Ngày 08-06-2008
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi ngày một câu chuyện (dành cho trẻ em)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:05 08/06/2008
CÂY TÁO VÀ CÂY LIỄU

N2T


Ông ngoại trồng trong vườn một cây táo và một cây liễu. Mùa xuân đến rồi, cây liễu đâm chồi lá non, nhìn thì rõ ràng vừa xanh biếc vừa xanh lục, nó nhìn thấy bên cạnh mình cây táo khô trụi lá, nói: “Ê, cây táo, cậu nhìn tớ đều đã ra mầm non rồi, còn cậu thì vẫn cứ như thế, khó coi chết đi được”, cây táo nghe xong thì cười mà không nói gì cả.

Qua một thời gian, cây liễu càng mọc ra rất nhiều lá xanh biếc, những cành liễu đung đưa nhè nhẹ trong gió, giống như một cô thiếu nữ điệu bộ nhẹ nhàng; còn cây táo thì chỉ mọc ra ngọn lá nhỏ tí tẹo, lấp lánh dưới ánh mặt trời.

Cây liễu nhìn thấy cây táo lùn bên cạnh thì đắc ý cười nói: “Em trai táo ơi, sao em lớn chậm thế, em nhìn chị đây này, đều mặc áo mới màu xanh rồi đấy. Nhìn lại thì thấy ngay cả thảo mộc mà cũng có phần tốt và xấu !” cây táo nghe thì vẫn điềm nhiên không nói gì cả.

Lại qua một thời gian nữa, cây táo bắt đầu mọc ra những đóa hoa nhỏ nhưng lại rất thơm. Không bao lâu thì hoa rụng, nó lại cho ra rất nhiều trái nhỏ xanh xanh. Cây liễu nhìn thấy, cảm thấy quái lạ:”Đó là thứ gì vậy ? Tại sao mình lại không có ?”

Mùa thu đến rồi, những trái táo nho nhỏ ấy dần dần biến thành vừa đỏ vừa lớn, đứng xa xa mà nhìn thì toàn là màu đỏ. Ông ngoại nhìn trên cây toàn là những trái táo đỏ lớn, vui vẻ cười toe toét, lại còn hái trái táo đem cho các cháu nhỏ ăn.

Cây liễu nhìn thì trong lòng cảm thấy rất hâm mộ, nó bĩu môi buồn bả nói: “Tại sao mình không kết trái nhỉ ?”

Cây táo nhìn nó mĩm cười nói: “Nhưng bạn xanh rất sớm mà, hơn nữa mỗi khi đến mùa hè thì người ta có thể ngồi dưới bóng râm của bạn để hóng mát mà.”

Cây liễu nghe cây táo ca ngợi mình, thì cảm thấy xấu hổ cúi đầu xuống.

(Trích: Câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn)

Gợi ý:

Các em thân mến,

“Thước có chỗ ngắn, tấc có chỗ dài”. Nếu chúng ta lấy cái ưu điểm của mình để so sánh với cái khuyết điểm của người khác, thì vĩnh viễn chúng ta sẽ không tiến bộ. Cho nên, chúng ta cần phải học tính khiêm tốn và nhìn vấn đề khách quan của cây táo.

Cây liễu tuy là không kết trái, nhưng đến mùa xuân thí cành lá của nó rũ xuống nhìn rất đẹp và thơ mộng, đã làm cho các nhà thơ tức cảnh sinh tình mà làm thơ về nó, nhưng rất tiếc là nó không khiêm tốn để nhìn rõ cây táo đứng bên cạnh mình, tuy mùa xuân không ra lá, nhưng đến mà hè mùa thu thì nó sẽ ra lá và kết trái thơm ngon cho con người thưởng thức.

Có một vài em thấy mình quá đầy đủ mọi thứ thì coi thường những bạn nghèo và không muốn kết bạn với họ; có những em may mắn được sinh ra trong gia đình cha mẹ giàu có, nhưng lại rất không may mắn khi các em ấy có một tâm hồn không biết cảm thông và không có khiêm tốn, đó chính là khởi đầu cho những hận thù ghen ghét sau này.

Hãy học cây táo, tuy rằng cho ra quả rất thơm ngon bổ ích cho mọi người, nhưng nó không hề kiêu ngạo chỉ trích cây liễu trước đây đã chế giễu nó, trái lại, nó vẫn nhìn thấy những ưu điểm của cây liễu để khen ngợi...

Các em thực hành:

- Luôn nhìn thấy ưu điểm của người khác để chúc mừng họ.

- Không đánh giá bạn bè vì vẻ bên ngoài của họ không được sang trọng cho lắm.

- Vui vẻ hòa đồng với bạn bè khi mình làm việc có ích được mọi người tán thưởng.
 
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
19:07 08/06/2008
N2T


13. Nếu chúng ta không thường luôn suy niệm, thì không thể đạt tới hoàn mỹ của biên giới cao thượng.

(Thánh Aloisius Gonzaga)
 
Niềm tin Việt Nam: Tám mối phước thật
Nguyễn Trung Tây, SVD
23:16 08/06/2008

Niềm tin Việt Nam: Tám mối phước thật

Niềm tin Việt Nam minh họa trong dạng truyện ngắn về những đời sống niềm tin của người Việt Nam, không phải trong quá khứ, cũng không phải trong tương lai, nhưng ngay trong ngày hôm nay và ngay bây giờ. Đọc Niềm tin Việt Nam, có thể bạn sẽ nhận ra những nhân vật xuất hiện trong Niềm tin Việt Nam chính là bạn, hoặc những người thân trong gia đình, hoặc những người hàng xóm, hoặc những người tín hữu trong xứ đạo của chính bạn.

Bác và em đang đi hành hương tại Do Thái, Bắc Galilê, cạnh ngay Biển Hồ...

— Sang tới bên đất thánh, tự nhiên tôi lại đâm ra cứ nghĩ ngợi vớ vẩn.

— Em tưởng cần chi phải sang tới đất thánh, ở bên làng ta là bác cũng đã vớ vẩn tợn rồi đấy chứ.

— Ông thì cứ mở miệng ra là đâm bị thóc, chọc bị gạo. Có bữa chọc nhằm ngay hũ mắm tôm thì thơm đời nhé!

— Gớm, mới giỡn chơi có mấy câu mà bác đã khó chịu. Thì thôi, bác nói đi.

— Thì đấy, ông nhớ cái hôm cụ dẫn mình tới nhà thờ Tám Mối Phúc Thật gần sát Biển Galilê hay không? Tới sân nhà thờ, ông hướng dẫn viên mới bắt đầu kể về sự tích của ngôi nhà thờ và câu chuyện Tám Mối Phúc Thật trong Phúc Âm. Tôi nhớ ông ấy nói thật ra cũng không ai rõ là Chúa đã giảng Tám Mối Phúc Thật ở đâu. Bởi theo như thánh Luca thì từ trên núi Chúa đi xuống đất bằng, tại đây Chúa mới giảng Tám Mối Phúc Thật (Luke 6:12-17). Còn ông thánh Mátthêu thì lại nói Chúa ngồi giảng Tám Mối Phúc ở ngay trên ngọn núi (Matt 5:1). Nghe ông hướng dẫn viên nói, tớ mới bật ngửa người ra. Chết chửa, sao lại có chuyện lạ kỳ như vậy. Người nói thế này, kẻ bảo thế kia, biết ai đúng ai sai bây giờ?!

— Em hiểu rồi, hèn chi bác nói giờ sang tới bên đất thánh lại đâm ra như người vớ vẩn là thế.

— Ông khéo là nhiều trò. Tôi nói là “nghĩ ngợi vớ vẩn”, chứ không phải “như người vớ vẩn”.

— Vâng, vâng, em nhầm, cho em chữa lại, bác nghĩ ngợi vớ vẩn bởi không biết chỗ nào mới là cái nơi Chúa giảng bài giảng Tám Mối Phúc Thật.

— Chứ còn gì nữa. Thì đấy, cái lúc mà ông hướng dẫn viên đang nói, ông cũng đứng cạnh ngay bên tôi, làm gì ông không nghe thủng nhời của người ta. Mà họ là hướng dẫn viên có bằng cấp hẳn hoi chứ đâu có phải nói chuyện thằng Tí thằng Tèo...

— Vâng, em biết. Em đâu có điếc lác để mà nghe không rõ nhời người ta nói. Nhưng bác có nhớ trong thánh lễ cụ cũng có nói, “Chúa giảng Tám Mối Phúc Thật ở trên núi cao hay dưới đất bằng cũng không quan trọng. Quan trọng là Chúa đã giảng Tám Mối Phúc Thật. Và bài giảng của Chúa đã được cả hai ông thánh sử ghi lại trong sách Phúc Âm rõ ràng hẳn hoi cơ mà”.

— (Nghi ngờ) Có thật là cụ đã nói như vậy hay không đó?

— Bác rõ đến là chán như cơm nếp nhão. Chẳng lẽ bác lại nghĩ em nói điêu. Hay là bác đi kiếm cụ mà hỏi cho ra nhẽ nhé. Đây, đây điện thoại di động của em đây, bác cứ cầm lấy mà gọi cụ đi…

— (Cười chữa thẹn) Nào dám. Nhưng quả thật là tôi không có nhớ...

— Bác cũng dự một ván lễ với em, mà làm sao lại không nhớ nhời cụ giảng? Vậy là ngay cả bài giảng Tám Mối Phúc Thật của cụ trong thánh lễ, bác cũng quên tuốt luốt rồi.

— (Nói nho nhỏ) Chỗ anh em tớ nói thiệt, lúc đó quả là tớ có hơi chia trí...

— (Làm mặt kịch) Bác đến là liều, sao lại có thể lơ đãng trong lúc cụ giảng Lời Chúa như vậy? Vậy là phải dự một ván lễ khác bù vào cho trọn đấy nhé.

— Ông đừng có nói thánh nói tướng. Đêm hôm trước, ông rủ tôi xuống căng tin khách sạn lai rai mấy xị rượu vang với thịt dê nướng. Nửa đêm mò về được tới phòng, tôi say bí tỉ. Sáng còn lết được đi theo phái đoàn tới nhà thờ Tám Mối Phúc là phúc lắm rồi đấy. (Gắt gỏng) Mà đã nói với ông rõ ràng hẳn hoi rồi, “Thôi, thôi, tôi đủ rồi”. Ông thì cứ cố nài với ép, “Bác phải vui với em, có mấy thủa mà mình đến được Biển Galilê ngồi nhậu với thịt dê như thế này”…

— Thì thôi, lỗi của em. Vậy là bác không có nhớ cụ giảng chi sất?

— (Sẵng giọng) Nhớ gì! Lúc cụ giảng, tôi thăng thiên lên thẳng tới thiên đàng.

— Lên thẳng tới thiên đàng cơ à, thế sao bác không đi mà hỏi Chúa, “Chúa ơi, Chúa giảng bài giảng Tám Mối Phúc ở đâu? Trên núi hay dưới đồng bằng?” Gặp Chúa ba mặt một nhời như vậy thì chắc bác đã thôi, không còn vớ vẩn…

— Ông hay lắm, sao ông không lên đó mà hỏi Chúa?

— Thôi, thôi, được rồi, để em nhắc lại cho bác rõ, kẻo không có bữa cụ hỏi thì lại kẹt. Bữa đó cụ giảng như thế này đây nè…

Suy Niệm
Sống Tám Mối Phúc thật là:

(1). Sống nghèo khó như thánh Phanxicô một đời sống khó nghèo, trên màn trời dưới chiếu đất, nhận mặt trời là anh, gọi mặt trăng là chị, yêu thương tha nhân và thú vật với cả một tấm lòng đơn sơ chân thành. Vác bình bát đi ăn xin, gặp người vác gậy đuổi đi, thánh nhân không buồn, nhưng tiếp tục cất giọng hát bài Kinh Hòa Bình, “Lạy Chúa từ nhân xin cho con biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…”.

(2). Sống hiền lành như Đức Mẹ, lúc nào cũng cúi đầu xin vâng theo thánh ý Chúa. Sống thương người như Đức Mẹ, nhận được tin chị Elizabeth mang thai, Mẹ từ bắc Galilê lên dốc xuống đồi lần xuống miền Nam Giuđêa săn sóc người chị bụng mang dạ chửa.

(3). Sống công chính như thánh Giuse, thà là yên lặng bỏ đi, chứ không nỡ lòng mang người bạn đời đang mang thai ra đầu làng ném đá. Thánh Giuse công chính đặt danh dự và thể diện tha nhân lên trước bản ngã của mình, thà là mình bị thiệt còn hơn người khác bị thiệt thòi.

(4). Sống sầu khổ nhưng kiên trì như thánh Monica, một đời nguyện cầu cho người con hoang đàng. Bởi những giọt nước mắt và lòng bền đổ vào lời kinh, cuối cùng hoang đàng Augustine cũng quay về lại với Chúa và với mẹ Monica.

(5). Sống tử tế như người Samaria nhân hậu, dám bỏ tất cả hiềm thù riêng tư giữa hai dân tộc chỉ để lo cho một mạng người đang dở sống dở chết nằm bên vệ đường.

(6). Sống trong sạch như Chúa Giêsu một đời khiết tịnh, lúc nào Chúa cũng tôn trọng phẩm giá của phụ nữ và trẻ em, không kỳ thị chủng tộc coi thường người khác văn hóa với mình. Gặp người nghèo đói, bệnh tật, tội lỗi, Chúa không ngoảnh mặt làm lơ, gặp người giàu sang quyền quý, Chúa không a dua xu nịnh.

(7). Sống đời hòa bình như Dr. Martin Luther King một đời tranh đấu bất bạo động cho công lý và nhân phẩm. Trong dòng lịch sử thế giới, tên của chiến sĩ hòa bình Dr. Martin Luther King khắc sâu chữ vàng.

(8). Sống tử vì đạo như thánh Dũng Lạc một đời tuyên xưng đạo Chúa dù phải đầu rơi chốn pháp trường. Hạt máu tử đạo của thánh Dũng Lạc đổ xuống biến thành đá tảng xây dựng nền nhà Giáo hội Việt Nam đời đời bền vững.

www.nguyentrungtay.com
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Vị lãnh đạo nhóm Công Giáo lên án Thống Đốc New York
Anthony Lê
07:47 08/06/2008
Vị lãnh đạo nhóm Công Giáo lên án Thống Đốc New York

ALBANY, N.Y. (CNS).- Thống Đốc của tiểu bang New York là Ông David A. Paterson - một người khiếm thị đầu tiên trở thành Thống Đốc của một tiểu bang lớn - đã bị chỉ trích nặng nề khi Ông đưa ra chỉ thị buộc tất cả các cơ quan của chính phủ tiểu bang phải nhìn nhận những cặp hôn nhân đồng giới - vốn được thực hiện tại các tiểu bang và các quốc gia khác - khi họ dọn đến New York để xin quyền lợi của tiểu bang.

Hành động này đã ngang nhiên coi thường hệ thống lập hiến của riêng tiểu bang này, khi vấn đề phải được thông qua Quốc Hội của tiểu bang, chứ Thống Đốc không có quyền tự quyết.

Ông Richard E. Barnes - Giám Đốc Điều Hành của Hội Đồng Công Giáo thuộc Tiểu Bang New York (New York State Catholic Conference), có trụ sở đặt tại thành phố Albany, vốn là tiếng nói chính thức của các Đức Giám Mục trong Tổng Giáo Phận New York và các Giáo Phận khác trong toàn tiểu bang New York về các chính sách công cộng, cho biết:

"Rủi thay, quyết định đơn độc này - vốn không thông qua Quốc Hội của tiểu bang - chứng tỏ cho sự phản bội về lời cam kết của Ông Paterson khi Ông nhậm chức Thống Đốc vì Ông đã hứa rằng: sẽ làm việc với Quốc Hội trước những vấn đề hệ trọng có liên quan đến tiểu bang."

Ông Paterson - một người theo Đảng Dân Chủ, rõ ràng cho thấy càng ngày Đảng này càng ủng hộ cho việc hợp nhất đồng giới, và đã dám ngang nhiên coi cuộc hôn nhân "đồng giới" đó lại ngang hàng với cuộc hôn nhân truyền thống giữa 1 người nam và 1 người nữ.

Vấn đề này sẽ tiếp tục nổi trội lên khi Barack Obama tăng tốc cuộc vận động của Ông ta, và nếu Ông ta thắng được Tòa Bạch Ốc, nước Mỹ một lần nữa sẽ bị tuột dốc thê thảm về mặt đạo đức và luân lý, khi đó những vấn đề như: đồng tính luyến ái, phá thai, trợ tử, nghiên cứu tế bào gốc,... vân vân - sẽ được nổ lên rầm rộ trước sự ủng hộ về ngân sách của chính phủ do Đảng Dân Chủ điều hành, và hiển nhiên khi đó, hôn nhân truyền thống, và các giá trị đạo đức luân lý truyền thống khác sẽ không còn được coi trọng như từ bấy lâu nay nữa.
 
WYD 2008 - Video giới trẻ Tây Úc với chặng đàng Thánh Giá vượt sông Swan
Nguyễn Việt Nam
09:10 08/06/2008
Sáng Chúa Nhật 7/6, Đức Tổng Giám Mục Berry James Hickey của tổng giáo phận Perth đã chủ sự buổi đi đàng thánh giá trọng thể trong đó hàng ngàn bạn trẻ từ các trường Trung Học và Đại Học Công Giáo đã vác cây Thánh Giá của ngày Quốc Tế Giới Trẻ và bức ảnh Mẹ Maria tiến bước trên đường phố Perth.

Bên cạnh các bạn trẻ Úc, còn có các bạn trẻ Việt Nam, Trung Hoa và các sắc dân khác. Đặc biệt, buổi đi đàng thánh giá này có sự tham gia của 4 sơ Việt Nam mới sang tham dự ngày Quốc Tế Giới Trẻ.

Một điểm đặc biệt nữa không thể không nhắc tới là bên cạnh những bạn trẻ Công Giáo, còn có sự hiện diện của đông đảo các bạn trẻ đại diện cho Anh Giáo.

Ban tổ chức cho biết giới trẻ Công Giáo và giới trẻ Anh Giáo sẽ thay phiên nhau vác thánh giá trên các con đường từ trường Trung Học Trinity, qua các phố phường nhộn nhịp của khu DownTown Perth, và dọc theo bờ sông Swan thơ mộng. Chặng Đàng Thánh Giá này kéo dài khoảng 10km.
 
Lương Tâm Công Giáo và vấn đề Chính Trị
Phaolô Phạm Xuân Khôi
13:53 08/06/2008
Lương Tâm Công Giáo và vấn đề Chính Trị

Càng gần đến ngày bầu cử, nhiều ứng cử viên của cả hai đảng đều đem học thuyết Xã Hội của Hội Thánh ra để kiếm phiếu của người Công Giáo. Giữa những tranh luận sôi nổi về vấn đề phá thai, giết chết êm dịu, nghiên cứu tế bào gốc từ phôi thai, án tử hình, chiến tranh Iraq, giúp đỡ người nghèo và di dân, nhiều người Công Giáo có vẻ bị lạc vào “mê hồn trận” và không biết phải bầu cho ai. Thật sư là không ai hoàn toàn theo tất cả những giáo huấn của Hội Thánh cả; ứng cử viên chống phá thai thì lại ủng hộ án tử hình hoặc chiến tranh Iraq; bầu cho ai cũng không hoàn toàn yên tâm được. Để hướng dẫn giáo dân trong vấn đề này, ngày 14 tháng 11 vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã phát hành tài liệu “Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Công Dân Chân Chính” mà chúng tôi đã lược dịch và đăng trên VietCatholic cũng như website của Ủy Ban Giáo Lý Việt Nam tại Hoa Kỳ. Trong văn kiện này, HHĐGMHK đã phân biệt những việc làm tự nó là ác như phá thai, giết chết êm dịu, nghiên cứu tế bào gốc phôi thai, là những điều mà chúng ta dứt khoát không bao giờ được phép ủng hộ, và những việc xâm phạm nhân phẩm khác không có tính cách dứt khoát như tử hình, di dân, chiến tranh, và y tế…. Tại địa phương nhiều giám mục cũng nhắc lại vấn đề này, trong đó có ĐTGM Charles Chaput và ĐC Samuel Aquila. Lần này chúng tôi xin trích dẫn những phần quan trọng nhất của bài thuyết trình của Đức Cha Samuel Aquila của Giáo Phận Fargo tại Loyola College ở Baltimore về đề tài “Tính Thánh Thiêng của Sự Sống Con Người từ khi Thụ Thai đến khi Chết Tự Nhiên.” Nguyên văn được đăng trên ZENIT.org website, để các độc giả có thêm tài liệu giúp lương tâm mình phán đoán một cách không sai lạc không những trong các mùa bầu cử, mà còn trong các quyết định hằng ngày.

*****


Việc hiểu biết rằng lương tâm là tiếng nói của Thiên Chúa trong tâm hồn mỗi người là điều cần thiết. Tiếng của Thiên Chúa phát nguồn từ sự tốt lành, từ chân lý và từ tình yêu được tỏ lộ trong con người Đức Chúa Giêsu Kitô. Chính Thiên Chúa là Đấng thiết lập sự tốt lành. Chân lý là điều khách quan và được khám phá ra cách đầy đủ nhất trong con người Đức Kitô.

Việc học hỏi về Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo trong mục về lương tâm sẽ giúp anh chị em đào luyện lương tâm mình. Nếu một lương tâm không được đào luyện, thì nó sẽ dễ bị sai lầm khi phán đoán về các điều tốt xầu. Thảm thay là khi suy nghĩ về những quyết định phải làm, một người thay vì nghe tiếng Thiên Chúa thì lại nghe tiếng của Cha Kẻ Nói Dồi.

Chúa Giêsu nhắc cho chúng ta rằng “Như Chúa Cha đã yêu Thầy, Thầy cũng yêu chúng con; hãy ở trong tình yêu của Thầy. Nếu chúng con giữ các mệnh lệnh của Thầy, chúng con sẽ ở trong tình yêu của Thầy, cũng như Thầy đã giữ các mệnh lệnh của Cha Thầy và ở trong tình yêu của Ngài. Những điều này Thầy đã nói với chúng con, để niềm vui của Thầy ở trong chúng con, và để niềm vui của chúng con được sung mãn. Đây là mệnh lệnh của Thầy, là các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con” (Ga 15:9-12).

Một người Công Giáo với một lương tâm được đào luyện đúng đắn đặt niềm tin vào Đức Chúa Giêsu Kitô, sống các giới răn của Người, hiểu biết các giáo huấn của Hội Thánh như được trình bày trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, và ao ước sống một đời nhân đức qua việc dâng trọn đời mình cho Thiên Chúa và sống tình yêu của Ngài trên thế gian.

Việc đào luyện lương tâm của anh chị em cách nghiêm chỉnh trong tình yêu và trong chân lý – trong Chúa Giêsu, Đấng vừa là tình yêu và chân lý – là điều cần thiết nếu anh chị em muốn hưởng niềm vui. Để xây dựng một nền văn hóa sự sống, người Công Giáo phải đào luyện lương tâm và luôn luôn phò sự sống cùng phẩm giá con người từ giây phút thụ thai đến khi chết tự nhiên.

Cuối cùng, và bị thách đố nhất, là việc cổ võ cho một nền văn hóa sự sống trong xã hội. Người Công Giáo trong chính trường ngày nay thường quá trung thành với cương lĩnh của đảng mình và với đảng phái hơn là với đức tin nơi Đức Chúa Giêsu Kitô, Hội Thánh Người, và cổ võ cho một nền văn hóa sự sống. Người ta đang tách biệt cách sai lầm giữa đời tư của một người, đức tin và đời sống công cộng của người ấy.

Ngày nay một số chính trị gia Công Giáo, là những người ủng hộ phá thai, đang nấp dưới những chiêu bài lừa phỉnh như “phò quyền chọn lựa” hoặc không muốn “áp đặt luân lý của mình” trên người khác. Nhưng những người này lại mãnh liệt ủng hộ các vần đề sự sống khác như chống xử tử, đòi hỏi đối xử công bằng với những người di dân, và hiểu đúng phần ấy của việc cai trị công bằng để bảo vệ nhân phẩm. Nói đúng hơn, họ không coi đó là “áp đặt luân lý” trong những lãnh vực này.

Có nhiều chính trị gia phò sự sống về phương diện phá thai, giết chết êm dịu và nghiên cứu tế bào gốc của phôi thai, nhưng lại ủng hộ án tử hình và những chính sách đưa đến việc đàn áp những người di dân. Họ xem ra quên việc bênh vực phẩm giá con người trong những trường hợp này, và họ cũng chọn trung thành với cương lĩnh của đảng họ hơn là với đức tin Công Giáo của họ.

Những người Công Giáo trên chính trường phải nhận ra rằng chống lại những gì tự bản chất là ác như phá thai, giết chết êm dịu, sát nhân, nghiên cứu tế bào gốc của phôi thai và kết hôn đồng tính, là điều mà tất cả các tín hữu Công Giáo bắt buộc phải làm. Bởi vì những sự dữ tận gốc này là những tấn công trực tiếp đến đời sống con người và phẩm giá của hôn nhân, là những điều không thể nào nhượng bộ được đối với mọi người Công Giáo. Người Công Giáo cũng phải nhận thức rằng trong những vấn đề khác liên quan đến sự sống con người -- như di dân, án tử hình, kinh tế, y tế, chiến tranh -- họ cũng phải quan tâm đến nhân phẩm trước hết và trên hết trong việc tìm kiếm những giải pháp cho những vấn đề này.

Như ĐTC Gioan Phaolô II đã nhắc nhở mọi người liên hệ đến những công tác dân sự và lập pháp, “Một luật vi phạm quyền sống tự nhiên của một người vô tội là bất công, và như thế không phải là một luật chính đáng” (Evangelium Vitae, số 90). “Như vậy phá thai và giết chết êm dịu là những tội ác mà không có một luật lệ nào của loài người có quyền hợp pháp hóa. Vì lương tâm, chúng ta không có nhiệm vụ phải tuân theo những luật như thế; thay vào đó, chúng ta có nhiệm vụ trọng yếu và rõ ràng phải chống lại chúng theo bằng cách loại trừ chúng theo lương tâm” (ibid, số 73). ĐTC Gioan Phaolô II đã dùng Thánh Kinh mà cảnh cáo chúng ta rằng “chúng ta phải vâng lời Thiên Chúa hơn vâng lời loài người” (TĐCV 5:29, Evangelium Vitae, số 73).

Mọi Kitô hữu ủng hộ những sự ác tự bản chất được nhắc nhở rằng một ngày nào đó họ sẽ phải ra trườc tòa Phán Xét của Thiên Chúa và phải trả lời về chính mình và mình đã sống Tin Mừng Sự Sống ra sao.

Đồng thời, như những người Công Giáo ủng hộ sự sống chúng ta cũng phải quan tâm đến dân di cư, đến những người đau khổ, bệnh tật và nghèo khó. Chúng ta phải làm việc để tránh chiến tranh, loại trừ luật tử hình và chấm dứt nạn buôn bán ma túy. Nếu chúng ta thật sự là những người phò sự sống và xây dựng một nền văn hóa sự sống, chúng ta phải quan tâm đến tất cả những điều đó.

Trong khi có thể có những giải pháp khác nhau về một số vấn đề không phải tự nó là ác, phẩm giá cố hữu của con người từ giây phút thụ thai đến khi chết tự nhiên phải là những lăng kính mà chúng ta nhìn qua đó để quyết định. Chúng ta phải luôn luôn cổ võ cho nhân phẩm và chân lý là mọi người đều được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa và giống Thiên Chúa ngay từ giây phút thụ tai cho đến khi chết tự nhiên.

Phaolô Phạm Xuân Khôi viết phỏng theo Zenit.org
 
Một thủ tục để bù lấp “khoảng trống” trong việc bảo vệ nhân quyền.
Bùi Hữu Thư
16:46 08/06/2008

Một thủ tục để bù lấp “khoảng trống” trong việc bảo vệ nhân quyền.



Toà Thánh nói tất cả mọi người đều phải có thể tìm kiếm được công lý

GENÈVE, ngày 6 tháng 6, 2008
– Quan sát viên thường trực của Toà Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève cho hay một bản nháp của thủ tục đang được Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc soạn thảo sẽ bù lấp một cách hữu hiệu “khoảng trống” trong hệ thống nhân quyền quốc tế.

Tổng Giám Mục Silvano Tomasi tuyên bố như vậy hôm nay trước một uỷ ban nghiên cứu của Khóa Họp thứ 8 của Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc. Nhóm này đang thảo luận một bản nháp cho Thủ Tục được chọn lựa cho Thỏa Ước Quốc tế về Quyền Lợi Kinh Tế, Xã Hội và Văn Hóa của con người.

Thủ tục này sẽ thiết lập một cơ chế giúp cho các nạn nhân của các vi phạm về quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa có thể đệ trình các vụ kiện cáo lên Liên Hiệp Quốc.

Cơ chế kiện cáo đã hiện hành cho tất cả mọi hiệp ước khác về nhân quyền quốc tế, ngoại trừ thỏa ước về quyền lợi của các trẻ em.

Thủ tục được đề nghị sẽ cung cấp cùng một thể thức bảo vệ cho những ai đã bị truất xứ -- như một cơ chế tương tự đã có cho các nạn nhân bị tra tấn, đã được trù liệu trong một hiệp ước khác của Liên Hiệp Quốc.

Đức Tổng Giám Mục Tomasi giải thích rằng, “các quyền hạn về lịch sử, kinh tế, xã hội và văn hóa được coi như quá mơ hồ để có thể dùng làm căn bản hợp lý cho một thể thức tranh tụng cá nhân."

Ngài tiếp, "Các quyền lợi này gần như được coi là những nhân quyền thứ yếu."

Một hướng đi chính đáng

Đức Tổng Giám Mục nói cơ chế này sẽ là “một bước tiến tích cực tới một trật tự xã hội và quốc tế công bằng,"

Vị đặc sứ của Tòa Thánh nói với uỷ ban soạn thảo là các văn kiện khác nhau của Liên Hiệp Quốc “duy trì … một nền văn hoá công chính và hỗ tương hoàn vũ. "

Đức Tổng Giám Mục Tomasi khẳng định rằng hiệp ước về quyền lợi kinh tế, xã hội và văn hóa “được dùng như một cơ cấu chính yếu cho việc đạt tới các mục tiêu này,” và “các bước kế tiếp đã được thực hiện để gia tăng hiệu qủa của hiệp ước qua các cơ chế mới là một dấu hiệu cho thấy có sự liên tục quyết tâm theo đuổi tất cả mọi nhân quyền một cách thăng bằng."

Ngài tiếp, "Giá trị hoàn vũ của nhân phẩm đòi hỏi phải tuyên xưng và bảo vệ tất cả mọi nhân quyền không phân biệt là loại gì.”

Đức Tổng Giám Mục gọi bản sao hiện thời là một “dung hòa tốt đẹp”, vì “cho phép các cá nhân và nhóm tìm kiếm được công lý khi họ là nạn nhân của các vụ vi phạm, và tăng cường cho các cơ chế hiện hành để kiểm xoár hữu hiệu các hoạt động của mọi quốc gia."
 
Kinh Truyền tin chúa nhựt 8-6: Tình thương là nòng cốt của Kitô giáo
Bình Hòa
17:25 08/06/2008
Trong bài huấn dụ trước khi đọc kinh Truyền tin vào chúa nhựt tuần trước, đầu tháng Sáu dương lịch, Đức Thánh Cha nhắc nhở chúng ta rằng tháng Sáu được dành để tôn kính Thánh Tâm Chúa Giêsu, biểu tượng của lòng Chúa khoan nhân. Đề tài “lòng thương xót của Thiên Chúa”, cốt tuỷ của Tân ước, được quảng diễn trong bài huấn dụ trưa chúa nhựt hôm qua, khi chú giải đoạn Tin mừng của Thánh lễ, thuật lại việc Chúa Giêsu kêu gọi ông Matthêu làm môn đệ, một kẻ làm nghề thâu thuế, bị xã hội đồng hoá với phường gian ác; và hơn nữa, lại còn đi ăn ở nhà của ông ta cùng với những đồng nghiệp. Trước sự đàm tiếu của các người Biệt phái, Chúa Giêsu đã giải thích cho họ biết rằng sứ mạng của Ngài là đi tìm những kẻ tội lỗi; Ngài còn trách họ vì không am tường Lời của Thiên Chúa đã dạy qua ngôn sứ Hôsêa: “Ta muốn tình thương chứ không muốn hy lễ”. Thiên Chúa là Tình thương, và Ngài mong đợi nơi con người sự đáp trả của tình thương. Tình thương mang lại giá trị cho các việc phụng tự và việc tuân giữ lề luật.

Sau khi ban phép lành Toà thánh, trong phần chào thăm các phái đoàn hành hương bằng các ngôn ngữ Pháp, Anh, Đức, Tây ban nha, Bồ đào nha, Ba Lan, Đức Bênêđictô XVI còn thêm vài bài học dựa theo Bài Tin mừng, chẳng hạn như cầu chúc cho mọi người khám phá khuôn mặt của Thiên Chúa khoan nhân, cách riêng qua các bí tích Hoà giải và Thánh Thể, ngõ hầu trở nên những chứng nhân cho tình yêu Chúa. Ông Matthêu cũng là tấm gương cho việc đáp lại tiếng Chúa gọi một cách mau mắn và quảng đại. Sau đây là nguyên văn bài huấn dụ

Anh chị em thân mến

Ở trung tâm của phụng vụ Lời Chúa của chúa nhựt hôm nay là một câu của ngôn sứ Hosêa được Chúa Giêsu lấy lại trong bài Tin mừng: “Ta muốn tình thương, chứ không muốn hy lễ, ta muốn sự hiểu biết Thiên Chúa hơn là của lễ toàn thiêu” (Hs 6,6). Đây là một lời then chốt, một trong những chìa khóa đưa chúng ta đi vào trọng tâm của Tin mừng. Câu nói của ông Hosêa được Chúa Giêsu trích dẫn trong bối cảnh của việc kêu gọi ông Mathêu, một người làm nghề thu thuế cho chính quyền Rôma, vì thế bị người Do thái coi như một kẻ tội lỗi công khai. Đang khi ông ta đang ngồi ở tại bàn thu thuế thì Chúa Giêsu đã kêu gọi ông, và rồi đi đến nhà ông cùng với các môn đệ, và ngồi ăn chung với những người thu thuế khác. Điều này khiến cho các người Biệt phái gai mắt, nhưng Chúa Giêsu đã trả lời: “Những người lành mạnh không cần thầy thuốc, nhưng những kẻ đau yếu thì cần. Tôi không đến để kêu gọi những người công chính, nhưng là những kẻ tội lỗi” (Mt 9,12-13). Đến đây thánh sử Matthêu, một người rất lưu ý đến việc nối kết giữa Cựu ước và Tân ước, đã đặt trên môi miệng của Chúa Giêsu lời của ngôn sứ Hôsêa: “Các ông hãy về và học cho kỹ ý nghĩa của câu “Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải là hy lễ”.

Câu nói của ngôn sứ Hôsêa mang tầm quan trọng đến nỗi còn được Chúa Giêsu trích dẫn vào một dịp khác, nhân cuộc tranh luận về việc tuân giữ ngày Sabat (xc Mt 12, 1-8). Cả trong trường hợp này, Chúa Giêsu đã giải thích lề luật với tư cách của một kẻ làm chủ các định chế pháp lý. Ngỏ lời với các biệt phái, Chúa nói: “Giả như các ông hiểu câu nói, Ta muốn lòng nhân từ chứ không phải là hy lễ, thì ắt các ông không kết án những người vô tội” (Mt 12,7). Như thế, trong lời sấm của ngôn sứ Hôsêa, Chúa Giêsu Ngôi Lời làm người, ra như cảm thấy chính căn cước của mình, nên đã áp dụng hoàn toàn cho bản thân mình, và đã thực hiện câu nói qua hành động, kể cả khi phải gây ra sự căng thẳng đối với những nhà lãnh đạo của dân. Câu nói của ngôn sứ Hôsêa, được Tin mừng truyền đạt cho chúng ta như là tóm lược của tất cả sứ điệp Kitô giáo: lòng đạo đức chân chính nằm ở tình yêu với Chúa và tha nhân. Tình yêu mang lại giá trị cho việc phụng tự và việc tuân giữ lề luật.

Giờ đây, hướng về đức trinh nữ Maria, chúng ta xin Người chuyển cầu cho chúng ta được luôn sống trong niềm vui của cảm nghiệm Kitô giáo. Người là Mẹ của lòng nhân từ, xin Mẹ hãy gợi trên trong chúng ta tâm tình tín thác Thiên Chúa là Đấng khoan nhân vô bờ; xin Mẹ giúp chúng ta biết hấp thụ cho mình bản kinh mà thánh Augustinô đã soạn trong đoạn văn nổi tiếng của sách Tuyên xưng (Confessioness X, 28.39; 29.40): “Lạy Chúa, xin thương xót con. Này đây, con không che giấu những vết thương của con: Chúa là lương y, con là bệnh nhân; Chúa là đấng nhân từ, con là kẻ khốn khổ. . Tất cả niềm hy vọng của con đặt nơi lòng nhân từ bao la của Chúa”.
 
Đức Giáo Hoàng tóm lược sứ điệp Kitô giáo
Bùi Hữu Thư
21:30 08/06/2008

Đức Giáo Hoàng tóm lược sứ điệp Kitô giáo



Đó là tình yêu Thiên Chúa và tha nhân

VATICAN: 8 tháng 8, 2008
– Đức Giáo Hoàng Benedict XVI nói, sứ điệp của Kitô giáo là sứ điệp tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.

Ngày hôm nay trước khi đọc kinh Truyền Tin trước hàng ngàn người tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô, Đức Giáo Hoàng suy niệm về đoạn sách Hôsê được Chúa Giêsu lập lại trong Phúc Âm Chúa Nhật: “Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.”

Đức Giáo Hoàng nói "Chúng ta co một câu then chốt ở đây, một lời nói mở cho chúng ta cánh cửa để đi vào trọng tâm của Thánh Kinh.”

Ngài giải thích rằng khi Chúa Kitô gọi Mát-thêu, một người “bị người Do Thái coi là tội lỗi”, vì ông có nghề thâu thuế; ông được Chúa “gọi trong khi ông đang ngồi tại bàn của của một người thâu thuế.”

Sau đó Đức Giáo Hoàng tiếp, “Chúa Giêsu đến nhà Mát-thêu cùng với các môn đệ và ngồi dùng bữa với các người thâu thuế khác.”

Sau đó Đức Giáo Hoàng nhắc lại lời Chúa Kitô nói với “những người Pharisêu ngỏ lời bất mãn”: “Người khỏe mạnh không cần thầy thuốc, người đau ốm mới cần... tôi không đến để kêu gọi người công chính, mà để kêu gọi người tội lỗi.”

Đức Giáo Hoàng nói, “Thánh sử Mát-thêu luôn luôn chú ý đến sự liên kết giữa Cựu Ước và Tân Ước, và đã đem lời nói tiên tri của Hôsê vào miệng Chúa Giêsu.”

Thánh Mát-thêu viết rằng Chúa Giêsu nói, “Hãy về học cho biết ý nghiã của câu này: ‘Ta muốn lòng nhân chứ đâu cần lễ tế.’”

Đức Giáo Hoàng nói, "Lời Chúa này đã đến với chúng ta qua các Phúc Âm, như một tổng hợp của toàn thể sứ điệp Kitô giáo: một tôn giáo chân chính phải có tình yêu Thiên Chúa và tha nhân.”
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Bế mạc Tuần Đại Phúc tại giáo xứ Nam Lỗ, Thái Bình
Thái Hà
09:25 08/06/2008
THÁI BÌNH - Chiều và tối thứ bảy 07.06.2008 đông đảo các anh chị em giáo dân Nam Lỗ đã tham dự các thánh lễ bế mạc kỳ đại phúc tại nhà thờ giáo họ Lác Làng và nhà thờ chính xứ nằm ở tả ngạn và hữu ngạn sông Tiên Hưng, Thái Bình.

Suốt tuần vừa qua, cha Đa Minh Nguyễn Văn Quát, Chính xứ Nam Lỗ, đã uỷ quyền cho các cha DCCT hoàn toàn chủ động trong công việc phục vụ tại giáo xứ. Các cha đã giảng dạy trong các thánh lễ sáng chiều tại một số nhà thờ của giáo xứ nằm hai bên sông Tiên Hưng.

Nhờ sự giúp đỡ của ban điều hành các giáo ho, các cha đã đi thăm viếng toàn bộ các gia đình trong xứ theo kiểu “vào từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”. Các cuộc thăm viếng này mang lại niềm vui đồng thời củng cố, phục hồi và gia tăng đức tin cho tín hữu. Nhiều trường hợp đã đến nhà thơ, xưng tội và rước lễ sau 5-7 năm, thậm 20 năm và 40 năm gián đoạn.

Các thừa sai cũng đã gặp gỡ và chia sẻ với thiếu nhi, giới gia trưởng, giới hiền mẫu, hội con Đức Mẹ, huynh đoàn Đa Minh, các anh chị em dự tòng và tân tòng. Giới trẻ thực chất là các em đang học trung học phổ thông. Số lớn hơn đều đã đi làm xa trong Nam ngoài Bắc. Rất nhiều câu hỏi và vấn đề đã được nêu lên và thảo luận.

Các cha cho biết, học sinh ở đây mong được nghỉ học ngày chúa nhật để đi học giáo lý và đi lễ. Các em cũng bức xúc, phân vân và dao động đức tin trước hiện tượng nói xấu và nói sai về đạo ở nhà trường. Chẳng hạn sách viết và thầy cô giáo nói rằng đi đạo là duy tâm, rằng con người bởi khỉ tiến hoá mà ra, rằng Giáo Hội đã phạm nhiều sai lầm và tội ác, rằng người Công giáo là phản bội dân tộc và đất nước, v.v.

Các phụ huynh vừa bận tâm đến hiện tượng bỏ làng ra đi của giới trẻ và kèm theo là vấn đề hôn nhân khác đạo và không phép đạo. Họ bị dằn vặt đi hay không đi liên quan đến các trường hợp cưới xin không phép đạo, vì bên ngoài là lý, bên trong là tình, đi thì bị rút phép thông công, không đi thì không còn mặt mũi nhìn nhau và không chu toàn bổn phận của thân nhân họ hàng hoặc làng xóm láng giềng.

Các đôi vợ chồng trẻ quan tâm đến vấn đề ngừa thai tránh thai. Các phụ nữ trong độ tuổi sinh sản ít người rước lễ, vì hầu hết đều đã và đang áp dụng một phương pháp tránh thai nhân tạo nào đấy trái luật định của Giáo Hội mà phần lớn là đặt “vòng tránh thai”. Các lối tránh thai khác như TQS, bao cao su và thuốc tránh thai hầu như không được dùng tới. Các trường hợp phá thai cũng không thiếu.

Đấy là những trường hợp đáng thương hơn là đáng trách, vì đang lúc chúng tôi viết bản tin này loa phóng thanh của xã vẫn đang inh ỏi cổ vũ chương trình kế hoạch hoá gia đình. Chưa kể các biện pháp hành chính và kinh tế được áp dụng như không cho khai sinh, bắt nộp phạt bằng thóc từ 500 đến 600 kg, tức là bằng số thu nhập nông nghiệp một năm bằng của một hộ nông dân trong vùng.

Cũng vì vấn đề điều hoà sinh sản là vấn đề nóng bỏng cho nên chương trình giảng dạy phương pháp tránh thai theo phương pháp TQS của anh Dương Văn Lợi, một giáo dân thừa sai trong đoàn đại phúc, trở nên “ăn” khách.

Trước khi kết thúc kỳ đại phúc, cha Phêrô Nguyễn Văn Khải, trưởng nhóm thừa sai đã ca ngợi niềm tin trung kiên và đời sống đạo đức nhiệt thành của giáo dân Nam Lỗ. Gần nửa thế kỷ trong chế độ chuyên chính vô sản không linh mục chăm sóc vậy mà hầu như hiện tại không có người bỏ đạo và giáo xứ chỉ với 1377 giáo dân mà vẫn giữ được 13 ngôi thánh đường.

Ngài cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ của các thừa sai trước tấm lòng mục tử, tinh thần cởi mở, khả năng tổ chức và lãnh đạo của cha xứ Đa Minh Nguyễn Văn Quát. Sáu năm phục vụ ở Nam Lỗ, ngài đã làm thay đổi cả một vùng 7 xã thuộc hai huyện Đông Hưng và Hưng Hà, mang lại niềm cảm phục của giáo dân và lương dân trong vùng.

Cha trưởng nhóm thừa sai cũng kêu gọi giáo dân trong xứ chú ý giữ gìn và rèn luyện sức khoẻ, trau dồi nhân bản để loại bỏ lối ứng xử phản tin mừng, loại trừ nạn rượu chè, cãi cọ, chửi bới chì triết nhau; tăng cường đào sâu đức tin bằng cách học hỏi giáo lý và Kinh Thánh, nỗ lực trợ giúp việc học tập văn hoá và tăng cường tri thức nhằm mở đường cho sự phát triển kinh tế, xây dựng một lối sống đạo tự tin, dấn thân, hội nhập xã hội và biến cải xã hội.

Suốt tuần qua, người ta cảm nhận một sự an bình sâu xa và một niềm vui khôn tả bàng bạc khắp nơi trong giáo xứ. Tuần đại phúc thực sự trở thành một biến cố cứu độ cho nhiều người Nam Lỗ. Đấy thật là một cách thức chuẩn bị cần thiết nhất và ý nghĩa nhất cho tuần chầu lượt và cũng là tuần mừng kỷ niệm bách chu niên thành lập giáo xứ sẽ bắt đầu vào ngày 11.06 tới đây./.

Thái Hà 07.06.2008.
 
Từ một câu chuyện không giả tưởng đến tập thơ Công giáo
LM Nguyễn kim Anh
13:24 08/06/2008
Từ một câu chuyện không giả tưởng
Chuyện xảy ra tại nhà sách NVC (Sàigòn)

Một sinh viên cao học môn nhân văn, sau năm năm vào tiền chủng viện, rồi trở lại môi trưòng ĐH vì “ không thích hợp ‘. Nhờ thời gian này anh có kiến thức khá vững vàng về giáo lý, kinh thánh... Anh lại tiếp tục theo các khoá của huấn luyện của cha Nguyễn Khảm tại TTMV Saigòn song song với luận văn cao học.
Anh bước vào nhà sách NVC rồi đi tới quầy sách Tôn Giáo. Một thanh niên áo lam đầu trọc đang đọc sách Phật Giáo. Anh Công giáo giao lưu:
- Anh tìm sách gì vậy ?
- Truyện Phật Giáo… Còn anh tìm gì ?
- Tôi Công giáo… tới xem sách Phật thế nào…
- Anh thấy đó, sách Phật giáo ăn đứt sách Công Giáo cả lượng cả phẩm… Ở đây sách Phật giáo cả ngàn cuốn sách Công giáo chưa đến trăm cuốn, toàn là sách linh tinh…
- Anh chưa biết đó tại các nhà sách Công giáo như nhà sách Hoà Bình hay Nhà sách Đức Bà Hằng cứu giúp sách công giáo tràn ngập…
- Vậy chỉ bán nội bộ. Nếu là chân lý chắc phải có mặt khắp nơi. Đạo Phật là chân lý, đạo Công giáo chỉ có thể là chân lý…
- Anh nói sai rồi: Đức Phật nói Chân lý như mặt trăng, ta chỉ là ngón tay chỉ mặt trăng… Còn Chúa Giêsu nói Ta là đưòng, là chân lý là sự sống anh hãy vào các nhà thờ thì thấy trước nhà thờ năm nay người ta treo khắp nới câu nói vô tiền khoáng hậu của Chúa Giêsu Ngài chính là duy nhất chân lý, ánh sáng soi cho thế giới u tối này…

Họ cãi nhau một chặp nữa, anh Phật giáo đuối lý nhưng không tâm phục…

Đến tập thơ Công giáo "Kinh trong Sương"

Tôi chỉ là một cha sở miền quê gần đây có chút quan tâm đến văn hoá. Như bao ngừoi Công giáo khác đều nhận ra mảng Văn Hoá, người Công giáo Việt nam đã không có tác phẩm hay tác giả nào nổi tiếng, tầm cỡ (LM Trăng Thập Tự đã nhiều lần lên tiếng). Nên nay HĐGM VN tài trợ cho in các tập thơ Công Giáo tôi hết sức hoan nghênh. Tôi cũng hoan nghênh các tổ chức đêm thơ nhạc các nghệ sĩ Công giáo như đêm ttổ chức mừng 50 linh mục của nhạc sĩ linh mục Kim Long, đêm thơ Xuân ly Băng tại Sài gòn nay và vừa nhận đựoc thiệp mời dự dêm thơ nhạc Xuân ly Băng 23/6/2008 tại Nhà Mục Vụ TGM Phan Thiết.
Giữa cái sốt luong thực hôm nay đem thơ nhạc như lạc lõng chăng? Không văn hoá là lương thực không thể thiếu. Đức Gioan –Phaolô II đã nói “Đức Tin phải biến thành văn hoá”.
 
Bênh vực công lý và Giáo Hội
UBND Tỉnh trao lại Đại Chủng Viện Mỹ Đức cho giáo phận Thái Bình mở đại chủng viện mới
Đồng Nhân
11:50 08/06/2008
THÁI BÌNH - Theo thông cáo của Đức Cha Nguyễn văn Sang, giám mục giáo phận Thái Bình gửi cho linh mục tu sĩ và giáo dân trong giáo phận Thái Bình vào ngày 30/5/2008, Ngài cho biết những sự kiện quan trọng sau đây:

1. Nhân dịp Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu, UBND tỉnh Thái Bình trao lại cho Tòa Giám Mục Thái Bình ngôi nhà 3 tầng (ở bên cạnh nhà thờ Cát Đàm, tức là Đại Chủng Viện Mỹ Đức cũ).

2.
Khu Nhà thờ Cát Đàm cũng được trả lại
Khu đất thuộc về Nhà thờ giáo xứ Cát Đàm đã bị Nhà Nước lấy để làm Trường Trung Cấp dạy Nghề cho người khuyết tật, nay cũng đồng ý trả lại cho giáo phận Thái Bình. (Bên cạnh khu Nhà thờ Cát Đàm là ngôi nhà 3 tầng Đại chủng viện Mỹ Đức cũ)

3. Chính quyền địa phương cũng chấp thuận cho ĐC Sang mở “Lớp bồi dưỡng cho các tu sĩ cao tuổi tại giáo phận”. Trong thông cáo nêu rõ như sau: ”Căn cứ vào tình hình mục vụ của giáo phận, nhất là để đáp ứng với các sáng kiến mục vụ rất phong phú của Giám mục và Linh mục, trong những Năm thánh gần đây, với con số các giáo xứ đã được tăng lên (độ 100), đằng khác, con số linh mục coi xứ khá khiêm tốn (chừng 45 vị), Đức Giám mục quyết định sẽ gọi một số tu sĩ nam cao tuổi vào lớp bồi dưỡng nói trên. Lớp này sẽ chia ra từng đợt: Đợt sớm hơn sẽ vào trung tuần tháng 9 năm 2008”.

4. “Lớp Bồi Dưỡng sẽ được đặt tại chủng viện Mỹ Đức cũ, nay được đặt tên mới là: Chủng Viện Thánh Tâm Chúa Giêsu, sẽ do chính Đức Giám Mục giáo phận làm Giám đốc và giảng dạy. Cộng tác với Đức Giám mục gồm các Cha sau đây:
Nhà thờ Cát Đàm và khu Đại Chủng Viện
Cha Đaminh Đặng Văn Cầu, phó Giám đốc và Giáo sư
Cha Hieronimo Nguyễn Phúc Hạnh – Giáo sư
Cha Giuse Trần Xuân Chiêu – Giáo sư
Cha Gioan Baotixita Nguyễn Sơn Hải – Giáo sư
Cha Phêrô Nguyễn Đình Tân – Giáo sư
Cha Thomas Đoàn Xuân Thỏa – Giáo sư và Quản lý".

5. Đức Cha Nguyễn Văn Sang cũng đưa ra nhận định như sau: "Việc mở lớp bồi dưỡng nói trên là một ơn trọng đại do Thánh Tâm Chúa ban, song cũng đặt ra cho chúng ta một trách nhiệm rất khó khăn là: việc đào tạo các tu sĩ lớn tuổi với khả năng giới hạn, để có thể trở thành linh mục xứng đáng, thật nhiều phức tạp về mọi mặt. Riêng về kinh tế cũng đòi hỏi trước mắt những quyết định nan giải: phải sửa chữa các phòng lớp; phải cung cấp kinh tế trong sinh hoạt cho các chủng sinh, giáo sư, và các người giúp việc".

Với nhu cầu thực tiễn nêu trên, Tòa Giám Mục giáo phận Thái Bình đã đưa ra lời kêu gọi như sau:

"Xin mọi thành phần Dân Chúa thực hiện những điều sau đây:
a) Trong tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu (tháng 6) Đức Giám mục ban phép cho các xứ được chầu Mình Thánh 1 giờ để cảm tạ đội ơn Thánh Tâm và xin ơn cần thiết cho lớp bồi dưỡng.
b) Mỗi linh mục coi xứ dành 10 bổng lễ (có thể lấy lễ thứ 2) hoặc nộp cho Cha Quản lý, hoặc làm ý lễ nơi Văn phòng Tòa Giám Mục.
c) Mỗi dòng tu có mặt trong giáo phận cũng có trách nhiệm đóng góp vào quĩ bồi dưỡng này, tùy lòng hảo tâm và khả năng.
d) Các giáo xứ dành tất cả các tiền lắc ống, các hòm khấn xin trong tháng 6 nộp cho Cha Quản lý để dành vào việc “lớp bồi dưỡng”.
e) Tòa Giám Mục cũng kêu gọi từ tâm thiện chí của mọi người trong và ngoài giáo phận, tiếp tục cộng tác với chúng tôi và giáo phận để thi hành sứ mệnh cao cả này, góp phần đào tạo các linh mục.

Mọi sự giúp đỡ có thể gửi tới:
Linh mục Thomas Đoàn Xuân Thỏa, số 6, Trần Hưng Đạo, thành phố Thái Bình.
Tài khoản: Rev. Doan Xuan Thoa, Vietcombank, Branche de Thai Binh,
No 59 Le Loi, Ville de Thai Binh, Viet Nam
No du compte: 0211140087392 (pour EUR)
0211370087387 ( pour USD)
Code S.W.I.F.T.: BFTVVNVX021

Rev. Doan Xuan Thoa, Bank For Foreign of Vietnam
Thaibinh Branche (Vietcombank)
N° 59, Leloi Street, Thaibinh City,
Thaibinh Province, Vietnam
Account: 0211140087392 (For EUR);
0211370087387 (For USD).
Code S.W.I.F.T.: BFTVVNVX021"
 
Tin Đáng Chú Ý
Nhóm ủng hộ gia đình lên án Đảng Dân Chủ vì đã ủng hộ cho Tháng ''Gay Pride''
Anthony Lê
07:16 08/06/2008
Nhóm ủng hộ gia đình lên án Đảng Dân Chủ vì đã ủng hộ cho Tháng "Gay Pride"

Ông Peter LaBarbera
Los Angeles, CA (LifeSiteNews.com).- Nhà hoạt động xã hội ủng hộ gia đình Peter LaBarbera đang lên tiếng chỉ trích Đảng Dân Chủ vì đã đưa ra lời tuyên bố ủng hộ cho tháng "Gay Pride" tức là Tháng mà những tên bóng đại cái, và bóng đại đực, hay nói cách khác: những tên đồng tính luyến ái nam, hay luyến ái nữ - ngang nhiên diễu hành công cộng nơi các đường phố chính của Hoa Kỳ, với đầy vẽ tự hào và kêu hãnh vì họ là những người đồng tính luyến ái, để rồi cùng nhau ôm và hun hít rất lố bịch trên đường phố.

Tháng 6 này là Tháng mà Giáo Hội Công Giáo dành để kính nhớ Trái Tim Cực Thánh Chúa Giêsu, vốn rủi thay cũng là Tháng mà xã hội tục trần dùng để ca ngợi những loại người có đời sống đạo đức và luân lý suy đồi, yếu kém và bệnh hoạn.

Những trận diễu hành "Gay Pride" thường được rầm rộ nhất là tại Los Angeles thuộc tiểu bang California, New York, Boston thuộc Massachussetts, Milwaukee của tiểu bang Wisconsin, Texas, Atlanta thuộc Georgia, và các thành phố lớn và nhỏ khác - là nơi mà cộng đồng "Gays & Lesbians" có con số hiện diện rất đông đảo.

Chủ Tịch của Đảng Dân Chủ là Howard Dean cùng các thành viên đồng tính luyến ái của Đảng Dân Chủ có mặt tại Hạ Viện đó là Dân Biểu Barney Frank (của tiểu bang MA), và Dân Biểu Tammy Baldwin (của tiểu bang WI) đã cùng đưa ra một tuyên bố chung ủng hộ cho việc cử hành ra ngày lễ dành cho những tên nam và nữ đồng tính, cũng như nhấn mạnh về sự cam kết của Đảng Dân Chủ "trong việc cổ võ sự bình đẳng hoàn toàn cho các cặp đồng tính luyến ái, và coi chuyện hôn nhân 'bệnh hoạn' của những người loại người này ngang hàng về mặt luật pháp với những cặp hôn nhân truyền thống giữa một người nam và một người nữ."

Bản tuyên cáo chung cũng thúc giục Quốc Hội Hoa Kỳ phải thông qua Đạo Luật Cấm Kỳ Thị trong Công Ăn Việc Làm (Employment Non-Discrimination Act) [tức những tên đồng tính nam và nữ này muốn được hưởng sự giảm thuế vì họ đã có gia đình, như là các cặp gia đình hôn nhân truyền thống - NV]; Đạo Luật Matthew Shepard Hate Crimes Act; sự hủy bỏ về chính sách "Không Hỏi - Không Nói" (Don't Ask, Don't Tell); và kêu gọi "phải có chiến lược toàn diện dựa trên cơ sở của khoa học về việc chống lại căn bệnh HIV/AIDS."

[Lưu ý: sở dĩ Đảng Dân Chủ đưa ra lời kêu gọi chống lại căn bệnh HIV/AIDS vì nếu Quý Vị nhìn tận mắt thật kỹ những người đồng tính này, thì sẽ thấy được những điểm như sau nơi họ: mặt mày xanh mét, và nổi nhiều loại mụn mặt rất lạ kỳ, vân vân.. ..., do sự quan hệ tình dục bệnh hoạn và suy đồi, giữa nhiều thằng đực với nhau, hay nhiều bà mụ với nhau - từ đó nảy sinh ra các thứ bệnh rất lạ kỳ và kinh khủng nơi họ - NV]

Ông LaBarbera - Chủ Tịch của Nhóm Những Người Mỹ vì Sự Thật về việc Đồng Tính Luyến Ái (Americans for Truth About Homosexuality) cho biết:

"Lời tuyên bố ủng hộ ngày diễn hành tự hào của những người đồng tính luyến ái của Đảng Dân Chủ được xem như là một danh sách giặt đồ (laundry list) để ủng hộ những nghị trình hòng đòi ra những đặc quyền cho những nhóm người bệnh hoạn này."

Ông nói tiếp:

"Đảng Dân Chủ liên tục nói về những giá trị chính yếu và cơ bản của Đảng, thật là nực cười khi thấy phần lớn các thành viên của Đảng này lại xem việc tổ chức ra ngày lễ đồng tính luyến ái lại chính là một trong các giá trị đạo đức cơ bản của Đảng. Quả thật, đúng là họ đang đầu độc cho những người Mỹ nào có đầu óc đạo đức luân lý lành mạnh!"

Ông LaBarbera còn cho biết thêm rằng:

"Đảng Dân Chủ cho biết là họ chỉ ủng hộ cho những nghị trình có liên quan đến sự đồng tính mà thôi, chứ không có ủng hộ cho việc hôn nhân đồng tính, thế nhưng sự thật thì lại khác vì giờ đây họ không thể nào dám công khai bày tỏ ra điều đó vì suy cho cùng nó sẽ làm tổn thương đến các kế hoạch bầu cử của họ, thế nhưng khốn nạn thay đó lại là đường hướng mà họ muốn nhắm tới, và rồi mọi người sẽ thấy khi Obama thắng được Washington khi đó những cặp hôn nhân đồng tính này sẽ được hưởng mọi đặc quyền ngang hàng và bình đẳng với các cặp hôn nhân đồng tính, giống như đường hướng mà Kevin Rudd của Úc Châu đang nhắm tới vậy!"

Theo nhận xét của Ông LaBarbera thì "thật là buồn khi thấy Đảng Dân Chủ đang ngày càng lụn bại dần về mặt đạo đức và luân lý Kitô Giáo!"
 
Văn Hóa
Đất của Đạo (thơ)
Lê Dân Việt
11:28 08/06/2008
ĐẤT CỦA ĐẠO

Đất của đạo là đất tình thương
Mà sao lại biến vũ trường làm chi!!??
Để cho đời mãi kinh khi!!!
Là ta trấn lột, cướp đi của người

Làm nơi nhảy nhót vui chơi
Biến nơi hò hẹn, cơ ngơi làm giầu
Nuốt đi lời hứa ban đầu
Mượn tạm đất đạo, sau nầy trả cho

Nhưng nay mặt cứng như mo
Lòng dạ tráo trở, chẳng lo hoàn bồi
Chiếm đất coi như đã rồi
Ôi thôi! Một lũ bọn tồi điêu ngoa
 
Tiết kiệm được dầu xăng! (Cười một tí!)
Vô danh
13:27 08/06/2008