Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Gặp gỡ người thợ điêu khắc Hồi Giáo đã trạm trổ chiếc ghế cho Đức Giáo Hoàng trong cuộc tông du Sarajevo
Nguyễn Việt Nam
11:15 08/06/2015
Edin Hajderovac và cha là ông Salem Hajderovac |
Edin Hajderovac cho biết như sau:
“Chúng tôi rất hạnh phúc. Chúng tôi đã làm việc với lòng yêu mến công việc này ngay từ đầu. Và chúng tôi thực sự hạnh phúc đã được chọn để làm công việc này. Ở đây có nhiều người tay nghề còn cao hơn tôi nữa đó”
Là một chuyên gia về các dụng cụ tôn giáo và các đồ trang trí, Hajderovac cho biết ngay sau khi nghe tin về chuyến thăm của Đức Thánh Cha Phanxicô, anh đã đi với cha là ông Salem, cũng là một nhà điêu khắc đến nói chuyện với linh mục địa phương, là cha Miro Beslic, về ước muốn đóng góp chút gì cho cuộc viếng thăm này.
Vị linh mục nhìn thấy ngay lập tức nơi chuyện này một tiềm năng hòa giải giữa các tôn giáo ở một đất nước bị tan nát bởi một cuộc xung đột đẫm máu giữa người Hồi giáo, người Croatia và Serbia trong cuộc chiến tranh Bosnia 1992-1995.
Cha Miro Beslic, linh mục chính xứ Zavidovici
"Tôi nghĩ ngay là dự án này sẽ tốt cho Zavidovici vì nó sẽ tạo ra tình đoàn kết giữa người Hồi giáo và chúng ta, những người Công Giáo. Chúng tôi không chia rẽ nhiều đâu nhưng cũng có một ít căng thẳng."
Edin Hajderovac cho biết thêm:
“Mong muốn lớn nhất của tôi là được thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô mang chiếc ghế này về Vatican với ngài. Đó là ước mơ lớn nhất của tôi.”
Các Giám Mục Úc nói: “Đừng lẫn lộn với hôn nhân”
Lý Thúy Dung
12:53 08/06/2015
84.7% trong tổng số 4,832,800 người Ái Nhĩ Lan là người Công Giáo nhưng trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 22 tháng Năm vừa qua 1,201,607 phiếu trong tổng số 1,949,725 phiếu bầu, tức là 62.07% đã đồng ý sửa đổi hiến pháp công nhận “hôn nhân đồng tính”. Biến cố này đang tác động mạnh đến Úc Đại Lợi với một trào lưu mới nhằm hô hào công nhận cái gọi là “hôn nhân đồng tính”.
Trước biến chuyển này, các giám mục Úc đã phát hành tài liệu “Do not Mess with Marriage”, nghĩa là “Đừng lẫn lộn với hôn nhân”, là một lá thư mục vụ về các cuộc tranh luận hôn nhân đồng tính.
“Thật là không công bằng, bất công nghiêm trọng, khi hợp pháp hóa sự khẳng định sai lầm rằng không có gì khác biệt giữa một người nam và một người nữ, giữa một người cha và một người mẹ; và bỏ qua các giá trị đặc biệt mà cuộc hôn nhân thực sự đem lại; bỏ qua tầm quan trọng đối với trẻ em của việc có một người mẹ và một người cha trong gia đình, là những người lo lắng cho các em và cho nhau trong một đoạn đường dài”. Đức Tổng Giám mục Anthony Fisher của tổng giáo phận Sydney nói.
Ngài nói thêm:
“Nếu pháp luật dân sự không còn định nghĩa hôn nhân như cách hiểu truyền thống, nó sẽ là một sự bất công nghiêm trọng và làm suy yếu thiện ích chung là cơ sở phát sinh ra pháp luật dân sự hiện nay. Chắc chắn có những cách khác để tôn vinh tình bạn của những bị thu hút bởi những người cùng phái mà không nhất thiết phải hủy hoại cấu trúc hôn nhân và gia đình.”
“Một quả lê không phải là một quả táo,” Đức Cha Gregory O'Kelly của giáo phận Port Pirie nói trong lá thư mục vụ của mình. “Hôn nhân đồng tính không thể coi tương tự như một cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Các ý kiến của các nhân vật có quyền có thế, hoặc các chính trị gia, hoặc một cuộc bỏ phiếu của quốc hội có thể làm tất cả những gì họ muốn, nhưng dù họ có nói thế nào đi nữa, một quả lê vẫn là một quả lê và không thể biến thành một quả táo.”
Trước biến chuyển này, các giám mục Úc đã phát hành tài liệu “Do not Mess with Marriage”, nghĩa là “Đừng lẫn lộn với hôn nhân”, là một lá thư mục vụ về các cuộc tranh luận hôn nhân đồng tính.
“Thật là không công bằng, bất công nghiêm trọng, khi hợp pháp hóa sự khẳng định sai lầm rằng không có gì khác biệt giữa một người nam và một người nữ, giữa một người cha và một người mẹ; và bỏ qua các giá trị đặc biệt mà cuộc hôn nhân thực sự đem lại; bỏ qua tầm quan trọng đối với trẻ em của việc có một người mẹ và một người cha trong gia đình, là những người lo lắng cho các em và cho nhau trong một đoạn đường dài”. Đức Tổng Giám mục Anthony Fisher của tổng giáo phận Sydney nói.
Ngài nói thêm:
“Nếu pháp luật dân sự không còn định nghĩa hôn nhân như cách hiểu truyền thống, nó sẽ là một sự bất công nghiêm trọng và làm suy yếu thiện ích chung là cơ sở phát sinh ra pháp luật dân sự hiện nay. Chắc chắn có những cách khác để tôn vinh tình bạn của những bị thu hút bởi những người cùng phái mà không nhất thiết phải hủy hoại cấu trúc hôn nhân và gia đình.”
“Một quả lê không phải là một quả táo,” Đức Cha Gregory O'Kelly của giáo phận Port Pirie nói trong lá thư mục vụ của mình. “Hôn nhân đồng tính không thể coi tương tự như một cuộc hôn nhân giữa một người nam và một người nữ. Các ý kiến của các nhân vật có quyền có thế, hoặc các chính trị gia, hoặc một cuộc bỏ phiếu của quốc hội có thể làm tất cả những gì họ muốn, nhưng dù họ có nói thế nào đi nữa, một quả lê vẫn là một quả lê và không thể biến thành một quả táo.”
Cuộc tĩnh tâm kỳ 3 của các Linh Mục thế giới
Lm. Trần Đức Anh OP
12:16 08/06/2015
ROMA. ĐTC Phanxicô sẽ trình bày một bài suy niệm trong cuộc tĩnh tâm lần thứ 3 cho các LM thế giới, tổ chức tại Đền thờ Thánh Gioan Laterano ở Roma từ ngày mùng 10 đến 14-6 tới đây.
Cuộc tĩnh tâm do Phong trào canh tân trong Thánh Linh (ICCRS) và Huynh đoàn Công Giáo (Catholic Fraternity) tổ chức, và có chủ đề là: ”Được kêu gọi nên thánh để tái truyền giảng Tin Mừng. Tập hợp, hòa giải, biến đổi, củng cố, sai đi .. thi hành công tác tái truyền giảng Tin Mừng”. Tư tưởng chỉ đạo cho cuộc tĩnh tâm này là Tông huấn Niềm vui Phúc Âm (Evangelii Gaudium) của ĐTC Phanxicô.
Ngài sẽ trình bày bài suy niệm vào ngày 12-6 về đề tài ”Được biến đổi nhờ tình yêu và cho tình yêu”.
Tham dự cuộc tĩnh tâm có 900 vị gồm các HY, GM, LM và Phó tế độc thân đến từ 90 nước 5 châu: trong số này có 166 LM đến từ 25 nước Phi châu, 60 vị đến từ 12 nước Á châu, phần còn lại đến từ các nước Âu, Mỹ và cả Úc châu.
Theo chương trình, chiều ngày thứ tư ngày mai, 10-6, có chủ đề là ”tập hợp”. ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân sẽ chủ sự thánh lễ khai mạc. Bài suy niệm sẽ do cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng, nói về ”Được kêu gọi nên thánh để tái truyền giảng Tin Mừng”.
- Ngày sau đó, thứ năm 11-6, có chủ đề là ”Được hòa giải”. ĐHY Peter Turkson Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình, sẽ hướng dẫn cuộc suy niệm về đề tài ”Được hòa giải với Thiên Chúa”. Sau giờ chầu Thánh Thể, ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế.
Ban chiều cùng ngày, cha Livio Tacchini sẽ suy niềm về chủ đề ”Cái giá của sự hòa giải”. Tiếp đến là phần nghi thức hòa giải do cha Daniel Ange hướng dẫn.
- Ngày 12-6, lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, có chủ đề là ”Được biến đổi”. Ban sáng cha Jonas Abib sẽ trình bày bài suy niệm “Hãy để cho tình yêu Chúa biến đổi bạn”. Ngay sau đó Nữ tu Briege McKenna và cha Kevin Scallon sẽ hướng dẫn giờ chầu Thánh Thể và kinh nguyện chữa lành.
Ban chiều, các tham dự viên sẽ gặp gỡ ĐTC và ngài trình bày bài suy tư về chủ đề ”Được tình yêu biến đổi và cho tình yêu”. Và sau cuộc trao đổi với các LM, ngài sẽ chủ sự thánh lễ và ủy thác sứ vụ thừa sai cho các tham dự viên.
- Ngày thứ bẩy 13-6, các tham dự viên sẽ suy tư về đề tài ”Được củng cố”. Cha Cantalamessa sẽ trình bày chủ đề ”Được củng cố để trở nên môn đệ thừa sai trọn vẹn hơn”. Sau đó có thánh lễ do ĐHY Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ chủ sự.
Ban chiều có bài suy niệm về đề tài ”Sống chức linh mục trong quyền năng của Chúa Thánh Linh” do cha Joseph Malagreca trình bày. Từ Brazil có chứng từ của cha Jose Luis Azcona.
Cuộc tĩnh tâm kết thúc vào Chúa Nhật 14-6 với thánh lễ trọng thể do ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, chủ sự (SD 4-6-2015)
Cuộc tĩnh tâm do Phong trào canh tân trong Thánh Linh (ICCRS) và Huynh đoàn Công Giáo (Catholic Fraternity) tổ chức, và có chủ đề là: ”Được kêu gọi nên thánh để tái truyền giảng Tin Mừng. Tập hợp, hòa giải, biến đổi, củng cố, sai đi .. thi hành công tác tái truyền giảng Tin Mừng”. Tư tưởng chỉ đạo cho cuộc tĩnh tâm này là Tông huấn Niềm vui Phúc Âm (Evangelii Gaudium) của ĐTC Phanxicô.
Ngài sẽ trình bày bài suy niệm vào ngày 12-6 về đề tài ”Được biến đổi nhờ tình yêu và cho tình yêu”.
Tham dự cuộc tĩnh tâm có 900 vị gồm các HY, GM, LM và Phó tế độc thân đến từ 90 nước 5 châu: trong số này có 166 LM đến từ 25 nước Phi châu, 60 vị đến từ 12 nước Á châu, phần còn lại đến từ các nước Âu, Mỹ và cả Úc châu.
