Ngày 08-06-2009
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Tâm Sự Với Chúa Mỗi Ngày - Tuần 10 Thường Niên
Lm Jos Tạ Duy Tuyền
08:10 08/06/2009
Thứ hai sau Chúa nhật 10 thường niên

Mt 5,1-12

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con xin thờ lạy và ngợi khen Chúa. Chúng con thật cảm động vô cùng, vì Chúa là một vì Thiên Chúa cao sang quyền thế, lại tự nguyện đến ở với loài người chúng con. Chúa còn tự chọn cho mình một cuộc sống nghèo hơn chúng con. Sinh ra trong cảnh đơn nghèo thiếu thốn mọi bề, và rồi Chúa còn dành cả cuộc đời cho người nghèo và vì người nghèo.

Chúa ơi! Chúa đã sống nghèo để dạy chúng con bài học về hạnh phúc. Hạnh phúc không phải là cái mình có mà quan yếu ở điều mình trao ban. Hạnh phúc không hệ tại ở môi trường bên ngoài mà hệ tại ở lòng người. Vì “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Hạnh phúc không hệ tại ở danh vọng trần gian mà hệ tại ở việc sống thanh thoát khỏi những bon chen phàm trần. Hạnh phúc chính là chọn Chúa hơn là những vinh hoa phú quý gian trần.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin tha thứ vì thói tham lam ích kỷ đã làm chúng con xa Chúa và xa rời anh em. Xin Chúa giúp chúng con biết học nơi Chúa luôn sống thanh thoát với của cải mau qua, luôn quy hướng về sự thiện, luôn tìm niềm vui trong cuộc đời phục vụ. Xin uốn lòng chúng con nên giống trái tim Chúa để chúng con sống có ích cho tha nhân. Amen

Thứ ba sau Chúa nhật 10 thường niên

Mt 5,13-16

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Mỗi lần chúng con rước Chúa là một lần chúng con được ướp đời mình bằng chính sự sống phục sinh của Chúa. Xin giúp chúng con biết sống một cuộc đời rập theo khuôn mẫu của Chúa. Xin giúp chúng con cũng biết mang hương vị tình yêu Chúa cho trần gian được hưởng nếm niềm vui và hạnh phúc trong hy sinh phục vụ của chúng con.

Lạy Chúa, Chúa mời gọi chúng con hãy trở nên muối và ánh sáng cho trần gian. Chúa mời gọi chúng con hãy thắp sáng lên niềm hy vọng bằng cuộc sống toả lan tình bác ái yêu thương mọi người. Dù chỉ là một ngọn đèn hải đăng lập lèo trong đêm tối, cho dù phải đương đầu với biết bao sóng gió nhưng vẫn phải giữ cho ngọn đèn luôn cháy sáng, vì biết đâu xa xa ngoài khơi vẫn còn đó những con người đang chơi vơi trong tuyệt vọng, đang lạc hướng đời người, đang cần một chút ánh sáng để quay đầu trở về, để làm lại cuộc đời.

Nhưng tiếc thay Chúa ơi! Vì lười biếng, vì ích lỷ, vì hèn nhát, ngọn đèn của chúng con đã lu mờ dần đi và có khi tắt ngấm. Vì thiếu bác ái, thiếu lòng nhân từ nên những ai tiếp xúc với chúng con đều cảm thấy mặn chát, khô cằn, thiếu sức sống vui tươi. Xin Chúa giúp chúng con dám hy sinh và từ bỏ mình mỗi ngày để trở nên ánh sáng và muối men cho đời. Xin cho chúng con luôn ý thức rằng:

“Làm thân cây nến vào đời

Càng tiêu hao cháy, càng ngời ánh quang”. Amen

Thứ Tư sau Chúa nhật 10 thường niên

Mt 5,17-19

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúa đã đến để dạy chúng con về ý nghĩa cuộc đời, về tình yêu và lẽ sống. Chúa còn ở lại với chúng con qua bí tích Thánh Thể để nâng đỡ và trợ giúp chúng con đi theo lề luật của Chúa, ngõ hầu chúng con tìm được hạnh phúc và bình an. Chúng con xin tạ ơn những ân tình mà Chúa đã dành cho chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, nhờ sự nhập thể của Chúa, Chúa đã cho chúng con hiểu rằng: giá trị của cuộc sống là tình yêu. Một ngôi nhà đẹp đến đâu mà thiếu vắng tình người thì cũng hoang tàn, lạnh lẽo. Một xã hội tiến bộ đến đâu mà thiếu vắng tình người cũng trở thành hoang địa khô cằn. Xin cho các gia đình đang thiếu vắng tình yêu tìm được sự trợ giúp từ tình yêu của Chúa để họ tha thứ cho nhau, để họ dâng hiến cho nhau, và mang lại hạnh phúc cho nhau. Xin giúp chúng con biết sống vị tha hơn là đòi tha nhân phải phục vụ mình. Xin giúp chúng con biết chắt chiu từng nghĩa cử nhỏ bé để làm vui lòng nhau thay cho những giận dỗi, những hờn căm phẫn nộ.

Lạy Chúa, xin cho chúng con biết làm vui lòng nhau hơn là đòi người khác quan tâm đến mình. Xin dạy chúng con sống yêu thương phục vụ cho nhau như Chúa đã yêu thương chúng con.Amen

Thứ năm sau Chúa nhật 10 thường niên

Mt 5,20-26

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con xin tạ ơn Chúa đã thương ngự đến viếng thăm linh hồn chúng con. Chúa là Đấng thánh thiện vô cùng, thế mà Chúa lại cho chúng con được liên kết nên một với Chúa qua bí tích Thánh Thể. Xin giúp chúng con biết gìn giữ vẻ trong trắng, sự thánh thiện trong tâm hồn của chúng con.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin cho chúng con học nơi Chúa là tình yêu để chúng con không bao giờ xét đoán, kết án hay kết tội lẫn nhau. Xin giúp chúng con biết sống yêu thương nhau, biết giúp đỡ và tha thứ cho nhau. Người giầu nâng đỡ người nghèo. Người nghèo đùm bọc kẻ tả tơi. Người có tội thì được sự tha thứ. Kẻ lầm lỡ được cảm thông. Kẻ vấp ngã được đón nhận trong tình bao dung nhân ái. Đó chính là phương thế duy nhất để chúng con có được hạnh phúc đời này và cả đời sau.

Nhưng Chúa ơi! Sao chúng con khó có thể “thương người như thể thương thân” quá! Chúng con chỉ biết sống cho mình. Chúng con không quan tâm đến nỗi lòng kẻ khác. Chúng con không tìm niềm vui trong phục vụ mà chỉ thấy vui khi được người khác phục vụ mình.

Lạy Chúa, xin tha thứ cho những giới hạn của chúng con. Xin dạy chúng con yêu người như Chúa yêu thương chúng con, để chúng con chăm sóc lẫn nhau và cùng chung hưởng niềm vui và hạnh phúc khi mọi người biết yêu thương và phục vụ lẫn nhau. Amen

Thứ sáu sau Chúa nhật 10 thường niên

Mt 5,27-32

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Tấm bánh Chúa trao cho chúng con được làm từ lúa mì tinh khiết. Cuộc đời Chúa trao cho chúng con là cuộc đời “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”. Chúa là Đấng thánh thiện đã mang lấy bản tính loài người chúng con, nhưng Chúa đã chiến thắng những cám dỗ do ma quỷ bày ra. Xin Mình Thánh Chúa ban cho chúng con ơn trợ giúp để chúng con can đảm từ khước những cám dỗ của ma quỷ và nói không với những tư tưởng và việc làm tội lỗi.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, xin ban cho chúng con một thần trí mới để chúng con không chiều theo những ước muốn tội lỗi của tính xác thịt. Xin ban cho chúng con một trái tim trong sạch để chúng con biết gìn giữ sự thanh khiết của tâm hồn và làm chủ mọi tư tưởng, ước muốn của mình đi theo lề luật của Chúa. Xin đừng để chúng con xa vào những mưu chước của ma quỷ mà huỷ hoại phẩm giá của mình và tha nhân.

Lạy Chúa, Chúa là Đấng thánh vô cùng, xin giúp chúng con biết gìn giữ vẻ đẹp thánh thiện nơi tâm hồn chúng con để xứng đáng là Đền thờ cho Chúa ngự trị. Amen

Thứ bảy sau Chúa nhật 10 thường niên

Mt 5,33-37

Lạy Chúa Giê-su Thánh Thể,

Chúng con thật hạnh phúc vì được dựng nên giống hình ành Chúa. Chúa còn chọn chúng con nên nghĩa tử của Chúa. Qua bí tích Thánh Thể, Chúa còn nuôi dưỡng chúng con bằng chính Máu Thịt Chúa. Chúng con xin tạ ơn Chúa. Xin Chúa cũng giúp chúng con biết gìn giữ ân huệ cao quý là hình ảnh của Chúa bằng đời sống yêu sự chân thật, và ghét sự gian dối hại người.

Lạy Chúa Giê-su mến yêu, Chúa là Đấng chân thật. Thế nên, chúng con không thể sống quanh co giả dối. Chúng con phải sống chân thật để làm chứng nhân cho Chúa. Chúng con cũng ý thức rằng: thật thà là dấu chỉ của con cái Chúa, quanh co gian lận là sản phẩm của sa tan. Xin ban cho chúng con nghị lực để thể hiện sự chân thật trong lời nói, trong việc làm để làm chứng nhân cho Chúa. Xin tạo cho chúng con một lương tâm trong sáng, một tấm lòng ngay thẳng để chúng con luôn tìm được sự bình an trong cuộc đời.

Lạy Chúa, thế gian ưa sự giả dối. Thế gian thường quanh co lừa lọc. Xin giúp chúng con đừng xa vào lối mòn xấu xa tầm thường của thế gian. Amen
 
Lễ Mình và Máu Thánh Chúa
LM. An Phong Trần Đức Phương
16:15 08/06/2009
LỄ MÌNH VÀ MÁU THÁNH CHÚA, NĂM B

Lễ Mình và Máu Thánh Chúa được mừng vào Thứ Năm sau Chúa Nhật Lễ Chúa Ba Ngôi, nhưng thường được cử hành trọng thể vào Chúa Nhật tiếp theo. Các Bài Đọc theo chu kỳ Năm B: Bài Đọc I (Xuất Hành 24: 3-8) nhắc đến Giao Ước trong Cựu Ước: Ông Moisê lấy máu con vật (chiên, bò) vẩy lên dân chúng và nói: “Đây là máu Giao Ước mà Thiên Chúa đã ký kết với anh em theo đúng những lời Ngài đã nói!” Bài Đọc II (Do Thái 9: 11-15): Thánh Phaolô nhắc đến Giao Ước Cũ do máu chiên, bò; nhưng Giáo Ước Mới, Giao Ước vĩnh cửu đã được Chúa Giêsu là Vị Thượng Tế hoàn hảo đổ máu ra để ký kết: “Chúa Giêsu là trung gian của Giao Ước Mới” (Do Thái 9: 15). Bài Phúc Âm (Matcô 14: 12-16, 22-26) ghi lại Bữa Tiệc Ly, và trong Bữa Tiệc Tình Thương đó, Chúa Giêsu đã lập Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa.

Thánh Lễ hôm nay nhắc chúng ta nhớ đến Thánh Lễ chiều ngày Thứ Năm Tuần Thánh: kỷ niệm Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể và chức Linh Mục để Thánh Lễ được tiếp tục mãi mãi cho đến ngày tận thế ở khắp nơi Tin Mừng được rao giảng mà nhớ đến Chúa Giêsu đã chịu nạn chịu chết để cứu chuộc nhân loại (1 Corinto 11:24-26).

Vì tình yêu thật sâu thẳm đối với nhân loại, Ngôi Hai Thiên Chúa đã xuống thế làm người để chia sẻ thân phận đau khổ của con người như chúng ta, rao giảng Tin Mừng cứu độ, chịu nạn chịu chết khổ đau trên Thánh Giá để đền vì tội lỗi chúng ta. Như thế chưa lấy làm đủ, Ngài còn muốn ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế (Matthêu 28:20) qua Giáo Hội và qua sự hiện diện thật sự trong Bí Tích Thánh Thể.

Trong Giáo Hội, Chúa Giêsu vẫn là vị “Chủ Chăn Nhân Lành” chăn dắt đoàn chiên Chúa qua con người của Đức Giáo Hoàng và các chủ chăn hữu hình hiện diện ở các nơi.

Trong Bí Tích Thánh Thể, Chúa Giêsu hiện diện để làm Của lễ hy tế, làm của nuôi linh hồn chúng ta, ban ơn thánh hóa và bảo đảm sự sống đời đời cho chúng ta (Gioan 6:33-34). Chính trên bàn thờ Thập giá, Chúa Giêsu đã hiến dâng một Thánh Lễ hoàn hảo để đền tội cho cả thế giới. Các Thánh Lễ dâng qua mọi thời gian, ở khắp nơi trên thế giới đều là tham dự vào của lễ hoàn hảo Chúa Giêsu đã dâng trên bàn thờ Thập giá: “Chúa Giêsu vừa là Chủ Tế vừa là Của Lễ hiến dâng.”

