Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh Lễ Chúa Nhật Lễ Mình Máu Thánh Chúa 11/6 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
02:45 10/06/2023
BÀI ĐỌC 1 Đnl 8:2-3,14b-16a
Bài trích sách Đệ nhị luật.
Khi ấy, ông Mô-sê nói với dân Ít-ra-en rằng: “Anh em phải nhớ lại tất cả con đường mà Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, đã dẫn anh em đi suốt bốn mươi năm nay trong sa mạc, để bắt anh em phải cùng cực; như vậy Người thử thách anh em cho biết lòng dạ anh em, xem anh em có giữ các mệnh lệnh của Người hay không. Người đã bắt anh em phải cùng cực, phải đói, rồi đã cho anh em ăn man-na là của ăn anh em chưa từng biết và cha ông anh em cũng chưa từng biết, ngõ hầu làm cho anh em nhận biết rằng người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn sống nhờ mọi lời miệng Đức Chúa phán ra.
Anh em đừng quên Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, Đấng đã đưa anh em ra khỏi đất Ai-cập, khỏi cảnh nô lệ. Người đã dẫn anh em đi trong sa mạc mênh mông khủng khiếp, đầy rắn lửa và bọ cạp, trong miền đất khô cằn không giọt nước. Người đã khiến nước từ tảng đá cứng nhất chảy ra cho anh em uống. Trong sa mạc, Người đã cho anh em ăn man-na, thức ăn mà cha ông anh em chưa từng biết.
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 10:16-17
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạ Thiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bánh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao? Bởi vì chỉ có một tấm Bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG Ga 6:51
Alleluia. Alleluia.
Chúa nói: Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống.
Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.
Alleluia.
TIN MỪNG Ga 6:51-58
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.
Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng: “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời. Và bánh tôi sẽ ban tặng, chính là thịt tôi đây, để cho thế gian được sống.”
Người Do-thái liền tranh luận sôi nổi với nhau. Họ nói: “Làm sao ông này có thể cho chúng ta ăn thịt ông ta được?” Đức Giê-su nói với họ: “Thật, tôi bảo thật các ông: nếu các ông không ăn thịt và uống máu Con Người, các ông không có sự sống nơi mình. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời, và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thật là của ăn, và máu tôi thật là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi, và tôi ở lại trong người ấy. Như Chúa Cha là Đấng hằng sống đã sai tôi, và tôi sống nhờ Chúa Cha thế nào, thì kẻ ăn tôi, cũng sẽ nhờ tôi mà được sống như vậy. Đây là bánh từ trời xuống, không phải như bánh tổ tiên các ông đã ăn, và họ đã chết. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời.”
Đó là Lời Chúa.
Quà Tặng Kỳ Diệu
Lm. Minh Anh
15:25 10/06/2023
QUÀ TẶNG KỲ DIỆU
“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống!”.
Một nhà tu đức nói, “Thánh Thể, cách chung, là thước đo của một cộng đoàn Kitô hữu. Từ cách thức một cộng đoàn cử hành Thánh Thể, người ta có thể biết ngay đây là một cộng đoàn ‘đang sống’, ‘đang hấp hối’ hay ‘đã chết!’”.
Kính thưa Anh Chị em,
Mừng kính trọng thể Mình Máu Chúa Kitô, Linh Hồn và Thần Tính của Ngài, chúng ta mừng kính một ‘Quà Tặng Kỳ Diệu!’.
Thánh Thể là tất cả! Tất cả sự viên mãn của cuộc sống, sự cứu rỗi, lòng thương xót, ân sủng, hạnh phúc và thiên đàng… Tại sao Bí Tích Thánh Thể có tất cả những điều này và còn nhiều điều khác nữa? Bởi lẽ đơn giản, Thánh Thể là Thiên Chúa! “Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống!”. Vì thế, Thánh Thể là một ‘Quà Tặng Kỳ Diệu’, là ‘tất cả những gì Thiên Chúa là!’.
Trong bài thánh ca truyền thống tuyệt đẹp “Adoro te Devote”, thánh Tôma Aquinô viết, “Con thờ lạy hết tình, ôi Vị Thần ẩn giấu, thực sự ẩn mình bên dưới những vẻ bề ngoài này. Toàn thể trái tim con suy phục Ngài; và khi chiêm ngưỡng Ngài, nó hoàn toàn quy phục. Thị giác, xúc giác, vị giác đều bị đánh lừa khi phán đoán về Ngài”. Lời tuyên xưng này cho thấy, khi thờ lạy Thánh Thể, chúng ta thờ lạy chính Thiên Chúa ẩn mình. Giác quan bị đánh lừa; bởi lẽ, những gì chúng ta thấy, nếm cảm, không tiết lộ được thực tế. Thánh Thể là Thiên Chúa!
Lớn lên là người Công Giáo, chúng ta được dạy về sự tôn kính đối với Thánh Thể. Nhưng “tôn kính” thôi chưa đủ! Chúng ta bái gối, cúi đầu, cung kính trước Thánh Thể cách kính cẩn; nhưng điều quan trọng là phải suy gẫm trong lòng rằng, “Tôi có tin Bí Tích Thánh Thể là Thiên Chúa Toàn Năng, Đấng Cứu Thế, Ngôi Hai trong Ba Ngôi Chí Thánh?”; “Tôi có tin tưởng đủ sâu sắc để trái tim có thể rung động với tình yêu và lòng kính tôn tột bậc mỗi khi ở trước một Thiên Chúa đang hiện diện dưới bức màn Bí Tích?”; và “Khi tôi quỳ gối, tôi có quy phục trong lòng rằng, tôi yêu mến Chúa bằng cả con người của mình?”.
Điều này nghe có vẻ hơi quá. Có lẽ việc cúi đầu cung kính đơn giản là đủ cho bạn? Nhưng không phải vậy. Thánh Thể là Thiên Chúa Toàn Năng, nên chúng ta phải nhìn thấy Ngài ở đó bằng con mắt đức tin trong tâm hồn. Phải tôn thờ Ngài “hết lòng, hết sức, hết linh hồn, hết trí khôn” như các thiên thần đang làm trên thiên đàng. Chúng ta phải kêu lên “Thánh, Thánh, Thánh - Chúa là Thiên Chúa Các Đạo Binh, Thiên Chúa Toàn Năng!”. Chúng ta phải cảm động đến sự thờ phượng sâu sắc nhất khi bước vào sự hiện diện thánh thiêng của Ngài.
Anh Chị em,
“Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống!”. Hôm nay, bạn và tôi hãy suy gẫm về chiều sâu đức tin của mình vào Bí Tích tình yêu, về ‘Quà Tặng Kỳ Diệu’ này. Mình Máu Chúa Kitô là công cụ của việc thánh hoá; là dấu chỉ sự tự hiến đầy tình yêu của một Thiên Chúa dành cho con người. Để duy trì nơi chúng ta sự sống thần linh, Ngài trở nên của ăn thức uống hầu nuôi sống và liên kết các tế bào trong Nhiệm Thể ‘với Đầu và với nhau’; đồng thời, xây đắp cho Nhiệm Thể ‘đạt tới tầm vóc Chúa Kitô toàn thể’. Vì thế, bạn và tôi hãy canh tân nhận thức của mình đối với Bí Tích tình yêu này, canh tân bằng việc hết lòng thờ phượng và tin Thiên Chúa bằng cả con người mình mỗi khi đến trước nhan Ngài; cách riêng mỗi khi rước Ngài.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, xin đổ đầy lòng con một đức tin sâu sắc hơn vào ‘Quà Tặng Kỳ Diệu’ và thánh thiện này, hầu con có thể kinh ngạc và kính sợ mỗi khi chứng kiến Lễ Hy Tế!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Tháp nhà thờ đổ sau trận động đất ở miền nam Peru
Đặng Tự Do
17:07 10/06/2023
Một tòa tháp tại một nhà thờ ở miền nam Peru đã bị sập do một loạt trận động đất ở đó trong những ngày gần đây.
Theo RPP Noticias, tòa tháp đã bị hư hại do trận động đất vào năm 2016, tọa lạc tại Nhà thờ Purísima Concepción de María, nghĩa là Đức Mẹ Cực Tinh Cực Sạch, ở Thung lũng Colca thuộc quận Lari của tỉnh Caylloma thuộc vùng Arequipa.
Nền móng của nhà thờ và 12 nhà thờ khác có nguy cơ bị sập do nền móng bị lung lay sau trận động đất có cường độ từ 2,7 đến 5,5 độ richter.
Thị trưởng Caylloma, Alfonso Mamani, cho biết Bộ Văn hóa cần can thiệp để khôi phục và bảo tồn tất cả các nhà thờ đã bị hư hại trong trận động đất năm 2016. Trận động đất đó đã khiến hơn 250 gia đình mất nhà cửa.
Mặc dù đã có các dự án phục hồi các nhà thờ, nhưng hiện tại cần phải có những đánh giá mới do những thiệt hại gần đây.
Thị trưởng của quận Lari, José Panta Mamani, đã yêu cầu hỗ trợ để xây dựng lại nhà thờ Purísima Concepción và những ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
“Các nhà thờ của chúng tôi bị hư hỏng; chúng đã phải dịch chuyển và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Tôi chỉ muốn mạnh mẽ yêu cầu chính quyền của chúng tôi; hy vọng, lần này họ sẽ tập trung vào những nơi lẽ ra họ phải tham gia,” thị trưởng nói.
“Nếu không, như tôi đã nói, tỉnh Caylloma của chúng ta đang trên đà biến mất, vì không còn hy vọng gì nữa, vì mọi thứ đều bị hư hại,” ông than thở.
Tâm chấn của trận động đất nằm ở quận Maca. Các trận động đất cũng làm hư hại một số ngôi nhà ở các quận lân cận Tisco, Lari, Ichupampa và Achoma.
Do tình hình khẩn cấp, Chính quyền tỉnh Caylloma đã dựng lều ở quận Maca, nơi người dân có thể qua đêm.
Các thiệt hại khác bao gồm sạt lở đất trên đường cao tốc ở quận Madrigal.
Source:Catholic News Agency
Báo cáo: Twitter không chặn được một số nội dung khiêu dâm trẻ em
Đặng Tự Do
17:08 10/06/2023
Trang web truyền thông xã hội Twitter xem ra đã thất bại trong việc ngăn chặn các hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em. Nhận định này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu đã phát hiện hàng chục hình ảnh liên quan đến các tài liệu khiêu dâm bất hợp pháp trên nền tảng này từ tháng 3 đến tháng 5.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, mặc dù Twitter dường như đã khắc phục sự việc nhưng nó đã áp đặt các khoản phí mới cho việc sử dụng một ứng dụng để giám sát khả năng chặn nội dung khiêu dâm trẻ em của nền tảng truyền thông xã hội này.
Báo cáo của Wall Street Journal dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi Đài quan sát Internet Stanford, nơi đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề bảo vệ trẻ em trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội. Nó đã sử dụng một chương trình máy tính để phân tích tập dữ liệu gồm khoảng 100.000 Tweet từ ngày 12 tháng 3 đến ngày 20 tháng 5. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 40 hình ảnh trên Twitter được gắn cờ là CSAM, nghĩa là tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em trong cơ sở dữ liệu mà các công ty sử dụng để sàng lọc nội dung.
“Đây là một trong những điều cơ bản nhất bạn có thể làm để ngăn chặn CSAM trực tuyến và có vẻ như nó không hoạt động,” David Thiel, kỹ thuật viên trưởng tại Đài quan sát Internet Stanford và đồng tác giả báo cáo, nói với Wall Street Journal.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tích chữ ký số có tên PhotoDNA và chương trình nhu liệu của riêng họ để quét hình ảnh và không tự xem hình ảnh.
Twitter trước đây cho biết họ sử dụng PhotoDNA và các công cụ khác để phát hiện CSAM, nhưng họ không bình luận với Wall Street Journal về việc liệu họ có còn sử dụng PhotoDNA hay không. Các nhà nghiên cứu của Stanford cho biết Twitter nói với họ rằng họ đã phát hiện một số thông tin sai lệch trong cơ sở dữ liệu CSAM mà các nhà điều hành nền tảng lọc ra theo cách thủ công. Twitter cho biết các nhà nghiên cứu có thể thấy các kết quả dương tính giả trong tương lai.
Nền tảng này đã quảng bá những nỗ lực của mình để chống bóc lột tình dục trẻ em. Nó báo cáo rằng nó đã đình chỉ khoảng 404.000 tài khoản trong Tháng Giêng vì tạo ra hoặc tương tác với các tài liệu liên quan đến CSAM.
Nghiên cứu về Twitter liên quan đến việc truy cập thông qua một giao diện lập trình ứng dụng. Twitter hiện đang tính phí cho quyền truy cập này, là điều có thể khiến các nhà nghiên cứu không thể phân tích Twitter. Đài quan sát Internet Stanford đã ngừng sử dụng API cấp doanh nghiệp cho Twitter do chi phí mới.
Đài quan sát, có trụ sở tại Đại học Stanford, nhằm mục đích nghiên cứu việc lạm dụng internet trong thời gian thực. Elon Musk, chủ sở hữu của Twitter, vào tháng 3 đã cáo buộc đài quan sát là “cỗ máy tuyên truyền” vì công việc kiểm duyệt nội dung trong cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ.
Source:Catholic News Agency
Đức Thánh Cha Phanxicô nghe theo lời khuyên của các bác sĩ không chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật khi ngài hồi phục sau ca đại phẫu
Đặng Tự Do
19:38 10/06/2023
Đức Thánh Cha Phanxicô, đã “khôn ngoan” làm theo lời khuyên của các bác sĩ, và sẽ bỏ qua buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật theo thông lệ để cho phép ngài hồi phục tốt hơn sau ca phẫu thuật bụng hồi đầu tuần này, bác sĩ phẫu thuật của ngài nói với các phóng viên.
Sergio Alfieri, người đã phẫu thuật cho Đức Giáo Hoàng, cũng nói với các phóng viên hôm thứ Bảy tại Phòng khám Đa khoa Gemelli ở Rome rằng các xét nghiệm máu và hình ảnh cho thấy sự hồi phục của vị giáo hoàng 86 tuổi đang diễn ra theo cách “hoàn toàn bình thường”.
Trong ca phẫu thuật kéo dài ba giờ vào hôm thứ Tư, sử dụng thuốc gây mê toàn thân, các bác sĩ đã loại bỏ vết sẹo ngày càng đau đớn do các ca phẫu thuật bụng trước đó cũng như sửa chữa thoát vị ở thành bụng bằng cách chèn một tấm lưới hỗ trợ giả.
Alfieri cho biết mặc dù sự phục hồi của Đức Phanxicô không có gì bất ổn về mặt y tế, nhưng bất kỳ nỗ lực thể chất nào khác, chẳng hạn như đứng dậy khỏi giường để di chuyển đến một chiếc ghế bành để đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật truyền thống và bình luận cho công chúng qua một liên kết video, có thể gặp rủi ro vào thời điểm này.
Trong khi Vatican cho biết hồi đầu tuần rằng Đức Phanxicô thỉnh thoảng ngồi trên ghế để đọc báo, và có thể chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật bao gồm một bài huấn đức trong khoảng 15 phút và ban phép lành.
Lời khuyên của các bác sĩ và y tá Vatican đáng tin cậy của Đức Giáo Hoàng về việc bỏ qua buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật là nhằm giảm tối đa “sự căng thẳng trên thành bụng để cho phép tấm lưới cấy ghép và cơ bắp được sửa chữa lành lại một cách tối ưu,” Alfieri nói.
“Trong vài ngày tới, nếu ngài không cẩn thận trong việc chữa lành, tấm lưới có thể bị rách và ngài sẽ phải quay lại phòng mổ,” bác sĩ phẫu thuật nói.
Ông nhấn mạnh rằng: “Nếu ngài hồi phục cẩn thận, ngài sẽ khoẻ hơn” so với trước đây. “Đó là sự thận trọng mà chúng tôi đề nghị và ngài đã chấp nhận một cách khôn ngoan.”
Theo các nhân viên y tế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuyển từ chế độ ăn lỏng sang các thức ăn đặc hơn và không bị sốt.
Tình trạng tim mạch và hô hấp của ngài cũng ổn, Alfieri cho biết trong cuộc họp báo y tế đầu tiên về tình trạng của giáo hoàng kể từ cuộc họp báo hôm thứ Tư ngay sau khi Đức Giáo Hoàng tỉnh lại sau khi được gây mê.
“Ở tuổi 86, ngài không mắc bệnh lý nào” liên quan đến tim hay hệ hô hấp, Alfieri nói khi trả lời câu hỏi của các phóng viên.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đọc riêng buổi cầu nguyện trưa Chúa nhật theo truyền thống trong phòng bệnh của ngài, và các tín hữu được khuyến khích tham gia buổi cầu nguyện, Bruni nói.
Trong khi cầu nguyện riêng, Đức Phanxicô sẽ hiệp nhất “tinh thần, với tình cảm và lòng biết ơn, với các tín hữu muốn đồng hành với ngài, bất kể họ ở đâu” trong lời cầu nguyện, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản riêng.
Trong khi đó, hàng nghìn người đã đến quảng trường Thánh Phêrô để tụ họp nhằm đề cao giá trị của tình huynh đệ - một phẩm chất mà Đức Phanxicô yêu quý đến mức ngài đã viết một thông điệp về tầm quan trọng của nó vào năm 2020.
Nhưng vì Đức Phanxicô không thể nói chuyện với họ, nên một Hồng Y đã đọc bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng thừa nhận sự vắng mặt của ngài.
“Mặc dù tôi không thể trực tiếp chào đón các bạn, nhưng tôi xin chân thành chào đón và cảm ơn các bạn đã đến,” bài phát biểu được chuẩn bị sẵn bắt đầu. Những người đang lắng nghe đã nghe lời nhắc nhở từ Đức Phanxicô rằng “có khả năng trở thành anh chị em ngay cả khi chúng ta không thân thiết”
Đức Phanxicô hiện đang dưỡng bệnh trong căn hộ trên tầng 10 dành cho giáo hoàng tại Phòng khám đa khoa Gemelli.
Không có ngày nào được công bố cho việc xuất viện của ngài.
“Chúng tôi hy vọng sẽ thuyết phục được Đức Thánh Cha ở lại ít nhất trong suốt tuần tới,” Alfieri nói hôm thứ Bảy.
Alfieri cho biết bằng cách chọn dành nhiều thời gian dưỡng bệnh hơn trong bệnh viện thay vì rời đi sau một vài ngày, Đức Giáo Hoàng có thể trở lại “với công việc của mình với nhiều sức mạnh và sự an toàn hơn”.
Alfieri cũng nhắc lại lời nhận xét của mình, vài giờ sau cuộc phẫu thuật, rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không gặp phải biến chứng nào trong quá trình phẫu thuật hoặc do gây mê toàn thân.
Trong quá trình phẫu thuật, nhóm phẫu thuật đã loại bỏ chất kết dính, một loại sẹo bên trong không hiếm gặp sau cuộc phẫu thuật trước đó. Hai năm trước đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cắt bỏ một phần ruột già sau khi một đoạn ruột bị thu hẹp. Thoát vị đã được sửa chữa đã hình thành trên một vết sẹo trước đó.
Alfieri cũng đã thực hiện ca phẫu thuật ruột vào năm 2021. Khi Đức Thánh Cha phẫu thuật lần này, “Tôi đã tìm thấy những vết sẹo giống như những vết sẹo mà tôi đã tìm thấy hai năm trước,” bác sĩ phẫu thuật cho biết hôm thứ Bảy. “Khi đó, chúng không gây ra các triệu chứng.” Nhưng theo thời gian, các vết dính ngày càng gây đau đớn.
Alfieri cho biết sau ca phẫu thuật, Đức Phanxicô “không thấy đau nhiều”, đồng thời cho biết thêm rằng Đức Giáo Hoàng đang dùng thuốc giảm đau “nhẹ nhàng” “để ngài có thể thở tốt.”
Đức Thánh Cha Phanxicô có hai chuyến công du nước ngoài vào tháng 8, chuyến đầu tiên đến Bồ Đào Nha, cho một đại hội giới trẻ Công Giáo, và sau đó, vào cuối tháng đó, đến Mông Cổ, chuyến hành hương đầu tiên của một vị giáo hoàng đến quốc gia Á Châu đó.
Khi được hỏi về triển vọng của những chuyến đi vất vả đó sau cuộc phẫu thuật của mình, Alfieri cho biết Đức Thánh Cha “đã tính toán những điều này” khi quyết định tiến hành cuộc phẫu thuật vào ngày 7 tháng 6, một dấu hiệu cho thấy Đức Phanxicô cảm thấy rằng thời gian của cuộc phẫu thuật sẽ cho phép ngài theo kịp kế hoạch du lịch của mình.
Source:APPope Francis takes doctors’ advice to skip Sunday public blessing as he recovers from major surgery
Sergio Alfieri, người đã phẫu thuật cho Đức Giáo Hoàng, cũng nói với các phóng viên hôm thứ Bảy tại Phòng khám Đa khoa Gemelli ở Rome rằng các xét nghiệm máu và hình ảnh cho thấy sự hồi phục của vị giáo hoàng 86 tuổi đang diễn ra theo cách “hoàn toàn bình thường”.
Trong ca phẫu thuật kéo dài ba giờ vào hôm thứ Tư, sử dụng thuốc gây mê toàn thân, các bác sĩ đã loại bỏ vết sẹo ngày càng đau đớn do các ca phẫu thuật bụng trước đó cũng như sửa chữa thoát vị ở thành bụng bằng cách chèn một tấm lưới hỗ trợ giả.
Alfieri cho biết mặc dù sự phục hồi của Đức Phanxicô không có gì bất ổn về mặt y tế, nhưng bất kỳ nỗ lực thể chất nào khác, chẳng hạn như đứng dậy khỏi giường để di chuyển đến một chiếc ghế bành để đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật truyền thống và bình luận cho công chúng qua một liên kết video, có thể gặp rủi ro vào thời điểm này.
Trong khi Vatican cho biết hồi đầu tuần rằng Đức Phanxicô thỉnh thoảng ngồi trên ghế để đọc báo, và có thể chủ sự buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật bao gồm một bài huấn đức trong khoảng 15 phút và ban phép lành.
Lời khuyên của các bác sĩ và y tá Vatican đáng tin cậy của Đức Giáo Hoàng về việc bỏ qua buổi đọc kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật là nhằm giảm tối đa “sự căng thẳng trên thành bụng để cho phép tấm lưới cấy ghép và cơ bắp được sửa chữa lành lại một cách tối ưu,” Alfieri nói.
“Trong vài ngày tới, nếu ngài không cẩn thận trong việc chữa lành, tấm lưới có thể bị rách và ngài sẽ phải quay lại phòng mổ,” bác sĩ phẫu thuật nói.
Ông nhấn mạnh rằng: “Nếu ngài hồi phục cẩn thận, ngài sẽ khoẻ hơn” so với trước đây. “Đó là sự thận trọng mà chúng tôi đề nghị và ngài đã chấp nhận một cách khôn ngoan.”
Theo các nhân viên y tế, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chuyển từ chế độ ăn lỏng sang các thức ăn đặc hơn và không bị sốt.
Tình trạng tim mạch và hô hấp của ngài cũng ổn, Alfieri cho biết trong cuộc họp báo y tế đầu tiên về tình trạng của giáo hoàng kể từ cuộc họp báo hôm thứ Tư ngay sau khi Đức Giáo Hoàng tỉnh lại sau khi được gây mê.
“Ở tuổi 86, ngài không mắc bệnh lý nào” liên quan đến tim hay hệ hô hấp, Alfieri nói khi trả lời câu hỏi của các phóng viên.
Đức Thánh Cha Phanxicô sẽ đọc riêng buổi cầu nguyện trưa Chúa nhật theo truyền thống trong phòng bệnh của ngài, và các tín hữu được khuyến khích tham gia buổi cầu nguyện, Bruni nói.
Trong khi cầu nguyện riêng, Đức Phanxicô sẽ hiệp nhất “tinh thần, với tình cảm và lòng biết ơn, với các tín hữu muốn đồng hành với ngài, bất kể họ ở đâu” trong lời cầu nguyện, phát ngôn viên Vatican Matteo Bruni cho biết trong một tuyên bố bằng văn bản riêng.
Trong khi đó, hàng nghìn người đã đến quảng trường Thánh Phêrô để tụ họp nhằm đề cao giá trị của tình huynh đệ - một phẩm chất mà Đức Phanxicô yêu quý đến mức ngài đã viết một thông điệp về tầm quan trọng của nó vào năm 2020.
Nhưng vì Đức Phanxicô không thể nói chuyện với họ, nên một Hồng Y đã đọc bài phát biểu của Đức Giáo Hoàng thừa nhận sự vắng mặt của ngài.
“Mặc dù tôi không thể trực tiếp chào đón các bạn, nhưng tôi xin chân thành chào đón và cảm ơn các bạn đã đến,” bài phát biểu được chuẩn bị sẵn bắt đầu. Những người đang lắng nghe đã nghe lời nhắc nhở từ Đức Phanxicô rằng “có khả năng trở thành anh chị em ngay cả khi chúng ta không thân thiết”
Đức Phanxicô hiện đang dưỡng bệnh trong căn hộ trên tầng 10 dành cho giáo hoàng tại Phòng khám đa khoa Gemelli.
Không có ngày nào được công bố cho việc xuất viện của ngài.
“Chúng tôi hy vọng sẽ thuyết phục được Đức Thánh Cha ở lại ít nhất trong suốt tuần tới,” Alfieri nói hôm thứ Bảy.
Alfieri cho biết bằng cách chọn dành nhiều thời gian dưỡng bệnh hơn trong bệnh viện thay vì rời đi sau một vài ngày, Đức Giáo Hoàng có thể trở lại “với công việc của mình với nhiều sức mạnh và sự an toàn hơn”.
Alfieri cũng nhắc lại lời nhận xét của mình, vài giờ sau cuộc phẫu thuật, rằng Đức Thánh Cha Phanxicô không gặp phải biến chứng nào trong quá trình phẫu thuật hoặc do gây mê toàn thân.
Trong quá trình phẫu thuật, nhóm phẫu thuật đã loại bỏ chất kết dính, một loại sẹo bên trong không hiếm gặp sau cuộc phẫu thuật trước đó. Hai năm trước đó, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cắt bỏ một phần ruột già sau khi một đoạn ruột bị thu hẹp. Thoát vị đã được sửa chữa đã hình thành trên một vết sẹo trước đó.
Alfieri cũng đã thực hiện ca phẫu thuật ruột vào năm 2021. Khi Đức Thánh Cha phẫu thuật lần này, “Tôi đã tìm thấy những vết sẹo giống như những vết sẹo mà tôi đã tìm thấy hai năm trước,” bác sĩ phẫu thuật cho biết hôm thứ Bảy. “Khi đó, chúng không gây ra các triệu chứng.” Nhưng theo thời gian, các vết dính ngày càng gây đau đớn.
Alfieri cho biết sau ca phẫu thuật, Đức Phanxicô “không thấy đau nhiều”, đồng thời cho biết thêm rằng Đức Giáo Hoàng đang dùng thuốc giảm đau “nhẹ nhàng” “để ngài có thể thở tốt.”
Đức Thánh Cha Phanxicô có hai chuyến công du nước ngoài vào tháng 8, chuyến đầu tiên đến Bồ Đào Nha, cho một đại hội giới trẻ Công Giáo, và sau đó, vào cuối tháng đó, đến Mông Cổ, chuyến hành hương đầu tiên của một vị giáo hoàng đến quốc gia Á Châu đó.
Khi được hỏi về triển vọng của những chuyến đi vất vả đó sau cuộc phẫu thuật của mình, Alfieri cho biết Đức Thánh Cha “đã tính toán những điều này” khi quyết định tiến hành cuộc phẫu thuật vào ngày 7 tháng 6, một dấu hiệu cho thấy Đức Phanxicô cảm thấy rằng thời gian của cuộc phẫu thuật sẽ cho phép ngài theo kịp kế hoạch du lịch của mình.
Source:AP
Điều gì xảy ra liên quan đến quyền bính Giáo Hoàng khi một vị giáo hoàng bất tỉnh?
Đặng Tự Do
19:39 10/06/2023
Ca phẫu thuật kéo dài ba tiếng đồng hồ của Đức Thánh Cha Phanxicô hôm thứ Tư đã đặt ra câu hỏi về điều gì sẽ xảy ra với quyền bính Giáo Hoàng khi một vị giáo hoàng bất tỉnh hoặc mất năng lực và không thể lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo.
Câu trả lời: không có gì cả.
Trong khi nhiều quốc gia quy định việc chuyển giao quyền lực khi một nguyên thủ quốc gia mất năng lực và Vatican có các quy tắc quản trị khi một giáo hoàng từ chức hoặc qua đời, thì không có quy định nào áp dụng cho một giáo hoàng bị ốm, bất tỉnh hoặc nhập viện.
Nói cách khác, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn là giáo hoàng, hoàn toàn chịu trách nhiệm điều hành Vatican và Giáo Hội Công Giáo vững mạnh với 1,3 tỷ người, ngay cả khi đang được gây mê toàn thân và trải qua cuộc phẫu thuật để sửa chữa chứng thoát vị ở thành bụng. Vatican cho biết không có biến chứng nào và ngài dự kiến sẽ phải nằm bệnh viện trong suốt tuần tới
Hồng Y Nhiếp Chính không tiếp quản công việc của Đức Giáo Hoàng. Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng không.
Geraldina Boni, giáo sư giáo luật tại Đại học Bologna và là cố vấn cho văn phòng pháp lý của Vatican cho biết: “Một thời gian ngắn trở ngại không tạo ra bất kỳ vấn đề gì. Bộ máy giáo triều tiến hành bình thường với sự quản lý bình thường.”
Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã ra ngoài vào hôm thứ Tư, chủ trì lễ khánh thành một trung tâm thông tin dành cho những người hành hương đến Rôma trong Năm Thánh 2025. Ngay sau khi Đức Phanxicô được đưa vào bệnh viện, bản tin buổi trưa hàng ngày của Vatican xuất hiện với việc bổ nhiệm giám mục mới của Đức Phanxicô.
Linh mục Filippo Di Giacomo, một chuyên gia và nhà bình luận về giáo luật cho biết: “Giáo hoàng tiếp tục hành động, ngay cả khi đang ở trong bệnh viện. Ngay cả khi ngài phải đối mặt với những khoảnh khắc đau đớn như thế này, sức mạnh của ngài vẫn hoạt động trong những người nhận được sức mạnh gián tiếp từ ngài.”
Giáo luật có các điều khoản về trường hợp một giám mục bị ốm và không thể điều hành giáo phận của mình, nhưng không có điều khoản nào dành cho Đức Giáo Hoàng. Điều 412 nói rằng một giáo phận có thể bị tuyên bố là “bị ngăn trở” nếu giám mục của giáo phận đó — do “bị giam cầm, trục xuất, lưu đày hoặc mất năng lực” — không thể hoàn thành các chức năng mục vụ của mình. Trong những trường hợp như vậy, công việc điều hành hàng ngày của giáo phận chuyển sang cho một Giám Mục Phụ Tá, một cha tổng đại diện hoặc một người nào khác.
Mặc dù Đức Phanxicô là giám mục của Rôma, nhưng không có điều khoản rõ ràng nào dành cho Đức Giáo Hoàng nếu ngài bị “cản trở” tương tự. Giáo luật 335 tuyên bố một cách đơn giản rằng khi Tòa Thánh trống tòa hoặc bị hoàn toàn cản trở, thì không được thay đổi gì trong sự quản trị Giáo Hội phổ quát; nhưng phải tuân hành những luật lệ đặc biệt đã dự liệu cho những hoàn cảnh ấy. Nhưng điều 335 không nói rõ ý nghĩa của việc Tòa thánh bị “cản trở hoàn toàn” hoặc những điều khoản nào có thể có hiệu lực nếu điều đó xảy ra.
Gần đây, một nhóm luật sư đã đề xuất các quy tắc để lấp đầy khoảng trống lập pháp đó. Họ muốn xây dựng các quy định mới liên quan đến một giáo hoàng đã nghỉ hưu cũng như các quy tắc áp dụng khi một giáo hoàng không thể cai quản, tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Boni, một trong những người tổ chức sáng kiến, cho biết: “Nếu tình trạng của một giáo hoàng hoàn toàn mất năng lực diễn ra trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, thì rõ ràng điều này sẽ gây ra tác hại lớn cho Giáo Hội và lợi ích của các linh hồn. Chúng ta cần các quy tắc xác định rõ ràng để giải quyết các vấn đề không thể trì hoãn lâu dài.”
Bộ quy tắc đề xuất dài 8 trang giải thích rằng với những tiến bộ y tế, hoàn toàn có khả năng đến một lúc nào đó, một giáo hoàng sẽ còn sống nhưng không thể cai trị. Những người chủ trương lập luận rằng Giáo Hội phải đưa ra tuyên bố về một “sự nhìn thấy hoàn toàn bị cản trở” và việc chuyển giao quyền lực vì lợi ích của Giáo Hội.
Theo các quy tắc được đề xuất, việc quản trị Giáo Hội phổ quát sẽ được chuyển cho Hồng Y đoàn. Trong trường hợp có trở ngại tạm thời, họ sẽ thành lập một ủy ban để điều hành, với các cuộc kiểm tra y tế định kỳ sáu tháng một lần để xác định tình trạng của Đức Giáo Hoàng.
“Nếu, với tất cả các bảo đảm và thủ tục có thể được xác định, người ta xác minh được rằng Tòa thánh bị cản trở bởi một tình trạng mất năng lực nhất định, vĩnh viễn và không thể chữa khỏi của một Giáo Hoàng, thì cần phải tiến hành bầu chọn người kế vị ông ấy,” Boni nói.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phanxicô đang tiến hành các đề xuất nhằm lấp đầy lỗ hổng lập pháp như Tu chính án thứ 25 đã lấp đầy ở Hoa Kỳ - liên quan đến việc giám sát chuyển giao quyền lực trong trường hợp một tổng thống qua đời hoặc mất khả năng lao động.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã tiết lộ rằng ngài đã viết một lá thư từ chức nếu ngài trở nên mất khả năng vì lý do y tế. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 với tờ ABC của Tây Ban Nha, Đức Phanxicô cho biết từ rất sớm trong triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã trao bức thư cho Đức Hồng Y Tarcisio Bertone khi đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhưng không biết chuyện gì đã xảy ra sau đó.
Hiện tại, trừ khi lá thư của ngài đáp ứng các yêu cầu pháp lý, quyền bính của Đức Giáo Hoàng sẽ chỉ đổi chủ nếu ngài qua đời hoặc từ chức. Vào thời điểm đó, một loạt các nghi thức bắt đầu diễn ra để điều chỉnh “thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng” – là khoảng thời gian giữa sự kết thúc của một triều đại giáo hoàng và cuộc bầu chọn giáo hoàng mới.
Trong thời kỳ đó, được gọi là “sedevace,” hay “trống tòa”, Đức Hồng Y Nhiếp Chính, điều hành công việc hành chính và tài chính của Tòa thánh. Vị trí này hiện do Đức Hồng Y Kevin Farrell, người đứng đầu Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống của Vatican, nắm giữ. Nhưng ngài không có vai trò hoặc nhiệm vụ nào nếu Đức Giáo Hoàng chỉ bị ốm hoặc mất khả năng.
Năm 1965, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã viết thư cho niên trưởng Hồng Y đoàn đưa ra giả thuyết rằng nếu ngài bị ốm nặng, niên trưởng và các Hồng Y khác nên chấp nhận đơn từ chức của ông.
Trong một lá thư được công bố năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nêu ra trường hợp một căn bệnh “được cho là không thể chữa khỏi hoặc phải chữa trong một thời gian dài và khiến chúng tôi không thể thi hành đầy đủ các chức năng của thánh chức tông đồ”.
Bức thư không bao giờ được viện dẫn, vì Thánh Phaolô đã sống thêm 13 năm nữa và qua đời trong khi tại vị.
Nhưng các chuyên gia nói rằng bức thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục dường như chưa từng được sử dụng vì giáo luật hiện hành yêu cầu việc từ chức của giáo hoàng phải được “biểu thị một cách tự do và hợp lệ” - như trường hợp khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tuyên bố thoái vị vào năm 2013.
Source:APWhat happens to papal power when a pope is unconscious? Nothing
Câu trả lời: không có gì cả.
Trong khi nhiều quốc gia quy định việc chuyển giao quyền lực khi một nguyên thủ quốc gia mất năng lực và Vatican có các quy tắc quản trị khi một giáo hoàng từ chức hoặc qua đời, thì không có quy định nào áp dụng cho một giáo hoàng bị ốm, bất tỉnh hoặc nhập viện.
Nói cách khác, Đức Thánh Cha Phanxicô vẫn là giáo hoàng, hoàn toàn chịu trách nhiệm điều hành Vatican và Giáo Hội Công Giáo vững mạnh với 1,3 tỷ người, ngay cả khi đang được gây mê toàn thân và trải qua cuộc phẫu thuật để sửa chữa chứng thoát vị ở thành bụng. Vatican cho biết không có biến chứng nào và ngài dự kiến sẽ phải nằm bệnh viện trong suốt tuần tới
Hồng Y Nhiếp Chính không tiếp quản công việc của Đức Giáo Hoàng. Hồng Y Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh cũng không.
Geraldina Boni, giáo sư giáo luật tại Đại học Bologna và là cố vấn cho văn phòng pháp lý của Vatican cho biết: “Một thời gian ngắn trở ngại không tạo ra bất kỳ vấn đề gì. Bộ máy giáo triều tiến hành bình thường với sự quản lý bình thường.”
Quốc vụ khanh Vatican, Đức Hồng Y Pietro Parolin, đã ra ngoài vào hôm thứ Tư, chủ trì lễ khánh thành một trung tâm thông tin dành cho những người hành hương đến Rôma trong Năm Thánh 2025. Ngay sau khi Đức Phanxicô được đưa vào bệnh viện, bản tin buổi trưa hàng ngày của Vatican xuất hiện với việc bổ nhiệm giám mục mới của Đức Phanxicô.
Linh mục Filippo Di Giacomo, một chuyên gia và nhà bình luận về giáo luật cho biết: “Giáo hoàng tiếp tục hành động, ngay cả khi đang ở trong bệnh viện. Ngay cả khi ngài phải đối mặt với những khoảnh khắc đau đớn như thế này, sức mạnh của ngài vẫn hoạt động trong những người nhận được sức mạnh gián tiếp từ ngài.”
Giáo luật có các điều khoản về trường hợp một giám mục bị ốm và không thể điều hành giáo phận của mình, nhưng không có điều khoản nào dành cho Đức Giáo Hoàng. Điều 412 nói rằng một giáo phận có thể bị tuyên bố là “bị ngăn trở” nếu giám mục của giáo phận đó — do “bị giam cầm, trục xuất, lưu đày hoặc mất năng lực” — không thể hoàn thành các chức năng mục vụ của mình. Trong những trường hợp như vậy, công việc điều hành hàng ngày của giáo phận chuyển sang cho một Giám Mục Phụ Tá, một cha tổng đại diện hoặc một người nào khác.
Mặc dù Đức Phanxicô là giám mục của Rôma, nhưng không có điều khoản rõ ràng nào dành cho Đức Giáo Hoàng nếu ngài bị “cản trở” tương tự. Giáo luật 335 tuyên bố một cách đơn giản rằng khi Tòa Thánh trống tòa hoặc bị hoàn toàn cản trở, thì không được thay đổi gì trong sự quản trị Giáo Hội phổ quát; nhưng phải tuân hành những luật lệ đặc biệt đã dự liệu cho những hoàn cảnh ấy. Nhưng điều 335 không nói rõ ý nghĩa của việc Tòa thánh bị “cản trở hoàn toàn” hoặc những điều khoản nào có thể có hiệu lực nếu điều đó xảy ra.
Gần đây, một nhóm luật sư đã đề xuất các quy tắc để lấp đầy khoảng trống lập pháp đó. Họ muốn xây dựng các quy định mới liên quan đến một giáo hoàng đã nghỉ hưu cũng như các quy tắc áp dụng khi một giáo hoàng không thể cai quản, tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Boni, một trong những người tổ chức sáng kiến, cho biết: “Nếu tình trạng của một giáo hoàng hoàn toàn mất năng lực diễn ra trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm, thì rõ ràng điều này sẽ gây ra tác hại lớn cho Giáo Hội và lợi ích của các linh hồn. Chúng ta cần các quy tắc xác định rõ ràng để giải quyết các vấn đề không thể trì hoãn lâu dài.”