Theo chương trình, chiều ngày thứ tư ngày mai, 10-6, có chủ đề là ”tập hợp”. ĐHY Stanislaw Rylko, Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh về giáo dân sẽ chủ sự thánh lễ khai mạc. Bài suy niệm sẽ do cha Raniero Cantalamessa, dòng Capuchino, Giảng thuyết viên tại Phủ Giáo Hoàng, nói về ”Được kêu gọi nên thánh để tái truyền giảng Tin Mừng”.
- Ngày sau đó, thứ năm 11-6, có chủ đề là ”Được hòa giải”. ĐHY Peter Turkson Chủ tịch Hội đồng Tòa Thánh Công lý và hòa bình, sẽ hướng dẫn cuộc suy niệm về đề tài ”Được hòa giải với Thiên Chúa”. Sau giờ chầu Thánh Thể, ĐHY Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh, sẽ chủ sự thánh lễ đồng tế.
Ban chiều cùng ngày, cha Livio Tacchini sẽ suy niềm về chủ đề ”Cái giá của sự hòa giải”. Tiếp đến là phần nghi thức hòa giải do cha Daniel Ange hướng dẫn.
- Ngày 12-6, lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, có chủ đề là ”Được biến đổi”. Ban sáng cha Jonas Abib sẽ trình bày bài suy niệm “Hãy để cho tình yêu Chúa biến đổi bạn”. Ngay sau đó Nữ tu Briege McKenna và cha Kevin Scallon sẽ hướng dẫn giờ chầu Thánh Thể và kinh nguyện chữa lành.
Ban chiều, các tham dự viên sẽ gặp gỡ ĐTC và ngài trình bày bài suy tư về chủ đề ”Được tình yêu biến đổi và cho tình yêu”. Và sau cuộc trao đổi với các LM, ngài sẽ chủ sự thánh lễ và ủy thác sứ vụ thừa sai cho các tham dự viên.
- Ngày thứ bẩy 13-6, các tham dự viên sẽ suy tư về đề tài ”Được củng cố”. Cha Cantalamessa sẽ trình bày chủ đề ”Được củng cố để trở nên môn đệ thừa sai trọn vẹn hơn”. Sau đó có thánh lễ do ĐHY Beniamino Stella, Tổng trưởng Bộ giáo sĩ chủ sự.
Ban chiều có bài suy niệm về đề tài ”Sống chức linh mục trong quyền năng của Chúa Thánh Linh” do cha Joseph Malagreca trình bày. Từ Brazil có chứng từ của cha Jose Luis Azcona.
Cuộc tĩnh tâm kết thúc vào Chúa Nhật 14-6 với thánh lễ trọng thể do ĐHY Agostino Vallini, Giám quản Roma, chủ sự (SD 4-6-2015)
Top Stories
Vietnam: Le projet de loi N° 4 sur les croyances et la religion aura-t-il une suite?
Eglises d'Asie
09:04 08/06/2015
Un grand silence a suivi la brusque explosion de critiques déclenchée par un projet de loi sur la religion et les croyances, appelé projet N° 4, sans que l’on ait jamais eu vent des projets précédents. Les responsables religieux, catholiques et autres, ont fait connaître leur opinion, entièrement négative, sans prendre de précautions et, quelquefois, avec une pointe d’ironie.
Rien n’a filtré des réactions gouvernementales à cette mauvaise humeur des responsables religieux. Pour le moment, on ne trouve rien à ce sujet sur le site Internet du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses, site qui avait annoncé l’élaboration de ce projet d’une manière très discrète quelque temps avant qu’il ne soit communiqué aux principales communautés religieuses du pays.
On peut se demander quel sera l’avenir de ce projet dont le vote à l’Assemblée nationale semble avoir été prévu pour l’année 2016. Malgré son rejet unanime par les principaux intéressés, il est probable qu’il ne sera pas abandonné, ne serait-ce que parce qu’il est l’objectif fixé à la politique religieuse depuis plusieurs dizaines d’années.
Quoi qu’il en soit et bien que les interventions des évêques aient montré son inutilité foncière pour l’exercice de la liberté religieuse, ce texte, malgré tous ses défauts et son ambiguïté, n’est pas sans intérêt dans la mesure où il révèle à sa manière la conception actuelle du Parti et du gouvernement à l’égard du phénomène religieux et la place qu’il tient dans son projet de politique générale. A cet égard, l’article 3, consacré au vocabulaire religieux, est particulièrement révélateur de l’angle de vision sous lequel les sphères dirigeantes du pays considèrent les communautés religieuses.
L’article 3 contient une série de définitions (ou de descriptions) des principaux termes employés dans le projet. Après avoir défini succinctement le type de personnes impliquées dans l’exercice de la religion, à savoir le croyant, le religieux (moine), le dignitaire (clergé), l’article s’attache à expliquer ou à décrire les deux mots « Croyances » et « Religion », des termes employés dans l’intitulé même de la loi.
Depuis le début des années 2000, période de l’élaboration de l’Ordonnance sur les croyances et la religion mise en vigueur en 2004, le système des « croyances » et la « religion » sont nettement distingués l’un de l’autre et recouvrent des réalités bien différentes.
Les croyants sont définis à partir de leurs manifestations visibles : hoat dông tin nguong (hoạt động tín ngưỡng), qui peut se traduire par « activités » ou encore « manifestations » des croyances. Le texte dit : « Ce sont des manifestations qui expriment la vénération des ancêtres, la commémoration et la glorification des personnes ayant acquis du mérite à l’égard de la nation ou de la communauté locale, ou encore des offrandes offertes aux génies, aux héros … ». On voit là que le terme de « croyances » vise les manifestations de religiosité traditionnelle, en particulier lorsqu’elles concernent l’histoire du pays ou de la région. Il faut noter qu’il n’est pas question, semble-t-il, du culte des ancêtres tel qu’il est pratiqué à l’intérieur des maisons familiales. Ce culte familial, la plus importante marque de religiosité au Vietnam, est le grand absent de ce projet N° 4.
Le domaine des croyances semble intéresser particulièrement les autorités dès lors qu’elles ont un rapport à l’histoire du pays. Celle-ci, ou, du moins, son récit, a toujours été l’objet d’un contrôle étroit du Parti. Il fut un temps où les professeurs d’histoire étaient obligatoirement des membres du Parti communiste.
Vient ensuite la définition du domaine proprement « religieux ». Plusieurs définitions ou descriptions sont proposées, qui empiètent plus ou moins les unes sur les autres. Il est d’abord parlé de sinh hoat tôn giao (sinh hoạt tôn giá) que l’on pourrait traduire par « la vie religieuse ». Celle-ci, selon le projet de loi, comprend trois éléments : la réalisation des cérémonies du culte, la prière et l’expression de la foi religieuse. Cette première définition est complétée par une seconde : celle de hoat dông tôn giao (hoạt động tôn giáo), soit « les manifestations religieuses ». Elles sont ainsi énumérées : la « propagation », la « mise en œuvre de la doctrine, de la réglementation religieuse, des cérémonies, de la gestion de l’organisation religieuse ».
L’aspect communautaire, la pratique religieuse enfin sont décrits par l’introduction du concept d’« organisation religieuse ». Un terme qui depuis 2004 remplace le mot Eglise, employé autrefois. « L’organisation religieuse, est-il dit, rassemble les personnes adhérant à un même système doctrinal, à une même réglementation religieuse, une même liturgie (…). »
Cette triple définition du religieux par « la vie religieuse » et « les œuvres religieuses » nous instruit sur ce que les textes officiels appellent eux-mêmes « la gestion du religieux par l’Etat ». L’Etat n’est pas seulement concerné par les aspects sociaux du domaine religieux, mais aussi par sa vie intérieure (culte, prière, expression de la foi). C’est notamment cette ingérence dans la vie intérieure des communautés religieuses qui a provoqué les fortes réactions des communautés religieuses. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 8 juin 2015)
Rien n’a filtré des réactions gouvernementales à cette mauvaise humeur des responsables religieux. Pour le moment, on ne trouve rien à ce sujet sur le site Internet du Bureau gouvernemental des Affaires religieuses, site qui avait annoncé l’élaboration de ce projet d’une manière très discrète quelque temps avant qu’il ne soit communiqué aux principales communautés religieuses du pays.
On peut se demander quel sera l’avenir de ce projet dont le vote à l’Assemblée nationale semble avoir été prévu pour l’année 2016. Malgré son rejet unanime par les principaux intéressés, il est probable qu’il ne sera pas abandonné, ne serait-ce que parce qu’il est l’objectif fixé à la politique religieuse depuis plusieurs dizaines d’années.
Quoi qu’il en soit et bien que les interventions des évêques aient montré son inutilité foncière pour l’exercice de la liberté religieuse, ce texte, malgré tous ses défauts et son ambiguïté, n’est pas sans intérêt dans la mesure où il révèle à sa manière la conception actuelle du Parti et du gouvernement à l’égard du phénomène religieux et la place qu’il tient dans son projet de politique générale. A cet égard, l’article 3, consacré au vocabulaire religieux, est particulièrement révélateur de l’angle de vision sous lequel les sphères dirigeantes du pays considèrent les communautés religieuses.
L’article 3 contient une série de définitions (ou de descriptions) des principaux termes employés dans le projet. Après avoir défini succinctement le type de personnes impliquées dans l’exercice de la religion, à savoir le croyant, le religieux (moine), le dignitaire (clergé), l’article s’attache à expliquer ou à décrire les deux mots « Croyances » et « Religion », des termes employés dans l’intitulé même de la loi.
Depuis le début des années 2000, période de l’élaboration de l’Ordonnance sur les croyances et la religion mise en vigueur en 2004, le système des « croyances » et la « religion » sont nettement distingués l’un de l’autre et recouvrent des réalités bien différentes.
Les croyants sont définis à partir de leurs manifestations visibles : hoat dông tin nguong (hoạt động tín ngưỡng), qui peut se traduire par « activités » ou encore « manifestations » des croyances. Le texte dit : « Ce sont des manifestations qui expriment la vénération des ancêtres, la commémoration et la glorification des personnes ayant acquis du mérite à l’égard de la nation ou de la communauté locale, ou encore des offrandes offertes aux génies, aux héros … ». On voit là que le terme de « croyances » vise les manifestations de religiosité traditionnelle, en particulier lorsqu’elles concernent l’histoire du pays ou de la région. Il faut noter qu’il n’est pas question, semble-t-il, du culte des ancêtres tel qu’il est pratiqué à l’intérieur des maisons familiales. Ce culte familial, la plus importante marque de religiosité au Vietnam, est le grand absent de ce projet N° 4.
Le domaine des croyances semble intéresser particulièrement les autorités dès lors qu’elles ont un rapport à l’histoire du pays. Celle-ci, ou, du moins, son récit, a toujours été l’objet d’un contrôle étroit du Parti. Il fut un temps où les professeurs d’histoire étaient obligatoirement des membres du Parti communiste.
Vient ensuite la définition du domaine proprement « religieux ». Plusieurs définitions ou descriptions sont proposées, qui empiètent plus ou moins les unes sur les autres. Il est d’abord parlé de sinh hoat tôn giao (sinh hoạt tôn giá) que l’on pourrait traduire par « la vie religieuse ». Celle-ci, selon le projet de loi, comprend trois éléments : la réalisation des cérémonies du culte, la prière et l’expression de la foi religieuse. Cette première définition est complétée par une seconde : celle de hoat dông tôn giao (hoạt động tôn giáo), soit « les manifestations religieuses ». Elles sont ainsi énumérées : la « propagation », la « mise en œuvre de la doctrine, de la réglementation religieuse, des cérémonies, de la gestion de l’organisation religieuse ».
L’aspect communautaire, la pratique religieuse enfin sont décrits par l’introduction du concept d’« organisation religieuse ». Un terme qui depuis 2004 remplace le mot Eglise, employé autrefois. « L’organisation religieuse, est-il dit, rassemble les personnes adhérant à un même système doctrinal, à une même réglementation religieuse, une même liturgie (…). »
Cette triple définition du religieux par « la vie religieuse » et « les œuvres religieuses » nous instruit sur ce que les textes officiels appellent eux-mêmes « la gestion du religieux par l’Etat ». L’Etat n’est pas seulement concerné par les aspects sociaux du domaine religieux, mais aussi par sa vie intérieure (culte, prière, expression de la foi). C’est notamment cette ingérence dans la vie intérieure des communautés religieuses qui a provoqué les fortes réactions des communautés religieuses. (eda/jm)
(Source: Eglises d'Asie, le 8 juin 2015)
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thi tuyển sinh năm 2015 tại đại chủng viện Vinh Thanh
Jos Tô Văn Toàn
09:31 08/06/2015
Đại Chủng Viện Vinh Thanh Tổ Chức Kỳ Thi Tuyển Sinh Khoá XV Năm 2015
Việc tuyển sinh là một khâu hết sức quan trọng trong tiến trình đào tạo linh mục. Đó là bước đầu tiên chọn lựa những thanh niên có khả năng thích hợp để được đào tạo tại đại chủng viện. Từ trước tới nay, cứ hai năm một lần, đại chủng viện Vinh Thanh tổ chức kỳ thì tuyển sinh vào dịp mùa hè. Kỳ thi năm nay diễn ra vào ngày 08 và 09 tháng 06, sớm hơn so với những năm trước. Số thí sinh đăng ký tham dự thi đợt này là 345 em.
Xem Hình
Ngay từ chiều Chúa Nhật ngày 07/06 ban tuyển sinh đại chủng viện đã đón tiếp hàng trăm thí sinh về xem số báo danh và làm thủ tục dự thi. Vào sáng ngày 08/06, sau khi các thí sinh đã tề tựu đầy đủ, nghi thức khai mạc kỳ thi đã bắt đầu vào lúc 6h15 tại phòng hội nhà đa năng của đại chủng viện.
Trong lễ khai mạc, Đức Giám Mục Phụ Tá Nguyễn Văn Viên, giám đốc đại chủng viện, chủ tịch hội đồng tuyển sinh đã chào mừng các ‘sĩ tử’ và chia sẻ về việc thực thi sứ vụ của mỗi người như Chúa mời gọi. Ngài nói rằng, mỗi người chúng ta đến đây là để thực thi ơn gọi của mình. Đó là ơn gọi làm người, làm con cái Chúa và bao gồm cả ơn gọi trong đời sống dâng hiến.
Hội đồng tuyển sinh cùng các thí sinh cũng vui mừng và được khích lệ vì sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận. Trong bài huấn từ dành cho toàn thể hội trường, đặc biệt là các thí sinh, Đức Cha Phaolô cám ơn các thí sinh đã nhiệt tâm và ưu tiên cho giáo phận nhà thể hiện qua việc tham dự kỳ thi vào đại chủng viện. Ngài cũng mời gọi các thí sinh phải biết hướng đến việc phục vụ cho Giáo Hội phổ quát ở khắp nơi trên thế giới qua các dòng tu và đại chủng viện khác trong cũng như ngoài nước.
Trong 345 thí sinh tham dự kỳ thi lần này, chỉ có một số ít (khoảng trên dưới 40 em) em sẽ được tuyển chọn vào Tiền Chủng Viện. Số còn lại sẽ phải chờ đợt thi sau hoặc tìm đến các cơ sở dòng tu hay một ơn gọi khác. Ngài nói: “Vì thế, đối với nhiều người Chúa đã đóng cánh cửa này (chủng viện) mà mở ra những cánh cửa khác (các dòng tu) phù hợp hơn với khả năng của họ”. Giáo phận Vinh là một giáo phận dồi dào ơn gọi tu trì. Ngoài con số các tu sĩ nam nữ hiện diện nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và cả nước ngoài, mỗi lần tuyển sinh đại chủng viện Vinh Thanh cũng đón nhận hàng trăm hồ sơ đăng ký dự thi. Riêng kỳ thi năm 2013, một kỷ lục được ghi nhận là số thí sinh lên đến 410 em.
Năm nay, sở dĩ con số ấy có phần giảm đi vì điều kiện để được dự thi có phần xiết chặt. Các thí sinh muốn dự thi ngoài việc đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, còn phải trải qua ít nhất một năm sống và thực tập tại các giáo xứ và đã có sinh hoạt trong nhóm dự tu giáo phận. Ngoài ra, thí sinh đăng ký dự thi còn bị giới hạn bởi số lần thi (không quá 3 lần) và độ tuổi (không quá 30). Vì số ơn gọi dồi dào như thế, Đức Giám Mục và Ban Mục Vụ Ơn Gọi giáo phận cũng đã có những liên kết đào tạo với các giáo phận khác trong và ngoài nước. Buổi lễ khai mạc kết thúc nhanh chóng sau khi cha Phêrô Nguyễn Văn Hương đọc nội quy phòng thi.
Đúng 7h00, các thí sinh bắt đầu bài thi đầu tiên với môn văn nghị luận. Trong vòng 150 phút, các thí sinh đã thi thố với nhau khả năng hiểu biết, nhận định và lập luận của mình về thách thức truyền giáo bằng chứng từ đời sống của người kitô hữu. Bởi lẽ, đề thi môn văn năm nay được gợi hứng từ một câu rất nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, số 41. "Con người thời nay mong nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có lắng nghe các thầy dạy là bởi vì các vị thầy này là những chứng nhân". Môn thi trắc nghiệm giáo lý được bắt đầu vào lúc 10h và kết thúc vào lúc 11h30. Sau khi tất cả thí sinh dùng bữa cơm thân mật và nghỉ trưa tại đại chủng viện, môn thi phỏng vấn sẽ được bắt đầu vào 13h30 ngày 08/06 và kết thúc vào 18h00 ngày 09/06.
Buổi thi đầu tiên diễn ra hết sức trang nghiêm trong bầu khí suy tư và cầu nguyện. Cảm xúc hồi hộp, lo lắng và có chút căng thẳng là những gì chúng tôi cảm nhận được từ các thí sinh. Tuy nhiên, sau những năm tháng ‘dùi mài kinh sử’ thì đây là những ngày các sĩ tử muốn dốc hết khả năng cùng với ơn Chúa Thánh Thần để hoàn thành và thực thi ơn gọi của mình. Chính vì thế, mọi khó khăn về thời tiết nóng bức dường như không làm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần của họ.
Jos. Tô Văn Toản
Việc tuyển sinh là một khâu hết sức quan trọng trong tiến trình đào tạo linh mục. Đó là bước đầu tiên chọn lựa những thanh niên có khả năng thích hợp để được đào tạo tại đại chủng viện. Từ trước tới nay, cứ hai năm một lần, đại chủng viện Vinh Thanh tổ chức kỳ thì tuyển sinh vào dịp mùa hè. Kỳ thi năm nay diễn ra vào ngày 08 và 09 tháng 06, sớm hơn so với những năm trước. Số thí sinh đăng ký tham dự thi đợt này là 345 em.
Xem Hình
Ngay từ chiều Chúa Nhật ngày 07/06 ban tuyển sinh đại chủng viện đã đón tiếp hàng trăm thí sinh về xem số báo danh và làm thủ tục dự thi. Vào sáng ngày 08/06, sau khi các thí sinh đã tề tựu đầy đủ, nghi thức khai mạc kỳ thi đã bắt đầu vào lúc 6h15 tại phòng hội nhà đa năng của đại chủng viện.
Trong lễ khai mạc, Đức Giám Mục Phụ Tá Nguyễn Văn Viên, giám đốc đại chủng viện, chủ tịch hội đồng tuyển sinh đã chào mừng các ‘sĩ tử’ và chia sẻ về việc thực thi sứ vụ của mỗi người như Chúa mời gọi. Ngài nói rằng, mỗi người chúng ta đến đây là để thực thi ơn gọi của mình. Đó là ơn gọi làm người, làm con cái Chúa và bao gồm cả ơn gọi trong đời sống dâng hiến.
Hội đồng tuyển sinh cùng các thí sinh cũng vui mừng và được khích lệ vì sự hiện diện của Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục giáo phận. Trong bài huấn từ dành cho toàn thể hội trường, đặc biệt là các thí sinh, Đức Cha Phaolô cám ơn các thí sinh đã nhiệt tâm và ưu tiên cho giáo phận nhà thể hiện qua việc tham dự kỳ thi vào đại chủng viện. Ngài cũng mời gọi các thí sinh phải biết hướng đến việc phục vụ cho Giáo Hội phổ quát ở khắp nơi trên thế giới qua các dòng tu và đại chủng viện khác trong cũng như ngoài nước.
Trong 345 thí sinh tham dự kỳ thi lần này, chỉ có một số ít (khoảng trên dưới 40 em) em sẽ được tuyển chọn vào Tiền Chủng Viện. Số còn lại sẽ phải chờ đợt thi sau hoặc tìm đến các cơ sở dòng tu hay một ơn gọi khác. Ngài nói: “Vì thế, đối với nhiều người Chúa đã đóng cánh cửa này (chủng viện) mà mở ra những cánh cửa khác (các dòng tu) phù hợp hơn với khả năng của họ”. Giáo phận Vinh là một giáo phận dồi dào ơn gọi tu trì. Ngoài con số các tu sĩ nam nữ hiện diện nhiều nơi trên đất nước Việt Nam và cả nước ngoài, mỗi lần tuyển sinh đại chủng viện Vinh Thanh cũng đón nhận hàng trăm hồ sơ đăng ký dự thi. Riêng kỳ thi năm 2013, một kỷ lục được ghi nhận là số thí sinh lên đến 410 em.
Năm nay, sở dĩ con số ấy có phần giảm đi vì điều kiện để được dự thi có phần xiết chặt. Các thí sinh muốn dự thi ngoài việc đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, còn phải trải qua ít nhất một năm sống và thực tập tại các giáo xứ và đã có sinh hoạt trong nhóm dự tu giáo phận. Ngoài ra, thí sinh đăng ký dự thi còn bị giới hạn bởi số lần thi (không quá 3 lần) và độ tuổi (không quá 30). Vì số ơn gọi dồi dào như thế, Đức Giám Mục và Ban Mục Vụ Ơn Gọi giáo phận cũng đã có những liên kết đào tạo với các giáo phận khác trong và ngoài nước. Buổi lễ khai mạc kết thúc nhanh chóng sau khi cha Phêrô Nguyễn Văn Hương đọc nội quy phòng thi.