Trong Thánh Lễ, sau lời truyền phép, Chúa Giêsu đến ngự thật (chứ không phải chỉ là tượng trưng) trong hình Bánh và hình Rượu, và chúng ta đều cúi đầu thờ lậy. Việc Chúa Giêsu hiện diện thật sự trong Hình Bánh và Hình Rượu đã được xác quyết trong nhiều đoạn Thánh Kinh. Trong Phúc Âm Gioan (6: 50-58), Chúa Giêsu đã xác quyết: “Thịt Ta thật là của ăn, Máu Ta thật là của uống, ai ăn Thịt Ta và uống Máu Ta sẽ được sự sống đời đời…” Nghe như vậy ai cũng thấy ‘chói tai’ (nhất là đối với người Do Thái), và mọi người đều xầm xì tỏ vẻ rất khó chịu. Chính các môn đệ của Chúa cũng rất khó chịu, nên bảo nhau: “Lời nói này chói tai quá ai mà nghe được!”, và “Từ đó nhiều môn đệ rút lui, không theo Chúa Giêsu nữa… (Gioan 6: 66). Nhưng lời Chúa Giêsu nói là sự thật, nên Chúa Giêsu đã không rút lại, mà vẫn xác quyết như vậy, và Ngài còn hỏi các Tông Đồ: “Còn anh em, anh em có muốn bỏ đi không?” Thánh Phêrô đã thay mặt anh em để trả lời: “Bỏ Thày, chúng con biết theo ai, vì Thày mới có những lời đem lại sự sống đời đời!” (Gioan 6: 68).

Đây là mầu Nhiệm tình yêu sâu thẳm của Thiên Chúa mà chỉ có Ơn Chúa Thánh Thần soi sáng, chúng ta mới có thể lãnh nhận đuợc (Gioan: 6: 63). Trong lời truyền phép Thánh Thể trong bữa tiệc ly, khi cầm lấy Bánh, đọc lời tạ ơn theo nghi thức Do Thái, Chúa Giêsu không nói: Đây là Bánh Thánh, chúng ta hãy tạ ơn Chúa rồi ăn… Nhưng Ngài nói: Này là Mình Thày…” Và khi cầm lấy Chén rượu, đọc lời tạ ơn, Chúa Giêsu cũng không nói: “Đây là chén rượu, chúng ta hãy tạ ơn Chúa và uống…” Nhưng Ngài nói: “Đây là chén Máu Thày…” Đọc Phúc Âm (Mathhêu 26:26-27; Matcô 14: 22-24; Luca 22: 19-20), chúng ta đều thấy ghi rõ như vậy. Sau này, Thánh Phaolô cũng nhắc lại những lời y như vậy trong Thư I gởi Tín Hữu Corintô (11: 23-26), và nhấn mạnh điều quan trọng này: Khi chúng ta ‘Rước Lễ’ là chúng ta rước lấy chính “Thân thể Chúa” (1 Corintô 11: 29), và vì thế, “bất cứ ai ăn Bánh hay uống Chén của Chúa cách bất xứng thì xúc phạm đến Mình và Máu Thánh Chúa.” (1 Corintô 11: 27). “Vì thế, mỗi người chúng ta phải tự xét mình xem có xứng đáng không trước khi rước Mình và Máu Thánh Chúa.” (1Corintô 11: 28-29).

Việc tôn thờ Chúa Giêsu ngự thật trong Bí Tích Thánh Thể luôn được thực hành trong Giáo Hội: ngoài các Thánh Lễ được dâng khắp nơi và hầu như mọi lúc (Vì thời giờ chênh lệch khác nhau trên thế giới), còn có việc chầu Thánh Thể thay phiên nhau ở các xứ đạo, thường gọi là “Chầu lượt”; rước kiệu Thánh Thể, nhất là vào Ngày Lễ Mình và Máu Thánh Chúa; việc siêng năng viếng Mình Thánh Chúa. Hiện nay, tại Hoa Kỳ có nhiều nhà thờ đặt Mình Thánh Chúa và giáo dân thay nhau đến thờ lạy suốt ngày đêm.

Hôm nay, hợp cùng toàn thể Giáo Hội, chúng ta cùng dâng Thánh Lễ sốt sáng và cầu xin cho chúng ta được lòng tin kính và sùng mộ Chúa Giêsu trong Bí Tích Mình và Máu Thánh Chúa. Xin Chúa thánh hoá và gìn giữ chúng ta trong ơn nghĩa Chúa luôn, để chúng ta xứng đáng rước lấy Chúa Giêsu mỗi khi chúng ta đi dâng Thánh Lễ cuối tuần hoặc ngày thườn
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha nói, nhân loại có tình yêu trong đặc tính di truyền
Bùi Hữu Thư
02:31 08/06/2009
Đức Thánh Cha nói, nhân loại có tình yêu trong đặc tính di truyền

Suy tư là mọi tạo vật đều được Chúa Ba Ngôi ghi dấu ấn

VATICAN, ngày 7 tháng 6, 2009
(Zenit.org).- Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng mỗi con người đều mang dấu ấn của Chúa Ba Ngôi và có khuynh hướng cho tình yêu trong đặc tính di truyền.

Đức Thánh Cha nói như vậy hôm nay trước khi đọc kinh Truyền Tin cùng giáo dân tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, trong diễn từ ngài đưa ra một suy niệm về Ba Ngôi “như Chúa Giêsu đã mạc khải cho chúng ta."

Đức Thánh Cha nói và dẫn chứng, Chúa Kitô mạc khải rằng “Thiên Chúa là tình yêu ‘không phải trong sự kết hợp của một ngôi duy nhất, nhưng trong Ba Ngôi của cùng một bản thể.’”

Đức Thánh Cha giải thích, "Chúa Ba Ngôi là Đấng Tạo Hóa và là Người Cha nhân từ; là Chúa Con duy nhất, Đấng Khôn Ngoan vĩnh cửu đã nhập thể, chết và sống lại vì chúng ta; và cuối cùng là Chúa Thánh Thần, đấng chuyển động mọi sự, cả vũ trụ và lịch sử, cho đến ngày chung thầm. Ba ngôi là một Thiên Chúa vì Chúa Cha là tình yêu, Chúa Con là tình yêu, Thánh Thần là tình yêu. Thiên Chúa là tình yêu và là tình yêu duy nhất, tinh tuyền nhất, một tình yêu vô biên và vĩnh cửu."

Ngài tiếp, "Chúa Ba Ngôi không sống trong một sự cô lập tuyệt vời, nhưng là một nguồn sống bất tận, thường xuyên ban phát và truyền thông."

Đức Thánh Cha Benedict XVI nói chúng ta có thể cảm nhận được Ba Ngôi từ đẳng cấp căn bản nhất là một tế bào, cho đến các hành tinh, ngôi sao và các giải thiên hà.

Ngài nói, "’Danh Hiệu’ của Ba Ngôi Cực Thánh chắc chắn có ảnh hưởng trên mọi sự hiện hữu, xuống tới phân tử nhỏ nhất, là ở trong một mối tương quan, và do đó mối tương quan với Thiên Chúa dọi sáng, và cuối cùng thì Tình Yêu sáng tạo tối hậu được chiếu sáng.”

Đức Thánh Cha khẳng định "Tất cả mọi sự đến từ tình yêu, được hướng về tình yêu, và được thúc đẩy bởi tình yêu, một cách tự nhiên theo các mức độ cảm nhận và tự do khác nhau.”

Ngài tiếp, "Tất cả mọi con người, chính vì sự kiện được hiện hữu và được tạo dựng bởi cùng một ‘chất liệu’, được hướng về một nguyên lý siêu việt, tới một Đời Sống vĩnh cửu và vô hạn luôn luôn ban phát, nói tóm lại là hướng về Tình Yêu."

Đức Thánh Cha Benedict XVI khẳng định rằng có bằng chứng là con người được dựng lên theo hình ảnh của Ba Ngôi, vì “chỉ có tình yêu mới làm cho chúng ta được hạnh phúc, vì chúng ta sống trong mối tương quan, và chúng ta sống để yêu và được yêu."

"Dùng một sự so sánh tương đồng trong sinh vật học,” ngài kết luận, “chúng ta có thể nói là ‘cái gien’ của con người đã được ghi dấu bởi Chúa Ba Ngôi, Chúa của Tình Yêu.”
 
ĐTC trong Kinh Truyền tin lễ Chúa Ba Ngôi: Thiên Chúa tất cả là tình yêu và chỉ là tình yêu mà thôi
Bình Hòa
05:26 08/06/2009
Trước khi lên trời, Chúa Giêsu đã sai các tông đồ ra đi rao giảng Tin mừng cho khắp muôn dân, rửa tội cho họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần. Điều này cho thấy rằng đức tin vào Thiên Chúa Ba ngôi được gắn liền với việc gia nhập Kitô giáo: chúng ta mang dấu ấn Chúa Ba ngôi ngay từ khi lãnh bí tích rửa tội. Mầu nhiệm này cũng bao trùm các kinh nguyện và phụng vụ. Các kinh nguyện Kitô giáo đều được dâng lên Thiên Chúa là Cha, nhờ đức Giêsu Kitô trong sự hợp nhất của Thánh Thần. Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi được cử hành trong tất cả các lễ trọng. Việc dành riêng một ngày lễ để kính mầu nhiệm này được nhen nhúm từ khoảng năm 800 bên Pháp, rồi lan rộng sang các giáo hội địa phương ben Tây Âu, và từ năm 1334 mới được cử hành trong toàn thể Giáo hội, dưới thời đức giáo hoàng Gioan XXII. Trong lịch phụng vụ trước công đồng Vatican II, mùa Phục sinh kéo dài cho đến hết tuần bát nhật sau lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống (lễ Ngũ tuần). Vì thế lễ Chúa Ba Ngôi ra như là một lời tạ ơn chúc tụng Thiên Chúa vì đã ban cho nhân loại đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chịu chết và sống lại, và đã ban Thánh Thần, đấng thánh hoá. Bài huấn dụ của đức thánh cha trưa chúa nhựt hôm qua muốn trình bày nội dung của mầu nhiệm Chua Ba ngôi, đó là Tình yêu trao ban. Mọi thọ tạo đều mang dấu vết của Thiên Chúa Ba Ngôi bởi vì tất cả chúng ta đều khát khao yêu thương và được yêu. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ.

Anh chị em thân mến

Sau mùa Phục sinh, với tột đỉnh là lễ Ngũ Tuần, phụng vụ mửng ba lễ trọng kính Chúa: hôm nay lễ kính Chúa Ba Ngôi; thứ 5 sắp tới là lễ kính Mình Máu Thánh Chúa, tuy rằng tại nhiều nơi sẽ được mừng vào chúa nhựt kế tiếp; và sau cùng, vào thứ 6 sau đó là lễ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Mỗi lễ trọng này làm nổi bật một viễn tượng của toàn bộ mầu nhiệm đức tin Kitô giáo, đó là mầu nhiệm Một Chúa Ba ngôi, bí tích Thánh Thể và trung tâm của Đức Kitô là Thiên Chúa và là con người. Thực ra đó là những khía cạnh của một mầu nhiệm cứu độ duy nhất, và nói được là tóm lược tất cả hành trình mặc khải của Chúa Giêsu, từ lúc nhập thể cho đến lúc tử nạn và phục sinh, và sau cùng là lên trời và trao ban Thánh Linh.

Trong lễ trọng hôm nay chúng ta chiêm ngưỡng Ba ngôi chí thánh như Chúa Giêsu đã tỏ bày cho chúng ta biết. Người đã mặc khải rằng Thiên Chúa là tình yêu, “không phải là trong sự duy nhất của một ngôi vị, nhưng là trong tam vị đồng bản thể” (Kinh Tiền tụng). Thiên Chúa là Đấng Tạo thành và Cha khoan nhân; là Thánh tử duy nhất, Đấng Cao minh hằng hữu đã nhập thể, chịu chết và sống lại vì chúng ta; là Thánh Linh chuyển động mọi sự, trong cuộc tạo dựng cũng như trong lịch sử, hướng đến cuộc kết tụ chung tất. Ba Ngôi vị là một Thiên Chúa duy nhất, bởi vì Chúa Cha là Tinh yêu, Chúa Con là Tình yêu, Thánh Linh là Tình yêu. Thiên Chúa tất cả là tình yêu và chỉ là tình yêu mà thôi, tình yêu tinh ròng, tình yêu vô biên và vô tận. Thiên Chúa không sống trong cô độc cao vời, nhưng là suối nguồn không cạn của sự sống hằng ban phát và trao đổi liên tục. Chúng ta có thể phần nào cảm được điều đó khi quan sát đại vũ trụ là địa cầu, các hành tinh, các tinh tú và dải ngân hà, hoặc khi quan sát tiểu vũ trụ: các tế bào, các nguyên tử, các hạt nhân. Trong tất cả mọi vật hiện hữu đều mang dấu của “danh thánh” Chúa Ba ngôi, bởi vì mọi hữu thể, ngay cả những hạt nhân li ti, đều sống trong tương quan, và làm hiển hiện Thiên Chúa của tương quan, hiển hiện Tình yêu tạo dựng. Tất cả mọi vật bắt nguồn từ tình yêu, hướng đến tinh yêu, và chuyển động dưới sự thúc đẩy của tình yêu, dĩ nhiên là với những cấp độ khác biệt về nhận thức và tự do. Vịnh gia đã thốt lên: “Ôi lạy Chúa là Thiên Chúa chúng con, lẫy lừug thay danh Chúa trên khắp cả điạ cầu” (Tv 8,2). Khi nói đến “danh” của Thiên Chúa, Kinh thánh hiểu về chính Thiên Chúa, nghĩa là căn cước của Ngài, căn cước được phản chiếu trên hết mọi thọ tạo, nơi mà mọi hữu thể, do chính sự hiện hữu của mình và do bản tính được dệt nên, đều quy hướng về một Nguyên lý siêu việt, và Sức Sống vĩnh cửu và vô biên tự ban mình, nói tắt, hướng về Tình Yêu. Thánh Phaolô đã tuyên bố tại Nghị viện Athene: “Trong Ngài chúng ta sinh sống, chuyển động và hiện hữu” (Cv 17,28). Bằng chứng hùng hồn nhất của việc chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Chúa Ba Ngôi là duy chỉ có tình yêu mới làm chúng ta được hạnh phúc, bởi vì chúng ta sống trong tương quan, chúng ta sống để yêu và được yêu. Dùng một thuật ngữ sinh học để so sánh, có thể nói được là bản tính con người mang trong “gen” dấu vết sâu đậm của Ba Ngôi, Thiên Chúa Tình yêu.

