Phụng Vụ - Mục Vụ
Thứ Bẩy 12/6: Trái Tim Vô Nhiễm Mẹ Maria. Suy niệm của Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Cao, SJ
Giáo Hội Năm Châu
02:10 11/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 7g tối ngày 11-June-2021 theo giờ Việt Nam
PHÚC ÂM: Lc 2, 41-52
“Cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Hằng năm cha mẹ Chúa Giêsu có thói quen lên Giêrusalem để mừng lễ Vượt Qua. Lúc bấy giờ Chúa Giêsu lên mười hai tuổi, cha mẹ Người đã lên Giêrusalem, theo tục lệ mừng ngày lễ Vượt Qua. Và khi những ngày lễ đã hoàn tất, hai ông bà ra về, trẻ Giêsu đã ở lại Giêrusalem mà cha mẹ Người không hay biết. Tưởng rằng Người ở trong nhóm các khách đồng hành, hai ông bà đi được một ngày đàng mới tìm kiếm Người trong nhóm bà con và những kẻ quen biết. Nhưng không gặp thấy Người, nên hai ông bà trở lại Giêrsalem để tìm Người.
Sau ba ngày, hai ông bà gặp thấy Người trong đền thờ đang ngồi giữa các thầy tiến sĩ, nghe và hỏi các ông. Tất cả những ai nghe Người nói, đều ngạc nhiên trước sự hiểu biết và những câu Người đáp lại. Nhìn thấy Người, hai ông bà đã ngạc nhiên, và mẹ Người bảo Người rằng: “Con ơi, sao Con làm cho chúng ta như thế? Kìa cha Con và mẹ đây đã đau khổ tìm Con”.
Người thưa với hai ông bà rằng: “Mà tại sao cha mẹ tìm con? Cha mẹ không biết rằng con phải lo công việc của Cha con ư?” Nhưng hai ông bà không hiểu lời Người nói. Bấy giờ Người theo hai ông bà trở về Nadarét, và Người vâng phục hai ông bà. Maria mẹ Người ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng.
Còn Chúa Giêsu thì tiến tới trong sự khôn ngoan, tuổi tác và ân sủng trước mặt Thiên Chúa và người ta.
Đó là lời Chúa.
Con Tim Nhân Lành
Lm Vũđình Tường
04:05 11/06/2021
Lí luận hợp lí không luôn đúng trong thực tế. Thật là hợp lí khi cho rằng cây lớn sinh trái lớn, cây nhỏ sinh trái nhỏ. Lí luận rất đúng, nhưng khi áp dụng thực tế lại sai. Thiên Chúa, theo sự khôn ngoan của Ngài, không tạo dựng cách lí luận hợp lí trên. Những cây cho gỗ dùng kĩ nghệ như xây cất, làm bàn tủ, thường sống lâu trăm tuổi, thân to khổng lồ, cao ngút trời, trái của chúng thường nhỏ xíu. Trái từ cao rơi xuống sẽ ít gây tai nạn cho người và cho súc vật. Cây trồng trong nông nghiệp, sinh hoa trái cho con người dùng lại là những cây thấp trung bình, sai trái và trái rất lớn. Những bông hoa khổng lồ lại ở những bờ bụi. Một số lại thấp lè tè mặt đất, thế nhưng có mùi thơm nồng nàn. Muốn hưởng hương thơm nó người ta phải khòm lưng hay chân quì, chân đứng mới hưởng được mùi hương hoa đặc sắc của nó.
Đức Kitô dùng hai hình ảnh quen thuộc, gần gũi, dân chúng để nói về nước Thiên Chúa. Hình ảnh thứ nhất là hình ảnh người gieo lúa, và hình ảnh thứ hai là hình ảnh hạt cải. Cả hai hạt giống trên đều chứa điều bí ẩn, vượt khỏi sự hiểu biết của nông gia. Người nông dân hiểu rất đơn giản cách cây mọc và trưởng thành. Họ cũng ngạc nhiên khi nhận biết hạt cải tí teo lại có thể trở thành bụi rau khổng lồ. Cả hai hạt giống đều do tay con người gieo rắc, cả hai, mỗi loại có bí ẩn riêng và cả hai đều hữu dụng cho con người và các sinh vật khác.
Đức Kitô dùng dụ ngôn ngày đêm hạt giống âm thầm nảy mầm, phát triển lớn, cho mùa thu hoạch để nói về hình ảnh nước trời. Hạt giống nước trời, chính là Lời Chúa, gieo vào lòng người cũng âm thầm mọc, lặng lẽ lớn lên. Không dễ gì nhận ra sự thay đổi âm thầm trong cuộc sống. Hạt giống trong thiên nhiên ảnh hưởng bởi sương, gió, nắng, mưa, thời tiết, khí hậu. Hạt giống đức tin, Lời Chúa, hoàn thiện đến mức không gì có thể ảnh hưởng đến 'hạt giống' Lời Chúa. Lời Chúa hoàn toàn độc lập với điều kiện thời tiết và điều kiện xã hội.
Trái tim con người bị điều kiện hoá và bị hoàn cảnh hoá. Khi vui, khi buồn, lúc cởi mở, khi khó khăn. Trái tim coi trọng giá trị xã hội, trái tim đó thuộc về xã hội. Trái tim coi trọng tình yêu Chúa, trái tim đó thuộc về Thiên Chúa.
Xã hội con người luôn trong tình trạnh thay đổi, biến hoá. Con người là một phần của xã hội, vì thế con người không nên chống cưỡng lại đổi thay trong cuộc sống. Thực ra, thay đổi là dấu hiệu của phát triển. Vấn đề đặt ra là thay đổi theo xu hướng tốt hay xu hướng xấu. Chạy theo xu hướng xã hội sẽ thuộc về xã hội; bám chặt vào lòng Chúa xót thương trái tim đó sẽ thuộc về Thiên Chúa. Trái tim được tình yêu Chúa soi sáng, thêm sức sẽ trở thành nguồn sống cho chính cá nhân đó và nguồn sống cho tha nhân. Qua trái tim nhân lành Thiên Chúa cảm hoá xã hội. Mỗi con tim là một mầu nhiệm, ta hiểu được ít nhiều về con tim mình, nhưng không bao giờ hiểu thấu đáo tìm cảm tim mình. Vợ chồng cãi vã vì không hiểu nhau; cha mẹ hiểu lầm con cái, anh chị em phe phái vì hiểu lầm. Tình cảm con người là thế đó. Hiểu sao thấu tình Chúa yêu ta. Cuộc sống là một mầu nhiệm pha trộn giữa điều có thể hiểu và điều không bao giờ hiểu, bởi cuộc sống đó đến từ tình yêu Chúa. Người yêu mến Chúa nhiều hơn, nhận biết tình yêu Chúa hơn và hiểu về mục đích đời họ rõ hơn. Hiểu rõ hơn nhưng không bao giờ hiểu thấu đáo, cho đến khi trở về cùng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên ta.
Môn đệ Đức Kitô cần trở thành muối men cho đời, thành ánh sáng của Chúa cho muôn dân. Tựa như hạt cải nhỏ, Đức Kitô kêu gọi ta trở thành một hạt muối, một hạt men, một đốm sáng nhỏ, qua ta Thiên Chúa làm cho hạt muối đó lơn lên, làm cho men nổi bột, làm đốm sáng thành nguồn sáng. Kitô hữu gieo hạt giống bình an, công lí và hạnh phúc thật cho tha nhân. Đó là mục đích cuộc sống của những ai nhận Đức Kitô làm Chúa đời họ.
Nước trời nơi trần gian không ngừng âm thầm phát triển, không ngừng lớn lên ngoài sự hiểu biết và nhận biết của ta. Môn đệ Đức Kitô khiêm nhường học từ Đức Kitô. Nhận biết và tin tưởng sức mạnh trần thế không thể ngăn cản sức sống nước trời; không hình ảnh trần gian nào có thể diễn tả trung thực hình ảnh nước trời. Nhiệm vụ của Kitô hữu là tiếp tục học, giữ muối đời luôn mặn, giữ ánh sáng đức tin luôn toả sáng, bảo vệ sự sống, coi trọng những gì Chúa tạo dựng. Qua lối sống đó, thế gian nhận biết ta là môn đệ trung tín của Đức Kitô.
TiengChuong.org
The Divine Heart
The assumption that big trees give big fruit, and small trees give small fruit is human logic. God, in His wisdom, designed the natural world according to God's plan. Something like, trees for timber are often huge, tall, but have small fruit. Small fruits that fall from trees would cause fewer fatalities for both humans and animals. Agricultural trees that give fruit for human consumption are dwarf, and are easy for fruit pickers to harvest. Flowers come from shrubs, and those who would like to enjoy their perfume must bend their own backs or go on their knees to enjoy the heavenly scent.
Jesus chose two agricultural images to talk about the mystery of God's kingdom, the image of a farmer who sowed seeds in the field, and the image of a mustard seed. Sowing was an annual activity of His society. These images are common and simple, and yet each has hidden meanings, something to do with their development. Farmers don't understand the process of the seeds' growing. They are amazed that a tiny mustard seed, small as it is, becomes a huge shrub. Both seeds are sowed in the ground by human hands. Both grow in a mysterious way. Both are useful for consumption. One is primarily for human consumption, and the other is good for animals.
Jesus employs the hidden meanings of a grain and a mustard seed to talk about God's Kingdom. The Kingdom of God in a person's heart begins with the seed, The Word of God, which is sown in the heart. The quality of a grain or mustard seed, light, weather, soil, and energy, all are helping a seed to grow. God's Word is perfect, and is above natural rules. A human's heart is conditioned by its environment, and that changes. Accordingly when a heart loves the values of his/her society, that heart is for that society. When a heart embraces God's love, that heart belongs to God.
The natural world is in a state of flux, and we are part of that natural world. We are unable to resist change, but must embrace change, because changing and growing go hand in hand. The heart of the matter is, there are different options for a person to choose from: God's way or the worldly way. A heart, that follows the way of the world, 'will follow' the way of the world. A heart that follows God's way belongs to God, and through that heart God will change the world. God's plant to change the world works through a human heart.
It is not easy to understand a human heart, to saying nothing about the heart of the Divine! Life is a mystery. The mystery is a mixture of something learnable and something unknowable. Through God's love we slowly learn more about the mystery of life, and that takes a life time of learning, and growing. Christ's disciples are asked to be the signs of God's love for others. We are asked to do small, tiny tasks, something as small as a tiny mustard seed. We sow the seeds of justice, peace, and love. God, in His goodness, magnifies our tiny contribution to be enormous, useful for others.
Jesus says that God's kingdom on earth continues to grow in a mysterious way, invisible to our eyes, beyond our comprehension. Those who love God, humbly learn to believe in Jesus' teaching, that nothing on earth can stop the growing of God's kingdom, and that no images on earth are good enough to clearly explain God's kingdom. Our task is to learn continually, and be useful for others, and to be good stewards for our environment.
Đức Kitô dùng hai hình ảnh quen thuộc, gần gũi, dân chúng để nói về nước Thiên Chúa. Hình ảnh thứ nhất là hình ảnh người gieo lúa, và hình ảnh thứ hai là hình ảnh hạt cải. Cả hai hạt giống trên đều chứa điều bí ẩn, vượt khỏi sự hiểu biết của nông gia. Người nông dân hiểu rất đơn giản cách cây mọc và trưởng thành. Họ cũng ngạc nhiên khi nhận biết hạt cải tí teo lại có thể trở thành bụi rau khổng lồ. Cả hai hạt giống đều do tay con người gieo rắc, cả hai, mỗi loại có bí ẩn riêng và cả hai đều hữu dụng cho con người và các sinh vật khác.
Đức Kitô dùng dụ ngôn ngày đêm hạt giống âm thầm nảy mầm, phát triển lớn, cho mùa thu hoạch để nói về hình ảnh nước trời. Hạt giống nước trời, chính là Lời Chúa, gieo vào lòng người cũng âm thầm mọc, lặng lẽ lớn lên. Không dễ gì nhận ra sự thay đổi âm thầm trong cuộc sống. Hạt giống trong thiên nhiên ảnh hưởng bởi sương, gió, nắng, mưa, thời tiết, khí hậu. Hạt giống đức tin, Lời Chúa, hoàn thiện đến mức không gì có thể ảnh hưởng đến 'hạt giống' Lời Chúa. Lời Chúa hoàn toàn độc lập với điều kiện thời tiết và điều kiện xã hội.
Trái tim con người bị điều kiện hoá và bị hoàn cảnh hoá. Khi vui, khi buồn, lúc cởi mở, khi khó khăn. Trái tim coi trọng giá trị xã hội, trái tim đó thuộc về xã hội. Trái tim coi trọng tình yêu Chúa, trái tim đó thuộc về Thiên Chúa.
Xã hội con người luôn trong tình trạnh thay đổi, biến hoá. Con người là một phần của xã hội, vì thế con người không nên chống cưỡng lại đổi thay trong cuộc sống. Thực ra, thay đổi là dấu hiệu của phát triển. Vấn đề đặt ra là thay đổi theo xu hướng tốt hay xu hướng xấu. Chạy theo xu hướng xã hội sẽ thuộc về xã hội; bám chặt vào lòng Chúa xót thương trái tim đó sẽ thuộc về Thiên Chúa. Trái tim được tình yêu Chúa soi sáng, thêm sức sẽ trở thành nguồn sống cho chính cá nhân đó và nguồn sống cho tha nhân. Qua trái tim nhân lành Thiên Chúa cảm hoá xã hội. Mỗi con tim là một mầu nhiệm, ta hiểu được ít nhiều về con tim mình, nhưng không bao giờ hiểu thấu đáo tìm cảm tim mình. Vợ chồng cãi vã vì không hiểu nhau; cha mẹ hiểu lầm con cái, anh chị em phe phái vì hiểu lầm. Tình cảm con người là thế đó. Hiểu sao thấu tình Chúa yêu ta. Cuộc sống là một mầu nhiệm pha trộn giữa điều có thể hiểu và điều không bao giờ hiểu, bởi cuộc sống đó đến từ tình yêu Chúa. Người yêu mến Chúa nhiều hơn, nhận biết tình yêu Chúa hơn và hiểu về mục đích đời họ rõ hơn. Hiểu rõ hơn nhưng không bao giờ hiểu thấu đáo, cho đến khi trở về cùng Thiên Chúa, Đấng tạo dựng nên ta.
Môn đệ Đức Kitô cần trở thành muối men cho đời, thành ánh sáng của Chúa cho muôn dân. Tựa như hạt cải nhỏ, Đức Kitô kêu gọi ta trở thành một hạt muối, một hạt men, một đốm sáng nhỏ, qua ta Thiên Chúa làm cho hạt muối đó lơn lên, làm cho men nổi bột, làm đốm sáng thành nguồn sáng. Kitô hữu gieo hạt giống bình an, công lí và hạnh phúc thật cho tha nhân. Đó là mục đích cuộc sống của những ai nhận Đức Kitô làm Chúa đời họ.
Nước trời nơi trần gian không ngừng âm thầm phát triển, không ngừng lớn lên ngoài sự hiểu biết và nhận biết của ta. Môn đệ Đức Kitô khiêm nhường học từ Đức Kitô. Nhận biết và tin tưởng sức mạnh trần thế không thể ngăn cản sức sống nước trời; không hình ảnh trần gian nào có thể diễn tả trung thực hình ảnh nước trời. Nhiệm vụ của Kitô hữu là tiếp tục học, giữ muối đời luôn mặn, giữ ánh sáng đức tin luôn toả sáng, bảo vệ sự sống, coi trọng những gì Chúa tạo dựng. Qua lối sống đó, thế gian nhận biết ta là môn đệ trung tín của Đức Kitô.
TiengChuong.org
The Divine Heart
The assumption that big trees give big fruit, and small trees give small fruit is human logic. God, in His wisdom, designed the natural world according to God's plan. Something like, trees for timber are often huge, tall, but have small fruit. Small fruits that fall from trees would cause fewer fatalities for both humans and animals. Agricultural trees that give fruit for human consumption are dwarf, and are easy for fruit pickers to harvest. Flowers come from shrubs, and those who would like to enjoy their perfume must bend their own backs or go on their knees to enjoy the heavenly scent.
Jesus chose two agricultural images to talk about the mystery of God's kingdom, the image of a farmer who sowed seeds in the field, and the image of a mustard seed. Sowing was an annual activity of His society. These images are common and simple, and yet each has hidden meanings, something to do with their development. Farmers don't understand the process of the seeds' growing. They are amazed that a tiny mustard seed, small as it is, becomes a huge shrub. Both seeds are sowed in the ground by human hands. Both grow in a mysterious way. Both are useful for consumption. One is primarily for human consumption, and the other is good for animals.
Jesus employs the hidden meanings of a grain and a mustard seed to talk about God's Kingdom. The Kingdom of God in a person's heart begins with the seed, The Word of God, which is sown in the heart. The quality of a grain or mustard seed, light, weather, soil, and energy, all are helping a seed to grow. God's Word is perfect, and is above natural rules. A human's heart is conditioned by its environment, and that changes. Accordingly when a heart loves the values of his/her society, that heart is for that society. When a heart embraces God's love, that heart belongs to God.
The natural world is in a state of flux, and we are part of that natural world. We are unable to resist change, but must embrace change, because changing and growing go hand in hand. The heart of the matter is, there are different options for a person to choose from: God's way or the worldly way. A heart, that follows the way of the world, 'will follow' the way of the world. A heart that follows God's way belongs to God, and through that heart God will change the world. God's plant to change the world works through a human heart.
It is not easy to understand a human heart, to saying nothing about the heart of the Divine! Life is a mystery. The mystery is a mixture of something learnable and something unknowable. Through God's love we slowly learn more about the mystery of life, and that takes a life time of learning, and growing. Christ's disciples are asked to be the signs of God's love for others. We are asked to do small, tiny tasks, something as small as a tiny mustard seed. We sow the seeds of justice, peace, and love. God, in His goodness, magnifies our tiny contribution to be enormous, useful for others.
Jesus says that God's kingdom on earth continues to grow in a mysterious way, invisible to our eyes, beyond our comprehension. Those who love God, humbly learn to believe in Jesus' teaching, that nothing on earth can stop the growing of God's kingdom, and that no images on earth are good enough to clearly explain God's kingdom. Our task is to learn continually, and be useful for others, and to be good stewards for our environment.
Thiên Chúa, Đấng làm nên mọi sự
Lm. Phaolô Phạm Trọng Phương
08:50 11/06/2021
Thiên Chúa, Đấng làm nên mọi sự
( Gợi ý giảng lễ Chúa nhật XI thường niên B)
Một trong những hạt giống kỳ lạ nhất trên thế giới, đó là hạt giống của một loại tre bên Trung Quốc. Nó nằm trong lòng đất suốt 5 năm rồi mới ló chồi non lên trên mặt đất. Trong khoảng thời gian này, người ta phải chăm sóc, phải tưới nước, phải bón phân đều đặn cho nó. Thế nhưng một khi đã trồi lên khỏi mặt đất thì chỉ trong vòng sáu tuần, nó sẽ mọc lên cao tới 5 mét. Các chuyên gia cho rằng suốt thời gian 5 năm trong lòng đất, hạt giống của loại tre ấy đã hình thành một hệ thống rễ phức tạp. Nhờ hệ thống rễ này, mầm non có thể tăng trưởng một cách mau chóng.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không thể hiểu được tại sao chúng ta sống. Tại sao muôn loài muôn vật vẫn sinh ra và lớn lên một cách tự nhiên mà tự sức con người không thể thấu hiểu nổi. Trong nhãn quan đức tin, chúng ta được dạy rằng chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo mọi sự và là Đấng có uy quyền làm cho mọi sự được hiện diện và hình thành mà trí hiểu con người không thể nắm bắt. Từ hình ảnh cây tre ở trên, hạt giống cũng như hạt cải được gieo, được mọc lên, thành cây có bóng mát cho chim trời, các bài đọc Lời Chúa hôm nay muốn nhấn mạnh đời sống đức tin, sự lớn mạnh của Nước Thiên Chúa hay Đạo Chúa rất âm thầm nhưng có hiệu quả rất lớn từ hơn 2000 năm.
Các bài đọc hôm nay đã khẳng định đến tác nhân chính của công trình cứu độ, sáng tạo là chính Thiên Chúa, con người chỉ giữ phần cộng tác và quản lý các công trình này. Cụ thể, trong bài đọc I, Thiên Chúa là Người tìm ngọn hương bá, vun trồng nó, và cho nó phát triển từ một chồi non thành một cây hương bá to lớn, đến nỗi ‘muông chim đến nương mình bên nó, và ẩn thân dưới bóng là cành’. Cũng vậy, nơi bài Tin mừng, Chúa Giê-su đã so sánh Nước Thiên Chúa giống như hạt giống gieo xuống đất, con người có biết đến hay không thì hạt giống vẫn sống: nó nảy mầm, bén rễ, mọc lên, sinh hoa kết quả, và sẵn sàng cho mùa gặt. Và Ngài cũng so sánh Nước Thiên Chúa như hạt cải, tuy nhỏ nhất trên mặt đất, nhưng nó có tiềm năng trở thành cây lớn cho các loài chim làm tổ.
Quả thật, như chúng ta biết, từ tạo thiên lập địa hay ngay từ khai sinh đất trời, chính Thiên Chúa là Đấng hiện hữu và Đấng tác sinh nên mọi sự. Ngài là chủ công trình sáng tạo và là Đấng nuôi dưỡng cũng như quyết định cho sự sống của muôn loài muôn vật. Cho nên sự tồn vong và phát triển của mọi sự là ở nơi Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo. Sự phát triển của Nước Thiên Chúa cũng không nằm ngoài sự quan phòng của Ngài. Thật vậy như Tin mừng hôm này trình thuật: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh hoa kết quả : trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm ra gặt, vì đã đến mùa.” Và “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.”(Mc 4, 26-34). Như thế, việc Nước Thiên Chúa hay đời sống đức tin vẫn âm thầm phát triển hằng ngày mà tự sức con người không biết. Việc phát triển và lớn lên đó là việc của Thiên Chúa. Cũng vậy, chính Thiên Chúa là tác nhân tối thượng cho sự phát triển của công cuộc loan báo Tin mừng. Việc loan báo Tin mừng là việc của mọi người, còn việc phát triển như thế nào là do Chúa. Miễn sao mọi người phải ra sức, nỗ lực và hăng say dấn thân cho công việc rao giảng Tin mừng, còn mọi sự khác Chúa sẽ lo liệu. Như thánh Phaolô cũng đã khẳng định “Tôi trồng, anh Apolô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho nó lớn lên." (1Cr 3,6).
Quả thật, việc truyền giáo cũng sẽ từ từ phát triển trong sự âm thầm nhưng không vội vã và nhanh chóng: gặp gỡ, tiếp cận, thân thiện, liên đới, làm việc bác ái – từ thiện qua sự cảm thông, quảng đại và quan tâm tha nhân,...còn việc lan toả và thẩm sâu là do uy quyền của Thiên Chúa. Như vậy, bổn phận của con người là gieo, là trồng, là hy sinh và dấn thân, còn sự lớn mạnh và tăng trưởng là do chính Chúa. Do đó, chúng ta cứ tin tưởng rằng mọi việc chúng ta làm, mọi lời chúng ta nói hôm nay nơi vùng miền chúng ta được đặt để sẽ có ngày thu hoạch và bội thu vì Thiên Chúa chính là tác giả làm cho mọi hành vi cử chỉ của chúng ta trở nên hoa thơm cỏ lạ trong mọi nơi mọi lúc. Vì thế, chúng ta không được nản chí, bận lòng nhưng cố gắng nỗ lực từng giây phút trong cuộc đời để sống cho xứng đáng, nhất là trong sứ vụ rắc gieo Tin mừng ở khắp mọi nơi cho mọi người. Chúng ta cứ kiên tâm sống đức tin trong những hành động cụ thể dù nhỏ nhoi, nhưng tin rằng hành động đó sẽ triển nở âm thầm ngang qua sự hiện diện của Chúa cùng làm và hành động với chúng ta.
Thật vậy, nhờ đức tin dạy bảo, chúng ta dù không biết được Nước Thiên Chúa sẽ lớn mạnh như thế nào, nhưng chúng ta được mời gọi hãy gieo, hãy sống tốt và làm đẹp lòng Chúa trong mọi sự. Điều này cũng được Thánh Phaolô nhắc nhở nơi bài đọc 2 (2Cr 5, 6-10) rằng: “..dù còn ở trong thân xác hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Người. Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước toà Đức Ki-tô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác.” Quả thật, làm đẹp lòng Chúa ngang qua cách sống của chúng ta là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Nhờ đó, Nước Thiên Chúa tiếp tục âm thầm phát triển và lan rộng khắp mọi nơi trên mặt đất này. Sự lành, sự thiện và bác ái yêu thương tuy âm thầm nhưng đó là cách thức đang làm cho Nước Thiên Chúa được giới thiệu cho mọi người, nhất là cho những ai chưa nhận biết Thiên Chúa tình yêu. Đức tin của chúng ta khởi đầu rất nhỏ bé, yếu ớt nhưng với sự quan phòng và chở che của Thiên Chúa, nó đã, đang và sẽ vững bền hơn.
Tóm lại, Nước Thiên Chúa vẫn luôn lớn mạnh dầu có nhiều khó khăn và gian nan trong mọi biến cố. Hơn 2000 năm, Giáo hội đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử tưởng chừng như bị vùi dập, nhưng chính Thiên Chúa đã an bài và gìn giữ để Giáo hội của Chúa vẫn tiếp tục lớn mạnh và lan rộng khắp cùng cả và thế giới. Về phần mình, mỗi ki-tô hữu được mời gọi hãy luôn ý thức giữ đạo và thực hành đạo mỗi ngày dầu có những thử thách. Tuy nhiên, với ơn Chúa và sự tiềm ẩn đầy quyền năng của Ngài, đức tin của chúng ta sẽ ngày càng kiên vững và bền đỗ hơn nhằm trở nên ánh sáng và muối cho cộng đồng nhân loại, nhất là những nơi đức tin còn yếu kém và khô khan.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
( Gợi ý giảng lễ Chúa nhật XI thường niên B)
Một trong những hạt giống kỳ lạ nhất trên thế giới, đó là hạt giống của một loại tre bên Trung Quốc. Nó nằm trong lòng đất suốt 5 năm rồi mới ló chồi non lên trên mặt đất. Trong khoảng thời gian này, người ta phải chăm sóc, phải tưới nước, phải bón phân đều đặn cho nó. Thế nhưng một khi đã trồi lên khỏi mặt đất thì chỉ trong vòng sáu tuần, nó sẽ mọc lên cao tới 5 mét. Các chuyên gia cho rằng suốt thời gian 5 năm trong lòng đất, hạt giống của loại tre ấy đã hình thành một hệ thống rễ phức tạp. Nhờ hệ thống rễ này, mầm non có thể tăng trưởng một cách mau chóng.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta không thể hiểu được tại sao chúng ta sống. Tại sao muôn loài muôn vật vẫn sinh ra và lớn lên một cách tự nhiên mà tự sức con người không thể thấu hiểu nổi. Trong nhãn quan đức tin, chúng ta được dạy rằng chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo mọi sự và là Đấng có uy quyền làm cho mọi sự được hiện diện và hình thành mà trí hiểu con người không thể nắm bắt. Từ hình ảnh cây tre ở trên, hạt giống cũng như hạt cải được gieo, được mọc lên, thành cây có bóng mát cho chim trời, các bài đọc Lời Chúa hôm nay muốn nhấn mạnh đời sống đức tin, sự lớn mạnh của Nước Thiên Chúa hay Đạo Chúa rất âm thầm nhưng có hiệu quả rất lớn từ hơn 2000 năm.
Các bài đọc hôm nay đã khẳng định đến tác nhân chính của công trình cứu độ, sáng tạo là chính Thiên Chúa, con người chỉ giữ phần cộng tác và quản lý các công trình này. Cụ thể, trong bài đọc I, Thiên Chúa là Người tìm ngọn hương bá, vun trồng nó, và cho nó phát triển từ một chồi non thành một cây hương bá to lớn, đến nỗi ‘muông chim đến nương mình bên nó, và ẩn thân dưới bóng là cành’. Cũng vậy, nơi bài Tin mừng, Chúa Giê-su đã so sánh Nước Thiên Chúa giống như hạt giống gieo xuống đất, con người có biết đến hay không thì hạt giống vẫn sống: nó nảy mầm, bén rễ, mọc lên, sinh hoa kết quả, và sẵn sàng cho mùa gặt. Và Ngài cũng so sánh Nước Thiên Chúa như hạt cải, tuy nhỏ nhất trên mặt đất, nhưng nó có tiềm năng trở thành cây lớn cho các loài chim làm tổ.
Quả thật, như chúng ta biết, từ tạo thiên lập địa hay ngay từ khai sinh đất trời, chính Thiên Chúa là Đấng hiện hữu và Đấng tác sinh nên mọi sự. Ngài là chủ công trình sáng tạo và là Đấng nuôi dưỡng cũng như quyết định cho sự sống của muôn loài muôn vật. Cho nên sự tồn vong và phát triển của mọi sự là ở nơi Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo. Sự phát triển của Nước Thiên Chúa cũng không nằm ngoài sự quan phòng của Ngài. Thật vậy như Tin mừng hôm này trình thuật: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức, hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh hoa kết quả : trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm ra gặt, vì đã đến mùa.” Và “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn nào mà hình dung được? Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất, nó là loại nhỏ nhất trong các hạt giống trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới bóng.”(Mc 4, 26-34). Như thế, việc Nước Thiên Chúa hay đời sống đức tin vẫn âm thầm phát triển hằng ngày mà tự sức con người không biết. Việc phát triển và lớn lên đó là việc của Thiên Chúa. Cũng vậy, chính Thiên Chúa là tác nhân tối thượng cho sự phát triển của công cuộc loan báo Tin mừng. Việc loan báo Tin mừng là việc của mọi người, còn việc phát triển như thế nào là do Chúa. Miễn sao mọi người phải ra sức, nỗ lực và hăng say dấn thân cho công việc rao giảng Tin mừng, còn mọi sự khác Chúa sẽ lo liệu. Như thánh Phaolô cũng đã khẳng định “Tôi trồng, anh Apolô tưới, nhưng Thiên Chúa mới làm cho nó lớn lên." (1Cr 3,6).
Quả thật, việc truyền giáo cũng sẽ từ từ phát triển trong sự âm thầm nhưng không vội vã và nhanh chóng: gặp gỡ, tiếp cận, thân thiện, liên đới, làm việc bác ái – từ thiện qua sự cảm thông, quảng đại và quan tâm tha nhân,...còn việc lan toả và thẩm sâu là do uy quyền của Thiên Chúa. Như vậy, bổn phận của con người là gieo, là trồng, là hy sinh và dấn thân, còn sự lớn mạnh và tăng trưởng là do chính Chúa. Do đó, chúng ta cứ tin tưởng rằng mọi việc chúng ta làm, mọi lời chúng ta nói hôm nay nơi vùng miền chúng ta được đặt để sẽ có ngày thu hoạch và bội thu vì Thiên Chúa chính là tác giả làm cho mọi hành vi cử chỉ của chúng ta trở nên hoa thơm cỏ lạ trong mọi nơi mọi lúc. Vì thế, chúng ta không được nản chí, bận lòng nhưng cố gắng nỗ lực từng giây phút trong cuộc đời để sống cho xứng đáng, nhất là trong sứ vụ rắc gieo Tin mừng ở khắp mọi nơi cho mọi người. Chúng ta cứ kiên tâm sống đức tin trong những hành động cụ thể dù nhỏ nhoi, nhưng tin rằng hành động đó sẽ triển nở âm thầm ngang qua sự hiện diện của Chúa cùng làm và hành động với chúng ta.
Thật vậy, nhờ đức tin dạy bảo, chúng ta dù không biết được Nước Thiên Chúa sẽ lớn mạnh như thế nào, nhưng chúng ta được mời gọi hãy gieo, hãy sống tốt và làm đẹp lòng Chúa trong mọi sự. Điều này cũng được Thánh Phaolô nhắc nhở nơi bài đọc 2 (2Cr 5, 6-10) rằng: “..dù còn ở trong thân xác hoặc đã lìa bỏ thân xác, chúng tôi chỉ có một tham vọng là làm đẹp lòng Người. Vì tất cả chúng ta đều phải được đưa ra ánh sáng, trước toà Đức Ki-tô, để mỗi người lãnh nhận những gì tương xứng với các việc tốt hay xấu đã làm, khi còn ở trong thân xác.” Quả thật, làm đẹp lòng Chúa ngang qua cách sống của chúng ta là điều hết sức cần thiết và quan trọng. Nhờ đó, Nước Thiên Chúa tiếp tục âm thầm phát triển và lan rộng khắp mọi nơi trên mặt đất này. Sự lành, sự thiện và bác ái yêu thương tuy âm thầm nhưng đó là cách thức đang làm cho Nước Thiên Chúa được giới thiệu cho mọi người, nhất là cho những ai chưa nhận biết Thiên Chúa tình yêu. Đức tin của chúng ta khởi đầu rất nhỏ bé, yếu ớt nhưng với sự quan phòng và chở che của Thiên Chúa, nó đã, đang và sẽ vững bền hơn.
Tóm lại, Nước Thiên Chúa vẫn luôn lớn mạnh dầu có nhiều khó khăn và gian nan trong mọi biến cố. Hơn 2000 năm, Giáo hội đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử tưởng chừng như bị vùi dập, nhưng chính Thiên Chúa đã an bài và gìn giữ để Giáo hội của Chúa vẫn tiếp tục lớn mạnh và lan rộng khắp cùng cả và thế giới. Về phần mình, mỗi ki-tô hữu được mời gọi hãy luôn ý thức giữ đạo và thực hành đạo mỗi ngày dầu có những thử thách. Tuy nhiên, với ơn Chúa và sự tiềm ẩn đầy quyền năng của Ngài, đức tin của chúng ta sẽ ngày càng kiên vững và bền đỗ hơn nhằm trở nên ánh sáng và muối cho cộng đồng nhân loại, nhất là những nơi đức tin còn yếu kém và khô khan.
Linh mục Phaolô Phạm Trọng Phương
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:07 11/06/2021
5. Cám dỗ giống như lửa. Vàng được lửa thiêu thì sáng lấp lánh, cỏ rơm bị lửa đốt thì thành tro bụi; người công chính như vàng ròng, kẻ ác như cỏ rơm cùng bị cám dỗ, nhưng người công chính thì được lợi mà kẻ ác thì bị hại.
(Thánh Augustine)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:14 11/06/2021
72. NHẠO NGƯỜI SAY BÍ TỈ
Có một người rất thích uống rượu, hơn nữa dù uống nhiều hay uống ít thì cũng đều say bí tỉ, bà vợ rất giận dữ.
Một lần nọ, ông ta lại đòi vợ đưa rượu ra uống, vợ bèn lấy nước ngâm sợi gai đổ trong bình rượu đưa cho ông ta uống, ông ta uống một lúc, rồi lại lắc tay rung đùi loạn lên.
Bà vợ chửi:
- “Uống nước ngâm sợi gai mà cũng say bí tỉ à?”
Ông ta cười lớn nói:
- “Thảo nào hôm nay ta uống cái gì mà cũng không say nổi?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 72:
Có người nghiện rượu nhưng khi không có rượu thì hít mùi dầu hôi (dầu lửa) cho đỡ nghiện; có người nghiện rượu dù không có uống rượu thì giọng nói vẫn cứ lè nhè như người say rượu, bởi vì rượu đã thấm sâu vào lục phủ ngũ tạng của họ rồi nên mới như vậy…
Một khi Lời Chúa đã khắc sâu trong tâm khảm của người Ki-tô hữu, thì ngôn hành của họ nhất nhất làm cho người khác mát lòng hả dạ, vì lời nói của họ đầy an ủi và hành động của họ đầy tinh thần phục vụ yêu thương.
Không ai thích người nghiện rượu, kể cả vợ con của họ, nhưng người Ki-tô hữu thì ai cũng thích, bởi vì họ biết dùng Lời Chúa đã khắc sâu trong lòng, đi đến và giúp đỡ những người đang nghiện rượu của chất men làm hại thân xác và tâm hồn của họ, và làm cho họ biết nhận ra có một thứ nên nghiện để được say mến hạnh phúc, đó chính là nghiện Lời Chúa.
Ai yêu thích nghe Lời Chúa thì đó là dấu hiệu của người được cứu rỗi, ai thực hành Lời Chúa thì người đó đích thực là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thật hạnh phúc dường nào cho người nào trở thành môn đệ của Ngài…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Có một người rất thích uống rượu, hơn nữa dù uống nhiều hay uống ít thì cũng đều say bí tỉ, bà vợ rất giận dữ.
Một lần nọ, ông ta lại đòi vợ đưa rượu ra uống, vợ bèn lấy nước ngâm sợi gai đổ trong bình rượu đưa cho ông ta uống, ông ta uống một lúc, rồi lại lắc tay rung đùi loạn lên.
Bà vợ chửi:
- “Uống nước ngâm sợi gai mà cũng say bí tỉ à?”
Ông ta cười lớn nói:
- “Thảo nào hôm nay ta uống cái gì mà cũng không say nổi?”
(Tiếu Đắc Hảo)
Suy tư 72:
Có người nghiện rượu nhưng khi không có rượu thì hít mùi dầu hôi (dầu lửa) cho đỡ nghiện; có người nghiện rượu dù không có uống rượu thì giọng nói vẫn cứ lè nhè như người say rượu, bởi vì rượu đã thấm sâu vào lục phủ ngũ tạng của họ rồi nên mới như vậy…
Một khi Lời Chúa đã khắc sâu trong tâm khảm của người Ki-tô hữu, thì ngôn hành của họ nhất nhất làm cho người khác mát lòng hả dạ, vì lời nói của họ đầy an ủi và hành động của họ đầy tinh thần phục vụ yêu thương.
Không ai thích người nghiện rượu, kể cả vợ con của họ, nhưng người Ki-tô hữu thì ai cũng thích, bởi vì họ biết dùng Lời Chúa đã khắc sâu trong lòng, đi đến và giúp đỡ những người đang nghiện rượu của chất men làm hại thân xác và tâm hồn của họ, và làm cho họ biết nhận ra có một thứ nên nghiện để được say mến hạnh phúc, đó chính là nghiện Lời Chúa.
