Sứ mạng truyền giáo của chúng ta được kèm theo những quyền hạn mà Chúa Giê-su ban cho không phải quyền trên các thần ô uế, cũng không phải quyền chữa trị các bệnh tật, nhưng là quyền làm cha làm mẹ (hôn phối), quyền giáo huấn, cai quản và thánh hóa (chức thánh), quyền làm con của Chúa (rửa tội), quyền làm chứng nhân cho Nước Trời (thêm sức). Do đó, chính bạn và tôi phải biết mình là ai và phải sống như thế nào để mọi người tin vào Chúa Giê-su qua cuộc sống của mình ?

Sống đúng bổn phận của mình chính là cách truyền giáo hữu hiệu nhất trong xã hội hiện nay, bởi vì con người thời nay quá ngám ngẫm trước những bất công và lừa dối, nên họ cần sự công bằng và chân thật; bởi vì con người thời nay mất niềm tin vào nhau, nên họ cần nững con người có đức tin đem lại niềm tin yêu cho họ. Và chính bạn và tôi là những người mà con người thời nay rất cần đến, bởi vì chúng ta là những môn đệ của Chúa Giê-su, tức là những người luôn đem bình an và hạnh phúc của Chúa Giê-su đến cho mọi người, bằng chính đời sống yêu thương và hy vọng của mình.

Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.

------------------------------

http://www.vietcatholic.net/nhantai

http://360.yahoo.com/jmtaiby

jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:18 13/06/2008
N2T


18. Suy niệm đến sự chết, là phương pháp tốt nhất để tìm thấy ánh sáng trước mặt Thiên Chúa.

(Thánh nữ Catherine of Siena)
 
Giáo hội: Ngôi nhà nâng đờ cho những ai khổ đau
LM Raniero Cantalamessa
19:50 13/06/2008
Chúa Nhật XI năm A

"GIÁO HỘI-NGÔI NHÀ NÂNG ĐỠ CHO NHỮNG AI KHỔ ĐAU"

(Cha Raniero Cantalamessa, OFM, giảng thuyết viên Phủ Giáo Hoàng)

Tin Mừng Chúa Nhật XI năm A, giới thiệu nhóm Mười Hai: "tên của mười hai Tông Đồ: đứng đầu là ông Simon, cũng gọi là Phêrô …". Ở đây vai trò nổi bật của Phêrô. Tin Mừng không liệt kê, thứ nhất Phêrô, thứ hai Andrê, thứ ba Giacôbê. Phêrô được nêu lên trước tiên theo ý nghĩa là người đứng đầu, là xướng ngôn viên và đại diện cho cả nhóm mười hai. Chúa Giêsu, sau này cũng trong Tin Mừng Matthêu, khẳng định rõ ràng hơn khi Ngài nói: "anh là Phêrô, nghĩa là Đá, trên đá này thầy sẽ xây dựng Hội Thánh của Thầy".

Tuy nhiên, động lực thúc đẩy Chúa Giêsu chọn gọi và sai nhóm mười hai đi rao giảng là điều đáng quan tâm. Tin Mừng thuật lại như sau: "Đức Giêsu thấy đám đông, Người chạnh lòng thương vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt". Chúa Giêsu thấy đoàn người đông đảo và chạnh lòng thương: đó chính là động lực thúc đẩy Ngài chọn gọi và sai họ nhóm mười hai đi rao giảng.

Điều này cho thấy Giáo Hội không hiện hữu cho chính mình, cho nhu cầu và ơn cứu độ của chính mình; mà hiện hữu vì tha nhân, cho thế giới, cho con người, nhất là những ai đau khổ và lầm than. Công Đồng Vatican II đã dành riêng hiến chế Gaudium et spes (Vui Mừng và Hy Vọng) để trình bày Giáo Hội là ánh sáng cho muôn dân. "Niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và đau khổ của nhân loại hôm nay, của người nghèo, nhất là những ai khổ đau, chính là niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và đau khổ của các môn đệ Chúa Kitô, và tất cả đều tìm thấy nơi con tim của Giáo Hội".

"Thấy đám đông, Người chạnh lòng thương vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn". Các mục tử thời đại này, từ ĐTC cho đến các cha xứ, phải hiện lên ánh sáng này tiếp tục chăn dắt đoàn chiên như Chúa Kitô chạnh lòng thương đoàn chiên mình. ĐHY FX Văn Thuận, người đã trải qua 13 năm trong tù ở Việt Nam, trong bài giảng phòng cho ĐTC và giáo triều Roma đã nhấn mạnh rằng: "Tôi ước mơ rằng có một Cửa Thánh luôn luôn mở rộng, đầy lòng thương xót, ôm lấy toàn thể đau khổ của nhân loại; một Giáo Hội luôn bảo vệ, an ủi và hướng dẫn mọi dân tộc hướng về Chúa Cha, Đấng yêu thương họ".

Giáo Hội phải tiếp tục sứ mệnh của Thầy mình: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng Ta, Ta sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng". Đó chính là dung mạo của Giáo Hội: hoà giải và tha thứ. Cha Thánh Pio V gọi bệnh viện ngài thánh lập ở S. Giovanni Rotondo (Italia) là "ngôi nhà nâng đỡ những ai khổ đau". Giáo Hội cũng phải trở thành niềm an ủi và là ngôi nhà nâng đỡ những ai đau khổ.

"Anh em đã được cho không thì anh em cũng phải cho không như vậy".

Hồng Ân tóm dịch
 
Dám đương đầu với định mệnh phũ phàng
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
23:42 13/06/2008
DÁM ĐƯƠNG ĐẦU VỚI ĐỊNH MỆNH PHŨ PHÀNG

Với đôi mắt tinh anh và chiếc cà-vạt thắt đúng kiểu, Jacques Théberg - thanh niên tàn tật - có đầy đủ tư cách và dáng điệu đúng đắn của bất cứ ông giám đốc bình thường nào khác! Thật thế, Jacques Théberg điều khiển một tiểu công ty chuyên phối hợp các dịch vụ lo cho người tàn tật tại gia. Công ty có 80 nhân viên làm việc trong toàn Montréal, thủ đô nước Canada. 80 nhân viên dành ra 3000 giờ mỗi tháng để phục vụ tại gia cho 560 người tàn tật.

Quả thật cuộc đời đã không mĩm cười khi chào đón Jacques Théberg. Cậu bé sinh ra không chân và không tay, ngoại trừ hai bàn chân nhỏ xíu. Rất may là Jacques được gia đình thương yêu và nuôi dưỡng bình thường. Càng lớn, Jacques càng thâm hiểu:

- Trong cuộc sống, điều quan trọng không phải những gì chúng ta có, nhưng là những gì chúng ta làm nên, thực hiện được.

Do đó, Jacques Théberg không buông xuôi đầu hàng trước một định mệnh gọi là ”phũ phàng”, như người đời thường nói. Jacques không chấp nhận thái độ buông xuôi cẩu thả nơi người tàn tật cũng như thái độ kiêu căng và thiếu kính trọng nơi những người may mắn gọi là ”bình thường”!

Từ khi bước vào tuổi trưởng thành - 18 tuổi - Jacques Théberg chính thức hưởng quy chế được có các nhân viên xã hội đến chăm sóc tại gia. Nhưng cũng từ ngày đó chàng cay đắng hiểu rằng:

- Thật ra, không ai chăm sóc mình chu đáo cho bằng chính mình tự chăm sóc cho mình!

Jacques tâm sự:

- Tôi ngạc nhiên khi thấy có người bỗng trở thành trợ tá xã hội, đến nhà giúp tôi, chỉ vì họ bị mất việc ngày hôm trước! Họ dấn thân trong ngành trợ tá tại tư gia mà lại hoàn toàn mù tịt về các đòi hỏi của công việc.

Hiểu và kinh nghiệm như thế, nên Jacques Théberg nghĩ đến việc thành lập một tiểu công ty, chuyên điều hợp các nhân viên có nhiệm vụ chăm sóc người tàn tật tại gia. Tiểu công ty đặc biệt tuyển chọn các nhân viên trợ tá được huấn luyện kỹ lưỡng, làm sao để người tàn tật được phục vụ nghiêm chỉnh trong hoàn cảnh đau thương của mình.

9 năm dài trôi qua trong kinh nghiệm đau thương của một người tàn tật, sống hoàn toàn lệ thuộc người khác, kể cả những chăm sóc vệ sinh kín đáo và tế nhị nhất. 9 năm đủ để chín mùi một dự án nhân đạo, hoàn toàn tôn trọng phẩm giá người tàn tật.

Đầu năm 1995, Jacques Théberg chính thức thành hình tiểu công ty ”Gesti-Soins - Tổ hợp chăm sóc” và do chàng điều khiển. Tiểu công ty nhắm mục đích nâng cao phẩm chất phục vụ người tàn tật chứ không hề nghĩ đến chuyện thương mại kiếm lời. Vì thế, ngay từ buổi đầu, Jacques Théberg gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề tài chánh để có thể khởi đầu hoạt động của công ty.

Tuy nhiên, chàng không hoảng sợ hoặc hèn nhát đầu hàng. Chàng cương quyết đi đến cùng và chàng đã thành công. Tiểu công ty Gesti-Soins hân hạnh chào đời và vị giám đốc là thanh niên tàn tật 27 tuổi, không chân và không tay.

Jacques Théberg tâm sự:

- Tôi tự xem nỗi bất hạnh tàn tật của tôi như một cơ may. Tự bản tính, tôi thuộc loại người ưa phản kháng. Thế nhưng, thay vì tổ chức các cuộc biểu tình chống đối, hoặc đòi hỏi quyền lợi, tôi tự nhủ: mình phải tự tìm ra giải pháp khác, một giải pháp ôn hòa và hoàn toàn tôn trọng phẩm giá con người, đặc biệt là người tàn tật. Tôi thâm hiểu rằng, trong cuộc đời, điều quan trọng không phải những gì chúng ta có, nhưng là những gì chúng ta làm nên, thực hiện được.

... Bấy giờ, ông Gióp lên tiếng nói như sau: ”Ôi, nếu có ai cân được sự sầu muộn của tôi, và đặt lên cân nỗi cực khổ của tôi mà so sánh! Sẽ thấy nó nặng hơn cát biển, vì thế mà lời nói của tôi lạc lõng. Những mũi tên của Đấng Toàn Năng đâm vào tôi, và tâm trí tôi uống lấy nọc độc của chúng; nỗi niềm kính sợ THIÊN CHÚA bao vây tôi. . Ai sẽ cho tôi đủ điều tôi ước nguyện, chớ gì THIÊN CHÚA thực hiện hy vọng của tôi! Chớ gì THIÊN CHÚA nghiền nát tôi, chớ gì THIÊN CHÚA giơ tay tiêu diệt đời tôi! Thì ít ra tôi cũng được một niềm an ủi, tôi sẽ reo vui trong hình khổ khủng khiếp, vì đã không chối bỏ lời Đấng Thánh” (Sách Ông Gióp 6,1-10).

(”Le Devoir”, Journal de Montréal, Canada)
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Quốc Gia nhận được nhiều giải thưởng lớn
Anthony Lê
10:08 13/06/2008
Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Quốc Gia nhận được nhiều giải thưởng lớn

WASHINGTON, D.C.- Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo Quốc Gia (National Catholic Bioethics Center hay NCBC) vừa nhận được 7 giải thưởng quan trọng từ Hội Nhà Báo Công Giáo (Catholic Press Association hay CPA) về các ấn bản của NCBC.

Vậy là trong suốt 4 năm liên tiếp, tờ tạp chí số ra hằng quý có tên "The National Catholic Bioethis Quarterly" đã nhận được những giải thưởng cao quý nhất, dành cho một tạp chí thuộc vào loại phổ biến chung cho các học giả (General Excellence in a Scholarly Magazine).

Nếu có dịp thường xuyên đọc qua tạp chí này, Quý Vị sẽ được mở mang tâm trí và học hỏi được những kiến thức rất hay từ những tâm hồn trong sáng, cao thượng của các nhà khoa học Công Giáo chân chính, với mong mõi của họ là làm sao cho vấn đề đạo đức sinh học luôn được chú trọng hàng đầu, nhất là nơi các nhà khoa học trẻ vốn vẫn thường hay bỏ Thiên Chúa ra khỏi tâm trí của họ.

Ban phụ trách ấn hành của NCBC do Tiến Sĩ Edward J. Furton lãnh đạo và thêm 2 nhân viên nữa là Cô Rebecca Robinson va Susan Gallen. Cả 3 người nay vẫn hằng quý cho xuất bản ra 2 loại tạp chí khác nhau đó là: The National Catholic Bioethics Quarterly, và Ethics & Medics.

Giải thích cho việc trao giải thưởng hạng nhất cho tờ "The National Catholic Bioethis Quarterly," CPA viết rằng:

"Tạp chí này phục vụ rất nhiều loại thức giả, xứng đáng là một ví dụ điển hình của việc thảo luận có tính chất kinh viện. Những tác giả đóng góp ý kiến của họ nhằm giữ cho tạp chí này trở nên sống động và hấp dẫn hơn bằng việc tranh luận với nhau về những điểm được nêu ra qua những cách trình bày đầy nhiệt huyết và sự say mê, cũng như qua việc trao đổi trực tiếp giữa vị chủ bút và độc giả qua từng vấn đề một. Đối với những độc giả nào có hứng thú và niềm say mê vào lãnh vực sinh học đạo đức, thì tạp chí này chính là nguồn tham khảo rất có giá trị và tiêu biểu nhất. Những người hoạt động bên trong Washington (Washington Insiders) luôn cập nhật cho độc giả về những diễn tiến mới nhất. Các bài viết hoàn thành rất xuất xắc việc phân tích rõ ràng ra những vấn đề đang diễn ra và thách thức trí tuệ của độc giả."

Tưởng cũng nên nhắc lại, Trung Tâm Nghiên Cứu về Đạo Đức Sinh Học Công Giáo có được như ngày nay là do sự khởi tiền của 2 Cha Cố thuộc Dòng Đa Minh rất uyên bác và thánh thiện trong cả 2 vai trò: Thần Học Gia và Khoa Học Gia, đó là Cha Albert Moraczewski, O.P. và Cha William M. Gallagher, O.P.. Trung Tâm này được thành lập nên vào lúc mà "đạo đức sinh học" vẫn chưa được coi là lãnh vực đáng quan tâm. Hai Cha cố này đã từng viết ra những công trình nghiên cứu về đạo đức y học Công Giáo đồ sộ và đã có vô số đóng góp rất lớn cho sự phát triển truyền thống đạo đức và luân lý Công Giáo trong lãnh vực đạo đức y khoa ngay tại Hoa Kỳ này và trên khắp cả thế giới.
 
Người Công Giáo trong Đời Sống Chính Trị
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
12:40 13/06/2008
Người Công Giáo trong Đời Sống Chính Trị

Chúng tôi nói như là các giám mục, như các vị thầy của Đức Tin Công Giáo và luật luân lý. Chúng tôi có nhiệm vụ phải dạy về đời sống và phẩm giá con người, về hôn nhân và gia đình, về chiến tranh và hòa bình, về những nhu cầu của người nghèo và những đòi hỏi của công lý. Hôm nay chúng tôi tiếp tục những cố gắng của chúng tôi để dạy về một vấn đề quan trọng đặc biệt gần đây đang là lý do để những người Công Giáo và những người khác quan tâm.

Đây là giáo huấn của Hội Thánh Công Giáo ngay từ thời sơ khai, được xây dựng trên sự hiểu biết của mình về chính chứng từ của Chúa đối với tính thánh thiêng của sự sống con người, rằng việc giết một trẻ em chưa sinh ra luôn luôn là một sự dữ tự bản chất và không bao giờ có thể biện minh được. Nếu những người thực hiện một cuộc phá thai và những người sẵn lòng hợp tác vào hành động ấy mà hoàn toàn biết rõ về mục đích ác của việc mình làm, họ có tội nặng và như thế chính họ tự mình xa lìa ân sủng của Thiên Chúa. Đây là một giáo huấn kiên vững mà Hội Thánh nhận được. Nó cũng là xác tín của nhiều người thiện tâm khác.

Tự nó, việc làm cho những hành vi tự bản chất là ác như thế thành ra hợp pháp, đã là điều sai trái rồi. Đây là điểm được nhấn mạnh nhất trong các giáo huấn chính thức của Công Giáo. Một hệ thống tư pháp như thế có thể được coi là hợp tác với sự dữ khi nó không làm tròn bổn phận bảo vệ sự sống của những người không có gì bảo vệ trừ luật pháp. Trên nước Hoa Kỳ, việc phá thai tùy ý đã trở thành một quyền theo hiến pháp do quyết định của Tối Cao Pháp Viện. Không bảo vệ đời sống của những phần tử vô tội và yếu thế của loài người là tội phạm đến công lý. Cho nên những người làm luật có một nhiệm vụ trong lương tâm là phải tìm cách để điều chỉnh lại những luật lệ khiếm khuyết về luân lý, nếu không họ mắc tội cộng tác vào sự dữ và phạm tội chống lại công ích.

Như Hội Đồng [Giám Mục] chúng tôi đã quả quyết trong Công Dân Chân Chính, những người Công Giáo đem những xác tín của mình vào đời sống công cộng không đe dọa nền dân chủ hay tính đa nguyên, nhưng phong phú hóa chúng và dân tộc. Việc phân tách tôn giáo ra khỏi quốc gia không bắt buộc phải chia rẽ giữa niềm tin và hành động công cộng, giữa các nguyên tắc luân lý và các chọn lựa chính trị, nhưng bảo vệ quyền của các tín hữu và các nhóm tôn giáo trong việc thực hành đức tin và hành động theo giá trị của họ trong đời sống công cộng.

Nhiệm vụ của chúng tôi là các giám mục lúc này là phải dạy cách rõ ràng. Chính vì quan tâm mục vụ đối với mọi người liên quan đến tiến trình chính trị mà chúng tôi khuyên các nhân viên công quyền Công Giáo rằng, các hành động của họ phù hợp với việc ủng hộ tự do phá thai có nguy cơ biến họ thành những người hợp tác vào sự dữ cách công khai. Chúng tôi sẽ kiên tâm trong nhiệm vụ khuyên bảo này, với hy vọng rằng gương mù hợp tác vào sự dữ của họ có thể được giải quyết bằng việc đào luyện lương tâm của họ đúng cách.

Sau khi đã nhận được bản báo cáo tạm thời khá đầy đủ của Ban Nghiên Cứu về các Giám Mục Công Giáo và các Chính Trị Gia Công Giáo (Task Force on Catholic Bishop and Catholic Politicians), và đang chờ để nhận được báo cáo đầy đủ, chúng tôi xin nhấn mạnh một vài điểm của bản báo cáo tạm thời mà trong đó đề nghị một vài hướng đi cho những cố gắng của chúng tôi.

• Chúng tôi phải tiếp tục dạy cách rõ ràng và giúp những nhà lãnh đạo Công Giáo khác dạy cách rõ ràng quyết tâm rõ rệt của chúng tôi trong việc bảo vệ theo luật pháp sự sống con người từ lúc thụ thai đến khi chết tự nhiên. Các giáo huấn của chúng tôi về sự sống và phẩm giá con người phải được phản ảnh trong các mục vụ giáo dục, chăm sóc ý tế và phục vụ con người ở các giáo xứ của chúng ta.

• Chúng tôi phải làm nhiều hơn nữa để thuyết phục tất cả mọi người rằng sự sống con người là cao quý và nhân phẩm phải được bảo vệ. Điều này đòi hỏi phải có những cuộc đối và gặp gỡ hữu hiệu với tất cả các nhân viên công quyền, nhất là những nhân viên công quyền Công Giáo. Chúng tôi đón chào những cuộc đối thoại do chính sáng kiến của các nhà lãnh đạo chinh trị.

• Các người Công Giáo cần phải hành động để ủng hộ những nguyên tắc và chính sách này trong đời sống công cộng. Đó chính là ơn gọi đặc biệt của các tín hữu giáo dân trong việc biến đổi thế gian. Chúng ta phải khuyến khích ơn gọi này và phải làm nhiều hơn nữa để đem tất cả các tín hữu vào sứ vụ này. Là các giám mục, chúng tôi không ủng hộ cũng như không chống lại các ứng cử viên. Ngược lại chúng tôi tìm cách đào luyện lương tâm của dân chúng tôi để họ có thể xem xét những chủ trương của các ứng cử viên, và chọn lựa dựa trên giáo huấn về luân lý và xã hội của Hội Thánh.