Đức trinh nữ Maria, trong đức tính khiêm tốn và thuần thục, đã trở nên nữ tì của Tình yêu Thiên Chúa: Người đã đón nhận ý muốn của Thiên Chúa, đã thụ thai Chúa Con do quyền năng Thánh Linh. Nơi Người, Đấng Toàn năng đã xây cất một cung điện xứng hợp, và đã làm nên khuôn mẫu và hình ảnh của Hội thánh, là mầu nhiệm và ngôi nhà thông hiệp cho hết mọi người. Xin Mẹ Maria, là bức gương phản chiếu Ba Ngôi chí thánh, giúp cho chúng ta được tăng trưởng trong đức tìn vào mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi.
 
Đức Thánh Cha chia niềm đạu đớn với gia đình 38 trẻ em bị chết trong một đám cháy ở Mêxicô
Lm. Thiện Tĩnh
16:48 08/06/2009
VATICAN - Thứ Hai ngày 8 tháng sáu 2009 (Zenit.org). Đức Thánh Cha bày tỏ nỗi đau trong những lời cầu nguyện khi Ngài nghe biết về cái chết của 38 em nhỏ trong trường mẫu giáo của thành phố Hermosillo Mêxico.

Đức Hồng Y Tarcisio Bertone, quốc vụ khanh Tòa Thánh, đã nhân danh Đức Thánh Cha gửi bức điện tín phân ưu với Đức Cha Jose Ulises Macias Salcedo, Tổng Giám mục giáo phận Hermosillo, và nhờ ngài chuyển tới các cha mẹ của các em bị nạn sự lo lắng chia sẻ của Đức Thánh Cha và ước mong sự thương tổn mất mát này sớm được bình phục.

Đám cháy đã bùng phát vào ngày thứ 6 trong giờ nghỉ của những đứa trẻ. Đám khói và ngọn lửa đã gây tai họa cho khoảng 142 em nhỏ.

Ngày chúa nhật hôm qua 33 em vẫn còn trong bệnh viện, 15 em trong tình trang nguy kịch, các phương tiện y tế tốt nhất nhân viên y tế đã cố gắng cứu giúp bao nhiêu có thể.

Trong bức điện, Đức Thánh Cha đã yêu cầu Đức Giám mục thành phố chuyển lời phân ưu của Ngài tới tận các gia đình có các em bị thương, và đặc biệt tới các gia đình có các em bị chết, rằng Đức Thánh Cha luôn gần gũi cảm thông và chia sẻ với tất cả tâm tình, hãy sãn sàng đón nhận thực tại, một biến cố đau thương trong lời cầu nguyện với niềm hy vọng mọi vết thương sẽ sớm bình phục.

Với lòng quan tâm sâu sắc, Đức Thánh Cha ưu ái Ban Phép Lành Tòa Thánh cho các nạn nhân và gia đình như là dấu chỉ sự khích lệ và niềm hy vọng vào Đức Kitô phục sinh.
 
Top Stories
Catholic convent demolished in Vietnam
Asia-News
14:42 08/06/2009
The two-storey building was home to the Order of the Brothers of The Holy Family of Banam. Its altar and votive statues were thrown into a rubbish dump. Church properties are being seized by the authorities to be turned into hotels or tourist resorts. Catholic leaders lament the violation of religious freedom in the country.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – The monastery of the Congregation of the Brothers of The Holy Family of Banam (Frères de la Sainte Famille de Banam) has been demolished by government order, a spokesman for the diocese of Long Xuyen, capital of An Giang province, reported. As a result of the sudden decision by local authorities the monastery shares the same fate of monastery of the Sisters of St Paul of Chartres in Vinh Long, Mekong Delta province.

Built in 1971 the two-storey building was still in so good condition and had been used to house members of the Order of the Holy Family.

As a result of the demolition the altar and religious statues were all discarded in a rubbish dump.

The sudden decision to tear down the monastery took Catholic officials by surprise. They are still unaware of the authorities’ motives for the destruction and of their intention for the future use of the land. However, in the recent past many Church properties have been turned into hotels and tourist resorts.

At the same time Vietnamese Catholics are concerned for the recent government crackdown. For months now the Communist state has been involved in an anti-Catholic campaign, seizing its properties, dragging the reputation of priests and men religious through the mud, for the only reason of trying to protect the environment. For all intents and purposes the government is trying to limit the right to worship.

On 21 May, Nguyen Thanh Xuan, the government's deputy chief of religious affairs, made it clear that the state “has no intention of returning any property or goods to the Catholic Church or any other religious organisation.”

The demolition of the convent is thus another sign that religious freedom is under threat in Vietnam.

The Congregation of the Brothers of Banam was established in 1931by Bishop Valentin Herrgott, then Vicar Apostolic of Phnom-Penh, Cambodia.

In 1970, after a coup against Cambodian King Norodom Sihanouk, the Congregation of the Brothers of Banam moved to the diocese of Long Xuyen, Vietnam, for security reasons.

In 1984 all the members of the order were arrested charged with “counter-revolutionary activities” and their convent was shut down.

On several occasions churchmen have been imprisoned without trial. Several times the congregation has called justice, protesting against the detention of men religious, demanding the return of seized property, but to no avail.
 
Vietnam, convento cattolico demolito dal governo
Asia-News
14:43 08/06/2009
L’edificio a due piani ospitava i religiosi dell’ordine della Sacra Famiglia di Banam. Altare e statue votive gettate nella spazzatura. I beni ecclesiastici sequestrati dalle autorità per trasformarli in hotel o resort per turisti. Leader cattolici denunciano la violazione della libertà religiosa nel Paese.

Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Il convento dei Fratelli della Sacra Famiglia di Banam, a Long Xuyen, è stato demolito per ordine del governo. La conferma arriva dal portavoce della diocesi di Long Xuyen – capoluogo della provincia di An Giang, nel sud del Vietnam – che parla di un “ordine improvviso” di abbattimento emesso dalle autorità locali. Una fine analoga a quella subita di recente dal monastero delle Suore di San Paolo di Chartres, a Vinh Long, provincia del delta del Mekong.

Il convento è stato costruito nel 1971 ed era ancora in buone condizioni; realizzato su una struttura a due piani, esso ospitava i sacerdoti dell’ordine della Sacra famiglia. L’altare e le statue votive sono state gettate nella spazzatura. La sua demolizione ha destato “stupore” fra i leader cattolici vietnamiti, che ancora oggi non sanno i motivi alla base dell’abbattimento e gli utilizzi futuri del terreno sul quale sorgeva il monastero. Diverse proprietà ecclesiastiche sono state riconvertite a hotel e resort per turisti.

I cattolici vietnamiti non nascondo la preoccupazione per il giro di vite imposto dal governo. Da mesi la leadership comunista ha avviato una campagna contro la comunità cattolica, sequestrando beni e proprietà, diffamando sacerdoti e religiosi che si battono a protezione dell’ambiente e limitando di fatto la libertà di culto. Il 21 maggio scorso Nguyen Thanh Xuan, vice-capo del governo per gli Affari religiosi, ha confermato che “non verranno restituiti beni e proprietà alla Chiesa cattolica o altra organizzazione religiosa”. La demolizione del convento è un ulteriore segnale di allarme per la libertà religiosa in Vietnam.

La Congregazione dei Fratelli di Banam è stata fondata nel 1931 da mons. Valentin Herrgott, vicario apostolico in Cambogia. Nel 1970, dopo il colpo di Stato contro re Sihanouk e l’ascesa al potere del governo filo-occidentale guidato da Lon Nol, i responsabili hanno deciso di trasferire la sede dell’ordine nel vicino Vietnam, nella diocesi di Long Xuyen.

Nel 1984 tutti i membri dell’ordine sono stati arrestati con l’accusa di “attività contro-rivoluzionarie” e il loro convento è stato chiuso. I sacerdoti sono stati imprigionati per anni senza nemmeno un processo. Più volte la congregazione ha chiesto giustizia protestando contro l’arresto dei religiosi e chiedendo la restituzione della proprietà, senza risultato.
 
THAILANDE: L’Eglise catholique soutient les minorités ethniques
Eglises d'Asie
17:13 08/06/2009
En mai dernier, lors de l’ordination épiscopale de Mgr Francis Xavier Vira Arpondratana, nouvel évêque de Chiang Mai, le diocèse le plus septentrional de la Thaïlande, les catholiques issus des minorités ethniques dites « tribus des collines » ont été nombreux à assister à l’événement. Entourant les 600 prêtres et religieuses, Akha, H’mong, Karen et Lahu sont venus accueillir le prélat en chantant. Selon les statistiques de l’Eglise de Thaïlande, le diocèse de Chiang Mai compte 51 000 catholiques, dont 70 % appartiennent aux ethnies minoritaires, essentiellement karen (1). Le diocèse du nord, qui couvre huit provinces, est en passe de devenir celui qui compte la plus forte proportion de catholiques, devant celui du diocèse de Bangkok.

Dans ce pays majoritairement bouddhiste (2), un nouveau visage de l’Eglise semble désormais se dessiner, avec l’accroissement de la communauté catholique issue des minorités ethniques, spécialement chez les Karen, dans le nord du pays. Une évolution qui tranche avec la place traditionnelle de l’Eglise en Thaïlande dont le nom est souvent associé à des écoles de prestige destinées aux élites. Or, c’est aujourd’hui auprès des minorités opprimées que l’activité missionnaire se concentre.

Depuis des dizaines d’années, les « peuples des collines » luttent pour préserver leur mode de vie et leur culture, face à la politique d’assimilation de l’Etat thaïlandais et aux avancées de la modernité. L’Eglise catholique s’engage de plus en plus à leurs côtés, comme l’explique le P. Prasit Rujirat, directeur de la Commission pour les groupes ethniques (CEG) de la Conférence épiscopale des évêques catholiques de Thaïlande et organisateur du colloque, le 28 mai dernier, à l’Espace St Thomas à Bangkok sur le thème « Jeunes des groupes tribaux: l’éducation à l’ère de la mondialisation ». La CEG collabore ainsi avec différents organismes, comme la Caritas-Thaïlande, afin d’aider les minorités ethniques en les formant à la connaissance de leurs droits, en les aidant à récupérer leurs terres ou à obtenir des cartes d’identité, et en organisant des campagnes de sensibilisation de la société civile aux problèmes des « peuples des collines ».

Lors de ce colloque qui rassemblait plusieurs jeunes de ces ethnies, des membres de l’Eglise catholique et des acteurs de l’aide en faveur des minorités, deux jeunes intervenants ont exprimé certains aspects de la discrimination dont ils souffrent au sein de la société thaïlandaise. Chindanai Jowalu, appartenant à la communauté des Pgazkoenyau (ou Pgaz K ‘Nyau), un sous-groupe de l’ethnie karen (3), a souligné combien les programmes scolaires n’avaient que peu de rapport avec la vie des jeunes des « peuples des collines »: « Ils aimeraient mieux apprendre quelles types de plantes ils pourraient utiliser pour se nourrir ou se soigner, plutôt que la longueur de la Grande muraille de Chine. » Sur le même registre, il faisait constater que le système d’éducation thaïlandais ne tenait aucun compte du fait que lui et ses condisciples parlaient une autre langue et avaient un autre mode de vie que les étudiants de la capitale ou venant d’autres parties du pays, mais que tous devaient pourtant étudier les mêmes matières.

Quant à Orawan Hantalae, jeune fille issue de l’ethnie Moken, un peuple nomade maritime (4), elle a rapporté que les élèves de sa communauté devaient apprendre l’agriculture alors qu’ils ne vivaient traditionnellement que de la pêche, les terres sur lesquels ils étaient installés étant, de plus, incultivables. Lorsqu’ils demandaient pourquoi on ne leur enseignait pas les techniques de pêche, leurs professeurs répondaient que cela n’était pas nécessaire et ne faisait, de toute façon, pas partie du programme scolaire.