Ai yêu thích nghe Lời Chúa thì đó là dấu hiệu của người được cứu rỗi, ai thực hành Lời Chúa thì người đó đích thực là môn đệ của Đức Chúa Giê-su, thật hạnh phúc dường nào cho người nào trở thành môn đệ của Ngài…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
---------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 11 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
17:15 11/06/2021
CHÚA NHẬT 11 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Mc 4, 26-34.
“Hạt cải là loại nhỏ nhất, nhưng đã trở thành cây lớn hơn mọi thứ rau cỏ.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra một vấn nạn để cho chúng ta suy nghĩ: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây, lấy ví dụ nào mà hình dung được?” Rồi chính Ngài đã giải thích cho chúng ta biết Nước Thiên Chúa giống như hạt cải. Trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm thực tế sau đây.
1. Thực hành đức ái.
Nếu trong tâm hồn chúng ta có tình yêu Thiên Chúa, thì đồng thời chúng ta cũng biết đem hạt giống ấy gieo vào tâm hồn người khác bằng cách đi làm việc thiện, bởi vì khi làm việc thiện là chúng ta gieo hạt giống Lời Chúa vào tâm hồn của tha nhân, khi thấy chúng ta làm việc thiện giúp đỡ người khác không tính toán, không đòi báo đáp, dù cho chúng ta không để ý theo dõi tình trạng kết quả, thì hạt giống ấy (việc thiện) vẫn cứ âm thầm nảy mầm và đến lúc nào đó, với ơn Chúa giúp thì họ sẽ trở thành người Ki-tô hữu, người con của Chúa như chúng ta.
Chúng ta nhận ơn của của Chúa cách nhưng không thì nên cho đi cách nhưng không, có nghĩa là những việc thiện mà chúng ta làm cần phải sáng rực tình yêu vô vị lợi, vì Thiên Chúa mà thực hành đức ái, có như thế tâm hồn những người mà chúng ta giúp đỡ sẽ đâm chồi nẩy lộc tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa.
2. Nước Trời ở trong chúng ta.
Nước Trời được gieo vào trong tâm hồn chúng ta ban đầu nhỏ như hạt cải, nó chính là đức tin, đức tin được lớn dần qua hoàn cảnh của cuộc sống, nhất là trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm, bởi vì đức tin được qua thử thách là đức tin trưởng thành và vững mạnh, có như thế mới trở thành chứng nhân cho Nước Trời ngay tại trần gian này.
Đức tin của chúng ta không phải tự nhiên mà có, nhưng được Thiên Chúa – qua Giáo Hội- gieo vào trong tâm hồn chúng ta, đức tin được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và được củng cố bằng Lời Chúa thì nó sẽ ngày càng lớn mạnh, có thể bảo vệ linh hồn mình khỏi những cám dỗ của ma quỷ và thế gian, có thể bảo vệ Giáo Hội qua những cơn bách hại của những mưu mô ma quỷ.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su ví Nước Trời giống như hạt cải, nghĩa là ảnh hưởng và sức mạnh của nó có thể làm nơi trú ẩn cho chim trời. Đức tin của chúng ta cũng thế, cần phải lớn mạnh để có thể trở thành những chứng nhân cho Nước Trời ngay trong cuộc sống của mình.
Nước Trời là một thực tại có thật được bắt đầu trong tâm hồn của mỗi người Ki-tô hữu ở đời này, và kết thúc viên mãn mai sau trên thiên đàng, đó chính là những việc lành thánh thiện mà chúng ta làm với ánh sáng đức tin soi dẫn, bởi vì Nước Trời không phải chỉ là thực tại mà thôi, nhưng còn là sống động nữa trong cuộc sống nơi mỗi người Ki-tô hữu chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Tin mừng: Mc 4, 26-34.
“Hạt cải là loại nhỏ nhất, nhưng đã trở thành cây lớn hơn mọi thứ rau cỏ.”
Bạn thân mến,
Trong bài Tin Mừng hôm nay Đức Chúa Giê-su đưa ra một vấn nạn để cho chúng ta suy nghĩ: “Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây, lấy ví dụ nào mà hình dung được?” Rồi chính Ngài đã giải thích cho chúng ta biết Nước Thiên Chúa giống như hạt cải. Trong tâm tình ấy tôi xin chia sẻ với anh chị em hai điểm thực tế sau đây.
1. Thực hành đức ái.
Nếu trong tâm hồn chúng ta có tình yêu Thiên Chúa, thì đồng thời chúng ta cũng biết đem hạt giống ấy gieo vào tâm hồn người khác bằng cách đi làm việc thiện, bởi vì khi làm việc thiện là chúng ta gieo hạt giống Lời Chúa vào tâm hồn của tha nhân, khi thấy chúng ta làm việc thiện giúp đỡ người khác không tính toán, không đòi báo đáp, dù cho chúng ta không để ý theo dõi tình trạng kết quả, thì hạt giống ấy (việc thiện) vẫn cứ âm thầm nảy mầm và đến lúc nào đó, với ơn Chúa giúp thì họ sẽ trở thành người Ki-tô hữu, người con của Chúa như chúng ta.
Chúng ta nhận ơn của của Chúa cách nhưng không thì nên cho đi cách nhưng không, có nghĩa là những việc thiện mà chúng ta làm cần phải sáng rực tình yêu vô vị lợi, vì Thiên Chúa mà thực hành đức ái, có như thế tâm hồn những người mà chúng ta giúp đỡ sẽ đâm chồi nẩy lộc tình yêu và ân sủng của Thiên Chúa.
2. Nước Trời ở trong chúng ta.
Nước Trời được gieo vào trong tâm hồn chúng ta ban đầu nhỏ như hạt cải, nó chính là đức tin, đức tin được lớn dần qua hoàn cảnh của cuộc sống, nhất là trong những hoàn cảnh ngặt nghèo, nguy hiểm, bởi vì đức tin được qua thử thách là đức tin trưởng thành và vững mạnh, có như thế mới trở thành chứng nhân cho Nước Trời ngay tại trần gian này.
Đức tin của chúng ta không phải tự nhiên mà có, nhưng được Thiên Chúa – qua Giáo Hội- gieo vào trong tâm hồn chúng ta, đức tin được nuôi dưỡng bằng Thánh Thể và được củng cố bằng Lời Chúa thì nó sẽ ngày càng lớn mạnh, có thể bảo vệ linh hồn mình khỏi những cám dỗ của ma quỷ và thế gian, có thể bảo vệ Giáo Hội qua những cơn bách hại của những mưu mô ma quỷ.
Bạn thân mến,
Đức Chúa Giê-su ví Nước Trời giống như hạt cải, nghĩa là ảnh hưởng và sức mạnh của nó có thể làm nơi trú ẩn cho chim trời. Đức tin của chúng ta cũng thế, cần phải lớn mạnh để có thể trở thành những chứng nhân cho Nước Trời ngay trong cuộc sống của mình.
Nước Trời là một thực tại có thật được bắt đầu trong tâm hồn của mỗi người Ki-tô hữu ở đời này, và kết thúc viên mãn mai sau trên thiên đàng, đó chính là những việc lành thánh thiện mà chúng ta làm với ánh sáng đức tin soi dẫn, bởi vì Nước Trời không phải chỉ là thực tại mà thôi, nhưng còn là sống động nữa trong cuộc sống nơi mỗi người Ki-tô hữu chúng ta.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
------
http://www.vietcatholic.org
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://nhantai.info
Điều lớn lao từ điều nhỏ bé
Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
20:15 11/06/2021
CHÚA NHẬT XI THƯỜNG NIÊN
Điều lớn lao từ điều nhỏ bé
Ed 17,22-24; 2Cr 5,6-10; Mc 4,26-34
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về những điều vĩ đại của Nước Trời ẩn dấu trong những việc nhỏ bé, những biến cố bình thường và trong những con người thấp hèn. Nhưng đó là cách thức mà Thiên Chúa thực hiện và thiết lập Nước Trời.
Trong bài đọc I, trích từ sách tiên tri Êdêkien, chúng ta có một sự tiên báo lớn lao về triều đại của Ítraen sẽ được phục hưng trên núi Xion. Theo cái nhìn này, nơi đó Thiên Chúa sẽ chặt ngọn cao nhất cây hương nam, rồi Người lấy chồi non từ ngọn mọc ra và đem trồng trên núi Ítraen, tại đó sẽ mọc lên một cây hương nam vĩ đại mà các loài chim trời đến ẩn náu dưới cành của nó.
Hình ảnh này muốn nói rằng nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, những sự khởi đầu dù rất nhỏ bé cũng có thể trở thành những kết quả lớn lao; một dân tộc rất ít ỏi lại trở thành một triều đại lớn mạnh giữa các dân tộc khác. Đó là việc Chúa làm.
Trong bài đọc II, trích thư II gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô là một chứng nhân cho điều này: Ngài là một người đơn hèn, một người Pharisêu, nhưng nhờ ơn Chúa, ngài trở thành một nhà truyền giáo vĩ đại. Giờ đây, ngài xác tín rằng những điều chúng ta làm trên trần gian, hay trong thân xác, nếu chúng ta hiến dâng và làm theo thánh ý Thiên Chúa, chúng sẽ mang lại kết quả lớn lao, trở thành điều vĩ đại cho sự sống đời đời và mang lại lợi ích cho rất nhiều người.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu giới thiệu hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa. Cả hai dụ ngôn đến từ môi trường nông nghiệp, từ những đời sống trồng trọt của người nông dân. Chúng ta hãy tìm hiểu sự tương phản giữa chúng.
Trong dụ ngôn thứ nhất, người nông dân ra đồng gieo hạt giống, rồi sau đó, ông về nhà ăn uống, ngủ, nghỉ... trong khi những hạt giống âm thầm lớn lên và ngay cả người nông dân đó cũng không biết những gì đang xảy ra. Ông sẽ trở lại chăm bón ruộng mình. Ông là người gieo hạt và chăm sóc, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng làm cho hạt giống lớn lên, cho mưa thuận gió hòa, và làm cho mùa màng được màu mỡ, bội thu trong mùa gặt. Tất cả những điều này xảy ra do sự quan phòng của Thiên Chúa mà nhiều lúc cả người nông dân khi làm ruộng cũng để ý đến điều đó, không hiểu được làm sao phép lạ đó xảy ra. Dụ ngôn này diễn tả một điều quan trọng này: Mọi kết quả chúng ta có được là do bàn tay của Thiên Chúa đã âm thầm thực hiện. Mọi kết quả của công việc chúng ta làm là nhờ ơn Chúa. Chính Thiên Chúa thực hiện và xây dựng Nước Trời, chứ không phải người nông dân.
Trong dụ ngôn thứ hai, chúng ta có hình ảnh về hạt cải mà đối với người Palestina thời đó là loại hạt nhỏ bé nhất trong các loại hạt giống. Nhưng hạt giống này chứa đựng trong mình những mầm sống mạnh liệt để lớn lên, trở thành cây lớn và mang lại nhiều hoa trái. Chúng ta hãy quan sát cây cải khi đã lớn lên, nó trở thành cây xum xuê đến nỗi chim trời đến ẩn trú và làm tổ trên cành của nó. Làm sao một hạt cải nhỏ bé lại trở thành một cây to lớn như thế? Làm có thể hiểu được một cây là nơi trú ngụ của nhiều loài chim trời được bắt đầu từ một hạt cải nhỏ bé? Đó là một phép lạ của sự sống xảy ra do sự quan phòng của Thiên Chúa. Hình ảnh cây cải là hình ảnh về Nước Trời. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh rằng: trước hết, chính Thiên Chúa là Đấng làm cho Nước Trời lớn lên. Đó là hành động của Người chứ không phải là hành động của con người. Đó là chương trình của Thiên Chúa chứ không phải là chương trình của chúng ta. Chương trình con người không thể làm phát xuất Nước Trời, nhưng chỉ có Thiên Chúa mới thực hiện, thiết lập và làm cho Nước Trời được lớn mạnh.
Thứ đến, chúng ta được mời gọi để cộng tác và đảm nhận sứ vụ của mình để xây dựng Nước Trời ở trần gian bằng đời sống, việc làm, đặc biệt bằng những việc làm nhỏ bé mà chúng ta có thể làm mỗi ngày cho mình và người khác. Vì những việc làm nhỏ bé và khiêm tốn của chúng ta luôn chứa đựng những điều tốt lành và mang lại những lợi ích lớn lao cho Nước Trời theo cách thế như Thánh Phaolô đã kinh nghiệm nơi bản thân.
Như thế, chúng ta có một sự căng thẳng năng động này: một đàng, chúng ta phải để cho Thiên Chúa hoạt động khi Người dùng những cách thức đơn hèn và những việc nhỏ bé để thực hiện ý định lớn lao của Người. Chúng ta cũng luôn được mời gọi đừng sợ khi phải làm những việc nhỏ bé và khiêm tốn. Chúng ta hãy làm những việc ây hằng ngày. Chúng ta cũng đừng xếp những việc làm nhỏ bé đó vào những hạng chót của các hoạt động và xem thường chúng. Bởi vì, trong bàn tay Thiên Chúa, những việc làm nhỏ bé đó cũng có thể được biến đổi thành hạt giống của những điều vĩ đại cho Nước Chúa và phần rỗi các linh hồn.
Chúng ta hãy nhìn vào những chứng tá của rất nhiều vị thánh nam nữ trong lịch sử Giáo Hội. Họ đã bắt đầu bằng những điều bé nhỏ, đôi lúc từ số không. Nhiều vị thánh đã bắt đầu thành lập hội dòng bằng cách trở thành những người hành khất. Chẳng hặn như thánh Ignatio Loyola đã từ bỏ mọi sự và trở thành người nhỏ bé nhất để theo Chúa. Nhưng khi họ làm như thế, Thiên Chúa đang chuẩn bị cho họ trở thành đấng sáng của một hội dòng lớn trên thế giới. Chúng ta cũng có thể kiểm chứng điều này từ thánh Phanxicô Assisi và nhiều vị thánh nam nữ khác trong Giáo Hội. Họ là những người sáng lập các dòng tu bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho hội dòng của họ trở thành những hội dòng lớn lao qua các thế hệ.
Tôi còn nhớ, có lần tôi gặp một người giáo dân đồng hương ở Mỹ, là người đã giúp đỡ khá nhiều tiền cho giáo xứ tôi trong việc xây dựng lại ngôi thánh đường và cũng là người đã nâng đỡ nhiều chủng sinh và nữ tu trong giáo phận. Khi gặp bà, tôi hỏi bà làm gì mà có tiền để làm việc bác ái như thế? Bà cho biết: mỗi ngày sau khi đi lễ sáng về, bà đi lặt các long bia, long coca cola mà người ta vứt nơi thùng rác, rồi gom lại và bán cho người ta để lấy tiền. Nhờ đó hằng năm bà tích lũy được một số tiền để giúp đỡ những ai cần ở quê nhà, bà đã giúp cho nhiều người trở thành linh mục và nữ tu theo cách thế khiêm tốn như thế.
Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta cũng có kinh nghiệm và chứng kiến rất nhiều những chứng tá tương tự như thế. Nhiều lúc chúng ta thực hiện những việc làm dù rất nhỏ bé, nhưng nhờ ơn Chúa quan phòng, những việc làm nhỏ bé đó mang lại những kết quả và lợi ích lớn lao cho người khác và Nước Trời, như hạt cải nhỏ bé trở thành cây lớn cho chim trời đến ở và làm tổ trong dụ ngôn hôm nay.
Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy kiên nhẫn làm những việc lành dù nhỏ bé để xây dựng Nước Trời và vì lợi ích của tha nhân. Dù đó là hành vi nhỏ bé nhưng chúng ta làm với lòng mến lớn lao, Thiên Chúa sẽ làm cho chúng trở thành những điều kỳ điều đến không thể ngờ như vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Điều lớn lao từ điều nhỏ bé
Ed 17,22-24; 2Cr 5,6-10; Mc 4,26-34
Lời Chúa hôm nay mời gọi chúng ta suy niệm về những điều vĩ đại của Nước Trời ẩn dấu trong những việc nhỏ bé, những biến cố bình thường và trong những con người thấp hèn. Nhưng đó là cách thức mà Thiên Chúa thực hiện và thiết lập Nước Trời.
Trong bài đọc I, trích từ sách tiên tri Êdêkien, chúng ta có một sự tiên báo lớn lao về triều đại của Ítraen sẽ được phục hưng trên núi Xion. Theo cái nhìn này, nơi đó Thiên Chúa sẽ chặt ngọn cao nhất cây hương nam, rồi Người lấy chồi non từ ngọn mọc ra và đem trồng trên núi Ítraen, tại đó sẽ mọc lên một cây hương nam vĩ đại mà các loài chim trời đến ẩn náu dưới cành của nó.
Hình ảnh này muốn nói rằng nhờ sự quan phòng của Thiên Chúa, những sự khởi đầu dù rất nhỏ bé cũng có thể trở thành những kết quả lớn lao; một dân tộc rất ít ỏi lại trở thành một triều đại lớn mạnh giữa các dân tộc khác. Đó là việc Chúa làm.
Trong bài đọc II, trích thư II gửi tín hữu Côrintô, thánh Phaolô là một chứng nhân cho điều này: Ngài là một người đơn hèn, một người Pharisêu, nhưng nhờ ơn Chúa, ngài trở thành một nhà truyền giáo vĩ đại. Giờ đây, ngài xác tín rằng những điều chúng ta làm trên trần gian, hay trong thân xác, nếu chúng ta hiến dâng và làm theo thánh ý Thiên Chúa, chúng sẽ mang lại kết quả lớn lao, trở thành điều vĩ đại cho sự sống đời đời và mang lại lợi ích cho rất nhiều người.
Trong bài Tin Mừng, Chúa Giêsu giới thiệu hai dụ ngôn về Nước Thiên Chúa. Cả hai dụ ngôn đến từ môi trường nông nghiệp, từ những đời sống trồng trọt của người nông dân. Chúng ta hãy tìm hiểu sự tương phản giữa chúng.
Trong dụ ngôn thứ nhất, người nông dân ra đồng gieo hạt giống, rồi sau đó, ông về nhà ăn uống, ngủ, nghỉ... trong khi những hạt giống âm thầm lớn lên và ngay cả người nông dân đó cũng không biết những gì đang xảy ra. Ông sẽ trở lại chăm bón ruộng mình. Ông là người gieo hạt và chăm sóc, nhưng chính Thiên Chúa là Đấng làm cho hạt giống lớn lên, cho mưa thuận gió hòa, và làm cho mùa màng được màu mỡ, bội thu trong mùa gặt. Tất cả những điều này xảy ra do sự quan phòng của Thiên Chúa mà nhiều lúc cả người nông dân khi làm ruộng cũng để ý đến điều đó, không hiểu được làm sao phép lạ đó xảy ra. Dụ ngôn này diễn tả một điều quan trọng này: Mọi kết quả chúng ta có được là do bàn tay của Thiên Chúa đã âm thầm thực hiện. Mọi kết quả của công việc chúng ta làm là nhờ ơn Chúa. Chính Thiên Chúa thực hiện và xây dựng Nước Trời, chứ không phải người nông dân.
Trong dụ ngôn thứ hai, chúng ta có hình ảnh về hạt cải mà đối với người Palestina thời đó là loại hạt nhỏ bé nhất trong các loại hạt giống. Nhưng hạt giống này chứa đựng trong mình những mầm sống mạnh liệt để lớn lên, trở thành cây lớn và mang lại nhiều hoa trái. Chúng ta hãy quan sát cây cải khi đã lớn lên, nó trở thành cây xum xuê đến nỗi chim trời đến ẩn trú và làm tổ trên cành của nó. Làm sao một hạt cải nhỏ bé lại trở thành một cây to lớn như thế? Làm có thể hiểu được một cây là nơi trú ngụ của nhiều loài chim trời được bắt đầu từ một hạt cải nhỏ bé? Đó là một phép lạ của sự sống xảy ra do sự quan phòng của Thiên Chúa. Hình ảnh cây cải là hình ảnh về Nước Trời. Qua dụ ngôn này, Chúa Giêsu muốn nhấn mạnh rằng: trước hết, chính Thiên Chúa là Đấng làm cho Nước Trời lớn lên. Đó là hành động của Người chứ không phải là hành động của con người. Đó là chương trình của Thiên Chúa chứ không phải là chương trình của chúng ta. Chương trình con người không thể làm phát xuất Nước Trời, nhưng chỉ có Thiên Chúa mới thực hiện, thiết lập và làm cho Nước Trời được lớn mạnh.
Thứ đến, chúng ta được mời gọi để cộng tác và đảm nhận sứ vụ của mình để xây dựng Nước Trời ở trần gian bằng đời sống, việc làm, đặc biệt bằng những việc làm nhỏ bé mà chúng ta có thể làm mỗi ngày cho mình và người khác. Vì những việc làm nhỏ bé và khiêm tốn của chúng ta luôn chứa đựng những điều tốt lành và mang lại những lợi ích lớn lao cho Nước Trời theo cách thế như Thánh Phaolô đã kinh nghiệm nơi bản thân.
Như thế, chúng ta có một sự căng thẳng năng động này: một đàng, chúng ta phải để cho Thiên Chúa hoạt động khi Người dùng những cách thức đơn hèn và những việc nhỏ bé để thực hiện ý định lớn lao của Người. Chúng ta cũng luôn được mời gọi đừng sợ khi phải làm những việc nhỏ bé và khiêm tốn. Chúng ta hãy làm những việc ây hằng ngày. Chúng ta cũng đừng xếp những việc làm nhỏ bé đó vào những hạng chót của các hoạt động và xem thường chúng. Bởi vì, trong bàn tay Thiên Chúa, những việc làm nhỏ bé đó cũng có thể được biến đổi thành hạt giống của những điều vĩ đại cho Nước Chúa và phần rỗi các linh hồn.
Chúng ta hãy nhìn vào những chứng tá của rất nhiều vị thánh nam nữ trong lịch sử Giáo Hội. Họ đã bắt đầu bằng những điều bé nhỏ, đôi lúc từ số không. Nhiều vị thánh đã bắt đầu thành lập hội dòng bằng cách trở thành những người hành khất. Chẳng hặn như thánh Ignatio Loyola đã từ bỏ mọi sự và trở thành người nhỏ bé nhất để theo Chúa. Nhưng khi họ làm như thế, Thiên Chúa đang chuẩn bị cho họ trở thành đấng sáng của một hội dòng lớn trên thế giới. Chúng ta cũng có thể kiểm chứng điều này từ thánh Phanxicô Assisi và nhiều vị thánh nam nữ khác trong Giáo Hội. Họ là những người sáng lập các dòng tu bắt đầu từ những điều rất nhỏ bé. Nhưng Thiên Chúa đã làm cho hội dòng của họ trở thành những hội dòng lớn lao qua các thế hệ.
Tôi còn nhớ, có lần tôi gặp một người giáo dân đồng hương ở Mỹ, là người đã giúp đỡ khá nhiều tiền cho giáo xứ tôi trong việc xây dựng lại ngôi thánh đường và cũng là người đã nâng đỡ nhiều chủng sinh và nữ tu trong giáo phận. Khi gặp bà, tôi hỏi bà làm gì mà có tiền để làm việc bác ái như thế? Bà cho biết: mỗi ngày sau khi đi lễ sáng về, bà đi lặt các long bia, long coca cola mà người ta vứt nơi thùng rác, rồi gom lại và bán cho người ta để lấy tiền. Nhờ đó hằng năm bà tích lũy được một số tiền để giúp đỡ những ai cần ở quê nhà, bà đã giúp cho nhiều người trở thành linh mục và nữ tu theo cách thế khiêm tốn như thế.
Trong cuộc sống, có lẽ chúng ta cũng có kinh nghiệm và chứng kiến rất nhiều những chứng tá tương tự như thế. Nhiều lúc chúng ta thực hiện những việc làm dù rất nhỏ bé, nhưng nhờ ơn Chúa quan phòng, những việc làm nhỏ bé đó mang lại những kết quả và lợi ích lớn lao cho người khác và Nước Trời, như hạt cải nhỏ bé trở thành cây lớn cho chim trời đến ở và làm tổ trong dụ ngôn hôm nay.
Vì thế, chúng ta được mời gọi hãy kiên nhẫn làm những việc lành dù nhỏ bé để xây dựng Nước Trời và vì lợi ích của tha nhân. Dù đó là hành vi nhỏ bé nhưng chúng ta làm với lòng mến lớn lao, Thiên Chúa sẽ làm cho chúng trở thành những điều kỳ điều đến không thể ngờ như vẫn thường xảy ra trong cuộc sống. Amen!
ĐCV Vinh Thanh - Nghệ An
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Hãy Tôn Sùng Mẫu Tâm
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
21:49 11/06/2021
Hãy Tôn Sùng Mẫu Tâm
SUY NIỆM LỄ Đức Mẹ MẪU TÂM
(Is 61,9-11; l c 2,41-51)
Tháng Năm, tháng Đức Bà, tháng Sáu, Tháng Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và các Linh Mục. Điều này là do mối liên hệ với Lễ Trọng kính Mình Thánh Chúa dẫn đến Lễ Trọng kính Thánh Tâm hầu như luôn luôn được cử hành vào tháng Sáu. Tiếp liền sau lễ Thánh Tâm, Giáo Hội cử hành lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ vào ngày thứ Bảy sau Chúa nhật II lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, cho thấy việc đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu đi liền với việc đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
Trái tim vẹn sạch Đức Bà Maria hay Trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Maria hay Khiết tâm Đức Bà Maria là dấu chỉ và biểu tượng nói lên sự thương cảm và vô tội của mẹ Maria. Đó cũng là một biểu tượng để các kitô hữu tôn sùng.
Lòng sùng kính Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ là một truyền thống cổ xưa, gắn liền với với đoạn văn trong Tin Mừng Thánh Luca nói đến trái tim của Đức Maria : “Maria giữ kỹ mọi điều ấy và hằng ngày suy nghĩ trong lòng” (Lc 2,19); “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà” (Lc 2, 35). Dịp Chúa giáng sinh tại Bêlem và dịp Chúa bị lạc năm 12 tuổi (Lc 2,51) là hai dấu mốc Mẹ ghi nhớ trong tim để suy gẫm. Các Thánh Giáo Phụ cũng như nhiều vị thánh khác và các Đức Giáo Hoàng đã coi những lời Kinh Thánh trên tuy ngắn gọn, nhưng là nền tảng chính yếu cho lòng tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ. Bởi nó chứa đựng tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu với trái tim của một người mẹ đối các linh mục nói riêng và nhân loại nói chung.
Ý nghĩa hình, tượng trái tim Đức Mẹ
Nhìn vào ảnh, tượng trái tim Đức Mẹ do các họa sĩ, nghệ nhân đắp, chúng ta thấy trái tim Đức Mẹ nằm bên ngoài cơ thể. Điều này muốn nói đến tình yêu vô tận của Mẹ dành cho loài người lớn lao như thế không thể giấu được bên trong được. Một bàn tay Mẹ nâng trái tim lên và bàn tay chỉ về trái tim ấy, nghĩa là Mẹ muốn trao trái tim của mình cho bất cứ ai đang chiêm ngắm ảnh tượng trái tim Mẹ. Phía trên trái tim Đức Mẹ có ngọn lửa bừng cháy, nhấn mạnh đến tình yêu Mẹ dâng hiến cho Thiên Chúa và dành cho loài người.
Trái tim Mẹ có bông hồng bao quanh, một số bức tranh còn xuất hiện hoa lily tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch của Mẹ, ơn vô nhiễm nguyên tội, đã tạo ra nơi Mẹ một trái tim rất vẹn sạch. Trái tim có thanh gươm đâm thâu qua ám chỉ (“một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”), và gợi lên những đau khổ mà Mẹ phải chịu trong suốt cuộc đời, đặc biệt trong lúc Mẹ thấy con mình là Chúa Giêsu bị đóng đinh.
Cuối cùng là chùm tia sáng bao quanh trái tim Mẹ, gợi nhớ đến đoạn văn trong sách Khải Huyền 12,1, trong đó mô tả Đức Mẹ như “một người phụ nữ mình khoác áo mặt trời.”
Lịch sử ngay lễ
Lòng sùng kính Trái Tim Đức Maria đã có trong Giáo Hội từ thời các Giáo Phụ. Trong Giáo Hội, có những vị thánh sùng kính cách đặc biệt như, Thánh Anselmô, nhà thần học Eadmer, Thánh Bênađô, và nhà thần học Hugh St. Victor khởi đầu sùng kính Trái tim Đức Mẹ. Rồi Thánh Mechtilđê, Thánh Giêtruđê, Thánh Brigitta, nhất là Thánh Bênađinô là "tiến sĩ của Trái tim Mẹ", cổ võ phong trào sùng kính Trái tim Đức Mẹ.
Thánh Anselmô, nhà thần học Eadmer, Thánh Bênađô, và nhà thần học Hugh St. Victor khởi đầu sùng kính Trái tim Đức Mẹ. Rồi Thánh Mechtilđê, Thánh Giêtruđê, Thánh Brigitta, nhất là Thánh Bênađinô là "tiến sĩ của Trái tim Mẹ", tiếp tục phong trào sùng kính Trái tim Đức Mẹ.
Đến thế kỷ XVII, lòng sùng kính Trái tim Mẹ mới được phổ biến rộng rãi do Thánh Euđê mà Đức Thánh Piô X gọi là "sư phụ, là tiến sĩ và là tông đồ" của Phụng vụ sùng kính hai Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Năm 1648, nhiều Giám mục nước Pháp ban phép mừng lễ Trái tim Mẹ trong giáo phận vào ngày mồng 8 tháng 2. Năm 1799, tất cả các nhà thờ giáo phận Palermô nước Ý được mừng lễ này. Năm 1855, dưới triều đại Đức Piô IX, giờ kinh và Thánh lễ đã được Thánh bộ Lễ nghi chấp thuận.
Với biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917 với ba trẻ mục đồng, Jacinta, Franciscô và Lucia và ban hành mệnh lệnh “Tôn sùng Trái tim Đức Mẹ”. Lòng sùng kính này lan rộng với sự phê chuẩn của Tòa Thánh vào năm 1942, kỷ niệm 25 năm biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Giáo hoàng Piô XII đã dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ và kêu mời mọi người dâng mình cho Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ. Năm 1945, ngài chính thức thành lập lễ "Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ" vào ngày 22 tháng 8. Theo chiều hướng canh tân Phụng vụ, năm 1969, Đức Phaolô VI đổi lễ này vào ngày thứ Bảy sau lễ Thánh Tâm tuần Chúa nhật II sau lễ Hiện Xuống. Đỉnh điểm là Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã ấn định Lễ Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria như là một Lễ Nhớ buộc trong lịch Phụng Vụ chung của Giáo hội Rôma vào năm 1996. Vào ngày mồng 08 tháng 10 năm 2000, trong khuôn khổ của Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tận hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên tội Mẹ Maria.
Ý nghĩa của ngày lễ
Mừng lễ Trái tim Vô nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Chúng ta hãy Chiêm ngưỡng Trái tim Mẹ vẹn tuyền thanh sạch, đầy tình yêu thương, trọn lành thánh thiện, trung thực phản ảnh ưu phẩm toàn mỹ, toàn thiện, toàn ái của Ba Ngôi Thiên Chúa, để chúng ta nhìn thẳng vào quả tim tội lỗi sắt đá của chúng ta, xin Trái tim Vô nhiễm Mẹ cải hoá quả tim chúng là với những tâm tình tốt lành thánh thiện.
Chúng ta chúc tụng Trái tim Mẹ luôn qui hướng về Chúa, luôn kết hợp mật thiết với Chúa. Và xin Mẹ dạy chúng ta đón nhận Chúa thế nào vào đời sống chúng ta. Xin Mẹ dạy chúng ta biết đói khát Chúa và biết sống chính sự sống và lời Chúa.
Chúng ta tôn vinh Trái tim Mẹ là đền thờ sống của Chúa Thánh Thần, là cung thánh của Con Thiên Chúa hằng hữu. Xin Mẹ biến đổi quả tim ô nhơ của chúng ta thành trung tâm tôn thờ cho Chúa Ba Ngôi ngự trị.
Chúng ta ngợi khen Trái tim Mẹ thẳm sâu khiêm nhượng đã đưa Mẹ vào mầu nhiệm Nhập Thể Cứu chuộc của Chúa, và vào đời sống Giáo hội. Xin Mẹ dẫn đưa chúng ta gia nhập công trình Cứu chuộc của Chúa và vào công cuộc Tông đồ của Giáo hội.
Sau cũng chúng ta ca tụng Trái tim Mẹ dạt dào tình Hiền Mẫu êm ái ngọt ngào trong phẩm chức Mẹ Thiên Chúa và Mẹ toàn thể loài người chúng ta. Xin Mẹ ban cho chúng ta lòng thiết tha yêu mến Chúa, yêu mến Mẹ và đậm đà yêu thương mọi người.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
SUY NIỆM LỄ Đức Mẹ MẪU TÂM
(Is 61,9-11; l c 2,41-51)
Tháng Năm, tháng Đức Bà, tháng Sáu, Tháng Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu và các Linh Mục. Điều này là do mối liên hệ với Lễ Trọng kính Mình Thánh Chúa dẫn đến Lễ Trọng kính Thánh Tâm hầu như luôn luôn được cử hành vào tháng Sáu. Tiếp liền sau lễ Thánh Tâm, Giáo Hội cử hành lễ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ vào ngày thứ Bảy sau Chúa nhật II lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, cho thấy việc đền tạ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu đi liền với việc đền tạ trái tim vô nhiễm Đức Mẹ.
Trái tim vẹn sạch Đức Bà Maria hay Trái tim vô nhiễm nguyên tội Đức Maria hay Khiết tâm Đức Bà Maria là dấu chỉ và biểu tượng nói lên sự thương cảm và vô tội của mẹ Maria. Đó cũng là một biểu tượng để các kitô hữu tôn sùng.
Lòng sùng kính Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ là một truyền thống cổ xưa, gắn liền với với đoạn văn trong Tin Mừng Thánh Luca nói đến trái tim của Đức Maria : “Maria giữ kỹ mọi điều ấy và hằng ngày suy nghĩ trong lòng” (Lc 2,19); “Một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn Bà” (Lc 2, 35). Dịp Chúa giáng sinh tại Bêlem và dịp Chúa bị lạc năm 12 tuổi (Lc 2,51) là hai dấu mốc Mẹ ghi nhớ trong tim để suy gẫm. Các Thánh Giáo Phụ cũng như nhiều vị thánh khác và các Đức Giáo Hoàng đã coi những lời Kinh Thánh trên tuy ngắn gọn, nhưng là nền tảng chính yếu cho lòng tôn sùng Trái Tim Đức Mẹ. Bởi nó chứa đựng tình mẫu tử thiêng liêng của Đức Maria, Mẹ Chúa Giêsu với trái tim của một người mẹ đối các linh mục nói riêng và nhân loại nói chung.
Ý nghĩa hình, tượng trái tim Đức Mẹ
Nhìn vào ảnh, tượng trái tim Đức Mẹ do các họa sĩ, nghệ nhân đắp, chúng ta thấy trái tim Đức Mẹ nằm bên ngoài cơ thể. Điều này muốn nói đến tình yêu vô tận của Mẹ dành cho loài người lớn lao như thế không thể giấu được bên trong được. Một bàn tay Mẹ nâng trái tim lên và bàn tay chỉ về trái tim ấy, nghĩa là Mẹ muốn trao trái tim của mình cho bất cứ ai đang chiêm ngắm ảnh tượng trái tim Mẹ. Phía trên trái tim Đức Mẹ có ngọn lửa bừng cháy, nhấn mạnh đến tình yêu Mẹ dâng hiến cho Thiên Chúa và dành cho loài người.
Trái tim Mẹ có bông hồng bao quanh, một số bức tranh còn xuất hiện hoa lily tượng trưng cho sự thanh khiết, trong sạch của Mẹ, ơn vô nhiễm nguyên tội, đã tạo ra nơi Mẹ một trái tim rất vẹn sạch. Trái tim có thanh gươm đâm thâu qua ám chỉ (“một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà”), và gợi lên những đau khổ mà Mẹ phải chịu trong suốt cuộc đời, đặc biệt trong lúc Mẹ thấy con mình là Chúa Giêsu bị đóng đinh.
Cuối cùng là chùm tia sáng bao quanh trái tim Mẹ, gợi nhớ đến đoạn văn trong sách Khải Huyền 12,1, trong đó mô tả Đức Mẹ như “một người phụ nữ mình khoác áo mặt trời.”
Lịch sử ngay lễ
Lòng sùng kính Trái Tim Đức Maria đã có trong Giáo Hội từ thời các Giáo Phụ. Trong Giáo Hội, có những vị thánh sùng kính cách đặc biệt như, Thánh Anselmô, nhà thần học Eadmer, Thánh Bênađô, và nhà thần học Hugh St. Victor khởi đầu sùng kính Trái tim Đức Mẹ. Rồi Thánh Mechtilđê, Thánh Giêtruđê, Thánh Brigitta, nhất là Thánh Bênađinô là "tiến sĩ của Trái tim Mẹ", cổ võ phong trào sùng kính Trái tim Đức Mẹ.
Thánh Anselmô, nhà thần học Eadmer, Thánh Bênađô, và nhà thần học Hugh St. Victor khởi đầu sùng kính Trái tim Đức Mẹ. Rồi Thánh Mechtilđê, Thánh Giêtruđê, Thánh Brigitta, nhất là Thánh Bênađinô là "tiến sĩ của Trái tim Mẹ", tiếp tục phong trào sùng kính Trái tim Đức Mẹ.
Đến thế kỷ XVII, lòng sùng kính Trái tim Mẹ mới được phổ biến rộng rãi do Thánh Euđê mà Đức Thánh Piô X gọi là "sư phụ, là tiến sĩ và là tông đồ" của Phụng vụ sùng kính hai Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria.
Năm 1648, nhiều Giám mục nước Pháp ban phép mừng lễ Trái tim Mẹ trong giáo phận vào ngày mồng 8 tháng 2. Năm 1799, tất cả các nhà thờ giáo phận Palermô nước Ý được mừng lễ này. Năm 1855, dưới triều đại Đức Piô IX, giờ kinh và Thánh lễ đã được Thánh bộ Lễ nghi chấp thuận.