Bộ quy tắc đề xuất dài 8 trang giải thích rằng với những tiến bộ y tế, hoàn toàn có khả năng đến một lúc nào đó, một giáo hoàng sẽ còn sống nhưng không thể cai trị. Những người chủ trương lập luận rằng Giáo Hội phải đưa ra tuyên bố về một “sự nhìn thấy hoàn toàn bị cản trở” và việc chuyển giao quyền lực vì lợi ích của Giáo Hội.
Theo các quy tắc được đề xuất, việc quản trị Giáo Hội phổ quát sẽ được chuyển cho Hồng Y đoàn. Trong trường hợp có trở ngại tạm thời, họ sẽ thành lập một ủy ban để điều hành, với các cuộc kiểm tra y tế định kỳ sáu tháng một lần để xác định tình trạng của Đức Giáo Hoàng.
“Nếu, với tất cả các bảo đảm và thủ tục có thể được xác định, người ta xác minh được rằng Tòa thánh bị cản trở bởi một tình trạng mất năng lực nhất định, vĩnh viễn và không thể chữa khỏi của một Giáo Hoàng, thì cần phải tiến hành bầu chọn người kế vị ông ấy,” Boni nói.
Không có dấu hiệu nào cho thấy Đức Phanxicô đang tiến hành các đề xuất nhằm lấp đầy lỗ hổng lập pháp như Tu chính án thứ 25 đã lấp đầy ở Hoa Kỳ - liên quan đến việc giám sát chuyển giao quyền lực trong trường hợp một tổng thống qua đời hoặc mất khả năng lao động.
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha Phanxicô gần đây đã tiết lộ rằng ngài đã viết một lá thư từ chức nếu ngài trở nên mất khả năng vì lý do y tế. Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12 với tờ ABC của Tây Ban Nha, Đức Phanxicô cho biết từ rất sớm trong triều đại giáo hoàng của mình, ngài đã trao bức thư cho Đức Hồng Y Tarcisio Bertone khi đó là Quốc Vụ Khanh Tòa Thánh nhưng không biết chuyện gì đã xảy ra sau đó.
Hiện tại, trừ khi lá thư của ngài đáp ứng các yêu cầu pháp lý, quyền bính của Đức Giáo Hoàng sẽ chỉ đổi chủ nếu ngài qua đời hoặc từ chức. Vào thời điểm đó, một loạt các nghi thức bắt đầu diễn ra để điều chỉnh “thời kỳ trống ngôi Giáo Hoàng” – là khoảng thời gian giữa sự kết thúc của một triều đại giáo hoàng và cuộc bầu chọn giáo hoàng mới.
Trong thời kỳ đó, được gọi là “sedevace,” hay “trống tòa”, Đức Hồng Y Nhiếp Chính, điều hành công việc hành chính và tài chính của Tòa thánh. Vị trí này hiện do Đức Hồng Y Kevin Farrell, người đứng đầu Bộ Giáo dân, Gia đình và Cuộc sống của Vatican, nắm giữ. Nhưng ngài không có vai trò hoặc nhiệm vụ nào nếu Đức Giáo Hoàng chỉ bị ốm hoặc mất khả năng.
Năm 1965, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục đã viết thư cho niên trưởng Hồng Y đoàn đưa ra giả thuyết rằng nếu ngài bị ốm nặng, niên trưởng và các Hồng Y khác nên chấp nhận đơn từ chức của ông.
Trong một lá thư được công bố năm 2018, Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục nêu ra trường hợp một căn bệnh “được cho là không thể chữa khỏi hoặc phải chữa trong một thời gian dài và khiến chúng tôi không thể thi hành đầy đủ các chức năng của thánh chức tông đồ”.
Bức thư không bao giờ được viện dẫn, vì Thánh Phaolô đã sống thêm 13 năm nữa và qua đời trong khi tại vị.
Nhưng các chuyên gia nói rằng bức thư của Đức Giáo Hoàng Phaolô Đệ Lục dường như chưa từng được sử dụng vì giáo luật hiện hành yêu cầu việc từ chức của giáo hoàng phải được “biểu thị một cách tự do và hợp lệ” - như trường hợp khi Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI tuyên bố thoái vị vào năm 2013.
Source:AP
Sudan khổ đau triền miên: Chỉ có Chúa mới giúp được! Một chứng từ của một nhà truyền giáo Salêdiêng
Thanh Quảng sdb
23:09 10/06/2023
Sudan khổ đau triền miên: Chỉ có Chúa mới giúp được! Một chứng từ của một nhà truyền giáo Salêdiêng
Khartoum (Agenzia Fides) - "Chỉ có Thiên Chúa mới can thiệp giúp người dân đất nước này vượt qua tình hình hỗn mang hiện tại". Đối mặt với cuộc xung đột bùng nổ ở Sudan vào ngày 15 tháng 4, và tuy có những thông báo về các thỏa thuận và lệnh ngừng bắn; nhưng tất cả chỉ lời suông vô hiệu!
Đó là lời của Cha Zobinou Komlan Hubert, một cha Salêdiêng người Togo, chánh xứ của nhà thờ Thánh Giuse ở Kalakla, thuộc tổng giáo phận Khartoum, cách thủ đô 15 km về phía nam. Ngài là nhân chứng của sự leo thang chiến tranh, khiến hàng ngàn người bị thương, chết và mất mát nhà cửa.
Cha Zobinou cho biết tình hình ngày càng trở nên tồi tệ do giá lương thực tăng cao và tình trạng thiếu nước và điện. Hàng ngày chúng tôi chỉ có thể tín thác vào Chúa và khấn xin Người ban hòa bình đất nước Sudan". (AP) (Agenzia Fides, 6/10/2023)
Khartoum (Agenzia Fides) - "Chỉ có Thiên Chúa mới can thiệp giúp người dân đất nước này vượt qua tình hình hỗn mang hiện tại". Đối mặt với cuộc xung đột bùng nổ ở Sudan vào ngày 15 tháng 4, và tuy có những thông báo về các thỏa thuận và lệnh ngừng bắn; nhưng tất cả chỉ lời suông vô hiệu!
Đó là lời của Cha Zobinou Komlan Hubert, một cha Salêdiêng người Togo, chánh xứ của nhà thờ Thánh Giuse ở Kalakla, thuộc tổng giáo phận Khartoum, cách thủ đô 15 km về phía nam. Ngài là nhân chứng của sự leo thang chiến tranh, khiến hàng ngàn người bị thương, chết và mất mát nhà cửa.
Cha Zobinou cho biết tình hình ngày càng trở nên tồi tệ do giá lương thực tăng cao và tình trạng thiếu nước và điện. Hàng ngày chúng tôi chỉ có thể tín thác vào Chúa và khấn xin Người ban hòa bình đất nước Sudan". (AP) (Agenzia Fides, 6/10/2023)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Buổi trình diễn của Đoàn Văn Nghệ Dân Tộc giáo xứ Đức Mẹ La Vang dành cho giới trẻ
Thái Phạm
08:47 10/06/2023
Phóng sự hình ảnh Đại hội Ngày Thánh Thể XIV tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm ở Kerens TX
Trần Mạnh Trác
10:24 10/06/2023
Xem hình ảnh
Năm nay lúc đầu hè sau khi các em học sinh vừa thôi học, thì các lễ Chuá nhật cuả giáo xứ chúng tôi bỗng vắng đi một nửa!
Qua các trang xã hội, chúng tôi khám phá ra rằng những người vắng mặt đều đi vacation cả, họ mang theo gia đình và đi rất xa: qua California, Florida... tới tận Âu châu, mãi bên Á châu, trong đó kể cả việc về thăm Việt Nam cố hương...
Sau 3 năm bị trói buộc vì Covid thì có lẽ đây là dịp xổng chuồng cho mọi người phóng ra ‘bốn phương tám hướng’ để ‘hít thở xả hơi’, đồng thời tiện dịp nối lại những ‘thâm tình’ và những ‘khúc ruột ngàn dặm’ xa xôi.
Chính vì thế mà vé máy bay muà hè này có giá mắc cắt cổ, mà đã thế, tin tức hàng ngày còn cho biết có nhiều hành khách than thở đã bị đối xử rẻ rúm như rơm như rác!
Tội lỗi này không chỉ là do các hãng máy bay cuả ‘bọn Tư Bản Âu Mỹ’ thôi đâu, mà các hãng máy bay cuả các nước ‘anh em Xã Hội Chủ Nghĩa’ lại còn có giá ‘độc địa’ hơn!
Đúng là ‘tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa’...hết nạn Covid thì tới nạn ‘con buôn bắt nạt’.
...
Nhưng cũng có nhiều người đi xa bằng phương tiện cá nhân vừa rẻ lại vừa thảnh thơi: đó là những ‘bà con cô bác’ đi tham dự đại hội 3 ngày tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm ở vùng đồng quê Kerens Texas.
Đại hội ‘Ngày Thánh Thể XIV’ đã được khai mạc thứ Năm vừa qua dưới một bầu trời có ‘mây giăng giăng’ và trong một bầu không khí mát mẻ khác thường so với sự nóng bức ‘bình thường’ cuả những muà hè Texas.
Nhiều người đã ra cầu nguyện lâu giờ ở ngoài ‘công viên Thánh Biển Đức’ hoặc đi tản bộ hóng gió trên các chặng đường Thánh Giá bao quanh khu vực hành hương.
Năm nay số người tham dự có thể sẽ vượt mức kỷ lục, đó là xét theo số xe trailers đã cắm lều ‘gần chật’ trong các khu rừng mát mẻ cuả đan viện vào thời điểm cuối ngày thứ Năm, và xét theo số người đã đặt ‘ghế bố’ (do đan viện cung cấp) để ngủ qua đêm trong các hội trường luôn có ‘điều hoà không khí’.
Họ tới từ Oklahoma, Louisiana và Alabama...đó là không kể những người ở các thành phố gần (khoảng 2 giờ xe) như Dallas, Arlington, Ft Worth, Austin, Houston.
Buổi lễ khai mạc đã được diễn ra một cách long trọng do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, phụ tá GM Toronto từ Canada sang. Thánh lễ đầu tiên nàylà lễ biệt kính Thánh Cả Giuse, bổn mạng cuả Giáo Hội hoàn vũ và cũng là bổn mạng cuả Giáo Hội Việt Nam. Vị LM giảnh lễ là Cha Joseph Vũ Đảo, SVD.
Mở đầu buổi lễ, vị tân Viện trưởng, Lm. Mát-thêu Gẫm Nguyễn Đình Dâng, OSB, đã tuyên bố chính thức khai mạc Đại hội 3 ngày là Ngày Thánh Thể XIV.
Năm nay lúc đầu hè sau khi các em học sinh vừa thôi học, thì các lễ Chuá nhật cuả giáo xứ chúng tôi bỗng vắng đi một nửa!
Qua các trang xã hội, chúng tôi khám phá ra rằng những người vắng mặt đều đi vacation cả, họ mang theo gia đình và đi rất xa: qua California, Florida... tới tận Âu châu, mãi bên Á châu, trong đó kể cả việc về thăm Việt Nam cố hương...
Sau 3 năm bị trói buộc vì Covid thì có lẽ đây là dịp xổng chuồng cho mọi người phóng ra ‘bốn phương tám hướng’ để ‘hít thở xả hơi’, đồng thời tiện dịp nối lại những ‘thâm tình’ và những ‘khúc ruột ngàn dặm’ xa xôi.
Chính vì thế mà vé máy bay muà hè này có giá mắc cắt cổ, mà đã thế, tin tức hàng ngày còn cho biết có nhiều hành khách than thở đã bị đối xử rẻ rúm như rơm như rác!
Tội lỗi này không chỉ là do các hãng máy bay cuả ‘bọn Tư Bản Âu Mỹ’ thôi đâu, mà các hãng máy bay cuả các nước ‘anh em Xã Hội Chủ Nghĩa’ lại còn có giá ‘độc địa’ hơn!
Đúng là ‘tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa’...hết nạn Covid thì tới nạn ‘con buôn bắt nạt’.
...
Nhưng cũng có nhiều người đi xa bằng phương tiện cá nhân vừa rẻ lại vừa thảnh thơi: đó là những ‘bà con cô bác’ đi tham dự đại hội 3 ngày tại đan viện Biển Đức Thiên Tâm ở vùng đồng quê Kerens Texas.
Đại hội ‘Ngày Thánh Thể XIV’ đã được khai mạc thứ Năm vừa qua dưới một bầu trời có ‘mây giăng giăng’ và trong một bầu không khí mát mẻ khác thường so với sự nóng bức ‘bình thường’ cuả những muà hè Texas.
Nhiều người đã ra cầu nguyện lâu giờ ở ngoài ‘công viên Thánh Biển Đức’ hoặc đi tản bộ hóng gió trên các chặng đường Thánh Giá bao quanh khu vực hành hương.
Năm nay số người tham dự có thể sẽ vượt mức kỷ lục, đó là xét theo số xe trailers đã cắm lều ‘gần chật’ trong các khu rừng mát mẻ cuả đan viện vào thời điểm cuối ngày thứ Năm, và xét theo số người đã đặt ‘ghế bố’ (do đan viện cung cấp) để ngủ qua đêm trong các hội trường luôn có ‘điều hoà không khí’.
Họ tới từ Oklahoma, Louisiana và Alabama...đó là không kể những người ở các thành phố gần (khoảng 2 giờ xe) như Dallas, Arlington, Ft Worth, Austin, Houston.
Buổi lễ khai mạc đã được diễn ra một cách long trọng do Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn Mạnh Hiếu, phụ tá GM Toronto từ Canada sang. Thánh lễ đầu tiên nàylà lễ biệt kính Thánh Cả Giuse, bổn mạng cuả Giáo Hội hoàn vũ và cũng là bổn mạng cuả Giáo Hội Việt Nam. Vị LM giảnh lễ là Cha Joseph Vũ Đảo, SVD.
Mở đầu buổi lễ, vị tân Viện trưởng, Lm. Mát-thêu Gẫm Nguyễn Đình Dâng, OSB, đã tuyên bố chính thức khai mạc Đại hội 3 ngày là Ngày Thánh Thể XIV.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Lý lẽ bênh vực Chúa Kitô, Chương Mười Một: Bằng chứng Y khoa, tiếp theo
Vũ Văn An
20:08 10/06/2023
Nguyên nhân cái chết
Metherell đã trình bầy được trọng điểm của ông, một cách hoạ hình, về nỗi đau đớn phải chịu khi diễn trình đóng đinh bắt đầu. Nhưng tôi cần biết cuối cùng điều gì khiến nạn nhân bị đóng đinh chết, bởi vì đó là vấn đề mấu chốt trong việc xác định liệu cái chết có thể được làm giả hay né tránh hay không. Vì vậy, tôi đặt câu hỏi trực tiếp về nguyên nhân cái chết cho Metherell.
Ông trả lời, "Một khi một người bị treo trong vị trí thẳng đứng, thì việc đóng đinh, trong căn bản, là một cái chết từ từ một cách đau đớn do ngạt thở. Nguyên nhân là do các bắp thịt và hoành cách mô bị căng thẳng. Đưa ngực vào vị trí hít vào; trong căn bản, để thở ra, cá nhân phải chống chân lên để sự căng cơ sẽ giảm bớt trong giây lát. Khi làm như vậy, chiếc đinh sẽ xé toạc bàn chân, cuối cùng sẽ khóa chặt vào xương cổ chân.
“Sau khi cố gắng thở ra, người đó sẽ có thể thư giãn và hít vào một hơi khác. Một lần nữa, họ phải đẩy mình lên để thở ra, cào tấm lưng đẫm máu của mình vào gỗ thô của cây thánh giá. Điều này sẽ tiếp diễn cho đến khi hoàn toàn kiệt sức, và người đó sẽ không thể chống đẩy và thở được nữa.
“Khi người này thở chậm lại, họ rơi vào tình trạng được gọi là nhiễm axít hô hấp [respiratory acidosis] - carbon dioxide trong máu được hòa tan dưới dạng axit carbonic, khiến độ axit của máu tăng lên. Điều này cuối cùng dẫn đến nhịp tim không đều. Thực thế, với trái tim đập thất thường, hẳn Chúa Giêsu biết rằng Người đang ở vào lúc chết, đó là lúc Người nói: 'Lạy Chúa, con xin phó linh hồn con trong tay Ngài'. Và sau đó Người chết vì ngừng tim.”
Đó là lời giải thích rõ ràng nhất mà tôi từng nghe về cái chết do bị đóng đinh – nhưng Metherell thì chưa nói hết.
“Ngay cả trước khi Người chết – và điều này cũng quan trọng – cú kích sốc giảm thể tích máu sẽ gây ra nhịp tim nhanh kéo dài, một điều có thể góp phần gây ra suy tim, dẫn đến sự tích tụ chất lỏng trong màng xung quanh tim, được gọi là tràn dịch ngoại tâm mạc [pericardia effusion], cũng như xung quanh phổi, được gọi là tràn dịch màng phổi [pleural effusion].
“Tại sao điều đó quan trọng?”
"Vì điều xảy ra khi người lính La Mã đến và biết chắc Chúa Giêsu đã chết, xác nhận điều đó bằng cách đâm một ngọn giáo vào bên phải của Người. Có lẽ đó là phía bên phải của Người; điều đó không chắc chắn, nhưng theo mô tả thì có lẽ là bên phải, giữa các xương sườn.
"Ngọn giáo rõ ràng đã xuyên qua phổi phải và đi vào tim, vì vậy khi ngọn giáo được rút ra, một số chất lỏng - tràn dịch màng ngoài tim và tràn dịch màng phổi - chảy ra ngoài. Chất này sẽ có dạng một chất lỏng trong suốt, giống như nước, theo sau bởi một lượng lớn máu, như nhân chứng Gioan đã mô tả trong Tin Mừng của ngài."
Gioan có lẽ không biết tại sao ngài lại thấy cả máu và chất lỏng trong suốt chảy ra - chắc chắn đó không phải là điều mà một người chưa qua đào tạo như ngài có thể dự ứng được. Tuy nhiên, mô tả của Gioan phù hợp với những gì y học hiện đại mong đợi xảy ra. Thoạt đầu, điều này dường như tạo sự khả tín cho việc làm nhân chứng của Gioan; tuy nhiên, dường như có một thiếu sót lớn trong những điều này.
Tôi rút cuốn Kinh thánh của tôi ra và giở đến Goan 19:34, tôi nói, "Khoan đã, thưa bác sĩ". Khi ông đọc kỹ những gì Gioan viết, ngài thấy 'máu và nước' chảy ra; ngài cố ý sắp xếp các chữ theo thứ tự đó. Nhưng theo ông, chất lỏng trong suốt chảy ra trước. Vì vậy, có một sự khác biệt đáng kể ở đây."
Metherell cười khẩy, trả lời, "Tôi không phải là một học giả Hy Lạp, nhưng theo những người như vậy, thứ tự các chữ trong tiếng Hy Lạp cổ thời được xác định không nhất thiết theo trình tự mà theo sự nổi bật. Điều này có nghĩa là vì có nhiều máu hơn nước, nên Gioan đề cập đến máu trước."
Tôi thừa nhận quan điểm này nhưng ghi nhớ trong đầu để tự xác nhận sau. Tôi nói, "Tình trạng của Chúa Giêsu, đến lúc này, ra sao?"
Metherell nhìn chằm chằm vào mắt tôi. Ông trả lời một cách có thẩm quyền, "Hoàn toàn không có nghi ngờ gì về việc Chúa Giêsu đã chết."
Trả lời những kẻ hoài nghi
Lời quả quyết của bác sĩ Metherell xem ra đã được bằng chứng nâng đỡ. Nhưng vẫn còn một số chi tiết mà tôi muốn đề cập đến – cũng như ít nhất có một điểm yếu trong lời tường thuật của ông rất có thể làm suy yếu độ đáng tin của lời tường thuật trong Kinh thánh.
Tôi nói, "Các sách Tin Mừng nói rằng các binh lính đập ống chân hai tội nhân cùng bị đóng đinh với Chúa Giêsu. Tại sao họ lại làm như vậy?"
"Nếu họ muốn đẩy nhanh cái chết - và với việc sắp đến ngày Sabát và Lễ Vượt Qua, các nhà lãnh đạo Do Thái chắc chắn muốn hoàn thành việc này trước khi mặt trời lặn - người La Mã sẽ sử dụng chiếc trục thép của một ngọn giáo ngắn La Mã để đập bể xương cẳng chân của nạn nhân. Điều này sẽ khiến nạn nhân không thể chống chân lên để có thể thở và tử vong do ngạt thở sẽ xảy ra trong vài phút.