Pour les quelque 900 000 membres des minorités ethniques (dont 250 000 Karen) recensés par le gouvernement thaïlandais (5), la lutte contre l’assimilation est un véritable défi, souligne Kwanchiwan Baudaeng, maître de conférence en sciences sociales à l’Université de Chiang Mai, et principal intervenant au séminaire du 28 mai. Il explique que bon nombre d’entre eux ne réussissent à survivre qu’en jouant les attractions touristiques. D’autres tentent de vendre des produits artisanaux, travaillent comme ouvriers sur des chantiers de construction, ou encore tombent dans la prostitution. Mais, par ailleurs, il ne peut que constater qu’il existe, comme le montre un tel séminaire, des jeunes qui veulent conserver leur patrimoine culturel, leurs croyances et leur mode de vie. « Ils veulent préserver cette culture et la transmettre à la génération suivante », conclut-il.

(1) Ucanews, 5 mai 2009 (statistiques de 2008); Ucanews, 5 juin 2009.
(2) La Thaïlande, environ 60 millions d’habitants, compte 93 % de bouddhistes et 1 % de chrétiens.
(3) Les Karen, groupe ethnique tibéto-birman, comprend différents sous-groupes, de dénominations et de dialectes différents. 90 % d’entre eux environ vivent en Birmanie et 10 % en Thaïlande.
(4) Appelés également « gitans de la mer », les Moken ne sont pas totalement reconnus comme citoyens thaïlandais et sont souvent exclus du système éducatif. Essentiellement animistes, ils vivent sur la côte ouest de la Thaïlande et dans les îles de la mer d’Andaman.
(5) Voir EDA 455

(Source: Eglises d'Asie, 8 juin 2009)
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Cộng đoàn giáo dân San Jose Chúc Mừng 25 Năm Linh Mục Trần Việt Bắc Hải
Gx St. Maria Goretti
06:46 08/06/2009
Cộng đoàn giáo dân San Jose Chúc Mừng 25 Năm Linh Mục Trần Việt Bắc Hải

Xem hình ảnh lễ mừng Cha Hải

Kính thưa Cha Gioan Baotixita Trần Việt Bắc Hải
Kính thưa Đức Ông Đa Minh,
Kính thưa quý Cha, quý Nam Nữ Tu Sĩ,
Kính thưa gia đình Bà Cố Trần Ngọc Bội
Kính thưa quý quan khách,
Kính thưa quý Ông Bà và Anh Chị Em,

30 tháng 4 năm 1975 biến cố để đời và trong những ngày đầu tiên của biến cố đau thương đó hàng trăm ngàn người đã rời bỏ đất nước ra đi để tìm tự do trong đó có những chàng trai với mộng ước lấp biển vá trời với chí tang bồng hồ hải khắp năm châu bốn biển trong đó có chàng trai Trần Việt Bắc Hải.

Ở những ngày đầu tiên, khi đặt chân đến Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ ở năm 1975, chàng trai họ Trần đã làm việc cho cơ quan thiện nguyện Catholic Charities mà người Việt Nam vẫn thường gọi là USCC. Những ngày tháng làm việc cho cơ quan thiện nguyện để giúp đỡ người tị nạn Việt Nam từ Đảo Guam đến trại Fort Chaffee đã tạo những niềm trăn trở cho ơn gọi sau nầy.

Năm 1976 sau những đêm dài cầu nguyện với Thiên Chúa xin soi sáng để tìm ra con đường phải đi và cuối cùng với ơn của Chúa Thánh Thần và với sự giới thiêu của Cha Michael Hadden chàng trai họ Trần đã quyết định rời bỏ thế gian để bước vào Đại Chủng Viện của Tổng Giáo Phận New Orleans như ngày xưa Thánh Gioan Baotixita rời bỏ bình nguyên Galilê để bước vào hoang địa Judea ăn châu chấu, uống mật ong, hãm mình chờ ngày trở lại trần thế để loan báo Tin Mừng mở đường cho Chúa Giêsu.

Trong khi đó thì ở Việt Nam Ông Bà Cố không hề hay biết là người con trai trưởng nam của ông bà và cũng là người anh cả của 6 anh em trai đã nghe theo tiếng gọi của Chúa Giêsu lên đường nhập cuộc. Mãi đến 1983, khi lãnh nhận chức Phó Tế, Thầy Sáu Gioan Baotixita Trần Việt Bắc Hải mới báo cho ông bà cố biết tin nầy. Còn nỗi niềm vui nào hơn của bậc làm cha mẹ khi nghe được tin là con mình đã được ơn Chúa gọi.

Sau 8 năm mài miệt ở Đại Chủng Viện, 4 năm Triết, rồi 4 năm Thần Học, sáng ngày 19 tháng 5 năm 1984, Thầy Phó Tế Gioan Baotixita Trần Việt Bắc Hải phủ phục ở Vương Cung Thánh Đường St. Louis giữa bài hát Kinh Cầu Các Thánh vang vọng giữa lòng cộng đồng Dân Chúa, khi Đức Tổng Giám Mục Philip Hannan đặt tay trên đầu để ban truyền chức Thánh cũng như khi đổ dầu vương tước của chúa Giêsu vào lòng hai bàn tay Tân Linh Mục và cũng từ giây phút bấy giờ Tân linh Mục Trần Việt Bắc Hải cảm nghiệm rằng Thiên Chúa đã chọn mình để đi theo Ngài. Kể từ đó, Tân Linh Mục đã bắt đầu bước theo một cuộc hành trình mới, một hành trình không phải đầy hoa thơm cỏ lạ mà một hành trình đầy gai góc như 2000 năm trước Chúa Giêsu đã vác thánh giá lên ngọn đồi Calvario.

Trở lại trong lễ thụ phong Linh Mục của Cha Gioan Baotixita Trần Việt Bắc Hải, Đức Tổng Giám Mục Philip Hannan rất ngạc nhiên khi thấy Tân Linh Mục không có Cha Mẹ cũng như anh em ruột thịt hiện diện trong thánh lễ chịu chức vì tất cả còn đang ở Việt Nam cho nên sau đó Đức Tổng Giám Mục Philip mới ra lệnh cho Tổng Giáo Phận New Orleans bảo lãnh toàn bộ gia đình ông bà cố và các em của tân Linh Mục và cũng vì là Cố Vấn của Cựu Tổng Thống John Kennedy nên ngài đã yêu cầu Thượng Nghị Sĩ Edward Kennedy đứng lo cho hồ sơ bảo trơ nầy. Nhờ vậy, năm 1987 toàn bộ gia đình Ông Bà Cố Trần Ngọc Bội đã đặt chân đến New Orleans Hoa Kỳ và một năm sau, 1988, sang định cư tại San Jose, California, gia nhập vào Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, Giáo Xứ Thánh Maria Goretti và Ông Cố Trần Ngọc Bội nguyên là Trưởng Ban Thánh Lễ 8 giờ sáng Chúa Nhật và là đoàn viên của Đoàn Liên Minh Thánh Tâm.

Trải dài trong suốt 25 năm qua, Cha Trần Việt Bắc Hải đã để lại nhiều dấu ấn cho 25 năm theo chân Chúa:

1984 Đại Hội của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ tổ chức tại New Orleans và Cha Trần Việt Bắc Hải đã đóng vai trò phối trí.

1992 Cha Bắc Hải là Trường Ban Văn Nghệ của Đại Hội Giới Trẻ Thê Giới tại Denver, Colorado với sự chủ tọa của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Đệ II. Một chương trình văn nghệ mà giới trẻ toàn thế giới đã ngưỡng mộ và chính Đức Thánh Cha Gioan Phaolo Đệ Nhị đã hết lòng khen ngợi.

Cha Bắc Hải là cây bút thường trực của 3 tờ báo Công Giáo: Dân Chúa, Trái Tim Đức Mẹ, Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Cha Bắc Hải là Cố Vấn cho nhiều tổ chức văn học nghệ thuật tại Hoa Kỳ.

Cha Bắc Hải Cha Chính xứ của Giáo Xứ St. Agnes ở Thành Phố Jefferson thuộc Tổng Giáo Phận New Orleans, Louissana.

Hôm nay, Linh Mục Gioan Baotixita Trần Việt Bắc Hải cử hành Thánh Lễ Ngân Khánh mừng 25 năm Linh Mục đánh dấu một đoạn đường dài với những khó khăn chồng chất mà ngài đã vượt qua, với những ân sủng mà Thiên Chúa đã ban cho và hiện diện trong thánh đường hôm nay có bà cố Trần Ngọc Bội, có các em trai, các em dâu, có các cháu, có thân bằng quyến thuộc, có cả Cộng Động Công Giáo Việt Nam Nam đứng phía sau và bên cạnh Cha hết lòng yêu thương và yểm trợ Cha. Nguyện xin Thiên Chúa, Mẹ Maria và Thánh Gioan Baotixita gìn giữ Cha trong sứ mạng đi rao giảng Tin Mừng và phục vụ giáo hội của Thiên Chúa bởi lẽ 25 năm chỉ mới là khởi đầu và 25 năm kế tiếp mới là 25 năm của đơm bông kết trái. Công đoàn Việt Nam Giáo Xứ Thánh Maria Goretti xin chúc mừng 25 năm Linh Mục của Cha Gioan Baotixita Trần Việt Bắc Hải.

Xin mời Đại Diện Cộng Đoàn Việt Nam trao tặng bó hoa cho Cha Trần Việt Bắc Hải.
 
Vẻ Vang Dân Việt tại Úc Châu
Jos. Vĩnh
13:17 08/06/2009
Úc Châu, Vẻ Vang Dân Việt


Sáng nay ngày 08 tháng 6 năm 2009. Chính quyền Úc Châu vừa công bố danh sách những công dân Úc được tưởng thưởng huân chương cao quí, nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 83 của Nữ Hoàng Elizabeth II of Commonwealth Nations (Khối Thịnh Vương Chung) trong đó có một linh mục Dòng Tên Úc Châu, gốc Việt là Linh mục Âutinh Nguyễn Đức Thụ Sj được nhận lãnh "Huân Chương Công Dân Xuất Sắc Úc Đại Lợi".

Đây là lần thứ II, lm. Âutinh Nguyễn Đức Thụ Sj được nhận giải thưởng huân chương cao quí do chính quyền Liên Bang Úc Châu trao tặng, vì những đóng góp tích cực xây dựng Cộng Đồng Viêt Nam, hoà nhập với nền văn hóa và xã hội Úc.

Sơ lược về Tiểu Sử của Lm. Âutinh Nguyễn đức Thụ SJ

-Linh mục Âutinh Nguyễn Đức Thụ, Sj sinh ngày 16.05.1938
(theo sổ Rửa Tội sinh 16.5.1934), tại xứ Thạch Bích, Hà Đông, Tổng Giáo Phận Hà Nội, Việt Nam.

-Theo học tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, Việt Nam. Khóa 1 (1958).
-Ra trường 1968.
-Thụ phong Linh Mục 21.12.1967.
-1968: Gia nhập Dòng Tên
-1973: Tu học tại East Asian Pastoral Insstitute (EAPI), Ateneo University, Manila, Philippines.
-1974: Tu học về Truyền Thông và Truyền Giáo tại Lyon và Paris, Pháp.
-1979- 1992: Đến Úc làm Tuyên úy cho Cộng Đồng Công Giáo người Việt tỵ nạn tại tiểu bang Nam Úc.
-1992-1994: Tu nghiệp về “Counselling Skills” tại The Cairnmillar Institute Melbourne.
-1994-1996: Tu nghiệp về Mục Vụ tại Loyola University, Chicago, USA.
-1997-2003: Quản nhiệm Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam, tiểu bang Nam Úc lần thứ hai.

Bằng Cấp Văn Hóa:
- Cử Nhân Thần Học (Bachelor Degree of Theology) 1968, tại Giáo Hoàng Học Viện Piô X, Đà Lạt, Việt Nam.
- Tốt Nghiệp Giáo Dục Tôn Giáo ( Diploma of Religious Education)1974, tại EAPI, Ateneo University, Manila, Philippines.
- Tốt Nghiệp Ngành Truyền Thông (Diploma of Audiovisual Research & Communication)1975, Lyon, France.
- Cao Học Mục Vụ (Master of Pastoral Studies) 1996, tại Loyola University, Chicago, USA.

Thành Quả của Lm. Nguyễn Đức Thụ Sj đã thực hiện tại tiểu bang Nam Úc:
Nhiệm Kỳ I từ 1979 – 1992:
- Thiết lập Cộng Đồng Thiên Chúa Giáo Người Việt/Nam Úc (CĐTCGNV/NU):
- Soạn thảo bản Qui chế của CĐTCGNV/NU được Giáo quyền và Chính quyền công nhận.
- Khai sáng trường Việt Ngữ Đắc Lộ, Nam Úc (1981)
- Lần lượt thiết lập các Đoàn thể, vẫn còn đang sinh hoạt như hiện nay.
- Mua đất xây dựng trung tâm Công Giáo Việt Nam tại Pooraka, thuộc chủ quyền CĐTCGNV/NU đã được Giáo quyền và Chính quyền đồng thuận.
- Lễ đặt viên đá đầu tiên xây Trung Tâm “Đức Mẹ Thuyền Nhân” (TT/ĐMTN) tại Pooraka [Viên Đá Nền (foundation stone) được ĐGH Gioan Phaolô II làm phép ngày 30.11.1986 và Đức Tổng Giám Mục Leonard Faulkner TGM Giáo phận Adelaide đặt ngày 20.9.1991 với sự chứng giám của chính quyền và giáo dân].

Tái Nhiệm lần II từ 1997 – 2003:
Sau khi tu học từ Hoa Kỳ trở về lại Nam Úc. Lm. Nguyễn Đức Thụ Sj phát động ngay kế hoạch:
- Trồng cây xanh trong Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân.
- Xây Nhà Bảo Quản Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân.
- Thực hiện các đường lộ chung quanh khuôn viên và các sân đậu xe trong TT/ĐMTN.
- Tìm kiếm và thiết lập Nghĩa Trang riêng cho Cộng Đồng Người Việt tại Nam Úc.
- Giữa năm 2003 Cha đang chuẩn bị kế hoạch xây Nhà Nguyện và kiện toàn các hội trường sinh hoạt của Trung Tâm Đức Mẹ Thuyền Nhân, đồng thời phác họa kế hoạch xây Nhà Dưỡng Lão, thì được bài sai lãnh nhận nhiệm vụ mới tại các nơi khác.

Qua những thành quả và với sự tận tụy hy sinh đóng góp phát triển Cộng Đồng Cộng Giáo Việt Nam – Nam Úc, hòa nhập vào xã hội Đa Văn Hóa Úc Châu của Linh mục Nguyễn Đức Thụ Sj, nên đã được chính phủ Úc Châu tuyên dương công trạng tưởng thưởng các huân chương sau đây:

Huân Chương:
-Centenary Medal 2003: For service to the Community, through development of Our Lady of the Boat People Centre in Pooraka of South Australia.
-Member of The Order of Australia (AM) 2009: For service to the Vietnamese Community of South Australia through cultural, social welfare and educational projects.
Linh mục Âutinh Nguyễn Đức Thụ Sj được tuyên dương công trạng và nhận lãnh huân chương cao quí trên đây nhân ngày kỷ niệm Sinh nhật lần thứ 83 của Nữ Hoàng Elizabeth II of Commonwealth Nations [Khối Thịnh Vượng Chung hay Khối Liên Hiệp Anh]).

Cha Thụ cho biết: Ngài vui lòng nhận lãnh các huân chương cao qúi trên, không phải cho chính ngài, mà là cho nhiều người đã hy sinh công sức cùng nhau xây dựng, không chỉ riêng Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam – Nam Úc mà còn có sự tiếp tay của nhiều đồng hương người Việt và các ân nhân, bạn bè người Úc nữa. -Ngài nói: Chúng ta cùng đoàn kết làm việc chung với nhau, thì mọi việc sẽ có kết quả tốt đẹp và sẽ được mọi người tôn trọng và quí mến.
 
Ứng sinh Giáo Phận Hải Phòng thăm và chia sẻ với bệnh nhân phong Chí Linh – Hải Dương
Võ Văn Kiên
18:56 08/06/2009
HẢI PHÒNG - Ngày thứ sáu của ngày đầu tháng sáu, nhằm ngày kính Trái Tim Chúa Giêsu, Cha phụ trách một nhóm Ứng sinh Giáo Phận Hải Phòng Gioan Baotixita Vũ Văn Kiện đã tổ chức cuộc thăm viếng và chia sẻ cho các bệnh nhân tại Trại Phong Chí Linh- Hải Dương, đi cùng với các Ứng Sinh còn có Hội Đức Mẹ Phatima Giáo xứ Thư Trung Giáo Phận Hải Phòng.

Tại hội trường của trại phong, Cha phụ trách cùng với các Ứng sinh, các thành viên trong Hội Đức Mẹ Phatima Giáo giáo xứ Thư Trung đã gặp gỡ, hỏi thăm động viên và trao quà cho anh chị em bệnh nhân tại trại Phong, những cái bắt tay, ánh mắt, nụ cười, tiết mục văn nghệ, điệu múa như xua tan sự mặc cảm của anh chị em bệnh nhân…. Tất cả đã diễn tả những cử chỉ rất tình người của những con người tận hiến cho Chúa, những người con cái của Đức Mẹ đang thể hiện lòng thương cảm của Thầy Giêsu đối với những người cô đơn, nghèo khó và bất hạnh.

Sau buổi giao lưu với anh chị em tại Trại Phong là Thánh lễ Tại nhà nguyện của trại Phong, Cha Gioan Baotixita đã dâng Thánh lễ Kính Thánh Tâm Chúa Giêsu để cầu nguyện cho anh chị em bệnh nhân luôn có được sự bình an của Chúa qua sự chăm sóc của những người có trách nhiệm, xin Chúa tác động để có nhiều ân nhân đến đây giúp đỡ và chia sẻ cho anh chị em tại trại phong này, Cha cũng cầu nguyện cho anh chị em tại trại phong đã qua đời. Trong bài chia sẻ Lời Chúa, Cha mời gọi các Ứng sinh mỗi ngày trong đời sống đào luyện mình trở thành những chủng sinh, linh mục tương lai cần phải sống đức ái với anh chị em mình nhất là những người bị bỏ rơi nghèo khó và đau khổ. Cha phụ trách đã bắt tay và ôm chặt lấy những anh chị em bệnh nhân trong nghi thức chúc bình an, thật thân thương, cảm động và chan chứa tình Chúa tình người.

Sau Thánh lễ Cha phụ trách và anh em Ứng sinh chia tay với các bệnh nhân trong sự lưu luyến và vui tươi, mọi anh chị em cũng mong có nhiều dịp có được những phái đoàn thường xuyên đến thăm trại phong, để giao lưu gặp gỡ. Sự chia tay hôm nay cũng giúp cho các ứng sinh Giáo Phận Hải Phòng có được bài học của đời sống phục vụ Giáo Hội và nhất là phải quan tâm đến những người cô đơn, những người đang bị bỏ rơi.

Cầu xin tình yêu của Trái Tim Chúa tuôn đổ phúc lành của Chúa cho những anh chị em bệnh nhân tại trại phong này, và cũng xin cho ngọn lửa tình yêu Chúa luôn sưởi ấm và ấp ủ lòng tinh thần bác ái đối với những con người đang theo sát Đức Kitô mỗi ngày.

 
Sinh viên Công giáo Vinh và Lễ tổng kết năm học 2008-2009
Trần Trung – Trần Hà
21:10 08/06/2009
VINH - Sáng ngày 7/06/2009 tại nhà thờ giáo xứ Cầu Rầm, Thánh lễ tổng kết năm học 2008 – 2009 của sinh viên công giáo (SVCG) đang học tại Vinh đã được tổ chức. Thánh lễ do Linh mục Antôn Phạm Đình Phùng, Chánh Văn phòng TGM Xã Đoài, đặc trách sinh viên giáo phận chủ tế với sự hiện diện của Linh mục quản hạt Cầu Rầm – Fx Hoàng Sỹ Hướng, Linh mục Phêrô Ngô Đức Viết và hơn 700 sinh viên công giáo.

Năm học 2008 – 2009 vừa qua, SVCG tại Vinh đã gặt hái được nhiều kết quả tốt đẹp.

Thứ nhất, số lượng sinh viên đạt con số 1400 sinh viên, tăng 600 sinh viên so với năm học trước. SVCG hiện đang học tập tại Trường ĐH Vinh, ĐH SPKT Vinh, CĐSP Vinh, CĐ KTKT Nghệ An, Trường Trung cấp Sara, Việt – Hàn, Việt – Đức, Việt – Anh, Hồng Lam... Những con số sinh viên đông đảo nói trên chứng tỏ, các gia đình Công giáo đã quan tâm chú ý đến việc học tập của con em mình hơn, người công giáo dần khẳng định chỗ đứng của mình trong xã hội, dần xóa bỏ sự chèn ép tôn giáo trước đây.

Thứ hai, trong số 1400 SVCG đang theo học tại Vinh, mặc dù chưa đạt được 100% tham gia vào các nhóm nhưng tỷ lệ này đang tăng lên và đồng đều hơn. Những nhóm sinh viên có thành viên tăng nhanh gồm nhóm Kinh Tế, Kỹ Thuật và Têrêsa. Ngày lễ tổng kết năm học 2008 – 2009 này chứng kiến sự ra mắt của thành viên thứ 13 của Đại gia đình SVCG Vinh: nhóm Cửa Lò. Hầu hết các nhóm đều tiến hành sinh hoạt đầy đủ, thông thường mỗi tuần một lần. Vào những dịp quan trọng như mùa Chay, mùa Giáng sinh... đều có chương trình tĩnh tâm, sinh hoạt chung tại nhà thờ Cầu Rầm. Đặc biệt, trong nhận thức, anh chị em đã xem nhóm sinh hoạt nói riêng và tổ chức sinh viên công giáo tại Vinh nói chung như là đại gia đình để chia sẻ những niềm vui nỗi buồn; những khó khăn, ưu tư, trăn trở trong cảnh sống xa nhà.

Thứ ba, trong năm học vừa qua SVCG Vinh đã tổ chức được nhiều hoạt động phong phú như:

+ Phụng vụ thánh lễ Chúa nhật và một số lễ trọng ở giáo xứ Cầu Rầm như một đơn vị giáo họ.

+ Tổ chức thánh lễ quan thầy các nhóm và giao lưu, sinh hoạt với giới trẻ, giáo dân giáo xứ Cầu Rầm, Yên Đại, Tràng Đình, Lập Thạch, Trang Nứa, Trại Gáo. v.v.

+ Tổ chức hành hương cho một số nhóm nhân dịp năm thánh Antôn tại giáo họ Trại Gáo, xứ Mỹ Yên.

+ Đại diện cho giới trẻ Giáo phận Vinh tham dự Đại hội Giới trẻ Tổng Giáo Phận Hà Nội tại giáo phận Bùi Chu ngày 23 tháng 11 năm 2009 và để lại ấn tượng tốt đẹp với giới trẻ của các giáo phận anh em.

+ Hoạt động hỗ trợ sinh viên nghèo hiếu học cũng được Ban Cán sự sinh viên đẩy mạnh với các học bổng thông qua sự liên hệ của các Cha, quí ân nhân như học bổng của hội Education For The Poor – Giáo dục và Hướng nghiệp ở Hoa Kỳ, hội Hope Day, một số học bổng từ TGM, dòng Mến Thánh Giá...

+ Và một sự kiện đã thành thông lệ, cứ đến tháng ba hàng năm đều tổ chức Giải bóng đá SVCG. Đây là hoạt động không đặt nặng về vấn đề thành tích mà:“Mục đích của giải bóng đá này là để thắt chặt hơn nữa tinh thần huynh đệ, gắn kết anh em lại với nhau thành một khối thống nhất trong niềm tin và tình yêu thương”. Mùa giải 2009 diễn ra thành công tốt đẹp, các trận bóng diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi; khán giả chứng kiến được nhiều pha bóng đẹp. Kết quả cuối cùng, nhóm Kỹ Thuật đã giành chức vô địch.

+ Đặc biệt, SVCG Vinh đã tổ chức thành công Dạ hội Noel 2008. Dạ hội được tổ chức tại giáo xứ Cầm Rầm ngày 23.12.2008, quy tụ trên 5000 bạn trẻ. Mục đích chính của hoạt động này không chỉ nhằm kỷ niệm Con Chúa giáng trần mà còn là một cơ hội giới thiệu những cái đẹp và Văn hóa Công giáo đến mọi người. Sự thành công không chỉ ở số lượng người tham dự mà còn được xét trên góc độ nội dung chương trình, sự chuẩn bị công phu của các tiết mục. Điều này thể hiện tinh thần trách nhiệm và tình yêu mến Giáo Hội của anh chị em sinh viên.

Yếu tố nào đã giúp cho SVCG tại Vinh có nhiều hoạt động sôi nổi như vậy? Phải nói rằng chính nỗ lực Ban cán sự. Sự nhiệt tình của những vị trí chủ chốt đã tạo nên sức sống cho phong trào SVCG. Tuy nhiên, do đã kết thúc khóa học nên phần đông thành viên trong ban cán sự cũng kết thúc nhiệm kỳ để bước ra một vùng trời mới. Trong dịp này, anh chị em SV đã bầu lại thành viên trong ban cán sự để phụ trách các mảng: tâm linh – phụng vụ, văn hóa – văn nghệ, thủ quĩ...

Một yếu tố khác không kém phần quan trọng tạo nên thành công của SVCG Vinh là sự quan tâm đặc biệt từ Giáo phận: Sự ưu ái của Đức Cha già Phaolô Maria Cao Đình Thuyên - mặc dù tuổi cao và biết bao lo toan của giáo phận 50 vạn dân đông dân nhất miền Bắc nhưng với một tình yêu với tuổi trẻ; Ngài đã luôn để ý đến công tác mục vụ Sinh viên. Đó là sự tận tình của Cha đặc trách Antôn Phạm Đình Phùng trong công việc của SVCG Vinh. Mặt khác, SVCG Vinh cũng nhận được sự giúp đỡ của các Linh mục và ân nhân trong và ngoài giáo phận.

Nhân dịp tổng kết năm học, Linh mục đặc trách Antôn Phạm Đình Phùng đã trao phần thưởng cho những đơn vị và cá nhân xuất sắc, đóng góp nhiều cho hoạt động phong trào sinh viên công giáo. Sinh viên ra trường ngoài việc được tặng một phần quà lưu niệm còn được cấp một Giấy chứng nhận đã tham gia sinh hoạt đoàn thể tại địa điểm mà mình học tập. Điều này góp phần giải quyết căn bản tình trạng nhiều SVCG không biết đến đại gia đình Vinh, bỏ qua nhiều hoạt động của Giáo hội, thậm chí là bỏ cả lễ trọng hay Chúa nhật. Đây là một chủ trương rất hay mà những phong trào SVCG khác có thể áp dụng, Giấy chứng nhận này có thể được sử dụng khi anh chị em sinh viên nào muốn thi vào các trường Đại, trường dòng hoặc lập gia đình. Nếu Sinh viên nào lơ là trong việc sinh hoạt sẽ không được cấp Giấy chứng nhận hoặc xếp hạng yếu kém.

Kết thúc năm học 2008-2009, giã biệt một năm đèn sách với thầy cô và bạn bè trên giảng đường với bao suy tư, trăn trở, chúc các bạn SVCG Vinh một mùa hè bổ ích và lý thú.
 
Sinh viên Công giáo giáo phận Thái Bình tĩnh tâm kết thúc năm học
Thanh Quang CSsR
21:40 08/06/2009
THÁI BÌNH - Thấm thoát một năm đã trôi qua, với biết bao việc bận rộn nào phải lo chỗ ăn nghỉ, nào tiền học, nào học hành, nào thi cử,… Bao mối bận tâm nay các bạn sinh viên tạm gác lại để cùng nhau tập trung về Tòa Giám mục Thái Bình vào sáng Chúa Nhật 7.6.2009 để tĩnh tâm, để có cơ hội tốt nhất nhìn lại trong suốt năm học vừa qua xem mình đã được những gì, mất những gì và… “huề” những gì! Các bạn phải ngồi lại và tính toán như một người đi buôn xem lời lãi thua thiệt thế nào!

Xem hình ảnh

Các bạn ở mãi tận Hưng Yên xa xôi cùng với các bạn ở Thái Bình đã cùng nhau chia sẻ mối lo và bận tâm: “Sống đạo hôm nay” và một vài mối bận tâm khác.

Về việc học hành ra sao? Về các khoản phí tổn như thế nào? Về đời sống nhân bản ra sao? Về cách đối nhân xử thế? Đặc biệt đời sống đạo của các bạn được diễn tả ra trong cuộc sống như thế nào?

Các bạn được Cha linh hướng gợi ý chia sẻ rằng việc sống đạo cho tốt và trọn vẹn không phải là một chuyện đơn giản trong bối cảnh, môi trường sống hôm nay. Để thực hiện được điều ấy đòi hỏi các bạn phải không ngừng cố gắng nỗ lực mỗi ngày cộng với ơn Chúa, trau giồi về đời sống đức tin, lòng mến, niềm hy vọng, làm việc thiện, đẩy mạnh các mối tương quan người người tốt đẹp; xác định luôn đời của tôi phải sống sao cho có ý nghĩa, có mục đích mà ý nghĩa mục đích ấy không đặt để ở đâu khác ngoài chính Thiên Chúa. Chính Thiên Chúa mới là cùng đích tối hậu của cuộc đời các bạn; các bạn cũng không ngừng phải chuẩn bị để hướng về một trời mới đất mới, một thế giới vĩnh cửu mai sau; không ngừng đẩy mạnh việc cầu nguyện và tích cực tham gia vào các sinh hoạt của Hội Thánh; và phải làm sao để trở nên một nhà truyền giáo năng động.

Các bạn sinh viên tĩnh tâm là dịp tốt để trau dồi đời sống tâm linh cho chính mình. Các bạn nhìn lại bản thân để có những chỉnh sửa kịp thời, để có được nguồn động lực mới giúp các bạn tiến những bước thật mới thật mạnh nhằm kiến tạo nên một đời sống đạo năng động hữu ích và toàn diện.
 
Thiếu nhi xứ Nam Định tiến nến dâng Thánh Tâm Chúa Giêsu
Trần Quang
21:46 08/06/2009
NAM ĐỊNH - Chiều ngày 07 tháng 06 năm 2009, trong tâm tình sốt sắng của tháng kinh Thánh Tâm Chúa Giêsu, các em trong Ban lễ sinh và Thiếu nhi Thánh thể xứ Nam Định đã tiến nến dâng Thánh Tâm của Người..

Thánh Tâm là đá thử vàng
Chạm đâu biến đó hóa thành vàng ngay
Tình yêu Chúa diệu kỳ thay
Khiến lòng cằn cỗi hóa dày tình thương
Khiến tim hóa đá than hồng
Biến hàng nước mắt thành vòng ngọc châu
Biến bao thất bại khổ đau
Thành ngành vạn tuế, xanh màu chiến công
Thánh Tâm Chúa cảm hóa con
Biến thành chiến sỹ uy phong Nước Trời
Để con đi khắp muôn nơi
Gieo tình yêu Chúa cho đời vui tươi.

Đó chính là những tâm tình mà các em Thiếu nhi xứ Nam Định đã hát lên trong phần mở đầu buổi tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu chiều ngày 07 tháng 06 vừa qua.

Tiếp nối tâm tình của tháng hoa, tháng dành riêng để tôn kính Mẹ Maria, chiều nay, các em trong Ban lễ sinh và Thiếu nhi Thánh thể đã cùng hiệp lời với cộng đoàn giáo xứ tiến nến dâng kính Trái tim cực thánh Chúa Giêsu.
Buổi tôn kính được cử hành trước thánh lễ chiều Chúa nhật, do đó, số người tham dự khá đông đảo. Điều này đã khơi thêm tâm tình sốt sắng và hiệp nhất của cộng đoàn dân Chúa trong giáo xứ.

Dựa trên nền nhạc du dương của những ca khúc kính Thánh tâm Chúa như: “Thánh tâm yêu thương”; “Đến với Trái tim Chúa”; “Giêsu ơi ở cùng con”; “Trong trái tim Chúa yêu”; “Trái tim Người”…cùng với đó là những cử điệu đơn sơ nhưng sốt sắng của các em – hầu hết là các em nam - đã đưa cộng đoàn chìm sâu trong tâm tình tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Qua đó, cộng đoàn phụng vụ cảm nghiệm được tình yêu bao la từ nơi Thánh Tâm Người.

Sau nghi thức tôn kính Thánh Tâm Chúa, cộng đoàn cùng bước vào Thánh lễ với tâm tình sốt sáng và hân hoan.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Sự cố quán café Lối Về, có nên “tiên trách kỷ hậu trách nhân”?
Alfonso Hoàng Gia Bảo
17:00 08/06/2009
Như chúng ta đã biết, hôm 15/5 vừa qua ông Đại sứ Hoa Kỳ tại VN Michael Michalak có gửi cho Tổng biên tập tờ Tuổi Trẻ Phạm Đức Hải một bức thư, trong đó ông than phiền “…đã rất buồn khi đọc một bài báo mà cả ông lẫn tôi đều biết rằng đó là một sự bịa đặt hoàn toàn…”.

Bài báo được nhắc đến là bài “Chuyện không bình thường” của độc giả Đinh Văn Tư cư ngụ ở từ quận Phú Nhuận bày tỏ sự bất bình sau khi chứng kiến anh Đỗ Nam Hải, thành viên ban sáng lập Khối 4806 đem những cái xấu của nhà nước VN về tôn trọng tự do nhân quyền v.v… ra “bêu rếu” cùng ông Đại sứ Mỹ Michael Michalak, tại quán Café Lối Về trưa ngày 6/5/2009 và được đăng trên tờ Tuổi Trẻ hôm 11/5.

Về những ‘lời qua tiếng lại’ này giữa anh Đỗ Nam Hải với những vị khách ‘không mời mà nói’ thiết tưởng không cần nêu ra đây nữa, vì nó đã được đại diện Khối 4806 phổ biến và được nhiều website đăng tải lại trên mạng sau đó. Vấn đề đáng quan tâm hơn chuyện ‘bịa đặt’ hay ‘không bịa đặt’ như lời ông Đại sứ, theo chúng tôi là vì sao cùng một mục đích thăm viếng để dọn đường cho phái đoàn Tư do Tôn giáo, nhưng với bác sĩ Nguyễn Đan Quế cuộc gặp đã diễn ra êm thắm ở tư gia, còn với anh Đỗ Nam Hải lại ở một quán café để rồi đôi bên gặp phải sự cố ‘chuyện không bình thường’ một cách đáng tiếc như vậy?

Chúng tôi không thấy có thêm thông tin nào được khối 8406 đưa ra thêm để giải thích về địa điểm cuộc gặp hôm ấy và mặc dù vẫn biết tư gia anh Ks. Đỗ Nam Hải thường xuyên bị công an Phú Nhuận canh gác, nhưng thật khó tin chuyện Csvn dám cấm cả ông đại sứ Mỹ vào nhà anh. Bởi nếu có một qui chế như thế, hẳn ông đã chẳng đến được nhà bác sĩ Nguyễn Đan Quế.

Vậy chúng ta phải hiểu sự cố này ra sao khi biết rằng nhà anh Hải cách quán Lối Về này chừng 60 mét!?

Suy nghĩ tới lui, cuối cùng chúng tôi thấy chỉ còn mỗi lý do anh Hải muốn tạo điều kiện hoàn cảnh, nói cách khác là giăng bẫy lũ công an, để ông đại sứ tận mắt chứng kiến việc anh bị an ninh đeo bám và họ sẵn sàng trổ tài quấy rối ra sao, là còn có thể chấp nhận được.

Nếu không vì lý do kỹ thuật này, sự cố trên quả là điều đáng tiếc cho cả nhà ngoại giao kỳ cựu lẫn nhà đấu tranh ‘có tiếng’ Đỗ Nam Hải, bởi cả hai đều đã không lường trước được những chuyện ‘vớ vẩn’ như vậy có thể sẽ xảy ra với họ.

Thật ra chuyện ‘lôi’ nhau ra quán café để bàn chuyện đấu tranh dân chủ không phải đây là lần đầu tiên chúng ta mới được nghe nói đến.

Còn nhớ trong lúc tình hình tại giáo xứ Thái Hà đang căng thẳng sau khi xảy ra vụ công an đánh giáo dân cuối tháng 8/2008, ông Christinan Marchant, Tùy viên Chính trị Sứ quán Mỹ tại Hà Nội sau khi đến tận nhà thờ để hỏi thăm vụ việc.

Mấy ngày sau (08/9/2008) ông cùng anh Đào Công Đức là chuyên viên chính trị của toà đại sứ, đồng thời là phiên dịch viên đã đến thăm, gặp gỡ nhà báo tự do Nguyễn Khắc Toàn để nắm thêm một số tình hình. Nhưng vì “đụng” phải công an gác trước cửa nhà anh Toàn và mặc dù không nghe nói họ cấm ông vào nhà anh hay không, chỉ biết rằng sau một hồi cả bên công an lẫn ông Christinan Marchant điện thoại í ới về cơ quan, cuối cùng, ông tuỳ viên chính trị đã cùng nhà báo Nguyễn Khắc Toàn kéo vào quán café gần đó và có cả công an theo tháp tùng! (http://vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=134128)

Khi nêu lên những chuyện trên, mục đích của người viết không để bênh vực, đả kích hoặc phê phán ai mà để nêu lên câu hỏi liệu quán café (cũng như những nơi công cộng) có phải là chốn phù hợp để các nhà đấu tranh gặp gỡ các viên chức ngoại giao các nước, các tổ chức quốc tế?

Vẫn biết tập quán sinh hoạt của VN khiến cho nhiều người khá ‘dễ tính’ trong chuyện ăn uống. Họ có thể ăn bất cứ đâu uống bất cứ nơi nào, vừa ăn uống nhậu nhẹt vừa bàn chuyện v.v… đến nỗi thời thập niên 80, một chuyên gia người Nga từng bình luận về Sàigòn là “đi đâu cũng thấy dân chúng ăn với uống!” Nhưng chúng tôi cho rằng không phải bất kỳ trường hợp gặp gỡ nào sự thoải mái cũng đem lại hiệu quả và được đánh giá cao như nhau.

Chuyện làm “chính trị Salon” của nhiều người chúng ta nghe nói đã nhiều trước đây dưới thời VNCH, nhưng nay làm “chính trị Café” thì dường như mới thấy xuất hiện gần đây và sự cố “café Lối Về” cần phải xem là bài học khá đắt giá. Quán này bỗng được thêm nổi tiếng nhờ ‘hơi hướm’ của cả ông đại sứ Mỹ lẫn anh Đỗ Nam Hải.

Chỉ có điều những ‘mất mát’ của Khối 8406 thì ít người nhận ra nó!

Sàigòn, 8/6/2009
 
Hiểm họa xâm lăng từ phương Bắc
Trương Phú Thứ
17:04 08/06/2009
HIỂM HỌA XÂM LĂNG TỪ PHƯƠNG BẮC

Nguyên tác: Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu,
Phụ chú và giới thiệu: Trương Phú Thứ


Nước Việt Nam đang đứng bên vực thẳm của một cuộc xâm lăng của người anh em “môi hở răng lạnh” cộng sản Trung quốc. Những năm tháng gần đây, bá quyền Trung quốc đã dùng sức mạnh khống chế và áp bức tập đòan cầm quyền Hà Nội phải cắt đất dâng biển cho người đồng chí vĩ đại. Mấy ngày qua, báo chí quốc nội đưa tin hải quân của cộng sản Trung quốc đã xua đuổi các thuyền bè đánh cá của ngư dân miền Trung ngay trên vùng biển của Việt Nam. Nhiều tầu bè đánh cá đã bị đâm chìm, cướp bóc nhiên liệu và các dụng cụ đánh cá. Cộng sản Trung quốc cũng như các triều đại vua chúa của Trung Hoa luôn luôn coi lãnh thổ của quốc gia Việt Nam như là một tỉnh, một phần đất của Trung Hoa và họ chưa bao giờ từ bỏ ý đồ xâm chiếm.

Gần nửa thế kỷ trước, vào mùa hè năm 1962, trong một tài liệu huấn luyện cho các cán bộ cao cấp đảng Cần Lao, Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu đã viết:

Từ năm 972, sau khi đã nhìn nhận độc lập của Việt Nam rồi, lúc nào Trung Hoa cũng nghĩ rằng đã mất một phần lãnh thổ quốc gia, và lúc nào cũng khai thác mọi cơ hội đưa đến, để thâu hồi phần đất mà Trung Hoa xem là của họ.

Chính sách ngàn đời của Trung Hoa là thống trị Việt Nam và không lúc nào họ thỏa mãn với sự thần phục và triều cống của chúng ta. Ngay những lúc mà quân đội chúng ta hùng cường nhất, và chiến thắng quân đội Trung Hoa, thì các nhà lãnh đạo của Việt Nam cũng khôn ngoan, tìm cách thỏa thuận với Trung Hoa và tự đặt mình vào chế độ thuộc quốc. Nhưng điều mà Trung Hoa muốn không phải Việt Nam chỉ thần phục và triều cống. Trung Hoa lúc nào cũng muốn lấy lại mảnh đất là lãnh thổ Việt Nam mà họ coi như bị tạm mất.

1- Diễn biến lịch sử

Từ năm 900 đến năm 1840, Trung Hoa đã bẩy lần đem quân xâm chiếm nước Việt Nam. Hai lần do nhà Tống chủ trương, ba lần do nhà Minh và một lần do nhà Thanh. Những họat động xâm chiếm liên tục như vậy chứng tỏ các triều đại vua chúa Trung Hoa đều theo một chính sách chung là thống trị và chiếm lãnh giang sơn nước Việt Nam. Lý do mà Trung Hoa muốn và cần phải xâm chiếm Việt Nam vì lưu vực sông Hồng Hà ở miền Băc Việt Nam là đường thóat ra biển của các tỉnh Tây Nam Trung Hoa và đó cũng là con đường xâm nhập của các đạo quân viễn chinh vào lãnh thổ Trung Hoa. Bởi vậy Trung Hoa luôn ôm mộng thôn tính nếu không được cả giang sơn Việt Nam thì ít ra cũng phải là miền Bắc Việt Nam. Cũng vì lý do này mà khi triều đình Tự Đức cầu viện Trung Hoa để chống lại quân Pháp thì Lý Hồng Chương lại ngả theo Pháp mà đề nghị một kế họach chia đôi nước Việt Nam để dành các phần đất bao bọc lưu vực sông Hồng Hà lấy đường ra biển. Sau khi đệ nhị Thê Chiến chấm dứt, Tưởng Giới Thạch đã giải giới quân đội Nhật từ vĩ tuyến 17 lên phía bắc Việt Nam cũng vì lý do này. Xem ra như vậy thì Việt Nam luôn là miếng mồi nhòm ngó của Trung Hoa bất kỳ ở thể chế nào.

Họa xâm lăng triền miên đe dọa dân tộc chúng ta và trở thành một ám ảnh cho các nhà lãnh đạo nước ta. Do đó mà lịch sử ngọai giao của chúng ta lúc nào cũng bị đè nặng và chi phối bởi tâm lý thuộc quốc. Lý Thường Kiệt và Nguyễn Huệ đã tìm cách bứt phá ra khỏi cái ách lệ thuộc đó nhưng hai nhà lãnh đạo của dân Việt với những chiến công lẫy lừng và tài ngọai giao khéo léo cũng phải khuất phục trước những gai góc thực tế. Họa xâm lăng từ phương Bắc đã trói buộc các nhà lãnh đạo nước ta vào con đường một là thần phục Trung Hoa, hai là mở rộng bờ cõi về phía Nam.

Khi Việt Nam bị Tây phương tấn công, triều đình nhà Nguyễn đã không đủ tri thức và khả năng dùng phương tiện ngọai giao để khai thác những mâu thuẫn giữa các cường quốc Tây phương mà thóat ra khỏi được vòng binh đao. Bởi vì quan quân nhà Nguyễn vẫn bị cái mặc cảm thuộc quốc đè nặng trên từng lời ăn tiếng nói. Chính sách ngọai giao chật hẹp đã đưa đất nước vào thế bị cô lập. Tất nhiên lúc hữu sự không thể nào đối mặt với sóng gió. Hành động ngọai giáo duy nhất lúc bấy giờ là sai sứ sang Tầu cầu cứu. Trung Hoa vào lúc đó cũng đang bị Tây phương đe dọa, nếu không thì Việt Nam lại một lần nữa bị Trung Hoa đô hộ.

2- Chống ngọai xâm

Quá trình chống ngọai xâm của các vua chúa ngáy xưa cũng chỉ hạn hẹp trên lãnh vực quân sự. Đó là một thiếu sót to lớn đưa đến những thất bại liên tục. Nước ta là một quốc gia nhỏ lúc nào cũng bị họa xâm lăng đe dọa thì ngọai giao là một trong các lợi khí sắc bén và hữu hiệu để bảo tòan độc lập và lãnh thổ.

Các biện pháp chống ngọai xâm từ phương Bắc mà các vua chúa ngày xưa đề ra chỉ giới hạn và liên quan đến hai nước Trung Hoa và Việt Nam. Sự thần phục và triều cống của triều đình nước Nam chỉ là những biện pháp hõan binh và biện pháp chống ngọai xâm chưa từng bao giờ được đặt thành một chính sách. Từ đó những kế sách ngọai giao chưa bao giờ được cân nhắc hay họach định. Sau đó là những nỗ lực của Việt Nam trên phương diện quân sự cũng rất giới hạn trong mục đích giữ họăc tranh giành đất để dung thân. Đối với một nước nhỏ, trong công cuộc chống ngọai xâm thì biện pháp quân sự không đủ để tự vệ mà cần phải biết khai thác các lợi thế qua các biện pháp ngọai giao.

Tuy nhiên biện pháp cần thiết và hữu hiệu nhất lại hòan tòan thuộc quyền chủ động của chúng ta là phải nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân, đồng thời phát huy ý thức quốc gia dân tộc. Lại nữa phải áp dụng một chính sách cai trị khóang đạt và mở rộng thành phần cũng như khuôn khổ lãnh đạo. Nếu ý thức quốc gia và dân tộc ăn sâu vào tâm não của người dân, mọi người đề cao và tranh đấu cho độc lập tự do thì cho dù quân xâm lăng có đánh tan được đạo quân của chúng ta và ngay cả chiến thắng chúng ta trên trường ngọai giao thì cũng vẫn không thể nào tiêu diệt được ý chí quật cường của cả một dân tộc.

Nhưng ý chí quật cường đó mà vắng bóng lãnh đạo sẽ không đưa tới những kết quả mong muốn. Bởi vậy phải tạo ra những cơ hội để quần chúng tham gia và chia sẻ bổn phận cũng như trách nhiệm trong guồng máy lãnh đạo. Bộ máy này càng đông càng hay vì bọn xâm lăng không thế nào tiêu diệt hết được những người lãnh đạo. Tiêu diệt lãnh đạo là mục đích đầu tiên và chính yếu của các lực lượng xâm lăng.

Để chống xâm lăng, chúng ta có những biện pháp quân sự và ngọai giáo. Nhưng hơn hết là phải chủ động nuôi dưỡng tinh thần độc lập và tự do của nhân dân. Phát huy ý thức quốc gia và dân tộc đồng thời mở rộng sự tham gia của quần chúng vào hệ thống lãnh đạo. Như vậy thì một thể chế chuyên chế và độc tài không thể nào có đủ điều kiện và khả năng để bảo vệ quốc gia chống ngọai xâm được. Bởi vì bản chất của một thể chế độc tài là tiêu diệt tận gốc rễ tinh thần tự do và độc lập của người dân để giữ quyền lãnh đạo quốc gia cho một người hay một tập đòan. Thể chế độc tài này không những sẽ không tiêu diệt được ý chí tư do dân chủ trong quần chúng mà lại còn là một lợi khí cho kẻ ngọai xâm. Bởi vì dưới thể chế này thì nhân dân sẽ bị áp bức rồi trở nên chống đối phe nhóm lãnh đạo. Họ sẽ hợp tác ngay cả với bọn xâm lăng. Lịch sử thế giới đã xác nhận chỉ có những dân tộc sống trong tự do dân chủ mới có khả năng chống lại ngọai xâm.

3- Bài học cho tập đòan cầm quyền cộng sản Việt Nam

Lãnh thổ của quốc gia Việt Nam luôn luôn là một miếng mồi, một mục tiêu nhòm ngó của bất cứ thể chế nào bên Tầu. Vì nhu cầu địa lý và kinh tế, bọn bá quyền Bắc Kinh sẽ còn nhiều áp lực khống chế và đòi hỏi đám đàn em ở Hà Nội phải nhượng bộ, thỏa mãn những ngược ngạo của chúng. Tập đòan cầm quyền ở Hà Nội vì nhu cầu sống còn đã cắt đất nhường biển cho cộng sản Trung quốc nhưng “giấc mộng lớn” của đảng cộng sản Trung quốc không chỉ là Việt Nam mà là tòan thể khu vực Đông Nam Á. Con đường độc đạo để đi đến Lào, Cao Miên, Thái Lan…không đâu thuận tiên và “ngon ăn” hơn Việt Nam. Để chống lại họa xâm lăng từ phương Bắc, thiết tưởng tập đòan cộng sản Hà Nội nên nghiền ngẫm bài học “chống xâm lăng” của Ông Cố Vấn Ngô Đình Nhu. Thưở sinh thời, Ông Nhu đã phải đối đầu với đòan quân cộng sản Bắc Việt thi hành nhiệm vụ quốc tế xâm lăng Việt Nam Cộng Hòa. Chỉ với một cái bút trong tay, Ông Nhu đã họach định ra Ấp Chiến Lược đánh tan đám quân xâm lăng từ miền Bắc vả cả bọn cộng sản nằm vùng ở miền Nam. Trong tài liệu “Về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”, cố Tổng Bí Thư đảng cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh đã xác nhận có đến 75% cán bộ và cơ sở của cộng sản ở lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa đã bị tiêu diệt vì những hậu quả trực tiếp của chương trình Ấp Chiến Lược.

Một trong những sửa sọan để chống xâm lăng là đảng cộng sản Việt Nam phải có những cải cách thực sự về tự do dân chủ, khơi dậy lòng tự hào và yêu nước của tòan dân. Quyền tự do của người dân phải được tuyệt đối tôn trọng chứ không phải bị khép kín trong một hệ thống “xin-cho”. Tạo điều kiện và hợp tác với các tôn giáo trong các chương trình cải cách và thăng tiến giáo dục, xã hội. Quyết tâm bài trừ tham nhũng, các đảng viên tham ô phải bị xét xử công khai và trừng phạt đích đáng. Sau nữa là phải mở rộng cánh cửa công quyền để những người không có cái thẻ đảng viên có cơ hội tham gia vào hệ thống lãnh đạo. Trong bối cảnh hiện tại, công tác xây dựng một ý chí quốc gia và dân tộc trong quần chúng là cần thiết và cấp thời. Bọn bá quyền Trung quốc chưa xua quân qua ải địa đầu tiến hành cuộc xâm lăng nhưng hàng hóa Trung quốc đã tràn ngập đến từng ngõ ngách trên lãnh thổ Việt Nam. Các hãng xưởng của Trung quốc đã thấy ở khắp các tỉnh thành. Công nhân Trung quốc đang ngày đêm khai thác bô xít ở Tây Nguyên và cái bóng ma của Mao Trạch Đông lúc nào cũng lởn vởn trong bộ Chính Trị của đảng Cộng Sản Việt Nam. Hình thức xâm lăng này còn bội phần nguy hiểm hơn những hành động quân sự. Chỉ có tinh thần đòan kết của tòan dân, tình tự quê hương và tự ái dân tộc trong một thể chế tự do dân chủ mới có thể ngăn ngừa được đại họa này.

Lịch sử ghi chép rằng quân dân nước Nam đã sáu lần đẩy lui được đòan quân xâm lược từ phương Bắc. Cha ông chúng ta đánh Tống bình Chiêm để giữ vững và mở mang non sông bờ cõi thì lẽ nào cộng sản Hà Nội lại ô nhục bán cả giang sơn tổ quốc cho bọn cộng sản Trung quốc sao?
 
Văn Hóa
Đám Rong miệng giếng
Lm Vũđình Tường
04:49 08/06/2009
Chiếc xe phóng tới để lại đám bụi mù phía sau. Gọi là phóng tới thực ra là bò vì con đường đất gập gềnh, lồi lõm, hai bên đường toàn bụi đất nên chỉ một làn gió nhẹ cũng tung bụi mịt mù. Cuối cùng chúng tôi cũng đến nơi định đến. Trên đường đi vị linh mục nói nhiều về cái giếng và văn phòng bảo tồn văn hoá thành phố thường cử nhân viên và sinh viên ngành xã hội xuống nghiên cứu, xem tình trạng cái giếng.

Vị linh mục hướng dẫn chúng tôi dường như quen thân với gia chủ. Ông lái xe thẳng vào sân, đậu dưới một gốc cây cho xe được mát. Trông thấy con chó lớn, vai u thịt bắp, lực lưỡng thế kia tôi hơi ớn. Vị linh mục nhanh nhẹn mở cửa xe xuống, con chó đang ngái ngủ, ngại dậy, nó ngẩng cổ cao nhìn biết người quen, phe phẩy đuôi rồi nhắm mắt ngủ tiếp. Vị linh mục vào gõ cửa hai ba lần không ai lên tiếng chỉ nghe được tiếng vang lan dần, lan dần, dội vào cây rừng làm tiếng động vang vọng xa dần, xa dần trước khi biến vào rừng cây quanh căn nhà. Gõ cửa không có hiệu quả ông dùng chùm chìa khoá gõ mạnh vào kính cửa sổ, tiếng nghe dòn tan. Vẫn không ai lên tiếng. Buồn nản chúng tôi lên xe. Tôi vẫn tiếc muốn xem cái giếng được mệnh danh là ‘giếng thánh’ của người thổ dân tại đây. Thời buổi khan hiếm nước, nước mang lại sự sống nên nơi có nước, nơi chôn cất thân nhân đều là đất thánh. Trước khi chiếc xe lăn bánh, tôi ngoái cổ nhìn lần nữa hy vọng chủ nhà ra chăng. Cánh cửa vẫn khép kín. Tôi muốn kéo dài thời gian chờ đợi hy vọng chủ nhà già nua, chậm chạp trong việc mở cửa, nên lên tiếng.

- Cửa mở rồi, chủ nhà ra kìa.

Chủ xe nghĩ tôi đùa cợt không thèm ngó lại, hỏi bâng khuơ

- Có thật không đó ông, hay nắng quá đâm hoa mắt.

Tôi đáp

- Có lẽ hoa mắt thật

Dẫu thế chiều lòng bạn, ông cũng chậm xe liếc vào.

Tôi lên tiếng

- Đi không rồi lại cũng về không, uổng quá.

Chủ xe đáp

- Chưa về đâu, chủ nhà đang ngó kìa.

Vị linh mục để rõ nét hân hoan rạng rỡ trên khuôn mặt. Ông vừa cười vừa nói với chủ nhà

- Chút nữa là chúng tôi đi mất rồi.

Ông chủ nhà người cao, da đen, tóc quăn tít đứng bên cạnh bà vợ da trắng hơn và thấp hơn một chút. Dường như không để ý đến lời nói của vị linh mục. Giọng ông trầm trầm, chẫm rãi, nhỏ nhẹ

- Chúng tôi đang ngủ trưa.

Tuy nói thế nhưng không có vẻ phiền hà, trách móc. Hai ông bà mời chúng tôi vào nhà. Vị linh mục từ chối rồi như nhận ra chưa giới thiệu. Ông chỉ tay từng người một giới thiệu. Nghe giới thiệu đến đâu chủ gia đưa mắt nhìn đến đó, không nói, không rằng. Có lẽ chưa tỉnh ngủ hoặc cũng có thể là phong tục của họ không vồn vã với người chưa quen thân.

Không cần loanh quanh, dài dòng, vị linh mục vào đề đề nghị đi coi giếng. Giếng đào bên sườn núi, không phải nơi thung lũng mà là sườn núi. Lịch sử đào giếng khá ngộ vì nó được kết hợp giữa cái may và cái khôn.

Miệng giếng rộng độ hai thước, sâu ba thước. Hôm chúng tôi tới giếng đầy nước tới miệng. Chủ gia có để một khúc cây chắn ngang miệng giếng như là cách bảo vệ an toàn cho người và thú khỏi rơi tòm xuống giếng.

May và khôn

Tôi nói may và khôn vì người đào giếng kết hợp cả hai yếu tố trên để đào giếng bên sườn núi. Giếng này không phải là cái duy nhất, cái đầu tiên trong số năm bảy giếng trong vùng nhưng giếng này nổi tiếng vì nó là trưởng tộc trong họ nhà giếng quanh vùng.

Sườn đồi này kín gió nên tổ tiên bà thường săn thú và nướng thú tại sườn đồi. Đồi to trung bình, không cao lắm và sườn đồi dốc thoai thoải, ngay chỗ giếng lại bằng như phản đá. Ngày kia đang nướng thú vật, lửa cháy bừng bừng, sức nóng của lửa và khí trời làm sạm mặt. Bất thình lình trời đổ mưa, những hạt nước mưa rào đổ xuống. Chỉ trong phút chốc nước trên cao tràn xuống dập trụi đám lửa làm trôi cả con thịt nướng vàng ngau. Cả bộ lạc được bữa thịt nguội, thịt tắm nước mưa ngon tệ. No bụng, mát mẻ, mệt mỏi chỉ có con mắt còn đói. Cả bộ lạc phiêu diêu dưới ánh trăng thanh.

Người ta vẫn khen cá lóc nướng bùn ngon, lấy bùn bọc con cá rồi đốt rơm hoặc củi nướng. Cách nướng thịt của thổ dân nhiều công phu hơn cá lóc nướng bùn. Trước hết họ chất cành cây thành đống lớn nướng cho các hòn đá tảng nóng lên. Khi củi gần tàn họ bới đá ra vùi con vật vào đá nóng, hơi nóng phát ra từ đá tảng nướng thịt nên thịt không bị ám khói.

Vài ba ngày sau bộ lạc lại chuẩn bị nướng thịt và lần này họ không khổ công lượm đá nữa. Ngay nơi họ nướng hôm trước nhiều lớp đá vỡ ra từng tảng, từng tảng do nước mưa và sức nóng làm nứt ra. Mỗi lần nướng thịt có mưa lại có thêm đá nứt ra và cái hố sâu dần. Người tộc trưởng nghiệm ra điều này và kêu gọi toàn bộ lạc vác củi vất xuống hố đốt, khi củi gần tàn họ hè nhau đổ nước. Chẳng bao lâu họ có được cái giếng sâu đến ba bốn mét đủ nước dùng cho mùa hè. Câu chuyện cái giếng ra đời được kể lại như thế. Nghe có vẻ khoa học lắm, nhưng lúc đó chẳng ai biết khoa học là gì. Chỉ biết đốt đá nóng, gặp nước nó bể ra. Đơn giản thế thôi.

Tụ điểm

Từ ngày có giếng dân trong bộ lạc hay tề tụ quanh miệng giếng. Miệng giếng là nơi trao đổi thực phẩm, trao đổi những cái liếc trộm, nhìn ngang, miệng giếng là nơi tỏ tình của nhiều cặp tình nhân. Miệng giếng cũng là nơi trao đổi bao tin tức nóng bỏng. Miệng giếng là nơi thông báo chung tin tức cho cả bộ lạc. Chiều chiều lớn nhỏ ai cũng trông ngóng mau đến giờ ra miệng giếng hoàn huyên, tâm sự, nghe kể chuyện vui, nghe dậy khôn về cách săn bắn, nghe kể chuyện lịch sử bộ lạc.

Quên lãng

Khoa học phát triển nước máy về làng, tiện lợi hơn. Nước giếng không còn thông dụng nữa, bị coi là dơ bẩn, nhiều vi trùng, gây bệnh tật. Nếu có ai bất đồng họ giải thích cha ông chết ở tuổi mấy mươi vì ăn uống dơ bẩn nên chết non, ngày nay thọ hơn nhiều.

Người già cả chết dần, bọn trẻ không còn thấy tầm quan trọng của giếng và số người tụ tập quanh bờ giếng ít dần, ít dần, cuối cùng không mấy ai còn nhớ đến cái giếng một thời qui tụ dân làng. Ít người lui tới, nước trong giếng trở thành nước tù, lá khô rơi vào giếng không ai thèm vớt lâu ngày thối thành bùn, chồng chất lên nhau và lòng giếng càng ngày càng cạn. Cạn như lòng người đối với lòng giếng, không thăm nom, bỏ mặc không chăm sóc và cũng không thấy sự có mặt của giếng là cần thiết. Trong thâm tâm nhiều người cái giếng đã chết từ lâu. Một số không hề biết giếng tồn tại và nếu ai đó nói về lịch sử cái giếng người nghe cho là chuyện giả tưởng, hoang đường, làm gì có trên thực tế.

Thành giếng xưa

Bờ giếng nơi Chúa Giêsu ngồi nói chuyện cùng chị phụ nữ thành Samaritano thuở xưa cũng chung số phận (Jn 4). Mấy ai còn nhớ đến giếng xưa. Còn ai ra đó múc nước. Khách hành hương có đến cũng chỉ đứng trên cao ngó xuống. Dân làng không hề lai vãng ngoại trừ những người kiếm sống nhờ khách hành hương, đại đa số còn lại đã quên giếng từng nuôi sống cha ông họ. Tại bờ giếng này Đức Kitô hứa cho chị phụ nữ nước hằng sống. Chị đã nhận lãnh và còn kêu gọi dân làng ra để cùng được nhận lãnh.

Hai ngàn năm sau thân nhân dòng tộc chị kẻ quên bờ giếng xưa, kẻ có nghe đến nhưng dửng dưng coi như chuyện xa lạ không phải chuyện của tổ tiên mình. Số khác thì cho rằng lời đồn nhảm nhí đó tin sao được. Nước giếng cũng như nước hằng sống đều bị lãng quên. Đức tin và nước hằng sống Đức Kitô hứa ban cho chị phụ nữ xưa ngày nay bị coi thường, lãng quên. Có kẻ chống đối cho là hướng dẫn phản khoa học. Khoa học thay đổi lối suy nghĩ của nhiều người. Suy nghĩ khác đi nên hành động cũng khác đi và niềm tin cũng bị giải thích theo xu hướng đó.

Ngày nay người ta thích đồ cổ, toà nhà cổ, cái giếng cổ, cái bàn cổ, con tem thư cổ, bức tranh cổ và ngay cả vài ba chữ viết trên miếng da cổ. Tất cả đều được giữ trong vải bọc điều không phải vì giá trị cổ của chúng mà là do chúng làm ra tiền, ai đến xem phải trả tiền. Giá trị thời gian kia chẳng là chi nếu đồ cổ đó không làm ra tiền. Cái mốc thời gian được tâng bốc, quảng cáo rầm rộ vì nó làm ra tiền, lợi nhuận cho chủ nên có giá trị cao. Trái lại truyền thống đạo đức cổ, cách tu luyện nhân đức cổ và ngay cả niềm tin có lịch sử lâu dài đều bị loại vì thực tế chúng không mang lại lợi nhuận về tài chánh. Giải thích quanh co, lí luận vững mấy cũng không ngoài vấn đề bổng lộc, lợi nhuận riêng cá nhân.

Cái giếng cổ bị lãng quên vì nó không thực dụng nữa. Giá trị của nước vẫn cần thiết và người ta thoả mãn nhu cầu khát ở nơi khác nên cái giếng trở thành hoang phế. Nước giếng không dùng được, lòng giếng bị cạn không phải vì đá lở, đất trùi mà là do lá cây mục, dần dần làm đầy lòng giếng làm cạn và dơ nước. Cuộc sống tâm linh cũng thế thôi. Suối nước trường sinh cũng bị bụi trần làm đầy tâm tư, không phải các tội trọng mà là tật hư, thói xấu thêm vào lười biếng che lấp giòng nước trường sinh. Bù lại người ta tìm niềm vui khác dựa vào hoá chất, sản phẩm do con người chế tạo thay cho bình an, hạnh phúc thật Chúa hứa ban.

TÌM BÀI CŨ:

Suy Niệm: http://www.stmarksinala.net.au/suyniem.html

Truyện ngắn: http://www.stmarksinala.net.au/truyen.html

Hình ảnh: http://www.stmarksinala.net.au/Photos.html
 
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền: Đường Làng
Sen K.
06:17 08/06/2009

ĐƯỜNG LÀNG



Ảnh của Sen K. – Philippines

Trâu năm sáu tuổi còn nhanh

Bò năm sáu tuổi đã tranh về già.

(Ca dao)

Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng Ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền