Ngày 07-05-2022
 
Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:04 07/05/2022

3. Kinh Mân Côi sẽ là vũ khí cực mạnh chống lại hỏa ngục, tiêu diệt thói xấu, giảm tẩy tội lỗi và chiến thắng ma quỷ.



Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


------------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:11 07/05/2022
71. BA HOA KHOE GIÀU SANG

Có một người có tính hay khoe giàu sang nhưng gia đính hắn ta lại rất nghèo, khách đến thăm mà ngay cả bình trà cũng không có để mời khách uống nước.

Một hôm, có khách đến, hắn ta giả bộ lớn tiếng kêu:

- “Đem trà lên.”

Hắn gọi nhiều lần mà không thấy đầy tớ đi ra, bà vợ không biết làm sao cả nên tự mình đem ấm trà ra. Hắn ta nhìn thấy nên rất xấu hổ bèn nói với vợ:

- “Chồng của mày đi đâu rồi?”

Trả lời:

- “Đi dân công rồi”.

Hỏi:

- “Tại sao chưa trở về?”

Đáp:

- “Người không trở về nhưng hồn thì đã về”.

Hỏi:

- “Hồn ở đâu?”

Đáp:

- “Ngồi ở đây, đang ba hoa khoác lác khoe khoang sự giàu sang của mình đó”.

(Tiếu lâm quảng ký)

Suy tư 71:

Vì thích khoe khoang sự giàu có –dù nghèo mạt rệp- và vì sĩ diện nên trước mặt khách mà coi vợ mình là đầy tớ thì quả là hết thuốc chữa, những con người này dù chết xuống âm ty vẫn không thể quên mơ ước giàu sang.

Có một vài người Ki-tô hữu cũng như thế: mơ ước giàu có đến nỗi coi Thiên Chúa như là tên đầy tớ, cầu xin cái này không được thì trách Chúa, cầu ước cái nọ không xong thì dọa bỏ đạo, và rồi cuộc sống của họ cứ ươn ươn dở dở không ra cái gì cả, làm trò cười cho người khác và làm gương xấu cho trẻ em.

Đức Chúa Giê-su dạy chúng ta rằng: “Phúc cho những ai có tâm hồn nghèo khó, vì Nước Trời là của họ”(Mt 5,3).

“tai họa cho những ai lòng luôn ao ước được giàu có để sống hưởng thụ của cải vật chất cho sướng thân”, lời này không phải của Đức Chúa Giê-su, mà là lời của Bác Tài nói.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Tuần SỐNG Một Câu Lời Chúa (CN 4 PS)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
00:12 07/05/2022
CHÚA NHẬT 4 PHỤC SINH

(Ngày cầu cho ơn thiên triệu)

Tin mừng : Ga 10, 27-30.

“Tôi ban sự sống đời đời cho chiên của tôi”.


Bạn thân mến,

Giáo Hội dành riêng chúa nhật này để cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục, tu sĩ, để Giáo Hội ngày càng có thêm nhiều người hiến dâng cuộc sống của mình để phục vụ Thiên Chúa trong ơn gọi của mình, trong niềm xác tín vào ơn gọi linh mục mà tôi đã lãnh nhận từ nơi Giáo Hội, tôi xin chia sẻ với bạn ba điểm này:

1. Ơn thiên triệu là một sáng kiến của Thiên Chúa.

Thiên Chúa, Đấng vì yêu thương nhân loại mà có những sáng kiến độc đáo vượt qua trí khôn của con người để cứu chuộc nhân loại, trong đó có sáng kiến kêu gọi một số người sống đời tận hiến, để thay mặt Ngài để hiến tế, để tha tội, để phục vụ tha nhân và loan truyền Phúc Âm cho mọi người, đó chính là các linh mục, các tu sĩ nam nữ, và những người tự nguyện sống trong các cộng đoàn tu hội đời được Giáo Hội chấp thuận.

Ơn thiên triệu tự nó đã nói lên được lòng ưu ái của Thiên Chúa đối với nhân loại tội lỗi, bởi tự bản chất của nó là mời gọi, là triệu tập những người thiện chí đi theo lời mời gọi của Ngài để trở nên một dụng cụ mới hơn, đắc lực hơn trong công việc rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc.

Sáng kiến này được Đức Chúa Giê-su thực hiện đầu tiên khi Ngài kêu gọi các tông đồ đi theo Ngài, để tiếp tục sứ mạng cứu chuộc của Ngài ở trần gian, và hơn hai ngàn năm nay Thiên Chúa –qua Giáo Hội- vẫn tiếp tục mời gọi những tâm hồn thiện chí biết quên mình để phục vụ và yêu thương Ngài nơi tha nhân, chính ơn gọi này đã làm cho nhân loại ngày càng tốt tươi hơn, gần gủi với nhau hơn, và thấy rõ được tình yêu Thiên Chúa hơn, qua đời sống tận hiến của các linh mục và các tu sĩ nam nữ trong Giáo Hội.

Bởi vì Ơn thiên triệu là một sáng kiến độc đáo của Thiên Chúa, nên chỉ có Thiên Chúa mới độc quyền kêu mời và tuyển chọn ai thì theo ý muốn của Ngài mà thôi, và như thế thì thật vinh dự cho người được chọn vậy...

2. Linh mục là quà tặng Thiên Chúa ban cho thế gian.

Đức Chúa Giê-su –Đấng cứu độ trần gian- đã vì yêu thương nhân loại mà thiết lập chức linh mục –bí tích Truyền Chức thánh- để qua bí tích này, nhân loại đón nhận vô vàn ân sủng của Ngài ban cho qua các linh mục, và chính nhờ bí tích này mà Đức Chúa Giê-su –qua bí tích Thánh Thể- đã trở nên của ăn của uống nuôi dưỡng linh hồn những người tin vào Ngài. Đây là một hồng ân và là một món quà vô giá, mà chỉ có Thiên Chúa mới hào phóng ban tặng cho nhân loại mà thôi, bởi vì không một cá nhân nào tự quyền cho mình lam linh mục, không một tổ chức nhân loại nào có quyền tự phong chức linh mục cho người khác, hoặc đặt người trong tổ chức của mình làm linh mục, nếu đoàn thể đó không hiệp thông với Giáo Hội Công Giáo và đức giáo hoàng Rô-ma.

Các tín hữu Công Giáo càng ý thức mình là người Ki-tô hữu, thì càng đề cao vai trò của các linh mục trong đời sống thiêng liêng của mình, bởi vì từ khi sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa đời, người Ki-tô hữu đã được hưởng biết bao ơn lành của Thiên Chúa từ tay các linh mục, đó chính là hồng ân và là quà tặng của Thiên Chúa ban cho họ, chính qua bí tích Truyền Chức thánh mà linh mục trở nên Đức Chúa Ki-tô thứ hai để tiếp tục sứ mạng và công việc của Đức Chúa Ki-tô tại trần gian này, đó là hiến tế, tha tội và thông ban ân sủng của Thiên Chúa cho người giáo dân.

Không có linh mục thì không có thánh lễ, không có thánh lễ thì không có tiệc thánh Mình và Máu Đức Chúa Ki-tô, tức là không có hy tế dâng lên Chúa Cha xin Ngài ban ơn và tha tội cho nhân loại tội lỗi, do đó mà giáo dân cần phải yêu mến, trân trọng và gìn giữ món quà quý giá mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại, đó là các linh mục của Chúa.

3. Cầu nguyện, hy sinh và yêu thương các linh mục, tu sĩ nam nữ.

Bạn thân mến,

Có giáo dân khóc vì có một số linh mục không làm tròn bổn phận cao quý của mình, có một vài giáo dân bực mình vì có một số linh mục cũng như các tu sĩ nam nữ chưa thực sự dấn thân vì Tin Mừng và vì tha nhân, có những người chống đối và chỉ trích cách sống của một số linh mục, vì những linh mục này sống không giống với những gì mà họ đã lãnh nhận từ nơi Thiên Chúa và Giáo Hội...

Trách cứ, buồn phiền, chỉ trích của bạn và của tôi với các linh mục là do những bức xúc mà có, nhưng nếu chỉ trích mà không cầu nguyện cho các ngài, buồn phiền mà không yêu mến các linh mục, trách cứ mà không tha thứ, thì –xét cho cùng- cũng chẳng cải thiện được gì, mà có khi còn mở đường cho người khác chống đối các linh mục của chúng ta. Do đó, mà bạn và tôi nên tự hỏi mình: có lúc nào tôi cầu nguyện cho các linh mục của Giáo Hội không?

Trong ngày cầu nguyện cho ơn thiên triệu hôm nay, tôi xin mời anh chị em trong giáo xứ của mình tăng gia lời cầu nguyện và làm các việc hy sinh, để cầu nguyện cho các linh mục và các tu sĩ nam nữ trong Giáo Hội. Bởi vì chỉ có cầu nguyện, hy sinh và yêu thương là những phương thế chữa lành, và ban sức mạnh giúp cho các linh mục và các tu sĩ nam nữ đi trọn con đường tận hiến của mình mà thôi...

Xin Thiên Chúa và Đức Mẹ Ma-ri-a –Mẹ của các linh mục và của các tu sĩ nam nữ- chúc lành cho tất cả chúng ta.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Thánh lễ Chúa Nhật thứ Tư Mùa Phục sinh 8/5 dành cho những người không thể đến nhà thờ
Giáo Hội Năm Châu
01:08 07/05/2022

BÀI ĐỌC 1 Cv 13:14,43-52

Bài trích sách Công vụ Tông Đồ.

Ngày ấy, hai ông Phao-lô và Ba-na-ba rời Péc-ghê tiếp tục đi An-ti-ô-khi-a miền Pi-xi-đi-a. Ngày sa-bát, hai ông vào hội đường ngồi tham dự. Tan buổi họp, có nhiều người Do-thái và nhiều người đạo theo, tức là những người tôn thờ Thiên Chúa, đi theo hai ông. Hai ông nói chuyện với họ và khuyên nhủ họ gắn bó với ơn Thiên Chúa.

Ngày sa-bát sau, gần như cả thành tụ họp nghe lời Thiên Chúa. Thấy những đám đông như vậy, người Do-thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối những lời ông Phao-lô nói và nhục mạ ông. Bấy giờ ông Phao-lô và ông Ba-na-ba mạnh dạn lên tiếng:

“Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại. Vì Chúa truyền cho chúng tôi thế này: Ta sẽ đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi đem ơn cứu độ đến tận cùng cõi đất.” Nghe thế, dân ngoại vui mừng tôn vinh lời Chúa, và tất cả những người đã được Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời, đều tin theo. Lời Chúa lan tràn khắp miền ấy.

Nhưng người Do-thái sách động nhóm phụ nữ thượng lưu đã theo đạo Do-thái, và những thân hào trong thành, xúi giục họ ngược đãi ông Phao-lô và ông Ba-na-ba, và trục xuất hai ông ra khỏi lãnh thổ của họ. Hai ông liền giũ bụi chân phản đối họ và đi tới I-cô-ni-ô. Còn các môn đệ được tràn đầy hoan lạc và Thánh Thần.

Đó là Lời Chúa.

BÀI ĐỌC 2 Kh 7:9,14b-17

Bài trích sách Khải huyền của thánh Gio-an tông đồ.

Tôi là Gio-an, tôi thấy một đoàn người thật đông không tài nào đếm nổi, thuộc mọi dân, mọi chi tộc, mọi nước và mọi ngôn ngữ. Họ đứng trước ngai và trước Con Chiên, mình mặc áo trắng, tay cầm nhành lá thiên tuế. Họ là những người đã đến, sau khi trải qua cơn thử thách lớn lao. Họ đã giặt sạch và tẩy trắng áo mình trong máu Con Chiên. Vì thế, họ được chầu trước ngai Thiên Chúa, đêm ngày thờ phượng trong Đền Thờ của Người; Đấng ngự trên ngai sẽ căng lều của Người cho họ trú ẩn.

Họ sẽ không còn phải đói, phải khát, không còn bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt và khí nóng hành hạ nữa. Vì Con Chiên đang ngự ở giữa ngai sẽ chăn dắt và dẫn đưa họ tới nguồn nước trường sinh. Và Thiên Chúa sẽ lau sạch nước mắt họ.

Đó là Lời Chúa.

TUNG HÔ TIN MỪNG

Alleluia. Alleluia.

Chúa nói: Tôi chính là Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi và chiên của tôi biết tôi. Alleluia.

TIN MỪNG Ga 10:27-30

Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an.

Khi ấy, Đức Giê-su nói với người Do-thái rằng:

“Chiên của tôi thì nghe tiếng tôi; tôi biết chúng và chúng theo tôi. Tôi ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay tôi. Cha tôi, Đấng đã ban chúng cho tôi, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Tôi và Chúa Cha là một.”

Đó là Lời Chúa.
 
Nghĩ về Ơn Gọi Chung
Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
10:21 07/05/2022
Nghĩ về “Ơn Gọi Chung”

Nhân ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi

Hàng năm vào Chúa Nhật Thứ Tư Phục Sinh, Chúa Nhật Chúa Chiên Lành, Giáo Hội cử hành Ngày thế giới cầu nguyện cho ơn gọi.

Trong Sứ điệp nhân ngày thế giới cầu nguyện cho ơn thiên triệu lần thứ 59 năm nay 2022 với chủ đề : “Được kêu gọi xây dựng gia đình nhân loại”. Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến “ơn gọi chung” trong lòng Giáo Hội hiệp hành. Ngài mời gọi chúng ta suy ngẫm về ý nghĩa rộng lớn hơn của “ơn gọi” trong bối cảnh của một Giáo hội hiệp hành, một Giáo hội lắng nghe Thiên Chúa và thế giới. Đức Thánh Cha xem “ơn gọi” theo nghĩa rộng chính là tiếng gọi của Chúa dành cho tất cả mọi người chúng ta. Đức Thánh Cha viết : “Mỗi người trong chúng ta là một thụ tạo được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương; mỗi người chúng ta đều có một vị trí riêng và đặc biệt trong ý muốn của Thiên Chúa”. Thật vậy, “nhờ Bí tích Rửa tội đã lãnh nhận, mọi thành phần dân Chúa đã trở thành môn đệ truyền giáo (x. Mt 28,19).

Theo Đức Thánh Cha : “Từ ngữ “ơn gọi” không nên hiểu theo nghĩa hẹp, chỉ dùng để chỉ những ai theo Chúa trên con đường dâng hiến cụ thể. Tất cả chúng ta đều được mời gọi tham gia vào sứ mạng của Đức Kitô là quy tụ nhân loại đã phân tán và hoà giải nhân loại với Thiên Chúa”. Vì thế, dù bất cứ bậc sống nào chúng ta cũng đều được mời gọi sống “ơn gọi căn bản là: mỗi người trong chúng ta là một thụ tạo được Thiên Chúa mong muốn và yêu thương; mỗi người chúng ta đều có một vị trí riêng và đặc biệt trong ý muốn của Thiên Chúa”. Vì thế, trước khi nghĩ đến bất kỳ ơn gọi đặc thù nào, mỗi người hãy sống trọn vẹn ơn gọi căn bản ấy của mỗi Kitô Hữu trước. Trong sứ điệp, Đức Thánh Cha viết : “Chúng ta phải đề phòng tâm lý tách biệt giữa linh mục và giáo dân, coi linh mục là nhân vật chính và giáo dân là người thi hành.... Toàn thể Giáo hội là một cộng đoàn loan báo Tin Mừng… Trong bối cảnh những luồng gió giá lạnh của chiến tranh và áp đặt, chúng ta thường chứng kiến những hiện tượng người ta chỉ quan tâm đến lợi ích của mình. Trong tư cách là Giáo hội, chúng ta đã khởi sự tiến trình đồng nghị: chúng ta cảm thấy cùng tiến bước với nhau, xây dựng những chiều kích lắng nghe và chia sẻ. Cùng với tất cả những người nam nữ thiện chí, chúng ta muốn góp phần xây dựng gia đình nhân loại, chữa lành những vết thương và hướng Giáo hội về một tương lai tốt đẹp hơn” (x. PHANXICÔ, Sứ Điệp Ơn Gọi 2022).

Trong ơn gọi chung này : “Thiên Chúa đặt một lời kêu gọi cụ thể cho mỗi người chúng ta. Người chạm đến cuộc sống của chúng ta bằng tình yêu của Người và hướng nó đến mục đích tối hậu, đến sự viên mãn vượt trên cả ngưỡng cửa của cái chết. Đó là cách Thiên Chúa đã muốn và đang nhìn cuộc sống của chúng ta.” Chính vì thế, tất cả chúng ta đều được mời gọi hướng đến mục đích cao nhất là để Thiên Chúa chạm vào chúng ta.

Michelangelo Buonarroti được cho là đã khẳng định rằng: “Mỗi khối đá đều có một bức tượng bên trong và nhiệm vụ của nhà điêu khắc là phải khám phá ra bức tượng đó”. Nếu đây có thể là cái nhìn của người nghệ sĩ, thì Thiên Chúa còn nhìn chúng ta hơn biết dường nào: nơi cô gái làng Nadarét, Người đã nhìn thấy Mẹ Thiên Chúa; nơi ngư phủ Simon, con ông Giôna, Người đã thấy Phêrô, tảng đá để xây dựng Hội Thánh của Người; nơi người thu thuế Lêvi, Người nhận ra vị tông đồ và thánh sử Matthêu; nơi Saulô, một người bắt bớ khắc nghiệt các Kitô hữu, Người đã thấy Phaolô, tông đồ của dân ngoại. Ánh mắt yêu thương của Người luôn hướng nhìn chúng ta, chạm vào chúng ta, giải thoát chúng ta và biến đổi chúng ta, khiến chúng ta trở thành những con người mới. Đây là động lực của mọi ơn gọi: chúng ta gặp được cái nhìn của Thiên Chúa, Đấng kêu gọi chúng ta” (x. PHANXICÔ, Sứ Điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2022).

Công đồng Vatican II đã khẳng định : “Mọi Kitô hữu đều được kêu gọi nên thánh trong bậc sống của mình và có nhiều con đường để nên trọn lành, chứ không chỉ qua con đường tu trì” (x. LG 11, 42). Đức Thánh Cha cũng nhắc nhở rằng mọi tín hữu đều được Chúa kêu gọi đặt chương trình cho mỗi người chúng ta : “Ơn gọi đã được sinh ra theo cách này, nhờ nghệ thuật của Nhà điêu khắc là Thiên Chúa, với “bàn tay” của mình, Người làm cho chúng ta ra khỏi chính mình để trở nên kiệt tác mà chúng ta được kêu gọi trở thành” (x. PHANXICÔ, Sứ Điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2022).

Chúa có một tư tưởng duy nhất và đặc biệt cho mỗi người. Mỗi người có một tia lửa của Chúa ở trong tâm hồn và chúng ta được kêu gọi phát triển tia lửa ấy, góp phần làm tăng trưởng một nhân loại được linh hoạt nhờ tình thương đối với nhau và đón nhận nhau. Theo một câu tục ngữ của Viễn Đông, “người khôn nhìn quả trứng có thể thấy chim ưng; nhìn vào hạt giống họ thấy một cây lớn; nhìn tội nhân họ thấy một vị thánh ”. Đó là cách Chúa nhìn chúng ta: trong mỗi chúng ta, Ngài thấy một tiềm năng nào đó, đôi khi chính chúng ta không hề hay biết” (x. PHANXICÔ, Sứ Điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2022).

Về những ơn gọi khác nhau, Đức Thánh Cha viết : “Cuộc sống chúng ta thay đổi khi chúng ta đón nhận cái nhìn của Chúa. Tất cả trở thành một cuộc đối thoại ơn gọi giữa chúng ta với Chúa, và cả giữa chúng ta với nhau và với những người khác…Khi chúng ta nói về “ơn gọi”, thì đó không chỉ là việc lựa chọn hình thức sống này hay hình thức sống kia, cống hiến cuộc đời mình cho một sứ vụ nào đó hoặc được lôi cuốn bởi đặc sủng của một dòng tu, phong trào hay cộng đoàn giáo hội. Đó còn là việc biến giấc mơ của Thiên Chúa thành hiện thực” (x. PHANXICÔ, Sứ Điệp Ngày Thế giới Cầu nguyện cho Ơn gọi 2022).

Lạy Chúa, Chúa đã tạo dựng nên mỗi người chúng con và đặt định ý Chúa nơi mỗi chúng con, này chúng con đây, xin Chúa thực hiện chương trình của Chúa trong cuộc đời chúng con.

Lm. Antôn Nguyễn Văn Độ
 
Ơn Kẻ Dữ Hay Ơn Người Lành
LM. Trương Đình Hiền
10:23 07/05/2022
“Ơn Kẻ Dữ” Hay “Ơn Người Lành”

(Chúa Nhật 4 Phục Sinh năm C 2022)

Trong “ngôn ngữ triết học bình dân” của người Việt Chúng ta có một câu tục ngữ khá thâm thúy: Ơn kẻ dữ chẳng ơn người lành. Chúng ta có thể nghiệm ra ngay cái ý nghĩa được lồng trong câu tục ngữ đó qua câu chuyện được sách Công Vụ Tông Đồ tường thuật nơi Bài đọc 1 hôm nay, Chúa Nhật 4 Phục Sinh, chu kỳ Năm C:

Các người Do-thái thấy đám đông dân chúng, thì đâm ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại các điều Phaolô giảng dạy. Phaolô và Barnaba can đảm nói rằng: “Phải giảng lời Thiên Chúa cho các ngươi trước tiên, nhưng vì các ngươi từ chối lời Thiên Chúa và tự cho mình không xứng đáng sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía các dân ngoại; vả lại Chúa đã truyền lệnh cho chúng tôi rằng: “Ta đã đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất”…

Dĩ nhiên, việc “đi ra”, việc “đến với muôn dân” (Ad Gentes) là “mệnh lệnh tối thượng” mà các Tông Đồ và toàn thể Hội Thánh tiếp nhận từ Đức Kitô Phục Sinh: “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo…” (Mc 16,15); đó là “việc của Thiên Chúa” mà các môn đệ Chúa Kitô “phải vâng lời” và không ai được phép “chống lại” (Cv 5, 34-39). Tuy nhiên, cũng “nhờ ơn kẻ dữ”, tức sự “ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại điều Phaolo giảng dạy…” mà “Phaolô, Barnaba… quay về phía dân ngoại”; để từ đó “các dân ngoại hân hoan ca tụng lời Chúa; những ai được Chúa tiền định hưởng sự sống đời đời, thì tin theo, nên lời Chúa được rao giảng khắp cả vùng”, như Pecghê, Antiokia, Pixidia, Icônium… (Bđ 1), những địa danh mà so với Giêrusalem lúc bấy giờ, chỉ là những “vùng rìa thế giới”. Chúng ta cũng đừng quên, chính nhờ “cuộc bách hại dữ dội ở Giêrusalem mà các Tông Đồ và các tín hữu đầu tiên đã tản mác về các vùng ngoại biên xa xôi như Samari, Gada, Ađốt… (Cv 8, 1-40).

Nói như thế là để phần nào chúng ta sống lại “cái thuở ban đầu” hồn nhiên tươi trẻ của Hội Thánh, và từ đó, đón nhận mọi thử thách gian nan để cất bước lên đường tiếp nối sứ mệnh loan báo Tin Mừng; và nhất là, để một lần nữa xác tín rằng: cái viễn tượng muôn dân được nghe loan báo Tin Mừng, được hưởng niềm vui ơn cứu độ, được trở thành “đoàn chiên được chăm sóc trong mái nhà Thiên Chúa” đã không bao giờ là một viễn cảnh mơ hồ hay một dự định hoang tưởng; nhưng đó chính là cùng đích, là điểm đến chung cuộc trong kế hoạch diệu kỳ đầy tình thương của Thiên Chúa như sách Khải huyền mô tả: “Tôi là Gioan, đã xem thấy một đám đông không thể đếm được, họ thuộc mọi nòi giống, dòng họ, dân tộc và tiếng nói, đứng trước ngai vàng và trước Con Chiên; … Họ sẽ không còn đói khát; mặt trời và nóng bức sẽ không làm khổ họ, vì Con Chiên đứng trước ngai vàng sẽ thống trị họ, sẽ dẫn họ đến nguồn nước ban sự sống, và Thiên Chúa sẽ lau hết mọi giọt lệ nơi mắt họ” (Bđ 2: Kh 7,9.14-17).

Thật ra, viễn tượng “một đoàn dân đông đảo được Thiên Chúa chăn dắt và đưa đến nguồn nước ban sự sống” không phải chỉ mới có nơi khải thị của Thánh Gioan thời Tân ước mà từ xa xưa trong Cựu ước, dân Israel đã từng cảm nhận và sống đức tin là “đoàn chiên của Thiên Chúa” như cách diễn tả thâm thúy của Thánh Vịnh 22:

“Chúa là Mục tử chăn dắt tôi, tôi chẳng thiếu thốn gì.

Trong đồng cỏ xanh tươi, Người cho tôi nằm nghỉ.

Người đưa tôi tới dòng nước trong lành và bổ sức cho tôi…

Lạy Chúa, Chúa dọn sẵn cho con bữa tiệc…

Đầu con, Chúa xức đượm dầu thơm,

Ly rượu con đầy tràn chan chứa…”

Nếu tinh ý một chút, chúng ta có thể nhận ra rằng: nơi những hình ảnh chân quê mộc mạc của môi trường du mục trên vùng thảo nguyên Palestine được mô tả trong thánh vịnh 22 lại cưu mang cả một “kho tàng ý nghĩa” sẽ được đong đầy và hiện thực ngay chính trong Mùa Phục Sinh nầy. Thật vậy, nếu Gia-vê Thiên Chúa, “Người Mục Tử của cựu ước” dẫn dắt đoàn chiên với “dòng nước trong”, với “rượu đầy tràn”, với “dầu thơm lựng”, thì “Người Chăn Chiên của Tân ước”, Đức Kitô -Tử nạn - Phục sinh, đã chăm sóc “đoàn chiên mới” với “dòng nước tinh tuyền của Nhiệm tích Thánh Tẩy”, với “ly rượu, tấm bánh là chính Máu Thịt Người”, với “Dầu Thánh Thần được thông ban qua hồng ân Thêm Sức”.

Chẳng phải trọng tâm của mùa Phụng Vụ Phục Sinh đó chính là cử hành, sống và đào sâu ý nghĩa của ba Nhiệm Tích Khai Tâm Kitô giáo: Thánh Tẩy, Thánh Thể và Thêm sức đó sao ! Và đó chính là phương thế, là con đường, là năng lực “Người Chăn chiên vô hình Giêsu” đã chọn để chăm sóc, dẫn đưa và nuôi sống đoàn chiên mà Ngài đã cứu chuộc bằng chính cuộc Nhập Thể-Tử nạn- Phục sinh của Ngài như Ngài đã từng xác quyết mà chúng ta vừa nghe lại trong trích đoạn Tin Mừng Gioan hôm nay: “Chiên Ta thì nghe tiếng Ta, Ta biết chúng và chúng theo Ta. Ta cho chúng được sống đời đời; chúng sẽ không bao giờ hư mất, và không ai có thể cướp được chúng khỏi tay Ta…” (Ga 10,27-28).

Tuy nhiên, con đường chăn chiên của Đức Kitô và Đức Kitô trao cho Hội Thánh là một cuộc lữ hành nhiêu khê và đầy thử thách; đó là công việc mới mẻ luôn, lại “bắt đầu” luôn... như đang còn ở phía trước, như cái buổi cách đây hai ngàn năm khi Ngài trăn trở: “Tôi còn những chiên khác không thuộc ràn nầy. Tôi cũng phải đưa chúng về. Chúng sẽ nghe tiếng tôi. Và sẽ chỉ có một đoàn chiên và một mục tử” (Ga 10,16).

Vâng, cho dù Tin Mừng Phục Sinh đã được rao giảng suốt 2000 năm, cho dù, kể từ thế hệ Tông Đồ Phêrô, Phaolô, Barnaba, đến các môn sinh của các ngài như Luca, Marcô, Philipphê, Timôthê..., rồi đến những thế hệ nối tiếp hăng say ra đi rao giảng và chăn dắt các đoàn chiên từ đông sang tây từ nam chí bắc như Đa Minh, Phanxicô Asisi, Phanxicô Xavie...; và cho dù đã có biết bao nhiêu người mục tử noi gương Thầy Chí Thánh đã sẵn sàng hy sinh tính mạng vì đoàn chiên..., thì trên khắp thế giới, vẫn còn những con chiên chưa thuộc ràn chiên Hội Thánh Chúa Kitô, vẫn còn những đàn chiên bơ vơ không người chăm sóc (Mc 6,34).

Chính vì thế, mỗi năm một lần, qua chân dung Đức Kitô Phục Sinh, Vị Mục tử nhân lành đang hiện diện cách sống động giữa lòng dân Chúa (mà Chúa Nhật IV Phục Sinh đã chọn như một trọng tâm quy chiếu với một “tên gọi đặc thù”: CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH), Hội Thánh gọi mời toàn Dân Công Giáo cầu nguyện cho ơn thiên triệu linh mục – tu sĩ, cầu nguyện cho có nhiều con người sẵn sàng đập bể bình dầu thơm cuộc đời để làm rực thêm mùi thơm cho căn nhà Giáo Hội (Tông Huấn Đời Thánh Hiến 104).

Trong một thế giới ngập tràn não trạng chủ nghĩa cá nhân và chạy theo nền văn minh tục hóa và hưởng thụ, đời sống và ơn gọi linh mục, tu sĩ đã trở thành một “dấu chỉ ngược dòng”, một sự chọn lựa càng lúc càng bị rẻ rúng, loại trừ..., thì người Kitô hữu không thể bàng quan ngồi chờ “ơn kẻ dữ”, mà phải tích cực cầu nguyện để nhận được nhiều “ơn người lành”, như chính Đức Kitô đã từng mách nước: “Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít. Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về.” (Mt 9,38).

LM. Trương Đình Hiền



 
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:47 07/05/2022

4. Kinh Mân Côi sẽ khiến nhân đức và các việc lành phát triển; sẽ đem lại nhiều lòng thương xót của Chúa xuống trên các linh hồn; sẽ rút lòng họ khỏi sự yêu mến thế tục và sự hư ảo của nó, và sẽ dẫn đưa họ đến ước ao những sự vĩnh cửu. Ôi, những linh hồn ấy sẽ được thánh hóa biết bao bởi những ý nghĩa này!



Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức")


-----------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
18:51 07/05/2022
72. QUAN LẠI SỢ VỢ

Huyện quan nọ tự ti mặc cảm, bởi vì bản lĩnh của ông ta là suốt đời bợ đít cấp trên.

Một lần nọ, cùng với các đồng liêu tham kiến quan tuần phủ, ông ta quỳ xuống dùng đầu gối lết đến công đường, đầu gối tựa hồ bị toét, khấu đầu đến nỗi trên trán có một cục u to như trứng gà.

Giập đầu xong, lại lấy từ trong tay áo ra một tấm ngọc quý để dưới chỗ ngồi của quan tuần phủ, bò bò chứ không dám đứng đậy.

Quan tuần phủ thấy tình trạng như thế thì nổi giận, huyện quan hoảng loạn ngước đầu nói:

- “Đại nhân là bố của chức thấp, chức thấp là con của đại nhân, chỗ nào sơ suất thiếu sót thì xin chỉ dạy nhiều cho”.

Quan tuần phủ càng thêm giận dữ, cầm tấm ngọc quăng xuống đất lớn tiếng chửi mắng đuổi ông ta cút đi.

Các đồng liêu liền nhao nhao xin tha tội cho ông ta, quan tuần phủ nói:

- “Các ông không biết, hắn và ta là đồng hương, ta thừa biết hắn rất sợ vợ, mỗi buổi sáng, hắn ta dùng đầu gối lết đến trước bàn trang điểm của vợ khấu đầu như người cầm canh gõ mõ, sau đó lấy viên ngọc ra biểu diễn cài trâm trên tóc để nịnh vợ, chỉ cần vợ có một chút không vui, thì hắn ta sẽ nói: “Phu nhân là mẫu thân của hạ quan, hạ quan là con của mẫu thân”, nhất định phải để vợ mắng xong hắn ta mới chịu rời khỏi đó. Động tác vừa rồi của hắn ta thì cũng giống như đúc khi ở nhà không khác gì cả, đúng là hắn ta đem chuyện đùa giỡn với vợ đến đây để đùa với ta”.

Lời nói chưa xong, đột nhiên nghe sau bức bình phong truyền lại tiếng gọi của vợ tuần phủ, các quan lại liền biến sắc mặt, tuần phủ cũng run cầm cập thoái đường, đi lui sau hậu đường.

(Tiếu lâm quảng chí)

Suy tư 72:

Hình như ông quan nào cũng sợ vợ, càng làm quan to thì càng sợ vợ hơn, đúng là nhứt vợ nhì trời !

Sợ vợ và tôn trọng vợ thì không giống nhau, cho nên ước gì trong gia đình vợ chồng lấy tình yêu của Thiên Chúa để tôn trọng lẫn nhau, lúc đó gia đình mới có hạnh phúc. Vợ chồng tôn trọng nhau là vì cả hai không còn là hai nữa, nhưng nên một (Mt 19, 6).

Có những bà vợ dữ tợn như sư tử Hà Đông nên chồng sợ thì cũng đúng thôi, đây là sợ gia đình mất hạnh phúc nên nhường nhịn; có những bà vợ hiền hậu và thùy mị nhưng ông chồng không dám…phá phách, đây không phải là sợ, nhưng là nể vợ và tôn trọng vợ, vì không ai dại gì tự mình phá vỡ hạnh phúc của mình…

Sợ vợ thì có nhiều kiểu sợ, tôn trọng vợ thì cũng có nhiều cách tôn trọng, nhưng quan trọng nhất chính là khám phá và nhìn thấy Đức Chúa Giê-su nơi con người của vợ (chồng) mình, để yêu thương, để sợ, để tôn trọng Ngài nơi họ.

Đó là bí quyết để có và gìn giữ hạnh phúc gia đình của mình.

Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.

(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)


---------

http://www.vietcatholic.org

https://www.facebook.com/jmtaiby

http://nhantai.info
 
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Người phụ nữ Florida kiện trường học về quá trình chuyển đổi bí mật con gái bà
Đặng Tự Do
15:59 07/05/2022


Một bà mẹ ở Florida đã cảnh báo rằng có một nỗ lực rộng rãi trong các trường công lập nhằm giúp những thanh niên đang bối rối về giới tính có thể “chuyển đổi” từ giới tính này sang giới tính khác mà cha mẹ chúng không hề hay biết.

January Littlejohn, một chuyên gia y tế, đã đệ đơn kiện Trường học Quận Leon sau khi cô biết rằng con mình đã “chuyển giới” mà không có sự đồng ý của cô.

Littlejohn lưu ý rằng một vụ kiện khác vì lý do tương tự đang chờ xử lý ở Massachusetts. Nhưng cô ấy nói với Fox News, “Điều này đang xảy ra trên toàn quốc. Giao thức tương tự này được áp dụng ở nhiều, rất nhiều trường học trên khắp các quận ở khắp mọi nơi, và thậm chí các hướng dẫn viên đang được sử dụng để ra lệnh cho các kế hoạch hỗ trợ người chuyển giới này khiến các bậc cha mẹ thậm chí không có cùng một ngôn ngữ với con cái”.

Littlejohn đề cập đến một “cách rất có hệ thống” mà theo đó cha mẹ bị loại khỏi các quyết định quan trọng liên quan đến con cái của họ. Cô ấy khẳng định, đó là vấn đề, vì “chuyển đổi giới tính là một can thiệp y tế mà các trường học hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn để thực hiện các bước này mà không có sự tham gia của phụ huynh”.

Theo Littlejohn, con gái cô, khi đó 13 tuổi, bày tỏ sự nhầm lẫn về giới tính sau khi một nhóm bạn chuyển sang người khác giới, cô nói với Fox and Friends. Cuối cùng, người mẹ phát hiện ra trường đang thực hiện một “kế hoạch hỗ trợ người chuyển giới” với con mình. Nhà trường ban đầu từ chối cho phép cô tham gia vì con gái cô được “bảo vệ bởi luật không phân biệt đối xử.”

“Cuối cùng, chúng tôi đã nhìn thấy kế hoạch hỗ trợ người chuyển giới, đó là một tài liệu dài sáu trang mà họ đã hoàn thành cùng con gái tôi… sau những cánh cửa đóng kín, nơi họ hỏi cô ấy những câu hỏi có thể ảnh hưởng tuyệt đối đến sự an toàn của cô ấy, chẳng hạn như nhà vệ sinh nào cháu thích sử dụng và cháu thích loại quan hệ tình dục nào trong các chuyến đi thực tế qua đêm”, Littlejohn nói.

Vernadette Broyles, luật sư của Littlejohn, trích dẫn các vụ kiện tương tự thách thức các khu học chánh ở Wisconsin, Maryland, Oregon và California. Broyles nói: “Đây là một chương trình nghị sự quốc gia, và các bậc cha mẹ cần phải được công nhận rằng họ có quyền chỉ đạo việc nuôi dạy, giáo dục, chăm sóc, các quyết định về y tế, về sức khỏe tâm thần của con mình.”
Source:Aleteia
 
Hàn Quốc, sự bùng nổ Công Giáo còn không hay đã kết thúc?
Đặng Tự Do
16:00 07/05/2022


Sự phát triển không ngừng của cộng đồng Công Giáo Hàn Quốc dường như đã đi vào bế tắc, không chỉ vì Covid-19, mà còn bởi sự suy giảm nhân khẩu học và những biến đổi xã hội mà các thế hệ mới đang trải qua ở Hán Thành. Điều này được tiết lộ bởi dữ liệu trong niên giám thống kê của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc.

Báo cáo thường niên kể từ năm 1954 đã ghi lại tình trạng của một số lượng lớn các cộng đồng địa phương tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Dữ liệu được công bố trong tuần này cũng cho thấy sự giảm sút trong các cuộc truyền chức linh mục, trong khi ở tất cả các giáo phận của bán đảo, hiện nay, độ tuổi trung bình của các tín hữu đang già đi.

Cho đến một vài năm trước, niên giám thống kê của Giáo hội Hàn Quốc là tài liệu chứng nhận sự tiến bộ của Công Giáo ở Hán Thành, với sự tăng trưởng về số lượng tín hữu vẫn còn vào đầu những năm 2000 vượt quá 3% mỗi năm. Tuy nhiên, trong một thời gian, số lượng các lễ rửa tội mới đã bắt đầu chậm lại, và hiện tượng này càng trầm trọng hơn vì Covid-19.

Theo dữ liệu mới nhất được công bố trong tuần qua với các số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, người Công Giáo Hàn Quốc chiếm 5.938.045 người, tương đương 11,3% dân số cả nước. So với 12 tháng trước, Giáo Hội Hàn Quốc có thêm 14.745 người, tăng 0,2%. Sinh suất ở Hàn Quốc đã giảm kể từ năm 2020 dẫn đến việc giảm tổng số cư dân, nên số người được rửa tội đã tăng 0,1% so với năm ngoái. Nhưng đây là mức tăng trưởng phần trăm nhỏ hơn nhiều so với mức 0,8% vẫn được ghi nhận vào năm 2019, một năm trước đại dịch.

Covid-19 cũng để lại dấu ấn rất mạnh mẽ về tỷ lệ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Số các tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật đã giảm xuống còn 8,8% so với 18,3% vào năm 2019. Sự sụt giảm này đặc biệt rõ ràng ở các giáo phận ở các khu vực đô thị, là những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi coronavirus.

Tuy nhiên, con số gây lo ngại nhất trong cộng đồng Công Giáo Hàn Quốc là độ tuổi trung bình của các tín hữu. 23% những người đã được rửa tội hiện trên 65 tuổi và không có giáo phận nào mà nhóm tuổi này không đại diện cho ít nhất 20% cộng đồng. Mặt khác, ở nhóm tuổi 20-24, thanh niên Công Giáo chiếm 9,2% dân số, ít hơn hai phần trăm so với con số thường thấy là 11,3%.

Độ tuổi trung bình của hàng giáo phẩm Hàn Quốc cũng đang tăng lên: năm 2021 chỉ có 93 tân linh mục trong các giáo phận của Hàn Quốc. Ba mươi phần trăm các linh mục Hàn Quốc hiện từ 40 đến 50 tuổi. Trên thực tế, vào năm 2021, có 883 sinh viên trong các chủng viện giáo phận và 254 sinh viên khác trong các dòng tu. Một con số - về tổng thể - tương ứng với -28,4% so với con số 1317 chủng sinh được ghi trong niên giám 2011.

Mặc dù vậy, Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc vẫn tiếp tục thể hiện sức sống của mình trong một lĩnh vực: sự cởi mở đối với sứ mệnh “ad gentes”. Tại một đất nước chỉ có 5.626 linh mục, các nhà truyền giáo Hàn Quốc tiếp tục lên đường đi khắp thế giới. Hiện có 1.115 trong số đó, 237 linh mục, 57 tu sĩ, 815 nữ tu và 6 giáo dân. Họ thực hiện sứ vụ truyền giáo của mình ở 80 quốc gia khác nhau và trong năm ngoái, họ đã mở những cơ sở truyền giáo mới ở Liberia, Ai Cập, Venezuela và Pakistan.
Source:Asia News
 
Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bày tỏ tin tưởng về tương lai đất nước
Đặng Tự Do
16:01 07/05/2022


Hôm 1 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã bày tỏ tin tưởng về tương lai đất nước trong ngày thứ 67 của cuộc xâm lược do Nga gây ra trên đất nước của ngài.

Đức Tổng Giám Mục nói:

Anh chị em trong Chúa Kitô!

Hôm nay là ngày 1 tháng 5 năm 2022 và Ukraine đã trải qua 67 ngày của cuộc chiến tàn khốc này, cuộc đối đầu này của nhân dân ta với kẻ xâm lược Nga.

Một lần nữa, đêm qua và một ngày trước đó, miền đông và miền nam Ukraine đã bốc cháy. Một lần nữa Odessa của chúng tôi bị thương bởi tên lửa và sân bay Odessa hầu như bị phá hủy. Kharkiv và Mykolayiv tiếp tục bị ném bom và bắn vào nhiều loại vũ khí khác nhau.

Nhưng Ukraine đang đứng vững. Ukraine đang chiến đấu. Ukraine đang cầu nguyện. Hơn nữa, quân đội Ukraine đang từng bước giải phóng vùng đất của chúng ta khỏi tay quân Nga chiếm đóng.

Hôm qua, chúng ta đã thấy những thước phim vui tươi từ một số ngôi làng xung quanh Kharkiv, nơi mà người Nga đã nã pháo vào thành phố vài triệu dân này, hiện đã được giải phóng bởi quân đội Ukraine. Chúng ta nhìn thấy những giọt nước mắt vui mừng trên khuôn mặt của những người phụ nữ lớn tuổi hôn và ôm những người giải phóng họ. Ukraine cầu nguyện chấm dứt cuộc chiến này.

Mariupol của chúng ta tiếp tục là một nỗi đau đặc biệt cho chúng ta, từ đó mọi người được giải cứu bằng những con đường khác nhau và theo những cách khác nhau. Nhưng kẻ thù đang cố gắng làm mọi cách để biến thành phố thành nghĩa trang lớn, đào những ngôi mộ tập thể mới, hành hạ người dân địa phương.

Hôm nay, Chúa nhật này, chúng ta mừng Chúa nhật của Tông đồ Tôma, Chúa nhật Antipascha. Đây là một ngày đặc biệt khi chúng ta cảm thấy hiện diện giữa chúng ta trong cộng đồng các tín hữu của Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đến với nỗi sợ hãi của chúng ta qua những cánh cửa khóa chặt, Đấng đến với sự không tin của chúng ta, cho chính Ngài được sờ và thấy, để chúng ta có thể vượt qua tình trạng bất tín và trở thành những người tin tưởng.

Chính xác là hôm nay, vào ngày lễ này, trong bối cảnh thời điểm tươi sáng của Lễ Phục sinh của Chúa Kitô, tôi muốn cùng anh chị em suy ngẫm về các Mối phúc Tin Mừng về lòng trong sạch. Chúa Kitô nói, “Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” Chúng ta biết rằng được nhìn thấy Chúa là một trong những nguyện vọng quan trọng nhất của mỗi con người. Vì được nhìn thấy Thiên Chúa, được sống trước mặt Ngài, được chiêm ngưỡng Ngài có nghĩa là được hạnh phúc đời đời. Nó có nghĩa là có cuộc sống vĩnh cửu và ở trong sự sung mãn của cuộc sống đó. Nhưng Chúa là Thiên Chúa đã dựng nên con người như hình ảnh hữu hình của Ngài. Trái tim con người, là cốt lõi của những suy nghĩ, quyết định của con người, cốt lõi của con người, là tấm gương phản chiếu, cho thế giới này thấy vinh quang của Thiên Chúa vô hình.

Thánh Irênê thành Lyons đã nói: “sự vinh hiển của Thiên Chúa thể hiện nơi một con người sống động,” một con người sống sung mãn. Và ở đây Thiên Chúa vô hình đó trở nên hữu hình trong một trái tim trong sạch. Điều này có nghĩa là trong một mối quan hệ thuần khiết, trong mối quan hệ thuần khiết của con người với Thiên Chúa, và do đó trong mối quan hệ trong sạch của người này với người khác. Một lần, khi Môise đang tìm kiếm thiên nhan của Thiên Chúa, Ngài đã bày tỏ danh Ngài cho ông và nói: “Ta là Đấng Tự Hữu.” Ta ở đây cho con.

Và như vậy, trong sạch trong trái tim thực sự có nghĩa là nhìn thấy Chúa hiện diện trong trái tim mình, để có thể xây dựng một mối quan hệ trong sáng với Ngài, chứ không phải là một mối quan hệ ích kỷ. Không sử dụng Thiên Chúa như một phương tiện để đạt được mục tiêu của chính mình hoặc thỏa mãn những ham muốn và đam mê của chính mình.

Nhìn thấy Thiên Chúa trong lòng anh chị em có nghĩa là tham gia vào sự Phục sinh của Ngài. Chúng ta đã nói về món quà Phục sinh này, mà Chúa là Thiên Chúa ban cho con người trong Bí tích Rửa tội. Và sự hiện diện tràn đầy đó của Thiên Chúa phải được thể hiện trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa và người lân cận.

Xin Chúa là Thiên Chúa hiển trị dung nhan của Ngài tại Ukraine. Cầu mong Ngài chúc lành cho Ukraine thông qua những người có trái tim thuần khiết, những người dù trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc vẫn biết cách duy trì sự trong sạch của mình. Những người nhìn vào khuôn mặt của Thiên Chúa và sau đó nhìn thấy hình ảnh của Ngài trong mỗi người và họ cố gắng phục vụ Thiên Chúa hiện diện trong một người khác. Những người như vậy đã có phúc rồi. Những người như vậy vui mừng vì sự trong sạch của tâm hồn họ và được nhìn thấy Thiên Chúa.

Chúng ta biết rằng Linh mục-Tử đạo Emilian Kovch của chúng ta, trong trại tập trung Majdanek, đã nói: “Ở đây tôi thấy Chúa, Đấng duy nhất và giống nhau cho tất cả mọi người.” Ngài đã có thể giữ một trái tim trong sáng, ngay cả khi ở trong sâu thẳm địa ngục của một trại tập trung của Đức Quốc xã.

Cầu mong sự trong sạch của trái tim là sức mạnh của chúng ta trong những hoàn cảnh chiến tranh này để nó có thể là sự bảo đảm cho chúng ta chiến thắng cái ác.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho Ukraine! Lạy Chúa, xin phù hộ cho quân đội Ukraine! Lạy Thiên Chúa, xin ban phước cho tất cả những ai tìm kiếm thiên nhan Ngài! Lạy Chúa, xin hãy ban phước cho tất cả những ai tôn vinh Danh thánh cực trọng của Ngài với tấm lòng trong sạch!

Nguyện chúc phước lành của Chúa ở trên anh chị em qua ân sủng và tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, bây giờ và luôn luôn, và cho mọi thời đại. Amen.

Chúa Kitô đã sống lại! Quả thật Ngài đã sống lại!
Source:UGCC
 
Thế khó xử của Trung Quốc đối với cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Nga
Vũ Văn An
19:16 07/05/2022

Yan Xuetong, Giáo sư và Khoa trưởng Viện Liên Hệ Quốc Tế của Đại Học Tsinghua, trên tờ Foreign Affairs số ngày 2 tháng 5, 2022, có bài nhận định như sau:



Cuộc chiến của Nga ở Ukraine đã tạo ra một tình thế khó khăn chiến lược cho Trung Quốc. Một mặt, xung đột đã làm gián đoạn hoạt động thương mại trị giá hàng tỷ đô la của Trung Quốc, làm gia tăng căng thẳng ở Đông Á và làm sâu xa thêm sự phân cực chính trị bên trong Trung Quốc bằng cách chia rẽ người dân thành các phe ủng hộ và chống Nga. Mặt khác, Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ đã khiêu khích Nga ủng hộ NATO mở rộng và lo ngại rằng Washington sẽ tìm cách kéo dài xung đột ở Ukraine nhằm làm sa lầy Nga. Bắc Kinh nhận được rất ít lợi ích từ việc tham gia dàn đồng ca quốc tế lên án Mạc tư khoa.

Bất kể Trung Quốc nói gì hoặc làm gì để đáp ứng quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin về việc tiến hành chiến tranh ở Ukraine, Washington khó có thể làm dịu chiến lược kiềm chế đối với Bắc Kinh. Và với tư cách là nước láng giềng lớn nhất và có khả năng quân sự nhất của Trung Quốc, Nga không phải là một cường quốc mà Bắc Kinh muốn đối kháng. Do đó, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã tìm cách tránh kích động một cách không cần thiết đối với cường quốc đối nghịch- bỏ phiếu trắng trong việc lên án Nga tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc và lựa chọn cẩn thận các tuyên bố chính thức của nước này về cuộc chiến.

Chiến lược cân bằng này không phải là không trả giá. Việc từ chối lên án Nga đã làm căng thẳng quan hệ của Trung Quốc với một số nước láng giềng và khiến Bắc Kinh xa cách với nhiều quốc gia đang phát triển đã về phe chống đối cuộc chiến của Nga ở Ukraine. Nó cũng đã gánh chịu những chi phí kinh tế bắt nguồn từ cuộc chiến của Nga có thể tiếp tục kéo dài trong tương lai. Tuy nhiên, để giảm thiểu thiệt hại chiến lược của mình, Trung Quốc có thể sẽ đi theo con đường trung dung này cho đến khi cuộc chiến ở Ukraine kết thúc. Một điều có thể làm thay đổi tính toán của Bắc Kinh và thúc đẩy họ đứng về phía Nga là nếu Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự cho một tuyên bố độc lập rõ ràng của Đài Loan. Nếu không, Bắc Kinh có thể sẽ tiếp tục hành động cân bằng của mình, vì chính sách kiềm chế của Washington đối với Trung Quốc khiến Bắc Kinh rất khó đứng về phía Hoa Kỳ trong cuộc chiến ở Ukraine.

Mắc kẹt trong truyện gây phiền nhiễu

Kể từ khi bắt đầu xung đột, các cường quốc phương Tây đã cáo buộc Trung Quốc thụ động hoặc thậm chí hỗ trợ tích cực cho các hành động quân sự của Nga ở Ukraine. Chẳng hạn, vào tháng 3, The New York Times đưa tin chưa được xác minh rằng Nga đã chia sẻ kế hoạch chiến tranh với Trung Quốc trước xung đột. Nhưng như Qin Gang, đại sứ của Trung Quốc tại Hoa Kỳ, đã chỉ ra trong một bài đăng ngày 15 tháng 3 trên tờ The Washington Post, Trung Quốc đã mất nhiều thứ từ các hành động của Nga: “Có hơn 6,000 công dân Trung Quốc ở Ukraine. Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của cả Nga lẫn Ukraine, đồng thời là nhà nhập khẩu dầu thô và khí đốt tự nhiên lớn nhất thế giới. Xung đột giữa Nga và Ukraine không có lợi cho Trung Quốc. Nếu Trung Quốc biết về cuộc khủng hoảng sắp xảy ra, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để ngăn chặn nó”.

Trên thực tế, Qin đã đánh giá không đủ tác động tiêu cực của chiến tranh đối với Trung Quốc. Xung đột đã làm chao đảo các thị trường hàng hóa và làm gián đoạn chuỗi cung ứng, dẫn đến thiệt hại hàng tỷ đô la cho các công ty Trung Quốc. Thí dụ, tập đoàn kền (nickel) khổng lồ của Trung Quốc Tsingshan Holding Group, đã mất 8 tỷ đô la vì những giao dịch không đúng lúc sau khi chiến tranh làm cho giá kền tăng đột ngột. Những gián đoạn liên quan đến chiến tranh cũng dẫn đến việc các đơn hàng xuất khẩu của Trung Quốc bị hủy quy mô lớn và làm suy yếu năng suất kỹ nghệ của Trung Quốc. Theo Cục Thống kê Quốc gia, Chỉ số Quản trị Mua hàng Sản xuất Trung Quốc – tức cơ quan theo dõi hoạt động kinh tế trong lĩnh vực sản xuất - đã giảm 0,7% trong tháng 3, một hiệu suất tồi tệ hơn nhiều so với dự báo của các nhà phân tích thị trường và mức giảm hàng tháng đầu tiên kể từ tháng 8 năm 2021.

Cuộc chiến tranh ở Ukraine đã đào sâu thêm sự phân cực chính trị trong nội bộ Trung Quốc.

Cuộc chiến tranh cũng làm gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và một số nước láng giềng. Khi sự cạnh tranh giữa Washington và Bắc Kinh ngày càng gia tăng, nhiều quốc gia Đông Á đã áp dụng các chiến lược phòng ngừa rủi ro để cân bằng mối quan hệ với cả hai cường quốc. Nhưng cuộc xung đột ở Ukraine đã khiến một số quốc gia này nghiêng nhiều hơn về Hoa Kỳ. Ngoài ra, xung đột đã tạo cho Washington một cái cớ để phê duyệt khoản viện trợ quân sự trị giá 95 triệu đôla Mỹ khác cho Đài Loan - gói vũ khí thứ ba của Mỹ mà Đài Bắc nhận được kể từ khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nhậm chức. Và không chỉ mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng của họ bị ảnh hưởng: vào tháng 3, 2/3 quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc đã bỏ phiếu lên án Nga trong một cặp nghị quyết tại Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc trong khi chỉ có 5 nước bỏ phiếu không tán thành và 35 nước bỏ phiếu trắng. Sự hiện diện của Trung Quốc trong nhóm cuối cùng sẽ được nhiều nước vừa và nhỏ ghi nhớ, đặc biệt là ở các nước đang phát triển.

Để làm cho vấn đề tồi tệ hơn, cuộc chiến tranh đã khiến quan hệ giữa Trung Quốc với Hoa Kỳ và các đồng minh của họ trở nên căng thẳng hơn nữa. Úc, Canada, Nhật Bản và Vương quốc Anh đều cho biết họ sẽ cùng Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với các công ty Trung Quốc vẫn tiếp tục kinh doanh như bình thường với Nga.

Cuối cùng, cuộc chiến tranh ở Ukraine đã đào sâu thêm sự phân cực chính trị trong nội bộ Trung Quốc. Trên WeChat và trên các diễn đàn truyền thông xã hội, các công dân Trung Quốc đã tập hợp lại thành các phe chống đối nhau, phe này ủng hộ Nga và phe kia chống lại. Ngay sau khi xung đột bắt đầu, một số cư dân mạng Trung Quốc chống Nga bắt đầu hâm lại sự bất công của Hiệp ước Aigun năm 1858, nhượng khoảng 230,000 dặm vuông lãnh thổ Trung Quốc cho Nga. Sự nhạy cảm chính trị của sự kiện lịch sử này trong quá khứ đã khiến Bắc Kinh rất thận trọng với việc hỗ trợ bất cứ nỗ lực nào của Nga trong việc mở rộng lãnh thổ. Tuy nhiên, trong trường hợp này, Bắc Kinh phải cân nhắc chân thành đến tình cảm chống Nga của một số công dân Trung Quốc.

"Đổ thêm dầu vào lửa"

Tuy nhiên, bất chấp những tác động tiêu cực của chiến tranh đối với Trung Quốc, Bắc Kinh không sẵn sàng chấp nhận cách tiếp cận của Washington đối với cuộc xung đột. Kể từ khi bắt đầu xung đột, chính phủ Trung Quốc đã cho rằng Hoa Kỳ khiêu khích Nga bằng cách thúc đẩy sự mở rộng NATO về phía đông. Hiện nó coi Washington đang cố tình leo thang chiến tranh để kéo dài cuộc chiến, do đó làm suy yếu cả Nga lẫn Trung Quốc. Trong một cuộc gọi ảo vào ngày 5 tháng 3, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken rằng Trung Quốc phản đối bất cứ động thái nào "đổ thêm dầu vào lửa" ở Ukraine. Các nhà lãnh đạo và nhà báo Trung Quốc kể từ đó đã lặp lại cụm từ này, nhấn mạnh sự không tin tưởng của Bắc Kinh vào ý định của Washington. Thí dụ, vào ngày 30 tháng 3, tờ People’s Daily do nhà nước điều hành đã đăng một bài xã luận lập luận rằng bằng cách “đổ thêm dầu vào lửa”, Hoa Kỳ “đang tạo ra những trở ngại lớn hơn cho một giải pháp chính trị của cuộc khủng hoảng này”.

Không thể ngăn cản Nga tiến hành chiến tranh ở Ukraine với những lời đe dọa trừng phạt kinh tế nghiêm khắc, Hoa Kỳ đã chuyển mục tiêu từ chấm dứt xung đột sang kéo dài xung đột. Trong một bài phát biểu tại Ba Lan vào ngày 26 tháng 3, Biden nói, “Trận chiến này sẽ không phân thắng bại trong ngày hay tháng. Chúng ta cần phải tôi luyện bản thân cho cuộc chiến dài hơi phía trước ”. Đối với Bắc Kinh, điều này được coi như một sự thừa nhận rằng Nhà Trắng không còn nhắm đến mục tiêu kết thúc chiến tranh mà là kéo dài nó để làm suy yếu và đánh bại Nga. Khi các nhà đàm phán của Nga và Ukraine vào tuần sau dường như đạt được tiến bộ đối với một kế hoạch hòa bình dự kiến, các quan chức hàng đầu của Mỹ bày tỏ sự hoài nghi về mong muốn của Nga trong việc hạn chế cuộc tấn công quân sự vào các thành phố Kyiv và Chernihiv. Về điều được cho là tiến bộ, Biden nói, "Tôi không suy diễn bất cứ điều gì về nó cho đến khi tôi thấy các hành động của [Nga] là gì." Ngày hôm sau, ông nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky rằng Hoa Kỳ có kế hoạch cung cấp cho Ukraine thêm 500 triệu mỹ kim viện trợ ngân sách trực tiếp. Theo nhận định của Bắc Kinh, Washington đang tăng cường viện trợ quân sự cho Ukraine để Nga bỏ tấn công ngoại giao nhằm rút quân của họ. Bình luận của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin vào tuần trước rằng “chúng tôi muốn thấy Nga suy yếu đến mức không thể làm những việc như họ đã làm khi xâm lược Ukraine” chỉ càng làm sâu đậm thêm niềm tin của Trung Quốc rằng ưu tiên của Hoa Kỳ là làm suy yếu nước Nga, chứ không phải để tìm kiếm một kết thúc nhanh chóng cho chiến tranh.

Bắc Kinh hiện coi Washington đang cố tình leo thang chiến tranh để kéo dài nó.

Trung Quốc cũng không tin rằng việc tìm kiếm cơ sở chung với Washington về cuộc chiến ở Ukraine sẽ có ý nghĩa cải thiện quan hệ Trung-Mỹ rộng rãi hơn. Ngay cả khi Bắc Kinh tham gia vào cuộc lên án của quốc tế đối với Nga, Hoa Kỳ sẽ không làm dịu chính sách ngăn chặn của mình đối với Trung Quốc. Kể từ khi cuộc chiến bắt đầu, một số quốc gia Đông Á đã công khai đặt câu hỏi liệu Washington có duy trì sự tập trung vào Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trong khi châu Âu đang gặp khủng hoảng hay không. Đáp lại, chính quyền Biden đã nhanh chóng trấn an họ. Vào ngày 28 tháng 3, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Kathleen Hicks nói với các phóng viên: “Ngay cả khi chúng tôi đối đầu với các hoạt động ác ý của Nga, chiến lược quốc phòng mô tả bộ sẽ hành động khẩn cấp ra sao để duy trì và tăng cường khả năng răn đe với Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa trong tư cách đối thủ cạnh tranh chiến lược và thách thức tiến độ nhất của chúng ta.” Ngày hôm sau, Biden nói với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long rằng mặc dù Hoa Kỳ đang tập trung vào Ukraine, nhưng nước này “ủng hộ mạnh mẽ việc nhanh chóng thực hiện chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc không có lý do gì để tin rằng bằng cách nào đó Washington sẽ thay đổi các ưu tiên này ngay cả khi Bắc Kinh tách rời khỏi Moscow. Trong mắt họ, việc lên án Nga một cách công khai và đứng về phía những bên đang thực thi các biện pháp trừng phạt chống lại nước này sẽ chỉ mở ra cơ hội cho Hoa Kỳ áp đặt các biện pháp trừng phạt thứ cấp đối với chính Trung Quốc. Hoa Kỳ đã đe dọa trừng phạt các công ty Trung Quốc làm ăn với Nga. Vào ngày 3 tháng 2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price nói với các phóng viên: "Chúng tôi có một loạt các công cụ có thể triển khai nếu chúng tôi thấy các công ty nước ngoài, bao gồm cả những công ty ở Trung Quốc, cố gắng hết sức để che lấp các hành động kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, để trốn tránh chúng, để làm ngơ chúng."

Sau khi quân đội Nga vượt biên giới sang Ukraine, Hoa Kỳ đã gây áp lực ngoại giao lên Trung Quốc. Vào giữa tháng 3, trước khi Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan gặp Yang Jiechi, Giám đốc Văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương Trung Quốc, Sullivan nói với báo chí: “Chúng tôi đang trực tiếp nói một cách riêng tư với Bắc Kinh rằng tuyệt đối sẽ có hậu quả cho các nỗ lực lớn nhằm trốn tránh lệnh trừng phạt hoặc hỗ trợ Nga trốn tránh chúng ”.

Con đường trung dung

Đây không phải là lần đầu tiên Bắc Kinh thấy mình bị kẹt giữa các cường quốc đối thủ lớn. Từ năm 1958 đến năm 1971, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa phải đối mặt với môi trường quốc tế thù địch nhất trong lịch sử ngắn ngủi của mình. Trong thời kỳ này, nó phải đồng thời đương đầu với các mối đe dọa chiến lược từ Hoa Kỳ và Liên Xô. Đáp lại, chính phủ Trung Quốc dành toàn bộ nguồn lực kinh tế để chuẩn bị cho một cuộc chiến toàn diện chống lại một trong hai cường quốc. Để che chắn tốt hơn cơ sở kỹ nghệ của mình khỏi bị tấn công, họ đã chuyển nhiều nhà máy từ các khu vực phát triển hơn ở miền đông Trung Quốc sang các khu vực miền núi và kém phát triển phía tây, giấu chúng trong các hang động nhân tạo. Việc tái tổ chức kỹ nghệ quy mô lớn này đã đẩy Trung Quốc vào tình trạng khó khăn kinh tế nghiêm trọng, gây ra tình trạng thiếu hàng hóa trầm trọng và tình trạng nghèo đói lan rộng.

Ký ức về lịch sử tồi tệ này đã thông tri cho phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc chiến ở Ukraine và củng cố cam kết tránh bị kẹp giữa Washington và Moscow một lần nữa. Do đó, các tuyên bố chính thức của Trung Quốc đã được cân nhắc kỹ lưỡng để tránh kích động Nga. Chẳng hạn, trong một cuộc phỏng vấn hồi tháng 3, ông Qin nói rõ rằng Bắc Kinh tìm kiếm mối quan hệ hợp tác với Moscow nhưng không ủng hộ cuộc chiến ở Ukraine. Ông nói: “Không có vùng cấm đoán nào đối với sự hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, nhưng cũng có giới hạn cuối cùng, đó là các nguyên tắc và luật lệ được thiết lập trong Hiến chương Liên hiệp quốc,”. Trong một cuộc họp báo vào ngày 1 tháng 4, Wang Lutong, Tổng giám đốc phụ trách các vấn đề châu Âu của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã tìm cách duy trì một thế thăng bằng tương tự: “Chúng tôi không cố tình làm bất cứ điều gì để lách khỏi các lệnh trừng phạt chống lại Nga do Mỹ và châu Âu áp đặt", Ông nói thế và nói thêm rằng" Trung Quốc không phải là một bên liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine."

Khi lựa chọn con đường trung dung về vấn đề Ukraine, Trung Quốc đã hạn chế viện trợ quân sự cho Moscow nhưng vẫn duy trì quan hệ kinh doanh bình thường với Nga, một quyết định mà các nước khác cũng đã đưa ra. Thí dụ, Ấn Độ - một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ - cũng đã áp dụng lập trường tương tự, đưa ra sự phân biệt rõ ràng giữa các vấn đề quân sự và kinh tế. Thậm chí, một số nước NATO đã tiếp tục mua khí đốt của Nga để sưởi ấm cho các ngôi nhà trong suốt mùa đông. Nếu cuộc chiến ở Ukraine kéo dài, nhiều quốc gia có thể bắt đầu bắt chước chính sách cân bằng của Trung Quốc để giảm thiểu thiệt hại kinh tế do chiến tranh gây ra.

Là cường quốc kinh tế lớn thứ hai thế giới, Trung Quốc dự định đóng một vai trò quan trọng trong việc định hình các chuẩn mực kinh tế hoàn cầu. Nhưng nước này không có tham vọng đóng vai trò hàng đầu trong các vấn đề an ninh hoàn cầu, đặc biệt là trong các vấn đề chiến tranh, vì sự chênh lệch quân sự quá lớn giữa mình và Mỹ. Định hình một môi trường hòa bình thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc vẫn là một mục tiêu ngoại giao quan trọng. Chừng nào Hoa Kỳ không ủng hộ quân sự cho việc Đài Loan tuyên bố độc lập rõ ràng, thì Trung Quốc khó có thể đi chệch hướng khỏi con đường phát triển hòa bình này.
 
Tin Giáo Hội Việt Nam
Liên Huynh Đoàn Giáo Dân Đa Minh Victoria mừng kính Thánh Catarina
Trần Văn Minh
00:34 07/05/2022
Melbourne, vào lúc 10:30 sáng Thứ Bảy Ngày 07/5/2022. Tại Ngôi Thánh đường Thánh Đa Minh cổ kính số 816 trên đường Riversdale, vùng Camberwell, Victoria. Liên Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh, thuộc Tỉnh Dòng Đức Mẹ Lên Trời, đã dâng lễ trọng thể mừng kính Thánh Nữ Catarina Thành Siena, Dòng Đa Minh.

Xem hình

Trước khi dâng lễ mừng kính thánh nữ. Một vị đại diện cho Liên Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh Victoria đã lên đọc tiểu sử Thánh nữ Tiến sỹ Hội thánh Catarina, Ngài là con út trong một gia đình đông con (24 người,) cha mẹ giầu có, nhưng Ngài đã biết khấn nguyện và dâng mình cho Thiên Chúa rất sớm, khiến cha mẹ của Ngài rất phiền lòng. Mặc dù, Ngài luôn tuân phục và làm tròn bổn phận của người con, qua bao gian nan thử thách. Nhưng ý nguyện đi tu để một đời đồng trinh theo Chúa đã khiến cho cha mẹ Ngài hiểu ra tiếng gọi thiêng liêng và không ngăn cản Ngài gia nhập Dòng Đa Minh.

Thánh lễ do Linh Mục Nguyễn Văn Toàn OP, Chánh xứ Nhà thờ Thánh Đa Minh linh hướng của Liên Huynh Victoria dâng lễ, Ca đoàn Đa Minh phụ trách Thánh ca. Ban phục vụ Liên huynh đoàn Victoria, cùng với các ban phục vụ các huynh đoàn và đông đảo đoàn viên trong đồng phục áo của Huynh đoàn Giáo dân Đa Minh về hiệp dâng Thánh Lễ. Đặc biệt có ông Nguyễn Hoa Kỳ đại diện tỉnh dòng Úc Châu cùng dự.

Trong bài chia sẻ, Linh mục chủ tế cũng nhắc lại tiểu sử của vị Thánh nữ, sống trong thời nạn dịch hoành hành tại châu Âu cướp đi sinh mạng lên đến 1/2 dân số trên lục địa này. Gia đình lại khá giả, vì thế mà cha mẹ thánh nữ không muốn cho con mình đi tu. Và những hình phạt nhằm răn đe thánh nữ được mang ra áp dụng, nhưng đã không làm thay đổi ý nguyện dâng hiến đời mình cho Thiên Chúa. Và trong cương vị của Thánh nữ, Ngài đã làm được rất nhiều điều có ích cho giáo hội. Ngài qua đời Ngày 29 Tháng 4 Năm 1380. 81 năm sau đó Ngài được phong thánh. Ngày 4/10/1970 Đức Giáo Hoàng Phaolo VI đã tôn phong Ngài vào hàng Tiến sỹ Hội Thánh.

Trời Melbourne, đã vào Thu, cơn mưa Thu về đêm đã còn để lại những vũng nước nhỏ tại nơi đậu xe, và trời cũng đã đem cái lạnh sớm đến. Sau cơn đại dịch Tầu, quý đoàn viên về dâng lễ đã ít hơn hồi trước đại dịch. Đây là buổi lễ đầu tiên sau cơn đại dịch của Liên Huynh Victoria.

Sau lời cám ơn của vị đại diện Liên huynh Victoria, quý vị đại diện ban phục vụ và toàn thể đoàn viên liên huynh đoàn hiện diện được mời lên chụp hình lưu niệm và chia tay nhau về.
 
Văn Hóa
Ngày Hiền Mẫu 2022 : Thương Nhớ Mẹ
Đinh Văn Tiến Hùng
08:49 07/05/2022
Ngày Hiền Mẫu 8/5/22

-Vũ trụ có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan vĩ đại nhất là trái tim người mẹ.

-Tương lai của con là công trình của mẹ.

-Chỉ có người mẹ hiểu được ý nghĩ của đứa con không nói.

-Ôm con mẹ đếm sao trời, đếm hoài không hết một đời long đong.

-Trái tim người mẹ là vực sâu muôn trượng, mà ở dưới đáy bạn sẽ luôn tìm thấy sự thứ tha.

( Honore de Balzac )

-Trong tất cả các quyền của phụ nữ, quyền vĩ đại nhất là quyền được làm mẹ.

( Lâm Ngữ Đường )

*Bao năm rời bỏ quê hương,
Khi nhớ đến mẹ đau thương quặn lòng,
Chân trời góc biển mênh mông,
Lang thang phiêu bạt nào trông ngày về.
Xa xôi cách biệt sơn khê,
Đời con chữ hiếu nơi quê chưa tròn.
Có về mẹ cũng không còn,
Nhớ thương thân mẹ vì con hao gầy,
Gian nan lặn lội từng ngày,
Sớm hôm săn sóc nuôi bầy con thơ.
Mẹ đi in dấu đến giờ,
Trên sông sương lạnh xóa mờ không gian,
Mưa rời thay lệ khóc than,
Con đò đưa xác xuôi dòng trôi mau,
Mái đầu thơ quấn khăn tang,
Tiễn đưa mẹ đến nghĩa trang cuối làng.
Chúng con đau xót vô vàn,
Cánh đồng nước ngập áo quan bồng bềnh,
Mẹ sống vất vả lênh đênh,
Đến khi nằm xuống bấp bênh nấm mồ !
Mẹ nằm lạnh lẽo bơ vơ,
Chỉ còn cỏ dại phất phơ héo tàn !...
Kể từ ngày ấy gian nan,
Đàn con của mẹ tan hoang rẽ bầy.
Riêng con từ đó đến nay,
Chỉ còn kỷ niệm đong đầy tuổi thơ.

Mừng ngày Từ Mẫu bây giờ,
Bông hồng cài áo thẫn thờ trao ai?
Mẹ, mẹ ơi ! Có khi nào trở lại,
Giơ tay gầy âu yếm vuốt tóc con,
Ngày xưa mẹ vẫn thường khuyên nhủ:
Cố học tập sau này giúp Nước non.
Thân con khổ cực xoi mòn,
Khi nhớ đến mẹ vẫn còn xót xa,
Kỷ niệm không thể xóa nhòa,
Chỉ còn xin Chúa thứ tha mẹ hiền.

(*) Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Hiền Mẫu ( Mother’s Day )

Ngày của mẹ được tổ chức mỗi năm vào Chúa nhật thứ 2 tháng 5 trên khắp thế giới để tôn vinh và ghi nhớ công ơn người mẹ. Do bà Anna Marie Javis khởi xướng vào năm 1908 tại bang Virginia Hoa Kỳ.

Năm 1914 Quốc Hội lưỡng viện thông qua bản Nghị quyết và được TT Woodrow Wilson ký chính thức thành lập ngày Mother’s Day.

Hàng năm, người đi tham dự lễ kỷ niệm ngày này, cầm trên tay hoa cẩm chướng màu đỏ khi mẹ còn sống và hoa cẩm chướng màu trắng nếu mẹ đã qua đời.

Kính chúc Quí Vị !

Nếu mẹ còn sống được hưởng những ngày đầm ấm bên mẹ để cùng chung vui sẻ buồn.

Nếu mẹ đã mất hãy cầu nguyện và ghi nhớ ơn mẹ.

Happy Mother’s Day !

Đinh văn Tiến Hùng

*Bài kỷ niệm về mẹ năm tháng đã qua :Dĩa cơm tấm của mẹ

Đồ ăn được mang ra, hai dĩa cơm tấm bì chả- tàu hũ ky-trứng ốp la bự xự, thật “hoành tráng” với lỉnh kỉnh những món.

Một dĩa được đặt trước mặt mẹ. Mẹ ngắm nghía dĩa cơm một hồi rồi bảo:

– Nhiều thế này rồi sao mẹ ăn hết được hả con, sao không kêu cho mẹ dĩa nhỏ hơn?

Người con đang múc muỗng nước mắm ớt chan lên cơm, ngước mắt lên nhìn mẹ trả lời:

– Dĩa người ta giá bấy nhiêu, giờ mẹ muốn ít hơn thì người ta bỏ lại bớt nhưng cũng vẫn giá đó. Thôi thì ăn được bao nhiêu thì mẹ cứ ăn, không hết thì mình xin cái hộp, bỏ mang về …

Mẹ cười:

– Ờ nhỉ…

Mẹ ngồi ngược nắng, ánh sáng bên ngoài chiếu xuyên qua cánh cửa kiếng rọi lên làm mái tóc bạc của mẹ trắng phau, người con giật mình nheo mắt.

Ánh sáng chói quá, he hé mở lại mắt ra người con như bỗng thấy thấp thoáng mẹ phía trước trẻ măng trong chiếc áo bà ba vàng tươi lụa nội hoá, tóc đen nhánh cột đuôi gà phía sau.

Cái ánh nắng chói chang trên đường Nguyễn Huệ của Sài Gòn lúc 11h trưa làm mồ hôi rươm rướm ra hai bên mang tai người đàn bà vừa bước qua tuổi 40.

Chen vào cái khoảng trống nhỏ giữa hai người bán hàng, mẹ cố tung lên để trải miếng ny-lông nhỏ lên trên mặt vỉa hè.

Hai người bán hàng hai bên la bải hải, cố tình đẩy dàn ngay những cái thùng giấy chứa hàng ra để ngăn lại và đuổi đi.

– Cô ơi, chỗ này không được đâu. Đi đi, đi kiếm chỗ khác đi.

Từ sáng sớm tới giờ bị đuổi biết bao nhiêu bận ở nhiều chỗ rồi, tủi thân – giọt nước tràn ly, mẹ hất phăng miếng ny-lông của mình ngồi bẹp luôn xuống lề đường ôm mặt hu hu nức nở khóc:

– Mấy người dã man lắm. Mấy người có con, tôi cũng có con. Con tôi chết đói ở nhà, có một chỗ ngồi bán nhỏ thôi mà các người cũng đuổi tôi đi. Ở đâu có được chỗ thì tôi đã đi rồi, ai cũng xua cũng đuổi, tôi đi đâu được bây giờ? Hu hu…

Hai bà bán hàng hai bên sững người liếc lẹ nhau, thở nhẹ, rồi kéo xịch miếng ny-lông lót sàn, xếp gọn bớt đồ của mình lại, nhường cho mẹ một khoảng trống rộng hơn.

Thế là từ ấy mẹ có được một khoảng vỉa hè để buôn bán mưu sinh…

Sài Gòn của năm 1976 vẫn còn hoảng loạn lắm.

Thành phố một năm sau khi đổi tên đổi chủ, chưa có gì là rõ ràng cả. Dân thành phố cố gắng sống qua ngày, của cải trong nhà được bán dần để ăn. Những gia đình có người làm ngành nghề gì trong guồng máy của chế độ Cộng Hòa cũ là coi như mất việc ngồi nhà.

Bố cũng thuộc trong diện mất việc đó.

Cả một năm trời nuôi đàn con năm đứa đang trong tuổi lớn, ăn uống như hạm cũng đủ làm bay đi dần của cải dành dụm từ bấy lâu nay.

Bố mẹ đã thử qua bao nhiều nghề để kiếm tiền qua ngày từ làm giấm bán, qua tới làm giá, chẳng có nghề nào thành công!

Một lần có một bác bạn của bố trước đó có một tiệm pharmacy ở đâu đó, còn thuốc. Bác muốn giúp, đưa ra ý kiến:

– Tôi còn một số thuốc, hay là cô chú mang đi bán cho tôi đi, để kiếm lời nuôi các cháu?

Bố thì không thể tông ra ngoài buôn bán rồi vì thuộc diện “công chức chế độ cũ” sẽ bị để ý, có thể bị bắt bớ.

Thế là mẹ từ một bà nội trợ ở nhà nuôi con, phải tông ra đường một mình trên chiếc xe đạp mini ngược xuôi kiếm mối bán mớ thuốc Tây kiếm lời.

Thời ấy dọc trên đường Nguyễn Huệ có những kiosk nho nhỏ xinh xinh đã bị đóng từ ngày 30 Tháng Tư, 1975, không biết ai bắt đầu mà tự dưng tự phát họp lại thành một ngôi chợ bán thuốc Tây. Ai tới trước dành chỗ, trải được miếng ny-lông ra thì khoảng vỉa hè đó sẽ thành “đặc khu” của người đó.

Mẹ ra trễ hơn mọi người nhưng cũng may kể từ ngày hôm đó cũng đã được hai bác hai bên (sau trở thành bạn) nhường cho một khoảng nhỏ xíu.

Khoảng buôn bán của mẹ nhỏ xíu xiu, chỉ đủ để bầy lèo tèo dăm ba hộp thuốc, so với những người kế bên trông tội lắm. Hàng ngày thằng con được ra phụ mẹ. Chỉ việc đứng đàng sau, mẹ sai gì thì làm đấy. Cần gì thì lấy phụ.

Nói cho oai thế thôi chứ đồ hàng thuốc thang của mẹ chứa hết cũng chỉ đúng trong một cái giỏ đi chợ. Phải cho thật gọn gàng để bữa nào xui lỡ công an xuống ruồng thì còn gom lẹ tất cả mọi thứ bỏ vào giỏ mà chạy thoát thân chứ không thôi là mất hết!

Phía đàng sau khoảng hàng của mẹ là một quầy bán cơm. Những nồi thịt kho, chảo đồ xào trông hấp dẫn lắm, lúc nào lỡ mắt ngó qua là cũng phải nuốt nước miếng ừng ực.

Sài Gòn thời ấy đói ăn mà, ở nhà nồi cơm đã phải nấu độn với hạt bo bo phường khóm bán. Quán cơm ấy bán những dĩa cơm gạo trắng phau, những miếng thịt mỡ bóng nhay nháy, những trái trứng kho mượt mà đến độ chỉ muốn mút tới mút lui, không nỡ cắn.

Khoảng buôn bán của mẹ nhỏ bé, bày ít thuốc nên dĩ nhiên là cũng ít khách mua.

Người ta chỉ bu vào kiếm trong những xập hàng lớn hơn, nhiều thuốc hơn. Nhiều khi ngồi cả buổi cũng chẳng ai buồn dừng chân tới đảo mắt qua dùm chứ nói chi tới mua.

Buổi trưa là giờ mà thằng con mong chờ nhất, vì được mẹ cho mua một dĩa cơm.

Ôi dĩa cơm của thời ấy sao mà nó ngon đến thế?

Miếng thịt be bé thôi mà sao nó béo đến thế? Thơm đến thế?

Ngay cả miếng dưa leo, miếng cà rốt ngâm ngó cũng đẹp thật đẹp mắt luôn.

Ăn xong cả dĩa mà chả lúc nào no cả, lúc nào cũng còn thòm thèm. Ấy thế mà lúc nào mẹ hỏi: “Ngon không con, no không con?” là thằng con lúc nào cũng: “Ngon quá mẹ ạ. Con no quá!”

Mà chẳng bao giờ thằng con thấy mẹ kêu cơm ăn cả, lúc nào cũng thấy mẹ mua khoai mì mà ăn. Trong khi khoai mì phường khóm bán cho nhà nhà ăn độn với cơm. Khoai mì là món rẻ nhất thành phố thời ấy…

Thoáng thế mà đã 46 năm rồi đấy. 46 năm vật đổi sao dời…

Mẹ giờ không còn phải ăn khoai mì để nhường dĩa cơm lại cho bầy con nữa rồi, nhưng tóc mẹ lại đã bạc phơ, lưng mẹ bắt đầu còng còng …

Đĩa cơm thật to trước mặt trông thật hấp dẫn, bảo đảm ăn no ứ hự mà vẫn còn dư. Nếu mang ngược trở lại thời bán thuốc Tây dạo thuở nào, dĩa cơm này có thể đủ no cho bốn người ăn.

Hai dĩa cơm của hai mẹ con lúc này mà mang ngược trở lại sẽ cho cả gia đình được một bữa ăn linh đình vì thuở ấy bữa cơm gia đình nhiều khi có được ba trái trứng hột vịt thôi mà gói ghém đủ cho tới những bảy miệng ăn.

Bỗng dưng muỗng nước mắm trên tay thấy nhạt hẳn màu đi, nặng trình trịch, nhỏ tong tong trên dĩa cơm như những giọt nước mắt đang lã chã rơi…

Ca sĩ Don Hồ
 
VietCatholic TV
Putin tê tái: Ukraine bắn chìm Khu Trục Hạm tối tân Makarov. EU đóng băng tài sản vợ bé Putin
VietCatholic Media
03:00 07/05/2022


1. Khu Trục Hạm Đô đốc Makarov của Nga bốc cháy, chìm dần sau khi bị trúng hỏa tiễn của Ukraine

Theo các quan chức Ukraine, Khu Trục Hạm Đô đốc Makarov của Nga đã bị trúng hỏa tiễn của Ukraine và bốc cháy.

Đây là tổn thất hải quân mới nhất của Nga trong một chiến dịch đầy khó khăn, diễn ra sau khi có các báo cáo cho rằng tình báo Mỹ đã giúp Ukraine xác định vị trí và đánh chìm tàu chiến Moskva của Nga vài tuần trước.

Con tầu được tường trình đã đi gần Đảo Rắn ở Biển Đen phía nam Odessa, khi bị tấn công.

Cố vấn tổng thống Ukraine Anton Gerashchenko đã báo cáo rằng Khu Trục Hạm Đô đốc Makarov đã bị trúng hỏa tiễn chống hạm “Neptune” của Ukraine.

Trích dẫn các nguồn tin của Nga, ông cho biết, các tàu hải quân Nga đóng tại Crimea đã được cử đến để giúp tầu Đô đốc Makarov.

Dumskaya, một web site của nhà nước Ukraine, cho biết các lực lượng Nga đã cử trực thăng đến giải cứu thủy thủ đoàn của con tàu, được tường trình là lên đến 180 người, trong khi con tầu chìm dần xuống lòng Biển Đen.

Theo Thư mục tàu chiến hiện đại thế giới, tầu Đô đốc Makarov là một Khu Trục Hạm hiện đại được trang bị hỏa tiễn dẫn đường. Sau khi mất đi chiến thuyền này, đội Khu Trục Hạm của Nga sẽ giảm xuống chỉ còn 10 chiếc. Bộ Quốc phòng Nga chưa bình luận về tổn thất mới này.

Tháng trước, Nga đã mất soái hạm Moskva ở Biển Đen trong một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn hành trình của Ukraine. Hôm thứ Năm, một quan chức Mỹ cho biết Washington đã giúp Ukraine xác định vị trí tàu chiến.

Bộ Quốc phòng Anh cho biết có khoảng 20 tàu Hải quân Nga ở Biển Đen sau vụ đắm tàu Moskva. Mặc dù Nga không thể thay thế Moskva, hạm đội Biển Đen vẫn có khả năng tấn công các mục tiêu của Ukraine

Hiện chưa rõ việc tàu Đô đốc Makarov bị chìm sẽ có ảnh hưởng gì đến các hoạt động của Nga ở Biển Đen hay không.

Nga đã phong tỏa các cảng của Ukraine trên bờ biển để ngăn chặn xuất khẩu trong suốt cuộc chiến.

Kể từ khi Mạc Tư Khoa phát động cái mà họ gọi là “cuộc hành quân đặc biệt” vào cuối tháng 2, Ukraine đã buộc phải xuất khẩu ngũ cốc bằng tàu hỏa qua biên giới phía tây hoặc từ các cảng nhỏ bé trên sông Danube của họ thay vì đường biển.

Hôm thứ Sáu, Liên Hiệp Quốc cho biết gần 25 triệu tấn ngũ cốc đã bị mắc kẹt ở Ukraine do chiến tranh, khiến giá lương thực toàn cầu lên mức cao kỷ lục và Phi Châu có nguy cơ đối diện với nạn đói.

R-360 Neptune là hỏa tiễn hành trình chống hạm của Ukraine do Cục thiết kế Luch phát triển. Neptune nghĩa là Sao Hải Vương

Thiết kế của Neptune dựa trên hỏa tiễn chống hạm Kh-35 của Liên Xô, với tầm bắn và hệ thống điện tử được cải thiện đáng kể. Một hỏa tiễn duy nhất có thể đánh bại tàu chiến nổi trên mặt nước và tàu vận tải có lượng choán nước lên đến 5.000 tấn.

Hệ thống được đưa vào phục vụ Hải quân Ukraine vào tháng 3 năm 2021.

Vào ngày 3 tháng 4 năm 2022, các nguồn tin Ukraine cho rằng tầu Đô đốc Essen của Nga đã bị hư hại bởi lực lượng Ukraine. Sau đó, Oleksiy Arestovych, cố vấn của Văn phòng Tổng thống Ukraine, làm rõ rằng Đô đốc Essen đã bị trúng một hỏa tiễn Neptune.

Vào ngày 13 tháng 4 năm 2022, trong cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, tàu tuần dương Moskva của Nga đã bị trúng hai hỏa tiễn Neptune, dẫn đến cháy và sau đó là một kho đạn trên tàu phát nổ. Bộ Quốc phòng Nga cho rằng một vụ hỏa hoạn đã khiến đạn dược phát nổ và thủy thủ đoàn đã được di tản toàn bộ. Nga cho biết con tàu vẫn còn nổi sau ngày xảy ra hỏa hoạn, nhưng truyền thông nhà nước Nga sau đó đưa tin rằng con tàu đã chìm trong thời tiết khắc nghiệt khi được kéo.

Vào ngày 6 tháng 5 năm 2022, có tin tức về Khu Trục Hạm Đô đốc Makarov của Nga bốc cháy ở Biển Đen. Quân đội Ukraine cho rằng tàu Markarov đã bị trúng hỏa tiễn chống hạm Neptune của Ukraine.

2. Ngũ Giác Đài khẳng định tin tình báo của Mỹ dành cho Ukraine là 'hợp lý, hợp pháp, có giới hạn'

Bộ Quốc Phòng Nga đang cáo buộc Hoa Kỳ tiến hành một cuộc chiến ủy nhiệm chống lại Nga tại Ukraine qua việc cung cấp các viện trợ quân sự và các tin tình báo. Nói cách khác, Nga cáo buộc Hoa Kỳ mượn tay người Ukraine để đánh Nga.

Diễn tiến này xảy ra sau khi tờ New York Times cho rằng tình báo Mỹ đã giúp Ukraine giết các tướng hàng đầu của Nga và đánh chìm tàu tuần dương hỏa tiễn Moskva.

Đáp lại, thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki nói luận điệu này là sai: “Putin có thể kết thúc chiến tranh ngay ngày mai, ngay hôm nay, ngay bây giờ nếu ông ta muốn.”

Thiếu tướng John Kirby, phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài, đã tổ chức một cuộc họp báo vào thứ Sáu, trong đó ông được hỏi về các báo cáo rằng Ngũ Giác Đài đã cung cấp thông tin cho các nhà lãnh đạo Ukraine để giúp họ nhắm mục tiêu và giết các tướng lĩnh Nga.

Kirby đã không chứng thực các báo cáo, thay vào đó, ông nói rằng Ukraine “đưa ra quyết định” khi nói về cách họ sử dụng thông tin tình báo của Mỹ và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thận trọng khi thảo luận chia sẻ thông tin tình báo với các nước khác.

Kirby nói với các phóng viên:

“Chúng tôi cung cấp cho người Ukraine những gì chúng tôi tin là thông tin liên quan và kịp thời về các đơn vị của Nga, để giúp họ điều chỉnh và thực hiện khả năng tự vệ của mình trong khả năng của mình.”

Phát ngôn nhân Ngũ Giác Đài cũng nhấn mạnh rằng các nước khác cũng cung cấp cho Ukraine thông tin về hoạt động chuyển quân của Nga:

“Chúng tôi không phải là nguồn cung cấp thông tin và tình báo duy nhất cho người Ukraine. Họ cũng nhận được thông tin tình báo từ các quốc gia khác. Và họ có khả năng thu thập thông tin tình báo khá mạnh mẽ của riêng mình”

“Và nếu họ quyết định làm điều gì đó với các tin tình báo đó, thì họ sẽ quyết định hành động theo ý kiến riêng của mình.”

“Loại thông tin thông minh mà chúng tôi cung cấp cho họ - hợp lý, hợp pháp và có giới hạn.”

3. Tòa Bạch Ốc cho biết cuộc gọi của G7 vào Chúa Nhật được cố ý sắp xếp trước Ngày Chiến thắng của Nga

Thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc Jen Psaki cho biết hôm thứ Sáu rằng thời điểm các nhà lãnh đạo G7 họp trực tuyến vào hôm Chúa Nhật trước Ngày Chiến thắng của Nga là có chủ đích.

Ngày 9/5 là thời điểm một số quan chức Mỹ và phương Tây tin rằng Tổng thống Nga Putin có thể chính thức tuyên chiến với Ukraine và huy động đầy đủ lực lượng dự bị của mình.

“Tôi nghĩ rằng không nên đánh mất tầm quan trọng đối với bất kỳ ai, về thời điểm, thời điểm diễn ra cuộc họp G7 này, tức là một ngày trước Ngày Chiến thắng của Nga, điều mà Tổng thống Putin chắc chắn đã dự tính đánh dấu ngày đó, như một ngày mà ông ta tuyên bố chiến thắng Ukraine. Tất nhiên, ông ta chẳng có chiến thắng gì hết cả,” Psaki nói với các phóng viên.

Ngày 9 tháng 5 kỷ niệm vai trò của Liên Xô trong việc đánh bại Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai. Nó được đánh dấu hàng năm bằng một cuộc diễn hành quân sự ở Mạc Tư Khoa và một bài phát biểu của Putin. Cuối lễ duyệt binh, ông Putin sẽ đặt vòng hoa tại Lăng mộ Chiến sĩ Vô danh.

Psaki nói thêm: “Có cuộc gặp gỡ và trò chuyện vào Chúa Nhật này là cơ hội để cho thấy phương Tây thống nhất như thế nào trong cuộc đối đầu với cuộc xâm lược của Tổng thống Putin. Ngoài ra, cuộc gặp gỡ này còn cho thấy rằng sự đoàn kết đòi hỏi công việc, đòi hỏi nỗ lực đòi hỏi máu và mồ hôi, và đôi khi cả nước mắt”.

Khi được hỏi về những lệnh trừng phạt nào có thể xảy ra từ cuộc gọi hôm Chúa Nhật, Psaki cho biết cô chưa có cơ hội để xem trước.

4. Người đứng đầu Ủy ban Liên Hiệp Âu Châu “tự tin” rằng gói trừng phạt mới sẽ được thông qua

Chủ tịch Ủy ban Liên minh Âu Châu Ursula von der Leyen cho biết hôm thứ Sáu, bà “tin tưởng” gói trừng phạt thứ sáu của Liên Hiệp Âu Châu chống lại Nga sẽ được thông qua, khi các cuộc thảo luận giữa các quốc gia thành viên tiếp tục sang ngày thứ ba.

Bà nói trong một bài phát biểu tại Frankfurt, Đức: “Tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ hoàn thành gói trừng phạt này. Nếu mất thêm một ngày, thì phải mất thêm một ngày, nhưng chúng tôi đang đi đúng hướng.”

Việc huy động gói trừng phạt đã gặp phải một số trở ngại trong tuần này, vì một số quốc gia chống lại đề xuất nhằm cấm vận nhập khẩu dầu của Nga; vì sự phụ thuộc vào năng lượng Nga của họ, làm dấy lên lo ngại rằng họ sẽ phủ quyết động thái này trừ khi được miễn trừ.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban, phát biểu trên đài phát thanh Hung Gia Lợi hôm thứ Sáu, đã so sánh đề xuất trừng phạt với một “quả bom nguyên tử” và nói rằng ông đã gửi nó trở lại von der Leyen để sửa đổi. Bình luận của ông đã được đăng trên một bài đăng trực tuyến từ văn phòng truyền thông của chính phủ Hung Gia Lợi.

Trong khi đó, các cuộc đàm phán đang “đi đúng hướng” đối với Cộng hòa Tiệp, người phát ngôn chính phủ Václav Smolka nói với CNN hôm thứ Sáu. Nước này đang tìm kiếm sự miễn trừ khỏi lệnh cấm vận vì nước này cần thêm hai năm để loại bỏ hoàn toàn dầu mỏ của Nga, ông nói.

Bà Von der Leyen đề cập đến Đức, quốc gia vào lúc bắt đầu cuộc xung đột đã chống lại lệnh cấm vận dầu mỏ, nhưng kể từ đó, nước này đã cắt giảm nhập khẩu từ Nga xuống từ 35% chỉ còn 12%.

Bà nói: “Các quốc gia hiện đang do dự không còn bao xa nữa. Như tôi nói, chúng tôi đang ngồi với các quốc gia này ở Brussels, để làm việc thông qua những điều rất thực dụng, như từ đâu dầu thay thế có thể được đưa vào các quốc gia này.”

Vấn đề cấm vận dầu mỏ của Nga gần như là vấn đề duy nhất trong gói trừng phạt lần thứ sáu. Các đề xuất trừng phạt khác không phải là vấn đề đối với các quốc gia thành viên trong Liên Hiệp Âu Châu. Cụ thể, Kirill, và vợ bé của nhà độc tài Putin sẽ bị liệt kê vào danh sách các nhà tài phiệt Nga bị chế tài trong đợt này.

Theo một báo cáo năm 2006 được Forbes công bố vào năm 2020, Kirill, người ủng hộ nồng nhiệt cuộc chiến ở Ukraine, có tài sản lên đến 4 tỷ đô la. Ở Nga có một tạp chí nổi tiếng chuyên theo đuổi các phóng sự điều tra về các nhà tài phiệt Nga làm ăn phi pháp. Đó là tờ Novaya Gazeta. Tạp chí do Dmitri Muratov, người đoạt giải Nobel làm chủ biên, trong đó các ký giả bị ám sát chết gần hết, mới nhất là cô Anna Politkovskaja qua đời vào ngày 5 tháng 4 vừa qua. Novaya Gazeta ước tính vào năm 2019 rằng Thượng Phụ Kirill có một khối tài sản từ 4 đến 8 tỷ đô la. Các số liệu không được xác minh và trong mọi trường hợp không thể xác minh được. Tài sản cá nhân đáng kể này là kết quả của việc nhà nước Nga miễn thuế đối với một phần đáng kể thuốc lá và bia được Chính Thống Giáo Nga nhập khẩu từ nước ngoài về bán tại Nga. Ngài Thượng phụ còn bị cáo buộc là người đứng tên cho những tài sản của Putin, Lavrov và những người khác.

Alina Kabaeva, vợ bé có 3 đứa con với Putin, cũng có tên trong danh sách bị Liên Hiệp Âu Châu trừng phạt.

Bà Kabaeva, 38 tuổi, cựu vận động viên thể dục nhịp điệu vô địch Olympic, nổi tiếng trong môn thể thao này nhờ sự dẻo dai cực độ, và cũng khét tiếng vì một vụ tai tiếng quốc tế khi sử dụng chất kích thích khi thi đấu, bị nghi ngờ có vai trò che giấu tài sản cá nhân của ông Putin ở nước ngoài.

5. Theo quan chức của cơ quan lương thực LHQ, gần 25 triệu tấn ngũ cốc không thể rời khỏi Ukraine

Một quan chức của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc, gọi tắt là FAO, cho biết việc phong tỏa các cảng trên Hắc Hải của Ukraine cùng với những thách thức về cơ sở hạ tầng đang ngăn cản gần 25 triệu tấn ngũ cốc của Ukraine không được xuất khẩu.

Josef Schmidhuber, Phó giám đốc bộ phận thương mại và thị trường của FAO, cho biết: “Đó là một tình huống gần như kỳ cục mà chúng tôi thấy vào lúc này ở Ukraine. Có gần 25 triệu tấn ngũ cốc có thể được xuất khẩu nhưng không thể rời khỏi đất nước chỉ vì thiếu cơ sở hạ tầng, và các cảng bị phong tỏa”.

Ukraine là một trong những quốc gia sản xuất ngũ cốc lớn nhất thế giới. Vì thế, theo Josef Schmidhuber, chiến tranh không chỉ ảnh hưởng đến Ukraine, nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến Phi Châu, nơi nhiều người sẽ phải chết vì đói; và ảnh hưởng đến toàn thế giới vì giá lương thực đang gia tăng theo nhịp độ và chiều dài của cuộc chiến.

Đồng thời, trong tháng 7 và tháng 8, vụ mùa mới sẽ đến, Schmidhuber nói, và “bất chấp chiến tranh, điều kiện thu hoạch trông không đến nỗi nào”.

Tuy nhiên, ông tiếp tục, “điều đó thực sự có thể có nghĩa là không có đủ dung lượng lưu trữ trong tương lai ở Ukraine, đặc biệt nếu không có 'hành lang lúa mì' mở ra cho xuất khẩu từ Ukraine.”

CNN trước đó đã đưa tin rằng các lực lượng Nga đang đánh cắp hàng nghìn tấn ngũ cốc của nông dân Ukraine, cũng như nhắm mục tiêu vào các điểm lưu trữ lương thực bằng pháo, theo nhiều nguồn tin. Bộ Quốc phòng Ukraine hôm thứ Năm cho biết ước tính có khoảng 400.000 tấn ngũ cốc đã bị đánh cắp cho đến nay.

Việc đánh cắp ngũ cốc ở quy mô lớn như vậy - kết hợp với sự chia cắt của chiến tranh - có thể ảnh hưởng đến thị trường thế giới. Thị trưởng Melitopol, Ivan Fedorov cho biết: “Nếu chúng tôi không thu hoạch vụ tiếp theo, hậu quả của nạn đói có thể rất đáng kể. Và con đường xuất khẩu chính là các cảng hiện đang bị phong tỏa”.
 
Khóa họp thứ 119 của HĐGM Tây Ban Nha giữa những căng thẳng với Đảng Công Nhân Xã Hội
VietCatholic Media
05:25 07/05/2022


1. Đức Thánh Cha kêu gọi kiến tạo xã hội thân thiện với gia đình

Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi xây dựng một xã hội thân thiện với gia đình và đề ra những sáng kiến nâng đỡ các gia đình.

Ngài bày tỏ lập trường trên đây, trong buổi tiếp kiến sáng ngày 29 tháng Tư vừa qua, dành cho các tham dự viên khóa họp toàn thể của Hàn lâm viện Tòa Thánh về các khoa xã hội, họp bàn về thực tại gia đình.

Đức Thánh Cha nhận xét rằng: “Những biến chuyển xã hội đang thay đổi các điều kiện sống của hôn nhân và các gia đình trên toàn thế giới. Ngoài ra, bối cảnh hiện nay với nhiều cuộc khủng hoảng kéo dài gây thử thách cam go cho các dự án về những gia đình ổn định và hạnh phúc. Đứng trước trình trạng đó, chúng ta có thể đáp lại bằng cách tái khám phá giá trị của gia đình như nguồn mạch trật tự xã hội, như tế bào sinh động của một xã hội huynh đệ, có khả năng chăm sóc căn nhà chung”.

Sau khi đề cao nhiều vai trò quan trọng của gia đình trong xã hội, Đức Thánh Cha khẳng định rằng: “Điều cần thiết là tại tất cả các nước, cần thăng tiến những chính sách xã hội, kinh tế và văn hóa “thân thiện với gia đình”. Ví dụ, những chính sách giúp hòa hợp giữa gia đình và công ăn việc làm; những chính sách thuế khóa nhìn nhận các trách vụ gia đình và nâng đỡ chức năng giáo dục của các gia đình, bằng cách chấp nhận những phương thế thích hợp công bằng về thuế má; những chính sách đón nhận sự sống, các dịch vụ xã hội, tâm lý và y tế nhắm nâng đỡ các tương quan vợ chồng và cha mẹ”.

Đức Thánh Cha cũng nhấn mạnh rằng: “Một xã hội ‘thân thiện với gia đình’ là điều có thể. Vì xã hội nảy sinh và tiến triển với gia đình”.

2. Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha kết thúc khóa họp thứ 119

Hôm 29 tháng Tư vừa qua, Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha đã kết thúc khóa họp toàn thể lần thứ 119, sau năm ngày tiến hành tại thủ đô Madrid.

Trong diễn văn khai mạc hôm 25 tháng Tư, Đức Hồng Y Juan José Omella, Tổng giám mục Barcelona, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Tây Ban Nha, đã nhân danh toàn thể Giáo Hội Công Giáo tại nước này bày tỏ tình liên đới với nhân dân Ukraine, đang chịu cảnh chiến tranh vì những cuộc tấn công của Nga, đồng thời khích lệ các thành phần Giáo hội địa phương đón tiếp, giúp đỡ những người tị nạn từ Ukraine, cũng như những người di dân từ quần đảo Canarias, tiếp tục tìm đến Tây Ban Nha. Đức Cha Tổng thư ký cho biết các giám mục đã bàn về việc thiết lập những hành lang đón tiếp để các giáo phận trong nước có thể tiếp đón và trợ giúp những người trẻ từ Canarias, trong sự cộng tác với chính quyền dân sự.

Đặc biệt ngày 11 tháng Sáu tới đây sẽ có đại hội tại trụ sở của Quỹ Phaolô VI, ở Madrid để đúc kết các cuộc tham khảo ý kiến trong các giáo phận tại Tây Ban Nha, hầu góp phần chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Giám mục thế giới vào tháng Mười năm tới, 2023, về chủ đề: “Tiến tới một Giáo hội đồng hành: hiệp thông, tham gia và sứ mạng”. Kết quả cuộc tham khảo này sẽ được gửi về Văn phòng Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám mục ở Roma.

Các giám mục cũng quyết định đưa tuần lễ về Hôn nhân vào trong hoạt động mục vụ hôn nhân và gia đình của Hội đồng Giám mục, sau khi cử hành tuần lễ đầu tiên hồi tháng Hai năm nay, với nhiều phản ứng tốt đẹp.

Trong cuộc họp báo, giới báo chí đặc biệt chú ý đến vấn đề lạm dụng tính dục trẻ vị thành niên, là vấn đề đã được các giám mục Tây Ban Nha đặc biệt bàn tới, hôm thứ Năm 28 tháng Tư vừa qua, trong khóa họp. Một phần phúc trình về cuộc điều tra của các luật sư Cremades và Calvo Sotelo đã được trình bày trong khóa họp. Các giám mục cũng quyết định thành lập 70 văn phòng giáo phận và 150 văn phòng của các dòng tu, để đón nhận những lời tố cáo của các nạn nhân bị lạm dụng. Việc này cũng nhắm gây ý thức trong xã hội về tệ nạn lạm dụng này. Một lần nữa, Đức Cha Arguello nói rằng Giáo hội muốn đề cập đến vấn đề lạm dụng này với ý hướng đồng hành, “diện đối diện”, chứ không phải là những con số vô danh”.

3. Các giám mục Tây Ban Nha nói rằng các ngài sẽ không tham gia vào cuộc điều tra lạm dụng giáo sĩ toàn quốc

Các giám mục của Tây Ban Nha đã thông báo hôm thứ Sáu rằng các ngài sẽ không tham gia vào một ủy ban độc lập về lạm dụng tình dục giáo sĩ do cơ quan lập pháp quốc gia lập ra, cáo buộc rằng, trong số những thứ khác, ủy ban sẽ không xem xét tất cả các vụ lạm dụng tình dục trẻ vị thành niên mà chỉ xem xét những hành vi lạm dụng tính dục do hàng giáo sĩ Công Giáo gây ra.

“Chúng tôi muốn tuyên bố rằng chỉ tiến hành điều tra các vụ lạm dụng trong Giáo Hội, khi rõ ràng rằng trong số 15.000 trường hợp được công khai ở Tây Ban Nha, chỉ có 69 trường hợp liên quan đến Giáo Hội, là một quyết định đáng ngạc nhiên,” Đức Cha Luis Argüello, phát ngôn viên của hội đồng giám mục Tây Ban Nha, cho biết như trên.

Đức Cha Argüello lập luận rằng một cuộc điều tra khác do chính quyền vùng Catalonia mở ra có ý nghĩa hơn vì nó sẽ xem xét tất cả các trường hợp lạm dụng trẻ vị thành niên.

Ngài cũng cho biết các giám mục đã thông báo với chính phủ Tây Ban Nha rằng cuộc điều tra của quốc hội sẽ được thực hiện mà không có bất kỳ sự hiện diện thể chế nào của hàng giáo phẩm, cho dù các ngài sẽ “cộng tác với chính quyền dân sự” trong khuôn khổ yêu cầu của luật pháp Tây Ban Nha.

Mặc dù không chính thức là một phần của ủy ban Thanh tra, Đức Cha Argüello kêu gọi “cộng tác và thận trọng để không phóng đại và không chỉ trích các nạn nhân”.

Vào đầu tháng 3, Quốc hội Tây Ban Nha đã bỏ phiếu ủng hộ việc thành lập một ủy ban gồm các chuyên gia chịu trách nhiệm thực hiện cuộc điều tra toàn quốc đầu tiên về lạm dụng tình dục của hàng giáo sĩ ở nước này.

Chỉ vài ngày trước khi Quốc Hội biểu quyết, hội đồng giám mục thông báo rằng các ngài sẽ tiến hành cuộc điều tra riêng về các vụ lạm dụng trong quá khứ, giống như các giám mục Hoa Kỳ, Ái Nhĩ Lan và Pháp đã làm, và như các giám mục Bồ Đào Nha đang làm..

Trong bối cảnh không có dữ liệu chính thức, tờ báo Tây Ban Nha El País đã mở cuộc điều tra riêng vào năm 2018, xác định có 1.246 nạn nhân kể từ những năm 1930.

Công ty luật Cremades sẽ thực hiện cả cuộc điều tra của Giáo Hội và nhà nước. Về việc mở các kho lưu trữ của các giáo phận, Đức Cha Argüello cho biết chính sách của Giáo Hội “sẽ được thực hiện tính đến luật dân sự và giáo luật cũng như luật bảo vệ dữ liệu.”


Source:Crux
 
Đánh đắm soái hạm Nga: vai trò của Mỹ. Từ lá thư tình, Reuters lần ra sư đoàn Dù Nga trong vụ Bucha
VietCatholic Media
15:53 07/05/2022


1. Mỹ đã cung cấp thông tin giúp Ukraine nhắm mục tiêu vào tàu chiến Nga

Khi Ukraine đánh đắm thành công tàu chiến được đánh giá cao của Nga vào tháng trước, bằng hỏa tiễn hành trình chống hạm, họ đã nhận được một số trợ giúp từ Mỹ.

Các lực lượng Ukraine, sau khi phát hiện một tàu chiến Nga ở Biển Đen, đã gọi điện cho các liên hệ Mỹ của họ để xác nhận rằng đó có phải là tàu Moskva hay không, các nguồn tin thông thạo nói với CNN. Mỹ đã trả lời rằng đúng như vậy và cung cấp thông tin tình báo về vị trí của nó.

Các nguồn tin cho biết vẫn chưa rõ liệu Mỹ có biết Ukraine sẽ tấn công con tàu hay không, và họ cáo tham gia vào quyết định đó không.

Con tàu bị chìm sau khi bị hai hỏa tiễn hành trình của Ukraine tấn công vào ngày 14 tháng 4, giáng một đòn mạnh vào quân đội Nga.

Câu chuyện, được NBC News đưa tin lần đầu, phản ánh tư thế ngày càng nghiêng về phía quyết liệt hơn của chính quyền Biden, khi chia sẻ thông tin tình báo với Ukraine. Đó là một phần của sự thay đổi chính sách rộng rãi hơn, nhằm giúp Ukraine đánh bại Nga một cách dứt khoát trên chiến trường, và làm suy yếu đáng kể quân đội của họ.

Nhưng nó cũng đặt ra câu hỏi về ranh giới đỏ của cả Mỹ và Nga khi Hoa Kỳ hỗ trợ quân sự cho Ukraine.

Trong nhiều tháng, Mỹ đã cung cấp cho các lực lượng Ukraine thông tin tình báo về các hoạt động chuyển quân của Nga bên trong Ukraine, bao gồm cả thông tin liên lạc về kế hoạch quân sự của Nga. Hoa Kỳ cũng cung cấp cho Ukraine thông tin về hàng hải để cho phép họ hiểu rõ hơn về mối đe dọa do các tàu Nga gây ra ở Hắc Hải, nơi nhiều tàu đang bắn hỏa tiễn vào lãnh thổ Ukraine.

Tuy nhiên, cũng có những giới hạn rõ ràng đối với những gì Mỹ sẽ chia sẻ, nhiều nguồn tin nói với CNN.

Ví dụ, Mỹ cho đến nay từ chối cung cấp thông tin cho Ukraine về các mục tiêu tiềm năng bên trong chính Nga. Và trong khi thông tin tình báo mà Mỹ chia sẻ về hoạt động chuyển quân của Nga bên trong Ukraine có thể bao gồm các chi tiết như phương tiện và loại nhân sự tại một địa điểm cụ thể, Mỹ đã không cung cấp cho Ukraine thông tin tình báo về nơi ở cụ thể của các nhà lãnh đạo quân sự Nga.

Thư ký báo chí Ngũ Giác Đài John Kirby nói với các phóng viên hôm thứ Năm: “Chúng tôi không cung cấp thông tin tình báo về vị trí của các nhà lãnh đạo quân sự cấp cao trên chiến trường hoặc tham gia vào các quyết định tấn công của quân đội Ukraine. Kirby nói thêm rằng “Ukraine kết hợp thông tin mà chúng tôi và các đối tác khác cung cấp với thông tin tình báo mà chính họ đang thu thập trên chiến trường, sau đó họ đưa ra quyết định của riêng mình và họ thực hiện hành động của riêng mình.”

2. Thông tấn xã Reuters cho rằng Vệ binh Quốc gia Nga tham gia vào vụ thảm sát ở Bucha

Một đơn vị thuộc lực lượng an ninh Vityaz, dưới sự chỉ huy của Vệ binh Quốc gia Nga, và Sư đoàn Dù số 76 từ Pskov và Chechnya, đồng minh với nhà lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov đã hoạt động ở Bucha khi thị trấn này bị quân Nga chiếm giữ.

Đó là kết quả của một cuộc điều tra do Reuters thực hiện.

Các nhà báo của Reuters đã dành ba tuần ở Bucha để phỏng vấn hơn 90 cư dân, xem xét bằng chứng hình ảnh và video mà những người dân địa phương này đã chia sẻ và xem xét các tài liệu do người Nga để lại.

Theo Reuters, “một tài liệu nhận dạng được tìm thấy tại hiện trường cho thấy các binh sĩ thuộc lực lượng an ninh Vityaz của Nga nằm trong số những kẻ chiếm đóng Bucha. Đây là lần đầu tiên sự có mặt của lực lượng Vityaz được tiết lộ. Vityaz nằm dưới sự chỉ huy của Vệ binh Quốc gia, Rosgvardiya. Viktor Zolotov, tư lệnh Rosgvardiya, đã không bình luận về bài báo của Reuters. Viktor Zolotov là cựu vệ sĩ của Putin và báo cáo trực tiếp với Tổng thống Nga”.

Một bức thư tình được tìm thấy trong một ngôi nhà từng bị lính Nga chiếm đóng đã giúp phát hiện ra sự có mặt của Sư đoàn Dù 76, đến từ Pskov ở tây bắc nước Nga. Bức thư viết tay được gửi tới binh sĩ Aleksandr Logvinenko, người sau đó được các nhà báo xác định là lính dù của Pskov.

Các nhà báo cũng phát hiện ra rằng ít nhất ba đơn vị Chechnya đồng minh với lãnh đạo Chechnya Ramzan Kadyrov, một người ủng hộ nhiệt thành khác của Putin, đang hoạt động ở khu vực lân cận Bucha trong tháng Ba.

Như đã đưa tin, vào đầu tháng 4, Lực lượng vũ trang Ukraine đã giải phóng các vùng ngoại ô Irpin, Bucha và Hostomel của Kyiv và toàn bộ khu vực Kyiv khỏi quân xâm lược Nga. Các vụ giết dân thường của quân Nga đã được ghi nhận tại các thị trấn và làng mạc đã được giải phóng.

3. Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan: Phản ứng của phương Tây đối với cuộc chiến Ukraine khiến Nga bị sốc

Hôm thứ Năm, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan nói rằng phản ứng cứng rắn của phương Tây trước cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một cú sốc đối với Mạc Tư Khoa.

Hãng thông tấn nhà nước Ba Lan PAP cho biết ông Mariusz Błaszczak đã đưa ra lập trường trên, tại một sự kiện của NATO ở Warsaw.

'Bất ngờ kinh hoàng' dành cho Mạc Tư Khoa

Khai mạc Hội nghị chuyên đề về khả năng phục hồi của liên minh phương Tây 2022, Błaszczak cho biết: “Phản ứng kiên quyết của chúng ta đối với hành động của Nga đã gây bất ngờ cho Mạc Tư Khoa, và họ đã tung ra một số phản ứng, chẳng hạn như việc ngừng cung cấp khí đốt cho một số quốc gia, bao gồm cả Ba Lan.”

Tuy nhiên, Błaszczak cảnh báo rằng “sự phụ thuộc lâu dài vào các hydrocacbon của Nga” của Âu Châu đã “làm suy yếu phản ứng của chúng tôi” trước sự xâm lược của Nga đối với Ukraine.

Ông nói với cuộc họp rằng Ba Lan “đã chào đón hơn 3 triệu người tị nạn kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24 tháng 2.”

Ông Błaszczak cũng nói rằng Điện Cẩm Linh đang “thực hiện các cuộc tấn công mạng vào một số quốc gia nhất định, cũng như các cuộc tấn công hỗn hợp, bằng cách đẩy người di cư về phía biên giới của Liên minh Âu Châu chẳng hạn”.

Nga 'không có khả năng thay đổi'

Ông nói thêm rằng “các mối đe dọa đối với an ninh của Âu Châu, đặc biệt là ở sườn phía đông của NATO, đã tồn tại từ năm 2014, vẫn tồn tại và sẽ tiếp tục.”

Ông cảnh báo: “Ngay cả khi Nga thua trận ở Ukraine, rất khó có khả năng thay đổi mô hình đối với phương Tây, và cách tiếp cận của họ đối với trật tự quốc tế hiện tại.”

Ba Lan là một 'đồng minh được đánh giá cao'

Trong khi đó, Phó Tổng thư ký NATO Mircea Geoană mô tả Ba Lan là “một đồng minh được đánh giá cao”.

Phát biểu qua liên kết video từ Brussels, Geoană nói thêm: “Các bạn đang thể hiện sự đoàn kết đáng kinh ngạc vào thời điểm nguy hiểm này, mở cửa biên giới của mình cho hàng triệu người tị nạn đang chạy trốn xung đột, cung cấp hỗ trợ nhân đạo và hỗ trợ quân sự, rất quan trọng để giúp Ukraine tự vệ.”

Được tổ chức tại Đại học Nghiên cứu Chiến tranh Warsaw, sự kiện kéo dài hai ngày nhằm khám phá những thách thức và mối đe dọa đối với an ninh quốc tế

Thứ Năm là ngày 71 của cuộc xâm lược Ukraine của Nga.

Ba Lan hôm thứ Năm cho biết họ đã chào đón hơn 3,16 triệu người tị nạn chạy trốn khỏi cuộc chiến Ukraine của Nga.

4. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush gọi Zelensky là “Winston Churchill của thời đại chúng ta”

Cựu Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush đã có một cuộc gọi video với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky vào sáng thứ Năm và đăng một hình ảnh từ cuộc gọi video trên Instagram.

Ông Bush đã gọi Zelensky là “Winston Churchill của thời đại chúng ta” trong bài đăng sau đó và “cảm ơn Tổng thống vì sự lãnh đạo của ông ấy, tấm gương của ông ấy và cam kết của ông ấy đối với tự do”.

5. Bác sĩ đưa ra lời kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan giúp giải cứu những người còn mắc kẹt tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol

Một người đàn ông giấu tên tự mô tả mình là một bác sĩ đã đưa ra lời kêu gọi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan giúp giải cứu những người còn mắc kẹt tại nhà máy thép Azovstal ở Mariupol.

Trong một tin nhắn video ngắn được phát hành vào cuối ngày thứ Năm, người đàn ông nói với Erdogan: “Chúng tôi liên tục bị nã đạn từ trên không, trên biển và đất liền. Tôi cầu xin các bạn tiến hành các thủ tục rút mọi người, bao gồm cả quân đội, khỏi lãnh thổ của Azovstal, để ngăn chặn cơn ác mộng này”.

Người đàn ông nói rằng anh ta là người Tatar ở Crimea và theo đạo Hồi.

“Tôi đã được đào tạo về y tế trước cuộc xâm lược, và bây giờ tôi đang hỗ trợ y tế cho Azovstal. Trước chiến tranh, tôi chưa bao giờ nhìn thấy cái chết, tôi làm việc trên xe cứu thương, tôi luôn giúp đỡ mọi người hết sức có thể. Nhưng thật đau lòng khi nhìn mọi người chết trong vòng tay, chỉ vì thiếu thuốc kháng sinh,” anh nói.

Anh ấy nói những người bị thương đang chết trong đau đớn.

“Mọi người đang chết: một số vì đạn, một số vì đói. Họ chết trong đau đớn, vì thiếu thuốc men và vì những điều kiện tồi tệ. Chúng tôi không có thời gian và tôi không biết liệu chúng tôi có ngày mai hay không,” anh nói.

Tâm sự với Erdoğan, anh ta nói: “Chúng tôi cách bạn 263 km, băng qua biển, họ giết những người chỉ đang bảo vệ đất đai, phụ nữ và trẻ em của họ. Chúng tôi không tấn công bất cứ ai “.

Ông nói thêm, “Thổ Nhĩ Kỳ và Ukraine luôn duy trì mối quan hệ thân thiết. Bạn và đất nước của bạn có tầm quan trọng lớn trong nền chính trị của khu vực chúng ta. Chúng tôi không biết viết thư cho ai và liên hệ với ai. Do đó, tôi hướng về bạn”.

6. Đức tuyên bố viện trợ nhân đạo thêm 130 triệu USD cho Ukraine

Đức sẽ hỗ trợ Ukraine thêm 130 triệu USD viện trợ nhân đạo, Thủ tướng Đức Olaf Scholz tuyên bố trong một thông điệp video tại hội nghị các nhà tài trợ ở Warsaw.

Khoản tiền này sẽ “giúp tăng cường khả năng kháng cự của người Ukraine trước các cuộc tấn công của Nga.” Scholz cũng cho biết ông dự định cung cấp cho Ukraine thêm 147 triệu USD để tài trợ phát triển.

“Với mỗi ngày trôi qua kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, với mọi hành động tàn bạo của binh lính Nga, quyết tâm và sự đoàn kết của chúng ta chỉ ngày càng mạnh mẽ hơn,” Scholz nói. “Chúng tôi kiên quyết: Putin không thể thắng trong cuộc chiến này. Và ông ta sẽ không giành được chiến thắng nào cả”.

Ông Scholz cho biết trong nhiều năm, Đức là nhà tài trợ lớn thứ hai về hỗ trợ tài chính cho Ukraine.

Trong một tuyên bố báo chí do chính phủ Đức đưa ra, ông Scholz cho biết vào đầu tháng 4, Đức đã cam kết hỗ trợ nhân đạo và hợp tác phát triển 425 triệu euro, cũng như 70 triệu euro cho nguồn cung cấp y tế thông qua Cơ chế bảo vệ dân sự của Liên Hiệp Âu Châu. Ngoài ra, Đức đã cung cấp 430 triệu euro khác để giảm thiểu hậu quả thảm khốc mà cuộc chiến tranh của Nga đang gây ra đối với an ninh lương thực toàn cầu.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, người cũng tham dự hội nghị, đã kêu gọi một “phiên bản hiện đại” của Kế hoạch Marshall để tái thiết Ukraine. Zelensky cho biết để trở lại cuộc sống an toàn, đất nước của ông cần có tiền, công nghệ, chuyên gia và triển vọng tăng trưởng.”

“Đây sẽ là một khoản đầu tư vào sự ổn định của toàn bộ Trung và Đông Âu”

7. Người phụ nữ Ukraine gia nhập trung đoàn Azov sau khi con trai cô bị giết, cũng đã chết bên trong nhà máy thép Azovstal

Nataliya Luhovska, một phụ nữ Ukraine gia nhập trung đoàn Azov sau khi con trai ruột của cô bị giết trên tiền tuyến, đã chết bên trong nhà máy thép Azovstal ở Mariupol.

Isa Soares của CNN lần đầu tiên đưa tin về câu chuyện của cô ấy vào hôm thứ Tư. Trong một cuộc phỏng vấn, mẹ của Nataliya, là bà Paraskeviya, cho biết bà đã cầu xin con gái rời khỏi Azovstal, nhưng cô đã từ chối.

“Con tôi muốn đi cho đến cùng. Khóc lóc van xin chẳng ích gì. Tôi muốn những người như Putin chấm dứt sự tồn tại trên Trái đất này… Tôi có thể nói gì đây, tôi thương cảm những người mẹ Ukraine có con phải hy sinh như tôi, nhưng tôi cũng tội nghiệp cho những người mẹ đã nuôi nấng những đứa con trai Nga giờ đây đang giết hại những người vô tội.”

Khi CNN tiếp cận Nataliya qua Telegram vào hôm thứ Hai, cô ấy đã viết “tinh thần rất cao” và “hãy chờ chúng tôi trở lại với chiến thắng”.

Tin tức về cái chết của cô cũng được xác nhận bởi trung đoàn Azov và thị trưởng Mariupol. Gia đình cô cho biết cô đã chết do một vụ không kích, thọ 51 tuổi.

CNN lần đầu tiên biết về câu chuyện của gia đình cô khi quay phim tại quê hương Chernovohrad, cách Lviv khoảng một giờ về phía bắc.

Khi được hỏi về cấp bậc của mình trong trung đoàn, Nataliya nói rằng cô ấy là một trung sĩ và rằng lần đầu tiên cô ấy có vai trò như một nhà tâm lý học quân sự nhưng sau đó có “những trách nhiệm mới bổ sung” mà cô ấy không thể tiết lộ.

Theo gia đình, con rể của Nataliya cũng chết khi giao tranh với người Nga ở Mariupol vào ngày 21/4.
 
Hàn Quốc, sự bùng nổ Công Giáo còn không hay đã kết thúc? Trường học bí mật chuyển đổi giới tính
VietCatholic Media
15:58 07/05/2022


1. Người phụ nữ Florida kiện trường học về “quá trình chuyển đổi” bí mật con gái bà

Một bà mẹ ở Florida đã cảnh báo rằng có một nỗ lực rộng rãi trong các trường công lập nhằm giúp những thanh niên đang bối rối về giới tính có thể “chuyển đổi” từ giới tính này sang giới tính khác mà cha mẹ chúng không hề hay biết.

January Littlejohn, một chuyên gia y tế, đã đệ đơn kiện Trường học Quận Leon sau khi cô biết rằng con mình đã “chuyển giới” mà không có sự đồng ý của cô.

Littlejohn lưu ý rằng một vụ kiện khác vì lý do tương tự đang chờ xử lý ở Massachusetts. Nhưng cô ấy nói với Fox News, “Điều này đang xảy ra trên toàn quốc. Giao thức tương tự này được áp dụng ở nhiều, rất nhiều trường học trên khắp các quận ở khắp mọi nơi, và thậm chí các hướng dẫn viên đang được sử dụng để ra lệnh cho các kế hoạch hỗ trợ người chuyển giới này khiến các bậc cha mẹ thậm chí không có cùng một ngôn ngữ với con cái”.

Littlejohn đề cập đến một “cách rất có hệ thống” mà theo đó cha mẹ bị loại khỏi các quyết định quan trọng liên quan đến con cái của họ. Cô ấy khẳng định, đó là vấn đề, vì “chuyển đổi giới tính là một can thiệp y tế mà các trường học hoàn toàn không đủ tiêu chuẩn để thực hiện các bước này mà không có sự tham gia của phụ huynh”.

Theo Littlejohn, con gái cô, khi đó 13 tuổi, bày tỏ sự nhầm lẫn về giới tính sau khi một nhóm bạn chuyển sang người khác giới, cô nói với Fox and Friends. Cuối cùng, người mẹ phát hiện ra trường đang thực hiện một “kế hoạch hỗ trợ người chuyển giới” với con mình. Nhà trường ban đầu từ chối cho phép cô tham gia vì con gái cô được “bảo vệ bởi luật không phân biệt đối xử.”

“Cuối cùng, chúng tôi đã nhìn thấy kế hoạch hỗ trợ người chuyển giới, đó là một tài liệu dài sáu trang mà họ đã hoàn thành cùng con gái tôi… sau những cánh cửa đóng kín, nơi họ hỏi cô ấy những câu hỏi có thể ảnh hưởng tuyệt đối đến sự an toàn của cô ấy, chẳng hạn như nhà vệ sinh nào cháu thích sử dụng và cháu thích loại quan hệ tình dục nào trong các chuyến đi thực tế qua đêm”, Littlejohn nói.

Vernadette Broyles, luật sư của Littlejohn, trích dẫn các vụ kiện tương tự thách thức các khu học chánh ở Wisconsin, Maryland, Oregon và California. Broyles nói: “Đây là một chương trình nghị sự quốc gia, và các bậc cha mẹ cần phải được công nhận rằng họ có quyền chỉ đạo việc nuôi dạy, giáo dục, chăm sóc, các quyết định về y tế, về sức khỏe tâm thần của con mình.”
Source:Aleteia

2. Hàn Quốc, sự bùng nổ Công Giáo còn không hay đã kết thúc?

Sự phát triển không ngừng của cộng đồng Công Giáo Hàn Quốc dường như đã đi vào bế tắc, không chỉ vì Covid-19, mà còn bởi sự suy giảm nhân khẩu học và những biến đổi xã hội mà các thế hệ mới đang trải qua ở Hán Thành. Điều này được tiết lộ bởi dữ liệu trong niên giám thống kê của Hội đồng Giám mục Hàn Quốc.

Báo cáo thường niên kể từ năm 1954 đã ghi lại tình trạng của một số lượng lớn các cộng đồng địa phương tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021. Dữ liệu được công bố trong tuần này cũng cho thấy sự giảm sút trong các cuộc truyền chức linh mục, trong khi ở tất cả các giáo phận của bán đảo, hiện nay, độ tuổi trung bình của các tín hữu đang già đi.

Cho đến một vài năm trước, niên giám thống kê của Giáo hội Hàn Quốc là tài liệu chứng nhận sự tiến bộ của Công Giáo ở Hán Thành, với sự tăng trưởng về số lượng tín hữu vẫn còn vào đầu những năm 2000 vượt quá 3% mỗi năm. Tuy nhiên, trong một thời gian, số lượng các lễ rửa tội mới đã bắt đầu chậm lại, và hiện tượng này càng trầm trọng hơn vì Covid-19.

Theo dữ liệu mới nhất được công bố trong tuần qua với các số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, người Công Giáo Hàn Quốc chiếm 5.938.045 người, tương đương 11,3% dân số cả nước. So với 12 tháng trước, Giáo Hội Hàn Quốc có thêm 14.745 người, tăng 0,2%. Sinh suất ở Hàn Quốc đã giảm kể từ năm 2020 dẫn đến việc giảm tổng số cư dân, nên số người được rửa tội đã tăng 0,1% so với năm ngoái. Nhưng đây là mức tăng trưởng phần trăm nhỏ hơn nhiều so với mức 0,8% vẫn được ghi nhận vào năm 2019, một năm trước đại dịch.

Covid-19 cũng để lại dấu ấn rất mạnh mẽ về tỷ lệ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật. Số các tín hữu tham dự thánh lễ Chúa Nhật đã giảm xuống còn 8,8% so với 18,3% vào năm 2019. Sự sụt giảm này đặc biệt rõ ràng ở các giáo phận ở các khu vực đô thị, là những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi coronavirus.

Tuy nhiên, con số gây lo ngại nhất trong cộng đồng Công Giáo Hàn Quốc là độ tuổi trung bình của các tín hữu. 23% những người đã được rửa tội hiện trên 65 tuổi và không có giáo phận nào mà nhóm tuổi này không đại diện cho ít nhất 20% cộng đồng. Mặt khác, ở nhóm tuổi 20-24, thanh niên Công Giáo chiếm 9,2% dân số, ít hơn hai phần trăm so với con số thường thấy là 11,3%.

Độ tuổi trung bình của hàng giáo phẩm Hàn Quốc cũng đang tăng lên: năm 2021 chỉ có 93 tân linh mục trong các giáo phận của Hàn Quốc. Ba mươi phần trăm các linh mục Hàn Quốc hiện từ 40 đến 50 tuổi. Trên thực tế, vào năm 2021, có 883 sinh viên trong các chủng viện giáo phận và 254 sinh viên khác trong các dòng tu. Một con số - về tổng thể - tương ứng với -28,4% so với con số 1317 chủng sinh được ghi trong niên giám 2011.

Mặc dù vậy, Giáo Hội Công Giáo Hàn Quốc vẫn tiếp tục thể hiện sức sống của mình trong một lĩnh vực: sự cởi mở đối với sứ mệnh “ad gentes”. Tại một đất nước chỉ có 5.626 linh mục, các nhà truyền giáo Hàn Quốc tiếp tục lên đường đi khắp thế giới. Hiện có 1.115 trong số đó, 237 linh mục, 57 tu sĩ, 815 nữ tu và 6 giáo dân. Họ thực hiện sứ vụ truyền giáo của mình ở 80 quốc gia khác nhau và trong năm ngoái, họ đã mở những cơ sở truyền giáo mới ở Liberia, Ai Cập, Venezuela và Pakistan.
Source:Asia News

3. Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk bày tỏ tin tưởng về tương lai đất nước

Hôm 1 tháng 5, Đức Tổng Giám Mục Sviatoslav Shevchuk, Giáo chủ Công Giáo Ukraine nghi lễ Đông phương, đã bày tỏ tin tưởng về tương lai đất nước trong ngày thứ 67 của cuộc xâm lược do Nga gây ra trên đất nước của ngài.

Đức Tổng Giám Mục nói:

Anh chị em trong Chúa Kitô!

Hôm nay là ngày 1 tháng 5 năm 2022 và Ukraine đã trải qua 67 ngày của cuộc chiến tàn khốc này, cuộc đối đầu này của nhân dân ta với kẻ xâm lược Nga.

Một lần nữa, đêm qua và một ngày trước đó, miền đông và miền nam Ukraine đã bốc cháy. Một lần nữa Odessa của chúng tôi bị thương bởi tên lửa và sân bay Odessa hầu như bị phá hủy. Kharkiv và Mykolayiv tiếp tục bị ném bom và bắn vào nhiều loại vũ khí khác nhau.

Nhưng Ukraine đang đứng vững. Ukraine đang chiến đấu. Ukraine đang cầu nguyện. Hơn nữa, quân đội Ukraine đang từng bước giải phóng vùng đất của chúng ta khỏi tay quân Nga chiếm đóng.

Hôm qua, chúng ta đã thấy những thước phim vui tươi từ một số ngôi làng xung quanh Kharkiv, nơi mà người Nga đã nã pháo vào thành phố vài triệu dân này, hiện đã được giải phóng bởi quân đội Ukraine. Chúng ta nhìn thấy những giọt nước mắt vui mừng trên khuôn mặt của những người phụ nữ lớn tuổi hôn và ôm những người giải phóng họ. Ukraine cầu nguyện chấm dứt cuộc chiến này.

Mariupol của chúng ta tiếp tục là một nỗi đau đặc biệt cho chúng ta, từ đó mọi người được giải cứu bằng những con đường khác nhau và theo những cách khác nhau. Nhưng kẻ thù đang cố gắng làm mọi cách để biến thành phố thành nghĩa trang lớn, đào những ngôi mộ tập thể mới, hành hạ người dân địa phương.

Hôm nay, Chúa nhật này, chúng ta mừng Chúa nhật của Tông đồ Tôma, Chúa nhật Antipascha. Đây là một ngày đặc biệt khi chúng ta cảm thấy hiện diện giữa chúng ta trong cộng đồng các tín hữu của Chúa Kitô Phục Sinh, Đấng đến với nỗi sợ hãi của chúng ta qua những cánh cửa khóa chặt, Đấng đến với sự không tin của chúng ta, cho chính Ngài được sờ và thấy, để chúng ta có thể vượt qua tình trạng bất tín và trở thành những người tin tưởng.

Chính xác là hôm nay, vào ngày lễ này, trong bối cảnh thời điểm tươi sáng của Lễ Phục sinh của Chúa Kitô, tôi muốn cùng anh chị em suy ngẫm về các Mối phúc Tin Mừng về lòng trong sạch. Chúa Kitô nói, “Phúc cho những ai có lòng trong sạch, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa.” Chúng ta biết rằng được nhìn thấy Chúa là một trong những nguyện vọng quan trọng nhất của mỗi con người. Vì được nhìn thấy Thiên Chúa, được sống trước mặt Ngài, được chiêm ngưỡng Ngài có nghĩa là được hạnh phúc đời đời. Nó có nghĩa là có cuộc sống vĩnh cửu và ở trong sự sung mãn của cuộc sống đó. Nhưng Chúa là Thiên Chúa đã dựng nên con người như hình ảnh hữu hình của Ngài. Trái tim con người, là cốt lõi của những suy nghĩ, quyết định của con người, cốt lõi của con người, là tấm gương phản chiếu, cho thế giới này thấy vinh quang của Thiên Chúa vô hình.

Thánh Irênê thành Lyons đã nói: “sự vinh hiển của Thiên Chúa thể hiện nơi một con người sống động,” một con người sống sung mãn. Và ở đây Thiên Chúa vô hình đó trở nên hữu hình trong một trái tim trong sạch. Điều này có nghĩa là trong một mối quan hệ thuần khiết, trong mối quan hệ thuần khiết của con người với Thiên Chúa, và do đó trong mối quan hệ trong sạch của người này với người khác. Một lần, khi Môise đang tìm kiếm thiên nhan của Thiên Chúa, Ngài đã bày tỏ danh Ngài cho ông và nói: “Ta là Đấng Tự Hữu.” Ta ở đây cho con.

Và như vậy, trong sạch trong trái tim thực sự có nghĩa là nhìn thấy Chúa hiện diện trong trái tim mình, để có thể xây dựng một mối quan hệ trong sáng với Ngài, chứ không phải là một mối quan hệ ích kỷ. Không sử dụng Thiên Chúa như một phương tiện để đạt được mục tiêu của chính mình hoặc thỏa mãn những ham muốn và đam mê của chính mình.

Nhìn thấy Thiên Chúa trong lòng anh chị em có nghĩa là tham gia vào sự Phục sinh của Ngài. Chúng ta đã nói về món quà Phục sinh này, mà Chúa là Thiên Chúa ban cho con người trong Bí tích Rửa tội. Và sự hiện diện tràn đầy đó của Thiên Chúa phải được thể hiện trong mối quan hệ của chúng ta với Thiên Chúa và người lân cận.

Xin Chúa là Thiên Chúa hiển trị dung nhan của Ngài tại Ukraine. Cầu mong Ngài chúc lành cho Ukraine thông qua những người có trái tim thuần khiết, những người dù trong hoàn cảnh chiến tranh tàn khốc vẫn biết cách duy trì sự trong sạch của mình. Những người nhìn vào khuôn mặt của Thiên Chúa và sau đó nhìn thấy hình ảnh của Ngài trong mỗi người và họ cố gắng phục vụ Thiên Chúa hiện diện trong một người khác. Những người như vậy đã có phúc rồi. Những người như vậy vui mừng vì sự trong sạch của tâm hồn họ và được nhìn thấy Thiên Chúa.

Chúng ta biết rằng Linh mục-Tử đạo Emilian Kovch của chúng ta, trong trại tập trung Majdanek, đã nói: “Ở đây tôi thấy Chúa, Đấng duy nhất và giống nhau cho tất cả mọi người.” Ngài đã có thể giữ một trái tim trong sáng, ngay cả khi ở trong sâu thẳm địa ngục của một trại tập trung của Đức Quốc xã.

Cầu mong sự trong sạch của trái tim là sức mạnh của chúng ta trong những hoàn cảnh chiến tranh này để nó có thể là sự bảo đảm cho chúng ta chiến thắng cái ác.

Lạy Chúa, xin chúc lành cho Ukraine! Lạy Chúa, xin phù hộ cho quân đội Ukraine! Lạy Thiên Chúa, xin ban phước cho tất cả những ai tìm kiếm thiên nhan Ngài! Lạy Chúa, xin hãy ban phước cho tất cả những ai tôn vinh Danh thánh cực trọng của Ngài với tấm lòng trong sạch!

Nguyện chúc phước lành của Chúa ở trên anh chị em qua ân sủng và tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, bây giờ và luôn luôn, và cho mọi thời đại. Amen.

Chúa Kitô đã sống lại! Quả thật Ngài đã sống lại!
Source:UGCC