Phụng Vụ - Mục Vụ
Thánh lễ Chúa Nhật Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống 5/6 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:39 04/06/2022
BÀI ĐỌC 1 Cv 2:1-11
Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.
Khi đến ngày lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra một tiếng động, như tiếng gió mạnh ùa vào đầy cả căn nhà, nơi họ đang tụ họp.
Rồi họ thấy xuất hiện những hình lưỡi giống như lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một.
Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tuỳ theo khả năng Thánh Thần ban cho.
Lúc đó, tại Giê-ru-sa-lem, có những người Do-thái sùng đạo, từ các dân thiên hạ trở về. Nghe tiếng ấy, có nhiều người kéo đến. Họ kinh ngạc vì ai nấy đều nghe các ông nói tiếng bản xứ của mình. Họ sửng sốt, thán phục và nói:
“Những người đang nói đó không phải là người Ga-li-lê cả ư? Thế sao mỗi người chúng ta lại nghe họ nói tiếng mẹ đẻ của chúng ta?
Chúng ta đây, có người là dân Pác-thi-a, Mê-đi, Ê-lam,
Mê-xô-pô-ta-mi-a, Giu-đê, Cáp-pa-đô-ki-a, Pon-tô, và A-xi-a,
có người là dân Phy-ghi-a, Pam-phy-li-a, Ai-cập,
và những vùng Li-by-a giáp giới Ky-rê-nê;
nào là những người từ Rô-ma đến đây;
nào là người Do-thái cũng như người đạo theo;
nào là người đảo Cơ-rê-ta hay người Ả-rập,
vậy mà chúng ta đều nghe họ dùng tiếng nói của chúng ta
mà loan báo những kỳ công của Thiên Chúa!”
Đó là Lời Chúa.
BÀI ĐỌC 2 1Cr 12:3b-7,12-13
Bài trích thư thứ nhất của thánh Phao-lô tông đồ gửi tín hữu Cô-rin-tô.
Thưa anh em, không ai có thể nói rằng: "Đức Giê-su là Chúa", nếu người ấy không ở trong Thần Khí.
Có nhiều đặc sủng khác nhau, nhưng chỉ có một Thần Khí. Có nhiều việc phục vụ khác nhau, nhưng chỉ có một Chúa. Có nhiều hoạt động khác nhau, nhưng vẫn chỉ có một Thiên Chúa làm mọi sự trong mọi người. Thần Khí tỏ mình ra nơi mỗi người một cách, là vì ích chung.
Thật vậy, ví như thân thể người ta chỉ là một, nhưng lại có nhiều bộ phận, mà các bộ phận của thân thể tuy nhiều, nhưng vẫn là một thân thể, thì Đức Ki-tô cũng vậy. Thật thế, tất cả chúng ta, dầu là Do-thái hay Hy-lạp, nô lệ hay tự do, chúng ta đều đã chịu phép rửa trong cùng một Thần Khí để trở nên một thân thể. Tất cả chúng ta đã được đầy tràn một Thần Khí duy nhất.
Đó là Lời Chúa.
TUNG HÔ TIN MỪNG
Alleluia. Alleluia.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin ngự đến,
cho tâm hồn tín hữu được nhuần thấm muôn ơn,
và cháy lửa yêu mến Ngài.
Alleluia.
TIN MỪNG Ga 20:19-23
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gioan.
Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín, vì các ông sợ người Do-thái. Đức Giê-su đến, đứng giữa các ông và nói: “Bình an cho anh em!”
Nói xong, Người cho các ông xem tay và cạnh sườn. Các môn đệ vui mừng vì được thấy Chúa. Người lại nói với các ông: “Bình an cho anh em! Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thầy cũng sai anh em.”
Nói xong, Người thổi hơi vào các ông và bảo: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai, thì người ấy được tha; anh em cầm giữ ai, thì người ấy bị cầm giữ.”
Đó là Lời Chúa.
Lần chuỗi Mân Côi cầu nguyện cho hòa bình thế giới với Đức Thánh Cha
Giáo Hội Năm Châu
02:13 04/06/2022
Thần khí nhiệt thành và hiệp hành
Lm. Nguyễn Xuân Trường
06:35 04/06/2022
Trân trọng giới thiệu 3 phút video chia sẻ THẦN KHÍ HIỆP HÀNH VÀ NHIỆT THÀNH
Chúa Thánh Thần Trong 7 Bí Tích
LM. Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
15:14 04/06/2022
Chúa Thánh Thần Trong 7 Bí Tích
Khi học về bí tích giải tội, giảng khoá mà tôi học xưa kia đã đặt cho lời mở một cái tựa gây sốc : “Quyền kinh khủng.” Quyền kinh khủng đây là quyền tha tội. Anh em tha tội cho ai,người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, người ấy bị cầm buộc. Đúng là một quyền kinh khủng, vì là một người phàm mà con người linh mục phàm nhân kia có quyền tha cho các tội nhân, mà tội là phạm đến Chúa, không phải chúa Trịnh chúa Nguyễn ở Đàng Trong Đàng Ngoài, mà là Chúa Tối Cao, Chủ Tể trời đất. Đúng là “quyền kinh khủng.” Ta thử tưởng nghĩ xem có một thường dân nào đó được phép để tha cho một người xúc phạm nặng đến vua, đến tổng thống không?
Nhưng mà người linh mục được quyền này, nhờ một Ngôi Vị : Ngôi Ba. “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, người ấy được tha” (Ga 20, 22-23). Chúa Giêsu mà không “thổi hơi” để ban Thánh Thần, thì chẳng ai thổi được bất cứ gì, dẫu chỉ một hạt bụi, tức tội mọn !
Chúa Thánh Thần có vai trò rất rất quan trong trong đời sống giáo hội, ấy vậy mà đã rất nhiều năm, nhiều thế kỷ, giáo hội Latinh (Roma) quên lãng Ngài, không hề nhắc đến Ngài trong các bí tích, trong Thánh lễ (trong khi đó, giáo hội Chính Thống, GH Công Giáo Đông Phương vẫn đặt Chúa Thánh Thần ở một vị trí rất cao, vì quả Ngài có “quyền kinh khủng” lắm !).
Chúng ta cứ bắt đầu với bí tích giải tội, vì bài Tin Mừng hôm nay đang nói về. Mãi tới năm 1973, giáo hội Latinh mới đưa Chúa Thánh Thần vào công thức tha tội.
“Chúa là Cha hay thương xót, đã dùng sự chết và sự sống lại của Con Chúa mà giao hoà thế gian với Chúa và đã ban Thánh Thần để tha tội. xin Chúa dùng tác vụ của Hội thánh mà ban cho anh ơn tha thứ và bình an, vậy tôi tha tội cho anh nhân danh Cha và Con và Thanh Thần.”
Công thứ cũ trải dài nhiều thế kỷ chỉ nhắc tới Chúa Cha và Chúa Giêsu ở ngôi thứ ba : xin Chúa Giêsu Kitô tha tội cho anh (mặc dầu cũng có công thức chính với Chúa Thánh Thần nhưng chỉ như là “dấu thánh giá” chứ không nói rõ công việc: “Tôi tha tội cho anh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”)
Bí tích xức dầu thánh, xem như em của bí tích giải tội, xem như bí tích trợ tá cho bí tích giải tội, trước đây cũng không hề nhắc gì tới Chúa Thánh Thần. Công thứ cũ là : Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa tha thứ mọi tội người này phạm do mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nói, tay chân đụng chạm (tức tha các tội do ngũ quan : thính, thị, xúc, vị, khứu giác). Công thứ mới là : “Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ ông; để Người giải thoát ông khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa ông và thương làm cho ông được thuyên giảm.”
Trong Thánh lễ, việc lãng quên vai trò của Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hoá, rất đáng tội ! Trải qua nhiều nhiều thế kỷ, Lễ Qui Rôma không hề nhắc gì đến Chúa Thánh Thần (dẫu có nhắc trong “chính nhờ Người, với Người …”, nhưng cũng như một cách làm dấu thánh giá vậy thôi !). Còn nay, sau Công Đồng và khi canh tân lại thánh lễ, lúc đặt tay là nài xin Chúa Thánh Thần :
Vì thế lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa, dùng ơn Chúa Thánh Thần mà thánh hoá của lễ này, để trở nên (*) cho chúng con Mình và Máu (KNTT 2). Chính Chúa Thánh Thần biến bánh và rượu thành Mình và Máu. Nghi Lễ Chính Thống và Công Giáo Đông Phương hiểu và thực hành như vậy. Đọc lời khẩn nài Chúa Thánh Thần xong (tiếng chuyên môn gọi là epiclesis) là bánh rượu “biến thành” Mình Máu Chúa ngay, chứ không như trong Nghi Lễ Latinh (Tây Phương) phải đợi tới lúc đọc lời tường thuật, “Này là Mình Thầy” “Này là Máu Thầy” thì bánh rượu mới thành Mình Máu.
Các bí tích thánh tẩy, thêm sức, truyền chức, nhắc đến Chúa Thánh Thần là điều đương nhiên, nhất là bí tích thêm sức được xem là hàng hiệu của Ngài với bảy ơn Chúa Thánh Thần, nên dễ hiểu và khó có thể bỏ quên Thánh Thần. Thánh Tẩy, tức rửa tội, nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần, thì chính Thánh Thần cho ta được phép gọi Chúa là Cha. Truyền Chức thì cần Chúa Thánh Thần nhiều để soi sáng hướng dẫn…, nên Chúa Thánh Thần không bị quên lãng.
Còn Hôn phối thì sao, Chúa Thánh Thần bị quên lãng nhiều nhất, nhất là tại Việt Nam. Bởi lễ nghi thức hôn phối sau Công Đồng Vatican II, có 2 lần sửa, mãi tới 1991 mới có bản mẫu II, và Việt Nam ta thì gần 20 năm sau nữa mới dịch ra, tức áp dụng từ lễ Phục Sinh 12-4-2009, trong đó các lời chúc hôn nhắc tới Thánh Thần :
1. “Xin đổ ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các tôi tớ Chúa để nhờ có tình yêu Chúa chan hoà trong tâm hồn, các tôi tớ Chúa được bền lòng chung thuỷ với nhau trong giao ước hôn nhân.”
2. “Chúng con nài xin Chúa đoái thương giơ tay trên các tôi tớ Chúa đây là anh Giuse Toan và chị Maria Tính và tuôn đổ xuống tâm hồn họ sức mạnh của Thánh Thần”
3. “Xin tuôn đổ chan hoà phúc lành của Chúa trên chị Tính và bạn trăm năm của chị là anh Toan, xin Chúa dùng quyền lực Thánh Thần Chúa từ trên cao đốt nóng tâm hồn anh chị, để khi vui hưởng sự trao hiến cho nhau trong hôn nhân, anh chị biết dùng con cái điểm tô cho gia đình và làm cho Hội Thánh được thêm phong phú.”
Những ai cử hành hôn phối trước đây, chẳng phải xa xôi gì từ năm 2009 trở về trước, là thiếu vắng Chúa Thánh Thần trong lời chúc hôn, chắc phải làm lại !
Vậy là trong 7 bí tích, 3 bí tích “bà con” với Chúa Thánh Thần (Thánh Tẩy, Thêm Sức, Truyền Chức) có nhắc tới Chúa Thánh Thần là dĩ nhiên, còn 4 bí tích kia : Xức Dầu Bệnh Nhân, Thánh Thể, Giải Tội, và nhất là Hôn Phối, việc đưa Chúa Thánh Thần vào là chậm lắm, mãi “rất” sau này mới đưa vào !
Bây giờ ta quay lại bài Tin Mừng với bí tích giải tội. “Hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai, người đó được tha.”
+ Linh mục Bernado thuộc hội Giáo Hoàng Thừa Sai người Ý truyền giáo tại Hongkong kể lại rằng: trong một ngày thứ sáu tuần thánh, sau khi nói về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá và ơn tha thứ của Chúa, ngài giải thích về ý nghĩa của bí tích Giải tội và kêu gọi mọi người xưng tội để cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa. Sau nghi lễ, có một người Hồi giáo đến gặp ngài và nói như sau:
-Thưa cha, tôi muốn xưng tội để được ơn tha thứ.
Vị linh mục giải thích rằng, vì chưa được rửa tội, ông không thể lãnh nhận bí tích Giải tội, nhưng người tín hữu Hồi giáo nài nỉ:
-Thưa cha, trong Hồi giáo của chúng tôi không có sự tha tội, nhưng tôi cảm thấy cần phải được Chúa tha thứ và có được một dấu chỉ về sự tha thứ của Ngài. Cha liền chúc lành cho người tín hữu Hồi giáo và sau đó người này trở thành người con của Chúa. Từ ngày đó người ấy nói rằng anh ta luôn được sống trong sự bình an.
+ Tại Đại Hàn, nơi có nhiều tín đồ Phật giáo trở lại Công Giáo, Giáo Hội đã làm một cuộc thăm dò với một câu hỏi rất vắn như sau: “Tại sao bạn trở lại và chọn Giáo Hội Công Giáo?” Một bác sĩ nổi tiếng trong Nước đã trả lời như sau: “Trở lại là một mầu nhiệm và có nhiều động lực thúc đẩy. Một trong những động lực mãnh liệt nhất đó là sự kiện trong Giáo Hội Công Giáo vị linh mục nhân danh Chúa để tha thứ tội lỗi. Đối với tôi, đây là một khám phá vĩ đại nhất. Trong Phật Giáo không có sự tha thứ, tuy có những nghi thức thanh tẩy, có việc cúng tế và cầu kinh, nhưng không có ai tha tội cả. Người tín đồ Phật Giáo vì có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế cho nên suốt đời bị dằn vặt dưới gánh nặng tội lỗi của mình. Khi tôi biết rằng, Giáo Hội Công Giáo nhân danh Chúa tha thứ tội lỗi cho tôi, tôi hiểu được niềm tin này mang lại cho tôi những gì.
Hãy nài xin Thánh Thần, Đấng cùng với Chúa Kitô hành động trong các bí tích, hãy “hành động” trong chúng ta để mỗi người chúng ta xứng đáng gọi Chúa là Cha của mình. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
______________
(*) “trở nên” là bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ năm 2005. Còn Sách Lễ Roma năm 1992, thì dịch thẳng “biến thành”
Khi học về bí tích giải tội, giảng khoá mà tôi học xưa kia đã đặt cho lời mở một cái tựa gây sốc : “Quyền kinh khủng.” Quyền kinh khủng đây là quyền tha tội. Anh em tha tội cho ai,người ấy được tha, anh em cầm giữ ai, người ấy bị cầm buộc. Đúng là một quyền kinh khủng, vì là một người phàm mà con người linh mục phàm nhân kia có quyền tha cho các tội nhân, mà tội là phạm đến Chúa, không phải chúa Trịnh chúa Nguyễn ở Đàng Trong Đàng Ngoài, mà là Chúa Tối Cao, Chủ Tể trời đất. Đúng là “quyền kinh khủng.” Ta thử tưởng nghĩ xem có một thường dân nào đó được phép để tha cho một người xúc phạm nặng đến vua, đến tổng thống không?
Nhưng mà người linh mục được quyền này, nhờ một Ngôi Vị : Ngôi Ba. “Các con hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho ai, người ấy được tha” (Ga 20, 22-23). Chúa Giêsu mà không “thổi hơi” để ban Thánh Thần, thì chẳng ai thổi được bất cứ gì, dẫu chỉ một hạt bụi, tức tội mọn !
Chúa Thánh Thần có vai trò rất rất quan trong trong đời sống giáo hội, ấy vậy mà đã rất nhiều năm, nhiều thế kỷ, giáo hội Latinh (Roma) quên lãng Ngài, không hề nhắc đến Ngài trong các bí tích, trong Thánh lễ (trong khi đó, giáo hội Chính Thống, GH Công Giáo Đông Phương vẫn đặt Chúa Thánh Thần ở một vị trí rất cao, vì quả Ngài có “quyền kinh khủng” lắm !).
Chúng ta cứ bắt đầu với bí tích giải tội, vì bài Tin Mừng hôm nay đang nói về. Mãi tới năm 1973, giáo hội Latinh mới đưa Chúa Thánh Thần vào công thức tha tội.
“Chúa là Cha hay thương xót, đã dùng sự chết và sự sống lại của Con Chúa mà giao hoà thế gian với Chúa và đã ban Thánh Thần để tha tội. xin Chúa dùng tác vụ của Hội thánh mà ban cho anh ơn tha thứ và bình an, vậy tôi tha tội cho anh nhân danh Cha và Con và Thanh Thần.”
Công thứ cũ trải dài nhiều thế kỷ chỉ nhắc tới Chúa Cha và Chúa Giêsu ở ngôi thứ ba : xin Chúa Giêsu Kitô tha tội cho anh (mặc dầu cũng có công thức chính với Chúa Thánh Thần nhưng chỉ như là “dấu thánh giá” chứ không nói rõ công việc: “Tôi tha tội cho anh nhân danh Cha và Con và Thánh Thần”)
Bí tích xức dầu thánh, xem như em của bí tích giải tội, xem như bí tích trợ tá cho bí tích giải tội, trước đây cũng không hề nhắc gì tới Chúa Thánh Thần. Công thứ cũ là : Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa tha thứ mọi tội người này phạm do mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi, miệng nói, tay chân đụng chạm (tức tha các tội do ngũ quan : thính, thị, xúc, vị, khứu giác). Công thứ mới là : “Nhờ việc xức dầu thánh này và nhờ lòng từ bi nhân hậu của Chúa, xin Chúa dùng ơn Chúa Thánh Thần mà giúp đỡ ông; để Người giải thoát ông khỏi mọi tội lỗi, cứu chữa ông và thương làm cho ông được thuyên giảm.”
Trong Thánh lễ, việc lãng quên vai trò của Chúa Thánh Thần là Đấng Thánh Hoá, rất đáng tội ! Trải qua nhiều nhiều thế kỷ, Lễ Qui Rôma không hề nhắc gì đến Chúa Thánh Thần (dẫu có nhắc trong “chính nhờ Người, với Người …”, nhưng cũng như một cách làm dấu thánh giá vậy thôi !). Còn nay, sau Công Đồng và khi canh tân lại thánh lễ, lúc đặt tay là nài xin Chúa Thánh Thần :
Vì thế lạy Chúa, chúng con nài xin Chúa, dùng ơn Chúa Thánh Thần mà thánh hoá của lễ này, để trở nên (*) cho chúng con Mình và Máu (KNTT 2). Chính Chúa Thánh Thần biến bánh và rượu thành Mình và Máu. Nghi Lễ Chính Thống và Công Giáo Đông Phương hiểu và thực hành như vậy. Đọc lời khẩn nài Chúa Thánh Thần xong (tiếng chuyên môn gọi là epiclesis) là bánh rượu “biến thành” Mình Máu Chúa ngay, chứ không như trong Nghi Lễ Latinh (Tây Phương) phải đợi tới lúc đọc lời tường thuật, “Này là Mình Thầy” “Này là Máu Thầy” thì bánh rượu mới thành Mình Máu.
Các bí tích thánh tẩy, thêm sức, truyền chức, nhắc đến Chúa Thánh Thần là điều đương nhiên, nhất là bí tích thêm sức được xem là hàng hiệu của Ngài với bảy ơn Chúa Thánh Thần, nên dễ hiểu và khó có thể bỏ quên Thánh Thần. Thánh Tẩy, tức rửa tội, nhân danh Cha, Con, và Thánh Thần, thì chính Thánh Thần cho ta được phép gọi Chúa là Cha. Truyền Chức thì cần Chúa Thánh Thần nhiều để soi sáng hướng dẫn…, nên Chúa Thánh Thần không bị quên lãng.
Còn Hôn phối thì sao, Chúa Thánh Thần bị quên lãng nhiều nhất, nhất là tại Việt Nam. Bởi lễ nghi thức hôn phối sau Công Đồng Vatican II, có 2 lần sửa, mãi tới 1991 mới có bản mẫu II, và Việt Nam ta thì gần 20 năm sau nữa mới dịch ra, tức áp dụng từ lễ Phục Sinh 12-4-2009, trong đó các lời chúc hôn nhắc tới Thánh Thần :
1. “Xin đổ ơn Chúa Thánh Thần xuống trên các tôi tớ Chúa để nhờ có tình yêu Chúa chan hoà trong tâm hồn, các tôi tớ Chúa được bền lòng chung thuỷ với nhau trong giao ước hôn nhân.”
2. “Chúng con nài xin Chúa đoái thương giơ tay trên các tôi tớ Chúa đây là anh Giuse Toan và chị Maria Tính và tuôn đổ xuống tâm hồn họ sức mạnh của Thánh Thần”
3. “Xin tuôn đổ chan hoà phúc lành của Chúa trên chị Tính và bạn trăm năm của chị là anh Toan, xin Chúa dùng quyền lực Thánh Thần Chúa từ trên cao đốt nóng tâm hồn anh chị, để khi vui hưởng sự trao hiến cho nhau trong hôn nhân, anh chị biết dùng con cái điểm tô cho gia đình và làm cho Hội Thánh được thêm phong phú.”
Những ai cử hành hôn phối trước đây, chẳng phải xa xôi gì từ năm 2009 trở về trước, là thiếu vắng Chúa Thánh Thần trong lời chúc hôn, chắc phải làm lại !
Vậy là trong 7 bí tích, 3 bí tích “bà con” với Chúa Thánh Thần (Thánh Tẩy, Thêm Sức, Truyền Chức) có nhắc tới Chúa Thánh Thần là dĩ nhiên, còn 4 bí tích kia : Xức Dầu Bệnh Nhân, Thánh Thể, Giải Tội, và nhất là Hôn Phối, việc đưa Chúa Thánh Thần vào là chậm lắm, mãi “rất” sau này mới đưa vào !
Bây giờ ta quay lại bài Tin Mừng với bí tích giải tội. “Hãy nhận lấy Thánh Thần, anh em tha tội cho ai, người đó được tha.”
+ Linh mục Bernado thuộc hội Giáo Hoàng Thừa Sai người Ý truyền giáo tại Hongkong kể lại rằng: trong một ngày thứ sáu tuần thánh, sau khi nói về cái chết của Chúa Giêsu trên thập giá và ơn tha thứ của Chúa, ngài giải thích về ý nghĩa của bí tích Giải tội và kêu gọi mọi người xưng tội để cảm nhận được ơn tha thứ của Chúa. Sau nghi lễ, có một người Hồi giáo đến gặp ngài và nói như sau:
-Thưa cha, tôi muốn xưng tội để được ơn tha thứ.
Vị linh mục giải thích rằng, vì chưa được rửa tội, ông không thể lãnh nhận bí tích Giải tội, nhưng người tín hữu Hồi giáo nài nỉ:
-Thưa cha, trong Hồi giáo của chúng tôi không có sự tha tội, nhưng tôi cảm thấy cần phải được Chúa tha thứ và có được một dấu chỉ về sự tha thứ của Ngài. Cha liền chúc lành cho người tín hữu Hồi giáo và sau đó người này trở thành người con của Chúa. Từ ngày đó người ấy nói rằng anh ta luôn được sống trong sự bình an.
+ Tại Đại Hàn, nơi có nhiều tín đồ Phật giáo trở lại Công Giáo, Giáo Hội đã làm một cuộc thăm dò với một câu hỏi rất vắn như sau: “Tại sao bạn trở lại và chọn Giáo Hội Công Giáo?” Một bác sĩ nổi tiếng trong Nước đã trả lời như sau: “Trở lại là một mầu nhiệm và có nhiều động lực thúc đẩy. Một trong những động lực mãnh liệt nhất đó là sự kiện trong Giáo Hội Công Giáo vị linh mục nhân danh Chúa để tha thứ tội lỗi. Đối với tôi, đây là một khám phá vĩ đại nhất. Trong Phật Giáo không có sự tha thứ, tuy có những nghi thức thanh tẩy, có việc cúng tế và cầu kinh, nhưng không có ai tha tội cả. Người tín đồ Phật Giáo vì có một tâm hồn nhạy cảm và tinh tế cho nên suốt đời bị dằn vặt dưới gánh nặng tội lỗi của mình. Khi tôi biết rằng, Giáo Hội Công Giáo nhân danh Chúa tha thứ tội lỗi cho tôi, tôi hiểu được niềm tin này mang lại cho tôi những gì.
Hãy nài xin Thánh Thần, Đấng cùng với Chúa Kitô hành động trong các bí tích, hãy “hành động” trong chúng ta để mỗi người chúng ta xứng đáng gọi Chúa là Cha của mình. Amen.
Anphong Nguyễn Công Minh, ofm
______________
(*) “trở nên” là bản dịch Nghi Thức Thánh Lễ năm 2005. Còn Sách Lễ Roma năm 1992, thì dịch thẳng “biến thành”
Rời khỏi nhà tù tự tạo
Lm. Minh Anh
23:37 04/06/2022
RỜI KHỎI NHÀ TÙ TỰ TẠO
“Vào chiều ngày thứ nhất trong tuần, nơi các môn đệ ở, các cửa đều đóng kín!”.
Timothy Dwight nói, “Thánh Kinh là một cửa sổ trong thế giới tù đày này; qua đó, chúng ta có thể nhìn vào cõi vĩnh hằng!”. Một nhà thần học khác tâm đắc với Dwight, nhưng nói thêm, “Satan là thủ lãnh của thế giới; trong đó, nó giam hãm chúng ta vào nhà tù riêng của mỗi người bằng các chấn song tính hư nết xấu và tội lỗi. Thế nhưng, Đức Kitô, Đấng Cứu Độ Thế Giới, đã giải thoát chúng ta, Ngài bẻ gãy các chấn song, đưa chúng ta ‘rời khỏi nhà tù tự tạo’ của mình!”.
Kính thưa Anh Chị em,
“Đức Kitô, Đấng Cứu Độ Thế Giới, đã đưa chúng ta ‘rời khỏi nhà tù tự tạo’ của mình!”. Đúng thế! Tin Mừng Chúa Nhật Hiện Xuống hôm nay chứng tỏ điều đó với một chi tiết khá thú vị, Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ khi “các cửa đều đóng kín!”. Với Ngài, cửa khoá không là vấn đề! Ngài không ngại những cánh cửa khoá! Không chỉ đi vào, Ngài còn đi ra; mở toang các cửa, cánh cửa tâm hồn, cánh cửa trái tim; giục chúng ta ‘rời khỏi nhà tù tự tạo’ của mình!
“Các cửa đều đóng kín!”, nghĩa là các cửa được ‘khoá phía trong!’. Vậy điều gì khiến trái tim của người môn đệ Chúa Giêsu ‘khoá phía trong’, và lạnh lùng chững lại trên con đường hoán cải và dấn thân? Không lẽ chỉ vì sự ươn lười nội tâm lại khiến chúng ta mù quáng đến mức không nhận ra quyền năng sống động của Đấng Phục Sinh? Đang khi chúng ta hoàn toàn có thể ‘rời khỏi nhà tù tự tạo’ của mình, chỉ bằng việc mở lòng đón nhận một đức tin hoàn toàn vào Chúa Kitô Phục Sinh. Hôm nay Ngài lại đến qua những cánh cửa ‘khoá phía trong’; Ngài yêu cầu bạn mở khoá bằng ‘trải nghiệm phục sinh’ của bạn trong quyền lực Thánh Thần. Bài đọc Công Vụ Tông Đồ là một minh hoạ, “Hết thảy mọi người đều được tràn đầy Chúa Thánh Thần”.
“Bình an cho các con!”. Nào xem, bình an của bạn có phải là “bình an” phản ánh “bình an của Phòng Tiệc Ly?”. Hãy xem, trong tuần qua, những nơi nào mà trái tim bạn đã cố tìm sự an ủi; bạn “thoả mãn”, “hài lòng” hay “bình an?”. Bình an Chúa Phục Sinh mang đến hoàn toàn khác! Một số thoả mãn là một phần của cuộc sống, bạn có thể biết ơn chúng; tuy nhiên, khi tìm chúng vì lợi ích riêng, bạn có thể dễ dàng nhấn chìm sự sống của Thánh Thần, Đấng mang cho bạn sự bình an viên mãn, sâu sắc nhất! Lễ Hiện Xuống phải thuyết phục chúng ta trên hết và trước hết về sự cầu nguyện và về trật tự cuộc sống, vốn cho phép chúng ta ‘rời khỏi nhà tù tự tạo’, hầu có thể tiếp xúc thường xuyên với các nguồn ân sủng và soi dẫn của Thánh Thần. Ngài là Đấng “canh tân bộ mặt trái đất”, “canh tân tâm hồn” như lời Thánh Vịnh đáp ca công bố!
“Các con hãy nhận lấy Thánh Thần!”. Trong Bí Tích Cáo Giải, chúng ta được tha thứ nhờ tác động của Thánh Thần, Đấng làm cho hành động của Chúa Kitô hiện thực qua linh mục. Chúng ta tin ơn tha thứ, tin sự biến đổi tâm hồn nhờ lòng thương xót của Ngài; vậy tại sao chúng ta không tin, chính ân sủng này từ Thánh Thần có thể giúp chúng ta ‘rời khỏi nhà tù tự tạo’ để trở thành những vị thánh anh hùng, chiến thắng trong thử thách, nhẫn nại trong gian truân và hiệu quả hơn trong tư cách tông đồ? Chúa Kitô không bao giờ rời bỏ chúng ta; vì vậy, không có lý do gì để chúng ta “trung lập” hay “thoả hiệp”, sau một vài sự cố tồi tệ trong cuộc sống mình!
Anh Chị em,
“Các cửa đều đóng kín!”. Thế giới càng mở ra bao nhiêu, tâm hồn mỗi người càng khép kín bấy nhiêu! Tại sao? Thế giới mở ra với bao mời mọc, chèo kéo, nhằm lôi kéo con người vào vòng xoáy của cơn lốc của chủ nghĩa hưởng thụ; nó mồi chài chúng ta bằng sự dễ dãi của thuyết tương đối. Từ đó tâm hồn con người ngày nay trở nên đóng kín, ích kỷ, nếu không nói là ‘khoá chặt phía trong’. Không, chúng ta sẽ không để mình vong thân, chúng ta không phải là những tù nhân của thế giới. Chúa Phục Sinh, Đấng bẻ gãy chấn song, giải thoát chúng ta; chúng ta là con cái tự do của Thánh Thần, “Đấng làm mọi sự trong mọi người” như bài đọc hai hôm nay nói đến. Chính Ngài đang làm hết sức để chúng ta sớm mở khoá, mà ‘rời khỏi nhà tù tự tạo!’.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa Thánh Thần, xin đừng để tội lỗi giam hãm con; xin giúp con cởi trói tâm hồn bằng ân huệ của Chúa; cho con ‘rời khỏi nhà tù tự tạo’ mà không bao giờ luyến tiếc!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Văn Hóa
Vị Khách Nào Cho Em ?
Sơn Ca Linh
09:15 04/06/2022
“Lạy Đấng an ủi tuyệt vời, là khách trọ hiền lương của tâm hồn...” (Ca Tiếp Lên Lễ Hiện Xuống)
Giờ này, con đường phố vắng hoe
Manh áo mỏng, chiếc đùi thon...
Em co ro làn khói thuốc giữa mùa đông lạnh !
Em đâu muốn
Phải sinh ra trong phận đời bất hạnh !
Em đâu ngờ,
Đời đẩy xô chọn con đường bán phấn buôn hương !
Em đâu vui,
Đêm lạnh lẽo cô đơn trôi dạt đứng đường
Để thấp thỏm chẳng biết đợi ai ngoài chờ khách !
Và, những vị khách em chờ...
Dân bợm bãi, kẻ quyền uy,
Những cậu ấm nhà giàu vắt mũi chưa sạch,
Tứ chiếng giang hồ, cán bộ, công nhân...
Một lũ mạt hạng bỏ tiền để có được tấm thân !
Để xả stress, để mua vui, để thỏa cơn thú tính...
Và cứ thế,
Cuộc đời em cứ trôi về nẻo mù sương vô định
Cứ lạc lòa những đêm chờ, đêm đợi buồn tênh !
Cũng có một đôi lần,
Khắc khoải, ưu tư, buồn... như muối xát vào tim,
Đêm nay, biết gặp được có ai là “khách quý” !
Có ai sẽ đưa em qua khỏi bến đời bi lụy,
Sẽ cho em chút tình người, hơi ấm những bờ vai.
Biết có vị khách nào
sẽ nhìn em như một con người đúng nghĩa như ai,
Đến với em,
Vì tình yêu chứ không phải để “tiền trao cháo múc” !
Có một lần,
Em chợt nghe vọng về trong ký ức,
Lâu lắm rồi, của một thời bé dại thơ ngây,
Một lời kinh, vâng một lời kinh văng vẳng đâu đây,
Khúc Thánh Thi của một “Ngày Lễ Trọng” !
Hình như, Ngài mang tên:
Đấng ban ân hồng, Đấng mang ánh sáng,
Đấng yên ủi tuyệt vời, Khách Trọ Hiền lương...
Người bạn sẻ chia ủy lạo dịu dàng,
Bờ vai để tựa, nghỉ ngơi lúc lầm than đau khổ...
Vị Khách cảm thông lau khô dòng lệ đổ...
Rửa sạch điều nhơ bẩn tưới giội chỗ khô khan,
Những vết thương đau băng bó chữa lành,
Sưởi ấm lạnh lùng, đường sai uốn lại....
Chỉ một lời kinh thôi, của một thời bé dại
Hay cuộc đời nầy, thế giới nầy,
Vẫn có thật một vị “Khách Trọ Hiền Lương”?
Người bạn, Người Cha, Người yêu...,
Của những người mang thân phận “đứng đường”,
Để dẫn dắt, ủi an, canh tân và đưa về chính lộ?
Và đêm hôm ấy,
Chợt trong em có “một dòng nước dạt dào tuôn đổ”,
Em nghe lòng mát rượi thanh thản một niềm vui.
Và em đã đứng lên,
Tìm lại con đường xưa, có tiếng chuông đưa !
Để nghe lại bài ca Kinh của một ngày “Lễ Trọng”.
Sơn Ca Linh (Hiện Xuống 2022).
VietCatholic TV
Ukraine lật ngược thế cờ, thắng lớn ở Sievierodonetsk. Tịch thu tài sản bạn Putin, giầu nhất Âu Châu
VietCatholic Media
03:12 04/06/2022
1. Quân phòng thủ Ukraine đẩy lùi 9 đợt tấn công, phá hủy xe tăng, 6 xe bọc thép ở khu vực JFO
Các lực lượng phòng thủ Ukraine đã đẩy lùi chín cuộc tấn công của quân Nga trong khu vực của Chiến dịch Lực lượng chung, gọi tắt là JFO, với các trận chiến vẫn đang diễn ra tại một địa điểm. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine đã cho biết như trên trong báo cáo sáng ngày thứ Bẩy 4 tháng 6.
Trong ngày 3 tháng 6, các lực lượng Ukraine đã phá hủy một xe tăng Nga, một hệ thống pháo binh, sáu xe bọc thép chiến đấu, hai xe bọc thép đặc biệt và ba xe tăng.
Các đơn vị phòng không Ukraine đã bắn hạ một hỏa tiễn hành trình, một máy bay không người lái trinh sát Eleron và hai máy bay không người lái Orlan-10 trên bầu trời Donbas của Ukraine.
Theo báo cáo, quân xâm lược Nga đã pháo kích vào hơn 20 khu định cư ở vùng Donetsk và Luhansk, phá hủy và làm hư hại 25 tòa nhà dân cư và một đường dây điện. Bốn thường dân, trong đó có một trẻ em, đã thiệt mạng và ba người khác bị thương do pháo kích.
2. Quân đội Ukraine chiếm lại 20% Sievierodonetsk, kiểm soát một nửa thành phố
Lực lượng vũ trang Ukraine đã tái chiếm 20% thành phố Sievierodonetsk ở miền đông Ukraine, quân đội Nga chỉ còn kiểm soát khoảng một nửa thành phố, sau những tổn thất nghiêm trọng về nhân mạng.
Serhiy Haidai, Thống Đốc Luhansk, đã cho biết như trên. Ông Haidai nói rằng những kẻ xâm lược trước đó đã chiếm giữ khoảng 70% Sievierodonetsk, nhưng hiện tại họ đã mất 20% thành phố.
Ông nói: “Người Nga sẽ không thể chiếm khu vực trong hai tuần nữa, như dự đoán.”
Theo Haidai, quân đội Nga chịu tổn thất đáng kể ở trung tâm khu vực. Đồng thời, cái gọi là 'Cộng hòa Nhân dân Donetsk' từ chối đưa quân tiếp viện cho cái gọi là 'Cộng hòa Nhân dân Luhansk'.
Haidai lưu ý rằng Ukraine cần pháo binh tầm xa để đẩy lùi quân Nga và “bộ binh của quân xâm lược sau đó sẽ phải chạy đến biên giới.”
Các báo cáo trước đó cho biết, quân đội Nga đang cố gắng thiết lập toàn quyền kiểm soát các khu vực Luhansk và Donetsk, nhưng đến nay mục tiêu này vẫn chưa đạt được.
3. Nga triển khai 20 tiểu đoàn chiến thuật để tấn công theo hướng Sloviansk
Các lực lượng xâm lược cố gắng giành quyền kiểm soát khu vực phía tả ngạn sông Siverskyi Donetsk và tạo điều kiện cho quân chủ lực của họ vượt qua sông. Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine đã đưa ra nhận định trên.
“Quân Nga mở cuộc tấn công theo hướng các khu định cư của Bakhmut, Soledar và Lysychansk. Họ không thành công, nên đã rút lui về các vị trí đã nắm giữ trước đó. Họ đã cố gắng giành quyền kiểm soát tả ngạn sông Siverskyi Donets và tạo điều kiện cho lực lượng chính của các đơn vị Nga vượt qua sông”.
Trung tuần tháng 5, Nga đã mất ít nhất 1.000 binh sĩ và khoảng 100 xe quân sự, phần lớn là xe tăng và thiết giáp, trong cố gắng vượt qua sông Siverskyi Donets. Nhiều binh sĩ Nga chết chìm và bị dòng nước chảy xiết cuốn trôi nên con số tử trận của quân Nga có thể còn cao hơn.
Ông Serhiy Haidai nói:
“Chiến dịch đáng hổ thẹn mà những kẻ xâm lược tiến hành ở Bilohorivka sẽ đi vào lịch sử của cuộc chiến giữa Nga và Ukraine này như là thất bại nặng nề của họ ở vùng Luhansk. Lực lượng vũ trang Ukraine đã tiêu hủy cả 100 xe tăng và thiết giáp ở đó. Hai tiểu đoàn đã bị giết, tức là cả một nghìn binh sĩ. Ngoài ra, một số cầu phao đã bị phá hủy. Tất cả những nỗ lực của họ để vượt sông và tạo một đầu cầu ở Bilohorivka đều thất bại”.
Bộ Quốc Phòng Anh nhận định về sai lầm chiến thuật trong cuộc vượt sông Siverskyi Donets của Nga như sau:
Thực hiện các cuộc vượt sông trong môi trường đang có chiến sự là một hoạt động có tính rủi ro cao, và nói lên áp lực mà các chỉ huy Nga đang phải chịu để đạt được tiến bộ trong các hoạt động của họ ở miền đông Ukraine.
Thống Đốc Serhiy Haidai nói thêm rằng, rất tiếc, kẻ thù không từ bỏ kế hoạch vượt qua dòng sông kinh hoàng này để quay lại Bilohorivka. Người Nga có kế hoạch bao vây trung tâm khu vực Sievierodonetsk và vì thế họ tiếp tục mở các cuộc tấn công theo hướng Bilohorivka.
“Hàng ngàn quân xâm lược Nga đang cố gắng tiến đến Bilohorivka, nhưng chúng sẽ thất bại. Trong các ngôi làng ở ngoại ô Sievierodonetsk, quân phòng thủ của chúng tôi đang đẩy lùi các cuộc tấn công của kẻ thù, một số đơn vị Nga đang phải rút lui.”
Không có dấu hiệu nào cho thấy Nga đang hình thành các nhóm tấn công trên các hướng Volyn và Polissya. Lực lượng Belarus bắt đầu cuộc tập trận tại bãi tập Vyzhlovichi ở vùng Brest. Mối đe dọa từ các cuộc tấn công hỏa tiễn từ Belarus vẫn còn nguyên.
Trên hướng Slovyansk, quân Nga đang chuẩn bị tiếp tục cuộc tấn công, khi đã tập trung được một nhóm lên tới 20 tiểu đoàn chiến thuật. Để cải thiện tình hình chiến thuật, họ cố gắng mở một cuộc tấn công theo hướng Barvinkove và Sviatohirsk, nhưng không thành công.
Theo thông tin hiện có, các chỉ huy Nga đang làm việc để tăng cường các nỗ lực do thám và phá hoại ở Ukraine. Để đạt được mục tiêu này, họ tuyển dụng và đào tạo những người lính đánh thuê để thành lập các nhóm phá hoại và trinh sát. Các ứng viên ưu tiên cho công việc là cư dân cũ và hiện tại của các vùng Donetsk và Luhansk thông thạo tiếng Ukraine.
4. Tổng thống Zelenskiy: Ukraine đã làm được điều tưởng như không thể trong hơn 100 ngày
Hơn 100 ngày kể từ khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Ukraine đã ngăn chặn 'đội quân thứ hai của thế giới', giải phóng một số lãnh thổ của mình và tiếp tục phản kháng quyết liệt quân xâm lược Nga.
Ông Zelenskiy nói:
“100 ngày đấu tranh của chúng ta. 100 ngày đoàn kết và tinh thần bất khuất. Trong thời gian này, quân Nga đã không đạt được bất kỳ mục tiêu chiến lược nào, cố gắng trút sự bất lực của nó lên cơ sở hạ tầng dân sự và con người. Trong 100 ngày qua, Ukraine đã làm được điều tưởng chừng như không thể, điều mà nhiều người không muốn tin. Chúng ta đã ngăn chặn 'đội quân thứ hai của thế giới', giải phóng một phần lãnh thổ của chúng ta và tiếp tục phản công quyết liệt đối với quân xâm lược Nga”
Ông Zelenskiy bày tỏ lòng biết ơn đối với tất cả mọi người, cảm ơn những người đã giúp Ukraine chống chọi và bảo vệ những gì thuộc về mình trong 100 ngày cho đến nay.
“Chúng ta sẽ thắng!” Tổng thống Ukraine nhấn mạnh.
Tính đến ngày 3 tháng 6 năm 2022, Lực lượng vũ trang Ukraine đã loại bỏ khoảng 30.950 quân xâm lược Nga.
5. 100 ngày chiến tranh: Lực lượng vũ trang Ukraine giải phóng 1.017 khu định cư, 370 khu dân cư
Lực lượng vũ trang Ukraine đã giải phóng 1.017 khu định cư khỏi quân xâm lược Nga trong suốt 100 ngày diễn ra cuộc chiến toàn diện.
Ông Kyrylo Tymoshenko, phó văn phòng tổng thống, cho biết điều này tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu
“Trong thời gian này, Lực lượng vũ trang Ukraine đã giải phóng 1.017 khu định cư khỏi những kẻ xâm lược, 370 trong số đó đã được làm sạch bom mìn, trong khi ở những nơi khác, Cơ quan Dịch vụ Khẩn cấp Nhà nước đang hoạt động,” Tymoshenko nói.
Ông lưu ý rằng tại các vùng lãnh thổ được giải phóng của các vùng Kyiv, Kharkiv, Chernihiv, Sumy và Zhytomyr, công việc khôi phục các tòa nhà dân cư và cơ sở hạ tầng xã hội đã bắt đầu. Ông nói: Tính đến ngày 3 tháng 6, 1.194 cơ sở đã được khôi phục hoàn toàn.
Tymoshenko cũng lưu ý rằng tại các thành phố được giải phóng, các dịch vụ vận tải đang dần được khôi phục. Đặc biệt, các phương tiện giao thông công cộng đã được khôi phục trong hơn 700 khu định cư.
Ông nói thêm rằng các cơ sở y tế đang hoạt động ở 26% khu vực được giải phóng, các cửa hàng tạp hóa đã mở cửa trở lại ở hơn 600 khu định cư và gần 300 ngân hàng.
Ngoài ra, hàng hóa nhân đạo được chuyển đến Ukraine mỗi ngày. Chỉ trong tháng 5, hơn 126.000 tấn viện trợ nhân đạo đã được gửi đến Ukraine.
6. Mỹ nhắm vào giới thượng lưu Nga, cùng với du thuyền và máy bay của các cộng sự của Putin, trong các lệnh trừng phạt mới nhất
Tòa Bạch Ốc đã công bố vòng trừng phạt mới nhất đối với cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, nhằm vào các quan chức chính phủ và giới tinh hoa Nga với một loạt các biện pháp trừng phạt tài chính và ngoại giao mới.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Jen Psaki cho biết các biện pháp trừng phạt mới nhất, do Bộ Tài chính và Tòa Bạch Ốc ban hành, nhằm vào tài sản sang giầu của một số giới tinh hoa nổi tiếng của Nga - bao gồm một số du thuyền và máy bay của các cộng sự viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin - và “các công ty dịch vụ và quản lý tài sản” của Nga đang làm việc để trốn tránh Mỹ các biện pháp trừng phạt. Bộ Thương mại cũng ban hành các lệnh trừng phạt mới nhằm hạn chế khả năng tiếp cận các linh kiện có thể dùng trong ngành công nghệ quân sự của Nga.
Các biện pháp trừng phạt nhắm vào một số giới tinh hoa và quan chức chính phủ nổi tiếng của Nga, bao gồm cả doanh nhân Nga God Nisanov, là người mà Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gọi là “một trong những người đàn ông giàu nhất Âu Châu và là cộng sự thân cận của một số quan chức Nga” và phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova.
Tòa Bạch Ốc cho biết trong một tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt mới nhất được thiết kế “để trấn áp hành vi trốn tránh và thắt chặt các biện pháp trừng phạt của chúng tôi để tăng cường thực thi và gia tăng áp lực đối với Putin và những người hỗ trợ của ông.”
“Cuộc chiến của Tổng thống Putin chống lại Ukraine cũng là một cuộc tấn công vào các nguyên tắc chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, được ghi trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc. Ukraine đang chiến đấu anh dũng để bảo vệ người dân và nền độc lập của mình với sự hỗ trợ chưa từng có từ Hoa Kỳ và các nước trên thế giới. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân Ukraine đồng thời thúc đẩy trách nhiệm giải trình đối với Tổng thống Putin và những người tạo điều kiện cho sự xâm lược của Nga”, ông Blinken cho biết trong một tuyên bố khi công bố các lệnh trừng phạt.
Văn phòng Kiểm soát Tài sản Nước ngoài của Bộ Ngân khố đã xác định hai du thuyền, “chiếc Graceful gắn cờ Nga và chiếc Olympia gắn cờ Quần đảo Cayman”, là “tài sản bị phong tỏa mà Tổng thống Vladimir Putin quan tâm.”
Theo Bộ Ngân khố, Putin đã “thực hiện nhiều chuyến đi” trên các du thuyền này. Bộ Ngân khố cũng xác định một số công ty quản lý và các chủ sở hữu khác có liên quan đến các du thuyền, cũng như các công ty môi giới du thuyền khác có liên quan đến Putin.
Lệnh trừng phạt cũng nhắm vào hai du thuyền khác là Shellest và Nega, đều thuộc sở hữu của các công ty Nga.
Bộ Tài chính cho biết: “Shellest định kỳ đến bờ biển nơi có Cung điện khét tiếng ở Hắc Hải của Tổng thống Putin và Tổng thống Putin sử dụng Nega để đi du lịch ở miền Bắc nước Nga”
Các biện pháp trừng phạt hôm thứ Năm cũng nhằm vào “bạn thân” của Putin, Sergei Pavlovich Roldugin, là người, theo Bộ Tài chính, là “cha đỡ đầu của một trong những cô con gái của Putin,” cũng như vợ của Roldugin, Elena Yuryevna Mirtova. Roldugin là giám đốc nghệ thuật của Nhà hát âm nhạc St.Petersburg và Mirtova là ca sĩ opera giọng nữ cao.
Chính quyền cũng xử phạt hàng loạt du thuyền và máy bay khác của các cộng sự của Putin.
Thêm 5 quan chức chính phủ Nga bị đưa vào danh sách trừng phạt của Bộ Tài chính, bao gồm Yury Slyusar, chủ tịch một công ty máy bay quốc doanh của Nga; Vitaly Savelyev, bộ trưởng giao thông vận tải; Maxim Reshentnikov, bộ trưởng phát triển kinh tế; Irek Envarovich Faizullin, bộ trưởng xây dựng, nhà ở và tiện ích; và Dmitriy Yuryevich Grigorenko, phó thủ tướng.
Severgroup, một “công ty đầu tư trị giá hàng tỷ đô la của Nga với cổ phần và các công ty con trong lĩnh vực luyện kim, kỹ thuật, khai thác mỏ, du lịch, ngân hàng, công nghệ, truyền thông và tài chính, trong số các lĩnh vực khác” cũng đang bị trừng phạt, cùng với lãnh đạo Alexey Mordashov và ba thành viên trong gia đình của mình.
Thế giới Công Giáo trợ giúp người Ukraine. Đàng Thánh Giá xin cho hết tai ương lạc giáo ở Đức
VietCatholic Media
05:34 04/06/2022
1. Mạng xã hội cứu nguy cho một gia đình nghèo khi đơn hàng 1.500 viên kẹo táo bị khách hủy
Giữa các tin tức đau buồn trên thế giới, ít nhất cũng có một tin lạc quan về tình nhân loại.
Enrique Villalpando và gia đình sống ở Juarez (ngoại ô Monterrey, phía đông bắc Mễ Tây Cơ), nơi anh sản xuất và bán kẹo táo. Thông thường, mọi người đặt hàng vài chục quả táo để bán trong các quầy hàng trên đường phố hoặc tại các hội chợ và lễ kỷ niệm, và bản thân Enrique cũng đi bán táo trên đường phố. Nhưng mới đây, Enrique đã rất vui mừng khi nhận được một đơn đặt hàng cực lớn: 1.500 quả kẹo táo.
Anh bắt đầu làm việc với sự giúp đỡ của gia đình và có thể chuẩn bị đơn hàng đúng giờ. Nhưng người đặt hàng đã hủy bỏ nó và không trả bất cứ khoản tiền nào cho công việc mà Enrique đã làm.
Qua một đêm, anh và gia đình tìm thấy một lô kẹo táo khổng lồ chưa bán được, đó là một vấn đề tài chính lớn. Anh ấy nói với Televisa rằng họ sẽ mất hơn 12.000 peso, khoảng 600 Mỹ Kim, một phần trong số đó anh ấy đã vay để thực hiện đơn đặt hàng, anh ấy nói với Televisa, vì gia đình chỉ có phương tiện khiêm tốn.
Luis Álvarez, con trai của Enrique, nảy ra ý tưởng nhờ sự giúp đỡ thông qua Facebook.
“Xin chào các bạn,” anh ấy nói trong một bài đăng trên Facebook. Anh ấy nói rằng anh ấy muốn “cung cấp cho các bạn những quả táo với giá 8 peso mỗi quả, vì họ đã đặt hàng 1.500 quả táo từ bố tôi và họ đã hủy chúng vào phút cuối, và nếu bạn có thể giúp chúng tôi thu hồi một số tiền mà bố tôi đã đầu tư, tôi thực sự sẽ cảm kích điều đó.” Tám peso là khoảng 40 xu đô la Mỹ.
Bài đăng trên Facebook đã được chia sẻ hơn 11.000 lần. Nó đã được đáp ứng với một làn sóng liên đới áp đảo. Đó là điều khiến nhiều người cảm thấy hài lòng về tình người.
Vài ngày sau, ngay cả bản thân Luis cũng không thể tin được: họ nhận được các đơn đặt hàng không chỉ từ Juarez và khắp vùng đô thị Monterrey, mà từ khắp Mễ Tây Cơ.
Luis cuối cùng cũng có thể bình luận về bài đăng: “Các bạn ơi, tất cả đều đã được bán; cảm ơn bạn rất nhiều vì đã hỗ trợ của bạn. Đây là lần giao hàng cuối cùng. Thực sự, rất cảm ơn các bạn đã ủng hộ, ngàn lời chúc phúc đến với các bạn “.
Câu chuyện đã được hãng tin ABC của Mễ Tây Cơ, cùng nhiều ấn phẩm và trang web khác đăng tải. Mạng Televisa đã phỏng vấn Enrique, và anh ấy cho thấy rằng anh ấy rất biết ơn và choáng ngợp trước sự giúp đỡ tuyệt vời đã đến với anh ấy vào thời điểm tồi tệ nhất:
“Chúng tôi đã bán tất cả mọi thứ nhưng tôi vẫn tiếp tục có yêu cầu trả lời. Họ đã gọi cho tôi từ các thành phố khác nhau để cố gắng giúp đỡ tôi. Tôi bắt đầu nhận được rất nhiều yêu cầu mà chúng tôi không thể tin được, “anh nói. “Họ thậm chí còn gửi cho tôi đơn đặt hàng từ Nicaragua”.
Thậm chí, thị trưởng thành phố của anh ta đã quyết định giúp đỡ bằng cách mua cho anh ta một chiếc xe ba bánh lớn có giỏ để anh ta chở và bán sản phẩm của mình, theo một báo cáo trên trang web Posta.
Source:Aleteia
2. Diễn đàn Công Giáo Đức phê bình Tiến trình Công Nghị
Diễn đàn Công Giáo Đức, một tổ chức qui tụ các tín hữu Công Giáo dấn thân, trung thành với đạo lý truyền thống của Giáo hội, phê bình những lãnh tụ Tiến trình Công Nghị Công Giáo tại nước này, ngạo mạn bác bỏ những vấn nạn phản đối từ phía nhiều giám mục.
Tiến trình Công Nghị này là một tiến trình do Hội đồng Giám mục và Ủy ban trung ương giáo dân Công Giáo Đức đề xướng, nhắm cải tổ Giáo hội sau những vụ giáo sĩ lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên trong những thập niên trước đây. Cải tổ trong bốn lãnh vực cũng là bốn diễn đàn của công nghị: cải tổ việc thực thi quyền bính trong Giáo hội, cụ thể là dân chủ hóa; vai trò của phụ nữ trong Giáo hội, trong đó có việc cho phụ nữ chịu thánh chức, cải tổ luân lý tính dục của Giáo hội cho hợp thời và sau cùng là thay đổi luật độc thân giáo sĩ.
Trong thời gian qua, các giám mục Ba Lan, Bắc Âu và hơn 100 giám mục từ nhiều nước đã gửi thư hoặc lên tiếng, cùng với Học viện thần học Thánh Giá ở Áo, nêu vấn nạn về những chủ trương trái với đạo lý Giáo hội do Tiến trình Công Nghị của Công Giáo Đức đề xướng. Ví dụ, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, Đức Cha Georg Bätzing, nhiều lần nhấn mạnh cần phải thay đổi giáo lý của Giáo hội để chấp nhận hôn nhân đồng phái. Đức Cha cũng cho rằng sở dĩ nhiều tín hữu Công Giáo Đức rời bỏ Giáo hội là vì Giáo hội không chịu thay đổi.
Cả Đức Hồng Y Reinhard Marx, Tổng giám mục giáo phận Munich, nguyên Chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức, sau khi chúc hôn cho một cặp đồng phái, đã tuyên bố chống lại sách giáo lý và giáo huấn của Giáo hội về vấn đề này, và bênh vực thái độ của mình đối với những người đồng tính luyến ái.
Diễn đàn Công Giáo Đức tuyên bố không chấp nhận những giám mục quên những lời long trọng tuyên bố khi thụ phong giám mục và thay đổi kho tàng đức tin để thích ứng với thời đại.
Trong cuộc gặp gỡ, giáo sư Hubert Gindert, trình bày những thông tin và Hội nghị lần thứ XX của Diễn đàn Công Giáo Đức “Niềm vui Đức tin”, sẽ tiến hành tại thành phố Regensburg, từ ngày 15 đến ngày 17 tháng Bảy tới đây, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Đức Cha Rudolf Voderholzer, Giám mục sở tại, và có chủ đề là: “Các anh hãy làm những gì Người dạy”. (Ga 2,5)
3. Đức Thánh Cha cám ơn các Giáo hội đã giúp đỡ dân tị nạn Ukraine
Đức Thánh Cha Phanxicô cám ơn các giáo phận Công Giáo tại các nước đã giúp đỡ hàng triệu người tị nạn Ukraine, nhưng đồng thời cũng nhắc nhở rằng vẫn còn hàng triệu người xin tị nạn, người tị nạn và tản cư ở các nơi khác trên thế giới đang hết sức cần được tiếp đón, bảo vệ và yêu mến, không được quên lãng họ.
Ngài bày tỏ lập trường trên đây, trong sứ điệp với các tham dự viên Hội đồng toàn thể của Ủy Hội Công Giáo quốc tế về di dân, nhóm họp trong những ngày này tại trụ sở chính ở Genève. Các tham dự viên là đại diện của các Hội đồng Giám mục tham gia việc hỗ trợ hoạt động của Ủy Hội này, một cơ quan được Đức Giáo Hoàng Piô XII thành lập cách đây 70 năm (1951), sau Thế chiến thứ II, trước làn sóng người tị nạn chiến tranh. Đây là một liên mạng nối kết các Hội đồng Giám mục trên thế giới trong việc mục vụ những người di dân và tị nạn. Ủy Hội giữ nhiệm vụ nối kết và hỗ trợ các Hội đồng Giám mục trong lãnh vực mục vụ di dân, trong niềm hiệp thông với Đức Thánh Cha và Giáo hội hoàn vũ.
Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha nhận xét rằng sứ mạng của Ủy Hội Công Giáo quốc tế về di dân được thi hành trong hai hướng đi: đối nội và đối ngoại. Trước tiên là hỗ trợ các Hội đồng Giám mục và giáo phận phải đối phó với nhiều thách đố phức tạp trong vấn đề di dân ngày nay. Đàng khác, Ủy Hội cũng được kêu gọi đáp ứng những thách đố hoàn cầu về di cư cũng như những cuộc khủng hoảng, bằng những chương trình chuyên biệt, luôn luôn trong niềm hiệp thông với các Giáo hội địa phương.
Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng một nhu cầu quan trọng trong vấn đề di cư là cần thăng tiến sự tôn trọng các quyền con người và thăng tiến nhân phẩm của họ, phù hợp với đạo lý của Giáo hội.
Putin không xong: Bệnh lý trầm trọng. Ukraine phản công dữ dội. Nga đe dọa người mẫu từ thiện Brazil
VietCatholic Media
15:14 04/06/2022
1. Các quan chức Ukraine nói rằng Nga đang hứng chịu “các cuộc phản công có hệ thống” ở phía nam
Nga đang hứng chịu “các cuộc phản công có hệ thống” của quân đội Ukraine tại Kherson, miền nam Ukraine, một tuyên bố từ Bộ Tư lệnh Chiến dịch miền Nam cho biết.
“Quân Nga phải hứng chịu các cuộc phản công có hệ thống của các đơn vị của chúng tôi”, tuyên bố cho biết thêm rằng Nga đã điều 27 xe chiến đấu bộ binh bằng đường sắt và dỡ hàng cách Kherson 40 km để hỗ trợ hoạt động của họ.
Hai dân thường cũng bị thương do “trận pháo kích lớn” vào khu vực Novovorontsovka ở phía bắc vùng Kherson.
Quân đội Nga “tiếp tục cố gắng giữ vững vị trí” ở Kherson, một bản cập nhật riêng từ Cục Quân sự Quân sự Khu vực Kherson cho biết, và tại biên giới với các khu vực Mykolaiv và Dnipropetrovsk lân cận, “các cuộc chiến đang diễn ra”.
Cư dân của Kherson và một số cộng đồng địa phương đã không có bất kỳ kết nối internet hoặc điện thoại nào “trong ngày thứ tư liên tiếp”, Cục Quản lý Dân sự Quân sự Khu vực cho biết.
Tại Mykolaiv gần đó, Bộ Chỉ huy Chiến dịch Phía Nam cho biết hai người đã thiệt mạng và hai người khác bị thương hôm thứ Năm sau khi pháo kích lớn xảy ra vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối nhằm vào hai tòa nhà cao tầng và bốn ngôi nhà.
Tuy nhiên “nỗ lực tuyệt vọng” của Nga nhằm chiếm lại các vị trí đã mất của họ xung quanh Mykolaiv “đã không thành công”, Bộ Chỉ huy Tác chiến phía Nam cho biết, đồng thời cho biết thêm rằng hai cuộc không kích của Nga cũng đã đánh trúng vị trí của họ mà không có tổn thất nào.
Phía đông bắc Mykolaiv trong khu vực Kryvyi Rih, quân đội Nga “tăng cường trinh sát đường không và cố gắng thực hiện các chiến dịch tấn công”, nhưng nỗ lực này đã bị cản trở và họ rút lui về vị trí cũ.
2. Quân đội Ukraine cho biết họ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở nhiều khu vực ở miền đông Ukraine
Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine hôm thứ Sáu cho biết ít nhất 5 cuộc tấn công của Nga đã bị “đẩy lùi” trong 24 giờ qua tại các khu vực Donetsk và Luhansk ở miền đông Ukraine.
Quân đội nói rằng các lực lượng Nga đã “cố gắng tham gia vào các cuộc đụng độ và hoạt động vũ bão” với “sự giúp đỡ của các đơn vị riêng biệt và các nhóm phá hoại và trinh sát” ở hai khu vực xung quanh Donetsk. Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine nói thêm rằng cuộc tấn công đã không thành công, và quân đội Nga “rút lui về các vị trí trước đó của họ.”
Quân đội Ukraine cho biết một số đơn vị thuộc Sư đoàn súng trường cơ giới số 150 của Nga “đã chịu tổn thất đáng kể ít nhất 50% nhân lực, vũ khí và thiết bị” tại khu vực xung quanh Popasna, cách Severodonetsk khoảng 50 km về phía tây nam”.
Bộ Tổng Tham Mưu Ukraine cho biết Ukraine tin rằng “quân Nga bị mất tinh thần” do “liên tục trì hoãn sự luân chuyển của họ.”
Quân Nga đang áp dụng một chiến thuật gọi là luân chuyển hay xoay tua trước tình trạng binh lính không có tinh thần chiến đấu. Điều này đã được báo cáo trước đó bởi một Tiểu đoàn trưởng của Lữ đoàn xung kích biệt lập 95, Anh hùng của Ukraine, Thiếu tá Yevhen Shamataliuk, người hiện đang dẫn quân của mình ở hướng Izium.
“Tôi thậm chí không thể đếm được số lượng các đơn vị tấn công các vị trí của chúng tôi vì họ liên tục thay đổi. Họ tiếp tục tấn công, chúng tôi đẩy lùi, quân Nga rút lui, và sau đó họ xoay tua... Và rồi lại một đơn vị mới toanh tiếp tục tấn công,” Shamataliuk nói.
Theo vị chỉ huy, các đơn vị khác nhau của Nga đã xoay tua chiến đấu chống lại tiểu đoàn của ông.
“Tôi biết rằng có những đơn vị Dù, bộ binh, Thủy Quân Lục Chiến, và một số thậm chí là tân binh mới tốt nghiệp. Có rất nhiều tài liệu chúng tôi đã chuyển lên sở chỉ huy cấp trên, nơi có số hiệu của các đơn vị quân đội, tên, danh sách, v.v. Có cả tù binh cho biết họ đã ở đơn vị nào.”
Ông nói thêm rằng, theo những tù binh đó, chỉ huy của họ, trong khi giao nhiệm vụ cho họ, đã nói như sau: “Nếu bạn giải quyết việc này, bạn sẽ được luân chuyển vào ngày mai và bạn sẽ trở về Nga.”
“Những người lính của họ mất tinh thần đến mức đây là cách duy nhất để khiến họ chiến đấu. Họ khiếp sợ pháo binh. Bây giờ chúng tôi có nhiều cỗ trọng pháo hơn thế nên chúng tôi liên tục gây ra thiệt hại cho họ. Họ nói rằng họ bị thiệt hại đáng kể. Nhưng địch đang tích cực luân phiên kéo quân dự bị. Bây giờ các cuộc tấn công của họ vẫn tiếp tục”, Shatamaliuk nhấn mạnh.
Khó khăn của quân Nga khi xoay tua đánh như thế là họ không rút được kinh nghiệm, không thông thạo địa hình, và lặp lại cùng những sai lầm.
Tại khu vực Sloviansk ở phía tây Severodonetsk, Nga đã “không thành công” trong việc thực hiện các hoạt động tấn công ở hai khu vực và “rút lui sau khi bị tổn thất”, quân đội Ukraine cho biết.
Nga cũng “tiến hành các hoạt động tấn công không thành công” ở khu vực Bakhmut.
Nhưng bất chấp những tổn thất mà quân đội Ukraine gây ra, Nga vẫn tiếp tục pháo kích dữ dội trên khắp miền đông.
Một bản cập nhật riêng từ Lực lượng Đặc nhiệm Liên hợp của Ukraine hôm thứ Sáu cho biết các lực lượng Nga đã tấn công 28 khu vực thuộc vùng Donetsk và Luhansk trong ngày qua.
Lực lượng đặc nhiệm cho biết, ít nhất 7 dân thường thiệt mạng và 8 người khác bị thương. Thêm 1.472 người đã được di tản khỏi các khu vực xảy ra xung đột trong ngày qua, tuyên bố cho biết thêm.
Khoảng 80 tòa nhà đã bị phá hủy hoặc hư hại, bao gồm nhà máy, ba trạm cứu hỏa và tài sản dân cư. Năm vụ hỏa hoạn lớn là do Nga pháo kích trong khu vực, và “trong một số trường hợp, các đơn vị cứu hỏa và cứu hộ đã bị hỏa hoạn và buộc phải quay trở lại vị trí của họ,” lực lượng đặc nhiệm cho biết.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang cho biết giao tranh vẫn tiếp diễn ở trung tâm Severodonetsk. Khoảng 50% thành phố hiện nằm dưới sự kiểm soát của lực lượng Nga.
Quân đội cho biết ở phía đông bắc, một cuộc tấn công hỏa tiễn đã được tiến hành vào cơ sở hạ tầng dân sự ở Sumy, và các cuộc pháo kích đã tấn công ba khu dân cư.
Quân đội cũng nói rằng các lực lượng Nga “tiếp tục chuẩn bị cho một cuộc tấn công” ở Kharkiv, bắn pháo và nhiều vụ phóng hỏa tiễn vào năm khu vực.
3. Vladimir Putin được nhìn thấy với đôi mắt đỏ và rãnh sâu khi các dấu hiệu mới của bệnh tật xuất hiện
Một chuyên gia ngôn ngữ cơ thể cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin trông mệt mỏi với “đôi mắt đỏ hoe” và “rãnh sâu”.
Chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Judi James khẳng định đôi mắt của Putin “trông có vẻ đỏ” và ông ấy “thiếu năng lượng” trong cuộc gặp gần đây với Người đứng đầu Cộng hòa Buryatia, Alexey Tsydenov
Tin đồn về sức khỏe của Putin vẫn tiếp tục là một đề tài thời sự, và một số chuyên gia nói rằng ông đang bị ung thư hoặc bệnh Parkinson, những người khác nói rằng ông đang hồi phục sau cuộc phẫu thuật và điều trị bằng steroid.
Các tuyên bố chưa được xác nhận và chưa được xác minh nhưng một chuyên gia ngôn ngữ cơ thể tin rằng ông ta có dấu hiệu không khỏe.
“Chúng ta có thể thấy cằm hạ thấp ám chỉ năng lượng bị suy nhược. Vùng mắt của ông ta trông ửng đỏ và biểu hiện thiếu năng lượng”, chuyên gia ngôn ngữ cơ thể Judi James nói với The Mirror.
Cô ấy nói trong cuộc gặp gần đây nhất của Putin với Alexey Tsydenov, người đứng đầu Cộng hòa Buryatia, Putin thể hiện một loạt cảm xúc từ “mong muốn khá khẩn cấp để thiết lập quyền kiểm soát đến trạng thái lo lắng hơn và thậm chí hơi bối rối”.
Trong cuộc họp, Tsydenov đã nói về cuộc chiến ở Ukraine.
Tuy nhiên, ông gọi đây là một “hoạt động quân sự đặc biệt” và vui mừng trước việc nhiều “người của ông” đến từ Buryatia đã “hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của họ” là bảo vệ người dân và bảo đảm an ninh chiến lược của Nga.
Tsydenov nói về quyết định của Bộ Quốc phòng trao tặng Trung úy Baldan Tsydypov danh hiệu Anh hùng nước Nga, vì anh ta được cho là bị thương nặng và phải cắt cụt chân.
Putin nói rằng ông ủng hộ điều đó.
Judi James nói rằng có một cảm giác cấp bách khi Putin nói chuyện “có thể gợi ý ai đó hoặc một điểm nào đó không nên tranh cãi”.
Cô ấy cũng nói rằng ông ta có vẻ bối rối: “Ông ta liên tục nắn tờ giấy có thể gợi ý một số mức độ lo lắng bên trong.”
Trong một cuộc phỏng vấn với một tờ báo Ukraine, Kyrylo Budanov, Cục trưởng Cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine, tuyên bố ông Putin bị ung thư.
Bundanov cho biết ông “hoàn toàn xác nhận” thông tin về tình trạng sức khỏe kém của nhà độc tài và nói thêm rằng trạng thái tinh thần của Putin “bối rối” và ám chỉ về cái giá mà cuộc chiến thất bại có thể sẽ gánh chịu, Bundanov tuyên bố rằng Ptin đang ở trong trạng thái trầm cảm.
Cô Judi James cho biết tiếp: “Nếu bạn kéo xuống vùng mắt một chút, chúng ta sẽ thấy một người đàn ông trông mệt mỏi và thiếu năng lượng hoặc nhiệt huyết”.
“Lông mày của anh ấy chùng xuống hai bên ngoài, chúng cũng được chụm lại ở giữa trong một cử chỉ quan tâm hoặc lo lắng, tạo ra bốn hoặc năm rãnh sâu trên da trán.”
Cách đây vài tuần, cựu nhân viên MI6, Christopher Steele, đã tuyên bố với Đài LBC rằng ông Putin thường xuyên phải nghỉ họp để tìm cách điều trị y tế.
Ông nói: “Không có sự lãnh đạo chính trị rõ ràng nào đến từ Putin, người đang ngày càng ốm yếu, và về mặt quân sự, các cơ cấu chỉ huy, v.v. không hoạt động như bình thường”.
4. Người mẫu đối mặt với mối đe dọa tử vong từ Nga sau khi chụp hình trước xe tăng bị phá hủy của Putin
Một người mẫu Brazil nổi tiếng đã bị một người lính Nga dọa giết, và nói rằng anh ta đang “truy sát” cô ấy vì đã chụp hình trên nóc một chiếc xe tăng Nga bị phá hủy ở Ukraine
Liziane Gutierrez, người mẫu Brazil với hơn một triệu người theo dõi trên Instagram, đã gặp rắc rối sau khi chụp hình bên cạnh và trên nóc những chiếc xe tăng bị cháy của Nga.
Vào giữa tháng 3, cô người mẫu đã đến Ukraine để tình nguyện làm nhân viên cứu trợ.
Cô ấy đã đăng các bức ảnh công việc cứu trợ của mình trên Instagram, trong đó có những tấm hình cho thấy cô đang đứng trước hay trên nóc các xe tăng Nga bị bắn cháy. Chỉ trong vòng 5 phút sau khi cô ấy đưa những tấm hình này lên tài khoản Instagram của mình, một người lính Nga ở Ukraine đã nhìn thấy những tấm hình đó và trả lời bằng một tin nhắn lạnh lùng.
Liziane nói rằng người lính đã gửi cho cô một tin nhắn riêng với nội dung: “Tao sẽ truy sát mày.”
Cô nói tiếp: “Tôi đã nói với anh ta rằng 'anh có muốn xin địa chỉ của em không? Anh có muốn đến đây không? Hãy thử xem. Hãy thử vận may của anh. Em chúc anh tử trận ở Ukraine, em hy vọng một hỏa tiễn đi thẳng vào đầu anh, và tất cả những thứ như thế. Sau đó, người Nga này đã xóa message của mình”.
Tài khoản Instagram của người lính này chứa đầy hình ảnh về các hoạt động của Nga ở Ukraine và anh ta không đơn độc trong cơn tức giận. Người mẫu Brazil nói rằng hộp thư của cô ấy giờ đây chứa đầy những lời thù hận từ khắp nơi trên thế giới.”
“Trong năm phút mà các bức hình ở đó, tôi đã có mọi thứ mà bạn có thể tưởng tượng ra,” Liziane tiếp tục.
Cô nói thêm: “Đây giống như một bộ phim chiến tranh. Thật đáng buồn, nhưng tôi không cảm thấy buồn vì họ đã tấn công tôi vì chuyện này “.
Liziane cho biết cô và một nhân viên cứu trợ đã thấy các xe tăng Nga bị bắn cháy trên đường tới Bucha, một thành phố ở vùng Kyiv của Ukraine, nơi hơn 1.000 xác chết được phát hiện.
Cô cho biết những chiếc xe tăng bị bắn cháy được đánh dấu bằng biểu tượng Z, biểu tượng này đã trở thành đồng nghĩa với những kẻ xâm lược Nga.
Cô nói: “Chúng tôi thấy một số người trên xe tăng ăn mừng, reo hò 'Slava Ukraine! Slava Ukraine! ' Tất nhiên, chúng tôi đã phải dừng lại.
“Bạn tôi nói với tôi - nhưng tôi không biết điều này có đúng hay không - nhưng cô ấy nói rằng có một thi thể bên trong một chiếc xe tăng, người ta không làm sao lấy ra được vì anh ta bị quấn chung quanh những thanh sắt tan chảy. Tôi đã chụp một bức ảnh mà tất cả mọi người từ Ukraine cũng đang chụp.”
5. Các nhà nghiên cứu cho biết cá heo Hắc Hải đang bị giết bởi các hoạt động quân sự
Theo nhà nghiên cứu đứng đầu tại Công viên Tự nhiên Tuzlivski lymany ở khu vực Odesa, tây nam Ukraine, những con cá heo bị thương và chết đã trôi dạt vào bờ Hắc Hải sau khi trúng phải các sonar mạnh mẽ của quân đội Nga. Sonar là từ viết tắt của “sound navigation and ranging”. Đó là một kỹ thuật nhằm định vị và đo lường phạm vi bằng âm thanh. Kỹ thuật này sử dụng việc truyền âm thanh thường là dưới nước, để điều hướng, đo khoảng cách, liên lạc với hoặc phát hiện các đối tượng trên hoặc dưới bề mặt nước, chẳng hạn như các tàu khác.
Ivan Rusev nói rằng ít nhất sáu con cá heo đã được tìm thấy trên bờ trong biên giới của công viên.
Ông nói: “Kể từ khi bắt đầu cuộc chiến ở Hắc Hải gần Odesa, hàng trăm con cá heo được tìm thấy đã chết”.
Atanas Rusev, người đứng đầu chiến dịch “Cứu cá heo” của Bulgaria cho biết trên Facebook rằng đã có một số trường hợp cá heo mắc cạn ở đồng bằng sông Ropotamo, dẫn vào Hắc Hải.
“Một số con cá heo không thể định hướng và rất yếu. Một số cá heo bị bỏng do bom hoặc mìn. Hãy tưởng tượng một con cá heo bị bỏng kéo dài, rất tội nghiệp. Theo các chuyên gia đã kiểm tra chúng, những con cá heo không thể ăn trong ít nhất 10 ngày. Những con không bị bỏng cũng bị thương nặng,” ông nói và cho biết thêm rằng những con cá heo bị thương và chết đã trôi dạt vào bờ biển của Bulgaria, Romania, Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine.
Một số nghiên cứu trước đây đã xác nhận rằng các sonar quân sự có hại cho sinh vật biển và nhiều quân đội đã áp dụng các biện pháp giảm thiểu để bảo vệ động vật hoang dã.
6. Liên Hiệp Âu Châu thông qua gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga
Hội đồng Âu Châu đã chính thức thông qua gói trừng phạt thứ sáu chống lại Nga vì hành vi gây hấn ở Ukraine, họ cho biết như trên trong một thông cáo báo chí hôm thứ Sáu.
Hội đồng Âu Châu là cơ quan chính trị hàng đầu của Liên minh Âu Châu, tập hợp những người đứng đầu các quốc gia hoặc chính phủ của 27 quốc gia thành viên Liên Hiệp Âu Châu.
Josep Borrell, Đại diện Cấp cao về Đối ngoại và Chính sách An ninh của Liên Hiệp Âu Châu, cho biết gói trừng phạt đã làm gia tăng “những hạn chế đối với khả năng tài trợ cho cuộc chiến của Điện Cẩm Linh bằng cách áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt kinh tế”.
Ông nói thêm:
“Chúng tôi đang cấm nhập khẩu dầu của Nga vào Liên Hiệp Âu Châu và điều này làm giảm nguồn thu lớn của Nga. Chúng tôi đang cắt bỏ nhiều ngân hàng chủ chốt của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Chúng tôi cũng đang xử phạt những người chịu trách nhiệm về những hành động tàn bạo diễn ra ở Bucha và Mariupol, đồng thời cấm thêm những người cung cấp thông tin sai lệch góp phần tích cực vào việc tuyên truyền chiến tranh của Tổng thống Putin”.
Hội đồng đã liệt kê các lĩnh vực khác nhau bị ảnh hưởng bởi các lệnh trừng phạt như:
Cấm vận dầu mỏ, loại bỏ thêm khỏi hệ thống SWIFT các ngân hàng Nga và Belarus, cấm các phương tiện truyền thông như phát thanh và truyền hình, hạn chế xuất nhập khẩu, cấm các dịch vụ tư vấn, và thêm vào danh sách các cá nhân bị trừng phạt.
Thông báo này diễn ra sau cuộc họp thượng đỉnh bất thường của Hội đồng Âu Châu có sự tham dự của các nhà lãnh đạo Liên Hiệp Âu Châu tại Brussels từ hôm thứ Hai.
7. Bộ Quốc Phòng Nga cho biết Hạm đội Thái Bình Dương của Nga bắt đầu các cuộc tập trận hải quân với hơn 40 tàu chiến
Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã bắt đầu một loạt cuộc tập trận kéo dài một tuần với hơn 40 tàu chiến và 20 máy bay, Bộ Quốc Phòng Nga cho biết như trên hôm thứ Sáu.
Các cuộc tập trận, dự kiến kéo dài đến ngày 10 tháng 6, sẽ bao gồm các tàu tìm kiếm “tàu ngầm” và “tìm cách tổ chức phòng không cho các nhóm tàu chiến thuật để thực hiện các bài tập huấn luyện chiến đấu đối với các mục tiêu trên bộ và trên không”.
Tàu chỉ huy của Nga là Marshal Krylov, khinh hạm Marshal Shaposhnikov, và một nhóm tàu chống ngầm lớn và tàu hộ tống, các chiến hạm chống ngầm tàu nhỏ, tàu quét mìn, tàu hỏa tiễn và tàu hỗ trợ đều sẽ hoạt động ở các khu vực được chỉ định của Thái Bình Dương trong thời gian tuyên bố.
Các cuộc tập trận diễn ra khi cuộc xâm lược Ukraine của Nga đạt mốc 100 ngày vào thứ Sáu.
Quân đội Ukraine tuyên bố rằng các đơn vị của Nga đã “thiệt hại đáng kể về nhân lực và thiết bị” kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào cuối tháng Hai.
8. Đại sứ Ukraine tại Ankara, Vasyl Bodna, cáo buộc Nga “ăn cắp” và gửi ngũ cốc Ukraine ra nước ngoài cho các nước trong đó có Thổ Nhĩ Kỳ.
“Nga đánh cắp ngũ cốc của Ukraine một cách đáng xấu hổ và đưa ra nước ngoài từ Crimea, đến các quốc gia khác bao gồm cả Thổ Nhĩ Kỳ,” Ông Bodna nói.
“Chúng tôi đã yêu cầu sự giúp đỡ của Thổ Nhĩ Kỳ để giải quyết vấn đề”, ông nói thêm.
Trước cuộc xâm lược của Nga vào đầu năm nay, Ukraine là nước xuất khẩu lúa mì và dầu hướng dương lớn.
Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO, đã cung cấp máy bay không người lái chiến đấu cho Ukraine trong khi cố gắng đóng vai trò hòa giải trong cuộc xung đột kéo dài đến ngày thứ 100 vào hôm thứ Sáu. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã hạn chế áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga vì nước này phụ thuộc vào Nga về ngũ cốc và năng lượng.
Theo yêu cầu của Liên Hiệp Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ đã đề nghị hỗ trợ bảo đảm các hành lang hàng hải cho hoạt động xuất khẩu ngũ cốc của Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ đến Thổ Nhĩ Kỳ vào thứ Tư để thảo luận về vấn đề này.
9. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng Putin đã mắc một sai lầm tai hại
Kỷ niệm 100 ngày cuộc xâm lược của Nga, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết Vladimir Putin đã phạm một “sai lầm lịch sử và cơ bản” khi xâm lược Ukraine và hiện đang bị “cô lập”.
Ông nói:
“Tôi nghĩ và tôi đã nói với ông ta rằng ông ta đã mắc một sai lầm lịch sử và cơ bản đối với người dân của mình, đối với bản thân và lịch sử.” Ông Macron nói trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Pháp.
“Tôi nghĩ ông ta đã tự cô lập mình. Cô lập bản thân là một chuyện, nhưng có thể thoát ra khỏi nó là một con đường khó khăn.”
Tổng thống Pháp nhắc lại rằng không nên “làm nhục Nga, để chúng ta có thể mở đường thông qua các biện pháp ngoại giao cho ngày mà giao tranh ngừng lại”.
Macron cũng cho biết ông không “loại trừ” một chuyến thăm tới Kyiv.
Hi hữu: Một vị tướng Pháp trở thành linh mục ở tuổi 61. Caritas Australia giúp Ukraine 3,5 triệu USD
VietCatholic Media
17:04 04/06/2022
1. Chương trình chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha thăm Congo và Nam Sudan
Phòng Báo chí Tòa Thánh đã công bố chương trình chi tiết chuyến tông du của Đức Thánh Cha Phanxicô tại hai nước: Cộng hòa dân chủ Congo và Nam Sudan, từ ngày 02 đến ngày 07 tháng Bảy tới đây.
Đức Thánh Cha sẽ rời Roma lúc 9 giờ 30, sáng thứ Bảy, ngày 02 tháng Bảy và bay đến thủ đô Kinshasa của Congo lúc 4 giờ chiều cùng ngày. Sau đó, lúc 5 giờ 30 sẽ diễn ra nghi thức đón tiếp chính thức tại Phủ Tổng thống, gọi là “Dinh thự Quốc Gia” cũng ở Kinshasa. Rồi ngài hội kiến riêng với Tổng thống trước khi gặp gỡ chính quyền cùng với ngoại giao đoàn. Ban tối cùng ngày, ngài sẽ gặp riêng các tu sĩ dòng Tên tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh.
Chúa nhật ngày 03 tháng Bảy, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ lúc 8 giờ sáng, tại phi trường Ndolo ở Kinshasa và đọc kinh Truyền tin với các tín hữu.
Ban chiều lúc 6 giờ, Đức Thánh Cha sẽ gặp chung các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ tại nhà thờ chính tòa Đức Mẹ Congo, cũng ở thủ đô Kinshasa.
Thứ Hai, ngày 04 tháng Bảy, Đức Thánh Cha sẽ bay đến thành phố Goma, cách đó hơn 1.500 cây số ở mạn cực đông Congo, gần Rwanda và cử hành thánh lễ lúc 12 giờ trưa, tại cánh đồng Kibumba. Sau đó, lúc 5 giờ chiều, ngài sẽ gặp các nạn nhân bạo lực ở thành phố Beni và miền đông Congo thuộc miền Kivu, nơi từ lâu vẫn xảy ra nhiều biến loạn và xung đột. Sau đó, Đức Thánh Cha bay trở lại thủ đô lúc 8 giờ tối.
Thứ Ba, ngày 05 tháng Bảy, ban sáng lúc 8 giờ 40 phút, Đức Thánh Cha gặp gỡ giới trẻ và các giáo lý viên, tại sân vận động “Các vị Tử đạo” ở Kinshasa, rồi ngài giã từ Congo bay tới thủ đô Juba của Nam Sudan, cách đó 2.075 cây số về hướng đông bắc.
Cuộc viếng thăm tại Nam Sudan được gọi là “Cuộc hành hương đại kết hòa bình nơi đất nước và nhân dân Nam Sudan”, vì có sự tham dự của hai vị thủ lãnh Liên hiệp Anh giáo và Giáo hội Ecosse, là hai cộng đoàn Kitô có đông tín hữu tại nước này.
Lễ nghi đón tiếp chính thức sẽ diễn ra tại Phủ Tổng thống lúc 3 giờ 45 phút chiều, tiếp theo là cuộc hội kiến riêng với Tổng thống, trước khi gặp các giới chức chính quyền, ngoại giao đoàn và đại diện các tầng lớp xã hội Nam Sudan.
Thứ Tư, ngày 06 tháng Bảy, Đức Thánh Cha sẽ gặp gỡ những người di tản lúc 8 giờ 45 phút, tại trại tản cư nội địa ở thủ đô Juba. Sau đó, lúc 11 giờ 30, ngài gặp các tu sĩ dòng Tên, tại Tòa Sứ thần Tòa Thánh. Ban chiều cùng ngày, lúc 5 giờ, Đức Thánh Cha gặp gỡ các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ và chủng sinh tại nhà thờ chính tòa địa phương, trước khi cử hành buổi cầu nguyện đại kết, tại Công viên gần lăng John Garang, cố lãnh tụ kháng chiến của Nam Sudan, cũng tại thủ đô Juba.
Sáng thứ Năm, ngày 07 tháng Bảy, Đức Thánh Cha sẽ chủ sự thánh lễ cũng tại khu vực lăng John Garang. Sau lễ, ngài giã từ và lên đường lúc 11 giờ 15 phút để bay trở về Roma, dự kiến vào lúc 6 giờ chiều cùng ngày.
Vì đau đầu gối, Đức Thánh Cha phải ngồi xe lăn khi di chuyển trước công chúng, nên chương trình viếng thăm của ngài tương đối nhẹ nhàng, vì thế ngài chỉ có thể chủ tọa một sinh hoạt chính mỗi ngày, trừ khi sinh hoạt thứ hai vắn gọn và Đức Thánh Cha có thời gian để nghỉ ngơi.
Tiếp đến, Đức Thánh Cha không thể ở lâu trên khán đài. Ngài không thể di chuyển bằng trực thăng và chỉ có thể ngồi trên xe hơi một thời gian nào đó.
2. Caritas Australia giúp 3,5 triệu Mỹ kim cho Ukraine
Tổ chức bác ái Caritas Australia, đã trợ giúp ba triệu rưỡi Mỹ kim cho Ukraine.
Ông Kirsty Robertson, Giám đốc Caritas Australia, tuyên bố rằng “Trong thời kỳ đen tối hiện nay, chúng tôi cũng thấy những người tốt nhất chống lại điều xấu nhất và điều này mang lại hy vọng lớn.
Ngay từ khi chiến tranh bắt đầu tại Ukraine ngày 24 tháng Hai, Caritas Australia đã cộng tác với hai tổ chức bác ái Công Giáo ở Ukraine, là Caritas Ukraine và Caritas Spes, Hy vọng, giúp cung cấp nước, đồ vệ sinh, hỗ trợ tâm lý và y tế cho dân chúng, có tới 800.000 người được hưởng sự trợ giúp này.
Ông giám đốc Robertson cũng nói rằng: Chúng tôi rất biết ơn các ân nhân từ lâu vẫn ủng hộ chúng tôi trong các hoạt động bác ái, cũng như các ân nhân mới. Sự thiện cảm của họ đối với nhân dân Ukraine đang bị túng thiếu thực là đáng ngưỡng mộ. Trong thời kỳ đen tối hiện nay, chúng tôi thường thấy những người tốt nhất chống lại những gì tệ hại nhất. Điều này mang lại hy vọng lớn cho tương lai.
Caritas Australia cũng lạc quyên để trợ giúp Caritas Moldavia, cộng tác với dịch vụ trợ giúp Công Giáo, cung cấp nơi trú ngụ, các bữa ăn nóng, trợ giúp tài chánh và hỗ trợ tâm lý cho những người Ukraine tị nạn vì chiến tranh. Hơn 460.000 người Ukraine đã chạy sang Moldavia tị nạn từ đầu chiến tranh đến bây giờ.
3. Chấn động khi vị tướng quân đội Pháp được phong chức linh mục ở tuổi 61
Việc Henri Pillot được phong chức là điều bất thường, và cuộc đời của vị tân linh mục đã trở thành nguồn cảm hứng cho tất cả những gì ngài phục vụ.
Hôm Chúa Nhật, ngày 15 tháng Năm, tại Rôma, Chân Phước Cesar de Bus, một sĩ quan đã trở thành linh mục, đã được tuyên thánh; hai ngày sau đó, tại Lyon, tang lễ của một sĩ quan khác đã trở thành linh mục được cử hành.
Cha Henri Pillot đã có một sự nghiệp phi thường, từ học viện quân sự Saint-Cyr của Pháp đến đại học chủng viện Lyon, băng qua vùng núi Algeria, đồng hoang Coëtquidan, một trường quân sự ở Brittany, và dãy Alps. Vào năm 1992, Đức Cha Decoutray đã gây ra một sự chấn động khi phong chức linh mục cho vị tướng này. Năm 61 tuổi, ngài là vị tướng Pháp đầu tiên được vào hàng giáo phẩm giáo phận Lyon.
Bất kể tuổi tác, tính cách và thói quen của một sĩ quan cao cấp là những điều hầu như không cho phép ngài trở thành một linh mục giống như bất kỳ người nào khác, nhưng sức hút của ngài đã nhanh chóng đưa ngài đến với việc phục vụ những người trẻ tuổi với tư cách là tuyên úy của các tu sĩ Carthusia và của các hướng đạo sinh trẻ tuổi.
Người ta không bao giờ biết nhiều về cuộc đời binh nghiệp của ngài vì ngài ít nói về bản thân: cấp bậc của ngài đủ để làm say mê trí tưởng tượng của họ, và hàng ngàn món quà lưu niệm, lựu đạn trang trí và huy chương đóng khung trang trí căn hộ của ngài khiến họ phải tròn mắt thán phục. Chắc chắn, trình bày gọn gàng, với một cái bắt tay nam tính và một bộ ria mép chải ngắn, người đàn ông đã trau dồi thẩm mỹ của nghề nghiệp trước đây của mình. Mặc dù đôi khi ngài có thể sử dụng ngôn ngữ đầy màu sắc, nhưng ngài không bao giờ tự giới thiệu mình như một người có thẩm quyền đạo đức và không tham gia vào các cuộc diễn thuyết mang tính thần học cao.
Là một người đàn ông của mặt trận, ngài là một tư tế cho những người trẻ tuổi và được phục vụ bởi một gương mẫu cao độ. Ngài luôn chăm chú quan tâm đến từng linh hồn được giao phó. Trên tất cả, ngài không bao giờ đánh mất niềm vui giao tiếp của mình, một cái nhìn tinh nghịch mà tuổi tác không có, và một nụ cười làm biến đổi toàn bộ khuôn mặt của ngài và sự bộc phát tràn ngập cả căn phòng.
Cha Pillot thích cười. Ngài đã cười rất nhiều, lớn tiếng và cười trong mọi chuyện - kể cả bản thân. Với tất cả mọi người, ngài mang đến bằng chứng sống động về một người đàn ông hạnh phúc về cơ bản: hạnh phúc với sự hiện diện của bạn, với khoảnh khắc, và với việc phục vụ Chúa nhân lành như ngài đã phục vụ đất nước của mình trong quân đội.
Vào cuối cuộc đời, ngài đã cống hiến để phục vụ đất nước và Giáo hội của mình với tư cách là Chuẩn tướng và là linh mục của Chúa Giêsu Kitô, ngài ra đi “như một người hướng đạo trở về nhà sau kỳ nghỉ”.