“Tất nhiên, chúng ta được biết trong Tân Ước rằng chân của Chúa Giêsu không bị đập bể, bởi vì những người lính đã xác định là Người đã chết, và họ chỉ dùng giáo để xác nhận điều đó. Điều này làm ứng nghiệm một lời tiên tri khác trong Cựu ước về Đấng Mêxia, đó là xương của Người sẽ không bị đập bể.”
Một lần nữa, tôi lại nhẩy vô, nói, “Một số người cố gắng hoài nghi các trình thuật của Tin Mừng bằng cách tấn công câu truyện đóng đinh. Thí dụ, một bài báo trên Tạp chí Thần học Harvard đã kết luận nhiều năm trước rằng ít có 'bằng chứng cho thấy bàn chân của một người bị đóng đinh bị đinh đâm thâu qua'. Thay vào đó, bài báo cho biết, 'tay và chân của nạn nhân bị trói vào thập tự giá bằng dây thừng.' (9) Há ông không thể thừa nhận rằng điều này nêu ra vấn nạn về độ khả tín của lời tường thuật trong Tân Ước hay sao?"
Bác sĩ Metherell dịch về phía trước cho tới lúc ông ngồi cạnh chiếc ghế, ông nói, “không, vì khoa khảo cổ nay đã xác định rằng việc sử dụng đinh đúng với lịch sử - mặc dù tôi chắc chắn thừa nhận rằng đôi khi người ta cũng sử dụng dây thừng."
"Đâu là bằng chứng?"
"Năm 1968, các nhà khảo cổ ở Giêrusalem đã tìm thấy hài cốt của khoảng ba chục người Do Thái đã chết trong cuộc nổi dậy chống La Mã vào khoảng năm 70 sau Công nguyên. Một nạn nhân, tên rõ ràng là Yohanan, đã bị đóng đinh. Và chắc chắn, họ đã tìm thấy một chiếc đinh dài bảy inch vẫn còn đóng vào chân anh ta, với những mảnh gỗ ô liu nhỏ từ cây thập giá vẫn còn dính vào. Đây là một xác nhận khảo cổ tuyệt vời về một chi tiết quan trọng trong mô tả của Tin Mừng về việc đóng đinh.
Tôi nghĩ rất đúng. Tuy nhiên, tôi vẫn nhấn mạnh, "Nhưng một điểm tranh cãi khác liên quan đến tài chuyên môn của người La Mã trong việc xác định Chúa Giêsu đã chết hay chưa. Những người này hiểu biết rất thô sơ về y khoa và giải phẫu học, v.v. - làm sao chúng ta biết họ không nhầm khi tuyên bố rằng Chúa Giêsu không còn sống nữa?"
“Tôi đồng ý với ông những binh lính này không học trường y khoa nào. Nhưng ông nên nhớ rằng họ là chuyên gia giết người - đó là công việc của họ, và họ đã làm rất tốt. Họ biết chắc chắn khi nào một người chết, và thực sự không quá khó để tìm ra.
"Bên cạnh đó, nếu một tù nhân bằng cách nào đó trốn thoát, những người lính chịu trách nhiệm sẽ bị xử tử, vì vậy họ có động lực rất lớn để bảo đảm tuyệt đối rằng từng nạn nhân đều đã chết khi được tháo ra khỏi thập giá."
Lập luận cuối cùng
Nại tới lịch sử và y học, khảo cổ học và thậm chí cả các quy tắc quân sự của La Mã, Metherell đã lấp đầy mọi kẽ hở: Chúa Giêsu không thể nào sống sót để bước xuống khỏi thập giá. Nhưng tôi vẫn đẩy ông đi xa hơn. "Có bất cứ cách nào khả hữu - bất cứ cách khả hữu nào - Chúa Giêsu có thể sống sót chuyện này không?"
Metherell lắc đầu và chỉ tay về phía tôi mà nhấn mạnh, nói, "Hoàn toàn không. Ông nên nhớ rằng Người đã bị kích sốc giảm thể tích máu do mất nhiều máu ngay trước diễn trình đóng đinh bắt đầu. Người không thể giả chết, vì bạn không thể giả vờ không thở lâu giờ. Bên cạnh đó, ngọn giáo đâm vào trái tim Người sẽ giải quyết vấn đề một lần và mãi mãi. Và người La Mã sẽ không mạo hiểm cái chết của chính họ bằng cách cho phép Người sống sót bỏ đi."
Tôi nói, "Vì vậy, khi ai đó gợi ý với ông rằng Chúa Giêsu chỉ ngất đi trên thập giá... Tôi nói với họ rằng điều đó bất khả. Đó là một lý thuyết hoang đường mà không có bất cứ cơ sở thực tế khả hữu nào."
Tuy nhiên, tôi vẫn chưa sẵn sàng để bỏ qua vấn đề này. Dù có nguy cơ làm cho bác sĩ thất vọng, tôi nói, "chúng ta hãy suy đoán rằng điều bất khả đã xảy ra và Chúa Giêsu, bằng cách nào đó, đã xoay sở để sống sót sau khi bị đóng đinh. Chúng ta hãy giả sử rằng Người đã có thể thoát khỏi lớp khăn quấn của mình, lăn tảng đá lớn ra khỏi cửa mộ của mình và vượt qua những người lính La Mã đang đứng gác. Về mặt y học, tình trạng của Người sẽ ra sao sau khi truy tìm các đệ tử của mình?"
Metherell miễn cưỡng, không muốn nhập trò chơi này. Tuy nhiên, trở nên sôi nổi hơn một chút, ông nhấn mạnh, "Một lần nữa, không đời nào Người có thể sống sót thập giá. Nhưng nếu có sống sót đi nữa, thì làm sao Người có thể đi quanh quẩn sau khi những chiếc đinh đã đóng vào chân Người? Làm thế nào Người có thể xuất hiện trên đường Emmaus chỉ một thời gian ngắn sau đó, đi bộ một quãng đường dài? Làm thế nào Người có thể sử dụng cánh tay của mình sau khi chúng bị kéo căng ra và kéo ra khỏi khớp? Ông nên nhớ rằng, Người còn có những vết thương lớn trên lưng và một vết thương do giáo đâm vào ngực."
Ông dừng lại ở đó. Một điều gì đó xuất hiện trong đầu ông, và đến lúc này, ông sẵn sàng đưa ra điểm cuối cùng sẽ mãi mãi đánh đòn cuối cùng vào tâm điểm của lý thuyết ngất xỉu. Đó là một lập luận mà không ai có thể bác bỏ kể từ khi nó được nhà thần học người Đức David Strauss đưa ra lần đầu tiên vào năm 1835.
Metherell nói, "Ông nghe đây, một người trong tình trạng thảm hại như thế sẽ không bao giờ truyền cảm hứng cho các môn đệ của Người đi ra ngoài và tuyên bố rằng Người là Chúa của sự sống, Đấng đã chiến thắng âm phủ.
"Ông có thấy những gì tôi đang nói không? Sau khi chịu đựng sự ngược đãi khủng khiếp đó, với tất cả những vết thương và mất máu thảm khốc, trông Người sẽ rất đáng thương đến nỗi các môn đệ sẽ không bao giờ tung hô Người như một người chiến thắng cái chết; họ sẽ cảm thấy thương hại Người và cố gắng chăm sóc cho Người khỏe lại. Vì vậy, thật vô lý khi nghĩ rằng Người xuất hiện với họ trong tình trạng tồi tệ đó, mà những người theo Người vẫn được thúc giục bắt đầu một phong trào trên toàn thế giới đặt căn bản trên niềm hy vọng một ngày nào đó thân xác họ cũng sẽ được phục sinh như thân xác của Người. Không hề có cách ấy."
Một câu hỏi cho cõi lòng
Một cách đầy thuyết phục và bậc thầy, Metherell đã xác lập được lý lẽ của mình vượt quá sự nghi ngờ hợp lý. Ông đã làm điều đó bằng cách tập trung hoàn toàn vào câu hỏi "cách nào": Chúa Giêsu đã bị hành quyết cách nào để tuyệt đối bảo đảm Người sẽ chết? Nhưng khi chúng tôi kết thúc, tôi cảm thấy thiếu một điều gì đó. Tôi đã khai thác kiến thức của ông, nhưng tôi chưa chạm đến cõi lòng ông. Vì vậy, khi chúng tôi đứng lên bắt tay nhau, tôi cảm thấy buộc phải hỏi "câu hỏi tại sao".
"Này Alex, trước khi đi, tôi xin hỏi ý kiến ông về một điều không phải là ý kiến y khoa, không phải việc đánh giá khoa học, mà là điều gì đó thuộc cõi lòng của ông."
Tôi cảm thấy ông bớt dè dặt đi một chút. Ông nói, "được, tôi sẽ cố gắng."
“Chúa Giêsu tự ý bước vào bàn tay của kẻ phản bội Người, Người không kháng cự việc bắt giữ Người, Người không tự bênh vực Người tại phiên tòa, rõ ràng là Người sẵn sàng chịu đựng những gì ông mô tả là một hình thức tra tấn nhục nhã và đau đớn. Và tôi muốn biết tại sao. Điều gì có thể đã thúc đẩy một người đồng ý chịu đựng hình phạt này?"
Alexander Metherell – lần này là người đàn ông, chứ không phải bác sĩ đang tìm kiếm những chữ thích hợp, cuối cùng trả lời, "Thành thật mà nói, tôi không nghĩ một người bình thường có thể làm điều đó. Nhưng Chúa Giêsu biết điều gì sắp xảy ra và Người sẵn lòng trải qua điều đó, bởi vì đây là cách duy nhất Người có thể cứu chuộc chúng ta - bằng cách phục vụ như người thay thế chúng ta để trả giá án tử hình mà chúng ta đáng phải chịu vì sự phản nghịch của chúng ta chống lại Thiên Chúa. Đó là toàn bộ sứ mệnh của Người khi xuống trần gian."
Nói thế xong, tôi vẫn cảm thấy đầu óc có tổ chức, luôn hợp lý và hợp luận lý của Metherell đang tiếp tục nghiền ngẫm câu hỏi của tôi để tìm ra câu trả lời căn bản nhất, không thể giản lược được.
Ông kết luận, "Vì vậy, khi ông hỏi động cơ nào thúc đẩy Người, thì... tôi cho rằng câu trả lời có thể được tóm tắt trong một chữ - và đó sẽ là tình yêu."
Khi lái xe về vào đêm hôm đó, câu trả lời này cứ lặp đi lặp lại trong tâm trí tôi.
Nói tóm lại, chuyến đi của tôi đến California đã hoàn toàn hữu ích. Metherell đã chứng minh một cách thuyết phục rằng Chúa Giêsu không thể sống sót qua thử thách thập giá, một hình thức tàn ác đến mức người La Mã đã miễn trừ công dân của họ khỏi điều đó, ngoại trừ những trường hợp phản quốc.
Các kết luận của Metherell nhất quán với những phát hiện của các bác sĩ khác, những người đã nghiên cứu kỹ lưỡng vấn đề này. Trong số họ, có Bác sĩ William D. Edwards, người mà bài báo năm 1986 trong Tạp chí của Hội Y khoa Mỹ, đã kết luận, “Một cách rõ ràng, sức nặng của bằng chứng lịch sử và y khoa đã cho thấy rằng Chúa Giêsu đã chết trước khi vết thương cạnh sườn Người được gây ra.... Thành thử, những cách giải thích dựa trên giả định cho rằng Chúa Giêsu không chết trên thập giá dường như trái ngược với kiến thức y học hiện đại” (10).
Những người tìm cách giải thích sai sự sống lại của Chúa Giêsu bằng cách tuyên bố rằng cách nào đó Người đã thoát khỏi nanh vuốt của tử thần tại Galgotha cần phải đưa ra một giả thuyết hợp lý hơn phù hợp với sự kiện.
Và rồi cuối cùng họ cũng phải bàn đến câu hỏi ám ảnh mà tất cả chúng ta đều cần phải xem xét: Điều gì có thể đã thúc đẩy Chúa Giêsu sẵn lòng để mình bị sỉ nhục và hành hạ dã man như cách Người đã chịu?
Tài liệu đọc thêm
Edwards, William D., et al. "On the Physical Death of Jesus Christ." [Về cái chết thể xác của Chúa Giêsu Kitô], Journal of the American Medical Association (March 21, 1986), 1455-63
Foreman, Dale. Crucify Him [Hãy đóng đinh nó]. Grand Rapids: Zondervan, 1990.
Hengel, M. Crucifixion in the Ancient World. [Việc đóng đinh trong thế giới cổ thời] Philadelphia: Fortress, 1977.
McDowell, Josh. The Resurrection Factor [Nhân Tố Phục Sinh]. San Bernardino, Calif.: Here's Life, 1981.
Ghi chú
1. Surah IV- 156-57.
2. Wilson, Jesus: The Evidence [Chúa Giêsu,Bằng chứng] 140.
3. Craig, Reasonable Faith [đức tin hữu lý], 234.
4. D. H. Lawrence, Love between the Haystacks and Other Stories [tình yêu giữa đống rơm và các câu truyện khác] (New York: Penguin, 1960), 125.
5. Hugh Schonfield, The Passover Plot [Cốt truyện Vượt Qua] (New York: Bantam, 1965), 165.
6. Habermas, The Verdict of History [Phán quyết của lịch sử], 56.
7. Michael Baigent, Richard Leigh, và Henry Lincoln, Holy Blood, Holy Grail [Máu Thánh, Chén Thánh](New York: Delacorte, 1982), 372
8. Johnson, The Real Jesus [Chúa Giêsu đích thực], 30.
9. J. W, Hewitt, “The Use of Nails in the Crucifixion,” [việc dùng đinh trong việc đóng đinh], Harvard Theological Review 25 (1932), 29-45, được trích dẫn trong Josh McDowell, The Resurrection Factor ( San Bernardino, Calif: Here's Life, 1981), 45.
10. William D. Edwards et al., "On the Physical Death of Jesus Christ," [về cái chết thể lý của Chúa Giêsu Kitô], Journal of the American Medical Association (21-3-1986), 1455-63
Tài Liệu - Sưu Khảo
Vài Câu Hỏi Đáp Đơn Sơ Về Bí Tích Thánh Thể
Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa
08:31 10/06/2023
Vài Câu Hỏi Đáp Đơn Sơ Về Bí Tích Thánh Thể
Hỏi: Bí tích Thánh Thể là gì?
Thưa: Là thực sự Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu hiện diện trong hình bánh và rượu (bánh và rượu đã được truyền phép thành sự). Thiên Chúa đã ban cho các bà mẹ có khả năng chuyển hoá thịt máu mình qua hình thái “dòng sữa”. Phạm trù chuyển đổi “bản thể” thì hãy để các thần học gia kinh viện bàn luận. Tin vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa, tin Chúa Giêsu là Đức Chúa Trời Ngôi thứ Hai, là Thiên Chúa thật, thì chúng ta tin nhận Người hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể mà Người thiết lập.
Hỏi: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể để làm gì?
Thưa: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể không phải để chúng ta “chầu – chầu lượt”. Chầu là diện kiến, chiêm ngắm, hầu chuyện, chẳng hạn các quan vào chầu đức vua. Chầu Thánh Thể là một cử hành Phụng vụ do Giáo Hội thiết lập chứ không phải do Chúa Giêsu. “Hãy cầm lấy mà ăn... Hãy cầm lấy mà uống...” Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể là để mời chúng ta ăn uống Máu Thịt của Người và qua đó tiếp nhận tình yêu liên đới và hiệp thông của Người dành cho chúng ta. Tình yêu liên đới: Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con. Tình yêu hiệp thông: Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Ơn tha thứ là hệ quả của ơn hiệp thông với sự sống thần linh Thiên Chúa. Ánh sáng tới thì bóng tối bị đẩy lui.
Hỏi: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể là dành cho những ai?
Thưa: Căn cứ vào lời của Chúa Giêsu trong thời gian rao giảng Tin Mừng và nhất là đêm Tiệc ly, khi Người lập bí tích Thánh Thể thì chúng ta có thể khẳng định rằng: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể là tự nguyện trao ban chính sự sống của Người để thể hiện tình yêu liên đới, hiệp thông với chúng ta là kẻ có tội. “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13); “Con Người đến để tìm kiếm và cứu chửa những gì đã hư mất” (Lc 19,10); “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,27).
Hỏi: Chúa Giêsu Kitô trong thời gian tại thế và trong bí tích Thánh Thể có giống nhau không?
Thưa: Chúa Giêsu Kitô chỉ có một mà thôi. Trong thời gian tại thế thì Người hiện diện cách cụ thể, thực sự mang tính hiện sinh. Trong bí tích Thánh Thể thì Người cũng hiện diện cách thực sự nhưng theo chiều kích bí tích nghĩa là trong các dấu chỉ “lương thực” (bánh và rượu).
Hỏi: Có phải trong thời gian tại thế rất nhiều người có thể đến với Chúa Giêsu Kitô và chính Người cũng tìm cách tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người nghèo hèn và cả những người tội lỗi?
Thưa: Thật chính xác. Chúa Giêsu không chỉ sống mà còn nhiều lần khẳng định sự thật này.
Hỏi: Vì sao có đó rất nhiều người “không được quyền” tiếp cận Chúa Giêsu khi Người hiện diện trong bí tích Thánh Thể? (Những người chưa gia nhập Công Giáo hay đã gia nhập mà chưa đủ tuổi khôn hoặc đủ tuổi khôn mà bị xem là “mắc tội trọng” hoặc có gương xấu nặng nề, công khai...)
Thưa: Vấn đề này quá rộng, tuy nhiên có thể dùng chìa khoá “đức tin” để giải quyết vấn đề. Dĩ nhiên trong đức tin có bao hàm đức cậy và đức mến. Trong Thánh Lễ, sau khi truyền phép, chủ tế xướng: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, để cho sự tiếp xúc giữa Chúa Giêsu và những ai đó phát sinh hiệu quả thì cần có lòng tin của họ cách nào đó. Chẳng hạn như trường hợp người phụ nữ bị băng huyết đã mười hai năm được chửa lành, viên sĩ quan bách quản người Rôma có người đầy tớ được chữa lành hoặc như trường hợp người phụ nữ tội lỗi công khai ở nhà ông Simon tật phong được thứ tha tội lỗi...(x.Mt 8,5-13;9,18-26; Lc 7,36-50). Những người này có lòng tin vào Chúa Giêsu, tin Người có quyền năng và đầy lòng thương xót. Trái lại nếu thiếu lòng tin thì hiệu quả rất khó phát sinh và nếu cứng lòng tin thì có khi phát sinh “hậu quả” như trường hợp nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ.
Bí tích Thánh tẩy là cánh cửa bước vào đời sống đức tin. Những ai chưa nhận bí tích Thánh Tẩy thì Giáo hội từ chối trao bí tích Thánh Thể. Đức tin có sự tham gia của trí khôn. Giáo hội không cấm nhưng hoản một thời gian đối với các bé thiếu nhi dù các em đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Đến khi các em biết sử dụng trí khôn thì sẵn sàng cho các em rước Thánh Thể Chúa. Với các tín hữu đang trong hoàn cảnh “tội nặng” thì cần có dấu chỉ của sự sám hối để bày tỏ lòng tin.
Một vấn nạn cần lưu ý đó là các Đức Giáo Hoàng gần đây, cách riêng Đức đương kim Phanxicô đã từng nói đến hiện tượng biến bí tích Thánh Thể vốn là “hồng ân cứu độ” trở thành phần thưởng cho người “công chính, thánh thiện”, người “có công”... thậm chí một đôi khi, một đôi nơi bí tích Thánh Thể lại được “sử dụng”như “khí cụ chế tài”. Đáng tiếc thay!
Hỏi: Bí tích Thánh Thể là gì?
Thưa: Là thực sự Mình và Máu Thánh Chúa Giêsu hiện diện trong hình bánh và rượu (bánh và rượu đã được truyền phép thành sự). Thiên Chúa đã ban cho các bà mẹ có khả năng chuyển hoá thịt máu mình qua hình thái “dòng sữa”. Phạm trù chuyển đổi “bản thể” thì hãy để các thần học gia kinh viện bàn luận. Tin vào quyền năng vô biên của Thiên Chúa, tin Chúa Giêsu là Đức Chúa Trời Ngôi thứ Hai, là Thiên Chúa thật, thì chúng ta tin nhận Người hiện diện thực sự trong bí tích Thánh Thể mà Người thiết lập.
Hỏi: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể để làm gì?
Thưa: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể không phải để chúng ta “chầu – chầu lượt”. Chầu là diện kiến, chiêm ngắm, hầu chuyện, chẳng hạn các quan vào chầu đức vua. Chầu Thánh Thể là một cử hành Phụng vụ do Giáo Hội thiết lập chứ không phải do Chúa Giêsu. “Hãy cầm lấy mà ăn... Hãy cầm lấy mà uống...” Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể là để mời chúng ta ăn uống Máu Thịt của Người và qua đó tiếp nhận tình yêu liên đới và hiệp thông của Người dành cho chúng ta. Tình yêu liên đới: Này là Mình Thầy sẽ bị nộp vì các con. Tình yêu hiệp thông: Này là Máu Thầy, Máu giao ước mới sẽ đổ ra cho các con và nhiều người được tha tội. Ơn tha thứ là hệ quả của ơn hiệp thông với sự sống thần linh Thiên Chúa. Ánh sáng tới thì bóng tối bị đẩy lui.
Hỏi: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể là dành cho những ai?
Thưa: Căn cứ vào lời của Chúa Giêsu trong thời gian rao giảng Tin Mừng và nhất là đêm Tiệc ly, khi Người lập bí tích Thánh Thể thì chúng ta có thể khẳng định rằng: Chúa Giêsu lập bí tích Thánh Thể là tự nguyện trao ban chính sự sống của Người để thể hiện tình yêu liên đới, hiệp thông với chúng ta là kẻ có tội. “Tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi” (Mt 9,13); “Con Người đến để tìm kiếm và cứu chửa những gì đã hư mất” (Lc 19,10); “Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,27).
Hỏi: Chúa Giêsu Kitô trong thời gian tại thế và trong bí tích Thánh Thể có giống nhau không?
Thưa: Chúa Giêsu Kitô chỉ có một mà thôi. Trong thời gian tại thế thì Người hiện diện cách cụ thể, thực sự mang tính hiện sinh. Trong bí tích Thánh Thể thì Người cũng hiện diện cách thực sự nhưng theo chiều kích bí tích nghĩa là trong các dấu chỉ “lương thực” (bánh và rượu).
Hỏi: Có phải trong thời gian tại thế rất nhiều người có thể đến với Chúa Giêsu Kitô và chính Người cũng tìm cách tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là những người nghèo hèn và cả những người tội lỗi?
Thưa: Thật chính xác. Chúa Giêsu không chỉ sống mà còn nhiều lần khẳng định sự thật này.
Hỏi: Vì sao có đó rất nhiều người “không được quyền” tiếp cận Chúa Giêsu khi Người hiện diện trong bí tích Thánh Thể? (Những người chưa gia nhập Công Giáo hay đã gia nhập mà chưa đủ tuổi khôn hoặc đủ tuổi khôn mà bị xem là “mắc tội trọng” hoặc có gương xấu nặng nề, công khai...)
Thưa: Vấn đề này quá rộng, tuy nhiên có thể dùng chìa khoá “đức tin” để giải quyết vấn đề. Dĩ nhiên trong đức tin có bao hàm đức cậy và đức mến. Trong Thánh Lễ, sau khi truyền phép, chủ tế xướng: “Đây là mầu nhiệm đức tin”. Trong thời gian rao giảng Tin Mừng, để cho sự tiếp xúc giữa Chúa Giêsu và những ai đó phát sinh hiệu quả thì cần có lòng tin của họ cách nào đó. Chẳng hạn như trường hợp người phụ nữ bị băng huyết đã mười hai năm được chửa lành, viên sĩ quan bách quản người Rôma có người đầy tớ được chữa lành hoặc như trường hợp người phụ nữ tội lỗi công khai ở nhà ông Simon tật phong được thứ tha tội lỗi...(x.Mt 8,5-13;9,18-26; Lc 7,36-50). Những người này có lòng tin vào Chúa Giêsu, tin Người có quyền năng và đầy lòng thương xót. Trái lại nếu thiếu lòng tin thì hiệu quả rất khó phát sinh và nếu cứng lòng tin thì có khi phát sinh “hậu quả” như trường hợp nhiều lãnh đạo Do Thái giáo thời bấy giờ.
Bí tích Thánh tẩy là cánh cửa bước vào đời sống đức tin. Những ai chưa nhận bí tích Thánh Tẩy thì Giáo hội từ chối trao bí tích Thánh Thể. Đức tin có sự tham gia của trí khôn. Giáo hội không cấm nhưng hoản một thời gian đối với các bé thiếu nhi dù các em đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy. Đến khi các em biết sử dụng trí khôn thì sẵn sàng cho các em rước Thánh Thể Chúa. Với các tín hữu đang trong hoàn cảnh “tội nặng” thì cần có dấu chỉ của sự sám hối để bày tỏ lòng tin.
Một vấn nạn cần lưu ý đó là các Đức Giáo Hoàng gần đây, cách riêng Đức đương kim Phanxicô đã từng nói đến hiện tượng biến bí tích Thánh Thể vốn là “hồng ân cứu độ” trở thành phần thưởng cho người “công chính, thánh thiện”, người “có công”... thậm chí một đôi khi, một đôi nơi bí tích Thánh Thể lại được “sử dụng”như “khí cụ chế tài”. Đáng tiếc thay!
VietCatholic TV
Đột kích lúc Nga thay quân, Ukraine thắng oanh liệt. Putin: Nga thiếu vũ khí, tổn thất tăng đột biến
VietCatholic Media
02:43 10/06/2023
1. Quân đội Ukraine đánh trúng các kho đạn của Nga ở hướng Bakhmut. Những tiếng nổ long trời
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 10 tháng Sáu, Đại tướng Oleksandr Syrskyi, Tư Lệnh Lục Quân Ukraine, cho biết các máy bay không người lái trinh sát của quân Ukraine đã phát hiện các kho đạn của quân Nga vừa được chuyển đến cùng với tốp lính mới.
Nga có một chiến thuật gọi là thay quân. Sau vài tuần, họ lại thay một nhóm lính mới thay cho nhóm cũ. Theo Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh, chiến thuật thay quân này khiến các binh sĩ Nga chiến đấu tích cực để cố gắng sống sót cho đến khi được thay thế. Nếu không thay quân như thế quân Nga sẽ nổi loạn hoặc sẽ ra đầu hàng quân Ukraine. Tuy nhiên, chiến thuật thay quân này cũng có những nhược điểm nhất định. Đám lính mới không rành địa hình dẫn đến con số thương vong rất cao trong những ngày đầu.
Một nhược điểm khác vừa được phơi bày. Khi thay quân như thế, quân Nga đưa đến một số vũ khí và đạn dược do đơn vị mới áp tải. Tướng Syrskyi cho biết Lữ Đoàn 45 Pháo Binh của quân Ukraine đã giáng một đòn chí tử vào kho đạn dã chiến vừa được đưa đến, gây ra những tiếng nổ long trời kéo dài trong nhiều giờ.
Ông nói thêm rằng, trong bối cảnh như thế, đối phương không còn cách nào khá là tổ chức phòng thủ, không dám mở bất cứ cuộc tấn công nào theo hướng Bakhmut.
Trong 24 giờ qua, 1.010 lính Nga đã bị loại khỏi vòng chiến cùng với 10 xe tăng, 24 xe thiết giáp, 34 hệ thống pháo, 4 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 4 hệ thống phòng không, và 26 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 9 Tháng Sáu, khoảng 213.770 quân Nga đã bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.901 xe tăng, 7.600 xe thiết giáp, 3.702 hệ thống pháo, 599 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 359 hệ thống phòng không, 314 chiến đấu cơ, 299 máy bay trực thăng, 3.247 máy bay không người lái, 1.171 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.410 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 502 thiết bị chuyên dụng.
2. Tổn thất của Nga tăng đột biến khi cuộc phản công bắt đầu
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Big Spike In Russian Losses As Counteroffensive Begins—Ukraine”, nghĩa là “Ukraine cho biết tổn thất của Nga tăng đột biến khi cuộc phản công bắt đầu.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Khi cuộc phản công của Ukraine bắt đầu, các lực lượng của Nga đã phải chịu tổn thất lớn về quân số trong cuộc xâm lược toàn diện do Tổng thống Vladimir Putin phát động, theo số liệu do quân đội Kyiv công bố.
Bộ Tổng tham mưu Lực lượng Vũ trang Ukraine đăng số liệu về thiệt hại về quân số và thiết bị của Nga như một phần trong bản cập nhật hàng ngày. Trong tuần qua, Mạc Tư Khoa đã mất 4.860 binh sĩ, trong đó có 1.010 người trong 24 giờ qua, theo số liệu thương vong của quân đội Nga được công bố hôm thứ Sáu, nâng tổng số lên 213.770.
Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh Hoa Kỳ, gọi tắt là ISW, là một cơ quan cố vấn có trụ sở tại Hoa Kỳ, cho biết hôm thứ Năm rằng cuộc phản công được mong đợi từ lâu của Ukraine chống lại quân đội Nga đang xâm lược đã bắt đầu. Ukraine đã tiến hành các hoạt động phản công ở ít nhất ba khu vực của mặt trận như một phần của các nỗ lực phản công rộng lớn hơn đã được triển khai kể từ ngày 4 tháng 6.
Ukraine đã thúc giục việc giữ im lặng trong cuộc phản công nhằm chiếm lại các vùng lãnh thổ bị tạm chiếm và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cho biết trên các kênh truyền thông xã hội của mình hôm thứ Hai rằng “sẽ không có thông báo bắt đầu”.
Trong khi đó, Yevgeny Prigozhin, chỉ huy lực lượng bán quân sự Nga thuộc Tập đoàn Wagner, cho biết hôm thứ Ba rằng một cuộc tấn công của Ukraine đã “phá vỡ” các tuyến phòng thủ của Nga xung quanh thành phố Bakhmut bị chiến tranh tàn phá ở khu vực Donetsk phía đông Ukraine.
Ông nói thêm rằng tình hình là một “thảm họa”.
ISW lưu ý rằng các quan chức Ukraine đã phát đi tín hiệu rằng các lực lượng của họ đã chuyển từ các hoạt động “phòng thủ sang tấn công” ở khu vực Bakhmut và đang tiến được từ 200 mét đến gần 2 km ở hai bên sườn của thành phố.
ISW cho biết: “Các lực lượng Ukraine đã đạt được lợi ích chiến thuật trong các cuộc phản công cục bộ hạn chế ở phía tây khu vực Donetsk gần biên giới Donetsk-Zaporizhia kể từ ngày 4 tháng 6”.
“Các lực lượng Ukraine cũng đã tiến hành một cuộc tấn công ở phía tây Zaporizhia vào đêm ngày 7 rạng sáng ngày 8 tháng 6.”
Osint Defender, một nhóm tình báo nguồn mở trực tuyến, cho biết họ có những hình ảnh định vị địa lý cho thấy Ukraine sử dụng xe tăng mới nhận của phương Tây trong cuộc xung đột.
Bản thân Nga hiếm khi công bố số liệu về tổn thất quân số, nhưng khi công bố thì ước tính của họ thấp hơn nhiều so với Ukraine. Vào tháng 9 năm 2022, Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu cho biết chỉ có 5.937 binh sĩ Nga đã thiệt mạng trong cuộc xung đột ở Ukraine kể từ ngày 24 tháng 2 năm 2022. Đây là lần thứ hai Nga công bố số liệu thương vong trong cuộc chiến.
Các ước tính từ các đồng minh phương Tây của Ukraine cũng có xu hướng bảo thủ hơn so với Ukraine, mặc dù cao hơn nhiều so với những ước tính do Nga đưa ra. Vào đầu tháng 5, Hội đồng An ninh Quốc gia Hoa Kỳ cho biết Nga chỉ tính từ tháng 12, 2022 cho đến cuối tháng Tư, 2023, Nga đã phải chịu 100.000 thương vong, trong đó có 20.000 người chết. Điều này phù hợp với ước tính vào tháng 11 năm 2022 của Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, về 100.000 thương vong trong tám tháng đầu tiên của cuộc xâm lược.
3. Quân đội Ukraine hành quân tập kích ở hướng Bakhmut khi quân Nga thay quân
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 10 tháng Sáu, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết trong một cuộc tập kích vừa diễn ra tại ngoại ô thành phố Bakhmut, 120 lính Nga vừa mới đến thành phố Bakhmut đã thiệt mạng và 163 người bị thương.
“Lợi dụng việc quân xâm lược đang thay quân, các đơn vị mới tiến vào chưa nắm rõ địa bàn, chúng tôi đã tiến hành các cuộc tấn công phối hợp, bao gồm các hoạt động tấn công trên bộ, xe tăng và pháo binh”. Cherevatyi cho biết trong ngày hôm trước, các đơn vị của quân Ukraine đã tiến lên tới 1.200 mét ở một số khu vực.
Theo ông, nhiệm vụ chính của Lực lượng Phòng vệ là gây thiệt hại tối đa cho đối phương, phá hủy tối đa tiềm năng chiến đấu của chúng. Ông lưu ý: “Trước đây, chúng tôi đã làm điều đó với các đơn vị khủng bố “Wagner”, bây giờ chúng tôi đang làm điều đó với các đơn vị súng trường cơ giới và các đơn vị lính Dù của Liên bang Nga.”
Đại Tá Cherevatyi cho biết trong ngày qua, đối phương đã bắn 368 lần vào các vị trí của Ukraine bằng pháo đại bác, có 15 cuộc đọ súng với đối phương và 5 cuộc không kích. Trong cuộc tấn công cuối cùng trong ngày, lực lượng phòng thủ đã tiêu diệt được 120 người Nga xâm lược, 163 người bị thương và 11 người bị bắt làm tù binh.
Phát ngôn nhân cho biết: “Ba khẩu pháo, một hệ thống pháo Nona và một hệ thống pháo tự hành Gvozdika, một súng chống tăng Rapier, một bệ phóng hỏa tiễn đa năng Grad và ba kho đạn dã chiến cũng đã bị phá hủy gây ra các tiếng nổ long trời kéo dài trong nhiều giờ”.
4. Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar nói về chiến tranh thông tin của Nga
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 10 tháng Sáu, Thứ trưởng Quốc phòng Ukraine Hanna Maliar cũng giải thích rằng các cuộc chiến tranh hiện nay đang diễn ra trong không gian thực và cả trong không gian thông tin. Cô nhấn mạnh rằng các cuộc chiến trong không gian thông tin cũng không kém phần khốc liệt.
Cô cho biết Nga đang tung ra những thông tin giả mạo rất trắng trợn về cuộc phản công và tổn thất của Lực lượng Vũ trang Ukraine. Các phương tiện tuyên truyền, các trang công cộng và các kênh điện tín của Nga đang lan truyền rất nhiều thông tin sai lệch để làm mất tinh thần người dân Ukraine.
Cô nói “Không thể có chiến tranh mà không có tổn thất. Tổn thất khủng khiếp nhưng không thể tránh khỏi nhất là con người. Và thật không may, người ta vẫn chưa chế tạo được những thiết bị quân sự không thể bị phá hủy.”
“Nhưng các cuộc chiến ngày nay đang diễn ra theo hai chiều - thực tế và thông tin. Những trận chiến thông tin không kém phần khốc liệt. Và họ cũng có những nhiệm vụ, quy tắc và luật lệ nhất định,” Maliar lưu ý.
Cô giải thích: “Bất kỳ bên nào trong cuộc xung đột vũ trang đều tìm cách chỉ ra những tổn thất của đối phương và phân loại những tổn thất của họ trong giai đoạn tích cực của chiến sự. Bởi vì càng có nhiều thông tin về đối phương được công khai, thì càng dễ dàng tính toán khả năng và kế hoạch của họ.”
“Ngoài hoạt động tình báo, còn có nhiều cách khác để thu thập thông tin cần thiết bằng cách tung ra những hành động khiêu khích trong không gian thông tin. Bằng cách này, người ta có thể buộc đối phương cung cấp càng nhiều thông tin về họ càng tốt. Ví dụ, bằng cách khuyến khích biện minh và bác bỏ”
Thứ trưởng Hanna Maliar nói thêm rằng “vì mục đích này, những con số rất thổi phồng đang được Nga đưa vào, để mong chúng ta bắt đầu bác bỏ chúng một cách phẫn nộ và đưa ra một số dữ liệu hoặc tài liệu tham khảo gián tiếp.”
“Hoặc, ví dụ, thông tin về sự biến mất của Tham mưu trưởng hoặc các chỉ huy khác được tung ra xung quanh, chờ bình luận và bác bỏ bằng cách trình bày các địa điểm trên ảnh và video liên quan đến vị trí thực sự của họ,”
“Vì vậy, chúng ta cần hiểu rằng chúng ta đang chiến đấu với thông tin, giống như đối phương đang làm”
5. Người Nga tích cực cướp bóc ở vùng Kherson trước khi cho nổ tung nhà máy thủy điện Kakhovka
Trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng thứ Bẩy mùng 10 tháng Sáu, phát ngôn nhân Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Ukraine cho biết lính Nga đã tích cực cướp phá lãnh thổ bị tạm chiếm ở vùng Kherson và mang tài sản đến Crimea trước khi nổ sập nhà máy thủy điện Kakhovka.
“Vào đêm trước khi nhà máy thủy điện bị nổ tung, họ bắt đầu trộm cắp tài sản tích cực hơn và mang đến Crimea. Người Nga không chỉ cướp bóc các làng ở tả ngạn mà còn đột kích các khách sạn và trung tâm giải trí ở các thị trấn và thành phố. Đặc biệt là ở thị trấn Strilkove, nơi có khu nghỉ dưỡng nổi tiếng của Ukraine”
Ngoài ra, trước thềm cuộc tấn công khủng bố, người Nga đã tăng cường tìm kiếm các du kích Ukraine.
“Những sự kiện này một lần nữa chỉ ra rằng người Nga đã lên kế hoạch cho nổ tung nhà máy thủy điện Kakhovka và đã thực hiện một số biện pháp chuẩn bị. Đặc biệt, trong mùa xuân, người Nga đã di tản một cách có hệ thống các cơ quan hành chính xâm lược của họ khỏi tả ngạn vùng Kherson”
Việc đánh chặn SSU đã xác nhận rằng nhà máy thủy điện Kakhovka đã bị một nhóm phá hoại người Nga cho nổ tung.
Quân Nga được tường trình đã rút khỏi bờ Đông sông Dnipro đến 10km. Lợi dụng tình hình này, một lực lượng cảnh sát Ukraine đã đến các vùng bị ngập lụt trong các khu vực chưa được giải phóng để cứu đồng bào đang ngồi trên các nóc nhà đói lả và kiệt sức.
6. Tướng Ba Lan: Ukraine sẽ nhận máy bay F-16 sau hai đến ba tháng nữa
Ukraine sẽ nhận được các chiến đấu cơ F-16 sau 2 hay 3 tháng nữa. Máy bay MiG-29 do các nước NATO cung cấp đủ để Ukraine mở cuộc phản công.
Một chuyên gia quân sự người Ba Lan, cựu Tổng Tư Lệnh quân đội Ba Lan Tướng Waldemar Skrzypczak cho biết điều này trong một cuộc phỏng vấn với Ukrinform.
Tướng Skrzypczak nói: “Theo ý kiến của tôi, trong hai hoặc ba tháng nữa Ukraine sẽ có máy bay F-16, vì các phi công Ukraine chắc chắn đã sẵn sàng để vận hành chúng”.
Tướng Skrzypczak cho biết việc đào tạo phi công Ukraine trên F-16 “đã diễn ra trong một thời gian dài”, vì đào tạo phi công trên loại máy bay này là một quá trình lâu dài. Ukraine đang ở giai đoạn mà “các phi công Ukraine gần như đã sẵn sàng sử dụng F-16 trong chiến đấu”. Do đó, bây giờ vấn đề chỉ là quyết định quốc gia nào sẽ cung cấp máy bay. Theo vị tướng này, F-16 có thể được cung cấp bởi Hoa Kỳ; và F-18 bởi Úc Đại Lợi.
Tướng Skrzypczak cho rằng Ukraine không nên đợi F-16 mà nên tiến hành chiến dịch phản công bằng các thiết bị đã nhận được từ phương Tây.
“Ukraine đã nhận được những chiếc MiG-29 và sẽ đủ để đương đầu với giai đoạn đầu của cuộc phản công. Bây giờ cuộc tấn công đầu tiên nên được thực hiện”.
Cựu Tổng Tư Lệnh Ba Lan nhấn mạnh “trước hội nghị thượng đỉnh NATO, phải có điều gì đó xảy ra để chứng tỏ rằng Ukraine đáng được tin tưởng”.
“Đã đến lúc chứng minh rằng quân đội Ukraine, nhờ sự hỗ trợ đáng kể của phương Tây, có thể đánh bại một phần quân đội Nga ở Ukraine. Đây là lập luận mà tổng thống Zelenskiyy phải đặt lên bàn trước Stoltenberg ở Vilnius vào ngày 11 tháng 7. Điều rất quan trọng là người dân Ukraine cũng đang chờ đợi điều này”, Tướng Skrzypczak nói.
7. Putin thừa nhận Nga không có đủ vũ khí hiện đại
Giữa các tin tức cho rằng quân Ukraine đã đập tan phòng tuyến Nga tại Orikhiv của Zaporizhzhia và đang tấn công về hướng thành phố Melitopol, Putin thừa nhận Nga không có đủ vũ khí hiện đại đủ để đương đầu với các vũ khí tiên tiến của Hoa Kỳ và phương Tây.
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Admits Russia Doesn't Have Enough Modern Weapons”, nghĩa là “Putin thừa nhận Nga không có đủ vũ khí hiện đại.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Kim Thúy.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu đã nói về điều mà nhiều người tin là sự khởi đầu của cuộc phản công rất được mong đợi của Ukraine và tuyên bố lực lượng của ông hiện không có đủ vũ khí hiện đại.
Các quan chức Điện Cẩm Linh, cũng như nhiều phương tiện truyền thông, đã đưa tin rằng Ukraine đã phát động cuộc phản công chống lại Nga trong cuộc chiến mà Putin đã phát động hơn 15 tháng trước. Kyiv chưa tuyên bố bắt đầu cuộc phản công. Các quan chức nước này trong những ngày gần đây tuyên bố rằng các cuộc phản công đang diễn ra không báo hiệu sự bắt đầu của chiến dịch quân sự.
“Chúng tôi có thể khẳng định chắc chắn rằng cuộc phản công này của Ukraine đã bắt đầu và việc sử dụng lực lượng dự trữ chiến lược chỉ ra điều đó”, ông Putin nói trong cuộc họp báo ở Sochi, theo hãng truyền thông nhà nước Nga RT.
RT cũng viết rằng ông Putin “thừa nhận rằng quân đội Mạc Tư Khoa đang đối mặt với tình trạng thiếu vũ khí hiện đại và bày tỏ hy vọng rằng ngành công nghiệp quân sự của đất nước sẽ sớm có thể đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng”.
Mặc dù nhà lãnh đạo Nga không đưa ra bất kỳ chi tiết cụ thể nào về các loại vũ khí hiện đại mà ông cảm thấy đất nước mình đang thiếu, nhưng lực lượng của ông đã sử dụng rất nhiều vũ khí trong chiến tranh. Ngoài ra, tỷ lệ các cuộc tấn công hỏa tiễn của Mạc Tư Khoa cũng tăng lên trong những tuần gần đây.
Các quan chức thế giới đã suy đoán trong nhiều tháng rằng Putin có thể sớm cạn kiệt các hỏa tiễn hiện đại của mình, trong khi các báo cáo cho rằng quân đội của ông đã phải rút các xe tăng cũ ra khỏi kho do tổn thất nặng nề về xe bọc thép ở Ukraine.
Guy McCardle, quản lý biên tập của Báo cáo Lực lượng Hoạt động Đặc biệt, gọi tắt là SOFREP, nói với Newsweek rằng ông tin rằng Nga đang cạn kiệt một số loại vũ khí” trước khi lưu ý rằng “việc Putin thừa nhận thật bất thường so với tính cách của ông ta”.
McCardle nói: “Cụ thể là họ đang thiếu xe tăng chiến đấu chủ lực và hỏa tiễn đạn đạo. Điều này được chứng minh bằng thực tế là ngày nay họ đang sử dụng rất nhiều bom lượn. Họ vẫn có hỏa tiễn hành trình, nhưng tất nhiên, những thứ này rất đắt tiền, và họ không thể phóng chúng thả giàn.”
McCardle nói thêm rằng bất chấp mong muốn của Putin, các nhà sản xuất vũ khí của ông đã bị chậm lại.
Ông nói: “Điều này là do các biện pháp trừng phạt quốc tế ảnh hưởng đến các bộ phận được sử dụng để chế tạo vũ khí.
Tass, một hãng thông tấn nhà nước khác của Nga, đưa tin rằng ông Putin cũng nói trong cuộc họp báo ở Sochi rằng Ukraine đã không thành công trong cuộc phản công của mình.
Bất chấp các báo cáo trên các mạng xã hội của chính Nga rằng quân Ukraine đã phá hủy các phòng tuyến Nga và vượt qua được thị trấn Orikhiv, Putin nói: “Quân đội Ukraine đã không đạt được các mục tiêu nào trong bất kỳ khu vực chiến sự nào,” ông nói.
Putin nói thêm rằng vẫn chưa biết “liệu cuộc tấn công của Ukraine có sa lầy hay không,” trước khi nói thêm rằng “có thể khẳng định rằng mọi nỗ lực phản công được thực hiện cho đến nay đều thất bại.”
Tuy nhiên, theo báo cáo, ông đã cảnh báo rằng “tiềm năng tấn công của quân đội chế độ Kyiv vẫn còn”.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Ngoại giao Nga qua email để bình luận.
Trong khi Putin ám chỉ rằng kho vũ khí của đất nước ông có thể không đủ ở một số khu vực nhất định, thì Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy đã được hưởng lợi từ vũ khí hiện đại do các đồng minh phương Tây cung cấp cho nước ông.
Chỉ riêng Hoa Kỳ đã cung cấp cho Zelenskiy các loại vũ khí như Hệ thống hỏa tiễn pháo binh cơ động cao M142, gọi tắt là HIMARS, hệ thống hỏa tiễn dẫn đường chống tăng FGM-148 Javelin và hơn 100 phương tiện chiến đấu Bradley. Chính quyền Biden cũng đã hứa cung cấp cho Ukraine 31 xe tăng Abrams, sẽ sẵn sàng chiến đấu vào cuối năm nay.
8. Vương Quốc Anh phải phóng máy bay phản lực hai lần trong 24 giờ để chặn máy bay Nga bay gần không phận NATO
Trong một tuyên bố hôm thứ Sáu, Bộ Quốc phòng Anh cho biết các máy bay Typhoon của Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh đã hai lần xuất kích trong một ngày để đánh chặn một số máy bay Nga bay gần không phận NATO.
Vào tối thứ Năm: Các chiến đấu cơ Typhoon của Lực Lượng Không Quân Hoàng Gia Anh có trụ sở tại Căn cứ Không quân Amari ở Estonia; và các chiến đấu cơ Gripens của Không quân Thụy Điển đã tìm cách đánh chặn hai chiếc IL-20 “Coot-A” và Su-27 “Flanker-B” của Không quân Nga bay gần không phận NATO và Thụy Điển.
“Máy bay Nga đã không tuân thủ các quy tắc quốc tế khi không liên lạc với các Vùng thông tin chuyến bay có liên quan, tuy nhiên chúng vẫn ở trong không phận quốc tế và bay một cách chuyên nghiệp”, tuyên bố cho biết.
Sáng thứ Sáu: Các máy bay Typhoon của Lực Lượng Không Quân Hoàng Gia Anh lại được huy động để chặn một chiếc Antonov An-12 “Cub” và một chiếc An-72 “Coaler” đang bay về phía nam từ lục địa Nga tới khu vực Kaliningrad.
“Các chiến binh của Không quân Hoàng gia Anh, sau đó đã được giao nhiệm vụ đánh chặn hai chiếc Tupolev Tu-22M 'BACKFIRES' và hai chiếc Su-30 SM FLANKER H, cũng đang bay về phía nam từ lục địa Nga qua Vịnh Phần Lan và Biển Baltic. Máy bay Nga một lần nữa không tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế do không liên lạc một cách thích hợp với các FIR địa phương.”
Không quân Hoàng gia Anh đã tham gia cùng Không quân Phần Lan để giám sát máy bay Nga qua Vịnh Phần Lan và sau đó được giao cho Không quân Thụy Điển tiếp tục theo dõi.
“Các máy bay F16 của Bồ Đào Nha và Rumani, xuất phát từ căn cứ không quân Siauliai ở Lithuania, cũng được điều động để theo dõi máy bay Nga khi chúng di chuyển xa hơn về phía nam gần Latvia và Lithuania”
9. Phát ngôn nhân quân đội cho biết mìn nổi gia tăng nguy hiểm ở khu vực ven biển Ukraine
Phát ngôn nhân của quân đội Ukraine cho biết mối nguy hiểm ở khu vực ven biển phía nam của Ukraine đã gia tăng khi các quả mìn rơi ra sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka có khả năng được đưa đến Hắc Hải.
“Những quả mìn này có thể va chạm với thủy lôi nằm rải rác trong lãnh hải Ukraine - đây sẽ là một mối nguy hiểm, một mối đe dọa bổ sung”, Phát ngôn nhân Bộ Tư Lệnh Phía Nam Nataliya Humenyuk cho biết trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv hôm thứ Bẩy mùng 10 tháng Sáu
Cô cũng xác nhận các báo cáo cho rằng một số ngôi nhà bị phá hủy do lũ lụt đang trôi dạt vào bờ biển Odesa từ vùng Kherson phía nam. Theo Oleksandr Prokudin, người đứng đầu cơ quan quản lý quân sự khu vực Kherson, ít nhất 600 kilômét vuông của vùng Kherson đã hứng chịu lũ lụt sau vụ vỡ đập. Thảm họa đã phá hủy toàn bộ các ngôi làng, ngập lụt đất nông nghiệp, tước điện và nước sạch của hàng chục nghìn người, đồng thời gây ra thiệt hại lớn về môi trường.
Humeniuk cho biết các lực lượng Nga tiếp tục nã pháo vào bờ tây sông Dnipro do Ukraine kiểm soát ở Kherson nhưng số vụ tấn công đã giảm.
“Nếu trước đó có từ 70 đến 80 cuộc tấn công mỗi ngày, thì bây giờ là từ 30 đến 50,” cô nói.
Humeniuk nói: “Do lũ lụt, đối phương đã mất một số vị trí súng cối trước đó đã thực hiện các cuộc tấn công mạnh mẽ, bao gồm cả thành phố Kherson.”
Cô cho biết quân đội Nga tiếp tục bắn phá các khu vực di tản. Cô nói: “Ở những nơi mọi người đang được giúp đỡ từ dòng nước dâng cao, đối phương đang tấn công bằng hỏa lực pháo binh, kể cả ở những trung tâm tập trung những người cần tái bố trí thêm.
10. Ngũ Giác Đài công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,1 tỷ USD cho Ukraine
Ngũ Giác Đài hôm thứ Sáu đã công bố gói hỗ trợ an ninh mới trị giá 2,1 tỷ đô la cho Ukraine mà họ cho biết bao gồm “các năng lực phòng không và đạn dược quan trọng”
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia, cho biết
“Gói Sáng kiến hỗ trợ an ninh Ukraine,, gọi tắt là USAI, này minh họa cho cam kết liên tục đối với cả năng lực quan trọng trong ngắn hạn của Ukraine cũng như khả năng lâu dài của Lực lượng vũ trang Ukraine để bảo vệ lãnh thổ của mình và ngăn chặn sự xâm lược của Nga trong dài hạn”
Ông cho biết gói này bao gồm:
Bổ sung đạn cho hệ thống phòng không Patriot
Hệ thống phòng không và hỏa tiễn HAWK
Đạn pháo 105ly và 203ly
Hệ thống máy bay không người lái Puma
Đạn hệ thống hỏa tiễn dẫn đường bằng laser
Hỗ trợ cho các hoạt động đào tạo, bảo trì và duy trì
Với thông báo gói mới, Hoa Kỳ đã cam kết hỗ trợ an ninh hơn 40,4 tỷ đô la cho Ukraine kể từ khi bắt đầu chính quyền Biden, bao gồm hơn 39,7 tỷ đô la kể từ khi bắt đầu chiến tranh vào tháng 2 năm 2022.
11. Trung Quốc và Nga lên kế hoạch tập trận quân sự chung khi các tướng lĩnh hàng đầu gặp nhau
Theo Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Trung Quốc và Nga sẽ một lần nữa tổ chức các cuộc tập trận quân sự chung trong năm nay, các tướng lĩnh hàng đầu của mỗi bên đã xác nhận trong một cuộc họp trực tuyến hôm thứ Sáu.
Trưởng phòng Tham mưu Liên quân của Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp video với Valery Gerasimov, Tổng tham mưu trưởng các lực lượng vũ trang Nga.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho biết cuộc họp được tổ chức để “trao đổi quan điểm về việc thực hiện sự đồng thuận của hai nguyên thủ quốc gia và tăng cường hợp tác giữa quân đội hai nước”.
Vào ngày 6 tháng 6, Trung Quốc và Nga đã tổ chức các cuộc tập trận không quân chung trên Biển Nhật Bản, còn được gọi là Biển Đông.
Hãy nhớ rằng: Điều này xảy ra khi thương mại song phương giữa Nga và Trung Quốc đạt tổng cộng hơn 93,8 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2023, tăng 40,7% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
Nga đã hứng chịu các lệnh trừng phạt chưa từng có của phương Tây kể từ khi nước này xâm lược Ukraine và bị đóng cửa với phần lớn nền kinh tế toàn cầu.
Nhưng Trung Quốc, quốc gia đã tuyên bố “không có giới hạn” đối với tình hữu nghị với nước láng giềng phía bắc, đã mang lại cho Điện Cẩm Linh một huyết mạch kinh tế, làm giảm tác động của việc trục xuất nước này khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
Trung Quốc - nước coi Nga là đối tác chính và là đối trọng trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với phương Tây - đã từ chối lên án cuộc xâm lược Ukraine của Mạc Tư Khoa hoặc kêu gọi rút quân đội Nga khỏi lãnh thổ Ukraine, ngay cả khi hàng triệu người và hàng chục ngàn người khác đã phải di tản. bị giết trong cuộc tấn công vô cớ của Điện Cẩm Linh vào đất nước.
12. Ukraine đang nỗ lực không ngừng để di tản người dân ở các khu vực bị ngập lụt sau vụ vỡ đập, Zelenskiy nói
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy cho biết tất cả các cấp chính quyền trung ương và địa phương đã làm việc không ngừng nghỉ để cứu càng nhiều người càng tốt khỏi các khu vực bị ngập lụt sau vụ vỡ đập thảm khốc ở Ukraine.
“Việc di tản đang diễn ra. Đưa được dân ra khỏi vùng lũ ở đâu thì chúng tôi làm đến đó. Dịch vụ Khẩn cấp Tiểu bang, cảnh sát và quân đội đang làm rất tốt công việc của mình. Tôi muốn cảm ơn từng người trong số các bạn đã tham gia,” Zelenskiy nói trong bài phát biểu hàng đêm.
Ông cũng cảm ơn các tổ chức quốc tế “đang hiện diện trên lãnh thổ tự do của chúng tôi và cung cấp hỗ trợ cụ thể”, mặc dù ông bày tỏ lo ngại rằng không có nhóm nào trong số đó tiếp cận các khu vực bị Nga tạm chiếm trong vùng thảm họa.
Ít nhất 2.339 người, trong đó có 120 trẻ em, đã được di tản khỏi các khu vực bị ngập lụt sau sự việc vỡ đập Nova Kakhovka, Bộ Nội vụ Ukraine cho biết như trên.
Bộ cho biết ít nhất 563 người - trong đó có 28 trẻ em - đã được giải cứu khỏi lũ lụt và 9 trung tâm di tản đã được thành lập.
Ở bờ tây sông Dnipro, ít nhất 3.426 ngôi nhà bị ngập hoàn toàn, theo Oleksandr Prokudin, người đứng đầu chính quyền quân sự khu vực Kherson.
Phòng tuyến sụp đổ, hốt hoảng Nga lao vào bãi mìn của mình. 9 nước kêu gọi NATO đưa quân vào Ukraine
VietCatholic Media
15:10 10/06/2023
1. Tòa Bạch Ốc cảnh giác Iran đang cung cấp cho Nga hàng trăm máy bay không người lái để tấn công Ukraine
Tòa Bạch Ốc cho biết hôm thứ Sáu rằng Nga đang tăng cường hợp tác với Iran trong “quan hệ đối tác quốc phòng toàn diện” và đã nhận được hàng trăm máy bay không người lái tấn công một chiều mà họ đang sử dụng để tấn công Ukraine.
Trích dẫn thông tin mới được giải mật, Tòa Bạch Ốc cho biết máy bay không người lái hoặc phương tiện bay không người lái được chế tạo ở Iran, vận chuyển qua Biển Caspi và sau đó được lực lượng Nga sử dụng để chống lại Ukraine.
Thiếu tướng John Kirby, điều phối viên truyền thông của Hội đồng An ninh Quốc gia cho biết: “Nga đã sử dụng máy bay không người lái của Iran trong những tuần gần đây để tấn công Kyiv và khủng bố người dân Ukraine, đồng thời quan hệ đối tác quân sự Nga-Iran đang ngày càng sâu sắc.”
“Chúng tôi cũng lo ngại rằng Nga đang hợp tác với Iran để sản xuất máy bay không người lái của Iran từ bên trong nước Nga.”
Kirby cho biết Mỹ có thông tin rằng Nga đang nhận các vật liệu cần thiết từ Iran để xây dựng một nhà máy sản xuất máy bay không người lái có thể hoạt động đầy đủ vào đầu năm tới.
Ông nói thêm:
“Chúng tôi đã công bố hình ảnh vệ tinh về vị trí dự kiến của nhà máy sản xuất máy bay không người lái này tại đặc khu kinh tế Alabuga của Nga”.
“Nga đã và đang cung cấp cho Iran sự hợp tác quốc phòng chưa từng có, bao gồm cả hỏa tiễn, thiết bị điện tử và phòng không.”
“Đây là một quan hệ đối tác quốc phòng toàn diện có hại cho Ukraine, các nước láng giềng của Iran và cộng đồng quốc tế. Chúng tôi đang tiếp tục sử dụng tất cả các công cụ có sẵn để vạch trần và phá vỡ các hoạt động này, bao gồm cả việc chia sẻ điều này với công chúng và chúng tôi sẵn sàng làm nhiều hơn nữa.”
Kirby cho biết việc chuyển giao máy bay không người lái cấu thành vi phạm các quy tắc của Liên Hiệp Quốc và Hoa Kỳ sẽ tìm cách buộc hai quốc gia phải chịu trách nhiệm, áp đặt các phần nếu cần thiết.
2. Quân Nga rút lui dần, và phải đối diện nguy cơ đầu hàng vì hết đạn. Lực lượng Ukraine tiến 1,4 km về hướng Bakhmut trong 24 giờ qua
Trong cuộc họp báo qua cầu truyền hình tại trung tâm báo chí Kyiv chiều thứ Bẩy mùng 10 tháng Sáu, Đại Tá Serhiy Cherevatyi, phát ngôn viên của Bộ chỉ huy quân sự miền đông Ukraine cho biết trên trục Bakhmut, quân đội Ukraine đã tiến sâu tới 1.400 mét ở các khu vực khác nhau trong suốt một ngày qua.
Đại Tá Cherevatyi nhấn mạnh rằng quân đội Ukraine tiến hành các cuộc tấn công vào các vị trí của đối phương, tiếp tục phản công, lợi dụng thực tế là người Nga đang thay thế các đơn vị tiền phương bằng các đơn vị mới đến; và quan trọng hơn quân Nga đang cạn kiệt đạn dược.
Một kho đạn pháo dã chiến của quân Nga đã bị Lữ Đoàn 45 pháo binh bắn trúng, nổ liên tiếp trong nhiều giờ. Pháo binh đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tại thành phố Bakhmut. Trong 24 giờ qua, pháo binh của quân xâm lược gần như im tiếng vì thiếu đạn dược. Tuy nhiên, Đại Tá Cherevatyi lưu ý rằng quân xâm lược có một cách khác để bù đắp cho pháo binh. Trong 24 giờ qua, không quân Nga đã thực hiện 8 cuộc không kích và 330 cuộc tấn công bằng pháo phản lực phóng từ các máy bay đang bay trên không phận Nga. Các cuộc tấn công bằng pháo phản lực như thế rất tốn kém, có lẽ chỉ là giải pháp tạm thời, không chắc người Nga có thể duy trì khả năng này lâu dài.
Igor Girkin, một cựu chiến binh tình báo và chỉ huy quân đội, người từng là Bộ Trưởng và từng là trung tâm trong việc chiếm Crimea và các phần của vùng Donbas vào năm 2014, đã bày tỏ sự hằn học đối với Bộ Quốc Phòng Nga về những thất bại gần đây tại thành phố Bakhmut, đặc biệt là sau khi trùm Wagner Yevgeny Prigozhin rút lui khỏi chiến trường này. Anh ta cảnh báo rằng nếu không có cách nào tiếp tế đạn dược cho các Lữ Đoàn Dù và Trung Đoàn Súng Trường Cơ Giới 72 thì chỉ trong vài này nữa nhiều đơn vị Nga sẽ phải đầu hàng tập thể. Thực ra, Bộ Quốc Phòng Nga cũng thấy những điều mà Girkin lưu ý nhưng một đoàn xe Nga 7 chiếc chở đầy đạn dược được 3 xe tăng, 4 xe thiết giáp và có cả các chiến đấu cơ SU-25 hộ tống đã bị Lữ Đoàn 45 pháo binh ở Bakhmut và Lữ Đoàn 44 pháo binh từ thành phố Vuhledar bắn tới tấp. Tất cả 7 xe tải, 3 xe tăng và 4 xe thiết giáp trong đoàn xe Nga bị phá hủy.
Đại Tá Cherevatyi cho biết trong 24 giờ qua, quân Nga lui vào phòng thủ và chỉ phản ứng khi bị tấn công. Ông nói: “Trong suốt 24 giờ chỉ có sáu trận đụng độ, trong đó Lực lượng Phòng vệ của chúng tôi đã tiêu diệt 138 tên xâm lược, làm bị thương 236 tên và bắt một tù binh. Anh em cũng đã phá hủy pháo tự hành Gvozdika, 3 xe chiến đấu bọc thép, pháo D-30, súng phòng không S-60, máy bay không người lái ZALA, 8 kho đạn và 7 xe tải vận chuyển vũ khí và đạn dược”.
Ngoài ra, đại tá nói rằng đối phương đang cố gắng xây dựng hệ thống phòng thủ và đồng thời có những nỗ lực phản công lẻ tẻ các vị trí của Ukraine. Tuy nhiên, theo phát ngôn nhân, tất cả các nỗ lực làm chậm bước tiến của quân Ukraine đều không thành công.
Đại Tá Cherevatyi nhấn mạnh: “Mục tiêu chính của chúng tôi vẫn không thay đổi: đó là gây thiệt hại tối đa cho đối phương, tổn thất tối đa cho đối phương và tất cả các công cụ đều được sử dụng cho mục đích này”.
Trong bối cảnh này, Cherevatyi nhấn mạnh rằng Lực lượng Vũ trang đã đạt được một số tầm cao quan trọng, đây cũng là một trong những mục tiêu chính, đó là chiếm các vị trí thuận lợi hơn để họ có thể “đánh địch hiệu quả hơn”.
Trong 24 giờ qua, 890 lính Nga tử trận trên các chiến trường Bakhmut và Zaporizhzhia. Quân Ukraine cũng phá hủy hay tịch thu 8 xe tăng Nga, 7 xe thiết giáp, 15 hệ thống pháo, một hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 3 hệ thống phòng không; và 18 xe chuyển quân và nhiên liệu.
Tính chung từ ngày 24 tháng 2, 2022 đến 10 Tháng Sáu, 214.660 lính Nga bị loại khỏi vòng chiến. Tổn thất của quân xâm lược còn bao gồm 3.909 xe tăng, 7.607 xe thiết giáp, 3.717 hệ thống pháo, 600 hệ thống hỏa tiễn phóng hàng loạt, 362 hệ thống phòng không, 314 chiến đấu cơ, 299 máy bay trực thăng, 3.263 máy bay không người lái, 1.176 hỏa tiễn hành trình, 18 tàu chiến, 6.428 xe chuyển quân và nhiên liệu, và 507 thiết bị chuyên dụng.
3. Công lý nhãn tiền, bộ chỉ huy Lữ Đoàn 205 Súng Trường Cơ Giới trúng HIMARS.
Các lực lượng Ukraine đã tấn công quân xâm lược Nga trên mũi Arabat ở vùng Kherson của Ukraine vào sáng thứ Bẩy 10 Tháng Sáu, sau khi có tin tình báo cho biết bộ chỉ huy Lữ Đoàn 205 Súng Trường Cơ Giới đang đóng tại đây. Phó chủ tịch Hội đồng khu vực Kherson Serhii Khlan cho biết như trên.
“Vùng Kherson. Từ 5 đến 6 giờ sáng, một số cuộc tấn công từ Lực lượng Vũ trang Ukraine đã diễn ra; và các tòa nhà của 'khu phố chính phủ' của những kẻ xâm lược trên mũi Arabat đều tan thành mây khói”.
Tháng 11 năm ngoái, khi quân Nga tháo chạy khỏi thành phố Kherson, đào thoát sang bờ phía Đông sông Dnipro, tướng đầu trọc Sergei Surovikin, chỉ huy cuộc rút lui khỏi phía Tây sông Dnipro ra lệnh cho Lữ Đoàn 205 Súng Trường Cơ Giới gài mìn đập Nova Kakhovka và sẵn sàng cho nổ con đập nếu quân Ukraine vượt sông truy kích.
Quân Ukraine đã dừng lại ở bờ phía Tây con sông nên kế hoạch cho nổ đập Nova Kakhovka đã không xảy ra. Tám tháng sau, lo ngại quân Ukraine sẽ vượt sông trong kế hoạch tổng phản công, người Nga đã cho nổ con đập gây ra một thảm họa nhân đạo lớn chưa từng có ở Âu Châu trong 3 thập niên qua.
4. Bản tin tình báo của Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh
Trong bản tin tình báo mới nhất, Cục Tình Báo Bộ Quốc Phòng Vương Quốc Anh cho biết như sau:
Trong 48 giờ qua, các hoạt động quan trọng của Ukraine đã diễn ra ở một số khu vực phía đông và nam Ukraine.
Ở một số khu vực, các lực lượng Ukraine hầu chắc đã đạt được tiến bộ tốt và xuyên thủng tuyến phòng thủ đầu tiên của Nga. Ở những nơi khác, tiến độ của Ukraine có phần chậm hơn.
Khả năng phản ứng của Nga không đồng đều: một số đơn vị có khả năng tiến hành các hoạt động phòng thủ cơ động đáng tin cậy trong khi những đơn vị khác đã rút lui trong tình trạng hoảng loạn, trong bối cảnh có các báo cáo về thương vong của Nga ngày càng tăng khi họ rút lui qua các bãi mìn của chính họ.
Lực lượng Không quân Nga đã hoạt động tích cực một cách bất thường ở miền nam Ukraine, nơi không phận dễ dàng hơn so với các vùng khác của đất nước. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu các cuộc không kích chiến thuật có hiệu quả hay không.
5. Ba Lan và các nước vùng Baltic muốn NATO đưa máy bay vào Ukraine để bảo vệ không phận nước này
Bảo vệ không phận Ukraine và đạt được an ninh ở Hắc Hải nên là những bước đầu tiên trong khuôn khổ bảo đảm an ninh mà Ukraine nên nhận được từ NATO.
Waldemar Skrzyczak, nguyên Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Ba Lan, đã đưa ra lập trường trên trong cuộc phỏng vấn với thông tấn xã UkrInform của Ukraine.
“Tại hội nghị thượng đỉnh NATO, chúng ta cần đưa ra quyết định mà Kyiv đã yêu cầu từ lâu – đó là đóng cửa không phận đối với Ukraine. Trong trường hợp này, Nga sẽ không thể phóng hỏa tiễn vào Ukraine và máy bay của họ sẽ không thể bay tới đó”, Tướng Skrzyczak nói.
Nếu Nga tiếp tục không kích vào Ukraine, NATO phải bảo đảm an ninh cho không phận Ukraine bằng cách “gửi lực lượng không quân của mình tới Ukraine để bảo vệ bầu trời Ukraine”. Ông nói thêm rằng đó là lập trường của Ba Lan, Rumani và các quốc gia vùng Baltic; và Liên minh có khả năng bảo đảm điều này.
Ông nói, bước thứ hai là bảo đảm an ninh ở Hắc Hải.
“Cần phải tiến hành một chiến dịch dưới sự bảo trợ của NATO để dọn sạch biển mìn hạn chế hoạt động của nền kinh tế Ukraine, sau đó mở các cảng của Ukraine. Đồng thời, chúng ta cần gửi một tín hiệu rõ ràng tới Nga: trong trường hợp có thêm các hành động gây hấn ở khu vực này, NATO sẽ cử lực lượng của mình để bảo vệ đối tác của mình”, Tướng Skrzyczak nói.
Ông tin rằng Liên minh cuối cùng sẽ bảo đảm an ninh ở Ukraine bằng quân đội của mình, điều này sẽ cho phép tái thiết và phát triển đất nước hơn nữa.
Skrzyczak cũng tin rằng các bảo đảm an ninh nên được cung cấp cho Ukraine không phải bởi các quốc gia riêng lẻ, mà bởi NATO nói chung.
“Tôi tin rằng việc phân chia các quốc gia của Tổ chức thành các nhóm ngày nay là không hợp lý. Cần có một quan điểm thống nhất của Liên minh rằng sứ mệnh quân sự này phải dưới lá cờ của NATO và Liên minh phải bảo đảm an ninh cho Ukraine,” vị tướng Ba Lan nói.
Ông cho rằng sẽ rất rủi ro nếu chỉ một số quốc gia - Ba Lan, Rumani và các quốc gia vùng Baltic - làm điều này. Điều này sẽ khiến Putin lập luận rằng ông không có chiến tranh với NATO, nhưng có những đối phương riêng lẻ trong Liên minh. Do đó, kịch bản của nhà độc tài Nga sẽ thành hiện thực: Nga không bị đe dọa bởi toàn bộ Liên minh, mà bởi Ba Lan, quốc gia mà ông ta nói nhiều gần đây và các quốc gia vùng Baltic.
Ông tin rằng mọi thứ có thể nên được thực hiện để bảo đảm rằng Liên minh cung cấp các bảo đảm an ninh chính trị, nhưng trên hết là an ninh quân sự cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius.
“Tôi nghĩ điều này là thực tế, không cần thiết phải chia rẽ NATO,” Skrzyczak nói.
Như đã đưa tin, cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen gần đây đã nói trong một cuộc phỏng vấn với The Guardian rằng nếu NATO không cung cấp cho Ukraine triển vọng thành viên rõ ràng và bảo đảm an ninh rõ ràng tại hội nghị thượng đỉnh Vilnius, thì một số quốc gia NATO, bao gồm cả Ba Lan, sẽ có thể cung cấp hỗ trợ quân sự của riêng họ, bao gồm cả việc gửi quân đội của họ vào Ukraine.
Tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius trong hai ngày 11 và 12/7, Ukraine muốn nhận được sự bảo đảm an ninh rõ ràng từ các đồng minh và quan điểm thành viên rõ ràng.
Tướng Skrzyczak cũng nhấn mạnh rằng quan điểm của Ba Lan, Rumani và các quốc gia vùng Baltic là Ukraine không thể thua, và Nga không thể thắng trong cuộc xâm lược hiện nay. Nếu Nga thắng, Putin không dừng lại ở Ukraine. Ba Lan, Rumani và các quốc gia vùng Baltic rơi vào một tình thế hết sức nguy hiểm. Không chỉ có thế, cả các quốc gia khác ở nhiều nơi trên thế giới cũng sẽ là mồi ngon cho những bọn xâm lược khác. Đài Loan là một ví dụ.
6. Putin đang cố gắng đe dọa NATO bằng việc di chuyển vũ khí hạt nhân
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Trying to Intimidate NATO With Nuclear Weapons Move: Officials”, nghĩa là “Putin đang cố gắng đe dọa NATO bằng việc di chuyển vũ khí hạt nhân.” Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm thứ Sáu tuyên bố ông sẽ bắt đầu triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus vào hai ngày 7 và 8 tháng 7, tức là vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh NATO ở nước láng giềng Lithuania.
Một số quan chức, bao gồm cả lãnh đạo phe đối lập Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya, đã không bỏ lỡ dịp này để đưa ra các tuyên bố.
Tsikhanouskaya nói: “Đây chẳng qua là một trò chơi đe dọa thô thiển, cố gắng bắt nạt Âu Châu phải khuất phục. Chúng ta không thể để những kẻ độc tài thoát khỏi vụ tống tiền hạt nhân của chúng.”
Putin lần đầu tiên thảo luận công khai vào tháng 3 về việc đặt vũ khí hạt nhân ở Belarus, nơi có chung biên giới với ba quốc gia NATO—Lithuania, Latvia và Ba Lan—cũng như với Ukraine. Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko từ lâu đã là một đồng minh trung thành của Putin và nhà lãnh đạo Nga đã sử dụng Belarus làm bệ phóng để bắt đầu cuộc chiến chống lại Ukraine vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Vilnius, Lithuania, dự kiến diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13 tháng 7, và cuộc chiến ở Ukraine sẽ là chủ đề trọng tâm của cuộc họp.
Các nhà lãnh đạo của Bucharest Nine, một nhóm chín thành viên NATO ở Đông Âu, đã đưa ra một tuyên bố trong tuần này cho biết họ sẽ tìm kiếm một “gói hỗ trợ toàn diện, nhiều năm và mạnh mẽ hơn cho Ukraine” trong hội nghị thượng đỉnh Vilnius.
Triển vọng Ukraine gia nhập liên minh gần như chắc chắn sẽ được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh và tuyên bố của Bucharest Nine cho biết họ hy vọng các cuộc đàm phán ở Lithuania sẽ “khởi động một lộ trình chính trị mới dẫn đến việc Ukraine trở thành thành viên của NATO, một khi các điều kiện cho phép”.
Putin từ lâu đã phản đối Ukraine trở thành thành viên của NATO, và các quan chức Điện Cẩm Linh đã cảnh báo về việc NATO sẽ hỗ trợ Kyiv kể từ khi Putin bắt đầu cuộc chiến hơn 15 tháng trước.
Giáo sư Mark N. Katz của Trường Chính sách và Chính phủ Schar thuộc Đại học George Mason nói với Newsweek rằng ông đồng ý với Tsikhanouskaya “rằng thời điểm triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga có liên quan đến hội nghị thượng đỉnh NATO”.
“Có thể Putin hy vọng động thái này sẽ đe dọa NATO, nhưng tôi không nghĩ rằng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga đồn trú ở Belarus đáng sợ hơn vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga đồn trú ở chính Nga,” Katz nói.
Ông nói thêm: “Giả sử Putin nhận thức được điều này, có thể việc chọn những ngày này để triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật tới Belarus nhằm cho công chúng Nga thấy rằng Nga đang đứng trước NATO và sẽ không bị đe dọa bởi bất cứ điều gì xảy ra tại hội nghị thượng đỉnh”.
Pavel Latushka, cựu nhà ngoại giao và bộ trưởng văn hóa Belarus, cũng chia sẻ quan điểm tương tự trên Twitter.
Latushka viết: “Đây là nỗ lực của Putin nhằm tác động đến quyết định của Hội nghị thượng đỉnh NATO về tư cách thành viên” của Ukraine.
David Silbey, phó giáo sư lịch sử tại Cornell và giám đốc giảng dạy và học tập tại Cornell ở Washington, nói với Newsweek rằng ông nghĩ “có thể an toàn khi nói rằng Putin đã chọn thời điểm để thông báo đạt hiệu quả tối đa.”
“Với sự tập hợp của NATO, bất cứ điều gì ông ấy làm sẽ ngay lập tức trở thành chủ đề thảo luận chính giữa các quốc gia ở đó, đặc biệt là khi nó liên quan đến vũ khí hạt nhân. Nếu điều đó gây khó khăn cho NATO trong việc đưa ra một mặt trận thống nhất về Ukraine, thì càng tốt cho Nga”, ông Silbey nói. “Putin cũng có xu hướng sử dụng vũ khí hạt nhân vào những thời điểm khi ông ấy cảm thấy dễ bị tổn thương, điều này cho thấy rằng ông ấy lo lắng về khả năng thành công trong cuộc tổng phản công của Ukraine.”
Giáo sư khoa học chính trị William Reno của Đại học Northwestern cho biết ông nghĩ thông báo này có thể được đưa ra vì một lý do khác.
Reno nói với Newsweek: “Điều hợp lý - và rất có thể - là thông báo này nhằm báo hiệu sự liên kết giữa Nga và Belarus về các vấn đề chiến lược.
Ông nói thêm rằng sau khi Lukashenko đối mặt với cáo buộc gian lận cuộc bầu cử tổng thống Belarus năm 2020 để có lợi cho mình, ông “đã trở nên phụ thuộc vào sự ủng hộ của Putin để duy trì quyền lực.”
Reno nói: “Sự phụ thuộc này gia tăng khi Nga tăng cường xâm lược Ukraine, và thậm chí còn hơn thế nữa với sự xuất hiện của các 'phe phái' chống Lukashenko có vũ trang trong những tuần gần đây trong số các nhà hoạt động đối lập lưu vong. “Mặc dù NATO có khả năng là đối tượng Putin nhắm đến, nhưng tôi thấy chính phủ của Lukashenko và những người chống lại ông ấy là mục tiêu chính của tín hiệu này.”
Theo Katz, một lý do khả dĩ khác cho việc triển khai vũ khí hạt nhân “có thể là để ngăn chặn một cuộc tấn công của Ukraine vào lãnh thổ Belarus”.
“Ukraine có thể không thực sự lên kế hoạch, nhưng những người như Putin thường suy bụng ta ra bụng người, và cho rằng những người khác sẽ hành xử giống như chính họ trong tình huống tương tự,” Katz nói.
7. Đồng minh của Putin thừa nhận chiến tranh Ukraine có lợi cho phương Tây khi Nga 'sa lầy'
Tờ Newsweek có bài tường trình nhan đề “Putin Ally Admits Ukraine War Benefits West as Russia 'Bogged Down'“, nghĩa là “Đồng minh của Putin thừa nhận chiến tranh Ukraine có lợi cho phương Tây khi Nga 'sa lầy'“ Xin kính mời quý vị và anh chị em theo dõi bản dịch sang Việt Ngữ qua phần trình bày của Đình Trinh.
Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết hôm thứ Sáu rằng cuộc xâm lược Ukraine của Nga nên được coi là một “món quà” cho phương Tây.
Lukashenko là một trong những đồng minh đáng tin cậy nhất của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong suốt cuộc chiến Nga-Ukraine bắt đầu vào tháng 2 năm ngoái, và là người gần đây đã cố gắng thu hút thêm các quốc gia thành viên cho liên minh nhỏ “Nhà nước Liên minh” bằng cách nói rằng bất kỳ quốc gia nào tham gia liên minh sẽ được cung cấp vũ khí hạt nhân. Ngoài ra, Belarus sẽ sớm cất giữ các đầu đạn hạt nhân của Nga lần đầu tiên kể từ khi Liên Xô sụp đổ.
Phương Tây, đặc biệt là các thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), nhanh chóng nổi giận trước hành động quân sự của Nga vào Ukraine. Cuộc xâm lược này đã dẫn đến vô số biện pháp trừng phạt chống lại Mạc Tư Khoa và một thời kỳ hỗ trợ quốc tế vững chắc mới cho Ukraine, khiến Tổng thống Joe Biden tuyên bố vào cuối tháng 2 tại Ba Lan rằng “NATO mạnh hơn bao giờ hết”.
“Hãy đối mặt với sự thật: chúng ta đã tặng cho phương Tây một món quà khi chúng ta sa lầy ở Ukraine,” Lukashenko nói trong cuộc gặp gỡ với những người đứng đầu các hội đồng an ninh của Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể, theo hãng tin Ukraine Ukrainska Pravda. “Tất nhiên, đây là một món quà dành cho họ. Và tại đây, họ bắt đầu bám lấy nó để khiến không gian của chúng ta phải suy sụp.”
Trong một động thái nhằm lôi kéo Trung Quốc vào cuộc chiến tại Ukraine, Tổng thống Belarus nói thêm trong cuộc họp rằng trọng tâm chính của phương Tây không phải là Nga mà là Trung Quốc.
Artyom Shraibman, một nhà phân tích chính trị người Belarus và là người sáng lập công ty tư vấn Sense Analytics, nói với Newsweek qua Telegram vào hôm thứ Sáu rằng ông tin rằng việc Lukashenko đề cập đến “món quà” là một sự thừa nhận rằng sự thống nhất của các lực lượng phương Tây đã khiến Nga và Belarus phải dành nhiều nguồn lực cho chiến tranh.
Shraibman nói: “Trong suy nghĩ của ông ấy, về cơ bản, phương Tây đang tìm cách làm cho Nga phải thất bại đến mức không còn khả năng chiến đấu trực tiếp với họ”.
Khi được hỏi tại sao Lukashenko không thể lường trước được phương Tây sẽ mạnh mẽ đứng lên trả đũa cuộc xâm lược của Putin, Shraibman nói thêm rằng tổng thống Belarus có thể đã nhận ra điều đó nhưng ông ta quá gắn bó với Putin đến mức khó có thể đưa ra bất kỳ quyết tâm nào khác ngoài việc chiến đấu bên cạnh ông ta.
Mikhail Troitskiy, giáo sư thực hành tại Đại học Wisconsin-Madison, nói với Newsweek qua email vào thứ Sáu rằng những tuyên bố của Lukashenko nên được coi là một hoạt động thông tin sai lệch do ông từng đưa ra những bình luận với mục đích thao túng.
“Ý của ông ấy là trước khi bắt đầu chiến tranh, Nga và Belarus—và cá nhân Putin, và Lukashenko với tư cách là người hòa giải—đã sử dụng hết mọi lựa chọn hòa bình để bảo đảm an ninh của chính họ trước sự tấn công dữ dội của phương Tây vào Trung Quốc”, Troitskiy nói.
Ông nói thêm: “Lukashenko đổ lỗi cho cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine là do lập trường cứng rắn của Ukraine và phương Tây kể từ năm 2014. Ông nhấn mạnh rằng Ukraine đã gian lận khi ký các thỏa thuận Minsk mà Lukashenko được cho là đã giúp môi giới. Theo Lukashenko, việc Nga mắc kẹt ở Ukraine chỉ là một vấn đề mà phương Tây lao vào khai thác không thương tiếc”.
Lukashenko đã được nhắc đến gần đây do một số câu hỏi của một số người về sức khỏe của ông ta và khả năng thu thập thêm các quốc gia thành viên trong hiệp ước Nga-Belarus.
Trong lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng của Nga vào đầu tháng 5, Lukashenko được nhìn thấy với vết băng trên cánh tay phải và cuối cùng rời sự kiện sớm, bỏ bữa ăn với Putin và một số đồng minh Nga khác.
Mãi cho đến khoảng hai tuần sau, người đàn ông 68 tuổi này mới nói trong một đoạn video do một hãng tin nhà nước phát sóng: “Tôi sẽ không chết đâu, các bạn.”
Trong khi đó, các quan chức Nga cho biết tình hình không nghiêm trọng như các báo cáo chỉ ra, với một quan chức nói rằng Lukashenko không mắc COVID-19 hay bệnh nghiêm trọng mà chỉ đơn giản là “ốm”.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo ủng hộ dân chủ Belarus Sviatlana Tsikhanouskaya lại nhìn nhận khác đi. Trước đây cô đã nói với Newsweek rằng có một tình huống y tế đe dọa đến tính mạng Lukashenko và có thể dẫn đến những thay đổi ở Belarus.
8. Liên Hiệp Âu Châu gửi máy bơm nước, thuyền và máy phát điện đến vùng lũ lụt của Ukraine
Ukraine đã nhận viện trợ nhân đạo từ Cơ chế Bảo vệ Dân sự của Liên minh Âu Châu sau vụ vỡ đập Nova Kakhovka, Bộ Nội vụ Ukraine cho biết hôm thứ Sáu.
Liên Hiệp Âu Châu cho biết “12 quốc gia Âu Châu đang gửi máy bơm nước, tàu chở dầu, thuyền, máy phát điện và nhiều viện trợ cứu sinh hơn” tới Ukraine.
“Hiện tại, Cộng hòa Ba Lan, Cộng hòa Estonia và Cộng hòa Liên bang Đức đã chuyển những thứ sau cho Cơ quan Khẩn cấp Nhà nước của Ukraine: thiết bị cứu hỏa và cấp cứu, xe địa hình, xe đặc biệt, tủ lạnh, máy phát điện, nhiên liệu xe tăng và áo liền quần,” Bộ Nội vụ Ukraine cho biết trong một tuyên bố.
Lithuania, Cộng hòa Tiệp, Phần Lan, Áo, Đan Mạch, Ba Lan, Pháp và Na Uy cũng đang gửi viện trợ nhân đạo.
9. Giám đốc Ngân Hàng lớn thứ hai của Nga tuyên bố rằng thời kỳ đồng đô la Mỹ thống trị thế giới đã trôi qua. Đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc sẽ sớm là tiêu chuẩn
Sự thống trị của đồng đô la Mỹ sắp kết thúc khi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc tăng giá và phần còn lại của thế giới nhận thấy mối nguy hiểm từ nỗ lực thất bại của phương Tây nhằm khiến Nga phải quỳ gối trước Ukraine, một trong những chủ ngân hàng quyền lực nhất của Mạc Tư Khoa nói với Reuters.
Andrei Kostin, Giám đốc điều hành của VTB, một ngân hàng do nhà nước kiểm soát, và là ngân hàng lớn thứ hai của Nga, cho biết cuộc khủng hoảng đang mở ra những thay đổi sâu rộng đối với nền kinh tế thế giới, làm suy yếu quá trình toàn cầu hóa. Trong bối cảnh đó, Trung Quốc đang đảm nhận vai trò cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.
Khi được hỏi liệu ông có nghĩ rằng thế giới đang trong một cuộc chiến tranh lạnh mới không, Kostin nói rằng đó là một cuộc “chiến tranh nóng” nguy hiểm hơn cả chiến tranh lạnh.
Ông cho rằng Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu sẽ thiệt hại từ các động thái đóng băng hàng trăm tỷ đô la tài sản có chủ quyền của Nga khi nhiều quốc gia đang chuyển sang các khu vực bên ngoài đồng đô la Mỹ và đồng euro; và Trung Quốc đang tiến tới việc dỡ bỏ các hạn chế về tiền tệ.
Kostin, 66 tuổi, nói với Reuters: “Kỷ nguyên lịch sử lâu dài về sự thống trị của đồng đô la Mỹ sắp kết thúc. Tôi nghĩ rằng đã đến lúc đồng Nhân Dân Tệ của Trung Quốc sẽ là tiền tệ chuẩn.”
Nhận định của Andrei Kostin và những luận điệu mới được đưa ra của nhà độc tài Belarus Lukashenko cho thấy Nga và Belarus ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc, và đang tung ra các động thái nhằm lôi kéo Trung Quốc vào cuộc chiến tại Ukraine.
10. Nga trao trả các tù binh Ukraine thông qua Hung Gia Lợi
Hung Gia Lợi cho biết hôm thứ Sáu rằng họ đã nhận được một nhóm tù nhân chiến tranh Ukraine từ Nga, một sự phóng thích mà Ukraine hoan nghênh trong khi bày tỏ lo ngại rằng họ đã không được thông báo.
Theo Giáo Hội Chính thống giáo Nga, họ đã hỗ trợ việc trao trả này. Trong khi đó, phó thủ tướng Hung Gia Lợi Zsolt Semjen, cho biết các tù binh đến từ phía tây Ukraine giáp Hung Gia Lợi.
Semjen cho biết: “Đây là nghĩa vụ con người và lòng yêu nước của tôi… Chúng tôi đã mang về từ Mạc Tư Khoa 11 tù binh chiến tranh từ Transcarpathia.”
Ukraine cho biết họ không được thông báo về việc phóng thích tù nhân. Bộ Ngoại giao cho biết họ đã yêu cầu đại diện của Hung Gia Lợi tại Ukraine cho biết thêm các thông tin.
Tháp nhà thờ đổ sau trận động đất ở miền nam Peru. Twitter và nguy cơ. Giáo Hội Mông Cổ vui mừng
VietCatholic Media
17:05 10/06/2023
1. Tháp nhà thờ đổ sau trận động đất ở miền nam Peru
Một tòa tháp tại một nhà thờ ở miền nam Peru đã bị sập do một loạt trận động đất ở đó trong những ngày gần đây.
Theo RPP Noticias, tòa tháp đã bị hư hại do trận động đất vào năm 2016, tọa lạc tại Nhà thờ Purísima Concepción de María, nghĩa là Đức Mẹ Cực Tinh Cực Sạch, ở Thung lũng Colca thuộc quận Lari của tỉnh Caylloma thuộc vùng Arequipa.
Nền móng của nhà thờ và 12 nhà thờ khác có nguy cơ bị sập do nền móng bị lung lay sau trận động đất có cường độ từ 2,7 đến 5,5 độ richter.
Thị trưởng Caylloma, Alfonso Mamani, cho biết Bộ Văn hóa cần can thiệp để khôi phục và bảo tồn tất cả các nhà thờ đã bị hư hại trong trận động đất năm 2016. Trận động đất đó đã khiến hơn 250 gia đình mất nhà cửa.
Mặc dù đã có các dự án phục hồi các nhà thờ, nhưng hiện tại cần phải có những đánh giá mới do những thiệt hại gần đây.
Thị trưởng của quận Lari, José Panta Mamani, đã yêu cầu hỗ trợ để xây dựng lại nhà thờ Purísima Concepción và những ngôi nhà bị ảnh hưởng bởi trận động đất.
“Các nhà thờ của chúng tôi bị hư hỏng; chúng đã phải dịch chuyển và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào. Tôi chỉ muốn mạnh mẽ yêu cầu chính quyền của chúng tôi; hy vọng, lần này họ sẽ tập trung vào những nơi lẽ ra họ phải tham gia,” thị trưởng nói.
“Nếu không, như tôi đã nói, tỉnh Caylloma của chúng ta đang trên đà biến mất, vì không còn hy vọng gì nữa, vì mọi thứ đều bị hư hại,” ông than thở.
Tâm chấn của trận động đất nằm ở quận Maca. Các trận động đất cũng làm hư hại một số ngôi nhà ở các quận lân cận Tisco, Lari, Ichupampa và Achoma.
Do tình hình khẩn cấp, Chính quyền tỉnh Caylloma đã dựng lều ở quận Maca, nơi người dân có thể qua đêm.
Các thiệt hại khác bao gồm sạt lở đất trên đường cao tốc ở quận Madrigal.
Source:Catholic News Agency
2. Báo cáo: Twitter không chặn được một số nội dung khiêu dâm trẻ em
Trang web truyền thông xã hội Twitter xem ra đã thất bại trong việc ngăn chặn các hình ảnh lạm dụng tình dục trẻ em. Nhận định này được đưa ra sau khi các nhà nghiên cứu đã phát hiện hàng chục hình ảnh liên quan đến các tài liệu khiêu dâm bất hợp pháp trên nền tảng này từ tháng 3 đến tháng 5.
Tờ Wall Street Journal đưa tin, mặc dù Twitter dường như đã khắc phục sự việc nhưng nó đã áp đặt các khoản phí mới cho việc sử dụng một ứng dụng để giám sát khả năng chặn nội dung khiêu dâm trẻ em của nền tảng truyền thông xã hội này.
Báo cáo của Wall Street Journal dựa trên nghiên cứu được thực hiện bởi Đài quan sát Internet Stanford, nơi đã tiến hành nghiên cứu các vấn đề bảo vệ trẻ em trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội. Nó đã sử dụng một chương trình máy tính để phân tích tập dữ liệu gồm khoảng 100.000 Tweet từ ngày 12 tháng 3 đến ngày 20 tháng 5. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy hơn 40 hình ảnh trên Twitter được gắn cờ là CSAM, nghĩa là tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em trong cơ sở dữ liệu mà các công ty sử dụng để sàng lọc nội dung.
“Đây là một trong những điều cơ bản nhất bạn có thể làm để ngăn chặn CSAM trực tuyến và có vẻ như nó không hoạt động,” David Thiel, kỹ thuật viên trưởng tại Đài quan sát Internet Stanford và đồng tác giả báo cáo, nói với Wall Street Journal.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng phân tích chữ ký số có tên PhotoDNA và chương trình nhu liệu của riêng họ để quét hình ảnh và không tự xem hình ảnh.
Twitter trước đây cho biết họ sử dụng PhotoDNA và các công cụ khác để phát hiện CSAM, nhưng họ không bình luận với Wall Street Journal về việc liệu họ có còn sử dụng PhotoDNA hay không. Các nhà nghiên cứu của Stanford cho biết Twitter nói với họ rằng họ đã phát hiện một số thông tin sai lệch trong cơ sở dữ liệu CSAM mà các nhà điều hành nền tảng lọc ra theo cách thủ công. Twitter cho biết các nhà nghiên cứu có thể thấy các kết quả dương tính giả trong tương lai.
Nền tảng này đã quảng bá những nỗ lực của mình để chống bóc lột tình dục trẻ em. Nó báo cáo rằng nó đã đình chỉ khoảng 404.000 tài khoản trong Tháng Giêng vì tạo ra hoặc tương tác với các tài liệu liên quan đến CSAM.
Nghiên cứu về Twitter liên quan đến việc truy cập thông qua một giao diện lập trình ứng dụng. Twitter hiện đang tính phí cho quyền truy cập này, là điều có thể khiến các nhà nghiên cứu không thể phân tích Twitter. Đài quan sát Internet Stanford đã ngừng sử dụng API cấp doanh nghiệp cho Twitter do chi phí mới.
Đài quan sát, có trụ sở tại Đại học Stanford, nhằm mục đích nghiên cứu việc lạm dụng internet trong thời gian thực. Elon Musk, chủ sở hữu của Twitter, vào tháng 3 đã cáo buộc đài quan sát là “cỗ máy tuyên truyền” vì công việc kiểm duyệt nội dung trong cuộc bầu cử năm 2020 của Hoa Kỳ.
Source:Catholic News Agency
3. Đức Hồng Y Parolin chủ lễ phong giám mục cho Trưởng nghi phụng vụ của Đức Thánh Cha
Hôm Thứ Bảy, 03 tháng Sáu vừa qua, trước sự hiện diện của Đức Thánh Cha, Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã chủ sự thánh lễ để phong chức giám mục cho Đức Cha Diego Ravelli, Trưởng ban Nghi lễ phụng vụ của Đức Thánh Cha, kiêm đặc trách Ca đoàn Sistina của Tòa Thánh.
Đức Cha Diego Ravelli, người Ý, năm nay 58 tuổi (1965), nguyên là chánh Văn phòng tại Sở bác ái của Đức Thánh Cha, nay là Bộ Bác ái, trước khi được Đức Thánh Cha bổ nhiệm làm Trưởng ban Nghi lễ phụng vụ của ngài hồi tháng Mười năm 2021, kế nhiệm Đức ông Guido Marini được bổ làm Giám mục giáo phận Tortona ở miền bắc Ý. Ngày 21 tháng Tư năm nay, Đức ông được Đức Thánh Cha nâng lên hàng giám mục.
Đồng tế với Đức Hồng Y Parolin, có nhiều giám mục khác, đặc biệt là Đức Hồng Y Konrad Krajewski, người Ba Lan, Bộ trưởng Bộ Bác ái của Tòa Thánh và Đức Cha Guido Marini, vị tiền nhiệm của vị tân giám mục.
Trong bài giảng, Đức Hồng Y Quốc vụ khanh nhắn nhủ rằng: “Lễ thụ phong giám mục của Đức Cha diễn ra vào đầu một ngàn năm mới cam go và khó khăn, với những chia rẽ và chiến tranh huynh đệ tương tàn, cho đến chiến tranh mới nhất ở Ukraine gần đây. Đức Cha cũng như tất cả các mục tử được yêu cầu thi hành một sứ vụ không biết mệt mỏi hòa giải và an ủi, khích lệ và nâng đỡ, trên con đường đời, đối với bao nhiêu người, dường như là cơ cực và nặng nề, khó có thể chịu nổi trong tình thương”.
Khẩu hiệu của vị tân giám mục là “Evangelii Gaudium”, Niềm vui Tin mừng, cũng là tựa đề Tông huấn của Đức Thánh Cha Phanxicô, trong đó, ngài viết “Niềm vui Tin mừng làm đầy tâm hồn và trọn cuộc sống của những người gặp gỡ nhau, với Chúa Giêsu”.
4. Phản ứng của Giáo hội tại Mông Cổ về tin Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm
“Cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha tại Mông Cổ chắc chắn sẽ góp phần làm nổi bật vẻ đẹp của đất nước này và sự cao quý của nhân dân tại đây, vốn có những truyền thống rất sâu xa, đặc tính của miền này ở Á châu”.
Trên đây là lời tuyên bố của Đức Hồng Y Giorgio Marengo, Phủ doãn Tông tòa Ulan Bator bên Mông Cổ, với Đài Vatican, sau khi có tin hôm 03 tháng Sáu vừa qua, rằng Đức Thánh Cha sẽ viếng thăm nước này, từ ngày 31 tháng Tám đến ngày 04 tháng Chín năm nay.
Đức Hồng Y cũng nói rằng: “Đối với cộng đoàn Công Giáo bé nhỏ tại nước này, cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha chắc chắn là một hồng ân đặc biệt, khi nghĩ đến công việc âm thầm và hiệu quả của bao nhiêu thừa sai, đã hiến cuộc sống cho Tin mừng và còn tiếp tục như vậy, xa những ngọn đèn chiếu, và chỉ nhắm thiện ích của dân chúng mà họ được sai đến. Tôi cầu mong rằng cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha sẽ đánh dấu thêm một giai đoạn trong việc kiến tạo những tương quan tín nhiệm và thân hữu, trong đó Tin mừng được sống và được chứng tỏ”.
Đức Hồng Y Marengo người Ý, thừa sai Dòng Đức Mẹ An Ủi (Consolata), năm nay 49 tuổi (1974) và là vị trẻ nhất trong Hồng Y đoàn hiện nay. Trong cuộc phỏng vấn, ngài cho biết Giáo Hội Công Giáo tại Mông Cổ chỉ có khoảng 1.500 tín hữu, thêm vào đó là vài người nước ngoài đến làm việc tại đây hoặc là các nhà ngoại giao. Cộng đoàn Giáo hội có 75 thừa sai thuộc 10 dòng tu và 27 quốc tịch. Tổng cộng có 29 linh mục, trong đó có 2 người bản xứ, 36 nữ tu, 6 tu huynh và 3 thừa sai giáo dân. Chín nơi thờ phượng được ghi danh chính thức. Nòng cốt hoạt động truyền giáo ở Mông Cổ là thăng tiến con người, cùng với những nghiên cứu văn hóa và đối thoại liên tôn.”
Đức Hồng Y cũng cho biết cha Tổng đại diện Stephano Kim Thành Hiền (Kim Seong-Hyeon) vừa qua đời đột ngột hôm 26 tháng Năm vừa qua, lúc mới 55 tuổi, vốn đã mơ ước cuộc viếng thăm của Đức Thánh Cha, vì đó là cơ hội duy nhất một Giáo hội địa phương, trong đó mỗi thành phần có thể đích thân gặp Đức Thánh Cha.
“Giáo hội tại Mông Cổ là một Giáo hội nghèo và bé nhỏ... Nhưng trong các cộng đoàn nhỏ bé ấy, sự tương trợ thật là mạnh mẽ và những tương quan giữa con người có đặc tính chân thành. Ví dụ, điều này được biểu lộ qua sự sửa chữa huynh đệ rất tự nhiên, vì mỗi người mong muốn điều tốt đẹp nhất cho nhau! Một điều giống như Giáo hội tiên khởi”.
Sau cùng, Đức Hồng Y Marengo cũng kể rằng “năm ngoái, chúng tôi đã kỷ niệm 30 năm Giáo hội thực sự hiện diện tại Mông Cổ, tuy rằng Kitô giáo đã được biết đến và thực hành vào khoảng năm 1.000 và chúng tôi muốn tái liên kết với truyền thống cổ kính ấy”.
Thánh Ca
Thánh Ca: Tình Chúa Cao Vời – Trình bày: Ca sĩ Kim Thúy
Kim Thúy
00:42 10/06/2023