• Cộng đồng Công Giáo và các cơ sở Công Giáo không được đề cao những người hành động chống lại các nguyên tắc luân lý căn bản của chúng ta. Không được tặng cho họ bằng tưởng lục, danh dự hay diễn đàn làm cho người khác tường rằng chúng ta ủng hộ những hành động của họ.

• Chúng tôi quyết tâm tiếp tục liên lạc với các giới chức công quyền là những người hằng ngày phải đưa ra những quyết định có liên quan đến những vấn đề về sự sống và phẩm giá con người.

Bí Tích Thánh Thể là nguồn mạch và tột đỉnh của đời sống Kitô hữu. Cho nên, giống như tất cả các thế hệ Công Giáo đi trước chúng ta, chúng ta phải được hướng dẫn bởi lời của Thánh Phaolô, “Vậy bất cứ ai ăn bánh và uống chén của Chúa cách bất xứng thì mắc tội phạm đến Mình và Máu Chúa” (1 Cor 11:27). Điều đó có nghĩa là tất cả mọi người đều phải xét mình coi mình có xứng đáng lãnh nhận Mình và Máu Chúa không. Việc xét mình này bao gồm cả việc trung thành với giáo huấn về luân lý của Hội Thánh trong đời sống cá nhân và công cộng.

Câu hỏi đã được đặt ra là có cần phải từ chối không cho một số người Công Giáo trong đời sống công cộng rước Lễ vì việc họ công khai ủng hộ tự do phá thai hay không. Vì tầm mức rộng rãi của những hoàn cảnh liên quan đến việc đi đến phán quyết khôn ngoan về một vấn đề có tầm mức nghiêm trọng thế này, chúng tôi nhận thức rằng những quyết định như thế là quyết định của từng giám mục dựa trên các nguyên tắc về giáo luật và phụng vụ đã được thiết lập. Các giám mục có thể có những phán quyết khác nhau cách hợp lệ dựa vào hành động mục vụ theo đường lối khôn ngoan nhất. Tuy nhiên tất cả chúng tôi đều chia sẻ một quyết tâm rõ rệt để bảo vệ sự sống và phẩm giá con người và để rao giảng Tin Mừng trong những thời buổi khó khăn.

Các khuynh hướng trái ngược nhau về chính trị trong năm bầu cử có thể đưa đến những trường hợp mà trong đó giáo huấn và việc thực thi bí tich của Hội Thánh bị lạm dụng vì những mục đích chính trị. Đặc biệt là sự tôn kính Thánh Thể đòi hỏi người ta phải lãnh nhận cách xứng đáng và Thánh Thể được coi là nguồn mạch của sứ vụ của chúng ta trên thế giới.

Người Công Giáo trong Đời Sống Chính Trị được Ban Nghiên Cứu về Giám Mục và Chính Trị Gia Công Giáo của HĐGMHK soạn thảo cùng sự hợp tác của ĐHY Francis George, OMI, ĐTGM Charles J. Chaput, OFMCap, và ĐC Donald W. Wuerl. Được toàn thể HĐGMHK chấp thuận cho ấn hành trong Buổi Họp Khoáng Đại vào tháng 6, năm 2004 và cho phép ấn hành bở vị ký tên dưới đây.

Đức Ông William P. Fay

Tổng Thư Ký HĐGMHK

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
 
Thách đố về việc đào luyện Lương Tâm để thành Công Dân Chân Chính
Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
12:53 13/06/2008
Thách đố về việc đào luyện Lương Tâm để thành Công Dân Chân Chính

Tài liệu ngắn này được dịch theo bản tóm lược chính thức về suy tư của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ Đào Luyện Lương Tâm để thành Công Dân Chân Chính (www.faithfulcitizenship.org). Đây bổ túc giáo huấn của các giám mục giáo phận và tiểu bang, được Đức Ông David J. Malloy, STD là Tổng Thư Ký HĐGMHK ký tên, và ấn hành bởi HĐGMHK vào ngày 24 tháng 11, năm 2007

***


Quốc gia chúng ta đang phải đương đầu với những thách đố về chính trị đòi hỏi phải có những chọn lựa về luân lý khẩn cấp. Chúng ta là một dân tộc đang có chiến tranh, với tất cả những giá phải trả về nhân mạng của nó; một quốc gia đang bị chia rẽ vì mầu da và chủng tộc; một dân tộc của người di dân đang vật lộn với vấn đề di cư. Chúng ta là một xã hội giàu mạnh mà lại có nhiều người đang sống trong cảnh khó nghèo; là một phần của cộng đồng thế giới đang phải đương đầu với nạn khủng bố và chạm trán với những đe dọa cấp bách đối với môi sinh của mình; là một nền văn hóa được xây dựng trên các gia đình, mà lại có những người hiện nay đang đặt câu hỏi về giá trị của hôn nhân và đời sống gia đình. Chúng ta tự hào là ủng hộ nhân quyền, nhưng lại không bảo vệ nổi cả quyền sống căn bản, đặc biệt là của những trẻ em chưa sanh ra.

Chúng tôi là các giám mục đang tìm cách giúp đỡ người Công Giáo đào luyện lương tâm của họ cho phù hợp với chân lý, ngõ hầu họ có thể có những chọn lựa về luân lý đúng đắn nhờ việc đưa ra những thách đố này. Chúng tôi không bảo người Công Giáo phải bầu cử thế nào. Nhiệm vụ quyết định về những chọn lựa chính trị là nhiệm vụ của mỗi người và lương tâm được đào luyện đúng đắn của người ấy.

TẠI SAO HỘI THÁNH DẠY VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CÔNG CỘNG?


Nhiệm vụ của Hội Thánh phải tham gia vào việc hình thành căn tính luân lý của xã hội là một đòi buộc của Đức Tin chúng ta, là một phần của sứ vụ mà Đức Chúa Giêsu Kitô đã trao phó cho chúng ta. Đức tin giúp chúng ta thấy rõ ràng hơn về chân lý sự sống và phẩm giá con người mà chúng ta cũng hiểu qua lý trí. Là những người có cả Đức Tin lẫn lý trí, người Công Giáo được Thiên Chúa mời gọi để đem chân lý vào đời sống chính trị và thực thi mệnh lệnh của Đức Kitô là “hãy yêu thương nhau” (Ga 13:34). Theo ĐTC Bênêđictô XVI thì “đức ái phải làm cho toàn thể đời sống người tín hữu giáo dân được sinh động và như thế cũng làm cho đời sống chính trị của họ được sinh động, được sống như một ‘đức ái xã hội’” (Deus Caritas Est, số 29).

Hiến Pháp của nước Hoa Kỳ bảo vệ quyền tham gia và lên tiếng của cá nhân tín hữu cùng của các tổ chức tôn giáo, mà chính phủ không được quyền can thiệp, thiên vị, hay kỳ thị. Dân luật phải nhìn nhận và bảo vệ quyền cùng nhiệm vụ tham gia vào xã hội của Hội Thánh mà không phải chối bỏ những xác tín chính về luân lý của mình. Truyền thống đa nguyên của dân tộc chúng ta được bồi dưỡng, chứ không bị đe dọa, khi các nhóm tôn giáo và những người có tín ngưỡng đưa những xác tín của họ vào đời sống công cộng. Cộng đồng Công Giáo đem vào cuộc đối thoại chính trị một khuôn mẫu luân lý và kinh nghiệm rộng rãi trong việc phục vụ những người thiếu thốn.

AI TRONG HỘI THÁNH PHẢI THAM GIA VÀO ĐỜI SỐNG CHÍNH TRỊ?


Theo truyền thống Công Giáo, làm công dân có trách nhiệm là một nhân đức, và tham gia vào đời sống chính trị là một nhiệm vụ luân lý. Là người Công Giáo, chúng ta phải được hướng dẫn bởi những xác tín về luân lý của mình hơn là những ràng buộc đối với một đảng phái chính trị hoặc những nhóm tư lợi. Trong hoàn cảnh hiện nay, người Công Giáo có thể cảm thấy bị mất quyền về chính trị, khi cảm thấy rằng không có đảng nào hoặc rất ít ứng cử viên hoàn toàn chia sẻ quyết tâm bảo vệ sự sống và phẩm giá con người của mình. Các tín hữu Công Giáo nam nữ cần phải hành động theo những nguyên tắc luân lý của Hội Thánh và phải dấn thân hơn nữa: ứng cử vào các chức vụ, hoạt động trong các đảng phái chính trị, và thông báo cho những vị đại diện dân cử biết những mối quan tâm của mình. Ngay cả những người không có thể bầu cử cũng phải lên tiếng về những vấn đề ảnh hưởng đến đời sống của họ và công ích.

HỘI THÁNH LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP NGƯỜI CÔNG GIÁO TRÌNH BÀY NHỮNG VẤN ĐỀ CHÍNH TRỊ VÀ XÃ HỘI?


Một Lương Tâm Được Đào Luyện Chu Đáo

Hội Thánh chuẩn bị cho các phần tử của mình để trình bày những vấn đề chính trị bằng cách giúp họ phát triển một lương tâm được đào luyện chu đáo. “Lương tâm là một phán quyết của lý trí mà trong đó con người nhận ra đặc tính luân lý của một hành động cụ thể…. [Mọi người] đều bắt buộc phải trung thành tuân theo những gì mà mình biết là công bằng và đúng” (GLCG, số 1778). Chúng ta là những người Công Giáo có nhiệm vụ suốt đời đào luyện lương tâm mình cho phù hợp với lý trí, được soi sáng bởi giáo huấn của Đức Kitô như được truyền lại cho chúng ta qua Hội Thánh.

Nhân Đức Khôn Ngoan

Hội Thánh cũng khuyến khích người Công Giáo vun trồng nhân đức khôn ngoan, là nhân đức giúp chúng ta “trong mọi hoàn cảnh nhận ra điều thiện đích thực và chọn lựa những phương thế tốt để đạt tới điều thiện ấy” (GLCG, số 1806). Đức khôn ngoan hình thành và thông tri cho khả năng của chúng ta để cân nhắc những chọn lựa khác nhau, ngõ hầu quyết định lựa chọn nào thích hợp nhất cho một hoàn cảnh đặc biệt nào đó, và hành động. Đức khôn ngoan phải được đi theo bằng đức can đảm là nhân đức mời gọi chúng ta hành động. Trong khi người Công Giáo tìm cách thăng tiến công ích, chúng ta phải phân tích cẩn thận những chính sách công cộng nào là vững chắc về luân lý. Một mục đích tốt không thể biện minh cho một phương tiện vô luân. Đôi khi người Công Giáo chọn những phương thức khác nhau để đáp ứng những vấn đề xã hội, nhưng chúng ta không thể khác nhau về nhiệm vụ bảo vệ sự sống và phẩm giá con người và giúp xây dựng một thế giới công bình và hòa bình bằng những phương tiện phù hợp với luân lý.

Làm Lành Lánh Dữ

Có những điều mà chúng ta không bao giờ được phép làm, dù là cá nhân hay xã hội, bởi vì những điều ấy luôn luôn không phù hợp với tình yêu đối với Thiên Chúa và những người lân cận. Chúng ta phải luôn luôn loại trừ và không bao giờ được ủng hộ những hành động tự bản chất là ác. Thí dụ cụ thể nhất là việc cố tình hủy diệt mạng sống con người qua việc phá thai. Việc hủy diệt những con người vô tội luôn luôn là sai về luân lý. Một hệ thống tư pháp cho phép người ta vi phạm quyền sống dựa vào lý do chọn lựa là một hệ thống sai lầm tận gốc.

Tương tự, những đe dọa trực tiếp đến giá trị của sự sống con người như giết chết êm dịu, sao người (human cloning), và nghiên cứu bằng cách hủy hoại phôi thai người cũng là những sự dữ tự bản chất mà chúng ta phải chống lại. Những vi phạm sự sống và phẩm giá con người khác như giệt chủng, tra tấn, kỳ thị chủng tộc, và nhắm đến những người không chiến đấu trong các hành động khủng bố hoặc chiến tranh, cũng không bao giờ có thể được biện minh. Không tôn trọng bất cứ mạng sống con người nào cũng làm giảm thiểu sự tôn trọng tất cả mọi mạng sống con người.

Là người Công Giáo chúng ta không phải là những cử tri cho một vấn đề duy nhất. Lập trường của một ứng cử viên về một vấn đề duy nhất không đủ đảm bảo cho việc ủng hộ của các cử tri. Nhưng lập trường của một ứng cử viên về một vấn đề liên quan đến một sự dữ tự bản chất, như ủng hộ việc phá thai hợp pháp hoặc cổ võ cho việc kỳ thị chủng tộc, có thể đưa các cử tri đến việc không ủng hộ ứng cử viên ấy cách chính đáng.

Việc chống lại những hành động ác tự bản chất cũng thúc đẩy chúng ta nhận ra nhiệm vụ tích cực của mình là đóng góp vào công ích và hành động trong sự đoàn kết với những người túng thiếu. Cả hai việc chống lại sự dữ và làm việc lành đều cần thiết. Như ĐTC Gioan Phaolô II đã nói, “sư kiện là chỉ có những giới răn tiêu cực bắt buộc phải theo luôn luôn và dưới mọi hoàn cảnh không có nghĩa là trong đời sống luân lý, những giới răn tiêu cực quan trọng hơn nhiệm vụ phải làm việc lành được đề ra bởi những mệnh lệnh tích cực” (Veritas Splendor, số 52). Quyền sống căn bản ngụ ý và liên kết với những quyền làm người khác để có được những điều tốt lành mà mọi người đều cần để sống và phát đạt – bao gồm thực phẩm, nhà ở, y tế và công việc làm có ý nghĩa. Việc sử dụng án tử hình, nạn đói, thiếu phương tiện ý tế và gia cư, buôn bán người, giá về nhân mạng và luân lý của chiến tranh, những chính sách di dân bất công là những vấn đề luân lý nặng nề thách đố lương tâm của chúng ta và đòi hỏi chúng ta hành động.

Những Chọn Lựa Luân Lý

Những quyết định về chính trị khó khăn đòi hỏi phải sử dụng một lương tâm được đào luyện chu đáo được trợ giúp bởi đức khôn ngoan. Việc sử dụng lương tâm luôn luôn bắt đầu bằng việc chống lại những chính sách vi phạm sự sống con người hay làm cho việc bảo vệ nó bị yếu đi. “Cho nên những người làm luật có nhiệm vụ trong lương tâm phải hành động để sửa chữa những luật lệ khiếm khuyết về luân lý, nếu không họ sẽ có tội cộng tác vào sự dữ và phạm tội chống lại công ích (Người Công Giáo trong Đời Sống Chính Trị, 2004).

Một khi mà những luật khiếm khuyết về luân lý đã được ban hành, cần phải có những phán đoán khôn ngoan để quyết định phải làm gì có thể được để phục hồi công lý – ngay cả từng phần hay từ từ - mà không bao giờ từ bỏ quyết đối với việc quyết tâm hoàn toàn bảo vệ sự sống của tất cả mọi người từ khi thụ thai đến lúc chết tự nhiên (Xem Evangelium Vitae, số 73).

Cũng cần những phán đoán khôn ngoan để quyết định cách tốt nhất ngõ hầu cổ động cho công ích trong những lãnh vực như gia cư, y tế, và di dân. Khi các nhà lãnh đạo Hội Thánh đưa ra phán quyết về cách áp dụng giáo huấn Công Giáo về những chính sách đặc biệt này, giáo huấn ấy không có cùng một quyền bắt buộc như những nguyên tắc luân lý phổ quát, nhưng không được coi thường nó như là một ý kiến về chính trị trong số những ý kiến khác. Những áp dụng luân lý này phải cung cấp dữ kiện cho lương tâm và hướng dẫn hành động của người Công Giáo.

HỘI THÁNH NÓI GÌ VỀ THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO Ở NƠI CÔNG CỘNG? -

BẢY ĐỀ TÀI CHÍNH YẾU


Một đời sống đạo đức kiên định phải hướng dẫn tất cả mọi việc tham gia của người Công Giáo vào đời sống chính trị. Nền đạo đức Công Giáo này không bao giờ coi tất cả mọi vấn đề ngang hàng với nhau về luân lý hoặc rút gọn huấn Công Giáo vào một hay hai vấn đề. Giáo huấn này gắn liền với quyết tâm bảo vệ sự sống con người và các quyền khác của con người, từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên, trong nhiệm vụ căn bản phải tôn trọng phẩm giá của mọi người như là con cái Thiên Chúa.

Các cử tri Công Giáo phải dùng giáo huấn của Công Giáo để điều nghiên những lập trường của các ứng cử viên về những vấn đề và cũng phải kể đến sự liêm chính, triết lý, và thành tích của các ứng cử viên. Tất cả các công dân phải “nhìn vượt qua chính trị đảng phái, để phân tích những bài diễn văn thuyết phục khi tranh cử một cách kỹ lưỡng, và phải chọn người lãnh đạo của họ theo nguyên tắc, chứ không theo liên hệ đảng phái hay thuần túy vì tư lợi” (Sống Tin Mừng Sự Sống, số 33). Những đề tài của giáo huấn về Xã Hội Công Giáo cung cấp một mẫu mực về luân lý cho các quyết định trong đời sống công cộng.

Quyền Sống và Phẩm Giá Con Người

Sự sống con người là thánh thiêng. Tấn công trực tiếp vào những người vô tội không bao giờ được chấp nhận theo luân lý. Trong xã hội chúng ta, sự sống đang bị tấn công trực tiếp bởi việc phá thai, giết chết êm dịu, sao người, và hủy hoại phôi thai con người để nghiên cứu. Chúng ta phải luôn luôn chống lại những sự dữ tự bản chất ấy. Giáo huấn này cũng thúc đẩy chúng ta như những người Công Giáo phải chống lại nạn diệt chủng, tra tấn, chiến tranh bất công, và sử dụng án tử hình, cũng như phải theo đuổi hòa bình và giúp thắng vượt nạn nghèo đói, kỳ thị chủng tộc và những điều kiện khác làm mất giá trị của sự sống con người.

Kêu Gọi Gia Đình, Cộng Đồng và Sự Tham Gia

Gia đình, được đặt nền tảng trên hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, là đơn vị căn bản của xã hội. Nơi nương náu này của việc tạo dựng và nuôi dưỡng con cái không thể được tái định nghĩa, bị hạ giá, hay coi thường. Nâng đỡ các gia đình phải là ưu tiên của các chính sách kinh tế và xã hội. Cách chúng ta tổ chức xã hội - về kinh tế và chính trị, về luật pháp và các chính sách công cộng - ảnh hưởng đến hạnh phúc của cá nhân và xã hội. Mọi người và mọi đoàn thể có quyền và có nhiệm vụ tham gia vào việc hình thành xã hội và cổ võ cho hạnh phúc của cá nhân và công ích.

Quyền Lợi và Nhiệm Vụ

Mọi con người đều có quyền sống, là quyền căn bản tạo ra mọi quyền khác. Mỗi người chúng ta có quyền tự do tôn giáo, là quyền làm cho chúng ta có thể sống và hành động theo phẩm giá mà Thiên Chúa ban cho chúng ta, cũng như quyền có được những điều cần thiết cho con người có giá trị - thực phẩm và chỗ ở, giáo dục và việc làm, y tế và gia cư. Kèm theo những quyền lợi này là các nhiệm vụ và trách nhiệm - đối với nhau, với gia đình chúng ta, và với xã hội lớn hơn.

Yêu Thương Người Nghèo và Cô Thế

Trong khi công ích bao gồm mọi người, những người thiếu thốn nhất cần phải được quan tâm đặc biệt. Một bài trắc nghiệm về luân lý đối với xã hội là việc chúng ta đối xử với những người yếu thế nhất trong chúng ta - những người chưa được sinh ra, những người đang đương đầu với tật nguyền và bệnh nan y, những người nghèo và những người sống bên lề xã hội.

Giá Trị của Việc Làm và Quyền Lợi Công Nhân

Kinh tế phải phục vụ người nghèo, không phải ngược lại. Công bằng về kinh tế đòi phải có công việc tốt với đồng lương công bằng để sống, cơ hội để được tình trạng hợp pháp cho nhân công di dân, và cơ hội để mọi người làm việc chung với nhau vì công ích qua việc lao động, làm chủ, kinh doanh, đầu tư, tham gia công đoàn, và những hình thức hoạt động kinh tế khác của mình.