Với biến cố Đức Mẹ hiện ra tại Fatima năm 1917 với ba trẻ mục đồng, Jacinta, Franciscô và Lucia và ban hành mệnh lệnh “Tôn sùng Trái tim Đức Mẹ”. Lòng sùng kính này lan rộng với sự phê chuẩn của Tòa Thánh vào năm 1942, kỷ niệm 25 năm biến cố Đức Mẹ hiện ra ở Fatima, Giáo hoàng Piô XII đã dâng thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ và kêu mời mọi người dâng mình cho Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ. Năm 1945, ngài chính thức thành lập lễ "Trái tim Vô nhiễm Đức Mẹ" vào ngày 22 tháng 8. Theo chiều hướng canh tân Phụng vụ, năm 1969, Đức Phaolô VI đổi lễ này vào ngày thứ Bảy sau lễ Thánh Tâm tuần Chúa nhật II sau lễ Hiện Xuống. Đỉnh điểm là Thánh Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích đã ấn định Lễ Kính Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria như là một Lễ Nhớ buộc trong lịch Phụng Vụ chung của Giáo hội Rôma vào năm 1996. Vào ngày mồng 08 tháng 10 năm 2000, trong khuôn khổ của Năm Thánh 2000, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tận hiến thế giới cho Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên tội Mẹ Maria.
Ý nghĩa của ngày lễ
Mừng lễ Trái tim Vô nhiễm Nguyên Tội Mẹ Maria. Chúng ta hãy Chiêm ngưỡng Trái tim Mẹ vẹn tuyền thanh sạch, đầy tình yêu thương, trọn lành thánh thiện, trung thực phản ảnh ưu phẩm toàn mỹ, toàn thiện, toàn ái của Ba Ngôi Thiên Chúa, để chúng ta nhìn thẳng vào quả tim tội lỗi sắt đá của chúng ta, xin Trái tim Vô nhiễm Mẹ cải hoá quả tim chúng là với những tâm tình tốt lành thánh thiện.
Chúng ta chúc tụng Trái tim Mẹ luôn qui hướng về Chúa, luôn kết hợp mật thiết với Chúa. Và xin Mẹ dạy chúng ta đón nhận Chúa thế nào vào đời sống chúng ta. Xin Mẹ dạy chúng ta biết đói khát Chúa và biết sống chính sự sống và lời Chúa.
Chúng ta tôn vinh Trái tim Mẹ là đền thờ sống của Chúa Thánh Thần, là cung thánh của Con Thiên Chúa hằng hữu. Xin Mẹ biến đổi quả tim ô nhơ của chúng ta thành trung tâm tôn thờ cho Chúa Ba Ngôi ngự trị.
Chúng ta ngợi khen Trái tim Mẹ thẳm sâu khiêm nhượng đã đưa Mẹ vào mầu nhiệm Nhập Thể Cứu chuộc của Chúa, và vào đời sống Giáo hội. Xin Mẹ dẫn đưa chúng ta gia nhập công trình Cứu chuộc của Chúa và vào công cuộc Tông đồ của Giáo hội.
Sau cũng chúng ta ca tụng Trái tim Mẹ dạt dào tình Hiền Mẫu êm ái ngọt ngào trong phẩm chức Mẹ Thiên Chúa và Mẹ toàn thể loài người chúng ta. Xin Mẹ ban cho chúng ta lòng thiết tha yêu mến Chúa, yêu mến Mẹ và đậm đà yêu thương mọi người.
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
Từ bi và hay thương xót
Lm. Minh Anh
22:08 11/06/2021
TỪ BI VÀ HAY THƯƠNG XÓT
“Maria, mẹ Ngài, ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”.
Johann Wolfgang von Goethe, 1749-1832, được coi là nhân vật văn học vĩ đại nhất của Đức ở thời kỳ hiện đại; ông là bạn, đã cùng làm việc với sử gia và triết gia Friedrich Schiller. Goethe từng nói, “Trước một bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu; trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối!”.
Kính thưa Anh Chị em,
Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tán dương, “Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót”; đặc biệt, phần cuối của thư Côrintô, thánh Phaolô cũng xác nhận điều đó, “Thiên Chúa, Đấng không hề biết đến tội lỗi; Thiên Chúa đã làm thành tội vì chúng ta, để trong Đức Kitô, chúng ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa”. Mẹ Maria, hiện thân của lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa, vì qua Mẹ, lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa được thể hiện. Tại sao? Bởi Mẹ đã trao trọn trái tim của Mẹ cho Thiên Chúa; Mẹ đã yêu mến Ngài hết trái tim, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Chính Chúa Thánh Thần hoạt động trong Mẹ cũng như trong chúng ta để giúp Mẹ con chúng ta trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa.
Vậy nhờ đâu, Mẹ Maria trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa? Câu trả lời nằm ở chỗ, Mẹ toàn tâm, toàn ý thuộc trọn về Thiên Chúa. Nhiều lần, Thánh Kinh cho thấy, Mẹ hằng “Ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”. Việc đó là việc gì? Mẹ liên lỉ suy gẫm những mầu nhiệm lớn lao trên cuộc đời Chúa Giêsu, Con mình, khi thiên tính của Ngài dần dần tỏ lộ trước mắt Mẹ.
Chẳng hạn qua Tin Mừng hôm nay, Mẹ trải nghiệm nỗi đau mất Con trong đền thờ, nhưng đó mới chỉ là khúc dạo đầu cho nỗi đau lớn hơn nhiều mà Mẹ phải chịu đựng dưới chân thập giá. Luca cho thấy, cả khi tìm được Con trong Đền thờ, Mẹ vẫn tiếp tục cảm thấy mất mát; câu trả lời của Chúa Giêsu đã nói lên điều đó, “Cha mẹ không biết, con phải lo công việc của Cha con ư?”. Mẹ Maria bắt đầu hiểu, con mình không thuộc về mình theo cách mà bất kỳ đứa con nào khác sẽ thuộc về cha mẹ nó. Có một sự thuộc về căn bản hơn nhiều trong cuộc sống của Chúa Giêsu, và đó là thuộc về Chúa Cha. Chúa Giêsu có một con đường riêng mà Mẹ Maria không thể hiểu và điều này, hẳn phải làm Mẹ đau khổ. Tuy nhiên, Mẹ vẫn tiếp tục yêu Chúa Giêsu và trân trọng tất cả những gì Chúa Cha muốn Ngài làm. Mẹ yêu con mình mà không cần phải chiếm hữu Ngài. Bằng cách này, Mẹ cho thấy, bản chất của một tình yêu đích thực, là luôn tôn trọng sự khác biệt của người chúng ta yêu. Mẹ thôi thúc chúng ta tiếp tục dâng trái tim mình cho Thiên Chúa trong tình yêu cả khi điều đó dẫn chúng ta đi trên con đường thập giá.
Anh Chị em,
Như chúng ta, Mẹ Maria không có một kiến thức đầy đủ về mọi thực tại thiêng liêng, hoặc bao kế hoạch của Thiên Chúa; thế nhưng, Mẹ đã suy gẫm, “ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng” và dâng cho Ngài một tình yêu trong sáng và trọn vẹn, tình yêu này khiến Mẹ phải kinh ngạc. Tình yêu này cũng là một bài học cho chính Mẹ; Mẹ liên tục đào sâu kiến thức của mình về lòng ‘từ bi và hay thương xót’ của Thiên Chúa; và vị Thiên Chúa này, Đấng Cứu Độ của Mẹ, cũng là chính người Con Mẹ cưu mang. Vì thế, Mẹ luôn ở trong trạng thái kính sợ thánh thiện khi tiếp xúc với Con mình. Phần chúng ta, bắt chước Mẹ, chúng ta cũng hãy năng suy gẫm về lòng ‘từ bi và hay thương xót’ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. “Trong Chúa Kitô, chúng ta không thiếu một ơn nào”; như Mẹ, chúng ta cũng hiến dâng cho Thiên Chúa trái tim mình, dẫu trái tim của chúng ta không được như trái tim Mẹ, bằng một tình yêu hiến dâng trọn vẹn; nhờ đó, như Mẹ, chúng ta cũng sẽ nên thánh, trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin lấp đầy con bằng tình yêu mà Mẹ đã dành cho Chúa Giêsu; xin dạy con luôn gẫm suy lòng ‘từ bi và hay thương xót’ Thiên Chúa dành cho con; nhờ đó, con được biến đổi để thuộc trọn về Chúa, để ai gặp con, họ cũng nhận ra sự công chính và nhân lành của Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Maria, mẹ Ngài, ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”.
Johann Wolfgang von Goethe, 1749-1832, được coi là nhân vật văn học vĩ đại nhất của Đức ở thời kỳ hiện đại; ông là bạn, đã cùng làm việc với sử gia và triết gia Friedrich Schiller. Goethe từng nói, “Trước một bộ óc vĩ đại, tôi cúi đầu; trước một trái tim vĩ đại, tôi quỳ gối!”.
Hôm qua, Hội Thánh kính trọng thể Trái Tim Chúa Giêsu, chúng ta ‘quỳ gối’; hôm nay, Hội Thánh kính nhớ Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ, chúng ta ‘cúi đầu’. Trái Tim Chúa Giêsu bày tỏ tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa dành cho con người; Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ tỏ bày tình yêu trọn vẹn con người dành cho Thiên Chúa.
Kính thưa Anh Chị em,
Thánh Vịnh đáp ca hôm nay tán dương, “Chúa là Đấng từ bi và hay thương xót”; đặc biệt, phần cuối của thư Côrintô, thánh Phaolô cũng xác nhận điều đó, “Thiên Chúa, Đấng không hề biết đến tội lỗi; Thiên Chúa đã làm thành tội vì chúng ta, để trong Đức Kitô, chúng ta được trở thành sự công chính của Thiên Chúa”. Mẹ Maria, hiện thân của lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa, vì qua Mẹ, lòng thương xót và sự công chính của Thiên Chúa được thể hiện. Tại sao? Bởi Mẹ đã trao trọn trái tim của Mẹ cho Thiên Chúa; Mẹ đã yêu mến Ngài hết trái tim, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức lực. Chính Chúa Thánh Thần hoạt động trong Mẹ cũng như trong chúng ta để giúp Mẹ con chúng ta trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa.
Vậy nhờ đâu, Mẹ Maria trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa? Câu trả lời nằm ở chỗ, Mẹ toàn tâm, toàn ý thuộc trọn về Thiên Chúa. Nhiều lần, Thánh Kinh cho thấy, Mẹ hằng “Ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng!”. Việc đó là việc gì? Mẹ liên lỉ suy gẫm những mầu nhiệm lớn lao trên cuộc đời Chúa Giêsu, Con mình, khi thiên tính của Ngài dần dần tỏ lộ trước mắt Mẹ.
Chẳng hạn qua Tin Mừng hôm nay, Mẹ trải nghiệm nỗi đau mất Con trong đền thờ, nhưng đó mới chỉ là khúc dạo đầu cho nỗi đau lớn hơn nhiều mà Mẹ phải chịu đựng dưới chân thập giá. Luca cho thấy, cả khi tìm được Con trong Đền thờ, Mẹ vẫn tiếp tục cảm thấy mất mát; câu trả lời của Chúa Giêsu đã nói lên điều đó, “Cha mẹ không biết, con phải lo công việc của Cha con ư?”. Mẹ Maria bắt đầu hiểu, con mình không thuộc về mình theo cách mà bất kỳ đứa con nào khác sẽ thuộc về cha mẹ nó. Có một sự thuộc về căn bản hơn nhiều trong cuộc sống của Chúa Giêsu, và đó là thuộc về Chúa Cha. Chúa Giêsu có một con đường riêng mà Mẹ Maria không thể hiểu và điều này, hẳn phải làm Mẹ đau khổ. Tuy nhiên, Mẹ vẫn tiếp tục yêu Chúa Giêsu và trân trọng tất cả những gì Chúa Cha muốn Ngài làm. Mẹ yêu con mình mà không cần phải chiếm hữu Ngài. Bằng cách này, Mẹ cho thấy, bản chất của một tình yêu đích thực, là luôn tôn trọng sự khác biệt của người chúng ta yêu. Mẹ thôi thúc chúng ta tiếp tục dâng trái tim mình cho Thiên Chúa trong tình yêu cả khi điều đó dẫn chúng ta đi trên con đường thập giá.
Anh Chị em,
Như chúng ta, Mẹ Maria không có một kiến thức đầy đủ về mọi thực tại thiêng liêng, hoặc bao kế hoạch của Thiên Chúa; thế nhưng, Mẹ đã suy gẫm, “ghi nhớ tất cả những việc đó trong lòng” và dâng cho Ngài một tình yêu trong sáng và trọn vẹn, tình yêu này khiến Mẹ phải kinh ngạc. Tình yêu này cũng là một bài học cho chính Mẹ; Mẹ liên tục đào sâu kiến thức của mình về lòng ‘từ bi và hay thương xót’ của Thiên Chúa; và vị Thiên Chúa này, Đấng Cứu Độ của Mẹ, cũng là chính người Con Mẹ cưu mang. Vì thế, Mẹ luôn ở trong trạng thái kính sợ thánh thiện khi tiếp xúc với Con mình. Phần chúng ta, bắt chước Mẹ, chúng ta cũng hãy năng suy gẫm về lòng ‘từ bi và hay thương xót’ của Thiên Chúa dành cho chúng ta. “Trong Chúa Kitô, chúng ta không thiếu một ơn nào”; như Mẹ, chúng ta cũng hiến dâng cho Thiên Chúa trái tim mình, dẫu trái tim của chúng ta không được như trái tim Mẹ, bằng một tình yêu hiến dâng trọn vẹn; nhờ đó, như Mẹ, chúng ta cũng sẽ nên thánh, trở nên sự công chính và nhân lành của Thiên Chúa.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Mẹ Maria, xin lấp đầy con bằng tình yêu mà Mẹ đã dành cho Chúa Giêsu; xin dạy con luôn gẫm suy lòng ‘từ bi và hay thương xót’ Thiên Chúa dành cho con; nhờ đó, con được biến đổi để thuộc trọn về Chúa, để ai gặp con, họ cũng nhận ra sự công chính và nhân lành của Chúa”, Amen.
(Tgp. Huế)
Thánh lễ Chúa Nhật thứ 11 Mùa Thường Niên 13/6/2021 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
23:31 11/06/2021
Video sẽ bắt đầu từ 2g chiều ngày 12-06-2021 theo giờ Việt Nam
BÀI ĐỌC I: Ez 17, 22-24
“Ta sẽ cho cây thấp mọc lên”.
Bài trích sách Tiên tri Êgiêkiel.
Đây Chúa là Thiên Chúa phán: “Chính Ta sẽ chặt ngọn cao nhất cây hương nam; Ta sẽ bẻ một chồi non từ ngọn mọc ra và sẽ đem trồng nó trên núi cao chót vót. Ta sẽ trồng nó trên đỉnh núi Israel, nó sẽ đâm chồi kết quả và trở thành cây hương nam vĩ đại; các thứ chim trời đều đến ẩn náu dưới thân cây và làm tổ dưới tàn nó. Tất cả những cây rừng đều biết Ta là Thiên Chúa, Ta đã hạ cây cao xuống và cho cây thấp mọc lên. Ta đã làm cho cây tươi ra khô héo, và làm cho cây khô trở nên xanh tươi. Ta là Chúa, Ta đã phán và đã hành động”.
Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 91, 2-4. 13-14, 15-16
Đáp: Lạy Chúa, thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa.
1) Thiện hảo thay việc khen ngợi Chúa, và đàn ca danh Ngài, ôi Đấng Tối Cao, hầu loan truyền tình thương Ngài vào buổi sớm và lòng trung tín Ngài vào lúc ban đêm.
2) Người hiền đức như cây chà là nở hoa tươi tốt, vươn mình lên như cây hương bá đất Liban. Họ được vun trồng trong nhà Chúa, trong hành lang nhà Thiên Chúa chúng tôi họ nở bông.
3) Ngay trong tuổi già họ còn sinh trái, họ đầy nhựa sống và họ sống xanh tươi để họ loan truyền Chúa nhường bao công chính, Chúa là Đá Tảng của tôi, nơi Chúa chẳng có gian tà!
BÀI ĐỌC II: 2Cr 5,6-10
“Dù ra đi hay ở lại trong thân xác, chúng ta hãy sống đẹp lòng Chúa”.
Bài trích thư thứ hai của thánh Phaolô Tông đồ gởi tín hữu Côrintô.
Anh em thân mến, chúng ta hằng bạo dạn, vì biết rằng bao lâu sống trong thân xác này, là chúng ta lưu lạc xa Chúa, – vì chưng nhờ đức tin, chớ không phải vì đã thấy mà chúng ta tiến bước – Chúng ta cũng bạo dạn và ao ước thà lìa xa thân xác để ở cùng Chúa. Và vì thế, dù ở trong xác hay ra khỏi xác, chúng ta hãy cố gắng sống đẹp lòng Chúa. Bởi tất cả mọi người chúng ta đều phải phơi bày trước tòa án của Đức Kitô, để mỗi người lãnh lấy thành quả đời sống mình, tùy mình đã làm lành hay đã làm dữ.
Đó là lời Chúa.
ALLELUIA: Ga 8, 12
All. All. – Chúa phán: “Ta là sự sáng thế gian, ai theo Ta, sẽ được ánh sáng ban sự sống”. – All.
PHÚC ÂM: Mc 4, 26-34
“Người kia đã gieo hạt xuống đất, rồi đi ngủ, hạt giống mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết”.
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Marcô.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng dân chúng rằng: “Nước Thiên Chúa giống như người kia đã gieo hạt xuống đất: người đó ngủ hay thức, đêm hay ngày, hạt giống cứ đâm mầm và mọc lên thế nào người đó cũng không hay biết nữa. Đất tự nó làm cây lúa mọc lên: trước hết thành cây, rồi đâm bông, rồi kết hạt. Và khi lúa chín, người ấy liền gặt vì đã đến mùa”. Người còn phán: “Chúng ta sẽ lấy gì mà hình dung Nước Thiên Chúa? Hay dùng dụ ngôn nào mà so sánh Nước đó được? Nước đó giống như hạt cải, khi gieo xuống đất thì nhỏ bé nhất trong tất cả các hạt trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi, nó mọc lên thành cây rau lớn nhất, và đâm những cành to, đến nỗi chim trời có thể tới núp bóng được”. Người dùng nhiều dụ ngôn như thế mà rao giảng Lời Chúa cho họ, tùy sức họ có thể hiểu được và Người chỉ nói với họ bằng dụ ngôn, nhưng khi ở riêng với các môn đệ, Người giải thích tất cả cho các ông.
Đó là lời Chúa.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Hai vợ chồng Công Giáo Pakistan thoát chết vào giờ thứ 25.
Đặng Tự Do
05:24 11/06/2021
Hai vợ chồng Công Giáo Pakistan đã được trắng án sau khi bị kết tội báng bổ và đang chờ bị tử hình Pakistan sau 7 năm trời bị biệt giam.
Tòa Án Tối Cao Lahore ngày 3 tháng 6 đã tuyên bố trắng án cho Shafqat Emmanuel và vợ anh, Shagufta Kausar. Hai vợ chồng bị cáo buộc gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho một người đàn ông Hồi giáo, với những lời lẽ xúc phạm nhà tiên tri Muhammad và kinh Qur’an. Hai vợ chồng đều không biết chữ và không nói được tiếng Anh.
Vào tháng 7 năm 2013, Muhammad Hussein cho biết anh đang cầu nguyện trong một đền thờ Hồi Giáo ở thành phố Gojra, tỉnh Punjab thì trên điện thoại của anh xuất hiện những tin nhắn với những lời lẽ báng bổ. Cảnh sát cho biết tin nhắn được gửi từ một số điện thoại di động trùng với số của Shagufta Kausar. Theo World Watch Monitor và Christian Today, cô nói với cảnh sát rằng điện thoại của cô đã bị mất hàng tháng trời trước đó, và cô không biết ai có thể đã gửi tin nhắn này. Nhưng cảnh sát đã bắt giữ cặp vợ chồng này cùng với 4 đứa con của họ và gây áp lực buộc họ phải nêu danh tính của người có thể đã gửi tin nhắn. Sau một phiên tòa xét xử thật chóng vánh, hai vợ chồng này đã bị kết án tử hình về tội báng bổ vào tháng 4 năm 2014.
Mục 295-B và 295-C của Bộ luật Hình sự Pakistan lần lượt đề nghị tù chung thân và tử hình cho tội phạm thượng. Đã có vô số lời kêu gọi từ những người ủng hộ trên khắp thế giới hủy bỏ các luật như vậy, ở Pakistan và các nơi khác. Trường hợp của Asia Bibi, người cuối cùng được trắng án vì tội báng bổ và được giải thoát khỏi tử hình, đã làm nổi bật vấn đề này.
Tòa Án Tối Cao ở Lahore đã tuyên bố trắng án cho hai anh chị Emmanuel và Kausar vì họ hoàn toàn mù chữ và không có các chứng cứ thuyết phục một cách khách quan.
Giờ đây, hai vợ chồng đã được tự do, nhưng vẫn có một số lo ngại về sự an toàn của họ, vì đám đông đôi khi tự hành xử công lý theo ý họ trong những trường hợp như thế này.
“Họ đã thoát được nguy hiểm, nhưng cuộc sống bình thường của những nạn nhân này là rất khó khăn, mặc dù Tòa Án Tối Cao đã trả tự do cho họ,” Cha Bonnie Mendes, một linh mục tại thành phố Faisalabad, nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. “Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng họ sẽ tìm được một nơi an toàn để sống.”
Ông Kashif Aslam, Phó giám đốc Ủy ban Quốc gia “Công lý và Hòa bình” của các Giám mục Công Giáo Pakistan, nói với Fides rằng người dân Pakistan đôi khi lạm dụng luật báng bổ “vì những cuộc cãi vã hoặc ganh đua cá nhân”.
“Nhiều người trong số những người bị buộc tội báng bổ bị kết án tử hình, thậm chí có những vụ hành quyết phi pháp luật,” Aslam nói. “Chúng ta nên ngăn chặn và phê duyệt các chuẩn mực và cơ chế để bảo đảm rằng luật pháp không bị lạm dụng hoặc lợi dụng”.
Sandhu, luật sư của cặp vợ chồng, nhận định rằng:
“Công lý đã được thực hiện, nhưng ai sẽ trả lại cho cặp vợ chồng vô tội này tám năm cuộc sống trong lao tù? Ai sẽ trả tiền cho những cáo buộc sai trái? Ai sẽ trả lại tám năm cuộc đời cho những đứa trẻ lớn lên không có cha mẹ và không được đi học thường xuyên? Cần phải xem lại cơ chế pháp luật đã dẫn đến hậu quả như vậy, đã tạo ra quá nhiều đau khổ mà không ai phải chịu trách nhiệm”.
Source:UCANews
Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Paris trong thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa
J.B. Đặng Minh An dịch
05:25 11/06/2021
Hôm Chúa Nhật 6 tháng Sáu, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của tổng giáo phận Paris đã cử hành thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại nhà thờ Saint-Germain l’Auxerrois.
Giảng trong thánh lễ, Đức Giám Mục nói:
Vào đầu kỷ nguyên Kitô Giáo, ở Rôma, người ta đã cáo buộc các tín hữu Kitô là những kẻ uống máu và ăn thịt người. Để có thể bức hại họ, người ta thậm chí còn buộc cho họ tội thực hành sát tế con người. Thẩm Phán Gaius Plinius Caecilius Secundus là người được Hoàng Đế trao phó cho việc điều tra, đã viết thư cho Hoàng đế Trajan để nói với ông rằng, thật ra bữa ăn của những người theo đạo Thiên Chúa hoàn toàn chẳng có gì. Thực sự là chẳng có gì sao?
Những người tố cáo đã dựa trên câu nói của Chúa Giêsu mà chúng ta vừa nghe: “Này là Mình Thầy, này là máu Thầy”. Trước đó không lâu, Chúa Giêsu đã gây rắc rối cho các môn đệ khi nói ra những lời đầy sóng gió này: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”. (Ga 6:54-55).
Làm thế nào để hiểu được bí ẩn này? Bánh mì vẫn là bánh mì về mặt hóa học. Rượu vẫn là rượu về mặt hóa học. Nhưng bất chấp vẻ bề ngoài, bánh và rượu đã thực sự trở thành Mình và Máu Chúa.
Lời Chúa luôn luôn ứng nghiệm những gì đã nói. Hôm nay Chúa Giêsu đến để tuyên bố điều đó qua miệng của tư tế của Người. Bề ngoài bánh và rượu không thay đổi, nhưng thực tế sâu xa đã được biến đổi bởi Lời của Chúa Kitô.
Mọi thứ đều được biến đổi và đảo lộn. Bí tích Thánh Thể không phải là một bữa ăn bình thường. Trong một bữa ăn bình thường, thức ăn được cơ thể chúng ta chế biến. Trong bữa ăn Thánh Thể, trong thánh lễ, chính chúng ta được biến đổi nhờ lương thực từ chính Chúa Kitô, chính Thiên Chúa, là Đấng ban cho chúng ta thịt Người.
Trên thập tự giá, Chúa Giêsu đã dâng thân xác loài người cho Cha ngài. Trên bàn thờ, Chúa Giêsu tự hiến thân thể thiêng liêng của Ngài cho cơ thể phàm nhân của chúng ta để chúng ta có thể đạt đến sự bất tử.
Đó là sự sống được truyền đi. Đối với chúng ta, thông tin về sự sống được truyền qua acide ribonucléique messager, hay còn gọi là các nhiễm sắc thể thông tin RNA. Từ thuở ban đầu, có một messager và messager này là một thông điệp sự sống: Đó là Ngôi Lời, Ngôi Hai Thiên Chúa, hóa thành nhục thể. Lời này, Logos thần thánh này sống giữa nhân loại chúng ta qua sự hiện diện cụ thể của Chúa Giêsu thành Nazareth. Khi sống giữa chúng ta, Ngài trao ban Thánh Thể của Người.
Điều này có gì lạ không? Anh chị em hãy nhìn vào một đứa trẻ sơ sinh. Sau khi ôm và hôn nó, mẹ nó cho nó bú. Bà trao cho nó chất thể của của chính mình. Người mẹ cho con mình xác thịt của mình.
Các bác sĩ tâm thần trẻ em nói với chúng ta rằng trẻ sơ sinh và các em bé có thể từ chối những dòng sữa mẹ nếu chúng không cảm thấy được yêu thương. Cho con bú là một hành động yêu thương. Đó là hành động yêu thương duy trì sự sống khi được trao đi.
Đây là cách Thiên Chúa qua Chúa Giêsu ban cho chúng ta bản chất thánh thiêng của Ngài, và sự sống của chính Ngài để chúng ta có thể sống mãi mãi. Đó là hành động yêu thương cao cả của Thiên Chúa chúng ta.
Chúa làm cho chúng ta hiểu rằng Bí tích Thánh Thể là chính là dưỡng chất của tình yêu.
Source:L'Eglise Catholique à Paris
Đức Thánh Cha bổ nhiệm tân tổng trưởng Bộ Giáo Sĩ. Người Đại Hàn đầu tiên làm tổng trưởng tại Giáo triều Rôma
Đặng Tự Do
13:55 11/06/2021
Hôm thứ Sáu 11 tháng 6, Đức Thánh Cha Phanxicô đã bổ nhiệm Đức Cha Lagiarô Du Huỳnh Trị (유흥식, You Heung-sik), giám mục giáo phận Đại Điền (대전시, Daejon), làm tân Tổng trưởng Bộ Giáo sĩ tại Vatican.
Vị giám mục 69 tuổi này sẽ đi vào lịch sử như là người Đại Hàn đầu tiên lãnh đạo một Bộ ở Vatican.
Đức Cha Du sẽ kế nhiệm vị Hồng Y người Ý Beniamino Stella, là nhà lãnh đạo Tòa thánh chịu trách nhiệm giám sát các linh mục và phó tế giáo phận trên thế giới từ năm 2013. Đức Hồng Y Stella sẽ tròn 80 tuổi vào ngày 18 tháng 8 tới đây và sẽ giữ chức vụ này cho đến khi người kế nhiệm ngài nhậm chức.
Đức Cha Du là người Á châu thứ hai lãnh đạo Bộ Giáo sĩ, sau Hồng Y người Phi Luật Tân José Tomás Sánchez, là vị đã lãnh đạo Bộ này từ năm 1991 đến năm 1996.
Ngài cũng là người Á châu thứ hai hiện đang lãnh đạo một trong chín Bộ của Vatican, cùng với Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc và cựu tổng giám mục của Manila, Phi Luật Tân.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện một số chuyến đi đến Á châu kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013 và đã nói với Đức Hồng Y Tagle vào năm 2015 rằng ngài tin rằng “tương lai của Giáo hội là ở Á châu”.
Trong một diễn biến khác, Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh thanh tra tông tòa Bộ Giáo sĩ trước khi Đức Cha Du nhậm chức. Ngài cũng đã ra lệnh thanh tra tông tòa Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trước khi ngài bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche lãnh đạo Bộ này.
Đức Cha Du đã lãnh đạo giáo phận Đại Điền từ năm 2005, sau khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá vào năm 2003.
Ngài sinh tại thành phố Nonsan vào ngày 17 tháng 11 năm 1951. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Đại Điền vào ngày 9 tháng 12 năm 1979.
Ngài đã tiếp đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại giáo phận của mình vào tháng 8 năm 2014 khi Đức Thánh Cha tham gia Ngày Giới trẻ Á Châu lần thứ sáu và cử hành Thánh lễ tại Sân vận động Giải Túc Cầu Thế Giới tại Đại Điền.
Đức Cha Du cũng đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Bắc Triều Tiên thay mặt cho hội đồng giám mục Nam Hàn.
Đức Cha Du đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên ở Rôma vào năm 2018. Trong một cuộc họp báo với thượng hội đồng vào ngày 11 tháng 10 năm 2018, ngài nói rằng sẽ rất “đẹp” nếu có thể có một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Bắc Triều Tiên, nhưng “trên thực tế, có rất các bước cần thực hiện”.
“Nhưng trước khi làm điều gì đó, bạn phải xây dựng nền tảng. Khi việc xây dựng cơ bản được hoàn thành, Đức Giáo Hoàng có thể đến thăm”, ngài nói với các nhà báo.
Source:Catholic News AgencyPope Francis names new prefect of Vatican Congregation for Clergy
Vị giám mục 69 tuổi này sẽ đi vào lịch sử như là người Đại Hàn đầu tiên lãnh đạo một Bộ ở Vatican.
Đức Cha Du sẽ kế nhiệm vị Hồng Y người Ý Beniamino Stella, là nhà lãnh đạo Tòa thánh chịu trách nhiệm giám sát các linh mục và phó tế giáo phận trên thế giới từ năm 2013. Đức Hồng Y Stella sẽ tròn 80 tuổi vào ngày 18 tháng 8 tới đây và sẽ giữ chức vụ này cho đến khi người kế nhiệm ngài nhậm chức.
Đức Cha Du là người Á châu thứ hai lãnh đạo Bộ Giáo sĩ, sau Hồng Y người Phi Luật Tân José Tomás Sánchez, là vị đã lãnh đạo Bộ này từ năm 1991 đến năm 1996.
Ngài cũng là người Á châu thứ hai hiện đang lãnh đạo một trong chín Bộ của Vatican, cùng với Đức Hồng Y Luis Antonio Tagle, tổng trưởng Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc và cựu tổng giám mục của Manila, Phi Luật Tân.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã thực hiện một số chuyến đi đến Á châu kể từ khi được bầu vào ngôi Giáo Hoàng vào năm 2013 và đã nói với Đức Hồng Y Tagle vào năm 2015 rằng ngài tin rằng “tương lai của Giáo hội là ở Á châu”.
Trong một diễn biến khác, Đức Giáo Hoàng đã ra lệnh thanh tra tông tòa Bộ Giáo sĩ trước khi Đức Cha Du nhậm chức. Ngài cũng đã ra lệnh thanh tra tông tòa Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích trước khi ngài bổ nhiệm Đức Tổng Giám Mục Arthur Roche lãnh đạo Bộ này.
Đức Cha Du đã lãnh đạo giáo phận Đại Điền từ năm 2005, sau khi được bổ nhiệm làm Giám Mục Phụ Tá vào năm 2003.
Ngài sinh tại thành phố Nonsan vào ngày 17 tháng 11 năm 1951. Ngài được thụ phong linh mục tại giáo phận Đại Điền vào ngày 9 tháng 12 năm 1979.
Ngài đã tiếp đón Đức Thánh Cha Phanxicô tại giáo phận của mình vào tháng 8 năm 2014 khi Đức Thánh Cha tham gia Ngày Giới trẻ Á Châu lần thứ sáu và cử hành Thánh lễ tại Sân vận động Giải Túc Cầu Thế Giới tại Đại Điền.
Đức Cha Du cũng đã thực hiện nhiều chuyến đi đến Bắc Triều Tiên thay mặt cho hội đồng giám mục Nam Hàn.
Đức Cha Du đã tham dự Thượng Hội Đồng Giám Mục về Thanh Niên ở Rôma vào năm 2018. Trong một cuộc họp báo với thượng hội đồng vào ngày 11 tháng 10 năm 2018, ngài nói rằng sẽ rất “đẹp” nếu có thể có một chuyến thăm của Đức Giáo Hoàng tới Bắc Triều Tiên, nhưng “trên thực tế, có rất các bước cần thực hiện”.
“Nhưng trước khi làm điều gì đó, bạn phải xây dựng nền tảng. Khi việc xây dựng cơ bản được hoàn thành, Đức Giáo Hoàng có thể đến thăm”, ngài nói với các nhà báo.
Source:Catholic News Agency
Nước Ba Lan được tái thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu
Đặng Tự Do
14:42 11/06/2021
Hôm Thứ Sáu 11 tháng Sáu, Ba Lan đã được tái thánh hiến cho Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Hành động thánh hiến diễn ra tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kraków, miền nam Ba Lan, vào ngày 11 tháng 6, kỷ niệm 100 năm ngày thánh hiến toàn quốc trước đó tại cùng một địa điểm.
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gądecki, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ba Lan, đã tái thánh hiến quốc gia của ngài khi cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường vào đúng ngày lễ Thánh Tâm.
Thánh lễ có sự tham dự của các giám mục Ba Lan, tập trung tại tổng giáo phận Kraków cho phiên họp toàn thể lần thứ 389 của hội đồng giám mục.
Các giám mục Công Giáo của Ba Lan lần đầu tiên thánh hiến đất nước cho Thánh Tâm vào ngày 27 tháng 7 năm 1920, tại Jasna Góra, tu viện có một bức ảnh của Đức Mẹ Częstochowa, còn được gọi là bức ảnh Đức Mẹ Đen.
Khi những người Bolshevik tấn công thủ đô Warsaw của Ba Lan, Đức Hồng Y Edmund Dalbor, Giáo chủ Ba Lan, đã chủ sự nghi thức dâng hiến.
Vào mùa hè năm 1920, các lực lượng Liên Xô đã cố gắng chiếm Ba Lan để thực hiện kế hoạch của Vladimir Lenin nhằm kích động cuộc cách mạng cộng sản ở Tây Âu. Lenin tin rằng nếu Hồng quân chiếm được Ba Lan thì Liên Xô có thể hỗ trợ trực tiếp cho những người cách mạng ở Đức.
Lễ dâng hiến được tiếp nối ba tuần sau đó với chiến thắng vang dội của Ba Lan trước Hồng quân, được gọi là “Phép lạ trên sông Vistula.”
Hành động thánh hiến được lặp lại một năm sau đó, vào năm 1921, tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kraków, đó là năm mà nhà thờ được hoàn thành.
Việc tái thánh hiến đã được các giám mục Ba Lan thực hiện vào các năm 1951, 1976 và 2011. Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã ủy thác Ba Lan cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria vào ngày 25 tháng 3 năm 2020, khi cuộc khủng hoảng coronavirus nhấn chìm đất nước.
Phát biểu trong cuộc họp báo trước buổi lễ, Đức Tổng Giám Mục Gądecki giải thích rằng hành động dâng hiến có ba phần: cảm ơn Chúa Giêsu đã che chở và ban cho Ba Lan được tự do, cầu xin sự tha thứ cho những tội lỗi đã phạm, và xin Chúa củng cố đức tin và tình yêu thương trong bối cảnh ngày nay đầy những thách thức.
Ngài nói: “Hành động này là một sự tái tạo lòng biết ơn đối với những gì đã xảy ra vào thời điểm đó, cũng như cho ân sủng tự do và những thay đổi đã diễn ra trên quê hương của chúng ta.”
Đức Tổng Giám Mục của giáo phận Poznań nói thêm: “Cần có sự trung thành và kế thừa, là nhu cầu cho sự tuyên xưng đức tin mới trong bản tuyên ngôn này, để chúng ta có thể đáp lại tình yêu đối với tình yêu của Chúa Giêsu.”
Các giám mục Công Giáo của Ba Lan đã nhất trí quyết định vào ngày 11 tháng 6 bãi bỏ tại tất cả các tổng giáo phận và giáo phận những chuẩn chước trong nghĩa vụ tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và lễ buộc. Nói cách khác, từ sau ngày 20 tháng 6, các tín hữu phải tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và lễ buộc trừ ra trong các trường hợp bất khả kháng.
Đề cập đến một bức phù điêu bên trong Vương cung thánh đường mô tả sự tôn kính của quốc gia Ba Lan đối với Thánh Tâm, Đức Tổng Giám Mục Gądecki cho biết: “Bức phù điêu từ Vương cung Thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kraków là lời kêu gọi hãy biến Trái Tim Chúa trở thành trung tâm của vũ trụ. Hành động tái thánh hiến này là một sự thôi thúc để nhắc lại chân lý này, là sự thật phải hiện diện trong đời sống của mỗi Kitô Hữu”.
Source:Catholic News AgencyPoland is consecrated to the Sacred Heart of Jesus
Hành động thánh hiến diễn ra tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kraków, miền nam Ba Lan, vào ngày 11 tháng 6, kỷ niệm 100 năm ngày thánh hiến toàn quốc trước đó tại cùng một địa điểm.
Đức Tổng Giám Mục Stanislaw Gądecki, chủ tịch Hội đồng Giám mục Công Giáo Ba Lan, đã tái thánh hiến quốc gia của ngài khi cử hành Thánh lễ tại Vương cung thánh đường vào đúng ngày lễ Thánh Tâm.
Thánh lễ có sự tham dự của các giám mục Ba Lan, tập trung tại tổng giáo phận Kraków cho phiên họp toàn thể lần thứ 389 của hội đồng giám mục.
Các giám mục Công Giáo của Ba Lan lần đầu tiên thánh hiến đất nước cho Thánh Tâm vào ngày 27 tháng 7 năm 1920, tại Jasna Góra, tu viện có một bức ảnh của Đức Mẹ Częstochowa, còn được gọi là bức ảnh Đức Mẹ Đen.
Khi những người Bolshevik tấn công thủ đô Warsaw của Ba Lan, Đức Hồng Y Edmund Dalbor, Giáo chủ Ba Lan, đã chủ sự nghi thức dâng hiến.
Vào mùa hè năm 1920, các lực lượng Liên Xô đã cố gắng chiếm Ba Lan để thực hiện kế hoạch của Vladimir Lenin nhằm kích động cuộc cách mạng cộng sản ở Tây Âu. Lenin tin rằng nếu Hồng quân chiếm được Ba Lan thì Liên Xô có thể hỗ trợ trực tiếp cho những người cách mạng ở Đức.
Lễ dâng hiến được tiếp nối ba tuần sau đó với chiến thắng vang dội của Ba Lan trước Hồng quân, được gọi là “Phép lạ trên sông Vistula.”
Hành động thánh hiến được lặp lại một năm sau đó, vào năm 1921, tại Vương cung thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kraków, đó là năm mà nhà thờ được hoàn thành.
Việc tái thánh hiến đã được các giám mục Ba Lan thực hiện vào các năm 1951, 1976 và 2011. Đức Tổng Giám Mục Gądecki đã ủy thác Ba Lan cho Thánh Tâm Chúa Giêsu và Trái Tim Vô Nhiễm Nguyên Tội của Mẹ Maria vào ngày 25 tháng 3 năm 2020, khi cuộc khủng hoảng coronavirus nhấn chìm đất nước.
Phát biểu trong cuộc họp báo trước buổi lễ, Đức Tổng Giám Mục Gądecki giải thích rằng hành động dâng hiến có ba phần: cảm ơn Chúa Giêsu đã che chở và ban cho Ba Lan được tự do, cầu xin sự tha thứ cho những tội lỗi đã phạm, và xin Chúa củng cố đức tin và tình yêu thương trong bối cảnh ngày nay đầy những thách thức.
Ngài nói: “Hành động này là một sự tái tạo lòng biết ơn đối với những gì đã xảy ra vào thời điểm đó, cũng như cho ân sủng tự do và những thay đổi đã diễn ra trên quê hương của chúng ta.”
Đức Tổng Giám Mục của giáo phận Poznań nói thêm: “Cần có sự trung thành và kế thừa, là nhu cầu cho sự tuyên xưng đức tin mới trong bản tuyên ngôn này, để chúng ta có thể đáp lại tình yêu đối với tình yêu của Chúa Giêsu.”
Các giám mục Công Giáo của Ba Lan đã nhất trí quyết định vào ngày 11 tháng 6 bãi bỏ tại tất cả các tổng giáo phận và giáo phận những chuẩn chước trong nghĩa vụ tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và lễ buộc. Nói cách khác, từ sau ngày 20 tháng 6, các tín hữu phải tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và lễ buộc trừ ra trong các trường hợp bất khả kháng.
Đề cập đến một bức phù điêu bên trong Vương cung thánh đường mô tả sự tôn kính của quốc gia Ba Lan đối với Thánh Tâm, Đức Tổng Giám Mục Gądecki cho biết: “Bức phù điêu từ Vương cung Thánh đường Thánh Tâm Chúa Giêsu ở Kraków là lời kêu gọi hãy biến Trái Tim Chúa trở thành trung tâm của vũ trụ. Hành động tái thánh hiến này là một sự thôi thúc để nhắc lại chân lý này, là sự thật phải hiện diện trong đời sống của mỗi Kitô Hữu”.
Source:Catholic News Agency
Ngôi trường Công Giáo thật lạ lùng ở Tổng giáo phận Boston.
Đặng Tự Do
17:09 11/06/2021
Tình hình các trường Công Giáo tại Hoa Kỳ
Các trường học Công Giáo trên khắp Hoa Kỳ đang phải vật lộn để tồn tại, sau một năm đại dịch khiến nhiều gia đình không thể trả học phí và Giáo Hội không có thêm ngân quỹ để trang trải các khoản chênh lệch.
Theo Hiệp hội Giáo dục Công Giáo Quốc gia, ít nhất 209 trong số gần 6,000 trường học Công Giáo đã phải đóng cửa trong năm qua. Dự kiến sẽ có nhiều trường đóng cửa hơn vào mùa hè này và một số trường đã sử dụng GoFundMe trong nỗ lực duy trì hoạt động.
Trên toàn quốc, tỷ lệ nhập học tại các trường Công Giáo đã giảm 6,4% vào đầu năm học này, mức giảm lớn nhất trong một năm kể từ khi NCEA bắt đầu theo dõi dữ liệu như vậy vào những năm 1970.
Các giáo phận thành thị đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng: Việc ghi danh vào các trường do Tổng giáo phận Công Giáo Los Angeles điều hành đã giảm 12% vào đầu năm học này. Tại Tổng giáo phận New York, tỷ lệ ghi danh đã giảm 11%.
Các nhà lãnh đạo giáo dục Công Giáo cho biết trong khi việc ghi danh đã giảm trong nhiều thập kỷ, đại dịch đã làm tăng thêm những thách thức mà các trường đang phải đối mặt. Phần trăm dân số xác định là Công Giáo đã giảm xuống, đặc biệt là ở vùng Đông Bắc và Trung Tây. Các trường bán công và mạng lưới giáo dục tại nhà hiện thu hút những học sinh có thể đã từng đi học tại các trường Công Giáo. Học phí của các trường Công Giáo, mặc dù vẫn rẻ hơn hầu hết các trường tư, đã tăng lên mức trung bình khoảng $4,800 cho bậc tiểu học và $10,000 cho bậc trung học.
Ngôi trường Công Giáo thật lạ lùng ở Tổng giáo phận Boston.
Trong bối cảnh những tin đáng buồn liên quan đến các trường học Công Giáo, thật đáng vui mừng khi Tổng Giáo phận Boston cho biết đang có kế hoạch mở trường Công Giáo mới đầu tiên trong hơn 50 năm qua. Ngôi trường mới sẽ có trải nghiệm “học tập kết hợp” giữa hướng dẫn trực tuyến và trực tiếp.
Trường Trung Học Lumen Verum sẽ mở cửa vào mùa thu này với 25 học sinh từ lớp 6 đến lớp 8, và cuối cùng sẽ mở rộng thêm lớp 9 đến lớp 12. Mục tiêu là tuyển sinh khoảng 350 đến 400 học sinh.
Tên của trường là thuật ngữ tiếng Latinh có nghĩa là “ánh sáng đích thực”.
Không giống như một trường Công Giáo truyền thống, Trường Trung Học Lumen Verum sẽ có chương trình giảng dạy trực tuyến bốn ngày một tuần, với một ngày trực tiếp vào các ngày thứ Tư. Một phiên trực tiếp khác, vào các ngày thứ Bảy, sẽ là tùy chọn. Trường sẽ không có tòa nhà hay phòng học trung tâm.
Thomas Carroll, giám đốc phụ trách các trường học của tổng giáo phận Boston, cho biết, “Thực sự khắp nước Mỹ này không có trường Công Giáo nào giống trường này. Khi thành lập trường, chúng tôi muốn tạo ra thứ gì đó không tồn tại”.
“Đó là khác biệt so với tất cả các trường khác”, Carroll nói. “Nếu mọi người muốn có một trường học bằng gạch và vữa thông thường hơn, chúng tôi đã có hàng trăm trong số đó”.
Trong năm học tới, trường sẽ có hai đồng hiệu trưởng, năm giáo viên và hai hiệu trưởng. Học sinh sẽ được dạy từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, phản ánh một ngày làm việc bình thường. Học sinh có khoảng thời gian một giờ mỗi ngày để làm bài tập, kết hợp với thời khóa biểu loại ngày làm việc, được thiết kế để dành nhiều thời gian hơn vào buổi tối cho giấc ngủ.
Carroll cho biết hướng dẫn sẽ có “Phong cách Socrate và thảo luận nhóm nhỏ”.
Một trong những đồng hiệu trưởng của trường, Craig Dyke, gần đây đã nói với National Catholic Register rằng trường nhằm đáp ứng các yêu cầu của phụ huynh về giáo dục phù hợp với huấn quyền của Giáo hội, và với một cộng đồng học tập và đức tin. Chương trình giảng dạy được mô phỏng theo nghệ thuật tự do cổ điển. Các bài giáo lý của Giáo hội sẽ được thảo luận trong các lớp học trong suốt chương trình học”.
Các hướng dẫn ảo được hiểu là “rất nhiều tương tác hơn dành cho học sinh. Nhà trường đang lên kế hoạch giảng dạy bằng các bài giảng, và bài học kỹ thuật số”.
Tuy nhiên, để “sử dụng công nghệ một cách thận trọng”, trang web của trường cho biết họ sẽ giới hạn thời gian sử dụng thiết bị cho học sinh là ba giờ mỗi ngày trong những ngày học ảo. Một nửa thời gian của mỗi khối thời gian cho các lớp học sẽ bao gồm thời gian chuẩn bị cho học sinh rời khỏi màn hình.
Những ngày gặp gỡ trực tiếp vào thứ Tư - và, tùy chọn, vào thứ Bảy - nhằm thúc đẩy tình bạn và cộng đồng học hỏi. Giờ chầu Thánh lễ hoặc Thánh Thể sẽ có trong lịch trình. Những ngày đó cũng sẽ có các chuyến du ngoạn hàng tháng đến các địa điểm lịch sử hoặc giáo dục, hoặc ra ngoài trời, bắt chước chương trình mục vụ của Thánh Gioan Phaolô II với những người trẻ tuổi.
Hơn 4,000 học sinh đã ghi danh tại các trường Công Giáo của tổng giáo phận vào mùa hè năm ngoái sau khi có thông báo rằng các trường công lập của Massachusetts sẽ không quay trở lại giảng dạy trực tiếp ngay lập tức và sẽ hoãn khai giảng năm học. Tổng giáo phận Boston đã mở các trường học trực tiếp như bình thường, và đã trải qua “rất ít” trường hợp nhiễm coronavirus.
Source:Catholic News Agency
Tuyên bố quan trọng của tổng giáo phận Indianapolis
Đặng Tự Do
17:09 11/06/2021
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn tuyên bố sau đây của tổng giáo phận Indianapolis.
Việc cử hành Bí tích Thánh Thể trong các Thánh lễ là nguồn gốc và là đỉnh cao của đời sống và sứ mệnh của chúng ta với tư cách là người Công Giáo.
Kể từ tháng 3 năm 2020, do sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, tất cả những người Công Giáo trên toàn giáo tỉnh Indianapolis, bao gồm tất cả năm giáo phận của Indiana, đã không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và lễ buộc. Tuy nhiên, với sự giảm thiểu các ca bệnh ở tiểu bang của chúng ta, sự sẵn có rộng rãi của vắc-xin và theo hướng dẫn của các quan chức y tế công cộng, chúng ta hiện có thể tiếp nhận thêm nhiều giáo dân tham dự Thánh lễ một cách an toàn. Do đó, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6, là ngày Lễ Trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, việc miễn trừ nghĩa vụ tham dự Thánh lễ trước đây được hủy bỏ trên toàn tiểu bang Indiana.
Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như được mô tả dưới đây, những người khỏe mạnh khác có nghĩa vụ trở lại Thánh Lễ Chúa Nhật vào cuối tuần từ 12 đến 13 tháng 6 năm 2021. Các trường hợp miễn trừ thánh lễ chỉ bao gồm:
Thứ nhất: Những người bị bệnh nặng, có các triệu chứng giống cúm hay có thể mắc bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả những trường hợp phải cách ly vì nghi ngờ.
Thứ hai: Những người không thể tham dự Thánh lễ không do lỗi của họ ví dụ như vì vấn đề giao thông.
Thứ ba: Những người buộc phải ở nhà do tuổi tác, bệnh tật hay các hạn chế về y tế.
Thứ tư: Những người có tình trạng sức khỏe bị tổn hại hay có nguy cơ nhiễm vi rút cao độ.
Thứ năm: Những người chăm sóc người bị bệnh hoặc những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng nếu họ nhiễm vi rút.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bất kỳ nhu cầu, mối quan tâm hoặc giao thức cụ thể nào, bạn nên liên hệ trực tiếp với giáo xứ của mình. Cha sở của bạn là người có thẩm quyền miễn trừ trong từng trường hợp, có thể hữu ích trong việc giải quyết nỗi sợ hãi và lo lắng của cá nhân.
Nghĩa vụ tham dự Thánh lễ là một niềm vui, phản ánh đặc tính của chúng ta là người Công Giáo.
Source:Archdiocese Of Indianopolis
Đức Hồng Y Kasper rất lo lắng về Con Đường Đồng Nghị của Giáo hội Đức
Vũ Văn An
18:11 11/06/2021
Theo CNA, trong bản tin ngày 10 tháng 6, nhà thần học có ảnh hưởng được coi là gần gũi với Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói rằng ngài “rất lo lắng” về “Con Đường Đồng Nghị” đang gây tranh cãi của Giáo Hội Công Giáo Đức.
Vị Hồng Y đó chính là Đức Hồng Y Walter Kasper. Trong một cuộc phỏng vấn ngày 8 tháng 6 với Passauer Bistumsblatt, ngài cho biết rằng ngài hy vọng lời cầu nguyện của các tín hữu Công Giáo sẽ có thể sửa chữa tình huống đó.
Vị Hồng Y 88 tuổi người Đức nói: “Tôi vẫn chưa từ bỏ hy vọng rằng những lời cầu nguyện của nhiều tín hữu Công Giáo sẽ giúp đưa Con Đường Đồng Nghị ở Đức đi đúng hướng Công Giáo.”
Con Đường Đồng Nghị là một tiến trình kéo dài nhiều năm, quy tụ các giám mục và giáo dân để thảo luận về bốn chủ đề chính: cách thức thực thi quyền lực trong Giáo hội; luân lý tính dục; chức linh mục; và vai trò của phụ nữ.
Thoạt đầu, các giám mục Đức nói rằng diễn trình này sẽ kết thúc với một loạt các cuộc bỏ phiếu "ràng buộc" - làm dấy lên lo ngại tại Vatican rằng các nghị quyết có thể thách thức giáo huấn và kỷ luật của Giáo hội.
Đức Hồng Y Kasper nói với tờ báo hàng tuần của Giáo phận Passau, ở đông nam nước Đức, rằng các nhà tổ chức Con Đường Đồng Nghị đáng lẽ phải chú ý hơn đến bức thư năm 2019 của Đức Giáo Hoàng Phanxicô gửi cho Giáo hội Đức.
Trong bức thư, Đức Giáo Hoàng cảnh cáo những người Công Giáo Đức không được khuất phục trước một “cơn cám dỗ” đặc thù.
Ngài viết: “Trên cơ sở cơn cám dỗ này, có niềm tin rằng giải đáp tốt nhất cho nhiều vấn đề và thiếu sót đang tồn tại là tổ chức lại mọi thứ, thay đổi chúng và 'đặt chúng lại với nhau' để mang lại trật tự và làm cho đời sống Giáo hội dễ dàng hơn bằng cách thích ứng nó cho phù hợp với luận lý hiện thời hoặc của một nhóm đặc thù".
Đức Hồng Y Kasper hỏi: “Tại sao Con Đường Đồng Nghị không xem trọng bức thư của Đức Giáo Hoàng Phanxicô hơn và, như một thượng hội đồng, hãy xem xét các câu hỏi quan trọng dưới ánh sáng của Tin Mừng?”
Đức Hồng Y, người từng là chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Cổ vũ Hợp nhất Kitô giáo của Vatican từ năm 2001 đến năm 2010, cũng nhận xét về khuôn mạo truyền thông của Con Đường Đồng Nghị.
Ngài nói, “Nó thực sự không cho ta một hình ảnh tốt trước công chúng. Tôi rất lo lắng, nhưng tôi thận trọng trong việc đưa ra phán đoán tổng thể cuối cùng".
CNA Deutsch, đối tác tin tức tiếng Đức của CNA, tường trình rằng Đức Hồng Y Kasper nhận định rằng những tiếng nói ồn ào của các cá nhân và các nhóm chiếm ưu thế trong cuộc thảo luận công khai.
Ngài nói, “Thoạt đầu, có thể để cho các ý kiến khác nhau lên tiếng mà không bị sàng sẩy. Nhưng điều ra ngoài sức tưởng tượng của tôi, là các đòi hỏi như bãi bỏ lối sống độc thân và phong chức linh mục cho phụ nữ cuối cùng đã tìm được đa số 2/3 của hội đồng giám mục hoặc thu được sự đồng thuận trong Giáo hội hoàn vũ”.
Đức Hồng Y chỉ trích không những nội dung của Con Đường Đồng Nghị mà cả cấu trúc của nó, cho rằng nó bị cản trở bởi một “dị tật bẩm sinh”. Ngài nói diễn trình này đứng "trên đôi chân yếu ớt."
Ngài nhận xét: “Nó không phải là một thượng hội đồng hay một quá trình đối thoại đơn thuần. “Ban đầu đây là một quá trình đối thoại, sau đó hội đồng giám mục có cơ sở và cuối cùng, theo như yêu cầu của Giáo hội hoàn vũ, thì đến lượt Đức Giáo Hoàng.”
“Hơn nữa, mọi giám mục được tự do chấp nhận bất cứ điều gì các ngài thấy phù hợp với giáo phận của các ngài. Xét vì có bất đồng rõ ràng giữa các giám mục Đức, nên thật khó có thể tưởng tượng làm thế nào tất cả những điều này có thể quy về một mẫu số chung”.
Nhà thần học, người từng là giám mục của Rottenburg-Stuttgart từ năm 1989 đến năm 1999, nói rằng sự đổi mới chỉ có thể đến từ sự phát triển bên trong của đức tin, đức cậy và đức mến.
Trong cuộc phỏng vấn, Đức Hồng Y Kasper cũng cho rằng có một vấn đề nghiêm trọng trong việc dạy giáo lý trong Giáo hội Đức.
Ngài nói: “Khi tôi thấy những gì đang xảy ra ở các giáo xứ Rôma và ở Hoa Kỳ, và trong những điều kiện hoàn toàn khác ở Châu Phi, nơi việc dạy giáo lý diễn ra, thì chúng ta là một vùng thảm họa về giáo lý”.
“Ý tôi không phải là việc dạy tôn giáo trong các trường học, một việc, trong điều kiện trường học ngày nay, thường không phải là giáo lý. Điều tôi muốn nói đến là việc dạy giáo lý trong giáo xứ, vào dịp rửa tội, xưng tội lần đầu, Rước lễ lần đầu và thêm sức, chuẩn bị hôn nhân, và dạy giáo lý gia đình”.
“Ở những nơi thực hiện tốt điều này, ta có thể tìm thấy những người trẻ tuổi, các gia đình trẻ có con, mà ta thường đếm được trên đầu ngón tay ở Đức, tại các buổi phụng vụ Chúa nhật”.
Bình luận về lời mời gần đây của Vatican gửi tới tất cả các giáo phận Công Giáo tham gia vào Thượng hội đồng sắp tới về tính đồng nghị, Đức Hồng Y Kasper nhấn mạnh rằng người ta “không thể tái sáng chế ra Giáo hội,” nhưng đúng hơn, phải góp phần đổi mới Giáo hội trong Chúa Thánh Thần.
Ngài nói: “Các Thượng hội đồng không phải là quốc hội, không phải là ‘nhà máy sản xuất bài vở’ vẽ ra những bài vở dài mà hầu như không ai đọc sau đó, cũng không phải là một trung đoàn Giáo Hội để cho biết phải đi đâu”.
“Thượng hội đồng là những cuộc tụ họp, trong đó, trong những tình huống khủng hoảng, giám mục,linh mục đoàn của ngài và các tín hữu cùng nhau đối đầu với các dấu chỉ của thời đại, nhìn lên Tin Mừng và lắng nghe những gì Chúa Thánh Thần nói với các cộng đoàn trong cầu nguyện và trao đổi lẫn nhau”.
Ngài nói thêm: “Như Công đồng [Vatican II] đã phán quyết, nếu một ‘sự hài hòa độc đáo’ giữa các nhà lãnh đạo và các tín hữu xuất hiện, thì đó là dấu Chúa Thánh Thần cho ta thấy chúng ta đang đi đúng đường".
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã ra dấu chấp thuận Đức Hồng Y ngay sau khi đắc cử năm 2013. Phát biểu vào Chúa nhật đầu tiên sau khi đắc cử, ngài ca ngợi cuốn sách của nhà thần học này, tựa là “Lòng thương xót: Yếu tính của Tin Mừng và Chìa khóa mở cửa Đời sống Kitô hữu”.
Đức Giáo Hoàng đã mời Đức Hồng Y Kasper phát biểu trước một mật nghị Hồng Y vào năm 2014 về vấn đề cho phép những người Công Giáo đã ly dị và tái hôn dân sự được Rước lễ trong một số trường hợp nhất định.
Sự can thiệp của vị Hồng Y này đã ảnh hưởng đến cuộc tranh luận sau đó tại các Thượng hội đồng về gia đình năm 2014 và 2015, dẫn đến việc, năm 2016, công bố Amoris laetitia, tức tông huấn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về tình yêu thương trong gia đình.
Trong cuộc phỏng vấn với Passauer Bistumsblatt, Đức Hồng Y Kasper đã giải thích cách tiếp cận của ngài với những Kitô hữu ngoài Công Giáo đang tìm cách rước lễ trong các nhà thờ Công Giáo - một vấn đề thời sự trong các giới Giáo hội Đức.
Đức Hồng Y nói rằng ngài chưa bao giờ quay lưng lại với một người nào “vì tôn trọng các quyết định của lương tâm bản thân của các Kitô hữu”.
Vị cựu chuyên gia về đại kết của Vatican nói, “Điều này hiện đã trở thành thực hành mục vụ khá phổ biến ở Đức và được các giám mục chấp nhận rộng rãi. Nó không hoàn hảo, nhưng bạn có thể và phải sống với nó trong lúc này”.
Nhưng ngài bày tỏ sự dè dặt về một đề xuất gây tranh cãi liên quan đến “việc thông công tiệc Thánh Thể” giữa người Công Giáo và người Thệ phản ở Đức.
Đề xuất được đưa ra bởi Nhóm Nghiên cứu Đại kết gồm các nhà Thần học Thệ phản và Công Giáo (ÖAK) trong một tài liệu năm 2019 có tựa đề “Cùng nhau tại Bàn tiệc của Chúa”.
Ngài mô tả bản văn, một bản văn đã khiến có sự can thiệp của Vatican, chủ yếu như "một tài liệu học thuật" và chỉ trích việc áp dụng thực tế của nó tại Đại hội Giáo hội Đại kết ở Frankfurt vào tháng trước.
Tuyên bố của Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng Giám mục Toronto về vụ Kamloops
J.B. Đặng Minh An dịch
19:49 11/06/2021
Kể từ khi việc phát hiện ra hài cốt tại Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops, Canada, được loan tin rộng rãi trên báo chí vào ngày 30 tháng 5, đã có những áp lực ngày càng tăng đối với Giáo Hội Công Giáo ở Canada, và cả ở Vatican, phải xin lỗi công khai và chính thức về những điều người ta cho là “tội ác” gây ra ở trường này và các trường nội trú khác trên khắp đất nước.
Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng Giám mục Toronto, đã đưa ra tuyên bố sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau.” (1Cr 12:26)
Trong những ngày gần đây, cả nước đã bàng hoàng, đau buồn và phẫn nộ khi phát hiện ra hài cốt của 215 trẻ em trong những ngôi mộ vô danh tại một trường nội trú ở Kamloops, British Columbia. Chúng ta cầu nguyện cho những trẻ em đã chết ở Kamloops và trong các trường nội trú trên khắp đất nước để các em không bị lãng quên. Chúng ta cũng phải nhận ra sự phản bội lòng tin của nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo, những người chịu trách nhiệm điều hành các trường nội trú, khi từ bỏ nghĩa vụ chăm sóc trẻ nhỏ và vô tội.
Tất cả chúng ta đều tìm kiếm sự thật và khám phá bi thảm này mang đến một cơ hội khác để chúng ta tìm hiểu thêm về chương đen tối này trong lịch sử của chúng ta và hành trình đau thương mà rất nhiều anh chị em bản địa của chúng ta đã trải qua.
Còn nhiều việc phải làm. Kể từ những năm 1990, nhiều tổ chức Công Giáo chịu trách nhiệm về hoạt động của các trường nội trú đã xin lỗi công khai về hành động của họ và đồng hành cùng các nạn nhân trên con đường đi đến sự thật và hòa giải. Trong số này có Dòng Truyền Giáo Vô Nhiễm Mẹ Maria, là dòng tu điều hành trường nội trú ở Kamloops, vào cuối tuần qua một lần nữa đã xin lỗi về vai trò của mình trong hệ thống trường nội trú. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng đã có cơ hội gặp gỡ các nhà lãnh đạo Bản địa vào năm 2009 để tự mình bày tỏ nỗi buồn và nỗi thống khổ của mình.
Những hành động này không xóa đi lịch sử của chúng ta; nhưng thừa nhận quá khứ của chúng ta, buộc chúng ta phải đối mặt với hậu quả của những hành vi của mình và buộc chúng ta phải bảo đảm rằng tội lỗi của chúng ta không được lặp lại.
Trong khi Tổng Giáo phận Toronto không điều hành các trường nội trú, chúng tôi tham gia với các dân tộc Bản địa, cộng đồng Công Giáo và người Canada từ bờ biển này sang bờ biển khác trong một giai đoạn đau buồn chung cho những người bị thương về thể xác, tình cảm và tinh thần. Chúa Nhật này, tôi sẽ dâng thánh lễ cho những người đã chết hoặc bị ngược đãi tại các trường nội trú và cho tất cả những ai đang đối phó với những tổn thương giữa các thế hệ do hệ thống này gây ra. Chúng ta cũng phải tiếp tục xây dựng dựa trên các sáng kiến cụ thể hiện có trên khắp đất nước, như Hội Đức Mẹ Guadalupe, nơi các giám mục và linh mục, nữ tu, giáo dân và người dân bản địa cam kết đồng hành cùng nhau trên con đường hòa giải.
Như tôi đã nói trước đây khi nói về sự lạm dụng trong Giáo hội, tai tiếng thực sự xảy ra khi ma quỷ hoành hành trong bóng tối. Một khi đã được mở tung, cái ác có thể bị tận diệt tận gốc. Điều đó phải xảy ra. Sau đó, cuộc sống mới có thể bắt đầu. Chúng ta hãy cùng nhau hành trình tìm kiếm ánh sáng xuyên qua bóng tối một lần nữa.
Thánh Kateri Tekakwitha, cầu cho chúng con.
+ ĐHY Thomas Collins
Tổng giám mục Toronto
Source:Archdiocese Of TorontoStatement from Cardinal Thomas Collins, Archbishop of Toronto re Discovery of Children’s Remains at former Kamloops Residential School
Đức Hồng Y Thomas Collins, Tổng Giám mục Toronto, đã đưa ra tuyên bố sau. Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
“Nếu một bộ phận nào đau, thì mọi bộ phận cùng đau.” (1Cr 12:26)
Trong những ngày gần đây, cả nước đã bàng hoàng, đau buồn và phẫn nộ khi phát hiện ra hài cốt của 215 trẻ em trong những ngôi mộ vô danh tại một trường nội trú ở Kamloops, British Columbia. Chúng ta cầu nguyện cho những trẻ em đã chết ở Kamloops và trong các trường nội trú trên khắp đất nước để các em không bị lãng quên. Chúng ta cũng phải nhận ra sự phản bội lòng tin của nhiều nhà lãnh đạo Công Giáo, những người chịu trách nhiệm điều hành các trường nội trú, khi từ bỏ nghĩa vụ chăm sóc trẻ nhỏ và vô tội.
Tất cả chúng ta đều tìm kiếm sự thật và khám phá bi thảm này mang đến một cơ hội khác để chúng ta tìm hiểu thêm về chương đen tối này trong lịch sử của chúng ta và hành trình đau thương mà rất nhiều anh chị em bản địa của chúng ta đã trải qua.
Còn nhiều việc phải làm. Kể từ những năm 1990, nhiều tổ chức Công Giáo chịu trách nhiệm về hoạt động của các trường nội trú đã xin lỗi công khai về hành động của họ và đồng hành cùng các nạn nhân trên con đường đi đến sự thật và hòa giải. Trong số này có Dòng Truyền Giáo Vô Nhiễm Mẹ Maria, là dòng tu điều hành trường nội trú ở Kamloops, vào cuối tuần qua một lần nữa đã xin lỗi về vai trò của mình trong hệ thống trường nội trú. Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI cũng đã có cơ hội gặp gỡ các nhà lãnh đạo Bản địa vào năm 2009 để tự mình bày tỏ nỗi buồn và nỗi thống khổ của mình.
Những hành động này không xóa đi lịch sử của chúng ta; nhưng thừa nhận quá khứ của chúng ta, buộc chúng ta phải đối mặt với hậu quả của những hành vi của mình và buộc chúng ta phải bảo đảm rằng tội lỗi của chúng ta không được lặp lại.
Trong khi Tổng Giáo phận Toronto không điều hành các trường nội trú, chúng tôi tham gia với các dân tộc Bản địa, cộng đồng Công Giáo và người Canada từ bờ biển này sang bờ biển khác trong một giai đoạn đau buồn chung cho những người bị thương về thể xác, tình cảm và tinh thần. Chúa Nhật này, tôi sẽ dâng thánh lễ cho những người đã chết hoặc bị ngược đãi tại các trường nội trú và cho tất cả những ai đang đối phó với những tổn thương giữa các thế hệ do hệ thống này gây ra. Chúng ta cũng phải tiếp tục xây dựng dựa trên các sáng kiến cụ thể hiện có trên khắp đất nước, như Hội Đức Mẹ Guadalupe, nơi các giám mục và linh mục, nữ tu, giáo dân và người dân bản địa cam kết đồng hành cùng nhau trên con đường hòa giải.
Như tôi đã nói trước đây khi nói về sự lạm dụng trong Giáo hội, tai tiếng thực sự xảy ra khi ma quỷ hoành hành trong bóng tối. Một khi đã được mở tung, cái ác có thể bị tận diệt tận gốc. Điều đó phải xảy ra. Sau đó, cuộc sống mới có thể bắt đầu. Chúng ta hãy cùng nhau hành trình tìm kiếm ánh sáng xuyên qua bóng tối một lần nữa.
Thánh Kateri Tekakwitha, cầu cho chúng con.
+ ĐHY Thomas Collins
Tổng giám mục Toronto
Source:Archdiocese Of Toronto
Linh mục Raymond J. de Souza nhận định về vụ Kamloops
J.B. Đặng Minh An dịch
20:01 11/06/2021
Khám phá tại Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops đặt lại câu hỏi về việc Truyền bá Tin Mừng dưới sự hỗ trợ của nhà cầm quyền
Gần 3/4 trong số 130 trường nội trú tại Canada do các phái bộ truyền giáo Công Giáo điều hành. Họ là những tổ chức Công Giáo được nhà nước tài trợ, thông thường với các kinh phí hạn hẹp, nhằm mục đích hòa nhập trẻ em bản địa vào xã hội Canada.
Theo Linh mục Raymond J. de Souza, là chủ bút tập san Công Giáo Convivium của Canada, khám phá gần đây tại Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops đặt lại câu hỏi quan trọng là Giáo Hội có nên truyền bá Tin Mừng dưới sự hỗ trợ của nhà cầm quyền hay không.
Nguyên bản tiếng Anh có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã bày tỏ nỗi đau và tình đoàn kết với các dân tộc bản địa của Canada sau phát hiện gần đây liên quan đến 215 ngôi mộ vô danh tại một trường nội trú cũ ở Kamloops, British Columbia. Phát hiện này đã gây chấn động cuộc sống công cộng của Canada như một vài vấn đề trong những năm gần đây.
Trong vài ngày qua, ta có thể thấy ngày càng có nhiều lời kêu gọi, bao gồm cả từ Thủ tướng Justin Trudeau, yêu cầu một lời xin lỗi chính thức từ Đức Giáo Hoàng. Những người kêu gọi điều đó nhận thấy những bình luận của Đức Thánh Cha trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật ngày 6 tháng 6 là không đầy đủ.
Vấn đề có liên quan rộng rãi hơn ngoài Canada. Ngày nay, Giáo hội nghĩ thế nào về việc truyền giáo và phương thế truyền giáo được hỗ trợ bởi quyền lực nhà nước - những câu chuyện về các cuộc truyền giáo xảy ra gần như ở khắp mọi nơi, cho dù là Canada, Mễ Tây Cơ, Ấn Độ hay Brazil? Nếu dự án thuộc địa của Âu châu là sai lầm về mặt đạo đức, thì làm thế nào để suy nghĩ về thực tế là đại đa số người Công Giáo trên thế giới đã nhận được đức tin nhờ dự án này?
Đây không phải là một vấn đề mới. Có lẽ bộ phim Công Giáo hay nhất từng được thực hiện, The Mission (1986), đã xem xét sự vướng mắc của sứ vụ truyền giáo, Phúc Âm hóa, chế độ nô lệ, chính trị thuộc địa và mối quan hệ giữa Giáo hội và nhà nước ở Nam Mỹ vào thế kỷ 18. Vào năm 1992, nhân kỷ niệm một năm Kha Luân Bố đi thuyền đến Mỹ châu, vấn đề này đã được đưa ra trong một cuộc thảo luận công khai mà phần lớn đều có thiện cảm với Kha Luân Bố. Vào năm 2020, khi các bức tượng của Thánh Junipero Serra bị lật đổ ở California, cuộc tranh luận của công chúng đã thay đổi rõ rệt.
Trường nội trú
Vào cuối thế kỷ 19, chính phủ liên bang ở Canada đã khởi xướng chính sách cung cấp giáo dục cho trẻ em thổ dân - khi đó được gọi là “thổ dân da đỏ” và bây giờ được gọi là “thổ dân”. Nền giáo dục nhằm cung cấp những nền tảng cơ bản của nền giáo dục Âu Châu và tạo điều kiện thuận lợi cho sự tham gia của các dân tộc Bản địa vào nền kinh tế rộng lớn hơn.
Nhưng dự án có một mục đích văn hóa cơ bản hơn, đó là thúc đẩy sự đồng hóa bằng cách đàn áp ngôn ngữ, quần áo, kiểu tóc và văn hóa Da Đỏ. Trong một cụm từ khét tiếng, mục đích là “giết chết tinh thần da đỏ của đứa trẻ”.
Chính phủ đã xây dựng các trường nội trú để làm nơi ở cho trẻ em bản địa và bắt buộc trẻ em phải theo học. Một số gia đình tự nguyện gửi con; nhưng nhiều người đã phải chứng kiến con cái họ bị nhà nước bắt đi và buộc phải sống trong các “trường nội trú” trong suốt năm học.
Đó là một chính sách của chính phủ và các trường học được xây dựng bởi chính phủ. Nhưng hoạt động của các trường phần lớn được chuyển giao cho các Giáo Hội Kitô khác nhau, những người có lòng nhiệt thành truyền giáo hăng say để có thể gửi giáo viên đến các vùng sâu vùng xa. Các giáo phận và dòng tu Công Giáo điều hành khoảng 60% số trường nội trú.
Chính sách này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi trên tất cả các thành phần của chính phủ và xã hội Canada. Các trường nội trú đã tồn tại tốt vào những năm 1960 nhưng cuối cùng đã phải đóng cửa vào thập niên 1990. Vào cuối năm 1969, chính sách chính thức của Thủ tướng Pierre Trudeau lúc bấy giờ và thủ tướng tương lai Jean Chretien là ủng hộ sự đồng hóa của các dân tộc Bản địa.
Lạm dụng và xin lỗi
Vào cuối những năm 1980, các cựu học sinh tại các trường nội trú bắt đầu kể những câu chuyện của họ về tình trạng lạm dụng thể chất và tình dục. Trong số 150,000 trẻ em bản địa theo học tại các trường học, khoảng 6,000 trẻ em đã chết khi ở đó do các bệnh truyền nhiễm, chăm sóc y tế kém và bị bỏ rơi.
Ngoài lạm dụng, toàn bộ tiền đề của các trường nội trú cũng bị cho là bất công. Một báo cáo mang tính bước ngoặt của Ủy ban Sự thật và Hòa giải, gọi tắt là TRC, năm 2015 không chỉ nêu chi tiết về việc lạm dụng mà còn lên án toàn bộ công việc này là “tội ác diệt chủng văn hóa”.
Báo cáo của TRC về cơ bản đã thay đổi quan điểm đồng thuận về lịch sử Canada trong chính phủ, các trường đại học và giới truyền thông, đến nỗi ngay cả những bức tượng của Sir John A. Macdonald, thủ tướng đầu tiên, cũng đã bị dỡ bỏ ở các thành phố trên khắp đất nước. “Sir John A”, là danh xưng thường được nhắc đến của ông, được coi trọng trong giới thượng lưu hơn là trường hợp của những người cha sáng lập chế độ nô lệ Hoa Kỳ như Thomas Jefferson.
Trong số 70 giáo phận của Canada, 16 giáo phận có trường nội trú. Những giáo phận và dòng tu Công Giáo điều hành các trường nội trú đã tham gia vào các hoạt động xin lỗi, điều tra, bồi thường và hòa giải trong nhiều thập kỷ. Ví dụ, vào năm 1991, Dòng Truyền Giáo Đức Maria Vô nhiễm Nguyên tội, là người điều hành Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops, đã nói xin lỗi trong một tuyên bố dài đến bốn trang:
Chúng tôi xin lỗi vì phần tham dự của chúng tôi trong chủ nghĩa đế quốc về văn hóa, dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, vốn là một phần trong tâm lý của các dân tộc Âu châu lần đầu tiên gặp gỡ các dân tộc thổ dân và luôn tiềm tàng trong cách thức các dân tộc bản địa của Canada đã từng trải qua bởi các chính phủ dân sự và bởi các Giáo Hội.
Đã có hàng chục lời xin lỗi tương tự của người Công Giáo trong ba thập kỷ kể từ đó. Tuy nhiên, giữa các nhà lãnh đạo Bản địa và các quan chức chính phủ đã có một sự thất vọng từ lâu rằng, không giống như những người theo đạo Tin lành được tổ chức trong các Giáo Hội quốc gia, chưa bao giờ có một lời xin lỗi chính thức từ toàn thể Giáo Hội Công Giáo.
Hội đồng giám mục quốc gia đã liên kết chính mình với nhiều lời xin lỗi được giới Công Giáo, cũng như các hội đồng giám mục trong khu vực đưa ra. Nhưng, do không có thực thể nào được gọi là “Nhà thờ Công Giáo ở Canada” - không có Tổng giáo phận Canada - vấn đề về lời xin lỗi của người Công Giáo vẫn còn tồn tại trong tâm trí của nhiều người.
Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô
Để giải quyết mong muốn này vào năm 2009, sau nhiều năm đối thoại chân thành giữa các giám mục Công Giáo và các đại diện Bản địa, Đức Bênêđíctô XVI đã tiếp một phái đoàn tại Vatican, bao gồm khoảng 40 hiệp hội người bản địa, do Phil Fontaine, lúc đó là thủ lãnh quốc gia của Hội Đồng Các Quốc Gia Thứ Nhất dẫn đầu.
Đó là một khoảnh khắc lịch sử của đau khổ, đau buồn, hòa giải và hàn gắn. Bài phát biểu của Fontaine vào dịp đó là một trong những bài phát biểu sâu sắc và soi sáng về mối quan hệ của Giáo Hội Công Giáo với các dân tộc bản địa của Canada.
Vào thời điểm đó, nó được coi là “mảnh ghép cuối cùng” của quá trình hòa giải kéo dài gần 20 năm đã “khép lại vòng tròn”, theo lời của Fontaine. Vì vậy, tất cả các bên đều tin tưởng rằng một biện pháp hàn gắn tốt đã diễn ra - lời xin lỗi đã được đưa ra và lời xin lỗi đã được chấp nhận. Đây là cách hiểu được đưa ra bởi các tuyên bố của Người Bản Địa vào thời điểm đó, và trên các phương tiện truyền thông bản địa, Công Giáo và thế tục.
TRC, bắt đầu công việc một cách nghiêm túc sau cuộc họp giữa Đức Bênêđíctô và ông Fontaine, đã không chấp nhận quy trình đó và kết quả của nó. Nó không bác bỏ những gì đã được thực hiện, hoặc đặt câu hỏi việc xin lỗi đã được thực hiện hay chưa, nhưng đánh giá rằng việc xin lỗi đã được thực hiện như thế nào và quyết định rằng việc xin lỗi như thế là không đầy đủ.
TRC nói rằng Đức Thánh Cha Phanxicô phải xuất hiện ở Canada trong vòng một năm để đưa ra một lời xin lỗi khác. Về phần mình, Fontaine vào năm 2018, không “lật ngược lại” bất cứ điều gì trong quá trình năm 2009, nhưng đã tự điều chỉnh cho phù hợp với khuyến nghị của TRC.
Quan điểm của TRC là một lời xin lỗi của Đức Giáo Hoàng ở Rôma là không đủ; nó phải xảy ra ở Canada. Chính phủ liên bang cũng đồng ý với quan điểm đó. Vào năm 2018, Đức Thánh Cha Phanxicô đã trả lời rằng ngài không thể “tự mình trả lời” khuyến nghị của TRC.
Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rất thẳng thắn về những tội lỗi và tội ác do người Công Giáo gây ra đối với các dân tộc bản địa ở Mỹ châu, như thế, có vẻ như ngài sẽ sẵn lòng làm như vậy đối với Canada. Vấn đề là liệu Đức Thánh Cha Phanxicô có “đích thân” đến Canada để nói những gì Thánh Gioan Phaolô đã nói chung, những gì Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô đã nói trực tiếp với các nhà lãnh đạo Bản địa Canada, và chính Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói rất rõ ràng tại Bolivia vào năm 2015.
Đức Thánh Cha Phanxicô và những ngôi mộ Kamloops
Trong vòng vài ngày sau khi phát hiện ra Kamloops, vấn đề nổi bật của giới truyền thông không phải là liệu chính phủ liên bang Canada có sơ suất trong việc xác định các ngôi mộ vô danh tại các trường nội trú hay không, mà là liệu Đức Giáo Hoàng có xin lỗi hay không. Sau nhiều ngày chịu áp lực căng thẳng - kể cả từ các cấp cao nhất của chính phủ liên bang - Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra một tuyên bố dài trong buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật, nhưng không phải là một lời xin lỗi chính thức:
Tôi đau đớn theo dõi tin tức đến từ Canada về sự phát hiện gây kinh hoàng liên quan đến hài cốt của 215 trẻ em, là học sinh của Trường Nội Trú dành cho người bản địa tại Kamloops, ở tỉnh British Columbia. Tôi tham gia cùng các giám mục Canada và toàn thể Giáo Hội Công Giáo ở Canada bày tỏ sự gần gũi của tôi với người dân Canada, bị tổn thương bởi tin tức gây kinh hoàng này. Khám phá đáng buồn càng nâng cao nhận thức về những đau đớn và đau khổ trong quá khứ. Mong các nhà chức trách chính trị và tôn giáo của Canada tiếp tục cộng tác với quyết tâm làm sáng tỏ câu chuyện đáng buồn đó và khiêm tốn dấn thân vào con đường hòa giải và hàn gắn.
Những khoảnh khắc khó khăn này làm dấy lên một lời kêu gọi mạnh mẽ đối với tất cả chúng ta, hãy rời xa mô hình thuộc địa, cũng như thoát khỏi chế độ thực dân ý thức hệ ngày nay, và sánh bước bên nhau trong đối thoại, tôn trọng lẫn nhau và thừa nhận các quyền và các giá trị văn hóa của tất cả những đứa trẻ ở Canada.
Chúng ta hãy phó thác cho Chúa linh hồn của tất cả những trẻ em đã qua đời trong khu nội trú trường học ở Canada và cầu nguyện cho các gia đình và cộng đồng bản địa Canada đang bị đau đớn. Chúng ta hãy cầu nguyện trong thinh lặng.
Vấn đề về một lời xin lỗi khác của Đức Giáo Hoàng trên đất Canada lần đầu tiên được nêu ra vào năm 2015, và trở lại sự chú ý của công chúng vào năm 2018 và 2021. Nó có thể sẽ được nêu ra trong tương lai, vì bất kể điều đó có đóng góp được gì hay không trong việc hòa giải với người bản địa, đó là một sự phân tâm thuận tiện cho một chính phủ liên bang không thực hiện được những lời hứa của mình đối với người Canada bản địa.
Tuy nhiên, đối với người Công Giáo, toàn bộ câu hỏi về liên minh lịch sử truyền giáo và quyền lực nhà nước vẫn còn hiện tại, cho dù ở Kamloops với những ngôi mộ trẻ em, ở California liên quan đến Thánh Junipero Serra, hay tại Khu Kha Luân Bố ở Manhattan.
Source:National Catholic Register
Top Stories
Pitiful Pride
Carl R. Trueman
01:26 11/06/2021
It is doubtful that there is anyone in the United States who is unaware that June is Pride month. Saturday morning saw the self-indulgent antics of Pride marchers, and if you are on the email list of almost any corporate entity, you will have had the triumphant celebration of the LGBTQ+ community trumpeted in your inbox. Corporate America isn’t the only institution selling out. Once again, the P.C.U.S.A. is here to remind us that the perennially superannuated pieties of liberal Protestantism are incapable of discerning the commercialization of the counter-culture and the trivialization of political protest. China may be engaging in genocide, have a network of gulags holding three million people, and be actively reinstating the playbook described so graphically by Solzhentisyn—imprisonment for thought crimes, state-sanctioned gang rapes of prisoners, etc.—but the P.C.U.S.A. knows where the real human rights issues are: the use of pronouns, inclusive bathroom policies, and dismantling women’s sports.
When you want to find out what is really going on, follow the money. A rainbow flag on your business webpage can possibly raise sales. Doing something that might upset the Chinese government will harm profit margins. Righteousness that can be sold at a profit is always so much more attractive than righteousness that must be purchased by self-sacrifice.
Pride month, and its commercial sponsors, is an appropriate key to understanding the priorities of the modern West. It celebrates hedonistic self-assertion. It mocks the values of the past. It uses the language of inclusion to exclude anybody who will not wholeheartedly affirm its ambitions. It strikes a posture of iconoclastic rebellion and liberation while actually being an imperious assertion of conformity to the social elite’s moral order. It has domesticated transgression by turning it into a marketable commodity. And it epitomizes a world where virtue is obtained by deploying nothing more than a hashtag, only to be lost by refusing to follow the herd. Whether a rainbow flag will stem the numerical collapse of the P.C.U.S.A. remains to be seen. What is certain is that Presbyterians courageously bragging about queering the American family will no doubt have a whole lot more fun in the U.S.A. than those simply trying to be faithful pastors in China.
By contrast with the self-indulgent antics of the various Pride marchers, I spent Saturday morning watching the livestream of the ordination of a former student to the Presbyterian ministry of Word and Sacrament. The young man served his country in both Iraq and Afghanistan. Now he has chosen to serve God’s people in a small church of no earthly significance whatsoever. As he stepped forward to officiate at his first communion, he recited the words of the Prayer of Humble Access from the Book of Common Prayer, perhaps the most eloquent liturgical statement of human unworthiness and the need for divine grace in the English language. In contrast to the Pride Marches happening across the country at the same time, there was no self-glorification at the Table, no demand for rights and recognition, no childish display of hedonism. There was simply a humble acknowledgement of human failure and divine grace.
Compared to the partying and pyrotechnics of the Pride Marches around the country, holy communion is outwardly unimpressive fare—bread and wine set forth in the context of a declaration of the divine promise in Christ. Yet it is the very heart of the Christian faith. Its sacramental significance lies partly in that it is a reminder to those participating of who God is, what he has done, and who they are in light of this. First it calls forth shame as the communicants recall their unworthiness; then it provokes joy as it presses upon their hearts God’s grace to them in Christ. Its simplicity and outward humility is, in a sense, part of its genius, precisely because the simple signs point congregants beyond the Supper to the God whose actions give it significance. The new minister clearly understood this in a way that the P.C.U.S.A., with its passion for cultural conformity and commercialized causes, apparently doesn’t.
Pride and Christianity do, of course, share one sacrament—or at least one sacramental sign: the rainbow. For the LGBTQ+ community, it is ostensibly the symbol of inclusion, a multicolored banner that, as Lego now promotes to children, means that everyone belongs. More than that, it asserts that everyone can be whoever they want to be (serial killers and religious conservatives excepted). For Christians (as for Jews), the rainbow is quite the opposite: not an assertion of human autonomy but of human dependence. It is a sign of the gracious promise and forbearance of God in the face of human self-gratification and rebellion. The rainbow is a reminder of God's covenant with all living creatures. It points beyond itself to something magnificent: the graciousness of a holy God. In comparison the Pride rainbow of inclusion is trivial indeed and those churches that choose to display it have thereby trivialized their God.
Watching some of the news reports on various Pride marches with all of their infantile celebrations of sexuality, I could not help but recall the closing line of Algernon Swinburne’s “Hymn to Man”: “Glory to Man in the highest! For Man is the master of things!” And what glory has that mastery brought in its wake? The death of shame, Drag Queen Story Hour, and Presbyterian ministers who think involvement in commercialized gay carnivals is somehow courageous and edgy. If Saturday’s marches are anything by which to judge, it is rather pitiful what we in the West take pride in these days.
Source:First ThingsPitiful Pride
When you want to find out what is really going on, follow the money. A rainbow flag on your business webpage can possibly raise sales. Doing something that might upset the Chinese government will harm profit margins. Righteousness that can be sold at a profit is always so much more attractive than righteousness that must be purchased by self-sacrifice.
Pride month, and its commercial sponsors, is an appropriate key to understanding the priorities of the modern West. It celebrates hedonistic self-assertion. It mocks the values of the past. It uses the language of inclusion to exclude anybody who will not wholeheartedly affirm its ambitions. It strikes a posture of iconoclastic rebellion and liberation while actually being an imperious assertion of conformity to the social elite’s moral order. It has domesticated transgression by turning it into a marketable commodity. And it epitomizes a world where virtue is obtained by deploying nothing more than a hashtag, only to be lost by refusing to follow the herd. Whether a rainbow flag will stem the numerical collapse of the P.C.U.S.A. remains to be seen. What is certain is that Presbyterians courageously bragging about queering the American family will no doubt have a whole lot more fun in the U.S.A. than those simply trying to be faithful pastors in China.
By contrast with the self-indulgent antics of the various Pride marchers, I spent Saturday morning watching the livestream of the ordination of a former student to the Presbyterian ministry of Word and Sacrament. The young man served his country in both Iraq and Afghanistan. Now he has chosen to serve God’s people in a small church of no earthly significance whatsoever. As he stepped forward to officiate at his first communion, he recited the words of the Prayer of Humble Access from the Book of Common Prayer, perhaps the most eloquent liturgical statement of human unworthiness and the need for divine grace in the English language. In contrast to the Pride Marches happening across the country at the same time, there was no self-glorification at the Table, no demand for rights and recognition, no childish display of hedonism. There was simply a humble acknowledgement of human failure and divine grace.
Compared to the partying and pyrotechnics of the Pride Marches around the country, holy communion is outwardly unimpressive fare—bread and wine set forth in the context of a declaration of the divine promise in Christ. Yet it is the very heart of the Christian faith. Its sacramental significance lies partly in that it is a reminder to those participating of who God is, what he has done, and who they are in light of this. First it calls forth shame as the communicants recall their unworthiness; then it provokes joy as it presses upon their hearts God’s grace to them in Christ. Its simplicity and outward humility is, in a sense, part of its genius, precisely because the simple signs point congregants beyond the Supper to the God whose actions give it significance. The new minister clearly understood this in a way that the P.C.U.S.A., with its passion for cultural conformity and commercialized causes, apparently doesn’t.
Pride and Christianity do, of course, share one sacrament—or at least one sacramental sign: the rainbow. For the LGBTQ+ community, it is ostensibly the symbol of inclusion, a multicolored banner that, as Lego now promotes to children, means that everyone belongs. More than that, it asserts that everyone can be whoever they want to be (serial killers and religious conservatives excepted). For Christians (as for Jews), the rainbow is quite the opposite: not an assertion of human autonomy but of human dependence. It is a sign of the gracious promise and forbearance of God in the face of human self-gratification and rebellion. The rainbow is a reminder of God's covenant with all living creatures. It points beyond itself to something magnificent: the graciousness of a holy God. In comparison the Pride rainbow of inclusion is trivial indeed and those churches that choose to display it have thereby trivialized their God.
Watching some of the news reports on various Pride marches with all of their infantile celebrations of sexuality, I could not help but recall the closing line of Algernon Swinburne’s “Hymn to Man”: “Glory to Man in the highest! For Man is the master of things!” And what glory has that mastery brought in its wake? The death of shame, Drag Queen Story Hour, and Presbyterian ministers who think involvement in commercialized gay carnivals is somehow courageous and edgy. If Saturday’s marches are anything by which to judge, it is rather pitiful what we in the West take pride in these days.
Source:First Things
Tài Liệu - Sưu Khảo
Hình ảnh môn bóng đá trên sân cỏ
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
08:48 11/06/2021
Hình ảnh môn bóng đá trên sân cỏ
Toàn thế giới đang trong cơn khủng hoảng bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người từ cuối năm 2019. Nên mọi sinh hoạt từ ngày đó đến nay bị tê liệt ngưng đình trệ lại ở mọi bình diện đời sống xã hội.
Tình hình cơn đại dịch lúc này bên Âu Châu đang trên đà giảm bớt lây lan nhiều. Nhưng vi trùng đại dịch Corona đe dọa sức khoẻ đời sống chưa biến mất hẳn khỏi trần gian. Nên vẫn còn phải cẩn thận chú ý đề phòng ngăn ngừa không để cho vi trùng đại dịch bùng phát trở lại.
Đời sống bị đe doạ ngưng đình trệ từ hơn một năm nay. Nhưng con người cần niềm hy vọng, để tiếp tục nhìn tiến về phía trước trong sự xây dựng sáng tạo và niềm vui phấn khởi.
Thể thao là một bộ môn giúp cho đời sống có được sức khoẻ lành mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Bóng đá là môn thể thao phổ thông đại chúng và có tầm cỡ quốc gia bên Âu Châu, cả bên Nam Mỹ nữa.
Theo chu kỳ cứ bốn năm bộ môn bóng đá lại được tổ chức thi đấu tranh giải giữa các đội tuyển quốc gia bên lục địa Âu Châu: Eurocup.
Theo chu kỳ môn thể thao bóng đá bên Âu châu lẽ ra đã diễn ra năm 2020, nhưng vì đại dịch vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm, nên Eurocup 2020 phải dời lại một năm sang tới 2021.
Các cuộc thi đấu tranh tài Euro 2021 được tổ chức nơi các sân vận động sân cỏ ở 11 quốc gia bên Âu châu từ ngày 11.06.- 11.07. 2021.
Vậy hình ảnh bóng đá truyền đi sứ điệp gì về đời sống?
Euro 2021 khai mạc hôm 11.06.2021 trên cầu trường sân cỏ bên Roma. Những trận tranh tài thư hùng giữa 24 đội tuyển quốc gia bên Âu Châu sẽ diễn trên sân cỏ sôi động, hồi hộp gây cấn đến ngày 11.07.2021.
Qua hình ảnh chiếu trên truyền hình, người ta thấy không phải chỉ phát sinh niềm vui phấn khởi reo hò hay khóc lóc nơi người đi xem đá banh - vì đại dịch nên số khán gỉa đến nơi cầu trường hạn chế rất nhiều- hay cả theo dõi qua màn ảnh truyền hình, cũng nhưng nảy sinh lòng yêu mến quê hương đất nước, được biểu lộ qua những lá cờ quốc gia đất nước của những đội tuyển thi đấu trưng bày bay phất, hoặc do cầm khoác mặc trên thân thể trong ngoài, hoặc cắm vào xe hơi chạy ngoài đường phố, hoặc treo chăng trước cửa nhà, có những người còn vẽ cờ nước mình trên đôi má, trên trán, có người còn nhuộm cả tóc theo mầu hình cờ nước họ...
Hồi còn là Tổng giám mục München, Hồng Y Joseph Ratzinger, bây giờ là Giáo hoàng nghỉ hưu Benedicto 16., ngày 03.06.1978 đã có suy tư về thể thao bóng đá trên đài phát thanh:
„ Bóng đá đã trở nên một biến cố trên khắp địa cầu, có sức mạnh lôi cuốn, liên kết con người vuợt qua mọi ranh giới trong niềm hy vọng, lo âu hồi hộp, tha thiết nồng nàn và niềm vui tươi phấn khởi. Hiếm có biến cố nào trên thế giới có hấp lực trải rộng như thế.
Biến cố đó, có thể nói được, là khát vọng xa xưa khởi thủy của con người, và cũng đặt ra câu hỏi, trên nền tảng nào môn chơi này có hấp lực sức mạnh như vậy.
Người bi quan sẽ cho rằng, điều đó giống như ở thời Roma cổ xưa, họ đã viết trên biểu ngữ: Panem et circenses – Cơm bánh, ăn và trò chơi giải trí môn circus. Ăn và chơi chỉ là nội dung đời sống của một xã hội đang trên đà xuống dốc, đang lúc họ không còn nhận ra những đích điểm cao hơn nữa.
Nhưng nếu, cho đi rằng, người ta chấp nhận điều này, điều đó cũng không thể nào đủ có sức thuyết phục được. Vì thế phải hỏi lại: Trên nền tảng nào, môn chơi này có sức hấp dẫn, đến nỗi trở nên quan trọng bên cạnh cơm bánh như vậy?
Ðưa mắt nhìn ngược trở về thời Roma xa xưa, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời, tiếng la hét đòi cơm bánh và môn chơi biểu hiện của khát vọng về một đời sống thiên đàng hạnh phúc, về một đời sống no đủ không có cực nhọc vất vả, và tự do được thỏa mãn tràn đầy. Ðiều này ẩn chứa trong môn chơi: trong hành động hoàn toàn tự do, không có đích điểm, không có sự bó buộc, nhưng có cố gắng về sức lực và được thi hành trọn vẹn.
Trong ý nghĩa này môn chơi cũng là một thể loại thử tìm về trở về nhà, nơi là thiên đàng hạnh phúc: bước thoát ra khỏi đời sống hằng ngày bị trói buộc do những ràng buộc căng thẳng vất vả, và lo liệu cho đời sống căng thẳng có tự do những gì không bắt buộc và dẫn dưa đưa đến sự tốt đẹp.
Như thế, môn chơi đã vượt qua cuộc sống hằng ngày. Môn chơi trước hết, nhất là đem đến cho trẻ em, bạn trẻ một bộ mặt đức tính khác: Sự tập luyện bước vào đời sống. Nó vẽ nên dấu chỉ hình ảnh đời sống tự mình phát triển cung cách sống cởi mở tự do.
Với tôi, hấp lực của môn chơi Bóng đá nằm ở chỗ, nó liên kết cả hai khía cạnh này trong một hình thái có sức hấp dẫn thuyết phục.
Nó bó buộc con người, trước hết tự mình thuần thục hóa chính mình qua việc tập luyện để thắng chính mình, qua sự vượt trội có sẵn hay đạt được đưa đến tự do. Thể thao bóng đá cũng dậy cho biết sống chơi kỷ luật với nhau. Trong một đội banh bắt buộc phải khép mình từng cá nhân vào tập thể chung.
Môn thể thao bóng đá nối kết qua cùng chung đích điểm. Thành công hay không thành công của mỗi cá nhân nằm trong liên quan thành công hay không thành công của toàn đội banh.
Nó dậy cung cách chơi đấu thể thao cao thượng khi chống chọi nhau, qua việc tuân giữ luật lệ chơi chung. Có thế cả hai bên đội banh mới có tự do.
Trong khi theo dõi quan sát tranh tài trận bóng đá trên sân cỏ, khán gỉa tự đồng hóa mình với trận chơi và với các cầu thủ đang thi đấu; họ gần như tham dự hăng say tích cực với đội banh gà nhà và cả với đội đối thủ, với sự căng thẳng bó buộc và cả với tự do nữa. Các cầu thủ chơi chạy trên sân cỏ trở thành hình ảnh biểu tượng của đời sống riêng họ, và tạo ảnh hưởng lại trên họ. Các cầu thủ biết rằng, những người đó tự vẽ nên hình ảnh mình qua các cầu thủ và tìm thấy được công nhận nơi họ.
Lẽ tất nhiên những điều này có thể trở nên bị tiêu hủy, bị làm cho ra xấu xa, khi yếu tố thương mại, tiền bạc chiếm ngự; khi môn chơi thể thao trở thành kỹ nghệ sản xuất, nó tạo ra một thế giới hào nhoáng hình ảnh không tốt đẹp.
Cho dù không tạo ra một thế giới hào nhoáng đầy hình ảnh, không có được lý do tích cực đi nữa trong môn chơi thể thao này: nó vẫn là phần tiền luyện tập thuộc về đời sống và sự bước qua của đời sống đi tìm phương hướng của một thiên đàng hạnh phúc đã bị mất. Cả hai đều đi tìm kỷ luật của sự tự do, trong mối dây ràng buộc vào luật lệ với nhau, chống chọi lại nhau và của mỗi cá nhân.
Nên rất có thể, chúng ta trong suy nghĩ như thế, rút ra từ môn chơi thể thao bóng đá bài học mới cho đời sống. Nơi môn chơi thể thao này ta nhận ra một nền tảng căn bản: Con người sống không nguyên chỉ bằng cơm bánh thôi. Vâng, thế giới cơm bánh thật ra chỉ là bước tiên khởi cho đời sống con người, cho một thế giớ tự do. Sự tự do sống còn phát triển qua luật lệ, qua thuần thục giáo dục. Nó dậy cách sống chơi chung và sống thế nào là một đối thủ đúng ngay chính trong cuộc chơi
Cuộc chơi, đời sống, nếu chúng ta đi sâu vào, có thể hiện tượng của một thế giới hào hứng phấn khởi về bóng đá giúp ta nhận ra nhiều điều vượt xa hơn chỉ là một cuộc vui chơi giải trí.“
Và Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxicô đã thố lộ tâm sự ngày xưa lúc còn trẻ là một Fan môn bóng đá rất nhiệt thành hào hứng. Vị Giáo hòang 84 tuổi đã cầu chúc cho thế giới, và không chỉ môn thể thao, sự thành thật. Ngài chỉ ra chủ đề „ Một thua cuộc trong sạch minh bạch tốt đẹp hơn là một chiến thắng đầy vẩn đục…Đó là một nghệ thuật tuyệt đẹp, một trò chơi của đời sống thi đấu chơi với cung cách thái độ thanh lịch ngẩng đầu lên cao. Và Ngài tâm sự thêm vào: Xin cầu nguyện cho tôi, để tôi không ngừng nghỉ tập huấn cùng với Thiên Chúa.“
Bóng đá là trò chơi cộng đồng tập thể giữa hai đội tuyển gồm 22 cầu thủ thi đấu trên sân cỏ, và đồng thời cũng của hàng chục ngàn khán giả hâm mộ ủng hộ, hàng trăm triệu khán gỉa theo dõi qua màn ảnh truyền hình trên khắp thế giới. Vì thế bóng đá là môn chơi to tiếng hò hét vang động nơi sân vận động cùng cả ở ngoài sân vận động nữa.
Nơi sân vận động diễn ra trận thi đấu khán giả hát bài : „ You´ ll never walk alone“ Và câu điệp khúc: „Tiếp tục tiến lên, tiếp tục tiến lên bằng niềm hy vọng trong trái tim, và bạn sẽ không đi một mình đâu.“.
Mùa Euro 2021
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Toàn thế giới đang trong cơn khủng hoảng bệnh đại dịch do vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm đe dọa sức khoẻ đời sống con người từ cuối năm 2019. Nên mọi sinh hoạt từ ngày đó đến nay bị tê liệt ngưng đình trệ lại ở mọi bình diện đời sống xã hội.
Tình hình cơn đại dịch lúc này bên Âu Châu đang trên đà giảm bớt lây lan nhiều. Nhưng vi trùng đại dịch Corona đe dọa sức khoẻ đời sống chưa biến mất hẳn khỏi trần gian. Nên vẫn còn phải cẩn thận chú ý đề phòng ngăn ngừa không để cho vi trùng đại dịch bùng phát trở lại.
Đời sống bị đe doạ ngưng đình trệ từ hơn một năm nay. Nhưng con người cần niềm hy vọng, để tiếp tục nhìn tiến về phía trước trong sự xây dựng sáng tạo và niềm vui phấn khởi.
Thể thao là một bộ môn giúp cho đời sống có được sức khoẻ lành mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Bóng đá là môn thể thao phổ thông đại chúng và có tầm cỡ quốc gia bên Âu Châu, cả bên Nam Mỹ nữa.
Theo chu kỳ cứ bốn năm bộ môn bóng đá lại được tổ chức thi đấu tranh giải giữa các đội tuyển quốc gia bên lục địa Âu Châu: Eurocup.
Theo chu kỳ môn thể thao bóng đá bên Âu châu lẽ ra đã diễn ra năm 2020, nhưng vì đại dịch vi trùng Corona lây lan truyền nhiễm, nên Eurocup 2020 phải dời lại một năm sang tới 2021.
Các cuộc thi đấu tranh tài Euro 2021 được tổ chức nơi các sân vận động sân cỏ ở 11 quốc gia bên Âu châu từ ngày 11.06.- 11.07. 2021.
Vậy hình ảnh bóng đá truyền đi sứ điệp gì về đời sống?
Euro 2021 khai mạc hôm 11.06.2021 trên cầu trường sân cỏ bên Roma. Những trận tranh tài thư hùng giữa 24 đội tuyển quốc gia bên Âu Châu sẽ diễn trên sân cỏ sôi động, hồi hộp gây cấn đến ngày 11.07.2021.
Qua hình ảnh chiếu trên truyền hình, người ta thấy không phải chỉ phát sinh niềm vui phấn khởi reo hò hay khóc lóc nơi người đi xem đá banh - vì đại dịch nên số khán gỉa đến nơi cầu trường hạn chế rất nhiều- hay cả theo dõi qua màn ảnh truyền hình, cũng nhưng nảy sinh lòng yêu mến quê hương đất nước, được biểu lộ qua những lá cờ quốc gia đất nước của những đội tuyển thi đấu trưng bày bay phất, hoặc do cầm khoác mặc trên thân thể trong ngoài, hoặc cắm vào xe hơi chạy ngoài đường phố, hoặc treo chăng trước cửa nhà, có những người còn vẽ cờ nước mình trên đôi má, trên trán, có người còn nhuộm cả tóc theo mầu hình cờ nước họ...
Hồi còn là Tổng giám mục München, Hồng Y Joseph Ratzinger, bây giờ là Giáo hoàng nghỉ hưu Benedicto 16., ngày 03.06.1978 đã có suy tư về thể thao bóng đá trên đài phát thanh:
„ Bóng đá đã trở nên một biến cố trên khắp địa cầu, có sức mạnh lôi cuốn, liên kết con người vuợt qua mọi ranh giới trong niềm hy vọng, lo âu hồi hộp, tha thiết nồng nàn và niềm vui tươi phấn khởi. Hiếm có biến cố nào trên thế giới có hấp lực trải rộng như thế.
Biến cố đó, có thể nói được, là khát vọng xa xưa khởi thủy của con người, và cũng đặt ra câu hỏi, trên nền tảng nào môn chơi này có hấp lực sức mạnh như vậy.
Người bi quan sẽ cho rằng, điều đó giống như ở thời Roma cổ xưa, họ đã viết trên biểu ngữ: Panem et circenses – Cơm bánh, ăn và trò chơi giải trí môn circus. Ăn và chơi chỉ là nội dung đời sống của một xã hội đang trên đà xuống dốc, đang lúc họ không còn nhận ra những đích điểm cao hơn nữa.
Nhưng nếu, cho đi rằng, người ta chấp nhận điều này, điều đó cũng không thể nào đủ có sức thuyết phục được. Vì thế phải hỏi lại: Trên nền tảng nào, môn chơi này có sức hấp dẫn, đến nỗi trở nên quan trọng bên cạnh cơm bánh như vậy?
Ðưa mắt nhìn ngược trở về thời Roma xa xưa, chúng ta có thể tìm ra câu trả lời, tiếng la hét đòi cơm bánh và môn chơi biểu hiện của khát vọng về một đời sống thiên đàng hạnh phúc, về một đời sống no đủ không có cực nhọc vất vả, và tự do được thỏa mãn tràn đầy. Ðiều này ẩn chứa trong môn chơi: trong hành động hoàn toàn tự do, không có đích điểm, không có sự bó buộc, nhưng có cố gắng về sức lực và được thi hành trọn vẹn.
Trong ý nghĩa này môn chơi cũng là một thể loại thử tìm về trở về nhà, nơi là thiên đàng hạnh phúc: bước thoát ra khỏi đời sống hằng ngày bị trói buộc do những ràng buộc căng thẳng vất vả, và lo liệu cho đời sống căng thẳng có tự do những gì không bắt buộc và dẫn dưa đưa đến sự tốt đẹp.
Như thế, môn chơi đã vượt qua cuộc sống hằng ngày. Môn chơi trước hết, nhất là đem đến cho trẻ em, bạn trẻ một bộ mặt đức tính khác: Sự tập luyện bước vào đời sống. Nó vẽ nên dấu chỉ hình ảnh đời sống tự mình phát triển cung cách sống cởi mở tự do.
Với tôi, hấp lực của môn chơi Bóng đá nằm ở chỗ, nó liên kết cả hai khía cạnh này trong một hình thái có sức hấp dẫn thuyết phục.
Nó bó buộc con người, trước hết tự mình thuần thục hóa chính mình qua việc tập luyện để thắng chính mình, qua sự vượt trội có sẵn hay đạt được đưa đến tự do. Thể thao bóng đá cũng dậy cho biết sống chơi kỷ luật với nhau. Trong một đội banh bắt buộc phải khép mình từng cá nhân vào tập thể chung.
Môn thể thao bóng đá nối kết qua cùng chung đích điểm. Thành công hay không thành công của mỗi cá nhân nằm trong liên quan thành công hay không thành công của toàn đội banh.
Nó dậy cung cách chơi đấu thể thao cao thượng khi chống chọi nhau, qua việc tuân giữ luật lệ chơi chung. Có thế cả hai bên đội banh mới có tự do.
Trong khi theo dõi quan sát tranh tài trận bóng đá trên sân cỏ, khán gỉa tự đồng hóa mình với trận chơi và với các cầu thủ đang thi đấu; họ gần như tham dự hăng say tích cực với đội banh gà nhà và cả với đội đối thủ, với sự căng thẳng bó buộc và cả với tự do nữa. Các cầu thủ chơi chạy trên sân cỏ trở thành hình ảnh biểu tượng của đời sống riêng họ, và tạo ảnh hưởng lại trên họ. Các cầu thủ biết rằng, những người đó tự vẽ nên hình ảnh mình qua các cầu thủ và tìm thấy được công nhận nơi họ.
Lẽ tất nhiên những điều này có thể trở nên bị tiêu hủy, bị làm cho ra xấu xa, khi yếu tố thương mại, tiền bạc chiếm ngự; khi môn chơi thể thao trở thành kỹ nghệ sản xuất, nó tạo ra một thế giới hào nhoáng hình ảnh không tốt đẹp.
Cho dù không tạo ra một thế giới hào nhoáng đầy hình ảnh, không có được lý do tích cực đi nữa trong môn chơi thể thao này: nó vẫn là phần tiền luyện tập thuộc về đời sống và sự bước qua của đời sống đi tìm phương hướng của một thiên đàng hạnh phúc đã bị mất. Cả hai đều đi tìm kỷ luật của sự tự do, trong mối dây ràng buộc vào luật lệ với nhau, chống chọi lại nhau và của mỗi cá nhân.
Nên rất có thể, chúng ta trong suy nghĩ như thế, rút ra từ môn chơi thể thao bóng đá bài học mới cho đời sống. Nơi môn chơi thể thao này ta nhận ra một nền tảng căn bản: Con người sống không nguyên chỉ bằng cơm bánh thôi. Vâng, thế giới cơm bánh thật ra chỉ là bước tiên khởi cho đời sống con người, cho một thế giớ tự do. Sự tự do sống còn phát triển qua luật lệ, qua thuần thục giáo dục. Nó dậy cách sống chơi chung và sống thế nào là một đối thủ đúng ngay chính trong cuộc chơi
Cuộc chơi, đời sống, nếu chúng ta đi sâu vào, có thể hiện tượng của một thế giới hào hứng phấn khởi về bóng đá giúp ta nhận ra nhiều điều vượt xa hơn chỉ là một cuộc vui chơi giải trí.“
Và Đức Giáo Hoàng đương kim Phanxicô đã thố lộ tâm sự ngày xưa lúc còn trẻ là một Fan môn bóng đá rất nhiệt thành hào hứng. Vị Giáo hòang 84 tuổi đã cầu chúc cho thế giới, và không chỉ môn thể thao, sự thành thật. Ngài chỉ ra chủ đề „ Một thua cuộc trong sạch minh bạch tốt đẹp hơn là một chiến thắng đầy vẩn đục…Đó là một nghệ thuật tuyệt đẹp, một trò chơi của đời sống thi đấu chơi với cung cách thái độ thanh lịch ngẩng đầu lên cao. Và Ngài tâm sự thêm vào: Xin cầu nguyện cho tôi, để tôi không ngừng nghỉ tập huấn cùng với Thiên Chúa.“
Bóng đá là trò chơi cộng đồng tập thể giữa hai đội tuyển gồm 22 cầu thủ thi đấu trên sân cỏ, và đồng thời cũng của hàng chục ngàn khán giả hâm mộ ủng hộ, hàng trăm triệu khán gỉa theo dõi qua màn ảnh truyền hình trên khắp thế giới. Vì thế bóng đá là môn chơi to tiếng hò hét vang động nơi sân vận động cùng cả ở ngoài sân vận động nữa.
Nơi sân vận động diễn ra trận thi đấu khán giả hát bài : „ You´ ll never walk alone“ Và câu điệp khúc: „Tiếp tục tiến lên, tiếp tục tiến lên bằng niềm hy vọng trong trái tim, và bạn sẽ không đi một mình đâu.“.
Mùa Euro 2021
Lm. Daminh Nguyễn ngọc Long
Hãy Vui Lòng Dạy Con Tình Yêu
LM. Giuse Trương Đình Hiền
09:05 11/06/2021
Hãy Vui Lòng Dạy Con Tình Yêu
Tình yêu trinh khiết và đời tu
Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra. (Ga 19,33-34)
“Sự khiết tịnh của những người độc thân trinh khiết, biểu lộ một con tim không chia sẻ dâng hiến cho Thiên Chúa (x.1 Cr 7,32-34), là phản ảnh tình yêu vo biên đang nối kết Ba Ngôi Vị Thần Linh trong chiều sâu mầu nhiệm của đời sống Ba Ngôi; tình yêu mà Ngôi Lời Nhập Thể làm chứng cho đến hy sinh mạng sống mình; …” (ĐSTH 21)
Dẫn nhập: Thánh Tâm: “tình yêu” mang chiều kích “nhân bản”:
Khi nói đến tình yêu, cho dẫu đó là loại tình yêu nào: cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn hữu…, thì cảm nhận đầu tiên vẫn là sự ấm áp, ngọt ngào, dịu vợi…, mà hình như chỉ qua hình ảnh của thiên nhiên mới diễn tả đủ đầy: “Tình cha ấm áp như vầng thái dương. Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn…” (Bài hát “Tình Cha” của Ngọc Sơn); “Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào… Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ… (Bài hát |Lòng mẹ” của Y Vân); “Anh anh đi bao núi, Tình em như khe suối; Lưu luyến và nhớ thương chảy theo anh khắp rừng. Anh anh đi xa càng xa; Tình em như cỏ hoa; Âu yếm và thiết tha theo anh dài nương rẫy…” (Bài hát “Tình em” của Huy Du)…
Riêng các ngôn sứ trong đạo Do Thái, đặc biệt ngôn sứ Hôsê, thì lại diễn tả “tình yêu Thiên Chúa” dành cho dân của Ngài thật thân thương, gần gũi qua những cử chỉ hoàn toàn “nhân bản”: “Ta đã dưỡng nuôi Ephraim, Ta đã bồng chúng trên cánh tay Ta mà chúng không biết Ta chăm sóc chúng. Ta đã dùng dây êm ái và mối yêu thương mà tập (cho) chúng đi; Ta đối xử với chúng như người dưỡng nuôi trẻ thơ, Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn. Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi hồi…” (BĐ 1 Lễ Thánh Tâm, Năm B). Cho dù vị ngôn sứ nầy hoàn toàn xác tín rằng: Thiên Chúa là Đấng Thánh và không phải phàm nhân: “Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm; Ta là Đấng Thánh ở giữa ngươi…”.
Phải chăng, Phụng vụ của Hội Thánh muốn đặt Lễ Thánh Tâm, hay, “Lễ Tình yêu Thiên Chúa qua Đức Kitô” trong “chiều kích nhân bản” đó nên đã đón nhận hình ảnh “Thánh Tâm” trong thị kiến của thánh nữ Magarita làm trọng tâm để quy chiếu. Cũng chính từ ý nghĩa nầy, phụng vụ Thánh Tâm muốn nhắc lại chân lý nền tảng sau đây: “tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta và của chúng ta đáp lại” không phải là tình yêu “huyễn tưởng”, lý thuyết, mơ hồ… hay “đầu môi chót lưỡi”…; mà là một “tình yêu đích thực”, sống động, cụ thể…; bằng tất cả con tim và lẽ sống; bằng cái giá được đánh đổi với cả đau thương và cái chết…
Sau đây, chúng ta có thể lần bước theo những gợi ý của các trích đoạn Lời Chúa trong đại lễ Thánh Tâm, đặc biệt, trích đoạn Tin Mừng Gioan, để phần nào hiểu và cảm nhận những “giá trị của tình yêu đích thực” mà Thiên Chúa dành cho chúng ta; cũng như để chúng ta đáp trả lại tình yêu của Ngài.
I. TỪ “VẾT SẸO” CỦA TÌNH YÊU CỨU CHUỘC
1. Thiên Chúa đã yêu như thế:
Trong Phụng vụ lễ Thánh Tâm chu kỳ Năm B, khi Hội Thánh chọn đọc trích đoạn Tin Mừng Thánh Gioan: kể lại sự kiện đau buồn của buổi chiều thứ sáu khổ nạn trên đồi Sọ: “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người Tức thì máu cùng nước chảy ra”. Chắc chắn, dụng ý của Phụng vụ khi chọn đọc trích đoạn Tin Mừng nầy đó chính là muốn rút ra từ đó một trọng tâm ý nghĩa được qui chiếu vào mầu nhiệm Thánh Tâm: Máu và nước chảy ra theo vết thương bị đâm ở cạnh sườn Chúa Giêsu, nhưng chắc chắn, bắt nguồn từ trong Trái Tim Chúa.
Tại sao nói đến Thánh Tâm, đến tình yêu, Lời Chúa lại quy chiếu vào vết thương, vào cuộc khổ nạn? Điều nầy muốn nói lên điều gì?
Câu chuyện nhỏ sau đây có thể là một “minh hoạ” khá rõ nét cho ý nghĩa trên: VẾT SẸO CỦA TÌNH YÊU[1] (Người mẹ vì tha thiết muốn cứu con khỏi nanh vuốt cá sấu đã nắm chặt tay con…; và đã để lại những vết sẹo trên tay con…; và đây mới chính là “vết sẹo” cậu bé không bao giờ quên).
Quả thật, vết sẹo trên cánh tay của người con là dấu chứng nói lên tình yêu muốn cứu đứa con của người mẹ yêu con hết lòng cho dù vẫn biết vết thương đó có làm đau buốt cánh tay con. Tình yêu của những người cha – người mẹ luôn như thế đấy ! Họ yêu đứa con của mình bằng cả trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất; chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và êm ấm…
Và tiêu đích của Lịch sử Cứu độ chẳng phải như thế sao ! Để cứu thoát “con cái là chúng ta” khỏi nanh vuốt của ma quỷ và tội lỗi, Chúa Cha đã hy sinh Con Một của mình và đã chấp nhận để lại những vết thương tích là cuộc khổ nạn trên thân thể của Chúa Con, mà sự kiện “máu và nước tuôn ra từ trái tim” là dấu chỉ rõ nét. Ý nghĩa nầy cũng hoàn toàn thích hợp với thái độ “chấp nhận uống cạn chén đắng” của Chúa Con trước thánh ý Cha (Lc 22,42); thái độ “vâng phục qua nếm trải khổ đau” để “trở nên căn nguyên ơn cứu độ” (Dt 5,8-9); thái độ “chấp nhận bị treo lên” trên cây khổ giá để “kéo mọi người lên” (Ga 12,32), thái độ sẵn sàng “đổ máu để thiết lập giao ước vĩnh cửu” (Dt 13,20).
2. Con người học yêu theo cách của Thiên Chúa:
Điều nầy còn muốn nói rằng: tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu luôn đòi hỏi phải chấp nhận thương đau. Ngài thương yêu chúng ta, muốn cứu chuộc chúng ta, nhưng Ngài cũng đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận những “vết đau” để bàn tay Ngài nắm chặt mà kéo lên khỏi nanh vuốt của ma quỷ.
Mừng lễ Thánh Tâm hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng cùng nhớ lại vết thương là cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giêsu và máu chảy ra từ Trái Tim yêu thương của Ngài, (như cậu bé nhớ lại vết thương trên cánh tay của mình để ghi nhớ mãi tình yêu của mẹ) để chúng ta luôn cảm nhận được tình Chúa yêu ta vô ngần và dành cả cuộc đời để đáp trả tình yêu vô biên đó của Thiên Chúa. Đây lại là điều tối cần thiết nơi đời sống các linh mục. Chính vì thế, hôm nay Hội Thánh gọi mời toàn dân Chúa cầu nguyện xin ơn thánh hoá các linh mục.
Từ sau biến cố “Trái Tim bị đâm thâu” trên Đồi Sọ cho đến mãi hôm nay, có biết bao nhiêu con người đã chấp nhận mang “vết sẹo tình yêu của Thiên Chúa” in đậm trên cuộc đời mình, để không phải chỉ mỗi riêng mình được cứu thoát mà con để cho hàng muôn ức triệu anh chị em cũng được “kéo lên”.
Từ cuộc tử đạo “đóng đinh ngược đầu trên thập giá” của Tông Đồ Phêrô, rồi Phaolô bị chém trên đồi Vatican, đến Giám Mục Ignatio bị răng thú dữ nghiền nát giữa hý trường Coloseum, hay những vết thương đau tử đạo trên những người thiếu nữ liễu yêu đào tơ như Anê, Agata, Cecilia… hay 14 nhát dao trên người của cô bé Maria Goretti; những nỗi đau của linh mục Maxilien Kolbe khi chấp nhận chết thay cho người anh em tù; những vết đạn trên thân xác của thánh Giám Mục Oscar Romero khi chấp nhận liên đới với người nghèo cô thân cô thế… Vâng, tất cả những “vết sẹo của tình yêu” đó đều có chung một ý nghĩa, một mục tiêu mà có lẽ chính vị Á Thánh trẻ của Việt Nam chúng ta, Anrê Phú Yên, đã “đại diện” để hát to lên trên đường ra pháp trường thành Chiêm khi lãnh trọn 3 nhát dáo đâm và 2 nhát chém trên thân xác mỏng manh của mình: “Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, nên chúng ta hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống… “Hỡi anh chị em, chúng ta hãy giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời”.
3. Không là “chuyện dễ”:
Thế nhưng, đâu phải nhân loại và trong Giáo Hội đều gồm toàn những thánh nhân như thế. Vâng. có rất nhiều người trong chúng ta cho dẫu biết mình đang bị ma quỷ lôi kéo, đang bị tội lỗi mua chuộc, nhưng vì sợ những vết thương của “cái nắm tay” của Thiên Chúa; sợ “con đường hẹp” của Phúc Âm; sợ những đòi hỏi “về bán hết của cải, bố thí cho người nghèo” của Đức Kitô (Mt 19,16-22); sợ “những khổ đau đang hẹn chờ ở Giêrusalem” (Mt 16,21-23)…. Và chính vì những “nỗi sợ” đó nên cứ mãi quay lưng chối từ Thiên Chúa; chấp nhận “bị buông tay” để rơi vào nanh vuốt của tội lỗi và ma quỷ, thay vì “được kéo lên trong thương đau nhức nhối” để được cứu thoát. “Viên ngọc quý”, “kho tàng quý”, đâu phải chỉ cứ “thò tay vào túi” là “bắt được”; mà phải cất công trèo non lặn suối đi tìm (Mt 13,44-46)…
Cho dù chúng ta có quyền mơ ước và vững tin rằng: Thiên Chúa sẵn sàng dành cho ta một tình yêu “nâng niu dịu dàng” cách diễn tả của sứ ngôn Hô-sê “Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn …”; nhưng, như Thánh Phaolô nhắc nhở trong thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô, “để được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái”, hay để “hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu” của tình yêu nơi Đức Ki-tô (Bđ 2), thì chúng ta phải cất bước trở về Đồi Sọ, để chiêm ngưỡng “máu và nước tuôn chảy từ Thánh Tâm Chúa Giê-su”. Chính ngang qua “Vết sẹo tình yêu sâu thẳm nầy” mà thế giới sẽ được cứu độ và loài người mới khỏi rơi vào vực thẳm của chiến tranh, hận thù, tội lỗi và nanh vuốt của quỷ ma.
II. ĐẾN ĐỨC KHIẾT TỊNH CỦA NGƯỜI NỮ TU HÔM NAY
Chúng ta vừa vừa “bắt đầu câu chuyện về tình yêu” với “VẾT SẸO CỦA TÌNH YÊU CỨU CHUỘC”. Bây giờ là lúc bàn chuyện “tình yêu đáp trả của cuộc đời thánh hiến” mà từ chuyên môn của khoa linh đạo gọi là “Đức Khiết Tịnh”.
Trước hết, để mở lối đi vào chuyên đề “khiết tịnh”, nhất là “đức khiết tịnh của người nữ tu”, Thánh Phaolô cách đây gần 2000 năm đã nhận định: "Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác" (1 Cr 7, 34).
“Thuộc trọn về Chúa cả hồn và xác” là cách diễn tả tình yêu sâu đậm của một con người dành cho Thiên Chúa và nhờ đó dành cho mọi người. Đức khiết tịnh Kitô giáo chỉ được hiểu ngang qua ý nghĩa tình yêu cao đẹp và thánh thiện ấy.
Tuy nhiên, nói đến tình yêu, đó là “chạm” đến một khía cạnh, một huyền nhiệm sâu xa nhất, tế vi nhất và cũng phức tạp nhất trong kiếp sống con người. Thi sĩ Xuân Diệu đã không lầm khi tự hỏi: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu !”[2] Hay có khi nói “yêu” mà chưa chắc “yêu thật sự”, như bài thơ của Bob Marley:
Em nói em yêu mưa,
Nhưng mỗi lần mưa đến em lại che dù.
Em nói em yêu nắng,
Nhưng mỗi khi nắng lên em lại tìm chỗ trú.
Em nói em yêu gió,
Nhưng mỗi lần gió đến, em lại đóng cửa sổ lại.
Chính vì những điều đó,
Mà anh cảm thấy sợ khi em nói yêu anh[3].
Trong cuộc đời Ki-tô hữu, sống huyền nhiệm tình yêu phải chăng là một thách đố lớn lao nhất, gai góc nhất; nhưng cũng cao cả và giá trị nhất. Bởi vì, “Yêu Thương là điều răn mới” được Đức Ki-tô nhấn mạnh cách đặc biệt (Ga 13, 34-35; 15, 12-13), “Đức Mến” là nhân đức cao trọng trên tất cả (1 Cr 13, 1-13). Cách riêng, trong cuộc đời Thánh Hiến, sống tình yêu, sống đức mến, lại được cụ thể hoá, “pháp chế hoá” qua một sự cam kết công khai, một lời Khấn: Lời Khấn Khiết Tịnh.
Ý nghĩa đặc biệt nầy đã được Đức Thánh Giáo Hoàng G.P. II nêu bật trong Tông huấn Đời sống Thánh Hiến: “Sự khiết tịnh của những người độc thân trinh khiết, biểu lộ một con tim không chia sẻ dâng hiến cho Thiên Chúa (x.1 Cr 7,32-34), là phản ảnh tình yêu vo biên đang nối kết Ba Ngôi Vị Thần Linh trong chiều sâu mầu nhiệm của đời sống Ba Ngôi; tình yêu mà Ngôi Lời Nhập Thể làm chứng cho đến hy sinh mạng sống; tình yêu “đã được đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần” (Rm 5,5), tình yêu thúc bách chúng ta đáp trả với trọn tình thương dành cho Thiên Chúa và anh em” (ĐSTH 21).
Như vậy để giúp mỗi người chúng ta sống phong phú nhân đức "Khiết tịnh", hay tích cực hơn, để chúng ta thanh thản và quảng đại dâng hiến một tình yêu trọn vẹn cho Thiên Chúa và anh em, chúng ta phải “cắp sách đi vào mái trường tình yêu” để cùng “học yêu” với Vị Thầy vĩ đại của Tình yêu là Đức Ki-tô.
1. Đức Kitô “yêu và dạy yêu”.
Trong “nghệ thuật yêu thương” của Đức Ki-tô, chúng ta cảm nhận được điều nầy: Đó là một tình yêu “trọn vẹn cho Thiên Chúa” và “hết tình cho con người”. Phải chăng đó là sự thể hiện trọn vẹn và cụ thể hai điều răn căn bản: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Đnl 6,5; Mt 22,37); và “ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Lv 19,18; Mt 22,38).
1.1. Đức Ki-tô yêu mến Thiên Chúa:
- Tất cả vì Cha, cho Cha, tìm vinh quang Cha, lo cho Cha được vinh hiển: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4, 34). “Điều gì Chúa Cha làm thì Người Con cũng làm như vậy” (Ga 5, 19). “Vì tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 5, 30; 6, 38). “Đạo lý tôi dạy không phải là của tôi nhưng là của Đấng đã sai tôi” (Ga 7, 16). “Lạy Cha, Con đã tôn vinh Cha ở dưới đất khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho Con làm” (Ga 17, 4). “Lạy Cha, xin đừng theo ý Con, một vâng ý Cha” (Lc 22, 42).
- Dành cho Thiên Chúa tất cả mà không đòi một điều kiện nào: Thân xác, linh hồn, đắng cay, đau khổ, cuộc đời…
“Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn trong tay Cha” (Lc 23, 46). “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa đã chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt.10, 5-7).
1.2. Đức Ki-tô yêu thương con người:
Đức Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận đã cho thấy “nghệ thuật yêu thương con người” của Chúa Giê-su mang các chiều kích sau:
- Yêu thương trước: “Người đã yêu chúng ta trước” (1Ga 4,19; Rm 5,8).
- Yêu thương tất cả mọi người: “Các con hãy là con của Thiên Chúa Cha trên trời, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên cho người lành và kẻ dữ…” (Mt 5, 45).
- Yêu thương kẻ thù: “Nếu các con yêu những người yêu các con…nếu các con chỉ chào hỏi anh em mình thôi…ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?…Nhưng Thầy bảo các con: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại các con” (Mt 5, 46-47.44).
- Yêu thương bằng cách hiến chính mạng sống mình: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu nầy la: hiến chính mạng sống cho các bạn hữu mình” (Ga 15, 13).
- Yêu thương bằng cách phục vụ: “Các con cũng làm như Thầy đã làm” (Ga 13, 15)[4].
2. Từ “tình yêu của Đức Kitô” đến Đức Khiết Tịnh”:
Xuất phát từ “trường dạy yêu thương” của Đức Ki-tô, nhân đức Khiết Tịnh mà những người được thánh hiến cam kết đón nhận và sống, có thể nói được, đồng nghĩa với “Đức Yêu thương”, như Cha Marcello de Cavalho Azevedo đã cắt nghĩa cách dí dỏm nhưng cũng đầy tính thuyết phục: “Không có đức ái, sự trong trắng không có ý nghĩa. Tại sao con giữ mình trong trắng? - Vì con ích kỷ, không chịu được ai? - Vì không ai yêu con nổi? - Hay vì con muốn giữ lòng con để yêu Chúa và yêu tha nhân trọn vẹn hơn? - Chỉ lý do cuối cùng nầy mới chính đáng”[5]. Và ngài cũng nhận xét thêm: “Yếu tính của Đức Khiết tịnh là: dọc theo dòng lịch sử, Thiên Chúa đã mời gọi một số người hiến thân trọn vẹn cho Tình Yêu. Họ được Chúa ban ơn có thể yêu Ngài hết lòng, mà không cần phải qua trung gian của tình yêu nhân loại. Họ toả chiếu tình yêu ‘miễn phí’ của Ngài ra chung quanh, và khám phá trong những người khác tình Chúa yêu thương họ”[6].
Điều đó có phải là một ảo tưởng không? Nhất là trong bối cảnh xã hội hôm nay, một xã hội đề cao “tình yêu xác thịt”, “tình yêu chiếm hữu”, tự do luyến ái, kế hoạch hoá vì mục đích thoả mãn tính dục, ly dị, phá thai…; nhất là phong trào “phò LGBT”[7].
Lịch sử của Hội Thánh suốt hai ngàn năm nay đã minh chứng hùng hồn rằng: đó không phải là một ảo tưởng nhưng là một khẳng định, một hiện thực, một chứng tá đầy thuyết phục và rõ nét. Đức Thánh Cha G.P. II đã nói trong Tông huấn Đời sống Thánh Hiến: “Người tận hiến chứng nhận rằng điều mà đa số xem như không thể được, lại trở nên có thể được và thật sự mang lại tự do, nhờ ơn thánh của Chúa Giê-su. Đúng vậy, trong Đức Ki-tô, có thể yêu mến Thiên Chúa với hết cả con tim, đặt Người lên trên mọi mối tình, và yêu thương mọi thụ tạo với sự tự do của Thiên Chúa. Đây là một trong những chứng tá cần thiết cho hôm nay hơn bao giờ hết, chính vì thế giới rất ít hiểu được điều này. Chứng tá nầy dành cho mọi người - cho giới trẻ, cho những người đính hôn, cho những đôi vợ chồng, cho các gia đình Ki-tô giáo - để minh chứng rằng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa có thể thực hiện những điều phi thường ngay giữa những thăng trầm của tình thương loài người” (ĐSTH số 88).
Chính trên nền tảng nhân bản đích thực đó (yêu Chúa, yêu người), mà trái tim của những người sống đời thánh hiến đích thực luôn nhân từ, rộng mở, cuộc đời luôn tỏa rạng niềm thanh thản tươi vui, cách ứng xử luôn quân bình, tự chủ: “Đời thánh hiến cần phải nêu lên cho thế giới ngày nay những gương sáng của những người nam và người nữ sống đức khiết tịnh mà vẫn quân bình, làm chủ được chính mình, có sáng kiến, trưởng thành tâm linh và tình cảm (…). Chính vì được nhận chìm trong mầu nhiệm (Ba Ngôi) đó, con người tận hiến có khả năng yêu mến triệt để và phổ quát, có sức mạnh để tự chủ và kỷ luật cần thiết để khỏi bị nô lệ giác quan và bản năng. Đức khiết tịnh tận hiến trở thành một kinh nghiệm về niềm vui và tự do. Được soi sáng bởi niềm tin vào Chúa Phục sinh và niềm chờ mong trời mới đất mới (x. Kh 21,1), đức khiết tịnh tận hiến là một kích thích tố quý báu cho việc giáo dục khiết tịnh, cần cho các bậc sống khác nữa” (ĐSTH, số 88).
3. Khiết tịnh: Công trình của Chúa Thánh Thần:
Qua những chỉ dẫn trên, chúng ta hiểu và tin rằng: Người sống đời thánh hiến là những người thuộc về Thiên Chúa và thuộc về anh em trọn vẹn, hết mình trong tình yêu như Chúa Giê-su. Tuy nhiên, chắc chắn không ít lần chúng ta lại phân vân: Làm sao với trái tim nhân loại, với con người mỏng dòn, yếu đuối luôn nghiêng chiều về xác thịt, ích kỷ, đam mê… lại có thể yêu trọn vẹn, yêu cao cả, yêu thánh thiện như thế được? Xin hãy an tâm. Vì, quả thật, tự sức chúng ta, chúng ta không thể có khả năng để sống khiết tịnh, không có khả năng để yêu thương với kích thước và đòi hỏi của Đức Ki-tô. Nhưng đây là công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng được mệnh danh là “Tình yêu của Thiên Chúa”, như lời khẳng định của Thánh Phao-lô Tông đồ: “Thiên Chúa đã đổ tràn tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5).
Đức Thánh Giáo hoàng G.P. II đã minh giải điều đó như sau: “Cũng như trọn cuộc sống Ki-tô hữu, tiếng gọi sống đời tận hiến có quan hệ mật thiết với hoạt động của Chúa Thánh Thần. Qua các thời đại, chính Thánh Thần luôn luôn thúc đẩy những con người mới nhận ra sức thu hút của một chọn lựa cam go. Dưới tác động của Người, những con người ấy lại trải qua kinh nghiệm của ngôn sứ Giê-rê-mi-a: ‘Lạy Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ" (Gr 20,7). Chính Thánh Thần gợi lên nguyện ước đáp trả trọn vẹn; Chính Người tháp tùng cuộc tăng trưởng của nguyện ước nầy, giúp người ta thuận theo đến cùng và nâng đỡ người ta trung thành thực hiện lời đáp trả; chính Người đào tạo và củng cố tinh thần của những kẻ được gọi, bằng cách làm cho họ nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục, và bằng cách thúc đẩy họ nhận lấy sứ mạng của Người làm của mình. Khi để cho Thánh Thần hướng dẫn hầu tiến đi không ngừng trên hành trình thanh luyện, ngày qua ngày, họ trở thành những con người mang danh Đức Ki-tô, nối dài trong lịch sử sự hiện diện đặc biệt của Chúa phục sinh” (ĐSTH số 19).
Mà nếu Đức Chúa Thánh Thần đã ra tay tác tạo, thì hoa trái của Ngài sẽ là: “Bác ái, hoan lạc, bình an nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5,22-23)[8].
4. Đức Khiết tịnh và đời sống cộng đoàn:
Vâng, cộng đoàn Hội Thánh và các cộng đoàn nhỏ trong Giáo Hội là một “cộng đoàn tình yêu” do chính Đức Kitô thiết lập trên “nền tảng tình yêu” chính là cuộc hiến tế Thập Giá của Ngài; là cộng đoàn phát sinh do “Máu và Nước chảy ra từ Trái Tim bị đâm thâu”, nên phải phản ảnh đúng tình yêu của chính Đấng “Phu Quân”. Một cộng đoàn không có tình yêu cũng có nghĩa là một cộng đoàn đã đánh mất “căn tính Kitô giáo”, như cách cảm nhận:
Nếu không có tình yêu, bổn phận khiến người ta dễ nóng giận.
Nếu không có tình yêu, trách nhiệm đẩy con người ta tới chỗ bất nhã.
Nếu không có tình yêu, công bằng làm cho con người ta đâm ra tàn nhẫn.
Nếu không có tình yêu, sự thật biến người ta thành kẻ ưa soi mói.
Nếu không có tình yêu, sự khôn ngoan dẫn dắt bạn tới chỗ láu cá.
Nếu không có tình yêu, sự đon đả biến con người thành kẻ giả dối.
Nếu không có tình yêu, sự am hiểu đẩy bạn trở thành kẻ cố chấp.
Nếu không có tình yêu, quyền lực khiến người ta trở thành kẻ áp bức.
Nếu không có tình yêu, danh tiếng làm bạn trở thành kẻ kiêu ngạo.
Nếu không có tình yêu, của cải làm con người ta trở nên tham lam.
Nếu không có tình yêu, lòng tin biến bạn thành kẻ cuồng tín.
Nếu không có tình yêu, trên đời này bạn không là gì cả.
Quả thật nếu không có tình yêu thì cộng đoàn chỉ là “sói ở với nhau” !
Dĩ nhiên, để có được một cộng đoàn “đầy ắp yêu thương” như thế không phải một sớm một chiều; phải là sự “chắp nhặt từng phút giây”, từng những “chi tiết nhỏ”, từng những lời cầu nguyện đan xen những hy sinh mỗi ngày… như chính Chúa Giêsu đã căn dặn: “nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy…”
Vì thế, cho dù mang theo bao nhiêu tính hư tật xấu và yếu đuổi nhỏ nhen, chúng ta không nản lòng. Vì Đức Kitô vẫn còn hiện diện ở giữa lòng Giáo Hội, ở trong Nhiệm tích Thánh Thể như Ngài đã tuyên bố: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài đang hiện diện ở đây, ngay giây phút nầy để dành cho ta lòng khoan dung tha thứ, và để động viên mọi người chúng ta cất bước lên đường tiếp tục ra đi rao giảng và làm chứng tình thương khoan dung của Thiên Chúa và đáp lại bằng chính việc thực thi giới luật yêu thương: “Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau. Vì ai yêu người, thì đã giữ trọn lề luật” (Rm 13,8).
5. Bảo vệ và phát triển Đức Khiết tịnh:
Có lẽ chúng ta nên dõi theo những chỉ dẫn của cố Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận trong những kinh nghiệm và kiến thức cao quý của ngài, được ghi lại trong tác phẩm Những người lữ hành trên Đường Hy Vọng: (Xin trích):
TRONG TRẮNG[9]
1. Đóa hoa trinh khiết:
- “Phúc cho ai trong trắng vì sẽ được thấy mặt Thiên Chúa. “Không phải chỉ có tu sĩ, mà cả người đời cũng phải trong trắng theo đấng bậc mình. Sống trong trắng không phải bị ràng buộc, nhưng cần được tự do hơn” (ĐHV 425).
- Bao nhiêu tâm hồn giáo dân trong trắng gương mẫu giữa trần gian. Tâm hồn tận hiến của con phải cảm phục, phấn khởi và vươn cao hơn nữa.” (ĐHV 433).
Thánh Nữ Maria Goretti sinh năm 1890 tại miền Pontins, gần bờ biển, cách thành Roma khoảng 25 cây số. Thuở còn nhi nữ, thánh nhân đã là cô gái nhan sắc mặn mà khiến Alexandre, một thanh niên cùng làm việc trong nông trại với ngài, đã dùng lời đường mật dụ dỗ. Thánh nữ cương quyết chống lại và bảo: “Anh Alexandre, đừng, đừng làm thế, Chúa không muốn anh xuống hỏa ngục đâu”. Và lần khác, thánh nữ đã nói cách dịu dàng với anh ta: “Không, anh Alexandre, Chúa không muốn chúng ta làm điều đó !”. Nhưng chàng trai ấy quá say mê nhan sắc của ngài; vì thế, lúc Goretti mới 13 tuổi đầu, vào ngày 5.7.1902, lợi dụng lúc cả nhà đi làm xa, Alexandre đã dùng võ lực cưỡng bách Goretti. Ngài chống cự mãnh liệt, nhưng vì sức yếu nên cuối cùng phải khuất phục. Và sau đó, vì sợ bị tố cáo, Alexandre đã đâm chết Thánh Nữ. Sáng hôm sau, ngày 6.7.1902, trước khi trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Nettunô, Thánh nữ Goretti đã thều thào: “Vì tình yêu Chúa Kitô, tôi sẵn sàng tha thứ cho anh Alexandre, và muốn anh cũng được vào Thiên đàng với tôi”.
Năm Thánh 1950, Đức Piô XII đã phong Thánh cho Maria Goretti trước sự hiện diện của bà mẹ già yêu dấu và bên cạnh bà, có cả... anh Alexandre, lúc ấy đã vào dòng tu !
2. Đôi mắt xanh của chị nữ tu:
- Có nhiều thiên thần trong trắng mà lại là ma quỷ của ghen ghét. Vô phúc cho cộng đoàn nào gặp loại thiên thần ấy (ĐHV 426).
- Cha đã gặp nhiều người, thuộc nhiều giới, ở nhiều nước khác nhau, sống độc thân hạnh phúc giữa đời. Bí quyết của họ: “Sống cầu nguyện.” (ĐHV 435).
- Giá trị của thân xác con: - Mua chuộc bằng Máu Thánh Chúa, - Làm đền thờ Chúa Ba Ngôi, - Sẽ vinh hiển muôn đời. Đừng đem bán “xôn”! (ĐHV 450).
- Xem thường không giữ ngũ quan là mở cửa cho địch vào thành. David thắng Goliath khổng lồ nhưng không thắng được mắt mình (ĐHV 455).
Trên khắp các nước, thế chiến đã bùng nổ. Quân Phátxít chiếm cứ khắp nơi. Một viên tướng Phátxít đến một nhà dòng kia, yêu cầu kêu Mẹ Bề trên cho ông ta gặp. Khi vừa dốc cạn ly nước từ tay Mẹ Bề trên, viên tướng Phátxít lập tức vào đề:
- Xin bà cho tôi gặp chị Maria. Bà Bề trên bấm chuông gọi chị ấy ra. Ông tướng vui vẻ hẳn lên và nói cách sổ sàng: “Tôi yêu cầu bà trao ngay cho tôi chị này, tôi say mê chị”. Hai mẹ con nhìn nhau lúng túng; chị Maria vội đỡ lời: “Tôi là một nữ tu tầm thường, nào có gì để ông say mê. Xin ông tìm ở ngoài thế gian, lắm người nhan sắc lộng lẫy...”.
- Không! không ! Tôi yêu chị vì chị có con mắt xanh tuyệt đẹp. Tôi say mê quá !
- Không ! Xin lỗi ông, không bao giờ tôi chấp nhận điều ấy.
- Nếu chị không chấp nhận, nội ngày mai, tôi sẽ ra lệnh tiêu diệt cả nhà dòng này !
Một bầu khí thinh lặng ghê rợn ập xuống phòng khách. Ông tướng đứng lên và bảo: “Tôi cho một đêm suy nghĩ, sáng mai tôi sẽ trở lại. Phải trả lời dứt khoát: nếu không, tôi sẽ...”.
Ngày hôm ấy, cả Nhà Dòng thiết tha cầu nguyện sốt sắng hơn. Thâu đêm chị không thể nào chợp mắt: “Chẳng lẽ vì mình mà cả nhà phải bị tiêu diệt? Không, không thể được! Hay tôi phải bỏ Nhà Dòng, bỏ Tình yêu Chúa Kitô, bỏ đức trinh khiết? Không, không bao giờ như thế !”
Sáng hôm sau, khi chị em còn nguyện kinh, ông tướng Phátxít đã có mặt ở phòng khách, đôi mắt hau háu, nôn nóng, sốt ruột.
Từ đầu hành lang, Chị Maria đang tiến lại, nhưng... bên cạnh lại có một người khác dẫn đi, tay chị cầm một cái dĩa. Viên tướng há hốc mồm, trố mắt kinh ngạc. Chị đã bước vào phòng khách, nhưng ông vẫn không ngớt ngẩn ngơ. Chị Maria khuôn mặt đầy máu me, đang sờ soạng đặt cái dĩa trên mặt bàn và nhỏ nhẹ trình bày: “Thưa ông, vì ông say mê cặp mắt của tôi... nên tôi xin sẵn sàng biếu ông cặp mắt ấy... trên dĩa này. Còn thân xác tôi, đời tôi, tôi đã hiến dâng cho Thiên Chúa”.
Viên tướng Phátxít vừa bàng hoàng kinh ngạc vừa cảm phục. Ông xấu hổ đứng dậy bỏ ra về và không đá động gì đến nhà dòng nữa.
3. Tội lỗi xông mùi:
- Chúa chỉ ban sự trong trắng cho linh hồn khiêm nhượng. Con hãy cầu xin hàng ngày với tâm hồn đơn sơ chân thành, thực sự nhìn nhận sự yếu đuối của con (ĐHV 427).
- Muốn trong trắng, con phải hy sinh; cành huệ trắng tinh, cành mai thơm tho, cành đào xinh đẹp, vì nó đâm rễ sâu vào lòng đất, vì nó cầm cự với mưa bão, vì nó chịu những bàn tay cắt tỉa (ĐHV 431).
- Nhiều thanh niên cười ngạo nghễ mỉa mai, cho là chuyện hoang đường của thời thượng cổ, nếu ai đề cập đến vấn đề sống trong trắng. Nhưng đến phiên họ, họ chọn người bạn trong trắng, họ đánh ghen, họ tự vẫn khi gặp người bạn đồi trụy (ĐHV 434).
- Bại một trận không phải là thua cả cuộc chiến. Chúa muốn dùng mọi sự để làm nên sự lành, kể cả tội lỗi (ĐHV 457). Gioan Boscô và Philipphê Nêri là hai vị Thánh sống đời trinh khiết lạ thường. Hai ngài còn có lòng yêu mến giới trẻ cách đặc biệt. Các vị hoà mình với các thanh thiếu niên, vui vẻ nô đùa với họ, ăn uống với họ, cầu nguyện với họ và yêu mến họ.
Với sự hiện diện đầy thương yêu ấy các ngài muốn phải làm sao cho họ không thể phạm tội được. Nhưng tuổi thanh niên nhiều yếu đuối làm sao khỏi vấp ngã. Nên Thiên Chúa đã ban cho các ngài một đặc ân là hễ gặp linh hồn nào còn mắc tội trọng, các ngài liền cảm thấy một mùi thối tha ghê tởm xông lên, khiến các cậu thanh niên không thể giấu giếm với các ngài một tội nào!
Sau kỳ nghỉ hè, thanh thiếu niên lại tựu trường và đang nô đùa vui vẻ giữa sân. Thánh Gioan Boscô đi đến với chúng, tươi cười thăm hỏi... Nhưng hễ đứa nào mắc tội trọng chưa xưng thì phải chạy trốn ngay vì sợ ngài ngửi được mùi hôi thối. Hơn thế nữa, chúng còn phải lấy khăn che mặt lại vì không thể chịu được cặp mắt của thánh nhân. Ngài nhìn ai như thấu suốt cả tâm hồn.
4. Thánh Giêrônimô chống với ma quỉ:
- Người kiêu ngạo trước sau cũng sa ngã nặng. Họ cậy vào sức riêng mình, không dựa vào Chúa (ĐHV 428).
- Ma quỷ có thể đuổi được, thế gian có thể tránh xa được. Xác thịt con mang theo mãi đến chết (ĐHV 430).
- Con đừng bảo: “Nước không dập tắt được lửa!” - Chỉ vì nước ít lửa nhiều thôi (ĐHV 438).
- Xác thịt là đặc công nằm sẵn trong con, sách báo, phim ảnh, bè bạn xấu là những khí giới ngày càng tối tân hơn. Nếu con không hiện đại hóa khí giới của con: cầu nguyện, bí tích, hy sinh..., nếu con không tỉnh thức canh phòng, nếu con không dẹp ngay mọi mầm mống nổi loạn, nếu con nuôi dưỡng đặc công, nếu bỏ các đồng minh là các thánh, là bạn tốt, con sẽ bị tấn công vũ bão và thảm bại (ĐHV 439).
- Không trong trắng, việc tông đồ không bảo đảm: “Kho tàng con ở đâu, lòng con ở đó.” (ĐHV 442).
- Thần ô uế chỉ sợ ăn chay và cầu nguyện. Con đã làm chưa? (ĐHV 452).
Thánh Giêrônimô sinh năm 340 tại Stridon miền Dalmitie, nước Nam Tư. Ngài là một Đấng thông minh đạo đức, đã được Đức Thánh Cha Đamasô trao cho sứ mệnh dịch toàn bộ Kinh Thánh sang La ngữ. Bản dịch này vẫn còn dùng trong Phụng vụ Giáo Hội: Đó là bản dịch Phổ thông (Vulgata). Ngài đã sang Thánh Địa, vào trong hang Bêlem để ẩn thân cầu nguyện và phiên dịch Kinh Thánh. Thế mà theo lời ngài thuật lại, có những lúc ma quỷ, xác thịt cám dỗ ngài hết sức nặng nề! Chúng làm ngài nhớ lại những quang cảnh xa hoa trụy lạc, những bạn bè xấu nết dâm đảng ngày trước ở thủ đô Roma. Để chống lại ma quỉ cám dỗ, ngài đã chay kiêng hãm mình và cầm đá đấm vào ngực. Với ơn Chúa và ý chí mình, ngài đã chiến thắng. Đức Bonifaciô VII suy tôn ngài lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh. Ngài mất năm 420.
5. Thánh không ai ngờ:
- Mađalêna đã chỗi dậy và nên thánh, chừng nào con mới quyết định? (ĐHV 437)
- Ăn uống nhậu nhẹt vô độ là mở cửa cho quỷ dâm dục (ĐHV 440).
- Các thánh cũng yếu đuối như con, có vị yếu đuối hơn con nữa, có thế mới có công nghiệp, mới làm thánh. Họ chỉ khác con là họ quyết tâm (ĐHV 448).
-Đừng bao giờ khinh anh em con, nếu đứng vững đến hôm nay là ơn Chúa, xem chừng kẻo ngày mai con ngã nặng hơn! (ĐHV 454).
Với quyết tâm theo Chúa Giêsu, sống cuộc đời như Chúa Giêsu, cha Charles de Foucauld đã sang bên Thánh địa, vào Dòng Khổ tu Xitô, chịu chức linh mục và làm những việc rất hèn hạ trong nhà, để nên giống Chúa. Tuy thế, ngài vẫn chưa thỏa mãn. Sau đó ít lâu, ngài lại xin phép sang Sa mạc Sahara, cư ngụ trong vùng Touareg, để sống cùng thổ dân Berbères, suốt ngày chầu Thánh Thể, viết sách, làm việc bác ái và rao giảng Tin Mừng cho họ. Cuộc sống của ngài là một cuộc sống khó nghèo, trơ trụi và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể cách kỳ diệu.
Nhưng nếu ngược dòng lịch sử cuộc đời của ngài, ta thấy tuổi thanh niên của ngài thực xa hoa. Vào trường võ bị Saint-Cyr, Charles de Foucauld là một sinh viên rất thông minh nhưng vô kỷ luật. Mê tán gái và thích ăn nhậu. Có hôm anh rủ bạn bè trốn học cùng nhau đi dạo phố. Để cải trang anh mang bộ râu mép giả. Giữa bữa ăn vui vẻ trong tiệm, bỗng bộ râu của Charles rơi xuống ! Thật là rủi ro! Ông chủ tiệm sinh nghi bèn gọi báo cảnh sát. Cảnh sát ập tới, kiểm soát giấy tờ thì ố hô..., toàn là những anh sinh viên sĩ quan phạm kỷ luật ! Họ chở về trường và cho nghỉ vài hôm trong khám ! Tình nhân của Charles thì hàng tá. Vài cô lại có con với anh. Đến lúc ra trường sĩ quan để nhập đoàn thám hiểm sa mạc Sahara, Charles de Foucauld vẫn tỏ ra vô kỷ luật vì thế việc thăng quan tiến chức của anh thật chậm chạp.
Một hôm được ơn Chúa đánh động mạnh mẽ, anh rời bỏ binh nghiệp và dâng mình cho Chúa. Nghe nói thế, cả gia đình chẳng một ai tin, còn phì cười nữa. Thế nhưng, với sự quyết tâm dũng cảm và ơn Chúa dạt dào, Charles Foucauld đã nên một vị thánh thời danh, được nhiều người thời đại ta tôn sùng, yêu mến.
Cũng như Augustinô, Charles de Foucauld thật là một vị thánh không ai ngờ. …
………
8. Một phương pháp hay:
- Ban thông tin của quỷ dâm ô hấp dẫn lắm, luật sư của xác thịt biện hộ ráo riết lắm. Đừng đối thoại với nó, hãy biết sau chốc lát hưởng lạc, con sẽ cảm thấy chán ngấy, cắn rứt và cô đơn: Con đổi thiên đàng lấy hỏa ngục sao? (ĐHV 451).
- Càng sống trong trắng, chí khí càng vững, vì đã được rèn luyện qua nhiều trận anh dũng (ĐHV 459).
Lạy Chúa, con muốn sửa mình lắm, nhưng sửa hoài chẳng được. Cơn cám dỗ mạnh quá. Mạnh hơn con nhiều cha ạ!
Thánh Philipphê Nêri nhìn chàng thanh niên thiện chí và dịu dàng khuyên bảo: “Hãy can đảm lên, cha đề nghi với con hai điều thôi: mỗi ngày con hãy đọc một kinh “Lạy Nữ Vương và suy niệm đến cái chết; con hãy cố tưởng tượng xác con nằm dưới lòng đất, đôi mắt thối rữa ra, thân mình thì hôi hám, miệng đầy giòi bọ... Rồi con hãy tự nhủ: vì những thú vui xác thịt mà tôi ra như thế và mất nước Thiên đàng !”
Chàng thanh niên nghe lời khuyên của vị Thánh, ngày nào cũng cầu nguyện với Mẹ các kẻ đồng trinh và suy niệm về cái chết. Với sức phấn đấu và ơn Chúa, chàng giữ được lòng trong trắng cho đến hơi thở cuối cùng. (Hết trích).
(Xem thêm câu chuyện “Đức Cha Xerghi” của văn hào Lep Ton-stoi)[10].
Cha Marcello de Cavalho Azevedo đã nêu bật những nét đẹp tuyệt vời trong nhân cách của Đức Trinh Nữ Maria, như là mô hình mẫu trọn hảo của một con người khiết tịnh thật sự:
Chọn lựa sáng suốt
Ý thức rất phong phú về đức nghèo,
Tâm hồn rộng mở đối với Chúa
Luôn sẵn sàng phục vụ người khác
Suy gẫm sâu sắc về thánh ý Chúa
Yêu thương nồng thắm Thánh Giu-se
Can đảm vô cùng khi đứng dưới chân thập giá
Và hiệp thông với Giáo Hội non trẻ mới sinh[11].
Kết: Hãy vui lòng dạy con tình yêu
Giá cao luôn được dành cho của quí. Tình yêu lớn đòi phải hy sinh nhiều. Như câu chuyện ngụ ngôn của Oscar Wide “Con chim hoạ mi và cây hoa hồng”: “Để làm nên quà tặng tình yêu, chim hoạ mi chấp nhận ép tim vào gai nhọn của hoa hồng để cây hoa hút máu tạo nên một cánh hoa hồng đẹp, làm quà tặng tình yêu”. Muốn sống tình yêu đó, muốn có trái tim đó, chúng ta phải khiêm hạ cầu xin và không ngừng “học yêu” trong mái trường của Chúa Giê-su, mái trường “Tin Mừng”, như lời nguyện thâm thuý sau đây của Mẹ Tê-rê-xa Calcutta:
Chúa Giê-su rất yêu mến của con
Chúa đã sinh ra với tình yêu
Chúa đã phục vụ bằng tình yêu
Và bước đi, với tình yêu
Chúa đã được tôn kính, với tình yêu
Chúa đã đau khổ và chết trong tình yêu
Và đã ra khỏi mồ với tình yêu
Con cảm tạ Chúa vì tình yêu Chúa đã cho con
Và tình yêu mà Chúa đem đến cho thế giới
Con xin Chúa hôm nay cũng như mỗi ngày,
Hãy vui lòng dạy con Tình yêu
Để con cũng vậy, con biết yêu.
Amen[12].
Trương Đình Hiền
Tình yêu trinh khiết và đời tu
Khi đến gần Đức Giêsu và thấy Người đã chết, họ không đánh giập ống chân Người. Nhưng một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người. Tức thì máu cùng nước chảy ra. (Ga 19,33-34)
“Sự khiết tịnh của những người độc thân trinh khiết, biểu lộ một con tim không chia sẻ dâng hiến cho Thiên Chúa (x.1 Cr 7,32-34), là phản ảnh tình yêu vo biên đang nối kết Ba Ngôi Vị Thần Linh trong chiều sâu mầu nhiệm của đời sống Ba Ngôi; tình yêu mà Ngôi Lời Nhập Thể làm chứng cho đến hy sinh mạng sống mình; …” (ĐSTH 21)
Dẫn nhập: Thánh Tâm: “tình yêu” mang chiều kích “nhân bản”:
Khi nói đến tình yêu, cho dẫu đó là loại tình yêu nào: cha mẹ, vợ chồng, con cái, bạn hữu…, thì cảm nhận đầu tiên vẫn là sự ấm áp, ngọt ngào, dịu vợi…, mà hình như chỉ qua hình ảnh của thiên nhiên mới diễn tả đủ đầy: “Tình cha ấm áp như vầng thái dương. Ngọt ngào như giòng nước tuôn đầu nguồn…” (Bài hát “Tình Cha” của Ngọc Sơn); “Tình Mẹ tha thiết như giòng suối hiền ngọt ngào… Tình Mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ… (Bài hát |Lòng mẹ” của Y Vân); “Anh anh đi bao núi, Tình em như khe suối; Lưu luyến và nhớ thương chảy theo anh khắp rừng. Anh anh đi xa càng xa; Tình em như cỏ hoa; Âu yếm và thiết tha theo anh dài nương rẫy…” (Bài hát “Tình em” của Huy Du)…
Riêng các ngôn sứ trong đạo Do Thái, đặc biệt ngôn sứ Hôsê, thì lại diễn tả “tình yêu Thiên Chúa” dành cho dân của Ngài thật thân thương, gần gũi qua những cử chỉ hoàn toàn “nhân bản”: “Ta đã dưỡng nuôi Ephraim, Ta đã bồng chúng trên cánh tay Ta mà chúng không biết Ta chăm sóc chúng. Ta đã dùng dây êm ái và mối yêu thương mà tập (cho) chúng đi; Ta đối xử với chúng như người dưỡng nuôi trẻ thơ, Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn. Quả tim Ta thổn thức trong Ta và ruột gan Ta bồi hồi…” (BĐ 1 Lễ Thánh Tâm, Năm B). Cho dù vị ngôn sứ nầy hoàn toàn xác tín rằng: Thiên Chúa là Đấng Thánh và không phải phàm nhân: “Ta là Thiên Chúa chứ không phải người phàm; Ta là Đấng Thánh ở giữa ngươi…”.
Phải chăng, Phụng vụ của Hội Thánh muốn đặt Lễ Thánh Tâm, hay, “Lễ Tình yêu Thiên Chúa qua Đức Kitô” trong “chiều kích nhân bản” đó nên đã đón nhận hình ảnh “Thánh Tâm” trong thị kiến của thánh nữ Magarita làm trọng tâm để quy chiếu. Cũng chính từ ý nghĩa nầy, phụng vụ Thánh Tâm muốn nhắc lại chân lý nền tảng sau đây: “tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta và của chúng ta đáp lại” không phải là tình yêu “huyễn tưởng”, lý thuyết, mơ hồ… hay “đầu môi chót lưỡi”…; mà là một “tình yêu đích thực”, sống động, cụ thể…; bằng tất cả con tim và lẽ sống; bằng cái giá được đánh đổi với cả đau thương và cái chết…
Sau đây, chúng ta có thể lần bước theo những gợi ý của các trích đoạn Lời Chúa trong đại lễ Thánh Tâm, đặc biệt, trích đoạn Tin Mừng Gioan, để phần nào hiểu và cảm nhận những “giá trị của tình yêu đích thực” mà Thiên Chúa dành cho chúng ta; cũng như để chúng ta đáp trả lại tình yêu của Ngài.
I. TỪ “VẾT SẸO” CỦA TÌNH YÊU CỨU CHUỘC
1. Thiên Chúa đã yêu như thế:
Trong Phụng vụ lễ Thánh Tâm chu kỳ Năm B, khi Hội Thánh chọn đọc trích đoạn Tin Mừng Thánh Gioan: kể lại sự kiện đau buồn của buổi chiều thứ sáu khổ nạn trên đồi Sọ: “một người lính lấy giáo đâm vào cạnh sườn Người Tức thì máu cùng nước chảy ra”. Chắc chắn, dụng ý của Phụng vụ khi chọn đọc trích đoạn Tin Mừng nầy đó chính là muốn rút ra từ đó một trọng tâm ý nghĩa được qui chiếu vào mầu nhiệm Thánh Tâm: Máu và nước chảy ra theo vết thương bị đâm ở cạnh sườn Chúa Giêsu, nhưng chắc chắn, bắt nguồn từ trong Trái Tim Chúa.
Tại sao nói đến Thánh Tâm, đến tình yêu, Lời Chúa lại quy chiếu vào vết thương, vào cuộc khổ nạn? Điều nầy muốn nói lên điều gì?
Câu chuyện nhỏ sau đây có thể là một “minh hoạ” khá rõ nét cho ý nghĩa trên: VẾT SẸO CỦA TÌNH YÊU[1] (Người mẹ vì tha thiết muốn cứu con khỏi nanh vuốt cá sấu đã nắm chặt tay con…; và đã để lại những vết sẹo trên tay con…; và đây mới chính là “vết sẹo” cậu bé không bao giờ quên).
Quả thật, vết sẹo trên cánh tay của người con là dấu chứng nói lên tình yêu muốn cứu đứa con của người mẹ yêu con hết lòng cho dù vẫn biết vết thương đó có làm đau buốt cánh tay con. Tình yêu của những người cha – người mẹ luôn như thế đấy ! Họ yêu đứa con của mình bằng cả trái tim và chấp nhận hy sinh, chấp nhận đau đớn và níu giữ lấy ngay cả những hy vọng nhỏ nhoi, mong manh nhất; chỉ cần đứa con mình được sống, được no đủ và êm ấm…
Và tiêu đích của Lịch sử Cứu độ chẳng phải như thế sao ! Để cứu thoát “con cái là chúng ta” khỏi nanh vuốt của ma quỷ và tội lỗi, Chúa Cha đã hy sinh Con Một của mình và đã chấp nhận để lại những vết thương tích là cuộc khổ nạn trên thân thể của Chúa Con, mà sự kiện “máu và nước tuôn ra từ trái tim” là dấu chỉ rõ nét. Ý nghĩa nầy cũng hoàn toàn thích hợp với thái độ “chấp nhận uống cạn chén đắng” của Chúa Con trước thánh ý Cha (Lc 22,42); thái độ “vâng phục qua nếm trải khổ đau” để “trở nên căn nguyên ơn cứu độ” (Dt 5,8-9); thái độ “chấp nhận bị treo lên” trên cây khổ giá để “kéo mọi người lên” (Ga 12,32), thái độ sẵn sàng “đổ máu để thiết lập giao ước vĩnh cửu” (Dt 13,20).
2. Con người học yêu theo cách của Thiên Chúa:
Điều nầy còn muốn nói rằng: tình yêu của Thiên Chúa là một tình yêu luôn đòi hỏi phải chấp nhận thương đau. Ngài thương yêu chúng ta, muốn cứu chuộc chúng ta, nhưng Ngài cũng đòi hỏi chúng ta phải chấp nhận những “vết đau” để bàn tay Ngài nắm chặt mà kéo lên khỏi nanh vuốt của ma quỷ.
Mừng lễ Thánh Tâm hôm nay, Giáo Hội mời gọi chúng cùng nhớ lại vết thương là cạnh sườn bị đâm thâu của Chúa Giêsu và máu chảy ra từ Trái Tim yêu thương của Ngài, (như cậu bé nhớ lại vết thương trên cánh tay của mình để ghi nhớ mãi tình yêu của mẹ) để chúng ta luôn cảm nhận được tình Chúa yêu ta vô ngần và dành cả cuộc đời để đáp trả tình yêu vô biên đó của Thiên Chúa. Đây lại là điều tối cần thiết nơi đời sống các linh mục. Chính vì thế, hôm nay Hội Thánh gọi mời toàn dân Chúa cầu nguyện xin ơn thánh hoá các linh mục.
Từ sau biến cố “Trái Tim bị đâm thâu” trên Đồi Sọ cho đến mãi hôm nay, có biết bao nhiêu con người đã chấp nhận mang “vết sẹo tình yêu của Thiên Chúa” in đậm trên cuộc đời mình, để không phải chỉ mỗi riêng mình được cứu thoát mà con để cho hàng muôn ức triệu anh chị em cũng được “kéo lên”.
Từ cuộc tử đạo “đóng đinh ngược đầu trên thập giá” của Tông Đồ Phêrô, rồi Phaolô bị chém trên đồi Vatican, đến Giám Mục Ignatio bị răng thú dữ nghiền nát giữa hý trường Coloseum, hay những vết thương đau tử đạo trên những người thiếu nữ liễu yêu đào tơ như Anê, Agata, Cecilia… hay 14 nhát dao trên người của cô bé Maria Goretti; những nỗi đau của linh mục Maxilien Kolbe khi chấp nhận chết thay cho người anh em tù; những vết đạn trên thân xác của thánh Giám Mục Oscar Romero khi chấp nhận liên đới với người nghèo cô thân cô thế… Vâng, tất cả những “vết sẹo của tình yêu” đó đều có chung một ý nghĩa, một mục tiêu mà có lẽ chính vị Á Thánh trẻ của Việt Nam chúng ta, Anrê Phú Yên, đã “đại diện” để hát to lên trên đường ra pháp trường thành Chiêm khi lãnh trọn 3 nhát dáo đâm và 2 nhát chém trên thân xác mỏng manh của mình: “Hỡi anh em, đối với Chúa Giêsu yêu dấu của chúng ta, chúng ta hãy lấy tình yêu đáp lại tình yêu. Chúa đã chịu chết đau khổ vì chúng ta, nên chúng ta hãy lấy mạng sống đáp đền mạng sống… “Hỡi anh chị em, chúng ta hãy giữ nghĩa cùng Đức Chúa Giêsu cho đến hết hơi, cho đến trọn đời”.
3. Không là “chuyện dễ”:
Thế nhưng, đâu phải nhân loại và trong Giáo Hội đều gồm toàn những thánh nhân như thế. Vâng. có rất nhiều người trong chúng ta cho dẫu biết mình đang bị ma quỷ lôi kéo, đang bị tội lỗi mua chuộc, nhưng vì sợ những vết thương của “cái nắm tay” của Thiên Chúa; sợ “con đường hẹp” của Phúc Âm; sợ những đòi hỏi “về bán hết của cải, bố thí cho người nghèo” của Đức Kitô (Mt 19,16-22); sợ “những khổ đau đang hẹn chờ ở Giêrusalem” (Mt 16,21-23)…. Và chính vì những “nỗi sợ” đó nên cứ mãi quay lưng chối từ Thiên Chúa; chấp nhận “bị buông tay” để rơi vào nanh vuốt của tội lỗi và ma quỷ, thay vì “được kéo lên trong thương đau nhức nhối” để được cứu thoát. “Viên ngọc quý”, “kho tàng quý”, đâu phải chỉ cứ “thò tay vào túi” là “bắt được”; mà phải cất công trèo non lặn suối đi tìm (Mt 13,44-46)…
Cho dù chúng ta có quyền mơ ước và vững tin rằng: Thiên Chúa sẵn sàng dành cho ta một tình yêu “nâng niu dịu dàng” cách diễn tả của sứ ngôn Hô-sê “Ta đã ấp yêu chúng vào má. Ta nghiêng mình trên chúng và đút cho chúng ăn …”; nhưng, như Thánh Phaolô nhắc nhở trong thư gởi giáo đoàn Ê-phê-sô, “để được bén rễ sâu và xây dựng vững chắc trên đức ái”, hay để “hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu” của tình yêu nơi Đức Ki-tô (Bđ 2), thì chúng ta phải cất bước trở về Đồi Sọ, để chiêm ngưỡng “máu và nước tuôn chảy từ Thánh Tâm Chúa Giê-su”. Chính ngang qua “Vết sẹo tình yêu sâu thẳm nầy” mà thế giới sẽ được cứu độ và loài người mới khỏi rơi vào vực thẳm của chiến tranh, hận thù, tội lỗi và nanh vuốt của quỷ ma.
II. ĐẾN ĐỨC KHIẾT TỊNH CỦA NGƯỜI NỮ TU HÔM NAY
Chúng ta vừa vừa “bắt đầu câu chuyện về tình yêu” với “VẾT SẸO CỦA TÌNH YÊU CỨU CHUỘC”. Bây giờ là lúc bàn chuyện “tình yêu đáp trả của cuộc đời thánh hiến” mà từ chuyên môn của khoa linh đạo gọi là “Đức Khiết Tịnh”.
Trước hết, để mở lối đi vào chuyên đề “khiết tịnh”, nhất là “đức khiết tịnh của người nữ tu”, Thánh Phaolô cách đây gần 2000 năm đã nhận định: "Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người cả hồn lẫn xác" (1 Cr 7, 34).
“Thuộc trọn về Chúa cả hồn và xác” là cách diễn tả tình yêu sâu đậm của một con người dành cho Thiên Chúa và nhờ đó dành cho mọi người. Đức khiết tịnh Kitô giáo chỉ được hiểu ngang qua ý nghĩa tình yêu cao đẹp và thánh thiện ấy.
Tuy nhiên, nói đến tình yêu, đó là “chạm” đến một khía cạnh, một huyền nhiệm sâu xa nhất, tế vi nhất và cũng phức tạp nhất trong kiếp sống con người. Thi sĩ Xuân Diệu đã không lầm khi tự hỏi: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu !”[2] Hay có khi nói “yêu” mà chưa chắc “yêu thật sự”, như bài thơ của Bob Marley:
Em nói em yêu mưa,
Nhưng mỗi lần mưa đến em lại che dù.
Em nói em yêu nắng,
Nhưng mỗi khi nắng lên em lại tìm chỗ trú.
Em nói em yêu gió,
Nhưng mỗi lần gió đến, em lại đóng cửa sổ lại.
Chính vì những điều đó,
Mà anh cảm thấy sợ khi em nói yêu anh[3].
Trong cuộc đời Ki-tô hữu, sống huyền nhiệm tình yêu phải chăng là một thách đố lớn lao nhất, gai góc nhất; nhưng cũng cao cả và giá trị nhất. Bởi vì, “Yêu Thương là điều răn mới” được Đức Ki-tô nhấn mạnh cách đặc biệt (Ga 13, 34-35; 15, 12-13), “Đức Mến” là nhân đức cao trọng trên tất cả (1 Cr 13, 1-13). Cách riêng, trong cuộc đời Thánh Hiến, sống tình yêu, sống đức mến, lại được cụ thể hoá, “pháp chế hoá” qua một sự cam kết công khai, một lời Khấn: Lời Khấn Khiết Tịnh.
Ý nghĩa đặc biệt nầy đã được Đức Thánh Giáo Hoàng G.P. II nêu bật trong Tông huấn Đời sống Thánh Hiến: “Sự khiết tịnh của những người độc thân trinh khiết, biểu lộ một con tim không chia sẻ dâng hiến cho Thiên Chúa (x.1 Cr 7,32-34), là phản ảnh tình yêu vo biên đang nối kết Ba Ngôi Vị Thần Linh trong chiều sâu mầu nhiệm của đời sống Ba Ngôi; tình yêu mà Ngôi Lời Nhập Thể làm chứng cho đến hy sinh mạng sống; tình yêu “đã được đổ vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần” (Rm 5,5), tình yêu thúc bách chúng ta đáp trả với trọn tình thương dành cho Thiên Chúa và anh em” (ĐSTH 21).
Như vậy để giúp mỗi người chúng ta sống phong phú nhân đức "Khiết tịnh", hay tích cực hơn, để chúng ta thanh thản và quảng đại dâng hiến một tình yêu trọn vẹn cho Thiên Chúa và anh em, chúng ta phải “cắp sách đi vào mái trường tình yêu” để cùng “học yêu” với Vị Thầy vĩ đại của Tình yêu là Đức Ki-tô.
1. Đức Kitô “yêu và dạy yêu”.
Trong “nghệ thuật yêu thương” của Đức Ki-tô, chúng ta cảm nhận được điều nầy: Đó là một tình yêu “trọn vẹn cho Thiên Chúa” và “hết tình cho con người”. Phải chăng đó là sự thể hiện trọn vẹn và cụ thể hai điều răn căn bản: “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn và hết trí khôn ngươi” (Đnl 6,5; Mt 22,37); và “ngươi phải yêu người thân cận như chính mình” (Lv 19,18; Mt 22,38).
1.1. Đức Ki-tô yêu mến Thiên Chúa:
- Tất cả vì Cha, cho Cha, tìm vinh quang Cha, lo cho Cha được vinh hiển: “Lương thực của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy và hoàn tất công trình của Người” (Ga 4, 34). “Điều gì Chúa Cha làm thì Người Con cũng làm như vậy” (Ga 5, 19). “Vì tôi không tìm cách làm theo ý riêng tôi, nhưng làm theo ý Đấng đã sai tôi” (Ga 5, 30; 6, 38). “Đạo lý tôi dạy không phải là của tôi nhưng là của Đấng đã sai tôi” (Ga 7, 16). “Lạy Cha, Con đã tôn vinh Cha ở dưới đất khi hoàn tất công trình Cha đã giao cho Con làm” (Ga 17, 4). “Lạy Cha, xin đừng theo ý Con, một vâng ý Cha” (Lc 22, 42).
- Dành cho Thiên Chúa tất cả mà không đòi một điều kiện nào: Thân xác, linh hồn, đắng cay, đau khổ, cuộc đời…
“Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn trong tay Cha” (Lc 23, 46). “Chúa đã không ưa hy lễ và hiến tế, nhưng đã tạo cho con một thân thể. Chúa đã chẳng thích lễ toàn thiêu và lễ xá tội. Bấy giờ con mới thưa: Lạy Thiên Chúa, nầy con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt.10, 5-7).
1.2. Đức Ki-tô yêu thương con người:
Đức Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận đã cho thấy “nghệ thuật yêu thương con người” của Chúa Giê-su mang các chiều kích sau:
- Yêu thương trước: “Người đã yêu chúng ta trước” (1Ga 4,19; Rm 5,8).
- Yêu thương tất cả mọi người: “Các con hãy là con của Thiên Chúa Cha trên trời, là Đấng làm cho mặt trời mọc lên cho người lành và kẻ dữ…” (Mt 5, 45).
- Yêu thương kẻ thù: “Nếu các con yêu những người yêu các con…nếu các con chỉ chào hỏi anh em mình thôi…ngay cả người ngoại cũng chẳng làm như thế sao?…Nhưng Thầy bảo các con: hãy yêu kẻ thù và cầu nguyện cho những kẻ bách hại các con” (Mt 5, 46-47.44).
- Yêu thương bằng cách hiến chính mạng sống mình: “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu nầy la: hiến chính mạng sống cho các bạn hữu mình” (Ga 15, 13).
- Yêu thương bằng cách phục vụ: “Các con cũng làm như Thầy đã làm” (Ga 13, 15)[4].
2. Từ “tình yêu của Đức Kitô” đến Đức Khiết Tịnh”:
Xuất phát từ “trường dạy yêu thương” của Đức Ki-tô, nhân đức Khiết Tịnh mà những người được thánh hiến cam kết đón nhận và sống, có thể nói được, đồng nghĩa với “Đức Yêu thương”, như Cha Marcello de Cavalho Azevedo đã cắt nghĩa cách dí dỏm nhưng cũng đầy tính thuyết phục: “Không có đức ái, sự trong trắng không có ý nghĩa. Tại sao con giữ mình trong trắng? - Vì con ích kỷ, không chịu được ai? - Vì không ai yêu con nổi? - Hay vì con muốn giữ lòng con để yêu Chúa và yêu tha nhân trọn vẹn hơn? - Chỉ lý do cuối cùng nầy mới chính đáng”[5]. Và ngài cũng nhận xét thêm: “Yếu tính của Đức Khiết tịnh là: dọc theo dòng lịch sử, Thiên Chúa đã mời gọi một số người hiến thân trọn vẹn cho Tình Yêu. Họ được Chúa ban ơn có thể yêu Ngài hết lòng, mà không cần phải qua trung gian của tình yêu nhân loại. Họ toả chiếu tình yêu ‘miễn phí’ của Ngài ra chung quanh, và khám phá trong những người khác tình Chúa yêu thương họ”[6].
Điều đó có phải là một ảo tưởng không? Nhất là trong bối cảnh xã hội hôm nay, một xã hội đề cao “tình yêu xác thịt”, “tình yêu chiếm hữu”, tự do luyến ái, kế hoạch hoá vì mục đích thoả mãn tính dục, ly dị, phá thai…; nhất là phong trào “phò LGBT”[7].
Lịch sử của Hội Thánh suốt hai ngàn năm nay đã minh chứng hùng hồn rằng: đó không phải là một ảo tưởng nhưng là một khẳng định, một hiện thực, một chứng tá đầy thuyết phục và rõ nét. Đức Thánh Cha G.P. II đã nói trong Tông huấn Đời sống Thánh Hiến: “Người tận hiến chứng nhận rằng điều mà đa số xem như không thể được, lại trở nên có thể được và thật sự mang lại tự do, nhờ ơn thánh của Chúa Giê-su. Đúng vậy, trong Đức Ki-tô, có thể yêu mến Thiên Chúa với hết cả con tim, đặt Người lên trên mọi mối tình, và yêu thương mọi thụ tạo với sự tự do của Thiên Chúa. Đây là một trong những chứng tá cần thiết cho hôm nay hơn bao giờ hết, chính vì thế giới rất ít hiểu được điều này. Chứng tá nầy dành cho mọi người - cho giới trẻ, cho những người đính hôn, cho những đôi vợ chồng, cho các gia đình Ki-tô giáo - để minh chứng rằng sức mạnh của tình yêu Thiên Chúa có thể thực hiện những điều phi thường ngay giữa những thăng trầm của tình thương loài người” (ĐSTH số 88).
Chính trên nền tảng nhân bản đích thực đó (yêu Chúa, yêu người), mà trái tim của những người sống đời thánh hiến đích thực luôn nhân từ, rộng mở, cuộc đời luôn tỏa rạng niềm thanh thản tươi vui, cách ứng xử luôn quân bình, tự chủ: “Đời thánh hiến cần phải nêu lên cho thế giới ngày nay những gương sáng của những người nam và người nữ sống đức khiết tịnh mà vẫn quân bình, làm chủ được chính mình, có sáng kiến, trưởng thành tâm linh và tình cảm (…). Chính vì được nhận chìm trong mầu nhiệm (Ba Ngôi) đó, con người tận hiến có khả năng yêu mến triệt để và phổ quát, có sức mạnh để tự chủ và kỷ luật cần thiết để khỏi bị nô lệ giác quan và bản năng. Đức khiết tịnh tận hiến trở thành một kinh nghiệm về niềm vui và tự do. Được soi sáng bởi niềm tin vào Chúa Phục sinh và niềm chờ mong trời mới đất mới (x. Kh 21,1), đức khiết tịnh tận hiến là một kích thích tố quý báu cho việc giáo dục khiết tịnh, cần cho các bậc sống khác nữa” (ĐSTH, số 88).
3. Khiết tịnh: Công trình của Chúa Thánh Thần:
Qua những chỉ dẫn trên, chúng ta hiểu và tin rằng: Người sống đời thánh hiến là những người thuộc về Thiên Chúa và thuộc về anh em trọn vẹn, hết mình trong tình yêu như Chúa Giê-su. Tuy nhiên, chắc chắn không ít lần chúng ta lại phân vân: Làm sao với trái tim nhân loại, với con người mỏng dòn, yếu đuối luôn nghiêng chiều về xác thịt, ích kỷ, đam mê… lại có thể yêu trọn vẹn, yêu cao cả, yêu thánh thiện như thế được? Xin hãy an tâm. Vì, quả thật, tự sức chúng ta, chúng ta không thể có khả năng để sống khiết tịnh, không có khả năng để yêu thương với kích thước và đòi hỏi của Đức Ki-tô. Nhưng đây là công trình của Chúa Thánh Thần, Đấng được mệnh danh là “Tình yêu của Thiên Chúa”, như lời khẳng định của Thánh Phao-lô Tông đồ: “Thiên Chúa đã đổ tràn tình yêu của Ngài vào lòng chúng ta, nhờ Thánh Thần mà Người ban cho chúng ta” (Rm 5, 5).
Đức Thánh Giáo hoàng G.P. II đã minh giải điều đó như sau: “Cũng như trọn cuộc sống Ki-tô hữu, tiếng gọi sống đời tận hiến có quan hệ mật thiết với hoạt động của Chúa Thánh Thần. Qua các thời đại, chính Thánh Thần luôn luôn thúc đẩy những con người mới nhận ra sức thu hút của một chọn lựa cam go. Dưới tác động của Người, những con người ấy lại trải qua kinh nghiệm của ngôn sứ Giê-rê-mi-a: ‘Lạy Chúa, Ngài đã quyến rũ con, và con đã để cho Ngài quyến rũ" (Gr 20,7). Chính Thánh Thần gợi lên nguyện ước đáp trả trọn vẹn; Chính Người tháp tùng cuộc tăng trưởng của nguyện ước nầy, giúp người ta thuận theo đến cùng và nâng đỡ người ta trung thành thực hiện lời đáp trả; chính Người đào tạo và củng cố tinh thần của những kẻ được gọi, bằng cách làm cho họ nên đồng hình đồng dạng với Đức Ki-tô khiết tịnh, nghèo khó và vâng phục, và bằng cách thúc đẩy họ nhận lấy sứ mạng của Người làm của mình. Khi để cho Thánh Thần hướng dẫn hầu tiến đi không ngừng trên hành trình thanh luyện, ngày qua ngày, họ trở thành những con người mang danh Đức Ki-tô, nối dài trong lịch sử sự hiện diện đặc biệt của Chúa phục sinh” (ĐSTH số 19).
Mà nếu Đức Chúa Thánh Thần đã ra tay tác tạo, thì hoa trái của Ngài sẽ là: “Bác ái, hoan lạc, bình an nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ” (Gl 5,22-23)[8].
4. Đức Khiết tịnh và đời sống cộng đoàn:
Vâng, cộng đoàn Hội Thánh và các cộng đoàn nhỏ trong Giáo Hội là một “cộng đoàn tình yêu” do chính Đức Kitô thiết lập trên “nền tảng tình yêu” chính là cuộc hiến tế Thập Giá của Ngài; là cộng đoàn phát sinh do “Máu và Nước chảy ra từ Trái Tim bị đâm thâu”, nên phải phản ảnh đúng tình yêu của chính Đấng “Phu Quân”. Một cộng đoàn không có tình yêu cũng có nghĩa là một cộng đoàn đã đánh mất “căn tính Kitô giáo”, như cách cảm nhận:
Nếu không có tình yêu, bổn phận khiến người ta dễ nóng giận.
Nếu không có tình yêu, trách nhiệm đẩy con người ta tới chỗ bất nhã.
Nếu không có tình yêu, công bằng làm cho con người ta đâm ra tàn nhẫn.
Nếu không có tình yêu, sự thật biến người ta thành kẻ ưa soi mói.
Nếu không có tình yêu, sự khôn ngoan dẫn dắt bạn tới chỗ láu cá.
Nếu không có tình yêu, sự đon đả biến con người thành kẻ giả dối.
Nếu không có tình yêu, sự am hiểu đẩy bạn trở thành kẻ cố chấp.
Nếu không có tình yêu, quyền lực khiến người ta trở thành kẻ áp bức.
Nếu không có tình yêu, danh tiếng làm bạn trở thành kẻ kiêu ngạo.
Nếu không có tình yêu, của cải làm con người ta trở nên tham lam.
Nếu không có tình yêu, lòng tin biến bạn thành kẻ cuồng tín.
Nếu không có tình yêu, trên đời này bạn không là gì cả.
Quả thật nếu không có tình yêu thì cộng đoàn chỉ là “sói ở với nhau” !
Dĩ nhiên, để có được một cộng đoàn “đầy ắp yêu thương” như thế không phải một sớm một chiều; phải là sự “chắp nhặt từng phút giây”, từng những “chi tiết nhỏ”, từng những lời cầu nguyện đan xen những hy sinh mỗi ngày… như chính Chúa Giêsu đã căn dặn: “nếu hai người trong các con, ở dưới đất, mà hiệp lời cầu xin bất cứ điều gì, thì Cha Thầy, Đấng ngự trên trời, sẽ ban cho họ điều đó. Vì ở đâu có hai hoặc ba người tụ họp nhân danh Thầy, thì Thầy ở giữa những người ấy…”
Vì thế, cho dù mang theo bao nhiêu tính hư tật xấu và yếu đuổi nhỏ nhen, chúng ta không nản lòng. Vì Đức Kitô vẫn còn hiện diện ở giữa lòng Giáo Hội, ở trong Nhiệm tích Thánh Thể như Ngài đã tuyên bố: “Thầy ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế”. Ngài đang hiện diện ở đây, ngay giây phút nầy để dành cho ta lòng khoan dung tha thứ, và để động viên mọi người chúng ta cất bước lên đường tiếp tục ra đi rao giảng và làm chứng tình thương khoan dung của Thiên Chúa và đáp lại bằng chính việc thực thi giới luật yêu thương: “Anh em chớ mắc nợ ai ngoài việc phải yêu mến nhau. Vì ai yêu người, thì đã giữ trọn lề luật” (Rm 13,8).
5. Bảo vệ và phát triển Đức Khiết tịnh:
Có lẽ chúng ta nên dõi theo những chỉ dẫn của cố Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận trong những kinh nghiệm và kiến thức cao quý của ngài, được ghi lại trong tác phẩm Những người lữ hành trên Đường Hy Vọng: (Xin trích):
TRONG TRẮNG[9]
1. Đóa hoa trinh khiết:
- “Phúc cho ai trong trắng vì sẽ được thấy mặt Thiên Chúa. “Không phải chỉ có tu sĩ, mà cả người đời cũng phải trong trắng theo đấng bậc mình. Sống trong trắng không phải bị ràng buộc, nhưng cần được tự do hơn” (ĐHV 425).
- Bao nhiêu tâm hồn giáo dân trong trắng gương mẫu giữa trần gian. Tâm hồn tận hiến của con phải cảm phục, phấn khởi và vươn cao hơn nữa.” (ĐHV 433).
Thánh Nữ Maria Goretti sinh năm 1890 tại miền Pontins, gần bờ biển, cách thành Roma khoảng 25 cây số. Thuở còn nhi nữ, thánh nhân đã là cô gái nhan sắc mặn mà khiến Alexandre, một thanh niên cùng làm việc trong nông trại với ngài, đã dùng lời đường mật dụ dỗ. Thánh nữ cương quyết chống lại và bảo: “Anh Alexandre, đừng, đừng làm thế, Chúa không muốn anh xuống hỏa ngục đâu”. Và lần khác, thánh nữ đã nói cách dịu dàng với anh ta: “Không, anh Alexandre, Chúa không muốn chúng ta làm điều đó !”. Nhưng chàng trai ấy quá say mê nhan sắc của ngài; vì thế, lúc Goretti mới 13 tuổi đầu, vào ngày 5.7.1902, lợi dụng lúc cả nhà đi làm xa, Alexandre đã dùng võ lực cưỡng bách Goretti. Ngài chống cự mãnh liệt, nhưng vì sức yếu nên cuối cùng phải khuất phục. Và sau đó, vì sợ bị tố cáo, Alexandre đã đâm chết Thánh Nữ. Sáng hôm sau, ngày 6.7.1902, trước khi trút hơi thở cuối cùng tại bệnh viện Nettunô, Thánh nữ Goretti đã thều thào: “Vì tình yêu Chúa Kitô, tôi sẵn sàng tha thứ cho anh Alexandre, và muốn anh cũng được vào Thiên đàng với tôi”.
Năm Thánh 1950, Đức Piô XII đã phong Thánh cho Maria Goretti trước sự hiện diện của bà mẹ già yêu dấu và bên cạnh bà, có cả... anh Alexandre, lúc ấy đã vào dòng tu !
2. Đôi mắt xanh của chị nữ tu:
- Có nhiều thiên thần trong trắng mà lại là ma quỷ của ghen ghét. Vô phúc cho cộng đoàn nào gặp loại thiên thần ấy (ĐHV 426).
- Cha đã gặp nhiều người, thuộc nhiều giới, ở nhiều nước khác nhau, sống độc thân hạnh phúc giữa đời. Bí quyết của họ: “Sống cầu nguyện.” (ĐHV 435).
- Giá trị của thân xác con: - Mua chuộc bằng Máu Thánh Chúa, - Làm đền thờ Chúa Ba Ngôi, - Sẽ vinh hiển muôn đời. Đừng đem bán “xôn”! (ĐHV 450).
- Xem thường không giữ ngũ quan là mở cửa cho địch vào thành. David thắng Goliath khổng lồ nhưng không thắng được mắt mình (ĐHV 455).
Trên khắp các nước, thế chiến đã bùng nổ. Quân Phátxít chiếm cứ khắp nơi. Một viên tướng Phátxít đến một nhà dòng kia, yêu cầu kêu Mẹ Bề trên cho ông ta gặp. Khi vừa dốc cạn ly nước từ tay Mẹ Bề trên, viên tướng Phátxít lập tức vào đề:
- Xin bà cho tôi gặp chị Maria. Bà Bề trên bấm chuông gọi chị ấy ra. Ông tướng vui vẻ hẳn lên và nói cách sổ sàng: “Tôi yêu cầu bà trao ngay cho tôi chị này, tôi say mê chị”. Hai mẹ con nhìn nhau lúng túng; chị Maria vội đỡ lời: “Tôi là một nữ tu tầm thường, nào có gì để ông say mê. Xin ông tìm ở ngoài thế gian, lắm người nhan sắc lộng lẫy...”.
- Không! không ! Tôi yêu chị vì chị có con mắt xanh tuyệt đẹp. Tôi say mê quá !
- Không ! Xin lỗi ông, không bao giờ tôi chấp nhận điều ấy.
- Nếu chị không chấp nhận, nội ngày mai, tôi sẽ ra lệnh tiêu diệt cả nhà dòng này !
Một bầu khí thinh lặng ghê rợn ập xuống phòng khách. Ông tướng đứng lên và bảo: “Tôi cho một đêm suy nghĩ, sáng mai tôi sẽ trở lại. Phải trả lời dứt khoát: nếu không, tôi sẽ...”.
Ngày hôm ấy, cả Nhà Dòng thiết tha cầu nguyện sốt sắng hơn. Thâu đêm chị không thể nào chợp mắt: “Chẳng lẽ vì mình mà cả nhà phải bị tiêu diệt? Không, không thể được! Hay tôi phải bỏ Nhà Dòng, bỏ Tình yêu Chúa Kitô, bỏ đức trinh khiết? Không, không bao giờ như thế !”
Sáng hôm sau, khi chị em còn nguyện kinh, ông tướng Phátxít đã có mặt ở phòng khách, đôi mắt hau háu, nôn nóng, sốt ruột.
Từ đầu hành lang, Chị Maria đang tiến lại, nhưng... bên cạnh lại có một người khác dẫn đi, tay chị cầm một cái dĩa. Viên tướng há hốc mồm, trố mắt kinh ngạc. Chị đã bước vào phòng khách, nhưng ông vẫn không ngớt ngẩn ngơ. Chị Maria khuôn mặt đầy máu me, đang sờ soạng đặt cái dĩa trên mặt bàn và nhỏ nhẹ trình bày: “Thưa ông, vì ông say mê cặp mắt của tôi... nên tôi xin sẵn sàng biếu ông cặp mắt ấy... trên dĩa này. Còn thân xác tôi, đời tôi, tôi đã hiến dâng cho Thiên Chúa”.
Viên tướng Phátxít vừa bàng hoàng kinh ngạc vừa cảm phục. Ông xấu hổ đứng dậy bỏ ra về và không đá động gì đến nhà dòng nữa.
3. Tội lỗi xông mùi:
- Chúa chỉ ban sự trong trắng cho linh hồn khiêm nhượng. Con hãy cầu xin hàng ngày với tâm hồn đơn sơ chân thành, thực sự nhìn nhận sự yếu đuối của con (ĐHV 427).
- Muốn trong trắng, con phải hy sinh; cành huệ trắng tinh, cành mai thơm tho, cành đào xinh đẹp, vì nó đâm rễ sâu vào lòng đất, vì nó cầm cự với mưa bão, vì nó chịu những bàn tay cắt tỉa (ĐHV 431).
- Nhiều thanh niên cười ngạo nghễ mỉa mai, cho là chuyện hoang đường của thời thượng cổ, nếu ai đề cập đến vấn đề sống trong trắng. Nhưng đến phiên họ, họ chọn người bạn trong trắng, họ đánh ghen, họ tự vẫn khi gặp người bạn đồi trụy (ĐHV 434).
- Bại một trận không phải là thua cả cuộc chiến. Chúa muốn dùng mọi sự để làm nên sự lành, kể cả tội lỗi (ĐHV 457). Gioan Boscô và Philipphê Nêri là hai vị Thánh sống đời trinh khiết lạ thường. Hai ngài còn có lòng yêu mến giới trẻ cách đặc biệt. Các vị hoà mình với các thanh thiếu niên, vui vẻ nô đùa với họ, ăn uống với họ, cầu nguyện với họ và yêu mến họ.
Với sự hiện diện đầy thương yêu ấy các ngài muốn phải làm sao cho họ không thể phạm tội được. Nhưng tuổi thanh niên nhiều yếu đuối làm sao khỏi vấp ngã. Nên Thiên Chúa đã ban cho các ngài một đặc ân là hễ gặp linh hồn nào còn mắc tội trọng, các ngài liền cảm thấy một mùi thối tha ghê tởm xông lên, khiến các cậu thanh niên không thể giấu giếm với các ngài một tội nào!
Sau kỳ nghỉ hè, thanh thiếu niên lại tựu trường và đang nô đùa vui vẻ giữa sân. Thánh Gioan Boscô đi đến với chúng, tươi cười thăm hỏi... Nhưng hễ đứa nào mắc tội trọng chưa xưng thì phải chạy trốn ngay vì sợ ngài ngửi được mùi hôi thối. Hơn thế nữa, chúng còn phải lấy khăn che mặt lại vì không thể chịu được cặp mắt của thánh nhân. Ngài nhìn ai như thấu suốt cả tâm hồn.
4. Thánh Giêrônimô chống với ma quỉ:
- Người kiêu ngạo trước sau cũng sa ngã nặng. Họ cậy vào sức riêng mình, không dựa vào Chúa (ĐHV 428).
- Ma quỷ có thể đuổi được, thế gian có thể tránh xa được. Xác thịt con mang theo mãi đến chết (ĐHV 430).
- Con đừng bảo: “Nước không dập tắt được lửa!” - Chỉ vì nước ít lửa nhiều thôi (ĐHV 438).
- Xác thịt là đặc công nằm sẵn trong con, sách báo, phim ảnh, bè bạn xấu là những khí giới ngày càng tối tân hơn. Nếu con không hiện đại hóa khí giới của con: cầu nguyện, bí tích, hy sinh..., nếu con không tỉnh thức canh phòng, nếu con không dẹp ngay mọi mầm mống nổi loạn, nếu con nuôi dưỡng đặc công, nếu bỏ các đồng minh là các thánh, là bạn tốt, con sẽ bị tấn công vũ bão và thảm bại (ĐHV 439).
- Không trong trắng, việc tông đồ không bảo đảm: “Kho tàng con ở đâu, lòng con ở đó.” (ĐHV 442).
- Thần ô uế chỉ sợ ăn chay và cầu nguyện. Con đã làm chưa? (ĐHV 452).
Thánh Giêrônimô sinh năm 340 tại Stridon miền Dalmitie, nước Nam Tư. Ngài là một Đấng thông minh đạo đức, đã được Đức Thánh Cha Đamasô trao cho sứ mệnh dịch toàn bộ Kinh Thánh sang La ngữ. Bản dịch này vẫn còn dùng trong Phụng vụ Giáo Hội: Đó là bản dịch Phổ thông (Vulgata). Ngài đã sang Thánh Địa, vào trong hang Bêlem để ẩn thân cầu nguyện và phiên dịch Kinh Thánh. Thế mà theo lời ngài thuật lại, có những lúc ma quỷ, xác thịt cám dỗ ngài hết sức nặng nề! Chúng làm ngài nhớ lại những quang cảnh xa hoa trụy lạc, những bạn bè xấu nết dâm đảng ngày trước ở thủ đô Roma. Để chống lại ma quỉ cám dỗ, ngài đã chay kiêng hãm mình và cầm đá đấm vào ngực. Với ơn Chúa và ý chí mình, ngài đã chiến thắng. Đức Bonifaciô VII suy tôn ngài lên bậc Tiến sĩ Hội Thánh. Ngài mất năm 420.
5. Thánh không ai ngờ:
- Mađalêna đã chỗi dậy và nên thánh, chừng nào con mới quyết định? (ĐHV 437)
- Ăn uống nhậu nhẹt vô độ là mở cửa cho quỷ dâm dục (ĐHV 440).
- Các thánh cũng yếu đuối như con, có vị yếu đuối hơn con nữa, có thế mới có công nghiệp, mới làm thánh. Họ chỉ khác con là họ quyết tâm (ĐHV 448).
-Đừng bao giờ khinh anh em con, nếu đứng vững đến hôm nay là ơn Chúa, xem chừng kẻo ngày mai con ngã nặng hơn! (ĐHV 454).
Với quyết tâm theo Chúa Giêsu, sống cuộc đời như Chúa Giêsu, cha Charles de Foucauld đã sang bên Thánh địa, vào Dòng Khổ tu Xitô, chịu chức linh mục và làm những việc rất hèn hạ trong nhà, để nên giống Chúa. Tuy thế, ngài vẫn chưa thỏa mãn. Sau đó ít lâu, ngài lại xin phép sang Sa mạc Sahara, cư ngụ trong vùng Touareg, để sống cùng thổ dân Berbères, suốt ngày chầu Thánh Thể, viết sách, làm việc bác ái và rao giảng Tin Mừng cho họ. Cuộc sống của ngài là một cuộc sống khó nghèo, trơ trụi và kết hợp với Chúa Giêsu Thánh Thể cách kỳ diệu.
Nhưng nếu ngược dòng lịch sử cuộc đời của ngài, ta thấy tuổi thanh niên của ngài thực xa hoa. Vào trường võ bị Saint-Cyr, Charles de Foucauld là một sinh viên rất thông minh nhưng vô kỷ luật. Mê tán gái và thích ăn nhậu. Có hôm anh rủ bạn bè trốn học cùng nhau đi dạo phố. Để cải trang anh mang bộ râu mép giả. Giữa bữa ăn vui vẻ trong tiệm, bỗng bộ râu của Charles rơi xuống ! Thật là rủi ro! Ông chủ tiệm sinh nghi bèn gọi báo cảnh sát. Cảnh sát ập tới, kiểm soát giấy tờ thì ố hô..., toàn là những anh sinh viên sĩ quan phạm kỷ luật ! Họ chở về trường và cho nghỉ vài hôm trong khám ! Tình nhân của Charles thì hàng tá. Vài cô lại có con với anh. Đến lúc ra trường sĩ quan để nhập đoàn thám hiểm sa mạc Sahara, Charles de Foucauld vẫn tỏ ra vô kỷ luật vì thế việc thăng quan tiến chức của anh thật chậm chạp.
Một hôm được ơn Chúa đánh động mạnh mẽ, anh rời bỏ binh nghiệp và dâng mình cho Chúa. Nghe nói thế, cả gia đình chẳng một ai tin, còn phì cười nữa. Thế nhưng, với sự quyết tâm dũng cảm và ơn Chúa dạt dào, Charles Foucauld đã nên một vị thánh thời danh, được nhiều người thời đại ta tôn sùng, yêu mến.
Cũng như Augustinô, Charles de Foucauld thật là một vị thánh không ai ngờ. …
………
8. Một phương pháp hay:
- Ban thông tin của quỷ dâm ô hấp dẫn lắm, luật sư của xác thịt biện hộ ráo riết lắm. Đừng đối thoại với nó, hãy biết sau chốc lát hưởng lạc, con sẽ cảm thấy chán ngấy, cắn rứt và cô đơn: Con đổi thiên đàng lấy hỏa ngục sao? (ĐHV 451).
- Càng sống trong trắng, chí khí càng vững, vì đã được rèn luyện qua nhiều trận anh dũng (ĐHV 459).
Lạy Chúa, con muốn sửa mình lắm, nhưng sửa hoài chẳng được. Cơn cám dỗ mạnh quá. Mạnh hơn con nhiều cha ạ!
Thánh Philipphê Nêri nhìn chàng thanh niên thiện chí và dịu dàng khuyên bảo: “Hãy can đảm lên, cha đề nghi với con hai điều thôi: mỗi ngày con hãy đọc một kinh “Lạy Nữ Vương và suy niệm đến cái chết; con hãy cố tưởng tượng xác con nằm dưới lòng đất, đôi mắt thối rữa ra, thân mình thì hôi hám, miệng đầy giòi bọ... Rồi con hãy tự nhủ: vì những thú vui xác thịt mà tôi ra như thế và mất nước Thiên đàng !”
Chàng thanh niên nghe lời khuyên của vị Thánh, ngày nào cũng cầu nguyện với Mẹ các kẻ đồng trinh và suy niệm về cái chết. Với sức phấn đấu và ơn Chúa, chàng giữ được lòng trong trắng cho đến hơi thở cuối cùng. (Hết trích).
(Xem thêm câu chuyện “Đức Cha Xerghi” của văn hào Lep Ton-stoi)[10].
Cha Marcello de Cavalho Azevedo đã nêu bật những nét đẹp tuyệt vời trong nhân cách của Đức Trinh Nữ Maria, như là mô hình mẫu trọn hảo của một con người khiết tịnh thật sự:
Chọn lựa sáng suốt
Ý thức rất phong phú về đức nghèo,
Tâm hồn rộng mở đối với Chúa
Luôn sẵn sàng phục vụ người khác
Suy gẫm sâu sắc về thánh ý Chúa
Yêu thương nồng thắm Thánh Giu-se
Can đảm vô cùng khi đứng dưới chân thập giá
Và hiệp thông với Giáo Hội non trẻ mới sinh[11].
Kết: Hãy vui lòng dạy con tình yêu
Giá cao luôn được dành cho của quí. Tình yêu lớn đòi phải hy sinh nhiều. Như câu chuyện ngụ ngôn của Oscar Wide “Con chim hoạ mi và cây hoa hồng”: “Để làm nên quà tặng tình yêu, chim hoạ mi chấp nhận ép tim vào gai nhọn của hoa hồng để cây hoa hút máu tạo nên một cánh hoa hồng đẹp, làm quà tặng tình yêu”. Muốn sống tình yêu đó, muốn có trái tim đó, chúng ta phải khiêm hạ cầu xin và không ngừng “học yêu” trong mái trường của Chúa Giê-su, mái trường “Tin Mừng”, như lời nguyện thâm thuý sau đây của Mẹ Tê-rê-xa Calcutta:
Chúa Giê-su rất yêu mến của con
Chúa đã sinh ra với tình yêu
Chúa đã phục vụ bằng tình yêu
Và bước đi, với tình yêu
Chúa đã được tôn kính, với tình yêu
Chúa đã đau khổ và chết trong tình yêu
Và đã ra khỏi mồ với tình yêu
Con cảm tạ Chúa vì tình yêu Chúa đã cho con
Và tình yêu mà Chúa đem đến cho thế giới
Con xin Chúa hôm nay cũng như mỗi ngày,
Hãy vui lòng dạy con Tình yêu
Để con cũng vậy, con biết yêu.
Amen[12].
Trương Đình Hiền
Văn Hóa
Trái tim nóng hổi
Sơn Ca Linh
09:07 11/06/2021
Phỏng dịch từ bài thơ “Le Coeur de Hialmar” của Leconte de Liste - đính kèm ở dưới
Đêm trong khơi, gió lạnh về, tuyết đỏ,
Nghìn chiến binh lặng lẽ ngủ phơi thây.
Mắt trợn trừng bất động kiếm trên tay,
Vẳng trên không bầy quạ đen vần vũ.
Vầng trăng lạnh toả nhạt mờ ánh lửa,
Chàng Hialmar bừng dậy giữa thây ma.
Tựa đốc kiếm gắng gượng với đôi tay,
Màu chiến trận cạnh sườn loang máu đỏ.
Có ai đó không? Có ai còn đang thở?
Giữa những chàng trai rạng rỡ phương phi;
Mới sáng mai đây vẫn cười hát mê si,
Như những chú sáo giữa bụi bờ hoang rậm?
Không. Tất cả chỉ một trời im lặng,
Nón sắt bể, rìu hư, áo giáp rách toang…
Mờ lệ máu, ta nghe vọng âm hoang,
Tiếng sóng xô bờ hay hú trầm giọng sói!
Chú Quạ kia, kẻ ăn thịt người háu đói,
Hãy đến đây, mỏ sắc xé ngực ta.
Mang quả tim nóng hổi đến phương xa…
Mai gặp lại, bọn tao vẫn còn nguyên như cũ.
Thành Upsal đó, nơi rượu tràn, bia đổ,
Điệu hát, cung đàn, ly chén vang khua…
Một chớp cánh thôi, cú vờn nhẹ khóm hoa,
Hãy tìm hôn thê ta, và trao trái tim đang sống !
Từ trên đỉnh tháp, cánh quạ đen lồng lộng,
Nàng đứng dưới kia, tóc đen mượt da ngà.
Đôi hoa tai bạc lấp lánh áng mây xa,
Và đôi mắt trong hơn sao trời “đêm tháng Bảy”.
Nào “sứ giả đêm đen”, hãy đi đi và hãy nói:
“Tôi yêu nàng”; và trái tim này nàng biết ngay thôi.
Tim rực hồng, rắn rỏi, chẳng run rẩy xanh xao,
Quạ ơi, người con gái Ylmer sẽ mĩm cười với bạn !
Ta sắp chết, hồn lìa dần với vết thương chí mạng,
Xong chuyện rồi, sói kia ơi,nào uống máu của ta.
Ta trẻ, ta mạnh, ta cười, không tỳ vết, tự do…
Nơi mặt trời, giữa các vị thần linh, ta ngồi chễm chệ !
Sơn Ca Linh (phỏng dịch)
Le Cœur de Hialmar. (Leconte de Liste)
Une nuit claire, un vent glacé. La neige est rouge.
Mille braves sont là qui dorment sans tombeaux,
L’épée au poing, les yeux hagards. Pas un ne bouge.
Au-dessus tourne et crie un vol de noirs corbeaux.
La lune froide verse au loin sa pâle flamme.
Hialmar se soulève entre les morts sanglants,
Appuyé des deux mains au tronçon de sa lame.
La pourpre du combat ruisselle de ses flancs.
— Holà ! Quelqu’un a-t-il encore un peu d’haleine,
Parmi tant de joyeux et robustes garçons
Qui, ce matin, riaient et chantaient à voix pleine
Comme des merles dans l’épaisseur des buissons?
Tous sont muets. Mon casque est rompu, mon armure
Est trouée, et la hache a fait sauter ses clous.
Mes yeux saignent. J’entends un immense murmure
Pareil aux hurlements de la mer ou des loups.
Viens par ici, Corbeau, mon brave mangeur d’hommes !
Ouvre-moi la poitrine avec ton bec de fer.
Tu nous retrouveras demain tels que nous sommes.
Porte mon cœur tout chaud à la fille d’Ylmer.
Dans Upsal, où les Jarls boivent la bonne bière,
Et chantent, en heurtant les cruches d’or, en chœur,
À tire d’aile vole, ô rôdeur de bruyère !
Cherche ma fiancée et porte-lui mon cœur.
Au sommet de la tour que hantent les corneilles
Tu la verras debout, blanche, aux longs cheveux noirs.
Deux anneaux d’argent fin lui pendent aux oreilles,
Et ses yeux sont plus clairs que l’astre des beaux soirs.
Va, sombre messager, dis-lui bien que je l’aime,
Et que voici mon cœur. Elle reconnaîtra
Qu’il est rouge et solide et non tremblant et blême;
Et la fille d’Ylmer, Corbeau, te sourira !
Moi, je meurs. Mon esprit coule par vingt blessures.
J’ai fait mon temps. Buvez, ô loups, mon sang vermeil.
Jeune, brave, riant, libre et sans flétrissures,
Je vais m’asseoir parmi les Dieux, dans le soleil !
GHI CHÚ:
Leconte De Liste (1818-1894), thi sĩ người Pháp thuộc trường phái “Thi Sơn” (Parnassian). Bài thơ “Le Coeur de Hialmar” trích trong tập thơ “Poèmes barbares”.
VietCatholic TV
Niềm vui vỡ òa: Hai vợ chồng Công Giáo người Pakistan được tuyên trắng án, thoát chết vào giờ thứ 25.
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
05:22 11/06/2021
1. Hai vợ chồng Công Giáo Pakistan thoát chết vào giờ thứ 25.
Hai vợ chồng Công Giáo Pakistan đã được trắng án sau khi bị kết tội báng bổ và đang chờ bị tử hình Pakistan sau 7 năm trời bị biệt giam.
Tòa Án Tối Cao Lahore ngày 3 tháng 6 đã tuyên bố trắng án cho Shafqat Emmanuel và vợ anh, Shagufta Kausar. Hai vợ chồng bị cáo buộc gửi tin nhắn bằng tiếng Anh cho một người đàn ông Hồi giáo, với những lời lẽ xúc phạm nhà tiên tri Muhammad và kinh Qur’an. Hai vợ chồng đều không biết chữ và không nói được tiếng Anh.
Vào tháng 7 năm 2013, Muhammad Hussein cho biết anh đang cầu nguyện trong một đền thờ Hồi Giáo ở thành phố Gojra, tỉnh Punjab thì trên điện thoại của anh xuất hiện những tin nhắn với những lời lẽ báng bổ. Cảnh sát cho biết tin nhắn được gửi từ một số điện thoại di động trùng với số của Shagufta Kausar. Theo World Watch Monitor và Christian Today, cô nói với cảnh sát rằng điện thoại của cô đã bị mất hàng tháng trời trước đó, và cô không biết ai có thể đã gửi tin nhắn này. Nhưng cảnh sát đã bắt giữ cặp vợ chồng này cùng với 4 đứa con của họ và gây áp lực buộc họ phải nêu danh tính của người có thể đã gửi tin nhắn. Sau một phiên tòa xét xử thật chóng vánh, hai vợ chồng này đã bị kết án tử hình về tội báng bổ vào tháng 4 năm 2014.
Mục 295-B và 295-C của Bộ luật Hình sự Pakistan lần lượt đề nghị tù chung thân và tử hình cho tội phạm thượng. Đã có vô số lời kêu gọi từ những người ủng hộ trên khắp thế giới hủy bỏ các luật như vậy, ở Pakistan và các nơi khác. Trường hợp của Asia Bibi, người cuối cùng được trắng án vì tội báng bổ và được giải thoát khỏi tử hình, đã làm nổi bật vấn đề này.
Tòa Án Tối Cao ở Lahore đã tuyên bố trắng án cho hai anh chị Emmanuel và Kausar vì họ hoàn toàn mù chữ và không có các chứng cứ thuyết phục một cách khách quan.
Giờ đây, hai vợ chồng đã được tự do, nhưng vẫn có một số lo ngại về sự an toàn của họ, vì đám đông đôi khi tự hành xử công lý theo ý họ trong những trường hợp như thế này.
“Họ đã thoát được nguy hiểm, nhưng cuộc sống bình thường của những nạn nhân này là rất khó khăn, mặc dù Tòa Án Tối Cao đã trả tự do cho họ,” Cha Bonnie Mendes, một linh mục tại thành phố Faisalabad, nói với thông tấn xã Fides của Bộ Truyền Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc. “Chúng tôi hy vọng và cầu nguyện rằng họ sẽ tìm được một nơi an toàn để sống.”
Ông Kashif Aslam, Phó giám đốc Ủy ban Quốc gia “Công lý và Hòa bình” của các Giám mục Công Giáo Pakistan, nói với Fides rằng người dân Pakistan đôi khi lạm dụng luật báng bổ “vì những cuộc cãi vã hoặc ganh đua cá nhân”.
“Nhiều người trong số những người bị buộc tội báng bổ bị kết án tử hình, thậm chí có những vụ hành quyết phi pháp luật,” Aslam nói. “Chúng ta nên ngăn chặn và phê duyệt các chuẩn mực và cơ chế để bảo đảm rằng luật pháp không bị lạm dụng hoặc lợi dụng”.
Sandhu, luật sư của cặp vợ chồng, nhận định rằng:
“Công lý đã được thực hiện, nhưng ai sẽ trả lại cho cặp vợ chồng vô tội này tám năm cuộc sống trong lao tù? Ai sẽ trả tiền cho những cáo buộc sai trái? Ai sẽ trả lại tám năm cuộc đời cho những đứa trẻ lớn lên không có cha mẹ và không được đi học thường xuyên? Cần phải xem lại cơ chế pháp luật đã dẫn đến hậu quả như vậy, đã tạo ra quá nhiều đau khổ mà không ai phải chịu trách nhiệm”.
Source:UCANews
2. Bài giảng của Đức Tổng Giám Mục Paris trong thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa
Hôm Chúa Nhật 6 tháng Sáu, Đức Tổng Giám Mục Michel Aupetit của tổng giáo phận Paris đã cử hành thánh lễ kính Mình Máu Thánh Chúa tại nhà thờ Saint-Germain l’Auxerrois.
Giảng trong thánh lễ, Đức Giám Mục nói:
Vào đầu kỷ nguyên Kitô Giáo, ở Rôma, người ta đã cáo buộc các tín hữu Kitô là những kẻ uống máu và ăn thịt người. Để có thể bức hại họ, người ta thậm chí còn buộc cho họ tội thực hành sát tế con người. Thẩm Phán Gaius Plinius Caecilius Secundus là người được Hoàng Đế trao phó cho việc điều tra, đã viết thư cho Hoàng đế Trajan để nói với ông rằng, thật ra bữa ăn của những người theo đạo Thiên Chúa hoàn toàn chẳng có gì. Thực sự là chẳng có gì sao?
Những người tố cáo đã dựa trên câu nói của Chúa Giêsu mà chúng ta vừa nghe: “Này là Mình Thầy, này là máu Thầy”. Trước đó không lâu, Chúa Giêsu đã gây rắc rối cho các môn đệ khi nói ra những lời đầy sóng gió này: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống”. (Ga 6:54-55).
Làm thế nào để hiểu được bí ẩn này? Bánh mì vẫn là bánh mì về mặt hóa học. Rượu vẫn là rượu về mặt hóa học. Nhưng bất chấp vẻ bề ngoài, bánh và rượu đã thực sự trở thành Mình và Máu Chúa.
Lời Chúa luôn luôn ứng nghiệm những gì đã nói. Hôm nay Chúa Giêsu đến để tuyên bố điều đó qua miệng của tư tế của Người. Bề ngoài bánh và rượu không thay đổi, nhưng thực tế sâu xa đã được biến đổi bởi Lời của Chúa Kitô.
Mọi thứ đều được biến đổi và đảo lộn. Bí tích Thánh Thể không phải là một bữa ăn bình thường. Trong một bữa ăn bình thường, thức ăn được cơ thể chúng ta chế biến. Trong bữa ăn Thánh Thể, trong thánh lễ, chính chúng ta được biến đổi nhờ lương thực từ chính Chúa Kitô, chính Thiên Chúa, là Đấng ban cho chúng ta thịt Người.
Trên thập tự giá, Chúa Giêsu đã dâng thân xác loài người cho Cha ngài. Trên bàn thờ, Chúa Giêsu tự hiến thân thể thiêng liêng của Ngài cho cơ thể phàm nhân của chúng ta để chúng ta có thể đạt đến sự bất tử.
Đó là sự sống được truyền đi. Đối với chúng ta, thông tin về sự sống được truyền qua acide ribonucléique messager, hay còn gọi là các nhiễm sắc thể thông tin RNA. Từ thuở ban đầu, có một messager và messager này là một thông điệp sự sống: Đó là Ngôi Lời, Ngôi Hai Thiên Chúa, hóa thành nhục thể. Lời này, Logos thần thánh này sống giữa nhân loại chúng ta qua sự hiện diện cụ thể của Chúa Giêsu thành Nazareth. Khi sống giữa chúng ta, Ngài trao ban Thánh Thể của Người.
Điều này có gì lạ không? Anh chị em hãy nhìn vào một đứa trẻ sơ sinh. Sau khi ôm và hôn nó, mẹ nó cho nó bú. Bà trao cho nó chất thể của của chính mình. Người mẹ cho con mình xác thịt của mình.
Các bác sĩ tâm thần trẻ em nói với chúng ta rằng trẻ sơ sinh và các em bé có thể từ chối những dòng sữa mẹ nếu chúng không cảm thấy được yêu thương. Cho con bú là một hành động yêu thương. Đó là hành động yêu thương duy trì sự sống khi được trao đi.
Đây là cách Thiên Chúa qua Chúa Giêsu ban cho chúng ta bản chất thánh thiêng của Ngài, và sự sống của chính Ngài để chúng ta có thể sống mãi mãi. Đó là hành động yêu thương cao cả của Thiên Chúa chúng ta.
Chúa làm cho chúng ta hiểu rằng Bí tích Thánh Thể là chính là dưỡng chất của tình yêu.
Source:L'Eglise Catholique à Paris
Tin vui cho Giáo Hội: Ngôi trường Công Giáo thật lạ lùng ở Tổng giáo phận Boston, một hướng đi mới
Thế Giới Nhìn Từ Vatican
17:06 11/06/2021
1. Ngôi trường Công Giáo thật lạ lùng ở Tổng giáo phận Boston.
Tình hình các trường Công Giáo tại Hoa Kỳ
Các trường học Công Giáo trên khắp Hoa Kỳ đang phải vật lộn để tồn tại, sau một năm đại dịch khiến nhiều gia đình không thể trả học phí và Giáo Hội không có thêm ngân quỹ để trang trải các khoản chênh lệch.
Theo Hiệp hội Giáo dục Công Giáo Quốc gia, ít nhất 209 trong số gần 6,000 trường học Công Giáo đã phải đóng cửa trong năm qua. Dự kiến sẽ có nhiều trường đóng cửa hơn vào mùa hè này và một số trường đã sử dụng GoFundMe trong nỗ lực duy trì hoạt động.
Trên toàn quốc, tỷ lệ nhập học tại các trường Công Giáo đã giảm 6,4% vào đầu năm học này, mức giảm lớn nhất trong một năm kể từ khi NCEA bắt đầu theo dõi dữ liệu như vậy vào những năm 1970.
Các giáo phận thành thị đã bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng: Việc ghi danh vào các trường do Tổng giáo phận Công Giáo Los Angeles điều hành đã giảm 12% vào đầu năm học này. Tại Tổng giáo phận New York, tỷ lệ ghi danh đã giảm 11%.
Các nhà lãnh đạo giáo dục Công Giáo cho biết trong khi việc ghi danh đã giảm trong nhiều thập kỷ, đại dịch đã làm tăng thêm những thách thức mà các trường đang phải đối mặt. Phần trăm dân số xác định là Công Giáo đã giảm xuống, đặc biệt là ở vùng Đông Bắc và Trung Tây. Các trường bán công và mạng lưới giáo dục tại nhà hiện thu hút những học sinh có thể đã từng đi học tại các trường Công Giáo. Học phí của các trường Công Giáo, mặc dù vẫn rẻ hơn hầu hết các trường tư, đã tăng lên mức trung bình khoảng $4,800 cho bậc tiểu học và $10,000 cho bậc trung học.
Ngôi trường Công Giáo thật lạ lùng ở Tổng giáo phận Boston.
Trong bối cảnh những tin đáng buồn liên quan đến các trường học Công Giáo, thật đáng vui mừng khi Tổng Giáo phận Boston cho biết đang có kế hoạch mở trường Công Giáo mới đầu tiên trong hơn 50 năm qua. Ngôi trường mới sẽ có trải nghiệm “học tập kết hợp” giữa hướng dẫn trực tuyến và trực tiếp.
Trường Trung Học Lumen Verum sẽ mở cửa vào mùa thu này với 25 học sinh từ lớp 6 đến lớp 8, và cuối cùng sẽ mở rộng thêm lớp 9 đến lớp 12. Mục tiêu là tuyển sinh khoảng 350 đến 400 học sinh.
Tên của trường là thuật ngữ tiếng Latinh có nghĩa là “ánh sáng đích thực”.
Không giống như một trường Công Giáo truyền thống, Trường Trung Học Lumen Verum sẽ có chương trình giảng dạy trực tuyến bốn ngày một tuần, với một ngày trực tiếp vào các ngày thứ Tư. Một phiên trực tiếp khác, vào các ngày thứ Bảy, sẽ là tùy chọn. Trường sẽ không có tòa nhà hay phòng học trung tâm.
Thomas Carroll, giám đốc phụ trách các trường học của tổng giáo phận Boston, cho biết, “Thực sự khắp nước Mỹ này không có trường Công Giáo nào giống trường này. Khi thành lập trường, chúng tôi muốn tạo ra thứ gì đó không tồn tại”.
“Đó là khác biệt so với tất cả các trường khác”, Carroll nói. “Nếu mọi người muốn có một trường học bằng gạch và vữa thông thường hơn, chúng tôi đã có hàng trăm trong số đó”.
Trong năm học tới, trường sẽ có hai đồng hiệu trưởng, năm giáo viên và hai hiệu trưởng. Học sinh sẽ được dạy từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, phản ánh một ngày làm việc bình thường. Học sinh có khoảng thời gian một giờ mỗi ngày để làm bài tập, kết hợp với thời khóa biểu loại ngày làm việc, được thiết kế để dành nhiều thời gian hơn vào buổi tối cho giấc ngủ.
Carroll cho biết hướng dẫn sẽ có “Phong cách Socrate và thảo luận nhóm nhỏ”.
Một trong những đồng hiệu trưởng của trường, Craig Dyke, gần đây đã nói với National Catholic Register rằng trường nhằm đáp ứng các yêu cầu của phụ huynh về giáo dục phù hợp với huấn quyền của Giáo hội, và với một cộng đồng học tập và đức tin. Chương trình giảng dạy được mô phỏng theo nghệ thuật tự do cổ điển. Các bài giáo lý của Giáo hội sẽ được thảo luận trong các lớp học trong suốt chương trình học”.
Các hướng dẫn ảo được hiểu là “rất nhiều tương tác hơn dành cho học sinh. Nhà trường đang lên kế hoạch giảng dạy bằng các bài giảng, và bài học kỹ thuật số”.
Tuy nhiên, để “sử dụng công nghệ một cách thận trọng”, trang web của trường cho biết họ sẽ giới hạn thời gian sử dụng thiết bị cho học sinh là ba giờ mỗi ngày trong những ngày học ảo. Một nửa thời gian của mỗi khối thời gian cho các lớp học sẽ bao gồm thời gian chuẩn bị cho học sinh rời khỏi màn hình.
Những ngày gặp gỡ trực tiếp vào thứ Tư - và, tùy chọn, vào thứ Bảy - nhằm thúc đẩy tình bạn và cộng đồng học hỏi. Giờ chầu Thánh lễ hoặc Thánh Thể sẽ có trong lịch trình. Những ngày đó cũng sẽ có các chuyến du ngoạn hàng tháng đến các địa điểm lịch sử hoặc giáo dục, hoặc ra ngoài trời, bắt chước chương trình mục vụ của Thánh Gioan Phaolô II với những người trẻ tuổi.
Hơn 4,000 học sinh đã ghi danh tại các trường Công Giáo của tổng giáo phận vào mùa hè năm ngoái sau khi có thông báo rằng các trường công lập của Massachusetts sẽ không quay trở lại giảng dạy trực tiếp ngay lập tức và sẽ hoãn khai giảng năm học. Tổng giáo phận Boston đã mở các trường học trực tiếp như bình thường, và đã trải qua “rất ít” trường hợp nhiễm coronavirus.
Source:Catholic News Agency
2. Tuyên bố quan trọng của tổng giáo phận Indianapolis
Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ toàn văn tuyên bố sau đây của tổng giáo phận Indianapolis.
Việc cử hành Bí tích Thánh Thể trong các Thánh lễ là nguồn gốc và là đỉnh cao của đời sống và sứ mệnh của chúng ta với tư cách là người Công Giáo.
Kể từ tháng 3 năm 2020, do sự bùng nổ của đại dịch COVID-19, tất cả những người Công Giáo trên toàn giáo tỉnh Indianapolis, bao gồm tất cả năm giáo phận của Indiana, đã không bị ràng buộc bởi nghĩa vụ tham dự Thánh lễ vào các ngày Chúa Nhật và lễ buộc. Tuy nhiên, với sự giảm thiểu các ca bệnh ở tiểu bang của chúng ta, sự sẵn có rộng rãi của vắc-xin và theo hướng dẫn của các quan chức y tế công cộng, chúng ta hiện có thể tiếp nhận thêm nhiều giáo dân tham dự Thánh lễ một cách an toàn. Do đó, có hiệu lực từ ngày 11 tháng 6, là ngày Lễ Trọng Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, việc miễn trừ nghĩa vụ tham dự Thánh lễ trước đây được hủy bỏ trên toàn tiểu bang Indiana.
Ngoại trừ những trường hợp đặc biệt như được mô tả dưới đây, những người khỏe mạnh khác có nghĩa vụ trở lại Thánh Lễ Chúa Nhật vào cuối tuần từ 12 đến 13 tháng 6 năm 2021. Các trường hợp miễn trừ thánh lễ chỉ bao gồm:
Thứ nhất: Những người bị bệnh nặng, có các triệu chứng giống cúm hay có thể mắc bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả những trường hợp phải cách ly vì nghi ngờ.
Thứ hai: Những người không thể tham dự Thánh lễ không do lỗi của họ ví dụ như vì vấn đề giao thông.
Thứ ba: Những người buộc phải ở nhà do tuổi tác, bệnh tật hay các hạn chế về y tế.
Thứ tư: Những người có tình trạng sức khỏe bị tổn hại hay có nguy cơ nhiễm vi rút cao độ.
Thứ năm: Những người chăm sóc người bị bệnh hoặc những người có nguy cơ cao mắc bệnh nghiêm trọng nếu họ nhiễm vi rút.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về bất kỳ nhu cầu, mối quan tâm hoặc giao thức cụ thể nào, bạn nên liên hệ trực tiếp với giáo xứ của mình. Cha sở của bạn là người có thẩm quyền miễn trừ trong từng trường hợp, có thể hữu ích trong việc giải quyết nỗi sợ hãi và lo lắng của cá nhân.
Nghĩa vụ tham dự Thánh lễ là một niềm vui, phản ánh đặc tính của chúng ta là người Công Giáo.
Source:Archdiocese Of Indianopolis