Phụng Vụ - Mục Vụ
Yêu nhiều - Tha nhiều
Lm. Vinh Sơn, scj.
08:05 12/06/2016
Chúa Nhật XI Thường Niên C
YÊU NHIỀU – THA NHIỀU
2Sm 12, 7-10.13; Gl 2, 16.19-21; Lc 7,36 – 8,3
Một ngày kia một người bạn đến thăm Michelangelo. Ông thấy nhà điêu khắc vĩ đại đang đục đẽo một tảng đá cẩm thạch lớn. Sân nhà phủ đầy những mảnh cẩm thạch vỡ và bụi bặm. Một cảnh tượng không lấy gì đẹp lắm.
“Chúa ơi, ông đang làm gì vậy “? Người bạn hỏi.
“Tôi đang thả thiên thần bị giam trong khối cẩm thạch này ra” Michelangelo đáp.
Và từ khối đá sần xùi này, với đôi tây và trí thiên tài của mình Michelangelo đã làm ra những bức tượng đá đẹp nhất và nổi tiếng nhất thế giới qua mọi thời đại... như bức tượng thánh vương Đavít, tượng Mẹ sầu bi - Pieta...
Người biệt phái Simon nhìn người phụ nữ chỉ thấy chị ta là tội nhân và mãi mãi là tội nhân. Đức Giêsu nhìn người phụ nữ và thấy chị ta là một người phụ nữ tội lỗi có khả năng trở thành một vị thánh. Nhờ sự gặp gỡ với Đức Giêsu, người phụ nữ bắt đầu sống một đời sống mới tốt đẹp hơn. Và chị có thể hành trình trên con đường ấy xa hơn những người đã đoán xét chị. Bằng việc tiếp xúc tử tế và tiếp nhận quà tặng của chị với lòng khoan dung, Đức Giêsu đã thổi luồng gió vào cánh buồm của chị (McCarthy).
Tin Mừng Thánh Luca trình bày cho chúng ta thấy: Người phụ nữ đến bên Chúa Giêsu là một người tội lỗi, trong thành ai cũng biết khóc bên chân Chúa và được Chúa thứ tha. Truyền thống từ xa xưa ngay từ đời thánh Grêgôriô Cả (+604) một số tác giả Tây phương đồng nhất hóa người đàn bà tội lỗi này với bà Maria Madalêna và bà Maria em của Mátta quê ở Bêtania. Họ cho rằng ca ba phụ nữ này đều là Maria Madalêna. Theo sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng của các nhà nghiên cứu Kinh Thánh hiện đại thì sự đồng nhất hóa ba Maria trên không dựa trên một truyền thống nào vững chắc, Đông cũng như Tây. Có sự phân biệt rõ ràng giữa ba Maria:
• Maria Madalêna-người đã được Chúa trừ 7 quỷ và đi theo Chúa Giêsu (Lc 8,2). Tin Mừng nhấn mạnh Chúa trừ 7 quỷ cho bà nhưng không hề nói bà là người tội lỗi. Vì thế không có đủ lý để nói Maria Madalêna là người tội lỗi như đã bị gán cho.
• Maria Bêtania là em của Matta, chị của Lagiarô. Cả ba chi em rất thân thiết với Chúa Giêsu. nhà Bêtania được coi là nhà trọ, nơi Ðức Giêsu và các tông đồ nghỉ ngơi (x. Mt 21,17; Mc 11,11; Lc 10,38-42; 21,37; Ga 11,11,17; 12,1) mỗi khi Thầy trò về Giêrusalem. Và có lẽ chính Maria này cũng là người phụ nữ xức dầu thơm cam tùng hảo hạng để xức chân Chúa Giêsu (Mt 26,6-7; Mc 14,3-9; Ga 12,3) trước ngày Người bước vào cuộc thương khó. Người chị ông Lagiarô này chưa bao giờ bi coi là một tội nhân hay làm những việc không xứng đáng là phụ nữ đoan hạnh. Hơn nữa Làng Bêtania nằm bên sườn núi Ôliu cách Giêrusalem gần ba cây số về phía đông. Như thế Bêtania nằm ở miền Nam Israel.
• Và Maria trong Tin Mừng Luca được xác nhận là người phụ nữ tội lỗi. Sự việc Maria khóc lau chân Chúa và xức dầu thơm xẩy ra ở Galilê – miền Bắc Israel trong nhà ông Simon – một Biệt phái , và vào đầu đời rao giảng của Chúa.
Theo Luật Do Thái thì người tội lỗi không được phép tiếp xúc với người bình thường (thanh sạch), vì nếu tiếp xúc sẽ làm lây lan tội lỗi cho người thanh sạch. Nhưng Maria vượt lên lề luật, khi cô can đảm đi vào nhà Simon trước con mắt xoi mói của nhiều người và Chúa Giêsu – một vị thầy danh tiếng đang là khách trong nhà ông. Chị bất chấp những lời dị nghị, bất chấp sự khinh bỉ của người xung quanh, bất chấp cả Luật cấm – có thể khiến bà bị ném đá, để thể hiện một cách chân thành và trọn vẹn lòng sám hối của mình: Đến quì dưới chân Đức Giêsu- vị Thầy rao giảng tình thương, bao dung với người tội lỗi. Chị khóc nức nở, lấy nước mắt rửa chân, Cô tháo tóc ra lấy tóc mà lau và hôn chân Ngài và không tiếc bình dầu thơm quí giá (khoảng 300 đồng, tương đương với 10 tháng lương) xức chân Ngài.... Theo phong tục của người Do Thái, một phụ nữ Do thái xõa tóc nơi công cộng là đã phạm một lỗi lớn về phẩm hạnh. Nhưng cô vượt lên trên tất cả biểu lộ sự tin yêu và trong lòng tin yêu đó thúc đẩy lòng sám hối chân thành...
Ông Simôn như bao người Biệt phái thắc mắc vì sao Chúa để hạng người tội lỗi tiếp xúc Trong Tin Mừng đã ghi lại những khoảnh khắc Đức Kitô đã ngồi cùng bàn với phường thu thuế, tiếp xúc với bọn đĩ điếm, kẻ tội lỗi (x. Mt 9, 10-13; Mc 2, 15 -17; Lc 5,10. 7, 36-50. 15, 1-2.19, 7) và người Biệt phái lẩm bẩm trách cứ Ngài. Tội nhân là người bệnh người mang vết thương, Đức Giêsu đến chữa lành cho họ. Ngài sẵn sàng tiếp xúc, đồng bàn, nghĩa là cùng chia sẻ gánh nặng tội lỗi trên thân thể Ngài, mang nó lên thập giá và tiêu diệt nó nhờ cuộc phục sinh vinh hiển của Ngài (x. 1Cr 15,26). Trên thập giá, Ngài xin ơn tha thứ những kẻ đóng đinh Ngài (x. Lc 23, 34). Nhưng ở đây chúng ta thấy, người có tội biểu lộ sư tin yêu và sám hối chân thành. Chúng ta thấy Chúa Giêsu so sánh hành động của họ với hành động đón khách của Simôn. Theo phong tục của người do Thái Khi có khách đến nhà, người ta thường làm ba việc sau đây:
• Chủ nhà đặt tay lên vai khách và tặng vị khách một cái hôn hòa bình. Đó là dấu hiệu của lòng tôn kính, nhất là trong trường hợp gặp một rabi danh tiếng.
• Đường xá đầy cát bụi và giầy đi chỉ là những đôi dép đơn giản, nên người ta đổ nước lạnh lên bàn chân để rửa sạch bụi và làm mát chân khách.
• Chủ nhà cũng đốt lên một nhúm hương liệu cho thơm, hoặc xức một giọt dầu thơm lên đầu khách.
Ông Simon biệt phái đã không làm các việc đó, nhưng Maria – kẻ tội lỗi – đáng bị khinh miệt còn làm hơn tất cả phép lịch sự quy định khi: lấy nước mắt rửa chân, tóc lau chân Chúa, hôn chân Chúa, xức dầu cho chân Chúa... hành động của chị như như Sách Châm ngôn đã nói: “lòng yêu thương khỏa lấp mọi tội tình” (Cn 10,12)
Maria đã được Chúa tha thứ dù tội chị rất nhiều, vì sự sám hối và tình yêu tỏ lộ. Ngài nhấn mạnh ý nghĩa hành động của người phụ nữ: "Chị đã được tha nhiều, vì chị đã yêu mến nhiều". Như vậy niềm tin và lòng yêu là điều kiện cần thiết để được ơn tha thứ và cứu độ. Chúa nói với chị: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”, đức tin đem lại ơn tha thứ, sự tha thứ đem lại lòng biết ơn và lòng biết ơn được diễn tả qua một hành động yêu thương tận tụy.
Xin Chúa cho chúng ta biết đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa là Ðấng bao dung và luôn yêu thương khi nhìn nhận ra tội lỗi của mình mà ăn năn hối cải. Dù tội của chúng ta có thẫm như vải điều, Thiên Chúa vẫn làm cho trắng tinh như tuyết vì“Ai yêu mến nhiều thì được thứ tha nhiều!” (Lc 7,47). Sau này Phêrô đã xác tín“Tình yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4,8).
Hạnh phúc thay người được tha thứ lỗi lầm,
và tội phạm của người được ơn che đậy!
Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm,
và trong lòng người đó chẳng có mưu gian.
(Tv 31,1-2).
Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 10/06/2016
YÊU NHIỀU – THA NHIỀU
2Sm 12, 7-10.13; Gl 2, 16.19-21; Lc 7,36 – 8,3
Một ngày kia một người bạn đến thăm Michelangelo. Ông thấy nhà điêu khắc vĩ đại đang đục đẽo một tảng đá cẩm thạch lớn. Sân nhà phủ đầy những mảnh cẩm thạch vỡ và bụi bặm. Một cảnh tượng không lấy gì đẹp lắm.
“Chúa ơi, ông đang làm gì vậy “? Người bạn hỏi.
“Tôi đang thả thiên thần bị giam trong khối cẩm thạch này ra” Michelangelo đáp.
Và từ khối đá sần xùi này, với đôi tây và trí thiên tài của mình Michelangelo đã làm ra những bức tượng đá đẹp nhất và nổi tiếng nhất thế giới qua mọi thời đại... như bức tượng thánh vương Đavít, tượng Mẹ sầu bi - Pieta...
Người biệt phái Simon nhìn người phụ nữ chỉ thấy chị ta là tội nhân và mãi mãi là tội nhân. Đức Giêsu nhìn người phụ nữ và thấy chị ta là một người phụ nữ tội lỗi có khả năng trở thành một vị thánh. Nhờ sự gặp gỡ với Đức Giêsu, người phụ nữ bắt đầu sống một đời sống mới tốt đẹp hơn. Và chị có thể hành trình trên con đường ấy xa hơn những người đã đoán xét chị. Bằng việc tiếp xúc tử tế và tiếp nhận quà tặng của chị với lòng khoan dung, Đức Giêsu đã thổi luồng gió vào cánh buồm của chị (McCarthy).
Tin Mừng Thánh Luca trình bày cho chúng ta thấy: Người phụ nữ đến bên Chúa Giêsu là một người tội lỗi, trong thành ai cũng biết khóc bên chân Chúa và được Chúa thứ tha. Truyền thống từ xa xưa ngay từ đời thánh Grêgôriô Cả (+604) một số tác giả Tây phương đồng nhất hóa người đàn bà tội lỗi này với bà Maria Madalêna và bà Maria em của Mátta quê ở Bêtania. Họ cho rằng ca ba phụ nữ này đều là Maria Madalêna. Theo sự nghiên cứu rất kỹ lưỡng của các nhà nghiên cứu Kinh Thánh hiện đại thì sự đồng nhất hóa ba Maria trên không dựa trên một truyền thống nào vững chắc, Đông cũng như Tây. Có sự phân biệt rõ ràng giữa ba Maria:
• Maria Madalêna-người đã được Chúa trừ 7 quỷ và đi theo Chúa Giêsu (Lc 8,2). Tin Mừng nhấn mạnh Chúa trừ 7 quỷ cho bà nhưng không hề nói bà là người tội lỗi. Vì thế không có đủ lý để nói Maria Madalêna là người tội lỗi như đã bị gán cho.
• Maria Bêtania là em của Matta, chị của Lagiarô. Cả ba chi em rất thân thiết với Chúa Giêsu. nhà Bêtania được coi là nhà trọ, nơi Ðức Giêsu và các tông đồ nghỉ ngơi (x. Mt 21,17; Mc 11,11; Lc 10,38-42; 21,37; Ga 11,11,17; 12,1) mỗi khi Thầy trò về Giêrusalem. Và có lẽ chính Maria này cũng là người phụ nữ xức dầu thơm cam tùng hảo hạng để xức chân Chúa Giêsu (Mt 26,6-7; Mc 14,3-9; Ga 12,3) trước ngày Người bước vào cuộc thương khó. Người chị ông Lagiarô này chưa bao giờ bi coi là một tội nhân hay làm những việc không xứng đáng là phụ nữ đoan hạnh. Hơn nữa Làng Bêtania nằm bên sườn núi Ôliu cách Giêrusalem gần ba cây số về phía đông. Như thế Bêtania nằm ở miền Nam Israel.
• Và Maria trong Tin Mừng Luca được xác nhận là người phụ nữ tội lỗi. Sự việc Maria khóc lau chân Chúa và xức dầu thơm xẩy ra ở Galilê – miền Bắc Israel trong nhà ông Simon – một Biệt phái , và vào đầu đời rao giảng của Chúa.
Theo Luật Do Thái thì người tội lỗi không được phép tiếp xúc với người bình thường (thanh sạch), vì nếu tiếp xúc sẽ làm lây lan tội lỗi cho người thanh sạch. Nhưng Maria vượt lên lề luật, khi cô can đảm đi vào nhà Simon trước con mắt xoi mói của nhiều người và Chúa Giêsu – một vị thầy danh tiếng đang là khách trong nhà ông. Chị bất chấp những lời dị nghị, bất chấp sự khinh bỉ của người xung quanh, bất chấp cả Luật cấm – có thể khiến bà bị ném đá, để thể hiện một cách chân thành và trọn vẹn lòng sám hối của mình: Đến quì dưới chân Đức Giêsu- vị Thầy rao giảng tình thương, bao dung với người tội lỗi. Chị khóc nức nở, lấy nước mắt rửa chân, Cô tháo tóc ra lấy tóc mà lau và hôn chân Ngài và không tiếc bình dầu thơm quí giá (khoảng 300 đồng, tương đương với 10 tháng lương) xức chân Ngài.... Theo phong tục của người Do Thái, một phụ nữ Do thái xõa tóc nơi công cộng là đã phạm một lỗi lớn về phẩm hạnh. Nhưng cô vượt lên trên tất cả biểu lộ sự tin yêu và trong lòng tin yêu đó thúc đẩy lòng sám hối chân thành...
Ông Simôn như bao người Biệt phái thắc mắc vì sao Chúa để hạng người tội lỗi tiếp xúc Trong Tin Mừng đã ghi lại những khoảnh khắc Đức Kitô đã ngồi cùng bàn với phường thu thuế, tiếp xúc với bọn đĩ điếm, kẻ tội lỗi (x. Mt 9, 10-13; Mc 2, 15 -17; Lc 5,10. 7, 36-50. 15, 1-2.19, 7) và người Biệt phái lẩm bẩm trách cứ Ngài. Tội nhân là người bệnh người mang vết thương, Đức Giêsu đến chữa lành cho họ. Ngài sẵn sàng tiếp xúc, đồng bàn, nghĩa là cùng chia sẻ gánh nặng tội lỗi trên thân thể Ngài, mang nó lên thập giá và tiêu diệt nó nhờ cuộc phục sinh vinh hiển của Ngài (x. 1Cr 15,26). Trên thập giá, Ngài xin ơn tha thứ những kẻ đóng đinh Ngài (x. Lc 23, 34). Nhưng ở đây chúng ta thấy, người có tội biểu lộ sư tin yêu và sám hối chân thành. Chúng ta thấy Chúa Giêsu so sánh hành động của họ với hành động đón khách của Simôn. Theo phong tục của người do Thái Khi có khách đến nhà, người ta thường làm ba việc sau đây:
• Chủ nhà đặt tay lên vai khách và tặng vị khách một cái hôn hòa bình. Đó là dấu hiệu của lòng tôn kính, nhất là trong trường hợp gặp một rabi danh tiếng.
• Đường xá đầy cát bụi và giầy đi chỉ là những đôi dép đơn giản, nên người ta đổ nước lạnh lên bàn chân để rửa sạch bụi và làm mát chân khách.
• Chủ nhà cũng đốt lên một nhúm hương liệu cho thơm, hoặc xức một giọt dầu thơm lên đầu khách.
Ông Simon biệt phái đã không làm các việc đó, nhưng Maria – kẻ tội lỗi – đáng bị khinh miệt còn làm hơn tất cả phép lịch sự quy định khi: lấy nước mắt rửa chân, tóc lau chân Chúa, hôn chân Chúa, xức dầu cho chân Chúa... hành động của chị như như Sách Châm ngôn đã nói: “lòng yêu thương khỏa lấp mọi tội tình” (Cn 10,12)
Maria đã được Chúa tha thứ dù tội chị rất nhiều, vì sự sám hối và tình yêu tỏ lộ. Ngài nhấn mạnh ý nghĩa hành động của người phụ nữ: "Chị đã được tha nhiều, vì chị đã yêu mến nhiều". Như vậy niềm tin và lòng yêu là điều kiện cần thiết để được ơn tha thứ và cứu độ. Chúa nói với chị: “Lòng tin của chị đã cứu chị. Chị hãy đi bình an”, đức tin đem lại ơn tha thứ, sự tha thứ đem lại lòng biết ơn và lòng biết ơn được diễn tả qua một hành động yêu thương tận tụy.
Xin Chúa cho chúng ta biết đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa là Ðấng bao dung và luôn yêu thương khi nhìn nhận ra tội lỗi của mình mà ăn năn hối cải. Dù tội của chúng ta có thẫm như vải điều, Thiên Chúa vẫn làm cho trắng tinh như tuyết vì“Ai yêu mến nhiều thì được thứ tha nhiều!” (Lc 7,47). Sau này Phêrô đã xác tín“Tình yêu khỏa lấp muôn vàn tội lỗi” (1 Pr 4,8).
Hạnh phúc thay người được tha thứ lỗi lầm,
và tội phạm của người được ơn che đậy!
Phúc thay người mà Chúa không trách cứ lỗi lầm,
và trong lòng người đó chẳng có mưu gian.
(Tv 31,1-2).
Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 10/06/2016
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Ngày Năm Thánh dành cho các bệnh nhân và người khuyết tật
VietCatholic Network
20:43 12/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Cùng đồng tế với Đức Thánh Cha có nhiều Hồng Y, Tổng Giám Mục, Giám Mục và linh mục. Đặc biệt, tham dự thánh lễ, có hơn 20 ngàn người khuyết tật, bệnh nhân và những người săn sóc họ.
Trong lúc bài Tin Mừng được công bố, có những hoạt cảnh đi kèm, nhờ đó những người khuyết tật tâm trí có thể hiểu được.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
“Tôi cùng chịu đóng đinh với Đức Kitô vào thập giá. Tôi sống nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Kitô sống trong tôi” (Gl 2:19). Trong những lời này, Thánh Tông Đồ Phao-lô đã diễn tả cách mạnh mẽ mầu nhiệm đời sống Kitô giáo, mầu nhiệm đó có thể được gom tóm trong sự năng động phục sinh về cái chết và sự sống lại được nhận lãnh ngang qua Bí Tích Thanh Tẩy. Thật vậy, khi được dìm trong nước, mỗi người chúng ta đã chết và được mai táng cùng với Đức Kitô (Rm 6:3-4), và khi trồi lên khỏi mặt nước, một sự sống mới được chiếu tỏa rạng ngời trong Chúa Thánh Thần. Sự tái sinh này ôm ấp lấy tất cả mọi chiều kích của đời sống chúng ta: kể cả bệnh tật, khổ đau và cái chết cũng được tìm thấy nơi Đức Kitô và chính ở nơi Ngài mà chúng ta đọc được ý nghĩa tối hậu cho những bệnh tật, khổ đau và chết chóc ấy. Ngày hôm nay, Ngày Năm Thánh dành cho bệnh nhân và những người mang những khuyết tật, Lời Chúa về sự tái sinh này lại có một âm vang đặc biệt cho mỗi người chúng ta.
Dù sớm hay muộn, mỗi người chúng ta cũng được mời gọi để đối mặt – vào những thời điểm rất đau đớn – với sự yếu đuối mong manh và bệnh tật của chính chúng ta cũng như của người khác. Có bao nhiêu gương mặt khác nhau của nhân loại đã phải đón lấy kinh nhiệm này cách hết sức đặc trưng và đầy cảm xúc. Tất cả những điều ấy làm dấy lên câu hỏi bức thiết về ý nghĩa của đời sống con người. Chúng ta dường như dễ yếu lòng để chọn một giải pháp yếm thế, như thể cách giải quyết duy nhất chỉ đơn giản là kiên nhẫn chịu đựng những kinh nghiệm đau thương và cậy dựa vào sức của riêng bản thân. Hay có lẽ, chúng ta đã đặt tất cả sự tin tưởng vào khoa học, nghĩ rằng chắc chắn ở một nơi nào đó trên thế giới có một phương thuốc có khả năng chữa lành bệnh tật. Nhưng buồn thay, sự thật không phải như thế, thậm chí thần dược có tồn tại đi nữa, cũng chỉ đến được với một số người.
Bản chất con người, đã bị thương tổn vì tội lỗi, được ghi dấu bởi những giới hạn. Chúng ta đã thấy những chối bỏ, xuất hiện cách đặc biệt trong thời đại ngày hôm nay, đối với sự sống có những giới hạn thể lý nghiêm trọng. Người ta nghĩ rằng bệnh nhân hay người khuyết tật không thể hạnh phúc, vì họ không thể sống một đời sống được định hình bởi một nền văn hóa vui chơi và giải trí. Trong một thời đại khi sự chăm sóc cho thân xác của con người trở thành nỗi ám ảnh và gây ra nhiều tốn kém, bất cứ ai không hoàn hảo đều phải được che dấu đi, vì người ấy đe dọa đến hạnh phúc và sự thanh bình của một số người có đặc quyền và là sự nguy hiểm đối với những người lãnh đạo. Những người khuyết tật phải bị tránh xa, phải bị ‘cách ly’ trong những tòa nhà ‘tô vôi hào nhoáng’, hay trong những ‘ốc đảo’ của lòng mộ đạo hay của công ích xã hội, để người ta không phải giữ lại không gian cho một hữu thể sai lầm. Trong một số trường hợp, chúng ta thậm chí được nói rằng tốt hơn hết là hãy loại trừ những người khuyết tật đi càng sớm càng tốt, vì họ trở thành một gánh nặng kinh tế không thể chấp nhận được trong thời buổi khủng hoảng. Nhưng thật là ảo tưởng khi con người ngày nay nhắm mắt làm ngơ trước gương mặt của bao bệnh nhân và người khuyết tật. Họ đã không hiểu được ý nghĩa đích thực của sự sống, là phải biết đón nhận những đau khổ và giới hạn. Thế giới sẽ không trở nên tốt hơn nếu chỉ bởi những người có vẻ ‘hoàn hảo’ bên ngoài. Thế giới chỉ trở nên tốt hơn khi tình liên đới nhân loại, việc đón nhận và tôn trọng lẫn nhau được gia tăng. Lời của Thánh Tông Đồ Phao-lô thật đúng đắn thay: ‘Những gì thế gian cho là yếu kém, Thiên Chúa đã chọn để hạ nhục những kẻ hùng mạnh’(1 Cr 1:27)!
Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Lc 7:36-8:3) trình bày cho chúng ta một tình huống cụ thể về sự yếu đuối. Một phụ nữ bị xem là tội lỗi, bị người khác xét xử và loại trừ, nhưng Đức Giêsu lại đón nhận và bảo vệ chị: ‘Chị đã yêu mến nhiều’ (Lc 7:47). Đó là kết luận của Đức Giêsu, Đấng đã chú ý đến những đau khổ và sự nài xin của chị. Sự dịu dàng của Đức Giêsu là dấu chỉ của tình yêu mà Thiên Chúa bày tỏ cho những ai đau khổ và bị gạt ra bên lề. Đau khổ không chỉ là về thể lý nhưng còn là tinh thần, một trong những bệnh lý thường gặp nhất hiện nay. Đó là sự đau khổ của tâm hồn; khiến người ta buồn khổ vì thiếu tình yêu mến. Khi kinh nghiệm được sự thất vọng hay bị phản bội trong những mối tương quan thân thiết, chúng ta mới nhận ra chúng ta dễ bị tổn thương và mong manh đến là dường nào. Vì thế, cám dỗ muốn trở nên tự-chấp-nhận-mình (tự-đủ-cho-chính-mình) lại phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn, và chúng ta có nguy cơ đánh mất cơ hội lớn lao nhất trong đời sống: yêu bất chấp chất cả.
Hạnh phúc mà mọi người đều mong muốn có thể được diễn tả trong rất nhiều cách thức và chỉ đạt được khi chúng ta có khả năng yêu thương. Đó chính là đường lối của tình yêu, ngoài ra không còn cách nào khác. Nhưng thách đố là ai mới là người yêu thương nhất. Bao nhiêu người khuyết tật và đau khổ đã lại rộng mở tâm hồn khi họ nhận ra họ được yêu thương! Bao nhiêu tình yêu mến đã được ngự trị nơi tâm hồn chỉ đơn giản với một nụ cười dễ mến! Như thế, chính sự yếu đuối mong manh của chúng ta có thể trở thành một nguồn mạch của sự an ủi, và nâng đỡ chúng ta trong cảnh cô đơn. Đức Giêsu, trong cuộc khổ nạn, đã yêu chúng ta cho đến cùng (Ga 13:1); trên thánh giá, Ngài đã mặc khải tình yêu bằng cách hoàn toàn trao ban chính mình. Chúng ta có thể đến với Thiên Chúa với những yếu đuối, bệnh tật, đau khổ của chúng ta khi chúng ta nhận ra những đau khổ ấy mô tả gương mặt của Người Con Một Yêu Dấu bị đóng đinh trên thập giá? Những đau đớn thể xác mà Người phải chịu đi kèm với sự nhạo báng, hạ nhục và khinh miệt. Nhưng Đức Giêsu đã đáp lại những điều ấy bằng lòng thương xót khi Ngài đón nhận và tha thứ tất cả: Chính bởi thương tích của Người mà chúng ta được chữa lành’(Is 53:5; 1 Pr 2:24). Đức Giêsu là thầy thuốc chữa lành với phương dược tình yêu, vì Ngài đã dùng chính bản thân mình để xoa dịu những đau khổ và cứu độ chúng ta. Thiên Chúa có thể hiểu những yếu đuối của chúng ta, vì chính Ngài đã kinh nghiệm điều ấy như một người phàm thật sự (Dt 4:15).
Cách chúng ta kinh nghiệm bệnh nạn và những khuyết tật là một chỉ số tình yêu mà chúng ta đang sẵn sàng để trao ban. Cách chúng ta đối mặt với đau khổ và những giới hạn là sự đo lường tự do của chúng ta trong việc đem lại ý nghĩa cho kinh nghiệm cuộc sống nhân sinh, cả khi chúng phủ lấp chúng ta bằng sự vô nghĩa và không có ích lợi gì. Nhưng chúng ta đừng để bị nao núng vì các nỗi gian truân ấy (1 Tx 3:3). Chúng ta biết rằng trong sự yếu đuối chúng ta có thể trở nên mạnh mẽ (2 Cr 12:10) và được lãnh nhận ân sủng để mang lấy vào mình những gian nan thử thách của Đức Kitô vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh (Cl 1:24). Vì thân thể ấy, hình ảnh của chính Thiên Chúa Phục Sinh, gìn giữ những thương tích của mình, dấu vết của một cuộc chiến đấu cam go, nhưng đó là những thương tích được biến đổi mãi mãi vì tình yêu.”
Các lời nguyện giáo dân đã được đọc bằng các thứ tiếng Ý, Pháp, Trung Quốc, Bồ Đào Nha và Đức. Trong số những người giúp lễ mang lễ vật lên cho Đức Thánh Cha trong phần Dâng Lễ, cũng có một gia đình với em bé gái bị down, hay là bệnh khờ.
Hàng chục các linh mục đã giúp Đức Thánh Cha cho tín hữu rước lễ.
Buổi đọc Kinh Truyền Tin
Lúc 12h trưa, từ cửa sổ phòng làm việc của ngài, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đọc Kinh Truyền Tin với các tín hữu. Đức Thánh Cha thông báo rằng:
“Hôm thứ 7, 11.06, ở a Vercelli, Giáo Hội đã tuyên phong chân phước cho linh mục Giacomo Abbondo. Ngài sống vào khoảng thế kỷ 18, có lòng yêu mến Chúa nông nàn, hết mình dấn thân cho phần rỗi của các con chiên trong xứ đạo. Đồng thời, ở Monreale, ngày hôm nay, nữ tu Carolina Santocanale, vị sáng lập Dòng Nữ Tu Capucino Của Đức Mẹ Vô Nhiễm Lộ Đức, cũng được tuyên phong chân phước.
Trong bối cảnh Ngày Năm Thánh Dành cho các bệnh nhân, Hội Nghị Quốc Tế về chăm sóc sức khỏe cho những người nhiễm bệnh Hansen cũng đang được diễn ra ở Roma trong những ngày này. Với tâm tình biết ơn, tôi gởi lời chào thân ái đến ban tổ chức và những người tham dự hội nghị, hy vọng rằng hội nghị sẽ gặt hái được nhiều thành công trong việc chống lại bệnh phong.
Ngày hôm nay, ngày thế giới chống lạm dụng trẻ em. Xin cho các trẻ em được giải thoát khỏi những hình thức nô lệ, bách hại và lạm dụng.
Tôi cũng gởi lời chào thân ái đến tất cả các tín hữu ở Roma và khách hành hương đến từ Italia cũng như các quốc gia khác, đã hiện diện trong buổi lễ ngày hôm nay. Xin Đức Trinh Nữ Maria đồng hành và che chở cho hết thảy mọi người chúng ta.”
Tin Giáo Hội Việt Nam
Mẹ La Vang thăm viếng Cộng đoàn Việt Nam Giáo xứ Holy Child
Trần Đức Danh
00:10 12/06/2016
Trong những ngày chờ đợi cung nghinh Đức Mẹ La Vang, tín hữu Việt Nam trong Giáo Xứ Holy Child lo lắng ra mặt… Tìm đâu ra cờ quạt, đội kèn, đội trắc, chiêng trống, đội nam quan nữ lưu, hội đoàn đoàn thể áo quần rực rỡ muôn màu, để tổ chức cung nghinh và tôn vinh Mẹ cho thật hoành tráng như các Cộng Đoàn Việt Nam khác đã và sẽ làm trong những ngày Mẹ đến thăm họ? Ngay cả một ca đoàn để hát ca ngợi Mẹ trong dịp Mẹ thánh du đến Cộng Đoàn nầy cũng không có…
Xem hình
Nói trắng ra, so với các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam khác thuộc Giáo Phận Melbourne, Cộng Đoàn Việt Nam tại Giáo Xứ Holy Child là Cộng Đoàn nghèo nhất về mặt tài chánh và trí thực… Ngay cả Giáo Dân bản xứ cũng vậy. Ngôi nhà nguyện Holy Family Centre của Giáo Xứ, trung tâm sinh hoạt chính của người Công Giáo Việt Nam trong vùng, cũng may ra chỉ lớn và hoành tráng bằng nhà Giáo Lý của một xứ đạo nào đó tại Việt Nam.
Bất chấp các khó khăn “phần xác” kể trên, Cộng Đoàn, với sự điều hợp của Cha Giuse Nguyễn Văn Xưa, vẫn gồng mình xốc tới, trao phó mọi sự vào bàn tay quan phòng của Chúa và sự phù trợ của Mẹ Maria.
Chiều thứ Tư 8/6/2016, hàng chục xe chở giáo dân Việt Nam từ Cộng Đoàn Holy Child đã đổ về nhà thờ Holy Name, Reservoir, để chuẩn bị cung nghinh Đức Mẹ, choán gần nửa số người tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn Đức Mẹ tối hôm đó. Sau Thánh Lễ, giáo dân Holy Child hân hoan cung nghinh Đức Mẹ về Giáo Xứ mình giữa đêm khuya mưa to gió lạnh.
Chương trình tôn vinh Mẹ bắt đầu từ chiều thứ Năm, ngày 9 tháng Sáu. Nhà nguyện ấm cúng hẳn lên với số người đến chầu kính Mẹ. Sau phần tiến hương kính Mẹ do cha Xưa chủ sự, giáo dân hàng hàng lớp lớp tiến lên trước Tòa Mẹ, cung kính dâng tặng Mẹ mỗi người một đoá hoa tươi xinh, tượng trưng cho tấm lòng con thảo đối với Mẹ hiền.
Dưới cánh tay điều hợp của Mẹ, giáo dân muôn người như một, cùng cao vang lời ca xưng tụng Mẹ làm Nữ Vương Hòa Bình của Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam. Muôn lòng như một, mọi người cùng khấn xin “Mẹ xuống muôn ơn, cho nước Nam thoát cơn nguy nan, cho dân thấy ngày bình an….”
Cha chủ sự Nguyễn Văn Xưa nhân dịp nầy cũng đã giới thiệu đến mọi thành phần tín hữu tham dự sơ lược sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại La Vang.
Dưới triều đại Tây Sơn, khi vua Cảnh Thịnh ra chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở Quảng Trị phải tìm đến lánh nạn tại núi rừng La Vang, một vùng rừng thiêng nước độc. Vì thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc một cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm (vào năm 1798), đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, thì bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Mẹ Maria. Mẹ nhân từ, âu yếm, an ủi họ, như thầm nhắn bảo giáo dân hãy vui lòng chịu khó... Mẹ chỉ vẽ cho họ hái một loại lá cây có sẵn trong vùng đó, đem nấu nước uống thì các chứng bệnh sẽ được lành. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.
Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ…
Suốt trong ba ngày, giáo dân Việt Nam trong Giáo Xứ Holy Child cũng như các Giáo Xứ lân cận, liên tục quy tụ đông đảo, để chầu Mình Thánh Chúa, Con Chí Thánh Chí Tôn của Mẹ, cùng tôn vinh Mẹ qua các bài thánh ca, và các bài suy niệm. Ngày nào cộng đoàn cũng sốt sắng dâng lên Mẹ những tràng chuỗi Mân Côi để cầu xin Mẹ thương che chở phù trì. Đặc biệt vào tối thứ Sáu, 10/6, cộng đoàn đã cùng nhau hiệp dâng Thánh Lễ, sau đó chầu Thánh Thể và Tôn Vinh Lòng Chúa Thương Xót để cầu quốc thái dân an cho Việt Nam.
Ôi! Có tham dự mới cảm nhân được tấm lòng thành khẩn sốt sắng lạ thường của những giáo hữu Việt Nam tha hương đang hướng về quê cha đất tổ, cùng quằn quại nỗi đau và chung chia nỗi lo sợ với đồng bào quốc nội. Nỗi niềm phiền muộn và đau thương hiện rõ trong lời hướng dẫn cầu nguyện:
“Lạy Me Maria, Thánh Mẫu La Vang, Quê hương, dân tộc, và Giáo Hội Việt Nam chúng con đang đứng trước hiểm hoạ bị diệt vong. Môi trường sinh sống của con dân Việt Nam đang bị kẻ thù phương Bắc đầu độc. Dân tộc Việt Nam chúng con đang từng ngày bị đẩy vào vòng nô lệ. Giáo Hội Việt Nam chúng con không ngừng bị bách hại.
Chúng con khẩn thiết cúi xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa của Lòng Thương Xót, xin Ngài ban cho quê hương, dân tộc và Giáo Hội Việt Nam chúng con ơn bình an; sớm thoát ách cộng sản vô thần, và chở che để quê hương Việt Nam thân yêu chúng con khỏi rơi vào vòng nô lệ và diệt vong.”
Rồi với tấm lòng chan hòa nước mắt nội tâm trước thảm họa gần kề của đất nước và dân tộc, trăm người như một cùng cất tiếng kêu xin:
“Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam!
Trời u ám chiến tranh điều tàn
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Đưa Việt Nam qua phút nguy nan.
Mẹ ơi! Đoái thương Dân Nước Việt Nam!
Đời gian khó Đức Tin gồng cùm!
Mẹ hãy ban ơn giải thoát Việt Nam
Cho toàn dân no ấm khang an.”
Trong khi dùng trà sau buổi kinh nguyện tối thứ Sáu, có một cuộc trao đổi lý thú giữa hai chị.
- Chị thấy buổi cầu nguyện hôm nay thế nào?
- Em từ Việt Nam qua đây thăm thân nhân được non hai tháng. Chị ạ, đây là lần đầu tiên sau 41 năm em được nghe và được hát bài Lời nguyện cho quê hương. Nước mắt em chảy dài trên hai má, chị ạ…
- Còn bài Nữ Vương Hòa Bình thì sao?
- Cũng vậy. Cảm động quá chị ơi.
- Trước 75, mỗi lần em tham dự hành hương đến Trung Tâm Đức Mẹ La Vang, em đều hát cả 2 bài nầy. Không hiểu nay hai bài nầy có còn được hát tại Trung Tâm Hành Hương La Vang không chị nhỉ?
- Em không biết, chị ơi.
- Thế tại Trung Tâm Hành Hương Núi Cúi thì sao chị?
- Em có đến Núi Cúi ngày đặt viên đá xây dựng Trung Tâm Hành Hương nầy. Theo em, đã gọi là Cúi, thì chẳng ai có can đảm đứng thẳng lên bắt giọng để giáo dân hát bài nầy đâu chị…
Sáng Chúa Nhật 12 tháng 6, nhà nguyện Holy Family trần ngập giáo dân đến tiễn Mẹ rời Giáo Xứ… Sau Thánh Lễ, cha Phó Xứ Nguyễn Văn Xưa tiến hương tiễn Mẹ; sau đó hàng trăm giáo dân, Úc cũng như Việt, cùng cất tiếng tôn vinh Mẹ, trải lòng ra và mở căng lồng ngực dâng lên Mẹ những “Lời nguyện cho quê hương” trước khi Mẹ thánh du đến Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm…
Bài ghi vội và hình ảnh tại Giáo xứ Holy Child
Xem hình
Nói trắng ra, so với các Cộng Đoàn Công Giáo Việt Nam khác thuộc Giáo Phận Melbourne, Cộng Đoàn Việt Nam tại Giáo Xứ Holy Child là Cộng Đoàn nghèo nhất về mặt tài chánh và trí thực… Ngay cả Giáo Dân bản xứ cũng vậy. Ngôi nhà nguyện Holy Family Centre của Giáo Xứ, trung tâm sinh hoạt chính của người Công Giáo Việt Nam trong vùng, cũng may ra chỉ lớn và hoành tráng bằng nhà Giáo Lý của một xứ đạo nào đó tại Việt Nam.
Bất chấp các khó khăn “phần xác” kể trên, Cộng Đoàn, với sự điều hợp của Cha Giuse Nguyễn Văn Xưa, vẫn gồng mình xốc tới, trao phó mọi sự vào bàn tay quan phòng của Chúa và sự phù trợ của Mẹ Maria.
Chiều thứ Tư 8/6/2016, hàng chục xe chở giáo dân Việt Nam từ Cộng Đoàn Holy Child đã đổ về nhà thờ Holy Name, Reservoir, để chuẩn bị cung nghinh Đức Mẹ, choán gần nửa số người tham dự Thánh Lễ Tạ Ơn Đức Mẹ tối hôm đó. Sau Thánh Lễ, giáo dân Holy Child hân hoan cung nghinh Đức Mẹ về Giáo Xứ mình giữa đêm khuya mưa to gió lạnh.
Chương trình tôn vinh Mẹ bắt đầu từ chiều thứ Năm, ngày 9 tháng Sáu. Nhà nguyện ấm cúng hẳn lên với số người đến chầu kính Mẹ. Sau phần tiến hương kính Mẹ do cha Xưa chủ sự, giáo dân hàng hàng lớp lớp tiến lên trước Tòa Mẹ, cung kính dâng tặng Mẹ mỗi người một đoá hoa tươi xinh, tượng trưng cho tấm lòng con thảo đối với Mẹ hiền.
Dưới cánh tay điều hợp của Mẹ, giáo dân muôn người như một, cùng cao vang lời ca xưng tụng Mẹ làm Nữ Vương Hòa Bình của Tổ Quốc và Dân Tộc Việt Nam. Muôn lòng như một, mọi người cùng khấn xin “Mẹ xuống muôn ơn, cho nước Nam thoát cơn nguy nan, cho dân thấy ngày bình an….”
Cha chủ sự Nguyễn Văn Xưa nhân dịp nầy cũng đã giới thiệu đến mọi thành phần tín hữu tham dự sơ lược sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại La Vang.
Dưới triều đại Tây Sơn, khi vua Cảnh Thịnh ra chiếu chỉ cấm đạo ngày 17 tháng 8 năm 1798, một số các tín hữu ở Quảng Trị phải tìm đến lánh nạn tại núi rừng La Vang, một vùng rừng thiêng nước độc. Vì thiếu ăn, bệnh tật, sợ hãi quan quân, sợ thú dữ, các tín hữu chỉ biết một lòng tin cậy phó thác vào Chúa và Đức Mẹ. Họ thường tụ tập nhau dưới gốc một cây đa cổ thụ, cùng nhau cầu nguyện, an ủi và giúp đỡ nhau.
Một hôm (vào năm 1798), đang khi cùng nhau lần hạt kính Đức Mẹ, thì bỗng họ nhìn thấy một người phụ nữ xinh đẹp, mặc áo choàng rộng, tay bồng Chúa Hài Đồng Giêsu, có hai thiên thần cầm đèn chầu hai bên. Họ nhận ra ngay là Mẹ Maria. Mẹ nhân từ, âu yếm, an ủi họ, như thầm nhắn bảo giáo dân hãy vui lòng chịu khó... Mẹ chỉ vẽ cho họ hái một loại lá cây có sẵn trong vùng đó, đem nấu nước uống thì các chứng bệnh sẽ được lành. Sau đó, Mẹ còn hiện ra nhiều lần như vậy để nâng đỡ và an ủi con cái Mẹ trong cơn hoạn nạn.
Từ đó đến nay sự kiện Đức Mẹ hiện ra tại núi rừng La Vang, qua các thế hệ được loan truyền khắp nơi, và nhiều người chân thành tin tưởng, đến cầu khấn Đức Mẹ…
Suốt trong ba ngày, giáo dân Việt Nam trong Giáo Xứ Holy Child cũng như các Giáo Xứ lân cận, liên tục quy tụ đông đảo, để chầu Mình Thánh Chúa, Con Chí Thánh Chí Tôn của Mẹ, cùng tôn vinh Mẹ qua các bài thánh ca, và các bài suy niệm. Ngày nào cộng đoàn cũng sốt sắng dâng lên Mẹ những tràng chuỗi Mân Côi để cầu xin Mẹ thương che chở phù trì. Đặc biệt vào tối thứ Sáu, 10/6, cộng đoàn đã cùng nhau hiệp dâng Thánh Lễ, sau đó chầu Thánh Thể và Tôn Vinh Lòng Chúa Thương Xót để cầu quốc thái dân an cho Việt Nam.
Ôi! Có tham dự mới cảm nhân được tấm lòng thành khẩn sốt sắng lạ thường của những giáo hữu Việt Nam tha hương đang hướng về quê cha đất tổ, cùng quằn quại nỗi đau và chung chia nỗi lo sợ với đồng bào quốc nội. Nỗi niềm phiền muộn và đau thương hiện rõ trong lời hướng dẫn cầu nguyện:
“Lạy Me Maria, Thánh Mẫu La Vang, Quê hương, dân tộc, và Giáo Hội Việt Nam chúng con đang đứng trước hiểm hoạ bị diệt vong. Môi trường sinh sống của con dân Việt Nam đang bị kẻ thù phương Bắc đầu độc. Dân tộc Việt Nam chúng con đang từng ngày bị đẩy vào vòng nô lệ. Giáo Hội Việt Nam chúng con không ngừng bị bách hại.
Chúng con khẩn thiết cúi xin Mẹ chuyển cầu cùng Chúa của Lòng Thương Xót, xin Ngài ban cho quê hương, dân tộc và Giáo Hội Việt Nam chúng con ơn bình an; sớm thoát ách cộng sản vô thần, và chở che để quê hương Việt Nam thân yêu chúng con khỏi rơi vào vòng nô lệ và diệt vong.”
Rồi với tấm lòng chan hòa nước mắt nội tâm trước thảm họa gần kề của đất nước và dân tộc, trăm người như một cùng cất tiếng kêu xin:
“Mẹ ơi! Đoái thương xem nước Việt Nam!
Trời u ám chiến tranh điều tàn
Mẹ hãy giơ tay ban phúc bình an
Đưa Việt Nam qua phút nguy nan.
Mẹ ơi! Đoái thương Dân Nước Việt Nam!
Đời gian khó Đức Tin gồng cùm!
Mẹ hãy ban ơn giải thoát Việt Nam
Cho toàn dân no ấm khang an.”
Trong khi dùng trà sau buổi kinh nguyện tối thứ Sáu, có một cuộc trao đổi lý thú giữa hai chị.
- Chị thấy buổi cầu nguyện hôm nay thế nào?
- Em từ Việt Nam qua đây thăm thân nhân được non hai tháng. Chị ạ, đây là lần đầu tiên sau 41 năm em được nghe và được hát bài Lời nguyện cho quê hương. Nước mắt em chảy dài trên hai má, chị ạ…
- Còn bài Nữ Vương Hòa Bình thì sao?
- Cũng vậy. Cảm động quá chị ơi.
- Trước 75, mỗi lần em tham dự hành hương đến Trung Tâm Đức Mẹ La Vang, em đều hát cả 2 bài nầy. Không hiểu nay hai bài nầy có còn được hát tại Trung Tâm Hành Hương La Vang không chị nhỉ?
- Em không biết, chị ơi.
- Thế tại Trung Tâm Hành Hương Núi Cúi thì sao chị?
- Em có đến Núi Cúi ngày đặt viên đá xây dựng Trung Tâm Hành Hương nầy. Theo em, đã gọi là Cúi, thì chẳng ai có can đảm đứng thẳng lên bắt giọng để giáo dân hát bài nầy đâu chị…
Sáng Chúa Nhật 12 tháng 6, nhà nguyện Holy Family trần ngập giáo dân đến tiễn Mẹ rời Giáo Xứ… Sau Thánh Lễ, cha Phó Xứ Nguyễn Văn Xưa tiến hương tiễn Mẹ; sau đó hàng trăm giáo dân, Úc cũng như Việt, cùng cất tiếng tôn vinh Mẹ, trải lòng ra và mở căng lồng ngực dâng lên Mẹ những “Lời nguyện cho quê hương” trước khi Mẹ thánh du đến Cộng Đoàn Thánh Vinh Sơn Liêm…
Bài ghi vội và hình ảnh tại Giáo xứ Holy Child
Chủng sinh Lâm Bích nhận bằng tốt nghiệp Cử Nhân Anh Văn
Bách Thập
08:58 12/06/2016
Chủng sinh Lâm Bích nhận bằng tốt nghiệp Cử Nhân Anh Văn
Chiều ngày 12.06.2016, tại Hội trường Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa (số 3 Trần Hưng Đạo, Nha Trang, Khánh Hòa). Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học cho 56 tân Cử nhân lớp AV19.8NT chuyên ngành Ngôn ngữ Anh theo hình thức đào tạo học từ xa của Đại học Đà Nẵng (CCE), mở tại Trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang (nay thuộc Đại học Khánh Hòa).
Trong 56 tân Cử nhân lớp AV19.8NT ngành Ngôn ngữ Anh (24 xếp loại Khá và 32 xếp loại Trung Bình – Khá) có 51 nguyên Chủng sinh và Chủng sinh khóa V, khóa VI – Chủng viện Lâm Bích thuộc Giáo phận Nha Trang. Ý tưởng này được thực hiện theo nguyện vọng của Đức Giám Mục giáo phận, Giuse Võ Đức Minh; đặc biệt dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn tận tâm của Cha nguyên giám đốc Chủng viện Lâm Bích, Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến (nay là Cha giám đốc Đại chủng viện Sao Biển – Nha Trang), Cha giám đốc Chủng viện, Gioakim Phạm Công Văn; và quý Cha trong ban Đào tạo.
Chương trình đào tạo Chủng viện Lâm Bích theo bốn chiều kích: Nhân bản, tu đức, tri thức và mục vụ. Đức Giám Mục giáo phận và quý Cha trong ban đào tạo Chủng viện mong muốn quý Chú sau này phải thành thạo thêm một sinh ngữ, để thuận lợi cho việc nghiên cứu học tập và trao dồi khả năng tư duy sáng tạo, bằng cách động viên quý Chú tham gia lớp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh theo hình thức đào tạo học từ xa của Đại học Đà Nẵng (CCE).
Và đây cũng là một trong những khuynh hướng đào tạo cho các Chủng sinh dự bị, trước khi bước vào ngưỡng cửa Đại chủng viện của giáo phận hiện nay. Đức Giám Mục giáo phận và quý Cha trong ban đào tạo đã chia mừng niềm vui với các tân Cử nhân Chủng sinh Lâm Bích sau lễ nhận bằng Tốt nghiệp.
Nụ cười tươi vui của các tân Cử nhân khi nhận bằng Tốt nghiệp
Khi có một nền kiến thức vững chắc về Anh ngữ qua bốn năm miệt mài học tập. Ước mong rằng, quý Chủng sinh Lâm Bích có thể trao dồi kiến thức hơn nữa, để cống hiến công sức sau này, cho công việc mục vụ nhà Chúa hữu hiệu hơn.
Bách Thập
Chiều ngày 12.06.2016, tại Hội trường Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Khánh Hòa (số 3 Trần Hưng Đạo, Nha Trang, Khánh Hòa). Đại học Đà Nẵng đã tổ chức Lễ trao bằng tốt nghiệp Đại học cho 56 tân Cử nhân lớp AV19.8NT chuyên ngành Ngôn ngữ Anh theo hình thức đào tạo học từ xa của Đại học Đà Nẵng (CCE), mở tại Trường Cao đẳng Sư Phạm Nha Trang (nay thuộc Đại học Khánh Hòa).
Trong 56 tân Cử nhân lớp AV19.8NT ngành Ngôn ngữ Anh (24 xếp loại Khá và 32 xếp loại Trung Bình – Khá) có 51 nguyên Chủng sinh và Chủng sinh khóa V, khóa VI – Chủng viện Lâm Bích thuộc Giáo phận Nha Trang. Ý tưởng này được thực hiện theo nguyện vọng của Đức Giám Mục giáo phận, Giuse Võ Đức Minh; đặc biệt dưới sự chỉ đạo và hướng dẫn tận tâm của Cha nguyên giám đốc Chủng viện Lâm Bích, Gioan Baotixita Ngô Đình Tiến (nay là Cha giám đốc Đại chủng viện Sao Biển – Nha Trang), Cha giám đốc Chủng viện, Gioakim Phạm Công Văn; và quý Cha trong ban Đào tạo.
Chương trình đào tạo Chủng viện Lâm Bích theo bốn chiều kích: Nhân bản, tu đức, tri thức và mục vụ. Đức Giám Mục giáo phận và quý Cha trong ban đào tạo Chủng viện mong muốn quý Chú sau này phải thành thạo thêm một sinh ngữ, để thuận lợi cho việc nghiên cứu học tập và trao dồi khả năng tư duy sáng tạo, bằng cách động viên quý Chú tham gia lớp chuyên ngành Ngôn ngữ Anh theo hình thức đào tạo học từ xa của Đại học Đà Nẵng (CCE).
Và đây cũng là một trong những khuynh hướng đào tạo cho các Chủng sinh dự bị, trước khi bước vào ngưỡng cửa Đại chủng viện của giáo phận hiện nay. Đức Giám Mục giáo phận và quý Cha trong ban đào tạo đã chia mừng niềm vui với các tân Cử nhân Chủng sinh Lâm Bích sau lễ nhận bằng Tốt nghiệp.
Nụ cười tươi vui của các tân Cử nhân khi nhận bằng Tốt nghiệp
Khi có một nền kiến thức vững chắc về Anh ngữ qua bốn năm miệt mài học tập. Ước mong rằng, quý Chủng sinh Lâm Bích có thể trao dồi kiến thức hơn nữa, để cống hiến công sức sau này, cho công việc mục vụ nhà Chúa hữu hiệu hơn.
Bách Thập
Hơn 1000 tín hữu giáo phận Vinh tiếp tục tuần hành bảo vệ môi trường
RFA
09:18 12/06/2016
Giáo dân giáo phận Vinh tiếp tục xuống đường tuần hành trong buổi sáng nay, ngày 12 tháng 6, để yêu cầu chính quyền minh bạch vụ việc cá chết và yêu cầu đài truyền hình Việt Nam VTV xin lỗi Đức Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp vì đã đặt điều, vu khống vị Giám mục này.
Diễn tiến buổi tuần hành
9h sáng ngày 12/6/2016, hơn 1000 tín hữu thuộc giáo xứ Phú Yên, hạt Thuận Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuống đường tuần hành bảo vệ môi trường.
Từ huyện Quỳnh Lưu, Linh mục chánh xứ Phú Yên Đặng Hữu Nam nói về diễn tiến của buổi tuần hành:
“Sáng nay, giáo xứ cầu nguyện cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung’, và hiệp thông cầu nguyện cho Đức Giám Mục Giáo phận Vinh đang bị nhà cầm quyền Việt Nam dùng truyền thông của họ để xuyên tạc, vu khống, mạ lị Ngài.
Cũng vì thế, sau giờ Thánh lễ sáng nay, cả cộng đoàn giáo xứ trên dưới 1.000 người tập trung tại lễ đài Đức Mẹ ở khuôn viên nhà thờ, dâng lời cầu nguyện cho đất nước, cho giáo xứ, cho quê hương, cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường. Sau đó người ta tuần hành trên các ngã đường của giáo xứ, rồi tọa kháng ở đó khoảng 2 tiếng đồng hồ ở ngoài đường để đưa băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu chính quyền ‘minh bạch’ nguyên nhân của thảm họa môi trường.”
Trong buổi tuần hành sáng nay, rất nhiều băng rôn, khẩu hiệu đã được các tín hữu tại Giáo xứ Phú Yên giăng lên như: ‘Yêu cầu chính quyền minh bạch thông tin về nguyên nhân cá chết’, ‘biển chết – người có sống?’, ‘người dân chúng tôi cần biển sạch’, ‘vàng trong dân thông tỏ - cá ngoài biển bất minh’, hay ‘yêu cầu truyền hình Việt Nam VTV xin lỗi Đức Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp’…
Nguyên nhân của cuộc tuần hành.
Về nguyên nhân khiến hơn 1.000 tín hữu ở đây tuần hành ‘bảo vệ môi trường’, ông Đức – một tín hữu tham gia buổi tuần hành cho biết, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đi biển, tuy nhiên do nhà nước không chịu công bố nguyên nhân cá chết, dẫn đến hải sản do ngư dân đánh bắt, muối do ngư dân làm ra bị thu mua với giá rẻ mạt, không ai mua vì người dân sợ hải sản, muối bị nhiễm độc.
Ông Đức tiếp lời:
“Do nhà nước chưa minh bạch việc biển nhiễm độc do nhà máy Formosa ở Vũng Áng, rồi giờ ra đến Cửa Lò, Quỳnh Lưu. Bây giờ bức xúc quá nên bà con phải xuống đường diễu hành, kêu gọi nhà nước minh bạch, họ hẹn hơn 60 ngày rồi mà vẫn chưa công bố gì, nên giáo dân không bao giờ chấp nhận những câu nói đó.”
Chị Trâm, một ngư dân ở Quỳnh Lưu – người tham gia tuần hành khẳng định thêm về việc bị ảnh hưởng từ ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển’:
Hinh6.jpg
Giáo dân tập trung tại lễ đài Đức Mẹ ở khuôn viên nhà thờ, dâng lời cầu nguyện cho đất nước, cho giáo xứ, cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường. RFA PHOTO
“Chúng tôi ở đây bị ảnh hưởng ít thôi, nhưng chúng tôi không đủ cho chi phí tàu bè, đá lạnh, bởi vì cá rẻ mà không có người mua cho, mà có người mua thì cũng ép chúng tôi. Cho nên chi phí cho một chuyến đi là không đủ trang trải nên đời sống của dân rất đói. Vì dân sống bằng nghề biển, vay ngân hàng đóng được con tàu cần vốn lớn, mà đến tháng người ta cứ loa lên.”
Chị Trâm cũng cho biết, vì cùng một biển nên bị ảnh hưởng về giá cả, cuộc sống của ngư dân ở đây khó khăn hơn trước. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hơn 1000 tín hữu làm nghề biển tuần hành yêu cầu chính quyền minh bạch nguyên nhân cá chết.
Tiếp tục đấu tranh
Linh mục Đặng Hữu Nam thấy rằng, mặc dù Giáo xứ Phú Yên là nơi chịu ảnh hưởng gián tiếp từ ‘thảm họa ô nhiễm biển’, chứ không như ở Vũng Áng, nhưng những tín hữu tại đây sẽ tiếp tục đấu tranh đòi chính quyền minh bạch thông tin về nguyên nhân cá chết, đòi công lý và sự thật.
Linh mục Đặng Hữu Nam nói tiếp:
“Dù có thể tiếng nói của chúng tôi chỉ là hạt cát giữa sa mạc, hạt nước giữa đại dương, nhưng chúng tôi thấy trách nhiệm phải làm. Giống như ai đó từng nói, ‘cá chết thì phải nổi’, nhưng hôm nay cá chết đang bị chìm. Chìm bởi vì chế độ, chìm bởi vì chính sách của nhà nước, chìm bởi vì chủ trương của nhà lãnh đạo… Cho nên chắc chắn rằng, tôi và những người giáo dân thuộc Giáo xứ Phú Yên sẽ tiếp tục đấu tranh.”
Chị Trâm khẳng định về việc sẽ tiếp tục đấu tranh cho chính mình, cho các tín hữu trong giáo xứ Phú Yên cũng như những nạn nhân trực tiếp từ ‘thảm họa ô nhiễm môi trường’. Chị Trâm nói thêm:
“Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng. Chúng tôi đang còn tiếp tục tuần hành đòi sự trong sạch cho Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp của chúng tôi và đòi sự minh bạch của chính quyền đối với dân.”
Chị Trâm cũng gửi thông điệp đến những người chưa quan tâm đến vấn nạn ô nhiễm môi trường biển rằng, tất cả người dân Việt Nam hãy cùng hướng đến những người bị nạn do chất độc của Formosa, những người đang trong cảnh khốn đốn không có việc làm, những người bị thiệt hại. Tất cả người Việt Nam hãy cùng đồng hành, cùng chung sức, đồng hành với người Miền Trung.
Chị Trâm cũng gửi thông điệp đến chính quyền Việt Nam:
“Chúng tôi muốn nhắn gửi là, nhà nước phải thực sự quan tâm đến dân, thực sự đưa ra nguyên nhân dẫn đến cá chết và phải có biện pháp để khắc phục thiệt hại này và phải giúp đỡ những người bị thiệt hại trực tiếp, và dân biển như chúng tôi, những người bị thiệt hại thường là những người có thu nhập kém, những người vì chất độc của Formosa làm cho chúng tôi phải điêu đứng vì nó.”
Đã hơn hai tháng kể từ khi ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung’ xảy ra, phía chính quyền Việt Nam vẫn chưa chịu công bố nguyên nhân cá chết, dù cho vụ việc cá chết ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Việt Nam. Trên các trang truyền thông nhà nước, cũng như mạng xã hội Facebook đã đăng tải rất nhiều vụ cá chết ở hồ, sông, biển, mặc dù nơi đó ở rất xa biển Vũng Áng.
Trên trang báo điện tử Vnexpress đăng tải ngày 2/6/2016 về việc công bố nguyên nhân cá chết, ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định, ‘chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm thông tin cho người dân biết’. Và ông bộ trưởng Trương Minh Tuấn còn cho biết dự kiến trong tháng 6 sẽ công bố nguyên nhân cá chết.
Diễn tiến buổi tuần hành
9h sáng ngày 12/6/2016, hơn 1000 tín hữu thuộc giáo xứ Phú Yên, hạt Thuận Nghĩa, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuống đường tuần hành bảo vệ môi trường.
Từ huyện Quỳnh Lưu, Linh mục chánh xứ Phú Yên Đặng Hữu Nam nói về diễn tiến của buổi tuần hành:
“Sáng nay, giáo xứ cầu nguyện cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung’, và hiệp thông cầu nguyện cho Đức Giám Mục Giáo phận Vinh đang bị nhà cầm quyền Việt Nam dùng truyền thông của họ để xuyên tạc, vu khống, mạ lị Ngài.
Cũng vì thế, sau giờ Thánh lễ sáng nay, cả cộng đoàn giáo xứ trên dưới 1.000 người tập trung tại lễ đài Đức Mẹ ở khuôn viên nhà thờ, dâng lời cầu nguyện cho đất nước, cho giáo xứ, cho quê hương, cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường. Sau đó người ta tuần hành trên các ngã đường của giáo xứ, rồi tọa kháng ở đó khoảng 2 tiếng đồng hồ ở ngoài đường để đưa băng rôn, khẩu hiệu yêu cầu chính quyền ‘minh bạch’ nguyên nhân của thảm họa môi trường.”
Trong buổi tuần hành sáng nay, rất nhiều băng rôn, khẩu hiệu đã được các tín hữu tại Giáo xứ Phú Yên giăng lên như: ‘Yêu cầu chính quyền minh bạch thông tin về nguyên nhân cá chết’, ‘biển chết – người có sống?’, ‘người dân chúng tôi cần biển sạch’, ‘vàng trong dân thông tỏ - cá ngoài biển bất minh’, hay ‘yêu cầu truyền hình Việt Nam VTV xin lỗi Đức Giám Mục Phaolo Nguyễn Thái Hợp’…
Nguyên nhân của cuộc tuần hành.
Về nguyên nhân khiến hơn 1.000 tín hữu ở đây tuần hành ‘bảo vệ môi trường’, ông Đức – một tín hữu tham gia buổi tuần hành cho biết, người dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề làm muối và đi biển, tuy nhiên do nhà nước không chịu công bố nguyên nhân cá chết, dẫn đến hải sản do ngư dân đánh bắt, muối do ngư dân làm ra bị thu mua với giá rẻ mạt, không ai mua vì người dân sợ hải sản, muối bị nhiễm độc.
Ông Đức tiếp lời:
“Do nhà nước chưa minh bạch việc biển nhiễm độc do nhà máy Formosa ở Vũng Áng, rồi giờ ra đến Cửa Lò, Quỳnh Lưu. Bây giờ bức xúc quá nên bà con phải xuống đường diễu hành, kêu gọi nhà nước minh bạch, họ hẹn hơn 60 ngày rồi mà vẫn chưa công bố gì, nên giáo dân không bao giờ chấp nhận những câu nói đó.”
Chị Trâm, một ngư dân ở Quỳnh Lưu – người tham gia tuần hành khẳng định thêm về việc bị ảnh hưởng từ ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển’:
Hinh6.jpg
Giáo dân tập trung tại lễ đài Đức Mẹ ở khuôn viên nhà thờ, dâng lời cầu nguyện cho đất nước, cho giáo xứ, cho các nạn nhân của ‘thảm họa ô nhiễm môi trường. RFA PHOTO
“Chúng tôi ở đây bị ảnh hưởng ít thôi, nhưng chúng tôi không đủ cho chi phí tàu bè, đá lạnh, bởi vì cá rẻ mà không có người mua cho, mà có người mua thì cũng ép chúng tôi. Cho nên chi phí cho một chuyến đi là không đủ trang trải nên đời sống của dân rất đói. Vì dân sống bằng nghề biển, vay ngân hàng đóng được con tàu cần vốn lớn, mà đến tháng người ta cứ loa lên.”
Chị Trâm cũng cho biết, vì cùng một biển nên bị ảnh hưởng về giá cả, cuộc sống của ngư dân ở đây khó khăn hơn trước. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho hơn 1000 tín hữu làm nghề biển tuần hành yêu cầu chính quyền minh bạch nguyên nhân cá chết.
Tiếp tục đấu tranh
Linh mục Đặng Hữu Nam thấy rằng, mặc dù Giáo xứ Phú Yên là nơi chịu ảnh hưởng gián tiếp từ ‘thảm họa ô nhiễm biển’, chứ không như ở Vũng Áng, nhưng những tín hữu tại đây sẽ tiếp tục đấu tranh đòi chính quyền minh bạch thông tin về nguyên nhân cá chết, đòi công lý và sự thật.
Linh mục Đặng Hữu Nam nói tiếp:
“Dù có thể tiếng nói của chúng tôi chỉ là hạt cát giữa sa mạc, hạt nước giữa đại dương, nhưng chúng tôi thấy trách nhiệm phải làm. Giống như ai đó từng nói, ‘cá chết thì phải nổi’, nhưng hôm nay cá chết đang bị chìm. Chìm bởi vì chế độ, chìm bởi vì chính sách của nhà nước, chìm bởi vì chủ trương của nhà lãnh đạo… Cho nên chắc chắn rằng, tôi và những người giáo dân thuộc Giáo xứ Phú Yên sẽ tiếp tục đấu tranh.”
Chị Trâm khẳng định về việc sẽ tiếp tục đấu tranh cho chính mình, cho các tín hữu trong giáo xứ Phú Yên cũng như những nạn nhân trực tiếp từ ‘thảm họa ô nhiễm môi trường’. Chị Trâm nói thêm:
“Chúng tôi sẽ đấu tranh đến cùng. Chúng tôi đang còn tiếp tục tuần hành đòi sự trong sạch cho Đức Cha Phaolo Nguyễn Thái Hợp của chúng tôi và đòi sự minh bạch của chính quyền đối với dân.”
Chị Trâm cũng gửi thông điệp đến những người chưa quan tâm đến vấn nạn ô nhiễm môi trường biển rằng, tất cả người dân Việt Nam hãy cùng hướng đến những người bị nạn do chất độc của Formosa, những người đang trong cảnh khốn đốn không có việc làm, những người bị thiệt hại. Tất cả người Việt Nam hãy cùng đồng hành, cùng chung sức, đồng hành với người Miền Trung.
Chị Trâm cũng gửi thông điệp đến chính quyền Việt Nam:
“Chúng tôi muốn nhắn gửi là, nhà nước phải thực sự quan tâm đến dân, thực sự đưa ra nguyên nhân dẫn đến cá chết và phải có biện pháp để khắc phục thiệt hại này và phải giúp đỡ những người bị thiệt hại trực tiếp, và dân biển như chúng tôi, những người bị thiệt hại thường là những người có thu nhập kém, những người vì chất độc của Formosa làm cho chúng tôi phải điêu đứng vì nó.”
Đã hơn hai tháng kể từ khi ‘thảm họa ô nhiễm môi trường biển miền Trung’ xảy ra, phía chính quyền Việt Nam vẫn chưa chịu công bố nguyên nhân cá chết, dù cho vụ việc cá chết ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Việt Nam. Trên các trang truyền thông nhà nước, cũng như mạng xã hội Facebook đã đăng tải rất nhiều vụ cá chết ở hồ, sông, biển, mặc dù nơi đó ở rất xa biển Vũng Áng.
Trên trang báo điện tử Vnexpress đăng tải ngày 2/6/2016 về việc công bố nguyên nhân cá chết, ông Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn khẳng định, ‘chính phủ cầu thị lắng nghe ý kiến và có trách nhiệm thông tin cho người dân biết’. Và ông bộ trưởng Trương Minh Tuấn còn cho biết dự kiến trong tháng 6 sẽ công bố nguyên nhân cá chết.
VietCatholic TV
Giáo Hội Năm Châu 07–13/06/2016: Bài giảng của Đức Thánh Cha cho các linh mục thế giới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:03 12/06/2016
1. Gia đình Hội dòng Đức Maria ở Bờ Biển Ngà kỷ niệm 200 năm lập dòng
Các tu sĩ Hội dòng Đức Maria ở Bờ Biển Ngà vừa mới kỷ niệm 200 năm thành lập với Thánh Lễ và các lễ hội tại Đền Đức Mẹ Quốc gia Abidjan, Attécoubé.
Các tu sĩ Hội dòng Đức Maria là một gia đình toàn cầu gồm các nữ tu, linh mục, tu huynh và giáo dân tận hiến. Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và cộng đoàn giáo dân Đức Maria được Mẹ Adela de Batz de Trenquelléon thành lập tại Pháp vào năm 1816, trong khi Thánh William Joseph Chaminade thành lập Hội dòng Đức Maria dành cho linh mục và các tu huynh vào năm 1817.
Tại Bờ Biển Ngà, Cha Georges Gbézé chủ trì lễ kỷ niệm bằng một Thánh lễ đầy màu sắc với sự tham dự của nhiều thành viên trong gia đình Hội dòng Đức Maria to lớn này.
Tại Thánh lễ kỷ niệm, các nữ tu, linh mục và giáo dân Bờ Biển Ngà tuyên hứa sử dụng dịp này để tái dấn thân. Họ lưu ý rằng việc kỷ niệm hai trăm năm là một dấu mốc quan trọng đánh dấu một khởi đầu mới trong sứ vụ được Chúa Kitô trao phó cho họ qua các vị sáng lập viên.
2. Đức Hồng Y của Myanmar đánh dấu Năm Thánh Linh Mục bằng lời mời gọi thể hiện lòng thương xót
Như là một phần của việc cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót, hôm thứ Tư 01/6/2016, Đức Hồng Y Charles Bo của Myanmar đã chủ trì một sứ vụ đặc biệt ở Nhà thờ Chánh tòa của Yangon, cho các linh mục từ các giáo phận khác nhau của đất nước Myanmar, thúc giục họ bắt đầu “cuộc cách mạng của lòng thương xót” bởi Chúa Kitô. “Hãy trở thành bánh của lòng thương xót, bẻ ra và chia cho tất cả anh em chúng ta”, Đức Hồng Y nói với các linh mục trong một thánh lễ tại Nhà thờ Chánh tòa Thánh Maria. Đức Hồng Y đầu tiên của đất nước Myanmar nói trong bài giảng rằng thế giới ngày nay cần một cuộc cách mạng đạo đức. “Năm của lòng thương xót là một năm của cuộc cách mạng đạo đức và vị lãnh đạo của cuộc cách mạng này là Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Tổng Giám mục của Yangon lưu ý rằng những câu chuyện của nhân loại phần lớn được đánh dấu bằng máu và bạo lực. Năm trang đầu của Kinh Thánh chúng ta tìm thấy dấu vết của máu trong câu chuyện của Cain và Able, và “hơn 5.000 năm lịch sử loài người được ghi lại, chúng ta chỉ có 120 năm không có chiến tranh”. Chống lại bối cảnh tội ác ghê tởm này, thông điệp của Chúa Kitô vang vọng rõ ràng - “Hãy có lòng thương xót như Cha của anh em là Đấng hay thương xót. Hãy cầu nguyện cho những người ghen ghét anh em và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ anh em. Hãy tha thứ bảy mươi lần bảy”.
Nêu mẫu gương của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Bo cho biết, “Sự gắn bó của ngài với người nghèo, người bị biến dạng, chuyến thăm của ngài đến các nhà tù, sự chào đón người tị nạn, giao hảo với người tội lỗi và những người đang ở lề: ngài thực sự là tiên tri của lòng thương xót và một lần nữa thế giới bị thu hút bởi thông điệp của lòng thương xót”. Đức Hồng Y cho hay: “Là linh mục chúng ta được mời gọi để tha thứ. Trong mùa này, chúng ta cần phải sử dụng tòa giải tội như là các bệnh viện dã chiến như Đức Thánh Cha nói, của những người bị thương tích bởi tội lỗi”.
Đức Hồng Y Bo bày tỏ sự kính trọng đặc biệt đối với các tu sĩ, dấn thân với những người nghèo, người bệnh, các nạn nhân HIV, các vùng nông thôn và thành thị nghèo khó. “Anh em đã thấy nghèo khó lan nhanh trong nền dân chủ. Anh em đã thấy giới trẻ của chúng ta bị buôn bán. Anh em đã thấy hàng ngàn con em chúng ta bị bắt trở thành lao động trẻ em một cách vô nhân đạo”, Đức Hồng Y thúc giục họ hiện diện ỡ giữa họ.
Đức Hồng Y Bo cũng kêu gọi các gia đình trở thành trung tâm của lòng thương xót. “Có một gia đình vào thời điểm này là một thách đố lớn. Nhưng gia đình cần lòng thương xót hơn bao giờ hết”. Ngài thúc giục những người hãy thương xót vợ mình, trân trọng sự cần cù chịu khó của họ và đừng phóng đại những sai sót nhỏ của họ. Đức Hồng Y đặc biệt kêu gọi lòng thương xót đối với người nghèo, những người sống trong khu ổ chuột, người bệnh, người vô gia cư, những người bị buôn bán và người trẻ.
3. Các Bề trên Tổng quyền Dòng Capuchin Đông Phi họp mặt ở Lusaka
Các Bề trên Tổng quyền Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin của Hội đồng Capuchin Đông Phi (EACC) đã có cuộc họp thường niên tại Lusaka.
Trong khi đó Bề trên tỉnh dòng Zambia, Cha Thomas Zulu, OFM Cap., đã bày tỏ vui mừng khi nhiều người trẻ đã thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập dòng.
“Chúng tôi nhìn thấy sự gia tăng trong giới trẻ gia nhập Dòng. Tại Đại học Thánh Bonaventure ở Lusaka, chúng tôi có 50 tu huynh trong năm nay và năm tới, chúng tôi sẽ có 70 tu huynh”. Cha Zulu nói điều này trong một cuộc phỏng vấn tại Nhà Kapingila của Hội đồng Giám mục Zambia, nơi hội nghị thường niên diễn ra.
Cha Zulu tiết lộ rằng một trong những vấn đề được các Bề trên Dòng Capuchin thảo luận là cuộc khủng hoảng tài chính các tỉnh dòng đang phải đối mặt trong khu vực.
Ngài lưu ý: “Chúng tôi phụ thuộc vào tỉnh dòng mẹ về tài chính, nhưng ngân quỹ ở Âu châu đang giảm dần, vì vậy hội nghị của chúng tôi đang cố gắng xem xét làm thế nào để duy trì chính mình”.
Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin của Hội đồng Capuchin Đông Phi (EACC) bao gồm Eritrea, Ethiopia, Sudan, Nam Phi, Malawi, Kenya và Madagascar. Những nước khác là Zimbabwe, Namibia, Zambia và Mozambique.
4. Uganda cử hành Ngày các Thánh Tử Đạo đầy màu sắc
Hôm thứ Sáu ngày 03/6/2016, khoảng một triệu người Uganda đã quy tụ tại Đền Namugongo, Uganda để cử hành Ngày các Thánh Tử Đạo.
Do tầm quan trọng to lớn trong việc cử hành Thánh lễ trọng kính các Thánh Tử Đạo Uganda, Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Tòa Thánh Vatican đã cho Giáo Hội Uganda dời Lễ Trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu từ ngày 03/6/2016 sang ngày 10/6/2016.
Nhật báo New Vision của Uganda cho hay vị chủ tế Thánh lễ, Đức Giám Mục Joseph Anthony Ziwa của Giáo phận Kiyinda Mityana mời gọi các tín hữu noi theo các Thánh Tử Đạo Uganda bằng cách bám vào sự thật. Ngài nói rằng chỉ có sự thật mới gìn giữ xã hội khỏi các tội lỗi ngày nay đang chứng kiến.
Đức Cha Ziwa đưa ra lời kêu gọi trong bài giảng cho các khách hành hương tại Đền Namugongo: “Chúng ta biết rằng sự vắng bóng sự thật dẫn con người phàm vào những tội lỗi xã hội, nhưng chúng ta không thể làm chứng tá cho Chúa Kitô trong thế gian khi mà lời nói của chúng ta bị đóng khung trong sự giả dối”. Ngài cũng cảnh báo các Kitô hữu chống lại lói sống 'đời sống hai mặt.'
Đức Cha Ziwa nói thêm: “Một số người là Kitô hữu vào ban ngày và khi đêm đến thì hành xử như người ngoại. Chúng ta hãy trung thực, và sự thật sẽ làm cho chúng ta tự do, chúng ta được canh tân nhờ cuộc hành hương đến Namugongo này và quyết tâm làm chứng cho sự thật”.
Trích dẫn từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giám Mục Ziwa nói rằng sức mạnh của cộng đoàn Kitô hữu Uganda phụ thuộc vào các vị tử đạo, những người làm chứng rằng sự thật sẽ làm cho con người tự do.
Trong ánh sáng của sứ điệp này và trong tinh thần của Năm Thánh Lòng Thương xót, chủ đề Ngày các Thánh Tử Đạo năm nay là: “Sự thật giải thoát anh em”. Đức Giám Mục Ziwa giải thích rằng Chúa Giêsu đã dùng sứ điệp này rao giảng cho các môn đệ, những người phải đối mặt với sự phản đối từ những người Pharisêu và kinh sư.
Theo Đức Giám Mục Ziwa, các Kitô hữu phải được nhận diện bởi việc làm chứng cho sự thật như các Thánh Tử Đạo đã làm nhiều năm trước đây.
Ngày các Thánh Tử Đạo rơi vào 03 tháng 6 hàng năm, kỷ niệm đức tin anh dũng của 45 vị tử vì đạo, cả Công Giáo và Anh giáo, những người đã bị thiêu cho đến chết theo lệnh của Kabaka Mwanga II, người sau đó trở thành vua Buganda từ năm 1885 đến 1887. Hai mươi hai vị tử đạo Công Giáo đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV tuyên chân phước vào ngày 06/6/1920, và được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên hiển thánh vào ngày 18/10/1964.
5. Bangladesh lần đầu tiên có Đài phát thanh Công Giáo
Hôm 3 tháng 6 năm 2016, Giáo phận Rajshahi của Bangladesh đã khánh thành Đài Jyoti (“Đài Phát thanh Ánh Sáng”) - đây là đài Công Giáo đầu tiên của quốc gia này.
Đài Ánh Sáng hoạt động theo phương thức trực tuyến (online), cho phép thính giả nghe bằng điện thoại thông minh (smartphone).
Đức Cha Gervas Rozario của giáo phận Rajshahi nói: “Mục đích của đài chúng tôi là rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa và phổ biến giáo lý của Đức Giêsu Kitô qua các chương trình phát thanh”.
Phòng thu âm và cơ sở phát sóng của Đài Ánh Sáng đặt tại Nhà thờ Công Giáo Emmaus ở giáo hạt Bogra của giáo phận Rajshahi.
“Thông qua đài phát thanh này, chúng tôi muốn loan báo và truyền tải đến người dân sống ở Bangladesh và ở hải ngoại về thánh ca, kịch nghệ và các giá trị cao đẹp của Giáo Hội Công Giáo, cũng như các nguyên tắc luân lý và đạo đức. Chúng tôi muốn tăng cường bảo vệ trẻ em, phụ nữ và môi trường. Chúng tôi trân trọng văn hóa Bengali (văn hóa cơ bản tại Bangladesh)”.
Khoảng 25 bạn trẻ Công Giáo địa phương, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đã được đào tạo để có thể sản xuất ra các chương trình phát thanh cho đài. Hiện nay, đài Ánh Sáng phát sóng mỗi ngày 1 giờ, nhưng đang kế hoạch gia tăng thời lượng trong tương lai.
“Chúng tôi muốn sản xuất các chương trình dài hơn để thính giả quốc nội và hải ngoại có thể nghe tin tức về Giáo Hội trong nước, Giáo Hội toàn cầu cũng như tin tức về đời sống quốc gia”.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về địa chỉ tv@vietcatholic.net
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
Các tu sĩ Hội dòng Đức Maria ở Bờ Biển Ngà vừa mới kỷ niệm 200 năm thành lập với Thánh Lễ và các lễ hội tại Đền Đức Mẹ Quốc gia Abidjan, Attécoubé.
Các tu sĩ Hội dòng Đức Maria là một gia đình toàn cầu gồm các nữ tu, linh mục, tu huynh và giáo dân tận hiến. Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội và cộng đoàn giáo dân Đức Maria được Mẹ Adela de Batz de Trenquelléon thành lập tại Pháp vào năm 1816, trong khi Thánh William Joseph Chaminade thành lập Hội dòng Đức Maria dành cho linh mục và các tu huynh vào năm 1817.
Tại Bờ Biển Ngà, Cha Georges Gbézé chủ trì lễ kỷ niệm bằng một Thánh lễ đầy màu sắc với sự tham dự của nhiều thành viên trong gia đình Hội dòng Đức Maria to lớn này.
Tại Thánh lễ kỷ niệm, các nữ tu, linh mục và giáo dân Bờ Biển Ngà tuyên hứa sử dụng dịp này để tái dấn thân. Họ lưu ý rằng việc kỷ niệm hai trăm năm là một dấu mốc quan trọng đánh dấu một khởi đầu mới trong sứ vụ được Chúa Kitô trao phó cho họ qua các vị sáng lập viên.
2. Đức Hồng Y của Myanmar đánh dấu Năm Thánh Linh Mục bằng lời mời gọi thể hiện lòng thương xót
Như là một phần của việc cử hành Năm Thánh Lòng Thương Xót, hôm thứ Tư 01/6/2016, Đức Hồng Y Charles Bo của Myanmar đã chủ trì một sứ vụ đặc biệt ở Nhà thờ Chánh tòa của Yangon, cho các linh mục từ các giáo phận khác nhau của đất nước Myanmar, thúc giục họ bắt đầu “cuộc cách mạng của lòng thương xót” bởi Chúa Kitô. “Hãy trở thành bánh của lòng thương xót, bẻ ra và chia cho tất cả anh em chúng ta”, Đức Hồng Y nói với các linh mục trong một thánh lễ tại Nhà thờ Chánh tòa Thánh Maria. Đức Hồng Y đầu tiên của đất nước Myanmar nói trong bài giảng rằng thế giới ngày nay cần một cuộc cách mạng đạo đức. “Năm của lòng thương xót là một năm của cuộc cách mạng đạo đức và vị lãnh đạo của cuộc cách mạng này là Chúa Giêsu Kitô”.
Đức Tổng Giám mục của Yangon lưu ý rằng những câu chuyện của nhân loại phần lớn được đánh dấu bằng máu và bạo lực. Năm trang đầu của Kinh Thánh chúng ta tìm thấy dấu vết của máu trong câu chuyện của Cain và Able, và “hơn 5.000 năm lịch sử loài người được ghi lại, chúng ta chỉ có 120 năm không có chiến tranh”. Chống lại bối cảnh tội ác ghê tởm này, thông điệp của Chúa Kitô vang vọng rõ ràng - “Hãy có lòng thương xót như Cha của anh em là Đấng hay thương xót. Hãy cầu nguyện cho những người ghen ghét anh em và cầu nguyện cho những kẻ bắt bớ anh em. Hãy tha thứ bảy mươi lần bảy”.
Nêu mẫu gương của Đức Thánh Cha Phanxicô, Đức Hồng Y Bo cho biết, “Sự gắn bó của ngài với người nghèo, người bị biến dạng, chuyến thăm của ngài đến các nhà tù, sự chào đón người tị nạn, giao hảo với người tội lỗi và những người đang ở lề: ngài thực sự là tiên tri của lòng thương xót và một lần nữa thế giới bị thu hút bởi thông điệp của lòng thương xót”. Đức Hồng Y cho hay: “Là linh mục chúng ta được mời gọi để tha thứ. Trong mùa này, chúng ta cần phải sử dụng tòa giải tội như là các bệnh viện dã chiến như Đức Thánh Cha nói, của những người bị thương tích bởi tội lỗi”.
Đức Hồng Y Bo bày tỏ sự kính trọng đặc biệt đối với các tu sĩ, dấn thân với những người nghèo, người bệnh, các nạn nhân HIV, các vùng nông thôn và thành thị nghèo khó. “Anh em đã thấy nghèo khó lan nhanh trong nền dân chủ. Anh em đã thấy giới trẻ của chúng ta bị buôn bán. Anh em đã thấy hàng ngàn con em chúng ta bị bắt trở thành lao động trẻ em một cách vô nhân đạo”, Đức Hồng Y thúc giục họ hiện diện ỡ giữa họ.
Đức Hồng Y Bo cũng kêu gọi các gia đình trở thành trung tâm của lòng thương xót. “Có một gia đình vào thời điểm này là một thách đố lớn. Nhưng gia đình cần lòng thương xót hơn bao giờ hết”. Ngài thúc giục những người hãy thương xót vợ mình, trân trọng sự cần cù chịu khó của họ và đừng phóng đại những sai sót nhỏ của họ. Đức Hồng Y đặc biệt kêu gọi lòng thương xót đối với người nghèo, những người sống trong khu ổ chuột, người bệnh, người vô gia cư, những người bị buôn bán và người trẻ.
3. Các Bề trên Tổng quyền Dòng Capuchin Đông Phi họp mặt ở Lusaka
Các Bề trên Tổng quyền Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin của Hội đồng Capuchin Đông Phi (EACC) đã có cuộc họp thường niên tại Lusaka.
Trong khi đó Bề trên tỉnh dòng Zambia, Cha Thomas Zulu, OFM Cap., đã bày tỏ vui mừng khi nhiều người trẻ đã thể hiện sự quan tâm đến việc gia nhập dòng.
“Chúng tôi nhìn thấy sự gia tăng trong giới trẻ gia nhập Dòng. Tại Đại học Thánh Bonaventure ở Lusaka, chúng tôi có 50 tu huynh trong năm nay và năm tới, chúng tôi sẽ có 70 tu huynh”. Cha Zulu nói điều này trong một cuộc phỏng vấn tại Nhà Kapingila của Hội đồng Giám mục Zambia, nơi hội nghị thường niên diễn ra.
Cha Zulu tiết lộ rằng một trong những vấn đề được các Bề trên Dòng Capuchin thảo luận là cuộc khủng hoảng tài chính các tỉnh dòng đang phải đối mặt trong khu vực.
Ngài lưu ý: “Chúng tôi phụ thuộc vào tỉnh dòng mẹ về tài chính, nhưng ngân quỹ ở Âu châu đang giảm dần, vì vậy hội nghị của chúng tôi đang cố gắng xem xét làm thế nào để duy trì chính mình”.
Dòng Anh Em Hèn Mọn Capuchin của Hội đồng Capuchin Đông Phi (EACC) bao gồm Eritrea, Ethiopia, Sudan, Nam Phi, Malawi, Kenya và Madagascar. Những nước khác là Zimbabwe, Namibia, Zambia và Mozambique.
4. Uganda cử hành Ngày các Thánh Tử Đạo đầy màu sắc
Hôm thứ Sáu ngày 03/6/2016, khoảng một triệu người Uganda đã quy tụ tại Đền Namugongo, Uganda để cử hành Ngày các Thánh Tử Đạo.
Do tầm quan trọng to lớn trong việc cử hành Thánh lễ trọng kính các Thánh Tử Đạo Uganda, Thánh Bộ Phụng tự và Kỷ luật Bí tích của Tòa Thánh Vatican đã cho Giáo Hội Uganda dời Lễ Trọng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu từ ngày 03/6/2016 sang ngày 10/6/2016.
Nhật báo New Vision của Uganda cho hay vị chủ tế Thánh lễ, Đức Giám Mục Joseph Anthony Ziwa của Giáo phận Kiyinda Mityana mời gọi các tín hữu noi theo các Thánh Tử Đạo Uganda bằng cách bám vào sự thật. Ngài nói rằng chỉ có sự thật mới gìn giữ xã hội khỏi các tội lỗi ngày nay đang chứng kiến.
Đức Cha Ziwa đưa ra lời kêu gọi trong bài giảng cho các khách hành hương tại Đền Namugongo: “Chúng ta biết rằng sự vắng bóng sự thật dẫn con người phàm vào những tội lỗi xã hội, nhưng chúng ta không thể làm chứng tá cho Chúa Kitô trong thế gian khi mà lời nói của chúng ta bị đóng khung trong sự giả dối”. Ngài cũng cảnh báo các Kitô hữu chống lại lói sống 'đời sống hai mặt.'
Đức Cha Ziwa nói thêm: “Một số người là Kitô hữu vào ban ngày và khi đêm đến thì hành xử như người ngoại. Chúng ta hãy trung thực, và sự thật sẽ làm cho chúng ta tự do, chúng ta được canh tân nhờ cuộc hành hương đến Namugongo này và quyết tâm làm chứng cho sự thật”.
Trích dẫn từ Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Đức Giám Mục Ziwa nói rằng sức mạnh của cộng đoàn Kitô hữu Uganda phụ thuộc vào các vị tử đạo, những người làm chứng rằng sự thật sẽ làm cho con người tự do.
Trong ánh sáng của sứ điệp này và trong tinh thần của Năm Thánh Lòng Thương xót, chủ đề Ngày các Thánh Tử Đạo năm nay là: “Sự thật giải thoát anh em”. Đức Giám Mục Ziwa giải thích rằng Chúa Giêsu đã dùng sứ điệp này rao giảng cho các môn đệ, những người phải đối mặt với sự phản đối từ những người Pharisêu và kinh sư.
Theo Đức Giám Mục Ziwa, các Kitô hữu phải được nhận diện bởi việc làm chứng cho sự thật như các Thánh Tử Đạo đã làm nhiều năm trước đây.
Ngày các Thánh Tử Đạo rơi vào 03 tháng 6 hàng năm, kỷ niệm đức tin anh dũng của 45 vị tử vì đạo, cả Công Giáo và Anh giáo, những người đã bị thiêu cho đến chết theo lệnh của Kabaka Mwanga II, người sau đó trở thành vua Buganda từ năm 1885 đến 1887. Hai mươi hai vị tử đạo Công Giáo đã được Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XV tuyên chân phước vào ngày 06/6/1920, và được Đức Giáo Hoàng Phaolô VI tuyên hiển thánh vào ngày 18/10/1964.
5. Bangladesh lần đầu tiên có Đài phát thanh Công Giáo
Hôm 3 tháng 6 năm 2016, Giáo phận Rajshahi của Bangladesh đã khánh thành Đài Jyoti (“Đài Phát thanh Ánh Sáng”) - đây là đài Công Giáo đầu tiên của quốc gia này.
Đài Ánh Sáng hoạt động theo phương thức trực tuyến (online), cho phép thính giả nghe bằng điện thoại thông minh (smartphone).
Đức Cha Gervas Rozario của giáo phận Rajshahi nói: “Mục đích của đài chúng tôi là rao giảng sứ điệp của Thiên Chúa và phổ biến giáo lý của Đức Giêsu Kitô qua các chương trình phát thanh”.
Phòng thu âm và cơ sở phát sóng của Đài Ánh Sáng đặt tại Nhà thờ Công Giáo Emmaus ở giáo hạt Bogra của giáo phận Rajshahi.
“Thông qua đài phát thanh này, chúng tôi muốn loan báo và truyền tải đến người dân sống ở Bangladesh và ở hải ngoại về thánh ca, kịch nghệ và các giá trị cao đẹp của Giáo Hội Công Giáo, cũng như các nguyên tắc luân lý và đạo đức. Chúng tôi muốn tăng cường bảo vệ trẻ em, phụ nữ và môi trường. Chúng tôi trân trọng văn hóa Bengali (văn hóa cơ bản tại Bangladesh)”.
Khoảng 25 bạn trẻ Công Giáo địa phương, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, đã được đào tạo để có thể sản xuất ra các chương trình phát thanh cho đài. Hiện nay, đài Ánh Sáng phát sóng mỗi ngày 1 giờ, nhưng đang kế hoạch gia tăng thời lượng trong tương lai.
“Chúng tôi muốn sản xuất các chương trình dài hơn để thính giả quốc nội và hải ngoại có thể nghe tin tức về Giáo Hội trong nước, Giáo Hội toàn cầu cũng như tin tức về đời sống quốc gia”.
Chương trình của chúng tôi đến đây là hết.
Xin quý vị và anh chị em giúp phổ biến rộng rãi chương trình này đến với gia đình, thân quyến và bạn bè xa gần như một cách thức để truyền giáo.
Mọi ý kiến đóng góp xin gởi về địa chỉ tv@vietcatholic.net
Xin cám ơn và hẹn gặp lại quý vị và anh chị em trong lần phát hình tới.
Laudetur Iesus Christus
Ngợi khen Chúa Giêsu Kitô
Kỹ thuật truyền hình: Thu âm bằng Adobe Audition
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
10:22 12/06/2016
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Trước hết, Kim Thúy xin nói ngay là các bạn có thể và nên dùng ngay cái camcorder để thu âm. Camcorder chuyên nghiệp thường có kèm một microphone thu tiếng rất hay.
Nếu không có camcorder, các bạn có thể dùng computer để thu tiếng trực tiếp trong Adobe Audition. Trong trường hợp này, các bạn cần setup một chút trên computer. Setup một lần thôi.
Các bạn cần làm như sau:
Right-click vào cái icon có hình chiếc loa ở góc phải bên dưới.
Chọn menu Recording Devices.
Nhấn vào cái icon nào có dấu tick. Sau đó, chọn menu Properties.
Nhấn vào tab Advanced, chỗ Default Format, bạn chọn cái cao nhất có thể chọn được.
Ghi xuống cái bạn vừa chọn.
Nhấn OK.
Sau đó, chọn tab Playback.
Nhấn vào cái icon nào có dấu tick. Sau đó, chọn menu Properties.
Nhấn vào tab Advanced, chỗ Default Format, bạn chọn như những gì bạn đã ghi xuống.
Mỗi khi muốn thu âm thì bạn làm như sau:
Khởi động Adobe Audition.
Chọn menu New / Audio File
Trong cái dialog tiếp theo, chỗ Sample Rate và Bit Depth bạn đánh đúng những chi tiết như đã ghi xuống trước đây.
Khi đã sẵn sàng thì bạn nhấn nút thu.
Khi đã thu xong thì bạn nhấn vào chính ngay cái nút thu ấy để ngưng.
Nếu sóng âm thanh quá yếu không được 80% biên độ thì bạn làm như sau:
Right-click vào cái icon có hình chiếc loa ở góc phải bên dưới.
Tắt Adobe Audition đi.
Chọn menu Recording Devices.
Nhấn vào cái icon nào có dấu tick. Sau đó, chọn menu Properties.
Nhấn vào tab Level, set Microphone lên 100%, Microphone Boost lên +30 db.
Khởi động Adobe Audition và thử lại lần nữa xem. Nếu sóng âm thanh vẫn quá yếu không được 80% biên độ thì Kim Thúy đành xin chia buồn với bạn. Cái sound card trên máy bạn yếu quá. Hoặc là bạn mua cái sound card khác, hoặc là bạn mua một cái mixer, như cái này nè để tăng âm lên.
Bây giờ, Kim Thúy nói qua chuyện tinh chỉnh âm thanh nhé.
Bất kể chúng ta dùng microphone tốt đến cỡ nào, khi thu âm, khả năng rất cao là chúng ta có những tạp âm trong audio.
Khi thu âm hay thu hình, chúng ta nên thu một đoạn trước khi người xướng ngôn viên nói.
Nếu không có tạp âm, sóng âm thanh lúc bắt đầu phải là một đường thẳng vì lúc đó không có âm thanh. Nếu chúng ta thấy có sóng âm thanh thì đó là tạp âm do dòng điện gây ra.
Nếu thấy có tạp âm, chúng ta dùng con mouse highlight một đoạn. Đoạn ấy từ chuyên môn gọi là Noise Print.
Giữ phím Shift xuống trong khi nhấn vào phím P. Nói tắt là Shift-P.
Đánh tiếp Ctrl-A để chọn toàn bộ.
Sau đó, chúng ta đánh Ctrl-Shift-P để remove tạp âm.
Nếu mọi sự OK, ta phải có hình như thế này:
Bây giờ, chúng ta chọn menu Effects, rồi Noise Reduction – Restoration, rồi Adaptive Noise Reduction.
Nhấn OK là xong.
Muốn tiếng nghe hay một chút bạn có thể thử dùng lần lượt những menu sau:
Menu Effects, rồi Noise Reduction – Restoration, rồi De Hummer.
Menu Effects, rồi Special / Vocal Enhance
Menu Effects, rồi Reverb. Sau đó chọn một trong những menu nhỏ, chẳng hạn Full Reverb. Nếu không hài lòng thì đánh Ctrl-Z để hủy bỏ và chọn menu khác.
Chúc các bạn thành công.