Đoàn Kết

Chúng ta là một gia đình nhân loại, dù có khác nhau về dân tộc, giống dân, chủng tộc, kinh tế và lý tưởng thế nào đi nữa. Quyết tâm Công Giáo của chúng ta trong việc đoàn kết đòi chúng ta phải theo đuổi công lý, loại trừ kỳ thị chủng tộc, và chấm dứt nạn buôn người, bảo vệ quyền làm người, tìm kiếm hòa bình, và tránh sử dụng vũ lực trừ khi đó là giải pháp cuối cùng.

Chăm Sóc cho Tạo Vật của Thiên Chúa

Chăm sóc cho trái đất là nhiệm vụ của Đức Tin Công Giáo. Tất cả chúng ta đều được mời gọi để quản lý cách cẩn thận các tạo vật của Thiên Chúa và đảm bảo môi trường an toàn và hiếu khách cho những con người yếu đuối bây giờ và trong tương lai.

KẾT LUẬN


Dựa vào giáo huấn Công Giáo, chúng tôi, các giám mục mạnh mẽ nhắc lại lời mời gọi canh tân chính trị của chúng tôi dựa vào những nguyên tắc luân lý, là bảo vệ sự sống, nhu cầu của những người yếu thế, và việc theo đuổi công ích. Loại tham gia vào chính trị này phản ánh giáo huấn về xã hội của Hội Thánh chúng tôi và những truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc chúng ta.

Tham Khảo

Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo

Tông huấn Deus Caritas Est của ĐTC Bênêđictô XVI

Tông Huấn Evangelium Vitae (Tin Mừng Sự Sống) của ĐTC Giaon Phaolô II

Người Công Giáo và Đời Sống Chính Trị và Sống Tin Mừng Sự Sống của HĐGMHK

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ
 
Đức Thánh Cha tiếp kiến Tổng Thống G. W. Bush
LM Trần Đức Anh, OP
14:36 13/06/2008
VATICAN - Sáng 13-6-2008, ĐTC Biển Đức 16 đã tiếp kiến tổng thống Hoa Kỳ George Bush và Phu Nhân Laura, theo một nghi thức ngoại thường.

ĐTC Benedictô và TT Bush đi dạo trong vườn Vatican
Phòng báo chí Tòa Thánh cho biết: để đáp lại cuộc tiếp đón nồng nhiệt Tổng thống Mỹ đã dành cho ĐTC trong cuộc viếng thăm Hoa Kỳ, cuộc tiếp kiến này không theo nghi thức thông thường.

Khi tổng thống và phu nhân, có Đại sứ Hoa Kỳ cạnh Tòa Thánh là bà Mary Ann Glendon tháp tùng, đến tháp thánh Gioan trong nội thành Vatican vào lúc gần 11 giờ, ông bà đã được ĐTC tiếp đón. Sau đó ngài và Tổng thống đã hội kiến thân mật ở lầu trên trong vòng gần nửa giờ. Trong dịp này, ĐTC tái cám ơn Tổng Thống về sự tiếp đón tại Mỹ và tại tòa Nhà Trắng, cũng như về dự dấn thân bảo vệ các giá trị luân lý cơ bản. Các vị nói về tình hình quốc tế, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Âu Châu, Trung Đông, sự dấn thân cho hòa bình tại Thánh Địa, sự hoàn cầu hóa, cuộc khủng hoảng lương thực và mậu dịch quốc tế, việc thực thi các mục tiêu đề ra trong Ngàn Năm Mới.

Trong khi ĐTC nói chuyện với Tổng thống Bush, ĐHY Bertone, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, nói chuyện với bà Laura và bà đại sứ Hoa Kỳ. Sau đó ĐTC đã gặp chung Tổng thống, Phu nhân và những người tháp tùng. Nhân dịp này Tổng thống đã tặng ĐTC hình chụp với ông có chữ ký của ông và phu nhân ghi trên góc. ĐTC cũng tặng lại tổng thống bức hình chụp ngài với ông bà tổng thống có thủ bút và bộ sách 4 cuốn về Đền Thờ Thánh Phêrô.

Kế đến, ĐTC và Tổng thống Hoa Kỳ đã đi dạo 20 phút trong Vườn Vatican cho đến sân trước hang đá Lộ Đức. Tại đây, ca đoàn Sistina, gồm đa số là các thiếu nhi, đã hợp đướng hai bài thánh ca bằng tiếng latinh: Exultate Deo và bài Alma Redemptoris Mater.

Ngồi trước hang đá và ca đoàn, ngoài ĐTC, Tổng thống Hoa Kỳ và Phu Nhân Laura, ĐHY Quốc vụ khanh, còn có một số người thuộc đoàn tùy tùng của Tổng thống. Tổng thống đã phá nghi thức ngoại giao, đến nói chuyện với Đức Ông Ca trưởng và chụp hình với các thiếu nhi ca viên. Ông Bà Tổng Thống đã giã từ ĐTC lúc 12 giờ để ra về.

Tháp Thánh Gioan là nơi Đức Gioan Phaolô 2 cư ngụ tạm thời khi mới được bầu làm Giáo Hoàng trong khi chờ đợi tu bổ căn hộ của ngài trong dinh Tông Tòa. Về phần ĐTC Biển Đức 16, khi mới đắc cử, ngài ở lại trong nhà trọ Thánh Marta, và ĐHY Bertone đã cư ngụ tại tháp Thánh Gioan trong khi chờ đợi tu bổ căn hộ của ngài. Đây cũng là lần đầu tiên một vị Tổng thống được ĐTC tiếp kiến tại tháp này. (SD 13-6-2008)
 
Khám phá lòng nhân hậu vô biên của Thiên Chúa tỏ lộ trong Kinh Thánh
HỒng Ân
19:47 13/06/2008
VATICAN (13.05.2008) - Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về Lời Chúa sẽ khám phá lòng nhân hậu của Thiên Chúa tỏ lộ trong Kinh Thánh. Đó là khẳng định của TGM Nikola Eterović, tổng thư ký của Thượng Hội Đồng khi giới thiệu tài liệu làm việc (Instrumentum laboris) cho việc nghiên cứu và học hỏi. Tài liệu Instrumentum Laboris bao gồm ba phần chính: trước hết giới thiệu Mầu Nhiệm Thiên Chúa được thông truyền cho con người; thứ đến Lời Chúa trong đời sống của Giáo Hội; và sau cùng, Lời Chúa trong sứ mệnh của Giáo Hội.

Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới lần thứ XII về Lời Chúa sẽ diễn ra ở Vatican từ ngày 5 đến ngày 26 tháng 10 năm 2008 về chủ đề: "Lời Chúa trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội". Tài liệu làm việc đặt nền tảng trên những giải pháp cho các định hướng mà ban thư ký của các hội đồng giám mục, của giáo hội đông phương, của các dòng tu và tu hội đời và các thánh bộ của Toà Thánh; cộng với những đóng góp to lớn đến từ các giáo xứ, các phong trào và các tổ chức bác ái.

Dựa trên những điều đó, TGM Nikola Eterović cho rằng Thượng Hội Đồng sẽ làm "trổ sinh lòng yêu mến Lời Chúa, là lời sống động, hữu hiệu và đi vào lòng người" và sẽ "khám phá lòng nhân hậu vô bờ bến của Thiên Chúa được tỏ lộ cho con người như một người bạn, đồng hành và kêu mời con người vào trong tương quan mật thiết với Ngài".

"Nhờ Lời Chúa, con người kín múc nguồn sức mạnh trong sự hiệp thông với giáo hội, thắp lên ơn cứu độ phổ quát, năng động trong sứ mệnh, thúc đẩy đời sống bác ái và góp phần thăng tiến xã hội". Hơn nữa, mục đích của Thượng Hội Đồng nhấn mạnh đến chiều kích mục vụ và truyền giáo, chính vì thế "Thượng Hội Đồng sẽ thúc đẩy lòng yêu mến Lời Chúa, qua việc suy gẫm, để nhờ đó các tín hữu tiếp cận Lời Chúa cách hữu hiệu. Trung tâm điểm sẽ là tái khám phá sự liên kết giữa Lời Chúa và phụng vụ, cách đặc biệt trong Thánh Lễ".

Kinh Thánh được dịch ra trên 2454 ngôn ngữ khác nhau, trong khi trên thế giới có tất cả khoảng 6.700. Kinh Thánh là sách được dịch nhiều nhất và phổ biến rộng rãi khắp thế giới, nhưng tiếc thay số lượng người đọc thì không nhiều. Điển hình ở Italia, theo thống kê của Gfk-Eurisko, chỉ 38% người dân đọc một đoạn Kinh Thánh trong vòng 12 tháng trở lại đây, trong đó 27 % là người lớn. Phần lớn người dân, 50%, cho rằng Kinh Thánh cũng rất khó hiểu. Chính vì vậy, các tín hữu cần sự hướng dẫn khôn ngoan của giáo hội và các cộng đoàn tín hữu. Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới về Lời Chúa sẽ quãng diển sự thống nhất giữa Lời Chúa và Thánh Thể, cũng như giữa phụng vụ Lời Chúa và phụng vụ Thánh Thể.
 
Top Stories
Sisters of the Daughters of the Charity of Saint Vincent De Paul in Ho Chi Minh city protest asking for their home back
J.B. An Dang
06:42 13/06/2008
When the Vatican delegation is still in Vietnam, hundreds of Sisters of the Daughters of the Charity of Saint Vincent De Paul (Compagnie des Filles de la Charité de Saint Vincent De Paul) protest today asking for their home back.

Ho Chi Minh city (13th June 2008) - Under the sweating heat of the summer, hundreds of Sisters of the Charity of Saint Vincent De Paul in Ho Chi Minh city stand all day in front of a house, once their own home, praying for justice. Police in mass reportedly surround the protestors to prevent anyone to join them. The protest is still on-going with the sisters vow to stay there until the government returns their home back to them.

The property in question on Nguyen Thi Dieu street has belonged to the Order since December 1959 after the French Red Cross transferred ownership to the sisters. The nuns opened a day care center that operated till 1975 when the communists came to power. Eventually the archdiocese of Saigon and the Order had to agree to let the local government use the facility as a school for kindergarteners.

Despite protests of the Order, in 1997, the goverment issued a decree to transfer the ownership to the People’s Committe of Ho Chi Minh city arguing that the property was in the state of absentee-landlord. Soon, the property was rented out in order to financially support local government and converted to a dancing club. In 2007, police raided the club and reported that the property was actually being run as a brothel. The club was shut down.

In the meantime the sisters continued to petition the authorities demanding that the building be returned since it had no socially relevant function, but their demand went nowhere.

In November 2007 ownership was transferred to the Bureau of Railroad System Management which expressed the intention of tearing it down to build a hotel with night club.

The archdiocese joined the sisters, calling on the authorities to reverse the decision. All they got was that the sign advertising the future night club was removed whilst demolition continued.

On 15 December some 70 sisters took matters into their hands, organising a vigil prayer together with a group of students in front of news reporters. Their action momentarily stopped the demolition.

Since the beginning of the year hundreds of them had been gathering every day to pray in front of their seized property until late in March when the goverment promised to return their home.

So far, no move has been made. The protest erupts again today as the People’s Committe of Ho Chi Minh city has just signed another decree to transfer the ownership to the Third district of Ho Chi Minh city.

Sr. Marie Nguyen, a protestor, said: “They try to kick the ball around, again and again, rather than listen and dialog seriously with us on the dispute”.
 
Sex abuse, liturgy, stem cells on bishops' agenda at spring meeting
Catholic News Service
18:31 13/06/2008
ORLANDO, Fla. (CNS) -- Opening their spring general meeting in Orlando, members of the U.S. Conference of Catholic Bishops got an interim report on the causes and context of child sexual abuse by priests and made quick work of proposals to revisit the ethical guidelines on feeding tubes and to declare a National Catholic Charities Sunday in 2010.

Cardinal George (left) leads opening prayer
In the first morning session of the June 12-14 assembly at the Hyatt Regency Grand Cypress, the bishops also took a preliminary look at two documents they will vote on later in the meeting. The first was a 700-page draft translation of the proper prayers in the Roman Missal for each Sunday and feast day during the liturgical year.

The other was a seven-page policy statement from the Committee on Pro-Life Activities that calls embryonic stem-cell research "a gravely immoral act" that crosses a "fundamental moral line" by treating human beings as mere objects of research.

Both documents were scheduled for further debate and vote June 13.

Bishop Arthur J. Serratelli of Paterson, N.J., chairman of the USCCB Committee on Divine Worship, said the liturgical document under consideration was the second of 12 sections of the Roman Missal translation project that will come before the bishops through at least 2010.

Each draft section first goes through a consultative process in all English-speaking countries and a final draft is proposed by the International Commission on English in the Liturgy, made up of representatives of bishops' conferences throughout the English-speaking world.

Because of that process, Bishop Serratelli said his committee had accepted only "a limited number of amendments considered absolutely necessary." Nearly 100 amendments proposed by a half-dozen bishops were rejected by the committee, although some might be brought before the full body of bishops before a vote.

The stem-cell document was introduced by Archbishop Joseph F. Naumann of Kansas City, Kan., in the absence of Cardinal Justin Rigali of Philadelphia, chairman of the pro-life committee.

Saying that the church has been "one of the most effective voices in the national debate on the use of embryos in stem-cell research," Archbishop Naumann said the new document would be the first by the bishops "devoted exclusively to this issue."

He said the stem-cell document will serve as a complement to a "somewhat longer, more pastoral document," aimed primarily at Catholic couples, on the church's teachings on reproductive technologies. The bishops decided not to consider both topics in one document because they face "distinct educational challenges," he added.

In an interim report on a study of the causes and context of sex abuse of minors by priests, researcher Karen Terry said she and her colleagues at the John Jay College of Criminal Justice at the City University of New York have found some correlations between the frequency of child sex abuse by priests and the increase or decline in societal patterns of divorce, premarital sex and illegal drug use.

In the 1960s, for example, studies show there was a 200 percent increase in incidents of abuse by priests, as well as a 200 percent increase in the number of divorces and the number of new adult users of marijuana and a 70 percent increase in premarital sexual activity among 20-year-old women.

In the 1980s, when incidents of abuse by priests declined by 72 percent, the divorce rate was down 40 percent and there was a 60 percent decrease in premarital sexual activity and new marijuana users, Terry said.

A similar pattern also is seen in the number of resignations from the priesthood during each decade and the number of incidents of sex abuse by priests in each of those decades, she said.

It remains to be seen, however, whether the various phenomena are "shaped by the same social factors," Terry said.

The causes and context study, commissioned by the bishops' National Review Board, is expected to be completed by December 2010, said Bishop Gregory M. Aymond of Austin, Texas, chairman of the USCCB Committee on the Protection of Children and Young People.

In voting on the first day, the bishops gave permission for their Committee on Doctrine to begin revising the "Ethical and Religious Directives for Catholic Health Care Services" to reflect recent church documents on medically assisted nutrition and hydration.

The documents include a 2004 address by Pope John Paul II to an international congress on the vegetative state and a 2007 response by the Vatican Congregation for the Doctrine of the Faith on questions raised by the USCCB on artificial nutrition and hydration.

The "modest revision" would later be brought to the full body of bishops for a vote, although Bishop William E. Lori of Bridgeport, Conn., doctrine committee chairman, said he did not know whether the changes would be ready for a vote this November.

Archbishop Daniel E. Pilarczyk of Cincinnati urged as wide a consultation as possible before the proposal comes to the bishops.

"We do not want to seem like we're handing this down from on high to the Catholic health care world," he said. "We need to get as much input as we can get."

The bishops also approved by voice vote a proposal to designate Sept. 26, 2010, as National Catholic Charities Sunday to mark the 100th anniversary of the network of Catholic social service agencies nationwide.

In written ballots they accepted a recommendation from the Committee on Budget and Finance to keep the 2009 assessment on dioceses to fund the work of the USCCB at the 2008 level of just over $10 million and a proposal by the Committee on Divine Worship to replace the Spanish word "vosotros" with "ustedes" in Spanish-language Masses in the U.S. to reflect the usage more common in Latin America and the Caribbean.

The diocesan assessment level was OK'd by a 140-0 vote, while the liturgical proposal was approved 187-3.

By Nancy Frazier O'Brien
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Phái đoàn Tòa Thánh thăm La Vang và hào quang Mặt Trời sáng ngời lạ lùng xuật hiện
Trương Minh Phương
11:09 13/06/2008
PHÁI ĐOÀN TÒA THÁNH VIẾNG THĂM THÁNH ĐỊA LA VANG VÀ HIỆN TƯỢNG VẦNG HÀO QUANG XUẤT HIỆN TRÊN BẦU TRỜI LINH ĐÀI ĐỨC MẸ

LAVANG - Sáng ngày 13.06.2008, Phái đoàn Tòa Thánh do Đức Ông Pietro Parolin Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tòa Thánh dẫn đầu đã đến viếng Đức Mẹ La Vang và dâng thánh lễ đồng tế tại Linh đài Đức Mẹ.

Nghe tin có Phái đoàn Tòa Thánh đến thăm thánh địa La Vang, nên rất đông giáo dân đã mau mắn về tham dự và họ đến từ nhiều vùng của ba miền của đất nước. Lúc 9h30, Đức Ông Pietro Parolin đã có bài nói chuyện thay bài giảng với cộng đoàn dân Chúa.

Đức Ông Parolin nói: “Chúng tôi cảm tạ hồng ân và sự quan phòng của Thiên Chúa đã cho chúng tôi được đến thăm viếng Thánh địa La Vang và dâng thánh lễ tại đây, trong bầu khí an lành và ấm cúng và đầy tình yêu thương. Chúng tôi đến đây trong tình hiệp thông thân ái và xin gửi lời chào mừng của Đức Thánh Cha đến tất cả anh chị em hiện diện nơi đây. Chúng tôi đã chứng kiến anh chị em đến từ nhiều giáo phận khác nhau, có cả người nước ngoài nhưng chúng ta cảm thấy như cùng trong một gia đình duy nhất.

Sau 15 lần phái đoàn đến Tòa Thánh đã đến viếng Đức Mẹ La Vang, nhưng đây là lần đầu tiên phái đoàn Tòa Thánh chính thức đại diện cho Đức Thánh Cha đến viếng Linh địa này. Sự hiện diện của phái đoàn Tòa Thánh hôm nay là sự hiện diện cho Đức Thánh Cha luôn quan tâm đến Thánh địa này.

Đức Thánh Cha đã gửi đến anh chị em lời thăm hỏi và chúc anh chị em luôn giữ vững đức tin mạnh mẽ. Ngài cũng hứa trong kì Đại hội La Vang lần thứ 28 này, ngài sẽ gửi thông điệp để ban phép lành cho tất cả anh chị em. Tôi xin trao tặng Hào quang Mình Thánh Chúa của Đức Thánh Cha gửi cho Thánh địa La Vang. Vì tôi tin rằng Mẹ cũng đang hiện diện với chúng ta
”.

Sau đó Đức Ông Parolin trao Hào quang Mình Thánh Chúa của Đức Thánh Cha Benedictô XVI tặng Trung tâm Thánh Mẫu La Vang cho Đức Cha F.X Lê Văn Hồng, giám mục phụ tá Giáo phận Huế.

Đúng lúc đó, cộng đoàn dân Chúa xôn xao và chỉ trỏ lên bầu trời trên Linh đài. Lúc này đúng 9h40, một vầng hào quang sáng ngời tỏa xuống trên Linh đài Đức Mẹ La Vang, nhiều người đã không cầm được nước mắt và quỳ xuống khẩn cầu cùng Mẹ.

Đức Cha Phụ tá, phái đoàn Tòa Thánh và các linh mục đồng tế đã phải ngưng thánh lễ để cùng với cộng đoàn chứng kiến và chiêm ngắm hiện tượng kỳ lạ xuất hiện trên bầu trời ngang trên Linh đài Đức Mẹ sau câu nói của Đức Ông Parolin: “Tôi tin rằng Mẹ đang hiện diện với chúng ta”.

Đây rõ ràng là một sự kì diệu mà không thể có lời giải thích tại sao. Sau thánh lễ hầu hết cộng đoàn dân Chúa đều bàn tán về hiện tượng kỳ lạ này.
 
