Phụng Vụ - Mục Vụ
Chúa Giêsu về trời
Tuyết Mai
09:37 03/06/2011
Chúa Nhật Chúa Thăng Thiên
Xin Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người; xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, …, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực hiện trong Đức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, …, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người. (Ep 1, 17-23).
Anh chị em có thể tưởng tượng được cảnh một người con duy nhất của một Ông phú hộ giầu có nhất trong tỉnh, nay nhận được tấm giấy thép của cậu con trai báo cho Ông biết ngày cậu ấm trở về làng; sau một thời gian dài sống ở bên Tây, học tập và nay đã thành tài. Nay cậu ấm được khăn gói trở về cùng người Cha rất yêu dấu của mình, lòng không khỏi sao xuyến và rất nóng lòng để được trở về Quê Quán rất thân thương của mình. Ôi lòng mừng khôn xiết, tưởng tượng ra người Cha của mình hao mòn vì rất nhớ thương con và ngược lại. Anh chị em có thể tưởng tượng được ngày cậu ấm trở về làng sẽ ra sao không?. Ông phú hộ giầu có, tất nhiên sẽ chuẩn bị thật kỹ lưỡng; cho gia nhân trong nhà chu toàn mọi thể thức để đón đứa con rất yêu dấu của Ông. Bữa tiệc trở về ấy của Cậu quả thật sẽ rất linh đình và rất trịnh trọng. Ông sẽ cho mời tất cả mọi người, không trừ một ai, sẽ đến để ăn mừng ngày hội ngộ của Ông cùng người con yêu quý nhất đời của Ông.
Cảnh tiệc tùng của người giầu sang phú quý vọng tộc, chúng ta trong cuộc đời cũng có được chứng kiến tận mắt, hay trong phim ảnh, sách báo, và trên internet. Nhưng thưa anh chị em, tôi dám chắc rằng không một đám tiệc nào cao sang, cao quý, và cao trọng cho bằng Yến Tiệc của Thiên Chúa Cha thết đãi cho Chúa Con Giêsu trên Thiên Đình. Thật trọng đại và thật xứng đáng với thành quả Người Con Ngoan đã thực thi và hoàn tất vì Ngài đã Vâng Lời và làm theo Thánh Ý Cha Ngài. Chúa Con Giêsu đã đem thành quả tốt đẹp về cho Thiên Chúa Cha và Người rất vừa lòng. Không vừa lòng sao được khi Người Con Giêsu đã vì Vâng Lời Cha mà chịu chết trên Thập Tự Giá để cứu chuộc cho toàn thể nhân loại con người. Không vừa lòng sao được khi đã hoàn tất chương trình cứu chuộc loài người và sau ba ngày Ngài đã sống lại. Ngài đã Phục Sinh; chiến thắng thần chết; và Ngài đã Khải Hoàn. Nay trở về Trời ngồi bên hữu Thiên Chúa Cha. Cảnh hội ngộ này đã đem cho Người Cha vô cùng hả hê và rất toại nguyện. Vì Người Con yêu dấu của Người nay sẽ không còn xa cách Người nữa. Thì còn gì mừng vui cho bằng là cả Thiên Đàng và Trần Thế hãy mừng vui, vì một Thiên Chúa, đã yêu thương nhân loại biết là dường bao.
Hỡi cùng khắp vũ trụ hãy tán dương Ngài! Hỡi trần thế hãy xướng ca lên những ca khúc vui tươi và hãy nhảy mừng! Hỡi Thiên Đàng hãy phủ phục dưới chân Ngài mà ăn mừng chiến thắng. Hỡi Trời và Đất hãy hỉ hoan vì Chúa Giêsu được về Trời. Hỡi trần thế đừng làm nên vẻ mặt buồn sầu vì ngày Trở Về của Ngài thật trọng đại và thật xiết bao vui mừng!. Vì nay Cha, Con, và Thánh Thần sẽ luôn được sống bên cạnh nhau. Nhưng không vì thế mà Thiên Chúa của chúng ta quên hẳn con người. Người Cha nhân từ và luôn xót thương con cái của Người sẽ ban cho nhân loại chúng ta Đấng Phù Trợ; Đấng sẽ luôn mãi ở với chúng ta; dậy dỗ, hướng dẫn, và ủi an. Giúp chúng ta luôn giữ luật thương yêu của Chúa. Đồng thời hướng chúng ta cách và con đường tìm về Quê Trời đích thật. Để chúng ta cùng được hưởng nhan thánh Chúa; sống hạnh phúc muôn đời bên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần; cùng tất cả đạo binh, các thánh, và anh chị em trên Trời.
Ước gì ngày vui trọng đại của Thiên Chúa Con Giêsu cho chúng ta niềm hy vọng là cũng sẽ được trở về Trời ở ngày sau hết của chúng ta. Có phải điều kiện duy nhất và thực tế nhất là chúng ta phải luôn yêu thương nhau, như bao nhiêu năm trời Chúa Giêsu chung sống bên các tông đồ Ngài và cha ông của chúng ta?. Niềm hân hoan của Ngài mong đợi được trở về Trời, cũng là niềm hy vọng giúp chúng ta trông đợi ngày được trở về Trời không kém. Vì biết rằng Chúa về Trời nhưng Ngài vẫn yêu thương chúng ta rất mực. Ngài hứa rằng Ngài sẽ ở cùng với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Còn gì hạnh phúc cho bằng nữa phải không thưa anh chị em!?.
Đường về Trời quả không khó cho người có được bản đồ mà bản đồ ấy lại do chính Chúa ban cho chúng ta. Mà hình như ai trong chúng ta cũng được Chúa trao ban cho một bản đồ, nhưng vì quá bon chen trong cuộc sống, nên chúng ta có người đã làm thất lạc bản đồ ấy rất lâu rồi!. Hay có thể người ấy đã bị ma quỷ chúng mê hoặc, dụ dỗ, dễ tin, mà bán bản đồ ấy cho ma quỷ một giá rất rẻ, để chúng ta không còn có cơ hội mà được trở về Nhà Cha thân yêu của chúng ta nữa!.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, nếu chúng ta để thất lạc bản đồ về Trời đâu đó, hay đã bán chúng cho ma quỷ rồi cũng chẳng sao; Thiên Chúa Người vẫn luôn yêu thương con người. Miễn sao chúng ta cứ cố gắng sống tốt và đừng tái phạm lại những lỗi lầm xưa nữa!. Hãy biết dốc lòng ăn năn chừa cải. Làm lành lánh dữ. Và tìm thật nhiều cơ hội khi chúng ta có thể, để đền bù những lỗi lầm, bằng cách chúng ta tìm làm tất cả những việc bác ái. Vì chính trong lúc làm việc bác ái ấy, Thiên Chúa sẽ cho chúng ta cơ hội sau cùng. Anh chị em khốn cùng mà bấy lâu nay chúng ta hất hủi ấy, sẽ là người dẫn dắt chúng ta trở về Quê Trời. Vì xưa nay chúng ta có mắt mà sống như mù. Có tai mà như điếc. Có trái tim nhưng rất chai đá. Hai bàn tay và hai bàn chân như bị bại liệt. Và toàn thân của chúng ta chúng như vô dụng. Vì chúng ta là cành mà không được kết hiệp với thân cây cho nên càng ngày cành của chúng ta ra khô héo và sắp lìa cả thân cây!?. Nay kịp thời nhận ra nguồn sống an bình và hạnh phúc thật sự là ở Thân Cây. Biết bám víu và cần nguồn trợ lực của thân cây, để nhựa sống của chúng ta dần được phục hồi và nên tốt tươi trở lại. Biết đâu một sớm một chiều cành của chúng ta lại thật sai trái thì sao?.
Vì Thiên Chúa Người có quyền năng để phục hồi tất cả!. Làm được tất cả!. Chữa lành được tất cả!. Biến đổi con cái của Người tất cả sẽ nên Thánh, sẽ được về Trời trong quyền năng, Tình Yêu vô biên và Lòng Thương Xót của Người. Dù Người vẫn biết rằng tội lỗi chúng ta chồng chất như núi rác thối tha. Nhưng Người có cách làm cho tất cả rác rưởi của chúng ta biến thành những dụng cụ thật hữu dụng sau khi Người “recycle” chúng, chỉ trong sự Muốn Thay Đổi của chúng ta mà thôi!. Amen.
Xin Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, là Cha vinh hiển, ban cho anh em thần trí khôn ngoan và mạc khải, để nhận biết Người; xin cho mắt tâm hồn anh em được sáng suốt, để anh em biết thế nào là trông cậy vào ơn Người kêu gọi, …, và thế nào là quyền năng vô cùng lớn lao của Người đối với chúng ta, là những kẻ tin, chiếu theo hành động của sức mạnh quyền năng Người, công việc mà Chúa đã thực hiện trong Đức Kitô, tức là làm cho Ngài từ cõi chết sống lại, và đặt Ngài ngự bên hữu mình trên trời, vượt trên mọi cấp trật, …, vượt trên mọi danh hiệu được xưng hô cả đời này lẫn đời sau. Chúa khiến mọi sự quy phục dưới chân Ngài, và tôn Ngài làm đầu toàn thể Hội Thánh là thân thể Ngài, và là sự sung mãn của Đấng chu toàn mọi sự trong mọi người. (Ep 1, 17-23).
Anh chị em có thể tưởng tượng được cảnh một người con duy nhất của một Ông phú hộ giầu có nhất trong tỉnh, nay nhận được tấm giấy thép của cậu con trai báo cho Ông biết ngày cậu ấm trở về làng; sau một thời gian dài sống ở bên Tây, học tập và nay đã thành tài. Nay cậu ấm được khăn gói trở về cùng người Cha rất yêu dấu của mình, lòng không khỏi sao xuyến và rất nóng lòng để được trở về Quê Quán rất thân thương của mình. Ôi lòng mừng khôn xiết, tưởng tượng ra người Cha của mình hao mòn vì rất nhớ thương con và ngược lại. Anh chị em có thể tưởng tượng được ngày cậu ấm trở về làng sẽ ra sao không?. Ông phú hộ giầu có, tất nhiên sẽ chuẩn bị thật kỹ lưỡng; cho gia nhân trong nhà chu toàn mọi thể thức để đón đứa con rất yêu dấu của Ông. Bữa tiệc trở về ấy của Cậu quả thật sẽ rất linh đình và rất trịnh trọng. Ông sẽ cho mời tất cả mọi người, không trừ một ai, sẽ đến để ăn mừng ngày hội ngộ của Ông cùng người con yêu quý nhất đời của Ông.
Cảnh tiệc tùng của người giầu sang phú quý vọng tộc, chúng ta trong cuộc đời cũng có được chứng kiến tận mắt, hay trong phim ảnh, sách báo, và trên internet. Nhưng thưa anh chị em, tôi dám chắc rằng không một đám tiệc nào cao sang, cao quý, và cao trọng cho bằng Yến Tiệc của Thiên Chúa Cha thết đãi cho Chúa Con Giêsu trên Thiên Đình. Thật trọng đại và thật xứng đáng với thành quả Người Con Ngoan đã thực thi và hoàn tất vì Ngài đã Vâng Lời và làm theo Thánh Ý Cha Ngài. Chúa Con Giêsu đã đem thành quả tốt đẹp về cho Thiên Chúa Cha và Người rất vừa lòng. Không vừa lòng sao được khi Người Con Giêsu đã vì Vâng Lời Cha mà chịu chết trên Thập Tự Giá để cứu chuộc cho toàn thể nhân loại con người. Không vừa lòng sao được khi đã hoàn tất chương trình cứu chuộc loài người và sau ba ngày Ngài đã sống lại. Ngài đã Phục Sinh; chiến thắng thần chết; và Ngài đã Khải Hoàn. Nay trở về Trời ngồi bên hữu Thiên Chúa Cha. Cảnh hội ngộ này đã đem cho Người Cha vô cùng hả hê và rất toại nguyện. Vì Người Con yêu dấu của Người nay sẽ không còn xa cách Người nữa. Thì còn gì mừng vui cho bằng là cả Thiên Đàng và Trần Thế hãy mừng vui, vì một Thiên Chúa, đã yêu thương nhân loại biết là dường bao.
Hỡi cùng khắp vũ trụ hãy tán dương Ngài! Hỡi trần thế hãy xướng ca lên những ca khúc vui tươi và hãy nhảy mừng! Hỡi Thiên Đàng hãy phủ phục dưới chân Ngài mà ăn mừng chiến thắng. Hỡi Trời và Đất hãy hỉ hoan vì Chúa Giêsu được về Trời. Hỡi trần thế đừng làm nên vẻ mặt buồn sầu vì ngày Trở Về của Ngài thật trọng đại và thật xiết bao vui mừng!. Vì nay Cha, Con, và Thánh Thần sẽ luôn được sống bên cạnh nhau. Nhưng không vì thế mà Thiên Chúa của chúng ta quên hẳn con người. Người Cha nhân từ và luôn xót thương con cái của Người sẽ ban cho nhân loại chúng ta Đấng Phù Trợ; Đấng sẽ luôn mãi ở với chúng ta; dậy dỗ, hướng dẫn, và ủi an. Giúp chúng ta luôn giữ luật thương yêu của Chúa. Đồng thời hướng chúng ta cách và con đường tìm về Quê Trời đích thật. Để chúng ta cùng được hưởng nhan thánh Chúa; sống hạnh phúc muôn đời bên Chúa Cha, Chúa Con, và Chúa Thánh Thần; cùng tất cả đạo binh, các thánh, và anh chị em trên Trời.
Ước gì ngày vui trọng đại của Thiên Chúa Con Giêsu cho chúng ta niềm hy vọng là cũng sẽ được trở về Trời ở ngày sau hết của chúng ta. Có phải điều kiện duy nhất và thực tế nhất là chúng ta phải luôn yêu thương nhau, như bao nhiêu năm trời Chúa Giêsu chung sống bên các tông đồ Ngài và cha ông của chúng ta?. Niềm hân hoan của Ngài mong đợi được trở về Trời, cũng là niềm hy vọng giúp chúng ta trông đợi ngày được trở về Trời không kém. Vì biết rằng Chúa về Trời nhưng Ngài vẫn yêu thương chúng ta rất mực. Ngài hứa rằng Ngài sẽ ở cùng với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Còn gì hạnh phúc cho bằng nữa phải không thưa anh chị em!?.
Đường về Trời quả không khó cho người có được bản đồ mà bản đồ ấy lại do chính Chúa ban cho chúng ta. Mà hình như ai trong chúng ta cũng được Chúa trao ban cho một bản đồ, nhưng vì quá bon chen trong cuộc sống, nên chúng ta có người đã làm thất lạc bản đồ ấy rất lâu rồi!. Hay có thể người ấy đã bị ma quỷ chúng mê hoặc, dụ dỗ, dễ tin, mà bán bản đồ ấy cho ma quỷ một giá rất rẻ, để chúng ta không còn có cơ hội mà được trở về Nhà Cha thân yêu của chúng ta nữa!.
Nhưng dù gì đi chăng nữa, nếu chúng ta để thất lạc bản đồ về Trời đâu đó, hay đã bán chúng cho ma quỷ rồi cũng chẳng sao; Thiên Chúa Người vẫn luôn yêu thương con người. Miễn sao chúng ta cứ cố gắng sống tốt và đừng tái phạm lại những lỗi lầm xưa nữa!. Hãy biết dốc lòng ăn năn chừa cải. Làm lành lánh dữ. Và tìm thật nhiều cơ hội khi chúng ta có thể, để đền bù những lỗi lầm, bằng cách chúng ta tìm làm tất cả những việc bác ái. Vì chính trong lúc làm việc bác ái ấy, Thiên Chúa sẽ cho chúng ta cơ hội sau cùng. Anh chị em khốn cùng mà bấy lâu nay chúng ta hất hủi ấy, sẽ là người dẫn dắt chúng ta trở về Quê Trời. Vì xưa nay chúng ta có mắt mà sống như mù. Có tai mà như điếc. Có trái tim nhưng rất chai đá. Hai bàn tay và hai bàn chân như bị bại liệt. Và toàn thân của chúng ta chúng như vô dụng. Vì chúng ta là cành mà không được kết hiệp với thân cây cho nên càng ngày cành của chúng ta ra khô héo và sắp lìa cả thân cây!?. Nay kịp thời nhận ra nguồn sống an bình và hạnh phúc thật sự là ở Thân Cây. Biết bám víu và cần nguồn trợ lực của thân cây, để nhựa sống của chúng ta dần được phục hồi và nên tốt tươi trở lại. Biết đâu một sớm một chiều cành của chúng ta lại thật sai trái thì sao?.
Vì Thiên Chúa Người có quyền năng để phục hồi tất cả!. Làm được tất cả!. Chữa lành được tất cả!. Biến đổi con cái của Người tất cả sẽ nên Thánh, sẽ được về Trời trong quyền năng, Tình Yêu vô biên và Lòng Thương Xót của Người. Dù Người vẫn biết rằng tội lỗi chúng ta chồng chất như núi rác thối tha. Nhưng Người có cách làm cho tất cả rác rưởi của chúng ta biến thành những dụng cụ thật hữu dụng sau khi Người “recycle” chúng, chỉ trong sự Muốn Thay Đổi của chúng ta mà thôi!. Amen.
Mỗi ngày một câu chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:16 03/06/2011
NGƯỜI CÂM NÓI
Có một người ăn xin giả làm người câm ngồi trên hè phố xin tiền.
Một hôm, người câm cầm hai xu tiền vào trong quán mua rượu uống, nhìn bát rượu nói:
- “Cho tôi thêm chút nữa.”
Chủ tiệm kinh ngạc hỏi:
- “Trước đây anh thường đến và không biết nói, tại sao hôm nay anh nói được ?”
Người câm nói:
- “Trước đây không có tiền thì làm sao tôi nói được, hôm nay có hai xu tiền thì tự nhiên biết nói !”
Suy tư:
Thời nay có nhiều người giả câm giả điếc làm người ăn mày; thời này có những người giả làm người tàn tật để đi ăn xin lòng thương hại của người khác; thời nay có những người nhẫn tâm bẻ gãy chân con nhỏ của mình rồi ẳm nó đi ăn xin…
Lòng nhân của con người thì không có thiếu, nhưng có những lúc lòng nhân ấy bị chai cứng vì sự giả dối của những người vô lương tâm, họ làm biếng lao động, tạo ra một vài hoàn cảnh thương tâm để moi tiền người khác…
Giả câm để ăn mày lòng thương hại của người khác thì không ai chấp nhận được.
Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, có những người giả câm để được sống thoải mái giữa những bất hạnh của tha nhân, đó chính là những người cái miệng nói rất hay, nhưng tâm hồn thì đã bị bịt kín bởi những danh vọng vật chất quyền hành và dục vọng…
Ai hiểu thì hiểu !
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
N2T |
Có một người ăn xin giả làm người câm ngồi trên hè phố xin tiền.
Một hôm, người câm cầm hai xu tiền vào trong quán mua rượu uống, nhìn bát rượu nói:
- “Cho tôi thêm chút nữa.”
Chủ tiệm kinh ngạc hỏi:
- “Trước đây anh thường đến và không biết nói, tại sao hôm nay anh nói được ?”
Người câm nói:
- “Trước đây không có tiền thì làm sao tôi nói được, hôm nay có hai xu tiền thì tự nhiên biết nói !”
Suy tư:
Thời nay có nhiều người giả câm giả điếc làm người ăn mày; thời này có những người giả làm người tàn tật để đi ăn xin lòng thương hại của người khác; thời nay có những người nhẫn tâm bẻ gãy chân con nhỏ của mình rồi ẳm nó đi ăn xin…
Lòng nhân của con người thì không có thiếu, nhưng có những lúc lòng nhân ấy bị chai cứng vì sự giả dối của những người vô lương tâm, họ làm biếng lao động, tạo ra một vài hoàn cảnh thương tâm để moi tiền người khác…
Giả câm để ăn mày lòng thương hại của người khác thì không ai chấp nhận được.
Nhưng trong cuộc sống hằng ngày, có những người giả câm để được sống thoải mái giữa những bất hạnh của tha nhân, đó chính là những người cái miệng nói rất hay, nhưng tâm hồn thì đã bị bịt kín bởi những danh vọng vật chất quyền hành và dục vọng…
Ai hiểu thì hiểu !
------------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Lễ Thăng Thiên (A)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:20 03/06/2011
CHÚA NHẬT VII PHỤC SINH
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
Tin mừng : Lc 28, 16-20.
“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”.
Anh chị em thân mến,
Chúa nhật này là lễ Chúa Giê-su thăng thiên, tức là –nói theo các thần học gia- Chúa Giê-su về trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha sau khi hoàn tất việc cứu chuộc nhân loại ở trần gian, nhưng sự cứu độ của Ngài vẫn được tiếp tục qua Giáo Hội khi Ngài ra lệnh cho các tông đồ: Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mệnh lệnh này Chúa Giê-su cũng trao cho chúng ta là những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, để chúng ta trở nên chứng nhân cho Chúa Giê-su tại trần gian này.
Lên trời là mục đích sống của chúng ta ở trần gian này: chúng ta đi lễ nhà thờ, chúng ta làm lành tránh dữ, chúng ta làm việc bác ái.v.v... đều là vì mục đích ấy, là được lên thiên đàng hưởng phúc với Chúa Giê-su sau khi từ giả cuộc đời này. Do đó, chúng ta có hai bước phải làm để làm chứng cho Chúa Giê-su:
1. Hãy đi giảng dạy.
Chúng ta không giảng dạy như các linh mục là dâng lễ Mi-sa, chúng ta cũng không làm việc tông đồ như các nữ tu nơi các trường học, bệnh viện.v.v... nhưng chúng ta rao giảng Tin Mừng bằng cuộc sống của mình, chẳng hạn như: trong gia đình cha mẹ con cái yêu thương nhau, bà con hàng xóm giúp đỡ nhau, siêng năng đi lễ nhà thờ.v.v... là cách làm chứng hay nhất cho Chúa Giê-su .
2, Chu toàn bổn phận của mình.
Cha mẹ lo chu toàn bổn phận của mình là dạy dỗ con cái biết sống kính mến Thiên Chúa, dạy chúng nó biết yêu quý thánh lễ Mi-sa và rước lễ, dạy chúng nó trở nên người tốt; con cái phải làm tròn bổn phận của mình là thảo kính cha mẹ và giúp đỡ cha mẹ, anh chị em yêu thương nhau, bởi vì cha mẹ và con cái sẽ phải chịu phán xét trước mặt Thiên Chúa về những bổn phận của mình.
Chúa Giê-su thăng thiên là chuẩn bị chỗ cho chúng ta ở trên thiên đàng, để khi chúng ta từ giã cõi đời này cũng được các thiên thần Chúa rước đưa về thiên đàng, muốn được vậy, chúng ta cần phải yêu mến những sự trên trời, đó là yêu thương và phục vụ tha nhân như Chúa Giê-su đã làm.
Anh chị em thân mến,
Chúa Giê-su lên trời là niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta, bởi vì nếu Ngài không lên trời thì chúng ta không biết cuộc sống hôm nay của nhân loại sẽ đi về đâu, và đức tin của chúng ta tin vào Ngài chỉ là huyền hoặc mà thôi. Nhưng Chúa Giê-su đã lên trời thật như lời hai thiên thần nói: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời.” (Cv 1, 11)
Chúa Giê-su đã lên trời, nhưng Ngài sẽ lại đến trong vinh quang trong ngày tận thế để phán xét người sống cũng như kẻ chết, đó chính là lúc Ngài bày tỏ sự công bằng, nhân từ và uy nghiêm của Ngài cho nhân loại được biết.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
LỄ CHÚA THĂNG THIÊN
Tin mừng : Lc 28, 16-20.
“Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất”.
Anh chị em thân mến,
Chúa nhật này là lễ Chúa Giê-su thăng thiên, tức là –nói theo các thần học gia- Chúa Giê-su về trời ngự bên hữu Thiên Chúa Cha sau khi hoàn tất việc cứu chuộc nhân loại ở trần gian, nhưng sự cứu độ của Ngài vẫn được tiếp tục qua Giáo Hội khi Ngài ra lệnh cho các tông đồ: Hãy đi giảng dạy muôn dân làm phép Rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Mệnh lệnh này Chúa Giê-su cũng trao cho chúng ta là những người đã lãnh nhận bí tích Rửa Tội, để chúng ta trở nên chứng nhân cho Chúa Giê-su tại trần gian này.
Lên trời là mục đích sống của chúng ta ở trần gian này: chúng ta đi lễ nhà thờ, chúng ta làm lành tránh dữ, chúng ta làm việc bác ái.v.v... đều là vì mục đích ấy, là được lên thiên đàng hưởng phúc với Chúa Giê-su sau khi từ giả cuộc đời này. Do đó, chúng ta có hai bước phải làm để làm chứng cho Chúa Giê-su:
1. Hãy đi giảng dạy.
Chúng ta không giảng dạy như các linh mục là dâng lễ Mi-sa, chúng ta cũng không làm việc tông đồ như các nữ tu nơi các trường học, bệnh viện.v.v... nhưng chúng ta rao giảng Tin Mừng bằng cuộc sống của mình, chẳng hạn như: trong gia đình cha mẹ con cái yêu thương nhau, bà con hàng xóm giúp đỡ nhau, siêng năng đi lễ nhà thờ.v.v... là cách làm chứng hay nhất cho Chúa Giê-su .
2, Chu toàn bổn phận của mình.
Cha mẹ lo chu toàn bổn phận của mình là dạy dỗ con cái biết sống kính mến Thiên Chúa, dạy chúng nó biết yêu quý thánh lễ Mi-sa và rước lễ, dạy chúng nó trở nên người tốt; con cái phải làm tròn bổn phận của mình là thảo kính cha mẹ và giúp đỡ cha mẹ, anh chị em yêu thương nhau, bởi vì cha mẹ và con cái sẽ phải chịu phán xét trước mặt Thiên Chúa về những bổn phận của mình.
Chúa Giê-su thăng thiên là chuẩn bị chỗ cho chúng ta ở trên thiên đàng, để khi chúng ta từ giã cõi đời này cũng được các thiên thần Chúa rước đưa về thiên đàng, muốn được vậy, chúng ta cần phải yêu mến những sự trên trời, đó là yêu thương và phục vụ tha nhân như Chúa Giê-su đã làm.
Anh chị em thân mến,
Chúa Giê-su lên trời là niềm hy vọng lớn lao cho chúng ta, bởi vì nếu Ngài không lên trời thì chúng ta không biết cuộc sống hôm nay của nhân loại sẽ đi về đâu, và đức tin của chúng ta tin vào Ngài chỉ là huyền hoặc mà thôi. Nhưng Chúa Giê-su đã lên trời thật như lời hai thiên thần nói: “Hỡi những người Ga-li-lê, sao còn đứng nhìn trời ? Đức Giê-su, Đấng vừa lìa bỏ các ông và được rước lên trời, cũng sẽ ngự đến y như các ông đã thấy Ngài lên trời.” (Cv 1, 11)
Chúa Giê-su đã lên trời, nhưng Ngài sẽ lại đến trong vinh quang trong ngày tận thế để phán xét người sống cũng như kẻ chết, đó chính là lúc Ngài bày tỏ sự công bằng, nhân từ và uy nghiêm của Ngài cho nhân loại được biết.
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta...
-------------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mỗi ngày một câu danh ngôn của các thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:25 03/06/2011
N2T |
9. Đem quá khứ giao phó cho lòng nhân từ của Thiên Chúa, đem hiện tại giao phó cho tình yêu của Ngài, đem tương lai giao cho Ngài chăm nom.
(Thánh Augustine)Mỗi tuần một ''Chuyện Rất Ngắn''
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:27 03/06/2011
PHÂN ƯU
Mở email ra, thấy mấy lời phân ưu: “Vô cùng thương tiếc, bàng hoàng đau đớn khi được tin chú X… qua đời…”
Đứa em đứng bên cạnh lớn tiếng nói:
- “Toàn là iả đối, đầu môi chót lưỡi, về Việt Nam lên tới đây rồi mà đứng ngoài đường, không vào thăm bà con hoặc một lời hỏi han, bây giờ thì “bàng hoàng thương tiếc”, đúng là thứ giả hình…”
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Mở email ra, thấy mấy lời phân ưu: “Vô cùng thương tiếc, bàng hoàng đau đớn khi được tin chú X… qua đời…”
Đứa em đứng bên cạnh lớn tiếng nói:
- “Toàn là iả đối, đầu môi chót lưỡi, về Việt Nam lên tới đây rồi mà đứng ngoài đường, không vào thăm bà con hoặc một lời hỏi han, bây giờ thì “bàng hoàng thương tiếc”, đúng là thứ giả hình…”
-----------------
http://www.vietcatholic.net/nhantai
http://vn.360plus.yahoo.com/jmtaiby
jmtaiby@yahoo.com taibytw@hotmail.com
Sứ điệp ngày lễ Chúa Giêsu lên trời
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
18:04 03/06/2011
Sứ điệp ngày lễ Chúa Giêsu lên trời
Chúa Giêsu trở về trời, nơi là quê hương nguồn gốc của Ngài, sau 33 năm sống trên trần gian.
Nhưng không vì thế mà Ngài bỏ rơi trần gian. Trái lại, Ngài đoan hứa hằng cùng đồng hành với trong mọi ngày.
Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa Cha của Ngài sau khi đã hòan thành thánh ý của Thiên Chúa trên trần gian: dấn thân hy sinh mang ơn đức cứu độ cho con người.
Nhưng không vì thế mà sứ mạng của Ngài đến đó là hết. Trái lại, Ngài thành lập Giáo Hội để tiếp tục công việc ngài đã thực hiện trên trần gian.
Chúa Giêsu trở về nơi là nguồn mạch của đời sống, sau khi Ngài đã rao truyền cho trần gian gía trị sự sống bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.
Nhưng không vì thế mà trần gian bị cắt đứt xa lìa nguồn mạch sự sống. Trái lại, qua Giáo Hội Ngài để lại nguồn mạch ơn đức sự sống của Thiên Chúa nơi các Bí tích.
Những gì ta xem thấy hay đọc được qua biến cố Chúa Giêsu trở về trời?
1. Vầng mây bao phủ
Theo khía cạnh kỹ thuật chuyên chở ngày nay nay, biến cố Chúa Giêsu trở về trời được thuật lại trong Kinh Thánh: „Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông.“ ( Cv 1,9).
Đọc những lời ngắn gọn này, ta có thể tưởng tượng như một chiếc máy bay cất cánh bay lao thẳng vào không trung xuyên lớp tầng mây.
Lẽ dĩ nhiên Chúa Giêsu không dùng máy bay như bây giờ di chuyển từ nơi này đi sang khác. Nhưng vầng mây diễn tả điều gì huyền bí nhiệm mầu, nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa của Thần Thánh.
Thiên Chúa hiện ra thiết lập giao ước với Ông Noe sau trận lụt đại hồng thủy trong vầng mây. ( St 9, 12-13).
Trên đường trở về quê hương đất hứa, Thiên Chúa hiện ra dẫn đường cho dân Israel trong cột mây dẫn đầu chỉ đường đi. ( Xh 13, 21-22)
Trên đỉnh núi Sinai, Thiên Chúa hiện ra với Thánh Tiên tri Maisen trong vầng mây trao cho Ông 10 điều răn của Chúa. ( Xh 24, 12-18).
Vầng mây bao phủ nói lều nhà tạm lên sự hiện diện vinh quang của Thiên Chúa ( Xh 40, 34-38).
Trên đỉnh núi Tabor, khi Chúa Giêsu biến hình, từ trong vầng mây có tiếng của Thiên Chúa Cha phán vọng ra. ( Mt 17,5)
Trong vầng mây bao phủ Chúa Giêsu trở về trời cao ( CV 1,9)
Thánh Gioan trong sách Khải huyền thuật lại thấy Chúa Giêsu hiện ra trong vầng mây ( Kh 1,7; 14, 14-16).
Như thế, có thể nói vầng mây là dấu hiệu sự thánh thiện huyền bí về hiện diện của Thiên Chúa, và cũng sát gần gũi với con người.
Chúa Giêsu trở về trời quyện trong vầng mây cao trên nền trời, nhưng Ngài không rời xa trần thế con người. Người muốn Giáo Hội tiếp tục rao giảng làm chứng cho Ngài giữa trần gian.
2. Anh em là nhân chứng cho Thầy
Khi người cha hay người mẹ đi xa vắng nhà. họ thường nói với các con mình: cha mẹ không quên, không bỏ các con một mình đâu. Cha mẹ luôn hằng nhớ đến các con. Các con nhớ giữ những lời cha mẹ đã dạy bảo căn dặn mà sống yeu thương đùm bọc nhau!
Cũng vậy, trở về trời Chúa Giêsu không bỏ rơi các học trò Tông đồ, những người tin theo Chúa. Người căn dặn họ: Anh em tiếp tục sống như Thầy đã dậy nhắn nhủ. Hãy tiếp tục rao truyền cùng làm nhân chứng cho Thầy, cho những lời giáo lý của Thầy giữa lòng xã hội trần gian (Mt 28,20).
Trung thành với lời Chúa Giêsu truyền lại cho, từ ngày đó hơn hai ngàn năm nay Giáo Hội không ngừng thi hành sứ vụ truyền giáo cho mọi người trải qua mọi thời đại, trong mọi hòan cảnh đời sống xã hội.
Và Gíao Hội đã trải qua thời kỳ hưng thịnh phát triển về nhiều mặt rất khả quan tốt đẹp. Nhưng cũng có những thời kỳ Giáo Hội gặp khó khăn bị nghi kỵ, bị theo dõi bắt bớ, bị cấm cách, gặp khủng hoảng từ trong lòng nội bộ.
Nhưng nhiệm vụ rao giảng làm chứng của Giáo Hội luôn trên căn bản làm sao những gía trị theo tinh thần Phúc âm của Chúa được loan truyền thể hiện trong đời sống xã hội về sự sống, về công bình bác ái, về tình liên đới giữa con người với nhau.
Trong dòng thời gian Giáo Hội đã luôn cố gắng rao giảng làm chứng cho Chúa:
- Xuyên suốt trải qua mọi thời gian ngày tháng, năm, thế kỷ.
- Tới cùng mọi biên giới hình thể địa lý trái đất.
- Nơi mọi con người trong các giai tầng hoàn cảnh thân phận đời sống về thể lý cũng như về tâm lý. Mang niềm vui cũng như sự an ủi giúp đỡ cảm thông đến cho con người.
- Gìn giữ bảo vệ ngôi nhà thiên nhiên là vũ trụ mà Thiên Chúa đã tạo dựng cho con người. Và cùng với con người phát triển văn hóa, văn minh cho đời sống
- Củng cố các gía trị đạo đức tinh thần trong lòng đời sống xã hội của con người, nhất là cho mọi người biết Chúa, Đấng là nguồn tình yêu, nguồn hy vọng và ơn tha thứ cho con người.
Vầng mây trên trời đã bao phủ đưa Chúa Giêsu trở về trời. Nhưng vầng mây cũng là dấu hiệu sự hiện diện, sự gần gũi của Chúa nơi con người.
Trở về trời Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội qua các Tông đồ nhiệm vụ rao giảng làm chứng cho Chúa giữa trần gian. Sự hiện diện sát gần của Chúa giúp Giáo Hội vững tâm làm nhiệm vụ này, cùng giúp lòng con người sống niếm hy vọng. Vì có Chúa hằng cùng đồng hành bên cạnh trong mọi hòan cảnh.
Lễ Chúa Giêsu lên trời
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Chúa Giêsu trở về trời, nơi là quê hương nguồn gốc của Ngài, sau 33 năm sống trên trần gian.
Nhưng không vì thế mà Ngài bỏ rơi trần gian. Trái lại, Ngài đoan hứa hằng cùng đồng hành với trong mọi ngày.
Chúa Giêsu trở về với Thiên Chúa Cha của Ngài sau khi đã hòan thành thánh ý của Thiên Chúa trên trần gian: dấn thân hy sinh mang ơn đức cứu độ cho con người.
Nhưng không vì thế mà sứ mạng của Ngài đến đó là hết. Trái lại, Ngài thành lập Giáo Hội để tiếp tục công việc ngài đã thực hiện trên trần gian.
Chúa Giêsu trở về nơi là nguồn mạch của đời sống, sau khi Ngài đã rao truyền cho trần gian gía trị sự sống bắt nguồn từ nơi Thiên Chúa.
Nhưng không vì thế mà trần gian bị cắt đứt xa lìa nguồn mạch sự sống. Trái lại, qua Giáo Hội Ngài để lại nguồn mạch ơn đức sự sống của Thiên Chúa nơi các Bí tích.
Những gì ta xem thấy hay đọc được qua biến cố Chúa Giêsu trở về trời?
1. Vầng mây bao phủ
Theo khía cạnh kỹ thuật chuyên chở ngày nay nay, biến cố Chúa Giêsu trở về trời được thuật lại trong Kinh Thánh: „Người được cất lên trước mắt các ông, và một đám mây bao phủ Người khuất mắt các ông.“ ( Cv 1,9).
Đọc những lời ngắn gọn này, ta có thể tưởng tượng như một chiếc máy bay cất cánh bay lao thẳng vào không trung xuyên lớp tầng mây.
Lẽ dĩ nhiên Chúa Giêsu không dùng máy bay như bây giờ di chuyển từ nơi này đi sang khác. Nhưng vầng mây diễn tả điều gì huyền bí nhiệm mầu, nói lên sự hiện diện của Thiên Chúa của Thần Thánh.
Thiên Chúa hiện ra thiết lập giao ước với Ông Noe sau trận lụt đại hồng thủy trong vầng mây. ( St 9, 12-13).
Trên đường trở về quê hương đất hứa, Thiên Chúa hiện ra dẫn đường cho dân Israel trong cột mây dẫn đầu chỉ đường đi. ( Xh 13, 21-22)
Trên đỉnh núi Sinai, Thiên Chúa hiện ra với Thánh Tiên tri Maisen trong vầng mây trao cho Ông 10 điều răn của Chúa. ( Xh 24, 12-18).
Vầng mây bao phủ nói lều nhà tạm lên sự hiện diện vinh quang của Thiên Chúa ( Xh 40, 34-38).
Trên đỉnh núi Tabor, khi Chúa Giêsu biến hình, từ trong vầng mây có tiếng của Thiên Chúa Cha phán vọng ra. ( Mt 17,5)
Trong vầng mây bao phủ Chúa Giêsu trở về trời cao ( CV 1,9)
Thánh Gioan trong sách Khải huyền thuật lại thấy Chúa Giêsu hiện ra trong vầng mây ( Kh 1,7; 14, 14-16).
Như thế, có thể nói vầng mây là dấu hiệu sự thánh thiện huyền bí về hiện diện của Thiên Chúa, và cũng sát gần gũi với con người.
Chúa Giêsu trở về trời quyện trong vầng mây cao trên nền trời, nhưng Ngài không rời xa trần thế con người. Người muốn Giáo Hội tiếp tục rao giảng làm chứng cho Ngài giữa trần gian.
2. Anh em là nhân chứng cho Thầy
Khi người cha hay người mẹ đi xa vắng nhà. họ thường nói với các con mình: cha mẹ không quên, không bỏ các con một mình đâu. Cha mẹ luôn hằng nhớ đến các con. Các con nhớ giữ những lời cha mẹ đã dạy bảo căn dặn mà sống yeu thương đùm bọc nhau!
Cũng vậy, trở về trời Chúa Giêsu không bỏ rơi các học trò Tông đồ, những người tin theo Chúa. Người căn dặn họ: Anh em tiếp tục sống như Thầy đã dậy nhắn nhủ. Hãy tiếp tục rao truyền cùng làm nhân chứng cho Thầy, cho những lời giáo lý của Thầy giữa lòng xã hội trần gian (Mt 28,20).
Trung thành với lời Chúa Giêsu truyền lại cho, từ ngày đó hơn hai ngàn năm nay Giáo Hội không ngừng thi hành sứ vụ truyền giáo cho mọi người trải qua mọi thời đại, trong mọi hòan cảnh đời sống xã hội.
Và Gíao Hội đã trải qua thời kỳ hưng thịnh phát triển về nhiều mặt rất khả quan tốt đẹp. Nhưng cũng có những thời kỳ Giáo Hội gặp khó khăn bị nghi kỵ, bị theo dõi bắt bớ, bị cấm cách, gặp khủng hoảng từ trong lòng nội bộ.
Nhưng nhiệm vụ rao giảng làm chứng của Giáo Hội luôn trên căn bản làm sao những gía trị theo tinh thần Phúc âm của Chúa được loan truyền thể hiện trong đời sống xã hội về sự sống, về công bình bác ái, về tình liên đới giữa con người với nhau.
Trong dòng thời gian Giáo Hội đã luôn cố gắng rao giảng làm chứng cho Chúa:
- Xuyên suốt trải qua mọi thời gian ngày tháng, năm, thế kỷ.
- Tới cùng mọi biên giới hình thể địa lý trái đất.
- Nơi mọi con người trong các giai tầng hoàn cảnh thân phận đời sống về thể lý cũng như về tâm lý. Mang niềm vui cũng như sự an ủi giúp đỡ cảm thông đến cho con người.
- Gìn giữ bảo vệ ngôi nhà thiên nhiên là vũ trụ mà Thiên Chúa đã tạo dựng cho con người. Và cùng với con người phát triển văn hóa, văn minh cho đời sống
- Củng cố các gía trị đạo đức tinh thần trong lòng đời sống xã hội của con người, nhất là cho mọi người biết Chúa, Đấng là nguồn tình yêu, nguồn hy vọng và ơn tha thứ cho con người.
Vầng mây trên trời đã bao phủ đưa Chúa Giêsu trở về trời. Nhưng vầng mây cũng là dấu hiệu sự hiện diện, sự gần gũi của Chúa nơi con người.
Trở về trời Chúa Giêsu trao cho Giáo Hội qua các Tông đồ nhiệm vụ rao giảng làm chứng cho Chúa giữa trần gian. Sự hiện diện sát gần của Chúa giúp Giáo Hội vững tâm làm nhiệm vụ này, cùng giúp lòng con người sống niếm hy vọng. Vì có Chúa hằng cùng đồng hành bên cạnh trong mọi hòan cảnh.
Lễ Chúa Giêsu lên trời
Lm. Đaminh Nguyễn ngọc Long
Chuyện Phiếm Đạo Đời
Trần Ngọc Mười Hai
23:18 03/06/2011
Chuyện Phiếm Đạo Đời
“Sao không thấy em lại”
để cùng anh thẩn thơ”
trước sân trăng vời vợi
để rồi cùng ước mơ”
(Phạm Đình Chương – Thuở Ban Đầu)
(1Cor 1: 4-7)
Đúng vào “thuở ban đầu” ấy, người người thường ước mơ. Trẻ, thì mơ mẹ đi chợ về, mua cho bé rất nhiều quà. Già, lại ao ước mọi việc cứ thế thông suốt rất êm ả. Thẩn thơ. Nhà Đạo mình, cũng có những ước và những mơ. Mơ gì đây? Chắc hẳn, chẳng mơ và ước được Chúa sớm rước về? Ở đâu đó! Mà là, mơ như nghệ sĩ cũng từng ước và rất mơ, ở câu thơ:
“Sao không thấy em lại?
hàng dừa nghiêng thương nhớ
và khúc ân tình biết trao về đầu…”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Khúc ân tình, còn biết trao về đâu nữa? Há chẳng phải là trao như “thuở ban đầu”, nơi chất chứa tình thương-yêu nhung-nhớ, vẫn cứ đẹp? Chất chứa, “sâu (nơi) đáy mắt”, rất “xanh tươi”. Niềm nhớ ấy, còn là câu ca được diễn tả ngọt ngào, nào ta hát:
“Ôi! đẹp sao là thuở ban đầu
chìm sâu đáy mắt một màu xanh khơi
niềm thương không nói nên lời
chỉ nghe xao xuyến một trời bâng khuâng.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Hát xong, hẳn bạn và tôi, ta rồi sẽ nghĩ: “thuở ban đầu” của tôi và của bạn, ở nhà Đạo, chắc cũng “Ôi đẹp sao!”, một thuở đầy “màu xanh khơi”, nơi đáy mắt. Ban đầu, là thuở mà Hội thánh Nước Trời nhà Đạo, được đầy ơn thánh sủng, của Ngôi Ba. Là, Thần Khí Chúa đầy ắp những ơn và huệ Ngài ban, cho ta.
Ơn và huệ, mà Thần Khí Chúa vẫn ban, nhiều hình thức. Có hình thức rất êm đềm. Mượt mà. Chẳng ai lạ. Cũng có hình thức sôi động. Nhiều suy tư. Khuất tất. Một trong những hình thức của quà tặng từ trên, nói theo kiểu méo mó nghề nghiệp, thật rất “phiếm”, là nói như truyện kể, ở dưới:
“Có mẹ già nọ sống ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Chồng của mẹ mất sớm, nhưng mẹ vẫn ở vậy tần tảo nuôi con những 25 năm. Đến lúc con của mẹ rày khôn lớn đã công thành danh toại ở nước ngoài, mẹ vẫn chắt chiu, quý trọng mọi thứ. Vẫn dành để ít nhiều cho con. Cả, những món quà con gom góp tháng tháng gửi về, cho mẹ. Tuy không nhiều. Chỉ vài hàng vắn vỏi gói trong thư và hai ba tờ trăm đô, để mẹ tiêu.
Xuân này đến xuân kia, con vẫn bận rộn hết việc này đến việc khác, không tìm ra được giờ nghỉ để bay về thăm mẹ mà cảm kích tấm lòng người mẹ ban cho con, như ân huệ trân quý. Kịp đến khi mẹ mất, con mới tức tốc bay về, dự định tổ chức tang lễ thật to, cho thiên hạ biết rõ gia đình mình cũng sung túc. Khá giả. Nhưng, tuyệt nhiên chẳng có tiếng khóc cũng chẳng một lời than lời vãn, với nước mắt.
Trước ngày an táng mẹ, con gái mới mở hộp quý mẹ để ở đầu giường xem mẹ đựng gì mà quý giá đến thế. Vừa mở nắp, cô bỗng òa lên khóc nức nở, ôm quan tài mẹ hét lên như điên như dại: "Mẹ đâu rồi! Mẹ ơi! Ôi, Mẹ!..."
Mọi người vội đến xem trong hộp có gì khiến cô khóc gào đến như thế. Thì ra, trong hộp đựng rất nhiều tờ đôla Mỹ còn rất mới, có buộc dây. Cạnh đó, là mẩu giấy nhỏ sắc mầu hoen úa, trên giấy nguệch ngoạc đôi ba giòng chữ nhỏ li ti có dán tấm hình của cô con, khi lọt lòng mẹ. Trong giấy có ghi: "Con à, con gửi cho mẹ nhiều tiền quá, mẹ xài không hết. Mẹ vẫn nhớ con lắm, mỗi khi nghe tiếng xe hông-đa nổ ngoài ngõ, là mẹ chạy ra xem có phải con về không. Lần nào mẹ cũng mừng hụt, vì người đó không phải là con. Con à! Số tiền này, mẹ để dành lại cho con, phòng khi đau ốm con cứ lấy mà xài. Ký tên: Mẹ của con. Má Năm"
Và bên dưới câu truyện kể ở trên, cũng lại có lời bàn rất “Mao Tôn Cương” của người kể, ghi rằng: “Cô con gái trong truyện đã có tất cả những gì mà người phụ nữ có thể có, đó là: tiền tài, danh vọng, địa vị, chồng con ngoan hiền, và sự thành đạt. Nhưng cô lại đã để mất đi một điều vô cùng thiêng liêng quý giá, đó là: lòng cảm kích biết ơn, người mẹ hiền. Kịp đến khi nhận ra được điều ấy, thì mẹ già không còn nữa, mà cảm tạ.”
Cảm ơn hay cảm tạ, về ân huệ có từ người đời, và do người đời ban tặng, là như thế. Rất gọn nhẹ. Như, tình mẹ vẫn cho con. Thế mới quý. Chứ, những đồng tiền giấy người con gửi cho mẹ, làm sao mẹ xài cho hết. Ân huệ nơi nhà Đạo, cũng là những ân và huệ, do Chúa ban. Được mấy ai trong nhà Đạo, nay cảm kích. Có vị, lại không coi đó là huệ lộc/ân tình, từ Đức Chúa. Có vị, cứ tuởng mọi việc do mình tạo ra. Nhiều vị thực tâm hơn, vẫn chẳng biết thế nào là ơn mưa móc trời ban, nên có thư về với đấng bậc ở Sydney, để rồi hỏi:
“Thưa Cha, có thể nào xin Cha giải thích cho biết có gì khác biệt giữa hoa quả và quà cáp Chúa Thánh Thần ban tặng được không. Điều này con nghe nhiều người nói, rất thao thức, nhưng chưa hiểu.” (Một giáo dân ở Sydney)
Nghe nói nhiều và thao thức không thiếu, nhưng chưa hiểu, thì làm sao biết đường mà cảm kích. Với biết ơn. Nay, hiểu tâm trạng của phần đông bà con đi Đạo, nên đấng bậc ở Sydney đã có đôi lời giải thích với trích dẫn, như sau:
“Quả như ngôn từ diễn tả nơi câu hỏi, hai chữ hoa quả và quà tặng từ Chúa Thánh Thần, mang ý nghĩa rất khác. Quà tặng, theo giải thích ghi trong Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo là “những bố trí sắp đặt cách thường xuyên khiến người người chịu nghe theo lực đẩy của Thánh Thần.” (x. GLHTCG #1830).
Bằng vào cụm từ “bố trí sắp đặt cách thường xuyên”, Hội thánh muốn nói đến thói quen đã ổn định nơi linh hồn. Quà tặng lần đầu ta nhận lĩnh là vào lúc thanh tẩy, được củng cố thêm bằng Bí tích Thêm sức và ta chỉ mất đi khi lầm lỡ rất nặng, mà thôi.
Hội thánh rút tỉa ý nghĩa của lời dạy về quà tặng, từ sách tiên tri Ysaya, trong đó nói đến Thần Khí Yavê đậu xuống nơi Đức Mêsia: “Trên Ngài, Thần Khí Yavê sẽ đậu xuống, Thần Khí khôn ngoan và trí tuệ, Thần Khí mưu lược và anh dũng, Thần Khí hiểu biết và kính sợ Yavê.” (Is 11: 2).
Theo truyền thống, Hội thánh vẫn dạy rằng: Thần Khí Chúa ban cho ta tất cả bẩy quà tặng, đó là: ơn khôn ngoan, hiểu biết, kiến thức, mưu lược, lòng dũng cảm và sự sốt sắng, kính sợ Chúa. Chỉ mỗi sự sốt sắng là không thấy nói trong sách tiên tri Ysaya, thôi.
Ngang qua quà tặng của Thần Khí Chúa, ta trở nên dễ theo lực đẩy của Chúa ở mỗi địa hạt của quà tặng Ngài ban. Khi thấm nhuần đặc trưng ấy rồi, chính chúng ta sẽ có động thái mang cung cách của đặc trưng ấy. Trường hợp quà tặng của Thần Khí Chúa, có sự trợ giúp của đặc trưng, thì chính Thần Khí sẽ xui khiến thúc giục ta hành động theo cách thường tình là vuợt khả năng của riêng mình.
Quà tặng này, được nhiều người ví von như cánh buồm lướt gió giúp thuyền vượt sóng bằng gió nguồn của Thần Khí, trong khi đó các đặc tính được sánh ví như mái chèo được các tay chèo sử dụng. Các quà tặng liên kết với 7 đặc trưng rất nhuần nhuyễn được kể đến, là: niềm tin, hy vọng, tình bác ái, khôn ngoan, công bằng, lòng dũng cảm và sự kềm chế. Xem thế thì, quà tặng khôn ngoan khiến ta hiểu biết và ưa thích sự việc Chúa ban, để rồi gia tăng lòng yêu mến ta vẫn có, với Ngài.
Quà tặng tạo kiến thức giúp ta thấm nhập sâu sắc vào với sự thật của niềm tin và thấy được sự hài hoà ở trong đó và cũng nhờ đó gia tăng thêm niềm tin của ta. Quà tặng về kiến thức giúp ta am hiểu mọi thụ tạo trong tương quan với Đấng Tạo Hoá, củng cố đặc trưng hy vọng, bằng vào việc cho thấy sự trống vắng các vật được tạo dựng, khiến ta khao khát Chúa, hơn mọi sự.
Quà tặng mưu lược là để suy tôn tính khôn ngoan, hầu giúp ta phân biệt những gì cần làm trong mỗi hoàn cảnh; cả trong cuộc sống của riêng ta, và cả vào việc mưu sự cho người khác nữa.
Quà tặng tạo sự dũng mãnh hoàn-thiện-hoá uy lực, giúp ta làm được những gì mang tính anh hùng đích thực mỗi khi cần đến, ngay cả khi ta chấp nhận chết cho Đạo.
Quà tặng tạo sự sốt mến hoàn-thiện-hoá, đặc trưng của tôn giáo, là thành phần của sự công bằng, khả dĩ giúp ta nhận biết Chúa là Cha khiến ta biết mà phụng thờ yêu mến Ngài.
Và cuối cùng, quà tặng để biết mà kính sợ Chúa giúp ta hoàn-thiện-hoá đặc tính biết tự kềm chế, khiến ta lo sợ mất đi lòng mến Chúa vì dám đeo đuổi những vui thú không xứng hợp. Đây không là niềm hãi sợ hạ cấp của giới nô lệ ở dưới, vẫn cứ sợ bị trừng phạt, cho bằng niềm cung kính biết sợ của con cái vẫn cứ lo và sợ xúc phạm người cha của mình; và, sợ mất đi tình yêu thương của người cha/bố. Kinh nghiệm về sức mạnh của quà tặng như thế, ta đều từng trải, vào lúc khác nhau. Chẳng hạn như, ngang qua quà tặng kiến thức, có thể là ta sẽ bất chợt có được nhận thức ấy qua nguyện cầu đi vào sự thật của niềm tin, mà ta chưa từng nghe biết, trước đó. Hoặc quà tặng mưu lược trong khuyên nhủ, có thể ta cũng nghĩ đến một biện chứng khả dĩ đã thuyết phục bạn bè/người thân quay về với bí tích hoà giải, chẳng hạn. Nói chung, tất cả đều là quà tặng của Thần Khí, rất quí báu.”
Về tâm tình cảm nhận quà tặng từ Trên, cũng nên lắng nghe thêm một chút ý nghĩa nơi ca từ của nhạc bản, khi người nghệ sĩ vẫn cảm kích lúc em cười, đã lại hát:
“Bâng khuâng lúc em cười
Kìa hàng cây ngẩn ngơ
sáng trăng xanh khung trời
dặt dìu nhạc với thơ.
(Phạm Đình Chương – bđd)
Hoặc, cả vào khi không thấy lòng bâng khuâng “lúc em cười”, người nghệ sĩ còn hát thêm:
“Nhưng không thấy em lại
hàng thùy dương chếch bóng
và lũ hoa thầm khép hương chờ mong.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
“Lũ hoa thầm khép hương”, hay “hàng thuỳ dương chếch bóng”, là lúc người anh/người chị của ta cũng nhận ra “hoa quả đầu mùa” từ Trên ban tặng. Nhận thức này, là ý thức về một hiểu biết như đấng vị vọng thân quen của ta, đà quả quyết:
“Về hoa quả do Thần Khí tác tạo, Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có nói: “Đó là sự toàn năng toàn hảo được Chúa Thánh Thần tạo thành trong ta, như hoa quả đầu mùa của vinh quang trường cửu.” (GLHTCG # 1832)
Thánh Phaolô cũng liệt kê như thế như một tương phản giữa hoa quả của cuộc sống theo tính xác thịt, với thành quả của sự sống có Thánh Thần Chúa dẫn dắt.
Truyền thống Hội thánh lâu nay nhấn mạnh rằng 12 loại hoa trái ấy, là: lòng bác ái, niềm vui tươi, sự an bình, tính nhẫn nhục, sự tử tế, tốt lành, đại độ, hoà nhã, lòng trung thực, tính khiêm tốn, sự tự chế và lòng khiết trinh.” (x. Gal 5: 22-23)
Nếu ta biết sống đàng hoàng luôn nghe theo sự thôi thúc của Thánh Thần Chúa, thì chắc chắn mọi hoa quả sẽ đến với ta, rất tự nhiên. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo gọi hoa quả ấy là vị ngọt của thiên đường, tức ‘hoa quả đầu mùa của vinh quang trường cửu.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly, 12/9/2011, tr. 12)
Về “hoa quả đầu mùa” mà Thần Khí Chúa vẫn ban cho mọi người, đấng bậc vị vọng cũng đã nhận được ơn khôn ngoan/thông thái, nên mới giải thích rõ như thế. Phần người đọc, chắc hẳn người người cũng cần ân huệ của Ngài mới đả thông được mọi ý nghĩa chí lý của sự việc.
Ân và huệ để thông hiểu mọi ý nghĩa nơi “hoa quả đầu mùa” do Thần Khí Chúa tặng ban, Ngài đã ban cho ta ngay từ “Thuở ban đầu”, rất đẹp. Đẹp như tiếng hát, nghệ sĩ vẫn ca đi hát lại một giai điệu:
“Sao không thấy em lại
Hàng dừa nghiêng thương nhớ
Này khúc ân tình biết đưa về đâu.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Cuối cùng ra, tất cả là “khúc ân tình” ta nhận từ nhiều phía, rất cảm kích. Biết ơn. Chính vì có ân tình, nên vẫn cần sự cảm kích, biết ơn. Biết, cả ơn từ những người đóng vai chuyển tải những ơn và huệ từ Đức Chúa. Như ý nghĩa của truyện kể được minh hoạ ở bên dưới:
“Truyện rằng:
“Có hai thiên sứ Nhà Trời được sai xuống trần gian, thực hiện một khảo sát rất ngắn gọn để xem loài người sống ở hành tinh có tên gọi là “mặt đất” lâu nay hành xử ra sao, trong quan hệ với Chúa. Để thực hiện công cuộc khảo sát theo cung cách của người trần, mỗi thiên sứ mang một bao bị đặc biệt hầu đựng dữ kiện của khảo sát. Cụ thể là, một thiên sứ mang bao bị đựng toàn những lời khấn nài xin xỏ, của người phàm. Thiên sứ kia, mang bao bị cũng ngang bằng một tầm kích. Nhưng, đựng toàn lời cảm kích/biết ơn, thôi.
Hoàn tất khảo sát rất tốt đẹp, hai thiên sứ quay về Thiên Đình báo cáo với Đức Chúa của Nhà Trời, về những gì mình đạt được. Đức Chúa nhìn thiên sứ mang bao bị đựng “những lời xin” thấy vị này cứ là khệ nệ những mang cùng xách, rất vất vả. Trong khi đó, bao bị của thiên sứ kia, chẳng có được là bao những dữ kiện cảm tạ, và biết ơn. Hỏi ra mới biết, người đời chỉ xin nhiều chứ ít biết mà cảm tạ, Chúa Thánh Thần.”
Truyện kể chỉ bấy nhiêu. Cũng không dài. Chẳng lòng thòng, miêu dạng. Tuy nhiên, ở đây, hôm nay cũng nên đính kèm lời bàn của người kể, bảo rằng: “Trong sống đời ở trái đất, rất hành tinh, người người đều nhận lãnh ân huệ, ngang bằng nhau. Nhưng, chừng như ai cũng muốn “xin thêm”, chứ nào có mấy người thấy đó làm đủ, và biết nói lời cảm kích/ biết ơn người tặng ban.”
Lời cuối chuyện phiếm hôm nay, phải là lời cảm nhận để nói rằng: bạn bè/người thân đọc đến đây chắc đã đủ? Chẳng ai muốn có thêm một lời bàn nào khác? Nếu thế, bần đạo xin kết thúc bài phiếm hôm nay bằng lời ngỏ rất “biết ơn” bạn và tôi, đã dõi theo giòng chảy có những “đoản khúc suy tư”, thực hư đều rất phiếm. Những mong rằng, cả tôi và bạn, ta sẽ cứ thế mà biến hoa quả đầu mùa mà Chúa Thánh Thần. Cứ thăng hoa, triển nở mãi, với mọi người. Để rồi tìm đến Lời Chúa mà nghĩ suy thêm, như sau:
“Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em,
về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su.5
Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su,
anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện,
phong phú vì được nghe lời Chúa
và hiểu biết mầu nhiệm của Người.
Thật thế, lời chứng về Đức Kitô đã ăn sâu vững chắc
vào lòng trí anh em,
khiến anh chị em không thiếu một ân huệ nào,
trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta,
mặc khải vinh quang của Người.”
(1Cor 4-7)
Nói cho cùng, thì ơn Người và ơn đời, vẫn là việc của tôi và của bạn, vẫn cần làm thường ngày ở huyện đời. Nhà Đạo. Rất dễ thương
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn muốn chuyển
đôi ba tư tưởng mọn
đến bạn bè/người thân
nhân lễ Ngũ Tuần.
Ở đời.
“Cánh cửa ngang qua thế giới buồn”
“tống biệt hồng, sang tống biệt đen.
Em mang điệp khúc về đâu đó,
Ta tưởng chừng như giã biệt em.”
(dẫn từ thơ Nguyên Sa)
Ga 20: 19-23
Thế giới buồn, có phải vì tống biệt hồng/tống biệt đen, người em nơi cánh cửa? Điệp khúc vui, phải chăng em mang về từ đâu đó như giã biệt, từ Đức Chúa? Ngài giã biệt, nhưng thay vào đó, Ngài đã gửi Thần Khí Thánh đến với ta.
Trình thuật thánh Gioan, nay ghi lại cùng một tình tự có giã biệt, thân thương Ngài gửi đến với dân gian, thế giới buồn. Sau ngày Chúa chịu nạn trên thập giá, Ngài trỗi dậy từ cõi chết và thăng tiến về Trời, khiến đồ đệ dân con cứ phân vân không biết sự việc gì rồi sẽ xảy đến, ngay sau đó? Một số vị, quay về với nghề cũ, những thả lưới với buông câu. Có vị, nhớ mình từng gửi Chúa những câu hỏi, rất tương tự. Hỏi thì hỏi, nhưng vẫn chờ câu giải đáp khả dĩ xứng hợp với ưu tư của chính mình.
Thay vào đó, Thày bảo: về với thế-giới-mới, Thầy sẽ gửi Thần Khí đến mọi người, vào thời sau. Và lời Ngài, nay đã thành hiện thực. Rất hiện tại. Tương tự một tình huống trong đó có người thổ lộ: mình lo không biết có đạt chốn thiên đường được không đây? Nghe vậy, Thầy bèn trấn an dân con mình: đừng lo toan/thắc mắc. Bởi, thiên đường tự khắc đến với mình, cũng chóng thôi. Lời Thầy còn nhắn nhủ: đạt chốn thiên-đường thì ai cũng đạt! Ngài lại thêm: Thiên đường mà người người lo không đạt, chưa hẳn là kết cục của thế giới. Bởi, thế giới nay còn những chuyện lớn lao, quan trọng hơn.
Thiên đường mà người đời những mong tưởng, nay xuất hiện ở đây. Nơi này. Rất sớm. Điều quan trọng, là: dân con mọi người phải sẵn sàng kiên trì sống. Tức, chấp nhận qui cách sống đúng sứ mệnh Ngài trao ban. Dù biết Thiên đường là nơi đây. Chốn này. Thế mà, đồ đệ Chúa vẫn không hiểu điều Thầy tỏ lộ. Và, cả ta nữa, chừng như vẫn không hiểu hết điều Chúa tỏ bày cho ta. Cho mọi người.
Nên, Ngài phải nói thêm: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thần Khí, khi Người ngự xuống trên anh em.” (Cv 1: 8) Chính Thần Khí Chúa sẽ giúp mọi người trở nên giống Thầy, khi đạt thế-giới-mới. Lễ Ngũ Tuần. Thần Khí đến, người người sẽ dùng ảnh hình để nói lên những gì mình cảm nhận, từ Ngài.
Cảm nhận Thần Khí là đón nhận Luồng Gió Mới cực mạnh, nay thổi đến. Như, Lửa Ngọn dũng mãnh tạo sự sống. Như gà mẹ khống chế trạng huống hỗn độn quanh ổ, rồi mới đẻ. Tức, tạo môi trường thích hợp để sinh hạ sự sống mới. Thần Khi đến, là như: sói dữ ở bên chiên lành. Như, nguồn sống tạo yên hàn không bạo lực. Thần Khí đến, bảo đảm cho an bình, thịnh vượng. Cho, niềm thuỷ chung qua nhẫn cưới, ngày hứa hôn. Ngài là Thần Khí, Đấng giúp ta đi vào thế-giới-mới, rất sẵn sàng.
Xuất Hành về với Đất Hứa, dân con Do thái đều đã nhận được lời hứa hẹn đạt thế-giới-mới. Chốn thiên đường. Chốn Đất Lành miền Canaan, như vẫn gọi. Nhưng trước đó, họ cảm nghiệm một hành trình xuyên suốt, có cột mây che nắng ban ngày. Có, cột lửa soi sáng ban đêm. Và, họ cảm nhận kinh nghiệm có Chúa ở cùng. Chung sức sống.
Trong hành trình đổi dời thế giới cũ về với Thế-giới-mới, Chúa hứa ban không chỉ mỗi đất lành miền Canaan, nhưng toàn thế giới, vũ trụ. Vũ trụ ta, là thiên đường. Có trời đất giao hoà, đầy Thần Khí. Có, Năng Lượng Chúa cao cả, nạp cho ta. Cao cả, nhưng Ngài không là con đường rất chung chung, không thể đến. Ngài cho ta nếm trước hương vị của thiên-đường-thế-giới-mới, không phải mây trời. Cột lửa. Mà, Thần Khí. Chính Thần Khí ấp ủ thế-giới-mới, để nuôi ta. Đó, là sáng-thế nguyên-thủy. Là, Thần Khí đến với mọi người. Rất hôm nay.
Thần khí đến với ta. Với từng người. Ngài đến, theo cung cách thế-giới-mới-rất-thiên-đường, hình thể nhỏ. Của vũ trụ. Xem thế, tất cả chúng ta là dân con đã được dựng. Dân con của Thần Khí. Xem thế, thì: Thiên-đường-tràn-đầy-Thần-Khí đã đến với ta. Ở với ta. Ngài đi vào cuộc sống của chính ta. Và mọi sự nơi ta nữa.
Có thể, có người bảo: đó kìa, những người “sống vô gia cư chết vô địa táng”, đâu như thế. Hoặc tôi đây, cũng chẳng giống vậy. Có thể, có nhiều chuyện vô lý và bi thảm, vẫn xảy đến trên con đường, mình đang sống. Cả nơi khu vực phía sau nhà, nhiều chuyện xảy đến cũng khiến ta khó mà tin. Thánh Phaolô là vị thánh từng trải nhiều về chuyện này, khi thánh nhân bảo: ta là “đền thờ của Thần Khí”, ngay khi thánh nhân còn đang rao giảng ở Côrinthô, kinh đô đồi truỵ của Hy Lạp. Là, vùng cấm địa của Achaia có đền Aphrodite, đền thờ nữ-thần nhục-dục, đầy thác loạn. Nhưng, thánh nhân vẫn nhận biết điều ấy, cũng rất thật.
Suy niệm sự kiện Chúa Về Trời, ta nghĩ ngay đến “thiên-đường”, không theo nghĩa bầu trời, nhưng theo nghĩa thế-giới-mới, Chúa tạo dựng. Và, Đức Chúa cũng từ thế giới này, đến với ta. Ngài tập họp mọi người vào với thế-giới ấy. Ngài gửi Thần Khí đến với ta như dấu ấn mới, rất an bình. Tuyệt mỹ.
Nhưng, làm sao biết được điều ấy sẽ xảy đến? Lấy gì làm bằng để thấy được là: Thần Khí sống với ta? Và, đâu là bằng chứng Ngài phú ban ngay từ trước thiên-đường-thế-giới-mới ấy? Xin thưa: bằng chứng, nằm ở cuộc sống rất đẹp, của mọi người. Ở, mối ưu tư/quan ngại về công lý và an bình, khi vẫn còn nhiều người đang bị chèn ép. Áp bức. Ngay chính ta, cũng đã trải nghiệm nhiều nét đẹp của sự sống. Nhưng nhiều lúc, ta và Hội thánh lại quên mất cung cách phải có, để giáp mặt với sự-sống-rất-đẹp. Để rồi, đôi lúc biến nó thành vật vô giá trị. Và, lẩn tránh tất cả những gì là Chân-Thiện-Mỹ, ở đời. Thay vào đó, ta chỉ thích mỗi cung cách hành đạo cứng ngắc. Vụ hình thức. Rất ngán ngẫm.
Thực tế ở đời, nhiều vị vẫn còn đang làm công việc tuyệt vời, trong đời. Ví dụ ư? Đấy kìa, những vị đang làm rất nhiều điều kỳ diệu, mà ít ai chịu làm. Đích thị là, Thần Khí đang làm những điều kỳ diệu rất “thiên-đường”, nơi người ấy. Chắc chắn rằng, Thần Khí Tuyệt Mỹ cùng hiện diện, ở nơi họ.
Ưu tư/quan ngại về công lý và bình an, còn thấy nơi nhiều người. Đó cũng là mối quan tâm lo lắng cho số phận của người nghèo. Để rồi, sẽ tìm cách thực hiện cho bằng được sự bình an, rất công lý. Ví dụ ư? Đừng nên tìm ví dụ nơi thể chế chính trị. Xã hội. Của loài người. Bởi lẽ, không chỉ mỗi các nhà từ thiện mới có khả năng thực hiện được công việc tuyệt mỹ/tuyệt diệu ấy. Phải nói rằng, chính Thần Khí đang thực hiện công lý và bình an nơi con người. Và, môi trường. Khi đó, Thần Khí Công Lý và An Bình, sẽ còn hiện diện mãi, nơi họ. Với họ.
Chắc chắn, Công Lý và Sự Tuyệt Mỹ/Tuyệt Diệu đang kết-thân-làm-một để bừng nở như bông hoa mới chớm ở thế-giới-mới. Với ta. Đó, là khởi đầu của sự kiện đất-trời-hoà-hợp do Thần Khí ban cho ta. Đang diễn ra.
Lâu nay, nhà Đạo mình nói nhiều đến Thần Khí Chúa ở cùng Hội thánh. Nay, có lẽ nên thêm: Thần Khí Chúa đang ở với và ở cùng ta. Và, thế giới. Cầu mong sao, Ngài ở với và ở trong Hội thánh ta nữa. Bởi, Hội thánh là chốn thánh thiếng từ đó ta thấy được mọi sự đang diễn tiến, đến với ta. Cùng lúc.
Với tinh thần lạc quan sẵn có, ta sẽ ngâm vang lời thơ buồn, nhưng hy vọng của nghệ sĩ:
“Chết một ngàn năm chắc phải sầu,
Nhưng này thương nhớ lúc xa nhau.
Mịt mù nhân thế trôi biền biệt,
Giữa vị sầu nghe có vị đau.”
(Nguyên Sa – A Tỳ)
Bằng vào lời thơ, thi nhân thấy “có vị đau”, giữa vị sầu. Về với thiên-đường, người người đều cảm nhận Thần Khí, rất mỹ quan. Mỹ quan thiên đường Ngài trao ban, sẽ cùng với mọi người sống cuộc đời đẹp. Rất đáng sống. Với mọi người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
“Sao không thấy em lại”
để cùng anh thẩn thơ”
trước sân trăng vời vợi
để rồi cùng ước mơ”
(Phạm Đình Chương – Thuở Ban Đầu)
(1Cor 1: 4-7)
Đúng vào “thuở ban đầu” ấy, người người thường ước mơ. Trẻ, thì mơ mẹ đi chợ về, mua cho bé rất nhiều quà. Già, lại ao ước mọi việc cứ thế thông suốt rất êm ả. Thẩn thơ. Nhà Đạo mình, cũng có những ước và những mơ. Mơ gì đây? Chắc hẳn, chẳng mơ và ước được Chúa sớm rước về? Ở đâu đó! Mà là, mơ như nghệ sĩ cũng từng ước và rất mơ, ở câu thơ:
“Sao không thấy em lại?
hàng dừa nghiêng thương nhớ
và khúc ân tình biết trao về đầu…”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Khúc ân tình, còn biết trao về đâu nữa? Há chẳng phải là trao như “thuở ban đầu”, nơi chất chứa tình thương-yêu nhung-nhớ, vẫn cứ đẹp? Chất chứa, “sâu (nơi) đáy mắt”, rất “xanh tươi”. Niềm nhớ ấy, còn là câu ca được diễn tả ngọt ngào, nào ta hát:
“Ôi! đẹp sao là thuở ban đầu
chìm sâu đáy mắt một màu xanh khơi
niềm thương không nói nên lời
chỉ nghe xao xuyến một trời bâng khuâng.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Hát xong, hẳn bạn và tôi, ta rồi sẽ nghĩ: “thuở ban đầu” của tôi và của bạn, ở nhà Đạo, chắc cũng “Ôi đẹp sao!”, một thuở đầy “màu xanh khơi”, nơi đáy mắt. Ban đầu, là thuở mà Hội thánh Nước Trời nhà Đạo, được đầy ơn thánh sủng, của Ngôi Ba. Là, Thần Khí Chúa đầy ắp những ơn và huệ Ngài ban, cho ta.
Ơn và huệ, mà Thần Khí Chúa vẫn ban, nhiều hình thức. Có hình thức rất êm đềm. Mượt mà. Chẳng ai lạ. Cũng có hình thức sôi động. Nhiều suy tư. Khuất tất. Một trong những hình thức của quà tặng từ trên, nói theo kiểu méo mó nghề nghiệp, thật rất “phiếm”, là nói như truyện kể, ở dưới:
“Có mẹ già nọ sống ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Chồng của mẹ mất sớm, nhưng mẹ vẫn ở vậy tần tảo nuôi con những 25 năm. Đến lúc con của mẹ rày khôn lớn đã công thành danh toại ở nước ngoài, mẹ vẫn chắt chiu, quý trọng mọi thứ. Vẫn dành để ít nhiều cho con. Cả, những món quà con gom góp tháng tháng gửi về, cho mẹ. Tuy không nhiều. Chỉ vài hàng vắn vỏi gói trong thư và hai ba tờ trăm đô, để mẹ tiêu.
Xuân này đến xuân kia, con vẫn bận rộn hết việc này đến việc khác, không tìm ra được giờ nghỉ để bay về thăm mẹ mà cảm kích tấm lòng người mẹ ban cho con, như ân huệ trân quý. Kịp đến khi mẹ mất, con mới tức tốc bay về, dự định tổ chức tang lễ thật to, cho thiên hạ biết rõ gia đình mình cũng sung túc. Khá giả. Nhưng, tuyệt nhiên chẳng có tiếng khóc cũng chẳng một lời than lời vãn, với nước mắt.
Trước ngày an táng mẹ, con gái mới mở hộp quý mẹ để ở đầu giường xem mẹ đựng gì mà quý giá đến thế. Vừa mở nắp, cô bỗng òa lên khóc nức nở, ôm quan tài mẹ hét lên như điên như dại: "Mẹ đâu rồi! Mẹ ơi! Ôi, Mẹ!..."
Mọi người vội đến xem trong hộp có gì khiến cô khóc gào đến như thế. Thì ra, trong hộp đựng rất nhiều tờ đôla Mỹ còn rất mới, có buộc dây. Cạnh đó, là mẩu giấy nhỏ sắc mầu hoen úa, trên giấy nguệch ngoạc đôi ba giòng chữ nhỏ li ti có dán tấm hình của cô con, khi lọt lòng mẹ. Trong giấy có ghi: "Con à, con gửi cho mẹ nhiều tiền quá, mẹ xài không hết. Mẹ vẫn nhớ con lắm, mỗi khi nghe tiếng xe hông-đa nổ ngoài ngõ, là mẹ chạy ra xem có phải con về không. Lần nào mẹ cũng mừng hụt, vì người đó không phải là con. Con à! Số tiền này, mẹ để dành lại cho con, phòng khi đau ốm con cứ lấy mà xài. Ký tên: Mẹ của con. Má Năm"
Và bên dưới câu truyện kể ở trên, cũng lại có lời bàn rất “Mao Tôn Cương” của người kể, ghi rằng: “Cô con gái trong truyện đã có tất cả những gì mà người phụ nữ có thể có, đó là: tiền tài, danh vọng, địa vị, chồng con ngoan hiền, và sự thành đạt. Nhưng cô lại đã để mất đi một điều vô cùng thiêng liêng quý giá, đó là: lòng cảm kích biết ơn, người mẹ hiền. Kịp đến khi nhận ra được điều ấy, thì mẹ già không còn nữa, mà cảm tạ.”
Cảm ơn hay cảm tạ, về ân huệ có từ người đời, và do người đời ban tặng, là như thế. Rất gọn nhẹ. Như, tình mẹ vẫn cho con. Thế mới quý. Chứ, những đồng tiền giấy người con gửi cho mẹ, làm sao mẹ xài cho hết. Ân huệ nơi nhà Đạo, cũng là những ân và huệ, do Chúa ban. Được mấy ai trong nhà Đạo, nay cảm kích. Có vị, lại không coi đó là huệ lộc/ân tình, từ Đức Chúa. Có vị, cứ tuởng mọi việc do mình tạo ra. Nhiều vị thực tâm hơn, vẫn chẳng biết thế nào là ơn mưa móc trời ban, nên có thư về với đấng bậc ở Sydney, để rồi hỏi:
“Thưa Cha, có thể nào xin Cha giải thích cho biết có gì khác biệt giữa hoa quả và quà cáp Chúa Thánh Thần ban tặng được không. Điều này con nghe nhiều người nói, rất thao thức, nhưng chưa hiểu.” (Một giáo dân ở Sydney)
Nghe nói nhiều và thao thức không thiếu, nhưng chưa hiểu, thì làm sao biết đường mà cảm kích. Với biết ơn. Nay, hiểu tâm trạng của phần đông bà con đi Đạo, nên đấng bậc ở Sydney đã có đôi lời giải thích với trích dẫn, như sau:
“Quả như ngôn từ diễn tả nơi câu hỏi, hai chữ hoa quả và quà tặng từ Chúa Thánh Thần, mang ý nghĩa rất khác. Quà tặng, theo giải thích ghi trong Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo là “những bố trí sắp đặt cách thường xuyên khiến người người chịu nghe theo lực đẩy của Thánh Thần.” (x. GLHTCG #1830).
Bằng vào cụm từ “bố trí sắp đặt cách thường xuyên”, Hội thánh muốn nói đến thói quen đã ổn định nơi linh hồn. Quà tặng lần đầu ta nhận lĩnh là vào lúc thanh tẩy, được củng cố thêm bằng Bí tích Thêm sức và ta chỉ mất đi khi lầm lỡ rất nặng, mà thôi.
Hội thánh rút tỉa ý nghĩa của lời dạy về quà tặng, từ sách tiên tri Ysaya, trong đó nói đến Thần Khí Yavê đậu xuống nơi Đức Mêsia: “Trên Ngài, Thần Khí Yavê sẽ đậu xuống, Thần Khí khôn ngoan và trí tuệ, Thần Khí mưu lược và anh dũng, Thần Khí hiểu biết và kính sợ Yavê.” (Is 11: 2).
Theo truyền thống, Hội thánh vẫn dạy rằng: Thần Khí Chúa ban cho ta tất cả bẩy quà tặng, đó là: ơn khôn ngoan, hiểu biết, kiến thức, mưu lược, lòng dũng cảm và sự sốt sắng, kính sợ Chúa. Chỉ mỗi sự sốt sắng là không thấy nói trong sách tiên tri Ysaya, thôi.
Ngang qua quà tặng của Thần Khí Chúa, ta trở nên dễ theo lực đẩy của Chúa ở mỗi địa hạt của quà tặng Ngài ban. Khi thấm nhuần đặc trưng ấy rồi, chính chúng ta sẽ có động thái mang cung cách của đặc trưng ấy. Trường hợp quà tặng của Thần Khí Chúa, có sự trợ giúp của đặc trưng, thì chính Thần Khí sẽ xui khiến thúc giục ta hành động theo cách thường tình là vuợt khả năng của riêng mình.
Quà tặng này, được nhiều người ví von như cánh buồm lướt gió giúp thuyền vượt sóng bằng gió nguồn của Thần Khí, trong khi đó các đặc tính được sánh ví như mái chèo được các tay chèo sử dụng. Các quà tặng liên kết với 7 đặc trưng rất nhuần nhuyễn được kể đến, là: niềm tin, hy vọng, tình bác ái, khôn ngoan, công bằng, lòng dũng cảm và sự kềm chế. Xem thế thì, quà tặng khôn ngoan khiến ta hiểu biết và ưa thích sự việc Chúa ban, để rồi gia tăng lòng yêu mến ta vẫn có, với Ngài.
Quà tặng tạo kiến thức giúp ta thấm nhập sâu sắc vào với sự thật của niềm tin và thấy được sự hài hoà ở trong đó và cũng nhờ đó gia tăng thêm niềm tin của ta. Quà tặng về kiến thức giúp ta am hiểu mọi thụ tạo trong tương quan với Đấng Tạo Hoá, củng cố đặc trưng hy vọng, bằng vào việc cho thấy sự trống vắng các vật được tạo dựng, khiến ta khao khát Chúa, hơn mọi sự.
Quà tặng mưu lược là để suy tôn tính khôn ngoan, hầu giúp ta phân biệt những gì cần làm trong mỗi hoàn cảnh; cả trong cuộc sống của riêng ta, và cả vào việc mưu sự cho người khác nữa.
Quà tặng tạo sự dũng mãnh hoàn-thiện-hoá uy lực, giúp ta làm được những gì mang tính anh hùng đích thực mỗi khi cần đến, ngay cả khi ta chấp nhận chết cho Đạo.
Quà tặng tạo sự sốt mến hoàn-thiện-hoá, đặc trưng của tôn giáo, là thành phần của sự công bằng, khả dĩ giúp ta nhận biết Chúa là Cha khiến ta biết mà phụng thờ yêu mến Ngài.
Và cuối cùng, quà tặng để biết mà kính sợ Chúa giúp ta hoàn-thiện-hoá đặc tính biết tự kềm chế, khiến ta lo sợ mất đi lòng mến Chúa vì dám đeo đuổi những vui thú không xứng hợp. Đây không là niềm hãi sợ hạ cấp của giới nô lệ ở dưới, vẫn cứ sợ bị trừng phạt, cho bằng niềm cung kính biết sợ của con cái vẫn cứ lo và sợ xúc phạm người cha của mình; và, sợ mất đi tình yêu thương của người cha/bố. Kinh nghiệm về sức mạnh của quà tặng như thế, ta đều từng trải, vào lúc khác nhau. Chẳng hạn như, ngang qua quà tặng kiến thức, có thể là ta sẽ bất chợt có được nhận thức ấy qua nguyện cầu đi vào sự thật của niềm tin, mà ta chưa từng nghe biết, trước đó. Hoặc quà tặng mưu lược trong khuyên nhủ, có thể ta cũng nghĩ đến một biện chứng khả dĩ đã thuyết phục bạn bè/người thân quay về với bí tích hoà giải, chẳng hạn. Nói chung, tất cả đều là quà tặng của Thần Khí, rất quí báu.”
Về tâm tình cảm nhận quà tặng từ Trên, cũng nên lắng nghe thêm một chút ý nghĩa nơi ca từ của nhạc bản, khi người nghệ sĩ vẫn cảm kích lúc em cười, đã lại hát:
“Bâng khuâng lúc em cười
Kìa hàng cây ngẩn ngơ
sáng trăng xanh khung trời
dặt dìu nhạc với thơ.
(Phạm Đình Chương – bđd)
Hoặc, cả vào khi không thấy lòng bâng khuâng “lúc em cười”, người nghệ sĩ còn hát thêm:
“Nhưng không thấy em lại
hàng thùy dương chếch bóng
và lũ hoa thầm khép hương chờ mong.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
“Lũ hoa thầm khép hương”, hay “hàng thuỳ dương chếch bóng”, là lúc người anh/người chị của ta cũng nhận ra “hoa quả đầu mùa” từ Trên ban tặng. Nhận thức này, là ý thức về một hiểu biết như đấng vị vọng thân quen của ta, đà quả quyết:
“Về hoa quả do Thần Khí tác tạo, Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo có nói: “Đó là sự toàn năng toàn hảo được Chúa Thánh Thần tạo thành trong ta, như hoa quả đầu mùa của vinh quang trường cửu.” (GLHTCG # 1832)
Thánh Phaolô cũng liệt kê như thế như một tương phản giữa hoa quả của cuộc sống theo tính xác thịt, với thành quả của sự sống có Thánh Thần Chúa dẫn dắt.
Truyền thống Hội thánh lâu nay nhấn mạnh rằng 12 loại hoa trái ấy, là: lòng bác ái, niềm vui tươi, sự an bình, tính nhẫn nhục, sự tử tế, tốt lành, đại độ, hoà nhã, lòng trung thực, tính khiêm tốn, sự tự chế và lòng khiết trinh.” (x. Gal 5: 22-23)
Nếu ta biết sống đàng hoàng luôn nghe theo sự thôi thúc của Thánh Thần Chúa, thì chắc chắn mọi hoa quả sẽ đến với ta, rất tự nhiên. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo gọi hoa quả ấy là vị ngọt của thiên đường, tức ‘hoa quả đầu mùa của vinh quang trường cửu.” (x. Lm John Flader, The Catholic Weekly, 12/9/2011, tr. 12)
Về “hoa quả đầu mùa” mà Thần Khí Chúa vẫn ban cho mọi người, đấng bậc vị vọng cũng đã nhận được ơn khôn ngoan/thông thái, nên mới giải thích rõ như thế. Phần người đọc, chắc hẳn người người cũng cần ân huệ của Ngài mới đả thông được mọi ý nghĩa chí lý của sự việc.
Ân và huệ để thông hiểu mọi ý nghĩa nơi “hoa quả đầu mùa” do Thần Khí Chúa tặng ban, Ngài đã ban cho ta ngay từ “Thuở ban đầu”, rất đẹp. Đẹp như tiếng hát, nghệ sĩ vẫn ca đi hát lại một giai điệu:
“Sao không thấy em lại
Hàng dừa nghiêng thương nhớ
Này khúc ân tình biết đưa về đâu.”
(Phạm Đình Chương – bđd)
Cuối cùng ra, tất cả là “khúc ân tình” ta nhận từ nhiều phía, rất cảm kích. Biết ơn. Chính vì có ân tình, nên vẫn cần sự cảm kích, biết ơn. Biết, cả ơn từ những người đóng vai chuyển tải những ơn và huệ từ Đức Chúa. Như ý nghĩa của truyện kể được minh hoạ ở bên dưới:
“Truyện rằng:
“Có hai thiên sứ Nhà Trời được sai xuống trần gian, thực hiện một khảo sát rất ngắn gọn để xem loài người sống ở hành tinh có tên gọi là “mặt đất” lâu nay hành xử ra sao, trong quan hệ với Chúa. Để thực hiện công cuộc khảo sát theo cung cách của người trần, mỗi thiên sứ mang một bao bị đặc biệt hầu đựng dữ kiện của khảo sát. Cụ thể là, một thiên sứ mang bao bị đựng toàn những lời khấn nài xin xỏ, của người phàm. Thiên sứ kia, mang bao bị cũng ngang bằng một tầm kích. Nhưng, đựng toàn lời cảm kích/biết ơn, thôi.
Hoàn tất khảo sát rất tốt đẹp, hai thiên sứ quay về Thiên Đình báo cáo với Đức Chúa của Nhà Trời, về những gì mình đạt được. Đức Chúa nhìn thiên sứ mang bao bị đựng “những lời xin” thấy vị này cứ là khệ nệ những mang cùng xách, rất vất vả. Trong khi đó, bao bị của thiên sứ kia, chẳng có được là bao những dữ kiện cảm tạ, và biết ơn. Hỏi ra mới biết, người đời chỉ xin nhiều chứ ít biết mà cảm tạ, Chúa Thánh Thần.”
Truyện kể chỉ bấy nhiêu. Cũng không dài. Chẳng lòng thòng, miêu dạng. Tuy nhiên, ở đây, hôm nay cũng nên đính kèm lời bàn của người kể, bảo rằng: “Trong sống đời ở trái đất, rất hành tinh, người người đều nhận lãnh ân huệ, ngang bằng nhau. Nhưng, chừng như ai cũng muốn “xin thêm”, chứ nào có mấy người thấy đó làm đủ, và biết nói lời cảm kích/ biết ơn người tặng ban.”
Lời cuối chuyện phiếm hôm nay, phải là lời cảm nhận để nói rằng: bạn bè/người thân đọc đến đây chắc đã đủ? Chẳng ai muốn có thêm một lời bàn nào khác? Nếu thế, bần đạo xin kết thúc bài phiếm hôm nay bằng lời ngỏ rất “biết ơn” bạn và tôi, đã dõi theo giòng chảy có những “đoản khúc suy tư”, thực hư đều rất phiếm. Những mong rằng, cả tôi và bạn, ta sẽ cứ thế mà biến hoa quả đầu mùa mà Chúa Thánh Thần. Cứ thăng hoa, triển nở mãi, với mọi người. Để rồi tìm đến Lời Chúa mà nghĩ suy thêm, như sau:
“Tôi hằng cảm tạ Thiên Chúa của tôi vì anh em,
về ân huệ Người đã ban cho anh em nơi Đức Ki-tô Giê-su.5
Quả vậy, trong Đức Ki-tô Giê-su,
anh em đã trở nên phong phú về mọi phương diện,
phong phú vì được nghe lời Chúa
và hiểu biết mầu nhiệm của Người.
Thật thế, lời chứng về Đức Kitô đã ăn sâu vững chắc
vào lòng trí anh em,
khiến anh chị em không thiếu một ân huệ nào,
trong lúc mong đợi ngày Đức Giêsu Kitô,
Chúa chúng ta,
mặc khải vinh quang của Người.”
(1Cor 4-7)
Nói cho cùng, thì ơn Người và ơn đời, vẫn là việc của tôi và của bạn, vẫn cần làm thường ngày ở huyện đời. Nhà Đạo. Rất dễ thương
Trần Ngọc Mười Hai
vẫn muốn chuyển
đôi ba tư tưởng mọn
đến bạn bè/người thân
nhân lễ Ngũ Tuần.
Ở đời.
“Cánh cửa ngang qua thế giới buồn”
“tống biệt hồng, sang tống biệt đen.
Em mang điệp khúc về đâu đó,
Ta tưởng chừng như giã biệt em.”
(dẫn từ thơ Nguyên Sa)
Ga 20: 19-23
Thế giới buồn, có phải vì tống biệt hồng/tống biệt đen, người em nơi cánh cửa? Điệp khúc vui, phải chăng em mang về từ đâu đó như giã biệt, từ Đức Chúa? Ngài giã biệt, nhưng thay vào đó, Ngài đã gửi Thần Khí Thánh đến với ta.
Trình thuật thánh Gioan, nay ghi lại cùng một tình tự có giã biệt, thân thương Ngài gửi đến với dân gian, thế giới buồn. Sau ngày Chúa chịu nạn trên thập giá, Ngài trỗi dậy từ cõi chết và thăng tiến về Trời, khiến đồ đệ dân con cứ phân vân không biết sự việc gì rồi sẽ xảy đến, ngay sau đó? Một số vị, quay về với nghề cũ, những thả lưới với buông câu. Có vị, nhớ mình từng gửi Chúa những câu hỏi, rất tương tự. Hỏi thì hỏi, nhưng vẫn chờ câu giải đáp khả dĩ xứng hợp với ưu tư của chính mình.
Thay vào đó, Thày bảo: về với thế-giới-mới, Thầy sẽ gửi Thần Khí đến mọi người, vào thời sau. Và lời Ngài, nay đã thành hiện thực. Rất hiện tại. Tương tự một tình huống trong đó có người thổ lộ: mình lo không biết có đạt chốn thiên đường được không đây? Nghe vậy, Thầy bèn trấn an dân con mình: đừng lo toan/thắc mắc. Bởi, thiên đường tự khắc đến với mình, cũng chóng thôi. Lời Thầy còn nhắn nhủ: đạt chốn thiên-đường thì ai cũng đạt! Ngài lại thêm: Thiên đường mà người người lo không đạt, chưa hẳn là kết cục của thế giới. Bởi, thế giới nay còn những chuyện lớn lao, quan trọng hơn.
Thiên đường mà người đời những mong tưởng, nay xuất hiện ở đây. Nơi này. Rất sớm. Điều quan trọng, là: dân con mọi người phải sẵn sàng kiên trì sống. Tức, chấp nhận qui cách sống đúng sứ mệnh Ngài trao ban. Dù biết Thiên đường là nơi đây. Chốn này. Thế mà, đồ đệ Chúa vẫn không hiểu điều Thầy tỏ lộ. Và, cả ta nữa, chừng như vẫn không hiểu hết điều Chúa tỏ bày cho ta. Cho mọi người.
Nên, Ngài phải nói thêm: “Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thần Khí, khi Người ngự xuống trên anh em.” (Cv 1: 8) Chính Thần Khí Chúa sẽ giúp mọi người trở nên giống Thầy, khi đạt thế-giới-mới. Lễ Ngũ Tuần. Thần Khí đến, người người sẽ dùng ảnh hình để nói lên những gì mình cảm nhận, từ Ngài.
Cảm nhận Thần Khí là đón nhận Luồng Gió Mới cực mạnh, nay thổi đến. Như, Lửa Ngọn dũng mãnh tạo sự sống. Như gà mẹ khống chế trạng huống hỗn độn quanh ổ, rồi mới đẻ. Tức, tạo môi trường thích hợp để sinh hạ sự sống mới. Thần Khi đến, là như: sói dữ ở bên chiên lành. Như, nguồn sống tạo yên hàn không bạo lực. Thần Khí đến, bảo đảm cho an bình, thịnh vượng. Cho, niềm thuỷ chung qua nhẫn cưới, ngày hứa hôn. Ngài là Thần Khí, Đấng giúp ta đi vào thế-giới-mới, rất sẵn sàng.
Xuất Hành về với Đất Hứa, dân con Do thái đều đã nhận được lời hứa hẹn đạt thế-giới-mới. Chốn thiên đường. Chốn Đất Lành miền Canaan, như vẫn gọi. Nhưng trước đó, họ cảm nghiệm một hành trình xuyên suốt, có cột mây che nắng ban ngày. Có, cột lửa soi sáng ban đêm. Và, họ cảm nhận kinh nghiệm có Chúa ở cùng. Chung sức sống.
Trong hành trình đổi dời thế giới cũ về với Thế-giới-mới, Chúa hứa ban không chỉ mỗi đất lành miền Canaan, nhưng toàn thế giới, vũ trụ. Vũ trụ ta, là thiên đường. Có trời đất giao hoà, đầy Thần Khí. Có, Năng Lượng Chúa cao cả, nạp cho ta. Cao cả, nhưng Ngài không là con đường rất chung chung, không thể đến. Ngài cho ta nếm trước hương vị của thiên-đường-thế-giới-mới, không phải mây trời. Cột lửa. Mà, Thần Khí. Chính Thần Khí ấp ủ thế-giới-mới, để nuôi ta. Đó, là sáng-thế nguyên-thủy. Là, Thần Khí đến với mọi người. Rất hôm nay.
Thần khí đến với ta. Với từng người. Ngài đến, theo cung cách thế-giới-mới-rất-thiên-đường, hình thể nhỏ. Của vũ trụ. Xem thế, tất cả chúng ta là dân con đã được dựng. Dân con của Thần Khí. Xem thế, thì: Thiên-đường-tràn-đầy-Thần-Khí đã đến với ta. Ở với ta. Ngài đi vào cuộc sống của chính ta. Và mọi sự nơi ta nữa.
Có thể, có người bảo: đó kìa, những người “sống vô gia cư chết vô địa táng”, đâu như thế. Hoặc tôi đây, cũng chẳng giống vậy. Có thể, có nhiều chuyện vô lý và bi thảm, vẫn xảy đến trên con đường, mình đang sống. Cả nơi khu vực phía sau nhà, nhiều chuyện xảy đến cũng khiến ta khó mà tin. Thánh Phaolô là vị thánh từng trải nhiều về chuyện này, khi thánh nhân bảo: ta là “đền thờ của Thần Khí”, ngay khi thánh nhân còn đang rao giảng ở Côrinthô, kinh đô đồi truỵ của Hy Lạp. Là, vùng cấm địa của Achaia có đền Aphrodite, đền thờ nữ-thần nhục-dục, đầy thác loạn. Nhưng, thánh nhân vẫn nhận biết điều ấy, cũng rất thật.
Suy niệm sự kiện Chúa Về Trời, ta nghĩ ngay đến “thiên-đường”, không theo nghĩa bầu trời, nhưng theo nghĩa thế-giới-mới, Chúa tạo dựng. Và, Đức Chúa cũng từ thế giới này, đến với ta. Ngài tập họp mọi người vào với thế-giới ấy. Ngài gửi Thần Khí đến với ta như dấu ấn mới, rất an bình. Tuyệt mỹ.
Nhưng, làm sao biết được điều ấy sẽ xảy đến? Lấy gì làm bằng để thấy được là: Thần Khí sống với ta? Và, đâu là bằng chứng Ngài phú ban ngay từ trước thiên-đường-thế-giới-mới ấy? Xin thưa: bằng chứng, nằm ở cuộc sống rất đẹp, của mọi người. Ở, mối ưu tư/quan ngại về công lý và an bình, khi vẫn còn nhiều người đang bị chèn ép. Áp bức. Ngay chính ta, cũng đã trải nghiệm nhiều nét đẹp của sự sống. Nhưng nhiều lúc, ta và Hội thánh lại quên mất cung cách phải có, để giáp mặt với sự-sống-rất-đẹp. Để rồi, đôi lúc biến nó thành vật vô giá trị. Và, lẩn tránh tất cả những gì là Chân-Thiện-Mỹ, ở đời. Thay vào đó, ta chỉ thích mỗi cung cách hành đạo cứng ngắc. Vụ hình thức. Rất ngán ngẫm.
Thực tế ở đời, nhiều vị vẫn còn đang làm công việc tuyệt vời, trong đời. Ví dụ ư? Đấy kìa, những vị đang làm rất nhiều điều kỳ diệu, mà ít ai chịu làm. Đích thị là, Thần Khí đang làm những điều kỳ diệu rất “thiên-đường”, nơi người ấy. Chắc chắn rằng, Thần Khí Tuyệt Mỹ cùng hiện diện, ở nơi họ.
Ưu tư/quan ngại về công lý và bình an, còn thấy nơi nhiều người. Đó cũng là mối quan tâm lo lắng cho số phận của người nghèo. Để rồi, sẽ tìm cách thực hiện cho bằng được sự bình an, rất công lý. Ví dụ ư? Đừng nên tìm ví dụ nơi thể chế chính trị. Xã hội. Của loài người. Bởi lẽ, không chỉ mỗi các nhà từ thiện mới có khả năng thực hiện được công việc tuyệt mỹ/tuyệt diệu ấy. Phải nói rằng, chính Thần Khí đang thực hiện công lý và bình an nơi con người. Và, môi trường. Khi đó, Thần Khí Công Lý và An Bình, sẽ còn hiện diện mãi, nơi họ. Với họ.
Chắc chắn, Công Lý và Sự Tuyệt Mỹ/Tuyệt Diệu đang kết-thân-làm-một để bừng nở như bông hoa mới chớm ở thế-giới-mới. Với ta. Đó, là khởi đầu của sự kiện đất-trời-hoà-hợp do Thần Khí ban cho ta. Đang diễn ra.
Lâu nay, nhà Đạo mình nói nhiều đến Thần Khí Chúa ở cùng Hội thánh. Nay, có lẽ nên thêm: Thần Khí Chúa đang ở với và ở cùng ta. Và, thế giới. Cầu mong sao, Ngài ở với và ở trong Hội thánh ta nữa. Bởi, Hội thánh là chốn thánh thiếng từ đó ta thấy được mọi sự đang diễn tiến, đến với ta. Cùng lúc.
Với tinh thần lạc quan sẵn có, ta sẽ ngâm vang lời thơ buồn, nhưng hy vọng của nghệ sĩ:
“Chết một ngàn năm chắc phải sầu,
Nhưng này thương nhớ lúc xa nhau.
Mịt mù nhân thế trôi biền biệt,
Giữa vị sầu nghe có vị đau.”
(Nguyên Sa – A Tỳ)
Bằng vào lời thơ, thi nhân thấy “có vị đau”, giữa vị sầu. Về với thiên-đường, người người đều cảm nhận Thần Khí, rất mỹ quan. Mỹ quan thiên đường Ngài trao ban, sẽ cùng với mọi người sống cuộc đời đẹp. Rất đáng sống. Với mọi người.
Lm Nguyễn Đức Vinh Sanh
Mai Tá lược dịch
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Thánh Cha phong Chân Phước cho nữ tu Seraphina
Bùi Hữu Thư
04:50 03/06/2011
Thông điệp của Đức Thánh Cha Benedict XVI: "Sự thánh thiện trong những hoàn cảnh bình thường của cuộc sống."
Rome: ngày 2 tháng 5, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chào mừng các nữ tu Dòng Các Thiên Thần Kính Thờ Chúa Ba Ngôi (les Anges-Adoratrices de la Sainte Trinité), tại Rome nhân dịp phong chân phước cho vị sáng lập dòng là Nữ Tu Serafina Thánh Tâm (1849-1911).
Vào cuối buổi triều kiến Đức Thánh Cha Benedict đã chào mừng cuộc hành hương do các nữ tu tổ chức.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mời gọi các nữ tu "noi gương chân phước Seraphina bằng cách đáp trả mau lẹ lời Chúa kêu gọi sống thánh thiện trong mọi hoàn cảnh bình thường của cuộc đời".
Ngay sau khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã nhắc đến việc phong chân phước ngày thứ bẩy 28 tháng 5 tuần qua, tại giáo phận Bénévent.
Nữ Tu Maria Serafina Thánh Tâm đã thực sự được phong chân phước tại giáo phận Cerreto Sannita, trong Tỉnh Bénévent, và đúng là tại thành phố Faicchio. Đức Thánh Cha Benedict đã được Đức Hồng Y Angelo Amato, Bộ Trưởng Bộ Phong Thánh đại diện.
Đức Thánh Cha đã nhắc rằng tân chân phước xuất thân từ miền Trente, phía đông bắc nước Ý, và bà đã sáng lập tại miền nam, trong vùng Campanie, "Dòng Nữ Tu Bác Ái Các Thiên Thần" năm 1891, sau rất nhiều khó khăn trở ngại.
Tân chân phước thường hay nói: "Chúng ta hãy luôn luôn là những thiên thần của ánh sáng và đức bác ái, để đưa dẫn các linh hồn về với Thiên Chúa trên những đôi cánh của lời Chúa và gương sáng."
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhắc đến dịp kỷ niệm đệ bách chu niên ngày bà qua đời, của ngày bà "tái sinh trên Thiên Đàng", và ngài đã mời gọi mọi người Công Giáo cùng chung vui với "các con cái thiêng liêng của bà và với tất cả những ai các nữ tu này đã tận hiến săn sóc cho họ"
Rome: ngày 2 tháng 5, 2011 (Le Monde vu de Rome) – Đức Thánh Cha Benedict XVI đã chào mừng các nữ tu Dòng Các Thiên Thần Kính Thờ Chúa Ba Ngôi (les Anges-Adoratrices de la Sainte Trinité), tại Rome nhân dịp phong chân phước cho vị sáng lập dòng là Nữ Tu Serafina Thánh Tâm (1849-1911).
Vào cuối buổi triều kiến Đức Thánh Cha Benedict đã chào mừng cuộc hành hương do các nữ tu tổ chức.
Đức Thánh Cha Benedict XVI đã mời gọi các nữ tu "noi gương chân phước Seraphina bằng cách đáp trả mau lẹ lời Chúa kêu gọi sống thánh thiện trong mọi hoàn cảnh bình thường của cuộc đời".
Ngay sau khi đọc Kinh Truyền Tin, Đức Thánh Cha đã nhắc đến việc phong chân phước ngày thứ bẩy 28 tháng 5 tuần qua, tại giáo phận Bénévent.
Nữ Tu Maria Serafina Thánh Tâm đã thực sự được phong chân phước tại giáo phận Cerreto Sannita, trong Tỉnh Bénévent, và đúng là tại thành phố Faicchio. Đức Thánh Cha Benedict đã được Đức Hồng Y Angelo Amato, Bộ Trưởng Bộ Phong Thánh đại diện.
Đức Thánh Cha đã nhắc rằng tân chân phước xuất thân từ miền Trente, phía đông bắc nước Ý, và bà đã sáng lập tại miền nam, trong vùng Campanie, "Dòng Nữ Tu Bác Ái Các Thiên Thần" năm 1891, sau rất nhiều khó khăn trở ngại.
Tân chân phước thường hay nói: "Chúng ta hãy luôn luôn là những thiên thần của ánh sáng và đức bác ái, để đưa dẫn các linh hồn về với Thiên Chúa trên những đôi cánh của lời Chúa và gương sáng."
Đức Thánh Cha Benedict XVI cũng nhắc đến dịp kỷ niệm đệ bách chu niên ngày bà qua đời, của ngày bà "tái sinh trên Thiên Đàng", và ngài đã mời gọi mọi người Công Giáo cùng chung vui với "các con cái thiêng liêng của bà và với tất cả những ai các nữ tu này đã tận hiến săn sóc cho họ"
Hungary: Giám chức Vatican đề cao liên văn hóa thay vì đa văn hóa
Phạm Kim An
08:27 03/06/2011
Hungary: Giám chức Vatican đề cao liên văn hóa thay vì đa văn hóa
ROMA - Thay vì đa văn hóa, đây là lúc để nói về liên văn hóa, theo Đức Tổng Giám Mục Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Chăm sóc Di dân và Lữ hành.
Ngày 2-6, Đức Tổng Giám Mục đưa ra đề nghị này khi Ngài phát biểu tại một hội nghị về đối thoại liên tôn giữa Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo, đang diễn ra tại Hungary. Hội nghị được bảo trợ bởi Chủ tịch người Hungary của Hội đồng Liên minh châu Âu, và gồm nhiều đại diện cấp cao của ba tôn giáo độc thần.
Đức Tổng Giám mục Vegliò phát biểu đề tài "Các giá trị chung trong phạm vi ảnh hưởng của người nhập cư về tôn giáo và xã hội”, nhấn mạnh rằng giáo dục và đối thoại là hai công cụ chính cho một mô hình mới của cuộc sống dựa vào liên văn hóa.
Đức Tổng Giám mục, đang ở Hungary đến ngày 6-6 cho một chuyến viếng thăm mục vụ theo lời mời của Đức ông Janos Szekely, phụ trách Ủy ban Mục vụ Chăm sóc Di dân và Lữ hành của Hội đồng Giám mục Hungary, nói về cách thức Châu Âu là một thực tại đa văn hóa về mặt lịch sử.
Ngài đã nói đây là một hiện tượng tích cực như thế nào, làm cho nó có thể làm phong phú đời sống riêng mỗi người, và giữ cho khỏi bị khép kín, và do đó bị nghèo khổ.
Tuy nhiên, theo Ngài, thay vì nói đa văn hóa, người ta nên nói liên văn hóa thì đúng hơn. Ngài nói rằng đa văn hóa chỉ mô tả hai hay nhiều văn hóa trong cùng một không gian.
Trong khi đó, liên văn hóa bao hàm "các quan hệ ổn định giữa các nền văn hóa hiện diện trong một không gian địa lý nhất định, và nhấn mạnh đến thái độ, mục tiêu đạt được, và hành trình giáo dục dẫn đến cuộc gặp gỡ này của các nền văn hóa".
Ngài nhấn mạnh: “Phương pháp tiếp cận là không đủ, bởi vì ‘sự trao đổi’ cũng là cần thiết - và không phải là một trao đổi đơn giản của những gì ta có, nhưng trên tất cả của những gì ta là".
Một chiều
Đức Tổng Giám mục 73 tuổi khẳng định: “Hội nhập không phải là tiến trình một chiều. Người bản địa cũng như người nhập cư phải sẵn sàng để thực hiện con đường đối thoại và làm phong phú lẫn nhau, để có thể đánh giá cao và chấp nhận các khía cạnh tích cực của từng nền văn hóa”.
Về vấn đề này, Ngài công nhận rằng sự tôn trọng người nhập cư và bản sắc văn hóa của họ tất nhiên phải được đề cập đến, trong khi coi chừng các yếu tố "trái với các giá trị đạo đức và phổ quát, hoặc trái với các quyền cơ bản của con người".
Người không mặt
Đức Tổng Giám mục Vegliò xem giáo dục và đối thoại là các công cụ "cần thiết" để tạo ra liên văn hóa.
Ngài giải thích, sự đối thoại phải là công cụ quan trọng nhất để sử dụng trong tương tác hàng ngày.
Tuy nhiên, Ngài than phiền rằng "một vấn đề lớn" đã phát sinh, khi nói "Châu Âu đã che dấu các nguyên tắc và giá trị, vốn là đặc trưng cho châu Âu khai sinh và uốn đúc nó" - thậm chí phủ nhận các gốc rễ Kitô giáo của mình.
Ngài gợi ý: "Điều này cản trở một tiếp nhận phù hợp và sự hội nhập thực sự của người nhập cư, đến từ một bối cảnh văn hóa khác, bởi vì đối với họ không thể thiết lập một cuộc đối thoại với một vùng đất dường như bị tước khuôn mặt và lịch sử, một vùng đất không có các nguyên tắc chung hoặc các giá trị cơ bản".
Tổng Giám mục nói, một lý do khác cho sự thất bại của châu Âu trong việc tiếp nhận người nhập cư là một thực tế rằng "việc tiếp nhận được thực hiện theo một cách thụ động và được biện minh với một ước muốn cho sự khoan dung".
Ngài nói: “Chúng ta thường nhầm lẫn giữa khái niệm về lòng khoan dung với một sự chấp nhận không phê bình mọi lối sống, bắt đầu với sự tôn trọng không giới hạn và tránh đưa ra bất kỳ phán quyết nào”. (Zenit 2-6-2011)
Phạm Kim An
ROMA - Thay vì đa văn hóa, đây là lúc để nói về liên văn hóa, theo Đức Tổng Giám Mục Antonio Vegliò, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Mục vụ Chăm sóc Di dân và Lữ hành.
Ngày 2-6, Đức Tổng Giám Mục đưa ra đề nghị này khi Ngài phát biểu tại một hội nghị về đối thoại liên tôn giữa Kitô giáo, Do thái giáo và Hồi giáo, đang diễn ra tại Hungary. Hội nghị được bảo trợ bởi Chủ tịch người Hungary của Hội đồng Liên minh châu Âu, và gồm nhiều đại diện cấp cao của ba tôn giáo độc thần.
Đức Tổng Giám mục Vegliò phát biểu đề tài "Các giá trị chung trong phạm vi ảnh hưởng của người nhập cư về tôn giáo và xã hội”, nhấn mạnh rằng giáo dục và đối thoại là hai công cụ chính cho một mô hình mới của cuộc sống dựa vào liên văn hóa.
Đức Tổng Giám mục, đang ở Hungary đến ngày 6-6 cho một chuyến viếng thăm mục vụ theo lời mời của Đức ông Janos Szekely, phụ trách Ủy ban Mục vụ Chăm sóc Di dân và Lữ hành của Hội đồng Giám mục Hungary, nói về cách thức Châu Âu là một thực tại đa văn hóa về mặt lịch sử.
Ngài đã nói đây là một hiện tượng tích cực như thế nào, làm cho nó có thể làm phong phú đời sống riêng mỗi người, và giữ cho khỏi bị khép kín, và do đó bị nghèo khổ.
Tuy nhiên, theo Ngài, thay vì nói đa văn hóa, người ta nên nói liên văn hóa thì đúng hơn. Ngài nói rằng đa văn hóa chỉ mô tả hai hay nhiều văn hóa trong cùng một không gian.
Trong khi đó, liên văn hóa bao hàm "các quan hệ ổn định giữa các nền văn hóa hiện diện trong một không gian địa lý nhất định, và nhấn mạnh đến thái độ, mục tiêu đạt được, và hành trình giáo dục dẫn đến cuộc gặp gỡ này của các nền văn hóa".
Ngài nhấn mạnh: “Phương pháp tiếp cận là không đủ, bởi vì ‘sự trao đổi’ cũng là cần thiết - và không phải là một trao đổi đơn giản của những gì ta có, nhưng trên tất cả của những gì ta là".
Một chiều
Đức Tổng Giám mục 73 tuổi khẳng định: “Hội nhập không phải là tiến trình một chiều. Người bản địa cũng như người nhập cư phải sẵn sàng để thực hiện con đường đối thoại và làm phong phú lẫn nhau, để có thể đánh giá cao và chấp nhận các khía cạnh tích cực của từng nền văn hóa”.
Về vấn đề này, Ngài công nhận rằng sự tôn trọng người nhập cư và bản sắc văn hóa của họ tất nhiên phải được đề cập đến, trong khi coi chừng các yếu tố "trái với các giá trị đạo đức và phổ quát, hoặc trái với các quyền cơ bản của con người".
Người không mặt
Đức Tổng Giám mục Vegliò xem giáo dục và đối thoại là các công cụ "cần thiết" để tạo ra liên văn hóa.
Ngài giải thích, sự đối thoại phải là công cụ quan trọng nhất để sử dụng trong tương tác hàng ngày.
Tuy nhiên, Ngài than phiền rằng "một vấn đề lớn" đã phát sinh, khi nói "Châu Âu đã che dấu các nguyên tắc và giá trị, vốn là đặc trưng cho châu Âu khai sinh và uốn đúc nó" - thậm chí phủ nhận các gốc rễ Kitô giáo của mình.
Ngài gợi ý: "Điều này cản trở một tiếp nhận phù hợp và sự hội nhập thực sự của người nhập cư, đến từ một bối cảnh văn hóa khác, bởi vì đối với họ không thể thiết lập một cuộc đối thoại với một vùng đất dường như bị tước khuôn mặt và lịch sử, một vùng đất không có các nguyên tắc chung hoặc các giá trị cơ bản".
Tổng Giám mục nói, một lý do khác cho sự thất bại của châu Âu trong việc tiếp nhận người nhập cư là một thực tế rằng "việc tiếp nhận được thực hiện theo một cách thụ động và được biện minh với một ước muốn cho sự khoan dung".
Ngài nói: “Chúng ta thường nhầm lẫn giữa khái niệm về lòng khoan dung với một sự chấp nhận không phê bình mọi lối sống, bắt đầu với sự tôn trọng không giới hạn và tránh đưa ra bất kỳ phán quyết nào”. (Zenit 2-6-2011)
Phạm Kim An
Mexico: Hội nghị các Giám mục về tình hình linh mục và chủng viện
Phạm Kim An
08:28 03/06/2011
Mexico: Hội nghị các Giám mục về tình hình linh mục và chủng viện
Từ chối một Giáo Hội tĩnh tại, phản động hoặc lạc hậu
ROMA - Tình hình của các linh mục và chủng viện là trọng tâm của hội nghị toàn thể của Hội đồng Giám mục Mexico (CEM), theo hãng tin Fides.
Tại Mexico, Giáo Hội Công Giáo tìm cách "đổi mới" và trở nên một Giáo hội “vững chắc như đá”, để đương đầu với quá trình thay đổi giữa lòng xã hội. Các Giám Mục từ chối một Giáo Hội "tĩnh tại", "phản động" hay "lạc hậu", trước thềm Hội nghị toàn thể lần thứ 91 của Hội đồng Giám mục Mexico.
Hội nghị sẽ bế mạc ngày 3-6. Hội nghị lấy chủ đề: linh mục và chủng viện, và chính xác hơn: “Việc huấn luyện các môn đệ mục tử cho nước Mexico hôm nay”. Các đại biểu sẽ suy tư về "thực tại các linh mục và chủng viện trong cả nước, và làm thế nào tung ra sự hồi sinh đầy hy vọng của năng động huấn luyện và bác ái mục vụ, luôn luôn trong bối cảnh của việc truyền giáo thường xuyên".
Trong ngày đầu tiên làm việc, các Giám mục đã nhận xét rằng, trong bối cảnh được đánh dấu bởi các thay đổi nhanh chóng và toàn cầu hóa, Giáo Hội bảo đảm "việc cổ vũ và bảo vệ nhân quyền và sự phát triển của mọi người dân". Giáo hội cũng bảo đảm "tôn trọng sự sống và phẩm giá, cũng như sự chia sẻ các giá trị nhân bản và Kitô giáo".
Đối mặt với các thay đổi này, các Giám mục tuyên bố: "Chúng tôi không muốn có một Giáo Hội tĩnh tại, phản động và lạc hậu. Trái lại, theo lời dạy của ĐTC Biển Đức XVI và trong sự hiệp thông với suy nghĩ của các Giám mục châu Mỹ Latinh, chúng tôi đang chuẩn bị để quan tâm nhiều hơn cho các cộng đồng của chúng tôi, với sự tham gia kịp thời và cần thiết của nhân viên mục vụ trong việc truyền giáo ở châu lục, trong việc truyền giáo mới và trong sự hoán cải của từng người chúng tôi”. (Zenit 2-6-2011)
Phạm Kim An
Từ chối một Giáo Hội tĩnh tại, phản động hoặc lạc hậu
ROMA - Tình hình của các linh mục và chủng viện là trọng tâm của hội nghị toàn thể của Hội đồng Giám mục Mexico (CEM), theo hãng tin Fides.
Tại Mexico, Giáo Hội Công Giáo tìm cách "đổi mới" và trở nên một Giáo hội “vững chắc như đá”, để đương đầu với quá trình thay đổi giữa lòng xã hội. Các Giám Mục từ chối một Giáo Hội "tĩnh tại", "phản động" hay "lạc hậu", trước thềm Hội nghị toàn thể lần thứ 91 của Hội đồng Giám mục Mexico.
Hội nghị sẽ bế mạc ngày 3-6. Hội nghị lấy chủ đề: linh mục và chủng viện, và chính xác hơn: “Việc huấn luyện các môn đệ mục tử cho nước Mexico hôm nay”. Các đại biểu sẽ suy tư về "thực tại các linh mục và chủng viện trong cả nước, và làm thế nào tung ra sự hồi sinh đầy hy vọng của năng động huấn luyện và bác ái mục vụ, luôn luôn trong bối cảnh của việc truyền giáo thường xuyên".
Trong ngày đầu tiên làm việc, các Giám mục đã nhận xét rằng, trong bối cảnh được đánh dấu bởi các thay đổi nhanh chóng và toàn cầu hóa, Giáo Hội bảo đảm "việc cổ vũ và bảo vệ nhân quyền và sự phát triển của mọi người dân". Giáo hội cũng bảo đảm "tôn trọng sự sống và phẩm giá, cũng như sự chia sẻ các giá trị nhân bản và Kitô giáo".
Đối mặt với các thay đổi này, các Giám mục tuyên bố: "Chúng tôi không muốn có một Giáo Hội tĩnh tại, phản động và lạc hậu. Trái lại, theo lời dạy của ĐTC Biển Đức XVI và trong sự hiệp thông với suy nghĩ của các Giám mục châu Mỹ Latinh, chúng tôi đang chuẩn bị để quan tâm nhiều hơn cho các cộng đồng của chúng tôi, với sự tham gia kịp thời và cần thiết của nhân viên mục vụ trong việc truyền giáo ở châu lục, trong việc truyền giáo mới và trong sự hoán cải của từng người chúng tôi”. (Zenit 2-6-2011)
Phạm Kim An
Lịch trình chuyến viếng thăm mục vụ Croatia của Đức Thánh Cha
Tiền Hô
08:38 03/06/2011
Ngày mai 4 Tháng Sáu 2011, Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI sẽ bắt đầu chuyến đi 2 ngày đến Croatia, đây là chuyến viếng thăm mục vụ thứ 19 của ngài bên ngoài nước Ý. Chân Phước Gioan Phaolô II cũng đã từng đến thăm quốc gia này 3 lần, sau khi họ được độc lập vào năm 1991.
Theo thống kê của Vatican, 89% trong tổng số 4,5 triệu dân của quốc gia này là người Công Giáo. Khoảng 2.315 linh mục phục vụ trong 1.571 giáo xứ, ngoài ra còn có 3.624 nữ tu và 433 chủng sinh.
Sau một chuyến bay dài 90 phút, Đức Thánh Cha Bênêđictô sẽ nói chuyện tại một buổi lễ chào đón ở thủ đô Zagreb, thành phố với 685.000 cư dân. Sau các cuộc hội kiến riêng với Tổng thống Ivo Josipovic và Thủ tướng Jadranka Kosor, Đức Thánh Cha sẽ dành phần lớn buổi chiều tại Tòa Sứ Thần trước khi tiếp các vị lãnh đạo thuộc giới chính trị, nghiên cứu, kinh tế và văn hóa tại Đại Hí Viện Quốc Gia Croatia. Trong buổi cầu nguyện lúc 7:30 tối, Đức Thánh Cha sẽ có bài nói chuyện với khoảng 40.000 bạn trẻ tham dự.
Ngày 5 Tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật tại Hí Viện Zagreb nhân dịp Đại Hội Gia Đình Công Giáo Quốc Gia Croatia, các lời nguyện trong Thánh Lễ như dâng lễ vật, kinh tiền tụng, lời nguyện Thánh Thể sẽ được đọc bằng tiếng Latinh. Kết thúc Thánh Lễ là Kinh Lạy Nữ Vương (Regina Caeli).
Sau cuộc gặp các vị giám mục của Croatia, Đức Thánh Cha sẽ chủ toạ giờ kinh chiều tại nhà thờ chính tòa Zagreb. Kế tiếp, ngài sẽ đến cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Alojzije Stepinac (1898-1960), vị thánh mà vào năm 1998 Đức Chân phước Gioan Phaolô II đã mô tả là "một trong những nhân vật xuất sắc của Giáo Hội Công Giáo" như sau:
"Đức Hồng Y Tổng Giám Mục của thủ đô Zagreb, đã chịu đựng đau khổ về thể xác lẫn tinh thần bởi sự tàn bạo của hệ thống cộng sản, hiện đang được các đồng hương của ngài tưởng nhớ với danh hiệu tử đạo cao trọng".
Sau một cuộc tiếp kiến riêng Đức Hồng Y Josip Bozanic, 62 tuổi, Tổng Giám Mục thủ đô Zagreb, Đức Thánh Cha Bênêđictô sẽ nói lời chia tay tại phi trường Zagreb. Dự kiến, ngài sẽ trở về Rôma lúc 9:15 sau một cuộc tông du chưa đầy 36 giờ (CatholicCulture, 3 Tháng Sáu 2011).
Theo thống kê của Vatican, 89% trong tổng số 4,5 triệu dân của quốc gia này là người Công Giáo. Khoảng 2.315 linh mục phục vụ trong 1.571 giáo xứ, ngoài ra còn có 3.624 nữ tu và 433 chủng sinh.
Sau một chuyến bay dài 90 phút, Đức Thánh Cha Bênêđictô sẽ nói chuyện tại một buổi lễ chào đón ở thủ đô Zagreb, thành phố với 685.000 cư dân. Sau các cuộc hội kiến riêng với Tổng thống Ivo Josipovic và Thủ tướng Jadranka Kosor, Đức Thánh Cha sẽ dành phần lớn buổi chiều tại Tòa Sứ Thần trước khi tiếp các vị lãnh đạo thuộc giới chính trị, nghiên cứu, kinh tế và văn hóa tại Đại Hí Viện Quốc Gia Croatia. Trong buổi cầu nguyện lúc 7:30 tối, Đức Thánh Cha sẽ có bài nói chuyện với khoảng 40.000 bạn trẻ tham dự.
Ngày 5 Tháng Sáu, Đức Thánh Cha sẽ cử hành Thánh Lễ Chúa Nhật tại Hí Viện Zagreb nhân dịp Đại Hội Gia Đình Công Giáo Quốc Gia Croatia, các lời nguyện trong Thánh Lễ như dâng lễ vật, kinh tiền tụng, lời nguyện Thánh Thể sẽ được đọc bằng tiếng Latinh. Kết thúc Thánh Lễ là Kinh Lạy Nữ Vương (Regina Caeli).
Sau cuộc gặp các vị giám mục của Croatia, Đức Thánh Cha sẽ chủ toạ giờ kinh chiều tại nhà thờ chính tòa Zagreb. Kế tiếp, ngài sẽ đến cầu nguyện tại ngôi mộ của Thánh Alojzije Stepinac (1898-1960), vị thánh mà vào năm 1998 Đức Chân phước Gioan Phaolô II đã mô tả là "một trong những nhân vật xuất sắc của Giáo Hội Công Giáo" như sau:
"Đức Hồng Y Tổng Giám Mục của thủ đô Zagreb, đã chịu đựng đau khổ về thể xác lẫn tinh thần bởi sự tàn bạo của hệ thống cộng sản, hiện đang được các đồng hương của ngài tưởng nhớ với danh hiệu tử đạo cao trọng".
Sau một cuộc tiếp kiến riêng Đức Hồng Y Josip Bozanic, 62 tuổi, Tổng Giám Mục thủ đô Zagreb, Đức Thánh Cha Bênêđictô sẽ nói lời chia tay tại phi trường Zagreb. Dự kiến, ngài sẽ trở về Rôma lúc 9:15 sau một cuộc tông du chưa đầy 36 giờ (CatholicCulture, 3 Tháng Sáu 2011).
Hoàng tử Tây Ban Nha gặp gỡ ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011
Tiền Hô
08:38 03/06/2011
Madrid (Tây Ban Nha), 2 Tháng Sáu 2011 (Zenit) - Từ gia đình Hoàng Gia đến các cầu thủ bóng đá, ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới 2011 (World Youth Day 2011) đang được đón nhận những lời chúc tốt đẹp và cộng tác từ những người nổi tiếng ở Tây Ban Nha.
Đầu tuần này, người sẽ thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha - Hoàng tử và Công nương xứ Asturias đã gặp gỡ các vị đại diện ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới và Quỹ Madrid Vivo (Madrid Vivo Foundation) để bày tỏ sự ủng hộ và động viên công việc chuẩn bị cho sự kiện này, sẽ diễn ra từ ngày 16-21 Tháng Tám tại Madrid.
Hoàng tử và Công nương đã nhận xét rằng Đại hội Giới trẻ Thế giới có ý nghĩa xã hội to lớn, đây sẽ là một cơ hội độc đáo dành cho Tây Ban Nha, cách riêng là cho thành phố thủ đô đăng cai.
ĐHY Antonio Maria Rouco - tổng giám mục của Madrid và là Chủ tịch Ủy Ban Tổ Chức Đại hội nói với cặp đôi hoàng gia này rằng: "nhiều bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới đến với Đại hội Giới trẻ sẽ khám phá ra tầm nhìn của hy vọng và niềm vui cuộc sống, tại đó "nền văn minh tình thương" không phải là một điều không tưởng".
Như một dấu hiệu biểu lộ tình cảm, ban tổ chức đã tặng cho các cô con gái của Hoàng tử và Công nương xứ Asturias những chiếc áo T-shirts Đại hội Giới trẻ cùng một chiếc đồng hồ đeo tay Đại hội Giới trẻ dành cho mỗi người.
Gần đây, Hoàng tử xứ Asturias là Felipe đã đến Rôma tham dự lễ phong chân phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tại đó, ông đã chào tạm biệt Đức Thánh Cha Bênêđictô rằng: "Thưa Đức Thánh Cha, chúng con đang chờ đợi Đức Thánh Cha ở Madrid!".
"¡Gracias!" (Cảm ơn bạn!)
Theo nguồn tin từ Đại hội Giới trẻ Thế giới, đội bóng đá "Atlético de Madrid" sẽ cộng tác cùng với ban tổ chức Đại hội thực hiện một trận đấu bóng đá vào ngày bế mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới. Sáng kiến này có tên gọi "¡Gracias!" (Cảm ơn bạn!), sẽ tập hợp một nhóm cựu cầu thủ bóng đá tại Tây Ban Nha và từ khắp nơi trên thế giới chơi tại vận động trường Vicente Calderón.
Ông Enrique Cerezo - chủ tịch của đội bóng Atlético de Madrid khẳng định rằng "việc có thể đóng góp cho các sự kiện tầm cỡ này luôn là một cơ hội hiếm có. Đại hội Giới trẻ Thế giới có quan niệm về tình đoàn kết, điều đó phù hợp với những lý tưởng của đội Atlético de Madrid, và nó mang lại cho giới trẻ cơ hội để có một cảm nghiệm đầy đủ về thông điệp của tình đoàn kết đang được chuyển tải".
Sự kiện thể thao này sẽ được mở cửa cho công chúng chứ không phải chỉ dành riêng cho những ai tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, số tiền thu được sẽ dùng để tài trợ cho Đại hội và một dự án bác ái phối hợp thực hiện cùng Atlético de Madrid.
Trận đấu sẽ có sự tham gia của các ngôi sao bóng đá như: Paolo Futre (Bồ Đào Nha), Fernando Hierro (Tây Ban Nha), Milinko Pantic (Serbia), Luis Milla (Tây Ban Nha), Fernando Sanz (Tây Ban Nha), Fran González (Tây Ban Nha), Fabio Celestini (Thụy Sĩ), Diego Tristan (Tây Ban Nha), Albert Celades (Tây Ban Nha), Gheorghe 'Gica' Craioveanu (Romania), Donato Gama da Silva (Brazil), Antonio 'Toni' Muñoz (Tây Ban Nha), Santiago Denia (Tây Ban Nha), Noureddine Naybet (Marốc), Kiko Narvaez (Tây Ban Nha), Ricardo Gallego (Tây Ban Nha), "Lobo" Carrasco (Tây Ban Nha), Thomas Nkono (Cameroon), Veljko Paunovic (Serbia) và những người khác.
Hiện đã có khoảng 400.000 bạn trẻ từ 182 quốc gia ghi danh tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid.
Đầu tuần này, người sẽ thừa kế ngai vàng Tây Ban Nha - Hoàng tử và Công nương xứ Asturias đã gặp gỡ các vị đại diện ban tổ chức Đại hội Giới trẻ Thế giới và Quỹ Madrid Vivo (Madrid Vivo Foundation) để bày tỏ sự ủng hộ và động viên công việc chuẩn bị cho sự kiện này, sẽ diễn ra từ ngày 16-21 Tháng Tám tại Madrid.
Hoàng tử và Công nương đã nhận xét rằng Đại hội Giới trẻ Thế giới có ý nghĩa xã hội to lớn, đây sẽ là một cơ hội độc đáo dành cho Tây Ban Nha, cách riêng là cho thành phố thủ đô đăng cai.
ĐHY Antonio Maria Rouco - tổng giám mục của Madrid và là Chủ tịch Ủy Ban Tổ Chức Đại hội nói với cặp đôi hoàng gia này rằng: "nhiều bạn trẻ từ khắp nơi trên thế giới đến với Đại hội Giới trẻ sẽ khám phá ra tầm nhìn của hy vọng và niềm vui cuộc sống, tại đó "nền văn minh tình thương" không phải là một điều không tưởng".
Như một dấu hiệu biểu lộ tình cảm, ban tổ chức đã tặng cho các cô con gái của Hoàng tử và Công nương xứ Asturias những chiếc áo T-shirts Đại hội Giới trẻ cùng một chiếc đồng hồ đeo tay Đại hội Giới trẻ dành cho mỗi người.
Gần đây, Hoàng tử xứ Asturias là Felipe đã đến Rôma tham dự lễ phong chân phước Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II. Tại đó, ông đã chào tạm biệt Đức Thánh Cha Bênêđictô rằng: "Thưa Đức Thánh Cha, chúng con đang chờ đợi Đức Thánh Cha ở Madrid!".
"¡Gracias!" (Cảm ơn bạn!)
Theo nguồn tin từ Đại hội Giới trẻ Thế giới, đội bóng đá "Atlético de Madrid" sẽ cộng tác cùng với ban tổ chức Đại hội thực hiện một trận đấu bóng đá vào ngày bế mạc Đại hội Giới trẻ Thế giới. Sáng kiến này có tên gọi "¡Gracias!" (Cảm ơn bạn!), sẽ tập hợp một nhóm cựu cầu thủ bóng đá tại Tây Ban Nha và từ khắp nơi trên thế giới chơi tại vận động trường Vicente Calderón.
Ông Enrique Cerezo - chủ tịch của đội bóng Atlético de Madrid khẳng định rằng "việc có thể đóng góp cho các sự kiện tầm cỡ này luôn là một cơ hội hiếm có. Đại hội Giới trẻ Thế giới có quan niệm về tình đoàn kết, điều đó phù hợp với những lý tưởng của đội Atlético de Madrid, và nó mang lại cho giới trẻ cơ hội để có một cảm nghiệm đầy đủ về thông điệp của tình đoàn kết đang được chuyển tải".
Sự kiện thể thao này sẽ được mở cửa cho công chúng chứ không phải chỉ dành riêng cho những ai tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới, số tiền thu được sẽ dùng để tài trợ cho Đại hội và một dự án bác ái phối hợp thực hiện cùng Atlético de Madrid.
Trận đấu sẽ có sự tham gia của các ngôi sao bóng đá như: Paolo Futre (Bồ Đào Nha), Fernando Hierro (Tây Ban Nha), Milinko Pantic (Serbia), Luis Milla (Tây Ban Nha), Fernando Sanz (Tây Ban Nha), Fran González (Tây Ban Nha), Fabio Celestini (Thụy Sĩ), Diego Tristan (Tây Ban Nha), Albert Celades (Tây Ban Nha), Gheorghe 'Gica' Craioveanu (Romania), Donato Gama da Silva (Brazil), Antonio 'Toni' Muñoz (Tây Ban Nha), Santiago Denia (Tây Ban Nha), Noureddine Naybet (Marốc), Kiko Narvaez (Tây Ban Nha), Ricardo Gallego (Tây Ban Nha), "Lobo" Carrasco (Tây Ban Nha), Thomas Nkono (Cameroon), Veljko Paunovic (Serbia) và những người khác.
Hiện đã có khoảng 400.000 bạn trẻ từ 182 quốc gia ghi danh tham dự Đại hội Giới trẻ Thế giới tại Madrid.
Liên văn hóa thay vì đa văn hóa
Vũ Văn An
19:54 03/06/2011
Bản tin Zenit ngày 2 tháng 6 cho hay vị Chủ Tịch Hội Đồng Giáo Hoàng về Người Di Dân và Du Lịch của Tòa Thánh, Đức TGM Antonio Vegiò cho hay: thay vì chủ nghĩa đa văn hóa, đã đến lúc phải nói tới chủ nghĩa lien văn hóa. Ngài tuyên bố như thế trong một bài nói chuyện với hội nghị về cuộc đối thoại liên tôn Kitô Giáo, Do Thái Giáo và Hồi Giáo đang diễn ra tại Hung Gia Lợi. Hội nghị này được sự bảo trợ của Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu, hiện do người Hung Gai Lợi nắm giữ, và gồm nhiều đại diện cao cấp của ba tôn giáo độc thần.
Tựa đề bài nói chuyện của Đức TGM Vegliò là “Các Giá Trị Chung trong Lãnh Vực Tác Động Tôn Giáo và Xã Hội của Di Dân”. Ngài nhấn mạnh rằng giáo dục và đối thoại là hai giá trị chủ yếu của mẫu sống mới đặt căn bản trên chủ nghĩa liên văn hóa.
Tới Hung Gia Lợi theo lời mời của Đức Cha Janos Szekely, thuộc văn phòng thừa tác vụ di dân và du khách của các giám mục Hung Gia Lợi, Đức TGM cho hay: xét theo lịch sử, Âu Châu quả là một thực tại đa văn hóa. Theo ngài, đây là một hiện tượng tích cực, khiến ta có thể phong phú hóa hoàn cảnh sống của ta, tránh khỏi bị đóng kín và do đó nghèo nàn đi. Tuy nhiên, theo ngài, thay vì chủ nghĩa đa văn hóa, nay đã tới lúc nói tới chủ nghĩa liên văn hóa (interculturalism). Ngài bảo, từ ngữ đầu chỉ cho thấy hai hay nhiều hơn nền văn hóa cùng hiện diện ở một nơi. Trong khi đó, chủ nghĩa liên văn hóa muốn nói tới các mối liên hệ bền vững giữa các nền văn hóa hiện diện tại một không gian địa dư nào đó và nhấn mạnh tới các thái độ, các mục tiêu cần nắm lấy và các hành trình giáo dục dẫn tói cuộc gặp gỡ văn hóa này. Ngài nhấn mạnh: tiếp cận mà thôi chưa đủ mà còn cần trao đổi nữa, và không phải chỉ là trao đổi điều bạn có, nhưng trên hết, phải là trao đổi mọi điều bạn là.
Một chiều
Hội nhập không phải là diễn trình một chiều. Theo Đức TGM, người bản địa cũng như di dân phải sẵn sàng đảm nhận đường lối đối thoại và làm giầu cho nhau, giúp họ biết đánh giá và chấp nhận các khía cạnh tích cực của nhau.
Về phương diện này, lòng kính trọng đối với người di dân và bản sắc văn hóa của họ đương nhiên cần phải xem sét, trong khi phải canh chừng các yếu tố đi ngược lại các giá trị đạo đức và phổ quát, hay các nhân quyền căn bản.
Những người không mặt
Đức TGM Vegliò đề nghị lấy giáo dục và đối thoại làm phương thế tối cần để tạo ra chủ nghĩa liên văn hóa. Ngài giải thích: đối thoại phải là phương thế quan trọng nhất cần dùng trong các giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề lớn mới xuất hiện gần đây là việc Âu Châu che dấu các nguyên tắc và giá trị vốn lên đặc điểm cho nguồn gốc của nó và lên khuôn cho chính nó, đến nỗi đã chối bỏ cả cội nguồn Kitô Giáo của mình. Điều này cản trở việc tiếp thu thích đáng và việc hội nhập thực sự của người di dân từng xuất thân từ một ngữ cảnh văn hóa khác, vì đối với họ, không thể thiết lập một cuộc đối thoại với mảnh đất xem ra không có một bộ mặt và một lịch sử, một mảnh đất không có các nguyên tắc chung hay giá trị nền tảng.
Theo Đức TGM, một lý do nữa gây ra thất bại cho việc tiếp nhận di dân của Âu Châu là sự kiện sự tiếp nhận này được thực hiện một cách thụ động và chỉ được biện minh bằng ước muốn được khoan dung. Ngài bảo: ta thường lẫn lộn quan niệm khoan dung với việc chấp nhận mọi lối sống mà không cần phê phán, bắt đầu với việc tôn trọng vô giới hạn và tránh không đưa ra bất cứ phán đoán nào.
Sẵn sàng gặp thách thức
Khi nói đến giáo dục, Đức TGM Vegliò cho hay: các khuôn mẫu giáo dục cổ truyền không thích ứng với các thách đố ngày nay. Khuôn mẫu giáo dục mới phải tập trung vào một số yếu tố như: dạy người ta biết tôn trọng và đánh giá các nền văn hóa khác nhau, khám phá ra các yếu tố tích cực và phong phú chúng có thể chứa đựng; giúp thay đổi tác phong sợ sệt hay dửng dưng khi phải đương đầu với tính đa dạng; giáo dục người ta về tính hiếu khách, bình đẳng, khoan dung, chủ nghĩa đa nguyên, sự hợp tác, lòng tôn trọng, tinh thần đồng trách nhiệm, không kỳ thị.
Khuôn mẫu giáo dục ấy nên dạy người ta biết đánh giá tích cực đối với đối thoại và lắng nghe, giúp thắng vượt các tổng quát hóa, thiên kiến và nhãn hiệu có sẵn. Phải dạy người ta thắng vượt chủ nghĩa cá nhân và cô lập của các nhóm khép kín; phát huy các nhân cách già dặn, uyển chuyển và cởi mở. Việc giáo dục liên văn hóa này là chìa khóa để thắng vượt chủ nghĩa cực đoan văn hóa vốn đi ngược lại các giá trị chứa trong tuyên ngôn nhân quyền.
Các tôn giáo và việc di dân
Đức TGM Vegiò quả quyết rằng: trong tất cả các việc trên, các tôn giáo có một vai trò nền tảng. Tôn giáo đại biểu cho một trong những hình thức quan trọng nhất của bản sắc văn hóa, và giữa văn hóa và tôn giáo, có một dây liên kết sâu xa và không thể bác bỏ được. Ngài bảo: không thể hiểu tôn giáo nếu không có văn hóa; và cũng không thể hiểu văn hóa mà không có tôn giáo, vì quan niệm về vũ trụ hiện hữu trong mọi xã hội; mỗi xã hội cũng đưa ra một số giá trị, tác phong và ý niệm về đời sống, rõ ràng hàm nghĩa gốc nguồn tôn giáo, được đại đa số thành viên của nó chia sẻ, bất luận họ có là tín hữu hay không.
Thứ đến, nếu ta cho rằng các biến đổi của Âu Châu nhất thiết phải băng qua thay đổi não trạng nơi từng cá nhân, dù là bản địa hay di dân, và nếu ta ý thức được nhiệm vụ quan trọng do các tôn giáo đảm nhiệm trong tư cách đào tạo lương tâm, thì bắt buộc ta phải nhìn nhận vai trò không thể thiếu của tôn giáo trong diễn trình xây dựng Âu Châu này.
Đối với Đức TGM, việc phát huy chiều kích liên văn hóa đòi phải có việc chấp nhận các giá trị và nguyên tắc nền tảng, coi chúng là tối thiết và là căn bản để xây dựng các xã hội Âu Châu. Các tôn giáo khác nhau và các nơi thờ phượng của họ có một sứ mệnh đặc thù phải chu toàn để cổ vũ việc chấp nhận các giá trị này bởi tất cả những ai di cư tới lục địa.
Tựa đề bài nói chuyện của Đức TGM Vegliò là “Các Giá Trị Chung trong Lãnh Vực Tác Động Tôn Giáo và Xã Hội của Di Dân”. Ngài nhấn mạnh rằng giáo dục và đối thoại là hai giá trị chủ yếu của mẫu sống mới đặt căn bản trên chủ nghĩa liên văn hóa.
Tới Hung Gia Lợi theo lời mời của Đức Cha Janos Szekely, thuộc văn phòng thừa tác vụ di dân và du khách của các giám mục Hung Gia Lợi, Đức TGM cho hay: xét theo lịch sử, Âu Châu quả là một thực tại đa văn hóa. Theo ngài, đây là một hiện tượng tích cực, khiến ta có thể phong phú hóa hoàn cảnh sống của ta, tránh khỏi bị đóng kín và do đó nghèo nàn đi. Tuy nhiên, theo ngài, thay vì chủ nghĩa đa văn hóa, nay đã tới lúc nói tới chủ nghĩa liên văn hóa (interculturalism). Ngài bảo, từ ngữ đầu chỉ cho thấy hai hay nhiều hơn nền văn hóa cùng hiện diện ở một nơi. Trong khi đó, chủ nghĩa liên văn hóa muốn nói tới các mối liên hệ bền vững giữa các nền văn hóa hiện diện tại một không gian địa dư nào đó và nhấn mạnh tới các thái độ, các mục tiêu cần nắm lấy và các hành trình giáo dục dẫn tói cuộc gặp gỡ văn hóa này. Ngài nhấn mạnh: tiếp cận mà thôi chưa đủ mà còn cần trao đổi nữa, và không phải chỉ là trao đổi điều bạn có, nhưng trên hết, phải là trao đổi mọi điều bạn là.
Một chiều
Hội nhập không phải là diễn trình một chiều. Theo Đức TGM, người bản địa cũng như di dân phải sẵn sàng đảm nhận đường lối đối thoại và làm giầu cho nhau, giúp họ biết đánh giá và chấp nhận các khía cạnh tích cực của nhau.
Về phương diện này, lòng kính trọng đối với người di dân và bản sắc văn hóa của họ đương nhiên cần phải xem sét, trong khi phải canh chừng các yếu tố đi ngược lại các giá trị đạo đức và phổ quát, hay các nhân quyền căn bản.
Những người không mặt
Đức TGM Vegliò đề nghị lấy giáo dục và đối thoại làm phương thế tối cần để tạo ra chủ nghĩa liên văn hóa. Ngài giải thích: đối thoại phải là phương thế quan trọng nhất cần dùng trong các giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, vấn đề lớn mới xuất hiện gần đây là việc Âu Châu che dấu các nguyên tắc và giá trị vốn lên đặc điểm cho nguồn gốc của nó và lên khuôn cho chính nó, đến nỗi đã chối bỏ cả cội nguồn Kitô Giáo của mình. Điều này cản trở việc tiếp thu thích đáng và việc hội nhập thực sự của người di dân từng xuất thân từ một ngữ cảnh văn hóa khác, vì đối với họ, không thể thiết lập một cuộc đối thoại với mảnh đất xem ra không có một bộ mặt và một lịch sử, một mảnh đất không có các nguyên tắc chung hay giá trị nền tảng.
Theo Đức TGM, một lý do nữa gây ra thất bại cho việc tiếp nhận di dân của Âu Châu là sự kiện sự tiếp nhận này được thực hiện một cách thụ động và chỉ được biện minh bằng ước muốn được khoan dung. Ngài bảo: ta thường lẫn lộn quan niệm khoan dung với việc chấp nhận mọi lối sống mà không cần phê phán, bắt đầu với việc tôn trọng vô giới hạn và tránh không đưa ra bất cứ phán đoán nào.
Sẵn sàng gặp thách thức
Khi nói đến giáo dục, Đức TGM Vegliò cho hay: các khuôn mẫu giáo dục cổ truyền không thích ứng với các thách đố ngày nay. Khuôn mẫu giáo dục mới phải tập trung vào một số yếu tố như: dạy người ta biết tôn trọng và đánh giá các nền văn hóa khác nhau, khám phá ra các yếu tố tích cực và phong phú chúng có thể chứa đựng; giúp thay đổi tác phong sợ sệt hay dửng dưng khi phải đương đầu với tính đa dạng; giáo dục người ta về tính hiếu khách, bình đẳng, khoan dung, chủ nghĩa đa nguyên, sự hợp tác, lòng tôn trọng, tinh thần đồng trách nhiệm, không kỳ thị.
Khuôn mẫu giáo dục ấy nên dạy người ta biết đánh giá tích cực đối với đối thoại và lắng nghe, giúp thắng vượt các tổng quát hóa, thiên kiến và nhãn hiệu có sẵn. Phải dạy người ta thắng vượt chủ nghĩa cá nhân và cô lập của các nhóm khép kín; phát huy các nhân cách già dặn, uyển chuyển và cởi mở. Việc giáo dục liên văn hóa này là chìa khóa để thắng vượt chủ nghĩa cực đoan văn hóa vốn đi ngược lại các giá trị chứa trong tuyên ngôn nhân quyền.
Các tôn giáo và việc di dân
Đức TGM Vegiò quả quyết rằng: trong tất cả các việc trên, các tôn giáo có một vai trò nền tảng. Tôn giáo đại biểu cho một trong những hình thức quan trọng nhất của bản sắc văn hóa, và giữa văn hóa và tôn giáo, có một dây liên kết sâu xa và không thể bác bỏ được. Ngài bảo: không thể hiểu tôn giáo nếu không có văn hóa; và cũng không thể hiểu văn hóa mà không có tôn giáo, vì quan niệm về vũ trụ hiện hữu trong mọi xã hội; mỗi xã hội cũng đưa ra một số giá trị, tác phong và ý niệm về đời sống, rõ ràng hàm nghĩa gốc nguồn tôn giáo, được đại đa số thành viên của nó chia sẻ, bất luận họ có là tín hữu hay không.
Thứ đến, nếu ta cho rằng các biến đổi của Âu Châu nhất thiết phải băng qua thay đổi não trạng nơi từng cá nhân, dù là bản địa hay di dân, và nếu ta ý thức được nhiệm vụ quan trọng do các tôn giáo đảm nhiệm trong tư cách đào tạo lương tâm, thì bắt buộc ta phải nhìn nhận vai trò không thể thiếu của tôn giáo trong diễn trình xây dựng Âu Châu này.
Đối với Đức TGM, việc phát huy chiều kích liên văn hóa đòi phải có việc chấp nhận các giá trị và nguyên tắc nền tảng, coi chúng là tối thiết và là căn bản để xây dựng các xã hội Âu Châu. Các tôn giáo khác nhau và các nơi thờ phượng của họ có một sứ mệnh đặc thù phải chu toàn để cổ vũ việc chấp nhận các giá trị này bởi tất cả những ai di cư tới lục địa.
Top Stories
Catholics urged to join Communist Party
Philip Blair
08:58 03/06/2011
Vietnamese Communist leaders urge Catholics to join the Party arguing that it would help maintain political stability which is vital for the economic growth of the nation.
“In order to make sure the State’s management of religions is carried out effectively, we need to speed up the party membership development among Christians,” said Truong Tan Sang, a Politburo member and permanent member of the Secretariat of the Communist Party of Vietnam Central Committee, in an urgent conference called after the bloodshed crackdown against Hmong Christians in early of May in Dien Bien.
Sang stressed in the conference held in Hanoi on May 25 that “officials at all levels must understand well the Party’s religious policies... in order to breakup all the manoeuvres of hostile forces by preventing them from profiting from matters such as religious freedom, democracy, and human rights to sabotage the Vietnamese revolution.”
Reporting the conference and echoing Sang’s instructions, in their Web site Vietnamese “State priests” in the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics viewed “the quick growth of communist party membership among Catholics” as “the guarantee for religious activities to carry on normally”.
In recent years, the phrase “a good Catholic is also a good citizen” in Pope Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009 has been distorted and exploited by communists in Vietnam for political gains. “A good Catholic is also a communist” seems to be the latest episode of the distortion series.
In the first seminar of the newly formed "Justice and Peace Commission" within the Episcopal Conference of Vietnam, held on May 27, at the Pastoral Centre of the Archdiocese of Saigon, 262 participants had a heated debate on the theme “a good Catholic is also a good citizen”.
“As a good Catholic, my wife and I welcomed our third child and thank God for blessing us with another wonderful child. But refusing to abort our third child is against the population policy of the State. How can I be both a good Catholic and a good citizen in this case?” asked a layman.
Participants raised their concern that in Vietnam where the Church lacks of necessary means of Communication & Media, the phrase “a good Catholic is also a good citizen” in the hands of the government can be distorted and lead to grave confusions among Catholics who have great difficulties accessing Church teachings on social issues, abortion in particular.
Truong Tan Sang in the conference |
Sang stressed in the conference held in Hanoi on May 25 that “officials at all levels must understand well the Party’s religious policies... in order to breakup all the manoeuvres of hostile forces by preventing them from profiting from matters such as religious freedom, democracy, and human rights to sabotage the Vietnamese revolution.”
Reporting the conference and echoing Sang’s instructions, in their Web site Vietnamese “State priests” in the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics viewed “the quick growth of communist party membership among Catholics” as “the guarantee for religious activities to carry on normally”.
In recent years, the phrase “a good Catholic is also a good citizen” in Pope Benedict XVI's speech to Vietnamese bishops on their ad limina visit on June 27, 2009 has been distorted and exploited by communists in Vietnam for political gains. “A good Catholic is also a communist” seems to be the latest episode of the distortion series.
In the first seminar of the newly formed "Justice and Peace Commission" within the Episcopal Conference of Vietnam, held on May 27, at the Pastoral Centre of the Archdiocese of Saigon, 262 participants had a heated debate on the theme “a good Catholic is also a good citizen”.
“As a good Catholic, my wife and I welcomed our third child and thank God for blessing us with another wonderful child. But refusing to abort our third child is against the population policy of the State. How can I be both a good Catholic and a good citizen in this case?” asked a layman.
Participants raised their concern that in Vietnam where the Church lacks of necessary means of Communication & Media, the phrase “a good Catholic is also a good citizen” in the hands of the government can be distorted and lead to grave confusions among Catholics who have great difficulties accessing Church teachings on social issues, abortion in particular.
Priests win communist elections
Philip Blair
04:31 03/06/2011
Reports published today by the Vietnamese Government’s National Election Council show that 7 Catholic priests have won seats in the National Assembly and Provincial Councils in the General Election held on last Sunday May 22.
At the national level, despite strong criticism from Catholics, Fr. Tran Manh Cuong and Fr. Le Ngoc Hoan, of the dioceses of Ban Me Thout and Bui Chu, respectively, have succeed in their election bid for membership in the 13th National Assembly.
At the provincial level, Fr. Do Quang Chi and Fr. Phan Dinh Son were elected to the People’s Councils of the two Southern major cities of Ho Chi Minh and Can Tho. In addition, Fr. Nguyen Van Vinh, Fr. Nguyen Van Hau, and Fr. Hoang Thai Lan of the dioceses of Nha Trang, Ba Ria, and Vinh, respectively, have confirmed their seats in the People’s Councils of Provinces of Khanh Hoa, Ba Ria-Vung Tau, and Quang Binh.
At least 20 more priests have succeed in their election bid for membership in People’s Councils at lower levels.
However, not all priest candidates won in their election campaign. In Saigon, Fr. Phan Khac Tu who made international headlines in April for his involvement in the Vietnam War, was defeated badly in his run for the National Assembly. Catholics got shocked at his claim that during the war, he built inside a church in Saigon downtown a small secret factory to produce hand-held bombs that could be used against American soldiers.
Fr. Tran Van Qui, the Provincial Fatherland Front Vice Chairman of Thua Thien and Hue, was knocked out of the provincial election in Hue.
It has reportedly been the result of an active campaign carried out by Catholic activists in the archdioceses of Saigon and Hue urging the faithful not to vote for them. However, many believe that the result of the election had been pre-determined before the actual voting, and that Fr. Tu and Fr. Qui must “give way” for some other more important communist figures.
The running of priests for communist ruling bodies caused heated debates among Vietnamese Catholics. The Code of Canon Law (285-3) forbids clerics from holding political office “if it means sharing in the exercise of civil power.” In an open letter to the Vietnamese hierarchy, several priests—including Father Nguyen Van Ly, a prominent dissident who has spent almost 15 years in prison—argued that membership in communist ruling bodies falls into that proscribed category, since these organs exist to legitimize and carry out decisions of the Communist Party. “It is clear from Church teachings that no true Catholic can ever be a Communist, or condone Communism,” the priests added. They asked the Vietnamese bishops to take disciplinary action against the priests who were candidates for election.
In the diocese of Vinh, on May 3, Bishop Paul Nguyen Thai Hop issued a statement to cease “all pastoral activities of religious” by Fr. Nguyen Thanh Tu who had run for the Provincial People’s Council of Ha Tinh. One day later, the priest withdrew from the election.
A similar approach was carried out by Cardinal Jean Baptise Pham Minh Man of Saigon Archdiocese, but it failed to make Fr. Phan Khac Tu give up his election campaign for the National Assembly. Fr. Tu is the chief editor of “Catholics and Nation”, a magazine that was founded with government support in 1975 and well notorious for its frequent criticism of Pope John Paul II and the Vatican. He is currently the vice-chairman of the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics (CSVC) (founded by the regime with an impetus to establish a Church breaking up with Rome piece by piece).
The decision of the archdiocese to remove him faced prompt oppositions from the communists. A “delegate of spontaneous people” gathered at the Archbishopric of Saigon yelling their demands for the withdrawal of the Cardinal’s decision. In his interview with Radio Free Asia on May 13, it emerged that Fr. Tu is still carrying out his pastoral activities in the Vietnamese Martyrs Church of Vuon Xoai. “I am still here, still saying Masses, still administering sacraments...everything keeps going on as usual,” he said in a language that apparently challenged the jurisdiction of the archdiocesan ordinaries.
Asked if the presence of Catholic priests in Communist ruling bodies may help improve the Church’s life in any aspects, Fr. Joseph Nguyen from Hanoi told VietCatholic News: “Not at all. Look, they have been there for years, but have never said a single word against the series of unjust seizure of Church premises and land. On the contrary, when priests were beaten to half dead in Tam Toa, Dong Chiem, it was Fr. Phan Khac Tu who called for more severe punishments against his brothers and sisters in Christ.”
None of priests in the archdiocese of Hanoi have run for the election nor joined the CSVC.
Priests running for seat in organs of state power were selected from the Central Council of CSVC which consists of 74 priests who are leaders of CSVC’s Provincial Councils in 38 provinces and major cities.
Among an estimated of 2800 Catholic priests in Vietnam, hundreds join the CSVC. So far, the CSVC has never set itself up as a church per se or sought to ordain bishops not endorsed by the Vatican as its Chinese counterpart did in China. However, it creates dysfunction within the Church. Typically, the atheist government has deprived the legitimate power of bishops and then granted to some State priests in CSVC who have been unofficially and effectively running the Church in parallel with the bishops. They are even overshadowing the bishops in cases where permission from the State is needed.
Recently, the Vietnamese government has proposed amendments to existing laws which will further restrict freedom of worship and require more permission on church-related activities in the country.
“Instead of being able to enjoy their legitimate rights, they [Catholic clergy] have to beg for permission to held religious ceremonies, to preach their beliefs, to carry out formation and ordination,” lamented Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man in a recent letter to Vietnamese Prime Minister.
Working closely with Catholic youth, Fr. Joseph Tran saw the issue in another aspect. “Their presence in communist organisations has hammered the credibility of the Church, and ultimately the effectiveness of our mission efforts. I have difficulties explaining their outrageous violations against the Canon Law to the young generation of faithful and catechumen who are not willing to accept unquestionably whatever we teach them, but react more and more vigorously against this sort of grave scandal of the Church in Vietnam,” he told VietCatholic News.
At the national level, despite strong criticism from Catholics, Fr. Tran Manh Cuong and Fr. Le Ngoc Hoan, of the dioceses of Ban Me Thout and Bui Chu, respectively, have succeed in their election bid for membership in the 13th National Assembly.
At the provincial level, Fr. Do Quang Chi and Fr. Phan Dinh Son were elected to the People’s Councils of the two Southern major cities of Ho Chi Minh and Can Tho. In addition, Fr. Nguyen Van Vinh, Fr. Nguyen Van Hau, and Fr. Hoang Thai Lan of the dioceses of Nha Trang, Ba Ria, and Vinh, respectively, have confirmed their seats in the People’s Councils of Provinces of Khanh Hoa, Ba Ria-Vung Tau, and Quang Binh.
At least 20 more priests have succeed in their election bid for membership in People’s Councils at lower levels.
However, not all priest candidates won in their election campaign. In Saigon, Fr. Phan Khac Tu who made international headlines in April for his involvement in the Vietnam War, was defeated badly in his run for the National Assembly. Catholics got shocked at his claim that during the war, he built inside a church in Saigon downtown a small secret factory to produce hand-held bombs that could be used against American soldiers.
Fr. Tran Van Qui, the Provincial Fatherland Front Vice Chairman of Thua Thien and Hue, was knocked out of the provincial election in Hue.
It has reportedly been the result of an active campaign carried out by Catholic activists in the archdioceses of Saigon and Hue urging the faithful not to vote for them. However, many believe that the result of the election had been pre-determined before the actual voting, and that Fr. Tu and Fr. Qui must “give way” for some other more important communist figures.
The running of priests for communist ruling bodies caused heated debates among Vietnamese Catholics. The Code of Canon Law (285-3) forbids clerics from holding political office “if it means sharing in the exercise of civil power.” In an open letter to the Vietnamese hierarchy, several priests—including Father Nguyen Van Ly, a prominent dissident who has spent almost 15 years in prison—argued that membership in communist ruling bodies falls into that proscribed category, since these organs exist to legitimize and carry out decisions of the Communist Party. “It is clear from Church teachings that no true Catholic can ever be a Communist, or condone Communism,” the priests added. They asked the Vietnamese bishops to take disciplinary action against the priests who were candidates for election.
In the diocese of Vinh, on May 3, Bishop Paul Nguyen Thai Hop issued a statement to cease “all pastoral activities of religious” by Fr. Nguyen Thanh Tu who had run for the Provincial People’s Council of Ha Tinh. One day later, the priest withdrew from the election.
A similar approach was carried out by Cardinal Jean Baptise Pham Minh Man of Saigon Archdiocese, but it failed to make Fr. Phan Khac Tu give up his election campaign for the National Assembly. Fr. Tu is the chief editor of “Catholics and Nation”, a magazine that was founded with government support in 1975 and well notorious for its frequent criticism of Pope John Paul II and the Vatican. He is currently the vice-chairman of the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics (CSVC) (founded by the regime with an impetus to establish a Church breaking up with Rome piece by piece).
The decision of the archdiocese to remove him faced prompt oppositions from the communists. A “delegate of spontaneous people” gathered at the Archbishopric of Saigon yelling their demands for the withdrawal of the Cardinal’s decision. In his interview with Radio Free Asia on May 13, it emerged that Fr. Tu is still carrying out his pastoral activities in the Vietnamese Martyrs Church of Vuon Xoai. “I am still here, still saying Masses, still administering sacraments...everything keeps going on as usual,” he said in a language that apparently challenged the jurisdiction of the archdiocesan ordinaries.
Asked if the presence of Catholic priests in Communist ruling bodies may help improve the Church’s life in any aspects, Fr. Joseph Nguyen from Hanoi told VietCatholic News: “Not at all. Look, they have been there for years, but have never said a single word against the series of unjust seizure of Church premises and land. On the contrary, when priests were beaten to half dead in Tam Toa, Dong Chiem, it was Fr. Phan Khac Tu who called for more severe punishments against his brothers and sisters in Christ.”
None of priests in the archdiocese of Hanoi have run for the election nor joined the CSVC.
Priests running for seat in organs of state power were selected from the Central Council of CSVC which consists of 74 priests who are leaders of CSVC’s Provincial Councils in 38 provinces and major cities.
Among an estimated of 2800 Catholic priests in Vietnam, hundreds join the CSVC. So far, the CSVC has never set itself up as a church per se or sought to ordain bishops not endorsed by the Vatican as its Chinese counterpart did in China. However, it creates dysfunction within the Church. Typically, the atheist government has deprived the legitimate power of bishops and then granted to some State priests in CSVC who have been unofficially and effectively running the Church in parallel with the bishops. They are even overshadowing the bishops in cases where permission from the State is needed.
Recently, the Vietnamese government has proposed amendments to existing laws which will further restrict freedom of worship and require more permission on church-related activities in the country.
“Instead of being able to enjoy their legitimate rights, they [Catholic clergy] have to beg for permission to held religious ceremonies, to preach their beliefs, to carry out formation and ordination,” lamented Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man in a recent letter to Vietnamese Prime Minister.
Working closely with Catholic youth, Fr. Joseph Tran saw the issue in another aspect. “Their presence in communist organisations has hammered the credibility of the Church, and ultimately the effectiveness of our mission efforts. I have difficulties explaining their outrageous violations against the Canon Law to the young generation of faithful and catechumen who are not willing to accept unquestionably whatever we teach them, but react more and more vigorously against this sort of grave scandal of the Church in Vietnam,” he told VietCatholic News.
Mons. Savio Hon: Vescovi cinesi, non abbiate paura di dire no alle pretese di Pechino
Bernardo Cervellera
04:35 03/06/2011
Il governo prepara ordinazioni episcopali senza il mandato del papa. Preti, candidati, vescovi sono sotto la pressione dell’Associazione patriottica. Il segretario della Congregazione per l’evangelizzazione dei popoli, pur nella comprensione, chiede a sacerdoti e prelati cinesi di “resistere” con “la schiena dritta”. Gli appelli del Vaticano per la liberazione dei vescovi cinesi imprigionati a cui il governo cinese non dà risposta. La beatificazione del card. Gong Pinmei e dei martiri cinesi sotto il comunismo.
Città del Vaticano (AsiaNews) – “Ogni divisione nella Chiesa provoca dolore in tutto il Corpo e tutto il Corpo rimane sanguinante”: è il commento di mons. Savio Hon, segretario di Propaganda Fide, alla notizia che in Cina si prepara un’altra ordinazione episcopale senza il mandato del papa.
Il vescovo, salesiano di Hong Kong, da diversi mesi nel suo nuovo ruolo in Vaticano, esprime solidarietà ai vescovi e ai sacerdoti sottomessi a pressioni e a minacce, ma chiede loro anche di rifiutarsi di obbedire alle pretese del regime che vuole costituire una Chiesa “indipendente” dalla Santa Sede e totalmente sottomessa allo Stato.
Mons. Hon racconta anche che coloro che si sono ribellati al volere del Partito – come mons. Li Lianghui (di Cangzhou, Hebei) – ora subiscono isolamento e sessioni politiche (lavaggio del cervello). Ma ribadisce che i sacerdoti e i vescovi cinesi devono tenere “la schiena diritta” di fronte a tutte le pressioni, per amore all’unità della Chiesa e nel solco lasciato da tanti eroici testimoni della fede negli scorsi decenni.
Il segretario di Propaganda Fide rivela anche che i vescovi illeciti non hanno diritto al ministero pastorale e che la Commissione vaticana per la Chiesa in Cina sta elaborando alcune direttive per salvaguardare la Chiesa cinese dalla divisione e dallo scandalo provocato ai fedeli. Ma fa notare che vi sono anche teologi americani ed europei che parteggiano per una Chiesa “indipendente” e che diffondono in Cina il germe della divisione.
Mons. Hon, che per diversi anni ha anche visitato e insegnato nei seminari cinesi, si mostra favorevole alla beatificazione del card. Ignazio Gong Pinmei, nominato cardinale in pectore da Giovanni Paolo II e morto nel 2000, anche se vi sono “problemi tecnici”.
Infine, il vescovo cinese di Hong Kong, sottolinea amareggiato che di continuo il Vaticano chiede la liberazione dei vescovi in prigione (mons. Giacomo Su Zhimin di Baoding; mons. Cosma Shi Enxiang di Yixian), ma il governo di Pechino non dà mai risposta.
Ecco l’intervista integrale a mons. Savio Hon:
È giunta voce che il 9 giugno prossimo ci dovrebbe essere una nuova ordinazione episcopale illecita ad Hankow (Wuhan, Hubei), senza il mandato del papa….
Questa notizia mi preoccupa, preoccupa il papa e soprattutto tutta la Chiesa di Cina. Da quello che so, i fedeli di Hankow hanno reagito e con in mano il codice di diritto canonico hanno chiesto al governo e all’Associazione patriottica di non fare questo gesto ed evitare questa ordinazione.
Sembra che anche il candidato, p. Shen Guoan, non voglia farlo. Ma purtroppo in questi tempi non abbiamo molte notizie su cosa pensa il candidato. Ma da fratello a fratello, voglio dire a p. Shen: Ho fiducia in te, perché tu agisca nel modo giusto: E non c’è altro modo giusto se non rifiutarsi di accettare.
Quanto grave è un’ordinazione illegittima?
La Chiesa è un Corpo, di cui Cristo e il capo e noi siamo le membra, perfettamente uniti nello Spirito Santo. È un fatto mistico e sacramentale. Ogni atto di divisione – come questa ordinazione episcopale illegittima – è un atto di divisione della Chiesa e provoca grande dolore per tutto il corpo, come strappare un membro dal corpo vivo. Tutto il corpo rimane segnato e sanguinante.
Poi c’è la conseguenza: più avvengono ordinazioni illegittime, più appare che la Chiesa in Cina – o alcune parti - sembra voler costruire una Chiesa tutta diversa, una comunità che non ha nulla anche fare con il Santo Padre.
Come mai, alcuni, pur sapendo questo, organizzano e preparano ordinazioni illegittime? Si dice che l’Ap stia preparando almeno dieci ordinazioni episcopali…
A me è difficile giudicare, ma da quel che si vede, è chiaro che sacerdoti e vescovi sono sotto pressione. Ma questa pressione mi sembra meno forte di quella che altri nostri fratelli hanno subito negli scorsi decenni: oggi non si rischia i lavori forzati, la prigione, la morte. Il governo di oggi non fa queste cose.
Certo, se i vescovi e i preti non si sottomettono, saranno certo puniti in vari modi. Ad esempio, si possono perdere le sovvenzioni dello Stato per la diocesi; si creano ostacoli al lavoro pastorale quotidiano; vi sono penalizzazioni nella carriera (es.: non li si promuove nell’assemblea consultiva del governo); o non ricevono permessi per andare all’estero o di girare all’interno della Cina; o li costringono a subire corsi di rieducazione.
Ne abbiamo un esempio: Li Lianghui, il vescovo che si è rifiutato di partecipare all’Assemblea dei rappresentanti cattolici lo scorso dicembre[1], adesso sta subendo sessioni di rieducazione. Ma proprio questo esempio mostra che è possibile rifiutare di sottomettersi.
Un’altra cosa che può pesare è l’isolamento forzato dagli altri vescovi o dai sacerdoti, o dai fedeli.
Davanti a queste punizioni, vi sono vescovi che resistono e altri che sono deboli. Il governo sa scegliere i suoi candidati fra quelli che sono più fragili e più disposti al compromesso.
Certo vi siano anche opportunisti che accettano il compromesso e lo rivestono di alte motivazioni: lo facciamo per il bene della Chiesa; abbiamo bisogno delle sovvenzioni dello Stato; è urgente l’evangelizzazione; ecc… Ma questo è un bene falso: quando la Chiesa è staccata dalla pietra, da Pietro, automaticamente la Chiesa diventa debole.
In ogni caso, tutte queste punizioni a cui si può andare incontro, non sono sufficienti per non resistere. Se poi uno si sottomette, di fatto compie un atto pubblico, che crea scandalo ed è una contro-testimonianza verso i fedeli, e indebolisce la storia eroica di tanti vescovi che hanno resistito.
Al presente vi sono diversi candidati all’episcopato che resistono e che non vogliono essere ordinati senza tutte le garanzie canoniche e il mandato del papa.
Il papa, ricordando la Giornata di preghiera per la Chiesa in Cina, ha chiesto di pregare per coloro che sono tentati dall’opportunismo….
Tutti i candidati sacerdoti sono nostri fratelli e questo ci deve spingere a comprenderli, e a sostenerli. Ma questa comprensione non deve viziarli e spingerli a gesti negativi. La nostra compassione deve renderli più forti nei momenti difficili. Del resto, se tu mantieni la schiena dritta, il governo non ti tocca; se invece tu ti mostri facile a piegarti, al compromesso, il governo approfitterà di te.
Vi sono candidati vescovi che hanno puntato i piedi e che non hanno accettato di essere ordinati da vescovi scomunicati; o finché non fosse arrivato il mandato papale. Davanti alla loro ferma posizione, il governo non ha potuto fare nulla.
Cosa fa la Santa Sede per questi candidati?
Da parte nostra occorre impegnarci di più per la formazione del clero, perché in seminario crescano dei leder, delle persone con la schiena diritta. Purtroppo, da una parte, dall’esterno noi possiamo fare poco; dall’altra mi accorgo che il governo stesso tiene d’occhio i giovani e cura e forma i suoi candidati che piegherà volta per volta. Comunque, a nessun governo piace una persona opportunista. Perché queste possono cambiare idea e verranno sempre usate e poi gettate via.
Nella situazione in Cina, vale la pena consigliare a vescovi e sacerdoti che se essi si sentono deboli o incapaci di resistere alle pressioni, che domandino di essere esonerati dal servizio pastorale, avere il coraggio di sospendere il ministero.
Costruire una Chiesa indipendente conviene al governo?
Al governo in fondo interessa solo che ci sia una Chiesa che possa distribuire i sacramenti ai fedeli cinesi e agli stranieri che si trovano in Cina. Questo fa credere che ci sia libertà religiosa nel Paese, anche se dal punto canonico e teologico vi sono problemi.
La Cina si ispira al principio “Il governo prima, la religione dopo”. Il punto è che non si definisce fino a che punto la religione deve venire al secondo posto.
Praticare per lungo tempo il metodo della auto-elezione e della auto-ordinazione (senza il mandato papale) prima o poi distrugge la Chiesa e prima o poi nemmeno i fedeli andranno da quei vescovi separati dalla Santa Sede.
D’altra parte, i sacramenti dati da un vescovo illegittimo sono validi…
Finora, la Lettera del papa precisava che per il bene dei fedeli, si poteva – in circostanze eccezionali – ricevere il sacramento valido, ma illecito di un vescovo illegittimo. Ma se questa situazione diventa una costante, temo che si dovrà rivedere questa indicazione e spiegare ai fedeli, cinesi e anche stranieri, che non è possibile ricevere il sacramento da loro. Se infatti si continua a non fare alcuna differenza, i fedeli non capiranno più chi è fedele al papa e chi no e si rischia di confondere la fede dei semplici.
L’indicazione di poter usufruire dei sacramenti dei vescovi illegittimi può servire in situazioni di emergenza, ma non fa crescere la comunione nella Chiesa. E’ un modus non morientis, ma non un modus vivendi: è un’indicazione perché la Chiesa non muoia, sopravviva, ma non è qualcosa che aiuta la Chiesa a vivere e a crescere.
Quanto dico è in linea con le molte richieste che vengono dalla Chiesa in Cina, che domandano al Vaticano di precisare e di dare indicazioni precise su come i fedeli e i sacerdoti si devono comportare verso i vescovi illegittimi.
Dopo l’ordinazione illegittima di Chengde[2], la Santa Sede ha emesso un comunicato molto preciso, condannando il gesto...
Sì, ma non ha detto una cosa: non ha distinto fra il potere episcopale e il ministero pastorale. Uno diventa vescovo per l’ordinazione sacramentale, ma diviene pastore di una parte del popolo di Dio per il mandato del papa. Ciò significa che un vescovo illegittimo ha sì carpito l’ordinazione ed è quindi vescovo, ma non ha alcun diritto di dirigere i fedeli perché non ha il mandato papale. Nel caso di Chengde, l’ordinazione è valida (anche se illecita), ma il nuovo ordinato non ha alcun potere di guida sul suo gregge. Ciò significa che i fedeli di Chengde non hanno il dovere di ubbidirgli e lui stesso non ha il potere di ordinare sacerdoti.
Con tutte queste minacce di ordinazioni illecite, queste difficoltà, ci sono segni di speranza nella Chiesa in Cina?
Molti sacerdoti, insieme ai fedeli, seguono la dottrina cattolica e non ubbidiscono ai vescovi illeciti. Ma non so fino a quando questo potrà durare. Per questo è importante la formazione nei seminari.
Una cosa che va sottolineata è che i fedeli della Cina si ispirino alle parole del nuovo beato Giovanni Paolo II: Non abbiate paura. Queste parole, il papa le ha dette all’inizio del suo pontificato: veniva fuori da poco dalla Polonia, da un Paese dove la Chiesa era perseguitata e dove sembrava ci fossero poche speranze di riuscita. E invece, il “Non abbiate paura” è stato efficace. Lo stesso card. Casaroli non poteva prevedere che il regime comunista sarebbe caduto in un batter d’occhio.
Penso che per uscire da questa situazione di ambiguità in cui siamo, è importante domandare ai vescovi che si sono trovati a compiere gesti contrari al mandato del papa (ordinazioni, assemblee, ecc…) di fare dei gesti pubblici di penitenza.
Cosa può fare la Chiesa universale?
Da parte nostra dobbiamo aiutare questa Chiesa a vivere la fede e a non piegarsi di fronte alle richieste che minano il cuore profondo della fede cattolica e il rapporto col papa. Purtroppo c’è una teologia in America e in Europa che sta penetrando anche nella Chiesa cinese. Questa teologia rivendica proprio l’autonomia nella scelta dei vescovi e l’indipendenza dalla Santa Sede. E così vi sono persone in America e in Europa che spingono i vescovi cinesi a comportarsi così. “Se riuscite voi – dicono – noi poi vi seguiamo”.
Come si vede, fino a poco tempo fa i problemi di “indipendenza” e autonomia” erano solo a livello del rapporto col governo. Adesso sono anche a livello teologico.
Talvolta sembra che anche la Santa Sede, invece che dalla preoccupazione pastorale, sembra dominata dalle paure politiche, troppo desiderosa di rapporti diplomatici ad ogni costo. Ad esempio quante volte la Santa Sede chiede la libertà per i vescovi che sono in prigione?
In tutti gli incontri con rappresentanti del governo cinese noi insistiamo di continuo per la liberazione di questi nostri fratelli. Ma il governo non ci dà retta. Questi vescovi sono anziani, malati: la loro liberazione dovrebbe essere anche un atto umanitario. Ma purtroppo non riceviamo risposta. Forse bisognerebbe fare degli appelli pubblici, invece che a tu per tu.
Vi sono cattolici sotterranei che domandano venga iniziata la causa di beatificazione del card. Ignazio Gong Pinmei[3]. Lei cosa ne pensa?
E’ difficile, ma solo in senso tecnico. Spetta infatti alle diocesi cinesi, alla Chiesa locale di raccogliere documentazione e presentarlo alla Congregazione dei santi. Se questo avviene, senz’altro il Vaticano lo prenderà in considerazione. Nel caso del card. Gong, essendo lui il vescovo di Shanghai, c’è forse il problema di mettere d’accordo la comunità sotterranea e quella ufficiale di Shanghai. Ma non è impossibile. Lo stesso vale per i tanti martiri del periodo comunista, morti nei lager o in prigione o di stenti, durante questi ultimi decenni. Se ogni diocesi raccoglie la documentazione su questi martiri, vale la pena inviarla a Roma e iniziare il processo formale per la beatificazione. Se la diocesi ha la possibilità di lanciare il processo, noi saremmo felici.
[1] Cfr. AsiaNews.it, 07/12/2010 Vescovi cinesi deportati per partecipare all’Assemblea patriottica e 09/12/2010 L’Assemblea patriottica cinese vota la sua leadership. Un grave danno per la Chiesa.
[2] Cfr. AsiaNews.it, 20/11/2010 Chengde: otto vescovi uniti al papa partecipano all’ordinazione illecita; 24/11/2010 La Santa Sede condanna l’ordinazione episcopale illecita a Chengde.
[3] Cfr. AsiaNews.it, 25/02/2010 I 10 anni dalla morte del card. Gong Pinmei: si attende la causa di beatificazione.
Città del Vaticano (AsiaNews) – “Ogni divisione nella Chiesa provoca dolore in tutto il Corpo e tutto il Corpo rimane sanguinante”: è il commento di mons. Savio Hon, segretario di Propaganda Fide, alla notizia che in Cina si prepara un’altra ordinazione episcopale senza il mandato del papa.
Il vescovo, salesiano di Hong Kong, da diversi mesi nel suo nuovo ruolo in Vaticano, esprime solidarietà ai vescovi e ai sacerdoti sottomessi a pressioni e a minacce, ma chiede loro anche di rifiutarsi di obbedire alle pretese del regime che vuole costituire una Chiesa “indipendente” dalla Santa Sede e totalmente sottomessa allo Stato.
Mons. Hon racconta anche che coloro che si sono ribellati al volere del Partito – come mons. Li Lianghui (di Cangzhou, Hebei) – ora subiscono isolamento e sessioni politiche (lavaggio del cervello). Ma ribadisce che i sacerdoti e i vescovi cinesi devono tenere “la schiena diritta” di fronte a tutte le pressioni, per amore all’unità della Chiesa e nel solco lasciato da tanti eroici testimoni della fede negli scorsi decenni.
Il segretario di Propaganda Fide rivela anche che i vescovi illeciti non hanno diritto al ministero pastorale e che la Commissione vaticana per la Chiesa in Cina sta elaborando alcune direttive per salvaguardare la Chiesa cinese dalla divisione e dallo scandalo provocato ai fedeli. Ma fa notare che vi sono anche teologi americani ed europei che parteggiano per una Chiesa “indipendente” e che diffondono in Cina il germe della divisione.
Mons. Hon, che per diversi anni ha anche visitato e insegnato nei seminari cinesi, si mostra favorevole alla beatificazione del card. Ignazio Gong Pinmei, nominato cardinale in pectore da Giovanni Paolo II e morto nel 2000, anche se vi sono “problemi tecnici”.
Infine, il vescovo cinese di Hong Kong, sottolinea amareggiato che di continuo il Vaticano chiede la liberazione dei vescovi in prigione (mons. Giacomo Su Zhimin di Baoding; mons. Cosma Shi Enxiang di Yixian), ma il governo di Pechino non dà mai risposta.
Ecco l’intervista integrale a mons. Savio Hon:
È giunta voce che il 9 giugno prossimo ci dovrebbe essere una nuova ordinazione episcopale illecita ad Hankow (Wuhan, Hubei), senza il mandato del papa….
Questa notizia mi preoccupa, preoccupa il papa e soprattutto tutta la Chiesa di Cina. Da quello che so, i fedeli di Hankow hanno reagito e con in mano il codice di diritto canonico hanno chiesto al governo e all’Associazione patriottica di non fare questo gesto ed evitare questa ordinazione.
Sembra che anche il candidato, p. Shen Guoan, non voglia farlo. Ma purtroppo in questi tempi non abbiamo molte notizie su cosa pensa il candidato. Ma da fratello a fratello, voglio dire a p. Shen: Ho fiducia in te, perché tu agisca nel modo giusto: E non c’è altro modo giusto se non rifiutarsi di accettare.
Quanto grave è un’ordinazione illegittima?
La Chiesa è un Corpo, di cui Cristo e il capo e noi siamo le membra, perfettamente uniti nello Spirito Santo. È un fatto mistico e sacramentale. Ogni atto di divisione – come questa ordinazione episcopale illegittima – è un atto di divisione della Chiesa e provoca grande dolore per tutto il corpo, come strappare un membro dal corpo vivo. Tutto il corpo rimane segnato e sanguinante.
Poi c’è la conseguenza: più avvengono ordinazioni illegittime, più appare che la Chiesa in Cina – o alcune parti - sembra voler costruire una Chiesa tutta diversa, una comunità che non ha nulla anche fare con il Santo Padre.
Come mai, alcuni, pur sapendo questo, organizzano e preparano ordinazioni illegittime? Si dice che l’Ap stia preparando almeno dieci ordinazioni episcopali…
A me è difficile giudicare, ma da quel che si vede, è chiaro che sacerdoti e vescovi sono sotto pressione. Ma questa pressione mi sembra meno forte di quella che altri nostri fratelli hanno subito negli scorsi decenni: oggi non si rischia i lavori forzati, la prigione, la morte. Il governo di oggi non fa queste cose.
Certo, se i vescovi e i preti non si sottomettono, saranno certo puniti in vari modi. Ad esempio, si possono perdere le sovvenzioni dello Stato per la diocesi; si creano ostacoli al lavoro pastorale quotidiano; vi sono penalizzazioni nella carriera (es.: non li si promuove nell’assemblea consultiva del governo); o non ricevono permessi per andare all’estero o di girare all’interno della Cina; o li costringono a subire corsi di rieducazione.
Ne abbiamo un esempio: Li Lianghui, il vescovo che si è rifiutato di partecipare all’Assemblea dei rappresentanti cattolici lo scorso dicembre[1], adesso sta subendo sessioni di rieducazione. Ma proprio questo esempio mostra che è possibile rifiutare di sottomettersi.
Un’altra cosa che può pesare è l’isolamento forzato dagli altri vescovi o dai sacerdoti, o dai fedeli.
Davanti a queste punizioni, vi sono vescovi che resistono e altri che sono deboli. Il governo sa scegliere i suoi candidati fra quelli che sono più fragili e più disposti al compromesso.
Certo vi siano anche opportunisti che accettano il compromesso e lo rivestono di alte motivazioni: lo facciamo per il bene della Chiesa; abbiamo bisogno delle sovvenzioni dello Stato; è urgente l’evangelizzazione; ecc… Ma questo è un bene falso: quando la Chiesa è staccata dalla pietra, da Pietro, automaticamente la Chiesa diventa debole.
In ogni caso, tutte queste punizioni a cui si può andare incontro, non sono sufficienti per non resistere. Se poi uno si sottomette, di fatto compie un atto pubblico, che crea scandalo ed è una contro-testimonianza verso i fedeli, e indebolisce la storia eroica di tanti vescovi che hanno resistito.
Al presente vi sono diversi candidati all’episcopato che resistono e che non vogliono essere ordinati senza tutte le garanzie canoniche e il mandato del papa.
Il papa, ricordando la Giornata di preghiera per la Chiesa in Cina, ha chiesto di pregare per coloro che sono tentati dall’opportunismo….
Tutti i candidati sacerdoti sono nostri fratelli e questo ci deve spingere a comprenderli, e a sostenerli. Ma questa comprensione non deve viziarli e spingerli a gesti negativi. La nostra compassione deve renderli più forti nei momenti difficili. Del resto, se tu mantieni la schiena dritta, il governo non ti tocca; se invece tu ti mostri facile a piegarti, al compromesso, il governo approfitterà di te.
Vi sono candidati vescovi che hanno puntato i piedi e che non hanno accettato di essere ordinati da vescovi scomunicati; o finché non fosse arrivato il mandato papale. Davanti alla loro ferma posizione, il governo non ha potuto fare nulla.
Cosa fa la Santa Sede per questi candidati?
Da parte nostra occorre impegnarci di più per la formazione del clero, perché in seminario crescano dei leder, delle persone con la schiena diritta. Purtroppo, da una parte, dall’esterno noi possiamo fare poco; dall’altra mi accorgo che il governo stesso tiene d’occhio i giovani e cura e forma i suoi candidati che piegherà volta per volta. Comunque, a nessun governo piace una persona opportunista. Perché queste possono cambiare idea e verranno sempre usate e poi gettate via.
Nella situazione in Cina, vale la pena consigliare a vescovi e sacerdoti che se essi si sentono deboli o incapaci di resistere alle pressioni, che domandino di essere esonerati dal servizio pastorale, avere il coraggio di sospendere il ministero.
Costruire una Chiesa indipendente conviene al governo?
Al governo in fondo interessa solo che ci sia una Chiesa che possa distribuire i sacramenti ai fedeli cinesi e agli stranieri che si trovano in Cina. Questo fa credere che ci sia libertà religiosa nel Paese, anche se dal punto canonico e teologico vi sono problemi.
La Cina si ispira al principio “Il governo prima, la religione dopo”. Il punto è che non si definisce fino a che punto la religione deve venire al secondo posto.
Praticare per lungo tempo il metodo della auto-elezione e della auto-ordinazione (senza il mandato papale) prima o poi distrugge la Chiesa e prima o poi nemmeno i fedeli andranno da quei vescovi separati dalla Santa Sede.
D’altra parte, i sacramenti dati da un vescovo illegittimo sono validi…
Finora, la Lettera del papa precisava che per il bene dei fedeli, si poteva – in circostanze eccezionali – ricevere il sacramento valido, ma illecito di un vescovo illegittimo. Ma se questa situazione diventa una costante, temo che si dovrà rivedere questa indicazione e spiegare ai fedeli, cinesi e anche stranieri, che non è possibile ricevere il sacramento da loro. Se infatti si continua a non fare alcuna differenza, i fedeli non capiranno più chi è fedele al papa e chi no e si rischia di confondere la fede dei semplici.
L’indicazione di poter usufruire dei sacramenti dei vescovi illegittimi può servire in situazioni di emergenza, ma non fa crescere la comunione nella Chiesa. E’ un modus non morientis, ma non un modus vivendi: è un’indicazione perché la Chiesa non muoia, sopravviva, ma non è qualcosa che aiuta la Chiesa a vivere e a crescere.
Quanto dico è in linea con le molte richieste che vengono dalla Chiesa in Cina, che domandano al Vaticano di precisare e di dare indicazioni precise su come i fedeli e i sacerdoti si devono comportare verso i vescovi illegittimi.
Dopo l’ordinazione illegittima di Chengde[2], la Santa Sede ha emesso un comunicato molto preciso, condannando il gesto...
Sì, ma non ha detto una cosa: non ha distinto fra il potere episcopale e il ministero pastorale. Uno diventa vescovo per l’ordinazione sacramentale, ma diviene pastore di una parte del popolo di Dio per il mandato del papa. Ciò significa che un vescovo illegittimo ha sì carpito l’ordinazione ed è quindi vescovo, ma non ha alcun diritto di dirigere i fedeli perché non ha il mandato papale. Nel caso di Chengde, l’ordinazione è valida (anche se illecita), ma il nuovo ordinato non ha alcun potere di guida sul suo gregge. Ciò significa che i fedeli di Chengde non hanno il dovere di ubbidirgli e lui stesso non ha il potere di ordinare sacerdoti.
Con tutte queste minacce di ordinazioni illecite, queste difficoltà, ci sono segni di speranza nella Chiesa in Cina?
Molti sacerdoti, insieme ai fedeli, seguono la dottrina cattolica e non ubbidiscono ai vescovi illeciti. Ma non so fino a quando questo potrà durare. Per questo è importante la formazione nei seminari.
Una cosa che va sottolineata è che i fedeli della Cina si ispirino alle parole del nuovo beato Giovanni Paolo II: Non abbiate paura. Queste parole, il papa le ha dette all’inizio del suo pontificato: veniva fuori da poco dalla Polonia, da un Paese dove la Chiesa era perseguitata e dove sembrava ci fossero poche speranze di riuscita. E invece, il “Non abbiate paura” è stato efficace. Lo stesso card. Casaroli non poteva prevedere che il regime comunista sarebbe caduto in un batter d’occhio.
Penso che per uscire da questa situazione di ambiguità in cui siamo, è importante domandare ai vescovi che si sono trovati a compiere gesti contrari al mandato del papa (ordinazioni, assemblee, ecc…) di fare dei gesti pubblici di penitenza.
Cosa può fare la Chiesa universale?
Da parte nostra dobbiamo aiutare questa Chiesa a vivere la fede e a non piegarsi di fronte alle richieste che minano il cuore profondo della fede cattolica e il rapporto col papa. Purtroppo c’è una teologia in America e in Europa che sta penetrando anche nella Chiesa cinese. Questa teologia rivendica proprio l’autonomia nella scelta dei vescovi e l’indipendenza dalla Santa Sede. E così vi sono persone in America e in Europa che spingono i vescovi cinesi a comportarsi così. “Se riuscite voi – dicono – noi poi vi seguiamo”.
Come si vede, fino a poco tempo fa i problemi di “indipendenza” e autonomia” erano solo a livello del rapporto col governo. Adesso sono anche a livello teologico.
Talvolta sembra che anche la Santa Sede, invece che dalla preoccupazione pastorale, sembra dominata dalle paure politiche, troppo desiderosa di rapporti diplomatici ad ogni costo. Ad esempio quante volte la Santa Sede chiede la libertà per i vescovi che sono in prigione?
In tutti gli incontri con rappresentanti del governo cinese noi insistiamo di continuo per la liberazione di questi nostri fratelli. Ma il governo non ci dà retta. Questi vescovi sono anziani, malati: la loro liberazione dovrebbe essere anche un atto umanitario. Ma purtroppo non riceviamo risposta. Forse bisognerebbe fare degli appelli pubblici, invece che a tu per tu.
Vi sono cattolici sotterranei che domandano venga iniziata la causa di beatificazione del card. Ignazio Gong Pinmei[3]. Lei cosa ne pensa?
E’ difficile, ma solo in senso tecnico. Spetta infatti alle diocesi cinesi, alla Chiesa locale di raccogliere documentazione e presentarlo alla Congregazione dei santi. Se questo avviene, senz’altro il Vaticano lo prenderà in considerazione. Nel caso del card. Gong, essendo lui il vescovo di Shanghai, c’è forse il problema di mettere d’accordo la comunità sotterranea e quella ufficiale di Shanghai. Ma non è impossibile. Lo stesso vale per i tanti martiri del periodo comunista, morti nei lager o in prigione o di stenti, durante questi ultimi decenni. Se ogni diocesi raccoglie la documentazione su questi martiri, vale la pena inviarla a Roma e iniziare il processo formale per la beatificazione. Se la diocesi ha la possibilità di lanciare il processo, noi saremmo felici.
[1] Cfr. AsiaNews.it, 07/12/2010 Vescovi cinesi deportati per partecipare all’Assemblea patriottica e 09/12/2010 L’Assemblea patriottica cinese vota la sua leadership. Un grave danno per la Chiesa.
[2] Cfr. AsiaNews.it, 20/11/2010 Chengde: otto vescovi uniti al papa partecipano all’ordinazione illecita; 24/11/2010 La Santa Sede condanna l’ordinazione episcopale illecita a Chengde.
[3] Cfr. AsiaNews.it, 25/02/2010 I 10 anni dalla morte del card. Gong Pinmei: si attende la causa di beatificazione.
Preti vietnamiti eletti in parlamento, al seguito del Partito. La collera dei fedeli
Asia-News
05:42 03/06/2011
La Commissione elettorale ha fornito i risultati delle elezioni generali del 22 maggio. Due preti siederanno nell’Assemblea nazionale, altri cinque avranno incarichi a livello delle province. La decisione, contraria alle direttive dei vescovi, mina “la credibilità della Chiesa”. Giovani inferociti per il “grave scandalo”.
Ho Chi Minh City (AsiaNews) – Sette sacerdoti vietnamiti sono stati eletti nell’Assemblea nazionale o nei Consigli provinciali, per i quali hanno presentato la candidatura alle Elezioni generali tenute il 22 maggio scorso. È quanto emerge dai risultati ufficiali diffusi oggi dalla Commissione elettorale nazionale del governo del Vietnam. Due i preti eletti in Parlamento, cui si aggiungono altri cinque a nominati a livello locale. Bocciata, invece, la candidatura di p. Phan Khac Tu di Ho Chi Minh City: durante la campagna elettorale egli aveva affermato di aver fabbricato bombe in una chiesa di Saigon, ai tempi della guerra in Vietnam. Dura la risposta dei cattolici – religiosi e laici – alla decisione di partecipare alla politica attiva di alcuni sacerdoti, che minerebbe nel profondo “la credibilità della Chiesa”.
A livello nazionale si registra l’elezione di p. Tran Manh Cuong, della diocesi di Ban Me Thout e p. Le Ngoc Hoan, della diocesi di Bui Chu, che occuperanno ciascuno un seggio nella 13ma Assemblea nazionale del Vietnam. Cinque i sacerdoti eletti nei Consigli provinciali: p. Do Quang Chi a Ho Chi Minh City e p. Phan Dinh Son a Can Tho, città nel sud del Paese. A questi si aggiungono p. Nguyen Van Vinh, p. Nguyen Van Hau e p. Hoang Thai Lan, rispettivamente delle diocesi di Nha Trang, Ba Ria e Vinh, che hanno mantenuto i loro seggi a Khanh Hoa, Ba Ria-Vung Tau e Quang Binh. Infine, altri 20 sacerdoti hanno ottenuto incarichi di rappresentanza a livello minore.
Tuttavia, non tutti i sacerdoti candidati alle elezioni hanno conquistato un posizione all’interno del Parlamento o nei Consigli. Oltre al caso di p. Phan Khac Tu (direttore di una rivista fondata nel 1975 e spesso critica nei confronti di Giovanni Paolo II e del Vaticano), si registra la sconfitta di p. Tran Van Qui a Hue grazie anche a una fortissima campagna di opposizione sferrata dai cattolici locali, contrari alle candidature dei sacerdoti. Altri ritengono che la mancata elezione sia invece dovuta alla “pianificazione pre-voto” messa in campo dal Partito comunista, che ha voluto premiare altri membri di primo piano.
La candidatura di preti alle recenti elezioni ha sollevato aspre polemiche in Vietnam. Gli oppositori ricordano che il Diritto canonico – articolo 285-3 – proibisce al clero di ricoprire cariche pubbliche o ruoli politici, se non in casi eccezionali e con deroghe speciali concesse dall’autorità ecclesiastica. In una lettera aperta ai vertici della Chiesa in Vietnam, molti sacerdoti fra cui p. Nguyen Van Ly – dissidente che ha trascorso oltre 15 anni in prigione – argomentano che l’adesione a componenti del partito comunista rientra fra le azioni vietate e chiedono ai vescovi provvedimenti disciplinari contro i sacerdoti colpevoli.
Nella polemica è intervenuto anche il card Jean Baptiste Pham Minh Man, arcivescovo di Ho Chi Minh City, che ha cercato (cfr AsiaNews 23/05/2011 Arcivescovo di Saigon: Il governo rispetti la libertà religiosa) di bloccare in tutti i modi la candidatura di p. Tu. Il sacerdote, tra l’altro, è anche vice-presidente del Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti (Csvc), un organismo filo-regime che vuole creare una Chiesa separata da Roma sul modello di quella cinese. La decisione dell’arcivescovo di proibire al sacerdote la celebrazione dei sacramenti – osteggiata dai vertici comunisti, che hanno organizzato manifestazioni “spontanee” – non è però bastata per bloccarne la candidatura. Inoltre, p. Tu continua a celebrare i sacramenti incurante del monito del cardinale.
Degli oltre 2800 sacerdoti cattolici vietnamiti, alcune centinaia hanno aderito alla Csvc, che pur non avendo promosso una “scissione”, continua a creare problemi e ostacoli interni alla Chiesa. Tuttavia, nessun prete di Hanoi – capitale del Vietnam – si è candidato alle ultime elezioni.
Interpellato da AsiaNews in merito alla presenza di esponenti del clero cattolico nel governo partito comunista, p. Joseph Nguyen dell’arcidiocesi di Hanoi sottolinea che essa “non migliora affatto la condizione della Chiesa perché essi “non hanno mai alzato la voce contro le repressioni e le evizione forzate di terreni”. Al contrario, quanto le violazioni alla libertà religiosa si sono aggravate – vedi le violenze fisiche contro sacerdoti che osavano sfidare il regime – i sacerdoti vicini al partito hanno invocato “punizioni più severe contro fratelli e sorelle”.
Lavorando a stretto contatto con i giovani, p. Joseph Tran aggiunge un altro aspetto molto importante: “La loro presenza – afferma ad AsiaNews – nelle organizzazioni comuniste ha minato nel profondo la credibilità della Chiesa e l’efficacia della sua missione”. Il sacerdote spiega che è difficile fa capire ai ragazzi la palese violazione al diritto canonico, i quali reagiscono “in modo vigoroso contro questo grave scandalo che investe la Chiesa del Vietnam”.
A livello nazionale si registra l’elezione di p. Tran Manh Cuong, della diocesi di Ban Me Thout e p. Le Ngoc Hoan, della diocesi di Bui Chu, che occuperanno ciascuno un seggio nella 13ma Assemblea nazionale del Vietnam. Cinque i sacerdoti eletti nei Consigli provinciali: p. Do Quang Chi a Ho Chi Minh City e p. Phan Dinh Son a Can Tho, città nel sud del Paese. A questi si aggiungono p. Nguyen Van Vinh, p. Nguyen Van Hau e p. Hoang Thai Lan, rispettivamente delle diocesi di Nha Trang, Ba Ria e Vinh, che hanno mantenuto i loro seggi a Khanh Hoa, Ba Ria-Vung Tau e Quang Binh. Infine, altri 20 sacerdoti hanno ottenuto incarichi di rappresentanza a livello minore.
Tuttavia, non tutti i sacerdoti candidati alle elezioni hanno conquistato un posizione all’interno del Parlamento o nei Consigli. Oltre al caso di p. Phan Khac Tu (direttore di una rivista fondata nel 1975 e spesso critica nei confronti di Giovanni Paolo II e del Vaticano), si registra la sconfitta di p. Tran Van Qui a Hue grazie anche a una fortissima campagna di opposizione sferrata dai cattolici locali, contrari alle candidature dei sacerdoti. Altri ritengono che la mancata elezione sia invece dovuta alla “pianificazione pre-voto” messa in campo dal Partito comunista, che ha voluto premiare altri membri di primo piano.
La candidatura di preti alle recenti elezioni ha sollevato aspre polemiche in Vietnam. Gli oppositori ricordano che il Diritto canonico – articolo 285-3 – proibisce al clero di ricoprire cariche pubbliche o ruoli politici, se non in casi eccezionali e con deroghe speciali concesse dall’autorità ecclesiastica. In una lettera aperta ai vertici della Chiesa in Vietnam, molti sacerdoti fra cui p. Nguyen Van Ly – dissidente che ha trascorso oltre 15 anni in prigione – argomentano che l’adesione a componenti del partito comunista rientra fra le azioni vietate e chiedono ai vescovi provvedimenti disciplinari contro i sacerdoti colpevoli.
Nella polemica è intervenuto anche il card Jean Baptiste Pham Minh Man, arcivescovo di Ho Chi Minh City, che ha cercato (cfr AsiaNews 23/05/2011 Arcivescovo di Saigon: Il governo rispetti la libertà religiosa) di bloccare in tutti i modi la candidatura di p. Tu. Il sacerdote, tra l’altro, è anche vice-presidente del Comitato di solidarietà dei cattolici vietnamiti (Csvc), un organismo filo-regime che vuole creare una Chiesa separata da Roma sul modello di quella cinese. La decisione dell’arcivescovo di proibire al sacerdote la celebrazione dei sacramenti – osteggiata dai vertici comunisti, che hanno organizzato manifestazioni “spontanee” – non è però bastata per bloccarne la candidatura. Inoltre, p. Tu continua a celebrare i sacramenti incurante del monito del cardinale.
Degli oltre 2800 sacerdoti cattolici vietnamiti, alcune centinaia hanno aderito alla Csvc, che pur non avendo promosso una “scissione”, continua a creare problemi e ostacoli interni alla Chiesa. Tuttavia, nessun prete di Hanoi – capitale del Vietnam – si è candidato alle ultime elezioni.
Interpellato da AsiaNews in merito alla presenza di esponenti del clero cattolico nel governo partito comunista, p. Joseph Nguyen dell’arcidiocesi di Hanoi sottolinea che essa “non migliora affatto la condizione della Chiesa perché essi “non hanno mai alzato la voce contro le repressioni e le evizione forzate di terreni”. Al contrario, quanto le violazioni alla libertà religiosa si sono aggravate – vedi le violenze fisiche contro sacerdoti che osavano sfidare il regime – i sacerdoti vicini al partito hanno invocato “punizioni più severe contro fratelli e sorelle”.
Lavorando a stretto contatto con i giovani, p. Joseph Tran aggiunge un altro aspetto molto importante: “La loro presenza – afferma ad AsiaNews – nelle organizzazioni comuniste ha minato nel profondo la credibilità della Chiesa e l’efficacia della sua missione”. Il sacerdote spiega che è difficile fa capire ai ragazzi la palese violazione al diritto canonico, i quali reagiscono “in modo vigoroso contro questo grave scandalo che investe la Chiesa del Vietnam”.
Chinese bishops should have no fear and say no to Beijing’s demands, says Mgr Savio Hon
Bernardo Cervellera - Asia-News
16:28 03/06/2011
The Chinese government is preparing Episcopal ordinations without papal mandate. Priests, candidates and bishops are under pressure from the Chinese Patriotic Catholic Association. Whilst understanding their plight, the secretary of the Congregation for the Evangelisation of Peoples calls on them to stand their ground and resist. Vatican appeals for the release of imprisoned Chinese bishops are met with government silence. The beatification of Card Gong Pinmei and other Chinese martyrs under Communism is under consideration.
Vatican City (AsiaNews) – Each “division [. . .] causes great pain to the entire body” and the “whole body is scarred and bleeding,” said Mgr Savio Hon, secretary of Propaganda Fide, in response to reports that another Episcopal ordination is being prepared without a papal mandate.
The bishop, a member of the Salesian order from Hong Kong, has been hard at work at his new job for several months now. He continues to stand in solidarity with the bishops and priests who are victims of pressures and threats. At the same time though, he urges them to reject the demands made on them by the Communist regime, whose goal is to set up a Church that is “independent” from the Holy See and totally subordinated to the state.
According to Mgr Hon, those who have resisted the will of the party, like Mgr Li Lianghui (Cangzhou, Hebei), are now in isolation, forced to undergo political education classes (brain washing). He insists that Chinese priests and bishops must show “some backbone” and resist the pressures out of love for Church unity, and the memory of the many heroic witnesses to the faith of the past decades.
The secretary of Propaganda Fide notes that unlawful bishops do not have the right to perform the pastoral ministry, adding that the Vatican Commission for the Church in China is coming up with guidelines to save the Chinese Church from division and the scandal caused to the faithful. He also notes that there are American and European theologians who are in favour of an “independent” Church and that their ideas are spreading the seed of division in China.
Mgr Hon, who for years visited and taught in Chinese seminaries, is in favour of the beatification of Card Ignatius Gong Pinmei, appointed cardinal in pectore by John Paul II, who passed away in 2000, and this despite some “technical problems”.
Finally, the bishop is embittered about the fact that the Vatican is continuously asking for the release of imprisoned bishops (Mgr James Su Zhimin of Baoding and Mgr Cosma Shi Enxiang of Yixian) but is not getting any answer from the government in Beijing.
Here is the full interview with Mgr Savio Hon:
Rumours have it that on 9 June there could be a new unlawful Episcopal ordination in Hankow (Wuhan, Hubei), one without papal mandate . . .
I am concerned about the report. The pope is concerned as well, as is the Church of China as a whole. From what I know, the faithful in Hankow have reacted by pleading with the government and the Chinese Patriotic Catholic Association (CPCA), citing the Code of Canon Law, not to carry out this ordination.
It would appear that the candidate, Fr Shen Guoan, is against it, too. Sadly, at present we do not know what the candidate actually thinks. However, from brother to brother, I want to tell Fr Shen, “I trust you to act the right way. The only right thing to do is to refuse.”
How serious is an unlawful ordination?
The Church is one Body with Christ as the head and the rest of us as the parts, perfectly united in the Holy Spirit. It is mystical and sacramental fact. Every act of division, like this unlawful Episcopal ordination, is an act of division of the Church and causes great pain to the entire body, like tearing a piece from a living body. Eventually, the whole body is scarred and bleeding.
There are also consequences. As more unlawful ordinations are made, the Church in China, or parts thereof, appear to be working for the constitution of a different Church, a community that wants nothing to do with the Holy Father.
How is it that they are still prepared to carry out unlawful ordinations fully knowing this? According to some reports, the CPCA appears to be planning at least ten Episcopal ordinations . . .
I cannot really say, but from what one can be see, it is clear that priests and bishops are under pressure. It is my impression that this pressure is not as strong as it was for our brothers in past decades. Today for instance, there is no risk of forced labour, prison or death. Nowadays, the government does not do that anymore.
Of course, if bishops and priests do not submit, they will be punished in some way. For example, they can lose public funds for their diocese, obstacles will be put up against their daily pastoral activities; or their careers might suffer (for example, they may not be appointed to the government’s consultative assembly). Alternatively, they may not be allowed to travel abroad or inside China, or may be forced to undergo re-education courses.
There are several examples of this. After Bishop Li Lianghui refused to take part in last December’s[1] assembly of Catholic representatives, he was sent to re-education. Yet, this also is evidence that it is possible to say no to submission. Forced isolation from other bishops, priests or faithful can be a heavy burden though. When faced with such punishment, some bishops resist better than others do. The government knows which candidates to pick, choosing the weaker, those more amenable to compromise.
As one might expect, there are also opportunists who will accept a compromise, alleging a number of reasons, such as the greater good of the Church, the need for public monies, the imperative of evangelisation, etc. Such claims are however false. When the Church is cut off from its rock, from Peter, it automatically becomes weak.
In any case, the punishment that might be meted out is no reason not to resist. Submission is a public act that causes scandal, sending the wrong message to the faithful. It undermines the heroic memory of so many bishops who have resisted.
At present, various Episcopal candidates resist and do not want to be ordained without the appropriate canonical assurance and the right papal mandate.
When he mentioned the Day of Prayer for the Church in China, the pope called for prayers on behalf of those who are tempted by opportunism . . .
All candidates to the priesthood are our brothers, and we should help them and show understanding. However, this does not mean that we should encourage them to follow the wrong path. Compassion must make one strong in difficult times. Besides, if one shows some backbone, the government will not touch you. If you show some weakness or a propensity towards compromise, the government will take advantage of you.
There are candidates who stood their ground and refused to be ordained by excommunicated bishops, at least until a papal mandate was issued. Faced with such firmness, the government could do nothing.
What does the Holy See do for these candidates?
For our part, we must work harder in training the clergy, so that strong leaders can come out of the seminaries. Unfortunately, we can do little from outside. At the same time, we can see that the government is keeping a close watch over its candidates, training them before forcing them into the mould they desire. However, no government likes opportunists because they can change their mind. They will always be used for as long as they are useful.
In China’s situation, we must counsel bishops and priests that if they do not feel up to the task or if they cannot resist pressure, they should simply ask to be released from their pastoral duties and have the courage to suspend their ministry.
Is setting up an independent Church useful for the government?
All the government wants is for the Church to perform the sacraments for Chinese Catholics and foreigners visiting the in the country. This creates an impression of religious freedom even it raises many questions from a canonical and theological point of view.
China follows one principle, the government comes first; religion comes second. However, it is unclear how subordinate religion has to be.
A system of self-selection and self-ordination (without papal mandate) will eventually destroy the Church, as the faithful will move to the bishops who are not in communion with the Holy See.
On the other hand, sacraments performed by an unlawful bishop are valid . . .
What the papal letter to Chinese Catholics said was that, for the good of the faithful, it was possible, under exceptional circumstances, to receive a valid but unlawful sacrament from an unlawful bishop. It this became the norm, I think the guideline should be revised and Chinese and foreign Catholics should be told not to receive any sacrament from unlawful bishops. If no clear-cut distinction is made, the faithful will not understand the difference between bishops who are loyal to the pope and those who are not. The faith of the simple people could be jeopardised.
Sacraments performed by unlawful bishops are acceptable in emergencies, but they do not enhance the communion of the Church. It is a modus non morientis, but not a modus Vivendi. It is a guideline to keep the Church alive, but it does not help the Church live and grow.
What I say corresponds to many requests that come from the Church in China, which call on the Vatican to clarify some issues and give clearer guidelines on how the faithful and priests should behave vis-à-vis unlawful bishops.
After the unlawful ordination of Chengde[2], the Holy See issued a very clear statement, condemning the act . . .
Yes, but it did not say which one. It did not differentiate between Episcopal power and the pastoral ministry. One becomes bishop through sacramental ordination, but pastor of a segment of the people of God through papal mandate. This means that an unlawful bishop who unlawfully secured his ordination has no right to lead the faithful because he does not have a papal mandate. In the case of Chengde, the ordination is valid (even though it was unlawful), but the bishop has not no power to lead his flock. This means that in Chengde, the faithful have no obligation to obey the bishop, who has no power to ordain priests.
Given all the difficulties and the threat of unlawful ordinations are there signs of hope for the Church in China?
Many priests and faithful adhere to Catholic doctrine and do not obey unlawful bishops. However, I do not know how long that will last. For this reason, seminary training is important.
One thing deserves closer attention, and that is how Chinese Catholics are inspired by new Blessed, John Paul II, who said, ‘Have no fear’. The pope said these words at the start of his pontificate after he left Poland, a country where the Church was persecuted and had few hopes of success. Yet, “Have no fear” was effective. Card Casaroli himself could not foresee the collapse of the Communist regime within a short period of time.
I think the way to eliminate this ambiguity is to ask the bishops who engaged in actions contrary to the papal mandate (for example, carrying out ordinations or taking part in assemblies) to make public amend.
What can the universal Church do?
We must help the Chinese Church to live the faith and not bend to demands that undermine the deep heart of the Catholic faith and the relationship with the pope. Sadly, a certain theology from the United States and Europe is penetrating the Chinese Church. This theology calls for autonomy in the realm of Episcopal appointments and independence from the Holy See. There are people in America and Europe who are pushing Chinese bishops towards this kind of action. “If you succeed,” they argue, “we will follow.”
As you can see, until recently the issues of “independence” and “autonomy” referred to the relationship with the government; now, it also touches the theological level.
Sometimes it appears that the Holy See is dominated by diplomatic fears rather than pastoral concerns, that it is too eager to establish diplomatic relations at any costs. For example, how many times did the Holy See ask for the release of bishops in prison?
Every time we meet representatives of the Chinese government, we demand the release of our brothers. However, the government will not listen. These bishops are old and sick. Their release would be a humanitarian gesture. Sadly, we never get an answer. Perhaps, we should make public appeals rather than speak to the authorities in person.
Some underground Catholics want the cause of beatification of Card Ignatius Gong Pinmei[3] to start. What do you think?
There are technical difficulties. It is up to Chinese dioceses, the local Church, to gather the documentation and present it to the Congregation of Saints. If this happens, the Vatican will certainly consider it. In the case of Card Gong, since he was the bishop of Shanghai, there is the matter of reconciling underground and official communities in Shanghai. But it is not impossible. The same is true for the martyrs of the Communist period, who died from hardships and privations in the camps or in prison, over the past few decades. Each diocese collects documentation on these martyrs, and determines whether to send it to Rome or not for the start of a formal process of beatification. If the diocese can start the process, we are happy.
[1] See W. Zhicheng - Z. Yuan, “Chinese bishops deported to attend Patriotic Assembly,” in AsiaNews, 7 December 2010 and Zhen Yuan, “Assembly elects new leadership, causing major harm to the Church,” in AsiaNews, 9 December 2010
[2] See Zhen Yuan, “Chengde, eight bishops in communion with Pope participate in illicit ordination,” in AsiaNews, 20 November 2010 and “Holy See condemns illicit Episcopal ordination in Chengde,” in AsiaNews, 24 November 2010.
[3] See Annie Lam, “Waiting for the beatification of Card Kung Pin-mei ten years after his death,” in AsiaNews, 25 February 2010.
Vatican City (AsiaNews) – Each “division [. . .] causes great pain to the entire body” and the “whole body is scarred and bleeding,” said Mgr Savio Hon, secretary of Propaganda Fide, in response to reports that another Episcopal ordination is being prepared without a papal mandate.
The bishop, a member of the Salesian order from Hong Kong, has been hard at work at his new job for several months now. He continues to stand in solidarity with the bishops and priests who are victims of pressures and threats. At the same time though, he urges them to reject the demands made on them by the Communist regime, whose goal is to set up a Church that is “independent” from the Holy See and totally subordinated to the state.
According to Mgr Hon, those who have resisted the will of the party, like Mgr Li Lianghui (Cangzhou, Hebei), are now in isolation, forced to undergo political education classes (brain washing). He insists that Chinese priests and bishops must show “some backbone” and resist the pressures out of love for Church unity, and the memory of the many heroic witnesses to the faith of the past decades.
The secretary of Propaganda Fide notes that unlawful bishops do not have the right to perform the pastoral ministry, adding that the Vatican Commission for the Church in China is coming up with guidelines to save the Chinese Church from division and the scandal caused to the faithful. He also notes that there are American and European theologians who are in favour of an “independent” Church and that their ideas are spreading the seed of division in China.
Mgr Hon, who for years visited and taught in Chinese seminaries, is in favour of the beatification of Card Ignatius Gong Pinmei, appointed cardinal in pectore by John Paul II, who passed away in 2000, and this despite some “technical problems”.
Finally, the bishop is embittered about the fact that the Vatican is continuously asking for the release of imprisoned bishops (Mgr James Su Zhimin of Baoding and Mgr Cosma Shi Enxiang of Yixian) but is not getting any answer from the government in Beijing.
Here is the full interview with Mgr Savio Hon:
Rumours have it that on 9 June there could be a new unlawful Episcopal ordination in Hankow (Wuhan, Hubei), one without papal mandate . . .
I am concerned about the report. The pope is concerned as well, as is the Church of China as a whole. From what I know, the faithful in Hankow have reacted by pleading with the government and the Chinese Patriotic Catholic Association (CPCA), citing the Code of Canon Law, not to carry out this ordination.
It would appear that the candidate, Fr Shen Guoan, is against it, too. Sadly, at present we do not know what the candidate actually thinks. However, from brother to brother, I want to tell Fr Shen, “I trust you to act the right way. The only right thing to do is to refuse.”
How serious is an unlawful ordination?
The Church is one Body with Christ as the head and the rest of us as the parts, perfectly united in the Holy Spirit. It is mystical and sacramental fact. Every act of division, like this unlawful Episcopal ordination, is an act of division of the Church and causes great pain to the entire body, like tearing a piece from a living body. Eventually, the whole body is scarred and bleeding.
There are also consequences. As more unlawful ordinations are made, the Church in China, or parts thereof, appear to be working for the constitution of a different Church, a community that wants nothing to do with the Holy Father.
How is it that they are still prepared to carry out unlawful ordinations fully knowing this? According to some reports, the CPCA appears to be planning at least ten Episcopal ordinations . . .
I cannot really say, but from what one can be see, it is clear that priests and bishops are under pressure. It is my impression that this pressure is not as strong as it was for our brothers in past decades. Today for instance, there is no risk of forced labour, prison or death. Nowadays, the government does not do that anymore.
Of course, if bishops and priests do not submit, they will be punished in some way. For example, they can lose public funds for their diocese, obstacles will be put up against their daily pastoral activities; or their careers might suffer (for example, they may not be appointed to the government’s consultative assembly). Alternatively, they may not be allowed to travel abroad or inside China, or may be forced to undergo re-education courses.
There are several examples of this. After Bishop Li Lianghui refused to take part in last December’s[1] assembly of Catholic representatives, he was sent to re-education. Yet, this also is evidence that it is possible to say no to submission. Forced isolation from other bishops, priests or faithful can be a heavy burden though. When faced with such punishment, some bishops resist better than others do. The government knows which candidates to pick, choosing the weaker, those more amenable to compromise.
As one might expect, there are also opportunists who will accept a compromise, alleging a number of reasons, such as the greater good of the Church, the need for public monies, the imperative of evangelisation, etc. Such claims are however false. When the Church is cut off from its rock, from Peter, it automatically becomes weak.
In any case, the punishment that might be meted out is no reason not to resist. Submission is a public act that causes scandal, sending the wrong message to the faithful. It undermines the heroic memory of so many bishops who have resisted.
At present, various Episcopal candidates resist and do not want to be ordained without the appropriate canonical assurance and the right papal mandate.
When he mentioned the Day of Prayer for the Church in China, the pope called for prayers on behalf of those who are tempted by opportunism . . .
All candidates to the priesthood are our brothers, and we should help them and show understanding. However, this does not mean that we should encourage them to follow the wrong path. Compassion must make one strong in difficult times. Besides, if one shows some backbone, the government will not touch you. If you show some weakness or a propensity towards compromise, the government will take advantage of you.
There are candidates who stood their ground and refused to be ordained by excommunicated bishops, at least until a papal mandate was issued. Faced with such firmness, the government could do nothing.
What does the Holy See do for these candidates?
For our part, we must work harder in training the clergy, so that strong leaders can come out of the seminaries. Unfortunately, we can do little from outside. At the same time, we can see that the government is keeping a close watch over its candidates, training them before forcing them into the mould they desire. However, no government likes opportunists because they can change their mind. They will always be used for as long as they are useful.
In China’s situation, we must counsel bishops and priests that if they do not feel up to the task or if they cannot resist pressure, they should simply ask to be released from their pastoral duties and have the courage to suspend their ministry.
Is setting up an independent Church useful for the government?
All the government wants is for the Church to perform the sacraments for Chinese Catholics and foreigners visiting the in the country. This creates an impression of religious freedom even it raises many questions from a canonical and theological point of view.
China follows one principle, the government comes first; religion comes second. However, it is unclear how subordinate religion has to be.
A system of self-selection and self-ordination (without papal mandate) will eventually destroy the Church, as the faithful will move to the bishops who are not in communion with the Holy See.
On the other hand, sacraments performed by an unlawful bishop are valid . . .
What the papal letter to Chinese Catholics said was that, for the good of the faithful, it was possible, under exceptional circumstances, to receive a valid but unlawful sacrament from an unlawful bishop. It this became the norm, I think the guideline should be revised and Chinese and foreign Catholics should be told not to receive any sacrament from unlawful bishops. If no clear-cut distinction is made, the faithful will not understand the difference between bishops who are loyal to the pope and those who are not. The faith of the simple people could be jeopardised.
Sacraments performed by unlawful bishops are acceptable in emergencies, but they do not enhance the communion of the Church. It is a modus non morientis, but not a modus Vivendi. It is a guideline to keep the Church alive, but it does not help the Church live and grow.
What I say corresponds to many requests that come from the Church in China, which call on the Vatican to clarify some issues and give clearer guidelines on how the faithful and priests should behave vis-à-vis unlawful bishops.
After the unlawful ordination of Chengde[2], the Holy See issued a very clear statement, condemning the act . . .
Yes, but it did not say which one. It did not differentiate between Episcopal power and the pastoral ministry. One becomes bishop through sacramental ordination, but pastor of a segment of the people of God through papal mandate. This means that an unlawful bishop who unlawfully secured his ordination has no right to lead the faithful because he does not have a papal mandate. In the case of Chengde, the ordination is valid (even though it was unlawful), but the bishop has not no power to lead his flock. This means that in Chengde, the faithful have no obligation to obey the bishop, who has no power to ordain priests.
Given all the difficulties and the threat of unlawful ordinations are there signs of hope for the Church in China?
Many priests and faithful adhere to Catholic doctrine and do not obey unlawful bishops. However, I do not know how long that will last. For this reason, seminary training is important.
One thing deserves closer attention, and that is how Chinese Catholics are inspired by new Blessed, John Paul II, who said, ‘Have no fear’. The pope said these words at the start of his pontificate after he left Poland, a country where the Church was persecuted and had few hopes of success. Yet, “Have no fear” was effective. Card Casaroli himself could not foresee the collapse of the Communist regime within a short period of time.
I think the way to eliminate this ambiguity is to ask the bishops who engaged in actions contrary to the papal mandate (for example, carrying out ordinations or taking part in assemblies) to make public amend.
What can the universal Church do?
We must help the Chinese Church to live the faith and not bend to demands that undermine the deep heart of the Catholic faith and the relationship with the pope. Sadly, a certain theology from the United States and Europe is penetrating the Chinese Church. This theology calls for autonomy in the realm of Episcopal appointments and independence from the Holy See. There are people in America and Europe who are pushing Chinese bishops towards this kind of action. “If you succeed,” they argue, “we will follow.”
As you can see, until recently the issues of “independence” and “autonomy” referred to the relationship with the government; now, it also touches the theological level.
Sometimes it appears that the Holy See is dominated by diplomatic fears rather than pastoral concerns, that it is too eager to establish diplomatic relations at any costs. For example, how many times did the Holy See ask for the release of bishops in prison?
Every time we meet representatives of the Chinese government, we demand the release of our brothers. However, the government will not listen. These bishops are old and sick. Their release would be a humanitarian gesture. Sadly, we never get an answer. Perhaps, we should make public appeals rather than speak to the authorities in person.
Some underground Catholics want the cause of beatification of Card Ignatius Gong Pinmei[3] to start. What do you think?
There are technical difficulties. It is up to Chinese dioceses, the local Church, to gather the documentation and present it to the Congregation of Saints. If this happens, the Vatican will certainly consider it. In the case of Card Gong, since he was the bishop of Shanghai, there is the matter of reconciling underground and official communities in Shanghai. But it is not impossible. The same is true for the martyrs of the Communist period, who died from hardships and privations in the camps or in prison, over the past few decades. Each diocese collects documentation on these martyrs, and determines whether to send it to Rome or not for the start of a formal process of beatification. If the diocese can start the process, we are happy.
[1] See W. Zhicheng - Z. Yuan, “Chinese bishops deported to attend Patriotic Assembly,” in AsiaNews, 7 December 2010 and Zhen Yuan, “Assembly elects new leadership, causing major harm to the Church,” in AsiaNews, 9 December 2010
[2] See Zhen Yuan, “Chengde, eight bishops in communion with Pope participate in illicit ordination,” in AsiaNews, 20 November 2010 and “Holy See condemns illicit Episcopal ordination in Chengde,” in AsiaNews, 24 November 2010.
[3] See Annie Lam, “Waiting for the beatification of Card Kung Pin-mei ten years after his death,” in AsiaNews, 25 February 2010.
Vietnamese priests who follow the Communist party elected to parliament. The faithful are angry.
Asia-News
16:35 03/06/2011
The Election Commission has released the results of the 22 May general elections. Two priests will sit in the National Assembly, five more will take position at the provincial level. The decision, contrary to the directives of the bishops, undermines "the credibility of the Church." The youth are angry for the "scandal."
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Seven Vietnamese priests have been elected to the National Assembly or Provincial Councils, for which they have submitted the application to the general elections held on 22 May. This official results were released today by the National Electoral Commission of the Government of Vietnam. Two priests were elected to Parliament, and another five will be appointed at the local level. The candidacy of Father Phan Khac Tu of Ho Chi Minh City, however, failed following his claim during the election campaign to have manufactured bombs in a church in Saigon during the war in Vietnam. The Catholic response has been strong – both from lay and religious – in response to some priests’ decisions to participate in political activity, which would deeply undermine "the credibility of the Church."
At the national level Father Tran Manh Cuong, from the Diocese of Ban Me Thout, and Father Le Ngoc Hoan, from the Diocese of Bui Chu, were elected - each occupying a seat in the 13th National Assembly of Vietnam. Five priests were elected to the Provincial Councils: Father Do Quang Chi in Ho Chi Minh City and Father Phan Dinh Son in Can Tho, a city in the south of the country. In addition there are Father Nguyen Van Vinh, Father Nguyen Van Hau and Father Hoang Thai Lan – respectively - of the Diocese of Nha Trang, Ba Ria and Vinh, who kept their seats in Khanh Hoa, Ba Ria-Vung Tau and Quang Binh. Finally, another 20 priests have been selected to represent a lower level.
However, not all priestly candidates won a place in Parliament or in the Councils. Besides the case of Father Phan Khac Tu (editor of a magazine founded in 1975 who is often critical of John Paul II and the Vatican), Father Tran Van Qui in Hue defeated, thanks to a strong opposition campaign waged by local Catholics against the nominations of priests. However, many believe that the result of the election had been pre-determined by the Communist Party before the actual voting, and that Fr Tu and Fr Qui had to “give way” for some other more important communist figures. The nomination of priests in the recent elections has raised bitter debate in Vietnam. Opponents point out that the Canon Law - Article 285-3 - forbids the clergy from holding public office or political roles, except in exceptional circumstances and with special exceptions granted by ecclesiastical authority. In an open letter to Church leaders in Vietnam, many priests including Fr Nguyen Van Ly – a dissident who spent 15 years in prison - argue that adherence to components of the Communist Party is one of the prohibited acts, and ask the bishops for disciplinary action against guilty priests.
The controversy has also been addressed by Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, archbishop of Ho Chi Minh City, who sought (see AsiaNews 23/05/2011 Archbishop of Saigon calls on government to respect religious freedom ) to block the candidacy of Fr Tu. The priest, among other things, is also vice-chairman of the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics (CSVC), a pro-regime organization that wants to create a separate Church from Rome on the Chinese model. The decision of the archbishop to forbid the priest from celebrating the sacraments - opposed by the Communist leaders, who organized "spontaneous" demonstrations - was not enough to block the nomination. Also, Fr Tu continues to celebrate the sacraments regardless of the admonition from the cardinal.
Of the more than 2,800 Vietnamese Catholic priests, several hundred have joined CSCV who, though has not promoted "division," continues to create problems and obstacles within the Church. However, no priest of Hanoi - the capital of Vietnam - was a candidate in the last election. Speaking to AsiaNews about the presence of representatives of the Catholic clergy in the government of the Communist Party, Father Joseph Nguyen of the Hanoi archdiocese notes that it "in no way improves the condition of the Church” because they “have never raised a voice against the repressions and the forced evictions of land." On the contrary, as violations of religious freedom worsen – such as physical abuse against priests who dare to challenge the regime - the priests close to the Communist Party have called for "more severe punishments against brothers and sisters." Working closely with young people, Father Joseph Tran adds another very important aspect: "Their presence in communist organizations has deeply undermined the credibility of the Church and the effectiveness of its mission," he told AsiaNews. The priest said that it is difficult to make students understand the blatant violation of canon law, but they are "vigorously against this scandal that involves the Church in Vietnam."
Ho Chi Minh City (AsiaNews) - Seven Vietnamese priests have been elected to the National Assembly or Provincial Councils, for which they have submitted the application to the general elections held on 22 May. This official results were released today by the National Electoral Commission of the Government of Vietnam. Two priests were elected to Parliament, and another five will be appointed at the local level. The candidacy of Father Phan Khac Tu of Ho Chi Minh City, however, failed following his claim during the election campaign to have manufactured bombs in a church in Saigon during the war in Vietnam. The Catholic response has been strong – both from lay and religious – in response to some priests’ decisions to participate in political activity, which would deeply undermine "the credibility of the Church."
Fr. Phan Khac Tu |
However, not all priestly candidates won a place in Parliament or in the Councils. Besides the case of Father Phan Khac Tu (editor of a magazine founded in 1975 who is often critical of John Paul II and the Vatican), Father Tran Van Qui in Hue defeated, thanks to a strong opposition campaign waged by local Catholics against the nominations of priests. However, many believe that the result of the election had been pre-determined by the Communist Party before the actual voting, and that Fr Tu and Fr Qui had to “give way” for some other more important communist figures. The nomination of priests in the recent elections has raised bitter debate in Vietnam. Opponents point out that the Canon Law - Article 285-3 - forbids the clergy from holding public office or political roles, except in exceptional circumstances and with special exceptions granted by ecclesiastical authority. In an open letter to Church leaders in Vietnam, many priests including Fr Nguyen Van Ly – a dissident who spent 15 years in prison - argue that adherence to components of the Communist Party is one of the prohibited acts, and ask the bishops for disciplinary action against guilty priests.
The controversy has also been addressed by Cardinal Jean Baptiste Pham Minh Man, archbishop of Ho Chi Minh City, who sought (see AsiaNews 23/05/2011 Archbishop of Saigon calls on government to respect religious freedom ) to block the candidacy of Fr Tu. The priest, among other things, is also vice-chairman of the Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics (CSVC), a pro-regime organization that wants to create a separate Church from Rome on the Chinese model. The decision of the archbishop to forbid the priest from celebrating the sacraments - opposed by the Communist leaders, who organized "spontaneous" demonstrations - was not enough to block the nomination. Also, Fr Tu continues to celebrate the sacraments regardless of the admonition from the cardinal.
Of the more than 2,800 Vietnamese Catholic priests, several hundred have joined CSCV who, though has not promoted "division," continues to create problems and obstacles within the Church. However, no priest of Hanoi - the capital of Vietnam - was a candidate in the last election. Speaking to AsiaNews about the presence of representatives of the Catholic clergy in the government of the Communist Party, Father Joseph Nguyen of the Hanoi archdiocese notes that it "in no way improves the condition of the Church” because they “have never raised a voice against the repressions and the forced evictions of land." On the contrary, as violations of religious freedom worsen – such as physical abuse against priests who dare to challenge the regime - the priests close to the Communist Party have called for "more severe punishments against brothers and sisters." Working closely with young people, Father Joseph Tran adds another very important aspect: "Their presence in communist organizations has deeply undermined the credibility of the Church and the effectiveness of its mission," he told AsiaNews. The priest said that it is difficult to make students understand the blatant violation of canon law, but they are "vigorously against this scandal that involves the Church in Vietnam."
Vietnamese priests elected to government bodies
Catholic World News
16:38 03/06/2011
Seven Catholics priests have been elected to Vietnam’s national assembly and provincial councils, according to official results of the voting conducted on May 22. At least 20 priests won election to local “people’s councils.”
The participation of priests as candidates for election provoked a lively debate among Catholics in Vietnam. Canon law forbids priests from holding office “if it means sharing in the exercise of civil power.”
In an open letter to the Vietnamese hierarchy, several priests—including Father Nguyen Van Ly, a prominent dissident who has spent almost 15 years in prison—argued that membership in Communist ruling bodies falls into that proscribed category, since these organs exist to legitimize and carry out decisions of the Communist Party. “It is clear from Church teachings that no true Catholic can ever be a Communist, or condone Communism,” the letter said.
Despite the criticism, Father Tran Manh Cuong of the Ban Me Thout diocese, and Father Le Ngoc Hoan of Bui Chu won their bids for membership in the national assembly. However, the priest whose candidacy raised the greatest public outcry, Father Phan Khac Tu of Saigon, was defeated in the polls.
Father Phan Khac Tu is the editor of Catholics and Nation, a magazine that was founded in 1975 with support from the Vietnamese government, and has frequently criticized the Vatican. He is also vice-chairman of a Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics, a group apparently modeled after China’s Patriotic Catholic Association. He has boasted that during the war against the US he ran a clandestine bomb factory out of his parish church
The participation of priests as candidates for election provoked a lively debate among Catholics in Vietnam. Canon law forbids priests from holding office “if it means sharing in the exercise of civil power.”
In an open letter to the Vietnamese hierarchy, several priests—including Father Nguyen Van Ly, a prominent dissident who has spent almost 15 years in prison—argued that membership in Communist ruling bodies falls into that proscribed category, since these organs exist to legitimize and carry out decisions of the Communist Party. “It is clear from Church teachings that no true Catholic can ever be a Communist, or condone Communism,” the letter said.
Despite the criticism, Father Tran Manh Cuong of the Ban Me Thout diocese, and Father Le Ngoc Hoan of Bui Chu won their bids for membership in the national assembly. However, the priest whose candidacy raised the greatest public outcry, Father Phan Khac Tu of Saigon, was defeated in the polls.
Father Phan Khac Tu is the editor of Catholics and Nation, a magazine that was founded in 1975 with support from the Vietnamese government, and has frequently criticized the Vatican. He is also vice-chairman of a Committee for Solidarity of Vietnamese Catholics, a group apparently modeled after China’s Patriotic Catholic Association. He has boasted that during the war against the US he ran a clandestine bomb factory out of his parish church
Tin Giáo Hội Việt Nam
Thánh Lễ Tạ Ơn kỷ niệm 40 năm thụ phong của LM Gioan Trần Bình Trọng:
Bùi Hữu Thư
08:26 03/06/2011
Annandale, VA: 29/5/2011: Lúc 4 giờ chiều Chúa Nhật 29 tháng 5, cha Trần Bình Trọng đã cùng với các cha Việt Mỹ đồng tế dâng Thánh lễ tạ ơn cho 40 năm linh mục của ngài, tại Giáo xứ Saint Michael, Annandale, Virginia, với sự hiện diện của các linh mục và con và bạn hữu và chừng 600 khách mời thân hữu của Ngài.
Hình ảnh Lễ Tạ Ơn 40 năm Linh mục
Xem video Tiệc Mừng
Chủ tọa Thánh Lễ có Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, Giám Mục Mỹ Tho; Cha John C. Cregan, V.F.; Đặc Uỷ Đức Giám Mục Arlington về Giáo Sĩ; cha Thomas P. Ferguson, Đại Diện Đức Giám Mục về Đào Tạo Đức Tin và chương trình Đào Tạo Phó Tế; Cha xứ St. Michael: Jerry Pokorsky; Cha Trần Công Nghị, Giám Đốc Vietcatholic Network (cháu gọi cha Trọng bằng cậu); cha Trần Xuân Lãm (cháu gọi cha Trọng bằng chú), Cha Lưu Đình Vinh (cháu gọi cha Trọng bằng chú), Cha Trần Chúc (con thiêng liêng cha Trọng và hiện là chánh xứ Mẹ La Vang, Baltimore, Maryland), Cha Trịnh văn Viễn (bạn cùng lớp cha Trọng từ Việt Nam qua); Cha Vũ An, chánh xứ Mẹ Việt Nam, Maryland; cha Vũ Diệm phó xứ St. Philip; cha Cố Trần Khắc Hỷ; Cha Ngô Kim Trạng, Cha Augustinô Trần Minh Hải (MC), thầy sáu Phạm Minh Kiên, thầy sáu Nguyễn Công Trứ và 2 thầy sáu Hoa Kỳ; 4 sơ Hoa Kỳ; các sơ Dòng Mến Thánh Giá Đà Lạt, và các sơ Dòng Con Đức Mẹ Vô Nhiễm.
Ban tổ chức gồm có các cựu và tân giáo dân của cha Trọng từ giáo xứ CTTĐ Arlington, St. Bernadette và St. Michael. Nhà thờ Thánh Michael gần hết chỗ, ca đoàn tổng hợp rất hùng hậu, có thành phần của ca đoàn Cecilia, Ave Maria, và Thiếu Nhi. Phần ca trưởng có Bà Kiểm, ông An, ông Vọng, bà Sinh, và cô Thụy Mai.
Mở đầu Thánh Lễ, cha Pokorsky, chánh xứ Michael đã đón chào mọi người và chúc mừng cha Trọng. Ngài nói, 20 năm về trước khi cha Trọng nằm bệnh viện Georgetown, chính ngài đã đến xức dầu cho cha Trọng khi cha đang lâm bệnh nặng. Ai ngờ hai mươi năm sau cha Trọng vẫn khỏe mạnh và đã dâng biết bao nhiêu thánh lễ và cử hành bao nhiêu phép bí tích.
Trong bài giảng, cha Lãm đã nói qua những liên hệ gia đình và đã cho hay chính cha Trần Công Nghị là cháu và học cùng lớp với Cha Chú năm nay cũng kỉ niệm 40 năm linh mục. Người thứ tư ngỏ lời là cha Trần Chúc khi cha giới thiệu các thành phần quan khách. Đức Cha Đọc sau thánh lễ cũng chia sẻ về đời sống linh mục. Cha Nghị lên bục nói ngài không muốn tuyên bố việc kỷ niệm 40 năm thụ phong linh mục nhưng đã bị bật mí... Cha Nghị đại diện các Cha ban phép lành Tiệc Mừng.
Được biết cha Trọng đã xin về hưu và đã được Đức Giám Mục Loverde chấp thuận cho ngài chính thức nghỉ việc kể từ ngày 29/6/2011
Vài Dòng Tiểu Sử: Linh Mục Gioan Trần Bình Trọng, Sinh tại Ðồng Nhân, Kim Sơn, Ninh Bình, Bắc Việt Nam ngày 14-04/1944. Đi du học và học Thần học tại Ðại Chủng Viện St. Anthony-on-Hudson, Rensselaer, New York, Hoa Kỳ từ 1967 đến 1971.Thụ phong linh mục tại Nhà Thờ Chánh Toà Albany, New York, ngày 22-05/1971. Đã hoàn tất hai chương trình Cao Học về Thần Học và Tâm Lý Học. Đang dự định lấy bằng tiến sĩ về Tâm Lý Học thì bỏ cuộc, và mùa Hè l975, nhận chức vụ Tuyên úy Trại tiếp cư Tị Nạn Việt Nam, Ft Indiantown Gap, Pennsylvania. Sau đó đặc trách lo cho người di cư Việt Nam tại giáo phận Richmond Virginia, và thành lập Cộng đồng CGVN tiên khởi ở Richmond, Virginia.
Sau đó Cha được đổi sang giáo phận Arlington gần thủ đô Hoa Thịnh đốn. Cha được chỉ định làm phó xứ các giáo xứ Holy Family, Dale City, Virginia; Saint Ann, Arlington, Virginia; Saint Leo, Fairfax, Virginia. Ngày 1/03/1983 được bổ nhiệm làm chánh xứ Giáo xứ Saint Francis de Sales, Kilmarnock, Virginia 1984-1987; Chánh xứ Giáo Xứ CTTĐ Arlington, Virginia 1988-2000. Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ Miền Trung Đông Hoa Kỳ: 1989-1993. Phó xứ Saint Bernadette, Springfield, Virginia: 2000- 2007; Phó xứ Saint Michael, Annandale, Virginia.
Cha Trọng là một nhà văn đã đóng góp cho nhiều Đặc San, Nguyệt San tại Việt Nam và Hoa Kỳ (Chân Trời Mới, Dân Chúa, Thời Điểm Công Giáo. Ngài viết các bài suy niệm trên Vietcatholic.net. Ngài cũng đã xuất bản 3 tập sách "Hằng Tuần Chúa Nói Với Chúng Ta" các năm A, B, và C.
Sau Thánh Lễ các thiện nguyện viên đã tổ chức bữa tiệc ăn mừng với sự đóng góp của ban tổ chức và các giáo dân mang thức ăn tới. Để có thể thù tiếp số thực khách khá lớn, Ban Tổ Chửc đã chia ra ba điạ điểm ẩm thực: tại hội trường, tại phạn xá và ngoài trời. Tạ ơn Chúa thời tiết tạnh ráo sau mấy tuần mưa liên miên. Xin chúc mừng Cha Gioan Trần Bình Trọng đã hoàn tất 40 năm làm mục tử của Chúa Giêsu. Cám ơn cha về tất cả những gì cha đã đóng góp cho các cộng đồng giáo xứ trong thời gian 40 năm qua. Được biết cha về hưu rất đúng lúc, vì giáo phận Arlington mới khánh thành nhà hưu dưỡng cho các linh mục đầu tiên trong giáo phận được xây cất trên thửa đất nằm ngay cạnh nhà thờ St. Michael. Ngày 29/6 khi cha dọn nhà sang chỗ cư ngụ mới, cha sẽ chỉ phải di chuyển vài trăm thước.
Hình ảnh Lễ Tạ Ơn 40 năm Linh mục
Xem video Tiệc Mừng
Ban tổ chức gồm có các cựu và tân giáo dân của cha Trọng từ giáo xứ CTTĐ Arlington, St. Bernadette và St. Michael. Nhà thờ Thánh Michael gần hết chỗ, ca đoàn tổng hợp rất hùng hậu, có thành phần của ca đoàn Cecilia, Ave Maria, và Thiếu Nhi. Phần ca trưởng có Bà Kiểm, ông An, ông Vọng, bà Sinh, và cô Thụy Mai.
Mở đầu Thánh Lễ, cha Pokorsky, chánh xứ Michael đã đón chào mọi người và chúc mừng cha Trọng. Ngài nói, 20 năm về trước khi cha Trọng nằm bệnh viện Georgetown, chính ngài đã đến xức dầu cho cha Trọng khi cha đang lâm bệnh nặng. Ai ngờ hai mươi năm sau cha Trọng vẫn khỏe mạnh và đã dâng biết bao nhiêu thánh lễ và cử hành bao nhiêu phép bí tích.
Trong bài giảng, cha Lãm đã nói qua những liên hệ gia đình và đã cho hay chính cha Trần Công Nghị là cháu và học cùng lớp với Cha Chú năm nay cũng kỉ niệm 40 năm linh mục. Người thứ tư ngỏ lời là cha Trần Chúc khi cha giới thiệu các thành phần quan khách. Đức Cha Đọc sau thánh lễ cũng chia sẻ về đời sống linh mục. Cha Nghị lên bục nói ngài không muốn tuyên bố việc kỷ niệm 40 năm thụ phong linh mục nhưng đã bị bật mí... Cha Nghị đại diện các Cha ban phép lành Tiệc Mừng.
Được biết cha Trọng đã xin về hưu và đã được Đức Giám Mục Loverde chấp thuận cho ngài chính thức nghỉ việc kể từ ngày 29/6/2011
Vài Dòng Tiểu Sử: Linh Mục Gioan Trần Bình Trọng, Sinh tại Ðồng Nhân, Kim Sơn, Ninh Bình, Bắc Việt Nam ngày 14-04/1944. Đi du học và học Thần học tại Ðại Chủng Viện St. Anthony-on-Hudson, Rensselaer, New York, Hoa Kỳ từ 1967 đến 1971.Thụ phong linh mục tại Nhà Thờ Chánh Toà Albany, New York, ngày 22-05/1971. Đã hoàn tất hai chương trình Cao Học về Thần Học và Tâm Lý Học. Đang dự định lấy bằng tiến sĩ về Tâm Lý Học thì bỏ cuộc, và mùa Hè l975, nhận chức vụ Tuyên úy Trại tiếp cư Tị Nạn Việt Nam, Ft Indiantown Gap, Pennsylvania. Sau đó đặc trách lo cho người di cư Việt Nam tại giáo phận Richmond Virginia, và thành lập Cộng đồng CGVN tiên khởi ở Richmond, Virginia.
Sau đó Cha được đổi sang giáo phận Arlington gần thủ đô Hoa Thịnh đốn. Cha được chỉ định làm phó xứ các giáo xứ Holy Family, Dale City, Virginia; Saint Ann, Arlington, Virginia; Saint Leo, Fairfax, Virginia. Ngày 1/03/1983 được bổ nhiệm làm chánh xứ Giáo xứ Saint Francis de Sales, Kilmarnock, Virginia 1984-1987; Chánh xứ Giáo Xứ CTTĐ Arlington, Virginia 1988-2000. Chủ Tịch Cộng Đồng Giáo Sĩ và Tu Sĩ Miền Trung Đông Hoa Kỳ: 1989-1993. Phó xứ Saint Bernadette, Springfield, Virginia: 2000- 2007; Phó xứ Saint Michael, Annandale, Virginia.
Cha Trọng là một nhà văn đã đóng góp cho nhiều Đặc San, Nguyệt San tại Việt Nam và Hoa Kỳ (Chân Trời Mới, Dân Chúa, Thời Điểm Công Giáo. Ngài viết các bài suy niệm trên Vietcatholic.net. Ngài cũng đã xuất bản 3 tập sách "Hằng Tuần Chúa Nói Với Chúng Ta" các năm A, B, và C.
Sau Thánh Lễ các thiện nguyện viên đã tổ chức bữa tiệc ăn mừng với sự đóng góp của ban tổ chức và các giáo dân mang thức ăn tới. Để có thể thù tiếp số thực khách khá lớn, Ban Tổ Chửc đã chia ra ba điạ điểm ẩm thực: tại hội trường, tại phạn xá và ngoài trời. Tạ ơn Chúa thời tiết tạnh ráo sau mấy tuần mưa liên miên. Xin chúc mừng Cha Gioan Trần Bình Trọng đã hoàn tất 40 năm làm mục tử của Chúa Giêsu. Cám ơn cha về tất cả những gì cha đã đóng góp cho các cộng đồng giáo xứ trong thời gian 40 năm qua. Được biết cha về hưu rất đúng lúc, vì giáo phận Arlington mới khánh thành nhà hưu dưỡng cho các linh mục đầu tiên trong giáo phận được xây cất trên thửa đất nằm ngay cạnh nhà thờ St. Michael. Ngày 29/6 khi cha dọn nhà sang chỗ cư ngụ mới, cha sẽ chỉ phải di chuyển vài trăm thước.
Ngày của các hài nhi
Phạm Thị Hòa
08:37 03/06/2011
Đã thành thông lệ, hàng năm cứ vào ngày 1/6 nhóm Bảo vệ sự sống – TGM Hải Phòng lại ra nghĩa trang An Toàn và Trang Quan, nơi có ngôi mộ của các thai nhi để thắp hương cầu nguyện, tặng đồ chơi cho các em.
Xem hình ảnh
Hàng ngày, các thành viên của nhóm đến các bệnh viện, cơ sở y tế để gom những thai nhi đã bị bố mẹ các em nhẫn tâm vứt bỏ mang về TGM. Các thai nhi này được cho vào các hũ sành, sau khi được làm các nghi thức khâm liệm của công giáo, các em được đưa đến hầm mộ được xây dành riêng cho các em tại nghĩa trang Trang Quan (An Đồng –An Dương) và nghĩa trang An Toàn (xã Hoàng Nghĩa – Kiến Thụy).
Công việc thầm lặng này đã được làm trong 5 năm và cho đến nay đã có gần 8.000 thai nhi được thu gom và an táng tại 2 nơi này. Đó chỉ là con số rất nhỏ so với con số các thai nhi bị phá tại Hải Phòng bởi nhóm chỉ đến được một số các cơ sở y tế và bệnh viện thôi nhưng thực tế có rất nhiều các cơ sở y tế tư nhân mà nhóm chưa thể tiếp cận được. Ngày thường, ngày lễ, thậm chí ngày mồng 2 Tết, hầu như ngày nào cũng có “sản phẩm” mang về. Bạn Hằng, thành viên rất tích cực của nhóm tâm sự với tôi “bọn em chỉ mong thất nghiệp”.
Để chuẩn bị cho các em có một ngày tết thiếu nhi vui vẻ, tràn đầy tình thương, các anh chị trong nhóm đã dành mấy buổi tối để tự tay làm những chiếc chong chóng đủ màu sắc tặng các em. Món quà đơn sơ nhưng chứa đầy tình yêu thương dành cho các em – những đứa trẻ chưa kịp cất tiếng khóc chào đời, chưa một lần gọi cha gọi mẹ, chưa được có một cái tên.
Đã mong muốn từ lâu là đi cùng các thành viên trong nhóm một ngày trong lúc họ làm việc nhưng chưa có cơ hội. Hôm nay may mắn thay được tham dự sự kiện này.
Mộ của các em nằm cùng với mộ của những người khác tại nghĩa trang nhưng to hơn, rộng hơn bởi các em gồm gần 6000 thành viên. Bên trên được trang trí bằng 2 bông hoa rất đẹp. Tất cả các thành viên chia nhau cắm những chiếc “chong chóng tình yêu” lên mộ các em. 250 chiếc chong chóng đón gió quay tròn thật đẹp mắt. Cha giám đốc Caritas làm hướng dẫn cầu nguyện cho các em. Những bài hát, những lời kinh vang lên giữa cái tĩnh lặng của nghĩa trang chắc hẳn là niềm ai ủi với các em trong ngày tết thiếu nhi mà đáng lẽ các em đã có cơ hội chung vui với cha mẹ, anh chị em mình. Nhưng dù vậy cũng đã có rất nhiều sự viếng thăm lặng lẽ nơi mộ các em, có thể những người cha người mẹ do sai lầm, họ thiếu hiểu biết khi từ bỏ đứa con mình nhiều người cũng đã đến để xin sự tha thứ.
Là người không công giáo, tôi không biết hát thánh ca, 2 bài duy nhất tôi có thể hát cùng mọi người để cầu nguyện cho các em là bài “Kinh hòa bình” và bài “Đứa bé”. Cầu cho linh hồn các em sớm lên Thiên đàng. Mong các em hãy tha thứ cho sự lỗi lầm, nông nổi, dại khờ, của cha mẹ. Bình yên nhé những linh hồn bé nhỏ! “ Dẫu Cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa vẫn đón nhận con (TV27,10 ).
Mong sao sẽ không còn nhiều những em bị trước đoạt quyền sống ngay khi nằm trọng bụng mẹ. Trăn trở của nhóm Bảo vệ sự sống không phải là làm sao thu gom được hết các thai nhi bị bỏ mà làm sao để các ông bố bà mẹ, những người trẻ chưa lập gia đình ý thức được việc bảo vệ sự sống, bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính họ bởi “sự sống của con người là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi trong lòng người, trong lương tâm con người”.
Xem hình ảnh
Hàng ngày, các thành viên của nhóm đến các bệnh viện, cơ sở y tế để gom những thai nhi đã bị bố mẹ các em nhẫn tâm vứt bỏ mang về TGM. Các thai nhi này được cho vào các hũ sành, sau khi được làm các nghi thức khâm liệm của công giáo, các em được đưa đến hầm mộ được xây dành riêng cho các em tại nghĩa trang Trang Quan (An Đồng –An Dương) và nghĩa trang An Toàn (xã Hoàng Nghĩa – Kiến Thụy).
Công việc thầm lặng này đã được làm trong 5 năm và cho đến nay đã có gần 8.000 thai nhi được thu gom và an táng tại 2 nơi này. Đó chỉ là con số rất nhỏ so với con số các thai nhi bị phá tại Hải Phòng bởi nhóm chỉ đến được một số các cơ sở y tế và bệnh viện thôi nhưng thực tế có rất nhiều các cơ sở y tế tư nhân mà nhóm chưa thể tiếp cận được. Ngày thường, ngày lễ, thậm chí ngày mồng 2 Tết, hầu như ngày nào cũng có “sản phẩm” mang về. Bạn Hằng, thành viên rất tích cực của nhóm tâm sự với tôi “bọn em chỉ mong thất nghiệp”.
Để chuẩn bị cho các em có một ngày tết thiếu nhi vui vẻ, tràn đầy tình thương, các anh chị trong nhóm đã dành mấy buổi tối để tự tay làm những chiếc chong chóng đủ màu sắc tặng các em. Món quà đơn sơ nhưng chứa đầy tình yêu thương dành cho các em – những đứa trẻ chưa kịp cất tiếng khóc chào đời, chưa một lần gọi cha gọi mẹ, chưa được có một cái tên.
Đã mong muốn từ lâu là đi cùng các thành viên trong nhóm một ngày trong lúc họ làm việc nhưng chưa có cơ hội. Hôm nay may mắn thay được tham dự sự kiện này.
Mộ của các em nằm cùng với mộ của những người khác tại nghĩa trang nhưng to hơn, rộng hơn bởi các em gồm gần 6000 thành viên. Bên trên được trang trí bằng 2 bông hoa rất đẹp. Tất cả các thành viên chia nhau cắm những chiếc “chong chóng tình yêu” lên mộ các em. 250 chiếc chong chóng đón gió quay tròn thật đẹp mắt. Cha giám đốc Caritas làm hướng dẫn cầu nguyện cho các em. Những bài hát, những lời kinh vang lên giữa cái tĩnh lặng của nghĩa trang chắc hẳn là niềm ai ủi với các em trong ngày tết thiếu nhi mà đáng lẽ các em đã có cơ hội chung vui với cha mẹ, anh chị em mình. Nhưng dù vậy cũng đã có rất nhiều sự viếng thăm lặng lẽ nơi mộ các em, có thể những người cha người mẹ do sai lầm, họ thiếu hiểu biết khi từ bỏ đứa con mình nhiều người cũng đã đến để xin sự tha thứ.
Là người không công giáo, tôi không biết hát thánh ca, 2 bài duy nhất tôi có thể hát cùng mọi người để cầu nguyện cho các em là bài “Kinh hòa bình” và bài “Đứa bé”. Cầu cho linh hồn các em sớm lên Thiên đàng. Mong các em hãy tha thứ cho sự lỗi lầm, nông nổi, dại khờ, của cha mẹ. Bình yên nhé những linh hồn bé nhỏ! “ Dẫu Cha mẹ có bỏ con đi nữa, thì hãy còn có Chúa vẫn đón nhận con (TV27,10 ).
Mong sao sẽ không còn nhiều những em bị trước đoạt quyền sống ngay khi nằm trọng bụng mẹ. Trăn trở của nhóm Bảo vệ sự sống không phải là làm sao thu gom được hết các thai nhi bị bỏ mà làm sao để các ông bố bà mẹ, những người trẻ chưa lập gia đình ý thức được việc bảo vệ sự sống, bảo vệ sức khỏe và hạnh phúc của chính họ bởi “sự sống của con người là thánh thiêng, nó mang tính bất khả xâm phạm được khắc ghi trong lòng người, trong lương tâm con người”.
Bênh vực công lý và Giáo Hội
Thắp nến cầu nguyện cho đất nước đang lâm nguy
Dòng Chúa Cứu Thế
09:22 03/06/2011
VRNs (03.06.2011) – Sài Gòn – Ngày 26/05/2011 vừa qua tàu hải giám của Trung Quốc đã ngang ngược cắt đứt các cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh 2, ngay trong hải phận Việt Nam, vi phạm thềm lục địa của Việt Nam. Chính người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc, bà Khương Du đã khẳng định thông tin này. Đây không phải là lần đầu tiên Trung Quốc cố tình ức hiếp và đe dọa sự toàn vẹn lãnh hải của Việt Nam mà là một chuỗi những hành động không một người Việt Nam nào có thể chấp nhận được.
Với lòng yêu mến quê hương đất nước và đứng trước sự lâm nguy của tổ quốc Việt Nam, trước nguy cơ xảy ra chiến tranh, Tỉnh DCCT Việt Nam và Tu viện DCCT Sài Gòn mời gọi quí cha, quí tu sĩ nam nữ các hội Dòng và tất cả anh chị em thành tâm thiện chí đến tham dự thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho đất nước và cầu nguyện cho sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, vào lúc 18g30 thứ Bảy ngày 04/06/2011, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn: 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
Xin kính mời anh chị em.
NB: Sự kiện Trung Quốc xâm phạm hải phận Việt Nam đã gây nên làn sóng phẫn nộ của mọi thành phần dân Việt khắp nơi. Chính phủ Việt Nam chính thức gửi công hàm phản đối. Người dân Việt kêu gọi tuần hành ôn hòa trước Đại sứ quán (tại Hà Nội) và Tổng lãnh sự quán TQ tại Sài Gòn để phản đối sự xâm lược của TQ. Các doanh nghiệp và du lịch Việt Nam tẩy chay người mang quốc tịch TQ: tuyên bố không làm ăn với TQ, không phục vụ du lịch cho người TQ và hủy các tour du lịch đến TQ,…(theo RFA). Thậm chí, tại Hà Nội một thanh niên Việt Nam đã hơi mạnh bạo khi châm lửa đốt một chiếc xe máy sản xuất tại TQ ngay đối diện Đại sứ quán TQ (http://www.youtube.com/watch?v=fDtCXzXrG10).
Với lòng yêu mến quê hương đất nước và đứng trước sự lâm nguy của tổ quốc Việt Nam, trước nguy cơ xảy ra chiến tranh, Tỉnh DCCT Việt Nam và Tu viện DCCT Sài Gòn mời gọi quí cha, quí tu sĩ nam nữ các hội Dòng và tất cả anh chị em thành tâm thiện chí đến tham dự thánh lễ thắp nến cầu nguyện cho đất nước và cầu nguyện cho sự toàn vẹn lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, vào lúc 18g30 thứ Bảy ngày 04/06/2011, tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Sài Gòn: 38 Kỳ Đồng, quận 3, Sài Gòn.
Xin kính mời anh chị em.
NB: Sự kiện Trung Quốc xâm phạm hải phận Việt Nam đã gây nên làn sóng phẫn nộ của mọi thành phần dân Việt khắp nơi. Chính phủ Việt Nam chính thức gửi công hàm phản đối. Người dân Việt kêu gọi tuần hành ôn hòa trước Đại sứ quán (tại Hà Nội) và Tổng lãnh sự quán TQ tại Sài Gòn để phản đối sự xâm lược của TQ. Các doanh nghiệp và du lịch Việt Nam tẩy chay người mang quốc tịch TQ: tuyên bố không làm ăn với TQ, không phục vụ du lịch cho người TQ và hủy các tour du lịch đến TQ,…(theo RFA). Thậm chí, tại Hà Nội một thanh niên Việt Nam đã hơi mạnh bạo khi châm lửa đốt một chiếc xe máy sản xuất tại TQ ngay đối diện Đại sứ quán TQ (http://www.youtube.com/watch?v=fDtCXzXrG10).
Tin Đáng Chú Ý
Lm. Phan Khắc Từ bị loại trong cuộc chạy đua vào Quốc Hội
Thanh Huyền
08:41 03/06/2011
Sáng thứ Sáu 3/6/2011, cộng sản Việt Nam đã công bố danh sách những người trúng cử vào Quốc Hội khoá 13 (2011-2016) sau cuộc tổng tuyển cử hôm 22 tháng 5 vừa qua. Hai lm. Phan Khắc Từ của Sàigòn và Trần Văn Quý của Huế bị loại.
Bất chấp những chỉ trích dữ dội của người Công Giáo, hai linh mục Trần Mạnh Cường (giáo phận Ban Mê Thuột) và linh mục Lê Ngọc Hoàn (giáo phận Bùi Chu) đã tái đắc cử vào Quốc Hội khoá 13. Trong khi đó, ở cấp tỉnh và thành phố, linh mục Đỗ Quang Chí (tổng giáo phận Sàigòn), linh mục Phan Đình Sơn (Cần Thơ), linh mục Nguyễn Văn Vĩnh (Nha Trang), linh mục Nguyễn Văn Hậu (Bà Rịa Vũng Tàu) và linh mục Hoàng Thái Lân (Vinh) đã đắc cử vào Hội Đồng Nhân Dân các thành phố và tỉnh liên hệ.
Ở các cấp quận, huyện, phường, xã có hơn 20 linh mục khác đắc cử.
Trong khi đó, linh mục Phan Khắc Từ, người đã “được lên News Quốc Tế” trong tháng Tư vừa qua vì “thành tích” biến nhà thờ nơi thờ phượng Chúa thành địa điểm chế bom xăng đánh lính Mỹ, đã bị thất bại thảm hại tại đơn vị bầu cử số 9 (huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn).
Ông Từ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công Giáo, tổng biên tập Báo Công Giáo và Dân Tộc đã thua cho hai thành ủy viên thành phố Sàigòn là Nguyễn Văn Hưng và Nguyễn Văn Phụng, và một nhân vật thứ ba là Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố. Cả ba chỉ đắc cử ở mức tối đa là 64.69%.
Dân chúng ở Việt Nam có thói quen xem các tỷ lệ phiếu bầu để biết cán bộ “gộc” tới cỡ nào. Thật vậy, trong trò hề bầu cử hôm 22/5 vừa qua, các cán bộ “gộc” của đảng cộng sản Việt Nam đều đắc cử với những tỷ số choáng ngợp chín mươi mấy phần trăm. Xem thế thì cũng đủ biết với tỷ lệ trúng cử chỉ có sáu mươi mấy phần trăm Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Văn Phụng, và Nguyễn Văn Minh đều chỉ là những thứ cán bộ miệt vườn. Thua cho mấy cán bộ địa phương này, ông Từ xem chừng đã hết thời.
Tại Huế thì linh mục Trần Văn Quý cũng bị hạ nốc ao trong cuộc đua vào Hội Đồng Nhân Dân tỉnh.
Các linh mục ra ứng cử vào Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp đều được chọn trong số 74 linh mục trong Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam nhiệm kỳ V. Việc chạy đua vào các cơ quan quyền lực của cộng sản của các vị này đã gây ra một cuộc tranh luận cay đắng về việc thực thi Giáo Luật tại Việt Nam. Giáo luật 285, triệt 3 nghiêm cấm các giáo sĩ đảm trách các chức vụ công quyền hay các vai trò chính trị. Việc công khai chà đạp những kỷ luật cơ bản trong Giáo Hội của các vị này là một gương mù thê thảm xói mòn nghiêm trọng tính khả tín của Giáo Hội.
Việc gia nhập các tổ chức do cộng sản kiểm soát của các vị này thực tế chẳng mang lại ích lợi gì cho Giáo Hội khi các tài sản của Giáo Hội vẫn tiếp tục bị cướp phá, và nhà nước tiếp tục biến những quyền tự do chính đáng của công dân thành những thứ quyền nhà nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép. Thực tế là vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến nhà nước thành một thứ chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.
Lm. Phan Khắc Từ |
Ở các cấp quận, huyện, phường, xã có hơn 20 linh mục khác đắc cử.
Trong khi đó, linh mục Phan Khắc Từ, người đã “được lên News Quốc Tế” trong tháng Tư vừa qua vì “thành tích” biến nhà thờ nơi thờ phượng Chúa thành địa điểm chế bom xăng đánh lính Mỹ, đã bị thất bại thảm hại tại đơn vị bầu cử số 9 (huyện Củ Chi và huyện Hóc Môn).
Ông Từ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Ủy ban Đoàn kết Công Giáo, tổng biên tập Báo Công Giáo và Dân Tộc đã thua cho hai thành ủy viên thành phố Sàigòn là Nguyễn Văn Hưng và Nguyễn Văn Phụng, và một nhân vật thứ ba là Nguyễn Văn Minh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thành phố. Cả ba chỉ đắc cử ở mức tối đa là 64.69%.
Dân chúng ở Việt Nam có thói quen xem các tỷ lệ phiếu bầu để biết cán bộ “gộc” tới cỡ nào. Thật vậy, trong trò hề bầu cử hôm 22/5 vừa qua, các cán bộ “gộc” của đảng cộng sản Việt Nam đều đắc cử với những tỷ số choáng ngợp chín mươi mấy phần trăm. Xem thế thì cũng đủ biết với tỷ lệ trúng cử chỉ có sáu mươi mấy phần trăm Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Văn Phụng, và Nguyễn Văn Minh đều chỉ là những thứ cán bộ miệt vườn. Thua cho mấy cán bộ địa phương này, ông Từ xem chừng đã hết thời.
Tại Huế thì linh mục Trần Văn Quý cũng bị hạ nốc ao trong cuộc đua vào Hội Đồng Nhân Dân tỉnh.
Các linh mục ra ứng cử vào Quốc Hội và Hội Đồng Nhân Dân các cấp đều được chọn trong số 74 linh mục trong Uỷ ban đoàn kết Công giáo Việt Nam nhiệm kỳ V. Việc chạy đua vào các cơ quan quyền lực của cộng sản của các vị này đã gây ra một cuộc tranh luận cay đắng về việc thực thi Giáo Luật tại Việt Nam. Giáo luật 285, triệt 3 nghiêm cấm các giáo sĩ đảm trách các chức vụ công quyền hay các vai trò chính trị. Việc công khai chà đạp những kỷ luật cơ bản trong Giáo Hội của các vị này là một gương mù thê thảm xói mòn nghiêm trọng tính khả tín của Giáo Hội.
Việc gia nhập các tổ chức do cộng sản kiểm soát của các vị này thực tế chẳng mang lại ích lợi gì cho Giáo Hội khi các tài sản của Giáo Hội vẫn tiếp tục bị cướp phá, và nhà nước tiếp tục biến những quyền tự do chính đáng của công dân thành những thứ quyền nhà nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân qua những thủ tục cấp phép. Thực tế là vừa xoá đi các quyền tự do của người dân, vừa biến nhà nước thành một thứ chủ nhân ông nắm trong tay các quyền tự do của người dân và thi ân cho họ theo cảm tính hoặc ngẫu hứng của mình.
Văn Hóa
Sống chỉ một lần
Lm Vũđình Tường
23:09 03/06/2011
Nếu phê bình về đồ dùng, chẳng hạn bàn ghế tôi sẽ nói cái bàn này có phẩm chất tốt, bàn kia phẩm chất xấu. Nếu nói về nghệ thuật, tôi sẽ nói ông thợ này khéo tay, có sáng kiến, ông thợ kia vụng về, thiếu sáng kiến; nếu phải bàn về mỹ thuật tôi sẽ nói kiểu này dễ coi, thanh nhã, hợp nhãn, kiểu kia cục mịch, nặng nề, thô kệch. Nếu nói về công ăn việc làm, tôi sẽ nói công việc này nhàn hạ, công việc kia vất vả. Nếu phê bình hay nhận xét về một cuốn sách, tôi sẽ nói cuốn sách này hay, cuốn kia dở. Từ chỗ phê bình phải trái, đúng sai, hay dở, tốt xấu dẫn đến chỗ đơn giản hoá bình phẩm sự việc. Nhận xét của tôi chỉ đưa ra hai trường hợp: hoặc thích hoặc không thích hay là hoặc khen hoặc chê.
Trong cuộc sống nếu có một biến cố nào xảy ra, tôi chắc chắn sẽ dùng đến hai chữ HÊN và XUI. Sáng nay xui quá bị đụng xe, nhưng chiều nay hên lắm, mới trúng xổ số $500, vừa đủ tiền sửa xe. Vậy nếu cái xui và cái hên xảy đến cùng một ngày thì coi như huề hay không có gì xảy ra sao?
Biến cố xảy ra rồi không thể nào xóa đi được. Mười cái hên vĩ đại cũng không xóa được một cái xui nhỏ xíu. Tôi thường quan niệm “trong cái xui cũng có cái hên”. Thí dụ: đi vượt biên hụt thì bảo là xui, vài ngày sau nghe đồn chiếc ghe mình định đi bị bắt đi tù hết, lúc đó lại bảo là hên, phải đi được thì giờ ở tù rồi còn gì, thật đúng là hên. Thực sự thì hai sự kiện đi “vượt biên hụt” và bị bắt “đi tù” là hai sự kiện khác nhau. Hai biến cố xảy ra ở hai thời điểm khác nhau. Hậu quả của đi vượt biên hụt là không bị bắt đi tù. Nếu có bị bắt thì bị đi tù vì đi vượt biên chứ không bị bắt vì đi “HỤT”. (Xin phân biệt vì đi hụt, chuyện bị lộ nên bị bắt. Chứ nếu đi lọt thì còn đâu mà bắt, nhưng nguyên nhân dẫn đến chỗ bị bắt vẫn là tại vượt biên).
Biến cố xảy ra cho đời người thì không bao giờ mất được. Tôi có thể quên là lần đầu tiên tôi học bơi vào lúc bảy tuổi. Bài học về tập bơi có nhiều nhưng chỉ có một lần đầu tiên mà thôi. Lần đầu tiên học bơi không bao giờ xảy ra được nữa. Bài học đó không thể nào xóa đi được vì nếu bây giờ tôi biết bơi thì nhất định là phải có tập bơi và phải có tập lần đầu. Ta có thể căn cứ vào hiện tại để tìm ra lịch sử một sự kiện. Một biến cố xảy ra trong đời chỉ một lần mà thôi, lý do đơn giản là thời gian không ngừng trôi. Bạn có thể mừng sinh nhật nhiều lần, nhưng bạn chỉ mừng sinh nhật hai mươi mốt tuổi một lần mà thôi. Vậy những gì tôi làm thì chỉ làm được một lần. Nếu tôi bỏ lỡ cơ hội thì tôi sẽ lỡ suốt đời. Nếu tôi bỏ lỡ cơ hội làm điều tốt thì tôi sẽ suốt đời lỡ mất cơ hội đó. Có thể có những cơ hội tốt khác để làm nhưng cơ hội đã bỏ lỡ sẽ chẳng bao giờ xảy đến nữa. Điều đã mất thì mất suốt đời và điều đã làm thì không thể xóa đi được. Mọi công việc làm đều đưa đến những hậu quả tốt, xấu tùy theo điều tôi làm. Nếu điều tôi làm không thể xóa đi được thì hậu quả của nó cũng không thể xóa đi được. Phải chăng đó là lý do khiến chúng ta tin rằng những điều Chúa Giêsu nói sẽ được thực hiện:
“Nếu các ngươi lấy đấu nào mà đong cho anh em các ngươi thì đến ngày sau hết Ta sẽ lấy đấu đó mà đong lại cho các ngươi”,
hoặc là Ngài nói:
“Nếu các ngươi cho anh em các ngươi một chén nước thì Ta bảo thật phân thưởng của các ngươi sẽ không mất trên Nước Trời”. Có lẽ đây là ý nghĩa của câu “hãy tích trữ của cải trên Nước Trời, nơi đó mối mọt không thể đục khoét được” (Mt 6:19-21)
Mỗi hành động tôi làm đều có kết quả vĩnh viễn. Do đó tôi phải rất cẩn thận trong mọi công việc tôi làm, phải đắn đo suy nghĩ. Có nhiều thái độ khác nhau trong công việc làm của tôi:
THÁI ĐỘ TRONG HÀNH ĐỘNG
a/- Muốn có kết quả tốt trong việc làm: Tôi không muốn nhìn thấy kết quả xấu trong công việc do chính tay mình làm ra. Trong rất nhiều trường hợp, tôi có ý định làm việc tốt và muốn nhìn thấy kết quả tốt. Tôi muốn công việc làm phải đưa đến kết quả tốt và tôi cố gắng làm để đạt được kết quả tôi mong muốn. Tôi hài lòng chấp nhận kết quả đó như là phần thưởng cho sự cố gắng của tôi. Tuy nhiên không phải hễ có ý định làm việc tốt là có kết quả tốt đâu, nhưng ít ra trong thâm tâm tôi dự định làm việc tốt. Kết quả xấu xảy ra có thể là tôi kém khả năng không tránh được đó thôi. Tôi có tự do để chọn công việc tôi làm. Thiên Chúa ban cho tôi trí khôn, và tự do để chọn lựa. Sử dụng chúng để làm việc tốt chính là tích lũy của cải trên Nước Trời. Để có được kết quả tốt trong công việc thì công việc tôi làm phải là việc tốt. Có những việc làm luôn luôn mang lại kết quả tốt. Thí dụ: bố thí cho người nghèo khó, thương yêu anh em, hay cầu nguyện.
b/- Không muốn chấp nhận kết quả của việc làm: Có khi tôi làm việc nhưng không muốn chấp nhận kết quả xảy ra do công việc tôi làm. Đồng ý là có nhiều khi kết quả xấu xảy đến là do thiếu suy nghĩ, đắn đo trong công việc hay do hoàn cảnh, do người khác không hoàn thành công việc giao phó. Tuy nhiên, đôi khi tôi không muốn chấp nhận kết quả xấu do tôi làm ra, mặc dầu trong thâm tâm tôi ngầm chấp nhận nó, ngoài mặt tôi cứ chối và muốn ai đó chịu trách nhiệm dùm. Tôi có khuynh hướng đổ thừa cho người khác hơn là nhận cái thiếu sót của mình. Để cho yên tâm, tôi có khuynh hướng tự biện hộ cho việc làm của tôi. Tôi bị đụng xe vì người tài xế kia lái ẩu, còn tôi là tài xế cẩn thận số một trên đời hiếm có. Tôi thi rớt vì thầy giáo ra lạc đề hay là giảng dạy quá dở chứ thực tình tôi là học sinh xuất sắc, siêng học lắm. Tôi quên đi lễ ngày Chúa Nhật là tại đồng hồ hư không chịu báo thức đúng giờ hay tại tối qua đi ngủ trễ đến mất lễ chứ tôi là con chiên ngoan đạo lắm; mọi việc đều do cái gì đó đưa đến, còn tôi thì trọn hảo, tốt lành. Tôi luôn tìm được lý do bênh vực cho việc làm của tôi.
c/- Không muốn kết quả của công việc xảy ra: Khuynh hướng thứ ba là muốn điều tôi làm không mang đến kết quả, dù là kết quả tốt. Thái độ của tôi là muốn gieo gió nhưng không muốn nhìn thấy bão nổi lên. Muốn được tự do làm điều tôi thích và cầu mong là kết quả đừng xảy ra dù dưới bất cứ hình thức nào. Bạn có thể nói tôi là người khó hiểu, tự mâu thuẫn, ngớ ngẩn. Ngày nay bạn nghe đến phá thai. Bao nhiêu thanh nam thiếu nữ thích chung đụng xác thịt nhưng không muốn chấp nhận kết quả của sự yêu thương đó. Nếu kết quả có cơ thành hình thì họ tìm cách dập tắt ngay. Vậy phải chăng có những lúc tôi muốn tự do làm điều ưa thích mà không muốn chấp nhận hậu quả của hành động đó, bất kể kết quả đó là gì vì ngay từ đầu tôi đã không muốn chấp nhận cái kết quả đó. Điều này dẫn đến kết luận là tôi không muốn nhìn thấy kết quả của công việc do tôi làm ra. Nếu kết quả của công việc tồn tại vĩnh viễn thì tôi có thể chối kết quả đó được chăng. Tôi có thể trốn trách nhiệm ở đời này, nhưng đời sau chắc chắn tôi sẽ phải trả lời về điều tôi muốn tránh. Nếu biết rằng trách nhiệm về việc làm không thể tránh được thì tại sao lại không chuẩn bị để chấp nhận nó, hoặc là làm việc tốt để mong tìm gặp kết quả mình vun trồng hơn là tìm cách tránh nó. Cách tránh tốt nhất là đừng làm điều xấu.
CẦU NGUYỆN LUÔN LUÔN TỐT
Cầu nguyện và cám dỗ dường như luôn đi chung với nhau. Hễ có cầu nguyện là có bị cám dỗ. Nhưng nếu có cám dỗ chưa chắc đã có cầu nguyện. Nếu bị cám dỗ mà kêu cầu ơn Chúa phù trợ thì tôi biết rằng tôi đang cầu nguyện. Nhiều khi muốn cầu nguyện, nghĩ đến lợi ích của cầu nguyện nhưng lại sợ không dám làm lý do đơn giản là mỗi lần cầu nguyện là nhiều lần bị cám dỗ. Vì có cám dỗ nên tôi phân chia cầu nguyện làm hai loại: tốt và xấu. Những giờ cầu nguyện buồn chán, luôn bị ma quỷ cám dỗ, tôi cho là giờ cầu nguyện xấu. Những lúc cầu nguyện sốt sắng, thấy thoải mái, bằng an, tôi thắng được các cơn cám dỗ, tôi cho là giờ cầu nguyện tốt. Điều phân biệt trên là một sai lầm cả thể. Điều tôi muốn trình bày là CẦU NGUYỆN LUÔN LUÔN TỐT.
Thứ nhất: Cầu nguyện tự nó là một việc làm tốt, bản chất của cầu nguyện là tốt vì nó là sự liên kết giữa tôi và Đấng Tối Cao mà tôi tôn thờ. Cầu nguyện chính là làm theo ý Chúa Giêsu. Ngài dạy tôi là hãy cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ. Muốn tránh được cám dỗ thì siêng cầu nguyện. Trên tôi có nói hễ có cầu nguyện là có cám dỗ, nhưng không phải hễ có cám dỗ là bị sa ngã. Tôi thắng được nhiều cơn cám dỗ không phải do sức mạnh của tôi mà là do sự trợ giúp của Chúa. Tôi ý thức rằng ma quỷ cám dỗ ngay cả khi tôi không cầu nguyện. Đời sống không cầu nguyện là đời sống dễ bị sa ngã vì không biết đâu là cơn cám dỗ, sa vào cạm bẫy của kẻ thù mà vui vẻ cho là đang làm việc tốt. Trong kinh Lạy Cha Chúa Giêsu cũng dạy: “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Cầu nguyện chính là thứ võ khí vô hình giúp tôi biết đâu là ý ngay và đâu là cạm bẫy. Cầu nguyện còn là thứ võ khí giúp tôi chống trả lại chước cám dỗ nữa. Nếu tôi dùng ngôn ngữ loài người để diễn tả cầu nguyện như là sự thăm viếng thì cầu nguyện luôn luôn tốt, vì thăm viếng là hình thức diễn tả tình thân giữa con người với con người, nó là dấu chỉ của tương trợ, của hoà bình. Chúa Giêsu kêu gọi tôi cầu nguyện và Ngài còn dạy cách cầu nguyện. Không nơi nào trong Kinh Thánh phân biệt giá trị của cầu nguyện ngoại trừ những câu Chúa Giêsu khiển trách những người lợi dụng cầu nguyện. Chúa dùng chữ “giả hình” để chỉ những người thích cầu nguyện nơi ngã ba đường, nơi có đông người đi lại để được tiếng khen là người đạo đức, để tìm uy tín cho cá nhân, gây ảnh hưởng tốt cho mình.
Thứ hai: Mọi hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ bên trong hay từ ý muốn bên trong. Có ý định cầu nguyện là tôi đã mang ý định tốt trong việc làm. Chỉ điều đó đủ nói lên bản chất tốt lành của việc tôi muốn làm. Ý định và kết quả của ý định đó có thể khác nhau. Đó là việc xảy ra ngoài ý muốn hay ngoài khả năng. Thí dụ như cho tiền người ăn xin không ngờ anh ta dùng tiền đó uống rượu say bị xe cán. Hành động cho tiền người ăn xin là việc tốt, còn việc sử dụng tiền của người ăn xin là việc của anh ta. Đồng ý là nếu không có tiền người ăn xin không thể uống rượu say, nhưng việc cho tiền là ý nghĩ tốt của lòng bác ái.
Thứ ba: Cha mẹ thường bắt con cái đi học vì biết rằng việc học có lợi cho con cái. Việc học không giúp ích gì cho cha mẹ, không làm cho cha mẹ khôn ra, tiến bộ thêm lên. Cha mẹ bắt con cái đi học vì muốn con cái hưởng được cái lợi của việc học. Cầu nguyện cũng vậy, chỉ tôi có lợi còn Thiên Chúa không có lợi chi trong việc cầu nguyện. Tôi kêu cầu Thiên Chúa vì Ngài là Thiên Chúa, tôi không kêu cầu lên Ngài thì Ngài vẫn là Thiên Chúa. Cầu nguyện không giúp Chúa vui sướng, hạnh phúc. Thiên Chúa không cần lời cầu nguyện của tôi nhưng Ngài muốn tôi cầu nguyện và thích nghe tôi cầu tới Ngài vì Ngài thấy điều đó có lợi cho tôi. Ngài khuyên là hãy siêng cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ. Thiên Chúa không phân biệt giờ cầu nguyện tốt và giờ cầu nguyện xấu. Với Ngài mọi giờ cầu nguyện đều là tốt vì khi cầu nguyện tôi không điều khiển được tôi mà là chính Chúa điều khiển giờ cầu nguyện của tôi. Tôi không thể định trước giờ cầu nguyện này phải vui, giờ kia phải buồn.
Trong cuộc sống hằng ngày tôi có thể làm được điều đó, tôi có thể đoán biết trước được những gì có thể xảy đến hay ít ra có thể nhắm được điều gì sẽ đến. Trong cầu nguyện tôi hoàn toàn bó tay, không thể biết được giờ nguyện sẽ ra sao. Trong lúc cầu nguyện tôi thấy tôi thật bé nhỏ, thật yếu đuối và không làm chủ được mình. Nếu giờ cầu nguyện vui là do Thiên Chúa điều khiển, nếu giờ cầu nguyện buồn cũng do Ngài điều khiển. Nếu Ngài điều khiển giờ cầu nguyện của tôi thì sẽ không còn có phân biệt giờ cầu nguyện tốt hay xấu vì tất cả đến từ Ngài; Ngài không dùng ma quỷ để thử tôi nhưng Ngài cho phép ma quỷ cám dỗ. Chiến thắng càng hiển hách khi cám dỗ càng nhiều. Nếu tôi dùng hết giờ cầu nguyện để chống trả cơn cám dỗ mà thắng thì tôi đáng hãnh diện lắm chứ. Nếu tôi thua thì ít ra tôi cũng đã cố gắng chống lại chúng, tôi không đầu hàng. Nếu có thua thì cũng thua trong vinh dự.
(viết ngày 10 tháng 8 năm 1987)
TiengChuong.org
Trong cuộc sống nếu có một biến cố nào xảy ra, tôi chắc chắn sẽ dùng đến hai chữ HÊN và XUI. Sáng nay xui quá bị đụng xe, nhưng chiều nay hên lắm, mới trúng xổ số $500, vừa đủ tiền sửa xe. Vậy nếu cái xui và cái hên xảy đến cùng một ngày thì coi như huề hay không có gì xảy ra sao?
Biến cố xảy ra rồi không thể nào xóa đi được. Mười cái hên vĩ đại cũng không xóa được một cái xui nhỏ xíu. Tôi thường quan niệm “trong cái xui cũng có cái hên”. Thí dụ: đi vượt biên hụt thì bảo là xui, vài ngày sau nghe đồn chiếc ghe mình định đi bị bắt đi tù hết, lúc đó lại bảo là hên, phải đi được thì giờ ở tù rồi còn gì, thật đúng là hên. Thực sự thì hai sự kiện đi “vượt biên hụt” và bị bắt “đi tù” là hai sự kiện khác nhau. Hai biến cố xảy ra ở hai thời điểm khác nhau. Hậu quả của đi vượt biên hụt là không bị bắt đi tù. Nếu có bị bắt thì bị đi tù vì đi vượt biên chứ không bị bắt vì đi “HỤT”. (Xin phân biệt vì đi hụt, chuyện bị lộ nên bị bắt. Chứ nếu đi lọt thì còn đâu mà bắt, nhưng nguyên nhân dẫn đến chỗ bị bắt vẫn là tại vượt biên).
Biến cố xảy ra cho đời người thì không bao giờ mất được. Tôi có thể quên là lần đầu tiên tôi học bơi vào lúc bảy tuổi. Bài học về tập bơi có nhiều nhưng chỉ có một lần đầu tiên mà thôi. Lần đầu tiên học bơi không bao giờ xảy ra được nữa. Bài học đó không thể nào xóa đi được vì nếu bây giờ tôi biết bơi thì nhất định là phải có tập bơi và phải có tập lần đầu. Ta có thể căn cứ vào hiện tại để tìm ra lịch sử một sự kiện. Một biến cố xảy ra trong đời chỉ một lần mà thôi, lý do đơn giản là thời gian không ngừng trôi. Bạn có thể mừng sinh nhật nhiều lần, nhưng bạn chỉ mừng sinh nhật hai mươi mốt tuổi một lần mà thôi. Vậy những gì tôi làm thì chỉ làm được một lần. Nếu tôi bỏ lỡ cơ hội thì tôi sẽ lỡ suốt đời. Nếu tôi bỏ lỡ cơ hội làm điều tốt thì tôi sẽ suốt đời lỡ mất cơ hội đó. Có thể có những cơ hội tốt khác để làm nhưng cơ hội đã bỏ lỡ sẽ chẳng bao giờ xảy đến nữa. Điều đã mất thì mất suốt đời và điều đã làm thì không thể xóa đi được. Mọi công việc làm đều đưa đến những hậu quả tốt, xấu tùy theo điều tôi làm. Nếu điều tôi làm không thể xóa đi được thì hậu quả của nó cũng không thể xóa đi được. Phải chăng đó là lý do khiến chúng ta tin rằng những điều Chúa Giêsu nói sẽ được thực hiện:
“Nếu các ngươi lấy đấu nào mà đong cho anh em các ngươi thì đến ngày sau hết Ta sẽ lấy đấu đó mà đong lại cho các ngươi”,
hoặc là Ngài nói:
“Nếu các ngươi cho anh em các ngươi một chén nước thì Ta bảo thật phân thưởng của các ngươi sẽ không mất trên Nước Trời”. Có lẽ đây là ý nghĩa của câu “hãy tích trữ của cải trên Nước Trời, nơi đó mối mọt không thể đục khoét được” (Mt 6:19-21)
Mỗi hành động tôi làm đều có kết quả vĩnh viễn. Do đó tôi phải rất cẩn thận trong mọi công việc tôi làm, phải đắn đo suy nghĩ. Có nhiều thái độ khác nhau trong công việc làm của tôi:
THÁI ĐỘ TRONG HÀNH ĐỘNG
a/- Muốn có kết quả tốt trong việc làm: Tôi không muốn nhìn thấy kết quả xấu trong công việc do chính tay mình làm ra. Trong rất nhiều trường hợp, tôi có ý định làm việc tốt và muốn nhìn thấy kết quả tốt. Tôi muốn công việc làm phải đưa đến kết quả tốt và tôi cố gắng làm để đạt được kết quả tôi mong muốn. Tôi hài lòng chấp nhận kết quả đó như là phần thưởng cho sự cố gắng của tôi. Tuy nhiên không phải hễ có ý định làm việc tốt là có kết quả tốt đâu, nhưng ít ra trong thâm tâm tôi dự định làm việc tốt. Kết quả xấu xảy ra có thể là tôi kém khả năng không tránh được đó thôi. Tôi có tự do để chọn công việc tôi làm. Thiên Chúa ban cho tôi trí khôn, và tự do để chọn lựa. Sử dụng chúng để làm việc tốt chính là tích lũy của cải trên Nước Trời. Để có được kết quả tốt trong công việc thì công việc tôi làm phải là việc tốt. Có những việc làm luôn luôn mang lại kết quả tốt. Thí dụ: bố thí cho người nghèo khó, thương yêu anh em, hay cầu nguyện.
b/- Không muốn chấp nhận kết quả của việc làm: Có khi tôi làm việc nhưng không muốn chấp nhận kết quả xảy ra do công việc tôi làm. Đồng ý là có nhiều khi kết quả xấu xảy đến là do thiếu suy nghĩ, đắn đo trong công việc hay do hoàn cảnh, do người khác không hoàn thành công việc giao phó. Tuy nhiên, đôi khi tôi không muốn chấp nhận kết quả xấu do tôi làm ra, mặc dầu trong thâm tâm tôi ngầm chấp nhận nó, ngoài mặt tôi cứ chối và muốn ai đó chịu trách nhiệm dùm. Tôi có khuynh hướng đổ thừa cho người khác hơn là nhận cái thiếu sót của mình. Để cho yên tâm, tôi có khuynh hướng tự biện hộ cho việc làm của tôi. Tôi bị đụng xe vì người tài xế kia lái ẩu, còn tôi là tài xế cẩn thận số một trên đời hiếm có. Tôi thi rớt vì thầy giáo ra lạc đề hay là giảng dạy quá dở chứ thực tình tôi là học sinh xuất sắc, siêng học lắm. Tôi quên đi lễ ngày Chúa Nhật là tại đồng hồ hư không chịu báo thức đúng giờ hay tại tối qua đi ngủ trễ đến mất lễ chứ tôi là con chiên ngoan đạo lắm; mọi việc đều do cái gì đó đưa đến, còn tôi thì trọn hảo, tốt lành. Tôi luôn tìm được lý do bênh vực cho việc làm của tôi.
c/- Không muốn kết quả của công việc xảy ra: Khuynh hướng thứ ba là muốn điều tôi làm không mang đến kết quả, dù là kết quả tốt. Thái độ của tôi là muốn gieo gió nhưng không muốn nhìn thấy bão nổi lên. Muốn được tự do làm điều tôi thích và cầu mong là kết quả đừng xảy ra dù dưới bất cứ hình thức nào. Bạn có thể nói tôi là người khó hiểu, tự mâu thuẫn, ngớ ngẩn. Ngày nay bạn nghe đến phá thai. Bao nhiêu thanh nam thiếu nữ thích chung đụng xác thịt nhưng không muốn chấp nhận kết quả của sự yêu thương đó. Nếu kết quả có cơ thành hình thì họ tìm cách dập tắt ngay. Vậy phải chăng có những lúc tôi muốn tự do làm điều ưa thích mà không muốn chấp nhận hậu quả của hành động đó, bất kể kết quả đó là gì vì ngay từ đầu tôi đã không muốn chấp nhận cái kết quả đó. Điều này dẫn đến kết luận là tôi không muốn nhìn thấy kết quả của công việc do tôi làm ra. Nếu kết quả của công việc tồn tại vĩnh viễn thì tôi có thể chối kết quả đó được chăng. Tôi có thể trốn trách nhiệm ở đời này, nhưng đời sau chắc chắn tôi sẽ phải trả lời về điều tôi muốn tránh. Nếu biết rằng trách nhiệm về việc làm không thể tránh được thì tại sao lại không chuẩn bị để chấp nhận nó, hoặc là làm việc tốt để mong tìm gặp kết quả mình vun trồng hơn là tìm cách tránh nó. Cách tránh tốt nhất là đừng làm điều xấu.
CẦU NGUYỆN LUÔN LUÔN TỐT
Cầu nguyện và cám dỗ dường như luôn đi chung với nhau. Hễ có cầu nguyện là có bị cám dỗ. Nhưng nếu có cám dỗ chưa chắc đã có cầu nguyện. Nếu bị cám dỗ mà kêu cầu ơn Chúa phù trợ thì tôi biết rằng tôi đang cầu nguyện. Nhiều khi muốn cầu nguyện, nghĩ đến lợi ích của cầu nguyện nhưng lại sợ không dám làm lý do đơn giản là mỗi lần cầu nguyện là nhiều lần bị cám dỗ. Vì có cám dỗ nên tôi phân chia cầu nguyện làm hai loại: tốt và xấu. Những giờ cầu nguyện buồn chán, luôn bị ma quỷ cám dỗ, tôi cho là giờ cầu nguyện xấu. Những lúc cầu nguyện sốt sắng, thấy thoải mái, bằng an, tôi thắng được các cơn cám dỗ, tôi cho là giờ cầu nguyện tốt. Điều phân biệt trên là một sai lầm cả thể. Điều tôi muốn trình bày là CẦU NGUYỆN LUÔN LUÔN TỐT.
Thứ nhất: Cầu nguyện tự nó là một việc làm tốt, bản chất của cầu nguyện là tốt vì nó là sự liên kết giữa tôi và Đấng Tối Cao mà tôi tôn thờ. Cầu nguyện chính là làm theo ý Chúa Giêsu. Ngài dạy tôi là hãy cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ. Muốn tránh được cám dỗ thì siêng cầu nguyện. Trên tôi có nói hễ có cầu nguyện là có cám dỗ, nhưng không phải hễ có cám dỗ là bị sa ngã. Tôi thắng được nhiều cơn cám dỗ không phải do sức mạnh của tôi mà là do sự trợ giúp của Chúa. Tôi ý thức rằng ma quỷ cám dỗ ngay cả khi tôi không cầu nguyện. Đời sống không cầu nguyện là đời sống dễ bị sa ngã vì không biết đâu là cơn cám dỗ, sa vào cạm bẫy của kẻ thù mà vui vẻ cho là đang làm việc tốt. Trong kinh Lạy Cha Chúa Giêsu cũng dạy: “xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”. Cầu nguyện chính là thứ võ khí vô hình giúp tôi biết đâu là ý ngay và đâu là cạm bẫy. Cầu nguyện còn là thứ võ khí giúp tôi chống trả lại chước cám dỗ nữa. Nếu tôi dùng ngôn ngữ loài người để diễn tả cầu nguyện như là sự thăm viếng thì cầu nguyện luôn luôn tốt, vì thăm viếng là hình thức diễn tả tình thân giữa con người với con người, nó là dấu chỉ của tương trợ, của hoà bình. Chúa Giêsu kêu gọi tôi cầu nguyện và Ngài còn dạy cách cầu nguyện. Không nơi nào trong Kinh Thánh phân biệt giá trị của cầu nguyện ngoại trừ những câu Chúa Giêsu khiển trách những người lợi dụng cầu nguyện. Chúa dùng chữ “giả hình” để chỉ những người thích cầu nguyện nơi ngã ba đường, nơi có đông người đi lại để được tiếng khen là người đạo đức, để tìm uy tín cho cá nhân, gây ảnh hưởng tốt cho mình.
Thứ hai: Mọi hành động đều bắt nguồn từ ý nghĩ bên trong hay từ ý muốn bên trong. Có ý định cầu nguyện là tôi đã mang ý định tốt trong việc làm. Chỉ điều đó đủ nói lên bản chất tốt lành của việc tôi muốn làm. Ý định và kết quả của ý định đó có thể khác nhau. Đó là việc xảy ra ngoài ý muốn hay ngoài khả năng. Thí dụ như cho tiền người ăn xin không ngờ anh ta dùng tiền đó uống rượu say bị xe cán. Hành động cho tiền người ăn xin là việc tốt, còn việc sử dụng tiền của người ăn xin là việc của anh ta. Đồng ý là nếu không có tiền người ăn xin không thể uống rượu say, nhưng việc cho tiền là ý nghĩ tốt của lòng bác ái.
Thứ ba: Cha mẹ thường bắt con cái đi học vì biết rằng việc học có lợi cho con cái. Việc học không giúp ích gì cho cha mẹ, không làm cho cha mẹ khôn ra, tiến bộ thêm lên. Cha mẹ bắt con cái đi học vì muốn con cái hưởng được cái lợi của việc học. Cầu nguyện cũng vậy, chỉ tôi có lợi còn Thiên Chúa không có lợi chi trong việc cầu nguyện. Tôi kêu cầu Thiên Chúa vì Ngài là Thiên Chúa, tôi không kêu cầu lên Ngài thì Ngài vẫn là Thiên Chúa. Cầu nguyện không giúp Chúa vui sướng, hạnh phúc. Thiên Chúa không cần lời cầu nguyện của tôi nhưng Ngài muốn tôi cầu nguyện và thích nghe tôi cầu tới Ngài vì Ngài thấy điều đó có lợi cho tôi. Ngài khuyên là hãy siêng cầu nguyện để khỏi sa chước cám dỗ. Thiên Chúa không phân biệt giờ cầu nguyện tốt và giờ cầu nguyện xấu. Với Ngài mọi giờ cầu nguyện đều là tốt vì khi cầu nguyện tôi không điều khiển được tôi mà là chính Chúa điều khiển giờ cầu nguyện của tôi. Tôi không thể định trước giờ cầu nguyện này phải vui, giờ kia phải buồn.
Trong cuộc sống hằng ngày tôi có thể làm được điều đó, tôi có thể đoán biết trước được những gì có thể xảy đến hay ít ra có thể nhắm được điều gì sẽ đến. Trong cầu nguyện tôi hoàn toàn bó tay, không thể biết được giờ nguyện sẽ ra sao. Trong lúc cầu nguyện tôi thấy tôi thật bé nhỏ, thật yếu đuối và không làm chủ được mình. Nếu giờ cầu nguyện vui là do Thiên Chúa điều khiển, nếu giờ cầu nguyện buồn cũng do Ngài điều khiển. Nếu Ngài điều khiển giờ cầu nguyện của tôi thì sẽ không còn có phân biệt giờ cầu nguyện tốt hay xấu vì tất cả đến từ Ngài; Ngài không dùng ma quỷ để thử tôi nhưng Ngài cho phép ma quỷ cám dỗ. Chiến thắng càng hiển hách khi cám dỗ càng nhiều. Nếu tôi dùng hết giờ cầu nguyện để chống trả cơn cám dỗ mà thắng thì tôi đáng hãnh diện lắm chứ. Nếu tôi thua thì ít ra tôi cũng đã cố gắng chống lại chúng, tôi không đầu hàng. Nếu có thua thì cũng thua trong vinh dự.
(viết ngày 10 tháng 8 năm 1987)
TiengChuong.org
Ảnh Nghệ Thuật
Trang Ảnh Nghệ Thuật Chiêm/Niệm/Thiền: Xe Đạp Cũ Dựa Tường Xưa - Old Bicycle!
Nguyễn Đức Cung
21:34 03/06/2011
XE ĐẠP CŨ DỰA TƯỜNG XƯA - Old Bicycle!
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mới ngày nào cùng ai đây đó
Nay về chiều dựa xó tường xưa
Ngày ngày đón nắng đợi mưa
Ngồi đây gói ghém tình xưa để dành.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền
Ảnh của Nguyễn Đức Cung
Mới ngày nào cùng ai đây đó
Nay về chiều dựa xó tường xưa
Ngày ngày đón nắng đợi mưa
Ngồi đây gói ghém tình xưa để dành.
(nđc)
Click here to go to PhotoArt Meditation Room - Phòng ảnh Nghệ Thuật và Chiêm/Niệm/Thiền