Đúng 7h00, các thí sinh bắt đầu bài thi đầu tiên với môn văn nghị luận. Trong vòng 150 phút, các thí sinh đã thi thố với nhau khả năng hiểu biết, nhận định và lập luận của mình về thách thức truyền giáo bằng chứng từ đời sống của người kitô hữu. Bởi lẽ, đề thi môn văn năm nay được gợi hứng từ một câu rất nổi tiếng của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, số 41. "Con người thời nay mong nghe những chứng nhân hơn là những thầy dạy, và nếu họ có lắng nghe các thầy dạy là bởi vì các vị thầy này là những chứng nhân". Môn thi trắc nghiệm giáo lý được bắt đầu vào lúc 10h và kết thúc vào lúc 11h30. Sau khi tất cả thí sinh dùng bữa cơm thân mật và nghỉ trưa tại đại chủng viện, môn thi phỏng vấn sẽ được bắt đầu vào 13h30 ngày 08/06 và kết thúc vào 18h00 ngày 09/06.
Buổi thi đầu tiên diễn ra hết sức trang nghiêm trong bầu khí suy tư và cầu nguyện. Cảm xúc hồi hộp, lo lắng và có chút căng thẳng là những gì chúng tôi cảm nhận được từ các thí sinh. Tuy nhiên, sau những năm tháng ‘dùi mài kinh sử’ thì đây là những ngày các sĩ tử muốn dốc hết khả năng cùng với ơn Chúa Thánh Thần để hoàn thành và thực thi ơn gọi của mình. Chính vì thế, mọi khó khăn về thời tiết nóng bức dường như không làm ảnh hưởng nhiều đến tinh thần của họ.
Jos. Tô Văn Toản
GM Giuse Đinh Đức Đạo ban Bí Tích Thêm tại giáo xứ Hoà Hiệp, Hố Nai
BTT Giáo Hạt Hố Nai
10:10 08/06/2015
Sáng ngày 07/07/2015, tại khuôn viên thánh đường giáo xứ Hòa Hiệp, hạt Hố Nai, giáo phận Xuân Lộc, Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo - Giám mục Phó giáo phân Xuân Lộc - đã đến kinh lý mục vụ và ban Bí Tích Thêm Sức cho 46 em thiếu nhi trong giáo xứ.
Xem Hình
Từ rất sớm tại khuôn viên thánh đường giáo xứ rộn rã tiếng cười nói của các em thiếu nhi các anh chị Giáo Lý Viên, quý cha mẹ đỡ đầu và cộng đoàn dân xứ chuẩn bị các công việc cần thiết để sẵn sàng đón tiếp Đức Cha Phó Giuse.
Đúng 9g, đón tiếp Đức Cha Giuse có Cha Chánh Xứ Philipphe Phạm Anh Hoàng và quý chức ban Hành Giáo cùng cộng đoàn dân xứ.
Sau ít phút thăm nhà xứ, Đức Cha đã nghe báo cáo từ cha xứ và ông trưởng BHG cùng nhận sự hiệp thông của quý hội đoàn và các cá nhân trong giáo xứ trong việc xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Núi Cúi.
Đoàn rước từ nhà xứ rước đoàn đồng tế và các em chịu phép Thêm Sức tiến lên thánh đường dâng lễ.
Đồng tế với Đức Cha Giuse có Cha Quản Hạt Đaminh Bùi Văn Án, quý cha khách trong giáo hạt, quý tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa.
Thánh lễ được dâng trong sự trang nghiêm và sốt sắng.
Trước khi Đức Cha Giuse ban phép lành cuối lễ, ông trưởng ban hành giáo đã dâng lời cảm tạ Đức Cha, hai em thiếu nhi đã dâng hoa và quà lên Đức Cha như tấm lòng của những người con vói vị cha chung trong giáo phận.
Trong phần ban huấn từ, Đức Cha đã chúc mừng và chung vui với cộng đoàn giáo xứ và gia đình các em đã nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay. Đức Cha mong muốn các em và toàn thể mọi người khi nhận Ơn Chúa Thánh Thần hãy làm cho hình ảnh của Đức Kytô trở nên sống động ngay trong gia đình mình, trong nơi làm việc và trong nơi mình sinh sống để những người sống chung quanh mình, nhất là anh chị em lương dân nhận ra tình thương của Chúa để cùng hưởng niềm vui cứu độ. Đức Cha Giuse cũng đã tặng các em chuỗi chục kinh Mân côi để các em được cùng Mẹ Maria suy gẫm và sống Lời Chúa hằng ngày.
Xin Chúa, Mẹ Maria và thánh Giuse quan thầy luôn hộ phù và đồng hành cùng cộng đoàn chúng con. Xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng con dù trong hoàn cảnh nào vẫn chan hòa tình yêu thương hiệp nhất, cùng nhau xây dựng Giáo xứ ngày càng phát triển theo lòng Chúa mong ước.
Ban Truyền Thông Giáo Hạt Hố Nai
Xem Hình
Từ rất sớm tại khuôn viên thánh đường giáo xứ rộn rã tiếng cười nói của các em thiếu nhi các anh chị Giáo Lý Viên, quý cha mẹ đỡ đầu và cộng đoàn dân xứ chuẩn bị các công việc cần thiết để sẵn sàng đón tiếp Đức Cha Phó Giuse.
Đúng 9g, đón tiếp Đức Cha Giuse có Cha Chánh Xứ Philipphe Phạm Anh Hoàng và quý chức ban Hành Giáo cùng cộng đoàn dân xứ.
Sau ít phút thăm nhà xứ, Đức Cha đã nghe báo cáo từ cha xứ và ông trưởng BHG cùng nhận sự hiệp thông của quý hội đoàn và các cá nhân trong giáo xứ trong việc xây dựng Trung Tâm Hành Hương Đức Mẹ Vô Nhiễm Núi Cúi.
Đoàn rước từ nhà xứ rước đoàn đồng tế và các em chịu phép Thêm Sức tiến lên thánh đường dâng lễ.
Đồng tế với Đức Cha Giuse có Cha Quản Hạt Đaminh Bùi Văn Án, quý cha khách trong giáo hạt, quý tu sĩ và cộng đoàn dân Chúa.
Thánh lễ được dâng trong sự trang nghiêm và sốt sắng.
Trước khi Đức Cha Giuse ban phép lành cuối lễ, ông trưởng ban hành giáo đã dâng lời cảm tạ Đức Cha, hai em thiếu nhi đã dâng hoa và quà lên Đức Cha như tấm lòng của những người con vói vị cha chung trong giáo phận.
Trong phần ban huấn từ, Đức Cha đã chúc mừng và chung vui với cộng đoàn giáo xứ và gia đình các em đã nhận Bí Tích Thêm Sức hôm nay. Đức Cha mong muốn các em và toàn thể mọi người khi nhận Ơn Chúa Thánh Thần hãy làm cho hình ảnh của Đức Kytô trở nên sống động ngay trong gia đình mình, trong nơi làm việc và trong nơi mình sinh sống để những người sống chung quanh mình, nhất là anh chị em lương dân nhận ra tình thương của Chúa để cùng hưởng niềm vui cứu độ. Đức Cha Giuse cũng đã tặng các em chuỗi chục kinh Mân côi để các em được cùng Mẹ Maria suy gẫm và sống Lời Chúa hằng ngày.
Xin Chúa, Mẹ Maria và thánh Giuse quan thầy luôn hộ phù và đồng hành cùng cộng đoàn chúng con. Xin cho cộng đoàn giáo xứ chúng con dù trong hoàn cảnh nào vẫn chan hòa tình yêu thương hiệp nhất, cùng nhau xây dựng Giáo xứ ngày càng phát triển theo lòng Chúa mong ước.
Ban Truyền Thông Giáo Hạt Hố Nai
GX La Vang Houston mừng quý thầy Phó Tế Vĩnh Viễn 25 năm được truyền chức
LM Nguyễn Đức Vượng
10:12 08/06/2015
Tháng 5, tháng Hoa Dâng Đức Mẹ, với truyền thống tốt đẹp, giáo xứ tổ chức hàng ngày việc dâng hoa lên Đức Mẹ sau các thánh lễ sáng và chiều ngày thường với số giáo dân tham dự thánh lễ từ 120 đến 150 mỗi một lễ trong tuần. Vào cuối các thánh lễ Chúa Nhật việc dâng hoa lại càng trở nên sầm uất và từ những bàn tay đang nắm những cành bông tiến lên thì có những ánh mắt thật đăm chiêu nhìn lên khẩn khoản xin Mẹ hiền điều chi đó!
Hình ảnh
Trong bầu khí vui mừng của ngày cuối tháng hoa, thì thầy Sáu Khánh đã xin được Đức Hồng Y về dâng lễ tạ ơn kỷ niệm 25 năm ngày kỷ niệm truyền chức phó tế vĩnh viễn tại giáo xứ Đức Mẹ Lavang sáng nay vào lúc 10g45, Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi.
Hôm nay Chúa Nhật ngày 31/05/2015. Ngay từ sáng sớm tại Hội trường, một nhóm Phụng vũ 20 em đã được các Cô trưởng, phó ban giúp chuẩn bị đầu tóc, áo quần và 5 sắc hoa cho việc dâng hoa trước 2 Thánh lễ 9g00 và 10 giờ 45.
Thế đấy, sau Thánh lễ 9g 00. Các em đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc dâng hoa lễ này 10 giờ 45. Với 10 Thầy Sáu, các phu nhân và gia đình của từng vị đã hiện diện. Sự hòa hợp mọi thành phần từ giáo dân đến gia đình của quý Thầy, các em lễ sinh, đội dâng hoa làm cho hành lang nhà thờ có sự vui nhộn và bận rộn ngang dọc của nhiều thành phần khác nhau. Thế rồi giờ đã điểm, trước thánh lễ 10 giờ 45. Đức Hồng Y Daniel Dinardo, tổng giáo phận Galveston Houston Texas đã cùng với mũ, trượng đứng sẵn để mọi người tự động ngay hàng thẳng lối tiến lên gian cung thánh.
Khi ca đoàn Đức Mẹ La Vang cất lên bài hát Tán Tụng Hồng Ân của cố nhạc sư Hải Linh, thánh giá nên cao, đội hoa, ban lễ sinh, ban phụng vụ sách thánh, 10 thầy phó tế cùng hai linh mục là cha cựu chánh xứ Đa Minh Trịnh Thế Huy và Cha chánh xứ đương nhiệm JB Nguyễn Đức Vượng. Đoàn rước thật trang trọng tiến lên gian cung thánh. Sau khi đã xông hương và ca đoàn kết thúc bản hát. Cha chánh xứ mời cộng đoàn phụng vụ an tọa và chào đón Đức Hồng Y trong niềm hân hoan kể từ ngày Ngài cho phép và thánh hiến Linh Đài Đức Mẹ La Vang có một không hai tại Bắc Mỹ mà chỉ cách đây 3 tuần đã tổ chức lần thứ tư với chủ đề về “Bên Mẹ La Vang Gia đình chúng con được Thánh Hiến”. Nay Ngài đến để dâng lễ kỷ niệm 25 năm, mà 31 thầy Sáu Vinh Viễn Đã được truyền chức vào ngày 02/06/1990, nay còn lại 10 Thầy. Sau lời chào mừng của cha xứ, Đức Hồng Y đáp từ bằng những lời rất đơn sơ và cám ơn giáo xứ đã nhận làm nơi tổ chức cho quý Thầy Phó Tế mà không phân biệt Mỹ Mễ hay Việt Nam đặc biệt là thầy Michae Nguyễn Kim Khánh.
Một thánh lễ thật trang trọng, trong bài giảng Ngài đã nhắc lại sự kiện quan trọng cho ngày lễ Chúa Ba Ngôi, lại có Đức Mẹ can dự vì nằm trong tháng Hoa kính Đức Mẹ, Đức Mẹ can dự vì Đức Mẹ được chịu thai bở phép Đức Chúa Thánh Thần cho chúng ta được ơn cứu chuộc nơi Đ1ưc Giêsu. Ngài nói” Với các Em thiếu nhi trong ban phụng vũ, đã dâng lên Mẹ những bông hoa 5 sắc, tự nó và chính các em đã làm nổi bật một niềm tin của người Việt Nam luôn có lòng đạo đức sùng kính Đức Mẹ, mà các em nhỏ làm công việc này, thật là ý nhị và thánh thiện”. Ngài cũng cầu xin cho niềm tin ấy được giữ gìn mãi đối với người Việt chúng ta. Xác tín vào việc Thiên Chúa hiện diện như trong bài đọc thứ nhất trích sách Đệ Nhị Luật, Môi Sen đã nhắc nhở cho dân về việc Chúa hiện hiện trong bụi gai thế nào, Chúa gìn giữ dân tộc Do Thái như thế nào khi phải bị quân thù vây hãm, gây chiến tranh loạn lạc... Điều quan trọng hơn, ngài nhắc cho từ đời sống linh mục, thầy sáu hay giáo Dân, chúng ta đều có trách nhiệm loan báo Tin Vui cho mọi người để cho mọi người được trở nên con cái Thiên Chúa như lời Chúa trong phúc âm Thánh Mathêu (28,19): “đi giảng dậy cho muôn dân làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Ngài Cám ơn quý linh mục nhất là quý Thầy Sáu và gia đình của họ đã hy sinh rất nhiều cho Giáo Hội.
Cuối thánh lễ với lời tri ân của Ông Đại Diện Giáo Xứ, đã không những cám ơn Đức Hồng Y cùng quý cha, quý thầy sáu, Ông còn nấn mạnh đến 25 năm qua Thầy Sáu Michae đã phục vụ giáo xứ như dậy giáo lý tân tòng, mở các lớp dự bị hôn nhân, từng làm tuyên úy cho Đoàn Thiếu Nhi Dũng Lạc, Tuyên Úy phong trào Fatima và phụ giúp cho quý cha trong việc giảng dạy trong các thánh lễ Chúa Nhật. Nay cũng là ngày nhắc nhớ cầu nguyện cho linh hồn Anna Nguyễn Thị Kim Oanh là vợ của Thầy đã quá vãng cách đây 9 năm.
Sau thánh lễ, những tấm hình chụp thật đẹp từ trong nhà thờ và đến hội trường mà mọi người được mời do gia đình khoản đãi với những bàn tay giúp góp từ những em thiếu nhi với những thành viện phong trào Fatima, để có một bữa ăn tuy thanh đạm nhưng chan hòa tình thân Mỹ Việ, các gia đình người ngoại quốc đến hưởng nếm những thức ăn thuần tuý Việt Nam Soup măng cua, nộm, chà giò, cơm thập cẩm. Đúng như lời cha xứ nói theo lời thánh kinh” Hôm nay chúng ta nghe lời Tiên Tri Isaia 25, 6 “Ngày ấy, trên núi này Đức Chúa các đạo binh sẽ thiết đãi muôn dân một bữa tiệc: Tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế....” và không trả đồng nào.
Bữa tiệc đã chấm dứt với cái bánh ngọt có hình của tất các các Thầy Sáu Vĩnh Viễn.
Hình ảnh
Trong bầu khí vui mừng của ngày cuối tháng hoa, thì thầy Sáu Khánh đã xin được Đức Hồng Y về dâng lễ tạ ơn kỷ niệm 25 năm ngày kỷ niệm truyền chức phó tế vĩnh viễn tại giáo xứ Đức Mẹ Lavang sáng nay vào lúc 10g45, Chúa Nhật lễ Chúa Ba Ngôi.
Hôm nay Chúa Nhật ngày 31/05/2015. Ngay từ sáng sớm tại Hội trường, một nhóm Phụng vũ 20 em đã được các Cô trưởng, phó ban giúp chuẩn bị đầu tóc, áo quần và 5 sắc hoa cho việc dâng hoa trước 2 Thánh lễ 9g00 và 10 giờ 45.
Thế đấy, sau Thánh lễ 9g 00. Các em đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc dâng hoa lễ này 10 giờ 45. Với 10 Thầy Sáu, các phu nhân và gia đình của từng vị đã hiện diện. Sự hòa hợp mọi thành phần từ giáo dân đến gia đình của quý Thầy, các em lễ sinh, đội dâng hoa làm cho hành lang nhà thờ có sự vui nhộn và bận rộn ngang dọc của nhiều thành phần khác nhau. Thế rồi giờ đã điểm, trước thánh lễ 10 giờ 45. Đức Hồng Y Daniel Dinardo, tổng giáo phận Galveston Houston Texas đã cùng với mũ, trượng đứng sẵn để mọi người tự động ngay hàng thẳng lối tiến lên gian cung thánh.
Khi ca đoàn Đức Mẹ La Vang cất lên bài hát Tán Tụng Hồng Ân của cố nhạc sư Hải Linh, thánh giá nên cao, đội hoa, ban lễ sinh, ban phụng vụ sách thánh, 10 thầy phó tế cùng hai linh mục là cha cựu chánh xứ Đa Minh Trịnh Thế Huy và Cha chánh xứ đương nhiệm JB Nguyễn Đức Vượng. Đoàn rước thật trang trọng tiến lên gian cung thánh. Sau khi đã xông hương và ca đoàn kết thúc bản hát. Cha chánh xứ mời cộng đoàn phụng vụ an tọa và chào đón Đức Hồng Y trong niềm hân hoan kể từ ngày Ngài cho phép và thánh hiến Linh Đài Đức Mẹ La Vang có một không hai tại Bắc Mỹ mà chỉ cách đây 3 tuần đã tổ chức lần thứ tư với chủ đề về “Bên Mẹ La Vang Gia đình chúng con được Thánh Hiến”. Nay Ngài đến để dâng lễ kỷ niệm 25 năm, mà 31 thầy Sáu Vinh Viễn Đã được truyền chức vào ngày 02/06/1990, nay còn lại 10 Thầy. Sau lời chào mừng của cha xứ, Đức Hồng Y đáp từ bằng những lời rất đơn sơ và cám ơn giáo xứ đã nhận làm nơi tổ chức cho quý Thầy Phó Tế mà không phân biệt Mỹ Mễ hay Việt Nam đặc biệt là thầy Michae Nguyễn Kim Khánh.
Một thánh lễ thật trang trọng, trong bài giảng Ngài đã nhắc lại sự kiện quan trọng cho ngày lễ Chúa Ba Ngôi, lại có Đức Mẹ can dự vì nằm trong tháng Hoa kính Đức Mẹ, Đức Mẹ can dự vì Đức Mẹ được chịu thai bở phép Đức Chúa Thánh Thần cho chúng ta được ơn cứu chuộc nơi Đ1ưc Giêsu. Ngài nói” Với các Em thiếu nhi trong ban phụng vũ, đã dâng lên Mẹ những bông hoa 5 sắc, tự nó và chính các em đã làm nổi bật một niềm tin của người Việt Nam luôn có lòng đạo đức sùng kính Đức Mẹ, mà các em nhỏ làm công việc này, thật là ý nhị và thánh thiện”. Ngài cũng cầu xin cho niềm tin ấy được giữ gìn mãi đối với người Việt chúng ta. Xác tín vào việc Thiên Chúa hiện diện như trong bài đọc thứ nhất trích sách Đệ Nhị Luật, Môi Sen đã nhắc nhở cho dân về việc Chúa hiện hiện trong bụi gai thế nào, Chúa gìn giữ dân tộc Do Thái như thế nào khi phải bị quân thù vây hãm, gây chiến tranh loạn lạc... Điều quan trọng hơn, ngài nhắc cho từ đời sống linh mục, thầy sáu hay giáo Dân, chúng ta đều có trách nhiệm loan báo Tin Vui cho mọi người để cho mọi người được trở nên con cái Thiên Chúa như lời Chúa trong phúc âm Thánh Mathêu (28,19): “đi giảng dậy cho muôn dân làm phép rửa cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”. Ngài Cám ơn quý linh mục nhất là quý Thầy Sáu và gia đình của họ đã hy sinh rất nhiều cho Giáo Hội.
Cuối thánh lễ với lời tri ân của Ông Đại Diện Giáo Xứ, đã không những cám ơn Đức Hồng Y cùng quý cha, quý thầy sáu, Ông còn nấn mạnh đến 25 năm qua Thầy Sáu Michae đã phục vụ giáo xứ như dậy giáo lý tân tòng, mở các lớp dự bị hôn nhân, từng làm tuyên úy cho Đoàn Thiếu Nhi Dũng Lạc, Tuyên Úy phong trào Fatima và phụ giúp cho quý cha trong việc giảng dạy trong các thánh lễ Chúa Nhật. Nay cũng là ngày nhắc nhớ cầu nguyện cho linh hồn Anna Nguyễn Thị Kim Oanh là vợ của Thầy đã quá vãng cách đây 9 năm.
Sau thánh lễ, những tấm hình chụp thật đẹp từ trong nhà thờ và đến hội trường mà mọi người được mời do gia đình khoản đãi với những bàn tay giúp góp từ những em thiếu nhi với những thành viện phong trào Fatima, để có một bữa ăn tuy thanh đạm nhưng chan hòa tình thân Mỹ Việ, các gia đình người ngoại quốc đến hưởng nếm những thức ăn thuần tuý Việt Nam Soup măng cua, nộm, chà giò, cơm thập cẩm. Đúng như lời cha xứ nói theo lời thánh kinh” Hôm nay chúng ta nghe lời Tiên Tri Isaia 25, 6 “Ngày ấy, trên núi này Đức Chúa các đạo binh sẽ thiết đãi muôn dân một bữa tiệc: Tiệc thịt béo, tiệc rượu ngon, thịt béo ngậy, rượu ngon tinh chế....” và không trả đồng nào.
Bữa tiệc đã chấm dứt với cái bánh ngọt có hình của tất các các Thầy Sáu Vĩnh Viễn.
Thiếu Nhi Thánh Thể TGP Sydney mừng kính Bổn Mạng
Diệp Hải Dung
10:00 08/06/2015
Sáng Chúa Nhật 07/06/2015 các Xứ đoàn Cabramatta, Georges Hall, Granville, Lakemba, Marrickville, Miller, Mt. Pritchard và Plumpton đã đến trường tiểu học công lập Harrington, Cabramatta West, tham dự Thánh Lễ Mình Máu Thánh Chúa Giêsu, Quan Thầy của Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, Nữ Vương Hoà Bình, TGP Sydney.
Hình ảnh
Đúng 9 giờ sáng tất cả mọi người tập trung trong sân trường khai mạc với nghi thức chào cờ, đồng thời dâng ngày. Kế tiếp là câu chuyện dưới cờ của Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết, Tuyên úy Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình, TGP Sydney. Trong câu chuyện dưới cờ, Cha chúc các em luôn vui chơi trong trong ngày mừng Bổn Mạng và yêu thương như Chúa Kitô đã yêu thương. Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục, Trợ úy Liên Đoàn, cũng tuyên đọc nội quy của ngày sinh hoạt. Sau đó là các em sinh hoạt theo từng Ngành với những trò chơi lành mạnh. Sau giờ cơm trưa, các em tham dự trò chơi tại các gian hàng do mỗi Xứ Đoàn thực hiện rất vui nhộn, hào hứng và ngoạn mục. Kết thúc ngày picnic là Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng đến thăm các em và chúc mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Thánh lễ, Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, qua hình ảnh đã diễn giải cho các em về sự liên hệ giữa Bí Tích Giải Tội và Bí Tích Mình Thánh Chúa. Sau bài giảng là nghi thức thăng cấp 1 cho 4 Huynh Trưởng và 19 Dự Trưởng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Đoàn, anh khen ngợi Liên Đoàn Thiếu Nhi sinh hoạt rất tích cực và cũng đóng góp giúp ích cho Cộng Đồng.
Chị Ngô Thụy Thúy Hằng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn, ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ Trợ Úy, quý Phụ huynh, quý ân nhân và các Huynh Trưởng đã luôn nâng đỡ Liên đoàn thiếu nhi thánh thể Sydney.
Trong dịp này, liên đoàn cũng chúc mừng sinh nhật của Sơ Trợ Úy Liên Đoàn Bernadet Đoàn Thị Phục.
Cha Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn quý phụ huynh đã đem con em đến sinh hoạt và tham sự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Liên Đoàn hôm nay. Sau đó là nghi thức hạ cờ kết thúc và bế mạc.
Hình ảnh
Đúng 9 giờ sáng tất cả mọi người tập trung trong sân trường khai mạc với nghi thức chào cờ, đồng thời dâng ngày. Kế tiếp là câu chuyện dưới cờ của Cha FX. Nguyễn Văn Tuyết, Tuyên úy Đặc Trách Liên Đoàn Thiếu Nhi Thánh Thể Nữ Vương Hòa Bình, TGP Sydney. Trong câu chuyện dưới cờ, Cha chúc các em luôn vui chơi trong trong ngày mừng Bổn Mạng và yêu thương như Chúa Kitô đã yêu thương. Sơ Bernadette Đoàn Thị Phục, Trợ úy Liên Đoàn, cũng tuyên đọc nội quy của ngày sinh hoạt. Sau đó là các em sinh hoạt theo từng Ngành với những trò chơi lành mạnh. Sau giờ cơm trưa, các em tham dự trò chơi tại các gian hàng do mỗi Xứ Đoàn thực hiện rất vui nhộn, hào hứng và ngoạn mục. Kết thúc ngày picnic là Thánh lễ tạ ơn. Đặc biệt Cha Tuyên Úy Trưởng Dương Thanh Liêm cũng đến thăm các em và chúc mừng Bổn Mạng.
Trong bài giảng Thánh lễ, Cha FX Nguyễn Văn Tuyết, qua hình ảnh đã diễn giải cho các em về sự liên hệ giữa Bí Tích Giải Tội và Bí Tích Mình Thánh Chúa. Sau bài giảng là nghi thức thăng cấp 1 cho 4 Huynh Trưởng và 19 Dự Trưởng.
Trước khi kết thúc Thánh lễ anh Nguyễn Ngọc Khiêm Phó Chủ tịch Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam TGP Sydney ngỏ lời chúc mừng Bổn Mạng Liên Đoàn, anh khen ngợi Liên Đoàn Thiếu Nhi sinh hoạt rất tích cực và cũng đóng góp giúp ích cho Cộng Đồng.
Chị Ngô Thụy Thúy Hằng, Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn, ngỏ lời cám ơn quý Cha, quý Sơ Trợ Úy, quý Phụ huynh, quý ân nhân và các Huynh Trưởng đã luôn nâng đỡ Liên đoàn thiếu nhi thánh thể Sydney.
Trong dịp này, liên đoàn cũng chúc mừng sinh nhật của Sơ Trợ Úy Liên Đoàn Bernadet Đoàn Thị Phục.
Cha Nguyễn Văn Tuyết cũng ngỏ lời cám ơn quý phụ huynh đã đem con em đến sinh hoạt và tham sự Lễ mừng kính Bổn Mạng của Liên Đoàn hôm nay. Sau đó là nghi thức hạ cờ kết thúc và bế mạc.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Làm sao được mà !
Trần Đoan Hùng
19:13 08/06/2015
Những người cọng sản ơi,
Sẽ chẳng bao giờ các ngươi được hạnh phúc !
Làm sao được mà,
Khi con tim và đầu óc bệnh hoạn của các người,
Cả ngày lẫn đêm, chỉ ngập tràn đấu tranh và thù hận.
Đấu tranh giai cấp, hận thù đối lập…
Với những người cùng huyết nhục anh em,
Những mái đầu xanh, cả những mẹ hiền…
Bị chụp lên đầu cái mũ với 2 từ : phản động.
Rồi bị bắn bỏ hay ném vào tù ngục chẳng chút động lòng !
Làm sao được mà !
Khi bàn tay của các người,
Đã từng vấy máu của muôn vạn người vô tội, ức oan.
Bà Năm, cô Xuân, hay hàng vạn nạn nhân của thời “đấu tố”
Từ ngút ngàn xa xưa của thời hoang vu Pác-pó,
Trải qua những ngày kháng chiến 1, kháng chiến 2,
Những con đường sinh bắc tử nam,
Những đại lộ kinh hoàng 72
hay những Mậu Thân 68 với bao mồ chôn tập thể…
Và hôm nay, từng ngày,
Từ tòa án tới công an,
Máu dân lành, dân oan,
những công dân yêu nước thương nòi,
Vẫn âm ỉ chảy hoài trên muôn nẻo đường quê hương chữ S.
Làm sao được mà,
Khi trái tim các người đã trở nên chai lì khô cứng,
Trước bao nhiêu thân phận cuộc đời cùng cực đau thương.
Những cô gái mang thân phận đứng đường,
Để cho lũ ngoại nhân nắn sờ mặc cả.
Những em thơ, những cụ già,
Mõi mòn tập vé số trong tay trên những nẻo đường xa lạ,
Núi rừng trường sơn, những buôn làng dân tộc,
Biết đi đâu vì nạn bô-xít, lâm tạc, phá rừng !
Làm sao được mà,
Khi lòng các người với lòng tham khôn lường,
Quyết giữ chặt bạo quyền bằng dối gian và đầu súng.
Khi các người tôn thờ và rao giảng,
Một ý thức hệ sai lầm, huyễn hoặc ngu dân.
Khi trái tim của các người,
Chỉ biết yêu đảng và yêu luôn đồng đảng,
Là tàu khựa bắc phương xâm lược,
Mặc quê hương, tổ quốc đang bị dẫm nát tư bề.
Làm sao được,
Khi tài sản các ngươi đang hưởng thụ chiếm giữ ê hề,
Là của rút bòn, ăn cướp từ bao nhiêu nguồn tham nhũng.
Khi chỗ ngồi và địa vị của các ngươi,
Chỉ là kết quả của một trò cướp chính quyền bịp bợm,
Để hầu hết một bọn vô tài thất đức
ngồi chồm hỗm trên đầu trên cổ nhân dân.
Hỡi những người cọng sản ơi,
Tội ác của các ngươi thì thế giới đã dựng bia,
Và nhân loại đã lưu vào bộ nhớ hết cả rồi.
Và như ông Thầy Giê-su đã từng giảng dạy :
“Chỉ những kẻ yêu thương, trong sạch, xây dựng hòa bình…
Mới có cơ được hường Nước Trời hạnh phúc.”
Còn các ngươi, những người cọng sản,
Hạnh phúc đích thực ư ?
Làm sao được mà !
Văn Hóa
Vũ khúc Live The Dream – Giới Trẻ Salêsiêng Melbourne
Salesians Youth Club
10:10 08/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Viết cho người chồng vũ phu!
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
09:02 08/06/2015
Viết cho người chồng vũ phu!
Anh thân mến,
Tình yêu đích thực bao giờ cũng mong muốn điều tốt lành cho người khác. Điều ấy càng đúng trong tình yêu hôn nhân gia đình. Vợ chồng thề non hẹn biển để nắm tay nhau đi đến hết cuộc đời với tình yêu phu phụ. Nếu những ngày anh chị yêu nhau lãng mạn bao nhiêu, thì ngày hôn lễ càng là kỷ niệm đẹp bấy nhiêu. Giao kết hôn nhân gữa anh chị cho thấy hai người vĩnh viễn thuộc trọn về nhau, muốn trao cho nhau thật nhiều hạnh phúc. Tình yêu đẹp đẽ và cao thượng là thế, nhưng mấy ngày nay cộng đồng mạng xôn xao trước hành vi vũ phu tệ bạc của anh. Câu chuyện buồn của anh gây cho chị cũng là vấn đề nội cộm đang xảy ra trong nhiều gia đình Việt Nam: bạo lực gia đình.
Là một người học cao hiểu rộng nhưng anh không dám sống như một người chồng, người cha tốt lành. Cưới được người vợ ngoan hiền và dễ thương, anh chẳng để tâm quý mến. Cô ấy bầu mang dạ chửa anh không quan tâm, còn lăng nhăng với người phụ nữ khác. Rồi trong cơn say, anh về đánh đập vợ con không chút thương tiếc! Vốn hiền lành và muốn gìn giữ hạnh phúc gia đình, vợ anh sẵn sàng bỏ qua những lần anh phụ bạc như thế. Anh đã không hoán cải mà còn bạo lực dã man hơn. Để trốn kẻ thượng cẳng chân hạ cẳng tay như anh, cô ấy phải về nhà mẹ ruột để tá túc. Anh ơi, đâu rồi lời thề hứa ngọt ngào khi xưa anh thủ thỉ với cô ấy? Đâu rồi bản lãnh đàn ông “ga-lăng” biết chăm sóc chiều chuộng vợ con? Đâu rồi sức mạnh của phái nam muốn gánh vác sức nặng của gia đình? Đâu rồi đức tính của một người chồng, người cha tài đức? Với bạo động vũ phu, anh đã đánh mất tất cả hạnh phúc của mình rồi. Như thế anh thật bất nhân, bất nghĩa đã khiến vợ con đau khổ trăm bề.
Năm em bé được ba tuổi, anh chẳng quan tâm, chăm sóc mà còn van xin vợ để hàn gắn sự đỗ vỡ ngày nào. Anh biết không, phải thừa nhận rằng phụ nữ luôn là người thiết tha với hạnh phúc gia đình. Xin anh đừng lợi dụng lòng tốt của người khác mà chà đạp nhân phẩm của người ta. Vợ anh xứng đáng để anh yêu mến và chung sống đến hết cuộc đời. Giả như có những bất hòa trong đời sống vợ chồng, anh có thể bình tĩnh chia sẻ với vợ để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn. Đằng này anh ngược ngạo hành hạ vợ nhẫn tâm. Ngày ra đi, vợ anh là gái một con vào tuổi 22 biết bao người để ý thương mến. Nhưng vì con và cho con mà vợ anh chấp nhận làm lại từ đầu với anh. Tưởng rằng anh hối hận thực sự, nhưng mới đây anh lại ngựa quen đường cũ. Anh đánh đập vợ anh dã man vì những lý do không đâu!
Vì nghe lời mẹ anh xúi bảo: “Đêm khuya đi toilet mà nó cầm điện thoại vô làm gì?” Lời ấy đủ khiến anh ghen tuông, nóng giận đến nỗi đánh đập, chà đạp vợ anh ra nông nỗi này! Hóa ra, “Ghen tuông và nóng giận là hai con quỷ xui khiến người ta gây hấn, tấn công người khác một cách dã man.” Anh đã không để cho lý trí và con tim yêu thương chi phối hành động, nhưng lại nghe lời của quỷ dữ vũ phu với vợ mình. Anh biết đấy, Thượng Đế tạo nên đàn ông với thân hình vạm vỡ, cơ bắp lực lưỡng không phải để đánh đạp, tấn công người khác. Là một người chồng chung thủy và bản lãnh bao giờ cũng muốn nâng đỡ, bảo vệ người vợ “liễu yếu đào tơ” của mình. Hơn nữa, trong gia đình không thể chấp nhận lối sống “mạnh được yếu thua”, nhưng cần lắm tình yêu và lòng tôn trọng dành cho nhau. Được như thế, hạnh phúc gia đình mới có thể mỉm cười với anh được!
Anh à, xã hội không ai chấp nhận người đàn ông vũ phu với vợ con. Chính anh cũng không chấp nhận em rể đánh đập dã man vợ của nó! Theo lẽ công bình, kẻ vũ phu phải chịu trách nhiệm về hành động bạo tàn của mình. Dù sao câu chuyện tệ bạc của anh đã giống lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những người chồng, người cha trong gia đình Việt Nam hiện nay. Ước chi mỗi người chồng: hãy là một người chồng mạnh mẽ để bảo vệ phái yếu của mình; cầu mong mỗi người cha: hãy là người cha tốt để yêu thương dạy bảo con cái nên người. Được vậy, tế bào của xã hội mới khỏe mạnh và tràn trề sức sống, gia đình mới hạnh phúc bình an.
Chúc anh sớm hoàn lương, mạnh mẽ đứng lên, quay đầu để trở thành người chồng người cha tốt lành.
Tái bút: gửi lời chia sẻ nỗi đau với vợ của anh, mong cô ấy sớm vượt qua cơn ác mộng do người chồng vũ phu gây ra. Chúc mẹ con cô ấy an mạnh!
Thủ Đức, 8-6-2015
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Anh thân mến,
Là một người học cao hiểu rộng nhưng anh không dám sống như một người chồng, người cha tốt lành. Cưới được người vợ ngoan hiền và dễ thương, anh chẳng để tâm quý mến. Cô ấy bầu mang dạ chửa anh không quan tâm, còn lăng nhăng với người phụ nữ khác. Rồi trong cơn say, anh về đánh đập vợ con không chút thương tiếc! Vốn hiền lành và muốn gìn giữ hạnh phúc gia đình, vợ anh sẵn sàng bỏ qua những lần anh phụ bạc như thế. Anh đã không hoán cải mà còn bạo lực dã man hơn. Để trốn kẻ thượng cẳng chân hạ cẳng tay như anh, cô ấy phải về nhà mẹ ruột để tá túc. Anh ơi, đâu rồi lời thề hứa ngọt ngào khi xưa anh thủ thỉ với cô ấy? Đâu rồi bản lãnh đàn ông “ga-lăng” biết chăm sóc chiều chuộng vợ con? Đâu rồi sức mạnh của phái nam muốn gánh vác sức nặng của gia đình? Đâu rồi đức tính của một người chồng, người cha tài đức? Với bạo động vũ phu, anh đã đánh mất tất cả hạnh phúc của mình rồi. Như thế anh thật bất nhân, bất nghĩa đã khiến vợ con đau khổ trăm bề.
Năm em bé được ba tuổi, anh chẳng quan tâm, chăm sóc mà còn van xin vợ để hàn gắn sự đỗ vỡ ngày nào. Anh biết không, phải thừa nhận rằng phụ nữ luôn là người thiết tha với hạnh phúc gia đình. Xin anh đừng lợi dụng lòng tốt của người khác mà chà đạp nhân phẩm của người ta. Vợ anh xứng đáng để anh yêu mến và chung sống đến hết cuộc đời. Giả như có những bất hòa trong đời sống vợ chồng, anh có thể bình tĩnh chia sẻ với vợ để cùng nhau tháo gỡ những khó khăn. Đằng này anh ngược ngạo hành hạ vợ nhẫn tâm. Ngày ra đi, vợ anh là gái một con vào tuổi 22 biết bao người để ý thương mến. Nhưng vì con và cho con mà vợ anh chấp nhận làm lại từ đầu với anh. Tưởng rằng anh hối hận thực sự, nhưng mới đây anh lại ngựa quen đường cũ. Anh đánh đập vợ anh dã man vì những lý do không đâu!
Vì nghe lời mẹ anh xúi bảo: “Đêm khuya đi toilet mà nó cầm điện thoại vô làm gì?” Lời ấy đủ khiến anh ghen tuông, nóng giận đến nỗi đánh đập, chà đạp vợ anh ra nông nỗi này! Hóa ra, “Ghen tuông và nóng giận là hai con quỷ xui khiến người ta gây hấn, tấn công người khác một cách dã man.” Anh đã không để cho lý trí và con tim yêu thương chi phối hành động, nhưng lại nghe lời của quỷ dữ vũ phu với vợ mình. Anh biết đấy, Thượng Đế tạo nên đàn ông với thân hình vạm vỡ, cơ bắp lực lưỡng không phải để đánh đạp, tấn công người khác. Là một người chồng chung thủy và bản lãnh bao giờ cũng muốn nâng đỡ, bảo vệ người vợ “liễu yếu đào tơ” của mình. Hơn nữa, trong gia đình không thể chấp nhận lối sống “mạnh được yếu thua”, nhưng cần lắm tình yêu và lòng tôn trọng dành cho nhau. Được như thế, hạnh phúc gia đình mới có thể mỉm cười với anh được!
Anh à, xã hội không ai chấp nhận người đàn ông vũ phu với vợ con. Chính anh cũng không chấp nhận em rể đánh đập dã man vợ của nó! Theo lẽ công bình, kẻ vũ phu phải chịu trách nhiệm về hành động bạo tàn của mình. Dù sao câu chuyện tệ bạc của anh đã giống lên hồi chuông cảnh tỉnh cho những người chồng, người cha trong gia đình Việt Nam hiện nay. Ước chi mỗi người chồng: hãy là một người chồng mạnh mẽ để bảo vệ phái yếu của mình; cầu mong mỗi người cha: hãy là người cha tốt để yêu thương dạy bảo con cái nên người. Được vậy, tế bào của xã hội mới khỏe mạnh và tràn trề sức sống, gia đình mới hạnh phúc bình an.
Chúc anh sớm hoàn lương, mạnh mẽ đứng lên, quay đầu để trở thành người chồng người cha tốt lành.
Tái bút: gửi lời chia sẻ nỗi đau với vợ của anh, mong cô ấy sớm vượt qua cơn ác mộng do người chồng vũ phu gây ra. Chúc mẹ con cô ấy an mạnh!
Thủ Đức, 8-6-2015
Giuse Phạm Đình Ngọc, S.J.
Xe Hoa Người Việt Vùng Tây Bắc HK đoạt giải Court Award trong Ngày Rose Festival Parade
Phan Hoàng Phú Quý
10:06 08/06/2015
(Portland-Oregon) Thứ Bảy ngày 6 thang 6 năm 2015 vào lúc 10 giớ sáng tại thành phố Portland thuộc tiểu bang 0regon đã tổ chức buổi diễn hành xe hoa “Rose Festival Parade” với nhiếu tổ chức, nhiều sắc dân tại địa phương và vùng phụ cận tham dự.
Hình ảnh
Năm nay thời tiết nắng ấm nên đã thu hút được rất đông cư dân khắp nơi trong tiểu bang cũng như những vùng phụ cận về tham dự, có nhiều gia đình đã đến từ chiều thứ Sáu, họ tìm những nơi tốt nhất trên các vĩa hè có đoàn diễn hành đi qua đễ cắm lều ngủ qua đêm, hầu có thể quan sát các xe hoa và đoàn người diễn hành một cách rõ ràng hơn.
Xe Hoa của cộng đồng người Việt vùng Tây Bắc cũng đã góp mặt tham dự buổi diễn hành hôm nay với chủ đề: Việt Nam Quê Hương Tôi
Như chúng ta đều biết sau biết cố đau thương ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay mặc cho thời gian hơn 40 năm trôi qua, có hàng triệu người đã liều chết tìm đường vượt biên, vượt biển, có người thiếu may mắn đã bị chôn vùi trên rừng sâu núi hiễm, hay bị lặn chìm trong biển cả đại dương, một số lớn đã may mắn đến được bến bờ tự do, đã hội nhập vào môi trường và xã hội mới và đã thành công trên mọi lãnh vực, kinh tế, chính trị và tôn giáo nơi xứ người, tuy nhiên không phải vì những thành công đó mà chúng ta quên đi cội nguồn dân tộc, quên đi quê hương thân yêu của chúng ta, đó là Mẹ Việt Nam.
Nhắc đến Việt Nam chúng ta không thể quên được những trang sữ oai hùng của cha ông qua bao đời Lê, Lý, Trần, Nguyễn để lại, với những bước thăng trầm cũng như những nỗi vinh nhục, nhắc đến Việt Nam chúng ta không quên đã một thời được tự hào là Hòn Ngọc Viễn Đông.
Và nhất là khi đoàn diễn hành va xe hoa của người Việt vùng Tây Bắc tiến vào khán đài danh dự, người xướng ngôn viên vưà cất tiếng giới thiệu phái đoàn người Việt Nam thì mọi người hiện diện đều đứng lên vổ tay chào đón rất nhiệt tình và ngưỡng mộ.
Lịch sữ Việt Nam đã ghi lại: “Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng Châu Á, nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương. Hình thể Việt Nam có hình cong như chữ S. Lãnh hải bao gổm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Dân tộc Việt Nam, từ lập quốc trải dài hơn 4000 năm văn hiến, với truyền thống hào hùng chống ngoại xâm đễ giữ và dựng nước, và có biết bao nhiêu chiến sĩ anh hùng đã hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ?
Ngày hôm nay nhìn vể quê hương, sau 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, chính quyền cọng sản Việt Nam đã dâng một phần đất và biển cho tàu cọng để đổi lại sự tồn tại của chế độ độc tài và độc đảng của chúng. việc làm thiếu ý thức trách nhiệm đó đã tổn thương Mẹ Việt Nam, phản bội lại với các bậc tiền nhân và những anh em chiến sĩ anh hùng của chúng ta.
Do đó khi nhìn lên xe hoa của cộng đồng người Việt vùng Tây Bắc, chúng ta nhận thấy bản đồ Nước Việt Nam bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và các quyển sách Việt Nam History là những tài liệu, những chứng từ ghi lại quyển sở hữu của Người Việt trên hai quần đảo đó, khi nói đến người Việt lẽ dĩ nhìên chúng ta phải nói đến người Việt quốc gia, di sản của người Việt quốc gia là Cờ Vàng 3 sọc đỏ,tượng trưng cho máu đỏ da vàng của con dân 3 miền Bắc Trung Nam, lá cờ cũng là biểu tượng cho chính nghĩa Tự Do va Dân Chủ.
Lá cờ sẽ được truyền từ thế hệ này đến thế hệ tương lai, tiếp tục noi gương dòng lịch sử bất khuyất của tiền nhân, của cha anh, kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và giải phóng dân tộc cho đến khi quê hương sạch bóng quân thù cộng sản.
Xe hoa của cộng đồng người Việt Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ (bao gồm cộng đồng Seattle, cộng đồng Clark county Vancouver thuôc tiểu bang Washington, cộng đồng Salem, cộng đồng Portland thuộc tieu bang Oregon) được ban thưởng danh hiệu “Court Award” là nhờ vào công khó của biết nhiêu người đóng góp, quý vị thiện nguyện viên, Hội Họa sĩ Oregon, Hội Không quân, Hội Việtfan, Hội Người Việt Cao Niên, Hội cựu SVSQ Thủ Đức, Hội Hải Quân, Hưng Ca Oregon, các cơ sở thương mại Signs One, NW Japanese Auto, Andy&Towing, Đông Welding & Phong’s Towing, Cộng Đồng người Việt quận Clark Vancouver, Vietnamese-American Seafair Coalision đã cùng tham gia giúp BCH/CĐ hoàn thành xe hoa năm nay.
Trong chiều thứ Sáu ngày 5 tháng 6 lúc 5 gìờ, nhân buổi Liên Hoan Ra Mắt Xe Hoa của Cộng Đồng, thượng tọa Thích Minh Thiện, quý thầy và quý Nicô thuộc Ngọc Sơn Tịnh Xá đã đến cầu nguyện và chúc lành cho Xe hoa, khi đứng chụp hình lưu niệm bên cạnh bản đồ Việt Nam Thượng tọa Thích Minh Thiện chia sẽ: “ Nước Việt Nam mình bây giờ không còn nguyên vẹn như xưa nữa, đã bị mất đi một phần như Aỉ Nam Quan, núi Bản Dốc, Hoàng Trường Sa, thật là đau lòng khi nghĩ đến quê hương biết bao đời công khó của cha ông để lại”.
Cô Cổ Vương Ngọc Lan chủ tịch BCH/CĐ người Việt Oregon cũng đã ngỏ lời cám ơn đến tất cả quý vi thiện nguyện viên, quý vị mạnh thường quân, quý cơ sở thương mãi, quý vị trong BCH của các cộng đồng bạn đã hợp tác đóng góp tài chánh và ý kiến xây dựng cũng như hy sinh thời gian thật nhiểu để Xe Hoa được hoàn thành tốt đẹp trong một thời gian vuợt kỷ lục. Sự cọng tác của quý vị là một niềm khích lệ lớn lao cho Ban tổ chức và bày tỏ tinh thần đoàn kết một lòng vì Quê Hương Dân Tộc, chúng ta bất đồng chính kiến chứ không bất hoà.
Hình ảnh
Năm nay thời tiết nắng ấm nên đã thu hút được rất đông cư dân khắp nơi trong tiểu bang cũng như những vùng phụ cận về tham dự, có nhiều gia đình đã đến từ chiều thứ Sáu, họ tìm những nơi tốt nhất trên các vĩa hè có đoàn diễn hành đi qua đễ cắm lều ngủ qua đêm, hầu có thể quan sát các xe hoa và đoàn người diễn hành một cách rõ ràng hơn.
Xe Hoa của cộng đồng người Việt vùng Tây Bắc cũng đã góp mặt tham dự buổi diễn hành hôm nay với chủ đề: Việt Nam Quê Hương Tôi
Như chúng ta đều biết sau biết cố đau thương ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay mặc cho thời gian hơn 40 năm trôi qua, có hàng triệu người đã liều chết tìm đường vượt biên, vượt biển, có người thiếu may mắn đã bị chôn vùi trên rừng sâu núi hiễm, hay bị lặn chìm trong biển cả đại dương, một số lớn đã may mắn đến được bến bờ tự do, đã hội nhập vào môi trường và xã hội mới và đã thành công trên mọi lãnh vực, kinh tế, chính trị và tôn giáo nơi xứ người, tuy nhiên không phải vì những thành công đó mà chúng ta quên đi cội nguồn dân tộc, quên đi quê hương thân yêu của chúng ta, đó là Mẹ Việt Nam.
Nhắc đến Việt Nam chúng ta không thể quên được những trang sữ oai hùng của cha ông qua bao đời Lê, Lý, Trần, Nguyễn để lại, với những bước thăng trầm cũng như những nỗi vinh nhục, nhắc đến Việt Nam chúng ta không quên đã một thời được tự hào là Hòn Ngọc Viễn Đông.
Và nhất là khi đoàn diễn hành va xe hoa của người Việt vùng Tây Bắc tiến vào khán đài danh dự, người xướng ngôn viên vưà cất tiếng giới thiệu phái đoàn người Việt Nam thì mọi người hiện diện đều đứng lên vổ tay chào đón rất nhiệt tình và ngưỡng mộ.
Lịch sữ Việt Nam đã ghi lại: “Việt Nam là một quốc gia thuộc vùng Châu Á, nằm ở cực đông nam bán đảo Đông Dương. Hình thể Việt Nam có hình cong như chữ S. Lãnh hải bao gổm hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Dân tộc Việt Nam, từ lập quốc trải dài hơn 4000 năm văn hiến, với truyền thống hào hùng chống ngoại xâm đễ giữ và dựng nước, và có biết bao nhiêu chiến sĩ anh hùng đã hy sinh để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam ?
Ngày hôm nay nhìn vể quê hương, sau 40 năm cưỡng chiếm Miền Nam Việt Nam, chính quyền cọng sản Việt Nam đã dâng một phần đất và biển cho tàu cọng để đổi lại sự tồn tại của chế độ độc tài và độc đảng của chúng. việc làm thiếu ý thức trách nhiệm đó đã tổn thương Mẹ Việt Nam, phản bội lại với các bậc tiền nhân và những anh em chiến sĩ anh hùng của chúng ta.
Do đó khi nhìn lên xe hoa của cộng đồng người Việt vùng Tây Bắc, chúng ta nhận thấy bản đồ Nước Việt Nam bao gồm hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa và các quyển sách Việt Nam History là những tài liệu, những chứng từ ghi lại quyển sở hữu của Người Việt trên hai quần đảo đó, khi nói đến người Việt lẽ dĩ nhìên chúng ta phải nói đến người Việt quốc gia, di sản của người Việt quốc gia là Cờ Vàng 3 sọc đỏ,tượng trưng cho máu đỏ da vàng của con dân 3 miền Bắc Trung Nam, lá cờ cũng là biểu tượng cho chính nghĩa Tự Do va Dân Chủ.
Lá cờ sẽ được truyền từ thế hệ này đến thế hệ tương lai, tiếp tục noi gương dòng lịch sử bất khuyất của tiền nhân, của cha anh, kiên trì đấu tranh bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam và giải phóng dân tộc cho đến khi quê hương sạch bóng quân thù cộng sản.
Xe hoa của cộng đồng người Việt Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ (bao gồm cộng đồng Seattle, cộng đồng Clark county Vancouver thuôc tiểu bang Washington, cộng đồng Salem, cộng đồng Portland thuộc tieu bang Oregon) được ban thưởng danh hiệu “Court Award” là nhờ vào công khó của biết nhiêu người đóng góp, quý vị thiện nguyện viên, Hội Họa sĩ Oregon, Hội Không quân, Hội Việtfan, Hội Người Việt Cao Niên, Hội cựu SVSQ Thủ Đức, Hội Hải Quân, Hưng Ca Oregon, các cơ sở thương mại Signs One, NW Japanese Auto, Andy&Towing, Đông Welding & Phong’s Towing, Cộng Đồng người Việt quận Clark Vancouver, Vietnamese-American Seafair Coalision đã cùng tham gia giúp BCH/CĐ hoàn thành xe hoa năm nay.
Trong chiều thứ Sáu ngày 5 tháng 6 lúc 5 gìờ, nhân buổi Liên Hoan Ra Mắt Xe Hoa của Cộng Đồng, thượng tọa Thích Minh Thiện, quý thầy và quý Nicô thuộc Ngọc Sơn Tịnh Xá đã đến cầu nguyện và chúc lành cho Xe hoa, khi đứng chụp hình lưu niệm bên cạnh bản đồ Việt Nam Thượng tọa Thích Minh Thiện chia sẽ: “ Nước Việt Nam mình bây giờ không còn nguyên vẹn như xưa nữa, đã bị mất đi một phần như Aỉ Nam Quan, núi Bản Dốc, Hoàng Trường Sa, thật là đau lòng khi nghĩ đến quê hương biết bao đời công khó của cha ông để lại”.
Cô Cổ Vương Ngọc Lan chủ tịch BCH/CĐ người Việt Oregon cũng đã ngỏ lời cám ơn đến tất cả quý vi thiện nguyện viên, quý vị mạnh thường quân, quý cơ sở thương mãi, quý vị trong BCH của các cộng đồng bạn đã hợp tác đóng góp tài chánh và ý kiến xây dựng cũng như hy sinh thời gian thật nhiểu để Xe Hoa được hoàn thành tốt đẹp trong một thời gian vuợt kỷ lục. Sự cọng tác của quý vị là một niềm khích lệ lớn lao cho Ban tổ chức và bày tỏ tinh thần đoàn kết một lòng vì Quê Hương Dân Tộc, chúng ta bất đồng chính kiến chứ không bất hoà.
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Pháo Hồng Nhà Ai
Nguyễn Bá Khanh
21:33 08/06/2015
Ảnh của Nguyễn Bá Khanh
Nhà ai pháo nổ, xe hoa
Có anh hàng xóm vào, ra thất tình.
(bt)
Thánh Ca
Thánh Ca: Sao Biển – Trình bày: Đình Trinh – Cẩm Yến - Thu Nguyệt và Ngọc Cách
Khắc Thái
12:53 08/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Thánh Ca: Cho Con Vững Tin - Sáng tác: Nguyễn Duy - Trình bày: Thùy Loan – Mai Hương – Minh Nguyệt
Minh Trung
12:54 08/06/2015
Máy yếu hay Internet chậm xin nhấn vào nút Play bên dưới đây
Video Thánh Ca: Lòng thương xót Chúa –Trình bày: Ca Sĩ Kim Thúy
VietCatholic Network
12:56 08/06/2015