Hiện Tượng lạ xuất hiện trên bầu trời La Vang đem tin vui cho giáo hội Việt Nam
Phêrô Nguyễn Ngọc Giáo
12:57 13/06/2008
LA VANG, Việt Nam.13/06/2008 -Một hiện tượng lạ xuất hiện trên bầu trời la Vang, báo trước những tin vui cho Giáo Hội Việt Nam, khi một phái đoàn cao cấp của toà thánh do Đức ông Pietro Parolin, thứ trưởng ngoại giao, dẫn đầu đến hành hương và dâng thánh lễ tại Thánh địa La Vang.

Đón Phái đoàn tại Trung tâm Mục vụ Huế
Như một sự may mắn tình cờ, Đức ông Pietro Parolin đang giảng lễ, khi ngài nhắc lại lời Đức Mẹ đã hứa năm 1798 với các tiền nhân đang cầu nguyện trên thảm cỏ gần gốc cây đa cổ thụ: “Mẹ đã nhận lời chúng con kêu xin và từ đây về sau, hễ ai chạy đến cầu khẩn Mẹ ở chốn này, Mẹ sẽ nhậm lời ban ơn theo ý nguyện’’.

Khi ĐC Hồng tiếp nhận Hào quang thì hào quang mặt trời cũng xuất hiện
Đức ông khẳng định rằng Mẹ đang ban ơn cho chúng ta, cụ thể có gió mát giữa bầu trời nắng oi ức khi chúng ta đang dâng Thánh lễ. Tức thì, một luồng gió mát liên tục từ đâu thổi đến, khiến mọi người tham dự thánh lễ mát mẻ, vừa vỗ tay, vừa cười.

Bỗng nhưng, một vòng tròn hào quang xuất hiện lưng chừng trên không trung, đường kính chừng 20 mét, theo thứ tự màu đỏ, vàng, trắng. Từ giữa hào quang sáng chói có một dãi mây trắng như tuyết, như dãi áo choàng Đức Mẹ, nhẹ nhàng phất phơ trước gió, khiến mọi người nhốn nháo hướng nhìn lên trời, để chiêm ngắm hiện tượng lạ.

Lúc này chừng 9 giờ 35 phút sáng, Đức ông Parolin phải ngưng giảng lễ chừng 5 phút, để xem hiện tượng lạ. Tiếng linh mục dẫn chương trình vọng lên để thông báo cho 2000 giáo dân đang hiệp dâng Thánh Lễ được biết:’’ trên bầu trời đang có ánh hào quang’’.

Hiện tượng này xẩy ra trên 3 cây đa cổ thụ, nơi giáo dân đang cầu nguyện. Sự kiện này đang đem lại tin vui cho giáo hội Việt Nam

Đức ông Thứ trưởng Toà thánh cho biết, trước khi đến Việt Nam, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đã gửi tặng một hào quang để đựng Mình Thánh Chúa cho giáo dân Việt Nam, ngài khuyên tín hữu thường xuyên đến chầu Thánh Thể để hưởng phép lành toà thánh tại linh địa La Vang.

Trước đây, vào năm 1998 nhân kỷ niệm 200 năm Đức Mẹ Hiện ra tại La Vang, Đức cố Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng đã gới tặng cho thánh địa La Vang một Chén Thánh.

Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, đã bổ nhiệm Đức ông Pietro Parolin 53 tuổi vào chức vụ Thứ trưởng ngoại giao Toà thánh ngày 30/12/2002, với chức năng này, ngài đã giúp cho Quốc vụ khanh giải quyết các mối quan hệ giữa toà thánh với các chính phủ và các vấn đề trên chính trường Quốc tế, đặc biệt hổ trợ cho công việc giải trừ vũ khí hạt nhân.

Giáo dân
"Sự hiện diện của phái đoàn Toà Thánh, là sự hiện diện của Đức Thánh Cha vì ngài đã gửi chúng tôi đến đây’’Đức ông Pietro Parolin đã nói và ngài mong muốn Thánh địa La Vang sớm tái thiết ‘’vì nơi đây là nơi cầu nguyện của tất cả mọi người’’.

Đức Thánh Cha hứa trong dịp đại hội La Vang 2008 này, ngài sẽ gửi đến đại hội một thông điệp kèm với phép lành của toà thánh.

Phái đoàn Toà thánh ngoài Đức ông Pietro Parolin, còn có Đức ông Barnabe Nguyễn Văn Phương Vụ trưởng Bộ truyền giảng Phúc Âm cho các Dân tộc và Đức ông Luis Mariano Montemayor, tham biện Toà sứ thần tại Phủ Quốc vụ khanh Toà thánh, đã đến thăm giáo phận Huế hôm thứ năm 12/06/2008.

Giáo phận Huế đã có buổi đón phái đoàn toà thánh rất long trọng tại sân bay Phú Bài, Trung tâm mục vụ giáo phận Huế. Nguyện vọng của giáo dân Huế là mong muốn tái thiết Thánh địa La Vang trước tháng 8/2008 để La Vang thực sự xứng đáng là trung tâm Thánh Mẫu toàn quốc.

Đức cha phụ tá giáo phận, Phanxicô Xavie Lê Văn Hồng, thay mặt Đức tổng giám mục Huế, hiện đang thăm Giáo hội Pháp. Thay mặt giáo phận, ngài cám ơn phái đoàn và Đức Thánh Cha đã ưu ái cử phái đoàn đến thăm Việt Nam lần này, với mục đích làm việc với chính quyền về những vấn đề liên quan giữa Giáo Hội và Nhà Nước.
 
Chào mừng Quí Đức Cha, quí Cha, quí Soeur và quí bà con Công Giáo Việt Nam đến Canada tham dự Đại Hội Thánh Thể.
LM. Phêrô Trần Thế Tuyên
15:10 13/06/2008
Chào mừng Quí Đức Cha, quí Cha, quí Soeur và quí bà con Công Giáo Việt Nam đến Canada tham dự Đại Hội Thánh Thể.

Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Công Giáo Việt Nam tại Canada rất vui mừng đón tiếp quí Đức Cha, quí Cha, quí soeur Việt Nam và quí bà còn Công Giáo Việt Nam đến tham dự Đại Hội Thánh Thể Thế Giới lần Thứ 49 được tổ chức tại Québec từ ngày 15.6.2008 đến ngày 22.8.2008.

Cho đến ngày hôm nay, ngày 13.6.2008, chúng tôi được biết:

• Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô quang Kiệt đã đến Canada hơn một tuần nay và đang thăm viếng các Cộng đoàn Công Giáo Việt Nam Toronto, Ottawa và Montréal.

• Đức Cha Phêrô Trần đình Tứ, Giám Mục Phú Cường, là trưởng phái đoàn Việt Nam cũng đã đến Toronto hơn một tuần nay. Nghe nói, phái đoàn có độ chừng 20 người.

• Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm minh Mẫn cũng như hai Cha Khảm và Duy sẽ đến Toronto ngày mai 14.6.2008. Theo chương trình dự định trước, Đức Hồng Y và hai Cha sẽ đến Québec ngày 16.6.2008 và Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ nhờ Đức Hồng Y và hai Cha Khảm, Duy phụ trách hai buổi sinh hoạt cho người Việt Nam vào vào tồi Thứ Ba 17.6 và tối thứ Tư 18.6.2008.

Về phía các Cha, chúng tôi thấy có:

• Cha Phạm chí Dũng, đến từ Việt Nam, địa phận Phú Cường

• Cha Emmanuel Nguyễn công Quận, địa phận Cần Thơ, du học Pháp, sang Canada dự Đại Hội Thánh Thể trước khi về Việt Nam.

• Cha Trần đình Vinh, đến từ Việt Nam.

• Cha Dương chí Phúc, đến từ Việt Nam.

Về phía quí soeur, chúng tôi hân hạnh đón tiếp:

• Soeur Hélène Madeleine Đặng thị Liên đến từ Italy.

• Soeur Thérèse Nguyễn ngọc Trinh, Missionary Sisters of St. Peter Claver, đến từ Mỹ.

• Soeur Hương, Đa Minh Tam Hiệp, đến từ Việt Nam.

• Soeur Maria Nguyễn thị Hồng Quế, O.P. Tam Hiệp, du học Philippines, tốt nghiệp cao học Mục Vụ Tâm Lý gia đình.

Chắc chắn còn một ít Cha và soeur đang trên đường đến Canada tham dự Đại Hội Thánh Thể mà chúng tôi không được biết. Xin chào đón tất cả quí Đức Cha, Quí Cha và quí soeur cũng như quí bà con Công Giáo đến từ khắp nơi. Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ Công Giáo có dành chỗ ngủ nghỉ, ăn uống và phương tiện di chuyển ở Sainte-Anne-De-Beaupré cho Liên Giáo Sĩ & Tu Sĩ và cho quí khách, tức quí Cha và quí tu sĩ nam nữ. Xin kính mời đến chung vui và sinh hoạt với chúng tôi. Chúng tôi có tổ chức “chương trình bên lề” dành cho người Việt Nam. Xin kính mời tham dự.

Tiếp theo đây, chúng tôi xin chia sẽ nguyên văn bài viết “Some Reflections on the Bus of

Life” được Soeur Hồng Quế ghi vội khi vừa đến Canada. Xin mời thưởng thức!

Lm. Phêrô Trần thế Tuyên

Chủ tịch
 
Trên 130,000 đôla đóng góp trong dạ tiệc “Một Viên Gạch Cho Nhà Thờ Chánh Toà Oakland”
Đặng Tiết Rũng
22:25 13/06/2008
Trên 130,000 đôla đóng góp trong dạ tiệc “Một Viên Gạch Cho Nhà Thờ Chánh Toà Oakland”:

- Sự tham gia nồng nhiệt của đồng hương tị nạn VN đã đem lại kết quả vượt mức dự trù của Ban Tổ Chức
- Rất nhiều đồng hương không thể tham dự buổi dạ tiệc vì không đủ chỗ ngồi đã gửi tiền đóng góp đến Trung Tâm Mục Vụ Việt Nam
-Phong trào gây quỹ vẫn còn tiếp tục với việc phát hành vé số Gây Quỹ Nhà Thờ Chánh Toà có Giải Độc Đắc $10,000. sẽ được xổ vào ngày 16 tháng 11 năm 2008 tại Phòng Họp Nhà Thờ Chánh Toà-Oakland.


OAKLAND - Tối chúa nhật 8 tháng 6 tuần qua, lầu 2 của nhà hàng Silver Dragon, khu phố Tàu Oakland, đã không còn một chỗ trống, trên 350 đồng hương Việt Nam đã tham dự dạ tiệc “Một Viên Gạch Cho Nhà Thờ Chánh Tòa Oakland”.

Sr. Thúy Liễu
Mặc dù chương trình dự định khai mạc vào lúc 6:30 chiều, nhưng ngay từ 5 giờ hầu như tất cả Ban Tổ Chức đều có mặt, từ vị Trưởng Ban Tổ Chức, Soeur Liễu, các bộ áo tu trắng của các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Qui Nhơn, (dòng nữ tu duy nhất của giáo phận Oakland), đến Linh Mục (LM) Đồng Minh Quang, LM Trần Thúc Định (Cha Định là linh mục niên trưởng người Việt trong giáo phận, người đã có mặt ở vùng Vịnh từ những ngày đầu tiên tháng 5/75; được biết Cha Định sẽ được giáo dân tổ chức lễ mừng thượng thọ bát tuần vào tháng 7 sắp tới) và hầu hết các LM, Tu sĩ người Việt trong Giáo Phận: LM Phan Văn Đương, Võ Ngọc Sơn, Phan Thế Lực, Lê Trung Khuê... cùng các vị có phần hành trong việc tổ chức như các anh Đinh Tiến Nhu sắp xếp hệ thống âm thanh, Anh Viên, Anh Hà lo khánh tiết, Chị Thừa lo sắp xếp bàn ăn cho các em trong ban Tiếp Tân (Nhóm Thiếu Niên Thánh An Tôn) để các em ăn trước hầu có thể làm hàng rào danh dự tiếp đón quan khách; các chị trong Ban Tài Chánh: chị Thu Lan, chị Ngọc cùng tất cả các vị Chủ tịch và thành viên ban Đại Diện các Cộng Đoàn. Một điều đáng lưu ý là mặc dù có nhiều Cộng Đoàn có thánh lễ chiều chúa nhật cũng cố gắng chạy về đây ngay khi thánh lễ chấm dứt hầu có dịp phụ giúp một tay vào bữa tiệc trọng đại này.

Sau đó khỏang 6 giờ, các quan khách lần lượt đến giữa những tràng pháo tay của các em trong Ban Tiếp Tân; chúng tôi nhận thấy ngoài các khuôn mặt giáo dân quen thuộc trong các cộng đoàn còn có những khuôn mặt cộng đồng người Việt trong vùng như Ban lãnh đạo Phòng thương Mại Việt Nam - Oakland do Ông trần Hồng Phúc hướng dẫn, Văn Phòng Luật Sư Trác Vũ, Ông bà Trần Quốc Thông,Mục Sư Huỳnh Hà, Ông Mã Thắng, chủ nhân Hệ Thống Phở Saigon, Ông Bà Đặng Công Phồn (Đặng Construction) Bà Bùi Thị Tuyết (chủ nhân nhà hàng Le Cheval), Bà Giám Đốc và quý vị trong Trung Tâm Cộng Đồng Người Việt Vùng Đông Vịnh, gia đình nha sĩ Đặng Nguyên... và rất nhiều vị khác mà chúng tôi không thể biết hết được.

Các Linh mục: Quang, Khuê, Sơn, Linh
Đúng 6:45PM, chương trình bắt đầu, Ông Trần Dung, điều hợp viên Ban TC giới thiệu cha Quang lên điều khiển chương trình; và sau đó là lời cầu nguyện của LM niên trưởng Trần Thúc Định; kế tiếp, Soeur Nguyễn Thuý Liễu, Trưởng Ban Tổ Chức ngỏ lời chào mừng cùng cám ơn sự hiện diện của quan khách.

Phần nghi thức đã xong, LM Quang mời LM Nguyễn Tiến Linh (đến từ San Francisco), ra mắt thực khách và cùng giữ vai trò MC chương trình tối nay.

Quang cảnh buổi tiệc
Kể từ giây phút này buổi tiêc trở nên thật náo nhiệt với những bài hát, điệu múa rất đặc sắc do giáo dân trong các cộng đoàn trình diễn; nhà hàng nhiều khi như muốn vỡ tung lên vì các câu hò, các lời bông đùa cùng với những kêu gọi đóng góp cho việc xây cất nhà thờ Chánh Toà; những phiếu hứa tặng, những tấm chi phiếu, các bao thơ đựng tiền tặng dữ mà số tiền trong đó từ $200, 300, lên tới $5,000 - $10,000 liên tiếp được chuyền lên sân khấu. Các con số cập nhật $30,000; 40,000; 50,000 cũng lần lượt được xướng lên; các món quà đấu giá với số tiền ngày càng tăng: hai chai rượu giá lên đến $2000 mỗi chai, 5 bức thư họa “Mười Điều Răn” của họa sĩ Vũ Hối do Ông Nguyễn Xanh gửi tặng đã được bán lên tới $500 mỗi bức.

Một trong những giây phút ý nghĩa và thích thú nhất trong buổi tiệc đó là lời phát biểu của Ông David Dương, Chủ Tịch Tổng Giám Đốc Công Ty California Waste Solution. Ông David Dương cho biết ông đã tham dự rất nhiều tiệc gây quỹ, tuy nhiên chưa có buổi tiệc nào vui nhộn và thành công như buổi tiệc tối nay, mà điều đặc biệt là người điều khiển chương trình lại là 2 vị Linh Mục; rồi với giọng điệu thật tình cảm ông cho biết đại ý như sau: “những thời gian đầu ở trại tỵ nạn, gia đình tôi cũng như rất nhiều gia đình các đồng hương tị nạn khác, đã được cơ quan từ thiện các tôn giáo, nhất là Công Giáo giúp đỡ rất nhiều, ngay cả những ngày đầu tiên đến đất nước này, chúng tôi cũng đã từng được sự trợ giúp của Cơ Quan Từ Thiện Công Giáo (USCC, lời người viết); như vậy theo tôi đây là dịp để tỏ cho người bản xứ, cho giáo hội Công Giáo biết tâm tình biết ơn của chúng ta...”

Lời phát biểu của Ông đã được nhiều tràng pháo tay tán thưởng của thực khách; Được biết trước đó Ông David Dương cũng đã đóng góp $10,000 vào Một ViênGạch Cho Nhà Thờ Chánh Toà.

Tiếp theo đó, Ông Trần Hồng Phúc cũng có lời phát biểu tương tự, Ông nhấn mạnh, là một thương gia dù lúc này kinh tế chung đang gặp nhiều khó khăn, ông cũng đóng góp phần mình bằng cách hứa gửi đến Ban Tổ Chức một ngân khoản là $5,000.

Chương trình vẫn tiếp tục, thực khách vẫn say mê với các câu chuyện vui của 2 vị MC áo đen duyên dáng, nhưng rồi buổi tiệc cũng phải chấm dứt với bài hát Tạ Ơn cùng lời tuyên bố sơ kết của Cha Định, con số trên 130,000 thu được trong buổi gây quỹ là con số vượt ngoài mức dự đoán của Ban Tổ Chức; điều này chứng tỏ tấm lòng rộng rãi không những chỉ của giáo dân gốc Việt, mà còn cả tấm lòng biết ơn của nhiều người tỵ nạn Việt Nam trong vùng đối với những gì mà cơ quan từ thiện thuộc Giáo Hội CG đã làm cho những người tỵ nạn VN trong giai đoạn đầu khi đến đất nước này.

Dư Âm Tiệc Gây Quỹ: Nhiều Người Than Phiền đã không Tham Dự Được

Trong thời gian trước ngày bữa tiệc khai mạc, với sự hưởng ứng quá nồng nhiệt của đồng hương, BTC đã phải từ chối rất nhiều người vì sức chứa giới hạn của nhà hàng là 350 chỗ điều này khiến BTC rất áy náy, nhất là đối với các đoàn thể và nhiều Giáo Dân các cộng đoàn đã không thể tham dự.

Để đáp lại thịnh tình của đồng hương, Ông Đặng Tiết Rũng, một thành viên tổ chức cho biết, Trung Tâm Mục Vụ VN đã cho phát hành vé số gây quỹ với giải độc đắc lên tới $10,000. Vé số cũng đã được phân phối đến tất cả các Cộng Đoàn Việt Nam và một vài cơ sở thương mại tại thành phố Oakland; giá bán mỗi vé là $5.00, sẽ được mở vào chiều ngày 16 tháng 11 sắp tới tại Hội Trường Nhà Thờ Chánh Toà Oakland mới được khánh thành.

Mọi chi tiết về vé số độc gỉa có thể liên lạc Ông Đặng Tiết Rũng (510) 882-0621 hoặc quí vị Ban Đại Diên các Cộng đoàn.
 
Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu của Thái Bình sẽ hoạt động ra sao?
Đàm Nguyên
23:33 13/06/2008
THÁI BÌNH -- Như VietCatholic đã loan tin vào tuần trước về việc chính quyền tỉnh Thái Bình vừa cho phép Đức Cha Nguyễn Văn Sang, giám mục Thái Bình, vì giáo phận thiếu nhiều linh mục, nên được phép được mở các lớp bổ túc cho các chủng sinh lớn tuổi tại Chủng viện Mỹ Đức đã được nhà nước hứa trả lại cho giáo phận Thái Bình.

Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu tương lai
Chủng viện Mỹ Đức trước đây rộng 2.000 mét vuông do Đức Giám mục dòng Đa Minh người Tây Ban Nha là Juan Casado Obispo, giám mục tiên khởi của Thái Bình xây dựng năm 1963. Khi xây chủng viện này Ngài là đại diện tông tòa Thái Bình. Khu chủng viện Mỹ Đức gồm hai tòa nhà ba tầng, một nhà bếp, vườn và sân thể thao, nằm cách tòa giám mục 3 km thuộc thành phố Thái Bình, cách Hà Nội 100 km về phía Đông Nam.

Sau khi Cộng sản miền bắc đánh bại quân Pháp vào tháng 5-1954, chủng viện phải ngưng hoạt 2 năm 1954-1956, vì lúc đó có nhiều linh mục sĩ, tu sĩ và giáo dân di cư vào nam. Sau đó chủng viện bắt đầu hoạt động lại từ 1957 cho đến năm 1965, rồi bị ngưng lại vì khi chiến tranh bùng nổ khốc liệt do bom đạn ở miền Bắc.

Vào năm 1968, chính quyền Thái Bình đã tịch thu một trong hai tòa nhà đó và dùng làm trung tâm giáo dục trước khi đóng cửa Chủng Viện Mỹ Đức hoàn toàn vào năm 1977, hai năm sau khi đất nước thống nhất.

Nay được chính quyền địa phương hứa trả lại chủng viện cho việc đào tạo tu sĩ lớn tuổi, Đức Giám mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Sang của Thái Bình quyết định đổi tên chủng viện thành Chủng viện Thánh Tâm Chúa Giêsu và sẽ làm giám đốc chủng viện. Năm linh mục khác đã đi du học ở Pháp, Rôma và Philippines làm thành Ban giáo sư dậy học tại chủng viện ở đây.

Linh mục Đa Minh Đặng Văn Cầu, thư ký tòa giám mục, cho biết hiện nay giáo phận Thái Bình chỉ có 45 linh mục phục vụ 100 giáo xứ, và nhu cầu là rất cần có thêm nhiều linh mục làm mục vụ cho các giáo xứ còn thiếu linh mục và cần các linh mục làm việc trong các ủy ban của Giáo phận. Chủng viện mới theo dự tính sẽ được khai giảng vào giữa tháng 9.

Hiện nay đã có 30 chủng sinh ở tuổi từ 35 đã được chọn để thi tuyển vào chủng viện. Các ứng viên này sẽ tập trung tại chủng viện vào ngày 15-6-2008 này để chuẩn bị dự thi. Những người đỗ kỳ thi này sẽ có thể tham dự khóa học bổ túc để làm mục vụ. Thành phần được tuyển vào thi này gồm số người đã học tại chủng viện khi chủng viện Mỹ Đức trước kia bị đóng cửa, trong khi những người khác học tại các học viện của Giáo hội ở thành phố Saigòn, nhưng chưa học xong.

Khóa bồi dưỡng kéo dài từ 3 cho tới 4 năm. Các chủng sinh sẽ học tại chủng viện từ thứ 2-6, và giúp các cha xứ làm công tác mục vụ tại giáo xứ vào các ngày cuối tuần, ngài nói thêm.

Sinh hoạt của các chủng sinh lớn tuổi này bao gồm việc học và đồng thời sẽ sống tại giáo xứ và giúp các linh mục tổ chức sinh hoạt mục vụ để có kinh nghiện thực tế.

Một vị linh mục trong giáo phận Thái Bình nhận định rằng Giáo phận Thái Bình có nhiều ơn gọi, nhưng do những hạn chế của nhà nước và giáo phận thiếu tiện nghi, nên mỗi năm giáo phận ngài chỉ có thể gởi sáu người vào Chủng viện Hà Nội, chủng viện này đào tạo linh mục cho các chủng sinh đến từ tổng giáo phận Hà Nội và bảy giáo phận miền bắc khác.

Một trong những ứng viên của chủng viện là Thầy Phùng, 66 tuổi. Thầy cho biết: sau khi thầy học tại chủng viện cũ từ năm 1956-1963, công an không cho thầy làm việc tại giáo xứ và bắt thầy trở về nhà. Thầy bị kết tội tiếp tục tổ chức các hoạt động tôn giáo và bị bắt đi lao động cải tạo từ năm 1973-1982. Sau khi bị quản thúc thêm 10 năm nữa, thầy làm vườn và trông coi thư viện tại tòa giám mục từ năm 1994.

Thầy Phùng nói những khó khăn thầy gặp phải đã giúp thầy củng cố ơn gọi linh mục. Thầy tín thác nơi Chúa vì khả năng hạn chế và tuổi tác gây trở ngại cho việc học hành của thầy, thầy nói thêm.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Các nữ tu Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn lại tiếp tục xuống đường cầu nguyện phản đối UBND thành phố Saigòn
Minh Luật
08:24 13/06/2008
SAIGÒN - Hôm qua (ngày 12.6.2008), hay tin Công ty quản lý nhà Thành phố đến vũ trường ở số 32 bis Nguyễn thị Diệu, vốn là trường dậy trẻ của các Dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn (Daughters of the Charity of Saint Vincent De Paul), để bàn giao cơ sở cho Ủy Ban nhân dân quận 3, các nữ tu kéo nhau đến đây để cản trở việc làm này. Các nữ tu cho rằng, việc bàn giao này cho thấy Thành phố muốn trả cơ sở về lại cho Ủy ban nhân dân và phòng giáo dục quận 3. Họ muốn các thầy cô đập vũ trường để xây trường học lại chăng, khi mà trước đây các thầy cô không muốn duy trì trường mẫu giáo Măng Non?

Ngay từ sáng sớm, các nữ tu và một số giáo dân tiếp tục đến vũ trường cầu nguyện để ngăn cản sự bàn giao này. Ông Phó ban Tôn giáo Thành phố, vài Công an và một số cán bộ cũng có mặt tại hiện trường. Các Nữ tử Bác Ái nói rằng họ tiếp tục ở lại cầu nguyện tại nơi vốn là tài sản thuộc sở hữu của họ.

Như đã trình bày từ mấy tháng qua, cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu, quận 3, Thành phố Saigon, nguyên là trường dạy trẻ của Dòng Nữ tử Bác ái Thánh Vinh Sơn. Năm 1975, nhà cầm quyền Việt Nam đã mượn sở này làm trường Mẫu giáo Măng Non, thuộc quyền quản lý của Phòng giáo dục và Ủy Ban nhân dân Quận 3. Thế nhưng năm 1997, Ủy Ban nhân dân Thành phố đã liệt ngôi trường trên vào diện nhà vắng chủ rồi cho đập phá trường học, sau đó xây lên một vũ trường với tên gọi VIP-CLUB.

Từ năm 2005, các nữ tu đã liên tiếp đệ đơn khiếu nại yêu cầu chính quyền trả lại cơ sở này để họ tiếp tục làm công tác giáo dục và làm các việc từ thiện xã hội.. Từ mấy năm qua, Chính quyền thành phố vẫn im lặng. Thay vì giải quyết khiếu nại của các nữ tu họ lại cho Ban Quản lý đường sắt thuê trong vài năm.

Ngày 15/15/2007 và ngày 27/3/2008, hàng trăm nữ tu đã đến cơ sở 32 bis Nguyễn Thị Diệu cầu nguyện để phản đối việc Ban quản lý đường sắt đập phá vũ trường.Theo đó Chính Quyền muốn lấy lý do là cơ sở đang được Ban Quản lý đường sắt sử dụng vào mục đích công ích để bác đơn đòi lại cơ sở 32 bis của các Nữ tử Bác ái.

Sự kiện các nữ tu cầu nguyện ngoài trời nắng nóng suốt ngày... đã là cho những người thành tâm trong và ngoài nước phẫn nộ. Họ viết thư phản đối và yêu cầu trả cơ sở cho các nữ tu chuyên làm công tác từ thiện xã hội. Sau biến cố này, Ban quản lý đường sắt đã thôi không muốn thuê cơ sở này nữa. Vũ trường đã bị bắt quả tang vì hoạt động phản văn hóa nên đã bị đóng cửa từ cuối năm 2005. Họ tiếp tục để trống cơ sở và im lặng vì không muốn trả một mặt bằng tuy không lớn nhưng thuộc khu đất vàng nằm trung tâm thành phố Saigon cho các nữ tu.
 
Tường thuật cuộc viếng thăm của Phái Đoàn Toà Thánh tại La Vang và báo cáo thành quả của Phái đoàn
LM Nguyễn Vinh Gioang
13:15 13/06/2008
LA VANG - Hôm nay, ngày thứ sáu, 13 tháng 6 năm 2008, Phái đoàn Toà Thánh đến Thánh Địa La Vang. Phái đoàn gồm Đức ông Pietro Parolin, Thứ trưởng Ngoại giao của Toà Thánh, Đức ông Barnabê Nguyễn Văn Phương, Vụ trưởng Bộ Truyền giảng Phúac Âm cho các dân tộc, Đức ông Luis Mariano Montamayor, tham biện Toà Sứ thần tại Phủ Quốc Vụ Khanh.

Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Huế, Đức Cha Phanxicô Xaviê Lê Văn Hồng, cùng đi theo Phái đoàn. Đúng 08g30, đội kèn của Nhà Thờ Chính Toà Phủ Cam cử hành bài Hành Khúc Giáo Hoàng trong khi được tin Phái đoàn sắp đến Thánh Địa La Vang. Cọng đoàn hành hương hân hoan vui mừng đón tiếp Phái Đoàn đến.

Đúng 08g45, Thánh Lễ kính Đức Mẹ La Vang được cử hành tại Linh Đài Đức Mẹ La Vang vừa mới được trùng tu. Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Huế chủ tế. Cùng đồng tế, có Ba Đức ông trong Phái Đoàn Toà Thánh, Đức Đan Viện phụ Thiên An, cùng 70 linh mục. Con số tu sĩ và giáo dân tham dự ước độ 5.000 người.

Trước Thánh Lễ, linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị đọc lời của Tổng Giáo Phận Huế chào mừng Phái Đoàn Toà Thánh tại Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang như sau.

Trọng kính Đức Ông PIETRO PAROLIN, Thứ Trưởng Ngoại Giao của Toà Thánh,
Kính thưa Đức Ông Barnabê NGUYỄN VĂN PHƯƠNG, Vụ trưởng Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các dân tộc,
Kính thưa Đức Ông LUIS MARIANO MONTAMAYOR, Tham Biện Toà Sứ Thần tại Phủ Quốc Vụ Khanh.

Hôm nay, Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc La Vang được vinh dự đón tiếp Phái Đoàn Toà Thánh, dưới sự bảo trợ của Hiền Mẫu La Vang. Đại diện cho mọi thành phần dân Chúa, linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân đang hiện diện, chúng con xin bày tỏ lòng yêu mến và biết ơn sâu xa của chúng con vì sự ưu ái của Phái đoàn đối với Trung Tâm Thánh Mẫu La Vang. Chúng con cũng xin Quý Đức Ông kính dâng lên Đức Thánh Cha Bênêdictô XVI, Đức Hồng Y Quốc Vụ Khanh và Đức Hồng Y Tổng Trưởng Bộ Truyền Giảng Phúc Âm cho các dân Tộc, lòng yêu mến nồng nàn và sự tuân phục hiếu thảo của chúng con.

Kính thưa quí Đức Ông,
Thánh địa La Vang nằm trong xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, thuộc Tổng Giáo Phận Huế và cách thành phố Huế khoảng 60 km về phía Bắc. Đúng 210 năm về trước, La Vang là một thôn nhỏ bé nằm sâu trong rừng thiêng nước độc. Vào tháng 8 năm 1798, Vua Cảnh Thịnh, Nhà Tây Sơn, ra sắc chỉ cấm Đạo Công giáo. Để tránh những cuộc tàn sát đẫm máu, một số giáo dân vùng Quảng Trị chạy trốn vào rừng La Vang nầy. Họ tập trung cầu nguyện và lần hạt, kêu xin Đức Mẹ cứu giúp, che chở. Một ngày kia, trong lúc họ đang đọc kinh cầu nguyện, Đức Mẹ hiện ra rực rỡ tươi đẹp vô cùng.

Đức Mẹ phán với họ: "Các con hãy tin tưởng, hãy cam lòng chịu khổ. Mẹ đã nhận lời các con kêu xin. Từ này về sau, những ai chạy đến cầu khẩn với Mẹ tại chốn nầy, Mẹ sẽ nhậm lời ban ơn theo ý nguyện". Từ 210 năm nay, nhiều người, lương cũng như giáo, hằng ngày hành hương về La Vang và đã nhận được nhiều ơn huệ phần hồn cũng như phần xác. Hiện giờ hằng năm, có bốn cuộc hành hương theo truyền thống tại La Vang, và cứ ba năm một lần, có Đại Hội Hành Hương toàn quốc kéo dài ba ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng 8, vào dịp lễ Mẹ Lên Trời Hồn Xác.

Năm 1998, kỷ niệm 200 Đức Mẹ hiện ra tại La Vang, số khách hành hương lên đến 250000 người. Trong tháng 8 năm 2005, dịp Đại Hội Hành Hương lần thứ 27, số người hành hương đã đạt đến gần 50.0000 người.

Còn vấn đề đất của Trung tâm, trước đây, La Vang đã có hơn 23 hecta. Nhưng từ 1975, La Vang chỉ được sử dụng gần một phần ba, khoảng hơn 6 hecta. Ngày 14 tháng 1 năm 2007, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và Đức Tổng Giám Mục Tổng Giáo phận Huế đã có văn thư gởi cho Chính Quyền Trung Ương đề nghị giải quyết đất của Trung tâm La Vang để Giáo Hội Việt Nam có thể đáp ứng tốt hơn, những nhu cầu mới.

(Hình: Trương Minh Phương)
Ngày 10 tháng 8 năm 2008, trong một buổi họp giữa phái đoàn Toà Tổng Giám Mục Huế và Chính Quyền Tỉnh Quảng Trị, Ông Phó Chủ Tịch UBND tỉnh Nguyễn Đức Chính nói lên quyết tâm của Chính Quyền muốn giải quyết dứt điểm vấn đề đất La Vang và hứa sẽ trao lại gần toàn bộ đất La Vang, khoảng 21 hecta, cho Giáo Hội Việt Nam, trừ hơn 2 hecta sau con suối. Trên phần đất sau con suối nầy, Chính Quyền và Trung Tâm La Vang cam kết sẽ không xây dựng bất cứ cơ sở nào hết, chỉ trồng cây làm khu sinh thái, và khi cần thiết, La Vang có thể tạm thời sử dụng mặt bằng.

Cho đến hôm nay, vẫn còn là một cam kết trên nguyên tắc và bằng miệng. Cần phải chờ đợi hoàn tất thủ tục đo đạc, cắm móc và giải toả mặt bằng trước khi có một văn bản chính thức và hợp pháp. Hiện nay việc làm thủ tục đang được tiến hành, chúng con hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết trước ngày khai mạc Đại Hội Hành Hương 13 tháng 8 sắp tới.

Đền Thánh La Vang đã được Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII nâng lên bậc Tiểu Vương Cung Thánh Đường do Tông thư Magno Nos ngày 22 tháng 08 năm 1961. Đền Thánh nầy đã bị phá huỷ hoàn toàn trong cuộc chiến 1972.

Ngày mồng 01 tháng 05 năm 1980, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã thiết lập Thánh Địa La Vang làm Trung Tâm Thánh Mẫu Toàn Quốc, lặp lại quyết định ngày 13 tháng 04 năm 1961 trước đây của Hộị Đồng Giám Mục Miền Nam Việt Nam.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thường nhắc đến Đức Mẹ La Vang trong những dịp đặc biệt, như dịp phong thánh các Chân Phước Tử Đạo Việt Nam tại Roma (ngày 19 tháng 06 năm 1988), dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới năm 1993 tại Denver, dịp tiếp kiến Phái đoàn Giám Mục Việt Nam về Roma ngày 14-12-1996, viếng mộ hai Thánh Tông Đồ Phêrô và Phaolô.

La Vang cũng được vinh dự đón tiếp nhiều Phái đoàn của Toà Thánh đến kính viếng như Phái đoàn của Đức Hồng Y Roger Etchegaray, phái đoàn của Đức Hồng Y Crescenzio Sepe và hôm nay, Phái đoàn của Đức Ông Pietro Parolin.

Kính thưa quí Đức Ông, đó là một vài điểm chính yếu, chúng con xin vắn tắt đệ trình lên Phái đoàn để tường. Một lần nữa, chúng con xin chân thành cám ơn Phái đoàn đã đến kính viếng Linh Địa La Vang.

Xin Thánh Mẫu La Vang ban tràn đầy ân phúc xuống trên quí Đức Ông. Chúng con xin kính dâng lên Quí Đức Ông một kỷ vật nhỏ để nhớ về La Vang. Chúng con xin trân trọng kính chào.

Sau bài chào mừng, Thánh Lễ bắt đầu. Trong bài giảng Thánh lễ hôm nay, Đức ông Pietro Parolin, trưởng Phái Đoàn Toà Thánh, nói lên những điều như sau bằng tiếng Italia, và Đức Ông Barnabê Nguyễn Văn Phương dịch ra tiếng Việt. Chúng tôi tóm lược được những điều sau đây.

Lạy Mẹ La Vang, chúng con cảm tạ Mẹ đã cho phép chúng con đến đây, trong Thánh Địa của Mẹ, để cầu nguyện với Mẹ, Mẹ Hoà Bình, Mẹ của Đất Nước Việt Nam, Mẹ của mọi tín hữu. Chúng con đến đây để cầu nguyện với Mẹ, hiệp cùng với những tín hữu hiện nay đang có mặt ở đây, và cùng với những người sau nầy sẽ đến đây cầu nguyện với Mẹ.

Chúng tôi, Phái Đoàn Toà Thánh được Đức Thánh Cha gởi đến đây. Xin chào mừng tất cả Quý Đức Cha, Các Cha, quý Tu sĩ và giáo dân có mặt tại đây.

Anh chị em thân mến, tất cả chúng ta đều thuộc một gia đình, Gia Đình Giáo Hội. Ở đây, không một người nào lẽ loi vì ở đây có Mẹ. Tất cả mọi người đều cần có Mẹ. Lạy Mẹ, chúng con là con của Mẹ, chúng con đến đây trong tình yêu thương và tin tưởng. Đây là trung tâm, nơi quy tụ tất cả mọi người của Đất Nước Việt nam và từ khắp nơi, để hiệp nhất với những người tuy không cùng một tín ngưỡng, nhưng cũng là một dân tộc, cũng là đồng bào với nhau. Xin Mẹ cho tất cả mọi người được đầy hồng ân, hạnh phúc. Xin ban cho mọi người trên Đất Nước nầy được đời sống tâm linh, đời sống đạo đức xã hội.

Sau 15 lần viếng thăm Việt Nam, đây là lần đầu tiên chính thức của Phái Đoàn Toà Thánh đến thăm Thánh Địa La Vang. Chúng tôi chân thành cám ơn Chính Quyền Quảng Trị. Những gì chúng tôi yêu cầu đều được Chính Quyền đáp ứng thoả đáng. Sự hiện diện của Phái Đoàn chúng tôi hôm nay tại đây chứng tỏ sự ưu ái của Đức Thánh Cha đối với nơi nầy.

Phái đoàn thăm đại điện chính quyền Quảng Trị
Thánh Địa La Vang nầy đã được sự quan tâm cua Giáo Quyền và của các Đức Thánh Cha là điều rõ ràng, ai cũng biết. Tôi chỉ xin nhắc lại lời của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II nói năm 1988 trong dịp lễ Phong Các Thánh Tử đạo Việt Nam: Ngài ưu ái cầu mong nơi đây sớm được tái thiết để trở nên nguồn an bình cho mọi người.

Chúng tôi cảm tạ vì chương trình tái thiết nầy luôn được sự đóng góp, cộng tác giữa những người có trách nhiệm và tin tưởng.

Dĩ nhiên, sự hiện diện của Phái Đoàn Toà Thánh hôm nay tại nơi đây là đại diện cho Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI. Đức Thánh Cha hứa sẽ gởi Thông Điệp và Phép lành Toà Thánh đến cho Đại hội La vang năm nay (cộng đoàn hành hương vỗ tay vang trời thật lâu). Sự hiện diện của Phái Đoàn Toà Thánh luôn luôn là sự hiện diện của Đức Thánh Cha vì chính Ngài gởi chúng tôi đến đây và gởi lời chào mừng đến từng mỗi người (cộng đoàn hành hương lại vỗ tay vang đội).

Như một lưu niệm cụ thể, Đức Thánh Cha gởi đến đây Chiếc Hào Quang để nói lên sự hiện diện của Chúa Giêsu Thánh Thể, Con Đức Cháu Trời, và sự hiện diện của Đức Mẹ Maria nơi Thánh địa nầy. Vậy xin Mẹ làm cho mỗi người chúng con tin tưởng thế nào Mẹ cũng sẽ ban ơn cho chúng con.

Trong những lần hiện ra tại đây, Mẹ dạy chúng con đến đây cầu nguyện thì thế nào cũng được Mẹ nhậm lời, như lời Mẹ phán: từ nay về sau, hễ ai chạy đến cầu Mẹ tại chốn nầy, Mẹ sẽ ban ơn cho họ. Thật như lời thánh Bênađô quả quyết: không ai chạy đến với Mẹ mà phải ra về tay không. Và như chúng ta có thể thấy, Mẹ ban cho chúng ta hôm nay có gió mát hài hoà…

Bỗng hàng ngàn người hành hương tại Thánh Địa La vang xôn xao cực độ khi vừa nghe Đức ông Pietro Parolin nói “Mẹ ban cho có gió mát hài hoà…” vì họ đang chứng kiến một cảnh lạ trên trời: ngay trên bầu trời La Vang, bên dưới là Ba Cây Đa, nơi Đức Mẹ hiện ra, nơi đang diễn ra Thánh Lễ, mặt trời dịu lại một cách bất ngờ, và xuất hiện một vòng tròn tuyệt đẹp vây quanh mặt trời. Cảnh tượng quá bất ngờ và quá đẹp nầy làm cho hàng ngàn người sửng sốt. Nhiều người quá ung sướng hô lên: “Sự lạ, sự lạ”. Hàng ngàn cặp mắt cùng hướng lên mặt trời đang nằm giữa vòng tròn quá đẹp.

“Sự lạ” nầy kéo dài đến năm phút. Nhiều người đã chụp ảnh được hiện tượng nầy. Tôi thấy khuôn mặt nhiều người rất cảm động. Và tôi cũng thấy một số người rút điện thoại di động ra, báo tin cho người thân ở xa biết ở Thánh Địa La Vang đang có một hiện tượng lạ. Chính tôi cũng ghi được một số hình ảnh về hiện tượng nầy.

Thánh lễ được tiếp tục trong niềm hân hoan của mọi người, và kết thúc lúc 10g15. Sau Thánh Lễ, ba Đức ông trong Phái Đoàn Toà Thánh được các tín hữu hành hương vây quanh chào đón với tất cả sự nồng nhiệt vui mừng, làm cho các Đức ông cảm động, lưu luyến.

Đúng 10g45, Phái Đòan Toà Thánh ra thăm Chính Quyền Quảng Trị tại Ủy Ban Nhân Dân Tỉnh Quảng Trị ở Thị xã Đồng Hà. Đức Giám Mục Phụ tá Tổng Giáo Phận Huế đi theo Phái Đoàn. Và tháp tùng Phái Đoàn, có linh mục Hạt trưởng Hạt Quảng Trị.

Tại buổi viếng thăm nầy, Đức ông Trưởng Phái Đoàn Toà Thánh có đặt vấn đề về Đất La Vang. Đức Giám Mục Phụ Tá TGP Huế cũng góp ý về vấn đề nầy. Và chúng tôi được biết thêm một lần nữa, qua lời của ông Nguyễn Đức Chính, Phó Chủ Tịch UBND Tỉnh Quảng Trị, quyết tâm của Chính Quyền Quảng Trị giải quyết vấn đề La Vang trong êm đẹp và thông cảm.
 
Tài Liệu - Sưu Khảo
Môn đệ, Tông đồ, Người là ai?
Nguyễn Trung Tây, SVD
06:51 13/06/2008

Môn đệ, Tông đồ, Người là ai?



...Môn trong tiếng Việt Nam mang ý nghĩa của cửa. Đệ là đồ đệ. Môn đệ do đó là danh từ chỉ về một người gia nhập hoặc thuộc về một môn phái. Lý Công Uẩn khi còn niên thiếu, xuất gia ở trong chùa, làm môn đệ của Sư Lý Khánh Vân. Mục Kiển Liên, một trong nhiều đại môn đệ của Đức Phật Thích Ca, đã từng phải đích thân đi vào trong địa ngục để cứu mẹ thoát khỏi hình phạt dầu sôi lửa bỏng dưới cõi âm ty. Máccô, người viết quyển Phúc Âm thứ nhất trong Tin Mừng Nhất Lãm, là môn đệ của thánh Phêrô....

Môn đệ, Tông Đồ, và nhóm Mười Hai không phải là những danh từ xa lạ với người Kitô hữu. Đặc biệt, Phêrô và Anrê, Giacôbê và Gioan, hoặc Giuđa người phản đồ là một vài người trong nhóm Mười Hai Tông Ðồ mà phần lớn người tín hữu chúng ta ai ai cũng biết (1). Nhưng không phải lúc nào trong bốn bản Phúc Âm, nhóm Mười Hai cũng được gọi là tông đồ. Có bản Phúc Âm, nhóm Mười Hai được gọi là môn đệ; có bản Phúc Âm, tác giả gọi nhóm Mười Hai với cả hai danh xưng, vừa là tông đồ vừa là môn đệ.

Minh họa cho nhóm thứ nhất, chúng ta có bản Tin Mừng theo thánh sử Gioan. Trong toàn bộ hai mươi mốt chương của bản Phúc Âm thứ Tư, thánh Gioan gọi tất cả những người trong nhóm Mười Hai là môn đệ. Nói cho chính xác nhất, danh từ tông đồ không hề xuất hiện trong bản Phúc Âm theo thánh Gioan.

Minh họa cho nhóm thứ hai, chúng ta có ba bản Tin Mừng Nhất Lãm của ba thánh sử: Máccô, Luca, và Mátthêu. Theo như Máccô, vào một ngày kia Đức Giêsu sai nhóm Mười Hai môn đệ, hai người đi với nhau, tới các thôn làng để rao giảng Tin Mừng (Máccô 6:7-13). Theo như Luca, sau một đêm cầu nguyện, Đức Giêsu chọn ra Mười Hai môn đệ. Mười Hai người này, Ngài gọi là tông đồ (Luca 6:12-16). Theo như thánh sử Mátthêu, thấy đám đông đi theo Ngài đông đảo, Đức Giêsu chạnh lòng thương. Ngài phán, “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt thì thiếu”. Đức Giêsu bèn gọi Mười Hai môn đệ lại. Mười Hai người tông đồ, đứng đầu là Simon, tên gọi là Phêrô, anh ông Anrê (Matt 10:1-7).

Hiện tượng bốn bản Tin Mừng không thống nhất với nhau, trong khi sử dụng hai danh từ: tông đồ và môn đệ, dẫn tới một câu hỏi và cũng là đề tài mà chúng ta sẽ thảo luận trong bài tham khảo này, đó là, “Môn đệ và tông đồ, người là ai?”

I. Môn Đệ

Môn trong tiếng Việt Nam mang ý nghĩa của cửa. Đệ là đồ đệ. Môn đệ do đó là danh từ chỉ về một người gia nhập hoặc thuộc về một môn phái. Lý Công Uẩn khi còn niên thiếu, xuất gia ở trong chùa, làm môn đệ của Sư Lý Khánh Vân. Mục Kiển Liên, một trong nhiều đại môn đệ của Đức Phật Thích Ca, đã phải đích thân đi vào trong địa ngục để cứu mẹ thoát khỏi hình phạt dầu sôi lửa bỏng dưới cõi âm ty. Máccô, người viết quyển Phúc Âm thứ nhất trong Tin Mừng Nhất Lãm, là môn đệ của Phêrô.

Riêng về danh từ môn phái, chúng ta có Hồng Thất Công trong Anh Hùng Xạ Điêu là trưởng môn của môn phái Cái Bang. Diệt Tuyệt Sư Thái trong Cô Gái Đồ Long là trưởng môn của môn phái Nga Mi. Đặc biệt nhất, Vua Trần Nhân Tôn, người hai lần đánh đuổi quân Mông Cổ ra khỏi bờ cõi, là trưởng môn của môn phái Trúc Lâm, môn phái thiền nổi tiếng của người Việt Nam.

Một cách tương tự, môn đệ, ma-thề-tệs trong tiếng Koiné cũng có nghĩa là học sinh, đệ tử, đồ đệ. Thật sự ra, cả bốn thánh sử đều đã sử dụng danh từ ma-thề-tệs khi nhắc đến những người tin và đi theo Đức Kitô trong thời gian ba năm Ngài giảng dạy (3).

Nếu lồng cụm từ môn đệ của Tân Ước vào ngôn ngữ kiếm hiệp, chúng ta nhận ra cụm danh từ “môn đệ của Đức Giêsu” đồng nghĩa với cụm danh từ “môn đệ của Trưởng Môn Giêsu”. Nói một cách khác, trong môn phái Kitô, Đức Giêsu là Trưởng Môn độc tôn. Đại diện cho ngôi vị độc tôn này, chúng ta có những vị Giáo Hoàng. Phêrô là vị Giáo Chủ thứ Nhất.

II. Tông Đồ

Như đã được phân tích ở trên, chúng ta biết chỉ có Mười Hai người môn đệ trong số những môn đệ của Đức Giêsu được chính Ngài tuyển chọn, và Ngài gọi nhóm Mười Hai là tông đồ (4).

Tông đồ, trong tiếng Việt Nam, tông mang ý nghĩa tông truyền, chân truyền, hay là chính thống. Đồ là đồ đệ. Tông đồ do đó có nghĩa là đồ đệ trực tiếp hay chân truyền được truyền dạy bởi chính tay của sư phụ. Trương Tam Phong trong Cô Gái Đồ Long chỉ chọn lựa bẩy môn đệ chân truyền. Bẩy đồ đệ này do chính tay Trương Chân Nhân đích thân lựa chọn và truyền dạy võ thuật. Trong ý nghĩa chân truyền, bẩy người đồ đệ của Trương Tam Phong có thể được coi như là bẩy tông đồ.

Tuy nhiên, tông đồ, apóstòlọs, trong tiếng cổ Hy Lạp không có nghĩa là tông truyền hay chân truyền. Apóstòlọs có nghĩa là người được Đức Giêsu mời gọi và sai đi với một sứ mạng. Theo như Máccô 3:13-18, chính Đức Giêsu đã đích thân đứng ra tuyển chọn nhóm Mười Hai môn đệ, và Ngài gọi họ là tông đồ. Thánh sử Máccô cũng thông báo cho độc giả Tin Mừng biết hai nguyên nhân đã khiến Đức Giêsu quyết định tuyển chọn Mười Hai tông đồ là bởi vì,

(1). Ngài muốn họ ở với Ngài.

(2). Đức Giêsu sẽ sai họ đi rao giảng Tin Mừng.

Trong ý nghĩa vừa được phân tích ở trên, chúng ta có thể hiểu danh từ tông đồ mang ý nghĩa của một người được Đức Giêsu Kitô mời gọi và sai đi với một sứ mạng. Sứ mạng ở đây là rao giảng Tin Mừng và làm chứng nhân về một Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống.

III. Tông Đồ: Phaolô Tarsus, Maria Mađalêna, Phôtina

A. Phaolô Tarsus

Người Kitô hữu, ai cũng biết Phaolô không có tên trong danh sách của nhóm Mười Hai Tông Đồ. Nhưng trong những lá thư gửi tới các tín hữu Kitô, nhà truyền giáo tiên khởi Phaolô luôn luôn tự xưng mình là tông đồ của Đức Kitô. Thí dụ, để bắt đầu những lá thư gửi tới cộng đồng Kitô thời tiên khởi, Phaolô hay viết dòng chữ, “[Tôi], Phaolô, tông đồ của Đức Kitô” (Rom 1:1, Gal 1:1, 1 Cor 1:1).

Đương nhiên, Phaolô có những lý lẽ riêng khi tự xưng mình là tông đồ của Đức Kitô. Một trong những nguyên nhân chính bắt nguồn từ câu chuyện trên con đường thiên lý dẫn tới thành phố Đamáscus.

Theo như Tông Đồ Công Vụ 8, sau khi thánh tử đạo tiên khởi Stêphen nằm xuống cho một niềm tin, cuộc bách hại về đức tin bắt đầu bùng cháy và lan rộng ra khắp kinh thành Giêrusalem. Riêng Saolê, người Biệt Phái nhiệt thành xông đến từng nhà, bắt cả đàn ông lẫn đàn bà tống vào ngục thất. Chưa hết, Saolê còn xin phép các thầy Thượng Tế lên đường đi tới các hội đường của người Do Thái tại thành phố Đamáscus, bắt giam những người tín hữu, trói lại, giải về kinh thành Giêrusalem. Nhưng không ai ngờ, trên con đường dẫn đến thành phố Đamáscus, ông Biệt Phái của thành phố Tarsus thuộc quận Cilicia bị Đức Kitô Phục Sinh quật ngã trên đường đi. Và Đức Kitô Phục Sinh chất vấn người Biệt Phái,

— Saolê, tại sao ngươi bắt bớ ta?

Saolê hỏi lại,

— Ngài là ai?

Cuối cùng, Đức Kitô sai Saolê ra đi với một sứ mạng mới, sứ mạng rao giảng Lời Chúa và làm nhân chứng cho Đức Kitô Phục Sinh (Tông Đồ Công Vụ 9, 22, 26:14-18). Bởi được chính Đức Kitô Phục Sinh sai đi, mang ánh sáng Tin Mừng tới dân ngoại, mặc dù Phaolô không thuộc về nhóm Mười Hai tông đồ, thánh Phaolô luôn luôn tự xưng mình là tông đồ của Đức Kitô.

B. Maria Mađalêna

Theo như Gioan 20:1-18, sáng hôm đó trời còn tối, Maria Mađalêna một mình đi tới ngôi mộ. Cô thấy tảng đá che cửa ngôi mộ đá bị lăn sang một bên. Cô chạy về báo cho Phêrô và người môn đệ được Đức Kitô thương mến. Cả hai cùng chạy tới ngôi mộ đá. Cả hai không thấy gì khác hơn ngoài ngôi mộ trống, và khăn liệm che đầu cùng những băng vải cuốn xác Đức Kitô còn để lại trong ngôi mộ. Hai người đàn ông bỏ về. Nhưng Maria Mađalêna quyết định ở lại quanh quẩn với ngôi mộ trống. Trong giây phút không ai ngờ, Đức Kitô Phục Sinh hiện ra đàm đạo với cô. Ngài sai Maria Mađalêna ra đi với một sứ mạng, “Hãy đi tới với các môn đệ của ta và báo cho họ biết là ta trở về cùng Cha ta cũng là Cha của các con” (Gioan 20:17). Theo lời phán truyền của Đức Kitô Phục Sinh, Maria Mađalêna hân hoan, lên đường loan báo Đại Tin Mừng Phục Sinh tới những môn đệ của Đức Giêsu: “Tôi đã gặp Thiên Chúa”, cùng tất cả những điều Đức Kitô Phục Sinh đã truyền dạy cô vào buổi sáng sớm của ngày Phục Sinh hôm đó.

Phân tích dưới lăng kiếng thần học, Maria Mađalêna cũng được coi là một tông đồ, bởi cô đã được Chúa Phục Sinh sai đi với một sứ mạng, sứ mạng rao giảng đại Tin Mừng Phục Sinh tới những người môn đệ của Đức Giêsu.

C. Phôtina

Theo Gioan 4:1-42, vào một ngày kia, Đức Giêsu và các môn đệ của Ngài đi ngang qua một thành phố tên là Saikar. Lúc đó vào khoảng 12 giờ trưa. Đức Giêsu mệt mỏi, Ngài quyết định dừng lại bên bờ giếng của Giacóp. Lúc đó, các môn đệ của Người đi vào thành tìm mua lương thực. Bất ngờ Đức Giêsu thấy một người đàn bà xứ Samaria đi ra giếng lấy nước. Ngài nói với người phụ nữ,

— Cho tôi miếng nước?

Người đàn bà xứ Samaria hỏi,

— Tại sao ông là một người Do Thái lại hỏi tôi, một người đàn bà Samaria, “Cho tôi miếng nước”?

Đức Giêsu nói,

— Nếu chị biết ai là người đang nói với chị, “Cho tôi miếng nước”, thì chị đã xin, và người đó sẽ cho chị nước hằng sống.

Người đàn bà trả lời,

— Thưa ông, ông không có gầu để múc nước, và nước giếng thì sâu.

Câu chuyện giữa hai người tiếp nối cho tới lúc người đàn bà xứ Samaria bỏ lại gầu nước sau lưng. Người phụ nữ chạy về và nói với những người trong thôn làng,

— Hãy đi ra bờ giếng xem người đã nói với tôi tất cả những điều tôi đã từng làm.

Theo lời mời gọi của người phụ nữ Samaria, dân chúng trong thành kéo nhau đi ra bờ giếng. Họ gặp Đức Giêsu. Và họ tin vào Ngài.

Dựa vào định nghĩa thần học của danh từ tông đồ trong Tân Ước, người đàn bà xứ Samaria cũng được gọi là một tông đồ, bởi vì,

(1). Bà đã là chứng nhân về một Đức Giêsu, Người đàn ông mà bà đã gặp bên bờ giếng.

(2). Bởi chứng từ của người phụ nữ, nhiều người đã tới gặp Đức Giêsu. Họ tin vào Ngài. Và họ trở thành môn đệ của Đức Giêsu.

(3). Hành động bỏ lại bên bờ giếng gầu múc nước, một trong những dụng cụ cần thiết cho đời sống của người phụ nữ vào thế kỷ thứ Nhất Công Nguyên đã được so sánh với hành động bỏ lại đằng sau lưng thuyền đánh cá của Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan, là những vật dụng cần thiết cho đời sống ngư phủ (Luca 5:1-11). Tất cả năm người này, người phụ nữ xứ Samaria, Phêrô, Anrê, Giacôbê, và Gioan, sau khi được Đức Giêsu lên tiếng mời gọi, họ sẵn sàng bỏ lại tất cả sau lưng những dĩ vãng để bắt đầu một đời sống mới trong Đức Giêsu, đời sống tông đồ, đời sống làm chứng nhân, và rao truyền hạt giống Tin Mừng tới khắp muôn dân.

Tác giả Gioan không nhắc tới tên của người phụ nữ xứ Samaria. Nhưng theo các nhà thần học gia, người phụ nữ Samaria tên là Phôtina. Cô ta đã truyền đạo và rửa tội cho công chúa, con gái của Hoàng đế Nêro. Sau cùng, nữ tông đồ Phôtina mang đuốc sáng Tin Mừng tới thành phố Carthage. Vào cuối đời, bà đã chết tử vì đạo trong ngục thất tại thành phố Carthage (5).

IV. Môn Đệ, Tông Đồ: Người Là Ai?

Để chấm dứt bài Môn đệ, Tông đồ, Người là Ai?, người viết xin được hỏi bạn đọc hai câu hỏi có liên quan tới đề tài của bài tham khảo này,

(1). Khi nào chúng ta trở nên môn đệ của Đức Kitô?

(2). Khi nào chúng ta sẽ trở nên tông đồ của Đức Kitô?

Về câu thứ nhất, xin thưa, đó là khi chúng ta nhận phép Rửa Tội. Khi nhận phép thanh tẩy, chúng ta trở nên môn đệ của Đức Kitô. Đó là lý do tại sao chúng ta được gọi là Kitô hữu, hay là anh chị em trong Đức Kitô. Trong ngôn ngữ kiếm hiệp, vào ngày rửa tội, chúng ta trở nên sư huynh, sư tỷ, sư đệ, và sư muội trong môn phái Kitô.

Về câu thứ hai, xin thưa, đó là khi chúng ta nhận lãnh phép Thêm Sức. Vào giây phút lãnh nhận dấu ấn trên trán từ tay của Đức Giám Mục, chúng ta được Chúa Thánh Linh sai đi với một sứ mạng mới, sứ mạng làm chứng về một niềm tin vào Đức Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống. Và chúng ta là những nhân chứng sống động cho niềm tin này.

Chú thích

(1). Danh sách đầy đủ của Mười Hai Tông Đồ xuất hiện trong Phúc Âm Nhất Lãm. Mátthêu 10:1-4; Máccô 3:13-18; Luca 6: 12-16. Tên của các tông đồ, tùy theo từng bản, được viết khác nhau.

(2). Toàn bộ 27 bản Kinh Thánh của Tân Ước được viết trong tiếng Cổ Hy Lạp, Koiné (Koinê), có nghĩa là phổ thông. Ngôn ngữ này là ngôn ngữ thông dụng của đế quốc La Mã vào những thế kỷ đầu tiên của Công Nguyên.

(3). Thực sự ra những người môn đệ đi theo Đức Giêsu không phải là một con số nhỏ. Theo như Luca 10:1-12, Đức Giêsu đã từng sai bẩy mươi hai môn đệ đi tới những thôn làng và những địa danh để rao giảng Tin Mừng về Nước Trời và chữa lành các bệnh nhân. Cũng theo Luca 8:1-3, đi theo Đức Giêsu, ngoài nhóm Mười Hai Tông Đồ, còn có những người phụ nữ, Maria Mađalêna, Goanna, vợ của ông Chuza, người hầu của Vua Hêrôđê, Susanna, và nhiều người phụ nữ khác.

(4). Theo như Máccô 6:7-13, một ngày kia Đức Giêsu sai nhóm Mười Hai môn đệ, hai người đi với nhau, tới các thôn làng để rao giảng Tin Mừng. Mặc dù trong bản văn này, thánh sử Máccô không sử dụng danh từ tông đồ, nhưng trước đó, trong đoạn Máccô 3:13-18, tác giả đã nói cho độc giả biết nhóm Mười Hai này được Đức Giêsu chính tay tuyển chọn, và Ngài gọi họ là tông đồ.

(5). Farmer, Craig. “Changing Images of the Samarian Woman in Early Reformed Commentaries on John,” Church History 65 (1996) 365-375.

www.nguyentrungtay.com
 
Thông Báo
Thông Báo về Đại Học Trinity nơi cư trú trong ba ngày Hành Hương Mẹ La Vang
Ban Tổ Chức
05:11 13/06/2008

Thông Báo về Đại Học Trinity nơi cư trú trong ba ngày Hành Hương Mẹ La Vang



Trân trọng thông báo:

Việc book phòng tại Trinity University sẽ được khóa sổ vào trưa ngày 13/6/2008, vì chúng ta chỉ còn 3 phòng trong số tất cả số phòng đôi (hai giường) họ dành cho mình. Nhà trường rất bận rộn trong mùa Hè. Rất nhiều nhóm khác nhau tới đây mướn phòng để được hưởng giá rẻ. Chúng ta sẽ đến sau một nhóm check-in hôm nay, ngày 12/6, và khi chúng ta ra về sẽ có một nhóm khác đến ngày chủ nhật 22/6/2008.

  • 1. Xe Shuttles: Đại Học Trinity có xe Shuttles mổi 20 phút để đưa đón quý vị từ trạm Brookland Metro Station về Đại Học Xá và ngược lại. Như đã thông báo trước đây, quý vị đi máy bay về phi trường Reagan National, tức DCA, có thể lấy Metro (Xe điện ngầm) ngay từ phi trường và lấy Yellow Line đi về hướng MT VERNON SQUARE xuống trạm Gallery Place-Chinatown, đổi sang Red Line đi về hướng GLENMONT METRO để về ga Brookland/CUA. Giá vé Metro có thể mua ngay tại trạm ở phi trường, dùng cash hay credit card. Giá vé một chuyến đi là $ 2.75, người già $ 1.35.

    Ở đây xin tìm xe van của trường Trinity (Xin đừng đi xe của Đại Học Công Giáo CUA). Khi rời Đại Học để ra phi trường, hay khi muốn lấy Metro đi chơi, quý vị có thể đón Shuttles phía sau nhà nguyện (Chapel) để ra ga xe điện ngầm. Do đó quý vị khỏi phải đi bộ mất 15 phút.
  • 2. Tiền Linen: Quý vị ở Đại Học Xá nếu thuê phòng 75 MK thì không phải trả tiền linen (áo gối, drap giường, khăn tắm.) Quý vị thuê phòng 50 MK sẽ phải trả 7 MK tiền linen cho mỗi người. Ban Tổ Chức hiểu nhầm nên đã chỉ yêu cầu quý vị trả 7 MK mà thôi. Do đó khi đến nơi ghi danh và nhận chìa khóa, xin trả thêm 7 MK nếu mỗi phòng ở hai người.
  • 3. Lối vào dormitory: Hai Dormitory ở phía sau của Đại Học có tên là Cuvilly Hall và Kerby Hall. Đa số các phòng đều nằm tại Kerby. Có hai bãi đậu xe mang số 4 và 5 trên bản đồ đính kèm. Nếu lái xe, từ Đại Lộ Michigan, xin vào cổng nằm trên đường 4th Street, tại góc trái của Đại Học
  • 4. Ẩm Thực: Cafeteria của Đại Học không hoạt động trong thời gian hành hương, nên các bữa ăn xin qua bên cafeteria của Vương Cung Thánh Đường hay các tiệm ăn bên kia đường Michigan. Tại các dormitory có vending machine, và tủ lạnh.
  • 5. Phòng Tắm: các phòng 75 MK bên trong có phòng tắm riêng. Các phòng 50 MK có phòng tắm dành riêng cho phái nam và phái nữ bên ngoài hành lang.
  • 6. Thể Thao: Ngay cạnh Cuvilly Hall có Trinity Center là một Vận Động Trường có mái, với một Gym và một hồ bơi Oplympic. Quý vị muốn sử dụng chỉ phải trả 5 MK cho 1 ngày.
  • 7. Nhận phòng ngày Thứ Tư 19/6/2008: quý vị đến ngày Thứ Tư có thể check-in với Security Office ở tầng basement của Main Hall (Office này túc trực 24/24). Chìa khóa phòng của quý vị sẽ được gửi tại office này, họ sẽ đưa chìa khóa và hướng dẫn quý vị về phòng.
  • 8. Quý vị đến nhày Thứ Năm 20/6/2008:sẽ check-in đúng lúc 3 giờ chiều tại Kerby Hall Lobby. Ban tổ chức và nhân viên Đại Học sẽ đưa chìa khóa phòng cho quý vị.
  • 9. Trả phòng ngày Thứ Bẩy 21/6/2008: Quý vị phải check-out trước 9 giờ sáng với nhân viên nhà trường túc trực ngay tại mỗi dormitory. Qúy vị sẽ mang hành lý qua basement của Nhà Nguyện (Chapel). Lối vào nhà nguyện cùng chỗ với cửa vào Secutity Office. Sau Thánh Lễ Đại Trào ngày thứ bẩy quý vị có thể trở lại đây lấy hành lý và lên xe shutles ra Trạm Metro Brookland rồi lấy xe điện ngầm ra phi trường.
  • 10. Trả phòng ngày Chúa Nhật 22/6/2008: quý vị phải check-out trước 9 giờ sáng vì toán nhân viên dọn phòng cần vào thay drap áo gối và dọn dẹp trước khi một nhòm khác sẽ check-in lúc 12 giờ trưa.
  • 11. Bưu Điện: nhà trường có trạm bưu điện, Gift Shop, máy copier, computer ngay cạnh Security Office (Basement của main Hall) để quý vị sử dụng.
  • 12. Du Ngoạn: Quý vị muốn đi du ngoạn thăm các bảo tàng viện, xin lấy Metro Red Line từ Brookland đi về hướng Shady Grove. Xuống Metro Center, đổi sang Orange Line, đi về hướng New Carolton, xuống trạm Smithsonian.

    Quý vị muốn tới khu thương mại Việt Nam tại Eden Center: khi xuống Metro Center cũng lấy Organe line nhưng đi về hướng Vienna-Fairfax và xuống ở trạm East Falls Church.
Bản Đồ Khuôn Viên Đại Học Trinity


Bản Đồ vị trí trạm Metro Brookland (Ngôi Sao có chữ A), Trinity University, và Catholic University (kế bên Vương Cung Thánh Đường).

Xin ghi nhận Fourth Street là lối vào dormitory nếu lái xe từ Đường Michigan.


Bản Đồ Các Trạm Metro và Tuyến Đường: Từ Reagan Airport lấy Yellow Line đi về hướng MT VERNON SQUARE.

Xuống trạm Gallery Place-Chinatown, đổi sang Red Line đi về hướng GLENMONT METRO để về ga Brookland/CUA.
 
Tin Đáng Chú Ý
Dân xã Dương Nội biểu tình trước trị sở Công an thành phố Hà Đông
Nhóm Tin Hà Nội
17:25 13/06/2008
HÀ ĐÔNG - Ngày 11/6/2008. Bà con xã Dương Nội, thành phố Hà đông kéo lên trụ sở tỉnh uỷ để yêu cầu cơ quan tiếp dân giải thích lý do vì sao đất sản xuất nông nghiệp của bà con bị nhà nước thu lấy cho dự án nào đó mà bà con không biết. Dương nội với hơn 17.000 dân và gần 400 gia đình chính sách sẽ làm gì để sống khi đất đai bị thu chiếm.

Nguyện vọng đòi hỏi của bà con là chính đáng. Lẽ ra nhà cầm quyền phải có sự trả lời cho dân được rõ. Ngược lại, họ đưa công an cơ động đến đàn áp, bắt đi 4 người khi bà con đang ngồi ăn bánh mỳ trước cổng tỉnh uỷ. Theo chị Dương Thị On hiện đang cùng bà con xã Dương nội biểu tình ngồi, đòi thả người trước cổng công an thành phố Hà đông cho biết. Bốn người bị bắt là:

- Chị Nguyễn Thị Tâm, 37 tuổi.
- Chị Nguyễn Thị Khanh, 51 tuổi
- Chị Nguyễn Thị Dậu, 34 tuổi
- Chị Nguyễn Thị Minh, 50 tuổi

Sáng nay, 12/6/2008. Hàng trăm người dân xã Dương nội kéo lên trụ sở công an Tp Hà đông đòi thả người. Ai cũng tỏ thái độ vô cùng bức xúc. (xem ảnh) Theo những người đại diện dân cử vào gặp nhà cầm quyền cho biết: Công an Hà đông đang tìm cách thoái thác yêu cầu của bà con với lý do lãnh đạo đi vắng. Cuộc biểu tình của bà con vẫn đang tiếp tục đòi thả người và giải quyết yêu cầu của dân.
Nhóm phóng viên dân chủ nhân quyền tại Hà tây.

Lại đàn áp dân oan biểu tình tại Hà Nội

Tin Hà Nội – Sáng 11/6/2008, vào lúc 9g30 giờ Hà Nội, có hơn 30 dân oan gửi đơn khiếu kiện đã quá lâu ngày mà không được nhà cầm quyền CSVN giải quyết, đã kéo đến trước cửa nhà ông Trần văn Truyền, tổng thanh tra chính phủ Việt Nam, để biểu tình, vì ông này không giải quyết nỗi oan ức cho nhân dân. Dân oan đã trưng biểu ngữ và các khẩu hiệu đả đảo chính phủ và đả đảo Trần Văn Truyền. Ngay sau khi bị đả đảo khoảng 20 phút, Trần Văn Truyền gọi điện và ra lệnh cho công an phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội đến đàn áp đánh đập đám đó biểu tình. Công an đã đánh bị thương một số người và bắt đi hơn 30 người, trong đó có cô Lê Thị Kim Thu, một phụ nữ can đảm tranh đấu cho dân oan suốt mấy năm nay. Cho đến 4 giờ chiều cùng ngày – lúc bản tin này được gửi ra hải ngoại – những người bị bắt vẫn chưa được thả.

Chiều hôm ấy, cũng có khoảng 60 dân oan khiếu kiện từ Hà Đông – Hà Tây kéo về Vườn Hoa Mai Xuân Thưởng – Hà Nội, yêu cầu nhà cầm quyền không được tước đoạt đất đai của nhân dân các vùng Ba La, Bông Đỏ thuộc Hà Đông và Hà Tây. Họ mới kéo tới, nên chưa biết nhà cầm quyền sẽ đàn áp họ cách nào.

***
Qua những sự việc trên, ta thấy nước Việt Nam ta hiện nay “tự do gấp triệu lần” những nước khác trên thế giới. Thật thế, này nhé:
– Các quan trên của ta được tự do cướp đoạt đất đai của người dân mà rất hiếm khi bị truy cứu trách nhiệm. Nếu có trong nào bị truy cứu trách nhiệm thì cũng chỉ là trường hợp bất khả kháng nhằm xoa dịu dư luận và sự bất mãn trong nước và quốc tế mà thôi. Có nước nào trên thế giới được tự do như vậy không?

– Khi người dân kêu oan thì các quan được tự do kêu công an – là bọn tay sai ngu trung – đến đàn áp người dân. Phải nói là bác Hồ vĩ đại ở chỗ giúp cho các quan ta có được một đám tay sai hết sức ngu trung: hễ cứ ra lệnh là làm, không cần biết phải trái, đúng sai là gì. Để đào tạo nên một tay sai ngu trung như vậy, bác và đảng có một phương sách tuyệt vời là phải hủy diệt cho bằng được cái mà nhân loại gọi là “lương tâm” vốn nằm sâu kín trong lòng họ. Hủy diệt được cái gọi là “lương tâm” này, phải công nhân nhận bác và đảng thật sáng suốt tuyệt vời! Lương tâm có bị hủy diệt thì mới được tuyển chọn là tay sai ngu trung của bác và đảng! Có nước nào trên thế giới sung sướng như vậy không?
– Nếu người dân còn ngoan cố kêu oan thì quan trên được tự do ra lệnh bắt giam… Người dân đúng ra không bao giờ bị oan cả, vì theo chính sách sáng suốt của bác và đảng thì đất đai là của nhân dân do nhà nước quản lý. Do đó, nhà nước lấy lại và cấp phát cho ai là quyền của nhà nước. Người dân kêu oan là phạm pháp, là xâm phạm quyền lợi của nhà nước, và đương nhiên sẽ bị luật pháp của nhà nước nghiêm trị. Họ sẽ bị tù vì dám ngoan cố kêu oan. Luật pháp của nhà nước ta lúc nào cũng công minh, luôn luôn bênh vực quyền lợi của “nhân dân”.. Có luật pháp của nước nào trên thế giới “ngon lành” như của nước ta không?

Một chế độ cho “nhân dân” được hưởng tự do đến như thế thì các quan CSVN, đặc biệt là Bộ Chính Trị phải có nhiệm vụ cao cả là bảo vệ chế độ đến cùng. Nếu cần phải hiến một số hay tất cả đất đai hay vùng biển của tổ tiên cho Trung Quốc, hay dẫu phải hy sinh hết cả nước để bảo vệ chế độ thì chắc chắn Bộ Chính Trị của ta cũng sẵn sàng chấp nhận thôi!

Chỉ có một điều rất khác lạ giữa nước ta với những nước khác trên thế giới, là “nhân dân” trong chế độ của ta chỉ chiếm chừng dưới 5% dân số, số còn lại không đáng được gọi là “nhân dân”, họ được coi như bầy nô lệ có nhiệm vụ phục dịch cho 5% được gọi là “nhân dân” này hưởng tự do, ấm no, hạnh phúc. Đám nô lệ này không có quyền gì ngoài quyền tuân phục và làm công cụ cho 5% kia.

Đúng như lời Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Sau khi thắng giặc Mỹ, chúng ta sẽ xây dựng đất nước tốt đẹp bằng năm bằng mười hơn trước”.. Lời bác nói nay đã ứng nghiệm quá 100%! Tuy nhiên, bác quá khiêm nhường nên chỉ nói gấp 5 gấp 10 lần thôi! Thực tế thì “nhân dân” ta đã được giàu lên gấp trăm, gấp ngàn lần so với trước khi chiến thắng “giặc Mỹ”. Vì hiện nay, nhờ chế độ cho tự do cướp bóc và đàn áp bọn “nô lệ” mà “nhân dân” ta nhiều người đã có hàng triệu mỹ kim gửi trong các nhà băng quốc tế… “Nhân dân” ta như vậy tính theo trung bình thì giàu hơn nhân dân các nước trên thế giới rất nhiều. Công lao của bác và đảng vì thế phải được “nhân dân” ghi ơn đến muôn đời!
Nhóm đưa tin từ Hà Nội
 
Văn Hóa
Người Công giáo và tâm lý học của Jung
Vũ Văn An
04:06 13/06/2008
Người Công Giáo và tâm lý học của Jung

Hệ thống của Jung là một phương pháp trị liệu nhưng đồng thời cũng là một triết học về thế giới quan. Vì trong hầu hết các trường hợp, việc phục hồi sự vận hành các chức năng đã dẫn tới nhiều quán niệm (insights) qúy giá không những cho bệnh nhân mà còn cho cả nhà trị liệu nữa; các quán niệm này dẫn tới các giả thuyết rộng lớn hơn, và các giả thuyết này cuối cùng dẫn ta tới hệ thống tâm lý học.

Bởi thế, kỹ thuật sử dụng để đem lại sự phục hồi là một chuyện, mà sự giải thích của nhà trị liệu về sự thay đổi nơi bệnh nhân lại là một chuyện khác. Thực thế, lý thuyết mà nói, kỹ thuật có thể được môn đệ của bất cứ trường phái nào sử dụng và giải thích theo khuôn thước của trường phái ấy. Điều này đặc biệt đúng với các kỹ thuật trị liệu của Jung. Jung khởi sự dùng kỹ thuật liên tưởng từ ngữ, và sau đó các phương pháp khác chủ yếu dựa vào tưởng tượng tạo hình (visual imagination). Các kỹ thuật này luôn đưa lại những sản phẩm nghệ thuật hết sức lý thú và đôi lúc thật diệu kỳ. Chúng dẫn ta đi xa hơn những giải thích có tính cách tính dục. Tuy nhiên phải nói, các giải thích của ông chịu ảnh hưởng nặng của Carus và von Hartmann là những người chủ trương rằng cái phần siêu-vô-thức trong tâm thần con người là một cái gì tuyệt đối, trường cửu, nguồn gốc của mọi ý thức, là "Yếu Tố Thần Linh bên trong ta"

Quan niệm của Jung về nhân cách rộng lớn hơn quan niệm bình thường. Nhân cách ấy bao gồm cái tôi ý thức, cái con người như đang được chính anh ta nhìn thấy và đang đương đầu với thế giới bao quanh. Cái tôi ý thức ấy ngả bóng vào cõi vô thức bản ngã nơi chứa các kinh nghiệm bị lãng quên và bị ức chế; và cái cõi vô thức này liên tục với cõi vô thức tập thể, hay tâm thần khách quan (objective psyche), vốn không phân biệt với việc thai nghén ý niệm theo quan điểm của von Hartmann. Theo Jung, ý thức là mũi dùi trong sinh hoạt nhân bản, nhưng năng lực của nó được rút ra từ cõi vô thức tập thể.

Khi Jung nói đến cấu trúc nhân cách, ông vẫn còn gần với các quan sát trị liệu. Về phương diện hướng hoạt, ông phân biệt hướng ngoại, tức chiều đi ra, và hướng nội, tức chiều đi vào thế giới bên trong. Mỗi cá nhân có hướng hoạt khác nhau. Bên trong hướng hoạt đó, họ hành động theo bốn chức năng: suy nghĩ/cảm nhận, cảm giác/trực giác. Mỗi cặp đó đối nghịch nhau. Cặp đầu tiên có tính thuận lý (rational) vì chúng lượng giá sự việc: suy nghĩ căn cứ cào đúng/sai, cảm nhận căn cứ vào dễ chịu/khó chịu. Cặp sau có tính phi lý (irrational): chúng chỉ làm ta quen với những gì đang có đó. Jung gọi trực giác là " cảm thức dựa trên hiển nhiên" (perception based on self-evidence), trong khi cảm giác là cảm thức dựa trên kinh nghiệm giác quan. Dần dà, chức năng ưu thế sẽ xuất hiện đẩy chức năng đối nghịch vào cõi vô thức bản ngã, gây ảnh hưởng trên các quyết định cá nhân một cách ngạc nhiên. Sự tác động qua lại giữa ý thức và vô thức cứ thế được lập đi lập lại ở mọi bình diện.

Đối với người Công giáo, ta nên quan tâm đến hệ thống của Jung hơn là các kỹ thuật của ông. Vì ngay cả quan niệm của ông về cấu trúc nhân cách cũng trung lập về phương diện triết học. Còn vấn đề liệu bốn chức năng, hoặc các hướng hoạt hướng ngoại/hướng nội và ngay cả ý thức và vô thức có phải là những phương thế tốt nhất để phân tích nhân cách hay không chỉ là vấn đề đánh giá về phương diện tâm lý học. Nhưng quan điểm của ông cho rằng cõi vô thức bản ngã là thành phần của vô thức tập thể, và chỉ có cái "tâm thần khách quan" này mới thực sự có thực, chính nó làm cho cái tôi cũng như thế giới vật chất trồi lên, là một quan điểm triết học, khá khác biệt với quan điểm Kitô giáo.

Người ta thường nói rằng Jung là nhà tâm lý học đầu tiên nhìn thấy giá trị trong quy hướng tôn giáo. Thực ra, chính ông dẫn nhập tôn giáo vào hệ thống tâm lý học. Thêm vào đó, ông đã viết một cách tích cực về Kitô giáo, đặc biệt về đạo Công giáo và về nghi thức Thánh Lễ. Tuy thế, thế giới quan của ông quả là xa lạ đối với Kitô giáo. Thực vậy, trong vũ trụ của Jung, chỉ có "tâm thần khách quan" mới là thực tại sau cùng. Vật chất có hiện hữu, nhưng dường như nó được rút ra nếu không muốn nói là được dựng nên từ cái tâm thần khách quan ấy. Đó là lý do tại sao con người thu nhận các năng lực tâm lý và cảm nghiệm chúng như những "nguyên mẫu" (archetypes) để họ phóng chiếu ra thế giới bên ngoài. Cái hồn (the anima, cho đàn ông) và cái vía (the animus, cho đàn bà) được phóng chiếu một cách vô thức lên giới tính đối lập có thể dẫn đến hiểu lầm, thất vọng, và mọi kình chống khác. Cũng một nguyên tắc ấy áp dụng cho các nguyên mẫu của mẹ, cha, anh hùng, cứu tinh. Bóng (the shadow) là một nguyên mẫu khác mặc lấy những khuynh hướng phá hoại ngay bên trong tâm hồn ta, và được phóng chiếu ra bên ngòai thành kẻ thù, thành sự ác. Đối với Jung, những hình ảnh nguyên mẫu trên là hiện thân của các năng lực tâm lý vốn vô thức nhưng có thể đối đầu với và do đó biến thành hữu thức. Chúng hiện hữu như thực tại tâm lý trong ta và ngoài ta, như thành phần của "tâm thần chủ quan". Tuy tất cá các nguyên mẫu đều là biểu thức của các năng lực vô thức, nhưng có thứ được cảm nghiệm mạnh hơn thứ kia. Nguyên mẫu mạnh nhất chính là nguyên mẫu Chúa, đấng tuyệt đối tốt lành, bên kia là nguyên mẫu Satan, cũng mạnh mẽ không kém, nhưng tuyệt đối ác. Vì mọi hành động chỉ là sự đưa đẩy giữa hai cái đối lập, cho nên muốn sống động, các năng lực này bị khoá cứng vào thế đời đời đối lập. Jung nhấn mạnh rằng, trong diễn trình cá nhân hoá, ta phải đối đầu với các nguyên mẫu này, nhìn nhận chúng, để rồi siêu việt (transcend) chúng. Jung quan niệm đời người là một cuộc chiến đấu nhằm cá nhân hoá. Mà cá nhân hoá (individuation), trong học thuyết của ông, có nghĩa là đối đầu để rồi siêu việt hoá các nguyên mẫu, lần lượt từng cái một.

Đối với Jung, Chúa-như-hình-ảnh (God-image) là biểu tượng của tự thân toàn diện trong hành động; mà tự thân toàn diện (total self) bao gồm ý thức, vô thức bản ngã và các thành phần của vô thức tập thể. Jung cho rằng tôn giáo có nhiệm vụ quan trọng chỉ ra con đường cứu độ và do đó làm các tín hữu có thể, một cách ý thức, bước vào diễn trình cá nhân hoá. Các tôn giáo bán khai ít nhất cũng đã đem lại phương thế làm nguôi giận các thần minh và do đó giúp các tín hữu mình kiểm soát được các xung lực của họ. Các tôn giáo lớn của Phương Tây đã cung cấp cẩm nang giúp con người phát triển từ lúc mới sinh cho đến lúc trưởng thành, cũng như các biểu tượng thánh để nuôi dưỡng niềm tin của các tín hữu. Mặc dù trong quá khứ, tôn giáo có nhiều ảnh hưởng tích cực như thế, Jung tin rằng, nó vẫn giữ tín hữu bị cột cứng vào các nguyên mẫu của họ, giam mình vào cõi vô thức tập thể.

Chủ nghiã cá nhân của Phong trào Thệ Phản đã phá đổ các biểu tượng tập thể; vì không có gì thay thế các biểu tượng ấy, con người hiện đại thấy mình như không gốc rễ, bất an và sợ sệt. Jung thấy chỉ còn một phương thuốc: phải nhận ra Chúa như một năng lực nguyên mẫu mà ta cảm nghiệm trong kính sợ. Đối với người Công giáo, và hầu hết các Kitô hữu, một thế giới quan như thế xem ra có hơi lệch lạc. Vì chính Thiên Chúa chuyển động và làm ta hiện hữu, chứ không phải "thực tại tâm lý" trong đó ta sống. Các sinh hoạt của ta không tùy thuộc vào sự đẩy kéo của các năng lực đối lập: Chúa là trung điểm mọi sinh hoạt, Ngài ban phát sinh hoạt này cho các tạo vật. Satan không phải là kẻ ngang hàng và đối thủ vô địch với Chúa, vì cũng như mọi sinh vật khác, hắn cũng là tạo vật của Chúa; chỉ khác là hắn đã tự ý quay lưng và tự chọn lấy cái số phận hẩm hiu của hắn. Vì Satan là tạo vật phản nghịch, sự toàn thắng của Chúa vào thời chung cục là điều chắc chắn. Con đường cứu độ không đòi phải siêu việt hoá hết nguyên mẫu này đến nguyên mẫu kia nhưng là dần dần nhận biết Chúa, yêu mến và phụng sự Ngài.

Ý niệm của Jung về tâm thần tập thể và các nguyên mẫu vô địch của chúng là một điển hình giúp ta hiểu lối giải thích kỳ lạ của ông về các dữ kiện bệnh lý. Cảm thức của một đứa trẻ về cha hoặc mẹ quả có bao gồm không những chính con người của người cha hoặc người mẹ mà còn gồm rất nhiều các niềm hoài mong, xuy đoán và hy vọng đã được xây đắp từ bao lâu nay về họ nữa. Một cảm thức như thế có thể gọi là "những nguyên mẫu" theo kiểu nói của Jung. Nhưng mặt khác, nó có thể chỉ cho thấy sự kiện là con người ta ai cũng giống nhau trong cảm nghiệm về cha mẹ. Đứa trẻ nào cũng kính trọng những người chăm sóc chúng và muốn yêu thương chúng. Đó chính là cái nhân quanh đó các hoài mong bản thân và văn hóa được bồi đắp, là cấu trúc cảm nghiệm nhân bản tồn tại qua không gian và thời gian. Điều đó cũng đúng đối với các nguyên mẫu khác. Hiển nhiên, việc tập trung tư tưởng vào một vài hình ảnh có ý nghĩa, như khoa trị liệu vốn áp dụng, gây nên một sức mạnh phi thường và một thúc đẩy lớn lao để thay đổi. Nhưng điều đó không nhất thiết phải là một năng lực nguyên mẫu phát sinh từ vô thức tập thể. Nó có thể chỉ là dấu chỉ cho thấy khuynh hướng tổng quát của con người hướng về việc tự làm cho mình tốt hơn, và khunh hướng này được thúc đẩy bởi một quán niệm nào đó vào sinh hoạt nội tâm do trí tưởng tượng đem lại. Chúa-như-hình-ảnh là một trong những nguyên mẫu khó lồng nhất vào hệ thống của Jung. Nếu hình ảnh này là biểu tượng của tự thân toàn diện, thì đó chính là loại bản sắc, theo Jung, có thể dẫn đến tự thổi phồng nguy hiểm: vì cá nhân ta nay đã chiếm được cho mình cái năng lực của nguyên mẫu, nên có thể coi mình như một thứ thần minh con (godling) thực sự. Jung hiểu ra cái nguy hiểm ấy, nhưng ông không đưa ra được giải pháp nào mà chỉ nhận xét rằng: "ngay cả những con người đã giác ngộ cũng vẫn tiếp tục là chính anh ta, và không bao giờ hơn được chính cái tôi giới hạn của anh ta trước Đấng đang cư ngụ trong anh ta... là Đấng bao phủ anh ta mọi phía, không dò thấu được như vực thẳm trái đất và bao la như bầu trời." (1954, tr.180). Nói cách khác, con người không thể thoát ra ngoài các giới hạn của mình. Anh ta vẫn là con người với sự tự thổi phồng mình mà thôi. Chắc chắn là sau sự phóng chiếu vô thức của mẹ và của cha, cái bóng và cái hồn được nhận ra và thoái lui, thì bước hợp lý sau đó sẽ là việc thoái lui của sự phóng chiếu cuối cùng, tức sự phóng chiếu về Chúa-như-hình-ảnh. Nhưng điều này đòi phải nhận rằng Chúa hiện hữu, như cha và mẹ đã hiện hữu, ngay cả khi sự phóng chiếu nguyên mẫu đã được rút lui. Jung không bao giờ chủ trương bước đó cả vì làm như vậy là thừa nhận rằng Chúa ở bên ngoài và bên trên tâm thần khách quan. Bởi thế, người Công giáo không thể chấp nhận hệ thống của Jung. Nhưng điều đó không có nghĩa ta không nhìn nhận những tiến bộ do các kỹ thuật của ông đem lại. Các giải thích của ta phải khác nhưng trong tư cách là những nhà tâm lý học, ta biết ơn thiên tài của ông đã phát triển ra các kỹ thuật ấy.

Theo Magna B. Arnold, Catholicism and Jungian Psychology, Falcon Press 1988
 
Tôi hét lên!
Nguyễn Trung Tây, SVD
22:58 13/06/2008

Tôi hét lên!



Tôi mệt nhọc với cuộc đời,

Tôi khò khè với cuộc sống!

Tôi làm hãng cam, làm anh cai.

Tôi đếm tiền.

Tôi, vợ đẹp.

Tôi, con khôn.

Tôi ung thư.

Tôi hét lên!

oOo


Hai mươi năm rồi, ngày nào tôi cũng mệt thở không ra hơi, đầu nhức căng căng, tim đập hồi hộp, thần mắt khờ khạo; bởi sáng nào cũng vậy, tôi dậy thật sớm, hốt hoảng như người bị ma đuổi, tôi phóng thật lẹ vào sâu trong phòng tắm. Nước ấm dội xuống cuống cuồng, tôi sấy tóc hối hả, tôi chải tóc vội vàng, tôi mặc quần áo thật lẹ, tôi ba chân bốn cẳng phóng ra xe, xe đề máy, tôi biến mất vào dòng đời xe cộ ngược xuôi.

Tách rời dòng xe đen nghìn nghịt như những con bọ hung đông lạnh không nhúc nhích trên xa lộ chằng chịt dọc ngang, tôi kiếm đường tắt, hốt hoảng bẻ trái, lừa lừa quẹo phải, tôi bực bội bấm còi, tôi phóng vội vàng vào hãng cam.

Ngồi nhặt những trái cam tươi, tôi xếp vào thùng đều đặn như người máy. Ngồi đếm những quả cam bóng lực lưỡng da căng tròn, tôi xếp vào thùng gỗ, đường rầy dây chuyền lăn đều đẩy tới những vòng quay. Nơi cuối đường, thùng gỗ đầy cam chầm chậm lăn vào lòng xe vận tải. Đầy những thùng cam, xe vận tải đề máy quay tròn mười sáu bánh xe lăn tới những nẻo đường xa lộ. Xe vận tải khác trống hoắc lầm lì lăn bánh tới, nóng nẩy chờ đợi những thùng gỗ cam tươi chất đầy lòng xe…

Hai mươi năm của cuộc đời vừa qua, tôi ngồi nhặt cam, xếp cam, lương khá. Thoạt tiên là mười lăm đồng. Năm năm sau lương tăng lên. Năm thứ bẩy, tôi hóa thành anh cai, nhận được lương phụ trội làm xếp. Được làm anh cai, tôi tới hãng sớm hơn, ở lại cũng trễ hơn. Nhưng cũng chẳng sao. Sớm và trễ đều hóa ra những đồng tiền bạc trăm bạc ngàn vào ngày thứ Sáu cuối tuần. Bởi thế tôi hăng hái lao vào nghề xếp những trái cam vô thùng gỗ. Cuộc đời bỗng dưng ngập những tiền là tiền. Cuối tuần, cầm tờ ngân phiếu hãng cam trả với bốn con số, tim tôi đập mạnh, niềm vui tiền bạc dâng lên tê tê đầu lưỡi, bao nhiêu nhọc nhằn cực khổ bởi sáng dậy sớm, chiều về trễ, hốt hoảng tranh giành đường đi trên xa lộ tự nhiên tan biến bởi những đồng tiền vào ngày thứ Sáu cuối tuần.

Tôi hát nho nhỏ,

“Tiền là tiên là Phật,

Là sức bật của tuổi trẻ,

Là sức khỏe của tuổi già”.

Tiền!

Có tiền là có tiên. Vợ tôi đã đẹp giờ lại càng thêm đẹp bởi những đồng tiền của hãng cam. Nàng sửa cằm, bơm môi, nâng ngực, cắt mắt, nàng đẹp rực rỡ, nàng ăn trắng mặc trơn. Tôi muốn ăn Phở, nàng nấu Phở nước trong. Tôi muốn ăn cháo lòng rắc tiêu sọ, cơm sườn tàu hủ ky, nàng lái xe Bimmơ xuống phố mua cơm cháo. Tôi muốn hút thuốc ba số 5, nàng ghé vào tiệm mua cho tôi mấy cây. Cẩn thận, nàng còn mua cho tây mấy gói thuốc con mèo. Con tôi hai đứa, mịn da đẹp thịt, học hành giỏi giang trong trường đại học tư thục nhờ lương bốn số cuối tuần của anh cai hãng cam. Nhà tôi cất cao nhất khu đồi, bốn phòng rộng thênh thang. Hai vợ chồng tôi một phòng, căn phòng có màn cửa nhung. Một đứa con gái, một đứa con trai, mỗi đứa một phòng. Mỗi phòng căn bản là một TV và một máy vi tính. Cạnh phòng ăn là bar rượu rộng thênh thang. Dưới hầm nhà, xếp đều tăm tắp những chai rượu VSOP, rượu vang đắt tiền. Cạnh phòng ăn, tôi gọi người tới biến thành căn phòng có ghế da hơi nằm dài theo dõi dàn máy home theater hiệu Sony chiếu phim trên màn ảnh đại vĩ tuyến. Asia, Thúy Nga, Vân Sơn, phim Việt Nam, tôi nằm dài coi trong rạp nhà, mà tưởng là mình đang ngồi coi trong rạp màn ảnh 4D bốn chiều.

Cuộc sống tôi thênh thang. Xe Bim-mơ, vợ tôi một cái, tôi một cái. Tôi yêu vợ, yêu con, và yêu cuộc sống!

Bởi yêu vợ và yêu con, tôi anh cai hãng cam làm thêm ngày thứ Sáu, thứ Bẩy, và luôn cả ngày Chúa Nhật. Hai chục năm rồi, ngày nào tôi cũng đi làm.

Tôi đếm tiền mỏi tay!

Tiền giấy đếm, sướng những đầu ngón tay.

Tôi hạnh phúc mênh mông!

Đời tôi màu hồng.

Chuồn chuồn bay đầy trên cánh đồng cỏ xanh.

Chuột đồng no nê căng tròn rong chơi trên đồng lúa vàng.

Cá chem chép vàng ươm êm đềm bơi lội dọc theo bờ sông đỏ màu phù sa.

Tôi, thiên đàng trần thế!

Hồn ơi, vui lên!

oOo


Sáng hôm qua, như thường lệ, tôi dậy sớm, cổ họng đau ran rát.

Đi khám,

Bác sĩ nói,

— Ung thư cuống họng.

Lần đầu tiên trong đời tôi nếm vị thuốc.

Những lần chạy chemotherapy, tóc tôi rụng, đầu tôi sói sọi!

Thân thể xanh xao. Mặt bủng da chì!

Tôi vàng như những trái cam mà có một thời tôi xếp xếp gói gói vào thùng gỗ năm xưa.

Tôi húp phở, phở không ngon.

Tôi chán những chén cháo lòng rắc tiêu sọ.

Tôi ói ra những miếng cơm sườn nướng tàu hủ ky.

Tôi ho sặc sụa với hơi thuốc ba số 5, thuốc đầu con mèo.

Tôi nhổ ra phèn phẹt ngụm rượu đỏ Cabernet Sauvignon.

Tôi giờ này chỉ còn nuốt được những viên thuốc ung thư.

Sáng sáng nhìn qua khung cửa,

Bình minh rực rỡ,

tôi mơ sức khỏe.

Tôi khóc! Trời ơi, sao đời phù vân!

Nếu biết thế, tôi sẽ không sống như tôi đã từng sống hơn hai mươi năm vừa qua.

Trời mùa hạ xanh tươi, nhưng sao tôi thấy lá vàng đong đưa bên khung cửa.

Tôi hối tiếc cho những ngày xưa, những ngày còn sung mãn.

Cuối tuần, vợ tôi ghé vào viếng thăm.

Mười ngón tay của nàng, mầu hồng tô son thơm mùi phưng phức. Cặp môi trái tim, mắt phượng mở lớn, đôi ngực căng tròn, nước hoa từ thân thể nàng bốc mùi thơm hăng hắc. Tôi nhìn nàng, dáng nàng sang, tóc nàng đen óng sợi tóc dầy, tôi mơ ước sức khỏe ngày xưa.

Nàng hỏi, “Bao giờ anh về?”

Con tôi hôn lên vầng trán, “Thôi, con phải về,

Ngày mai con có bài thi cuối khóa.

Chúc bố chóng bình phục”.

Nhưng tôi vẫn tuột dốc.

Ung thư cổ họng gậm nhấm ăn mòn thân xác.

Tôi rớt xuống.

Tôi chạm đáy vực sâu.

Tôi đốt nến, nhìn lên tượng thánh giá.

Tôi đôi môi mấp máy như Hàn Mặc Tử:

“Ave Maria, Thánh Nữ Đồng Trinh,

Xin chữa con!

Xin cứu con.

Nếu bây giờ,

Phép lạ xẩy ra,

Con sẽ vẫn đi làm ở hãng cam,

Con sẽ vẫn làm anh cai,

Nhưng con sẽ không đi làm thêm ngày thứ Bẩy, Chúa Nhật.

Bởi con đã nhận ra đời sống này vô thường!

Có đó rồi mất đó,

Vô thường! Vô thường! Đại vô thường!”.

Nhưng phép lạ không xẩy ra.

Tôi tiếp tục mệt nhọc với ung thư,

Tôi khò khè với bệnh tật!

Ung thư tiếp tục phá nát cuống họng!

Tôi nằm dài trên giường bệnh,

Con tôi hỏi, “Bố ơi, bao giờ bố về?”.

Tôi khóc, không nói được nữa, bởi ung thư đã phá rách toang cổ họng.

Tôi run run năm đầu ngón tay, viết lên trên tờ giấy trắng tinh, “Sao hai đứa con gầy vậy?”

Con tôi nói, “Bố ơi! Mẹ bỏ đi rồi!”.

Tôi hét lên! Tiếng hét cuồn cuộn xoáy sâu đẩy tôi rơi xuống vực thẳm!

oOo


Tôi mở mắt ra,

Người ướt đẫm mồ hôi!

Nhìn qua khung cửa,

Tôi nhận ra bình minh thứ Bẩy cuối tuần rộn ràng khua vang.

Bên khung cửa,

Có chú chim nho nhỏ say mê hót vang khúc hát bình dị, “Good morning! Chào bình minh buổi sáng”.

Tỉnh cơn ác mộng!

Tôi KHÔNG hốt hoảng như người bị ma đuổi, phóng thật lẹ vào sâu trong phòng tắm như mọi ngày trong hai mươi năm qua.

Nhưng tôi quỳ bên chân giường, tôi đọc một lời kinh nho nhỏ với Chúa, với Phật, và với Bụt.

Thấy tôi bước xuống nhà pha ly café buổi sáng, vợ tôi ngạc nhiên hỏi,

— Ủa, không đi làm sao?

Tôi đáp cộc lốc,

— Không!

Nhưng mặt tươi như hoa, nhìn qua khung cửa, hát nho nhỏ một bài ca…

www.nguyentrungtay.com
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Gia Đình
Thérésa Nguyễn
00:12 13/06/2008

GIA ĐÌNH



Ảnh của Thérésa Nguyễn


Cha dẫn trước,

Mẹ bước sau,

Các con đi giữa

Nề nếp, an vui

Hạnh phúc gia đình

Gia đình, gia đình….

(TN)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền